Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambhuddhassa
SỔ TAY TỲ-KHƯU (BHIKKHU)
Tỳ-khưu Trực Thắng biên soạn
TỨ VẬT DỤNG
Trước khi sử dụng, tấm y mới phải được đánh dấu với 3 chấm tròn ở góc y, điểm nhỏ cỡ mắt gà hay đầu đũa, như là màu xanh dương, hoặc là đen, hay nâu. Vừa đánh dấu vừa nguyện (nói lớn hoặc thầm):
“Imaṁ bindukappaṁ karomi.” (×3)
(“Tôi làm dấu y này.”) [Vin, IV,120]
2. Adhiṭṭhāna (Nguyện vật để dùng)
Chú tâm đến lá y rồi chú nguyện :
“Imaṁ *saṅghāṭiṁ* adhiṭṭhāmi.”
(“Tôi nguyện đây là y Tăng-già-lê.”)
Thay thế từ ‘saṅghāṭiṁ’ cho các loại vật dụng khác như:
*uttarā-saṅgaṁ (y vai trái)
*antara-vāsakaṁ (y nội)
*pattaṁ (bình bát)
*nisīdanaṁ (tọa cụ ngồi)
*kaṇḍu-paṭicchādiṁ (vải băng ghẻ)
*vassika-sāṭikaṁ (y tắm mưa)
*paccattharaṇaṁ (y lót nằm, mền)
*mukha-puñchana-colaṁ (khăn rửa mặt)
*parikkhāra-colaṁ (y phụ tùng). [Sp,III,643 f]
♦ Tam y phải được đánh dấu trước khi nguyện dùng y. Làm từng tấm y một.
♦ Y phụ tùng là: kāyabandhana (giây buộc lưng), ṭhavika (dèm hay túi nải), urabandhana (giây buộc ngực), aṁsaka (y hồng sắc hay y lót mồ hôi).
♦ Y tắm mưa chỉ có thể dùng trong 4 tháng mùa mưa. [Sp,III,644]
♦ Ba loại ghi ở cuối thì không có hạn chế số lượng lúc nguyện. Thí dụ:
“Imāni *paccattharaṅāni* adhiṭṭhāmi.”
(“Tôi nguyện đây là các y lót nằm.”)
Thay thế cho từ ‘mukhapuñchana-colāni’ (những chiếc khăn lau mặt) hay ‘parikkhāra-colāni’ (những y phụ tùng). [Sp,III,645]
♦ Vật được chú nguyện bằng cách đụng vào rồi nguyện thầm hay lớn tiếng hay nguyện bằng cách hướng tâm tới vật mà không có đụng, trường hợp này thì nói lớn, thay từ thích hợp như:
“Imaṁ” → “etaṁ”;
(cái này) (cái đó)
“imāni” → “etāni”
(những cái này) (những cái đó) [Sp,III,643]
3. Paccuddharaṇa (Nguyện xả vật dùng)
Khi đổi thay vật mới hoặc không dùng xài nữa thì phải xả bỏ các vật dùng như y, bát, vật dùng đã nguyện thì chú tâm đến vật đó mà nguyện, thí dụ:
“Imaṁ *saṅghāṭiṁ* paccuddharāmi.”
(“Tôi xả bỏ y Tăng-già-lê nầy.”) [Sp,III,643]
* Thay thế * với các từ Pāḷi thích hợp với vật nguyện xả bỏ.
♦ Vật dù chưa nguyện xả bỏ nhưng khi được cho người khác, bị cướp, xả giới, bị rách, lủng lổ, thì xem như đã đứt adhiṭṭhāna.
4.Vikappana (ký gởi)
Sự ký gởi có hai cách: Trực tiếp và gián tiếp.
(i) Trực tiếp giữa hai vị tỳ khưu, người cho và người nhận, và vật gởi thì trong khoảng một cánh tay (hắc tay):
“Imaṁ cīvaraṁ tuyhaṁ vikappemi.”
(“Tôi xài chung tấm y này với sư.”)
“Imāni cīvarāni tuyhaṁ vikappemi.”
(“… những tấm y này…”)
“Imaṁ pattaṁ tuyhaṁ vikappemi.”
(“… cái bát này…”)
“Ime patte tuyhaṁ vikappemi.”
(“… những cái bát này…”)
- Khi người nhận là sư cao hạ hơn thì đổi từ: “tuyhaṁ” →“āyasmato”
- Khi vật xài chung với nhiều hơn một vị thì: “tuyhaṁ” → “tumhākaṁ”
- Khi vật quá một cánh tay thì dùng từ:
“imaṁ” → “etaṁ”; “imāni” → “etāni”; “ime” → “ete”. [Vin,IV,122]
(ii) Trực tiếp và có mặt của vị tỳ khưu khác làm chứng thì nói tên của vị được ký gởi để dùng chung với mình, thí dụ tên vị sư ấy là Uttaro, thì nói như sau:
“Imaṁ cīvaraṁ uttarassa bhikkhuno vikappemi.”
(“Tôi xài chung tấm y này với tỳ khưu Uttaro.”)
- Khi người nhận là sư cao hạ hơn thì đổi từ:
“uttarassa bhikkhuno” → “āyasmato uttarassa”
- Nếu ký gởi cho một Sa-di thì là:
“uttarassa bhikkhuno”→“uttarassa sāmaṇerassa”
♦ Nếu là bát: “cīvaraṁ” → “pattaṁ”
- Nếu nhiều hơn một thì dùng từ Pāḷi ở số nhiều như mục (i) ở trên.
- Khi vật quá một cánh tay, thì dùng từ Pāḷi như mục (i) ở trên.
(iii) Gián tiếp vì người nhận không có mặt, thì nói với vị cầm giùm là:
“Imaṁ cīvaraṁ vikappanatthāya tuyhaṁ dammi.”
(“Tôi nhờ sư gởi giùm y này cho sư với mục đích xài chung.”)
Khi đó vị nhận sẽ hỏi:
“Ko te mitto vā sandiṭṭho vā.”
(“Vị bạn hay người quen đó là ai?”)
Vị muốn gởi nói tên ra, thí dụ như gởi cho cả hai vị gồm tỳ khưu và Sa-di thì nói:
“Uttaro bhikkhu ca tisso sāmaṇero ca”
(“ Sư Uttaro và Sa-di Tisso ”) Vị nhận giùm nói:
“Ahaṁ tesaṁ dammi.”
(“Tôi sẽ đưa cho các vị ấy.”) [Vin,IV,122]
♦ Nếu là bát: “cīvaraṁ” → “pattaṁ”
- Nếu nhiều hơn một, thì dùng từ Pāḷi ở số nhiều như mục (i) ở trên.
- Khi vật quá một cánh tay, thì dùng từ Pāḷi như mục (i) ởtrên.
4b. Vikappana-paccuddharaṇa (Xả bỏ quyền dùng chung)
Trước khi sử dụng vật ký gởi thì vị tỳ khưu kia phải xả bỏ quyền sử dụng của vị ấy. Nếu vị ấy là cao hạ, và vật trong khoảng cánh tay:
“Imaṁ cīvaraṁ mayhaṁ santakaṁ paribhuñja vā visajjehi vā yathāpaccayaṁ vā karohi.”
(“Cái này của tôi, sư có thể dùng, cho hay làm gì tùy ý.”) [ Kv,122]
Khi nhiều hơn 1 tấm y thì thay từ:
“imaṁ cīvaraṁ” → “imāni cīvarāni” “santakaṁ” → “santakāni”
Khi vị ấy nhỏ hạ hơn thì:
“paribhuñja” → “paribhuñjatha”
“visajjehi” → “visajjetha”
“karohi” → “karotha”
Nếu vật xa hơn 1 cánh tay thì thay từ thích hợp:
“Imaṁ” → “etaṁ” ; “imāni” → “etāni”
(cái này) (cái đó) (những cái này) (những cái kia)
- Để sử dụng, trong trường hợp gián tiếp <4a.iii> thì vị làm chứng phải nói:
“Tesaṁ santakaṁ paribhuñja vā vissajjehi vā yathāpaccayaṁ vā karohi.”
(“Sư hảy sử dụng cái của họ, cho hay làm gì tùy ý.”)
5. Āpatti-paṭidesanā (Sám hối tội)
(i) 6 lý do phạm tội:
Không có hổ thẹn, không có biết luật, nghi ngờ nhưng vẩn làm, tưởng là nên trong điều không nên, tưởng là không nên trong điều nên, quên mà phạm.
(ii) Trường hợp không phạm:
Tỳ khưu điên, bị bịnh hôn mê, không có thích thú mà đau đớn và Tỳ-khưu phạm đầu tiên hết.
(iii) Các loại tội:
(a) Tội không thể sám hối: Bất cộng trụ (Pārājika).
(b) Tội có thể sám hối:
- Tội nặng: Tăng tàn (Sanghādisesa). Phải chịu hình phạt cấm phòng rồi mới khỏi tội do hội đồng tăng giải tội.
- Tội nhẹ: sám hối giữa Tăng, hoặc 2, 3 vị Tỳ-khưu, hoặc 1 vị Tỳ-khưu, rồi mới hết tội. Như các tội: Trọng tội (thullaccaya), Ưng đối trị (pācittiya), Ưng phát lộ (pātidesanīya), Tác ác (dukkata), Ác ngữ (dubbhāsita).
♦ Trước khi sám hối tội phải được biết, và hai vị tỳ khưu phạm cùng một tội không được sám hối chung, nếu làm thì phạm tác ác (dukkata).
♦ Tỳ khưu nhỏ hạ sám hối trước.
a. Sám hối theo cách Miến điện:
Nghi thức sám hối tổng quát này được thực hành phổ thông ở xứ Miến Điện:
Vị nhỏ hạ sám hối nói:
Ahaṁ bhante sabbā āpattiyo avikaromi.
Vị lớn hạ nói:
Sādhu āvuso, sādhu sādhu.
** Vị nhỏ hạ:
Ahaṁ bhante sambahulā nānāvatthukā sabbā āpattiyo āpajjiṁ tā tumha mūle paṭidesemi.
Vị lớn hạ:
Passasi āvuso tā āpattiyo.
Vị nhỏ hạ:
Āma bhante passāmi.
Vị lớn hạ:
Āyatiṁ āvuso saṁvareyyāsi.
Vị nhỏ hạ:
Sādhu suṭṭhu bhante saṁvarissāmi.
Vị lớn hạ:
Sādhu āvuso, sādhu sādhu.
• Vị lớn hạ hơn sám hối thì vị ấy sám giống như trên nhưng thay từ Pāḷi cho thích hợp như sau:
Vị lớn hạ sám hối nói:
Ahaṁ āvuso sabbā āpattiyo avikaromi.
Vị nhỏ hạ chứng tội nói:
Sādhu bhante, sādhu sādhu.
Vị lớn hạ:
Ahaṁ āvuso sambahulā nānāvatthukā sabbā āpattiyo āpajjiṁ tā tumha mūle paṭidesemi.
Vị nhỏ hạ:
Passatha bhante tā āpattiyo.
Vị lớn hạ:
Āma āvuso passāmi.
Vị nhỏ hạ nói:
Āyatiṁ bhante saṁvareyyātha.
Vị lớn hạ:
Sādhu suṭṭhu āvuso saṁvarissāmi.
Vị nhỏ hạ:
Sādhu bhante, sādhu sādhu.
♦ Thông thường Tỳ khưu nhỏ hạ xin sám hối với vị Tỳ khưu lớn hạ một lần nữa. Nhưng ở lần hai thì vị nhỏ hạ chỉ bắt đầu từ đoạn đánh dấu **.
♦ Nghĩa tiếng việt là:
Nhỏ hạ:- Kính bạch Ðại Ðức, tôi xin trình cho Ngài rõ tất cả tội.
Lớn hạ: Lành thay! pháp đệ, Lành thay! Lành thay! Nhỏ hạ:- Kính bạch Ðại Ðức, tôi đã phạm tất cả tội có nhiều đối tượng khác nhau. Tôi xin sám hối nơi Ngài tất cả āpatti ấy.
Lớn hạ:- pháp đệ có thấy, biết những āpatti ấy không? Nhỏ hạ:- Dạ có, thưa Ðại Ðức, tôi thấy biết những āpatti ấy.
Lớn hạ: Này pháp đệ, từ nay về sau, pháp đệ nên ngăn ngừa đừng để tái phạm.
Nhỏ hạ: Dạ bạch Ðại Ðức, lành thay! Tốt thay! Tôi sẽ cố gắng ngăn ngừa.
Lớn hạ:- Lành thay! pháp đệ Lành thay! Lành thay!
b. Sám hối theo cách Thái Lan.
Cách sám hối tổng quát cũng tương tự là:
Vị nhỏ hạ sám hối nói: sabbā āpattiyo avi-karomi. (3 lần).
Sabbā garulahukā āpattiyo ārocemi.
(Tôi xin trình tất cả thứ tội nặng, tội nhẹ). (3 lần).
Vị lớn hạ nói: Sādhu sādhu.
Vị nhỏ hạ: Ahaṁ bhante sambahulā nānāvatthukā sabbā āpattiyo āpajjiṁ tā tumha mūle paṭidesemi.
Vị lớn hạ: Passasi āvuso tā āpattiyo.
Vị nhỏ hạ: Āma bhante passāmi.
Vị lớn hạ: Āyatiṁ āvuso saṁvareyyāsi.
Vị nhỏ hạ: Sādhu suṭṭhu bhante saṁvarissāmi.
Vị lớn hạ: Sādhu sādhu.
• Ở thái lan thêm phần này :
Na punevaṁ karissāmi. (Tôi sẽ không làm vậy nữa)
Na punevaṁ bhāvissāmi. (Tôi sẽ không nói vậy nữa)
Na punevaṁ cintayissāmi. (Tôi sẽ không nghĩ vậy nữa).
♦ Sám hối theo từng tội danh đã phạm nhiều lần.
Vị nhỏ hạ sám hối nói:
Ahaṁ bhante sambahulā nānāvatthukāyo *thullaccayāyo* āpattiyo āpanno tā paṭidesemi.
Vị lớn hạ: Passasi āvuso.
Vị nhỏ hạ: Āma bhante passāmi.
Vị lớn hạ: Āyatiṁ āvuso saṁvareyyāsi.
Vị nhỏ hạ: Sādhu suṭṭhu bhante saṁvarissāmi. (3 lần)
• Khi vị lớn hạ hơn cũng sám hối thì vị ấy sám giống như trên nhưng thay từ Pāḷi cho thích hợp.
Vị lớn hạ sám hối nói:
Ahaṁ āvuso sambahulā nānāvatthukāyo *thullaccayāyo* āpattiyo āpanno tā paṭidesemi.
Vị nhỏ hạ chứng nói: Passatha bhante.
Vị lớn hạ: Āma āvuso passāmi.
Vị nhỏ hạ: Āyatiṁ bhante saṁvareyyātha.
Vị lớn hạ: Sādhu suṭṭhu āvuso saṁvarissāmi. (3 lần).
♦ Cách thức này thay đổi thay thế từ *thích hợp* cho từng tội danh khác như “pācittiyāyo”, “dukkaṭāyo”,“dubbhāsitāyo”
♦ Với “dubbhāsitāyo” thì bỏ “nānā-vatthukāyo”.
♦ Khi phạm hai tội giống nhau: thay từ “sambahulā” (nhiều) bằng “dve” (hai)
♦ Khi chỉ sám hối một tội: thì thay từ “sambahulā nānā-vatthukāyo thullaccayāyo āpattiyo āpanno tā paṭidesemi.” bằng “ekaṁ thullaccayaṁ āpattiṁ āpanno taṁ paṭidesemi.”.
Và Lặp lại cho những tội danh khác như: “pācittiyaṁ”, “dukkaṭaṁ”,“dubbhāsitaṁ” .
c. Sám hối theo cách Tích Lan.
Vị nhỏ hạ sám hối nói:
Okāsa, ahaṁ bhante, Sabbā āpattiyo ārocemi.
Dutiyam-pi ahaṁ bhante, Sabbā āpattiyo ārocemi.
Tatiyam-pi ahaṁ bhante, Sabbā āpattiyo ārocemi.
Vị lớn hạ chứng: Sādhu sādhu.
Vị nhỏ hạ: Okāsa, ahaṁ bhante,sambahulā nānāvatthukā sabbā āpattiyo āpajjiṁ tā tumha mūle paṭidesemi.
Vị lớn hạ: Passasi āvuso tā āpattiyo.
