THERAVĀDA

KHO TÀNG PHÁP BẢO


Nguyên tác : Treasure of the Dhamma

Tác giả : Dr. Sri. Dhammananda

Dịch giả : Tín Tâm

LỜI TÁC GIẢ

Kho Tàng Pháp Bảo không phải là quyển sách cho những độc giả hờ hững với Giáo pháp. Mục đích của quyển sách này là dành cho những ai muốn hiểu biết cặn kẽ về Giáo pháp mà Đức Phật đã giải thích rõ ràng. Nó không phải là một tác phẩm, nó là những trích đoạn chọn lọc tiêu biểu từ Tam Tạng kinh điển được ghi bằng tiếng Pāli vào những năm 80 trước Tây lịch và đã được dịch ra tiếng Anh cách đây 100 năm. Những dịch phẩm từ tiếng Pāli trong thời gian qua thường được thực hiện theo tiếng Anh cổ xưa. Vì thế, nhiều độc giả hiện thời đã gặp nhiều rắc rối trong việc hiểu được ý nghĩa thực sự của những câu nói. Quyển sách này cố gắng giới thiệu những trích đoạn theo tiếng Anh ngày nay càng nhiều càng tốt với tinh thần cốt lõi đằng sau những câu nói của Bậc Đạo Sư.

Những trích đoạn này bắt nguồn từ những thời pháp thoại khác nhau do Đức Phật thuyết giảng và được chia thành 15 chương theo từng vấn đề. Ngoài những bài kinh được trích từ Tam Tạng, còn có một số trích đoạn từ Chú giải Tam Tạng và một số trích đoạn khác từ những tác phẩm với ý định giải thích một số từ ngữ chuyên dùng cùng một vài câu chuyện ngụ ngôn được tìm thấy trong quyển sách này.

Lưu ý rằng, thường những người Phật tử không tinh thông trong việc thảo luận về tôn giáo của họ mà phụ thuộc vào việc tham khảo những bài kinh nguyên thủy, là Tam Tạng kinh điển. Họ có khuynh hướng tổng thế hóa một cách mơ hồ theo kiến thức phổ thông thay vì tham khảo trực tiếp những quyển sách xác đáng. Thật hợp thời và cần thiết để xuất bản một quyển sách dễ hiểu về những lời dạy của Đức Phật để cho những người theo đạo Phật dễ dàng hiểu được những gì mà Đức Phật đã dạy với sự lưu tâm đến những việc mà chúng ta phải đương đầu trong lối sống của chúng ta ở thế tục.

Đức Phật đã trải qua 45 năm đáp ứng nhiều câu hỏi về những vấn đề phức tạp và tế nhị liên quan đến thực tại của thế giới này. Quả thật, chẳng có gì để hoài nghi sự thâm sâu trong những lời dạy của Đức Phật mà đôi khi còn dùng để đánh giá những tâm hồn thiếu hiểu biết, không suy tư đến những vấn đề sâu xa. Ngay từ lúc đầu, chính Đức Phật đã lưu ý đến điều này, là Giáo pháp chỉ có thể được hiểu biết dễ dàng đối với những ai có trí tuệ và thật tâm lưu ý để hiểu được tính chất trừu tượng trong lời dạy của Ngài.

Giáo pháp là kết quả trực tiếp của một sự tầm cầu tự nguyện mạnh mẽ nhất trải qua một khoảng thời gian dài của một vị Thái tử với tấm lòng cao thượng nhất đã thấm nhuần tình thương yêu vô bờ bến đối với sự đau khổ của nhân loại. Giáo pháp không phải là bức thông điệp từ trên trời rơi xuống.

Sự khó hiểu về Giáo pháp của Đức Phật chẳng qua vì ngôn ngữ hoặc những từ vựng được sử dụng. Đức Phật đã dùng những từ ngữ trong tôn giáo để giải thích những chân lý tuyệt đối với tâm linh và vật chất trong khi con người nhờ đến những ngôn ngữ của thế gian để giải thích các vấn đề theo tập quán có giới hạn mà họ chấp nhận như là một sự thật. Do đó, điều này đưa đến sự mâu thuẫn và bối rối trong tâm hồn của họ. Khi Đức Phật dạy rằng cuộc đời là một trạng thái động, luôn thay đổi chứ không phải một trạng thái tĩnh lặng. Nhiều người không hiểu biết được điều này vì thiếu sự suy tưởng sâu xa đề tài này.

Quyển sách này được trù định như một cuốn cẩm nang dễ hiểu để dễ bề tham khảo và tạo sự hứng khởi cho độc giả, còn có thể được dùng như một quyển sách hướng dẫn hữu dụng cho các vị thầy đang hướng dẫn các lớp học, dành cho những vị Pháp sư còn đang hoằng dương Chánh Pháp, dành cho những tác giả chuyên viết những đề tài về Phật giáo và cũng dành cho những người biết được lời dạy của Đức Phật, hầu xóa tan mọi hoài nghi về Phật giáo còn đọng lại nơi họ.

Dr. K.Sri Dhammananda, JSM., D. Litt.

Hội Phật Học, Kualalumpur, Malaysia.

Ngày 25 tháng 8 năm 1994.

LỜI DỊCH GIẢ

Giáo Pháp của Đức Phật để lại cho chúng ta như là một kho báu vô tận và chỉ làm giàu cho những ai có chí nguyện muốn tầm cầu sự giải thoát cao thượng, còn những ai không có chí hướng giải thoát thì kho báu ấy vẫn là kho tàng bí ẩn nằm sâu dưới lòng đất đang chờ sự hao mòn của thời gian.

Duyên may được chuyển ngữ tác phẩm "Treasure of the Dhamma" của Ngài Hòa thượng Tiến sĩ Sri.Dhammananda từ tiếng Anh sang tiếng Việt, quả thật đó là một phước báu to lớn của chúng con. Chúng con với tâm nguyện rằng : mình là kẻ lữ hành đang bước đi trong màn đêm tăm tối với biết bao nguy hiểm đang rình rập và đánh úp bất ngờ, phước may chúng con có được ngọn đèn Chánh pháp, như là một kho báu vô giá đối với chúng con. Và chúng con xin chia sẻ ngọn đèn ấy với tất cả chúng sanh, để mọi người cùng nhau chiếu gọi ánh sáng Phật Pháp khắp cõi vô minh này, cùng giúp nhau vượt qua khổ hải trầm luân.

Chúng con hy vọng với công sức bé nhỏ của mình, xin góp phần ít ỏi trong công cuộc Hoằng truyền Chánh pháp cho được bền vững, trường tồn trên thế gian này.

Cầu mong phước lành này sẽ là phước báu Ba-la-mật cho chính chúng con trong việc xây dựng cho mình con đường giải thoát trong ngày vị lai.

Xin kính tri ân những lời động viên, khích lệ của Chư Tăng và quý Phật tử trong việc phổ biến tác phẩm này.

Xin chia phước này đến tất cả chúng sanh ba giới bốn loài đồng đều nhau cả thảy.

Vĩnh Long, 06/06/2010.

Phật tử Tín Tâm.

BẢNG VIẾT TẮT

A. Aṅguttara Nikāya Tăng chi bộ kinh
Ap. Apadāna Thánh nhân ký sự
D. Dīgha Nikāya Trường bộ kinh
Dhp. Dhammapada Pháp cú kinh
DhpA. Dhammapada Aṭṭhakathā Chú giải Pháp cú kinh
Dhs. Dhammasaṅganī Pháp tụ
DhsA. Dhammasaṅganī Aṭṭhakathā Chú giải bộ Pháp tụ
Iti. Itivuttaka Như thị thuyết
Jā. Jātaka Chuyện tiền thân
Khud. Khuddakapātha Tiểu tụng
M. Majjhima Nikāya Trung bộ kinh
Miln. Miliñdapañhā Mi-tiên vấn đáp
Pv. Petavatthu Ngạ quỷ sự
S. Saṃyutta Nikāya Tương ưng bộ kinh
Sn. Sutta Nipāta Kinh tập
Thag. Theragāthā Trưởng lão Tăng kệ
Ud. Udāna Cảm hứng ngữ
Vib. Vibhaṅga Phân tích
Vin. Vinaya Piṭaka Tạng Luật
Vism. Visuddhimagga Thanh tịnh đạo

CHƯƠNG 1: ĐỨC PHẬT

I. ĐỨC PHẬT LÀ AI?

1. Nơi sanh và gia thế. (Sn.422- 424)

Đức vua Bimbisāra của xứ Magadha xin dâng đến Đức Phật tài sản của thế gian và hỏi Ngài về gia thế. Đức Phật đáp :

Ujuṃ janapado rāja

Himavantassa passato

Dhanavīriyena sampanno

Kosalesu Niketino.

Trên sườn núi Tuyết sơn,
Sống dân tộc đoạn trực,
Tài sản nghị lực đủ,
Ở xứ Kosala.

Ādiccā Nāma gottena

Sākiyā Nāma jātiyā

Tamhā kulā pabbajitomhi

Na kāme abhipatthayaṃ.

Dòng họ thuộc mặt trời,
Sanh tộc là Thích-ca,
Từ bỏ gia tộc ấy,
Thưa vua, ta xuất gia,
Ta không có tha thiết,
Đối với các loại dục.

Kāmesvādīnavaṃ disvā

Nekkhammaṃ daṭṭhu khemato

Padhānāya gamissāmi

Ettha me rañjatī mano.

Thấy nguy hiểm trong dục,
Bỏ chúng, là an ổn,
Ta sẽ đi, tinh tấn,
Ý ta, được hoan hỷ

2. Hảo tướng của Đức Phật. (Sn.548-550)

Sela - một Bà-la-môn có trí tuệ tán thán Đức Phật như sau:

Paripuṇṇakāyo suruci

Sujāto cārudassano;

Suvaṇṇavaṇṇosi bhagavā

Susukkadāṭhosi vīriyavā.

Thân trọn đủ chói sáng, 
Khéo sanh và đẹp đẽ, 
Thế Tôn sắc vàng chói, 
Răng trơn, láng, tinh cần.

 

Narassa hi sujātassa

Ye bhavanti viyañjanā;

Sabbe te tava kāyasmiṃ

Mahāpurisalakkhaṇā.

Đối với người khéo sanh, 
Những tướng tốt trang trọng, 
Đều có trên thân Ngài, 
Tất cả đại nhân tướng. 

 

Pasannanetto sumukho

Brahā uju patāpavā;

Majjhe samaṇasaṅghassa

Ādiccova virocasi.

Mắt sáng, mặt tròn đầy, 
Cân đối, thẳng, hoàn mỹ, 
Giữa chúng Sa-môn Tăng, 
Ngài chói như mặt trời.

- Đức Phật xứng đáng là một vị Chuyển Luân Vương. (Sn.551-553)

Kalyāṇadassano bhikkhu

Kañcanasannibhattaco;

Kiṃ te samaṇabhāvena

Evaṃ uttamavaṇṇino.

Đẹp mắt vị tỷ-kheo, 
Da sáng như vàng chói, 
Với hạnh sa-môn, Ngài
Cần gì sắc tối thượng.

 

Rājā arahasi bhavituṃ

Cakkavattī rathesabho;

Cāturanto vijitāvī

Jambusaṇḍassa issaro.

Ngài xứng bậc đại vương, 
Chuyển Luân, bậc Điều Ngự, 
Chiến thắng khắp thiên hạ, 
Bậc tối thượng Diêm-phù.

 

Khattiyā bhogirājāno

Anuyantā bhavantu te;

Rājābhirājā manujindo

Rajjaṃ kārehi Gotama.

Vương tộc, hào phú vương, 
Là chư hầu của Ngài, 
Là vua giữa các vua, 
Là giáo chủ loài người. 
Hãy trị vì quốc độ, 
Tôn giả Gotama!

3. 32 tướng hảo của Đức Phật. (D.30.441)

“Này các tỷ-kheo, vị này có lòng bàn chân bằng phẳng. Tướng này được xem là tướng tốt của bậc đại nhân.

Này các tỷ-kheo, dưới hai bàn chân của vị này có hiện ra hình bánh xe, với ngàn tăm xem với trục xe vành xe, với các bộ phận hoàn toàn đầy đủ...

Này các tỷ-kheo, vị này có gót chân thon dài...

Vị này có ngón tay, ngón chân dài...

Vị này có tay chân mềm mại...

Vị này tay chân có màn da lưới...

Vị này có mắt cá tròn như con sò...

Vị này có ống chân như con dê rừng....

Vị này đứng thẳng, không co lưng xuống có thể sờ đầu gối với hai bàn tay...

Vị này có tướng mã âm tàng...

Vị này có màu da đồng, màu sắc như vàng...

Vị này có da trơn mướt, khiến bụi không thể bám dính vào...

Vị này có lông da mọc từ lông một, mỗi lỗ chân lông có một lông...

Vị này có lông mọc xoáy trong thẳng lên, mỗi sợi lông đều vậy, màu xanh đậm như thuốc bôi mắt, xoáy lên từng xoáy tròn nhỏ, và xoáy về hướng mặt...

Vị này có thân hình cao thẳng...

Vị nầy có thân với các góc cạnh tròn đầy, đều đặn...

Vị này có nửa thân trước như thân con sư tử...

Vị này không có lõm khuyết xuống giữa hai vai...

Vị này có thân thể cân đối như cây bàng. Bề cao của thân ngang bằng bề dài của hai tay sải rộng, bề dài của hai tay sải rộng ngang bằng bề cao của thân...

Vị này có bán thân trên vuông tròn...

Vị này có vị giác rất nhạy bén...

Vị này có quai hàm như con sư tử...

Vị này có bốn mươi cái răng...

Vị này có răng đều đặn...

Vị này có răng không khuyết hở...

Vị này có răng cửa trơn láng...

Vị này có tướng lưỡi rộng dài...

Vị này có giọng nói tuyệt diệu như tiếng chim ca-lăng-tần-già...

Vị này có hai mắt màu xanh đậm...

Vị này có lông mi con bò cái...

Vị này có hai lông mày, có sợi lông trắng mọc lên, mịn màng như bông nhẹ...

Vị này có nhục kế trên đầu...”

(Trường Bộ Kinh 2, Kinh Tướng).

II. SỰ XUẤT HIỆN CỦA ĐỨC PHẬT LÀ ĐIỀU HIẾM CÓ.

1. Sự xuất hiện của Đức Phật là rất hiếm. (Sn.560)

Yesaṃ ve dullabho loke

Pātubhāvo abhiṇhaso

Sohaṃ brāhmaṇa sambuddho

Sallakatto anuttaro.

Hỡi này bà-la-môn

Ta, bậc Chánh Đẳng Giác

Bậc Tối Thượng Y Vương

Người xuất hiện như vậy

Thế gian thật hiếm thấy.

2. Những điều khó xảy ra ở đời. (Dhp.182)

Kiccho manussapaṭilābho

Kicchaṃ maccāna jīvitaṃ

Kicchaṃ saddhammassavanaṃ

Kiccho buddhānamuppādo.

Khó thay, được làm người,

Khó thay, được sống còn,

Khó thay, nghe Diệu Pháp,

Khó thay, Phật ra đời!

3. Sự xuất hiện của Đức Phật đem đến hạnh phúc cho đời. (Dhp.194)

Sukho buddhānamuppādo

Sukhā saddhammadesanā

Sukhā saṅghassa sāmaggī

Samaggānaṃ tapo sukho.

Vui thay, Phật ra đời!
Vui thay, Pháp được giảng!
Vui thay, Tăng hòa hợp!
Hòa hợp tu, vui thay!

4. Bậc Giác Ngộ tỏa sáng cả ngày đêm. (Dhp.387)

Divā tapati ādicco

Rattimābhāti candimā

Sannaddho khattiyo tapati

Jhāyī tapati brāhmaṇo

Atha sabbamahorattiṃ

Buddho tapati tejasā.

Mặt trời sáng ban ngày,
Mặt trăng sáng ban đêm.
Khí giới sáng sát lỵ,
Thiền định sáng phạm chí.
Còn hào quang Đức Phật,
Chói sáng cả ngày đêm
."

III. ĐỨC PHẬT LÀ BẬC TOÀN TRI.

1. Ngài biết tất cả. (M.I.171)

Sau khi đạt được sự giác ngộ, khi Đức Phật đang trên đường đi đến Gayā để vận chuyển Pháp Luân, một ngoại đạo lõa thể tên Upaka gặp Ngài bèn hỏi : “Này đạo hữu (āvuso), các giác quan của đạo hữu được trầm tĩnh, màu da được thanh tịnh và trong sáng. Này đạo hữu, nhờ ai mà đạo hữu đã xuất gia? Ai là thầy của đạo hữu? Đạo hữu hoan hỷ với pháp của vị nào?”

Đức Phật trả lời :

Sabbābhibhū sabbavidūhamasmi

Sabbesu dhammesu anūpalitto

Sabbañjaho taṇhākkhaye vimutto

Sayaṃ abhiññāya kamuddiseyyaṃ

Na me ācariyo atthi

Sadiso me na vijjati;

Sadevakasmiṃ lokasmiṃ

Natthi me paṭipuggalo.

Ahañhi arahā loke

Ahaṃ satthā anuttaro

Ekomhi sammāsambuddho

Sītibhūtosmi nibbuto.

Dhammacakkaṃ pavattetuṃ

Gacchāmi kāsinaṃ puraṃ

Andhībhūtasmiṃ lokasmiṃ

Āhañchaṃ amatadundubhi

Ta vượt trên tất cả
Hiểu biết được toàn bộ,
Không còn bị vướng mắc 
Trong tất cả các pháp,
Đã đoạn tận tất cả,
Ái diệt, đã giải thoát,
Do tự mình chứng đắc
Còn ai dạy được Ta?
Không có ai thầy Ta,
Bằng Ta, tìm chẳng thấy,
Trong thế giới người trời
Bằng được Ta, không ai.
Vì ta bậc Ứng Cúng
Vô Thượng Sư đời này
Là bậc Chánh Đẳng Giác
Ta tịch lặng Niết Bàn.
Ta đi thành Kāsī
Vận hành bánh xe pháp
Đánh tiếng trống bất tử
Trong thế gian người mù.

2. Dòng dõi của Đức Phật. (D.II.53)

Này các tỷ-kheo, như vậy Như Lai khéo chứng đạt pháp giới này, Như Lai nhớ chư Phật quá khứ, những vị này đã nhập Niết-bàn, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh các vị này cũng nhớ đến danh tánh, cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến các tăng hội như sau:

"Các bậc Thế Tôn này, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát là như vậy".

(Trường Bộ Kinh 2, Kinh Đại Bổn)

3. Một nhân vật tối thượng. (A.I.20)

Một người, này các tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Chính một người này, này các tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người.

Một người, này các tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương trợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Một người này, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương trợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc tối thượng giữa các loài hai chân.

Sự xuất hiện của một người, này các tỷ-kheo, là sự xuất hiện của mắt lớn, là sự xuất hiện của đại quang, là sự xuất hiện của đại minh, là sự xuất hiện của sáu vô thượng, là sự chứng ngộ bốn vô ngại giải, là sự thông đạt của nhiều giới, là sự thông đạt của các giới sai biệt, là sự chứng ngộ của minh và giải thoát, là sự chứng ngộ quả dự lưu, là sự chứng ngộ quả nhất lai, là sự chứng ngộ quả bất lai, là chứng ngộ quả a-la-hán. Của một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Sự xuất hiện của một người này, này các tỷ-kheo, là sự xuất hiện của mắt lớn, là sự xuất hiện của đại quang... Là sự chứng ngộ quả A-la-hán.

4. Đức Phật biết rõ thế giới này và thế giới khác. (M.I.227)

Ayaṃ loko paro loko

Jānatā suppakāsito

Yañca mārena sampattaṃ

Appattaṃ yañca maccunā.

Bậc Chánh Giác, trí giả, 
Biết rõ mọi thế giới,
Cửa bất tử rộng mở,
Đạt an ổn Niết-bàn.

Sabbaṃ lokaṃ abhiññāya

Sambuddhena pajānatā

Vivaṭaṃ amatadvāraṃ

Khemaṃ nibbānapattiyā.

Đời này và đời sau,
Bậc trí khéo trình bày,
Cảnh giới ma đạt được, 
Cảnh tử thần không đạt.

 

Chinnaṃ pāpimato sotaṃ

Viddhastaṃ vinaḷīkataṃ

Pāmojjabahulā hotha

Khemaṃ pattattha bhikkhavo

Dòng ma bị chặt ngang, 
Nát tan và hư hoại,
Hãy sống sung mãn hỷ, 
Đạt an ổn Niết-bàn

(Trung Bộ Kinh 1, Tiểu Kinh Người Chăn Bò)

5. Bậc Thắng Giả. (M.I.171)

Ngoại đạo lõa thể Upaka chỉ trích :

- Này đạo hữu, theo như đạo hữu cho biết thì đạo hữu xứng đáng là vị jina (chiến thắng) vô biên.

Đức Phật đáp lại rằng:

Mādisā ve jinā honti

Ye pattā āsavakkhayaṃ

Jitā me pāpakā dhammā

Tasmāhamupaka jino.

Này Upaka,
Các jina giống ta, 
Các vị đạt lậu tận,
Chiến thắng các ác pháp,
Vậy ta là jina.

6. Không ai bằng Đức Phật. (Sn.561)

Brahmabhūto atitulo

Mārasenappamaddano

Sabbāmitte vasīkatvā

Modāmi akutobhayo.

Là phạm thiên khó sánh, 
Nhiếp phục các ma quân. 
Hàng phục mọi đối nghịch, 
Ta sống tâm hoan hỷ, 
Không sợ hãi một ai, 
Không từ đâu run sợ.

7. Đức Phật tuyên bố trí tuệ của Ngài. (Sn.558)

Abhiññeyyaṃ abhiññātaṃ

Bhāvetabbañca bhāvitaṃ

Pahātabbaṃ pahīnaṃ me

Tasmā buddhosmi brāhmaṇa.

Cần biết, Ta đã biết, 
Cần tu, Ta đã tu, 
Cần bỏ, Ta đã bỏ. 
Do vậy Ta là Phật, 
Ôi, tôn giả phạm chí!

8. Đấng Pháp Vương. (Sn.554)

Rājāhamasmi selāti

Dhammarājā anuttaro

Dhammena cakkaṃ vattemi

Cakkaṃ appaṭivattiyaṃ.

Sela, Ta là vua, 
Bậc Pháp Vương Vô Thượng, 
Ta chuyển bánh xe pháp, 
Bánh xe chưa từng chuyển.

IV. THẦY CỦA TẤT CẢ.

1. Vị thầy giỏi. (M.I.227)

Ayaṃ loko paro loko

Jānatā suppakāsito

Yañca mārena sampattaṃ

Appattaṃ yañca maccunā.

Đời này và đời sau,
Bậc trí khéo trình bày,
Cảnh giới ma đạt được, 
Cảnh tử thần không đạt.

Sabbaṃ lokaṃ abhiññāya

Sambuddhena pajānatā

Vivaṭaṃ amatadvāraṃ

Khemaṃ nibbānapattiyā.

Bậc Chánh Giác, trí giả, 
Biết rõ mọi thế giới,
Cửa bất tử rộng mở,
Đạt an ổn Niết-bàn.

 

Chinnaṃ pāpimato sotaṃ

Viddhastaṃ vinaḷīkataṃ

Pāmojjabahulā hotha

Khemaṃ pattattha bhikkhavo.

Dòng ma bị chặt ngang, 
Nát tan và hư hoại,
Hãy sống sung mãn hỷ, 
Đạt an ổn Niết-bàn,

(Này các tỷ kheo)

(Trung Bộ Kinh 1, Tiểu Kinh Người Chăn Bò)

2. Chỉ một vị thầy duy nhất để nương tựa. (Sn.559)

Vinayassu mayi kaṅkhaṃ

Adhimuccassu brāhmaṇa

Dullabhaṃ dassanaṃ hoti

Sambuddhānaṃ abhiṇhaso.

Còn gì nghi ở Ta, 
Hãy gác bỏ một bên, 
Hãy giải thoát khỏi chúng,
Ôi, tôn giả phạm chí!

Thấy được bậc Chánh Giác, 
Thật thiên nan vạn nan, 

3. Cửa bất tử rộng mở. (M.I.169)

Dhammacakkaṃ pavattetuṃ

Gacchāmi kāsinaṃ puraṃ;

Andhībhūtasmiṃ lokasmiṃ

Āhañchaṃ amatadundubhin’ti.

Để chuyển bánh xe pháp.
Ta đến thành Kāsī.
Gióng lên trống bất tử, 
Trong thế giới mù lòa.

(Trung Bộ Kinh 1, Kinh Thánh Cầu)

4. Thái độ của Đức Phật đối với thần thông. (D.11)

Đức Phật đã cảnh cáo Kevaddha – một đệ tử của Ngài – hãy dẹp bỏ yêu cầu cho chư Tăng thi triển thần thông để nêu cao Chánh Pháp và Bậc Đạo Sư, cùng với những nguy hiểm của việc làm như vậy trong việc tiến đến một đời sống cao thượng.

Với tuệ minh sát và trí tuệ siêu phàm của Ngài, Đức Phật đã nói về ba loại thần thông. Chúng là gì?

* Biến hóa thần thông : một vị sư có thần thông có thể biến thân của ông ấy thành nhiều thân khác nhau, hoặc có thể bay đến cảnh giới của phạm thiên rồi trở về.

Này Kevaddha, thế nào là biến hóa thần thông? Này kevaddha, ở đời có tỷ-kheo chứng được các thần thông: một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân; hiện hình, biến hình đi ngang qua vách, qua tường, qua núi, như đi ngang qua hư không; độn thổ trồi lên, ngang qua đất liền như ở trong nước, đi trên nước không chìm như đi trên đất liền; ngồi kiết- già đi trên hư không như con chim; với hai bàn tay chạm và rờ mặt trời và mặt trăng; những vật có đại oai thần lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi phạm thiên.

* Tha tâm thần thông : một vị sư có tha tâm thần thông có thể đọc được tư tưởng của người khác như đọc một cuốn sách mở rộng. Khi nói đến những hành vi như vậy, cái phản ứng đáng ngờ vực của nó cũng gần giống như loại thần thông đầu tiên, thật đáng buồn cười.

Này Kevaddha, thế nào là tha tâm thần thông? Này kevaddha, ở đời có tỷ-kheo nói lên tâm, nói lên tâm sở, nói lên sự suy tầm nói lên sự suy tư của các loài hữu tình khác, của các người khác: "như vậy là ý của ngươi".

* Giáo hóa thần thông : một vị sư có thể hướng dẫn rõ ràng cách thức để làm theo, hầu giải thoát tâm khỏi mọi kiết sử để đạt đến giải thoát. Hiểu biết và tu tập theo tứ diệu đế, thanh lọc nội tâm và thực hành bát chánh đạo.

Này Kevaddha, thế nào là giáo hóa thần thông? Ở đời có tỷ-kheo giáo hóa như sau: "Hãy suy tư như thế này, chớ có suy tư như thế kia; hãy tác ý như thế này, chớ có tác ý như thế kia; hãy trừ bỏ điều này, hãy chứng đạt và an trú điều kia". Này kevaddha, như vậy gọi là giáo hóa thần thông.

Đức Phật đã tán thán loại thần thông này, bởi vì những loại thần thông khác đưa đến sự hiếu kỳ mà chẳng đóng góp được gì để thanh lọc nội tâm.

(Trường Bộ Kinh 1, Kinh Kevaddha)

5. Không được tịnh tín vào các vì sao. (Jā.49)

Nakkhattaṃ paṭimānentaṃ

Attho bālaṃ upaccagā

Attho atthassa nakkhattaṃ

Kiṃ karissanti tārakāti.

Chờ đợi các vì sao
Kẻ ngu hỏng điều lành,
Điều lành chiếu điều lành,
Sao trời làm được gì

(Jātaka 49 – Nakkhatta Jātaka)

V. MỘT CON NGƯỜI THỰC DỤNG.

1. Đức Phật chỉ tuyên bố những gì hữu ích cho việc chứng đắc Níp-bàn. (S.V.437)

Một ngày nọ, Đức Phật hốt một nắm lá cây trong nắm tay của Ngài và hỏi các đệ tử của Ngài:

- Các ông nghĩ thế nào, này các tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, một số ít lá simsapā mà ta nắm lấy trong tay, hay lá trong rừng simsapà?

- Thật là quá ít, bạch Thế Tôn, một ít lá simsapā mà thế tôn nắm lấy trong tay, và thật là quá nhiều lá trong rừng simsapā.

- Cũng vậy, này các tỷ-kheo, thật là quá nhiều, những gì Ta đã thắng tri mà không nói cho các ông! Thật là quá ít những gì mà Ta đã nói ra!

Nhưng tại sao, này các tỷ-kheo, ta lại không nói ra những điều ấy? Vì rằng, này các tỷ-kheo, những điều ấy không liên hệ đến mục đích, không phải là căn bản cho phạm hạnh, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, niết-bàn. Do vậy, ta không nói lên những điều ấy.

(Tương Ưng Bộ Kinh 5. Tương Ưng Sự Thật. Phẩm Rừng Simsapā. Phần Simsapā)

2. Đức Phật chỉ nói những gì có ý nghĩa. (M.I.395)

Cũng vậy, này vương tử, lời nói nào Như Lai biết không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, thời như lai không nói lời nói ấy. Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, thời như lai không nói lời nói ấy. Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, như lai ở đây biết thời giải thích lời nói ấy. Lời nói nào Như Lai biết là không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa thích, như lại không nói lời nói ấy. Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, như lai không nói lời nói ấy. Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, ở đây, như lai biết thời giải thích lời nói ấy. Vì sao vậy? Này vương tử, Như Lai có lòng thương tưởng đối với các loài hữu tình.

(Trung Bộ Kinh 2. Kinh Vương Tử Vô Úy)

VI. NHỮNG PHẨM HẠNH KHÁC CỦA ĐỨC PHẬT.

1. Đức Phật và hoa sen. (Thag.700-701)

Yathāpi udake jātaṃ

Puṇḍarīkaṃ pavaḍḍhati

Nopalippati toyena

Sucigandhaṃ manoramaṃ.

Như sen sanh trong nước,
Lớn lên được tăng trưởng,
Không có dính nước ướt,
Thơm ngát, rất khả ái.

 

Tatheva ca loke jāto

Buddho loke viharati

Nopalippati lokena

Toyena padumaṃ yathā.

Cũng vậy bậc Chánh Giác,
Sanh và trú ở đời,
Không có dính sự đời,
Như sen không dính nước.

2. Đức Phật chịu đựng sự gièm pha. (Dhp.320)

Lúc ngài bị mắng nhiếc 

Ahaṃ nāgova saṅgāme
Cāpato patitaṃ saraṃ

Ativākyaṃ titikkhissaṃ

Dussīlo hi bahujjano.

Ta như voi giữa trận,
Hứng chịu cung tên rơi,
Chịu đựng mọi phỉ báng.
Ác giới rất nhiều người.

3. Sự xuất hiện của Đức Phật xóa tan sự tăm tối. (S.V.442)

Cho đến khi nào, này các tỷ-kheo, mặt trăng, mặt trời không hiện ra ở đời, cho đến khi ấy, không có ánh sáng lớn, hào quang lớn hiện hữu. Khi ấy chỉ có đêm tối, chỉ có u ám, không thể phân biệt đêm và ngày, không thể phân biệt tháng và nửa tháng, không thể phân biệt thời tiết hằng năm.

Cho đến khi nào, này các tỷ-kheo, mặt trăng, mặt trời hiện ra ở đời, cho đến khi ấy, có ánh sáng lớn, có hào quang lớn hiện hữu. Khi ấy không có đêm tối, không có u ám. Và có sự phân biệt đêm ngày, có sự phân biệt tháng và nửa tháng, có sự phân biệt thời tiết hằng năm.

Cũng vậy, này các tỷ-kheo, cho đến khi nào Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác không hiện ra ở đời, cho đến khi ấy, không có ánh sáng lớn, không có hào quang lớn. Khi ấy chỉ có đêm tối, chỉ có u ám. Cho đến khi ấy, không có sự tuyên bố, không có sự thuyết giảng, không có sự trình bày, không có sự thiết lập, không có sự khai diễn, không có sự phân tích, không có sự hiển thị bốn thánh đế.

Cho đến khi nào, này các tỷ-kheo, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác hiện ra ở đời, cho đến khi ấy, có ánh sáng lớn, có hào quang lớn. Khi ấy không có đêm tối, không có u ám. Cho đến khi ấy, có sự tuyên bố, có sự thuyết giảng, có sự trình bày, có sự thiết lập, có sự khai diễn, có sự phân tích, có sự hiển thị bốn thánh đế.

(Tương Ưng Bộ Kinh 5. Tương Ưng Sự Thật. Phẩm Rừng Simsapā. Phần Ví Dụ Mặt Trời 2)

4. Giáo Pháp của Đức Phật chính là Ngài. (S.III.120)

Tỳ kheo Vakkali - đang đau đớn bởi cơn bệnh ở giai đoạn cuối cùng - đảnh lễ Đức Phật :

- Đã từ lâu, bạch Thế Tôn, con muốn đến để được thấy Thế Tôn. Nhưng thân con không đủ sức mạnh để được đến thấy Thế Tôn.

- Thôi vừa rồi, này Vakkali, có gì đáng thấy đối với cái thân hôi hám này. Này Vakkali, ai thấy pháp, người ấy thấy Ta. Ai thấy Ta, người ấy thấy pháp. Này vakkali, đang thấy pháp, là thấy Ta. Đang thấy Ta, là thấy pháp.

(Tương Ưng Bộ Kinh 3. Tương Ưng Uẩn. Phẩm Trưởng Lão. Phần Vakkali)

5. Đức Phật là người che chở. (Pmj.22)

“Đức Phật giống như một con người cương nghị luôn che chở khỏi sự sợ hãi. Giáo Pháp giống như sự che chở khỏi sợ hãi và chư Tăng giống như những người đã tìm được sự che chở khỏi sợ hãi.

Đức Phật như một người an ủi tài giỏi. Giáo Pháp giống như những lời khuyên bảo và chư Tăng như những người đã nhận sự an ủi.

Đức Phật giống như một người ban chân thật. Giáo Pháp giống như lời khuyên hữu ích và chư Tăng giống như những người đã đạt được ý nguyện của mình bởi nghe theo những lời khuyên hữu ích đó.”

6. Đức Phật giống như người thầy thuốc. (Pmj.21)

“Đức Phật giống như người thầy thuốc giỏi có thể trị lành mọi chứng bệnh về phiền não.

Giáo Pháp giống như dược phẩm được áp dụng đúng cách và chư Tăng với cách điều trị phiền não của họ, cũng giống như người bệnh được hồi phục sức khỏe nhờ dược phẩm đó.”

7. Đức Phật chỉ dạy có một điều. (M.I.140)

Pubbe cāhaṃ bhikkhave, etarahi ca dukkhañceva paññāpemi, dukkhassa ca nirodhaṃ.

Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ.

(Trung Bộ Kinh 1. Kinh Ví Dụ Con Rắn)

8. Người được gần Đức Phật. (It.91)

Này các tỷ-kheo, nếu một tỷ-kheo nắm lấy viền áo Tăng-già lê đi theo sau lưng Ta, chân bước theo chân, nhưng vị ấy có tham ái trong các dục, với lòng sắc xảo, với tâm sân hận, ý tư duy nhiễm ác, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, với các căn hoang dại, vị ấy xa hẳn Ta và Ta xa vị ấy. Vì cớ sao?

Này các tỷ-kheo, tỷ-kheo ấy không thấy pháp. Do không thấy pháp nên không thấy Ta. Này các tỷ-kheo, nếu tỷ-kheo sống xa đến một trăm do-tuần và vị ấy không có tham ái trong các dục, với lòng tham không sắc xảo, tâm không sân hận, ý tư duy không nhiễm ác, chánh niệm tỉnh giác, định tĩnh nhất tâm, các căn được chế ngự, vị ấy gần hẳn Ta và Ta gần vị ấy. Vì cớ sao? Này các tỷ-kheo, tỷ-kheo ấy thấy pháp. Do thấy pháp nên thấy Ta.

(Itivuttaka. Chương 3. Phẩm 5)

9. Xa lìa phiền não. (A.II.37)

Yena devūpapatyassa

Gandhabbo vā vihaṅgamo

Yakkhattaṃ yena gaccheyyaṃ

Manussattañca abbaje

Te mayhaṃ, āsavā khīṇā

Viddhastā vinaḷīkatā.

Puṇḍarīkaṃ yathā vaggu

Toyena nUpālippati

NUpālippāmi lokena

Tasmā buddhosmi brāhmaṇa.

Với lậu hoặc chưa đoạn,

Ta có thể là tiên,

Có thể Càn-thát-bà,

Có thể là loài chim

Hay đi đến Dạ-xoa,

Hay vào trong thai người,

Với Ta lậu hoặc tận,

Bị phá hủy, trừ khử

Như sen trắng tươi đẹp

Không bị nước thấm ướt,

Đời không thấm ướt Ta,

Do vậy Ta được gọi,

Ta là Phật Chánh giác,

Hỡi này Bà-la-môn.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Bốn Pháp. Phẩm Bánh Xe. Phần Tùy Thuộc Thế Giới)

10. Lời nói sau cùng của Ngài. (D.II.156)

Này các tỷ kheo, Ta nói cho các ngươi nghe và hãy quán xét thật kỹ lưỡng :

“Handa dāni, bhikkhave, āmantayāmi vo, vayadhammā saṅkhārā appamādena sampādetha’’

"Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật"

(Trường Bộ Kinh 1, Kinh Đại Bát Níp-Bàn)

11. Quy y Phật. (S.I.49)

Namo te buddha vīratthu

Vippamuttosi sabbadhi

Sambādhapaṭipannosmi

Tassa me saraṇaṃ bhava.

Đảnh lễ đấng Giác Ngộ, 
Bậc anh hùng muôn thuở,
Ngài là bậc giải thoát,
Thoát ly thật viên mãn,
Còn con bị trói buộc,
Hãy cho con quy ngưỡng
.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Thiên Tử. Phẩm Thứ Nhất. Phần Candima)

12. Sự quy y và tránh xa địa ngục. (D.II.252)

Yekeci buddhaṃ saraṇaṃ gatāse

na te gamissanti apāyabhūmiṃ;

Pahāya mānusaṃ dehaṃ

devakāyaṃ paripūressanti.

Những ai quy y Phật
Sẽ không đi đọa xứ,
Từ bỏ thân làm người
Sẽ tràn đầy thiên giới.

(Trường Bộ Kinh 2. Kinh Đại Hội)

13. Lời dạy của Ngài là thầy của chúng ta. (D.II.154)

Này Ānanda, nếu trong các ngươi có người nghĩ rằng: "lời nói của Bậc Đạo Sư không còn nữa. Chúng ta không có Đạo sư (giáo chủ)". Này Ānanda, chớ có những tư tưởng như vậy. Này Ānanda, pháp và luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính pháp và luật ấy sẽ là Đạo sư của các ngươi.

Yo vo, ānanda, mayā dhammo ca vinayo ca desito paññatto, so vo mamaccayena satthā”.

(Trường Bộ Kinh 1, Kinh Đại Bát Níp-Bàn)

14. Điều cốt yếu trong lời dạy của Chư Phật. (Dhp.183-185)

Sabbapāpassa akaraṇaṃ

Kusalassa upasampadā

Sacittapariyodapanaṃ

Etaṃ buddhāna sāsanaṃ.

Không làm mọi điều ác
Thành tựu các hạnh lành
Tâm ý giữ trong sạch
Chính lời chư Phật dạy.

Khantī paramaṃ tapo titikkhā

Nibbānaṃ paramaṃ vadanti buddhā

Na hi pabbajito parūpaghātī

Na samaṇo hoti paraṃ viheṭhayanto.

Chư phật thường giảng dạy
Nhẫn, khổ hạnh tối thượng
Niết bàn, quả tối thượng
Xuất gia không phá người
Sa môn không hại người.

Anūpavādo anūpaghāto

Pātimokkhe ca saṃvaro

Mattaññutā ca bhattasmiṃ

Pantañca sayanāsanaṃ

Adhicitte ca āyogo

Etaṃ buddhāna sāsanaṃ.

Không phỉ báng, phá hoại
Hộ trì giới căn bản
Ăn uống có tiết độ
Sàng tọa chỗ nhàn tịnh
Chuyên chú tăng thượng tâm,
Chính lời chư Phật dạy.

15. Thỉnh cầu Đức Phật thuyết pháp. (Vin.M.V.S.VI)

Sau khi chứng đắc sự giác ngộ cao thượng. Đức Phật quán xét thế gian và thấy rằng tâm của chúng sanh bị lầm lạc bởi những khái niệm và niềm tin sai lạc. Ngài biết rằng tâm của họ không thể nào phát triển để hiểu được Giáo Pháp cao cả và thâm sâu của Ngài.

Khi ấy, Phạm thiên Sahampati xuất hiện và thỉnh cầu Ngài thuyết giảng Giáo Pháp :

Pāturahosi magadhesu pubbe

Dhammo asuddho samalehi cintito

Apāpuretaṃ amatassa dvāraṃ

Suṇantu dhammaṃ vimalenānubuddhaṃ.

Đã xuất hiện trước đây
Trong xứ Ma kiệt đà
Pháp không được thanh tịnh
Đã được suy nghiệm ra
Bởi những người ô nhiễm.
Cửa bất tử mở ra
Hãy lắng nghe Giáo Pháp
Bậc Vô Nhiễm chứng ngộ.

Sele yathā  pabbatamuddhaniṭṭhito

Yathāpi passe janataṃ samantato

Tathūpamaṃ dhammamayaṃ sumedha

Pāsādamāruyha samantacakkhu

Sokāvatiṇṇaṃ janatamapetasoko

Avekkhassu jātijarābhibhūtaṃ.

Như người đứng ở trên 
Đỉnh đầu hòn núi đá
Nhìn quanh xem nhân loại, 
Cũng thế hỡi bậc trí,
Hãy bước lên lầu đài
Được xây bằng giáo pháp.
Hỡi bậc thông hiểu rộng,
Vị thoát khỏi buồn đau
Nhìn xuống xem nhân loại
Đắm chìm trong sầu khổ,
Bị sanh, già hành hạ.

Uṭṭhehi vīra vijitasaṅgāma

Satthavāha aṇaṇa vicara loke

Desassu bhagavā dhammaṃ

Aññātāro bhavissanti.

Hỡi người thắng chiến trận,
Người hùng, hãy đứng lên,
Người hướng dẫn đoàn xe
Không bị vướng nợ nần,
Hãy đi khắp thế gian

16. Thái độ của Đức Phật đối với việc cải đạo. (M.I.379)

Nhân dịp Upāli - một đệ tử của nhóm ngoại đạo Nigantha - đến gặp Đức Phật và rất hài lòng về lời dạy pháp của Ngài, ông ta lập tức bày tỏ sự ao ước được trở thành đệ tử của đức phật, nhưng ngài đã cảnh báo ông rằng :

“Này cư sĩ kia, hãy suy nghĩ cho kỹ trước đã, một người biết phân biệt như ngươi, ta khuyên ngươi nên suy nghĩ cho thật chính chắn.”

Upāli quá đỗi hoan hỷ trước sự nhắc nhỡ quá bất ngờ của Đức Phật nên nói :

“Kính bạch Đức Thế Tôn, nếu như con xin được làm đệ tử của một tôn giáo khác thì họ sẽ đưa con đi tuần hành và tuyên bố rằng có một nhà triệu phú giàu có như vậy và như vậy đã từ bỏ đạo của ông ta trước đây để quay về với đạo của họ. Nhưng, bạch Thế Tôn, Ngài lại khuyên con nên suy nghĩ lại cho thật kỹ, điều đó làm cho con vô cùng hoan hỷ.”

Rồi ông ta lặp lại thể thức :

“Con xin thành kính quy y Đức Phật, quy y Pháp, quy y Tăng.”

(Trung Bộ Kinh 2, Kinh Upāli)

17. Đức Phật hoằng pháp. (S.I.105-106)

Vì lòng từ ái đối với mọi người, Đức Phật đã lên đường hoằng pháp sau khi Ngài giác ngộ và đã dạy các đệ tử của Ngài cũng làm như vậy.

Đức Phật gọi chư Tăng lại và dạy :

Này các tỷ-kheo, Ta đã được giải thoát khỏi tất cả bẫy sập ở thiên giới và nhân giới. Này các tỷ-kheo, các ông cũng được giải thoát khỏi tất cả bẫy sập ở thiên giới và nhân giới. Này các tỷ-kheo, hãy du hành vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người. Chớ có đi hai người một chỗ. Này các tỷ-kheo, hãy thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn. Hãy tuyên thuyết phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Có các chúng sanh sanh ra ít nhiễm bụi đời, nếu không được nghe pháp sẽ đi đến hoại diệt. Họ sẽ trở thành những vị thâm hiểu chánh pháp. 

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Ác Ma. Phẩm Thứ Nhất. Phần Bẫy Sập)

VII. TRÍ TUỆ SIÊU PHÀM CỦA ĐỨC PHẬT.

1. Minh Hạnh Túc – Vijjācaranasampanno. (M.I.22-23)

Đức Phật có đầy đủ tuệ giác (vijjā) và phẩm hạnh (carana), vì thế Ngài được gọi là bậc Minh Hạnh Túc (vijjācaranasampanno).

Vijjā có nghĩa là phá vỡ sự vô minh. Đây là một trong chín ân đức thù thắng của Đức Phật.

Tám tuệ giác – vijjā được diễn tả trong Kinh Ambalatthika như sau :

Tuệ quán minh – Vipassanāñāṇa.

Ý hóa minh – Manomayiddhiñāṇa.

Biến hóa minh – Iddhividhañāṇa.

Thiên nhãn minh – Dibbacakkhuñāṇa.

Thiên nhĩ minh – Dibbasotañāṇa

Tha tâm minh – Cetopariyañāṇa.

Túc mạng minh – Pubbenivāsānussatiñāṇa

Lậu tận minh – Āsavakkhayañāṇa.

Phẩm hạnh (carana) - gồm mười lăm phẩm hạnh, đó là :

Đầy đủ giới hạnh – Sīlasampadā.

Thu thu các căn – Indriyasaṃvara.

Tiết độ ẩm thực – Bhojanamattaññutā.

Luôn luôn tỉnh thức – Jagariyānuyogo.

Có đức tin – Saddho.

Hỗ thẹn tội lỗi – Hirimā.

Ghê sợ tội lỗi – Ottappī.

Có sự học hỏi nhiều – Bahussuto.

Có sự tinh tấn – Āraddhaviriyo.

Luôn luôn chánh niệm – Upaṭṭhitasati.

Có đủ trí tuệ – Paññavā.

Đắc sơ thiền – Paṭhamajjhāna.

Đắc nhị thiền – Dutiyajjhāna.

Đắc tam thiền – Tatiyajjhāna.

Đắc tứ thiền – Catutthajjhāna.

2. Sự chứng đắc tam minh.

Túc mạng minh – Pubbenivāsānussati ñāṇa.

Khi Đức Phật đang thiền định dưới cội bồ đề trong canh đầu, Ngài đã phát triển trí tuệ có thể thấy được các kiếp quá khứ của Ngài.

Sanh tử minh – Catūpapāta ñāṇa.

Vào canh giữa của đêm, Ngài đắc được sanh tử minh. Đó là tuệ giác biết được sự sanh tử luân hồi của chúng sanh.

Lậu tận minh – Āsavakkhaya ñāṇa.

Vào canh cuối của đêm, Ngài phát triển trí tuệ với chú tâm tận diệt mọi câu uế của tâm và hiểu biết được mọi sự vật như thật và đã chứng đắc Chánh Đẳng Chánh Giác (sammāsambodhi).

3. Sáu tuệ giác vô song và nhất thiết chủng trí của Đức Phật - Asādhāranañāṇa. (Pmj.21)

Tuệ giác thu thúc lục căn – Indriya paro pariyatti ñāṇa.

Lục căn của Đức Phật rất thanh tịnh (được giải thoát mọi cấu uế), luôn hướng về năm đức hạnh : niềm tin, chánh niệm, định, tinh tấn và tuệ.

Sự quán tưởng của Đức Phật về những đức hạnh này làm cho Ngài có thể thấy được sự thanh tịnh và bất tịnh ở tâm của người khác, để ngài thuyết giảng Giáo Pháp đem đến sự lợi ích cho họ.

Tha tâm minh – Āsayānusaya ñāṇa.

Trước khi thuyết pháp, Đức Phật dùng nhất thiết chủng trí để hiểu biết và phân tích thái độ tâm linh của chúng sanh.

Khả năng hiểu biết căn tánh, chướng ngại và sự phát triển theo khả năng của họ, hay nói cách khác là sự hiểu biết về Giáo Pháp cùng bản tánh và thói quen của họ đã lưu lại từ những tiền kiếp trong vòng sanh tử luân hồi.

Phép song thông – Yamaka pātihāriya ñāṇa.

Đức Phật có phép thuật vô song, Ngài có thể thi triển hai thần thông cùng một lúc, hai tia sáng đỏ và trắng phát ra từ thân của Ngài (thường được giải thích là lửa và nước). Ít khi Đức Phật sử dụng loại thần thông này. Ngài chỉ thi triển chúng để thay đổi tri kiến của những người quá sai lầm, tự kiêu và đầy rẫy sự hoài nghi.

Đức Phật thường không dùng đến thần thông để cải đạo những người ngoài tôn giáo. Đức Phật cực lực phản bác đệ tử của Ngài thi triển thần thông nhằm chứng minh sự cao quý Giáo Pháp của Ngài.

Tâm từ vô lượng – Mahā karuṇā samāpatti ñāṇa.

Đức Phật có tâm từ bi vô lượng muốn giải thoát mọi khổ đau cho người khác. Tình thương yêu của Ngài vô bờ bến (bao trùm khắp vũ trụ) mà bất kỳ Bậc Đạo Sư nào khác cũng không thể so sánh được.

Toàn giác trí – Sabbaññuta ñāṇa.

Đức Phật biết được tất cả, không có cái gì trong vũ trụ này mà Ngài không hiểu biết, cho dù ở quá khứ, hiện tại hay ở vị lai.

Vô ngại trí – Anāvarana ñāṇa.

Tâm giác ngộ của Đức Phật luôn chói sáng, thật thanh tịnh và thâm sâu để nhận biết được bản chất thật sự của mọi vật trong vũ trụ.

4. Mười tuệ giác siêu thế của Đức Phật – dasa bala. (M.I.68-71)

Tuệ giác hay năng lực biết được cái gì có thể và cái gì không có thể. Tuệ giác biết được bằng cách nào mọi vật hiện hữu, nguyên nhân của chúng và chúng diệt như thế nào.

Tuệ giác thấy được sự vận hành bên trong của mạng lưới nghiệp lực, ảnh hưởng và kết quả của chúng. Bằng cách nào một nghiệp lực đưa đến quả khổ không thể tránh được hoặc có thể tránh được hay đưa đến một quả trái ngược hoặc giảm bớt quả của nghiệp tùy theo sự hỗ tương và sức mạnh của ba gốc độc hại là tham (lobha), sân hận (dosa) và si mê (moha) hay với ba đức hạnh trái ngược lại là vô tham (alobha), tâm từ (adosa) và chánh kiến (amoha). Tuệ giác hiểu biết được một số điều kiện nào đó ở thế gian làm ngăn trở hay thích hợp cho sự vận hành của nghiệp lực, dẫn đến hậu quả tốt hoặc xấu.

Tuệ giác hiểu biết được bằng cách nào một hành động tạo nghiệp đặc biệt được thực hiện chẳng hạn như: sát sanh (pānātipāta) hay bố thí (dāna). Điều kiện tái sanh tùy thuộc vào tác ý (cetanā) của mỗi người khi khởi tâm tạo ra hành động đặc biệt đó.

Tuệ giác biết được bằng cách nào mà mọi vật có được sinh khí, sự vô hồn và sự tồn tại của các hệ thống trong thế gian đều tùy thuộc vào sự kết hợp hài hòa của năm nhóm tập hợp và bốn phần tử có tính chất đông cứng (đất), lỏng (nước), chuyển động (gió) và nóng (lửa).

Tuệ giác biết được bằng cách nào mà chúng sanh vẫn duy trì những cá tánh khác nhau, ưa thích và không ưa thích như một dòng chảy liên tục từ thói quen và khuynh hướng tâm linh của họ của những tiền kiếp trong vòng sanh tử luân hồi.

Tuệ giác biết được cách thuyết giảng mang đến hiệu quả tùy theo khả năng hiểu biết của thính chúng, thường đưa đến sự chứng ngộ ngay lập tức.

Tuệ giác biết chỉ định đề mục hành thiền hợp lý tùy theo cấu uế nội tâm khác nhau hoặc những chướng ngại xuất hiện trong tâm của hành giả ngay giây phút đạt đến nhập định (jhāna).

Tuệ giác siêu thế để nhớ lại những kiếp sống trong quá khứ của Ngài và của chúng sanh.

Tuệ giác hiểu biết được sự tái sanh của mỗi chúng sanh xảy ra tùy theo nghiệp của họ như thế nào.

Tuệ giác biết được bằng cách nào mà ngài đạt được sự phát triển tâm linh của Ngài, sự thanh lọc nội tâm cùng sự chứng đắc giác ngộ bằng một chuỗi đoạn tận mọi lậu hoặc trong tâm và chỉ phát triển những phẩm hạnh.

Qua phương pháp loại suy, nhất thiết chủng trí của Đức Phật, khi đem so sánh với những vị lãnh đạo tinh thần khác cũng giống như đem ánh sáng của mặt trời đặt trước ánh sáng của mặt trăng, ánh sáng các vì sao và ánh sáng của ngọn đèn dầu. Sự rực rỡ của ánh mặt trời làm cho mọi vật đều có thể thấy được nó bao trùm tất cả và tỏa sáng.

(Trung Bộ Kinh 1. Đại Kinh Sư Tử Hống)

5. Trí tuệ bất diệt với thời gian. (M.I.83)

Có một số sa-môn, bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "khi một thiếu niên còn trẻ tuổi, tóc đen nhánh, huyết khí sung mãn, trong tuổi thanh xuân, người ấy thành tựu trí tuệ biện tài tối thượng. Nhưng khi người ấy già cả, niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đi đến đoạn cuối cuộc đời, khi đã tám mươi, chín mươi hay một trăm tuổi, khi ấy trí tuệ biện tài tối thượng ấy bị đoạn trừ".

“Này Sāriputta, chớ có quan niệm như vậy. Này Sāriputta, nay ta đã già, niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đi dến đoạn cuối cuộc đời, tuổi ta nay đã đến tám mươi. Này Sāriputta, ở đây ta có bốn vị đệ tử, tuổi thọ đến một trăm, đã sống một trăm tuổi, thành tựu chánh niệm đệ nhất, thành tựu chuyên tâm đệ nhất, thành tựu tinh cần đệ nhất và đầy đủ trí tuệ biện tài tối thượng. Này Sāriputta, ví như một người bắn cung thiện xảo, có huấn luyện, khéo tay, thuần thục, với một mũi tên nhẹ, có thể dễ dàng bắn ngang qua bóng một cây ta-la. Cũng vậy, những vị này với chánh niệm đệ nhất như vậy, được thành tựu trí tuệ biện tài tối thượng như vậy, nếu những vị này hỏi ta nhiều lần một câu hỏi về bốn niệm xứ, và nếu ta, được hỏi nhiều lần như vậy, phải giải thích cho họ hiểu và nếu họ được ta giải thích như vậy, có thể hiểu như đã giải thích, và nếu họ không hỏi ta về những vấn đề phụ thuộc và các vấn đề khác, trừ khi ăn, uống, nhai, nếm, trừ khi đi đại tiện, tiểu tiện, trừ khi ngủ để lấy lại sức. Này Sāriputta, dầu vậy, sự thuyết pháp của như lai cũng chưa hoàn tất, sự giải thích cú pháp của như lai cũng chưa hoàn tất, sự trả lời các câu hỏi của như lai cũng chưa hoàn tất, khi mà bốn đệ tử của ta, tuổi thọ đến một trăm tuổi, đã sống một trăm tuổi, đã từ trần sau một trăm tuổi. Này sariputta, nếu ông có gánh ta trên giường đi chỗ này chỗ kia, thật sự trí tuệ biện tài của như lai không có gì thay đổi.”

(Trung Bộ Kinh 1. Đại Kinh Sư Tử Hống)

CHƯƠNG 2: GIÁO PHÁP CAO THƯỢNG

I. GIÁO PHÁP ĐỘC NHẤT.

1. Giáo Pháp thật thâm sâu và khó hiểu. (M.I.167-168)

Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Idapaccāyata Paṭiccasamuppāda (Y Tánh Duyên Khởi Pháp); sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta, như vậy thật bực mình cho Ta!" Này các Tỷ-kheo, rồi những kệ bất khả tư nghì, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta:

Kicchena me adhigataṃ

Halaṃ dāni pakāsituṃ

Rāgadosaparetehi

Nāyaṃ dhammo susambudho.

Sao Ta nói Chánh pháp, 
Ðược chứng ngộ khó khăn?
Những ai còn tham sân, 
Khó chứng ngộ pháp này.

Paṭisotagāmiṃ nipuṇaṃ

Gambhīraṃ duddasaṃ aṇuṃ

Rāgarattā na dakkhanti

Tamokhandhena āvuṭa.

Ði ngược dòng, thâm diệu, 
Khó thấy, thật tế nhị, 
Kẻ ái nhiễm vô minh,
Không thấy được pháp này.

(Trung Bộ Kinh 1. Kinh Thánh Cầu)

2. Giáo Pháp dành cho những ai muốn tầm cầu và thực chứng. (D.II.94)

"Svākkhāto bhagavatā dhammo sandiṭṭhiko akāliko ehipassiko opaneyyiko paccattaṃ veditabbo viññūhī’ti

"Chánh pháp được Thế Tôn khéo giảng dạy, thiết thực, vượt ngoài thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng giải thoát, được kẻ trí tự mình thâm hiểu".

(Trường Bộ Kinh 1. Kinh Đại Bát Níp-Bàn)

3. Giáo Pháp làm giảm sự thèm khát của bạn. (Miln.335)

Dhammosadhaṃ pivitvāna

Ajarāmaraṇā siyuṃ;

Bhāvayitvā ca passitvā

Nibbutā upadhikkhaye.

Uống được pháp dược này

Bạn trở nên bất tử

Ngoài lưỡi hái tử thần

Thấy, phát triển chân lý

Bạn giảm được ái tham.

4. Lấy Giáo Pháp làm của riêng bạn. (D.II.100)

Đức Phật giải thích cho Ngài Ānanda nghe :

Này Ānanda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?

Này Ānanda, ở đời, vị Tỷ-kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. Này Ānanda, như vậy vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.

(Trường Bộ Kinh 2. Kinh Đại Bát Níp-Bàn)

5. Sự rộng mở của Đức Phật. (A.I.282)

Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này được che giấu khi thực hành, không có hiển lộ. Thế nào là ba?

Sở hành của nữ nhân, này các Tỷ-kheo, được che dấu khi thực hành, không có hiển lộ. Chú thuật của Bà-la-môn, này các Tỷ-kheo, được che dấu khi thực hành, không có hiển lộ. Tà kiến, này các Tỷ-kheo, được che dấu khi thực hành, không có hiển lộ. Ba pháp này, này các Tỷ-kheo, được che giấu khi thực hành, không có hiển lộ.

Này các Tỷ-kheo, ba pháp này chói sáng, được hiển lộ, không có che giấu. Vành tròn của mặt trăng, này các Tỷ-kheo, chói sáng, được hiển lộ, không có che giấu. Vành tròn của mặt trời, này các Tỷ-kheo, chói sáng, được hiển lộ, không có che giấu. Pháp và Luật được Thế Tôn tuyên thuyết, này các Tỷ-kheo, chói sáng, được hiển lộ, không có che giấu. Ba pháp này chói sáng, được hiển lộ, không có che giấu.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Kusināra. Phần Che Giấu)

6. Một Giáo Pháp không bí truyền. (D.II.100)

Này Ānanda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏi gì nữa ở Ta! Này Ānanda, Ta đã giảng Chánh pháp, không có phân biệt trong ngoài (mật giáo và không phải mật giáo), vì này Ānanda, đối với các Pháp, Như Lai không bao giờ là vị Ðạo sư còn nắm tay (còn giữ lại một ít mật giáo chưa giảng dạy). Này Ānanda, những ai nghĩ rằng: "Như Lai là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo"; hay "chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Như Lai" thời này Ānanda, người ấy sẽ có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo. Này Ānanda, Như Lai không nghĩ rằng: "Ta là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo; hay "chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta" thời này Ānanda, làm sao Như Lai lại có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo? 

(Trường Bộ Kinh 2. Kinh Đại Bát Níp-Bàn)

7. Món quà cao quý nhất và sự an lạc. (Dhp.354)

Sabbadānaṃ dhammadānaṃ jināti

Sabbarasaṃ dhammaraso jināti

Sabbaratiṃ dhammarati jināti

Taṇhakkhayo sabbadukkhaṃ jināti.

Pháp thí, thắng mọi thí!
Pháp vị, thắng mọi vị!
Pháp hỷ, thắng mọi hỷ!
Ái diệt, thắng mọi khổ!

8. Tất cả tôn giáo khác có dạy giáo pháp giống vậy không? (D.II.282)

Thiên chủ Sakka bạch hỏi Đức Phật :

- Bạch Thế Tôn, có phải tất cả vị Sa Môn, Bà La Môn đều đồng một tư tưởng, đồng một giới hạnh, đồng một mong cầu, đồng một chí hướng?

- Này Thiên chủ, tất cả Sa Môn, Bà La Môn không đồng một tư tưởng, không đồng một giới hạnh, không đồng một mong cầu, không đồng một chí hướng!

- Bạch Thế Tôn, vì sao cả Sa Môn, Bà La Môn không đồng một giới hạnh, không đồng một mong cầu, không đồng một chí hướng?

- Này Thiên chủ, thế giới này gồm có nhiều loại giới, nhiều giới sai biệt. Trong thế giới gồm có nhiều loại giới và nhiều giới sai biệt này, các loại hữu tình tự nhiên thiên chấp một loại giới nào, và khi đã thiên chấp, trở thành Kiên trì, cố thủ, với định kiến: "Ðây là sự thật, ngoài ra toàn là si mê". Do vậy, tất cả Sa Môn, Bà La Môn không đồng một tư tưởng, không đồng một giới hạnh, không đồng một cứu cánh, không đồng một mong cầu, không đồng một chí hướng.

- Bạch Thế Tôn, có phải tất cả vị Sa Môn, Bà La Môn đều đồng một cứu cánh, đồng một an ổn, đồng một phạm hạnh, đồng một mục đích?

- Này Thiên chủ, tất cả vị Sa Môn, Bà La Môn không đồng một cứu cánh, không đồng một an ổn, không đồng một phạm hạnh, không đồng một mục đích.

Bạch Thế Tôn, vì sao tất cả Sa môn, Bà la môn, không đồng một cứu cánh, không đồng một an ổn, không đồng một phạm hạnh, không đồng một mục đích?

- Này Thiên chủ, chỉ những vị Sa môn Bà la môn nào đã giải thoát tham ái, những vị ấy mới đồng một cứu cánh, đồng một an ổn, đồng một phạm hạnh, đồng một mục đích. Do vậy, tất cả vị Sa môn, Bà la môn không đồng một cứu cánh, không đồng một an ổn, không đồng một phạm hạnh, không đồng một mục đích.

(Trường Bộ Kinh 2. Kinh Đế Thích Sở Vấn).

9. Tứ diệu đế (S.V.420)

Bốn sự thật tuyệt đối của Giáo Pháp gồm có:

  • Khổ Đế - Dukkhasacca. Một chân lý chắc thật đầu tiên nói về sự bất toại nguyện hay những nỗi đau khổ của thế gian.

Idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhaṃ ariyasaccaṃ – jātipi dukkhā, jarāpi dukkhā, byādhipi dukkho, maraṇampi dukkhaṃ, appiyehi sampayogo dukkho, piyehi vippayogo dukkho, yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ – saṃkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā.

Ðây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.

  • Tập Đế - Samudayasacca. Một chân lý chắc thật thứ hai nói về nguyên nhân của sự bất toại nguyện hay đau khổ này và lý do vì đâu mà có những đau khổ này.

Idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ – yāyaṃ taṇhā ponobbhavikā nandirāgasahagatā tatratatrābhinandinī, seyyathidaṃ – kāmataṇhā, bhavataṇhā, vibhavataṇhā.

Ðây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỷ-kheo, chính là ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.

  • Diệt Đế - Nirodhasacca. Một chân lý chắc thật thứ ba nói về sự diệt trừ của những bất toại nguyện hay đau khổ này và những quả vị an lành, tốt đẹp mà chúng sinh đạt được khi diệt trừ được những nỗi thống khổ này.

Idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ – yo tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo.

Ðây là Thánh đế về Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, chính là ly tham, đoạn diệt, không có dư tàn khát ái ấy, sự quăng bỏ, từ bỏ, giải thoát, không có chấp trước.

  • Đạo Đế - Maggasacca. Một chân lý chắc thật thứ tư nói về những đạo lộ đưa đến sự diệt trừ những đau khổ này.

Idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ – ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathidaṃ – sammādiṭṭhi sammāsaṅkappo sammāvācā sammākammanto sammāājīvo sammāvāyāmo sammāsati sammāsamādhi.

Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

(Tương Ưng Bộ Kinh 5. Tương Ưng Sự Thật. Phẩm Chuyển Pháp Luân. Phần Như Lai Thuyết)

- Khổ đế là gì?

Ðây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.

Ðây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

Ðây là Thánh đế về Khổ cần phải liễu tri, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp, từ trước Ta chưa từng nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

Ðây là Thánh đế về Khổ đã được liễu tri, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

- Tập đế là gì?

Ðây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỷ-kheo, chính là ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.

Ðây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

Ðây là Thánh đế về Khổ tập cần phải đoạn tận, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

Ðây là Thánh đế về Khổ tập đã được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

- Diệt đế là gì?

Ðây là Thánh đế về Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, chính là ly tham, đoạn diệt, không có dư tàn khát ái ấy, sự quăng bỏ, từ bỏ, giải thoát, không có chấp trước.

Ðây là Thánh đế về Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

Ðây là Thánh đế về Khổ diệt cần phải chứng ngộ, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

Ðây là Thánh đế về Khổ diệt đã được chứng ngộ, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

- Đạo đế là gì?

Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến khổ diệt, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt cần phải tu tập, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt đã được tu tập, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

10. Bát Chánh Đạo. (M.I.301)

Đây là cốt lõi trong Giáo Pháp của Đức Phật để sống một đời sống cao thượng và đạt được giải thoát. Đạo lộ gồm có tám phần :

  • GIỚI – SĪLA

· Chánh ngữ – Sammāvācā.

· Chánh nghiệp – Sammākammanto.

· Chánh mạng – Sammā-ājīvo.

  • ĐỊNH – SAMĀDHI

· Chánh tinh tấn – Sammāvāyāmo.

· Chánh niệm – Sammāsati.

· Chánh định – Sammāsamādhi.

  • TUỆ – PAÑÑĀ

· Chánh kiến – Sammādiṭṭhi.

· Chánh tư duy - Sammāsaṅkappo.

(Trung Bộ Kinh 1. Tiểu Kinh Phương Quảng)

* Chánh ngữ. (M.III.251-252)

Là một biểu hiện đặc tính do trí tuệ và lòng nhân từ, do đó không bị hoen ố bởi nói láo, nói xấu, nói lời hung dữ và nói lời vô ích.

Này chư Hiền, thế nào là chánh ngữ? Tự chế không nói láo, tự chế không nói hai lưỡi, tự chế không ác khẩu, tự chế không nói lời phù phiếm. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh ngữ.

* Chánh nghiệp.

Là sự gìn giữ cẩn thận năm giới để tránh các điều bất thiện khác và để tận lực trau dồi những phẩm hạnh ở chúng sanh.

Này chư Hiền, thế nào là chánh nghiệp? Tự chế không sát sanh, tự chế không trộm cắp, tự chế không tà dâm. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh nghiệp.

* Chánh mạng.

Là có một nghề chánh đáng, mà nghề nghiệp đó không gây ra sự nguy hại hoặc bất công đối với người tại gia, gồm có : mua bán vũ khí, mua bán nô lệ, nuôi thú lấy thịt, mua bán các chất say và mua bán chất độc. Tà mạng cũng liên quan đến gạt gẫm, gian dối và lừa đảo.

Này chư Hiền, thế nào là chánh mạng? Này chư Hiền, ở đây vị Thánh đệ tử từ bỏ tà mạng, sinh sống bằng chánh mạng. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh mạng.

* Chánh tinh tấn.

Là sự từ bỏ bán chất ngu muội và tu tập các phẩm hạnh cao quý để đạt được mười phẩm hạnh cao thượng (dasapāramī).

Này chư Hiền, và thế nào là chánh tinh tấn? Này chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp đã sanh khởi, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh tinh tấn.

* Chánh niệm.

Là sự luôn luôn tỉnh giác về thân, cảm giác, ý nghĩ và tư tưởng để có sự sáng suốt nhận rõ mọi vật đúng như thật, một trạng thái tâm linh mà trực giác chỉ hướng đến sự thông minh, sáng suốt.

Này chư Hiền, thế nào là chánh niệm? Này chư Hiền, ở đây, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời... quán thọ trên các cảm thọ... quán tâm trên các tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh niệm.

* Chánh định.

Là sự phát triển tâm linh chỉ một hướng duy nhất qua sự hiểu biết đầy đủ rằng : mọi vật là vô thường (anicca), khổ não, bất toại nguyện (dukkha) và vô sở hữu (anatta) bằng sự đoạn trừ năm chướng ngại (nīvaraṇa).

Này chư Hiền, thế nào là chánh định? Này chư Hiền, ở đây, Tỷ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Vị Tỷ-kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Tỷ-kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh định.

* Chánh kiến.

Là sự thấy rõ cuộc sống như nó là, cùng với ba đặc tính của cuộc sống là vô thường, khổ và vô ngã, luật nhân quả của một nhóm tứ đại, sự thấy được tứ diệu đế và pháp duyên khởi.

