KAMMA – NGHIỆP, ĐẤNG TẠO HÓA THẬT SỰ 
(Kamma, The Real Creator)

Biên soạn: Dr. Mehm Tin Mon
(Giáo sư Mahā Saddhamma Jotikadhaja, International Theravāda Buddhist Missionary University)

-----

 NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMĀSAMBUDDHASSA
THÀNH KÍNH ĐẢNH LỄ ĐỨC THẾ TÔN, BẬC ỨNG CÚNG, ĐẤNG CHÁNH TỰ GIÁC

---

Lời tựa

1. Điều quan trọng nhất trong cuộc sống là chi?

Lời Phật dạy thật tuyệt diệu. Chúng ta cần phải tri ân Ngài với sự chân thành nhất vì sự trình bày chi tiết những sự thật tự nhiên mà các nhà triết học, các nhà tâm lý học và các nhà khoa học không được biết.

Pháp quan trọng nhất trong cuộc sống là tâm. Tâm thống trị cả thế gian. Tâm làm chủ tất cả những ý nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta. Vì vậy, nó làm chủ cả thế gian.

Nếu chúng ta có thể làm chủ chỉ một pháp, đó là tâm của chúng ta, thì chúng ta sẽ có được hạnh phúc nhân loại, hạnh phúc cõi trời và hạnh phúc cao thượng Níp-bàn.

Các nhà tâm lý học cũng công nhận rằng tâm có mãnh lực vô hạn và nó có thể thực hiện bất cứ điều gì. Chúng ta có thể thấy từ sự tiến bộ nhanh chóng, to lớn trong khoa học và công nghệ mà khả năng của tâm sáng tạo những thứ đáng thán phục là vô hạn. Nhưng các nhà tâm lý học không hiểu tâm thật sự là gì.

Các nhà khoa học có thể nghiên cứu tỉ mỉ các hiện tượng vật lý liên quan đến vật chất và năng lượng và dựa trên các định luật vật lý mà họ đã khám phá, họ đang sáng tạo và tạo ra nhiều máy móc tuyệt vời và các hàng hóa xa xỉ. Họ đã đưa nhiều phi thuyền đi nghiên cứu các hành tinh và đã lập một trạm không gian để nghiên cứu không gian. Nhưng họ chưa nghiên cứu tâm và cho đến bây giờ họ không thể lập nên một thiết bị để khám phá tâm. Cho nên, các nhà khoa học chỉ có thể gây ra các tiến trình sắc pháp, nhưng tiến trình danh pháp thì không.

Chỉ có Phật chánh tự giác biết tâm chính xác ở mọi khía cạnh.

 

2. Một số vấn đề quan trọng của cuộc sống.

Tại sao con người khổ vì ưu não, ưu uất (domanassa)? Tại sao họ lo lắng về nhiều điều? Tại sao họ rất thường xuyên đau buồn và khóc? Tại sao họ thường xuyên chán ngán, thất vọng và tâm phiền muộn? Tại sao họ tức giận, bối rối và xấu xa, độc ác? Tại sao họ khổ do tâm căng thẳng và khẩn trương, rối loạn và thân ốm đau? Tại sao con người cố lừa bịp con người, hành hạ gây đau đớn cho con người và giết con người? Tại sao họ bắt đầu tiến hành những cuộc chiến tranh gây ra nhiều sự tiêu tan, sự chết? Tại sao thế gian không ở trong tình trạng thân ái hay hòa thuận? Tại sao con người thích dục lạc và nuông chiều sự được hưởng những khoái vị của các quyền (indriya) quá nhiều? Có tính cốt lõi nào trong dục lạc hay chăng? Làm sao chúng ta biết rằng có khổ địa ngục phía sau dục lạc?

Chúng ta có sự sống trước kiếp sống hiện tại hay chăng? Khi chúng ta tử, chúng ta sẽ được sanh trở lại phải chăng? Ai sáng tạo các loại sự sống khác nhau? Tại sao con người khác nhau về của cải, sức khỏe, diện mạo, phong thái, tướng mạo, khả năng hiểu biết, số phận và vận mệnh? Thượng đế có quyền hành làm chủ số phận và vận mệnh của con người hay chăng? Chúng ta không thể có quyền tạo ra số phận và vận mệnh như chúng ta thích hay chăng? Điều gì quan trọng nhất để làm trong đời sống hiện tại? Chúng ta cần phải làm gì để hưởng sự thành công và hạnh phúc hết kiếp này đến kiếp khác?

Có một số vấn đề quan trọng trong cuộc sống. Leo Tolstoy, 1829-1910, nhà văn và nhà triết học tôn giáo Nga nổi tiếng, người đã thắng giải thưởng Nobel với tiểu thuyết hay “War and Peace” (Chiến tranh và Hòa bình) đã xem xét qua nhiều tiểu thuyết lớn nhất đã từng viết, đã cân nhắc một số vấn đề: “Làm sao cuộc sống hiện tại hình thành? Tại sao tôi vẫn còn tồn tại? Tôi sẽ được tái tục lần nữa sau khi tử hay chăng? Tôi sẽ trở thành loại sự sống gì? Các câu hỏi này nhất định rất quan trọng. Vì tôi không thể tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi này, tôi cảm thấy rằng nơi tôi đang đứng bị đổ sập”.

Nhiều nhà triết học hàng đầu đã xem xét về những vấn đề sâu sắc và vi tế này. Nhưng họ không thể đưa ra những câu trả lời phải lẽ.

 

3. Ai có thể trả lời những câu hỏi về đời sống này?

Đức Phật thật sự là bậc toàn tri, Ngài biết tất cả các pháp trên thế gian. Ngài đã đưa ra những câu trả lời phải lẽ thỏa đáng cho tất cả những câu hỏi này từ thời nhà triết học Hy Lạp cổ xưa, Thales, 624-550 trước Công nguyên, xem như người cha của triết học Tây phương. Ngài đã đưa ra câu trả lời ở đâu?

Đức Phật đã đưa ra câu trả lời đầy đủ cho tất cả các vấn đề của thế gian ở cõi trời Tāvatimsā trong đại kỷ nguyên 110 (578 trước Công nguyên) khi Ngài trình bày chi tiết bài thuyết về Abhidhamma. Ngài cũng hướng dẫn cho Tôn giả Sāriputta, thượng thủ Thinh văn bên phải của Ngài, người đứng đầu về trí, về Vô tỷ pháp (Adhidhamma) để cùng lúc người sau có thể giải thích dẫn giải bài thuyết về Abhidhamma trong cõi nhân loại. Bài thuyết Abhidhamma đã giải thích trong cõi nhân loại trở thành tạng Vô tỷ pháp (Abhidhamma piṭaka). Nếu một người có thể học và hiểu hoàn toàn thấu đáo ngay cả Vô tỷ pháp Tập yếu (Abhidhammattha saṅgaha), đó là, Toát yếu Vô tỷ pháp của đức Phật (Buddha Abhidhamma), thì sẽ biết những câu trả lời đúng cho tất cả các vấn đề của đời sống.

Tại sao đức Phật (Buddha) đưa ra những câu trả lời phải lẽ? Lý do là Ngài có thể thấu rõ các nguyên lý tự nhiên làm chủ điều khiển vạn vật trong thế gian và tất cả thực tính siêu lý, ấy là tâm, sở hữu tâm, và các dạng sắc siêu lý làm thành thân và tâm. Ngài có thể biết chính xác và rõ ràng tất cả các hiện tượng thuộc tâm-vật lý, là chư pháp quả của sự tương tác giữa các danh pháp siêu lý và các sắc pháp siêu lý ở quá khứ, hiện tại và vị lai. Chỉ với điều kiện là người có thể hiểu một cách sâu sắc chi ly, cặn kẽ, một nhãn quan rộng về hiện tượng tâm-vật lý gắn liền với ba thời, Ngài có thể giải thích các vấn đề của đời sống sâu sắc và vi tế. Đức Phật (Buddha) không chỉ đưa ra lý thuyết cơ bản mà cả những hướng dẫn thực hành thiết thực trong 45 năm sẽ đưa đến sự dứt tất cả khổ và thấy rõ sự an vui Níp-bàn vô song ngay trong kiếp sống này là sự an vui và vắng lặng, bất diệt.

“Con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh, vượt khỏi sầu (soka) và khóc (parideva), dứt khổ (dukkha) và ưu (domanassa), nhập vào chánh đạo, và thấy rõ Níp-bàn là nhóm 8 Thánh đạo hay nhóm 3 học (sikkhā) về giới, định và tuệ. (Mahāsatipaṭṭhāna Sutta)

 

4. Phân tích về tâm.

Đức Phật đưa những hướng dẫn cách tu tập định và cách quan sát tâm, là pháp rất hùng mạnh và khó thấy nhất. Ngài cũng đưa ra phương pháp chỉ rõ, xác định tâm và các thành phần của tâm. Tâm không phải là một thực tính đơn lẻ mà là sự phối hợp của tâm (citta), là pháp biết cảnh, và một số sở hữu tâm (cetasika), là những pháp tùy thuộc vào tâm cho sự sanh của chúng và ảnh hưởng, chi phối, tác động tâm theo những cách khác nhau.

Trong tổng số 52 sở hữu tâm (cetasika), có 14 sở hữu tâm bất thiện (akusala cetasika). Lại nữa, trong số 14 sở hữu tâm bất thiện này có mười pháp phiền não (kilesā) làm nhơ bẩn, làm vẩn đục, làm ô uế, làm mất phẩm cách và đốt cháy tâm. Chúng gây ra tất cả sự khổ danh và tất cả những hành vi ác trong thế gian. Ba sở hữu tâm bất thiện dẫn đầu là tham, sân và si.

Tham (lobha) - sự ham muốn, lòng khao khát hay dính mắc; nó còn được gọi là ‘ái’ (taṇhā) theo ý nghĩa dính mắc, và ‘dục’ (rāga) theo ý nghĩa lậu hay phiền não.

Sân (dosa) - sự phẫn nộ, sự thô tháo, ác ý, kích nộ, sự ghét, ác cảm; nó là yếu tố phá hủy, tiêu cực nhất.

Si (moha) - sự không biết đúng theo thực tính của cảnh và tính chất của nghiệp; nó còn được gọi là vô minh (avijjā), theo nghĩa của tối tăm.

Ba sở hữu tâm này là các ‘căn bất thiện’, đó là cội nguồn của tất cả hành vi ác. Một ‘hành vi ác’ đáng bị khiển trách vì nó gây ra sự tổn hại cho một số chúng sanh có sự sống và cho quả khổ. Vì tâm của con người bị chi phối bởi ba căn bất thiện này. Chúng thực hiện những hành vi không đúng, hung dữ, nguy hại, xấu xa; độc ác, trái với đạo đức. Những căn bất thiện này làm ô uế và hạ thấp chất lượng của tâm; chúng là lửa nóng nhất trong thế gian. Nếu chúng có thể hoàn toàn bị nhổ bật và trừ tiệt, sự an vui của Níp-bàn vô song có thể có được tức khắc.

Có 25 sở hữu tâm tịnh hảo chi phối tâm thành thiện. Chúng có nhiều hơn và hùng mạnh hơn các sở hữu tâm bất thiện. Nếu chúng có thể cùng nhau được tu tập, phát triển để thành rất hùng mạnh về cường độ thì chúng có thể ngăn và trừ tiệt các phiền não bất thiện.

Ba ‘căn thiện’, đối lập với ba căn bất thiện, là vô tham, vô sân, vô si (trí).

Vô tham (alobha) - sự không ham muốn, không khao khát, không dính mắc; rộng lượng.

Vô sân (adosa) - tính hòa nhã, tính ôn hòa, tính hiền lành, không căm hờn, thiện ý, lòng khoan dung, nhẫn nại (khantī), lòng từ (mettā).

Trí/ vô si (amoha) - tuệ thấu rõ đúng tính chất của một cảnh, tính chất thật và tính chất của nghiệp (kamma); nó còn được gọi là minh (vijjā) theo ý nghĩa của ‘trí’.

Ba sở hữu tâm này rất tốt đẹp, sáng ngời và cao quý. Chúng đại diện cho những phẩm chất tốt nhất của một người. Chúng ta có thể tu tập phát triển chúng bằng cách xả thí (dāna), bằng cách hành trì giới (sīla), và bằng cách tu tiến (bhāvanā), riêng từng pháp một.

 

5. Tâm và nghiệp (cittakamma).

Tâm tương ưng với các căn bất thiện được gọi là tâm bất thiện. Một tâm bất thiện là pháp đáng trách và chịu các quả khổ.

Tâm tương ưng với các căn thiện được gọi là một tâm thiện. Một tâm thiện là pháp không có lỗi và cho quả vui.

Theo định luật của tâm (citta niyāma), tâm này đến tâm kia lần lượt sanh ở một tốc độ rất nhanh, hơn một ngàn tỉ mỗi cái búng ngón tay hay mỗi cái nháy mắt. Như vậy, trong lúc một hành vi ác như giết một con cá hay trộm cắp tài sản của người khác được thực hiện, có hàng tỉ tâm bất thiện sanh và diệt.

Tương tự, trong lúc một hành vi thiện như cúi đầu bày tỏ lòng tôn kính đức Phật hay dâng vật thực đến một tăng sĩ được thực hiện, có hàng tỉ tâm thiện sanh và diệt.

Trước khi một tâm và các danh pháp sở hữu tâm diệt, chúng chuyển các trạng thái thực tính riêng sang tâm sanh kế tiếp. Vì tất cả các trạng thái thực tính như kiến thức chúng ta đã học và đã ghi nhớ, thọ mà chúng ta đã trải nghiệm, v.v… tiếp tục chuyền từ một tâm sang một tâm khác liên miên không dứt, thậm chí chúng duy trì theo dòng danh pháp. Như vậy, chúng ta có thể nhớ lại và vẫn nhớ những gì chúng ta đã học, và những gì chúng ta đã trải nghiệm từ thời thơ ấu. Vì chúng ta có thể nhớ các từ chúng ta đã học, nên chúng ta có thể nói chuyện với nhau.

Một trạng thái thực tính rất quan trọng là trạng thái thực tính của sở hữu tâm gọi là tư (cetanā). Tư (cetanā) phối hợp với mỗi tâm. Tư (cetanā) phối hợp với các căn bất thiện trở thành cetanā bất thiện. Tư (cetanā) phối hợp với các căn thiện trở thành cetanā thiện.

Khi một hành vi ác hay một hành vi thiện được thực hiện, tư (cetanā)  gây ra sự cố ý để thực hiện hành vi, nó tác động và thúc đẩy các pháp đồng sanh tương ưng với nó (tâm và sở hữu tâm) làm các phận sự tương ứng của chúng để thực hiện hoàn thành hành vi. Ví dụ trong việc giết một con muỗi, tư bắt đầu vận động để giết và thúc đẩy tâm và sở hữu tâm tương ưng với nó thực hiện các phận sự tương ứng của chúng để giết con muỗi, như vậy, hoàn thành hành vi giết một con muỗi. Từ khi tư chịu trách nhiệm cho việc hoàn thành hành vi, đức Phật đã chỉ rõ tư là nghiệp (kamma) = hành vi; như vậy nghiệp (kamma) là hành vi cố quyết hay cố ý.

Ví dụ về việc giết một con gà, các tâm căn sân sanh nhiều tỉ lần. Các tư phối hợp với nhiều tỉ tâm bất thiện, được gọi là nghiệp bất thiện đồng sanh (sahajāta akusala kamma). ‘Sahajāta kamma’ nghĩa là nghiệp đồng sanh, đó là tư mà sanh cùng với tâm. Những tư này thực hiện hành vi.

Khi nhiều tỉ tâm và tư bất thiện diệt, các tư để lại các đặc tính nghiệp (kamma) theo dòng danh pháp. Hàng tỉ đặc tính của nghiệp này đã đặt trong dòng danh pháp được gọi là dị thời nghiệp bất thiện (nanakkhaṇika akusala kamma). Nanakkhaṇika kamma nghĩa là nghiệp dị thời, đó là lúc nghiệp được hình thành và lúc nó cho quả là khác nhau. Nó giống với hạt của một cây. Nó có thể tạo ra một sự sống mới.

Như vậy, trong lúc một hành vi ác được thực hiện thì hàng tỉ nghiệp bất thiện được ký thác trong dòng danh pháp, và trong lúc một hành vi thiện được thực hiện thì hàng tỉ nghiệp thiện được ký thác trong dòng danh pháp.

Những nghiệp bất thiện cho quả khổ bắt đầu từ kiếp sống hiện tại và mỗi kiếp sống vị lai bất cứ khi nào chúng có cơ hội để trổ quả. Như vậy, giết một con gà, một người có thể phải chịu khổ trong địa ngục trong thời gian dài và khi vị ấy có thể bị tái tục làm bàng sanh nhiều lần để bị giết theo cùng cách như vị ấy đã giết con gà.

Những nghiệp thiện cho quả an vui bắt đầu từ kiếp sống hiện tại và trong mỗi kiếp sống vị lai bất cứ khi nào chúng có cơ hội để cho quả. Mỗi nghiệp thiện mạnh có tiềm lực để trợ sanh một kiếp sống nhân loại hay một kiếp sống ở cõi trời. Như vậy, hàng tỉ nghiệp thiện được ký thác trong dòng danh pháp lúc một người đàn bà cúi đầu bày tỏ lòng tôn kính đức Phật (Buddha) sẽ trợ sanh nhiều kiếp sống an vui.

Từ khi một hành vi ác hay một hành vi thiện có thể gây ra những quả khổ hay quả vui hàng tỉ lần, những nghiệp bất thiện rất dễ sợ trong khi những nghiệp thiện rất đáng tin cậy.

 

6. Định luật về nghiệp vô cùng mạnh mẽ.

Nghiệp (kamma) là tài sản của tâm, là pháp mạnh mẽ nhất trong thế gian. Những tâm thiện gây ra những nghiệp thiện và những tâm bất thiện gây ra những nghiệp bất thiện. Những nghiệp này được truyền từ tâm này sang tâm khác và như thế chúng trong dòng danh pháp. Vào lúc cận tử, nhiều tỉ nghiệp trong dòng danh pháp tranh đua nhau để có cơ hội trợ sanh kiếp sống mới kế tiếp. Vào lúc tử, nghiệp thành tựu sẽ bắt đầu trợ sanh tâm quả của nó, các sở hữu tâm tương ưng và sắc nghiệp cấu thành một sự sống mới trong một cõi thích hợp.

Vào lúc tử và tái tục, ngay sau sự diệt của tâm tử ở kiếp sống cũ, tâm tái tục sanh trong kiếp sống mới mà không có bất cứ sự gián đoạn nào trong dòng danh pháp. Như vậy, tất cả nghiệp (kamma) và những đặc tính khác trong dòng danh pháp của kiếp sống cũ sẽ được truyền sang dòng danh pháp của kiếp sống mới. Nếu một người được sanh làm một người nhân loại thì tâm tính, tính khí, quan điểm, v.v… của vị ấy ít hay nhiều sẽ giống như những gì của người trước. Các nghiệp được truyền từ một kiếp sang một kiếp khác trong dòng danh pháp theo cùng một cách.

Các nghiệp này cho quả bất cứ khi nào chúng có cơ hội làm như vậy. Cách chúng cho quả là như sau:

“Sadisaṃ pākaṃ janeti”

Nghiệp sẽ trợ sanh chư pháp quả cùng loại với nó.

“Yādisaṃ vappate bījaṃ tādisaṃ harate phalaṃ”

Giống như bạn gieo hạt như thế nào, bạn sẽ gặt hái quả như thế ấy.

“Kālyānakārī kalyānaṃ pāpakārī ca pāpakaṃ”

Người thường làm việc lành, nhận quả an vui;

Người thường làm việc ác, nhận quả khổ.

Tất cả chúng sanh có sự sống do bị trợ tạo bởi những nghiệp tương ứng. Số phận và vận mệnh của họ thì khác nhau, vì họ đã tạo những nghiệp khác nhau.

Cách nghiệp luôn sanh ra sao và cách chúng luôn cho quả ra sao được xác định bởi ‘định luật về nghiệp’. Với sự trợ giúp của Định luật về nghiệp, chúng ta có thể giải thích hợp lý sự khác biệt trong số phận và vận mệnh của con người cũng như những vấn đề của nhiều sự sống.

Định luật về nghiệp’ không bị điều khiển bởi bất cứ Thượng đế toàn năng nào. Nó là định luật tự nhiên, hoạt động trong lĩnh vực của riêng nó, nó không ưu đãi cho người giàu hay người nghèo; nó luôn hoạt động như nó phải như thế. Khi một nghiệp chín muồi và nó có cơ hội cho quả, không ai có thể ngăn nó.

Tiền thân của thượng thủ thinh văn bên trái của đức Phật, tôn giả Mahā Moggallāna, đã từng đánh cha mẹ mù đến chết do nhiều lần tin tưởng người vợ của ông trong một kiếp sống quá khứ của mình. Ngài đứng đầu trong số những học trò của đức Phật về thần thông. Ngay cả Ngài không thể ngăn ác nghiệp của mình cho khỏi trổ quả và Ngài bị đánh đến chết bởi 500 tên cướp.

 

7. Chúng ta có thể định hướng số phận và vận mệnh của chúng ta như chúng ta muốn.

Năng lượng hạt nhân là năng lượng vật lý mạnh mẽ nhất, có thể được chuyển thành năng lượng điện được nhiều người dùng vì lợi ích của chúng. Mặt khác, năng lượng hạt nhân có thể được dùng để phá hủy những thành phố và quốc gia dưới dạng bom hạt nhân và bom hy-đrô. Người nhân loại hoàn toàn có tự do để chọn dùng năng lượng hạt nhân vì lợi ích của con người hay vì sự phá hủy của họ.

Tương tự, mỗi người hoàn toàn có tự do để chọn sẽ dùng năng lượng danh pháp rất mạnh mẽ vì lợi ích hay vì sự khổ sở của mình. Mỗi người hoàn toàn có tự do để định hướng số phận và vận mệnh như mình thích. Định luật về nghiệp sẽ hoạt động hoàn toàn đúng cho mình mà không có ưu đãi cho bất cứ ai.

Do hoàn cảnh hiện tại của mỗi người được tạo bởi chính họ, bởi nguyện vọng của bản thân, vị ấy không nên trách bất cứ ai khác. Vị ấy nên trách bản thân nếu trong hoàn cảnh xấu và nên tự ngưởng mộ mình trong hoàn cảnh tốt.

Đại văn hào và thi sĩ William Shakespeare, 1564-1616, có viết: “Ta là thủ lĩnh của sinh mạng[1] ta và là chủ số phận của ta”.

Bây giờ chúng ta có thể nhớ rằng “Ta là thủ lĩnh của tâm ta và là đấng tạo hóa số phận của ta”.

Tạo ra số phận và vận mệnh của chính mình như mình muốn. Nhiều ví dụ và nhiều cách tạo số phận và vận mệnh của mình được trình bày trong tập sách này. Định luật về nghiệp cũng được giải thích một cách chính xác và đầy đủ trong tập sách này.

Hiểu đúng định luật về nghiệp, nghiệp và quả của nghiệp sẽ làm bạn thành một người có cái hiểu đúng, thấy đúng (sammādiṭṭhi). Nếu bạn không hiểu định luật về nghiệp, nghiệp và quả của nghiệp, thờ ơ, không chú ý đến chúng hoặc không tin chúng thì bạn sẽ trở thành một người có cái hiểu sai, thấy sai (micchādiṭṭhi).

Thấy đúng (sammādiṭṭhi) khiến những việc thiện không sanh được sanh, làm tăng trưởng những việc thiện đã được sanh và sẽ trợ cho sanh một kiếp sống an vui vào lúc tử. Chánh kiến không có đối thủ trong việc khiến cho những việc phước thiện sanh, trong việc làm tăng trưởng những việc phước thiện đã sanh và làm duyên trợ cho tái tục vui trong những cõi vui.

Thấy sai (micchādiṭṭhi) khiến cho những việc bất thiện không sanh được sanh, làm tăng trưởng những việc bất thiện đã sanh rồi và sẽ trợ cho sanh khổ thú vào lúc tử. Sự thấy sai không có đối thủ trong việc khiến cho những việc ác sanh, làm tăng trưởng những việc ác đã sanh và làm duyên trợ cho tái tục khổ trong những cõi khổ.

Như vậy, nó rất quan trọng cho mỗi Phật tử hiểu về nghiệp (kamma) và quả của nghiệp, và định luật về nghiệp. Do đó, tôi đã đưa ra nhiều bài giảng về “Kamma – Nghiệp, đấng tạo hóa thật sự”, cả trong Myanmar và nước ngoài.

Người nghe thường rất hài lòng biết về lực hùng mạnh khó hiểu này gọi là nghiệp (kamma) hành động theo chúng ta và định hướng số phận và vận mệnh của chúng ta. Cho nên, họ thuyết phục tôi viết một tập sách về chủ đề này. Nó đã làm cho tôi mất một thời gian dài để viết tập sách này, bằng cả Anh ngữ và Miến ngữ, mô tả đầy đủ các góc độ về nghiệp từ nhiều quan điểm khác nhau vì lợi ích của tất cả người đọc.

Mong bạn hiểu định luật về nghiệp để đạt được cái nhìn đúng và làm cho thấy đúng này thành ngọn đuốc dẫn đường của bạn để tránh con đường sai đưa đến những cõi khổ và theo con đường đúng gọi là ‘nhóm 8 Thánh Đạo’ là pháp đưa bạn thẳng đến sự vắng lặng và an vui vĩnh viễn, gọi là Níp-bàn.

Mong cho bạn thoát khỏi tất cả những nguy hại và mong cho bạn hưởng hạnh phúc nhân loại, hạnh phúc chư thiên và an vui Níp-bàn vĩnh viễn.

Dr. Mehm Tin Mon

 

I. Sự Sống Có Nghĩa Là Chi?

1. Sự sống có nghĩa là chi?

Sự tồn tại của một chúng sanh có sự sống được xem như tổng số các hoạt động và trải nghiệm của chúng sanh từ tái tục đến tử.

Một số người sẵn sàng cho lời nhận xét hay: “Sự sống là trạng thái đang còn sống từ khi mới lọt lòng đến phần mộ”.

Theo Vô tỷ pháp (Abhidhamma) của đức Phật, một sự sống bắt đầu từ sự sanh của tâm tái tục (paṭisandhi citta), các sở hữu tâm (cetasika) phối hợp với tâm ấy và sắc nghiệp (kammaja rūpa) bị trợ tạo bởi một trong những nghiệp quá khứ của chúng sanh, người mà bây giờ đang được hình thành trong tử cung của người mẹ.

Sắc nghiệp thành hình một giọt chất lỏng trong gọi là dịch hoàn (kalala). Dịch hoàn này được tạo thành trong trứng của người mẹ hay tế bào giới tính đã được thụ tinh bởi tinh trùng của người cha. Trứng của người mẹ và tinh trùng làm nhiệm vụ ủng hộ chủ yếu cho sự thụ thai xảy ra. Dịch hoàn (kalala) tựa như hạt giống; trứng và tinh trùng tựa như đất ẩm; nghiệp sản sanh (sanh nghiệp – janaka kamma) tựa như người nông dân.

Như vậy, sự thụ thai bắt đầu từ sát-na sanh của tâm tái tục, các sở hữu tâm tương ưng và sắc nghiệp. Nghiệp quá khứ, các duyên tái tục của đứa bé sanh, vẫn cứ tiếp tục trợ sanh các tâm quả, các sở hữu tâm tương ưng với nó ở mỗi sát-na tâm cho đến khi nghiệp bị kiệt sức vào lúc tử.

Một sát-na tâm là thọ mạng của một tâm, nó bằng ba tiểu sát-na, đó là tiểu sát-na sanh của tâm, tiểu sát-na trụ của tâm, và tiểu sát-na diệt của tâm. Tâm sanh lần lượt liên tiếp không có gián đoạn, như vậy làm thành một chuỗi dài dòng danh pháp.

Tâm nghiệp quả đầu tiên được gọi là “tâm tái tục”. Chuỗi tâm quả theo sau được gọi là “hữu phần” hay “dòng hữu phần (bhavaṅga)”. Tâm quả cuối trong một kiếp sống được gọi là “tâm tử”. Sau tâm tử, chúng sanh chết do nghiệp sản sanh bị kiệt sức. Nhưng nghiệp sản sanh khác sẽ có cơ hội trợ một kiếp sống mới sinh khởi theo cách tương tự.

Sắc nghiệp (kammaja rūpa) liên tục bị trợ tạo ở mỗi tiểu sát-na, bắt đầu từ sát-na sanh của tâm tái tục. Sắc tâm (cittaja rūpa) liên tục bị trợ tạo ở mỗi sát-na sanh của tâm hữu phần (bhavaṅga), bắt đầu từ sát-na sanh của tâm hữu phần đầu tiên cho đến tử. Bắt đầu từ lúc dinh dưỡng  mà người mẹ đã dùng được tiếp nhận bởi bào thai, sắc vật thực (āhāraja rūpa) liên tục bị trợ tạo ở mỗi tiểu sát-na cho đến khi tử.

Sự sống hiện tại

Sự sống mới

kế tiếp

Sự sống mới

ooooooooooooooo

oooooooooooooooo

ooooo

Hữu phần

Hữu phần

 

Tâm
tái tục

Tâm   
tử

Tâm
tái tục

Tâm
tử

Tâm
tái tục

 

Dòng danh pháp chảy từ kiếp này sang kiếp khác.

Tất cả sắc bị trợ tạo dưới dạng bọn sắc bao gồm 8, 9, 10, … thứ sắc siêu lý. Mỗi bọn gồm có hỏa giới (tejodhātu). Hỏa giới này đạt đến thời trụ sau một tiểu sát-na và rồi nó cũng liên tiếp trợ tạo sắc quí tiết (utuja rūpa) ở mỗi tiểu sát-na. Mỗi bọn sắc có thọ mạng 17 sát-na tâm nói chung.

Như vậy, do sự bị trợ tạo của những thứ sắc khác nhau, bào thai dần dần phát triển lớn hơn và đứa bé được sanh vào đúng ngày. Sau đó, đứa bé phát triển lớn hơn do các bọn sắc tiếp tục bị trợ tạo cho đến khi người đến tuổi. Tất cả sắc nghiệp (kammaja rūpa) diệt vào lúc tử. Tất cả sắc tâm (cittaja rūpa) và tất cả sắc vật thực (āhāraja rūpa) cũng diệt sau khi tử một tí. Duy nhất chỉ có sắc quí tiết còn lại là một tử thi.

Vì thế, một sự sống hay một kiếp sống được chỉ rõ là một chuỗi dài sanh và diệt của danh và sắc từ sát-na sanh của tâm tái tục cho đến sự diệt của tâm tử.

Khi một nghiệp bất thiện có cơ hội cho quả làm một sanh nghiệp (janaka-kamma), một sự sống mới được hình thành trong một cõi khổ.

Khi một nghiệp thiện dục giới có cơ hội cho quả làm một sanh nghiệp (janaka-kamma), một sự sống mới được hình thành trong cõi nhân loại hay một trong những cõi trời. Những cõi này được gọi là những cõi vui dục giới.

Khi một nghiệp thiện sắc giới, là nghiệp được bắt nguồn từ một tâm thiền sắc (rūpa jhāna), có cơ hội trợ cho một tái tục mới, một sự sống của Phạm thiên sắc (rūpa-brahmā) được hình thành.

Khi một nghiệp thiện vô sắc giới, là nghiệp được bắt nguồn từ một tâm thiền vô sắc (arūpa jhāna), có cơ hội trợ cho một tái tục mới, một sự sống của Phạm thiên vô sắc (arūpa-brahmā) được hình thành.

 

2. Các loại sự sống khác nhau.

Trong Mūlapaṇṇāsa Mahāvedalla Sutta, trưởng lão Mahā Koṭṭhika đã hỏi trưởng lão Sāriputta, bậc thượng thủ thinh văn đệ tử bên phải của đức Phật: “Kính thưa trưởng lão, sự sống là chi?”

Trưởng lão Sāriputta đáp: “Thưa ngài, sự sống gồm có ba dạng, đó là, sự sống dục giới, sự sống sắc giới và sự sống vô sắc giới”.

Sự sống dục giới” nghĩa là một sự sống trong cõi dục, nơi được hưởng các dục lạc. Cõi dục bao gồm bốn cõi khổ, cõi nhân loại và sáu cõi trời dục. Như vậy, sự sống bàng sanh, ngạ quỷ (peta), a-tu-la (asura), địa ngục (apāya), nhân loại và chư thiên (deva) được bao gồm trong sự sống cõi dục

Sự sống sắc giới” nghĩa là sự sống trong cõi sắc giới. Cõi sắc giới bao gồm 16 cõi sắc đặt tên là cõi Phạm chúng thiên (brahma parisajjā), cõi Phạm phụ thiên (brahma purohitā), cõi đại Phạm (Mahā-brahmā), v.v… Trong số những cõi này, chư Phạm thiên (brahmā) trong cõi vô tưởng (asaññā) chỉ có sắc thân nhưng không có danh pháp và chư Phạm thiên trong 16 cõi còn lại có cả thân và tâm. Chư phạm thiên không hưởng dục lạc; họ vui trong thiền lạc (jhānasukha).

Sự sống vô sắc giới” nghĩa là sự sống ở cõi vô sắc. Cõi vô sắc bao gồm bốn cõi vô sắc gọi tên là: không vô biên xứ (ākāsānañcāyatana), thức vô biên xứ (viññānañc-āyatana), vô sở hữu xứ (akincaññāyatana), phi tưởng phi phi tưởng xứ (nevasaññā-nāsaññāyatana). Chư phạm thiên vô sắc (arūpa brahma) trú ở những cõi này chỉ có danh pháp mà không có thân.

Sự sống không chỉ khác do sự khác nhau về các cõi, mà cả về diện mạo bên ngoài, về sự giàu sang, về sức khỏe, về khả năng hiểu biết, về thân phận xã hội, về thọ mạng, v.v… Dù có hơn 6500 triệu người nhân loại ở thế gian, nhưng không có ai y hệt nhau. Tất cả họ đều khác nhau ở nhiều phương diện.

Một số được nuôi dưỡng trong lâu đài lớn, trong cảnh xa hoa, phú cho khả năng hiểu biết cao và sức khỏe tốt; trong khi một số được nuôi dưỡng trong túp lều tồi tàn hoàn toàn hư hỏng, khả năng hiểu biết thấp, thiếu hiểu biết và sức khỏe kém.

Một số do gia đình triệu phú sanh ra, trong khi một số do người nghèo túng sanh ra. Một số được sanh vô cùng đẹp, trong khi một số được sanh vô cùng xấu. Một số có những điểm đặc trưng bình thường, còn một số bị làm biến dạng, mù, điếc, v.v… Một số có được sức khỏe rất tráng kiện, trong khi một số nằm liệt giường vì bệnh kinh niên. Một số nổi bật về nghệ thuật, nhạc, ca hát, khiêu vũ, thể thao, khoa học, công nghệ, trong khi một số không khá về bất cứ việc gì trong cuộc sống.

Ai tạo ra những thứ khác biệt trong cuộc sống? Ai thao túng, điều khiển số phận và vận mệnh của tất cả chúng sanh có sự sống để làm cho không ai trong họ y hệt nhau về diện mạo bên ngoài, khả năng hiểu biết, năng khiếu, sự giàu sang, sức khỏe, v.v… Thượng đế là người tạo ra tất cả những sự khác biệt này hay chăng? Có nhân khác nào đem lại những khác biệt này hay chăng?

 

3. Ai tạo ra những chúng sanh khác nhau?

Đối với sự sống của những chúng sanh khác nhau, trong các cõi khác nhau, nắm giữ quan niệm rằng các chúng sanh này hình thành không có nhân nào và họ khác về nhiều khía cạnh mà không có lý do nào. Quan điểm này được gọi là ‘vô nhân kiến’ (ahetukadiṭṭhi).

Mọi việc và mọi vật hình thành đều có các nhân phía sau chúng. Vì không biết về các nhân này, nên chúng sanh nắm giữ quan điểm rằng các pháp sanh không có bất cứ nhân nào, khi ấy họ sẽ bị sai. Nếu chúng sanh tin rằng mưa rơi không có bất cứ lý do nào, chỉ vì họ không biết lý do tại sao mưa, thì họ sẽ bị sai.

Nhiều người tin rằng, thế gian và tất cả chúng sanh có sự sống được tạo bởi Thượng đế. Niềm tin này đến từ lời dạy của một vài tôn giáo.

Thượng đế, đấng tạo hóa được gọi là Issara theo Pāḷi và Is’vara theo Sanskrit. Như vậy, quan niệm tin rằng một Thượng đế là người tạo ra tất cả chúng sanh có sự sống và quyết định số phận và vận mệnh được gọi là người tin thuyết tạo hóa (Issaranimmāna vāda).

Vì có sự tự do hoàn toàn về tín ngưỡng, chúng sanh có thể tin vào bất cứ tôn giáo nào họ thích và chấp nhận bất cứ lòng tin nào họ cảm kích. Tuy nhiên, người ấy cần phải cẩn thận nghiên cứu, niềm tin mà họ cảm kích có thật sự chính xác, dựa trên lý trí, có lợi ích và nó có thể đưa đến cuộc sống thanh tịnh và hạnh phúc hay không. Một số điểm sẽ được nêu ở đây để cân nhắc.

Có vài tôn giáo dạy rằng: Thượng đế, đấng tạo hóa thế gian và tất cả chúng sanh có sự sống. Họ đưa ra những tên khác nhau cho đấng tạo hóa này và họ không thể tán thành rằng những đấng tạo hóa mà họ nói đến là giống nhau. Như vậy, ai là đấng tạo hóa thật sự?

Vì đấng tạo hóa đó được nói là có quyền tuyệt đối và ông có thể làm bất cứ những gì ông ta thích, tại sao ông không chỉ tạo những người nhân loại hiền, công bằng, những sinh vật vô hại, hữu ích và những vật tốt vừa ý để đáp ứng cho thế gian? Tại sao ông ta lại tạo ra những người nhân loại xấu xa, độc ác và đần độn, những sinh vật hoang dã gây tai hại, những con rắn và bọ cạp độc hại, những loại vi trùng và vi khuẩn tai hại, những trận bão tố và động đất?

Khoa học gia nổi tiếng Albert Einstein đã nhận xét như sau:

‘Nếu Đức Chúa trời có quyền tuyệt đối, thì mỗi sự kiện, bao gồm mỗi hành vi của nhân loại, mọi ý nghĩ của nhân loại, và mỗi cảm thọ và nguyện vọng của nhân loại cũng là việc làm của vị ấy; làm sao có thể xảy ra ý định về việc bắt người ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và ý nghĩ của họ trước Đức Chúa trời như vậy?

Trong việc công bố những sự trừng phạt và những phần thưởng, ở một chừng mực nào đó, ông sẽ tự quyết. Làm sao điều này có thể quy cho ông có được cả lòng tốt và sự công bằng?’

Nhà cải cách xã hội người Anh và người bảo vệ quyền đi bầu của phụ nữ, Charles Bradlaugh (1832-1991) đã nhận xét:

“Sự tồn tại cái ác là một sự sai lầm khủng khiếp làm trở ngại người tin thuyết Hữu thần. Sự đau đớn, sầu khổ, tội lỗi, nghèo nàn đối kháng với người chủ trương về tính thường hằng, và không thừa nhận có quyền năng không bác bỏ được với lời tuyên bố của ông ta về Thượng đế là đấng toàn năng, toàn trí, có mọi quyền lực”.

Trưởng lão Narada Mahāthera viết trong tập sách nổi tiếng của ngài: “Đức Phật và Phật Pháp” như sau:

“Người viết giáo điều về lời tuyên bố quyết đoán xưa rằng: Chúa trời tạo ra con người phỏng theo chính ý tưởng của ông. Trái lại, một số nhà tư tưởng hiện đại tuyên bố con người đã tạo ra Chúa trời theo chính ý tưởng của họ. Với sự phát triển của nền văn minh, khái niệm của con người về Chúa trời phát triển càng ngày càng tinh tế. Ở hiện tại có một khuynh hướng thay thế Chúa trời riêng này bằng một Chúa trời không liên quan đến riêng ai.”

“Voltaire cho rằng Chúa trời là đấng sáng tạo cao quý nhất của con người”.

4. Các khám phá của khoa học.

Trong khoa học tự nhiên như vật lý, hóa học, địa chất học, sinh vật học, các nhà khoa học tìm thấy rằng, tất cả hiện tượng tự nhiên xảy ra dưới các sức mạnh tự nhiên và các nhân tự nhiên. Họ không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào bị tạo bởi một Thượng đế.

Một định luật khoa học căn bản được hiểu là Định luật bảo toàn các trạng thái vật chất và năng lượng: “vật chất và năng lượng có thể được tạo hay phá hủy”.

Nhà khoa học nổi tiếng Albert Einstein đã chứng minh, giải thích vào năm 1905 rằng vật chất và năng lượng có thể được chuyển thành một dạng khác bằng công thức E=mc2, trong đó ‘E’ là năng lượng, ‘m’ là trọng lượng, và ‘c’ là tốc độ ánh sáng. Như vậy, vật chất và năng lượng có thể được xem là giống nhau. Vật chất có thể được xem là nguồn gốc của năng lượng và nhiều năng lượng sẽ được phát ra khi vật chất bị tiêu hoại đổi thay. Nguyên lý cơ bản này được dùng trong bom nguyên tử và bom hy-đrô.

Theo điều tra của các nhà địa chất, tuổi thọ quả đất của chúng ta là 4600 triệu năm. Bốn ngàn sáu trăm triệu năm trước, quả đất hoàn toàn được hình thành, nhưng một số phần của quả đất vẫn trong giai đoạn nấu chảy. Vì quả đất dần dần nguội đi. Sự sống đầu tiên dưới dạng vi khuẩn xuất hiện trên quả đất 4000 triệu năm trước. Sinh vật đơn bào đầu tiên và nấm đã xuất hiện 2100 triệu năm trước.

Một ngàn ba trăm triệu năm trước, sinh vật đa bào phức tạp đã xuất hiện dưới dạng rong biển. Ba trăm triệu năm sau, sự sinh sôi hữu tính đầu tiên xảy ra. Sáu trăm hai mươi triệu năm trước, những con giun thường đầu tiên với thân dạng ống và hệ thần kinh thô sơ xuất hiện. Một trăm mười triệu năm sau, sinh vật có xương sống xuất hiện.

Sự sống trên đất liền đầu tiên và cá quai hàm đầu tiên xuất hiện 425 triệu năm trước. Ba mươi triệu năm sau, côn trùng đầu tiên xuất hiện dưới dạng sinh vật nhiều chân, ve, nhện, bọ cạp, bọ đuôi bật hình thành. Côn trùng có cánh đầu tiên xuất hiện 330 triệu năm trước. Những con khủng long đầu tiên xuất hiện, những sinh vật to ở đất liền đã tiến bộ 235 triệu năm trước.

Sinh vật có vú đầu tiên cũng xuất hiện vào 114 triệu năm trước. Nhiều sinh vật có vú và những con chim mới xuất hiện và sinh vật có vú nguyên thủy chết hết 40 triệu năm trước. Mười chín triệu năm sau, khỉ không đuôi hình người tách ra khỏi những con khỉ.

Con người đứng thẳng, những người nhân loại đi thẳng đứng có mặt và săn bắn bắt đầu 1,9 triệu năm trước. Mất ba trăm ngàn năm để người nhân loại học tài hay sự khéo tay về việc tạo ra lửa. Những người nhân loại ngày nay được gọi là giống người hiện thời đã có mặt 600.000 năm trước. Thêm nữa, người hiện đại được gọi là giống người hiện đại hiện thời có mặt 400.000 năm trước.

Những khám phá trên của các nhà địa chất không giống lời tuyên bố mà Thượng đế đã tạo ra quả đất, người nhân loại và tất cả các loại sinh vật trong bảy ngày vào 6000 năm trước. Như vậy, nhà đại sử học người Anh, H.G. Wells (1866-1946) đã viết:

“Khi chúng ta nghiên cứu Kinh Thánh, chúng ta được dạy rằng Chúa trời đã tạo ra thế giới này sáu ngàn năm trước. Khi chúng ta nghiên cứu địa chất học, chúng ta có thể hiểu rằng nó đã mất hàng tỉ năm để quả đất này nguội đi và lắng xuống trước khi sự sống trở nên có thể tồn tại. Cho nên, làm sao chúng ta có thể tin những gì được viết trong Kinh Thánh của cúng ta?”

Thuyết tiến hoá’, đã trình bày rõ ràng chính xác bởi Charles Darwin, 1809-1882, nhà tự nhiên học người Anh, cũng phản đối ‘Thuyết tiến hóa’. Darwin đã suy diễn một cuộc đấu tranh để tồn tại từ sự biến đổi riêng trong một loài và sự tồn tại của những loài đó với sự biến đổi thuận lợi nhất, một số đang được truyền đến con cháu. Yếu tố cơ bản của sự chọn lọc tự nhiên này là, với sự thay đổi, hầu như đã được chấp nhận khắp nơi bởi các nhà khoa học.

Nghiên cứu đã hướng dẫn bởi Louis Pasteur, 1822-1895, nhà khoa học người Pháp đã xác minh tiến trình tiệt trùng, đã phát hiện rằng chúng sanh có sự sống chỉ có thể bị trợ tạo từ chúng sanh có sự sống. Như vậy, các nhà khoa học đã chấp nhận nguyên lý: “Tất cả sự sống từ sự sống” (Omneviuvum ex vivo). Do đó, việc tin rằng người nhân loại đầu tiên đã bị tạo từ một quả đất thì thật khó.

Các bé thụ tinh nhân tạo.

Trong nghiên cứu về trường hợp thai nghén trong tử cung của người mẹ, các nhà khoa học đã lấy một trứng từ buồng trứng của người vợ một cặp hiếm muộn và đặt nó trong một ống nghiệm. Họ thêm tinh dịch của người chồng vào ống nghiệm và quan sát bằng kính hiển vi.

Nhiều tinh trùng tụ lại xung quanh trứng, cố gắng thâm nhập vào trứng. Sau khi một tinh trùng đã thâm nhập vào trứng, vỏ của trứng cứng lại, ngăn những tinh trùng khác khỏi thâm nhập vào nó.

Trứng đã thụ tinh được gọi là hợp tử, được đặt trong tử cung của người mẹ. Hợp tử tự bám vào thành của tử cung khi sự thai nghén đã xảy ra. Đứa bé được sanh đúng vào thời điểm cần thiết đúng như việc thai nghén bình thường. Đứa bé sanh theo cách này được gọi là ‘bé thụ tinh nhân tạo’.

Ngày nay, các nhà khoa học giúp các cặp hiếm muộn từ khắp thế giới để sinh các bé thụ tinh nhân tạo. Những cặp này không sinh được con theo ý muốn của Thượng đế, nhưng các nhà khoa học có thể giúp họ sinh con. Như vậy, các nhà khoa học có thể được xem là đấng tạo hóa thật sự hay chăng?

Họ còn có thể giúp một người đàn bà mang nhiều hơn một đứa bé một lần. Nếu về sau người mẹ không muốn mang thai để tránh sự đau đẻ và để giữ gìn, bảo vệ nhan sắc của bà thì bà ta có thể thuê người đàn bà khác mang thai con của mình. Các nhà khoa học chỉ đặt trứng đã thụ tinh của cặp đôi vào trong tử cung của người đàn bà được thuê. Trứng đã thụ tinh sẽ tự bám vào thành của tử cung và người đàn bà được thuê sẽ mang thai. Bà ấy sẽ sanh ra đứa bé đúng lúc.

Một số người đàn bà được thuê do yêu đứa bé như chính con của mình vì bà phải mang thai đứa bé, sanh ra và cho nó bú bằng chính bầu sữa của mình. Cho nên bà từ chối giao đứa bé cho cặp đôi thuê bà. Cặp đôi phải đưa việc kiện lên tòa án. Tòa án trích máu của đứa con, rồi của cặp đôi và của người đàn bà được thuê để kiểm tra và trao đứa bé đến đúng cha mẹ của nó.

Lại nữa, vì người đàn bà được thuê nhận được số tiền trả khá nhiều để mang thai đứa bé, họ trở nên tham lam và họ mang thai đứa bé của hai hay ba cặp cùng lúc. Tôi đọc trong tờ báo một tin hết sức kinh ngạc rằng, một người đàn bà Ý sanh sáu đứa bé cùng một lúc! Vì tử cung của bà không đủ chỗ cho sáu đứa bé, các đứa bé đã được sanh bằng thủ thuật mổ bụng và tử cung của người mẹ để lấy đứa bé ra khoảng hai tháng trước ngày đến hạn và nuôi dưỡng trong lồng nuôi trẻ em đẻ non. Khi các đứa bé trở nên khỏe mạnh, chúng được đưa cho cha mẹ tương ứng của chúng sau khi làm xét nghiệm máu.

 

Dòng vô tính của con người.

Một nghiên cứu đáng thán phục hơn đang được tiến hành bởi các nhà khoa học ở hiện thời là “hệ vô tính” – một tiến trình sinh sản vô tính mới từ tế bào của ông bà, tổ tiên. Hệ vô tính là tiến trình làm một bản sao chính xác của một cây hay một sinh vật bằng cách lấy một tế bào từ nó và phát triển nhân tạo. Theo các nhà khoa học Anh quốc đã làm thành công 18 con cừu non từ một con cừu tên là Dolly. Diện mạo của tất cả những con cừu non đều y hệt mẹ của chúng.

Sau khi đạt được thành công trong nghiên cứu ở sinh vật, các nhà khoa học muốn tiếp tục nghiên cứu ở người nhân loại. Nhiều chính phủ không khuyến khích nghiên cứu này vì lo sợ về những kết quả không mong muốn. Vào tháng mười một, năm 2004, tôi được chủ tịch hội hoằng truyền Phật giáo của Malaysia mời thuyết một bài về “Quan điểm của Abhidhamma về hệ vô tính của nhân loại” trong đại điện Phật giáo, Kuala Lumpur, và tôi đã tuân theo yêu cầu của ngài.

Theo quan điểm nghiên cứu khoa học được thành công với các loài thực vật và các sinh vật thì cũng sẽ được thành công với con người vì con người và sinh vật có phần tương tự hệ thống sinh lý học.

Cũng theo quan điểm Vô tỷ pháp (Abhidhamma), hệ vô tính của người nhân loại sẽ được thành công như nó đã thành công với con cừu Dolly. Lý do là nghiệp (kamma) đó có thể trợ cho tái tục theo bốn cách sau.

(1) Tái tục hóa sanh (opapātika-paṭisandhi).

Đây là hóa sanh như một chúng sanh trưởng thành, người đã đến tuổi. Chư Phạm thiên (Brahma), chư thiên (deva) (chúng sanh cõi trời), người ở địa ngục, một số ngạ quỷ (peta) và hạng a-tu-la chúng (asurakāya) bị tái tục như chúng sanh đã trưởng thành không có qua giai đoạn bào thai và thơ ấu và không có cha mẹ. Ngay khi các nghiệp sản sanh (sanh nghiệp) trợ sanh các tâm quả của chúng, các sở hữu tâm phối hợp và sắc nghiệp (kammaja rūpa), họ xuất hiện ngay tại chỗ ở của họ, tức là, các lâu đài cõi trời, những khu rừng, núi hay bờ biển.

Người nhân loại đầu tiên ở thế gian được sanh theo cách này. Cô gái điếm xinh đẹp Ambapālī của thành Vesālī cũng được sanh theo cách này trong thời của đức Phật. Con cá trong hồ chứa nước nóng từ suối nước nóng phải được sanh theo cách này. Một số người trở thành chư thiên hay ngạ quỷ (peta) ngay sau khi tử cũng được sanh bằng tái tục hóa sanh (opapātika-paṭisandhi).

(2) Tái tục thấp sanh (saṃsedaja paṭisandhi).

Muỗi đẻ trứng của chúng ở nước tù đọng và những nơi ẩm ướt, trứng nở thành lăng quăng mà về sau thành muỗi. Con ếch cũng đẻ trứng của chúng ở nước tù đọng, trứng nở thành những con nòng nọc mà sau này thành những con ếch. Ruồi đẻ trứng của chúng trên thực phẩm thối rữa, xác súc vật đã hỏng và các chất hữu cơ thối rữa, trứng nở thành con giòi mà sau đó trở thành ruồi. Hầu hết côn trùng được sanh bởi loại tái tục này.

Hoàng hậu Padumavati được thụ thai trong một hoa sen nở, và hoàng hậu Veluvati trong chỗ rỗng của một cây tre. Hệ vô tính của sinh vật và người nhân loại sẽ thuộc về loại tái tục thấp sanh này.

(3) Tái tục noãn sanh (Aṇḍaja-paṭisandhi).

Chim và gà được thụ thai trong trứng trong tử cung của mẹ của chúng. Chúng là chúng sanh được sanh từ trứng với vỏ trứng.

(4) Tái tục thai sanh (jalābuja-paṭisandhi).

Người nhân loại và sinh vật có vú được sanh từ tử cung mẹ của chúng. Chúng được sanh vào đúng ngày. Một số địa thiên và một số ngạ quỷ cũng được sanh từ tử cung mẹ của họ.

Cả tái tục noãn sanh (aṇḍaja) và tái tục thai sanh (jalābuja) được gọi chung là tái tục gabba seyyaka [gabba = trong tử cung của mẹ + seyyaka = người nằm].

Nghiệp (kamma) rất mạnh mẽ. Nó mang các quả của nó dưới dạng tâm quả, sở hữu tâm tương ưng và sắc nghiệp (kammaja-rūpa) có thể theo dạng một chúng sanh hoàn toàn phát triển dưới dạng hóa sanh. Hóa sanh không cần tử cung hay nơi cho bào thai bám vào.

Như vậy, sự sinh sản vô tính con người, trong đó tế bào của cha mẹ sử dụng như là một tử cung cho bào thai bám vào, sẽ được thành công vì trong việc tạo ra những đứa bé thụ tinh nhân tạo thì tế bào giới tính của cha mẹ làm thụ thai sử dụng như là tử cung. Nhưng, có nên thực hiện sự sinh sản vô tính con người không?

Không, nó không nên được thực hiện. Thành công ở sự sinh sản vô tính con người sẽ được nhìn với một thành tựu phi thường của khoa học trong vài ngày. Rồi nó sẽ được xem như một thành tựu thông thường. Nếu người nhân loại được sản xuất hàng loạt từ một xưởng nhân bản vô tính của con người, người nhân loại sẽ trở thành một hàng hóa rẻ tiền. Giá trị của con người, nhân phẩm và lời dạy về thuyết hữu thần sẽ bị hư hại nặng nề.

Chúng ta không thể mong trẻ con được sanh ra bằng sinh sản vô tính là thông minh như sự thông minh của mẹ hay cha của chúng. Chúng sẽ y hệt cha hay mẹ của chúng ở diện mạo nhưng không ở sự thông minh. Mỗi chúng sanh có sự sống đều bị trợ bởi chính nghiệp của nó; nó có nghiệp của nó làm nhân, cha mẹ và nơi nương náu.

Đứa trẻ cần lòng yêu thương của cha mẹ chúng. Không có lòng yêu thương của cha mẹ, chúng sẽ trở thành khác thường. Và thế giới đã đông dân quá rồi và một số quốc gia phải thực hành phương pháp hạn chế sinh đẻ. Nếu một quốc gia cần thêm người nhân loại thì hãy để những cặp đôi đã kết hôn sản sinh ra những người con yêu quí của họ một cách tự do và nuôi dạy chúng lớn lên như những đứa trẻ bình thường, vui vẻ. Hạnh phúc của con người và hạnh phúc gia đình chủ yếu nằm ở một gia đình.

 

Tham khảo:
1. Nārada Mahāthera. ‘The Buddha and His Teaching’, Xuất bản bởi Singapore Buddhist Meditation Center, p.224.
2. Ibid, p.224.
3. Ibid, p.224.
4. Larousse, ‘Desk Reference Encyclopedia’, Great Britain, pp.58, 60, 62.
5. Tiến sĩ K. Sri Dhammananda, ‘Why we should Practise Buddhism’, Buddhist Missionary Society Malaysia, p.15.
6. The Columbia Viking Desk Encyclopedia, New York, p.321.
7. Ibid, p.957.
8. Tiến sĩ Mehm Tin Mon, ‘Scientific Evidences for Past Existences and Future Existences”, p.23.
9. Ashin Janakābhivaṃsa. ‘Abhidhamma in Daily Life’, SBVMS Publication, p.243-245.

II. Vấn Đề Nan Giải Của Cuộc Sống Sâu Xa Và Vi Tế

1. Cuộc sống có thể đến từ vật chất hay chăng?

Vì hệ vô tính sinh vật đã được thành công, hệ vô tính con người cũng sẽ gặp phải thành công đã được đề cập với những lý do từ quan điểm Vô tỷ pháp (Abhidhamma) ở chương trước. Nhưng các nhà khoa học sẽ thấy khó giải thích tại sao nó sẽ được thành công. Vì họ đã chấp nhận nguyên lý “tất cả sự sống từ sự sống”, họ sẽ giải thích làm sao chúng sanh có sự sống được sanh từ một tế bào, mà những tế bào ấy thật sự là vật không có sự sống?

Cũng trong việc sản xuất một đứa bé ống nghiệm từ một trứng của người mẹ đã thụ tinh bởi tế bào giới tính của người cha gọi là tinh trùng, hai tế bào là vật không có sự sống. Lại nữa, các nhà khoa học sẽ thấy khó giải thích làm sao một đứa bé có sự sống được sanh từ hai tế bào vật chất.

2. Theo học thuyết Gene.

Trong thế giới thực vật không có sự sống, sự thụ phấn giữa nhị hoa và đầu nhụy gây ra một hạt trợ sanh một cây tương tự với cây mẹ và cây mới sẽ đúng trình tự cho những quả cùng loại như cây mẹ. Nhưng trong thế giới nhân loại, con trai và con gái giống với cha mẹ chúng chỉ ở các khía cạnh diện mạo nào đó và một số đứa bé thì hoàn toàn khác với cha mẹ của chúng. Cha mẹ có nước da nâu (sạm nắng), tóc đen, mắt đen trong khi con trai và con gái có nước da trắng, tóc vàng và mắt xanh như những đứa bé người Anh. Làm sao có thể giải thích được những điều này bằng học thuyết Gene?

Theo học thuyết Gene, một tế bào chỉ có thể sản sanh một một loại tế bào y hệt. Vào lúc thụ thai, phôi thai bắt đầu bằng một tế bào đơn lẻ, tức là, trứng đã thụ thai. Khi tế bào phát triển thành một đứa bé, nhiều thứ tế bào khác nhau được hình thành. Điều này có thể được giải thích ra sao?

Tương tự, nếu ‘Adam’, người nhân loại đã tạo đầu tiên có nước da trắng, tóc vàng và mắt xanh thì làm sao chúng ta có thể hy vọng ra đời người Trung Quốc và người Nhật Bản với nước da vàng, tóc đen và mắt đen, người Myanmar, người Thái, người Malaysia và người Indonesia với nước da nâu, tóc đen và mắt đen, và người da đen với nước da đen, tóc đen xoắn và mắt đen?

Trong trường hợp cặp sinh đôi y hệt nhau được giải thích rằng trứng đã thụ tinh hay hợp tử tách thành hai tế bào và hai tế bào phát triển độc lập để thành hai đứa bé. Nhưng những đứa bé y hệt nhau này khác nhau ở khả năng tinh thần như năng khiếu, tánh nết, sự quan tâm, khả năng hiểu biết, số phận và vận mệnh. Các nhà khoa học không thể đưa ra sự giải thích thỏa đáng về những khác biệt này.

Vấn đề nghiêm trọng nhất là đưa ra một lý do thỏa đáng cho sự sanh của ‘tâm’ và ‘sự sống’ ngoài vật chất, đó là hai tế bào vật lý gọi là tế bào ‘trứng’ và tế bào ‘tinh trùng’. Các nhà khoa học vẫn im lặng về vấn đề này.

Không tính đến vấn đề sự hình thành của tâm ngoài sắc vật chất, các nhà khoa học không biết tâm thật sự là chi. Tâm là một danh pháp tồn tại bao gồm tâm và các sở hữu tâm. Các nhà khoa học dĩ nhiên không biết về sự thật tự nhiên của tâm và các sở hữu tâm; và sở hữu tâm tác động tâm thành thiện và khả năng hiểu biết hoặc thành bất thiện, xấu xa và tiêu cực nhất trong thế gian.

Khi họ không biết các trạng thái và phận sự của danh pháp tồn tại, họ quay về nắm lấy não thực hiện phận sự như tâm. Điều này sẽ làm cho vấn đề tồi tệ hơn đối với não chỉ là sắc vật chất và nó không biết những gì là tốt hay xấu, những gì là đúng hay sai, những gì cần phải là mục tiêu cao thượng trong cuộc sống.

Về lý thuyết, não sẽ ngăn sự tiến bộ của nhân loại và phát triển của tâm để trạng thái cao thượng hưởng được sự an tịnh và hạnh phúc bất diệt. Như vậy, để hiểu rõ làm sao tâm điều khiển mỗi số phận và vận mệnh riêng qua tính chất của nghiệp thì rất quan trọng.

3. Các kiếp sống quá khứ và các kiếp sống vị lai.

Thật kỳ diệu, các nhà khoa học có thể làm một hệ thống nghiên cứu dựa vào căn bản về sự hình thành của hóa thạch, năng lực phóng xạ của cacbon, v.v…, và đưa ra một dự đoán có cơ sở về tuổi của quả đất của chúng ta và sự tiến hóa của sự sống trong suốt những giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, họ không thể học về các kiếp sống quá khứ của mỗi chúng sanh có sự sống, cũng không có phương tiện để nghiên cứu các kiếp sống vị lai của một cá thể.

Hơn nữa, người theo thuyết hữu thần giảng rằng: Thượng đế tạo ra mọi vật, biết mọi vật và điều khiển, kiểm soát mọi việc, không nói bất cứ điều gì về vô số các kiếp sống quá khứ của một người vì họ không thể biết những sự sống như vậy. Lại nữa, trong thuyết hữu thần không có kiếp sống vị lai ngay sau khi tử vì mỗi người phải chờ trong phần mộ cho ngày phán quyết.

Vì các nhà khoa học tin rằng một người nhân loại hình thành từ sự phối hợp của tế bào trứng và tế bào tinh trùng của cha mẹ, không thể có bất cứ kiếp sống quá khứ nào trong niềm tin như vậy. Hơn nữa, không thể có một kiếp sống vị lai sau khi tử. Vì mỗi người nhân loại chỉ có thể sống một kiếp và những hành vi tốt hay xấu sẽ không cho quả sau kiếp sống hiện tại, vị ấy sẽ không thận trọng thực hiện bất cứ hành vi thiện nào như xả thí, hành trì giới và tu tập thiền. Vị ấy sẽ chỉ cố gắng hưởng các dục hết mức có thể. Loại sinh hoạt này sẽ không đưa đến hạnh phúc thật sự ở hiện tại, và nó sẽ đưa đến tái tục khổ cảnh sau khi tử. Như vậy, nó sẽ là một thất bại lớn với vị ấy.

Trong đạo Phật và đạo Hindu có luân hồi (saṃsāra). Số lượng các kiếp sống quá khứ của mỗi chúng sanh có sự sống là vô số và mỗi chúng sanh sẽ sống kiếp này sang kiếp khác ở vị lai cho đến khi vị ấy sẽ được thoát khỏi những khổ, điều bất hạnh của vòng luân hồi (saṃsāra).

Có những bằng chứng cụ thể cho thấy rằng mỗi người đã từng sống trong quá khứ trước kiếp sống này và rằng vị ấy sẽ bị tái tục vào kiếp sống kế ngay sau sự tử của mình. Bằng chứng này không thể bị phủ nhận và chúng không nên bị bỏ mặc. Sự giải thích có lý này cho những kiếp sống liên tục của mỗi người nên được tìm hiểu và cần phải chuẩn bị tốt nhất để chúng ta có thể sống vui vẻ với sự thịnh vượng trong mỗi kiếp sống vị lai.

 

III. Bằng Chứng Về Các Kiếp Sống Quá Khứ

Tôi đã thu thập nhiều bằng chứng cụ thể và khoa học để chứng minh rõ rằng có các kiếp sống quá khứ và các kiếp sống vị lai của mỗi người trong tập sách này: “Các bằng chứng khoa học về các kiếp sống quá khứ và các kiếp sống vị lai”. Vì nhiều người quan tâm về tập sách này, tập sách đã được in bảy lần bằng tiếng Myanmar. Những người quan tâm có thể đọc chi tiết về các kiếp sống quá khứ và vị lai của một số người có tiếng trong sách ấy. Ở đây, tôi chỉ mô tả những bằng chứng này một cách ngắn gọn mà súc tích để làm rõ vấn đề.

Những bằng chứng sau ủng hộ sự sống có thật của các kiếp sống quá khứ.

1. Có những người nhớ tất cả những kiếp sống quá khứ của họ khắp thế gian.
2. Những thần đồng tồn tại khắp thế gian.
3. Những kiếp sống quá khứ có thể được nhớ bằng cách quay ngược thời kỳ thông qua sự thôi miên.
4. Các kiếp sống quá khứ có thể được biết qua thắng trí.
5. Các kiếp sống quá khứ có thể được biết trong thiền quán, minh sát.

1. Những người nhớ các kiếp sống quá khứ của họ.

Có những người ở khắp thế gian có thể nhớ một cách chính xác về các kiếp sống quá khứ của họ. Trong Phật giáo, những người này được gọi là đạt đến trí “jātissarañāṇa” – trí nhớ lại sự sống. Người muốn đạt trí này có thể lập nguyện bất cứ khi nào vị ấy thực hiện những nghiệp phước thiện. Hai người nổi tiếng có trí này và vẫn đang sống ở Yangon là Tiến sĩ Tha Hla và U Aye Naing.

(1) Tiến sĩ Tha Hla là một chuyên gia bệnh về da và là giáo sư đã nghỉ hưu của học viện Y học. Trong kiếp quá khứ của mình, ông từng là một người phụ nữ không chồng có tên gọi Daw Shwe Mai. Daw Shwe Mai đã xả thí đất rẩy, nhà và tài sản của mình cho một tu viện Phật giáo và lập nguyện trở thành một người đàn ông thông minh ở kiếp sống kế của mình. Nguyện vọng của bà được thỏa mãn. Ngay cả vết bỏng ở ngực của Daw Shwe Mai được truyền sang ngực của Tiến sĩ Tha Hla.

(2) U Aye Naing là một phụ tá giám đốc đã nghỉ hưu và cố vấn của Bộ Các Vấn đề về Tôn Giáo. Ông có thể nhớ kiếp sống quá khứ của ông là một Thủ lĩnh Quốc gia Karen, U Nay Gyaw và gia đình quá khứ của ông một cách chi tiết. Thậm chí ông còn nhớ một cái nồi bằng đất nung với một số đồng tiền bạc và những đồ trang sức vàng mà U Nay Gyaw đã chôn dưới cây xoài. Vào lúc ba tuổi, U Aye Naing đã đi đến nhà cũ của ông và kể cho con trai và con gái xưa của ông để đào nồi đất nung đó lên. Họ đã kiếm được cái nồi và tin rằng người con trai ấy thật sự là cha của họ. Ông thăm gia đình xưa của mình mỗi năm.

(3) Tiến sĩ Ian Stevenson, một giáo sư của đại học Virginia, USA, làm một nghiên cứu khắp nơi trên thế giới về những người có thể kể về các kiếp sống quá khứ của họ. Sau khi nghiên cứu khoảng một ngàn trường hợp và xuất bản vài quyển sách về sự khám phá của ông, ông kết luận rằng những đứa trẻ mà ông đã khám phá và kiểm tra có thể kể chính xác về các kiếp sống quá khứ của chúng.

(4) Ở trung tâm Myanmar, trong một ngôi làng gọi là Bin Hla ở ngoại ô Tat Kone từng có một bé gái được sanh ra với hai cái bứu thịt như hai cái kèn ở trên đầu của bé. Bé gái được đặt tên là Ma Htay. Khi cô bé có thể nói rành, cô bé đã nói về hai kiếp quá khứ của mình.

Trong kiếp sống quá khứ thứ nhất của bé gái, cô từng là Daw Mya trong ngôi làng Ngaung Bin Gyi. Daw Mya đã thuê Ma Thein Tin và mẹ của cô làm việc trong nông trại của mình. Ma Thein Tin đã mười ba tuổi, nhưng cô to khỏe và cao. Do đó, mẹ của cô bé để cô làm việc như một người trưởng thành. Tuy nhiên, khi Daw Mya trả tiền lương cho họ, cô chỉ đưa Ma Thein Tin một nửa tiền lương của một người trưởng thành, nói rằng Ma Thein Tin chỉ là một đứa bé. Mẹ của Ma Thein Tin đã cầu xin bà ấy và nói rằng: “Chúng tôi nghèo, tôi để con gái của tôi làm việc như một người trưởng thành để được tiền lương của người trưởng thành. Cho nên, làm ơn trả tiền lương của người trưởng thành cho nó”.

Daw Mya đã từ chối trả một nửa số tiền lương của Ma Thein Tin. Như vậy, khi Daw Mya tử, cô bị thụ thai trong tử cung con trâu nước của Ma Thein Tin. Cô lớn lên làm một con trâu nước cái, sanh ba con trâu đực và tử. Vào đêm trước khi cô tử, Ma Thein Tin có một giấc mơ. Con trâu cái đến bên cô và đưa thịt của nó cho cô. Ma Thein Tin có thai và đúng trình tự sanh Ma Htay với hai bứu thịt như hai cái kèn trên đầu của cô để báo cho biết thực tế rằng kiếp sống quá khứ của cô từng là một con trâu. Ma Htay đã nhớ ba con trâu đực của cô trong kiếp sống quá khứ và đau lòng khóc thay cho chúng. Tiến sĩ Ian Stevenson đã đến Myanmar để điều tra trường hợp này.

(5) Shanti Devi từng được sanh ở New Delhi, India, vào năm 1926. Khi cô được ba tuổi, cô nói với cha mẹ của cô biết rằng cô từng có một người chồng tên là Kadanath Chaubi, một nhà buôn sợi dệt ở Mutra. Cô nói rằng, cô từng là vợ Luddi của ông ấy ở kiếp sống quá khứ của cô và Luddi đã tử mười ngày sau khi sanh một bé trai.

Vì cô thường nói về kiếp sống quá khứ của cô, cha của cô đã viết một bức thư gửi thẳng đến “Kadanath Chaubi, một nhà buôn sợi dệt ở Mutra”. Khoảng một tuần sau, một bức thư đến từ Kadanath Chaubi nói rằng vợ của ông quả thực là Luddi và cô đã qua đời mười ngày sau khi sanh một bé trai. Ông cũng xin phép để ông gặp Shanti Devi.

Một vài ngày sau, trong lúc Shanti đang chơi ở trước nhà, cô lập tức chạy vào phòng ngủ. Khi mẹ của cô hỏi, cô nói rằng chồng cũ của cô ở cổng nhà. Đó quả thực là Kadanath Chaubi! Vì tất cả những gì Shanti nói trở thành sự thật, cha của cô đã cung cấp tin tức cho Cơ quan Nghiên cứu rằng con gái của ông có thể nhớ rõ về kiếp sống quá khứ của cô. Họ đã sắp xếp một chuyến đi để đưa Shanti Devi đến Mutra.

Ở tại trạm Mutra, Shanti đã chào hỏi những người bà con thân thuộc xưa bằng tên. Cô đã được sắp xếp một xe ngựa pony và được yêu cầu hướng dẫn đến nhà cũ của cô. Shanti đã đưa ra những hướng dẫn chính xác. Cô cũng nhớ ngôi nhà dù nó đã được sơn lại khác hẳn lúc trước.

Trước khi họ đi vào nhà, những người nghiên cứu đã hỏi Shanti về những căn phòng và đồ đạc trong mỗi phòng. Lần nữa, những gì cô nói được nhận thấy là chính xác. Trong khi họ đang ngồi ở phòng khách. Shanti nói rằng cô (Luddi) đã chôn một trăm đồng tiền bạc ở một góc phòng. Những người nghiên cứu thích thú đã đào đất, nhưng không tìm thấy được tiền. Rồi Kadanath Chaubi đã xin lỗi họ vì ông đã lấy tiền trước rồi.

