PHÚC HÀNH TÔNG
(PUÑÑAKIRIYAVATTHU)
NỀN TẢNG CỦA HÀNH ĐỘNG PHƯỚC THIỆN
Biên soạn: Bhikkhu Saddhammajotika Dhammacariya
Việt dịch: Bhikkhu Abhisiddhi – TK. Siêu Thành
Hiệu đính: Ācariya Maggabujjhano – thầy Ngộ Đạo
---
LỜI MỞ ĐẦU
Bodhimūle pallaṅkamhi
Māraṃ sasena āvudhaṃ
Gahetvā pāramiṃ khaggaṃ
Yo jināti jayussavo
Sabbe verī pahantvāna
So me detu jayaṃ varaṃ.
Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác là vị chiến thắng trong thế gian, thượng ngự trên bảo tọa dưới cội bồ đề và chú tâm phát nguyện cố gắng tỏ ngộ tứ thánh đế, cầm thanh gươm pāramī để chiến thắng thiên ma (māra), là người muốn chinh phục thế gian cùng với vô số quân ma có vô lượng vũ khí. Mong năng lực pháp độ của đức Chánh giác ấy hãy là cây lọng chiến thắng ngăn cản những điều rủi ro, tai hại bên trong lẫn bên ngoài, mong những sự lợi ích ủng hộ to lớn ấy phát sanh đến cho tôi.
Trong đời sống của mỗi người chúng ta không làm điều ác, không có nghĩa là có làm điều thiện. Điều ác chắc chắn cần phải trừ bỏ và cũng phải nên làm điều thiện lành để trợ duyên cho con đường đưa đến giác ngộ Níp-bàn trong ngày vị lai. Thuận theo huấn từ của ba đời chư Phật được thuyết vào ngày trăng tròn tháng Giêng, ấy là ngày trọng đại của Phật giáo. Vào ngày này, Đức Phật giáo giới patimokkha, đây được xem như cốt lõi hay kim chỉ nam trong tông giáo, đó là:
“Sabbapāpassa akaraṇaṃ,
Kusalassa upasampadā
Sacittapariyodapanaṃ
Etaṃ buddhāna sāsanaṃ”.
“Không làm các điều ác,
Thành tựu các việc thiện
Giữ tâm luôn trong sạch
Là lời chư Phật dạy.” (Pháp cú kinh – 183)
Trong quyển sách này, tôi xin trình bày chi tiết về cách làm những việc thiện, những hành động tốt đẹp đem lại quả lợi ích lớn lao, có thể đè nén pháp bất thiện của mỗi người chúng ta. Vì theo lẽ thường khi tâm thiện sanh thì tâm bất thiện vắng mặt. Hành động tốt đẹp trong Phật giáo ấy trình bày lại trong Phúc hành tông, dịch là nền tảng của việc làm phước, điều pháp được sắp vào việc làm phước hay cách làm điều tốt đẹp, là cách làm phước đúng đắn nhất theo phần chánh của Phật giáo, sẽ thấy rằng một số cách làm phước, là điều chúng ta đã từng biết qua rồi, một số điều chúng ta cũng không biết việc đang làm có phải là phước. Đối với một số người chưa từng biết rằng có nghi thức làm phước như vậy với một số người vẫn hiểu lầm rằng việc làm phước có phước chỉ có nằm ở một số cách như đặt bát, cúng dường tứ vật dụng đến chư tăng hay phóng sanh chim, cá, rùa, bò mà thôi. Nhưng sự thật thì có rất là nhiều cách làm phước, do đó ta cũng nên hiểu một cách đúng đắn trong vấn đề làm phước theo Phật giáo để làm phước, tích tạo thiện cho đúng, không nhẹ dạ cả tin và đạt được kết quả lớn lao, không thất bại mà lại được sanh là người nhân loại, người may mắn được gặp Phật giáo.
Thời điểm chúng ta làm phước hay mỗi lần làm việc tốt, ngoài những việc phước liên hệ đến Phật giáo như đặt bát, giữ giới, tu tiến v.v… thì cách nói chuyện giúp cho người khác phát sanh sự yên lòng khi gặp điều đau khổ, cách trao đổi pháp, bố thí pháp, chung tay hùn phước in ấn kinh sách, cách chỉ rõ hướng dẫn gỡ bỏ vấn đề trong cuộc sống cho người mất hết hy vọng, dọn dẹp phòng ốc chư tăng, cùng tùy hỷ trong việc làm tốt đẹp của người khác bằng cách hướng tâm vào thiện phước, quét lá trong sân chùa, làm sạch tưới nước vườn trong chùa hay nơi công cộng, dọn dẹp nhà vệ sinh ở chùa hay nơi công cộng, chăm sóc người bệnh, người già hay trẻ em. Vấn đề chúng ta có tâm tốt hay có sự cố quyết tốt v.v… Tất cả đây đều là thiện (kusala) và phước (puñña) cả thảy. Như trong kinh Pháp Cú câu số 16 và câu 18 Đức Phật dạy rằng:
“Idha modati pecca modati,
Katapuñño ubhayattha modati;
So modati so pamodati,
Disvā kammavisuddhimattano”.
“Nay vui, đời sau vui,
Làm phước, hai đời vui.
Người ấy vui, an vui,
Thấy nghiệp tịnh mình làm.”
“Idha nandati pecca nandati,
Katapuñño ubhayattha nandati;
‘Puññaṃ me kata’nti nandati,
Bhiyyo nandati suggatiṃ gato”.
“Nay sướng, đời sau sướng,
Làm phước, hai đời sướng.
Mừng rằng: ‘Ta làm thiện’,
Sanh cõi lành, sướng hơn.”
Quyển sách này được tôi dịch từ “Cẩm nang tạo phước bố thí – trì giới – tu tiến” của Ngài trưởng lão Saddhamma Jotika Dhammacariya, đồng thời có trích thêm nhiều nguồn kinh và chú giải để dẫn chứng cho dễ hiểu.
Không như bao quyển sách khác, quyển sách này chưa được gọi là thật sự đầy đủ chi tiết như giáo trình dạy học, nhưng quyển sách này cũng có thể tạm gọi là đầy đủ trên phương diện tóm lược khái quát về ý nghĩa, cách thực hành cũng như ân đức của pháp thiện ấy để cho chúng ta có thể nắm bắt và thực hành theo được thuận tiện dễ dàng để tránh khỏi sai lầm và mê tín.
Vì sở học còn non kém nên không sao tránh khỏi sự sai sót trong quá trình biên dịch, ngưỡng mong các bậc thiện trí từ bi hoan hỷ đóng góp sửa sai để bản dịch hoàn thiện hơn. Phước thiện từ việc biên soạn và dịch lại tài liệu này được thành tựu cũng do sự góp sức của nhiều vị như thầy Ngộ Đạo (Maggabujjhano), cận sự nam Thiện Hiếu, cận sự nữ Diệu Thanh, cùng nhiều vị Phật tử thân cận khác.
Xin tri ân sư cả Chandasuddhivad trụ trì chùa Yangsuttharam và chư tăng đã tạo điều kiện cho con sinh hoạt tại đây. Đồng thời tri ân quý vị Phật tử thân cận hỗ trợ điều kiện cho chúng tôi học tập tại Thái Lan.
Xin chia phần phước thiện thanh cao này đến ông bà, cha mẹ, thầy tổ, thân bằng quyến thuộc còn tại tiền cũng như đã quá vãng. Khi đã hay biết được rồi thì phát sanh tâm hoan hỷ trợ duyên trong quá trình đến giác ngộ Níp-bàn trong ngày vị lai đồng đều nhau cả thảy.
Idaṃ me puññaṃ āsavakkhayā vahaṃ hotu
Idaṃ me puññaṃ nibbānassa paccayo hotu
Dịch giả
Bhikkhu Siêu Thành
NÓI VỀ PHƯỚC
Từ Pāḷi “Puñña” (phước) có rất nhiều ý nghĩa như sau:
1. Puñña (phước) có nghĩa là thiện, tức sự tốt đẹp, sự khôn khéo. Người làm phước phải có tâm tốt đẹp, có tâm là đại thiện, khôn khéo như là làm với niềm tin chân chánh, làm với sự tôn kính, làm mà không hại mình và hại người khác, làm để trợ giúp, làm để cúng dường ân đức, làm theo thời v.v...
2. Puñña (phước) nghĩa là công cụ tẩy trừ cấu uế cho sạch sẽ, thanh tịnh như là sự bủn xỉn v.v... sự bủn xỉn là cấu uế bởi làm cho tâm phiền muộn. Nếu đã có phước thì phước ấy sẽ tẩy trừ bợn nhơ ra khỏi uẩn cơ tánh làm cho không còn những phiền muộn.
3. Puñña (phước) nghĩa là hành động chân chánh của thân, khẩu, ý như bố thí, giữ gìn giới, tu tiến v.v...
4. Puñña (phước) nghĩa là an lạc tức người làm phước chắc chắn nhận được sự an lạc thân và tâm ở kiếp hiện tại và kiếp vị lai.
5. Puñña (phước) nghĩa là đưa người thể nhập vào tư cách của người thích hợp cho sự cung kính, cúng dường, cũng như Phíc-khú là người giữ 227 giới là mẫu mực tốt đẹp hẳn thích hợp cho sự đảnh lễ cúng dường của mọi người v.v...
Kết lại, phước nghĩa là công cụ tẩy trừ cơ tánh, hay tẩy trừ trạng thái cấu uế làm cho tâm trong sạch, hay nghĩa là sự an lạc tiến hóa, hay nghĩa là hành vi chân chánh của thân khẩu ý, cách làm việc tốt như bố thí, trì giới, nghe pháp, tu tiến tức chỉ nghiệp xứ và quán nghiệp xứ.
Do đó, puñña (phước) cũng có 3 trạng thái là:
1. Khi nói đến nhân của phước, đó là cách làm việc tốt.
2. Khi nói đến quả của phước, đó là sự an lạc tiến hóa.
3. Khi nói đến trạng thái tâm, đó là tâm trong sáng thanh tịnh.
Vì thế, cách hiểu vấn đề phước trong Phật giáo sẽ phải hiểu hết cả ba trạng thái của phước, nên cũng sẽ gọi là hiểu được tất cả phước một cách đúng đắn.
Đức Chánh đẳng giác thuyết về nền tảng cách làm phước theo hệ thống nên học tập, gọi là tam phúc hành tông (Tipuññakiriyāvatthu), kế đó những vị giáo sư chú giải phân tách cho thấy từng điều trong sự mở rộng ý nghĩa ra thành Thập phúc hành tông (Puññakiriyāvatthu) như sau:
Phúc hành tông[1] (puññakiriyāvatthu) theo phần chánh có 3 điều (như là tam học) tức là:
1. Bố thí (dāna) nghĩa là cách cho, hào phóng, chia sẻ vật dụng làm lợi ích đến cho người nhận và vừa để giảm phiền não nơi tự thân.
2. Trì giới (sīla) nghĩa là sự thu thúc thân, khẩu, ý cho diễn tiến theo nề nếp, hành theo thiện hạnh, có sự liên quan tốt đẹp, giúp đỡ nhau, không ép uổng lấn áp nhau v.v...
3. Tu tiến (bhāvanā) nghĩa là làm cho tâm thiện thường phát sanh đều đều trong căn tánh của mình để an lạc tiến hóa, hay làm cho tâm được huấn luyện phát triển, tuệ tăng trưởng v.v...
Như có đoạn chánh văn được thuyết trong Tiểu bộ kinh, Phật thuyết như vậy, Nhóm ba pháp, phẩm thứ nhì, kinh Nền tảng của việc hành thiện như vầy:
“Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ –
Tīṇimāni, bhikkhave, puññakiriyavatthūni. Katamāni tīṇi? Dānamayaṃ puññakiriyavatthu, sīlamayaṃ puññakiriyavatthu, bhāvanāmayaṃ puññakiriyavatthu – imāni kho, bhikkhave, tīṇi puññakiriyavatthūnī”ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati –
“Puññameva so sikkheyya, āyataggaṃ sukhudrayaṃ;
Dānañca samacariyañca, mettacittañca bhāvaye.
‘Ete dhamme bhāvayitvā, tayo sukhasamuddaye;
Abyāpajjhaṃ sukhaṃ lokaṃ, paṇḍito upapajjatī’ti.
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Paṭhamaṃ.”
Nghĩa:
“Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc Vô sanh nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. ‘Này các phíc-khú, đây là ba nền tảng của hành động phước thiện. Ba nền tảng nào? Nền tảng của hành động phước thiện gồm có bố thí, nền tảng của hành động phước thiện gồm có giới, nền tảng của hành động phước thiện gồm có tu tập (tham thiền). Này các phíc-khú, đây là ba nền tảng của hành động phước thiện.’
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. ‘Vị ấy nên học tập thuần về phước thiện làm sanh lên an lạc tối cao kéo dài, nên tu tập bố thí, sự thực hành bình lặng, và tâm từ ái.’
3. ‘Sau khi tu tập ba pháp làm sanh lên an lạc này, bậc sáng suốt sanh lên cõi an lạc, không khổ sầu.’
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.”[2]
Trong chú giải của kinh “Nền tảng của việc hành thiện” có trình bày như vầy:
Nên biết suy xét kinh “Phúc hành tông (hay nền tảng của hành động phước thiện) thứ 1” của phẩm thứ 2 như sau:
Từ Pāḷi “puññakiriyavatthūni” này, nghĩa là tất cả pháp thiện trổ quả phát sanh trong kiếp sống, nên cúng dường hay tẩy trừ cơ tánh của mình, vì lẽ đó cũng gọi là phước (puñña). Những “phước” ấy cũng được gọi là “hành” (kiriyā), bởi vì phải làm cùng với nhân và duyên, vì lẽ ấy nên được gọi là “phúc hành” (puññakiriyā). Và chính phúc hành này gọi là “phúc hành tông” (puññakiriyāvatthu) bởi vì là nơi nương của quả phước ấy.
Từ Pāḷi “dānamayaṃ” đó là sự cố quyết hành động (cetanā) bố thí vật dụng của mình cho người khác bởi mãnh lực hỗ trợ hay bởi mãnh lực cúng dường của người vẫn còn cắt bỏ gốc rễ đời sống chưa gián đoạn, gọi là bố thí. Bởi vì là nguyên nhân họ cho đi gọi là bố thí thành (dānamaya). Đối với người bố thí vật ấy, trong tất cả tứ vật dụng như y phục v.v... hay trong tất cả 10 vật thí như cơm v.v... hay tất cả 6 cảnh như cảnh sắc v.v... Sự cố quyết hành động (cetanā) diễn tiến theo cách như đã nói trong cả 3 thời, tức là trong lúc đầu tiên, từ thời điểm cách cho tứ vật dụng đó phát sanh, trong lúc đang bố thí, sau khi đã cho có tâm hoan hỷ nhớ lại của người bố thí. Đây gọi là nền tảng của hành động thiện thành tựu do bố thí.
Từ “Sīlamayaṃ”, đó là sự cố quyết hành động diễn tiến với người thọ trì 5 giới, 8 giới, 10 giới bởi khả năng xác định là thường giới (niccasīla) và giới uposatha v.v... (hay) có người nghĩ rằng ta sẽ xuất gia để tu tập cho đầy đủ giới (cụ túc giới), rồi đi đến chùa xuất gia. Người ấy sẽ đưa sự mong muốn đến cuối cùng nhớ lại rằng “Ta đã xuất gia, ấy là việc tốt”. Như là gìn giữ giới patimokkha cho trọn vẹn bởi đức tin, quán tưởng tứ vật dụng như là y phục v.v...bởi trí tuệ, thu thúc nhãn môn v.v... trong cảnh sắc v.v...bởi niệm, tẩy trừ trong giới nuôi mạng thanh tịnh bởi sự tinh tấn. Vì lẽ ấy, sự cố quyết hành động đó cũng gọi là nền tảng của hành động phước thiện bởi giới.
Hơn nữa,
1. Sự cố quyết hành động của Phíc-khú, ấy là người quán xét thấy rõ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý theo đặc tính vô thường, khổ não, vô ngã bằng đạo minh sát (vipassanāmagga) đã có nêu trong Phân tích đạo (Paṭisambhidāmagga)[3].
2. Sự cố quyết hành động của người quán xét thấy rõ tất cả các sắc … tất cả các pháp … nhãn thức … ý thức, nhãn xúc … ý xúc, thọ sanh từ nhãn xúc …thọ sanh từ ý xúc, sắc tưởng … pháp tưởng (và) già, chết theo bản chất không bền vững (vô thường), khổ não (dukkha) và vô ngã (anatta).
3. Sự cố quyết hành động thiền (jhānacetana) đã diễn tiến trong 38 đề mục (cảnh) như là đất (paṭhavī) v.v...
4. Sự cố quyết hành động với khả năng tích lũy và tác ý v.v...trong căn nguyên sự việc, căn nguyên nghệ thuật và nền tảng của chuyên môn không tội lỗi.
Những điều này, người đưa tất cả sự cố quyết hành động ấy cho tiến hóa bằng hành động phước thiện (puññakiriyā) này, do đó cũng gọi nền tảng của hành động phước thiện thành tựu với sự tu tiến theo cách như đã trình bày vậy.
Cũng trong tất cả 3 loại nghiệp này, khi làm mỗi một hành động bằng thân bắt đầu từ phần cơ bản theo cách phù hợp, nghiệp ấy là thân nghiệp. Khi nói phát ra lời làm lợi ích cho hành động ấy, gọi là khẩu nghiệp. Khi không làm hai chi phần thân và khẩu chuyển động mà chỉ nghĩ bằng tâm, ấy là ý nghiệp.
Hay nữa là: Trong lúc người ta đang bố thí cơm v.v..., bố thí mà nghĩ rằng ta sẽ cho cơm và nước v.v... hay nghĩ đến bố thí độ (dānapārami) cũng vậy. Nền tảng của hành động phước thiện này là bố thí thành (dānamaya).
Khi bố thí mà có tiến hành trong điều học thực hành thì nền tảng của hành động phước thiện này là giữ giới, hay còn gọi là trì giới thành (sīlamaya).
Khi bố thí mà chú tâm quán xét (danh sắc) theo sự tiêu hoại, đổi thay, theo nghiệp. Nền tảng của hành động phước thiện này là tu tiến thành (bhāvanāmaya).
Nền tảng của hành động phước thiện còn có 7 loại khác nữa là:
1. Nền tảng của hành động phước thiện câu sanh với sự cung kính.
2. Nền tảng của hành động phước thiện câu sanh với sự phục vụ.
3. Nền tảng của hành động phước thiện câu sanh với sự hồi hướng.
4. Nền tảng của hành động phước thiện câu sanh với sự tùy hỷ.
5. Nền tảng của hành động phước thiện câu sanh với sự thuyết pháp.
6. Nền tảng của hành động phước thiện câu sanh với sự nghe pháp.
7. Nền tảng của hành động phước thiện câu sanh với sự thấy đúng (kiến thị).
Cho dù là quy y Tam bảo cũng chắc chắn gom vào điều thấy đúng, vấn đề này sẽ trình bày sau.
Trong tất cả 7 loại nền tảng của hành động phước thiện ấy, thì loại nền tảng của hành động phước thiện câu sanh với sự cung kính nên biết với khả năng từ việc thấy một vị Phíc-khú cao hạ hơn phải tiếp đón, nhận bát và y, đảnh lễ hay tránh đường sang một bên v.v...
Nền tảng của hành động phước thiện câu sanh với sự phục vụ nên biết với khả năng của việc thực hiện bổn phận đối với vị Phíc-khú cao hạ hơn, thấy vị Phíc-khú đến nhà khất thực thì phải tiếp đón nhận bát (của vị ấy), sắp đặt chỗ ngồi thích hợp, đem vật thực đến cúng dường, trao trả bát đúng thời v.v... bởi được nghe (lời chỉ bảo) rằng “Hãy đem bát của chư Phíc-khú đến”.
Nền tảng của hành động phước thiện câu sanh với sự tùy hỷ (phước) cũng như vậy, nên biết bởi khả năng của việc tùy hỷ phần phước của người khác đã cho hay phước của người khác đã làm cả thảy bằng lời “Sādhu”.
Điều mà Phíc-khú không muốn sự khéo rành trong pháp để lợi về mình, là thuyết pháp đến người khác với cơ tánh tròn đủ với sự trợ giúp, đây gọi là nền tảng của hành động thiện pháp thành tựu với sự thuyết pháp. Nhưng việc một vị Phíc-khú do sự mong muốn rằng “Mọi người sẽ biết rằng ta là pháp sư bởi những cách như vậy, rồi dựa vào lợi lộc, cung kính, danh vọng” thuyết pháp thì không có quả lợi ích gì nhiều.
Sở dĩ người nghe pháp với tâm nhu mì bởi mong muốn rải sự lợi ích về sự giúp đỡ, như là tác ý khéo rằng đây là phương cách tu tập được lợi ích với mình và với người khác một cách chắc chắn, đây là nền tảng của hành động phước thiện thành tựu từ cách nghe pháp. Nhưng một người nghe pháp mà nghĩ rằng mọi người sẽ biết đến ta là người có đức tin nhờ phương cách này, thì không có quả lợi ích lớn.
Cách thấy tiến hành theo đường hướng đúng đắn gọi là kiến thị (diṭṭhujukamma).
Từ Pāḷi “Diṭṭhijugataṃ” này là tên của sự thấy chân chánh (sammādassana) được diễn tiến bằng cách như là bố thí có quả phước. Bởi vì sự thấy chân chánh này dù là bất tương ưng trí ở giai đoạn đầu hay giai đoạn sau đi nữa, nhưng thời điểm làm cho sự thấy được đúng đắn thì cũng là tương ưng trí.
Trong tất cả ba pháp như là dassana v.v..., dù trong lúc trí chưa phát sanh nhưng cũng được gom là nhân thích hợp, nhân làm công cụ hồi tưởng phước mình đã làm, thích hợp được với thức là thiện, có sự gom vào với trí hiểu về nghiệp, tức sự thấy chân chánh hướng của nghiệp. Nhưng sự thấy đúng ngoài ra có trạng thái là cách xác định chư pháp.
Vì rằng khi làm một phước thiện nào, phước thiện ấy cũng sẽ có quả lớn do nhân là mọi sự thấy đều chân chánh. Nhưng 7 loại nền tảng của hành động phước thiện này được gom vào với ba loại trước (là bố thí, trì giới, tu tiến).
Giải rằng: Tất cả 7 loại nền tảng của hành động phước thiện ấy, sự cung kính (apacāyanamaya), sự phục vụ (veyyāvaccamaya) gom vào trì giới thành (sīlamaya).
Sự hồi hướng phước (pattidānamaya) và sự tùy hỷ phước (anumodanāmaya) gom vào bố thí thành (dānamaya).
Sự thuyết pháp (dhammadesana) và sự nghe pháp (dhammasavana) gom vào trong tu tiến thành (bhāvanāmaya).
Còn sự thấy đúng (kiến thị - diṭṭhijukamma) gom vào trong cả ba loại nền tảng của hành động phước thiện. Vì cớ ấy, Đức Phật thuyết rằng: “Này chư Phíc-khú, nền tảng của hành động phước thiện có 3 loại. Ba loại ấy là những gì? Nền tảng của hành động phước thiện gồm có bố thí, nền tảng của hành động phước thiện gồm có giới, nền tảng của hành động phước thiện gồm có tu tiến (tham thiền)”[4].
Trong phần đầu này, cả ba nền tảng của hành động phước thiện có sự diễn tiến bởi mãnh lực của 8 sự cố quyết hành động thiện dục giới, như khi một người khéo rành thuyết pháp cũng không suy xét liên kết, nhưng một số nhóm pháp cũng tiến hành được như thế nào, thì khi hành giả thường kết hợp, tu tiến chỉ tịnh và tu tiến minh sát thuần thục, tác ý với tâm bất tương ưng trí cũng diễn tiến được trong từng giai đoạn như thế ấy. Thì tất cả nghiệp thiện ấy cũng là nền tảng của hành động thiện phước thành tựu bởi sự tu tiến, bởi mãnh lực sự cố quyết hành động (tư) thiện thuộc về đáo đại. Ngoài ra, đây không phải là nền tảng của hành động phước thiện này (bố thí thành, trì giới thành).
Phần trình bày trên đây được trình bày trong chú giải, sau đây sẽ giảng rộng về từng loại cho dễ hiểu và dễ thực hành.
___o0o___
NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMĀSAMBUDDHASSA
1. CẨM NANG TẠO PHƯỚC THIỆN BỐ THÍ
Ý NGHĨA CỦA TỪ BỐ THÍ (DĀNA)
Trong phần đầu tiên, người quan tâm đến phước thiện bố thí nên hiểu từ bố thí (dāna) có nghĩa là gì?
Từ “bố thí” (dāna) có hai ý nghĩa là:
1. Vật nên cho gọi là “vật thí” (vatthudāna).
2. Sự cố quyết là nhân làm cho việc bố thí thành tựu gọi là “tư thí” (cetanadāna).
Cả hai loại thí này có sự phân tích như sau:
- Dātabbanti = dānaṃ (đồ vật mà người mang cho gọi là bố thí).
- Dīyati etenāti = dānaṃ (sự cố quyết là nhân để thành tựu sự cho gọi là bố thí).
Giải:
‘Đồ vật mà người mang cho gọi là bố thí’ ấy, đó là các loại đồ vật mà thí chủ đang cho hay đang cúng dường. Sự bố thí này gọi là “vật thí”.
Sự cố quyết làm nhân để thành tựu bố thí gọi là “tư thí”. Điều này nói đến “sở hữu tư” hay người ta thường gọi chung là sự cố tâm, cố quyết. Bởi vì người hành bố thí cần có sự cố quyết, cố tâm tức là có sự cố quyết trước thì đó cũng sẽ là nhân làm cho bố thí thành tựu. Nếu mà đã không có “tư - cetanā” tức sự cố quyết thì sự bố thí không thành tựu với người ấy, như ta đã từng nói với nhau một vài lần rằng “tôi không muốn cho cái này đến người đó đâu” v.v… khi đã không muốn cho thì cũng có nghĩa là ta không cho vật ấy đến người đó. Điều này trình bày cho ta thấy rằng hai từ “không muốn” đó cũng chính là không có tư (tức sự cố tâm) và khi đã không có ‘tư’ thì thiện bố thí cũng không phát sanh cho người đó.
Hơn nữa, hai loại thí như đã nói đây thì vật thí sẽ thành tựu cũng phải nương nhờ vào tư thí cùng hiện hữu, như là trong lúc người ta đang bố thí cúng dường hay là đang cho vật thí vào lòng bàn tay người nhận đó sẽ phải kết hợp với ‘tư thí’ tức chính là sự cố quyết cho cũng coi là thành tựu của vật thí vậy, việc không có tư thí chắc chắn không thể xảy ra.
Còn sự cố quyết bố thí thành tựu bằng cách không nương vào ‘vật thí’ ắt hẳn không thể có, ví như một người có sự cố tâm rằng sẽ cúng dường hay là sẽ bố thí đến một người nào cũng vậy, nhưng mà chưa cho đi, chỉ là có tâm rằng sẽ cúng dường hay sẽ cho, như vậy hẳn đã thành tựu sự cố tâm cho (tư thí) với người ấy. Nếu đưa vào tam tư thì đây là tư tiền thiện hành (pubbacetanā), nhưng nếu nói theo thiện bố thí thì vẫn chưa đầy đủ, tức là vẫn thiếu vật thí vậy. Nếu nói theo cách của Vô Tỷ Pháp (Abhidhamma), sự cố tâm nghĩ rằng sẽ cúng dường, hay sẽ cho của người này cũng được tính vào tâm đại thiện mà phối hợp với tư thiện (kusalacetanā) đồng sanh với tâm đó, do nguyên nhân này cũng có thể nói rằng tư thí cũng thành tựu cho người ấy. Nhưng nếu nói theo Luật (Vinaya) chỉ có cố tâm sẽ cúng dường, hay sẽ cho cũng chưa thành tựu thiện bố thí được, cần phải có sự phát ngôn bằng lời rằng vật này, đồ này tôi xin cúng dường, hay cho đến người đó. Khi đã nói lời như vậy thì cũng cho là thiện bố thí thành tựu đến người đó, cho dù là chưa có đem đồ vật mà cố tâm sẽ cúng dường, sẽ cho đến tại nơi đó cũng vậy. Còn theo cách của tạng Kinh (Sutta) cần phải có cả sự cố quyết bố thí, có ‘vật thí’ để bố thí và đã thực hiện sự bố thí, như vậy sẽ thành tựu bố thí.
Những thiện bố thí khác mà người có đức tịnh tín, tâm trong sạch đang làm mỗi ngày đó, là bố thí thành tựu với cả hai loại là ‘vật thí’ lẫn ‘tư thí’ được cho là thiện bố thí thành tựu một cách trọn vẹn.
Một cách khác nữa thì “dāna” có 5 nghĩa là:
1. Dāna dịch là cho, tức cho tứ vật dụng như thức ăn, y phục, nơi ở, thuốc men.
2. Dāna dịch là cắt, tức cắt đứt sự bỏn sẻn, sự tham lam ra khỏi cơ tánh.
3. Dāna nghĩa là bảo hộ, tức bảo hộ người bố thí để không cho rơi vào bốn cõi khổ.
4. Dāna dịch là vật nên cho, điều này là tên gọi của tứ vật dụng mà người bố thí.
5. Dāna dịch là sự cố quyết hành động bố thí (hay tư thí), điều này là tên của sự cố quyết sẽ bố thí tứ vật dụng.
~~~
Ân Đức Hay Lợi Ích Của Việc Tích Tạo Thiện Bố Thí
Sự tích tạo thiện bố thí có lợi ích như thế nào? Ân đức lợi ích của việc tích tạo thiện bố thí có bốn điều là:
1. Là nấc thang đầu tiên dẫn người đó lên thiên giới.
2. Là tư lương theo ta giúp tránh xa những hiểm nguy và cho quả hỗ trợ thuận lợi cho những ai còn luân chuyển trong luân hồi.
3. Là con đường cứu cánh dẫn đến Níp-bàn.
4. Là nhân tối thượng sẽ cho quả vượt thoát vòng luân hồi.
Như có Pāḷi trình bày trong Chú giải Tăng chi bộ kinh (Aṅguttara aṭṭhakathā) như vầy:
“Dānaṃ saggassa sopāṇaṃ
Dānaṃ pātheyyamuttamaṃ
Dānaṃ ujugataṃ maggaṃ
Dānaṃ mokkhapadaṃ varaṃ.”
Nghĩa: Bố thí là nấc thang đầu tiên dẫn lên thiên giới, bố thí là tư lương tối thượng, bố thí là con đường chánh dẫn đến Níp-bàn, thiện bố thí là nhân tối thượng làm cho vượt thoát khỏi luân hồi.
Giải:
1. Dānaṃ saggassa sopāṇaṃ: bố thí là nấc thang đầu tiên dẫn lên thiên giới.
Câu này ẩn dụ ví như người cần đi lên cao, thì phải cần dùng đến nấc thang là công cụ trợ giúp trong việc đi lên cao cho được thuận tiện, nếu không có nấc thang thì người ấy không thể đi lên cao một cách dễ dàng được. Điều này như thế nào thì bố thí cũng giống như thế ấy. Người nào muốn đến thiên giới thì người đó phải tích tạo bố thí làm nền tảng cơ bản trước, bởi vì bố thí này chắc chắn trổ quả là tài sản, lợi lộc phát sanh cho người tạo bố thí ấy và người ấy cũng sẽ không có sự trở ngại nào trong việc tiếp tục tích tạo những phước thiện khác, khi đã có thường cận tích tạo những phước thiện thì người đó cũng được lên thiên giới như ý nguyện.
Nếu người nào thiếu bố thí, có nghĩa là người đó chưa từng tích tạo bố thí trong tiền kiếp, dù cho kiếp hiện tại được sanh làm người nhân loại đi nữa thì cũng sanh làm người nghèo khó, cơ hàn, khó khăn. Khi đã là người nghèo khó thì cơ hội tích tạo thiện bố thí, trì giới, tu tiến … không được thuận tiện, khi không có cơ hội tích tạo phước thiện thì chỉ có làm những điều bất thiện mà thôi, tức là những ác hạnh của thân, khẩu, ý. Khi đã như thế thì sự mong mỏi đến thiên giới cũng là một điều khó vậy. Tất cả thành ra như thế cũng chính vì thiếu tạo thiện, bố thí cũng như thiếu nấc thang đầu tiên dẫn lên thiên giới vậy.
2. Dānaṃ pātheyyamuttamaṃ: Thiện, bố thí được xem như là tư lương (hành trang, lương thực cho một chuyến đi xa) thù thắng.
Điều này được ví như một người đi đến một nơi nào đó cần phải có lương thực và tiền bạc bên mình để có sự thuận lợi trong chuyến đi ấy. Nếu thiếu đi lương thực và tiền bạc thì chuyến đi của người ấy chắc hẳn gặp phải nhiều khó khăn, có thể sẽ không đến được nơi mà mình muốn đến. Điều này như thế nào thì thiện bố thí cũng tợ như tư lương mà người bộ hành cần phải mang theo bên mình để làm lợi ích trong chuyến đi ấy, bởi vì lẽ thường tất cả chúng sanh trong giai đoạn chưa đi đến Níp-bàn ấy chắc hẳn phải luân chuyển trong vòng sanh tử luân hồi, và sự luân chuyển sanh tử của những chúng sanh ấy chắc chắn diễn tiến ở những sanh thú khác nhau, cõi khác nhau, nghĩa là không chắc chắn sẽ sanh làm chúng sanh bàng sanh, hay nhân loại hoặc chư thiên. Khi đã như thế, nếu người nào thiếu tạo thiện, bố thí làm vốn liếng có nghĩa là người ấy chưa từng tích tạo phước thiện trong kiếp quá khứ, cho dù người ấy được sanh thành người nhân loại hay chư thiên cũng thế, chắc chắn rơi vào tình trạng nghèo nàn túng thiếu về tài sản, tiền bạc hay vật dụng, vật thực khác nhau, như vậy tương tợ như thiếu hành trang lương thực, là nguyên nhân làm cho người ấy không có cơ hội tiếp tục tích tạo thiện nghiệp bố thí, trì giới, tu tiến. Nếu người nào đã từng tích lũy phước thiện, bố thí trong kiếp quá khứ, khi người ấy được sanh lại làm người hay chư thiên cũng thế, chắc chắn có sự thuận lợi trong tài sản, nơi trú ngụ, hay vật dụng tiêu dùng theo khả năng của tạo thiện, bố thí mà mình đã từng tích tạo, người ấy gọi là đã có tư lương hay hành trang bên mình, chắc chắn thuận lợi trong việc tích tạo những thiện khác càng tiến hóa mà không có sự trở ngại nào.
Hơn nữa, tư lương bên ngoài đó là tài sản tiền bạc vật dụng thiết bị các loại ấy hẳn là vật dụng để nương nhờ chỉ trong một kiếp sống mà thôi, và trong giai đoạn vẫn còn đang sống ấy cũng không chắc chắn, có thể cũng sẽ bị những sự trở ngại như là bị trộm cướp, bị nạn lửa cháy hết tài sản, phát sanh nợ nần v.v... và khi đã chết thì cũng không thể đem tài sản tiền bạc theo sát bên mình được. Như thế, khác với tư lương bên trong đó là tạo thiện, bố thí, bởi vì tạo thiện, bố thí này là hành trang theo sát người tích tạo, bất kể là người ấy sẽ đi tái sanh ở nơi nào hay sẽ sanh thành chúng sanh nào và không có bất kì ai có thể đến để trộm cướp. tích lũy phước thiện, bố thí là hành trang thù thắng mà không bị ảnh hưởng bởi những sự nguy hiểm khác nhau. Do đó, tất cả bậc thiện trí thức cũng gọi tạo thiện bố thí này là “anugāmikanidhi” nghĩa là của cải cất giữ theo bên mình trong những kiếp khác nhau.
3. Dānaṃ ujugataṃ maggaṃ: bố thí được xem là con đường thẳng đến Níp-bàn.
Điều này giải thích rằng, con đường sẽ đi đến Níp-bàn ấy có 3 là: con đường bố thí, con đường trì giới và con đường tu tiến. Trong ba con đường này thì con đường tu tiến là gần nhất, con đường thứ hai là trì giới, con đường thứ ba là bố thí. Con đường tu tiến và con đường trì giới cho dù là con đường gần đến Níp-bàn hơn con đường bố thí cũng đúng, nhưng nếu thiếu pháp bố thí thì cũng là một sự trở ngại trong con đường đi đến Níp-bàn, bởi vì lẽ thường tất cả mọi người trì giới hay tu tiến không thể nào thành tựu chứng đắc đạo quả Níp-bàn chỉ trong một kiếp hay một lần mà sẽ phải trì giới hay tu tiến nhiều kiếp nhiều lần, thực hiện tích lũy pháp độ pāramī vững chắc trước, rồi sẽ có cơ hội chứng đắc được đạo quả Níp-bàn, và trong cách người ta sẽ trì giới, tu tiến để ước mong đạo quả, Níp-bàn được diễn tiến thuận lợi thì người ấy cũng phải là người đầy đủ tài sản, không cần phải khó khăn trong việc cố gắng làm lụng để nuôi mạng sống, ấy là nguyên nhân sẽ làm cho việc trì giới hay tu tiến của người ấy bị thiếu sót. Khi người nào có khả năng tài sản đầy đủ thì người ấy sẽ có cơ hội tiếp tục tạo thiện bố thí một cách thuận tiện và sự trì giới, hay tu tiến cũng chắc chắn không gặp pháp chướng ngại ngăn che, khi đã như thế thì con đường sẽ đi đến đạo quả, Níp-bàn của người ấy cũng cận kề, cũng bởi vì người ấy có khả năng tài sản là công cụ hỗ trợ tích lũy đó vậy.
Khả năng tài sản là công cụ hỗ trợ cho người được thành tựu trong điều mà họ ước nguyện ấy cũng bởi vì nương vào thiện bố thí là nhân, người nào tạo phước bố thí thì người ấy hẳn thành tựu tài sản đầy đủ, như có Pāḷi nêu rằng “dānato bhogavā” nghĩa là “có tài sản cũng bởi vì tạo tác bố thí”.
Người nào chưa từng tích tạo phước thiện thì người ấy chắc chắn sanh làm người nghèo khó, không đầy đủ tài sản và nơi nương trú hay nơi ở, khi đã là người nghèo khó thì những việc sẽ làm như tích tạo phước thiện như bố thí, trì giới, tu tiến muốn phát sanh cũng bị trở ngại, bởi vì phần nhiều phải mất thời gian trong phận sự công việc cố gắng đi tìm kế sinh nhai (nuôi sống bản thân), thường không có cơ hội tích tạo các loại thiện phước được, khi đã không có cơ hội tích tạo bất cứ một loại phước thiện nào thì tất nhiên các loại pháp bất thiện sẽ chảy vào dòng tâm thức của người ấy, làm cho người ấy có hành động sai trái về thân, khẩu, ý. Khi đã như vậy thì con đường dẫn đến đạo, quả, Níp-bàn không xảy ra với người ấy, mà chỉ có con đường đưa đến những đau khổ, khó khăn cả trong kiếp sống hiện tại và kiếp sống tương lai, ấy là con đường đối nghịch với đạo quả Níp-bàn.
Điều này trình bày cho thấy rằng tích lũy phước thiện, bố thí là công cụ hỗ trợ tích lũy cho người, người tích tạo thiện, bố thí đang đi thẳng đến đạo quả Níp-bàn mà không cần ghé lại hay lưu trú thay đổi sang đường khác, tương tợ như con tàu cần phải sử dụng bánh lái, bánh lái này có nhiệm vụ giúp cho con tàu chạy thẳng đến nơi mà người lái muốn đến, nếu thiếu đi bánh lái thì con tàu ấy sẽ không thể chủ động đi thẳng đường được mà lại quẹo tới, quẹo lui tùy theo sức mạnh của dòng nước, con sóng hay gió, làm cho chuyến đi đến mục đích ấy không được thuận lợi và nếu như gặp sóng to gió lớn thì con tàu cũng có thể bị hư hại hay chìm xuống. Điều này như thế nào thì bánh lái cũng giống như tạo thiện, bố thí, con tàu cũng như giới, guồng máy tàu cũng như tu tiến, người trên tàu cũng như người mong muốn đến Níp-bàn. Tích trữ thiện, bố thí là công cụ duy trì, diễn tiến làm cho phát sanh thuận lợi trước trì giới và tu tiến ví như một bánh lái giúp cho con thuyền chạy được thẳng đường; giới ví như con thuyền và tu tiến ví như guồng máy tàu; khi ấy chúng ta sẽ tu tập, tiến hành một cách thuận lợi để thẳng đến đạo quả Níp-bàn cũng phải nương vào thiện bố thí là công cụ hỗ trợ giống như con tàu cần phải nương vào bánh lái. Do bởi nguyên nhân ấy, người muốn đi đến Níp-bàn phải tu tập bản thân cho diễn tiến theo tuần tự, tức là phải có ‘bố thí’ làm nền tảng trước để thuận lợi trong việc ‘giữ giới’, khi ‘giữ giới’ cho trong sạch rồi tiếp tục ‘tu tiến’, cũng là con đường thẳng đến đạo, quả, Níp-bàn tợ như người hành khách đi thuyền muốn đi đến nơi họ cần. Bởi những lý do như đã giải thích ở đây cho thấy rằng việc làm phước bằng cách bố thí này cũng xem như là một phần của con đường thẳng đến Níp-bàn.
4. Dānaṃ mokkhapadaṃ varaṃ: bố thí được xem là nguyên nhân thù thắng làm cho thoát ra vòng luân hồi.
Điều này được giải thích rằng người luôn có tâm trong sạch hân hoan trong việc thiện phước bố thí và trong cách bố thí ấy có sự cố quyết trọn vẹn hay gọi là có sự chú tâm trong cả ba thời, tức là:
- Pubbacetanā (tư tiền) là sự chú tâm (cố quyết) trước khi làm.
- Muñcanacetanā (tư hiện) là sự chú tâm (cố quyết) trong lúc đang làm.
- Aparacetanā (tư hậu) là sự chú tâm (cố quyết) khi đã làm.
Gom cả ba thời này lại, nếu đã diễn tiến thuận lợi tốt đẹp thì cho thấy rằng người ấy có niềm tin và trí tuệ vững chắc hết khả năng; khi đã như vậy thì người ấy đồng thời hẳn có đức tin trong sạch, thấy được lợi ích trong sự trì giới và tu tiến càng ngày càng nhiều và khi đã chết đi ở cõi này chắc chắn tái tục bằng tâm tái tục tam nhân thành người tam nhân; nghĩa là sanh thành người có trí tuệ và tâm của người ấy cũng có đức tin trong sạch thấy được lợi ích trong sự tiếp tục tích tạo phước thiện, trì giới, và tu tiến, làm cho pháp độ pāramī của người ấy có sức mạnh vững chắc theo tuần tự. Trong mức cuối cùng cũng làm cho nhận được quả lợi ích cao thượng nhất, là thoát ra vòng luân hồi. Do đó, Ngài cũng nói rằng tạo thiện, bố thí được xem là nguyên nhân thù thắng, tức là có thể theo bên mình làm cận y duyên (upanissayapaccaya), làm cho người ấy có đức tin trong sạch trong việc tiếp tục trì giới, tu tiến, và tạo thiện, bố thí mà mình từng tích tạo lại ở quá khứ cũng sẽ là pháp độ pāramī hỗ trợ cho người ấy được thành tựu lợi ích to lớn, là đạo quả Níp-bàn, làm nguyên nhân thoát ra vòng luân hồi khổ.
Sự trình bày bốn điều ân đức lợi ích của việc tích lũy thiện, bố thí theo hướng của kệ ngôn phía trước có cách như đã nêu và giải thích. Hơn nữa, tất cả chư bồ-tát khi đã nhận được lời thọ ký thì hẳn nhiên quán xét rằng pháp độ nào sẽ là nhân làm cho thành tựu tuệ toàn giác một cách trọn vẹn, khi đã quán xét như thế cũng sẽ thấy rằng sự tích tạo bố thí độ (pháp độ pāramī về bố thí) là điều thích hợp sẽ tích tạo trước những pháp độ khác, như có dẫn chứng trình bày trong Phật sử (Buddhavaṃsa) như vầy:
“Vicinanto tadā dakkhi
Paṭhamaṃ dānapāramī
Pubbakehi mahesīhi
Anuciṇṇaṃ mahāpathaṃ”
Nghĩa: Khi bồ-tát Sumedho nhận lời thọ ký lần đầu tiên thì quán xét thấy phận sự sẽ làm cho thành tựu bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, trong lúc ấy đặng nhìn thấy bố thí độ trước những pháp độ khác, bởi vì pháp độ này luôn được chư bồ-tát quá khứ hành trì tích lũy, ấy là pháp thù thắng hẳn nhiên phát sinh quả lợi ích cho được thuận lợi trong giai đoạn đang tu tiến để thành tựu bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.
Những ân đức lợi ích khác nhận được từ việc tích tạo phước thiện, bố thí này chắc chắn có rất nhiều, chúng ta sẽ thấy được rằng chỉ có bố thí cho một con chó mà phước báu trổ sanh thành người có tuổi thọ, sắc đẹp, an vui, sức mạnh và trí tuệ đến 100 kiếp với ai sanh làm người nhân loại hay là chư thiên bởi mãnh lực của nghiệp thiện ấy; nghĩa là sự bố thí, cho đi hẳn nhiên nhận được quả an lạc, lợi ích nhiều hơn đối với người sanh làm người nhân loại và chư thiên bởi mãnh lực của những nghiệp thiện khác. Như có tích truyện trình bày lại trong Tương ưng bộ kinh rằng:
Trong thời giáo pháp của Đức Phật Kassapa có hai vị Phíc-khú là bạn đồng phạm hạnh quý mến nhau, một vị Phíc-khú có làm phước bố thí thường xuyên, còn một vị kia thì không làm phước bố thí gì cả, khi cả hai vị đã chấm dứt mạng sống thì cùng nhau sanh làm người, có kiếp sanh làm chư thiên, trong giai đoạn cùng nhau sanh làm người và chư thiên ấy, vị Phíc-khú đã từng tích tạo thiện bố thí thì sanh trong gia đình quí tộc và đầy đủ tài sản nhiều hơn vị Phíc-khú không từng tích tạo phước thiện. Khi đến thời kì giáo pháp của Đức Phật Gotama, hai vị Phíc-khú này được cùng sanh làm người nhân loại, vị Phíc-khú từng tích tạo thiện bố thí thì sanh làm hoàng tử con vua Pasenadikosala, còn vị Phíc-khú chưa từng làm phước thiện bố thí thì sanh làm con trai của một vị Phíc-khú làm phận sự dẫn dắt. Vị hoàng tử khi ngủ thì ngủ trong cái nôi bằng vàng dưới cái lọng trắng, còn con trai của vị Phíc-khú làm phận sự dẫn dắt khi ngủ thì ngủ trong cái nôi bình thường không có lọng gì cả. Khi hai đứa trẻ đã trưởng thành thì cũng xuất gia trong giáo pháp của Đức Phật Gotama và thành tựu quả vị Vô sanh đồng đều nhau. Lấy ví dụ này để trình bày cho thấy quả phước của sự tích tạo phước thiện, bố thí và không tích tạo phước thiện bố thí khác nhau như thế nào.
Bố thí là thiện làm cho ở trong vòng luân hồi lâu dài phải chăng?
Sự tích lũy thiện, bố thí này, có thể có một vài vị hiểu rằng là phước thiện làm cho dính mắc trong vòng luân hồi lâu dài, nhưng thật ra thì cách mà người ta dính mắc trong vòng luân hồi lâu dài ấy không phải bởi do tạo thiện, bố thí làm nguyên nhân. Điều này nên biết ở câu chuyện của hai vị Phíc-khú như đã nêu ở trước rằng khi cả hai vị thành tựu quả vị Vô sanh thì cùng nhau thành tựu, do đó, cũng không nên hiểu rằng tạo thiện, bố thí là nguyên nhân cho dính mắc trong vòng luân hồi. Nguyên nhân làm cho người ta dính mắc trong vòng luân hồi là bởi vì khi người ta đã tích tạo thiện, bố thí cũng thường có sự vừa lòng rằng tạo thiện, bố thí mà mình làm ở đây là nguyên nhân làm cho mình được thọ lãnh quả báu được làm người hay làm chư thiên. Khi đã có sự nghĩ ngợi và vừa lòng phát sanh trong lúc đang tích tạo phước thiện như thế ấy, chính sự nghĩ ngợi và sự vừa lòng này được coi là tập đế tham (lobhasamudayasacca – nguyên nhân của khổ là tham), ấy là nguyên nhân làm cho dính mắc trong vòng luân hồi sanh tử.
Hơn nữa, có thể sẽ có một vài Phật tử hiểu rằng việc mà tất cả chư Bồ-tát phải tích tạo pháp độ trong vòng luân hồi dài lâu ít nhất là 4 a-tăng-kỳ 100 ngàn đại kiếp hoặc hơn thế cũng sẽ chứng đắc quả vị cao thượng là bậc Toàn giác, bởi vì tích lũy bố thí độ nhiều. Nếu có sự hiểu như vậy thì cũng nên quán xét lại rằng tất cả chư Phật toàn giác đã nhập vô dư Níp-bàn nhiều vô kể, tợ như hạt cát ở trong dòng sông Hằng, nhưng nguyên nhân nào mà tất cả chúng ta vẫn luân chuyển sanh tử trong vòng luân hồi cho đến tận bây giờ, ấy là thời gian dài nhiều hơn cả thời gian mà đức Bồ tát tích lũy pháp độ rồi chứng đắc quả vị Phật. Khi đã như thế, chúng ta sẽ nói được rằng tạo thiện, bố thí mà tất cả chúng ta đã từng tích tạo nhiều hơn tạo thiện, bố thí của chư Phật quá khứ ấy, chúng ta cũng sẽ không nói thế được, do đó chúng ta cũng không nên hiểu rằng tạo thiện, bố thí là nguyên nhân làm cho luân chuyển sanh tử dài lâu trong vòng luân hồi.
Một vấn đề nữa, ta sẽ thấy rằng khi đạo sĩ Sumedho nhận lời thọ ký là Bồ-tát nhất định, đầu tiên cũng bắt đầu tạo pháp bố thí độ trước những pháp độ khác và trong sự tạo dựng pháp độ ở lần cuối cùng, là thọ sanh làm Bồ-tát Vessantara cũng lại tạo dựng bố thí độ nữa, sau đó, đến kiếp cuối cùng sanh làm hoàng tử Siddhattha và chứng đắc quả vị Toàn giác, trở thành vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác trong thế gian. Điều này chúng ta cũng thấy được rằng tạo thiện, bố thí là pháp độ quan trọng hơn cả trong việc sẽ hỗ trợ việc tạo dựng những pháp độ khác đặng thành tựu theo như ý nguyện và trong việc Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác phải sử dụng thời gian lâu dài trong việc tích tạo pháp độ trong vòng luân hồi cũng để mong muốn sẽ luyện tập pháp độ chín muồi cho sự vững chắc thích hợp với trí toàn giác, chứ không phải là ở trong vòng luân hồi lâu dài bởi do mãnh lực của tạo thiện, bố thí. Tợ như cây trồng vừa mới mọc lên, cho dù là chủ nhân của cây ấy siêng năng tưới nước một ngày 100 lần cũng thế, cây cũng không thể ra hoa trổ quả liền ngay được bởi vì thân cây vẫn còn nhỏ, lõi cây cũng vẫn còn mềm, chưa đến thời điểm ra hoa trổ quả đặng. Sau đó người chủ siêng năng tưới nước, xới đất, bón phân cho đến lúc cây phát triển lớn lên có lõi cây già chắc rồi, khi đến mùa thì cũng sẽ ra hoa trổ quả. Điều này như thế nào thì người có pháp độ vẫn còn yếu kém mà muốn thành tựu quả vị Vô sanh hay thành tựu quả vị Toàn giác hẳn không thể xảy ra được, mà cần phải tu tập pháp độ cho vững chắc trước thì cũng sẽ thành tựu đặng theo ý muốn. Bởi nguyên nhân này bắt buộc sẽ phải ở trong vòng luân hồi thích hợp cho sự chín muồi của pháp độ như đã phân giải.
~~~
Bố Thí Là Sự Trợ Giúp Cho Phát Sanh Thập Độ
1. Bố thí là công cụ lợi ích trợ giúp phát sanh trì giới độ (sīlapāramī).
Người nào đã từng tích tạo pháp thiện bố thí trong kiếp quá khứ, bởi mãnh lực của tạo thiện, bố thí ấy làm cho người đó sanh thành người có đầy đủ tài sản, nơi trú ngụ, vật dụng tiêu xài, đồ ăn thức uống không bị thiếu thốn; khi đã như vậy hẳn nhiên làm cho tâm của người ấy trong sáng, không cần lo lắng trong phận sự phải đi tìm kế sinh nhai nuôi mạng gì cả. Nếu người ấy đã có tín tâm trong sạch nơi Tam bảo thì chắc chắn có cơ hội làm thiện phước, bố thí và trì giới, hơn nữa, sự trì giới này cần phải liên hệ với cách tập trung thu thúc cẩn trọng thân và khẩu không cho diễn tiến theo chiều hướng ác xấu, cần phải luôn luôn gìn giữ trong giới đức như là từ bỏ việc sát sanh, trộm cướp, tà dâm, từ bỏ việc nói dối, nói các lời độc ác, nói lời chia rẽ, và nói lời nhảm nhí không lợi ích; bổn phận của người trì giới sẽ phải thực hiện tất cả những điều này, như vậy cũng được gọi là người có giới. Do đó, người tu tập được như vậy cũng phải là người có đầy đủ tài sản thích hợp, kèm theo phải là người có tâm tịnh tín trong giáo pháp. Nếu người nào sanh làm người nghèo khó, cho dù có đức tin trong sạch, phần lớn cũng khó mà thực hành giữ mình trong giới; bởi vì nguyên nhân thiếu thốn tài sản, như chúng ta từng nghe một số người nói rằng “mê mờ khờ dại đến ngồi trì giới thì phải chịu chết mà thôi”, lời nói như thế người ta có ý rằng “nếu là người nghèo khó sẽ trì giới như thế nào?”, điều này trình bày cho thấy rằng trong tình trạng làm người nghèo khó cũng bởi vì người ấy thiếu sót sự bố thí, như vậy giới cũng không phát sanh được. Do đó, trì giới độ sẽ được thành tựu đầy đủ cũng phải nương nhờ vào tạo thiện, bố thí làm công cụ hỗ trợ.
2. Bố thí là công cụ hỗ trợ lợi ích làm cho phát sanh xuất ly độ (nekkhammapāramī).
Một số người có tâm tịnh tín nơi Tam bảo, muốn bỏ thời gian ra để thọ trì giới, nghe pháp, hay muốn học tập pháp học cho có tri kiến hiểu được giáo pháp, nhưng có sự trở ngại là không có tài chánh (tài sản) đủ dầy. Nếu đem thời gian tìm kiếm kế sinh nhai nuôi mạng để chuyên tâm thọ trì giới hay nghe pháp thì sẽ phát sanh sự khó khăn về sau. Việc sẽ không thể đem thời gian hay từ bỏ phận sự như vậy cũng xem như người ấy không thể thực hiện xuất ly độ được thành tựu, đây trình bày cho thấy rằng sự thiếu thốn trong vấn đề tài sản tiền bạc hẳn nhiên là nguyên nhân ngăn cản sự tích lũy thực hiện xuất ly độ, bởi nguyên nhân này cũng làm cho người ấy không nhận được quả báo lợi ích tốt đẹp trong việc sanh làm người gặp Phật pháp và có đức tin trong sạch trong Phật giáo này. Như vậy cũng bởi vì người ấy chưa từng tích tạo bố thí độ. Còn người từng làm những phận sự liên hệ với bố thí độ ở những kiếp quá khứ, khi sanh làm người ở kiếp hiện tại này quả báo trổ sanh từ việc tích lũy bố thí ở quá khứ ấy làm cho người ấy có sự an lạc đủ đầy tài sản, thọ hưởng an lạc, không phiền muộn và nếu người ấy kết hợp với sự tịnh tín nơi giáo pháp của Đức Phật thì đó là cơ hội tốt được nghe chánh pháp và hội hợp với bậc hiền nhân một cách dễ dàng; bởi vì không có những oái niệm là sự lo lắng phiền muộn gì cả. Trong trường hợp có cơ hội nghe được chánh pháp và hội hợp được với bậc hiền nhân, thì sẽ là nhân để làm cho người ấy phát sanh trí tuệ và thấy được tội lỗi của sự trầm ngâm trong những cảnh dục lạc, phát sanh nhàm chán trong việc hân hoan với dục lạc diễn tiến trong thế gian, bởi thấy rằng không có một lợi ích gì cả, và làm cho phát sanh suy nghĩ rằng chúng ta muốn từ bỏ tài sản nhà cửa vật ngoài thân để đi tìm kiếm tài sản nội tâm, là xuất ly, học hỏi, tu tập một mình cho có lợi ích trong Phật giáo, đó là pháp học và pháp hành, ấy sẽ là công cụ tiếp tục đưa đến pháp thành; rồi chúng ta cũng từ bỏ nhà cửa tài sản, vợ chồng con cái để mong muốn đi vào học tập giáo pháp và tu tập một cách đúng đắn trong Phật giáo. Người nào thực hành như vậy được xem như là tu tập thực hành xuất ly độ một cách trọn vẹn, việc diễn tiến như thế cũng phải nương vào tạo thiện, bố thí là công cụ hỗ trợ, tức là nương nhờ tài sản phát sanh từ tạo thiện, bố thí làm nhân, rồi làm cho thành tựu xuất ly độ là quả như đã phân giải ở trên.
3. Bố thí là công cụ hỗ trợ cho phát sanh trí tuệ độ (paññāpāramī).
Người nào là cư sĩ hay bậc xuất gia cũng thế, nếu thiếu thốn tiền bạc, nơi trú ngụ, không diễn tiến theo hướng đầy đủ rồi thì người ấy hẳn nhiên thiếu sót sự học tập các môn học thế gian hay trong giáo pháp. Dù cho người ấy học được thì cũng không diễn tiến một cách đầy đủ, khi thiếu sót sự học tập và đã học tập không đầy đủ thì người ấy hẳn nhiên thiếu đi trí tuệ, do đó cũng được gọi là tích lũy trí tuệ độ không trọn vẹn, tất cả những điều này cũng bởi vì thiếu tạo thiện, bố thí làm công cụ hỗ trợ cho trí tuệ độ. Còn người nào là người cư sĩ tại gia hay bậc xuất gia cũng thế, là người có địa vị, khi muốn học tập các môn học nào liên hệ với thế gian hay giáo pháp hẳn nhiên có cơ hội học tập nghiên cứu cho đến thành tựu đầy đủ trọn vẹn mà không có những chướng ngại đến cản ngăn. Như chúng ta thấy một cách phổ thông rằng người được học tập trong các trường đại học phần nhiều thường là con cái của những người có tài sản tiền bạc cả thảy, bởi vì nếu không có của cải tiền bạc thì sự học tập lên đến đại học hẳn nhiên diễn tiến khó khăn. Khi có cơ hội học tập lên bậc cao như thế người ấy sẽ nhận được một kiến thức tốt, có trí tuệ phát sanh lên được.
Nếu nói theo đạo lộ giáo pháp, người có một cơ sở tốt hẳn nhiên sẽ có cơ hội nghiên cứu học tập pháp học một cách thuận lợi và có thể học tập những bộ sách cao hơn theo tuần tự. Dù người ấy là bậc xuất gia cũng giống như thế, nghĩa là nếu vị Phíc-khú nào có đầy đủ tứ vật dụng, có người hỗ trợ giúp đỡ thì vị Phíc-khú ấy hẳn có cơ hội học tập trong pháp học cho đến bậc cao được như nhau, nếu thiếu thốn tứ vật dụng hay thiếu người hỗ trợ tịnh tài thì việc học pháp học và pháp hành khó diễn tiến được và thành tựu được. Hơn nữa, việc mà người có đầy đủ tứ vật dụng cũng bởi vì là người ấy từng tích lũy tạo phước bố thí trong những kiếp quá khứ, bởi mãnh lực của tạo thiện, bố thí ấy cũng làm cho người ấy nhận được quả báo lợi ích thành người giàu sang đầy đủ trong kiếp hiện tại, cũng là nguyên nhân để nhận được sự giáo dục tốt đẹp; khi đã có cơ hội học tập, nếu người ấy là người có phẩm cách tốt đẹp hẳn nhiên làm cho người ấy là người có trí tuệ, có tri kiến uyên bác, cũng xem như là người ấy thực hiện trí tuệ độ được thành tựu.
4. Bố thí là công cụ hỗ trợ cho phát sanh tinh tấn độ (viriyapāramī).
Người nào từng tích tạo thiện, bố thí, thì thiện, bố thí ấy hẳn nhiên trổ quả cho người ấy được sanh thành người đầy đủ tài sản tiền bạc; khi đã có tài sản tiền bạc đầy đủ thì không gặp phải sự khó khăn lo lắng nào cả. Người ấy chắc chắn có thể thực hành chuyên cần tinh tấn theo chiều hướng thiện; nghĩa là tiếp tục siêng năng trong việc thực hiện vun bồi bố thí, trí giới, tu tiến mà không gặp pháp nào gây sự lui sụt chán nản được. Riêng người có niềm tin trong sạch trong giáo pháp đức Phật, có siêng năng tinh tấn trong sự vun bồi thiện pháp bố thí, siêng năng trì giới, siêng năng tu tiến chỉ tịnh và minh sát, sự siêng năng tinh tấn diễn tiến theo con đường thiện của người ấy sẽ cho thành tựu theo như ý nguyện cũng phải nương nhờ nguyên nhân mà người ấy không có sự khó khăn trong vấn đề tiền bạc. Nếu có sự khó khăn trong vấn đề tiền bạc đã phát sanh, thì sự siêng năng trong công việc tốt đẹp không có tội lỗi ấy khó mà thành tựu, nghĩa là có thể phát sanh sự chán nản lui sụt trước; khi đã chán nản lui sụt trong những phận sự tốt đẹp, có thể làm cho tâm của người ấy phát sanh ý muốn làm những việc tội lỗi, như là sự siêng năng hành ác hạnh của thân, khẩu, và ý bởi vì liên hệ từ việc khó khăn trong vấn đề tiền bạc. Do đó, người Phật tử có đức tin trong sạch với việc tích lũy thiện pháp không nên làm cho thiếu tạo thiện, bố thí; bởi vì nếu đã thiếu tạo thiện, bố thí sẽ phải sanh làm người nghèo khó; đã là người nghèo khó thì khó mà thành tựu sự siêng năng cố gắng theo chiều hướng tốt; phần nhiều chỉ có sự siêng năng diễn tiến theo chiều hướng sai lỗi. Khi đã như thế, trong thời vị lai của người ấy hẳn nhiên không nhận được sự an lạc, luôn luôn chỉ có sự khó khăn hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần. Điều này trình bày cho thấy rằng tinh tấn độ sẽ thành tựu được cũng cần phải nương nhờ tạo thiện, bố thí là công cụ hỗ trợ.