Này chư Hiền, thế nào là chánh tri kiến? Này chư Hiền, tri kiến về Khổ, tri kiến về Khổ tập, tri kiến về Khổ diệt, tri kiến về Khổ diệt đạo. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh tri kiến.

* Chánh tư duy.

Là sự có được tâm giải thoát khỏi mọi tham ái (rāgā), sự sân hận, ác tâm (vyāpāda), sự độc ác và những thứ như vậy (vihiṃsā).

Này chư Hiền, thế nào là chánh tư duy? Tư duy về ly dục, tư duy về vô sân, tư duy về bất hại. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh tư duy.

(Trung Bộ Kinh 3. Kinh Phân Biệt Về Sự Thật).

11. Những phẩm chất tuyệt diệu của đại dương được tìm thấy trong Giáo Pháp. (A.IV.198)

- Này Pahārāda, có bao nhiêu sự vi diệu chưa từng có trong biển lớn mà do thấy chúng , các A-tu-la thích thú biển lớn?

- Bạch Thế Tôn, có tám vi diệu chưa từng có trong biển lớn mà do thấy chúng, các A-tu-la thích thú biển lớn. Thế nào là tám?

- Bạch Thế Tôn, biển lớn tuần tự thuận xuôi, tuần tự thuận hướng, tuần tự sâu dần, không có thình lình như một vực thẳm. Vì rằng bạch Thế Tôn, vì rằng biển lớn tuần tự thuận xuôi, tuần tự thuận hướng, tuần tự sâu dần, không có thình lình như một vực thẳm, nên bạch Thế Tôn, đây là vi diệu chưa từng có thứ nhất, do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, biển lớn đứng một chỗ, không có vượt qua bờ. Vì rằng bạch Thế Tôn, biển lớn đứng một chỗ, không có vượt qua bờ, bạch Thế Tôn, đây là vi diệu chưa từng có thứ hai, do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, biển lớn không có chấp chứa xác chết. Nếu có xác chết trong biển lớn, lập tức bị quăng lên bờ hay vất lên đất liền. Vì rằng bạch Thế Tôn, biển lớn không có chấp chứa xác chết. Nếu có xác chết trong biển lớn, lập tức bị quăng lên bờ hay vất lên đất liền. Nên bạch Thế Tôn đây là vi diệu chưa từng có thứ ba, do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.

 Lại nữa, bạch Thế Tôn, phàm có các con sông lớn nào, ví như sông Hằng, sông Yamunā, sông Aciravatī, sông Sarabhū, sông Mahī, các con sông ấy khi chảy đến biển, liền bỏ tên họ cũ trở thành biển lớn. Vì rằng, phàm có các con sông lớn nào, ví như sông Hằng ... trở thành biển lớn, nên bạch Thế Tôn, đây là vi diệu chưa từng có thứ tư, do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, phàm có những dòng nước gì ở đời chảy vào biển lớn, phàm có những nước mưa từ trời rơi xuống, nhưng không vì vậy biển lớn được thấy có vơi có đầy. Bạch Thế Tôn, vì rằng, phàm có những dòng nước gì ở đời chảy vào biển lớn, phàm có những nước mưa từ trời rơi xuống, nhưng không vì vậy biển lớn được thấy có vơi có đầy, bạch Thế Tôn, đây là vi diệu chưa từng có thứ năm, do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, biển lớn chỉ có một vị là vị mặn. Vì rằng, bạch Thế Tôn, biển lớn chỉ có một vị là vị mặn, nên bạch Thế Tôn, đây là vi diệu chưa từng có thứ sáu, do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, biển lớn có nhiều châu báu, nhiều loại châu báu, ở đây có những châu báu này, như thân châu, ma-ni châu, lưu-ly, xa-cừ, ngọc bích, san hô, bạc, vàng, ngọc đỏ, mã não. Vì rằng, bạch Thế Tôn , biển lớn có nhiều châu báu, nhiều loại châu báu, ở đây có những châu báu này, như trân châu, ma-ni châu, lưu-ly, xa-cừ, ngọc bích, san hô, bạc, vàng, ngọc đỏ, mã não. Bạch Thế Tôn, đây là vi diệu chưa từng có thứ bảy, do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, biển lớn là trú xứ các loại chúng sanh lớn, tại đấy, có những chúng sanh như các con Timi, Timiṅgalā, Timiramiṅgalā, những loại Asura (A-tu-la), các loại Nāga, các loại Gandhabba. Trong biển có những loài hữu tình có tự ngã dài một trăm do tuần, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm do tuần. Vì rằng, bạch Thế Tôn, biển lớn là trú xứ các loài chúng sanh lớn ... năm trăm do tuần, nên bạch Thế Tôn, đây là vi diệu chưa từng có thứ tám, do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn. Nhưng bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo có thích thú trong Pháp và Luật này?

- Này Pahārāda, Tỷ-kheo có thích thú trong Pháp và Luật này.

- Bạch Thế Tôn, trong Pháp và Luật này có bao nhiêu pháp vi diệu chưa từng có mà do thấy chúng, thấy chúng, các Tỷ-kheo thích thú trong pháp và luật này?

- Này Pahārāda, có tám pháp vi diệu này chưa từng có trong Pháp và Luật mà do thấy chúng, thấy chúng, các Tỷ-kheo thích thú trong pháp và luật này. Thế nào là tám?

Ví như, này Pahārāda, biển lớn tuần tự thuận xuôi, tuần tự thuận hướng, tuần tự sâu dần, không có thình lình như một vực thẳm. Cũng vậy, này Pahārāda, trong Pháp và Luật này, các học pháp là tuần tự, các quả dị thục là tuần tự, các con đường là tuần tự, không có sự thể nhập chánh trí thình lình. Này Pahārāda, vì rằng trong pháp và luật này, các học pháp là tuần tự, các quả dị thục là tuần tự, các con đường là tuần tự, không có sự thể nhập chánh trí thình lình, nên này Pahārāda, đây là vi diệu chưa từng có thứ nhất mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.

Ví như, này Pahārāda, biển lớn đứng một chỗ, không có vượt qua bờ. Cũng vậy, này Pahārāda, khi các học pháp được Ta sửa soạn cho các đệ tử, các đệ tử của Ta, dầu cho vì nhân sinh mạng, cũng không vượt qua. Vì rằng này Pahārāda các học pháp được Ta sửa soạn cho các đệ tử, các đệ tử của Ta, dầu cho vì nhân sinh mạng, cũng không vượt qua,. Nên này Pahārāda, trong Pháp và Luật này, đây là vi diệu chưa từng có thứ hai do mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.

Ví như, này Pahārāda, biển lớn không có chấp chứa xác chết. Nếu có xác chết trong biển lớn, lập tức bị quăng lên bờ hay vất lên đất liền. Cũng vậy, này Pahārāda, người nào là ác giới, theo ác pháp, sở hành bất tịnh đáng nghi ngờ, có những hành vi che đậy, không phải là Sa-môn, nhưng tự nhận là Sa-môn, không phải sống Phạm hạnh nhưng tự nhận có Phạm hạnh, nội tâm hôi hám, ứ đầy tham dục, tánh tình bất tịnh. Chúng Tăng không sống chung với người ấy, lập tức hội họp lại và đuổi người ấy ra khỏi. Dầu cho người ấy có ngồi giữa chúng Tỷ-kheo Tăng, nhưng người ấy sống xa chúng Tăng và chúng Tăng sống xa người ấy. Vì rằng, này Pahārāda, người ấy là ác giới, theo ác pháp, ... tánh tình bất tịnh ... và chúng Tăng sống xa vị ấy, nên này Pahārāda, trong pháp và luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ ba mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.

Ví như, này Pahārāda, phàm có các con sông lớn nào, ví như sông Hằng, sông Yamunā, sông Aciravatī, sông Sarabhū, sông Mahī, các con sông ấy khi chảy đến biển, liền bỏ tên họ cũ trở thành biển lớn. Cũng vậy, này Pahārāda, có bốn giai cấp: Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn, Phệ-xá, Thủ-đà, sau khi từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia trong Pháp và Luật được Như Lai tuyên bố, họ từ bỏ tên và họ của họ từ trước, và họ trở thành những Sa-môn Thích tử. Này Pahārāda, trong Pháp và Luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ tư mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.

Ví như, này Pahārāda, phàm có những dòng nước gì ở đời chảy vào biển lớn, phàm có những nước mưa từ trời rơi xuống, nhưng không vì vậy biển lớn được thấy có vơi có đầy. Cũng vậy, này Pahārāda, nếu có nhiều Tỷ-kheo nhập vào Niết-bàn giới không có dư y, Niết-bàn giới cũng không vì vậy được thấy có vơi có đầy. Này Pahārāda, nếu có nhiều vị Tỷ-kheo nhập vào Niết-bàn giới không có dư y, Niết-bàn giới cũng không vì vậy được thấy có vơi có đầy. Này Pahārāda, trong Pháp và Luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ năm mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.

Ví như, này Pahārāda, biển lớn chỉ có một vị mặn. Cũng vậy, này Pahārāda, Pháp và Luật cũng chỉ có một vị là vị giải thoát. Này Pahārāda, trong Pháp và Luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ sáu mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.

Ví như, này Pahārāda, biển lớn có nhiều châu báu, có nhiều loại châu báu, ở đây có những châu báu này, như trân châu, ma-ni châu, lưu-ly, xa-cừ, ngọc bích, san hô, bạc, vàng, ngọc đỏ, mã não. Cũng vậy, này Pahārāda, Pháp và Luật này có nhiều châu báu, nhiều loại châu báu, ở đấy có những châu báu này, như Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy giác chi, Thánh đạo tám ngành. Này Pahārāda, vì rằng Pháp và Luật này có nhiều châu báu, nhiều loại châu báu, ở đấy có những châu báu này, như Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy giác chi, Thánh đạo tám ngành, nên này Pahārādan, trong Pháp và Luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ bảy mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.

Ví như, này Pahārāda, biển lớn là trú xứ các loại chúng sanh lớn, tại đấy, có những chúng sanh như các con Timi, Timiṅgalā, Timiramiṅgalā, những loại Asura (A-tu-la), các loại Nāga, các loại Gandhabba. Trong biển có những loài hữu tình với tự ngã dài một trăm do tuần, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm do tuần. Cũng vậy, này Pahārāda, Pháp và Luật là trú xứ của các loài chúng sanh lớn. Ở đấy có những loại chúng sanh này: bậc Dự lưu, bậc đã hướng đến chứng ngộ Dự lưu quả, bậc Nhất Lai, bậc đã hướng đến chứng ngộ Nhất lai quả, bậc Bất lai, bậc đã hướng đến chứng ngộ Bất lai quả, bậc A-la-hán, bậc đã hướng đến chứng ngộ quả A-la-hán. Này Pahārāda, vì rằng Pháp và Luật này là trú xứ của các loại chúng sanh lớn. Ở đấy có những chúng sanh này ... quả A-la-hán. Này Pahārāda, trong Pháp và Luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ tám mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.

Này Pahārāda, đây là tám pháp vi diệu, chưa từng có trong pháp và luật và do thấy vậy, do thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.

 (Tăng Chi Bộ Kinh 3. Chương Tám Pháp. Phẩm Lớn. Phần A-tu-la Pahārāda)

12. Giáo Pháp là dược phẩm. (Miln.335)

Ye keci osadhā loke

Vijjanti vividhā bahū

Dhammosadhasamaṃ natthi

Etaṃ pivatha bhikkhavo.

Tất cả thuốc trên thế gian này

Có nhiều thứ, nhiều loại khác nhau

Không loại nào sánh bằng pháp dược

Này Tỳ kheo, hãy uống thuốc này.

13. Giáo Pháp này chỉ dành cho những người trí chứ không phải kẻ ngu. (A.IV.228)

Tám tư niệm của bậc đại nhân :

1. Pháp này để cho người ít dục, pháp này không phải để cho người nhiều dục. (appicchassāyaṃ dhammo, nāyaṃ dhammo mahicchassa.)

2. Pháp này để cho người biết đủ, pháp này không phải để cho người không biết đủ. (santuṭṭhassāyaṃ dhammo, nāyaṃ dhammo asantuṭṭhassa.)

3. Pháp này để cho người sống thanh vắng, pháp này không phải để cho người ưa hội chúng. (pavivittassāyaṃ dhammo, nāyaṃ dhammo saṅgaṇikārāmassa.)

4. Pháp này để cho người tinh cần tinh tấn, pháp này không phải để cho người biếng nhác. (āraddhavīriyassāyaṃ dhammo, nāyaṃ dhammo kusītassa.)

5. Pháp này để cho người trú niệm, pháp này không phải để cho người thất niệm. (upaṭṭhitassatissāyaṃ dhammo, nāyaṃ dhammo muṭṭhassatissa.)

6. Pháp này để cho người Thiền định, pháp này không phải để cho người không Thiền định. (samāhitassāyaṃ dhammo, nāyaṃ dhammo asamāhitassa.)

7. Pháp này để cho người có trí tuệ, pháp này không phải để cho người ác tuệ. (paññavato ayaṃ dhammo, nāyaṃ dhammo duppaññassa)

8. Pháp này để cho người không ưa hý luận, không thích hý luận, Pháp này không phải để cho người ưa hý luận, thích hý luận. (nippapañcārāmassāyaṃ dhammo nippapañcaratino, nāyaṃ dhammo papañcārāmassa papañcaratino)

(Tăng Chi Bộ Kinh 3. Chương Tám Pháp. Phẩm Gia Chủ. Phần Tôn Giả Anuruddha).

II. NHỮNG QUAN KIẾN VÀ HOÀI NGHI KHÁC.

1. Bốn tín ngưỡng giả dối. (M.I. 515-521)

Có bốn loại tín ngưỡng bị chỉ trích trong Phật giáo là giả dối, vì nếu chúng được chấp nhận thì việc trau dồi phẩm hạnh và sự phát triển về tâm linh trở thành không thích hợp. Vì vậy, bốn loại tín ngưỡng này chỉ có thể coi như là lý thuyết chứ không phải là tôn giáo.

+ Tín ngường tin chắc rằng sự chết là chấm dứt tất cả; việc ác và việc thiện đều bị hủy bỏ lúc chết. Theo thuyết duy vật.

Có vị Ðạo sư có thuyết lý như sau, có quan điểm như sau: "Không có bố thí, không có lễ hy sinh, không có tế tự, không có quả dị thục các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có cha, không có loại hóa sanh, ở đời không có những vị Sa-môn, Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh, sau khi đã tự mình giác ngộ với thắng trí tuyên bố về đời này và đời sau. Con người này do bốn đại họp thành, khi mệnh chung, địa đại quy nhập địa giới, thủy đại quy nhập thủy giới, hỏa đại quy nhập hỏa giới, phong đại quy nhập phong giới, các căn nhập vào hư không. Bốn người, gánh quan tài với người nằm trong quan tài là năm, gánh người chết mang đi, đến chỗ hỏa táng và thốt ra những lời kể lể, đặc tánh của người chết. Các xương thành màu xám như chim bồ câu, và những vật cúng dường trở thành tro bụi. Chỉ có người ngu mới tán dương bố thí, lời nói của họ trống không, giả dối, vô ích khi họ chấp thuyết "có sự hiện hữu (Atthikavada)". Kẻ ngu cũng như người trí, sau khi thân hoại mạng chung sẽ đoạn diệt, tiêu thất, không còn tồn tại sau khi chết".

+ Tín ngưỡng chối bỏ giá trị đạo đức cũng như tinh thần.

Có vị Ðạo sư có thuyết lý như sau, có quan điểm như sau: "Tự làm hay khiến người làm, chém giết hay khiến người chém giết, đốt nấu hay khiến người đốt nấu, gây phiền muộn, hay khiến người gây phiền muộn, gây áo não hay khiến người gây áo não, tự mình gây sợ hãi hay khiến người gây sợ hãi, sát sanh, lấy của không cho, phá cửa nhà mà vào, cướp đoạt, đánh cướp một nhà lẻ loi, chận đường cướp giựt, tư thông vợ người, nói láo, hành động như vậy không có tội ác. Nếu lấy một bánh xe sắc bén giết hại tất cả chúng sanh trên cõi đất này, làm thành một đống thịt, thành một chồng thịt, cũng không vì vậy mà có tội ác, gây ra tội ác. Nếu đi trên bờ phía Nam sông Hằng giết hại, tàn sát, chém giết, khiến người chém giết, đốt nấu, khiến người đốt nấu, cũng không vì vậy có tội ác, gây ra tội ác. Nếu đi trên bờ phía Bắc sông Hằng bố thí, khiến người bố thí, tế lễ, khiến người tế lễ, cũng không vì vậy có phước báo, tạo nên phước báo. Bố thí, tự điều phục, tự chế ngự, nói thật không có công đức, không tạo nên công đức".

+ Tín ngưỡng không chấp nhận luật nhân quả.

Có vị Ðạo sư có thuyết lý như vậy, có quan điểm như vầy: "Không có nhân, không có duyên, các loài hữu tình bị nhiễm ô; không có nhân, không có duyên, các loài hữu tình sẽ bị nhiễm ô. Không có nhân, không có duyên, các loài hữu tình được thanh tịnh, không nhân không duyên, các loài hữu tình sẽ được thanh tịnh. Không có lực, không có tinh tấn, không có nhân lực, không có cố gắng của người. Tất cả loài hữu tình, tất cả chúng sanh, tất cả sanh loại, tất cả sinh mạng đều không tự tại, không lực, không tinh tấn. Họ bị dắt dẫn chi phối bởi định mệnh, bởi sự trùng hợp, bởi tự tánh. Họ hưởng thọ khổ lạc, y theo sáu sanh loại".

+ Tín ngưỡng từ chối ngay cả giá trị của cuộc sống và chủ trương thuyết định mệnh.

Có vị Ðạo sư có thuyết lý như vầy, có quan điểm như vầy: "Có bảy thân này không bị làm ra, không làm ra, không bị sáng tạo, không sáng tạo, không sanh sản, thường tại như đảnh núi, đứng thẳng như trụ đá. Chúng bất động, không chuyển biến, không xâm hại nhau. Chúng không thể ảnh hưởng đến lạc hay khổ với nhau, hoặc cả khổ và lạc. Thế nào là bảy? Ðịa thân, thủy thân, hỏa thân, phong thân, khổ, lạc, và thứ bảy là mạn. Bảy thân này không bị làm ra, không làm ra, không bị sáng tạo, không sáng tạo, không sanh sản, thường tại như đỉnh núi, đứng thẳng như trụ đá. Chúng bất động, không chuyển biến, không xâm hại nhau. Chúng không thể ảnh hưởng đến lạc hay khổ với nhau, hoặc cả khổ và lạc. Ở đây, không có người giết hại hoặc người bị giết hại, người nghe hoặc người nói, người biết hoặc người khiến cho biết, khi có một ai dùng lưỡi kiếm sắc bén chém đầu, thời không ai tước đoạt sanh mạng của ai cả, lưỡi kiếm chỉ rơi vào giữa bảy thân mà thôi. Có tất cả là 14 trăm ngàn chủng loại thác sanh, lại có thêm 60 một trăm và 6 một trăm. Có 5 một trăm loại nghiệp và có 5 nghiệp (theo 5 căn), lại có 3 nghiệp (về thân, khẩu, ý), lại có toàn nghiệp (thân và khẩu), bán nghiệp (ý), có 62 đạo, 62 trung kiếp, 6 giai cấp, 8 nhân địa; 4900 sanh nghiệp, 4900 kẻ du hành, 4900 chỗ ở của loài Naga, 2000 căn, 3000 cảnh địa ngục, 36 trần giới, 7 tưởng thai, 7 vô tưởng thai, 7 tiết thai (sanh từ đốt, hay ly hệ thai) 7 loài Thiên, 7 loài Người, 7 loài Quỷ, 7 hồ nước, 7 pavutas (núi hay hồ nhỏ), 7000 pavutas, 700 papatas (vực thẳm), 7 mộng, 700 mộng có 8.400.000 đại kiếp, trong thời gian ấy kẻ ngu và người trí, sau khi lưu chuyển, luân hồi, sẽ trừ tận khổ đau. Không có lời nguyện: "Với giới này, với giới cấm này, với khổ hạnh này, hay với Phạm hạnh này, tôi sẽ làm cho chín muồi những nghiệp chưa được thuần thục, hoặc trừ diệt những nghiệp đã được thuần thục, bởi những nhẫn thọ liên tục không thể đo lường, khổ và lạc với những vật đo lường, trong luân hồi không có tăng giảm, không có cao thấp. Ví như cuộn chỉ được tung ra sẽ được kéo dài đến một mức độ nào đó. Cũng như vậy, kẻ ngu và người trí, sau khi lưu chuyển luân hồi sẽ chấm dứt khổ đau".

(Trung Bộ Kinh 2. Kinh Sandaka).

2. Bốn tôn giáo không thỏa đáng. (M.I. 515-521)

Trong khi những trách nhiệm về đạo đức và tu tập theo cuộc sống đạo hạnh có thể được duy trì thì có bốn loại giáo pháp xuất hiện thật hoàn toàn không thỏa đáng. những người lãnh đạo đó là :

+ Những đạo sư tuyên bố là toàn tri với tri kiến hiểu biết mọi vật ở mọi thời. Người ta có thể nhận ra rặng họ cầu xin những con bò về thanh danh của con người, và cầu xin sự hướng dẫn. Tuy nhiên, đôi khi những con chó và những con bò tấn công họ. Những điều như vậy không thể nào xảy ra được nếu như họ thực sự là đấng toàn tri với trí tuệ ở mọi thời.

Có bậc Ðạo sư nhứt thiết tri, nhứt thiết kiến, tự xem đã chứng được tri kiến hoàn toàn: "Khi ta đi, ta đứng, ta ngủ và ta thức, tri, kiến được an trú ở trong ta, liên tục, không gián đoạn". Vị ấy đi vào một nhà trống, không nhận được đồ ăn khất thực, và con chó cắn vị ấy, vị ấy gặp voi dữ, gặp người dữ, gặp bò dữ, và vị ấy hỏi tên và họ một người đàn bà, một người đàn ông, và hỏi tên những con đường của làng, của trị trấn. Vị ấy được hỏi: "Sao như thế này?", và trả lời: "Ta phải vào một nhà trống, do vậy ta đã vào; ta phải không nhận được đồ ăn khất thực, do vậy ta đã không nhận được đồ ăn khất thực. Có người phải bị chó cắn, do vậy ta đã bị chó cắn. Có người phải gặp voi dữ, do vậy ta đã gặp; phải gặp ngựa dữ, do vậy ta đã gặp, phải gặp bò dữ, do vậy ta đã gặp. Có người phải hỏi tên và họ một người đàn bà, một người đàn ông, do vậy ta đã hỏi. Có người phải hỏi tên những con đường của làng, của thị trấn, do vậy ta đã hỏi".

Ở đây, này Sandaka, người có trí suy tư như sau: "Vị Tôn sư này là nhất thiết tri, nhứt thiết kiến... , do vậy ta đã hỏi". Vị ấy sau khi biết: "Hạnh này là bất an", nên yểm ly hạnh ấy và bỏ đi.

+ Những đạo sư dựa vào sự khải thị đơn độc cho trí tuệ của họ. Họ có thể hoặc vả không có thể nhận được lời dạy của thượng đế rõ ràng. Những thánh thư có thể hoặc không có thể được hiểu biết rõ ràng.

Có vị Ðạo sư y cứ truyền thuyết, xem truyền thuyết là chân thật, vị này thuyết pháp theo truyền thuyết, theo tương truyền và truyền thống, theo uy tín Thánh tạng. Này Sandaka, nếu vị Ðạo sư y cứ truyền thuyết, xem truyền thuyết là chân thật, vị ấy có phần khéo nhớ, có phần không khéo nhớ, khi thì như thế này, khi thì như thế khác.

Ở đây, này Sandaka, người có trí suy tư: "Vị Tôn sư này y cứ truyền thuyết, xem truyền thuyết là chơn thật, vị này thuyết pháp theo truyền thuyết, theo tương truyền và truyền thống, theo uy tín Thánh tạng. Nếu vị Ðạo sư y cứ truyền thuyết, xem truyền thuyết là chơn thật, vị ấy có phần khéo nhớ, có phần không khéo nhớ, khi thì như thế này, khi thì như thế khác. Vị ấy sau khi biết: "Hạnh này là bất an", nên yểm ly hạnh ấy và bỏ đi.

+ Những đạo sư dựa vào lý luận cho sự hiểu biết trong tôn giáo của họ. Người ta không hài lòng bởi vì họ có thể hoặc vả không thể thực hiện được lý luận của họ mà chỉ tạo ra những giả thuyết hợp lý. Điều đó không thể chứng minh được trí tuệ của họ có đúng hay không.

Có vị Ðạo sư là nhà lý luận, là nhà suy luận. Do sự đả phá của lý luận và y cứ theo suy luận, vị này thuyết pháp theo nguyên tắc tự mình sáng tác. Này Sandaka, nếu vị Ðạo sư là nhà lý luận, là nhà suy luận, vị ấy có phần khéo lý luận, có phần không khéo lý luận, khi thì như thế này, khi thì như thế khác.

Ở đây, này Sandaka, người có trí suy nghĩ: "Vị Tôn sư này là nhà lý luận, là nhà suy luận. Do sự đả phá của lý luận và y cứ theo suy luận, vị này thuyết pháp theo nguyên tắc tự mình sáng tác. Nếu vị Ðạo sư là nhà lý luận, là nhà suy luận, vị ấy có phần khéo lý luận, có phần không khéo lý luận, khi thì như thế này, khi thì như thế khác. Vị ấy sau khi biết: "Hạnh này là bất an" nên yểm ly hạnh ấy và bỏ đi.

+ Những đạo sư đáng hoài nghi, thiếu sự thông minh, khi bị cật vấn, họ thường làm bối rối người nghe bằng cách nói “ta không thể nói phải hoặc không phải hoặc trái lại”. Họ cũng là những lãnh đạo tôn giáo không được thỏa đáng.

Có vị Ðạo sư là người đần độn, là người ngu si. Vì đần độn ngu si, khi được hỏi về vấn đề này, vấn đề khác, vị ấy dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn: "Theo tôi không phải như vậy, theo tôi không phải như kia, theo tôi không khác như thế, theo tôi không phải như thế, theo tôi không không phải như thế".

Ở đây, này Sandaka, người có trí suy tư: "Vị Tôn sư này là người đần độn, là người ngu si... , theo tôi không phải như thế". Vị ấy sau khi biết: "Hạnh này là bất an", nên yểm ly hạnh ấy và bỏ đi.

(Trung Bộ Kinh 2. Kinh Sandaka).

3. Mười thứ tà kiến - Micchādiṭṭhi. (D.I.55)

1. Chối bỏ hiệu quả của sự bố thí.

2. Chối bỏ hiệu quả của sự cúng dường, tế lễ.

3. Chối bỏ hiệu quả của sự cúng dường đến bậc Thánh bằng những hình thức khác.

4. Tin rằng nghiệp thiện hoặc ác không chịu sự thưởngphạt nào cả.

5. Tin rằng thế gian này với sự hình thành của nó trong hiện tại, cuộc sống không tồn tại.

6. Tin rằng không có sự sinh tồn ở kiếp sau cho những chúng sanh đang sinh tồn trong hiện tại.

7. Chối bỏ những bổn phận của một người con đối với mẹ.

8. Chối bỏ những bổn phận của một người con đối với cha và mẹ.

9. Tin rằng chúng sanh không thể xuất hiện trong thế gian một cách tự nhiên.

10. Chối bỏ sự hiện hữu của các Bậc Đạo Sư đã tuyên bố với thế gian về trí tuệ của các Ngài sau khi thực chứng bằng trí tuệ thanh tịnh cao quý nhất của các Ngài, mà kết quả có được từ sự tu tập theo tôn giáo hợp lý.

Thông thường , những tư tưởng này chối bỏ giá trị của sự trau dồi phẩm hạnh. Sự tu tập đời sống theo tôn giáo và những cách đối đãi tốt đẹp chỉ là vô nghĩa mà không có sự thưởng phạt thích hợp. Chấp nhận tư tưởng này có nghĩa là sẽ tái sanh vào khổ cảnh.

(Trường Bộ Kinh 1. Kinh Sa Môn Quả).

4. Mười sáu thứ hoài nghi. (M.I.8)

Mười sáu loại hoài nghi xuất hiện trong tâm của một người một cách rất tự nhiên. Với sự hiểu biết về Giáo Pháp và có được tuệ phân tích, những hoài nghi này sẽ từ từ biến mất.

  • Năm hoài nghi về quá khứ :

1. Đời trước đây ta có phải không?

2. Đời trước đây ta không có phải không?

3. Đời trước đây ta là cái gì?

4. Đời trước đây ta như thế nào?

5. Đời trước đây ta từ đâu sanh lại?

  • Sáu hoài nghi về hiện tại :

1. Đây là ta phải không?

2. Đây không phải là ta phải không?

3. Bây giờ ta là cái gì?

4. Bây giờ ta như thế nào?

5. Từ nơi nào ta tái sanh đến đây?

6. Ta sẽ tái sanh về nơi nào?

  • Năm hoài nghi về tương lai :

1. Đời sau ta có mặt phải không?

2. Đời sau không có ta phải không?

3. Đời sau ta sẽ là cái gì?

4. Đời sau ta sẽ như thế nào?

5. Đời sau ta sẽ là cái gì sau khi ta chết?

Ta có mặt trong thời quá khứ, hay ta không có mặt trong thời quá khứ? Ta có mặt trong thời quá khứ như thế nào? Ta có mặt trong thời quá khứ hình vóc như thế nào? Trước kia ta là gì và ta đã có mặt như thế nào trong thời quá khứ? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai hay ta sẽ không có mặt trong thời vị lai? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai như thế nào? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai, hình vóc như thế nào? Trước kia ta là gì và ta sẽ có mặt như thế nào trong thời vị lai?" Hay nay vị ấy có nghi ngờ về mình trong thời hiện tại: "Ta có mặt hay ta không có mặt? Ta có mặt như thế nào? Ta có mặt hình vóc như thế nào? Chúng sanh này từ đâu đến? Và rồi nó sẽ đi đâu?"

(Trung Bộ Kinh 1. Kinh Tất Cả Lậu Hoặc)

5. Ba quan niệm sai lầm dẫn đến sự tin tưởng thuyết hư vô. (A.I.173)

§ Bất cứ cái gì mà một người phải trải qua hoàn toàn thuộc về kết quả của nghiệp của đời sống trước của người đó (thuyết định mệnh).

Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn thuyết như sau, chấp kiến như sau: "Phàm có cảm giác gì về con người này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do nhân nghiệp quá khứ".

§ Bất cứ cái gì mà một người phải trải qua là do xếp đặt của một đấng tối cao hay thượng đế (thuyết tin có thượng đế).

Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn, thuyết như sau, chấp kiến như sau: "Phàm có cảm giác gì về con người này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do nhân một tạo hóa tạo ra".

§ Cho rằng không có nguyên nhân hay điều kiện đằng sau của con người phải trải qua.

Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, hay Bà-la-môn, thuyết pháp như sau, chấp kiến như sau: "Phàm có cảm giác gì về con người này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do không nhân, không duyên".

Đức Phật biện bác những quan điểm này theo tánh cách như sau :

“Nếu toàn bộ chúng sanh phải trải qua là kết quả của nghiệp đã tạo trong quá khứ, thì trong trường hợp sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lời độc ác… cái ý định hay sự nỗ lực trong hành động đó, người không được tìm thấy trong chủ ý của từng cá nhân cho hành động đó có nên làm hay không nên làm. Trái lại, nếu như những biệc mà con người phải trải qua là một hành động của một bậc tối thượng hay chỉ là những việc làm hoàn toàn ngẫu nhiên thì con người không thể phán đoán được việc làm hay phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức cho cách đối xử của họ. do đó, nếu phải nghiên cứu để phê phán thì những quan điểm này mang tinh chất hư vô”.

“Như vậy, thời theo các Tôn giả, do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người sát sanh; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người lấy của không cho; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người không Phạm hạnh; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người nói láo; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người nói hai lưỡi; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người ác khẩu; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người nói lời phù phiếm; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người tham lam; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người tâm sân; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người theo tà kiến". Nhưng này các Tỷ-kheo, với những ai trở lại dựa vào nghiệp quá khứ là do kiên thực, với những người ấy sẽ không có ước muốn, không có tinh tấn, không có "Ðây là việc phải làm", hay "Ðây là việc không nên làm". Như vậy, sự cần thiết cần phải làm hay không cần phải làm không được tìm thấy là chân thực, là đáng tin cậy, thời danh từ Sa-môn không thể áp dụng đúng pháp cho các Ông được, vì các Ông sống thất niệm và với các căn không hộ trì.

Như vậy, thời theo các Tôn giả, do nhân một vị tạo hóa tạo ra, sẽ trở thành người sát sanh ... Do nhân một vị tạo hóa tạo ra, sẽ trở thành người theo tà kiến". Nhưng này các Tỷ-kheo, với những ai trở lại dựa vào vị tạo hóa tạo ra là lý do kiên thực, với những người ấy sẽ không có ước muốn, không có tinh tấn, không có "Ðây là việc phải làm", hay "Ðây là việc không nên làm". Như vậy, sự cần thiết cần phải làm hay không cần phải làm không được tìm thấy là chân thực, là đáng tin cậy, thời danh từ Sa-môn không thể áp dụng đúng pháp cho các Ông được, vì các Ông sống thất niệm và với các căn không hộ trì.

Như vậy, thời theo các Tôn giả, do không nhân không duyên, sẽ trở thành người sát sanh ... Do không nhân không duyên, sẽ trở thành người theo tà kiến". Nhưng này các Tỷ-kheo, với những ai trở lại dựa vào không nhân không duyên là lý do kiên thực, với những người ấy sẽ không có ước muốn, không có tinh tấn, không có "Ðây là việc phải làm", hay "Ðây là việc không nên làm". Như vậy, sự cần thiết cần phải làm hay không cần phải làm không được tìm thấy là chân thực, là đáng tin cậy, thời danh từ Sa-môn không thể áp dụng đúng pháp cho các Ông được, vì các Ông sống thất niệm và với các căn không hộ trì”.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Lớn. Phần Sở Y Xứ)

6. Mười câu hỏi có tính chất suy diễn mà Đức Phật không trả lời. (M.I.426-432)

1. Thế gian là thường tồn phải không?

2. Thế gian không thường tồn phải không?

3. Thế gian là hữu biên phải không?

4. Thế gian là vô biên phải không?

5. Linh hồn và thể xác là một phải không?

6. Linh hồn và thể xác là khác biệt phải không?

7. Như Lai có tồn tại sau khi chết không?

8. Như Lai không tồn tại sau khi chết phải không?

9. Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết phải không?

10. Như Lai không có tồn tại và không không có tồn tại sau khi chết phải không?

Theo Đức Phật đã giải thích với Māluṅkyaputta : thật là vô lý để suy đoán những câu hỏi này. Giả sử có một người bị mũi tên bắn trúng và mũi tên đó có tẩm độc rất mạnh. Khi quyến thuộc cho mời thầy thuốc đến để trị cho anh ta, anh ta nói “Tôi không cho rút mũi tên này ra trừ khi tôi biết được ai là người đã bắn trúng tôi? Một vị bà-la-môn? Một con người cao thượng? Một thương gia hay một người làm công? Tôi cần phải biết được tên của người đó và gia tộc của người đó nữa. Người đó cao hay thấp? Tôi cũng cần biết màu da của anh ta nữa. Đen, nâu hay vàng?”

Anh ta có thể nói “tôi sẽ không cho rút mũi tên ra trừ khi ta biết được cây cung làm cho ta bị bắn trúng là loại cung nào? Cung nỏ hay cung thường?”

Người đó sẽ chết trước khi anh ta biết được câu trả lời của những câu hỏi đó. điều quan trọng và cần thiết nhất là lấy mũi tên ra và chăm sóc vết thương.

Ví như một người bị mũi tên bắn, mũi tên được tẩm thuốc độc rất dày. Bạn bè và bà con huyết thống của người ấy mời một vị y sĩ khoa mổ xẻ đến săn sóc. Nhưng người ấy lại nói: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi thuộc giòng hoàng tộc, hay Bà-la-môn, hay buôn bán, hay người làm công". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi tên là gì, tộc tánh là gì?" Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi là cao hay thấp, hay người bậc trung". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi là da đen, da sẫm hay da vàng". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi thuộc làng nào, thuộc thị trấn nào, thuộc thành phố nào". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái cung mà tôi bị bắn, cái cung ấy thuộc loại cung thông thường hay loại cung nỏ". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được dây cung mà tôi bị bắn, dây cung ấy làm bằng cây leo, hay cây lau, hay một thứ gân, hay một thứ dây gai, hay một thứ cây có nhựa". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc một loại cây lau này hay cây lau khác". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, mũi tên ấy có kết lông gì, hoặc lông con kên, hoặc lông con cò, hoặc lông con ó, hoặc lông con công, hoặc lông một loại két". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy được cuốn (parikkhittam) bởi loại gân nào, hoặc là gân bò cái, hoặc là gân trâu, hoặc là gân nai, hoặc là gân lừa". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc loại tên nhọn, hay thuộc loại tên móc, hay thuộc loại tên như đầu sào, hay thuộc loại tên như răng bò, hay thuộc loại tên như kẽm gai". Này Malunkyaputta, người ấy sẽ chết và vẫn không được biết gì.

(Trung Bộ Kinh 2. Tiểu Kinh Māluṅkya)

Bởi vì sự đau khổ của cuộc sống vẫn hiện hữu : sanh, già, chết, ưu sầu, khổ não, đau khổ, bị thương và thất vọng. Đức Phật dạy phương cách cho mọi chúng sanh chắc chắn được giải thoát khỏi mọi hình thức đau khổ đang tồn tại.

Vì vậy, Đức Phật đã không trả lời những câu hỏi này, vì chúng vô nghĩa và không thích hợp cho sự tu tập trong Phật giáo.

Từ câu hỏi số một đến số bốn liên quan đến hạn định của trái đất về thời gian và khoảng không của không gian. Không chấp nhận một thế giới không bao giờ thay đổi, người ta không thể nào phát biểu những câu hỏi này. Vì mọi vật là sự sanh khởi có điều kiện, không có gì có thể tồn tại một cách độc lập như một thực thể riêng lẽ.

Vì vậy, người nào hiểu được điều kiện của sự sinh tồn thì hiểu được sự ngụy biện của những câu hỏi thế giới hữu biên hay vô biên. Ngoài những câu hỏi này, người ta đã phát biểu sai, cái tư tưởng về một thế giới cơ bản cũng là sai.

Câu hỏi số năm và số sáu hỏi về sự liên hệ giữa thể xác và bản ngã (linh hồn). Để trả lời cho những câu hỏi này, xác định hay phủ định, con người phải chấp nhận trước rằng : có sự hiện hữu của một linh hồn là một với thể xác hoặc riêng lẽ với thể xác. Quan điểm này trái ngược với khái niệm vô ngã, kết quả của thuyết tùy thuộc điều kiện.

Từ câu hỏi số bảy đến số mười hỏi về đấng Như Lai, một người hiểu biết được sự thật (Giáo Pháp). Trong giáo pháp và thực tế, chúng ta không thể nghĩ đến sự hiện hữu của một đấng Như Lai ở tại đây, vào lúc này bởi vì một đấng Như Lai không phải là một tập hợp của vật chất, cảm giác, tư tưởng, những yếu tố tâm linh khác và tiềm thức. hơn nữa, người ta không thể suy đoán một đấng Như Lai là một nhóm ngũ uẩn độc lập.

Do đó, tất cả những câu hỏi không được trả lời vì họ đã đặt sai, bắt nguồn từ những suy nghĩ sai lạc. Người ta không thể trả lời những câu hỏi đó khi không có sự chấp nhận  những khái niệm sai lầm của các tư tưởng gia đó.

7. Viễn ly các quan điểm. (Sn. 895-896)

Một quan điểm có thể chỉ nghiêng về một phía. Nếu con người bám chặt vào một quan điểm thì người ta bảo vệ nó coi những quan điểm của người khác là sai. Vì vậy, sự tranh cãi và tranh luận trở thành một yếu tố tất nhiên trong xã hội. Tranh luận trên quan điểm của người khác luôn luôn không tốt đẹp, vì chúng làm trở ngại cho sự hiểu biết thích hợp về mọi vật và sự phát triển của trí tuệ.

Người hỏi:

Ye kecime diṭṭhiparibbasānā

Idameva saccanti vivādayanti

Sabbeva te nindamanvānayanti

Atho pasaṃsampi labhanti tattha.

Với những ai thiên vị,
Ðối với những tri kiến này,
Chỉ đây là sự thật,
Họ cãi cọ tranh luận,
Tất cả những người ấy,
Ðem lại sự chỉ trích,
Hay chính tại ở đây,
Họ được lời tán thán?

Thế Tôn:

Appañhi etaṃ na alaṃ samāya

Duve vivādassa phalāni brūmi

Etampi disvā na vivādayetha

Khemābhipassaṃ avivādabhūmiṃ.

Ðây chỉ là nhỏ bé,
Không đủ đem an tịnh,
Ta nói về hai quả
Của các loại đấu tranh.
Sau khi thấy như vậy,
Chớ có nên tranh luận,
Nên thấy rằng an ổn,
Không phải đất tranh luận.

8. Bám chắc vào các quan điểm tạo khó khăn cho sự tiến bộ tâm linh. (Sn.910)

Nivissavādī na hi subbināyo

Pakappitaṃ diṭṭhi purekkharāno

Yaṃ nissito tattha subhaṃ vadāno

Suddhiṃvado tattha tathaddasā so.

Người đã gọi cuồng tín,
Không đưa đến thanh tịnh,
Vì đã có thiên vị,
Với tri kiến tác thành,
Y chỉ nơi cái gì,
Nơi đấy là tinh sạch,
Người tuyên bố thanh tịnh,
Thấy ở đấy như vậy.

9. Đừng bám vào niềm tin của bạn. (M.I.260)

“Này các tỳ kheo, cho dù quan điểm đó (là chính thật của Đức Phật) giáo pháp thật thuần khiết, nếu các ngươi bám chặt, vuốt ve, nếu các ngươi cất giữ và dính chặt vào giáo pháp thì các ngươi không hiểu được rằng giáo pháp chỉ dùng để vượt qua chứ không phải để cất giữ”.

- Này các Tỷ-kheo, đối với tri kiến này được thanh tịnh như vậy, được làm cho trong sáng như vậy, nếu các Ông chấp trước, lấy làm hãnh diện, truy cầu, xem là của mình, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thể hiểu ví dụ chiếc bè, nói Pháp được giảng dạy là để đưa vượt qua, không phải để nắm lấy?

- Bạch Thế Tôn, không.

- Nhưng này các Tỷ-kheo, đối với tri kiến này được thanh tịnh như vậy, được làm cho trong sáng như vậy, nếu các Ông không chấp trước, không lấy làm hãnh diện, không truy cầu, không xem là của mình, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thể hiểu ví dụ của mình, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thể hiểu ví dụ là của mình, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thể ví dụ chiếc bè, nói Pháp được giảng dạy là để đưa vượt qua, không phải để nắm lấy?

- Bạch Thế Tôn, có.

(Trung Bộ Kinh 1. Đại Kinh Đoạn Tận Ái)

10. Hãy chấp nhận chân lý bất cứ nơi nào có. (A.I.189)

“Nếu các ngươi tìm thấy được chân lý (ở bất cứ tôn giáo nào, triệt học hay khoa học nào), hãy chấp nhận chân lý đó (không nên nặng thành kiến)”.

11. Làm thế nào để bảo vệ chân lý khi có một quan điểm? (M.II. 171-174)

“Nếu sự hiểu biết của một người là kết quả của niềm tin, của sở thích, tin đồn, lý luận thì người ta nên duy trì no. Đây là niềm tin của tôi. Đây là sở thích của tôi… nhưng ta nên tránh kết luận rằng “chỉ có điều này là chân lý, còn tất cả điều khác là giả dối”.

Người như vậy là biết bảo vệ chân lý. Một người có trí tuệ nên cố gắng hơn nữa để giác ngộ được chân lý và bám chặt vào chân lý – saccānubodha, saccānupatti. Sau hai bước này, có được trí tuệ thực chứng chứ không còn là quan điểm nữa”.

Này Bhāradvāja, nếu có người có lòng tin và nói: "Ðây là lòng tin của tôi", người ấy hộ trì chân lý, nhưng người ấy không đi đến kết luận một chiều: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm". Cho đến như vậy, này Bhāradvāja, là sự hộ trì chân lý. Cho đến như vậy, chân lý được hộ trì. Và cho đến như vậy, chúng tôi chủ trương hộ trì chân lý. Nhưng ở đây, chưa phải là giác ngộ chân lý. Này Bhāradvāja, nếu có người có lòng tùy hỷ, này Bhāradvāja, nếu có người có lòng tùy văn; này Bhāradvāja, nếu có người có sự cân nhắc suy tư các lý do; này Bhāradvāja, nếu có người chấp nhận một quan điểm và nói: "Ðây là sự chấp nhận quan điểm của tôi", người ấy hộ trì chân lý. Nhưng người ấy không đi đến kết luận một chiều: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra là sai lầm". Cho đến như vậy, này Bhāradvāja, là hộ trì chân lý. Cho đến như vậy, này Bhāradvāja, chúng tôi chủ trương hộ trì và cho đến như vậy, này Bhāradvāja, chúng tôi chủ trương hộ trì chân lý. Nhưng ở đây chưa phải sự giác ngộ chân lý.

Ở đây, này Bhāradvāja, Tỷ-kheo sống gần một làng hay một thị trấn. Một gia chủ hay con trai một gia chủ đi đến vị ấy và tìm hiểu vị ấy trong ba pháp, tức là tham pháp, sân pháp, si pháp. Người này nghĩ rằng: "Không hiểu vị Tôn giả ấy có tham ái hay không, do những tham ái này, tâm vị ấy bị chi phối đến nỗi dầu không biết vẫn nói: "Tôi biết", dầu không thấy vẫn nói: "Tôi thấy," hay xui khiến người khác có những hành động khiến người ấy không được hạnh phúc, phải đau khổ lâu dài". Trong khi xem xét vị ấy, người này biết như sau: "Vị Tôn giả ấy không có những tham pháp, do những tham pháp này tâm vị ấy bị chi phối đến nỗi dầu không biết vẫn nói: "Tôi biết", dầu không thấy vẫn nói: "Tôi thấy"; hay xui khiến người khác có những hành động khiến người ấy không được hạnh phúc, phải đau khổ lâu dài. Thân hành của vị ấy là như vậy, khẩu hành là như vậy, là hành động của một người không có lòng tham. Còn Tôn giả ấy thuyết pháp, pháp ấy thâm sâu, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, thù thắng, vượt ngoài luận lý suông, tế nhị, được người trí chấp nhận; pháp ấy không thể do một người có lòng tham khéo giảng".

Sau khi xem xét vị ấy và thấy vị ấy trong sạch, không có những si pháp, người này sanh lòng tin đối với vị ấy, với lòng tin sanh, người này đến gần, khi đến gần liền thân cận giao thiệp, do thân cận giao thiệp, nên lóng tai, lóng tai, người ấy nghe pháp, sau khi nghe, liền thọ trì pháp, rồi tìm hiểu ý nghĩa các pháp được thọ trì; trong khi tìm hiểu ý nghĩa, các pháp được hoan hỷ chấp nhận; khi các pháp được hoan hỷ chấp nhận, ước muốn sanh, khi ước muốn sanh, liền cố gắng, sau khi cố gắng liền cân nhắc, sau khi cân nhắc, người ấy tinh cần. Trong khi tinh cần, người ấy tự thân chứng ngộ tối thượng chân lý, và khi thể nhập chân lý ấy với trí tuệ, người ấy thấy. Cho đến mức độ này, này Bhāradvāja là sự giác ngộ chân lý, cho đến mức độ này, chân lý được giác ngộ, và cho đến mức độ này, chúng tôi chủ trương sự giác ngộ chân lý. Nhưng như vậy chưa phải là chứng đạt chân lý.

Này Bhāradvāja, chính nhờ luyện tập, tu tập và hành tập nhiều lần, chân lý mới được chứng đạt. Cho đến như vậy, này Bhāradvāja, là chứng đạt chân lý, cho đến như vậy, chân lý được chứng đạt, cho đến như vậy, chúng tôi chủ trương sự chứng đạt chân lý.

(Trung Bộ Kinh 2. Kinh Caṅkī)

12. Cách thích hợp để chấp nhận một quan điểm. (M.II.170-171)

Có năm cách để cho một quan điểm sanh khởi :

· Niềm tin – saddhā.

· Khuynh hướng – ruci.

· Tin đồn – anussava.

· Lý luận – ākārapari-vitakka.

· Lòng xác tin – diṭṭhi-nijjhānakkhanti.

Năm cách này gây ra hai kết quả. những gì mà người ta tin có thể là sự thật hay giả dối. tin đồn cũng có thể là thật hay giả. Người ta có thể lý luận đúng hoặc không đúng. Cho đến bao giờ chưa có sự chứng thực của sự việc thì trí tuệ vẫn còn là một quan điểm.

Trước hết, này Bhāradvāja, Ông đi đến lòng tin, nay Ông nói đến tùy văn. Này Bhāradvāja, năm pháp này có hai quả báo ngay trong hiện tại. Thế nào là năm? Tín, tùy hỷ, tùy văn, cân nhắc suy tư các lý do và chấp nhận quan điểm. Này Bhāradvāja, năm pháp này có hai quả báo ngay trong hiện tại. Tuy vậy, này Bhāradvāja, có điều được khéo tin tưởng, có thể là trống không, trống rỗng, hư vọng. Trái lại, có điều không được khéo tin tưởng, có thể là thật, chân, không thay đổi. Lại nữa này Bhāradvāja, có điều được khéo tùy hỷ... được khéo tùy văn... được khéo cân nhắc suy tư... được khéo chấp nhận, có thể là trống không, trống rỗng, hư vọng. Trái lại, có điều không được khéo chấp nhận, có thể là thật, chân, không thay đổi. Hộ trì chân lý, này Bhāradvāja không đủ để một người có trí đi đến kết luận một chiều là: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm"

(Trung Bộ Kinh 2. Kinh Caṅkī)

13. Không được khi dể niềm tin của người khác. (Sn.889)

Atisāradiṭṭhiyāva so samatto

Mānena matto paripuṇṇamānī

Sayameva sāmaṃ manasābhisitto

Diṭṭhī hi sā tassa tathā samattā.

Vị ấy quá say mê,
Với tri kiến của mình,
Nên trở thành kiêu mạn,
Viên mãn tự ý mình,
Tự mình với tâm ý,
Làm lễ quán đảnh mình,
Do vậy, bị say mê,
Trong tri kiến của mình.

III. MẤT NIỀM TIN.

1. Những giai đoạn của cuộc đời. (S.I.2)

Accenti kālā tarayanti rattiyo,

Vayoguṇā anupubbaṃ jahanti;

Etaṃ bhayaṃ maraṇe pekkhamāno,

Lokāmisaṃ pajahe santipekkho.

Thời gian lặng trôi qua,
Ðêm ngày luôn di động,
Tuổi tác buổi thanh xuân,
Tiếp tục bỏ chúng ta.
Những ai chịu quán sát,
Sợ hãi tử vong này,
Hãy bỏ mọi thế lợi,
Tâm hướng cầu tịch tịnh.

2. Bản chất của mọi vật có điều kiện. (S.I.158)

Aniccā vata saṅkhārā

Uppādavayadhammino

Uppajjitvā nirujjhanti

Tesaṃ vūpasamo sukho

Các hành là vô thường,
Có sanh phải có diệt,
Sau khi sanh, chúng diệt,
Tịnh chỉ chúng, an lạc.

3. Cuộc đời thật ngắn ngủi. (S.I.108)

Appamāyu manussānaṃ

Hīḷeyya naṃ suporiso

Careyyādittasīsova

Natthi maccussa nāgamo.

Loài Người thọ mạng ngắn,
Người lành phải âu lo,
Như cháy đầu, hãy sống,
Tử vong rồi phải đến.

4. Mọi vật ít khi theo ước vọng của chúng ta. (Sn.588)

Yena yena hi maññanti

Tato taṃ hoti aññathā

Etādiso vinābhāvo

Passa lokassa pariyāyaṃ.

Loài Người còn mong ước,
Thế này hay thế khác,
Nhưng sự việc xảy ra,
Hoàn toàn thật sai khác,
Như vậy tánh không có,
Xem định tánh của đời.

5. Thoáng qua bản chất của cuộc đời. (Vism.48)

“Cuộc sống, nhân cách, niềm vui và đau khổ, chúng là như thế, chỉ như một thoáng suy tư rồi bất chợt nó vùng tan biến”.

6. Không có gì độc nhất trong thể xác con người. (M.II.196)

Tesaṃ vo ahaṃ byakkhissaṃ

(Vāseṭṭhāti bhagavā)

Anupubbaṃ yathātathaṃ

Jātivibhaṅgaṃ pāṇānaṃ

Aññamaññāhi jātiyo.

Này Ông Vāseṭṭha, 
Ta trả lời cho Ông, 
Thuận thứ và như thật, 
Sự phân loại do sanh, 
Của các loại hữu tình, 
Chính do sự sanh đẻ, 
Do sanh, có dị loại.

Tiṇarukkhepi jānātha

Na cāpi paṭijānare

Liṅgaṃ jātimayaṃ tesaṃ

Aññamaññā hi jātiyo.

Hãy xem cỏ và cây, 
Dầu chúng không nhận thức, 
Chúng có tướng thọ sanh, 
Do sanh, có dị loại.

Tato kīṭe paṭaṅge ca

Yāva kunthakipillike

Liṅgaṃ jātimayaṃ tesaṃ

Aññamaññā hi jātiyo.

Hãy xem loại côn trùng, 
Bướm đêm, các loại kiến, 
Chúng có tướng thọ sanh, 
Do sanh, có dị loại.

 

Catuppadepi jānātha

Khuddake ca mahallake

Liṅgaṃ jātimayaṃ tesaṃ

Aññamaññā hi jātiyo.

Hãy xem loại bốn chân, 
Loại nhỏ và loại lớn, 
Chúng có tướng thọ sanh, 
Do sanh, có dị loại.

Pādudarepi jānātha

Urage dīghapiṭṭhike

Liṅgaṃ jātimayaṃ tesaṃ

Aññamaññā hi jātiyo.

Hãy xem loài bò sát, 
Loại rắn, loại lưng dài, 
Chúng có tướng thọ sanh, 
Do sanh, có dị loại.

Tato macchepi jānātha

Udake vārigocare

Liṅgaṃ jātimayaṃ tesaṃ

Aññamaññā hi jātiyo.

Hãy xem các loại cá,
Loại sinh sống trong nước, 
Chúng có tướng thọ sanh,
Da sanh, có dị loại.

Tato pakkhīpi jānātha

Pattayāne vihaṅgame

Liṅgaṃ jātimayaṃ tesaṃ

Aññamaññā hi jātiyo.

Hãy xem các loại chim, 
Loại có cánh trên trời, 
Chúng có tướng thọ sanh, 
Do sanh, có dị loại.

Yathā etāsu jātīsu

Liṅgaṃ jātimayaṃ puthu

Evaṃ natthi manussesu

Liṅgaṃ jātimayaṃ puthu.

Tùy theo sự thọ sanh, 
Chúng có tướng tùy sanh. 
Trong thế giới loài Người, 
Tướng sanh không có nhiều.

Na kesehi na sīsehi

Na kaṇṇehi na akkhīhi

Na mukhena na nāsāya

Na oṭṭhehi bhamūhi vā.

Na gīvāya na aṃsehi

Na udarena na piṭṭhiyā

Na soṇiyā na urasā

Na sambādhe na methune.

Không ở đầu mái tóc, 
Không ở tai, ở mắt,
Không ở miệng, ở mũi, 
Không ở môi, ở mày, 
Không ở cổ, ở nách, 
Không ở bụng, ở lưng, 
Không ở ngực, ở vú, 
Không âm hộ, hành dâm.

 

Na hatthehi na pādehi

Naṅgulīhi nakhehi vā

Na jaṅghāhi na ūrūhi

Na vaṇṇena sarena vā

Liṅgaṃ jātimayaṃ neva

Yathā aññāsu jātisu.

Không ở tay, ở chân, 
Không ở ngón, ở móng, 
Không ở cổ chân, vế, 
Không ở sắc, ở tiếng.

Paccattañca sarīresu

Manussesvetaṃ na vijjati

Vokārañca manussesu

Samaññāya pavuccati.

Không tướng, do tùy sanh, 
Tùy sanh, loại sai khác.
Trên tự thân con người, 
Không có gì đặc biệt. 
Chỉ tùy theo danh xưng, 
Loài Người được kêu gọi.

 (Trung Bộ Kinh 2. Kinh Vāseṭṭha)

7. Năm điều bất định trong cuộc sống. (Vism.236)

Jīvitaṃ byādhi kālo ca

Dehanikkhepanaṃ gati

Pañcete jīvalokasmiṃ

Animittā na nāyare.

1. Điều bất định thứ nhất là may mắn và rủi ro, được và mất, kể cả hạnh phúc và đau khổ, còn sự lâu hay chậm của chúng về phía tương lai của chúng ta chứ không ở ngay trong lúc hiện tại này.

2. Điều bất định thứ hai là tình trạng sức khỏe của chúng ta hay một thứ bệnh nào khác sẽ làm chúng ta sầu khổ ở tương lai chứ không phải ở ngay lúc hiện tại này.

3. Điều bất định thứ ba là ngày giờ và nơi chốn, cùng cái kiểu cách chính xác mà chúng ta chết.

4. Điều bất định thứ tư là ở nơi nào và bằng phương cách nào cái xác chết của chúng ta sẽ được xử lý. Cho dù những điều này đã được đồng ý hay kiểm nhận qua lời trăn trối với quyến thuộc cũng không thể đoán trước được hoàn cảnh nào xảy ra có thể làm cho ước nguyện cuối cùng của chúng ta không thể thực hiện được.

5. Điều bất định thứ năm là ở nơi đâu và hình dạng ra sao ở kiếp sau của chúng ta sau khi chết.

IV. SỰ ĐAU KHỔ.

1. Chúng ta đau khổ vì không hiểu rõ được Tứ Diệu Đế. (S.V.431)

Catunnaṃ ariyasaccānaṃ

Yathābhūtaṃ adassanā

Saṃsitaṃ dīghamaddhānaṃ

Tāsu tāsveva jātisu.

Do không như thật thấy,
Bốn sự thật bậc Thánh,
Phải lâu ngày luân chuyển,
Trải qua nhiều đời sống.

Tāni  etāni diṭṭhāni

Bhavanetti samūhatā

Ucchinnaṃ mūlaṃ dukkhassa

Natthidāni punabbhavo.

Khi chúng được thấy rõ, 
Mầm tái sanh nhổ sạch,
Gốc khổ được đoạn tận,
Nay không còn tái sanh.

(Tương Ưng Bộ Kinh 5. Tương Ưng Sự Thật. Phẩm Kotigāma. Phần Minh (1))

2. Trách nhiệm của thượng đế. (Jā. 528)

Issaro sabbalokassa

Sace kappeti jīvitaṃ

Iddhiṃ byasanabhāvañca

Kammaṃ kalyāṇapāpakaṃ

Niddesakārī puriso

Issaro tena lippati.

Nếu có Chúa trời đủ vạn năng
Cho người thiện, ác, lạc, ưu tràn,
Ðấng kia quả thật mang đầy tội,
Người theo ý chúa, chỉ chuyên làm.

(Jātaka 528 - Mahābodhijātaka)

3. Tránh hành động ác để khỏi khổ đau. (Ud.50)

Sace bhāyatha dukkhassa

Sace vo dukkhamappiyaṃ

Mākattha pāpakaṃ kammaṃ

Āvi vā yadi vā raho.

Nếu con không ưa khổ,
Dầu bất cứ chỗ nào,
Chớ làm các nghiệp ác,
Trước mặt hay sau lưng.

Sace ca pāpakaṃ kammaṃ

Karissatha karotha vā

Na vo dukkhā pamutyatthi

Upeccapi palāyataṃ.

Nếu Con làm, sẽ làm,
Các nghiệp ác, bất thiện,
Con không giải thoát khổ,
Dầu nhảy vọt và chạy.

4. Không tham muốn, không khổ não. (Dhp.215)

Kāmato jāyatī soko

Kāmato jāyatī bhayaṃ

Kāmato vippamuttassa

Natthi soko kuto bhayaṃ.

Dục ái sinh sầu ưu,
Dục ái sinh sợ hãi,
Ai thoát khỏi dục ái,
Không sầu, đâu sợ hãi?

5. Tham ái cần phải đoạn trừ. (Dhp.338)

Yathāpi mūle anupaddave daḷhe

Chinnopi rukkho punareva rūhati

Evampi taṇhānusaye anūhate

Nibbattatī dukkhamidaṃ punappunaṃ.

Như cây bị chặt đốn,
Gốc chưa hại vẫn bền
Ái tùy miên chưa nhổ,
Khổ này vẫn sanh hoài.

6. Tham ái và kết quả của nó. (Sn.776-777)

Passāmi loke pariphandamānaṃ

Pajaṃ imaṃ taṇhagataṃ bhavesu

Hīnā narā maccumukhe lapanti

Avītataṇhāse bhavābhavesu.

Ta thấy ở trên đời,
Loài Người run, sợ hãi,
Ði đến khát ái này,
Trong những loại sanh hữu.
Phàm những người thấp kém,
Than van trước miệng chết,
Chưa viễn ly khát ái,
Ðối với hữu, phi hữu.

Mamāyite passatha phandamāne

Maccheva appodake khīṇasote

Etampi disvā amamo careyya

Bhavesu āsattimakubbamāno.

Hãy nhìn những người ấy,
Run sợ trong tự ngã,
Như cá chỗ ít nước,
Trong dòng sông khô cạn,
Thấy được sự kiện này,
Hãy sống không của ta,
Không làm sự việc gì,
Khiến tham đắm các hữu.

7. Của cải hại kẻ ngu. (Dhp.355)

Hananti bhogā dummedhaṃ

No ca pāragavesino

Bhogataṇhāya dummedho

Hanti aññeva attanaṃ.

Tài sản hại người ngu.
Không người tìm bờ kia
Kẻ ngu vì tham giàu,
Hại mình và hại người.

8. Hãy quy y Tam Bảo khi sợ hãi. (S.I.220)

Araññe rukkhamūle vā

Suññāgāreva bhikkhavo

Anussaretha sambuddhaṃ

Bhayaṃ tumhāka no siyā.

Này các vị Tỷ-kheo,
Trong rừng hay gốc cây,
Hay tại căn nhà trống,
Hãy niệm bậc Chánh Giác.
Các Ông có sợ hãi,
Sợ hãi sẽ tiêu diệt.

No ce buddhaṃ sareyyātha

Lokajeṭṭhaṃ narāsabhaṃ

Atha dhammaṃ sareyyātha

Niyyānikaṃ sudesitaṃ.

Nếu không tư niệm Phật,
Tối thượng chủ ở đời,
Và cũng là Ngưu vương,
Trong thế giới loài Người,
Vậy hãy tư niệm Pháp,
Hướng thượng, khéo tuyên thuyết.

No ce dhammaṃ sareyyātha

Niyyānikaṃ sudesitaṃ

Atha saṅghaṃ sareyyātha

Puññakkhettaṃ anuttaraṃ.

Nếu không tư niệm Pháp,
Hướng thượng, khéo tuyên thuyết,
Vậy hãy tư niệm Tăng,
Là phước điền vô thượng.

Evaṃ buddhaṃ sarantānaṃ

Dhammaṃ saṅghañca bhikkhavo

Bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā

Lomahaṃso na hessati.

Vậy này các Tỷ-kheo,
Như vậy tư niệm Phật,
Tư niệm Pháp và Tăng,
Sợ hãi hay hoảng hốt,
Hay lông tóc dựng ngược,
Không bao giờ khởi lên.

9. Làm sao để vượt qua những trở ngại của con người? (S.I.13)

Một chư thiên muốn hết sự hoài nghi của ông ta về những trở ngại của con người, nên vào một đêm ông ta đến gặp Đức Phật và hỏi :

Anto jaṭā bahi jaṭā

Jaṭāya jaṭitā pajā

Taṃ taṃ gotama pucchāmi

Ko imaṃ vijaṭaye jaṭaṃ.

Nội triền và ngoại triền,
Chúng sanh bị triền phược,
Con hỏi Gotama,
Ai thoát khỏi triền này?

Đức Phật giải thích như sau :

Sīle patiṭṭhāya naro sapañño

Cittaṃ paññañca bhāvayaṃ

Ātāpī nipako bhikkhu

So imaṃ vijaṭaye jaṭaṃ.

Người trú giới có trí,
Tu tập tâm và tuệ,
Nhiệt tâm và thận trọng,
Tỷ-kheo ấy thoát triền.

V. ĐẠO LỘ.

1. Hãy theo Trung đạo. (S.V.420)

Yo cāyaṃ kāmesu kāmasukhallikānuyogo hīno gammo pothujjaniko anariyo anatthasaṃhito, yo cāyaṃ attakilamathānuyogo dukkho anariyo anatthasaṃhito. Ete kho, bhikkhave, ubho ante anupagamma majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

Một là đắm say trong các dục (kàmesu), hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Hai là tự hành khổ mình, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Tránh xa hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, là con đường Trung đạo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

(Tương Ưng Bộ Kinh 5. Tương Ưng Sự Thật. Phẩm Chuyển Pháp Luân. Phần Như Lai Thuyết)

2. Đạo lộ không phải cho kẻ gian dối. (Ud.75)

Kāmandhā jālasañchannā

Taṇhāchadanachāditā

Pamattabandhunā baddhā

Macchāva kumināmukhe;

Jarāmaraṇamanventi

Vaccho khīrapakova mātaraṃ.

Bị mù bởi các dục,
Bị bao phủ bởi lưới,
Bị ái dục bao trùm,
Lại còn bị trói buộc,
Bởi trói buộc phóng dật,
Như cá mắc miệng lưới,
Họ đi đến già chết,
Như con bê bú sữa
.

3. Thận trọng và cẩu thả. (Dhp.21)

Appamādo amatapadaṃ

Pamādo maccuno padaṃ

Appamattā na mīyanti

Ye pamattā yathā matā.

Không phóng dật, đường sống,
Phóng dật là đường chết.
Không phóng dật, không chết,
Phóng dật như chết rồi.

4. Ánh sáng đã sinh khởi. (S.V.422)

Trong thời pháp thoại đầu tiên, Đức Phật đã tuyên bố :

"Sự giác ngộ về các pháp đã sinh khởi trong ta, các pháp ấy chưa từng được nghe trước đây".

Ðây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. 

Idaṃ dukkhaṃ ariyasacca’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

Ðây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. 

Idaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasacca’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

Ðây là Thánh đế về Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. 

Idaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasacca’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

Đây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến khổ diệt, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. 

Idaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasacca’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

5. Niềm an lạc của xuất gia. (A.I.80)

‘‘Dvemāni, bhikkhave, sukhāni. Katamāni dve? Gihisukhañca pabbajitasukhañca. Imāni kho, bhikkhave, dve sukhāni. Etadaggaṃ, bhikkhave, imesaṃ dvinnaṃ sukhānaṃ yadidaṃ pabbajitasukhaṃ.

Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lạc tại gia và lạc xuất gia. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc xuất gia.

6. Trí tuệ là tĩnh lặng. (Sn.720-721)

Taṃ nadīhi vijānātha

Sobbhesu padaresu ca

Saṇantā yanti kusobbhā

Tuṇhīyanti mahodadhī.

Hãy học các dòng nước,
Từ khe núi vực sâu.
Nước khe núi chảy ồn,
Biển lớn động im lặng.

Yadūnakaṃ taṃ saṇati

Yaṃ pūraṃ santameva taṃ

Aḍḍhakumbhūpamo bālo

Rahado pūrova paṇḍito.

Cái gì trống kêu to,
Cái gì đầy yên lặng,
Ngu như ghè vơi nước,
Bậc trí như ao đầy.

7. Thiếu trí tuệ. (Dhp.152)

Appassutāyaṃ puriso

Balibaddhova jīrati

Maṃsāni tassa vaḍḍhanti

Paññā tassa na vaḍḍhati.

Người ít nghe kém học,
Lớn già như trâu đực.
Thịt nó tuy lớn lên,
Nhưng tuệ không tăng trưởng."

8. Hai con đường khác nhau. (Dhp.75)

Aññā hi lābhūpanisā

Aññā nibbānagāminī

Evametaṃ abhiññāya

Bhikkhu buddhassa sāvako

Sakkāraṃ nābhinandeyya

Vivekamanubrūhaye.

Khác thay duyên thế lợi,
Khác thay đường Niết Bàn.
Tỷ kheo, đệ tử Phật,
Hãy như vậy thắng tri.
Chớ ưa thích cung kính,
Hãy tu hạnh viễn ly.

9. Bản chất của người trí. (A.II.178)

Idha, bhikkhu, paṇḍito mahāpañño nevattabyābādhāya ceteti na parabyābādhāya ceteti na ubhayabyābādhāya ceteti attahitaparahitaubhaya-hitasabbalokahitameva cintayamāno cinteti.

Này Tỷ-kheo, Bậc Hiền trí, Ðại tuệ, không có nghĩ tự làm hại mình, không có nghĩ tự làm hại người, không có nghĩ tự mình làm hại cả hai, có suy nghĩ điều gì thời suy nghĩ lợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi toàn thể thế giới.

(Tăng Chi Bộ Kinh 2. Chương Bốn Pháp. Phẩm Chiến Sĩ. Phần Con Đường Sai Lạc).

10. Tránh hai cực đoan.

Chân lý quan trong của Phật Giáo được coi như ở giữa hai quan điểm cực đoan.

Thực thể luận cực đoan cho rằng mọi vật đều tồn tại (sabbaṃ atthiti), đó là một cực đoan. Còn thuyết hư vô thì quả quyết rằng chẳng có gì tồn tại (sabbaṃ natthiti), đó là một cực đoan khác. Chân lý nằm ở giữa hai cực đoan này. (S.II.76)

Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn:

- Thưa Tôn giả Gotama, có phải tất cả đều có?

- Này Bà-la-môn, tất cả đều có, ấy là một cực đoan.