Người đọc có thể làm nghiên cứu riêng khi những đứa trẻ nhớ các kiếp sống quá khứ của chúng có khả năng được tìm thấy ở mỗi thị trấn và ngôi làng.

2. Những đứa bé kỳ diệu tồn tại khắp thế gian.

(1) Đứa bé kỳ diệu từ Anh quốc qua tên gọi Christian Heineken có thể nói trong vòng một vài giờ sau khi sanh. Bé trai có thể lặp lại những đoạn từ Kinh thánh vào lúc một tuổi. Bé trai có thể trả lời bất cứ câu hỏi nào về khoa địa lý vào lúc hai tuổi. Bé trai có thể nói tiếng Pháp và Latin vào lúc ba tuổi. Cậu ấy trở thành một sinh viên về triết học vào lúc bốn tuổi. Rõ ràng, cậu ấy có thể nhớ lại những kiến thức mà cậu ấy từng học ở kiếp sống quá khứ của mình.

(2) William James Sidis, đứa trẻ kỳ diệu ở Hoa Kỳ có thể đọc và viết vào lúc hai tuổi. Cậu ấy có thể nói tiếng Pháp, Nga, Anh, Đức với một số Latin và Hy Lạp vào lúc tám tuổi.

(3) Macaulay ở Anh quốc có thể viết lịch sử thế giới vào lúc sáu tuổi. Cậu ấy phải đã học lịch sử thế giới trong kiếp sống quá khứ của cậu ấy.

(4) Jen Jen, ở nước cộng hòa Trung Quốc, hiểu tiếng Trung và tiếng Anh khi cậu ấy được 18 tháng tuổi; cậu ấy có thể nói hai ngôn ngữ này vào lúc hai tuổi. Cậu ấy có thể đọc tiếng Anh và tiếng Trung vào lúc ba tuổi. Cậu ấy đã học toán trung học vào lúc bốn tuổi. Như vậy, cậu được nhận vào Đại Học Vuhan vào lúc bốn tuổi, là sinh viên trẻ nhất vào năm 1985.

(5) Ma Hla Gyi ở Myanmar vào năm 1954 có thể đọc Pāḷi và hiểu ý nghĩa vào lúc sáu tuổi. Cô nhớ kiếp sống quá khứ của cô là một tu sĩ trưởng lão có học thức.

(6) Còn một bé trai ở Myanmar được gọi là Piṭaka Maung Tun Kyaing vì cậu ấy có thể trùng tụng nhiều Tạng Pāḷi (Piṭaka Pāḷi) vào lúc sáu tuổi. Cậu ấy được mời đến nhiều thị trấn và ngôi làng để trùng tụng Piṭaka Pāḷi như một lễ trùng tụng Pháp (Dhamma). Cậu ấy cũng từng là một tu sĩ có học thức ở kiếp sống quá khứ của mình. Do nhớ Piṭaka Pāḷi ở kiếp sống hiện tại, cậu ấy có thể trùng tụng Pāḷi mà không cần học.

Như vậy, có sự xuất hiện trên thế giới những cá nhân hết sức phát triển và bậc Toàn hảo như chư Phật (Buddha). Có thể nào họ bị trợ sanh một kiếp sống? Có thể nào họ được ngoại lệ với bộ não phi thường? Các nhà khoa học đã nghiên cứu não của Albert Einstein sau sự tử của ông. Họ không thể tìm thấy bất cứ điểm đặc trưng phi thường nào. Những người phi thường có thể cho thấy rõ khả năng đặc biệt do sự học tập ở quá khứ trong các kiếp sống quá khứ của họ.

3. Nhớ các kiếp sống quá khứ bằng cách quay ngược thời kỳ thông qua sự thôi miên.

Những ai không thể nhớ các kiếp sống quá khứ của họ có thể được thôi miên và yêu cầu kể về các kiếp sống quá khứ của mình. Dưới sự thôi miên, một người có thể được nhà thôi miên hỏi rồi trả lời các câu hỏi về các trải nghiệm quá khứ, về các sự kiện ở những ngày thơ ấu và về các kiếp sống quá khứ của mình. Phương pháp kỹ thuật này đã được nghiên cứu và thực hành nhiều ở châu Âu và Hoa Kỳ.

(1) Bà N. Baker, một người vợ nội trợ ở Anh quốc, không nói tiếng Pháp. Bà ta chưa bao giờ học tiếng Pháp và bà chưa bao giờ đi đến Pháp. Nhưng khi bà bị thôi miên, bà nói về nhiều sự kiện đã xảy ra ở Paris, Pháp một cách lưu loát.

(2) Reverend Martin, mục sư ở nhà thờ Coptic, Pensylvania, và 22 thành viên nhà thờ có học thức muốn làm nghiên cứu riêng của họ liên quan đến các kiếp sống quá khứ. Họ học nghệ thuật thôi miên và họ đã thôi miên những người hâm mộ nhà thờ của họ, những người không bao giờ tin vào các kiếp sống quá khứ. Nhưng khi họ được hỏi lúc đang trong tình trạng bị thôi miên để kể về các kiếp sống quá khứ của mình, họ sẵn sàng kể lại họ từng là ai ở quá khứ, họ từng sống ở đâu, họ từng làm việc ở đâu và điều gì đã xảy ra trong các kiếp sống quá khứ của mình. Tất cả những lời kể đều được ghi âm và phát lại cho họ. “Có phải tôi đang kể về kiếp sống quá khứ của tôi không? Tôi không thể tin,” họ cảm thấy rất ngạc nhiên. Khi những lời trình bày của mình trong trạng thái bị thôi miên về các kiếp sống quá khứ của họ được kiểm tra, chúng được tìm thấy là thật. Sự tìm tòi nghiên cứu của họ được xuất bản thành một tập sách có tựa “Nghiên cứu về sự tái sinh và thế giới bên kia”.

(3) Một ủy ban nghiên cứu ở Hoa Kỳ thôi miên bà Virginia Tighe sáu lần vào năm 1952-1953. Trong tất cả sáu lần bà nói về kiếp sống quá khứ của bà là Bridy Murphy ở Belfast, Ireland, khoảng 150 năm trước. Bà đã kể nơi bà từng sống, tên gọi của con đường, tên gọi của gian hàng lớn nơi bà thường đến mua sắm, và tên người chồng của bà, là một giáo sư luật ở trường đại học Queen khoảng năm 1847.

Ủy ban nghiên cứu đã đi đến Belfast để làm một công tác điều tra, nghiên cứu. Họ không thể tìm thấy tên của con đường, địa chỉ nơi Bridy Murphy từng sống, gian hàng lớn nơi bà thường đến mua sắm. Mọi thứ đã thay đổi trong 150 năm. Nhưng khi họ nghiên cứu các nhật ký và hồ sơ thành phố cũ, họ tìm thấy tên của con đường và tên của gian hàng lớn mà bà Virginia Tighe đã đề cập. Họ cũng thấy ghi lại rằng Hoàng hậu Vương Quốc Anh đã đến Ireland vào năm 1847 và mở trường đại học Queen, nơi chồng của Bridy Murphy từng làm việc là một giáo sư luật. Câu chuyện về Bridy Murphy được xuất bản trong báo và tập san và nó trở nên nổi tiếng ở Hoa kỳ.


Edgar Cayce, người đàn ông kỳ lạ.

Khả năng và thành tựu của Edgar Cayce ở Hoa Kỳ rất khó giải thích và rất kỳ lạ. Ông được sanh ở Kentucky vào năm 1877. Cha mẹ nông dân của ông không được học tập. Ông đã đi đến trường ở vùng nông thôn cho đến lớp chín. Rồi ông làm thuê trong một tiệm sách. Về sau, ông trở thành một nhân viên bán bảo hiểm. Ở tuổi 21, sức khỏe của ông bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì viêm thanh quản và mất giọng nói. Tất cả thuốc đã chứng minh không có hiệu quả trong một năm.

Rồi trong khi ông đang làm một nhiếp ảnh gia, một người làm trò mua vui lưu động và thôi miên, ông Hart, đến thị trấn. Ông đã đồng ý thôi miên Edgar Cayce.

Kỳ lạ thay, Cayce có thể nói bằng giọng nói bình thường đang trong sự thôi miên. Về sau, một người đàn ông địa phương, ông Layne có một số khiếu như một nhà thôi miên, thôi miên Cayce và đã đề nghị ông mô tả loại đau ốm bệnh tật của ông.

Edgar Cayce đã đáp lại bằng một giọng nói bình thường, “Trong trạng thái bình thường, thân không có khả năng nói, vì một phần chứng liệt cơ dưới của dây âm thanh sanh bởi sự căng thẳng thần kinh. Đây là một tình trạng tâm lý gây ra ảnh hưởng vật lý. Nó có thể bị loại bỏ bằng việc tăng sự lưu thông đến những phần ảnh hưởng bằng cách gợi ý khi đang trong tình trạng bất tỉnh.”

Ông Layne nhanh chóng đề nghị Cayce rằng sự lưu thông của ông sẽ tăng đến những phần ảnh hưởng và tình trạng đau sẽ giảm. Dần dần ngực trên của Cayce và kế đến cổ họng của ông chuyển hồng – rồi hồng – rồi đỏ tím. Sau 20 phút, người đàn ông ngủ thông cổ họng và nói: “Bây giờ nó ổn. Tình trạng bị loại. Hãy đề nghị rằng sự lưu thông trở lại bình thường và để thân thức dậy”.

Ông Layne đưa đề nghị như đã hướng dẫn; Edgar Cayce đã thức dậy và bắt đầu nói một cách bình thường. Nó đã xảy ra với Layne nếu trong trạng thái thôi miên, Cayce có thể thấy và chẩn đoán tình trạng của chính thân ông, ông cũng có thể có khả năng thấy và chẩn đoán người khác. Họ đã thử thí nghiệm trên chính Layne, người đã đang đau khổ vì bệnh dạ dày. Cayce, dưới sự thôi miên, đã mô tả tình trạng bên trong thân của Layne và đề nghị vài cách trị nào đó. Nó có kết quả. Rồi Cayce đã chẩn đoán nhiều bệnh nhân và đưa ra cách đoán chính xác.

Những cách đoán có thể được đưa ra vào ban đêm hay giữa ban ngày. Một vài phút sau khi nằm xuống, ông sẽ tự đặt mình vào giấc ngủ. Kế đến Layne hoặc vợ của Cayce, hay bất cứ người có trách nhiệm nào khác sẽ cho ông những đề nghị thích hợp. Công thức thông thường là như vầy:

“Bây giờ, trước mặt ông sẽ có vị (tên riêng) là người sống ở (đường, địa chỉ, thị trấn, bang). Ông sẽ kiểm tra thân của vị ấy một cách kỹ lưỡng, khám cẩn thận và nói cho tôi tình trạng ông tìm thấy lúc hiện tại, đưa ra nguyên nhân của các tình trạng đang tồn tại; hơn nữa, gợi ý để cứu giúp và giảm đau cho thân của vị ấy. Ông sẽ trả lời các câu hỏi khi tôi hỏi họ”.

Dưới sự thôi miên, Edgar Cayce có khả năng cận tâm lý học. Ông ấy có thể khám cho những bệnh nhân ở xa và có thể nhìn xuyên thấu vào trong thân của họ để chẩn đoán loại bệnh và sự ốm đau một cách chính xác. Như vậy, bệnh nhân tàn phế không cần mang đến ông ta. Ông có thể chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh nhân không chỉ từ Hoa Kỳ mà còn từ nhiều quốc gia khác.

Edgar Cayce đã đưa ra những chẩn đoán y khoa bằng khả năng nhìn thấu từ năm 1901 và khoảng ba mươi ngàn bệnh nhân được điều trị về những bệnh kinh niên của họ. Ông cũng có thể thấy những nghiệp quá khứ của họ và ông nói rằng một số bệnh liên quan với những nghiệp bất thiện quá khứ của họ. Để điều trị những bệnh liên quan đến nghiệp quá khứ, những quả bất thiện của những nghiệp bất thiện phải được ngăn bằng việc thực hiện những nghiệp phước thiện và các bệnh hiện tại phải được điều trị bằng thuốc thích hợp. Thuốc mà Cayce đã kê đơn chủ yếu là thảo dược. Một Tổ chức Edgar Cayce được thành lập ở biển Virginia. Những hồ sơ bệnh nhân đã được giữ ở Tổ chức.

 

Đoán sinh mệnh chính xác hơn biểu đồ thuật chiêm tinh

Cho đến 1923, ở Dayton, Ohio, tham khảo đầu tiên về sự đầu thai xuất hiện từ một trong những dự đoán của Edgar Cayce. Sau khi được một người đàn ông đề nghị đưa cho ông một biểu đồ thuật chiêm tinh. Cayce đã đề cập ngẫu nhiên từ trạng thái bất tỉnh của ông rằng quan trọng hơn sự thúc đẩy từ những ảnh hưởng của hành tinh này là nghị lực, năng lực và tài năng xảy đến với người đàn ông từ các kiếp sống trước trên quả đất.

Rồi tiếp theo “Đoán Sinh mệnh” mà trong đó Cayce đã trình bày một số chi tiết những sự đầu thai trước trên quả đất, hình như chỉ chọn ra những người có ảnh hưởng nhất ở hiện tại. Rồi ông thường xuyên đưa ra những tên, ngày và nơi, cũng như điểm mạnh về tài năng, nhược điểm, và năng lực, và ông đã giải thích một số vấn đề thể chất và tâm lý sinh khởi là kết quả của trí nhớ đã được mang theo ở mức tiềm thức sâu từ những kiếp sống trước này.

Đoán sinh mệnh bản thân Edgar Cayce đã tiết lộ rằng ông từng là một thầy tu cao ở Ai-cập, nhiều thế kỷ qua, người sở hữu những sức mạnh lớn huyền bí; nhưng sự bướng bỉnh và thú nhục dục đã chứng tỏ sự hư hỏng của ông. Trong một kiếp người sau này ở Persia, ông từng là một thầy thuốc. Một lần, ông bị thương trong chiến tranh ở sa mạc và bị bỏ lại đến chết trên cát. Một mình, không có vật thực, nước và nơi nương náu, ông trải qua ba ngày đêm trong sự đau đớn thể xác đến nỗi ông đã cố gắng hết mức để thoát tâm khỏi thân của ông.

Ông đã thành công trong sự cố gắng này. Đây là trong phần nền tảng về tài năng của ông trong hiện tại để giải thoát tâm khỏi những hạn chế của thân của ông.

Nếu người đã gieo hạt giống minh (vijjā) và hạt giống đức hạnh (caraṇa), chúng sẽ lớn lên thành những cây lớn trong các kiếp sống sau này.

Một nữ nhân viên điện toán.

Một nữ nhân viên điện toán trẻ ở thành phố New York trở nên tò mò về những điện toán kỳ lạ mà cô từng được yêu cầu gửi đến bờ biển Virginia vào một vài lần. Cô đã làm điều tra về nhân thân của Edgar Cayce; sự tò mò của cô tăng thêm, và cô quyết định nhờ đoán sinh mệnh.

Cô được nói cho biết rằng cô đang lãng phí thời gian của cô làm một nhân viên điện toán, và cô cần phải học nghệ thuật thương mại, vì cô từng là một nghệ sĩ giỏi trong thời gian vài kiếp sống quá khứ và có thể được một lần nữa.

Ý định đi vào nghệ thuật thương mại hay bất cứ loại nghệ thuật nào khác chưa bao giờ nằm trong suy nghĩ của cô; nhưng dựa vào sức mạnh của cảm giác liều lĩnh mà cô cũng có thể một lần thử bất cứ điều gì, cô tự lo để học xong trường nghệ thuật. Điều ngạc nhiên đối với cô là cô đã thấy rằng cô có tài thật; chẳng mấy chốc cô trở thành một nghệ sĩ thương mại thành công cao, và thay đổi tính cách của cô trong quá trình.

4. Biết các kiếp sống quá khứ qua thắng trí.

Tuệ đặc biệt mà một người có thể nhớ lại kiếp sống quá khứ của mình bằng cách truy ngược dòng về sự sanh và diệt của năm uẩn của các kiếp sống quá khứ khác nhau được gọi là thắng trí nhớ lại các kiếp sống quá khứ (pubbenivāsānussati abhiññāṇa).

Có sáu loại người có thể đạt được trí này. Họ là (1) những người ngoại giáo, (2) những đệ tử thông thường, (3) những đại đệ tử, (4) thượng thủ Thinh văn, (5) chư Phật độc giác, (6) chư Phật toàn giác.

(1) Những người ngoại giáo hay những người tu khổ hạnh ngoài hệ thống tôn giáo của đức Phật có thể nhớ lại riêng từng kiếp sống quá khứ của họ ngược trở lại cho đến tận bốn mươi chu kỳ thế giới, vì trí của họ yếu làm họ không thể chỉ rõ, xác định danh và sắc.

(2) Những đệ tử thông thường của đức Phật có thể nhớ lại riêng từng kiếp sống quá khứ của họ ngược trở lại cho đến tận một ngàn chu kỳ thế giới, vì trí của họ mạnh.

(3) Những đại đệ tử của đức Phật có thể nhớ lại riêng từng kiếp sống quá khứ của họ ngược trở lại cho đến tận một trăm ngàn chu kỳ thế giới.

(4) Thượng thủ Thinh văn của đức Phật có thể nhớ lại riêng từng kiếp sống quá khứ của họ ngược trở lại cho đến tận một asaṅkheyya[2] và một ngàn chu kỳ thế giới.

(5) Chư Phật độc giác có thể nhớ lại riêng từng kiếp sống quá khứ của họ ngược trở lại cho đến tận hai asaṅkheyya và một ngàn chu kỳ thế giới

(6) Chư Phật toàn giác có thể nhớ lại các kiếp sống quá khứ với số lượng không giới hạn của chính các ngài cũng như của người khác.

Cũng vào lúc hiện tại, những ai muốn tu tập thắng trí về việc nhớ lại các kiếp sống quá khứ có thể làm như vậy bằng việc tu tập phát triển tám thiền chứng trong mười Kasiṇa và rồi tu tập theo 14 cách theo những hướng dẫn của đức Phật.

Sự mô tả về thắng trí nhớ lại các kiếp sống quá khứ trong Tam tạng Phật giáo là như sau: “Vị ấy hướng dẫn, vị ấy có ý thiên về, tâm của vị ấy được trí nhớ lại kiếp sống quá khứ. Vị ấy nhớ lại rất nhiều kiếp sống quá khứ của mình, tức là, một kiếp, hai kiếp, ba kiếp, mười kiếp, hai mươi kiếp, ba mươi kiếp, một trăm kiếp, một ngàn kiếp, một trăm ngàn kiếp; ở nơi đó tôi từng có tên như vậy, thuộc về dòng dõi như vậy, với diện mạo như vậy, vật thực như vật, hứng chịu những lạc và khổ như vậy, kết thúc thọ mạng như vậy; và lìa đời khỏi nơi đó, tôi lại xuất hiện nơi khác; và cũng ở đó tôi có tên như vậy, dòng dõi như vậy, với diện mạo như vậy, vật thực như vậy, hứng chịu những lạc và khổ như vậy, kết thúc thọ mạng như vậy; và lìa đời khỏi nơi đó, tôi lại xuất hiện ở đây; với sự xuất hiện của nó và chi tiết như vậy, vị ấy nhớ lại rất nhiều kiếp sống quá khứ”. (D.i.81)

 

Sự khám phá của đức Phật.

Ngay sau khi giác ngộ, đức Phật đã thốt ra niềm vui khải hoàn:

Anekajātisaṃsāraṃ , sandhāvissaṃ anibbisaṃ;
Gahakāraṃ [gahakārakaṃ (sī. syā. pī.)] gavesanto, dukkhā jāti punappunaṃ.
Qua suốt nhiều lần sanh, (ta) lang thang trong luân hồi.
Cố tìm nhưng không thấy, người thợ xây ngôi nhà.
Sầu được sanh nhiều lần. (Dhp.153)

Gahakāraka diṭṭhosi, puna gehaṃ na kāhasi;
Sabbā te phāsukā bhaggā, gahakūṭaṃ visaṅkhataṃ;
Visaṅkhāragataṃ cittaṃ, taṇhānaṃ khayamajjhagā.
Ô, người thợ xây nhà! Ngươi đã bị nhận ra,
Ngươi sẽ không xây (nhà) nữa. Toàn rui ngươi bị gãy. Xà nóc ngươi bị vỡ. Tâm ta đạt vô vi. Hoàn tất dứt tham ái”. (Dhp.154)

Trong kệ khải hoàn này, ‘nhà’ nói đến ‘thân và tâm’; ‘người thợ xây nhà’ nói đến ‘ái’ (taṇhā); ‘rui’ nghĩa là các ‘phiền não’ (kilesa); và ‘xà nóc’ nghĩa là ‘vô minh’ (avijjā).

Đức Phật chỉ ra rằng ‘ái’ (taṇhā) gây ra kiếp sống mới để sanh liên tục kiếp này sang kiếp khác, và khi ái đó hoàn toàn bị đoạn trừ bởi nhóm bốn tuệ đạo, sẽ không có kiếp sống mới và vì vậy không có những khổ mới.

Vì một số chúng sanh đã làm những hành vi ác, họ bị tái tục trong bốn cõi khổ sau khi tử. Vì một số chúng sanh đã thực hiện nhiều hành vi thiện khác nhau, họ được những kiếp sống mới ở những cõi vui sau khi tử. Đức Phật giải thích vấn đề này rõ ràng trong nhiều bài giảng.

Xưa kia, đức Phật có chư tăng đồng hành làm một hành trình từ thành Sāvatthi đến thành Sāketa và nghỉ qua đêm trong một khu rừng gọi là ‘rừng Aṅjana’. Vào ngày kế, đức Phật và chư Tăng đi vào thành Sāketa khất thực.

Tại cổng thành, đức Phật gặp một phú ông Bà-la-môn của thành Sāketa. Vào lúc gặp đức Phật, ông Bà-la-môn hoan hỷ đến gần đức Phật và như gặp người con trai thất lạc từ lâu, nói rằng: “Ôi con trai của ta, ta đã không gặp con trong thời gian rất dài”. Đức Phật đã bảo các tăng sĩ hãy để ông Bà-la-môn làm như ông muốn.

Ông Bà-la-môn ôm đức Phật và nói rằng: “Con trai của ta, ta đã không gặp con trong thời gian dài. Chúng ta đã xa lìa trong thời gian dài”. Ông đã yêu cầu đức Phật để ông dâng vật thực đến đức Phật (Buddha) và Tăng chúng (saṅgha). Đức Phật đã chấp nhận lời đề nghị bằng cách vẫn giữ im lặng. Ông Bà-la-môn tiếp lấy bát của đức Phật và dẫn đường. Ông cũng gửi lời đến vợ của ông: “Con trai của ta đang đến; hãy chuẩn bị những chỗ ngồi cho đức Phật (Buddha) và Tăng chúng (saṅgha)!”

Vợ của ông đã chuẩn bị những chỗ ngồi và chờ đức Phật. Vào lúc thấy đức Phật từ xa, lòng yêu thương của người mẹ đối với người con trai của bà trổi dậy trong bà. Bà cũng ôm chặt chân của đức Phật và khóc, nói rằng: “Con trai của ta, ta đã không gặp con trong một thời gian dài”.

Đức Phật đã ban một thời giảng pháp thích hợp cho ông Bà-la-môn và vợ của ông. Cả hai được giác ngộ làm những bậc Nhập lưu. Họ xin đức Phật cho phép họ dâng vật thực đến đức Phật và Tăng chúng miễn là đức Phật còn ở Sāketa. Đức Phật đã từ chối yêu cầu vì muốn những người dân khác cũng có cơ hội dâng vật thực đến ngài. Nhưng Ngài đã chấp nhận yêu cầu kế tiếp của ông Bà-la-môn là dùng vật thực ở tại nhà của ông sau khi đi khất thực và ban bài giảng pháp mỗi ngày.

Từ ngày ấy trở đi, dân chúng của Sāketa gọi ông Bà-la-môn là ‘cha của đức Phật’ và vợ của ông là ‘mẹ của đức Phật’.

Tôn giả Ānanda đã hỏi đức Phật tại sao dân chúng gọi ông Bà-la-môn và vợ của ông như vậy và tại sao ông Bà-la-môn và vợ của ông nói rằng họ là cha và mẹ của đức Phật.

Đức Phật đáp: “Này Ānanda, ông Bà-la-môn này và vợ của ông từng là cha mẹ của ta năm trăm kiếp liên tiếp, là cha mẹ của anh và chị ta năm trăm kiếp, là cha mẹ của em trai và em gái ta năm trăm kiếp. Như vậy, ông Bà-la-môn này và vợ nói rằng họ là cha và mẹ của ta bằng lòng thương yêu đặc biệt mà họ đã phát triển cho ta trong quá khứ”.

Vì ông Bà-la-môn và vợ của ông đã có cơ hội gần gũi tôn kính đức Phật và Tăng chúng, và mỗi ngày nghe pháp thích hợp, họ đã đắc ba Tuệ Quả cao hơn và trở thành bậc Ứng cúng (Arahant). Khi họ qua đời, đức Phật đã đến lễ tang của họ và ban một bài thuyết pháp về sự lão (Jarā sutta). Vào lúc cuối của bài giảng, tám mươi bốn ngàn người đã được giác ngộ thành bậc Thánh (Ariyā).

Vì tất cả chúng sanh đã đi qua vô số kiếp trong vòng luân hồi (saṃsāra) dài, không có ai chưa từng là cha hay mẹ của một người, con trai con gái của một người và v.v… Như đức Phật nói trong ‘Anamatagga Sutta’.

5. Biết các kiếp sống quá khứ bằng thiền tuệ.

Bằng việc nỗ lực thiền định, người tu thiền trước tiên tu tập chánh định là pháp ngăn các danh pháp phiền não (kilesa), nguyên nhân của tất cả khổ, do sanh từ trong tâm. Khi tâm thanh tịnh, ánh sáng phát ra rất sáng và thấu suốt làm cho người tu thiền có khả năng thâm nhập vào thân và tâm của mình và chỉ rõ, xác định danh pháp siêu lý và sắc pháp siêu lý mà tạo thành thân và tâm.

Tuệ mà có thể chỉ rõ và xác định sắc pháp siêu lý như trạng thái cứng mềm, co giãn (pathavī-địa), trạng thái chảy ra, quến dính lại (āpo-thủy), trạng thái nhiệt nóng lạnh (tejo-hỏa), trạng thái căng phồng, chống chịu, chuyển động (vāyo-phong) và các danh pháp siêu lý như tâm (citta) và các sở hữu tâm (cetasika) khác nhau được gọi là tuệ chỉ định sanh sắc (nāmarūpa-pariccheda-ñāṇa).

Khi đạt đến tuệ này, người tu thiền thấy rõ những gì thật sự tồn tại trong một người chỉ là năm uẩn gộp thành gồm có sắc pháp và danh pháp đang sanh và diệt rất nhanh và không dứt và không có pháp nào thường hằng để gọi là ‘ta, người, tôi, sinh mạng (jīva), ngã (atta) hay peta’. Như vậy, vị ấy có thể loại trừ cái thấy sai (sakkāya diṭṭhi).

Kế đến, vị ấy quan sát thấy biết rõ các nguyên nhân gây ra sắc và danh pháp. Vị ấy quan sát bằng tuệ trực tiếp bốn nguyên nhân: nghiệp (kamma), tâm (citta), quí tiết (utu), và dinh dưỡng hay vật thực (āhāra) – mà gây ra sắc pháp. Vị ấy còn quan sát xúc (phassa) giữa 6 môn quyền và các cảnh tương ứng mà gây ra chuỗi các lộ tâm và sở hữu tâm.

Kế đến, các nguyên nhân và quả của pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) được quan sát và thẩm tra để gạn lọc tất cả những hoài nghi gắn liền với quá khứ, với hiện tại và với vị lai, như “Tôi từng có ở quá khứ phải chăng? Tôi không từng có ở quá khứ phải chăng? Tôi từng là gì ở quá khứ? Tôi có được gì, từng là gì ở quá khứ? Tôi sẽ có ở vị lai hay chăng? Tôi sẽ là gì ở vị lai? Tôi sẽ có được gì, sẽ là gì ở vị lai? Từ kiếp sống gì đến kiếp sống này? Kiếp sống gì sẽ sinh ra tiếp theo kiếp sống hiện tại?”

Tuệ quan sát nguyên nhân của danh và sắc (tuệ hiển duyên - ‘paccaya-pariggaha-ñāṇa’).

Khi người tu thiền đã quan sát các nguyên nhân của danh và sắc bằng duyên liên quan của pháp liên quan tương sinh và đã từ bỏ sự do dự về ba thời, kế đến tất cả các trạng thái quá khứ, vị lai và hiện tại được vị ấy hiểu theo sự liên kết tử và tái tục. Pháp này đánh dấu trạng thái thanh tịnh của tâm bằng cách vượt khỏi sự do dự (kaṅkhā-vitaraṇa-visuddhi).

Như vậy, bằng việc nỗ lực thiền định để tu tập phát triển định và thanh tịnh tâm và kế đến thiền quán để quan sát nguyên nhân liên quan của pháp liên quan tương sinh, người tu thiền có thể quan sát rõ các kiếp sống quá khứ của mình và các kiếp sống vị lai bằng tuệ trực tiếp.

Một số người có thể tranh cãi rằng làm sao chúng ta có thể quan sát các kiếp sống vị lai là pháp chưa sanh? Bằng cách nghiên cứu sự xoay vòng của quả đất và mặt trăng, các nhà khoa học có thể đoán trước chính xác ngày và thời gian sự che khuất của mặt trăng và sự che khuất của quả đất. Tương tự, bằng cách theo dấu vết nguyên nhân liên quan của danh sắc ngược xuôi tới lui, người tu thiền có thể quan sát các kiếp sống quá khứ cũng như các kiếp sống vị lai của mình. Tâm chuyên chú, thanh tịnh là pháp đã được rèn luyện một cách đúng đắn có thể thấy pháp quá khứ cũng như pháp vị lai.

Có những trung tâm thiền gọi là “International Pa Auk Forest Buddha Sāsana Meditation Centers” ở Myanmar, nơi các người tu thiền từ nhiều quốc gia đang tu tập thiền định và thiền quán đúng theo lời dạy của đức Phật. Nhiều người tu thiền có thể quan sát các kiếp sống quá khứ của họ và các kiếp sống vị lai một cách thỏa đáng trong việc thẩm tra các nguyên nhân liên quan của pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda), bài thuyết quan trọng giải thích vòng luân hồi của tất cả chúng sanh một cách phải lẽ.

 

Tham khảo:
1.       Tiến sĩ Mehm Tin Mon, “Scientific Evidence for Past Existences and Future Existences,” xuất bản ở Miến ngữ. In lần thứ 7, p. 196-200.
2.       Ibid. P.200-205.
3.       Ibid. P.195.
4.       Tiến sĩ Mehm Tin Mon, “Two Paths for Future Existences”, xuất bản ở Miến ngữ. In lần thứ 3, p. 58-61.
5.       Tiến sĩ Mehm Tin Mon, “Scientific Evidences for Past Existences and Future Existences”, In lần thứ 7, p. 212-213.
6.       Narada Mahā Thera, “The Buddha and His Teaching”. Xuất bản bởi Singapore Buddhist Meditation Center, pp. 233-249.
7.       Tiến sĩ Mehm Tin Mon, “Scientific Evidences for Past Existences and Future Existences”, In lần thứ 7, p. 117.
8.       Ibid. 170-171.
9.       Ibid. 165-168.
10.     Gina erminara, “Many Mansions: The Edgar Cayce Story of Reincanation”. Asignet Book.
11.     Pa Auk Tawya Sayadaw và Tiến sĩ Mehm Tin Mon, Breakthrough in Samatha Meditation and Vipassanā Meditation”, Yangon, pp 51-75.

 

IV. Những Bằng Chứng Cho Các Kiếp Sống Vị Lai

Nếu người tin vào các kiếp sống quá khứ, người cũng tin vào các kiếp sống vị lai, đối với kiếp sống hiện tại là kiếp sống vị lai của kiếp sống quá khứ.

Cũng có nhiều bằng chứng cụ thể để thẩm tra tái tục vị lai sau khi tử ở kiếp sống hiện tại. Những bằng chứng sau sẽ được trình bày tóm tắt mà chính xác.

1. Các bằng chứng từ Tam tạng Phật giáo.
2. Sự nghiên cứu của tôn giả Mahā Moggallāna.
3. Tiếp xúc với những người đã chết qua trung gian thần thông.
4. Tiếp xúc trực tiếp với những người đã chết.
5. Biết các kiếp sống vị lai bằng thiên nhãn, thắng trí biết về tái tục theo nghiệp (kamma) và thắng trí biết về các kiếp sống vị lai.

1. Các bằng chứng từ Tam tạng Phật giáo.

(1) Phú ông Anāthapiṇḍika đã xả thí đại tu viện Jetavana đến đức Phật (Buddha), đã được tái tục trong cõi Tusitā sau khi tử. Vị trời đã đến Jetavana vào lúc nửa đêm, chiếu sáng cả tu viện, bày tỏ lòng tôn kính đến đức Phật và nói rằng: “Jetavana đã là nơi cư xá thường xuyên cho đức Phật và Tăng chúng. Do đó, tôi rất vui mừng, thưa Thế tôn”. Đức Phật kể cho Tăng chúng về việc này.

(2) Trong lúc đức Phật đang cư trú ở tu viện Jetavana, ông Bà-la-môn giàu keo kiệt Adinnapubbaka không gọi bác sĩ để chữa lành bệnh cho con trai của ông, Maṭṭhakuṇḍalī, người đang chịu khổ từ bệnh vàng da và chứng khó tiêu. Ông hỏi trong số các thầy thuốc về thuốc khó tiêu phù hợp và tự chuẩn bị thuốc. Thuốc không chữa khỏi bệnh và tình trạng của con trai ông trầm trọng hơn. Cuối cùng, ông đã mời một thầy thuốc bản địa đến nhà mình. Thầy thuốc biết rằng không thể chữa khỏi cho con trai của ông Bà-la-môn. Do đó, ông rời đi mà không có bất cứ sự điều trị nào, và nói rằng ‘tôi có việc quan trọng phải có mặt’.

Ông Bà-la-môn dời người con trai bệnh của ông ra hiên nhà ở lối vào nhà, vì ông không muốn những người bạn của ông có thể đến thăm con trai của ông, bước vào nhà và ông e rằng họ sẽ nhận ra tài sản lớn của ông. Khi đức Phật xem xét thế gian vào sáng sớm, Ngài thấy Maṭṭhakuṇḍalī. Dù người thiếu niên đã 16 tuổi, nhưng chưa thực hiện bất cứ nghiệp thiện nào do tà tín của mình. Đức Phật cũng biết chẳng bao lâu nữa người thiếu niên này sẽ chết và sẽ tái tục trong một cõi khổ. Do đó, trên đường đi khất thực của Ngài, đức Phật đứng ở cổng nhà của ông Bà-la-môn và phóng ra những tia hào quang để báo cho chàng thiếu niên biết về sự hiện diện của Ngài.

Trong khi thấy đức Phật thanh lịch, rạng rỡ, Maṭṭhakuṇḍalī đã phát triển lòng tôn kính sâu sắc đến đức Phật. Hàng tỷ tâm thiện đã sanh và diệt để lại hàng tỷ nghiệp (kamma) trong dòng danh pháp của Maṭṭhakuṇḍalī trong thời gian phát triển lòng tôn kính đến đức Phật. Đức Phật biết rằng một trong những nghiệp này sẽ trợ cho tái tục của chàng thiếu niên ở một cõi trời sau khi tử. Do đó, đức Phật đã bắt đầu tiếp tục việc khất thực của Ngài. Maṭṭhakuṇḍalī đã trông theo đức Phật với lòng tôn kính cho đến khi còn có thể thấy đức Phật. Sau đó, chàng thiếu niên tử và tức khắc được tái tục làm một vị trời ở một lâu đài vàng, vây quanh bởi một ngàn thiên nữ ở cõi trời Tāvatiṃsā.

Maṭṭhakuṇḍalī có thể hưởng sự xa hoa cõi trời chỉ vì bày tỏ lòng tôn kính đến đức Phật (Buddha) trong một thời gian ngắn trước khi tử. Nếu chúng ta có thể thật tâm bày tỏ lòng tôn kính sâu sắc đến đức Phật cao thượng suốt cả kiếp sống của chúng ta, dĩ nhiên chúng ta sẽ gặt hái những lợi ích không thể tả được.

Mỗi ngày, ông Bà-la-môn keo kiệt đã đi đến nghĩa địa và khóc bên mộ của con trai ông. Từ cõi trời, vị trời Maṭṭhakuṇḍalī có thể thấy người cha trước. Do đó, vị trời đã đi xuống cõi nhân loại giả dạng Maṭṭhakuṇḍalī nguyên bản chính và cũng khóc to.

Ông Bà-la-môn đã nhận ra chàng trai khóc và hỏi cậu ta.

– “Tại sao con quá giống với con của ta? Tại sao con khóc?

– “Tôi có một xe bò, nhưng tôi không có bánh xe cho chiếc xe. Do đó, tôi khóc”.

– “Ta sẽ làm bánh xe cho chiếc xe của con. Con muốn bánh xe vàng hay bánh xe bạc?”

– “Tôi không muốn bánh xe vàng và bánh xe bạc. Tôi muốn mặt trời và mặt trăng thay cho bánh xe của xe tôi”.

– “Con thật dại dột. Ai có thể lấy được mặt trời và mặt trăng? Khóc có lợi ích gì đối với những gì con không thể lấy được?”

– “Tôi đang khóc để có được mặt trời và mặt trăng mà tôi có thể thấy. Còn ông đang khóc vì sự chết của con trai ông, là người ông không thể thấy. Giữa hai chúng ta, ai là người dại dột hơn ai?”

– “Hay, hợp lý, ta dại dột hơn. À này, con là ai?”

– “Tôi là người con trai đã chết của ông, Maṭṭhakuṇḍalī”.

– “Bây giờ con ở đâu?”

– “Tôi là một vị trời ở cõi Tāvatiṃsā”.

– “Con đã làm nghiệp thiện gì để trở thành một vị trời?”

– “Ngay trước khi tử, tôi đã bày tỏ lòng tôn kính sâu sắc đối với đức Phật. Không nên là người keo kiệt và đừng để bị dính mắc vào sự giàu sang. Hãy dùng sự giàu sang của mình để dâng vật thực đến đức Phật và Tăng chúng”.

Ông Bà-la-môn giàu có đã thỉnh đức Phật và Tăng chúng nhận vật thực ở tại nhà của mình ngày kế. Người dân thành Sāvatthi ngạc nhiên khi nghe tin rằng ông Bà-la-môn keo kiệt sẽ dâng vật thực đến đức Phật và Tăng chúng. Do đó, họ đến để xem ông dâng vật thực đến đức Phật và Tăng chúng.

Đức Phật đã ban một bài giảng về “Ý dẫn đầu tất cả các danh pháp” (manopubbaṅ-gamādhammā). Ông Bà-la-môn keo kiệt và Maṭṭhakuṇḍalī được giác ngộ thành những bậc Nhập lưu. Tám mươi bốn ngàn người cũng được giác ngộ thành những bậc Nhập lưu.

(3) Xưa kia, đức Phật thuyết một bài giảng vào lúc đêm, gần hồ Gaggarā, ở xứ Campā. Một con ếch nhỏ đến gần từ hồ và lắng nghe pháp âm với lòng hoan hỷ và tôn kính. Vào sát-na ấy, một người chăn bò đến nơi con ếch nhỏ nằm yên ở đằng sau những thính giả và tình cờ ấn mạnh gậy nhọn trên con ếch. Con ếch tử và tức khắc được tái tục làm một vị trời trong một lâu đài vàng lớn với nhiều người phục vụ ở cõi Tāvatiṃsā.

Vị trời suy nghĩ biết rằng nghiệp thiện nghe pháp (dhamma) với lòng tôn kính như con ếch đã tạo ra kiếp sống cõi trời của anh ấy. Do đó, vị trời tức khắc ra khỏi lâu đài, xuống cõi nhân loại và bày tỏ lòng tôn kính đến đức Phật. Đức Phật biết vị ấy từng là ai. Tuy nhiên, mục đích để các thính giả biết, Ngài hỏi vị trời: “Ông là ai?”

– “Con từng là con ếch từ hồ này. Trong lúc con nghe âm thanh của Ngài với lòng tôn kính, con bị giết và tái tục làm một vị trời”.

Đức Phật đã hỏi câu hỏi ba lần và ba lần vị trời đều đưa ra cùng câu trả lời. Thính giả rất thích thú biết những lợi ích tức thì của việc nghe bài giảng của đức Phật. Đức Phật tiếp tục thuyết bài giảng một cách chi tiết. Tám mươi bốn ngàn người đạt đến giác ngộ và thoát khỏi khổ. Vị trời cũng trở thành bậc Nhập lưu.

(4) Có một vị Bà-la-môn sống gần tu viện Jetavana với tên gọi là ‘Todeyya’. Dù ông từng là một nhà triệu phú nhưng trong việc xả thí ngay cả một cắc ông cũng không cho, vì ông giữ chặt tà tín (niềm tin sai). Khi ông tử, ông trở thành một con chó ở tại nhà của ông, là nhà mà ông bị dính mắc, quyến luyến. Vì con chó này có thể nhớ về các kiếp sống quá khứ của nó, nó đi theo sau chú bé Subha, người con trai lúc trước của nó, bất cứ nơi nào chú bé đi. Subha trở nên thích con chó, chăm sóc cho nó ăn đầy đủ, và để nó ngủ trên giường.

Đức Phật biết về con chó; do đó, Ngài chủ định đi khất thực ngang qua phía trước nhà của Subha. Con chó nhắm vào đức Phật sủa và Ngài dừng chân, nói rằng: “Ô này Todeyya, ông không bày tỏ lòng tôn kính đến ta khi ông còn là người nhân loại và bây giờ ông còn nhắm vào ta sủa khi ông trở thành một con chó”.

Con chó rất buồn khi nghe lời phê bình của đức Phật. Nó hổ thẹn! Biết rằng đức Phật biết về tiền kiếp của nó. Đến nỗi rất đau khổ. Nó nằm trên một đống tro. Thấy con chó nằm trên đống tro, Subha hỏi người hầu của cậu là con chó có vấn đề gì.

Người hầu đáp: “Thưa chủ, tu sĩ Gotama đã gọi con chó là ‘Todeyya’.”

– “Tu sĩ Gotama đã khẳng định rằng cha của ta trở thành một con chó sau khi tử. Ta không thể chịu sự sỉ nhục này. Ta sẽ làm rõ vấn đề với Ngài”.

Subha đã giận dữ và đi đến tu viện Jetavana. Đức Phật đã biết anh ta đang đến và Ngài chờ anh ta. Khi anh ta đã đến gần đức Phật, Ngài điềm tĩnh hỏi anh ta: “Này Subha, anh đã kiếm được bốn hủ vàng mà cha anh đã để lại chưa?”

Dù Subha có được tất cả tiền mà người cha của anh để lại, nhưng anh chưa có được bốn hủ vàng. Anh đang tìm chúng và đức Phật biết về điều này. Khi đức Phật hỏi anh về điều anh quan tâm đến nhất, sự phẫn nộ của anh tức khắc lắng đi và anh trả lời: “Thưa Ngài, chưa. Tôi chưa tìm được chúng”.

– “Nếu anh muốn có được chúng, anh trở về nhà và cho con chó của anh ăn đồ ăn ngon và đầy đủ. Khi nó trở nên buồn ngủ, anh vỗ lưng của nó bằng tay của mình và hỏi: ‘Cha, Cha đã chôn các hủ vàng ở đâu?’ Anh sẽ có được kết quả”.

Subha sung sướng đi về nhà. Anh cho con chó của anh ăn đến no nê. Khi nó trở nên buồn ngủ, anh đã vỗ vào lưng của nó và hỏi: “Cha, Cha đã chôn các hủ vàng ở đâu?”

Đến nỗi người ta không ngần ngại gọi con chó của họ là ‘cha’ để có được các hủ vàng! Con chó của Subha rất thích thú, vì người con trai xưa của nó gọi nó là ‘cha’. Nó tức khắc nhảy lên và chạy đến nơi mà các hủ vàng được chôn. Khi đào ở nơi đó, Subha kiếm được các hủ vàng. Anh cảm ơn đức Phật và trở thành người mộ đạo của đức Phật.

(5) Vị tu sĩ Tissa qua đời ở tu viện Jetavana với sự dính mắc vào một bộ y mới được chị của ông dâng. Ông trở thành một con bọ chét trong vạt y. Khi vị đồng trú của ông chia những y và các vật phẩm khác của ông, con bọ chét đã thét: “Tôi sẽ không cho y của tôi”. Đức Phật đã nghe từ hương phòng của ngài. Ngài bảo chư Tăng chờ bảy ngày trước khi chia các vật phẩm của Tissa. Sau bảy ngày, con bọ chét qua đời sang một kiếp sống mới.

2. Sự nghiên cứu của tôn giả Mahā Moggallāna.

Tôn giả Mahā Moggallāna, bậc thượng thủ Thinh văn, là đệ nhất thần thông trong hàng đệ tử của đức Phật. Ngài thường xuyên viếng thăm các cõi trời cũng như các cõi khổ để phỏng vấn những người trời và những người khổ.

(1) Ngài thường vẫn hỏi những người trời tại sao họ có thể hưởng quá nhiều sự xa hoa. Sau khi được biết những nghiệp phước thiện mà họ đã thực hiện và quá nhiều sự xa hoa mà họ hưởng, ngài xuống cõi nhân loại và nói cho mọi người biết về những việc này.

Vào một lần trong quá khứ, ngài gặp một tòa lâu đài mới rất lớn ở cõi Tāvatiṃsā và hỏi người chủ làm sao bà có được nó. Người chủ của tòa lâu đài nói: “Khi đại cận sự nữ Visākhā dâng tu viện Pubbārāma đến đức Phật và chia phước, tôi đã tán dương nghiệp thiện và thành tâm của bà ấy bằng lời “Sādhu! Sādhu! (tốt lắm! lành thay!). Do nghiệp thiện ấy, tôi có được tòa lâu đài lớn này”.

(2) Tôn giả Mahā Moggallāna còn viếng cả các cõi khổ. Ngài đã hỏi những người khổ rằng, nguyên nhân khổ của họ là chi. Họ kể cho Ngài biết về những hành vi ác mà họ đã làm. Ngài trở về cõi nhân loại và kể lại cho mọi người biết về những chuyện này.

Trong một câu chuyện về một người đàn ông có hai vợ. Ông chú ý nhiều vào người vợ trẻ hơn, là người đẹp hơn. Người vợ lớn hơn trở nên ganh tị và trộm y phục đẹp và mỹ phẩm của người vợ trẻ để cô ta không thể tự làm đẹp. Tuy nhiên, người chồng vẫn quan tâm người vợ trẻ hơn. Vào một đêm, người vợ lớn rắc một ít bột ngứa lên giường của người vợ trẻ. Khi người vợ trẻ lên giường ngủ, cô cảm thấy ngứa toàn thân với một số chỗ sưng đỏ trên da. Cô khóc một cách đáng thương.

Không lâu sau đấy, người vợ lớn tử và trở thành ngạ quỷ (peta) khổ bằng cách hóa sanh. Có một đêm, bà đã xuất hiện ở phía trước người vợ trẻ trong khi người ấy đang tắm. Bà quá xấu xí và quá khủng khiếp, đến nỗi người vợ trẻ thấy sốc và suýt nữa ngất.

Ngạ quỷ nói: “Em, đừng sợ. Ta là chị lớn của em. Sau khi tử, ta trở thành một ngạ quỷ khổ. Ta không có gì để ăn và uống. Ta không có y phục vì ta đã trộm y phục xinh đẹp của em. Ta bị sưng đỏ trên da của ta và cảm thấy ngứa khắp thân của ta vì ta đã làm điều giống vậy với em. Ta xin lỗi em và xin hãy giúp ta. Làm ơn dâng vật thực và y phục đến Tăng và chia phước với ta”.

Do nghiệp bất thiện của kiếp sống quá khứ, bà ấy phải thành một ngạ quỷ khổ không có gì để ăn, để uống và để mặc. Nếu người thân thực hiện những nghiệp phước thiện và chia phước và nếu ngạ quỷ có thể tùy hỷ đối với nghiệp thiện và thành tâm nói lời sādhu! sādhu! (tốt lắm! lành thay!), nghiệp thiện mà bà đạt được có thể giải phóng bà khỏi khổ cảnh và cung cấp cho bà đồ ăn, thức uống và y phục. Những nghiệp ác và nghiệp thiện thật là mạnh mẽ.

3. Tiếp xúc với những người đã chết qua trung gian thần thông.

Khi một số người nhân loại tử, họ có thể trở thành những phi nhân. Những phi nhân nghĩa là những địa thiên, những người thuộc về cõi Tứ đại thiên vương (Catumahārājika). Trong số những phi nhân, chư thiên bảo vệ quả đất (bhumma deva) và những thần cây (rakkha deva) có nơi ở hay trú xứ riêng của họ. Nương vào chúng và sống một cách cực khổ trên cây, trong bụi rậm, trong khe núi, những hẽm núi, những hang, động, những đường hầm, những nhà hoang và những mộ địa gọi là những phi nhân bhumma-sita. Họ không có nơi ở riêng của họ. Họ thường được biết đến như ngạ quỷ (peta), a-tu-la (asura), yêu tinh (rakkhasī), v.v…

Những phi nhân này không có nơi trú là những phi nhân khổ. Vì họ không có hạnh phúc, họ còn được gọi là a-tu-la đọa xứ (vinipātikā asurā).

Những a-tu-la đọa xứ (vinipātikā) nhỏ ở ngoài đường, giữa những ngôi nhà và trong mỗi ngóc ngách và những góc tối tăm. Họ đi lang thang trên đường và từ nơi này sang nơi khác để tìm kiếm vật thực còn thừa, nước nhầy ở mũi, nước nhầy, đờm dãi, v.v… Họ thấp kém hơn người nhân loại, họ không thể vào khu vực có các tòa nhà hay rào vây quanh hay một ngôi nhà mà không có sự cho phép của chủ nhà. Họ cao hơn con người ở một khía cạnh, đó là, họ có thể tự làm cho họ vô hình bằng sức mạnh của nghiệp của họ. Họ có thể tự bảo vệ bằng sức mạnh này để khỏi bị tổn hại bởi con người.

Như người nhân loại khác ở cấp bậc, địa vị và quan điểm, những phi nhân cũng khác nhau ở khả năng, địa vị và quan điểm. Nếu một người tử và trở thành một phi nhân, quan điểm và tính khí của hai người sẽ là ít nhiều giống nhau. Vì có những phi nhân tính tốt là những người muốn giúp người nhân loại, cũng có những phi nhân tính xấu xa độc ác gây những phiền phức, khổ sở cho người nhân loại.

Nếu một người sau khi tử bị hóa sanh làm một phi nhân hay ngạ quỷ khổ, vị ấy có thể tiếp xúc với những người thân của họ. Những phi nhân và những ngạ quỷ khổ như loại đó có thể tiếp xúc với người nhân loại là những thần bảo vệ cây, chư thiên hộ trì quả đất, những phi nhân bhummasita và những ngạ quỷ khổ paradattupa-jīvita[3] sống gần người nhân loại. Vì ngạ quỷ khổ thuộc về chúng sanh khổ dục giới, họ khổ hơn những phi nhân bhummasita. Có nhiều loại ngạ quỷ khổ khác nhau và trong số chúng, chỉ ngạ quỷ khổ paradattupa-jīvita có thể tiếp xúc với người nhân loại và có thể nhận sự chia phước khi những người thân của họ chia phước với họ.

Những phi nhân bhummasita và ngạ quỷ (peta) khổ có thể được hóa sanh hoặc họ có thể được thụ thai trong tử cung của mẹ họ và sanh từ tử cung vào lúc thích hợp như người nhân loại (tái tục sau khi được thụ thai trong tử cung).

Khi họ được sanh bằng hóa sanh, thân của họ chủ yếu gồm có những sắc nghiệp (kammaja rūpa). Như vậy, họ có thể không bị nhìn thấy hay xúc chạm bởi người nhân loại. Những người nào với khả năng kém không thể tự làm cho họ hữu hình, còn những người nào với khả năng cao có thể tự làm cho họ hữu hình.

Mặc dù họ đi lang thang trên đường, ở mọi ngóc ngách và góc tối tăm, họ không thể bị nhìn thấy bằng mắt thường của chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta tu tập và phát triển chánh định hay khả năng ngoại cảm, chúng ta có thể thấy họ.

Hơn nữa, có người trong thế gian được khả năng thần thông từ lúc sanh và có thể thấy những phi nhân và ngạ quỷ khổ, và liên lạc, thông tri với họ.

Một số người nổi tiếng có sức mạnh tâm linh là bà Leonora Piper và Tiến sĩ Elizabeth Kubler-Ross ở Hoa Kỳ và bà Estelle Roberts ở Anh quốc.

(1) Bà Leonora Piper, một con quạ trắng và một người hảo tâm.

Leonora Piper từng kết hôn với William Piper ở tuổi 22. Ba năm sau, bà sanh một bé gái. Rồi một vết thương cũ làm cho bà khổ sở. Bà tham khảo với một nhà ngoại cảm mù. Bà bị ngất trong khi đang được người ấy khảo sát.

Tuần kế, bà Piper có mặt theo thường lệ gặp người đó, là người liên lạc với người đã chết. Bà Piper đã rơi vào sự thôi miên. Bà ngồi dậy, lấy tờ giấy và cây viết chì từ cái bàn, viết gì đó rất nhanh và đưa tờ giấy sang một người đàn ông trong vòng tròn.

Khi bà tỉnh trở lại, người đàn ông đó đã cảm ơn bà vì đưa ông thông điệp từ người con trai đã chết của ông. Bắt đầu từ lúc ấy, bà trở thành một người trung gian liên lạc giữa một phi nhân và người thân cũ của phi nhân ấy.

Trong việc liên lạc, thông tri với thế giới phi nhân, một phi nhân chỉ dẫn có thể điều khiển lưỡi của bà Piper để nói những từ mà ngạ quỷ mong muốn bà nói hay ngạ quỷ chỉ dẫn có thể điều khiển tay của bà Piper viết một cách tự động những gì thế giới phi nhân muốn thông tri.

Như vậy, ba người từ thế giới phi nhân có thể gửi thông điệp qua bà Piper cùng lúc – một điều khiển tay phải của bà để viết một cách tự động, người khác điều khiển tay trái của bà viết thông điệp xuống và người thứ ba điều khiển lưỡi của bà nói ra thông điệp. Trong lúc đó, bà Piper trong tình trạng bị thôi miên không có sự tỉnh táo nào.

Nhà triết học Hoa Kỳ nổi tiếng thế giới, William James, giáo sư tâm lý học ở đại học Harvard, giám sát vòng tiếp xúc của bà Piper trong một năm rưỡi và nghiên cứu khả năng ngoại cảm của bà. Ông nhận xét:

“Nếu bạn muốn bác bỏ lời tuyên bố rằng tất cả con quạ đều đen, bạn không cần cố gắng cho thấy không phải tất cả các con quạ đều đen. Bạn chỉ tìm một con quạ trắng. Nếu bạn có thể cho thấy một con quạ trắng thì lời tuyên bố tất cả con quạ đều đen bị bãi bỏ. Con quạ trắng tôi đã tìm thấy là bà Piper. Khi bà trong tình trạng thôi miên, bà có thể thấy, nghe và biết những gì bình thường không thể được thấy, nghe và biết”.

Bà Piper đã được mời đến Anh quốc vài lần. Nhà vật lý học nổi tiếng người Anh, ông Oliver Lodge, đã sắp xếp đợt tiếp xúc của bà Piper tại nhà của ông. Ông thường khen ngợi bà Piper, do bà, ông tin về các kiếp sống vị lai. Bà Piper tiên đoán rằng con trai của ông, Raymond, sẽ chết trong thế chiến thứ nhất. Sự tiên đoán ấy đã thành sự thật.

Bà Piper đã chết vào năm 1950. Khi con gái của bà viết một quyển sách về bà. Ông Oliver Lodge đã viết trong lời giới thiệu như sau:

“Bà Piper từng là một nhà đại hảo tâm của nhân loại. Bà đã hoàn thành nhiều việc tốt cho con người bằng sức mạnh khả năng ngoại cảm của bà. Bà đã làm yên nổi sầu khổ và lo lắng của nhiều gia đình đau khổ bằng việc giúp họ liên lạc với những người yêu quí của họ. Bà làm rõ theo cách thiết thực và chính xác rằng có những kiếp sống vị lai sau khi tử. Bà còn tạo những thay đổi cho các nhà khoa học để điều tra tính chất và đặc tính của tâm ở ngoài thân.”

(2) Estelle Robert và phi nhân Red Cloud.

Estelle Robert ở Anh quốc có thể thấy những phi nhân và liên lạc, thông tri với họ suốt kiếp sống của cô từ thời thơ ấu. Cô đã giúp nhiều người liên lạc, thông tri với những người thân đã tử của họ nhiều lần từ 1925 đến 1970.

Khi Estelle Robert ra ngoài, cô có thể thấy những phi nhân đi đây đó trên những con đường. Nó như thể gặp nhiều người trên một con đường đông đúc trong một khu phố thương mại, mỗi người đi trên đường của họ. Sau khi thấy những phi nhân nhiều lần, cảnh trở nên quen thuộc và bình thường.

Estelle Robert đã lập gia đình ở tuổi mười tám. Bà đã sanh ba người con và sau đó chồng bà nằm liệt giường với bệnh kinh niên. Cho nên, bà đã phải chăm sóc người chồng bệnh cũng như các đứa con của bà và bà phải làm việc để cấp dưỡng gia đình. Như vậy, bà đã phải trải qua nhiều thử thách gay go và đau khổ.

Khi chồng của bà qua đời, ba đêm liên tiếp, ông gặp bà như một phi nhân với một gương mặt rất buồn, phi nhân đã gọi bà đi với ông.

– “Làm sao tôi có thể đi cùng với ông?”, bà hỏi.

– “Bà chết và bà đi cùng với tôi,” phi nhân nói.

– “Tôi không thể chết. Tôi phải nuôi nấng, dạy dỗ các con.”

Phi nhân không nói thêm gì nữa và rời đi một cách buồn bã.

Vào trước ngày an táng, phi nhân đến lần nữa và xin lỗi bà: “Tôi không hiểu, tôi không cần bà nữa. Bà không cần chăm sóc tôi nữa. Tôi có thể tự sống. Những gì bà nói là sự thật. Mọi người sống trong thế giới phi nhân sau khi tử từ kiếp sống nhân loại. Điều này rất ngạc nhiên”.

Estelle Robert nói: “Vì bạn vẫn tiếp diễn sau khi tử, tất cả những người chết khác cũng vẫn tiếp diễn sau sự tử của họ ở kiếp sống nhân loại. Tôi phải kể cho mọi người về điều này để cả thế giới biết về nó”.

Khi ấy, Estelle Robert đã ba mươi tuổi. Bà kết hôn với Arther Roberts vào năm kế. Vì bà không phải đi làm nữa, nên bà có thêm thời gian để nghĩ về những phi nhân mà đã đến với bà. Bà cũng thường dự những cuộc hội họp về phi nhân, ở đó, những người thân đang sống liên lạc với những phi nhân của những người thân đã chết của họ qua một người trung gian có khả năng ngoại cảm.

Sau đó, người trung gian nói Estelle Robert rằng: “Bà cũng là một người trung gian. Bà có nhiều điều để làm. Khi thế giới phi nhân chọn bà và trao cho bà trách nhiệm, đừng từ chối nhận nó.”

Estelle Robert muốn dùng khả năng ngoại cảm của bà vì lợi ích của mọi người. Một đêm, bà đang ngồi một mình trong bóng tối để liên lạc với thế giới phi nhân. Sau đó, bà nghe lời phát biểu cao thượng chính xác bằng Anh ngữ:

– “Tôi đến phụng sự thế gian. Tôi sẽ làm việc với bà”.

Estelle Robert hỏi: “Ông là ai?”

Tiếng nói trả lời: “Bà gọi tôi là Red Cloud. Tôi sẽ là người dẫn dắt phi nhân của bà”. Vào lúc ấy, có sự xuất hiện một cái đầu của một người đàn ông có ánh sáng bao quanh với nước da màu ôliu, mắt huyền và râu thưa đậm.

Red Cloud là người có học thức và mạnh mẽ. Ông phục vụ việc hướng dẫn phi nhân và bảo vệ Estelle hơn năm mươi năm. Cộng tác với Estelle Robert, ông ấy xác nhận sự tiếp tục kiếp sống của thế giới phi nhân với mọi người theo một cách thiết thực và lạ thường. Ông cũng chữa cho nhiều bệnh nhân về những bệnh mãn tính.

Ông cũng xác nhận sự khác nhau giữa thế giới phi nhân và thế giới vật chất được biết đối với các nhà khoa học theo một cách ngạc nhiên.

Ví dụ, một tuần sau khi gặp Red Cloud, Estelle đã mời chồng của bà, Arther đến ngồi phía trước bà trong phòng khách trong bóng tối. Họ ngồi đối diện trên mỗi ghế. Chẳng mấy chốc, ánh sáng dò tìm rực rỡ màu vàng kim rơi trực tiếp vào Estelle Roberts từ trên như một tia sáng rọi tìm rơi vào một vũ công trên khán đài. Phản ứng của Arther rất nhanh. Ông nhận xét:

– “Estelle, bà ở đâu? Bà đã đi đâu?”

– “Tôi đang ngồi trước mặt ông. Tôi không đi đâu cả”.

– “Không thể nào. Không có ai trên ghế của bà. Tôi có thể thấy nền nhà và tựa lưng của ghế”.

– “Trong trường hợp đó, ông đếm những lỗ trống của mặt ghế mây”.

Arther cúi về phía trước và chạm mặt ghế mây bằng ngón tay trỏ để đếm những lỗ trống. Ông đã không chạm Estelle Roberts.

Arther đã trả lời: “Hai mươi tám lỗ theo một chuỗi liền.”

Sau đó, ánh sáng ngay lập tức biến mất. Estelle và Arther ngồi trong tối như trước. Arther lập tức bật đèn phòng lên và đếm những lỗ trống trên mặt ghế mây. Quả thực có hai mươi tám lỗ theo một chuỗi liền!

Một vài năm sau, Estelle Roberts trở nên nổi tiếng. Một nhiếp ảnh gia chụp một ảnh của Estelle Roberts đang ngồi trên một cái ghế. Khi film được rửa, đó là một cái ghế trống nhưng Estelle Roberts không ngồi trên đó.

Một thông điệp bí mật giữa hai người tình.

Một ngày nọ, một thiếu nữ hiện diện ở một cuộc hội họp tâm linh của Estelle Roberts. Cô thiếu nữ muốn liên lạc với người yêu của cô, người vừa chết trong một tai nạn. Người yêu phi nhân của cô tức khắc đến và đưa một thông điệp cho Estelle nhiều lần. Estelle đã do dự nói ra thông điệp đó; do đó, bà đã hỏi cô thiếu nữ: “Có phải người yêu của cô thường nói những lời nói khó nghe?”

– “Không, anh ấy đã nói gì?”

– “Anh ấy nói lặp đi lặp lại nhiều lần ‘Not bloody likely’.”

– “Nó là như vậy hả? Ha! ha! ha! Đó là thông điệp được nhiều người biết đến từ một vở kịch của Bernard Shaw. Khi người yêu của tôi và tôi còn bên nhau, chúng tôi đồng ý dùng thông điệp đó để nói cho người sống biết nếu một trong hai chúng tôi chết.”

Những phi nhân được sanh bằng hóa sanh nhớ các kiếp sống quá khứ của họ và người yêu của họ. Họ vẫn yêu người yêu của họ và đi theo bất cứ nơi nào họ đi. Estelle Roberts đã nhận xét rằng tính khí, cách cư xử của họ và cách họ nói không thay đổi.

Vẫn nhớ từ thế giới phi nhân.

Người con trai trẻ nhất của Estelle, Terrence Robert, không tin về khả năng ngoại cảm và anh không muốn nghe về thế giới phi nhân. Estelle muốn cậu ta biết về những kiếp sống vị lai của con người khi họ chết. Nhưng bà không muốn nói theo cách mạnh mẽ.

Khi Terrence được hai mươi tuổi, cậu ta trở thành một quân nhân trẻ trong Không lực Hoàng gia. Vào một cuối tuần, cậu ta về nhà với một cô bạn gái để gặp mẹ của cậu. Trong khi họ đang nói chuyện ở phòng khách, Estelle Robert ngẫu nhiên nói với con trai của bà, gọi cậu ta là Terry: “Terry, một người bạn của con đang đứng bên cạnh con đấy.”

– “Thật vậy sao? Vậy tên của cậu ta là gì?”

Terrence cho đó là lời nói đùa và trả lời khôi hài.

– “Tên của cậu ta là Jimmy Macfarlance. Con có một người bạn tên đó hay chăng?”

– “Ồ, vâng! Cậu ta đã chết hay sao?”

– “Cậu ta đã chết khoảng một năm rồi. Tại sao cậu ta cứ gọi con là ‘Toady’ (cậu cóc)?”

– “Thật vậy sao? Ôi Chúa ơi … Con đã không được gọi là ‘Toady’ (cậu cóc) nhiều năm rồi. Chỉ có Jimmy gọi con như vậy. Khi chúng con còn ở trường học, con có nuôi ba hay bốn con cóc vì con thích chúng. Do đó, cậu ta gọi con là ‘Toady’ (cậu cóc). Mẹ, mẹ nghe cậu ta gọi con là ‘Toady’ (cậu cóc) à?

– “Làm sao mẹ có thể biết nếu cậu ấy không gọi con như vậy?”

– “Làm sao cậu ta chết vậy mẹ?”

– “Cậu ta phục vụ trong Hải quân. Trong thời gian chiến tranh Thế giới thứ hai, trong khi chiến hạm của họ thả neo đậu ở Scotland, máy bay ném bom của địch dội bom chiến hạm của họ và cậu ấy bị ném xuống biển. Cậu ấy đã chết đuối dưới biển. Cậu ấy nói rằng mẹ của cậu ấy vẫn còn sống trong ngôi nhà cũ.”

Terrence đột ngột đứng dậy và nắm tay bạn gái của anh.

– “Đi, chúng ta hãy đi đến mẹ của Jimmy. Anh biết chỗ”.

Họ trở lại khoảng hai giờ sau. Họ đã nói chuyện với mẹ của Jimmy và họ nhận thấy những gì Estelle Roberts nói đều là thật.

Estelle Roberts nói rằng: “Terry, bạn của con, Jimmy, để lại thông điệp cho con. Con chú ý lúc chín giờ vào sáng thứ hai. Cậu ta sẽ cho con xem một số dấu hiệu mà con có thể nhớ”.

Vào sáng thứ hai Terrence phải báo cáo về nhiệm vụ ở văn phòng của mình. Tuy nhiên, cậu ta ngủ quá giờ. Do đó, cậu ta vội vã, lao vào sân nhà thờ để báo cáo về nhiệm vụ đúng giờ. Vừa lúc đó, đồng hồ ở trên tháp đồng hồ rung chuông chín lần. Terrence cúi xuống một chút để đi qua một nhánh thấp của một cây thông. Tuy nhiên, nón của cậu ta bị vướng trên nhành cây và rơi trên mặt đất.

Trong khi Terrence nhặt nón của cậu ta lên, cậu ta nhớ lại lời truyền đạt của Jimmy. Cùng lúc ấy, cậu ta cũng nhớ lại Jimmy thường hay lật ngược nón trường học của anh ấy không biết bao nhiêu lần vào những ngày học ở trường của họ.

– “Ồ, bạn Jimmy của tôi, bạn vẫn còn nhớ tôi từ thế giới phi nhân!”

 

Liên Lạc, Thông Tri Giữa Công Chúng Và Những Thân Nhân Đã Chết Của Họ.

Hơn năm mươi năm Estelle Robert phục vụ công chúng để giúp họ thông tri với những thân nhân đã chết của họ từ thế giới phi nhân. Liên lạc cộng đồng với những người đã chết đã được tiến hành trong hội trường công cộng khắp Anh quốc cũng như ở Châu Âu và Ireland. Hàng ngàn người thường đến đầy hội trường công cộng để có cơ hội liên lạc với những thân nhân đã chết của họ.

Tin tức về việc tổ chức những buổi liên lạc, thông tri công khai với những người đã chết thường được loan báo trước trong những tập san và báo giấy. Đến mức người ta kéo đến chật ních hội trường vào ngày đã định. Nhiều thân nhân của người chết từ thế giới phi nhân cũng đến nơi liên lạc.

Estelle Roberts đã đi đến hội trường sớm một giờ và bắt liên lạc với thế giới phi nhân.

“Tôi đến đây để làm cầu nối giữa bạn và các thân nhân đang sống của bạn. Tôi sẽ giúp bạn liên lạc với họ. Tất cả các bạn cũng làm ơn giúp tôi.”

Những người từ thế giới phi nhân cũng muốn liên lạc với những thân nhân của họ. Họ muốn nói với những thân nhân của họ rằng họ đã không chết và họ vẫn còn sống. Họ muốn chấm dứt sự sầu, lo của cha mẹ và những người thân của họ. Họ đã cố gắng liên lạc với những người thân của họ, nhưng họ không thể. Cho nên, họ đã liên tục chờ cơ hội vàng để liên lạc với những người thân của họ qua một trung gian.

Thời gian để liên lạc đã đến. Các thành viên của ban điều hành và Estelle Roberts đã vào vị trí của họ. Cuộc hội họp với những phi nhân bắt đầu bằng một sự cầu nguyện. Kế đến một thành viên nổi bật của ban điều hành cho lời giới thiệu.

Tiếp theo, Estelle Roberts đã đi đến phía trước khán đài, giữ mi-crô-phon trong tay của bà. Những người vô hình từ thế giới phi nhân vây quanh bà, van xin bà để ông ta hay bà ta liên lạc với cha hay mẹ của họ. Estelle phải yêu cầu họ lần lượt nói.

Khán thính giả đang chờ trong sự trông mong lớn lao. Tay phải của Estelle Roberts trỏ hướng về thính giả, nói vào mi-crô-phon: “Molly Johnson, con gái Lezlie của bà chuyển cho bà một thông điệp ‘Mẹ, mẹ nhìn vào tấm ảnh và đã khóc sáng nay. Con buồn khi thấy mẹ khóc. Con đồng ý với mẹ, con không có chết, con vẫn còn sống. Con đã trò chuyện với mẹ, nhưng mẹ không thể nghe con nói. Mẹ, con xin mẹ đừng khóc nữa’.”

Bà Molly Johnson đã rất hài lòng khi nghe thông điệp.

Estelle Roberts lần nữa loan báo: “Ông Herrickson, tôi có một thông điệp cho ông từ con trai Johnson của ông. Cậu ấy nói cậu ấy đã chết do tai nạn mô-tô. Đây là thông điệp của cậu ấy: ‘Cha và mẹ, con thành thật xin lỗi vì đã gây ra sự không vui cho cha mẹ vì tai nạn của con. Nó đã xảy ra quá nhanh đến mức con không thể tránh. Nhưng con không có chết, con vẫn còn sống. Đừng lo lắng vì con. Con có mọi thứ con cần. Cha mẹ đừng giữ chiếc mô-tô đó. Bây giờ con có thể di chuyển nhanh hơn cả chiếc mô-tô’.”

Một số thông điệp ngắn, một số khác dài, và một số không rõ ràng. Chỉ những người có liên quan mới hiểu. Những ai đã nhận thông điệp thì vui sướng, nhiều người hò hét những lời cảm ơn Estelle Roberts. Cuộc gặp gỡ phi nhân kéo dài khoảng một giờ. Tiếp theo, người hướng dẫn phi nhân, Red Cloud, đã nhắc Estelle Roberts dừng cuộc hội họp. Ông ấy luôn theo dõi tình hình cẩn thận và ông ấy không muốn Estelle bị quá sức và bị làm tổn hại.

Khi Estelle Roberts tuyên bố rằng đã đến lúc dừng cuộc hội họp với phi nhân, nhiều người trong khán thính giả và nhiều người từ thế giới phi nhân cảm thấy nản lòng, vì họ đã không có cơ hội thông tri vào ngày đó.