5. Bố thí là công cụ hỗ trợ cho phát sanh kham nhẫn độ (khantipāramī).
Người có đầy đủ tài sản, là quả phước trổ sanh từ việc tạo thiện, bố thí mà mình từng làm, phần nhiều thường là người có tâm trong sáng hân hoan; bởi vì không có phiền muộn lo lắng trong chuyện nghề nghiệp gì cả và chắc chắn có cơ hội học tập những môn học thế gian và trong giáo pháp một cách tốt đẹp. Khi nhận được sự giáo dục tốt như thế rồi hẳn nhiên làm cho tâm của người ấy trở nên cao quý, phần nhiều có sự suy tư theo chiều hướng thiện pháp. Lẽ thường, người đã có tâm cao quý chắc chắn là người có tính kiên định, thường không rung động trước các cảnh đến xúc chạm, bất kể là cảnh tốt đẹp hay cảnh xấu cũng thế, như là khi nhận được sự tán dương ca ngợi cũng không thổ lộ sự hồi hộp quá mức, hay khi va chạm với những sự chỉ trích, nói xấu, chê bai, dù là sự không hài lòng phát sanh cũng thế, nhưng lại có trí tuệ vừa đủ làm cho tâm kiên định, kham nhẫn trước những lời nói xấu hay lời chê bai ấy. Do đó, người này được gọi là người có pháp kham nhẫn. Pháp kham nhẫn ấy là một phần của thập độ do nương nhờ tạo thiện, bố thí làm công cụ hỗ trợ.
Còn người chưa từng làm phước thiện, bố thí, khi sanh lại ở đời này chắc chắn rơi vào tình trạng làm người nghèo khó, túng thiếu những loại vật chất khác nhau, sự giáo dục theo thế gian hay giáo pháp cũng không được trọn vẹn; khi không nhận được sự giáo dục hay sự rèn luyện theo chiều hướng tốt đẹp đầy đủ thì tâm của những người ấy chắc chắn rơi vào nơi tăm tối là thường tình. Do đó, khi va chạm với cảnh tốt đẹp hay xấu xa thì cũng không thể đè nén tâm của mình cho kiên định được, như là nếu nhận được sự khen ngợi trong một số điều, một số việc thì có sự hồi hộp hân hoan thể hiện ra mặt một cách rõ ràng, hay nếu va chạm với những lời nói xấu chê bai cũng thường không hài lòng, rồi nói lời trả đũa bởi sự điên loạn không kiểm soát, không có sự kham nhẫn trước cảnh tốt hay cảnh xấu ấy. Khi đã như thế cũng cho rằng người ấy không vun bồi được kham nhẫn độ, bởi vì là người nghèo khó cũng chính do thiếu tạo thiện, bố thí làm công cụ hỗ trợ. Do đó, chúng ta cũng nói rằng kham nhẫn độ sẽ phát sanh và đầy đủ trọn vẹn được cũng bởi nương nhờ tạo thiện, bố thí là công cụ hỗ trợ.
6. Bố thí là công cụ hỗ trợ cho phát sanh chân thật độ (saccapāramī).
Người nào thiếu thốn tài sản thì chắc chắn người ấy khó lòng giữ gìn được ‘pháp chân thật’; như ban đầu nói rằng sẽ làm phước, tạo phước như thế này thế nọ, vừa đúng thời điểm vào làm phước thật thì không làm được như lời đã nói, làm cho mất đi sự chân thật. Hay trong công việc nghề nghiệp nào của mình cũng thế, thường nói những lời không đúng với sự thật, đôi khi sử dụng lời nói dối với người khác để cho người khác có lòng tin tưởng, lưu tâm đến công việc nghề nghiệp của mình, đôi khi cho người ta nói lời hứa hẹn trong vấn đề tiền bạc nhưng khi đến thời gian hẹn thì không thể kiếm tiền cho người ấy được, như vậy cũng xem như là không có ‘pháp chân thật’ và còn nhiều vấn đề khác giống như vậy nữa v.v... liên hệ bởi nguyên nhân không đầy đủ tài sản, cũng là nguyên nhân làm cho sanh thành người thiếu thốn tiền bạc, khi như vậy cũng không thể an trú trong ‘pháp chân thật’ được. Còn người có đầy đủ tài sản chắc chắn thuận lợi trong việc vun bồi ‘pháp chân thật độ’ (chân thật pāramī) bởi vì không có sự trở ngại trong vấn đề tiền bạc, nói lời hứa hẹn như thế nào thì cũng làm đúng theo những gì đã nói như thế, cho dù là liên hệ với công việc nghề nghiệp buôn bán cũng có thể nói giá cả đúng theo giá trị của món đồ mà không có sự lo lắng thiếu vốn liếng hay được lợi nhuận ít chi cả, hay hứa hẹn với ai vấn đề gì thì cũng làm theo lời hứa ấy mà không sai lời, và những việc tương tự như thế v.v... Điều này trình bày cho chúng ta thấy rằng sự đầy đủ tài sản chắc chắn là nguyên nhân cho phát sanh ‘pháp chân thật độ’ một cách thuận lợi. Tất cả đây cũng bởi vì quả lợi ích tiếp nối từ tạo thiện, bố thí là công cụ hỗ trợ.
7. Bố thí là công cụ hỗ trợ cho phát sanh chí nguyện độ (addhiṭṭhānapāramī).
Từ Pāḷi “adhiṭṭhāna” (chí nguyện) có nghĩa là sự quyết tâm sẽ làm một điều gì đó, là điều tốt hay xấu cũng thế, rồi cũng làm điều ấy cho thành tựu hòa hợp với sự quyết tâm thì gọi là adhiṭṭhāna (chí nguyện). Nhưng từ adhiṭṭhāna này chỉ lấy ý nghĩa là sự quyết tâm sẽ làm điều tốt đẹp, là pháp thiện mà thôi. Do đó, người muốn tu tập chí nguyện độ cho thành tựu được phải liên hệ với người ấy đã thành tựu bố thí độ, có nghĩa là người ấy từng tích tạo thiện bố thí làm hướng đạo trong kiếp quá khứ, chính quả báo của tạo thiện, bố thí mà mình đã từng làm, làm cho người đó sanh ra có sự an lạc hạnh phúc, đầy đủ tài sản trong kiếp hiện tại. Do đó, người đầy đủ tài sản ấy khi có sự chú tâm tiếp tục làm những việc thiện cũng chắc chắn làm được thành tựu hợp với sự quyết tâm. Như quyết tâm rằng tháng sau sẽ làm phước, cúng dường tứ vật dụng, đến thời điểm đã xác định như mình đã quyết tâm làm thì cũng làm cho hoàn tất, hay quyết tâm rằng đến kì an cư mùa mưa sẽ dừng lại các công việc nghề nghiệp mà lo trì giới, nghe pháp, hay tu tập chỉ tịnh và minh sát suốt 3 tháng an cư thì cũng tu tập theo sự quyết tâm ấy được trọn vẹn; hay quyết tâm rằng sẽ đi học tập cho biết và hiểu được một cách đúng đắn trong vấn đề pháp siêu lý thì cũng làm cho được thành tựu, còn nhiều vấn đề khác nữa v.v... bởi vì nương vào bản chất là người có đủ tài sản vốn liếng lo cho việc sẽ đi tu tập những phận sự thiện pháp khác nhau này mà không cần có sự phiền muộn, làm cho người ấy có thể vun bồi chí nguyện độ thích hợp với ước nguyện mà liên hệ từ việc nương nhờ tạo thiện, bố thí chính là công cụ hỗ trợ.
Còn người thiếu thốn hay vốn liếng không đủ, cho dù là có sự quyết tâm sẽ làm các việc khác nhau như đã nói cũng thường không thành tựu theo như sự mong muốn, bởi vì chưa thể từ bỏ công việc để làm thiện phước được trọn vẹn, ấy là sự đối lập với người có vốn liếng tài sản đầy đủ. Do đó, loại người này chắc chắn khó làm cho thành tựu được ‘chí nguyện độ’, bởi vì sự thiếu ‘bố thí’ là một phần trong thập độ và là công cụ hỗ trợ cho ‘chí nguyện độ’.
Đối với ‘pháp chí nguyện độ’ này là pháp độ phải luôn sanh cùng với những pháp độ khác, bởi vì chỉ một mình ‘chí nguyện độ’ chắc chắn không thành tựu được lợi ích, nghĩa là chỉ có sự quyết tâm sẽ làm rồi lại không làm, như vậy không được coi là ‘chí nguyện độ’. Phải kết hợp cả hai cùng với nhau, nghĩa là vừa có sự quyết tâm và vừa có hành động làm bằng thân hay khẩu cho thành tựu theo sự quyết tâm ấy thì được xem là ‘chí nguyện độ’.
8. Thiện bố thí làm công cụ hỗ trợ cho tâm từ độ (mettāpāramī).
Ai sanh ra làm người giàu sang đầy đủ tài sản và các vật phụ tùng, ấy là quả phước trổ sanh từ việc tích tạo phước thiện đó, chắc chắn là người được nhận sự cung kính từ nhiều người khác. Nguyên nhân này cũng không khó khăn làm cho tâm của mình phát sanh sự yêu thương quý mến và tiếp tế giúp đỡ cho người khác mà không có sự hi vọng họ sẽ đền đáp, vấn đề có tâm yêu thương quý mến mong muốn cho người khác có sự an lạc giống được như mình vậy, như thế cũng được xem như là người đã có tâm từ phát sanh, tâm từ ấy là tâm từ pāramī liên hệ từ tạo thiện, bố thí làm nhân.
Đối lập với người nghèo khó, bởi vì lẽ thường người nghèo khó thường không có ai nói đến, khó mà nhận được sự cung kính của người khác. Do đó, tâm của người như vậy khó có thể phát sanh tâm từ được, bởi vì thường nghĩ ngợi rằng người nghèo nàn như mình đã không có ai sốt sắng yêu thương thì tại sao mình phải yêu thương sốt sắng với người khác (họ), mình yêu bản thân mình tốt hơn. Khi nghĩ ngợi như vậy cũng xem như tâm từ là một phần pháp độ thường không phát sanh với người nghèo khó.
Vấn đề tâm từ độ (tâm từ pāramī) này có một vài vị có nghi vấn phát sanh rằng sự yêu thương quý mến với con cháu, anh em, vợ chồng, cha mẹ có được gọi là vun bồi tâm từ độ hay chăng?
Giải rằng: Không gọi là tâm từ độ, bởi vì lẽ thường tất cả chúng sanh trên thế gian này chắc chắn phải có sự yêu thương quý mến với cha mẹ, con cháu, anh em, vợ chồng của mình là việc nhất định đã phải có; không chỉ có người nhân loại mới như vậy mà cho dù là loài bàng sanh chắc chắn cũng có sự thương yêu con của chúng và yêu bạn bè của chúng. Loại tâm từ này là tâm từ bình thường, và loại tâm từ này phát sanh nương vào ái (taṇhā) làm căn nguyên, nên gọi là “taṇhāpema” (dịch là tình yêu thương bởi có ái làm nhân cho phát sanh tâm từ). Còn pháp độ là tâm từ, là tình yêu thương phát sanh mà không có liên hệ với ái làm nhân, là sự yêu thương quý mến với bạn bè nhân loại luôn cho đến tất cả loài bàng sanh cùng sanh trong một thế giới, không có giới hạn riêng ai, hay chỉ định một người nào, nhưng có sự quyết tâm cho tất cả họ nhận được sự an vui khắp tất cả; như vậy mới gọi là tâm từ độ[5] một cách trọn vẹn.
Đối với ‘hành xả độ’ là pháp độ không liên hệ với bố thí độ là nhân bởi vì người có tâm hành xả phải tu tập mình tợ như mặt đất. Bởi vì lẽ thường mặt đất này chắc chắn hứng chịu tất cả những vật tốt hay xấu mà không có sự sai khác một chút gì cả, người có hành xả độ cũng như thế, nghĩa là không hân hoan hay ghét bỏ với bất cứ cảnh nào cả thảy, như là nhận được lời tán dương ca ngợi thì không phát sanh hân hoan, khi nhận được lời chê bai, nói xấu cũng không phát sanh sự rung động, như thế cũng là một điều khó đối với người giàu sang có tài sản mà làm cho mình thành người trung lập với cảnh tốt hay cảnh xấu đặng. Người sẽ phải vun bồi ‘hành xả độ’ được thành tựu phải là người tu tập ‘trì giới độ’, ‘xuất ly độ’, ‘trí tuệ độ’, ‘tinh tấn độ’, ‘kham nhẫn độ’, ‘chí nguyện độ’ đã được thành tựu trước đó, như thế sẽ phát sanh được ‘hành xả độ’. Do đó, tạo thiện, bố thí cũng không là công cụ hỗ trợ cho phát sanh ‘hành xả độ’ được.
9. Bố thí là công cụ hỗ trợ cho phát sanh bố thí độ (dānapāramī).
Tạo thiện, bố thí là pháp độ mà người ta tích tạo lại trong kiếp quá khứ, chắc chắn trổ quả cho người ấy được sự an lạc với đầy đủ các loại tài sản trong kiếp hiện tại, và với nguyên nhân tâm từng có đức tin trong sạch trong cách làm việc thiện, bố thí trong quá khứ là cận y duyên (upanissayapaccaya) tiếp nối đến trong cơ tánh của người ấy. Do đó, khi người ấy sanh thành người nhân loại trong kiếp này cũng có đức tin trong sạch với những việc làm thiện phước bố thí luôn phát sanh trong tâm và người ấy vừa được sanh ra làm người giàu sang. Việc vun bồi thiện, bố thí mới cũng không có sự chướng ngại cản trở chi cả, chắc chắn làm được một cách thuận lợi hòa hợp với mọi sự chú tâm. Nếu người nào chưa từng tạo phước thiện bố thí trong kiếp quá khứ thì người ấy chắc chắn sanh ra thành người không đầy đủ tài sản vàng bạc, cho dù là tâm nghĩ đến sẽ tạo phước, bố thí trong kiếp này cũng không thể làm được một cách thuận lợi, bởi vì sự trở ngại trong vấn đề tiền bạc tài sản. Khi đã như vậy thì chúng ta sẽ không có cơ hội tu tập bố thí độ một cách thuận lợi. Đây là sự trình bày cho thấy rằng bố thí độ mà người ta từng tích tạo cũng là công cụ hỗ trợ cho phát sanh bố thí độ mới.
~~~
Sự Khác Nhau Trong Cách Sử Dụng Tài Sản Của Hiền Nhân Và Phi Hiền Nhân
Người đầy đủ của cải tài sản, có tâm tánh của hiền nhân kèm theo sự khéo rành trong cách sử dụng tài sản của cải của mình diễn tiến theo chiều hướng thích hợp và để cho sự thuận tiện thì nên chia của cải tài sản đang có ấy cho con cháu một cách thích hợp, kèm theo cách dứt bỏ những trở ngại không cho phát sanh những sự lo lắng cho trọn vẹn. Đối với phần dư còn lại thì giữ lấy cho mình để dành sử dụng tiêu xài và làm việc lợi ích trong cách tiếp tục hành pháp thiện bố thí.
Khi người nào có sự thấu hiểu trong cách sắp xếp liên hệ với tài sản của mình cho trọn vẹn như vậy, chắc chắn có sự thuận lợi mà không có trở ngại, tâm không lo lắng, có thể mong muốn tu tập pháp thiện được thuận lợi, và sự kết hợp với thiện ấy hẳn nhiên thường làm cho phát sanh pháp hỷ lạc hạnh phúc, như vậy cũng xem như là niềm phúc lành cho bản thân và là nơi thương yêu của tất cả bậc trí. Hiền nhân là người cư sĩ hay bậc xuất gia, tất cả chư thiên hộ trì, hân hoan tùy hỷ trong công việc của người như thế, luôn cho đến người có tài sản khác mà không có kiến thức thấu hiểu trong sự sắp đặt tài sản của cải của mình cho có lợi ích ấy, khi gặp hay biết được nguyên nhân hành động của bậc hiền nhân, người hiểu biết như thế cũng có thể phát sanh niềm tin kính phục và xu hướng tri kiến (diṭṭhānugati) thực hành theo.
Trong quyển Lokanīti trình bày lại rằng: “Lẽ thường tài sản vật chất của hiền nhân cho dù là ít ỏi cũng chắc chắn làm được lợi ích cho người khác, tợ như nước trong hồ chắc chắn là giúp sự ăn uống và tẩy rửa những vật dơ bẩn của mọi người. Còn phần tài sản vật chất của người không phải là hiền nhân cho dù là có số lượng nhiều thì cũng không phải là nơi nương nhờ của người khác, tợ như nước trong đại dương bởi vì nước trong đại dương có vị mặn không thể ăn uống hay tắm rửa sạch những vật dơ bẩn. Như có Pāḷi diễn giải trình bày trong quyển Lokanīti như vầy:
“Dhammappampi sādhūnaṃ
Kūpe vāri va nissayo
Bahuṃ api asādhūnaṃ
Ca cāri va aṇṇave”
Nghĩa: Cho dù là tài sản vật chất của hiền nhân ít ỏi thì chắc chắn cũng là nơi giúp cho người khác tợ như nước trong hồ, và ngược lại tài sản vật chất của phi hiền nhân cho dù là có số lượng nhiều cũng không được là giúp cho người khác tợ như nước trong đại dương.
Lại nữa, tài sản vật chất của hiền nhân chắc chắn diễn tiến phần nhiều làm lợi ích cho Phật giáo mà không hi vọng quả báo, là phước cho mình, do đó tất cả bậc hiền nhân hẳn nhiên sử dụng tài sản của mình cho có lợi ích trong cách luôn tạo thiện phước, bố thí, giữ gìn giới và tu tiến hành trì. Bởi nguyên nhân ấy, tài sản vật chất của hiền nhân này cũng tương tợ như nước trong hồ sen hay trái cây ở trên cành. Hiền nhân ấy tợ như hồ sen hay cây cối, bởi vì lẽ thường hồ sen không tự mình uống nước được và cây cối cũng không ăn quả của mình, mà giữ lại làm lợi ích cho người khác cả thảy.
Hơn nữa, khi mưa rơi xuống chắc chắn rơi khắp mặt đất và đại dương mà không có sự giới hạn chọn lựa một vị trí nào cả, điều này như thế nào thì tất cả hiền nhân sử dụng tài sản vật chất của mình làm lợi ích cho số đông, tức là lợi ích theo chiều hướng hiệp thế và siêu thế mà không có sự giới hạn rằng sẽ phải chỉ có lợi ích đến con cháu và gia đình, bạn bè của mình cũng như thế ấy. Như có Pāḷi diễn giải trình bày trong quyển Lokanīti rằng:
“Āpaṃ pivanti no najjā
Rukkhā khādanti no phalaṃ
Vassanti kvaci no meghā
Paratthāya sataṃ dhanaṃ”
Nghĩa: Lẽ thường dòng sông hẳn không uống nước đang có, cây cối hẳn không ăn quả trổ ra từ thân mình. Lẽ thường trời mưa hẳn không giới hạn vị trí, nơi mưa như thế nào thì tài sản của hiền nhân làm lợi ích cho người khác cũng như thế ấy.
Hơn nữa bậc Chánh Đẳng Chánh Giác thuyết rằng: những tài sản vật chất nào nếu đã ở với hiền nhân thì chắc chắn đưa chủ nhân đến cõi thiện lạc thú (cõi lành), nhưng nếu những tài sản vật chất nào đã ở với người ngu dại thì chắc chắn đưa chủ nhân đi vào khổ thú (cõi dữ), bởi vì người ngu dại chắc chắn sử dụng tài sản của mình diễn tiến theo chiều hướng thích thú đắm chìm trong dục lạc mà không làm lợi ích và có sự hành hạ người khác để muốn có thêm tài sản tiền bạc nữa. Do đó, tài sản vật chất của người ngu dại này cũng gọi là người giết chính chủ nhân. Như có Pāḷi diễn giải lại trong Dhammapadaṭṭhakathā rằng:
“Hananti bhogā dummedhaṃ
No ca pāragavesino
Bhogataṇhāya dummedho
Hanti aññeva attānaṃ”
Nghĩa[6]: Tất cả tài sản chắc chắn giết người ngu dại, nhưng không giết người tìm kiếm bờ bên kia, người ngu dại chắc chắn giết mình cũng như giết người khác, bởi vì tham lam trong tài sản.
Tất cả bậc hiền trí khi quán xét thấy ân đức và tội lỗi trong sự sử dụng tài sản vật chất như đã nói ở trước, nên cũng sử dụng tài sản vật chất của mình diễn tiến theo chiều hướng chân chánh, như là làm phước, bố thí, trì giới, tu tiến, những điều này là nguyên nhân đưa mình đến cõi lành.
Hơn nữa, bậc Chánh Đẳng Chánh Giác trong đời hiện tại này (Đức Phật Gotama), tính từ lúc ra đi từ bỏ tài sản vương vị, đã nhận được những sự giúp đỡ từ chủ nhân tài sản là hiền nhân, suốt cho đến lúc chứng đắc trí tuệ toàn giác. Sau khi đã giác ngộ, lúc Ngài tuyên bố giáo pháp là ‘pháp học’, ‘pháp hành’ và ‘pháp thành’ xuất hiện trên thế gian cũng do nương nhờ những vị thí chủ có đức tin trong Phật giáo, như là ông Anāthapiṇḍika, bà Visakhā và đức vua Bimbisāra v.v...luôn hỗ trợ giúp đỡ và khi Đức Phật đã ngũ uẩn Níp-bàn thì giáo pháp là Tam tạng, sự chuyên cần học tập, sự tu tiến, sự xuất gia, luôn đến kiến thiết đền tháp v.v... để làm những nơi tôn trí cúng dường, đem niềm tin trong sạch phát sanh đến mọi người duy trì đến tận hôm nay, đó cũng bởi vì được nương nhờ những thí chủ, là hiền nhân hỗ trợ, xả bỏ tài sản của mình giữ gìn chăm sóc không cho suy thoái. Nếu không có những vị thí chủ hiền nhân đã cùng nhau hỗ trợ, giữ gìn giáo pháp, thì giáo pháp cũng sẽ không phát triển lan rộng cho đến tận bây giờ và tất cả mọi người thí chủ ấy cũng là người từng làm phước thiện, bố thí từ kiếp quá khứ, bởi vì nếu chưa từng tạo phước thiện, bố thí thì không thể sanh thành người có đầy đủ tài sản. Nếu thiếu đi những người như thế thì cũng không có người nào chăm sóc giữ gìn giáo pháp cho phát triển bền vững được. Điều này trình bày cho thấy rằng Phật giáo có sự giáo dục học tập, tu tiến và sự chứng đắc thiền thông, đạo quả Níp-bàn, xuất gia, kiến thiết như chùa chiền đền tháp v.v..., in ấn kinh sách là những môn học trong giáo pháp v.v... Những việc làm như vậy có thể duy trì từ thời Đức Phật theo tuần tự cho đến tận ngày nay cũng bởi nhờ vào những người có tâm trong sạch tin tưởng với sự vun bồi tạo phước thiện, bố thí.
~~~
Người Mong Muốn Được Hạnh Phúc Phải Tu Tập Pháp Minh Sát Ra Sao?
Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác thuyết như vầy:
“Mattāsukhapariccāgā
Passe ce vipulaṁ sukhaṁ
Caje mattāsukhaṁ dhīro
Sampassaṁ vipulaṁ sukhaṁ.”[7]
Nghĩa: Nếu người thấy được hạnh phúc lớn lao do từ bỏ hạnh phúc nhỏ nhoi thì người có trí tuệ khi thấy hạnh phúc lớn lao cũng nên từ bỏ hạnh phúc nhỏ nhoi.
Theo lời giáo giới này, trình bày rằng người nào mong muốn niềm hạnh phúc cao thượng hơn hạnh phúc mà mình đang nhận trong lúc này thì người ấy hãy nên từ bỏ thứ hạnh phúc nhỏ nhoi ấy.
Điều này giải thích rằng: người có được hạnh phúc trong kiếp này cũng bởi vì những người ấy là những người có đầy đủ tài sản tiền bạc, do đó, trong chuyện ăn uống, ngủ nghỉ, thọ hưởng các cảnh như sắc, thinh, khí, vị, xúc thường chỉ có những điều tốt đẹp. Nguyên nhân này làm cho một số người có sự say mê, chìm đắm trong các cảnh dục lạc mà mình đang hưởng thụ do nghĩ rằng mình đã có một hạnh phúc lớn lao rồi, việc rơi vào sự say mê và dể duôi như vậy, làm cho tâm của người ấy chỉ ngâm chìm trong tham đắm mà không có nghĩ đến chuyện sẽ tạo những phước thiện như bố thí, trì giới, tu tiến.
Người như vậy được gọi là người ngâm chìm trong sự dể duôi, nhìn thấy niềm hạnh phúc ít ỏi, nhỏ nhoi mà mình đang hưởng thụ cho rằng là một thứ hạnh phúc cao thượng. Thật ra thì niềm hạnh phúc tốt hơn, cao thượng hơn vẫn còn rất nhiều, nếu mình không có trí tuệ quán xét thấy thì vẫn say mê nắm bắt hạnh phúc nhỏ nhoi này lại mà không chịu từ bỏ.
Còn người có trí tuệ dù là đang hưởng thụ những hạnh phúc an lạc cũng thế, chắc chắn không có sự chấp giữ quá mức bởi vì đã quán xét thấy rằng cái hạnh phúc mà mình đang hưởng thụ đây chỉ là quả báo nhận được từ việc mình từng tạo phước thiện như là bố thí, trì giới, tu tiến ở quá khứ. Nếu mình không từng tạo những phước thiện này thì những niềm hạnh phúc khác nhau ấy chắc chắn không phát sanh cho mình, do đó, nếu mình say mê chìm đắm trong hạnh phúc này mà không chịu làm thiện phước nữa thì cũng như mình đang sử dụng đồ vật cũ mà không chịu tìm kiếm thêm vật mới, như vậy cũng hết theo từng ngày, khi đã ăn hết đồ cũ mà không có đồ mới thay thế thì sẽ càng nhận lãnh những sự khó khăn.
Một điều nữa là những hạnh phúc tốt hơn, cao thượng hơn mà mình đang nhận lãnh đây vẫn còn rất nhiều, do đó không nên chấp giữ những hạnh phúc nhỏ bé này lại, nên từ bỏ, để hy vọng những hạnh phúc cao thượng sẽ tốt đẹp hơn trong tương lai.
Người có trí tuệ quán xét thấy như vậy thì chắc chắn có tâm không chấp giữ những sự an lạc mà mình đang thọ hưởng đó và luôn có đức tin trong sạch với sự tạo phước thiện như bố thí, trì giới, tu tiến, không lui sụt, hay lo lắng với những hạnh phúc mình đang hưởng thụ, bởi vì sự vun bồi tu tập bố thí, hay trì giới, hoặc tu tiến này, nếu không có sự xả bỏ những hạnh phúc nhỏ một cách thích hợp thì phước thiện chắc chắn không phát sanh cho người ấy. Như nếu muốn thiện bố thí phát sanh thì người ấy phải chấp nhận xả bỏ tài sản để làm những việc thiện, bố thí ấy; người nào cần làm cho thiện trì giới phát sanh thì người ấy phải chấp nhận từ bỏ hạnh phúc cá nhân như những sự hân hoan thích thú trong ăn uống, cái đẹp, cái tốt v.v... Tóm lại là trì giới sẽ phát sanh cũng phải nương nhờ sự thu thúc, giữ gìn thân khẩu, ý cho tốt đẹp trọn vẹn theo như mình nguyện thọ trì giới. Còn tu tiến phát sanh được cũng phải chịu chấp nhận từ bỏ những hạnh phúc lạc thú nhiều hơn nữa, có nghĩa là sẽ phải luôn luôn thu thúc, giữ gìn cẩn trọng mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý để không cho các loại phiền não có điều kiện phát sanh. Phải siêng năng cho tâm của mình an trú trong đề mục nghiệp xứ tức là chỉ tịnh nghiệp xứ, hay minh sát nghiệp xứ mà không buông thả tâm của mình chạy theo những sự vừa lòng, thích ý như trước đó, có nghĩa là phước thiện tu tiến này, nói về sự giữ gìn, kiềm chế tâm là phần chánh, như là khi mắt thấy những điều chi đẹp đẽ, nếu không có sự thu thúc, cẩn trọng giữ gìn tâm thì chắc chắn sẽ phát sanh sự thích thú hân hoan trong cảnh hay điều ấy, làm cho phiền não tham phát sanh. Do đó, ai muốn cho tâm thiện tu tiến phát sanh phải từ bỏ đi sự an lạc thích thú của mắt, làm cho niệm và trí tuệ phát sanh bằng cách ghi nhận rằng “chỉ là thấy”, như vậy cũng được xem như người ấy có sự thu thúc cẩn trọng tâm phát sanh ở mắt. Nguyên nhân làm cho tâm thiện tu tiến phát sanh ở tai, mũi, lưỡi, thân cũng sử dụng phương cách giống như thế. Và trong cách thu thúc cẩn trọng của tâm (ý) như là khi có sự nghĩ ngợi đến cảnh liên hệ với cả năm cảnh dục lạc phát sanh, nếu người ấy không có niệm và tuệ thì chắc chắn sẽ buông thả tâm bay bổng theo những suy nghĩ ấy, đây là nhân làm cho phiền não điệu cử (uddhacca) bao vây, và nếu có sự hân hoan thích thú trong cảnh ấy thì tham (lobha), tà kiến (diṭṭhi), ngã mạn (māna) cũng sanh theo được. Do đó, khi có sự nghĩ ngợi trong những cảnh ấy thì phải có sự thu thúc cẩn trọng tâm, làm cho chánh niệm và trí tuệ phát sanh bằng cách ghi nhận rằng “những điều này chỉ là trạng thái danh sắc mà thôi”, khi ghi nhận như thế thì tâm thiện tu tiến cũng phát sanh cho người ấy. Điều này trình bày cho thấy rằng sự vun bồi thực hiện thiện tu tiến phải liên hệ với sự kìm nén tâm là chánh.
Kết luận rằng: Người mong cầu hạnh phúc to lớn hơn cái mình đang có thì phải chịu từ bỏ hạnh phúc mình đang hưởng thụ. Tương tợ như ông bán hàng muốn có lợi nhuận càng nhiều thì cần phải lấy tiền đang có đi đầu tư mua nhiều hàng hóa hơn, khi đã bán được thì xem như là thu được nhiều lợi nhuận hơn và nếu đầu tư đều đều thì lợi nhuận sẽ càng tăng.
Lại nữa, tương tợ như nông dân trồng lúa, bởi vì có sự hy vọng mong muốn cho lúa ngày càng nhiều thì cũng phải lấy hạt giống lúa mà mình có đem đi rải trong đồng ruộng và giữ một phần để sử dụng. Hạt lúa khi được rải ra ruộng đến thời kỳ thì sẽ ra bông trổ hạt tùy theo phong thổ khí hậu và khi đã đến lúc gặt lúa, người nông dân cũng thu hoạch được một lượng lớn nhiều gấp trăm lần số thóc mà mình đem đi gieo. Điều này như thế nào thì người chấp nhận từ bỏ hạnh phúc nhỏ bé chắc chắn nhận được quả an lạc nhiều hơn tốt hơn gấp trăm lần những gì mình chấp nhận từ bỏ giống như thế ấy. Nghĩa là người đã luôn luôn xả bỏ tài sản để làm phước thiện bố thí, đôi khi quả báo ấy cũng có thể đáp trả liền ngay trong kiếp hiện tại này, tức nếu làm nghề buôn bán thì việc buôn bán ấy sẽ có sự phát triển thành đạt được nhiều lợi ích, kết quả nhận được có thể sẽ nhiều hơn cái mà mình xả bỏ bố thí, khi người ấy chết đi trong kiếp hiện tại, dù tái sanh làm người hay chư thiên cũng thế, chắc chắn nhận được sự hạnh phúc an lạc bên trong lẫn bên ngoài, là người đầy đủ tài sản vật chất và những món phụ tùng nhiều hơn thứ mà mình từng có được trong kiếp quá khứ. Trong các nghề nghiệp khác cũng giống như thế, chắc chắn nhận được quả lợi ích nhiều hơn cái mình xả bỏ, còn quả báo phát sanh trong tương lai, là khi chết ở cõi này thì sanh làm người nhân loại ở kiếp kế tiếp, quả báo nhận được là sự an lạc hạnh phúc đầy đủ tài sản vật chất ngày càng hưng thịnh, nếu sanh ở cõi chư thiên thì càng nhận được loại hạnh phúc vi tế hơn thế.
Nếu sự xả bỏ hạnh phúc liên hệ với sự trì giới thì người ấy chắc chắn nhận được phước báo là an thân lạc tâm, tuổi thọ dài lâu, có danh tiếng và quyền lực lớn. Nếu sự xả bỏ hạnh phúc liên hệ với sự tu tiến thì người ấy chắc chắn nhận được quả báo là nhận được sự an lạc tĩnh lặng mà mình chưa từng có như là sự hạnh phúc của thiền, sự hạnh phúc của Phạm thiên, sự hạnh phúc của thánh quả, sự hạnh phúc khi nhập thiền diệt và sự hạnh phúc tịch tịnh (Níp-bàn). Đấy là những gì đáp trả lại từ việc từ bỏ hạnh phúc mình đang có và trong giai đoạn tu tập. Còn nếu chưa chứng đắc thành tựu pháp chỉ tịnh (thiền chỉ) hay minh sát (thiền quán) đi nữa thì khi chết trong lúc ấy cũng sẽ nhận được quả là sanh làm người nhân loại, hay chư thiên và chắc chắn được hưởng thụ hạnh phúc dục giới nhiều hơn vi tế hơn hạnh phúc cũ nhiều lần.
Do đó tất cả những phật tử, khi quán xét thấy được lợi ích theo lời Đức Phật giáo giới như đã trình bày, nên chấp nhận xả bỏ hạnh phúc nhỏ bé rồi cố gắng tinh cần tu tập, tích tạo bố thí, trì giới, tu tiến. Đây sẽ là nguyên nhân cho phát sanh hạnh phúc lớn lao, ngập tràn theo lời giáo giới của bậc Chánh Đẳng Chánh Giác đã thuyết lại vậy.
Hơn nữa, bậc Toàn giác đã thuyết trong chú giải Kinh Pháp Cú rằng:
“Na ve kadariyā devalokaṃ vajanti
Bālā have nappasaṃsanti dānaṃ
Dhīro ca dānaṃ anumodamāno
Teneva so hoti sukhī parattha.”
Nghĩa: Những người bỏn sẻn keo kiệt sẽ không vào được cõi chư thiên, lẽ thường người rồ dại hẳn không tán dương sự bố thí, còn bậc hiền trí chắc chắn có sự hân hoan trong việc bố thí và dẫn dắt người khác cùng làm thiện phước. Chính vì thế, bậc hiền trí ấy cũng có sự hạnh phúc thân tâm ở đời sau.
Giải rằng, trong cõi chư thiên ấy là nơi của tất cả những người làm phước, bởi vì nơi này đều tràn đầy hạnh phúc sáng chói đầy đủ mọi thứ. Tất cả các cảnh như sắc, thinh, khí, vị, xúc cũng đều là cảnh vi tế đáng yêu, đáng thích, do đó người có sự bỏn sẻn keo kiệt, chưa từng nghĩ đến việc làm phước không đi đến được cõi chư thiên.
Hơn nữa người không có sự hiểu biết và không có niềm tin, không tin nghiệp và quả của nghiệp, không tin rằng có đời này đời sau, có tâm hạ liệt chắc chắn không tán dương việc bố thí và thường hay chỉ trích cách làm phước này. Còn bậc hiền trí có sự hiểu biết trong pháp và có niềm tin về nghiệp, tin quả của nghiệp và đời này đời sau, hẳn nhiên có sự tán dương ca ngợi cách bố thí và luôn luôn làm thiện phước, đôi khi lại dẫn dắt người khác cùng làm phước, bởi nguyên nhân này những người này cũng được gọi là người có phước và chắc chắn thọ lãnh được sự an lạc thân tâm cả đời này lẫn đời sau, theo thường tình giống như thế.
Trong chú giải của bộ Thanh tịnh đạo trình bày vấn đề tạo phước bố thí cho thành tựu hai phần lợi ích, như có kệ ngôn:
“Adantadamanaṃ dānaṃ
Dānaṃ sabbattha sādhakaṃ
Dānena piyavācāya
Unnananti namanti ca.”[8]
Nghĩa: Chỉ có sự làm phước bố thí cho thành tựu hai phần lợi ích và sự làm phước bố thí kèm theo cách nói dễ mến lại cho thành tựu thêm hai phần lợi ích nữa.
Chỉ có sự làm phước bố thí cho thành tựu hai phần lợi ích là:
1. Sự làm phước bố thí có thể làm cho những người có tâm cọc cằn thô tháo trở lại thành người có tâm mềm dịu thanh tao.
2. Có thể làm cho công việc của mình thành tựu như ý nguyện.
Sự bố thí (xả thí) kèm theo nói lời dễ mến làm cho thành tựu thêm hai phần lợi ích nữa là:
1. Sự bố thí (xả thí) kèm theo nói lời dễ mến, cả hai điều này chắc chắn là công cụ níu giữ tấm lòng của nhau, làm cho những người thương mến nhau, phát sanh sự thương mến nhau nhiều hơn.
2. Có thể giữ lại tâm của người chưa quen biết, hay người đã quen biết mà không thân nhau, làm cho có sự thân thiết.
Kết luận: Quả báo của việc tạo phước bố thí là những sự tu tiến này, vị giáo thọ sư đời trước trình bày rằng:
- Dānamayo cha kāmāvacaro thiện bố thí có thể cho đi tái sanh trong 6 cõi chư thiên dục giới.
- Sīlamayo akaniṭṭho thiện giữ giới có thể cho đi tái sanh ở cõi Sắc cứu cánh (Akaniṭṭhābhūmi).
- Bhāvanāmayo amatapphalo thiện tu tiến có thể cho đến Níp-bàn.
Lời nhắc nhở:
- Ăn vào rồi cũng trở thành đồ hư.
- Giữ lại thì chỉ có lợi ích vào một khoảng đời sống trong lúc chưa chết mà thôi, chết đi cũng rơi vào tay của người khác.
- Bố thí xả bỏ thì nhận được lợi ích cả đời này lẫn đời sau.
Bố thí thành tựu được thì phải kèm theo 3 chi phần:
Trong Tikanipāta của Aṅguttaranikāya trình bày rằng[9]:
1. Saddhāpasannā: Niềm tin trong sạch trong nghiệp và quả của nghiệp.
2. Deyyadhammo: Có vật thí cúng dường sẵn sàng.
3. Dakkhiṇeyyo: Có người nhận đến trước mặt.
Cả ba điều này, nếu thiếu một trong ba thì việc làm thiện phước, bố thí không thành tựu được.
Bố thí có thể làm cho quả báo phát sanh trong hiện tại phải kết hợp với 4 chi phần sau:
1. Dhammiyaladdhavatthu: Vật thí cúng dường phải là vật thí kiếm được bằng cách đúng pháp.
2. Atipasannā: Người cúng dường phải là người có đức tin trong sạch vững chắc.
3. Khīṇāsavo: Người nhận vật thí phải là bậc thánh nhân, vô lậu (là người không còn phiền não).
4. Guṇātirekatā: Bậc thánh lậu tận phiền não ấy hợp với ân đức đặc biệt là vừa mới xuất thiền diệt.
Khi đầy đủ cả 4 chi phần này thì người bố thí chắc chắn nhận được quả báo chậm nhất là trong 7 ngày.
(Có trong kinh Tăng chi - Aṅguttaranikāya).
Trình bày vấn đề bố thí trong ba thời kì bởi mãnh lực của tam tư (cetanā)
1. Pubbacetanā: Sự chú tâm cố quyết trước khi làm thiện, bố thí, giữ giới hay tu tiến.
2. Muñcanacetanā: Sự chú tâm cố quyết trong lúc đang cúng dường, bố thí, giữ giới hay tu tiến.
3. Aparacetanā: Sự chú tâm cố quyết khi đã thành tựu việc cúng dường, bố thí, giữ giới hay tu tiến.
Giải rằng:
Người tu tập pháp ‘bố thí’, ‘giữ giới’ hay ‘tu tiến’ cũng thế, nếu muốn cho phước thiện của mình đã làm được trổ kết quả tốt đẹp mà không bị thiếu sót thì phải kết hợp với sự quyết tâm làm việc tốt ở cả ba thời theo như đã nói.
1. Có sự cố quyết trước khi sẽ làm, có nghĩa là trước khi người ấy sẽ bắt tay vào làm phước thiện, bố thí, giữ giới hay tu tiến ấy có sự chú tâm quyết định tốt đẹp. Tức là không kết hợp với tham (lobha), ngã mạn cống cao (māna) hay không hợp với sự không hài lòng, buồn phiền v.v... mà không liên hệ với thiện pháp của mình sẽ làm. Như vậy được xem như người ấy có tư tiền thiện (sự cố tâm tốt đẹp trước khi làm).
2. Có sự chú tâm cố quyết trong lúc đang làm, có nghĩa là trong lúc đang bố thí, hay đang tu tiến thiền chỉ, thiền quán cũng thế, phải có tâm trong sạch vững chắc với việc làm của mình trong thời điểm ấy, không có sự khó chịu, hay không hài lòng v.v... phát sanh. Như vậy cũng xem như người ấy có tư hiện thiện (tức sự cố tâm tốt đẹp trong khi đang làm).
3. Có sự chú tâm cố quyết sau khi đã thành tựu, có nghĩa là: Khi đã thành tựu trọn vẹn việc làm ‘thiện, bố thí’ hay ‘giữ giới’, hoặc ‘tu tiến’ thiền chỉ tịnh và thiền quán, chắc chắn có tâm trong sạch hân hoan với phước thiện của mình, và khi nghĩ lại cũng luôn phát sanh niềm vui, không kết hợp với sự buồn phiền, hay không hài lòng chi cả. Như vậy cũng xem như người ấy có tư hậu thiện (tức sự cố tâm tốt đẹp sau khi đã làm).
Khi đã có sự cố quyết chú tâm tốt đẹp trong cả ba giai đoạn này thì người tu tập tạo phước thiện chắc chắn nhận được phước báu suốt cả ba giai đoạn giống như thế, nghĩa là:
1. Có tư tiền tốt đẹp trong thời thanh niên, nghĩa là ở giai đoạn tuổi 25 ấy chắc chắn là người đầy đủ tài sản vật chất, ấy là quả báo của sự làm phước thiện, bố thí. Phước báu ấy cho thành người có sự an lạc, hạnh phúc thân tâm, có tuổi thọ dài lâu, ấy là quả báo trổ sanh từ việc trì giới. Và chắc chắn là người có đầy đủ chánh niệm (sự nhớ được) và lương tri (sự biết mình), tâm vững chắc, có trí tuệ khéo rành trong thực tính pháp, ấy là quả báo trổ sanh từ việc tu tiến thiền chỉ tịnh hay thiền quán.
2. Có tư hiện tốt đẹp trong thời trung niên có nghĩa là tính từ lúc 26 tuổi đến 50 tuổi chắc chắn nhận được nhiều sự an lạc hạnh phúc theo như đã nêu ở câu 1.
3. Có tư hậu tốt đẹp trong thời lão niên có nghĩa là tính từ lúc 51 tuổi trở đi chắc chắn nhận được những sự hạnh phúc khác nhau như đã nêu giống như trên.
Theo như đã giải thích ở đây, ta thấy rằng cuộc đời của mỗi người không có sự tương đồng nhau, tức là một số người ở thời thanh niên có hưởng thụ nhiều sự hạnh phúc đầy đủ tài sản, nhưng vừa vào đến thời kì trung niên thì gặp phải những sự khó khăn, đau khổ cho đến chết cũng có. Một số người ở thời thanh niên cơ cực khó khăn, nhưng vừa vào đến thời kì trung niên thì nhận được sự hạnh phúc lâu dài cũng có. Một số người ở thời thanh niên và trung niên có sự hạnh phúc, nhưng vừa tới thời lão niên gặp phải khó khăn cũng có, và một số người thì có hạnh phúc an lạc suốt cả cuộc đời, diễn tiến khác nhau như thế v.v... điều này cho chúng ta thấy rằng có liên hệ đến sự chú tâm quyết định ở cả ba thời (tức tam tư) trong lúc làm phước thiện bố thí, hay giữ giới. Do đó, bất cứ sự làm phước thiện nào cũng thế, cũng phải chú tâm lại cho tốt ở cả ba thời điểm ấy, như vậy cũng sẽ cho nhận được quả báo tốt đẹp không bị đứt đoạn thiếu sót mất mát chi cả. Như trong Aṅguttara, Đức Phật có giáo giới như vầy:
“Pubbeva dānā sumano
Dadaṃ cittaṃ pasādaye
Datvā attamano hoti
Esā yaññassa sampadā”
Trước khi bố thí, mong cho hãy là người có sự hân hoan. Khi đang cho, hãy có tâm tịnh tín. Khi cho xong rồi, hãy là người có tâm hân hoan. Đây là sự thành tựu của phước.
~~~
Trình Bày Sự Thực Hiện Vun Bồi Bố Thí – Giữ Giới – Tu Tiến Là Tam Nhân Và Nhị Nhân
Thiện nhị nhân có nghĩa là: Người nào không có sự hiểu biết trong vấn đề thực hiện pháp hành liên quan đến cách tu tập các phước thiện. Nghĩa là không có sự hiểu biết rằng làm việc tốt được nhận quả tốt, làm việc xấu chắc chắn nhận quả báo ác xấu. Tất cả chúng sanh trong thế gian này có nghiệp là sở hữu, là tài sản của mình, nghiệp là hướng đạo, là pháp sắp xếp tất cả chúng sanh. Người nào không biết như thế gọi là người không kết hợp với sự hiểu biết về nghiệp (kammassakatāñāṇa). Hay người nào không có tri kiến suy xét rằng tất cả những gì có trên thế gian này, gồm những vật có sinh mạng và không có sinh mạng, không có cái gì ngoài ra sắc và danh sắc, hay những tên gọi định đặt là người, chúng sanh v.v... chắc chắn đều có sự sanh lên rồi diệt đi, ấy là vô thường (không bền vững), khổ não và vô ngã (không có ta, tôi, linh hồn hiện hữu trong đó), không có chỗ nào gọi là bền vững chắc chắn. Sự không hiểu biết như thế gọi là người không kết hợp với tuệ quán minh sát (vipassanāñāṇa). Do đó, khi loại người này tu tập phước thiện nào cũng thế, thiện ấy gọi là thiện nhị nhân, tức thiện không hợp với trí tuệ, bởi vì phát sanh chỉ nương vào nhân vô tham và nhân vô sân làm chủ.
Thiện tam nhân có nghĩa là:
Người nào có trí tuệ biết trong vấn đề nghiệp và quả của nghiệp rằng làm việc tốt chắc chắn nhận quả tốt, làm việc xấu ắt phải nhận quả xấu (gieo gió gặt bão) và tất cả chúng sanh trên thế gian này có nghiệp là chủ, là hướng đạo sắp xếp, cách hiểu biết như vậy gọi là người hiểu biết trong nghiệp (kammassakatañāṇa). Hay người nào có trí tuệ biết rằng tất cả những gì có mặt trên thế gian này, dù là vật có mạng sống hay không có mạng sống cũng thế, chỉ là sắc và danh mà thôi. Danh sắc này là vật không bền vững, luôn luôn sanh rồi diệt, đều chỉ là vật vô thường, khổ não và vô ngã cả thảy. Do đó, trong việc làm thiện phước ấy, người làm phước bố thí cũng có trạng thái vô thường (không bền vững), vật bố thí ấy cũng có trạng thái vô thường, người nhận đồ bố thí cũng vô thường, và tâm thiện phát sanh lúc làm phước thiện ấy cũng vô thường giống như nhau. Nhưng quả báo của phước thiện ấy không bị suy thoái, chắc chắn phải nhận quả phước trong tương lai. Sự hiểu biết như thế gọi là người có cả sự hiểu biết về nghiệp và tuệ quán minh sát. Do đó, khi loại người này làm bất cứ việc thiện phước nào cũng thế, thiện ấy được gọi là thiện tam nhân, tức thiện kết hợp với trí tuệ. Do đó, thiện tam nhân cũng được xếp thành 3 nhóm như nhau là:
1. Thiện tam nhân (tihetukakusala) kết hợp với sự hiểu biết về nghiệp.
2. Thiện tam nhân (tihetukakusala) kết hợp với tuệ quán minh sát.
3. Thiện tam nhân (tihetukakusala) kết hợp với cả hai là sự hiểu biết về nghiệp và tuệ quán minh sát.
Cả ba thiện tam nhân này, loại thiện tam nhân hợp với cả sự hiểu biết về nghiệp và tuệ quán minh sát là thù thắng hơn hai loại thiện tam nhân còn lại.
Thiện Nhị Nhân Và Thiện Tam Nhân Phát Sanh Được Với Hạng Người Nào?
Lẽ thường tất cả những người trên thế gian này, bất kể là trẻ con hay người lớn, chắc chắn đều có sự làm phước thiện cùng nhau, hầu như tất cả đều theo sự thích hợp với độ tuổi, với thân phận và với loại người. Do đó, thiện phát sanh với tất cả những người ấy hẳn nhiên có cả thiện nhị nhân và thiện tam nhân, như trình bày sau đây:
1. Thiện nhị nhân thường phát sanh cho trẻ con và những người ngoài ra Phật giáo (không phải đạo Phật), bởi vì lẽ thường con nít không biết vấn đề tội phước và người không phải đạo Phật đa số thường không có niềm tin về chuyện quả báo của tội và phước.
Người Phật tử không có sự hiểu biết và quan tâm về Phật giáo mà chỉ mang tiếng gọi là Phật tử vậy thôi, những người ấy làm việc thiện chỉ là làm theo truyền thống, chứ không phải với tâm tịnh tín (đức tin trong sạch). Do đó, tâm thiện phát sanh với người này hẳn nhiên là thiện nhị nhân.
Một số người Phật tử có sự hiểu biết quan tâm đến Phật giáo, nhưng trong lúc làm phước thiện ấy không thật sự chú tâm làm mà lại lo lắng nhiều về những chuyện khác. Do đó, thiện phát sanh trong lúc ấy chắc chắn là thiện nhị nhân.
2. Thiện tam nhân kết hợp với sự hiểu biết về nghiệp (kammassakatañāṇa) phát sanh với người Phật tử có niềm tin trong sạch về nghiệp và quả của nghiệp, nhưng chưa nhận biết được đến danh sắc và sự sanh diệt của danh sắc.
3. Thiện tam nhân kết hợp với tuệ quán minh sát (vipassanāñāṇa) phát sanh với người Phật tử đang tu tiến pháp quán, hay đang suy xét thấy biết danh sắc theo thực tính vô thường – khổ não – vô ngã.
4. Thiện tam nhân kết hợp với sự hiểu biết về nghiệp và tuệ quán minh sát phát sanh với người Phật tử lúc quán xét rằng tất cả chúng sanh trong thế gian đều có nghiệp, là pháp cai quản cả thảy, và tất cả chúng sanh, người này người kia thường hay gọi nhau là con trai con gái v.v... cũng chỉ là danh và sắc, những pháp ấy là vô thường (không bền vững), khổ não và vô ngã (không thể ép buộc hay điều khiển được). Người đang nghĩ ngợi quán xét như thế được gọi là người có thiện tam nhân hợp với sự hiểu biết về nghiệp và tuệ quán minh sát.
~~~
Trình Bày Sự Phân Chia Thiện Nhị Nhân Và Thiện Tam Nhân Thành Bậc Thượng Và Bậc Hạ
1. Người nào làm phước như bố thí, giữ giới, tu tiến, trong lúc đang thực hiện thì cả tư tiền (pubbacetanā) và tư hậu (aparacetanā) phát sanh diễn tiến thuận lợi mà không hòa trộn với bất cứ một pháp bất thiện nào, dù là thiện nhị nhân hay thiện tam nhân cũng thế, cách làm phước thiện của người ấy gọi là thiện bậc thượng (ukkaṭṭhakusala) tức thiện bậc cao.
2. Trong lúc đang làm phước, nếu cả tư tiền và tư hậu diễn tiến không thuận lợi, tức là có lẫn lộn với pháp bất thiện, dù thiện ấy là thiện nhị nhân, hay thiện tam nhân cũng thế, cách làm phước thiện của người ấy gọi là thiện bậc hạ (omakakusala) thiện bậc thấp.
3. Người nào làm phước thiện có tư tiền và tư hậu diễn tiến thuận lợi và tư hậu hậu (aparāparacetanā) tức sự chú tâm cố quyết đề đốc thường phát sanh kế tiếp sau tư hậu. Có nghĩa là khi người làm bất cứ một thiện pháp nào đã thành tựu trọn vẹn, trong giai đoạn sau đó lâu bao nhiêu cũng thế, khi nhớ lại thiện pháp mà mình đã tạo thì cũng luôn phát sanh sự hoan hỷ. Chính như vậy gọi là tư hậu hậu của người ấy diễn tiến tốt đẹp không suy giảm, do đó loại thiện này dù là thiện nhị nhân hay thiện tam nhân cũng thế, đều được gọi là thiện bậc thượng.
4. Thiện nhị nhân hay thiện tam nhân cũng thế, phát sanh với người có tư tiền và tư hậu diễn tiến tốt đẹp, nhưng sau đó khi nhớ lại việc thiện mình đã làm thì pháp bất thiện phát sanh tức sự không hài lòng hay buồn phiền. Như vậy xem như là tư hậu hậu của người ấy bị hư hại mất. Do đó, loại thiện này cũng là loại thiện vừa có bậc thượng và bậc hạ lẫn lộn, gọi là thiện thượng hạ (ukkaṭṭhomakakusala).
5. Thiện nhị nhân hay thiện tam nhân cũng thế, là loại thiện bậc hạ (omakakusala) hay thiện bậc thấp, bởi vì tư tiền hay tư hậu của người ấy bị chen lẫn pháp bất thiện, nhưng trong khoảng thời gian sau đó, khi người ấy nhớ lại pháp thiện của mình đã tạo thì lại phát sanh tâm hoan hỷ. Như vậy xem như tư hậu hậu của người ấy diễn tiến theo chiều hướng thiện, loại thiện này gọi là loại thiện đầu thấp đuôi cao (omakukaṭṭhakusala thiện hạ thượng).
6. Thiện nhị nhân hay thiện tam nhân của người nào cũng thế, khi đã là loại thiện bậc thấp, thời sau đó thiện pháp của vị ấy lúc nào cũng phát sanh sự không hài lòng, lo lắng phiền muộn. Như vậy cho thấy rằng tư hậu hậu của người ấy không diễn tiến thuận lợi, do đó loại thiện này là loại thiện đầu thấp đuôi cũng thấp gọi là thiện hạ hạ (omakomakakusala).
Thiện xếp thành loại thượng và hạ, tức bậc cao và bậc thấp sẽ phát sanh được bởi nương nhờ tư tiền và tư hậu (2 giai đoạn ấy) này, nhưng tư hậu lại quan trọng hơn tư tiền, bởi vì cho dù là tư tiền không diễn ra tốt đẹp, nhưng tư hậu lại diễn ra thuận lợi thì thiện ấy vẫn còn cơ hội là thiện bậc thượng (ukkaṭṭhakusala). Nếu tư hiện diễn ra tốt đẹp, nhưng tư hậu lại diễn biến không thuận lợi thì thiện ấy cũng rơi vào thiện bậc thấp (omakakusala). Do đó, điều này trình bày cho thấy rằng các pháp thiện sẽ là bậc thấp hay bậc cao cũng tùy vào tư hậu của người ấy làm chủ trong việc sẽ sắp xếp cho thiện ấy là bậc cao hay bậc thấp. Trong tất cả các thiện pháp như bố thí, giữ giới, tu tiến như đã giải thích ở phần đầu hẳn phân chia ra thành 12 loại là:
1. Tihetukaukkaṭṭhakusala (Thiện tam nhân bậc thượng).
2. Tihetukaomakakusala (Thiện tam nhân bậc hạ).
3. Tihetukaukkaṭṭhukkaṭṭhakusala (Thiện tam nhân bậc thượng – thượng).
4. Tihetukaukkaṭṭhomakakusala (Thiện tam nhân bậc thượng – hạ).
5. Tihetukaomakukkaṭṭhakusala (Thiện tam nhân bậc hạ – thượng).
6. TihetukaOmakomakakusala (Thiện tam nhân bậc hạ – hạ).
7. Dvihetukaukkaṭṭhakusala (Thiện nhị nhân bậc thượng).
8. Dvihetukaomakakusala (Thiện nhị nhân bậc hạ).
9. Dvihetukaukkaṭṭhukkaṭṭhakusala (Thiện nhị nhân bậc thượng – thượng).
10. Dvihetukaukkaṭṭhomakakusala (Thiện nhị nhân bậc thượng – hạ).
11. Dvihetukaomakukkaṭṭhakusala (Thiện nhị nhân bậc hạ – thượng).
12. DvihetukaOmakomakakusala (Thiện nhị nhân bậc hạ – hạ).
Theo cách phân chia pháp thiện ra thành nhiều trường hợp như đã nêu cũng trình bày cho thấy rằng tất cả pháp thiện mà người ta làm cho phát sanh ấy chắc chắn có vị trí khác nhau, những vị trí khác nhau này diễn tiến bởi mãnh lực của “tư” (cetanā) phát sanh với người tạo phước thiện ấy, nghĩa là:
Trong cách làm phước thiện ấy, đôi khi có tư tiền là tốt đẹp và tư hậu là xấu.
Đôi khi có tư tiền là xấu và tư hậu là tốt đẹp.
Đôi khi có tư tiền là tốt đẹp, tư hậu là tốt đẹp, tư hậu hậu xấu.
Hay đôi khi có tư tiền tốt đẹp, tư hậu tốt đẹp, tư hậu hậu tốt đẹp.
Do đó, khi thực hiện pháp thiện có những vị trí khác nhau như vậy thì quả nhận được cũng có vị trí khác nhau, nghĩa là:
1. Tihetukaukkaṭṭhakusala (Thiện tam nhân bậc thượng).
2. Tihetukaukkaṭṭhukkaṭṭhakusala (Thiện tam nhân bậc thượng – thượng).
3. Tihetukaukkaṭṭhomakakusala (Thiện tam nhân bậc thượng – hạ).
Ba loại thiện này trổ quả cho sanh thành người nhân loại hay chư thiên bậc cao gọi là người tam nhân.
4. Tihetukaomakakusala (Thiện tam nhân bậc hạ).
5. Tihetukaomakukkaṭṭhakusala (Thiện tam nhân bậc hạ– thượng).
6. Tihetukaomakomakakusala (Thiện tam nhân bậc hạ – hạ).
7. Dvihetukaukkaṭṭhakusala (Thiện nhị nhân bậc thượng)
8. Dvihetukaukkaṭṭhukkaṭṭhakusala (Thiện nhị nhân bậc thượng – thượng).
9. Dvihetukaukkaṭṭhomakakusala (Thiện nhị nhân bậc thượng – hạ).
Sáu loại thiện này trổ quả cho sanh làm người hay chư thiên bậc trung gọi là người nhị nhân.
10. Dvihetukaomakakusala (Thiện nhị nhân bậc hạ).
11. Dvihetukaomakukkaṭṭhakusala (Thiện nhị nhân bậc hạ – thượng).
12. Dvihetukaomakomakakusala (Thiện nhị nhân bậc hạ – hạ).
Ba loại thiện này trổ quả cho sanh làm người nhân loại hay chư thiên bậc thấp gọi là người lạc vô nhân.
~~~
Trình Bày Các Trường Hợp Bố Thí
Bố thí nhóm 2 pháp
1. Āmisadāna (hiện vật thí) cách bố thí cúng dường tứ vật dụng khác nhau.
2. Dhammadāna (pháp thí) cách cho Pháp là bố thí, đó là thuyết pháp, dạy pháp và kiến thiết các loại sách vở chánh pháp và chia sẻ đến người khác.
Hai loại bố thí này, Pháp thí (dhammadāna) thù thắng hơn hiện vật thí (āmisadāna), như có Pāḷi trình bày rằng “Sabbadānaṃ dhammadānaṃ jināti” dịch là “Pháp thí thắng mọi thí”.
Hiện vật thí trổ quả là có tài sản vật chất đầy đủ.
Pháp thí trổ quả là phát sanh trí tuệ.
Nữa là:
1. Sakkaccadāna nghĩa là bố thí một cách cung kính.
2. Asakkaccadāna nghĩa là bố thí một cách không cung kính.
Cách cúng dường bố thí cung kính, nghĩa là cho một cách cung kính, không thể hiện hành vi thô lỗ như là không quăng cho, không đẩy cho, không phủi cho v.v... hay là không nói những lời cộc cằn không đáng để nghe. Cách cho không tôn trọng là sự thể hiện hành vi không đáng nhìn, không đáng nghe diễn ra đối nghịch với cách cho tôn trọng. Bố thí bằng cách tôn trọng cung kính là bố thí thù thắng hơn cách bố thí không tôn trọng, khi đến lúc trổ quả chắc chắn nhận được sự tôn trọng cung kính của người khác như là con cái, vợ chồng, bà con, bạn bè v.v... một cách tốt đẹp. Còn quả trổ sanh từ việc bố thí không tôn trọng là không nhận được sự tôn trọng của người khác, hay con cái, vợ chồng, bà con, bạn bè v.v...
Nữa là:
1. Pūjadāna (bố thí cúng dường) là cách cho đi vật dụng đến người có tài năng đạo đức và người cao tuổi (trưởng thượng) bằng sự cúng dường.
2. Anuggahadāna (bố thí cứu giúp) là cách cho đi vật dụng đến người có tuổi nhỏ hơn hay cao hơn bằng cách cứu giúp.
Bố thí cúng dường chắc chắn thù thắng hơn bố thí cứu giúp, khi trổ quả thì nhận được sự cung kính cúng dường từ người khác, còn bố thí cứu giúp làm cho trổ quả luôn có người hỗ trợ ủng hộ.
Nữa là:
1. Sāhatthikadāna (tự tay bố thí) là cách bố thí bởi chính mình.
2. Āṇattikadāna (nhờ bố thí) là sai (nhờ) người khác làm thế.
Tự tay bố thí thù thắng hơn nhờ người khác bố thí, khi trổ quả chắc chắn làm cho thành người có đầy đủ tài sản vật chất và tùy tùng, còn nhờ người khác bố thí khi trổ quả, dù là có tài sản, nhưng không có tùy tùng.