Vị nhỏ hạ: Āma bhante passāmi.
Vị lớn hạ: Āyatiṁ āvuso saṁvareyyāsi.
Vị nhỏ hạ: Sādhu suṭṭhu bhante āyatiṁ saṁvarissāmi. (3 lần)
Vị lớn hạ: Sādhu sādhu.
• Khi vị lớn hạ hơn cũng sám hối thì vị ấy sám giống như trên nhưng thay từ Pāḷi cho thích hợp. Như “āvuso” → “bhante”; “passasi” →“passatha” ; “saṁvareyyāsi”→“saṁvareyyatha”.
♦ Ở vài nơi thì phần đầu đọc hơi khác như
Vị nhỏ hạ sám hối nói:
Okāsa, ahaṁ bhante, Sabbā tā garukāpattiyo āvikaromi.
Dutiyam-pi ahaṁ bhante, Sabbā tā garukāpattiyo āvikaromi.
Tatiyam-pi ahaṁ bhante, tā garukāpattiyo āvikaromi.
Và vị chứng nói “sādhu” sau mỗi câu vị sám nói “ārocemi” và “saṁvarissāmi” thay vì để vị sám nói xong, rồi mới nói
♦ Khi phạm một tội danh nhiều lần:
Vị nhỏ hạ sám hối nói:
Okāsa ahaṁ bhante, desanādukkaṭāpattiṁ āpajjiṁ, taṁ tumha-mūle paṭidesemi.
Vị lớn hạ chứng: Passasi āvuso taṁ āpaṭṭiṁ?
Vị nhỏ hạ: Āma bhante passāmi.
Vị lớn hạ: Āyatiṁ āvuso saṁvareyyāsi.
Vị nhỏ hạ:
Sādhu suṭṭhu bhante āyatiṁ saṁvarissāmi.
Dutiyam-pi sādhu suṭṭhu bhante āyatiṁ saṁvarissāmi,
Tatiyam-pi sādhu suṭṭhu bhante āyatiṁ saṁvarissāmi.
Vị lớn hạ: Sādhu sādhu. [Vin, II,102]
d. Sám hối theo cách Việt Nam.
Vị sám hối nói:
Ukāsa sabbā āpattiyo avi-karomi. (3 lần).
Sabbā garulahukā āpattiyo ārocemi (3 lần).
Ukāsa Ahaṁ bhante (āvuso) sambahulā nānāvatthukāyo thullaccayāyo ca pācittiyāyo ca dukkatāyo ca dubbhāsitāyo ca āpattiyo āpanno tā paṭidesemi.
Vị chứng nhận: Passasi āvuso (passatha bhante) tā āpattiyo.
Vị sám hối: Āma bhante (āvuso) passāmi.
Vị chứng nhận: Āyatiṁ āvuso saṁvareyyāsi (bhante saṁvareyyātha)
Vị sám hối:
Sādhu suṭṭhu bhante (āvuso) saṁvarissāmi. (3 lần)
Na punevaṁ karissāmi.
Na punevaṁ bhāvissāmi.
Na punevaṁ cintayissāmi.
Vị chứng nhận: Sādhu sādhu sādhu.
6. Nissaggiya pācittiya (Ưng xả đối trị)
Ưng xả đối trị nghĩa là phạm phép chứa cất y, bình bát, vàng, bạc, trái luật. Trước khi sám hối tội này phải chịu xả vật ấy giao cho Tăng rồi sám hối mới được.
(i) Nisaggiya Pācittiya 1 (“Y dư”)
Vào sáng sớm của ngày thứ 11, mà giử y quá 10 ngày. Trong một cánh tay, tỳ khưu phạm xả cho vị tỳ khưu cao hạ khác:
Idaṁ me *bhante* cīvaraṁ dasāhātikkantaṁ nissaggiyaṁ, imāhaṁ āyasmato nissajjāmi.
(“Bạch ngài, y này quá giới hạn 10 ngày, thành vật ưng xả, tôi xin xả y tới ngài”)
• Nếu nhiều hơn một tấm y, trong khoảng 1 cánh tay:
Imāni me bhante, cīvarāni dasāhātikkantāni nissaggiyāni, imānāhaṁ āyasmato nissajjāmi.
• Nếu xả tới tăng đoàn:
“āyasamato” → “saṅghassa”. [Vin,III,197]
• Nếu xả tới một nhóm tỳ khưu:
“āyasamato” → “āysamantānaṁ”
• Nếu vị phạm lớn hạ: “bhante” → “āvuso”
• Nếu quá một cánh tay:
“idaṁ” (cái này) → “etaṁ”(cái đó)
“imāhaṁ” → “etāhaṁ”
“imāni”(những cái này) → “etāni” (những cái đó)
“imānāhaṁ” → “etānāhaṁ”
(ii) Trao y lại, được làm sau khi sám hối tội xem <5> .
Imaṁ cīvaraṁ āyasmato dammi.
(Tôi đưa y này lại cho sư.) [Vin,III,197]
• Trao lại nhiều hơn 1 tấm Y:
“imaṁ” → “imāni” ; “cīvaraṁ” → “cīvarāni”
♦ Công thức trả vật lại thì cũng áp dụng giống như các phần ưng xả đối tri như trong các Nis. Pāc. 2, 3, 6, 7, 8, 9, và 10.
(iii) Nisaggiya Pācittiya 2 (“Y cách đêm”)
Idaṁ me bhante cīvaraṁ ratti-vippavutthaṁ aññatra bhikkhu-sammatiyā nissaggiyaṁ. Imāhaṁ āyasmato nissajjāmi.
(Bạch ngài, tôi xa tấm y này quá 1 đêm mà không có sự đồng ý của chư tăng, thành vật ưng xả, nay tôi xin xả y này tới ngài.) [Vin,III,199–200]
• Nếu nhiều hơn một tấm y: cīvaraṁ” → “dvicīvaraṁ”
(2 y) / “ticīvaraṁ” (3 y)
♦ Với những biến thể khác, xem <6.i> ở trên.
♦ Phần trao trả Y lại, xem <6.ii> ở trên.
(iv) Nissaggiya Pācittiya 3 (Y quá hạn giữ)
Nếu vải phát sanh ngoài lễ dâng y (akālacīvara)
Idaṁ me bhante akāla-cīvaraṁ māsātikkantaṁ nissaggiyaṁ, imāhaṁ āyasmato nissajjāmi.
(Bạch ngài, tấm y này phát sanh 'ngoài mùa' và quá hạn 1 tháng, thành vật ưng xả, tôi xin xả y tới ngài.”) [Vin,III,205]
• Nếu nhiều hơn một tấm y:
Imāni me bhante akāla-cīvarāni māsātikkantāni nissaggiyāni. Imānāhaṁ āyasmato nissajjāmi.
♦ Với những biến thể khác, xem <6.i> ở trên.
♦ Phần trao trả Y lại, xem <6.ii> ở trên.
* Nissaggiya Pācittiya 4, 5 không có ghi ở đây vì liên quan tới tỳ khưu ni.
(v) Nissaggiya Pācittiya 6 (‘Y xin’)
Tỳ-khưu phạm khi xin y nơi người thế không phải bà con, không phải người có yêu cầu.
Idaṁ me bhante cīvaraṁ aññātakaṁ gahapatikaṁ aññatra samayā viññāpitaṁ nissaggiyaṁ, imāhaṁ āyasmato nissajjāmi.
(Bạch ngài, tấm y này có được do yêu cầu không phải từ thí chủ thân thích, thành vật ưng xả, nay tôi xin xả y này tới ngài .) [Vin,III,213].
• Nếu nhiều hơn một tấm y:
Imāni me bhante cīvarāni aññātakaṁ gahapatikaṁ aññatra samayā viññāpitāni nissaggiyāni. imānāhaṁ āyasmato nissajjāmi.
♦ Với những biến thể khác, xem <6.i> ở trên.
♦ Phần trao trả Y lại, xem <6.ii> ở trên.
(vi) Nissaggiya Pācittiya 7 (‘Quá số hạn’)
Trong khi được phép, Tỳ-khưu chỉ được phép xin y nội và y vai trái thôi, nếu xin quá số xin được, thì phạm Ưng xả đối trị.
Idaṁ me bhante cīvaraṁ aññātakaṁ gahapatikaṁ *upasaṁkamitvā* tat’uttariṁ viññāpitaṁ nissaggiyaṁ, imāhaṁ āyasmato nissajjāmi.
(Bạch ngài, tấm y này có được do yêu cầu quá số hạn từ thí chủ thân thích, thành vật ưng xả, nay tôi xin xả y này tới ngài .) [Vin,III,214–215]
• upasaṁkamitvā được nói ở Tích Lan.
• Nếu nhiều hơn một tấm y:
Imāni me bhante cīvarāni aññātakaṁ gahapatikaṁ tat’uttariṁ viññāpitanī nissaggiyanī, imānāhaṁ āyasmato nissajjāmi.
♦ Với những biến thể khác, xem <6.i> ở trên.
♦ Phần trao trả y lại, xem <6.ii> ở trên.
(vii) Nissaggiya Pācittiya 8 (‘Định giá y’)
Tỳ-khưu sai bảo dâng y như vầy, như kia, cao giá tốt hơn y của người (không phải là bà con, hay người yêu cầu) đã định dâng mình, được y, thì phạm Ưng xả đối trị.
Idaṁ me bhante cīvaraṁ pubbe appavārito aññātakaṁ gahapatikaṁ upasaṁkamitvā cīvare vikappaṁ āpannaṁ nissaggiyaṁ, imāhaṁ āyasmato nissajjāmi.
(Bạch ngài, tấm y này có được do sau khi sai bảo thí chủ không thân thích, mà không có yêu cầu, thành vật ưng xả, tôi xin xả y này tới ngài .) [Vin,III,214–215]
♦ Với những biến thể khác, xem <6.i> ở trên.
♦ Phần trao trả y lại, xem <6.ii> ở trên.
(viii) Nissaggiya Pācittiya 9 (‘Định giá y thứ hai’)
Thí chủ, họ chung nhau dâng y đến Tỳ-khưu, từ 2 người trở lên đều là không phải bà con, không phải người có yêu cầu, Tỳ-khưu đi nói cho họ mua y giá cao hoặc tốt hơn y mà họ hạn định dâng ấy, được y, thì phạm tội Ưng xả đối trị.
Sám hối giống như trên <6.vi> nhưng thay từ: “aññātakaṁ gahapatikaṁ” → “ aññātake gahapatike”
♦ Phần trao trả Y lại, xem <6.ii> ở trên.
(ix) Nissaggiya Pācittiya 10 (‘Nhắc nhở’)
Nhắc người hộ tăng rằng 'Ta cần dùng y'", như thế đến 3 lần, nếu không được y nên đi đứng cho vừa người hộ ấy xem thấy. Đứng nhiều lắm đến 6 lần, nếu chưa được mà đi đòi cho quá 3 lần, đi đứng quá 6 lần, được y, thì phạm Ưng đối trị.
Idaṁ me bhante cīvaraṁ atireka-tikkhattuṁ codanāya atireka chakkhattuṁ ṭhānena abhinipphāditaṁ, nissaggiyaṁ, imāhaṁ āyasmato nissajjāmi.
(Bạch ngài, tấm y này có được do sau khi nhắc quá 3 lần, đứng quá 6 lần, thành vật ưng xả, tôi xin xả y này tới ngài .)
♦ Với những biến thể khác, xem <6.i> ở trên.
♦ Phần trao trả y lại, xem <6.ii> ở trên. [Vin,III,223]
(x) Nissaggiya Pācittiya 18 (‘Vàng bạc’)
Tỳ-khưu nhận hoặc dạy người khác nhận vàng bạc hoặc vui thích ngay vàng hoặc bạc mà người cất giữ cho mình phạm Ưng xả đối trị. Và Chỉ được xả tới chư Tăng (Saṅgha).
Ahaṁ bhante rūpiyaṁ paṭiggahesiṁ, idaṁ me bhante nissaggiyaṁ imāhaṁ saṅghassa nissajjāmi.
(Bạch đại đức Tăng, tôi đã thọ nhận vàng bạc; bạch đại đức Tăng, vàng bạc nầy thành vật ưng xả, tôi xin xả bỏ đến Tăng.) [Vin,III,238]
(xi) Nissaggiya Pācittiya 19 (‘kinh doanh tiền tệ’)
Tiền bạc do kinh doanh, trao đổi phải xả bỏ trước Tăng và sám hối. Và Chỉ được xả tới chư Tăng (Saṅgha).
Ahaṁ bhante nānappakārakaṁ rūpiyasaṁvo-hāraṁ samāpajjiṁ idaṁ me nissaggiyaṁ, imāhaṁ saṅghassa nissajjāmi.
(Bạch đại đức Tăng, tôi đã kinh doanh tiền bạc dưới nhiều hình thức, tiền bạc nầy thành vật ưng xả. Tôi xin xả bỏ tiền nầy đến Tăng.) [Vin,III,240]
(xii) Nissaggiya Pācittiya 20 (‘mua bán vật dùng’)
Tỳ khưu trao đổi hàng hóa, dùng vật này trao đổi vật kia, như trao đổi y bát để lấy đồ dùng khác, v.vv.. là hình thức mua bán, phạm tội ưng xả đối trị. Vật trao đổi được, phải xả bỏ.
Ahaṁ bhante nānappakārakaṁ kayavikkayaṁ samāpajjiṁ idaṁ me nissaggiyaṁ, imāhaṁ āyasamato nissajjāmi.
(Bạch ngài, tôi đã mua bán vật dùng dưới nhiều hình thức, vật dùng này của tôi thành vật ưng xả. Tôi xin xả bỏ vật này đến ngài). [Vin,III,242]
• Nếu xả tới tăng đoàn:
“āyasamato” →“saṅghassa”
• Nếu xả tới một nhóm tỳ khưu:
“āyasamato” →“āysamantānaṁ”
♦ Với những biến thể khác, xem <6.i> ở trên.
(xiii) Nissaggiya Pācittiya 21 (‘Bát dư’)
Tỳ-kheo có bát dư, cất giữ bát dư quá mười ngày phạm tội ưng xả đối trị.
Ayaṁ me bhante patto dasāhātikkanto nissaggiyo imāhaṁ saṅghassa nissajjāmi.
(Bạch ngài, bát này của tôi đã giữ quá mười ngày, thành vật ưng xả; tôi xin xả bỏ bát nầy đến ngài.)
♦ Với những biến thể khác, xem <6.i> ở trên.
♦ Phần trao trả bát:
Imaṁ pattaṁ āyasmato dammi.
(Tôi trao bát lại cho sư.”) [Vin,III,243–244]
(xiv) Nissaggiya Pācittiya 22 (‘Bát mới’)
Bình bát chưa hư cũ, chưa bị lủng bể hơn 5 dấu, mà đi tìm kiếm bình bát mới, có được, phạm tội ưng xả đối trị. Bình bát mới ấy phải xả bỏ. Và Chỉ được xả tới chư Tăng (Saṅgha).
Ayaṁ me bhante patto ūnapañcabandhanena pattena cetāpito nissaggiyo imāhaṁ saṅghassa nisajjāmi.
(Bạch đại đức Tăng, bát này của tôi, đã kiếm được khi bình bát cũ chưa hư bể được năm vết, thành vật ưng xả.
Tôi xin xả bỏ bình bát nầy đến chư Tăng.) [Vin,III,246]
(xv) Nissaggiya Pācittiya 23 (‘Dược phẩm’)
5 thứ thuốc là: bơ lỏng, bơ đặc, dầu, mật ong, nước mía, chỉ được phép để dành dùng lâu lắm là đến 7 ngày, nếu quá 7 ngày, phạm Ưng xả đối trị. [Vin,III,251]
Idaṁ me bhante bhesajjaṁ sattāhātikkantaṁ nissaggiyaṁ, imāhaṁ āyasmato nissajjāmi.
(Bạch ngài, thuốc này đã quá hạn 7 ngày, thành vật ưng xả, tôi xin xả bỏ vật này đến ngài.)
♦ Thuốc xả rồi, có thể trao lại để dùng thoa, xức được, nhưng không được uống.
Imaṁ bhesajjaṁ āyasmato dammi. (Tôi trao thuốc này lại cho sư).
(xvi) Nissaggiya Pācittiya 25 (‘Đòi y đã cho’)
Y đã được cho tới vị khác, rồi giận đòi lại hoặc dạy kẻ khác đòi lại, đòi y được phạm Ưng xả đối trị.