Đó là tin tốt để biết khi người đã chết và sanh vào thế giới phi nhân, họ vẫn nhớ và thương yêu cha mẹ và những người thân của họ ở cõi nhân loại.

4. Tiếp xúc trực tiếp với những người đã chết.

(1) Con ếch nhỏ từ hồ Gaggarā ở xứ Campā đã nghe pháp âm của đức Phật (Buddha) với lòng hoan hỷ và tôn kính. Khi nó bị giết bởi một người chăn bò, nó trở thành một vị trời ở cõi Tāvatiṃsa (Đạo Lợi). Vị trời đi xuống từ lâu đài của ông đến cõi nhân loại và cúi rạp mình để bày tỏ lòng tôn kính đức Phật (Buddha). Khi được đức Phật hỏi, vị ấy đã kể câu chuyện của mình để thính giả biết làm sao vị ấy đã chết khi là một con ếch và đã được tái sanh làm một vị trời. Đây là một trường hợp gặp gỡ trực tiếp với những người đã chết.

(2) Maṭṭhakuṇḍalī, con trai của người bủn xỉn, nhà triệu phú Brahmin, đã chết và trở thành một vị trời ở cõi Tāvatiṃsa vì nghiệp thiện tôn kính đức Phật của vị ấy. Vị ấy đã đi đến cha của mình và thuyết phục cha dâng vật thực đến đức Phật và Tăng chúng. Đây cũng là một sự tiếp xúc trực tiếp giữa những người đã chết và còn sống.

(3) Trong câu chuyện về một ngạ quỷ (peta) khổ, người vợ già của một người đàn ông đã chết và trở thành một ngạ quỷ khổ bởi tái sanh tự nhiên và khi ấy, ngạ quỷ (peta) xuất hiện trước người vợ trẻ và thỉnh cầu sự giúp đỡ. Câu chuyện này minh họa trường hợp tiếp xúc trực tiếp giữa những người đã chết và còn sống.

(4) Tôn giả Mahā Moggallāna đã đi đến những cõi trời cũng như những cõi khổ để phỏng vấn những người trời và những người khổ về những nghiệp quá khứ của họ. Như vậy, nếu có thần thông, chúng ta có thể trực tiếp thông tri với những người đã chết.

(5) Nếu độc giả không được thỏa mãn với những bằng chứng này từ tam tạng Phật giáo và họ muốn biết những bằng chứng hiện đại, họ có thể nghiên cứu những cuộc hội họp với những phi nhân của Estelle Roberts đã chỉ đạo dưới sự hướng dẫn của phi nhân có học thức, Red Cloud, từ 1925 đến 1970, trong thời gian đó họ đã giúp những thân nhân còn sống nói với những người đã chết bằng “đối thoại trực tiếp”.

Estelle Roberts và Red Cloud từng dùng một cây kèn nhỏ làm dụng cụ để tạo ra tiếng của phi nhân. Red Cloud đã dạy những phi nhân cách dùng cây kèn.

Cuộc hội họp với những phi nhân bằng cách đối thoại trực tiếp được hướng dẫn vào ban đêm trong một không khí yên lặng. Những người muốn liên lạc trực tiếp với những người đã chết đã ngồi quanh Estelle cùng giữ tay nhau theo dạng hình tròn trong phòng khách của Estelle. Một cây kèn nhỏ có sơn dạ quang bóng mờ để có thể nhìn thấy trong bóng tối đã được đặt ở giữa vòng tròn. Những cửa sổ được đóng và những bức màn dày ngăn ánh sáng bên ngoài khỏi lọt vào phòng.

Nhạc nhẹ được bật làm nhạc nền. Tất cả mọi người trong vòng tròn được yêu cầu buông lơi tâm của họ. Nếu một người thật sự đang nghĩ hay nghi ngờ về đối thoại trực tiếp, việc tiếp xúc với thế giới phi nhân sẽ bị làm nhiễu loạn. Những phi nhân tiếp xúc cũng phải buông lơi tâm của họ và phải thoát khỏi mối băn khoăn, lo lắng. Estelle bị thôi miên bởi Red Cloud. Khi tất cả điều kiện được đúng, sự thông tri bằng cách đối thoại trực tiếp từ thế giới phi nhân đến liên miên không dứt. Cuộc hội họp với phi nhân đã bắt đầu bằng lời chào hỏi từ Red Cloud: “Thưa quí bà, quí ông, xin chúc cho tất cả các vị được khỏe mạnh và hạnh phúc.” Tiếp đó, cái kèn di chuyển vòng quanh căn phòng rất nhanh mà không đập vào trần nhà hay đồ đạc.

Khi phi nhân muốn nói với một người trong vòng tròn, cái kèn dừng gần tai của một người, và tiếng của phi nhân phát ra. Dù tiếng của phi nhân phát ra cùng tiếng kèn có thể không khác về âm thanh, nhưng cách nói của họ, sự lựa chọn từ ngữ của họ, sự phát âm và ngữ điệu của họ thì khác. Cho nên người nghe có thể nhận ra ai đang nói.

Ví dụ, Bà Ellen Hadfield từng hiện diện trong một cuộc hội họp với phi nhân. Người con gái đã chết của bà, đã trở thành một phi nhân, nói với bà qua cái kèn. Bà ta chắc chắn rằng đó là người con gái đã chết của mình bởi vì cách nói, sự phát âm và ngữ điệu giống như con gái của bà dùng để nói. Bà Hadfield đã giải thích nội dung này với nhà báo.

Những người thương yêu từ những thế giới khác nhau có thể có được nhau.

Một người đáng chú ý đã liên lạc với vợ của mình trong những cuộc hội họp với phi nhân của Estelle bằng cách đối thoại trực tiếp là ông Henry Segrave. Ông Henry Segrave có tham vọng lớn phá kỷ lục trong thế giới đua xe. Trong khi ông đang tập luyện với một xe đua ở Daytona Beach, Florida, một người từ Anh quốc viết một lá thư cho ông để cho ông biết thông điệp đã gửi bởi một phi nhân từng là một người vô địch thế giới về đua xe trong cuộc hội họp với phi nhân. Thông điệp là một lời cảnh báo ông Henry Segrave cẩn thận trong cuộc đua.

Khi ông Henry Segrave trở lại Anh quốc, ông đã nghiên cứu một số cuộc hội họp với phi nhân. Không lâu sau đó, ông tham gia trong cuộc đua xuồng máy ở hồ Windermere, là hồ lớn nhất ở Anh. Trong khi ông đang cố gắng phá kỷ lục thế giới thì xuồng máy của ông bị lật úp, và làm ông chết.

Ông Henry Segrave trở thành một phi nhân sau khi tử và cố gắng liên lạc với vợ của ông trong những cuộc hội họp với phi nhân của Estelle Roberts bằng cách đối thoại trực tiếp. Vào lúc nghe tin này, Lady Segrave đã đến cuộc hội họp với phi nhân của Estelle Roberts.

Không lâu sau khi cuộc hội họp bắt dầu, cái kèn ngưng bên cạnh Lady Segrave. Một từ “Di” phát ra từ cây kèn – từ mà chỉ có ông Henry Segrave dùng để gọi người vợ đằm thắm của ông. Lady Segrave trở nên rất phấn khích, biết rằng đó thật sự là chồng của bà nói với bà từ thế giới phi nhân. Khi ấy, phi nhân không thể điều khiển cái kèn và nó rơi xuống sàn nhà.

Tiếng của Red Clould phát ra rõ ràng: “Đừng lo lắng. Cây kèn rơi trên sàn nhà vì Lady Segrave trở nên phấn khích và ông Henry Segrave chưa khéo tay trong việc dùng cái kèn. Tôi sẽ giúp ông ấy được thành công vào lần sau.”

Vào lần sau cũng như vào nhiều lần về sau, Lady Segrave được bình tĩnh, yên tĩnh và bà ấy nới lỏng tâm của bà đúng. Ông Henry Segrave cũng trở nên khéo tay trong việc dùng cái kèn và ông có thể nói giọng trầm hay giọng bổng như ông muốn với vợ của ông.

– “Di, anh đã gặp em vào lúc tuổi mười bốn. Em có nhớ ngày ấy không?”

– “Ồ, vâng. Đó là ngày sinh nhật của anh.”

– “Em có ở trong xe với anh hay không?”

– “Dĩ nhiên. Cẩn thận với việc lái xe của anh, anh lái quá nhanh.”

– “Đừng lo, anh là một tài xế tài giỏi.”

– “Ôi, may quá, em có phải cũng là một tài xế tài giỏi hay không?”

Họ nói với nhau trong nhiều phút ngày này qua ngày khác trong nhiều tháng. Họ nhắc tường tận về những ngày cũ, về những việc nhà của họ, về bạn bè, về cha của Henry, về những điều nhỏ mà chỉ có họ có thể hiểu. Hai người yêu có thể đến với nhau lần nữa dù họ ở những thế giới khác nhau.

Những người yêu có thể gặp và có được thời gian ở bên nhau phía sau bức màn cửa tử!

Sau việc liên lạc với người chồng đã mất của bà trong thời gian một năm bằng cách đối thoại trực tiếp, Lady Segrave báo cho thế giới biết qua báo chí với những chứng cứ cụ thể rằng chồng của bà vẫn còn sống ở thế giới phi nhân.

“Đó là điều tự nhiên khi cha mẹ và con, chồng và vợ, người thân, anh và chị em phải cáo biệt lẫn nhau vào lúc tử.

Khi chúng ta bị chia cách bằng bức tường của sự chết, mọi người bị sầu và nỗi thất vọng tác động mạnh.

Đó là trách nhiệm của tôi giúp những ai bị sầu lấn át và thiêu đốt do sự ra đi của những người yêu quý của họ.

Vì tôi từng rất vui và bình an vì tôi có thể được cùng với chồng của tôi trong cuộc hội họp với những người phi nhân bằng cách đối thoại trực tiếp dù anh ấy đã qua đời hơn một năm qua. Tôi mong tất cả mọi người như tôi được hạnh phúc và bình an.”

Vì thể hiện mạnh mẽ này của Lady Segrave, cả hai người chỉ dẫn là phi nhân Red Cloud, và ông Henry' Segrave đã tán dương ca ngợi bà.

Lady Segrave chết vào năm 1968. Bà cũng đã bị tái sanh làm một phi nhân và có thể được tái hợp với chồng của bà ở thế giới phi nhân. Họ đến Estelle Roberts cùng một lúc và cảm ơn bà một cách chân thành vì sự góp phần của bà cho sự hạnh phúc của họ trong nhiều năm.

 

Một thông điệp từ thế giới phi nhân.

Từng có một tin đặc biệt trong tập san News Week đã xuất bản vào ngày 1 tháng 5 năm 1978. Một bà lão người Mỹ có tên Mary Swarts đã qua đời và đến cảm ơn tiến sĩ Elizabeth Kubler-Ross dưới dạng một phi nhân. Khi Tiến sĩ Kubler-Ross yêu cầu, phi nhân đã viết một thông điệp cảm ơn.

Ở Mỹ có ủy ban phúc lợi xã hội chăm sóc những người già cô đơn, là những người sống xa con cháu của họ. Tiến sĩ Kubler-Ross đã làm việc ở một trong những ủy ban này.

Tiến sĩ Kubler-Ross từng có khả năng tri giác phi thường từ khi ra đời. Một số người trở thành phi nhân sau khi tử, và họ đã đến tiến sĩ Kubler-Ross nói những lời cảm ơn. Mary Swarts cũng trở thành một phi nhân sau khi tử. Phi nhân đã xuất hiện trước tiến sĩ Kubler-Ross và đã cảm ơn bà vì tất cả những giúp đỡ của bà.

Tiến sĩ Kubler-Ross đã yêu cầu những phi nhân dùng cây viết và tập giấy trên bàn của bà và viết một thư chào hỏi đến một người bạn chung mà biết cả hai. Phi nhân tuân theo lời yêu cầu, đã viết thư và ký. Bà ấy cũng ghi xuống ngày tháng. Thư này được in trong tập san The News Week.  

Tiến sĩ Kubler-Ross cũng gặp những người chỉ dẫn phi nhân và họ kể cho bà nghe về thế giới phi nhân. Công chúng Mỹ rất quan tâm về nghiên cứu của tiến sĩ Kubler-Ross và những nhà nghiên cứu khác về thế giới phi nhân. Khi sự nghiên cứu được thực hiện vào năm 1978, bảy mươi phần trăm người Mỹ đã tin vào kiếp sống kế tiếp sau khi tử.

5. Biết các kiếp sống vị lai bằng thiên nhãn và những thắng trí khác.

Trong Phật giáo, đức Phật đã miêu tả bảy loại thắng trí hiệp thế để chứng minh sức mạnh rất lớn của tâm. Đức Phật cũng cho hướng dẫn cách tu tập những thắng trí này. Như thế, những người nào có thắng trí này ngày nay có thể đạt được bằng việc tu tập dưới sự chỉ dẫn của một người thầy tốt, giỏi.

Trong bảy loại thắng trí, có một loại được gọi là “thiên nhãn thông” (dibbacakkhuñāṇa) hay sanh tử trí (cutūpapātañāṇa) có thể thấy các chúng sanh đã qua đời và các chúng sanh tái xuất hiện trong ba mươi mốt cõi. Sự quan sát này chứng minh một cách rõ ràng rằng chúng sanh bị tái sanh vào kiếp sống mới sau khi tử.

Thiên nhãn vượt trội hơn mắt của người nhân loại về khả năng thấy những vật có thể thấy. Nó có thể thấy không chỉ những vật thô, mà mắt của người nhân loại có thể thấy, mà còn những vật rất tinh vi khó thấy ở cách xa và bị che khuất. Nói tóm lại, nó có thể thấy tất cả chúng sanh có sự sống và những vật vô tri trong toàn bộ vũ trụ cũng như trong ba mươi mốt cõi. Thiên nhãn của đức Phật có thể thấy tất cả chúng sanh trong một trăm ngàn chục triệu hệ vũ trụ.

Qua thắng trí, một người có thể thấy chúng sanh hữu tưởng, người mà bên bờ tử và chúng sanh ngay sau khi thụ thai, những ai xuất thân từ tầng lớp thấp hay ai xuất thân từ tầng lớp cao, những ai đẹp hay xấu và những ai đạt được một kiếp sống hạnh phúc hay kiếp sống khốn khổ.

Sau khi thấy sự đau khổ, bất hạnh của những cư dân ở cõi khổ qua thiên nhãn của vị ấy, vị ấy xem lại: “Những loại hành vi gì mà những chúng sanh trong cõi khổ này đã làm để phải bị khổ sở khủng khiếp như vậy?” Do đó, tùy nghiệp trí (yathakammūpagañāṇa), trí sanh với vị ấy làm cho vị ấy có khả năng thấy những hành vi lầm lỗi đáng trách đã làm bởi những chúng sanh này.

Tương tự như vậy, sau khi thấy qua thiên nhãn của vị ấy, hạnh phúc lớn được hưởng bởi chúng sanh hữu tưởng ở những cõi nhân loại, cõi trời (deva), cõi phạm thiên (brahma), vị ấy suy ngẫm: “Những loại hành vi gì mà những người nhân loại, chư thiên (deva), phạm thiên (brahma) đã làm để được hưởng những hạnh phúc an lạc tuyệt diệu tăng dần trong những cõi tương ứng của họ?”

Do đó, tùy nghiệp trí (yathakammūpagañāṇa), trí giúp cho vị ấy có khả năng thấy những hành vi thiện đã làm của những chúng sanh đã khởi sinh nơi vị đó.

Tùy nghiệp trí (yathakammūpagañāṇa) là trí biết chúng sanh có sự sống được sanh tùy theo nghiệp của họ, không chỉ biết những kiếp sống vị lai của chúng sanh hữu tưởng, mà còn những nhân (nghiệp - kamma) cho sự sanh của những kiếp sống mới đó.

Dựa vào thiên nhãn, vị ấy có thể phát triển không chỉ tùy nghiệp trí (yathakammūpagañāṇa), mà còn vị lai trí (anāgataṃsañāṇa).

Bốn a-tăng-kỳ (asaṅkheyya) và một trăm ngàn chu kỳ thế giới trước, đức Phật (Buddha) Dīpaṅkara có bốn trăm ngàn bậc Ứng cúng (Arahant) cùng đi vào thành Rammāvatī dọc theo con đường chánh. Nhiều người dân và chư thiên chào đón các ngài bằng cách đánh trống.

Vào lúc ấy, do oai lực của đức Phật, người nhân loại có thể thấy chư thiên và ngược lại. Cả người nhân loại và chư thiên cùng chắp tay lên trán tôn kính đức Phật (Buddha) và Tăng chúng (saṅgha) và theo sau các ngài.

Vị ẩn sĩ trẻ Sumedha, dù đã đắc thần thông, nhưng đã cố gắng sửa chữa phần con đường đã được giao cho vị ấy bằng lao động chân tay đơn thuần, trước khi việc sửa chữa được hoàn thành, vị ấy thấy đức Phật rực rỡ sắp đến. Vị ấy đã nghĩ:

“Hôm nay, ta phải hy sinh mạng sống của ta trước mặt đức Phật. Hãy để Ngài không giẫm lên đường bùn lầy bất tiện. Hãy để đức Phật và toàn thể chư bhikkhu giẫm lên lưng ta như một cái cầu. Dùng thân của ta làm lối đi cho đức Phật và chư bhikkhu dứt khoát sẽ mang đến sự thịnh vượng và hạnh phúc lâu dài.”

Sau khi đã quyết định như vậy, vị ấy trải miếng da lót trên con đường bùn lầy và nằm úp mặt xuống trên miếng da lót đó. Khi đó, nguyện vọng trở thành một vị Phật đã sanh trong vị ấy như vầy: “Nếu ta cực kỳ mong muốn, ngay trong ngày nay ta có thể trở thành một bậc Ứng cúng (Arahant). Nhưng nó có lợi gì cho ta khi một mình nhận ra Níp-bàn với tư cách một bhikkhu thông thường? Ta sẽ cố gắng hết sức để đạt được quả vị Phật toàn giác.”

Vào lúc ấy, một thiếu nữ bà-la-môn trẻ tên Sumitta đến cùng tham gia với mọi người. Cô ấy đã mang tám hoa sen đến để thể hiện sự tôn kính đối với đức Phật. Ngay khi ánh mắt của cô hướng nhìn vào Sumedha, đột ngột cô bị chiếm hữu bằng một tình yêu mạnh mẽ đối với anh ấy. Cô ta đưa cho chàng ẩn sĩ năm hoa sen và nói rằng: “Này người ẩn sĩ đáng tôn kính, người có thể dâng những hoa sen này đến đức Phật. Ba hoa sen còn lại là cho việc dâng cúng của tôi đến đức Phật. Thưa người ẩn sĩ, suốt thời kỳ người bổ túc pháp pāramī (tròn đủ) cho sự giác ngộ, tôi nguyện làm người bạn chia sẻ cuộc đời với người.”

Sumedha đã nhận hoa và dâng đến đức Phật (Buddha), nguyện cho đạt đến quả Phật. Sumitta cũng dâng ba hoa sen đến đức Phật và nguyện thành người bạn chia sẻ cuộc đời với Sumedha suốt thời kỳ vị ấy bổ túc pháp pāramī để thành Phật được mãn nguyện.

Quan sát cảnh tượng phi thường, đức Phật Dīpaṅkarā dừng lại và thực hiện vị lai thông của Ngài (thần thông thấy về vị lai) tìm ra xem lời nguyện của Sumedha và Sumitta sẽ được mãn nguyện hay không. Vị lai trí (anāgataṃsañāṇa) của đức Phật có thể thấy vào vị lai không có giới hạn và không trở ngại. Khi ấy, Ngài nói ra lời tiên tri:

“Này chư bhikkhu, người ẩn sĩ Sumedha này sẽ trở thành một bậc Toàn giác sau bốn a-tăng-kỳ (asaṅkheyya) và một trăm ngàn chu kỳ thế giới từ bây giờ. Vị ấy sẽ được gọi là Phật Gotama.

Mẹ và cha của Buddha Gotama sẽ là hoàng hậu Māyā Devī và vua Suddhodana. Cặp đại đệ tử sẽ là Upatissa và Kolita (tôn giả Sāriputta và tôn giả Mahā Moggallāna).

Bhikkhu tên là Ānanda sẽ là thị giả của Ngài. Đôi đại đệ tử nữ sẽ là nữ trưởng lão Khemā và Upallavanā therī”.

Đức Phật Dīpaṅkarā cũng nói với Sumedha:

“Này Sumedha, người con gái Sumittā này sẽ là người bạn chia sẻ cuộc đời với ông, giúp đỡ ông bằng sự nhiệt tình và hành động để đạt đến quả giác ngộ Buddha của ông. Cô ấy sẽ mang lại niềm vui cho ông bằng mỗi ý nghĩ, lời nói và hành động của cô ấy.

Cô ấy sẽ có vẻ đáng yêu, ngọt ngào trong lời nói và làm say mê lòng người. Vào kiếp cuối của cô ấy, trong giáo pháp của ông là một vị Phật, cô ấy sẽ trở thành một đệ tử nữ, người sẽ tiếp nhận di sản tâm linh của một bậc Ứng cúng đầy đủ thần thông.”

Tâm phối hợp với thắng trí thì mạnh mẽ đến không ngờ. Lời tiên tri của đức Phật sẽ không bao giờ sai lầm. Nó sẽ luôn đúng một cách chính xác.

Cho nên, sẽ không có sự hoài nghi về sự sống có thật của những kiếp sống quá khứ cũng như những kiếp sống vị lai của chúng ta. Nhiều bằng chứng khoa học vững chắc cung cấp bằng chứng cho lời tuyên bố này.

“Nếu chúng ta tìm thấy con quạ trắng, lời tuyên bố “những con quạ đen” bị mất hiệu lực và hủy bỏ. Tương tự như chúng ta đã tìm thấy nhiều bằng chứng cụ thể về những kiếp sống quá khứ và những kiếp sống vị lai, thì niềm tin rằng “những kiếp sống quá khứ và những kiếp sống vị lai không tồn tại thì hoàn toàn bị mất hiệu lực và hủy bỏ.”

Tham khảo:
1. Uparipannasa Pali, Anathapindikovada Sutta.
2. Chú giải pháp cú (Dhammapāda).
3. Chuyện Vimāna, 201.
4. Chú giải kinh trường bộ (dīghānikāya) 1. 317.
5. Tiến sĩ Mehm Tin Mon, “Bằng chứng khoa học về những kiếp sống quá khứ và những kiếp sống vị lai”. In lần thứ 7, tr.75-86.
6. Ibid trang 86-98.
7. Tiến sĩ Mehm Tin Mon, “Samatha”. Bậc nâng cao. Quyển II, trang 151-158.
8. Bhaddanta Vicittasārābhivasa, “Đại Phật Sử”, quyển 1, phần 1, trang 48-58.

 

V. Ai Là Đấng Tạo Hóa Thật Sự?

1. Tác nhân mạnh mẽ nhất.

Cittena nīyati loko – Tâm dẫn dắt thế gian.

Cittena parikassati – Tâm thu hút mọi pháp theo sau nó.

Cittassa ekadhammassa sabbevavasamanva gūīti – Mọi pháp luôn phải theo sự mong mỏi của một pháp, đó là tâm (Saṃyutta Nikāya Citta sutta).

Tâm của mỗi người dẫn dắt cuộc đời của người ấy. Và những người đang dẫn dắt thế gian. Như vậy, đó là tâm dẫn dắt cả thế gian. Cả thế gian phải theo sự mong mỏi của tâm.

Toàn bộ những thị trấn, thành phố, tòa nhà nhiều tầng và tòa nhà chọc trời, xe máy, xe hơi và tàu hỏa, tàu bay và tàu vũ trụ, khoa học hiện đại và công nghệ tiên tiến, văn hóa, văn học và nghệ thuật, mỹ thuật, v.v… được tạo và điều khiển, hướng dẫn bởi tâm. Cho nên, sẽ không có sự nghi ngờ về sức mạnh vô hạn của tâm.

2. Quan điểm của các nhà tâm lý học.

Các nhà tâm lý học cũng ủng hộ lời tuyên bố rằng tâm có sức mạnh vô hạn. Biết khả năng của tâm, họ nói: “Tâm có sức mạnh vô hạn. Nó có thể làm bất cứ cái gì. Ngay cả nó có thể dời một ngọn núi nếu người thật sự tin rằng tâm có thể làm như vậy. Sự giàu có hay nghèo nàn, thành công hay thất bại đều tùy thuộc vào tâm.

“Tôi phải thành công. Tôi phải giàu. Tâm tôi chắc chắn sẽ mang lại sự thành công và giàu có.” Nếu người thật sự có lòng tin sự quả quyết vào khả năng của mình như vậy, ý chí mạnh mẽ để thành công và giàu có, cố gắng tích cực để thành công, và trí biết rõ về con đường đúng để làm, thì người ấy sẽ chắc chắn thành công và trở nên giàu có.

Nếu người nào không tin vào khả năng của tâm, rằng nó có thể thực hiện, đạt tới bất cứ cái gì, cố bám dai dẳng vào ý niệm rằng sẽ phải sống làm một người nghèo khó, vị ấy chắc chắn sẽ nghèo suốt kiếp.”

Nếu chúng ta nhìn vào thế giới hiện tại, những ai có trí biết rõ và nhìn xa thấy trước, làm việc thương mại thích hợp với sự tinh tấn lớn và họ đạt được sự thành công và thịnh vượng. Những ai không muốn làm bất cứ việc làm đặc biệt vất vả nào sẽ bị nghèo suốt kiếp, ngay cả nếu họ có thể cầu nguyện với Thượng đế toàn năng để được may mắn mỗi ngày.

Cho nên, nó rất rõ ràng rằng không phải một Thượng đế toàn năng vô hình và vô danh, mà là chính chúng ta đang tạo nên số phận và vận mệnh của chúng ta.

3. Tâm là não phải chăng?

Vì tâm điều khiển những hành vi, cách hành động cư xử, ý nghĩ, cảm thọ, tưởng và tư duy, tác ý của chúng ta, nó là sức mạnh thiết yếu nhất và quan trọng nhất mà chúng ta có.

Tuy nhiên, vì tâm vô hình và nó không thể được dò tìm ra bằng những dụng cụ khoa học. Một số nhà khoa học cho rằng, tâm không tồn tại và phận sự của tâm được tiến hành bởi não. Đó có nghĩa là họ cho não là tâm.

Họ biết rằng tất cả thần kinh trong thân được điều khiển bởi não và họ ước lượng rằng não chứa hơn ba tỷ thần kinh làm dụng cụ liên lạc để nhận những thông báo dưới dạng xung lực điện từ những hệ thần kinh vô vị khác nhau để truyền chỉ thị đến những hệ này.

Như vậy, hệ thống liên lạc của não phức tạp và vi tế hơn nhiều so với hệ thống liên lạc của những thành phố lớn trên thế giới như New York, London và Tokyo. Vì hệ thống liên lạc của não rất có hệ thống và rất vi tế, ngay cả một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng nó phải được tạo nên bởi Thượng đế toàn năng.

Trên thực tế, số lượng chúng sanh trong vũ trụ thì không đếm xuể. Tất cả chúng sanh hữu tưởng có tâm và não. Thái độ của ý và sức mạnh của sự nghĩ ngợi của tất cả chúng sanh thì khác nhau. Ngay cả ở một người, thái độ và ý nghĩ của vị ấy luôn đang thay đổi. Cho nên, nếu Thượng đế toàn năng đang điều khiển tất cả những ý nghĩ của chúng sanh có sự sống, ngài sẽ là người bận rộn nhất với sự lo lắng nhiều nhất trong thế gian. Ngài sẽ bị ở trong hoàn cảnh đáng thương nhất. Tại sao ngài không sống một cách hạnh phúc và yên bình một mình?

Khi người nhân loại không biết những nhân chính xác về cơn mưa xối xả, nạn lụt lớn, những cơn bão dữ dội, những trận động đất, sự bùng phát của những ngọn núi lửa, sét đánh, những thời kỳ nạn đói và bệnh dịch, họ đã nghĩ rằng Chúa, trời hay thượng đế tức giận và tạo ra những hiện tượng này hay một Thượng đế toàn năng đã tạo ra chúng. Ý nghĩ và lòng tin như vậy thuộc về “cái thấy hay quan niệm về nhân sai”. Khi kiến thức nhân loại phát triển và những người hiểu những nhân đúng, họ biết rõ ràng rằng tất cả những hiện tượng tự nhiên sanh do những nhân tự nhiên và rằng chúng không là tác phẩm của bất cứ Thượng đế nào.

Ở đây cũng trong trường hợp của tâm, vì những học giả không biết cái gì thật sự là tâm và họ cũng không biết thực tính, và phận sự của tâm, họ tin rằng não hoạt động như tâm và nó đang được điều khiển bởi Thượng đế. Thực tế là não chỉ là sắc pháp và sắc pháp không thể nghĩ mà cũng không thể cảm thọ, không thể vui mà cũng không thể tức giận. Và không có Thượng đế tạo hóa trong ba mươi mốt cõi hiện hữu.

Tâm của người nhân loại biết trạng thái thực tính của sắc pháp. Cho nên, nó có thể tạo nhiều điều phi thường như máy bay phản lực siêu thanh, phi thuyền không gian, trạm không gian, vệ tinh, hệ thống liên lạc, vi tính, điện thoại không dây, TV thu hình. Những ai không có kiến thức khoa học có thể nghĩ rằng tất cả những điều phi thường này được tạo ra bởi một đức Chúa trời. Thực tế là tâm tạo ra chúng.

Ngày nay, siêu vi tính đáng ngạc nhiên có thể giải quyết nhiều vấn đề bằng giây, mà những vấn đề ấy có thể cần phải có hàng trăm nhà toán học một tháng để giải bằng những phương pháp truyền thống. Một vi tính có thể giữ hàng triệu dữ liệu trong bộ nhớ của nó và sao chép lại ngay tức khắc những sự việc được yêu cầu. Vi tính đã được thiết kế để chơi cờ vua hay đá bóng. Nhưng nếu chúng ta hỏi: “Vi tính có trí thông minh bẩm sinh và sức mạnh tự suy nghĩ phải chăng?”, câu trả lời là: “Không.” Tại sao?

Một vi tính không thể tự suy nghĩ. Nó không có trí thông minh bẩm sinh và không muốn đi đây hay kia. Nếu chúng ta nói với nó về những chuyện đau khổ. Nó sẽ không có cảm giác đau khổ trong ngực và sẽ không rơi nước mắt. Nếu chúng ta nói đùa hay chơi nhạc sống cho nó, nó sẽ không cười mà cũng không cảm giác vui mừng, hài lòng. Nó không có cảm thọ. Nó chỉ có thể làm việc theo hình thức đã được lập trình.

Não có sự tương đồng với vi tính. Vì lẽ rằng tất cả những dây thần kinh trong thân gặp trong não và não là trung tâm điều khiển các cơ quan, bộ phận, nó rất quan trọng. Nhưng nó không thể tự cảm thọ hay nghĩ ngợi. Vì vi tính bị con người điều khiển, tuy vậy, não bị tâm điều khiển.

Giáo sư John Eccles, nhà thần kinh học lỗi lạc đã thực hiện một nghiên cứu đặc biệt về não đưa ra nhận xét sau:

“Nghiên cứu về cấu trúc của não khám phá rằng não là một loại vi tính vận hành bởi linh hồn. Linh hồn ở đây nghĩa là một pháp nào đó mà không thể được khám phá bằng những công cụ được dùng để khám phá những vật chất.” Linh hồn đó cần phải được hiểu là tâm.

Tất cả những dữ liệu của cảnh đến từ mắt, tai, mũi, lưỡi và thân được lưu trữ trong bộ nhớ của não. Những dữ liệu của một cảnh mới đến từ bất cứ môn quyền nào xứng hay hợp với dữ liệu đã được lưu trữ trong não và não quyết định đó là cảnh gì. Những giả định này không đúng với quan diểm của Vô tỷ pháp (Abhidhamma).

Vô tỷ pháp (Abhidhamma) giải thích việc làm của tâm.

Theo Vô tỷ pháp (Abhidhamma), việc làm của “tâm” là một sự phối hợp của ‘tâm’ (citta) và các ‘sở hữu tâm’ (cetasika). Chúng sanh và diệt cùng nhau. Hơn một tỷ tâm lần lượt sanh và diệt liên tiếp ở mỗi giây.

“Tâm” là ‘thực tính biết cảnh’. Nó bị các sở hữu tâm tác động theo nhiều cách. Có 52 sở hữu tâm – 13 tợ tha, 14 bất thiện và 25 tịnh hảo.

Những sở hữu tâm tợ tha bao gồm ‘xúc’ (phassa) giữa tâm và cảnh, ‘thọ’ (vedanā) lãnh nạp, hưởng cảnh, ‘tưởng’ (saññā) nhớ tưởng những chi tiết của cảnh, ‘’ (cetanā) là sự cố ý, cố quyết và tác động những pháp cùng sanh để thực hiện một hành vi, ‘nhất hành’ (ekaggatā) hợp nhất, không buông mất những pháp cùng sanh và cố định tâm trên cảnh, ‘dục’ (chanda) là muốn làm, ‘cần’ (viriya) là nỗ lực, v.v… Chúng phối hợp với những tâm cả thiện và bất thiện.

Các sở hữu tâm bất thiện bao gồm ‘si’ (moha) là tính mù quáng về thực tính của cảnh, ‘tham’ (lobha) là chấp cứng cảnh, khát vọng về tiền, sự giàu sang, dục lạc (kāmarati), v.v… ‘sân’ (dosa) là phẫn nộ, hung tợn gây ra khổ. Ba sở hữu tâm bất thiện này được gọi là những ‘căn bất thiện’ là những pháp làm cho tâm thành bất thiện và là những căn gây ra tất cả những hành vi xấu ác trong đời. Chúng gây ra ‘tà kiến’ (diṭṭhi), ‘ngã mạn’ (māna), ‘vô tàm’ (ahirika), ‘vô úy’ (anottappa) v.v…

Các ‘sở hữu tâm tịnh hảo’ bao gồm ‘trí’ (paññā) hay ‘vô si’ (amoha), ‘vô tham’ (alobha), ‘vô sân’ (adosa) hay lòng từ, ‘tàm’ (hiri), ‘úy’ (ottappa), ‘bi’ (karuṇā), ‘tùy hỷ’ (muditā), v.v… Ba pháp trước là trí, vô tham, vô sân được gọi là những ‘căn thiện’, là những pháp làm cho tâm thành thiện và là những căn gây ra tất cả những hành động thiện trong đời.

Khi một cảnh sắc dội vào mắt, hình ảnh của nó xuất hiện ở sắc nhãn thanh triệt (cakkhupasāda). Tâm khai môn hướng dòng danh pháp về phía hình ảnh này và nhãn thức thấy hình ảnh ấy, tâm tiếp thâu tiếp nhận hình ảnh, tâm thẩm tấn thẩm tra, xem xét cảnh, và tâm đoán định sanh xác định dù cảnh là tốt hay xấu. Tùy thuộc vào sự xác định ấy, tâm thiện hay bất thiện sanh bảy lần làm những tâm đổng lực (javana), hưởng cảnh. Tâm na cảnh theo sau, tiếp tục hưởng cảnh. Khi ấy, cảnh diệt dứt và hữu phần theo sau như thường.

Cảnh đã diệt nay tái xuất hiện ở hữu phần là tâm dùng làm ý môn có khả năng bắt cảnh quá khứ. Khi ấy, vài tiến trình lộ tâm lần lượt sanh rất nhanh, quan sát hình dạng, hình dáng, kích thước, chi tiết những nét đặc trưng và tên gọi của cảnh. Tâm làm việc nhanh hơn một máy vi tính.

Bây giờ, mỗi tâm được phối hợp bởi bảy sở hữu tâm thiết yếu là: xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền và tác ý. Chúng giúp tâm nhận biết cảnh.

Tâm, đó là sự phối hợp giữa tâm và các sở hữu tâm diệt ngay sau khi nó sanh. Tuy nhiên, trước khi nó diệt, tâm và các sở hữu tâm truyền đặc tính của chúng đến tâm sanh kế tiếp sau. Tưởng truyền chi tiết những nét đặc trưng của cảnh mà nó đã nhận biết; thọ truyền sự cảm giác mà nó đã hưởng, tâm truyền những gì nó đã biết, và v.v… Dữ liệu này được chuyển từ tâm này sang tâm khác. Như vậy, chúng vẫn trong một dòng danh pháp. Nó tương tự với việc lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ của máy vi tính.

Đúng như một máy vi tính có thể ngay lập tức đưa ra dữ liệu mà nó đã lưu trữ, cũng vậy, tâm lập tức có thể nhớ lại những dữ liệu đã ghi. Do đó, chúng ta có thể nhớ những gì chúng ta đã học và kinh nghiệm từ thời thơ ấu. Chúng ta có thể quên nhiều dữ liệu, nhưng chúng ta có thể nhớ lại chúng dưới sự thôi miên.

Lần nữa, vào lúc tử, ngay sau tâm tử diệt trong kiếp hiện tại, tâm tái tục sanh trong kiếp sống kế mà không có bất cứ sự gián đoạn nào trong dòng danh pháp. Như vậy, tất cả dữ liệu mà chúng ta đã học và kinh nghiệm trong kiếp sống này được truyền đến dòng danh pháp của kiếp sống kế tiếp.

Đây là lý do tại sao nhiều đứa trẻ khắp thế gian có thể nhớ những kiếp sống quá khứ của chúng một cách chính xác và tại sao nhiều thần đồng có thể nhớ một cách đáng khâm phục và thuật lại những gì chúng đã học trong các kiếp sống quá khứ. Hơn nữa, quan điểm, tính khí, khả năng hiểu biết và điều quan tâm ở kiếp sống vị lai có sự tương đồng với những điều ở kiếp sống hiện tại.

Nếu não là tâm, khi một não mới được thành hình trong kiếp sống mới và nó trống không không có bất cứ dữ liệu nào vào lúc sanh như Descartes, một nhà triết học lớn, đã chỉ ra rằng não không thể nhớ các kiếp sống quá khứ và những điều học ở quá khứ. Nhiều thần đồng có thể đọc và viết mà không học và một số như Christian Heineken và Pitakat Maung Tun Kyaing có thể thuật lại những bài kinh thánh hay Tam tạng (piṭaka). Cô gái Ma Hla Gyi ở Myanmar có thể đọc Pāḷi và hiểu ý nghĩa vào lúc sáu tuổi mà không học Pāḷi ở kiếp hiện tại. Christian Heineken có thể thuật lại bài kinh thánh vào lúc một tuổi và có thể trả lời bất cứ câu hỏi về khoa địa lý vào lúc hai tuổi. Những điều này không thể được giải thích bởi học thuyết về não, nhưng có thể được giải thích đúng, đáng hài lòng bởi Vô tỷ pháp (Abhidhamma).

Hơn nữa, khả năng thấy những phi nhân và liên lạc, thông tri với họ bằng khả năng ngoại cảm (bà Riper và Estelle Roberts), khả năng chẩn đoán và chữa khỏi những người bệnh cách xa hàng trăm dặm (Edgar Cayce), khả năng ‘đoán mệnh’ giải thích những duyên của những kiếp sống quá khứ cũng như kiếp sống hiện tại (Edgar Cayce), thiên nhãn có thể thấy tất cả chúng sanh có sự sống (hữu tưởng) trong thế gian cũng như trong ba mươi mốt cõi, thắng trí hay thần thông về việc thấy chúng sanh qua đời cũng như những chúng sanh tái xuất hiện trong ba mươi mốt cõi (sanh tử trí - cutūpapātañāṇa), thần thông biết chúng sanh có sự sống được sanh trong những cõi khác nhau tùy theo nghiệp của họ (tùy nghiệp trí - yathākammūpagañāṇa), thần thông biết những kiếp sống vị lai và sự việc ở vị lai (vị lai trí - anāgataṃsañāṇa), khả năng tạo ra những dạng khác nhau và phô bày (biến hóa thông – iddhividhā ñāṇa) và v.v… không thể được phát triển bởi não.

Cho nên, tâm không phải là não. Tâm là một thực tính danh pháp nhiều tỷ lần mạnh hơn não, là một bộ phận sắc pháp. Tâm tạo ra tất cả người nhân loại, tất cả chúng sanh có sự sống, tất cả quốc gia, tất cả loại văn học và nền văn minh, và số phận và vận mệnh của tất cả chúng sanh có sự sống. Tâm quả thực là thực tính danh pháp mạnh mẽ nhất, là pháp có thể đưa người tu thiền lên vị trí cao hơn. Những ai không thật sự hiểu cái gì là tâm thì cần phải học Vô tỷ pháp (Abhidhamma) và đi vào thiền.

4. Ai là đấng tạo hóa thật sự.

Không khó tìm ra đấng tạo hóa thật sự trong cả thế gian hay trong tất cả cõi trời. Với thiên nhãn vô song của Ngài, đức Phật có thể thấy chi tiết tất cả chúng sanh có sự sống trong một trăm ngàn triệu hệ vũ trụ cũng như trong ba mươi mốt cõi. Đức Phật có thể nhìn thấu đến tận những thực tính siêu lý (chân đế), là những pháp tạo thành những thành phần tâm (danh) và sắc siêu lý.

Dù là Ngài có thể thấy bằng một nhãn quan rộng vô hạn một cách tường tận, nhưng Ngài không thấy bất cứ Thượng đế toàn năng hay đức Chúa trời nào có thể tạo ra thế gian, vũ trụ với tất cả chúng sanh của nó, Ngài cũng không thể thấy bất cứ ‘phi nhân’ hay ‘jīva – sinh mạng’ hay ‘atta - tự ngã’ hay ‘thực tính sống’ nào mà thường hằng và bất diệt mà giữ thân vẫn tiếp diễn và hoạt động.

Cho nên, không tồn tại một Thượng đế có thể tạo ra thế gian và các chúng sanh có sự sống, mà cũng không phải ‘phi nhân’ hay ‘jīva – sinh mạng’ hay ‘atta - tự ngã’ hay ‘thực tính sống’ nào mà được cho là bị tạo bởi vị ấy thật sự tồn tại. Những thực tính duy nhất thật sự tồn tại trong vũ trụ, vạn vật chỉ có ba loại – tâm, sở hữu tâm và sắc pháp bao gồm cả tiềm lực.

Tâm và sở hữu tâm được gọi chung là danh (nāma), đó là những thực tính danh, còn sắc và tiềm lực được gọi chung là sắc (rūpa), đó là những thực tính sắc. Như vậy chỉ có danh (nāma) và sắc (rūpa) tồn tại trong toàn vũ trụ.

Những thực tính danh và những thực tính sắc không thường hằng; chúng sanh và diệt rất nhanh và không dứt. Cho nên, tất cả chúng sanh có sự sống và những vật vô tri đều không thường hằng. Tất cả chúng đang sanh và diệt rất nhanh và liên miên không dứt. Như vậy, ‘vô thường’ (anicca) là một tướng chung của tất cả chúng sanh có sự sống và những vật vô tri. Khoa học xác minh sự thật này bằng lời tuyên bố rằng điện tử quay rất nhanh quanh hạt nhân của mỗi nguyên tử và những điện tử ở vỏ ngoài cùng đang di chuyển từ một nguyên tử này sang nguyên tử khác.

Cái gì không thường hằng thì không vừa ý, không tốt đẹp và tình trạng bị làm khổ không dứt, liên miên bởi sự tan rã hay diệt mất của những thực tính danh và sắc mà chúng ta yêu mến như thân và tâm của chúng ta thật ra rốt cuộc là khổ. Như vậy, ‘khổ’ hay ‘bất toại nguyện’ (dukkha) là trạng thái chung khác của tất cả chúng sanh có sự sống.

Hơn nữa, nếu chúng ta có thể tu tiến danh pháp chánh định, đó là trạng thái chuyên chú của tâm gọi là thiền (jhāna). Qua việc thiền định, tâm trở nên thanh tịnh và rất mạnh mẽ, phát ra ánh sáng rất sáng và sắc sảo. Với sự trợ giúp của ánh sáng này, người tu thiền có thể thâm nhập thân của mình cũng như thân của những người khác để quan sát những thực tính siêu lý sanh và diệt liên tiếp rất nhanh không dứt.

Vì những thực tính siêu lý như tâm, sở hữu tâm, các dạng sắc và tiềm lực siêu lý thì không có hình dáng rõ rệt và không có hình dạng xác định, nên người tu thiền không thể quan sát bất cứ ai, người hay chúng sanh có sự sống mà không có cái nhìn của tâm có định với sự trợ giúp của ánh sáng sáng chói, sắc sảo ấy. Như vậy, thực ra không có người hay bản ngã hay phi nhân hay cái tôi (lòng tự trọng). Trạng thái vô ngã hay không phi nhân của tất cả chúng sanh có sự sống được gọi là ‘vô ngã’ (anatta).

Ba tướng phổ thông này của tất cả chúng sanh có sự sống và những vật vô tri – đó là những tướng vô thường, khổ và vô ngã rất quan trọng vì chúng mô tả thực tính của tất cả cảnh bao gồm tất cả chúng sanh có sự sống và vạn vật. Vì tâm bị mù quáng bởi si (moha), chúng ta không thể thấy thế giới thật mà trong đó chỉ tồn tại những thực tính không có hình dáng rõ rệt và không có hình dạng xác định sanh, diệt và tương tác theo những cách khác nhau để gây ra hiện tượng thuộc tâm-vật lý rất phức tạp.

Trong đời thật này không có chúng sanh có sự sống, không có những vật vô tri, không có người và không có phi nhân tồn tại; chỉ có tâm, những sở hữu tâm và những thực tính sắc siêu lý tồn tại. Vì những người có sự sống và phi nhân không tồn tại, chúng ta không cần bất cứ đấng tạo hóa nào tạo ra những pháp này. Vì những người nhân loại bị mù quáng bởi vô minh, họ không thể thấy những sắc siêu lý. Họ chỉ thấy theo tâm định đặt hay chế định (paññatti) là sự thấy gây ra cảm tưởng rằng chúng sanh có sự sống hay những vật vô tri thật sự tồn tại. Như vậy, họ mặc nhiên rằng một đấng tạo hóa có quyền tuyệt đối tạo ra tất cả những vật này.

Sự nhìn sai về thế giới hão huyền gây ra tà tín hay thấy sai (diṭṭhi), nghĩ rằng chúng sanh có sự sống và ngã (atta) thật sự tồn tại. Một cái thấy sai căn bản đã gây tai hại cho chúng sanh hàng niên kỷ (kappayuga – kiếp) là thân kiến (sakkāya-diṭṭhi), giữ quan điểm rằng ta hay tự ngã (atta) thật sự tồn tại. Tà tín hay niềm tin sai lệch này làm cho chúng sanh rất ích kỷ, nghĩ quá nhiều về bản thân và quá ít về người khác, tự cho mình là trung tâm và rất tham lam, đấu tranh vì lợi ích của bản thân mà có hại cho người khác. Dựa vào tà tín căn bản này, nhiều cái thấy sai khác sanh trong thế gian, gây ra vô số vấn đề hay điều khó hiểu.

Điều dễ sợ nhất về thân kiến (sakkāya-diṭṭhi) là nó có thể kết hợp với ác nghiệp (tư-cetanā) quăng chúng sanh vào một cõi khổ sau khi tử. Theo lời dạy của đức Phật (Buddha), giũ sạch thân kiến (sakkāya-diṭṭhi) là điều quan trọng nhất và cấp bách nhất. Như vậy, hiểu về thực tính của cảnh và ba tướng phổ thông của các sắc siêu lý, nguyên tắc cơ bản xây dựng các bộ phận của tất cả chúng sanh là rất quan trọng.

Nói tóm lại, nó là điều quan trọng nhất để biết rõ trạng thái thực tính của tâm, là pháp mạnh mẽ nhất mà được con người biết. Chúng ta có thể thấy tâm định hướng số phận và vận mệnh của mỗi người và chúng ta có thể học từ những lời dạy phải lẽ của đức Phật mà tâm sẽ trợ cho kiếp sống vị lai của mỗi người sau khi tử qua sức mạnh đặc tính của tâm gọi là kamma-nghiệp, là pháp được giải thích ở chương kế.

Tâm quả thực là đấng tạo hóa thật sự. Nó hoàn toàn thú vị để học làm sao tâm tạo tất cả chúng sanh có sự sống trong đời và trong ba mươi mốt cõi hiện hữu qua kamma-nghiệp. Nó cũng thú vị để học tất cả lời dạy của đức Phật có thể được xác minh bằng ‘tuệ trực tiếp của chính người tu thiền’ thì chính xác hơn các thiết bị khoa học.

Nếu chúng sanh có thể điều chỉnh một điều, đó là tâm, không làm ác mà làm thiện, thì chúng sanh sẽ đạt được hạnh phúc nhân loại, hạnh phúc cõi trời và hạnh phúc Níp-bàn.

VI. Kamma – Nghiệp Là Chi

1. Nghiệp là chi?

Kamma’ – nghiệp là một từ Pāḷi, nghĩa là ‘hành động’ hay ‘hành vi’. Theo Sanskrit, từ tương đương của Kamma là ‘karma’.

Chỉ có ‘hành động cố quyết’ được gọi là kamma – nghiệp. Một hành động mà không có sự cố quyết hay cố ý thì không phải là kamma - nghiệp. Lý do là tư (cetanā) làm trọn, hoàn thành một hành động.

Ví dụ, nếu chúng ta không cố ý giẫm lên đàn kiến và chúng chết, việc này không gây ra kamma – nghiệp. Nếu chúng ta cố ý giẫm lên đàn kiến để giết chúng và chúng chết, những nghiệp bất thiện được tạo.

Như vậy, chúng ta cần phải lưu ý kamma – nghiệp là ‘hành động cố quyết’ hay ‘hành vi cố ý’.

Kamma – nghiệp không phải ‘sự may rủi’, sự may rủi hàm ý rằng điều gì đó xảy ra mà không có một nhân. Bản thân nghiệp là nhân và nó sẽ trợ sanh quả tương ứng của nó.

Không có điều gì xảy ra mà không có một nhân: Chúng sanh có may mắn hay không tùy thuộc vào quả của hành vi cố quyết mà vị ấy đã làm trước đây trong kiếp sống hiện tại hay trong những kiếp sống quá khứ.

Chỉ khi họ hiểu đúng nguồn gốc hay yếu tố cơ bản về ‘nghiệp và quả của nghiệp’, vị ấy cần phải có sự hiểu đúng và cái thấy hay quan niệm đúng. Cái thấy hay quan niệm đúng là chánh kiến (sammādiṭṭhi). Cái thấy đúng đưa đến ý nghĩ đúng, lời nói đúng, hành động đúng, cách kiếm sống đúng và đạo đức tốt.

Không chú ý đến ‘nghiệp và quả của nghiệp’, không hiểu nó và không để ý đến nó sẽ đưa đến sự hiểu biết sai và cái thấy sai. Cái thấy hay quan niệm sai là ‘tà kiến’ (micchadiṭṭhi). Cái thấy sai gây ra ý nghĩ sai, lời nói sai, hành động sai, cách kiếm sống sai và cá tính xấu.

Như vậy, một người hiểu về ‘nghiệp và quả của nghiệp’ và người không hiểu về nó sẽ rất khác nhau tới mức như thể họ cách xa nhau như quả đất và bầu trời.

‘Chánh kiến’ (sammādiṭṭhi) là nguyên nhân của sự sanh nghiệp thiện, tăng lên nhiều lần những nghiệp thiện mà đã sanh rồi, và sẽ trợ cho một tái tục vui sau khi tử. Không có pháp nào sánh ngang với chánh kiến trong việc trợ cho tái tục vui ở những cõi vui.

‘Tà kiến’ (micchādiṭṭhi) là nguyên nhân của sự sanh những nghiệp bất thiện, tăng lên nhiều lần những nghiệp bất thiện mà đã sanh rồi, và sẽ trợ cho một tái tục khổ sau khi tử. Không có pháp nào sánh ngang với tà kiến trong việc trợ cho tái tục khổ ở những cõi khổ.

Nguồn gốc của nghiệp và quả của nghiệp là một yếu tố cơ bản quan trọng trong đạo Phật. Một người sẽ trở thành một Phật tử thật sự chỉ khi người ấy hiểu về kamma – nghiệp và quả của nghiệp, tin nó và có cái thấy đúng đắn.

Người ấy phải hiểu kamma – nghiệp sanh ra sao và nó hoạt động ra sao để vị ấy phải bị hổ thẹn và ghê sợ khi thực hiện những hành vi ác và sẵn lòng làm những nghiệp thiện. Lúc đó, vị ấy sẽ trở thành một người ngay thẳng với đặc tính phẩm hạnh tốt và sẽ có thể tạo số phận và vận mệnh tốt cho bản thân.

 

2. Nghiệp sanh ra sao?

Có ba lối thực hiện một ‘hành vi’ gọi là kamma – nghiệp.

(1) hành vi qua thân gọi là thân nghiệp (kāyakamma).

(2) hành vi qua khẩu gọi là khẩu nghiệp (vacīkamma).

(3) hành vi qua ý gọi là ý nghiệp (manokamma).

Thân, đầu, tay và môi không thể tự chuyển động; chúng được chuyển động do những bọn sắc tâm (cittaja rūpa). Như vậy, thực ra đó là tâm thực hiện cả ba loại nghiệp – thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.

Tâm thực hiện một nghiệp ra sao?

Tâm làm một phận sự là một sự phối hợp của tâm (citta) và các sở hữu tâm (cetasika). Tuy tâm (citta) là pháp dẫn đầu của nhóm nhưng nó chỉ nhận biết cảnh. Những sở hữu tâm chi phối tâm để thực hiện một nghiệp thiện hay bất thiện.

Ba sở hữu tâm trọng yếu chi phối tâm để thực hiện những nghiệp bất thiện là tham (lobha), sân (dosa) và si (moha). Chúng được gọi là những ‘căn bất thiện’, đó là những căn gây ra tất cả những nghiệp bất thiện.

Tham (lobha) có trạng thái là ham muốn hay dính mắc cảnh. Nó sẽ không bao giờ từ bỏ trạng thái này. Sau khi được điều mà người khao khát, tham sẽ khao khát điều khác. Càng có được, nó sẽ càng khao khát. Tất cả sự giàu sang ở thế gian này không thể thỏa mãn sự ham muốn của tham (lobha).

Do chúng sanh khao khát tài sản của người khác, chúng sanh phạm vào nói dối, trộm cắp, lừa bịp, cướp đoạt và thậm chí sát hại. Vì lý do này, trạng thái ham muốn của ái về dục lạc (kāmarati) liên tục bất tận không có giới hạn, nó được gọi là ái (taṇhā). Vì nó làm ô uế và thiêu đốt tâm bằng lòng khao khát không ngăn được về cảnh dục và chấp cứng vào cảnh, nó được gọi là tham ái (rāga). Khi tham ái lấn át tâm như một yêu tinh, nó thúc đẩy tâm phạm vào tội cưỡng đoạt, tội thông dâm và sát hại.

Đó là điều đáng kinh ngạc làm sao ‘tham’ có thể chi phối tâm một cách rất tinh vi thực hiện những hành động để làm vừa lòng sự khao khát của nó. Taung Myo Sayadaw, một trưởng lão danh tiếng viết: ‘Thế gian, tức cõi nhân loại bị thống trị bởi tham.”

Sân (dosa) có trạng thái phẫn nộ, hung tợn, hung dữ. Nó là yếu tố tàn phá nhất trong đời, theo lời dạy của đức Phật. Sự tăng thêm sân làm cho chúng sanh tức giận, giận dữ, thô bạo và tàn nhẫn. Nó chi phối lòng căm hờn, làm tổn hại, hành hạ hoặc sát hại người khác. Chúng sanh có thể giết tàn bạo, ngay cả người chủ hay người giúp đỡ họ, vì chúng sanh tức giận với chủ hay người giúp đỡ họ hoặc vì chúng sanh muốn lấy được tiền.

Sân bị đè nén gây ra sự buồn rầu, sầu, khóc, sự thất vọng, sự phiền muộn, ưu, ai oán, v.v… sinh khởi. Danh pháp căng thẳng đã gây ra bởi tâm trạng căng thẳng và trạng thái căng thẳng, cũng là quả của sân khuể, tức giận và nó có thể gây ra các loại ốm đau khác nhau. Bất kỳ khi nào sân khuể, tức giận sanh theo tâm, nó đi cùng bởi danh pháp khổ.

Si (moha) lừa dối và làm mù quáng tâm để tâm không thể phân biệt giữa đúng và sai, tốt và xấu. Si làm chúng ta không biết về thực tính của cảnh. Chúng ta không biết rằng tất cả chúng sanh có sự sống và những vật vô tri được hình thành từ những thực tính danh (nāma) và những thực tính sắc (rūpa) mà đang sanh và diệt rất nhanh không dứt. Như vậy, chúng có chung các trạng thái hay tướng vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta).

Chúng cũng có trạng thái bất tịnh (asubha). Do chúng ta bị mù quáng bởi si, chúng ta có thể nghĩ rằng một người rất đẹp và lôi cuốn. Đức Phật khuyên nhìn vào người đó theo phép phân tích, đó là phân chia người đó ra thành tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, máu, ruột, nước tiểu, phân, v.v…, và khảo sát mỗi phần một cách tỉ mỉ. Mỗi thân phần ghê tởm và bất tịnh.

Do chúng ta bị làm mù quáng bởi si, không biết thực tính của cảnh, chúng ta nghĩ rằng cảnh là thường (nicca), lạc (sukha), ngã (atta) và tốt đẹp, tịnh (subha). Cho nên, chúng ta khao khát, thèm thuồng những cảnh này bằng tham (lobha). Chúng ta cũng phát triển tà kiến (diṭṭhi), nghĩ rằng ‘ta’ thật sự tồn tại. Cho nên, chúng ta trở nên ích kỷ và nghĩ quá nhiều về bản thân và quá ít về người khác, tự cho mình là trung tâm.

Tham, sân si là những phiền não (kilesa) làm mệt mỏi nhất, làm ô uế, hạ thấp giá trị và thiêu đốt tâm. Chúng là căn nguyên gây ra tất cả những hành vi ác, những hành vi không đáng và tàn nhẫn trong thế gian. Chúng cũng là những nguyên nhân chánh của tất cả khổ. Chúng ta sẽ được hạnh phúc nhất nếu chúng ta có thể loại chúng ra khỏi tâm.

Một cách thiết thực để ngăn những căn bất thiện không cho sanh trong tâm là phát triển pháp đối lập với chúng được gọi là những ‘căn thiện’. Những căn thiện này là vô tham (alobha), vô sân (adosa) và vô si (amoha).

Vô tham (alobha) là pháp đối lập trực tiếp của tham (lobha). Nó có trạng thái ‘không khao khát’, ‘không ham muốn’ hay ‘không dính vào cảnh’. Nó không thèm thuồng tài sản của người khác và nó không dính vào tài sản của người khác. Như vậy, vị ấy có thể cho ra tiền bạc và tài sản của mình qua việc xả thí. Vị ấy có thể hy sinh tư lợi và giúp người khác. Vị ấy có thể rộng lượng cho ra thời gian và tiền bạc của mình vì hạnh phúc của người khác. Xả thí là việc ngăn chặn tham và phát triển vô tham, đó là một phẩm chất tốt đẹp, tích cực ở người nhân loại.

Vô sân (adosa) là pháp đối lập trực tiếp của sân (dosa). Trạng thái của vô sân là không thô bạo, tính ôn hoà, không căm hờn, không ác cảm, không độc ác, tính khoan dung và lòng từ. Nó làm cho chúng sanh không bị sân giận, dù khi vị ấy bị lăng mạ hay làm tổn hại bởi những người khác và sẵn sàng tha thứ vì những hành động sai của họ. Tính khoan dung rất tốt đẹp, đặc tính tích cực như câu nói: “tính khoan dung là vị trời”. Lòng từ cũng là một thực tính rất tốt đẹp, tích cực, mong cho tất cả chúng sanh có sự sống được hạnh phúc và thoát khỏi khổ. Nó thật sự làm cho một người tốt đẹp. Để phát triển vô sân hay lòng từ, chúng ta tuân theo giới và rải lòng từ.

Trí (paññā) hay vô si (amoha) là pháp đối lập trực tiếp của si (moha). Trí có thể phân biệt giữa đúng và sai, thiện và ác. Trí hiểu rõ, sâu sắc thực tính của cảnh, đó là vô thường, khổ, vô ngã và bất tịnh. Trí có thể xua tan sự đen tối mù quáng đã gây ra bởi si (moha). Cho nên, nó cũng được gọi là minh (vijja) trong khi si được gọi là vô minh (avijja).

Trí (paññā) là danh pháp mạnh nhất. Để phát triển trí, chúng ta phải đạt được trí hiệp thế cũng như trí siêu thế bằng việc nghe pháp, học pháp, thảo luận pháp với những bậc uyên bác, và tiếp cận thiền. Khi chúng ta có thể phát triển trí cao nhất, gọi là nhóm bốn tuệ đạo bằng thiền quán, chúng ta có thể trừ tiệt tất cả phiền não ra khỏi tâm của chúng ta và có thể hưởng lạc vô song của sự yên tịnh bất diệt và hạnh phúc Níp-bàn ngay tức thì.

Cũng thế, những sở hữu tâm rất mạnh mẽ, chúng có thể chi phối tâm một cách vi tế để thực hiện những hành vi khác nhau. Pháp bất thiện và những sở hữu tâm bất thiện hạ thấp giá trị của tâm và chi phối tâm thành độc ác và để thực hiện những hành vi ác khác nhau. Trái lại, pháp thiện và những sở hữu tâm tịnh hảo làm cho tâm thành cao thượng và chi phối tâm để thực hiện những hành vi thiện khác nhau.

 

Kamma - Nghiệp sanh từ những hành vi của tâm ra sao?

Giả sử một con muỗi chích ở trán của bạn. Tâm biết nó đau; cho nên sân (dosa) sinh khởi. Bất cứ khi nào sân hay tham (lobha) sinh khởi, si (moha) cũng sinh khởi. Si cho rằng ‘ta’ và ‘muỗi’ thật sự tồn tại và muỗi chích ta đau đớn. Như vậy, tâm căn sân hay tâm bất thiện (akusala citta) sinh khởi. Bạn trở nên tức giận và sân chi phối tâm để giết con muỗi. Sân làm cho những danh pháp cùng sanh (tâm và sở hữu tâm) với nó trở nên lỗ mãn, tàn nhẫn, nhưng nó không thể thực hiện hành vi sát hại. Đó là (cetanā) là pháp thực hiện hành vi sát hại.

(cetanā) là một sở hữu tâm (cetasika) trung lập phối hợp với mỗi tâm (citta). Nó trở thành ác do tác động của sân. Để thực hiện hoàn thành yêu cầu của sân, cố ý sát hại con muỗi, nó tác động và gợi ý, thúc đẩy những pháp cùng sanh với nó thực hiện những phận sự tương ứng của chúng để hoàn thành hành vi sát hại. Cho nên, tâm trợ sanh những bọn sắc (rūpa kalāpa) chuyển động tay để đập tan con muỗi ra từng mảnh. Con muỗi tiêu đời.

 

Ai sát hại con muỗi?

Vì bàn tay đập tan con muỗi ra từng mảnh, bàn tay là kẻ sát hại phải chăng? Bàn tay sẽ nói: “Ta chỉ là sắc pháp, ta không thể tự chuyển động, tâm làm ta chuyển động để đập tan con muỗi ra từng mảnh, ta không biết ta đã làm gì.” Như vậy, bàn tay không phải là thủ phạm thật sự.

Vậy thì tâm (citta) là kẻ làm chuyển động bàn tay để giết phải chăng? Tâm cũng sẽ lý luận: “Ta chỉ biết cảnh. Ta biết con muỗi chích ở trán và nó đau đớn. Ta không có chủ ý giết con muỗi. Vì tư thúc giục ta chuyển động bàn tay, ta chỉ chuyển động bàn tay.” Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng tâm chỉ là một kẻ đồng lõa, tòng phạm, không phải là kẻ sát hại thật sự.

Vậy thì ai là kẻ sát hại thật sự? Đó là tư (cetanā) khi ấy đặt sự cố ý giết con muỗi và đã tác động và thúc đẩy tâm và các sở hữu tâm khác thực hiện những phận sự tương ứng của chúng để thực hiện hoàn thành việc sát hại.

Từ đó, tư (cetanā) chịu trách nhiệm cho việc tổ chức, thiết lập hành vi và thực hiện hành động, nó được nhận dạng bằng hành động và gọi là ‘kamma’ – nghiệp bởi đức Phật.

Cetanāhaṃ Bhikkhave kammaṃ vadāmi.” - “Này chư bhikkhu, đó là tư mà ta gọi là nghiệp”

Cetayittvā kammaṃ karoti kāya vācāya manasā” - “Do tư thúc đẩy, chúng sanh thực hiện một hành động qua thân, khẩu hay ý.”

 

3. Sự so sánh về voi chúa Saddan.

Bất cứ khi nào tôi giảng về “Kamma – Nghiệp, đấng tạo hóa thật sự”, tôi thường kể câu chuyện về voi chúa Saddan làm minh họa.

Ông voi chúa Saddan, giác hành giả (bodhisatta) của đức Phật Gotama, sống trong một khu đất rộng lớn bao quanh bởi những ngọn đồi ở dãy núi Himalaya. Ông voi chúa có hai bà voi chúa, tên là Mahā SubhaddāCūḷa Subhaddā, và bảy ngàn voi phục vụ. Tất cả đều là voi trắng. Vào lúc cây chai ra hoa rực rỡ, Saddan đã dẫn hai bà voi chúa của mình đến dưới một cây chai và lắc những nhánh cây bằng cái vòi của mình với chủ ý trút xuống mưa hoa chai lên lưng của họ.

Nhiều hoa rơi trên lưng của Mahā Subhaddā, nhưng một tổ kiến đỏ rơi trên lưng của Cūḷa Subhaddā. Bà voi chúa nhỏ Cūḷa Subhaddā đưa ra nhận xét dại dột rằng: “Ông voi chúa này yêu thương bà voi chúa lớn Mahā Subhaddā hơn yêu thương ta. Ông ấy làm rơi hoa trên lưng của bà ấy, nhưng ông ấy làm rơi tổ kiến đỏ lên lưng của ta. Ông ấy thật sự không yêu thương ta. Ông ấy căm ghét ta và làm cho ta xấu hổ. Tại sao ta phải thương ông ấy? Ta căm ghét ông ấy và ta quyết phải làm cho ống ấy đau lòng.”

Sự ngẫm nghĩ, nhận xét sai trái có thể gây ra điều rất tồi tệ, nó có thể lật một người yêu thành một kẻ thù. Tình yêu đã nhảy ra khỏi sự dính mắc bởi tham có thể dễ dàng bị lật ngược thành lòng căm ghét chỉ vì một chuyện vặt, ngoài ý muốn. Chúng tôi có một câu nói ở Myanmar rằng: “Tình yêu lớn có thể vỡ thành lòng căm thù lớn.”

Khi lòng căm thù sinh khởi, tâm căn sân sinh khởi đi cùng với si (moha). Si làm mù quáng tâm để chúng sanh không thể đi đến ý nghĩ sáng suốt. Với sự cố ý sát hại voi chúa, Cūḷa Subhaddā đã hái một số hoa chai và dâng hoa đến đức Phật độc giác (pacceka Buddha), rồi lập nguyện: “Do phước thiện mà tôi vừa mới tạo, tôi nguyện được tái tục làm một cô gái rất xinh đẹp trong kiếp sống kế của tôi. Tôi nguyện thành một chánh cung hoàng hậu và nguyện tôi mang hoa tai làm từ ngà của voi chúa Saddan.”

Vì Cūḷa Subhaddā đã phát triển lòng căm thù hướng về chồng của mình, nên Cūḷa Subhaddā đã không còn vui. Cūḷa Subhaddā muốn chết ngay tức khắc để trở thành một hoàng hậu ở cõi nhân loại và giết chết voi chúa. Cūḷa Subhaddā không thể ngủ và không thể ăn. Không lâu sau Cūḷa Subhaddā tử. Cô được tái tục làm một cô gái rất đẹp. Khi cô đến tuổi trưởng thành, vua Bārānasī gặp cô và lập cô thành chánh cung hoàng hậu của ông.

Hoàng hậu có thể nhớ về kiếp sống quá khứ của mình và đang bị sân thiêu đốt để giết voi chúa Saddan. Do đó, với một kế hoạch giết chết Saddan, hoàng hậu nằm trên giường mà không dùng đồ ăn hay thức uống.

Vì vua Bārānasī yêu nàng chánh cung hoàng hậu trẻ và xinh đẹp bằng cả trái tim, vua rất lo lắng về tình trạng của nàng. Cho nên vua hỏi nàng: “Hoàng hậu yêu quí, nàng mong muốn điều gì? Nàng nói cho ta biết bất cứ điều gì nàng muốn dưới ánh mặt trời, ta sẽ lấy nó cho bằng được cho nàng”

Khi đã nhận được lời hứa từ đức vua, hoàng hậu nói: “Thiếp muốn mang hoa tai làm từ ngà của voi chúa trắng Saddan là voi sống ở dãy núi Himalaya. Nếu thiếp không thể mang loại hoa tai ấy, thiếp chắc chắn sẽ chết.”

Đức vua triệu đến tất cả những thợ săn danh tiếng trong vương quốc của ông và giao phó nhiệm vụ giết voi chúa và mang ngà của nó về cho người thợ săn lực lưỡng, khéo tay Sonuttara. Chánh cung hoàng hậu hướng dẫn ông ấy đi đến nơi trú của voi chúa Saddan ra sao. Bà cũng đưa ông ấy hai lá y và khuyên ông phủ y trong trường hợp nguy hiểm vì voi chúa Saddan có lòng tôn kính các nhà sư rất lớn.

Sonuttara đi đến dãy núi Himalaya như hoàng hậu đã hướng dẫn. Khi ông đã đi đến tận nơi trú của voi chúa Saddan, ông thợ săn đã quan sát rất kỹ hoạt động của voi chúa. Mỗi ngày voi chúa tắm ở hồ và đứng dưới cây banyan. Người thợ săn đã đào một đường hầm và làm một lỗ trống ở nơi mà voi chúa đã đứng. Những giọt nước chảy nhỏ giọt từ thân và rốn của voi chúa đã rơi xuyên qua lỗ.

Không có bất cứ sự trì hoãn nào, khi ấy người thợ săn giỏi đã bắn con voi bằng một mũi tên đã tẩm độc. Mũi tên đi xuyên qua rốn vào thân của voi chúa với một lực lớn. Vì nó rất đau đớn, Voi chúa Saddan gào thét inh ỏi. Bà voi chúa Mahā Subhaddā và những voi theo phục vụ bay xuyên không trung đến.

Voi chúa nói: “Một kẻ địch đã bắn ta. Hãy đi tìm kẻ địch”. Tất cả những con voi bay ra để tìm kiếm kẻ địch.

Khi voi chúa Saddan bị bỏ lại một mình, nó đã suy nghĩ: “Mũi tên đã đi xuyên qua rốn của ta. Kẻ địch phải ở ngay dưới ta.” Do đó, voi chúa cố gắng bới mặt đất bên dưới ra. Khi người thợ săn bị vạch trần, voi chúa đã cố gắng bắt lấy người thợ săn bằng cái vòi của mình.

Người thợ săn tránh khỏi và nhanh chóng phủ những lá y vào cái vòi. Khi thấy những lá y, lòng sân của Saddan biến mất. Voi chúa nhẹ nhàng mang người thợ săn lên và nói: “Này bạn, ta không phải kẻ thù của bạn, tại sao bạn lại bắn ta quá tàn nhẫn?”

Người thợ săn nói: “Này voi chúa, chánh cung hoàng hậu Cūḷa Subhaddā của vua Bārānasī cần đến ngà của ông để làm hoa tai. Vua đã ra lệnh cho ta giết ông và lấy ngà của ông. Để vâng lệnh của vua, ta phải bắn ông bằng một mũi tên đã tẩm độc. Như vậy, có ba người bị dính líu trong hành động bắn này. Nếu ông giết ta, chỉ một mình ta phải chết. Nếu ông thương hại ta, ta sẽ sống.”

Voi chúa Saddan nghĩ đến những ngày khi còn ở bên nhau cùng với hai bà voi chúa. Giờ ông biết rằng bà voi chúa Cūḷa Subhaddā hiểu lầm tình yêu của ông hướng về bà nên bà buồn và hận ông. Bà đã muốn giết ông và dùng ngà của ông để làm hoa tai.