Nữa là:
1. Thāvaradāna (bố thí bền lâu) đó là cách tạo dựng các loại vật chất để cúng dường bố thí, như là xây dựng bảo tháp, tạo tượng Phật, xây chùa, xây nhà mát, xây hồ nước, xây cốc liêu, in ấn Tam tạng, xây cầu hay cách trồng cây để che bóng mát cho người đến nghỉ ngơi.
2. Athāvaradāna (bố thí không bền lâu) đó là 8 món vật dụng nhu yếu phẩm và các loại vật dụng khác nhau.
Bố thí bền lâu trổ quả thù thắng bền chắc hơn bố thí không bền lâu, nghĩa là làm cho có tài sản có nguồn gốc bền vững, cái gì đã là tài sản của mình thì cái đó chắc chắn tồn tại lâu dài khó bị hư hại biến đổi, luôn đến việc tránh được các nạn lửa, nước, trộm cướp, v.v... Còn bố thí không bền vững trổ quả không bền vững, nghĩa là có địa vị không bền vững, tài sản tiền bạc có được chắc chắn không bền lâu, tức làm ra được thì cũng hết, càng làm ra bao nhiêu thì càng hết bấy nhiêu.
Nữa là:
1. Saparivāradāna (bố thí kèm theo phần phụ) là sự cúng dường bố thí kèm theo vật phụ tùng, như là khi đặt bát thì đặt luôn cả cơm và thức ăn và đồ tráng miệng. Hay khi cúng dường y phục thì cúng dường kèm theo kim chỉ, màu nhuộm y. Hay xây dựng cốc liêu cúng dường thì có kèm theo vật dụng v.v...
2. Aparivāradāna (bố thí không kèm theo phần phụ) là sự cúng dường bố thí không kèm theo vật phụ tùng, như là đặt bát cúng dường thì chỉ đặt cơm mà không có đồ ăn và tráng miệng v.v.... Hay đôi khi cúng dường y phục mà không đầy đủ vật phụ kiện v.v...
Bố thí kèm theo phần phụ khi trổ quả chắc chắn nhận được quả phước đầy đủ hơn cách bố thí không kèm theo phần phụ, như là được bất cứ vật dụng gì chắc chắn không bị thiếu sót, luôn có đầy đủ. Còn bố thí không kèm theo phần phụ thì lúc trổ quả chắc chắn bị thiếu sót, không giống như các bố thí kèm theo phần phụ.
Nữa là:
1. Niccadāna (bố thí liên tục) là cách bố thí nhất định thường xuyên, như là đặt bát mỗi ngày, dạy chánh pháp mỗi ngày, bố thí đến tu nữ hay người nghèo khó mỗi ngày v.v...
2. Aniccadāna (bố thí không liên tục) là cách bố thí bất định không thường xuyên (thỉnh thoảng).
Bố thí liên tục khi trổ quả làm cho người ấy luôn có sự tôn trọng may mắn không gián đoạn, còn bố thí không liên tục chắc chắn chỉ trổ quả lúc có lúc không (không liên tục).
Trong chú giải Kinh Tăng Chi (Aṅguttara aṭṭhakathā) có trình bày rằng: “Tesaṃ divā ca ratto ca sadā puññaṃ pavaḍḍhati”
Dịch nghĩa là “Phước chắc chắn càng ngày càng tiến hóa đều đều cho người có cách bố thí liên tục (niccadāna) và bố thí bền lâu (thāvaradāna).
Giải rằng:
Bất kể một người nào lúc sống ở cõi nhân loại nên có cả hai cách bố thí liên tục và bố thí bền lâu, hay có bất cứ một cách nào theo sự thích hợp, và người có cách làm phước nào trong hai cách làm phước ấy, khi người ấy chết đi hẳn nhiên không sanh trong bốn cõi khổ thú mà lại đi tái sanh trong cõi an vui như là nhân loại, chư thiên, tợ như bậc thánh dự lưu như thế ấy.
Nữa là:
1. Sāsanikadāna là cách làm phước trong giáo pháp Đức Phật còn tồn tại.
2. Asāsanikadāna là cách làm phước trong thời giáo pháp Đức Phật suy thoái.
Sāsanikadāna khi trổ quả có mãnh lực hơn là Asāsanikadāna.
Nữa là:
1. Asaṅkhāradāna (bố thí vô dẫn) là cách bố thí mà không cần người khác rủ rê dẫn dắt.
2. Sasaṅkhāradāna (bố thí hữu dẫn) là cách bố thí mà có người rủ rê dẫn dắt.
Bố thí vô dẫn chắc chắn có ân đức nhiều hơn bố thí hữu dẫn, chắc chắn trổ quả là có sức mạnh ở thân và tâm, luôn đến các loại tài sản vật chất có sự tiến hóa nhanh chóng. Còn bố thí hữu dẫn cho quả là sức lực của thân và tâm yếu ớt, tài sản vật chất chậm phát triển.
Nữa là:
1. Sampajānadāna là cách làm phước kết hợp với sự hiểu biết về kết quả của việc làm ấy.
2. Asampajānadāna là cách làm phước không kết hợp với sự hiểu biết về vấn đề nghiệp và quả của nghiệp.
Sampajānadāna khi đến lúc trổ quá chắc chắn làm cho thành người có đầy đủ tài sản và trí tuệ. Asampajānadāna khi trổ quả chắc chắn là người có tài sản nhưng thiếu trí tuệ.
Nữa là:
1. Vaṭṭanissitadāna (bố thí nương luân hồi) là cách làm phước với sự mong muốn tài sản, như là mong muốn giàu sang như triệu phú, đại triệu phú hay mong muốn thành tựu hữu (cảnh giới) như là khao khát thành người nhân loại, chư thiên và phạm thiên, như vậy là bố thí diễn ra để luân chuyển sanh tử trong vòng luân hồi.
2. Vivaṭṭanissitadāna (bố thí xuất luân hồi) là cách làm phước mà không có sự mong muốn trong tài sản và thành tựu hữu (cảnh giới), nhưng lại có nguyện vọng trí toàn giác, trí độc giác, trí thượng thủ thanh văn giác, trí đại thanh văn giác, trí thinh văn thông thường, bất kể một loại nào trong những loại này, ấy là bố thí diễn tiến để xuất luân hồi.
Trong hai loại bố thí này, bố thí nương luân hồi không gọi là bố thí độ mà chỉ là bố thí thông thường và khi cho quả thì chỉ có sự an lạc của nhân loại và chư thiên mà không thể đi đến đạo quả Níp-bàn được. Còn bố thí xuất luân hồi ấy gọi là bố thí độ và khi trổ quả thì hẳn nhiên vừa có cơ hội hưởng thụ hạnh phúc của chư thiên và nhân loại, vừa có thể chứng đắc đạo quả Níp-bàn.
Nữa là:
1. Dhammadāna (bố thí hợp pháp) là cách làm phước bởi sự cúng dường tứ vật dụng thích hợp như là cúng dường y phục (cīvara), vật thực, nơi cư ngụ và thuốc trị bệnh.
2. Adhammadāna (bố thí phi pháp) là cách làm phước bởi sự cúng dường tứ vật dụng không thích hợp như là cúng dường rượu hay vũ khí v.v...
Dhammadāna (thí hợp pháp) khi trổ quả thì hẳn nhiên cho quả tốt như là tài sản nhân loại hay thiên sản. Còn adhammadāna (thí phi pháp) là bất thiện, do đó sẽ không nhận được quả báu tốt đẹp chi cả.
Chú ý: adhammadāna này có 5 loại, sẽ trình bày trong phần bố thí nhóm 5 pháp.
Nữa là:
1. Dhammikadāna là cách bố thí đến người, chư tăng, bảo tháp, tượng Phật đúng với sự chú tâm.
2. Adhammikadāna là cách bố thí đến người, chư tăng, bảo tháp, tượng phật không đúng với sự chú tâm.
Trong hai loại bố thí này, dhammikadāna có ân đức hơn adhammikadāna.
Chú ý: adhammika dāna có 9 loại sẽ trình bày trong phần bố thí nhóm 9 pháp.
Nữa là:
1. Vatthudāna (vật thí) là cách làm phước với các vật dụng.
2. Abhāyadāna (vô úy thí) là cách làm phước bằng cách giúp đỡ cho cuộc sống của người khác thoát khỏi sự sợ hãi và sự giữ gìn 5 giới.
Trong hai loại bố thí này thì vô úy thí có ân đức hơn vật thí.
Nữa là:
1. Ajjhattikadāna (nội thí) là cách làm phước bởi sự chấp nhận xả bỏ các bộ phận lớn nhỏ và mạng sống của mình làm bố thí.
2. Bāhiradāna (ngoại thí) là cách làm phước bởi vật dụng bên ngoài.
Trong hai loại bố thí này, nội thí là bố thí thù thắng hơn ngoại thí và có ân đức hơn.
Nữa là:
1. Sāvajjadāna là sát sanh (giết chúng sanh) làm phước hay ăn cắp đồ của người khác để làm phước, sử dụng lời nói lừa gạt lấy tiền bạc người khác để làm phước, v.v...
2. Anavajjadāna là cách làm phước mà không hành hạ chúng sanh hay không lấy những đồ vật của người khác bởi ác hạnh để làm phước.
Trong hai loại bố thí này, sāvajjadāna khi trổ quả chắc chắn có kẻ thù bên trong lẫn bên ngoài, dù cho có tài sản cũng có thể nhận sự nguy hiểm, bởi vì nguyên nhân là tài sản ấy (tức là có thể bị giết do có tài sản).
Còn anavajjadāna khi trổ quả chắc chắn không có kẻ thù bên trong lẫn bên ngoài, tài sản có được cũng duy trì bền lâu và bản thân cũng không có những loại nguy hiểm nào do có tài sản làm nhân.
Nữa là:
1. Aggadāna là cách làm phước bởi cho những đồ vật còn mới mà bản thân chưa ăn, chưa sử dụng hay cách làm phước bởi những đồ vật thượng hạng.
2. Ucchiṭṭhadāna là cách làm phước bởi cho những đồ vật còn dư lại do ăn hay sử dụng.
Trong hai cách bố thí này, aggadāna thù thắng hơn ucchiṭṭhadāna, khi trổ quả chắc chắn được tốt đẹp tức là có được bất cứ một đồ vật nào cũng thế đều là đồ mới mẻ và luôn được đồ thượng hạng. Còn ucchiṭṭhadāna khi cho quả gì cũng thế, chắc chắn toàn là đồ cũ còn thừa lại của người khác, thường không nhận được đồ đẹp đồ tốt còn mới, nhưng ucchiṭṭhadāna này khi mình cho đồ vật đã sử dụng với người thấp hơn và trong cách cho đó cũng có sự chú tâm tốt đẹp cùng với người nhận cũng có tâm hân hoan với đồ vật của mình cho thì bố thí ấy cũng có quả nhiều như nhau.
Nữa là:
1. Hīnadāna là cách làm phước với những đồ vật xấu xí thấp kém hơn đồ của mình ăn hay sử dụng.
2. Paṇītadāna là cách làm phước với những đồ vật thượng hạng hơn đồ vật của mình ăn hay sử dụng.
Trong hai loại bố thí này cách bố thí những đồ vật thượng hạng thù thắng hơn cách bố thí những vật xấu xí thấp kém hơn của mình, quả báo trổ sanh tương tợ như aggadāna và ucchiṭṭhadāna.
Quả báo nhận được từ các loại làm phước thiện như đã giải thích, khi nói theo phần chánh pháp bản thể cũng là người nào gieo nhân tốt thì người ấy chắc chắn nhận được kết quả tốt và người nào gieo nhân xấu thì người ấy chắc chắn nhận quả xấu như thế. Do đó, trong sự thực hành thiện, bố thí này cũng giống như thế, người nào bố thí những đồ vật tốt đẹp, thượng hạng hay trong lúc làm với sự chú tâm viên mãn tốt đẹp, hay làm với sự tôn trọng, cung kính, những điều này có được quả báo phát sanh chắc chắn luôn nhận được kết quả giống như những gì mình đã làm. Có nghĩa là làm với những vật tốt đẹp thì hẳn nhiên nhận được vật tốt đẹp đáp trả, làm với những vật xấu hư hại thì nhận được những vật xấu hư hại đáp trả, làm với sự cung kính thì chắc chắn nhận được sự cung kính đáp trả, làm với sự không tôn trọng thì nhận lại sự không tôn trọng đáp trả v.v... Như Pāḷi có dạy như vầy:
“Sadisaṃ pākaṃ janeti” nghĩa là “lẽ thường việc làm này chắc chắn cho kết quả công bằng phát sanh với mình”.
Hay “yādisaṃ vapate bījaṃ” nghĩa là “khi gieo loại hạt giống nào thì phát sanh trổ quả cũng là loại ấy”.
Do đó khi người nào đã có sự hiểu biết như vậy, trong việc làm thiện bố thí bất cứ lúc nào cũng thế, vẫn nên làm những loại tốt đẹp để đưa kết quả hiện bày trong những điều tốt đẹp giống như thế.
Bố thí nhóm 3 pháp
1. Hīnadana (ty hạ thí) là cách làm phước bố thí bậc thấp, đó là cách làm phước với mong muốn được danh vọng, lợi lộc và sự tán dương, ca ngợi.
2. Majjhimadāna (trung bình thí) là cách làm phước bố thí bậc trung bình, đó là cách làm phước với sự mong muốn được sanh làm người, hay chư thiên.
3. Paṇītadāna (tinh lương thí) là cách làm phước bố thí bậc cao, đó là cách làm phước tiến hành theo con đường của bậc thánh và chư Bồ-tát, tức là mong muốn giải thoát Níp-bàn.
Nữa là:
1. Hīnadāna (ty hạ thí) đó là cách làm phước bố thí với sự mong muốn sanh làm người, hay chư thiên.
2. Majjhimadāna (trung bình thí) đó là cách làm phước bố thí với sự mong muốn trí thinh văn giác, trí độc giác.
3. Paṇītadāna (tinh lương thí) đó là cách làm phước bố thí với sự mong muốn trí toàn giác.
Trong ba cách làm phước này, tinh lương thí chắc chắn thù thắng hơn ‘ty hạ thí’ và ‘trung bình thí’.
Nữa là:
1. Dāsadāna (nô bộc thí) là cách làm phước bố thí với những dụng cụ tiêu dùng hay vật thực kém chất lượng hơn vật dụng của mình đang ăn hay đang sử dụng.
2. Sahāyadāna (bằng hữu thí) là cách làm phước bố thí với những vật dụng tiêu dùng hay vật thực bằng chất lượng với vật dụng của mình đang ăn hay đang sử dụng.
3. Sāmīdāna (chủ nhân thí) là cách làm phước bố thí với những vật dụng tiêu dùng hay vật thực thượng hạng hơn vật dụng của mình đang ăn hay đang sử dụng.
Trong ba loại bố thí này, cách làm phước bố thí với những vật dụng tiêu dùng, hay vật thực thượng hạng hơn vật dụng của mình đang ăn, hay đang sử dụng thù thắng cao thượng hơn hai loại bố thí còn lại, đến lúc trổ quả chắc chắn cho quả tốt đẹp như là sanh làm người hay chư thiên bậc cao, được đồ ăn vật dụng gì cũng toàn là đồ thượng hạng giống như thế (sadisaṃ pākaṃ janeti).
Nữa là:
1. Vatthudāna (vật thí) là cách làm phước bố thí với các vật dụng.
2. Abhāyadāna (vô úy thí) là cách làm phước bố thí bằng cách giúp đỡ đến đời sống của người hay loài vật thoát khỏi sự sợ hãi, nguy hiểm, hay giúp ngăn ngừa tai họa sẽ hủy hoại tài sản của người khác thoát khỏi nguy hiểm.
3. Dhammadāna (pháp thí) là cách làm phước bố thí bởi sự dạy pháp thuyết pháp cho người khác hiểu biết thế nào là tội và phước, sai và đúng, hay in ấn sách vở liên quan đến chánh pháp để có lợi ích đến người Phật tử.
Trong ba loại bố thí này, vật thí cho quả sanh làm người hay chư thiên có đầy đủ tài sản không thiếu thốn hay là cho dù sanh làm loài vật bởi một số nghiệp bất thiện chen vào thì chắc chắn cũng nhận được sự an lạc hạnh phúc đặc biệt. Vô úy thí khi trổ quả, dù cho sanh làm người hay chư thiên thì chắc chắn không có sự rủi ro nguy hiểm nào đến hành hạ, có tuổi thọ dài lâu, thoát khỏi những nạn lửa, nạn nước, nạn trộm cướp, nạn vua quan, nạn phi nhân v.v... hay dù cho sanh làm loài vật bởi nghiệp bất thiện thì cũng thoát khỏi những sự nguy hiểm, luôn có người đến giúp đỡ. Pháp thí khi trổ quả thì dù cho sanh làm người hay chư thiên, chắc chắn là người thông minh trí tuệ, chứng đắc thiền thông đạo quả nhanh chóng, cuối cùng là chứng đắc Vô sanh thoát khỏi khổ luân hồi, hay cho dù là sanh làm loài vật bởi nghiệp bất thiện chen vào thì cũng là loài vật có trí tuệ và thiên hướng suy tưởng về pháp (dhammasaññā) phát sanh được trong tâm. Do đó, Pháp thí cũng là cách bố thí cao thượng thù thắng hơn hai loại bố thí còn lại.
Nữa là:
1. Lokādhipateyyadāna (bố thí lấy thế gian làm chủ) là cách làm phước bố thí chính yếu là nghe lời người khác (đặt thế gian làm đầu, lấy xã hội và thế gian làm tiêu chuẩn, họ bảo sao thì làm vậy. Ví dụ như nhà có người chết, theo truyền thống phải tụng 3 đêm, làm phước 7 ngày, 49 ngày, 100 ngày đãi ăn trai tăng v.v... trong khi bản thân không có khả năng phải đi vay mượn), nghĩa là bản thân không hài lòng để làm nhưng ngại người khác nói xấu, chê bai hay chỉ trích.
2. Attādhipateyyadāna (bố thí lấy ta làm chủ) là cách làm phước bố thí chính yếu vì bản thân (đặt bản thân lên đầu hay lợi ích của mình lên đầu. Ví dụ như tự nhắc nhở làm những việc tốt đỡ hơn là những người làm việc xấu, loại người này khi làm việc bố thí từ thiện gì cũng muốn thông báo tên tuổi danh tiếng), nghĩa là nghĩ rằng mình có nhiều tiền bạc, nếu không làm từ thiện bố thí giúp đỡ những công việc nào đó thì sẽ nhìn không hợp, do đó cũng phải làm.
3. Dhammādhipateyyadāna (bố thí lấy pháp làm chủ) là cách làm phước bố thí chính yếu là vì Pháp (đặt pháp lên hàng đầu, tức là làm việc tốt, bởi vì thấy đó là việc tốt phải làm, khi đã làm và chắc chắn rằng đã là sự thích hợp dù cho ai thấy hay không thấy, ai quảng cáo hay không, hoặc là làm việc tốt đến ai, dù cho người đó không nói lời cảm ơn và không nghĩ đến công lao của mình, thậm chí là vong ơn thì cũng không lấy đó làm điều phiền muộn, bởi vì mục đích của việc làm ấy là làm việc tốt, thấy đó là tốt là đúng, chứ không phải làm vì muốn được trả ơn v.v...), nghĩa là quán xét rằng cách làm từ thiện, bố thí này là pháp mà tất cả bậc chân nhân hoan hỷ thường làm, dù cho chư Bồ-tát khi vẫn còn tu tập vun bồi pāramī cũng thường thực hiện bố thí độ làm nền tảng đầu tiên, luôn cho đến bậc thinh văn đệ tử của chư Phật Chánh Đẳng Chánh Giác cũng hoan hỷ trong phận sự tạo phước bố thí này giống như thế. Khi quán xét như vậy cũng làm việc bố thí.
Trong ba loại bố thí này thì làm phước bố thí chính yếu là vì Pháp, đặt pháp lên hàng đầu là loại bố thí thù thắng hơn hai loại còn lại.
Nữa là:
1. Lobhaparivāritadāna là cách làm phước, bố thí mà có tham làm duyên trợ theo.
2. Dosaparivāritadāna là cách làm phước, bố thí mà có sân làm duyên trợ theo.
3. Mohaparivāritadāna là cách làm phước, bố thí mà có si mê làm duyên trợ theo.
Cả ba loại bố thí này được coi là cách bố thí có pháp bất thiện làm tùy tùng, quả báo trổ sanh từ những loại bố thí này chắc chắn không trong sạch, nghĩa là dù người ấy được sanh làm người hay chư thiên cũng thế, chắc chắn là người thấp kém và có nhiều tham, sân, si.
Nữa là:
1. Alobhaparivāritadāna là cách làm phước bố thí mà kết hợp với vô tham.
2. Adosaparivāritadāna là cách làm phước bố thí mà kết hợp với vô sân.
3. Amohaparivāritadāna là cách làm phước bố thí mà kết hợp với trí tuệ.
Cả ba loại bố thí này được xem như là cách bố thí có pháp thiện làm tùy tùng, quả báo trổ sanh là quả tốt đẹp, tức là được sanh làm người hay chư thiên bậc cao và có tâm trong sạch kết hợp với đức tin vững chắc nơi đức Phật, giáo pháp và chư tăng, luôn luôn có tâm từ bi, không ghét bỏ ai và là người có chánh niệm lương tri khéo rành với tất cả các công việc cả chiều hướng thế gian lẫn giáo pháp, đây được cho là pháp thiện mà chư Phật tử nên tiến hành.
Bố thí nhóm 4 pháp
1. Cīvaradāna là cách cúng dường y phục đến chư Phíc-khú, Sa-di, hay cách cho quần áo phụ kiện che chở thích hợp với thân phận của người ấy.
2. Piṇḍapātadāna là cách cúng dường vật thực đi bát, hay cách cho đồ ăn thích hợp với thân phận của người đó.
3. Senāsanadāna là cách cúng dường nơi cư ngụ như là xây cất liêu cốc, xây nhà mát, xây chánh điện v.v..., hay nơi cư trú thích hợp với thân phận của người ấy.
4. Bhesajjadāna là cách cúng dường thuốc men trị bệnh, cho thuốc đến người bệnh, hay cho sự chăm sóc phục vụ đến người bệnh hay loài vật là bố thí.
Bốn loại bố thí này, cách cúng dường nơi cư ngụ là có ân đức nhiều hơn 3 loại bố thí còn lại, bởi vì nếu cúng dường nơi cư ngụ, nơi ở, như là xây cốc liêu thì ba loại bố thí còn lại chắc chắn sẽ theo đó mà cùng thành tựu. Nghĩa là người nào đã xây cất cốc, liêu, nơi ở cho chư tăng, khi vị Phíc-khú, Sa-di nào đến nghỉ ngơi trong cốc, liêu đã xây ấy, thí chủ xây cất chắc chắn có tâm lo lắng đến vị Phíc-khú, Sa-di ấy rằng có bất kể một loại vật dụng nào không đầy đủ, như là vẫn còn thiếu y phục, thiếu vật thực, hay thuốc trị bệnh, như vậy thì người thí chủ ấy cũng cố gắng đi tìm để cúng dường cho đủ, do đó điều này trình bày cho chúng ta thấy rằng, bố thí nơi cư ngụ này là bố thí thù thắng hơn ba loại bố thí còn lại. Hơn nữa loại bố thí nơi cư ngụ này được coi là loại bố thí bền vững (thāvaradāna), do đó ân đức nhận được phải là loại bền vững chắc chắn giống như thế, nghĩa là trổ quả có tài sản rõ ràng vững chắc và không hư hại bởi các loại nguy hiểm như đã nêu ở phần bố thí bền vững ấy. Như có Pāḷi diễn giải mà Đức Phật trình bày trong Tăng Chi Bộ Kinh (Aṅguttaranikāya) như vầy:
“So ca sabbadado ho ti
Yo dadāti upassayaṃ”
Nghĩa: Người nào kiến tạo nơi cư ngụ, nơi nương trú đến chư tăng thì người ấy gọi là người cúng dường tứ vật dụng một cách trọn vẹn.
Sự kiến tạo chùa chiền hay kiến tạo cốc liêu cúng dường đến chư tăng có 2 loại là:
1. Puggalikavihāradāna (Bố thí tịnh xá đến cá nhân) là sự kiến tạo chùa chiền, hay cốc liêu cúng dường chỉ định đến bất cứ một vị Phíc-khú nào.
2. Saṅghikavihāradāna (Bố thí tịnh xá đến tăng) là sự kiến tạo chùa chiền, hay cốc liêu đến tất cả chư tăng mà không có sự chỉ định rõ.
Trong hai loại cúng dường này, đức Chánh Đẳng Chánh Giác tán dương cách cúng dường đến toàn thể chư tăng mà không chỉ định rõ, là loại cúng dường thù thắng hơn cúng dường chỉ định đến bất cứ một vị nào, và cho dù là cúng dường bất cứ vật nào khác cũng thế, nếu cúng dường không chỉ định chắc chắn có ân đức nhiều hơn loại cúng dường chỉ định rõ. Như có Pāḷi trình bày trong Tăng Chi Bộ kinh rằng: “Vihāradānaṃ saṅghassa aggaṃ buddhena vaṇṇitaṃ”
Nghĩa: Đức Phật tán dương sự kiến tạo chùa chiền, hay cốc liêu đến tất cả chư tăng là loại cúng dường cao cả nhất.
Trong việc Đức Phật tán dương ca ngợi bố thí đến toàn thể chư tăng là bố thí thù thắng hơn bố thí đến bất cứ người nào ấy; vì cách làm bố thí đến chư tăng là một việc khó làm do nguyên nhân lẽ thường tâm của chúng ta thường có sự thiên vị (không công bằng), người nào là người mình thích, hay quan hệ bà con thân quyến, con cái thì chắc chắn người ấy có sự quan tâm đặc biệt, dù cho là người có nhiều con cái thì trong số con cái ấy cũng vẫn có sự quan tâm không đồng đều, tức là người nào dễ thương, hợp ý nhiều hơn thì cha mẹ cũng sẽ có tâm thiên vị theo hướng người con ấy hơn những người con khác, có bất cứ đồ vật nào cũng để dành cho người con dễ mến nhiều và đặc biệt hơn v.v...
Trong cách kết hợp phận sự thiện pháp cũng như vậy, phần nhiều thường có sự chọn lựa người nhận là vị Phíc-khú, Sa-di. Vị Phíc-khú, Sa-di nào mình yêu mến, hay vị nào có mối quan hệ bà con, thân quyến cũng thường sẽ cúng dường vật dụng các loại, và thường sẽ chọn vị ấy để cúng dường. Đến lúc đặt bát cúng dường cũng có tâm thiên vị, chỉ muốn đặt cho Phíc-khú mà không muốn đặt cho Sa-di, hay không muốn đặt cho những vị trẻ mà đặt cho những vị cao niên, hay đôi khi cúng dường bằng cách bốc thăm mà vị nào có danh tiếng là giáo sư, hay tiến sĩ, trưởng lão, đại đức, v.v... bốc trúng thăm của mình thì có cảm giác hân hoan, vui sướng, nếu là những vị sư đại đức phíc-khú bình thường, em út trong chùa bốc trúng thăm thì người thí chủ ấy lại phát sanh tâm không hài lòng v.v... Chỉ bấy nhiêu đây cũng trình bày cho thấy rằng cách làm phước đến toàn thể chư tăng (Saṅghikadāna – Tăng thí) một cách đầy đủ là điều khó làm, khó thực hiện mà phần đông là làm theo cách bố thí cúng dường có chọn lựa (puggalikadāna – cá nhân tuyển thí). Do đó, người nào cúng dường bố thí nơi cư ngụ, hay vật dụng gì cũng thế, nếu làm theo cách bố thí đến toàn chư tăng một cách đầy đủ chắc chắn nhận được ân đức nhiều hơn loại bố thí khác.
Nữa là:
1. Ārāmikasaṅghikadāna (Tự viện tăng thí) là cách cúng dường vật dụng hay nơi cư ngụ làm cho lợi ích chỉ riêng chư tăng ở ngôi chùa ấy.
2. Sammukhībhūtasaṅghikadāna là cách cúng dường vật dụng hay nơi cư ngụ đến cho chư tăng trước mặt.
3. Catudisāsaṅghikadāna (Tứ phương tăng thí) là cách cúng dường vật dụng hay nơi cư ngụ làm lợi ích cho toàn chư tăng mà không chỉ định cho chư tăng một ngôi chùa nào, nhưng chú nguyện hướng đến tứ phương tăng cũng có thể sử dụng vật đó để làm lợi ích.
Trong tất cả những loại bố thí đến chư tăng ấy, Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác tán dương cách cúng dường vật dụng, hay nơi cư ngụ làm lợi ích cho toàn chư tăng mà không chỉ định cho chư tăng một ngôi chùa nào (Catudisāsaṅghikadāna) rằng: là bố thí thù thắng nhất. Như có Phật ngôn giáo giới đến Phíc-khú-ni Mahāpajāpati rằng: “Saṅghe dinnaṃ mahapphalaṃ saṅghe tvaṃ gotamī dehi” - Này Gotamī, cách cúng dường vật dụng đến chư tăng có quả báo to lớn, được ân đức to lớn. Do đó, người hãy cúng dường đến chư tăng.
Bốn loại Xứng Đáng Cúng Dường Thanh Tịnh Thí - Dakkhiṇavisuddhidāna:
1. Người bố thí là người có giới, người nhận là người không có giới.
2. Người bố thí là người không có giới, người nhận là người có giới.
3. Người bố thí là người không có giới, người nhận là người không có giới.
4. Người bố thí là người có giới, người nhận là người có giới.
Trong bốn loại bố thí này, điều bố thí thứ 4 là loại cao thượng nhất, điều thứ ba là loại thấp nhất, điều thứ 1 và điều thứ 2 là loại trung bình.
Bố thí nhóm 5 pháp
Có năm loại thời thí (kāladāna) là:
1. Āgantukadāna là cách xả thí cho người đến từ nơi khác.
2. Gamikadāna là cách xả thí cho người đang chuẩn bị du hành đi nơi khác.
3. Gilānadāna là cách xả thí đến cho người bệnh
4. Dubbhikkhadāna là cách xả thí đến cho người gặp phải nạn đói.
5. Navaphaladāna là cách xả thí các loại trái cây hay cơm cất từ lúc còn mới.
Năm loại bố thí phi pháp (adhammadāna):
1. Cách cho rượu để uống cho vui thích chứ không phải để làm thuốc trị bịnh.
2. Cách cho sự tiêu khiển để cho phát sanh sự vui thích, đam mê do mãnh lực của phiền não.
3. Cách cho bò đực đến bò cái v.v... để cho giao phối.
4. Cách cho người nữ đến người nam để tạo tác đam mê dục lạc.
5. Cách cho hình ảnh đồi trụy để dẫn dắt đề đốc các cảnh dục lạc.
(Trích trong Kinh Tăng Chi Bộ)
Hơn nữa, cách cho vũ khí như là dao, hay súng v.v... để làm các việc ác pháp và cho thuốc độc, hay các loại chất ma túy gây nghiện cũng được coi là cho một cách phi pháp như nhau.
Lẽ thường những cách bố thí phi pháp này đều là bất thiện (không tốt đẹp), quả trổ sanh cũng không tốt đẹp giống như thế.
Bố thí nhóm 6 pháp
1. Rūpadāna (sắc thí) là cách bố thí cho đi những đồ vật có hình dáng đẹp đẽ.
2. Saddadāna (thinh thí) là cách bố thí cho đi những âm thanh như là bố thí chuông, chiên báo thức, máy phát thanh, ra-đi-ô, v.v... hay tụng kinh liên hệ đến việc tán dương ân đức của đức Phật, giáo pháp, và chư tăng, hay chơi nhạc cụ trong ngày lễ để cúng dường Tam bảo v.v...
3. Gandhadāna (hương thí) là cách bố thí cho đi những đồ vật có mùi thơm như hoa thơm, dầu thơm, xà bông thơm, bột phấn chiên đàn v.v…
4. Rasadāna (vị thí) là sự bố thí cho đi vật thực hay đồ uống có vị tươi mát thơm ngon lợi ích cho sức khỏe.
5. Phoṭṭhabbadāna là sự bố thí cho đi đồ vật che thân, nệm, gối, y phục hay quạt máy v.v...
6. Dhammadāna là sự giải phóng thả chim, cá để chúng thoát khỏi sự nguy hiểm, sự chăm sóc đến người bệnh như là cho thuốc uống, hay chích thuốc, cách thuyết pháp, dạy pháp đến người nghe làm cho họ phát sanh sự hiểu biết về pháp thiện và pháp bất thiện, hay cái gì đem đến lợi ích và cái gì không đem đến lợi ích v.v...
Sáu loại bố thí này nói theo cách Abhidhamma, do đó người nào đã bố thí bất cứ đồ vật gì cũng như là được bố thí đầy đủ 6 loại trong cùng một lúc, như là cúng dường một tấm y (cīvara), bố thí như thế cũng diễn ra cả 6 loại là:
- Màu của tấm y là bố thí màu sắc (rūpadāna).
- Khi lấy ra thử chắc chắn xuất hiện âm thanh là bố thí âm thanh (saddadāna).
- Khi ngửi thì thấy có mùi là bố thí mùi hương (gandhadāna).
- Khi nếm thấy có vị là bố thí vị (rasadāna).
- Khi sử dụng mặc lên người có cảm giác cứng hay mềm là bố thí sự xúc chạm (phoṭṭhabbadāna).
- Bố thí y phục có lợi ích cho việc che chở thân thể, để ngăn ngừa sự hổ thẹn và để ngăn ngừa sự lạnh, nóng, muỗi mòng, côn trùng, hay phát sanh cảm giác dễ chịu là tâm thiện thì đó là bố thí theo pháp (trạng thái) (dhammadāna).
Cả sáu loại bố thí này, một số điều hiện rõ ràng, một số không rõ ràng và diễn tiến trực tiếp, hay gián tiếp cũng có, như là cách cho thuốc men, hay vật thực, trong cách cho vật thực ấy thì bố thí âm thanh phát sanh gián tiếp mà không trực tiếp, tức là lúc chưa nhận vật thực nên có sự đói, nói cũng nói không ra tiếng nổi, sau khi đã ăn vật thực xong rồi có sức nói rõ ràng, do đó cho vật thực cũng được coi là bố thí âm thanh nhưng mà không phải trực tiếp.
Còn người bị cảm có giọng khều khào, khi nói thì không có ra âm thanh, khi được uống thuốc hỗ trợ cho có âm thanh, lúc nói cũng làm cho xuất hiện tiếng, do đó thuốc này cũng được coi là bố thí âm thanh một cách trực tiếp. Trong những điều khác cũng giống như thế, có nghĩa là một số loại bố thí hiện bày rõ cả 6 điều, một số thì không hiện rõ hết cả 6 mà chỉ xuất hiện 2-3-4-5 điều cũng như vậy.
Hơn nữa trong 6 cách bố thí này
- Bố thí màu sắc cũng sẽ được gọi là bố thí cảnh sắc (rūpārammaṇadāna).
- Bố thí âm thanh cũng sẽ được gọi là bố thí cảnh thinh (saddārammaṇadāna).
- Bố thí mùi hương cũng sẽ được gọi là bố thí cảnh khí (gandhārammaṇadāna).
- Bố thí vị cũng sẽ được gọi là bố thí cảnh vị (rasārammaṇadāna).
- Bố thí sự xúc chạm cũng sẽ được gọi là bố thí cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇadāna).
- Bố thí trạng thái cũng sẽ được gọi là bố thí cảnh pháp (dhammārammaṇadāna).
Bố thí bền vững (thāvaradāna) có 6 điều:
1. Ārāmo là cách làm phước với các khu vườn như là bố thí vườn trái cây dành cho nơi cư ngụ, nơi nghỉ ngơi được thoải mái dễ chịu và ăn các loại trái cây ấy, hay cúng dường đất đai vườn tược để xây dựng các cơ sở tự viện, nơi tôn nghiêm lễ bái.
2. Setu là bố thí bằng cách xây cầu hay xây cầu thang làm lợi ích cho cộng đồng.
3. Vanappati là bố thí bằng cách trồng các loại cây cổ thụ để làm bóng mát che chở cho những người, hay loài vật đi qua nghỉ ngơi.
4. Papā là cách bố thí bằng sự kiến tạo nhà từ thiện cho nước uống hay đặt lu nước, bình nước để dành cho người đi đường sử dụng.
5. Udapānaṃ là cách bố thí bằng sự kiến tạo hồ nước hay thùng nước ở các nơi như chùa chiền, trường học v.v... để người qua lại có uống.
6. Upassayo là cách bố thí bằng sự kiến tạo nhà mát, cốc liêu, nơi tôn nghiêm cúng dường đức Phật, pháp đường, hay xây dựng hang động cúng dường để làm lợi ích cho Giáo pháp và xã hội.
Người nào kiến tạo bố thí bền vững, bất cứ một loại nào trong 6 loại thì chắc chắn nhận được ân đức to lớn, là người có thân thể tứ chi đầy đủ, có tuổi thọ lâu dài, thoát khỏi những điều rủi ro tai hại liên quan đến mạng sống và tài sản, danh tiếng. Như có Phật ngôn dạy rằng “Sadisaṃ pākaṃ janeti” nghĩa là mình làm như thế nào thì nhận kết quả như thế ấy. Do đó, những người là Phật tử nên kiến tạo bất cứ một loại bố thí bền vững nào làm cho lợi ích theo sức và theo khả năng phù hợp của mình (trích trong Aṅguttaranikāya).
Bố thí làm cho có tuổi thọ lâu dài (dīghāukadāna):
1. Parisavanadāna là cách làm phước với vải lọc nước.
2. Āvāsadāna là cách làm phước cúng dường nơi cư ngụ như cốc liêu, nhà cửa v.v...
3. Gilānavatthudāna là cách làm phước cho các công cụ sử dụng, hay thuốc trị bệnh đến người bệnh hoạn.
4. Jiṇaṇāvasapaṭisaṅkharaṇadāna là cách làm phước bởi sự trùng tu chùa chiền, cốc liêu, nhà mát, trường học cũ kĩ, hay hư hại gãy đổ cho vững chắc.
5. Pañcasīlasamādānadāna là cách làm phước bố thí bởi sự giúp đỡ cố gắng thọ trì 5 giới đến người không thể nói lời xin thọ trì tam quy ngũ giới.
6. Uposathasamādānadāna là cách làm phước bố thí bởi sự giúp đỡ cố gắng thọ trì Giới Uposatha (8 giới) đến người không thể nói lời xin thọ trì.
(6 loại này trích trong chương năm pháp của kinh Tăng chi (pañcaṅguttaranikāya)).
Bố thí nhóm 7 pháp
7 loại bố thí đến chư tăng (saṅghikadāna):
1. Buddhapamukhabhikkhubhikkhunīsaṅghadāna là cách làm phước đến tất cả chư Phíc-khú tăng và chư Phíc-khú ni có Đức Phật làm chủ tọa.
2. Ubhatosaṅghadāna là cách làm phước đến tất cả chư Phíc-khú tăng và chư Phíc-khú ni (mà không có Đức Phật làm chủ tọa).
3. Bhikkhusaṅghadāna là cách làm phước đến chư Phíc-khú tăng.
4. Bhikkhunīsaṅghadāna là cách làm phước đến chư Phíc-khú ni.
5. Ubhatoniddiṭṭhasaṅghadāna là cách làm phước đến chư tăng mà có Phíc-khú tăng và Phíc-khú ni sắp đặt.
6. Bhikkhuniddiṭṭhasaṅghadāna là cách làm phước đến chư tăng mà có Phíc-khú tăng sắp đặt.
7. Bhikkhunīniddiṭṭhasaṅghadāna là cách làm phước đến chư tăng mà có Phíc-khú ni sắp đặt.
(Trích trong Uparipaṇṇāsa)
Trong bảy loại bố thí đến tăng như đã nói ở đây thì bố thí đến chư tăng điều thứ 1-2-4-5-7 đã không còn từ lâu, chỉ còn sót lại bố thí đến chư tăng điều thứ 3 và thứ 6 được làm với nhau đến hiện tại, và trong bố thí đến chư tăng điều thứ 1 trình bày rằng cách làm phước đến tất cả chư Phíc-khú tăng và chư Phíc-khú ni có Đức Phật làm chủ tọa ấy trong hiện tại được thực hiện một cách gián tiếp có nghĩa là Buddhapamukhabhikkhusaṅghadāna, là cách làm phước đến chư Phíc-khú tăng có Đức Phật làm chủ tọa, câu nói “có Đức Phật làm chủ tọa ấy” ở hiện tại ám chỉ cho bức tượng kim thân Đức Phật và dù cho diễn ra một cách gián tiếp cũng thế, nhưng nếu người làm ấy có đức tin trong sạch nơi đức Phật, giáo pháp và chư tăng thì chắc chắn cũng phát sanh ân đức bằng với khi Đức Phật vẫn còn tại thế như nhau.
Bố thí nhóm 8 pháp
1. Cách làm phước bố thí với mong muốn được làm người nhân loại, khi trổ quả cũng chắc chắn thành tựu làm người nhân loại.
2. Cách làm phước bố thí với mong muốn sanh làm chư thiên cõi Tứ đại thiên vương, khi trổ quả cũng chắc chắn thành tựu làm chư thiên cõi Tứ đại thiên vương.
3. Cách làm phước bố thí với mong muốn sanh làm chư thiên cõi Đao Lợi, khi trổ quả cũng chắc chắn thành tựu làm chư thiên cõi Đao Lợi.
4. Cách làm phước bố thí với mong muốn sanh làm chư thiên cõi Da-ma, khi trổ quả cũng chắc chắn thành tựu làm chư thiên cõi Da-ma.
5. Cách làm phước bố thí với mong muốn sanh làm chư thiên cõi Đẩu-suất, khi trổ quả cũng chắc chắn thành tựu làm chư thiên cõi Đẩu-suất.
6. Cách làm phước bố thí với mong muốn sanh làm chư thiên cõi Hóa lạc, khi trổ quả cũng chắc chắn thành tựu làm chư thiên cõi Hóa lạc.
7. Cách làm phước bố thí với mong muốn sanh làm chư thiên cõi Tha hóa tự tại, khi trổ quả cũng chắc chắn thành tựu làm chư thiên cõi Tha hóa tự tại.
8. Cách làm phước bố thí với mong muốn sanh làm chư thiên cõi Phạm thiên sắc giới và vô sắc giới, khi trổ quả cũng chắc chắn thành tựu Phạm thiên cõi Sắc giới và Vô sắc giới.
Trong tám loại bố thí này, điều bố thí thứ 1 đến thứ 7 là cách làm phước của phàm phu và của bậc thánh Dự lưu, thánh Nhất lai không có thiền.
Điều bố thí thứ 8 là cách làm phước của bậc chứng thiền, nghĩa là chỉ có bậc chứng đắc thiền.
Phàm phu, bậc thánh Dự lưu, thánh Nhất lai không chứng thiền cho dù là có sự mong muốn trong cách thành tựu Phạm thiên thì cũng không được theo như ý nguyện bởi vì thiện bố thí không thể đưa quả báo cho sanh làm Phạm thiên một cách trực tiếp và cả 8 loại bố thí này gọi là bố thí nương luân hồi (vaṭṭanissitadāna) hay ty hạ thí (hīnadāna) cũng được.
Bố thí của bậc chân nhân (sappurisadāna) có 8 loại là:
1. Suciṃ deti là cách làm bố thí với đồ vật kiếm được một cách đúng pháp và đồ vật ấy là đồ vật hoàn toàn trong sạch không dính bẩn, không hư hại.
2. Paṇītaṃ deti là cách làm bố thí với đồ vật tinh lương (thượng hạng).
3. Kālena deti là cách làm bố thí với đồ vật đúng theo thời.
4. Kappiyaṃ deti là cách làm bố thí với đồ vật thích hợp.
5. Viceyya deti là cách làm bố thí với sự chọn lựa đồ vật và người nhận bố thí tốt đẹp.
6. Abhiṇhaṃ deti là cách làm bố thí đều đều.
7. Dadaṃ pasādanacittena deti trong lúc thực hiện bố thí có tâm tịnh tín trong sạch.
8. Datvā attamano deti khi đã thực hiện bố thí xong thì có tâm hoan hỷ hân hoan.
(Trích trong kinh Tăng Chi chương 8 pháp)
Trạng thái của cách làm phước có 8 loại là:
1. Chandadāna là cách làm thiện bố thí do sự hài lòng.
2. Dosadāna là cách làm thiện bố thí do sự không hài lòng.
3. Mohadāna là cách làm thiện bố thí do không hiểu biết rằng điều mình đang làm ở đây là thiện và sẽ nhận được quả tốt từ việc thiện ấy.
4. Bhayadāna là cách làm thiện bố thí do sợ.
5. Kulavaṃsadāna là cách làm thiện bố thí theo truyền thống gia đình dòng họ và theo truyền thống dân tộc mình.
6. Saggadāna là cách làm thiện bố thí vì muốn được sanh ở cõi chư thiên.
7. Somanassadāna là cách làm thiện bố thí do sự hoan hỷ.
8. Cittalaṅkāradāna là cách làm thiện bố thí bởi sự nhàm chán trong luân hồi.
(Trích trong kinh Tăng Chi chương tám pháp).
Bố thí nhóm 9 pháp
1. Cách làm phước bố thí đến người mà mình không cố ý chú tâm.
2. Cách làm phước bố thí đến chư tăng mà mình không cố ý chú tâm.
3. Cách làm phước bố thí đến bảo tháp ngoài ra nơi mà mình cố ý chú tâm trước.
4. Cách làm phước bố thí đến người ngoài ra chư tăng mà mình cố ý chú tâm trước.
5. Cách làm phước bố thí đến chư tăng ngoài ra chư tăng mà mình cố ý chú tâm trước.
6. Cách làm phước bố thí đến bảo tháp ngoài ra chư tăng mà mình cố ý chú tâm trước.
7. Cách làm phước bố thí đến người ngoài ra bảo tháp mà mình cố ý chú tâm trước.
8. Cách làm phước bố thí đến chư tăng ngoài ra bảo tháp mà mình cố ý chú tâm trước.
9. Cách làm phước bố thí đến bảo tháp ngoài ra bảo tháp mà mình cố ý chú tâm trước.
(Trích trong kinh Tăng chi chương 9 pháp).
Bố thí nhóm 10 pháp
Bố thí đồ vật (vatthudāna) có 10 loại là:
1. Annadāna là sự bố thí cơm gạo.
2. Pānadāna là sự bố thí đồ uống các loại mà không có sai lỗi.
3. Ghāradāna là sự bố thí bởi cách cúng dường nhà cửa, là cốc liêu, hay kiến tạo cốc liêu cúng dường.
4. Vatthadāna là sự bố thí y phục.
5. Mālādāna là sự bố thí kết bông hoa thành tràng hoa.
6. Gandhadāna là sự bố thí các loại mùi thơm.
7. Vilepanadāna là sự bố thí các loại thoa xức dầu phấn.
8. Seyyadāna là sự bố thí chỗ ngủ, giường chiếu, gối chăn.
9. Āvasathadāna là sự bố thí nhà mát để nghỉ ngơi.
10. Padīpeyyadāna là sự bố thí các loại ánh sáng như đèn cầy, bóng đèn, v.v...
(Trích trong kinh Tăng Chi)
Mười loại bố thí vật chất trình bày trong Supātheyya:
1. Annadāna là sự bố thí cơm gạo.
2. Pānadāna là sự bố thí đồ uống các loại mà không có sai lỗi.
3. Vatthadāna là sự bố thí y phục.
4. Yānadāna là sự bố thí xe cộ.
5. Mālādāna là sự bố thí kết bông hoa thành tràng hoa.
6. Gandhadāna là sự bố thí các loại mùi thơm.
7. Vilepanadāna là sự bố thí các loại thoa xức dầu phấn.
8. Seyyadāna là sự bố thí chỗ ngủ, giường chiếu, gối chăn.
9. Āvasathadāna là sự bố thí nhà mát để nghỉ ngơi, xây cốc liêu, nơi cư ngụ để cúng dường.
10. Padīpadānalà sự bố thí các loại ánh sáng.
(Trích trong Kinh Tăng Chi)
Bố thí nhóm 14 pháp
Puggalikadāna bố thí phân loại theo hạng người có 14 loại là[10]:
1. Cách bố thí cho đến loài vật (chúng sanh bàng sanh), như là cho vật thực đến loài chó, mèo, chim v.v...
2. Cách bố thí cho đến những phàm phu theo ác giới, như là cho vật thực hay cho đồ vật đến người không giữ giới.
3. Bố thí cho đến những phàm phu có giới, như là cho vật thực hay vật dụng đến người gìn giữ giới luật.
4. Bố thí cúng dường đến những vị đạo sĩ chứng đắc thiền thông trong thời không có Phật giáo, hay những vị ngoại học (bahiraka) đã ly tham trong các dục vọng.
5. Bố thí cúng dường đến các vị đang tu tập trên con đường chứng quả Dự lưu hay người có giới có tam quy, cư sĩ hay bậc xuất gia, sẽ là người chứng thiền, hay không chứng thiền cũng thế.
6. Bố thí cúng dường đến các vị chứng quả Dự lưu (thất lai).
7. Bố thí cúng dường đến các vị đang tu tập trên con đường chứng quả Nhất lai.
8. Bố thí cúng dường đến các vị chứng quả Nhất lai.
9. Bố thí cúng dường đến các vị đang tu tập trên con đường chứng quả Bất lai.
10. Bố thí cúng dường đến các vị chứng quả Bất lai.
11. Bố thí cúng dường đến các vị đang tu tập trên con đường chứng quả Vô sanh (arahant).
12. Bố thí cúng dường đến các bậc Vô sanh.
13. Bố thí cúng dường đến các vị Ðộc Giác Phật.
14. Bố thí cúng dường đến các đức Như Lai, bậc Vô sanh, Chánh Ðẳng Giác.
~~~
Ân Đức Của Sự Bố Thí Đến Người Nhận Có 14 Loại:
1. Cách bố thí cho đến loài vật (chúng sanh bàng sanh), như là cho vật thực đến loài chó, mèo, chim v.v.... Bố thí như vậy được công đức đến 100 kiếp.
2. Cách bố thí cho đến những phàm phu theo ác giới, như là cho vật thực hay cho đồ vật đến người không giữ giới. Bố thí như vậy được công đức đến 1000 kiếp.
3. Bố thí cho đến những phàm phu có giới như là cho vật thực, hay vật dụng đến người gìn giữ giới luật. Bố thí như vậy được công đức đến 100,000 kiếp.
4. Bố thí cúng dường đến những vị đạo sĩ chứng đắc thiền, thông trong thời không có Phật giáo hay những vị ngoại học (bahiraka) đã ly tham trong các dục vọng. Bố thí như vậy được công đức đến 100,000 koṭi[11] kiếp.
5. Bố thí cúng dường đến các vị đang tu tập trên con đường chứng quả Dự lưu hay người có giới có tam quy, cư sĩ hay bậc xuất gia, sẽ là người chứng thiền hay không chứng thiền cũng thế. Bố thí như vậy được công đức đến A-tăng-kỳ kiếp hay Appamāyajāti (vô lượng vô số kiếp).
6. Bố thí cúng dường đến các vị chứng quả Dự lưu. Bố thí như vậy được công đức càng nhiều hơn.
7. Bố thí cúng dường đến các vị đang tu tập trên con đường chứng quả Nhất lai. Bố thí như vậy được công đức càng nhiều hơn.
8. Bố thí cúng dường đến các vị chứng quả Nhất lai. Bố thí như vậy được công đức càng nhiều hơn.
9. Bố thí cúng dường đến các vị đang tu tập trên con đường chứng quả Bất lai. Bố thí như vậy được công đức càng nhiều hơn.
10. Bố thí cúng dường đến các vị chứng quả Bất lai. Bố thí như vậy được công đức càng nhiều hơn.
11. Bố thí cúng dường đến vị đang tu tập trên con đường chứng quả Vô sanh. Bố thí như vậy được công đức càng nhiều hơn.
12. Bố thí cúng dường đến các bậc Vô sanh. Bố thí như vậy được công đức càng nhiều hơn.
13. Bố thí cúng dường đến các vị Ðộc Giác Phật. Bố thí như vậy được công đức càng nhiều hơn.
14. Bố thí cúng dường đến các đức Như Lai, bậc Vô sanh, Chánh Ðẳng Giác. Bố thí như vậy được công đức càng nhiều hơn.
Người mong muốn thoát khỏi vòng luân hồi, trong lúc bố thí cho đến 14 hạng người nhận này cũng có thể sẽ cho thoát khỏi vòng luân hồi này một cách nhanh chóng, tùy theo ước nguyện của người ấy.
(Trích trong Uparipaṇṇāsa và Aṭṭhakathā).
~~~
Ân Đức Của Bố Thí Có Trong Kinh Và Chú Giải[12]
1. Ajeyyo: Không ai tước đoạt được.
2. Anugāminī: Phước theo mình từng bước chân như bóng theo hình mọi nơi.
3. Etaṃ ādāya gacchati: Khi từ bỏ xác thân này (chết) vẫn có thể đem phước theo ở kiếp sống mới.
4. Asādhāraṇamaññesaṃ: Phước này không thể san sẻ được, ai làm nấy hưởng.
5. Acorāharaṇo nidhi: Không thể bị mang đi bởi trộm cướp.
6. Sabbakāmadado nidhi: Mọi việc ước nguyện đều được thành tựu nhờ việc thiện phước này.
7. Yaṃ yadevābhipatthenti: Chư thiên và nhân loại mong ước điều gì thì được điều ấy nhờ việc thiện phước này.
8. Suvaṇṇatā: Màu da tươi đẹp cũng bởi phước.
9. Susaratā: Có âm thanh trong sáng cũng bởi phước.
10. Susaṇṭhānā: Dáng vẻ xinh đẹp cũng bởi phước.
11. Surūpatā: Tướng mạo xinh đẹp cũng bởi phước.
12. Ādhipaccaṃ: Địa vị thủ lãnh cũng bởi phước.
13. Parivāro: Tùy tùng chân thật, thương mến cũng bởi phước.
14. Padesarajjaṃ: Được làm quân vương trong một nước cũng bởi phước.
15. Issariyaṃ: Có quyền hành cai quản cũng bởi phước.
16. Cakkavattisukhaṃ: Làm chuyển luân thánh vương cũng bởi phước.
17. Devarajjaṃ: Làm vua của chư thiên cũng bởi phước.
18. Mānussikā: Được thành tựu ở cõi người cũng bởi phước.
19. Devaloke ca yā rati: Được thành tựu ở cõi trời cũng bởi phước.
20. Nibbānasampatti: Được thành tựu Níp-bàn cũng bởi phước.
21. Mittasampadamāgamma: Có bạn tốt cũng bởi phước.
22. Vijjāvimutti: Thành tựu minh và giải thoát cũng bởi phước.
23. Paṭisambhidā: Thành tựu tứ tuệ phân tích cũng bởi phước.
24. Vimokkhā: Thành tựu 3 giải thoát, 8 giải thoát cũng bởi phước.
25. Sāvakapāramī: Được làm đệ tử thanh văn của Phật của bởi phước.
26. Paccekabodhi: Thành tựu quả vị độc giác cũng bởi phước.
27. Buddhabhūmi: Thành tựu quả vị toàn giác cũng bởi phước.
28. Sukhānaṃ nidānaṃ: Phước là căn nguyên của mọi điều hạnh phúc.
29. Sampattīnaṃ mūlaṃ: Phước là căn nguyên của mọi tài sản.
30. Bhogānaṃ patiṭṭhā: Phước là nền tảng của tài sản vật chất.
31. Visamagatassa tāṇaṃ: Phước có công năng hộ trì cho người du hành trong luân hồi.
32. Dānasadiso avassayo: Không có nơi nương tựa nào khác giống như phước.
33. Sīhāsanasadisaṃ: Phước ví như nơi ở của sư tử chúa.
34. Mahāpathavīsadisaṃ: Phước ví như đại địa, tức là nơi nương nhờ.
35. Rajjusadisaṃ: Phước ví như sợi dây, vì là công cụ níu giữ của tâm.
36. Nāvāsadīsaṃ: Phước ví như con thuyền, vì giúp vượt qua bộc lưu.
37. Saṅgāmasūro: Phước ví như người dũng mãnh trong chiến tranh.
38. Susaṅkhatanagaraṃ: Phước ví như hoàng thành được trang trí xinh đẹp.
39. Padumasadisaṃ: Phước ví như hoa sen, vì không uế nhiễm những vật dơ và có mùi thơm.
40. Aggisadisaṃ: Phước ví như lửa, vì đốt cháy tội lỗi trong cơ tánh mình.
41. Āsīvissadisaṃ: Phước ví như nọc rắn, vì cắn chết tội lỗi.
42. Sīhasadisaṃ: Phước ví như sư tử, vì làm cho dũng mãnh.
43. Hatthīsadisaṃ: Phước ví như voi chúa, vì có sức mạnh.
44. Setausabhasadisaṃ: Phước ví như bò chúa Usabha, vì cao thượng.
45. Valāhakaassarājā: Phước ví như ngựa Valāhaka, vì dẫn dắt vượt qua vòng luân hồi nhanh chóng, như ngựa Assatara có bước chân nhanh.
46. Gatamaggaṃ: Phước là con đường mà các bậc hiền nhân, như Đức Phật đã đi qua.
47. Buddhavaṃsaṃ: Phước là dòng dõi của tất cả chư Phật.
“Evaṃ mahatthikā esā, yadidaṃ puññasampadā;
Tasmā dhīrā pasaṃsanti, paṇḍitā katapuññatanti”.
Phước có lợi ích lớn lao như đã diễn tả, vậy nên các bậc hiền trí cũng thường tán thán người hằng làm phước.
Dứt cẩm nang tạo phước thiện bố thí
___o0o___
2. CẨM NANG TẠO PHƯỚC THIỆN GIỮ GIỚI
Ý Nghĩa Của Giới
Từ Pāḷi “sīla” (giới) có nghĩa là pháp bản thể làm cho thân nghiệp (hành vi của thân) và khẩu nghiệp (hành vi của khẩu) được giữ gìn trọn vẹn.
Như có Pāḷi chú giải rằng: “Sīlayati kāyavacī-kammāni sammāhadatīti = sīlaṃ” nghĩa là pháp bản thể nào chắc chắn làm cho thân nghiệp và khẩu nghiệp an trú với sự chân chánh thì pháp bản thể ấy gọi là giới. Đó là sở hữu tư (cetanācetasika) làm cho sự chuyển động của thân và khẩu diễn tiến theo chiều hướng tốt đẹp để không cho những pháp bất thiện phát sanh.
Dānacetanā (tư thí) nghĩa là sự cố quyết hành động liên hệ đến sự bố thí.
Sīlacetanā (tư giới) nghĩa là sự cố quyết hành động liên hệ đến cách giữ gìn giới luật.
Những điều này cũng phát sanh cho bậc Vô sanh, nhưng mà là sở hữu tư hợp với tất cả tâm đại tố phát sanh. Đối với ‘tư thí’ và ‘tư giới’ ở trong phúc hành tông (puññakiriyavatthu) chỉ có ý lấy sở hữu tư hợp với tất cả tâm đại thiện phát sanh.
Từ “sīla” (giới) ấy bản thể là sở hữu tâm có sự đề đốc dẫn dắt thân khẩu an trú trong khuôn khổ tốt đẹp, ngăn chặn không cho pháp bất thiện liên hệ với thân ác hạnh và khẩu ác hạnh phát sanh. Điều này trình bày cho thấy rằng “giới” chỉ có nhiệm vụ giữ gìn thân và khẩu không cho diễn tiến theo chiều hướng ác hạnh (ducarita) phát sanh từ các pháp bất thiện tội lỗi mà thôi. Còn sự giữ gìn tâm không cho ý ác hạnh (manoducarita) phát sanh là nhiệm vụ của chỉ mỗi phần tu tiến (bhāvanā) sẽ nói ở phần sau.
Hay từ “giới” có nghĩa là pháp bản thể giữ gìn duy trì pháp thiện như là định, tuệ, giải thoát một cách cẩn thận. Như có Pāḷi chú giải rằng:
“Sīlayati kusaladhamme upadhāretīti = sīlaṃ”
Nghĩa là pháp bản thể nào hẳn duy trì giữ gìn pháp thiện (như là định, tuệ và giải thoát v.v...) một cách cẩn thận thì pháp bản thể ấy gọi là “giới”.
Câu Pāḷi chú giải này giải thích rằng sự cố quyết liên hệ với cách giữ gìn giới luật (tư giới – sīlacetanā) là sự giữ gìn các điều học như là ngăn trừ sự sát sanh (pāṇātipāṭāvirati) v.v...có thể hỗ trợ cho định, tuệ đạo quả phát sanh đặng.
Tương tợ như mặt đất là nơi nương nhờ của những đồ vật khác nhau cả vật có mạng sống và không có mạng sống, nếu không có mặt đất chống chịu làm nơi nương nhờ thì những vật có mạng sống và không có mạng sống cũng chắc chắn không phát sanh và tiến hóa lên được. Điều ẩn dụ này như thế nào thì định, tuệ, đạo, quả giải thoát cũng chắc chắn nương nhờ thiện về giới phát sanh, nếu không có thiện về giữ giới thì định tuệ và giải thoát không phát sanh được như thế ấy. Vì thế để cho trở thành con đường đưa đến sự giải thoát ra khỏi khổ luân hồi (phức tạp rối ren cả bên trong lẫn bên ngoài, cả cơ tánh mình và người khác, cả vật phụ tùng của mình và người khác, cả bên trên lẫn bên dưới) rồi chứng đắc Níp-bàn. Đức Phật thuyết lại con đường ấy như vầy”
“Sīle patiṭṭhāya naro sapañño,
cittaṃ paññañca bhāvayaṃ;
Ātāpī nipako bhikkhu,
so imaṃ vijaṭaye jaṭaṃ.”[13]
“Trú giới người có trí
Tu tiến tâm và tuệ
Nhiệt tâm, mẫn Tỷ-kheo
Vị ấy thoát triền này”.
Người có trí tuệ sanh từ nghiệp (kammajapaññā) kết hợp với tái tục tam nhân này, an trú vững chắc trong thiện của “giới” là thường cận (thói quen), ấy là nền tảng của cả hai tu tiến chỉ tịnh và tu tiến minh sát, là người có sự chuyên cần siêng năng làm cho si mê (tức sự ngu si rồ dại là pháp nghịch với trí tuệ) của mình giảm bớt đi, hay là người có trí tuệ có công năng giữ mình thoát khỏi si mê (tức sự mê mờ ám độn nghịch với mình), hay là người có trí tuệ đưa cảnh nghiệp xứ (như là đề mục danh sắc năm uẩn) hiện bày rõ ràng cho mình, rồi có thể đưa hai sự tu tiến chỉ tịnh và tu tiến minh sát phát triển, tiến hóa theo tuần tự như đã nói, có thể tẩy trừ sự rối ren phức tạp (là ái tợ như gai nhọn của cây tre um tùm bao bọc thân cây lại) làm cho biến mất đi như thế.