Idaṁ me bhante cīvaraṁ bhikkhussa sāmaṁ datvā acchinnaṁ nissaggiyaṁ, imāhaṁ āyasmato nissajjāmi.
(“Bạch ngài, y này được đòi lại sau khi được cho bởi tôi, thành vật ưng xả, tôi xin xả bỏ vật này đến ngài.) [Vin,III,255]
♦ Với những biến thể khác, xem <6.i> ở trên.
(xvii) Nissaggiya Pācittiya 28 (‘Khẩn cấp’)
Còn 10 ngày nữa đến lễ tự tứ, tức là từ ngày mùng 5 tháng 9 nếu thí chủ do bận, muốn dâng y nhập hạ gấp đến Tỳ-khưu, Tỳ-khưu nên thọ để dành đến hết hạn kỳ giữ y, nếu để cho quá hạn, phạm Ưng xả đối trị.
Idaṁ me bhante acceka-cīvaraṁ cīvara-kāla-samayaṁ atikkàmitaṁ nissaggiyaṁ, imāhaṁ āyasmato nissajjāmi.
[Vin,III,262]
(Bạch ngài, y này được cúng dường khi khẩn cấp, đã quá hạn cất giử, thành vật ưng xả, tôi xin xả bỏ vật này đến ngài.)
♦ Với những biến thể khác, xem <6.i> ở trên.
(xviii) Nissaggiya Pācittiya 29 (‘Chổ nguy hiểm’)
Sau khi ra hạ rồi, trong 1 tháng (là từ 16 tháng 9 đến 15 tháng 10), nếu muốn để 1 trong 3 y nào trong xóm cũng được, khi có cớ đi khỏi nơi ấy được phép lìa xa y ấy chi trong 6 đêm, xa lìa quá 6 đêm thì phạm Ưng xả đối trị, trừ ra có Tăng chứng nhận cho.
Idaṁ me bhante cīvaraṁ atireka-chā-rattaṁ vippavutthaṁ aññatra bhikkhu-sammatiyā nissaggiyaṁ, imāhaṁ āyasmato nissajjāmi.
(Bạch ngài, y này cất ở chổ khác, đã quá hạn 6 đêm, tôi xa y mà không có phép của Tăng, thành vật ưng xả, tôi xin xả bỏ vật này đến ngài.) [Vin,III,264]
♦ Với những biến thể khác, xem <6.i> ở trên.
(xix) Nissaggiya Pācittiya 30 (‘Đoạt lợi về mình’)
Tỳ-khưu biết rằng: lợi ích mà thí chủ họ sẵn dành để dâng đến Tăng rồi đoạt về cho mình, phạm Ưng xả đối trị.
Idaṁ me bhante jānaṁ saṅghikaṁ lābhaṁ pariṇataṁ attano pariṇāmitaṁ nissaggiyaṁ, imāhaṁ āyasmato nissajjāmi.
(Bạch ngài, lợi này dành cho Tăng, tôi đã làm lợi cho mình, thành vật ưng xả, tôi xin xả bỏ vật này đến ngài.)
♦ Với những biến thể khác, xem <6.i> ở trên.
♦ Phần trao trả vật lại:
Imaṁ āyasmato dammi.
(Tôi trao vật này lại cho sư.”) [Vin,III,266]
7. Saṅghādisesa (Sám hối Tăng tàn)
(i) Một vị tỳ khưu phạm tội Tăng tàn phải báo cho một hay hơn một vị tỳ khưu, và sau đó báo cho Tăng
(Saṅgha), ít nhất 4 vị về tội của mình và hỏi xin mānatta. Tăng sẽ tác pháp kiết ma, tứ bạch tuyên ngôn (ñatticattutthakammavācā), cho mānatta tới vị tỳ khưu phạm. Tỳ khưu thọ mānatta, phải thực hành bổn phận thích hợp trong 6 ngày đêm. Sau khi thực hành xong, rồi phải xin giải tội (abbhāna) trước sự chứng kiến có mặt của ít nhất là 20 vị tỳ khưu.
(ii) Một vị tỳ khưu phạm tội Tăng tàn, và cố ý che tội thì vị ấy bị Tăng xử phạt sống biệt trú (parivāsa) theo thời gian tương ứng với thời gian che giấu, sau đó mới được cho hành phạt tự hối (mānatta) và thực hành xong thì mới được giải tội (abbhāna).
8. Pārisuddhi-uposatha (trong sạch bố-tát)
(i) Pārisuddhi trước Tăng (Saṅgha) Phát lộ trong sạch trước Tăng (Saṅgha):
Parisuddho ahaṁ bhante, parisuddho’ti maṁ saṅgho dhāretu.
(Kính bạch đại đức Tăng, tôi trong sạch, xin các ngài nhận biết tôi là người được trong sạch.) [Vin,I,129]
(ii) Pārisuddhi cho 3 vị tỳ khưu.
Bố tát pāṭimokkha phải ít nhất 4 vị trở lên, cho nên khi chỉ có 3 vị, thì làm bằng cách phát lộ sự trong sạch (Parisuddhi-uposatha). Sau khi sửa soạn và sám hối xong thì vị cao hạ đọc tuyên ngôn trước khi mỗi vị phát lộ trong sạch, như sau: Suṇantu me āyasmantā ajj'uposatho *paṇṇaraso*. Yad'ā yasmantānaṁ pattakallaṁ mayaṁ aññamaññaṁ parisuddhi uposathaṁ kareyyāma.
(Xin các ngài nghe tôi trình, hôm nay là ngày bố-tát rằm 15. Nếu đã hợp thời với các Tôn giả, chúng ta nên làm trong sạch bố-tát chung cùng nhau.)
• Sau đó lần lượt theo hạ, vị cao hạ nhất đọc :
Parisuddho ahaṁ āvuso parisuddho' ti maṁ dhāretha. Dutiyampi parisuddho ahaṁ āvuso parisuddho' ti maṁ dhāretha
Tatiyampi parisuddho ahaṁ āvuso parisuddho' ti maṁ dhāretha.
• Kế tiếp với hai vị nhỏ hạ hơn thì thay từ Pāḷi:“āvuso” →“bhante”. [Vin,I,124]
♦ Nếu là ngày 14 thì:
“paṇṇaraso” → “cātuddaso”
14 là nhằm ngày 29 Việt Nam (trong mỗi tháng thiếu). 15 là nhằm ngày rằm và ngày 30 Việt Nam, (trong mỗi tháng đủ). Lịch Ấn độ chỉ tính tuần trăng lên (15 ngày) và tuần trăng xuống (15 ngày hay 14 ngày), cho nên có paṇṇaraso (15) và cātuddaso (14).
(iii) Pārisuddhi cho 2 vị tỳ khưu.
Khi chỉ có hai vị tỳ khưu, thì bỏ phần đọc tuyên ngôn.
Vị cao hạ phát lộ trong sạch trước: [Vin,I,124–125]
Parisuddho ahaṁ āvuso, parisuddho’ti maṁ dhārehi. (3 lần)
• Vị nhỏ hạ:
“āvuso” → “bhante”, và “dhārehi” → “dhāretha”
(iv) Adhiṭṭhānuposatha cho 1 vị tỳ khưu
Chỉ có một vị thì:
Ajja me uposatho.
(“Hôm nay là ngày Bố-tát của tôi.”) [Vin,I,125]
9. Tỳ khưu bệnh
(i) Pārisuddhi
(a) Tỳ khưu bệnh sám hối āpatti với vị Tỳ khưu nhận xong, thì nói:
Pārisuddhiṁ dammi, pārisuddhiṁ me hara, pārisuddhiṁ me ārocehi.
(Tôi xin gởi sự trong sạch của tôi, Xin hãy mang và trình lời trong sạch giùm cho tôi.) • Nếu tỳ khưu bệnh là nhỏ hạ:
“hara” → “haratha”; “ārocehi” → “ārocetha” [Vin,I,120] (b) trong sạch của vị tỳ khưu bệnh (ví dụ tên ‘Uttaro’) được chuyển tới Tăng trước lúc tụng Pātimokkha:
Āyasmā bhante ‘uttaro’ bhikkhu gilāno, parisuddho’ti paṭijāni, parisuddho’ti taṁ saṅgho dhāretu.
(Bạch đại đức Tăng, tỳ khưu bệnh ‘Uttaro Bhikkhu’ có cho biết là trong sạch, xin chư Tăng nhận biết cho vị ấy là trong sạch.)
• Nếu tỳ khưu chuyển lời cao hạ hơn vị tỳ khưu bệnh thì: Āyasmā bhante ‘uttaro’ → ‘Uttaro’ bhante bhikkhu [Thai; cf. Vin,I,121]
(ii) Gởi sự đồng thuận (Chanda)
(a) Tỳ khưu bệnh gởi sự đồng thuận tới lễ Tăng sự:
Chandaṁ dammi, chandaṁ me hara, chandaṁ me ārocehi.
(“Tôi gởi sự đồng thuận của tôi, Xin hãy mang và trình lời đồng thuận giùm cho tôi.). [Vin,I,121]
• Nếu tỳ khưu bệnh là nhỏ hạ:
“hara” → “haratha”; “ārocehi” → “ārocetha”
(b) Thông báo sự đồng thuận của tỳ khưu bệnh (ví dụ tên là 'Uttaro') trước lúc làm tăng sự:
Āyasmā bhante ‘uttaro’ mayhaṁ chandaṁ adāsi, tassa chando mayā āhaṭo, sādhu bhante saṅgho dhāretu.
(Bạch đại đức tăng, Tôn giả Uttaro đã trao lời đồng thuận cho tôi, lời đồng thuận của vị ấy tôi đã mang đến rồi, kính mong chư tăng ghi nhận.)
• Nếu tỳ khưu chuyển lời cao hạ hơn vị tỳ khưu bệnh thì:
Āyasmā bhante ‘uttaro’ → ‘Uttaro’ bhante bhikkhu
[Thai; cf. Vin,I,122]
(iii) Pārisuddhi + Chanda
Trong trường hợp Mahāsīmā, gāmasīmā, Tỳ khưu bệnh cần phải gởi chanda, pavāraṇā cho một vị Tỳ khưu khác. Khi gởi cả hai việc, sự trong sạch và lời đồng thuận của Tỳ-kheo bệnh (ví dụ tên là Uttaro), thì được trình bày như sau:
Āyasmā bhante Uttaro gilāno mayhaṁ chandañca pārisuddhiñca adāsi tassa chando ca pārisuddhi ca mayā āhaṭā sādhu bhante saṅgho dhāretu.
(Bạch đại đức Tăng, đại đức Uttara bị bệnh, vị ấy đã đưa lời đồng thuận và sự trong sạch cho tôi; lời đồng thuận và sự trong sạch của vị ấy tôi đã đem đến đây, kính mong chư tăng ghi nhận).
• Nếu tỳ khưu chuyển lời cao hạ hơn vị tỳ khưu bệnh thì:
Āyasmā bhante ‘uttaro’ → ‘Uttaro’ bhante bhikkhu [Thai; Vin,I,122]
10. Uposatha cho Sa-di và Cư Sĩ
(i) Dasa sāmaṇera sīlāni (10 giới Sadi)
Vào ngày bố-tát Sadi xin giới nơi vị tỳ khưu.
Sa-di:
- Ahaṁ bhante, tisaraṇena saha dasasāmaṇera sīlaṁ dhammaṁ yācāmi, anuggahaṁ katvā sīlaṁ detha me, Bhante.
- Dutiyampi, ahaṁ bhante, tisaraṇena saha dasasāmaṇera sīlaṁ dhammaṁ yācāmi, anuggahaṁ katvā sīlaṁ detha me, bhante.
- Tatiyampi, ahaṁ bhante, tisaraṇena saha dasasāmaṇera sīlaṁ dhammaṁ yācāmi, anuggahaṁ katvā sīlaṁ detha me, bhante.
Tỳ khưu: Yaṁ ahaṁ vadāmi, taṁ vadehi.
Sa-di: Āma, bhante.
Tỳ khưu:
Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. (3 lần).
Sa-di: Lặp lại lời vị tỳ khưu.
Tỳ khưu:
Buddhaṁ saraṇaṁ gacchāmi.
Dhammaṁ saraṇaṁ gacchāmi.
Saṅghaṁ saraṇaṁ gacchāmi.
Dutiyampi Buddhaṁ saraṇaṁ gacchāmi,
dutiyampi Dhammaṁ saraṇaṁ gacchāmi,
dutiyampi Saṅghaṁ saraṇaṁ gacchāmi.
Tatiyampi Buddhaṁ saraṇaṁ gacchāmi,
tatiyampi Dhammaṁ saraṇaṁ gacchāmi,
tatiyampi Saṅghaṁ saraṇaṁ gacchāmi.
Sa-di: Lặp lại lời vị tỳ khưu.
Tỳ khưu:
Tisaraṇagamanaṁ paripuṇṇaṁ.
Sa-di: Āma, Bhante.
Tỳ khưu:
1. Pānātipātā veramaṇī sikkhāpadaṁ samādiyāmi.
2. Adinnadānā veramaṇī sikkhāpadaṁ samādiyāmi.
3. Abrahmacariyā veramaṇī sikkhāpadaṁ samā-diyāmi.
4. Musā-vādā veramaṇī sikkhāpadaṁ samādiyāmi.
5. Surā-meraya-majja-pamādaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṁ samādiyāmi.
6. Vikāla-bhojanā veramaṇī sikkhāpadaṁ samādiyāmi.
7. Nacca-gīta-vādita-visūka-dassanā veramaṇī sikkhāpadaṁ samādiyāmi.
8. Mālā - gandha - vilepana - dhāraṇa - maṇḍana - vibhūsanaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṁ samādiyāmi.
9. Uccā-sayana mahā-sayanā veramaṇī sikkhāpadaṁ samādiyāmi.
10. Jātarūpa-rajata-paṭiggahanā veramaṇī sikkhāpadaṁsamādiyāmi.
Sa-di: Lặp lại lời vị tỳ khưu.
Tỳ khưu:
Ti-saraṇena saddhiṁ dasasāmaṇera silaṁ dhammaṁ sādhukaṁ surakkhitaṁ katvā appamādena sampādetha.”
Sa-di: Āma, bhante.
Tỳ khưu:
Sīlena sugatiṁ yanti, sīlena bhoga-sampadā, sīlena nibbutiṁ yanti, tasmā sīlaṁ visodhaye.
Sa-di: Sādhu, sādhu !
• Nếu nhiều Sa-di đọc chung: “ahaṁ” → “mayaṁ” và “me” → “no”. (tỳ khưu thì: “vadehi” → “vadetha”)
• Nghĩa tiếng việt:
Sa-di: Kính bạch Ðại Ðức, con xin thọ trì Tam quy cùng Sa-di thập giới; kính xin Ðại Ðức từ bi truyền Tam quy cùng Sa-di thập giới cho con.
- Lần thứ hai, kính bạch Ðại Ðức, con xin thọ trì Tam quy cùng Sa-di thập giới; kính xin Ðại Ðức từ bi truyền Tam quy cùng Sa-di thập giới cho con.
- Lần thứ ba, kính bạch Ðại Ðức, con xin thọ trì Tam quy cùng Sa-di thập giới; kính xin Ðại Ðức từ bi truyền Tam quy cùng Sa-di thập giới cho con.
Tỳ khưu:
Những gì ta nói, ông hãy nói theo lập lại.
Sa-di: Dạ, xin vâng.
Tỳ khưu: Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Ðức Thế Tôn, bậc A-ra-hán, bậc Chánh Ðẳng Giác. (đọc 3 lần)
Sa-di: Lặp lại theo.
Tỳ khưu:
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật. Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp. Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng.
- Lần thứ hai, con đem hết lòng thành kính xin quy y
Phật, lần thứ hai con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp, lần thứ hai con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng.
- Lần thứ ba con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật,lần thứ ba, con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp, lần thứ ba, con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng.
Sa-di: Lặp lại theo.
Tỳ khưu:
Pháp quy y Tam bảo tròn đủ chỉ có bấy nhiêu.
Sa-di: Dạ, xin vâng.
Tỳ khưu:
1. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sát sanh.
2. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trộm cắp.
3. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự hành dâm.
4. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự nói dối.
5. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say.
6. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự ăn phi thời.
7. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự múa hát đờn kèn xem múa hát, nghe đờn kèn.
8. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trang điểm thoa xức hương liệu tràng hoa.
9. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự nằm ngồichỗ cao rộng.
10. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự thọ nhận vàng và bạc.