Voi chúa Saddan cho phép người thợ săn cắt ngà của mình. Người thợ săn đã dùng hết lực để cắt ngà voi bằng một cái cưa. Nhưng ngà voi quá cứng đến mức người thợ săn phải khó khăn lắm mới gây ra được một vết lõm trên ngà. Cho nên voi chúa Saddan mới lấy cái cưa bằng cái vòi và tự cắt cái ngà của mình. Ông đưa cái ngà cho người thợ săn và để cho anh ta đi.

Khi người thợ săn dâng ngà voi lên đức vua, đức vua sung sướng chuyển trao ngà voi cho chánh cung hoàng hậu. Nàng đặt ngà voi trắng muốt lên ngực của nàng, ghì chặt nó bằng cả hai tay. Khi nàng nghe toàn bộ câu chuyện từ người thợ săn thuật lại rằng chính ông voi chúa Saddan tự cắt ngà của mình và tự nguyện đưa ngà cho nàng. Nàng nhận ra rằng nàng đã sai lầm. Nàng nhớ lại những ngày nàng được hưởng hạnh phúc khi còn bên nhau cùng voi chúa Saddan.

“Ta đã sai, voi chúa Saddan chưa từng ghét bỏ ta. Chàng đã thương ta một cách chân tình. Thậm chí chàng cắt cả ngà của mình và đưa nó cho ta.”

Vào lúc nghĩ, hết lần này đến lần khác, voi chúa Saddan đã chăm sóc nàng và yêu thương nàng ra sao và nàng đã giết chết chàng một cách tàn nhẫn ra sao, nỗi tuyệt vọng lớn đã sanh trong tim nàng và lửa sân nóng bức làm đau lòng nàng đến chết.

Trong câu chuyện này, ba người đã dính líu vào việc sát hại voi chúa Saddan. Ai là kẻ sát hại?

Người thợ săn bắn con voi do anh ấy bị nhà vua ra lệnh làm như vậy. Lần lượt, nhà vua đưa ra lệnh vì chánh cung hoàng hậu yêu quí của ngài thúc giục ngài làm như vậy. Người thợ săn tựa như bàn tay giết chết con muỗi; nhà vua tựa như tâm làm chuyển động bàn tay để giết con muỗi và thúc đẩy các sở hữu tâm để thực hiện hoàn thành việc sát hại.

Từ khi bà voi chúa Cūḷa Subhaddā có động cơ giết ông voi chúa Saddan và thúc đẩy vua Bārānasī và người thợ săn để giết voi chúa Saddan, chánh cung hoàng hậu Cūḷa Subhaddā là kẻ sát hại chánh, thật sự, thủ phạm chánh. Tựa như việc sát hại con muỗi, tư (cetanā) là kẻ sát hại thật sự và là thủ phạm chánh.

 

4. Hai loại nghiệp (kamma) – Nghiệp đồng sanh và nghiệp dị thời.

Nghiệp cùng sanh thực hiện hoàn thành một nghiệp và nghiệp sẽ mang lại quả chín muồi của nó.

Như đã nói rõ trong chú giải Vô tỷ pháp (Abhidhamma) rằng tâm có thể lần lượt sanh và diệt hơn một tỷ lần trên một cái búng tay hay nháy mắt. Rất nhiều tỷ tâm sanh và diệt trong lúc hành động sát hại một con muỗi. Khoảng một nửa trong những tâm này là tâm căn sân hoặc tâm bất thiện.

Tư (cetanā) phối hợp với những tâm bất thiện này thực hiện hành vi sát hại. Chúng được gọi là những nghiệp ‘đồng sanh’ (sahajāta kamma). ‘Đồng sanh’ nghĩa là ‘sanh cùng nhau’, đó là tư và tâm sanh cùng nhau.

Những tâm (tâm và những sở hữu tâm) diệt ngay sau khi chúng đã sanh. Nhưng chúng để lại những đặc tính của chúng trong dòng danh pháp trước khi chúng diệt mất. Những đặc tính này được truyền từ tâm này sang tâm khác. Như vậy, chúng được gọi là nghiệp.

Những đặc tính của tư hay những đặc tính của nghiệp trong dòng danh pháp được gọi là những ‘nghiệp dị thời’ (nānakkhaṇika kamma), nghĩa là thời điểm nghiệp được tạo và thời điểm nghiệp cho quả là khác nhau.

Như vậy, hai loại nghiệp (kamma) được tạo trong mỗi hành động cố quyết. Cả hai loại nghiệp sẽ trợ sanh những quả thích hợp của chúng. Những nghiệp dị thời như những hạt bỏ lại sau khi những quả chín mùi tan rã. Như một hạt có thể trợ sanh một cây mới, cũng vậy, một nghiệp dị thời cũng có thể gây ra một kiếp sống mới.

Trong việc sát hại một con cá, hàng tỷ tâm căn sân của một bà hay ông sanh và diệt. Tư (cetanā) phối hợp với những tâm này được gọi là những nghiệp đồng sanh. Khi những tư này diệt, chúng để lại những đặc tính nghiệp của chúng trong dòng danh pháp. Hàng tỷ đặc tính nghiệp được gọi là những nghiệp dị thời.

Tương tự trong việc trộm cắp hoặc gian dối hay cướp đoạt tài sản của người khác, hàng tỷ tâm căn tham sanh và diệt. Như vậy, hàng tỷ nghiệp đồng sanh và hàng tỷ nghiệp dị thời sẽ được tạo.

Mặt khác, khi một người thực hiện một nghiệp thiện như xả thí hay bày tỏ lòng tôn kính đức Phật hay tiếp cận thiền, hàng tỷ tâm thiện sẽ sanh và diệt. Do đó, hàng tỷ nghiệp đồng sanh và hàng tỷ nghiệp dị thời sẽ được tạo lần nữa.

Tư (cetanā) phối hợp với những tâm bất thiện như những tâm căn sân hay những tâm căn tham được gọi là những nghiệp bất thiện đồng sanh hay những nghiệp bất thiện. Những đặc tính của nghiệp để lại phía sau trong dòng danh pháp khi những tư này diệt được gọi là những nghiệp bất thiện dị thời hay những nghiệp bất thiện.

Tương tự, những tư (cetanā) phối hợp với những tâm thiện dục giới được gọi là những nghiệp thiện dục giới đồng sanh hay những nghiệp thiện dục giới. Những đặc tính của nghiệp để lại phía sau trong dòng danh pháp khi những tư này diệt được gọi là những nghiệp thiện dục giới dị thời hay những nghiệp thiện dục giới.

Trong thiền định, khi một người có thể tu tập phát triển nhập vào thiền, những tâm thiện sắc giới sanh hàng tỷ lần. Tư (cetanā) phối hợp với những tâm này được gọi là những nghiệp thiện sắc giới đồng sanh. Những đặc tính của nghiệp để lại phía sau trong dòng danh pháp khi những tư này diệt được gọi là những nghiệp thiện sắc giới dị thời.

Tương tự, khi một người có thể tu tập, nhập vào thiền thiện vô sắc, hàng tỷ nghiệp thiện vô sắc đồng sanh và hàng tỷ nghiệp thiện vô sắc dị thời sẽ được tạo.

 

5. Ba loại nghiệp môn (kamma dvāra).

Nơi mà nghiệp sinh khởi hay bằng phương tiện của nó mà nghiệp sinh khởi được gọi là nghiệp môn (kamma dvāra)

1. Kāyadvāra – thân môn

Đó là sự chuyển động đặc biệt của thân gọi là thân biểu tri (kāyaviññatti) khi hành động bởi thân xảy ra hay nhờ phương tiện của nó mà thân nghiệp sanh.

2. Vacidvāra – khẩu môn

Đó là sự chuyển động của miệng trợ sanh lời nói gọi là khẩu biểu tri (vacīviññatti) bằng phương tiện của nó mà khẩu nghiệp sanh.

3. Manodvāra – ý môn

Nó nói đến tất cả tâm nơi ý nghiệp xảy ra hay bằng phương tiện của nó mà ý nghiệp sanh.

Ba loại nghiệp tùy theo nghiệp môn.

1. Kāyakamma – thân nghiệp

Nói chung, nó được tạo bởi sự chuyển động đặc biệt của thân hay thân biểu tri (kāyaviññatti).

2. Vacikamma – khẩu nghiệp

Nói chung, nó được tạo bởi khẩu biểu tri (vacīviññatti).

3. Manokamma – ý nghiệp

Nó được tạo trong ý và bởi ý gọi là ý môn (manodvāra) qua ý nghĩ, âm mưu, thiền, v.v…

 

6. Mười nghiệp đạo bất thiện (akusalakammapatha).

Nghiệp đạo bất thiện (akusalakammapatha) nghĩa là đường lối bất thiện. Có mười nghiệp đạo bất thiện: ba thuộc về thân, bốn thuộc về khẩu, và ba thuộc về ý. Mỗi nghiệp đạo hay đường lối của nghiệp được nhận dạng bằng tư (cetanā) khởi đầu một sự nỗ lực để thực hiện hoàn thành nghiệp tương ứng.

Tư (cetanā) như vậy là một nghiệp bất thiện bất kể nó hoàn thành hành vi nghiệp hay không. Nếu nó đạt đến sự hoàn thành nghiệp và đạt được mục tiêu của nó, thì nó trở thành một tiến trình đầy đủ của nghiệp. Trạng thái của tiến trình đầy đủ của nghiệp là nghiệp sản sanh có sức mạnh đảm nhiệm vai trò tạo ra tái tục, đó là vai trò của nghiệp sản sanh (janaka kamma).

(a) Ba thân nghiệp bất thiện

1/ Pānātipāta - sát hại chúng sanh có cái biết, có tri giác;

2/ Adinnādānā - trộm cắp hay lấy tài sản của người khác một cách phi pháp;

3/ Kāmesumicchācārā - tà dâm và theo nghĩa lạm dụng;

(b) Bốn khẩu nghiệp bất thiện

4/ Musāvādā - nói dối hay dối trá;

5/ Pisuṇavācā - nói lời phỉ báng, vu khống;

6/ Pharusavācā - nói lời độc ác;

7/ Samphappalāpā - nói lời vô ích, nhảm nhí;

(c) Ba ý nghiệp bất thiện

8/ Abhijjhā - tham dục, tham cầu, lòng mong muốn bày mưu để thu được tài sản của người khác một cách phi pháp;

9/ Vyāpāda - sân khuể, tức giận, lòng oán hận muốn gây hại, làm tổn hại chúng sanh khác;

10/ Micchādiṭṭhi - tà kiến, cho rằng nghiệp và quả của nghiệp không tồn tại.

 

Những điều hay duyên để hoàn thành một nghiệp.

1/ Năm điều sau đây cần thiết để hoàn thành ác nghiệp thuộc về sát hại chúng sanh: (i) chúng sanh có cái biết, có sự sống, (ii) biết rằng đó là một chúng sanh có sự sống, (iii) có ý định sát hại, (iv) cố quyết sát hại, và (v) chúng sanh chết.

Tính nghiêm trọng của điều ác tùy thuộc vào giới hạnh hay ân đức của người bị giết. Việc sát hại một người giới hạnh hay một con vật lớn được xem là tàn ác hơn sát hại một người xấu xa hay một con vật nhỏ.

Ác quả của việc sát hại là: yểu thọ (mạng sống ngắn), sức khoẻ kém, liên tiếp ưu phiền do sự chia lìa khỏi người thân yêu, liên tiếp sợ hãi, và tái tục trong cõi khổ.

2/ Năm điều cần thiết để hoàn thành ác nghiệp thuộc về trộm cắp: (i) có tài sản của người khác, (ii) biết đó là tài sản của người khác, (iii) có ý định trộm cắp, (iv) cố quyết trộm, và (v) có được tài sản của người khác.

Ác quả của việc trộm cắp là: sự bần cùng, nghèo nàn, thiếu thốn, khổ cực, chán ngán, thất vọng, cách sinh nhai phụ thuộc, và tái tục trong cõi khổ.

Tính nghiêm trọng của ác nghiệp tùy thuộc vào giá trị của tài sản đã đánh cắp và giới hạnh, ân đức của người có quyền sở hữu. Nếu một ai trộm tiền dâng cúng đến đức Phật hay hệ thống Phật giáo, tội lỗi là rất lớn.

3/ Bốn điều cần thiết để hoàn thành ác nghiệp thuộc về tà dâm: (i) một người nam hay nữ không kết hôn với mình, (ii) có ý muốn được hưởng, (iii) cố quyết được hưởng, và (iv) có sự hài lòng, vừa lòng.

Ác quả của tà dâm là: (i) có nhiều thù địch, (ii) không thành công, không thịnh vượng, (iii) không hạnh phúc, (iv) kết hôn với vợ hay chồng chẳng ra gì, (v) sanh làm người bị thiến hay làm một người nữ, và (vi) tái tục trong cõi khổ.

4/ Bốn điều cần thiết để hoàn thành ác nghiệp thuộc về nói dối: (i) một điều giả dối, (ii) có ý định lừa dối, (iii) cố quyết nói ra lời nói dối, và (iv) thực sự lừa dối.

Những ác quả của việc nói dối là: (i) khả năng nói không rõ ràng, khó hiểu, (ii) răng không đều, (iii) miệng thối tha, hôi hám, (iv) da khô, (v) không có vẻ thanh nhã, không có vẻ duyên dáng, (vi) diện mạo, tướng mạo dị dạng, (vii) không đáng tin cậy, và (viii) tái tục trong cõi khổ.

5/ Bốn điều cần thiết để hoàn thành ác nghiệp thuộc về nói lời phỉ báng, vu khống: (i) những người bị chia rẽ, mâu thuẫn với nhau, (ii) có ý định chia rẽ họ, (iii) có sự cố quyết tương ứng, (iv) sự bất hòa do bởi sự chia rẽ.

Hậu quả chắc chắn xảy ra không thể tránh khỏi do nói lời phỉ báng, vu khống là sự tan rã tình bạn mà không có đủ nguyên nhân nào và tái tục trong cõi khổ.

6/ Ba điều cần thiết để hoàn thành ác nghiệp thuộc về nói lời độc ác: (i) có người bị lăng mạ, sỉ nhục, (ii) tâm sân, (iii) cố quyết thật sự lăng mạ; sỉ nhục.

Hậu quả chắc chắn xảy ra, không thể tránh khỏi do nói lời độc ác là diện mạo, tướng mạo xấu xí, đáng sợ, giọng nói khó nghe, cục cằn, có nhiều thù địch, bị ghét cay ghét đắng, ghê tởm bởi người khác dù không có tội, không có hại và tái tục trong cõi khổ.

7/ Hai điều cần thiết để hoàn thành ác nghiệp thuộc về nói lời vô ích, nhảm nhí (i) lời nói nghiêng hướng về vô ích, nhảm nhí, (ii) thuật lại chuyện vô ích, nhảm nhí.

Hậu quả chắc chắn xảy ra, không thể tránh khỏi do nói lời vô ích, nhảm nhí là người có tật, khiếm khuyết bộ phận cơ thể, lời nói không thể tin được và tái tục trong cõi khổ.

8/ Ba điều cần thiết để hoàn thành ác nghiệp thuộc về tham dục, tham cầu: (i) có tài sản của người khác, (ii) ham muốn chiếm hữu tài sản của người khác, (iii) bày mưu để chiếm hữu nó.

Hậu quả chắc chắn xảy ra, không thể tránh khỏi do tham dục, tham cầu là sự không hoàn thành lòng mong muốn của mình và tái tục trong cõi khổ.

9/ Ba điều cần thiết để hoàn thành ác nghiệp thuộc về sân khuể, tức giận: (i) có người khác, (ii) có ý định làm hại, và (iii) bày mưu để làm hại.

Hậu quả chắc chắn xảy ra, không thể tránh khỏi do sân khuể, tức giận là xấu xí, tính khó chịu, nhiều bệnh ở thân, bản tính đáng ghét, đáng ghê tởm và tái tục trong cõi khổ.

10/ Ba điều cần thiết để hoàn thành ác nghiệp thuộc về tà kiến (i) không biết về nghiệp và quả của nghiệp, (ii) hiểu theo lối sai về cảnh được thấy, và (iii) hiểu theo quan niệm sai.

Hậu quả chắc chắn xảy ra, không thể tránh khỏi do tà kiến là có mong muốn hèn hạ, thiếu trí, chậm hiểu, bệnh kinh niên, có tư tưởng đáng trách, ác nghiệp tăng nhiều lần và tái tục trong cõi khổ.

 

7. Mười nghiệp đạo thiện (kusalakammapatha).

Có mười nghiệp đạo thiện – ba thuộc về thân, bốn thuộc về khẩu, và ba thuộc về ý. Mỗi nghiệp đạo được nhận dạng bằng tư (cetanā) khởi đầu một sự cố quyết, nỗ lực để thực hiện hoàn thành nghiệp tương ứng.

Tư (cetanā) như vậy là một nghiệp thiện, bất kể nó hoàn thành hành vi nghiệp hay không. Nếu nó đạt đến sự hoàn thành nghiệp và đạt được mục tiêu tránh xa những hành vi ác của nó, thì nó trở thành một nghiệp đạo đầy đủ, đó là một nghiệp sản sanh (janaka kamma) với sức mạnh trợ cho sanh ra một kiếp sống mới.

(a) Ba thân nghiệp thiện

1/ Pānātipāta virati - tránh xa sát hại chúng sanh;
2/ Adinnādānā virati - tránh xa trộm cắp;
3/ Kāmesumicchācārā virati - tránh xa tà dâm;

(b) Bốn khẩu nghiệp thiện

4/ Musāvādā virati - tránh xa nói dối;
5/ Pisuṇavācā virati - tránh xa nói lời phỉ báng, vu khống;
6/ Pharusavācā virati - tránh xa nói lời độc ác;
7/ Samphappalāpā virati - tránh xa nói lời vô ích, nhảm nhí;

(c) Ba ý nghiệp thiện

8/ Anabhijjhā - bất tham dục, bất tham cầu;
9/ Avyāpāda - vô sân khuể, không tức giận, lòng không oán hận không muốn gây hại, không làm tổn hại chúng sanh khác;
10/ Sammādiṭṭhi - chánh kiến, tin về nghiệp và quả của nghiệp.

Cần phải được ghi nhớ rằng mười nghiệp bất thiện cũng được gọi là ‘mười ác hạnh’ (ducarita), trong khi mười nghiệp thiện được chỉ rõ là ‘mười thiện hạnh’ (sucarita).

Biết điều gì là xấu hay bất thiện và điều gì là tốt hay thiện, theo quan điểm về nghiệp và quả của nghiệp là rất quan trọng. Những nghiệp bất thiện được thực hiện bởi những tâm bất thiện gây ra hàng tỷ nghiệp bất thiện sanh quả khổ gấp tỷ lần. Mặt khác, những nghiệp thiện được thực hiện bởi những tâm thiện gây ra hàng tỷ nghiệp thiện sanh quả thiện gấp tỷ lần.

Như vậy, chúng ta cần phải quyết tâm và sốt sắng tránh xa mười nghiệp bất thiện và những pháp liên quan, đồng thời thực hiện hoàn thành mười nghiệp thiện. Bên cạnh cách làm như vậy, vị ấy thanh tịnh tâm của mình bằng cách ngăn chặn những căn bất thiện không cho sanh. Như vậy, vị ấy có thể sống hợp với lời chỉ bảo của tất cả chư phật: “Tránh xa tất cả việc ác, làm tất cả các việc thiện và làm cho tâm thanh tịnh.

Chúng ta có thể đạt đến mục tiêu này bằng cách chỉ hành trì thận trọng năm giới (pañca sīla). Như vậy, năm giới và việc giữ năm giới là rất quan trọng, chúng ta cần phải thận trọng để tránh tất cả mười nghiệp bất thiện.

 

8. Mười Phúc Hành Tông (puññakriya vatthu).

Mười phúc hành tông (puññakriya vatthu) nghĩa là mười nền tảng của hành động phước thiện cần phải được thực hiện vì chúng trợ sanh những lợi ích lớn.

1/ Dāna - xả thí, đặt bát;
2/ Sīla - hành trì 5 giới, 8 giới, 10 giới;
3/ Bhāvanā - tu tiến, tu thiền chỉ và thiền quán;
4/ Apacāyana - cung kính những trưởng lão và những bậc đã đạt đến thanh tịnh;
5/ Veyāvacca - phục vụ trong những việc thiện;
6/ Paṭṭidāna - chia phước, hồi hướng;
7/ Pattānumodana - tùy hỷ, vui theo phước của người khác;
8/ Dhammassavana - lắng nghe pháp;
9/ Dhammadesana - giảng giải pháp;
10/ Diṭṭhijjakamma - cải chánh tri kiến, uốn nắn tri kiến cho thành đúng.

Mười nền tảng của hành động phước thiện trên có thể được cô đọng thành ba nhóm:

1/ Nhóm xả thí (dāna) - xả thí (dāna), chia phước (paṭṭidāna), tùy hỷ (pattānumodana).
2/ Nhóm hành trì giới (sīla) - hành trì giới (sīla), cung kính (apacāyana), phục vụ (veyāvacca).
3/ Nhóm tu tiến (bāvanā) - tu tiến (bhāvanā), lắng nghe pháp (dhammassavana), giảng giải pháp (dhamma-desana), cải chánh tri kiến (diṭṭhijjakamma).

Những hành động phước thiện trên thông thường được thực hiện bằng những tâm thiện dục giới, trừ khi vị ấy đắc thiền (jhāna) hay đạo (magga). Như vậy, thông thường họ gây ra những nghiệp thiện dục giới.

Chúng ta cần phải thực hiện tất cả những việc làm phước thiện này hết mức có thể để tích lũy những nghiệp thiện và để thanh tịnh tâm.

 

9. Nghiệp tồn tại ở đâu?

Trong Milinda Pañhā, đức vua Milinda đã hỏi bậc Ứng cúng (Arahant) uyên bác, đại đức Nāgasena rằng: “Thưa đại đức, ngài nói về những nghiệp thiện và những nghiệp bất thiện. Vậy những nghiệp này tồn tại ở đâu?

– “Thưa Đức vua, chúng tồn tại trong dòng danh và sắc. Chúng vô hình và không thể được trưng bày cho Đức vua thấy, nhưng chúng có thể được giải thích bằng những ví dụ.”

– “Xin đại đức giải thích cho tôi.”

– “Khi một cây xoài được mọc lên từ một hạt xoài, thuộc tính di truyền sản sinh những quả xoài được truyền từ hạt đến cây con. Thuộc tính lúc nào cũng vẫn còn lại trong cây khi cây mọc, phát triển thành một cây lớn. Nhưng thuộc tính ấy vô hình và không thể trưng bày cho thấy. Nhưng khi cây xoài trổ quả, chúng ta có thể xác định rằng thuộc tính sản sinh quả tồn tại trong cây. Cũng vậy, dù nghiệp là vô hình và không thể được trưng bày cho thấy, chúng ta có thể thấy những kiếp sống khác nhau bị trợ tạo bởi nghiệp. Như vậy, chúng ta có thể nói rằng nghiệp tồn tại trong dòng danh và sắc.”

– “Thật là hợp lý, thưa đại đức.”

Câu hỏi đã hỏi bởi vua Milinda đã gặp lại lần nữa trong thế kỷ XX. Đó là bộ trưởng tư pháp của Ấn Độ vào thời ấy, Dr.B.R. Ambedkar đã hỏi đại đức Ariya Dhamma (B.A) cùng câu hỏi, người cư trú ở Buddha Vihāra, Bombay. Đại đức Ariya Dhamma là một người thông minh, ngài đã học dưới sự chỉ dạy của vị tăng trưởng uyên bác là đại đức Ukkatha của Taung Dwin Gyi, Myanmar.

Dr. Ambedkar là người lãnh đạo những người ở đẳng cấp thấp. Khoảng hai mươi triệu người thuộc nhóm đẳng cấp thấp muốn trở thành Phật tử vì không có sự phân biệt về đẳng cấp trong Phật giáo bao gồm nghiệp (kamma) và quả của nghiệp. Do đó, Dr. Ambedkar đã hỏi đại đức Ariya Dhamma câu hỏi sau:

– “Thưa đại đức, có nguyên lý của nghiệp và quả của nghiệp trong Phật giáo. Vậy nghiệp này tồn tại ở đâu?”

– “Tôi muốn trả lời câu hỏi của ngài bằng cách hỏi ngài một số câu hỏi. Có bao nhiêu học vị thuộc học viện mà ngài đã nhận?”

– “Thưa đại đức, cả thảy có năm học vị đó là cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, học vị tiến sĩ khoa học, và luật.”

– “Ngài đã học bao lâu để đạt được những học vị này?”

– “Ba mươi năm, thưa đại đức.”

– “Khả năng chuyên môn của những học vị này có tồn tại với ngài hay chăng?”

– “Vâng, thưa đại đức.”

– “Vậy thì ngài làm ơn đưa cho tôi xem khả năng chuyên môn của học vị tiến sĩ khoa học ấy.”

– “Tôi không thể đưa cho đại đức xem khả năng chuyên môn trong tôi. Nhưng tôi có thể đưa cho đại đức xem giấy chứng nhận hay văn bằng học vị tiến sĩ khoa học mà tôi đã nhận.”

– “Đấy, giấy chứng nhận hay văn bằng chỉ là những chữ được in trên tờ giấy. Vậy khả năng chuyên môn của ngài tồn tại trong ngài hay trên tờ giấy?”

– “Nó tồn tại trong tôi, thưa đại đức.”

– “Nó tồn tại ở đâu – trong miệng, trong ngực hay trong tim của ngài?”

– “Tôi không thể nói nó tồn tại ở đâu. Nếu đại đức đặt câu hỏi về chuyên môn này, tôi có thể trả lời, tôi cũng có thể dùng khả năng chuyên môn này trong việc làm hằng ngày của tôi.”

– “Ngài nói đúng. Tôi tin rằng khả năng chuyên môn của những học vị mà ngài đã nhận tồn tại trong ngài. Nhưng ngài không thể đưa chúng cho tôi xem. Tương tự, những nghiệp tồn tại trong dòng danh pháp của chúng ta, nhưng chúng không thể được trưng bày cho mọi người xem. Bằng cách xem xét những quả khác nhau đã sanh do nghiệp mà chúng ta phải tin rằng nghiệp tồn tại trong chúng ta.”

– “Nó hợp lý, thưa đại đức. Cho phép tôi hỏi câu hỏi khác.”

10. Kamma – nghiệp trợ cho những kiếp sống mới sinh khởi ra sao?

– “Khi một người tử, nghiệp trợ sanh kiếp sống mới của vị ấy ra sao? Đạo Hindu giải thích sự tái sanh rất đơn giản. Sự tồn tại của kiếp sống gọi là mạng ngã (jīva atta) đi ra ngoài thân này khi thân này chết và đi vào một thân mới, sanh ra một kiếp sống mới. Chẳng hạn, một con chim đậu trên cây sẽ bay sang một cây khác khi cây thứ nhất bị chặt và đậu trên cây thứ hai.”

– “Thưa ngài, đức Phật hiểu rõ bằng thiên nhãn của Ngài ấy và tuệ của đức Phật biết rõ không có phi nhân hay bản ngã hay mạng ngã bất diệt thường hằng thật sự tồn tại. Nguyên lý về cách nghiệp vô hình trợ cho một kiếp sống mới sinh khởi thì rất sâu sắc và vi tế. Nó không thể được giải thích một cách đơn giản như một con chim bay từ một cây này sang một cây khác. Nếu ngài muốn hiểu, hãy để người của ngài mang một tấm gương đứng soi được cả người.”

– “Thưa ngài, bây giờ có một tấm gương đứng soi được cả người đang ở đây.”

– “Ngài làm ơn đứng trước gương. Bây giờ, ngay khi ngài đứng trước gương, một người đàn ông xuất hiện trong gương. Vậy người đàn ông trong gương là ngài hay là một người khác?”

– “Nó không thể là một người khác. Chắc chắn nó là tôi”

– “Nhưng ngài và người đàn ông trong gương thì đang nhìn hướng đối diện nhau. Nếu là cùng một người, tại sao ngài nhìn hướng khác nhau?”

– “Để tôi bổ sung câu trả lời của tôi. Người đàn ông trong gương thì không phải là tôi, mà là ảnh của tôi.”

– “Được rồi. Ngài có tấm hình hay không? Tấm hình cũng là ảnh của ngài phải chăng?”

– “Vâng, thưa đại đức.”

Đặt tấm hình ở trước gương. Bây giờ làm ơn nâng tay của Ngài lên. Đặt tay của ngài xuống. Làm ơn ngồi xuống. Làm ơn đứng lên. Bây giờ, người đàn ông trong gương đã thực hiện những hành động giống hệt như ngài đã làm, nhưng tấm hình của ngài không làm bất cứ hành động gì. Ngài vẫn muốn bác bỏ rằng người đàn ông trong gương không phải là ngài hay không? Tôi có cần phải hỏi người khác hay không?

– “Đại đức không cần phải hỏi người khác. Người đàn ông trong gương là tôi.”

– “Được rồi, đập vỡ gương này bằng một cái búa.”

Người của Dr. Ambedkar đập vỡ cái gương.

– “Bây giờ, ngay khi cái gương bị vỡ, người đàn ông trong gương biến mất. Nếu ngài và người đàn ông trong gương là cùng một người, tại sao ngài không biến mất? Ngài có muốn nói rằng người đàn ông trong gương không phải là ngài hay chăng?”

– “Tôi không biết phải trả lời ra sao. Ngài làm ơn trả lời câu hỏi.”

– “Được rồi, chúng ta cần phải nói rằng người đàn ông trong gương là ngài hay không phải là ngài. Không có gì được truyền từ ngài sang người đàn ông trong gương. Như vậy, chúng ta không thể nói rằng người đàn ông trong gương là ngài. Nhưng không có ngài, người đàn ông không thể xuất hiện trong gương. Do ngài mà một người đàn ông giống hệt ngài xuất hiện trong gương. Vì người đàn ông có liên quan đến ngài bằng nhân và quả, chúng ta cũng không thể nói người đàn ông không phải là ngài.

Tương tự, khi một người tử và một trong những kamma -nghiệp của anh ấy trợ cho một kiếp sống nhân loại mới, không có danh và sắc nào được truyền sang kiếp sống mới. Tất cả danh và sắc của kiếp sống cũ trước tan rã và diệt trong kiếp sống trước. Nhưng một nghiệp đã phát triển trong kiếp sống trước trợ cho một kiếp sống mới để sanh bằng duyên liên quan đã được đức Phật mô tả trong pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda).

Để đưa ra một sự giải thích không khó, giả dụ một nghiệp bất thiện có cơ hội tạo một kiếp sống mới. Khi ấy, nghiệp đó trợ sanh tâm quả, sở hữu tâm phối hợp và sắc nghiệp của nó trong kiếp sống mới. Kamma – nghiệp sẽ vẫn cứ tiếp tục trợ sanh những quả này với điều kiện là nó còn sức mạnh, giữ cho kiếp sống mới vẫn tiếp diễn. Tâm quả thứ nhất trong kiếp sống mới được gọi là ‘tâm tái tục’ (paṭisandhi citta). Tiếp theo sau, những tâm quả được gọi là những ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) giữ cho kiếp sống mới vẫn tiếp diễn. Tâm quả cuối được gọi là ‘tâm tử’ (cuti citta) bởi vì kiếp sống mới kết thúc khi những tâm này diệt.

Nghiệp bất thiện trợ sanh những tâm quả bất thiện, sở hữu tâm phối hợp và sắc nghiệp tạo thành một kiếp sống mới trong một cõi khổ. Nếu một nghiệp thiện dục giới có cơ hội sanh quả vào lúc tử, nó sẽ trợ sanh tâm quả thiện, những sở hữu tâm phối hợp và sắc nghiệp tạo thành một kiếp sống mới trong cõi nhân loại hay một cõi trời. Nếu một nghiệp thiện sắc giới có cơ hội để sanh quả, một Phạm thiên sắc giới sẽ được sanh.

Như thế, Phật giáo mô tả chi tiết những loại kiếp sống khác nhau bị trợ tạo bởi những nghiệp khác nhau ra sao. Một linh hồn thường hằng bất diệt không có vai trò nào trong việc đi từ một kiếp sống này sang một kiếp sống khác.

Do đó, vì không có danh và sắc pháp được truyền từ kiếp sống cũ sang kiếp sống mới, chúng ta không thể nói rằng người mới là người cũ trước. Tuy nhiên, vì dòng danh và sắc pháp của kiếp sống cũ tuôn chảy về phía kiếp sống mới, chúng ta cũng không thể nói rằng người mới không phải là người cũ trước.

Ngay cả trong kiếp sống hiện tại, kamma – nghiệp mà trợ cho tái tục trong kiếp sống này vẫn cứ tiếp tục lần lượt trợ sanh những tâm quả, sở hữu tâm phối hợp và sắc nghiệp của nó. Do vậy, danh và sắc cũ đang diệt và danh và sắc mới đang được hình thành. Dù danh và sắc đang luôn luôn thay đổi, chúng ta xem cả kiếp sống là một người vì danh và sắc pháp có quan hệ với nhau trong một chuỗi liên tiếp.

Từ dòng danh và sắc chảy từ kiếp sống trước sang kiếp sống mới, chúng ta xem người mới như người cũ theo pháp tục đế (sammuti sacca). Nó có rõ ràng với ngài hay chăng?”

– “Nó rất rõ và rất có lý. Cảm ơn ngài rất nhiều, thưa đại đức.”

Hơn hai mươi triệu người Ấn thuộc đẳng cấp thấp được dẫn dắt bởi Dr. B.R Ambedkar trở thành Phật tử. Thật là vui sướng được nghe tin tốt này.

 

VII. Kamma – Nghiệp Cho Quả Ra Sao?

1. Thói quen xem xét những quả tức thì.

Mọi người thường có thói quen xem xét những quả tức thì. Nếu có lợi ích tức thì, họ thích làm nó, dù đó là một việc làm bất thiện. Nếu không có những lợi ích tức thì, họ không thích làm, dù đó là một việc làm thiện.

Đây thực sự là một cách nhìn ích kỷ và thiển cận. Với cách nhìn này, nếu người chỉ thực hiện những hành vi ác mà không là những hành vi thiện, kết quả là người ấy sẽ chẳng góp phần được gì cho hạnh phúc của bản thân. Thậm chí vị ấy có thể làm rối, lật đổ sự hạnh phúc và yên tĩnh của cộng đồng và thế giới hòa bình.

Như đức Phật khuyên con trai Rāhulā của ngài trong Ambalaṭṭhika Rāhulovāda Sutta, chỉ với điều kiện là chúng ta cẩn thận làm những hành vi vô tội và không mắc lỗi, có thể chúng ta đóng góp cái gì đó cho hạnh phúc của cộng đồng cũng như hạnh phúc của chính chúng ta. Bằng cách làm như vậy, chúng ta cũng có thể ủng hộ sự cố gắng cao thượng để xây dựng một thế gian hạnh phúc và yên bình.

Đức Phật hỏi - “Rāhulā con của ta, một cái gương soi có được lợi ích là gì?”

– “Nó có lợi ích cho việc xem lại chính mình?”

– “Phải rồi, bằng việc nhìn vào gương, người ta có thể thấy có vết lỗi gì trên mặt của họ hay không. Theo cùng một cách, khi con muốn làm, nói hay nghĩ về điều gì, trước tiên con hãy xem xét và cân nhắc: “Hành động này, lời nói này hay ý nghĩ này sẽ làm tổn hại cho ta hay người khác hay không? Nếu nó sẽ làm tổn hại bất cứ ai, hành động đó, lời nói đó hay ý nghĩ đó có sai lỗi; nó là hành vi ác và bất thiện. Đừng làm nó.”

“Nếu hành vi đó, lời nói đó hay ý nghĩ đó sẽ không gây tổn hại đến bất cứ ai, đến tự thân hay người khác, thì đó là không sai lỗi, là thiện. Con có thể làm được. Trong khi con đang làm và khi con đã làm xong, xem xét và cân nhắc lần nữa theo cùng một cách. Nếu nó gây ra sự tổn hại và khổ đến một ai đó, đó là điều sai trái và ác. Hãy dừng và không làm việc ác ấy lần nào nữa. Nếu nó không gây ra sự tổn hại đến bất cứ ai, đó là hoàn hảo và thiện. Con có thể làm nhiều lần.”

Đây là một lời khuyên rất hợp lý và xuất sắc. Nếu mọi người tôn trọng lời chỉ bảo này, tất cả chúng sanh có thể sống hạnh phúc cùng nhau và thế gian an bình sẽ được thiết lập ngay tức khắc.

 

2. Hai loại quả trong mỗi hành vi.

Những hành vi sai lỗi, bất thiện và ác là mười loại ác hạnh (ducarita). Chúng bao gồm ba hành vi thân bất thiện, bốn hành vi khẩu bất thiện – đó là, nói dối, nói lời phỉ báng, nói lời thô ác, nói lời vô ích; và ba hành vi ý bất thiện – đó là dự tính lấy tài sản của người khác một cách phi pháp, dự tính tiêu diệt, tàn phá mạng sống và tài sản của chúng sanh khác và thấy sai, không nhận ra nghiệp và quả của nghiệp.

Những hành vi ác này được thực hiện bằng những tâm bất thiện và hàng tỷ tâm bất thiện sanh và diệt trong lúc thực hiện một hành vi bất thiện. Những tư (cetanā) phối hợp với những tâm bất thiện này được gọi là những nghiệp đồng sanh bất thiện. Do những nghiệp này, một hành vi ác được thực hiện và hành vi ác này sẽ gây ra những quả khổ của chúng.

Lại nữa, khi những tâm bất thiện trên và những tư (cetanā) phối hợp của chúng diệt, tư để lại những đặc tính kamma-nghiệp của chúng trong dòng danh pháp. Những đặc tính nghiệp này được gọi là nghiệp dị thời bất thiện. Những nghiệp này sẽ được truyền từ tâm này sang tâm khác và chúng sẽ vẫn giữ nguyên trong dòng danh pháp suốt kiếp sống. Hơn nữa, vào lúc tử, chúng được truyền sang dòng danh pháp của kiếp sống mới. Như vậy, chúng sẽ được truyền trong dòng danh pháp từ kiếp này sang kiếp khác, và sanh quả của chúng bất cứ khi nào chúng có cơ hội.

Theo cách đó, khi một người thực hiện một hành vi bất thiện, người ấy sẽ gặt hai loại quả - những quả xấu của những nghiệp đồng sanh bất thiện và những quả khổ của những nghiệp dị thời bất thiện.

Không có sai sót, những hành vi thiện và đức hạnh là mười loại thiện hạnh (sucarita). Chúng ta có thể thực hiện những hành vi thiện này bằng cách tránh xa mười loại ác hạnh (duccarita).

Chẳng hạn, nếu chúng ta tránh xa việc sát hại con muỗi là loại đốt chúng ta và để nó đi với sự cố ý tốt vì để nó sống hạnh phúc, thì hàng tỷ tâm thiện dục giới sanh trong lúc hành động. Những tư (cetanā) phối hợp với những tâm thiện này được gọi là những nghiệp đồng sanh thiện. Do những nghiệp này, hành vi thiện để con muỗi đi đến nơi an toàn được thực hiện và hành vi thiện sẽ sanh những quả thiện của nó như để con muỗi sống hạnh phúc vì nó là vật đáng thương.

Thêm nữa, khi những tâm thiện trên và những tư phối hợp của chúng diệt, những tư ấy để lại những đặc tính nghiệp của chúng trong dòng danh pháp. Những đặc tính nghiệp này được gọi là nghiệp dị thời thiện. Những nghiệp này sẽ được truyền trong dòng danh pháp của kiếp sống này cũng như trong dòng danh pháp của những kiếp sống tiếp theo sau. Sanh những quả thiện bất cứ khi nào chúng có cơ hội.

Những quả tức thời của những nghiệp đồng sanh thì rành rành trong kiếp sống hiện tại. Chẳng hạn, nếu một người đàn ông giết hại người khác, nạn nhân đã tử một cách đáng thương với sự vô cùng sợ hãi, vợ và thân nhân của nạn nhân sẽ bị tác động mạnh bằng sự sầu và than khóc. Họ sẽ phải sống trong nghèo khó suốt kiếp sống. Kẻ sát nhân có thể đã chạy trốn và có thể phải sống trong sự lo sợ bị bắt. Cuối cùng hắn ta cũng sẽ bị bắt, bị xét xử trong tòa và bị kết án tử hình hay tù chung thân.

Những nghiệp phước thiện bao gồm xả thí (dāna), hành trì giới (sīla) và tu tiến (bhāvanā) thêm vào mười loại hành vi thiện. Nếu người dâng một muỗng vật thực đầy đến một tăng sĩ, hàng tỷ nghiệp đồng sanh thiện và hàng tỷ nghiệp dị thời thiện được thiết lập.

Nhờ những quả của những nghiệp đồng sanh về việc dâng vật thực đến tăng sĩ, vị tăng sĩ có thể cùng dùng vật thực một cách vui thích. Nhờ dùng vật thực, vị ấy có thể có được sức khỏe tốt và sống thọ (āyu), sắc diện tốt (vaṇṇa), chỗ ở an vui (sukha), sức khỏe tốt (bala), và thông minh sáng suốt (paṭibhāna) làm vị ấy có thể học tập tốt. Do vị tăng sĩ có được năm lợi ích này, thí chủ dâng vật thực cũng sẽ có được những lợi ích như thế trong nhiều kiếp sống. Khi một tăng sĩ trở nên uyên bác, kiến thức sâu rộng và có thể thuyết pháp, nhiều thính giả sẽ được những lợi ích lớn từ việc hiểu pháp (dhamma).

Xu hướng quả của nghiệp hoạt động như những gợn sóng lăn tăn trên mặt hồ gây ra bởi hòn đá rơi vào, hay như tiếng vang dội của âm thanh của chúng ta ở sườn núi, hay như định luật chuyển động của Newton trong vật lý: “Đối với mọi hành vi đều có một phản ứng ngược lại và ngang nhau.”

Nếu chúng ta cười mỉm với một người, người ấy sẽ cười mỉm với chúng ta.

Nếu chúng ta cau mày với một người, người ấy sẽ cau mày với chúng ta.

* Hành vi ác sẽ sanh quả khổ.
Hành vi thiện sẽ sanh quả vui.
Do người gieo nhân, cho nên người ấy sẽ gặt quả.” (Buddha)

* Nếu người suy nghĩ, nói năng hay hành động bằng một tâm ô nhiễm, tội lỗi, những ác quả hay khổ gây ra bởi nghiệp ấy sẽ theo sau vị ấy như bánh xe theo sau con vật kéo. (Dhammapāda 1)

* Nếu người suy nghĩ, nói năng hay hành động bằng một tâm thiện, những quả lành hay vui gây ra bởi nghiệp ấy sẽ theo người ấy, như bóng (của vị ấy) theo sau người ấy. (Dhammapāda 2)

 

3. Cách nghiệp dị thời sanh quả.

Nghiệp dị thời tương tự những hạt giống và cách sanh những quả cũng tương tự cách hạt giống sanh cây mới.

Sadisaṃ pākaṃ janeti. - Nghiệp sẽ sanh quả tương tự với nó.

Yādisaṃ vappate bījaṃ tādisaṃ harate phalaṃ. - Do người gieo hạt, cho nên người sẽ gặt quả.

Kālyānakārī kalyānaṃ pāpakārī ca pāpakaṃ. - Người thực hiện việc tốt nhận quả tốt. Người thực hiện việc xấu nhận quả xấu.

 

Cách nghiệp sanh quả tương tự với nó.

Một nghiệp sanh quả tương tự cách nó được thực hiện. Cách sanh quả bởi những nghiệp này được gọi là định luật về nghiệp (kamma-niyāma). Những câu chuyện sau sẽ minh họa định luật này.

Trong lúc đức Phật đang trú tại tu viện Jetavana, ba người đàn ông đến gặp Ngài gần như cùng một lúc.

Người đàn ông thứ nhất nói: “Thưa đại đức, khi tôi đi qua một ngôi làng gần cổng thành trên đường đến tu viện Jetavana, một ngôi nhà trong làng đang cháy. Một vòng cỏ để lót nồi bắt lửa. Nó bay lên trời bởi lực của lửa và tự máng vào cổ của một con quạ đang bay trên bầu trời. Con quạ bị cháy đến chết.

Người đàn ông thứ hai nói: “Thưa đại đức, tôi vừa trở về từ một cuộc hành trình ngang qua biển. Tàu buồm của chúng tôi có khoảng bảy trăm hành khách, khởi hành từ bến tàu và dừng bất động ở giữa biển. Nó không thể di chuyển bằng bất cứ cách nào. Khi ấy, thuyền trưởng đã nói cho những hành khách biết rằng chắc là có một người có nghiệp rất ghê tởm ở trên tàu. Người đó phải được tìm ra bằng cách rút thăm, và quăng xuống biển để cứu những mạng sống khác.

“Như vậy, họ đồng ý rút thăm. Vợ của thuyền trưởng là người đã rút lấy lá thăm không may. Vì trông cô ấy điềm tỉnh, mộc mạc, ngây thơ và xinh đẹp, những lữ khách cảm thấy thương hại đối với cô ấy và đề nghị rút thăm lại lần nữa. Như trước, cô ấy đã rút lấy lá thăm không may lần thứ hai và cũng vậy trong lần thứ ba. Vì vậy, một thùng cát đã được buộc vào cổ của cô ấy và cô ấy bị quăng xuống biển. Tức khắc, con tàu di chuyển. Chúng tôi đã đến nơi của chúng tôi, thực hiện việc mua bán và quay trở lại.”

Người đàn ông thứ ba khi ấy thuật lại câu chuyện của ông rằng: “Thưa đại đức, trên đường xuyên qua một khu rừng, tôi đã đi ngang qua núi. Bảy du tăng đã đi vào một cái hang trong núi và nghỉ ngơi một lúc. Nhưng một hòn đá to từ đỉnh núi ngay lập tức lăn xuống và ngăn chặn lối ra vào hang. Những vị tăng sĩ không thể đẩy hòn đá đi và không thể yêu cầu sự giúp đỡ. Như vậy, họ phải ở lại trong hang mà không có vật thực và nước trong bảy ngày. Vào ngày thứ tám, hòn đá tự lăn đi và các tăng sĩ có thể đi ra.”

Họ đã hỏi đức Phật những nguyên nhân phía sau những việc lạ xảy ra này là chi.

- “Sabbe sattā kammasakā kammaṃ satte vibajjati.” - “Tất cả chúng sanh là chủ nhân của nghiệp. Nghiệp của họ thao túng và quyết định số phận và vận mệnh của họ.”

Do những người đàn ông không hiểu câu trả lời của đức Phật (Buddha), họ đã yêu cầu Ngài giải thích chi tiết.

- “Này các người cư sĩ thuần thành, trong kiếp sống quá khứ, con quạ từng là một người nông dân. Người nông dân đã giận dữ với một con bò đực mà vị ấy không thể điều khiển nó làm việc. Anh ấy đã buộc một bó rơm vào cổ của con bò đực, đốt bó rơm và thả nó. Con bò bị bỏng nặng và nó chạy và chạy. Cuối cùng, nó đã chết. Do ác nghiệp này, vòng cỏ cháy bay lên trời, tự máng vào cổ của con quạ và đốt con quạ đến chết.

Vợ của người thuyền trưởng từng là một thiếu nữ làng xinh đẹp trong kiếp sống quá khứ của cô. Người yêu của cô đã chết và trở thành một con chó theo sau bất cứ nơi nào cô đi. Những trai làng chế nhạo cô và nói rằng cô ta đang đi săn với con chó của cô và mang thịt ngon về cho họ. Cô bị ngượng, xấu hổ. Lần sau cô đi ra ngoài, cô đã cố gắng xua đuổi con chó để nó không đi theo sau cô, nhưng không có kết quả. Cô trở nên giận dữ. Cô buộc một nồi cát quanh cổ con chó và quăng nó xuống biển. Cô ấy chịu số phận cũng giống như vậy khi cô trở thành vợ của người thuyền trưởng trong kiếp sống kế của cô.”

- “Tại sao những tăng sĩ đã bị nhốt trong hang, thưa Ngài?”

- “Những tăng sĩ từng là những người chăn bò trong kiếp sống quá khứ của họ. Vào một buổi xế chiều, khi họ gần lùa gia xúc về nhà, họ thấy một con kỳ đà đi vào một núi nhỏ. Vì họ không có thời gian để bắt con kỳ đà, họ chặn cái hang của núi nhỏ bằng những nhánh cây với ý định bắt con kỳ đà vào ngày kế.

“Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày kế, họ lùa gia xúc đến một cánh đồng cỏ mới trong một tuần. Họ trở lại cánh đồng cỏ cũ vào ngày thứ tám. Khi họ thấy núi nhỏ, họ mới nhớ đến con kỳ đà. Họ tháo bỏ những nhánh cây khỏi hang núi nhỏ và cầm cây chờ để đập con kỳ đà. Nhưng con kỳ đà bị đói trong một tuần, rất ốm và yếu tới mức họ thấy xót thương nó và để nó đi. Vì vậy, những tăng sĩ cũng bị đói suốt bảy ngày trong hang.” (Chuyện Dhammapāda, q.2, chuyện Tayojana)

Không có nơi nào để trốn.

Không ở trên trời hay ở giữa biển, hay trong hang núi, không có một nơi nào có thể thoát khỏi quả của một ác nghiệp. (Dhammapāda 127)

4. Việc quả sanh gấp tỷ lần.

Hầu hết người ta quan tâm đến những quả tức thì của một việc làm. Họ không biết rằng những nghiệp dị thời có thể sanh quả gấp hàng tỷ lần trong nhiều kiếp sống tiếp theo sau. Do hơn nghìn tỷ tâm có thể sanh và diệt trong một cái búng ngón tay hay một cái chớp mắt, hàng tỷ nghiệp thiện được tích lũy trong dòng danh pháp khi một việc làm phước thiện được hoàn thành. Những nghiệp này có thể sanh những quả lành gấp hơn tỷ lần.

Như vậy, nó được nói rằng “Nếu chúng ta xả thí nhiều như hạt của cây đa, chúng ta sẽ gặt quả lớn hơn một cây đa.”

Theo cùng một cách trong việc thực hiện một hành vi ác, hàng tỷ nghiệp bất thiện được tích lũy trong dòng danh pháp. Mỗi nghiệp bất thiện mạnh mẽ có thể trợ cho một kiếp sống khổ sanh. Như vậy, một người có thể bị tái tục trong những cõi khổ hàng triệu lần vì thực hiện một hành vi ác. Do những quả của những hành vi ác thì khủng khiếp và rất kinh khủng, chúng ta cần phải thật cẩn thận tránh xa việc ác và làm những việc thiện.

Vì những hành vi thiện sanh những quả phước gấp hơn tỷ lần, chúng thật chắc chắn. Vì nghiệp sanh những quả tương tự với chúng, nếu người mong mỏi được giàu ở mỗi kiếp sống kế liên tiếp, vị ấy cần phải xả thí nhiều và thường xuyên hết mức có thể. Nếu người mong mỏi sống hạnh phúc trong nhiều kiếp sống kế liên tiếp, vị ấy cần phải siêng năng hành trì giới. Vị ấy để cho tất cả chúng sanh có sự sống được sống hạnh phúc, không có sự thù hằn và đe dọa bằng cách giữ giới trong sạch. Như vậy, vị ấy sẽ hưởng lợi ích tương tự trong nhiều kiếp sống.

Nếu người mong mỏi có kiến thức rộng và đại trí trong nhiều kiếp sống kế liên tiếp, vị ấy cần phải học Phật pháp và tu tập thiền. Ngoài ra, bất cứ khi nào người thực hiện những việc thiện, vị ấy cần phải lập nguyện: ‘Mong cho tôi trở thành một người đại trí”. Để đạt được sự giải thoát khỏi vòng luân hồi khổ, vị ấy cần phải nguyện: “Mong cho phước của việc làm thiện này ủng hộ cho tôi thấy rõ Níp-bàn sớm nhất có thể.”

Nếu người yêu quý, bạn bè, bà con thân thuộc thực hiện những việc thiện cùng với nguyện vọng được cùng nhau trong nhiều kiếp sống vị lai, nguyện vọng của họ sẽ trở thành hiện thực.

 

Sát hại một con vật có phạm tội hay chăng?

Theo thuyết tạo hóa, những sinh vật được tạo để cho con người dùng và con người có thể giết chúng và dùng thịt của chúng làm thực phẩm. Việc giết những sinh vật hoàn toàn không tội lỗi.

Một số nói rằng những con vật không hiểu biết và vì vậy giết chúng hoàn toàn không tội lỗi. Điều này không đúng, vì ngay cả những sinh vật nhỏ như những con kiến có sự hiểu biết. Chúng biết làm sao tìm thực phẩm, làm sao báo tin cho những bạn của chúng đến nơi mà thực phẩm được tìm thấy, và làm sao lưu trữ thực phẩm ngầm dưới đất.

Bởi vì tất cả chúng sanh có tánh biết, tất cả chúng sanh yêu bản thân nhất và họ sợ đau và chết. Vì chúng sanh sợ bản thân chết, nếu một chúng sanh sát hại một chúng sanh khác một cách tàn nhẫn, không có sự thông cảm, việc đó có công bằng và đúng đắn hay chăng?

Tất cả chúng sanh sợ hình phạt. Mạng sống thật đáng quí. So sánh những người khác với bản thân, người không nên hành hạ hay sát hại chúng sanh khác. (Dhammapāda 130)

Vì mọi người đã trải qua vô số kiếp sống trong vòng luân hồi (saṃsāra) rất dài, bản thân chúng ta đã nhiều lần từng sanh làm sinh vật, bàng sanh. Chỉ hình dung thôi cũng thấy hoang mang lo sợ làm sao, khi ấy, chúng ta bị hành hạ hay bị giết. Bên cạnh nhiều sinh vật, bàng sanh xung quanh chúng ta có thể từng là cha mẹ, con cái, hay bà con thân thuộc của chúng ta trong những kiếp sống quá khứ của họ.

Chúng ta đã đọc chuyện về nàng thiếu nữ mà người yêu của nàng đã chết và trở thành một con chó theo sau nàng bất cứ nơi nào nàng đi. Vì nàng không biết về việc này, nàng đã tàn nhẫn giết chết con chó nhỏ bằng cách buộc nồi cát vào cổ của nó và quăng nó xuống biển.

Bà-la-môn phú ông Todeyya, người không bao giờ cho tiền hay bất cứ thứ gì trong việc xả thí, đã trở thành một con chó ở tại nhà mình sau khi ông chết. Con chó nhớ kiếp sống quá khứ của nó và nó rất yêu mến con trai Subha cũ của nó.

Định luật tự nhiên về nghiệp (kamma niyāma) đã giải thích rõ rằng sát hại sinh vật là một hành vi ác dễ sợ.

Việc sát hại một sinh vật hay bất cứ chúng sanh có sự sống nào, hàng tỷ tâm bất thiện căn sân sanh và diệt. Vì vậy, hàng tỷ nghiệp bất thiện đồng sanh và hàng tỷ nghiệp bất thiện dị thời được hình thành. Những nghiệp này sẽ sanh những quả tương tự thích hợp của chúng.

Trong tông giáo của đức Phật Gotama, Dhamma dinnā thì lỗi lạc nhất và giỏi nhất trong số học trò nữ trong việc thuyết pháp. Bà là một bậc Ứng cúng (Arahant) và bà có thắng trí biết về các kiếp sống quá khứ của mình.

Bà đã nói với bạn mình rằng bà từng là người vợ nội trợ của một bà-la-môn ở một trong những kiếp sống quá khứ của bà. Một ngày nọ, một người bạn thân của người Bà-la-môn đến nhà của họ và chồng của bà đã yêu cầu bà nấu món ngon. Vì bà không thể mua thịt ở chợ, bà giết một con dê non nuôi ở nhà của bà bằng cách cắt cổ của nó.

Chồng của bà và bạn của ông ca tụng bà vì món ăn ngon mà bà phục vụ. Nhưng sau khi bà tử, nghiệp bất thiện về phần sát hại con dê non tống bà đi đến địa ngục, nơi bà đã bị thiêu đốt và tra tấn đến hàng ngàn năm.

Khi bà thoát khỏi địa ngục, bà bị tái tục làm bàng sanh nhiều lần đến mức như lông trên thân của con dê non mà bà đã giết, và bà bị giết theo cách bị cắt cổ trong mỗi kiếp sống này.

Bà chỉ sát hại một con dê non, mà bà bị sát hại vô số lần theo cùng cách như bà đã sát hại con dê non. Bà cũng đã cực kỳ đau khổ trong địa ngục đến hàng ngàn năm. Những quả của ác nghiệp thật khủng khiếp làm sao!

  

Hoa hậu ở thành Vesālī.

Vào thời đức Phật Gotama, một thiếu nữ rất đẹp được sanh theo cách hóa sanh bên một cây xoài trong vườn xoài của nhà quý tộc Licchavī, nàng được gọi là Ambapālī vì nàng được sanh bên một cây xoài.

Người làm vườn đã mặc quần áo cho nàng và mang nàng đến những hoàng tử Licchavī. Những hoàng tử đều thích nàng và muốn nàng. Nhưng vì nàng không thể bị phân ra trong số họ, nàng bị chỉ định làm một gái điếm hạng sang. Nàng nhận được tiền thù lao rất cao. Vì vậy, nàng trở nên giàu có. Vẻ đẹp đặc biệt, hiếm có và sự giàu có của nàng là những quả của những nghiệp thiện quá khứ của nàng. Trở thành một gái điếm hạng sang là quả của ác nghiệp của nàng. Chúng ta sẽ nghiên cứu về những nghiệp này ngay.

Khi vua Bimbisāra còn trẻ, ngài đã đến với Ambapālī như một người vô danh và tiêu khiển vài ngày với nàng. Nàng mang thai và sanh ra một bé trai. Khi bé trai này lớn lên, chàng thanh niên trở thành một tăng sĩ.

Ambapālī đã dâng vườn xoài của nàng đến đức Phật và Tăng chúng. Khi về già, bà đã nghe bài thuyết pháp do vị bhikkhu con trai của bà, và bà được thọ làm một bhikkhunī. Bà tu tập thiền, so sánh thân lão của bà với thân đẹp khi bà còn trẻ. Bà đã giác ngộ thành một bậc Ứng cúng (Arahant) có thắng trí.

Bà kể cho những người bạn của bà nghe rằng bà đã gặp bốn vị Phật. Vào thời đức Phật Phussa, cô từng là em gái của đức Phật. Cô đã dâng vật thực đến đức Phật và Tăng chúng và nguyện rằng cô sẽ được vẻ đẹp đặc biệt, hiếm có trong mỗi kiếp sống vị lai của cô. Đó là nghiệp mà đã làm cho Ambapālī đẹp đặc biệt, hiếm có.

Vào thời đức Phật Sikhī, bà từng là một vị bhikkhunī trẻ. Một đêm nọ, cô đã theo những vị bhikkhunī khác đến một ngôi bảo tháp và họ đã đi vòng quanh ngôi bảo tháp. Cô giẫm lên một số nước miếng và đờm. Cô tức khắc chỉ trích rằng: “Con đĩ nào đã nhổ nước miếng này?”

Không ai quan tâm đến lời chỉ trích của cô. Như vậy nó dường như cô không lăng mạ, sỉ nhục ai. Nhưng đó là một bậc Ứng cúng (Arahant) trưởng lão ni, người đã nhổ nước miếng có đờm. Vì bậc Ứng cúng đã già, ngài không biết rằng ngài đã nhổ nước miếng khi ngài hắt xì hơi.

Như thế, Ambapālī đã gây ra một tội nặng chống lại một bậc Ứng cúng bằng cách gọi ngài là một con đĩ. Vì ác nghiệp ghê tởm này, khi cô chết, cô bị sanh vào địa ngục, mặc dù cô được nhiều nghiệp thiện trong kiếp sống ấy. Sau khi bị tra tấn, hành hạ trong địa ngục đến hàng ngàn năm, cô trở thành gái điếm đến mười ngàn kiếp sống.

Vào thời đức Phật Kassapa, lần nữa bà trở thành một bhikkhunī. Cô tu tập nhóm ba học (sikkhā) cao quý và lập nguyện được tái tục theo lối hóa sanh. Như vậy, cô đã được tái tục theo lối hóa sanh vào kiếp sống cuối của cô là Ambapālī. Do bà được giải thoát khỏi vòng luân hồi trong thời của đức Phật Gotama, tất cả sự khổ của bà đều kết thúc. (Therī Apādanā, 2. 295-296)

Quả không tốt đẹp của ác nghiệp sanh từ lời nói thô lỗ, độc ác thật khủng khiếp và ghê sợ. Chúng ta cần phải hết sức cẩn thận không phạm vào hành vi ác khẩu.

Để được thuận lợi trong mỗi kiếp sống kế tiếp.

Vì khoa học dùng định luật vật chất tự nhiên để tạo ra những điều kỳ lạ như tàu vũ trụ siêu thanh và hệ thống vệ tinh viễn thông. Cũng như vậy, một người ngay thẳng có thể dùng định luật tự nhiên của nghiệp để được thuận lợi trong mỗi kiếp sống kế tiếp sau.

Trong kiếp sống hiện tại, những ai đã tiết kiệm nhiều tiền có thể để tiền trong ngân hàng và sống hạnh phúc bằng lãi thu được từ ngân hàng. Nhưng họ không thể lấy tiền của họ mang theo cùng với họ sang kiếp sống kế tiếp.

Những lợi ích có được từ những nghiệp thiện xả thí thì lớn hơn một tỷ lần lãi mà ngân hàng đem lại. Những nghiệp thiện hành trì giới thì mạnh mẽ hơn những nghiệp thiện xả thí. Người đức hạnh thọ giữ giới trong sạch suốt kiếp sống không có làm bất cứ điều tổn hại nào đến chúng sanh có sự sống, sẽ giúp sống hạnh phúc đến vô số kiếp ở vị lai.

Những nghiệp thiện hành trì giới sẽ trợ cho tái tục vui xảy ra ở cõi nhân loại hay cõi trời không biết bao nhiêu lần, trong khi những nghiệp thiện xả thí sẽ cung cấp sự giàu sang và phát đạt trong mỗi kiếp sống kế tiếp.

Một người quy y Tam Bảo và tôn kính đức Phật (Buddha), giáo Pháp (Dhamma) và Tăng chúng (Saṅgha) suốt cả đời của vị ấy, sẽ được hưởng vô số kiếp sống vui mà không có bị sanh trong cõi khổ dù chỉ một lần và cuối cùng nhận sự giải thoát khỏi tất cả khổ chỉ bằng cách quy y Tam Bảo. Một người như vậy là trưởng lão Saraṇa-gamana, một học trò của đức Phật Gotama.

Một trong những kiếp quá khứ của Trưởng lão Saraṇa-gamana từng là một người đàn ông nghèo chăm sóc cha mẹ mù của ông vào thời đức Phật Anomadassī một a-tăng-kỳ (asaṅkheyya – vô số kiếp) và một trăm ngàn chu kỳ thế giới trước. Ông không thể bày tỏ lòng tôn kính đến đức Phật (Buddha). Nhưng ông đã quy y Tam Bảo dưới sự hướng dẫn của đại đệ tử của đức Phật và ông đã tôn kính đức Phật, giáo Pháp và Tăng chúng suốt đời của ông. Vì vậy, ông đã tích lũy nhiều tỷ nghiệp thiện.

Đối với nghiệp thiện này trong một đời, từ kiếp sống kế sau đến kiếp sống cuối trong một a-tăng-kỳ (asaṅkheyya – vô số kiếp) và một trăm ngàn chu kỳ thế giới, ông đã tái tục không biết bao nhiêu lần ở cõi trời và cõi nhân loại, không khi nào bị ném xuống những cõi khổ. Thậm chí ông đã được sanh làm Sakka, vua của các vị trời (deva), đến tám mươi kiếp và làm vua vũ trụ đến bảy mươi lăm kiếp.

Vào kiếp sống cuối của ông, ông trở thành con trai của một vị phú ông trong thành Sāvatthi. Khi lên bảy, lúc bé trai đang cùng chơi đùa với những bé trai khác và chúng đi vào một tu viện, rồi một tăng sĩ khuyên chúng quy y tam bảo. Sau khi bé trai đã đọc theo vị tăng sĩ: “Buddhaṃ saranaṃ gacchāmi, Dhammaṃ saranaṃ gacchāmi, Saṅghaṃ saranaṃ gacchāmi,” bé trai trở thành một bậc Ứng cúng (Arahant). Sau đó, vị ấy được thọ làm một tăng sĩ và gọi là Trưởng lão Saraṇa-gamana. (Apadāna, 1, 82)

5. Tại sao con người không giống nhau.

Trong thế giới ngày nay có khoảng 6.500 triệu người nhân loại, nhưng không có 2 trong số ấy giống y hệt nhau về diện mạo, tướng mạo, phong thái, cũng như về thái độ, quan điểm, điệu bộ, dáng dấp. Ngay cả những cặp sinh đôi người Thái Lan rất giống nhau về diện mạo, khác nhau về quan điểm, tánh nết, trí thông minh, sức khỏe, tuổi thọ, sự giàu sang, v.v… Ai đã làm cho con người khác nhau?

Khi đức Phật đang ngụ tại tu viện Jetavana, chàng thanh niên Subha đã hỏi Ngài mười bốn câu hỏi liên quan đến việc xã hội.

“Thưa Ngài, dù có nhiều người nhân loại trong thế gian, tất cả họ đều khác nhau. Tại sao một số người có tuổi thọ dài, trong khi những người khác có tuổi thọ ngắn; tại sao một số người bệnh hoạn, trong khi những người khác khỏe mạnh; tại sao một số người xấu xí, trong khi những người khác xinh đẹp; tại sao một số người có ít bạn bè, trong khi những người khác có nhiều; tại sao một số giàu có, trong khi những người khác nghèo; tại sao một số được sanh vào tầng lớp cao và một số vào tầng lớp thấp; tại sao một số được sanh có nhiều trí thông minh và một số không nhiều trí thông minh?

Trước tiên, đức Phật đưa ra câu trả lời thiết yếu thông thường:

“Sabbe sattā kammassakā satte vibhajjati.”
“Này chàng thanh niên, chúng sanh là chủ của những nghiệp của họ, là người thừa kế nghiệp của họ, có nghiệp như là cha mẹ, họ hàng của họ, là nơi ẩn náu của họ. Nghiệp phân chúng sanh thành hạ liệt và cao sang.”

Vì những nghiệp đã tạo bởi chúng sanh trong những kiếp sống quá khứ cũng như trong kiếp sống hiện tại của họ thì khác nhau, số phận và vận mệnh của họ khác nhau. Chàng thanh niên Subha thỉnh cầu đức Phật giải thích chi tiết. Vì vậy, đức Phật đã thêm chi tiết cho những câu trả lời của Ngài như sau:

(1) Tuổi thọ ngắn và tuổi thọ dài.

Một số chúng sanh thích sát hại chúng sanh khác và làm cho có thói quen về việc sát hại. Khi họ tử, họ bị tái tục trong bốn cõi khổ - thế giới bàng sanh, thế giới ngạ quỉ, thế giới a-tu-la và địa ngục. Nhưng nếu họ được tái tục làm người nhân loại với sự hộ trợ của một số nghiệp thiện mà họ đã làm thì tuổi thọ của họ ngắn.

Những ai có lòng bi (karuṇā) muốn chúng sanh khỏi khổ và tránh xa việc sát sanh, họ được tái tục trong cõi trời (deva). Nhưng nếu họ được tái tục làm người nhân loại thì họ có tuổi thọ dài.

(2) Sức khoẻ kém và sức khoẻ tốt.

Một số người hành hạ chúng sanh khác và xúc phạm làm hại cảm xúc hoặc thanh danh của họ. Vì lý do đó, sau khi tử, họ bị tái tục trong bốn cõi khổ. Nhưng nếu họ được tái tục làm người nhân loại với sự hộ trợ của một số nghiệp thiện mà họ đã làm thì họ bị ốm yếu và dễ bệnh tật.

Những ai có lòng bi (karuṇā) và không làm hại người khác, sau khi tử họ được tái tục làm người trời, hay nếu họ được tái tục làm người nhân loại thì họ có được sức khỏe tốt.

(3) Người xấu và đẹp.

Một số người có tính khí nóng nảy và họ trở nên dễ giận dữ. Do sân hận (dosa) này, họ nói lời khó nghe, độc ác, làm nhục người khác. Khi họ tử, họ bị tái tục trong bốn cõi khổ. Nhưng nếu họ được tái tục làm người nhân loại với sự hộ trợ của những nghiệp thiện của họ thì họ bị xấu xí.

Mặt khác, một số người có lòng khoan dung, họ tu tập lòng từ (mettā) không hung ác, và họ không dễ giận dữ. Họ không khi nào làm nhục người khác bằng những lời độc ác. Khi họ tử, họ được tái tục làm người trời, hay nếu họ được tái tục làm người nhân loại, họ được sắc đẹp. Như vậy, nếu bạn muốn được sắc đẹp thì kiềm chế sự giận dữ của bạn và tu tập lòng nhẫn nại, tha thứ, khoan dung và lòng từ (mettā) không hung ác.

(4) Có ít bạn hay nhiều bạn.

Một số người đố kỵ, ganh tị và họ không hiểu rõ giá trị sự thành công của người khác. Do lòng ganh tị ấy, sau khi tử, họ bị tái tục trong bốn cõi khổ. Nhưng nếu họ được tái tục làm người nhân loại thì họ có ít bạn hoặc không có bạn.

Mặt khác, một số người không đố kỵ, không ganh tị và họ hiểu rõ giá trị sự thành công của người khác. Khi họ tử, họ được tái tục làm những người trời, hoặc nếu họ được tái tục làm người nhân loại thì họ có nhiều bạn.

(5) Trở nên giàu hay nghèo.

Một số người keo kiệt, bủn xỉn và chấp cứng vào sự giàu có của họ. Họ không cho bất cứ thứ gì trong việc xả thí. Vì tính keo kiệt, bủn xỉn ấy, sau khi tử, họ bị tái tục trong bốn cõi khổ. Mà nếu họ được tái tục làm người nhân loại thì họ nghèo.

Mặt khác, những ai rộng lượng và thực hành pháp xả thí, sau khi tử, họ được tái tục làm người trời, hoặc nếu họ được tái tục làm người nhân loại thì họ giàu.

(6) Tầng lớp thấp hay tầng lớp cao.

Một số người rất kiêu ngạo, hống hách và hay khoe khoang, khoác lác, tự cao, tự đại. Họ ra vẻ kẻ cả với người khác và họ ít có sự tôn trọng người khác. Vì sự ngã mạn (māna) sai trái này, sau khi tử, họ bị tái tục trong bốn cõi khổ. Nhưng nếu họ tái tục làm người nhân loại thì họ bị sanh trong tầng lớp thấp.

Mặt khác, một số người không có sự ngã mạn sai trái mà có sự khiêm tốn, nhún nhường. Họ tôn trọng người đáng tôn trọng. Khi họ tử, họ được tái tục làm người trời, hay nếu họ được tái tục làm người nhân loại thì họ ở vào tầng lớp cao.

(7) Trở thành chậm hiểu hay thông minh.

Một số người không có mong muốn về sự hiểu biết và không mong muốn học. Họ không hỏi để người có học thức giải thích cho họ pháp nào là thiện và pháp nào là bất thiện, pháp nào đúng và pháp nào sai, pháp nào cần phải được tu tập và pháp nào cần phải được tránh xa, pháp nào lợi ích trong hiện tại cũng như trong vị lai. Vì không có kiến thức về cách cư xử đúng nên họ thực hiện những hành vi sai trái và vì vậy khi họ tử, họ bị tái tục trong bốn cõi khổ. Nhưng nếu họ được tái tục làm người nhân loại với sự hộ trợ của một số nghiệp thiện thì họ là người chậm hiểu.