- Thưa Tôn giả Gotama, có phải tất cả đều không có?

- Này Bà-la-môn tất cả đều không có, ấy là cực đoan thứ hai. Này Bà-la-môn, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo trung đạo.

(Tương Ưng Bộ Kinh 2. Tương Ưng Nhân Duyên. Phẩm Gia Chủ. Phần Jāṇussoṇi)

Tín điều về sự bất tử (sassatadiṭṭhi) là một cực đoan, còn tín điều về sự tuyệt diệu (ucchedadiṭṭhi) là một cực đoan khác. (S.III.98)

Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã; không quán thọ... không quán tưởng... không quán các hành... không quán thức là tự ngã; có thể không có (tà) kiến như sau: "Ðây là tự ngã, đây là thế giới; sau khi chết, tôi sẽ trở thành thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại". Nhưng vị ấy có thể có (tà) kiến như sau: "Nếu trước ta không có, thời nay không có của ta. Nếu ta sẽ không có, thời sẽ không có của ta".

Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã... không quán thọ... không quán tưởng... không quán các hành... không quán thức như là tự ngã... không quán tự ngã ở trong thức; không có (tà) kiến như sau: "Ðây là tự ngã, đây là thế giới; sau khi chết tôi sẽ thường còn, thườg hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại" ; có thể không có (tà) kiến như sau: "Nếu trước ta không có, thời nay không có của ta. Nếu ta sẽ không có, thời sẽ không có của ta". Nhưng vị ấy có thể nghi hoặc, do dự, không đạt được cứu cánh trong Chánh pháp này.

(Tương Ưng Bộ Kinh 3. Tương Ưng Uẩn. Phẩm Những Gì Được Ăn. Phần Pārileyya).

Hai quan điểm cực đoan cũng giống vậy là khái niệm của những người theo thuyết duy vật, cho rằng thể xác và linh hồn không khác biệt, còn khái niệm của những người theo thuyết nhị nguyên cho rằng linh hồn và thể xác là khác biệt. (S.II.60)

Này Tỷ-kheo, chỗ nào có (tà) kiến: "Sinh mạng và thân thể là một", chỗ ấy không có Phạm hạnh trú. Này Tỷ-kheo, chỗ nào có (tà) kiến: "Sinh mạng và thân thể là khác", chỗ ấy không có Phạm hạnh trú. Này Tỷ-kheo, từ bỏ hai cực đoan này, Như Lai thuyết pháp theo trung đạo.

(Tương Ưng Bộ Kinh 2. Tương Ưng Nhân Duyên. Phẩm Kalāra – Vị Sát-đế-lỵ. Phần Do Duyên Vô Minh)

Theo luận đề của những người theo thuyết định mạng cho rằng mọi vật được tạo theo điều kiện do các yếu tố trong quá khứ (sabbaṃ pubbekatahetu), còn theo luận đề của những người theo thuyết hư vô định cho rằng không có cái gì được tạo thành phải tùy thuộc nguyên nhân và điều kiện (sabbaṃ ahetu appaccaya). (A.I.173)

Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn thuyết như sau, chấp kiến như sau: "Phàm có cảm giác gì về con người này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do nhân nghiệp quá khứ". 

Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, hay Bà-la-môn, thuyết pháp như sau, chấp kiến như sau: "Phàm có cảm giác gì về con người này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do không nhân, không duyên".

(Tăng Chi Bộ Kinh 3. Chương Ba Pháp. Phẩm Lớn. Phần Sở Y Xứ)

Có quan điểm cho rằng chúng ta phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho sự bất hạnh của chúng ta, còn quan điểm đối lập thì cho rằng chúng ta không phải chịu trách nhiệm cho sự bất hạnh của chúng ta chút nào cả. (S.II.20)

Một người làm và chính người làm ấy cảm thọ (kết quả). Này Kassapa, như Ông gọi ban đầu "khổ do tự mình làm ra", như vậy có nghĩa là thường kiến.

Một người khác làm và một người khác cảm thọ. Này Kassapa, như vậy đối với người bị cảm thọ, được xảy ra như: "Khổ do người khác làm ra", như vậy có nghĩa là đoạn kiến.

Này Kassapa, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo con đường trung đạo. 

(Tương Ưng Bộ Kinh 2. Tương Ưng Nhân Duyên. Phẩm Đồ Ăn. Phần Lõa Thể)

Thuyết khoái lạc (kāmasukhallikānuyogo) là cực đoan, còn cực đoan kia là thuyết tuyệt dục (attakilamathānuyogo). (S.IV.330)

Có hai cực đoan mà người xuất gia không nên thực hành: Một là say đắm dục lạc đối với các dục vọng hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không liên hệ đến mục đích. Hai là hành hạ tự thân, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Từ bỏ hai cực đoan này là con đường trung đạo, đã được Như Lai giác ngộ, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

(Tương Ưng Bộ Kinh 4. Tương Ưng Thôn Trưởng. Phần Rāsiya)

Qua tất cả những ví dụ này, người ta nói rằng Đức Phật không rơi vào hai cực đoan, thuyết giảng Giáo Pháp theo giữa của hai cực đoan. Vì ý nghĩa ở giữa hai cực đoan là sự thật.

Trung đạo (Majjhimapaṭipadā) là một phương tiện của cả hai phương diện niềm tin lẫn đạo đức, điều đó được nói là "hãy có trí tuệ để đưa đến sự chứng ngộ". (M.I.15)

Ở đây, này chư Hiền, phẫn nộ là ác pháp và hiềm hận cũng là ác pháp, giả dối là ác pháp và não hại cũng là ác pháp, tật đố là ác pháp và xan lẫn cũng là ác pháp, man trá là ác pháp và phản bội cũng là ác pháp, ngoan cố là ác pháp và bồng bột nông nổi cũng là ác pháp, mạn là ác pháp và tăng thượng mạn cũng là ác pháp, kiêu là ác pháp và phóng dật cũng là ác pháp. Có một con đường Trung đạo diệt trừ kiêu và diệt trừ phóng dật, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Và này chư Hiền, con đường Trung đạo ấy là gì - (con đường) khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Ðó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này chư Hiền, đó là con đường Trung đạo khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

(Trung Bộ Kinh 1. Kinh Thừa Tự Pháp).

Những chân lý này nằm ở giữa hai cực đoan, dường như là một sự kiện ngẫu nhiên để khám phá dựa theo kinh nghiệm.

11. Phát triển tâm linh. (A.I.61)

"Khi sự tỉnh lặng được phát triển, tâm được phát triển thì tham ái bị đoạn trừ. Khi tuệ giác được phát triển thì chánh kiến được phát triển và vô minh được đoạn trừ. Tâm bị cấu uế bởi tham ái thì không được giải thoát. Ở đâu có cấu uế do vô minh thì chánh kiến không được phát triển".

12. Thần thông. (A.III.280)

Trong Phật Giáo, nhận biết được sáu loại thần thông mà một người có được qua sự phát triển thiền định. Mặc dù những pháp thần thông này không phải chủ yếu cho việc giải thoát nhưng chúng là một trợ lực lớn lao trong việc hiểu biết bản chất của chúng sanh và thế gian.

Phát triển thần thông – Abhiññā.

  • Thiên nhãn thông – Dibbacakkhu.

Thiên nhãn thông thường được diễn tả như là một sự thấu thị, có thể làm cho con người thấy được cảnh trời hay những hiện tượng ở thế gian, xa hoặc gần mà mắt thường không thể thấy được.

  • Thiên nhãn trí – Cutūpapāta ñāṇa.

Trí hiểu biết được sự chết và tái sanh của chúng sanh nhờ vào thiên nhãn. Trí biết được tương lai và hoàn cảnh của chúng sanh tùy theo nghiệp thiện hay ác của họ.

Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Các chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, ngữ, ý, phỉ báng các bậc thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh này làm những thiện hạnh về thân, ngữ, ý, không phỉ báng các bậc thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các cõi thiện, cõi trời, cõi đời này. Như vậy, vị ấy với Thiên nhãn, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. 

  • Thiên nhĩ thông – Dibbasota.

Thiên nhĩ hay sự thấu thinh có thể làm cho người ta nghe được những âm thanh thô hay tế, xa hay gần.

Với thiên nhĩ thuần tịnh siêu nhân, nghe được hai loại tiếng, chư Thiên và loài Người ở xa và gần.

  • Túc mạng minh – Pubbe nivāsānussati ñāṇa.

Oai lực có thể nhớ lại được những kiếp quá khứ của chính vị đó và của những người khác. Khi đề cập đến loại tuệ này thì tuệ của Đức Phật là vô biên, còn của các vị khác thì có giới hạn.

Nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời; nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp; vị ấy nhớ rằng: "Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây". Như vậy vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.

  • Tha tâm trí – Para citta vijānana ñāṇa.

Oai lực để hiểu rõ tư tưởng của người khác.

Sau khi đi sâu vào tâm của chúng sanh, của loài Người với tâm của mình, vị ấy rõ biết như sau: "Tâm có tham, rõ biết là tâm có tham, hay tâm ly tham... hay tâm có sân... hay tâm ly sân... hay tâm có si... hay tâm ly si... hay tâm chuyên chú... hay tâm tán loạn... hay đại hành tâm... hay không phải đại hành tâm... hay tâm chưa vô thượng... hay tâm vô thượng... hay tâm Thiền định... hay tâm không Thiền định... hay tâm giải thoát... hay tâm không giải thoát, rõ biết là tâm không giải thoát".

  • Phép thần thông – Iddhividha.

Oai lực để bay trong không trung, đi trên mặt nước, độn thổ, biến hóa nhiều thân khác nhau…

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chứng được các loại thần thông: một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang hư không, độn thổ trồi lên ngang qua đất liền, như ở trong nước, đi trên nước không chìm như trên đất liền, ngồi kiết già hay đi trên hư không như con chim, với bàn tay chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến Phạm thiên.

(Tăng Chi Bộ Kinh 3. Chương Sáu Pháp. Phẩm Đáng Được Cung Kính. Phần Đáng Được Cung Kính (2))

VI. HƯỚNG VỀ SỰ HIỂU BIẾT HƠN CỦA CUỘC SỐNG.

1. Ai có thể làm chủ xác thân này? (S.II.63)

Thân này chẳng của anh

Chẳng của ai khác cả

Mà do nghiệp quá khứ

Đã được chọn sẵn rồi

Phải kinh qua mới thấy.

2. Được Thánh quả tốt hơn được quyền lực thế gian. (Dhp.178)

Pathabyā ekarajjena

Saggassa gamanena vā

Sabbalokādhipaccena

Sotāpattiphalaṃ varaṃ.

Hơn thống lãnh cõi đất,
Hơn được sanh cõi trời,
Hơn chủ trì vũ trụ,
Quả Dự Lưu tối thắng."

3. Bệnh nào mới là trầm trọng. (A.II.142)

- Này các Tỷ-kheo, có hai loại bệnh này. Thế nào là hai? Bệnh về thân và bệnh về tâm.

Này các Tỷ-kheo, chúng ta thấy có chúng sanh tự nhận mình là không thân bệnh được một năm, tự nhận mình là không thân bệnh được hai năm, được ba ... được bốn ... được năm ... được mười ... được hai mươi ... được ba mươi ... được bốn mươi ... tự nhận mình là không thân bệnh được năm mươi năm, tự nhận mình là không thân bệnh được một trăm năm. Các chúng sanh ấy, này các Tỷ-kheo, rất khó tìm được ở đời là những chúng sanh tự nhận mình là không tâm bệnh dầu chỉ trong một khoảnh khắc, trừ những vị đã đoạn trừ các lậu hoặc.

(Tăng Chi Bộ Kinh 2. Chương Bốn Pháp. Phẩm Các Căn.  Phần Bệnh)

4. Tránh tìm lỗi người khác. (Dhp.253)

Paravajjānupassissa

Niccaṃ ujjhānasaññino

Āsavā tassa vaḍḍhanti

Ārā so āsavakkhayā.

Ai thấy lỗi của người,
Thường sanh lòng chỉ trích,
Người ấy lậu hoặc tăng,
Rất xa lậu hoặc diệt.

5. Làm thế nào đối mặt với sự tán thưởng và lời phỉ báng? (D.I.3)

- Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn, thời như vậy sẽ có hại cho các ngươi. Nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi công phẫn và phiền muộn, thời các ngươi có thể biết được lời nói của những kẻ ấy là đúng hay sai lạc chăng?

- Bạch Thế Tôn, không thể được!

- Này các Tỷ-kheo, khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi phải nói rõ những điểm không đúng sự thật là không đúng sự thật: - "Như thế này, điểm này không đúng sự thật; như thế này, điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi; việc này không xảy ra giữa chúng tôi".

Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp, hay tán thán Tăng, thời các ngươi không nên hoan hỷ, vui mừng, tâm không nên thích thú. Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, mà nếu các ngươi hoan hỷ, vui mừng và thích thú thời sẽ có hại cho các ngươi. Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, thời các ngươi hãy công nhận những gì đúng sự thật là đúng sự thật: "Như thế này, điểm này đúng sự thật, như thế này, điểm này chính xác, việc này có giữa chúng tôi, việc này đã xảy ra giữa chúng tôi".

(Trường Bộ Kinh 1. Kinh Phạm Võng)

6. Niềm tin vào một linh hồn trường cửu. (M.I.137)

Chư Tỷ-kheo, các Ông có thể thấy một vật sở hữu nào được nắm giữ và vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi không?

- Bạch Thế Tôn, không.

- Lành thay, này các Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy một vật sở hữu được nắm giữ nào, mà vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể chấp thủ Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không? Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?

- Bạch Thế Tôn không.

- Lành thay, này các Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não. 

(Trung Bộ Kinh 1. Kinh Ví Dụ Con Rắn).

7. Mãn nguyện. (S.I.5)

Vị chư Thiên nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:

Araññe viharantānaṃ

Santānaṃ brahmacārinaṃ

Ekabhattaṃ bhuñjamānānaṃ

Kena vaṇṇo pasīdati.

Thường sống trong rừng núi,
Bậc Thánh sống Phạm hạnh,
Một ngày ăn một buổi,
Sao sắc họ thù diệu?

(Thế Tôn):

Atītaṃ nānusocanti

Nappajappanti nāgataṃ

Paccuppannena yāpenti

Tena vaṇṇo pasīdati.

Không than việc đã qua,
Không mong việc sắp tới,
Sống ngay với hiện tại,
Do vậy, sắc thù diệu.

Anāgatappajappāya

Atītassānusocanā

Etena bālā sussanti

Naḷova harito luto.

Do mong việc sắp tới,
Do than việc đã qua,
Nên kẻ ngu héo mòn,
Như lau xanh rời cành.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Chư Thiên. Phẩm Cây Lau. Phần Rừng Núi)

8. Thái độ tâm linh đúng đắn. (Sn.71)

Sīhova saddesu asantasanto

Vātova jālamhi asajjamāno

Padumaṃva toyena alippamāno

Eko care khaggavisāṇakappo.

Như sư tử, không động,
An tịnh giữa các tiếng,
Như gió không vướng mắc,
Khi thổi qua màn lưới.
Như hoa sen không dính,
Không bị nước thấm ướt,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.

9. Cuộc sống năng động và hữu ích. (Dhp.112)

Yo ca vassasataṃ jīve

Kusīto hīnavīriyo

Ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo

Vīriyamārabhato daḷhaṃ.

Ai sống một trăm năm,
Lười nhác không tinh tấn,
Tốt hơn sống một ngày
Tinh tấn tận sức mình.

VII. BẢN CHẤT CỦA SỰ SINH TỒN.

1. Mọi vật đều không bền vững. (Dhp.277-279)

‘‘Sabbe saṅkhārā aniccā’’ti

Yadā paññāya passati

Atha nibbindati dukkhe

Esa maggo visuddhiyā.

"Tất cả hành vô thường "
Với Tuệ, quán thấy vậy
Ðau khổ được nhàm chán;
Chính con đường thanh tịnh.

‘Sabbe saṅkhārā dukkhā’’ti,

Yadā paññāya passati

Atha nibbindati dukkhe

Esa maggo visuddhiyā.

"Tất cả hành khổ đau
Với Tuệ quán thấy vậy,
Ðau khổ được nhàm chán;
Chính con đường thanh tịnh.

‘‘Sabbe dhammā anattā’’ti

Yadā paññāya passati

Atha nibbindati dukkhe

Esa maggo visuddhiyā.

"Tất cả pháp vô ngã,
Với Tuệ quán thấy vậy,
Ðau khổ được nhàm chán
Chính con đường thanh tịnh.

2. Vũ trụ tính trong mọi vật. (Dhp.277-279)

Cốt lõi nhất trong Phật Giáo là ba đặc tính trong mọi vật.

+ Vô thường – Aniccā. Mọi pháp đều vô thường và không bền vững.

+ Đau khổ – Dukkha. Mọi pháp đều đau khổ, bất toại nguyện, xung khắc.

+ Vô ngã – Anattā. Không có linh hồn, không vững chắc, không có một thực thể trường tồn trong các pháp.

3. Có điều kiện. (Vin.Mv.40)

Sự tùy thuộc điều kiện của mọi hiện tượng ở thế gian là phần tinh túy trong lời dạy của Đức Phật.

Đại đức Assaji (một trong các đệ tử đầu tiên của Đức Phật) đã tóm tắt lời dạy của Đức Phật như sau :

Ye dhammā hetuppabhavā

Tesaṃ hetuṃ tathāgato āha

Tesañca yo nirodho

Evaṃvādī mahāsamaṇo.

Pháp sanh lên do nhân
Như Lai giảng nhân ấy,
Nhân diệt thời Pháp diệt 
Đại sa-môn nói vậy.

4. Các pháp là bất diệt. (S.II.25)

Cho dù chư Phật có xuất hiện hay không xuất hiện ở thế gian này thì vẫn tồn tại yếu tố này, sự hình thành này, những hiện tượng này (các pháp). Điều xác thực này, ở các pháp được kể như sau :  tùy thuộc điều kiện mà sanh khởi - Paṭiccasamuppāda. Đức Phật chỉ khám phá ra chúng mà thôi.

Dầu các Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp trú tánh ấy, pháp quyết định tánh ấy, y duyên tánh ấy. Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt định lý ấy. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt, Như Lai tuyên bố, tuyên thuyết, tường thuyết, khai hiển, khai thị, phân biệt, minh hiển, minh thị.

(Tương Ưng Bộ Kinh 2. Tương Ưng Nhân Duyên. Phẩm Đồ Ăn. Phần Duyên)

5. Khái niệm về bản ngã. (D.IX.169)

Chúng ta lấy sữa từ con bò, từ sữa bò có lớp váng sữa, từ lớp váng sữa ta có chất bơ, từ chất bơ ta có được bơ, từ bơ ta có được chất kem. Khi có sữa chúng ta không nói đến váng sữa, chất bơ, bơ hay kem, chúng ta chỉ nói đến sữa, khi có những lớp váng sữa chúng ta không nói đến chất bơ, khi có chất kem chúng ta không nói đến sữa.

Cũng giống như vậy, khi có một bản ngã hiện hữu, chúng ta không nói do tâm tạo hay một bản ngã vô hình. Khi có một bản ngã do tâm tạo hiện hữu, chúng ta không nói đó là bản ngã hay một bản ngã vô hình. Khi có một bản ngã vô hình hiện hữu, chúng ta không nói đó là bản ngã hay bản ngã do tâm tạo, chúng ta chỉ nói về bản ngã. Đây chỉ là những tên gọi, những thành ngữ, những ngôn từ mang tính chất giai đoạn, những sự chế định mang tính phổ biến trong thế gian.

Một lý thuyết mà một hiện tượng không vững chắc hay hoàn toàn tồn tại (các pháp), mọi vật là vô ngã, đó là kết quả tự nhiên của một sự hiểu biết về pháp tùy thuộc sanh khởi. Làm sao giải thích như vậy được cho một người có suy nghĩ sai lầm nghe khi mà anh ta cứ cho rằng có một thực thể trường tồn.

Này Citta, ví như từ bò cái sanh ra sữa, từ sữa sinh ra lạc, từ lạc sanh ra sanh tô, từ sanh tô sanh ra thục tô, từ thục tô sanh ra đề hồ. Khi thành sữa thời sữa ấy không thuộc lạc, không thuộc sanh tô, không thuộc thục tô, không thuộc đề hồ, chính khi ấy thuộc sữa; khi thành lạc... khi thành sanh tô... khi thành thục tô... khi thành đề hồ thời đề hồ không thuộc sữa, không thuộc lạc, không thuộc sanh tô, không thuộc thục tô, chính khi ấy thuộc đề hồ.

Như vậy này Citta trong khi có thô phù ngã chấp... Này Citta, trong khi có ý sở thành ngã chấp... Này Citta, trong khi có vô sắc ngã chấp thời ngã chấp ấy không thuộc thô phù ngã chấp, không thuộc ý sở thành ngã chấp, chính khi ấy thuộc vô sắc ngã chấp. Này Citta, chúng chỉ là danh tự thế gian, ngôn ngữ thế gian, danh xưng thế gian, ký pháp thế gian. Như Lai dùng chúng nhưng không chấp trước chúng.

(Trường Bộ Kinh 1. Kinh Poṭṭhapāda)

6. Phiền não vì thiếu sự hiểu biết về lý duyên khởi. (D.II.55)

Giáo Pháp của sự kiện sanh khởi từ các nhân này rất xâu xa. Không xuyên qua sự hiểu biết giáo pháp này, không xuyên qua sự xâm nhập giáo pháp này thì cuộc đời này trở thành một cuộn chỉ rối, không thể nào vượt qua được số phận khổ đau, con đường đầy khổ sở, sự phá sản và cái vòng luân hồi liên tục.

Này Ānanda, giáo pháp Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy. Này Ānanda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo pháp này mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một ổ kén, rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ munja và lau sậy babaja (ba-ba-la) không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử.

(Trường bộ Kinh 1. Kinh Đại Duyên)

7. Nguyên nhân của sự trở thành và biến mất. (M.II.32)

Đau khổ là thể thức tùy thuộc điều kiện sanh khởi cần nên được quán xét :

"Cái này có mặt thì cái đây có mặt; do cái này sanh, cái đây sanh. Cái này không có mặt thì cái đây không có mặt; do cái này diệt, cái đây diệt"

(Trung Bộ Kinh 2. Tiểu Kinh Sakuludāyi)

8. Cuộc sống thật quý đối với mọi loài. (Dhp.129)

Sabbe tasanti daṇḍassa

Sabbe bhāyanti maccuno

Attānaṃ upamaṃ katvā

Na haneyya na ghātaye.

Mọi người sợ hình phạt,
Mọi người sợ tử vong.
Lấy mình làm ví dụ
Không giết, không bảo giết.

9. Sự hợp pháp của Giáo Pháp – Dhammaniyāma. (A.I.286)

- Này các Tỷ-kheo, dầu các Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện, vẫn được an trú là pháp trú tánh của giới ấy, là pháp quyết định tánh, tức là: "Tất cả các hành là vô thường". Vấn đề này, Như Lai chánh giác tri, chánh giác ngộ, sau khi chánh giác tri, chánh giác ngộ, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, tuyên thuyết, xác nhận, khai thị, phân biệt, hiển thị: "Tất cả các hành là vô thường".

Này các Tỷ-kheo, dầu các Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện, vẫn được an trú là pháp trú tánh của giới ấy, là pháp quyết định tánh, tức là: "Tất cả các hành là khổ". Về vấn đề này, Như Lai chánh giác tri, chánh giác ngộ, sau khi chánh giác tri, chánh giác ngộ, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, tuyên thuyết, xác nhận, khai thị, phân biệt, hiển thị: "Tất cả các hành là khổ".

Này các Tỷ-kheo, dầu các Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện, vẫn được an trú là pháp trú tánh của giới ấy, là pháp quyết định tánh, tức là: "Tất cả các pháp là vô ngã". Về vấn đề này, Như Lai chánh giác tri, chánh giác ngộ. Sau khi chánh giác tri, chánh giác ngộ, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, tuyên thuyết, xác nhận, khai thị, phân biệt, hiển thị: "Tất cả các pháp là vô ngã".

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Kẻ Chiến Sĩ. Phần Xuất Hiện)

10. Bạn có thể mang theo được cái gì của thế gian? (S.I.71)

Attānañce piyaṃ jaññā

Na naṃ pāpena saṃyuje

Na hi taṃ sulabhaṃ hoti

Sukhaṃ dukkaṭakārinā.

Antakenādhipannassa

Jahato mānusaṃ bhavaṃ

Kiñhi tassa sakaṃ hoti

Kiñca ādāya gacchati

Kiñcassa anugaṃ hoti

Chāyāva anapāyinī.

Ubho puññañca pāpañca

Yaṃ macco kurute idha

Tañhi tassa sakaṃ hoti

Tañca ādāya gacchati

Tañcassa anugaṃ hoti

Chāyāva anapāyinī.

Tasmā kareyya kalyāṇaṃ

Nicayaṃ samparāyikaṃ

Puññāni paralokasmiṃ

Patiṭṭhā honti pāṇinaṃ.

Nếu những ai biết được, 
Tự ngã là thân ái,
Họ sẽ không liên hệ,
Với các điều ác hạnh.
Kẻ làm điều ác hạnh,
Khó được chơn hạnh phúc,
Bị thần chết cầm tù,
Từ bỏ thân làm người.
Kẻ có nghiệp như vậy,
Cái gì là của mình?
Lấy cái gì đem đi?
Cái gì theo dõi họ,
Như bóng theo dõi hình?
Ở đây kẻ bị chết,
Làm các nghiệp công đức,
Làm các nghiệp ác đức,
Lấy cả hai đem đi.
Cả hai của kẻ ấy,
Như bóng theo dõi hình.
Cả hai theo kẻ ấy,
Do vậy hãy làm lành,
Tích lũy cho đời sau,
Công đức cho đời sau,
Là hậu cứ cho người.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Kosala. Phẩm Thứ Nhất. Phần Thân Ái)

CHƯƠNG 3: GIỚI HẠNH

I. LÀM BIỆC TỐT.

1. Làm việc tốt và tránh việc ác là có thể. (A.I.58)

Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện, này các Tỷ-kheo, từ bỏ bất thiện có thể làm được. Nếu từ bỏ bất thiện không thể làm được thời ta đã không nói như sau: "Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện". Vì rằng, này các Tỷ-kheo, từ bỏ bất thiện có thể làm được, do vậy Ta mới nói rằng: "Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện". Và nếu, này các Tỷ-kheo, từ bỏ bất thiện đưa đến bất hạnh, đau khổ, thời ta không nói như sau: "Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện". Và này các Tỷ-kheo, vì từ bỏ bất thiện đưa đến hạnh phúc, an lạc, nên Ta đã nói như sau: "Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện".

Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện. Này các Tỷ-kheo, tu tập thiện có thể làm được. Nếu tu tập thiện không thể làm được, này các Tỳ kheo, thời ta đã không nói như sau: "Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện". Vì rằng, này các Tỷ-kheo, tu tập thiện có thể làm được, do vậy Ta mới nói rằng: "Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện". Và nếu, này các Tỷ-kheo, tu tập thiện đưa đến bất hạnh, đau khổ, thời ta đã không nói như sau: "Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện". Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, tu tập thiện đưa đến hạnh phúc, an lạc, nên Ta đã nói như sau: "Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện".

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Hai Pháp. Phẩm Tranh Luận. Phần Các Sức Mạnh)

2. Để làm được việc tốt là việc khó làm. (Dhp.163)

Sukarāni asādhūni

Attano ahitāni ca

Yaṃ ve hitañca sādhuñca

Taṃ ve paramadukkaraṃ.

Dễ làm các điều ác,
Dễ làm tự hại mình.
Còn việc lành, việc tốt,
Thật tối thượng khó làm.

3. Hãy suy nghĩ trước khi làm. (M.I.415)

- Này Rāhula, Ông nghĩ thế nào? Mục đích của cái gương là gì?

- Bạch Thế Tôn, mục đích là để phản tỉnh.

- Cũng vậy, này Rāhula, sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành thân nghiệp. Sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành khẩu nghiệp. Sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành ý nghiệp.

Này Rāhula, khi Ông muốn làm một thân nghiệp gì, hãy phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: "Thân nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Này Rāhula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Thân nghiệp này, ta muốn làm. Thân nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Một thân nghiệp như vậy, này Rahula, Ông nhất định chớ có làm. Này Rāhula, nếu sau khi phản tỉnh, ông biết: "Thân nghiệp này ta muốn làm. Thân nghiệp này của ta không có thể đưa đến tự hại, không có thể đưa đến hại người, không có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Một thân nghiệp như vậy, này Rāhula, Ông nên làm.

(Trung Bộ Kinh 2. Kinh Giáo Giới La-Hầu-La ở Rừng Ambala)

4. Tán thán phẩm hạnh. (M.III.152)

Kammaṃ vijjā ca dhammo ca

Sīlaṃ jīvitamuttamaṃ

Etena maccā sujjhanti

Na gottena dhanena vā.

Nghiệp, minh và Chánh pháp, 
Giới, tối thượng sanh mạng, 
Chính nhờ các pháp trên, 
Khiến chúng sanh thanh tịnh, 
Không phải do giai cấp, 
Không phải do tài sản.

(Trung Bộ Kinh 3. Kinh Giáo Giới Cấp-Cô-Độc)

5. Những người ngủ ít. (A.III.152)

Năm hạng người này, này các Tỷ-kheo, ban đêm ngủ ít, thức nhiều. Thế nào là năm?

Người đàn bà, này các Tỷ-kheo, thao thức đến đàn ông, ban đêm ngủ ít thức nhiều. Người đàn ông, này các Tỷ-kheo, thao thức đến đàn bà, ban đêm ngủ ít thức nhiều. Người ăn trộm, này các Tỷ-kheo, thao thức đến đồ ăn trộm, ban đêm ngủ ít thức nhiều. Vị vua, này các Tỷ-kheo, lo lắng các công việc của vua, ban đêm ngủ ít thức nhiều. Vị Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, thao thức đến ly hệ phược, ban đêm ngủ ít thức nhiều.

 (Tăng Chi Bộ Kinh 2. Chương Năm Pháp. Phẩm Vua. Phần Ngủ Rất Ít)

II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ HƯỚNG DẪN KẺ KHÁC?

1. Chỉ có người đã trong sạch mới có thể dạy cách thanh lọc. (M.I.45)

Này Cunda, con người tự mình bị rơi vào bùn lầy có thể kéo lên một người bị rơi vào bùn lầy, sự tình ấy không thể xảy ra. Này Cunda, con người tự mình không rơi vào bùn lầy, có thể kéo lên một người bị rơi vào bùn lầy, sự tình ấy có thể xảy ra. Này Cunda, con người tự mình không được nhiếp phục, không được huấn luyện, không được hoàn toàn giải thoát, tự mình có thể nhiếp phục, huấn luyện và hoàn toàn giải thoát người khác, sự tình ấy không thể xảy ra. Một người được nhiếp phục, được huấn luyện, được hoàn toàn giải thoát, tự mình có thể nhiếp phục, huấn luyện, hoàn toàn giải thoát người khác, sự tình ấy có thể xảy ra.

(Trung Bộ Kinh 1. Kinh Đoạn Giảm)

2. Tu tập giới hạnh bằng cách so sánh. (The Expositor)

Một người có thể so sánh phẩm hạnh của mình với người khác và tu tập những đức hạnh tốt. Người khác có thể bị hại nếu tiếp tục như vậy, chúng ta sẽ không bị hại. Người khác có thể sát hại chúng sanh, chúng ta tránh sát hại chúng sanh.

Một người có thể so sánh những hành động trái với đạo đức dưới đây của người khác để tránh làm những hành động đó cho chính mình : hãm hại chúng sanh, trộm cắp, tà dâm, nói láo, nói lời độc ác, nói lời thô lỗ, nói lời nhảm nhí, tham lam, hủ lậu, tà kiến, tà tâm, vọng ngữ, hành động tà vạy, cách sống bậy bạ, tà niệm, lười biếng, khoác lác, đa nghi, phẫn nộ, tị hiềm, ác độc, ác cảm, ganh tỵ, keo kiết, xảo quyệt, giả dối, cứng đầu, hách dịch, khó dạy, làm bạn với người xấu, thiếu niềm tin, không biết xấu hổ, cẩu thả, ít học, trí óc lộn xộn, thiểu trí.

Một người thanh lọc nội tâm mình khỏi những hành động trái đạo đức nầy và phát triển các phẩm hạnh, rồi so sánh lối sống của người khác với chính bản thân mình.

Lối đạo đức này không nghiêm ngặt chút nào cả cho chủ nghĩa cá nhân. Vì người ta nói rằng một người phải tốt trước đã rồi mới cố gắng chỉ dạy người khác. Sự quán xét về đức hạnh tốt của người khác luôn là bản thể của lối tu tập đạo đức này.

(Lời Bình Luận)

3. Những cách khác để tu tập đức hạnh. (M.I.40-46)

"Hãy phát triển thiện tâm

Tránh làm các việc ác

Như tránh con đường xấu

Đi trên đường thẳng thóm

Như làm các việc lành

Với tâm không trong sạch

Đưa ta vào ác đạo

Với tâm thật thuần khiết

Nhàn cảnh là của ta

Hãy chọn hướng đi lên".

4. Tự mình tốt trước đã. (Dhp.158)

Attānameva paṭhamaṃ

Patirūpe nivesaye

Athaññamanusāseyya

Na kilisseyya paṇḍito.

Trước hết tự đặt mình,
Vào những gì thích đáng.
Sau mới giáo hóa người,
Người trí khỏi bị nhiễm.

5. Người biết thương mình, không làm hại kẻ khác. (S.I.75)

Sabbā disā anuparigamma cetasā,

Nevajjhagā piyataramattanā kvaci;

Evaṃ piyo puthu attā paresaṃ,

Tasmā na hiṃse paramattakāmo

Tâm ta đi cùng khắp,
Tất cả mọi phương trời,
Cũng không tìm thấy được,
Ai thân hơn tự ngã.
Tự ngã đối mọi người,
Quá thân ái như vậy.
Vậy ai yêu tự ngã,
Chớ hại tự ngã người.

6. Sự nguy hại của uống rượu.

Majjañca pānaṃ na samācareyya

Dhammaṃ imaṃ rocaye yo gahaṭṭho

Na pāyaye pivataṃ nānujaññā

Ummādanantaṃ iti naṃ viditvā.

Chớ sống theo nếp sống,
Uống rượu và say rượu,
Với vị là cư sĩ,
Ðã chấp nhận pháp này,
Chớ khiến nguời uống rượu,
Chớ chấp thuận uống rượu
Sau khi biết uống rượu,
Cuối đường là điên cuồng.

(Sn.398)

"Kẻ ngu phạm tội ác do hậu quả của sự say sưa, còn xúi những người ngu muội khác hành động theo như vậy, ảo cảnh này và sự thỏa thích này là của những người ngu".

(Ibid.V.399)

III. GIỚI LUẬT – SĪLA.

"Giới luật" hay "phẩm hạnh" là một trạng thái cảu tâm và sự tác ý (cetanā) thể hiện qua lời nói hay hành động. gìn giữ giới luật là nền tảng cho sự tu tập trong phật giáo. Đó là điều học đầu tiên trong tam học: giới - định - tuệ. giới hạnh trong phật giáo không chỉ tránh làm các việc ác mà sự giữ giới chủ yếu còn cố tránh những ác pháp sanh khởi trong tâm nữa.

1. Hai phương diện của giới – sīla. (Vism.10)

· Thường giới – Pakatisīla.

Những phẩm hạnh đạo đức tự nhiên trong nhân loại.

· Giới chế định – Paññattisīla.

Những giới luật chế định cho đệ tử gìn giữ, một số giới liên hệ đến nhân cách, phong tục tập quán.

2. Sự kiêng cử và thực hành – cāritta – vāritta sīla. (Vism.11)

Giới hạnh gồm có phần thực hiện và phần tránh né. Đó là sự thực hành các giới luật mà Đức Thế Tôn đã chế định để gìn giữ (cāritta) và phần tránh làm các điều mà Đức Thế Tôn đã bài bác không nên theo (vāritta).

3. Mục đích của sự giữ giới. (Vism.12)

Nếu mục đích của việc giữ giới là để đạt được tài sản và hạnh phúc của thế gian thì đó chỉ là việc giữ giới hạ liệt.

Nếu mục đích của việc giữ giới là để đạt được giải thoát và để cứu độ người khác thì đó là việc giữ giới cao thượng.

- Tiểu giới.

Đơn giản chỉ là những giới căn bản về đức hạnh tốt đẹp.

- Trung giới.

Phát triển cao hơn giá trị của phẩm hạnh cho sự an lạc của vị đó.

- Đại giới.

Tích cực tinh tấn để giữ một cuộc sống cao thượng.

4. Giới luật cho một vị Tỳ kheo. (Vin.)

Một vị Tỳ kheo cần phải giữ bốn loại giới hay bốn loại giới hạnh :

+ Biệt biệt giải thoát giới – Pātimokkhasīla.

Những đức hạnh cơ bản.

+ Lục căn thu thúc giới – Indriyasaṃvarasīla.

Những giới hạnh liên quan đến sự gìn giữ các căn.

+ Chánh mạng thanh tịnh giới – Ājīvapārisuddhisīla.

Những giới hạnh liên quan đến sự nuôi mạng chân chánh.

+ Vật dụng quán tưởng giới – Paccayasannissatasīla.

Những giới hạnh liên quan đến việc sử dụng các vật dụng cần thiết cho đời sống.

IV. SỰ CẦN THIẾT CỦA GIỚI LUẬT.

1. Trí tuệ và đạo đức là một cặp không thể tách rời. (D.I.84)

- Trí tuệ được thanh tịnh nhờ đạo đức và đạo đức được trong sạch nhờ trí tuệ. Nơi nào có cái này thì nơi đó có cái kia.

''Một con người có đạo đức thì có trí tuệ và người có trí tuệ thì có đạo đức. Sự kết hợp giữa đạo đức và trí tuệ được gọi là tính chất cao thượng nhất ở thế gian.''

2. Cái gì là sự mất mác to lớn? (D.III.235)

Năm sự tổn thất : Thân thuộc tổn thất, tài sản tổn thất, tật bệnh tổn thất, giới tổn thất, kiến tổn thất. Này các Hiền giả, không có loài hữu tình nào, vì thân thuộc tổn thất, vì tài sản tổn thất, hay vì tật bệnh tổn thất, sau khi thân hoại mạng chung sanh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này các Hiền giả, có loài hữu tình, vì giới tổn thất hay vì kiến tổn thất, sau khi thân hoại mạng chung sanh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

(Trường Bộ Kinh 2. Kinh Phúng Tụng)

3. Cái gì là sự có được cao quí nhất? (D.III.235)

Năm sự thành tựu : Thân thuộc thành tựu, tài sản thành tựu, vô bệnh thành tựu, giới thành tựu, kiến thành tựu. Này các Hiền giả, không có loài hữu tình nào, vì thân thuộc thành tựu, vì tài sản thành tựu hay vì vô bệnh thành tựu, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, đời này. Này các Hiền giả, có các loài hữu tình, vì giới thành tựu hay vì kiến thành tựu, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, đời này.

(Trường Bộ Kinh 2. Kinh Phúng Tụng)

4. Những lợi ích của sự giữ giới. (D.16)

Này các Gia chủ có năm sự lợi ích cho những ai giữ giới, sống theo giới luật. Thế nào là năm?

Ở đây, này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật sẽ có tiền của dồi dào rất nhiều vì sống không phóng dật. Ðó là sự lợi ích thứ nhất cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.

Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật được tiếng tốt đồn xa. Ðó là sự lợi ích thứ hai cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.

Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật khi đi vào hội chúng nào, hoặc Sát Ðế Lỵ, hoặc Bà-la-môn, hoặc gia chủ, hoặc Sa-môn, người ấy đi vào với tâm thần không sợ hãi, không bối rối. Ðó là sự lợi ích thứ ba cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.

Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật sẽ chết với tâm hồn không rối loạn. Ðó là sự lợi ích thứ tư cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.

Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật sau khi thân hoại mạng chung, sẽ được sanh vào thiện thú, thiên giới. Ðó là sự lợi ích thứ năm cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.

(Trường Bộ Kinh 1. Kinh Đại Bát Níp-Bàn)

5. Hương thơm của đức hạnh tỏa khắp nơi. (A.I.226)

- Ở đây, này Ānanda, tại làng nào hay tại thị trấn nào, có nữ nhân hay nam nhân quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ sống tà hạnh trong dục vọng, từ bỏ nói láo, từ bỏ dùng rượu, men rượu nấu làm say người, giữ giới, tâm tánh hiền lương, sống trong nhà với tâm không nhiễm xan tham, bố thí không luyến tiếc với tay rộng mở, thích thú từ bỏ, sẵn sàng được yêu cầu, ưa thích chia xẻ đồ bố thí. Người như vậy, được các Sa-môn, Bà-la-môn tán thán khắp bốn phương: tại làng ấy, hay tại thị trấn ấy, có nữ nhân hay nam nhân quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng, ... ưa thích chia xẻ đồ bố thí. Chư Thiên và các phi nhân cũng tán thán: tại làng ấy, hay tại thị trấn ấy, có nữ nhân hay nam nhân quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng, ... ưa thích chia xẻ đồ bố thí. Cây hương như vậy, này Ānanda, có hương bay thuận gió, có hương bay ngược gió, có hương bay thuận gió ngược gió.

Na pupphagandho paṭivātameti,

Na candanaṃ tagaramallikā vā

Satañca gandho paṭivātameti

Sabbā disā sappuriso pavāyati.

Không một hương hoa nào
Bay ngược chiều gió thổi
Dầu là hoa chiên-đàn
Già-là hay mạt-ly
Chỉ hương người đức hạnh
Bay ngược chiều gió thổi
Chỉ có Bậc Chân nhân
Biến mãn mọi phương trời.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Ānanda. Phần Hương)

6. Trí tuệ tỏa khắp thế gian. (Dhp.58-59)

Yathā saṅkāraṭhānasmiṃ

Ujjhitasmiṃ mahāpathe

Padumaṃ tattha jāyetha

Sucigandhaṃ manoramaṃ.

Như giữa đống rác nhớp,
Quăng bỏ trên đường lớn,
Chỗ ấy hoa sen nở,
Thơm sạch, đẹp ý người.

Evaṃ saṅkārabhūtesu

Andhabhūte puthujjane

Atirocati paññāya

Sammāsambuddhasāvako.

Cũng vậy giữa quần sanh,
Uế nhiễm, mù, phàm tục,
Ðệ tử bậc Chánh Giác,
Sáng ngời với Tuệ Trí.

 CHƯƠNG 4: TRÍ TUỆ

I. ĐIỀM BÁO TRƯỚC CỦA MỌI VẬT.

1. Không có thế gian ở ngoài tâm. (S.I.39)

Kenassu nīyati loko

Kenassu parikassati;

Kissassu ekadhammassa,

Sabbeva vasamanvagu.

Vật gì dắt dẫn đời?
Vật gì tự não hại?
Và có một pháp nào,
Mọi vật đều tùy thuộc?

Cittena nīyati loko,

Cittena parikassati;

Cittassa ekadhammassa,

Sabbeva vasamanvagu.

Chính tâm dắt dẫn đời,
Chính tâm tự não hại,
Chính tâm là một pháp,
Mọi vật đều tùy thuộc.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Chư Thiên. Phẩm Thắng. Phần Tâm)

2. Tâm chịu trách nhiệm về mọi việc. (Dhp.1)

Manopubbaṅgamā dhammā,

Manoseṭṭhā manomayā;

Manasā ce paduṭṭhena,

Bhāsati vā karoti vā;

Tato naṃ dukkhamanveti,

Cakkaṃva vahato padaṃ.

Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.

II. TÂM TRONG SẠCH TỰ NHIÊN.

1. Tâm tự nhiên. (A.I.10)

Tâm này nó thuần khiết

Nhưng đối tượng bên ngoài

Làm cho tâm ô nhiễm

Qua ảnh hưởng các căn

Cùng với các tâm thức

Hoặc cấu uế trong thân.

Pabhassaramidaṃ, bhikkhave, cittaṃ. Tañca kho āgantukehi upakkilesehi upakkiliṭṭhaṃ.

Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào.

2. Tâm chuyển động nhanh hơn tất cả. (A.I.9)

Nāhaṃ, bhikkhave, aññaṃ ekadhammampi samanupassāmi yaṃ evaṃ lahuparivattaṃ yathayidaṃ cittaṃ. Yāvañcidaṃ, bhikkhave, upamāpi na sukarā yāva lahuparivattaṃ cittaṃ.

Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, lại vận chuyển nhẹ nhàng như tâm. Thật không dễ gì, này các Tỷ-kheo, dùng một ví dụ để diễn tả sự vận chuyển nhẹ nhàng của tâm.

III. TÂM KHÔNG TU TẬP BỊ Ô UẾ.

1. Tâm không tu tập.

Yathā agāraṃ ducchannaṃ,

Vuṭṭhī samativijjhati;

Evaṃ abhāvitaṃ cittaṃ,

Rāgo samativijjhati.

Như ngôi nhà vụng lợp,
Mưa liền xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm không tu,
Tham dục liền xâm nhập

(Dhp.13)

Diso disaṃ yaṃ taṃ kayirā,

Verī vā pana verinaṃ;

Micchāpaṇihitaṃ cittaṃ,

Pāpiyo naṃ tato kare.

Kẻ thù hại kẻ thù,
Oan gia hại oan gia,
Không bằng tâm hướng tà,
Gây ác cho tự thân.

(Dhp.42)

2. Tâm ô nhiễm xúi làm ác. (M.I.36)

Này các Tỷ-kheo, như một tấm vải cấu uế, nhiễm bụi, một người thợ nhuộm nhúng tấm vải ấy vào thuốc nhuộm này hay thuốc nhuộm khác - hoặc xanh, hoặc vàng, hoặc đỏ, hoặc tía - vải ấy sẽ được màu nhuộm không tốt đẹp, sẽ được màu nhuộm không sạch sẽ. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì tấm vải không được trong sạch. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cõi ác chờ đợi một tâm cấu uế. 

(Trung Bộ Kinh 1. Kinh Ví Dụ Tấm Vải)

IV. TÂM BẤT TỊNH.

1. Cấu uế của tâm. (M.I.36-37)

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những cấu uế của tâm? Tham dục, tà tham là cấu uế của tâm, sân là cấu uế của tâm, phẫn là cấu uế của tâm, hận là cấu uế của tâm, hư ngụy, não hại, tật đố, xan tham, man trá, khi cuống, ngoan cố, cấp tháo, quá mạn, kiêu, phóng dật là cấu uế của tâm.

(Trung Bộ Kinh 1. Kinh Ví Dụ Tấm Vải)

2. Các yếu tố làm ngăn trở tâm linh phát triển.

Có năm sự hoài nghi. (M.I.101-102)

Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào chưa diệt trừ năm tâm hoang vu, chưa đoạn tận năm tâm triền phược, vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong Pháp và Luật này, sự kiện này không xảy ra.

Thế nào là năm tâm hoang vu chưa được đoạn trừ? Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo nghi ngờ bậc Ðạo Sư, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ bậc Ðạo Sư, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị này không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ nhất chưa được diệt trừ.

Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ Pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín... (như trên)... Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ hai chưa được diệt trừ.

Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ Tăng, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín... (như trên)... Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ ba chưa được diệt trừ.

Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ các học pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín...   (như trên)... Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì; tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ tư chưa được diệt trừ.

Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phẫn nộ đối với các đồng phạm hạnh, không có hoan hỷ, tâm tư chống đối, cứng rắn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào phẫn nộ đối với các vị đồng phạm hạnh, không có hoan hỷ, tâm tư chống đối, cứng rắn, thời tâm của vị này không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ năm chưa được diệt trừ.

Như vậy là năm tâm hoang vu chưa được diệt trừ.

(Trung Bộ Kinh 1. Kinh Tâm Hoang Vu).

Có năm thứ bất tịnh thích hợp đi đôi với những chướng ngại.

(A.III.63) (S.V.121)

- Có năm chướng ngại triền cái này, này các Tỷ-kheo, bao phủ tâm, làm yếu ớt trí tuệ. Thế nào là năm?

 Dục tham, này các Tỷ-kheo, là chướng ngại triền cái bao phủ tâm, làm yếu ớt trí tuệ. Sân, này các Tỷ-kheo, là chướng ngại triền cái bao phủ tâm làm yếu ớt trí tuệ. Hôn trầm thụy miên, này các Tỷ-kheo, là chướng ngại, triền cái bao phủ tâm, làm yếu ớt trí tuệ. Trạo hối, này các Tỷ-kheo, là chướng ngại, triền cái bao phủ tâm, làm yếu ớt trí tuệ. Nghi, này các Tỷ-kheo, là chướng ngại, triền cái bao phủ tâm, làm yếu ớt trí tuệ.

Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm chướng ngại triền cái bao phủ tâm, làm yếu ớt trí tuệ.

(Tăng Chi Bộ Kinh 3. Chương Năm Pháp. Phẩm Triền Cái. Phần Ngăn Chặn)

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước trộn lẫn với thuốc nhuộm gôm lắc, hay màu đỏ tía, hay màu xanh, hay màu vàng, và ở đây một người có mắt muốn ngắm bóng mặt của mình, không có thể như thật biết được, thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm bị dục tham xâm chiếm, bị dục tham chi phối, không như thật rõ biết sự xuất ly khỏi dục tham đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích cả hai. 

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước được lửa đun sôi, sôi lên sùng sục, sôi lên cuồn cuộn. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm mặt của mình, không thể như thật biết và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm bị sân xâm chiếm, bị dục tham chi phối, không như thật rõ biết sự xuất ly khỏi dục tham đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích cả hai.  

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước bị rong rêu che phủ. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm khuôn mặt của mình, không thể như thật biết và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm bị hôn trầm thụy miên xâm chiếm, bị dục tham chi phối, không như thật rõ biết sự xuất ly khỏi dục tham đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích cả hai.  

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước bị gió thổi, dao động, chấn động, nổi sóng. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm khuôn mặt của mình, không thể như thật biết và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, khi trú với tâm bị trạo hối xâm chiếm, bị dục tham chi phối, không như thật rõ biết sự xuất ly khỏi dục tham đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích cả hai.  

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước bị khuấy động, khuấy đục, khuấy bùn, đặt trong bóng tối. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm khuôn mặt của mình, không thể như thật biết và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, khi trú với tâm bị nghi hoặc xâm chiếm, bị nghi hoặc chi phối, bị dục tham chi phối, không như thật rõ biết sự xuất ly khỏi dục tham đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích cả hai.  

(Tương Ưng Bộ Kinh 5. Tương Ưng Giác Chi. Phẩm Tổng Nhiếp Giác Chi. Phần Saṅgārava)

3. Làm thế nào để đoạn tận những chướng ngại tâm linh?

Trong các chú giải, Đức Phật dạy cách đoạn tận những chướng ngại với sự trình bày có hệ thống sáu cách đưa đến sự chiến thắng từng chướng ngại.

Pháp triền cái (nīvaraṇa) [+ va là trở ngại, che lấp] ngăn cản sự tiến triển của một người, hay làm trở ngại con đường đưa đến sự giải thoát và cõi trời. Pháp đó còn được giải thích như là che phủ, bao trùm, cản trở tâm.

Có năm thứ pháp triền cái hay chướng ngại :

* Dục dục cái – Kāmacchanda.

* Sân độc cái – Vyāpāda.

* Hôn thụy cái – Thīnamiddha.

* Trạo hối cái – Uddhaccakukkucca.

* Hoài nghi cái – Vicikicchā.

1. Dục dục cái (kāmachanda) là sự ham muốn của các căn, hay sự bám chặt vào sự thỏa thích qua các đối tượng của các căn như hình sắc, âm thanh, mùi thơm, vị ngon và xúc lạc. Đây coi như là những kiết sử trói buộc con người vào vòng sanh tử luôn hồi (saṃsāra).

Một người bị trói buộc sanh nóng nảy bởi sự dụ dỗ của các đối tượng của các căn. Thiếu sự kiềm chế bản thân đưa đến kết quả không thể tránh được là dục vọng sanh khởi.

Chướng ngại này làm cản trở sự định tâm (ekaggatā) mà sự định tâm là một trong năm ấn chứng của thiền (jhāna). Nó chỉ được giảm bớt khi đắc quả vị Tư-đà-hàm (sakadāgāmi) và hoàn toàn bị diệt tận khi đắc quả vị A-na-hàm (anāgāmi). Một hình thức né tránh sự dính mắc vào dục sanh (rūparāga) và vô dục sanh (arūparāga) [dính mắc vào cảnh sắc giới và vô sắc giới] và chỉ đoạn tận khi đắc quả vị A-la-hán.

Sáu điều kiện sau đây có khuynh hướng diệt tận sự ham muốn của các căn :

* Quán tưởng đến sự ghê tởm của đối tượng.

* Luôn luôn nhận xét đến sự ghê tởm của đối tượng.

* Thu thúc lục căn.

* Tiết độ trong vật thực.

* Kết giao với bạn tốt.

* Nói lời hữu ích.

2. Sân độc cái (vyāpāda) hay sự ghét bỏ. Một đối tượng đáng ưa thích đưa đến sự tham chấp, trong khi đối tượng không đáng ưa thích đưa đến sự ghét bỏ. Đây là hai ngọn lửa to lớn đốt cháy cả thế gian. được vô minh hỗ trợ, hai ngọn lửa này đưa đến sự đau khổ ở thế gian.

Ác ý được đối trị bởi phỉ lạc (pīti) – là một trong các ấn chứng của thiền. Nó sẽ được giảm bớt khi đắc quả vị Tư-đà-hàm và bị diệt tận khi đắc quả vị A-na-hàm.

Sáu điều kiện sau đây có khuynh hướng diệt tận được sân độc cái :

* Quán tưởng về đối tượng với thiện ý.

* Luôn luôn quán tưởng đến tâm từ (mettā).

* Luôn luôn quán tưởng nghiệp là của riêng mỗi người.

* Bám chặt vào quan điểm đó.

* Kết giao với bạn tốt.

* Nói lời hữu ích.

3. Hôn thụy cái (thīnamiddha). Thīna được giải thích là một trạng thái bệnh hoạn của tâm, middha (buồn ngủ) là một trạng thái bệnh hoạn thuộc về tâm. Một tâm vững chắc như là "một con dơi treo mình trên cây không động đậy, hay như là mật mía bám dính vào một thanh que, hay như là một thỏi bơ quá đặc để tán nát ra".

Hôn trầm, dã dượi sẽ không được hiểu biết khi cơ thể ở trạng thái mơ màng. Vì một vị A-la-hán đã đoạn tận hai trạng thái này rồi, và ngài cũng đã kinh qua trạng thái mệt mỏi của thân rồi. Hai trạng thái này đưa trạng thái tâm đến bất động, đối nghịch với tinh tấn (viriya). Chúng bị ngăn chặn bởi chi thiền tầm (vitakka) và bị đoạn tận khi đắc quả A-la-hán.

Sáu điều kiện sau đây có khuynh hướng diệt tận sự hôn thụy cái:

* Quán tưởng đến đề mục tiết độ vật thực.

* Thay đổi oai nghi.

* Chú tâm vào đề mục ánh sáng.

* Sống nơi thoáng đãng.

* Kết giao với bạn lành.

* Nói lời hữu ích.

4. Trạo hối cái (uddhaccakukkuca). Uddhacca là một trạng thái tâm không ngừng nghỉ, hay tâm bị dao động. Đó là một trạng thái tâm có sự liên kết với mọi tâm thức bất thiện. Như làm các việc ác với sự kích động hay không ngừng nghỉ.

Kukkucca là sự lo âu. Đó là sự hối hận về những tội ác đã phạm phải, hoặc hối tiếc những việc lành chưa làm được trọn vẹn. Sự hối hận về những việc ác đã phạm không thể làm cho tránh được những quả tất nhiên của nó. Sự hối hận tốt nhất là không lặp lại tội ác đó.

Cả hai chướng ngại này bị ngăn trở bởi chi thiền lạc (sukha). Sự lo âu, hối hận sẽ được diệt tận khi đắc được quả vị A-na-hàm và trạo hối hay trạng thái tâm dao động sẽ được diệt tận khi đắc quả A-la-hán.

Sáu điều kiện dưới đây có chiều hướng làm tận diệt hai trạng thái này :

* Học hỏi hay mở rộng kiến thức uyên bác.

* Thăm hỏi hay thảo luận.

* Hiểu biết về luật (vinaya).

* Tiếp xúc thường với các bậc trưởng lão.

* Kết giao với bạn lành.

* Nói lời hữu ích.

5. Hoài nghi cái (vicikicchā) là sự ngờ vực, hay lưỡng lự, không có sự cải tiến về trí tuệ là hoài nghi (vicikicchā à vi = không có; cikicchā = trí tuệ). Nó còn được giải thích như là sự làm buồn phiền do những tư tưởng hay ý nghĩ làm phiền (vici = sự tìm kiếm; kicchā = sự bị làm buồn phiền).

Ở đây không dùng trong ý nghĩa hoài nghi khi đề cập đến Đức Phật.. vì ngay như không phải là Phật tử cũng ngăn cấm sự hoài nghi về chứng đắc thiền.

Theo sự hoài nghi của người sưu tập là sự ngờ vực vào Đức Phật… nhưng một chướng ngại là chỉ rõ sự không quyết định trong việc đặc biệt nào đó đang làm được làm theo sự giải quyết của chú giải về sự hoài nghi là thiếu khả năng để quyết định bất cứ việc gì một cách rõ ràng như chúng là. Nói một cách khác, đó là sự lưỡng lự, phân vân.

Trạng thái này bị ngăn trở bởi chi thiền tứ (vicāra). Nó sẽ bị diệt tận khi đắc được Tư-đà-huờn (sotāpatti).

Sáu cách sau đây có chiều hướng làm nó bị tận diệt :

* Hiểu biết về pháp và luật.

* Tìm hiểu hay thảo luận.

* Hiểu biết rõ ràng về luật.

* Có niềm tin tuyệt đối.

* Kết giao với bạn lành.

* Nói lời hữu ích.

V. TÂM THUẦN THỤC ĐƯA ĐẾN AN LẠC.

1. Tâm thuần thục đưa ta lên. (Dhp.43)

Một tâm được huấn luyện thuần thục cho chúng ta sự tốt đẹp nhất.

Na taṃ mātā pitā kayirā,

Aññe vāpi ca ñātakā;

Sammāpaṇihitaṃ cittaṃ,

Seyyaso naṃ tato kare.

Ðiều mẹ cha bà con,
Không có thể làm được
Tâm hướng chánh làm được
Làm được tốt đẹp hơn.

2. Hãy kiểm soát tâm của bạn. (Thag.446)

Sace dhāvati cittaṃ te,

Kāmesu ca bhavesu ca;

Khippaṃ niggaṇha satiyā,

Kiṭṭhādaṃ viya duppasuṃ

Nếu tâm ngươi chạy theo,
Theo dục, theo sanh hữu,
Hãy gấp nắm với niệm,
Như nắm con vật ác,
Ði vào trong ruộng lúa
.

3. Nội tâm tịch tịnh. (Thag.39)

"Tịch tịnh ở nội tâm

Khi tâm được giải thoát

Mọi phiền não lậu hoặc

Các đối tượng ngoài thân

Không đem đến an lạc"

4. Hạnh phúc ở nơi đâu? (Ud.11)

Yañca kāmasukhaṃ loke,

Yañcidaṃ diviyaṃ sukhaṃ;

Taṇhakkhayasukhassete,

Kalaṃ nāgghanti soḷasiṃ.

Dục lạc gì ở đời,
Kể cả thiên lạc này,
Không bằng phần mười sáu,
Lạc do ái đoạn diệt.

5. Không có đau khổ khi tâm vững mạnh. (Thag.192)

Mama selūpamaṃ cittaṃ,

Ṭhitaṃ nānupakampati;

Virattaṃ rajanīyesu,

Kuppanīye na kuppati;

Mamevaṃ bhāvitaṃ cittaṃ,

Kuto maṃ dukkhamessati

Tâm ta như tảng đá
Ðứng vững, không dao động,
Ðối những vật khả ái,
Tâm không có tham ái,
Ðối vật làm dao động,
Tâm không có dao động,
Tâm ta tu tập vậy,
Từ đâu, khổ đến ta
.

6. Tâm luôn trôi chảy, cần được huấn luyện. (Dhp.35)

Dunniggahassa lahuno,

Yatthakāmanipātino;

Cittassa damatho sādhu,

Cittaṃ dantaṃ sukhāvahaṃ.

Khó nắm giữ, khinh động,
Theo các dục quay cuồng.
Lành thay, điều phục tâm;
Tâm điều, an lạc đến.

7. Huấn luyện tâm để bất tử. (Dhp.37)

Dūraṅgamaṃ ekacaraṃ

Asarīraṃ guhāsayaṃ;

Ye cittaṃ saṃyamessanti,

Mokkhanti mārabandhanā.

Chạy xa, sống một mình,
Không thân, ẩn hang sâu
Ai điều phục được tâm,
Thoát khỏi Ma trói buộc.

VI. TÂM GIẢI THOÁT.

1. Tại sao phải chánh niệm? (A.I.3)

Này các tỷ kheo, ta nói chánh niệm là cần thiết trong tất cả các pháp ở khắp nơi. Nó cần thiết như muối đối với canh. Chánh niệm mang lại lợi ích rất to lớn.

2. Sự phát triển an tịnh và trí tuệ. (A.I.100)

Này các tỷ kheo, có hai pháp cần được tu tập, phát triển để liễu tri tham, sân, si. Cái gì là hai? Chỉ và Quán. Hai pháp này nên được tu tập, phát triển để từ bỏ, chấm dứt và diệt tận tham, sân, si.

3. Đắc định là cạnh Níp-bàn. (Dhp.372)

Natthi jhānaṃ apaññassa,

Paññā natthi ajhāyato

Yamhi jhānañca paññā ca,

Sa ve nibbānasantike

Không trí tuệ, không thiền,
Không thiền, không trí tuệ.
Người có thiền có tuệ,
Nhất định gần Niết-Bàn.

4. Sự chấm dứt của tâm thức. (D.I.223)

Này Tỷ-kheo, câu hỏi phải nói như sau:

"Chỗ nào mà địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, dài ngắn, tế, thô, tịnh, bất tịnh không có chân đứng? Chỗ nào cả danh và sắc tiêu diệt hoàn toàn?" và đây là câu trả lời cho câu hỏi này:

"Thức là không thể thấy, vô biên, biến thông hết thảy xứ. Ở đây, địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại không có chân đứng.

Ở đây, cũng vậy dài, ngắn, tế, thô, tịnh và bất tịnh.

Ở đây danh và sắc tiêu diệt hoàn toàn.

Khi thức diệt, ở đây mọi thứ đều diệt tận".

(Trường Bộ Kinh 1. Kinh Kevaddha)

VII. HUẤN LUYỆN TÂM.

1. Các nghi thức không thể làm tâm trong sạch. (Sn.249)

Na macchamaṃsānamanāsakattaṃ

Na naggiyaṃ na muṇḍiyaṃ jaṭājallaṃ;

Kharājināni nāggihuttassupasevanā,

Ye vāpi loke amarā bahū tapā;

Mantāhutī yaññamutūpasevanā,

Sodhenti maccaṃ avitiṇṇakaṅkhaṃ.

Không phải do cá thịt,
Cùng các loại nhịn ăn,
Không phải do lõa thể,
Ðầu trọc và bện tóc,
Không do tro trét mình,
Mặc da thú khô cứng,
Không phải do săn sóc,
Nuôi dưỡng lửa tế tự,
Không do nhiều khổ hạnh,
Ðể được chứng bất tử,
Không bùa chú tế tự,
Các tế đàn thời tiết,
Làm con người trong sạch,
Nếu nghi hoặc chưa đoạn.

2. Không dùng phép thuật để huấn luyện tâm. (A.I.239)

Này các Tỷ-kheo, có ba việc cấp thiết này, người nông phu gia chủ cần phải làm. Thế nào là ba?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người nông phu gia chủ mau lẹ khéo cày thửa ruộng, khéo bừa thửa ruộng, sau khi mau lẹ khéo cày thửa ruộng, khéo bừa thửa ruộng, liền mau lẹ gieo hạt giống, sau khi mau lẹ gieo hạt giống, liền mau lẹ cho nước vô, cho nước ra. Này các Tỷ-kheo, đây là ba việc cấp thiết mà người nông phu gia chủ cần phải làm.

Người nông phu gia chủ ấy, này các Tỷ-kheo, không có thần lực hay không có uy lực (để ra lệnh): "Hôm nay lúa của ta được mọc lên, ngày mai chúng sẽ trổ hạt, ngày kế tiếp chúng sẽ chín".

Nhưng chính theo thời gian của người nông phu gia chủ, các cây lúa do sự hướng dẫn của thời tiết được mọc lên, được trổ hạt và được chín.

 Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có ba công việc cấp thiết này Tỷ-kheo cần phải làm. Thế nào là ba?

Chấp hành tăng thượng giới học, chấp hành tăng thượng định học, chấp hành tăng thượng tuệ học. Ba công việc cấp thiết này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo cần phải làm.

Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, không có thần lực hay không có uy lực (để ra lệnh): "Hôm nay, tâm ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ, ngày mai cũng vậy, ngày kế tiếp cũng vậy". Nhưng này các Tỷ-kheo, chính do thời gian Tỷ-kheo ấy sử dụng để học tập tăng thượng giới, để học tập tăng thượng tâm, để học tập tăng thượng tuệ, mà tâm được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau: "Sắc bén sẽ là ước muốn của ta để chấp hành tăng thượng giới học. Sắc bén sẽ là ước muốn của ta để chấp hành tăng thượng định học. Sắc bén sẽ là ước muốn của ta để chấp hành tăng thượng tuệ học". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Hạt Muối. Phần Cấp Thiết)

CHƯƠNG 5: NGHIỆP

I. Ý NGHĨA CỦA NGHIỆP.

1. Hành động - kamma. (Sn.651-652)

Kassako kammunā hoti,

Sippiko hoti kammunā;

Vāṇijo kammunā hoti,

Pessiko hoti kammunā.

Hành động làm nông phu, 
Hành động làm công thợ,
 
Hành động làm lái buôn,
 
Hành động làm nô bộc.

Coropi kammunā hoti,

Yodhājīvopi kammunā;

Yājako kammunā hoti,

Rājāpi hoti kammunā.

Hành động làm ăn trộm, 
Hành động làm nhà binh.
 
Hành động làm tế quan,
 
Hành động làm vua chúa.

2. Chức năng của nghiệp ở ngoài sự hiểu biết. (A.II.80)

Quả dị thục của nghiệp, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

(Tăng Chi Bộ Kinh 2. Chương Bốn Pháp. Phẩm Không Hý Luận. Phần Không Thể Nghĩ Được).

3. Quả của nghiệp không lãnh chịu liền. (Dhp.69,71)

Ác nghiệp cho quả vào thời điểm chín mùi.

Madhuvā maññati bālo,

Yāva pāpaṃ na paccati;

Yadā ca paccati pāpaṃ,

Bālo dukkhaṃ nigacchati.

Người ngu nghĩ là ngọt,
Khi ác chưa chín muồi;
Ác nghiệp chín muồi rồi,
Người ngu chịu khổ đau.

Na hi pāpaṃ kataṃ kammaṃ,

Sajju khīraṃva muccati;

Ḍahantaṃ bālamanveti,

Bhasmacchannova pāvako.

Nghiệp ác đã được làm,
Như sữa, không đông ngay,
Cháy ngầm theo kẻ ngu,
Như lửa tro che đậy.

4. Có tác ý là nghiệp. (A.III.413)

Cetantāhaṃ, bhikkhave, kammaṃ vadāmi. Cetayitvā kammaṃ karoti – kāyena vācāya manasā.

Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng suy tư là nghiệp; sau khi suy tư, tạo nghiệp về thân, về lời, về ý.

(Tăng Chi Bộ Kinh 3. Chương Sáu Pháp. Đại Phẩm. Phần Một Pháp Môn Quyết Trạch)

5. Nghiệp bất đồng. (The Expositor)

Tính cách bất đồng của nghiệp là gì?

Có những nghiệp con người phải chịu đọa vào địa ngục, có những nghiệp con người phải chịu làm súc sanh, ma quỷ hoặc được tái sanh làm người hoặc về cõi chư thiên.

Đây là sự bất đồng của nghiệp.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các nghiệp sai biệt? Này các Tỷ-kheo, có nghiệp đưa đến cảm thọ ở địa ngục, có nghiệp đưa đến cảm thọ loài bàng sanh, có nghiệp đưa đến cảm thọ cõi ngạ quỷ, có nghiệp đưa đến cảm thọ thế giới loài Người, có nghiệp đưa đến cảm thọ thế giới chư Thiên. 

(Tăng Chi Bộ Kinh 3. Chương Sáu Pháp. Đại Phẩm. Phần Một Pháp Môn Quyết Trạch)

6. Nghiệp dừng lại. (A.III.415)

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là nghiệp đoạn diệt. Ðây là Thánh đạo tám ngành, con đường đưa đến các nghiệp đoạn diệt. Ðó là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. 

(Tăng Chi Bộ Kinh 3. Chương Sáu Pháp. Đại Phẩm. Phần Một Pháp Môn Quyết Trạch)

7. Hiểu biết được nghiệp là hiểu biết lý duyên khởi (paṭiccasamuppāda). (Sn. 653)

Evametaṃ yathābhūtaṃ,

Kammaṃ passanti paṇḍitā;

Paṭiccasamuppādadassā,

Kammavipākakovidā

Kẻ trí thấy hành động, 
Như thật là như vậy. 
Thấy rõ lý duyên khởi, 
Biết rõ nghiệp dị thục.

8. Hiểu biết về nghiệp có liên hệ đến trí tuệ cao hơn. (D.I.82)

Đức Phật phát huy thiên nhãn để thấy được chúng sanh lang thang trong kiếp luân hồi như thế nào.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến trí huệ về sanh tử của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng: "Này các Hiền giả, những Tôn giả này làm những điều ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này các Hiền giả, còn những chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi trời, trên đời này. Như vậy vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng.

(Trường Bộ Kinh 1. Kinh Sa-Môn Quả).