Sa-di: Lặp lại theo.
Tỳ khưu:
Pháp thọ trì tam quy cùng thập giới Sa-di đã được truyền đầy đủ tốt lành, ông hãy thọ trì không nên dể duôi.
Sa-di: Dạ, xin vâng.
Tỳ khưu:
Các chúng sanh được sanh về cõi Trời cũng nhờ giữ giới, các chúng sanh được giàu sang cũng nhờ giữ giới, các chúng sanh được giải thoát nhập Niết-Bàn cũng nhờ giữ giới. Bởi các cớ ấy, ông phải ráng thọ trì giới luật cho trong sạch, đừng để lấm nhơ.
Sa-di: Sādhu, Lành thay!
(ii) Uposatha sīla (Bát quan trai giới)
Giới tử có thể xin bát quan trai giới nơi tỳ khưu hay một vị Sa-di. Giới tử sau khi đảnh lễ xong chấp tay xin bát quan trai giới.
Giới tử: Ukāsa * ahaṁ bhante visuṁ visuṁ rakkhanatthāya tisaraṇena saha aṭṭhaṅgasamannāgataṁ uposathaṁ *yācāmi.
Dutiyampi Ukāsa….........uposathaṁ *yācāmi.
Tatiyampi Ukāsa….........uposathaṁ *yācāmi.
Thầy truyền giới: Yaṁ ahaṁ vadāmi, taṁ *vadehi.
Giới tử: Āma, bhante.
Thầy truyền giới: Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa. (đọc 3 lần)
Giới tử: Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa. (đọc 3 lần)
Thầy truyền giới:
Buddhaṁ saraṇaṁ gacchāmi. Dhammaṁ saraṇaṁ gacchāmi. Saṅghaṁ saraṇaṁ gacchāmi.
- Dutiyampi Buddhaṁ saraṇaṁ gacchāmi, dutiyampi Dhammaṁ saraṇaṁ gacchāmi, dutiyampi Saṅghaṁ saraṇaṁ gacchāmi.
- Tatiyampi Buddhaṁ saraṇaṁ gacchāmi, tatiyampi Dhammaṁ saraṇaṁ gacchāmi, tatiyampi Saṅghaṁ saraṇaṁ gacchāmi.
Giới tử: Lặp lại lời vị truyền giới.
Thầy truyền giới:
Tisaraṇagamanaṁ paripuṇṇaṁ.
Giới tử: Āma, bhante.
Thầy truyền giới:
1. Pānātipātā veramaṇī sikkhāpadaṁ samādiyāmi.
2. Adinnadānā veramaṇī sikkhāpadaṁ samādiyāmi.
3. Abrahmacariyā veramaṇī sikkhāpadaṁ samā-diyāmi.
4. Musā-vādā veramaṇī sikkhāpadaṁ samādiyāmi.
5. Surā-meraya-majja-pamādaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṁ samādiyāmi.
6. Vikāla-bhojanā veramaṇī sikkhāpadaṁ samādiyāmi.
7. Nacca-gīta-vādita-visūka-dassanā -mālā - gandha - vilepana - dhāraṇa - maṇḍana - vibhūsanaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṁ samādiyāmi.
8. Uccā-sayana mahā-sayanā veramaṇī sikkhāpadaṁ samādiyāmi.
Giới tử: Lặp lại lời vị truyền giới.
Giới tử: Imaṁ aṭṭhaṅga samannāgataṁ buddhappaññattaṁ uposathaṁ imañca rattiṁ imañca divasaṁ sammadeva abhirakkhituṁ samādiyāmi Thầy truyền giới:
Imāni aṭṭha sikkhāpadāni uposathasīla-vasena imañca rattiṁ imañca divasaṁ sādhukaṁ katvā appamādena sammārakkhitabbaṁ.
Giới tử: Āma, bhante.
Thầy truyền giới:
Sīlena sugatiṁ yanti, sīlena bhogasampadā, sīlena nibbutiṁ yanti, tasmā sīlaṁ visodhaye.
Giới tử: Sādhu, sādhu !
• Nếu nhiều người: “ahaṁ” → “mayaṁ” và “yācāmi”
→ “yācāma”. (Thầy truyền giới: “vadehi” →
“vadetha”)
• Nghĩa tiếng việt:
Giới tử: Bạch Ngài, tôi xin thọ trì Tam quy và Bát Quan Trai giới, để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích .
Lần thứ hai, kính bạch ngài, tôi ….....cho được sự lợi ích.
Lần thứ ba, kính bạch ngài, tôi ….....cho được sự lợi ích.
• Phần giống xem nghĩa tiếng việt ở trên.
• Giới tử sau khi nhận 8 giới tự mình đọc nghĩa tiếng việtlà:
Tôi xin tinh tấn thọ trì Bát Quan Trai giới trọn đủ tám điều của Đức Phật đã giáo truyền, cho được trong sạch trọn ngày nay và đêm nay, mong cầu gieo được giống lành để thấy rõ Niết-Bàn trong ngày vị lai.
• Thầy truyền giới: Thiện tín nên thọ trì Bát Quan Trai giới cho trong sạch trọn ngày nay và đêm nay không nên dể duôi.
• Phần giống xem nghĩa tiếng việt ở trên.
♦ Ở Thái cư sĩ có thể đọc phần mở đầu xin giới:
“Mayaṁ bhante ti-saraṇena saha aṭṭha sīlāni yācāma,
Dutiyam-pi mayaṁ bhante…
Tatiyam-pi mayaṁ bhante…”
(Kính bạch ngài, tôi xin thọ trì tam quy và 8 giới, lần thứ hai kính bạch ngài, tôi xin thọ trì tam quy và 8 giới, lần thứ ba kính bạch ngài, tôi xin thọ trì tam quy và 8 giới).
• Phần truyền giới, thì giống như trên.
• Với phần nguyện thì Thầy truyền giới đọc 1 lần để cho giới tử đọc theo là :
“Imanī aṭṭha sikkhā-padāni samādiyāmi.” (3 lần) (Tôi xin thọ trì tám học giới).
Và giới tử Lặp lại câu nói nguyện thọ trì này 3 lần. Phần cuối khuyến tấn giử giới, nói lợi ích của việc giử giới thì giống.
♦ Ở Tích Lan cư sĩ có thể đọc phần mở đầu xin giới: “Okāsa ahaṁ Bhante, tisaraṇena saddhiṁ aṭṭh'aṅga sīlaṁ dhammaṁ yācāmi, anuggahaṁ katvā sīlaṁ detha me, bhante.
Dutiyam-pi ahaṁ bhante…
Tatiyam-pi ahaṁ bhante…”
• Phần truyền 8 giới, thì giống như trên.
• Với phần nguyện thì Thầy truyền giới đọc 1 lần để cho giới tử đọc theo là:
“Imaṁ aṭṭh'aṅga sīlaṁ samādiyāmi.” (3 lần) (Tôi xin thọ trì tám giới).
Và giới tử Lặp lại câu nói nguyện thọ trì này 3 lần. Phần cuối khuyến tấn giử giới, nói lợi ích của việc giử giới thì giống.
(iii) Phép thọ Tam quy và ngũ giới.
Giới tử có thể xin thọ tam quy và ngũ giới nơi vị tỳ khưu hay nơi vị Sa-di. Giới tử sau khi đảnh lễ xong, chấp tay xin:
Giới tử: Ukāsa * ahaṁ bhante visuṁ visuṁ rakkhanatthāya tisaraṇena saha pañca sīlāni *yācāmi.
Dutiyampi ….. …......... sīlāni *yācāmi.
Tatiyampi …........... sīlāni *yācāmi.
Thầy truyền giới: Yaṁ ahaṁ vadāmi, taṁ *vadehi.
Giới tử: Āma, bhante.
Thầy truyền giới:
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa. (đọc 3 lần)
Giới tử: Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa. (đọc 3 lần)
Thầy truyền giới:
Buddhaṁ saraṇaṁ gacchāmi. Dhammaṁ saraṇaṁ gacchāmi. Saṅghaṁ saraṇaṁ gacchāmi.
- Dutiyampi Buddhaṁ saraṇaṁ gacchāmi, dutiyampi Dhammaṁ saraṇaṁ gacchāmi, dutiyampi Saṅghaṁ saraṇaṁ gacchāmi.
- Tatiyampi Buddhaṁ saraṇaṁ gacchāmi, tatiyampi Dhammaṁ saraṇaṁ gacchāmi, tatiyampi Saṅghaṁ saraṇaṁ gacchāmi.
Giới tử: Lặp lại lời vị truyền giới.
Thầy truyền giới:
Tisaraṇagamanaṁ paripuṇṇaṁ.
Giới tử: Āma, bhante.
Thầy truyền giới:
1. Pānātipātā veramaṇī sikkhāpadaṁ samādiyāmi.
2. Adinnadānā veramaṇī sikkhāpadaṁ samādiyāmi.
3. Kāmesu micchā-carā veramaṇī sikkhāpadaṁ samādiyāmi.
4. Musā-vādā veramaṇī sikkhāpadaṁ samādiyāmi.
5. Surā-meraya-majja-pamādaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṁ samādiyāmi.
Thầy truyền giới:
Imāni pañca sikkhāpadāni sādhukaṁ katvā appamādena niccakālaṁ sammārakkhitabbaṁ. Giới tử: Āma, bhante.
Thầy truyền giới: Sīlena sugatiṁ yanti, sīlena bhogasampadā, sīlena nibbutiṁ yanti, tasmā sīlaṁ visodhaye.
Giới tử: Sādhu, sādhu !
• Nghĩa tiếng việt:
Giới tử: Bạch Ngài, tôi xin thọ trì Tam quy và ngũ giới, để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích .
Lần thứ hai, kính bạch ngài, tôi ….....cho được sự lợi ích.
Lần thứ ba, kính bạch ngài, tôi ….....cho được sự lợi ích.
• Phần giống xem nghĩa tiếng việt ở trên.
• Sau khi giới tử đọc xong 5 giới, thì Thầy truyền giới đọc câu sách tấn có nghĩa là :
“Thiện tín nên chánh tinh tấn thọ trì Ngũ Giới nầy cho được trong sạch, cho đến trọn đời, chẳng nên dể duôi".
♦ Cách thức xin tam quy và ngũ giới ở Thái hay ở Tích Lan giống như xin tam quy và tám giới, chỉ thay đổi từ Pāḷi:
“aṭṭha” → “pañca”
Nhưng phần đọc 3 lần câu nguyện thọ trì thì không có mà sau khi giới tử đọc Lặp lại 5 giới xong thì thầy truyền giới đọc phần khuyến tấn giử giới là xong.
NHẬP HẠ VÀ KATHINA
11. Khamāpana-kammaṁ (Xin tha thứ lổi)
Sau khi đảnh lễ, các tỳ khưu:
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa. (3 lần)
Các tỳ khưu quỳ cúi đầu nói:
*Āyasmante* pamādena, dvārattayena kataṁ, sabbaṁ aparādhaṁ khamatu *no* bhante.
(Kính thưa Sư, cúi xin Sư tha thứ cho tất cả những lỗi lầm do thân khẩu và ý của chúng tôi tới Sư.)
Tỳ khưu lớn hạ:
Ahaṁ khamāmi, *tumhehi pi* me khamitabbaṁ.
(Tôi tha thứ cho các ông, Các ông cũng nên bỏ qua lỗi cho tôi)
Tỳ khưu: *Khamāma* bhante.
(Kính thưa Sư, chúng con bỏ lỗi cho ngài)
Vị tỳ khưu lớn hạ chúc phúc:
“Evaṁ hotu evaṁ hotu, Yo ca pubbe pamajjitvā pacchā so nappamajjati. So’maṁ lokaṁ pabhāseti abbhā mutto va candimā, [Dhp,v.172]
Yassa pāpaṁ kataṁ kammaṁ kusalena pithīyati.
So’maṁ lokaṁ pabhāseti abbhā mutto va candimā.” [Dhp,v.173]
(Ai sống trước buông lung, Sau sống không phóng dật.
Chói sáng rực đời này, Như trăng thoát mây che.
Ai dùng các hạnh lành, Làm xóa mờ nghiệp ác.
Chói sáng rực đời này, Như trăng thoát mây che).
Abhivādanasīlissa, Niccaṁ vuḍḍhāpacāyino,
Cattāro dhammā vaḍḍhanti, Āyu vaṇṇo sukhaṁ balaṁ.
(Thường tôn trọng, kính lễ, Bậc kỳ lão trưởng thượng, Bốn pháp được tăng trưởng: Thọ, sắc, lạc, sức mạnh.) [Dhp,v.109]
Xong phần chúc phúc, các tỳ khưu vẩn quỳ cúi đầu, nói: Sādhu bhante.
♦ Thay thế từ “āyasmante” cho các từ thích hợp như “There” (trưởng lão), “Mahā-there”(đại trưởng lão), “Ācariye” (thầy dạy), or “Upajjhāye” (thầy tế độ).
• Khi chỉ có một vị xin tha thứ lỗi:
“no” → “me”, “tumhehi pi” → “tayā pi” và “Khamàma” → “Khamàmi”.
12. Vassāvāso (nhập hạ)
Kỳ mhập hạ bắt đầu vào ngày 16 tháng 6 âm lịch. Trong thời gian 3 tháng nhập hạ thì tỳ khưu phải sống trong liêu cốc có then gài khóa.
(i) Nguyện vào hạ (Thái)
Sau khi ranh giới khu vực được xác định, tất cả tỳ khưu:
Imasmiṁ āvāse imaṁ te-māsaṁ vassaṁ upema. (3 lần)
(Chúng tôi nguyện nhập hạ 3 tháng ở trú xứ này”)
• Nếu không nói chung mà riêng từng vị thì: “upema” → “upemi”
• Hay là :
Imasmiṁ vihāre imaṁ te-māsaṁ vassaṁ upemi.” (3 lần)
(Tôi nguyện nhập hạ 3 tháng tại chùa này.)
• Cách khác: Idha vassaṁ upemi. (3 lần)
(Tôi nhập hạ tại đây.) [Sp,V,1067]
(ii) Nguyện vào hạ (Sri Lanka)
Imasmiṁ vihāre imaṁ te-māsaṁ vassaṁ upemi. Idha vassaṁ upemi. (×3)
(iii) Sattāha-karaṇīya (7 ngày đi)
Lý do được phép: đi chăm sóc tỳ khưu hay cha mẹ bệnh, đi giúp đở vị tỳ khưu khỏi hoàn tục, chùa khác cần sự giúp đỡ, được thỉnh mời đi làm tăng niềm tin nơi phật tử, v.v.. Trước khi rời khỏi ranh giới tỳ khưu nói bằng ngôn ngử địa phương của mình: "Ta sẽ trở về trong khoảng 7 ngày" . Hay bằng Pāḷi:
Sattāha-karaṇīyaṁ kiccaṁ mevatthi tasmā mayā gantabbaṁ imasmiṁ sattāh’abbhantare nivattissāmi.
(Tôi có việc phải làm trong vòng bảy ngày, nên hải đi và tôi sẽ trờ về trong khoảng 7 ngày.)
• Hay là :
Sace me amtarāyyo natthi, sattàhabbhantare aham puna nivattisāmi.
Dutiyampi sace me …..... nivattisāmi. .
Tatiyampi sace me …..... nivattisāmi.
(Nếu không có sự rủi ro đến tôi, tôi sẽ trở về trong khoảng 7 ngày.
Lần thứ nhì, nếu không có...
Lần thứ ba, nếu không có... ) [Vin,I,139]
(iv) Quả báo nhập hạ
Trong suốt 1 tháng kể từ sau ngày Tự tứ thì tỳ khưu được hưởng đặc ân như: y dư được giử quá 10 ngày, không cần gìn giử đủ tam y, được thọ nhận y như ý, được thọ chung nhiều vị, “thay đổi” lời mời thọ thực, đi nơi nào khác cũng không cần thưa báo.
13. Pavāraṇā (tự tứ)
(i) 5 vị tỳ khưu hay nhiều hơn (Saṅghapavāraṇā).
(a) Sau khi làm xong các việc chuẩn bị cần phải làm, thì một vị tỳ khưu tụng ñatti (tuyên ngôn):
Suṇātu me *bhante* saṅgho. Ajja pavāraṇā *paṇṇarasī*.