Mặt khác, một số người có mong muốn về sự hiểu biết, thích học và hỏi câu hỏi. Họ biết đúng sai và sống ngay thẳng. Khi họ tử, họ được tái tục làm người trời, hay nếu họ được tái tục làm người nhân loại thì họ là người thông minh. (Uparipaṇṇāsa Pāḷi, Cūla Kamma Vibhaṅga Sutta)

Câu trả lời của đức Phật cho những câu hỏi của Subha hợp lý và phải lẽ. Chúng có thể được xác minh bằng kinh nghiệm của bản thân trong thiền quán. Những câu này đưa ra những đường lối đúng về cách sống một đời sống ngay thẳng để cho được tái tục làm một người đẹp và thông minh trong một gia đình giàu có thuộc tầng lớp cao và nhiều bạn tốt.

Đức Phật chỉ ra điều có lý rằng tất cả chúng sanh là chủ nhân của nghiệp của họ, chỉ riêng nghiệp là tài sản của họ; không có chi khác. Vì vậy, nghiệp rất quan trọng với mọi người.

6. Danh và sắc bị trợ tạo bởi nghiệp.

Những nghiệp bất thiện và những nghiệp thiện trợ sanh cả danh và sắc là quả của chúng.

Những thực tính danh nghiệp quả.

Những nghiệp bất thiện gây ra những tâm quả bất thiện và các sở hữu tâm phối hợp.

Nghiệp thiện dục giới gây ra những tâm quả thiện dục giới và các sở hữu tâm phối hợp.

Nghiệp thiện sắc giới gây ra những tâm quả thiện sắc giới và các sở hữu tâm phối hợp.

Nghiệp thiện vô sắc giới gây ra những tâm quả thiện vô sắc giới và các sở hữu tâm phối hợp.

Phận sự của tâm quả làm việc tái tục, hữu phần và tử.

Tâm quả và các sở hữu tâm phối hợp làm nên bốn danh uẩn.

Những thực tính sắc bị trợ sanh bởi nghiệp là sắc nghiệp và sắc quí tiết do nghiệp trợ.

Sắc nghiệp.

(1) Sắc nhãn thanh triệt (cakkhupasāda, nhãn môn)

(2) Sắc nhĩ thanh triệt (sotapasāda, nhĩ môn)

(3) Sắc tỷ thanh triệt (ghānapasāda, tỷ môn)

(4) Sắc thiệt thanh triệt (jivhāpasāda, thiệt môn)

(5) Sắc thân thanh triệt (kāyapasāda, thân môn)

(6) Sắc mạng (jivita rūpa)

(7) Sắc tính nữ (itthibhāva rūpa)

(8) Sắc tính nam (purisabhāva rūpa)

(9) Sắc ý vật (hadaya-vatthu)

Sắc không sanh từng cái một. Sắc luôn sanh thành những bọn, nhóm (rūpa-kalāpa). Sắc nghiệp ở trên sanh theo bộ tám sắc bất ly do nghiệp trợ tạo – tức là tính cứng của địa giới (paṭhavī), tính quến lại của thủy giới (āpo), tính nóng của hỏa giới (tejo), tính chuyển động của phong giới (vāyo), hình dạng, hình dáng, màu sắc (vaṇṇa), mùi (gandha), vị (rasa) và dinh dưỡng (ojā).

Tùy thuộc vào tiềm lực của nghiệp sản sanh, khả năng thấy của mắt, khả năng nghe của tai, khả năng ngửi mùi, khả năng nếm vị, v.v… có thể khác nhau giữa những người khác nhau.

Sắc quí tiết do nghiệp trợ.

Sắc này được gọi là ‘kamma-paccaya utuja rūpa’ trong Pāḷi, nghĩa là ‘sắc do quí tiết sanh có nghiệp làm duyên.’

Tùy thuộc vào những nghiệp thiện và bất thiện của chúng sanh có sự sống, thời tiết có thể vẫn bình thường với gió và mưa bình thường hay nó có thể thay đổi trầm trọng gây ra hạn hán khốc liệt hay đại lụt do mưa xối xả liên tục. Thêm nữa, tùy thuộc vào điều kiện khí hậu này, những sản phẩm nông nghiệp như gạo, lúa mì, đậu, bắp, v.v… có thể có đầy đủ thực phẩm hoặc có thể là trống rỗng, không có thực phẩm. Thêm nữa, tùy thuộc vào thực phẩm đầy đủ hay sự thiếu ăn, chúng sanh có sự sống có thể trở nên khỏe mạnh hay không khỏe mạnh, và có thể hưởng thọ dài hay ngắn.

Bên cạnh đó, khi chúng sanh trong các cõi trời, cả trong cõi trời (deva) và cõi trời Phạm thiên (Brahma), những lâu đài trang nghiêm, thực phẩm, những khu vườn, hoa, cây cối của những cõi trời sung túc, v.v… là những thứ do sắc quí tiết cấu thành, cũng sanh cho các vị trời dùng do những nghiệp thiện của họ. Trong địa ngục cũng vậy, địa ngục lửa, sắt nấu chảy, những trục lăn bằng sắt, v.v… được tạo thành bởi sắc quí tiết để tra tấn người ở địa ngục do những ác nghiệp của họ.

Vì vậy, người nhân loại có những nghiệp thiện được sanh vào vùng đất phì nhiêu có khí hậu tốt, cây xanh, những khu vườn đẹp, nông sản nhiều dinh dưỡng và nhiều nước. Tuy nhiên, người có nhiều ác nghiệp bị sanh vào vùng đất cằn cỗi không có nước, không có đất màu mỡ, không có sản phẩm nông nghiệp và khí hậu khắc nghiệt. (Religious Affairs Department, ‘Buddhist Manual’, q.1, pp. 661-662)

VIII. Các Loại Nghiệp (Kamma) Khác Nhau

1. Bốn nhóm nghiệp gồm có bốn loại nghiệp ở mỗi nhóm.

Những nghiệp dị thời được truyền trong dòng danh pháp của chúng sanh có sự sống nhiều bao nhiêu? Nghĩ về nó cẩn thận. Vì tâm với các sở hữu tâm phối hợp của nó có thể sanh và diệt hơn một ngàn triệu lần trên một cái búng ngón tay, hàng tỷ nghiệp thiện sẽ được thiết lập ở mỗi giây trong lúc người đang thực hiện những hành động phước thiện. Tương tự, hàng tỷ nghiệp bất thiện được thiết lập ở mỗi giây trong lúc người đang thực hiện hành vi ác.

Vì vậy, sẽ có nhiều tỷ nghiệp thiện và nghiệp bất thiện trong dòng danh pháp của một người mà sanh từ những hành vi thiện và những hành vi bất thiện đã thực hiện trong kiếp sống này. Tương tự, nhiều tỷ nghiệp thiện và nghiệp bất thiện được thực hiện ở mỗi trong vô số kiếp sống quá khứ của chúng ta. Tất cả những nghiệp này đã được truyền trong dòng danh pháp liên tục từ kiếp này sang kiếp khác cho đến kiếp sống hiện tại. Những nghiệp thiện và những nghiệp bất thiện trong dòng danh pháp cực kỳ nhiều, đến mức chúng ta không thể tính được, ngay cả bằng một siêu vi tính.

Tất cả những nghiệp này đang chờ cơ hội để sanh quả. Vì nghiệp cực kỳ nhiều mà chỉ có đức Phật sẽ biết nghiệp nào sẽ sanh quả theo kiểu gì và lúc nào.

Nghiệp quả phi thường (Kamma vipāko acintiyo).

Nghiệp sẽ sanh quả ra sao không thể được biết chỉ bởi nghĩ tưởng và trầm tư.

Để mọi người biết những nghiệp khác nhau trợ sanh quả ra sao, đức Phật phân loại những nghiệp thành bốn nhóm, mỗi nhóm có bốn loại nghiệp như sau:

(1) Bốn loại nghiệp nói theo phận sự.
(2) Bốn loại nghiệp nói theo cấp độ ưu tiên sanh quả.
(3) Bốn loại nghiệp nói theo thời gian sanh quả.
(4) Bốn loại nghiệp nói theo nơi mà quả sanh.

 

2. Bốn loại nghiệp nói theo phận sự.

(i) Janaka kamma - nghiệp sản sanh (sanh nghiệp) là nghiệp có thể trợ sanh một kiếp sống mới.
(ii) Upatthambhaka kamma - nghiệp hộ trợ (trợ nghiệp)
(iii) Upapīḷaka kamma - nghiệp ngăn trở (chướng nghiệp)
(iv) Upaghātaka kamma - nghiệp phá hủy (đoạn nghiệp) là nghiệp phá hủy nghiệp sản sanh và trợ sanh những quả của chính nó.

(i) Janaka kamma - nghiệp sản sanh (sanh nghiệp).

Nghiệp sản sanh là một nghiệp lực mà có thể trợ sanh một kiếp sống mới. Nó là nghiệp mà đã đạt đến tình trạng một đường lối hành động một cách trực tiếp, thiện và bất thiện, và có thể thực hiện phận sự trợ sanh tâm quả cùng với các sở hữu tâm phối hợp và sắc nghiệp của nó suốt quá trình diễn biến của một kiếp sống.

Sự sanh của những tâm quả, các sở hữu tâm phối hợp và sắc nghiệp nghĩa là sự sanh của năm uẩn của kiếp sống mà tạo thành một kiếp sống mới.

Tâm sanh lần lượt liên tiếp trong một chuỗi không ngừng. Tâm quả đầu tiên dùng làm ‘tâm tái tục’, những tâm quả tiếp theo sau làm ‘tâm hữu phần’, và tâm quả cuối làm ‘tâm tử’. Nếu nghiệp sản sanh là một nghiệp thiện dục giới, kiếp sống mới sanh trong cõi nhân loại hay một trong những cõi trời dục giới. Nếu nghiệp sản sanh trợ sanh là một nghiệp bất thiện, kiếp sống mới sanh ở một trong bốn cõi khổ. Nếu nghiệp sản sanh mạnh, chúng sanh mới sẽ có được tuổi thọ dài; nếu nghiệp sản sanh yếu, chúng sanh mới sẽ có được tuổi thọ ngắn.

(ii) Upatthambhaka kamma - nghiệp hộ trợ (trợ nghiệp).

Nghiệp hộ trợ không đủ mạnh để trợ sanh một kiếp sống mới, nhưng nó ủng hộ nghiệp sản sanh bằng cách làm cho nó có khả năng trợ sanh những quả vui hay khổ của nó qua thời gian dài hay bằng cách liên tục củng cố các uẩn bị trợ sanh bằng nghiệp hộ trợ.

Đối với một người được sanh trong một cõi vui có sự ủng hộ của một trợ nghiệp thiện, tất cả những nghiệp thiện mà đi cùng trong dòng danh pháp của vị ấy sẽ làm những nghiệp ủng hộ, trong khi tất cả những nghiệp bất thiện trong dòng danh pháp của vị ấy sẽ làm những nghiệp ngăn trở. Những nghiệp thiện đã được thực hiện trong kiếp sống mới cũng sẽ làm những nghiệp ủng hộ, trong khi những nghiệp bất thiện mới sẽ làm những nghiệp ngăn trở.

Chẳng hạn, nếu một người thực hiện những việc làm phước thiện như xả thí, hành trì giới và tu tập thiền, những nghiệp thiện mới đã được tạo cũng sẽ làm những nghiệp hộ trợ góp phần kéo dài thọ mạng của vị ấy và bảo đảm rằng vị ấy được khỏe mạnh và cung cấp đầy đủ những vật dụng cần thiết trong đời sống. Những nghiệp mới này cũng sẽ ủng hộ những nghiệp thiện cũ trong dòng danh pháp để sanh quả. Khi nhiều nghiệp thiện cùng hành động, tất cả những việc kinh doanh và quan hệ xã hội của vị ấy sẽ được thành công và vị ấy sẽ trở nên phát đạt.

(iii) Upapīḷaka kamma - nghiệp ngăn trở (chướng nghiệp).

Nghiệp ngăn trở làm cho yếu, phá vỡ sự liên tục hay làm cho chậm chức năng của nghiệp sản sanh (sanh nghiệp).

Khi một sanh nghiệp thiện đã gây ra một kiếp sống mới ở một cõi vui, nhiều tỷ nghiệp thiện cũng như bất thiện sẽ được mang sang kiếp sống mới. Một số nghiệp thiện này sẽ trợ sanh những quả tốt như những nghiệp hộ trợ và một số nghiệp bất thiện sẽ sanh những quả xấu làm nghiệp ngăn trở.

Một hiện tượng tương tự sẽ xảy ra khi một sanh nghiệp bất thiện trợ cho tái tục ở một cõi khổ. Nhưng ở đây những nghiệp thiện sẽ làm những nghiệp ngăn trở bằng cách gây trở ngại và trì hoãn tiến trình những quả của sanh nghiệp bất thiện, nhưng ngược lại những nghiệp bất thiện sẽ đóng vai trò những nghiệp hộ trợ bằng cách làm tăng những quả khổ của sanh nghiệp.

Vì thế, có sự thăng trầm trong cuộc sống vì những trợ nghiệp thiện và những chướng nghiệp bất thiện lần lượt có cơ hội để sanh quả.

Nhất là khi một người thực hiện những hành vi tốt liên tục, tập hợp những nghiệp thiện trở nên mạnh mẽ và chúng có thể ngăn, chặn những nghiệp bất thiện không có cơ hội để sanh quả. Vì những nghiệp thiện có được cơ hội trợ tạo cho những quả sanh, vị ấy sẽ có được nhiều việc tốt trong cuộc sống.

Tuy nhiên, nếu vị ấy trở nên hay quên để thực hiện những việc làm phước thiện vì vị ấy đang có cuộc sống xa hoa là quả của sự thành công và những nghiệp bất thiện của vị ấy bị tăng do cách đối xử dại dột, không khôn khéo của vị ấy, tập hợp những nghiệp bất thiện trở nên đủ mạnh để ngăn những nghiệp thiện sanh quả. Tập hợp những nghiệp bất thiện sẽ lần lượt sanh những quả xấu.

Sau đó, công việc kinh doanh của vị ấy sẽ thất bại, sự giàu có, sự thịnh vượng của vị ấy sẽ trượt xuống, gặp phải nhiều sự tổn thất về tài sản, về sức khỏe, về danh tiếng và về địa vị xã hội. Những thành viên gia đình của vị ấy có thể bị bệnh, có thể bị tai nạn, hay thậm chí có thể chết. Vì vậy, chúng ta có câu châm ngôn: “hoạ vô đơn chí”, “cây giáo rơi ở nơi thấp” và “bà góa phụ đến đâu, mưa đến đó”.

Khi vận mệnh trở nên xấu hơn và tệ hơn, vị ấy sẽ có thể hỏi ý kiến một thầy bói hoặc một nhà chiêm tinh để giúp vị ấy ngăn chặn vận xấu và mang đến vận may. Trong thực tế, vị trí của những sao, tinh tú và các hành tinh có một ít hay không có tác động đến vận mệnh của mỗi cá nhân. Đó là những nghiệp bất thiện, mà một người đã tích lũy, đang mang vận xấu. Cách thiết thực nhất để thoát khỏi hoàn cảnh xấu này là thực hiện những việc làm phước thiện nhiều hết mức có thể để những nghiệp thiện có thể ngăn, chặn những nghiệp xấu để ngăn việc sanh những quả xấu và hộ trợ những nghiệp thiện đã tích lũy sanh những quả tốt.

Vì vậy, chúng ta có sự thăng trầm trong cuộc sống do quả của những nghiệp tốt và những nghiệp xấu luân phiên và luôn tranh nhau để có ưu thế. Vì vậy, nhà văn nổi tiếng thế giới, Willian Shake-speare đã viết:

Cuộc đời đầy những thăng trầm.
Cuộc đời không là một giường hoa hồng.

(iv) Upaghātaka kamma - nghiệp phá hủy (đoạn nghiệp).

Nghiệp phá hủy không chỉ cắt đứt quả của sanh nghiệp mà còn phá hủy sanh nghiệp và trợ sanh quả của nó. Nói cách khác, người chết đột ngột và tái tục phù hợp với nghiệp phá hủy.

Một nghiệp phá hủy, có thể là nghiệp thiện hay bất thiện, thay thế nghiệp khác yếu hơn. Nghiệp phá hủy ngăn chặn sanh nghiệp không cho quả của nó, trong khi đó nghiệp phá hủy trợ sanh quả của chính mình để thay thế. Chẳng hạn, qua sanh nghiệp của một người, vị ấy có thể đã được hưởng một thọ mạng dài, nhưng một nghiệp phá hủy có thể sanh và gây ra một cái chết sớm bằng cách như cơn đau tim, tai nạn xe, v.v…

Mặt khác, một ngạ quỷ (peta) khổ bị sanh trong một cõi khổ do một sanh nghiệp bất thiện. Những người bà con thân thuộc xưa kia dâng vật thực và y phục đến chư Tăng và chia một phần phước cùng với vị ấy. Nếu vị ấy có thể hiểu rõ giá trị của hành vi tốt và nói lời ‘sādhu, sādhu’ hay ‘lành thay, lành thay’, nghiệp thiện mà vị ấy đạt được có thể làm một đoạn nghiệp, cắt đứt sanh nghiệp bất thiện và trợ sanh quả của nó để ngạ quỷ (peta) khổ đột ngột tử và được tái tục làm một người trời, là quả của đoạn nghiệp thiện.

Đó là điều thú vị và vừa ý để thấy định luật về nghiệp thật sự giải thích những sự việc thật tốt đẹp, đáng hài lòng làm sao.

Hoạt động của bốn loại nghiệp của Devadatta.

Như sự hoạt động của bốn loại nghiệp trên, trường hợp của Devadatta có thể được trích dẫn. Sanh nghiệp thiện của vị ấy trợ cho vị ấy được sanh trong một gia đình hoàng tộc. Sự sung túc và thành công liên tục của vị ấy là do đã kết hợp những hành động của sanh nghiệp và trợ nghiệp thiện. Sự thọ giới làm một bhikkhu của vị ấy cùng với những hoàng tử Sākiya như Ānanda và Anuruddha và sự đạt được thần thông hiệp thế sau này qua thiền cũng là quả của những trợ nghiệp thiện.

Khi vị ấy đã thực hiện những hành vi cực kỳ tàn ác vì cố quyết sát hại đức Phật, làm tổn thương ngón chân cái của đức Phật và gây ra một sự chia rẽ trong trật tự Tăng chúng (Saṅgha). Khi những nghiệp bất thiện này đã sanh quả làm những chướng nghiệp, ông bị trục xuất ra khỏi cộng đồng Tăng chúng. Không lâu sau đó, nghiệp cực kỳ tàn ác gây ra một sự chia rẽ trong trật tự Tăng chúng (Saṅgha) có tác dụng với ông làm đoạn nghiệp. Ông đã bị nuốt chửng bởi một chỗ nứt xuất hiện ở mặt đất và kéo xuống địa ngục Avīci bởi lửa địa ngục Avīci.

3. Bốn loại nghiệp nói theo cấp độ ưu tiên sanh quả.

(i) Garuka kamma = trọng nghiệp.
(ii) Āsanna kamma = cận tử nghiệp.
(iii) Āciṇṇa kamma = thường nghiệp.
(iv) Kaṭattā kamma = bất định nghiệp.

Tất cả nghiệp trong dòng danh pháp được phân thành bốn loại theo quyền đứng trước trong việc đảm nhiệm vai trò tạo ra sự tái tục trong kiếp sống kế vào lúc cận tử.

(i) Garuka kamma = trọng nghiệp.

Trọng nghiệp (hay nghiệp nặng) là nghiệp có mãnh lực của giới mạnh tới mức nó không thể bị dừng hay bị thay thế bằng bất cứ nghiệp nào khác làm yếu tố quyết định kiếp tái tục kế tiếp. Nói cách khác, nó sẽ nhất định trợ sanh quả của nó để cho sanh kiếp sống kế.

Những trọng nghiệp bất thiện là năm tội cực kỳ tàn ác tức là năm nghiệp vô gián (pañcānantariya kamma) và tà kiến cố định (niyata micchādiṭṭhi).

Năm tội cực kỳ tàn ác là:

(a) Pitughātaka kamma – người giết cha hoặc tội giết cha.
(b) Mātughātaka kamma – người giết mẹ hoặc tội giết mẹ.
(c) Arahantaghātaka kamma – giết một bậc Ứng cúng (Arahant)
(d) Lohituppādaka kamma – làm tổn thương một vị Phật.
(e) Saṅghabhedaka kamma – gây ra sự chia rẽ trong Tăng chúng

Tội trở nên cực kỳ tàn ác hơn theo thứ tự từ trên xuống như đã được mô tả ở trên. Người nào phạm vào một trong những tội này chắc chắn sẽ bị đẩy đến địa ngục sau khi họ tử.

Một tà kiến cố định (niyata micchādiṭṭhi) mạnh mẽ phủ nhận về nghiệp và quả của nghiệp cũng được bao gồm trong trọng nghiệp bất thiện. Khi một người có tà kiến cố định tử, vị ấy sẽ bị tái tục trong địa ngục Lokantarika, là địa ngục luôn tối.

Về mặt thiện, năm nghiệp thiện sắc giới (rūpāvacara kusala kamma) và bốn nghiệp thiện vô sắc giới (arūpāvacara kusala kamma) là những trọng nghiệp thiện. Người nào đạt đến thiền (jhāna) và duy trì thiền ấy cho đến khi tử, sẽ được tái tục chỉ trong một cõi Phạm thiên (Brahma) sau khi vị ấy tử.

Những người đạt đến Đạo tuệ và Quả tuệ trong tu tập thiền quán đạt được nghiệp thiện siêu thế (lokuttara kusala kamma) cũng dùng làm một trọng nghiệp để nó đóng các cửa của bốn cõi khổ vĩnh viễn. Vì vậy, họ sẽ được tái tục chỉ trong những cõi vui khi họ tử.

Nếu người đã tu tập thiền và về sau bị phạm một trong năm tội cực kỳ tàn ác, nghiệp thiện của vị ấy sẽ bị phá hủy hoàn toàn bởi ác nghiệp và về sau sẽ tái tục trong địa ngục. Chẳng hạn tham vọng của Devadatta, người em họ của đức Phật đã làm mất thần thông của mình và bị tái tục trong địa ngục Āvici vì làm tổn thương đức Phật (Buddha) và gây ra sự chia rẽ trong Tăng chúng (Saṅgha).

Hơn nữa, nếu một ai phạm vào một trong năm tội cực kỳ tàn ác trước, về sau vị ấy không thể vươn tới một Phạm trú hay chứng đắc siêu thế, vì ác nghiệp sẽ tạo một sự ngăn trở không thể vượt qua được. Như vậy, Vua Ajātasattu trong khi đang nghe đức Phật thuyết bài kinh Sāmañña-Phala (Sa-môn quả) có đủ tất cả những duyên khác để đi đến Nhập lưu; nhưng vị ấy không thể đắc Đạo và Quả, vì vị ấy đã giết cha của mình, vua Bimmisāra, là một bậc Nhập lưu.

Về sau, dù vị ấy đã thực hiện nhiều việc phước thiện lớn, bao gồm bảo trợ cho kỳ đại kết tập những lời dạy của đức Phật lần thứ nhất và xây dựng đại bảo tháp cất giữ xá lợi của đức Phật, vị ấy cũng không thoát khỏi tái tục trong địa ngục do tội cực kỳ tàn ác của mình.

(ii) Āsanna kamma = cận tử nghiệp.

Cận tử nghiệp là một nghiệp thiện hay bất thiện đã làm có uy lực lớn hay đã nhớ không lâu trước khi tử. Trong trường hợp thiếu trọng nghiệp, cận tử nghiệp này sẽ theo thường lệ đảm nhiệm vai trò trợ sanh tái tục vì uy lực lớn của nó do sự gần gũi.

Nếu một người tính xấu thực hiện một việc tốt ngay trước khi tử hay nhớ một việc tốt mà vị ấy đã làm trong quá khứ thì vị ấy sẽ nhận một tái tục có phúc. Mặt khác, nếu một người tốt chăm chú vào một việc xấu xa đã làm lúc trước, hay thực hiện một việc xấu xa ngay trước khi tử thì vị ấy sẽ phải chịu một tái tục khổ.

Vì lý do này, nó rất quan trọng để sắp xếp cho cha mẹ hay những người yêu quí của mình thực hiện những việc phước thiện ngay trước khi tử, hay để nhắc một người đang tử về những việc làm tốt của vị ấy, hay thúc giục vị ấy đánh thức những ý nghĩ tốt trong những giây phút cuối cùng của mình.

Mặc dù một người xấu có thể đạt một tái tục vui do một cận tử nghiệp tốt, điều này không có nghĩa vị ấy sẽ thoát khỏi những quả của việc làm xấu mà vị ấy đã phạm trong quá trình diễn biến của kiếp sống. Khi gặp phải những duyên thuận lợi, những nghiệp xấu này cũng sẽ trợ sanh những quả của chúng. Chỉ khi nào người đó tích cực tu tập tam Học (sikkha) và đạt đến tuệ Đạo và tuệ Quả của nó, tất cả những nghiệp xấu sẽ mất hiệu lực của chúng để ném vị ấy xuống những cõi khổ.

Những nghiệp lạ của ‘Bà bệ nước’.

Sayadaw nổi tiếng Taungmyo, đại đức Janakābhivaṃsa, đã thuật lại câu chuyện về ‘Bà bệ nước’ trong Paṭṭhāna discourse. Người đàn bà từ thị trấn Amarapura này giàu có và thuần thành với niềm tin mạnh mẽ vào Tam bảo.

Bà đã xây một tu viện và dâng cho một vị trưởng lão Tăng, Taung Taman Sayadaw. Vào mùa hè, trong xứ Amarapura bị khan hiếm nước. Vì vậy, bà đã bố trí những bình nước trên cái bệ ở tại những giao lộ trong thị trấn. Do đó, bà được gọi là ‘Bà bệ nước’.

Bà chết vào lúc tuổi già. Ở tại lễ tang của bà, trưởng lão Taung Taman Sayadaw dẫn đoàn người đến lễ tang và thực hiện việc làm quy y tam Bảo và chia phước đến người đã mất. Ngài cũng đã giảng một bài pháp thích hợp đến mọi người.

Hơn nữa, tại lễ dâng vật thực đến chư Tăng vào ngày thứ bảy sau khi mất của bà, Taung Taman Sayadaw lần nữa giảng một bài pháp. Lúc quay trở về tu viện của ngài, ngài nghe ai đó gọi ngài trên đường: “Thưa đại đức, thưa đại đức”.

Ngài đã nhận ra giọng nói giống giọng nói của ‘Bà bệ nước’. Cho nên ngài hỏi: “Bà bệ nước phải không?”

– “Vâng, thưa đại đức”, bà đến trả lời.

– “Bây giờ bà là hạng người nào?”

Không nghe tiếng trả lời. Chỉ khi trưởng lão đã hỏi bà đến lần thứ ba, bà đã trả lời ở giọng thấp.

– “Bây giờ tôi là một ngạ quỷ khổ, thưa ngài.”

– “Tại sao bà trở thành một ngạ quỷ khổ? Bà đã làm rất nhiều việc phước thiện mà.”

– “Tôi đã lo lắng cho con gái và cháu ngoại, vì họ khóc ngay trước khi tôi qua đời.”

Vào lúc cận tử, phát triển tâm thiện là rất quan trọng bằng cách để ý đến những việc làm phước thiện hay ân đức Phật. Những người con trai và gái cần phải nhắc, làm cho mẹ hay cha của họ, người sắp sửa qua đời nhớ lại những việc làm phước thiện mà ông hay bà đã làm. Hoặc tu tập thiền như tùy niệm ân đức Phật – ‘Arahaṃ, Arahaṃ’ (Ứng cúng, Ứng cúng). Họ không được khóc gần người sắp chết.

Nếu không thì cha mẹ sẽ lo lắng về con trai và con gái như: “Mọi việc sẽ ổn với mấy đứa con trai và con gái của ta khi ta qua đời hay chăng?”

Sự lo lắng làm phát triển tâm căn sân, sự dính mắc vào con trai và con gái làm phát triển tâm căn tham. Những tâm bất thiện này sẽ mở đường cho những nghiệp bất thiện để trở thành yếu tố quyết định của tái tục kế tiếp. Vì vậy, ‘Bà bệ nước’ trở thành một ngạ quỷ khổ.

Ngạ quỷ nói – “Tôi đã không có cơ hội nghe bài thuyết pháp của ngài vào ngày lễ tang.”

– “Tại sao bà không nghe bài thuyết pháp của tôi?”

– “Những nữ ngạ quỷ, những người bạn mới của tôi bắt tôi lên đồi có thác nước, thưa đại đức.”

Trong thế giới nhân loại, những người giàu có thể làm những việc xả thí lớn thường nổi tiếng giữa mọi người. Mọi người muốn giúp và chú ý đến họ. Khi họ tử và trở thành ngạ quỷ khổ, lần nữa, các ngạ quỷ muốn giúp và chú ý đến họ. Cho nên, những nữ ngạ quỷ kết bạn với bà bệ nước ngạ quỷ và đưa bà đến một nơi dễ chịu trong thế giới ngạ quỷ khổ.

Mục đích mang bà đi đến đồi có thác nước là ngăn không cho bà có cơ hội nghe bài thuyết pháp. Nếu bà có cơ hội nghe bài thuyết pháp, nghiệp thiện mà bà đã đạt được có thể làm nghiệp phá hủy (đoạn nghiệp), chấm dứt trạng thái khổ của bà và cho bà một kiếp sống vui mới.

Những ngạ quỷ khổ đã muốn bà vẫn ở trong cõi khổ để những người con trai và gái xưa kia của bà thấy một số dấu hiệu rằng mẹ của họ đang trong cõi khổ, sẽ thường xả thí vật thực đến chư Tăng để chia phước cho bà. Khi vật thực thừa quá bị ném đi, những ngạ quỷ khổ có cơ hội được hưởng ‘tiệc lớn’.

– “Nhưng tôi có thể nghe bài thuyết pháp của ngài hôm nay, thưa đại đức, tôi cũng nhận được phần chia phước của họ về việc dâng vật thực đến chư Tăng. Vì vậy, chẳng bao lâu nữa tôi sẽ có cơ hội đi đến một cõi vui. Thưa ngài, tôi đi đây.” Tiếng nói của ngạ quỷ khổ biến mất.

Phật pháp (Buddhadhamma) có thể giúp mọi người giải thoát những thân nhân đã chết của họ khỏi cõi khổ. Phật pháp đang giúp theo cách dựa trên lý trí bằng cách phát triển những nghiệp thiện. Nếu chúng ta có thể dùng sức mạnh rất lớn của những nghiệp thiện, chúng ta sẽ thu về những lợi ích lớn.

Người con trai có thể giúp cha của mình
đạt tới tái tục vui ra sao.

Đại đức trưởng lão Soṇa, người đã sinh sống trên đồi Soṇa Giri ở Tích Lan (Srilanka), đã chứng ngộ thành một bậc Ứng cúng do sự tinh tấn cao thượng của ngài. Nhưng cha của ngài vẫn là một thợ săn, dù ông rất già. Chỉ khi ông trở nên quá yếu để đi săn, ông trở thành một tăng sĩ tại tu viện của con trai mình.

Không bao lâu sau, sư cụ trở nên đau yếu trầm trọng. Ông đã thấy những con chó to lớn có những đôi mắt đỏ và những hàm răng sắc nhọn trườn lên đồi để cắn ông. Ông đã bị hoảng sợ, khiếp đảm và thông tin cho con trai ông rằng: “Này con trai, những con chó lớn đang lên đồi để cắn ta. Con hãy đuổi chúng đi.”

Đại đức Soṇa là một bậc Ứng cúng (Arahant), ngay lập tức biết rằng cha của ngài đang thấy cảnh cận tử - cảnh địa ngục đang hiện bày rằng sư cụ sẽ bị ném xuống địa ngục sau khi tử do nghiệp xấu của ông về việc săn thú.

Đại đức Soṇa yêu cầu các chú sa-di tập hợp hoa và rải hoa ở tại bảo tháp trên đồi. Rồi họ mang sư cụ đến bảo tháp bằng cái giường của ông.

– “Thưa cha, đại đức, xin cha bày tỏ lòng tôn kính đến Bảo tháp. Chúng con nhân danh của cha dâng hoa đến bảo tháp. Cha hãy hoan hỷ dâng hoa đến đức Phật.”

Sư cụ đã bày tỏ lòng tôn kính đến bảo tháp. Ông cũng hoan hỷ trong việc dâng hoa đến đức Phật. Vào lúc ấy, cảnh cận tử đã thay đổi.

– “Con trai của ta, rất đẹp, những người mẹ kế của con đang gọi ta đi với họ. Ta có nên đi với họ hay chăng?”

– “Cha hãy đi với họ đi.”

Người con trai biết rằng đó là những tiên nữ đến mang cha của ngài đi. Ngài hoan hỷ vì sự cố gắng ngăn cha của ngài khỏi bị ném xuống địa ngục được thành công.

(Religious Affair Department, Buddhist Manual, q.1, tr. 677)

(iii) Āciṇṇa kamma = thường nghiệp.

Thường nghiệp là một việc làm tốt hoặc xấu mà người đã thực hiện một cách đều đặn hay thường xuyên, hay nó có thể là một việc làm được thực hiện một lần và thường xuyên được nhớ lại.

Đối với những người thầy, luôn dạy những học trò của mình, có ý định tốt về việc truyền đạt kiến thức có ích cho chúng, việc dạy đều đặn đó trở thành thường nghiệp thiện của họ. Nếu một người đàn bà hằng ngày nấu vật thực và dâng vật thực đến chư Tăng, việc làm tốt này trở thành thường nghiệp thiện của bà ấy.

Nếu một người hằng ngày hành trì tuân theo giới và thường xem lại sự trong sạch giới của mình một cách đều đặn, sự tuân theo giới của vị ấy trở thành thường nghiệp thiện của vị ấy. Đối với một người thường tu tập thiền, sự tu tập thiền đó trở thành thường nghiệp thiện của vị ấy.

Đối với những ai làm việc câu cá, đi săn hay trộm cắp làm cách kiếm sống, hành động bất thiện đó trở thành những thường nghiệp bất thiện của họ. Vì cha của đại đức Soṇa từng là một thợ săn suốt kiếp sống, đi săn là thường nghiệp bất thiện của ông. Vì vậy, ông thấy những con chó địa ngục làm cảnh cận tử.

Trong khi trọng nghiệp và một cận tử nghiệp mạnh vắng mặt, thường nghiệp thông thường có vai trò trợ tạo tái tục kế tiếp.

Thói quen là trạng thái tự nhiên thứ hai.

Việc làm thiện hay việc làm bất thiện mà người thực hiện đều đặn trở thành trạng thái tự nhiên thứ hai của vị ấy hay hoạt động tự nhiên của vị ấy. Vì vậy, người sẽ quan tâm đến nó và làm nó một cách đều đặn không có sự thúc giục bởi tự thân. Cô giáo dạy học trò một cách đều đặn sẽ thấy cảnh cô dạy học trò vào lúc cận tử của cô. Thợ săn sẽ thấy cảnh đi săn lúc cận tử của vị ấy. Một người luôn tùy niệm ân đức Phật sẽ quan tâm về ân đức Phật lúc cận tử. Như vậy, thường nghiệp sẽ trở thành cận tử nghiệp và làm vai trò trợ tạo tái tục kế tiếp.

Sống tốt thì quan trọng, nhưng chết tốt thì quan trọng hơn. Thời hiện tại là thời tốt nhất để chuẩn bị cho sự chết tốt của chúng ta. Cách tốt nhất để chuẩn bị cho sự chết tốt của chúng ta là phát triển một thường nghiệp thiện. Chúng ta có thể chọn bất cứ việc làm phước thiện nào mà chúng ta thích – xả thí, hành trì giới, hay tu tập thiền. Nếu chúng ta thực hiện đều đặn, nó sẽ trở thành thường nghiệp và sanh những quả trợ tạo một tái tục vui.

(iv) Kaṭattā kamma = bất định nghiệp.

Bất định nghiệp là bất cứ việc làm nào khác, không bao gồm trong những loại đã đề cập trước mà đã được làm trước đây và đã quên, nhưng có đủ uy lực để làm vai trò trợ tạo tái tục. Loại nghiệp này trở nên có tác dụng khi không có nghiệp nào trong ba loại kia thực hiện phận sự này.

Sự so sánh về một trại gia súc.

Vì số lượng những nghiệp thiện và những nghiệp bất thiện trong dòng danh pháp của mỗi chúng sanh quá lớn và sẽ rất khó đoán nghiệp nào sẽ tranh với nghiệp nào để có cơ hội sanh quả. Nếu một trọng nghiệp hiện diện, nó sẽ dễ dàng thắng sự cạnh tranh và trợ cho tái tục tiếp sau.

Nếu trọng nghiệp không có mặt, trường hợp như này thường xảy ra, cận tử nghiệp sẽ có cơ hội trợ cho kiếp sống mới. Nếu cả hai trọng nghiệp và cận tử nghiệp đều không có mặt, những thường nghiệp sẽ được cơ hội để trợ cho tái tục tiếp sau. Nếu thường nghiệp cũng vắng mặt, thì một nghiệp bất định sẽ làm vai trò trợ tạo kiếp sống mới.

Cách bốn loại nghiệp này sanh quả được giải thích bằng cách so sánh về một trại gia súc. Giả sử nhiều gia súc bị giữ trong một trại lớn trong đêm. Vào buổi sáng, cái cổng trại được mở để thả gia súc đi ra đồng cỏ. Khi ấy, con nào sẽ đi ra trước?

Tất cả những con gia súc đều muốn ra khỏi trại sớm nhất có thể. Vì vậy, sẽ có một sự dồn xông lên và lấn mạnh để đi tới cái cổng. Nhưng nếu có một con bò đực nổi bật, là con được tất cả sự tôn trọng như người lãnh đạo của chúng, con đó sẽ oai vệ đi đến cổng và đi ra trước. Điều này được ví như một trọng nghiệp mà không bị nghiệp nào tranh để sanh quả của nó trong việc trợ sanh một kiếp sống mới.

Tuy nhiên, nếu không có con bò đực nổi bật được xem như người lãnh đạo, thì con gần cửa nhất sẽ đi ra trước. Điều này tương tự cận tử nghiệp sanh quả của nó để trợ tạo một kiếp sống mới.

Nếu hai loại gia súc trên không có mặt, một con bò nào đều đặn thường cảnh giác, chú ý giờ mở cổng, sẽ đi đến cổng ngay trước khi cổng được mở và đi ra trước một khi cổng vừa được mở. Điều này tương tự như thường nghiệp làm vai trò sanh nghiệp (nghiệp sản sanh) để trợ sanh tái tục của kiếp sống tiếp sau.

Đôi khi, khi không có con bò nổi bật hay không có con nào gần cái cổng hay không có con nào cảnh giác, sẽ có một sự tranh giành lớn với những con mạnh hơn xông lên chen lấn. Trong việc lấn lên này, có thể một con già yếu bị đẩy lên bởi những con khác đi ra cổng trước. Điều này tương tự như trường hợp khi một bất định nghiệp có cơ hội trợ sanh kiếp sống kế sau.

Có nhiều nghiệp thiện và nghiệp bất thiện trong dòng danh pháp có thể làm vai trò bất định nghiệp. Nếu một bất định nghiệp thiện được cơ hội để sanh quả, người ấy sẽ may mắn. Nhưng nếu một bất định nghiệp bất thiện có được vai trò trợ sanh kiếp sống kế sau trong một cõi khổ, nó sẽ rất khó để ra khỏi những cõi khổ, là nơi mà chúng sanh sẽ bị tái sanh không biết bao nhiêu lần.

Chúng ta không nên xem thường và để bất định nghiệp bất thiện quyết định số phận của chúng ta. Chúng ta có thể đúc, nặn số phận và vận mệnh của chúng ta như chúng ta muốn. Cho nên, chúng ta cần phải phát triển một thường nghiệp thiện mà chúng ta muốn và để nó quyết định sự tái sanh kế tiếp của chúng ta.

Sanh trong địa ngục Āvici mặc dù nhiều nghiệp tốt.

Hoàng hậu Mallikā, chánh hậu của vua Kosala ở thành Sāvatthi, đã thực hiện nhiều việc phước thiện cùng với đức vua. Thậm chí bà sắp xếp buổi dâng vật thực nổi bật nhất bởi vua đến đức Phật (Buddha) và chư tăng (Saṅgha). Nhưng không may bà cũng phạm một giới quan trọng.

Một lần, trong khi bà đang tắm, một con chó đã đi vào phòng tắm, và bà đã hưởng dục lạc với con chó. Khi bà đi ra khỏi phòng tắm, con chó đi theo sau bà. Điều này bị đức vua nhận biết và tức khắc hỏi bà. Bà quyết liệt dối đức vua, nói chắc hẳn là đức vua đã có một cái nhìn méo mó vì bà đã đi ra một mình. Đức vua đã tin người vợ yêu quý của ông và xin lỗi bà.

Nhưng hành vi ác này đi vào tâm của bà vào lúc cận tử của bà. Do bất định nghiệp bất thiện này nắm lấy phận sự tái tục, bà đã bị khổ trong địa ngục Āvici, địa ngục tồi tệ nhất đến bảy ngày.

Vua Kosala đã tin rằng hoàng hậu yêu quý của ông sẽ được tái sanh trong một cõi trời. Nhưng để chắc chắn, ông đã đi đến tu viện Jetavana để hỏi đức Phật. Tuy nhiên, bằng thần thông của mình, đức Phật đã làm cho đức vua quên hỏi câu hỏi. Cho nên đức vua đã nói về những vấn đề khác và rồi trở về hoàng cung.

Vào những ngày tiếp theo, đức vua lại đi đến tu viện Jetavana mỗi ngày để hỏi đức Phật rằng Mallikā đã được sanh về đâu. Lần nữa, đức Phật đã làm cho ông quên hỏi câu hỏi ngày này qua ngày khác. Chỉ vào ngày thứ tám, đức Phật đã để đức vua hỏi câu hỏi. Đức Phật đã trả lời rằng bà ở cõi trời Tusitā. Mallikā thật sự may mắn chỉ chịu khổ bảy ngày thời gian nhân loại ở địa ngục Āvici. Trong số nhiều nghiệp thiện mà bà đã đạt được, một nghiệp mạnh mẽ đã nắm lấy vai trò đoạn nghiệp, là nghiệp phá hủy sanh nghiệp xấu mà quả của nó đã trợ cho kiếp sống địa ngục của bà, và đoạn nghiệp ấy trợ cho những quả tốt của nó để bà được tái sanh ở cõi Tusitā. Cho nên, những nghiệp thiện rất đáng tin cậy.

4. Bốn loại nghiệp nói theo thời gian sanh quả.

(i) Diṭṭhadhammavedanīya kamma = hiện báo nghiệp.
(ii) Upapajjavedanīya kamma = sanh báo nghiệp.
(iii) Aparāpariyavedanīya kamma = hậu báo nghiệp.
(iv) Ahosi kamma = vô hiệu nghiệp.

Khi người thực hiện những hành vi thiện hay những hành vi ác, những tâm bất thiện hay những tâm thiện sanh bảy lần làm những tâm đổng lực (javana) trong mỗi lộ tâm. Những tâm đổng lực sanh có đà hay sức đẩy tới hưởng cảnh dục; vì lý do đó, chúng được gọi là những ‘tâm đổng lực.’

Tư (cetanā) phối hợp với tâm đổng lực thứ nhất, là tâm yếu nhất trong số bảy tâm đổng lực, được gọi là ‘hiện báo nghiệp’. Nghiệp này có thể chín mùi và sinh ra những quả của nó trong kiếp sống hiện tại.

Tư (cetanā) phối hợp với tâm đổng lực thứ bảy, là tâm mạnh nhất trong số bảy tâm đổng lực, được gọi là ‘sanh báo nghiệp’. Nghiệp này có thể chín mùi và sinh ra những quả của nó trong kiếp sống kế tiếp.

Tư (cetanā) phối hợp với năm tâm đổng lực giữa được gọi là ‘hậu báo nghiệp’. Những nghiệp này có thể chín mùi bất cứ lúc nào từ kiếp vị lai thứ hai cho đến kiếp sống cuối khi vị ấy đắc vào dòng thánh Ứng cúng (Arahant), và chúng sẽ sanh quả của chúng bất cứ khi nào chúng có được cơ hội.

Hai loại nghiệp trước trở thành ‘vô hiệu nghiệp’ nếu chúng không có cơ hội để sanh quả trong thời gian giới hạn đã định rõ của chúng.

(i) Diṭṭhadhammavedaniya kamma = hiện báo nghiệp.

Trong một cái búng ngón tay, hơn một ngàn tỷ tâm sanh và diệt, và một lộ tâm gồm khoảng mười bảy sát-na tâm. Cho nên, trong một ngàn triệu tâm, có hơn 50.000 triệu lộ tâm. Trong những lộ tâm này sẽ có hơn 50.000 triệu tâm đổng lực thứ nhất, hơn 50.000 triệu tâm đổng lực thứ bảy và hơn 250.000 triệu tâm đổng lực giữa.

Như vậy, trong việc bày tỏ lòng tôn kính đức Phật chỉ một khoảng thời gian rất ngắn hay trong việc đập nát một con muỗi. Ít nhất 50.000 triệu hiện báo nghiệp, 50.000 triệu sanh báo nghiệp, 250.000 hậu báo nghiệp được tạo. Những hiện báo nghiệp ấy không có cơ hội sanh quả trong kiếp sống này sẽ trở thành vô hiệu.

Có nhiều ví dụ minh họa quá trình hoạt động của hiện báo nghiệp. Người đàn ông nghèo Mahāduk có cơ hội dâng vật thực đến đức Phật Kassapa trở thành giàu tức thì.

Trong thời đức Phật Gotama, cặp vợ chồng nghèo Puṇṇa và vợ của ông có cơ hội dâng vật thực đến tôn giả Sāriputta, người mới xuất thiền diệt (Nirodha samāpatti). Không lâu sau, cặp vợ chồng thấy rằng tất cả những cục đất đã cày của Puṇṇa trong đồng ruộng trở thành vàng. Vì vậy, cặp vợ chồng trở nên rất giàu.

Trong thành Sāvatthi, cặp vợ chồng tên Kākavaliya rất nghèo. Họ không có nơi thích hợp riêng để sống, không có đồ dùng dụng cụ, không có chiếu và không có giường. Họ ngủ trên nền đất. Họ phải chia nhau bát cháo lúa yến mạch mà chỉ đủ cho một người. Một buổi sáng nọ, khi họ sắp ăn cháo lúa yến mạch, tôn giả Kassapa xuất khỏi thiền diệt đến nơi của họ. Không ăn cháo lúa yến mạch, họ hoan hỷ dâng cháo đến tôn giả Kassapa. Trong bảy ngày họ được hũ vàng và trở thành những người rất giàu có.

Nanda đã phạm vào tội cưỡng hiếp trưởng lão ni Upallavanna, là bậc trí thượng thinh văn đệ tử nữ bên trái của đức Phật Gotama. Tức khắc, hắn ta đã bị chỗ nứt xuất hiện trên đất nuốt chửng.

Đồ tể Cunda sẽ không dùng bữa ăn mà không có ca-ri bò. Một ngày nọ, vì không có ca-ri bò, ông cắt lưỡi của một con bò, nướng và ăn nó. Vào lúc ông đang ăn, lưỡi của ông bị xé toạc ra và nó rơi lên trên đĩa của ông.

Hơn nữa, ở hiện tại, nếu người chú ý cẩn thận, vị ấy có thể thấy nhiều ví dụ về hoạt động của hiện báo nghiệp. Những ai phạm những tội như trộm, cướp, cưỡng dâm và sát hại bị trừng phạt bởi pháp luật và tuyên án bỏ tù. Họ phải chịu khổ và những quả xấu của những nghiệp bất thiện của họ ngay trong kiếp sống này.

Quả của nghiệp không thể tránh.

Một bài xã luận từng xuất hiện trong tạp chí Myat Maṅgalā (quyển 5, số 8). Một người đàn bà tên Daw Mar Pu từ làng DuYin Seik, trong thị trấn Thaton, không thể nói những từ một cách rõ ràng vì bà bị sứt môi trên. Bà phải kiếm sống bằng việc bán cá. Đặt cá trong một cái khay lớn và đội cái khay trên đầu của bà và đi quanh làng với tiếng rao:

– “Ai ua á ong?

Những người trong làng biết bà đã rao là “Ai mua cá không?” Nhưng một thanh niên tên là Ko Than Tun đã ghẹo bà bằng tiếng rao như bà đã rao. Bà rất buồn, nhưng bà phải chịu đựng sự làm nhục vì bà nghèo.

Không lâu sau, vợ của Ko Than Tun sanh một bé trai có môi trên bị sứt như bà Daw Mar Pu. Khi đứa trẻ lớn lên, bé cũng nói không rõ ràng như bà Daw Mar Pu. Về sau, Ko Than Tun có thêm một bé trai nữa có nét mặt bình thường. Nhưng khi bé trai này lớn lên, bé chơi với anh trai của mình và như thế bé cũng nói không rõ như anh trai của mình.

Khi Ko Than Tun trở nên nghèo và vợ của anh phải làm bánh bột nhão để bán. Vì cô không thể bán tất cả bánh trước nhà của mình, nên cô đã yêu cầu con trai lớn của mình, lúc bấy giờ đã sáu tuổi, đi quanh làng bán bánh và rao”:

– “Ai ua ánh ong?

Lúc bấy giờ, một người đàn ông khác tên là Ko Myint Htay chế nhạo bé trai bằng cách rao như bé đã rao. Bé trai bị xấu hổ và bé đã khóc. Không lâu sau đó, vợ của Ko Myint Htay sanh một bé gái có môi trên bị sứt. Cho nên, khi bé gái lớn lên, bé không thể nói một cách rõ rằng.

Như vậy, quả của nghiệp không thể tránh. Quả xấu của những nghiệp xấu sẽ bắt đầu đến ngay trong kiếp sống này.

Lòng vô tham, rộng lượng được đền đáp ngay trong kiếp sống này.

Những ai thực hiện những việc làm phước thiện cũng được lợi ích tức thì. Khi tôi đi đến bang Kachin ở phía Bắc Myanmar vào một chuyến hoằng dương, mở rộng Pháp (Dhamma), dạy Vô tỷ pháp (Abhidhamma) và giảng pháp, tôi đã ghé qua Ko Tun Tun Ma Way Way. Ko Tun Tun là một Phật tử đến từ trung tâm Myanmar và Ma Way Way là một người theo đạo Cơ Đốc đến từ Myit-kyi-nar.

Cặp vợ chồng trẻ đã đi đến Hpar Kant, là nơi được coi là vùng đá quý, mười lăm dặm về phía Đông của Myit-kyi-nar. Họ kiếm được một mảnh đất nhỏ và bắt đầu đào tìm đá quý. Một vài ngày trôi qua không tìm được vật quý nào.

Sau đó, một Tăng sĩ đã đến Phar Kant. Mọi người rút thăm cho cơ hội dâng vật thực đến vị Tăng sĩ. Ko Tun Tun đã trúng thăm và đôi vợ chồng trẻ dâng vật thực đến vị Tăng sĩ.

Một tuần sau, Ma Way Way đã gặp một vị Tăng sĩ trên đường. Cô đã hỏi vị Tăng sĩ: “Ngài đi bát có đủ vật thực hay không?”

– “Tôi là khách, nên khó có được vật thực.”

Trong trường hợp đó, xin thỉnh ngài đến nhà của chúng tôi vào ngày mai để chúng tôi dâng vật thực.”

Khi cô nói với chồng của cô về việc thỉnh, mời, Ko Tun Tun hoan hỷ, vui mừng. Họ đã chuẩn bị vật thực lành và dâng đến vị Tăng sĩ vào ngày sau. Sau khi dâng vật thực hai lần, họ bắt đầu tìm thấy ngọc ruby ở mảnh đất nhỏ của họ.

Khi họ trở về Myit-kyi-nar một thời gian, họ tìm đến chủ tịch hội đồng Tăng (Saṅgha) của bang, Sayadaw Wun Tho, xây một tu viện mới. Ko Tun Tun thỉnh cầu Tăng trưởng cho phép họ dâng tu viện. Sau đó, họ được ngọc ruby nhiều hơn từ mảnh đất nhỏ trong đất quý. Tu viện mà họ xả thí là một tu viện to, lớn, tòa nhà hai tầng. Họ cũng xả thí một xe Pajaro đến Tăng trưởng.

Họ càng xả thí, họ trở nên càng giàu. Những quả thiện về việc xả thí có nhiều đến không ngờ và vừa ý.

(ii) Upapajjavedaniya kamma = sanh báo nghiệp.

Tư (cetanā) phối hợp với tâm đổng lực (javana) thứ bảy, là đổng lực mạnh nhất trong bảy đổng lực, được gọi là sanh báo nghiệp. Nếu nghiệp này được chín mùi chắc hẳn sinh ra những quả của nó trong kiếp sống kế sau; nếu không thì nó trở nên vô hiệu.

Một bà lão tên là Caṇdālī, kiếm sống bằng việc ăn xin, đang đi một mình dọc theo con đường chánh của thành Rājagaha. Đức Phật thấy bà khi ngài xem xét thế gian vào mỗi buổi sáng. Bà đã không làm việc phước thiện nào. Cho nên, bà được định là tái tục vào một cõi khổ sau khi tử.

Đức Phật có lòng bi (karuṇā) đối với bà. Nên Ngài tiến lên đi bát sớm để gặp bà Caṇdālī ở vùng ngoại ô của thành. Vì đức Phật đã dừng bước trước Caṇdālī, bà cũng dừng bước với sự trợ giúp của cây gậy của bà. Bà chỉ nhìn chằm chằm đức Phật mà không biết là đức Phật, vì vậy bà không bày tỏ lòng tôn kính đức Phật. Cho nên bà chưa kiếm được phước nào vì gặp đức Phật.

Tôn giả Mahā Moggallāna, người theo đức Phật, biết ý định của đức Phật muốn chúc phúc cho bà. Vì vậy ngài thuyết phục bà lão: “Bà Caṇdālī, đức Phật đang đứng ở đây để chúc phúc cho bà. Chẳng bao lâu nữa bà sẽ tử và phải chịu một tái tục khổ. Bà hãy bày tỏ lòng tôn kính đến đức Phật để bà có được một tái tục vui.”

Chỉ khi ấy, bà lão Caṇdālī ngắm nhìn đức Phật cẩn thận và bày tỏ lòng tôn kính đến đức Phật. Bày tỏ lòng tôn kính đức Phật chỉ một phút mà đã phát triển hàng tỷ nghiệp thiện. Trong số những nghiệp này, những nghiệp mạnh nhất, được gọi là sanh báo nghiệp sẽ làm vai trò sinh ra một kiếp sống vui mới ngay. Đức Phật đã biết về điều này và tiếp tục việc đi khất thực của ngài.

Caṇdālī cũng tiếp tục loạng choạng, run rẩy bước đi trên đường của bà. Một con bò và con bê đã húc đầu vào bà. Bà ngã xuống và tử. Nghiệp tốt đã trợ cho bà được tái tục làm một tiên nữ trong một lâu đài lớn ở cõi Tāvatiṃsā. Tức khắc bà đi xuống và cảm ơn đức Phật.

Hoàng tử Ajātasattu trở thành vua bằng cách giết cha của mình, vua cha Bimbisāra là một bậc nhập lưu. Con trai của Ajātasattu cũng lại giết Ajātasattu để trở thành vua. Tội ác ghê gớm của Ajātasattu đã sanh những quả tương tự với nó trong kiếp sống hiện tại và sau đó tống ông xuống địa ngục sau khi tử.

Thầy của Ajātasattu. Devadatta, đã gây ra một vết thương trên một ngón chân cái của đức Phật và còn gây ra một sự chia rẽ trong Tăng chúng. Nghiệp cực ác này làm vai trò sanh báo nghiệp và tống ông xuống địa ngục Avīci.

(iii) Aparāpariyavedaniya kamma = hậu báo nghiệp.

Tư (cetanā) phối hợp với năm tâm đổng lực (javana) giữa, lớn hơn 5 lần về số lượng so với mỗi loại trong hai loại nghiệp đầu, được gọi là hậu báo nghiệp. Chúng có thể chín mùi vào bất cứ lúc nào từ kiếp sống vị lai thứ hai trở đi cho đến kiếp sống cuối khi người có thể đắc Arahant (ứng cúng), và sanh quả của chúng bất cứ khi nào chúng được cơ hội để làm như thế. Chúng không bao giờ trở nên vô hiệu chừng nào vòng luân hồi vẫn cứ tiếp diễn.

Đức Phật đã làm trọn pháp pāramī đến bốn asaṅkheyya (vô số kiếp) và một trăm ngàn chu kỳ thế giới. Ngài hưởng những quả phước của những nghiệp thiện này suốt hành trình dài hướng đến giác ngộ (Buddha) và vị ấy trở thành bậc toàn giác với sự trợ giúp của những nghiệp này. Vì ngài đã làm một số hành vi xấu trong một số kiếp sống, Ngài phải chịu đau đầu, đau lưng, bệnh tiêu chảy, v.v…, ngay cả trong kiếp sống cuối là một vị Phật.

Tôn giả Mahā Moggallāna, bậc thượng thủ thinh văn bên trái của đức Phật, là bậc đệ nhất thần thông trong số những đệ tử của đức Phật. Ngài có thể làm lay chuyển lâu đài lớn Vejayantā của Sakka bằng ngón chân cái của ngài. Ngài có thể chế ngự vua rồng hung tợn, Nando Pananda. Ngay cả Ngài cũng không thể thoát khỏi bị đánh đến chết bởi năm trăm tên cướp trong kiếp sống cuối của ngài. Tại sao?

Trong thành Rājagaha, năm trăm người dị giáo tổ chức cuộc họp.

– “Ông có biết tại sao Phật Gotama đang nhận nhiều đồ dâng cúng hay không? Một người dị giáo hỏi.

Vì không ai đưa ra câu trả lời, người dị giáo đó tiếp tục phát biểu.

– “Lý do tại sao Gotama nhận nhiều đồ dâng cúng là do Mahā Moggallāna. Ông ấy đã đi đến những cõi trời và đã hỏi những người trời là họ đã làm những nghiệp phước thiện gì để hưởng sự xa hoa cõi trời to lớn. Chúng sanh cõi trời đã nói những gì đều được Mahā Moggallāna kể lại cho người nhân loại.

“Lại nữa, ông ấy đã đi đến những cõi khổ và hỏi những ngạ quỷ khổ và người ở địa ngục những việc bất thiện gì mà họ đã thực hiện để phải chịu khổ lớn. Những gì những ngạ quỷ khổ và người ở địa ngục đã trả lời đều được Mahā Moggallāna kể lại cho người nhân loại.

“Cho nên, những người nhân loại tin vào nghiệp và quả của nghiệp và tôn kính Phật (Buddha) hơn bao giờ hết. Họ cũng thể hiện sự kính trọng đối với Phật (Buddha) với việc dâng cúng rất nhiều. Nếu chúng ta có thể giết Mahā Moggallāna, tất cả việc dâng cúng sẽ đến chúng ta. Các bạn có đồng ý giết Moggallāna hay không?”

Tất cả những người dị giáo muốn nhận sự dâng cúng. Vì vậy, họ đồng ý giết Mahā Moggallāna. Họ quyên góp một ngàn đồng tiền bạc và đưa tiền cho năm trăm tên cướp, yêu cầu họ giết Mahā Moggallāna. Những tên cướp có sự say mê tiền và nhận việc.

Khi họ đến đồi Isigihi và vây quanh tu viện của Mahā Moggallāna, là nơi nằm trên phiến đá Kālasīla. Đại trưởng lão biết về việc này và ngài dễ dàng đi ra bằng thần thông của ngài. Nhưng những tên cướp vẫn cứ tiếp tục vây quanh tu viện mỗi ngày để làm việc mà họ đã nhận. Mỗi ngày, đại trưởng lão đi ra bằng thần thông của ngài.

Ba tháng trôi qua, Mahā Moggallāna cân nhắc về việc này. Ngài có thể thấy rằng trọng nghiệp bất thiện mà mình đã gây ra về việc sát hại cha mẹ trong kiếp sống quá khứ rất xa sắp sửa sanh quả lần nữa. Ngài không thể ngăn chặn nó bằng thần thông của ngài và ngài không thể thoát khỏi nó.

Vì vậy, Ngài đã không cố gắng trốn thoát nữa. Những tên cướp đã bắt ngài và đánh ngài bằng gậy cho đến khi toàn bộ xương của ngài bị nghiền thành những mảnh nhỏ. Họ nghĩ trưởng lão đã chết. Họ ném ngài vào bụi cỏ và bỏ đi.

Đại trưởng lão gom toàn bộ phần thân bị thương xiết chặt lại bằng dây thiền và bay xuyên qua không trung đến đức Phật, ngài bày tỏ lòng tôn kính đức Phật và nói rằng, “Thưa Thế Tôn, xin ngài cho phép con qua đời và Níp-bàn (Nibbāna).”

– “Ông có ý định qua đời, Níp-bàn ở đâu?”

– “Dạ, ở nơi gọi là Kālasīla.”

– “Moggallāna, con trai của ta, con hãy thuyết một bài pháp cho ta nghe và đi đến nơi mà con mong muốn đi. Đây là lần cuối ta nhìn thấy con.”

Mahā Moggallāna bày tỏ lòng tôn kính đến đức Phật và bay lên bầu trời đến chiều cao của một cây thốt nốt. Ngài hạ xuống, bày tỏ lòng tôn kính đến đức Phật và bay lên bầu trời đến chiều cao của hai cây thốt nốt. Ngài hạ xuống, bày tỏ lòng tôn kính đến đức Phật và bay lên bầu trời đến chiều cao của ba cây thốt nốt, bốn cây thốt nốt, năm cây thốt nốt, sáu cây thốt nốt và bảy cây thốt nốt. Ngài giữ nguyên vị trí trong bầu trời và phô bày nhiều dạng thần thông khác nhau. Khi đó, ngài đã thuyết một bài pháp, bày tỏ lòng tôn kính đến đức Phật và rời đi đến chỗ ngụ của ngài, Kālasīla. Ở đó, ngài qua đời và Níp-bàn (Nibbāna).

Không ai có thể thoát khỏi quả của nghiệp!

Tiếng vang trở lại chính mình.

Tại sao trưởng lão Mahā Moggallāna bị đánh đến nỗi xương của ngài cũng bị nghiền thành những mảnh nhỏ? Tại sao đại thần thông của ngài không thể ngăn chặn nó?

Có thông tin rằng Mahā Moggallāna bị đánh đến chết lan ra như lửa rừng khắp cả lục địa Ấn Độ. Vua của thành Rājagaha, Ajātasattu, đã phái những người do thám dò tìm những thủ phạm. Những tên cướp, mà đã đánh trưởng lão, đang uống rượu trong một quầy rượu. Họ bị say và cãi nhau. Trong lúc cãi nhau, họ không cẩn thận nói ra rằng họ đã đánh trưởng lão đến chết.

Vua Ajātasattu cho phép bắt giữ năm trăm tên cướp và năm trăm người theo dị giáo, chôn đến ngực của họ trong khuôn viên cung điện, phủ bằng rơm và bị đốt sống.

Sau đó, họ bị cày cắt thành những mảnh nhỏ bằng những cái cày sắt.

Sự hoạt động gay gắt của những nghiệp cực kỳ tàn ác và thật khủng khiếp làm sao! Nó tương tự với tiếng vang mà một người đã tạo ra dội trở lại chính mình. Hiện báo nghiệp bị trợ tạo bởi những tội cực kỳ tàn ác, của những tên cướp, đã sanh quả với họ trong kiếp sống hiện tại của họ. Còn Mahā Moggallāna thì sao? Ngài đã làm gì?

Những vị Tăng sĩ đã họp mặt tại Pháp đường và nói về Mahā Moggallāna. Họ đã bình luận: “Tôn giả Mahā Moggallāna phải qua đời theo một cách rất không thích đáng với ngài.”

Đức Phật đến và nói: “Con trai của ta, Moggallāna qua đời theo một cách thích đáng với nghiệp mà ông ấy đã tạo.” Sau đó, Ngài tiết lộ lý do quá khứ của Mahā Moggallāna.

Đã từ rất lâu trước đây, trong thành cổ Bāranasī, từng có một người thanh niên trông nom, chăm sóc cha mẹ mù của mình.

– “Con trai của ta, con phải làm cả hai việc, trong rừng và ở nhà. Rất mệt nhọc cho con. Con hãy cưới một người vợ để giúp con,” cha mẹ của anh ấy nói.

– “Ôi, cha và mẹ, con không muốn kết hôn. Con sẽ tự chăm sóc cha mẹ cho đến khi cha mẹ qua đời.”

Cha mẹ nhiều lần thuyết phục anh ta kết hôn. Cuối cùng họ chọn một người nữ phù hợp để làm vợ anh ấy. Sau khi phục vụ những vật dụng cần thiết cho cha mẹ mù của chồng vài ngày, người phụ nữ trở nên không sẵn lòng, miễn cưỡng phục vụ họ. Thậm chí cô không muốn thấy họ.

Người phụ nữ nói với chồng: “Chồng yêu của em, em không thể sống cùng với cha mẹ của anh. Chúng ta hãy sống trong một ngôi nhà riêng đi”.

Cô ta cố gắng làm hài lòng anh ấy theo nhiều cách. Nhưng người chồng không nghe theo lời cô ta. Vì vậy, cô ta đã rải cháo đặc khắp nhà. Khi người chồng từ rừng trở về nhà, anh ta hỏi: “Ai đã rắc cháo này?”

– “Ai vào đây nữa. Cha mẹ mù của anh là người rắc cháo chứ ai. Tôi không thể sống chung với họ trong một căn nhà.” Người vợ nói.

Sau nhiều lần người vợ đã diễn theo cách này, chàng thanh niên bắt đầu tin những gì vợ của anh nói. Anh ta đã bị ái dính mắc với cô ấy và do đó bị mù quáng với sự tối tăm của vô minh (avijjā). Anh ta bắt đầu tìm lỗi ở cha mẹ mình, là người có ơn đối với anh ta lớn hơn núi Meru.

Một ngày nọ, anh ta đặt cha mẹ của anh ta trên chiếc xe bò thiến, nói với họ rằng họ sẽ đi thăm những người bà con thân thuộc ở làng khác. Anh ta điều khiển xe vào một khu rừng. Ở giữa rừng, anh ta thay đổi giọng nói của anh và la hét như thể họ đang bị vây quanh bởi những tên cướp.

Cha mẹ nói với người con trai: “Con trai của ta, con hãy chạy xa để được an toàn. Con đừng lo lắng cho cha mẹ. Cha mẹ quá già rồi. Nếu cha mẹ chết, cũng không thành vấn đề.”

Mặc dù cha mẹ đã nói rõ sự quan tâm và tình yêu lớn lao của họ cho con trai họ biết, người con trai vẫn tàn nhẫn, không thương xót, đánh cha mẹ của mình đến chết và ném tử thi của họ trong rừng. Làm sao một người đàn ông có thể bị mù quáng bởi ái và vô minh và trở nên quá độc ác, nhẫn tâm giết cha mẹ của mình!

Do người con trai đó đã phạm vào một tội cực kỳ tàn ác. Anh ta bị quăng xuống địa ngục Avīci vào lúc tử. Anh đã bị tra tấn một cách nhẫn tâm và bị giết chết nhiều lần trong hàng triệu năm trong địa ngục Avīci. Khi anh thoát khỏi địa ngục ấy, sanh báo nghiệp của anh ấy sanh quả hết kiếp này sang kiếp khác trong một trăm kiếp, anh bị đánh đến chết cho đến khi xương của anh bị nghiền thành những mảnh nhỏ. Người thanh niên đó là Mahā Moggallāna vị lai.

“Do đó, con trai Moggallāna của ta đã tử theo cách rất thích đáng với ác nghiệp mà mình đã làm trong quá khứ.”

Vào lúc cuối bài thuyết của đức Phật, nhiều Tăng sĩ đắc quả Nhập lưu và những quả cao hơn. (Dhammapāda, quyển 3, truyện Mahā Moggallāna)

Hậu báo nghiệp theo như bóng của mình:

Tâm dẫn đầu tất cả các danh uẩn, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu người nói, hành động hay dự kiến với tâm xấu xa, do đó, nỗi khổ theo sau vị ấy, như bánh xe theo chân con bò kéo xe.

Tâm dẫn đầu tất cả các danh uẩn, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu người nói, hành động hay dự kiến với tâm trong sạch, do đó, an tịnh và hạnh phúc theo sau vị ấy, như bóng của người không lìa hình. (Dhammapāda 1 và 2)

(iv) Ahosi kamma = vô hiệu nghiệp.

Hiện báo nghiệp, sanh báo nghiệp và hậu báo nghiệp nào không có cơ hội để sanh quả trong thời gian giới hạn đã xác định của chúng, chúng trở nên vô hiệu hay không có hiệu quả.

Một cây đa trổ hàng ngàn quả trong một mùa và hàng triệu hạt sẽ được để lại sau đó. Dù mỗi hạt có tiềm lực để mọc một cây mới, chỉ khoảng một trăm hay một ngàn hạt có cơ hội mọc cây. Tất cả những hạt còn lại trở nên vô hiệu.

Cũng vậy, hàng tỷ nghiệp thiện đạt được trong một hành vi phước thiện và hàng tỷ nghiệp bất thiện được tạo trong một hành vi ác. Vì vậy, trong thời gian một kiếp sống, số lượng những nghiệp thiện và số lượng những nghiệp bất thiện thì vô số. Chỉ một ít trong những nghiệp này có cơ hội để sanh quả. Những nghiệp còn lại sẽ trở thành vô hiệu nghiệp. Chẳng hạn, Aṅgulimāla đã giết nhiều người nhân loại để được một ngàn ngón tay. Khi đức Phật khuyên răn ông ấy, ông đã ném bỏ đao kiếm và trở thành một vị bhikkhu. Rồi ông tu tập thiền và trở thành một bậc Ứng cúng (Arahant). Vì một vị Ứng cúng sẽ không còn tái tục nữa sau khi tử, tất cả những nghiệp thiện và nghiệp bất thiện trong dòng danh pháp sẽ trở thành vô hiệu nghiệp.

5. Bốn loại nghiệp nói theo nơi sanh quả.

(i) Akusalakamma = nghiệp bất thiện. 
(ii) Kāmāvacarakusala kamma = nghiệp thiện dục giới.
(iii) Rūpāvacarakusala kamma = nghiệp thiện sắc giới.
(iv) Arūpāvacarakusala kamma = nghiệp thiện vô sắc giới.

Về nơi mà nghiệp quả xảy ra, nghiệp được chia thành bốn loại.

(i) Akusalakamma = nghiệp bất thiện.

Tư (cetanā) phối hợp với mười hai thứ tâm bất thiện và những đặc tính nghiệp của chúng để lại trong dòng danh pháp được gọi là những nghiệp bất thiện. Chúng sẽ sanh những quả của chúng, đó là những tâm quả bất thiện, những sở hữu tâm phối hợp và sắc nghiệp, trong bốn cõi khổ - đó là, bàng sanh, ngạ quỷ (peta), a-tu-la (asūrakāya) và địa ngục.

(ii) Kāmāvacarakusala kamma = nghiệp thiện dục giới.

Tư (cetanā) phối hợp với tám tâm thiện dục giới và những đặc tính nghiệp của chúng để lại trong dòng danh pháp được gọi là những nghiệp thiện dục giới. Hàng tỷ nghiệp này được tạo khi thực hiện việc xả thí, hành trì giới và tu tập thiền.

Khi chúng sanh quả của chúng, chúng sẽ trợ sanh năm uẩn bao gồm những tâm quả dục giới, những sở hữu tâm phối hợp và sắc nghiệp, trong bảy cõi vui dục giới – đó là, cõi nhân loại, sáu cõi trời.

(iii) Rūpāvacarakusala kamma = nghiệp thiện sắc giới.

Tư (cetanā) phối hợp với năm tâm thiện sắc giới cũng như những đặc tính nghiệp của chúng để lại trong dòng danh pháp được gọi những nghiệp thiện sắc giới.

Khi sơ thiền (jhāna), nhị thiền, tam thiền và tứ thiền gắn liền với cõi sắc lần lượt được tu tập, hàng tỷ nghiệp thiện sắc giới được tạo.

Khi chúng sanh quả, chúng sẽ trợ sanh năm uẩn bao gồm những tâm quả sắc giới, các sở hữu tâm phối hợp với chúng và sắc nghiệp trong mười sáu cõi sắc.

(iv) Arūpāvacarakusala kamma = nghiệp thiện vô sắc giới.