Ở nơi khác có trình bày ý nghĩa của giới có 6 như vầy:
1. Siraṭṭho sīla dịch là đỉnh đầu, có nghĩa là cái đầu, nếu người nào thiếu đầu sẽ chết, nếu đầu bị thương tích cũng không yên lành như thế nào thì người không có giới sẽ bị chết từ những việc thiện, nếu người bị đứt giới thì cũng không yên lòng. Nếu nhận được quả cũng không trọn vẹn, như là sanh làm người thì mang thân bệnh hoạn triền miên v.v... như thế ấy.
2. Sīlaṭṭho sīla dịch là thường lệ, tức giữ gìn thân khẩu trong sạch như thường lệ.
3. Sītalaṭṭho sīla dịch là mát mẻ, tức là làm mát thân tâm, không có sợ hãi, không oán thù, không kẻ thù, không có sự phiền muộn, chỉ có sự an lạc mà không có khổ đau.
4. Sivaṭṭho sīla dịch là an toàn, vì không có nguy hiểm, luôn an lạc thân tâm.
5. Samodhānaṭṭhosīla dịch là giữ gìn thân nghiệp, khẩu nghiệp trong sạch, tức giữ gìn thân an trú trong 3 thân thiện hạnh, giữ gìn khẩu an trú trong 4 khẩu thiện hạnh.
6. Upadhānaṭṭhosīla dịch là bảo trì cho thiện nghiệp, tức là khi người đã giữ gìn giới tốt đẹp, những ân đức tốt đẹp như nhẫn nại, tâm từ, chân thật, thiểu dục, tin tấn, trí tuệ v.v... cũng phát sanh theo tuần tự.
~~~
Trường Hợp Của Giới
Giới có 4 trường hợp là:
1. Bhikkhusīla đó là 227 học giới được trình bày trong giới bổn Paṭimokkha của Phíc-khú, gọi là giới Phíc-khú.
Ý nghĩa của từ phíc-khú (bhikkhu):
Từ “Phíc-khú” có nghĩa là người thấy được sự nguy hiểm trong vòng luân hồi và kết hợp với 6 sự thành tựu ân đức như là:
1) Giới (sīla).
2) Định (samādhi).
3) Tuệ tái tục (paṭisandhipaññā).
4) Tuệ minh sát (vipassanāpaññā).
5) Luôn luôn gìn giữ trí tuệ (pārihārikapaññā).
6) Tứ chánh cần (sammappadhāna).
2. Bhikhhunīsīla đó là 311 học giới được trình bày trong giới bổn Paṭimokkha Phíc-khú-ni, gọi là giới Phíc-khú-ni.
3. Sāmaṇerasīla đó là 10 học giới như là điều học tránh xa sự sát sanh (pāṇātipātā veramānī) cho đến điều học tránh xa sự giữ tiền bạc (Jātarūparajata paṭiggahaṇā veramanī) hay 75 điều ưng học pháp (Sekhiyavatta), những điều trên gọi là giới Sa-di.
4. Gahaṭṭhasīla đó là 5 điều học giới, tức là ngũ giới, đây gọi là giới người cư sĩ.
Trong bốn trường hợp của giới này, giới của Phíc-khú và Phíc-khú-ni không cần xin nguyện thọ một cách riêng biệt, khi chấm dứt phần tụng yết ma (kammavācā) đúng theo luật trong nơi chư tăng xác định ranh giới (gọi là sīmā) thì những giới ấy cũng thành tựu theo cùng.
Đối với giới Sa-di cũng giống như thế, không cần xin nguyện thọ riêng biệt lại lần nữa, sau khi nhận tam quy và 10 giới đúng theo cách Đức Phật chế định cả người cho và người nhận thì những giới ấy cũng thành tựu theo (nhưng ở nước Thái hiện tại vẫn có cách thường xin nguyện thọ).
Từ Pāḷi “gahaṭṭha” (cư sĩ) dịch là người sống chung với gia đình. Như có Pāḷi chú giải như vầy: “Gahe tiṭṭhatīti = gahaṭṭho” nghĩa là người nào ở trong nhà thì người ấy gọi là cư sĩ (gahaṭṭha).
Đối với giới cư sĩ cần phải có sự nguyện thọ riêng, chỉ có thọ tam quy cũng chưa thể gọi là người có giới cư sĩ mà chỉ được gọi là người có tam quy.
~~~
Sự Hư Hoại Giới
Trình bày sự diễn tiến của người hư hoại giới và phá giới (alajjī)[14] là:
Đối với Phíc-khú, Phíc-khú-ni, sự phạm giới nghĩa là vị Phíc-khú, Phíc-khú-ni nào sau khi đã được tụng bốn lần tuyên ngôn yết ma (ñatticatutthakammavācā) (đối với Phíc-khú-ni là 8 lần) một cách chính xác trong ranh giới si-ma hoàn tất, thì vị Phíc-khú, Phíc-khú-ni ấy cũng được gọi là người có 227 học giới, hay 311 học giới theo thứ tự đầy đủ với người ấy mà không cần phải xin nguyện thọ giới lại, giới ấy theo người ấy suốt cho đến khi người ấy chưa nói lời từ bỏ điều học, hay chưa phải là người sám hối tội bất cộng trụ[15] (pārājika), như vậy cũng có thể nói được rằng người ấy vẫn trú trong giới Phíc-khú, hay giới Phíc-khú-ni. Nhưng khi đã nói lời từ bỏ điều học với bất kể một người nào thích hợp, hay phải sám hối bất kể một điều học bất cộng trụ nào thì những giới ấy cũng chấm dứt theo, vì vậy Phíc-khú, Phíc-khú-ni ấy nếu chưa thay đổi phẩm mạo thành người cư sĩ, hay Sa-di, Sa-di-ni mà vẫn tuyên bố mình đang là Phíc-khú hay Phíc-khú-ni thì nói rằng người ấy là người hư hoại giới (hay đứt giới Phíc-khú).
Hơn nữa, người gọi là Phíc-khú, Phíc-khú-ni nhưng chưa thành tựu đúng với tăng sự cụ túc giới[16], như trong lúc làm tăng sự thọ cụ túc giới có phát sanh bất kể một trong năm điều hư hỏng (vipatti) là:
1. Vatthuvipatti đó là người xin thọ giới (upasampadāpekkha) chưa đủ 20 tuổi.
2. Sīmāvipatti đó là si-ma[17] (tức ranh giới làm tăng sự) bị hư hại, nghĩa là không kết giới đúng theo luật chế định.
3. Parisavipatti đó là chư tăng tức người cùng chứng minh trong tăng sự ấy không đủ số lượng theo Luật chế định, nghĩa là ở những nơi xa xôi (paccantajanapada) ít nhất là 5 vị, ở quốc độ trung tâm (majjhimadesa) ít nhất là 10 vị.
4. Ñattivipatti đó là cách tụng tuyên ngôn tăng sự (ñattikamma[18]) không đúng theo chánh tả hay tụng không đủ theo chữ (tụng lướt hay tụng sai).
5. Kammavācāvipatti đó là cách tụng tuyên ngôn bị sai hay rớt nhịp.
Nếu có sự thiếu sót gián đoạn hay hư hại một điều nào trong 5 điều như nói ở đây thì vị Phíc-khú, Phíc-khú-ni ấy cho dù là xuất gia đến 50-60 tuổi cũng là Phíc-khú, Phíc-khú-ni chỉ cái tên gọi mà thôi (không có ý nghĩa gì cả) bởi vì chưa thành tựu thọ cụ túc giới một cách đúng theo Luật.
~~~
Sự Phá Giới
Sự phá giới đối với Phíc-khú, Phíc-khú-ni ấy, nghĩa là nếu Phíc-khú, Phíc-khú-ni nào cố ý vi phạm những học giới khác ngoài ra tội bất cộng trụ (pārājika) như là Tăng tàng (saṅghadisesa) hay Ưng đối trị (pācittiya) v.v... mà chưa có sám hối đúng theo luật, nghĩa là nếu phạm tội Tăng tàng mà chưa hành phạt để thoát tội như là cấm phòng (parivāsa) và tự hối (mānatta), nếu là những tội khác như ưng đối trị v.v... mà chưa làm phận sự phát lồ tức trình bày tội trạng ấy cho bạn đồng phạm hạnh, như vậy cũng xem như người ấy là người phá giới (người không trong sạch).
Trong hai trường hợp người này thì người hư hoại giới có tội nặng hơn, người phá giới có tội nhẹ hơn.
Sự hư hoại giới và sự phá giới đối với Sa-di ấy, nghĩa là nếu người cho Tam quy và người nhận tam quy đọc đúng theo giọng chánh tả với sự chú tâm thật sự đủ ba lần, dù cho không có sự xin nguyện thọ 10 giới như điều học tránh xa sự sát sanh (pāṇātipātā veramāṇī) cho đến điều học tránh xa sự giữ tiền bạc (jātarūparajata paṭiggahaṇā veramaṇī) cũng thế, chắc chắn xem như người thọ tam quy ấy thành tựu là Sa-di, và có giới Sa-di kèm theo đầy đủ một cách đúng đắn, kể từ đó trở đi suốt đời cho đến khi chưa thay đổi phẩm mạo, hay chưa phạm vào mười điều trục xuất (liṅganāsana) đến lúc nào thì cũng vẫn ở trong phẩm mạo Sa-di đến lúc ấy. Do đó, sự trình bày 10 học giới như điều học tránh xa sự sát sanh (pāṇātipātā veramānī) cho đến điều học tránh xa sự giữ tiền bạc (jātarūparajata paṭiggahaṇā veramanī), sau khi nhận ba lần quy y cốt ý chỉ để cho vị Sa-di biết được những học giới mà mình sẽ thu thúc, cẩn trọng giữ gìn mà thôi.
Như Đức Phật có trình bày lại trong tạng Luật đại phẩm (mahāvagga) như vầy: “Anujānāmi, bhikkhave, sāmaṇerānaṃ dasa sikkhāpadāni, tesu ca sāmaṇerehi sikkhituṃ – pāṇātipātā veramaṇī [veramaṇi, veramaṇiṃ (ka.)], adinnādānā veramaṇī, abrahmacariyā veramaṇī, musāvādā veramaṇī, surāmerayamajjapamādaṭṭhānā veramaṇī, vikālabhojanā veramaṇī, naccagītavāditavisūkadassanā veramaṇī, mālāgandhavilepanadhāraṇamaṇḍanavibhūsanaṭṭhānā veramaṇī, uccāsayanamahāsayanā veramaṇī, jātarūparajatapaṭiggahaṇā veramaṇī. Anujānāmi, bhikkhave, sāmaṇerānaṃ imāni dasa sikkhāpadāni, imesu ca sāmaṇerehi sikkhitunti.”[19]
“Này các phíc-khú, ta cho phép mười điều học đến các sa di và (cho phép) các sa di học tập về các điều học ấy: Việc tránh xa sự giết hại mạng sống, việc tránh xa sự lấy vật không được cho, việc tránh xa điều phi Phạm hạnh (sự hành dâm), việc tránh xa sự nói dối, việc tránh xa trường hợp dể duôi uống chất say là rượu và chất lên men, việc tránh xa sự ăn phi thời, việc tránh xa sự múa hát đờn và xem trình diễn, việc tránh xa trường hợp đeo vòng hoa, thoa vật thơm và tô điểm bằng đồ trang sức, việc tránh xa chỗ nằm ngồi cao và rộng lớn, việc tránh xa sự thọ lãnh vàng bạc. Này các phíc-khú, ta cho phép mười điều học này đến các sa di và (cho phép) các sa di học tập về các điều học này.”
Trong mười điều học này, điều học mà Sa-di vi phạm phải bị trục xuất (hoàn tục) có 5 điều là bắt đầu từ điều học ‘Việc tránh xa sự giết hại mạng sống cho đến việc tránh xa trường hợp dể duôi uống chất say là rượu và chất lên men’. Còn 5 điều còn lại là ‘việc tránh xa sự ăn phi thời, cho đến việc tránh xa sự thọ lãnh vàng bạc’ chỉ bị hình phạt theo luật (daṇḍakamma) mà thôi. Do đó, vị Sa-di nào vi phạm điều học liên hệ đến 10 điều trục xuất thì phải hoàn tục lập tức, hay nếu không muốn hoàn tục thì phải thọ lại ba phần quy y (giống như người mới tu Sa-di). Nếu vi phạm những điều học liên quan đến luật hành phạt thì phải xin nhận tội với thầy tế độ, thầy giáo thọ, hay chư tăng thực hiện hành phạt để cho mình tiếp tục được thanh tịnh. Vì thế vị Sa-di nào vi phạm một trong 10 điều trục xuất mà không chịu hoàn tục, hay thọ lại tam quy thì cũng xem như vị Sa-di ấy là người hư hoại giới. Nếu vị Sa-di nào làm sai điều học liên hệ đến một trong 10 điều hành phạt, nhưng không chịu nhận tội với thầy tế độ, thầy giáo thọ, hay chư tăng thực hiện hành phạt để cho mình tiếp tục được thanh tịnh thì cũng xem như vị Sa-di ấy là người phá giới.
10 điều trục xuất (liṅganāsana)
Ðức Thế-Tôn đã chế định điều luật này như sau:
“Anujānāmi, bhikkhave, dasahaṅgehi samannāgataṃ sāmaṇeraṃ nāsetuṃ. Pāṇātipātī hoti, adinnādāyī hoti, abrahmacārī hoti, musāvādī hoti, majjapāyī hoti, buddhassa avaṇṇaṃ bhāsati, dhammassa avaṇṇaṃ bhāsati, saṅghassa avaṇṇaṃ bhāsati, micchādiṭṭhiko hoti, bhikkhunidūsako hoti – anujānāmi, bhikkhave, imehi dasahaṅgehi samannāgataṃ sāmaṇeraṃ nāsetunti”[20].
“Này các Phíc-khú, ta cho phép trục xuất Sa-di hội đủ mười yếu tố này: Là kẻ giết hại mạng sống, là kẻ lấy vật không được cho, là kẻ phi Phạm hạnh (hành dâm), là kẻ nói dối, là kẻ uống chất say, là kẻ phỉ báng đức Phật, phỉ báng Giáo Pháp, phỉ báng Hội Chúng, là kẻ có tri kiến sai trái, là kẻ làm nhơ Phíc-khú-ni. Này các Phíc-khú, ta cho phép trục xuất vị Sa-di hội đủ mười yếu tố này.”
Vậy 10 điều trục xuất là:
1. Pāṇātipātī hoti Sa-di là người sát sanh.
2. Adinnādāyī hoti Sa-di là người trộm cắp.
3. Abrahmacārī hoti Sa-di là người hành dâm.
4. Musāvādī hoti Sa-di là người nói dối.
5. Majjapāyī hoti Sa-di là người uống chất say.
6. Buddhassa avaṇṇaṃ bhāsati Sa-di là người phỉ báng Phật.
7. Dhammassa avaṇṇaṃ bhāsati Sa-di là người phỉ báng Pháp.
8. Saṅghassa avaṇṇaṃ bhāsati Sa-di là người phỉ báng Tăng.
9. Micchādiṭṭhiko hoti Sa-di là người tà kiến như thấy đoạn kiến hay thường kiến.
10. Bhikkhunidūsako hoti Sa-di là người hãm hiếp Phíc-khú ni.
Nếu Sa-di nào vi phạm một trong mười điều trục xuất, thì vị ấy chắc chắn mất phẩm mạo Sa-di và bắt buộc phải hoàn tục. Nếu không muốn hoàn tục ra đời, đối với sự vi phạm một trong 9 điều (trừ điều tà kiến) thì cho vị Sa-di ấy đi thú nhận sự sai phạm của mình với thầy tế độ, thầy giáo thọ sư hay chư tăng cùng với lời tuyên bố để cẩn trọng sẽ không vi phạm trong những điều trục xuất ấy nữa, xong rồi thì xin thọ lại ba phần quy y Tam bảo. Như vậy mới trở lại phẩm mạo Sa-di tức là có giới đầy đủ như ban đầu.
Còn điều tà kiến thứ 9, vị Sa-di nào vi phạm cũng phải bắt hoàn tục giống như thế. Nếu không có ý muốn hoàn tục ra đời thì cũng là người từ bỏ những sự thấy sai (tà kiến) trở thành người có sự thấy đúng (chánh kiến) trước, rồi mới đi thổ lộ sự trong sạch của mình rằng, là người có chánh kiến với tất cả chư tăng kèm theo lời tuyên bố rằng mình đã có sự thấy sai và bây giờ đã từ bỏ sự thấy sai ấy, kể từ đây sẽ cố gắng không trở thành người tà kiến thấy sai nữa. Khi tất cả chư tăng chấp nhận, và tha thứ rồi thì nên xin lại ba phần quy y Tam bảo. Như thế thì vị Sa-di ấy cũng sẽ trở lại thành người có giới Sa-di đầy đủ đúng đắn.
10 điều hành phạt Sa-di (Daṇḍakamma)
1. Vikālabhojano hoti Sa-di là người thọ dụng vật thực phi thời.
2. Naccagītavāditavisūkadassano hoti Sa-di là người thích xem múa hát, nghe đờn kèn, múa hát và chơi đờn kèn.
3. Mālā gandha-vilepanadhā-raṇamaṇḍanavibhūsano hoti Sa-di là người thích trang điểm hương liệu dồi phấn và đeo vòng hoa.
4. Uccāsayana-mahāsayano hoti Sa-di là người thích nằm ngồi nơi cao rộng và xinh đẹp.
5. Jātarūparajatapaṭiggahano hoti Sa-di là người thích nhận vàng bạc và những vật thay thế vàng bạc.
Trong tạng Luật Đức Phật chế định thêm 5 điều nữa là:
“Anujānāmi, bhikkhave, pañcahaṅgehi samannāgatassa sāmaṇerassa daṇḍakammaṃ kātuṃ. Bhikkhūnaṃ alābhāya parisakkati, bhikkhūnaṃ anatthāya parisakkati, bhikkhūnaṃ avāsāya parisakkati, bhikkhū akkosati paribhāsati, bhikkhū bhikkhūhi bhedeti – anujānāmi, bhikkhave, imehi pañcahaṅgehi samannāgatassa sāmaṇerassa daṇḍakammaṃ kātunti”[21].
“Này các phíc-khú, ta cho phép thực thi hành phạt đối với vị sa di hội đủ năm yếu tố: Là vị ra sức làm cho các phíc-khú không được lợi lộc, ra sức làm cho các phíc-khú không được sự lợi ích, ra sức làm cho các phíc-khú không có chỗ ngụ, mắng nhiếc gièm pha các phíc-khú, chia rẽ các phíc-khú (này) với các phíc-khú (khác). Này các phíc-khú, ta cho phép thực thi hành phạt đối với vị sa di hội đủ năm yếu tố này.”
6. Bhikkhūnaṃ alābhāya parisakkati, Sa-di là người cố gắng làm mất lợi lộc của chư Phíc-khú.
7. Bhikkhūnaṃ avāsāya parisakkati, Sa-di là người cố gắng làm mất trú xứ của chư Phíc-khú.
8. Bhikkhūnaṃ anatthāya parisakkati, Sa-di là người cố gắng gây bất lợi mất mát đến cho chư Phíc-khú.
9. Bhikkhū akkosati paribhāsati, Sa-di là người cố gắng chửi mắng phỉ báng các Phíc-khú.
10. Bhikkhū bhikkhūhi bhedeti Sa-di là người cố gắng gây chia rẽ giữa các Phíc-khú.
Nếu Sa-di vi phạm hay làm sai một trong 10 điều hành phạt này thì sẽ phải nhận hành phạt theo điều ấy từ thầy tế độ, thầy giáo thọ sư hay chư tăng. Ngoài 10 điều hành phạt này vẫn còn những điều khác nữa là 75 điều ưng học pháp và 14 pháp hành[22], những điều này cũng giống như trên. Nếu Sa-di không chấp nhận gìn giữ, hay không chịu hành theo điều học và các điều thực hành khác bất kể một điều nào thì cũng phải nhận hành phạt, nếu không chịu nhận hành phạt thì cũng được gọi là người phá giới.
Sự hư hại giới và sự phá giới đối với người cư sĩ ấy là 5 giới như là tránh xa sự sát sanh v.v... cho đến tránh xa sự uống rượu bia chất say, 5 giới này là thường giới của người cư sĩ nói chung mà không có sự chọn lựa dòng giống, giai cấp, tôn giáo. Do đó, người nào có sự tránh xa, không vi phạm thì người ấy gọi là người có giới cư sĩ. Nếu người nào không có sự tránh xa, vi phạm bất kể điều nào trong 5 điều hay cả 5 điều thì người ấy gọi là người hư hoại giới.
Còn người cư sĩ là người phá giới, tức là người cư sĩ thích nói chia rẽ (pisuṇavācā), nói lời độc ác (pharusavācā), nói nhảm nhí (samphappalāpa) và tham thích đồ vật của người khác (abhijjhā), nghĩ xấu sân giận muốn làm hại người khác (byāpāda), hay là người không thích thực hành theo phận sự của mình như lời dạy của Đức Phật trình bày lại trong kinh Siṅgāla của tạng kinh, tức là không thực hành theo phận sự giữa cha mẹ với con cái, vợ với chồng, thầy với trò, chủ với tớ, bạn với bạn và giữa người cư sĩ với bậc xuất gia. Như vậy, người cư sĩ ấy gọi là người phá giới (alajjīpuggala). Còn người cư sĩ ấy không phân biệt sẽ là trai hay gái, dân tộc nào, ngôn ngữ nào, hay tôn giáo nào cũng thế. Khi làm những việc như thế cũng xem như người ấy là người phá giới.
Người cư sĩ nào không thích nói lời chia rẽ (pisuṇavācā), nói lời độc ác (pharusavācā), nói nhảm nhí (samphappalāpa) và không suy tư tham thích đồ vật của người khác (abhijjhā), không nghĩ xấu sân giận muốn làm hại người khác (byāpāda), hay là hoan hỷ thực hành theo phận sự giữa cha mẹ với con cái, vợ với chồng, v.v... thì người cư sĩ ấy gọi là người có sự trong sạch (lajjīpuggala).
~~~
Sự Nguyện Thọ Giới
Đặc biệt giải thích trong việc nguyện thọ ngũ giới như sau:
Sự nguyện thọ giới có hai trường hợp:
1. Cách nguyện thọ các điều học cùng nhau.
2. Cách nguyện thọ các điều học riêng biệt từng điều.
Cách nguyện thọ 5 điều học giới gom cùng nhau là nói tuyên bố như sau: “Pañcasikkhāpadaṃ samādiyāmi” hay “Pañcasīlaṃ samādiyāmi”
Nghĩa là: “Tôi xin nguyện thọ cả năm giới (hay 5 điều học như là tránh xa sự sát sanh (pāṇātipātā veramāṇī) cho đến tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say (Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇī))”.
Cách nguyện thọ 5 điều học một cách riêng biệt từng điều ấy thì nói như sau:
1. Paṇātipātā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự sát sanh.
2. Adinnādānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trộm cắp.
3. Kāmesu micchācārā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự tà dâm
4. Musāvādā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự nói dối
5. Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say.
Dù cho nguyện thọ 8 giới cũng giống như thế, nếu nguyện thọ 8 giới cùng gom chung gọi là “samādānauposathasīla” thì tuyên bố như sau: “Uposathasīlaṃ samādiyāmi” hay “Aṭṭhaṅgasīlaṃ samādiyāmi”
Nghĩa là “Tôi xin nguyện thọ 8 chi phần giới uposatha[23]”
Cách nguyện thọ 8 điều học một cách riêng biệt từng điều ấy gọi là 8 giới thông thường thì nói như sau:
1. Pāṇātipātā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự sát sanh.
2. Adinnādānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trộm cắp.
3. Abrahmacariyā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự hành dâm.
4. Musāvādā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự nói dối.
5. Surāmerayamajjappāmādaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự dể duôi uống rượu và dùng các chất say.
6. Vikālabhojaṇā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự ăn sái giờ.
7. Naccagītavā-ditavisūkadassanamālā gandhavilepanadhāraṇamaṇḍanavibhū-sanaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự múa hát, thổi kèn, đờn, xem múa hát, nghe đờn, kèn, trang điểm, thoa vật thơm, dồi phấn và đeo tràng hoa.
8. Uccāsayanā mahāsayanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao, và nơi xinh đẹp.
Sự nguyện thọ cả 5 giới hay 8 giới theo hai trường hợp như trên, nếu người nào nguyện thọ các điều học gom chung nhau thì dù cho phạm bất cứ một điều nào thì cũng xem như 5 giới hay 8 giới ấy đứt hết cùng một lúc, phải nguyện thọ lại tất cả. Còn người nào nguyện thọ điều học theo từng điều ấy, nếu phạm bất cứ một điều nào thì đứt điều ấy, những điều khác vẫn còn bình thường, chỉ phải nguyện thọ lại điều mình vi phạm làm đứt mà thôi.
Hơn nữa, sự nguyện thọ 5 giới hay 8 giới này, người nguyện thọ xác định thời gian ở trong tâm rồi chỉ nguyện thọ một lần, sự nguyện thọ ấy cũng được gọi là đã an trú suốt thời gian mình xác định. Như là người nguyện thọ 5 giới, hay 8 giới trong thời gian xác định là 3 tháng, hay 1 tháng, hay nửa tháng, hay 1 tuần, hay 1 ngày 1 đêm, thậm chí là nửa ngày cũng được, sau khi đã chú nguyện trong tâm thì nguyện thọ giới ấy. Sự nguyện thọ giới ấy sẽ an trú suốt khoảng thời gian đã xác định và khi đến hết thời gian được xác định, sẽ tự động kết thúc.
5 giới là thường giới của người cư sĩ, do đó người nguyện thọ, hay không nguyện thọ giới thì cũng phải giữ gìn thường xuyên để lợi ích cho người có giới, nếu có người nói rằng “Tôi không có nguyện thọ giới, do đó khi không giữ gìn thì không có tội”, lời nói như thế chỉ là lời thể hiện cho người khác biết rằng bản thân người nói ấy không hiểu biết về 5 giới là thường giới của tất cả người cư sĩ, nhưng người ấy vẫn không thoát khỏi bản chất là người hư hoại giới. Đối với người có sự nguyện thọ 5 giới thì giữ gìn giới ấy chắc chắn có được rất nhiều lợi ích hơn thế, nghĩa là ngoài việc được phát sanh tâm thiện do giữ 5 giới thì vẫn có tâm thiện phát sanh do những thiện pháp khác. Bởi nhân này những người Phật tử cũng xác nhận nguyện thọ 5 giới thường thường cho đến tận hiện tại bây giờ.
~~~
Sự giữ gìn 8 giới
Giải thích đặc biệt 8 giới và người giữ 8 giới như sau:
8 giới (loại bình thường) là thường giới của người cận sự nam, cận sự nữ, xuất gia bạch y (paṇḍaraṅgapabbajita - người xuất gia mặc y trắng), nam đạo sĩ, nữ đạo sĩ. Do đó, những người này cũng cần phải giữ gìn cho trọn vẹn và trong sự nguyện thọ ấy chỉ nguyện thọ một lần thì hẳn nhiên an trú mãi trong khoảng thời gian người ấy vẫn còn đắp y trắng. Khoảng thời gian vẫn còn tuyên bố xuất gia quấn bạch y ấy, nếu người cận sự nam, nữ, đạo sĩ nam, nữ nào không giữ gìn trọn vẹn mà chỉ giữ gìn 5 giới hay 8 giới chánh mạng (ājīvaṭṭhamakasīla) thì cũng không thích hợp với bản chất là người cận sự nam, cận sự nữ hay đạo sĩ nam, đạo sĩ nữ quấn y trắng, như vậy thì nên thay đổi phẩm chất thành người bình thường ở nhà có gia đình tốt hơn. Nếu không thay đổi phẩm chất thành người bình thường ở nhà có gia đình thì những người cận sự ấy gọi là người hư hoại giới.
Bát quan trai giới này đối với người bình thường có gia đình thì không phải là thường giới, do đó tất cả những người này giữ gìn 8 giới cũng được, không giữ 8 giới cũng được, nhưng nếu có thể giữ được 8 giới thì có càng nhiều lợi ích hơn nữa, hay nếu không giữ được thì cũng không có tội gì.
~~~
Giới đặc biệt của người cư sĩ
Giới đặc biệt của tất cả cư sĩ có như sau:
Sự giữ gìn giới luật của người cư sĩ ấy ngoài ra 5 giới, 8 giới và giới uposatha thì cũng còn những giới khác sẽ giữ gìn được là:
1. Ājīvaṭṭhamakasīla đó là sự tránh xa 3 thân ác nghiệp (sát sanh, trộm cắp, tà dâm), 4 khẩu ác nghiệp (nói dối, nói chia rẽ, nói độc ác, nói nhảm nhí), và giới tránh xa tà mạng.
2. Navaṅgasīla đó cũng chính là 8 giới nhưng thêm “yathābalaṃ mettāsahagatena cetasā sabbāvantaṃ lokaṃ pharitvā viharāmi” nghĩa là “Tôi xin rải tâm từ cho đến tất cả chúng sanh theo sức lực mình”
3. Dasaṅgasīla đó là 10 điều học là giới của Sa-di.
~~~
Sự khác nhau giữa chánh mạng 8 giới (ājīvaṭṭhamakasīla) và 5 giới
Chánh mạng 8 giới trong chú giải Thanh Tịnh Đạo, Ngài gọi là ādibrahmacariyakasīla (tức là giới cơ bản của con đường phạm hạnh) nghĩa là chánh mạng 8 giới làm nền tảng của sự chứng đắc đạo, quả, Níp-bàn.
Hơn nữa, tất cả người cư sĩ nguyện thọ 5 giới cũng thế, hay không nguyện thọ cũng thế, nếu có sự vi phạm 5 giới thì cũng xem như chỉ sai phạm 5 giới. Còn chánh mạng 8 giới ấy phải có sự nguyện thọ thực hành đặc biệt, khi có sự vi phạm theo như đã nguyện thì cũng sẽ gọi là sai chánh mạng 8 giới ấy.
Trong hai loại giới ấy, nếu người nào thường giữ 5 giới nhất định thì người ấy gọi là bậc chân nhân bình thường, nếu giữ chánh mạng 8 giới thì người ấy cũng gọi là bậc chân nhân thù thắng.
~~~
Thường Giới Và Không Phải Thường Giới
Từ Pāḷi “niccasīla” (thường giới) nghĩa là khi nghi thức nguyện thọ giới nào hoàn tất thì giới ấy cũng thành tựu theo mà không cần phải có sự nguyện thọ lại nữa và người ấy cũng phải nhất định giữ gìn giới ấy từ đó trở đi, nếu không giữ gìn chắc chắn có tội lỗi, giới ấy gọi là niccasīla (thường giới).
Từ Pāḷi “aniccasīla” (không phải thường giới) nghĩa là giới nào dù cho không gìn giữ cũng không có tội, nếu có ý muốn giữ gìn thì phải nguyện thọ giới ấy trước, giới ấy gọi là aniccasīla (không phải thường giới).
Thường giới (niccasīla)
Giới Phíc-khú là 227 điều học dành cho Phíc-khú và Giới Phíc-khú-ni là 311 điều học dành cho Phíc-khú-ni mà Đức Phật đã chế định trong Ubhatovibhaṅga là thường giới của Phíc-khú và Phíc-khú-ni theo điều học của mình.
Dasaṅgasīla (thập giới) và 75 điều ưng học pháp là thường giới của Sa-di và Sa-di-ni.
Bát quan trai giới là thường giới của người xuất gia mặc y trắng, cận sự nam, cận sự nữ, tu nữ và tất cả đạo sĩ.
5 giới là thường giới của cư sĩ.
Không phải thường giới (aniccasīla)
Cách thực hành trừ chi (đầu đà), trong 13 điều trừ chi không phải là thường giới của Phíc-khú, Phíc-khú-ni, Sa-di, Sa-di-ni.
Cách thực hành một điều nào trong 13 điều trừ chi, và 10 giới không phải là thường giới của người xuất gia mặc y trắng và những đạo sĩ.
Giới Uposatha, giới Navaṅga, 10 giới, thực hành chi của người thọ thực một chỗ ngồi (Ekāsanikaṅgaṃ), chi của người chỉ thọ thực trong bát (Pattapiṇḍikaṅgaṃ) không phải là thường giới của cư sĩ tại gia.
Cārittasīla và Vārittasīla
Cārittasīla nghĩa là giới theo phong tục tập quán tốt đẹp, dù cho không thực hành cũng không có tội lỗi, nếu hành được thì càng tốt, có nhiều lợi ích, đó là không phải thường giới (anicca sīla) như đã nói.
Vārittasīla nghĩa là giới sẽ phải làm việc ngăn trừ, tức có sự thực hiện thường xuyên, nếu không thực hiện chắc chắn có tội lỗi, đó là thường giới.
Chú ý: Ở phần trên của quyển sách này có nói về cách nguyện thọ ngũ giới và bát quan trai giới theo cách tự nguyện thọ, ở đây chúng tôi sẽ bổ sung thêm phần phép xin tam quy và 5 giới, 8 giới nơi chư tăng.
~~~
Phép Thọ Ngũ Giới
Ukāsa ahaṃ (mayaṃ)[24] bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaraṇena saha pañca sīlāni yācāmi(ma).
Bạch Ngài, con (chúng con) xin thọ trì Tam quy và Ngũ Giới nơi Tam bảo để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích.
Dutiyampi ahaṃ (mayaṃ) bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaraṇena saha pañca sīlāni yācāmi(ma).
Bạch Ngài, con (chúng con) xin thọ trì Tam quy và Ngũ Giới nơi Tam bảo để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích lần thứ nhì.
Tatiyampi ahaṃ (mayaṃ) bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaraṇena saha pañca sīlāni yācāmi(ma).
Bạch Ngài, con (chúng con) xin thọ trì Tam quy và Ngũ Giới nơi Tam bảo để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích lần thứ ba.
* Xong rồi vị Sư chứng minh nơi ấy phải đọc bài này 3 lần, người thọ giới đọc theo:
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa.
Con xin hết lòng thành kính làm lễ Đức Bhagavā đó, Ngài là bậc Arahaṃ cao thượng, được chứng quả Chánh Biến Tri do Ngài tự ngộ, không thầy chỉ dạy. (đọc 3 lần) (lạy 1 lạy)
* Sư đọc tiếp bài Quy y Tam bảo, người thọ giới phải đọc theo:
Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật.
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp
Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng
Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật lần thứ nhì.
Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp lần thứ nhì
Dutiyampi Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng lần thứ nhì
Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật lần thứ ba
Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp lần thứ ba
Tatiyampi Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng lần thứ ba
* Sư đọc:
“Tisaraṇaggahanaṃ paripuṇṇam”
Phép Quy Y Tam bảo chỉ có bấy nhiêu
* Người thọ Tam quy đọc lời sau:
“Āma bhante! Dạ, xin vâng”
* Sư đọc tiếp, người thọ giới phải đọc theo:
Paṇātipātā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự sát sanh.
Adinnādānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trộm cắp.
Kāmesu micchācārā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự tà dâm.
Musāvādā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự nói dối.
Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say.
* Sư đọc:
“Imāni pañca sikkhāpadāmi sādhukaṃ katvā appamādena niccakālaṃ sammārakkhitabbam.”
Thiện tín (Chư Thiện Tín) nên thọ trì Ngũ giới này cho được trong sạch, phải vâng giữ hành theo cho đến trọn đời, chẳng nên dể duôi.
* Người thọ Tam quy đọc lời sau: “Āma bhante! Dạ, xin vâng”
* Sư đọc quả báo trong việc trì giới:
Sīlena sugatiṃ yanti, Sīlena bhogasampadā, Sīlena nibbutiṃ yanti, Tasmā sīlaṃ visodhaye.
Các chúng sanh được sanh về cõi Trời cũng nhờ giữ giới, các chúng sanh được giàu sang cũng nhờ giữ giới, các chúng sanh được giải thoát nhập Níp-Bàn cũng nhờ giữ giới. Bởi các cớ ấy, nên Thiện Tín (Chư Thiện Tín) phải ráng thọ trì giới luật cho được trong sạch đừng có lấm nhơ.
* Người thọ trả lời:“Sādhu! Lành thay!” (3 lạy)
~~~
Phép Thọ Bát Quan Trai Giới (8 Giới)
Lời tác bạch xin thọ quy giới.
Ukāsa ahaṃ (mayaṃ) bhante tisaraṇena saha aṭṭhaṅgasamannāgataṃ uposathaṃ yācāmi(ma).
Bạch Đại Đức, chúng con xin thọ trì Tam quy và Bát Quan Trai Giới nơi Tam bảo, để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích.
Dutiyampi ahaṃ (mayaṃ) bhante tisaraṇena saha aṭṭhaṅgasamannāgataṃ uposathaṃ yācāmi(ma).
Bạch Đại Đức, chúng con xin thọ trì Tam quy và Bát Quan Trai Giới nơi Tam bảo, để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích, lần thứ nhì.
Tatiyampi ahaṃ (mayaṃ) bhante tisaraṇena saha aṭṭhaṅgasamannāgataṃ uposathaṃ yācāmi(ma).
Bạch Đại Đức, chúng con xin thọ trì Tam quy và Bát Quan Trai Giới nơi Tam bảo, để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích, lần thứ ba.
* Xong rồi vị Sư chứng minh nơi ấy phải đọc bài này 3 lần, người thọ giới đọc theo:
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa.
Con xin hết lòng thành kính làm lễ Đức Bhagavā đó, Ngài là bậc Arahaṃ cao thượng, được chứng quả Chánh Biến Tri do Ngài tự ngộ, không thầy chỉ dạy. (đọc 3 lần) (lạy 1 lạy)
* Sư đọc tiếp bài Quy y Tam bảo, người thọ giới phải đọc theo:
Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật.
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp.
Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng.
Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật lần thứ nhì.
Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp lần thứ nhì.
Dutiyampi Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng lần thứ nhì.
Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật lần thứ ba.
Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp lần thứ ba.
Tatiyampi Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng lần thứ ba.
* Sư đọc:
“Tisaraṇaggahanaṃ paripuṇṇam”
Phép Quy Y Tam bảo chỉ có bấy nhiêu
* Người thọ Tam quy đọc lời sau:
“Āma bhante! Dạ, xin vâng”
* Sư đọc tiếp, người thọ giới phải đọc theo:
1. Pāṇātipātā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự sát sanh.
2. Adinnādānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trộm cắp.
3. Abrahmacariyā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự hành dâm.
4. Musāvādā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự nói dối.
5. Surāmerayamajjappāmādaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự dể duôi uống rượu và dùng các chất say.
6. Vikālabhojaṇā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự ăn sái giờ.
7. Naccagītavā-ditavisūkadassanamālā gandha-vilepanadhā-raṇamaṇḍanavibhū-sanaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự múa hát, thổi kèn, đờn, xem múa hát, nghe đờn, kèn, trang điểm, thoa vật thơm, dồi phấn và đeo tràng hoa.
8. Uccāsayanā mahāsayanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao, và nơi xinh đẹp.
* Người thọ giới đọc:
Imaṃ aṭṭhaṅgasamannāgataṃ buddhappaññattaṃ uposathaṃ imañca rattiṃ imañca divasaṃ sādhukaṃ katvā appamādena sammā rakkhitabbaṃ.
Chúng con xin thọ trì Tam quy và Bát Quan Trai Giới nơi Tam bảo, trọn đủ tám điều của Đức Phật đã giáo truyền, hầu để vâng giữ hành theo cho được trong sạch trọn ngày nay và đêm nay. Mong cầu gieo được giống lành để thấy rõ Níp-Bàn trong ngày vị lai.
* Chư Tăng khuyến tấn:
Imāni aṭṭha sikkhāpadāni uposathasīlavasena imañca rattiṃ imañca divasaṃ sādhukaṃ katvā appamādena sammā rakkhitabbaṃ.
Chư Phật tử đã thọ tam quy và bát quan trai giới hãy chơn chánh nghiêm trì trọn ngày nay và đêm nay chẳng nên dể duôi. (lạy)
* Người thọ 8 giới bát quan trai đọc lời sau:“Āma bhante! Dạ, xin vâng”
* Sư đọc quả báo trong việc trì giới:
Sīlena sugatiṃ yanti, Sīlena bhogasampadā, Sīlena nibbutiṃ yanti, Tasmā sīlaṃ visodhaye.
Các chúng sanh được sanh về cõi Trời cũng nhờ giữ giới, các chúng sanh được giàu sang cũng nhờ giữ giới, các chúng sanh được giải thoát nhập Níp-Bàn cũng nhờ giữ giới. Bởi các cớ ấy, nên Thiện Tín (Chư Thiện Tín) phải ráng thọ trì giới luật cho được trong sạch đừng có lấm nhơ.
* Người thọ giới trả lời:“Sādhu! Lành thay!” (3 lạy)
~~~
Cách Nguyện Thọ Giới
Cách nguyện thọ kèm theo đảnh lễ Phật, ba lần quy y và điều học.
Cách nguyện thọ 5 giới và 8 giới ấy, chắc chắn số đông đã hiểu rõ, đối với cách nguyện thọ chánh mạng 8 giới, navaṅguposathasīla và 10 giới trình bày như sau:
Cách Nguyện Thọ Chánh Mạng 8 Giới (Ājivaṭṭhamakasīla)
Lời tác bạch xin thọ quy giới của người thọ giới.
Ukāsa ahaṃ (mayaṃ) bhante tisaraṇena saha ājīvaṭṭhamakasīlaṃ dhammaṃ yācāmi(ma) anuggahaṃ katvā detha me bhante.
Dutiyampi ahaṃ (mayaṃ) bhante tisaraṇena saha ājīvaṭṭhamakasīlaṃ dhammaṃ yācāmi(ma) anuggahaṃ katvā detha me bhante.
Tatiyampi ahaṃ (mayaṃ) bhante tisaraṇena saha ājīvaṭṭhamakasīlaṃ dhammaṃ yācāmi(ma) anuggahaṃ katvā detha me bhante.
* Xong rồi vị Sư chứng minh nơi ấy phải đọc bài này, người thọ giới đọc theo:
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa. (3 lần)
Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Dutiyampi Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Tatiyampi Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi
* Người cho giới kết lại:
“Tisaraṇagamanaṃ niṭṭhitaṃ”
* Người thọ Tam quy đọc lời sau:
“Āma bhante!
* Sư đọc tiếp, người thọ giới phải đọc theo:
1. Pāṇātipātā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi
2. Adinnādānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi
3. Kāmesu micchācārā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi..
4. Musāvādā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
5. Pisuṇāya vācāma veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
6. Pharusāya vācāma veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
7. Samphappalāpā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
8. Micchā ājīvā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự tà mạng.
(Vị truyền quy giới đọc trước và người thọ trì quy giới đọc theo sau mỗi điều)
Người cho kết lại:
Imaṃ aṭṭhaṅgasamannāgataṃ ājīvaṭṭhamaka-sīlavasena sādhukaṃ katvā appamādena sampādetha (hay là rakkhitabbāni).
Imāni aṭṭha sikkhāpadāni uposathasīlavasena imañca rattiṃ imañca divasaṃ sādhukaṃ katvā appamādena sammā rakkhitabbaṃ.
~~~
Cách Nguyện Thọ Giới Navaṅguposatha
Lời tác bạch xin thọ quy giới của người thọ giới.
Ukāsa ahaṃ (mayaṃ) bhante tisaraṇena saha navaṅgasamannāgataṃ uposathasīlaṃ dhammaṃ yācāmi(ma) anuggahaṃ katvā sīlaṃ detha me bhante.
Dutiyampi ahaṃ (mayaṃ) bhante tisaraṇena saha navaṅgasamannāgataṃ uposathasīlaṃ dhammaṃ yācāmi(ma) anuggahaṃ katvā sīlaṃ detha me bhante.
Tatiyampi ahaṃ (mayaṃ) bhante tisaraṇena saha navaṅgasamannāgataṃ uposathasīlaṃ dhammaṃ yācāmi(ma) anuggahaṃ katvā sīlaṃ detha me bhante.
* Xong rồi vị Sư chứng minh nơi ấy phải đọc bài này, người thọ giới đọc theo:
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa (3 lần).
Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Dutiyampi Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Tatiyampi Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi
* Người cho giới kết lại:
“Tisaraṇagamanaṃ niṭṭhitaṃ”
* Người thọ Tam quy đọc lời sau:
“Āma bhante!
* Sư đọc tiếp, người thọ giới phải đọc theo:
1. Pāṇātipātā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi
2. Adinnādānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi
3. Abrahmacariyā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
4. Surāmerayamajjappāmādaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
5. Vikālabhojanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
6. Naccagītavā-ditavisūkadassanamālā gandha-vilepanadhā-raṇamaṇḍanavibhū-sanaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
7. Uccāsayanā mahāsayanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
8. Yathābalaṃ mettāsahagatena cetasā sabbāvantaṃ lokaṃ pharitvā viharāmi.
Tuỳ theo khả năng, con xin rải lòng từ tâm đến khắp thế gian.
hay Mettāsahagatena cetasā sabbapāṇabhūtesu pharitvā viharaṇaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ trì pháp phạm trú tâm từ đến tất cả chúng sanh.
(Vị truyền quy giới đọc trước và người thọ trì quy giới đọc theo sau mỗi điều)
* Người cho kết lại::
Imaṃ navaṅgasamannāgataṃ uposathasīlavasena sādhukaṃ katvā appamādena sampādetha (hay là rakkhitabbāni).
Imāni aṭṭha sikkhāpadāni uposathasīlavasena imañca rattiṃ imañca divasaṃ sādhukaṃ katvā appamādena sammā rakkhitabbaṃ.
~~~
Cách Nguyện Thọ 10 Giới (Dasaṅgasīla)
Lời tác bạch xin thọ quy giới của người thọ giới.
Ukāsa ahaṃ (mayaṃ) bhante tisaraṇena saha dasagahaṭṭhasīlaṃ dhammaṃ yācāmi (ma) anuggahaṃ katvā sīlaṃ detha me bhante.
Dutiyampi ahaṃ (mayaṃ) bhante tisaraṇena saha dasagahaṭṭhasīlaṃ dhammaṃ yācāmi (ma) anuggahaṃ katvā sīlaṃ detha me bhante.
Tatiyampi ahaṃ (mayaṃ) bhante tisaraṇena saha dasagahaṭṭhasīlaṃ dhammaṃ yācāmi (ma) anuggahaṃ katvā sīlaṃ detha me bhante.
* Xong rồi vị Sư chứng minh nơi ấy phải đọc bài này, người thọ giới đọc theo:
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa. (3 lần)
Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Dutiyampi Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Tatiyampi Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi
* Người cho giới kết lại:
“Tisaraṇagamanaṃ niṭṭhitaṃ”
* Người thọ Tam quy đọc lời sau:
“Āma bhante!
* Sư đọc tiếp, người thọ giới phải đọc theo:
1. Pāṇātipātā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi
2. Adinnādānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi
3. Abrahmacariyā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
4. Musāvādā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
5. Surāmerayamajjappāmādaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
6. Vikālabhojanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
7. Naccagītavā-ditavisūkadassanaveramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
8. Mālā gandha-vilepanadhā-raṇamaṇḍanavibhū-sanaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
9. Uccāsayanā mahāsayanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
10. Jātarūparajatappaṭigahanā veramanī sikkhāpa-daṃ samādiyāmi.
* Người cho kết lại:
Imaṃ dasagahaṭṭhasīlaṃ sādhukaṃ katvā appamādena sampādetha (hay là rakkhitabbāni).
Imāni aṭṭha sikkhāpadāni uposathasīlavasena imañca rattiṃ imañca divasaṃ sādhukaṃ katvā appamādena sammā rakkhitabbaṃ.
Chú ý: Người cho giới nói rằng “yamahaṃ vadāmi taṃ vadehi (nếu người nhận nhiều người thì sử dụng detha)”, sau đó người nhận đồng thanh nói rằng “āma bhante” và người cho giới nói rằng “tisaraṇagamanaṃ paripuṇṇaṃ” sau khi người nhận tam quy kết thúc, người thọ giới đồng thanh nói rằng “āma bhante”, lời nói như thế là của tất cả thầy tổ ngày xưa xác nhận với nhau để sử dụng và kế thừa đến tận bây giờ. Do đó, cũng không nên bỏ qua những điều tốt đẹp đúng đắn như thế không để cho biến mất.
Dẫn Chứng Điều Liên Quan Đến Việc Cư Sĩ Được Giữ Gìn 10 Giới
Trình bày dẫn chứng trong việc tất cả cư sĩ có thể được giữ 10 giới như sau:
1. Sīlavasena pañcasikkhāpadāni sati vā ussāhe dasa uposathaṅgavasena aṭṭhāti idaṃ gahaṭṭhasīlaṃ (visuddhimagga aṭṭhakathā).
2. Dasāti sāmaṇerehi rakkhitabbasīlamāha … (visuddhimagga mahāṭīkā).
3. Sikkhāti upāsaka upāsikāhi sakkhitabbasikkhā sāpi pañcasīladasasīlavasena vaṭṭati (Sammohavinodanī aṭṭhakathā).
4. Sīlavantoti upāsakatte patiṭṭhāya pañcahi dasahi sīlehi samannāgato … (Sagāthāvaggasaṃyutta aṭṭhakathā).
5. Gihinopi pañcasīlaṃ dasasīlaṃ paccavekkhantassa … (Sammohavinodanī aṭṭhakathā).
6. Saraṇagamane kiñca niveseti tathagato kiñca pañcasu sīlesu sīle dasavidhe paraṃ (Buddhavaṃsa aṭṭhakathā).
Dịch theo ý nghĩa từng câu như sau:
1. Năm (5) điều học nói theo thường giới, 10 điều học khi có khả năng hay 8 điều học khi nói theo chi phần giới uposatha, 5 giới, 8 giới, 10 giới như nói ở đây gọi là giới của người cư sĩ (gahaṭṭhasīla).
2. Trong từ Pāḷi “dasasīla” ấy, nghĩa là 10 giới của tất cả Sa-di phải giữ gìn.
3. Từ Pāḷi “sikkhā” là điều học (hạnh kiểm) ấy, chính là điều học mà tất cả cận sự nam, cận sự nữ phải học tập. Điều học mà tất cả cận sự nam, cận sự nữ phải học tập ấy là giữ 5 giới, 10 giới cũng không trở ngại.
4. Người an trú trong tố chất là cận sự nam, cận sự nữ và trọn vẹn với 5 giới, hay 10 giới này cũng gọi là “sīlavanta” tức là người có giới.
5. Người cư sĩ quán xét 5 giới, hay 10 giới mà mình giữ gìn.
6. Như Lai hướng dẫn và dẫn dắt một số người nam hộ độ, người nữ hộ độ an trú trong tam quy, một số thì cho an trú trong 5 giới, một số thì cho an trú trong 10 giới.
Tứ ý nghĩa (Lakkhaṇādicatuka) và Pháp nghịch (Paṭikakhepadhamma) v.v... của thiện trì giới
- Trạng thái[25] (lakkhaṇa): Patiṭṭhāpanalakkhaṇaṃ có cách là nơi an trú của tất cả thiện pháp.
- Phận sự[26] (rasa): Dussīlyaviddhaṃsanarasaṃ có sự diệt trừ ác giới.
- Thành tựu[27] (paccupaṭṭhāna): Soceyyapaccupaṭṭhānaṃ có sự thanh tịnh của thân và khẩu.
- Nhân cận (padaṭṭhānan): Ottappañca hirī ceva Padaṭṭhānanti vaṇṇitaṃ có Tàm và Quý là nhân cận của giới.
- Pháp nghịch (paṭikkhepadhamma): Pháp bị sát trừ bởi giới là sân giận liên hệ với sự làm nhiễu hại.
- Pháp thuận (anuññātadhamma): Pháp được nhận sự cho phép của giới cho phát sanh đó là vô sân tức sự không nhiễu hại.
Uppādetabbadhamma: Giới làm cho phát sanh, đó là 3 đạo thấp, 3 quả thấp (ý nói đến mãnh lực của giới là duyên trợ bằng cách ủng hộ). Như Ngài giáo thọ sư Buddhaghosa trình bày lại trong chú giải Tương ưng bộ kinh rằng: “Dānasīlupanissayo tayo magge ceva phalāni ca pāpenti bhāvanupanissayo arahattaṃ pāpeti”
Nghĩa là: Đại thiện mà có bố thí, giữ giới làm cận y (upanissaya – nương nhờ), chắc chắn thúc đẩy chứng được 3 đạo thấp và 3 quả thấp, đại thiện có tu tiến làm cận y thì chắc chắn chứng được Vô sanh đạo và Vô sanh quả.
Ân Đức Của Giới
1. Avippaṭisāratthāni kho, ānanda, kusalāni sīlāni avippaṭisārānisaṃsānī’’ti[28]
Này Ananda, tất cả giới là thiện, không có sự phiền muộn, có lợi ích, có ân đức là không phiền muộn.
2. Pañcime, gahapatayo, ānisaṃsā sīlavato sīlasampadāya. Katame pañca?
Này các gia chủ, ân đức của sự thành tựu giới có 5, thế nào là 5:
(1) Appamādādhikaraṇaṃ mahantaṃ bhogakkhandhaṃ adhigacchati.
Người có giới, tròn đủ giới, trong đời này hằng gặp được tài sản lớn, tức là sự không dể duôi, đây là ân đức cao thượng.
(2) Kalyāṇo kittisaddo abbhuggacchati.
Người có giới, đầy đủ giới hằng được tiếng tốt đồn xa.
(3) Visārado upasaṅkamati amaṅkubhūto.
Người có giới, đầy đủ giới khi bước vào hội chúng nào đi nữa như hoàng tộc, Bà-la-môn, cư sĩ, Sa-môn thường là người dũng mãnh, không e ngại.
(4) Asammūḷho kālaṅkaroti
Người có giới, đầy đủ giới thường không mê mờ lúc chết.
(5) Kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati.
Người có giới, đầy đủ giới đối diện với cái chết thì khi thân hoại mạng chung cũng chắc chắn sanh lên cõi trời.
Hay ân đức của giới còn được giảng lại trong Thanh tịnh đạo rằng:
Thiện nam tử sống trong giáo pháp
Ngoại trừ giới không pháp tựa nương
Người nào nói rõ tỏ tường
Hạn định quả báo giới thường được đây
Các sông lớn chảy ra biển cả
Dòng sông Hằng, sông Ya-mu-nā
Sông Sa-ra-bhū thứ ba
Sarassatī cùng Ninnagā
Aciravatī chuyển vận
Dù Mahī phẳng lặng như tờ
Cũng không rửa sạch bợn nhơ
Của các sanh chúng bám nhờ thế gian
Đây là nước cam lồ giới hạnh
Tẩy rửa sạch trược tánh chúng sanh
Mưa rơi, gió thổi ngập tràn
Huỳnh đàn cũng chẳng gội tan lửa phiền.
Ngọc trai, Ma-ni chuyên ước nguyện
Ánh trăng vằng vặc hiện sáng soi
Không thể xoa dịu bỏng sôi
Thiêu đốt sanh chúng luân hồi thế gian.
Giới được khéo hộ trì trong sạch
Vật cao quí thâu hoạch Thánh phàm
Thật là vật mát siêu phàm
Làm cho an tịnh tâm phàm thế nhân.
Hương thơm nào ngạt ngào gió thoảng
Bay thuận chiều, bay tỏa nghịch phương
Hương nào bằng loại giới hương
Từ đâu sẽ có mùi hương thế này?
Nấc thang cất bước lên nhàn cảnh
Hay là cửa bậc Thánh đi vào
Níp-bàn thành phố quí cao
Thang khác bằng giới nơi nào có đâu?
Các hoàng đế vẫn thường trang điểm
Vòng ngọc trai ẩn hiện ma-ni
Không đẹp bằng bậc xuất ly
Phục sức bằng giới thay vì điểm trang.
Giới ấy năng diệt trừ sợ hãi
Như tự khiển trách mãi khắp nơi
Người có giới hạnh mọi thời
Danh thơm, phấn khởi cả đời phát sanh
Bậc thiện trí thức nên biết rõ
Lời tối hậu giới có quả này
Nguồn gốc ân đức cao dầy
Sức mạnh cắt đứt tội lầm lỗi tâm
(Việt dịch Phíc-khú Ngộ Đạo)
Một Số Nơi Có Nói Đến Ân Đức Của Giới Như Vầy:
1. Sīlaṃ yāva jarā sādhu:[29] Giới đem đến lợi ích thành tựu cho đến già.
2. Sukhaṃ yāva jarā sīlaṃ:[30] Giới đem sự an lạc cho đến già.
3. Sīlaṃ kireva kalyāṇaṃ:[31] Ngài nói giới thật là tốt đẹp.
4. Sīlaṃ loke anuttaraṃ:[32] Giới là vô thượng ở thế gian.
5. Ādi sīlaṃ patiṭṭhā ca, kalyāṇānañca mātukaṃ; pamukhaṃ sabbadhammānaṃ, tasmā sīlaṃ visodhaye:[33] Giới là nền tảng, là mẹ của chư pháp tốt đẹp, là dẫn đầu của tất cả pháp. Vì thế nên làm cho giới được trong sạch.
Trong tạng luật, Đức Phật có thuyết 10 ân đức của giới như vầy[34]:
1. Saṅghasuṭṭhutāya: Để có sự tốt đẹp cho hội chúng tăng.
2. Saṅghaphāsutāya: Để có sự an lạc cho hội chúng tăng.
3. Dummaṅkūnaṃ puggalānaṃ niggahāya: Để trấn áp những người không có giới, người ác xấu.
4. Pesalānaṃ bhikkhūnaṃ phāsuvihārāya: Để tạo sự thuận tiện an lạc cho những Phíc-khú có giới.
5. Diṭṭhadhammikānaṃ āsavānaṃ saṃvarāya: Để ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại.
6. Samparāyikānaṃ āsavānaṃ paṭighātāya: Để ngăn ngừa các lậu hoặc trong tương lai.
7. Appasannānaṃ pasādāya: Để đem lại niềm tin cho những người chưa có đức tin.
8. Pasannānaṃ bhiyyobhāvāya: Để làm tăng trưởng niềm tin cho những người đã có đức tin.
9. Saddhammaṭṭhitiyā: Để làm cho chánh pháp tồn tại, tức pháp học, pháp hành và pháp thành.
10. Vinayānuggahāya: Để hỗ trợ luật.
Trong Chakkanipāta, Aṅguttaranikāya, Đức Phật có thuyết 10 ân đức của giới như vầy:
1. Avippaṭisāraṁ: Là nhân sanh của sự không phiền muộn.
2. Pāmojjaṁ: Là nhân sanh của sự hạnh phúc an lạc.
3. Pīti: Là nhân sanh của sự hỷ lạc, sung sướng.
4. Passaddhi: Là nhân sanh sự yên tịnh.
5. Sukhaṁ: Là nhân sanh sự an lạc thân tâm.
6. Samādhi: Là nhân sanh của định.
7. Yathābhūtañāṇadassanaṁ: Là nhân sanh của sự thấy biết rõ theo bản chất thật.
8. Nibbidāvigāraṁ: Là nhân sanh sự nhàm chán ái dục.
9. Vimutti: Là nhân sanh giải thoát, đó là bốn đạo.
10. Vimuttiñāṇadassanaṁ: Là nhân sanh sự thấy biết rõ rằng đã giải thoát, đó là bốn quả.
Trong Chú Giải Paramatthajotika, Ngài Trình Bày Ân Đức Của Những Điều Giới Như Sau:
I. Ân Đức Của Giữ Giới Không Sát Sanh[35] Có 23 Điều:
1. Aṅgapaccaṅgasamannāgatā: Là người có thân thể không tật nguyền, đầy đủ các bộ phận lớn nhỏ trong cơ thể.
2. Ārohapariṇāhasampannatā: Là người có hình dáng xinh đẹp, không cao không thấp, không đen, không trắng quá độ.
3. Javasampattitā: Là người mạnh mẽ sức bền.
4. Supatiṭṭhitapādatā: Là người bàn chân xinh đẹp không chê vào đâu được, khi bước đi thì nhẹ nhàng thoải mái.
5. Cārutā: Có làn da sáng chói như vàng
6. Sucitā: Có dáng vẻ đẹp đẽ, chư thiên và nhân loại nhìn vào sanh tâm hoan hỷ.
7. Mudutā: Là người nhu mì, có da dẻ mịn màng sạch sẽ như bông gòn.
8. Sukhitā: Là người có hạnh phúc.
9. Sūratā: Là người can đảm.
10. Mahabbalatā: Có giọng nói thanh tao, cam ngôn dịu ngọt.
11. Vissatthavacanatā: Được mọi người quý mến.
12. Lokapiyatā: Được mọi người thương yêu.
13. Abhejjaparisatā: Có đồ chúng gắn bó thương yêu nhau.
14. Acchambhitā: Không hoảng sợ trước mối hiểm nguy kẻ thù.
15. Duppadhaṃsitā: Có khả năng diệt trừ kẻ thù biến mất và không có bệnh hoạn hoành hành.
16. Parūpakkamena amaraṇatā: Không chết do người khác cố gắng hãm hại.
17. Anantaparivāratā: Có nhiều tùy tùng.
18. Surūpatā: Có hình dáng xinh đẹp.
19. Susaṇṭhānatā: Có vóc dáng xinh đẹp.
20. Appābādhatā: Ít bệnh hoạn, không có bệnh hoành hành.
21. Asokitā: Không có sự não phiền.
22. Avippayogatā: Không tách rời được với những gì thương yêu, thích thú.
23. Dīghāyukatā: Có tuổi thọ dài lâu.
Quý vị nên biết rằng quả báo của việc phạm giới sát sanh cũng có 23 điều ngược lại với 23 điều như đã kể trên.
II. Ân Đức Của Giới Không Trộm Cắp[36] Có 11 Điều:
1. Mahaddhanatā: Có nhiều tài sản, của cải.
2. Pahūtadhanadhaññatā: Có đầy đủ tài sản, có đủ lương thực.
3. Anantabhogatā: Có vô số vật dùng của cải tiêu xài.
4. Anuppannabhoguppattitā: Tài sản chưa phát sanh sẽ phát sanh.
5. Uppannabhogathāvaratā: Tài sản đã phát sanh thì bền vững.
6. Icchitānaṃ bhogānaṃ khippappaṭilābhitā: Có được tài sản mau chóng theo sự ước nguyện.
7. Rājacorudakaggiappiyadāyādehi asādhāraṇabhogatā: Tài sản không bị trộm cắp, không bị nước cuốn trôi, không bị lửa cháy, không bị tịch thu, không rơi vào tay người mình không thích.
8. Asādhāraṇadhanappaṭilābhitā: Có tài sản cá nhân, không chung chạ với người khác, tức có tài sản đặc biệt dị thường mà người khác không có được như mình.