Yadi saṁghassa pattakallaṁ. Saṅgho *te-vācikaṁ* pavāreyya. [ cf . Vin,I,159]
(Kính bạch đại đức Tăng, xin Tăng nghe tôi trình. Hôm nay là ngày 15, pavāraṇā. Nếu việc hành Tăng sự pavāraṇā hợp thời đối với chư Tăng, xin chư Tăng thỉnh mời bằng lời pavāraṇā 3 lần.)
• Nếu vị tụng tuyên ngôn là cao hạ nhất thì:
“bhante” →“āvuso” • Nếu là ngày 14:
“paṇṇaraso” → “cātuddaso”
• Nếu mỗi vị được thỉnh nói lời pavāraṇā hai lần:
“te-vācikaṁ” → “dve-vācikaṁ” (b) Bắt đầu từ vị trưởng lão.
• Nếu các tỳ khưu cùng hạ lạp được thỉnh nói lời pavāraṇā cùng một lúc:
“Saṅgho te-vācikaṁ pavāreyya” → “Saṅgho samānavassikaṁ pavāreyya”.
Và sau tuyên ngôn, nếu được thỉnh nói 3 lần lời pavāraṇā, thì các tỳ khưu cùng hạ:
*Saṅghaṁ bhante* pavāremi.
Diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadantu maṁ āyasmanto anukampaṁ upādāya.
Passanto paṭikarissāmi.
- Dutiyampi bhante, Saṅghaṁ pavāremi, Diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadantu maṁ āyasmanto anukampaṁ upādāya.
Passanto paṭikarissāmi.
- Tatiyampi bhante, Saṅghaṁ pavāremi,Diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadantu maṁ āyasmanto anukampaṁ upādāya.
Passanto paṭikarissāmi.
(Kính Bạch đại đức Tăng, tôi xin pavāraṇā với Tăng nếu có thấy, nghe hoặc nghi, xin các ngài với lòng từ bi tiếp độ thức tỉnh tôi, khi được biết tôi sẽ hành theo. Lần thứ nhì...
Lần thứ ba... )
• Vị trưởng lão nói :
“Saṅghaṁ bhante” → “ Saṅghaṁ āvuso”
“Dutiyampi bhante” → “ Dutiyampi āvuso”
“Tatiyampi bhante” → “ Tatiyampi āvuso”
(ii) 4 hoặc 3 vị tỳ khưu (Gaṇapavāraṇā).
(a) Sau khi làm xong các việc chuẩn bị cần phải làm, thì vị trưởng lão tụng ñatti (tuyên ngôn):
Suṇantu me *āyasmanto*, ajja pavāraṇā panna-rasī, yadāyasmantānaṁ pattakallaṁ, mayaṁ aññamaññaṁ tevāsikaṁ pavāreyyāma. [ cf . Vin,I,162]
(Bạch quý pháp đệ, xin pháp đệ nghe tôi trình. Hôm nay là ngày 15, pavāraṇā. Nếu việc hành Tăng sự pavāraṇā hợp thời đối với các sư, xin các sư thỉnh mời bằng lời pavāraṇā 3 lần.)
• Nếu chỉ có 3 vị tỳ khưu:
“āyasmanto” → “āyasmantā”.
• Nếu là ngày 14:
“paṇṇarasī” → “cātuddasī”.
(b) Lần lượt theo hạ, bắt đầu từ vị trưởng lão:
- Ahaṁ *āvuso, āyasmante pavāremi, diṭṭhena vā, sutenavā, parisaṅkāya vā, vadantu maṁ āyasmanto anukampaṁ upādāya, passanto paṭikarissāmi.
- Dutiyampi *āvuso, …...
- Tatiyampi *āvuso, …...
(c) dứt lời xong các vị Tỳ khưu khác cùng một lúc nói lên lời hoan hỉ: Sādhu! Sādhu!
• Các vị tỳ khưu: “āvuso” → “bhante”.
(iii) 2 vị tỳ khưu (Gaṇapavāraṇā).
Hai vị Tỳ khưu thì không cần tụng đọc tuyên ngôn. Sau khi làm xong các việc chuẩn bị cần phải làm, thì cao hạ:
- Ahaṁ *āvuso, āyasmantaṁ pavāremi, diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadantu maṁ āyasmā anukampaṁ upādāya, passanto paṭikarissāmi.
- Dutiyampi *āvuso, …...
- Tatiyampi *āvuso, …...
• Vị nhỏ hạ: “āvuso” → “bhante”.
(iv) 1 vị tỳ khưu (Puggalapavāraṇā).
Sau khi làm xong các việc chuẩn bị cần phải làm, thì: Ajja me pavāraṇā. (3 lần)
(Hôm nay là ngày tự tứ của tôi) [Vin,I,163]
(a) Trong trường hợp Mahāsīmā, gāmasīmā, Tỳ khưu bệnh cần phải gởi pavāraṇā cho một vị Tỳ khưu khác.
Pavāraṇaṁ dammi, pavāraṇaṁ me hara, pavāraṇaṁ me ārocehi mamatthāya pavārehi. (3 lần)
(“Tôi gởi pavāraṇā của tôi, Xin ngài hãy mang và trình lời pavāraṇā tới chư Tăng. Xin nhờ Ngài pavāraṇā để đem lại sự lợi ích cho tôi.)
• Nếu tỳ khưu bệnh là nhỏ hạ:
“hara” → “haratha”; “ārocehi” → “ārocetha”,
“pavārehi” → “pavāretha” [Vin,I,161]
(b) Pavāraṇā của vị tỳ khưu bệnh (ví dụ tên ‘Uttaro’) được chuyển tới Tăng theo thứ tự hạ lạp:
Āyasmā bhante ‘uttaro’ bhikkhu gilāno, Saṅghaṁ pavāremi, Diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā,vadantu maṁ āyasmanto anukampaṁ upādāya. Passanto paṭikarissāmi.
Dutiyam-pi bhante, āyasma ‘uttaro’ gilāno,....
Tatiyam-pi bhante, āyasma ‘uttaro’ gilāno,....
(Bạch đại đức Tăng, tỳ khưu bệnh ‘Uttaro Bhikkhu’ có làm Pavāraṇā tới chư Tăng, Với những sự thấy, nghe hoặc nghi Mong các ngài từ bi tiếp độ cho vị ấy thấy biết mà hành theo. Lần thứ nhì...
Lần thứ ba... ) [Sp,V,1075]
• Nếu tỳ khưu chuyển lời cao hạ hơn vị tỳ khưu bệnh thì: Āyasmā bhante ‘uttaro’ → ‘Uttaro’ bhante bhikkhu [Thai; cf. Vin,I,121]
14. Kaṭhina
(i) Dâng Y Kaṭhina.
♦ Tỳ khưu không đức hạ tại một trú xứ từ 16 tháng 6 tới 16 tháng 9 âm lịch thì được thọ lảnh y Kaṭhina.
♦ Y kathina do đức tin trong sạch của thí chủ mà phát sanh, nên không được kêu gọi trực tiếp hay gián tiếp của một Tỳ khưu nào.
Khi Tăng đã nhận được y Kaṭhina rồi, thì làm Tăng sự trao y cho tỳ khưu thọ y kaṭhina, cần có 5 vị trở lên. Trước khi làm tụng tuyên ngôn, vị tỳ khưu thọ y Kaṭhina đã được chư Tăng xác định. (Ví dụ: vị Tỳ khưu được chọn thọ y kathina tên là 'Uttara').
♦ Trao y
(a) Tăng sự tụng ñattidutiyakammavācā:
- Suṇātu me Bhante saṅgho, idaṁ saṅghassa *kathinacīvaraṁ uppannaṁ. Yadi saṅghassa pattakallaṁ, saṅgho imaṁ kathinacīvaraṁ. 'Uttarassa' bhikkhuno dadeyya kathinaṁ attharituṁ. Esā ñatti.
- Suṇātu me Bhante saṅgho, idaṁ saṁghassa kathinacīvaraṁ uppannaṁ, saṅgho imaṁ kathinacīvaraṁ 'Uttarassa' bhikkhuno deti kathinaṁ attharituṁ. - Yassāyasmato khamati, imassa kathina-cīvarassa 'Uttarassa' bhikkhuno dānaṁ kathinaṁ attharituṁ. So tuṇhassa, yassa nakkhamati so bhāseyya.
- Dinnaṁ idaṁ saṅghena kathinacīvaraṁ 'Uttarassa' bhikkhuno kathinaṁ attharituṁ. Khamati saṅghassa, tasmā tuṇhī. Evametaṁ dhārayami.
(- Kính bạch chư Ðại Ðức Tăng, xin Tăng nghe tôi trình. Y Kathina này đã phát sanh đến Tăng rồi, nếu chư Tăng sẳn sàng rồi, nên giao y Kathina ấy đến cho Tỳ-khưu (Uttara) để thọ Kathina. Ðây là lời tuyên ngôn, kính bạch quý Ngài rõ.
- Kính bạch chư Ðại Ðức Tăng, kính xin chư Tăng nghe lời thành sự ngôn của Tôi. Y kathina của chư Tăng đã phát sanh, chư Tăng dâng y kathina này đến Tỳ khưu (Uttara), để làm lễ thọ y kathina.
- Kính bạch chư Ðại Ðức Tăng, kính xin chư Tăng nghe lời trình. Y Kathina này đã phát sanh đến Tăng rồi, giờ tăng giao y Kathina ấy đến cho Tỳ-khưu (Uttara) để thọ Kathina. Tăng nào mà đồng ý thì làm thinh, còn không thì lên tiếng.
- Chư Tăng đã trao y kathina này đến Tỳ khưu (Uttara) để thọ y kathina, chư Tăng hài lòng chấp nhận, vì vậy làm thinh. Tôi xin ghi nhận sự này do trang thái làm thinh ấy.)
*kathinacīvaraṁ: là tấm y đã may sẵn.
(b) Tỳ khưu thọ y kaṭhina làm dấu. Xem <1. Bindu (Đánh dấu y)>
(c) Tỳ khưu thọ y kaṭhina xả y củ, Xem <3. Paccuddharaṇa (Nguyện xả vật dùng)>
(d) Tỳ khưu thọ y kaṭhina nguyện y mới, Xem <2. Adhiṭṭhāna (Nguyện vật để dùng)>.
(e) Thọ y đọc: Imāya *saṅghāṭiyā kathinaṁ attharāmi.
Nếu là:
*Y vai trái → Iminā uttarāsaṅgena;
*Y nội → Iminā antaravāsakena.
(iii) Anumodanā: hoan hỉ.
Tỳ khưu thọ Y kaṭhina:
Atthataṁ *āvuso saṅghassa kathinaṁ dhammiko kathinatthāro anumodatha.
(Bạch các pháp đệ, y kathina của Tăng đã được thọ rồi, sự thọ đúng theo pháp, xin các sư anumodāna đi).
• Nếu tỳ khưu thọ y kathina nhỏ hạ:
“āvuso” → “bhante”
Các tỳ khưu cùng nhập hạ trong trú xứ hoan hỉ:
Atthataṁ *bhante saṅghassa kathinaṁ dhammiko kathinatthāro anumodama.
• Nếu tỳ khưu thọ y kathina nhỏ hạ :
“bhante” →“āvuso”
• Nếu từng vị một (theo hạ) nói lời hoan hỉ:
“anumodama” → “anumodami”
♦ Tỳ khưu không được anumodanā là:
- Tỳ khưu bị đứt hạ, an cư hạ sau, ở chùa khác đến.
♦ Tỳ khưu hoan hỉ lễ thọ y kathina rồi, thì hưởng quả báo nhập hạ được thêm 4 tháng nửa. [Vin,III,261]
NGHI THỨC KHÁC
Tỳ khưu:
Ācariyo me bhante hohi, āyasmato nissāya vacchāmi.
(×3)
(Kính bạch ngài, Xin ngài hãy làm thầy của tôi. Tôi sẽ sống nương nhờ ở nơi ngài).
Thầy y chỉ:
*lahu; pāsādikena sampdehi!
(Được. Ông phải tinh tấn hành xử cho tốt )
[Vin,I,60–61]
Tỳ khưu:
Sādhu bhante. Ajjatagge-dāni thero mayhaṁ bhāro, Aham-pi therassa bhāro. (×3)
(Lành thay, Bạch Thầy, kể từ ngày này trở đi, Thầy sẽ là 'trách nhiệm' của con và con sẽ là 'trách nhiệm' của thầy). [Sp,V,977]
16. Kappiya-karaṇa (làm cho hợp pháp)
Trái cây phải làm dấu trước khi dâng, nếu không tỳ khưu nói:
Kappiyaṁ karohi (Làm cho thích hợp)
Cư sĩ làm dấu bằng cách làm một dấu cắt lên trái cây, rồi nói:
Kappiyaṁ bhante. (Là hợp lệ, bạch sư) [Sp,IV,767–768].
17. Paccavekkhaṇa (Quán tưởng)
(i) Dhātu-paṭikūla-paccavekkhaṇa. (quán tánh ghê tởm).
- Quán tưởng Y Phục:
Yathā paccayaṁ pavattamānaṁ dhātumattamevetam yadidaṁ cīvaraṁ tadupabhuñjako ca puggalo dhātu mattako nisatto nijjvo suñño.
Sabbāni pana imāni cīvarāni ajigucchanīyāni imaṁ pūtikāyaṁ patvā ativiya jigucchanī yāni jāyanti.
(Y phục này chỉ là nguyên tố chất hợp thành, làm ra để dùng. Cũng như người dùng nó cũng do nguyên tố chất, chẳng phải chúng sanh, chẳng có linh hồn, là pháp vô ngã.
Những y phục không phải vật nhờm chán, nhưng khi tiếp xúc với thân uế trược này rồi, liền trở nên vật rất đáng gớm lắm).
- Quán tưởng vật thực:
Yathā paccayaṁ pavattamānaṁ dhātumattamevetam yadidaṁ piṇḍa-pāto tadupabhuñjako ca puggalo dhātu mattako nisatto nijjvo suñño.
Sabbo panāyaṁ piṇḍa-pāto ajigucchanīyo imaṁ pūtikāyaṁ patvā ativiya jigucchanīyanī jāyanti.
(Thức ăn này chỉ là nguyên tố chất hợp thành, làm ra để dùng. Cũng như người dùng nó cũng do nguyên tố chất, chẳng phải chúng sanh, chẳng có linh hồn, là pháp vô ngã.
Những thức ăn không phải vật nhờm chán, nhưng khi tiếp xúc với thân uế trược này rồi, liền trở nên vật rất đáng gớm lắm).
- Quán tưởng chổ ở sàng tọa:
Yathā paccayaṁ pavattamānaṁ dhātumattamevetam yadidaṁ sen’āsanaṁ, tadupabhuñjako ca puggalo dhātu mattako nisatto nijjvo suñño.
Sabbāni pana imāni senāsanāni ajigucchanīyāni imaṁ pūti-kāyaṁ patvā ativiya jigucchanī yāni jāyanti
(Chổ ở này chỉ là nguyên tố chất hợp thành, làm ra để dùng. Cũng như người dùng nó cũng do nguyên tố chất, chẳng phải chúng sanh, chẳng có linh hồn, là pháp vô ngã.
Những nơi ở không phải vật nhờm chán, nhưng khi tiếp xúc với thân uế trược này rồi, liền trở nên vật rất đáng gớm lắm).
- Quán tưởng dược phẩm:
Yathā paccayaṁ pavattamānaṁ dhātumattamevetam yadidaṁ gilāna-paccaya-bhesajja-parikkharo, tadupabhuñjako ca puggalo dhātu mattako nisatto nijjvo suñño.
Sabbo panāyaṁ gilāna-paccaya-bhesajja-parikkharo ajigucchanīyo imaṁ pūtikāyaṁ patvā ativiya jigucchanīyanī jāyanti.
(Dược phẩm này chỉ là nguyên tố chất hợp thành, làm ra để dùng. Cũng như người dùng nó cũng do nguyên tố chất, chẳng phải chúng sanh, chẳng có linh hồn, là pháp vô ngã.
Những dược phẩm này không phải vật nhờm chán, nhưng khi tiếp xúc với thân uế trược này rồi, liền trở nên vật rất đáng gớm lắm).
(ii) Paccupanna-paccavekkhaṇa (quán trước khi sử dụng).
- Quán tưởng trước khi mặc:
Paṭisaṅkhā yoniso cīvaraṁ paṭisevāmi, yāvadeva sītassa paṭighātāya, uṇhassa paṭighātāya, daṁsa - makasa - vātātapa - siriṁsapa - samphassānaṁ paṭighātāya, yāvadeva hirikopīnappaṭicchādanatthaṁ.