II. NGHIỆP VÀ CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC

1. Cái gì là nghiệp? (Facets of Buddhism)

Nghiệp (Kamma – trong tiếng Pāli; Karma – trong tiếng Sanskrit), trong cái nghĩa chung chung là muốn nói đến mọi hành động thiện và ác. Nghiệp (kamma) không phải là một thuyết định mệnh hay một giáo lý tiền định. Quá khứ ảnh hưởng đến hiện tại vì nghiệp (kamma) ở đây bao gồm cả quá khứ và hiện tại. Quá khứ và hiện tại ảnh hưởng đến tương lai, ảnh hưởng đến đời sống này hay đời sống kế tiếp. Một cái nhân để tạo trước để có một cái quả sau đó. Vì thế, khi chúng ta nói đến nghiệp như là đề cập đến luật nhân quả, để cập đến những gì bất bình đẳng đang tồn tại ở thế gian này. Những người Phật tử không thể phó thác nó cho một vị Thượng đế hay một đấng sáng tạo  trông nom những số mạng của con người và phân cấp vô số chúng sanh đang trú ngụ trong vũ trụ này. Người Phật tử cũng không thể tin rằng sự phức tạp này của thế gian là kết quả của vận mạng không lối thoát.

2. Sự phủ nhận nghiệp. (A.I.287) (A.I.249)

Này các Tỷ-kheo, những ai là các vị A-la-hán trong thời vị lai, các vị Chánh Ðẳng Giác, các bậc Thế Tôn; các vị ấy đều chủ trương có nghiệp, đều chủ trương có nghiệp quả, đều chủ trương có tinh tấn. Nhưng này các Tỷ-kheo, chỉ có Makkhali, kẻ ngu si nói phản lại tất cả: "Không có nghiệp, không có nghiệp quả, không có tinh tấn"…

Ví như, này các Tỷ-kheo, tại cửa sông, có người đặt một cái sập bẫy cá đem đến bất hạnh, đau khổ, tổn hại, nguy hại cho các loại cá. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Makkhali, kẻ ngu si xuất hiện ở đời như cái bẫy sập người, đem lại bất hạnh, đau khổ, tổn hại, nguy hại cho nhiều loài hữu tình.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Kẻ Chiến Sĩ. Phần Mền Bằng Tóc).

Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời không có đời sống Phạm hạnh, không có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt. Và này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Người này làm nghiệp được cảm thọ như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ quả dị thục như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời có đời sống Phạm hạnh, có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Hạt Muối. Phần Hạt Muối).

III. TRÁCH NHIỆM RIÊNG CỦA NGHIỆP.

1. Làm nghiệp thiện. (Dhp.68)

Tañca kammaṃ kataṃ sādhu,

Yaṃ katvā nānutappati;

Yassa patīto sumano,

Vipākaṃ paṭisevati.

Và nghiệp làm chánh thiện,
Làm rồi không ăn năn,
Hoan hỷ, ý đẹp lòng,
Hưởng thọ quả dị thục.

2. Con người phải chịu trách nhiệm về biệt nghiệp. (A.I.138)

Này người kia, chính vì do phóng dật, ngươi đã không làm các điều lành về thân, về lời nói, về ý. Thật vậy, này người kia, chúng sẽ làm cho ngươi, đúng theo sự phóng dật của ngươi. Ác nghiệp ấy của ngươi, không phải mẹ làm, không phải cha làm, không phải anh làm, không phải chị làm, không phải bạn bè thân hữu làm, không phải bà con huyết thống làm, không phải chư Thiên làm, không phải Sa-môn làm, Bà-la-môn làm. Ác nghiệp ấy chính do ngươi làm và Ngươi sẽ thọ lãnh quả dị thục của ác nghiệp ấy.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Sứ Giả Của Trời. Phần Diêm Vương).

3. Nghiệp có một câu nói. (M.III.203)

Kammassakā, māṇava, sattā kammadāyādā kammayonī kammabandhū kammappaṭisaraṇā. Kammaṃ satte vibhajati yadidaṃ – hīnappaṇītatāyāti

Này Thanh niên, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu.

(Trung Bộ Kinh 3. Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt).

4. Chỉ có mỗi một điều con người làm chủ. (S.I.72)

Ubho puññañca pāpañca,

Yaṃ macco kurute idha;

Tañhi tassa sakaṃ hoti,

Tañca ādāya gacchati;

Tañcassa anugaṃ hoti,

Chāyāva anapāyinī.

Tasmā kareyya kalyāṇaṃ,

Nicayaṃ samparāyikaṃ;

Puññāni paralokasmiṃ,

Patiṭṭhā honti pāṇinaṃ.

Ở đây kẻ bị chết,
Làm các nghiệp công đức,
Làm các nghiệp ác đức,
Lấy cả hai đem đi.
Cả hai của kẻ ấy,
Như bóng theo dõi hình.
Cả hai theo kẻ ấy,
Do vậy hãy làm lành,
Tích lũy cho đời sau,
Công đức cho đời sau,
Là hậu cứ cho người.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Kosala. Phẩm Thứ Nhất. Phần Thân Ái).

5. Không ai có thể làm ai trong sạch. (Dhp.165)

Attanā hi kataṃ pāpaṃ,

Attanā saṃkilissati;

Attanā akataṃ pāpaṃ,

Attanāva visujjhati;

Suddhī asuddhi paccattaṃ,

Nāñño aññaṃ visodhaye.

Tự mình, làm điều ác, 
Tự mình làm nhiễm ô,
Tự mình không làm ác,
Tự mình làm thanh tịnh.
Tịnh, không tịnh tự mình,
Không ai thanh tịnh ai!

IV. NHÂN CỦA NGHIỆP.

1. Nhân gốc của ác nghiệp. (A.I.135)

Có ba nguyên nhân này, này các Tỷ-kheo, khởi lên các nghiệp. Thế nào là ba? Tham là nguyên nhân khởi lên các nghiệp. Sân là nguyên nhân khởi lên các nghiệp. Si là nguyên nhân khởi lên các nghiệp.

Phàm nghiệp nào được làm vì tham, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ tham, duyên khởi từ tham, tập khởi từ tham, tại chỗ nào tự ngã được hiện hữu, tại chỗ ấy, nghiệp ấy được thuần thục. Chỗ nào nghiệp ấy được thuần thục, chỗ ấy quả dị thục của nghiệp ấy được cảm thọ ngay trong hiện tại, hay trong đời sống kế tiếp, hay trong một đời sau nữa.

Phàm nghiệp nào được làm vì sân, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ sân ... Phàm nghiệp nào được làm vì si, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ si ... tại chỗ ấy, nghiệp ấy được thuần thục ... hay trong một đời sau nữa.

Ví như, này các Tỷ-kheo, các hạt giống không bị bể vụn, không bị hư thối, không bị gió và nắng làm hư, còn tươi tốt được khéo gieo vào một đồng ruộng tốt, được trồng vào đất khéo sửa soạn, và được trời mưa xuống đều đặn, các hạt giống ấy, này các Tỷ-kheo, được lớn lên, tăng trưởng, lớn mạnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm nghiệp nào được làm vì tham ... hay trong môt đời sau nữa. Phàm nghiệp nào được làm vì sân ... hay trong một đời sau nữa. Phàm nghiệp nào được làm vì si ... hay trong một đời sau nữa.

Có ba nguyên nhân này, này các Tỷ-kheo, khởi lên các nghiệp.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Sứ Giả Của Trời. Phần Các Nguyên Nhân).

2. Ba nhân ác. (A.III.338)

Có ba nhân duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến các nghiệp khởi lên. Thế nào là ba?

Tham là nhân duyên khiến các nghiệp khởi lên. Sân là nhân duyên khiến các nghiệp khởi lên. Si là nhân duyên khiến các nghiệp khởi lên. Này các Tỷ-kheo, không phải từ tham, không tham khởi lên. Này các Tỷ-kheo, chính từ tham, chỉ có tham khởi lên. Này các Tỷ-kheo, không phải từ sân, không sân khởi lên. Này các Tỷ-kheo, chính từ sân, chỉ có sân khởi lên. Này các Tỷ-kheo, không phải từ si, không si khởi lên. Này các Tỷ-kheo, chính từ si, chỉ có si khởi lên. Này các Tỷ-kheo, không phải do nghiệp từ tham sanh, không phải do nghiệp từ sân sanh, không phải do nghiệp từ si sanh, chư Thiên được nêu rõ, loài Người được nêu rõ, hay những loài khác đang ở trong thiện thú. Này các Tỷ-kheo, chính do nghiệp từ tham sanh, chính do nghiệp từ sân sanh, chính do nghiệp từ si sanh, địa ngục được nêu rõ, các loài bàng sanh được nêu rõ, các loại ngạ quỷ được nêu rõ, và các loài khác đang ở trong ác thú.

Ðây là ba nhân duyên, này các Tỷ-kheo, khiến các nghiệp khởi lên.

(Tăng Chi Bộ Kinh 3. Chương Sáu Pháp. Phẩm Chư Thiên. Phần Nhân Duyên)

3. Ba nhân thiện. (A.III.338)

Có ba nhân duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến các nghiệp khởi lên. Thế nào là ba?

Không tham là nhân duyên khiến các nghiệp khởi lên, không sân là nhân duyên khiến các nghiệp khởi lên, không si là nhân duyên khiến các nghiệp khởi lên. Không phải từ không tham, tham khởi lên. Này các Tỷ-kheo, chính từ không tham, chỉ có không tham khởi lên. Này các Tỷ-kheo, không phải từ không sân, sân khởi lên. Này các Tỷ-kheo, chính từ không sân, chỉ có không sân khởi lên. Này các Tỷ-kheo, không phải từ không si, si khởi lên. Này các Tỷ-kheo, chính từ không si, chỉ có không si khởi lên. Này các Tỷ-kheo, không phải do nghiệp từ không tham sanh, không phải do nghiệp từ không sân sanh, không phải do nghiệp từ không sân sanh, địa ngục được nêu rõ, loài bàng sanh được nêu rõ, cõi ngạ quỹ được nêu rõ, và các loài khác đang ở trong ác thú. Nhưng này các Tỷ-kheo, chính do nghiệp từ không tham sanh, chính do nghiệp từ không sân sanh, chính do nghiệp từ không si sanh, chư Thiên được nêu rõ, loài Người được nêu rõ, và các loài khác đang ở trong thiện thú.

Ðây là ba nhân duyên, này các Tỷ-kheo, khiến các nghiệp khởi lên.

(Tăng Chi Bộ Kinh 3. Chương Sáu Pháp. Phẩm Chư Thiên. Phần Nhân Duyên)

4. Các nhân thiện nghiệp đưa đến sự dập tắt. (A.I.263)

Có ba nhân duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến các nghiệp tập khởi. Thế nào là ba?

Vô tham là nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi, vô sân là nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi, vô si là nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi.

Phàm nghiệp nào do vô tham tác thành, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ vô tham, do vô tham làm nhân duyên, do vô tham tập khởi, nghiệp ấy là thiện, nghiệp ấy không có phạm tội, nghiệp ấy có lạc dị thục, nghiệp ấy đưa đến nghiệp đoạn diệt, nghiệp ấy không đưa đến nghiệp tập khởi. Phàm nghiệp nào do vô sân tác thành ... Phàm nghiệp nào do vô si tác thành, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ vô si, do vô si làm nhân duyên, do vô si tập khởi, nghiệp ấy là thiện, nghiệp ấy không có phạm tội, nghiệp ấy có lạc dị thục, nghiệp ấy không đưa đến nghiệp tập khởi, nghiệp ấy đưa đến nghiệp đoạn diệt. Ba pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Chánh Giác. Phần Ba Nhân Duyên (2)).

5. Các nhân loại bỏ quả của nghiệp. (A.I.135)

Có ba nguyên nhân này, này các Tỷ-kheo, khởi lên các nghiệp. Thế nào là ba? Không tham là nguyên nhân khởi lên các nghiệp. Không sân là nguyên nhân khởi lên các nghiệp. Không si là nguyên nhân khởi lên các nghiệp.

Phàm nghiệp nào được làm vì không tham, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ không tham, duyên khởi từ không tham, tập khởi từ không tham. Vì rằng tham được từ bỏ, như vậy, nghiệp ấy được đoạn tận, được cắt đứt từ gốc rễ, được làm như thân cây tala, được làm cho không thể hiện hữu, được làm cho không thể sanh khởi trong tương lai.

Phàm nghiệp nào được làm vì không sân ... Phàm nghiệp nào được làm vì không si, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ không si ... Vì rằng si được từ bỏ, như vậy, nghiệp ấy được đoạn tận, được cắt đứt từ gốc rễ, được làm như thân cây tala, được làm cho không thể hiện hữu, được làm cho không thể sanh khởi trong tương lai.

Ví như này các Tỷ-kheo, các hạt giống không thể bị bể vụn, không bị hư thối, không bị gió và nắng làm hư, còn được tươi tốt, được khéo gieo. Và một người lấy lửa đốt chúng, sau khi lấy lửa đốt, làm cho chúng thành tro, sau khi làm thành tro, quạt chúng trong gió lớn, hay cho vào dòng nước sông chảy nhanh mang cuốn đi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các hạt giống ấy được đoạn tận, được cắt đứt từ gốc rễ, được làm cho như thân cây tala, được làm cho không thể hiện hữu, được làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm nghiệp nào được làm từ không tham ... không thể sanh khởi trong tương lai. Phàm nghiệp nào được làm từ không sân ... không thể sanh khởi trong tương lai. Phàm nghiệp nào được làm từ không si ... không thể sanh khởi trong tương lai.

Có ba nguyên nhân này, này các Tỷ-kheo, khởi lên các nghiệp.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Sứ Giả Của Trời. Phần Các Nguyên Nhân).

6. Ham muốn những điều của quá khứ, hiện tại và tương lai. (A.I.263)

Có ba nhân duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến các nghiệp tập khởi. Thế nào là ba?

Này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong quá khứ; ước muốn khởi lên. Này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong tương lai; ước muốn khởi lên. Này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong hiện tại; ước muốn khởi lên.

Như thế nào, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong quá khứ, ước muốn khởi lên?

Này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong quá khứ; với tâm, nó tầm cầu, nó tư sát. Do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong quá khứ; với tâm, nó tầm cầu, nó tư sát, nên ước muốn khởi sanh. Vì có ước muốn, nên nó bị liên hệ với các pháp ấy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng đó là một kiết sử, vì tâm ấy có tham ái. Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong quá khứ, ước muốn sanh khởi.

Như thế nào, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong tương lai, ước muốn sanh khởi ?

Này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong tương lai; với tâm, nó tầm cầu, nó tư sát. Do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong tương lai; với tâm, nó tầm cầu, nó tư sát, nên ước muốn khởi sanh. Vì có ước muốn, nên nó bị liên hệ với các pháp ấy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng đó là một kiết sử, vì tâm ấy có tham ái. Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong tương lai, ước muốn sanh khởi.

Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong hiện tại, ước muốn khởi sanh?

Này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong hiện tại; với tâm, nó tầm cầu, nó tư sát. Do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong hiện tại; với tâm, nó tầm cầu, nó tư sát, nên ước muốn khởi sanh. Vì có ước muốn, nên nó bị liên hệ với pháp ấy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng đó là một kiết sử, vì tâm ấy có tham ái. Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong hiện tại, ước muốn sanh khởi.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Chánh Giác. Phần Nhân Duyên (3)).

7. Ác nghiệp đưa đến đau khổ. (A.I.262)

Phàm nghiệp nào do tham tác thành, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ tham, do tham làm nhân duyên, do tham tập khởi, nghiệp ấy là bất thiện, nghiệp ấy có phạm tội, nghiệp ấy có khổ dị thục, nghiệp ấy làm nghiệp tập khởi, nghiệp ấy không đưa đến nghiệp đoạn diệt. Phàm nghiệp nào do sân tác thành ... Phàm nghiệp nào do si tác thành, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ si, do si làm nhân duyên, do si tập khởi, nghiệp ấy là bất thiện, nghiệp ấy có phạm tội, nghiệp ấy có khổ dị thục, nghiệp ấy làm nghiệp tập khởi, nghiệp ấy không đưa đến nghiệp đoạn diệt. 

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Chánh Giác. Phần Ba Nhân Duyên (1)).

8. Một tâm phòng hộ và không phòng hộ định trước bản chất của nghiệp. (A.I.262)

Này gia chủ, khi tâm không phòng hộ, thời thân nghiệp cũng không phòng hộ, khẩu nghiệp cũng không phòng hộ, ý nghiệp cũng không phòng hộ. Với ai thân nghiệp không phòng hộ, khẩu nghiệp không phòng hộ, ý nghiệp không phòng hộ, thời thân nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy; khẩu nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy; ý nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy; Với ai thân nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy, khẩu nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy, ý nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy, thời thân nghiệp bị hủ bại, khẩu nghiệp ... ý nghiệp bị hủ bại. Với ai thân nghiệp bị hủ bại, khẩu nghiệp ... ý nghiệp bị hủ bại, sự chết không được hiền thiện, mạng chung không được hiền thiện.

Này gia chủ, khi tâm được phòng hộ, thời thân nghiệp cũng được phòng hộ, khẩu nghiệp ... ý nghiệp cũng được phòng hộ. Với ai thân nghiệp được phòng hộ, khẩu nghiệp được phòng hộ, ý nghiệp được phòng hộ, thời thân nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy; khẩu nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy; ý nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy; Với ai thân nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy, khẩu nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy, ý nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy, thời thân nghiệp không bị hủ bại, khẩu nghiệp ... ý nghiệp không bị hủ bại. Với ai thân nghiệp không bị hủ bại, khẩu nghiệp ... ý nghiệp không bị hủ bại, thời sự chết được hiền thiện, mạng chung được hiền thiện ...

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Chánh Giác. Phần Nóc Nhọn (1)).

9. Nghiệp không có sự khởi đầu hay chấm dứt. (The Author)

Nếu chúng ta hiểu được nghiệp như là một sức mạnh hay một hình thức của năng lực thì chúng ta có thể biết rõ nó không có sự bắt đầu. Để hỏi nghiệp bắt đầu từ đâu cũng giống như chúng ta hỏi điện được bắt đầu từ đâu vậy. Nghiệp cũng giống như điện, không có sự bắt đầu. Nó được xuất phát hay trở thành dưới một số điều kiện nào đó.

(Lời Tác Giả)

V. SỰ KHÁC BIỆT TRONG CHỨC NĂNG.

1. Quả của ác nghiệp thay đổi theo trạng thái của tâm. (A.I.250-252)

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít oi. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, không có hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời vô lượng. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Hạt Muối. Phần Hạt Muối.)

Sự khác biệt của quả ngiệp được giải thích riêng từng người qua hai thí dụ, chẳng hạn như một hạt muối bỏ vào một cái tách nhỏ có nước thì nước thì nước bị mặn không uống được, nhưng cũng một lượng muối như vậy mà đem bỏ xuống sông hằng thì không thể nào làm cho nước sông mặn được hay không thể uống được.

2. Tiềm năng của nghiệp. (S.III.60)

Từ ngữ hành (saṅkhāra) được dùng trong các kinh thánh để biểu thị những yếu tố tâm linh bao gồm cả tiềm năng của tâm. Vì nghiệp (kamma) là có tác ý (cetanā) [ý chí, ý định, cố ý], hành (saṅkhāra) được định nghĩa là như lý tác ý (sañcetanā).

Có sáu cách cho sự tác ý này là sắc, thinh, hương, vị, xúc và đối tượng của tâm. Những cái này được gọi là hành (saṅkhāra).

3. Cách vận hành của nghiệp. (M.III.209)

Nếu một ai có dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, có khả năng đưa đến lạc thọ, người ấy sẽ cảm giác lạc thọ. Này Hiền giả Potaliputta, nếu một ai có dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có khả năng đưa đến khổ thọ, người ấy sẽ cảm giác khổ thọ. Này Hiền giả Potaliputta, nếu một ai có dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có khả năng đưa đến bất khổ bất lạc thọ, người ấy sẽ cảm giác bất khổ bất lạc thọ.

(Trung Bộ Kinh 3. Kinh Đại Nghiệp Phân Biệt).

4 Một cách phân tích để biết nghiệp đưa đến quả như thế nào? (M.III.201-205)

Có bốn loại cho mỗi cá nhân:

+ Một người đã tạo ác nghiệp và sau khi chết bị đọa vào địa ngục (niraya).

+ Một người đã tạo ác nghiệp nhưng sau khi chết lại được tái sanh cõi trời.

+ Một người tránh làm các điều ác và sau khi chết được tái sanh cõi trời.

+ Một người tránh làm các điều ác nhưng sau khi chết lại bị đọa địa ngục.

Có một vài đạo sĩ sau khi đắc định đã dùng thiên nhãn của họ quan sát những chúng sanh đó. Những vị này thấy được hạng thứ nhất và hạng thứ ba thì họ thừa nhận năng lực của nghiệp, trong khi hạng thứ hai và thứ tư thì họ lại bác bỏ khả năng của nghiệp. Mỗi vị trong nhóm này có lẽ đã chấp chặc vào quan điểm riêng của mình một cách mạnh mẽ và khăng khăng cho rằng cái gì họ thấy là đúng, còn tất cả của người khác là sai, là giả dối. Đức Phật nhìn nhận sự hiểu biết của họ qua kinh nghiệm là đúng nhưng không phải là quan điểm của họ.

Nguyên nhân như sau:

Trường hợp thứ nhất:

Ở đây, này Ānanda, người nào sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục... Hoặc là một ác nghiệp đưa đến cảm giác khổ thọ do người ấy làm lúc trước, hay một ác nghiệp đưa đến cảm giác khổ thọ do người ấy làm về sau, hay trong khi mệnh chung, một tà kiến được người ấy chấp nhận và chấp chặt. Do vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Và ai ở đây sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến, người ấy phải lãnh thọ quả báo được khởi lên ngay hiện tại hay trong một đời khác.

Trường hợp thứ hai:

Ở đây, này Ānanda, người nào sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này... Hoặc là một thiện nghiệp đưa đến cảm giác lạc thọ do người ấy làm lúc trước, hay một thiện nghiệp đưa đến cảm giác lạc thọ do người ấy làm về sau, hay trong khi mệnh chung, một chánh kiến được người ấy chấp nhận và chấp chặt. Do vậy sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Và ai ở đây sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến, người ấy phải lãnh thọ quả báo được khởi lên ngay hiện tại hay trong một đời khác.

Trường hợp thứ ba:

Ở đây, này Ānanda, người nào từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này... Hoặc là một thiện nghiệp đưa đến cảm giác lạc thọ do người ấy làm từ trước, hay một thiện nghiệp đưa đến cảm giác lạc thọ do người ấy làm về sau, hay trong khi mệnh chung, một chánh kiến được người ấy chấp nhận và chấp chặt. Do vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Và ai ở đây từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến, người ấy phải lãnh thọ quả báo được khởi lên ngay hiện tại, hay trong một đời khác.

 Trường hợp thứ tư:

Ở đây, này Ānanda, người nào từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục... Hoặc là một ác nghiệp đưa đến cảm giác khổ thọ do người ấy làm từ trước, hay một ác nghiệp đưa đến cảm giác khổ thọ do người ấy làm về sau, hay trong khi mệnh chung, một tà kiến được người ấy chấp nhận và chấp chặt. Do vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Và ai ở đây từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến, người ấy phải lãnh thọ quả báo được khởi lên ngay hiện tại hay trong một đời khác.

Iti kho, ānanda, atthi kammaṃ abhabbaṃ abhabbābhāsaṃ, atthi kammaṃ abhabbaṃ bhabbābhāsaṃ, atthi kammaṃ bhabbañceva bhabbābhāsañca, atthi kammaṃ bhabbaṃ abhabbābhāsaṃ.

Như vậy, này Ānanda, có nghiệp vô hữu tợ vô hữu, có nghiệp vô hữu tợ hữu, có nghiệp hữu tợ hữu, có nghiệp hữu tợ vô hữu.

(Trung Bộ Kinh 3. Kinh Đại Nghiệp Phân Biệt)

5. Tại sao có sự bất đồng trong chúng sanh? (M.III.202-206)

Những câu hỏi sau đây đề cập đến sự bất đồng trong con người, được nêu lên bởi một thanh niên có tên Subha. Đức Phật đã trả lời tất cả câu hỏi của anh ta.

- Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi thấy có người đoản thọ, có người trường thọ?

- Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại chúng sanh. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, nếu được đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy phải đoản mạng. Con đường ấy đưa đến đoản mạng, này Thanh niên, tức là sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loài hữu tình.

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay đàn ông, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời, nếu người ấy đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy được trường thọ. Con đường ấy đưa đến trường thọ, này Thanh niên, tức là từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình.

- Chúng tôi thấy có người nhiều bệnh, có người ít bệnh?

- Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, tánh hay não hại các loài hữu tình, với tay, hay với cục đất, hay với cây gậy, hay với cây đao. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, nếu người ấy đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy phải bị nhiều bệnh hoạn. Con đường ấy đưa đến nhiều bệnh hoạn, này Thanh niên, tức là tánh hay não hại các loài hữu tình với tay, hay với cục đất, hay với cây gậy, hay với cây đao.

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, tánh không hay não hại các loài hữu tình, với tay, hay với cục đất, hay với cây gậy, hay với cây đao. Do nghiệp ấy thành đạt như vậy.. thiện thú... người ấy được ít bệnh hoạn. Con đường ấy đưa đến ít bệnh hoạn... tánh không não hại... hay với cây đao.

- Chúng tôi thấy có người xấu sắc, có người đẹp sắc?

- Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, phẫn nộ, nhiều phật ý, bị nói đến một chút thời bất bình, phẫn nộ, sân hận, chống đối, và tỏ lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy... cõi dữ... xấu sắc. Con đường ấy đưa đến xấu sắc, này Thanh niên, tức là phẫn nộ... bất mãn.

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không phẫn nộ, không nhiều phật ý, dầu cho bị nói đến nhiều, cũng không bất bình, phẫn nộ, sân hận, chống đối, và không tỏ lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy.... thiện thú... đẹp sắc (pasadika: hoan hỷ) Con đường ấy đưa đến đẹp sắc, này Thanh niên, tức là không phẫn nộ... không bất mãn.

- Chúng tôi thấy có người quyền thế nhỏ, có người quyền thế lớn?

- Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, tật đố, đối với người khác được quyền lợi, được tôn trọng, cung kính, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường, sanh tật đố, sanh tâm, ôm ấp tâm tật đố. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy... ác thú... quyền thế nhỏ. Con đường ấy đưa đến quyền thế nhỏ, này thanh niên, tức là tật đố... ôm ấp tâm tật đố.

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không có tật đố, đối với những người khác được quyền lợi, được tôn trọng, cung kính, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường, không sanh tật đố, không sanh tâm, không ôm ấp tâm tật đố. Do nghiệp ấy... thiện thú... quyền thế lớn. Con đường ấy đưa đến quyền thế lớn, này Thanh niên, tức là không tật đố... không ôm ấp tật đố.

- Chúng tôi thấy có người tài sản nhỏ, có người tài sản lớn?

- Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, đồ ăn uống, y phục, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc. Do nghiệp ấy.. đọa xứ... tài sản nhỏ. Con đường đưa đến tài sản nhỏ. ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc.

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông có bố thí cho Sa-môn hay cho Bà-la-môn các đồ ăn uống... ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc. Do nghiệp ấy... thiện thú... nhiều tài sản. Con đường đưa đến nhiều tài sản nhỏ... ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc.

- Chúng tôi thấy có người thuộc gia đình hạ liệt, có người thuộc gia đình cao quý?

- Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông ngạo nghễ, kiêu mạn, không đảnh lễ những người đáng đảnh lễ, không đứng dậy đối với người đáng đứng dậy, không mời ngồi những người đáng mời ngồi, không nhường chỗ đi cho những người đáng được nhường chỗ đi, không tôn trọng những người đáng tôn trọng, không cung kính những người đáng cung kính, không cúng dường những người đáng cúng dường. Do nghiệp ấy... đọa xứ... thuộc gia đình hạ liệt. Con đường đưa đến gia đình hạ liệt.. không cúng dường những người đáng cúng dường.

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không có ngạo nghễ quá mạn, đảnh lễ những người đáng đảnh lễ... cúng dường những người đáng cúng dường. Do nghiệp ấy... thiện thú... vào gia đình cao quý. Con đường đưa đến gia đình cao quý... cúng dường những người đáng cúng dường.

- Chúng tôi thấy có người trí tuệ yếu kém, có người có đầy đủ trí tuệ?

- Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi đi đến Sa-môn hay Bà-la-môn, không hỏi: "Thưa Tôn giả, thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện? Thế nào là phạm tội? Thế nào là không phạm tội? Thế nào là cần phải thực hành? Thế nào là không cần phải thực hành? Tôi đã làm gì để phải không lợi ích và đau khổ lâu dài? Hay tôi đã làm gì để được lợi ích và an lạc lâu dài? Do nghiệp ấy... đọa xứ... trí tuệ yếu kém. Con đường đưa đến trí tuệ yếu kém... lợi ích, hạnh phúc lâu dài?"

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi đến Sa-môn hay Bà-la-môn, có hỏi: "Thưa Tôn giả, thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện... lợi ích, an lạc lâu dài? Do nghiệp ấy... thiện thú... đầy đủ trí tuệ. Con đường đưa đến đầy đủ trí tuệ... lợi ích, an lạc lâu dài?".

(Trung Bộ Kinh 3. Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt)

VI. CÁC SUY TƯỞNG VỀ NGHIỆP.

1. Hãy suy nghĩ trước khi hành động. (M.I.415)

Này Rāhula, khi Ông muốn làm một thân nghiệp gì, hãy phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: "Thân nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Này Rāhula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Thân nghiệp này, ta muốn làm. Thân nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Một thân nghiệp như vậy, này Rāhula, Ông nhất định chớ có làm. Này Rāhula, nếu sau khi phản tỉnh, ông biết: "Thân nghiệp này ta muốn làm. Thân nghiệp này của ta không có thể đưa đến tự hại, không có thể đưa đến hại người, không có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Một thân nghiệp như vậy, này Rāhula, Ông nên làm.

(Trung Bộ Kinh 2. Kinh Giáo Giới La-Hầu-La ở Rừng Ambala)

2. Vai trò của nghiệp trong sự sinh tồn. (Aṭṭhasālinī.66)

Do nghiệp, thế gian luân chuyển.
Do nghiệp, chúng sanh tồn tại.
Và cũng do nghiệp, mà chúng sanh vướng víu.
Liên kết với nhau như bánh xe,
Cấu hợp, dính liền và quây tròn quanh cái trục.

Do nghiệp, chúng sanh được vinh hạnh tôn sùng.
Do nghiệp, chúng sanh chịu cảnh nô lệ tôi đòi,
Bị nạn độc tài đàn áp và đi đến chỗ bại vong .
Đã biết rằng nghiệp sanh quả
Tại sao vẫn tin rằng:
"Trong đời nầy không có nghiệp báo?

(Đức Phật Và Phật Pháp. Chương 18 - Nghiệp Báo)

3. Bằng cách nào, con người trở thành giai cấp thượng lưu hay hạ lưu? (Sn.136)

Na jaccā vasalo hoti,

Na jaccā hoti brāhmaṇo;

Kammunā vasalo hoti,

Kammunā hoti brāhmaṇo.

Bần tiện không vì sanh,
Phạm chí không vì sanh,
Do hành, thành bần tiện,
Do hành, thành Phạm chí.

Chúng ta là kết quả

Của những gì đã làm

Chúng ta sẽ nhận quả

Của những gì đang làm

Cuộc sống ở quá khứ

Hiện tại và vị lai

Luôn luôn được kết nối

Tinh khiết hay bất tịnh

Do tiến triển ở tâm.

4. Kẻ tội lỗi tự hủy hoại mình. (Dhp.240)

Ayasāva malaṃ samuṭṭhitaṃ,

Tatuṭṭhāya tameva khādati;

Evaṃ atidhonacārinaṃ,

Sāni kammāni nayanti duggatiṃ.

Như sét từ sắt sanh,
Sắt sanh lại ăn sắt,
Cũng vậy, quá lợi dưỡng
Tự nghiệp dẫn cõi ác.

5. Kẻ ác bị đau khổ. (Dhp.17)

Idha tappati pecca tappati,

Pāpakārī ubhayattha tappati;

Pāpaṃ me katanti tappati,

Bhiyyo tappati duggatiṃ gato.

Nay than, đời sau than,
Kẻ ác, hai đời than,
Than rằng: "Ta làm ác "
Ðọa cõi dữ, than hơn.

6. Nghiệp và phản ứng của nghiệp. (Dhp.67)

Na taṃ kammaṃ kataṃ sādhu,

Yaṃ katvā anutappati;

Yassa assumukho rodaṃ,

Vipākaṃ paṭisevati.

Nghiệp làm không chánh thiện,
Làm rồi sanh ăn năn,
Mặt nhuốm lệ, khóc than,
Lãnh chịu quả dị thục.

7. Hãm hại người vô tội. (Dhp.125)

Yo appaduṭṭhassa narassa dussati,

Suddhassa posassa anaṅgaṇassa;

Tameva bālaṃ pacceti pāpaṃ,

Sukhumo rajo paṭivātaṃva khitto.

Hại người không ác tâm,
Người thanh tịnh, không uế,
Tội ác đến kẻ ngu,
Như ngược gió tung bụi.

8. Người ấy bị đau khổ khi ác nghiệp trổ quả. (Dhp.69)

Madhuvā maññati bālo,

Yāva pāpaṃ na paccati;

Yadā ca paccati pāpaṃ,

Bālo dukkhaṃ nigacchati.

Người ngu nghĩ là ngọt,
Khi ác chưa chín muồi;
Ác nghiệp chín muồi rồi,
Người ngu chịu khổ đau.

9. Tích lũy cho kiếp vị lai. (S.I.72)

Ubho puññañca pāpañca,

Yaṃ macco kurute idha;

Tañhi tassa sakaṃ hoti,

Tañca ādāya gacchati;

Tañcassa anugaṃ hoti,

Chāyāva anapāyinī.

Tasmā kareyya kalyāṇaṃ,

Nicayaṃ samparāyikaṃ;

Puññāni paralokasmiṃ,

Patiṭṭhā honti pāṇinaṃ.

Ở đây kẻ bị chết,
Làm các nghiệp công đức,
Làm các nghiệp ác đức,
Lấy cả hai đem đi.
Cả hai của kẻ ấy,
Như bóng theo dõi hình.
Cả hai theo kẻ ấy,
Do vậy hãy làm lành,
Tích lũy cho đời sau,
Công đức cho đời sau,
Là hậu cứ cho người.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Kosala. Phẩm Thứ Nhất. Phần Thân Ái).

10. Không nơi nào thoát khỏi quả ác nghiệp. (Dhp.127)

Na antalikkhe na samuddamajjhe,

Na pabbatānaṃ vivaraṃ pavissa

Na vijjatī so jagatippadeso,

Yatthaṭṭhito mucceyya pāpakammā.

Không trên trời, giữa biển,
Không lánh vào động núi,
Không chỗ nào trên đời,
Trốn được quả ác nghiệp.

11. Các thiện pháp. (S.I.32)

Kesaṃ divā ca ratto ca,

Sadā puññaṃ pavaḍḍhati;

Dhammaṭṭhā sīlasampannā,

Ke janā saggagāmino.

Ārāmaropā vanaropā,

Ye janā setukārakā;

Papañca udapānañca,

Ye dadanti upassayaṃ.

Tesaṃ divā ca ratto ca,

Sadā puññaṃ pavaḍḍhati;

Dhammaṭṭhā sīlasampannā,

Te janā saggagāmino.

Những ai ngày lẫn đêm,
Công đức luôn tăng trưởng,
Trú pháp, cụ túc giới,
Kẻ nào sanh thiên giới?
Ai trồng vườn, trồng rừng,
Ai dựng xây cầu cống,
Ðào giếng, cho nước uống,
Những ai cho nhà cửa,
Những vị ấy ngày đêm,
Công đức luôn tăng trưởng,
Trú pháp, cụ túc giới,
Những vị ấy sanh Thiên.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Chư Thiên. Phẩm Thiêu Cháy. Phần Trồng Rừng)

12. Lợi ích của phẩm hạnh. (Ud.87)

Này các Gia chủ, có năm điều lợi ích này cho người giữ giới, cho người đầy đủ giới. Thế nào là năm? Ở đây, này các Gia chủ người giữ giới, người đầy đủ giới, do nhân duyên không phóng dật được tài sản lớn. Ðây là lợi ích thứ nhất cho người giữ giới, cho người đầy đủ giới. Lại nữa, này các Gia chủ, với người giữ giới, người đầy đủ giới, tiếng tốt lành được đồn xa. Ðây là lợi ích thứ hai cho người giữ giới, cho người đầy đủ giới. Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, người đầy đủ giới khi đi đến hội chúng nào, hoặc là Sát-đế-lỵ hoặc là Bà-la-môn, hoặc là gia-chủ, hoặc là Sa-môn, người ấy đi đến không có sợ hãi, không có ngỡ ngàng. Ðây là lợi ích thứ ba cho người giữ giới cho người có đầy đủ giới. Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, người đầy đủ giới, khi chết không có si ám. Ðây là lợi ích thứ tư cho người giữ giới, cho ngưòi có đầy đủ giới. Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, người đầy đủ giới khi thân hoại mạng chung được sanh thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Ðây là lợi ích thứ năm cho người giữ giới, cho người đầy đủ giới. Này các Gia chủ, có năm lợi ích này cho người giữ giới, cho người đầy đủ giới.

13. Hãy tỉnh giác về thân. (A.I.21)

Những vị này không hưởng được bất tử, này các Tỷ-kheo, là những vị không thực hiện thân hành niệm. Những vị này hưởng được bất tử, này các Tỷ-kheo, là những vị thực hành thân hành niệm.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Một Pháp. Phẩm Thiền Định)

14. Nghiệp uốn tạo kiếp vị lai. (A.V.289)

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sát sanh, bạo ngược, bàn tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với tất cả loài hữu tình, sinh vật. Vị ấy quanh co với thân, quanh co với lời, quanh co với ý. Thân nghiệp của vị ấy quanh co, ngữ nghiệp của vị ấy quanh co, ý nghiệp của vị ấy quanh co, sanh thú quanh co, sanh thành quanh co. Với người có sanh thú quanh co, này các Tỷ-kheo, có sanh thành quanh co. Ta nói rằng có một trong hai sanh thú sau đây: Các địa ngục nhất hướng đau khổ hay các loài bàng sanh thuộc loại trườn bò. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các loài bàng sanh thuộc loại trườn bò? Loại rắn, bò cạp, rết, con ăn rắn, con mèo, con chuột, con cú, và bất cứ loài súc vật nào, khi thấy người, trườn bò mà đi. Như vậy, này các Tỷ-kheo là các sinh vật, sự sanh khởi của sinh vật. Do làm như thế nào, như vậy được sanh ra và được sanh như thế nào, thời có những cảm xúc như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng các chúng sanh ấy là những kẻ thừa tự nghiệp của mình.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người lấy của không cho... có tà hạnh trong các dục... nói láo... nói hai lưỡi... nói lời thô ác... nói lời phù phiếm... có tham ái... có sân tâm... có tà kiến, có kiến điên đảo rằng: "Không có bố thí, không có cúng thí, không có tế tự; không có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác; không có đời này, không có đời sau; không có mẹ; không có cha; không có các loài hóa sanh; ở đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, những vị này, sau khi tự mình với thắng trí chứng ngộ đời này, đời sau và tuyên bố. Người ấy quanh co với thân, quanh co với lời, quanh co với ý. Thân nghiệp quanh co, ngữ nghiệp quanh co, ý nghiệp quanh co, sanh thú quanh co, sinh thành quanh co. Với người có sanh thú quanh co, này các Tỷ-kheo, có sanh thành quanh co, Ta nói rằng... Như vậy này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng các chúng sanh ấy là những kẻ thừa tự nghiệp của mình.

(Tăng Chi Bộ Kinh 5. Phẩm Thân Do Nghiệp Sanh. Phần Pháp Môn Quanh Co)

15. Có phước nhất. (Sn.260-261)

Patirūpadesavāso ca,

Pubbe ca katapuññatā;

Attasammāpaṇidhi ca,

Etaṃ maṅgalamuttamaṃ.

Ở trú xứ thích hợp,
Công đức trước đã làm,
Chân chánh hướng tụ tâm,
Là điều lành tối thượng.

Bāhusaccañca sippañca,

Vinayo ca susikkhito;

Subhāsitā ca yā vācā,

Etaṃ maṅgalamuttamaṃ.

Học nhiều, nghề nghiệp giỏi,
Khéo huấn luyện học tập,
Nói những lời khéo nói
Là điềm lành tối thượng.

VII. CHO SỰ HIỂU BIẾT TỐT HƠN VỀ NGHIỆP.

1. Kẻ ác thỏa thích đến khi ác nghiệp cho quả. (S.I.86)

Vilumpateva puriso,

Yāvassa upakappati;

Yadā caññe vilumpanti,

So vilutto viluppati.

Ṭhānañhi maññati bālo,

Yāva pāpaṃ na paccati;

Yadā ca paccati pāpaṃ,

Atha dukkhaṃ nigacchati.

Hantā labhati hantāraṃ,

Jetāraṃ labhate jayaṃ;

Akkosako ca akkosaṃ,

Rosetārañca rosako;

Atha kammavivaṭṭena,

So vilutto viluppati.

Vì nghĩ đến tư lợi,
Nên mới cướp hại người,
Khi người khác cướp hại,
Bị hại, lại hại người.
Người ngu nghĩ như vậy,
Khi ác chưa chín muồi,
Khi ác đã chín muồi,
Người ngu chịu khổ đau.
Sát người, bị người sát,
Thắng người, bị người thắng,
Mắng người, người mắng lại,
Não người, người não lại,
Do nghiệp được diễn tiến,
Bị hại, lại hại người.

2. Nghiệp chứa ở đâu? (Miln.46)

Vua Milinda hỏi Đại Đức Nāgasena:

- Kính bạch Đại Đức, Nghiệp được tích trữ ở đâu?

- Tâu Đại vương, ta không thể nói Nghiệp được tích trữ ở một nơi nào trong cái tâm luôn luôn biến đổi, hay ở một nơi nào khác trong thân thể con người. Nhưng tùy thuộc nơi danh và sắc, Nghiệp khởi hiện trong một lúc thích ứng. Cũng như ta không thể nói trái xoài được tích trữ ở nơi nào trong cây xoài nhưng, tùy thuộc nơi cây xoài và khi đầy đủ cơ duyên, nó sẽ trổ ra đúng lúc, đúng mùa. 

(Đức Phật Và Phật Pháp. Chương 19 - Nghiệp Báo)

3. Tái sanh – quá khứ - hiện tại - vị lai. (Vism.669-672)

Atīte hetavo pañca,

idāni phalapañcakaṃ;

Idāni hetavo pañca,

āyatiṃ phalapañcakaṃ.

Có năm nhân ở quá khứ
Hiện tại có 5 quả
Bây giờ cũng có 5 nhân
Và trong tương lai, năm quả.

(Thanh Tịnh Đạo. Chương 17)

Năm nhân ở quá khứ là vô minh (avijjā) và tiềm lực bên trong còn gọi là hành (saṅkhāra) phối hợp với tham ái (taṇhā), chấp thủ (upādāna) và sự trở thành hay còn gọi là cảnh giới (bhava).

Năm quả trong hiện tại nghĩa là sự tái sanh của chúng sanh ở hiện tại theo kết quả của năm nhân ở quá khứ. Năm quả đó là tiềm thức (viññāna), các tâm thức và phần thể xác (nāma-rūpa), sáu giác quan (salāyatana), sự xúc chạm (phassa) và cảm giác (vedanā).

Làm một chúng sanh ở đời này phải chịu năm nhân như : vô minh, hành, tham ái, chấp thủ và sự trở thành hay còn gọi là cảnh giới để được tái sanh, cùng với năm quả : tiềm thức, tâm thức và thể xác, sáu giác quan căn bản, sự xúc chạm và cảm giác.

4. Nhân và quả (nghiệp phân loại khi nó cho quả) (Vism.124)

Nghiệp có nghĩa là hành động. Nó là một quy luật nhân quả liên quan mang tính luân lý, hay còn gọi là luật nhân quả và nó có liên quan đến vật chất vũ trụ hay vũ trụ tương quan. Nghiệp là nhân, vipāka là quả, kết quả. Nhân cho ra quả; quả giải thích cho nhân. Một hành động có chủ tâm, cho dù là thiện (kusala) hay bất thiện (akusala) sẽ tạo ra một nghiệp lực. Nghiệp gồm 12 loại.

Bốn loại nghiệp được phân loại tùy theo thời gian trổ quả ở đời này hay từ đời này về sau. Chúng là :

1. Hiện báo nghiệp – Diṭṭhadhammavedanīya-kamma.

Nghiệp trổ quả trong đời này.

2. Sanh báo nghiệp – Upapajjavedanīyakamma.

Nghiệp trổ quả trong kiếp sau.

3. Hậu báo nghiệp – Aparāpariyavedanīya-kamma.

Nghiệp trổ quá trong bất kỳ đời sống nào trong vòng sanh tử luân hồi.

4. Vô hiệu nghiệp – Ahosikamma.

Nghiệp không cho quả. Ở nơi mà không có cơ hội cho nghiệp trổ quả thì nghiệp trở thành vô hiệu quả. Giả tỷ, nghiệp có khả năng cho quả trong kiếp này hay kiếp kế tiếp, nó sẽ trở thành vô hiệu nghiệp nếu như nó không cho quả trong kỳ hạn của nó (trong đời này hay đời sau).

Bốn loại nghiệp được phân loại theo công năng của chúng :

1. Sanh nghiệp – Janakakamma.

Nghiệp cho quả từ khi tái sanh vào bào thai.

2. Trì nghiệp – Upatthambhakakamma.

Nghiệp có tính cách hỗ trợ với cuộc sống.

3. Chướng nghiệp – Upapīḷakakamma.

Nghiệp có tính cách trở ngại với cuộc sống.

4. Đoạn nghiệp – Upaghātakamma.

Nghiệp có khả năng làm thay đổi cuộc sống hoặc hủy bỏ cuộc sống.

Bốn loại nghiệp được phân loại theo thứ tự ưu tiên của quả :

1. Trọng nghiệp – Garukakamma.

Những nghiệp ghê gớm, nặng nề sẽ cho quả liền như ngũ nghịch đại tội.

2. Cận tử nghiệp – Āsannakamma

Nghiệp xảy ra lúc chết. cảnh tướng xuất hiện vào lúc lâm chung, chỉ cho người sắp chết thấy được mà thôi, người đó bám vào cảnh nào thì sẽ tái sanh theo cảnh tướng đó.

3. Thường nghiệp – Bahukakamma.

Nghiệp được tạo theo thói quen. nghiệp đó quen thuộc với tâm vì nó được làm thường xuyên.

4. Khinh tác nghiệp – Katattākamma.

Nghiệp có tính cách tích lũy dần. loại nghiệp này không giống như những nghiệp khác, nó nằm yên bất động và chỉ trở nên có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các nghiệp khác.

Những xung lực tâm của hành động có chủ ý (cetanā) là một yếu tố quan trọng trong việc xác định cho nghiệp sẽ chín mùi trong kiếp sống này hay kiếp sau hoặc bất định trong vòng sanh tử luân hồi.

5. Có thể làm thay đổi quả của nghiệp không? (Vib.339, A.439)

Nghiệp không phải là một sự tiền định, mà nó chịu ảnh hưởng của việc làm thiện hay việc làm ác độc hoặc sự vô hiệu hóa quy luật vận hành của riêng nó. Ngoài ra, còn có sự đóng góp của nhiều yếu tố khác, gồm có : sự sanh ra, thời gian, điều kiện, ngoại hình và sự cố gắng.

- Thời gian (kāla) và điều kiện chẳng hạn như chiến tranh thế giới hay nạn đói ảnh hưởng đến tất cả mọi người thì sự vận hành của thiện nghiệp bị gián đoạn và quả của ác nghiệp được tăng lên để phù hợp với điều kiện của thế giới. mặt khác, quả của ác nghiệp có thể tạm thời dừng lại.

- Một người được sanh ra trong một gia tộc tốt đẹp (gatisampatti) chẳng hạn như hoàng tộc, thiện nghiệp của người đó có cơ hội hơn để vận hành so với một người được sanh trong nhóm hạ lưu.

- Một người có hình dạng đẹp đẽ (upadhisampatti) không thể chịu sự bất lợi trong giới hạ lưu khi so sánh với một người trong gia tộc tốt đẹp nhưng có thể bị hỏng đi bởi một người dung mạo xấu xa (upadhisampatti).

Thí dụ như có một người rõ ràng là người kế vị ngai vàng nhưng vì một vài khuyết tật về cơ thể hay tinh thần có thể bị truất bỏ.

Ø Sự cố gắng hay trí thông minh là thành phần thiết yếu cho sự tiến bộ của tâm linh và cơ thể. Chỉ có qua sự nỗ lực cố gắng thì thiện nghiệp mới được phát triển và ác nghiệp bị đè bẹp.

Hơn nữa, nhiều chi tiết được tìm thấy trong bộ Phân Tích (Vibhaṅga) thuộc Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhammapiṭaka) về quả của nghiệp trong quá khứ, hiện tại và vị lai do bởi nhân theo sự giải thích của Đức Phật.

  • Sanh thú thuận lợi – gatisampatti.

Một loại ác nghiệp bị phá hủy bởi nơi chốn thanh caom nó không cho quả.

  • Sanh y thuận lợi – upadhisampatti.

Một loại ác nghiệp bị cản trở bởi nhân cách cao thượng, nó không cho quả.

  • Thời kỳ thuận lợi – kālasampatti.

Một loại ác nghiệp bị cản trở bởi thời gian thành tựu, nó không cho quả.

  • Sở hành thuận lợi – payogasampatti.

Một loại ác nghiệp bị cản trở bởi sự tỉnh giác cao thượng, nó không cho quả.

  • Sanh thú bất lợi – gativipatti.

Một loại ác nghiệp được phụ trợ bởi thảm họa của nơi chốn, nó cho quả.

  • Sanh y bất lợi – upadhivipatti.

Một loại ác nghiệp được phụ trợ bởi nhân cách tai hại, nó cho quả.

  • Thời kỳ bất lợi – kālavipatti.

Một loại ác nghiệp được yểm trợ bởi thời gian tai hại, nó cho quả.

  • Sở hành bất lợi – payogavipatti.

Một loại ác nghiệp được yểm trợ bằng các hoạt động tai hại, nó cho quả.

  • Sanh thú bất lợi – gativipatti.

Một loại ác nghiệp bị ngăn trở bởi nơi chốn tai hại, nó không cho quả.

  • Sanh y bất lợi – upadhivipatti.

Một loại ác nghiệp bị ngăn trở bởi nhân cách tai hại, nó không cho quả.

  • Thời kỳ bất lợi – kālavipatti.

Một loại ác nghiệp bị ngăn trở bởi thời gian tai hại, nó không cho quả.

  • Sở hành bất lợi – payogavipatti.

Một loại ác nghiệp bị ngăn cản bởi sự tỉnh giác của hoạt động tai hại, nó không cho quả.

  • Sanh thú thuận lợi – gatisampatti.

Một loại ác nghiệp được phụ trợ bởi nơi chốn cao thượng, nó cho quả.

  • Sanh y thuận lợi – upadhisampatti.

Một loại ác nghiệp được phụ trợ bởi nhân cách cao thượng, nó cho quả.

  • Thời kỳ thuận lợi – kālasampatti.

Một loại ác nghiệp được phụ trợ bởi thời gian, nó cho quả.

  • Sở hành thuận lợi – payogasampatti.

Một loại ác nghiệp được phụ trợ bởi sự tỉnh giác các hoạt động cao thượng, nó cho quả.

6. Những hành động thuần khiết theo định nghĩa trong chú giải cho từ ngữ kusala. (Aṭṭhasālinī.38; The Expositor.48-49)

Từ ngữ kusala có nghĩa là không bệnh hoạn, khôn khéo, không có lỗi lầm, nhân lành cho quả vui…

Còn ở đây, cụm từ tình trạng đạo đức hay là thuần khiết, hay không có lỗi lầm, hay nhân lành cho quả vui… cũng có ý nghĩa thích hợp.

7. Mười thiện pháp – Kusaladhamma. (The Expositor.209)

1. Bố thí – dāna.

Lòng rộng lượng quảng đại sẽ gặt hái được giàu sang và an lạc.

2. Trì giới – sīla.

Gìn giữ giới hạnh thanh cao sẽ đưa đến tái sanh trong những gia tộc cao quí và an lạc.

3. Tham thiền – bhāvanā.

Tinh tấn hành thiền sẽ đưa đến minh sát tuệ tịch tịnh và giải thoát.

4. Cung kính – apacāyana.

Sự tôn kính người đáng tôn kính là nhân của phẩm chất cao thượng.

5. Phục vụ - veyyāvacca.

Phục vụ mọi người với sự hoan hỷ đưa đến việc có nhiều thế lực hay luôn được sự giúp đỡ của người khác.

6. Hồi hướng phước – pattidāna.

Sự hồi hướng phước báu của mình đã tạo được sẽ đưa đến việc người ấy sẽ bố thí nhiều vô số kể ở kiếp vị lai.

7. Tùy hỷ phước – pattānumodanā.

Hoan hỷ với phước báu của người khác sẽ đưa đến phước báu được thành tựu bất kỳ nơi đâu người ấy tái sanh vào.

8. Thính pháp – dhammassavana.

Thường xuyên nghe pháp sẽ được trí tuệ minh mẫn.

9. Giảng pháp – dhammadesanā.

Thường xuyên giảng giải Giáo Pháp cũng sẽ được trí tuệ minh mẫn.

10. Sửa đổi tri kiến - diṭṭhujukata.

Củng cố và sữa đổi những quan niệm sai lầm sẽ làm cho niềm tin thêm vững chắc.

8. Mười bất thiện pháp – akusaladhamma. (M.12)

* Ba bất thiệp pháp thuộc về thân, tức là :

1. Sát sanh – pāṇātipāta.

2. Trộm cắp – adinnādāna.

3. Tà dâm – kāmesu micchācāra.

* Bốn bất thiện pháp thuộc về khẩu, tức là :

1. Nói dối – musāvādā.

2. Nói vu khống – pisuṇavācā.

3. Nói hung dữ - pharusāvācā.

4. Nói nhảm nhí – samphappalāpā.

* Ba bất thiện pháp thuộc về ý, tức là :

1. Tham lam – abhijjhā.

2. Ác tâm – vyāpāda.

3. Tà kiến – micchādiṭṭhi.

9. Năm loại trọng nghiệp bất nhân. (A.III.146)

Kẻ nào phạm phải một trong năm ác nghiệp sau đây sẽ phải chịu một hậu quả vô cùng đau khổ trong một thời gian dài ngay sau khi người ấy chết, bất kể người ấy có tạo được thiện pháp nào.

Hơn thế nữa, bất cứ ai phạm phải bất kỳ tội nào trong những tội này thì không thể nhập vào dòng thánh vức được, cho dù trong kiếp sống đó họ có một nếp sống đạo hạnh, thuần khiết. Ảnh hưởng của thiện nghiệp cũng vô hiệu quả cho đến khi ác nghiệp đó được trả xong.

1. Tội giết mẹ - giết chết mẹ ruột.

2. Tội giết cha - giết chết cha ruột.

3. Giết một vị A-la-hán.

4. Làm bị thương Phật (không một ai có thể làm cho Phật chết được).

5. Chia rẽ Tăng đoàn.

Có năm nghịch tội này, này các Tỷ-kheo, đưa đến đọa xứ, đưa đến địa ngục, không có thể chữa trị. Thế nào là năm?

Ðoạt mạng mẹ, đoạt mạng cha, đoạt mạng vị A-la-hán, với ác tâm làm Như Lai chảy máu, phá hòa hợp Tăng.

Này các Tỷ-kheo, năm pháp ngũ nghịch này, đưa đến đọa xứ, đưa đến địa ngục, không thể chữa trị.

(Tăng Chi Bộ Kinh 3. Chương Năm Pháp.  Phẩm Bệnh. Phần Ngũ Nghịch)

10. Điều kiện cần thiết để tạo nghiệp. (The Expositor.I.128)

Khi có điều gì vui thích đến với chúng ta, làm chúng ta vui vẻ, chúng ta có thể tin chắc rằng nghiệp chúng ta đến để cho chúng ta biết rằng những gì chúng ta làm là đúng. Khi có điều gì không vui đến với chúng ta, làm chúng ta khổ, làm chúng ta mất vui, nên biết rằng nghiệp của chúng ta đến để chúng ta biết được lỗi lầm của chúng ta. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng nghiệp luôn luôn là vậy. Nó không thương hoặc ghét ai, không thưởng hay trừng phạt ai, nó cũng không bao giờ giận hay vừa lòng ai, nó đơn giản hcỉ là quy luật của nhân quả

Nghiệp giống như ngọn lửa không thiên vị ai. Lửa có biết được chúng ta khi nó đốt chúng ta không? Bản chất của nó là đốt và cho ra hơi nóng. Nếu chúng ta sử dụng nó một cách hợp lý thì nó cho chúng ta ánh sáng, nấu thức ăn và đốt bất cứ cái gì mà chúng ta muốn bỏ đi. Nếu chúng ta sử dụng nó một cách sai trái thì nó sẽ đốt lại chúng ta cùng tài sản của chúng ta. Công việc của nó là để đốt cháy mà. Còn việc của chúng ta là sử dụng lửa cho đúng cách. Chúng ta thật ngu dại để giận dữ và trách phiền ngọn lửa vì nó đốt chúng ta khi mà chúng ta dùng nó sai trái.

Một số điều kiện nào đó cần phải được thực hiện tròn đủ để có được quả trọn vẹn của nghiệp.

1. Năm chi của giới sát sanh :

  • Một chúng sanh còn sống.
  • Biết rằng đó là một chúng sanh.
  • Có ý định giết.
  • Ráng sức giết.
  • Chúng sanh chết do sự ráng sức đó.

Quả của sự sát sanh :

  • Đoản mạng.
  • Luôn luôn bị bệnh hoạn.
  • Thường xuyên đau khổ bởi xa cách người thân.
  • Thường xuyên sợ hãi.

2. Năm chi của giới trộm cắp :

  • Ăn cắp tài sản của người khác.
  • Biết tài sản đó thuộc về người khác.
  • Cố ý trộm cắp.
  • Ráng sức trộm cắp.
  • Trộm cắp được vì sự ráng sức đó.

Quả của việc trộm cắp :

  • Nghèo khổ.
  • Bần cùng.
  • Ước mơ không được thành tựu.
  • Tha phương cầu thực.

3. Ba chi của giới tà dâm :

  • Có ý định tà dâm với đối tượng cấm (như giá có chồng…).
  • Ráng sức tà dâm.
  • Đã tà dâm.

Quả của sự tà dâm :

  • Có nhiều kẻ thù.
  • Lấy được chồng hoặc vợ không xứng đôi.
  • Khuyết tật về cơ quan sinh dục.

4. Bốn chi của giới nói dối :

  • Không thành thật.
  • Có ý định nói dối.
  • Ráng sức nói dối.
  • Làm cho người khác tin lời nói dối đó.

Quả của sự nói dối :

  • Bị đau khổ bởi những lời mắng nhiếc.
  • Là đối tượng để phỉ báng.
  • Không được tin tưởng.
  • Bị khuyết tật ở miệng.

5. Bốn chi của việc nói vu khống (nói đâm thọc):

  • Nói chia rẽ người.
  • Cố tình nói đâm thọc.
  • Ráng sức nói đâm thọc.
  • Làm cho người ta tin lời đâm thọc đó.

Quả của việc nói vu khống (nói đâm thọc) :

  • Tan rã với bạn bè một cách vô cớ.

6. Ba chi của việc nói độc ác :

  • Người bị mắng chửi.
  • Lòng nóng giận.
  • Đã dùng lời mắng chửi.

Quả của việc nói độc ác :

  • Bị người khác ghét bỏ mặc dù không đáng ghét.
  • Có giọng nói khàn khàn khó nghe.

7. Hai chi của việc nói lời nhảm nhí (vô ích) :

  • Thích nói nhảm nhí.
  • Đã nói những lời nhảm nhí.

Quả của việc nói nhảm nhí :

  • Có ngoại hình xấu xa.
  • Nói không ai nghe theo.

8. Hai chi của sự tham muốn :

  • Ham muốn tài sản của người.
  • Muốn đem về làm của mình.

Quả của sự tham muốn :

  • Mọi ước nguyện sẽ không được thành tựu.

9. Hai chi của ác ý :

  • Một chúng sanh khác.
  • Có ý định làm hại chúng sanh đó.

Quả của ác ý :

  • Dung mạo xấu xa.
  • Bị nhiều bệnh.
  • Bản tính đáng ghét.

10. Hai chi của tà kiến (thấy sai lầm) :

  • Cách hiểu sai lầm về một đối tượng mà đối tượng đó không sai.
  • Hiểu biết sai lầm về đối tượng rồi chấp theo sự hiểu sai đó.

Quả của tà kiến :

  • Thiểu trí.
  • Khờ khạo.
  • Bị bệnh mãn tính.
  • Luôn có những tư tưởng đáng chê trách.

11. Các gốc của bạo động. (Sn.935-938)

Trong bài Kinh Chấp Trượng (Attadaṇḍasutta) của Kinh Tập (Suttanipāta) nói lên tiếng nói của người đã vượt qua được sự thất vọng bởi đấu tranh.

Attadaṇḍā bhayaṃ jātaṃ,

Janaṃ passatha medhagaṃ;

Saṃvegaṃ kittayissāmi,

Yathā saṃvijitaṃ mayā.

Từ người cầm các trượng,
Sợ hãi được sanh ra,
Hãy xem các loài người,
Trong khi đấu tranh nhau,
Ta sẽ nói sợ hãi,
Như Ta đã được biết.

Phandamānaṃ pajaṃ disvā,

Macche appodake yathā;

Aññamaññehi byāruddhe,

Disvā maṃ bhayamāvisi.

Thấy loài, người vùng vẫy,
Như cá trong nước cạn,
Thấy họ chống đối nhau,
Ta rơi vào sợ hãi.

Samantamasāro loko,

Disā sabbā sameritā;

Icchaṃ bhavanamattano,

Nāddasāsiṃ anositaṃ.

Ðời toàn không lõi cây,
Mọi phương đều dao động
Muốn cho mình ngôi nhà,
Ta không thấy nhà ở.

Osānetveva byāruddhe,

Disvā me aratī ahu;

Athettha sallamaddakkhiṃ,

Duddasaṃ hadayanissitaṃ.

Cuối cùng là xung đột,
Thấy vậy Ta chán ngắt,
Ðây Ta thấy mũi tên,
Khó thấy, gắn vào tim.

12. Gieo giống nào thì gặt quả nấy. (S.I.227)

Yādisaṃ vapate bījaṃ,

Tādisaṃ harate phalaṃ;

Kalyāṇakārī kalyāṇaṃ,

Pāpakārī ca pāpakaṃ;

Pavuttaṃ tāta te bījaṃ,

Phalaṃ paccanubhossasi.

Tùy hột giống đã gieo,
Ông gặt quả như vậy.
Làm thiện được quả thiện,
Làm ác bị quả ác,
Giống đã gieo và trồng,
Ông sẽ hưởng kết quả.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Sakka. Phẩm Thứ Nhất. Phần ẩn Sĩ ở Bờ Biển Hay Sambara).

13. Các bài học từ nghiệp. (Facets of Buddhism)

Chúng ta càng hiểu biết về nghiệp càng thấy như vậy thì chúng ta càng cẩn thận hơn trong mỗi hành động của mình về thân, khẩu và ý. Chúng ta phải chịu trách nhiệm cho hạnh phúc riêng của chúng ta. Được sống trong ánh sáng của trí tuệ này, chúng ta phải học kham nhẫn, niềm tin, sự tự tin, gìn giữ và sức mạnh.

  • Kham nhẫn.

Phải biết rằng quy luật của nghiệp là sự nâng đỡ to lớn của chúng ta, nếu chúng ta sống theo nó và không có sự nguy hại nào có thể đến với chúng ta nếu chúng ta làm việc theo nó, cũng nên biết rằng nó sẽ phù hộ chúng ta đúng lúc, đúng thời. Chúng ta học nhiều về bài học kham nhẫn là không được kích động, và sự thiếu kiên nhẫn là sự đo lường mức tiến bộ. Khi đau khổ, chúng ta phải biết rằng chúng ta đang trả một món nợ và chúng ta học từ đó. Nếu chúng ta là người có trí tuệ thì chúng ta không tạo thêm đau khổ nữa cho vị lai. Khi được khoan khoái vui vẻ, chúng ta cám ơn cho sự ngọt ngào của nó.

  • Niềm tin.

Quy luật của nghiệp là thực tính và hoàn hảo. Không thể nào làm cho một người có được sự hiểu biết về nghiệp lại bị khó chịu về nó. Nếu như chúng ta khó chịu về nó, không có sự tin tưởng nó, chứng tỏ rằng chúng ta chưa nắm chắc được quy luật trọng yếu của nghiệp. Chúng ta thực hiện được an toàn dưới đôi cánh của nó và chẳng có cái gì ở khắp vũ trụ này làm cho chúng ta phải sợ hãi, trừ những kẻ có hành động sai lầm. Một quy luật làm cho một người đứng vững trên đôi chân mình và phấn khởi với sự tự tin ở chính mình.

  • Sự tự tin.

Những gì bây giớ chúng ta là đều do những gì mà chúng ta đã gây ra trong quá khứ. Vì thế, bởi do những gì mà chúng ta làm trong cuộc sống này sẽ xác định cho kiếp vị lai của chúng ta. Một sự hiểu biết về điều này có thể làm cho sự vinh quang ở kiếp vị lai sẽ vô hạn, cho chúng ta niềm tự tin lớn lao ở chính bản thân mình và dẹp bỏ đi xu hương mong cầu một tha lực phù hộ mà thực sự nó chẳng giúp ích gì được cả.

  • Sự giữ gìn.

Lẽ dĩ nhiên, nếu chúng ta nhận biết rằng một tội ác mà chúng ta làm, nó sẽ đánh trả lại chúng ta, chúng ta sẽ phải hết sức cẩn thận, e dè trong từng hành động, lời nói hay ý nghĩ mà nó không được tốt đẹp hoặc trong sạch hay chánh đáng. Sự hiểu biết về nghiệp sẽ ngăn cản chúng ta làm những việc sai trái có hại đến sự lợi ích của người khác, kể cả cho chính chúng ta.

  • Sức mạnh.

Chúng ta càng lấy giáo pháp về nghiệp làm phương châm trong cuộc sống của chúng ta thì chúng ta càng có được một sức mạnh không chỉ để định hướng cho kiếp vị lai của chúng ta mà còn giúp cho đoàn hậu bối của chúng ta một cách hữu hiệu nhất.

14. Gốc của nghiệp. (Facets of Buddhism)

Hetupaccaya hay điều kiện gốc là cách đầu tiên của hai mươi bốn cách của điều kiện. điều kiện gốc cũng giống như gốc của một cái cây. Cái cây dựa vào rễ của nó để sống cho đến khi nào rễ của nó chưa bị hủy hoại. trạng thái tâm thuộc về nghiệp thiện cũng như nghiệp bất thiện đều hoàn toàn tùy thuộc vào sự hiện diện của các gốc ở từng người trong chúng sanh; chẳng hạn như tham (lobha), sân (dosa), si (moha), vô tham (alobha), vô sân (adosa) và vô si (amoha).

Những điều kiện này qua sự hiện diện của chúng xác định được phẩm chất đạo đức thật sự của một ý định (cetanā) cùng với tiềm thức liên hệ của chúng và các tâm sở để phát sinh phẩm chất và loại của một nghiệp riêng. Do đó, chúng ta thấy rằng tham, sân, si thuộc về bất thiện, còn ngược lại với chúng là gốc thiện.

CHƯƠNG 6:  SANH, TỬ và NÍP-BÀN

I. VÒNG SANH TỬ LUÂN HỒI.

1. Khởi đầu của vòng luân hồi. (S.II.190)

Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo. Khởi điểm không thể nêu rõ đối với sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc.

(Tăng Chi Bộ Kinh 2. Tương Ưng Vô Thỉ. Phẩm Thứ Hai. Phần Núi Vepulla)

2. Chúng ta đã trôi nổi trong vòng luân hồi bao lâu rồi? (S.II.178-179)

Ví như, này các Tỷ-kheo, có người chặt các cành cỏ, khúc cây, nhành cây, nhành lá, trong cõi Diêm-phù-đề này, chất chúng thành một đống, làm chúng thành những que đặt theo hình các ô vuông, cầm từng que đặt xuống và nói: "Ðây là mẹ tôi, đây là mẹ của mẹ tôi". Và không thể cùng tận, này các Tỷ-kheo, là các bà mẹ, mẹ của người ấy. Nhưng nhành cỏ, khúc cây, nhành cây, nhành lá trong cõi Diêm-phù-đề này có thể đi đến đoạn tận, đoạn diệt.

(Tăng Chi Bộ Kinh 2. Tương Ưng Vô Thỉ. Phẩm Thứ Hai. Phần Cỏ Và Củi)

-Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn? Dòng nước mắt tuôn chảy do các Ông than van, khóc lóc, phải hội ngộ với những gì không ưa, phải biệt ly với những gì mình thích, khi các Ông phải lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài này hay là nước trong bốn biển lớn?

- Bạch Thế Tôn, theo như lời Thế Tôn thuyết pháp, chúng con hiểu rằng, cái này, bạch Thế Tôn, là nhiều hơn, tức là dòng nước mắt tuôn chảy do chúng con than van, khóc lóc, phải hội ngộ với những gì không ưa, phải biệt ly với những gì mình thích, khi phải lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài này chớ không phải nước trong bốn biển lớn.

- Lành thay, lành thay, này các Tỷ-kheo! Lành thay, này các Tỷ-kheo, các Ông đã hiểu như vậy Pháp do Ta dạy!