9. Lokuttaradhanapaṭilābhatā: Có được tài sản siêu thế là đạo quả, Níp-bàn.
10. Natthikabhāvassa ajānanatā: Không biết đến từ ‘Không có’, như ngài trưởng lão Anuruddha.
11. Sukhavihāritā: Nhẹ nhàng an lạc ở mọi tư thế oai nghi.
Quý vị nên biết quả báo của việc phạm giới trộm cắp cũng có 11 điều ngược lại với giới tránh xa trộm cắp.
III. Ân Đức Của Giới Không Tà Dâm[37] Có 20 Điều:
1. Vigatapaccatthikatā: Không có kẻ thù nghịch.
2. Sabbajanapiyatā: Được mọi người thương mến.
3. Annapānavatthasayanādīnaṃ lābhitā: Đầy đủ cơm nước, y phục, chỗ ngủ v.v...
4. Sukhasayanatā: Ngủ an lạc.
5. Sukhappaṭibujjhanatā: Thức dậy an lạc.
6. Apāyabhayavinimuttatā: Thoát khỏi sự nguy hiểm trong bốn cõi khổ.
7. Itthibhāvappaṭilābhassa vā napuṃsakabhāvappaṭilābhassa vā abhabbatā: Không phải là người nữ, không phải là người trung tính (bộ nấp).
8. Akkodhanatā: Không dễ nóng giận.
9. Sakkaccakāritā: Có bản tính thường cung kính.
10. Paccakkhakāritā: Có bản tính làm việc gì cũng rõ ràng, không che dấu.
11. Apatitakkhandhatā: Thân thể không bị khiếm khuyết, lại còn xinh đẹp.
12. Anadhomukhatā: Có sắc mặt sáng sủa, không gầm mặt, có quyền lực.
13. Itthipurisānaṃ aññamaññapiyatā: Được con trai, con gái thương mến.
14. Paripuṇṇindriyatā: Có đầy đủ các quyền.
15. Paripuṇṇalakkhaṇatā: Có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp.
16. Nirāsaṅkatā: Không có những bịnh đáng sợ, không có sự nghi ngờ.
17. Appossukkatā: Có sự thong thả, không cần gắng sức nhiều trong việc kiếm kế sinh nhai, thiểu dục.
18. Sukhavihāritā: Ở đâu cũng cảm thấy an lạc.
19. Akutobhayatā: Không có nguy hiểm, không có kết oán ở đâu cả, tức không cần sợ hãi các mối nguy hiểm, thù oán từ đâu cả.
20. Piyavippayogābhāvatāti: Không tách rời với những vật yêu thích.
IV. Ân Đức Của Giới Không Nói Dối[38] Có 14 Điều:
1. Vippasannindriyatā: Có các quyền trong sáng.
2. Vissaṭṭhamadhurabhāṇitā: Nói lời cam ngôn, dịu ngọt.
3. Samasitasuddhadantatā: Có răng đều, gọn gàng, khít nhau, sạch sẽ.
4. Nātithūlatā: Không quá mập.
5. Nātikisatā: Không quá ốm.
6. Nātirassatā: Không quá thấp.
7. Nātidīghatā: Không quá cao.
8. Sukhasamphassatā: Chỉ xúc chạm những vật tốt đẹp.
9. Uppalagandhamukhatā: Miệng có mùi thơm như hoa sen.
10. Sussūsakaparijanatā: Không có người ganh tị, có tùy tùng vâng lời.
11. Ādeyyavacanatā: Nói những lời nên nói, có lời nói đáng tin cậy.
12. Kamaluppalasadisamudulohitatanujivhatā: Có lưỡi mềm, như cánh hoa tròn, hoa sen và lưỡi có máu đến nuôi dưỡng thấm nhuần (tức có lưỡi đỏ, mỏng, mềm mại như cánh hoa).
13. Anuddhatatā: Không có tâm điệu cử.
14. Acapalatāti: Không phải là người nói ngọng, không bị khờ dại, có người ưa mến.
Quý vị nên biết quả báo của người phạm giới nói dối cũng có 14 điều ngược lại những điều trên.
V. Ân Đức Của Giới Không Uống Rượu Bia Và Các Chất Say[39] Có 32 Điều:
1. Atītānāgatapaccuppannesu sabbakiccakaraṇīyesu khippaṃ paṭijānanatā: Biết phận sự nên làm và không nên làm trong quá khứ, hiện tại, tương lai một cách nhanh chóng.
2. Sadā upaṭṭhitasatitā: Luôn có niệm mọi thời điểm.
3. Anummattakatā: Không bị điên dại.
4. Ñāṇavantatā: Có trí tuệ.
5. Analasatā: Không bị điên chảy nước dãi.
6. Ajaḷatā: Không ngờ vực, ngu dại.
7. Anelamūgatā: Không bị điếc.
8. Amattatā: Không say sưa, không chìm đắm trong 26 loại say.
9. Appamattatā: Không dể duôi.
10. Asammohatā: Không bị si mê.
11. Acchambhitā: Không sợ hãi.
12. Asārambhitā: Không hơn thua.
13. Anussaṅkitā: Không có sự ganh tị và không bị người khác ganh tị.
14. Saccavāditā: Nói lời chân thật.
15. Apisuṇatā: Không nói lời chia rẽ ai và không bị ai nói chia rẽ.
16. Apharusatā: Không nói lời độc ác và không bị ai nói lời độc ác thô tục.
17. Asamphapalāpavāditā: Không nói lời nhảm nhí vô ích.
18. Rattindivamatanditatā: Không lười biếng vào ban ngày lẫn ban đêm.
19. Kataññutā: Biết ơn người khác.
20. Kataveditā: Tri ân người khác
21. Amaccharitā: Không bỏn sẻn.
22. Cāgavantatā: Luôn có sự bố thí chia sẻ.
23. Sīlavantatā: Có giới đầy đủ.
24. Ujutā: Là người ngay thẳng.
25. Akkodhanatā: Không sân giận.
26. Hirimanatā: Có tàm, tức hổ thẹn với tội lỗi.
27. Ottappitā: Có úy, tức ghê sợ tội lỗi.
28. Ujudiṭṭhikatā: Có sự nhìn nhận đúng đắn.
29. Mahāpaññatā: Có tuệ cao.
30. Medhāvitā: Có Trí tuệ mạnh, tuệ sanh từ Pháp, tức Tuệ minh sát.
31. Paṇḍitatā: Là bậc hiền trí, duy trì đời sống bằng ba pháp lợi ích.
32. Atthānatthakusalatāti: Khôn khéo trong điều có lợi ích và điều không có lợi ích.
Quý vị nên biết, quả báo của việc phạm giới uống rượu bia và chất say cũng có 32 điều như trên nhưng ngược lại.
Dứt phần Cẩm nang tạo phước thiện giữ giới.
__o0o___
3. CẨM NANG TẠO PHƯỚC THIỆN TU TIẾN
Ý Nghĩa Của Tu Tiến
Từ Pāḷi “bhāvanā” (tu tiến) có nghĩa là pháp bản thể làm cho pháp thiện thù thắng phát sanh lần đầu tiên rồi làm cho càng tiến hóa.
Có Pāḷi chú giải như vầy: “Kusaladhamme uppādeti bhāveti vaḍḍhetīti = bhāvanā” nghĩa là pháp bản thể nào chắc chắn làm cho tất cả pháp thiện phát sanh lần đầu tiên, rồi làm cho càng ngày càng tiến hóa thì pháp bản thể ấy gọi là tu tiến (bhāvanā). Đó là tâm thiện phát sanh cùng sở hữu hợp liên hệ với sự tu tiến chỉ tịnh nghiệp xứ và minh sát nghiệp xứ đang trong giai đoạn tu tiến chuẩn bị (parikammabhāvanā) và tu tiến cận hành (upacārabhāvanā).
Giải thích câu Pāḷi chú giải này chia thành 2 phần là:
- Kusaladhamme bhaveti uppādeti nghĩa là chắc chắn làm cho tất cả pháp thiện thù thắng phát sanh lần đầu tiên (là phần đầu).
- Kusaladhamme bhaveti vaḍḍheti nghĩa là chắc chắn làm cho tất cả pháp thiện thù thắng càng ngày càng phát sanh nhiều hơn (là phần sau).
Cả hai đoạn Pāḷi chú giải này, phần đầu có ý nói đến tâm đại thiện cùng với sở hữu hợp phát sanh lần đầu trong mỗi lần tu tập ấy.
Phần sau có ý nói đến tâm đại thiện cùng sở hữu hợp phát sanh liên tiếp nhau phía sau sự tu tập ấy mà chưa vào đến 26 đổng lực kiên cố (tức là 9 tâm đổng lực thiện đáo đại, 9 tâm đổng lực tố đáo đại, 8 đổng lực siêu thế).
Hơn nữa, tu tiến trong Phúc hành tông này, Ngài chỉ có ý nói đến tâm đại thiện mà thôi, do đó, chi pháp siêu lý cũng là tâm đại thiện phát sanh cùng sở hữu tâm phối hợp. Còn tu tiến trong chương Nghiệp xứ nhiếp (kammaṭṭhānasaṅgaha) thứ 9 ấy, Ngài trình bày đến tu tiến chỉ tịnh và tu tiến minh sát, do đó, chi pháp siêu lý cũng là thiện hiệp thế (lokiyakusala), tố hiệp thế (lokiyakiriyā) và thiện siêu thế. Vì thế, Ngài giáo thọ sư sớ giải cũng nói lại rằng sự học tập, sự nghiên cứu Tam tạng, việc giảng dạy, việc ngẫm nghĩ suy xét trong cách điều pháp hay sự giảng dạy các môn học thế gian không liên hệ với tội lỗi cũng đều là “tu tiến” (bhāvanā) bên nhóm Phúc hành tông cả thảy.
~~~
Con Đường Cho Thoát Khổ Một Cách Chắc Chắn
Việc có thể làm cho chắc chắn thoát khổ ấy, nghĩa là phần đông chư Phật tử rủ nhau đi làm phước thiện như là bố thí, từ thiện, giữ giới, nghe pháp v.v... cũng sẽ thường có ước nguyện thoát khỏi các loại khổ não như sự sanh, sự già, sự bệnh hoạn, sự chết và hy vọng chứng đắc Níp-bàn là nơi nương tựa cho sự mong muốn của mình. Bởi vì Níp-bàn ấy, bậc Đạo sư có thuyết rằng là vắng lặng, bất động, tịnh lạc, người nào đã chứng đắc Níp-bàn hẳn nhiên thoát khỏi sự sanh già bệnh chết nhất định, ngoài Níp-bàn thì không có gì có thể làm cho thoát ra những sự khổ ấy được, khi đã biết chắc chắn rõ ràng rằng cách thoát ra các khổ cũng chỉ có Níp-bàn mà thôi. Do đó, con đường tiến hành đưa đến Níp-bàn chắc chắn hiện hữu, phận sự việc làm nào có thể sẽ đưa người ấy đến Níp-bàn được thì việc làm ấy cũng chính là sự tu tiến minh sát nghiệp xứ (thiền quán), ấy là phận sự làm cho trực tiếp thẳng đến Níp-bàn. Còn những cách làm phước thiện khác như bố thí, từ thiện, giữ giới v.v... chỉ là phước thiện tùy tùng, theo sau phước thiện tu tập thiền quán minh sát ấy. Phước thiện bố thí, giữ giới v.v... làm cho thiền quán thành tựu một cách thuận lợi mà không có những điều chi trở ngại.
~~~
Ý Nghĩa Của Minh Sát (Vipassanā)
Từ Pāḷi “vipassanā” (minh sát) có nghĩa là sự biết rõ ràng thông suốt danh sắc năm uẩn ở trong mỗi người theo hiện trạng của tam tướng là vô thường (aniccaṃ) không bền vững, khổ não (dukkha) không chịu đựng được, vô ngã (anatta) không thể cưỡng ép cho bền vững chắc chắn, không chiều theo ý mình được mà sẽ phải là luôn luôn vô thường (không bền vững), khổ não, và sự bất mỹ (asubha) tức không đẹp đẽ. Do đó, sự tu tiến minh sát cũng có nghĩa là sự quán xét danh sắc năm uẩn nội phần (bên trong tự thân) và ngoại phần (bên ngoài thân người) để cho thấy rõ thấu suốt bản chất (thực tính) vô thường, khổ não, vô ngã và bất mỹ.
Như có Pāḷi chú giải như vầy: “Rūpādi ārammaṇesu paññattiyā ca niccasukha attasubhasaññāya ca visesena nāmarūpa ākārena vā aniccādiākārena vā passatīti = vipassanā”
Nghĩa là pháp bản thể nào hẳn nhiên tỏ ngộ (biết rõ ràng) các cảnh như cảnh sắc .v.v.. theo bản thể thực tính của danh sắc, đặc biệt thoát ra chế định bằng cách bỏ đi cả hai loại danh thinh chế định (saddapaññatti) và tướng nghĩa chế định (atthapaññatti), ắt hẳn thấy rõ trong các cảnh như cảnh sắc v.v... ấy theo đặc tính vô thường, khổ não, vô ngã và bất mỹ đặc biệt thoát ra tưởng điên đảo về thường (niccasaññāvipallāsa), tưởng điên đảo về lạc (sukhasaññāvipallāsa), tưởng điên đảo về ngã (attasaññāvipallāsa), tưởng điên đảo về mỹ tịnh (subhasaññāvipallāsa). Do đó, pháp bản thể ấy gọi là minh sát (vipassanā).
Có Pāḷi chú giải nữa là: “Pañcakkhandhesu vividhena aniccādiākārena passatīti = vipassanā”
Pháp bản thể gọi là minh sát bởi vì ý nghĩa là chắc chắn thấy rõ (tỏ ngộ) năm uẩn do nhiều hiện tướng như vô thường, khổ não, vô ngã, bất mỹ v.v... Chi pháp đó là sở hữu trí tuệ (paññācetasika) hợp với 4 tâm đại thiện tương ưng trí và 4 tâm đại tố tương ưng trí.
~~~
Sự Tỏ Ngộ (Thấy Rõ) Bởi Minh Sát Tuệ (Vipassanāpaññā)
Sự thấy rõ đặc biệt chính là tuệ minh sát này có hai loại là:
1. Sự thấy rõ đặc biệt trong các cảnh hiện đến ở sáu môn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý theo bản chất danh sắc.
2. Sự thấy rõ trong các cảnh đến hiện ở 6 môn như đã nói theo bản chất vô thường, khổ não, vô ngã, bất mỹ.
~~~
Con Đường Tu Tiến Minh Sát (Thiền Quán)
Sự tu tiến minh sát ấy chia làm hai cách là:
1. Samathayānikanāya. 2. Vipassanāyānikanāya.
Giải rằng:
1. Samathayānikanāya nghĩa là sự xác định chăm chú ghim trên một trong 40 đề mục nghiệp xứ, như là 10 hoàn tịnh (kasiṇa), 10 bất mỹ (asubha), 10 thường niệm (anussati), 4 phạm trú (từ, bi, hỷ, xả) (brahmavihāra), 1 quán tưởng vật thực bất tịnh (āhārepaṭikūlasaññā), 1 phân định bốn giới (catudhātuvavatthāna), 4 vô sắc (arūpa); làm cho đưa đến cận định (upacārasamādhi), tức là gần với thiền chứng, hay an chỉ định (appanāsamādhi), tức là định phát sanh trong lúc đã chứng thiền. Sau đó, quán thiền kiên cố (appanājhāna) ấy cho thấy theo thực tính danh sắc và trạng thái vô thường, khổ não, vô ngã cho đến khi chứng đắc đạo, quả, Níp-bàn.
2. Vipassanāyānikanāya nghĩa là sự ghi nhận chăm chú trực tiếp đến cảnh danh sắc một lần mà không cần phải nương vào (thông qua) chỉ tịnh nghiệp xứ làm y cứ, định phát sanh trong lúc ghi nhận xác định cảnh danh sắc ấy gọi là sát-na định (khaṇikasamādhi) cho đến khi tuệ minh sát (vipassanāñāṇa) phát sanh theo tuần tự, và đi đến cận định cho đến đạo quả phát sanh trong định kiên cố là điểm cuối.
Giữa hai cách này, người chăm chú quán xét theo cách thông qua thiền định (samathayānikanāya) trước ắt hẳn có kết quả chậm và quán xét có phần khó hơn cách đi trực tiếp quán xét cảnh danh sắc (vipassanāyānikanāya). Còn người xác định quán xét theo cách trực tiếp vào quán xét cảnh danh sắc ấy có kết quả nhanh, và không gặp quá nhiều trở ngại.
Hơn nữa, người có ý muốn tu tập thiền quán minh sát cần phải học tập cho hiểu biết đến danh và sắc nội thân mình cho trọn vẹn trước, bởi vì danh và sắc này sẽ phải sử dụng là cảnh của người tu tập dùng để ghi nhận quán xét. Do đó, nếu không học tập cho hiểu một cách đàng hoàng trước thì sự tu tập không có kết quả tốt đẹp cho người ấy hay nếu thành tựu kết quả được thì cũng chậm, phải qua thời gian dài. Sắc (rūpa) sử dụng làm cảnh trong cách ghi nhận quán xét này có ý muốn chỉ lấy sắc diễn tiến trong nội thân, nghĩa là sắc phát sanh trong lúc chuyển động đại oai nghi như đi, đứng, ngồi, nằm và cách chuyển động của tiểu oai nghi như sự co duỗi, khom xuống, ngước lên, quẹo trái, quẹo phải, bước tới, lùi lại v.v... là sắc pháp mà người tu tập sử dụng để ghi nhận.
Còn danh pháp (nāmadhamma) mà người tu tập phải ghi nhận ấy là trong lúc thấy, lúc nghe, lúc ngửi, lúc nếm, lúc đụng chạm, lạnh, nóng, cứng, mềm, căng, chùng, và lúc nghĩ ngợi những chuyện khác nhau, lúc mong muốn các vật khác nhau, lúc có cảm giác đau, mỏi, tê, ngứa v.v... những điều khác nhau như đã nêu là điều quan trọng mà người tu tập phải học tập cho hiểu rõ trước rồi tiếp sau đó mới bắt đầu tu tập như đã nói ở phần đầu.
~~~
Những Công Việc Đầu Tiên Trước Khi Tu Tiến Thiền Quán
Pubbakicca nghĩa là những phận sự hay công việc cơ bản trước khi bắt đầu tu tập minh sát nghiệp xứ ấy sẽ phải làm như sau đây, khi người tu tập minh sát nghiệp xứ đã được học tập về danh sắc và hiểu nó một cách tốt nhất và phải rèn luyện bản thân cho có nề nếp và hạnh kiểm tốt đẹp như sau:
1. Cung kính cúng dường bản thân[40] này cho Tam bảo và vị Thầy hướng dẫn bằng cách nói lời như sau:
- Ajja ādiṃ katvā ahaṃ attānaṃ buddhassa niyyādemi.
- Ajja ādiṃ katvā ahaṃ attānaṃ dhammassa niyyādemi.
- Ajja ādiṃ katvā ahaṃ attānaṃ saṅghassa niyyādemi.
Tôi xin nghiêng mình cúng dường bản thân đến đức Phật, giáo pháp và chư tăng từ ngày tôi vào tu tập minh sát nghiệp xứ ấy về sau:
- Ajja ādiṃ katvā ahaṃ attānaṃ ācariyassa niyyādemi.
Tôi xin nghiêng mình cúng dường bản thân đến Thầy giáo thọ, tính từ lúc tôi vào tu tập minh sát nghiệp xứ trở đi.
2. Khi nói lời nghiêng mình cúng dường bản thân đã thành tựu thì nói lời xin đề mục (nghiệp xứ) như sau:
- Ahaṃ bhante vipassanākammaṭṭhānaṃ yācāmi detha me bhante vipassanākammaṭṭhānaṃ anukampaṃ upādāya.
- Dutiyampi ahaṃ bhante vipassanākammaṭṭhānaṃ yācāmi detha me bhante vipassanākammaṭṭhānaṃ anukampaṃ upādāya.
- Tatiyampi ahaṃ bhante vipassanākammaṭṭhānaṃ yācāmi detha me bhante vipassanākammaṭṭhānaṃ anukampaṃ upādāya.
Kính bạch Ngài, cho con xin đề mục (nghiệp xứ) minh sát với Ngài, mong Ngài từ bi hoan hỷ cho đề mục minh sát đến cho con.
3. Khi nói lời xin đề mục 3 lần và vị thầy cũng cho đề mục, nghĩa là hướng dẫn cách thức quán xét ghi nhận rằng ghi nhận như thế nào, khi người xin đề mục nghiệp xứ đã hiểu rõ phương pháp, sau đó thì xin nguyện thọ giới, người tu tiến thiền quán nên giữ 8 giới.
Đối với Phíc-khú không cần xin giới, nhưng phải sám hối, và nếu có tội nặng như tăng tàng (saṅghadisesa) sám hối cấm phòng trước.
Đối với Sa-di phải xin lại ba phần quy y Tam bảo.
4. Khi đã nhận giới hoàn tất, bắt đầu rải tâm từ, bi, tùy hỷ đến khắp tất cả chúng sanh nhất là chư thiên hộ trì mình trước, nói rằng: “Mama sarīre ārakkhadevatā averā hontu abyāpajjhā hontu anīghā hontu sukhī attānaṃ pariharantu sabbadukkha pamuccantu yathāladdhasampattito mā vigacchantu”, nghĩa là “mong chư thiên hộ trì tôi, không có oan trái lẫn nhau, không có ép uổng cùng nhau, không có nạn khổ thân tâm, tự cẩn phòng hằng trọn an vui, thoát khỏi tất cả đau khổ, đừng mất hết sự an vui tiến hóa đang có.”
Sau đó thì rải đến chư thiên hộ trì của khu vực tu tập thiền quán bằng cách nói lời như trên chỉ thay đổi tên mà thôi: “Imasmiṃ ṭhāne ārakkhadevatā averā hontu abyāpajjhā hontu anīghā hontu sukhī attānaṃ pariharantu sabbadukkha pamuccantu yathāladdhasampattito mā vigacchantu”, nghĩa là “mong tất cả chư thiên hộ trì khu vực tu tập thiền quán ở đây không có oan trái lẫn nhau, không có ép uổng cùng nhau, không có nạn khổ thân tâm, tự cẩn phòng hằng trọn an vui, thoát khỏi tất cả đau khổ, đừng mất hết sự an vui tiến hóa đang có.”
Sau đó rải đến chư thiên hộ trì Phật giáo bằng cách nói như sau: “Imasmiṃ buddhasāsane ārakkhadevatā averā hontu abyāpajjhā hontu anīghā hontu sukhī attānaṃ pariharantu sabbadukkha pamuccantu yathāladdhasampattito mā vigacchantu”, nghĩa là “mong tất cả chư thiên hộ trì Phật giáo không có oan trái lẫn nhau, không có ép uổng cùng nhau, không có nạn khổ thân tâm, tự cẩn phòng hằng trọn an vui, thoát khỏi tất cả đau khổ, đừng mất hết sự an vui tiến hóa đang có.”
Sau đó rải đến chư thiên hộ trì thế gian bằng cách nói như sau: “Imasmiṃ loke ārakkhadevatā averā hontu abyāpajjhā hontu anīghā hontu sukhī attānaṃ pariharantu sabbadukkha pamuccantu yathāladdhasampattito mā vigacchantu”, nghĩa là “mong tất cả chư thiên hộ trì thế gian không có oan trái lẫn nhau, không có ép uổng cùng nhau, không có nạn khổ thân tâm, tự cẩn phòng hằng trọn an vui, thoát khỏi tất cả đau khổ, đừng mất hết sự an vui tiến hóa đang có.”
Sau đó rải đến tất cả chư thiên tà kiến bằng cách nói như sau: “Sabba micchādevatā averā hontu abyāpajjhā hontu anīghā hontu sukhī attānaṃ pariharantu sabbadukkha pamuccantu yathāladdhasampattito mā vigacchantu”, nghĩa là “mong tất cả chư thiên tà kiến không có oan trái lẫn nhau, không có ép uổng cùng nhau, không có nạn khổ thân tâm, tự cẩn phòng hằng trọn an vui, thoát khỏi tất cả đau khổ, đừng mất hết sự an vui tiến hóa đang có.”
Cách rải tâm từ, bi, tùy hỷ đến những chư thiên ấy phải rải bằng sự chú tâm thật sự chứ không phải rải chỉ bằng miệng, cách rải tâm từ, bi, tùy hỷ sẽ phải sử dụng thời gian một giờ đồng hồ cũng được[41]. Nếu tu tập tâm từ một giờ đồng hồ thì nên xem kỹ ở phần ‘tam phước’ ở cuối quyển sách này. Khi đã rải tâm từ, bi, tùy hỷ hoàn tất thì bắt đầu niệm tiếp tục quán xét trong niệm xứ.
~~~
Cách Thức Tu Tiến Niệm Xứ Minh Sát
Khi đã làm xong những phận sự cơ bản hoàn tất rồi thì bắt đầu tiếp tục ghi nhận quán xét, nghĩa là trong bước đầu với sự ghi nhận cách ngồi, cho ngồi ở nơi thuận tiện thích hợp không trở ngại, ngồi theo kiểu nào thoải mái như là ngồi kiết già, xếp bằng, nếu là người nữ thì ngồi một bên cũng được tùy theo cách mỗi người, hai tay xếp bằng trước bụng hay đặt ở hai bên đầu gối cũng được, dựng lưng thẳng, không cho khòm lưng, hay nghiêng bên phải, nghiêng bên trái, nhắm mắt ghi nhận quán xét hơi thở vào ra bằng cách đặt niệm ở bụng. Bởi vì theo lẽ thường mỗi người chúng ta lúc hơi thở vào bụng sẽ căng lên và lúc hơi thở ra thì bụng sẽ xẹp xuống, cứ như vậy làm đều đặn, người tu tập phải sử dụng niệm ghi nhận theo thời điểm mỗi lần bụng phồng lên, xẹp xuống và sử dụng niệm thầm nhẹ nhàng không cần phải ra tiếng “phồng phồng hay xẹp xẹp” hay chỉ là ghi nhận hiện tượng phồng xẹp bình thường theo sự cảm nhận của mình cũng được. Điều quan trọng ở đây là phải có niệm ghi nhớ biết kịp thời theo hiện tượng diễn tiến của thân thể mình và tâm mình, ấy gọi là “satimā”. Có sự siêng năng tinh cần trong cách ghi nhận quán xét liên tục không bị lui sụt, chán nản ấy gọi là “ātāpī”; và có sự biết mình trong suốt các giai đoạn hiện tượng phát sanh của danh sắc, năm uẩn ấy gọi là “sampajāno”.
Tóm lại, hành giả tu tiến đề mục quán minh sát phải kết hợp với ba chi phần lợi ích của quán minh sát này, không được gián đoạn. Do đó, trong giai đoạn đầu hành giả phải cố gắng có sự ghi nhớ (tức sự ghi nhận kịp thời theo hiện tượng) bắt lấy sự phồng lên và xẹp xuống của bụng, tức kịp thời với tâm của mình mỗi lúc, đừng cho nghĩ ngợi ra chuyện khác, sự ghi nhận như vậy gọi là “satisampajañña” (chánh niệm lương tri) có sự phân giải chi tiết như sau:
Đối với mắt: Trong lúc thấy, dù thấy cái gì đi chăng nữa cũng lấy niệm đặt ở mắt, rồi nhận biết rằng “chỉ là thấy” (hay thấy thấy). Khi đã ghi nhận rằng thấy, rồi đặt niệm quay trở lại với bụng ghi nhận hơi thở vào ra như ban đầu.
Đối với tai: Trong lúc ghi nhận biết hơi thở vào, ra ấy, nếu có âm thanh nào đó chen ngang trong giai đoạn đó, và hành giả tu tập nghe âm thanh ấy. Lúc này, hành giả nên buông sự ghi nhận hơi thở vào, ra trước, rồi quay sang chú ý đến cảnh mới, tức kịp thời với âm thanh ấy bằng cách lấy niệm đặt ở tai rồi nhận biết rằng “chỉ là nghe” (hay nghe, nghe), khi âm thanh ấy đã biến mất (hay chưa biến mất cũng thế, nhưng đã nhận biết rõ) cũng lấy niệm đặt ở nơi ban đầu, tức là nhận biết bụng phồng, xẹp như lúc đầu.
Đối với mũi: Lúc hơi mùi gì đó xuất hiện, người tu tập phải nhanh chóng lấy niệm (sự ghi nhớ) đặt ở mũi kịp thời nhận biết rằng “chỉ là ngửi” (hay ngửi ngửi), nếu mùi ấy quá nặng mà người tu tập cảm nhận rõ ràng thì biết theo rằng “đây chỉ là mùi thơm” (hay mùi thơm, mùi thơm) hay “đây chỉ là mùi thúi” (hay mùi thúi, mùi thúi) đừng để tâm nghĩ ngợi đến những chuyện khác. Khi mùi ấy đã biến mất (hay chưa biến mất cũng thế, nhưng đã nhận biết rõ ràng) thì lấy niệm đặt trở lại chỗ cũ, tức là tiếp tục nhận biết bụng phồng xẹp.
Đối với lưỡi: Khi có vị giác xuất hiện trong lúc thọ dụng vật thực thì người tu tập phải đặt niệm ở lưỡi, nhận biết kịp thời bằng cách ghi nhận rằng “chỉ là biết vị” (hay vị giác, vị giác) hay ghi nhận là chua, ngọt, đắng, cay v.v... theo tình trạng của vị hiện bày lúc ấy, đừng cho tâm nghĩ ngợi những chuyện khác, hay đừng say mê thích thú trong sự ăn uống thọ dụng cho đến trở thành ghiền hương vị của thức ăn đó, sự nhận biết như vậy gọi là “satisampajañña” (chánh niệm lương tri).
Đối với thân: Lúc đang ghi nhận biết, nếu cảm thấy tê, hay mỏi, ngứa, v.v... phát sanh, trong thời điểm đầu đừng nên thay đổi oai nghi (tư thế) liền mà phải cho ghi nhận biết tình trạng tê, mỏi, nhức, ngứa, đau v.v... trước bằng cách ghi nhận rằng “chỉ là tê, chỉ là mỏi, chỉ là nhức, chỉ là ngứa, chỉ là đau v.v...” (hay tê, tê, mỏi, mỏi, nhức, nhức, ngứa, ngứa, đau, đau, v.v...) tùy theo một trường hợp nào trong những trường hợp này, ghi nhận như thế đều đều cho đến lúc cảm thấy tê, mỏi, nhức, đau, ngứa biến mất; nếu cảm giác tê, ngứa, nhức, mỏi càng nhiều thêm thì nên buông niệm từ sự ghi nhận những cảm thọ này trước, đặt niệm trở lại ở bụng và nhận biết hơi thở vào ra như ban đầu, cách làm như vậy gọi là thả cảnh. Khi đã buông thả cảnh ra như thế, đôi khi cảm nhận trong các cảm thọ ấy có thể sẽ biến mất, nhưng khi đã buông cảnh mà cảm nhận trong các cảm thọ vẫn hiện bày, hay xuất hiện nhiều hơn thì trong giai đoạn này sẽ thay đổi tư thế (oai nghi) cũng được. Trong vấn đề không cho thay đổi tư thế khi tê, mỏi, nhức, ngứa v.v... ở giai đoạn đầu bằng cách cho nhận biết cảm thọ đều đều trước, bởi vì theo lẽ thường các cảm giác như tê, mỏi, đau v.v... hẳn nhiên đã luôn có sẵn trong sắc thân của mỗi người, và tất cả chúng sanh, dù cho trong lúc bình thường không phải lúc tu tiến thiền quán thì những cảm thọ này cũng vẫn có như vậy, nhưng mình lại không thường có sự nhận biết kịp thời, bởi vì tâm của chúng ta không có thường ở với bản thân mà lại luôn nghĩ ngợi chỗ này, hay chỗ khác trong các cảnh khác nhau, không thường có sự ghi nhớ là niệm, và sự chú tâm là định, do đó thường không có sự nhận biết những tình trạng cảm thọ là mấy, nhưng cảm thọ phát sanh trong lúc không ghi nhận, hay nhận biết cũng thế, hay đang ghi nhận cũng thế, đều là cảm thọ của sự tác động bằng nhau, chứ không có gì khác nhau cả. Nhưng người tu tiến đang sử dụng niệm (sự ghi nhớ) nhận biết quán xét danh sắc thì tâm chắc chắn có niệm và định tốt hơn người không sử dụng niệm nhận biết quán xét. Do đó, chính bởi mãnh lực của định làm cho sự cảm nhận với những cảm thọ ấy hiện bày rõ ràng.
~~~
Điều So Sánh Liên Quan Với Thọ (Vedanā)
Trong câu nói cảm thọ tê, mỏi, đau, nhức, ngứa v.v... hiện bày rõ và không rõ ấy, Ngài sử dụng câu so sánh rằng: Tợ như đồng hồ đang chạy, âm thanh của đồng hồ đang chạy hẳn nhiên lúc nào cũng có cả ban ngày lẫn ban đêm, nhưng ban ngày ta không thường nghe âm thanh di chuyển, còn ban đêm trong khi yên tĩnh, không có những âm thanh khác quấy rối thì âm thanh của đồng hồ lại xuất hiện rõ ràng, càng về đêm khuya thì âm thanh đồng hồ lại càng hiện rõ hơn. Như vậy cũng bởi vì trong lúc ban ngày không có sự yên tĩnh, có nhiều âm thanh khác đến lấn áp âm thanh của đồng hồ, và luôn cả tâm mình cũng không quan tâm đến âm thanh đồng hồ ấy mà đi chú ý đến những chuyện khác, nên không nghe âm thanh đồng hồ. Còn trong lúc ban đêm tĩnh lặng, có sự yên tĩnh hơn là ban ngày, do đó, dù cho âm thanh có nhỏ và ít xuất hiện cũng có thể sẽ nghe rõ ràng hơn ban ngày, nhưng âm thanh đồng hồ ấy cũng không có sai khác gì cả ban ngày, hay ban đêm, cũng thế âm thanh ấy vẫn đồng nhau, chỉ khác nhau ở chỗ không gian tĩnh lặng và tâm của mỗi người như đã nói. Điều so sánh ở trên như thế nào thì cảm thọ hiện bày ở thân mình cũng như thế ấy.
~~~
Phương Pháp Nhận Biết Cảm Thọ (Vedanā)
Khi ở các thời điểm khác nhau có sự tê, mỏi, đau, nhức v.v... xuất hiện với người tu tập thì có cách ghi nhận biết như sau:
Nếu người tu tập chú tâm ghi nhận biết ngay trong cảm thọ ấy cho vững chắc thật sự thì có thể làm cho cảm giác mỏi mệt, đau nhức, nóng lạnh v.v... biến mất. Ở đây, đang nói đến cảm thọ phát sanh vừa đủ, nhưng nếu là loại cảm thọ rất mãnh liệt; như là đau bụng nặng, nhức đầu, nhức răng v.v... Nếu niệm và định của người tu tập ấy vẫn còn yếu ớt thì không có khả năng làm cho những cảm thọ ấy biến mất được, bởi sự ghi nhận biết ngay, sau đó, nếu niệm và định của người ấy đã vừa đủ, khi ghi nhận cảm thọ phát sanh ấy cũng có thể sẽ làm cho cảm giác trước những cảm thọ ấy biến mất được. Như vậy cũng bởi vì mãnh lực của niệm (sati) nhận biết ngay, tức niệm và định phát sanh nối liền nhau nhiều hơn là tâm có cảm giác trước những cảm thọ khác nhau vậy.
Hơn nữa, khi hành giả đang tu tập, nếu những triệu chứng như ngứa v.v... phát sanh thì có cách tu tập như vầy:
Khi có cảm giác ngứa phát sanh thì người tu tập ghi nhận biết ngay triệu chứng ngứa trước bằng cách ghi nhận rằng “ngứa chỉ là ngứa” (Đây là ngứa, ngứa …), cứ làm như vậy đều đều. Nếu triệu chứng ngứa ấy chưa biến mất, tâm muốn gãi phát sanh; khi tâm muốn gãi phát sanh thì ghi nhận rằng “chỉ là muốn gãi” (hay muốn gãi, muốn gãi …). Khi đưa tay lên để gãi thì dùng niệm ghi nhận biết rằng “đưa tay lên, di chuyển đi, hạ tay xuống, chạm vào thân, gãi” như vậy. Và khi triệu chứng ngứa đó đã biến mất thì đặt niệm trở lại ghi nhận biết hơi thở vào ra ở bụng như lúc đầu.
Trong lúc đang dùng niệm ghi nhận suy xét ấy, nếu có muỗi đến chích thì ghi nhận biết như sau:
- Ban đầu ghi nhận biết rằng “đây là đau (hay đau …)” trước, sau đó khi có nhận biết muốn đuổi muỗi đi thì ghi nhận rằng “đây là muốn đuổi …(hay muốn đuổi …). Khi đưa tay lên để làm hành động đuổi muỗi ấy thì ghi nhận biết ngay bằng niệm rằng: “nâng tay, di chuyển, đuổi” như vậy.
Trong lúc ngồi quán sát, nếu thấy ánh sáng hay hình Phật, lâu đài, nhà cốt v.v... xuất hiện thì người tu tập nên nhận biết ngay rằng “đây là thấy … (hay thấy thấy …) mà không cần quan tâm đến những cảnh ấy là những gì, hãy ghi nhận biết ngay “thấy, thấy …” mỗi lần như vậy thì những hình ảnh khác nhau ấy sẽ tự động biến mất. Hay khi thấy rõ ràng rồi thì buông cảnh ấy ra, đặt niệm nhận biết hơi thở ở bụng như ban đầu.
Khi hành giả có niệm và định tốt hơn theo tuần tự và hành quán sát hơi thở đều đều thì hơi thở vào ra ấy cũng sẽ hiện bày rõ hơn mỗi lần như thế. Tức sự nhận biết bụng phồng lên và xẹp xuống rõ mồn một. Khi thời điểm bụng phồng lên thì biết rõ từng Sát-na, tính từ lúc bụng mới phồng lên cho đến điểm cuối của sự phồng ấy và khi bụng xẹp xuống thì cũng biết rõ từ lúc bụng mới bắt đầu xẹp cho đến điểm cuối của sự xẹp ấy. Khi đã rõ biết như vậy thì thêm niệm nhớ biết khắng khít hơn vào trong cách ghi nhận ấy cho cận kề hơn nữa. Tức là lúc đầu chỉ biết “đây là phồng, đây là xẹp”, khi niệm đã mạnh hơn, biết rõ hơn như đã nêu thì đặt niệm biết ngay rằng “đây là phồng, đây là xẹp, đây là ngồi”, ấy là 3 giai đoạn đều đều, và nếu niệm lại mạnh hơn nữa thì hãy ghi nhận biết ngay thành 4 giai đoạn là “đây là phồng, đây là xẹp, đây là ngồi, đây là chạm”. Trong sự ghi nhận biết “đây là ngồi” ấy, có nghĩa là làm cho hành giả nhận biết rằng “sắc tức sắc thân của mình đang ngồi” và ghi nhận “đây là chạm” ấy, có nghĩa là cho ghi nhận biết thẳng vào phần sắc thân chạm với mặt đất rõ ràng.
Trong lúc đang ghi nhận biết ngay rằng “đây là phồng, đây là xẹp, đây là ngồi, đây là chạm” ấy, nếu không có cảm nhận được trong trạng thái phồng lên và xẹp xuống nơi bụng, mà chỉ cảm nhận được trạng thái ngồi và chạm thì chỉ cho ghi nhận biết “đây là ngồi, đây là chạm”. Hoặc là trạng thái ngồi cũng không cảm nhận được mà chỉ cảm nhận được trạng thái chạm thì chỉ ghi nhận một trạng thái “đây là chạm” mà thôi. Nếu cảm giác trong cách ngồi, hay sự phồng lên, xẹp xuống xuất hiện lại ở một thời điểm nào thì cho ghi nhận biết ngay tiếp tục như lúc đầu. Hay nếu cả 4 loại này không hiện bày rõ ràng gì cả thì hành giả biết ngay rằng “cả 4 loại không hiện rõ”. Do đó, cho ghi nhận rằng “đây là biết …” đều đều như vậy và khi bất cứ một loại này hiện bày rõ lại thì cho ghi nhận biết ngay loại phát sanh đó. Điều quan trọng là khi cảm giác trong những loại đó không phát sanh thì đừng nên gắng sức làm cho nó hiện bày, mà hãy buông cho nó diễn tiến theo thực tính, tức là vô ngã (anatta); nếu đã cưỡng lại thực tính thì cũng trở thành là ngã (atta). Trong những oai nghi khác cũng thực hiện tương tự như vậy.
Còn cách ghi nhận biết những oai nghi khác, như là oai nghi nằm, đứng, đi thì có phương pháp ghi nhận như sau. Tức là cách ghi nhận biết oai nghi nằm ấy thì thực hiện tương tự với oai nghi ngồi, tùy theo lúc ghi nhận “đây là phồng, đây là xẹp, đây là ngồi, đây là chạm” ấy đổi thành “đây là phồng, đây là xẹp, đây là nằm, đây là chạm” mà thôi.
Cách ghi nhận oai nghi đứng thì ghi nhận như sau, hầu như oai nghi đứng này là oai nghi liên kết giữa cách ngồi và cách đi, giữa cách nằm và cách đi. Nghĩa là trong lúc đang ngồi, khi có sự cần thiết phải đứng dậy để đi thì phải trải qua cách đứng trước. Do đó, hãy ghi nhận biết như vầy “đây là đứng dậy, đây là đứng” và khi đang nằm mà có sự cần thiết đứng dậy để đi thì cũng phải trải qua oai nghi đứng trước như trên, cách ghi nhận cũng như trên như vầy “đây là ngồi dậy, đây là ngồi, đây là đứng dậy, đây là đứng” như vậy.
Cách ghi nhận biết ngay trong oai nghi đi như sau, tức là lúc đầu nên ghi nhận một giai đoạn như là:
- Khi bước chân phải ra thì ghi nhận rằng “đây là bước chân phải”.
- Khi bước chân trái ra thì ghi nhận rằng “ đây là bước chân trái”.
Cho ghi nhận biết như vậy đều đều và cố gắng bắt cho được hiện tại mỗi lần như vậy, nghĩa là “niệm” (sự nhớ biết ngay) làm nhiệm vụ ghi nhận biết và cách nâng của chân ấy phải đồng đều nhau.
Khi hành giả có niệm mạnh hơn thì cho ghi nhận thêm 2 giai đoạn là “đây là nâng chân, đây là đặt xuống chạm nền”, có nghĩa là khi nâng chân phía bên nào lên cũng vậy, thời điểm nâng thì dùng niệm ghi nhận rằng “đây là nâng”, thời điểm hạ chân xuống nền thì ghi nhận rằng “đây là đặt xuống chạm nền”, cứ làm như vậy đều đều.
Đến khi niệm mạnh hơn trước thì cho ghi nhận biết thêm 3 giai đoạn là “đây là nâng chân, đây là bước, đây là đặt xuống chạm nền”, nghĩa là khi nâng chân bên nào lên thì ghi nhận là “đây là nâng chân”, thời điểm đang di chuyển bước chân thì ghi nhận “đây là bước chân đi”, thời điểm hạ chân xuống nền thì ghi nhận “đây là đặt xuống chạm nền”, cứ ghi nhận như vậy đều đều.
Khi có niệm mạnh hơn nữa, tức thấy rõ hơn thì ghi nhận thành 4 giai đoạn là “đây là nâng chân, đây là bước chân, đây là hạ chân, đây là đặt xuống chạm nền”, cách ghi nhận cách nâng chân, bước chân, hạ chân chạm nền ấy thì ghi nhận như đã trình bày; còn ghi nhận thêm giai đoạn “đây là hạ chân”, tức là khi chân đang hạ xuống mặt đất thì ghi nhận biết rằng “đây là đang hạ chân xuống”, cứ cho ghi nhận 4 giai đoạn đều đều.
Khi niệm mạnh hơn, biết rõ ràng hơn trước thì ghi nhận thêm thành 5 giai đoạn là “đây là nâng chân, đây là bước chân, đây là hạ chân, đây là đặt xuống chạm nền, đây là dồn chân xuống”, cách ghi nhận thêm “đây là dồn chân xuống” nghĩa là thời điểm bất cứ chân nào hạ xuống đến nền hoàn tất, và sẽ nâng chân bên kia bước tiếp ấy là lẽ thường, như vậy sẽ phải ấn trọng lượng (dồn trọng lượng hay lấy trớn) bản thân xuống trước rồi cũng thay đổi nâng một bên chân kia bước tiếp. Chính cách đang dồn trọng lượng thân xuống thì cho ghi nhận “đây là dồn xuống”, cho ghi nhận như vậy đều đều.
Khi niệm mạnh hơn nữa, tức thấy rõ hơn thì cho ghi nhận thành 6 giai đoạn là “đây là gót chân nhấc lên, đây là nâng chân, đây là bước chân, đây là hạ chân, đây là đặt xuống chạm nền, đây là dồn, nhấn hay ấn chân xuống”; cách ghi nhận “gót chân nhấc lên” nghĩa là khi bắt đầu nâng bất cứ chân nào lên đi nữa thì ban đầu gót chân sẽ di chuyển lên trước, còn móng chân vẫn dồn xuống nền, thời điểm gót chân nhấc lên thì ghi nhận là “đây là gót chân nhấc lên”. Và khi móng chân đã nhấc lên khỏi nền thì ghi nhận lại “đây là nâng chân” rồi ghi nhận tiếp “đây là bước chân, đây là hạ chân, đây là đặt xuống chạm nền, đây là dồn chân xuống”, cứ làm như vậy đều đều, cố gắng bắt kịp để biết rõ từng giai đoạn như đã nêu. Cách ghi nhận oai nghi đi này có nhiều nhất là ghi nhận chỉ 6 giai đoạn. Nếu hành giả ghi nhận được đến 6 giai đoạn như vậy thì cũng hiểu rằng người tu tập có niệm và định trọn đủ tốt đẹp.
Hơn nữa, Ngài trình bày cách đi có 6 giai đoạn trong chú giải bộ phân tích (Sammohavinodanī) với ngôn ngữ Pāḷi rằng:
1. Nhấc lên - Uddharaṇa. 4. Hạ xuống - Vossajjana.
2. Nâng lên - Atiharaṇa. 5. Đặt xuống - Sannikkhepana.
3. Bước đi - Vītiharaṇa. 6. Dồn lực - Sannirujjhane.
Trong sự ghi nhận biết cách đi ấy, nếu đã ghi nhận cách đi cho đến cuối con đường thì phải quay người lại, và đi tiếp tục như ban đầu, trong cách quay người lại thì ghi nhận như sau:
Trước khi quay người thì ngừng lại đứng yên trước, cho nhận biết rằng “đây là đứng …” và khi cần thiết phải xoay người hướng bên phải thì từ từ di chuyển chân phải nghiêng lệch ra khỏi chân trái, thời điểm nghiêng lệch chân phải ra cùng lúc với cách xoay người lại ấy thì cho ghi nhận biết ngay theo cùng như vầy “đây là xoay …” , di chuyển chân phải và chân trái luân phiên nhau và đồng thời ghi nhận biết “đây là xoay …”, cứ làm như vậy cho đến khi đã xoay người lại theo như ý muốn. Nếu cần thiết phải xoay người về phía bên trái thì cho di chuyển chân trái nghiêng lệch ra khỏi chân phải rồi xoay theo, cho ghi nhận biết rằng “đây là xoay …”, tiếp sau đó thì tu tập giống như với cách xoay người về phía bên phải. Khi đã xoay người lại hoàn tất thì phải dừng lại đứng yên trước và ghi nhận biết “đây là đứng …” giống như lúc trước khi xoay người. Tiếp theo thì ghi nhận biết cách đi tương tự như đã trình bày phần trước.
Nếu trong lúc đang tu tập mà niệm và định mạnh hơn, trong thời điểm đang đứng thì ghi nhận biết thêm “đây là chạm …”, nghĩa là trong lúc đang đứng có cảm giác rằng chân chạm với nền đất. Chính sự cảm nhận xúc chạm này nên ghi nhận “đây là chạm …”. Do đó, trong thời gian tiếp theo lúc đang đứng thì ghi nhận 2 giai đoạn đều đều là “đây là đứng, đây là chạm …”.
Trong lúc đang tu tập nhận biết cách đi ấy, nếu có cảnh đặc biệt xuất hiện bên trong (nội phần) như là có tướng trạng là những hình ảnh khác nhau, hay ánh sáng xuất hiện, hay sự giật mình, sợ hãi, phấn khởi, nổi da gà, lông dựng v.v...phát sanh. Hoặc có cảnh bên ngoài đến xúc chạm như là thấy người, thú nuôi, hay nghe những âm thanh khác nhau một cách rõ ràng, hay nghe nồng nặc mùi gì đó, xúc chạm với lạnh và nóng rõ ràng như vậy thì hành giả hãy nên ngừng ghi nhận cách đi một lát, đặt niệm ghi nhận những cảnh đặc biệt phát sanh trước, cho đến khi những cảnh ấy không hiện bày rõ, hay đã biến mất thì từ từ quay trở lại ghi nhận biết cách đi như lúc đầu.
~~~
Cách Ghi Nhận Biết Ngay Trong Cách Ăn
Cách ghi nhận biết ngay trong lúc dùng vật thực có phương pháp như sau:
- Trong giai đoạn 1 chỉ ghi nhận biết phần thô trước. Tức thời điểm thấy thức ăn thì ghi nhận biết ngay rằng “đây là thấy …”; thời điểm nâng tay lên lấy thức ăn thì ghi nhận “ đây là với tay ra, …”; khi với đến nơi thức ăn và bốc thức ăn ấy thì ghi nhận “đây là bốc, …”; khi bốc lấy thức ăn về mình thì ghi nhận “đây là lấy về, …”; khi lấy để vào miệng thì ghi nhận rằng “đây là đặt vào miệng …”; khi lấy tay ra khỏi miệng thì ghi nhận rằng “đây là đặt tay xuống …”; khi nhai vật thực và nuốt thì ghi nhận “đây là ăn …”. Gom tất cả lại cách ghi nhận trong giai đoạn thứ 1 là: “Đây là thấy, đây là với tay ra, đây là bốc, đây là lấy về, đây là đặt vào miệng, đây là đặt tay xuống, đây là ăn”
- Giai đoạn thứ 2, khi tu tập ghi nhận biết ngay bằng niệm ở giai đoạn thứ 1 được vững chắc, tức cách ghi nhận ấy khớp với hiện tại ở mỗi giai đoạn mỗi muỗng cơm mình ăn, và mỗi miếng cơm, và mỗi lần ăn, thì nên ghi nhận biết ngay mạnh thêm chút nữa. Tức là khi ghi nhận “đây là thấy …” và khi đưa tay lên ghi nhận biết là “đưa tay lên …”; khi với tay ra thì ghi nhận là “với tay ra …”; khi hạ tay xuống thì ghi nhận biết là “hạ tay …”; khi dùng tay bốc thức ăn thì ghi nhận là “đây là bốc …”; khi bốc thức ăn về mình thì ghi nhận là “lấy về …”; khi lấy thức ăn đặt vào miệng thì ghi nhận là “đặt vào miệng …”; khi hạ tay ra khỏi miệng thì ghi nhận biết là “hạ tay …”; khi nhai thức ăn thì ghi nhận biết là “nhai …”; khi nuốt thức ăn thì ghi nhận biết là “nuốt …”. Gom tất cả lại cách ghi nhận trong giai đoạn thứ 2 là: “đây là thấy, đây là đưa tay lên, đây là với tay ra, đây là hạ tay, đây là bốc, đây là lấy về, đây là đặt vào miệng, đây là hạ tay, đây là nhai, đây là nuốt”.
- Giai đoạn thứ 3, khi người tu tập ghi nhận biết được rõ hơn trước nữa thì nên tăng mức độ ghi nhận biết như vầy. Tức là “đây là thấy, nâng tay, với tay ra, hạ tay”; khi tay chạm đến thức ăn thì ghi nhận rằng “đây là chạm, bốc, lấy về”; khi tay lấy thức ăn về xúc chạm với mép miệng thì ghi nhận rằng “đây là chạm, …”; khi há miệng ra thì ghi nhận “đây là há miệng …”; khi lấy thức ăn đặt vào miệng thì ghi nhận là “đặt vào …”; khi lấy tay ra khỏi miệng thì ghi nhận rằng “lấy tay ra …”; khi ngậm miệng lại thì ghi nhận là “ngậm miệng, …”; khi hạ tay xuống thì ghi nhận là “hạ tay …”; khi lấy tay xuống đặt ở đâu cũng thế, đều có sự cảm nhận trong cả hai tay ấy hiện bày thì nên ghi nhận là “đây là xúc chạm, …”; tiếp sau đó thì ghi nhận rằng “đây là nhai, nuốt”. Gom lại tất cả cách ghi nhận trong giai đoạn thứ 3 là: “đây là thấy, nâng tay, với tay ra, hạ tay, đây là bốc, đây là chạm, đây là lấy về, đây là chạm, đây là há miệng, đặt vào, lấy tay ra, ngậm miệng lại, hạ tay, xúc chạm, chạm tay, nhai, nuốt”.
- Giai đoạn thứ 4, ghi nhận biết ngay tương tự như giai đoạn thứ 3, nhưng trong lúc đang nhai thức ăn thì có cảm nhận về vị của thức ăn đó hiện bày. Như là cảm nhận biết chua, mặn, cay, đắng, ngọt thì ghi nhận biết ngay là “đây là nhai, đây là chua, đây là nhai, đây là mặn, đây là nhai, đây là đắng, đây là nhai, đây là cay, đây là nhai, đây là ngọt”; ghi nhận một loại nào đó tùy theo vị của thức ăn hiện bày, và trong lúc đang ghi nhận biết vị thức ăn ấy, nếu có sự ưa thích, hay không thích phát sanh thì cho ngưng lại cách ghi nhận biết sự nhai trước, tiếp sau đó thì đặt niệm ghi nhận biết ngay sự ưa thích, hay không ưa thích đang phát sanh ấy ngay tức thì. Nếu có sự ưa thích, hài lòng phát sanh thì ghi nhận biết ngay rằng “đây là hài lòng, hay đây là ưa thích”. Nếu sự không hài lòng, hay không thích phát sanh thì ghi nhận rằng “đây là không thích, hay đây là không hài lòng”. Cứ ghi nhận biết như vậy cho đến khi sự ưa thích, hay không thích ấy biến mất thì từ từ quay trở lại tiếp tục ghi nhận cách nhai và cách nhận biết.
~~~
Cách Ghi Nhận, Biết Ngay Trong Việc Đại Tiện Và Tiểu Tiện
Cách ghi nhận biết ngay trong việc đại tiện và tiểu tiện như sau:
Khi hành giả có cảm giác đau về đại tiện, hay tiểu tiện thì ghi nhận rằng “đây là đau”, và khi bắt đầu đi (đến nhà vệ sinh) cũng nên cho ghi nhận cách đi như cách đã trình bày trong phần oai nghi đi. Và nếu có cảm giác rất đau trong việc đại tiện, hay tiểu tiện ấy, nếu ghi nhận trong cách đi ở giai đoạn thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5 ấy sẽ không kịp mà chỉ ghi nhận ở giai đoạn 1 cũng được, và nếu đang ngồi xả ra thì ghi nhận rằng “phồng lên, xẹp xuống, ngồi”. Nhưng nếu cảm nhận trong cách xả đại tiện, hay tiểu tiện ấy nhiều hơn cảm nhận về hơi thở vào ra thì cũng không cần phải ghi nhận “phồng, xẹp” nữa, mà chỉ cho ghi nhận “ngồi, đau” thôi cũng được. Và lúc đang xả ra đại tiện, hay tiểu tiện, vật dơ như phẩn và nước tiểu đang di chuyển ra thì cho ghi nhận biết ngay theo bằng cách ghi nhận rằng “đây là biết” cho đến khi đi đại tiện, hay tiểu tiện xong.
~~~
Cách Ghi Nhận Biết Ngay Trong Đại Oai Nghi Và Tiểu Oai Nghi
Trình bày cách ghi nhận biết ngay trong những hành động khác nhau liên hệ đến đại oai nghi, và tiểu oai nghi theo như đã trình bày rồi đấy, có một điều quan trọng mà hành giả phải nên ghi nhận biết nữa là: Theo lẽ thường trước khi người ta làm một việc nào đó cần phải có danh pháp, tức là tâm muốn làm việc đó luôn phát sanh trước rồi mới làm việc đó. Tâm có sự cần thiết muốn làm việc đó ở đây có nghĩa là pháp dẫn dắt, sai khiến, dặn việc. Khi tâm là pháp dẫn dắt, dặn việc đã phát sanh thì sự cảm nhận muốn làm chuyện này chuyện nọ như là: “muốn ngồi, muốn nằm, muốn đứng dậy, muốn đi, muốn đứng, muốn ăn, muốn nói, muốn nghe, muốn nghĩ, muốn nhớ v.v...”
Những việc này hẳn phát sanh, do đó người tu tập đến giai đoạn niệm và định đã được vững chắc thì nên ghi nhận biết thêm sự muốn làm những công việc khác nhau như đã trình bày. Như là muốn ngồi thì ghi nhận biết ngay là “muốn ngồi …”, sau đó ghi nhận cách ngồi là “ngồi, ngồi …”; Hay trong lúc đang ngồi mà muốn đứng dậy thì ghi nhận “muốn đứng dậy, …”, tiếp theo thì ghi nhận cách đứng dậy như là “đứng dậy, đứng dậy …”; nếu muốn ăn thức ăn nào đó thì ghi nhận biết ngay là “muốn ăn, …” hay “đói, đói …”; và còn những hành động khác nữa v.v...
Đối với những hoạt động khác bất kể là hoạt động gì, là đại oai nghi, hay tiểu oai nghi cũng thế hẳn là có tâm làm pháp dẫn dắt, dặn việc. Tức là cái tâm muốn làm việc đó phát sanh trước tương tự như trên. Do đó, cũng cho ghi nhận biết sự muốn làm đó trước tương tự như cách đã trình bày trên.
~~~
Thời Gian Được Sử Dụng Để Ghi Nhận Biết Ngay Trong Mỗi Giai Đoạn
Cách ghi nhận biết ngay trong đại oai nghi và tiểu oai nghi khác nhau cũng sắp xếp thành giai đoạn của cách ghi nhận ấy, hành giả phải sử dụng thời gian ghi nhận trong mỗi một giai đoạn ít nhất là 1 ngày, hay tùy thuộc vào vị thầy hướng dẫn suy xét thấy thích hợp rằng sẽ cho thêm giai đoạn ghi nhận ấy là thời gian bao nhiêu, như vậy cũng cho hành giả thực hành theo tất cả lời hướng dẫn của vị thầy.
Chú ý: Phương pháp ghi nhận theo như đã trình bày này chỉ là phương pháp của những vị thầy sau này (cho hợp với căn cơ người thời nay) chứ không phải là có trong Tam tạng, người học tập có thể sử dụng những phương pháp tu tập khác (thích hợp với mình) mà thấy rằng là đúng với những gì theo pháp học và thích hợp với cơ tánh của mình cũng được. Điều cần thiết quan trọng ở đây là phải biết được danh sắc theo bản thể thực tính thông qua vô thường, khổ não và vô ngã.
~~~
Hành giả cần phải học tập cho biết phận sự mà người tu tập phải làm trong lúc tu tiến quán minh sát nghiệp xứ sau:
1. Hành giả không có phận sự sẽ phải làm những việc khác, chỉ có một việc là ghi nhận biết ngay mà thôi.
2. Trong lúc ghi nhận biết ngay thì phải làm một cách chầm chậm từ từ tương tự như người đau bịnh.
3. Trong lúc ngồi, đứng, đi hãy cố gắng đặt thân cho vững chắc, nghĩa là khi ngồi thì đừng làm cho thân lắc tới lắc lui, khi đứng thì đừng làm cho thân đung đưa tới lui, khi đi thì cũng đừng làm cho thân lảo đảo.
4. Khi vị giáo thọ sư hướng dẫn đề mục hỏi về cảm nhận đề mục ra sao (tức trình pháp) thì cần phải nói theo sự thật mình thấy, mình biết chứ đừng nên che dấu hay nói lại suy nghĩ mà mình từng nghe cho vị giáo thọ biết.
5. Khi vị giáo thọ sư hướng dẫn tu tập thực hành như thế nào thì làm như thế ấy, không tranh cãi.
6. Cố gắng bỏ bớt những đồ tiêu xài không cần thiết một cách tối đa như là uống rượu, hút thuốc, hay ăn những thức ăn vặt v.v...
7. Đừng ngủ quá nhiều, buổi trưa không nên ngủ, buổi tối nên ngủ nhiều nhất chỉ là 5 tiếng thôi.
8. Khi định được vững chắc rồi thì nên giảm bớt thời lượng ngủ vào ban đêm cho đến khi nào không cần ngủ cũng là việc tốt. Nếu cần thiết nghỉ ngơi vào ban ngày chỉ 2 tiếng, hay 3 tiếng, và định lại càng mạnh đặc biệt hơn, tức là có khả năng ghi nhận biết ngay liên tục không gián đoạn, dù là không cố ý ghi nhận đi nữa. Trong lúc này không nên chỉ có riêng một oai nghi nằm.
9. Cách ghi nhận biết ngay trong các oai nghi khác nhau ấy, nên cố gắng ghi nhận trong oai nghi ngồi từ từ nhiều thêm trong thời gian sau, tức thời gian đã có định vững mạnh.
10. Trong lúc đang tu tập, hành giả nên cẩn thận thân thể cho được khỏe mạnh, luôn trong trạng thái bình thường. Như là có cảm giác táo bón thì nên tìm liệu pháp chữa trị cho khỏi.
11. Trong lúc vị giáo thọ sư đang vấn pháp những hành giả khác, không nên làm chuyện riêng, tức là ghi nhận trạng thái của riêng mình.
Hơn nữa, hành giả khi đang tu tập minh sát không nên cho người không liên quan, (tức người bên ngoài không phải là bạn đồng tu, hay người không có đức tin với thiện phước này) vào để nhìn ngó hoạt động của hành giả. Bởi vì có thể làm cho phát sanh những lời chê bai chỉ trích, khi như thế thì tâm của người chê bai sẽ phát sanh tâm bất thiện, ấy là loại bất thiện được xếp vào tội lỗi gần như với nghiệp phạm thượng thánh nhân (Ariyūpavādakamma), có thể làm cho người ấy nhận quả báo không tốt đẹp trong kiếp hiện tại lẫn ở kiếp vị lai. Đối với hành giả tu tập minh sát khi bị người khác nhận biết, hay nhìn thấy cách tu tập cũng là nguyên nhân làm cho cảnh đề mục, hay niệm và định bị suy thoái, tâm không yên ổn. Do đó, cũng không nên cho người khác (là người không hiểu biết về sự tu tập này) đến nhìn ngó như đã nêu.