(Ta mặc y phục đây để ngừa sự lạnh, nóng, và xúc chạm muỗi, mòng, nắng, gió, các loài bò sát. Xử dụng để che phần thân thể cho khỏi gây hỗ thẹn mà thôi.)
- Quán tưởng trước khi ăn:
Paṭisaṅkhā yoniso piṇṇapātaṁ paṭisevāmi, neva davāya na madāya na maṇṇanāya na vibhūsanāya, yāvadeva imassa kāyassa ṭhitiyā yāpanāya vihiṁsūparatiyā brahma-cariyānuggahāya, iti purāṇañca vedanaṁ paṭihankhāmi, navañca vedanaṁ na uppādessāmi, yātrā ca me bhavissati anavajjatā ca phāsuvihāro cāti.
(Ta dùng vật thực đây chẳng phải để vui đùa, chẳng phải vì say đắm ăn uống, chẳng phải tăng cường sức mạnh như lực sĩ, cũng chẳng phải để trau dồi làm đẹp sắc thân. Cho nên biết rằng: “ta dùng vật thực để trừ thọ khổ do đói, và sẽ không tạo thọ khổ mới do ăn quá độ. Ta dùng vật thực để duy trì thân này, làm cho bớt khổ để tu đời sống phạm hạnh.”)
- Quán tưởng trước sử dụng chổ ở sàng tọa:
Paṭisaṅkhā yoniso senāsanaṁ paṭisevāmi yāvadeva sītassa paṭighātāya, uṇhassa paṭighātāya, daṁsamakasa-vātātapa-siriṁsapa-samphassānaṁ paṭighātāya, yāvadeva utu-parissayavinodanaṁ paṭisallānārāmatthaṁ.
(Ta sử dụng sàng tọa đây để ngừa sự lạnh, nóng, và xúc chạm muỗi, mòng, nắng, gió, các loài bò sát. Xử dụng chỉ để bảo vệ khỏi thời tiết thay đổi, và để có nơi yên tĩnh tu tập)
- Quán tưởng trước xử dụng dược phẩm:
Paṭisaṅkhā yoniso gilānappaccayabhesajja-parikkhāraṁ paṭisevāmi, yāvadeva uppannānaṁ veyyābādhikānaṁ vedanānaṁ paṭighātāya, abyāpajjha-paramatāyāti.
(Ta sử dụng dược phẩm đây vì chửa bệnh, dùng chỉ để chống lại cái đau đớn phát sanh do bệnh. Sử dụng chỉ để tránh khỏi khổ bệnh)
(iii) Atīta-paccavekkhaṇa. (quán sau khi sử dụng).
- Quán tưởng trong ngày sau khi đã dùng y:
Ajja mayā apaccavekkhitvā yaṁ cīvaraṁ paribhuttaṁ. Taṁ yāvadeva sītassa paṭighātāya, uṇhassa paṭighātāya, daṁsa - makasa - vātātapa - sarīsapa - samphassānaṁ paṭighātāya, yāvadeva hirikopīnappaṭicchādanatthaṁ.
(Y nào mà ngày hôm nay đã xữ dụng mà chưa quán tưởng thì y đó dùng chỉ để ngừa sự lạnh, nóng, và xúc chạm muỗi, mòng, nắng, gió, các loài bò sát. Sử dụng để che phần thân thể cho khỏi gây hỗ thẹn mà thôi.)
- Quán tưởng trong ngày sau khi đã dùng vật thực:
Ajja mayā apaccavekkhitvā yo piṇḍapāto paribhutto, So n’eva davāya na madāya na maṇṇanāya na vibhūsanāya, yāvadeva imassa kāyassa ṭhitiyā yāpanāya vihiṁsūparatiyā brahma-cariyānuggahāya, iti purāṇañca vedanaṁ paṭihankhāmi, navañca vedanaṁ na uppādessāmi, yātrā ca me bhavissati anavajjatā ca phāsuvihāro cāti.
(Vật thực nào mà ngày hôm nay đã xữ dụng mà chưa quán tưởng thì vật thực đó dùng chẳng phải để vui đùa, chẳng phải vì say đắm ăn uống, chẳng phải tăng cường sức mạnh như lực sĩ, cũng chẳng phải để trau dồi làm đẹp sắc thân.
Cho nên biết rằng: “ta dùng vật thực để trừ thọ khổ do đói, và sẽ không tạo thọ khổ mới do ăn quá độ. Ta dùng vật thực để duy trì thân này, làm cho bớt khổ để tu đời sống phạm hạnh.”)
- Quán tưởng trong ngày sau khi đã dùng chổ ở sàng tọa:
Ajja mayā apaccavekkhitvā yaṁ senāsanaṁ paribhuttaṁ. Taṁ yāvadeva sītassa paṭighātāya, uṇhassa paṭighātāya, daṁsamakasa-vātātapa-siriṁsapasamphassānaṁ paṭighātāya, yāvadeva utuparissayavinodanaṁ paṭisallānārāmatthaṁ.
(Chổ ở sàng tọa nào mà ngày hôm nay đã sử dụng mà chưa quán tưởng thì chổ ở sàng tọa đó dùng chỉ để ngừa sự lạnh, nóng, và xúc chạm muỗi, mòng, nắng, gió, các loài bò sát. Sử dụng chỉ để bảo vệ khỏi thời tiết thay đổi, và để có nơi yên tĩnh tu tập.)
- Quán tưởng trong ngày sau khi đã dùng dược phẩm:
Ajja mayā apaccavekkhitvā yo gilānappaccayabhesajjaparikkhāro paribhutto, So yāvadeva uppannānaṁ veyyābādhikānaṁ vedanānaṁ paṭighātāya, abyāpajjhaparamatāyāti.
(Dược phẩm nào mà ngày hôm nay đã xữ dụng mà chưa quán tưởng thì dược phẩm ấy dùng vì chửa bệnh, dùng chỉ để chống lại cái đau đớn phát sanh do bệnh. Sử dụng chỉ để tránh khỏi khổ bệnh).
18. Dasa abhikkhaṇā (10 điều quán tưởng)
Ðức Phật dạy bậc xuất gia phải thường quán xét 10 điều: Dasayime bhikkhave dhammā pabbajitena abhiṇhaṁ paccavekkhitabbā. Katame dasa?
1. “Vevaṇṇiyamhi ajjhupagato”ti, pabbajitena abhiṇhaṁpaccavekkhitabbaṁ.
2. “Parapaṭibaddhā me jīvikā”ti, pabbajitena abhiṇhaṁ paccavekkhitabbaṁ.
3. “Añño me ākappo karaṇīyo”ti, pabbajitena abhiṇhaṁ paccavekkhitabbaṁ.
4. “Kacci nu kho me attā sīlato na upavadatī”ti, pabbajitena abhiṇhaṁ paccavekkhitabbaṁ.
5. “Kacci nu kho maṁ anuvicca viññū sabrahmacārī sīlato na upavadatī”ti, pabbajitena abhiṇhaṁ paccavekkhitabbaṁ.
6. “Sabbehi me piyehi manāpehi nānābhāvo vinābhāvo”ti, pabbajitena abhiṇhaṁ paccavekkhitabbaṁ.
7. “Kammassako’mhi kammadāyako kammayoni kammabandhu kammappaṭisaraṇo, yaṁ kammaṁ karissāmi kalyāṇaṁ vā pāpakaṁ vā, tassa dāyādo bhavissāmī”ti, pabbajitena abhiṇhaṁ paccavekkhitabbaṁ.
8. “Kathaṁ bhūtassa me rattindivā vītivattantī”ti, pabbajitena abhiṇhaṁ paccavekkhitabbaṁ.
9. “Kacci nu kho ahaṁ suññāgāre abhiramāmī”ti, pabbajitena abhiṇhaṁ paccavekkhitabbaṁ.
10. “Atthi nu kho me uttarimanussadhammo, alamariyañāṇadassanaviseso adhigato, yenāhaṁ pacchime kāle sabrahmacārīhi puṭṭho, na maṅku bhavissāmī”ti, pabbajitena abhiṇhaṁ paccavekkhitabbaṁ.
Ime kho bhikkhave dasadhammā pabbajitena abhiṇhaṁ paccavekkhitabbā.
(Này các Tỳ khưu, bậc xuất gia phải thường quán xét 10 pháp này. Mười pháp đó là gì?
1. Người xuất gia nên thường xuyên quán xét rằng: "Ta đây đã là người xuất gia thoát tục rồi”.
2. Người xuất gia nên thường xuyên quán xét rằng: “ Ta bây giờ sống nhờ vào sự bố thí của mọi người”.
3. Người xuất gia nên thường xuyên quán xét rằng: “ Ta phải cố gắng thu thúc mọi cử chỉ hành vi”
4. Người xuất gia nên thường xuyên quán xét rằng: “ Ta không tự chê trách mình vì giới mình không trong sạch, phải không ”
5. Người xuất gia nên thường xuyên quán xét rằng: “Bậc đồng tu phạm hạnh có trí không chê trách ta về giới không trong sach, phải không?”
6. Người xuất gia nên thường xuyên quán xét rằng: “ Tất cả những gì mà ta yêu mến thì sẽ không là vậy nữa, sẽ ngăn cách và chia lìa”.
7. Người xuất gia nên thường xuyên quán xét rằng: “ Ta là chủ nhân của nghiệp chính mình, ta là người thừa tự nghiệp quả, do nghiệp mà ta sanh ra, nghiệp là bà con thân quyến của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta. Bất cứ nghiệp nào ta tạo: thiện nghiệp hay ác nghiệp, ta sẽ là người thừa hưởng quả của nghiệp ấy”.
8. Người xuất gia nên thường xuyên quán xét rằng: “Thời gian trong một ngày đêm, ta có tu hành tốt không?”.
9. Người xuất gia nên thường xuyên quán xét rằng: “Ta có hài lòng vui thích sống một mình nơi thanh vắng hay không?”.
10. Người xuất gia nên thường xuyên quán xét rằng: “ Ta tu đã chứng các pháp của bậc thượng nhân chưa, khi lúc gần chết các bậc đồng tu phạm hạnh hỏi ta, ta khỏi có hổ thẹn không?”.
Này các tỳ khưu đây là 10 pháp, mà một vị tỳ khưu phải quán xét thường xuyên. [p.109, A.I.87f]
19. Kệ tụng chúc phúc
Khi một vị Tỳ khưu hay Sa-di thọ lãnh một vật thí, thì chúc phúc cho thí chủ:
♦ Thường vị trưởng lão tụng trước một mình:
Yathā vārivahā pūrā, paripūrenti sāgaraṁ.
Evameva ito dinnaṁ, petānaṁ upakappati. [Khp.VII.v.8]
Icchitaṁ paṭṭhitaṁ tumhaṁ, khippameva samijjhatu.
Sabbe pūrentu saṅkappā. Cando paṇṇaraso yathā.
Maṇijotiraso yathā. [DhpA.I.198]
(Các con đường nước đầy đủ, nhứt là sông và rạch làm cho biển được đầy đủ, cũng như sự bố thí mà thí chủ đã làm trong lúc hiện tại đây, Cầu xin cho được kết quả đến những người đã quá vãng. Cầu xin các quả lành mà người đã mong mỏi, cho được mau thành tựu kịp thời đến người. Cầu xin những sự suy xét chơn chánh cho được tròn đủ đến người.
Như trăng trong ngày Rằm. Bằng chẳng vậy cũng như ngọc Ma-ni chiếu sáng rỡ ràng là ngọc quý báu, có thể làm cho tất cả sự ước ao của người đều được như nguyện.)
♦ Sau đó các tỳ khưu khác cùng đọc:
Sabbītiyo vivajjantu. Sabbarogo vinassatu.
Mā te bhavatvantarāyo. Sukhī dīghāyuko bhava.
[MJG] (Cầu xin cho tất cả sự rủi ro của người đều được xa lánh.
Cầu xin cho tất cả tật bịnh của người đều được dứt khỏi.
Sự tai hại cũng chẳng có đến cho người.
Cầu xin cho người được sự an vui trường thọ.)
Abhivādanasīlissa, inccaṁ vuḍḍhāpacāyino,
Cattāro dhammā vaḍḍhanti, āyu vaṇṇo sukhaṁ balaṁ. [Dhp.v.109]
(Cả 4 Pháp chúc mừng là: Sống lâu, Sắc đẹp, An vui, Sức mạnh, hằng thêm đến người, là người năng nghiêng mình lễ bái, cúng dường đến Tam-Bảo và có lòng tôn kính các bậc tu hành tinh tấn nhứt là bậc trì Giới, và bậc Trưởng lão.)
♦ Kết thúc chúc phúc:
Bhavatu sabba-maṅgalaṁ.
Rakkhantu sabba-devatā.
Sabbabuddh'ānubhāvena.
Sadā sotthī bhavantu te.
Bhavatu sabba-maṅgalaṁ.
Rakkhantu sabba-devatā.
Sabbadhamm'ānubhāvena.
Sadā sotthī bhavantu te.
Bhavatu sabba-maṅgalaṁ.
Rakkhantu sabba-devatā.
Sabbasaṅgh'ānubhāvena.
Sadā sotthī bhavantu te.
[MJG]
Tất cả hạnh phúc hằng có đến người.
Cầu xin Chư Thiên hộ trì đến người.
Do nhờ oai đức của Chư Phật.
Các sự thạnh lợi thường thường đến người.
Tất cả hạnh phúc hằng có đến người.
Cầu xin Chư Thiên hộ trì đến người.
Do nhờ oai đức của giáo Pháp.
Các sự thạnh lợi thường thường đến người.
Tất cả hạnh phúc hằng có đến người.
Cầu xin Chư Thiên hộ trì đến người.
Do nhờ oai đức của Chư Tăng.
Các sự thạnh lợi thường thường đến người.
♦ Nếu hồi hướng cho các vị đã mất:
Adāsi me akāsi me, Ñāti-mittā sakhā ca me.
Petānaṁ dakkhiṇaṁ dajjā, Pubbe katamanussaraṁ.
Na hi ruṇṇaṁ vā soko vā, yāvaññā paridevanā.
Na taṁ petānamatthāya.
Evaṁ tiṭṭhanti ñātayo.
Ayañ-ca kho dakkhiṇā dinnā.
Saṅghamhi supatiṭṭhitā.
Dīgha-rattaṁ hitāyassa, Ṭhānaso upakappati.
So ñāti-dhammo ca ayaṁ nidassito.
Petāna pūjā ca katā uḷārā.
Balañca bhikkhūnam-anuppadinnaṁ.
Tumhehi puññaṁ pasutaṁ anappakan-ti. [Khp.VII.vv.10–13]
(Khi người nhớ ân trước, Do tình nghĩa thân bằng
Do tương duyên quyến thuộc. Hãy cúng dường trai Tăng
Hồi hướng phước đã tạo. Sự khổ sầu thương cảm
Trước tử biệt sanh ly. Không có lợi ích gì
Cho thân nhân quá vãng. Cách trai Tăng hợp đạo
Gọi Ðắc Khi Na Ða Ná. Cúng dường vô phân biệt
Ðến đại chúng Tăng Già. Bậc phạm hạnh giới đức
Bậc vô thượng phước điền. Ðược vô lượng công đức
Là thắng duyên tế độ. Hương linh trong cảnh khổ
Do thiện sự đã làm. Do hồi hướng đã nguyện Do Tăng lực đã cầu. Xin tựu thành phúc quả.)
♦ Khi có trai Tăng đọc:
Sabbabuddhānubhāvena.
Sabbadhammānubhāvena.
Sabbasaṅghānubhāvena.
Buddharatanaṁ
Dhammaratanaṁ
Saṅgharatanaṁ
Tiṇṇaṁ Ratanānaṁ ānubhāvena.
Caturāsītisahassa Dhammakkhandhānubhāvena.
Piṭakattayānubhāvena.
Jinasāvakānubhāvena.
Sabbe te rogā.
Sabbe te bhayā.
Sabbe te antarāyā.
Sabbe te upaddavā.
Sabbe te dunnimittā.
Sabbe te avamaṅgalā vinassantu.
Āyuvaḍḍhako. Dhanavaḍḍhako.
Sirivaḍḍhako. Yasavaḍḍhako.
Balavaḍḍhako. Vaṇṇavaḍḍhako.
Sukhavaḍḍhako. Hotu sabbadā.
Dukkharogabhayā verā.
Sokā sattu cupaddavā.
Anekā antarāyāpi.
Vinassantu ca tejasā.