- Cái này là nhiều hơn, này các Tỷ-kheo, tức là dòng nước mắt tuôn chảy do các Ông than van, khóc lóc, phải hội ngộ với những gì không ưa, phải biệt ly với những gì mình thích, khi các Ông phải lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài này chớ không phải nước trong bốn biển lớn.

(Tăng Chi Bộ Kinh 2. Tương Ưng Vô Thỉ. Phẩm Thứ Hai. Phần Nước Mắt)

3. Những giai đoạn khác nhau của sự tái sanh. (D.II.305)           

Katamā ca, bhikkhave, jāti? Yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhi tamhi sattanikāye jāti sañjāti okkanti abhinibbatti khandhānaṃ pātubhāvo āyatanānaṃ paṭilābho, ayaṃ vuccati, bhikkhave, jāti.

Này các Tỷ kheo thế nào là sanh? Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự xuất sản, xuất sanh, xuất thành, tái sanh của họ, sự xuất hiện các uẩn, sự hoạch đắc các căn. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là sanh.

(Trường Bộ Kinh 2. Kinh Đại Niệm Xứ)

Sự tái sanh được giải thích theo các giai đoạn :

* Jāti – Sanh khởi.

Sự mang thai hình thành.

* Sañjāti – Sanh thành.

Hình thành sáu giác quan.

* Okkanti – Sanh trưởng thức.

Tâm thức xuất hiện và phát triển.

* Abhinibbatti – Sanh trưởng thân.

Tự nhiên sanh ra sự phát triển về cơ thể.

* Khandhānaṃ pātubhāvo – Hiện hữu ngũ uẩn.

Sanh ra ở cõi hữu sắc và vô sắc.

* Āyatanānaṃ paṭilābho – Thành tựu lục căn.

Giai đoạn bám chấp vào các đối tượng bởi sáu giác quan.

4. Các điều kiện cho sự tái sanh. (M.I.265-266)

Này các Tỷ-kheo, có ba sự hòa hợp mà một bào thai thành hình: ở đây, cha mẹ có giao hợp và người mẹ không trong thời có thể thụ thai, và hương ấm (gandhabba) không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình.

Ở đây, cha và mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, nhưng hương ấm (gandhabba) không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình.

Và này các Tỷ-kheo, khi nào cha mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, và hương ấm có hiện tiền; có ba sự hòa hợp như vậy, thì bào thai mới thành hình.

(Trung Bộ Kinh 1. Đại Kinh Đoạn Tận Ái)

5. Tái sanh là gì? (na ca so na ca añño) (M.I.40)

"Một người chết ở đây và sẽ tái sanh ở một nơi nào đó thì con người mới sanh ra không phải là người đã chết cũng không khác người đã chết".

6. Thực thể thường hằng. (M.I.256)

"Không có một thực thể (thường hằng) di chuyển từ kiếp sống này sang một kiếp khác. Cái gì di chuyển trong vòng luân hồi sanh tử chỉ là tâm thức của chúng ta, tự nó sanh khởi. một thực thể (thường hằng) là quan điểm sai lầm và bị cương quyết bác bỏ theo lập trường của pháp duyên khởi".

II. SỰ CHẾT VÀ SỰ TÁI SANH.

1. Tái sanh là nhân của sự chết. (D.I.55)

Đức Phật dạy ngài Ānanda rằng :

- Này Ānanda, nếu có ai hỏi: "Già và chết do duyên nào không?" Hãy đáp: "Có". Nếu có hỏi: "Già và chết do duyên gì?" Hãy đáp: "Già và chết do duyên sanh"…

- Này Ānanda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của lão tử, tức là sanh.

(Trung Bộ Kinh 1. Kinh Đại Duyên).

2. Cuộc sống là thế nhưng chết là chắc chắn. (S.I.96)

Sabbe sattā marissanti,

Maraṇantañhi jīvitaṃ;

Yathākammaṃ gamissanti,

Puññapāpaphalūpagā;

Nirayaṃ pāpakammantā,

Puññakammā ca suggatiṃ.

Mọi chúng sanh sẽ chết,
Mạng sống, chết kết thúc,
Tùy nghiệp, họ sẽ đi,
Nhận lãnh quả thiện ác,
Ác nghiệp, đọa địa ngục,
Thiện nghiệp, lên Thiên giới.

Tasmā kareyya kalyāṇaṃ,

Nicayaṃ samparāyikaṃ;

Puññāni paralokasmiṃ,

Patiṭṭhā honti pāṇinaṃ.

Do vậy hãy làm lành,
Tích lũy cho đời sau,
Công đức cho đời sau,
Làm hậu cứ cho người.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Kosala. Phẩm Thứ Ba. Phần Tổ Mẫu)

3. Chết là gì? (M.I.296)

Theo lời dạy của Đức Phật thì sự chết không bao giờ xảy ra trừ khi và mãi cho đến khi tất cả mọi năng lực sau đây tách rời khỏi cơ thể :

* Nghiệp lực phát sanh (từ kiếp trước) tạo điều kiện cho kiếp sống này. Một khi năng lực này bị dập tắt thì sự sống còn là điều không thể có được.

* Nhiệt năng là năng lực chịu cho cuộc sống nằm trong một chùm của các phân tử.

Tâm thức là năng lực của tâm linh.

4. Bằng cách nào sự tái sanh xảy ra? (Vism.579)

Các ảnh hưởng của tâm linh tạo điều kiện cho cuộc sống diễn tiến, gồm có :

* Avijjā – Vô minh.

* Taṇhā – Tham ái.

* Kamma – Nghiệp thuộc về năng lực của tâm (thiện hay ác).

* Upādāna – Chấp thủ.

* Bhava – Sanh thú. sự hình thành của nghiệp làm điều kiện cho kiếp vị lai.

Khi năm cấu tạo hợp thành này bị tan rã bởi cái chết ở kiếp trước, chúng sẽ phối hợp với các năng lực của vũ trụ để tạo ra điều kiện và cho ra năm hợp thành kế tiếp trong kiếp tái sanh như sau :

* Viññāṇa – Tâm thức.

* Nāma-rūpa – Tâm linh và thể xác (danh và sắc).

* Salāyatana – Phát triển của sáu giác quan.

* Phassa – Sự xúc chạm.

* Vedanā – Cảm giác (thọ).

5. Bốn hình thức tái sanh. (M.I.73)

* Aṇḍaja – noãn sanh.

Sanh ra từ trứng, như chim và rắn.

* Jalābuja – thai sanh.

Sanh ra từ trong dạ con như con người và loài có vú.

* Saṃsedaja – thấp sanh.

Sanh ra từ trong nước hay chất lỏng như vi khuẩn và một số loài côn trùng.

* Opapātika – hóa sanh.

Được sanh ra một cách tự phát, tự hiện ra như các chư thiên, các đại phạm thiên gồm cả những cảnh giới vô hình và những sự xuất hiện khác của ma và quỷ. Sự tái sanh một cách tự hiện ra như vậy thì hiện thời nó nằm ngoài sự hiểu biết của một con người bình thường.

Này Sāriputta, có bốn loại sanh. Thế nào là bốn? Noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh.

Này Sāriputta, thế nào là noãn sanh? Này Sāriputta, những loại chúng sanh nào phá vỏ trứng, mà sanh, này Sāriputta như vậy gọi là noãn sanh. Và này Sāriputta, thế nào là thai sanh? Này Sāriputta, những loại chúng sanh nào phá màn da mỏng che chỗ kín mà sanh, này Sāriputta, như vậy gọi là thai sanh. Và này Sāriputta, thế nào là thấp sanh? Này Sāriputta, những loại chúng sanh nào sanh ra từ cá thúi, từ xác chết thúi, từ cháo cơm thúi, hay trong hồ nước dơ hay trong ao nước nhớp. Này Sāriputta, như vậy gọi là thấp sanh. Và này Sāriputta, thế nào là hóa sanh? Chư Thiên, các chúng sanh ở địa ngục, một số thuộc loài người và một số thuộc đọa xứ. Này Sāriputta, như vậy gọi là hóa sanh.

(Trung Bộ Kinh 1. Đại Kinh Sư Tử Hống)

6. Ba cảnh tượng báo trước của người đang hấp hối. (The Expositor)

· Nghiệp – Kamma.

Những hành động tốt hay xấu thường ngày được gọi là thường cận nghiệp (āciṇṇakamma) sẽ hiện ra cho người sắp chết thấy, chẳng hạn thấy trị lành bệnh cho người trong trường hợp người sắp chết là một y sĩ giỏi; hay thấy đang thuyết pháp trong trường hợp người sắp chết là một Tỳ-khưu phẩm hạnh; hay thấy đồ vật ăn trộm trong trường hợp người sắp chết là tên trộm. Còn những khinh tác nghiệp (katattākamma) ít khi xuất hiện ở đây. Các cảnh này trở thành đối tượng diễn tiến trong tâm của người sắp chết.

· Nghiệp tướng – Kammanimitta.

Tâm có thấy những hình ảnh như dấu hiệu âm thanh, mùi vị và ý nghĩ có liên quan mật thiết đến hành động thiện và ác mà người sắp chết đã làm, chẳng hạn như hình ảnh con dao hay những con thú chết trong trường hợp người đó là người bán thịt, hay thấy bệnh nhân trong trường hợp người đó là bác sĩ, hoặc thấy hình ảnh các đồ vật thờ cúng trong trường hợp người đó là một tín đồ ngoan đạo…

· Thú tướng – Gatinimitta.

Người sắp chết thấy được một vài biểu hiện về sanh thú của kiếp vị lai. điều này thường giới thiệu với người sắp chết về sanh thú đó và chỉ rõ sự vui vẻ hay sầu khổ của nó tùy theo đặc tính của chúng. Khi dấu hiệu của kiếp vị lai  có biểu hiện xấu, người ta có thể sửa chữa chúng ngay lúc đó. Tuy nhiên, những cách sửa chữa như vậy chỉ có tính cách tạm thời, không hiệu quả lắm.

Những nghiệp nặng chiếm ưu thế hơn sua khi các nghiệp thiện biến mất. điều này được giải thích chp cái chết của trẻ con và những người vắn số. Những cảnh tượng báo trước của số mạng như lửa, rừng rậm đen tối nếu như là nghiệp bất thiện; bông hoa đẹp, suối nước, cung điện nguy nga ở cõi trời và thiên nhân nếu là nghiệp thiện.

7. Tại sao khó thấy được chân lý? (Ud.80)

Duddasaṃ anataṃ nāma,

Na hi saccaṃ sudassanaṃ;

Paṭividdhā taṇhā jānato,

Passato natthi kiñcanaṃ.

Khó thấy là vô ngã,
Không dễ thấy, sự thật,
Với bậc có hiểu biết,
Khéo xâm nhập được ái,
Với vị ấy thấy rõ,
Ðâu còn có vật gì.

(Tiểu Bộ Kinh 1. Kinh Phật Tự Thuyết. Chương 8 – Phẩm Pātaligāmiya)

8. Cái gì di chuyển từ cái chết sang kiếp kế tiếp. (M.I.256)

Giây phút cuối cùng của tâm thức của cuộc sống hiện tại gọi là tâm tử (cuti) bởi vì nó kết liễu tiến trình cuộc sống ở kiếp hiện tại này. Giây phút kế tiếp của tâm thức được gọi là tâm tục sinh (patisandhi) vì nó làm căn nguyên của các chức năng của dòng tâm thức trong một kiếp sống mới. Vì đây là một sự việc quan trọng khác của dòng tâm thức, không có một cái gì được mang đến đây từ kiếp sống trước và cũng không có gì mang theo từ kiếp sống này đến kiếp vị lai.

"Tiếng vang gây tiếng vọng

Ảnh đây, đó có hình

Luôn luôn bị từ chối

Giống nhau hay khác nhau".

Cũng như có một tiếng vang, một ảnh phản chiếu hay một dấu mộc được tạo ra bởi âm thanh, ánh sáng hay một con dấu. cái sau có là do cái trước làm nhân nhưng không có cái gì thuộc vật chất chuyển từ cái nhân sang qua cái quả của nó được, cũng tương tự như vậy tâm tử (cuti) đưa đến tâm tục sinh (patisandhi).

Còn với dòng tương tục, không có cái gì giống nhau hay khác nhau. Nếu như có sự giống nhau tuyệt đối thì sẽ không có sự hình thàng váng sữa từ sữa. Nếu như có sự khác nhau tuyệt đối thì váng sữa sẽ không xuất nguồn từ sữa (sự liên tục của một thực thể bị từ chối).

9. Đức Phật đã an ủi ngài Ānanda như thế nào trước khi Ngài tịch diệt? (D.II.144)

Khi đại đức Ānanda khóc trước khi Đức Phật tịch diệt, Đức Phật dạy rằng :

Thôi vừa rồi, Ānanda, chớ có buồn rầu, chớ có khóc than. Này Ānanda, Ta đã tuyên bố trước với ngươi rằng mọi vật ái luyến, tốt đẹp đều phải sanh biệt, tử biệt và dị biệt. Này Ānanda làm sao được có sự kiện này: "Các pháp sanh, trú, hữu vi, biến hoại đừng có bị tiêu diệt?" Không thể có sự kiện như vậy được. Này Ānanda, đã lâu ngày, ngươi đối với Như Lai, với thân nghiệp đầy lòng từ ái, lợi ích, an lạc, có một không hai, vô lượng với khẩu nghiệp đầy lòng từ ái, lợi ích, an lạc, có một không hai, vô lượng với ý nghiệp đầy lòng từ ái, lợi ích, an lạc, có một không hai, vô lượng. Này Ānanda, ngươi là người tác thành công đức. Hãy cố gắng tinh tấn lên, ngươi sẽ chứng bậc Vô lậu, không bao lâu đâu.

(Trường Bộ Kinh 1. Kinh Đại Bát Níp-Bàn)

10. Không được sầu khổ trước cái chết. (Sn.574)

Animittamanaññātaṃ,

Maccānaṃ idha jīvitaṃ;

Kasirañca parittañca,

Tañca dukkhena saṃyutaṃ.

Sinh mạng của loài Người,
Ở đời không ai biết,
Không tướng, nhiều phiền toái,
Nhỏ nhoi, liên hệ khổ.

11. Con đường của thế gian. (Sn.575-576)

Bởi vì không có một cách thức nào mà nhờ đó những người được sinh ra khỏi bị chết. vì thế, khi con người đến tuổi già thì sẽ có sự chết. Đó là bản chất tự nhiên cho mọi loài hữu tình.

Na hi so upakkamo atthi,

Yena jātā na miyyare;

Jarampi patvā maraṇaṃ,

Evaṃdhammā hi pāṇino.

Không có sự gắng nào,
Khiến sống thoát khỏi chết,
Sau khi già là chết,
Pháp hữu tình là vậy.

Phalānamiva pakkānaṃ,

Pāto patanato bhayaṃ;

Evaṃ jātāna maccānaṃ,

Niccaṃ maraṇato bhayaṃ.

Như các trái chín muồi,
Có sợ bị rơi sớm,
Cũng vậy, người được sanh,
Thường có sợ bị chết.

III. NÍP-BÀN (NIBBĀNA)

1. Mục đích tối thượng của sự tu tập trong Phật giáo. (M.I.197, 204-205)

Này các Tỷ-kheo, phạm hạnh này không phải vì lợi ích, lợi dưỡng, danh vọng, không phải vì lợi ích thành tựu giới đức, không phải vì lợi ích thành tựu thiền định, không phải vì lợi ích tri kiến. Và này các Tỷ-kheo, tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh.

(Trung Bộ Kinh 1. Đại Kinh Ví Dụ Lõi Cây).

2. Khó nhận rõ được. (S.i.136)

Kicchena me adhigataṃ,

Halaṃ dāni pakāsituṃ;

Rāgadosaparetehi,

Nāyaṃ dhammo susambudho.

Paṭisotagāmiṃ nipuṇaṃ,

Gambhīraṃ duddasaṃ aṇuṃ;

Rāgarattā na dakkhanti,

Tamokhandhena āvuṭa.

Pháp Ta chứng khó khăn,
Sao nay Ta nói lên?
Tham, sân chi phối ai,
Khó chứng ngộ pháp này.
Pháp này đi ngược dòng,
Vi diệu và thâm sâu,
Khó thấy, rất vi tế.
Những ai ưa ái dục,
Bị vô minh bao phủ,
Rất khó thấy pháp này.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Phạm Thiên. Phẩm Thứ Nhất. Phần Thỉnh Cầu)

3. Trạng thái không điều kiện. (It.37)

Này các tỷ-kheo, có :

* Ajāta – sự không sanh ra.

* Abhūta – không có nguồn gốc.

* Akata – không được tạo ra.

* Asaṅkhata – trạng thái không điều kiện.

Này các Tỷ-kheo, có hai cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra. Này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, thì ở đây không thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra. Do vì, này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, nên có thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra.

Theo chú giải, bốn từ ngữ này được sử dụng như đồng nghĩa.

Ajāta có nghĩa là nó không được sinh ra vì nhiều nguyên nhân hay điều kiện (hetupaccaya). Abhūta (không trở thành) nghĩa là nó không có sinh khởi. theo như nó không được sinh ra từ một nguyên nhân và không trở thành, không không được tạo ra (akata) bởi bất cứ cách thức nào. Trở thành và sinh khởi là những đặc tính của điều kiện cho chúng sanh, chẳng hạn như tâm và vật chất, nhưng Níp-bàn thì không chịu những điều kiện này, nó không có điều kiện (asaṅkhata).

4. Hạnh phúc tối thượng. (Dhp.203)

Nibbānaṃ paramaṃ sukhaṃ - Níp Bàn, lạc tối thượng.

Níp-bàn là hạnh phúc tối thượng vì đó không phải là thứ hạnh phúc được cảm nhận bởi các giác quan. Mà đó là một trạng thái an lạc tuyệt đối được giảm đi từ những cảm nhận thế tục.

5. Các định nghĩa của Níp-bàn (nibbāna). (Dha.A.A.409)

Từ ngữ Níp-bàn có nhiều sự giải thích, những sự giải thích sau đây được ghi lại trong các tạng kinh sarvastivādin chú giải, abhidharma-mahavibhāsa-sāstra :

* Vāna ám chỉ vòng luân hồi + nir có nghĩa là giải thoát hay rời khỏi vòng luân hồi.

* Vāna có nghĩa là sự hôi tanh + nir có nghĩa là giải thoát; được giải thoát khỏi sự đau khổ của nghiệp phiền não.

* Vāna có nghĩa là khu rừng tăm tối + nir có nghĩa là từ bỏ, rời bỏ; mãi mãi rời bỏ khu rừng tăm tối của ngũ uẩn (pañcakkhandha) hay là khu rừng tối tăm của tam độc tham, sân, si (lobha, dosa, moha) hay ba đặc tính của cuộc đời là vô thường, (anitya), khổ não (dukkha), vô ngã (anātma).

* Vāna có nghĩa là đan dệt + nir có nghĩa là cái gút; thoát khỏi cái gút của sợi chỉ nghiệp đau khổ.

6. Tôn giả Nāgasena làm sáng tỏ nỗi hoài nghi của vua Milinda về Níp-bàn. (Miln.315-318)

- Bây giờ chúng ta trở lại đề tài Niết bàn! Đại đức nói rằng có Niết bàn và trẫm cũng tin như thế - Nhưng nó ở đâu đại đức? Nó ở đông, tây, nam, bắc, thượng, hạ, trung?

- Ở một nơi nào đó, một chỗ nào đó thì không phải Niết bàn, tâu đại vương!

- Thế là đã rõ!

- Đại vương rõ sao ạ?

- Thưa, rõ là không có Niết bàn; Niết bàn chỉ là hư vô, không tưởng! Niết bàn đã không có thì làm gì có chuyện tỏ rõ Niết bàn, tỏ ngộ Niết bàn? Và lại càng không có cái gọi là an trú Niết bàn? Tại sao lại như thế? Vì khái niệm "trú" là gì đại đức biết chăng? Trú có nghĩa là phải có một địa cư, một vùng đất, một nơi chốn, một miền, một xứ, một cõi, một cảnh...để  đấy,nương gá đấy, trụ ở đấy! Ví dụ như người ta nói rằng, ruộng là nơi trú của rất nhiều chủng loại lúa: lúa Sàlì, lúa thơm, lúa ngắn ngày, lúa dài ngày v..v... Ví như người ta nói biển là nơi trú của vô lượng loài thủy tộc, vô lượng trân châu, bảo ngọc v.v...Ví như quả đất làm nơi nương trú của người, vật, chim muông, cây cỏ v.v....

Vậy thì nếu Niết bàn không có một chỗ nào cả - thì chữ "trú" này không được thành lập, trú không được thành lập thì tỏ rõ, tỏ ngộ Niết bàn cũng không được thành lập; tỏ rõ, tỏ ngộ Niết bàn không được thành lập thì người chứng đạt Niết bàn cũng không thành lập? Vậy Niết bàn ấy chỉ là khoảng không, không có gì cả. Tất cả không! Thưa đại đức.

Đại đức Na tiên nói:

- Thật là hùng hồn! Tuy nhiên, tâu đại vương! Có một chỗ nào đó, dù là "khoảng trống không" để Niết bàn trú ở đấy cũng không được. Niết bàn là pháp vô vi, xa lìa hữu vi thì làm sao có chỗ trú được? Ví như "lửa" có chỗ trú không, hở đại đức? Đại vương có thể chỉ cho bần tăng thấy rõ lửa nó ở hướng đông, tây, nam, bắc, chỗ này, chỗ kia không?

- Không thể chỉ được!

- Vậy là lửa không có rồi. Chính đại vương nói đấy nhé!

- Không, lửa có. Tuy lửa không ở chỗ nào, không thể chỉ được; nhưng ta lấy hai thanh gỗ cọ xát vào nhau thì lửa sẽ hiện ra, thưa đại đức!

- Cũng vậy, tâu đại vương! Niết bàn tuy không ở chỗ nào cả, không thể chỉ được; nhưng khi hàng giả quan sát thấy rõ sự sanh diệt của pháp hành (Sankhàra) thì Niết bàn sẽ hiện ra, tâu đại vương!

- Có lý lắm, nhưng cũng không thể thuyết phục được trẫm, tại sao? Lửa là pháp hữu vi, là điệu kiện sanh, do nhân duyên sanh; trong lúc Niết bàn là pháp vô vi, không có điều kiện, không bị chi phối bởi định luật nhân quả. Đem lửa mà ví dụ cho Niết bàn, đại đức có thấy mình rơi vào luận thuyết của ngoại đạo tà giáo chăng?

- Hay lắm! Thật ra, phải từ ví dụ này để hiểu chuyện khác. Đại vương đã không hiểu lại còn bắt bẻ bần tăng rất hợp lý nữa. Vậy ta có thể tìm ví dụ khác nhé!

- Vâng!

- Đại vương có biết Đức Chuyển luân Thánh vương có bảy loại ngọc, là: bánh xe ngọc, voi ngọc, ngựa ngọc, mani ngọc, nữ ngọc, gia chủ ngọc, tướng quân ngọc không?

- Thưa, có biết từ kinh điển, từ truyền thuyết.

- Trước khi bảy loại ngọc vi diệu ấy hiện đến do phước báu của Đức Chuyển luân, nó ở từ đâu không?

- Không biết nó ở đâu!

- Vậy chắc nó không có rồi.

- Nó có đấy, thưa đại đức! Khi một vị vua tài đức vô song, phước báu cao quí không thể nghĩ nghì - thì bảy thứ ngọc vi diệu ấy đồng hiện đến, như là chứng cứ tôn xưng vị vua ấy thành đức Chuyển luân Thánh vương!

- Cũng tương tự thế, đại vương! Khi quán chiếu pháp hành (Sankhàra), thấy rõ pháp hành là sanh diệt; pháp hành là vô thường, khổ não, vô ngã; pháp hành là bất tịnh, là sầu bi, khổ ưu, phiền não, lúc ấy Niết bàn cũng tự hiện ra. Nó không phải là một chỗ nào đó để mà đến đâu, tâu đại vương!

- Chí lý lắm! Nhưng nếu đi sâu vào lĩnh vực luận lý, thì luận cứ của đại đức vẫn chưa trôi, vẫn còn dính mắc ở một chỗ, đại đức có biết không?

- Xin cho nghe, ấy là chỗ nào?

- Là cái chỗ mà từ đó Niết bàn hiện ra! Ví như đức vua có tài đức, có phước báu vô song; chính từ "địa vị" ấy, "chỗ ấy" thì bảy loại ngọc báu mới hiện ra. Trong trường hợp Niết bàn hiện ra, thì địa vị ấy, cái chỗ ấy là cái gì hở đại đức?

- Câu hỏi vi tế lắm, thâm sâu lắm! tâu đại vương! Địa vị ấy, chỗ ấy có - đó chính là giới định tuệ! Bất cứ hành giả nào nếu giới thanh tịnh, định thanh tịnh, tuệ thanh tịnh; kiên trú vững chắc vào giới định tuệ thanh tịnh ấy, địa vị ấy, chỗ ấy - thì Niết bàn sẽ hiện ra; không kể người ấy ở đâu, trú xứ nào!

- Bắt đầu tỏ lộ rồi đấy, thưa đại đức! Ngài hãy bi mẫn cho nghe tiếp.

- Tâu, vâng! Nhưng đại vương đã suốt thông chỗ "địa vị" ấy rồi chứ? Đã "trôi" điều ấy rồi chứ?

Đức vua Mi-lan-đà vui vẻ:

- Trẫm nhận tội rồi, đừng nên trả đũa nữa, đại đức.

- Ô! Vậy thì ta tiếp tục.

- Thưa vâng!

- Đại vương! Bất cứ ai kiên trú vững chắc nơi giới định tuệ rồi, người ấy sẽ tỏ lộ Niết bàn giống nhau, chẳng hề sai khác!

- Giống nhau như thế nào hở đại đức?

- Giống nhau như "hư không", đại vương! Ví như có người trú trong rừng Sakàya thấy được hư không, người trú trong quốc độ Alasandana..., quốc độ Kàsìkosala, quốc đô Kasinara..., quốc độ Ganchàra... cõi trời Phạm thiên, tầng trời tịnh cư v..v... thấy được hư không! Những hư không kia giống nhau như thế nào thì Niết bàn sẽ giống nhau y như thế đó, đại vương!

- Trẫm hiểu rồi.

- Chúng lại còn giống nhau như "phương đông" nữa, đại vương! Tất cả chúng sanh ở bất cứ cảnh giới nào, xa gần, cao thấp khác nhau - nhưng phương đông mà chúng nhìn thấy, đều giống nhau, tâu đại vương!

- Đại đức đã dựng đứng, đã nêu cao cây cờ Pháp làm cho trẫm khả dĩ cắt đứt được sự nghi ngờ về "trú xứ" của Niết bàn. Trẫm rất hoan hỷ vậy.

7. Một truyện ngụ ngôn về Níp-bàn. (Miln.317-323)

Thuở xưa, có một con cá và con rùa làm bạn với nhau. Con cá sống cả đời của nó dưới nước nên chẳng biết gì khác hơn cả. Một ngày nọ, trong lúc nó đang bơi, nó gặp được bạn rùa của nó vừa trở về sau chuyến tham quan trên mặt đất. Trong lúc đang nói chuyện về điều này, con cá thốt lên :

- Ở đất liền à? Ý của bạn muốn nói gì về cái từ đất liền đó? Tôi chưa bao giờ thấy vật như vậy cả. đất liền chẳng là gì cả.

- Bạn có quyền nghĩ vậy, nhưng đó chính là nơi tôi vẫn đến như thường.

- Thôi được rồi, nói nghiêm chỉnh nhé. Hãy nói cho tôi biết cái đất của bạn nó như thế nào? Nó có ướt không?

- Không, nó không có ướt.

- Thế nó có mát mẻ không?

- Không, nó không mát mẻ.

- Thế nó có trong suốt để ánh sáng xuyên qua không?

- Không, nó không trong suốt. ánh sáng không thể xuyên qua nó được.

- Vậy nó có mềm mại và trũng xuống để tôi có thể bơi lội ở trong đó được không?

- Không, nó không mềm mại và trũng xuống đâu, bạn không thể nào bơi trong đó được.

Con cá không chịu nổi, trở nên nóng giận với những câu trả lời không nên hỏi tiếp :

- Vậy nó có chuyển động hay chảy thành dòng không?

Rùa bình thản trả lời :

- Không có bạn ạ, nó không bao giờ nổi sóng đâu.

- Vậy thì đất theo như bạn nói nó không phải là một trong những điều này, vậy thì nó không phải là gì hết rồi chứ còn gì nữa.

- Thôi được rồi, nếu như bạn cứ khăng khăng cho rằng đất liền đó là không phải gì cả thì tôi chẳng biết làm gì hơn để bạn hiểu được. Nhưng nếu như có một người biết nước như thế nào và đất liền như thế nào thì họ sẽ cho rằng bạn là con cá ngu muội, vì bạn cho rằng bất cứ cái gì mà bạn chưa biết là không có hay không là gì cả.

8. Hạnh phúc tối thượng. (Dhp.203)

Jighacchāparamā rogā,

Saṅkhāraparamā dukhā;

Etaṃ ñatvā yathābhūtaṃ,

Nibbānaṃ paramaṃ sukhaṃ.

Ðói ăn, bệnh tối thượng,
Các hành, khổ tối thượng,
Hiểu như thực là vậy,
Níp Bàn, lạc tối thượng.

CHƯƠNG 7: THẾ GIỚI NỘI TÂM

I. BẢN CHẤT CỦA THẾ GIỚI BÊN TRONG.

1. Không thể đạt đến tận cùng của thế gian. (S.I.62)

Này Hiền giả, tại chỗ nào không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi. Ta nói rằng tại chỗ ấy, không có thể bộ hành, biết được hay thấy được sự tận cùng của thế giới. Ta nói như vậy.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Thiên Tử. Phẩm Các Ngoại Đạo. Phần Rohita).

2. Bạn là thế gian. (S.I.62)

Này Hiền giả, nhưng Ta cũng không nói rằng không đạt được sự tận cùng của thế giới thời chấm dứt cuộc khổ đau. Này Hiền giả, chính trong cái thân thể dài một tầm có tưởng, có ý này, Ta tuyên bố thế giới, nguyên nhân của thế giới, sự đoạn diệt thế giới và con đường đưa đến sự đoạn diệt của thế giới.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Thiên Tử. Phẩm Các Ngoại Đạo. Phần Rohita).

3. Sự sinh khởi của thế gian. (S.II.73)

Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về sự tập khởi và sự đoạn diệt của thế giới. Hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ nói.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

Thế Tôn nói như sau:

- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thế giới tập khởi?

Do duyên con mắt và các sắc, nhãn thức khởi lên. Do ba cái tụ họp, nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do duyên ái nên có thủ. Do duyên thủ nên có hữu. Do duyên hữu nên có sanh. Do duyên sanh, nên có già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Ðây là thế giới tập khởi.

Do duyên lỗ tai và các tiếng...

Do duyên lỗ mũi và các hương...

Do duyên lưỡi và các vị...

Do duyên thân và các xúc...

Do duyên ý với các pháp, ý thức khởi lên. Do ba cái tụ họp nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ... Do duyên sanh nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, đây là sự tập khởi của thế giới.

(Tương Ưng Bộ Kinh 2. Tương Ưng Nhân Duyên. Phẩm Gia Chủ - Thứ Năm. Phần Thế Giới)

4. Sự chấm dứt của thế gian. (S.II.73)

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thế giới đoạn diệt?

Do duyên con mắt và các sắc, nhãn thức khởi lên. Do ba cái tụ họp nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt... Ðây là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này. Ðây là thế giới đoạn diệt.

Do duyên lỗ tai và các tiếng...

Do duyên lỗ mũi và các hương...

Do duyên lưỡi và các vị...

Do duyên thân và các xúc...

Do duyên ý và các pháp, ý thức sanh khởi. Do ba cái tụ họp nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt... Ðây là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

Này các Tỷ-kheo, đây là thế giới đoạn diệt.

(Tương Ưng Bộ Kinh 2. Tương Ưng Nhân Duyên. Phẩm Gia Chủ - Thứ Năm. Phần Thế Giới)

5. Thế gian là một khối đau khổ (dukkha). (S.II.10)

Trước khi giác ngộ, Bồ tát đã quan sát thế gian như sau :

"Thật sự thế giới này bị hãm trong khổ não, bị sanh, bị già, bị chết, bị đoạn diệt và bị tái sanh; và từ nơi đau khổ này, không biết sự xuất ly, thoát khỏi già, chết; từ nơi đau khổ này, không biết khi nào được biết đến sự xuất ly già, chết".

(Tương Ưng Bộ Kinh 2. Tương Ưng Nhân Duyên.Phẩm Phật Đà. Phần Mahā Sakya Muni Gotama)

6. Hạnh phúc của thế gian. (A.I.258)

Này các Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát, ta suy nghĩ như sau: "Cái gì là vị ngọt ở đời?...". Rồi này các Tỷ-kheo, về vấn đề ấy, tư tưởng sau đây khởi lên nơi ta: "Do duyên với đời, khởi lên lạc hỷ gì, đây là vị ngọt ở đời. 

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Chánh Giác. Phần Trước Khi Giác Ngộ)

7. Hạnh phúc trong thế gian phát triển sự dính mắc. (A.I.259)

Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt ở đời, thời các loài hữu tình không có tham nhiễm đối với đời. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có vị ngọt ở đời, nên các loài hữu tình có tham nhiễm ở đời. 

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Chánh Giác. Phần Vị Ngọt)

8. Giải thoát khỏi thế gian. (A.I.258)

"Ðiều phục dục tham ở đời, đoạn tận tham dục, đấy là xuất ly ở đời".

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Chánh Giác. Phần Trước Khi Giác Ngộ)

9. Biết được sự giải thoát. (A.I.259)

Này các Tỷ-kheo, nếu không có xuất ly ra khỏi đời, thời các loài hữu tình không có xuất ly đối với đời. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có xuất ly đối với đời, nên các loài hữu tình có xuất ly ra khỏi đời.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Chánh Giác. Phần Vị Ngọt)

10. Thấu hiểu thế gian là đối tượng của tôn giáo. (A.I.259)

Và này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào các loài hữu tình đã như thật giác tri vị ngọt ở đời là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, các loài hữu tình có thể an trú với tâm thoát ly, không có hệ phược, giải thoát, không bị hạn cuộc khỏi thế giới gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Chánh Giác. Phần Vị Ngọt)

11. Hãy quán tưởng các pháp hữu vi. (S.IV.15)

Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về tất cả. Hãy lắng nghe.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tất cả? Mắt và các sắc; tai và các tiếng ; mũi và các hương; lưỡi và các vị ; thân và các xúc; ý và các pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, gọi là tất cả.

Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Sau khi từ bỏ tất cả này, ta sẽ tuyên bố (một) tất cả khác", thời lời nói người ấy chỉ là khoa ngôn. Và bị hỏi, người ấy không thể chứng minh gì. Và hơn nữa, người ấy có thể rơi vào ách nạn. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, như vậy ra ngoài giới vức (avisaya) của người ấy!

(Tương Ưng Bộ Kinh 4. Tương Ưng Sáu Xứ. Phẩm Tất Cả. Phần Tất Cả)

12. Hiểu được pháp hữu vi thì cuộc sống tự tại cao quý. (S.II.283)

Này Thera, thế nào là độc trú được làm viên mãn với các chi tiết? Ở đây, này Thera, cái gì đã qua được đoạn tận; cái gì sắp đến được từ bỏ; đối với những tự ngã, lợi đắc hiện tại, dục tham được khéo nhiếp phục. Như vậy, này Thera, là độc trú được làm viên mãn với các chi tiết.

Sabbābhibhuṃ sabbaviduṃ sumedhaṃ,

Sabbesu dhammesu anūpalittaṃ;

Sabbañjahaṃ taṇhākkhaye vimuttaṃ,

Tamahaṃ naraṃ ekavihārīti brūmi.

Ai chiến thắng tất cả,
Ai hiểu biết tất cả,
Ai là bậc Thiện trí,
Mọi pháp không ô nhiễm.
Ai từ bỏ tất cả,
Ái tận được giải thoát,
Ta nói chính người ấy,
Thật là vị độc trú.

(Tương Ưng Bộ Kinh 2. Tương Ưng Tỳ-Khưu. Phần Tên Trưởng Lão)

13. Mọi vật đang bốc cháy. (S.IV.19)

Thân bị bốc cháy. Các xúc bị bốc cháy. Thân thức bị bốc cháy. Thân xúc bị bốc cháy. Do duyên thân xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.

Ý bị bốc cháy. Các pháp bị bốc cháy. Ý thức bị bốc cháy. Ý xúc bị bốc cháy. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.

(Tương Ưng Bộ Kinh 4. Tương Ưng Sáu Xứ. Phẩm Tất Cả. Phần Bốc Cháy).

14. Mọi vật tồn tại hay không tồn tại? (S.II.76)

Bà-la-môn Jāṇussonī bạch Thế Tôn:

- Thưa Tôn giả Gotama, có phải tất cả đều có?

-Này Bà-la-môn, tất cả đều có, ấy là một cực đoan.

- Thưa Tôn giả Gotama, có phải tất cả đều không có?

- Này Bà-la-môn tất cả đều không có, ấy là cực đoan thứ hai. Này Bà-la-môn, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo trung đạo.

Do duyên vô minh nên có các hành. Do duyên các hành nên có thức. Do duyên thức nên có danh sắc. Do duyên danh sắc nên có sáu xứ. Do duyên sáu xứ nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do duyên ái nên có thủ. Do duyên thủ nên có hữu. Do duyên hữu nên có sanh. Do duyên sanh nên có già, chết, sầu bi khổ ưu não. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

Do sự ly tham, đoạn diệt vô minh ấy một cách hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt, nên thức diệt. Do thức diệt, nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt, nên ái diệt. Do ái diệt, nên thủ diệt. Do thủ diệt, nên hữu diệt. Do hữu diệt, nên sanh diệt. Do sanh diệt, nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu não diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

(Tương Ưng Bộ Kinh 2. Tương Ưng Nhân Duyên. Phẩm Gia Chủ - Thứ Năm. Phần Jāṇussonī)

II. CHÂN LÝ CỦA THẾ GIỚI NỘI TÂM

1. Một quan niệm của thế gian về thế gian. (S.II.109)

Này các Tỷ-kheo, những ai trong quá khứ, là Sa-môn hay Bà-la-môn, thấy những gì ở đời khả ái, hấp dẫn là thường còn, thấy là lạc, thấy là vô bệnh, thấy là an ổn, thấy là tự ngã, những người ấy làm ái tăng trưởng.

Những ai làm ái tăng trưởng, những người ấy làm sanh y tăng trưởng. Những ai làm sanh y tăng trưởng, những người ấy làm đau khổ tăng trưởng. Những ai làm đau khổ tăng trưởng, những người ấy không thể giải thoát sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng họ không thể giải thoát khỏi đau khổ.

Này các Tỷ-kheo, những ai trong tương lai là Sa-môn hay Bà-la-môn thấy những gì ở đời khả ái, hấp dẫn là thường còn, thấy là lạc, thấy là tự ngã, thấy là vô bệnh, thấy là an ổn, những người ấy sẽ làm ái tăng trưởng.

Những ai làm ái tăng trưởng, những người ấy sẽ làm sanh y tăng trưởng. Những ai làm sanh y tăng trưởng, những người ấy sẽ làm đau khổ tăng trưởng. Những ai làm đau khổ tăng trưởng, những người ấy không thể giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói họ không có thể giải thoát khỏi đau khổ.

Này các Tỷ-kheo, những ai trong hiện tại là Sa-môn hay Bà-la-môn thấy những gì ở đời khả ái, hấp dẫn là thường còn, thấy là lạc, thấy là tự ngã, thấy là vô bệnh, thấy là an ổn, những người ấy làm ái tăng trưởng.

Những ai làm ái tăng trưởng, những người ấy làm sanh y tăng trưởng. Những ai làm sanh y tăng trưởng, những người ấy làm đau khổ tăng trưởng. Những ai làm đau khổ tăng trưởng, những người ấy không thể giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng họ không thể giải thoát khỏi đau khổ.

(Tương Ưng Bộ Kinh 2. Tương Ưng Nhân Duyên. Đại Phẩm - Thứ Bảy. Phần Xúc Chạm, Biết Rõ)

2. Cảm thọ và bất toại nguyện. (S.II.53)

Này Sāriputta, nếu Ông được hỏi: "Làm sao, này Hiền giả Sāriputta, Hiền giả biết như thế nào, Hiền giả thấy như thế nào, cảm thọ diệu lạc ấy không tồn tại?" Ðược hỏi vậy, này Sāriputta, Ông trả lời như thế nào?

- Bạch Thế Tôn, nếu con được hỏi: "Này Hiền giả Sāriputta, Hiền giả biết như thế nào, Hiền giả thấy như thế nào, cảm thọ diệu lạc không tồn tại?" Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con trả lời như sau:

"Này Hiền giả, có ba cảm thọ này. Thế nào là ba? Lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ. Này Hiền giả, ba cảm thọ này vô thường, khi biết được cái gì vô thường là khổ, thời cảm thọ diệu lạc ấy không tồn tại".

Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con trả lời như vậy.

- Lành thay, lành thay, này Sāriputta! Pháp môn (phương tiện) này, này Sāriputta, có thể trả lời tóm tắt như sau: Cái gì được cảm thọ, cái ấy nằm trong đau khổ.

(Tương Ưng Bộ Kinh 2. Tương Ưng Nhân Duyên. Phẩm Kalāra - Vị Sát Đế Lỵ. Phần Kalāra)

Như vậy, đây là một chứng cứ về thế giới nội tâm theo Phật giáo chủ trương về phương diện đạo đức, ví dụ như những vấn đề đau khổ của kiếp sinh tồn.

3. Pháp duyên khởi (paṭiccasamuppāda). (S.II.2)

Tiến trình tâm làm duyên cho tiến trình của cuộc sống được trở thành trong vòng luân hồi. Khi có sự sinh ra thì có sự chết. Cho đến bao giờ nghiệp lực còn tồn tại trong vòng luân hồi sanh tử (saṃsāra) thì chúng vẫn còn tồn tại, đưa đến kết quả đau khổ.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là lý Duyên khởi? Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên sanh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

1. Avijjā – Vô minh.

Vô minh bắt rễ từ các lậu hoặc là nguyên nhân chính.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là vô minh? Này các Tỷ-kheo, không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con đường đưa đến Khổ diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh.

2. Saṅkhāra – Hành.

Tùy thuộc vào vô minh, sinh khởi tâm tạo tác thiện hay ác.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hành? Này các Tỷ-kheo, có ba hành này: thân hành, khẩu hành, ý hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hành.

3. Viññāṇa – Thức.

Tùy thuộc vào tâm tạo tác, sinh khởi tâm hộ kiếp nối liền kiếp quá khứ với kiếp kế tiếp.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức? Này các Tỷ-kheo, có sáu thức thân này: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức.

4. Nāmarūpa – Danh sắc.

Tùy thuộc tâm hộ kiếp sanh khởi danh và sắc kèm với sáu xứ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là danh sắc? Thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý; đây gọi là danh. Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo ra; đây gọi là sắc. Như vậy, đây là danh, đây là sắc. Ðây gọi là danh sắc.

5. Saḷāyatana – Sáu xứ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sáu xứ? Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sáu xứ.

6. Phassa – Xúc.

Bởi vì có sáu xứ nên có xúc.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là xúc? Này các Tỷ-kheo, có sáu xúc này: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là xúc.

7. Vedanā – Thọ.

Vì có xúc nên đưa đến thọ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thọ? Này các Tỷ-kheo, có sáu thọ này: thọ do nhãn xúc sanh; thọ do nhĩ xúc sanh; thọ do tỷ xúc sanh; thọ do thiệt xúc sanh; thọ do thân xúc sanh; thọ do ý xúc sanh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thọ.

8. Taṇhā – Ái.

Tùy thuộc vào cảm thọ nên sanh ra ra tham ái.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ái? Này các Tỷ-kheo, có sáu ái này: sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái. Này các Tỷ- kheo, đây gọi là ái.

9. Upādāna – thủ.

Vì có tham ái nên sanh ra chấp thủ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thủ? Này các Tỷ-kheo, có bốn thủ này: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ. Này các Tỷ- kheo, đây gọi là thủ.

10. Bhava – Hữu.

Vì có chấp thủ nên sanh ra nghiệp hữu và để làm duyên cho sự sanh.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu? Này các Tỷ-kheo, có ba hữu này: Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu.

11. Jāti – Sanh.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sanh? Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác bị sanh, xuất sanh, giáng sanh, đản sanh, sự xuất hiện các uẩn, sự thành tựu các xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sanh.

12. Jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanas-supādāyāsā – Già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.

Do vì có sanh nên đưa đến già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là già, chết? Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị già, yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ tàn lụi, các căn chín muồi. Ðây gọi là già. Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, sự từ bỏ, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn hư hoại, thân thể vứt bỏ. Ðây gọi là chết. Như vậy, đây là già, đây là chết. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là già, chết.

(Tương Ưng Bộ Kinh 2. Tương Ưng Nhân Duyên. Phẩm Phật Đà. Phần Phân Biệt)

4. Quán tưởng duyên khởi là quán tưởng Pháp. (M.I.191)

Vuttaṃ kho panetaṃ bhagavatā – ‘‘yo paṭiccasamuppādaṃ passati so dhammaṃ passati; yo dhammaṃ passati so paṭiccasamuppādaṃ passatī’’ti

Thế Tôn đã nói như sau: "Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy được pháp; ai thấy được pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi".

(Trung Bộ Kinh 1. Đại Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi)

5. Cội nguồn của cuộc sống không thể nghĩ tưởng. (S.II.180)

Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo, khởi điểm không thể nêu rõ đối với sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc.

(Tương Ưng Bộ Kinh 2. Tương Ưng Vô Thỉ. Phẩm Thứ Nhất. Phần Sữa)

6. Làm thế nào để đạt đến sự chấm dứt của thế gian? (S.II.36)

Gamanena na pattabbo,

Lokassanto kudācanaṃ;

Na ca appatvā lokantaṃ,

Dukkhā atthi pamocanaṃ.

Bộ hành không bao giờ
Ðạt được thế giới tận,
Không đạt thế giới tận,
Không thể thoát khỏi khổ.

Tasmā have lokavidū sumedho,

Lokantagū vusitabrahmacariyo;

Lokassa antaṃ samitāvi ñatvā,

Nāsīsati lokamimaṃ parañca.

Do vậy, bậc Hiền thiện,
Thế gian giải, Thiện tuệ,
Ðạt đến thế giới tận,
Phạm hạnh được viên thành.
Với tâm tư định tĩnh,
Biết được thế giới tận,
Không ước vọng đời này,
Không ước vọng đời sau.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Thiên Tử. Phẩm Các Ngoại Đạo. Phần Rohita).

7. Cuộc sống nội tâm được an lạc. (Sn.182)

Saddhīdha vittaṃ purisassa seṭṭhaṃ,

Dhammo suciṇṇo sukhamāvahāti;

Saccaṃ have sādutaraṃ rasānaṃ,

Paññājīviṃ jīvitamāhu seṭṭhaṃ

Ở đời này, lòng tin,
Tối thắng cho con người,
Cái gì khéo thực hành,
Ðem lại chơn an lạc?
Chánh pháp khéo thực hiện,
Ðem lại chơn an lạc,
Sự thật trong các vị,
Là vị ngọt tối thượng,
Nếp sống với trí tuệ,
Là nếp sống tối thắng
.

8. Cuộc đời thật mau lẹ. (S.II.266)

Ví như, này các Tỷ-kheo, bốn người bắn cung dõng mãnh, lão luyện, thuần tay, thiện xảo về cung thuật, đứng tại bốn phương.

Rồi một người đến và nói rằng: "Ta sẽ nắm bắt và đem lại những mũi tên được bắn đi bốn phương, trước khi chúng rơi xuống đất, do bốn người bắn cung này bắn đi, những người dõng mãnh, lão luyện, thuần tay, thiện xảo về cung thuật".

- Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Như vậy có vừa đủ chăng để gọi người nhanh nhẹn ấy đầy đủ với sự nhanh nhẹn tối thượng?

- Bạch Thế Tôn, nếu chỉ từ một người bắn cung dõng mãnh, lão luyện, thuần tay, thiện xảo về cung thuật, có thể nắm bắt và đem lại một mũi tên được bắn đi, như vậy là vừa đủ để gọi người nhanh nhẹn ấy, đầy đủ với sự nhanh nhẹn tối thượng. Còn nói gì từ bốn người bắn tên, dõng mãnh, lão luyện, thuần tay, thiện xảo về cung thuật!

- Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự nhanh nhẹn của người ấy. Và như vậy là sự nhanh nhẹn của mặt trăng, mặt trời, còn nhanh hơn sự nhanh nhẹn trước. Và như vậy, này các Tỷ-kheo là sự nhanh nhẹn của người ấy, và như vậy là sự nhanh nhẹn của mặt trăng, mặt trời, và như vậy là sự nhanh nhẹn của các chư Thiên chạy trước mặt trăng, mặt trời. Còn nhanh nhẹn hơn là sự biến diệt của thọ hành (thọ mạng của các sự vật).

Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như sau: "Chúng tôi sẽ sống không phóng dật".

Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

(Tương Ưng Bộ Kinh 2. Tương Ưng Thí Dụ. Phần Người Bắn Cung)

9. Bốn loại mây và bốn hạng người. (A.II.100)

Này các Tỷ-kheo, có bốn loại mây mưa này. Thế nào là bốn? Có sấm, không có mưa; có mưa, không có sấm; không có sấm, cũng không có mưa; có sấm và có mưa. Này các Tỷ-kheo, có bốn loại mây mưa này.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người được ví dụ với các loại mây mưa này, có mặt hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn? Hạng người có sấm, không có mưa; hạng người có mưa, không có sấm; hạng người không có sấm, không có mưa; hạng người có sấm và có mưa.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người có sấm, không có mưa?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người có nói, không có làm. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người có sấm không có mưa. Ví như, này các Tỷ-kheo, loại mây có sấm, không có mưa ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng hạng người này giống như ví dụ ấy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người có mưa, không có sấm?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người có làm, không có nói. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người có mưa, không có sấm. Ví như, này các Tỷ-kheo, loại mây chỉ có mưa, không có sấm ấy, Ta nói rằng, này các Tỷ-kheo, hạng người này giống như ví dụ ấy.

Và này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người không có sấm, cũng không có mưa?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không có nói, không có làm. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người không có sấm, không có mưa. Ví như, này các Tỷ-kheo, loại mây không có sấm, không có mưa ấy, Ta nói rằng, này các Tỷ-kheo, hạng người này giống như ví dụ ấy.

Và này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người có sấm và có mưa?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người có nói và có làm. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người có sấm và có mưa. Ví như, này các Tỷ-kheo, loại mây có sấm và có mưa ấy, Ta nói rằng, này các Tỷ-kheo, hạng người này giống như ví dụ ấy.

Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người giống như các loại mây này có mặt, hiện hữu ở đời.

(Tăng Chi Bộ Kinh 2. Chương Bốn Pháp. Phẩm Mây Mưa. Phần Mây Mưa 1)

CHƯƠNG 8: THẾ GIỚI QUANH BẠN

I. TÀI SẢN VÀ HẠNH PHÚC.

1. Hạnh phúc của người được làm chủ. (A.II.68)

Một người tại gia có được tài sản bằng sự nỗ lực chuyên cần, bằng sức mạnh của đôi tay và mồ hôi, có được tài sản một cách hợp pháp và công bằng. khi anh ta nghĩ đến điều này thì anh ta thấy hạnh phúc và mãn nguyện.

Ở đây, này Gia chủ, tài sản của người thiện nam tử, thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, tích lũy được do sức mạnh cánh tay, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thâu hoạch đúng pháp. Vị ấy suy nghĩ: "Ta có tài sản, thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, tích lũy được do sức mạnh cánh tay... thâu hoạch đúng pháp." Nghĩ vậy, vị ấy được lạc, được hỷ. Này Gia chủ, đây gọi là lạc sở hữu.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Bốn Pháp. Phẩm Nghiệp Công Đức. Phần Không Nợ)

2. Hạnh phúc có được tài sản. (A.II.68)

Một người tại gia có được tài sản hợp pháp và công bằng, rồi với tài sản đó anh ta làm nhiều thiện sự và hưởng thụ lạc thú của thế gian một cách đúng đắn. khi anh ta nghĩ đến điều này thì anh ta thấy được hạnh phúc và toại nguyện.

Ở đây, này Gia chủ, thiện nam tử thọ hưởng những tài sản thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, tích lũy được... thâu hoạch đúng pháp và làm các việc phước đức. Vị ấy nghĩ rằng: "Ta thọ hưởng những tài sản thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn... thâu hoạch đúng pháp và ta làm các phước đức." Nghĩ vậy vị ấy được lạc, được hỷ. Này Gia chủ, đây gọi là lạc tài sản.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Bốn Pháp. Phẩm Nghiệp Công Đức. Phần Không Nợ)

3. Hạnh phúc vì không mắc nợ. (A.II.68)

Một người tại gia không vướng phải nợ nần với ai cả, dù lớn hay nhỏ thi khi anh ta nghĩ đến điều này sẽ làm cho anh ta thấy được hạnh phúc và vừa lòng.

Ở đây, này Gia chủ, vị thiện gia nam tử không có mắc nợ ai một điều gì, ít hay nhiều. Vị ấy nghĩ rằng: "Ta không có mắc nợ ai một điều gì, ít hay nhiều." Nghĩ vậy, vị ấy được lạc, được hỷ. Này Gia chủ, đây gọi là lạc không mắc nợ.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Bốn Pháp. Phẩm Nghiệp Công Đức. Phần Không Nợ)

4. Hạnh phúc vì không bị chê bai. (A.II.68)

Một người tín đồ thuần thành đạt được nhiều phước báu bởi những hành động không chê trách được qua thân, khẩu, ý thì khi người ấy nghĩ đến điều này, người ấy được an lạc, vững niềm tin ở đời này và đời sau.

Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử thành tựu thân hành không phạm tội, thành tựu khẩu hành không phạm tội, thành tựu ý hành không phạm tội. Vị ấy nghĩ rằng: "Ta thành tựu thân hành không phạm tội, khẩu hành không phạm tội, ý hành không phạm tội". Nghĩ vậy, vị ấy được lạc, được hỷ. Này Gia chủ, đây gọi là lạc không phạm tội.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Bốn Pháp. Phẩm Nghiệp Công Đức. Phần Không Nợ)

5. Bốn loại tài sản mà con người tích lũy. (Kh.18)

¯ Angasama nidhāna.

Những sở hữu có tính chất thực dụng cho cuộc sống như vàng, tiền, đồ trang sức có giá trị và những thứ nhu yếu phẩm khác.

¯ Jangama nidhāna.

Những sở hữu có thể mang đi được để sử dụng khi phải xa nhà như gia súc và những gia cầm khác.

¯ Thāvara nidhāna.

Những bất động sản như đất đai, ruộng vườn, nhà ở.

¯ Anugāmika nidhāna.

Những thiện nghiệp được tích lũy theo sát chúng ta như bóng với hình trong đời này đến đời sau, như vật thừa tự để hỗ trợ chúng ta.

6. Bốn hạng người – cách họ chú ý làm bổn phận của họ. (A.II.94)

Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người (attahitāya paṭipanno no parahitāya).

Hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình (parahitāya paṭipanno no attahitāya).

Hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người (nevattahitāya paṭipanno no parahitāya).

Hạng người hướng đến lợi mình và lợi người (attahitāya ceva paṭipanno parahitāya ca).

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Bốn Pháp. Phẩm Asura. Phần Lợi Mình 1)

7. Bốn ước vọng khó thành. (A.II.65)

Có bốn pháp này, này Gia chủ, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời. Thế nào là bốn?

"Mong rằng tài sản khởi lên cho ta đúng pháp". Ðây là pháp thứ nhất, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời.

"Tài sản đã được đúng pháp, mong rằng tiếng tốt được đồn về ta, cùng với bà con, và các bậc Thầy". Ðây là pháp thứ hai, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời.

"Tài sản đã được đúng pháp, tiếng tốt đã được đồn về ta, cùng với bà con, và các bậc Thầy, mong rằng ta sống lâu, hộ trì thọ mạng kéo dài". Ðây là pháp thứ ba, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời.

"Tài sản đã được đúng pháp, tiếng tốt đã được đồn về ta, cùng với bà con, và các bậc Thầy, sau khi được sống lâu, hộ trì thọ mạng kéo dài, mong rằng khi thân hoại mạng chung, ta sanh lên cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này". Ðây là pháp thứ tư, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Bốn Pháp. Phẩm Nghiệp Công Đức. Phần Bốn Nghiệp Công Đức)

8. Bốn điều đưa đến sự thành tựu ước nguyện. (A.II.66)

Này Gia chủ, đối với bốn pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời này, có bốn pháp đưa đến chứng được những pháp ấy. Thế nào là bốn?

Ðầy đủ lòng tin, đầy đủ giới, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ.

Và này Gia chủ, thế nào là đầy đủ lòng tin? Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử có lòng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: Vị này là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Này Gia chủ, đây gọi là đầy đủ lòng tin.

Và này Gia chủ, thế nào là đầy đủ giới? Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử từ bỏ sát sanh... từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Này Gia chủ, đây gọi là đầy đủ giới.

Và này Gia chủ, thế nào là đầy đủ bố thí? Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử sống ở gia đình, tâm không bị cấu uế xan tham chi phối, bố thí rộng rãi, với bàn tay rộng mở, ưa thích từ bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, vui thích san sẻ vật bố thí. Này Gia chủ, đây gọi là đầy đủ bố thí.

Và này Gia chủ, thế nào là đầy đủ trí tuệ? Này Gia chủ, sống với tâm bị dục tham chinh phục, làm việc không nên làm, không làm việc nên làm. Do làm việc không nên làm, không làm việc nên làm, vị ấy rời khỏi danh tiếng và an lạc. Này Gia chủ, sống với tâm vị sân hận chinh phục... sống với tâm bị hôn trầm thụy miên chinh phục... sống với tâm bị trạo hối chinh phục... sống với tâm bị nghi chinh phục, làm việc không nên làm, không làm việc nên làm; do làm việc không nên làm, không làm việc nên làm, vị ấy rời khỏi danh tiếng và an lạc.

Này Gia chủ, Thánh đệ tử ấy, sau khi biết được dục tham là uế nhiễm của tâm, từ bỏ dục tham, uế nhiễm của tâm; sau khi biết được sân hận là uế nhiễm của tâm, từ bỏ sân hận, uế nhiễm của tâm; sau khi biết được hôn trầm thụy miên là uế nhiễm của tâm, từ bỏ hôn trầm thụy miên, uế nhiễm của tâm; sau khi biết được trạo hối là uế nhiễm của tâm, từ bỏ trạo hối, uế nhiễm của tâm; sau khi biết được nghi là uế nhiễm của tâm, từ bỏ nghi, uế nhiễm của tâm; này Gia chủ, đây gọi là vị Thánh đệ tử có đại trí tuệ, có trí tuệ rộng lớn, bước vào giới vức minh kiến, đầy đủ trí tuệ. Ðây gọi là đầy đủ trí tuệ.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Bốn Pháp. Phẩm Nghiệp Công Đức. Phần Bốn Nghiệp Công Đức)

9. Bốn điều phải làm đưa đến hạnh phúc. (A.IV.280)

  • Uṭṭhānasampadā – Ðầy đủ sự tháo vát.

Khéo léo và thuần thục trong nghề nghiệp, năng nỗ và chánh đáng trong việc nuôi mạng sống.

Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử làm nghề gì để sống, hoặc nghề nông, hoặc đi buôn, hoặc nuôi bò, hoặc làm người bắn cung, hoặc làm việc cho vua, hoặc bất cứ nghề gì, trong các nghề ấy, người ấy thiện xảo, không biết mệt, biết suy tư hiểu phương tiện vừa đủ để tự làm và điều khiển người khác làm; này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ sự tháo vát.

  • Ārakkhasampadā – đầy đủ phòng hộ.

Biết gìn giữ tài sản kiếm được khỏi bị trộm cắp và thiên tai.

Ở đây, này Byagghapajja, những tài sản của thiện nam tử do tháo vát tinh tấn thâu hoạch được, do sức mạnh bàn tay cất chứa được, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thâu hoạch được đúng pháp, vị ấy giữ gìn chúng, phòng hộ và bảo vệ: "Làm thế nào các tài sản này của ta không bị vua mang đi, không bị trộm cướp mang đi, không bị lửa đốt, không bị nước cuốn trôi, không bị các người con thừa tự không khả ái cướp đoạt". Này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ sự phòng hộ. 

  • Kalyāṇamittatā – làm bạn với thiện.

Nên kết giao với những bạn bè đáng tin cậy.

Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử sống tại làng hay tại thị trấn. Tại đấy có gia chủ hay con người gia chủ, những trẻ được nuôi lớn trong giới đức, hay những người lớn tuổi được lớn lên trong giới đức, đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ, vị ấy làm quen, nói chuyện, thảo luận. Với những người đầy đủ lòng tin, vị ấy học tập với đầy đủ lòng tin. Với những người đầy đủ giới đức, vị ấy học tập với đầy đủ giới đức. Với những người đầy đủ bố thí, vị ấy học tập với đầy đủ bố thí. Với những người đầy đủ trí tuệ, vị ấy học tập với đầy đủ trí tuệ. Này Byagghapajja, đây gọi là làm bạn với thiện.

  • Samajīvikatā – sống thăng bằng điều hòa.

Phải biết tiêu xài hợp lý trong cuộc sống theo khả năng của mình.

Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử sau khi biết tài sản nhập, và sau khi biết tài sản xuất, sinh sống một cách điều hòa, không quá phung phí, không quá bỏn xẻn. Vị ấy suy nghĩ: "Ðây là tiền nhập của ta, sau khi trừ đi tiền xuất, còn lại như vậy; không phải đây là tiền xuất của ta, sau khi trừ đi tiền nhập, còn lại như vậy". Ví như, này Byagghapajja, người cầm cân hay đệ tử người cầm cân, sau khi cầm cân biết rằng: "Với chừng ấy, cân nặng xuống, hay với chừng ấy, cân bổng lên". Cũng vậy, này Byagghapajja, thiện nam tử sau khi biết tài sản nhập, và sau khi biết tài sản xuất, sinh sống một cách điều hòa, không quá phung phí, không quá bỏn xẻn. Vị ấy suy nghĩ: "Ðây là tiền nhập của ta, sau khi trừ đi tiền xuất, còn lại như vậy; không phải đây là tiền xuất của ta, sau khi trừ đi tiền nhập, còn lại như vậy". Này Byagghapajja, nếu thiện nam tử này tiền nhập vào ít, nhưng sống nếp sống rộng rãi, hoang phí, thời người ta nói về người ấy như sau: "Người thiện nam tử này ăn tài sản của vị ấy như ăn trái cây sung". Này Byagghapajja, nếu người thiện nam tử này có tiền nhập lớn, nhưng sống nếp sống cơ cực, thời người ta sẽ nói về vị ấy như sau: "Người thiện nam tử này sẽ chết như người chết đói". Khi nào, này Byagghapajja, thiện nam tử này, sau khi biết tài sản nhập, và sau khi biết tài sản xuất, sống nếp sống thăng bằng đìều hoà, không quá phung phí, không quá bỏn xẻn. Vị ấy suy nghĩ: "Ðây là tiền nhập của ta, sau khi trừ đi tiền xuất, còn lại như vậy; không phải đây là tiền xuất của ta, sau khi trừ đi tiền nhập, còn lại như vậy". Này Byagghapajja, đây gọi là nếp sống thăng bằng điều hòa.

(Tăng Chi Bộ Kinh 4. Chương Tám Pháp. Phẩm Gotamī. Phần Dīghajāṇu, Người Koliya)

10. Chẳng có gì để cho bạn cho là của riêng bạn. (S.III.33)

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, sắc không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Thọ không phải của các Ông... Tưởng không phải của các Ông. Các hành không phải của các Ông... Thức không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

(Tương Ưng Bộ Kinh 3. Tương Ưng Uẩn. Phẩm Không Phải Của Các Ông. Phần Không Phải Của Các Ông)

11. Bốn hạng người – cách thức họ uốn nắn cuộc sống của họ. (S.I.93)

  • Hạng người sống trong bóng tối và hướng đến bóng tối (tamotamaparāyano).

Họ có cuộc sống đầy đau khổ và họ tiếp tục tạo thêm tội ác.

Ở đây, thưa Ðại vương, có một số người sanh trong gia đình hạ tiện, gia đình kẻ chiên-đà-la hay gia đình người đan rổ, hay gia đình người làm bẫy sập, hay gia đình người làm xe, hay gia đình người đổ rác nghèo đói, ăn uống thiếu thốn, sanh kế khó khăn, khó kiếm đồ ăn mặc, và người ấy xấu xí khó nhìn, còm lưng, nhiều bệnh, mù lòa, quẹo tay, bại chân, hay nửa thân tê liệt. Người ấy không nhận được đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, không nhận được chỗ nằm, chỗ ở, đèn đuốc. Người ấy thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Do thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Thưa Ðại vương, ví như một người đi từ tối tăm này đến tối tăm khác, hay đi từ hắc ám này đến hắc ám khác, hay từ vết máu đỏ này đến vết máu đỏ khác. Thưa Ðại vương, Ta nói người ấy với ví dụ như vậy. Thưa Ðại vương, như vậy là người sống trong bóng tối, hướng đến bóng tối.

  • Hạng người sống trong bóng tối và hướng đến ánh sáng (tamojotiparāyano).

Bởi nhờ sự hiểu biết rằng họ đang chịu sự đau khổ trong đời này là do nơi ác nghiệp ở đời trước nên họ cố gắng tu tập những phẩm hạnh cao quý trong đời  này và…

Ở đây, thưa Ðại vương, có một số người sanh trong gia đình hạ tiện, gia đình kẻ chiên-đà-la, hay gia đình người đan rổ, hay gia đình người làm bẫy sập, hay gia đình người làm xe, hay gia đình người đổ rác, nghèo đói, ăn uống thiếu thốn, sanh kế khó khăn, khó kiếm đồ ăn mặc. Và người ấy xấu xí, khó nhìn, còm lưng, nhiều bệnh, mù lòa, quẹo tay, bại chân hay nửa thân tê liệt. Người ấy không nhận được đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, không nhận được chỗ nằm, chỗ ở, đèn đuốc. Người ấy thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện. Do thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện, sau khi thân hoại mạng chung người ấy được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Thưa Ðại vương, ví như một người từ đất leo lên kiệu, hay từ kiệu leo lên lưng ngựa, hay từ lưng ngựa leo lên thân voi, hay từ thân voi leo lên lầu. Thưa Ðại vương, Ta nói người ấy với ví dụ như vậy. Thưa Ðại vương, như vậy là người sống trong bóng tối hướng đến ánh sáng.

  • Hạng người sống trong ánh sáng và hướng đến bóng tối (jotitamaparāyano).

Họ đang vui hưởng cuộc sống tốt đẹp của họ có được do nhờ thiện nghiệp kiếp trước, giờ đây họ lại tạo ra ác nghiệp.

Ở đây, thưa Ðại vương, có số người sanh ra trong gia đình cao quý, trong gia đình Sát-đế-lỵ đại phú, hay trong gia đình Bà-la-môn đại phú, hay trong gia đình gia chủ đại phú, phú hào có tiền của lớn, có tài sản lớn, có nhiều vàng và bạc, có nhiều tài sản vật dụng, nhiều tiền của, ngũ cốc. Người ấy đẹp trai, dễ nhìn, dễ thương, với màu da tuyệt đẹp, mỹ miều. Người ấy lại nhận được đồ ăn, đồ uống, áo mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, chỗ nằm, chỗ trú, đèn đuốc. Người ấy, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Do thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ví như, thưa Ðại vương, một người từ lầu leo xuống thân voi, hay từ thân voi leo xuống lưng ngựa, hay từ lưng ngựa leo xuống chiếc kiệu, hay từ chiếc kiệu leo xuống đất, hay từ đất leo xuống lòng đất tối tăm. Thưa Ðại vương, Ta nói người ấy với ví dụ như vậy. Thưa Ðại vương, như vậy là người sống trong ánh sáng hướng đến bóng tối.

  • Hạng người sống trong ánh sáng và hướng đến ánh sáng (jotijotiparāyano).

 Trong lúc thọ hưởng cuộc sống hạnh phúc ở đời này, họ lại tiếp thục tạo thêm nhiều thiện pháp hơn nữa để có được hạnh phúc hơn nữa trong kiếp vị lai của họ.

Ở đây, thưa Ðại vương, có người sanh ra trong gia đình cao quý, trong gia đình Sát-đế-lỵ đại phú, hay trong gia đình Bà-la-môn đại phú, hay trong gia đình gia chủ đại phú, phú hào, có tiền của lớn, có tài sản lớn, có nhiều vàng và bạc, có nhiều tài sản vật dụng, có nhiều tiền của, ngũ cốc. Và người ấy đẹp trai, dễ nhìn, dễ thương, với màu da tuyệt đẹp, mỹ miều. Người ấy lại nhận được đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, chỗ nằm, chỗ trú, đèn đuốc. Người ấy thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện. Do thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện, người ấy khi thân hoại mạng chung được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Ví như, thưa Ðại vương, một người từ chiếc kiệu này bước qua chiếc kiệu khác, hay từ lưng ngựa này bước qua lưng ngựa khác, hay từ thân voi này bước qua thân voi khác, hay từ lầu này bước qua lầu khác. Thưa Ðại vương, Ta nói người ấy với ví dụ như vậy. Thưa Ðại vương, như vậy là người sống trong ánh sáng, hướng đến ánh sáng.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Kosala. Phẩm Thứ Ba. Phần Người)

12. Sử dụng thích hợp tài sản khó kiếm được. (A.61)

  • Một người biết lo liệu để làm cho anh ta được hạnh phúc, vui vẻ, hòa đồng với cha mẹ, vợ con, tôi tớ và công nhân cùng với bạn bè.
  • Anh ta bảo vệ tài sản khỏi bị thiệt hại trong mọi trường hợp không may mắn.
  • Anh ta hoàn thành trách nhiệm của mình đối với quyến thuộc, khách khứa, những người quá cố (peta), với chánh quyền và với chư thiên (deva).
  • Anh ta thường xuyên hộ độ các vị sa môn và Bà-la-môn nhằm làm trong sạch nội tâm và được an lạc.