~~~
Nguyên Nhân Dùng Niệm Để Ghi Nhận Biết Ngay Hơi Thở Nơi Bụng
Trong cách ghi nhận biết hơi thở vào ra bằng cách dùng niệm đặt nơi bụng mà ghi nhận biết ngay rằng “Đây là phồng, đây là xẹp” theo như cách đã trình bày ấy, đôi khi có thể sẽ làm cho người đọc phát sanh sự nghi ngờ rằng “tại sao lại không đặt niệm ở chót mũi theo phương pháp trình bày trong kinh Đại niệm xứ (Mahāsatipaṭṭhānasutta). Trong điều này có cách phân giải rằng, theo phương pháp trong kinh Đại niệm xứ được Đức Phật thuyết giảng lại như vầy “cách ghi nhận biết ngay hơi thở vào ra ấy, dùng niệm đặt ở chót mũi và khi hơi thở vào cũng biết ngay là hơi thở vào, khi hơi thở ra cũng biết ngay là hơi thở ra …”, đây là Đức Phật trình bày theo cách Pháp dụ (Dhammādhiṭṭhāna), tức là phương pháp được sử dụng cả 2 loại đó là chỉ tịnh và minh sát. Còn mục đích của việc ghi nhận hơi thở này cũng không để cho tâm của hành giả điệu cử đi nơi khác, chỉ cho bắt ngay tại hơi thở vào ra để cho phát sanh định.
Nhưng đối với hành giả muốn cho tâm thiền phát sanh thì cần phải đặt niệm tại chót mũi, bởi vì phương pháp ghi nhận gió theo cách của thiền chỉ tịnh ấy có rất nhiều loại. Như là ghi nhận biết ngay hơi thở vào ra dài, ngắn và ghi nhận bằng phương pháp biết ngay tại điểm gió đầu, điểm gió giữa, điểm gió cuối hay ghi nhận bằng phương pháp đếm số tức quan v.v... Do đó, cách đặt niệm ở chót mũi thích hợp hơn là việc đặt niệm ở bụng.
Còn đối với cách ghi nhận hơi thở theo phương pháp của hành giả thiền minh sát ấy thì không có nhiều cách, mà chỉ có sự ghi nhận biết ngay rằng hơi thở vào và hơi thở ra mà thôi. Do đó, nếu sử dụng niệm ghi nhận ở chót mũi cũng làm được, nhưng mà không bằng cách dùng niệm ghi nhận nơi bụng. Bởi vì cách ghi nhận nơi bụng này hẳn là hiện bày rõ hơn ở nơi chót mũi, và có thể sẽ thấy danh sắc được nhanh hơn do Sát-na định (khaṇikasamādhi) phát sanh nhanh. Và việc Sát-na định phát sanh được nhanh chóng cũng bởi vì cách ghi nhận biết ngay bụng phồng và xẹp ấy, hiện bày dễ dàng hơn ở chót mũi, do hơi thở xuất hiện ở bụng thô hơn hơi thở xuất hiện ở chót mũi.
Một lý khác nữa là sự phồng lên và xẹp xuống ở bụng ấy cũng phát sanh từ gió thổi vào và thổi ra thông qua mũi vậy. Và khi hơi thở vào ra ở nơi mũi thì sự phồng lên và xẹp xuống của bụng cũng hẳn là tương tự nhau. Khi như vậy thì cũng không có gì sai biệt nhau cả. Do đó, vị giáo thọ sư giảng dạy thiền minh sát cũng cho hành giả tu tập sử dụng cách ghi nhận hơi thở vào ra bằng việc đặt niệm ghi nhận nơi bụng như đã trình bày ở phần đầu.
~~~
Ân Đức Của Việc Tu Tiến Minh Sát Nghiệp Xứ
Ân đức của việc tu tiến minh sát nghiệp xứ này có như sau:
- Trong lúc đang tu tập minh sát nghiệp xứ ấy, pháp bất thiện loại thô tháo liên hệ đến thân ác hạnh và khẩu ác hạnh như là sát sanh, trộm cắp v.v... không cần thiết phải nói đến việc sẽ phát sanh đặng, cho dù là loại bất thiện vi tế thuộc về ý ác hạnh như là sự ưa thích, không hài lòng, mê mờ, điệu cử, sự nghĩ ngợi lung tung đó là tham, sân, si v.v... cũng có cơ hội phát sanh đặng ít nhất có thể. Có phát sanh đi chăng nữa cũng không trụ được lâu, như vậy bởi vì trong lúc đang tu tiến minh sát nghiệp xứ ấy hẳn là có chánh niệm và tỉnh giác, tức cách luôn ghi nhận biết ngay, biết theo mọi lúc, mọi điều mà hành giả làm trong lúc đó, dù là thuộc về thân môn, khẩu môn, hay ý môn đi nữa hẳn là có niệm biết ngay mọi lúc. Chính vì có niệm biết ngay mọi lúc, nên có khả năng ngăn chặn không cho những pháp phiền não như tham, sân, si v.v... phát sanh một cách dễ dàng. Bởi vì theo lẽ thường mọi người chúng ta luôn có pháp phiền não phát sanh thường trong lúc thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng chạm, và suy tư. Như là trong lúc thấy có sự ưa thích phát sanh thì đó là phiền não tham; nếu có sự không hài lòng, sợ hãi, buồn phiền, thì đó là phiền não sân; nếu có sự nghi ngờ, hay điệu cử bởi mãnh lực của sự si mê phát sanh thì đó là phiền não si. Còn những phiền não ngoài ra cũng hằng phát sanh theo cách thích hợp. Sở dĩ nó được diễn ra như vậy bởi do thiếu niệm, tỉnh giác vậy, nhưng đối với hành giả tu tập có chánh niệm tỉnh giác, tức là luôn ghi nhận biết ngay, biết theo trong sự thấy, sự nghe, sự ngửi, sự nếm, sự đụng chạm v.v...thì tâm thiện phát sanh, đó là vô tham, vô sân, vô si mà có niệm dẫn đầu hẳn được cơ hội thường phát sanh. Vì cớ ấy, tâm bất thiện như các phiền não khác nhau không có cơ hội phát sanh, hay nếu có phát sanh đi chăng nữa thì cũng không thể trụ được lâu như đã trình bày.
Nếu hành giả tu tập có sự tinh tấn lấn lướt thực hành đều đặn thì tuệ chỉ định danh sắc (Nāmarūparicchedañāṇa) là tu tiến thành hẳn phát sanh, và tiếp tục tinh tấn tu tập như vậy thì tuệ Hiển duyên danh sắc (Paccayapariggahañāṇa) cũng phát sanh. Khi hành giả tu tập đến giai đoạn Hiển duyên danh sắc tuệ cũng được gọi là “Tiểu Thất lai” (Culasotāpatti).
Nếu tiếp tục siêng năng tu tiến thì tuệ minh sát cũng chắc chắn phát sanh theo tuần tự là:
1. Phổ thông tuệ (Sammassanañāṇa) là tuệ xác định biết ngay danh sắc theo tam tướng vô thường, khổ não, và vô ngã.
2. Tiến thoái tuệ (Udayabbayañāṇa) là tuệ thấy rõ sự sanh và diệt.
3. Diệt một tuệ (Bhaṅgañāṇa) là tuệ xác định thấy rõ danh sắc ở cách diệt dứt.
4. Hoạn họa tuệ (Bhayañāṇa hay Bhayatūpaṭṭhānañāṇa) là tuệ xác định thấy rõ danh sắc này là mối nguy hiểm đáng sợ.
5. Tội quá tuệ (Ādīnavañāṇa) là tuệ thấy rõ danh sắc theo thực tính đầy tội lỗi.
6. Phiền yểm tuệ (Nibbidāñāṇa) là tuệ thấy rõ danh sắc là vật đáng nhàm chán.
7. Dục thoát tuệ (Muñcitukamyatāñāṇa) là tuệ xác định thấy rõ danh sắc đáng nhàm chán, muốn thoát ra khỏi danh sắc ấy.
8. Quyết ly tuệ (Paṭisaṅkhāñāṇa) là tuệ xác định tìm phương hướng để mình thoát ly khỏi danh sắc ấy.
9. Hành xả tuệ (Saṅkhārupekkhāñāṇa) là tuệ xác định tính trung bình thản nhiên trong pháp hành, tức danh sắc năm uẩn mà không có sự ưa thích, hay ghét bỏ.
Khi hành giả đạt được cả 9 tuệ, tính từ Phổ thông tuệ là tuệ thứ nhất cho đến Hành xả tuệ là tuệ thứ chín này thì được gọi là “Trung Thất lai” (Majjhimasotāpatti).
Nếu tiếp tục siêng năng lấn lướt tu tiến thì tuệ trong lộ đắc đạo là Thuận lưu tuệ (Anulomañāṇa), Chuyển tộc tuệ (Gotrābhūñāṇa) và Thất lai đạo tuệ (Sotāpattimagga), Thất lai quả tuệ (Sotāpattiphala) cũng chắc chắn phát sanh đến hành giả ấy và xem như hành giả ấy chứng đắc “Đại Thất lai” (Mahāsotāpatti) trọn vẹn, còn gọi là sơ quả thánh nhân trong tông giáo, ấy là ân đức cao thượng phát sanh từ sự tinh tấn tu tập minh sát như đã trình bày ở phần đầu.
Hơn nữa, người nào tích lũy sự siêng năng lấn lướt tu tập trong thiền minh sát cho đến mức đã đắc đạo quả, cũng xem như người đó không còn phải lo lắng rằng sẽ đi sanh tử luân hồi nữa, và chắc chắn bít chặn cửa bốn đường ác đạo. Khi vị thánh nhân này sanh làm người, hay chư thiên ở kiếp kế tiếp thì chắc chắn không sanh nơi gia đình thấp kém, không sanh trong gia đình có tà kiến, không sanh trong quốc độ không có Phật giáo, là người không bị khuyết tật, không sanh làm người ngu si, khờ dại, và sanh làm người, hay chư thiên của bậc thánh Thất lai này nhiều nhất chỉ là 7 kiếp. Đây là ân đức nhận được từ việc tu tiến thiền minh sát ấy.
~~~
Ba Trường Hợp Thất lai
Cho dù là hành giả tu tập chưa đến mức độ đại Thất lai đi chăng nữa, mà chỉ đạt được tuệ minh sát ở mức độ trung Thất lai, hay tiểu Thất lai cũng vậy. Nếu người đó chết đi trong lúc đang tu tập, hay đã rời khỏi khóa tu tập không bao lâu thì chết, dù cho như vậy cũng bảo đảm rằng người ấy sẽ không đi vào 4 đường ác đạo, và khi tái sanh làm người hay chư thiên cũng sẽ không sanh vào gia đình thấp kém hay sẽ là người mang tà kiến, hơn nữa sẽ là người luôn hoan hỷ với pháp thiện vừa có được cơ hội gặp bậc chân nhân có pháp cao thượng, ấy là những ân đức nhận được gần như với đại Thất lai mà phát sanh từ việc tu tiến thiền minh sát giống như nhau. Hay nếu hành giả tu tập chưa đạt đến mức tiểu Thất lai mà chỉ đang trong giai đoạn ghi nhận biết ngay danh sắc có niệm và định vững chắc, nếu chấm dứt mạng sống trong lúc ấy, hay vừa mới ra khỏi khóa tu tập minh sát thì chấm dứt mạng sống cũng không phải rơi vào 4 đường ác đạo như nhau, và khi được tái sanh làm người, hay chư thiên cũng không phải là người thiểu trí mà luôn có căn tánh thuộc về Phật giáo theo bên mình, khi đã được nghe pháp âm vi diệu thì chắc chắn phát sanh đức tin trong sạch với pháp ấy, đó là ân đức nhận được gần như với bậc tiểu Thất lai, đây cũng là ân đức của việc tu tiến minh sát giống nhau.
Hơn nữa, người đã chứng đắc được Thất lai đạo và Thất lai quả, đã thành tựu thánh Thất lai, nếu tiếp tục tu tiến nữa thì đạo tuệ, quả tuệ tiếp theo tuần tự phát sanh, tức là Nhất lai đạo, Nhất lai quả, Bất lai đạo, Bất lai quả, Vô sanh (A-la-hán) đạo, Vô sanh quả. Người nào siêng năng lấn lướt tu tiến cho đến chứng đắc Vô sanh đạo, Vô sanh quả, đã thành tựu là một vị thánh Vô sanh thì xem như vị ấy đã hoàn thành phận sự trong tông giáo, tất cả phiền não lậu trong cơ tánh ấy đã bị sát trừ hoàn toàn, người ấy đã trải nghiệm được hữu dư Níp-bàn (Sa upadisesanibbāna), tức là tất cả phiền não đã diệt hoàn toàn, nhưng vẫn còn duy trì đời sống, và khi người ấy chấm dứt sanh mạng này xem như đã Níp-bàn. Gọi là vô dư Níp-bàn (anupādisesanibbāna) là sự chấm dứt hoàn toàn ngũ uẩn, chấm dứt đời sống sanh tử luân hồi, xem như người ấy đã đạt được sự an lạc tĩnh lặng (santisukha), là sự tĩnh lặng tối thượng; thoát ra khỏi sanh, già, bịnh, chết, khổ, ưu, ai. Đấy là sự an lạc không gì sánh bằng mà đức Chánh Đẳng Chánh Giác muốn cho tất cả chúng sanh đạt được đồng đều nhau cả thảy. Và sự an lạc tối thượng này cũng là ân đức phát sanh từ việc tu tiến minh sát như đã phân giải với những phần trên.
~~~
Lợi Ích Của Việc Trình Pháp
Phận sự trình pháp của hành giả tu tập có lợi ích như vầy:
Hầu như người vào tu tiến minh sát nghiệp xứ luôn được vị giáo thọ sư hướng dẫn đề mục thường xuyên hỏi về cảnh nghiệp xứ (diễn tiến) như thế nào? Phận sự trình pháp có lợi ích đến người tu tập ấy như là: Cách sử dụng niệm ghi nhận biết ngay của người tu tập ấy, nếu vẫn chưa trùng khớp với hiện tại thì vị giáo thọ sư cũng sẽ chỉ bày hướng dẫn cho cách ghi nhận đúng đắn trùng với hiện tại. Khi hành giả sử dụng niệm ghi nhận biết ngay không kịp, bởi vì sự chuyển động của oai nghi quá nhanh, hay quá chậm, thì vị giáo thọ sư vấn pháp sẽ chỉ bày hướng dẫn cách giải quyết cho sự chuyển động oai nghi được vừa phải với niệm sẽ biết ngay kịp thời. Nếu cách ghi nhận biết ngay của người tu tập vẫn được diễn ra không đúng thì vị giáo thọ sư vấn pháp sẽ chỉ bày hướng dẫn làm cho đúng. Khi hành giả bị mất trạng thái niệm mà không lưu ý, không ghi nhận biết ngay cảnh ấy kịp thời thì vị giáo thọ sư vấn pháp cũng sẽ hướng dẫn cho hành giả ấy có niệm tốt trở lại. Nếu cần (viriya), định (samādhi), hay tín (saddhā), và tuệ (paññā) không quân bình thì vị giáo thọ sư vấn pháp sẽ hướng dẫn cách giải quyết làm cho chúng quân bình trở lại. Khi ghi nhận biết ngay trong giai đoạn đầu của sự tu tập được diễn tiến tốt đẹp thì vị giáo thọ sư sẽ hướng dẫn thêm cho tốt hơn nữa.
Hơn nữa, trong cách trình pháp này, vị giáo thọ sư vấn pháp sẽ phải sử dụng nguyên tắc chú ý người tu tập như:
1. Hành giả ấy có sự tinh tấn lấn lướt hay không?
2. Bắt kịp cảnh khớp với hiện tại hay không?
3. Cách ghi nhận biết ngay, ghi nhận đúng theo cách dạy hay không?
4. Cách ghi nhận biết ngay những cảnh ấy có thiếu sót hay không?
5. Niệm và định của người ấy tốt hơn cỡ nào?
6. Tuệ minh sát thuộc về tu tiến thành đã phát sanh hay chưa? Nếu đã phát sanh thì đã đến tuệ thứ mấy?
7. Lời trình pháp của hành giả ấy, nói với tu tiến thành hay chăng?
Cách xác định thời gian trình pháp ấy không chắc chắn (bất định), có một số hành giả phải trình pháp mỗi ngày, một vài người cách 3 ngày một lần trình pháp, có người cách 5 ngày trình pháp một lần, có người cách 7 ngày trình pháp một lần, và có người không cần trình pháp luôn cũng được mà chỉ là khéo nhắc nhở rằng khi có ấn chứng phát sanh đặc biệt, hay có sự cảm nhận đặc biệt nào đó phát sanh, hành giả phát sanh sự nghi ngờ trong ấn chứng, sự cảm nhận ấy mà không thể quyết định, và đó đã trở thành chướng ngại trong cách ghi nhận thì phải nhanh chóng đi đến vị thầy giáo thọ hỏi cho biết rõ để nhận được lời chỉ giáo, giải quyết vấn đề cho nó trở lại bình thường nhanh chóng. Riêng với người không cần trình pháp, phải là người có sự hiểu biết pháp học, và hiểu biết về cách tu tiến minh sát với tuệ minh sát tròn đủ cả hai phương diện. Đối với người tu tập phải có phận sự trình pháp ấy, vị giáo thọ sư phải đặc biệt cho phép rằng, nếu có cảnh đặc biệt nào đã phát sanh thì cho phép hành giả gấp đến hỏi Thầy giáo thọ một cách đặc biệt bất kể lúc nào.
~~~
Cách Ghi Nhận Cho Bắt Kịp Danh Sắc Hiện Tại
Sắc pháp, danh pháp hiện bày để chứng minh thì có nhiều cách, theo 6 cảnh đề mục của minh sát (vipassanābhūmi) như đã trình bày ấy, hiện bày trong Sát-na hiện tại khi 6 xứ nội với 6 xứ ngoại xúc chạm nhau. Trong thời quá khứ đã trôi qua thì danh sắc đã diệt mất nên không thể chứng minh. Trong thời vị lai chưa diễn ra cũng không chứng minh được như nhau. Do đó, chỉ có thể chứng minh được ở thời điểm hiện tại danh sắc đang hiện bày diễn tiến, còn gọi là Pháp hiện tại (paccuppanna dhamma). Như sẽ đem ra trình bày cho thấy rõ ràng trong cả 6 môn như sau:
1. Pháp hiện tại nơi nhãn phát sanh vào lúc sắc (tức các màu) xúc chạm với nhãn thanh triệt (hay võng mạc) thì làm cho sự thấy (tâm nhãn thức) phát sanh. Trong thời quá khứ đã trôi qua thì cái thấy đã diệt mất nên không biết được, còn trong thời vị lai cũng không thấy, không biết như nhau; chỉ có thể biết đặng ở thời điểm hiện tại của “Danh pháp, sắc pháp” lúc nhìn thấy mà thôi.
2. Pháp hiện tại nơi nhĩ phát sanh vào lúc thinh (tức âm thanh) đến xúc chạm với nhĩ thanh triệt thì làm cho sự nghe (tâm nhĩ thức) phát sanh. Trong thời quá khứ đã trôi qua thì sự nghe đã diệt, không biết đặng; còn trong thời vị lai cũng chưa được nghe, không biết đặng như nhau; chỉ có thể biết được ở thời điểm hiện tại của “danh pháp, sắc pháp” lúc đang nghe mà thôi.
3. Pháp hiện tại nơi tỷ phát sanh vào lúc khí (tức các mùi) đến xúc chạm với tỷ thanh triệt thì làm cho sự biết các mùi (sự ngửi hay tâm tỷ thức) phát sanh. Trong thời quá khứ đã trôi qua thì sự biết các mùi đã diệt, không biết đặng; còn trong thời vị lai cũng chưa biết được các mùi, không biết đặng như nhau; chỉ có thể biết được ở thời điểm hiện tại của “Danh pháp, sắc pháp” lúc đang ngửi mà thôi.
4. Pháp hiện tại nơi thiệt phát sanh vào lúc vị (tức các vị) đến xúc chạm với thiệt thanh triệt thì làm cho sự biết các vị (sự nếm hay tâm thiệt thức) phát sanh. Trong thời quá khứ đã trôi qua thì sự biết các vị đã diệt, không biết đặng; còn trong thời vị lai cũng chưa biết được các vị, không biết đặng như nhau; chỉ có thể biết được ở thời điểm hiện tại của “danh pháp, sắc pháp” lúc đang nếm mà thôi.
5. Pháp hiện tại nơi thân phát sanh vào lúc trạng thái đụng chạm như nóng lạnh, cứng mềm, căng chùn đến xúc chạm với thân thanh triệt thì làm cho sự đụng chạm (tâm thân thức) phát sanh. Trong thời quá khứ đã trôi qua thì sự cảm giác nơi thân đã diệt, không biết đặng; còn trong thời vị lai cũng chưa hiện bày cảm giác, không biết đặng như nhau; chỉ có thể chứng minh cho biết được ở thời điểm biết thân xúc chạm hiện tại của “danh pháp, sắc pháp” lúc đang hiện bày mà thôi.
6. Pháp hiện tại nơi ý (tâm) phát sanh lúc nghĩ ngợi, hay trong lúc tâm dẫn dắt sai biểu sắc đi, đứng, ngồi, nằm, ăn, uống, cuối xuống, khòm lưng, chuyển động. Thời quá khứ từng nghĩ từng tư duy đã diệt mất, không chứng minh cho thấy, cho biết được, có biết được chăng cũng chỉ do sự nhớ lại của tưởng (saññā) phát sanh lúc nghĩ ngợi tư duy ở hiện tại mà thôi. Còn trong thời vị lai cũng chưa nghĩ ngợi nên cũng không chứng minh cho thấy biết đặng. Chỉ có thể biết được hiện tại của “danh pháp, sắc pháp” hiện bày trong lúc nghĩ ngợi, lúc đi, lúc bước, lúc ngồi, lúc nằm, lúc nói, lúc khom người, lúc chuyển động mà thôi.
Khi nói tóm gọn lại thì pháp hiện tại chắc chắn hiện bày cho tuệ minh sát làm pháp minh chứng, cho tuệ minh sát thấy biết; ấy là trí tuệ tu tiến riêng biệt mà tất cả mọi người mong muốn sẽ tu tiến minh sát nghiệp xứ không thể bỏ qua pháp hiện tại được. Tợ như con thuyền sẽ dẫn người lái thuyền và hành khách đi đến hòn đảo, hay bến bờ, ấy là điểm cuối của con đường thì cần phải đi đến đồng thời cả người lẫn thuyền như thế ấy.
~~~
Pháp Thực Tính Đối Trị Nhau - Niệm Và Si
Sát-na pháp hiện tại phát sanh trong cả 6 môn đã được trình bày, ấy là chiến trường chiến đấu của “niệm (sati) và si (moha)”, tợ như chiến tranh với nhau giữa quân đội và kẻ thù tại nơi nào thì nơi ấy gọi là chiến trường. Do đó, minh sát sẽ lấy chánh niệm làm quân đội về phía phước báu biết rõ pháp hiện tại trước, có chánh cần là sự siêng năng lấn lướt làm pháp hỗ trợ, có nhóm sở hữu tịnh hảo làm pháp thúc đẩy cho niệm vững mạnh có thể chiến thắng si mê. Mỗi phía cũng chiến đấu với nhau ở pháp hiện tại nơi 6 môn của tất cả chúng sanh. Như trình bày sau đây:
1. Khi thấy cảnh, niệm ghi nhớ biết ngay thì pháp si mê không chen vào được. Khi thấy cảnh, không có niệm nhớ ngay kịp thời thì những pháp thiện không phát sanh được, chỉ có pháp si mê mờ trong cảnh phát sanh, ấy là tội lỗi có thực tính pháp bất thiện chen vào được.
2. Khi nghe âm thanh, niệm ghi nhớ biết ngay thì pháp si mê không chen vào được. Khi nghe âm thanh, không có niệm nhớ ngay kịp thời thì những pháp thiện không phát sanh được, chỉ có pháp si mê mờ trong cảnh phát sanh, ấy là tội lỗi có thực tính pháp bất thiện chen vào được.
3. Khi ngửi mùi, niệm ghi nhớ biết ngay thì pháp si mê không chen vào được. Khi ngửi mùi, không có niệm ghi nhớ biết ngay kịp thời thì những pháp thiện không phát sanh được, chỉ có pháp si mê mờ trong cảnh phát sanh với những tội lỗi có thực tính pháp bất thiện phát sanh.
4. Khi nếm vị, niệm ghi nhớ biết ngay thì pháp si mê không chen vào được. Khi nếm vị, không có niệm nhớ ngay kịp thời thì pháp si mê mờ trong cảnh phát sanh, là nguyên nhân làm cho tâm buồn phiền.
5. Khi cảm giác nơi thân đụng chạm với nóng lạnh, cứng mềm, căng chùn, có niệm ghi nhớ biết ngay kịp thời thì pháp si mê không chen vào được. Khi cảm giác nơi thân, không có niệm nhớ ngay kịp thời thì pháp si mê mờ trong cảnh phát sanh, là nguyên nhân làm cho tâm phiền muộn.
6. Khi nghĩ ngợi, tư duy hay đi, đứng, nằm, ngồi, khom, bước, chuyển động mà có niệm ghi nhớ biết ngay thì si, là pháp thực tính có trạng thái mê mờ không chen vào được. Lúc không nhớ biết kịp thời, tức không an trú niệm thì sự mê mờ có cơ hội chen vào cùng với những pháp bất thiện làm cho tâm sầu muộn.
Do đó, tất cả hành giả tu tiến minh sát nên kết hợp với niệm, giữ gìn niệm cho trọn vẹn bằng sự siêng năng lấn lướt an trú niệm thường xuyên thì pháp si có bản thể là sự mê mờ, là thù địch quan trọng của niệm cũng từ từ giảm dần và giảm nhẹ theo tuần tự cho đến khi chấm dứt hoàn toàn mầm móng, cũng được gọi là “Bậc lậu tận” (Khīnāsavo) tức vị đã chấm dứt hoàn toàn phiền não lậu.
Tợ như cách trồng cây, phải thường siêng năng tưới nước, xới đất, bón phân thì cây trồng sẽ phát triển tốt tươi, ra hoa kết trái. Ngược lại, nếu không để tâm đến cây trồng mà không tưới nước, không xới đất, không bón phân thì không lâu sau cây trồng sẽ sầu héo, không phát triển lớn lên được, cuối cùng cũng chết không còn gì cả, không trổ hoa cho thấy và không trổ quả cho ăn được. Cũng thế, nếu sati (niệm) của mình không được siêng năng tích tập, vun bồi thường xuyên, thì sati (niệm) sẽ bị suy giảm, băng hoại, cuối cùng danh pháp và sắc pháp sầu muộn bị trợ sanh bởi sự si mê và những pháp bất thiện khác, không thể thoát ra được nhóm pháp khổ. Do đó, đối với vị nào không dể duôi, thường siêng năng lướt tới, vun bồi sati (niệm) cho biết ngay với pháp hiện tại thì người ấy được gọi là người đồng hành với pháp độ (pāramī), sẽ đạt đến pháp đại an lạc (mahāsantisukha) ở vị lai.
~~~
Sự Sát Trừ Pháp Tùy Miên (Ngủ Ngầm) Của Tam Tướng
Lẽ thường sọc vằn của con hổ chắc chắn nằm trên người con hổ, thấy con hổ cũng như thấy được sọc vằn của nó như thế nào thì người tu tiến minh sát khi thấy biết ngay pháp hiện tại cho đến thấy danh sắc diệt rõ ràng. Khi ấy cũng sẽ thấy một trong những trạng thái gọi là tam tướng phổ thông, đó là:
1. Anicca (vô thường), không bền vững, không trụ được, phải diệt đi.
2. Dukkha (khổ não), khó mà chịu đựng được, không kháng cự được, phải diệt đi.
3. Anatta (vô ngã), không phải ta, tôi, không nằm trong quyền kiểm soát, không sai khiến ép buộc được, phải diệt đi.
Tam tướng phổ thông này là kiểu mẫu (hay vằn vện) của danh pháp và sắc pháp, là công cụ quan trọng sẽ đào bới, phá trừ pháp tùy miên, tức phiền não ngủ ngầm trong uẩn cơ tánh.
Tợ như cách diệt trừ cỏ dại thì phải đào tận gốc rễ của cỏ ấy ra, bởi vì khi đã diệt trừ hoàn toàn thì cỏ dại sẽ không thể mọc lại được nữa. Cách ẩn dụ này như thế nào thì sự tu tiến minh sát thấy biết ngay rõ ràng theo bản chất thật của danh sắc năm uẩn sẽ là duyên trợ diệt trừ tiếp tục cho đến chấm dứt hoàn toàn pháp tiềm thùy như thế ấy.
~~~
Tứ Ý Nghĩa (Lakkaṇadicatukka) Và Pháp Đối Trị (Paṭikkhepadhamma) v.v... Của Tu Tiến
Kusalavaḍḍhāpanalakkhaṇā: Có trạng thái là làm cho pháp thiện tiến hóa.
Akusalapahānarasā: Có phận sự là diệt trừ những pháp bất thiện.
Satācārakkamanapaccupaṭṭhānā: Có thành tựu là đi vào đường lối thực hành liên hệ với niệm của sắc thân và danh thân là trạng thái hiện bày thành tựu trong tuệ của những bậc hiền trí.
Yonisomanasikārapadaṭṭhānā: Có nhân cận là cách chú tâm trên cảnh, bởi mãnh lực của nhân đúng đắn và thích hợp.
Paṭikkhepadhamma: Pháp bị diệt trừ bởi phước thiện tu tiến, đó là pháp si có bản thể là sự mê mờ, khờ dại.
Anuññātadhamma: Pháp nhận được sự thuận tùng từ phước thiện tu tiến đó là vô si, tức trí tuệ.
Uppādetabbadhamma: Pháp được phước thiện tu tiến làm cho phát sanh đó là Vô sanh đạo, Vô sanh quả (nói theo Ukkaṭṭhanāya).
Dứt vấn đề tạo phước thiện tu tiến.
___o0o___
4. – 10. GIẢI THÊM VỀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG PHƯỚC THIỆN ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG CHÚ GIẢI
4. Apacāyana (Cung kính)
Cung kính (apacāyana) có Pāḷi chú giải như vầy: “Apacāyanti etenāti apacāyanaṃ.”
Mọi người thường hành pháp lễ độ kính trọng bởi tư thiện (sự cố quyết hành động thiện). Tư thiện làm nhân cho sự lễ độ kính trọng đó gọi là cung kính.
Đó là sở hữu tư hợp với tâm đại thiện.
Giải rằng: Khi gặp cha, mẹ, ông, bà, nội, ngoại, thầy tổ, Phíc-khú, Sa-di thì chấp tay lên xá chào, tôn kính hoặc đảnh lễ, cúi đầu quỳ gối, hoặc đi đến tiếp rước bằng cách giúp đỡ mang đồ đạc cho các vị đó với tâm trong sạch không mưu cầu lợi lộc, danh tiếng, kính trọng. Thì các việc đó đều là cung kính cả thảy. Nếu hành động này chỉ để mưu cầu lợi lộc, danh tiếng, kính trọng, thì việc làm này không gọi là cung kính thật sự mà chỉ cung kính xen lẫn với sự xảo trá.
Cung kính có 2 loại:
1. Cung kính thông thường: Biểu lộ cử chỉ lễ độ kính trọng với cha, mẹ, ông, bà, nội, ngoại, thầy tổ bởi nhận thức rằng: “Ta phải có phận sự kính trọng lễ độ đối với các vị ấy, vì các vị ấy là thân quyến, bậc trưởng thượng, và là thầy tổ của ta”. Như vậy được gọi là cung kính thông thường.
2. Cung kính đặc biệt: Biểu lộ cử chỉ lễ độ cung kính với Tam bảo với sự nhớ tưởng đến ân đức như Arahaṃ (Ứng cúng) v.v... bằng mãnh lực tâm đại thiện tương ưng với đức tin, trí tuệ mà phát ra lời rằng: “Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi” – “Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật v.v...” Như vậy được gọi là cung kính đặc biệt.
Có 3 hạng người nên cung kính:
1. Guṇavuḍhipuggala: Bậc trưởng thượng bởi oai lực của giới đức, định đức, tuệ đức.
2. Vayavuḍhipuggala: Bậc trưởng thượng do tuổi thọ.
3. Jātivuđhipuggala: Bậc trưởng thượng do quyền uy của dòng tộc.
Trong 3 hạng người nên cung kính này thì sự lễ độ cung kính đối với người có ân đức và người cao tuổi mới là pháp thiện cung kính thật sự. Còn đối với cách cung kính người cao quý do dòng tộc, nếu diễn tiến với mãnh lực của tâm tham, sân, si đồng sanh với sở hữu thì không phải là thiện pháp gì cả. Nếu diễn tiến với mãnh lực của tâm đại thiện đồng sanh cùng sở hữu thì cũng là cung kính do thuận theo, bởi vì là sự hành theo phong tục lễ nghi chung mà thôi.
Cả 3 hạng người nên kính trọng này thì một số vị đầy đủ cả 3 trường hợp như là Đức Phật v.v..., một số vị chỉ có 2 trường hợp, là người có ân đức, và người cao tuổi như chư thánh tăng trưởng lão xuất thân từ dòng tộc tầm thường. Hoặc người có ân đức, và người xuất thân từ dòng tộc cao quý như ngài Rāhula v.v... Hoặc người cao tuổi và người xuất thân từ dòng tộc cao quý như đức vua Suppabuddha, v.v... Một số vị trưởng lão chỉ được 1 trong 3 trường hợp đó thôi.
Hơn nữa, người có ân đức của giới, định, tuệ, nếu diện kiến với một trong hai người là người cao tuổi, hoặc người xuất thân dòng tộc cao sang, hay địa vị cao hơn mình, hay cả 2 thì không nên tôn kính đảnh lễ, mà chỉ chào hỏi cũng được. Cho dù người đó là cha mẹ, ông, bà, nội, ngoại, thầy tổ đi nữa, nếu các vị đó là người tà kiến như vô hữu kiến v.v... với cả hành vi xấu ác hạ liệt thì càng không cần phải tôn kính đảnh lễ, quá lắm chỉ là chào hỏi mà thôi.
Sở dĩ như vậy, vì các bậc có ân đức, là người có phận sự phải cung kính giới, định, tuệ có trong cơ tánh của mình bởi ân đức Pháp cao thượng hơn các vị ấy. Vì cớ ấy, cũng không nên đảnh lễ, vì nếu những vị ấy hoan hỷ, vui thích với sự đảnh lễ trong lần đó thì sẽ phát sanh tội lỗi đến mình kiếp này lẫn kiếp sau, nó được diễn tiến theo pháp tự nhiên.
Nội dung câu này được trình bày rõ ràng trong câu chuyện Candakumāra rằng: Trong lúc Bồ-tát gặp vua cha ngoài thành do bị dân chúng trục xuất, Bồ-tát cũng không đảnh lễ chi cả mà chỉ xá chào, và nói lên lời rằng: “Ciraṃ jīvatu –Xin cho người được trường thọ”. Chỉ bấy nhiêu đó thôi.
Kệ ngôn trình bày ân đức của sự cung kính
“Ye vuḍḍha mapacāyanti,
Narā dhammassa kovidā;
Diṭṭheva dhamme pāsaṃsā,
Samparāye ca suggatīti”.
(Trong kinh Tittirajātakaṃ)
Nghĩa là: “Người nào có trí khéo rành trong pháp thường cung kính bậc có ân đức, cao niên. Những người đó khi còn tại tiền đáng được tán thán, khi chấm dứt mạng sống được sanh vào nhàn cảnh”.
“Abhivādanasīlissa,
Niccaṃ vuḍḍhāpacāyino
Cattāro dhammā vaḍḍhanti,
Āyu vaṇṇo sukhaṃ balaṃ.”
(Dhammapada – Sahassavaggo – 109)[42]
Nghĩa là: “Người hằng có sự cung kính đảnh lễ Tam bảo, cha mẹ, thầy tổ, và có sự cung kính bậc có ân đức, cao niên thì người đó thường được tăng trưởng trong 4 ân đức như: Sống lâu; màu da, sắc tướng xinh đẹp; danh tiếng, địa vị; an lạc thân tâm, có thân thể khoẻ mạnh và trí tuệ”.
Kệ Pháp Cú nầy, Đức Bổn Sư thuyết, khi Ngài ngự tại xứ Dīghalambika, ở trong một cái cốc trong rừng (araññakuṭikā), đề cập đến công tử Dīghāyu (Trường Thọ).
Tương truyền: Có hai vị Bà-la-môn cư ngụ trong thành Dīghalambika, sau khi xuất gia theo ngoại đạo đã đi khắp nơi thực hành khổ hạnh (tapacaraṇaṃ) trong bốn mươi tám năm. Một trong hai đạo sĩ ấy nghĩ rằng: “Dòng dõi ta sẽ bị tiêu diệt, ta sẽ hoàn tục”.
Thế rồi, đạo sĩ bán hết cho người khác những đồ đạc dụng cụ đạo sĩ của mình làm ra, lấy tiền mua súc vật về nuôi, và sau khi khá giả, ông cưới vợ, và tạo lập gia đình. Rồi vợ ông sanh được một đứa con trai.
Vị đạo sĩ kia đã xuất ngoại, mới trở về thành trong mấy ngày. Nghe tin đạo sĩ trở về, Bà-la-môn dắt cả vợ con đi thăm bạn cũ. Gặp đạo sĩ, ông trao con cho vợ ẵm để mình đảnh lễ. Người mẹ cũng trao con cho cha bồng để mình đảnh lễ đạo sĩ. Đạo sĩ chúc cho cả hai vợ chồng được trường thọ. Đến phiên đứa con đảnh lễ thì đạo sĩ làm thinh.
Người cha bèn hỏi đạo sĩ:
- Bạch Ngài, tại sao khi chúng tôi đảnh lễ thì Ngài chúc chúng tôi được trường thọ. Còn khi đứa nhỏ nầy đảnh lễ, Ngài không nói chi cả?
- Nầy Bà-la-môn, đứa bé nầy sắp lâm đại nạn.
- Bạch Ngài, nó sẽ sống được bao lâu?
- Nầy Bà-la-môn, nó sẽ sống được bảy ngày.
- Bạch Ngài, có phép gì tránh khỏi tai nạn chăng?
- Ta chẳng biết phép gì tránh nạn cả.
- Bạch Ngài, có ai biết phép ấy chăng?
- Sa-môn Gotama biết, ông hãy tìm đến Ngài mà hỏi.
- Đi đến đó, tôi sợ đứt Giới hạnh đạo sĩ của mình không?
- Nếu ông có lòng thương tưởng đến con thì đừng quá câu nệ như thế, hãy đi tìm Ngài mà hỏi đi.
Ông Bà-la-môn đem cả vợ con đến yết kiến Đức Bổn Sư, khi ông ta đảnh lễ, Ngài phúc chúc: “Ông hãy là người trường thọ”, khi vợ ông ta đảnh lễ, Ngài cũng chúc trường thọ, nhưng khi đứa con đảnh lễ, Ngài lặng thinh.
Bà-la-môn cũng hỏi Đức Bổn Sư như đã hỏi đạo sĩ bạn và Đức Bổn Sư cũng đáp lại y như lời của đạo sĩ ấy. Người ta nói: Bà-la-môn không hiểu thấu Trí tuệ Toàn Giác (Sabbaññutaññāṇaṃ), chỉ căn cứ theo chú thuật của mình mà so sánh, nên nghĩ rằng bậc Toàn Giác cũng không biết phương pháp nào giúp cho đứa bé thoát khỏi tai họa được.
Bà-la-môn hỏi Đức Bổn Sư:
- Bạch Ngài, có phép nào ngăn trở, tránh được tai họa chăng?
- Nầy Bà-la-môn có thể có.
- Có thể có phép gì, bạch Ngài?
- Nếu ông che rạp trước cửa nhà mình, giữa rạp cho kê một cái ghế dài, vây quanh ghế ấy cho sắp sẵn tám hoặc mười sáu chỗ ngồi, rồi thỉnh các Thinh Văn của Ta ngồi lên đó tụng kinh Pāritta liên tục bảy ngày đêm. Nếu ông làm được như vậy thì sự tai họa đó có thể tiêu tan.
- Ngài Gotama à, việc che rạp và sắp xếp chỗ ngồi ở nhà tôi, tôi có thể làm được hết. Nhưng làm sao tôi có thể thỉnh được các vị Thinh Văn của Ngài?
- Ông cứ về lo phần việc của mình cho xong, Ta sẽ cho các Thinh Văn của Ta đến.
- Lành thay, thưa Ngài Gotama.
Bà-la-môn trở về lo chu tất mọi việc ở trước cửa nhà xong, trở lại bạch với Đức Bổn Sư. Ngài cho các Tỳ khưu đi đến ngồi lên các chỗ đã soạn sẵn, đứa con trai nhỏ cũng được nằm trên chiếc ghế dài.
Các Tỳ khưu tụng kinh Pāritta suốt cả bảy ngày đêm không gián đoạn. Đến ngày thứ bảy, Đức Bổn Sư đích thân ngự đến. Trong cổng cửa nhà ấy, chư Thiên trong khắp cõi thế giới vân tập đến đông đúc.
Lúc bấy giờ, có con Dạ xoa tên là Avaruddhaka, sau mười hai năm hầu hạ, phục dịch Đức Thiên Vương Vessavana, đã xin được Ngài ân tứ cho phép bắt đứa nhỏ nầy, kể từ hôm nay cho đến ngày thứ bảy, nên nó cũng đến đứng ở đó.
Đức Bổn Sư tuyên bố rằng:
- Nơi cổng nhà nầy, chư Thiên nhiều oai lực câu hội đông đảo, chư Thiên kém oai lực rút lui ra xa.
Các vị sau nầy không sao tìm được chỗ trống nên phải lui ra xa mười hai do tuần, con Dạ xoa Avaruddhaka cũng phải ra đứng tuốt bên ngoài.
Suốt đêm ấy, Đức Bổn Sư cũng tụng kinh Pāritta. Qua thời hạn bảy ngày, Avaruddhaka chưa bắt được đứa bé; đến ngày thứ tám khi mặt trời vừa mọc lên, người ta mang đứa bé đến đảnh lễ Đức Thế Tôn. Ngài phúc chúc cho nó được trường thọ. Cha đứa bé hỏi:
- Thưa Đức Gotama, đứa bé nầy sẽ được trường thọ bao lâu?
- Sống được một trăm hai mươi năm, Bà-la-môn ạ!
Do đó, cha mẹ đứa bé đặt tên con là Dīghāyu (Trường Thọ hay là Ích Thọ). Theo cổ lệ, nó được danh dự đi chơi nơi nào cũng có năm trăm cận sự nam theo bao vây chung quanh.
Một ngày nọ, chư Tăng ngồi câu hội tại giảng đường, để khởi câu chuyện như vầy:
- Nầy các đạo hữu, có thấy chăng? Nghe nói cậu bé Dīghāyu phải bị chết trong vòng bảy ngày. Thế mà bây giờ hóa ra lại sống thọ một trăm hai mươi tuổi, khi đi đâu cũng có năm trăm tùy chúng bao quanh. Chắc phải có lý do khiến chúng sanh ấy tăng tuổi thọ…
Đức Bổn Sư đến hỏi:
- Nầy các Tỳ khưu, hôm nay các ông hội thảo chuyện chi đây?
- Bạch Ngài, chuyện nầy…
Nghe vậy, Đức Thế Tôn giải thích rằng:
- Nầy các Tỳ khưu, không phải toàn thể chúng sanh đều có thể tăng thêm tuổi thọ như thế đâu! Sở dĩ những chúng sanh nầy được như thế là nhờ đã kính lễ các vị có đức hạnh. Họ đã phát triển bốn lý do khiến cho giải thoát khỏi điều tai họa, nên mới được tăng tuổi thọ.
~~~
5. Veyyāvacca (Phục vụ)
Phục vụ (veyyāvacca) có Pāḷi chú giải như vầy:
“Visesena āvaranti ussakkaṃ āpajjantīti byāvaṭā”.
“Byāvaṭassa kammaṃ veyyāvaccaṃ”.
Nghĩa: “Người nào thường có sự siêng năng quan tâm lo lắng thì những người ấy được gọi là phục vụ tận tình (byāvata), tức người sắp đặt hỗ trợ trong những công việc khác nhau”.
Hành động của người thường có sự quan tâm lo lắng thì được gọi là phục vụ (veyyāvacca).
Đó là sự giúp đỡ trong công việc liên quan đến việc học, hành (pháp), bố thí, đau bệnh, trùng tu, quét dọn sạch sẽ chùa, tịnh xá, nơi thờ cúng.
Theo câu Pāḷi chú giải này là cách trình bày do đặt người làm nền tảng, tức giảng theo sự định đặt dẫn dắt người, hay những sắc pháp khác nhau kết hợp với sự giảng giải nội dung, là cách trình bày bắt đầu từ những sắc pháp để giảng giải những danh pháp cho dễ hiểu (puggalādhiṭṭhāna).
Nhưng nếu trình bày theo cách đưa pháp lên làm nền tảng, tức là giảng giải pháp mà không đặt người, hay những gì là sắc pháp lên kết hợp, nhưng giảng giải nội dung của pháp bởi sự phân chia thành trường hợp, trạng thái, phận sự hay ân đức rồi chỉ ra từng điều (dhammādiṭṭhāna), thì có như sau:
“Taṃ taṃ kiccakaraṇe byāvaṭassa bhāvo veyyāvaccaṃ” – “Pháp là nhân làm cho người quan tâm lo lắng trong mọi công việc thì gọi là phục vụ”.
Đó là sở hữu tư đồng sanh với tâm đại thiện cùng sở hữu hợp làm cho người có được sự siêng năng chăm lo trong mọi công việc.
Lại nữa, sự giúp đỡ làm những công việc khác nhau (không phải liên quan tội lỗi hay phát sanh tội) cho cha mẹ, thầy tổ, bà con quyến thuộc, bạn hữu. Như là con cái giúp đỡ cha mẹ trông nom tài sản cho đến làm mọi việc trong nhà, không để cho các vị ấy phải lo lắng .v.v... Dù đó là việc làm thường tình thế gian nhưng cũng được xem vào thiện pháp phục vụ cả thảy.
~~~
6. Pattidāna (Hồi hướng phước)
Hồi hướng phước (pattidāna) có Pāḷi chú giải như vầy:
“Pattabbāti patti”.
“Pattiyā dānaṃ pattidānaṃ”.
“Pháp bản thể nào mà người làm đã đạt được thì pháp bản thể đó gọi là phước báu (patti). Đó là bố thí, trì giới, tu tiến đã phát sanh trong cơ tánh mình. Cách cho phần phước mà mình đã đạt được (hay kiến tạo được) gọi là hồi hướng phước (pattidāna)”.
Như hồi hướng phần phước của mình đến cho cha mẹ, thầy tổ, bà con quyến thuộc luôn cho đến những chúng sanh đã quá vãng.
Theo Pāḷi chú giải này là trình bày theo cách nhân dụ (puggalādhiṭṭhāna). Nhưng nếu trình bày theo quan điểm pháp nghĩa (Dhammādhiṭṭhāna) thì có như sau: “Pattiṃ dadanti etenāti pattidānaṃ”
Nghĩa: “Những người có tâm tốt thường cho phần phước của mình đã tạo được đến với người đã quá vãng, hoặc người còn tại tiền bằng pháp bản thể này, do đó, pháp bản thể làm nhân của cách cho đó gọi là hồi hướng phước”.
Đó là sở hữu tư đồng sanh với tâm đại thiện cùng sở hữu hợp trong lúc chú tâm hồi hướng phước.
Hỏi rằng: Khi hồi hướng phần phước cho người khác như vậy thì phước đó có bị suy giảm hay chăng?
Đáp rằng: Không suy giảm một chút nào cả, mà còn có thêm sự tăng trưởng nữa. Sở dĩ như vậy, bởi vì cách cho phần phước khác với việc cho đồ vật. Như có ví dụ về việc có thêm sự tăng trưởng ấy, tợ như việc thắp một ngọn nến lên, sau đó đem những ngọn nến khác đến mồi thì dù có đem hàng trăm, hàng ngàn cây nến khác đi nữa thì ánh sáng của ngọn nến đầu tiên không bị suy giảm chút nào cả; ngược lại, ánh sáng được tăng trưởng lên bội phần từ ánh sáng của những ngọn nến ấy như thế nào thì việc hồi hướng phần phước cho người khác cũng chắc chắn hỗ trợ cho pháp thiện mình có được tăng trưởng thêm lên sau mỗi lần hồi hướng như thế ấy.
~~~
7. Pattānumodāna (Tùy hỷ phước)
Tùy hỷ phước (pattānumodāna) có Pāḷi chú giải như vầy: “Pattiyā anumodana pattānumodanaṃ”.
Nghĩa: “Sự nhìn nhận đúng đắn theo bởi sự no vui trước phần phước mà họ hồi hướng cho đến, gọi là tùy hỷ phước”. Đó là cách tùy hỷ nhận phần phước mà họ đã hồi hướng đến.
Từ “Patti” (phước báu) trong hồi hướng phước là bố thí, trì giới, tu tiến mà mình đã cố gắng kiến tạo rồi hồi hướng cho người khác. Còn từ “Patti” (phước báu) trong tùy hỷ phước là thiện pháp mà họ hồi hướng đến cho mình bằng lời nói, hoặc viết giấy, sách vở.
Do đó cũng trình bày Pāḷi chú giải như vầy:
“Pāpīyatīti patti” – Thiện pháp mà người khác hồi hướng cho gọi là phước báu (Patti).
“Pattiṃ anumodanti sādhukāraṃ dadanti etenāti pattānumodānaṃ” – Những người thường tùy hỷ phước thiện mà họ được hồi hướng cho bằng cách nói lên lời “Sādhu” bằng sự cố quyết hành động (sở hữu tư) nào, thì sự cố quyết hành động đó gọi là tùy hỷ phước. Đó là sở hữu tư (hợp với) đại thiện liên quan đến việc tùy hỷ phước.
Khi suy xét về câu Pāḷi chú giải đã trình bày trên thì sẽ thấy được rằng sở hữu Tư hợp với một tâm đại thiện câu hành hỷ nào thì đó là thiện tùy hỷ phước trọn vẹn, còn sở hữu tư hợp với bất cứ một tâm đại thiện câu hành xả nào thì đó là tùy hỷ phước không được trọn vẹn. Bởi vì tâm trong lúc đó thiếu sự hoan hỷ no vui đối với phước thiện của họ được hồi hướng, mà chỉ tùy hỷ phước bằng cách phát ra lời “Sādhu” hay “Lành thay” hay “Tốt rồi” theo ngôn ngữ của mình mà thôi. Do đó, cách tùy hỷ phước muốn được trở thành tùy hỷ phước trọn vẹn thì phải có tâm hoan hỷ no vui. Nếu tùy hỷ phước bằng tâm tương ưng trí câu hành hỷ thì sẽ trở thành thiện tùy hỷ phước thù thắng.
Cách Tùy Hỷ Phần Phước Không Được Gọi Là Thiện Tùy Hỷ Phước Thật Sự
Cách tùy hỷ phần phước không được gọi là thiện tùy hỷ phước thật sự, tức khi nhìn thấy người đang tạo phước như bố thí, trì giới, tu tiến, hoặc nhìn thấy tên thí chủ làm phước trên bảng công đức thì phát sanh sự hoan hỷ no vui dù họ không có nói lời chia phước đến mình, sự hoan hỷ no vui với các thiện pháp của người khác như vậy rồi nói lên lời tùy hỷ rằng: “Lành thay” hay “Tốt rồi”, hoặc không phát ra lời tùy hỷ đi nữa cũng không được gọi là thiện tùy hỷ phước thật sự, mà chỉ là thuận theo thôi. Đối với cách tùy hỷ phước được gọi là thiện tùy hỷ phước thật sự, đó là phước thiện mà người làm nổ lực kiến tạo rồi đến nói hay hồi hướng cho. Cách tùy hỷ phần phước mà chủ nhân đến nói hay hồi hướng cho mình nghe như vậy mới được gọi là thiện tùy hỷ phước thật.
Patti (phần phước mà họ cho đến) có 2 loại:
1. Uddissikapatti: Phần phước họ cho đến đích danh.
2. Anuddissikapatti: Phần phước họ cho đến không đích danh.
Nếu phân tích câu theo văn phạm Pāḷi như sau: uddissa + ika + patti = uddissikapatti. Uddissa: đích danh (hay có chọn lựa). Ika: có. Patti: phần phước mà họ cho đến.
Khi gom 3 từ lại với nhau nghĩa là phần phước họ cho đến đích danh.
Na + uddissa + ika + patti = Anuddissikapatti. Na: không. Uddissa: đích danh (hay có chọn lựa). Ika: có. Patti: phần phước mà họ cho đến.
Khi gom 4 từ lại với nhau nghĩa là phần phước họ cho đến không đích danh (chung chung).
Cả 2 cách hồi hướng phần phước này, người nhận được phần phước thuộc loại chỉ đích danh, khi đã nói lên lời tùy hỷ “Lành thay” thì nhận được quả phước ngay tức khắc. Như là nhóm ngạ quỷ quyến thuộc của đức vua Bimbisāra trong kiếp trước. Khi đức vua cho xây dựng Trúc lâm tịnh xá (Veḷuvanārāma) để dâng cúng cho Đức Phật rồi, nhưng đức vua lại không hồi hướng phần phước đến đích danh cho nhóm ngạ quỷ này, mà chỉ hồi hướng chung chung mà thôi. Do đó, nhóm ngạ quỷ này mới cùng nhau kêu la than khóc van xin với đức vua. Vừa rạng sáng, đức vua đi đến yết kiến đức Phật. Khi đảnh lễ Ngài xong rồi, liền bạch hỏi sự việc đã gặp đêm qua.
Đức Phật dạy rằng đó là tiếng kêu của nhóm ngạ quỷ quyến thuộc đến van xin phần phước, bởi vì đức vua đã không hồi hướng tất cả phần phước đến đích danh nhóm ngạ quỷ, trong khi chúng đã cố tâm đợi chờ để nhận phần phước từ lâu lắm rồi.
Do đó, vua Bimbisāra mới chuẩn bị sắp đặt làm phước lần thứ hai. Sau đó, đức vua hồi hướng đến đích danh nhóm ngạ quỷ đó. Về phần nhóm ngạ quỷ khi nhận được phần phước hồi hướng từ vua Bimbisāra cho đến đích danh thì cùng nhau nói lên lời rằng “Sādhu (Lành thay)”, quả phước trổ ngay tức khắc trong lúc đó, là được thọ hưởng vật thực thoát cơn đói khát đau khổ từ rất lâu. Đây là quả báu nhận được rõ nhất từ việc hồi hướng phần phước đến đích danh.
Đối với người nhận được phần phước hồi hướng không đến đích danh thì không nhận được quả phước liền ngay tức thì như người nhận được phần phước hồi hướng đến đích danh. Nhưng dù như thế nào đi nữa thì quả báo của việc tùy hỷ phần phước thuộc loại hồi hướng phước không đến đích danh của nhóm ngạ quỷ đó cũng không biến mất đi đâu cả. Sau khi nhận được phần phước thuộc loại hồi hướng phước đến đích danh ở thời điểm nào thì ngay lúc đó cách tùy hỷ phước thuộc loại không đến đích danh cũng hỗ trợ vun bồi cho cách tùy hỷ phước thuộc loại hồi hướng đến đích danh có được mãnh lực càng vững chắc.
Theo như đã nêu trên, có ý muốn nói đến người đã quá vãng tái sanh làm loại ngạ quỷ Paradattupajīvika, Vinipātikāsurā và một nhóm nữa là ngạ quỷ Vemānika (là một nhóm chư thiên bậc thấp trong cõi Tứ đại thiên vương) mà thôi.
Đối với người nhân loại với nhau cũng có sự tùy hỷ phước thuộc loại hồi hướng phước đến đích danh, hay hồi hướng phước không đến đích danh như trên. Nhưng quả nhận được không phải là đồ đạc, vàng bạc, vật thực, trú xứ giống như loài ngạ quỷ nhận được mà chỉ là nhận được quả là sự hân hoan vừa lòng, không nóng nảy, sắc mặt tươi tỉnh trong sáng, không mê muội.
Cách hồi hướng phần phước thuộc loại đến đích danh:
“Idaṃ me puññaṃ mātāpitu ācariyañatimittasamūhānaṃ demi”.
Xin hồi hướng phần phước có được từ việc bố thí, trì giới, tu tiến của tôi đến với cha mẹ, thầy tổ, quyến thuộc, bạn bè đã quá vãng, hoặc đang tại tiền.
Cách hồi hướng phần phước thuộc loại không đến đích danh:
“Idaṃ me puññaṃ sabbasattānaṃ demi”.
Xin hồi hướng phần phước có được từ việc bố thí, trì giới, tu tiến của tôi đến với tất cả các chúng sanh.
Chuyện về một ngạ quỷ nữ
Trong thành Kosambi, có chàng thanh niên tên là Uttara. Chàng Uttara này rất cung kính, và có đức tin trong sạch với trưởng lão Mahākaccāyana, nên chàng sắp xếp xây dựng một am thất dâng cho trưởng lão này, và đồng thời hằng ngày chuẩn bị vật thực cúng dường trưởng lão.
Phía mẹ của thanh niên Uttara lại là người rất hà tiện bỏn xẻn, khi thấy con trai xây cất am thất, và thường cúng dường vật thực cho trưởng lão như thế, cũng phát sanh sự không hài lòng. Đến một hôm, bà đã nói lời nguyền rủa rằng: “Vật thực nào đã dâng cho trưởng lão ấy, từ đây về sau xin cho vật thực này hãy trở thành máu, để làm vật thực cho vị ấy đi”.
Khi chàng thanh niên Uttara kiến tạo xong am thất, thì cũng chuẩn bị việc khánh thành. Trong lễ khánh thành am thất này, Uttara có ý lấy lông (đuôi) chim công kết lại thành hình quạt để trang hoàng hương thất cho đẹp mắt, rồi dâng đến trưởng lão. Mọi việc mà thanh niên Uttara đã làm, mẹ chẳng hề có một tí nào hài lòng, nhưng khi thanh niên muốn có đuôi chim công để trang hoàng am thất được đẹp mắt, thì bà có đồng quan điểm, và tùy hỷ hân hoan với điều này. Khi chết, bà tái sanh thành ngạ quỷ, nhưng do năng lực pháp thiện mà bà tùy hỷ trong việc cúng dường lông đuôi chim công đến trưởng lão Mahā Kaccāyana, cũng làm cho nữ ngạ quỷ có được mái tóc dài mượt bồng bềnh, có màu đen bóng. Nhưng do mãnh lực của lời nói nguyền rủa độc ác rằng: “Vật thực nào được dâng đến trưởng lão, vật thực ấy hãy trở thành máu”. Vì thế, khi nữ ngạ quỷ ấy phát sanh sự khát nước, cũng đến sông Hằng để tìm nước uống. Khi đã đến bờ sông thì nước sông Hằng đã biến thành máu.
Một hôm nọ, nữ ngạ quỷ gặp được trưởng lão Kaṅkhārevata ở một nơi bên bờ sông Hằng, nàng liền xin nước uống với trưởng lão. Khi trưởng lão nghe ngạ quỷ nữ ấy xin nước, bèn bảo rằng:
- Nước trong sông Hằng có ở đây, nguyên nhân nào mà không uống lại đến xin nước nơi ta?
Ngạ quỷ nữ đáp rằng:
- Bạch ngài! Nước trong sông Hằng không có đâu, chỉ toàn là máu thôi.
Nghe nữ ngạ quỷ nói thế, trưởng lão Kaṅkhārevata phát sanh nghi hoặc, bởi vì chính ngài cũng thấy nước đầy sông, nhưng tại sao nữ ngạ quỷ lại nói rằng là máu nhỉ. Nên hỏi nữ ngạ quỷ ấy rằng:
- Ở kiếp sống trước, ngươi đã hành ác nghiệp gì, mà nay lại thấy nước sông Hằng toàn là máu vậy?
Nữ ngạ quỷ đáp:
- Trong kiếp trước, tôi đã nguyền rủa rằng: “Vật thực nào đã cúng dường đến trưởng lão, từ nay trở về sau những vật thực ấy hãy trở thành máu”. Cho nên giờ đây, tôi thấy nước của sông toàn là máu. Xin Ngài hãy thương tưởng đến tôi, lấy nước cho tôi uống một chút để tôi đỡ khát đi.
Ngài trưởng lão đáp rằng:
- Vậy thì ta sẽ tìm nước giúp cho ngươi.
Sau khi đã hứa giúp nữ ngạ quỷ ấy, Ngài suy xét rằng: “Nếu lấy nước sông cho nữ ngạ quỷ ấy một cách trực tiếp, thì nàng ta cũng không thể thọ dụng theo sự cần dùng, do mãnh lực nghiệp bất thiện đã tạo tác”. Do đó, trưởng lão nghĩ rằng: “Ta phải đi khất thực, sau khi ta đã nhận được vật thực, ta sẽ dâng đến chư Phíc-khú tăng, rồi rưới nước hồi hướng phần phước thiện ấy đến cho nữ ngạ quỷ. Khi nữ ngạ quỷ nói lời tùy hỷ “Sādhu” thì sẽ uống nước được theo như ý muốn”.
Trưởng lão suy nghĩ như thế liền đi khất thực. Khi được vật thực rồi, Ngài mang vật thực cùng nước uống dâng đến chư Phíc-khú tăng, rồi rải nước hồi hướng đến cho nàng ngạ quỷ.
Nói về nữ ngạ quỷ, khi đã nhận được phần phước từ nơi vị trưởng lão, nàng phát lên lời tùy hỷ “Sādhu”. Khi nàng nói lời tùy hỷ “Sādhu Sādhu” nhiều lần, bởi mãnh lực từ lời tùy hỷ “Sādhu” của nàng, nàng cũng thoát khỏi kiếp sống ngạ quỷ và tái sanh về cõi Tứ Đại Thiên Vương, có cả thiên cung và vật thực cõi trời phát sanh. Khi nhận được quả báo thiên sản như thế, cũng đi xuống gặp trưởng lão để trình bày cho trưởng lão biết rằng là mình đã nhận được quả an lạc rồi, đã thoát khỏi kiếp sống khổ ách. (Câu chuyện này trích trong Petavatthu Pāḷi và aṭṭhakathā).
~~~
8. Dhammasavana (Thính Pháp)
Thính pháp (Dhammasavana) có Pāḷi chú giải như vầy: “Dhammaṃ suṇanti etenāti dhammasavanaṃ”.
Người lắng nghe Pháp bằng một pháp bản thể nào, pháp bản thể ấy làm nhân cho việc lắng nghe Pháp đó gọi là thính pháp.
Đó là sở hữu tư hợp với tâm đại thiện đồng sanh với sở hữu có tác ý khéo làm chánh.
Người nghe giảng dạy về những môn học khác (không phải là môn học bất chánh có tội lỗi) của thế gian cũng được gọi là thiện nghe pháp như nhau.