Tư (cetanā) phối hợp với bốn tâm thiện vô sắc cũng như những đặc tính nghiệp của chúng để lại trong dòng danh pháp được gọi là những nghiệp thiện vô sắc.

Bằng việc tu tập thiền biến xứ (kasiṇa), người tu thiền có thể phát triển bốn tâm thiện sắc giới và bốn tâm thiện vô sắc. Khi người tu thiền vẫn trong một thiền vô sắc đạt được, tâm thiền sanh đến mức hàng tỷ trong mỗi giây, để lại nhiều tỷ nghiệp vô sắc trong dòng danh pháp.

Khi chúng sanh quả, chúng sẽ trợ sanh bốn danh uẩn bao gồm những tâm quả vô sắc và các sỡ hữu tâm phối hợp của chúng trong bốn cõi vô sắc.

 

Tham khảo: 
1. Dr. Mehm Tin Mon, “Abhidhamma” (bậc nâng cao) quyển 1. Trang 135-164.
2. Dr. Mehm Tin Mon, “The Essence of Buddha Abhidhamma”. trang 196-209.
3.  “A comprehensive Manual of Abhidhamma”, Bhikkhu Bidhi, General Editor, Buddhist Publication Society, Sri Lanka, trang 200-210.
4. Nārada Mahā Thera, “The Buddha and his Teaching”, trang 186-221.
5. Sayadaw U Sīlananda, “Volition – An Introduction to the law of Kamma”, Inward Path Publisher, Penang, Malaysia.
6. “The Manual of Buddhism”, quyển 1, Religious Affairs Department, bản Miến ngữ, trang 650-686.

 

IX. Tâm Là Đấng Tạo Hóa Thật Sự

1. Tâm là đấng toàn năng thật sự.

Những pháp mà tâm của con người đã tạo trong thế gian thì phi thường đến không ngờ và rất nhiều. Những tòa nhà to lớn, tòa nhà chọc trời, con đường và cầu, xe động cơ, tàu siêu tốc, tàu biển lớn, vi tính, hệ thống vệ tinh viễn thông, v.v… còn phi thường hơn thế giới mộng tưởng.

Chúng ta có thể thấy rằng khi một người học kiến thức ở trường đời như mỹ thuật và khoa học, sức mạnh ý nghĩ của người đó và sức mạnh sáng tạo trở nên lớn hơn, thú vị hơn.

Tương tự, khi một người học để tu tập phát triển tám thiền chứng bằng thiền về một biến xứ (kasiṇa), sức mạnh danh pháp của vị ấy trở nên cao thượng, đi cùng với đại hỷ. Khi vị ấy đạt cả tám thiền trong tất cả mười biến xứ, vị ấy có thể tu tập theo mười bốn cách mà đức Phật đã mô tả, tu tập thiền biến xứ theo nhiều cách. Do đó, vị ấy có thể đạt được bảy loại thần thông, là pháp kỳ diệu hơn và phi thường hơn thành tựu của khoa học.

Những thần thông phi thường.

(1) Iddhividha abhiññāṇa – biến hóa thông tạo nhiều dạng khác nhau.
(2) Dibbacakkhu abhiññāṇa – thiên nhãn thông có thể thấy cả thế gian và ba mươi mốt cõi hiện hữu.
(3) Dibbasota abhiññāṇa – thiên nhĩ thông có thể nghe tất cả loại âm thanh của cả thế gian bao gồm giọng nói rất nhỏ và tiếng từ rất xa.
(4) Paracittavijānana abhiññāṇa – tha tâm thông đọc tâm hoặc ý nghĩ của người khác.
(5) Pubbenivāsānussati abhiññāṇa – túc mạng thông nhớ lại nhiều kiếp sống quá khứ của một người.
(6) Yathākammupaga abhiññāṇa – tùy nghiệp thông biết nghiệp nào gây ra cho mỗi chúng sanh.
(7) Anāgataṃ sa abhiññāṇa – vị lai thông biết các kiếp sống vị lai và thế giới vị lai.

2. Các đặc tính đáng ngạc nhiên của thần thông.

Với sức mạnh của biến hóa thông (iddhividha abhiññāṇa), vị ấy có thể độn thổ, đi hay ngồi trên nước, du hành trong không gian và có thể di chuyển xuyên tường và núi. Từ một thân, vị ấy có thể tự nhân lên đến một trăm, một ngàn, hay một triệu thân của chính mình. Từ nhiều thân, vị ấy có thể biến hóa trở lại thành một. Vị ấy có thể đổi nước thành bơ sữa trâu lỏng hay bơ. Vị ấy có thể làm những gì xa thành gần, và những gì gần thành xa. Vị ấy có thể làm những gì ít thành nhiều và những gì nhiều thành ít. Vị ấy có thể biến mất và tái xuất hiện. Vị ấy có thể phô bày những gì bị giấu kín, và vị ấy có thể làm những gì thấy được thành không thấy được.

Đại đức Cūḷapanthaka, khi bị bỏ một mình trong tu viện rừng xoài, đã tự nhân chính thân mình lên đến một ngàn thân.

Rồng chúa Nandopananda đã làm thân của mình to lên rất nhiều lần và bao quanh núi Meru bảy vòng thân của vị ấy. Vị ấy căng mang của mình ra khắp cõi Tāvatiṃsā làm mọi vật ở đó không thể trông thấy được. Thực ra là vị ấy đã ngăn chặn con đường của đức Phật và năm trăm vị Ứng cúng (Arahant) đến cõi Tāvatiṃsā.

Tôn giả Mahā Moggallāna đổi hình dáng tự nhiên của mình và biến thành bộ dạng của một con rồng chúa rất lớn. Ngài đã bao quanh Nandopananda bằng mười bốn vòng của thân ngài và đặt mang của ngài lên trên mang của con rồng kia, ép tỳ sát vào núi Meru.

Nandopananda đã phun khói, và trưởng lão cũng phun khói. Khói của Nandopananda không làm kiệt sức trưởng lão, nhưng khói của trưởng lão đã làm kiệt sức Nandopananda.

Sau đó Nandopananda phun lửa, và trưởng lão cũng phun lửa. Chỉ lửa của trưởng lão làm mệt rồng chúa.

– “Ông là ai?” Nandopananda hỏi.

– “Ta là Mahā Moggallāna”, trưởng lão trả lời.

– “Thưa đại đức, ngài hãy hồi phục lại hình dáng nguyên bản bhikkhu của ngài.”

Trưởng lão đã hồi phục lại hình dáng nguyên bản của ngài. Ngài đi vào tai phải của Nandopananda và đi ra từ tai trái; rồi ngài đi vào tai trái và đi ra từ tai phải của hắn. Ngài đi vào bụng của rồng chúa qua miệng, và đi lên và xuống bên trong bụng của hắn.

– “Thưa đại đức, ngài làm ơn ra ngoài,” rồng chúa yêu cầu.

Trưởng lão đã đi ra và đứng bên ngoài. Nandopananda phun một luồng khí nóng từ mũi của mình. Tức khắc, trưởng lão nhập tứ thiền và luồng khí không thể làm di chuyển dù một sợi lông trên thân ngài. Các Bhikkhu khác không thể nhập vào tứ thiền nhanh chóng như ngài Mahā Moggallāna; vì vậy, các ngài có thể bị đốt đến chết bởi luồng khí nóng.

Rồng chúa chạy trốn. Trưởng lão hóa thân thành một Supaṇṇa và gây ra một âm thanh inh ỏi bằng cách đập cánh, ngài đuổi bắt rồng. Nandopananda hóa thân thành một thanh niên và bày tỏ lòng tôn kính đến trưởng lão, nói rằng: “Tôi xin quy y ngài.”

Trưởng lão dắt anh ta đến đức Phật. Anh ấy bày tỏ lòng tôn kính đến đức Phật, nói rằng: “Thưa đại đức, tôi xin quy y ngài.”

Đức Phật nói: “Mong cho ông được hạnh phúc, Nandopananda.”

Làm những gì xa thành gần và những gì lớn thành nhỏ.

Trong giai đoạn nạn đói ở Sri Lanka, đại đức Mahā Anula thấy nhiều bhikkhu ngồi trên bờ sông ăn cơm không, đó là tất cả mà họ có được sau khi đi khất thực. Trưởng lão kiên quyết: “Nước sông hãy thành kem bơ sữa trâu lỏng”, và ngài đưa ra dấu hiệu cho các sa-di. Các vị sa-di đã đem về kem bơ sữa trâu lỏng trong bát của họ và chuyển cho chư bhikkhu. Tất cả các vị dùng bữa ăn của họ với kem bơ sữa trâu lỏng.

Vào ngày kế, bảy trăm bhikkhu đến đại đức trưởng lão Cūḷa-Samudda. Ngài có thể thấy bằng thiên nhãn rằng họ có thể được vật thực chỉ trong xứ Pāṭaliputta ở phía Bắc Ấn Độ.

Ngài bảo cho các vị bhikkhu lấy bát và y phục, nói rằng: – “Nào các bạn, chúng ta hãy đi quanh khất thực.” Khi ấy ngài rút ngắn mặt đất (làm cho khoảng cách ngắn hơn) và đi đến Pāṭaliputta.

Chư bhikkhu hỏi: “Đây là thành gì, thưa đại đức?”

– “Đây là thành Pāṭaliputta, các bạn.”

– “Pāṭaliputta xa, thưa ngài.”

– “Các bạn, một số trưởng lão dẫn đường có thể làm những gì xa thành gần.”

– “Ở đâu là biển, thưa đại đức?”

– “Các bạn, chẳng phải các bạn vượt qua con mương trên đường đi hay sao?”

– “Vâng, thưa ngài, nhưng biển thì rất rộng.”

– “Các bạn, một số trưởng lão cũng có thể làm những gì rộng lớn thành nhỏ.”

Làm những gì nhiều thành ít và những gì ít thành nhiều.

Một ngày tiệc ở Rājagaha, năm trăm cô gái trên đường đến thưởng thức liên hoan. Họ mang bánh trung thu theo. Họ thấy đức Phật nhưng không dâng đến ngài. Khi họ thấy tôn giả Mahā Kassapa, họ đều đến dâng cho ngài bánh, nghĩ rằng: “Đây là trưởng lão của chúng ta.” Trưởng lão lấy bát ra và để tất cả bánh đầy trong một bát.

Đức Phật đã chờ ngài và ngài dâng bánh đến đức Phật.

Người cũng có thể làm những gì nhỏ thành lớn bằng thần thông. Trưởng lão Mahā Kassapa sau khi trú bảy ngày trong thiền diệt, đứng ở nhà của Kālavaliya, một người đàn ông rất nghèo. Vợ của ông đã rót vào bát của ngài cháo suông nhạt mà bà đã nấu cho hai vợ chồng bà. Trưởng lão đã dâng cháo suông ấy đến đức Phật. Bậc cao thượng đã kiên quyết làm cháo suông vừa đủ cho toàn thể chư bhikkhu. Do việc dâng vật thực đặc biệt này, Kālavaliya trở thành một phú ông vào ngày thứ bảy.

Chuyển tối thành sáng và soi rạng thế gian.

Người sở hữu thần thông có thể chuyển tối thành sáng, có thể khám phá những gì bị che phủ bởi những cánh cửa và những bức tường, có thể làm rõ những gì quá xa hoặc quá vi tế như đặt một viên đá ruby trong lòng bàn tay.

Nhận lời thỉnh mời của Cūla Subhaddā, con gái của Anāthapiṇḍika, đức Phật đã vượt qua hành trình 56 dặm giữa thành Sāvatthi và Sāketa. Ngài làm cho người dân thành Sāketa thấy người ở Sāvatthi, và ngược lại. Sau khi ngài hạ xuống ở trung tâm của thành phố, ngài đã tách mặt đất thành hai và cho thấy địa ngục Avīci, và ngài hé mở bầu trời thành hai và cho thấy cõi Phạm thiên (Brahmā).

Lần nữa, giảng Vô tỷ pháp (Abhidhamma) đến ba tháng trong mùa trai giới của Phật tử ở Tāvatiṃsā, đức Phật đã đứng ở đỉnh núi Meru và soi rạng thế gian (Loka-vivaraṇa), đó là, sự thể hiện thần thông mở ra hàng triệu không gian thế giới (okāsa loka) và thế giới chúng sanh (satta-loka) được thấy một cách sinh động bởi người nhân loại và chư thiên như nhau.

Người nhân loại thấy chư thiên, và chư thiên thấy người nhân loại. Và trong khi làm như vậy, người nhân loại không phải nhìn lên và chư thiên không phải nhìn xuống. Tất cả họ đều thấy đối mặt nhau.

Vì đức Phật đi xuống từ cõi Tāvatiṃsā, là cõi ở đỉnh của núi Meru đến cõi nhân loại, Vissakamma - người ở cõi Tāvatiṃsā, đã tạo ba thang bay. Thế Tôn đã đi xuống bằng thang bay ở giữa làm bằng ngọc ruby; chư thiên của sáu cõi trời ở thang bay bên trái làm bằng vàng; và chư Phạm thiên của những cõi Tịnh cư cũng như chư đại Phạm (mahā Brahma) ở thang bay bên phải làm bằng bạc.

Sakka giữ cái bát và y của đức Phật. Đại Phạm (mahā Brahma) cầm ba cái lọng rộng ba lý. Vua Suyāma cầm một cái quạt (quạt đuôi bò). Pañcasikha, một vị trời Gandhabba đi xuống thể hiện sự kính trọng đối với đức Phật cùng với cây đàn Beluvapaṇḍu (lưu ly cầm) liệu chừng ba phần tư lý.

Vào ngày đó, không có người nào hiện diện thấy đức Phật mà không muốn trở thành một vị Phật. Đây là điều thần diệu trở nên rõ ràng và hiển nhiên (Āvibhāva Prāṭihā) mà Thế Tôn đã thực hiện.

---

Người khác có thể giải thích điều thần diệu này về việc mở ra những gì che kín và làm cho thấy được những gì không thấy được là Trưởng lão Dhammadinna, người sống ở Vālaṅkāra, Sri Laṅka. Ngài ngồi trên bậc điện thờ tại Tissa Mahāvihāra, giảng giải Apaṇṇaka Sutta (Kinh Không lỗi lầm). Ngài đã xoay quạt của ngài hướng xuống cho đến khi mọi thứ ở địa ngục Avīci được mở ra và trở nên rõ ràng như chỉ có một mặt phẳng. Khi ngài xoay quạt của ngài hướng lên thì mọi thứ trên cõi Phạm thiên (Brahmā) được mở ra và trở nên rõ ràng như chỉ có một mặt phẳng.

Sau khi khơi dậy sự ghê sợ về địa ngục và niềm khát khao về hạnh phúc cõi trời, trưởng lão thuyết Pháp (Dhamma). Một số trở thành những bậc Nhập lưu, một số Nhất lai, một số Bất lai.

---

Hơn nữa, người sở hữu thần thông có thể chuyển sáng thành tối, hay vị ấy có thể làm cho những gì không được che kín được che kín, hay những gì nhìn thấy được thành không nhìn thấy được. Thần thông này được gọi là biến hóa (Tirobhāva prāṭihā).

Trong khi đức Phật đang trú trong rừng Isipatana, ngài làm cho Yasa, người đang ngồi bên cạnh ngài thành không nhìn thấy được với cha của Yasa.

Cũng vậy, sau khi đức Phật đã du hành 120 lý để gặp vua Mahā-kappina và đã đưa ông ấy vào Quả Bất lai và một ngàn bộ trưởng của ông vào Quả Nhập lưu, ngài cũng đã tác động Hoàng hậu Anojā, người đã theo vua cùng với một ngàn người nữ hầu và đang ngồi bên cạnh, không nhìn thấy vua và đoàn tùy tùng của ông.

Bà hỏi đức Phật: “Ngài có thấy đức vua không, thưa đại đức?”

Đức Phật đã trả lời bằng cách hỏi bà: “Cái nào tốt hơn cho bà, cố tìm cho được đức vua hay cố tìm cho được chính mình?”

– “Cố tìm cho được chính mình thì tốt hơn, thưa ngài.”

Kế đến, ngài đã dạy Pháp (Dhamma) cho bà. Vào lúc kết thúc buổi dạy, bà và đoàn tùy tùng một ngàn nữ hầu có mặt của bà đã đạt Quả Nhập lưu, trong khi các bộ trưởng đạt được Quả Bất lai, và vua đạt đến Ứng cúng (Arahant). (AA.1,322; DhA. Ii, 124)

Giá trị phi thường của thần thông rất nhiều mà chúng không thể được miêu tả đầy đủ ở đây. Độc giả quan tâm có thể đọc về thần thông trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Magga), Iddividha Niddesa Abhiññāṇa Niddesa.

Sức sáng tạo của tâm qua nghiệp.

Sức sáng tạo của tâm qua nghiệp thì phi thường hơn thần thông vì nghiệp sáng tạo tất cả chúng sanh có sự sống trong vũ trụ. Nếu người có thể chấp nhận thần thông của tâm, người cũng có thể chấp nhận sức sáng tạo của tâm qua nghiệp. Trong thực tế, vì Phật Pháp (Buddha Dhamma) mô tả sự thật tự nhiên, nó có lý và khoa học. Nếu chính mình tu tập Pháp (Dhamma), người ấy có thể thấy sự thật của Pháp bằng tuệ trực tiếp.

3. Cách nghiệp bất thiện sanh quả.

Vô tỷ pháp tập yếu (Abhidhammaṭṭha saṅgaha) mô tả chính xác về tài sản của nghiệp. Khi người thực hiện một hành vi bất thiện do ái về một cái gì đó và dính mắc vào nó, tâm bất thiện căn tham sanh hàng tỷ. Nếu một người thực hiện một hành vi bất thiện do sân hay ác ý, tâm bất thiện căn sân sanh hàng tỷ. Khi những tâm bất thiện này diệt, chúng để lại hàng tỷ nghiệp bất thiện trong dòng danh pháp.

Khi những nghiệp bất thiện này làm vai trò những nghiệp sản sanh (sanh nghiệp) trợ cho một kiếp sống mới sinh khởi, chúng trợ tạo tâm quả bất thiện, các sở hữu tâm phối hợp và sắc nghiệp mà thành hình một chúng sanh mới trong một cõi khổ. Với điều kiện là một nghiệp vẫn còn hoạt động, nó sẽ lần lượt trợ tạo tâm quả của nó suốt cả kiếp sống. Tâm quả đầu tiên trợ sanh tái tục hay sự có thai; vì vậy, nó được gọi là tâm tái tục. Tâm quả theo sau giữ gìn cho chúng sanh còn sống, vẫn tiếp diễn; vì vậy nó được gọi là những tâm hộ kiếp (bhavaṅga citta - tâm hữu phần). Tâm quả cuối cùng làm việc tử; vì vậy nó được gọi là tâm tử (cuti citta).

Ngay khi tâm quả sanh, đồng thời các sở hữu tâm phối hợp với nó cũng sanh. Sắc nghiệp bị trợ tạo ở mỗi tiểu sát-na tâm bắt đầu từ sát-na sanh của tâm tái tục. Thọ mạng của một tâm được gọi là một sát-na tâm (cittakkhaṇa) bằng ba tiểu sát-na – đó là tiểu sát-na sanh, tiểu sát-na trụ và tiểu sát-na diệt của một tâm.

Vì mỗi tâm quả, các sở hữu tâm phối hợp với nó và sắc nghiệp tạo thành năm uẩn hiện hữu, chúng làm nguyên nhân chánh cho việc sản sanh và duy trì một kiếp sống mới.

Hơn nữa, khi một nghiệp bất thiện sanh quả, nó trợ sanh kiếp sống của một ngạ quỷ khổ nếu tham ái nổi bật hay kiếp sống của người ở địa ngục nếu sân và ác ý nổi bật, hay kiếp sống của một thú vật bàng sanh nếu si nổi bật. A-tu-la (asura) có thân hình to lớn hơn ngạ quỷ khổ (peta) và họ bị đau đớn, khổ sở lớn hơn. Ngạ quỷ khổ và a-tu-la được xem như thuộc về cùng hạng.

Vì tất cả những kiếp sống khổ bắt đầu tái tục bằng tâm quả bất thiện và vẫn tiếp diễn bằng những tâm quả bất thiện không có trí, chúng ta có thể hiểu tại sao khả năng hiểu biết của họ thấp và những nỗi khốn khổ có rất nhiều ở họ.

4. Nghiệp thiện hai nhân và nghiệp thiện ba nhân.

Khi một hành vi thiện như xả thí (dāna), hành trì giới (sīla) và tu tiến (bhāvanā) được thực hiện, hàng tỷ tâm thiện dục giới sanh và diệt, và để lại trong dòng danh pháp hàng tỷ nghiệp thiện dục giới.

Khi hành vi thiện được thực hiện không có sự hiểu biết về nghiệp và quả của nghiệp, tâm thiện dục giới không đi cùng với trí (amoha – vô si); vì vậy nó chỉ bao gồm hai nhân – đó là vô tham (alobha) và vô sân (adosa). Cho nên, tâm được gọi là ‘tâm hai nhân’ và hành vi được chỉ rõ là ‘việc làm phước thiện hai nhân.’ Nghiệp đã tạo được gọi là ‘nghiệp thiện hai nhân.’

Khi hành vi thiện được thực hiện có sự hiểu biết về nghiệp và quả của nghiệp, tâm thiện dục giới đi cùng với trí và nó được gọi là ‘tâm ba nhân’ có vô tham, vô sân và trí làm căn nhân. Hành vi được chỉ rõ là ‘việc làm phước thiện ba nhân’. Nghiệp đã tạo được gọi là ‘nghiệp thiện ba nhân.’

5. Nghiệp bậc thấp và nghiệp bậc cao.

Trong việc thực hiện một việc làm phước thiện, phát triển nhóm ba tư (cetanā) thiện cũng quan trọng. Trước khi thực hiện việc làm phước thiện, người làm phải biết những lợi ích của hành vi và cần phải cảm thấy vui mừng và quyết tâm thực hiện việc làm phước thiện. Đây là ‘tư tiền thiện’ (pubbacetanā).

Trong khi đang thực hiện việc làm phước thiện, người làm cần phải cảm thấy vui mừng và nhiệt tình, hiểu biết về nghiệp và quả của nghiệp. Đây là ‘tư hiện thiện’ (muñcacetanā).

Sau khi thực hiện việc làm phước thiện, lần nữa người làm cần phải cảm thấy vui, hạnh phúc, vừa ý vì đã làm xong việc làm tốt. Vị ấy cũng cần phải cảm thấy vui lòng nhớ lại, gợi lại việc làm phước thiện. Đây là ‘tư hậu thiện’ (aparacetanā).

Nếu việc làm phước thiện được thực hiện với nhóm ba tư thiện như vậy, nó được gọi là ‘việc làm phước thiện bậc cao.’ Và nghiệp đã tạo được gọi là ‘nghiệp thiện bậc cao.’

Nếu việc làm phước thiện được thực hiện không có nhóm ba tư thiện như vậy, nó được gọi là ‘việc làm phước thiện bậc thấp.’ Và nghiệp đã tạo được gọi là ‘nghiệp thiện bậc thấp.’

Nghiệp thiện bậc cao sẽ tốt hơn và sanh quả lớn hơn nghiệp thiện bậc thấp. Cho nên dù hai người làm việc xả thí như nhau, phước mà họ đạt được không giống nhau. Người mà xả thí có tư (cetanā) mạnh hơn và nhiệt tình hơn được vây quanh bởi những tư tốt sẽ đạt được nghiệp thiện bậc cao và có được những quả lớn hơn người khác.

Mọi người không nên kéo dài sự xa hoa lộng lẫy hay xa hoa như thiên đàng, là quả của những nghiệp thiện của mình. Khát khao, ham muốn về sự giàu sang hay xa hoa là tâm căn tham. Nếu những tâm bất thiện và những tư (cetanā) vây quanh ‘tư hiện’, nghiệp bậc thấp được tạo.

Như vậy, mọi người cần phải thực hiện những việc làm phước thiện có hiểu biết về nghiệp và có nhóm ba tư thiện.

Việc làm phước thiện lớn có lợi ích nhỏ.

Trong thời triều đại của vua Ba-gyi-daw, hoàng hậu Nan-ma-daw Mai Nu đã xả thí một tu viện lớn và trang nghiêm đến một tăng sĩ rất thông thái có tên gọi là Nyaung Gan Sayadaw U Bode. Giá thành của tu viện là bốn mươi vạn Kyats – một số tiền rất lớn vào thời ấy. Bà còn xả thí những vật cần thiết khác – vật thực, y phục, thuốc trị bệnh và đồ đạc –đủ theo số lượng.

Sau đó bà đã hỏi Sayadaw, vị tăng trưởng, về lợi ích của việc dâng cúng sẽ là lớn bao nhiêu. Vị tăng trưởng yêu cầu bà làm trào nước trong một cái bát bạc và đổ bát nước đầy xuống mặt đất.

“Thưa thí chủ, tiền mà bà đã xài cho việc xả thí tu viện lớn và những đồ cần thiết khác thì như nước mà bà đã đổ xuống đất và lợi ích mà bà đạt được thì như một ít nước còn lại trong bát,” vị tăng trưởng nói.

Hoàng hậu đã không được hài lòng với câu trả lời đó. Bà đi đến Sagaing Hills và kể cho vị tăng đứng đầu Taung Balu Sayadaw nghe về câu hỏi của bà và câu trả lời của Nyaung Gan Sayadaw U Bode. Vị tăng đứng đầu Taung Balu Sayadaw nhận xét: ‘tôi nghĩ rằng có một vị Tăng uyên bác, thông thái ở phía Nam có tên U Bode. Nhưng bây giờ U Bode đã tỏ ra ủng hộ hoàng hậu.”

Sự nhận xét này rất đáng chú ý. Hoàng hậu Nan-ma-daw Mai Nu kiêu ngạo, tự cao tự đại nghĩ rằng bà có thể xả thí một tu viện rất lớn mà những người khác không thể làm được. Bà cũng đang phát triển những tâm căn tham bởi lòng khao khát về sự xa hoa lộng lẫy to lớn ở nhân loại và sự xa hoa lộng lẫy to lớn cõi trời là những lợi ích của sự xả thí to lớn của bà. Như vậy ‘tư hiện’ (muñca-cetanā) về việc xả thí tu viện lớn bị bao quanh bởi tính kiêu ngạo, tính tự cao tự đại, tham và tà kiến. Cho nên việc làm phước thiện to lớn của bà trở thành bậc thấp, chỉ sanh những quả nhỏ.

Trong việc thực hiện một việc làm phước thiện, tốt nhất là giữ tâm của mình thoát được tham, tính keo kiệt, tính bủn xỉn và tính ích kỷ và cho rộng rãi, không gò bó, không có sự dính mắc. Thí chủ cũng cần phải tha thiết lập nguyện, “Idhaṃ me puññaṃ Nibbānassa paccayo hotu

Mong cho việc làm phước thiện này của tôi đưa tôi đến sự thấy rõ Níp-bàn”.

6. Ba hạng người nhân loại.

Những người nhân loại không được Thượng đế toàn năng sáng tạo ngang, bằng nhau. Trên thực tế, những nghiệp tạo nên con người thì khác với nhau. Do sức sáng tạo của những nghiệp thiện dục giới, những người nhân loại, những người cõi trời dục giới, sự xa hoa của con người và sự xa hoa như thiên đàng hình thành. Trong việc thực hiện việc làm phước thiện, nếu người ước mong một kiếp sống nhân loại, người ấy sẽ trở thành một người nhân loại; nếu người ước mong một kiếp sống cõi trời, người ấy sẽ trở thành một người trời.

Con người cũng khác nhau về diện mạo, phẩm chất, sức khỏe, sự giàu sang, v.v… do sự phân chia bởi những nghiệp khác nhau mà họ đã đạt được như đức Phật đã mô tả trong kinh Phân tích tiểu nghiệp (Cūḷa-kamma vibhaṅga sutta).

Bên cạnh có ba hạng người nhân loại theo Vô tỷ pháp (Abhidhamma) – đó là, người vô nhân, người nhị nhân và người tam nhân.

Nếu một việc làm phước thiện được thực hiện mà không có kiến thức về nghiệp và quả của nghiệp và cũng không có nhóm ba tư thiện, những nghiệp bậc thấp hai nhân được tạo. Khi những nghiệp này làm vai trò nghiệp sản sanh (sanh nghiệp), chúng trợ tạo những tâm quả thiện vô nhân, các sở hữu tâm phối hợp và sắc nghiệp. Tâm quả thiện vô nhân không bao gồm các nhân thiện. Những người nhân loại cũng như một số địa thiên thì sanh bằng những tâm quả thiện vô nhân, được gọi là người vô nhân (ahetuka puggala).

Người vô nhân có khả năng hiểu biết thấp nhất trong số những người nhân loại, cũng như trong số những địa thiên. Những người nhân loại đã suy biến ấy bị sanh đui, điếc, câm, rất chậm phát triển, dị dạng cũng như một số địa a-tu-la, nhỏ bé, a-tu-la đọa xứ hay ngạ quỷ và yêu tinh là những người vô nhân.

Lại nữa, nếu một việc làm phước thiện được thực hiện mà không có sự hiểu biết về nghiệp và quả của nghiệp nhưng có nhóm ba tư (cetanā) thiện thì nghiệp hai nhân bậc cao được tạo. Mặt khác, nếu việc làm phước thiện được thực hiện có sự hiểu biết về nghiệp và quả của nghiệp nhưng không có nhóm ba tư (cetanā) thiện thì nghiệp ba nhân bậc thấp được tạo. Khi hai loại nghiệp này làm vai trò những nghiệp sản sanh (sanh nghiệp), chúng trợ tạo những tâm quả thiện hai nhân, các sở hữu tâm phối hợp và sắc nghiệp.

Những người nhân loại cũng như những người trời dục giới mà được sanh bằng những tâm quả thiện hai nhân được gọi là những người nhị nhân (dvihetuka puggala). Những người này không có trí sanh cùng tâm tái tục và tâm hữu phần của họ. Dù họ có những phần thân thể đầy đủ bình thường, họ có trí cùn, tối tăm và họ không thể đạt đến thiền (jhāna), Đạo (Magga) và Quả (Phala) dù họ có cố gắng nhiều trong kiếp sống hiện tại.

Lại nữa, nếu một việc làm phước thiện được thực hiện với sự hiểu biết về nghiệp và quả của nghiệp cũng như với nhóm ba tư thiện thì những nghiệp ba nhân bậc cao được tạo. Khi những nghiệp này làm vai trò những nghiệp sản sanh (sanh nghiệp), chúng trợ tạo tâm quả thiện ba nhân, các sở hữu tâm phối hợp và sắc nghiệp.

Những người nhân loại cũng như những người trời dục giới mà được sanh bằng tâm quả thiện ba nhân, được gọi là những người tam nhân (tihetuka puggala). Những người này có trí hay vô si, vô tham và vô sân (amoha, alobha, adosa) vì có ba nhân đồng sanh với tâm tái tục và hữu phần của họ. Họ có trí sáng và họ có thể đạt đến thiền (jhāna), Đạo (Magga) và Quả (Phala) nếu họ cố gắng tu tập tam học (sikkhā).

Như vậy, dù là những người nhân loại có những điểm đặc trưng tương tự, nhưng những tâm tái tục cũng như những tâm hữu phần của họ thì khác nhau.

7. Sự khác nhau của phạm thiên sắc (rūpa brahmā).

Vì chư Phạm thiên có sức mạnh lớn lao, một số người nghĩ rằng họ là những người tạo ra thế gian và chúng sanh có sự sống. Ai đã tạo ra chư Phạm thiên? Ai phân những cõi Phạm thiên sắc thành mười sáu cõi khác nhau? Đó là tâm tạo tất cả chư Phạm thiên và những cõi Phạm thiên qua nghiệp.

Tâm có thể được làm để từng bước được cao thượng. Những tâm mà được cao thượng hơn những tâm dục giới là những tâm sắc giới hay những tâm thiền. Bằng cách tu tập thiền niệm hơi thở hay biến xứ kasiṇa đất, kasiṇa nước, v.v…, vị ấy có thể phát triển bốn cấp độ tâm thiện sắc hay tâm thiền.

Thiền (jhāna) là trạng thái tâm chuyên chú trên thiền tướng hàng giờ. Nó là trạng thái yên lặng, nhất cảnh, không dao động, trong sạch, yên tĩnh của tâm. Thiền thứ nhất là một sự phối hợp của năm chi thiền, đó là các sở hữu tâm trung lập phối hợp với cả những tâm thiện và những tâm bất thiện. Chúng là như sau:

(1) Vitakka - Tầm, sự tìm áp vào ban đầu đặt tâm lên trên cảnh;
(2)  Vicāra - Tứ, duy trì sự áp sát vẫn cứ tiếp tục đặt tâm lên trên cảnh không biết bao nhiêu lần;
(3) Pīti - Hỷ, mừng, mến, ưa thích, hài lòng liên quan đến cảnh.
(4) Sukha - Lạc, lạc thọ hưởng cảnh khả hỷ, dễ chịu
(5) Ekaggatā - Định, là nhất hành của tâm.

Trong thiền như niệm hơi thở, những tâm thiện dục giới sanh và những chi thiền này dần dần được phát triển. Khi chúng được phát triển đầy đủ, chúng trở nên rất mạnh mẽ và giữ tâm tập trung chuyên chú ở tại một điểm trên đề mục thiền. Như vậy, trạng thái nhất hành của tâm, đó là thiền sắc giới (rūpāvacara jhāna) thứ nhất được thiết lập.

Kế đến, bằng cách tu tập thiền thêm nữa và lướt qua tầm (vitakka) và tứ (vicāra), thiền sắc giới thứ hai có thể đạt được. Thiền sắc giới thứ hai chỉ gồm ba chi thiền – đó là hỷ (pīti), lạc (sukha), nhất hành (ekaggatā).

Kế đến, bằng cách tu tập thiền thêm nữa và lướt qua hỷ (pīti), thiền sắc giới thứ ba có thể đạt được. Thiền sắc giới thứ ba chỉ gồm hai chi thiền – đó là lạc (sukha) và nhất hành (ekaggatā). Vì lạc (sukha) rất mạnh mẽ, thiền này rất vui thích. Trong thực tế nó là hạnh phúc; niềm vui sướng cao nhất trong thế gian.

Kế đến, bằng cách tu tập thiền thêm nữa và vượt qua lạc (sukha), thiền sắc giới thứ tư có thể đạt được. Thiền thứ tư cũng chỉ gồm hai chi thiền – đó là xả (upekkhā) và nhất hành (ekaggatā). Xả (upekkhā) là thọ xả đi cùng với trung bình xả mạnh mẽ. Cho nên, thiền thứ tư thì rất yên lặng, yên tĩnh, và được củng cố tốt trên đề mục thiền.

Về trạng thái thiền (jhāna), tâm thoát khỏi tất cả phiền não (kilesā). Vì vậy, tâm trong sạch, yên lặng, yên tĩnh và rất mạnh mẽ. Sự vui thích trong thiền mạnh hơn, cao hơn dục lạc.

Khi tâm được thanh tịnh, trong sạch và chuyên chú, nó phát ra ánh sáng rất sáng và sáng sắc sảo, phù hợp với kinh Pacalāyamāna Sutta. Định càng cao, ánh sáng càng sáng. Với sự trợ giúp của sự sáng này, ánh sáng rất sáng, với đôi mắt khép người tu thiền có thể thấy tất cả cảnh xung quanh mình cũng như những cảnh vật xa xăm. Những cảnh này được quan sát bằng tâm nhãn phối hợp với định. Người tu thiền cũng có thể thấy thấu suốt vào trong thân để quan sát những cơ quan nội tạng như thịt, xương, phổi, tim, gan, v.v… Nếu vị ấy tu tập tốt, vị ấy cũng có thể thấu suốt và mạnh mẽ thấy những thực tính siêu lý, đó là tâm (citta), các sở hữu tâm (cetasika) và sắc (rūpa) siêu lý. Vì vậy, người tu thiền có thể tu tập thiền quán (vipassanā) một cách đúng đắn.

Khi người tu thiền phát triển thiền chứng (jhāna samāpatti), mà vẫn còn duy trì ở trạng thái chuyên chú đến một tiếng, hai tiếng, v.v… những tâm thiền sanh liên tiếp với tỷ lệ hơn một ngàn tỷ trên một giây, vì vậy để lại nhiều tỷ nghiệp thiện sắc giới trong dòng danh pháp. Những nghiệp thiền là những trọng nghiệp (garuka kamma).

 (1) Về vấn đề những nghiệp thiện sắc giới, sơ thiền thiện sắc giới (rūpāvacarakusala jhāna), nếu đã phát triển đến một mức độ thấp thì sanh ra trong cõi trời Phạm chúng (pārisajjā); nếu đã phát triển đến một mức độ trung bình thì sinh ra trong cõi trời Phạm phụ (purohitā); và nếu đã phát triển đến một mức độ cao thì sinh ra trong cõi trời Đại Phạm (mahābrahmā). Cho nên, sơ thiền thiện sắc giới gây ra ba cõi phạm thiên sơ thiền cùng với những người cư trú ở cõi ấy qua đặc tính nghiệp của nó.

(2) Tương tự, nhị thiền thiện sắc giới thứ hai, nếu đã phát triển đến một mức độ thấp thì sanh ra trong cõi trời Thiểu quang (Parittābhā); nếu đã phát triển đến một mức độ trung bình thì sanh ra trong cõi trời Vô lượng quang (Appamānābhā); nếu đã phát triển đến một mức độ cao thì sanh ra trong cõi trời Biến quang (Quang âm) (Ābhassarā). Vì vậy, nhị thiền thiện sắc giới cũng gây ra ba cõi phạm thiên nhị thiền cùng với những người cư trú ở cõi ấy.

(3) Lại nữa, tam thiền thiện sắc giới, nếu đã phát triển đến mức độ thấp thì sanh ra trong cõi trời Thiểu tịnh (Parittasubhā); nếu đã phát triển đến mức độ trung bình thì sanh ra trong cõi trời Vô lượng tịnh (Appamānābhā); nếu đã phát triển đến mức độ cao thì sanh ra trong cõi trời Biến tịnh (Subhakinhā). Vì vậy, tam thiền thiện sắc giới cũng gây ra ba cõi phạm thiên tam thiền cùng với những người cư trú ở cõi ấy.

(4) Tứ thiền thiện sắc giới, nếu nó được phát triển thì sanh ra trong cõi trời Quảng quả (vehapphalā). Sau khi chứng tứ thiền, nếu người tu thiền phát triển làm chán ghét tưởng thì vị ấy sẽ được tái tục ở cõi trời Vô tưởng (Asaññasatta). Những người Phạm thiên vô tưởng chỉ có thân sắc mà không có tưởng và những đặc tính danh pháp khác. Hơn nữa, bậc Bất lai có tứ thiền sắc giới sẽ được tái tục ở năm cõi trời Tịnh cư (Suddhāvāsā) phụ thuộc vào các chi vượt trội của năm quyền (indriya) – đó là tín (saddhā), cần (viriya), niệm (sati), định (samādhi) và tuệ (paññā). Cho nên, tứ thiền thiện sắc giới gây ra bảy cõi tứ thiền cùng với những cư dân của chúng.

Ba cõi sơ thiền, ba cõi nhị thiền, ba cõi tam thiền và bảy cõi tứ thiền làm nên mười sáu cõi Phạm thiên sắc. Những cõi này và những cư dân của chúng rõ ràng được tạo thành bởi tâm thông qua những đặc tính nghiệp của nó.

Vì những nghiệp thiện sắc giới (rūpāvacara kusala kamma) mạnh mẽ hơn những nghiệp thiện dục giới (kāmāvacara kusala kamma), những Phạm thiên cõi sắc thì mạnh mẽ hơn những người nhân loại và những người trời dục giới và họ hưởng sự sống rất dài trong chu kỳ thế giới.

8. Những phạm thiên vô sắc chỉ có những thực tính danh pháp.

Người mà đã đạt bốn thiền sắc giới (rūpāvacara jhāna) có thể tu tập thêm những thiền vô sắc giới (arūpāvacara jhāna). Trước tiên, vị ấy phải lập luận về tính không tốt đẹp về thân sắc và những sự khổ mà nó ngày càng bộc lộ rõ do nóng và lạnh, côn trùng cắn, sự đói, sự khát, lão, bệnh và tử.

Kế đến, người tu thiền phát triển bốn thiền sắc giới (rūpāvacara jhāna) bằng cách nhớ biết theo một biến xứ kasiṇa đất, xuất khỏi thiền và chuyên chú trên hư không (ākāsa) không bờ mé (không vô biên), lặp đi lặp lại nhiều lần chuyên chú vào không vô biên.

Khi sự dính mắc nhẹ của vị ấy vào tợ tướng (paṭibhāga-nimitta) biến mất, tợ tướng (paṭibhāganimitta) cũng biến mất, mở ra không gian không bờ mé. Định của vị ấy chuyên chú trên hư không vô biên. Vị ấy vẫn cứ tiếp tục thiền ‘ākāsa, ākāsa’ hay ‘không vô biên, không vô biên’ cho đến khi tâm thiền của vị ấy vẫn còn chuyên chú trong hư không không bờ mé đến một tiếng, hai tiếng hoặc hơn. Bấy giờ, vị ấy đạt thiền vô sắc (arūpa jhāna) thứ nhất gọi là thiền không vô biên xứ (ākāsānañcāyatana jhāna)

Vị ấy có thể phát triển thiền vô sắc (arūpa jhāna) thứ hai bằng việc chuyên chú vào tâm thiền không vô biên xứ là “viññāṇa, viññāṇa” hay “thức, thức”. Thiền vô sắc thứ hai được gọi là thiền thức vô biên xứ (viññānañcāyatana jhāna).

Kế đến, vị ấy tập trung sự chú ý của mình vào tính rỗng không gây ra bởi sự biến mất của thiền không vô biên xứ, chuyên chú vào không có chi (natthi kiñci) lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi đạt đến sự chuyên chú hay thiền (jhāna) được gọi là thiền vô sở hữu xứ (ākiñcaññāyatana jhāna).

Lại nữa, tập trung sự chú ý của vị ấy vào thiền vô sở hữu xứ (ākiñcaññāyatana jhāna), vị ấy có thể tiếp tục thiền của mình để phát triển thiền vô sắc thứ tư được gọi là thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ (nevasaññā-nāsaññā-yatana jhāna). Phi tưởng phi phi tưởng (nevasaññā-nāsaññā) theo nghĩa của từ là ‘không có tưởng mà cũng không phải không có tưởng. Thiền này cực kỳ vi tế, ngay cả sự hiện hữu của tâm thiền này không dễ nhận thấy.

Bằng cách phát triển mỗi thiền chứng, một người tu thiền có thể sống hạnh phúc đến hằng giờ. Trong thời gian này, hàng tỷ tâm thiền sanh và diệt, để lại nhiều tỷ nghiệp thiện vô sắc giới (arūpāvacara kusala kamma).

Vào lúc tử, những nghiệp này có thể làm vai trò nghiệp sản sanh (sanh nghiệp), trợ tạo những quả của chúng chỉ gồm có những danh uẩn. Sắc uẩn không sanh vì những sai lỗi của sắc đã được thấy rõ và sắc đã bị bỏ rơi.

(1) Nghiệp thiện không vô biên xứ (ākāsānañcāyatana kusala kamma) sanh ra cõi Không vô biên xứ với tâm quả không vô biên xứ làm phận sự tái tục, hữu phần và tử.

(2) Nghiệp thiện thức vô biên xứ (viññānañcāyatana kusala kamma) với tâm quả thức vô biên xứ làm phận sự tái tục, hữu phần và tử.

(3) Nghiệp thiện vô sở hữu xứ (ākiñcaññāyatana kusala kamma) với tâm quả vô sở hữu xứ làm phận sự tái tục, hữu phần và tử.

(4) Nghiệp thiện phi tưởng phi phi xứ (nevasaññā-nāsaññā-yatana kusala kamma) với tâm quả phi tưởng phi phi tưởng xứ làm phận sự tái tục, hữu phần và tử.

Từ đó, những nghiệp thiện vô sắc giới (arūpāvacara) thì mạnh mẽ hơn những nghiệp thiện sắc giới (rūpāvacara); chư Phạm thiên vô sắc (arūpa brahmā) có thọ mạng dài hơn chư phạm thiên sắc (rūpa brahmā). Thọ mạng của họ là 20.000; 40.000; 60.000 và 84.000 chu kỳ thế giới theo thứ tự bốn cõi vô sắc (arūpa).

Như vậy, tất cả ba mươi mốt cõi hiện hữu và những cư dân của những cõi ấy vốn được tạo bằng tâm qua những đặc tính nghiệp của họ. Số phận và vận mệnh của mỗi người cũng được định rõ bởi tâm của vị ấy qua những việc làm và nghiệp của vị ấy.

Dù chúng ta có là gì, đều là quả của những hành vi, việc làm và nghiệp quá khứ của chúng ta; và chúng ta sẽ thành gì đều sẽ là quả của những hành vi, việc làm và nghiệp hiện tại của chúng ta.

 

Tham khảo:
1. Dr. Mehm Tin Mon, “Samatha” (advanca level) Vol.II, pp. 88-159.
2. “Visuddhi Magga” by Bhaddatācariya Buddhaghosa, đã chuyển sang Miến ngữ bởi Ven. Nandamālā, vol II, pp 185-315.
3. “The Path of Purification” (Visuddhimagga by Bhaddantācariya Buddhaghosa), đã chuyển sang Anh ngữ bởi Bhikkhu Ñāṇamoli. Pp 409-478.
4. Dr. Mehm Tin Mon, “Abhidhamma” (Higher level) Vol. I, pp 164-175.
5. Bhikkhu Bodhi, General Editor, “A Comprehensive Manual of Abhidhamma”, pp 210-219.
6. Dr. Mehm Tin Mon, “The Essence of Buddha Abhidhamma”, pp. 210-216.

 

X. Tử Và Tái Tục

1. Tại sao chúng sanh sống.

Sabbe sattā āhāra ṭhitikā” - Tất cả chúng sanh nhờ vật thực để được sống.

Āhāra’ trong Pāḷi nghĩa là ‘dưỡng chất’ hay ‘chất bổ’. Nó là chất mà duy trì quả của nó bằng việc làm một duyên ủng hộ mạnh.

Theo Vô tỷ pháp (Abhidhamma), có bốn loại dưỡng chất (hay tứ thực) mà duy trì tất cả chúng sanh có sự sống vẫn tiếp diễn.

(1) Kabaḷīkārāhāra – đoàn thực, dưỡng chất trong đồ ăn (ojā-rūpa).

Dưỡng chất này liên tiếp trợ sanh những nhóm hay bọn sắc vật thực (āhāraja rūpa kalāpa) mà duy trì thân vật chất cho còn để sống.

(2) Phassāhāra – xúc thực

Nó là sở hữu xúc (phassa) mà phối hợp với tất cả tâm, nó làm việc tiếp xúc giữa tâm và cảnh dục trợ sanh và duy trì năm loại thọ (vedanā). Thân thọ lạc và danh pháp thọ hỷ là những yếu tố rất quan trọng giữ cho chúng sanh có sự sống vẫn tiếp diễn với sự kỳ vọng lớn.

(3) Manosañcetanāhāra – tư thực, sự cố ý hay nghiệp.

Nó là sở hữu tư (cetanā) phối hợp với tất cả tâm. Nó là nguyên nhân của việc đạt đến mỗi hành vi cố quyết và do đó nó được gọi là nghiệp. Sau khi nó diệt, đặc tính tiềm tàng của nó để lại trong dòng danh pháp cũng được gọi là nghiệp (kamma).

Những nghiệp thiện và những nghiệp bất thiện liên tục trợ sanh quả của chúng dưới dạng tâm quả, những sở hữu tâm phối hợp và sắc nghiệp. Dòng chảy của những thực tính danh pháp và những thực tính sắc pháp liên tiếp này giữ cho chúng sanh có sự sống vẫn tiếp diễn. Trong số những sở hữu tâm, (danh) mạng quyền (jīvitindriya) hiện diện. Trong sắc nghiệp, sắc mạng (jīvita rūpa) hiện diện. Sự liên tiếp trợ sanh danh mạng quyền và sắc mạng quyền giữ cho chúng sanh có sự sống vẫn tiếp diễn. Khi danh mạng quyền và sắc mạng quyền bị cắt đứt, chúng sanh có sự sống qua đời.

(4) Viññāṇāhāra – thức thực là tất cả tâm.

Khi một tâm sanh, các sở hữu tâm phối hợp với nó bao gồm danh mạng quyền và sắc tâm (cittajarūpa) đồng sanh. Do sự sanh liên tiếp của tâm hay dòng danh pháp, chúng sanh có sự sống còn sống. Cũng vì sự sanh liên tiếp của sắc tâm nên chúng sanh có sự sống có thể di chuyển tay, chân, miệng, v.v… của họ và vẫn sống.

Trong số tứ thực, tư hay nghiệp là quan trọng nhất. Ngay khi nghiệp sản sanh (sanh nghiệp) trợ cho kiếp sống hiện tại sinh khởi bị kiệt sức và nó dừng trợ sanh tâm quả, các sở hữu tâm phối hợp và sắc nghiệp của nó thì một chúng sanh có sự sống tử ngay lập tức.

2. Tại sao chúng sanh có sự sống phải tử.

Tử là chi? Tử là sự dập tắt (danh) mạng quyền (jīvitindriya), sắc mạng (jīvita rūpa), thức (viññāṇa) và nhiệt nóng (usmā tejo) trong một kiếp sống.

Tại sao chúng sanh có sự sống phải tử? Có bốn nguyên nhân giải thích tại sao chúng sanh có sự sống phải tử.

(1) Āyukkhaya maraṇa – Tử do hết giới hạn tuổi;
(2) Kammakkhaya maraṇa – Tử do sanh nghiệp hết sức;
(3) Ubhayakkhaya maraṇa – Tử do hết cả hai là hết giới hạn tuổi và sanh nghiệp hết sức;
(4) Upacchedaka maraṇa – Tử do sự xen vào, can thiệp của nghiệp phá hủy (đoạn nghiệp). Đó là đột ngột tử như tử do tai nạn xe hay tự sát.

Nhóm bốn sự đến của tử có thể được so sánh với bốn cách dập tắt một ngọn đèn dầu.

Ngọn lửa của một đèn dầu có thể tắt ngấm khi: (1) bấc đèn cháy hết, (2) dầu cháy hết, (3) cả hai bấc đèn và dầu cháy hết, hay, (4) Đột ngột gió thổi hay cố ý tắt đèn dù bấc đèn và dầu vẫn còn.

Đúng như ngọn lửa tắt khi bấc đèn cháy hết, cũng vậy, một số chúng sanh có sự sống bị tử do hết hạn tuổi. Hạn tuổi trung bình của người nhân loại thời nay được xem như là 75 năm. Một người có thể tử vì vị ấy 75 tuổi.

Đúng như ngọn lửa tắt khi dầu cháy hết, cũng vậy một số chúng sanh có sự sống bị tử do sanh nghiệp hết sức mạnh. Một số có sanh nghiệp yếu; cho nên họ sẽ tử lúc trẻ. Những ai có sanh nghiệp mạnh sẽ sống lâu.

Đúng như ngọn đèn tắt khi cả hai bấc đèn và dầu cháy hết, cũng vậy, một số chúng sanh có sự sống bị tử do hết cả hai hạn tuổi và sanh nghiệp.

Nhưng một số chúng sanh tử không có hết cả hai hạn tuổi và sanh nghiệp, mà do sự xen vào của đoạn nghiệp, là nghiệp đã được chúng sanh thực hiện trong quá khứ. Họ có thể tử do chính việc làm của họ như tự sát hay bởi người khác làm, như sát hại hay tai nạn xe hay những bệnh tai ương. Nó tương tự với sự dập tắt ngọn đèn do gió thổi hay do cố ý tắt.

3. Những cảnh, điềm hay tướng xuất hiện ngay trước lúc tử ra sao?

Khi sanh nghiệp, là nghiệp trợ tạo và duy trì kiếp sống hiện tại, gần như bị kiệt sức, đó là khi gần như đang tử, nhiều tỷ nghiệp thiện và nghiệp bất thiện trong dòng danh pháp của vị ấy đua tranh lẫn nhau để đi ra cổng trước.

Trong nhiều nghiệp, nghiệp mà có được cơ hội làm vai trò sanh nghiệp cho kiếp sống kế xuất hiện ở ý môn của chúng sanh. Nó được gọi là cảnh nghiệp (kamma). Hay cảnh mà đã từng thấy hay âm thanh mà vị ấy đã từng nghe trong khi vị ấy thực hiện mà nghiệp thành tựu có thể xuất hiện ở môn tương ứng (nhãn môn hay nhĩ môn). Cảnh này được gọi là điềm nghiệp hay nghiệp tướng (kamma nimitta). Hay những cảnh liên kết với nơi tái tục kế tiếp sẽ xảy ra xuất hiện ở môn tương ứng. Cảnh này được gọi là điềm sanh hay thú tướng (gati nimitta).

Ba loại cảnh cận tử:

(1) Kamma – nghiệp thiện hay bất thiện mà đã thực hiện trong quá khứ và nghiệp ấy sẽ trợ sanh tức thì theo sau tái tục.

Chẳng hạn, tâm và tư đã sanh trong khi thực hiện việc làm thiện hay việc làm bất thiện đã xuất hiện trong ý môn. Người đang tử sẽ trải nghiệm cùng loại tâm như vị ấy đã từng trải nghiệm trong thời gian thực hiện việc làm. Nói cách khác, vị ấy nhớ lại việc làm quá khứ.

(2) Kamma nimitta – điềm nghiệp hay nghiệp tướng, đó là cảnh sắc, thinh, khí hay mùi, súng, dao, v.v…, mà đã được quan sát hay dùng trong lúc thực hiện nghiệp mà sẽ sanh quả.

Chẳng hạn, nếu nghiệp là hành vi từng dâng hoa đến đức Phật, vị ấy sẽ thấy tượng Phật và hoa làm điềm nghiệp hay nghiệp tướng (kamma nimitta).

Nếu nghiệp là từng dạy một nhóm học trò, vị ấy sẽ thấy học trò, sách và lớp học làm điềm nghiệp (kamma nimitta).

Nếu nghiệp là từng giết cá, vị ấy sẽ thấy cá bị cắt ra hai phần và dao dính máu làm điềm nghiệp (kamma nimitta).

(3) Gati nimitta – điềm sanh hay thú tướng, đó là cảnh liên kết với nơi tái tục kế tiếp.

Chẳng hạn, nếu nghiệp thiện sẽ trợ tạo một kiếp sống nhân loại, người đang tử sẽ thấy tử cung của người mẹ vị lai của mình như một thảm len đỏ hay những ngôi nhà và những người nhân loại.

Nếu nghiệp tốt sẽ trợ sanh một kiếp sống cõi trời, người đang tử có thể thấy lâu đài cõi trời và những người trời.

Nếu nghiệp là bất thiện và nó sẽ trợ tạo một kiếp sống mới trong địa ngục, người đang tử có thể thấy lửa địa ngục, vạc có đầy kim loại nấu chảy, những con chó địa ngục và Diêm vương.

Cảnh cận tử có thể thay đổi.

Đại đức trưởng lão Soṇa ngụ ở đồi Soṇa Giri ở Sri Lanka. Do rất nỗ lực trong việc tu tập tam học (sikkha), ngài trở thành bậc Ứng cúng (Arahant). Cả đời cha của ngài từng là một thợ săn. Ông trở thành một tăng sĩ chỉ khi ông quá già để đi săn. Đến mức ông cảm thấy đau yếu và nằm trên giường. Ông thấy những con chó địa ngục dữ tợn đang bò lên đồi để cắn ông. Ông bảo con trai của ông đuổi những con chó dữ tợn ấy đi. Con trai của ông biết rằng cha của mình đang thấy những con chó địa ngục làm điềm sanh.

Trưởng lão Soṇa yêu cầu các vị sa-di tập hợp hoa và rải hoa trên bệ của bảo tháp trên đồi. Họ mang vị tăng sĩ già bằng cái giường đến bảo tháp.

Trưởng lão Soṇa nói: “Thưa cha, hãy bày tỏ lòng tôn kính đến bảo tháp. Hoa đã được dâng đến bảo tháp vì lợi ích của cha. Cha hãy hoan hỷ về việc dâng hoa đến bảo tháp.”

Vị tăng sĩ già đã bày tỏ lòng tôn kính đến bảo tháp. Ông cũng hoan hỷ về việc dâng hoa đến đức Phật. Nghiệp thiện này trở thành cận tử nghiệp và nó có cơ hội trợ tạo kiếp sống kế tiếp.

Vị tăng sĩ già đã thấy những vị tiên nữ. Điềm sanh của ông đã thay đổi. Bây giờ, ông được tái tục trong một cõi trời.

Ông nói với con trai của ông rằng: “Này con trai, những người mẹ kế rất xinh đẹp của con đang gọi cha. Cha có nên đi với họ không?”

– “Vâng, cha nên đi với họ.”

Vị tăng sĩ già qua đời và được tái tục làm một vị trời.

Những cỗ xe trời đến, ngay trước khi tử.

Trong thời đức Phật Gotama, nam cư sĩ Dhammika từng là người dẫn đầu của năm trăm Phật tử cư sĩ trong thành Sāvatthi. Mỗi trong 500 cư sĩ này lại dẫn 500 người. Cho nên, Dhammika là vị dẫn đầu 250.000 cư sĩ. Họ luôn thực hiện những việc làm phước thiện như xả thí, hành trì giới và tu tập thiền.

Dhammika trở nên già, bệnh và nằm trên giường. Ngài đã thỉnh mời tám vị tăng sĩ đến nhà của mình và nghe họ tụng Đại niệm xứ (Mahāsatipaṭṭhāna Pāḷi). Vào lúc đó, sáu cỗ xe trời đến nhà của ông và mỗi người trên mỗi cỗ xe đều mời ông đi vào cỗ xe của mình, nói rằng vị ấy sẽ đưa ông đến cõi trời.

Vì Dhammika có thể thấy các cỗ xe trời và những người trời và nghe những gì họ nói, ông đưa tay yêu cầu họ dừng việc mời gọi ông và chờ. Các vị tăng sĩ đã nghĩ rằng ông đã ngăn họ lại. Cho nên họ đã dừng việc tụng và trở về tu viện của mình.

Những người con trai và con gái của Dhammika đã than khóc cho cha của họ, nói rằng: “Trước đây cha của chúng ta chưa bao giờ thỏa mãn khi nghe bài giảng của đức Phật. Bây giờ, cha lại ngăn các vị tăng sĩ tụng Phật ngôn. Không có ai không sợ chết.” Và họ khóc.

Dhammika đã tỉnh táo trở lại và hỏi các con của mình: “Tại sao các con khóc? Các vị tăng sĩ đâu rồi?”

– “Cha đã ngăn họ; vì vậy, họ đã trở về tu viện của họ rồi. Chúng con nghĩ rằng không có ai không sợ chết. Vì vậy chúng con khóc.”

– “Cha không ngăn các vị tăng sĩ, sáu cỗ xe trời từ sáu cõi trời đến đây và những người đánh xe đang mời cha đi với họ. Cha ngăn họ đừng mời cha.”

Nghĩ rằng, cha của họ nói lan man, các con của ông lại khóc.

– “Tại sao các con lại khóc?”

– “Cha, cha nói rằng các cỗ xe trời đã đến; vậy họ đâu? Chúng con không thể thấy họ?”

– “Các con có vòng hoa không?”

– “Vâng, chúng con có.”

– “Cõi trời nào an lạc nhất?”

– “Các giác hành giả (bodhisatta) thích ở cõi Tusitā.”

– “Nếu là như vậy, con lập nguyện: ‘Hãy để vòng hoa này máng lên cỗ xe từ cõi trời Tusitā’ và ném vòng hoa hướng lên.”

Họ làm như họ được bảo. Vòng hoa được máng trên không trung (trên cỗ xe từ cõi Tusitā). Nó không rơi xuống. Các con hoan hỷ thấy điều huyền diệu.

– “Cha phải đi đến cõi Tusitā. Đừng lo lắng về cha và đừng khóc nữa. Nếu các con muốn được như cha, các con phải luôn thực hiện những việc làm phước thiện như cha.”

Dhammika qua đời. Ông tức khắc được tái sanh trong một lâu đài lớn ở cõi Tusitā có một ngàn tiên nữ theo hầu.

4. Sự sống mới xảy ra sau khi tử ra sao.

Một số nói rằng, khi một người qua đời, phi nhân đi ra khỏi thân chết và đi lang thang khoảng bảy ngày. Tiếp theo, nó đi vào một thân mới hay đi đến kiếp sống mới. Điều đó có đúng không? Không, điều đó sai.

Có một sự sống trung gian sau khi tử trước khi sự sống mới xảy ra phải chăng? Không, điều đó không đúng.

Trong trường hợp đó, sự sống mới xảy ra ra sao? Làm sao một người chuyển từ sự sống này sang một sự sống mới?

Vô tỷ pháp (Abhidhamma) giải thích vấn đề này rất tự nhiên không có đòi hỏi sự sống của bất cứ phi nhân, hồn ma, sinh mạng (jīva) hay bản ngã (atta) nào.

Một người thường tử sau sự xuất hiện của cảnh cận tử. Cảnh cận tử thuộc nghiệp (kamma) hay điềm nghiệp (kamma nimitta) xuất hiện ở ý môn. Điềm nghiệp hiện tại hay điềm sanh (thú tướng) xuất hiện ở bất cứ môn nào trong sáu môn.

Chẳng hạn, một người tử trong khi vị ấy đang có lòng tôn kính đối với một tượng Phật. Nếu nghiệp thiện về lòng tôn kính tượng Phật đó làm vai trò trợ tạo một sự sống kế tiếp, thì tượng Phật là điềm nghiệp (kamma nimitta) hiện tại.

Nếu một người tử trong khi vị ấy đang lắng nghe một bài thuyết pháp, tiếng của bài thuyết pháp là điềm nghiệp (kamma nimitta) hiện tại. Lý do Dhammika đã thấy những cỗ xe trời là vì điềm sanh hay thú tướng đó đã xuất hiện gần ông.

(1) Nếu người tử sau khi điềm nghiệp (kamma nimitta) hiện tại hay điềm sanh (gatinimitta) xuất hiện trong nhãn môn, lộ tâm cận tử (maraṇasanna vīthi) sanh như sau:

Ký tự theo Pāḷi:

“Tī-Na-Da-Pa-Ca-Sam-St-Vo-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Td-Td-Bh-Cu-Paṭi-Bh-Bh-…”

Ký tự theo Việt:

“Hv-Hr-Hd-K5-Nhãn-T-Th-P-C-C-C-C-C-C-C-N-N-H-Ử-S-H-H-…”

Tī - Atītabhavaṅga – (Hv) hữu phần vừa qua

Nó là hữu phần mà vừa đi qua sau khi cảnh sắc dội vào nhãn môn và trước khi cảnh xuất hiện ở nhãn môn.

Na - Bhavaṅga calana – (Hr) hữu phần rúng động

Da - Bhavaṅga paccheda – (Hd) hữu phần dứt dòng

Dòng hữu phần bị cắt đứt sau tâm này.

Pa - Pañcadvārāvajjana – (K5) tâm khai ngũ môn (tâm hướng năm môn)

Nó chú ý đến cảnh và hướng dòng danh pháp hướng đến cảnh.

Ca - Cakkhu-viññāṇa – (Nhãn) nhãn thức.

Nó thấy cảnh và truyền dấu ấn của cảnh sang tâm sanh kế tiếp.

Sam - Sampaṭicchana – (T) tâm tiếp thâu

Nó tiếp nhận dấu ấn của cảnh sắc.

St - Santiraṇa – (Th) tâm thẩm tấn

Nó thẩm tra dù cảnh là tốt hay xấu.

Vo - Voṭṭhapana – (P) tâm phân đoán hay đoán định

Nó quyết định dù cảnh là tốt hay xấu.

Ja - Javana – (C) tâm đổng lực

Nó hưởng vị của cảnh.

Td - Tadālambana – (N) tâm na cảnh

Nó tiếp tục hưởng vị của cảnh.

Bh - Bhavaṅga - (H) hữu phần

Nó đánh dấu sự kết thúc của lộ tâm cận tử.

Cu - Cuti citta – () tâm tử

Người tử khi tâm tử diệt.

Paṭi - Paṭisandhi citta – (S) tâm tái tục

Một kiếp sống mới bắt đầu vào sát-na sanh của tâm này.

Bh - Bhavaṅga citta - (H) tâm hữu phần tiếp tục tuôn chảy.

Lộ tâm trên là cho một cảnh cận tử rất dễ nhận dội vào nhãn môn. Nếu cảnh cận tử là một âm thanh rất dễ nhận, lộ tâm sanh như trên với nhĩ thức thay vào chỗ nhãn thức.

Nếu cảnh cận tử chỉ khá dễ nhận, hai tâm na cảnh (N) không sanh.

Một người cũng có thể tử ngay sau sự diệt của tâm na cảnh thứ hai mà không có tâm hữu phần (bhavaṅga) sanh.

Sau tâm tử của kiếp sống hiện tại, tâm tái tục của kiếp sống mới sinh khởi không có bất cứ sự gián đoạn nào trong dòng danh pháp.

(2) Vào lúc cận tử, cảnh nghiệp hay cảnh điềm nghiệp quá khứ hay cảnh điềm sanh xa xăm xuất hiện ở ý môn. Nếu cảnh rất dễ nhận, lộ trình tâm cận tử sinh khởi như sau:

Ký tự theo Pāḷi:

“Na-Da-Ma-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Td-Td-Bh-Cu-Paṭi-Bh-…”

Ký tự theo Việt:

“Hr-Hd-K-C-C-C-C-C-C-C-N-N-H-Ử-S-H-…”

Na - Bhavaṅga calana – (Hr) hữu phần rúng động

Da - Bhavaṅga paccheda – (Hd) hữu phần dứt dòng

Ma -   Manodvārāvajjana – (K) tâm hướng/khai ý môn.

Nó bắt lấy cảnh và quyết định dù cảnh là tốt hay xấu.

Ja - Javana – (C) tâm đổng lực

Nó hưởng vị của cảnh.

Td - Tadālambana – (N) tâm na cảnh

Nó tiếp tục hưởng vị của cảnh.

Bh - Bhavaṅga - (H) hữu phần

Nó đánh dấu sự kết thúc của lộ cận tử.

Cu - Cuti citta – () tâm tử

Người tử khi tâm tử diệt.

Paṭi - Paṭisandhi citta – (S) tâm tái tục

Một kiếp sống mới bắt đầu vào sát-na sanh của tâm này.

Bh - Bhavaṅga citta - (H) tâm hữu phần tiếp tục chảy

Ở đây thêm vào nếu cảnh cận tử chỉ khá dễ nhận, hai tâm na cảnh (N) không sanh. Và một người có thể tử ngay sau sự diệt của tâm na cảnh thứ hai, mà không có tâm hữu phần (bhavaṅga) sanh.

Ngay sau tâm tử của kiếp sống hiện tại, tâm tái tục của kiếp sống mới sinh khởi không có bất cứ sự gián đoạn nào trong dòng danh pháp. Sau đó, hữu phần sanh liên tiếp để giữ kiếp sống mới vẫn tiếp diễn.

5. Người trong kiếp sống mới cũng giống như người trong kiếp sống hiện tại phải chăng?

Trong đạo Phật, khi một người chuyển sang một kiếp sống mới, không có những thực tính danh và không có những thực tính sắc nào được truyền từ một kiếp sống này sang kiếp sống khác. Tất cả những thực tính danh và sắc của kiếp sống hiện tại đều diệt vào lúc tử và những thực tính danh và sắc mới bị trợ tạo bởi nghiệp sản sanh, là nghiệp mà trợ sanh kiếp sống mới. Trong trường hợp đó, thì người trong kiếp sống hiện tại và người trong kiếp sống mới có khác nhau hay chăng?

“Không giống cũng không khác.” (Visuddhimagga)

Trong ý nghĩa siêu lý theo Vô tỷ pháp (Abhidhamma), con người không có thật, người nhân loại, người trời, người khổ đều không có thật. Chỉ có những chuỗi liên tiếp của những thực tính danh và sắc là có thật. Chỉ có một dòng liên tiếp những thực tính danh và sắc có thật trong kiếp sống hiện tại. Tất cả những thực tính danh và sắc đều diệt ngay sau khi chúng sanh. Nghiệp sản sanh và những nhân khác vẫn cứ tiếp tục trợ sanh những thực tính danh và sắc mới. Không có thực tính danh hay sắc nào thường hằng, vĩnh cửu mà không diệt ngay sau khi nó bị trợ tạo. Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng không có người được gồm vào.

Nhưng theo sự thật quy ước hay chế định, chúng ta thừa nhận, cho rằng chỉ có một người có thật suốt kiếp sống hiện tại dù là những thực tính danh và sắc luôn đang biến hoại đổi thay.

Bằng chứng tốt nhất là chuỗi liên tiếp của nhiều dãy thực tính danh và sắc trong những kiếp sống khác nhau của Giác hành giả (Bodhisatta) từ kiếp sống Sumedha khi ngài được tiên tri từ đức Phật Dīpaṅkara cho đến kiếp sống Hoàng tử Siddhattha khi ngài trở thành Phật Gotama. Trong thời gian dài bốn asaṅkheyya và một trăm ngàn chu kỳ thế giới, nhiều tỷ kiếp sống sanh và diệt, trong khoảng thời gian đó, giác hành giả (bodhisatta) đã cố gắng thực hiện pháp tròn đủ (pāramī).

Không ai có thể trở thành Phật bằng cách chỉ cố gắng thực hiện pháp tròn đủ hay tích lũy những đức tính tốt chỉ trong một kiếp sống. Bốn asaṅkheyya và một trăm ngàn chu kỳ thế giới tương ứng với khoảng thời gian cho việc hoàn thành những pháp tròn đủ (pāramī) để trở thành một vị Phật (Buddha). Suốt khoảng thời gian dài này, chuỗi danh và sắc pháp của nhiều tỷ kiếp sống liên tiếp trong một chuỗi dài mang theo những tính chất giới và nghiệp đã tích lũy cho đến khi chúng trở nên vô cùng mạnh mẽ để trợ giúp trọn vẹn trở thành một vị Phật (Buddha).

6. Bằng chứng xác minh chỉ một dòng danh pháp.

Đức Phật chỉ dạy những sự thật tự nhiên mà ngài đã biết bởi tuệ trực tiếp bằng kinh nghiệm của chính ngài. Vào đêm trăng tròn tháng 5 năm 588 trước Công nguyên, đêm ngài được hoàn toàn giác ngộ làm một vị Phật (Buddha), giác hành giả (bodhisatta) đã ngồi lên Ngôi Vô Thượng, tập trung sự chú ý của ngài vào niệm hơi thở và phát triển thiền sắc giới thứ tư.

Ngài đã tu tập pháp thuần thục theo năm cách ở mỗi trong tám thiền chứng và thỏa mãn tất cả những điều kiện cần thiết để phát triển thắng trí. Tâm của ngài đã được thanh tịnh, thoát khỏi ái và phiền não, dễ dạy, lanh lợi, vững vàng, không thể lay chuyển được. Nó trong một trạng thái hoàn hảo mà thắng trí sẽ sanh dễ dàng khi tâm được hướng đến cảnh của thắng trí.

Cho nên, ngài xuất khỏi tứ thiền và hướng tâm của mình đến túc mạng trí, là trí biết rõ về các kiếp sống quá khứ của mình. Sau đó, thắng trí biết rõ về các kiếp sống quá khứ (Pubbenivāsānussati abhiññā) sanh một cách dễ dàng trong ngài.

Qua thắng trí ấy, ngài đã nhớ lại và thấy tất cả các hoạt động, sự kiện quá khứ, và kinh nghiệm về các kiếp sống quá khứ trở ngược lại từ kiếp sống trước cho đến kiếp sống khi ngài là ẩn sĩ Sumedha; ngài còn nhớ ngược lại nhiều kiếp sống và chu kỳ thế giới trước đó, và nhớ lại theo chiều xuôi những kiếp sống đến tận kiếp làm vị trời Setaketu ngay trước kiếp sống hiện tại.