Jayasiddhi dhanaṁ lābhaṁ.
Sotthi bhāgyaṁ sukhaṁ balaṁ.
Siri āyu ca vaṇṇo ca.
Bhogaṁ vuḍḍhī ca yasavā.
Satavassā ca āyu ca,
Jīvasiddhī bhavantu te.
(Do nhờ đức của chư Phật. Do nhờ đức của chư Pháp.
Do nhờ đức của chư Tăng. Do nhờ đức của Phật-Bảo.
Do nhờ đức của Pháp-Bảo.
Do nhờ đức của Tăng-Bảo.
Do nhờ tất cả ân đức đó.
Do nhờ đức của 8 vạn 4 ngàn Pháp môn.
Do nhờ đức của Tam Tạng kinh điển.
Do nhờ đức vinh quang của chư Thinh-Văn.
Tất cả các tật bịnh của người. Tất cả sự lo sợ của người.
Tất cả sự khó chịu của người.
Tất cả sự tai hại của người.
Tất cả điều mộng mị xấu xa của người.
Tất cả điều chẳng lành của người. Cầu xin cho được tiêu diệt.
Sự sống lâu. Sự tấn tài.
Sự may mắn. Sự sang cả.
Sự mạnh khỏe. Sự sắc đẹp.
Sự an vui. Cầu xin hằng có đến người.
Tất cả sự khổ não, tật bịnh, lo sợ hoặc điều oan kết.
Hoặc tất cả sự uất ức, nghịch cảnh hoặc buồn rầu.
Hoặc nhiều sự tai hại.
Cầu xin tất cả bất hạnh thảy đều được diệt, Sự vinh hiển, phát tài, được lợi.
Sự bình yên, may mắn, an vui khẻo mạnh.
Sự tài sản, sung túc cùng danh vọng
Cuộc sống thành công và sống lâu trăm tuổi. Cầu xin tất cả phước lành đều có đến người.)
♦ Khi có cúng dường tịnh xá đọc:
Sītaṁ uṇhaṁ paṭihanti,
Tato vāḷamigāni ca, Siriṁsape ca makase, Sisire cāpi vuṭṭhiyo.
Tato vātātapo ghoro, Sañjāto paṭihaññati.
Leṇatthañca sukhatthañca,
Jhāyituṁ ca vipassituṁ,
Vihāradānaṁ Saṅghassa,
Aggaṁ buddhehi vaṇṇitaṁ.
Tasmā hi paṇḍito poso, Sampassaṁ atthamattano.
Vihāra kāraye ramme, Vāsayettha bahussute.
Tesaṁ annañca pānañca,
Vatthasenāsanāni ca, Dadeyya ujubhūtesu, Vipasannena cetasā.
Te tassa dhammaṁ desenti, Sabbadukkhāpanudanaṁ, Yaṁ so dhammamidhaññāya, Parinibbātyanāsavo.
(Ngăn ngừa nóng lạnh, hung bạo thú rừng bò sát muỗi mòng, cơn lạnh mùa đông cơn mưa mùa hạ, phong ba nắng gió Chư tăng yên lành, tu tập định tuệ do nhờ có thất. Đức Phật cao quý ngợi khen cúng dường, liêu thất cho Tăng Vì vậy cho nên, bậc thiện trí tín thấy rõ lợi mình. Tại nơi thích hợp lập thất cúng dường, cốc liêu tốt đẹp và cùng vật thực, nước y sàng tọa tới bậc chân trí, với tâm tịnh tín những vị tín thí, thực hành như thế sẽ được học hỏi, thấy pháp chân thật khỗ đau chẳng khởi, lậu hoặc sẽ trừ.)
20. Kệ cầu an
(i) Khandha paritta (rãi tâm từ đến loài rắn)
Sabbāsīvisa jātīnaṃ, dibbamantāgadaṃ viya,
Yaṃ nāseti visaṃ ghoraṃ, sesañcāpi parissayaṃ.
Āṇākhettamhi sabbattha, sabbadā sabba-pāṇinaṃ,
Sabbasopi nivāreti, parittaṃ taṃ bhaṇāma he.
Virūpakkhehi me mettaṁ,
Mettaṁ Erāpathehi me;
Chabyā-puttehi me mettaṁ,
Mettaṁ Kaṇhā-gotamakehi ca;
Apādakehi me mettaṁ,
Mettaṁ di-pādakehi me;
Catuppadehi me mettaṁ,
Mettaṁ bahuppadehi me.
Mā maṁ apādako hiṁsi,
Mā maṁ hiṁsi di-pādako;
Mā maṁ catuppado hiṁsi,
Mā maṁ hiṁsi bahuppado.
Sabbe sattā sabbe pāṇā,
Sabbe bhūtā ca kevalā;
Sabbe bhadrāni passantu,
Mā kiñci pāpam-āgamā.
*Appamāṇo Buddho, appamāṇo Dhammo, appamāṇo Saṅgho.
Pamāṇavantāni siriṁsapāni;
Ahi-vicchikā sata-padī uṇṇā-nābhī sarabhū mūsikā.
Katā me rakkhā, katā me parittā, paṭikkamantu bhūtāni.
So’haṁ namo Bhagavato,
Namo sattannaṁ sammā-sambuddhānaṁ.
[A.II.72–73; Vin.II.110; J.144]
* Nếu đọc rút ngắn, bắt đầu từ đây
(Tâm từ của tôi, hướng tới dòng rắn Virupakkha. với lòng từ tâm hướng tới dòng rắn Erāpatha, từ tâm của tôi hướng tới dòng rắn Chabyāputta.
Và tâm từ tôi, hướng đến dòng rắn Kaṇhā-gotama.
Tâm từ của tôi, hướng tới chúng sanh không chân. với lòng từ tâm hướng tới chúng sanh chỉ có 2 chân, từ tâm của tôi hướng tới chúng sanh mà có 4 chân, Và tâm từ tôi, hướng đến chúng sanh lại có nhiều chân.
Xin loài không chân, đừng có hại tôi.
Chúng sinh hai chân, xin đừng hại tôi.
Xin loài bốn chân, đừng có hại tôi.
Chúng sinh nhiều chân, xin đừng hại tôi. Tất cả muôn loài, hữu tình chúng sanh, không trừ một ai, đều thấy an vui không gặp bất cứ điều ác xấu nào.
Ðức Phật vô lượng, Ðức Pháp vô lượng, Ðức Tăng vô lượng. Hạn lượng các loài Rắn, bò cạp, rít, nhện, Tắc kè, và chuột. Tôi được bảo vệ, và sự gia hộ, Xin tất cả loài hãy tránh xa ra.
Con xin đảnh lễ đức Phật Thế Tôn, và con đảnh lễ 7 Ðức Phật Chánh Giác.
(ii) Abhaya paritta (Kệ Vô Úy)
Yandunnimittaṁ avamaṅgalañca yo cāmanāpo sakuṇassa saddo pāpaggaho dussupinaṁ akantaṁ buddhānubhāvena vināsamentu Yandunnimittaṁ avamaṅgalañca yo cāmanāpo sakuṇassa saddo pāpaggaho dussupinaṁ akantaṁ dhammānubhāvena vināsamentu Yandunnimittaṁ avamaṅgalañca yo cāmanāpo sakuṇassa saddo pāpaggaho dussupinaṁ akantaṁ saṅghānubhāvena vināsamentu.
(Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến)
(iii) Maha jāyamangala (Kệ Thắng Hạnh)
♦ Mahākāruṇiko nātho hitāya sabbapāṇinaṁ pūretvā pāramī sabbā patto sambodhimuttamaṁ etena saccavajjena hotu me jayamaṅgalaṁ
Jayanto bodhiyā mūle sakyānaṁ nandivaḍḍhano evaṁ tvaṁ vijayo hohi jayassu jayamaṅgale
Aparājitapallaṅke sīse paṭhavipokkhare abhiseke sabbabuddhānaṁ aggappatto pamodati.
Sunakkhattaṁ sumaṅgalaṁ supabhātaṁ suhutthitaṁ sukhaṇo sumuhutto ca suyiṭṭhaṁ brahmacārīsu.
Padakkhiṇaṁ kāyakammaṁ vācākammaṁ padakkhiṇaṁ padakkhiṇaṁ manokammaṁ paṇidhī te padakkhiṇā padakkhiṇāni katvāṇa labhantatthe padakkhiṇe
Te atthaladdhā sukhitā,
Viruḷhā buddhasāsane,
Arogā sukhitā hotha,
Saha sabbehi ñātibhi.
(Ðấng Ðại Bi cứu khổ
Vì lợi ích chúng sanh
Huân tu ba la mật
Chứng vô thượng chánh giác
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Nhờ chiến thắng Ma Vương
Trên bồ đoàn bất bại
Ðịa cầu liên hoa đỉnh
Khiến dòng họ Thích Ca
Tăng trưởng niềm hoan hỷ
Nguyện chiến thắng vẻ vang
Nguyện khải hoàn như vậy
Khi nghiệp thân khẩu ý
Hiền thiện và thanh tịnh
Chính là ngày cát tường
Là giờ phút hanh thông
Là thời khắc hưng vượng
Cúng dường bậc phạm hạnh
Là giờ khắc nhiệm mầu
Khi nghiệp thân khẩu ý
Chân chánh và sung mãn
Thì bổn nguyện thịnh đạt
Ai ba nghiệp thanh tịnh
Ðược vô lượng an lạc Nguyện đàn na tín thí
Gia đình cùng quyến thuộc Ðược thiểu bệnh ít khổ
Thường hạnh phúc an vui
Tinh tiến tu Phật đạo
Sở nguyện được viên thành).
♦ Sakkatvā buddharatanaṁ,
Osathaṁ uttamaṁ varaṁ,
Hitaṁ devamanussānaṁ,
Buddhatejena sotthinā,
Nassantupaddavā sabbe,
Dukkhā vūpasamentu te.
Sakkatvā dhammaratanaṁ,
Osathaṁ uttamaṁ varaṁ,
Pariḷāhūpasamanaṁ,
Dhammatejena sotthinā,
Nassantupaddavā sabbe,
Bhayā vūpasamentu te.
Sakkatvā saṅgharatanaṁ,
Osathaṁ uttamaṁ varaṁ
Āhuneyyaṁ pāhuneyyaṁ,
Saṅghatejena sotthinā,
Nassantupaddavā sabbe,
Rogā vūpasamentu te.
(Xin cho tất cả điều nguy khốn được tiêu tan, những khổ não của người đều yên lặng, nhờ sự vinh quang và vẻ Uy linh của đức Phật, vì lòng tôn kính Phật-Bảo, như món linh dược quý cao, là lợi ích đến Chư Thiên và nhân loại.
Xin cho tất cả điều nguy khốn được tiêu tan, những lo sợ của người đều yên lặng, nhờ sự vinh quang và vẽ Uy linh của đức Pháp, vì lòng tôn kính Pháp-Bảo, như món linh dược quý cao, là Pháp trấn tĩnh điều Phiền Não.
Xin cho tất cả điều nguy-khốn được tiêu tan, những bịnhhoạn của người đều yên-lặng, nhờ sự vinh-quang và vẽ Uy-linh của đức Tăng, vì lòng tôn kính Tăng-Bảo, như món linh-dược quý cao, đáng cho người cúng dường và hoan nghinh tôn trọng.)
♦ Yaṁkiñci ratanaṁ loke,
Vijjati vividhaṁ puthu, Ratanaṁ *buddhasamaṁ* natthi, Tasmā sotthī bhavantu te.
(Những báu vật trong thế-gian có nhiều thứ nhiều loại, các báu vật ấy chẳng sánh bằng *Phật-Bảo* đâu, vì thế, cầu xin hạnh-phúc phát sanh đến người.)
* Lặp lại câu kệ với từ
“dhammasamaṁ” Pháp bảo
“saṅghasamaṁ” Tăng bảo.
(iv) Buddhajayamaṅgala (Kệ Phật Lực)
Bāhuṁ sahassamabhinimmitasāvudhantaṁ grīmekhalaṁ uditaghorasasenamāraṁ dānādidhammavidhinā jitavā munindo tantejasā bhavatu te jayamaṅgalāni.
Mārātirekamabhiyujjhitasabbarattiṁ ghorampanāḷavakamakkhamathaddha yakkhaṁ khantīsudantavidhinā jitavā munindo tantejasā bhavatu te jayamaṅgalāni.
Nālāgiriṁ gajavaraṁ atimattabhūtaṁ dāvaggicakkamasanīva sudāruṇantaṁ mettambusekavidhinā jitavā munindo tantejasā bhavatu te jayamaṅgalāni.
Ukkhittakhaggamatihatthasudāruṇantaṁ dhāvantiyojanapaṭhaṅgulimālavantaṁ iddhībhisaṅkhatamano jitavā munindo tantejasā bhavatu te jayamaṅgalāni.
Katvāna kaṭṭhamudaraṁ iva gabbhinīyā ciñcāya duṭṭhavacanaṁ janakāyamajjhe santena somavidhinā jitavā munindo tantejasā bhavatu te jayamaṅgalāni.
Saccaṁ vihāya matisaccakavādaketuṁ vādābhiropitamanaṁ atiandhabhūtaṁ paññāpadīpajalito jitavā munindo tantejasā bhavatu te jayamaṅgalāni.
Nandopanandabhujagaṁ vibudhaṁ mahiddhiṁ puttena thera bhujagena damāpayanto iddhūpadesavidhinā jitavā munindo tantejasā bhavatu te jayamaṅgalāni.
Duggāhadiṭṭhi-bhujagena sudaṭṭhahatthaṁ brahmaṁ visuddhi-jutimid-dhiba kābhidhānaṁ ñāṇāgadena vidhinā jitavā munindo tantejasā bhavatu te jayamaṅgalāni.
Etāpi buddhajayamaṅgalāṭṭhagāṭhā yo vācano dinadine sarate matandī hitvānanekavividhāni cupaddavāni mokkhaṁ sukhaṁ adhigameyya naro sapañño.
[Trad.]
(v) Aṅgulimāla paritta (cho sản phụ)
Yato’haṁ bhagini ariyāya jātiyā jāto,
Nābhijānāmi sañcicca pāṇaṁ jīvitā voropetā,
Tena saccena sotthi te hotu sotthi gabbhassa. (3 lần) [M.II.103]
(vi) Bojjh'aṅga paritta (cho người bệnh)
Bojjhaṅgo satisaṅkhāto,
Dhammānaṁ vicayo tathā,
Viriyaṁ pīti passaddhi,
Bojjhaṅgā ca tathāpare,
Samādhūpekkhā Bojjhaṅgā.
Satte te sabbadassinā,
Muninā sammadakkhātā,
Bhāvitā bahulīkatā, Saṁvattanti abhiññāya, Nibbānāya ca bodhiyā. Etena saccavajjena, Sotthi te hotu sabbadā.
Ekasmiṁ samaye Nātho,
Moggallānañca Kassapaṁ,
Gilāne dukkhite disvā,
Bojjhaṅge sattadesayi, Te ca taṁ abhinanditvā, Rogā mucciṁsu taṁ khaṇe. Etena saccavajjena, Sotthi te hotu sabbadā.
Ekadā Dhammarājāpi,
Gelaññenābhipīḷito,
Cundattherena taññeva,
Bhāṇapetvāna sādaraṁ, Sammoditvā ca ābādhā, Taṇhā vuṭṭhāsi ṭhānaso. Etena saccavajjena, Sotthi te hotu sabbadā.
Pahīnā te ca ābādhā,
Tiṇṇannampi mahesinaṁ, Maggāhatakilesāva, Pattānuppatti dhammataṁ. Etena saccavajjena, Sotthi te hotu sabbadā.
(vii) Devatā Uyyojana (Tiễn chư Thiên)
Dukkhappattā ca niddukkhā bhayappattā ca nibbhayā sokappattā ca nissokā hontu sabbepi pāṇino
Ettāvatā ca amhehi sambhataṁ puññasampadaṁ sabbe devānumodantu sabbasampattisiddhiyā dānaṁ dadantu saddhāya sīlaṁ rakkhantu sabbadā bhāvanābhiratā hontu gacchantu devatāgatā.
Sabbe buddhā balappattā paccekānañca yaṁ balaṁ arahantānañca tejena rakkhaṁ bandhāmi sabbaso.
Kusalā dhammā,
Akusalā dhammā,
Abyākatā dhammā.
Sukhāya vedanāya sampayuttā dhammā,
Dukkhāya vedanāya sampayuttā dhammā,
Adukkhamasukhāya vedanāya sampayuttā dhammā.