Do đó, Ngài giáo thọ sư sớ giải Vibhāvinīṭīkā cũng trình bày rằng: “Niravajjavijjādisavanacetanāpi ettheva sangayhati” – “Sự chú tâm nghe giảng dạy những môn học khác nhau không sai lỗi (mà những môn học ấy không sai pháp, không phát sanh tội) cũng được gom vào nhóm pháp thiện nghe pháp cả thảy”.
Lại nữa, cách nghe pháp này có 2 loại như là:
Cách nghe pháp mà người nghe có sự nhắn nhủ trong tâm rằng: “Khi ta thường xuyên nghe pháp thì sẽ được mọi người khen ngợi, tán thán cho rằng ta là người có tâm lành và đức tin chơn chánh”. Cách nghe pháp này thường cho quả nhỏ nhoi và có ân đức thấp kém.
Còn đối với cách nghe pháp mà tự nhủ trong tâm rằng: “Cách nghe pháp này là điều tốt làm cho tâm nhu mì, có trí tuệ ghi nhớ biết được tội, phước, thiện, ác, lợi ích, không lợi ích, làm cho tâm hoan hỷ no vui, trong sáng, phát sanh tâm từ, tâm bi với vị pháp sư, vị thầy giảng dạy, làm cho từ bỏ, xa lìa thói quen xấu”.
Cách nghe pháp mà có sự tự nhủ như vậy thì trổ quả được thù thắng, ân đức thù thắng, được xem là pháp thiện nghe pháp thật sự.
Do đó, ngài giáo thọ sư Mahābuddhaghosa đã trình bày trong chú giải Atṭhasālinī rằng: “Eko suṇanto ‘iti maṃ saddhoti jānissantī’ti suṇāti, taṃ na mahapphalaṃ. Eko ‘evaṃ me mahapphalaṃ bhavissatī’ti hitapharaṇena muducittena dhammaṃ suṇāti, idaṃ ‘savanamayaṃ puññakiriyavatthu’ nāma.”
“Một người nào nghe pháp mà nhủ rằng: ‘Mọi người sẽ hiểu rằng mình là người thích nghe pháp, có đức tin chơn chánh’. Cách nghe pháp có sự suy tính như vậy thường cho quả ích ỏi nhỏ nhoi”.
“Một người nào nghe pháp mà nhủ rằng: ‘Việc nghe pháp sẽ trổ quả thù thắng, có ân đức cao thượng đến ta, sẽ là lợi ích rộng lớn cho ta và tâm ta sẽ nhu mì có tâm từ độ lượng đến người thuyết pháp’. Cách nghe pháp có nhận thức đồng thời với trạng thái của tâm như vậy, cách nghe pháp như vậy được gọi là phúc hành tông (hay nền tảng của hành động phước thiện) thuộc loại nghe pháp một cách đúng đắn.”
Thính pháp thành (Dhammasavanamāya), ân đức thành tựu từ việc nghe pháp[43], thường có những ân đức sau:
1. Nghe những điều chưa từng nghe (assutaṃ suṇāti).
2. Điều đã được nghe thì lại càng làm cho hiểu rõ hơn (sutaṃ pariyodapeti).
3. Giải quyết được những điều nghi vấn (kaṅkhaṃ vihanati).
4. Làm cho tri kiến đúng đắn (diṭṭhiṃ ujukaroti).
5. Làm cho tâm trở nên thanh lương trong sáng (cittamassa pasīdati).
~~~
9. Dhammadesanā (Thuyết pháp)
Thuyết pháp (Dhammadesanā) có Pāḷi chú giải như vầy: “Dhammaṃ desenti etāyāti dhammadesanā”.
Nghĩa: “Người hằng giảng dạy giáo pháp bởi pháp bản thể nào, thì pháp bản thể làm nhân cho việc giảng dạy giáo pháp ấy gọi là thuyết pháp”.
Đó là sở hữu tư hợp với tâm đại thiện đồng sanh với sở hữu có như lý tác ý hay tác ý tinh vi (yonisomanasikāra) làm chánh.
Việc giảng dạy những môn học hay kỹ nghệ khác nhau (không làm phát sanh tội) không sai pháp. Như là giảng dạy về lãnh vực địa lý học, sử học, y học, nông nghiệp, một số lãnh vực này cũng được xếp vào pháp thiện thuyết pháp. Do đó, ngài giáo thọ sư Vibhāvaniṭīkā cũng trình bày rằng: “Niravajjavijjādiupadisanacetanāpi ettheva saṅgahaṃ gacchati”.
Nghĩa: “Sự cố quyết hành động (tư) làm nhân cho việc giảng dạy hướng dẫn những kỹ nghệ không sai lỗi (đúng pháp) cũng gom vào sự thuyết pháp đặng”.
Có 3 loại môn học kỹ nghệ không sai lỗi là:
1. Sippāyatanavijā: Kỹ nghệ cưỡi voi, cưỡi ngựa và lái xe.
2. Kammāyatanavijā: Kỹ nghệ nông nghiệp, thương mại, thủ công v.v...
3. Vijjāṭhānavijā: Kỹ nghệ chiêm tinh học, thiên văn học, y học, huyền bí học.
Việc giảng dạy hướng dẫn cả 3 kỹ nghệ như đã nêu trên đây, chư Phíc-khú, Sa-di không được giảng dạy hướng dẫn. Nếu hướng dẫn chỉ dạy thì có tội, vì không phải là phận sự về học pháp (ganthadhura) và phận sự về hành pháp (vipassanādhura). Đây chỉ là nghề không sai lỗi đối với cư sĩ mà thôi. Do đó, Phíc-khú, Sa-di phải tránh xa việc hướng dẫn các kỹ nghệ này.
Ngũ điều pháp sư[44] (hay chi phần của người làm giảng sư)
1. Anupubbīkathaṃ: Thuyết theo trình tự, tức trình bày nền tảng pháp, hay ý nghĩa môn học theo tuần tự từ dễ đến khó, có nhân quả liên quan với nhau theo thứ lớp.
2. Pariyāyadassāvī: Chỉ rõ lý do, nguyên nhân cho dễ hiểu, tức hướng dẫn cho hiểu rõ từng khía cạnh, từng quan điểm bằng cách phân giải nội dung, thay đổi phương cách theo hướng khác nhau.
3. Anudayataṃ paṭica: Thuyết pháp bằng tâm từ, tức dạy cho họ với tâm từ, mong những điều lợi ích đến cho họ.
4. Na āmisantato: Không thuyết pháp vì vật chất, tức dạy cho họ không phải vì mong lợi lộc, hay lợi ích đáp trả.
5. Attānañca parañca anupahacca: Thuyết pháp không đụng chạm với người khác, tức là theo giáo trình, theo nội dung bài học với mục đích trình bày ý nghĩa, trình bày pháp, chứ không phải tự nâng mình hay đè (châm biếm) người khác.
Ân đức ít hay nhiều của pháp thiện thuyết pháp
Pháp thiện thuyết pháp có ân đức rộng lớn ấy là: Người thuyết pháp bằng tâm trong sạch, vì không mong cầu đến lợi lộc, tán thán, địa vị, danh vọng chi cả, mà chỉ mong muốn cho người nghe được lợi lạc mà thôi. Cách thuyết pháp này được xếp vào pháp thiện thuyết pháp chơn chánh, và có nhiều quả báo rộng lớn.
Còn pháp thiện thuyết pháp có ân đức nhỏ nhoi ấy là: Người thuyết pháp với tâm không trong sạch do say mê mong cầu đến lợi lộc, tán thán, địa vị, danh vọng, và đồng thời tâm tư cũng muốn sẽ làm cho người khác biết rằng ta là pháp sư, thầy giáo thọ. Cách thuyết pháp này được xếp vào thiện thuyết pháp không chơn chánh, có quả báo nhỏ nhoi.
Hơn nữa, người thuyết pháp với tâm không trong sạch ấy, khi đang thuyết pháp, nếu như sanh khởi tâm trong sạch ở một lúc nào đó, tức không mong cầu đến lợi lộc, tán thán, địa vị, danh vọng mà chỉ mong muốn cho người nghe được lợi ích. Do đó, cách thuyết pháp trong lúc đó là pháp thiện thuyết pháp chơn chánh và được nhiều quả lợi ích lớn lao.
Như Ngài giáo thọ sư Mahābuddhaghosa đã trình bày trong chú giải Aṭṭhasālinī rằng: “Eko ‘evaṃ maṃ dhammakathikoti maṃ jānissantī’ti icchāya ṭhatvā lābhagaruko hutvā deseti, taṃ na mahapphalaṃ”.
Nghĩa: Một người thuyết pháp với tâm không trong sạch, bởi do tự nhủ trong tâm rằng mọi người sẽ biết đến mình là vị pháp sư, đồng thời mong cầu lợi lộc, thì cách thuyết pháp như vậy có ân đức (quả báo) nhỏ nhoi không quảng đại.
“Eko attano paguṇaṃ dhammaṃ apaccāsīsamāno vimuttāyatanasīsena paresaṃ deseti, idaṃ ‘desanāmayaṃ puññakiriyavatthu’ nāma”.
Nghĩa: Một người nào thuyết pháp đến quần chúng với sự thông suốt khéo rành của mình mà không có sự mong cầu lợi lộc chi cả. Chỉ mong ước một điều thành tựu quả vị vô sanh. Cách thuyết pháp như vậy được gọi là phúc hành tông thành tựu do thuyết pháp thành.
- Lābha nghĩa là phẩm vật mà họ sắp đặt cúng dường.
- Sakkāra nghĩa là nhận được sự cung kính tôn sùng.
- Yasa nghĩa là tùy chúng hoặc đệ tử.
- Siloka nghĩa là địa vị danh tiếng.
~~~
10. Diṭṭhujukamma (Kiến thị hay thấy đúng)
Kiến thị (Diṭṭhujukamma) có Pāḷi chú giải như vầy: “Diṭṭhiyā ujukaraṇaṃ diṭṭhujukammaṃ”
Nghĩa: “Làm cho tri kiến được chín chắn gọi là kiến thị".
Đó là trí biết về nghiệp quả (kammassakatāñāṇa) đồng sanh với tư thiện.
Từ Pāḷi “Diṭṭhujukamma” (Kiến thị, hay thấy đúng) là tên gọi của trí biết về nghiệp quả. Như ngài trưởng lão Ānanda đã trình bày trong Kamāvacarakusalapada của Mūlaṭīkā rằng: “Kammassakatāñāṇaṃ diṭṭhujukammaṃ”.
Trí biết về nghiệp quả, tức là trí biết rằng tất cả chúng sanh có quyền hạn (hay trách nhiệm) trong hành động thiện lẫn bất thiện của mình. Còn tài sản, vàng bạc, cha, mẹ, chồng, vợ, con cái không phải là quyền hạn (hay trách nhiệm) thật sự của tất cả chúng sanh, bởi vì không mang theo sát chúng sanh trong những kiếp khác; đừng nói là sẽ mang đi theo ở những kiếp khác mà thậm chí ngay trong kiếp hiện tại cũng vẫn không có quyền hạn chắc chắn, vì còn các mối nguy hiểm khác đe dọa, chiếm đoạt, tranh giành đi mất. Sự nhìn nhận thấy rằng tất cả chúng sanh là chủ nhân có quyền hạn trong hành động (nghiệp) của mình mà không ai có thể đến chiếm đoạt, như vậy được gọi là kiến thị.
Nhưng trong phần nhóm nghiệp bốn loại (kammacatukka) đã trình bày đến những sở hữu tư khác nhau là bản thể của nghiệp. Cho nên sở hữu tư đồng sanh với trí biết về nghiệp và quả của nghiệp, tức sở hữu trí liên hệ đến cách nhìn nhận rằng tất cả chúng sanh chắc chắn diễn tiến theo nghiệp mà mình đã tạo cũng được gọi là kiến thị. Thật ra, trí biết về nghiệp quả sanh lên mà trừ ra sở hữu tư chắc chắn không có xảy ra. Do đó, khi đã nói đến trí biết về nghiệp quả thì đó cũng đã là kiến thị (thấy đúng), thì xem như đã đề cập đến sở hữu tư. Đây là diễn tiến theo cách avinābhāvanaya, tức là cách khi trình bày đến điều thứ nhất cũng đồng nghĩa với việc thành tựu một điều khác nữa, bởi vì không thể tách rời nhau.
Pāḷi chú giải của từ “Kammassakatāñāṇa” (trí biết về nghiệp quả) như vầy: “Kammaṃ sakaṃ yesanti kammassakā”. Nghĩa: “Nghiệp là quyền sở hữu của mình có với tất cả chúng sanh. Do đó, tất cả chúng sanh cũng được gọi là kammassaka”. Đó là tất cả chúng sanh.
“Kammassakānaṃ bhāvo kammassakatā”. Nghĩa: “Đời sống của tất cả chúng sanh có nghiệp là quyền sở hữu của mình, nên gọi là kammassakatā.” Đó là đời sống của tất cả chúng sanh
“Kammassakatā ñānaṃ kammassakatāñānaṃ” Nghĩa: “Sự hiểu hiết khéo rành đời sống của chúng sanh có nghiệp là sở hữu của mình, gọi là kammassakatāñāna (trí biết về nghiệp quả).” Đó là sở hữu trí tuệ.
Có một Pāḷi chú giải khác nữa là:
“Attano paccayehi ujuṃ karīyatīti ujukammaṃ”,
“Diṭṭhi eva ujukammaṃ diṭṭhujukammaṃ”.
Nghĩa: “Pháp bản thể nào bị duyên của mình làm cho chơn chánh, pháp bản thể đó gọi là ujukamma (cải chánh)”.
“Tri kiến là pháp được làm cho đúng đắn, gọi là diṭṭhujukamma.”
Từ “Kiến” (diṭṭhi) ở đây có ý muốn nói đến trí tuệ là pháp bản thể biết theo bản chất thật, đó là trí biết về nghiệp (kammassakatāñāṇa).
“Attano paccayehi”. Pháp bản thể là duyên của mình, có nghĩa là pháp làm duyên của trí biết về nghiệp.
Pháp Làm Duyên Cho Trí Hiểu Biết Về Nghiệp Có 3 Loại:
1. Trí văn (Sutamayapaññā): Tuệ phát sanh từ việc nghiên cứu học tập là nhân, là duyên cho phát sanh trí biết về nghiệp.
2. Trí tư (Cintāmayapaññā): Tuệ phát sanh từ việc tư duy, suy xét đời sống của tất cả chúng sanh do sự có bệnh, không có bệnh, thông minh, ngu dốt, an lạc, khổ đau, trường thọ, yểu thọ, giàu sang, nghèo hèn v.v... là nhân, là duyên cho phát sanh trí hiểu biết về nghiệp.
3. Trí tu (Bhāvanāmayapaññā): Tuệ phát sanh từ việc tu tiến minh sát làm nhân, làm duyên hỗ trợ cho trí hiểu biết về nghiệp phát sanh.
Trong câu Pāḷi chú giải thứ 2 này thì tuệ được chia thành 2 loại:
1. Tuệ thuộc về nhân, đó là 3 loại tuệ đã trình bày phía trên.
2. Tuệ thuộc về quả, đó là trí hiểu biết về nghiệp (kammassakatāñāṇa).
Chính do nhân này, cho dù tất cả chúng sanh chưa trừ bỏ được thân kiến (cách chấp thủ 5 uẩn là ta). Nhưng khi có cái nhìn đúng đắn về 10 điều chánh kiến (dasavatthukasammādiṭṭhi) một cách trọn vẹn thì cũng được gọi là trí hiểu biết về nghiệp được thành tựu là pháp thiện kiến thị phát sanh.
~~~
10 Điều Chánh Kiến (Dasavatthukasammādiṭṭhi)
1. Atthi dinnaṃ: Có sự nhìn nhận rằng làm phước nhận được quả báo tốt đẹp, có lợi ích.
2. Atthi yiṭṭhaṃ: Có sự nhìn nhận rằng những sự cúng dường nhận được quả báo tốt đẹp, có lợi ích.
3. Atthi hutaṃ: Có sự nhìn nhận rằng các việc thỉnh mời tiếp rước nhận được quả báo tốt đẹp, có lợi ích.
4. Atthi sukatadukkaṭānaṃ kammānaṃ phalaṃ vipāko: Có sự nhìn nhận rằng các việc thiện lẫn bất thiện cũng đều nhận được quả báo tốt đẹp, hay đau khổ dù trực tiếp hay gián tiếp.
5. Atthi ayaṃ loko: Có sự nhìn nhận rằng có đời này, tức người đang sống trong hiện tại đây, cái mà được gọi là kiếp này chắc chắn là có vì có sự tái tục trở lại nữa.
6. Atthi paro loko: Có sự nhìn nhận rằng có đời sau, tức có đời vị lai kế tiếp từ đời hiện tại này bởi vì khi chết rồi sẽ tái tục trở lại nữa.
7. Atthi mātā: Có sự nhìn nhận rằng đối xử tốt hoặc xấu đối với mẹ cũng sẽ thọ nhận được quả báo ở vị lai.
8. Atthi pitā: Có sự nhìn nhận rằng đối xử tốt hoặc xấu với cha cũng sẽ nhận được quả báo ở vị lai.
9. Atthi sattā opapātikā: Có sự nhìn nhận rằng có chúng sanh thuộc loại hóa sanh, nghĩa là có chúng sanh địa ngục, ngạ quỷ, chư thiên, phạm thiên như thật.
10. Atthi loke samaṇabrahmaṇā sammaggatā samāpaṭipannā, ye imañca lokaṃ parañca lokaṃ sayaṃ abhiññā saccikatvā pavedenti: Có sự nhìn nhận rằng có Sa-môn, Bà-la-môn tự mình biết rõ đời này đời sau, rồi có thể hướng dẫn cho biết được. Có Sa-môn, Bà-la-môn hành trì chơn chánh.
(Nghĩa là có người tu tiến chỉ tịnh, minh sát thành tựu thiền định, đạo quả và có người xuất gia thực hành chơn chánh, tất cả là lời nói chân thật chứ không phải thực hành đó chỉ để tìm kế sinh nhai).
10 điều chánh kiến như đã trình bày trên ví như cục đá mài dùng để mài thử, kiểm tra chất vàng thật hay giả. Và nước a-xít nhiểu vào bạc, vàng y, vàng tây để thử xem là thật, hay không thật bao nhiêu như thế nào; thì 10 điều chánh kiến cũng ví như dụng cụ đo lường, kiểm tra chứng minh tri kiến của mình rằng có thật đúng đắn trọn vẹn hết chưa, như thế ấy. Do đó, nếu thấy tri kiến đúng đắn trọn vẹn hết cả theo như 10 điều chánh kiến đã trình bày trên thì nên hiểu rằng sự nhìn nhận như vậy là cải chánh tri kiến (hay là kiến thị).
Nếu như cách nhìn nhận vẫn chưa thấy đủ cả 10 điều chánh kiến mà chỉ được 2 hoặc 3 điều thì chưa được xem là cải chánh tri kiến (tức sự thấy đúng đắn). Bởi vì hầu như người ta không có sự suy xét thâm sâu tinh tế là bao nhiêu, nếu có sự nhìn nhận đúng đi chăng nữa cũng chỉ giới hạn trong điều 1, 2, 3 đó thôi, là thuộc dạng tri kiến bên ngoài. Từ điều thứ 4 trở đi hẳn là nghĩ chưa tới, nhìn không thấy.
Trong điều thứ 1, 2, 3 ấy cho dù là đã có sự nhìn nhận chín chắn, nhưng sự nhìn nhận đúng đắn đó chỉ là thấy việc làm phước, cúng dường, cung kính, tiếp đãi được quả báo có lợi ích (trước mắt). Bởi vì làm cho mình được hãnh diện, thương mến, tôn trọng, tán thán trong xã hội và tạo mối quan hệ cho nghề nghiệp được suông sẻ thuận lợi; đây là hiện báo quả, tức quả nhận được trong kiếp này (ditthadhammavedanīyaphala). Đối với sanh báo quả, tức là quả sẽ nhận được trong kiếp sau (uppajjavedanīyaphala) và hậu báo quả, tức quả nhận được kể từ kiếp thứ 3 trở đi cho đến khi Níp-bàn (aparāpariyavedanīyaphala) còn không thể suy nghĩ đến được, chứ nói chi đến những điều khác. Dù cho sự nhìn nhận đúng đắn chỉ trong điều 1-2-3, khi nói với nhau cho đúng theo phần chánh yếu của 10 điều chánh kiến một cách thật sự thì cũng vẫn chưa đúng nguyên phần mà chỉ đúng một phần thôi. Bởi vì những người này không có trí văn, trí tư thành tựu từ việc học tập nghiên cứu về pháp học, hay cũng không có trí tu thành tựu từ việc tu tiến quán minh sát nghiệp xứ trong pháp hành được đúng đắn.
Do đó, người tại gia hoặc bậc xuất gia biết hay không biết về kiến thức thế gian đi chăng nữa. Nhưng nếu tri kiến mình chưa đúng theo phần chánh yếu của 10 điều chánh kiến thì nên nỗ lực cố gắng học tập về pháp học, hay pháp hành cho đúng đắn. Hầu mong chỉnh đốn, bổ sung tri kiến của mình cho đầy đủ theo phần chánh của 10 điều chánh kiến như đã trình bày. Bởi vì người đã có tri kiến đúng đắn theo phần chánh của 10 điều chánh kiến một cách trọn vẹn thì sẽ không hối tiếc khi được sanh làm người, và gặp Phật giáo, và còn xứng đáng được gọi là Phật tử thật sự đúng nghĩa. Đây cũng là thành quả lợi ích, và cũng là chỗ hân hoan đáng tin cậy sẽ diễn ra trong kiếp lai sinh của mình.
Lại nữa, người có sự nhìn nhận đúng đắn theo phần chánh yếu của 10 điều chánh kiến một cách tròn đủ cả 10 thì xem như trí biết về nghiệp đã phát sanh đến người đó. Do đó, hành động bố thí, trì giới, tu tiến của người đó hằng được quả phước ân đức rộng lớn không có gì có thể so sánh được. Tợ như trồng hạt giống Bồ-đề mọc lên thành cây đại thọ Bồ-đề. Đối lập với hành động bố thí, trì giới, tu tiến của người không có trí hiểu biết về nghiệp thì quả phước ân đức ít ỏi nhỏ nhoi, tợ như cây đại thọ Bồ-đề chỉ cho thành quả là hạt giống.
Do đó, Ngài giáo thọ sư Mahābuddhaghosa cũng diễn giải lợi ích của trí hiểu biết về nghiệp trong Catukkaniddesavaṇṇanā, chú giải Sammohavinodanī rằng: “Imasmiṃ kammassakatañāṇe ṭhatvā bahuṃ dānaṃ datvā sīlaṃ pūretvā uposathaṃ samādiyitvā sukhena sukhaṃ sampattiyā sampattiṃ anubhavitvā nibbānaṃ pattānaṃ gaṇanaparicchedo natthi”.
Nghĩa: “Chắc chắn không xác định được số lượng người Níp-bàn, sau khi họ được thọ hưởng rất nhiều tài sản an lạc theo tuần tự liên tiếp nhau, bởi nương nhờ sự an trú trong trí hiểu biết về nghiệp một cách vững chắc rồi làm phước nhiều lần, thu thúc giữ gìn ngũ giới không cho bị đứt đoạn, nguyện thọ trì bát quan trai giới ấy”.
~~~
Pháp Bản Thể Của Kiến Thị (Cải Chánh Tri Kiến) Trong Ba Giai Đoạn Của Tư
1. Kiến thị trong giai đoạn tư tiền (pubbacetanā), đó là 8 tâm đại thiện.
2. Kiến thị trong giai đoạn tư hiện (muñcacetanā), đó là 4 tâm đại thiện tương ưng trí.
3. Kiến thị trong giai đoạn tư hậu (aparacetanā), đó là 8 tâm đại thiện.
Giải rằng: Người chưa có tri kiến đúng đắn theo Phật giáo thì trong những vấn đề như sanh và tử; nơi thọ khổ như địa ngục, ngạ quỷ, a-tu-la; nơi hưởng thụ an lạc như 6 tầng trời dục giới. Nhân loại chết đi rồi tái tục làm bàng sanh cũng có, sanh lại làm người cũng có. Bàng sanh chết rồi tái tục lại làm người cũng có, sanh lại làm bàng sanh cũng có. Sau đó nghĩ ngợi, tư duy cảm thấy rằng tri kiến nhìn nhận của mình chưa đúng đắn, không đúng theo quan điểm Phật giáo, vì vậy mình nên học tập về sự diễn biến của thân tâm để chỉnh đốn trau dồi tri kiến của mình cho đúng theo Phật giáo. Việc suy xét, cảm nhận như vậy gọi là kiến thị (cải chánh tri kiến) trong giai đoạn tư tiền.
Khi nhìn nhận xác định như vậy rồi thì bắt đầu học tập, nghiên cứu về sự diễn tiến của vật có mạng quyền và không có mạng quyền trong điều pháp chánh yếu chỉ liên hệ đến vấn đề ấy. Sự học tập dần dần tiến bộ như thế nào thì sự hiểu biết càng tăng trưởng theo tuần tự như thế ấy, cho đến khi nhận được sự hiểu biết rõ ràng về vấn đề sanh và tử, tái tục, địa ngục, cõi trời v.v... là có thật ra sao, như thế nào một cách đầy đủ. Chính sự nhìn nhận rõ ràng sáng tỏ như vậy là kiến thị trong giai đoạn tư hiện.
Sau khi gặt hái được tri kiến đúng đắn ngay thẳng từ việc chuyên cần học tập thì mới suy xét đến sự diễn tiến của mình rằng: “Trước đó ta có nhiều sự nhìn nhận sai lầm khác nhau, giờ đây ta đã làm cho sự nhìn nhận (tri kiến) của mình được tốt hơn, đúng theo lời dạy trong Phật giáo”. Chính sự suy xét như vậy, là kiến thị trong giai đoạn tư hậu.
Do đó, Ngài giáo thọ sư Māhabuddhaghosa cũng trình bày kệ ngôn phúc hành tông (puññakiriyāvatthādikathā) trong Chú giải Aṭṭhasālinī rằng:
1. “Diṭṭhiṃ ujukaṃ karissamīti cintentopi tesaṃ yeva aṭṭhānaṃ aññatarena cinteti”[45].
“Người nhận thức rằng mình sẽ làm cho tri kiến của mình đúng đắn, ngay thẳng theo nền tảng của Phật giáo, sự nhận thức như vậy cũng là với 1 trong 8 tâm đại thiện” (kiến thị trong giai đoạn tư tiền).
2. “Diṭṭhiṃ ujukaṃ karonti pana catunnaṃ ñāṇasampayuttānaṃ aññatarena karoti”[46].
“Còn người làm cho nhận thức của mình được đúng đắn bởi sự chuyên tâm học pháp, và hành pháp ấy là 1 trong 4 tâm đại thiện tương ưng trí” (kiến thị trong giai đoạn tư hiện).
3. “Diṭṭhiṃ me ujukā katāti paccavekkhanto aṭṭhānaṃ aññatarena paccavekkhati”.
“Người có sự suy xét trong nhận thức của mình rằng ‘Ta đã làm cho sự nhìn nhận (tri kiến) được đúng đắn’, việc suy xét của người này là cách suy xét bằng 1 trong 8 tâm đại thiện” (kiến thị trong giai đoạn tư hậu).
~~~
Tóm Lược Thập Phúc Hành Tông (Nền Tảng Của Hành Động Phước Thiện) Vào Trong Bố Thí - Trì Giới - Tu Tiến Kèm Theo Lời Giải Thích.
Trong 10 điều nền tảng của hành động phước thiện thì hồi hướng phước và tùy hỷ phước được gom vào pháp thiện bố thí, gọi là bố thí thành (dānamaya). Cung kính và phục vụ được gom vào pháp thiện trì giới, gọi là trì giới thành (sīlamaya). Thính pháp, thuyết pháp và kiến thị (chấn chỉnh tri kiến) được gom vào pháp thiện tu tiến, gọi là tu tiến thành (bhāvanāmaya).
Thập phúc hành tông (hay 10 điều nền tảng của hành động phước thiện) được gom thành 3 loại như vậy.
Giải rằng: Trong tất cả 10 điều này thì pháp thiện bố thí đối trị với sự ganh tỵ, tức là không hài lòng với tài sản hoặc ân đức tốt đẹp của người khác, và đối trị lại với bỏn xẻn như luyến tiếc tài sản hoặc lợi lộc của mình. Do đó, người hành pháp bố thí cần thiết phải trừ bỏ sự ganh tỵ và bỏn xẻn trước thì việc bố thí mới thành tựu được. Nêu lên như vậy, bởi vì khi nào còn sự ganh tỵ thì khi ấy sẽ làm cho phát sanh sự không hài lòng với người thọ nhận bố thí từ mình, nếu đến lúc nào còn sự bỏn sẻn thì lúc đó sẽ làm cho phát sanh sự không hài lòng trong việc tài sản của mình bị hao hụt. Vì cớ ấy nên việc bố thí không thể thành tựu. Do đó, pháp thiện bố thí này là pháp đối trị lại với sự ganh tỵ và bỏn xẻn. Khi việc bố thí thành tựu vào lúc nào thì lúc đó gọi là làm phận sự đè nén pháp ganh tỵ.
Còn việc phát sanh hồi hướng phước và tùy hỷ phước này cũng giống như pháp thiện bố thí vậy. Nghĩa là người nào vẫn còn pháp ganh tỵ thì người đó sẽ phát sanh sự không hài lòng trong việc người khác nhận lấy phước của mình mà được sự thuận lợi không gặp khó khăn. Nếu vẫn còn pháp bỏn xẻn thì sẽ phát sanh sự không hài lòng trong việc hồi hướng phần phước của mình cho người khác. Khi như vậy thì việc hồi hướng phước không thể thành tựu được. Do đó, khi việc hồi hướng phước được thành tựu trong lúc nào thì lúc đó cũng được gọi là đè nén pháp ganh tỵ và bỏn xẻn.
Giữa tùy hỷ phước với ganh tỵ và bỏn xẻn cũng giống như vậy, nghĩa là nếu còn tâm ganh tỵ thì sẽ phát sanh sự không hài lòng trong việc bố thí, trì giới, tu tiến của người khác, trái lại còn thấy rằng việc làm thiện này mang tính chất khoe khoang. Khi như vậy thì tâm sẽ không thể nhận được phần phước của họ hồi hướng cho. Nếu vẫn còn sự bỏn xẻn thì cũng sẽ tiếc rẻ tài sản của mình, sẽ không thể làm được như người hồi hướng phần phước ấy. Do đó, cũng không sẵn lòng nhận phần phước hồi hướng trong việc bố thí mà họ làm rồi cho đến mình. Nếu việc hồi hướng phần phước liên quan đến trì giới, tu tiến thì chính mình cũng lại từ bỏ sự hoan hỷ, vui thích trong thiện pháp trì giới, tu tiến mà không thể làm được như họ. Vì cớ ấy mà không có sự hoan hỷ trong cách hồi hướng phần phước ấy. Do đó, khi pháp thiện tùy hỷ phần phước thành tựu vào lúc nào thì lúc đó sẽ đè nén được sự ganh tỵ và bỏn xẻn.
Cả hai hành động hồi hướng phước và tùy hỷ phước đều có bản chất giống như pháp thiện bố thí, bởi đối trị lại với ganh tỵ và bỏn xẻn. Vì lẽ ấy, Ngài gom hồi hướng phước và tùy hỷ phước vào pháp thiện bố thí hay bố thí thành (kusaladānamaya).
Hơn nữa, trong cách hồi hướng phần phước, người hồi hướng phước tạo đủ cả 3 loại thiện, 2 loại thiện, và 1 loại thiện cũng có tùy thuộc vào cách hồi hướng phước liên hệ đến loại pháp thiện đó. Đối với người tùy hỷ, vui theo phần phước từ người cho, có duy nhất là pháp thiện bố thí (dānamaya), bất kể là người hồi hướng cho đủ cả 3 loại thiện, 2 loại thiện, 1 loại thiện đi chăng nữa cũng vậy.
Giải rằng:
1. Người bố thí, trì giới, tu tiến rồi hồi hướng phước. Hoặc trì giới, tu tiến rồi hồi hướng phước. Người hồi hướng phần phước đó được đủ cả 3 loại thiện là pháp thiện bố thí (dānamayakusala), pháp thiện trì giới (sīlamayakusala) và pháp thiện tu tiến (bhāvanāmayakusala).
2. Người bố thí, trì giới rồi hồi hướng phước hoặc người trì giới rồi hồi hướng phước thì được 2 loại thiện là pháp thiện bố thí (dānamayakusala), pháp thiện trì giới (sīlamayakusala).
3. Người bố thí, tu tiến rồi hồi hướng phước hoặc tu tiến rồi hồi hướng phước thì được 2 loại thiện là pháp thiện bố thí (dānamayakusala), và pháp thiện tu tiến (bhāvanāmayakusala).
4. Người bố thí rồi hồi hướng phước thì chỉ được duy nhất pháp thiện bố thí. Sở dĩ như vậy bởi do cách hồi hướng phần phước cũng như tùy hỷ phần phước đều được gom vào phước thiện bố thí.
Cung kính và phục vụ này là cārīttasīla, tức là sở hành tốt đẹp của người tại gia và bậc xuất gia, là những người được xem là hiền nhân có tri kiến đúng đắn trong tông giáo. Do đó, Ngài cũng sắp xếp vào pháp thiện trì giới.
Cả ba loại là thính pháp, thuyết pháp và kiến thị (hay cải chánh tri kiến) là việc làm cho pháp thiện tăng trưởng, tợ như tu tiến chỉ tịnh, minh sát. Do đó, Ngài cũng xếp vào pháp thiện tu tiến.
~~~
Sự Gom Hợp ‘Thuyết Pháp’ Và ‘Kiến Thị’ Theo Cách Của Chú Giải Phân Tích Phật Ngôn
Việc thuyết pháp, dạy đạo cũng được gom hợp vào trong bố thí thành (dānamaya). Như Đức Phật dạy rằng: “Sabbadānaṃ dammadanaṃ jināti” – “Bố thí pháp thù thắng hơn tất cả các loại bố thí”.
Còn kiến thị (cải chánh tri kiến), Ngài giáo thọ sư Mahābuddhaghosa đã trình bày trong kinh Saṅgīti trong chú giải Pathikavagga rằng: “Diṭṭhujukammaṃ sabbesaṃ niyamalakkhanaṃ” – “Kiến thị là dấu hiệu đầy đủ tất cả nền tảng của hành động phước thiện”.
Nghĩa là kiến thị (cải chánh tri kiến) được gom hợp vào trong cả ba là phước thiện bố thí, phước thiện trì giới và phước thiện tu tiến.
Ngài trình bày như vậy, bởi vì kiến thị (cải chánh tri kiến) ví như người cầm bánh lái ngồi lái cho con tàu đi đúng hướng, nếu như không có người cầm bánh lái thì sẽ không đi đúng hướng. Điều này như thế nào thì người đang thực hành bố thí, trì giới, tu tiến mà không có sự kết hợp của kiến thị (diṭṭhujukamma), thì sự trổ quả bố thí, trì giới, tu tiến không được trọn vẹn, bị thiếu sót, không đúng như sở nguyện của mình. Nghĩa là khi được sanh làm người, chư thiên thì chỉ được sanh làm người, hay chư thiên bậc thấp khiếm khuyết những bộ phận thân thể. Nếu như có được thân thể đầy đủ thì cũng sẽ là người khờ dại, ngu dốt và luôn bị phiền muộn, không an lạc về vấn đề tài sản vật chất. Pháp thiện của nhóm người này, khi nói theo pháp bản thể là tâm thiện nhị nhân bậc hạ (dvihetukakusala omaka).
Đối với pháp thiện của người có kết hợp với kiến thị (cải chánh tri kiến), hằng trổ quả thù thắng theo như ý muốn của mình. Nghĩa là khi được sanh làm người, chư thiên thì có thân thể đầy đủ xinh đẹp, có trí nhớ thông minh khôn khéo, thân tâm luôn thoải mái an lạc về vấn đề tài sản. Pháp thiện của nhóm người này, khi nói theo pháp bản thể là thiện tam nhân bậc thượng (tihetukakusala ukkaṭṭha) hoặc thấp hơn cũng là thiện tam nhân bậc hạ (tihetukakusala omaka).
~~~
Những Hành Động Phước Thiện Trên Hầu Như Được Tìm Thấy Trong Tích Truyện Vua Trời Đế-Thích Như Vầy:
Thuở xưa, trong làng Acalagāma (Bất Đồng) thuộc Magadha, có một thanh niên tên là Magha. Chàng Magha đến cư ngự trong làng từ lúc mới lập thôn ấp, đất đai hãy còn nhiều chỗ hoang vu. Ban đầu chàng xí một miếng đất rừng, phát dọn khang trang thành một nơi lạc thổ. Khi chàng cất nhà lên để ở, thì một kẻ khác đến đánh, đuổi đi và chiếm đoạt chỗ ở của chàng.
Magha cũng chẳng chút giận hờn chi kẻ đã hiếp đáp mình, lại phát dọn một sở đất khác cho sạch sẽ, đẹp đẽ rồi lại cất nhà khác để ở. Làm xong nhà, chàng lại bị kẻ khác đến đánh chiếm dành chỗ, không cho chàng ở.
Magha cũng chẳng giận chi kẻ bất lương, chỉ lo khai thác đất hoang cho bằng phẳng, cất nhà ở một chỗ khác. Hễ cất nhà xong là chàng bị kẻ khác đuổi đi, dọn đất thì bị chiếm đất. Thanh niên Magha bị những kẻ mạnh áp chế để cướp đoạt một cách trắng trợn như thế nhiều lần, nên cứ phải đi mãi. Tuy vậy, chàng vẫn hoan hỷ tự nhủ rằng: “Tất cả mọi người đều được an vui, chính ta là người ban sự an vui cho họ, tức là ta đã tạo phước cho ta về sau vậy.”
Nhờ có tâm quảng đại như thế, thanh niên Magha không chút ưu phiền. Hôm sau, chàng lại vác cuốc đi dẫy cỏ, bang đất, dọn thành một cái sân rộng lớn, sạch sẽ khang trang, cất lên một phước xá. Tất cả mọi người đến ngự đều được Magha cung cấp củi lửa trong mùa lạnh và nước tắm trong mùa nóng.
Từ khi hoàn thành ngôi an lạc cảnh nầy, về sau Magha được lòng yêu mến của mọi người thọ ơn, không ai còn ganh ghét chàng nữa cả.
Thấy việc làm phước của mình có kết quả tốt đẹp, thanh niên lại nghĩ rằng: “Từ nay về sau, ta nên đắp đường bồi lộ cho thiên hạ đi.” Mỗi buổi sáng, chàng ra đi sửa sang đường sá cho bằng phẳng, lượm hết rác rến, nhánh cây gãy nằm ở giữa đường.
Khi ấy, có người thấy thanh niên Magha làm như vậy bèn hỏi:
- Nầy anh, làm cái chi vậy?
- Anh ạ! Tôi làm con đường đi lên cõi trời.
- Nếu vậy, anh cho tôi làm chung cho có bạn.
- Được thôi, anh hãy làm chung với tôi. Ở cõi trời có nhiều người cũng tốt.
Từ đó, có được hai người chung một chí hướng, nhiều người khác thấy họ làm việc công ích, hỏi thăm và xin gia nhập vào đoàn. Số bạn của Magha tăng lên dần dần, sau cùng thành một nhóm ba mươi ba người.
Ngày nào họ cũng vác cuốc ra đồng để sửa soạn con đường, làm thành một quãng dài độ hai do tuần.
Thấy công tác do nhóm thanh niên Magha lãnh đạo, viên Hương quản (gāmabhojaka) nghĩ bụng: “Những người nầy chỉ lo làm việc tốn công vô ích, phải chi họ đi rừng kiếm cá thịt đem về, hoặc là nấu rượu ăn nhậu chơi, hoặc làm cái chi khác mà ta có thể kiếm chác, liếm láp chút đỉnh…”
Thế rồi, viên Hương quản sai chú trùm đi mời nhóm thanh niên ấy đến công sở và hỏi:
- Mấy chú làm cái chi vậy?
- Dạ thưa Hương quản, làm đường lên trời.
- Những người có nhà cửa gia đình chẳng nên làm vậy. Tốt hơn nên vào rừng kiếm cá thịt, rau trái đem về, hoặc nấu rượu nhậu chơi, hoặc làm việc chi khác nữa kìa.
Mặc dầu viên Hương quản nhắc đi nhắc lại nhiều lượt như thế. Nhóm thanh niên cũng chẳng chịu nghe theo, viên Hương quản nổi giận nói rằng:
- Ta sẽ làm cho lũ này phải chết hết.
Ông ta vào triều tâu với Quốc vương: “Muôn tâu Thiên tử! Y chức có thấy nhiều kẻ cướp kết bè lập đảng để đi nhiễu hại lương dân.”
Quốc vương phán rằng: “Trẫm phú cho khanh nã tróc bọn ấy đem nạp triều đình.”
Được lịnh Quốc vương, viên Hương quản bắt hết nhóm thanh niên áp giải về triều.
Quốc vương không cần tra xét, lập tức ra lịnh:
- Hãy cho voi dày bọn ấy.
Magha bình tĩnh khuyên nhủ các bạn:
- Nầy anh em, ngoài tâm từ ái, chúng ta không còn chỗ nào để nhờ cậy. Anh em đừng có chút gì buồn giận đức vua với viên Hương quản và con voi sẽ dày đạp mình. Anh em hãy rải từ tâm và giữ tâm bình tĩnh.
Cả nhóm đã làm như thế, khi ấy, do oai lực từ tâm của những người vô tội, con voi không dám lại gần họ. Quốc vương nghe quân phúc trình việc nầy thì nghĩ rằng:
- Chắc là tại nó thấy đông người nên không dám dày đạp họ.
Ngài bèn ra lịnh: “Hãy lấy đệm phủ lên mình bọn ấy rồi thả voi ra cho dày đạp.”
Con voi được thả ra cho dày đạp nhóm người bị trùm đệm. Thấy họ, nó càng lảng tránh ra xa. Khi nghe thông báo rõ việc nầy, Quốc vương sanh nghi: “Chắc là có điều chi uẩn khúc?”
Quốc vương cho áp giải các thanh niên vào triều và phán hỏi:
- Nầy các khanh! Tại sao các khanh không tuân hành luật vua phép nước như vậy?
- Muôn tâu Thánh hoàng! Chúng thần có làm chi phạm pháp đâu?
- Có người tố cáo các khanh là những tên cướp kết bè đảng với nhau, đi lẩn lút trong rừng.
- Tâu Thánh thượng! Ai tố cáo như thế?
- Viên Hương quản các khanh ạ.
- Muôn tâu Thánh hoàng, chúng con không phải là kẻ cướp, chúng con tự lo sửa sang, quét dọn con đường lên thiên giới. Nếu có làm việc nầy việc nọ, viên Hương quản xúi bảo chúng con làm điều bất thiện không được, nên ông ta muốn hãm hại chúng con, nên mới vu khống như thế.
Sau khi nghe lời trần tình của nhóm thanh niên ham làm việc nghĩa. Quốc vương rất đẹp dạ, phán rằng:
- Nầy các khanh! Con thú nầy nó còn nhận biết ân đức của các khanh, trẫm là người không bì kịp nó, cho nên trót lỡ tin theo lời quấy của kẻ ngu si, không chịu tra xét cho minh bạch. Trẫm có sơ xuất, các khanh tha lỗi cho trẫm.
Quốc vương hạ lịnh bắt giam viên Hương quản và vợ con phải làm tôi tớ cho nhóm thanh niên, ban cho nhóm nầy con voi ấy để cưỡi, cấp luôn làng Acalagāma cho họ được trọn quyền làm chủ, tùy ý sử dụng. Các thanh niên bảo nhau: “Chúng mình làm phước thì được phước, được thấy nhãn tiền rồi.” Họ càng phấn khởi phát tâm trong sạch.
Sau khi cưỡi voi dạo khắp làng, họ lại trù tính như vầy: “Bây giờ, chúng ta nên làm một công tác phước thiện đặc biệt.”
- Chúng ta sẽ làm gì?
- Nơi ngã tư đường cái, ta sẽ lập một ngôi An dưỡng đường (vissamanasālā) bình dân, thật bền chắc lâu dài.
- Phải rồi.
Sau khi đã đồng ý, họ kêu thợ mộc làm ngôi An dưỡng đường. Vì không muốn có tên của nữ nhân dự trong công việc của họ, nên họ không chịu cho phụ nữ hùn phước trong việc tạo tác ngôi dưỡng đường.
Chàng Magha có bốn cô vợ là: Sunandā, Sucittā, Sudhammā và Sujātā, bốn nàng đều có nhà ở riêng.
Nàng Sudhammā nghe các thanh niên không cho nữ nhân hùn phước, nàng tìm đến ông thợ mộc mật đàm rằng:
- Nầy bác ơi! Bác làm thế nào cho cháu được đứng tên làm chủ ngôi giảng đường nầy.
Nàng trao tặng cho người thợ mộc tiền nước rất trọng hậu, ông nhận lời nói rằng: “Được rồi.”
Lúc khởi công, người thợ mộc chọn cây ván, phơi khô, bào đục, làm thành tấm bảng hiệu trước hết và khắc mấy chữ là: “An dưỡng đường Sudhammā”. Xong rồi dùng vải bao lại, để riêng một nơi.
Khi đã đốc xuất làm xong ngôi An dưỡng đường. Vào ngày trương bảng hiệu để khánh thành. Ông thợ mộc giả vờ nói:
- Ông ơi! Có một việc mà tôi quên mất.
- Việc chi vậy bác?
- Còn thiếu tấm bảng.
- Để chúng tôi mang cây ván đến cho bác làm.
- Bây giờ dùng ván mới sẽ không làm kịp. Phải kiếm cho được tấm bảng ván phơi khô sẵn bào đục từ trước để dành cho đến bây giờ mới được.
- Thế thì phải làm sao?
- Nếu như ai có làm sẵn bảng để dành bán thì mình hãy nài lại họ.
Nhóm thanh niên đi kiếm tấm bảng để mua, gặp được tấm bảng trong nhà của Sudhammā, trả giá đến ngàn đồng vàng, cũng không mua được. Nàng nói: “Tôi không cần tiền bạc chi cả. Nếu các anh cho tôi được hùn phước tạo tác ngôi An dưỡng đường thì tôi biếu không tấm bảng nầy.”
Nghe vậy, các chàng thanh niên đáp:
- Chúng tôi đã qui định không cho nữ nhân hùn phước.
Khi ấy, ông thợ mộc xen vào can thiệp:
- Thưa quí ngài! Sao quí ngài lại tính như thế, trừ ra cõi Phạm Thiên, ngoài ra không có cõi nào không có nữ nhân. Quí Ngài nên nhận tấm bảng đã sẵn sàng như thế nầy đi, để khánh thành ngôi An dưỡng đường cho xong. Xong việc rồi chúng tôi còn đi nơi khác nữa.
Nhóm thanh niên bằng lòng nhận tấm bảng đem về, dựng lên khánh thành ngôi An dưỡng đường. Cơ sở kiến trúc nầy được chia làm ba khu, khu thứ nhất để cho chủ nhân ở, khu thứ nhì để cho bần nhân và khu thứ ba để cho bịnh nhân trú.
Ba mươi ba chàng thanh niên lót ba mươi ba tấm ván, rồi ra dấu cho con voi hiểu rằng: “Nếu khách đến ngồi trên tấm ván của người nào lót, thì hãy đưa khách đến nhà người ấy: chủ tấm ván ấy làm tất cả phận sự để phục dịch khách lạ mới đến, như là đấm bóp tay chân, đấm lưng, cung cấp vật thực cứng mềm, xếp dọn chỗ ngủ…”
Con voi hiểu ý chủ nhân, hễ thấy khách lạ đến ngồi vào tấm ván nào, thì nó đưa khách đến gặp chủ tấm ván ấy. Và chủ nhân phải lo làm tất cả những gì cần phải làm trong ngày, để phục dịch khách. Cách An dưỡng đường không xa, Magha có trồng một cây Kovilāra và lót kê một phiến đá bằng mặt nơi gốc cây ấy.
Thiên hạ khi vào An dưỡng đường, ai cũng nhìn lên tấm bảng và đọc mấy chữ: “An dưỡng đường Suddhammā” rồi nói:
- An dưỡng đường nầy của nàng Sudhammā.
Không ai nhắc đến tên ba mươi ba chàng thanh niên. Khi ấy, nàng Sunandā suy nghĩ rằng: “Mấy anh ấy cất An dưỡng đường, không chịu cho nữ nhân hùn phước. Tuy vậy, nàng Sudhammā thông minh lịch lãm, đã biết dùng tấm bảng mà chia phước báu, ta cũng phải làm cái chi để tham dự phần nào. Bây giờ, ta sẽ phải làm gì đây?” Tiếp đến, nàng Sunandā suy nghĩ rằng: “Khách xa mới đến cần nước để tắm rửa, để xài. Vậy ta mướn đào một hồ nước.” Và nàng Sunandā đã tạo được một hồ sen. Thấy vậy, nàng Sucittā nói thầm: “Dì Sudhammā làm phước được tấm bảng, chị Sunanda tạo được ao sen, còn phần ta phải làm chi đây?” Để tạo phước nàng suy nghĩ: “Khách đến An dưỡng đường, sau khi tắm rửa, uống nước, tắm mát xong, cần phải có hoa để cài lên mình mà đi. Vậy ta sẽ tạo vườn hoa.”
Và nàng Sucittā đã tạo thành một lạc cảnh viên trồng đủ mọi hoa thơm cỏ lạ, mỹ miều khả ái, có đủ các thứ cây ăn quả chen vào với cây tòng, cây bá, xanh rợp cả bốn mùa.
Riêng nàng Sujātā thấy mọi người chung nhau tạo phước, nàng nghĩ rằng: “Ta là họ hàng bên ngoại và cũng là người nâng khăn sửa túi cho chàng Magha, những công tác của chàng thì cũng như của ta, những công việc của ta thì cũng chính là của chàng, chớ có khác chi đâu.”
Nghĩ vậy, nàng Sujātā không lo hùn phước, chỉ tối ngày lo điểm trang thân thể, trau giồi sắc đẹp mà thôi.
Còn chàng thanh niên Magha, suốt đời giữ đủ bảy hạnh: sự thân, tôn trưởng, cam ngôn, vô lưỡng thiệt, ly hận, chân thật, vô nộ:
Nuôi song thân trọn niềm hiếu thảo.
Biết kính nhường Trưởng lão trong nhà.
Nói năng êm ái dịu hòa.
Những thói đâm thọc điêu ngoa chẳng dùng.
Hằng dứt bỏ được lòng rít róng.
Lời chánh chơn, tánh nóng dẹp yên.
Người đó Đao Lợi chư Thiên,
Tôn xưng quân tử, đại hiền, trượng phu.
Nhờ chuyên cần nhiệt tâm đáng đề cao như thế, sau khi mệnh chung, Magha siêu sanh làm bậc Thiên Vương Đế Thích trên cung trời Đao Lợi. Những người bạn đồng chí của Magha cũng đều được sanh về đó cả, ông thợ mộc cũng sanh lên đó, là vị Thiên có tên là Vissakamma (Thiên Tử kiến trúc) vì là người thợ mộc kiến tạo An dưỡng đường (Vissamanasālā).
Thời bấy giờ, các Thiên thần Asura (Atula) còn ở trên Tam thập tam thiên (Tāvatiṃsabhavana), nhân dịp có những tân thiên tử mới sanh lên, họ liền mở tiệc rượu ăn mừng, uống ròng huỳnh tương tiên tửu (dibbapāna).
Đức Đế Thích ra lịnh nghiêm cấm các thuộc hạ của mình, không cho ai uống rượu. Các thần Asura cứ uống rượu tiên đến nỗi say mèm, nằm nghiêng ngửa.
Đức Đế Thích thấy vậy, bất bình phán rằng:
- Làm sao trẫm trị quốc với những kẻ buông lung nầy được.
Thiên Vương bèn lịnh cho tùy tướng của mình nắm chân bọn Asura say, quăng chúng xuống đại hải. Tuy bị rơi cắm đầu xuống biển, nhưng các thần Asura còn nhiều phước báu, nhờ đó mà một Asura thiên đường nhàn cảnh (Asuravimāne) phát sanh lên cho họ ở dưới chân núi Sineru. Một kinh đô cũng phát sanh lên có tên là Cittapātali.
Sau khi chiến thắng các Asura, ba mươi ba vị Thiên Chủ chiếm trọn cảnh giới Tāvatiṃsa rộng mười ngàn do tuần, và nơi này được mệnh danh là cõi Ba Mươi Ba (Tāvatiṃsadevanagara). Tàu âm là Đao Lợi Đế Hoàng thành. Thành nầy từ cửa Đông qua cửa Tây đo được mười ngàn do tuần và cửa Nam qua cửa Bắc cũng mười ngàn do tuần. Vòng thành có ngàn cái cửa, bên trong có hoa viên và hồ nước mát. Ngay trung tâm thành do phước kiến tạo An dưỡng đường có nổi lên một ngôi đền gọi là Tối Thắng Điện (Vejayanta) cao bảy trăm do tuần, làm bằng thất bảo (Sattaratana). Có cắm những đại kỳ cao ba trăm do tuần, những lá đại kỳ bằng ngọc Maṇi thì có cán bằng vàng, những lá đại kỳ bằng vàng thì cán là ngọc Maṇi. Những lá đại kỳ bằng trân châu có cán bằng san hô, lá đại kỳ bằng san hô thì cán bằng trân châu. Những lá đại kỳ bằng thất bảo thì cán cũng là thất bảo. Ngay chính giữa là Đại Chiến Thắng Kỳ đứng hùng dũng cao ba trăm do tuần.
Đó là phước tạo An dưỡng đường mà ngôi Vương điện làm bằng thất bảo, cao một ngàn do tuần phát sanh lên như thế. Các thiên trượng (pāricchattako) che phủ một khoảng tròn rộng một trăm do tuần phát sanh lên là nhờ phước trồng cây Kovilāra. Còn phước kê tảng đá bằng mặt, làm cho dưới chân Thiên Trượng phát sanh lên bảo tọa bằng thạch anh vàng (paṇḍukambalasilā), có màu tươi sáng như hoa hồng nhung, dài sáu mươi do tuần, rộng năm mươi do tuần, cao cũng năm mươi do tuần. Ngai bảo tọa nầy tự động xọp xuống khi Thiên Vương ngự lên và sau đó tự động phồng lên như cũ khi Thiên Vương đứng dậy.
Con voi cũng được sanh về cõi Đao Lợi, là vị Thiên Tử có tên Erāvaṇa. Trên Thiên cung không có thú vật, cho nên mỗi khi Thiên Đế hay chư Thiên xuất hành du ngoạn thì vị trời Erāvaṇa bỏ tướng chư Thiên, hóa hình thành voi Erāvaṇa cao lớn một trăm năm mươi do tuần cho vua cưỡi. Vị Trời nầy còn hóa ra ba mươi ba ngà voi (kumbha) có ba mươi ba bảo tọa để ba mươi ba vị Thiên Chủ sử dụng, mỗi bảo tọa có bề tròn khoảng ¾ do tuần. Chính giữa là thiên kiệu dành cho Đức Đế Thích, cao ba mươi do tuần có tên là Sudassanaṃ. Trên mặt đình có ngôi nhà mát Bảo Đình tạ (Ratanamaṇḍapo) rộng độ mười hai do tuần. Nơi đây được trần liệt những thất bảo kỳ cao một do tuần, chung quanh mái đình tạ có treo một giàn chuông lạc, gọi là Linh Võng (Kinkiṇijāla), mỗi khi có làn gió nhẹ thoảng qua, lưới chuông nầy phát ra tiếng nhạc ngũ âm trầm bổng du dương, hòa nhã thanh thoát, nghe tợ như tiếng cung đàn trong động Thiên Thai.
Giữa ngôi đình tạ, một bảo tọa bằng ngọc Maṇi rộng độ một do tuần, được trang trí khéo léo, là nơi Đức Đế Thích ngự tọa. Ba mươi ba vị chư Thiên đều ngồi trên bảo tọa trong thiên kiệu của mình. Tất cả ba mươi ba thiên kiệu, mỗi cái đều được vị trời Erāvaṇa hóa ra đủ bảy ngà dài năm mươi do tuần. Trong mỗi ngà có một hồ sen, mỗi hồ sen có bảy cụm hoa sen, mỗi cụm hoa sen có bảy hoa sen, mỗi hoa sen có bảy cánh sen, mỗi cánh hoa sen có bảy nàng thiên nữ đang vũ những khúc nghê thường. Trên khắp cả vũ trường rộng năm mươi do tuần, bảy ngà voi đều có lễ hội tưng bừng như nhau. Đức Thiên Vương tọa hưởng vinh quang, Ngài hằng đi du ngoạn khắp Thiên cảnh vĩ đại huy hoàng như thế.
Nàng Sudhammā mệnh chung cũng được sanh lên cõi Đao Lợi, tòa chư thiên hội rộng năm trăm do tuần phát sanh lên, có tên là Sudhammā là tên của nàng. Tòa bảo điện nầy nổi tiếng là nguy nga tráng lệ nhất, không nơi nào khác sánh kịp, hàng tháng, cứ đến ngày thứ tám, chư Thiên tề tựu về đây để nghe thuyết pháp, ai ai cũng trầm trồ ngợi khen rằng:
- Tất cả những thắng cảnh tân thời ta đã viếng, đều thua xa tòa Diệu Pháp Thiên Hội Đường nầy!
Nàng Sunandā sau khi chết sanh về cõi trời Đao Lợi cùng với một ao sen xinh đẹp rộng năm trăm do tuần.
Nàng Sucittā cũng sanh về cõi Đao Lợi, một vườn hoa kỳ ảo rộng năm trăm do tuần, có tên là Cittalatāvana phát sanh lên cho nàng. Đó là nơi thu hút chư Thiên cõi Đao Lợi đến thưởng ngoạn một cách say mê. Vì đây là một cảnh trí đầy hương sắc và hằng thay đổi.
Riêng về nàng Sujātā, khi lâm chung bị đọa làm con cò mái ở trong một hang đá trên sườn núi.
Đức Thiên Vương nhớ đến bốn người vợ cũ, bèn dùng Thiên Nhãn ra quan sát, thấy nàng Sudhammā, Sunandā, Sucittā được sanh về Đao Lợi cung, riêng nàng Sujātā thì vắng mặt nơi đây. Nhìn xa xuống nhân gian, Đức Thiên Vương thấy nàng đang trong khổ cảnh thì nghĩ rằng: “Nàng nầy dại dột, không làm phước báu dù chỉ là ít ỏi, bây giờ phải mang lớp thú. Ta cũng nên nhắc nhở nàng tạo phước để được siêu sanh về đây.”
Nghĩ vậy, Đức Đế Thích biến hình thành một người lạ đến gần con cò mái và hỏi:
- Nàng làm gì lang thang ở đây vậy?
- Thưa, ông là ai?
- Ta là chồng của nàng, là Magha đây.
- Chàng hiện sanh về cảnh giới nào?
- Ta được sanh về Đao Lợi Thiên cung, ba cô bạn của nàng cũng được sanh lên đó. Nàng không biết sao?
- Thưa chàng! Em không biết.
- Nàng ráng tu cho được sanh lên cõi của ta, thì sẽ tái ngộ ba cô bạn của nàng.
- Bây giờ, tôi lên cõi đó có được chăng?
- Được, để ta mang nàng lên cõi ấy.
Nói rồi, Đức Đế Thích đem con cò mái Sujātā lên cõi Đao Lợi, đặt nó đứng cạnh bờ hồ Sunandā, Ngài báo tin cho ba nàng Thiên hậu biết rằng:
- Ba nàng đã gặp nàng Sujātā chưa?
- Thưa Thiên chúa! Nàng ấy ở đâu?
- Đang đứng tại bờ hồ Sunandā.
Nghe vậy, cả ba nàng rủ nhau đến đó, trông thấy con cò mái, ba nàng kêu lên rằng:
- Dì út! Chao ôi, còn đâu nhan sắc mặn mà. Chao ôi! Còn đâu phấn sáp lụa là điểm trang. Bây giờ chị em hãy nhìn cặp giò kia, hãy nhìn xem hai chân kia? Có phải cô ả thật là đẹp lộng lẫy chăng?
Sau khi buông lời chế giễu mỉa mai cô bạn cũ, ba nàng Thiên hậu đồng bỏ ra về. Đức Đế Thích trở lại hỏi con cò Sujātā:
- Nàng có gặp được bạn cũ rồi chớ?
- Thưa có rồi, họ chế giễu em rồi kéo nhau đi mất. Xin chàng hãy đưa em đi viếng cảnh thiên.
Đế Thích nhận lời đưa cò Sujātā đi viếng khắp các thắng cảnh trên Thiên cung, xong rồi đưa nàng trở lại nơi cũ của nàng và hỏi rằng:
- Nàng đã thấy cơ đồ sự nghiệp của ba nàng kia chưa?
- Tâu Thiên vương, thiếp đã thấy rồi.
- Vậy nàng nên tinh cần tu tập để được về nơi ấy.
- Thưa Thiên vương! Thần thiếp phải làm sao để tu tập?
- Nàng hãy ráng vâng giữ làm theo những huấn từ của ta.
- Tâu Thiên vương, thần thiếp nguyện sẽ tuân theo lời dạy.
Khi ấy, Đức Thiên vương Đế Thích truyền ngũ giới cho con cò Sujātā, căn dặn nàng phải ráng chuyên cần gìn giữ rồi từ giã nàng.
Từ đó trở đi, con cò chỉ ăn ròng những tôm cá đã chết, để khỏi phạm giới sát sanh.
Cách vài hôm sau, để thử lòng con cò, Đức Đế Thích hóa thành con cá măng nằm ngửa trên bãi cát giống như đã chết. Con cò mái thấy, ngỡ là cá chết nên nó lấy mỏ gắp lên để ăn, nhưng không ngờ khi nó sắp nuốt thì con cá ve vẩy đuôi. Con cò nói: “Cá còn sống.” Rồi nó nhả ra, thả cá xuống ao nước.
Mấy hôm sau nữa, Đức Đế Thích lại thử con cò lần nữa, cũng y như thế, khi con cò gắp cá thấy còn ve vẩy cái kỳ, nó lại thả ra và nói: “Cá còn sống.”
Sau khi thử thách ba phen như thế. Đế Thích hiện nguyên hình Thiên vương, khen con cò mái rằng:
- Nàng giữ giới thật trong sạch, ta đã ba phen xuống thử nàng, nàng đã kiên trì giữ giới cả ba. Nếu nàng cứ trì giới như thế mãi thì không bao lâu nàng sẽ siêu sanh về cõi của ta.
Nói rồi Thiên Vương biến mất.
Từ đó trở đi, con cò mái nhất định: “Có cá chết thì ta dùng, không có thời thôi.” Cách mấy ngày sau, nó phải bị chết đói. Do phước giữ năm giới trong sạch, nó được tái sanh làm con gái ông chủ lò gốm trong thành Bārāṇasī.