Giác hành giả (bodhisatta) cao thượng đã lần lượt nhớ lại những kiếp sống quá khứ qua thắng trí cũng có thể thấy bằng thông đạt trí như vầy:

“Chỉ có hiện tượng của danh và sắc (nāma-rūpa) suốt những tràng các kiếp sống liên tiếp, sự bắt đầu của các kiếp sống không được biết; trong tất cả ba duyên cớ: sanh, lão và tử, chỉ có hai hiện tượng của danh và sắc (nāma-rūpa) này.

Thực vậy, trong mọi nơi và mọi thời, hiện tượng của danh và sắc (nāma-rūpa) ở trong một trạng thái thay đổi liên tục như ngọn lửa của đèn dầu hay như dòng chảy của một dòng sông, và qua sự nối tiếp nhau của nhân và quả, nó chỉ là thể liên tục của danh và sắc (nāma-rūpa) thực hiện những phận sự liên quan khác nhau như thấy cảnh sắc, nghe âm thanh, v.v… ở sáu môn như nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý, như vậy gây ra những cách riêng khác nhau về ý định báo cho biết hay biểu tri (viññatti) bằng những chuyển động của thân và sự diễn đạt của khẩu, v.v…

Trong thực tế hoàn toàn không có người có tri giác để được gọi là ‘tôi’, ‘anh ấy’, ‘đàn ông’, v.v… Thực vậy, không có một vị trời Deva, Māra hay Phạm thiên Brahmā nào là vị có thể tạo một người có tri giác.”

Sự mô tả trên được viết bởi Bhaddanta Vicittasārā-bhivaṃsa, Tipiṭakadhara Dhammabhaṇdāgārika Agga Mahāpaṇḍita, trong ‘The Great Chronicle of Buddha’. Dựa vào tác phẩm này, chúng ta có thể hiểu rõ ràng làm sao những kiếp sống liên tiếp lần lượt sanh và tử. Từ kiếp sống ẩn sĩ Sumedha đến kiếp sống hoàng tử Siddhattha, nhiều tỷ kiếp sống sanh và tử. Nhưng chuỗi thực tính danh và sắc liên tục từ một kiếp này sang kiếp khác trong một chuỗi rất dài không có bất cứ sự gián đoạn nào.

Và những gì thật sự xảy ra trong chuỗi dài thì chỉ là sanh và diệt của những thực tính danh và sắc; không có ‘người’ hay ‘chúng sanh’ nào được tham dự. Một thực thể thường hằng, bất diệt được gọi là “linh hồn”, “phi nhân” hay “sinh mạng’ (jīva) hay “tự ngã’ (atta) cũng không tham dự. Vì thực thể thường hằng này được gọi là ‘linh hồn’ hay ‘tự ngã - atta’ không thật sự tồn tại, một Thượng đế tạo ra ‘linh hồn’ hay ‘tự ngã - atta’ và tất cả chúng sanh có sự sống không thật sự tồn tại.

Vì đức Phật biết một cách sâu sắc sự không có ‘tự ngã - atta’, ngài dũng cảm công khai ‘Thuyết vô ngã’. Chỉ khi chúng ta hiểu ‘anatta’ (vô ngã) hay ‘không linh hồn’ hoặc ‘không tự ngã’, thực tính của hiện tượng tâm vật lý rõ ràng bằng tuệ quán trực tiếp, chúng ta mới đạt đến giải thoát khỏi tất cả khổ.

 

Sự sanh của thiên nhãn và những thắng trí khác.

Lại nữa, vào canh hai của đêm ấy, giác hành giả (bodhisatta) đã hướng tâm của mình nhằm đạt được Thiên nhãn cũng còn gọi là sanh tử trí (cutūpapāta ñāṇa). Ngay sau đó, thắng trí ấy sanh trong ngài một cách dễ dàng. Với thắng trí này, ngài có thể thấy những chúng sanh hữu tưởng sắp tử và những chúng sanh ngay sau khi được thụ thai. Ngài cũng có thể thấy tất cả chúng sanh hữu tưởng trong ba mươi mốt cõi hiện hữu.

Sau khi thấy nhờ Thiên nhãn, những cư dân của những cõi khổ bất hạnh, ngài nghĩ về những nguyên nhân của những cảnh khổ của họ. Ngay sau đó, tùy nghiệp trí (yathākammūpaga abhiññā), là thắng trí biết về nghiệp mà khiến mỗi chúng sanh sanh ra trong ngài. Do mãnh lực này, ngài biết những việc làm bất thiện đã làm bởi những cư dân ở những cõi khổ. Tương tự, vào lúc nghĩ về những nguyên nhân tại sao chúng sanh nhân loại may mắn, chư thiên và chư phạm thiên được hưởng hạnh phúc to lớn, ngài biết những việc làm phước thiện đã làm bởi những chúng sanh may mắn này. Nói cách khác, ngài đã thấy rõ rằng những nghiệp đã tích lũy bởi mỗi chúng sanh đang định đoạt số phận và vận mệnh của chúng sanh ấy.

Cân nhắc về pháp liên quan tương sinh.

Vào canh ba của đêm tốt đẹp ấy, giác hành giả (bodhisatta) suy nghĩ về pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda). Khi ngài suy ngẫm thực tính của tất cả chúng sanh có sự sống trong một trăm ngàn mười triệu vũ trụ và thuộc về ba thời (quá khứ, hiện tại và vị lai), ngài biết hoàn toàn đúng rằng, dù người nhân loại, chư thiên, chư phạm thiên và những người khổ trong mỗi vũ trụ có nhiều thế nào đi chăng nữa, chúng có thể được rút gọn thành mười hai chi phần của pháp liên quan tương sinh theo thực tính siêu lý: vô minh và nghiệp hành (chi phần quá khứ làm nhân); tâm, sở hữu tâm và sắc nghiệp, xứ hay vật, xúc và thọ (các chi phần hiện tại làm quả), ái, thủ và nghiệp hành (các chi phần hiện tại làm nhân); sanh, lão và tử (các chi phần vị lai làm quả).

Nó được dùng để tu tập của mỗi giác hành giả (bodhisatta) trong thời gian trước khi đạt đến trạng thái giác ngộ (cảnh giới Phật) để chuyển hướng đến quan sát pháp liên quan tương sinh theo chiều thuận và nghịch. Sau đó, ngài thiền niệm những thực tính siêu lý cần phải được quan sát trong thiền quán (vipassanā), và ngài đã thấy rõ cũng mười hai chi phần của pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) như vậy làm thành cảnh của pháp quán (vipassanā). Vì có một trăm ngàn mười triệu hệ thống vũ trụ thuộc lĩnh vực uy lực của một vị Phật (Buddha), cũng có một trăm ngàn mười triệu ở mỗi chi trong mười hai chi phần. Tổng số những cảnh này rồi sẽ trở thành một triệu và hai trăm ngàn mười triệu.

Vì mỗi chi trong những chi phần của pháp liên quan tương sinh (paṭicca-samuppāda) tính vào một triệu và hai trăm ngàn mười triệu đẩy mạnh ba tuệ quán, đó là tuệ quán về vô thường, tuệ quán về khổ và tuệ quán về vô ngã, sự sanh ở đó cùng với ba triệu sáu trăm ngàn mười triệu tuệ quán mahāvajira.

Bằng cách tu tập thiền tuệ mahāvajira, giác hành giả (bodhisatta) dễ dàng phát triển mười tuệ quán, nhóm bốn tuệ đạo và nhóm bốn tuệ quả. Nhóm bốn tuệ đạo trừ tiệt tất cả phiền não bao gồm những tùy phiền não (anusaya kilesa). Vậy, ngay khi Quả Ứng cúng sanh, Tuệ toàn tri (Sabbaññutā ñāṇa) sanh cùng lúc đạt đến sự giác ngộ (cảnh giới Phật (Buddha)).

Vì tất cả giác hành giả (bodhisatta), ngay trước khi họ đạt đến sự giác ngộ, tư duy về pháp liên quan tương sinh (paṭicca-samuppāda) theo chiều thuận và chiều nghịch và tu tập thiền quán bằng việc chỉ rõ, định rõ mười hai chi phần của pháp liên quan tương sinh là vô thường, khổ và vô ngã, cũng vậy, các học trò của đức Phật phải quan sát thấy biết rõ duyên liên quan (hay duyên hệ) của pháp liên quan tương sinh và tu tập pháp quán (vipassanā) trên mười hai chi phần của pháp liên quan tương sinh.

Nó được nói rõ trong Visuddhimagga (2, 221) và chú giải Abhidhamma (2, 189) như vầy:

“Không có ai, dù trong mơ, thoát khỏi vòng khổ mà không có khả năng phá vỡ những duyên liên quan của pháp liên quan tương sinh của cỗ máy luân hồi (saṃsāra) bằng thanh kiếm tuệ của mình, là tuệ đã được mài trên đá mài của định.”

Cho nên, người tu thiền phải quan sát thấy biết rõ bằng tuệ trực tiếp của mình những duyên liên quan của pháp liên quan tương sinh như đã mô tả trong Vô tỷ pháp (Abhidhamma) như sau:

(1) Vô minh duyên hành (avijjā paccayā saṅkhāra)

trong kiếp sống quá khứ, do nương vào vô minh (avijjā), nghiệp hành (saṅkhāra) sanh;

(2) Hành duyên thức (saṅkhāra paccayā viññāṇaṃ)

do nương vào nghiệp hành, thức (viññāṇa) quả trong kiếp sống hiện tại sanh;

(3) Thức duyên danh-sắc (viññāṇa paccayā nāma-rūpaṃ)

do nương vào thức quả, những danh (nāma) sở hữu tâm phối hợp và sắc (rūpa) nghiệp sanh;

(4) Danh-sắc duyên sáu xứ (nāma-rūpa paccayā saḷāyatanaṁ)

do nương vào danh sắc (nāma-rūpa), sáu xứ (saḷāyatana) nội sanh;

(5) Sáu xứ duyên xúc (saḷāyatana paccayā phasso)

do nương vào sáu xứ nội, xúc (phassa) với cảnh sanh;

(6) Xúc duyên thọ (phassa paccayā vedanā)

do nương vào xúc, thọ (vedanā) sanh;

(7) Thọ duyên ái (vedanā paccayā taṇhā)

do nương vào thọ, ái (taṅhā) sanh;

(8) Ái duyên thủ (taṇhā paccayā upādānaṃ)

do nương vào ái, thủ (upādāna) sanh;

(9) Thủ duyên hữu (upādāna paccayā bhavo)

do nương vào thủ, nghiệp hữu (kamma-bhava) sanh;

(10) Hữu duyên sanh (bhavapaccayā jāti)

do nương vào nghiệp hữu (trong kiếp sống hiện tại), sanh (jāti) (trong kiếp sống vị lai) sanh;

(11) Sanh duyên lão-tử-sầu-khóc-khổ-ưu-ai hiện diện (jāti paccayā jarā-maraṇaṃ-soka-parideva-dukkha-domanassupāyāsā sambhavanti)

do nương vào sanh, lão và bệnh (jarā-maraṇa), sầu (soka), khóc (parideva), khổ (dukkha), ưu (domanassa) và ai oán (upāyāsa) sanh.

Cách quan sát thấy biết rõ duyên liên quan của pháp liên quan tương sinh mạnh mẽ được dạy trong “International Pa-Auk Forest Buddha Sāsana Centres” - ở Myanmar. Những người tu thiền nào đã quan sát thấy biết rõ duyên liên quan của pháp liên quan tương sinh từ một kiếp sống đến một kiếp sống khác có thể thấy rõ ràng những chuỗi liên tiếp sanh và diệt của những thực tính danh và những thực tính sắc pháp trong một chuỗi dài đơn lẻ. Nó tương tự như việc thấy toàn cảnh của những câu chuyện trong một phim sau khi xem phim.

Những lời dạy của đức Phật được phú cho sáu thuộc tính ưu tú bao gồm sandiṭṭhika, đó là những lời dạy hay pháp (dhamma) có thể được biết thấy rõ một cách sâu sắc bằng tuệ trực tiếp của mình nếu vị ấy tu tập theo những lời dạy ấy. Những ai quan tâm đến việc được trải nghiệm trực tiếp có thể đến và thiền trong Trung Tâm Thiền Lâm Viện Quốc Tế Pa-Auk bất cứ khi nào.

Bằng cách thẩm tra những duyên liên quan của pháp liên quan tương sinh bằng tuệ trực tiếp của mình, vị ấy có thể thẩm tra cùng lúc rằng dòng danh pháp liên tiếp từ một kiếp sống này đến kiếp sống khác trong một chuỗi dài và nghiệp trợ cho sanh quả của nó liên tiếp để duy trì mỗi kiếp sống mới.

Những bằng chứng về sự chuyển giao những đặc tính của tâm và các sở hữu tâm trong dòng danh pháp.

Bằng chứng khác về sự xảy ra của một dòng danh pháp đơn lẻ trong một chuỗi dài những kiếp sống là những đặc tính của tâm và các sở hữu tâm được chuyển từ tâm này sang tâm khác trong dòng danh pháp. Chẳng hạn, lý do tại sao chúng ta vẫn có thể nhớ những gì chúng ta từng học vào thời thơ ấu là vì kiến thức được chuyển từ tâm này sang tâm khác và tích lũy trong dòng danh pháp. Nó tương tự như việc ghi đĩa CD truyền dữ liệu từ đĩa này sang đĩa khác.

Những đặc tính của trí, tưởng, thọ, nghiệp, v.v… đang được truyền từ tâm này sang tâm khác và chúng duy trì trong dòng danh pháp. Vì dòng danh pháp không bị cắt đứt vào lúc tử và nó vẫn cứ tiếp diễn sang kiếp sống kế, tất cả những đặc tính của trí, tưởng, thọ, nghiệp, v.v… mà một chúng sanh đã tích lũy trong vô số kiếp sống của vị ấy được tích lũy trong dòng danh pháp của chính vị ấy.

Đó là lý do tại sao có nhiều người khắp thế gian có thể nhớ những kiếp sống quá khứ của họ. Những ai không thể nhớ những kiếp sống quá khứ của họ có thể bị thôi miên và yêu cầu thuật lại những kiếp sống quá khứ của họ một cách chính xác. Chúng ta đã đọc về bà Tighe từ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, dưới sự thôi miên, bà có thể nhớ những kiếp sống quá khứ của bà là Bridy Murphy ở Ireland khoảng 150 năm trước.

Cũng thế, những đứa bé phi thường, đó là những đứa bé vô cùng có tài, đã xuất hiện khắp thế gian. Christian Heineken ở Anh quốc có thể nói trong vòng vài giờ sau khi bé ra đời, lặp lại những đoạn từ Kinh Thánh vào lúc một tuổi và trả lời bất cứ câu hỏi nào về địa lý vào lúc hai tuổi. Piṭaka Maung Tun Kyine của Myanmar có thể trùng tụng những đoạn trong Tam Tạng Pāḷi vào lúc sáu tuổi mà không có học trước. Những chuyện này chứng minh rõ ràng rằng kiến thức đã từng học ở những kiếp sống trước thì được truyền trong dòng danh pháp của kiếp sống hiện tại.

Bằng cách chú ý nhìn vào dòng danh pháp của một người, đức Phật (Buddha) có thể thấy các kiếp sống quá khứ của người đó, những thành tựu nổi bật, những việc làm thiện và những việc làm bất thiện đã được thực hiện bởi người ấy trong nhiều kiếp sống, vì tất cả dữ kiện này hiện diện trong dòng danh pháp của vị ấy. Không chỉ đức Phật mà còn một người bình thường như một người đàn ông thần diệu người Mỹ, Edgar Cayce, dưới sự thôi miên, có thể quan sát những kiếp sống quá khứ, những thành tựu, những năng khiếu, những nghiệp, v.v…, đã truyền từ nhiều kiếp sống quá khứ sang kiếp sống hiện tại của nhiều người. Những nội dung của chủ đề này đã được mô tả trong phần ‘III’ ở tập sách này.

Những bằng chứng rõ ràng về các kiếp sống quá khứ đã được mô tả trong phần ‘III’ và những bằng chứng cụ thể về các kiếp sống vị lai được mô tả trong phần ‘IV’ là những bằng chứng tốt nhất để thể hiện về nghiệp và quả của nghiệp, vòng tái tục gọi là luân hồi (saṃsāra), và dòng danh pháp liên tiếp trong những kiếp sống liên tiếp của mỗi cá nhân thực sự tồn tại.

 

Tham khảo:
(1) Dr. Mehm Tin Mon. “Abhidhamma” (higher level) Vol. I, pp. 175-194.
(2) Dr. Mehm Tin Mon. “Abhidhamma” (higher level) Vol. II, pp. 43-46; 90-122.
(3) Bhikkhu Bodhi. General Editor, “A Comprehensive Manual of Abhidhamma, pp. 219-233. 274-278.
(4) Bhaddanta Vicittasārābhivaṃsa. “The Great Chronicle of Buddha,” Vol.II, pp. 244-265.
(5) Pa-auk Tawya Sayadaw and Dr. Mehm Tin Mon, “Breakthrough in Samatha Meditation and Vipassanā Meditation”, pp 64-74.
(6) Nārada Mahā Thera, “The Buddha anh his Teaching”, pp. 250-272.

 

XI. Quyền Tự Do Tạo Ra Số Phận Và Vận Mệnh Của Một Người

1. Học thuyết về nghiệp công bằng và tự do.

Vì đã quy y Tam Bảo và tôn kính đức Phật (Buddha), giáo Pháp (Dhamma), và chư Tăng (Saṅgha) suốt cuộc đời, Saraṇa Gamana Thera đã hưởng nhiều tỷ kiếp sống an vui không có bị ném xuống những cõi khổ. Trong kiếp sống cuối cùng của mình, vào thời đức Phật Gotama, ngài đã trở thành một bậc Ứng cúng (Arahant), vào lúc bảy tuổi chỉ bằng việc đọc tụng lại “Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi, Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi, Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.”

Trong một kiếp trong vòng tái tục luân hồi của đại đức Mahā Moggallāna, ông bị dính mắc vào vợ của mình với ái và tin vào sự vu khống của người vợ, chống lại cha mẹ mình một cách mù quáng, đánh đập cha mẹ mù của mình đến chết một cách tàn ác. Vì việc làm cực kỳ tàn ác này, ông đã bị tra tấn cực kỳ kinh khủng và bị giết chết nhiều lần trong địa ngục đến hàng triệu năm. Sau khi thoát khỏi địa ngục, ông bị đánh cho đến khi xương của ông bị nghiến nát thành bột và ông phải chết thật sự cực kỳ kinh khủng đến một trăm kiếp. Trong kiếp sống cuối của ngài, dù ngài đứng đầu về thần thông trong số các đệ tử của đức Phật Gotama, lần nữa ngài bị đánh bởi năm trăm tên cướp cho đến khi xương của ngài bị nghiến thành những mảnh nhỏ và ngài qua đời, Níp-bàn.

Nghiệp thiện sanh những quả lành gấp tỷ lần.

Nghiệp ác sanh những quả khổ gấp tỷ lần.

Định luật về nghiệp’ nói rõ rằng ‘nghiệp sanh những quả tự nhiên như chúng phải sanh’; không cho ai ân huệ. Nó không bị điều khiển bởi Thượng đế nào. Nó hoạt động tự do và hoàn toàn công bằng trong lĩnh vực của chính nó.

Định luật về nghiệp là một định luật tự nhiên. Tất cả những định luật của khoa học cũng là định luật tự nhiên. Chúng không được quy định mà cũng không được tạo bởi bất cứ Thượng đế hay Đấng tạo hóa nào. Các nhà khoa học có thể giải thích tất cả những hành tinh kể cả quả đất và mặt trăng, và tất cả những ngôi sao, tinh tú bao gồm cả mặt trời của chúng ta đang lưu động có hệ thống dưới sự điều khiển của những định luật tự nhiên này trong vũ trụ vô tận.

Bằng việc dùng những định luật tự nhiên, các nhà khoa học đã sáng chế và sản xuất nhiều đồ dùng, dụng cụ và máy móc, thiết bị như máy thu, tủ lạnh, máy thu hình và máy vi tính.

Trong số những năng lượng vật lý, năng lượng nguyên tử là mạnh mẽ nhất. Năng lượng nguyên tử có thể được biến đổi thành năng lượng điện và có thể được dùng dưới dạng bom nguyên tử và bom hy-đrô để phá hủy những thị trấn, thành phố và cả thế giới.

Tương tự, năng lượng hay tiềm lực của danh pháp và tiềm lực của nghiệp là những thứ mạnh mẽ hơn năng lượng nguyên tử, có thể được dùng cho sự chăm sóc bản thân và những người khác cho sự tiêu diệt bản thân và những người khác. Nếu nó được dùng một cách đúng đắn, nó có thể nâng cao cuộc sống của mình đến mức độ cao hơn và cao thượng như trở thành một vị Phật (Buddha). Nó có thể giải thoát vô số người nhân loại, chư thiên và chư phạm thiên khỏi khổ. Mặt khác, nếu nó không được thực hiện đúng, nó có thể đưa người ấy xuống địa ngục hay nó có thể bắt đầu Thế chiến thứ ba phá hủy tất cả nhân loại.

Một tin quý báu nhất là biết rằng chúng ta có thể sử dụng định luật về nghiệp tự do như chúng ta mong muốn và chính chúng ta có thể kiểm soát số phận và vận mệnh của chúng ta.

Nhà viết kịch nổi tiếng người Anh – William Shakespeare đã viết: “Ta là thủ lĩnh của tâm ta và là người tạo nên số phận của ta.”

2. Ba loại tà kiến, thấy sai.

Trong Aṅguttara Mahāvagga, Titthāyana Sutta, đức Phật đã mô tả ba loại tà kiến cơ bản.

(1) Pubbekata hetuka diṭṭhi – tà kiến tin rằng tất cả hạnh phúc và đau khổ mà chúng sanh có sự sống gặp phải bị trợ tạo bởi những nghiệp quá khứ của họ.

(2) Issara niṃmāna vāda hay Visama hetuka diṭṭhi - tà kiến tin rằng tất cả hạnh phúc và đau khổ mà chúng sanh có sự sống gặp phải bị trợ tạo bởi một Thượng đế, người thống trị thế gian; đó là tà kiến lấy lý lẽ sai làm nguyên nhân.

(3) Ahetuka diṭṭhi - tà kiến tin rằng tất cả hạnh phúc và đau khổ mà chúng sanh có sự sống gặp phải không có nguyên nhân; chúng sinh khởi do may rủi.

Đức Phật (Buddha) đến gần người tu khổ hạnh và các bà-la-môn, là những người thuyết giảng những niềm tin này và hỏi họ: “Này các bạn, một số người phạm vào việc sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lời vu khống, nói lời khó nghe độc ác, nói lời vô ích, mưu tính lấy tài sản của người khác một cách phi pháp, tính hủy hoại mạng sống và tài sản của người khác và đi theo con đường tà kiến. Họ có phạm vào những việc làm bất thiện này vì họ bị gợi ý bởi những việc làm quá khứ của họ, hoặc vì họ được hướng dẫn bởi một Thượng đế, hoặc họ thực hiện những việc làm bất thiện không có bất cứ nguyên nhân và lý do nào hay không?

Những người tu khổ hạnh và bà-la-môn không thể đưa ra một câu trả lời hợp lý. Những người đó tin rằng tất cả hạnh phúc và khổ đau mà họ trải nghiệm bị trợ bởi những việc làm quá khứ của họ không có ‘sự mong muốn’ làm một số việc thiện và sử dụng ‘sự tinh tấn’ để làm việc thiện. Nếu họ không biết chính xác những gì là tốt và những gì là xấu, những gì cần phải được làm và những gì không nên làm thì họ sẽ sống lơ là và nhàn nhã không có bất cứ sự thận trọng nào để làm những việc tốt, vì đối với họ khi làm những việc làm như vậy sẽ không mang lại bất cứ lợi ích chi. Cho nên họ sẽ kết thúc bằng ‘vô hậu quả thuyết’ – ‘nghiệp vô quả báo luận’ (akiriya vāda) hay là vô hành kiến.

Tương tự, những ai tin rằng tất cả những hạnh phúc và đau khổ mà họ trải nghiệm được tạo bởi một Thượng đế và những ai tin rằng tất cả những hạnh phúc và đau khổ sanh không có bất cứ nguyên nhân và lý do cũng sẽ kết thúc bằng ‘vô hành kiến’ vì đối với họ làm việc tốt không mang lại bất cứ lợi ích chi.

3. Người cần phải tin vào chính mình.

Nếu một người đang còn sống, hạnh phúc và đau khổ bị tạo bởi một Thượng đế theo nguyện vọng của vị ấy thì người đó không có quyền làm gì vì sự tiến bộ và sự thành công của chính mình. Người đó cần phải làm gì để cầu nguyện Thượng đế cả ngày để ban phúc cho vị ấy.

Nhưng trong thực tế, một người không sử dụng tinh tấn để làm việc vì sự tiến bộ của mình mà chỉ vẫn cứ cầu nguyện Thượng đế ngày đêm, sẽ không thành công. Chỉ có những ai làm việc tích cực mới trở nên thành công. Vì vậy, chúng tôi từng nói rằng:

“Chúa trời giúp những ai tự giúp mình.”

Cho nên chúa trời sẽ chỉ giúp những người nào làm việc hết sức cố gắng, tích cực vì sự tiến bộ của họ. Thực chất về lời khuyên này là nương vào chính mình và khả năng của mình làm việc vì sự tiến bộ của bản thân.

Đức Phật thấu rõ sự hoạt động độc lập của định luật về nghiệp, và sự thật rằng, mọi người phải làm việc vì sự tiến bộ của chính mình, thẳng thắn bày tỏ không tìm kiếm một số cảnh bên ngoài để sùng bái và để nương vào mà kính trọng chính mình và nương vào chính mình.

Attā hi attano ko hi nātho paro siyā.

Chính mình, thật vậy, người cần phải kính trọng và nương vào.

Người khác làm sao có thể là những đối tượng của lòng kính trọng và tin cậy? (Dhammapada 160)

Attadīpā bhikkhave viharatha, atta saraṇā anañña saraṇā.

Này các bhikkhu, làm chính mình trở thành hòn đảo và ngụ ở trên hòn đảo ấy, nương tựa vào chính mình, tin tưởng và kính trọng chính mình. Không nương tựa vào người khác.

Dhammadīpā bhikkhave viharatha, Dhamma saraṇā anañña saraṇā. - Này các bhikkhu, làm Pháp (Dhamma) (thực tính) trở thành hòn đảo và ngụ ở trên hòn đảo ấy, nương tựa vào Pháp, tin tưởng và kính trọng Pháp. Không nương tựa vào những đối tượng khác.

Chính đức Phật, để đạt đến tuệ toàn tri (sabbaññutā ñāṇa), là tuệ biết tất cả những sự thật tự nhiên đúng đắn và trở thành hoàn toàn tự giác ngộ (Buddha), không nương tựa vào bất cứ ai và bất cứ sức mạnh siêu nhiên nào. Ngài không nhận bất cứ sự giúp đỡ nào từ bất cứ Thượng đế nào. Ngài đã hoàn toàn nương tựa vào chính mình và đã đi trên con đường sự thật tự nhiên gọi là Pháp (Dhamma), hoàn thành pháp tròn đủ (pāramī) đến bốn A-tăng-kỳ (asaṅkheyya) và một trăm ngàn chu kỳ thế giới và tu tập Nhóm tám Thánh đạo đến cực điểm. Do đó, Ngài trở thành một vị Phật do sự nỗ lực của chính Ngài.

Sau khi đạt đến trạng thái của giác ngộ (cảnh giới của Phật - Buddhatta), Ngài đã giải thích những thực tính siêu lý và chỉ ra nhóm tám Thánh đạo hay nhóm ba sikkhā (học) về giới, định và tuệ (sīla, samādhi, paññā) để trừ tiệt mười phiền não (kilesa), là những nguyên nhân của tất cả khổ. Bằng cách tích cực tu tập ba sikkhā (học) này, người tu thiền có thể đi đến đỉnh điểm hưởng sự vắng lặng và hạnh phúc bên trong.

“Chư Phật chỉ có thể chỉ ra con đường. Nhiệm vụ của mỗi người là đưa sự cố gắng của mình vào sử dụng để tự giải thoát khỏi khổ.”

Những lời dạy ngay thẳng của đức Phật cần phải luôn giữ trong tâm. Dù Ngài được tôn kính bởi những người nhân loại, người trời và Phạm thiên và Ngài là người mạnh mẽ nhất trong khắp thiên hạ, Ngài không thể ngăn những người ác đã và đang phạm vào những việc làm ác khỏi bị tái tục vào địa ngục sau khi tử. Ngài không thể giúp con người được sanh vào một cõi trời trừ khi con người tránh ác và thực hiện những việc làm phước thiện như Ngài đã chỉ dạy. Y như Mahā Moggallāna, là vị đệ nhất thần thông không thể tránh quả xấu của nghiệp xấu, cũng vậy, đức Phật không thể bảo vệ một người khỏi quả xấu của nghiệp xấu của vị ấy.

Tự mình làm điều ác
Tự mình bị ô uế
Tự mình không làm ác
Tự mình được trong sạch.
Trong sạch và nhơ bẩn, tùy thuộc vào chính mình.
Không ai làm cho ai khác trong sạch. (Dhammapāda 165)

* Tâm bị ô uế bởi chính mình chỉ có thể được làm cho trong sạch bởi chính mình. Nó không thể được làm cho trong sạch bởi đức Phật hay bởi một Thượng đế nào.

*  Nếu bạn muốn thành người cao quý và thuận lợi, đi trên con đường Thánh đạo.

4. Con đường đến sự thành công và thuận lợi.

Nghiệp trợ cho bạn sanh trong một gia đình giàu có hay nghèo nàn, trong một tầng lớp cao hay thấp, là di sản nguyên bản của bạn. Bạn có thể trở nên thuận lợi, hưởng sức khỏe tốt và rất hạnh phúc bởi sự cố gắng hiện tại và sự nhìn xa thấy trước của mình.

Nó ví như đưa một vệ tinh vào quỹ đạo bằng tên lửa chánh và rồi sau đó thay đổi đường đi của vệ tinh bằng cách bắn một hỏa tiễn nhỏ trong vệ tinh.

Cách thức của sự thành công trong đạo Phật là ‘nghiệp, trí và cần’. ‘Nghiệp’ ở đây nghĩa là cả những nghiệp quá khứ và những nghiệp hiện tại. Những nghiệp hiện tại thì quan trọng hơn vì chúng có sức mạnh lớn hơn để sanh quả, vì tính gần gũi của chúng. Những nghiệp tốt hiện tại cũng sẽ giúp những nghiệp tốt quá khứ sanh quả. Chúng ta phải thực hiện những việc làm tốt để được những quả tốt trong kiếp sống hiện tại cũng như trong những kiếp sống vị lai.

Chúng ta đến kiếp sống nhân loại do những nghiệp tốt tương ứng của chúng ta trợ chuyên cho chúng ta được tái tục làm chúng sanh nhân loại. Ngoài ra, chúng ta rất may mắn đạt được kiếp sống nhân loại vào lúc những lời dạy của đức Phật đang hưng thịnh và ở nơi đạo Phật hưng thịnh. Ngoài ra, chúng ta được sanh trong một gia đình Phật tử và chúng ta có được cơ hội quy y Tam bảo đó là Phật, Pháp và Tăng (Buddha, Dhamma, Saṅgha). Bên cạnh đó, chúng ta có thể đọc và nghe những lời dạy của đức Phật hướng dẫn chúng ta có được đỉnh cao nhất của cuộc sống chúng ta, đó là trạng thái cao thượng và hạnh phúc nhất của cuộc sống.

Những thứ đạt được này là những quả của những nghiệp tốt của chúng ta trợ tạo các kiếp sống nhân loại của mình. Để được sanh làm một người nhân loại, để gặp được những lời dạy của đức Phật, để có lòng tin Tam bảo và để học những lời dạy của đức Phật, và để trở thành một tu sĩ Phật giáo là năm lý tưởng hay mà rất khó đạt được. Chúng được gọi là dullabha(khó được). Là những người cư sĩ, chúng ta đạt được bốn ‘dullabha’ (điều khó được). Vì vậy, các kiếp sống của chúng ta rất cao quý và rất được quý trọng. Chúng ta phải vui sướng và tự hào vì đạt được những tiêu chuẩn tốt này. Chúng ta có thể xem những sự đạt được này là sự đầu tư nguyên bản của chúng ta.

Để được giàu sang và thịnh vượng, hưởng một cuộc sống khỏe mạnh lâu dài, để đạt được hạnh phúc vật chất và hạnh phúc tinh thần trong kiếp sống hiện tại, chúng ta phải thực hiện những việc làm tốt thích hợp với trí và sự cố gắng lớn.

Mọi người cần phải làm việc vì cuộc sống. Có một việc làm hữu ích là có cơ hội góp phần vào gia đình và cộng đồng. Bất kể chúng ta làm gì, chúng ta cần phải làm với ý định tốt để phát triển nghiệp tốt và chúng ta cần phải làm hiệu quả, giỏi và cần cù với tất cả khả năng của chúng ta. Chúng ta cũng cần phải áp dụng sự tinh tấn không dứt để được trí cao hơn trau dồi khả năng của chúng ta. Nếu chúng ta làm một việc kinh doanh, chúng ta cần phải biết mọi việc về kinh doanh và làm sao thực hiện nó thành công.

Một số làm kinh doanh không có đủ kiến thức và không có đủ sự cố gắng. Khi họ thất bại, họ đổ lỗi cho nghiệp của họ, nói rằng: “Nghiệp của tôi không tốt, vì vậy, tôi thất bại. Nghiệp của ông ấy tốt, nên ông ấy thành công”. ‘Nghiệp’ họ nói đến ở đây là những nghiệp quá khứ của họ, không phải nghiệp xấu hiện tại mà họ thực hiện và là lý do chánh cho sự thất bại của họ. Nếu họ lấy nghiệp quá khứ làm lý do chánh, họ đang giữ quan niệm sai, tức là tà kiến, gọi là ‘pubbekata hetuka diṭṭhi’, là tin rằng nghiệp quá khứ quyết định số phận và vận mệnh của một người.

Chúng ta phải có trí, là đặc tính quan trọng nhất của một người. Để phát triển trí, chúng ta phải đạt được kiến thức nhà trường và chuyên môn cũng như kiến thức về những lời dạy của đức Phật. Kiến thức về nghiệp và quả của nghiệp và hoạt động của nghiệp ra sao là đặc biệt quan trọng. Chỉ khi chúng ta hiểu định luật về nghiệp đúng đắn, chúng ta sẽ đạt được việc hiểu đúng và thấy đúng - chánh kiến (sammādiṭṭhi).

Hiểu đúng sẽ gây ra ý nghĩ đúng, lời nói đúng, hành động đúng và cách nuôi mạng đúng. Chỉ khi ấy, chúng ta sẽ thận trọng tránh những việc làm bất thiện và sẵn sàng làm những việc làm phước thiện. Cho nên, chúng ta sẽ trở thành một người có những tư chất tốt và ngay thẳng, có những nghiệp tốt.

Những nghiệp tốt hiện tại sẽ bắt đầu sanh những quả tốt từ kiếp sống hiện tại. Chúng cũng sẽ làm những nghiệp hộ trợ giúp những nghiệp tốt quá khứ trổ sanh quả. Những người có những nghiệp tốt mạnh thì thường rất may mắn và họ dễ dàng thành công trong bất cứ thứ gì họ làm.

Vì thế, trong khi chúng ta đang làm việc của chúng ta và việc kinh doanh của chúng ta có sự cố ý tốt và thiện chí, chúng ta cũng cần phải thực hiện những việc làm phước thiện nhiều nhất có thể. Chúng ta cũng phải dùng trí và sự nhìn xa thấy trước, áp dụng tinh tấn để đạt được thành công trong bất cứ thứ gì chúng ta làm. Với trí và sự nhìn xa thấy trước, chúng ta sẽ chọn đúng người để giải quyết và đúng lúc để làm những việc làm đúng.

Một số người nương tựa quá nhiều vào những nghiệp quá khứ và nhắm tới làm những việc vội vàng và thiếu thận trọng. Chẳng hạn, nếu một người nghĩ rằng ‘có những nghiệp tốt mạnh và không gì có thể làm tổn thương ta’, nhảy vào lửa, vị ấy sẽ bị đốt cháy. Nếu vị ấy đi xuyên qua một khu rừng đầy cọp, vị ấy sẽ bị những con cọp cắn vì việc làm hay nghiệp hiện tại của vị ấy là ngu dại và tồi.

Có một sự ví von hay về ba con cá. Một ngư phủ chèo một chiếc thuyền trên một dòng sông và quăng chài cá của mình vào trong nước. Ông đã bắt được ba con cá và thả chúng trong thuyền. Một con cá nương tựa vào sự may mắn, nghĩ rằng ‘Nếu ta may mắn, ta sẽ được an toàn’ và vẫn ở lại trong thuyền. Cuối cùng nó bị ngư phủ mang về nhà và nấu với cà-ri. Một con cá khác nương tựa vào sự tinh tấn, nghĩ rằng ‘ta sẽ chỉ thoát nếu ta có thể nhảy ra khỏi thuyền.’ Vì vậy nó cứ nhảy suốt, nhưng nó không thể thoát. Ngư phủ lo rằng ông có thể mất con cá đó. Vì vậy ông đánh nó bằng mái chèo, giết chết nó.

Con cá thứ ba có một ít trí. Nó biết rằng nó sẽ không được an toàn bằng việc vẫn nằm yên và không làm gì. Nếu nó nhảy một cách liều lĩnh như bạn của nó, nó sẽ bị ngư phủ giết chết. Vì vậy, nó chờ đúng lúc để nhảy. Khi ngư phủ quăng lưới của ông vào nước lần nữa, con thuyền bị làm cho nghiêng bên đó và con cá đã nhảy ra khỏi thuyền và được về nước một cách an toàn.

Từ bài học này, chúng ta sẽ áp dụng công thức ‘nghiệp, trí, tinh tấn’ vào bất cứ những gì chúng ta làm để đạt được thành công.

5. Cặp đôi nhận sự thất bại lớn vì thiếu trí và tinh tấn.

Trong thời đức Phật Gotama, một nhà triệu phú có tên là Mahā Dhana có 800 triệu đồng ru-pi. Ông có một người con trai. Ông nghĩ rằng con trai của mình có thừa sự giàu sang để dùng trong cả đời của nó, nhà triệu phú để con trai vui chơi mà không cho con sự giáo dục đúng cách.

Khi người con trai đã đến tuổi trưởng thành, nhà triệu phú đã thu xếp việc cưới xin giữa con trai của ông và con gái của một người bạn triệu phú của ông, là người cũng có 800 triệu đồng ru-pi. Khi cha mẹ qua đời, cặp vợ chồng trẻ thừa hưởng 1600 triệu đồng ru-pi. Vậy là những nghiệp quá khứ của họ rất tốt. Nhưng họ đã không được giáo dục.

Một nhóm những người nghiện rượu muốn lấy cho được tài sản của họ. Chúng đã kết bạn với người con trai của nhà triệu phú và dụ dỗ, lôi kéo cậu ấy đến uống rượu. Chúng đặt rượu trong những hoa sen và hút rượu bằng những ống hút, nói rằng chúng đang hút rượu tiên. Người con trai của nhà triệu phú trở nên quan tâm, thích thú và hút rượu từ một hoa sen. Dần dần cậu ta trở thành một tên nghiện rượu. Cậu ta tiêu tiền của cậu tùy thích vào thức ăn, thức uống và trong việc cho những phần thưởng đến những vũ công đã giúp vui cho họ.

Những người bạn của cậu ta đã mượn tiền từ cậu ta không biết bao nhiêu lần mà không bao giờ trả lại tiền. Vì cậu ta không thể quản lý, trông nom sự giàu có của mình, cậu ta đã cạn hết tiền và lần lượt phải bán tài sản và những căn nhà của mình. Họ không có nơi để sống và không có thức ăn để ăn. Họ trở thành những người ăn xin và đi loanh quanh xin thức ăn và tiền.

Khi đức Phật đi vào thành, trên đường đi khất thực và gặp họ, họ rất già. Đức Phật nói với Ānanda rằng:

“Này Ānanda, ông hãy nhìn cặp vợ chồng già kia, mỗi người đều đang cầm một cái lon và xin thức ăn và tiền. Họ từng là con trai và con gái của hai người đàn ông rất giàu trong thành Sāvatthi. Dù họ đã thừa hưởng một lượng lớn tài sản, nhưng họ không biết quản lý nó ra sao. Người chồng kết giao với những tên nghiện rượu và chính mình trở thành một tên nghiện rượu. Chúng lôi kéo người con trai để xài tiền tùy thích và mượn tiền từ người con trai mà không trả lại. Vì vậy, cuối cùng, cặp vợ chồng không còn tiền và không còn tài sản và trở thành những người ăn xin.

“Cặp vợ chồng đã có những nghiệp quá khứ rất tốt. Nếu họ làm kinh doanh bằng nghiệp tốt, trí và tinh cần khi họ còn trẻ, họ sẽ trở thành những người giàu bậc nhất; hay nếu họ được thọ làm những tu sĩ và họ tu tập thiền, người chồng sẽ trở thành một bậc Ứng cúng (Arahant) và người vợ trở thành bậc Bất lai. Họ đã bỏ lỡ cả hai cơ hội tốt này.

“Về sau, khi họ trở thành những người trung niên, nếu họ làm kinh doanh tốt với trí và sự tinh cần lớn, họ sẽ trở thành những người giàu bậc nhì; hay nếu họ được thọ làm những tu sĩ và họ tu tập thiền, người chồng sẽ trở thành một bậc Bất lai và người vợ trở thành một bậc Nhất lai. Họ cũng đã bỏ lỡ cả hai cơ hội tốt này.

“Về sau, khi họ đi đến giai đoạn thứ ba của cuộc sống, nếu họ làm việc kinh doanh tốt với trí và sự tinh cần lớn, họ sẽ trở thành những người giàu bậc ba; hay nếu họ được thọ làm những tu sĩ và họ tu tập thiền, người chồng sẽ trở thành một bậc Nhất lai và người vợ trở thành một bậc Nhập lưu. Lần nữa, họ đã bỏ lỡ cả hai cơ hội tốt này.

“Bây giờ họ đã già và họ không thể làm bất cứ việc kinh doanh nào, họ cũng không thể trở thành những vị tu sĩ và tu tập thiền. Họ như những con sếu già không có lông, không còn có thể bay và đứng trong một cái hồ khô chờ cá xuất hiện. Bây giờ họ chỉ chờ cho đến lúc tử.”

6. Những ai đạt đến đỉnh bằng nghiệp tốt, trí và tinh cần hiện tại.

Chúng ta không biết những nghiệp tốt gì mà chúng ta đã tích lũy trong quá khứ. Nhưng chúng ta có thể được những nghiệp tốt đến mức tối đa như chúng ta muốn ở hiện tại. Những nghiệp tốt hiện tại này sẽ bắt đầu sanh những quả tốt từ kiếp sống hiện tại và chúng sẽ ủng hộ những nghiệp tốt quá khứ sanh những quả tốt.

Nghiệp là sự cố ý hay cố quyết hành động. Chúng ta cần phải thực hiện một hành động hay việc làm hay vấn đề tốt làm nhu cầu căn bản. Tiếp theo, chúng ta cần phải làm bằng kiến thức thấu đáo hay trí uyên bác và sự tinh cần lớn. Đây là công thức để đạt đến đỉnh.

Khi tôi còn là một sinh viên đại học, tôi đã đọc một bài viết về cuộc sống của Abraham Lincoln, vị tổng thống thứ mười sáu của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, và tôi đã cảm kích rất nhiều. Ông được sanh trong một túp lều gỗ trong rừng. Ông phải rời trường học khi còn rất nhỏ để giúp cha của mình đốn củi trong rừng.

Tuy nhiên, ông không muốn làm một tiều phu suốt đời như cha của mình. Ông muốn làm một người lãnh đạo quốc gia của ông. Cho nên, ông đã cố gắng để đạt được kiến thức. Ông đã đi đến những ngôi nhà gần rừng và hỏi những chủ nhà cho ông mượn sách cũ mà họ đã đọc. Ông đã nghiên cứu, xem rất cẩn thận cuốn sách vào những lúc không phải làm việc, đó là vào ban đêm bằng ánh sáng của ngọn lửa giữ ấm. Ông đã ghi chú những sự việc một cách cẩn thận, trả lại sách và mượn sách khác. Vì vậy, ông được kiến thức từ nhiều quyển sách.

Ông đã có mặt trong kỳ thi luật và đã thi đậu. Ông trở thành một luật sư vào năm 1837. Ông đã nghe những người diễn thuyết quần chúng và tập diễn thuyết ở thảo nguyên. Những động vật làm thính giả của ông. Do ‘sự rèn luyện làm cho thành thạo’, ông trở thành nhà diễn thuyết giỏi có lượng lớn kiến thức. Ông cũng thật thà và chân thành. Vì vậy, ông trở nên nổi tiếng là một luật sư và là một chính trị gia thành công.

Ông trở thành một người đại diện của U.S từ 1847-1849. Làm một ứng cử viên Cộng hòa cho thượng nghị viện của U.S vào năm 1858, ông đã đánh dấu trong cuộc tranh luận với Stephen A.Douglas. Ông xem tình trạng nô lệ là một ‘sự bất công’ và một sự sai trái, xấu ác. Ông phản đối sự mở rộng của nó. Ông được bầu làm tổng thống của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ vào năm 1860.

+ + +

Kiến thức là sức mạnh. Trí tuệ là hũ vàng quý nhất mà có thể làm bất cứ thứ gì người ước mong. Nó không bao giờ bị trống không dù người lấy ra nhiều đến đâu, và không thể bị bất cứ ai đánh cắp.

+ + +

Trong một thị trấn gọi là Kyike Hto ở bang Mon, Myanmar, một chàng thanh niên trẻ tên Ba Tin kiếm sống bằng việc đào đá ong la-tê-rít để làm những viên gạch đá ong.

Cậu của chàng thanh niên từ Mandalay đến Kyike Hto thăm và khuyên anh ấy như vầy: “Này cháu trai, những gì mà cháu kiếm được từ việc làm của cháu thì chỉ đủ để mua gạo. Cháu có thể không bao giờ thu vén tằn tiện để cuối tháng khỏi thiếu tiền. Thay vì cháu dành hết cuộc đời của cháu để đào đá ong la-tê-rít, cháu nên đi đến vùng đất châu báu ở Phar Kant gần Muit Kyi Nar, thủ phủ của bang Kachin. Cậu có một người bạn ở đó. Cậu sẽ giúp cháu để có được một mảnh đất nhỏ và cháu có thể ở đó đào cả ngày. Nếu cháu có được một viên đá quý, một đá ruby tốt, cháu sẽ thành một người giàu có.”

Ba Tin đã đồng ý đi đến vùng đất châu báu. Anh ta đã đào với sự cố gắng lớn ngày này qua ngày khác. Sau một vài tháng, anh ta đã tìm thấy những viên đá quý và trở nên rất giàu có.

Như thế, tính chất của việc làm hay ‘nghiệp’ cũng quan trọng. Chúng ta cần kiến thức hay trí để có được một việc làm với tiền lương khá. Vì vậy, những người trẻ cần phải làm việc hết sức cố gắng để được kiến thức vi tính, kiến thức thương mại, kiến thức kỹ thuật, kiến thức y học hay bất cứ kiến thức chuyên môn nào để có được một việc làm tốt. Bất cứ việc làm nào mà bạn có được, bạn cần phải luôn làm việc một cách có hiệu quả và một cách siêng năng với trí. Sau đó, bạn sẽ được đảm bảo thành công và trở nên thuận lợi.

Không những việc làm để trở nên giàu là quan trọng, việc làm để được phước thiện tốt và nghiệp tốt cũng quan trọng. Trong thực tế, một điều quan trọng hơn là được phước thiện vì chúng ta có thể tử vào bất cứ lúc nào và để không bị quăng xuống một cõi khổ sau khi tử là cấp bách nhất. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn thực hiện những việc làm phước thiện nhiều hết mức có thể. Những nghiệp tốt sẽ giúp chúng ta được may mắn hơn và thành công hơn trong bất cứ thứ gì chúng ta làm.

7. Những cơ hội cho những nghiệp tốt và những nghiệp xấu sanh quả.

Có bốn loại duyên thuận lợi ủng hộ cho nghiệp lành sanh quả và làm trở ngại những nghiệp xấu khỏi sanh quả.

(1) Gatisampatti – sanh thú thuận lợi, đạt được kiếp sống hạnh phúc;
(2) Upadhisampatti – sanh y thuận lợi, đạt được diện mạo tốt, đẹp;
(3) Kālasampatti – thời gian thuận lợi, gặp thời gian hay dịp thuận lợi;
(4) Payogasampatti – hành vi thuận lợi, có được khả năng cần cù, siêng năng và trí.

Cũng có bốn loại duyên không thuận lợi làm trở ngại, ngăn trở những nghiệp tốt khỏi sanh quả và ủng hộ những nghiệp xấu sanh quả.

(1) Gativipatti – sanh thú bất lợi, đến kiếp sống khổ;
(2) Upadhivipatti – sanh y bất lợi, chịu diện mạo xấu, kém;
(3) Kālavipatti – thời gian bất lợi, gặp thời gian hay dịp bất lợi;
(4) Payogavipatti – hành vi bất lợi, không có sự cần cù, siêng năng và trí.

Kiếp sống nhân loại và kiếp sống cõi trời là những kiếp sống vui, hạnh phúc. Trong những kiếp sống này, những nghiệp thiện được thuận lợi để sanh quả trong khi những nghiệp bất thiện không thuận lợi để sanh quả.

Những bàng sanh, ngạ quỷ khổ, a-tu-la (asura) và cư dân của những địa ngục là chứng cứ có những kiếp sống đau khổ. Trong những kiếp sống này, những nghiệp thiện thì không thuận lợi để sanh quả trong khi những nghiệp bất thiện thì thuận lợi để sanh quả.

So sánh với bàng sanh, những người nhân loại có thể sống vui nhiều hơn, trong khi những ngạ quỷ khổ và a-tu-la (asura) phải sống khốn khổ nhiều hơn. Những cư dân của địa ngục thì khốn khổ nhất không có bất cứ sự an vui nào.

So sánh với kiếp sống nhân loại, kiếp sống cõi trời thì an vui, hạnh phúc hơn, hầu như không có bất cứ sự đau khổ nào. Kiếp sống Phạm thiên thậm chí an vui, hạnh phúc hơn: các vị trời Phạm thiên liên tục hưởng sự an vui, hạnh phúc của thiền (jhāna). Tuy nhiên, những người trời và Phạm thiên không dũng cảm, liều lĩnh và siêng năng như người nhân loại trong việc thực hiện những việc làm phước thiện. Những người nhân loại có thể cố gắng rất tích cực thậm chí cho đến khi họ trở thành những vị Phật. Những người trời, Phạm thiên không thể trở thành Phật. Trong số những người nhân loại, những ai có diện mạo tốt hay đẹp hưởng những đặc ân lớn hơn những ai có diện mạo xấu. Người ta thường có sự quý trọng đối với những người đẹp, quý mến và tôn trọng họ, và mong muốn kết giao với họ. Người ta thường ít có sự quý trọng đối với những người xấu hay dị dạng và sẽ không thích kết giao với họ. Trong số những người nộp đơn xin một việc làm, có những phẩm chất ngang nhau, những người đẹp sẽ có cơ hội lớn hơn để được chọn. Trong nghề diễn xuất như những tài tử điện ảnh và những người mẫu thời trang thì những ai có diện mạo tốt sẽ được thành công dễ hơn những ai có diện mạo xấu.

Diện mạo tốt ở nữ giới thì quan trọng hơn ở nam giới. Những cô gái đẹp được nhiều người yêu mến, nhất là nam giới. Cho nên, họ có thể chọn người mà họ thích nhất làm người bạn đời của mình. Bất chấp sự nghèo nàn, thiếu thốn và giai cấp thấp của họ, nhiều người nữ đẹp được những vị vua và hoàng tử chọn để làm hoàng hậu của họ.

Gặp lúc và dịp thuận lợi cũng rất quan trọng. Khi cả quốc gia được thái bình và kinh tế hưng thịnh có những cơ hội tốt để làm kinh doanh thì người ta có thể kiếm được việc làm dễ dàng, và hưởng thu nhập tốt và có một cuộc sống thanh thản. Đó là lúc những nghiệp tốt được thuận lợi để trổ quả. Mặt khác, nếu quốc gia không được thái bình hay đang có chiến tranh hay kinh tế trì trệ thì người ta mất việc làm, kinh doanh thất bại, người ta phải từ bỏ nhà và sống trong cảnh nghèo khổ. Đó là lúc những nghiệp xấu được thuận lợi để trổ quả.

Duyên thứ tư, đó là  có được khả năng cần cù, siêng năng và trí hoặc không, hầu như nương vào bản thân. Chúng ta cần phải sẵn lòng, quyết tâm làm việc hết sức cố gắng, siêng năng để được kiến thức vì ‘tinh cần’ và ‘trí’ là hai điều then chốt để thành công.

Không có ‘tinh cần’ và ‘trí’, con người không thể thành công trong cuộc sống; con người sẽ phải sống trong cảnh nghèo nàn, bần cùng. Chúng ta từng đọc câu chuyện về cặp vợ chồng phú ông trở thành những người ăn xin vì không có ‘tinh cần’ và ‘trí’. Chúng ta cần phải ghi nhớ công thức của sự thành công là ‘nghiệp, trí, tinh cần’ (kamma, ñāṇa, vīriya) và chúng ta cần phải luôn trung thành với nó.

Bạn là thủ lĩnh của tâm mình và là đấng tạo hóa của số phận của mình. Bạn có thể điều khiển tâm của mình và nghiệp của mình một cách tự do để tạo cuộc sống bạn muốn.

8. Bạn sẽ bị khốn khổ nếu bạn kết giao với một người có nghiệp xấu.

Trong bài thuyết về 38 pháp hạnh phúc, hai pháp đầu là:

(1) Không kết giao với những người ngu, xấu xa, độc ác;
(2) Kết giao với những người trí, sáng suốt, ngay thẳng.

Hai pháp hạnh phúc cao nhất này là quan trọng nhất cho sự tiến bộ và thành công của một người. Chúng thuận lợi để những nghiệp tốt sanh quả và không thuận lợi để những nghiệp xấu trợ sanh những quả xấu của chúng.

Nếu một người kết giao với những người ngu, xấu xa độc ác, người ấy cũng sẽ trở thành ngu và xấu xa, độc ác và mất đi tính cách, phẩm hạnh tốt của mình, là mất đi tài sản giá trị nhất của một người. Nếu tính cách, phẩm hạnh bị hủy hoại, cuộc sống của người ấy cũng bị hủy hoại và người ấy sẽ bị tái tục trong những cõi khổ không biết bao nhiêu lần.

Người Myanmar có nói rằng:

‘Nếu một con cá bị thối rữa, toàn bộ cá trong thuyền sẽ bị thối rữa’ ‘Nếu một cây phát triển khoẻ mạnh với nhiều nhánh có bóng râm, mười ngàn con chim có thể dùng làm chỗ ẩn náu trên đó.’

Trong một gia đình, nếu một thành viên có nghiệp bất thiện lớn mạnh thì cả gia đình hay thậm chí cả cộng đồng sẽ gặp chuyện rắc rối. Kết giao với một người như vậy sẽ gặp dịp hay thời bất lợi (kālavipatti) khi những nghiệp tốt không được  thuận lợi và những nghiệp xấu được thuận lợi để sanh quả.

Vào thời đức Phật Gotama, có một ngàn gia đình sống trong một ngôi làng. Họ kiếm sống bằng việc đánh bắt cá. Một ngày nọ, vợ của một ngư phủ mang thai. Từ ngày đó trở đi, ngư phủ không thể đánh bắt được con cá nào. Bên cạnh đó, cả làng bị tiểu bang phạt bảy lần và bị lửa đốt cháy bảy lần.

Những vị già làng hỏi ý kiến với nhau. Họ tin rằng một người có những nghiệp cực kỳ tàn ác chắc hẳn hiện diện trong làng. Vì vậy, họ chia làng thành hai vùng, mỗi vùng gồm có năm trăm gia đình. Nhóm mà bao gồm cả người nữ có thai gặp chuyện rắc rối làm nhóm này không thể đánh bắt cá và không thể có được thực phẩm. Lần nữa, các vị già làng đã chia nhóm này thành hai nhóm phụ. Lần nữa, nhóm phụ bao gồm người nữ có thai gặp chuyện rắc rối. Vì vậy, họ tiếp tục chia nhóm phụ mà gặp chuyện rắc rối nhiều lần cho đến khi người nữ có thai bị bỏ lại một mình.

Cô ấy sinh ra đưa bé đáng thương và hết sức khó nhọc khi cho bé ăn. Khi đứa bé có thể đi giỏi, người mẹ đưa cho bé một cái lon để đi loanh quanh ăn xin và người mẹ bỏ trốn đứa bé. Khi đưa bé bảy tuổi, tôn giả Sāriputta gặp bé, lấy làm hoan hỷ và quyết định cho bé thọ làm một sa-di. Khi vị sa-di đến tuổi trưởng thành, cậu ấy được thọ làm một bhikkhu và có tên là Trưởng lão Losakatissa.

Vị ấy tu tập nhóm ba học (sikkha) một cách siêng năng và trở thành một bậc Ứng cúng (Arahant). Dù là vị ấy đã trở thành một bậc Ứng cúng, nhưng không có ngày nào vị ấy có đủ vật thực. Vào ngày vị ấy qua đời để Níp-bàn, vị ấy đã đi khất thực cùng với tôn giả Sāriputta. Thế là bản thân ngài Sāriputta cũng chẳng có vật thực được xả thí nào.

Tôn giả Sāriputta yêu cầu Trưởng lão Losakatissa đi trở về tu viện và chờ ở đó. Ngài Sāriputta đã đi khất thực một mình và một gia đình đã thỉnh ngài đến nhận vật thực ở tại nhà của họ. Ngài xin một người đàn ông từ nhà ấy đưa vật thực cúng dường đến cho Trưởng lão Losakatissa. Người đàn ông trở nên đói bụng và ông đã quên việc phải đưa vật thực đến vị tăng sĩ. Cho nên ông đã ăn vật thực trên đường.

Khi tôn giả Sāriputta trở về tu viện, ngài nhận ra Trưởng lão Losakatissa chưa có vật thực nào, ngài tức tốc đi đến cung điện của vua Kosala và xin ‘catumadhū’, thuốc tễ làm bằng bốn thành phần – dầu mè, mật đường, mật và bơ. Lúc trở về, ngài Sāriputta giữ bát và để Trưởng lão Losakatissa lấy vật thực từ bát.

Đó là lúc duy nhất trong cả cuộc đời mà Trưởng lão Losakatissa có thể dùng vật thực đến mức no đủ của mình. Sau khi dùng bữa ăn của mình, vị ấy qua đời và Níp-bàn.

Vị ấy đã từng làm gì trong quá khứ? Trong thời đức Phật Kassapa, Losakatissa từng là một vị tăng có giới hạnh tốt. Một ngày nọ, một tăng sĩ đến tu viện của Losakatissa xin phép để cho ông lưu trú ở đó một vài ngày. Nhưng khi vị tăng chủ thấy rằng thí chủ của tu viện của ông tôn kính vị tăng khách rất nhiều, ông trở nên ganh tỵ.

Vị thí chủ phú ông đã thỉnh mời hai vị tăng đến dùng vật thực ở tại nhà của mình vào ngày kế. Sáng sớm hôm sau, vị tăng chủ gõ nhẹ vào cái chuông bằng những ngón tay của mình và đã rời đi đến nhà của thí chủ.

Vị thí chủ đã hỏi ông tại sao vị tăng khách không đến. Vị tăng chủ nói: ‘Vị tăng của ông quá thích ngủ, ông ấy không thức dậy khi tôi đánh chuông. Vì vậy tôi đã bỏ ông ấy lại trong tu viện.’

Thí chủ đã phục vụ vị tăng chủ bằng vật thực ngon. Sau khi vị tăng đã kết thúc bữa ăn của mình, thí chủ rửa bát và đặt vật thực vào cho vị tăng khách. Trên đường trở về tu viện, vị tăng chủ đã nghĩ: ‘Nếu vị tăng khách có vật thực ngon mỗi ngày, vị ấy sẽ không rời tu viện của mình.’ Do ganh tỵ, vật thực cúng dường bị trút ra khỏi bát của ông lên nền đất trong một cánh đồng.

Khi ông trở về tu viện của mình, ông không thấy vị tăng khách ở đâu cả. Bởi vì vị ấy biết ý nghĩ của vị tăng chủ, vị ấy đã bỏ đi, bay xuyên không đến nơi khác. Vị ấy quả thực là một bậc Ứng cúng.

Vị tăng chủ cảm thấy hối hận. Ông khổ sở và ông không thể ngủ và ăn ngon. Không lâu sau đó ông qua đời và bị tái tục trong địa ngục. Lòng ganh tỵ rất kinh khiếp và tồi tệ.

Sau khi ông ấy thoát khỏi địa ngục, ông bị tái tục làm yêu tinh, quỷ ăn thịt người đến năm trăm kiếp và làm chó đến năm trăm kiếp. Trong tất cả những kiếp sống này, ông không có đủ vật thực để ăn. Sau kiếp sống chó cuối cùng, ông được thụ thai trong tử cung của vợ ngư phủ.

Do những nghiệp tốt về phẩm hạnh tốt của mình mà ông được làm một tăng sĩ vào thời đức Phật Kassapa, ông trở lại kiếp sống nhân loại và trở thành một tăng sĩ. Và khi ông tu tập nhóm ba học, ông trở thành một bậc Ứng cúng. Do nghiệp cực kỳ tàn ác về việc vứt đi thực phẩm cúng dường cho một bậc Ứng cúng, thậm chí cả làng một trăm gia đình phải chịu nghèo nàn, cùng khổ trong thời gian ông được thụ thai trong tử cung của vợ ngư phủ.

Quả và tác động trở lại của những nghiệp cực kỳ tàn ác có thể gây ra sự tổn thương những người kết giao với người có nghiệp cực kỳ tàn ác. Chúng ta cần phải đạt được một trong những pháp hạnh phúc cao nhất bằng cách không kết giao với những người ngu, độc ác.

+ + +

Cũng trong Dhammapāda, chuyện Tayajana, chúng ta đã từng học về một chiếc thuyền buồm với bảy trăm hành khách đã rời khỏi bờ và đứng yên ở giữa biển. Nó không thể di chuyển tí nào. Khi thuyền trưởng đã đưa ra giả thuyết là một người có nghiệp cực kỳ tàn ác có thể đang hiện diện trong số họ, họ đã đồng ý rút thăm.

Người vợ xinh đẹp của thuyền trưởng nhận được lá thăm xấu ba lần. Cho nên, một nồi cát đã được buộc vào cổ của cô và cô bị ném xuống biển. Tức khắc, con thuyền di chuyển và tất cả những người khác được an toàn. Do nghiệp cực kỳ tàn ác của một người, tất cả những người còn lại trong chuyếc tàu có thể chết.

Nghiệp cực kỳ tàn ác của người vợ của thuyền trưởng là gì? Cô từng là một thiếu nữ xinh đẹp trong làng ở kiếp sống quá khứ của cô. Người yêu của cô đã chết và trở thành một con chó. Con chó nhỏ đi theo sau bất cứ nơi nào cô đi. Những người trai trẻ trong làng trêu cô và nói: “Hãy nhìn kìa, cô gái đang đi săn với con chó của cô. Hôm nay chúng ta sẽ có cơ hội ăn cà-ri thịt nai.”

Cô ta bị ngượng và cố gắng xua đuổi con chó nhỏ đi khi cô đi ra ngoài lần nữa. Nhưng con chó nhỏ vẫn cứ dai dẳng đi theo sau cô. Cô tức giận, buộc một nồi cát nhỏ vào cổ của nó và ném con chó xuống biển. Cô đã chịu cùng số phận trong kiếp sống kế của cô là người vợ xinh đẹp của vị thuyền trưởng.

9. Bạn sẽ được thuận lợi, thành công nếu bạn kết giao với một người có nghiệp tốt.

Nếu con trai hay con gái có nghiệp tốt lớn mạnh được sanh trong một gia đình, gia đình đó sẽ trở nên thuận lợi, thành công. Nếu một người trong số những người bà con thân thuộc đạt được một chức vụ cao có quyền lực lớn, nhiều người trong số bà con thân thuộc sẽ hưởng những lợi ích lớn. Nhiều triệu người nhân loại, người trời và phạm thiên đạt đến sự giải thoát khỏi tất cả khổ vì họ gặp đức Phật (Buddha) và kết giao, gia nhập với ngài làm một người bạn rất tốt.

Ở Sri Lanka trong thời triều đại vua Bhātika, những người ăn bò bị phạt nặng. Những ai không thể trả phạt phải làm việc trong cung điện, vệ sinh rác rưởi.

Có một gia đình có người con gái là một thiếu nữ rất xinh đẹp. Khi vua gặp cô, ông yêu quý cô rất nhiều. Ông đưa cô về cung và phong cho cô làm một hoàng hậu trẻ với danh hiệu ‘Sāmādevī’. Gia đình của cô và tất cả những người bà con thân thuộc của cô được miễn trừ khỏi bị trừng phạt và được vua ủng hộ, vì vậy họ có thể kiếm sống kha khá và sống hạnh phúc.

Do nghiệp tốt và vẻ đẹp hiếm có của thiếu nữ, tất cả những người bà con thân thuộc có thể hưởng sự phát đạt, thịnh vượng và hạnh phúc.

XII. Định Luật Về Nghiệp Rất Sâu Sắc Và Vi Tế

1. Những thực tính danh pháp sâu sắc và vi tế.

Bắt đầu từ thời Thales (624-550 trước Công nguyên), một nhà triết học cổ đại Hy-lạp, được xem là cha đẻ của triết học Tây phương, các nhà triết học đã và đang nghiên cứu những thực tính pháp mà tồn tại trong tự nhiên. Hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua; họ vẫn chưa biết những thực tính siêu lý tồn tại dưới 28 dạng sắc siêu lý (rūpa) và 53 dạng danh pháp siêu lý (nāma – tâm và 52 sở hữu tâm).

Về lý thuyết, mô tả vũ trụ, quả đất, những người nhân loại, động vật bàng sanh và cây được tạo bởi một Thượng đế, quả đất được xem là trung tâm của vũ trụ. Tuy nhiên, Nicholas Copernicus (1473-1543), một nhà thiên văn học người Ba lan sáng lập hệ thống Copernican mà thiên văn học hiện đại dựa vào đó, đã dành thời gian một đời để nghiên cứu sự chuyển động của các vì sao và các hành tinh. Vào năm 1543, ông tuyên bố rằng mặt trời chứ không phải quả đất là trung tâm của hệ mặt trời, và quả đất chỉ là một hành tinh nhỏ xoay vòng quanh mặt trời.

Galileo Galilei (1564-1642), nhà thiên văn học, nhà toán học và nhà vật lý học người Ý là người nghiên cứu về những định luật tự nhiên đã đặt nền tảng cho khoa học thực nghiệm hiện đại, đã sáng chế kính viễn vọng và ủng hộ lời tuyên bố của Copernicus. Dựa vào nền tảng của khoa học thực nghiệm mà họ đã tìm ra, khoa học hiện đại đã tiến bộ rất nhanh. Cho đến nay, khoa học hiện đại chưa thể nghiên cứu những thực tính danh pháp.

Vì những người bình thường không hiểu những thực tính danh pháp dưới dạng tâm (citta) và các sở hữu tâm (cetasika), họ sẽ nhận thấy khó hơn để hiểu ‘định luật về nghiệp’, là đặc tính đặc biệt của tâm và các sở hữu tâm. Vì họ không hiểu định luật tự nhiên mà nghiệp và quả của nghiệp thật sự tồn tại, họ hí hửng đưa ra những loại quan điểm sai khác nhau.

Những ai tin vào một Thượng đế hay một Đức Chúa trời Brahmā nói rằng Thượng đế hay Brahmā tạo ra vũ trụ, quả đất và tất cả người có sự sống, và chi phối khắp tất cả chúng sanh và quyết định những số phận và vận mệnh của họ. Vì vậy, những cá thể không có sự tự do và không có quyền để làm việc vì sự tiến bộ và thành công của họ. Bản thân họ sẽ phải chịu phục tùng hoàn toàn ở Thượng đế ấy. Lòng tin này được gọi là ‘người tin thuyết tạo hóa’ (issaranimmāna vāda) quan niệm Thượng đế tạo hóa chi phối tất cả, hay ‘quan niệm về nhân sai’ (visama-hetuka diṭṭhi).

Một số tin và giảng rằng tất cả hạnh phúc và đau khổ mà mỗi cá thể trải qua trong kiếp sống hiện tại được quyết định bởi nghiệp của mình ở kiếp sống quá khứ. Vì vậy, lần nữa không ai có quyền và tự do làm việc vì sự tiến bộ và thành công của mình. Quan niệm sai này được gọi là ‘quan niệm về thuyết tiền định quá khứ’ (pubbekata-hetuka diṭṭhi).

Lại nữa, một số tin và giảng rằng tất cả hạnh phúc và đau khổ mà mỗi cá thể trải qua trong kiếp sống hiện tại sanh không có bất cứ nguyên nhân hay lý do nào. Như vậy, đối với những ai ôm chặt niềm tin sai trái này, không có mong muốn hay cố gắng hay cần thiết làm việc này hay tránh làm việc kia. Quan niệm sai này được gọi là ‘vô nhân kiến’ (ahetuka diṭṭhi). Quan niệm này được giảng bởi Makkhali-gosāla, một người thầy nổi tiếng theo dị giáo.

Lại nữa, một số tin và giảng ‘vô hành kiến’ (akiriya vāda) là thuyết quan niệm về sự không có hiệu quả của hành động. Theo quan niệm này không có nghiệp. Dù là người thực hiện những việc làm thiện hay những việc làm bất thiện, không có hành động được làm và không có nghiệp được tạo. Đối với những ai nuôi dưỡng quan điểm này, hơn nữa không có sự mong muốn hay cố gắng hay cần thiết làm việc này hay tránh khỏi làm việc kia vì không có nghiệp thiện hay nghiệp bất thiện tồn tại. Quan điểm này được giảng bởi Pūraṇākassapa, một người thầy nổi tiếng theo dị giáo.

Một người thầy nổi tiếng khác theo dị giáo, Ajita-Kesa-Kambala, đã giảng ‘vô hữu kiến’ (naṭṭhika diṭṭhi) quan niệm rằng không có. Dù quan niệm này thừa nhận có những việc làm thiện hay việc làm bất thiện, quan niệm này chối bỏ có quả của những việc làm này. Cho nên bằng cách đặt bát, không có những lợi ích sanh ra.

Bằng việc nuôi nấng và chăm sóc cha mẹ của mình, người ấy sẽ không có được lợi ích. Bằng việc làm sai trái với cha mẹ của mình, người ấy sẽ không gặp phải bất cứ quả xấu nào. Không có kiếp sống vị lai. Tất cả những đức tính tốt hay độc ác của một người đều biến mất ở nghĩa địa. Sau khi tử thi được hỏa thiêu, không có gì còn lại.

Những quan niệm sai ở trên là vô ích và thất bại. Chúng không khuyến khích, động viên con người làm những việc làm phước thiện, mà khuyến khích làm những việc làm trái đạo đức, trái luân lý. Chúng sẽ quăng những người tin sai xuống địa ngục sau khi tử. Tuy thế, nhiều người không thể nghĩ dựa trên lý trí và họ tin những gì người thầy nổi tiếng theo dị giáo giảng.

Khi những lời dạy của đức Phật biến mất, những quan niệm sai của người theo dị giáo sẽ phát triển mạnh mẽ trong thế gian cho đến khi đức Phật kế tiếp xuất hiện trong đời lần nữa. Một câu chuyện đáng chú ý về giác hành giả (bodhisatta) của chúng ta, Nārada Jātaka, sẽ minh họa sự thật kể dưới đây.

2. Nārada Jātaka minh họa làm sao những nghiệp lạ sanh quả.

Trong thời gian chuyển tiếp giữa hệ thống giáo pháp của đức Phật Kassapa và đức Phật Gotama, Vua Ingati cai trị xứ Mithilā ở phần Videharāja. Ông cai trị quốc gia chỉ theo đúng mười giới là phận sự của một vị vua. Ông chỉ yêu quý con gái của ông. Công chúa Rusā rất đáng yêu. Ông để năm trăm người con gái của các bộ trưởng đi cùng cô ta và để cô ta sống trong một tòa nhà bảy tầng với một mái nhà có nhiều lớp. Ông còn ban cho những người hầu xinh đẹp, dịu dàng, y phục lịch thiệp, và vật thực ngon đến cho cô ấy mỗi ngày.