13. Sự nguy hại của các chất say. (D.III.182)

Này Gia chủ tử, đam mê các loại rượu có sáu nguy hiểm: Tài sản hiện tại bị tổn thất, đấu tranh tăng trưởng, bệnh tật dễ xâm nhập, thương tổn danh dự, để lộ âm tàng, và thứ sáu là trí lực tổn hại. Này Gia chủ tử, đam mê các loại rượu có sau nguy hiểm như vậy.

(Kinh Trường Bộ 2. Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt)

14. Những nguyên nhân làm tiêu hao tài sản. (D.III.182)

Này Gia chủ tử, đam mê các loại rượu là nguyên nhân phung phí tài sản. Du hành đường phố phi thời là nguyên nhân phung phí tài sản. La cà đình đám hí viện là nguyên nhân phung phí tài sản. Ðam mê cờ bạc là nguyên nhân phung phí tài sản. Giao du ác hữu là nguyên nhân phung phí tài sản. Quen thói lười biếng là nguyên nhân phung phí tài sản.

(Kinh Trường Bộ 2. Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt)

15. Phân chia tài sản trong việc chi xài. (D.III.188)

Một người trí phải biết chia tài sản mình kiếm được trong việc chi dùng thành bốn phần :

Catudhā vibhaje bhoge,

Sa ve mittāni ganthati.

Ekena bhoge bhuñjeyya,

Dvīhi kammaṃ payojaye;

Catutthañca nidhāpeyya,

Āpadāsu bhavissati.

Tài sản cần chia bốn
Ðể kết hợp bạn bè:
Một phần mình an hưởng,
Hai phần dành công việc,
Phần tư, phần để dành,
Phòng khó khăn hoạn nạn.

(Kinh Trường Bộ 2. Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt)

II. PHỤC VỤ CHO NGƯỜI KHÁC.

1.  Bạn có liên quan đến thế gian qua sáu hướng (những phương hướng bình thường của thế gian của bạn). (D.III.192-193)

Này Gia chủ tử, vị Thánh đệ tử hộ trì sáu phương như thế nào? Này Gia chủ tử, sáu phương này cần được hiểu như sau: Phương Ðông cần được hiểu là cha mẹ. Phương Nam cần được hiểu là sư trưởng. Phương Tây cần được hiểu là vợ con. Phương Bắc cần được hiểu là bạn bè. Phương Dưới cần được hiểu là tôi tớ, lao công. Phương Trên cần được hiểu là Sa-môn, Bà-la-môn.

(Kinh Trường Bộ 2. Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt)

Cách thức liên hệ của mỗi cá nhân đối với xã hội đóng vai trò giúp đỡ con người biết cách tổ chức cuộc sống của mỗi người để duy trì mối liên hệ tốt đẹp nhất đối với xã hội. Thật ra thì mỗi người có mười hai mối liên hệ đối với xã hội, bởi vì sự liên hệ của mỗi cá nhân đối với xã hội luôn luôn là một mối tương quan.

2. Những bổn phận thật sự của cha mẹ là gì? (A.I.61)

Có hai hạng người, này các Tỷ-kheo, ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỷ-kheo, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm, cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dầu tại đấy, mẹ cha có vãi tiểu tiện đại tiện, như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Hơn nữa, này các Tỷ-kheo, nếu có an trí cha mẹ vào quốc độ với tối thượng uy lực, trên quả đất lớn với bảy báu này, như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này. Nhưng này các Tỷ-kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn an trú các vị ấy vào lòng tin; đối với mẹ cha theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới; đối với mẹ cha xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào bố thí; đối với mẹ cha theo ác trí tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Hai Pháp. Phẩm Tâm Thằng Bằng. Phần Đất)

3. Bổn phận con đối với cha mẹ. (D.III.189)

Này Gia chủ tử, có năm trường hợp, người con phải phụng dưỡng cha mẹ như phương Ðông:

Ðược nuôi dưỡng, tôi sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ (bhato ne bharissāmi).

Tôi sẽ làm bổn phận đối với cha mẹ (kiccaṃ nesaṃ karissāmi).

Tôi sẽ gìn giữ gia đình và truyền thống (kulavaṃsaṃ ṭhapessāmi).

Tôi bảo vệ tài sản thừa tự (dāyajjaṃ paṭipajjāmi).

Tôi sẽ làm tang lễ khi cha mẹ qua đời (atha vā pana petānaṃ kālaṅkatānaṃ dakkhiṇaṃ anuppadassāmīti). 

(Kinh Trường Bộ 2. Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt)

4. Bổn phận của học trò đối với thầy. (D.III.189)

Này Gia chủ tử, có năm cách, đệ tử phụng dưỡng các bậc sư trưởng như phương Nam:

Ðứng dậy để chào (uṭṭhānena).

Hầu hạ thầy (upaṭṭhānena).

Hăng hái học tập (sussusāya).

Tự phục vụ thầy (pāricariyāya).

Chú tâm học hỏi nghề nghiệp (sakkaccaṃ sippapaṭiggahaṇena.

(Kinh Trường Bộ 2. Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt)

5. Bổn phận của vợ đối với chồng. (D.III.190)

Này Gia chủ tử, được chồng đối xử như phương Tây theo năm cách như vậy, người vợ có lòng thương tưởng chồng theo năm cách:

Thi hành tốt đẹp bổn phận của mình (susaṃvihitakammantā ca hoti).

Khéo tiếp đón bà con (saṅgahitaparijanā ca).

Trung thành với chồng (anaticārinī ca).

Khéo gìn giữ tài sản của chồng (sambhatañca anurakkhati).

Khéo léo và nhanh nhẹn làm mọi công việc (dakkhā ca hoti analasā sabbakiccesu).

(Kinh Trường Bộ 2. Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt)

6. Bổn phận của chồng đối với vợ (D.III.190)

Này Gia chủ tử, có năm cách, người chồng phải đối xử với vợ như phương Tây:

Kính trọng vợ (sammānanāya).

Không bất kính đối với vợ (anavamānanāya).

Trung thành với vợ (anaticariyāya).

Giao quyền hành cho vợ (issariyavossaggena).

Sắm đồ nữ trang với vợ (alaṅkārānuppadānena). 

(Kinh Trường Bộ 2. Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt)

7. Bổn phận cha mẹ đối với con. (D.III.189)

Này Gia chủ tử, được con phụng dưỡng như phương Ðông, theo năm cách như vậy, cha mẹ có lòng thương tưởng đến con theo năm cách:

Ngăn chận con làm điều ác (pāpā nivārenti).

Khuyến khích con làm điều thiện (kalyāṇe nivesenti).

Dạy con nghề nghiệp (sippaṃ sikkhāpenti).

Cưới vợ xứng đáng cho con (patirūpena dārena saṃyojenti).

Đúng thời trao của thừa tự cho con (samaye dāyajjaṃ niyyādenti).

(Kinh Trường Bộ 2. Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt)

8. Bổn phận đối với bạn bè, thân hữu. (D.III.190)

Này Gia chủ tử, có năm cách vị thiện nam tử đối xử với bạn bè như phương Bắc:

Bố thí (dānena).

Ái ngữ (peyyavajjena).

Lợi hành (atthacariyāya).

Đồng sự (samānattatāya).

Không lường gạt (avisaṃvādanatāya).

(Kinh Trường Bộ 2. Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt)

9. Bổn phận của chủ đối với người giúp việc. (D.III.191)

Này Gia chủ tử, có năm cách một vị Thánh chủ nhân đối xử với hạng nô bộc như phương Dưới:

Giao việc đúng theo sức lực của họ (yathābalaṃ kammantasaṃvidhānena).

Lo cho họ ăn uống và tiền lương (bhattavetanānuppadānena).

Điều trị cho họ khi bệnh hoạn (gilānupaṭṭhānena).

Chia sẻ các mỹ vị đặc biệt cho họ (acchariyānaṃ rasānaṃ saṃvibhāgena).

Thỉnh thoảng cho họ nghỉ phép (samaye vossaggena).

(Kinh Trường Bộ 2. Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt)

10. Phận sự đối với bậc tu hành. (D.III.191)

Này Gia chủ tử, có năm cách vị thiện nam tử đối xử với các vị Sa-môn, Bà-la-môn như phương Trên:

Có lòng từ trong hành động về thân (mettena kāyakammena).

Có lòng từ trong hành động về khẩu (mettena vacīkammena).

Có lòng từ trong hành động về ý (mettena manokammena).

Mở rộng cửa để đón các vị ấy (anāvaṭadvāratāya).

Cúng dường các vị ấy các vật dụng cần thiết (āmisānuppadānena).

(Kinh Trường Bộ 2. Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt)

11. Bổn phận của vua. (Jā.532)

Làm vua cần phải có một tấm lòng nhân hậu, phải biết chăm lo cho dân về mọi mặt. nhà vua như cha mẹ đối với thần dân của mình. bốn cách xử sự sau đây để cho nhà vua nên theo, để lo cho thần dân, hầu tỏ sự thành tâm, thiện ý của mình.

+ Dāna – rộng lượng

+ Piya vācana – lời nói ôn hòa.

+ Atthacariyā – cống hiến sự an sinh cho dân chúng.

+ Samānattatā – bình đẳng với mọi người.

Dānañca peyyavajjañca,

Atthacariyā ca yā idha;

Samānattatā ca dhammesu,

Tattha tattha yathārahaṃ;

Ete kho saṅgahā loke,

Rathassāṇīva yāyato

12. Thầy dạy đáp lại lòng thương yêu của học trò như thế nào? (D.III.189)

Này Gia chủ tử, được đệ tử phụng dưỡng như phương Nam theo năm cách như vậy, các bậc sư trưởng có lòng thương tưởng đến các đệ tử theo năm cách:

Huấn luyện đệ tử những gì mình đã được khéo huấn luyến (suvinītaṃ vinenti).

Dạy cho bảo trì những gì mình được khéo bảo trì (suggahitaṃ gāhāpenti).

Dạy cho thuần thục các nghề nghiệp (sabbasippassutaṃ samakkhāyino bhavanti).

Khen đệ tử với các bạn bè quen thuộc (mittāmaccesu paṭiyādenti).

bảo đảm nghề nghiệp cho đệ tử về mọi mặt (disāsu parittāṇaṃ karonti).

(Kinh Trường Bộ 2. Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt)

13. Bạn bè, bằng hữu biểu lộ sư thương yêu nhau như thế nào? (D.III.190)

Này Gia chủ tử, được vị thiện nam tử đối xử như phương Bắc theo năm cách như vậy, bạn bè có lòng thương kính vị thiện nam tử theo năm cách:

Che chở nếu vị thiện nam tử phóng túng (pamattaṃ rakkhanti).

Bảo trì tài sản của vị thiện nam tử nếu vị này phóng túng pamattassa sāpateyyaṃ rakkhanti).

Trở thành chỗ nương tựa khi vị thiện nam tử gặp nguy hiểm (bhītassa saraṇaṃ honti).

Không tránh xa khi vị thiện nam tử gặp khó khăn (āpadāsu na vijahanti).

Kính trọng gia đình của vị thiện nam tử (aparapajā cassa paṭipūjenti).

(Kinh Trường Bộ 2. Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt)

14. Người giúp việc tỏ lòng yêu thương của mình với chủ như thế nào? (D.III.191)

Này Gia chủ tử, các hàng nô bộc được Thánh chủ nhân đối xử như phương Dưới với năm cách như kia, có lòng thương tưởng đối với vị chủ nhân theo năm cách như sau:

Dậy trước khi chủ dậy (pubbuṭṭhāyino ca honti).

Đi ngủ sau chủ (pacchā nipātino ca).

Tự bằng lòng với các vật đã cho (dinnādāyino ca).

Khéo làm các công việc (sukatakammakarā ca).

Đem danh tiếng tốt đẹp cho chủ (kittivaṇṇaharā ca).

(Kinh Trường Bộ 2. Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt)

15. Các bậc tu hành chăm lo cho hàng cư sĩ ra sao? (D.III.191)

Này Gia chủ tử, các vị Bà-la-môn, Sa-môn được vị thiện nam tử đối xử như phương Trên theo năm cách như vậy, có lòng thương tưởng vị thiện nam tử ấy theo sáu cách sau đây:

Ngăn họ không làm điều ác (pāpā nivārenti).

Khuyến khích họ làm điều thiện (kalyāṇe nivesenti).

Thương xót họ với tâm từ bi (kalyāṇena manasā anukampanti).

Dạy họ những điều chưa nghe (assutaṃ sāventi).

Làm cho thanh tịnh điều đã được nghe (sutaṃ pariyodāpenti).

Chỉ bày con đường đưa đến cõi Trời (saggassa maggaṃ ācikkhanti).

(Kinh Trường Bộ 2. Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt)

16. Hãy khôn khéo khi phục vụ người khác. (Dhp.166)

Attadatthaṃ paratthena,

Bahunāpi na hāpaye;

Attadatthamabhiññāya,

Sadatthapasuto siyā.

Dầu lợi người bao nhiêu,
Chớ quên phần tư lợi,
Nhờ thắng trí tư lợi.
Hãy chuyên tâm lợi mình.

17. Hãy lo việc của bạn. (Dhp.50)

Na paresaṃ vilomāni,

Na paresaṃ katākataṃ;

Attanova avekkheyya,

Katāni akatāni ca.

Không nên nhìn lỗi người,
Người làm hay không làm.
Nên nhìn tự chính mình,
Có làm hay không làm.

18. Đừng lo việc ác vì lợi ích cho người. (Dhp.84)

Na attahetu na parassa hetu,

Na puttamicche na dhanaṃ na raṭṭhaṃ;

Na iccheyya adhammena samiddhimattano,

Sa sīlavā paññavā dhammiko siyā.

Không vì mình, vì người.
Không cầu được con cái,
Không tài sản quốc độ,
Không cầu mình thành tựu, 
Với việc làm phi pháp.
Vị ấy thật trì giới,
Có trí tuệ, đúng pháp.

III. SỰ BẤT ĐỊNH TRONG NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỦA THẾ GIAN.

1. Bản chất của điều kiện trong thế gian. (A.IV.156)

· Lābho – được.

· Alābho – mất.

· Ayaso – danh tiếng xấu.

· Yaso – danh tiếng tốt.

· Nindā – chê trách.

· Pasaṃsā – khen ngợi.

· Sukha – hạnh phúc.

· Dukkha – đau khổ.

Được, mất ám ảnh trong tâm trí và ngự trị ở đó. Con người chào đón sự được và phản đối sự mất mát; đón chào danh thơm tiếng tốt và phản đối tiếng xấu; vì vậy, để vượt qua được những nỗi ám ảnh này bằng sự luồn cúi và gây hận thù, con người phải đối mặt với sầu, ưu, khổ não và đau khổ.

Lābho alābho ca yasāyaso ca,

Nindā pasaṃsā ca sukhaṃ dukhañca;

Ete aniccā manujesu dhammā,

Asassatā vipariṇāmadhammā.

Lợi dưỡng, không lợi dưỡng, 
Danh vọng, không danh vọng
Tán thán và chỉ trích
An lạc và đau khổ
Những pháp này vô thường
Không thường hằng biến diệt.

2. Coi chừng sự dối trá bên ngoài. (S.I.79)

Na vaṇṇarūpena naro sujāno,

Na vissase ittaradassanena;

Susaññatānañhi viyañjanena,

Asaññatā lokamimaṃ caranti.

Như bông tai bằng đất,
Giả dạng bông tai thật,
Như nửa tiền bằng đồng ,
Ðược sơn phết lớp vàng.
Một số sống che đậy,
Ẩn kín dưới bề ngoài,
Nội thân thật bất tịnh,
Mặt ngoài giả mỹ diệu.

Patirūpako mattikākuṇḍalova,

Lohaḍḍhamāsova suvaṇṇachanno;

Caranti loke parivārachannā,

Anto asuddhā bahi sobhamāna.

Không phải do sắc tướng,
Biết rõ được con người,
Không phải nhìn thoáng qua,
Ðặt được lòng tin cậy.
Dưới bộ áo đạo đức,
Với hình tướng tự chế,
Những kẻ sống buông thả,
Sống phây phây đời này.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Kosala. Phẩm Thứ Hai. Phần Bện Tóc)

3. Bốn bánh xe của sự thịnh vượng. (A.II.31)

Có bốn bánh xe này, này các Tỷ-kheo, thành tựu với chúng, bốn bánh xe được vận chuyển giữa chư Thiên và loài Người thành tựu với chúng, chư Thiên và loài nguời không bao lâu đạt đến sự lớn mạnh, tăng thịnh trong các tài sản. Thế nào là bốn?

Trú xứ thích hợp (patirūpadesavāso).

Thân cận các bậc Chân nhân (sappurisāvassayo).

Tự nguyện chân chánh (attasammāpaṇidhi).

Trước đã làm phước (pubbe ca katapuññatā).

4. Hãy tính toán sự an lạc của bạn. (Dhp.204)

Ārogyaparamā lābhā,

Santuṭṭhiparamaṃ dhanaṃ;

Vissāsaparamā ñāti

Nibbānaṃ paramaṃ sukhaṃ.

Không bệnh, lợi tối thượng,
Biết đủ, tiền tối thượng,
Thành tín đối với nhau,
Là bà con tối thượng.
Niết Bàn, lạc tối thượng.

5. Hạnh phúc tối thượng. (Sn.268)

Phuṭṭhassa lokadhammehi,

Cittaṃ yassa na kampati;

Asokaṃ virajaṃ khemaṃ,

Etaṃ maṅgalamuttamaṃ

Khi xúc chạm việc đời,
Tâm không động, không sầu,
Không uế nhiễm, an ổn
Là điềm lành tối thượng.

6. Sống an lạc. (Dhp.197)

Susukhaṃ vata jīvāma,

Verinesu averino;

Verinesu manussesu,

Viharāma averino.

Vui thay, chúng ta sống,
Không hận, giữa hận thù!
Giữa những người thù hận,
Ta sống, không hận thù!

7. Sống với tâm thanh tịnh. (Dhp.200)

Susukhaṃ vata jīvāma,

Yesaṃ no natthi kiñcanaṃ;

Pītibhakkhā bhavissāma,

Devā ābhassarā yathā.

Vui thay chúng ta sống,
Không gì, gọi của ta.
Ta sẽ hưởng hỷ lạc,
Như chư thiên Quang Âm.

8. Không ai hoàn toàn bị chê hay được khen. (Dhp.227-228)

Porāṇametaṃ atula,

Netaṃ ajjatanāmiva;

Nindanti tuṇhimāsīnaṃ,

Nindanti bahubhāṇinaṃ;

Mitabhāṇimpi nindanti,

Natthi loke anindito.

A-tu-la, nên biết,
Xưa vậy, nay cũng vậy,
Ngồi im, bị người chê,
Nói nhiều bị người chê.
Nói vừa phải, bị chê.
Làm người không bị chê,
Thật khó tìm ở đời.

Na cāhu na ca bhavissati,

Na cetarahi vijjati;

Ekantaṃ nindito poso,

Ekantaṃ vā pasaṃsito.

Xưa, vị lai, và nay,
Ðâu có sự kiện này,
Người hoàn toàn bị chê,
Người trọn vẹn được khen.

9. Hãy bình thản trước sự khen chê. (Dhp.81)

Selo yathā ekaghano

Vātena na samīrati;

Evaṃ nindāpasaṃsāsu,

Na samiñjanti paṇḍitā.

Như đá tảng kiên cố,
Không gió nào giao động,
Cũng vậy, giữa khen chê,
Người trí không giao động.

10. Tại sao có một số gia đình được thăng tiến? (A.II.249)

Phàm những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, đạt đến sự lớn mạnh trong các tài sản, không được tồn tại lâu dài; tất cả đều do bốn sự kiện ấy hay là một trong những sự kiện này. Thế nào là bốn?

Không tìm những gì đã mất; không sửa lại cái gì đã già yếu; ăn và uống quá độ; đặt ác giới nữ nhân, nam nhân trong địa vị tối thắng. Phàm những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, đạt đến sự lớn mạnh trong các tài sản, không được tồn tại lâu dài; tất cả đều do bốn sự kiện ấy hay là một trong những sự kiện này.

Phàm những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, đạt đến sự lớn mạnh trong các tài sản, được tồn tại lâu dài; tất cả đều do bốn sự kiện ấy hay là một trong những sự kiện này. Thế nào là bốn?

Tìm những gì đã mất; sửa lại cái gì đã già yếu; ăn và uống không quá độ; đặt nữ nhân, nam nhân có giới trong địa vị tối thắng. Phàm những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, đạt đến sự lớn mạnh trong các tài sản, được tồn tại lâu dài; tất cả đều do bốn sự kiện ấy hay là một trong những sự kiện này.

(Tăng Chi Bộ Kinh 2. Chương Bốn Pháp. Phẩm Thắng Trí.Phần Lợi Ích Cho Gia Đình)

11. Những vấn đề trong cuộc sống tại gia. (Sn.406)

Sambādhoyaṃ gharāvāso,

Rajassāyatanaṃ iti;

Abbhokāsova pabbajjā,

Iti disvāna pabbaji.

Trói buộc, sống gia đình,
Tụ hội mọi bụi đời,
Phóng khoáng, đời xuất gia,
Thấy vậy nên xuất gia.

12. Sự nhàn nhã làm hư cuộc sống. (Dhp.155)

Acaritvā brahmacariyaṃ,

Aladdhā yobbane dhanaṃ;

Jiṇṇakoñcāva jhāyanti,

Khīṇamaccheva pallale.

Lúc trẻ, không phạm hạnh,
Không tìm kiếm bạc tiền.
Như cò già bên ao,
Ủ rũ, không tôm cá.

13. Kẻ ngu thật sự. (Dhp.63)

Yo bālo maññati bālyaṃ,

Paṇḍito vāpi tena so;

Bālo ca paṇḍitamānī,

Sa ve ‘‘bālo’’ti vuccati.

Người ngu nghĩ mình ngu,
Nhờ vậy thành có trí.
Người ngu tưởng có trí,
Thật xứng gọi chí ngu.

14. Hãy làm người chăn các đệ tử. (M.I.324)

"Như bò mẹ với bò con, khi nó đang ăn cỏ luôn để mắt ngó chừng bò con. Cũng dường thế ấy, này các Tỳ-khưu, rất phù hợp cho một người có đầy đủ chánh kiến nên dòm chừng nhiều việc cho đệ tử thực hành khi họ đang trên một đạo lộ".

IV. HẠNH PHÚC CỦA CỘNG ĐỒNG.

1. Mười bổn phận của người. (A.10)

  • Phụng dưỡng cha mẹ.
  • Chăm sóc con cái.
  • Ân cần chăm sóc vợ con.
  • Duy trì mối hòa hảo trong cuộc sống lứa đôi.
  • Giúp đỡ quyến thuộc.
  • Tôn kính bậc trưởng thượng.
  • Tưởng nhớ đến chư thiên và hồi hướng phước cho họ.
  • Tưởng nhớ đến người quá cố bằng cách tạo thiện pháp để hồi hướng cho họ.
  • Thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội và các việc từ thiện.
  • Sống đời chân chánh.

2. Chúng sanh thuộc bốn nhóm. (Puggalapaññatti)

o Hạng người chịu đau khổ trong cuộc sống như ở địa ngục.

o Hạng người có cuộc sống sầu khổ và đầy bất hạnh như khổ cảnh của quỷ ma.

o Hạng người bị khổ sở bởi những nỗi sợ hãi và luôn sân hận như thú vật.

o Hạng người có một cuộc sống đáng kính bởi còn duy trì được thân phận của con người. Họ thật sự là người.

3. Bảy pháp làm cho một cộng đồng phát triển. (D.II.74-75)

 Này Ānanda, khi nào dân Vajjī thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau, thời này Ānanda, dân Vajjī sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này Ānanda, khi nào nghe dân Vajjī tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết, này Ānanda dân Vajjī sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này Ānanda khi nào dân Vajjī, không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với truyền thống của dân Vajjī như đã ban hành thuở xưa thời, này Ānanda, dân Vajjī sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này Ānanda, khi nào dân Vajjī tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão Vajjī và nghe theo lời dạy của những vị này, thời dân Vajjī sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này Ānanda, khi nào Vajjī không có bắt cóc và cưỡng ép những phụ nữ và thiếu nữ Vajjī phải sống với mình thời, này Ānanda, dân Vajjī sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này Ānanda, khi nào dân Vajjī tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu của Vajjī ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp, thời này Ānanda, dân Vajjī sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này Ānanda, khi nào dân Vajjī bảo hộ, che chở, ủng hộ đúng pháp các vị A-la-hán ở tại Vajjī khiến các vị A-la-hán chưa đến sẽ đến trong xứ, và những vị A-la-hán chưa đến sẽ đến trong xứ và những vị A-la-hán đã đến được sống an lạc, thời này Ānanda, dân Vajjī sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

(Trường Bộ Kinh 1. Kinh Đại Bát Níp-Bàn)

4. Mười việc phải làm để được thành quả cao hơn. (A.V.136)

Mười việc sau đây làm tăng trưởng mười thành quả được ưa thích, được vừa lòng nhưng khó thực hiện ở thế gian.

Này các Tỷ-kheo, đối với mười pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời này, mười pháp là những thức ăn. Thế nào là mười?

Không thụ động, hăng hái là món ăn cho các tài sản (uṭṭhānaṃ anālasyaṃ bhogānaṃ āhāro).

Trang sức, tô điểm là món ăn cho dung sắc (maṇḍanā vibhūsanā vaṇṇassa āhāro).

Hành động thích ứng là món ăn cho không bệnh sappāyakiriyā ārogyassa āhāro).

Bạn bè với thiện bằng hữu là thức ăn cho các giới đức (kalyāṇamittatā sīlānaṃ āhāro).

Chế ngự các căn là thức ăn cho Phạm hạnh (indriyasaṃvaro brahmacariyassa āhāro).

Không có lừa dối là thức ăn cho bạn bè (avisaṃvādanā mittānaṃ āhāro).

Học tập là thức ăn cho nhiều trí (sajjhāyakiriyā bāhusaccassa āhāro).

Đa văn là thức ăn cho trí tuệ (sussūsā paripucchā paññāya āhāro).

Chú tâm quán sát là thức ăn cho các pháp (anuyogo paccavekkhaṇā dhammānaṃ āhāro).

Chánh hạnh là thức ăn cho Thiên giới (sammāpaṭipatti saggānaṃ āhāro).

Này các Tỷ-kheo, đối với mười pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời này, mười pháp này là những thức ăn.

(Tăng Chi Bộ Kinh 5. Chương Mười Pháp. Phẩm Ước Nguyện. Phần Khả Lạc)

5. Nguyên nhân của cuộc chiến không có gì ngoài ích kỷ và tham ái. (M.I.86)

Này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nguyên nhân, do chính dục làm nhân, vua tranh đoạt với vua, Sát-đế-lị tranh đoạt với Sát-đế-lị, Bà-la-môn tranh đoạt với Bà-la-môn, gia chủ tranh đoạt với gia chủ, mẹ tranh đoạt với con, con tranh đoạt với mẹ, cha tranh đoạt với con, con tranh đoạt với cha, anh em tranh đoạt với anh em, anh tranh đoạt với chị, chị tranh đoạt với anh, bạn bè tranh đoạt với bạn bè. Khi họ đã dấn mình vào tranh chấp, tranh luận, tranh đoạt; họ công phá nhau bằng tay; họ công phá nhau bằng đá; họ công phá nhau bằng gậy; họ công phá nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các dục, thiết thực hiện tại, thuộc khổ uẩn, lấy dục làm nhân, lấy dục làm duyên, là nguồn gốc của dục, là nguyên nhân của dục.

(Trung Bộ Kinh 1. Đại Kinh Khổ Uẩn)

6. Nhà vua phải chân chánh. (A.II.75)

Gunnaṃ ce taramānānaṃ,

Ujuṃ gacchati puṅgavo;

Sabbā tā ujuṃ gacchanti,

Nette ujuṃ gate sati.

Khi đàn bò lội sông,
Ðầu đàn đi đúng hướng,
Cả đàn đều đúng hướng,
Vì hướng dẫn đúng đường.


Evamevaṃ manussesu,

Yo hoti seṭṭhasammato;

So sace dhammaṃ carati,

Pageva itarā pajā;

Sabbaṃ raṭṭhaṃ sukhaṃ seti,

Rājā ce hoti dhammiko.

Cũng vậy trong loài Người,
Vị được xem tối thắng,
Nếu sở hành đúng pháp,
Còn nói gì người khác,
Cả nước được an vui,
Nếu vua sống đúng pháp.

(Tăng Chi Bộ Kinh 2. Chương Bốn Pháp. Phẩm Nghiệp Công Đức. Phần Phi Pháp)

7. Chăm sóc cho người bệnh. (Vin.IV.301)

Đức Phật đã nêu một tấm gương cao cả qua việc cham sóc người bệnh bằng lời nói đáng ghi nhớ :

"Ai chăm sóc cho người bệnh là Chăm sóc Như Lai".

8. Phạm thiên và cha mẹ. (A.I.131)

Phạm Thiên, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với cha mẹ. Các Ðạo sư thời xưa, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với cha mẹ. Ðáng được cúng dường, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với cha mẹ. Vì cớ sao? Giúp đỡ rất nhiều, này các Tỷ-kheo, là cha mẹ đối với con cái, nuôi chúng lớn, dưỡng dục chúng, giới thiệu chúng vào đời.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Sứ Giả Của Trời. Phần Ngang Bằng Với Phạm Thiên)

V. SỰ ĐỐI LẬP.

1. Hận thù không bao giờ chấm dứt được hận thù. (Dhp.5)

Na hi verena verāni,

Sammantīdha kudācanaṃ;

Averena ca sammanti,

Esa dhammo sanantano.

Với hận diệt hận thù,
Ðời này không có được.
Không hận diệt hận thù,
Là định luật ngàn thu.

2. Diệt sự sân hận của bạn. (S.I.161)

Kodhaṃ chetvā sukhaṃ seti,

Kodhaṃ chetvā na socati;

Kodhassa visamūlassa,

Madhuraggassa brāhmaṇa;

Vadhaṃ ariyā pasaṃsanti,

Tañhi chetvā na socati.

Sát phẫn nộ, được lạc
Sát phẫn nộ, không sầu,
Phẫn nộ với độc căn,
Với vị ngọt tối thượng,
Pháp ấy, bậc Hiền Thánh,
Tán đồng sự sát hại.
Sát pháp ấy, không sầu,
Này Bà-la-môn kia.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Bà-La-Môn. Phẩm A-La-Hán Thứ Nhất. Phần Dhanañjānī)

3. Sân hận là xấu xa. (A.IV.96)

Kodhano dubbaṇṇo hoti,

Atho dukkhampi seti so;

Atho atthaṃ gahetvāna,

Anatthaṃ adhipajjati.

Kẻ phẫn nộ xấu xí, 
Ðau khổ khi nằm ngủ,
Ðược các điều lợi ích
Lại cảm thấy bất lợi.

Tato kāyena vācāya,

Vadhaṃ katvāna kodhano;

Kodhābhibhūto puriso,

Dhanajāniṃ nigacchati.

Phẫn nộ, nó đả thương, 
Với thân với lời nói,
Người phẫn nộ chinh phục,
Tài sản bị tiêu vong.

(Tăng Chi Bộ Kinh 4. Chương Bảy Pháp. Phẩm Không Tuyên Bố. Phần Sân Hận)

4. Bạn giận với cái gì? (Vism)

Này anh bạn, trong lúc nóng giận người này, cái gì của anh ta làm bạn giận vậy?

Bạn giận lông, tóc của anh ta chăng?

Hay bạn giận móng tay, móng chân, thịt, xương, da… của anh ta?

Hay bạn giận tứ đại của anh ta có tên gọi là đất, nước, lửa, gió?

Hay bạn giận ngũ uẩn của anh ta có tên gọi là sắc, thọ, tưởng, hành, thức?

Hay bạn giận năm giác quan của anh ta hay là bạn giận các hoạt động của năm giác quan đó?

5. Bằng cách nào sân hận sanh khởi? (A.V.150-151)

Này các Tỷ-kheo, có chín trường hợp hiềm hận. Thế nào là chín?

Hiềm hận được kết thành, khi nghĩ rằng: "Nó đã làm hại ta".

Hiềm hận được kết thành, khi nghĩ rằng: "Nó đang làm hại ta".

Hiềm hận được kết thành, khi nghĩ rằng: "Nó sẽ làm hại ta".

Hiềm hận được kết thành, khi nghĩ rằng: "Nó đã hại người ta yêu, người ta mến..."

Hiềm hận được kết thành, khi nghĩ rằng: "Nó đang hại người ta yêu, hại người ta mến..."

Hiềm hận được kết thành, khi nghĩ rằng: "Nó sẽ hại người ta yêu, người ta mến".

Hiềm hận được kết thành, khi nghĩ rằng: "Nó đã làm lợi cho người ta không yêu, người ta không mến".

Hiềm hận được kết thành, khi nghĩ rằng: " Nó đang làm lợi cho người ta không yêu, người ta không mến".

Hiềm hận được kết thành, khi nghĩ rằng: "Nó sẽ làm lợi cho người ta không yêu, người ta không mến". Làm cho vị ấy tức giận không có lý do.

Này các Tỷ-kheo, có chín trường hợp hiềm hận này.

(Tăng Chi Bộ Kinh 5. Chương Mười Pháp. Phẩm Ước Nguyện. Phần Những Trường Hợp Hiềm Hận)

Ngoài những điều trên đây thì sân hận không thể sanh khởi ở bất cứ nguyên nhân đặc biệt nào.

Để kiềm chế cơn giận sanh khởi, ta phải nghĩ theo cách sau đây:

"Nó đã làm vậy để hại tôi. Nó cũng chẳng thể làm gì được. Đó là hành động của nó chứ không phải của tôi. Sân hận không thể sanh khởi nơi tôi dùm cho nó. Ta cũng nên thôi nóng giận". như vậy sân hận chẳng có lý do đặc biệt nào để sinh khởi nữa.

Cuối cùng, có những cơn giận vô căn cứ có vẻ khó mà kiềm chế. Nó chẳng nhắm vào một cá nhân nào. người ta giận những việc không đâu, với những suy nghĩ phi lý để giận chuyện không đâu, ta phải dừng lại thói quen đó ngay lập tức qua sự tỉnh giác.

6. Những suy nghĩ của người hay quạo. (A.IV.94)

- Này các Tỷ-kheo, có bảy pháp này được người thù địch ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hay đàn ông. Thế nào là bảy?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: "Mong rằng kẻ này trở thành xấu xí!' Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình có dung sắc. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dầu cho người ấy khéo tắm rửa, khéo chải chuốt, tóc râu khéo sửa soạn, mặc toàn đồ trắng rồi người ấy cũng trở thành xấu xí, vì bị phẫn nộ chinh phục. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ nhất, được người thù địch ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: "Mong rằng kẻ này ngủ một cách khổ sở!" Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình ngủ một cách an lành. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dầu có nằm trên ghế dài, nệm trải bằng len, chăn len trắng, chăn len thêu, nệm bằng da con sơn dương gọi là kadali, tấm khảm với lọng che phía trên, ghế dài có đầu gối chân màu đỏ. Tuy vậy, họ vẫn ngủ một cách khổ sở, vì bị phẫn nộ chinh phục. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ hai, được người thù địch ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: "Mong rằng kẻ này không có lợi ích!" Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình có được lợi ích. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, thâu hoạch bất lợi, lại nghĩ rằng: "Ta được lợi ích", thâu hoạch điều bất lợi ích, lại nghĩ rằng: "Ta không được lợi ích". Những pháp này được nắm giữ khiến người khác trở thành thù địch, đưa đến không hạnh phúc, đau khổ lâu dài, vì bị phẫn nộ chinh phục. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ ba, được người thù ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: "Mong rằng kẻ này không có tài sản!" Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình có được tài sản. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, những tài sản nào của họ thâu hoạch do sự phấn chấn tinh cần, cất chứa do sức mạnh của cánh tay, chồng chất do những giọt mồ hôi, đúng pháp, thâu hoạch hợp pháp. Các tài sản ấy được nhà vua cho chở về ngân khố nhà vua, vì bị phẫn nộ chinh phục. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ tư, được người thù ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: "Mong rằng kẻ này không có danh tiếng!" Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình có được danh tiếng. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, nếu có được danh tiếng gì nhờ không phóng dật thâu hoạch được, danh tiếng ấy lánh xa họ, vì bị phẫn nộ chinh phục. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ năm, được người thù ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: "Mong rằng kẻ này không có bạn bè!" Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình có được bạn bè. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, nếu người đó có những bạn bè thân hữu, bà con huyết thống gì, họ sẽ xa lánh, từ bỏ người đó, vì người đó bị phẫn nộ chinh phục. Ðây là pháp thứ sáu, được người thù ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: "Mong rằng kẻ này sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh trong cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục !" Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này! Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, người đó làm ác hạnh với thân, người đó nói lời ác hạnh với lời, người đó nghĩ đến điều ác hạnh với ý, khi thân hoại mạng chung, người đó sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ðây là pháp thứ bảy, được người thù ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.

Bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, được người thù địch ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.

(Tăng Chi Bộ Kinh 4. Chương Bảy Pháp. Phẩm Không Tuyên Bố. Phần Sân Hận)

7. Làm sao đối mặt với người sân giận? (S.I.208)

Satīmato sadā bhaddaṃ,

Satimā sukhamedhati;

Satīmato suve seyyo,

Verā na parimuccati.

Lành thay, thường chánh niệm,
Nhờ niệm, lạc tăng trưởng,
Có niệm, mai đẹp hơn,
Hận thù chưa giải thoát.

Yassa sabbamahorattaṃ

Ahiṃsāya rato mano;

Mettaṃ so sabbabhūtesu,

Veraṃ tassa na kenaci.

Với ai trọn ngày đêm,
Tâm ý lạc, bất hại,
Từ tâm mọi hữu tình,
Vị ấy không thù hận.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Dạ Xoa. Phần Maṇibhadda)

Biết người kia đang giận

Người ấy vẫn giác tỉnh

Hành động lợi cho mình

Cũng lợi ích người kia.

(S.I.162)

8. Hãy vượt qua lòng oán hận. (A.III.185)

- Có năm trừ khử hiềm hận này, này các Tỷ-kheo, ở đây, vị Tỷ-kheo có hiềm hận khởi lên cần phải được trừ khử một cách hoàn toàn. Thế nào là năm?

Trong người nào, này các Tỷ-kheo, hiềm hận được sanh, trong người ấy, từ cần phải tu tập. Như vậy trong người ấy, hiềm hận cần phải trừ khử.

Trong người nào, hiềm hận được sanh, trong người ấy, bi cần phải tu tập. Như vậy trong người ấy, hiềm hận cần phải trừ khử.

Trong người nào, hiềm hận được sanh, trong người ấy xả cần phải tu tập. Như vậy trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử.

Trong người nào, này các Tỷ-kheo, hiềm hận được sanh, trong người ấy, vô niệm, vô tác ý cần được thực hiện. Như vậy trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử.

Trong người nào, này các Tỷ-kheo, hiềm hận được sanh, trong người ấy, sự kiện nghiệp do mình tạo cần phải an lập là: "Tôn giả là chủ của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, là khởi nguyên của nghiệp, là bà con của nghiệp, là chỗ nương tựa của nghiệp. Phàm nghiệp thiện hay ác được làm Tôn giả sẽ là người thừa tự nghiệp ấy". Như vậy, trong người ấy, hiềm hận cần phải được trừ khử.

Này các Tỷ-kheo, có năm trừ khử hiềm hận này, ở đây, hiềm hận khởi lên cho Tỷ-kheo cần phải trừ khử một cách hoàn toàn.

(Tăng Chi Bộ Kinh 3. Chương Nam Pháp. Phẩm Hiềm Hận. Phần Trừ Khử Hiềm Hận 1)

9. Làm sao để vượt qua lòng oán hận? (Lời Tác Giả)

+ Hãy nghĩ đến vài đức tính tốt của người ấy.

+ Hãy nói chuyện với người ấy ôn tồn, nhã nhặn.

+ Hãy nghĩ rằng nếu chúng ta lại sân hận với người ấy thì chúng ta cũng tạo nên ác nghiệp.

+ Hãy nghĩ rằng sự hận thù đang làm ô nhiễm tâm của mình và chính mình hại mình.

10. Hãy ôn tồn và trầm tĩnh. (M.I.126)

Cũng vậy chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo hết sức hiền lành, hết sức nhu thuận, hết sức ôn hòa trong khi chưa bị những lời nói bất khả ý, xúc phạm. Và chư Tỷ-kheo, chỉ khi nào Tỷ-kheo bị những lời nói bất khả ý, xúc phạm mà vị ấy vẫn hết sức hiền lành, hết sức nhu thuận, hết sức ôn hòa, khi ấy vị ấy mới được xem là hiền lành, mới được xem là nhu thuận, mới được xem là ôn hòa. 

(Trung Bộ Kinh 1. Kinh Ví Dụ Cái Cưa)

11. Hãy tập giống như đất. (M.I.127)

Chư Tỷ-kheo, ví như một người đến, cầm xẻng và thúng, nói như sau: "Tôi sẽ làm cho đất lớn này không thành đất nữa", và người ấy đào chỗ này chỗ kia, rải đất chỗ này chỗ kia, nhổ nước miếng chỗ này chỗ kia, đi tiểu tiện chỗ này chỗ kia, với ý nghĩ: "Ngươi trở thành không phải đất, Ngươi trở thành không phải đất". Chư Tỷ-kheo, nghĩ thế nào? Người ấy có thể làm cho đất lớn này trở thành không phải đất chăng?

- Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Vì đất lớn này thâm sâu và vô lượng, không dễ gì khiến cho đất lớn này trở thành không phải đất, trước khi người ấy bị mệt nhoài và bị thất bại.

- Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ này mà các Ông có thể nói với người khác: "Ðúng thời hay phi thời... hay với sân tâm". Các Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói: "Ðúng thời... hay với sân tâm". Các Tỷ-kheo, ở tại đây, các Ông cần phải học tập như sau: "Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm; chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ; chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận; chúng ta sẽ sống biến mãn người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới, với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân". Các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.

(Trung Bộ Kinh 1. Kinh Ví Dụ Cái Cưa)

12. Hãy tập tâm giống như bầu trời. (M.I.128)

Chư Tỷ-kheo, ví như một người đến, cầm màu sơn, màu vàng, màu xanh sẫm hay màu đỏ tía; người ấy có thể nói như sau: "Ta sẽ viết các hình sắc trên hư không này. Ta sẽ làm cho các hình sắc hiển hiện". Các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy có thể viết các hình sắc trên hư không và làm cho các hình sắc hiển hiện được không?

- Bạch Thế Tôn, không thể được. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, hư không là vô sắc, không thể thấy được. Ở đây, không dễ gì viết các hình sắc và làm hình sắc hiển hiện, trước khi người ấy bị mệt nhoài và bị thất bại.

- Cũng vậy, này Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ này mà các Ông có thể nói với người khác: "Ðúng thời hay phi thời... hay với sân tâm... (như trên)... Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân". Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.

(Trung Bộ Kinh 1. Kinh Ví Dụ Cái Cưa)

13. Hãy thoát khỏi hận thù. (M.I.128)

Chư Tỷ-kheo, ví như một người đến, cầm một bó cỏ khô đang cháy và nói như sau: "Ta với bó cỏ khô đang cháy này sẽ hâm nóng và đun sôi sông Hằng này. Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy, với bỏ cỏ khô đang cháy có thể hâm nóng và đun sôi sông Hằng được không?

- Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì sông Hằng thâm sâu và vô lượng, không dễ gì với bó cỏ khô đang cháy có thể hâm nóng và đun sôi sông Hằng được, trước khi người ấy mệt nhoài và bị thất bại.

- Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ này mà các Ông có thể nói với các người khác: "Ðúng thời hay phi thời... hay với sân tâm". Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói: "Ðúng thời... hay với sân tâm... (như trên)... Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân". Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.

(Trung Bộ Kinh 1. Kinh Ví Dụ Cái Cưa)

14. Ví dụ cây cưa. (M.I.129)

Chư Tỷ-kheo, như những kẻ đạo tặc hạ liệt, dùng cưa hai lưỡi mà cưa tay, cưa chân; dầu vậy, nếu một ai ở đây khởi ý nhiễm loạn, người ấy do vậy không phải là người thực hành giáo pháp của Ta. Ở đây, chư Tỷ-kheo các Ông phải học tập như sau: "Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm; chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ; chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống bao phủ người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân". Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.

(Trung Bộ Kinh 1. Kinh Ví Dụ Cái Cưa)

VI. BẰNG HỮU.

1. Tốt hơn sống một mình nếu không có bạn chân thật. (M.III.154)

No ce labhetha nipakaṃ sahāyaṃ,

Saddhiṃ caraṃ sādhuvihāri dhīraṃ;

Rājāva raṭṭhaṃ vijitaṃ pahāya,

Eko care mātaṅgaraññeva nāgo.

Nếu được bạn hiền trí, 
Ðồng hành, khéo an trú, 
Ðả thắng mọi hiểm nạn, 
Sống hoan hỷ chánh niệm.

Ekassa caritaṃ seyyo,

Natthi bāle sahāyatā;

Eko care na ca pāpāni kayirā,

Appossukko mātaṅgaraññeva nāgo

Nếu không bạn hiền trí, 
Như vua bỏ quốc độ, 
Cô độc như voi rừng.
Tốt hơn, sống một mình, 
Không bè bạn kẻ ngu, 
Cô độc không làm ác, 
Nhàn hạ, như voi rừng.

(Trung Bộ Kinh 3. Kinh Tùy Phiền Não)

2. Yêu thương ích kỷ là nhân của mọi vấn đề. (Ud.92)

Ye keci sokā paridevitā vā,

Dukkhā ca lokasmimanekarūpā;

Piyaṃ paṭiccappabhavanti ete,

Piye asante na bhavanti ete.

Tasmā hi te sukhino vītasokā,

Yesaṃ piyaṃ natthi kuhiñci loke;

Tasmā asokaṃ virajaṃ patthayāno,

Piyaṃ na kayirātha kuhiñci loke.

Sầu, than và đau khổ,
Sai biệt có ở đời,
Duyên thân ái, chúng có,
Không thân ái, chúng không,
Do vậy, người an lạc,
Người không có sầu muộn,
Là những ai ở đời,
Không có người thân ái,
Do vậy ai tha thiết,
Ðược không sầu, không tham,
Chớ làm thân làm ái,
Với một ai ở đời.

3. Bảy phẩm chất của người bạn tốt. (A.IV.30)

Thành tựu bảy chi phần, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo cần phải thân cận như một người bạn. Thế nào là bảy?

Cho những gì khó cho (duddadaṃ dadāti)

Làm những gì khó làm (dukkaraṃ karoti).

Nhẫn những gì khó nhẫn (dukkhamaṃ khamati).

Nói lên những gì bí mật của mình (guyhamassa āvi karoti).

Che giấu bí mật của người khác (guyhamassa pariguhati).

Không từ bỏ khi gặp bất hạnh (āpadāsu na jahati).

Không có khinh rẻ khi tài sản khánh tận (khīṇena nātimaññati).

Thành tựu bảy chi phần này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo cần phải thân cận như một người bạn.

(Tăng Chi Bộ Kinh 4. Chương Bảy Pháp. Phẩm Chư Thiên. Phần Bạn Hữu 1)

4. Những bạn tốt thật sự. (S.I.36)

Kiṃsu pavasato mittaṃ,

Kiṃsu mittaṃ sake ghare;

Kiṃ mittaṃ atthajātassa,

Kiṃ mittaṃ samparāyikaṃ.

Ai bạn kẻ đi đường?
Ai bạn người ở nhà?
Ai bạn khi cần thiết?
Ai bạn cho đời sau?
Bạn đường, bạn đi đường,

Sattho pavasato mittaṃ,

Mātā mittaṃ sake ghare;

Sahāyo atthajātassa,

Hoti mittaṃ punappunaṃ;

Sayaṃkatāni puññāni,

Taṃ mittaṃ samparāyikaṃ.

Bạn ở nhà là mẹ,
Bạn bè khi cần thiết,
Mới là bạn thường xuyên,
Công đức tự mình làm,
Là bạn cho đời sau.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Chư Thiên. Phẩm Già. Phần Bạn)

5. Hãy tránh xa những bạn ích kỷ. (D.III.186)

Này Gia chủ từ, có bốn hạng người phải xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn:

Người vật gì cũng lấy phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn (aññadatthuharo amitto mittapatirūpako veditabbo).

Người chỉ biết nói giỏi phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn (vacīparamo amitto mittapatirūpako veditabbo).

Người khéo nịnh hót phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn (anuppiyabhāṇī amitto mittapatirūpako veditabbo).

Người tiêu pha xa xỉ phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn (apāyasahāyo amitto mittapatirūpako veditabbo).

Aññadatthuharo mitto,

Yo ca mitto vacīparo

Anuppiyañca yo āha,

Apāyesu ca yo sakhā.

Ete amitte cattāro,

Iti viññāya paṇḍito;

Ārakā parivajjeyya,

Maggaṃ paṭibhayaṃ yathā.

Người bạn gì cũng lấy,
Người bạn chỉ nói giỏi,
Người nói lời nịnh hót,
Người tiêu pha xa xỉ.
Cả bốn, không phải bạn,
Biết vậy, người trí tránh,
Như đường đầy sợ hãi.

(Trường Bộ Kinh 2. Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt)

6. Kết thân với những bạn đáng tin cậy. (D.III.187)

Này Gia chủ tử, bốn loại bạn này phải được xem là bạn chân thật:

Người bạn giúp đỡ phải được xem là bạn chân thật (upakāro mitto suhado veditabbo).

Người bạn chung thủy trong khổ cũng như trong vui phải được xem là bạn chân thật (samānasukhadukkho mitto suhado veditabbo).

Người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là bạn chân thật (atthakkhāyī mitto suhado veditabbo).

Người bạn có lòng thương tưởng phải được xem là bạn chân thật (anukampako mitto suhado veditabbo).

Upakāro ca yo mitto,

Sukhe dukkhe ca yo sakhā

Atthakkhāyī ca yo mitto,

Yo ca mittānukampako.

Etepi mitte cattāro,

Iti viññāya paṇḍito;

Sakkaccaṃ payirupāseyya,

Mātā puttaṃ va orasaṃ;

Bạn sẵn sàng giúp đỡ,
Bạn chung thủy khổ vui,
Bạn khuyến khích lợi ích,
Bạn có lòng thương tưởng.
Biết rõ bốn bạn này,
Người trí phục vụ họ,
Như mẹ đối con ruột.

(Trường Bộ Kinh 2. Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt)

7. Làm sao để trở thành bạn chân thật. (S.I.88)

Đức vua Pasenadi – Kosala được Đức Thế Tôn dạy bảo :

Do vậy, này Ðại vương, cần phải học như sau: "Tôi sẽ là thiện hữu, thiện bạn lữ, thiện giao du". Như vậy, này Ðại vương, Ðại vương cần phải học. Này Ðại vương, để Ðại vương có thể trở thành thiện hữu, thiện bạn lữ, thiện giao du, Ðại vương cần phải y cứ, an trú vào một pháp, tức là không phóng dật trong các thiện pháp.

Thưa Ðại vương, nếu Ðại vương an trú không phóng dật, y cứ không phóng dật, thời các nữ cung nhân sẽ suy nghĩ: "Ðại vương an trú không phóng dật, y cứ không phóng dật; vậy chúng ta hãy an trú không phóng dật, y cứ không phóng dật."

Thưa Ðại vương, nếu Ðại vương an trú không phóng dật, y cứ không phóng dật, các vị Sát-đế-lỵ chư hầu sẽ suy nghĩ: "Ðại vương an trú không phóng dật, y cứ không phóng dật; vậy chúng ta hãy an trú không phóng dật, y cứ không phóng dật."

Thưa Ðại vương, nếu Ðại vương an trú không phóng dật, y cứ không phóng dật, các dân chúng ở thị trấn và quốc độ sẽ suy nghĩ: "Ðại vương an trú không phóng dật, y cứ không phóng dật. Vậy chúng ta hãy an trú không phóng dật, y cứ không phóng dật."

Thưa Ðại vương, nếu Ðại vương an trú không phóng dật, y cứ không phóng dật, thời tự ngã được che chở, hộ trì, nội cung được che chở, hộ trì, kho tàng được che chở, hộ trì.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Kosala. Phẩm Thứ Hai. Phần Không Phóng Dật)

8. Giáo pháp cao thượng dành cho những người bạn chân chánh. (S.I.87)

Thưa Ðại vương, pháp được Ta khéo giảng. Và pháp ấy giảng cho thiện hữu, thiện bạn lữ, thiện giao du, không phải cho ác hữu, ác bạn lữ, ác giao du.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Kosala. Phẩm Thứ Hai. Phần Không Phóng Dật)

9. Một cuộc sống đạo hạnh. (S.I.88)

Một thời, thưa Ðại vương, Ta ở giữa dòng họ Sakka (Thích-ca) tại một thị trấn của các vị Sakka.

Rồi thưa Ðại vương, Tỷ-kheo Ānanda đến Ta, sau khi đến, đảnh lễ Ta và ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thưa Ðại vương, Tỷ-kheo Ānanda bạch với Ta:

"- Bạch Thế Tôn, quá phân nửa đời sống Phạm hạnh này thuộc về thiện hữu, thiện bạn lữ, thiện giao du."

Khi được nói vậy, thưa Ðại vương. Ta nói với Tỷ-kheo Ānanda:

"Này Ānanda, không phải vậy. Này Ānanda, không phải vậy. Thật sự, này Ānanda, toàn phần đời sống Phạm hạnh này thuộc về thiện hữu, thiện bạn lữ, thiện giao du. Từ một Tỷ-kheo làm bạn với thiện, này Ānanda, chúng ta hy vọng rằng vị ấy sẽ tu trì Thánh đạo Tám ngành, làm cho sung mãn Thánh đạo Tám ngành của vị thiện hữu, thiện bạn lữ, thiện giao du.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Kosala. Phẩm Thứ Hai. Phần Không Phóng Dật)

10. Người bạn cao cả nhất. (S.I.88)

Này Ānanda, chính vì Ta y cứ, làm bạn với thiện, nên các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi sanh; các chúng sanh bị già được giải thoát khỏi già; các chúng sanh bị bệnh được giải thoát khỏi bệnh; các chúng sanh bị chết được giải thoát khỏi chết; các chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ ưu, não. Và chính theo pháp môn này, này Ānanda, Ông cần phải hiểu như thế nào toàn phần đời sống Phạm hạnh này là thuộc về thiện hữu, thiện bạn lữ, thiện giao du.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Kosala. Phẩm Thứ Hai. Phần Không Phóng Dật)

11. Các lợi ích của tình bạn chân thật - mittānisaṃsa. (Jā.538)

Ai gìn giữ được tình bạn chân thật (thành thật và trung thành với bạn), bất cứ lúc nào người ấy phải rời khỏi nhà để đi xa thì sẽ :

  • Nhận được nhiều sự tiếp đón ân cần, nhiều người khác cũng sẽ được lợi ích qua người ấy.

Pahūtabhakkho bhavati,

Vippavuṭṭho  sakaṃ gharā;

Bahū naṃ upajīvanti,

Yo mittānaṃ na dubbhati.

Một kẻ trung thành với bạn thân,
Dù đi phiêu bạt khắp xa gần,
Nhiều người hoan hỷ đem cung phụng
Thực phẩm tất nhiên được hiến dâng.

  • Được kính trọng bởi bất kỳ quốc độ, làng mạc hay tỉnh thành nào mà người ấy tới viếng thăm.

Yaṃ yaṃ janapadaṃ yāti,

Nigame rājadhāniyo;

Sabbattha pūjito hoti,

Yo mittānaṃ na dubbhati.

Dù đất nước nào phiêu bạt qua,
Kinh thành, thị trấn khắp gần xa,
Kẻ nào chung thủy cùng bằng hữu
Cũng được vinh quang danh vọng mà.

  • Không bị khống chế bởi bọn cướp, hoàng tộc sẽ không khinh bỉ người ấy, người ấy toàn thắng mọi kẻ thù.

Nāssa corā pasāhanti,

Nātimaññanti khattiyā;

Sabbe amitte tarati,

Yo mittānaṃ na dubbhati.

Không đạo tặc nào dám tổn thương,
Cũng không võ tướng dám khinh nhờn,
Người nào trung tín cùng bằng hữu
Sẽ thoát khỏi bao kẻ oán hờn.

  • Trở về nhà với lòng hân hoan, hòa hợp với hội chúng và trở thành người lãnh đạo trong gia tộc.

Akkuddho sagharaṃ eti,

Sabhāyaṃ paṭinandito;

Ñātīnaṃ uttamo hoti,

Yo mittānaṃ na dubbhati.

Người ấy hoàn hương, thảy đón chào,
Lòng không mòn mỏi với ưu sầu;
Kẻ nào chung thủy cùng bằng hữu
Giữa đám bà con, đệ nhất cao.

  • Được tiếp đón ân cần vì sự ân cần của người ấy đối với người khác, vì kính trọng người khác nên người ấy được kính trọng. người ấy được hoan hỷ bởi được tán thán và tiếng thơm.

Sakkatvā sakkato hoti,

Garu hoti;

Vaṇṇakittibhato hoti,

Yo mittānaṃ na dubbhati.

Tôn vinh người, lại được tôn vinh,
Ðược kính trọng và đáp thịnh tình.
Một kẻ trung thành cùng bạn hữu
Nhận phần vinh hiển khắp quần sinh.

  • Nhận được quà tặng vì chính người ấy cũng từng là người tặng. vì sự tôn kính người khác, chính người ấy là biết tự trọng nên người ấy đạt được sự thuận lợi.

Pūjako labhate pūjaṃ,

Vandako paṭivandanaṃ;

Yaso kittiñca pappoti,

Yo mittānaṃ na dubbhati.

Người nào biết quý trọng người đời,
Sẽ được mọi người quý trọng thôi;
Một kẻ trung thành cùng bạn hữu
Phần mình được tiếng tốt cao vời.

  • Được nổi tiếng khắp nơi và tỏa sáng như chư thiên luôn luôn thành tựu mọi ước nguyện.

Aggi yathā pajjalati,

Devatāva virocati;

Siriyā ajahito hoti,

Yo mittānaṃ na dubbhati.

Kẻ ấy giống như lửa cháy bừng
Tỏa ra ánh sáng tựa Thiên thần,
Người nào trung tín cùng bằng hữu
Chiếu ánh huy hoàng rực rỡ luôn.

  • Có được nhiều của cải, tài sản. những gì người ấy giao trên ruộng đồng sẽ đơm hoa kết trái và sự thu hoạch sẽ làm cho người ấy hoan hỷ.

Gāvo tassa pajāyanti,

Khette vuttaṃ virūhati;

Vuttānaṃ phalamasnāti,

Yo mittānaṃ na dubbhati.

Trâu bò tăng trưởng thật là nhanh,
Hạt giống thường xuyên mọc tốt lành;
Một kẻ trung thành cùng bạn hữu
Tất nhiên gặt hái mọi công thành.

  • Được che chở và không bị tổn thương vì tai nạn hay những sự nguy hiểm.

Darito pabbatāto vā,

Rukkhato patito naro;

Cuto patiṭṭhaṃ labhati,

Yo mittānaṃ na dubbhati.

Nếu bị rơi từ đỉnh núi cao,
Hoặc từ cây cối hoặc hang hào,
Người nào chung thủy cùng bằng hữu
Cũng thấy đất bằng vững chắc sao.

  • Không bị lật đổ bởi kẻ thù, như cây đa có rễ ăn thật sâu trong lòng đất không thể bị lật ngã bởi gió to.

Virūḷhamūlasantānaṃ,

Nigrodhamiva māluto;

Amittā nappasāhanti,

Yo mittānaṃ na dubbhati.

Cây đa thách đố mọi cuồng phong
Cành lá mọc quanh gốc rễ chung,
Kẻ biết trung thành cùng bạn hữu,
Oán hờn cừu địch thảy tiêu vong.

(Tiểu Bộ Kinh 9. Chuyện Tiền Thân Số 538 – Mūgapakkhajātaka)

12. Thế gian tăm tối. (Dhp.174)

Andhabhūto ayaṃ loko,

Tanukettha vipassati;

Sakuṇo jālamuttova,

Appo saggāya gacchati.

Ðời này thật mù quáng,
Ít kẻ thấy rõ ràng.
Như chim thoát khỏi lưới,
Rất ít đi thiên giới.

13. Sự nghèo khổ có thể trở thành nguyên nhân của tội ác. (D.26)

- Điều kiện kinh tế của dân chúng cần phải được cải tiến.

- Hạt giống và những phương tiện khác trong nông nghiệp nên cung ứng cho nhà nông và những người canh tác.

- Nên cung ứng tiền vốn cho thương nhân, tạo sự dễ dàng trong giao dịch làm ăn.

- Công nhân phải được trả lương xứng đáng (đủ để sống).

- Khi dân chúng có được công ăn việc làm, có được thu nhập cần thiết thì họ sẽ được an tâm, mãn nguyện, khỏi phải lo âu, sợ hãi.

- Kết quả là quốc gia sẽ được bình yên và thoát khỏi mọi tội ác.

(Trường Bộ Kinh 1. Kinh Kūṭadanta)

14. Những người bạn thật sự. (D.III.185)

Này Gia chủ từ, có bốn hạng người phải xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn: Người vật gì cũng lấy phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn; người chỉ biết nói giỏi phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn; người khéo nịnh hót phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn; người tiêu pha xa xỉ phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.

Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp người vật gì cũng lấy phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn: Người vật gì cũng lấy, cho ít xin nhiều, vì sợ mà làm, làm vì mưu lợi cho mình. Này Gia chủ tử, như vậy là bốn trường hợp người vật gì cũng lấy phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.

Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người chỉ biết nói giỏi phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn: Tỏ lộ thân tình việc đã qua; tỏ lộ thân tình việc chưa đến; mua chuộc cảm tình bằng sáo ngữ; khi có công việc, tự tỏ sự bất lực của mình. Này Gia chủ tử, như vậy là bốn trường hợp, người chỉ biết nói giỏi phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.

Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, kẻ nịnh hót phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn: Ðồng ý các việc ác; không đồng ý các việc thiện; trước mặt tán thán; sau lưng chỉ trích. Này Gia chủ tử, như vậy là bốn trường hợp kẻ nịnh hót phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.

Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người tiêu pha xa xỉ phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn: Là bạn khi mình đam mê các loại rượu; là bạn khi mình du hành đường phố phi thời; là bạn khi mình la cà đình đám hý viện; là bạn khi mình đam mê cờ bạc. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người tiêu pha xa xỉ phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.

Này Gia chủ tử, bốn loại bạn này phải được xem là bạn chân thật: Người bạn giúp đỡ phải được xem là bạn chân thật; người bạn chung thủy trong khổ cũng như trong vui phải được xem là bạn chân thật; người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là bạn chân thật; người bạn có lòng thương tưởng phải được xem là bạn chân thật.

Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn giúp đỡ phải được xem là bạn chân thật: Che chở cho bạn khi bạn vô ý phóng dật, che chở của cải cho bạn khi bạn vô ý phóng dật, là chỗ nương tựa cho bạn khi bạn sợ hãi, khi bạn có công việc sẽ giúp đỡ cho bạn của cải gấp hai lần những gì bạn thiếu. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn giúp đỡ phải được xem là người bạn chân thật.

Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn chung thủy trong khổ cũng như trong vui phải được xem là người bạn chân thật: Nói cho bạn biết điều bí mật của mình; giữ gìn kín điều bí mật của bạn; không bỏ bạn khi bạn gặp khó khăn; dám hy sinh thân mạng vì bạn. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn chung thủy trong khổ cũng như trong vui phải được xem là người bạn chân thật.

Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là người bạn chân thật: Ngăn chận bạn không làm điều ác; khuyến khích bạn làm điều thiện; cho bạn nghe điều bạn chưa nghe; cho bạn biết con đường lên cõi chư Thiên. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là người bạn chân thật.

Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn thương tưởng phải được xem là người bạn chân thật: Không hoan hỷ khi bạn gặp hoạn nạn; hoan hỷ khi bạn gặp may mắn; ngăn chận những ai nói xấu bạn; khuyến khích những ai tán thán bạn. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn thương tưởng phải được xem là người bạn chân thật.

(Trường Bộ Kinh 2. Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt)

CHƯƠNG 9: THẾ GIỚI BÊN KIA BẠN

I. THẾ GIỚI CỦA KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN.

1. Những thế giới hệ. (A.I.226)

Quan điểm của Đức Phật về vũ trụ dường như rộng lớn hơn mà các nhà khoa học đương thời thừa nhận và chắc chắn nhiều hơn so với những gì mà các nhà khoa học phương Tây tin tưởng mãi cho đến thế kỷ vừa qua.

Tuy nhiên, Ngài bắt buộc phải sử dụng những thuật ngữ mang tính thần thoại còn lưu lại thời đó ở Ấn Độ để truyền đạt sự hiểu biết của Ngài về vũ trụ ở thời điểm đó.

(Lời Tác Giả)

Đại Đức Ānanda hỏi Đức Phật những câu hỏi sau đây:

- Con được nghe trước mặt Thế Tôn, con được nắm giữ trước mặt Thế Tôn: "Abhibhù, đệ tử Ðức Phật Sikhi, đứng ở Phạm Thiên Giới, có thể làm cho ngàn thế giới nghe tiếng của mình". Nhưng bạch Thế Tôn, Thế Tôn bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có thể làm cho nghe tiếng xa như thế nào?

- Vị ấy chỉ là một đệ tử, này Ānanda. Các Như Lai là vô lượng.

Đại Đức Ānanda lập lại câu hỏi ba lần.

Rồi Đức Phật dạy về sự thành lập của thế giới hệ.

- Xa cho đến mặt trăng, mặt trời chạy trong quỹ đạo của chúng và chói sáng khắp bốn phương với ánh sáng của chúng, xa như vậy là một ngàn thế giới. Trong ấy có một ngàn mặt trăng, một ngàn mặt trời, một ngàn núi Sineru (Tu-di), một ngàn Jambudìta (Diêm-phù-đề), một ngàn Aparagoyànà (Tây ngưu hóa châu), một ngàn Uttarakurù (Bắc-cu-vô châu), một ngàn Pubbavidehà (Ðông thắng thần châu), bốn ngàn biển lớn, bốn ngàn đại vương, 1000 cõi trời Bốn thiên vương, 1000 cõi trời ba mươi ba, 1000 Dạ-ma thiên, 1000 Tusità (Ðâu-suất thiên), 1000 Hóa Lạc thiên, 1000 Tha Hóa Tự tại thiên, 1000 Phạm Thiên. Này Ānanda, đây gọi là một tiểu thiên thế giới. Này Ānanda, cho đến 1000 lần một tiểu thiên thế giới, được gọi là, này Ānanda, ba Ðại thiên thế giới. Này Ānanda, Như Lai có thể làm cho tiếng mình nghe xa cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới hay xa hơn nữa nếu muốn.

- Làm sao, bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể làm cho tiếng mình nghe xa cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới hay xa hơn nữa nếu muốn?

- Ở đây, này Ānanda, Như Lai chiếu ánh sáng cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới, cho đến khi các chúng sanh nhận thức được ánh sáng ấy. Rồi Thế Tôn phát âm và làm cho tiếng mình được nghe. Như vậy, này Ānanda, Như Lai làm cho tiếng mình nghe xa cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới hay xa hơn nữa nếu muốn.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Ānanda. Phần Abhibhù)

Chúng ta có thể làm đơn giản câu nói trên như sau :

Tiểu thiên thế giới gồm khoảng một ngàn hệ thống thái dương hệ.

Trung thiên thế giới gồm khoảng một ngàn tiểu thiên đại thế giới.

Đại thiên thế giới gồm khoảng một ngàn trung thiên thế giới. Như vậy có khoảng một tỷ hệ thống thái dương hệ. (Nó được bắt đầu khám phá bởi các nhà thiên văn học hiện đại là vũ trụ chạy dài hơn giới han của nó, xa tận bên kia nữa).

2. Đại kiếp – kappa. (S.II.181)

Một đại kiếp (kappa) là một đơn vị thời gian được dùng để đo lường thời hạn của vũ trụ và khoảng thời gian mà chúng sanh lang thang trong vòng sanh tử luân hồi. Vì nguồn gốc bắt đầu của chúng sanh được nói là "không có sự khởi thỉ" hay "nguồn gốc từ đâu thì không thấy được". Cũng cùng một khái niệm như vậy được áp dụng cho thế giới hệ, bởi vì chúng cũng xuất hiện và biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, một đơn vị để đo lường thời hạn của thế giới hệ theo thế gian và cuộc sống của chúng sanh trong vòng luân hồi sanh từ là điều cần thiết.

Thật dài, này Tỷ-kheo, là một kiếp. Thật không dễ gì có thể đếm là một vài năm, một vài trăm năm, một vài ngàn năm hay một vài trăm ngàn năm.

- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể cho một ví dụ được không?

- Có thể được, này Tỷ-kheo. Thế Tôn nói như vậy. Ví như, này Tỷ-kheo, có một hòn núi đá lớn, một do tuần bề dài, một do tuần bề rộng, một do tuần bề cao, không có khe hở, không có lỗ hổng, một tảng đá thuần đặc. Rồi một người đến, cứ sau một trăm năm lại lau hòn đá ấy một lần với tấm vải kāsi. Này Tỷ-kheo, hòn núi đá lớn ấy được làm như vậy có thể đi đến đoạn tận, đoạn diệt mau hơn là một kiếp.

Như vậy dài, này các Tỷ-kheo, là một kiếp. Với những kiếp dài như vậy, này Tỷ-kheo, hơn một kiếp đã qua, hơn một trăm kiếp đã qua, hơn một ngàn kiếp đã qua, hơn một trăm ngàn kiếp đã qua.

Vì sao? Vô thỉ là luân hồi, này các Tỷ-kheo, khởi điểm không thể nêu rõ đối với lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc.

(Tương Ưng Bộ Kinh 2. Tương Ưng Vô Thỉ. Phẩm Thứ Nhất. Phần Núi)

3. Con số của đại kiếp. (S.II.183)

Rất nhiều, này các Tỷ-kheo, là những kiếp đã đi qua, đã vượt qua. Thật không dễ gì để có thể đếm chúng được là một vài kiếp, một vài trăm kiếp, một vài ngàn kiếp, một vài trăm ngàn kiếp.

- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể cho một ví dụ được không?

- Có thể được, này các Tỷ-kheo. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có bốn vị đệ tử, tuổi thọ một trăm tuổi, sống đến một trăm năm. Cứ mỗi ngày họ nhớ đến trăm ngàn kiếp, này các Tỷ-kheo, các kiếp được họ nhớ đến là vậy. Bốn đệ tử ấy tuổi thọ một trăm tuổi, sống đến một trăm năm, sau một trăm năm đi đến mệnh chung.

Nhiều như vậy, này các Tỷ-kheo, là những kiếp đã đi qua, đã vượt qua. Thật không dễ gì để có thể đếm chúng được là một vài kiếp, một vài trăm kiếp, một vài ngàn kiếp, một vài trăm ngàn kiếp.

(Tương Ưng Bộ Kinh 2. Tương Ưng Vô Thỉ. Phẩm Thứ Nhất. Phần Các Đệ Tử)

4. Chu kỳ của thế giới được chia làm bốn giai đoạn. (A.II.142)

+ Kappo saṃvaṭṭati – Hoại kiếp.

Sự hủy hoại từ từ sự sinh tồn của thế giới hệ.

+ Kappo saṃvaṭṭo tiṭṭhati – thời thay vào hoại kiếp.

Hoàn toàn biến mất hay hoàn toàn tan rã của thế giới hệ.

+ Kappo vivaṭṭati – thành kiếp.

Sự phát triển từ từ hay sự xuất hiện trở lại của thế giới hệ.

+ Kappo vivaṭṭo tiṭṭhati – thời thay vào thành kiếp.

Kiếp sinh tồn của thế giới hệ.

Này các Tỷ-kheo, có bốn vô lượng của kiếp này. Thế nào là bốn?

Khi kiếp chuyển thành, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì để ước tính có bao nhiêu năm như vậy, có nhiều trăm năm như vậy, có nhiều ngàn năm như vậy. Có nhiều trăm ngàn năm như vậy.

Khi kiếp đã chuyển thành và dừng lại, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì ước tính như vậy.

Khi kiếp chuyển hoại, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì ước tính có nhiều năm như vậy ... như vậy.

Khi kiếp đã chuyển hoại và dừng lại, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì ước tính ... như vậy.

Này các Tỷ-kheo, có bốn vô lượng của kiếp này.

(Tăng Chi Bộ Kinh 2. Chương Bốn Pháp. Phẩm Các Căn. Phần Kiếp)

II. THẾ GIỚI CỦA CHÚNG SANH.

1. Sự xuất hiện của chúng sanh. (D.III.84-85)

Sự xuất hiện và phát triển của chúng sanh xảy ra theo sự phát triển của thế giới hệ.

Này Vāseṭṭha, có một thời đến một giai đoạn nào đó, sau một thời hạn rất lâu, thế giới này chuyển hoại. Trong khi thế giới chuyển hoại, các loại hữu tình phần lớn sanh qua cõi Abhassara (Quang Âm thiên). Ở tại đây, những loại chúng sanh này do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh, và sống như vậy một thời gian khá dài. Này Vāseṭṭha, có một thời đến một giai đoạn nào đó, sau một thời hạn rất lâu, thế giới này chuyển thành. Trong khi thế giới này chuyển thành, một số lớn chúng sanh từ Quang Âm thiên thác sanh qua tại đây. Những chúng sanh này do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh và sống như vậy một thời gia khá dài.

(Trường Bộ Kinh 2. Kinh Khởi Thế Nhân Bổn)

2. Năm định luật – pañca niyāma dhamma. (DhsA.272)

Có năm định luật của sự phát triển vận hành trong thiên nhiên và cảnh giới tâm linh. Chúng tạo điều kiện cho cách thức một chúng sanh được hình thành.

- Utuniyāma – định luật về thời tiết.

Những định luật liên quan đến những hiện tượng có liên quan thời tiết như : gió, mưa, hơi nóng, lạnh.

- Bījaniyāma – định luật về chủng tử.

Những định luật có liên quan đến thai bào và những hạt giống thảo mộc.

- Kammaniyāma – định luật về nghiệp.

Những quy luật có liên quan đến hành động tạo tác và kết quả của nó, sự tương quan nhân quả.

- Dhammaniyāma – định luật về pháp.

Những định luật có liên quan đến những hiện tượng của thiên nhiên như trọng lực, vũ trụ, năng lượng.

- Cittaniyāma – định luật về tâm thức.

Những quy luật thuộc về tâm hoặc tâm linh, sự phát triển của tâm thức.

Thật ra, năm quy luật này được giải thích như là một sức mạnh hay những cốt lõi điều khiển chúng sanh và mọi sự sinh tồn hiện hữu. Người Phật tử có thể dễ dàng giải thích những quyền lực ngự trị của thiên nhiên và mọi chúng sanh hữu tình chứ không cần phải trông cậy vào một đấng Sáng tạo chủ nào - người được cho là đã tạo ra thế gian.

Định luật về thời tiết đề cập đến thiên nhiên hay những quy luật của thiên nhiên trong vũ trụ.

Định luật về chủng tử giống như cách cách di truyền được sắp xếp theo trình tự trong cơ thể của mọi chúng sanh hữu tình.

Định luật về nghiệp là phương cách mà các tiềm năng chúng ta tích lũy trong tâm, đưa đến hành động tương quan đến vấn đề hay sự việc.

Định luật về các pháp là những định luật có tính cách riêng biệt mà chúng có liên quan đến Đức Phật…

Những định luật này là một thách thức đối với những sự giải thích mang nặng tính luận lý. Chúng được hiểu biết bởi trí tuệ ở nội tâm hơn là những luận thuyết. Đây là một điều thiết yếu cho sự hiểu biết về cốt lõi của Phật giáo.

III. CÁC CẢNH GIỚI SINH TỒN.

1. Ba mươi mốt cảnh giới sinh tồn. (Dhs)

Sau khi chết, một chúng sanh sẽ tái snah vào một trong ba mươi mốt cảnh giới, tùy theo nghiệp thiện hay nghiệp ác mà chính chúng sanh đó tạo ra. tất cả các cảnh giới đó đều phải chịu chi phối bởi luật vô thường trong vũ trụ.

+ Bốn khổ cảnh (duggati).

1. Địa ngục – niraya. Cảnh giới đầy đau khổ, nơi mà chúng sanh phải chịu sự khổ não tạm thời.

2. Súc sanh – tiracchānayoni. Cảnh giới của loài bàng sanh (súc vật).

3. Ngạ quỷ – peta. Cảnh giới của ma quỷ.

4. A-tu-la – asura. Cảnh giới của a-tu-la.

+ Bảy lạc cảnh (sugati).

1. Cõi nhân loại (manussa).

2. Sáu cõi trời dục giới (devaloka).

+ Mười sáu cõi trời sắc giới (rūpaloka).

Cảnh giới của các vị phạm thiên (brahmaloka).

+ Bốn cõi trời vô sắc (arūpaloka).

Cảnh giới của các vị phạm thiên chỉ có danh pháp, không có hình tướng.

2. Thái độ của Đức Phật về chư thiên. (M.II.212)

Thanh niên Bà-la-môn Saṅgārava bạch thế tôn:

- Thưa Tôn giả Gotama, có các chư Thiên không?

- Này Bhāradvāja, Ta được biết một cách chắc chắn có chư Thiên.

- Nhưng vì sao, thưa Tôn giả Gotama, khi được hỏi có các chư Thiên không, lại hỏi: "Này Bhāradvāja, Ta được biết một cách chắc chắn có chư Thiên". Sự việc là như vậy, thưa Tôn giả Gotama, thì có phải là hư ngôn, vọng ngữ không?

- Này Bhāradvāja, nếu khi được hỏi: "Có chư Thiên không?"; cần phải đáp: "Có chư Thiên"; nhưng lại đáp: "Chắc chắn Ta được biết có chư Thiên". Như vậy, một người có trí đi đến kết luận không có gì nghi ngờ nữa, là có chư Thiên.

- Nhưng vì sao Tôn giả Gotama không giải thích như vậy cho con từ khi bắt đầu?

- Này Bhāradvāja, như vậy đã được lớn tiếng chấp nhận ở đời tức là có chư Thiên.

(Trung Bộ Kinh 2. Kinh Saṅgārava)

Đức Phật đã làm sáng tỏ nhiều sự hoài nghi về chư thiên trong nhiều thời pháp của Ngài. Ý nghĩa quan trọng trong lời dạy này là Đức Phật biết rằng có chư thiên không phải vì nó có tính cách phổ biến hay theo sự tin tưởng mang tính truyền thống mà chỉ bởi vì chính Ngài biết được sự hiện hữu của họ.

3. Cõi trời dục giới – devaloka. (Dhs)

Theo Phật giáo, có sáu cõi trời dục giới mà ở nơi đó các chư thiên thọ hưởng những lạc thú thế gian trong một khoảng thời gian thật lâu. Với người Phật tử, mục đích giải thoát cuối cùng không phải là một sự hiện hữu ở cõi trời mà là được chứng đắc Níp-bàn. Cõi trời dành cho những Phật tử thuần thành, nhưng ở nơi đó cũng có những bất toại nguyện như ở cõi người.

- Tứ đại thiên vương – catummahārājika.

Cõi trời thấp nhất trong các cõi trời do bốn vị thiên vương cai quản cùng với các tùy tùng của họ.

- Đạo lợi thiên – tāvatiṃsa.

Cảnh trời của ba mươi ba vị chư thiên, đức trời Đế Thích (sakka) là thiên chủ. Đức Phật đã dạy Vi Diệu Pháp (abhidhamma) để tế độ cho mẫu hậu tại cõi trời này trong ba tháng.

- Dạ ma thiên – yāmā.

Cõi trời của các chư thiên dạ ma, cõi trời mà mọi sự đau khổ bị tiêu diệt.

- Đâu suất thiên – tusita.

Cảnh giới của lạc thú, kiếp cuối cùng của bồ tát đã ở cung trời này trước khi Ngài xuất hiện ở cõi nhân loại là thái tử siddhattha.

- Hóa lạc thiên – nimmānaratī.

Cảnh giới của những vị chư thiên được hưởng lạc thú trong những cung điện đẹp đẽ.

- Tha hóa tự tại thiên – paranimmitavasavattī.

Cảnh giới của những vị chư thiên có thể tạo ra những tạo vật khác để phục vụ cho mục đích của họ.

4. Tuổi thọ của sáu cõi trời dục giới. (A.IV.250)

Việc giữ bát quan trai giới, người Phật tử có thể mong mỏi được tái sanh vào cảnh giới của chư thiên để được hưởng lạc thú ở đó.

- Cõi Tứ Đại Thiên Vương.

Năm chục năm ở cõi người bằng một ngày và một đêm ở đây. ở đây cũng có ba mươi ngày trong một tháng và mười hai tháng trong một năm. tuổi thọ của những vị chư thiên này là 500 tuổi trời (khoảng 9 triệu năm ở cõi người).

Năm mươi năm của một đời người, này các Tỷ-kheo, bằng một đêm một ngày của chư Thiên Bốn thiên vương. Ba mươi đêm của đêm ấy làm thành một tháng, mười hai tháng của tháng ấy làm thành một năm. Năm mươi năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên Bốn thiên vương. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo: "Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi thực hành trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên Bốn thiên vương". Do vậy, Ta nói: "Nhỏ nhoi thay, này các Tỷ-kheo, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên ".

- Cõi Đạo Lợi.

Một ngày ở cõi trời này bằng một trăm năm ở cõi người. tuổi thọ ở đây là 1.000 năm tuổi trời, tương đương 36 triệu năm ở cõi người.

Một trăm năm của một đời người, này các Tỷ-kheo, bằng một đêm một ngày của chư Thiên cõi trời Ba mươi ba. Ba mươi đêm của đêm ấy làm thành một tháng, mười hai tháng của tháng ấy làm thành một năm. Một ngàn năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Ba mươi ba. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo: "Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi thực hành ngày trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên cõi trời Ba mươi ba". Do vậy, Ta nói: "Nhỏ nhoi thay, này các Tỷ-kheo, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên "

- Cõi Dạ Ma.

Tuổi thọ ở cõi này là 2.000 năm tuổi trời, một ngày ở đây dài bằng 200 năm ở cõi người (khoảng 144 triệu năm ở cõi người).

Hai trăm năm của một đời người, này các Tỷ-kheo, bằng một đêm một ngày của chư Thiên cõi trời Yàma. Ba mươi đêm của đêm ấy làm thành một tháng, mười hai tháng của tháng ấy làm thành một năm. Hai ngàn năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Yàma. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo: "Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi thực hành ngày trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên cõi trời Yàma". Do vậy, Ta nói: "Nhỏ nhoi thay, này các Tỷ-kheo, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên".

- Cõi Đâu Suất.

Một ngày ở cõi này bằng 400 năm ở cõi người, tuổi thọ ở đây là 4.000 năm tuổi trời, tương đương với 576 triệu năm ở cõi người.

Bốn trăm năm của một đời người, này các Tỷ-kheo, bằng một đêm một ngày của chư Thiên cõi trời Tusità (Ðâu-Xuất). Ba mươi đêm của đêm ấy làm thành một tháng, mười hai tháng của tháng ấy làm thành một năm. Bốn ngàn năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Tusità. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo: "Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi thực hành ngày trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên cõi trời Tusità". Do vậy, Ta nói: "Nhỏ nhoi thay, này các Tỷ-kheo, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên ".

- Cõi Hóa Lạc.

Một ngày ở cõi này bằng 800 năm ở cõi người, những chư thiên ở đây hưởng thọ lạc thú với tuổi thọ 8.000 năm tuổi trời, khoảng 2.304 triệu năm ở cõi người.

Tám trăm năm của một đời người, này các Tỷ-kheo, bằng một đêm một ngày của chư Thiên cõi trời Hóa lạc. Tám ngàn năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Hóa lạc. Sự kiện này có xảy ra, ... với hạnh phúc chư Thiên ".

- Cõi Tha Hóa Tự Tại.

Một ngày ở cõi này bằng 1.600 năm ở cõi người, tuổi thọ chư thiên ở đây là 16.000 năm tuổi trời, khoảng 9.216 triệu năm ở cõi người.

Mười sáu trăm năm của một đời người, này các Tỷ-kheo, bằng một đêm một ngày của chư Thiên cõi trời Tha hóa Tự tại. Ba mươi đêm của đêm ấy làm thành một tháng, mười hai tháng của tháng ấy làm thành một năm. Mười sáu ngàn năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Tha hóa Tự tại. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo: "Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi thực hành ngày trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên cõi trời Tha hóa Tự tại. Do vậy, Ta nói: "Nhỏ nhoi thay, này các Tỷ-kheo, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên ".

(Tăng Chi Bộ Kinh 4. Chương Tám Pháp. Phẩm Ngày Trai Giới. Phần Ngày Trai Giới)

Tuổi thọ được lâu dài cho đến đỗi mà các chư thiên ở những cảnh giới này nghĩ rằng họ được bất tử. Lẽ dĩ nhiên, đây không phải là một ngoại lệ, họ vẫn phải chịu sự vô thường. chỉ có những bậc đã đoạn tận lậu hoặc (A-la-hán) mới thoát khỏi vô thường.

IV. CẢNH GIỚI PHẠM THIÊN.

1. Bản chất cảnh giới của phạm thiên.

Cao hơn những cõi trời dục giới là những cảnh giới phạm thiên hay còn gọi là sắc giới, nơi mà các vị ấy thọ hưởng hỷ lạc các tầng thiền mà họ đã chứng đắc quan sự từ bỏ dục lạc của ngũ trần.

Cõi sắc giới gồm có mười sáu cảnh trời tương ứng với tầng thiền mà hành giả chứng đắc.

  • Cảnh giới sơ thiền có 3:

1. Phạm chúng thiên – brahmapārisajjā.

Cảnh giới của các phạm thiên làm tùy tùng cho các vị phạm thiên.

2. Phạm phụ thiên – brahmapurohitā.

Cảnh giới cảu các vị phụ thiên thân cận với các vị phạm thiên.

3. Đại phạm thiên – mahābrahmā.

Cảnh giới của các vị đại phạm thiên.

Theo Ấn Độ giáo, vị đại phạm thiên là vị thượng đế sáng tạo ra vũ trụ.

Cõi trời cao nhất trong ba cõi trời này là đại phạm thiên. sở dĩ được gọi như vậy là vì các vị đại phạm thiên ở đây thọ hưởng hạnh phúc hơn, đẹp đẽ hơn, tuổi thọ nhiều hơn so với các vị phạm thiên khác nhờ vào phước báp của họ trong việc tu tập phát triển tâm linh.

  • Cảnh giới nhị thiền có 3:

4. Thiểu quang thiên – parittābhā.

Cảnh giới của các vị phạm thiên có ít hào quang tỏa sáng.

5. Vô lượng quang thiên – appamāṇābhā.

Cảnh giới của các vị phạm thiên có hào quang tỏa sáng vô lượng.

6. Quang âm thiên – ābhassarā.

Cảnh giới của các vị phạm thiên có hào quang thật rực rỡ.

  • Cảnh giới tam thiền có 3:

7. Thiểu tịnh thiên – parittasubhā.

Cảnh giới của các vị phạm thiên có hào quang nhỏ.

8. Vô lượng quang thiên – appamāṇasubhā.

Cảnh giới của các vị phạm thiên có hào quang vô lượng.

9. Biến tịnh thiên – subhakiṇhā.

Cảnh giới của các vị phạm thiên có hào quang vững chắc không xao động.

  • Cảnh giới tứ thiền có 7:

10. Quảng quả thiên – vehapphalā.

Cảnh giới của các vị phạm thiên hưởng quả rộng lớn.

11. Vô tưởng thiên – asaññīsatta.

Cảnh giới của các vị phạm thiên không có tâm.

12. Vô phiền thiên – avihā.

Cảnh giới của các vị phạm thiên hoàn toàn tinh khiết, trường cửu.

13. Vô nhiệt thiên – atappā.

Cảnh giới của các vị phạm thiên hoàn toàn thanh tịnh.

14. Thiện kiến thiên – sudassana.

Cảnh giới của các vị phạm thiên hoàn toàn đẹp đẽ.

15. Thiện hiện thiên – sudassī.

Cảnh giới của các vị phạm thiên hoàn toàn quang đãng.

17. Sắc cứu cánh thiên – akiniṭṭhā.

Cảnh giới của các vị phạm thiên tối thượng.

Các vị đã đắc A-na-hàm trước khi chứng đắc quả vị A-la-hán mà tịch diệt, các vị ấy sẽ tái sanh vào một trong năm cảnh giới sau cùng để tu tập phát triển cuộc sống thánh thiện của họ cho đến khi họ chứng đắc A-la-hán quả và sau đó họ Níp-bàn. Ở cảnh giới thứ 11 được gọi là vô tưởng thiên, các vị phạm thiên này được tái sanh không có tâm thức mà chỉ có sắc pháp.

V. CÁC CHÚNG SANH KHÁC.

1. Có ba loại chư thiên. (KhA.123)

Người ta cho rằng chư thiên được chia làm ba hạng.

o Chư thiên định danh – sammutidevā.

Đó là các vị vua và thái tử được gọi là thiên tử (xuất phát từ tư tưởng của người Ấn Độ, từ ngữ "vua trời" được chấp nhận như một tước vị bởi các vị vua của xứ Campuchia…)

o Chư thiên hóa sanh – upapattidevā.

Đó là các chư thiên sinh tồn trong các cõi trời.

o Chư thiên thanh tịnh – visuddhidevā.

Đó là chư Phật và các bậc a-la-hán.

2. Ngạ quỷ - peta. (Pv)

Có bốn nhóm ngạ quỷ bất hạnh.

  • Hạng ngạ quỷ bị đau khổ bởi sự thiêu đốt các căn.
  • Hạng ngạ quỷ bị đau khổ bởi sự đói khát.
  • Hạng ngạ quỷ phải chịu sống khổ sở ở những nơi bẩn thỉu, dơ dáy.
  • Hạng ngạ quỷ chờ đợi thọ hưởng phước báu của thân bằng quyến thuộc để thoát khỏi sự đau khổ của họ.

3. Từ ma vương đến đạo sĩ Gotama.

"Ngài  trông ốm, xanh xao

Bị thần chết ngự trị

Muôn phần trên cơ thể

Đã ký gửi tử thần

Nhưng mạng sống vẫn còn

Quả là điều dũng cảm

Vậy Ngài  ơi! hãy sống

Cuộc sống vẫn tốt hơn

Còn sống, hãy tạo phước

Sống cuộc đời thánh thiện

Hãy đốt lên ngọn lửa

Giải thoát là nhiên liệu

Sáng cả trời công đức

Đấu tranh bạn được gì?

Bởi con đường tranh đấu

Khó khăn và hiểm trở

Chịu đựng nỗi, mấy ai!"

(Cuộc đời Đức Phật – Ven.Ñāṇamoli)

4. Địa ngục ở đâu? (S.IV.206)

"Khi có một người dốt nát quả quyết rằng có một địa ngục ở dưới đáy đại dương – pātāla, đó là một khái niệm để nói lên cảm giác đau đớn của bản thân".

Kẻ vô văn phàm phu, khi cảm giác khổ thọ về thân, thời sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là kẻ vô văn phàm phu không đứng lên trên vực thẳm, không đạt tới chỗ chân đứng.

(Tương Ưng Bộ Kinh 4. Tương Ưng Thọ. Phẩm Có Kệ. Phần Vực Thẳm)

5. Sự chọc phá và nỗi khổ của ma vương. (Sn.74)

Có một dịp ma vương đến gặp bồ tát lúc Ngài sắp thành Phật và đề nghị rằng:

"Ngài nên trở về cung điện của Ngài để tận hưởng lạc thú của cuộc đời và tạo phước báu".

Đức bồ tát nói với ma vương :

"Không còn một chút công đức nào hữu dụng đối với ta cả (phước báu không còn là mục đích quan trọng đối với người khao khát tầm cầu sự giác ngộ)".

6. Năm thứ ma. (Vism.211)

Những ma vương là sự nhân cách hóa của nhiều trạng thái khác nhau. Theo Phật giáo, có năm thứ ma :

  • Thiên tử ma – devaputtamāra.

Hạng chư thiên chuyên phá phách, xúi người làm ác, ngăn làm điều thiện.

  • Phiền não ma – kilesamāra.

Ám chỉ những dục vọng xấu xa do gốc tam độc mà ra.

  • Hành vi ma – abhisaṅkhāramāra.

Ám chỉ mọi thiện nghiệp hay ác nghiệp trói buộc con người trong vòng sanh tử luân hồi.

  • Ngũ uẩn ma – khandhamāra.

Ám chỉ sự kết hợp của sắc, thọ, tưởng, hành, thức đưa chúng sanh đến nỗi sầu, bi, khổ, não.

  • Tử thần ma – maccumāra.

Ám chỉ nói về sự chết của chúng ta.

7. Đạo quân ma.

"Ngũ dục đạo ma đầu

Buồn chán đứng thứ hai

Đói khát hạng thứ ba

Tham ái là thứ bốn

Hôn thụy xếp thứ năm

Nhu hèn vào thứ sáu

Hoài nghi hạng thứ bảy

Sân hận và cứng đầu

Được xếp hàng thứ tám

Danh dự, được, tiếng thơm

Ác tâm ai cũng biết

Kiêu mạn, chê bai người

Đấy là đạo quân ma."

(Cuộc Đời Đức Phật – Ven.Ñāṇamoli)

8. Bảy phẩm hạnh chánh yếu. (S.I.229)

Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn làm người, vị này chấp trì và thật hành bảy cấm giới túc. Nhờ chấp trì bảy cấm giới túc này, Sakka được địa vị Sakka.

Thế nào là bảy cấm giới túc?

Cho đến trọn đời, tôi hiếu dưỡng cha mẹ (yāvajīvaṃ mātāpettibharo assaṃ).

Cho đến trọn đời, tôi kính trọng bậc gia trưởng (yāvajīvaṃ kule jeṭṭhāpacāyī assaṃ).

Cho đến trọn đời, tôi nói lời nhu hòa (yāvajīvaṃ saṇhavāco assaṃ).

Cho đến trọn đời, tôi không nói lời hai lưỡi (yāvajīvaṃ apisuṇavāco assaṃ).

Cho đến trọn đời, với tâm ly cấu uế và xan tham, tôi sống trong gia đình với tâm bố thí, với tay sạch sẽ, hoan hỷ thí xả, nhiệt tình đáp ứng các yêu cầu, sung sướng phân phối vật bố thí (yāvajīvaṃ vigatamalamaccherena cetasā agāraṃ ajjhāvaseyyaṃ muttacāgo payatapāṇi vossaggarato yācayogo dānasaṃvibhāgarato).

Cho đến trọn đời, tôi nói lời chân thật (yāvajīvaṃ saccavāco assaṃ).

Cho đến trọn đời, tôi không phẫn nộ, nếu tôi có phẫn nộ, tôi sẽ mau chóng dẹp trừ phẫn nộ ấy (yāvajīvaṃ akkodhano assaṃ – sacepi me kodho uppajjeyya, khippameva naṃ paṭivineyyaṃ).

Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn làm người, vị này chấp trì và thật hành bảy cấm giới túc. Nhờ chấp trì bảy cấm giới túc này, Sakka được địa vị Sakka.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Sakka. Phẩm Thứ Hai. Phần Chư Thiên)

VI. NGUỒN GỐC VÀ NGƯỜI SÁNG TẠO.

1. Niềm tin vào người sáng tạo chỉ là một khái niệm. (M.II.32)

Thuyết về nhân quả tương quan.

Này Udāyi, hãy dừng lại ở quá khứ, hãy dừng lại ở tương lai! Ta sẽ thuyết pháp cho Ông : Cái này có mặt thì cái đây có mặt; do cái này sanh, cái đây sanh. Cái này không có mặt thì cái đây không có mặt; do cái này diệt, cái đây diệt.

(Trung Bộ Kinh 2. Tiểu Kinh Sakuludāyi)

Đây là trích đoạn của pháp Duyên khởi (paṭicca-samuppāda) giải thích về sự hiện hữu của chúng sanh. Tùy thuộc điều kiện cho sự sanh tồn của chúng sanh đã được làm sáng tỏ trong pháp duyên khởi. Những hiện tượng xảy ra là một tiến trình không có hồi kết của sự sinh khởi và dừng lại, là kết quả của nhiều nhân duyên. Vì vậy, chúng có vẻ hơi đối nghịch với những điều thấy được để suy cứu điểm khởi đầu của các hiện tượng. Ngay như những nhân duyên đưa đến sự sinh khởi một hiện tượng riêng biệt cũng sinh ra tùy theo điều kiện và như vậy không có khả năng tồn tại sự hiện hữu mãi mãi của chúng sanh được.

Theo Phật giáo, tìm kiếm một nguyên nhân đầu tiên thì không có gì khác hơn là sự suy cứu sai trái. Nó trái ngược với điều kiện thấy được và những điều có thể chứng minh được cùng với bản chất của hiện tượng. Khái niệm của một đấng sáng tạo được tuyên bố loại bỏ.

2. Đấng sáng tạo - Đại phạm thiên. (Jā.543)

Trong túc sanh truyện Bhūridatta, đức bồ tát đã hỏi vị thiên chủ về sự phán quyết của đấng sáng tạo như sau:

Người ấy có đôi mắt dị tật, tại sao thiên chủ không làm cho tạo vật của ông ta được toàn vẹn?

Nếu quyền lực của ông ta rộng lớn, có thể gìn giữ được tất cả, tại sao đôi tay ông ta ít rộng mở để ban phúc lành?

Tại sao những tạo vật của ông ta bị xử phạt phải chịu khổ đau?

Tại sao ông ta không ban phát cho tất cả được hạnh phúc?

Tại sao những kẻ lừa đảo, nói láo, ngu dốt cò nhiều ở thế gian?

Tại sao có những cuộc chiến thắng đầy giả dối mà sự thật và công lý lại thua?

Ta coi vị thiên chủ là một trong những kẻ bất công.

Người đã tạo ra thế gian mà ở đó che đậy điều sai trái.

Vọng ngữ tham lam thuyết đảo điên,
Kẻ ngu tin tưởng chuyện hư huyền,
Ai người có mắt nhìn toàn cảnh,
Sao chẳng công bình, hỡi Phạm thiên?

Nếu quyền vô hạn khắp nơi nơi,
Sao chính tay ban phúc hiếm hoi,
Sao vật ngài sinh đều chịu khổ,
Sao không ban phúc đến muôn loài?

Lừa dối ngu si ở khắp nơi,

Tràn đầy hư vọng, chánh chân vơi,
Phạm thiên là vị bất công quá,
Đã tạo thế gian lắm trái sai.

3. Những chúng sanh không thể tạo phước. (A.IV.224)

Tám chỗ sau đây mà ở nơi đó chúng sanh không thể tạo phước (phát triển tâm linh), được coi như tình trạng không thích hợp để phát triển cuộc sống cao thượng :

  • Địa ngục, cảnh giới của ngạ quỷ và loài bàng sanh.

Cảnh giới chịu khổ đau, sự đau khổ liên tục.

  • Cõi vô sắc.

Nơi các vị phạm thiên sinh tồn mà không có hình tướng.

  • Cõi vô tưởng.

Nơi mà các vị phạm thiên không có tâm thức.

  • Những chúng sanh ở hành tinh khác hay ở thế giới hệ khác trong vũ trụ.
  • Những chúng sanh mà các giác quan bị dị tật hay suy nhược, mất khả năng điều khiển chúng.
  • Những chúng sanh bám chắc tà kiến.
  • Khi có một vị Phật xuất hiện hay giáo pháp của Ngài không còn tồn tại mà lúc đó xã hội trở nên vô đạo đức hay không màng đến cuộc sống cao thượng.
  • Ở những nơi mà chúng sanh không có cơ hội để nghe và học hỏi giáo pháp.

Này các Tỷ-kheo, có tám phi thời, phi thời tiết cho đời sống Phạm hạnh. Thế nào là tám?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Và pháp được giảng đưa đến an tịnh, đưa đến tịch tịnh, đưa đến giác ngộ, được bậc Thiện Thệ tuyên bố. Và người này lại bị sanh vào địa ngục. Này các Tỷ-kheo, đây là phi thời, phi thời tiết thứ nhất cho đời sống Phạm hạnh.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ... Phật, Thế Tôn và pháp được giảng đưa đến an tịnh, đưa đến tịch tịnh, đưa đến giác ngộ, được bậc Thiện Thệ tuyên bố. Và người này lại bị sanh vào loại bàng sanh ... người này lại bị sanh vào cõi ngạ quỷ ... người này lại bị sanh vào giữa chư Thiên giới có thọ mạng lâu dài ... người này lại bị sanh vào các biên địa, giữa những kẻ vô trí mọi rợ, tại đây, không có hướng đi cho các Tỷ-kheo, cho các Tỷ-kheo -Ni, cho nam cư sĩ, nữ cư sĩ ... và người này được sanh vào chánh địa, nhưng lại có tà kiến, có tri kiến đảo ngược: "Không có bố thí, không có lễ hy sinh, không có tế tự, không có quả dị thục các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có cha, không có loại hóa sanh, ở đời không có những Sa-môn, những Bà-la-môn chánh hướng chánh hạnh, đã tự mình chứng tri giác ngộ  và truyền dạy lại đời này, đời khác ..." và người này được sanh vào đây chánh địa, nhưng người ấy lại ác tuệ, si mê, câm điếc, không có thể hiểu rõ ý nghĩa của một lời nói khéo, nói hay, nói dở. Này các Tỷ-kheo, đây là phi thời, phi thời tiết thứ tám cho đời sống Phạm hạnh.

Này các Tỷ-kheo, có tám phi thời, phi thời tiết này cho đời sống Phạm hạnh.

(Tăng Chi Bộ Kinh 4. Chương Tám Pháp. Phẩm Gia Chủ. Phần Không Phải Thời)

VII. THẾ GIỚI CỦA NGŨ UẨN.

1. Ba sự hiện hữu – bhava. (A.I.223)

- Dục hữu – kāmabhava.

Là danh sắc của chúng sanh cõi dục giới.

- Sắc hữu – rūpabhava.

Là các uẩn của của các phạm thiên cõi sắc giới (cảnh giới phạm thiên thọ hỷ lạc thân tướng).

- Vô sắc hữu – arūpabhava.

Là các danh uẩn của các phạm thiên cõi vô sắc giới (cảnh giới phạm thiên mà ở đó chỉ có tâm thức chú không có thân tướng).

Trong khi từ ngữ "loka - cõi" hay "dhātu - giới" (như kāmaloka – cõi dục, kāmadhātu - dục giới) nhấn mạnh về nơi chốn mà chúng sanh được tái sanh theo nghiệp của họ. Còn từ ngữ "bhava - hữu" nhấn mạnh đến nghiệp tạo tác. Nếu có sự tham ái để thỏa mãn các căn, từ những hành động bất thiện thì chúng sanh phải chịu tái sanh vào bốn khổ cảnh (duggati); còn những chúng sanh biết kiềm chế mọi tham muốn của dục vọng qua sự tu tập cuộc sống đạo hạnh, hành thiền và chứng đắc các tầng thiền thì những chúng sanh đó sẽ được tái sanh lại làm người hay tái sanh vào cảnh giới của chư thiên hoặc phạm thiên.

Có những chúng sanh vẫn còn ham muốn được thân tướng, họ tu tập phát triển thiện pháp để mong được tái sanh về cõi hữu sắc. Còn có hạng chúng sanh lại không còn ham muốn về thân tướng nên họ tinh tấn tu đề được tái sanh về cõi vô sắc. Bất kể chúng sanh được tái sanh về đâu trong vòng luân hồi thì mọi hình thái của sự sinh tồn cũng đều được phân loại trong ba cõi này.

- Này Ānanda, nếu không có hành động (nghiệp) và sự chín muồi của dục giới thời dục hữu có thể trình bày được không?

- Thưa không, bạch Thế Tôn.

- Như vậy, này Ānanda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hột giống, ái là sự nhuận ướt. Chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái trói buộc, nên thức được an lập trong giới thấp kém. Như vậy, trong tương lai có sự tái sanh sanh khởi. Như vậy, này Ānanda, hữu có mặt.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Ānanda. Phần Hiện Hữu)

2. Các yếu tố hình thành chúng sanh. (A.I.224)

Toàn thể sự hiện hữu của chúng sanh đều được suy đoán dưới hình thức phân loại của tập hợp ngũ uẩn.

Bất cứ cảnh giới nào mà chúng sanh được tái sanh, nó gồm cả ngũ uẩn - bốn nhóm thuộc về danh (nāma) và một nhóm thuộc về sắc (rūpa).

Những chúng sanh ở cõi vô sắc (ám chỉ các phạm thiên cõi vô sắc) chỉ có bốn danhh uẩn. Còn một cảnh giới khác nữa thuộc về cõi sắc, ở đó các chúng sanh chỉ có một nhóm sắc uẩn tồn tại thôi (ám chỉ phạm thiên ở cõi vô tưởng chỉ có thân tướng mà không có tâm thức).

3. Sự chấm dứt của thế gian là ảo tưởng. (S.I.61)

Thiên tử Rohitassa bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, tại chỗ nào không có sanh, không có già, không có chết, không có diệt, không có khởi, làm sao, bạch Thế Tôn, với bộ hành, có thể biết được, hay thấy được, hay đạt được sự tận cùng của thế giới?

- Này Hiền giả, tại chỗ nào không có sanh, không có già, không có chết, không có diệt, không có khởi, Ta nói rằng tại chỗ ấy, không có thể với bộ hành, biết được, hay thấy được, hay đạt được sự tận cùng của thế giới.

- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn đã nói lên điều khéo nói như vầy: "Này Hiền giả, tại chỗ nào không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi, Ta nói rằng tại chỗ ấy, không có thể với bộ hành biết được, hay thấy được, hay đạt được sự tận cùng của thế giới".

Bạch Thế Tôn, thuở trước, con tên là Rohita con của Bhoja, có thần thông, có thể đi giữa hư không. Bạch Thế Tôn, tốc lực con mau lẹ cho đến con có thể bay, như người thợ bắn cung lão luyện, khéo tập, khéo luyện, thuần thục, thiện xảo, với một cây cung chắc mạnh không gì khó khăn, có thể bắn một mũi tên nhẹ bay vượt qua bóng tối của cây tala.

Và bạch Thế Tôn, bước đi của con dài cho đến con có thể bước từ biển phía Ðông qua biển phía Tây. Và ở nơi con, bạch Thế Tôn, khởi lên sự ước muốn như sau: "Với bộ hành, ta có thể đạt đến được sự tận cùng của thế giới".

Và bạch Thế Tôn, dầu cho tốc lực của con mau đến như vậy, và dầu cho con có bước dài đến như vậy, và dầu cho con không có dừng để ăn, hay uống, hay nhai, hay nếm, dầu cho con không có đại tiện, tiểu tiện, dầu cho con không ngủ, không bị mệt nhọc, không trừ cấu uế, dầu cho trăm năm là tuổi thọ thường tình, dầu cho trăm năm là mạng sống thường tình, tuy con đi hơn trăm năm và bị mệnh chung, con cũng không thể đạt đến sự tận cùng của thế giới.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Thiên Tử. Phẩm Các Ngoại Đạo. Phần Rohita)

4. Vòng luân hồi không chấm dứt. (S.I.173)

Punappunañceva vapanti bījaṃ,

Punappunaṃ vassati devarājā;

Punappunaṃ khettaṃ kasanti kassakā,

Punappunaṃ dhaññamupeti raṭṭhaṃ.

Nhiều lần và nhiều lần,
Chúng gieo vãi hạt giống.
Nhiều lần và nhiều lần,
Trời mưa đi, mưa lại.
Nhiều lần và nhiều lần,
Người nông phu cày ruộng.
Nhiều lần và nhiều lần,
Lúa gạo đến quốc độ.

Punappunaṃ yācakā yācayanti,

punappunaṃ dānapatī dadanti;

Punappunaṃ dānapatī daditvā,

Punappunaṃ saggamupenti ṭhānaṃ.

Nhiều lần và nhiều lần,
Hành khất lại xin ăn.
Nhiều lần và nhiều lần,
Thí chủ lại bố thí.
Nhiều lần và nhiều lần,
Thí chủ sau khi cho.
Nhiều lần và nhiều lần,
Ðược đi đến thiên giới.

Punappunaṃ khīranikā duhanti,

Punappunaṃ vaccho upeti mātaraṃ;

Punappunaṃ kilamati phandati ca,

Punappunaṃ gabbhamupeti mando.

Nhiều lần và nhiều lần,
Người làm sữa vắt sữa,
Nhiều lần và nhiều lần,
Bò con tìm bò mẹ.
Nhiều lần và nhiều lần,
Mệt sức và lao khổ.
Nhiều lần và nhiều lần,
Kẻ ngu nhập bào thai.

Punappunaṃ jāyati mīyati ca,

Punappunaṃ sivathikaṃ haranti;

Maggañca laddhā apunabbhavāya,

Na punappunaṃ jāyati bhūripañño.

Nhiều lần và nhiều lần,
Lại sanh rồi lại chết.
Nhiều lần và nhiều lần,
Họ mang đến nghĩa địa.
Họ được đường giải thoát,
Không đưa đến tái sanh.
Bậc đại trí, đại tuệ,
Không sanh đi, sanh lại.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Bà La Môn. Phẩm Cư Sĩ. Phần Udaya)

5. Ba cảnh giới.

- Cõi dục giới – kāmaloka.

Là nơi mà chúng sanh được thọ hưởng các dục lạc (bàng sanh, nhân loại và chư thiên dục giới).

- Cõi sắc giới – rūpaloka.

Là nơi mà các vị phạm thiên thọ hưởng lạc thú qua hình tướng thật vi tế của các Ngài ở cõi hữu sắc.

- Cõi vô sắc giới – arūpaloka.

Là nơi mà các vị phạm thiên đã trút bỏ mọi phiền toái của thân tướng, không có thân tướng.

6. Ngũ uẩn – pañcakkhandha. (S.III.26)

Sự sống còn của con người bao gồm bốn nhóm thuộc về tâm được gọi là danh pháp (nāma) và tứ đại thuộc về vật chất được gọi là sắc pháp (rūpa).

- Sắc uẩn – rūpakkhandha.

Phần vật chất, gồm có bốn nguyên tố là đất, nước, lửa, gió.

- Thọ uẩn – vedanākkhandha.

Nhóm cảm giác đưa đến trạng thái vui, buồn, sợ…

- Tưởng uẩn – saññākkhandha.

Nhóm nhận biết các đối tượng qua các căn.

- Hành uẩn – saṅkhārakkhandha.

Nhóm hình thành của tâm hay hững khuynh hướng tạo tác ở tâm.

- Thức uẩn – viññāṇakkhandha.

Nhóm tâm thức, hoạt động của nhóm này kết hợp với ba uẩn thuộc về tâm xuất hiện trước đó cùng với sáu xứ (sáu đối tượng của sáu căn).

Để hiểu được thế giới bên kia, người ta phải quán tưởng đến tứ đại mà chúng là những hợp thành của chúng sanh.

7. Bản chất của các nguyên đại. (M.I.185-190)

Bốn nguyên đại là đất (paṭhavī), nước (āpo), lửa (tejo) và gió (vāyo). Những nguyên đại này không giống như đất, nước, lửa, gió thông thường mà là những năng lực cơ bản.

  • Đất – paṭhavī.

Là những phần tử phụ thuộc, tầng lớp vật chất bên dưới. không có nó, con người không thể chiếm ngự khoảng không gian. Đặc tính của nó là cứng và mềm mại; tương đối thuần khiết, đó là hai điều kiện của phần tử riêng lẽ này.

  • Nước – āpo.

Là phần tử có tính cách kết dính với nhau. Không giống như đất, nó không thể sờ chạm được, chính phần tử này làm cho các phân tử vật chất rời rạc được liên kết lại và cho ra ý tưởng "thân thể".

Khi có một số người bị xúc động thì phần tử này trở nên nổi bật hơn dưới dạng chất lỏng. Những phần tử phụ thuộc và kết dính thường có sự liên hệ mật thiết với nhau, khi phần tử kết dính dừng lại thì những phần tử phụ thuộc biến mất.

  • Lửa – tejo.

Là phần tử có tính chất nóng và lạnh. cả hai sự nóng và lạnh gom vào lửa bởi vì chúng chiếm hữu sức mạnh của con người. lửa, nói một cách khác chính là năng lượng cho sự sống còn của sinh mạng. Phần tử này cũng bị hủy hoại và cần được duy trì. Không giống như ba nhóm vật chất trọng yếu kia, phần tử này có sức mạnh tự phát sinh lại bởi chính nó.

  • Gió – vāyo.

Là phần tử có tính chất chuyển động. kết chặt với lửa không thể tách ly ra được chính là gió. Mọi sự di chuyển đều do phần tử này. Sự chuyển động được xem như là lực lượng hay máy phát ra hơi nóng. sự chuyển động và hơi nóng ở cõi sắc giới tương hợp với nhau một cách tương đối so với tâm thức và nghiệp ở lãnh vực tâm linh.

Bốn nguyên đại này cùng phối hợp vì nó không thể tách rời nhau được, nhưng đôi khi một nguyên đại này có thể chiếm ưu thế nhiều hơn các nguyên đại khác. Ví dụ như đất gặp đất, nước gặp nước, lửa gặp lửa, gió gặp không khí.

8. Hãy đạt được sự giải thoát ở thế gian. (Ud.33)

Evametaṃ yathābhūtaṃ,

Sammappaññāya passato;

Bhavataṇhā pahīyati,

Vibhavaṃ nābhinandati.

Sabbaso taṇhānaṃ khayā,

Asesavirāganirodho nibbānaṃ;

Tassa nibbutassa bhikkhuno,

Anupādā punabbhavo na hoti;

Abhibhūto māro vijitasaṅgāmo,

Upaccagā sabbabhavāni tādi.

Hãy xem đời rộng này,
Bị vô minh chi phối,
Các sanh loại được sanh,
Ưa thích được sanh khởi,
Không thoát được sanh hữu.
Với ai đốt sanh hữu,
Tất cả mọi thời, xứ,
Tất cả sanh hữu này,
Vô thường khổ biến hoại,
Như vậy, thấy như thật,
Với chơn chánh trí tuệ,
Hữu ái được đoạn tận,
Phi hữu ái hoan hỷ
Ðoạn diệt ái hoàn toàn,
Ly tham, diệt, hoàn toàn,
Như vậy là Niết Bàn,
Tỷ-kheo ấy mát lạnh,
Không chấp thủ tái sanh,
Nhiếp phục được ma vương,
Trận chiến đã chiến thắng,
Vị Tỷ-kheo như vậy,
Vượt qua mọi sanh hữu
.

9. Pháp nhãn – dhammacakka. (S.V.423)

Trong khi lời dạy này được tuyên bố, Tôn giả Koṇḍañña khởi lên pháp nhãn thanh tịnh, không cấu uế như sau: "Phàm vật gì được tập khởi, tất cả pháp ấy cũng bị đoạn diệt".

(Tương Ưng Bộ Kinh 5. Tương Ưng Sự Thật. Phẩm Chuyển Pháp Luân. Phần Như Lai Thuyết)

10. Bánh xe sinh tồn. (S.II.184)

Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây gậy được ném lên trên hư không, khi thì rơi trên đầu gốc, khi thì rơi chặng giữa, khi thì rơi đầu ngọn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc, lưu chuyển luân hồi, khi thì từ thế giới này đi thế giới khác, khi thì từ thế giới khác đến thế giới này.

Vì sao? Vô thỉ là luân hồi, này các Tỷ-kheo, khởi điểm không thể nêu rõ đối với lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc.

Cũng vậy, đã lâu ngày, này các Tỷ-kheo, các Ông chịu đựng khổ, chịu đựng thống khổ, chịu đựng tai họa, và các mộ phần ngày một lớn lên.

Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là vừa đủ để các Ông nhàm chán, là vừa đủ để các Ông từ bỏ, là vừa đủ để các Ông giải thoát đối với tất cả các hành.

(Tương Ưng Bộ Kinh 2. Tương Ưng Vô Thỉ. Phẩm Thứ Nhất. Phần Cây Gậy)

CHƯƠNG 10: NHỮNG KHÁI NIỆM CHỦ YẾU CỦA GIÁO PHÁP

I. CON ĐƯỜNG PHẬT GIÁO.

1. Nét đại cương về con đường Phật giáo.

Nhiều khái niệm về Phật giáo đã được giải thích tuần tự theo một hệ thống trong những bài kinh cũng như trong những chú giải. Chúng giúp người ta hiểu biết được Phật giáo tốt đẹp hơn. Những khái niệm này cũng giúp chúng ta có thể tóm lược những lời dạy của Đức Phật thành một đại cương có kết cấu vững chắc cho "con đường Phật giáo".

2. Ba giai đoạn của giáo pháp. (Vism.25)

Giáo pháp (lời dạy của Đức Phật) không gì khác hơn là những phương tiện để đạt được giải thoát. Giáo pháp là một sự thực hành có hệ thống để chứng ngộ được mục đích của lời dạy của Đức Phật. Như một chân lý, giáo pháp là những phương tiện đưa đến sự giác ngộ chứng đắc Níp-bàn. học hỏi và tìm hiểu được giáo pháp rất hữu ích cho việc thực hành giáo pháp, từ đó có ba giai đoạn cho giáo pháp.

+ Pháp học – pariyattidhamma.

Những Phật ngôn cần phải được học hiểu.

+ Pháp hành – paṭipattidhamma.

Những sự thực hành theo những Phật ngôn đã được học hiểu rành rẽ.

+ Pháp thành – paṭivedhadhamma.

Sự chứng ngộ được đạo quả.

3. Ba loại đau khổ - dukkha. (Vism.499)

· Khổ khổ – dukkhadukkha.

Tất cả trạng thái đau khổ thuộc về thân và tâm như : sanh, già, bệnh, chết và những trạng thái đau đớn khác.

· Hoại khổ – vipariṇāmadukkha.

Những sự bất toại nguyện mà con người phải hứng chịu hay khi có được một sự hài lòng, ưa thích bỗng dưng bị biến mất hoặc phải chịu sự thay đổi.

· Hành khổ – saṅkhāradukkha.

Khi có sự thay đổi vô thường một cách tự nhiên của ngũ uẩn xuất hiện trong đời. sự chấp thủ vào chúng sẽ gây ra đau khổ cho người.

4. Ba loại tham ái - taṇhā. (S.V.421)

Có ba loại tham ái. sự tham ái dẫn đến sự tái sanh.

· Dục ái – kāmataṇhā.

Những dục vọng, ham muốn thọ hưởng dục lạc.

· Hữu ái – bhavataṇhā.

Những dục vọng, ham muốn cho sự sinh tồn, đặc biệt làm ham muốn được trường sanh bất tử.

· Phi hữu ái – vibhavataṇhā.

Những dục vọng, ham muốn cho sự không còn sinh tồn.

5. Bốn loại vật thực nuôi dưỡng chúng sanh. (S.II.100)

Những chất liệu hỗ trợ cho sự luân hồi, cho cuộc sống và cho các uẩn sau khi chết được gọi là vật thực hay chất bổ dưỡng (āhāra) nuôi dưỡng chúng sanh.

Này các Tỷ-kheo, có bốn loại đồ ăn này đưa đến sự tồn tại, hay sự chấp thủ tái sanh cho các loài hữu tình hay chúng sanh.

Thế nào là bốn? Ðoàn thực hoặc thô, hoặc tế; thứ hai là xúc thực; thứ ba là tư niệm thực; thứ tư là thức thực.

Này các Tỷ-kheo, bốn loại đồ ăn này đưa đến sự tồn tại, hay sự chấp thủ tái sanh cho các loài hữu tình hay các loài chúng sanh.

(Tương Ưng Bộ Kinh 2. Tương Ưng Nhân Duyên. Đại Phẩm Thứ Bảy. Phần Thịt Đứa Con)

6. Cội nguồn của bốn vật thực. (M.I.262)

Nguồn cội của bốn loại vật thực là tham ái. Cảm thọ làm duyên cho tham ái. Xúc chạm làm duyên cho cảm thọ. Lục căn là nguồn gốc của xúc chạm. Sáu xứ có nguồn gốc ở danh và sắc. Danh và sắc bắt nguồn từ tâm thức. Nghiệp hữu làm sinh khởi tâm thức, trong khi đó có vô minh là cội nguồn của nó.

Và này các Tỷ-kheo bốn món ăn này, lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Bốn món ăn này lấy ái làm nhân duyên, lấy ái làm tập khởi, lấy ái làm sanh chủng, lấy ái làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, ái này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Ái lấy thọ làm nhân duyên, lấy thọ làm tập khởi, lấy thọ làm sanh chủng, lấy thọ làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, thọ này lấy gì làm nguyên nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Thọ lấy xúc làm nhân duyên, lấy xúc làm tập khởi, lấy xúc làm sanh chủng, lấy xúc làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, xúc này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Xúc lấy sáu nhập làm nhân duyên, lấy sáu nhập làm tập khởi, lấy sáu nhập làm sanh chủng, lấy sáu nhập làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, sáu nhập này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Sáu nhập lấy danh sắc làm nhân duyên, lấy danh sắc làm tập khởi, lấy danh sắc làm sanh chủng, lấy danh sắc làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, danh sắc này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Danh sắc lấy thức làm nhân duyên, lấy thức là tập khởi, lấy thức làm sanh chủng, lấy thức làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, thức này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Thức lấy hành làm nhân duyên, lấy hành làm tập khởi, lấy hành làm sanh chủng, lấy hành làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, các hành này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Các hành lấy vô minh làm nhân duyên, lấy vô minh làm tập khởi, lấy vô minh làm sanh chủng, lấy vô minh làm nguyên nhân.

(Trung Bộ Kinh 1. Đại Kinh Đoạn Tận Ái)

7. Lục căn. (M.III.216)

· Nhãn – cakkhu.

Nhãn vật là phần nền của cảm giác nằm trong con ngươi; ở đó thần kinh thị giác được phát sinh.

· Nhĩ – sota.

Nhĩ vật là phần nền của cảm giác nằm trong lỗ tai, nơi mà thần kinh nhĩ được phát sinh.

· Tỷ – ghāna.

Tỷ vật là phần nền của cảm giác nằm trong lỗ mũi, nơi mà thần kinh tỷ được phát sinh.

· Thiệt – jivhā.

Thiệt vật là phần nền cùa cảm giác nằm ở bề mặt của lưỡi, nơi mà thần kinh thiệt được phát sinh.

· Thân – kāya.

Thân vật là phần nền của cảm giác, thâm nhập khắp nơi trong cơ thể từ đầu đến bàn chân, nơi mà thần kinh xúc giác được phát sinh.

· Ý – mana.

Nền tảng của tâm (ý vật) là tính chất của tứ đại rất tinh xảo, nằm ở trái tim, nơi mà tâm thức được phát sinh ra chính yếu (theo các triết gia thời xưa thì tin tưởng rằng tâm đặt nền tảng ở trái tim).

8. Ba mươi bảy pháp trợ bồ đề. (Vism.678)

Tất cả mọi phẩm hạnh mà một vị hành giả cần phải tinh tấn tu tập để đạt được giải thoát khỏi vòng luân hồi và để chứng ngộ Níp-bàn đều được phân loại dưới nhan đề "bodhipakkhiyadhamma – pháp trợ bồ đề". Các pháp đó gồm có:

+ Tứ niệm xứ – satipaṭṭhāna.

+ Tứ chánh cần – sammappadhāna.

+ Tứ như ý túc – iddhipāda.

+ Ngũ quyền – indriya.

+ Ngũ lực – bala.

+ Thất giác chi – bojjhaṅga.

+ Bát thánh đạo – ariyamagga.

9. Tứ niệm xứ - cattāro satipaṭṭhānā. (M.I.56)

- Thân quán niệm xứ - kāyanupassanā satipaṭṭhāna.

Quán tưởng đến những chức năng trong cơ thể.

- Thọ quán niệm xứ - vedanānupassanā satipaṭṭhāna.

Quán tưởng đến những cảm giác khi chúng sanh khởi.

- Tâm quán niệm xứ - cittānupassanā satipaṭṭhāna.

Quán tưởng đến sự sinh diệt của tâm.

- Pháp quán niệm xứ - dhammānupassanā satipaṭṭhāna.

Quán tưởng đến các pháp (những hiện tượng khác nhau sinh khởi trong tâm).

(Trung Bộ Kinh 1. Kinh Niệm Xứ)

10. Tứ chánh cần – cattāro sammappadhānā. (M.II.11)

- Thận cần – saṃvarapadhāna.

Tinh tấn ngăn ngừa những ác pháp chưa sinh khởi trong tâm không cho nó sinh khởi.

- Trừ cần – pahānapadhāna.

Tinh tấn đoạn trừ những ác pháp đã sanh khởi trong tâm.

- Tu cần – bhāvanāpadhāna.

Tinh tấn làm tu tập những thiện pháp chưa sinh khởi trong tâm.

- Bảo cần – anurakkhanāpadhāna.

Tinh tấn duy trì, phát triển và làm cho thành tựu trọn vẹn những thiện pháp đã có.

11. Tứ như ý túc – cattāro iddhipāda. (M.I.103)

- Dục như ý túc – chandiddhipāda.

Tập trung nỗ lực vào sự mong muốn, quyết chí làm.

- Cần như ý túc – viriyiddhipāda.

Tập trung nỗ lực vào khả năng làm việc cho được thành tựu.

- Tâm như ý túc – cittiddhipāda.

Tập trung nỗ lực vào sự tỉnh giác để biết việc nên làm.

- Thẩm như ý túc – vimaṃsiddhipāda.

Tập trung nỗ lực vào trí tuệ để tìm hiểu phương pháp làm việc thích hợp cho được như ý nguyện.

12. Ngũ quyền – pañca indriyāni. (M.II.11)

- Tín quyền – saddhindriya.

Đức tin là cơ sở dẫn đến sự tỉnh lặng và giác tỉnh.

- Tấn quyền – viriyindriya.

Tinh tấn là cơ sở dẫn đến sự tỉnh lặng và giác tỉnh.

- Niệm quyền – satindriya.

Chánh niệm là cơ sở dẫn đến sự tỉnh lặng và giác tỉnh.

- Định quyền – samādhindriya.

Trụ tâm là cơ sở dẫn đến sự tỉnh lặng và giác tỉnh.

- Tuệ quyền – paññindriya.

Trí tuệ là cơ sở dẫn đến sự tỉnh lặng và giác tỉnh.

Ngũ lực – pañca balāni, năm pháp này cũng giống như ngũ quyền.

13. Thân này bị cướp đi. (A.I.155)

Upanīyati jīvitamappamāyu,

Jarūpanītassa na santi tāṇā;

Etaṃ bhayaṃ maraṇe pekkhamāno,

Puññāni kayirātha sukhāvahāni.

Ðời sống bị dắt dẫn
Mạng sống chẳng là bao
Bị già kéo dẫn đi
Không có nơi nương tựa
Hãy luôn luôn quán tưởng
Sợ hãi tử vong này
Hãy làm các công đức
Ðưa đến chơn an lạc.

Yodha kāyena saṃyamo,

Vācāya uda cetasā;

Taṃ tassa petassa sukhāya hoti,

Yaṃ jīvamāno pakaroti puññaṃ.

Ở đây chế ngự thân, 
Chế ngự lời và ý, 
Kẻ ấy dầu có chết, 
Cũng được hưởng an lạc, 
Vì khi còn đang sống
Ðã làm các công đức.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Các Bà La Môn. Phần Hai Người)

14. Phát triển tâm thiện tốt hơn là cha mẹ. (Dhp.43)

Na taṃ mātā pitā kayirā,

Aññe vāpi ca ñātakā;

Sammāpaṇihitaṃ cittaṃ,

Seyyaso naṃ tato kare.

Ðiều mẹ cha bà con,
Không có thể làm được
Tâm hướng chánh làm được
Làm được tốt đẹp hơn.

15. Những người bạn thật sự. (D.III.187)

Này Gia chủ tử, bốn loại bạn này phải được xem là bạn chân thật: Người bạn giúp đỡ phải được xem là bạn chân thật; người bạn chung thủy trong khổ cũng như trong vui phải được xem là bạn chân thật; người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là bạn chân thật; người bạn có lòng thương tưởng phải được xem là bạn chân thật.

Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn giúp đỡ phải được xem là bạn chân thật: Che chở cho bạn khi bạn vô ý phóng dật, che chở của cải cho bạn khi bạn vô ý phóng dật, là chỗ nương tựa cho bạn khi bạn sợ hãi, khi bạn có công việc sẽ giúp đỡ cho bạn của cải gấp hai lần những gì bạn thiếu. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn giúp đỡ phải được xem là người bạn chân thật.

Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn chung thủy trong khổ cũng như trong vui phải được xem là người bạn chân thật: Nói cho bạn biết điều bí mật của mình; giữ gìn kín điều bí mật của bạn; không bỏ bạn khi bạn gặp khó khăn; dám hy sinh thân mạng vì bạn. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn chung thủy trong khổ cũng như trong vui phải được xem là người bạn chân thật.

Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là người bạn chân thật: Ngăn chận bạn không làm điều ác; khuyến khích bạn làm điều thiện; cho bạn nghe điều bạn chưa nghe; cho bạn biết con đường lên cõi chư Thiên. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là người bạn chân thật.

Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn thương tưởng phải được xem là người bạn chân thật: Không hoan hỷ khi bạn gặp hoạn nạn; hoan hỷ khi bạn gặp may mắn; ngăn chận những ai nói xấu bạn; khuyến khích những ai tán thán bạn. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn thương tưởng phải được xem là người bạn chân thật.

(Trường Bộ Kinh 2. Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt)

16. Hai mươi tám sắc pháp trong cơ thể con người – rūpa kalāpa. (Vism.364)

- Sắc đại hiển – mahābhūta.

Bốn phần vật chất đặc trưng: nhóm phần tử phụ thuộc (đất), nhóm kết dính (nước), nhóm có tính nóng lạnh (lửa) và nhóm có tính chuyển động (gió).

- Sắc thần kinh – pasāda.

Liên hệ đến các giác quan như là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân.

- Sắc cảnh giới – visaya.

Đề cập đến vật thực cho ngũ căn hay sự kích thích của các căn, chẳng hạn như : sắc, thinh, khí, vị, xúc.

- Sắc tính – bhava.

Đề cập đến những đặc tính riêng biệt của nam và nữ, ở cả hai phương diện bên trong lẫn bên ngoài. Tính chất nam và nữ không chỉ đề cập đến cơ quan sinh dục.

- Sắc ý vật – hadayavatthu.

đề cập đến vị trí của trái tim, nền tảng vật chất cho đời sống tâm linh.

- Sắc mạng quyền – jīvitindriya.

Là phần chủ yếu của đời sống. Điều này được lưu ý khi cái đuôi con thằn lằn đứt, cái đuôi đứt vẫn còn cử động, cái năng lực của cuộc sống đó gọi là sắc mạng quyền.

- Sắc vật thực – āhāra.

Là năng lượng trích từ vật thực - những phần tử bổ dưỡng. Chúng gồm có 18 sắc pháp khác phối hợp.

- Sắc giao giới – pariccheda.

Là khoảng không gian giữa các sắc pháp để làm ranh giới

- Sắc biểu tri – viññatti.

Là sự biểu hiện nơi thân và khẩu mà biết được tư tưởng.

- Sắc kỳ dị – vikāra.

Là những sắc về thân mà chúng tạo ra cho chúng ta có những trạng thái khác nhau như : nhẹ nhàng, mềm mại, mềm dẻo; chẳng hạn như lông, tóc là sắc nhẹ nhàng, thân hình hay cái miệng là săc mềm mại và cái lưỡi là sắc mềm dẻo.

- Sắc tướng trạng – lakkhaṇa.

Là bốn sắc thuộc về thân có tướng trạng riêng biệt của thân tùy theo thời gian : sắc sinh là sắc vừa mới sinh ra, sắc tiến là sắc sinh ra được phát triển tăng lên, sắc dị là sắc sinh được tồn tại, sắc diệt là các tiêu hoại của sắc pháp (vô thường)

Mười sắc không rõ (anipphannarūpa) sau cùng này không thật sự sinh ra trong một sắc pháp này hay sắc pháp kia, mà chúng chỉ là những sắc nhỏ nhặt khác nhau được tìm thấy trong 18 sắc thuộc về thân trước đây được  chúng ta thảo luận.

Ở một con người khỏe mạnh bình thường có đủ 28 sắc pháp này. trừ trường hợp những người bị mù, câm, điếc hay những dị tật khác, nói tóm lại, những người bị tật nguyền thì không đủ 28 sắc pháp này.

17. Ý nghĩa của thân tướng. (S.III.86)

Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là sắc? Bị thay đổi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là sắc. Bị thay đổi bởi cái gì? Bị thay đổi bởi lạnh, bị thay đổi bởi nóng, bị thay đổi bởi đói, bị thay đổi bởi khát, bị thay đổi bởi sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng và rắn. Bị thay đổi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là sắc.

(Tương Ưng Bộ Kinh 3. Tương Ưng Uẩn. Phẩm Những Gì Được Ăn. Phần Đáng Được Ăn)

18. Hai thứ bệnh. (A.II.143)

Này các Tỷ-kheo, có hai loại bệnh này. Thế nào là hai? Bệnh về thân và bệnh về tâm.

Này các Tỷ-kheo, chúng ta thấy có chúng sanh tự nhận mình là không thân bệnh được một năm, tự nhận mình là không thân bệnh được hai năm, được ba ... được bốn ... được năm ... được mười ... được hai mươi ... được ba mươi ... được bốn mươi ... tự nhận mình là không thân bệnh được năm mươi năm, tự nhận mình là không thân bệnh được một trăm năm. Các chúng sanh ấy, này các Tỷ-kheo, rất khó tìm được ở đời là những chúng sanh tự nhận mình là không tâm bệnh dầu chỉ trong một khoảnh khắc, trừ những vị đã đoạn trừ các lậu hoặc.

(Tăng Chi Bộ Kinh 2. Chương Bốn Pháp. Phẩm Các Căn. Phần Bệnh)

19. Thái độ của Đức Phật đối với những kẻ chỉ cầu nguyện để giải thoát. (D.13)

- Này Vāseṭṭha, như sông Acirāvatī này, đầy tràn cho đến bờ khiến con quạ có thể uống được. Có người đến, có sự việc bên bờ bên kia, tìm đến bờ bên kia, hướng đến bờ bên kia và muốn lội qua bờ bên kia. Người đứng bờ bên này kêu bờ bên kia và nói: "Bờ bên kia, hãy lại đây! Bờ bên kia, hãy lại đây". Này Vāseṭṭha, Ngươi nghĩ thế nào? Có phải vì người kia kêu gọi bờ bên kia, vì cầu khẩn, vì hy vọng, vì tán thán mà bờ bên kia của sông Acirāvatī đến bờ bên này không?

- Tôn giả Gotama, không thể vậy.

- Cũng vậy, này Vāseṭṭha, không có một người nào có thể giải thoát khỏi vòng luân hồi vì đã cầu nguyện.

(Trường Bộ Kinh 1. Kinh Tam Minh)

20. Bốn cách quy y tam bảo. (KhuA)

- Attasanniyyātanā – quy y Tam bảo bằng cách phát nguyện ủy thác mạng sống cho Tam bảo.

- Tapparāyanā – quy y Tam bảo bằng cách phát nguyện chấp nhận Tam bảo là lãnh đạo tinh thần.

- Sissabhāvupagamana – quy y Tam bảo bằng cách phát nguyện làm đệ tử có sự chứng minh của chư Tăng.

- Paṇipāta – quy y Tam bảo bằng cách phát nguyện tôn kính Tam bảo.

21. Những lợi ích của sự tôn kính. (Dhp.109)

Abhivādanasīlissa,

Niccaṃ vuḍḍhāpacāyino;

Cattāro dhammā vaḍḍhanti,

Āyu vaṇṇo sukhaṃ balaṃ.

Thường tôn trọng, kính lễ
Bậc kỳ lão trưởng thượng,
Bốn pháp được tăng trưởng:
Thọ, sắc, lạc, sức mạnh.

22. Bốn tính chất của vật thực.

Đây là bốn tính chất cơ bản của vật thực và chúng luôn phối hợp không thay đổi với bốn xuất xứ, tức là màu (vanna), mùi (gandha), vị (rasa) và chất bổ dưỡng (oja).

23. Bốn pháp bất khả tư nghì đối với thế gian. (A.II.79)

- Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ-kheo, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ. Thế nào là bốn?

Phật giới của các đức Phật, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ (buddhānaṃ, bhikkhave, buddhavisayo acinteyyo, na cintetabbo; yaṃ cintento ummādassa vighātassa bhāgī assa).

Thiền giới của người ngồi Thiền, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ được, nếu nghĩ... thống khổ (jhāyissa, bhikkhave, jhānavisayo acinteyyo, na cintetabbo; yaṃ cintento ummādassa vighātassa bhāgī assa).

Quả dị thục của nghiệp, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến... thống khổ (kammavipāko, bhikkhave, acinteyyo, na cintetabbo; yaṃ cintento ummādassa vighātassa bhāgī assa).

Tâm tư thế giới, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến thời có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ (lokacintā, bhikkhave, acinteyyā, na cintetabbā; yaṃ cintento ummādassa vighātassa bhāgī assa).

-Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ-kheo, nếu nghĩ đến, thời có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

(Tăng Chi Bộ Kinh 2. Chương Bốn Pháp. Phẩm Không Hý Luận. Phần Không Thể Nghĩ Được)

24. Tên gọi không bao giờ bị hủy hoại. (S.I.42)

"Mặc dù thể xác con người bị hủy hoại và biến mất nhưng cái tên để gọi hay những ảnh hưởng mà con người đã tạo ra không bị hủy hoại".

II. QUÁN TƯỞNG VỀ PHÁP BỐ THÍ – DĀNA.

1. Thái độ của Đức Phật về việc làm phước bố thí. (A.I.161)

Du sĩ Vacchagotta thưa với Thế Tôn:

- Tôi có được nghe, thưa Tôn giả Gotama, người ta loan truyền rằng Sa-môn Gotama nói như sau: "Cần phải bố thí cho Ta, không cần bố thí cho người khác. Cần phải bố thí cho đệ tử của Ta, không cần phải bố thí cho đệ tử những người khác. Bố thí cho Ta có quả lớn, bố thí cho những người khác không có quả lớn. Bố thí cho các đệ tử của ta có quả lớn, bố thí cho những đệ tử của người khác không có quả lớn!". Thưa Tôn giả Gotama, những ai nói rằng Sa-môn nói như sau: "Cần phải bố thí cho Ta, không cần bố thí cho người khác. Cần phải bố thí cho đệ tử của Ta, không cần phải bố thí cho đệ tử những người khác. Bố thí cho Ta có quả lớn, bố thí cho những người khác không có quả lớn. Bố thí cho các đệ tử của ta có quả lớn, bố thí cho những đệ tử của người khác không có quả lớn!", những người nói như vậy, có phải nói đúng lời nói của Tôn giả Gotama, không có xuyên tạc Tôn giả Gotama với điều không thật? Có phải họ nói như vậy là đúng pháp và thuận pháp, và những ai là người đúng pháp, nói lời đúng pháp và thuận pháp, không có cơ hội để chỉ trích? Họ không muốn xuyên tạc Tôn giả Gotama?

- Này Vaccha, những ai nói rằng Sa-môn Gotama nói như sau: "Cần phải bố thí cho Ta, không cần bố thí cho người khác. Cần phải bố thí cho đệ tử của Ta, không cần phải bố thí cho đệ tử những người khác. Bố thí cho Ta có quả lớn, bố thí cho những người khác không có quả lớn. Bố thí cho các đệ tử của ta có quả lớn, bố thí cho những đệ tử của người khác không có quả lớn!", những người ấy không nói đúng với lời nói của ta, họ đã xuyên tạc ta với điều không thật, họ đã nói láo. Này Vaccha, ai ngăn chận người khác bố thí, người ấy tạo ra ba chướng ngại pháp và đánh cắp mất ba vật. Thế nào là ba?