Khi cô gái đến tuổi cập kê, Đức Đế Thích chợt nhớ đến con cò, tự hỏi: “Nàng đã tái sanh về đâu nhỉ ?” Khi quan sát tìm kiếm, thấy được hậu thân con cò mái là cô gái. Đức Đế Thích nhủ thầm: “Bây giờ, ta nên xuống nơi đó”. Ngài hóa ra một cỗ xe tay nhỏ, chất đầy bảy loại báu vật, hình dáng như những quả thanh qua (dưa chuột), đi vào trong thành Bārāṇasī:
- Ai dùng thanh qua chăng?
Vừa đi, vừa cất tiếng rao lanh lảnh, Đức Đế Thích noi theo lộ chính của thành phố, rảo qua các phố thị. Nhiều người đem đậu xanh, đậu đỏ, ngũ cốc đến đổi chác, Đức Đế Thích đều từ chối, nói rằng:
- Tôi không bán buôn hay đổi chác chi hết.
- Vậy thì ông cho hay sao?
- Tôi chỉ cho không những nữ nhân nào giữ giới.
- Trong những chị em đây, không một ai biết ngũ giới là gì cả, làm sao mà giữ giới cho được.
- Tôi chỉ cho đến người nào có giữ giới mà thôi.
- Ông ạ! Ở đây có cô gái ông chủ lò gốm thường ngày tự xưng là có giữ giới. Vậy ông nên đến cho cô ấy đi.
Thiếu nữ nghe tin đồn, cũng tìm đến cỗ xe của Đức Đế Thích:
- Ông ơi! Ông hãy cho tôi xin những trái thanh qua của ông.
- Nàng là ai?
- Tôi là người không bao giờ dứt lìa ngũ giới.
Nghe vậy, Đức Đế Thích bảo:
- Thế thì nàng hãy đưa ta về cho biết nhà đi.
Đức Đế Thích đẩy cỗ xe đi theo thiếu nữ về tận nhà cô, cho cô trọn xe báu vật dưa xanh của cõi trời, rồi hiện nguyên hình cho cô biết và dặn rằng: “Nàng hãy dùng châu báu này để nuôi mạng sống một đời nàng. Hãy ráng gìn giữ giới đừng cho đứt.”
Nói rồi, Thiên vương từ giã ra đi. Thiếu nữ y theo lời dạy, giữ giới cho tới mãn đời. Sau khi thác, thiếu nữ được sanh lên làm Công chúa, con vua cõi Asura Thiên. Nhờ cả hai kiếp đều giữ giới trong sạch, nên Công chúa Asura có dung nhan tuyệt đẹp, màu da như vàng ròng, đầy vẻ đẹp yêu kiều diễm lệ, thanh quí vô song.
Các vương tôn, công tử Asura đi đến cầu hôn, đều bị Asura vương là đức Vepacitti cự tuyệt, bảo rằng:
- Các khanh không xứng đáng với con gái trẫm.
Về sau, đức vua Vepacitti cho phép Công chúa gieo cầu để tự mình kén chọn phò mã. Đức vua tập hợp thần dân cùng tướng sĩ Asura trước hoàng lâu, trao cho Công chúa một vòng hoa và phán:
- Con hãy gieo cầu kén chọn phò mã xứng ý với con đi.
Ngay lúc ấy, Đức Đế Thích quan sát tìm xem nàng Sujātā thọ sanh vào cõi nào. Biết được việc nầy. Thiên vương nói:
- Bây giờ, trẫm xuống đó rước nàng về đây.
Đức Đế Thích bèn hóa thành một ông lão Asura, xuống đứng sau đám quân sĩ đang dự hội giao cầu.
Công chúa đang ngồi trên lầu vàng, nhìn khắp mọi nơi, nhưng không lưu ý đến ai cả. Nhưng khi vừa trông thấy lão già Asura, thì đột nhiên tình ái khởi phát, sóng tình lai láng tràn ngập tâm tư của nàng trinh nữ đang độ xuân thì, do nơi tiền kiếp của đôi bạn đã từng chung chăn chung gối.
“Người đó là ý trung nhân của ta”, nghĩ rồi Công chúa nhắm ngay ông lão mà ném chiếc giao cầu xuống.
Khắp cả hội trường xôn xao, ai cũng nói:
- Quốc vương tuyên bố là không ai xứng đáng với Công chúa. Bây giờ cuộc gieo cầu kén phò mã, lại chọn được ông cụ già tuổi đáng cha của Công chúa vậy.
Đức Đế Thích nắm tay Công chúa, miệng hét lớn rằng: “Ta là vua trời Đế Thích đây!”. Đoạn, Thiên vương dắt vợ đằng vân bay đi. Binh lính Asura hô chuyền nhau: “Chúng ta đã mắc mưu lão già Đế Thích.” Rồi họ ráp nhau đuổi theo hai người. Mātali, vị trời đánh xe hộ giá, điều khiển chiếc nhạc thinh xa (Vejayantarathaṃ) chạy đến rước Đế Thích, Đức Đế Thích bèn ngự lên Thiên xa trực chỉ về Thiên thành Đạo Lợi. Khi chiếc xe vượt qua đám rừng (Simbali), những con Kim Sí Điểu con, nghe tiếng xe réo thì giựt mình, sợ Thiên xa cán chết, nên la ó inh ỏi. Đức Đế Thích phán hỏi Mātali: “Lũ nào la om sòm như thế?”
- Tâu Thiên vương, lũ Kim Sí Điểu con la ó như thế.
- Tại sao vậy?
- Chúng nó nghe tiếng xe nghiến rần rộ nên sợ chết mà la đó.
- Vì một mình trẫm mà bao nhiêu kẻ bị xe cán chết quá nhanh, thôi đừng sát hại nữa. Khanh hãy cho xe quay lại đi.
Vị trời ngự giá ra roi lên, điều khiển ngàn con ngựa cho quay xe trở lại. Thấy vậy, quân binh Asura thông báo cho nhau: “Lão già Đế Thích thua ta đang bỏ chạy, chợt quay đầu lại, hẳn là có Thiên binh tiếp viện ở phía sau.”
Thế là, họ thối lui quay đầu chạy trở về thành Asura, cho đóng chặt các cửa thành lại không dám cất đầu ngó lên.
Đức Đế Thích đưa nàng Sujātā (Công chúa Asura) về Thiên thành, phong cho nàng chức Thiên hậu, cầm đầu hai mươi lăm triệu Thiên nữ. Tân Thiên Hậu tâu xin với Đức Đế Thích rằng:
- Tâu đại vương! Nơi Thiên cung nầy thần thiếp không có cha mẹ, anh chị em chi cả. Nếu đại vương ngự đi bất cứ nơi nào, xin cho thần thiếp được theo một bên hầu hạ đại vương.
Đức Đế Thích chuẩn tấu rằng: “Lành thay!”.
Từ đó về sau, chư Thiên Asura đóng quân ở hai thành Cittapātali (Mỹ Hoa) và Pupphita (Khai Hoa). Cứ mỗi mùa thiên trượng của vua họ (dibbapāricchattaka) trổ hoa, thì họ lại dấy loạn, đem binh chống cự lại với Thiên triều, quyết định tái chiếm cung trời Đao Lợi.
Đức Đế Thích muốn ngừa hậu hoạn bèn sắp đặt cho những Long Vương án ngữ canh phòng dưới đáy biển. Tầng kế đó thì giao cho những Kim Sí Điểu. Lên tầng nữa thì có Cưu Bàn Trà (Kumbhaṇḍa), tầng kế tiếp do các Dạ xoa trấn giữ, và lớp cuối cùng là Tứ Đại Thiên Vương. Trên Thiên cung, ở mấy cổng thành đều có tượng Thiên vương tay cầm Kim Cang trượng (Vajirahattha). Binh sĩ Asura dù cho có thắng trận vượt qua vòng thành của các Long Vương và mấy vòng thành kế, khi thấy dáng pho tượng của đức Thiên Vương từ xa, chúng ngỡ là Đức Đế Thích đứng trấn nơi đó thì tháo lui chạy trở lại. (Trích trong Chú giải Kinh Pháp cú, TK Pháp Minh)
Chuyện Vua Trời Đế-Thích Tích Tạo Phước Thiện Trong Giáo Pháp Đức Phật
Vua trời Đế-thích, hoặc thiên vương Sakka, là vị chúa trời hơn cả các chư thiên trong cõi trời Đạo-lợi này, trong thời điểm giáo pháp của Sa-môn Gotama chưa xuất hiện trong thế gian. Lúc ấy, sự xinh đẹp, hào quang và thiên cung cũng kém hơn một số thiên tử, Ngài chỉ có được duy nhất là quyền lực cao hơn mà thôi. Sau khi giáo pháp của Đức Phật Gotama đã xuất hiện thì sự xinh đẹp, hào quang cùng thiên cung của thiên vương Đế-thích mới hoàn toàn viên mãn. Điều này là do mãnh lực thiện nghiệp mà vua trời Đế-thích đã đến cúng dường đến trưởng lão Mahā Kassapa như câu chuyện sau:
Vào thời điểm thiên vương Đế-thích thọ hưởng thiên sản trong cõi Đạo-lợi ấy, vua trời nhìn thấy một số đại thiên tử có hào quang, và có thiên cung mỹ lệ to lớn hơn thiên cung của mình nhiều, nên cũng suy nghĩ rằng do nguyên nhân nào mà các thiên tử này, có hào quang, và thiên cung xinh đẹp hơn mình, thì cũng biết được sự việc như vậy, bởi vì những chư thiên ấy đã tạo phước thiện trong giáo pháp Đức Phật vào thời giáo pháp còn đang trụ, cho nên thiện nghiệp nào mà người đã tạo trong lúc Phật giáo còn trụ thế thì thiện pháp ấy sẽ có ân đức thù thắng hơn những thiện pháp được làm trong thời thế gian không có giáo pháp của đức Phật. Đối với Ngài có hào quang kém, thiên cung không xinh đẹp bằng, bởi vì thiện pháp mà Ngài đã tạo trong thời gian không có giáo pháp của đức Phật. Sau khi biết được như thế, đức trời Đế-thích cố gắng tìm cơ hội thuận lợi để tạo phước trong Phật giáo.
Vào một ngày nọ, vua trời Đế-thích nhìn thấy trưởng lão Mahā Kassapa vừa xuất thiền diệt và đang đi tế độ người nghèo tại một khu xóm. Khi biết được như thế thiên vương Đế-thích vô cùng hoan hỷ, bởi vì đã chờ đợi cơ hội làm phước trong giáo pháp từ lâu rồi nên Ngài dẫn thiên hậu Sujātā ngự xuống cõi nhân loại, mang theo vật thực cõi trời để cúng dường đến trưởng lão Mahā Kassapa.
Sau khi đã ngự xuống cõi nhân loại, hai vị hóa thân thành đôi vợ chồng già nghèo khổ, đang dệt vải trong mái nhà tranh ở đầu đường mà Trưởng lão Mahā Kassapa sẽ đi ngang qua để khất thực.
Khi trưởng lão Mahā Kassapa đã xuất khỏi thiền diệt, Ngài có chủ tâm sẽ đi tế độ những người nghèo trong xóm nghèo ấy, nên chuẩn bị quấn y ôm bát đi đến. Khi đã đến khu xóm, Ngài đứng yên lặng trước mái nhà đầu tiên. Thiên vương Đế-thích nhìn thấy trưởng lão đang đứng trước cửa nhà mình, nên vội vã bước ra, bảo nàng Sujātā mang vật thực đến để đặt vào bát trưởng lão. Nàng Sujātā liền lấy tịnh thực đã được chuẩn bị sẵn rồi đem đến cho chồng, thiên vương Đế-thích nhận lấy vật thực rồi đặt vào bát của trưởng lão.
Lúc đầu, trưởng lão Mahā Kassapa không tác ý quán xét rằng hai vợ chồng đặt bát này là thiên chủ Sakka và thiên hậu Sujātā, Ngài nghĩ là những người nghèo bình thường như những người khác. Sau khi nhận vật thực của thiên chủ cúng dường, thì mùi thơm của tịnh thực xông vào mũi, Ngài cũng liền biết được rằng đây không phải là loại vật thực bình thường của người nghèo, mà chính là vật thực cõi trời. Và đôi vợ chồng này không phải là người bình thường, mà chính thiên vương và thiên hậu giả dạng đến. Trưởng lão Mahā Kassapa khi biết được như thế đã quở trách thiên chủ Đế-thích rằng: Trong cách ta tế độ chúng sanh tại nơi này không phải là có chủ tâm tế độ người đã có phước như ngài đây, mà ta cố ý đến đây tế độ người nghèo khổ, nguyên nhân nào mà ngài lại đến đây làm như thế”.
Thiên vương Đế-thích trả lời rằng: “Bạch ngài, con cũng là người nghèo khổ, bởi vì cho dù con là thiên chủ ở cõi Đạo-lợi, nhưng hào quang và thiên cung lại có phần kém xa một vài chư thiên khác, những việc này cũng do con không có cơ hội làm phước trong thời có giáo pháp Đức Phật vậy, đến thời này, con mới có cơ hội gặp Ngài, nên mới vội vàng kiến tạo thiện phước trong giáo pháp để cho hào quang nơi thân và thiên cung của con được chói sáng hoàn mỹ. Bởi nguyên nhân này nên con mới hóa thân giả dạng như thế”.
Nương nhờ ân đức việc đã cúng dường bố thí đến bậc lậu tận là trưởng lão Mahā Kassapa vừa xuất thiền diệt, nên khi vua trời Đế-thích trở về cõi trời Đạo-lợi, hào quang từ thân, và hào quang từ Thiên cung cũng sáng chói, xinh đẹp, viên mãn thù thắng như vậy.
~~~
Nói Về ‘Thiện’, ‘Bất thiện’ Với ‘Phước’ Và ‘Tội’
Thiện và bất thiện thường được dùng một cách phổ thông là tốt và xấu cũng đúng. Nhưng thật ra thì không phải là hoàn toàn đúng, một số trạng thái thực tính là thiện nhưng không thể gọi là tốt. Trong từ ngữ Việt Nam, một số trạng thái thực tính có thể là bất thiện nhưng không được gọi là xấu.
Thiện và bất thiện là những trạng thái thực tính phát sanh trong tâm và có quả sanh với tâm trước, rồi mới có quả với nhân cách và thể hiện kết quả ấy ra bên ngoài. Ý nghĩa của thiện và bất thiện cũng nhìn vào cơ bản, tức cốt lõi và diễn tiến theo cơ tâm là chánh yếu.
“Thiện” được dịch theo từ là sáng suốt, khôn khéo, khỏe mạnh, nhân đức và giúp đỡ, thích hợp, tốt đẹp, là phước, khéo rành, trừ bệnh hay trừ bỏ điều xấu xa đáng ghê sợ.
Còn “bất thiện” dịch là trạng thái thực tính đối lập với thiện hay nghịch với thiện, như là không khôn khéo, bệnh hoạn v.v...
Ý nghĩa được phân giải trong pháp hướng đạo của Thiện có 4 điều chánh yếu là:
1. Ārogaya nghĩa là không bệnh hoạn, tức trạng thái tâm không bệnh hoạn. Như thường hay gọi là tâm an, nghĩa là thực tính hay chi phần kết hợp hỗ trợ cho tâm an, làm cho tâm không bệnh hoạn, không bị đàn áp, không bồn chồn lo lắng, không tiều tụy, không mềm yếu. Hay là tâm cứng cỏi, khỏe mạnh, khéo léo, làm được việc tốt .v.v..
2. Anavajja nghĩa là không tội lỗi, hay không thiếu sót, tức là trình bày đến thực tính tâm hoàn hảo, không thiếu sót, không mất mát, hay không có hư hại, không bị che mờ, không chán nản, trong sáng, thanh lương, sạch sẽ v.v...
3. Kosalasambhūta nghĩa là phát sanh từ trí tuệ, hay sanh từ sự khôn khéo, tức trạng thái tâm kết hợp với trí tuệ, hay những ân đức lợi ích phát sanh từ sự hiểu biết, sáng suốt thấy pháp kịp thời theo bản chất thật thích hợp với pháp thiện có tác ý khéo léo, ấy là sự biết đến cách nghĩ thông thạo vấn đề hay biết cách làm cho khôn khéo.
4. Sukhavipāka nghĩa là có quả an vui, tức là trạng thái làm cho tâm hạnh phúc. Khi pháp thiện phát sanh trong tâm chắc chắn làm cho phát sanh sự an lạc, tươi vui, thuần thục ngay trong lúc ấy mà không cần chờ đợi sẽ có quả lợi ích đáp trả từ phía bên ngoài. Tợ như khi thân thể khỏe mạnh, không có bệnh hoạn hành hạ (aroga), không có dính dơ bẩn hư hại, không có bị tàn hại bởi thuốc độc, tai họa (anavajja) và biết mình ở nơi an toàn vững chắc thích hợp (kosalasambhūta), dầu cho không được hưởng thụ những điều chi đặc biệt đi chăng nữa cũng vẫn có sự an lạc hưởng từ trong thân tâm.
Ngoài bốn ý nghĩa này, một số quyển sách cũng có nói đến 3 ý nghĩa nữa là:
1. Cheka nghĩa là thông thạo.
2. Khema nghĩa là sự đẹp lòng, trong sáng, thanh lương, vững chắc, an toàn.
3. Niddaraka nghĩa là không có sự lo âu, sợ sệt.
Nhưng đủ để thấy rằng 3 ý nghĩa này được gom trọn trong 4 ý nghĩa phía trên.[47] Và trong tất cả 4 ý nghĩa ấy, điều thứ 3 là ý nghĩa miễn cưỡng.
Ý nghĩa của bất thiện cũng nên hiểu là đối lập với những điều đã nói trên, tức là thiện. Như là trạng thái tâm bệnh hoạn, tội lỗi, đáng chê trách, có sự mất mát sanh từ vô minh và có quả khổ. Nói ngắn gọn một điều nữa là trạng thái làm cho tâm mất đi sự tốt đẹp về mặt chất lượng và hiệu quả tức tâm thiện không sanh đặng.
Những trạng thái của thiện có thể xem chi tiết trong bộ Pháp tụ thuộc tạng Vô tỷ pháp.
Kế đến sẽ nói về “Phước và tội” với “Thiện và bất thiện”.
Hai cặp phạm trù này đôi khi có thể sử dụng thay thế nhau được, nhưng đôi khi không thể sử dụng thay thế cho nhau được, vì đó là nguyên nhân làm cho phát sanh sự nhầm lẫn rằng: ý nghĩa của hai cặp pháp này giống nhau, hay khác nhau như thế nào? Ở đây không phải là đề cập để phân giải vấn đề này là chánh, mà chỉ nói vừa đủ để cho hiểu thêm.
“Phước” có ý nghĩa theo từ ngữ được chấp nhận, trình bày lại 2 điều chánh là:
1. Công cụ tẩy trừ cơ tánh, tức là tẩy rửa tâm cho sạch sẽ.
2. Điều làm cho phát sanh quả, tức đời sống an lạc.
Ngoài ra đây, có một số chỗ trình bày ý nghĩa khác nữa là điều mang tới đáng cúng dường, hay điều mang ước nguyện của người làm được trọn vẹn.
Còn “Tội” thường dịch theo nghĩa của từ là điều làm cho đi đến luân hồi khổ, hay điều làm cho đến khổ thú (điều làm cho rơi vào nơi tội lỗi xấu ác). Lời dịch quan trọng của “Tội” là xấu xa (tiểu nhân hay không tốt đẹp). Đôi lúc sử dụng từ đặc biệt của quả, dịch là khổ hay pháp không đáng mong mỏi.[48]
Những điều đã nói đấy, là ý nghĩa mà những nhà ngôn ngữ học trình bày lại, chỉ ở một khía cạnh thôi. Nên biết thêm ý nghĩa ở góc độ đúng theo pháp nữa.
Khi nói theo ý nghĩa rộng nhất thì ‘phước’ có ý nghĩa bằng với ‘thiện’, ‘tội’ cũng có ý nghĩa tương đồng với ‘bất thiện’. Nhưng trong cách sử dụng thật sự ‘phước và tội’ thường xuất hiện trong ý nghĩa hạn chế, và riêng biệt hơn là ‘thiện và bất thiện’.
Như nói rằng ‘tội’ sử dụng trong ý nghĩa tương đồng với ‘bất thiện’ nhiều hơn là ‘phước’ sử dụng trong ý nghĩa tương đồng với ‘thiện’. Nhưng xuất hiện nhiều cũng là ‘thiện’ sử dụng trong ý nghĩa tương đồng với ‘phước’. Nội dung trình bày ở đây ra sao nên suy xét kế tiếp như vầy.
‘Tội’ mà được dùng trong ý nghĩa tương đồng với ‘bất thiện’, ở chỗ quan trọng là trong Tứ chánh cần (Sammappadhāna). Điều 1 và 2 có nói đến ‘tội’ cùng với pháp ‘bất thiện’ như nêu rằng “Siêng năng ngăn ngừa tội, pháp bất thiện chưa sanh và siêng năng trừ bỏ tội, pháp bất thiện đã sanh”. Nhưng trong điều 3 và 4 thì ‘phước’ không đi chung với pháp ‘thiện’, mà chỉ nói đến pháp ‘thiện’ như “Siêng năng vun bồi pháp thiện chưa sanh và siêng năng giữ gìn pháp thiện đã sanh, không cho bị hoại mất và làm cho tăng trưởng quảng đại”.[49]
Nói ngắn gọn thì ‘phước’ có ý nghĩa không tương đồng với ‘thiện’, nếu chia ‘thiện’ thành hai mức độ là thiện hiệp thế (lokiyakusala) và thiện siêu thế (lokuttarakusala). Theo phổ thông thì ‘phước’ sử dụng với thiện hiệp thế. Hoặc nếu không như vậy, thì nói đến mức độ thiện siêu thế cũng phải thêm vào từ ngữ gán cho từ ‘phước’ như là phước siêu thế (lokuttarapuñña), ấy không phải là từ được chấp nhận sử dụng nhiều.
Có nhiều đoạn Pāḷi Đức Phật thuyết đến opadhikapuñña, tức phước trợ tạo quả đến ngũ uẩn, ấy là phước thuộc về hiệp thế, chỉ cho thấy có thể có anopadhikapuñña hay nirūpadhipuñña (là siêu thế) là một cặp. Nhưng cũng không thấy xuất hiện tên anopadhikapuñña hay nirūpadhipuñña (là siêu thế) ở chỗ nào cả.
Ngược lại, thay vì sẽ có anopadhikapuñña hay nirūpadhipuñña (là siêu thế) xuất hiện cho đủ đôi với opadhikapuñña, nhưng trong pāli có đoạn của cùng bài kinh xuất hiện từ nirūpadhikusala (thiện thuộc về siêu thế) đi đôi với opadhikapuñña (phước thuộc về hiệp thế), xin dẫn ra cho thấy:
“6. ... sau khi làm việc thiện bằng thân, nhiều việc thiện bằng khẩu, sau khi làm vô lượng việc thiện không mầm tái sanh bằng ý, ...
7. ... kế đó, sau khi làm nhiều việc phước đưa đi tái sanh ấy bằng việc bố thí, hãy tạo điều kiện cho những người khác cũng trú vào Diệu Pháp, vào Phạm hạnh.” (Kinh Dấu hiệu báo trước, phẩm thứ 4, nhóm 3 pháp, Phật thuyết như vậy)[50].
Cho rằng, khi nhìn một cách phổ thông thì sẽ thấy rằng từ “Phước” Ngài sử dụng với ý nghĩa của opadhikapuñña, tức là dầu cho không viết từ “Opadhika” kèm theo, nhưng cũng vẫn có ý nghĩa đồng với từ “Opadhika” đi kèm, có nghĩa là đúng với thiện hiệp thế. Điều này giống như nói rằng từ “phước” được dùng phổ thông chỉ có ý nghĩa ở mức hiệp thế, giống với thiện hiệp thế, hay thiện ở mức hiệp thế. “Phước” cũng tương đồng với một phần ý nghĩa của “thiện”, không bao quát bằng “thiện”, vì thiện lại có thêm phần siêu thế (mà phước thì không có) và rất ít chỗ trong chú giải nói về phước tương đồng với thiện cả thảy.[51]
Ngài giáo thọ sư chú giải nhấn mạnh từ “phước”, rồi trình bày ý nghĩa lại cho thấy ở góc độ sâu sắc hơn nữa, như quyển Minh giải Pháp Siêu lý (Paramatthadīpanī), chú giải Itivuttaka trình bày ý nghĩa của từ “phước” có 5 là:
1. Nói đến “phước” nghĩa là quả của thiện, hay quả của sự tốt đẹp, như có nội dung là “Bởi vì sự giữ gìn pháp thiện là nhân, phước chắc chắn tiến hóa tăng trưởng”[52]
2. Nói đến việc là thiện hạnh trong mức độ dục giới và sắc giới, như trong câu “người rơi vào trong vô minh (bị vô minh chi phối), nếu thực hiện pháp hành là phước (phúc hành - puññābhisaṅkhāra).[53]
3. Nói đến kiếp sống sanh ở nhàn cảnh, như câu “Thức đi đến phước”[54].
4. Nói đến tư thiện, như trong câu “Nền tảng của hành động phước thiện”[55] (tức tương đồng với nghiệp thiện).
5. Nói đến nghiệp thiện trong 3 cõi, như trong câu “Này chư Phíc-khú, đừng sợ chi phước cả” (Câu này đúng với thiện hiệp thế vậy)[56].
Thật ra thì điều thứ 5 là ý nghĩa chánh, trùng khớp với lời giải thích trong Đại xiển minh (Mahāniddesa) như vầy: Thiện hành trong ba giới (Dục giới, sắc giới, vô sắc giới), hay một giới nào đi nữa cũng gọi là phước, tất cả pháp bất thiện gọi là phi phước (apuñña) (tức là tội).
Nói một cách dễ hiểu “phước” là thiện hiệp thế, “tội” là tất cả pháp bất thiện (Thiện bao gồm hiệp thế và siêu thế, nhưng bất thiện chỉ có hiệp thế mà thôi. ‘Phước và tội’ đều là hiệp thế cả thảy. Hay nói cách khác thì ‘phước’ chỉ thuộc về hiệp thế, còn ‘thiện’ thì bao gồm cả hiệp thế lẫn siêu thế, ‘tội’ và ‘bất thiện’ đều là hiệp thế)[57].
Tất cả đây có trong câu “Không dính mắc trong phước và tội, hay trừ đi phước và tội, hòa theo phước và tội, đây là trạng thái tâm của bậc Vô sanh.”[58]
Nên lưu ý rằng, theo lời giải thích trong Đại xiển minh ấy, câu trình bày bậc Vô sanh trừ bỏ hết cả phước lẫn tội, hòa theo phước và tội hay trên cả tốt lẫn xấu ấy, có ý nghĩa là diệt trừ tội và diệt trừ phước, tức pháp thiện hiệp thế, chứ không phải là diệt trừ pháp thiện siêu thế.
Như đã nói ở phần đầu rằng, khi từ ‘phước’ và ‘thiện’ đi cùng thì từ ‘phước’ tương đồng như ‘thiện’, cũng có nghĩa là trong trường hợp như vậy thì từ ‘thiện’ được dùng với ý nghĩa hẹp lại để tương đồng với từ ‘phước’, tức chỉ là thiện hiệp thế[59]. Tính chất quan trọng của thiện hiệp thế và phước cũng là cách vẫn thường liên hệ với quả báo là ân đức, không phải là vấn đề của sự giải thoát tự tại hay sự diệt trừ hoàn toàn phiền não.
Kết luận như vầy, dù là ‘phước’ đồng nghĩa với ‘thiện’, và ‘tội’ đồng nghĩa với ‘bất thiện’, nhưng trong cách sử dụng thật sự phổ thông thì ‘thiện’ có ý nghĩa bao quát nhất, rộng hơn ‘phước’. Cả hai từ được sử dụng thay thế nhau có lúc được, có lúc không được. Còn ‘tội’ với ‘bất thiện’ có ý nghĩa gần nhau hơn nên thường được sử dụng để thay thế nhau. Nhưng cũng thường sử dụng trong trường hợp có cảm giác đối nghịch về ý nghĩa ở góc độ khác của ‘phước’ như những phần sau:
1. ‘Thiện’ sử dụng ở góc độ hành động, tức là nghiệp cũng được, nhìn sâu hơn đến thực tính pháp cũng được. Còn ‘phước’ thường chỉ nhắm từ trong góc độ nghiệp, tức hành động. Do đó, từ “nghiệp thiện, pháp thiện” cũng là từ phổ thông. Nhưng đối với phước, ta nói “nghiệp phước” (nghiệp là phước, không phải là phước và nghiệp), nếu nói rằng “pháp phước” thì nghe lạ tai và không có cảm giác là từ ngữ trong đạo. Đối với “tội với bất thiện” sẽ thấy cả nghiệp bất thiện, pháp bất thiện, nghiệp tội, và pháp tội lỗi.
2. Trong góc độ đặc biệt thì ‘phước’ có ý ám chỉ đến kết quả, hay quả của nghiệp thiện, dù là trong trường hợp không ám chỉ đến kết quả, hay quả báo trực tiếp, nhưng phước cũng được sử dụng trong tính chất liên hệ với quả, hay làm cho phát sanh cảm nhận nhắm tới quả được đáp trả từ bên ngoài, hay quả là vật chất như có sự hạnh phúc và sanh nơi nhàn cảnh.
Bởi những nguyên nhân như đã nêu, cách dùng từ “phước” chỉ giới hạn trong phạm vi hiệp thế, tức opadhikapuñña hay là thiện hiệp thế mà thôi, khó xảy ra trường hợp lấn đến phạm vi thiện siêu thế.
Ngoài ra đây, có điều đáng chú ý đối với người theo hướng học thuật thì có thể nghiên cứu tiếp là:
1. ‘Phước’ và ‘tội’ là từ được dùng rộng rãi trong thế gian kể từ trước thời Đức Phật còn tại thế, và có ý nghĩa theo chiều hướng có sự may mắn, hay có tính chất thần thánh hòa trộn. Phật giáo mượn sử dụng trong ý nghĩa làm cho tương đồng với phương cách của mình (chứ không lấy ý nghĩa của thế gian). Còn ‘thiện’ và ‘bất thiện’ cũng được sử dụng trong ý nghĩa khác như khôn khéo, thuần thục, khéo rành, không bệnh hoạn, khỏe mạnh v.v... Phật giáo mượn đến để chế định sử dụng đối với ý nghĩa riêng biệt theo Phật giáo.
2. Và bởi cớ ấy, ‘thiện’ và ‘bất thiện’ cũng là từ học thuật theo hướng đạo pháp thật sự (không lẫn với chiều hướng khác). Còn phước và tội Ngài thường sử dụng trong lời dạy đối với người bình thường hay trong đời sống của người thế gian.[60]
Nói Về Ân Đức Hay Quả Báu, Phước Báu (Ānisaṃsa)
Từ “ân đức” có ba nghĩa là tán dương, trấn áp, tuôn chảy.
1. Tán dương nghĩa là những việc tốt lành, hay pháp thiện mà người ta làm, như pháp thiện ở mức dục giới, là việc tốt của người nhân loại, việc tốt của chư thiên ở 6 cõi trời dục giới. Nếu người nào làm thì được người khác tán dương, tức là trước tiên bản thân nhận được kết quả từ hành động thiện lành ấy, còn người khác khi thấy người đó được thọ hưởng an lạc cũng sẽ tán dương, khen ngợi rằng người này có phước, con cái ngoan ngoãn, vợ hiền lành, có tài sản đầy đủ đều tốt đẹp cả thảy v.v...
2. Trấn áp ở đây nghĩa là trấn áp sự tham lam, sự nóng giận, sự si mê. Trấn áp tội lỗi, pháp bất thiện, hộ trì cho người làm việc thiện lành ấy không rơi vào hố sâu tội lỗi, không cho rơi vào khổ cảnh.
3. Tuôn chảy ở đây nghĩa là quả của hành động tốt đẹp, hay hành động thiện hằng trổ quả cho người ấy trong cả ba thời, trước khi làm có sự hoan hỷ, lúc đang làm có sự hoan hỷ, đã làm thành tựu cũng có sự hoan hỷ, khi thân hoại mạng chung tái sanh sang đời sống mới cũng chỉ có sự an lạc, tiến hóa, như là cận sự nam Dhammika, cận sự nữ Visākhā v.v...
KẾT LUẬN VẤN ĐỀ BỐ THÍ, TRÌ GIỚI, TU TIẾN
Sự trổ quả khác nhau của ân đức bố thí, trì giới, tu tiến
Đức Phật thuyết pháp trong kinh Velāmasutta - Saṃyuttanikāya rằng:
1. Có một Bà-la-môn tên Velāma ở Nam Diêm-phù-đề, Bà-la-môn Velāma là người có tâm tịnh tín với sự bố thí nên đã kiến tạo trạm cứu tế tại nhà của mình, rồi đi thông báo cùng khắp rằng: “Mọi người ở châu Nam Diêm-phù-đề này đều được đến nhận thí phát vật thực tại trạm cứu tế này suốt 7 năm, 7 tháng, 7 ngày. Hay bất cứ người nào không có nơi nương tựa, chỗ ở, không có y phục che thân thì xin hãy đến, bày tỏ ý muốn của mình với Bà-la-môn Velāma, sẽ được sắp xếp thí phát cho những người ấy được trọn khắp”. Cách làm phước bố thí của Bà-la-môn Velāma này có được ân đức quả báo đến A-tăng-kỳ kiếp.
2. Quả báo ân đức mà Bà-la-môn Velāma nhận được vẫn không thể sánh bằng được với ân đức của người thiết đãi vật thực đến bậc Dự lưu, dù chỉ một vị, hay một lần.
3. Ân đức quả báo nhận được từ sự thiết đãi vật thực đến bậc Dự lưu (thất lai) dù 100 vị, hay 100 lần cũng vẫn không sánh bằng ân đức của việc thiết đãi vật thực đến bậc Nhất lai dù chỉ một vị, hay 1 lần.
4. Ân đức quả báo nhận được từ sự thiết đãi vật thực đến bậc Nhất lai dù 100 vị hay 100 lần cũng vẫn không sánh bằng ân đức của việc thiết đãi vật thực đến bậc Bất lai dù chỉ một vị, hay 1 lần.
5. Ân đức quả báo nhận được từ sự thiết đãi vật thực đến bậc Bất lai dù 100 vị, hay 100 lần cũng vẫn không sánh bằng ân đức của việc thiết đãi vật thực đến bậc Vô sanh dù chỉ một vị, hay 1 lần.
6. Ân đức quả báo nhận được từ sự thiết đãi vật thực đến bậc Vô sanh dù 100 vị, hay 100 lần cũng vẫn không sánh bằng ân đức của việc thiết đãi vật thực đến Phật độc giác dù chỉ một vị, hay 1 lần.
7. Ân đức quả báo nhận được từ sự thiết đãi vật thực đến Phật độc giác dù 100 vị, hay 100 lần cũng vẫn không sánh bằng ân đức của việc thiết đãi vật thực đến Phật toàn giác dù chỉ một vị, hay 1 lần.
8. Ân đức quả báo nhận được từ sự thiết đãi vật thực đến Phật toàn giác cũng vẫn không sánh bằng ân đức của việc thiết đãi vật thực đến tất cả chư tăng có Đức Phật dẫn đầu.
9. Ân đức quả báo nhận được từ sự thiết đãi vật thực đến tất cả chư tăng có Đức Phật dẫn đầu, cũng vẫn không sánh bằng ân đức của việc kiến tạo tự viện cúng dường đến Tứ phương tăng (Catudisāsaṅghikavihāradāna).
10. Ân đức quả báo nhận được từ việc kiến tạo tự viện cúng dường đến Tứ phương tăng, cũng vẫn không sánh bằng ân đức của việc quy y Tam bảo.
11. Ân đức quả báo nhận được từ việc quy y Tam bảo cũng vẫn không sánh bằng ân đức của sự thọ trì 5 giới, 8 giới đồng thời với quy y Tam bảo.
12. Ân đức quả báo nhận được từ việc thọ trì 5 giới, 8 giới đồng thời với quy y Tam bảo cũng vẫn không sánh bằng ân đức của sự rải tâm từ đến tất cả chúng sanh để có sự an lạc, dù chỉ một khoảng thời gian ngắn.
13. Ân đức quả báo nhận được từ việc rải tâm từ đến tất cả chúng sanh để có sự an lạc, dù chỉ một khoảng thời gian ngắn ấy cũng vẫn không sánh bằng ân đức của việc tu tiến minh sát, dù chỉ một khoảng thời gian ngắn.
Theo như Đức Phật thuyết trong bài kinh này thì: từ số 1 đến số 10 là tu phước vật, từ số 11 đến số 12 là tu phước đức (tam qui, 5 giới, 8 giới, và rải tâm từ). Rải tâm từ có: rải không có phân biệt 20 câu, rải có phân biệt 28 câu, rải 10 hướng có 480 câu.
Rải lòng từ 20 câu:
Tất cả loài hữu tình Đừng có oan trái lẫn nhau
Tất cả loài sanh mạng Đừng có ép uổng cùng nhau
Tất cả loài có thân rõ rệt Đừng có nạn khổ thân tâm
Tất cả loài gọi người Tự cẩn phòng hằng trọn an vui.
Tất cả loài có bản thân
Rải lòng từ 28 câu:
Tất cả loài giống cái Đừng có oan trái lẫn nhau
Tất cả loài giống đực Đừng có ép uổng cùng nhau
Tất cả bậc Thánh Đừng có nạn khổ thân tâm
Tất cả hạng phàm Tự cẩn phòng hằng trọn an vui.
Tất cả thần tiên
Tất cả nhân loại.
Tất cả A-tu-la
Rải lòng từ 480 câu:
Tất cả loài hữu tình Hướng Đông Đừng có oan trái lẫn nhau
Tất cả loài sanh mạng Hướng Đông Nam Đừng có ép uổng cùng nhau
Tất cả loài có thân rõ rệt Hướng Nam Đừng có nạn khổ thân tâm
Tất cả loài gọi người Hướng Tây Nam Tự cẩn phòng hằng trọn an vui.
Tất cả loài có bản thân Hướng Tây
Tất cả loài giống cái Hướng Tây Bắc
Tất cả loài giống đực Hướng Bắc
Tất cả bậc Thánh Hướng Đông Bắc
Tất cả hạng phàm Hướng Trên
Tất cả thần tiên Hướng Dưới
Tất cả nhân loại.
Tất cả A-tu-la
Từ số 13 là tu phước trí, nhất là quán tưởng vô thường có 12 cách:
Rải lòng từ, sau làm người rất đẹp.
Nguyện phước này đặng thành như ý.
Theo sự phân giải ân đức của việc tích tạo vun bồi phước thiện bố thí, trì giới, tu tiến theo tuần tự này, sẽ thấy được rằng ân đức của việc tu tiến minh sát là ân đức cao thượng nhất, không cần phải nói đến việc tu tiến minh sát lâu dài, dù cho tu tiến chỉ có một ngày hay một tiếng đồng hồ cũng được xem là đã có ân đức rất nhiều. Nếu được tu tiến lâu dài cũng chắc chắn nhận được nhiều ân đức hơn cho đến nỗi không tính đếm được.
Cách trình bày những ân đức khác nhau được diễn tiến theo tuần tự như đã phân giải phía trên đây là cách trình bày theo kim ngôn của đức Thế tôn.
Nguyên nhân làm cho bố thí, trì giới, tu tiến trở thành loại bậc thượng, bậc trung, bậc hạ. Có 12 loại như trong chú giải của Thanh tịnh đạo trình bày rằng:
1. Hīnena chandena cittena viriyena vīmaṃsāya pavattaṃ hīnaṃ.
Bố thí, trì giới, tu tiến phát sanh từ dục, cần, tâm, thẩm còn non kém thì gọi là bậc hạ.
2. Majjhimehi chandādīhi pavattitaṃ majjhimaṃ.
Bố thí, trì giới, tu tiến phát sanh từ dục, cần, tâm, thẩm có lực trung bình thì gọi là bậc trung.
3. Paṇītehi chandādīhi pavattitaṃ paṇītaṃ.
Bố thí, trì giới, tu tiến phát sanh từ dục, cần, tâm, thẩm có sức mạnh bền chắc thì gọi là bậc thượng.
Hay nữa là:
1. Yasakāmatāya vā samādinnaṃ hīnaṃ.
Cách bố thí, trì giới, tu tiến mà có sự mong ước được người khác tán dương và là người có nhiều tùy tùng, thì đó gọi là bậc hạ.
2. Puññaphalakāmatāya majjhimaṃ.
Cách bố thí, trì giới, tu tiến mà có sự mong ước được hưởng thụ an lạc trong 5 cảnh dục lạc, tức quả báo của những pháp thiện ấy, thì đó gọi là bậc trung.
3. Kattabbamevidanti ariyabhāvaṃ nissāya samādinnaṃ paṇītaṃ.
Cách bố thí, trì giới, tu tiến noi theo đường lối của chư thánh nhân, thấy rằng là điều thích hợp làm như vậy thì đó gọi là bậc thượng.
Hay nữa là:
1. Ahamasmi sīlasampanno, ime panaññe bhikkhū (puggalā) dussīlā pāpadhammā’’ti evaṃ attukkaṃsanaparavambhanādīhi upakkiliṭṭhaṃ vā hīnaṃ.
Cách bố thí, trì giới, tu tiến được diễn tiến để nâng mình và nhiếp phục người khác mà nghĩ rằng mình là người không có keo kiệt, có sự hoan hỷ trong việc bố thí, có giới tròn đủ, có định và tuệ trong cách tu tiến minh sát. Còn người khác dù là cư sĩ, hay bậc xuất gia đều là người keo kiệt, vừa có giới không hoàn hảo, và lại thiếu đi niệm, định, tuệ trong cách tu tiến minh sát. Pháp thiện kết hợp với suy nghĩ như vậy, là pháp thiện hạ liệt, nên gọi là bậc hạ.
2. Anupakkiliṭṭhaṃ lokiyaṃ sīlaṃ (dānaṃ bhāvanaṃ) majjhimaṃ.
Cách bố thí, trì giới, tu tiến được diễn tiến mà không có sự nâng mình và nhiếp phục người khác, nhưng lại có sự mong ước có được tài sản vật chất, pháp thiện này gọi là bậc trung.
3. Lokuttaraṃ paṇītaṃ.
Cách bố thí, trì giới, tu tiến được diễn tiến mà có sự ước nguyện đạt được đạo quả Níp-bàn, như là thường ước nguyện trở thành Phật toàn giác, Phật độc giác, Thượng thủ thinh văn giác, Đại thinh văn giác, Thinh văn giác, cách hành thiện như vậy gọi là thiện bậc thượng.
Hay nữa là:
1. Taṇhāvasena vā bhavabhogatthāya pavattitaṃ hīnaṃ.
Cách bố thí, trì giới, tu tiến được diễn tiến mà không có sự mong ước tài sản, vật chất, và sanh hữu, bởi mãnh lực của ái, loại pháp thiện này là pháp thiện hạ liệt, gọi là bậc hạ.
2. Attano vimokkhatthāya pavattitaṃ majjhimaṃ.
Cách bố thí, trì giới, tu tiến được diễn tiến mà mong muốn cho riêng mình thoát khỏi sanh tử luân hồi, pháp thiện này gọi là bậc trung.
3. Sabbasattānaṃ vimokkhatthāya pavattitaṃ pāramitāsīlaṃ (Dānaṃ bhāvanaṃ) paṇītanti
Cách bố thí, trì giới, tu tiến được diễn tiến thuộc về pháp độ (pāramī) để mong muốn giúp chúng sanh thoát khỏi sanh tử luân hồi, loại pháp thiện này là pháp thiện cao thượng, gọi là bậc thượng.
Kết luận nội dung của kệ ngôn bố thí này, điều quan trọng là trong tất cả pháp thiện như ‘bố thí’, ‘trì giới’, ‘tu tiến’ thì việc ‘bố thí’ là pháp thiện đầu tiên dẫn đến những pháp thiện ở mức độ tiếp theo một cách thuận tiện. ‘Bố thí’ là pháp thiện dễ làm nhưng lại trổ quả hơn giá trị (vật thí). ‘Bố thí’ là loại pháp thiện trợ giúp, ủng hộ tông giáo trụ vững và tiến hóa đặng. ‘Bố thí’ là pháp thiện ủng hộ tất cả chúng sanh nhận được quả báo an lạc tươi vui trong kiếp hiện tại lẫn kiếp vị lai. Và chính việc ‘bố thí’ này sẽ dẫn dắt chư Phật tử (Phật giáo đồ) đến bờ kia Níp-bàn, ấy là pháp tịnh lạc mà không có sự an lạc nào sánh bằng, là pháp mà chư hiền nhân hằng ước nguyện.
Do đó, mong tất cả mọi người có tâm tín thành Phật giáo hãy hoan hỷ trong việc tích tạo, vun bồi pháp thiện, ‘bố thí’ để làm nhân trổ quả cho các vị đạt đến pháp thiện cao thượng, ấy là thiện siêu thế gồm có tâm đạo, liền kề theo đó là pháp quả siêu thế gồm có tâm quả, có trí tuệ thấy biết rõ trong bốn thánh đế, thấy được Níp-bàn cao thượng thuận theo sở nguyện đồng đều nhau cả thảy.
___o0o___
Với thiện nghiệp nào tạo được qua việc đọc quyển sách này, mong những thiện nghiệp ấy làm pháp trợ duyên cho tự thân này thường đặng sự an vui, trường thọ, tấn hóa trên con đường tu tập, giải thoát trong ngày vị lai.
Suvatthi hotu dīghāyuko hotu.
Idaṃ me puññaṃ sabbaññutañāṇassa paccayo hotu.
Mong cho Phật tử đọc quyển sách này hãy được an vui, trường thọ.
Mong cho phước báo này của tôi hãy làm duyên cho giác ngộ nhất thiết chủng trí.
___o0o___
Xin trích “Lược Đồ Cứu Cánh Níp-bàn” trong quyển “Vô Tỷ Pháp Tập Yếu” do ngài Trưởng lão Tịnh Sự biên soạn như sau:
Trước hết, nên biết mục tiêu của Phật giáo hoàn toàn rốt ráo diệt phiền não, dứt ngũ uẩn, hết tất cả khổ.
Sắp đặng như thế phải là bậc quả vô sinh. Dù Toàn giác, Độc giác hay Thinh Văn giác cũng thế và phải trải qua 4 bậc đạo quả như trong bản đồ, tợ cái thang lên từng nấc.
Ban đầu đạo Thất lai lên quả Thất lai, quả Thất lai lên đạo Nhất lai; đạo Nhất lai lên quả Nhất lai; quả Nhất lai lên đạo Bất lai; đạo Bất lai lên quả Bất lai; quả Bất lai lên đạo Vô sanh; đạo Vô sanh lên quả Vô sanh, sẽ Níp-bàn viên tịch không còn luân hồi trong tam giới nữa, mới đáng gọi là tận thế của bậc ấy.
Ai muốn đắc sơ đạo phải tu tam học: giới, định, tuệ.
Giới là: ngũ giới, bát giới, thập giới và 227 giới tùy sức.
Định là: 8 hoặc 9 bậc thiền hiệp thế, nhưng thiếu sức chỉ dùng cận định là định quyền, định lực v.v… trong đẳng giác cũng đủ.
Còn “Tuệ” cần phải thứ lớp từ thấp đến cao, trước hết phải đắc tuệ thông thường (sammasanañāṇa) là quán soi nhận thấy ngũ uẩn… thành phần riêng khối.
Trau giồi tâm quán đặng mạnh hơn, tỏ ngộ nhận thấy danh sắc thừa kế triển và mất đi, đó gọi là tiến thối tuệ (udayabbayañāṇa). Vào đến tuệ này phải gặp phiền não quán hoặc ‘hào quang’ sáng chiếu, hoặc gặp pháp ‘hỷ’ mạnh, hoặc gặp đặng rất ‘yên lặng’, hoặc gặp thắng giảimạnh quyết định quá ‘tin’, hoặc gặp sự ‘cố gắng’ quá mạnh, hoặc gặp ‘an lạc’ rất nhiều, hay rất đa ‘trí tuệ’ càng soi mạnh, hoặc chánh ‘niệm’ quá mạnh như người hướng đạo đi quá xa, hoặc sự ‘xả’ quá mạnh thành quá lơ là, hay là phát sanh ‘ái’ nặng.
Hào quang, hỷ, tịnh, tín đa
Cần, vui, huệ, niệm, xả và ái thương
Trong mười, một mạnh quá cường
Thành ra phiền não của đường quan chơn.
(Diệu Pháp lý hợp – phẩm đề mục chỉ quán)
Nếu lướt qua khỏi phiền não quán đặng thời tuệ này mới đủ sức mạnh thấy danh sắc thừa kế thối rõ rệt. Quán soi càng gần khuất bỏ phần tiến của danh sắc, chỉ nhận thấy ngay phần diệt của danh sắc, nên gọi là diệt một tuệ (bhaṅgañāṇa).
Đặng tỏ ngộ tuệ này như người ở trong nhà mục, chỉ thấy đồ gãy rớt xuống dĩ nhiên cho rằng gặp nạn, tỏ ngộ như thế gọi là họa hoạn tuệ (bhayañāṇa), nhận thấy danh sắc như vậy rồi mới đâm ra cho danh sắc là đồ tội lỗi, cách nhận ấy là tội quá tuệ (ādīnavañāṇa) do danh sắc nó phải như thế mới nhận rõ bằng cách chán nản, gọi là phiền yểm tuệ (nibbidañāṇa).
Sự nhàm chán đâu có thích, nên sự tỏ ngộ với cách như muốn xa lìa, đó gọi là dục thoát tuệ (muñcitukamyatāñāṇa). Sự muốn tránh khỏi rất mạnh thì có phần cương quyết cho khỏi, như thế gọi là quyết ly tuệ (paṭisaṅkhāñāṇa) tỷ dụ như chim mới nhốt vào lồng lưới, dù soi đến đâu cũng chẳng đặng ra, rốt cuộc phải nằm nhìn lưới, như thế nào thì hành xả tuệ (saṅkhārupekkhāñāṇa) đối với sự tiêu diệt của danh sắc cũng như thế ấy.
Còn thuận tùng (anulomañāṇa) sanh theo lộ tâm đắc đạo cũng như chim trong lồng gặp khi mở cửa ra theo sẽ thảnh thơi. Liên tiếp tuệ thuận tùng có cái tâm đổng tốc dục giới tịnh hảo tương ưng gặp thấy Níp-bàn để chuyển tộc (gotrabhū) đổi phàm làm Thánh, liền đắc Sơ đạo.
Nếu người nào tu pháp quán không sai mà gặp 1 trong 10 phiền não quán thì biết rằng người ấy là người tam nhân. Còn Bồ tát nếu đủ căn lành thì lướt qua khỏi đến phần cao của tuệ tiến thối (udayabhayañāṇa) mới có phần đến đạo quả hay Níp-bàn sẽ không còn gọi là Bồ tát nữa, nên đặng là Bồ tát kiếp chót.
~~~~~
Ngũ tự đoán hiện thế đắc đạo:
1) Trọn tin Tam bảo và ông thầy dạy hành đạo trúng.
2) Đầy đủ sức khoẻ, không bệnh hoạn.
3) Không có đố kỵ với thầy và bạn tu.
4) Tinh tấn dù còn da, gân, xương cũng không thối chuyển.
5) Tu đặng lướt qua khỏi phiền não quán, đến tiến thối tuệ (udayabbhayaṇāṇa) phần cao.
Đủ thất nhân đắc đạo hiện thế là như người học hết chương trình. Còn ngũ tự đoán đắc đạo hiện thế như làm bài trong lúc thi.
Người có hiện tượng 5 điều ngũ đoán (hiện thế đắc đạo), trước phải có thất nhân đắc đạo hiện thế, nguyên do nhờ các đời quá khứ tạo pháp độ (pāramī).
~~~~~
Trước khi đặng ngũ tự đoán thì đã hiện bày 7 nguyên nhân đắc đạo hiện thế như vầy:
1) Đặng thành người tam nhân (trắc nghiệm có phát sanh phiền não quán).
2) Đời trước đã tạo thập độ có liên quan pháp quán (nên đời này vào tu tuệ dễ dàng).
3) Đời này đầy đủ tinh tấn (vì tinh tấn độ không thiếu).
4) Tu quán đúng với chánh tạng và chú giải (rất may gặp thầy dạy tu tuệ không sai suyển, do đủ căn lành mới gặp mới đặng gặp như thế).
5) Có chỗ hành rất vừa thích hợp (cũng do đủ căn, nên gặp đủ phần).
6) Không bị thập oái niệm (palibodha):
- Oái niệm sở cư (āvsapalibodha) là phải lo do chỗ ở.
- Oái niệm thân ái (kulapalibodha) là phải lo hay bận bịu với người thân mến.
- Oái niệm lợi lộc (lābhapalibodha) là hằng quan tâm với sự lợi lộc.
- Oái niệm đồng cư (ganapalibodha) là bận lòng với kẻ ở chung.
- Oái niệm nghiệp (kammapalibodha) là bận lòng với nghề nghiệp hay phận sự.
- Oái niệm diễn hành (atthānapalibodha) là bận lo tính việc đi xa.
- Oái niệm thân tộc (natipalibodha) là bận lo bà con dòng giống.
- Oái niệm tật bệnh (ābādhabodha) là bận lo việc đau ốm.
- Oái niệm học vấn (ganthapalibodha) là bận lòng với sự học hay nghiên cứu.
- Oái niệm thần thông (itthipalibodha) là có thần thông phải bận lòng trau dồi.
7) Phải có thì giờ đầy đủ (nếu thiếu căn lành phải bị nhiều việc chi phối).
“Bảy Nhân Đắc Đạo Hiện Đời,
Bởi do quá khứ tạo thời đủ căn.
Một là người phải tam nhân,
Vô tham, không giận, với nhân chẳng mờ.
Hai là trí độ trước kia,
Liên quan pháp quán sẳn bề tuệ tu.
Ba là tinh tấn công phu,
Nương theo giải thoát mặc dù trở ngăn.
Bốn là hành đúng lý chân,
Chánh tạng, Chú giải khỏi phân sai lầm.
Năm là nơi chỗ vừa tâm,
Hành đạo thích hợp trọn trăm đủ đầy.
Sáu là chánh niệm không vây,
Chẳng chi bận bịu đó đây chút nào.
Bảy là đặng rảnh làm sau,
Chuyên tu chẳng có việc nào xen vô.
Bảy nhân trước đã trình phô,
Năm Điều Tự Đoán đặng vô Thánh phần,
Một là chẳng có lăng xăng,
Tin chánh Tam bảo, sư tăng dạy rành.
Hai là sức khỏe đủ thành,
Tiền tu chẳng trể để sanh trí nhiều.
Ba là thầy, bạn hòa nhau,
Chẳng có đố kỵ làm sao bỏ hành.
Bốn là đầy đủ hy sinh,
Dù cho gầy ốm mặc tình ra sao.
Năm là đã đắc trí cao,
Đến ‘tuệ tiến thối’ phần sau rõ rành,
Căn đầy Tam Học mới dành,
Làm tròn phận sự đạo sanh kiếp này.”
Người nào phát tâm muốn tu hành đến đạo quả nhưng nhận xét thấy ta hoặc hết sức trắc nghiệm mà không đầy đủ 12 điều như đã kể, nên ráng lo bổ túc pháp độ, độ nào mà khó càng thêm cố gắng hành cho đầy đủ sẽ thâu hồi thời giờ lại, đó là Bồ tát bổ túc pháp độ.
Bồ tát tùy hành pháp độ - Còn các bậc cũng có căn lành mà không mong đắc đạo quả sớm với các đời sau gần đây, thì tùy ý theo hoàn cảnh hành độ nào nhiều ít, hay nguyện Toàn giác phải hy sinh hết thân mạng với 1 độ nào, hoặc nguyện Độc giác cũng phải hy sinh đến tứ chi với ít độ.
Các bậc như thế cũng tạm gọi là Bồ tát tùy hành pháp độ, nếu muốn cho có căn bản rõ rệt thì phải phát nguyện dù Toàn giác, Độc giác hay Thinh Văn giác đều phải lập chí hướng. Còn người muốn mau khỏi khổ, nên nguyện thành pháp độ vào hàng Bồ tát:
Phước lành tôi đã tạo ra,
Các đời quá khứ hay là đời nay,
Nghiệp chưa cho quả phước nào,
Nguyện thành pháp độ để vào thiện căn,
Sau này dù tạo mấy lần,
Từ đây cho đến vô sanh Níp-bàn
Hễ làm chuyện tốt hoàn toàn,
Mỗi điều hạnh phúc thành đoàn nhân duyên,
Giúp cho phiền não sớm yên,
Đặng mau giải thoát trợ liền kiếp sau,
Nếu trễ chẳng gặp Phật nào,
Nhằm kỳ Độc giác làm sao cũng thành.
Bồ tát mới phát tâm giải thoát - Nói về phát tâm giải thoát là 1 điều sơ cần cũng là tâm lý khác khác để cởi mở sự ái với lục trần và những pháp trong 3 cõi cũng đặng gọi tâm lý xuất gia. Chữ ‘gia’ đây ám chỉ thế tục, phiền não, ngũ uẩn và tất cả đời. Nếu tâm không dính mắc là có nghĩa xa lìa.
Chưởng thiện căn là gieo duyên giải thoát, tức là đối với Tam bảo hoặc Độc giác cung kính hay cúng dường…
* Thập độ (Pāramī) đáo bỉ ngạn:
1) Bố thí độ (dānapāramī): bố thí với tâm lý xuất gia.
2) Trì giới độ (sīlapāramī): giữ giới đi đôi với tâm lý xuất gia.
3) Xuất gia độ (nekkhammapāramī): xa lìa lục trần và tam giới
4) Trí tuệ độ (paññāpāramī): trí đi đôi với tâm lý xuất gia.
5) Tinh tấn độ (viriyapāramī): siêng năng đi đôi với tâm lý xuất gia.
6) Nhẫn nại độ (khantīpāramī): nhịn chịu đi đôi với tâm lý xuất gia.
7) Chân thật độ (saccapāramī): thành thật đi đôi với tâm lý xuất gia.
8) Chí nguyện độ (ādhitthānapāramī): sự nguyện vọng đi đôi với tâm lý xuất gia.
9) Từ tâm độ (mettāpāramī): lòng từ bi đi đôi với tâm lý xuất gia.
10) Hành xả độ (upekkhāpāramī): buông bỏ pháp đời đi đôi với tâm lý xuất gia.
~~~~~
Dạy mười pháp độ cao xa,
Căn lành đưa đến khỏi qua phàm phần.
Một là ‘bố thí’ tế ân,
Phá tan bỏn xẻn, đoạn phân tham lòng.
Hai là trì giới sạch trong,
Ngăn ngừa ác xấu, để mong quả lành.
Ba là xuất tục cao thanh,
Tránh nơi thường lối, chán mành trói trăn.
Bốn là trí tuệ cao thăng,
Không theo ngu muội, chẳng gần vô minh.
Năm là tinh tấn hy sinh,
Bỏ điều lui sụt, tránh mình biếng nhơ.
Sáu là nhẫn nại như tờ,
Đặng an xung đột lảng lơ thù hiềm.
Bảy là đế ngữ lời kim,
Luôn luôn chân thật, thanh liêm trọn thành.
Tám là chí nguyện cao thanh,
Toàn giác, Độc giác, Thinh văn mau rồi,
Chín là rộng rải đâu thôi,
Từ tâm vô lượng đặng ngôi đức nhiều.
Mười là hành xả cao siêu,
Bát phong chẳng bọc, Thế điều bỏ qua.
(Đủ căn lành Giới, Định, Huệ, đời này đắc đạo-quả. Muốn mau đời kế sau đắc, phải bổ túc Thập Độ). Ngoài ra, nên gấp tạo “Tam Phước”
~~~~~
Sự tụng kinh cốt yếu cho tự nhớ, vì bỏ lâu e quên và sự hành cũng lãng. Vậy, kinh pháp mà ta đã thuộc nên tụng mỗi đêm (trừ ra bận việc). Còn cách tụng kinh cầu an, cầu siêu tùy trường hợp.
TAM PHƯỚC
PHƯỚC VẬT
Nên biết tạo phước làm ít đặng nhiều:
- Thí cho loài bang sanh hưởng đặng 100 đời,
- Thí cho người ác hưởng đặng 1.000 đời,
- Thí cho người thiện hưởng đặng 1 ức đời,
- Cúng đến bậc đắc thiền hưởng đặng 100 tỉ đời,
- Cúng đến Sơ quả hưởng hơn vô số đời (140 con số 0),
- Cúng đến Nhị quả, Tam quả, Tứ quả phước chồng mỗi bậc hơn cả trăm lần. Còn thua cúng đến Độc Giác, cúng đến Toàn Giác phước nhiều hơn cúng Độc Giác.
- Trai Tăng mà có Phật đồng chứng phước nhiều hơn chỉ cúng Phật, tạo chùa tứ phương tăng vật nhiều hơn cả cúng dường.
PHƯỚC ĐỨC
1. Kỉnh đọc: quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng (3 lần) - phước hơn cất chùa.
2. Nguyện tránh sát sanh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ, ẩm tửu nhiều phước hơn tam quy trơn.
3. Rãi lòng từ, phước đức hơn nguyện quy giới.
PHƯỚC TRÍ
Phước trí cao siêu hơn rãi lòng từ là “quán tưởng vô thường” có 12 cách:
1. Xét thấy rốt cuộc đều vô thường.
2. Nhận thấy rõ sự vật đều (tạm mượn) tạm thời.
3. Quán xét thái độ sanh có ra phải hư hoại.
4. Nhận rõ vật có tiêu hoại đổi thay.
5. Nhận thấy trong mỗi vật đều động biến chuyển không ngừng.
6. Quán tưởng thấy vạn vật đều sẽ tan rã.
7. Xét tột vạn vật đâu còn hoài.
8. Nhận thấy sự vật hằng biến đổi.
9. Xét rõ trong đời không chi hoàn toàn chắc thật.
10. Quán tưởng cho rõ thấy những cách điêu tàn.
11. Nhận thấy pháp hữu vi phải nhờ duyên trợ tạo.
12. Tự xét cuối cùng dĩ nhiên phải chết.
~~~~~
Chư quí Phật tủ cần phải cố gắng sớm mau tạo Tam Phước, để sau này nương nhờ khỏi bị hối tiếc.
Thực Hành Tam Phước đệ tử ôi!
Lo tới lo lui chẳng thấy rồi,
Vô thường đến lúc cơn nào đó,
Muôn việc điều chi ắt phải thôi!
------------------------
Số XNĐKXB: 2392-2021/CXBIPH/15 - 50/HĐ, Số QĐXB của NXB: 360/QĐ-NXBHĐ cấp ngày 02/07/2021. Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN) 978-604-338-210-5. In xong và nộp lưu chiểu năm 2021. Tái bản lần 3