Công chúa Rusā rất xinh đẹp, thông minh và ngay thẳng. Cô cũng đã có quả tích lũy từ những việc làm phước thiện quá khứ đã thực hiện trong một trăm ngàn chu kỳ thế giới. Đức vua cũng cho cô tiền với số lượng một ngàn cho hai lần mỗi tháng và cô xả thí đến những người tu khổ hạnh, bà-la-môn và những người ăn xin.

Vào ngày trăng tròn của tháng mười một, một ‘đại hội ngôi sao’ được tổ chức ở Mithilā để tỏ lòng trân trọng đối với cụm bảy vì sao gọi là ‘Nhóm thất tinh’ (krattikā) và cả thành được trang hoàng đẹp đẽ. Vào ngày đó, vua Ingati gội tóc của mình, thoa bột gỗ đàn hương lên thân của mình, mặc y phục lễ và dùng bữa tối. Kế đến, ông ngồi trong phòng thoáng rộng của cung điện bao quanh bởi các bộ trưởng của mình. Vào lúc ấy, trăng tròn sáng rực đã mọc trong bầu trời ở phía Tây, xua tan bóng tối của màn đêm.

“Này các bộ trưởng, trăng tròn đang chiếu sáng rực rỡ và đêm tối rất dễ chịu. Chúng ta sẽ hưởng đêm tối dễ chịu như vậy theo cách gì? Đức vua hỏi.

Bộ trưởng Alāta, người từng là tổng tư lệnh, ông hãy đề xuất đầu tiên: “Thưa đức vua, trong một đêm rất dễ chịu như vầy chúng ta nên tổ chức quân lực và tiến hành chiến tranh chống lại các nước mà chúng ta chưa chinh phục.”

Kế đến, bộ trưởng Sunāma đã ra ý đề xuất của mình: “Thưa đức vua, không có người nào không trung thành với nguyện vọng của ngài. Hôm nay là một ngày trăng tròn. Trong đêm trăng tròn dễ chịu này ngài nên hưởng thú nhục dục tốt nhất, ăn đủ loại vật thực ngon, xem những vũ công xinh đẹp khiêu vũ, nghe nhạc và những bài hát du dương.”

Kế đến, bộ trưởng Vijaya đã đề xuất với đức vua: “Thưa đức vua, nó không khó để Đức vua có được thú nhục dục tốt nhất. Vào một ngày đặc biệt như vầy, thay vì hưởng những thú nhục dục, tốt hơn là đến gần một tu sĩ hay bà-la-môn có học thức uyên bác. Tu sĩ có học thức uyên bác hay người tu khổ hạnh có kiến thức rộng có thể làm sáng tỏ bất cứ sự nghi ngờ nào của Đức vua có thể có.”

Đức vua vui sướng, nói rằng: “Ta thích những gì bộ trưởng Vijaya đã đề xuất. Chúng ta nên đi đến một tu sĩ hay bà-la-môn có học thức uyên bác.”

Bộ trưởng Alāta nhanh chóng nói: “Thưa đức vua, nếu Đức vua mong muốn đi đến một người tu khổ hạnh hay tu sĩ có học thức uyên bác, có một người theo dị giáo khôn ngoan tên là Guna trong vườn nai gần Banares. Ông ta nổi tiếng vì có kiến thức rộng. Ông ta thuộc về dòng Kassapa và ông ta không mặc bất cứ y phục nào. Ông ta có thể nói những chủ đề lạ mà nghe dễ chịu. Người thầy đó chắc chắn có thể làm sáng tỏ sự nghi ngờ của Đức vua.”

Đức vua chấp nhận đề xuất này. Ngài ngồi trên một chiếc xe ngựa bốn bánh sạch sẽ, có hình dáng trăng tròn và được bốn con ngựa trắng kéo. Ngài được hộ tống bởi các bộ trưởng và những quân lính của ngài. Khi họ đến gần nơi mà người thầy theo dị giáo cư trú, đức vua bước xuống khỏi xe ngựa và đi đến người thầy với sự tôn kính.

Đức vua trao lời chào hỏi theo nghi lễ đến người thầy theo dị giáo và hỏi một câu hỏi: “Thầy Kassapa, chúng tôi cần phải cư xử với cha mẹ, vợ, con của chúng tôi, những người già, tu sĩ, bà-la-môn và công dân ra sao?”

Thay vì trả lời câu hỏi, người thầy theo dị giáo đã giải thích học thuyết của mình: “Thưa đức vua, một người thực hành sự tu khổ hạnh hay thiền sẽ không được bất cứ lợi ích tốt hay quả xấu vì không có kiếp sống vị lai. Lời tuyên bố này đúng đối với bất cứ ai đến từ trạng thái kiếp sống vị lai đến kiếp sống hiện tại phải chăng? Không có cha mẹ và không có những người thầy cho người có thể khuyên nhủ, động viên một người không có giáo dục phải chăng? Chúng ta không cần bày tỏ bất cứ lòng tôn kính nào đến những người già. Tất cả chúng sanh có cùng một thân phận. Một số giàu có và một số nghèo không có lý do nào. Không có những lợi ích cho việc xả thí vật thực. Người ngu xả thí vật thực và người khôn nhận chúng.

“Thưa đức vua, chỉ có bảy yếu tố tồn tại trong thế gian. Chúng là lửa, đất, nước, gió, hạnh phúc, đau khổ và sự sống. Chỉ những yếu tố này là thường hằng vĩnh cửu. Sự sát hại và sự hành hạ không tồn tại. Nếu một người chặt đầu một người khác bằng cây kiếm sắc bén, cây kiếm đi xuyên qua giữa bảy yếu tố. Việc không sát hại được thực hiện. Vì sự sát hại không được can dự, làm sao có thể có những quả xấu của một hành vi xấu ác?

“Tất cả người nhân loại sẽ tự động trở nên trong sạch khi qua tám mươi bốn chu kỳ thế giới. Chừng nào mà tám mươi bốn chu kỳ thế giới chưa được đầy đủ, người đó chưa thể tự trong sạch bằng việc điều chỉnh hành vi của thân, hành vi của khẩu và hành vi của ý của mình hay bằng việc thực hiện nhiều việc làm phước thiện; người sẽ tự động trong sạch khi tròn đủ tám mươi bốn chu kỳ thế giới. Tất cả chúng sanh chỉ có thể được sống đến tám mươi bốn chu kỳ thế giới. Sau thời kỳ đó không người nào có thể ra đời lần nữa. Như biển không thể vượt ngoài giới hạn những bờ biển, không ai có thể vượt ngoài giới hạn thời gian đó.”

Để tin rằng những việc làm tốt và những việc làm xấu không sanh bất cứ quả nào và sát hại một người không bị buộc tội giết người là rất nguy hiểm. Với niềm tin này, sẽ không có ai quan tâm đến việc thực hiện những việc làm phước thiện và người ta sẽ phạm vào những hành vi bất thiện một cách tùy thích. Vì vậy, thế gian sẽ không phải là một nơi an toàn để sống và loài người sẽ bị hủy hoại.

Do chỉ biết một kiếp sống trước, người ta không thể hiểu định luật về nghiệp.

Bộ trưởng Alāta đã ủng hộ lời tuyên bố của người theo dị giáo Kassapa bằng cách nói rằng: “Những gì thầy Kassapa đã nói là đúng. Tôi nhớ kiếp sống quá khứ của tôi. Tôi từng là một đồ tể rất dữ tợn có tên là Piṅgala ở Banares. Tôi đã thực hiện nhiều việc làm bất thiện bằng việc giết bò, trâu, heo, dê. Khi tôi đã tử từ kiếp sống ấy, tôi được tái tục trong thị tộc tổng tư lệnh. Bây giờ tôi trở thành bộ trưởng ở Mithilā. Cho nên không có quả của những việc làm xấu ác.

[Bộ trưởng Alāta không biết về kiếp sống quá khứ thứ hai của ông, trong kiếp sống quá khứ thứ hai ấy ông đã thực hiện nhiều việc làm phước thiện. Do những nghiệp tốt ấy, nay ông được sanh trong một thị tộc tổng tư lệnh ở kiếp sống hiện tại này. Những nghiệp xấu của ông mà ông đã thu được trong kiếp sống quá khứ thứ nhất chưa có cơ hội để sanh quả. Chúng nằm im trong dòng danh pháp của ông như than hồng bị phủ tro. Chúng sẽ sanh quả khủng khiếp vào một lúc thích hợp.]

Vào lúc ấy, một người nô lệ đáng thương có tên là Bījaka tôn kính Kassapa và tuân thủ những giới cấm ngày trăng tròn ở vị trí gần. Khi vị ấy nghe những điều Kassapa nói, vị ấy đã khóc một cách thảm thiết. Khi đức vua hỏi tại sao ngươi khóc, vị ấy trả lời:

“Thưa đức vua, tôi cũng nhớ kiếp sống quá khứ của tôi. Tôi từng là một phú ông có tên là Bhāva ở xứ Sāketa. Tôi từng chỉ thực hiện những việc làm phước thiện, xả thí vật thực và hành trì giới. Tôi không nhớ tôi có từng làm việc xấu nào. Khi tôi tử, tôi được thụ thai trong tử cung của một người đàn bà, là một người nô lệ của một thợ gốm ở xứ Mithilā. Vì vậy, tôi bị tái tục làm một người nô lệ đáng thương.

“Dù tôi từng nghèo, tôi cho một nửa thức ăn của tôi cho người đói. Tôi luôn tuân thủ những giới ngày trăng tròn. Tôi không bao giờ làm ác như hành hạ những người khác hay lấy cắp tài sản của người khác.

Nhưng vì vị bộ trưởng Alāta nói, những nghiệp tốt của tôi không sanh quả tốt. Tôi như một người chơi xúc xắc không khôn ngoan, luôn thua trong cuộc chơi; trong khi bộ trưởng Alāta thì như một người chơi xúc xắc khôn ngoan, luôn thắng trong cuộc chơi. Vì tôi không thể thấy con đường đến những cõi trời, tôi khóc vì nghe những lời của thầy Kassapa.”

[Bījaka từng là một nông dân vào thời đức Phật Kassapa. Ông đi vào rừng để tìm kiếm một con bò thất lạc. Một tu sĩ không rõ đường trong rừng và hỏi người nông dân chỉ ra con đường đúng. Vì người nông dân lo lắng về việc con bò thất lạc của ông, ông vẫn im lặng. Khi vị tu sĩ hỏi lần nữa, ông tức giận và nói: “Ông là con của người nô lệ phải không? Sao ông phát ra lời nói khó nghe như thế? Ông là con của một người nô lệ chứ gì?” Cho nên ông đã phạm vào một hành vi ác nghiêm trọng.

Nhưng khi người nông dân tử, ác nghiệp ấy đã không có cơ hội để sanh quả. Nó vẫn nằm im trong dòng danh pháp của ông ấy. Vì những nghiệp tốt của ông ấy lần lượt trợ sanh những kiếp sống vui, ông ấy trở thành phú ông Bhāva trong kiếp sống quá khứ gần nhất của mình. Dù vị ấy thực hiện nhiều việc làm phước thiện trong kiếp sống Bhāva, những nghiệp tốt này chưa có cơ hội để thực hiện phận sự làm nghiệp sản sanh (sanh nghiệp). Do đó, ông ấy bị tái tục làm con trai của một người đàn bà nô lệ. Vì Bhījaka không biết về điều này, ông có quan niệm sai rằng những việc làm tốt không sanh quả tốt.]

Nghe những câu chuyện về Alāta và Bhījaka, vua Ingati đã tin người thầy Kassapa rằng những việc làm tốt và những việc làm xấu không sanh quả. Ông xem Kassapa như thầy của ông và đã quyết định hưởng thú nhục dục đến mức tối đa. Như Kassapa đã nói rằng bày tỏ sự tôn trọng, kính trọng đến những người tu khổ hạnh và bà-la-môn không sanh quả, đức vua không bày tỏ sự tôn trọng, kính trọng đến Kassapa nữa. Ông chào từ biệt Kassapa và trở về lâu đài.

Những việc làm ác tăng lên nhiều lần do quan niệm sai.

Vì đức vua Ingati đã chấp nhận quan niệm sai, ông đã cho dừng chương trình dâng vật thực đến các vị tu sĩ, bà-la-môn và những người ăn xin mỗi ngày và những lều dùng để dâng vật thực ở tại bốn cổng thành và ở giữa thành, đều bị phá huỷ. Ông để ba bộ trưởng chính, Vijaya, Sumāma và Alāta, quản lý tất cả các việc nội vụ và những công việc hành chính và để họ quyết định tất cả những vấn đề pháp luật. Về phần đức vua, ông sẽ sống hưởng thú nhục dục tùy thích đến mức tối đa.

Dù vua có nhiều hoàng hậu và người theo hầu xinh đẹp, bằng vũ lực, ông đã lấy những thiếu nữ mà cha mẹ họ bảo vệ và vợ của những người đàn ông khác mà ông ấy thích. Trước đây, vì ông trị vì vương quốc của ông theo mười giới là phận sự của một vị vua, cả quốc gia được thái bình và an vui. Bây giờ, vì vua đã phạm vào những việc làm xấu ác, các bộ trưởng và các viên chức của ông cũng phạm vào những việc làm xấu ác. Vì vậy, cả quốc gia trong tình trạng lộn xộn trầm trọng, đầy sợ hãi và bất mãn.

Những người theo hầu công chúa Rusā đã nghe tin xấu và kể lại cho công chúa nghe. Công chúa bị khó chịu, bối rối và rất buồn. Cô đã suy nghĩ như sau.

“Tại sao cha của ta hỏi những câu hỏi để làm sáng tỏ sự nghi ngờ với một người theo dị giáo, là người không giới hạnh, không có sự hổ thẹn, ghê sợ và không quần áo? Tại sao ông không hỏi những vị tăng sĩ và bà-la-môn, là những người có giới hạnh và đã tu tập thiền? Ta là người duy nhất có thể giải thoát quan niệm sai khỏi cha của ta và đưa ông vào quan niệm đúng. Trước kiếp sống hiện tại của ta, khi ta còn là một tiên nữ, ta có thể biết bảy kiếp sống quá khứ và bảy kiếp sống vị lai của ta. Nhưng hiện tại thì không phải là lúc thích hợp cho ta đi đến gặp cha ta. Như thường lệ ta nên đi vào ngày trước ngày trăng mới. Ta sẽ đòi tiền số lượng một ngàn. Cha ta sẽ nói về quan niệm sai của ông. Sau đó, ta sẽ làm cho ông tống khứ quan niệm sai.”

Công chúa Rusā tặng cha mình một cuộc trò chuyện luận về luân lý, đạo đức.

Vào ngày trước ngày trăng mới, công chúa Rusā tự mình ăn mặc chải chuốt tề chỉnh, mang đồ trang sức và đi cùng năm trăm người theo hầu, đi đến cha của cô.

“Con gái yêu quý của ta, con có vui và khỏe không? Con có hưởng cuộc sống trong lâu đài bảy tầng có nhiều mái chứ? Con đã bơi trong hồ có năm loại hoa sen rồi chứ? Con đã được y phục đẹp và thực phẩm ngon hằng ngày chứ? Con đã làm những vòng hoa và mang chúng chứ?” Đức vua đã hỏi.

“Cảm ơn cha, con có được mọi thứ vì danh tiếng và lòng từ của cha. Ngày mai là một ngày trăng tròn, ngày chư thiên tụ họp. Xin cha cho con tiền số lượng một ngàn. Con sẽ xả thí đến những người theo dị giáo, bà-la-môn và những người ăn xin.”

“Con gái yêu quý của ta, không có lợi ích chi đối với việc xả thí vật thực. Rốt cuộc làm hao mòn tiền của con. Cũng đừng thọ những giới ngày trăng tròn vì nó sẽ không mang lại những lợi ích. Đừng cố gắng nhịn ăn sau buổi trưa. Khi cha với thầy Kassapa, người theo dị giáo, có người con trai của một người đàn bà nô lệ đã khóc thảm thiết sau khi nghe bài giảng của thầy Kassapa. Con gái yêu quý của ta, con hãy hưởng thú nhục dục suốt đời của con.”

“Thưa vua cha, những ai kết giao với những người ngu sẽ trở thành ngu. Bộ trưởng Alāta và người đàn ông đáng thương Bījaka trở nên dại dột vì họ kết giao với người theo dị giáo Kassapa ngu xuẩn. Nhưng này cha, cha khôn ngoan, sáng suốt và thông minh. Cha có thể cân nhắc, xem xét điều gì có ích và điều gì không có ích, điều gì hợp lý và điều gì không hợp lý. Tại sao cha lại sùng kính người theo dị giáo như Kassapa, bộ trưởng Alāta và Bījaka được? Họ đều là những người có quan niệm sai.

“Thưa vua cha, nếu người theo dị giáo Kassapa đã nói rằng những việc làm tốt và những việc làm xấu không sanh quả, tại sao bản thân ông ta tu tập như một tu sĩ? Người đàn ông ngu xuẩn ấy tin rằng tất cả chúng sanh sẽ tự động trở nên trong sạch và thoát khỏi luân hồi (saṃsāra) khi tám mươi bốn chu kỳ thế giới được trọn vẹn, đang tàn phá những người không biết, ngu dốt. Những người ngu dốt này không thể tự thoát khỏi những quan niệm sai. Đó đúng như con cá không thể tống khứ một lưỡi câu mà gây ra vết thương cho nó.

“Thưa vua cha, con cần phải kể cho cha ví vụ khác. Những người thương buôn bỏ hàng hóa của họ từng tí một dọc theo cuộc hành trình vào trong con thuyền. Khi hàng hóa đã tích lũy trở nên quá nặng, con thuyền chìm vào trong lòng sông. Tương tự, những người ngu xuẩn tích lũy những ác nghiệp dần dần từng tí một cho đến khi trọng tải trở nên quá nặng làm họ chìm xuống địa ngục. Chỉ cần trọng tải của những nghiệp xấu ác chưa trở nên đủ nặng, bộ trưởng Alāta sẽ hưởng địa vị hiện tại có sự ủng hộ của những nghiệp tốt mà ông ấy đã làm ở những kiếp sống trước. Khi những nghiệp tốt này bị suy kiệt, bộ trưởng Alāta sẽ bị ném xuống địa ngục.

“Thưa vua cha, người đàn ông đáng thương Bījaka đang tích lũy những nghiệp tốt dần dần từng tí một. Ông ấy đang thích thú trên con đường đến các cõi trời. Hiện tại ông ấy là một người nô lệ do một ác nghiệp đã làm trong quá khứ. Khi quả của ác nghiệp đó bị suy kiệt, Bījaka sẽ đến cõi vui với điều kiện là ông ấy đạt được quan niệm đúng và dừng việc sùng kính Kassapa.

“Thưa vua cha, nếu người kết giao với một người có quan niệm sai và sự tu tập sai, người ấy bị vấy bẩn bằng hành vi ác. Cho nên, người sáng suốt, sợ liên quan với những việc làm ác, không kết giao với người xấu xa. Nếu người gói một con cá thối bằng một cái lá, cái lá sẽ có mùi tanh. Mặt khác, nếu người gói những hoa thơm bằng một cái lá to, cái lá sẽ được mùi thơm. Như vậy, người sáng suốt chỉ kết giao với người sáng suốt và ngay thẳng, họ không kết giao với những người ngu, người xấu xa. Những người bạn ngu, xấu xa sẽ đưa ta xuống địa ngục. Những người sáng suốt, ngay thẳng sẽ đưa ta lên những cõi trời.

“Thưa vua cha, trong kiếp sống trước của con, con từng là một thiên nữ, phục vụ Sakka. Trong kiếp sống ấy, con có thể thấy bảy kiếp sống quá khứ và bảy kiếp sống vị lai của con. Trong khi lang thang trong vòng luân hồi (saṃsāra) ở quá khứ, con từng là một người con trai của Goldsmith trong một kiếp ở thành Rājagaha. Trong kiếp sống ấy, con từng kết giao với một người bạn xấu xa, và vì vậy con đã phạm vào nhiều việc làm ác. Con đã mạnh mẽ vụng trộm chiếm vợ của người đàn ông khác và phạm vào tà dâm. Việc làm xấu xa đó không sanh quả khi con tử. Nó vẫn trong dòng danh pháp như than hồng bị tro phủ.

“Một nghiệp tốt đã sanh quả: vì vậy con được sanh làm con trai của một phú ông trong xứ Kosambī. Trong kiếp sống này, con đã kết giao với một người bạn sáng suốt có tuệ uyên bác; vì vậy, con đã thực hiện nhiều việc làm phước thiện. Con đã thọ giới ngày trăng tròn vào ngày trăng tròn. Tuy nhiên, khi con tử thì những nghiệp này không có cơ hội sanh quả. Chúng vẫn tiềm tàng như hủ vàng ngâm trong nước trong một cái giếng.

“Khi ông phú ông tử, ác nghiệp paradāra, tức là tà dâm với vợ của người đàn ông khác, đã sanh quả. Con bị sanh vào địa ngục Roruva và bị nung trong một vạc sắt nấu chảy lớn suốt một thời gian rất dài. Nó thật khủng khiếp và đau khổ mà không hề có cảm giác vui nào dù chỉ một chốc lát.

“Khi con thoát khỏi địa ngục, con bị sanh làm một con dê đực trong xứ Biṅnāgata. Hai hòn dái của con dê bị lấy ra do ảnh hưởng liên tục của ác nghiệp quá khứ về tà dâm. Vì con dê khỏe, nó phải mang trọng tải nặng trên lưng của nó và còn phải kéo những cỗ xe.

“Khi con tử từ kiếp sống con dê, con bị sanh làm một con khỉ đực trong một khu rừng sâu. Ngay sau khi con bị sanh làm một con khỉ, mẹ của con mang con đến khỉ chúa, ngay lập tức con khỉ chúa cắn đứt hai hòn dái của con. Đây cũng là quả liên tiếp của ác nghiệp quá khứ về tà dâm.

“Khi con tử từ kiếp sống con khỉ, con trở thành một con bò đực ở khu vực Dassana. Con bò đực lại bị thiến, tức là có hai hòn dái bị lấy ra. Đây cũng là quả liên tiếp của ác nghiệp quá khứ về tà dâm.

“Khi con tử từ kiếp sống con bò đực, con bị sanh làm người không phải nam mà cũng không phải nữ, là một người không chắc giới tính trong một gia đình tộc trưởng của làng ở vùng Vajjī. Lần nữa, đây là quả liên tiếp của ác nghiệp quá khứ về tà dâm.

“Thưa vua cha, khi con tử từ kiếp sống của người không chắc giới tính ấy. Con trở thành một thiên nữ ở khu vườn Nandavana ở cõi Tāvatiṃsā. Con là một người phục vụ của Sakka, khéo léo trong việc múa hát. Trong kiếp sống này, con biết bảy kiếp sống quá khứ và bảy kiếp sống vị lai của con. Trong kiếp sống ấy và trong bảy kiếp sống vị lai, con được hưởng hạnh phúc. Bảy kiếp sống vị lai bao gồm sáu kiếp sống nữ và một kiếp sống thiên nam mạnh mẽ.

“Thưa vua cha, tuổi của con là mười sáu, chỉ là một khoảng thời gian rất ngắn ở thiên đường hay cõi trời. Một trăm năm nhân loại bằng một ngày ở Tāvatiṃsā. Cha cần phải lưu ý rằng những nghiệp tốt và những nghiệp xấu không biến mất; chúng luôn theo đuổi người thực hiện, như bóng không rời hình.

“Thưa vua cha, nếu một người đàn ông mong muốn làm một người đàn ông trong mỗi kiếp sống vị lai, ông ấy cần phải tránh phạm vào việc tà dâm với vợ của người đàn ông khác như là một người đàn ông đã rửa chân mình phải tránh bùn. Nếu một người đàn bà mong muốn làm một người đàn ông ở mỗi kiếp sống vị lai, bà ấy cần phải phụng sự chồng của bà một cách trung thành, chung thủy như một người nô lệ.

“Thưa vua cha, nếu một người mong muốn hưởng hạnh phúc nhân loại và hạnh phúc cõi trời cũng như nhiều người phục vụ, ông hay bà ấy cần phải tránh tất cả những việc làm ác và thực hiện những việc làm phước thiện nhiều nhất có thể, điều chỉnh những thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp của mình. Những ai được phú cho sự giàu sang, sự xa hoa và nhiều người phục vụ là những người bạn hay người làm những việc thiện ở quá khứ. Thưa vua cha, cha có nhiều hoàng hậu và những người phục vụ nữ xinh đẹp là những người xinh đẹp như những thiên nữ. Cha có ý xem xét tại sao cha có họ hay chăng?

Công chúa Rusā nói luận về luân lý với cha của mình đến cả ngày và cả đêm với ý định tống khứ quan niệm sai của cha và chỉnh cho cha mình theo quan niệm đúng. Dù công chúa nêu nhiều lý lẽ có cơ sở vững chắc và những ví dụ hay bao gồm sự giải thích về đời sống của cô cho thấy những nghiệp có thể sanh quả một cách kỳ lạ ra sao, nhưng đức vua không từ bỏ quan niệm sai của ông. Đúng như cha mẹ vui thích nghe con của họ nói một cách thân mật, tuy đức vua đã vui thích việc nói thân mật dễ thương của người con gái đáng yêu của ông nhưng ông không từ bỏ quan niệm sai của mình.

Những người thường dân rất vui vào ngày đó vì họ đã được nghe những thông tin hay mà công chúa Rusā đã cố gắng làm cho vua tin để từ bỏ quan niệm sai của ông và trị vì quốc gia, chỉ đơn giản là vì sự hạnh phúc của tất cả thường dân. Họ đang rất mong đợi.

Brahma Nārada thuyết pháp.

Dù cô không thể tống khứ quan niệm sai của vua cha, công chúa Rusā không giảm bớt sự cố gắng của cô. Cô đã chắp tay đưa lên khỏi đầu mình và bày tỏ lòng tôn trọng đến tất cả hướng; thốt ra lời thỉnh cầu sau đây.

“Trong thế gian có các tu sĩ, các ẩn sĩ và các bà-la-môn là những người hành trì giới và tu tập thiền. Họ được người nhân loại tin tưởng và kính trọng. Mong họ đến nơi này để xem xét giới đức của tôi và sự quả quyết của tôi về sự thật. Với khả năng và sức mạnh của các ngài, xin cứu cha của tôi, vua Ingati, khỏi quan niệm sai của ông và để ông trị vì quốc gia một cách đúng đắn, vì hạnh phúc và thịnh vượng của tất cả thường dân.”

Vào lúc ấy, Gotama Bodhisatta là một Brahma có tên là Nārada. Trạng thái tự nhiên của tất cả giác hành giả (bodhisatta) là phát triển lòng từ hướng đến tất cả chúng sanh và lòng bi mong muốn chúng sanh khỏi khổ, xem xét thế gian để tìm ra những người có tính tốt và những người có tính xấu. Khi Brahma Nārada xem xét thế gian, ngài đã nghe lời thỉnh cầu của công chúa Rusā. Ngài cũng biết rằng không có ai ngoại trừ ngài là người có thể tống khứ quan niệm sai của vua Ingati và chỉnh cho ông ấy theo quan niệm đúng. Ngài đã không do dự, quyết định rằng ngài cần phải đến cõi nhân loại để trao hạnh phúc cho vua và những thường dân.

Vì mọi người tôn kính các tăng sĩ và các ẩn sĩ vào thời đó, Brahma Nārada đã giả dạng làm một ẩn sĩ phong nhã và uy nghi. Ngài bay đến từ không trung với thân ngài sáng rực rỡ như trăng tròn. Ngài đi vào cung điện gỗ đàn hương và đứng trong bầu trời phía trước vua Ingati.

Công chúa Rusā bày tỏ lòng tôn kính đến vị ẩn sĩ. Vua Ingati không thể ở yên nơi ngai vàng của mình vì uy lực của vị ẩn sĩ. Vua đã bước xuống từ nơi của mình và hỏi vị ẩn sĩ.

“Vị ẩn sĩ đáng tôn kính, sự xuất hiện của ngài thì phong nhã, thanh nhã như một người trời và những tia sáng từ thân ngài như những tia sáng của mặt trăng chiếu sáng khắp nơi. Ngài từ đâu đến? Tên của ngài là chi?

“Đức vua, tôi đến từ cõi trời cho phép những tia sáng của thân tôi chiếu sáng khắp hướng như những tia sáng của mặt trăng. Tôi được mọi người gọi là Nārada hay là Kassapa.”

“Ngài có thể đi xuyên qua bầu trời và ngài có thể đứng trong bầu trời. Điều này thật là kinh ngạc và tuyệt diệu. Tôn giả Nārada, làm sao ngài đạt được uy lực phi thường này?”

“Đức vua, trong quá khứ, tôi đã tích lũy bốn pháp, đó là, nói lời chân thật, quan sát biết theo chư pháp thực tính, điều chỉnh sáu quyền và xả thí. Vì những việc làm thiện này, tôi đạt được uy lực phi thường này. Vì những việc làm thiện này, tôi có thể hoàn thành tất cả những mong muốn của tôi bằng tâm của tôi.”

“Ẩn sĩ đáng tôn kính, ngài nói rất tự tin về quả của những nghiệp thiện. Nếu những nghiệp thiện thật sự gây ra những quả tốt, xin ngài trình bày cho tôi xem một cách rõ ràng.”

“Đức vua, Đức vua chú ý nhiều đến nghi ngờ của Đức vua. Đức vua hãy nói cho tôi nghi ngờ của Đức vua. Tôi sẽ làm sáng tỏ những nghi ngờ của Đức vua với nhiều lý do, với nhân và quả, theo nhiều cách.”

“Ẩn sĩ đáng tôn kính, tôi sẽ hỏi một câu hỏi. Xin ngài trả lời nó chính xác. Người ta nói rằng, chư thiên là có thật, cha mẹ là có thật, kiếp sống hiện tại và kiếp sống kế tiếp sau khi tử cũng là có thật. Những lời tuyên bố này là thật phải chăng?

“Đức vua, nó là thật, tức là chư thiên là có thật, cha mẹ là có thật, kiếp sống hiện tại và kiếp sống kế tiếp sau khi tử cũng là có thật. Do con người có lòng ham muốn, ái về những thú nhục dục và mù quáng, mê mờ, họ không thấy và họ không biết cuộc sống kế tiếp sau khi tử.”

“Này Ẩn sĩ đáng tôn kính, nếu ngài tin rằng có những ngôi nhà của những người đã tử ở cuộc sống kế tiếp, ngài cho tôi mượn năm trăm đồng tiền bạc. Khi tôi đi đến cuộc sống kế tiếp sau khi tử, tôi sẽ đưa ngài một ngàn đồng tiền bạc,” nhà vua chế nhạo vị ẩn sĩ.

“Đức vua, nếu Đức vua là một người ngay thẳng, biết ơn, có giới hạnh tốt, tôi sẽ đưa cho Đức vua năm trăm đồng tiền bạc. Nhưng Đức vua là một người lỗ mãng, thô bỉ và xấu xa; độc ác, có quan niệm sai, tà kiến. Đức vua sẽ bị sanh vào trong địa ngục sau khi tử, không có tiền. Vậy ai sẽ đến địa ngục đòi một ngàn đồng tiền bạc ở Đức vua?

“Đức vua, trong cõi nhân loại, người sáng suốt chỉ giúp đỡ người ngay thẳng tức là người có trí, nhìn xa thấy trước, đức hạnh và người cần cù, siêng năng và biết ơn. Họ chắc chắn sẽ trả lại tiền với lợi tức. Chỉ có những người như vậy được đề nghị cho vay mượn tiền bất cứ khi nào họ cần đến nó.”

Khi Brahma Nārada chặn vua Ingati bằng lời nói của mình, sau đó không có gì để nói và ông vẫn giữ im lặng. Bodhisatta Brahmā để cho tất cả những thường dân trong Mithilā, là nơi rộng bảy Yūjanā (56 dặm Anh, nghe những gì ông nói bằng thần thông của mình. Các thường dân rất vui biết rằng Brahma hùng mạnh sẽ gỡ nhà vua ra khỏi quan niệm sai, tà kiến của ông.

Cho thấy những cõi địa ngục và cõi trời.

Một ý nghĩ đã sanh trong Brahma Nārada, để gỡ ông ấy khỏi quan niệm sai theo cách làm cho ông ấy hoảng sợ với những cảnh địa ngục và rồi an ủi ông ấy bằng một hành trình xuyên các cõi trời.

“Đức vua, khi Đức vua qua đời từ kiếp sống hiện tại, Đức vua sẽ thấy những cư dân của địa ngục là những người bị tấn công và cắn bởi các con quạ, các con kền kền, các con chim ưng, các con chim cắt và các con chó. Ai sẽ đến lấy một ngàn đồng tiền bạc từ Đức vua?

“Đức vua, nếu Đức vua không sanh trong địa ngục đó, Đức vua sẽ bị sanh trong địa ngục Lokantrika. Địa ngục này luôn tối vì mặt trăng và mặt trời không soi sáng vào đó. Nó hoàn toàn tối và thật khủng khiếp với những tiếng kêu la, la hét ầm ĩ. Khi Đức vua đang chịu đau khổ cực kỳ, kinh khủng trong địa ngục đó, ai sẽ đến gặp Đức vua để đòi một ngàn đồng tiền bạc?

“Đức vua, nếu Đức vua không sanh trong địa ngục Lokantrika, Đức vua sẽ bị sanh trong địa ngục khác. Hai con chó lớn hung tợn có răng sắt sẽ cắn Đức vua và ăn thịt Đức vua. Toàn thân của Đức vua sẽ bị rách nát và bị xé toạc ra có máu nhỏ đầm đìa. Ai sẽ đến gặp Đức vua để đòi một ngàn đồng tiền bạc?

“Đức vua, nếu Đức vua không bị sanh trong địa ngục đó, Đức vua sẽ bị sanh trong địa ngục khác. Có những người điều khiển địa ngục sẽ đâm xuyên qua thân của Đức vua bằng những cái giáo và vật hình tên. Họ sẽ hành hạ, tra tấn, gây đau đớn cho Đức vua cực kỳ kinh khủng và bửa, tách mở bụng của ông ra và hai mặt của thân Đức vua. Ai sẽ đến gặp Đức vua để đòi một ngàn đồng tiền bạc?

“Đức vua, nếu Đức vua không bị sanh trong địa ngục đó, Đức vua sẽ bị sanh trong địa ngục khác. Có những cái giáo, những vật hình tên, những cái móc và những cái nĩa rất sắc sẽ trút xuống trên đầu của Đức vua. Những phiến đá nóng đỏ và những quả cầu kim loại cũng sẽ tấn công Đức vua. Khí nóng không thể chịu đựng được sẽ thổi vào Đức vua. Đức vua sẽ không có sự dễ chịu dù chỉ một chút. Khi Đức vua đang đau khổ cực kỳ, kinh khủng trong địa ngục đó, ai sẽ đến gặp Đức vua để đòi một ngàn đồng tiền bạc?

“Đức vua, người đàn ông nào phạm vào tà dâm với vợ của người đàn ông khác và người vợ nào hưởng thú nhục dục với người đàn ông khác bên cạnh chồng của mình, sẽ phải leo lên cây có những gai sắt sắc bén là thứ cắt da và thịt của họ. Những người điều khiển địa ngục còn chọc thủng xuyên qua họ bằng những cây giáo. Với thân đẫm máu, đầy những vết thương mà họ phải leo lên những cây gai ấy lần nữa. Với những vết thương đó, Đức vua sẽ rất khổ sở, thở một cách nặng nề và mệt mỏi. Ai sẽ đến địa ngục đó để gặp Đức vua đòi một ngàn đồng tiền bạc?

“Đức vua, địa ngục với những hàng dao, kiếm và những cây gai sắt sắc bén. Chúng mọc rất cao chạm đến mây. Đức vua sẽ phải leo lên những cây đó. Đức vua sẽ rơi khỏi những cây đó vào trong một dòng chảy gọi là Vetaranī. Dòng chảy là sắt nóng chảy được phủ bằng những lá sen bén như dao. Đức vua sẽ phải rất cực khổ lội trong dòng chảy đó. Ai sẽ đến địa ngục đó để đòi một ngàn đồng tiền bạc từ Đức vua?

“Vị ẩn sĩ đáng tôn kính, nhờ vào việc nghe sự mô tả về các địa ngục khác nhau, nơi mà những người làm ác phải chịu đau khổ, tôi bị sửng sốt và cảm giác như một cây bị cắt từ gốc. Tôi cảm giác rất choáng váng và dao động mà tôi không còn biết phương hướng nào nữa. Tôi cảm thấy hối hận nhiều và tôi quá khiếp đảm. Tôi đã phạm vào những việc làm ác. Vị ẩn sĩ đáng tôn kính, mong ngài là nơi tôn thờ và sùng kính của tôi. Xin ngài dẫn dắt tôi và chỉ cho tôi con đường để đi đến những cõi vui trước khi tôi rớt xuống những cõi khổ.”

“Đức vua, trong quá khứ, vua Dhataraṭṭha, vua Vessamitta, vua Aṭṭhaka, vua Yamadaggi, vua Usiṅdhara và vua Sivirāja từng là những cư sĩ hy sinh và là những thí chủ và họ đã từng phục vụ những tăng sĩ và các bà-la-môn. Khi họ tử, họ được sanh trong những cõi trời. Đức vua, xin ngài hãy tránh làm những hành vi ác, bất công và phi lý. Hãy hành xử đúng đắn. Hãy chuẩn bị thức ăn, thức uống và thường xuyên sẵn sàng để trước lâu đài của ông để xả thí đến những người đói và khát. Tặng hoa, dầu thơm, y phục, dép và dù đến những ai cần chúng vào mỗi sáng và tối. Đừng để cho những ngôi nhà cũ, những con ngựa già bị tàn phá. Những ai đã từng phục vụ ông bằng công sức và kiến thức của họ mà bây giờ không còn có thể phục vụ ông được nữa do tuổi già, họ cần phải được cung cấp thức ăn thức uống và những người phục vụ như trước.” Ẩn sĩ Nārada đã chỉ ra sự thực hành của các vị vua cổ xưa.

Sự ví von về một chiếc xe ngựa thực hiện tất cả những mong muốn.

Giác hành giả Brahma Nārada đã mô tả về việc xả thí vật thực và hành trì giới cho vua Ingati, mô tả sự so sánh về một chiếc xe ngựa để vua có thể hiểu và cảm kích.

“Đức vua, xem thân ông như một chiếc xe ngựa, tâm của ông như người điều khiển xe, lòng từ như trục xe, lời bình phẩm và phân biệt đúng và sai như chịu tải của xe, chân của ông như bánh xe, bàn tay của ông như tay vịn, bụng của ông như trung tâm của xe, tiếng nói của ông như âm thanh của xe.

“Đức vua, hãy xem sự thật mà ông nói ra như nét đặc trưng không thay đổi của xe ngựa, lời nói hòa thuận không có phỉ báng như lá cờ giương lên ở phía trước của xe ngựa, những từ ông nói hòa nhã và dịu dàng như hoạt động trơn tru của những bộ phận của xe ngựa, những từ ông nói thích đáng và phù hợp như đồ trang hoàng cho xe ngựa, lòng tin và tính thanh đạm của ông như một chiếc xe được chế tạo cân đối, sự khiêm nhường và lòng sùng kính của ông như là chốt giữ chặt càng xe với trục bánh xe, tính khí của ông trở nên chín chắn và hạ mình như cái càng xe ngựa và sự quan sát giới của ông như dây da buộc cái ách với cái càng xe.

“Đức vua, không giận dữ, không sát hại, không hành hạ và sống công bằng cần phải được xem như cái dù trắng đặt trong xe ngựa. Ngoài ra, xem kiến thức rộng như cái tựa lưng, sự yên tịnh của danh pháp như nguyên vật liệu làm sàn, hiểu biết đúng lúc như đồ trang hoàng lạ thường của xe ngựa, tính can đảm như cái chống hai chân đặt dưới cái ách, niệm như cái giáo của xe ngựa, và danh pháp định như sợi dây kéo bởi người đánh xe ngựa.

“Đức vua, tương tự như ông có thể đi trên bất cứ hành trình nào ông thích sau khi đóng yên cương những con ngựa tốt cho xe ngựa, dù có đúng như thế thì ông chỉ có thể đi đến Níp-bàn bằng tâm đã trong sạch và được trau dồi. Con đường của ái mạnh mẽ về thú nhục dục đưa đến những cõi khổ. Điều chỉnh những thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp là con đường thẳng đưa đến các cõi trời. Khi xe ngựa tượng trưng cho thân đang chạy trên đường làm thành những cảnh sắc, thinh, khí, vị và xúc, nó phải bị điều khiển bởi sự thúc giục của trí để nó sẽ không lắc lư và đu đưa từ bên này sang bên kia. Trong xe ngựa đó tượng trưng cho thân, tâm của ông là người đánh xe ngựa.

“Đức vua, nếu ông vững vàng trong việc tu tập tốt với sự yên tịnh và niệm tốt, ông sẽ không đi đến những cõi khổ mà đến những cõi trời bằng một chiếc xe ngựa như vậy.”

Brahma Nārada đã động viên vua Ingati theo cách này và để cho ông từ bỏ quan niệm sai của ông, để cho ông tuân theo những giới, để cho ông từ bỏ những người bạn xấu, để cho ông kết giao với những người bạn tốt và để cho ông phấn đấu, siêng năng. Brahma đã ca ngợi công chúa Rusā. Brahma còn động viên các hoàng hậu, những người phục vụ nữ và những người hầu của họ. Sau đó, bằng đại thần thông, ngài đã đi đến cõi Phạm thiên, phô bày một cảnh tượng làm kinh ngạc mọi người.

Để kết thúc câu chuyện Jākata duy nhất này, vua Ingati ở thời ấy trở thành ẩn sĩ Uruvela Kassapa vào thời đức Phật Gotama Buddha; bộ trưởng Alāta trở thành Devadatta; bộ trưởng Sumāna trở thành Baddazi; bộ trưởng Vijaya trở thành tôn giả Sāriputta; người đàn ông đáng thương Bījaka trở thành tôn giả Mahā-Moggallāna; người theo dị giáo lỏa thể Kassapa trở thành hoàng tử Licchavī Sunakkhat; công chú Rusā trở thành tôn giả Ānanda; và Brahma Nārada trở thành đức Phật Gotama Buddha.

3. Tại sao một số người thành công, phát đạt bằng những việc làm xấu và một số nghèo túng, đáng thương mặc dù làm những việc tốt.

Vào thời này, có nhiều người được thành công, phát đạt bằng những việc làm xấu và còn nhiều người bị nghèo túng, đáng thương mặc dù làm những việc tốt.

Trong một khu phố tại thị trấn của chúng tôi, ông Ba Khet quản lý việc kinh doanh trái với luân thường đạo lý. Nhưng ông ta rất giàu, ông có một ngôi nhà lớn và xe hơi. Mặt khác, ông Hla Aung là một thầy giáo ở trường trung học phổ thông. Ông chịu nhiều sự khó nhọc để dạy những học trò của ông có ý định, mục đích tốt. Ông tuân theo những giới ngày trăng tròn vào những ngày trăng tròn. Tuy nhiên, ông vẫn ở thuê, gặp khó khăn trong việc kiếm đủ tiền để sống mà không mắc nợ. Chúng ta nên giải thích những vấn đề này ra sao?

Chúng có thể dễ dàng được giải thích do nguồn gốc kinh tế. Nếu ông Ba Khet đang làm một việc kinh doanh, thiện hay bất thiện, là việc đem lại lợi nhuận lớn, ông ấy sẽ được giàu. Về phần ông Hla Aung, lương giáo viên của ông ấy thấp và ông ấy không làm việc khác để có được thêm tiền. Vì vậy ông sẽ bị nghèo. Nếu ông làm việc chăm chỉ để trở thành một thầy dạy kèm có tiếng, dạy kèm nhiều nhóm học sinh, ông sẽ được giàu rất sớm.

Về mặt nghiệp, ông Ba Khet đang tích lũy nhiều nghiệp xấu, là những nghiệp sẽ đưa ông đến những cõi khổ. Thọ mạng của người nhân loại rất ngắn. Sau khi hưởng sự giàu sang nhân loại trong một vài năm, người ấy phải bị khổ trong một cõi khổ đến mấy a-tăng-kỳ (asaṅkheyya), nó thật sự là không có giá trị và thất bại, và nó không nên được làm. Về phần ông Hla Aung, ông đang tích lũy những nghiệp tốt, là những nghiệp sẽ sanh quả vui trong nhiều kiếp sống vị lai. Chúng ta không nên thiển cận, chỉ tìm những lợi ích hiện tại; chúng ta cần phải nhìn xa thấy rộng, biết lo xa, lập kế hoạch cho nhiều kiếp sống vui kế tiếp.

Chúng ta đã thấy trong Nārada Jātaka những nghiệp sanh quả kỳ lạ ra sao. Người đàn ông nghèo, đáng thương Bījaka, trong kiếp quá khứ xa của ông, ông từng đi tìm con bò thất lạc của ông, khi một tăng sĩ hỏi ông chỉ cho con đường đúng. Khi vị tăng sĩ hỏi ông lại lần nữa, ông nói một cách giận dữ: “Ông có phải là con trai của một người nô lệ hay không? Ông đã nói lời quá khó nghe. Ông chắc là con trai của một người nô lệ.” Như vậy ông đã phạm vào một khẩu nghiệp trầm trọng.

Nhưng nghiệp xấu này vẫn tiềm tàng trong dòng danh pháp của ông ấy như than hồng bị tro phủ, trong khi những nghiệp tốt khác đang sanh quả, trợ tạo ra kiếp sống vui. Chỉ khi ông phú ông Bhāva tử, nghiệp xấu có cơ hội trợ sanh một kiếp sống mới, khiến cho kiếp sống của Bījaka nghèo, đáng thương, làm con trai của một người đàn bà nô lệ. Dù Bījaka đã thực hiện những việc làm phước thiện, quả của những nghiệp xấu này không thể bị dừng lại và ông ta vẫn nghèo.

+ + +

Trong thành Rājagaha, người mổ heo Cunda sống gần tu viện Veluvana. Vào mùa thu hoạch, ông đã đi lần lượt làng nọ sang làng kia bằng xe bò của ông, trao đổi lúa gạo với heo con. Ông thả những con heo con trong một khu vục lớn phía sau nhà của ông. Ông cho chúng ăn chỉ vừa đủ. Mỗi ngày, ông giết con nào đã lớn rất tàn nhẫn. Ông buộc chân của con heo ở tại bốn cọc đã được đóng xuống đất. Ông giữ miệng của con heo mở ra bằng cách chống một cái gậy nhọn đầu. Ông dần toàn thân của con heo bằng một cái dùi cui nặng để làm thịt của nó mềm.

Kế đến, ông trút nước sôi vào trong miệng của con heo cho đến khi nước trong chảy ra hậu môn. Lần nữa, ông đổ nước sôi khắp thân của con heo và lột bỏ da. Rồi ông cắt cổ của con heo và lấy máu bằng một cái thùng. Ông cắt miếng thịt ngon nhất và ngâm nó trong máu. Ông đưa miếng thịt cho vợ của ông để nấu cho gia đình. Thịt còn lại ông bán trong chợ.

Như vậy, Cunda đã sống thật là may mắn theo cách này đến năm mươi năm. Sau đó ông cảm thấy không được khỏe. Những nghiệp bất thiện mà ông đã tích lũy quá nhiều đến mức những nghiệp thiện quá khứ của ông không thể ngăn cho chúng khỏi sanh quả. Lửa địa ngục Avīci đến gần và đốt ruột của ông. Nó nóng hơn và đau hơn nhiều lần sự đau mà các con heo phải chịu đựng khi ông trút nước sôi vào trong ruột của chúng.

Vì nó quá đau đớn đến mức ông đã thét như một con heo và bò trên nền nhà của ông bằng tay và chân của ông như một con heo từ bên này sang bên kia không biết bao nhiêu lần. Con trai và con gái của ông cảm thấy xấu hổ và hỏi ông: “Cha, đừng thét, thật là xấu hổ.” Họ không thể ngăn ông và họ không thể kiềm chế ông. Ông không thể ở yên. Ông vẫn cứ tiếp tục bò lê và thét như một con heo đến bảy ngày.

Khi chư tăng đi ngang qua, họ nghe tiếng thét như một con heo. Vì vậy họ nói với đức Phật, “Thưa ngài, Cunda, người đồ tể đã đóng cửa nhà của ông và đang giết heo đến bảy ngày. Có thể ông ấy đang tổ chức một nghi lễ đặc biệt ở nhà của ông ấy. Nhưng điều đó quá tàn nhẫn khi giết những con heo cả ngày và đêm.”

“Này các ông, Cunda không phải đang giết heo. Ông ta đã và đang chịu sự đau đớn theo cách mà ông ấy đã làm những nghiệp xấu của ông ấy. Lửa địa ngục Avīci đã và đang thiêu đốt ruột của ông ấy đến bảy ngày. Vì ông ấy không thể chịu đựng sự đau đớn, ông ấy đã và đang thét như một con heo. Hôm nay, ông ấy sẽ chết và lúc ấy sẽ bị sanh vào địa ngục Avīci.”

Những ác nghiệp sẽ không bao giờ sanh quả tốt.

Khi tôi trình bày về nghiệp, tôi thường kể một câu chuyện. Trong một làng nọ có hai người bạn gọi là ông Ba và ông Hla. Ông Ba tổ chức đá gà và đấu bò, dùng rượu làm thức uống và chơi đánh bài. Ông ấy làm toàn những việc xấu. Ông Hla là người lễ độ. Ông đi đến các chùa và các tu viện, tuân theo các giới ngày trăng tròn và phục vụ chư tăng.

Vào một ngày nắng, họ đã đi lên núi cùng nhau thu lấy nấm. Ở một chỗ dốc, cả hai đều trượt và rơi xuống. Ông Hla đã rơi trong một tư thế ngã sấp xuống và bị đứt da ở trán có máu chảy ra. Ông Ba đã lăn vài vòng và dừng dưới một lùm cây tre. Khi ông mở mắt ra, ông thấy ba miếng vàng và nhặt nó lên.

Ông Hla đã không hài lòng. Khi ông đã nhận thấy tính điềm tĩnh của vị tăng sĩ, ông bày tỏ lòng tôn kính đến vị tăng sĩ và nói: “Thưa đại đức, tôi thực hiện nhiều việc làm phước thiện như thăm viếng các ngôi chùa và các tu viện, hành trì giới và phục vụ chư tăng. Ngay cả khi khi rơi xuống ở sườn đồi dốc, trán của tôi bị đứt da. Ông Ba, bạn của tôi đã thực hiện nhiều việc làm bất thiện, tổ chức đá gà và đấu bò, chơi bài và lấy rượu làm thức uống. Thậm chí khi ông rơi xuống, ông còn có được ba miếng vàng. Tôi không hài lòng, thưa đại đức.”

Vị tăng sĩ đã nhìn bằng thần thông của mình và nói: “Này người cư sĩ tịnh tín, ở kiếp sống quá khứ của ông, ông đã cãi nhau với một người đàn ông và đã giết ông ấy. Nghiệp bất thiện đó đã sanh quả vào lúc ông ngã té. Đúng theo lý, khi ấy ông chắc chắn chết, nhưng do những việc làm phước thiện của ông đã che chở cho ông. Vì vậy ông chỉ bị vết đứt. Mặt khác, ông Ba đã dựng một nhà tre tạm và dâng nó đến một vị tăng sĩ. Vào lúc ông ấy té xuống, ông ấy chắc chắn có được ba hủ vàng do quả của nghiệp thiện quá khứ của ông. Nhưng vì những hành vi bất thiện hiện tại của ông, ông ấy chỉ có được ba miếng vàng.”

Ông Hla đã hài lòng. Do không biết những nghiệp quá khứ, chúng ta không nên giải quyết chỉ dựa trên cơ sở của những chứng cứ hiện tại.

*  Những nghiệp bất thiện không bao giờ sanh quả tốt. Chúng chỉ sanh quả xấu.
* Những nghiệp thiện không bao giờ sanh quả xấu. Chúng chỉ sanh quả tốt.
* Đừng coi thường điều ác mà nói: “Nó sẽ không đến gần ta”; bằng việc nhỏ từng giọt, ngay cả một bình nước cũng được đầy; tương tự như vậy, người ngu tập hợp dần dần, tự mình lấp đầy những nghiệp ác. (Dhammapāda 121)
* Không xem thường điều phước thiện, có câu nói: “Nó sẽ không đến gần ta”; bằng việc nhỏ từng giọt, ngay cả một bình nước cũng được đầy; tương tự như vậy, người sáng suốt tập hợp dần dần, tự mình lấp đầy những nghiệp tốt. (Dhammapāda 122)
* Thậm chí một kẻ bất lương cho là thiện chừng nào mà nghiệp ác chưa chín muồi; nhưng khi nó sanh quả, thì vị ấy thấy quả ác. (Dhammapāda 119)
* Thậm chí một người tốt cho là ác chừng nào mà nghiệp tốt chưa chín muồi; nhưng khi nó sanh quả, thì vị ấy thấy quả tốt. (Dhammapāda 120)
* Người ngu nghĩ một nghiệp ác ngọt như mật, người ngu nghĩ như vậy chừng nào nó chưa chín mùi; nhưng khi nó chín mùi thì vị ấy sầu khổ. (Dhammapāda 120)

4. Để được giàu sang và thành công trong mỗi kiếp sống.

Người muốn được thành công trong kiếp sống hiện tại. Họ cũng muốn được giàu sang và thành công ở kiếp sống vị lai. Nếu họ muốn được như vậy, họ cần áp dụng định luật về nghiệp (kamma niyāma) và chuẩn bị cho số phận và vận mệnh của họ. Họ có thể dùng công thức thành công: “Nghiệp – trí – tinh cần”, phát triển chúng cùng một lúc và đồng đều.

Nghiệp là sự cố ý, cố quyết hành động. Trong đạo Phật, những hành động tốt và những hành động xấu được đức Phật chỉ ra rõ. Bất cứ hành động nào làm tổn thương người khác, tự thân hay người khác hoặc cả hai là phạm tội và bất thiện. Nó sẽ sanh quả xấu. Bất cứ hành động nào không làm tổn thương bất cứ ai là vô tội, không mắc lỗi và thiện. Nó sẽ sanh quả tốt.

Về cơ bản, mười ‘ác hạnh’ hay ‘nghiệp đạo bất thiện’ (ducarita hay akusalakammapatha) là bất thiện. Sự tránh xa mười ác hạnh này chung quy là ‘mười thiện hạnh’ hay ‘mười nghiệp đạo thiện’ (sucarita hay kusalakammapatha).

Theo hướng dẫn tóm tắt của đức Phật: ‘tránh xa việc ác, làm việc thiện và làm cho tâm trong sạch,’ chúng ta phải tránh mười ác hạnh và thực hiện mười thiện hạnh. Để làm như vậy, chúng ta cần siêng năng hành trì năm giới (pañca sīla).

Để được an toàn và bảo đảm hơn và được lợi ích lớn hơn, chúng ta lấy nhóm ba quy y và năm giới (pañca sīla). Theo cách đó, bước đầu tiên hướng về sự thành công và hạnh phúc là lấy nhóm ba quy y và hành trì năm giới.”

Phật (Buddha), Pháp (Dhamma) và Tăng (Saṅgha) được gọi là ‘Tam Bảo’, là những viên ngọc quí nhất mà mạnh mẽ nhất. Nếu chúng ta thật tôn kính đức Phật, giáo Pháp và chư Tăng và quy y nương tựa vào, chúng ta được bảo vệ khỏi tất cả những nguy hiểm và chúng ta đạt được hàng tỷ nghiệp thiện mạnh mẽ, là những nghiệp sẽ ngăn chúng ta khỏi bị sanh vào địa ngục. Hơn nữa, nếu chúng ta tôn kính Tam Bảo một cách chân thành, chúng ta sẽ sẵn lòng và siêng năng giữ ‘năm giới’ (pañca sīla).

Nghiệp thiện đạt được bằng việc quy y Tam Bảo và hành trì năm giới (pañca sīla) mạnh mẽ đến mức có thể ngăn những nghiệp bất thiện bình thường không cho sanh quả.

Người giữ cổng, Dhammika, đã bắt được cá mỗi ngày bằng một cái cần câu. Vợ của ông đã đổi một số cá với gạo và một số với bơ. Bà ta đã nấu cơm và cá còn lại. Họ kiếm sống theo cách này đến năm mươi năm. Khi về già, Dhammika bị bệnh. Khi vị tăng sĩ từ tu viện trên đồi đến nhà của họ, vợ của ông đã tạ lỗi rằng họ không có vật thực để dâng. Vị tăng sĩ đã xin phép gặp Dhammika và truyền năm giới (pañca sīla) cho ông. Nhưng sau khi quy y Tam Bảo, Dhammika không thể mở miệng được nữa. Vị Tăng sĩ rời đi và tiếp tục đi khất thực. Khi vị Tăng sĩ trở về tu viện của mình, một người cư sĩ mộ đạo có thân hình sáng ngời đã thình lình xuất hiện và bày tỏ lòng tôn kính vị Tăng sĩ ấy.

“Ông là ai?” Vị Tăng sĩ hỏi.

“Tôi là Dhammika, thưa Đại Đức.”

“Bây giờ ông ở đâu?”

“Tôi ở cao hơn cõi Mahārajika. Tôi chân thành cảm ơn đại đức vì truyền Tam quy cho tôi. Nếu tôi còn có thể thọ năm giới (pañca sīla), tôi sẽ được ở một cỡi trời cao hơn, thưa Đại Đức.”

Như vậy, những nghiệp thiện sanh từ việc thọ Tam quy là rất mạnh mẽ và xác thực. Chúng có thể ngăn những nghiệp bất thiện đã tích lũy trong năm mươi năm về việc câu cá, khỏi cho sanh quả và trợ sanh những quả tốt của chính nó.

Nghiệp tốt thì mạnh mẽ hơn nghiệp xấu.

Đức Vua Milaṅda uyên bác đã hỏi bậc Thánh Ứng cúng, đại đức Nāgasena: “Thưa ngài, Ngài nói rằng nghiệp bất thiện về việc giết một con cá có thể trợ tái tục khổ. Bây giờ Dhammika đã giết nhiều cá, thọ Tam quy ngay trước khi tử và ông ấy được sanh trong một cõi trời. Tôi không thể tin điều đó.”

Câu trả lời được đưa ra bởi bậc Thánh Ứng cúng uyên bác thì rất đáng chú ý.

“Đức vua, nếu ông ném một hòn đá nhỏ vào trong nước, điều gì sẽ xảy ra?”

“Hòn đá sẽ chìm.”

“Nếu ông ném một hòn đá to vào trong nước, điều gì sẽ xảy ra?”

“Nó cũng sẽ chìm.”

“Đúng vậy. Vì hòn đá nặng hơn nước, nó sẽ chìm trong nước. Bất kể nó lớn hay nhỏ. Tương tự, nghiệp sát hại chúng sanh hữu tưởng, bất kể nó lớn hay nhỏ, sẽ trợ cho tái tục khổ nếu nó có cơ hội để sanh quả vào lúc tử. Nhưng giả sử rằng ông đóng một con tàu lớn và đặt năm xe đá vào trong tàu. Con tàu sẽ chìm hay không?

“Không, nó sẽ không chìm.”

“Vì nó không chìm, nó có thể di chuyển đến một nơi đến mong muốn hay chăng?

“Vâng, nó có thể.”

“Cùng nguyên lý áp dụng ở đây. Nghiệp thiện về quy y Tam Bảo thì mạnh mẽ. Nó có sự tương đồng với một con tàu lớn. Nghiệp bất thiện về sát hại một con cá tương tự một hòn đá nhỏ. Vì con tàu có thể chở nhiều hòn đá và di chuyển đến một nơi đến mong muốn, cũng vậy, nghiệp thiện về quy y Tam Bảo có thể trợ sanh tái tục cõi trời mặc dù sự có mặt của nhiều nghiệp bất thiện.”

“Nó rất có lý, thưa đại đức.”

Để cho nghiệp, trí và tinh cần được quân bình.

Để quân bình nghiệp, trí và tinh cần, mọi người phải biết ân đức vô song của đức Phật (Buddha), giáo Pháp (Dhamma) và chư Tăng (Saṅgha). Vì đó là những bậc tôn kính cao quý, những nghiệp thiện được phát triển bởi bày tỏ lòng tôn kính đến Tam Bảo và bằng việc quy y Tam Bảo rất mạnh mẽ. Mọi người nên kể cho trẻ con nghe những câu chuyện mô tả những lợi ích của Tam Bảo cũng như những ân đức cao quý của Tam Bảo để chúng có thể tôn kính, lễ lạy Phật (Buddha), Pháp (Dhamma) và Tăng (Saṅgha) bằng trí.

Lại nữa, để làm cho trẻ con có thể hết sức siêng năng tôn kính Tam Bảo, chúng cần phải được dạy nhớ biết về một ân đức Phật (Buddha) như “Arahaṃ” thật nhiều lần.

Đây được gọi là ‘tùy niệm Phật’ (Buddhānussati) hay ‘nhớ biết về ân đức Phật’. Chúng cần phải học để làm một cách đúng đắn vì nó khiến cho sanh những nghiệp thiện lớn. Vào thời đức Phật (Buddha), một bé trai có thể tự bảo vệ mình khỏi bị ăn thịt bởi một yêu tinh, quỷ ăn thịt người chỉ bằng việc đọc ‘Namo Buddhassa” (Con tỏ lòng tôn kính Phật (Buddha)).

Khi chúng lớn, đủ tuổi đi đến trường mẫu giáo, chúng cần phải được dạy ưa thích động vật và phát triển lòng từ đến tất cả chúng sanh. Sau đó, chúng cần phải được dạy hành trì năm giới. Đó là điều cao quý để tránh khỏi sát sanh, trộm cắp, nói dối, dùng chất nghiện và tà dâm, vì những hành vi xấu ác này tương phản với lòng từ và an ninh xã hội. Chúng cần được kể những câu chuyện nổi tiếng mô tả về những lợi ích của giới, là phẩm chất giá trị nhất của một người. Nếu một người có thể siêng năng giữ tam quy và những giới, người ấy là người tốt nhất trên đời. Người ấy không thể bị nghèo; người ấy sẽ được giàu. Người ấy cũng sẽ đạt được những kiếp sống vui liên tiếp ở vị lai.

Trong ‘nghiệp, trí và tinh cần,’ trí là pháp dẫn đầu. Trí thiết yếu cơ bản là kiến thức về nghiệp và quả của nghiệp. Vì vậy, mọi người phải hiểu đầy đủ kiến thức về nghiệp để có quan niệm đúng – chánh kiến (sammādiṭṭhi). Kiến thức này sẽ khiến cho những nghiệp thiện tăng lên nhiều lần và đưa người đến cõi trời sau khi tử.

Khi một người lớn lên đến tuổi đi học, người ấy phải cố gắng đạt được kiến thức của nền giáo dục hiện đại. Điều này phù hợp với lời dạy của đức Phật.

Bāhusaccañ ca - có kiến thức uyên bác,
Sippañ ca - thuần thục trong kỹ thuật và nghề thủ công,
Vinayo ca susikkhito - học các quy tắc đạo đức và kỷ luật và tuân theo chúng,
Subhāsita ca yāvācā - nói những điều chân thật, vui vẻ và lợi ích. - đây là phúc lành cao nhất. Nếu một người có thể đạt được một kiến thức chuyên nghiệp tài giỏi thì vị ấy có thể được giàu ngay tức khắc và phát đạt.

Sau khi có được kiến thức chuyên nghiệp và việc làm tốt, người ấy cần phải cố gắng để đạt được phúc lành cao nhất khác.

Mātāpitu upaṭṭhānaṃ - phụng dưỡng cha mẹ của mình và chăm sóc họ cẩn thận.
Puttadārassa saṅgaho - giữ gìn vợ và con của mình,
Anākulā ca kammantā - thực hiện việc làm không mắc lỗi và thiện vào lúc thích hợp.
Dānañ ca - thực hiện những hành động nhân đức.
Dhammacariyā ca - sống chính đáng, ngay thẳng đạo đức, thực hiện mười việc làm phước thiện.
Ñātakānañ ca saṅgaho - ủng hộ những người bà con thân thuộc
Anavajjāni kammāni - giữ những giới ngày trăng tròn và thực hiện việc làm thuộc xã hội vì hạnh phúc của tất cả - đây cũng là những phúc lành cao nhất. Đạt được những phúc lành này là rất cao quý, thú vị và xứng đáng. Tất cả những phúc lành sẽ đưa đến những kiếp sống phúc lành liên tiếp.

 Kālena dhamma savanaṃ - nghe và học pháp, tức là những lời dạy của đức Phật,
Kālena dhamma sākacchā - thảo luận pháp với những người uyên bác vào lúc thích hợp,
Tapo ca - rèn luyện chặt chẽ bằng việc điều chỉnh các quyền của mình,
Brahma cariyañ ca - nhận tu tập để phát triển giới cao thượng, danh pháp định và trí cao hơn trong một trung tâm thiền,
Ariyā saccāna dassanaṃ - thấy rõ bốn Thánh đế bằng nhóm bốn Đạo tuệ,
Nibbana sacchikiriyā ca - thấy rõ Níp-bàn và thường xuyên hưởng sự hạnh phúc cao nhất - đây là hạnh phúc cao nhất có thể đạt tới được trong đời sống hiện tại. Đạo Phật vẫn hưng thịnh ở các quốc gia theo Theravāda (Trưởng lão bộ) và có những người thầy có đủ khả năng có thể dạy các người tu thiền để phát triển trí cao nhất, gọi là ‘Đạo tuệ’.

Nếu người nào đạt tuệ này, người ấy sẽ trở thành một bậc Thánh (Ariya) và có thể hưởng hạnh phúc bất diệt cao nhất của Níp-bàn. Vị ấy có thể sống hạnh phúc với gia đình của mình với sự chắc chắn hoàn toàn là vị ấy sẽ không bao giờ bị tái tục trong những cõi khổ. Vị ấy đã nhập dòng đưa đến Níp-bàn và vị ấy sẽ đến đó không sớm thì muộn.

5. Hãy cùng nhau bơi qua vòng luân hồi (saṃsāra) cho đến khi chúng ta tới bờ an toàn.

Điều mà chúng ta có thể chế ngự số phận và vận mệnh của chúng ta, đạt được phần nào kiếp sống chúng ta thích bằng việc dùng sức mạnh của nghiệp thì mạnh mẽ hơn sức mạnh nguyên tử là tin vui nhất. Nếu những người yêu nhau có ý định giống nhau và sự mong muốn giống nhau sẵn lòng thực hiện những việc làm thiện cùng với sự mong muốn được sống cùng nhau không lay chuyển được suốt vòng luân hồi (saṃsāra), họ có thể được sống cùng nhau đời này qua đời khác trong khi họ đang đấu tranh để được sự giải thoát khỏi tất cả khổ.

Ẩn sĩ Sumedha và bà-la-môn thiếu nữ Sumittā đã nêu là ví dụ bằng cách thực hiện những việc làm phước thiện, dâng hoa sen và bày tỏ lòng tôn kính đến Phật Dīpaṅkarā cùng nhau và nguyện được sống cùng nhau suốt thời gian dài bốn a-tăng-kỳ không đếm xuể và một trăm ngàn chu kỳ thế giới là thời gian ngắn nhất cho một bodhisatta (giác hành giả) hoàn thành pháp pāramī (tròn đủ) và liên tục cố gắng để trở thành một vị Phật (Buddha). Họ làm chồng và vợ trong nhiều kiếp sống cho đến kiếp sống cuối khi họ là hoàng tử Siddattha và công chúa Yasodharā đã kết hôn, sinh ra một người con trai, Rāhula. Họ đều qua đời hạnh phúc đến Níp-bàn.

Với sự trợ giúp từ đặc tính của nghiệp, chúng ta có thể trở thành rất giàu như phú ông Jotika, hay chúng ta có thể hưởng một sự chảy vào những món quà bằng tiền hoặc giống như đại đức Sīvali, hoặc chúng ta có thể trở thành người đại trí như vua Miliṅda và đại đức Nāgasena, hay người có thể trở nên đẹp hiếm có như Ommādantī, hay người có thể trở thành một thiếu nữ có sự xúc chạm dịu dàng hiếm có như Pañcapāpī.

Chúng ta cần phải đọc và ngẫm nghĩ Kinh Abhiṇha mỗi ngày và đêm.

Ahaṃ - Tôi là
kammassakā - chủ nhân của nghiệp của tôi,
kammadāyadā - người thừa kế nghiệp của tôi,
kammayoni - có nghiệp làm nhân của đau khổ và hạnh phúc,
kammabandhū - có nghiệp làm họ hàng của tôi,
kammappaṭissarano - có nghiệp làm nơi ẩn náu của tôi
kalyānaṃ vā - dù nó là thiện, hay
pāpakaṃ vā - dù nó là bất thiện
yaṃ kammaṃ karissāmi - bất cứ nghiệp nào mà tôi làm
tassa kammassa bhavissāmi - tôi sẽ là người thừa kế nghiệp ấy.

Để sống hạnh phúc và thành công trong những cõi vui từ đời này sang đời khác suốt vòng luân hồi (saṃsāra), chúng ta cần phải lấy kiến thức về nghiệp và quả của nghiệp làm ngọn đuốc dẫn đường và thực hiện những việc làm phước thiện một cách sẵn lòng, hoan hỷ và siêng năng để tích lũy những nghiệp thiện và làm trong sạch tâm cho đến khi chúng ta đạt được phúc lành bất diệt cao nhất, gọi là Níp-bàn.

 ---------

 Tiểu sử vắn tắt về Dr. Mehm Tin Mon

Dr. Mehm Tin Mon B.Sc. Hons. (Ygn), M.Sc., Ph.D. (USA)

Mahāsaddhamma Jotika Adviser to the Misnistry of Religious Affairs Professor in the International Theravāda Buddhist Missionary University, Yangon.

Dr. Mehm Tin Mon là một nhà nghiên cứu hóa học cũng như đạo Phật. Ông kết hợp việc dạy khoa học với các hoạt động tôn giáo có tính chất xã hội suốt 37 năm sự nghiệp giảng dạy của mình trong đại học.

Sau khi nghỉ hưu với tư cách là Giáo sư Hóa học, ông trở thành Cố vấn cho Bộ Các Vấn Đề Tôn Giáo (Misnistry of Religious Affairs) và giáo sư tại Trường Đại Học Truyền Giáo Quốc Tế Theravāda Yangon (Professor in the International Theravāda Buddhist Missionary University). Ông đã và đang phục vụ cho quốc gia của ông với hai tư cách này từ năm 1993.

Ông đã và đang hăng hái dạy Vô tỷ pháp của đức Phật (Buddha Abhidhamma) và thiền Phật giáo và thuyết giảng về Phật giáo ở Myanmar và nước ngoài trong nhiều năm. Ông được tặng danh hiệu người tận tâm xuất sắc ‘Mahāsaddhamma Jotikadaja’ vào năm 2003 bởi chính phủ Union of Myanmar vì sự đóng góp nổi bật của ông để truyền bá đạo Phật ở Myanmar và nước ngoài.

Ông đã soạn 20 quyển sách về giáo dục, 50 quyển sách về đạo Phật và khoảng 200 bài viết trong tạp chí. Suy nghĩ rõ ràng, cách giảng dạy thú vị, cách viết rõ ràng, đơn giản của ông đã thu hút được sự cảm phục của nhiều người nghe và độc giả.

Ông cũng là chủ tịch của ‘International Pa Auk Forest Sāsana Centres’, là nơi thiền chỉ tịnh (samatha) và thiền quán (vipassanā) được dạy và tu tập chi tiết như đức Phật đã giải nghĩa.

28-9-2006

Dr. Mehm Tin Mon

---------------------

Số XNĐKXB: 2392-2021/CXBIPH/17 - 50/HĐ. Số QĐXB của NXB: 366/QĐ-NXBHĐ cấp ngày 05 tháng 07 năm 2021. Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN) 978-604-338-212-9. In xong và nộp lưu chiểu năm 2021.