Người ấy làm chướng ngại người cho không được công đức, người ấy ngăn chặn người nhận không được bố thí, và tự ngã người ấy trước đã mất gốc, lại càng bị thương tổn hơn.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Các Bà-La-Môn. Phần Vacchagotta)

2. Sáu phẩm hạnh làm cho sự bố thí được thành tựu. (A.III.335)

Này các Tỷ-kheo, thế nào là thí vật gồm có sáu phần cho chúng Tỷ-kheo Tăng?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có ba phần thuộc người bố thí và có ba phần thuộc người nhận đồ bố thí.

Thế nào là ba phần thuộc về người bố thí? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bố thí, trước khi bố thí, ý được vui lòng; trong khi bố thí, tâm được tịnh tín; sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ. Ðây là ba phần của người bố thí.

Thế nào là ba phần của người nhận bố thí? Ở đây, này các Tỷ-kheo, những người nhận vật bố thí, đã được ly tham hay đang thực hành hạnh ly tham; đã được ly sân hay đang thực hành hạnh ly sân; đã được ly si hay đang thực hành hạnh ly si. Ðây là ba phần của những người nhận vật bố thí. Như vậy là ba phần của người bố thí và ba phần của những người nhận được vật bố thí.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là thí vật gồm có sáu phần.

(Tăng Chi Bộ Kinh 3. Chương Sáu Pháp. Phẩm Chư Thiên. Phần Bố Thí)

3. Một số mục đích của sự bố thí. (A.IV.59)

Tôn giả Sāriputta bạch Thế Tôn:

- Có thể, bạch Thế Tôn, ở đây có hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn. Nhưng bạch Thế Tôn, có thể ở đây có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn.

- Này Sāriputta, có thể ở đây có hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn. Có thể, này Sāriputta, ở đây có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn.

- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn? Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn?

- Ở đây, này Sāriputta, có người bố thí với tâm mong cầu, bố thí với tâm trói buộc (về kết quả), bố thí với tâm mong cầu được chất chứa, bố thí với ý nghĩ: "Tôi sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau". Vị ấy bố thí như vậy cho các Sa-môn, Bà-la-môn, bố thí đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương thơm, hương liệu, giường nằm, những trú xứ, đèn đuốc. Thầy nghĩ thế nào, này Sāriputta, ở đây có thể có hạng người bố thí như vậy không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Ở đây, này Sāriputta, có hạng người bố thí với tâm mong cầu, bố thí với tâm trói buộc, bố thí với tâm mong cầu được chất chứa, bố thí với ý nghĩ: "Ta sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau". Vị ấy bố thí như vậy, khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Bốn thiên vương. Và vị ấy, khi nghiệp được đoạn tận, thần lực ấy, danh tiếng ấy, uy quyền ấy được đoạn tận, vị ấy trở thành "vị trở lui lại", trở lui trạng thái này.

Ở đây, này Sāriputta, có người bố thí không với tâm cầu mong, bố thí không với tâm trói buộc, bố thí không với mong cầu được chất chứa, bố thí không với ý nghĩ: "Ta sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau", bố thí không với ý nghĩ: "Lành thay, sự bố thí", bố thí không với ý nghĩ: "Cái này đã được cho trong đời quá khứ, đã được tổ tiên làm trong quá khứ, ta không nên để truyền thống gia đình này bị bỏ quên", bố thí không với ý nghĩ: "Ta nấu ăn, các người này không nấu ăn. Ta không xứng đáng là người nấu ăn, lại không bố thí cho người không nấu ăn", bố thí không với ý nghĩ: "Như các vị ẩn sĩ thời xưa có những tế đàn lớn như Atthaka, Vāmaka, Vāmadeva, Vessāmitta, Yamataggi, Aṅgīrasa, Bhāradvāja, Vāseṭṭha, Kassapa, Bhagu; cũng vậy, ta sẽ là người san sẻ các vật bố thí này", bố thí không với ý nghĩ: "Do ta bố thí vật bố thí này, tâm được tịnh tín, hỷ duyệt khởi lên". Nhưng vị ấy bố thí với ý nghĩ để trang nghiêm tâm, để trang bị tâm. Và đối với Sa-môn hay Bà-la-môn, vị ấy bố thí đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương thơm, hương liệu, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Thầy nghĩ thế nào, này Sāriputta, ở đây, có hạng người có thể bố thí như vậy không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Này Sāriputta, ở đây, ai bố thí không với tâm cầu mong, bố thí không với tâm trói buộc, bố thí không với mong cầu được chất chứa, bố thí không với ý nghĩ: "Ta sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau", bố thí không với ý nghĩ: "Lành thay, sự bố thí", bố thí không với ý nghĩ: "Cái này đã được cho trong đời quá khứ, đã được tổ tiên làm trong quá khứ, ta không nên để truyền thống gia đình này bị bỏ quên", bố thí không với ý nghĩ: "Ta nấu ăn, các người này không nấu ăn. Ta không xứng đáng là người nấu ăn, lại không bố thí cho người không nấu ăn", bố thí không với ý nghĩ: "Như các vị ẩn sĩ thời xưa có những tế đàn lớn như Atthaka, Vāmaka, Vāmadeva, Vessāmitta, Yamataggi, Aṅgīrasa, Bhāradvāja, Vāseṭṭha, Kassapa, Bhagu; cũng vậy, ta sẽ là người san sẻ các vật bố thí này", bố thí không với ý nghĩ: "Do ta bố thí vật bố thí này, tâm được tịnh tín, hỷ duyệt khởi lên". Nhưng vị ấy bố thí với ý nghĩ để trang nghiêm tâm, để trang bị tâm. Do vị ấy bố thí như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Phạm chúng thiên. Và khi vị ấy, nghiệp được đoạn tận, thần lực ấy, danh tiếng ấy, uy quyền ấy được đoạn tận, vị ấy trở thành vị Bất lai, không trở lui trạng thái này.

Này Sāriputta, đây là nhân, đây là duyên, khiến cho ở đây, một hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn. Này Sāriputta, nhưng đây cũng là nhân, là duyên khiến cho ở đây, có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn.

(Tăng Chi Bộ Kinh 3. Chương Bảy Pháp. Phẩm Đại Tế Đàn. Phần Bố Thí)

4. Bố thí hợp pháp như thế nào? (A.IV.243)

Này các Tỷ-kheo, có tám bố thí này của bậc chân nhân. Thế nào là tám?

Cho vật trong sạch (suciṃ deti).

Cho vật thù diệu (paṇītaṃ deti).

Cho đúng thời (kālena deti).

Cho vật thích ứng (kappiyaṃ deti).

Cho với sự cẩn thận (viceyya deti).

Cho luôn luôn (abhiṇhaṃ deti).

Tâm cho được tịnh tín (dadaṃ cittaṃ pasādeti).

Sau khi cho được hoan hỷ (datvā attamano hoti).

Này các Tỷ-kheo, có tám bố thí này của bậc chân nhân

(Tăng Chi Bộ Kinh 4. Chương Tám Pháp. Phẩm Bố Thí. Phần Người Chân Nhân)

5. Bằng cách nào mà phước thí được tăng trưởng? (M.III.255)

Tại đây, này Ānanda, sau khi bố thí cho các loại bàng sanh, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm phần công đức. Sau khi bố thí cho những phàm phu theo ác giới, cúng dường này có hy vọng đem lại ngàn phần công đức. Sau khi bố thí cho các phàm phu gìn giữ giới luật, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm ngàn lần công đức. Sau khi bố thí cho các người ngoại học đã ly tham trong các dục vọng, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm ngàn ức lần công đức. Sau khi bố thí cho các vị trên con đường chứng quả Dự lưu, cúng dường này có hy vọng đem lại vô số vô lượng công đức. Còn nói gì đến những vị đã chứng quả Dự lưu? Còn nói gì đến những vị trên con đường chứng quả Nhất lai? Còn nói gì đến những vị đã chứng quả Nhất lai? Còn nói gì đến những vị trên con đường chứng quả Bất lai? Còn nói gì đến những vị đã chứng quả Bất lai? Còn nói gì đến những vị trên con đường chứng quả A-la-hán? Còn nói gì đến những vị đã chứng quả A-la-hán, đệ tử Như Lai? Còn nói gì đến những vị Ðộc Giác Phật? Còn nói gì đến các Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác?

(Trung Bộ Kinh 3. Kinh Phân Biệt Cúng Dường)

6. Cúng dường đến tăng chúng. (M.III.256)

Này Ānanda, khi Ta nói rằng cúng dường cho Tăng chúng là vô số và vô lượng, thời này Ānanda, Ta không có muốn nói rằng bất cứ phương tiện gì, một sự bố thí phân loại theo cá nhân lại có kết quả to lớn hơn đối với cúng dường cho Tăng chúng.

(Trung Bộ Kinh 3. Kinh Phân Biệt Cúng Dường)

7. Bố thí cho ai? (S.I.97)

Vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:

- Chỗ nào, bạch Thế Tôn, bố thí cần phải đem cho?

Thưa Ðại vương, tại chỗ nào, tâm được hoan hỷ.

Bạch Thế Tôn, chỗ nào cho được quả lớn? ...

Thưa Ðại vương, dầu cho một người có xuất gia từ một gia đình nào, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy đoạn trừ năm chi và hội đủ năm chi. Bố thí cho một người như vậy có quả báo lớn.

Thế nào là năm chi được đoạn trừ? Tham dục được đoạn trừ, sân được đoạn trừ, hôn trầm thụy miên được đoạn trừ, trạo hối được đoạn trừ, nghi được đoạn trừ. Năm chi này được đoạn trừ.

Thế nào là năm chi được hội đủ? Vô học giới uẩn được hội đủ, vô học định uẩn được hội đủ, vô học tuệ uẩn được hội đủ, vô học giải thoát uẩn được hội đủ, vô học giải thoát tri kiến uẩn được hội đủ. Năm chi này được hội đủ.

Chính một người như vậy, năm chi được đoạn trừ, năm chi được hội đủ, bố thí cho người như vậy được quả báo lớn.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Kosala. Phẩm Thứ Ba. Phần Cung Thuật)

8. Sự quan trọng của thiện pháp. (Dhp.188)

Puññañce puriso kayirā,

Kayirā naṃ punappunaṃ;

Tamhi chandaṃ kayirātha,

Sukho puññassa uccayo.

Nếu người làm điều thiện,
Nên tiếp tục làm thêm.
Hãy ước muốn điều thiện,
Chứa thiện, được an lạc.

9. Năm điều lợi ích cho người thọ thí. (A.III.42)

Người bố thí bữa ăn, này các Tỷ-kheo, người thí chủ đem lại cho người thọ lãnh năm điều. Thế nào là năm?

Cho thọ mạng, cho dung sắc, cho an lạc, cho sức mạnh, cho biện tài. Cho thọ mạng, vị ấy được chia thọ mạng chư Thiên hay loài Người. Cho dung sắc, vị ấy được chia dung sắc chư Thiên hay loài Người. Cho an lạc, vị ấy được chia an lạc chư Thiên hay loài Người. Cho sức mạnh, vị ấy được chia sức mạnh chư Thiên hay loài Người. Cho biện tài, vị ấy được chia biện tài chư Thiên hay loài Người. Người bố thí bữa ăn, này các Tỷ-kheo, người thí chủ đem lại cho người thọ lãnh năm điều này.

(Tăng Chi Bộ Kinh 3. Chương Năm Pháp. Phẩm Sumanā. Phần Bố Thí Bữa Ăn)

10. Bản chất của thiện tâm trong Phật giáo. (Sn.149-151)

Mātā yathā niyaṃ puttamāyusā

Ekaputtamanurakkhe;

Evampi sabbabhūtesu,

Mānasaṃ bhāvaye aparimāṇaṃ.

Như tấm lòng người mẹ,
Ðối với con của mình,
Trọn đời lo che chở,
Con độc nhất mình sanh.
Cũng vậy, đối tất cả
Các hữu tình chúng sanh,
Hãy tu tập tâm ý,
Không hạn lượng rộng lớn.

Mettañca sabbalokasmi,

Mānasaṃ bhāvaye aparimāṇaṃ;

Uddhaṃ adho ca tiriyañca,

Asambādhaṃ averamasapattaṃ.

Hãy tu tập từ tâm,
Trong tất cả thế giới,
Hãy tu tập tâm ý,
Không hạn lượng rộng lớn.
Phía trên và phía dưới,
Cũng vậy, cả bề ngang,
Không hạn chế, trói buộc,
Không hận, không thù địch.

Tiṭṭhaṃ caraṃ nisinno va 

Sayāno yāvatāssa vitamiddho

Etaṃ satiṃ adhiṭṭheyya,

Brahmametaṃ vihāramidhamāhu.

Khi đứng, hay khi đi,
Khi ngồi, hay khi nằm,
Lâu cho đến khi nào,
Khi đang còn tỉnh thức,
Hãy an trú niệm này,
Nếp sống này như vậy,
Ðược đời đề cập đến,
Là nếp sống tối thượng.

11. Ba đặc tính của đức tin. (A.I.150)

Do ba sự kiện, này các Tỷ-kheo, một người được biết là có lòng tin. Thế nào là ba?

Ưa thấy người có giới hạnh, ưa nghe diệu pháp, với tâm ly cấu uế của xan tham, sống trong nhà, bố thí rộng rãi với bàn tay sạch sẽ, ưa thích từ bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, thích phân phát vật bố thí. Do ba sự kiện này, này các Tỷ-kheo, một người được biết là có lòng tin.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Nhỏ. Phần Sự Kiện)

CHƯƠNG 11: VỊ TRÍ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG PHẬT GIÁO

I. MỘT VÀI CÂU NÓI VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ.

1. Vai trò quan trọng của người phụ nữ trong xã hội.

Thái độ thù nghịch đối với người phụ nữ ở xã hội cũng như ở lãnh vực tôn giáo đã bị Đức Phật phê phán và phản đối nhiều lần trong nhiều trường hợp. Trong Kosalasaṃyutta (Saṃyuttanikāya 1), Đức Phật đã cải chính sự tin tưởng rằng sanh ra một bé gái không đem đến sự mừng rỡ bằng sanh một bé trai. Đức Phật đã chỉ rõ vai trò quan trọng và xứng đáng của người phụ nữ trong xã hội và Ngài đã khẳng định vai trò đó với sự sáng suốt và làm thích nghi vai trò của họ một cách hài hòa trong cơ cấu của xã hội. Họ là những thành viên đáng yêu thích trong cuộc sống tại gia, giữ nhiều sự liên hệ trong gia tộc và được mọi người quý trọng như một người mẹ của đàn con ngoan.

Vai trò nổi bật của người nam trong Phật giáo sử đã là một sự trùng hợp mang tính lịch sử và những lực lượng lao động có tính cách xã hội trong những cộng đồng mà Phật giáo thừa nhận. Sự trùng hợp không bắt buộc giáo pháp của Phật giáo hỗ trợ. Toàn bộ giáo pháp được áp dụng một cách bình đẳng đối với cả hai phái nam và nữ. Và không có sự phân biệt trong bất kỳ lĩnh vực nào được đề cập đến trong những giáo lý cơ bản (tứ diệu đế, ngũ uẩn, cấu uế, tu tập và Níp-bàn).

2. Có phải tâm tánh người phụ nữ hẹp hòi không? (S.I.129)

Ác ma muốn làm Tỷ-kheo-ni Somā run sợ, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, muốn nàng từ bỏ Thiền định, liền đi đến Tỷ-kheo-ni Somā; sau khi đến, nói lên bài kệ với Tỷ-kheo-ni Somā:

Ðịa vị khó chứng đạt,
Chỉ Thánh nhân chứng đạt,
Trí nữ nhân hai ngón,
Sao hy vọng chứng đạt?

Tỷ-kheo-ni Somā suy nghĩ: "Ai đã nói bài kệ này? Người hay không phải người?"

Tỷ-kheo-ni Somā suy nghĩ: "Ðây là Ác ma muốn làm cho ta run sợ, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, muốn ta từ bỏ Thiền định, nên đã nói lên bài kệ đó".

Tỷ-kheo-ni Somā biết được : "Ðây là Ác ma", liền nói lên bài kệ với Ác ma:

Nữ tánh chướng ngại gì,
Khi tâm khéo Thiền định,
Khi trí tuệ triển khai,
Chánh quán pháp vi diệu?
Ai tự mình tìm hỏi :
"Ta, nữ nhân, nam nhân,
Hay ta là ai khác?"
Xứng nói chuyện Ác ma,
Ác ma thật cân xứng.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Tỳ-Khưu Ni. Phần Somā)

3. Thế giới của lạc thú là ở người nữ. (A.III.69)

Phật giáo với đặc tính hiện thực cũng nhận biết được tính chất cố hữu ở người nữ là sự hấp dẫn của họ đối với phái nam. Người ta nói rằng : ở thế gian này chẳng có cái gì làm say mê đắm đuối người nam cho bằng người nữ cả. Ở người nữ, người nam có thề tìm thấy được năm lần dục lạc. Thế giới của lạc thú tồn tại ở họ. Một khi tâm của người nam không phòng bị, mất cảnh giác thì họ sẽ rơi vào cạm bẫy của những sự cám dỗ này của người nữ.

Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một tiếng nào khác... một hương nào khác... một vị nào khác... một xúc nào khác lại khả ái như vậy, đẹp đẽ như vậy, mê ly như vậy, trói buộc như vậy, say sưa như vậy, chướng ngại như vậy cho sự đạt đến an ổn khỏi các khổ ách, tức là, này các Tỷ-kheo, cảm xúc của nữ nhân. Và này các Tỷ-kheo, loài hữu tình nào ái nhiễm, tham luyến, tham đắm, say đắm, say mê cảm xúc nữ nhân, chúng sẽ bị sầu ưu lâu dài, vì bị rơi vào uy lực của nữ xúc. Nữ nhân, khi đang đi, sẽ đứng lại để chinh phục tâm người đàn ông; khi đứng, khi ngồi, khi nằm, khi cười, khi nói, khi hát, khi khóc, khi bất tỉnh, khi chết, sẽ đứng lại để chinh phục tâm người đàn ông.

Này các Tỷ-kheo, nếu có ai nói rằng: "Là bẫy mồi toàn diện của Màra", thời người ấy đã nói một cách chơn chánh về nữ nhân, thật là "một bẫy mồi hoàn toàn của Màra".

(Tăng Chi Bộ Kinh 3. Chương Năm Pháp. Phẩm Triền Cái. Phần Mẹ Và Con)

4. Năm điều chỉ trích Ngài Ānanda. (Vin.II.288)

Khi ấy, các tỳ khưu trưởng lão đã nói với đại đức Ānanda điều này:

- Này sư đệ Ānanda, đây là tội dukkaṭa (tác ác) cho ngươi về việc ngươi đã không hỏi đức Thế Tôn rằng: “Bạch ngài, vậy các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng là các điều nào?” Ngươi hãy sám hối tội dukkaṭa (tác ác) ấy.

- Thưa các ngài, vì không lưu ý nên tôi đã không hỏi đức Thế Tôn rằng: “Bạch ngài, vậy các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng là các điều nào?” Tôi không thấy được tội dukkaṭa (tác ác) ấy, nhưng vì niềm tin đối với các đại đức tôi xin sám hối tội dukkaṭa (tác ác) ấy.

- Này sư đệ Ānanda, đây cũng là tội dukkaṭa (tác ác) cho ngươi về việc ngươi đã đạp lên y tắm mưa của đức Thế Tôn rồi may. Ngươi hãy sám hối tội dukkaṭa (tác ác) ấy.

- Thưa các ngài, không phải vì không kính trọng mà tôi đã đạp lên y tắm mưa của đức Thế Tôn rồi may. Tôi không thấy được tội dukkaṭa (tác ác) ấy, nhưng vì niềm tin đối với các đại đức tôi xin sám hối tộidukkaṭa (tác ác) ấy.

- Này sư đệ Ānanda, đây cũng là tội dukkaṭa (tác ác) cho ngươi về việc ngươi đã cho phép phụ nữ đảnh lễ nhục thân của đức Thế Tôn trước tiên; trong khi họ khóc lóc nhục thân của đức Thế Tôn đã bị lấm lem bởi nước mắt. Ngươi hãy sám hối tội dukkaṭa (tác ác) ấy.

- Thưa các ngài, (nghĩ rằng): “Những người nữ này không nên ở lại vào ban đêm,” nên tôi đã cho phép phụ nữ đảnh lễ nhục thân của đức Thế Tôn trước tiên. Tôi không thấy được tội dukkaṭa (tác ác) ấy, nhưng vì niềm tin đối với các đại đức tôi xin sám hối tội dukkaṭa (tác ác) ấy.

- Này sư đệ Ānanda, đây cũng là tội dukkaṭa (tác ác) cho ngươi về việc trong khi đức Thế Tôn ra dấu hiệu rõ ràng, làm biểu hiện rõ rệt, ngươi đã không cầu khẩn đức Thế Tôn rằng: “Xin đức Thế Tôn hãy tồn tại trọn kiếp, xin đấng Thiện Thệ hãy tồn tại trọn kiếp vì sự lợi ích cho nhiều người, vì sự an lạc cho nhiều người, vì lòng bi mẫn đối với thế gian, vì sự tấn hoá, sự lợi ích, sự an lạc của chư thiên và nhân loại.” Ngươi hãy sám hối tội dukkaṭa (tác ác) ấy.

- Thưa các ngài, vì tâm đã bị Ác ma ám ảnh nên tôi đã không cầu khẩn đức Thế Tôn rằng: “Xin đức Thế Tôn Tôn hãy tồn tại trọn kiếp, xin đấng Thiện Thệ Tôn hãy tồn tại trọn kiếp vì sự lợi ích cho nhiều người, vì sự an lạc cho nhiều người, vì lòng bi mẫn đối với thế gian, vì sự tấn hoá, sự lợi ích, sự an lạc của chư thiên và nhân loại.” Tôi không thấy được tội dukkaṭa (tác ác) ấy, nhưng vì niềm tin đối với các đại đức tôi xin sám hối tội dukkaṭa (tác ác) ấy.

- Này sư đệ Ānanda, đây cũng là tội dukkaṭa (tác ác) cho ngươi về việc ngươi đã nỗ lực cho sự xuất gia của phụ nữ trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố. Ngươi hãy sám hối tội dukkaṭa (tác ác) ấy.

- Thưa các ngài, (nghĩ rằng): “Bà Mahāpajāpati Gotamī này là dì ruột của đức Thế Tôn, là người chăm sóc, là người nuôi dưỡng, là người cho sữa, bà đã cho đức Thế Tôn bú sữa khi người mẹ ruột qua đời” nên tôi đã nỗ lực cho sự xuất gia của phụ nữ trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố. Tôi không thấy được tội dukkaṭa (tác ác) ấy, nhưng vì niềm tin đối với các đại đức tôi xin sám hối tội dukkaṭa (tác ác) ấy.

(Tạng Luật. Tiểu Phẩm 2. Chương Liên Quan Đến Năm Trăm Vị)

5. Một người phụ nữ phẩm hạnh. (S.IV.250)

Ðược tăng trưởng với năm sự tăng trưởng, này các Tỷ-kheo, một nữ Thánh đệ tử, được tăng trưởng trong Thánh tăng trưởng, nắm giữ được những lõi cây (căn bản, tinh vi), nắm giữ được những tốt đẹp nhất về thân. Thế nào là năm?

Tăng trưởng về lòng tin, tăng trưởng về giới hạnh, tăng trưởng về nghe nhiều (sutena), tăng trưởng về thí xả, tăng trưởng về trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, được tăng trưởng với năm sự tăng trưởng này, này các Tỷ-kheo, một nữ Thánh đệ tử được tăng trưởng trong Thánh tăng trưởng, nắm giữ được những lõi cây (căn bản, tinh vi), nắm giữ được những điểm tốt đẹp nhất về thân.

(Tương Ưng Bộ Kinh 4. Tương Ưng Nữ Nhân. Phẩm Các Sức Mạnh. Phần Tăng Trưởng)

6. Bổn phận của người vợ. (A.IV.271)

Này Visākhā, đầy đủ bốn pháp, nữ nhân thành tựu sự chiến thắng ở đời này. Ðời này rơi vào tầm tay của nàng. Thế nào là bốn?

Ở đây, này Visākhā, nữ nhân có khả năng khéo làm các công việc, biết thâu nhiếp các người phục vụ, sở hành vừa ý chồng, biết giữ gìn tài sản cất chứa. Này Visākhā, thế nào là nữ nhân có khả năng khéo làm các công việc?

Này Visākhā, đầy đủ bốn pháp, nữ nhân thành tựu sự chiến thắng ở đời sau. Ðời sau rơi vào tầm tay của nàng. Thế nào là bốn?

Ở đây, này Visākhā, nữ nhân đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ. Và này Visākhā, thế nào là nữ nhân đầy đủ lòng tin?

(Tăng Chi Bộ Kinh 4. Chương Tám Pháp. Phẩm Ngày Trai Giới. Phần Ở Đời Này)

7. Sự gia nhập của người nữ vào Tăng đoàn. (A.IV)

Thân phận người phụ nữ ở xã hội Ấn Độ cách đây 2.500 năm thường được xem như hạ lưu. Họ không được phép đi học để mở mang kiến thức và tham gia vào các hoạt động tôn giáo để phát triển tâm linh.

Nhận biết được tình trạng bất công và không lành mạnh này, Đức Phật đã cho phép họ được tham gia vào những hoạt động tôn giáo. Họ được phép gia nhập vào tăng đoàn Tỳ-khưu ni (bhikkhunī) với điều kiện phải gìn giữ thêm tám giới do Đức Phật chế định ngoài những giới mà Đức Phật đã chế định cho Tỳ-khưu tăng trước đây. Những giới này không cố ý làm giảm đi nhân cách của họ mà chỉ nhằm vào những khuyết điểm đặc biệt của giới nữ và để hướng dẫn họ hoàn thành tốt đẹp cuộc sống phạm hạnh không bị trở ngại. Đây là cơ hội đầu tiên trong lịch sử nhân loại mà người phụ nữ được phép tham dự vào tập thể của tăng chúng.

Tám giới ấy là :

Dầu cho thọ đại giới một trăm năm, một Tỷ-kheo-ni đối với một Tỷ-kheo mới thọ đại giới trong một ngày cũng phải đảnh lễ, đứng dậy, chắp tay, xử sự đúng pháp. Pháp này sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không được vượt qua.

Tỷ-kheo-ni không có thể an cư mùa mưa tại chỗ không có Tỷ-kheo. Pháp này sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không được vượt qua.

Nửa tháng một lần, Tỷ-kheo-ni cần phải thỉnh chúng Tỷ-kheo hỏi ngày trai giới và đến để thuyết giới. Pháp này, sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không được vượt qua.

Sau khi an cư mùa mưa xong, Tỷ-kheo-ni cần phải làm lễ Tự tứ trước hai Tăng chúng về ba vấn đề được thấy, được nghe và nghi. Pháp này, sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không được vượt qua.

Tỷ-kheo-ni phạm trọng tội phải hành pháp pakkhamānattaṃ (man-na-đọa) cho đến nửa tháng. Pháp này, sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không được vượt qua.

Sau khi học tập sáu pháp trong hai năm, phải đến xin thọ cụ túc giới trước hai Tăng chúng. Pháp này, sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không được vượt qua.

Không vì duyên cớ gì, một Tỷ-kheo-ni có thể mắng nhiếc, chỉ trích một Tỷ-kheo. Pháp này, sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không được vượt qua.

Này Ānanda, bắt đầu từ hôm nay, có sự giáo giới phê bình giữa các Tỷ-kheo về Tỷ-kheo-ni, không có sự giáo giới phê bình giữa các Tỷ-kheo-ni về các Tỷ-kheo. Pháp này, sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không được vượt qua.

(Tăng Chi Bộ Kinh 4. Chương Tám Pháp. Phẩm Gotamī. Phần Mahāpajāpatī Gotamī)

8. Những nữ đệ tử nổi tiếng trước đây. (A.I.25)

1. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni đã lâu ngày của Ta, tối thắng là Mahāpajāpati Gotamī.

2. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, đại trí tuệ, tối thắng là Khemā.

3. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, đầy đủ thần thông, tối thắng là Uppalavaṇṇā.

4. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, trì Luật, tối thắng là Paṭācārā.

5. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, thuyết pháp, tối thắng là Dhammadinnā.

6. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, tu Thiền, tối thắng là Nandā.

7. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, tinh cần tinh tấn, tối thắng là Soṇā.

8. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, thiên nhãn, tối thắng là Bakulā.

9. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, có thắng trí mau lẹ, tối thắng là Bhaddā Kuṇḍalakesā.

10. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, nhớ đến các thời quá khứ, tối thắng là Bhaddā Kāpilānī.

11.Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, đã chứng đạt đại thắng trí, tối thắng là Bhaddā Kaccānā.

12. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, mang thô y, tối thắng là Kisāgotamī.

13. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, đầy đủ tin thắng giải, này các Tỷ-kheo, tối thắng là Siṅgālakamātā.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Một Pháp. Phẩm Người Tối Thắng. Phần Nữ Đệ Tử Tỳ-Khưu Ni)

9. Năm khuyết điểm của phụ nữ. (S.IV.328)

Này các Tỷ-kheo, có năm đau khổ riêng biệt mà người đàn bà phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông. Thế nào là năm?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người đàn bà lúc trẻ tuổi đi đến nhà chồng, không có bà con. Ðây là đau khổ riêng biệt thứ nhất, này các Tỷ-kheo, người đàn bà phải gánh chịu điều đó khác biệt với đàn ông.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người đàn bà có kinh nguyệt. Ðây là đau khổ riêng biệt thứ hai, này các Tỷ-kheo, người đàn bà phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người đàn bà phải mang thai. Ðây là sự đau khổ riêng biệt thứ ba, này các Tỷ-kheo, người đàn bà phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một người đàn bà phải sanh con. Ðây là đau khổ riêng biệt thứ tư, này các Tỷ-kheo, người đàn bà phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người đàn bà hầu hạ đàn ông. Ðây là đau khổ riêng biệt thứ năm, này các Tỷ-kheo, người đàn bà phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông.

Này các Tỷ-kheo, đây là năm đau khổ riêng biệt, này các Tỷ-kheo, người đàn bà phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông.

(Tăng Chi Bộ Kinh 4. Tương Ưng Nữ Nhân. Phẩm Đặc Thù. Phần Trung Lực)

10. Năm sức mạnh làm cho người phụ nữ tin tưởng. (S.IV.248)

Này các Tỷ-kheo, có năm sức mạnh này của người đàn bà. Thế nào là năm? Sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, sức mạnh giới hạnh.

Này các Tỷ-kheo, người đàn bà không do nhân nhan sắc, không do nhân tài sản, không do nhân bà con hay không do nhân con trai, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, thiên giới, cõi đời này.

Này các Tỷ-kheo, người đàn bà do nhân giới hạnh, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, thiên giới, cõi đời này.

Này các Tỷ-kheo, đây là năm sức mạnh của người đàn bà.

(Tăng Chi Bộ Kinh 4. Tương Ưng Nữ Nhân. Phẩm Các Sức Mạnh. Phần Nhân)

11. Người phụ nữ cũng có sự thông minh. (Dhs.A.Vol II; ThA.119)

"Không phải chỉ có người nam là luôn luôn thông minh lanh lợi mà người nữ cũng thông minh nữa".

12. Nghiệp làm thành tựu ước nguyện của họ. (S.IV.249)

Có năm sự kiện này, này các Tỷ-kheo, thật dễ cho người đàn bà có làm các công đức có thể thực hiện được. Thế nào là năm?

"Mong rằng tôi được sanh vào một gia đình thích đáng!" Này các Tỷ-kheo, đây là sự kiện thứ nhất thật dễ cho người đàn bà làm các công đức có thể thực hiện được.

"Sau khi được sanh vào một gia đình thích đáng, mong rằng tôi được đi đến (làm vợ) một gia đình thích đáng!" Này các Tỷ-kheo, đây là sự kiện thứ hai thật dễ cho người đàn bà có làm các công đức có thể thực hiện được.

"Sau khi được vào một gia đình thích đáng, sau khi được đi đến (làm vợ) một gia đình thích đáng, mong rằng tôi được sống trong một gia đình không có người vợ địch thủ!" Này các Tỷ-kheo, đây là sự kiện thứ ba thật dễ cho người đàn bà có làm các công đức có thể thực hiện được.

"Sau khi được sanh vào một gia đình thích đáng, sau khi được đi đến (làm vợ) một gia đình thích đáng, sau khi được sống trong một gia đình không có người vợ địch thủ, mong rằng tôi được sanh con trai!" Này các Tỷ-kheo, đây là sự kiện thứ tư thật dễ cho người đàn bà có làm các công đức có thể thực hiện được.

"Sau khi được sanh vào một gia đình thích đáng, sau khi được đi đến (làm vợ) một gia đình thích đáng, sau khi được ở trong một gia đình không có người vợ địch thủ, sau khi được sanh con trai, mong rằng tôi chinh phục được người chồng!" Này các Tỷ-kheo, đây là sự kiện thứ năm thật dễ cho người đàn bà có làm các công đức có thể thực hiện được.

Năm sự kiện này, này các Tỷ-kheo, thật dễ cho người đàn bà có làm các công đức có thể thực hiện được.

(Tăng Chi Bộ Kinh 4. Tương Ưng Nữ Nhân. Phẩm Các Sức Mạnh. Phần Sự Kiện)

13. Có vài phụ nữ vẫn tốt hơn nam nhân. (S.I.89)

Một người đi đến vua Pasenadi nước Kosala và báo tin kề bên tai vua Pasenadi nước Kosala: "Thưa Ðại vương, hoàng hậu Mallikà đã sinh hạ được một người con gái".

Khi được nói vậy, vua Pasenadi nước Kosala không được hoan hỷ.

Rồi Thế Tôn, sau khi biết vua Pasenadi nước Kosala không được hoan hỷ, ngay lúc ấy nói lên bài kệ:

Này Nhân chủ, ở đời,
Có một số thiếu nữ,
Có thể tốt đẹp hơn,
So sánh với con trai,
Có trí tuệ, giới đức,
Khiến nhạc mẫu thán phục.
Rồi sinh được con trai,
Là anh hùng, quốc chủ,
Người con trai như vậy,
Của người vợ hiền đức,
Thật xứng là Ðạo sư,
Giáo giới cho toàn quốc.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Tương Ưng Kosala. Phẩm Thứ Hai. Phần Người Con Gái)

14. Người nữ là rất cần thiết. (S.I.43)

Vật gì chủ ở đời?
Hàng hóa gì tối thượng?
Vật gì làm rỉ sét,
Lưỡi kiếm ở trên đời?
Vật gì ở đời này,
Tác thành cõi địa ngục?
Ai đem đi, bị chận?
Ai đem đi, được ưa?
Ai thường xuyên đi lại,
Ðược kẻ trí hoan hỷ?

- Thế lực chủ ở đời,
Nữ nhân, vật tối thượng.
Phẫn nộ làm rỉ sét,
Lưỡi kiếm ở trên đời.
Kẻ trộm ở đời này,
Tác thành cõi địa ngục.
Trộm đem đi, bị chận,
Sa-môn đem, được ưa,
Sa-môn thường đi lại,
Ðược kẻ trí hoan hỷ.

(Tương Ưng Bộ Kinh 1. Tương Ưng Chư Thiên. Phẩm Đoạn. Phần Tôn Chủ)

15. Người nữ là nhân vật tối cần thiết. (Comy)

"Người nữ là một nhân vật cần thiết vì qua người nữ mà bồ tát và các vì vya được sinh ra".

16. Có bảy hạng vợ. (A.IV.91-93)

1. Sát nhân thê – vaddhakā bhariyā.

Ai tâm bị uế nhiễm,
Không từ mẫn thương người,
Thích thú những người khác,
Khinh rẻ người chồng mình,
Bị mua chuộc bằng tiền,
Hăng say giết hại người,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ sát nhân.

2. Đạo tặc thê – corī bhariyā.

Còn hạng nữ nhân nào,
Tiêu xài tài sản chồng,
Do công nghiệp đem lại,
Hay thương nghiệp, nông nghiệp,
Do vậy, nếu muốn trộm,
Dầu có ít đi nữa,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ ăn trộm.

3. Chủ nhân thê – ayyā bhariyā.

Không ưa thích làm việc,
Biếng nhác, nhưng ăn nhiều,
Ác khẩu và bạo ác,
Phát ngôn lời khó chịu,
Mọi cố gắng của chồng,
Ðàn áp và chỉ huy,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi là vợ chủ nhân.

4. Hiền mẫu thê – mātā bhariyā.

Ai luôn luôn từ mẫn,
Có lòng thương xót người,
Săn sóc giúp đỡ chồng,
Như mẹ chăm sóc con,
Tài sản chồng cất chứa,
Biết hộ trì gìn giữ,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ như mẹ,

5. Hiền muội thê – bhaginī bhariyā.

Ai như người em gái,
Ðối xử với chị lớn,
Biết cung kính tôn trọng,
Ðối với người chồng mình,
Với tâm biết tàm quí,
Tùy thuận phục vụ chồng,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ như chị.

6. Bằng hữu thê – sakhī bhariyā.

Ai ở đời thấy chồng,
Tâm hoan hỷ vui vẻ,
Như người bạn tốt lành,
Ðã lâu từ xa về,
Sanh gia đình hiền đức,
Giữ giới, dạ trung thành,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ như bạn.

7. Nô bộc thê – dāsī bhariyā.

Không tức giận, an tịnh,
Không sợ hình phạt, trượng,
Tâm tư không hiềm hận,
Nhẫn nhục đối với chồng,
Không phẫn nộ tức giận,
Tùy thuận lời chồng dạy, 
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ nữ tỳ.

(Tăng Chi Bộ Kinh 4. Chương Bảy Pháp. Phẩm Không Tuyên Bố. Phần Các Người Vợ)

17. Năm cách để cho người vợ trở thành hoàn hảo. (A.III.36-37)

Đức Phật đã dạy cho những người con gái sắp lấy chồng năm điều để họ suy ngẫm :

Này các thiếu nữ, các Con hãy học tập như sau: "Ðối với những người chồng nào, mẹ cha cho các con, vì muốn lợi ích, vì tìm hạnh phúc, vì lòng thương tưởng, vì lòng từ mẫn khởi lên, đối với vị ấy, chúng ta sẽ thức dậy trước, chúng ta sẽ đi ngủ sau cùng, vui lòng nhận làm mọi công việc, xử sự đẹp lòng, lời nói dễ thương." Như vậy, này các Thiếu nữ, các Con cần phải học tập.

Do vậy, này các Thiếu nữ, các Con cần phải học tập như sau: "Những ai, chồng ta kính trọng, như mẹ, cha, Sa-môn, Bà-la-môn, chúng ta sẽ tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường và khi họ đến, chúng ta sẽ dâng hiến họ chỗ ngồi và nước." Như vậy, này các Thiếu nữ, các Con cần phải học tập.

Do vậy, này các Thiếu nữ, các Con cần phải học tập như sau: "Phàm có những công nghiệp trong nhà, hoặc thuộc về len vải hay vải bông, ở đây, chúng ta sẽ phải thông thạo, không được biếng nhác, tự tìm hiểu phương pháp làm, vừa đủ để tự mình làm, vừa đủ để sắp đặt người làm." Như vậy, này các Thiếu nữ, các Con cần phải học tập.

Do vậy, này các Thiếu nữ, các Con cần phải học tập như sau: "Trong nhà người chồng, phàm có nô tỳ nào, hay người đưa tin, hay người công thợ, chúng ta sẽ phải biết công việc của họ với công việc đã làm; chúng ta sẽ phải biết sự thiếu sót của họ với công việc không làm. Chúng ta sẽ biết sức mạnh hay sức không mạnh của những người đau bệnh. Chúng ta sẽ chia các đồ ăn, loại cứng và loại mềm, mỗi người tùy theo phần của mình". Như vậy, này các Thiếu nữ, các Con cần phải học tập.

Do vậy, này các Thiếu nữ, các Con cần phải học tập như sau: "Phàm có tiền bạc, lúa gạo, bạc và vàng người chồng đem về, chúng ta cần phải phòng hộ, bảo vệ chúng, và sẽ gìn giữ để khỏi ăn trộm, ăn cắp, kẻ uống rượu, kẻ phá hoại". Như vậy, này các Thiếu nữ, các con cần phải học tập.

(Tăng Chi Bộ Kinh 3. Chương Năm Pháp. Phẩm Sumanā. Phần Người Gia Chủ)

18. Đó là niềm hạnh phúc. (Jā.453)

Yassa bhariyā tulyavayā samaggā,

Anubbatā dhammakāmā pajātā;

Koliniyā sīlavatī patibbatā,

Dāresu ve sotthānaṃ tadāhu.

Vợ hiền, đồng tuổi, có tình thân,
Tận tụy, nhân từ, trẻ lại đông,
Ðức hạnh, trung thành, dòng quý tộc,
Ấy niềm hạnh phúc giữa hồng quần.

19. Của hồi môn tốt đẹp nhất. (DhpA.53)

Của hồi môn tốt đẹp nhất mà cha mẹ có thể dành cho con gái mình là những lời giáo huấn được ghi lại trong chú giải kinh pháp cú qua những lời huấn dụ của cha nói với bà đại thí chủ Visākhā vào ngày bà lấy chồng :

Không đem lửa trong nhà ra ngoài.

Không đem lửa ở ngoài vào nhà.

Chỉ cho những người đáng được cho.

Không cho những người không đáng cho.

Cho cả hai hạng người, đáng cho và không đáng cho.

Ngồi một cách vui vẻ.

Ăn một cách vui vẻ.

Ngủ một cách an lạc.

Trông nom, gìn giữ lửa.

Tôn trọng các vị trời ở trong nhà.

Ngụ ý những lời dạy trên như sau :

Lửa ở đây ngụ ý những lời phỉ báng, vu cáo. Một người vợ không nên nói xấu chồng và gia đình chồng cho người khác nghe; cũng như không nên nói những khuyết điểm hay những cuộc cãi cọ ở trong nhà chồng cho người khác nghe.

Không nên nghe ngóng ở ngoài đường hay những người láng giềng nói xấu gia đình bên chồng rồi đem về nhà mà thuật lại cho gia đình bên chồng nghe.

Chỉ nên cho người nào mượn mà biết rằng sẽ đem trả lại.

Không nên cho người nào mượn mà biết rằng người ấy thường mượn luôn không bao giờ hoàn trả lại.

Những thân bằng quyến thuộc nghèo khó thì nên giúp đỡ họ, cho dù biết rằng họ không thể trả lại được.

Ngồi một cách vui vẻ có nghĩa là khi thấy cha mẹ chồng, nên đứng dậy để tỏ lòng tôn kính chớ không nên ngồi im lặng. Những lời dạy này dành cho những người vợ biết khiêm nhường, biết lễ độ để biểu hiện sự kính trọng cha mẹ chồng.

Ăn một cách vui vẻ nghĩa là trước khi ăn cơm, hãy quan sát xem có những gì thiếu xót mà cha mẹ chồng cần khi ăn không; nếu có nên đi lấy mang đến dâng cho họ rồi mới được ngồi ăn. Và cũng nên chăm sóc miếng ăn cho tôi tớ trong nhà chu đáo nữa.

Ngủ một cách an lạc không có nghĩa là người vợ muốn ngủ bao lâu hay giờ giấc nào tùy thích mà ngụ ý là trước khi đi ngủ phải nên đi quan sát xem tất cả cửa nẻo đã đóng lại hết chưa, đồ đạc trong nhà được an toàn chưa, tôi tớ đã làm xong phận sự trong nhà chưa, cha mẹ chồng và chồng đã lên giường ngủ chưa, xong rồi mới nên đi ngủ. Một người vợ hiền phải nên thức dậy sớm trừ khi bị đau ốm hay không được khỏe và cũng không nên ngủ ban ngày.

Lửa ở đây ám chỉ cho cha mẹ chồng và chồng. Hãy đối xử với họ hết sức cẩn trọng như thể sử dụng lửa vậy, nếu vô ý sẽ bị phỏng hoặc nhiều tai hại khác nữa.

Các vị trời trong nhà ở đây ý muốn nói đến cha mẹ chồng và chồng. Phải tỏ ra hết sức kính trọng họ. Chính ngay như Đức Phật khi đề cập đến cha mẹ bên vợ lúc Ngài còn là bồ tát thì Ngài vẫn xem họ như là chư thiên tại thế (sassudeva).

Theo phong tục phương Đông, người vợ xem chồng mình như ông vua. Theo lời dạy của Đức Phật thì người vợ được xem như là một người bạn tốt của chồng.

Nhiệm vụ của người chồng là phải nên đối xử với vợ như một người thân cận mang đến lợi ích to lớn nhất và nên xem vợ như là tấm thân thứ hai của mình. Một người vợ đảm đang và chung thủy hết sức coi trọng chồng như là nơi nương tựa, che chở lý tưởng của mình.

Người vợ cũng không quên lo lắng đến những bổn phận trong đời sống đạo hạnh. Các vị Sa môn, Bà-la-môn đến nhà lúc hợp thời phải nên đối xử với họ một cách tôn kính. Phải tỏ ra niềm nở với các vị ấy.

20. Sức mạnh tinh thần của người phụ nữ. (Apa.11.535)

Người nam luôn thể hiện sự ngờ vực về tinh thần của người nữ là không tin tưởng, ngay như sau khi biết được sự thành tựu của giáo hội Tỳ-khưu Ni là một minh chứng tốt đẹp được Đức Phật tán thán khi bà Gotamī viếng thăm và đảnh lễ Ngài vào thời điểm bà sắp Níp-bàn :

"Này Tỳ-khưu ni Gotamī, bà đã thực hiện tốt đẹp một cách kỳ diệu trong việc xóa tan mọi quan điểm sai lầm của những người nam ngu muội mà trong tâm trí của họ đầy sự hoài nghi về những tiềm lực tâm kinh của người phụ nữ".

21. Vật hấp dẫn ở thế gian. (A.I.1)

Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông như sắc người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, sắc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.

Ta không thấy một tiếng nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như tiếng người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, tiếng người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.

Ta không thấy một hương nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như hương người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, hương người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.

Ta không thấy một vị nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như vị người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, vị người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.

Ta không thấy một xúc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như xúc người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, xúc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Một Pháp. Phẩm Sắc. Phần Nữ Sắc)

22. Các đức hạnh mà người phụ nữ nên trau dồi. (S.IV.143)

Những đức hạnh làm cho người phụ nữ trở nên tốt đẹp cả hai đời, đời này và đời sau đã được Đức Phật tuyên bố như sau:

1. Có tâm đạo nhiệt thành.

2. Có tâm hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi.

3. Không nuôi dưỡng tâm địa ác độc, oán thù và sân hận.

4. Không ghen tuông bóng gió.

5. Không cãi vả mà nên có lòng rộng lượng.

6. Nhã nhặn trong mọi hành vi.

7. Đầy đủ đức hạnh.

8. Học hỏi để nâng cao kiến thức, nhất là sự hiểu biết.

9. Nhiệt tình và sốt sắng trong công việc.

10. Luôn phòng hộ tâm và khôn khéo trong xử sự.

11. Có trí tuệ hiểu biết.

23. Bản chất của người phụ nữ. (Sn)

Mặc dù, thực sự Đức Phật nâng cao thân phận người phụ nữ, Ngài đã thể hiện qua sự giữ giới của Ngài và khuyên dạy các để tử từ thời này sang thời khác, nhưng Ngài vẫn nhận biết được sự khác biệt về vấn đề xã hội và sinh lý giữa người nam và người nữ vẫn còn tồn tại. Những điều này đã được miêu tả trong Aṅguttara Nikāya và Saṃyutta Nikāya. Mặc dù trong một vài đoạn kinh, có một vài nguyên do nói lên tai hại về tư cách và sự quyến rũ của người nữ đáng bị chỉ trích đã được ghi lại. Trong Saṃyutta Nikāya, Đức Phật đã có ý đưa ra nhiều yếu tố để xóa bỏ thành kiến này. Trong một vài trường hợp, người nữ được xem như sáng suốt và thông minh hơn người nam, và người nữ cũng có khả năng chứng đắc quả giải thoát hay đắc được các quả vị Thánh sau khi họ tu tập Bát chánh đạo.

Đối với những người phụ nữ đã bị xúc động thái quá và đau khổ cùng tột khi bị mất đi người thân yêu, Đức Phật đã dạy về cái chết không thể nào tránh được của chúng sanh như đã được trình bày trong tứ diệu đế và nhiều dẫn vụ khác nhau được trích giảng về vấn đề này. Đối với và Visākhā, bị quá xúc động vì lòng thương yêu của bà ngoại khi bị mất đi đứa cháu gái, Đức Phật đã an ủi bà như sau :

Do ái sinh sầu ưu,
Do ái sinh sợ hãi,
Ai thoát khỏi tham ái,
Không sầu, đâu sợ hãi?
(Dhp.212)

CHƯƠNG 12: SỰ TU TẬP

I. HƯỚNG DẪN CÁCH THANH LỌC NỘI TÂM.

1. Đạo lộ dẫn đến giải thoát. (Vism)

Sự giác ngộ Níp-bàn không thể có được nếu không có tu thiền (bhāvanā). Tu thiền nghĩa là làm cho tâm linh được phát triển hay sự sửa đổi tâm cho tốt đẹp hơn chứ không phải là sự suy nghĩ bình thường. Bằng cách tu tập có hệ thống riêng biệt, người ta có thể phát triển mọi tâm thiện, đồng thời không cho các tâm bất thiện sinh khởi ở nội tâm.

Cuối cùng, khi các thiện tâm được phát triển, niềm tin, sự tỉnh giác, định, tinh tấn và trí tuệ trở nên hoạt động nổi bật trong tâm. Khi ấy, hành giả có thể quan sát thật rõ ràng diễn tiến của tâm và sự tham chấp, sân hận, ảo tưởng cùng những bất thiện tâm sinh diệt ở các căn như thế nào. Quan điểm sai lầm về sự bất diệt , bản ngã hay thuyết hư vô ám ảnh tiềm thức tạo ra sự trói chặt vào sự sinh tồn đưa đến hậu quả là vòng luân hồi đầy đau khổ không có chấm dứt; và hành giả có thể khởi tâm để phân biệt rõ ràng các bất thiện pháp ấy, về sau này, các thiện tâm được phát triển như vậy với sự chuyên cần, tinh tấn cũng làm mất đi ảnh hưởng của chúng. Rồi hành giả tiến bộ đến mức hoàn toàn được giải thoát, chứng ngộ Níp-bàn.

Mỗi người đều có sự suy nghĩ riêng, sở thích hay không ưa thích riêng, hoặc sự nhận thức riêng. Vì vậy, mọi chúng sanh đều có cá tính khác nhau, do đó cần phải có sự học tập thích hợp cho từng cá tính. Sự sắp xếp và khuynh hướng của tâm là điều cần thiết cho vị thầy hướng dẫn trước khi dạy cho hành giả cách tu tập thích hợp. Nhiều thế kỷ trôi qua, các bộ kinh và chú giải đã làm cho công việc tu tập đầy phức tạp này trở nên đơn giản hơn cho đoàn hậu bối như là một quyển học bạ của học sinh và phân loại thành các tầng thiền.

2. Hãy tự thanh lọc chính bạn cho thật xứng đáng. (Dhp.239)

Anupubbena medhāvī,

Thokaṃ thokaṃ khaṇe khaṇe;

Kammāro rajatasseva,

Niddhame malamattano.

Bậc trí theo tuần tự.
Từng sát na trừ dần.
Như thợ vàng lọc bụi
Trừ cấu uế nơi mình.

3. Làm thế nào để được giải thoát? (D.I.73)

Một người với sự quán tưởng như vậy khởi lên hoan hỷ.

Với tâm hoan hỷ khởi lên sự phỉ lạc.

Với tâm phỉ lạc, thân được thanh tịnh.

Thân được thanh tịnh là được an lạc.

Với sự an lạc, tâm người ấy định.

Với tâm định, người ấy thấy được thực tướng của các pháp.

Với sự thấy được như vậy, vị ấy trở nên tỉnh ngộ và đẩy lùi các bất thiện pháp.

Với sự đẩy lùi như vậy, vị ấy trở nên trầm tỉnh.

Với sự trầm tỉnh, vị ấy được giải thoát.

II. NHỮNG CÁ TÍNH CỦA CON NGƯỜI.

Về việc tu thiền, có một sự hiểu biết tổng quát về các cá tính khác biệt là điều rất cần thiết. Điều này hữu ích cho cả hai người, thiền sư và hành giả, để chọn đề mục thích hợp nhất và phương pháp hợp lý để đạt được kết quả tốt đẹp nhất một cách nhanh chóng.

1. Có sáu loại cá tính (Vism.101)

- Tính tham – rāgacarita.

Có tính tham nổi bật.

- Tính sân – dosacarita.

Có tính ghen ghét nổi bật.

- Tính si – mohacarita.

Có tính hay bối rối, ưa lo lắng nổi bật.

- Tính tín – saddhācarita.

Có sự tin tưởng nổi bật.

- Tính trí – buddhicarita.

Có sự hiểu biết nổi bật.

- Tính tầm – vitakkacarita.

Có tính hay suy đoán hoặc suy luận nổi bật.

Lẽ dĩ nhiên, cá tính của con người không thể có màu sắc và thật khó phân biệt. Con người là một tổng thể phức tạp gồm có đủ mọi đặc tính này. Ở đây chỉ đề cập đến cá tính nào nổi bật nhất.

2. Tiếng đàn "lute[1]" ở đâu? (S.IV.195)

Ví như, này các Tỷ-kheo, một vị vua hay đại thần của vua từ trước chưa từng được nghe tiếng đàn tỳ bà, nay được nghe tiếng đàn tỳ bà, vị ấy nói: "Này Bạn, tiếng ấy là tiếng gì, khả ái như vậy, khả lạc như vậy, mê ly như vậy, say đắm như vậy, hấp dẫn như vậy?" Họ nói với vị ấy: "Thưa Tôn giả, đây là đàn tỳ bà, với tiếng khả ái như vậy, mê ly như vậy, khả lạc như vậy, say đắm như vậy, hấp dẫn như vậy". Vị ấy nói như sau: "Hãy đi và đem đàn tỳ bà ấy về cho ta". Họ đem đàn tỳ bà về cho vị ấy, và nói như sau: "Thưa Tôn giả, đàn tỳ bà này với tiếng khả ái như vậy, khả lạc như vậy, mê ly như vậy, say đắm như vậy, hấp dẫn như vậy". Vị ấy bèn nói: "Thôi vừa rồi đối với ta về đàn tỳ bà này. Hãy đem tiếng lại cho ta". Họ thưa với vị ấy: "Thưa Tôn giả, cái này được gọi là đàn tỳ bà, gồm có nhiều thành phần, gồm có số lớn thành phần. Nhờ nhiều thành phần này nên đàn phát âm. Như duyên cái bầu, duyên cái da, duyên cái cán, duyên cái đầu, duyên cái dây, duyên cái cung, duyên nỗ lực thích nghi của người. Như vậy, thưa Tôn giả, cái này gọi là đàn tỳ bà, gồm có nhiều thành phần, gồm có số lớn thành phần. Nhờ gồm nhiều thành phần này nên đàn phát âm". Rồi vua ấy đập đàn tỳ bà ấy ra thành 10 mảnh, 100 mảnh; sau khi đập bể đàn tỳ bà ấy ra thành 10 mảnh, 100 mảnh, vị ấy chẻ thành từng miếng nhỏ; sau khi chẻ thành từng miếng nhỏ, vị ấy lấy lửa đốt; sau khi lấy lửa đốt, vị ấy vun lại thành đống tro; sau khi vun lại thành đống tro, vị ấy đem quạt đống tro lớn ấy trước làn gió mạnh, hay để chúng trôi theo dòng nước sông chảy mạnh. Rồi vị ấy nói: "Thật là hạ liệt, cái gọi đàn tỳ bà này, dầu cho tỳ bà là cái gì. Ở đây, đại chúng thường phóng dật, bị hướng dẫn sai lạc".

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát sắc cho đến sở thú của sắc, quán sát thọ... quán sát tưởng... quán sát các hành... quán sát thức cho đến sở thú của thức. Trong tất cả quán sát này, không có cái gì là "Tôi", là "Của tôi", là "Tôi là" cả.

(Tương Ưng Bộ Kinh 4. Tương Ưng Sáu Xứ. Phẩm Rắn Độc. Phần Đàn Tỳ Bà)

3. Cá tính và đề mục thiền thích hợp. (Vism.101)

- Có tính tham nổi bật.

Hãy quán tưởng đến sự thối rửa của xác chết (asubha bhāvanā) hoặc quán tưởng đến sự bất tịnh của 32 thể trược của mình (kāyagatāsati).

- Có tính sân nổi bật.

Hãy phát triển bốn phạm trú (brahmavihāra) hoặc phát triển tâm từ, bi, hỷ, xả vô lượng đến mọi loài hữu tình. Hay tập trung tâm quán tưởng đến màu sắc, bất kỳ vật gì có màu vàng, xanh, đỏ hoặc hồng.

- Có tính si nổi bật.

Hãy quan sát về hơi thở (ānāpānasati).

- Có tính tín nổi bật.

Hãy quán tưởng đến Phật, Pháp, Tăng.

- Có tính trí nổi bật.

Hãy quán tưởng đến sự chết (maraṇasati)

Hãy quán tưởng tâm an tịnh (upasamānussati).

Hãy quán tưởng phân tích tứ đại (catu dhātu vavatthāna) là những thành phần vật chất ở thân mình.

Hãy quán tưởng đến sự bất tịnh của vật thực (āhāre patikkūla saññā).

- Có tính tầm nổi bật.

Hãy quán tưởng về đề mục hơi thở (ānāpānasati)

III. TRƯỚC KHI TU TẬP.

1. Những chướng ngại cho việc tham thiền.

Một vị đã đạt được sự thanh tịnh và phẩm hạnh vững chắc tốt đẹp thì vị ấy phải nhận biết được những chướng ngại (palibodha) cho sự tu tập ở cả hai lãnh vực : nội thân và ngoại thân. Mười kiết sử được chấp nhận coi như là những chướng ngại cho việc tu thiền. mười chướng ngại đó đã được giải thích trong thanh tịnh đạo (vissuddhimagga) như sau : trú xứ, gia đình, lợi dưỡng, đồ chúng, việc xây cất, đi du lịch, quyến thuộc, ưu não, sách vở, thần thông.

2. Sự kham nhẫn qua việc tham thiền. (M.I)

Để phát triển trong việc tham thiền cho được tiến bộ phải học cách làm như nước; vì khi tham thiền như vậy, những ấn tượng về cảm giác khó chịu đựng hay an lạc sanh khởi vẫn còn đọng lại trong tâm, không tan biến. Cũng giống như người ta rửa sạch phẩn, nước tiểu, mủ. máu và đờm nhưng nước không lo lắng, bực mình hay khó chịu; cũng như vậy, phát triển việc tham thiền hãy học cách làm như nước vậy.

3. Bạn cũng có thể đạt được giải thoát nữa. (Mahā.V)

"Với lòng kiên chí bền gan và kiên quyết mà Ta đã đạt được giác ngộ và giải thoát.

Với sự chuyên cần tinh tấn không ngừng nghỉ mà Ta đã được an lạc tối thượng.

Nếu các ngươi cũng chuyên cần tinh tấn không ngừng nghỉ như vậy thì các ngươi cũng đạt được mục đích tối cao là an lạc và giải thoát".

4. Những điều quán tưởng để huấn luyện tâm. (A.III.71)

Có năm sự kiện này, này các Tỷ-kheo, cần phải thường xuyên quán sát bởi nữ nhân hay nam nhân, bởi tại gia hay xuất gia. Thế nào là năm?

"Ta phải bị già, không thoát khỏi già" (jarādhammomhi, jaraṃ anatīto) là sự kiện cần phải thường xuyên quán sát bởi nữ nhân hay nam nhân, bởi tại gia hay xuất gia.

"Ta phải bị bệnh, không thoát khỏi bệnh" (byādhidham-momhi, byādhiṃ anatīto) là sự kiện cần phải thường xuyên quán sát bởi nữ nhân hay nam nhân, bởi tại gia hay xuất gia.

"Ta phải bị chết, không thoát khỏi chết" (maraṇadham-momhi, maraṇaṃ anatīto) là sự kiện cần phải thường xuyên quán sát bởi nữ nhân hay nam nhân, bởi tại gia hay xuất gia.

"Tất cả pháp khả ái, khả ý đối với ta sẽ phải đổi khác, sẽ phải biến diệt" (sabbehi me piyehi manāpehi nānābhāvo vinābhāvo) là sự kiện cần phải thường xuyên quán sát bởi nữ nhân hay nam nhân, bởi tại gia hay xuất gia.

"Ta là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào ta sẽ làm thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy" (kammassakomhi, kammadāyādo kammayoni kammabandhu kammapaṭisaraṇo. Yaṃ kammaṃ karissāmi – kalyāṇaṃ vā pāpakaṃ vā – tassa dāyādo bhavissāmi) là sự kiện cần phải thường xuyên quán sát bởi nữ nhân hay nam nhân, bởi tại gia hay xuất gia.

(Tăng Chi Bộ Kinh 3. Chương Năm Pháp. Phần Triền Cái. Phần Sự Kiện Cần Quán Sát)

5. Ba loại trí tuệ. (D.III.219)

- Trí văn – sutamayapaññā.

Là trí hiểu biết do nghe nói hay tham khảo sách vở mà có được (không được rõ ràng lắm).

- Trí tư – cintāmayapaññā.

Là trí có được qua sự suy nghĩ (không được chính xác lắm).

- Trí tu – bhāvanāmayapaññā.

Là trí có được qua tham thiền, nó sinh khởi lên để tu tiến (hoàn toàn chính xác và rõ ràng).

6. Ba cấp độ thoát khỏi những cấu uế của tâm. (Vism.693)

-  Tạm thời thoát khỏi các cấu uế - tadaṅgapahāna.

-  Đè nén hay kiềm chế các cấu uế - vikkhambhanapahāna.

-  Hoàn toàn đoạn tận các cấu uế - samucchedapahāna.

7. Năm pháp triền cái - nīvaraṇa (A.III.62)

Là những cấu uế của tâm làm ngăn trở sự phát triển tâm linh. Chúng gồm có:

- Dục dục cái – kāmachandanīvaraṇa.

Là sự tham chấp mạnh mẽ vào những dục lạc.

- Sân độc cái – byāpādanīvaraṇa.

Là sự ác ý hay oán hận đối với người khác, mong cho họ bị suy sụp, tàn mạc, đau khổ.

- Hôn thụy cái – thīnamiddhanīvaraṇa.

Là sự dã dượi, buồn ngủ, một trạng thái biếng nhác.

- Trạo hối cái – uddhaccakukkuccanīvaraṇa.

Là trạng thái lo lắng, ưu tư, trăn trở.

- Hoài nghi cái – vicikicchānīvaraṇa.

Là trạng thái ngờ vực, hoang mang theo khuynh hướng xóa bỏ mọi tin tưởng một cách vô cớ.

8. Oai lực của định. (S.V.282)

Ví như một hòn sắt (hâm nóng) cả ngày, trở thành nhẹ nhàng hơn, nhu nhuyễn hơn, kham nhận hơn, chói sáng hơn. Cũng vậy, này Ānanda, khi nào Thế Tôn định thân trên tâm hay định tâm trên thân; trong khi nhập vào và an trú lạc tưởng và khinh an tưởng trong thân; trong khi ấy, này Ānanda, thân của Như Lai lại càng khinh an hơn, nhu nhuyễn hơn, càng kham nhận hơn, càng chói sáng hơn.

(Tương Ưng Bộ Kinh 5. Tương Ưng Như Ý Túc. Phẩm Thứ Ba. Phần Hòn Sắt)

IV. TU THIỀN VẮNG LẶNG (THIỀN CHỈ)

1. Hai điều kiện để phát sanh trí tuệ. (A.I.60)

Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, thuộc thành phần minh. Thế nào là hai?

Chỉ và Quán.

Chỉ được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì?

Tâm được tu tập.

Tâm được tu tập, chờ đợi lợi ích gì?

Cái gì thuộc về tham được đoạn tận.

Quán được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì?

Tuệ được tu tập.

Tuệ được tu tập, chờ đợi lợi ích gì?

Cái gì thuộc vô minh được đoạn tận.

Bị tham làm uế nhiễm, này các Tỷ-kheo, tâm không thể giải thoát.

Hay bị vô minh làm uế nhiễm, tuệ không được tu tập.

Do vậy, do ly tham, là tâm giải thoát. Do đoạn vô minh, là tuệ giải thoát.

(Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Hai Pháp. Phẩm Người Ngu)

2. Bốn yếu tố thành tựu A-la-hán quả. (A.II.156)

Tôn giả Ānanda nói như sau:

- Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào tuyên bố trước mặt tôi rằng, đã chứng được quả A-la-hán, tất cả vị ấy được đầy đủ bốn chi phần này, hoặc là một trong bốn chi phần này. Thế nào là bốn?

Ở đây, này chư Hiền, Tỷ-kheo tu tập quán, có chỉ đi trước; do vị ấy tu tập quán có chỉ đi trước, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo tu tập chỉ, có quán đi trước. Do vị ấy tu tập chỉ có quán đi trước, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo tu tập cả hai chỉ quán gắn liền với nhau. Do vị ấy tu tập cả hai chỉ quán gắn liền với nhau, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo với các dao động đối với các pháp được hoàn toàn dứt sạch. Này các Hiền giả, đây là thời khi tâm của vị ấy an trú, an tọa, nhất tâm, định tĩnh. Với vị ấy, con đường sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt. 

Này chư Hiền, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào tuyên bố trước mặt tôi rằng, đã chứng được quả A-la-hán, tất cả vị ấy được đầy đủ bốn chi phần này, hoặc là một trong bốn chi phần này.

(Tăng Chi Bộ Kinh 2. Chương Bốn Pháp. Phẩm Đạo Hành. Phần Gắn Liền Cột Chặt).

Vì vậy, sự tu tập trong Phật giáo gồm cả hai phương pháp này : tu thiền chỉ (samatha) và thiền quán hay gọi là thiền minh sát (vipassanā).

Thiền chỉ mục đích hướng tâm đến vắng lặng và đưa đến sự định tâm. Ở đây có những triền cái đưa đến sự lo lắng, bồn chồn, hôn thụy, có hướng tham dục… với mục đích làm cho hành giả trở nên thụ động. Rồi sự vắng lặng và trầm tỉnh được sinh khởi với sự định tâm (trạng thái được biết là sơ thiền). Rồi hành giả cần phải phát triển xa hơn nữa, mức độ định tâm mạnh hơn bằng cách áp dụng phương pháp tu tập thiền chỉ để chứng đắc những tầng thiền cao hơn.

Có nhiều phương pháp được áp dụng để ức chế những trở ngại trong việc tiến triển tâm linh và đưa đến sự an tịnh ở nội tâm đi đôi với sự định tâm.

3. Kasiṇa thiền. (D.III.268)

Đây là tên gọi cho một đề mục hoàn tịnh ở bên ngoài để giúp hành giả định tâm và phát triển sự định tâm để đạt được bốn tầng thiền (jhāna).

Nó gồm có sự tập trung cực điểm của hành giả và không phân tâm vào một đề mục thấy được như biến xứ đã được chuẩn bị trước (parikammanimitta), chẳng hạn như một cái đĩa hay một điểm có màu sắc  hay một miếng đất hoặc một cái ao ở một khoảng cách thích hợp… cho đến khi nào hành giả nhận thấy được ở trong tâm, mặc dù đôi mắt khép lại, thu được biến xứ đó (uggahanimitta). Bây giờ, trong lúc vẫn tiếp tục hướng sự chú ý của mình vào biến xứ này có thể sẽ sanh khởi một biến xứ trái trước (patibhāganimitta) không thay đổi và không rõ nơi chốn và cùng với nó hành giả sẽ đạt đến một trạng thái cận định (upacārasamādhi). Trong lúc an trú tâm vào đề mục, cuối cùng hành giả đạt đến một trạng thái của tâm mà mọi hoạt động của các giác quan bị ngưng lại. Hành giả không còn nghe và thấy nữa, hành giả không còn cảm nhận được cảm giác ở thân nữa. Đó là trạng thái của sơ thiền.

Mười biến xứ được đề cập đến trong kinh là :

- Biến xứ đất.

- Biến xư nước.

- Biến xứ lửa.

- Biến xứ gió.

- Biến xứ xanh.

- Biến xứ vàng.

- Biến xư đỏ.

- Biến xứ trắng.

- Biến xứ hư không.

- Biến xứ thức.

4. Mười tùy niệm – anussati. (Vism.197)

- Tùy niệm Phật – buddhānussati.

- Tùy niệm Pháp – dhammānussati.

- Tùy niệm Tăng – saṅghānussati.

- Tùy niệm giới – sīlānussati.

- Tùy niệm thí – cāgānussati.

- Tùy niệm thiên – devatānussati.

- Niệm hơi thở – ānāpānasati.

- Niệm sự chết – maraṇasati.

- Niệm về thân – kāyagatāsati.

- Niệm về tịch tịnh – upasamaanussati.

5. Những đề mục thiền - kammaṭṭhāna. (Vism.110)

- 10 biến xứ (kasiṇa).

- 10 đề mục bất tịnh (asubha).

- 10 điều tùy niệm (anussati).

- 4 phạm trú (brahmavihāra).

- 4 đề mục vô sắc (arūpa).

- Quán tưởng sự ghê tởm của vật thực (āhāra paṭikūlasaññā).

- Định rõ bốn yếu tố vật chất (catudhātuvavaṭṭhāna).

6. Mười loại tử thi – asubha. (Vism.178)

- Tử thi sình trướng – uddhumātaka.

- Tử thi biến sắc xanh – vinīlaka.

- Tử thi chảy nước vàng – vipubbaka.

- Tử thi bị chặt đứt nửa thân – vicchiddaka.

- Tử thi bị thú cắn xé – vikkhāyitaka.

- Tử thi rời rã chi thể - vikkhittaka.

- Tử thi bị cắt từng đoạn – hatavikkhittaka.

- Tử thi bị thương đầy máu – lohitaka.

- Tử thi bị dòi đục – puḷuvaka.

- Tử thi còn xương cốt – aṭṭhika