Vipākā dhammā,
Vipākadhammadhammā,
Nevavipāka navipākadhamma dhammā.
Upādiṇṇupādāniyā dhammā,
Anupādiṇṇupādāniyā dhammā,
Anupādiṇṇānupādāniyā dhammā.
Saṅkiliṭṭhasaṅkilesikā dhammā,
Asaṅkiliṭṭhasaṅkilesikādhammā,
Asaṅkiliṭṭhāsaṅkilesikā dhammā,
Savitakkasavicārā dhammā,
Avitakkavicāramattā dhammā,
Avitakkā vicārā dhammā.
Pītisahagatā dhammā,
Sukhasahagatā dhammā,
Upekkhāsahagatā dhammā.
Dassanena pahātabbā dhammā,
Bhāvanāya pahātabbā dhammā,
Neva dassanena nabhāvanāya pahātabbā dhammā.
Dassanena pahātabbahetukā dhammā,
Bhāvanāya pahātabbahetukā dhammā,
Nevadassanena nabhāvanāya pahātabbahetukā dhammā.
Ācayagāmino dhammā,
Apacayagāmino dhammā,
Nevācayagāmino nāpacayagāmino dhammā.
Sekkhā dhammā,
Asekkhā dhammā,
Neva sekkhā nāsekkhā dhammā.
Parittā dhammā,
Mahaggatā dhammā,
Appamāṇā dhammā,
Parittārammaṇā dhammā,
Mahaggatārammaṇā dhammā,
Appamāṇārammaṇā dhammā.
Hīnā dhammā,
Majjhimā dhammā,
Paṇītā dhammā,
Micchattaniyatā dhammā,
Sammattaniyatā dhammā,
Aniyatā dhammā,
Maggārammaṇā dhammā,
Maggahetukā dhammā,
Maggādhipatino dhammā.
Uppannā dhammā,
Anuppannā dhammā,
Uppādino dhammā.
Atītā dhammā,
Anāgatā dhammā,
Paccuppanā dhammā,
Atītārammaṇā dhammā,
Anāgatārammaṇā dhammā
Paccuppannārammaṇā dhammā.
Ajjhattā dhammā,
Bahiddhā dhammā,
Ajjhattabahiddhā dhammā,
Ajjattārammaṇā dhammā,
Bahiddhārammaṇā dhammā,
Ajjhattbahiddhārammaṇā dhammā.
Sanidassanasappaṭighā dhammā,
Anidassanasappaṭighā dhammā,
Anidassanappaṭighā dhammā.
Bāvīsatitikamātikā dhammā-Saṅgaṇīpakaraṇaṁ nāma samattaṁ.
(ii) Aniccā gāthā (Kệ vô thường)
♦ Aniccā vata saṅkhārā,
Uppādavayadhammino,
Uppajjitvā nirujjhanti,
Tesaṁ vūpasamo sukho. [D.II.157; S.I.6].
Sabbe sattā maranti ca
Mariṁsu ca marissare Tath’evāhaṁ marissāmi
N’atthi me ettha saṁsayo.
♦ Na gāmadhammo nigamassa dhammo,
Na cāpiyaṁ ekakulassa dhammo,
Sabbassa lokassa sadevakassa,
Eseva dhammo yadidaṁ aniccatā.
Na gāmadhammo nigamassa dhammo,
Na cāpiyaṁ ekakulassa dhammo,
Sabbassa lokassa sadevakassa,
Eseva dhammo yadidaṁ ca dukkhatā.
Na gāmadhammo nigamassa dhammo,
Na cāpiyaṁ ekakulassa dhammo,
Sabbassa lokassa sadevakassa,
Eseva dhammo yadidaṁ anattatā.
(iii) Paṁsu-kūla (Vải tang cho người sống)
Aciraṁ vat’ayaṁ kāyo,
Paṭhaviṁ adhisessati.
Chuḍḍho apeta-viññāṇo,
Niratthaṁ va kaliṅgaraṁ. [Dhp.v.41]
22. Tụng kinh
♦ Dâng cúng Nhang đèn
Imehi dīpadhū pādisakkārehi Buddhaṁ Dhammaṁ Saṅghaṁ abhipū jayāmi mātā-pitādīnaṁ guṇavantānañca mayhañca dīgharattaṁ atthāya hitāya sukhāya.
♦ Thỉnh Chư Thiên
* Samantā cakka-vāḷesu,
Atr’āgacchantu devatā,
Saddhammaṁ muni-rājassa,
Suṇantu sagga-mokkha-daṁ.*
Sagge kāme ca rūpe girisikharatate cantalikkhe vimāne Dīpe raṭṭthe ca gāme taruvanagahane gehavatthumhi khette Bhummā cāyantu devā jalathalavisame yakkhagandhabba-nāgā Tiṭṭhantā santike yaṁ munivaravacanaṁ sādhavo me suṇantu.
Dhammassavanakālo ayambhadantā. (3 lần)
*..* đọc kệ thỉnh ở dạng rút ngắn & 3 câu
“Dhammassavanakālo ayambhadantā”
♦ Lễ Tam Bảo
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa. (3 lần)
• Lễ Phật Bảo
- Yo sannisinno varabodhimū le māraṁ sasenaṁ mahatiṁ vijeyyo sambodhimāgacchi anantañāno lokuttamotaṁ panamāmi buddhaṁ.
- Ye ca buddhā atītā ca ye ca buddhā anāgatā paccuppannā ca ye buddhā ahaṁ vandāmi sabbadā.
- Itipi so bhagavā arahaṁ sammā-sambuddho vijjācaraṇa-sampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā-devamanussānaṁ buddho bhagavā'ti.
- Natthi me saraṇaṁ aññaṁ
Buddho me saraṇaṁ varaṁ
Etena saccavajjena
Hotu me jayamaṅgalam.
- Uttamaṅgena vandehaṁ
Pādapaṁ suṁ varuttamaṁ
Buddhe yo khalito doso
Buddho khamatu taṁ mamaṁ
• Lễ Pháp Bảo
- Aṭṭhaṅgikāriyapatho janānaṁ
Mokkhappavesāya ujū ca maggo
Dhammo ayaṁ santikaro paṇīto
Nīyāniko taṁ panamāmi dhammaṁ
- Ye ca dhammā atītā ca
Ye ca dhammā anāgatā
Paccuppannā ca ye dhammā Ahaṁ vandāmi sabbadā.
- Svākkhāto bhagavatā dhammo sandiṭṭhiko akāliko ehipassiko opanayiko paccattaṁ veditabbo viññū hī'ti
- Natthi me saraṇaṁ aññaṁ
Dhammo me saraṇaṁ varaṁ Etena saccavajjena
Hotu me jayamaṅgalam.
- Uttamaṅgena vandehaṁ
Dhammañca duvidhaṁ varaṁ
Dhamme yo khalito doso
Dhammo khamatu taṁ mamaṁ
• Lễ Tăng Bảo
- Saṅgho visuddho varadakkhiṇeyyo
Santindriyo sabbamalappahīno
Guṇehinekehi samiddhipatto
Anāsavo taṁ panamāmi Saṅghaṁ
- Ye ca saṅghā atītā ca ye ca saṅghā anāgatā paccuppannā ca ye saṅghā ahaṁ vandāmi sabbadā.
- Suppaṭipanno bhagavato sāvaka-saṅgho
Ujupaṭipanno bhagavato sāvaka-saṅgho
Ñāyapaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho
Sāmīcipaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho
Yadidaṁ cattāri purisayugāni. aṭṭha purisapuggalā
Esa bhagavato sāvaka-saṅgho
Āhuneyyo pāhuneyyo dakkhineyyo añjalikaraneyyo Anuttaraṁ puññakkhettaṁ lokassā ' ti.
- Natthi me saranaṁ aññaṁ
Saṅgho me saraṇam varaṁ Etena saccavajjena
Hotu me jayamaṅgalaṁ.
- Uttamaṅgena vandehaṁ
Saṅghañca duvidhottamaṁ
Saṅghe yo khalito doso
Saṅgho khamatu taṁ mamaṁ.
♦ * Lễ Tam Bảo Tóm tắt.
Namo tassa bhagavato arahato sammā-sambuddhassa. (3 lần)
- Itipi so bhagavā arahaṁ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā-devamanussānaṁ buddho bhagavāti.
Taṁ arahatādiguṇasaṁ yuttaṁ buddhaṁ sirasā namāmi. Tañca buddhaṁ imehi sakkārehi abhipūjayāmi.
- Svākkhāto bhagavatā dhammo sandiṭṭhiko akāliko ehipassiko opanayiko paccattaṁ veditabbo viññū hīti.
Taṁ svākkhātā diguṇasaṁ yuttaṁ dhammaṁ sirasā namāmi. Tañca dhammaṁ imehi sakkārehi abhipū jayāmi.
- Suppaṭipanno bhagavato sāvaka-saṅgho ujupaṭipanno bhagavato sāvaka-saṅgho ñāyapaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho sāmīcipaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho yadidaṁ cattāri purisayugāni aṭṭha purisapuggalā esa bhagavato sāvaka-saṅgho āhuneyyo pāhuneyyo dakkhineyyo añjalikaraneyyo anuttaraṁ puññakkhettaṁ lokassā ' ti.
Taṁ supaṭipannatādiguṇasamyuttaṁ saṅghaṁ sirasā namāmi. Tañca saṅghaṁ imehi sakkārehi abhipū jayāmi.
♦ Lễ bái xá lợi
Vandāmi cetiyaṁ sabbaṁ sabbaṭṭhānesupatiṭṭhitaṁ sārīrikadhātu mahābodhiṁ buddharūpaṁ sakalaṁ sadā. (3 lần)
- Sambuddhe aṭṭhavīsañca Dvādasañca sahassake pañca-satasahassāni namāmi sirasā ahaṁ tesaṁ dhammañca saṅghañca ādarena namāmihaṁ
Namakārānubhāvena hantvā sabbe upaddave anekā antarāyāpi vinassantu asesato.
- Sambuddhe pañcapaññāsañca catuvī-satisahassake dasa-satasahassāni namāmi sirasā ahaṁ tesaṁ dhammañca saṅghañca ādarena namāmihaṁ
Namakārānubhāvena hantvā sabbe upaddave anekā antarāyāpi vinassantu asesato.
- Sambuddhe navuttarasate aṭṭhacattāḷīsasahassake Vīsatisatasahassāni namāmi sirasā ahaṁ tesaṁ dhammañca saṅghañca ādarena namāmihaṁ
Namakārānubhāvena hantvā sabbe upaddave anekā antarāyāpi vinassantu asesato.
(iii) Maṅgalasutta (Hạnh Phúc Kinh)
Yaṃ maṅgalaṃ dvādasahi, Cintayiṃsu sadevakā,
Sotthānaṃ nādhigacchanti, Aṭṭhattiṃsañca maṅgalaṃ.
Desitaṃ devadevena,
Sabba-pāpa-vināsanaṃ,
Sabba-loka-hitatthāya,
Maṅgalaṃ taṃ bhaṇāma he.
Evaṁ me sutaṁ:
Ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati, jetavane anāṭhapiṇḍikassa ārāme.
Atha kho aññatarā devatā abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇā kevalakappaṁ jetavanaṁ obhāsetvā, yena bhagavā tenupasaṅkami.
Upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ aṭṭhāsi.
Ekamantaṁ ṭhitā kho sā devatā bhagavantaṁ gāṭhāya ajjhabhāsi :
Bahū devā manussā ca
Maṅgalāni acintayuṁ
Ākaṅkhamānā sotthānaṁ
Brūhi maṅgalamuttamaṁ
Asevanā ca bālānaṁ
Paṇḍitānañca sevanā
Pūjā ca pūjanīyānaṁ
Etaṁ maṅgalamuttamaṁ
Paṭirūpadesavāso ca
Pubbe ca katapuññatā
Attasammāpaṇidhi ca
Etaṁ maṅgalamuttamaṁ
Bāhusaccañ ca sippañca
Vinayo ca susikkhito
Subhāsitā ca yā vācā
Etaṁ maṅgalamuttamaṁ
Mātāpitu upaṭṭhānaṁ
Puttadārassa saṅgaho
Anākulā ca kammantā
Etaṁ maṅgalamuttamaṁ
Dānañca dhammacariyā ca
Ñātakānañca saṅgaho
Anavajjāni kammāni
Etaṁ maṅgalamuttamaṁ
Āratī viratī pāpā
Majjapānā ca saññamo
Appamādo ca dhammesu
Etaṁ maṅgalamuttamaṁ
Gāravo ca nivāto ca
Santuṭṭhī ca kataññutā
Kālena dhammassavanaṁ
Etaṁ maṅgalamuttamaṁ
Khantī ca sovacassatā
Samaṇānañca dassanaṁ
Kālena dhammasākacchā
Etaṁ maṅgalamuttamaṁ
Tapo ca brahmacariyañca
Ariyasaccānadassanaṁ
Nibbānasacchikiriyā ca
Etaṁ maṅgalamuttamaṁ
Phuṭṭhassa lokadhammehi
Cittaṁ yassa na kampati
Asokaṁ virajaṁ khemaṁ
Etaṁ maṅgalamuttamaṁ
Etādisāni katvāna
Sabbatthamaparājitā Sabbattha sotthiṁ gacchanti
Tantesaṁ maṅgalamuttamanti.
(iv) Ratanasutta (Kinh Châu Báu)
(a) Ratanasuttārambho (Bố cáo kinh châu báo)
Paṇidhānato paṭṭhāya tathāgatassa, dasa pāramiyo dasa upapāramiyo dasa paramatthapāramiyo pañca mahāpariccāge tisso cariyā pacchimabbhave gabbhā vakkantiṁ jātiṁ abhinikkhamanaṁ Padhānacariyaṁ bodhipallaṅke māravijayaṁ.
Sabbaññutaññāṇappaṭivedhaṁ nava Lokuttaradhammeti sabbe pime buddhaguṇe āvajjitvā vesāliyā tīsu pākārantaresu tiyāmarattiṁ parittaṁ karonto āyasmā ānandatthero viya kāruñña cittaṁ upaṭṭhapetvā koṭisatasahassesu cakkavāḷesu devatā yassānampatiggaṇhanti yañca Vesāliyaṁ pure rogā manussadubbhikkha sambhūtaṁ tividhaṁ bhayaṁ khippamantaradhāpesi, parittan-taṁ bhaṇāma he.
(b) Chánh Kinh:
1. Yānīdha bhūtāni samāgatāni
Bhummāni vā yāniva antalikkhe
Sabbe va bhūtā sumanā bhavantu
Athopi sakkacca suṇantu bhāsitaṁ
2. Tasmā hi bhūtāni sāmetha sabbe
Mettaṁ karotha mānusiyā pajāya
Divā ca ratto ca haranti ye baliṁ
Tasmā hi ne rakkhatha appamattā.
3. Yaṅkiñci vittaṁ idha vā huraṁ vā
Saggesu vā yaṁ ratanaṁ paṇītaṁ
Na no samaṁ atthi tathāgatena
Idampi buddhe ratanaṁ paṇītaṁ
Etena saccena suvatthi hotu.
4. Khayaṁ virāgaṁ amataṁ paṇītaṁ
yadajjhagā sakyamunī samāhito
Na tena dhammena samatthi kiñci
idaṁ pi dhamme ratanaṁ paṇītaṁ
etena saccena suvatthi hotu.
5. Yaṁ buddhaseṭṭho parivaṇṇayī suciṁ
samādhimānantarikaññamāhu samādhinā tena samo na vijjati
idaṁ pi dhamme ratanaṁ paṇītam. etena saccena suvatthi hotu
6. Ye puggalā aṭṭhasataṁ pasaṭṭhā
cattāri etāni yugāni honti te dakkhiṇeyyā sugatassa sāvakā etesu dinnāni mahapphalāni
idaṁ pi saṅghe ratanaṁ paṇītaṁ
etena saccena suvatthi hotu.
7. Ye suppayuttā manasā daḷhena nikkāmino
gotamasāsanamhi te pattipattā amataṁ vigayha laddhā mudhā nibbutiṁ bhuñjamānā
idaṁ pi saṅghe ratanaṁ paṇītaṁ
etena saccena suvatthi hotu
8. Yathindakhīlo paṭhaviṁ sito siyā
catubbhi vātebhi asampakampiyo tathūpamaṁ sappurisaṁ vadāmi yo ariyasaccāni aveccapassati
idaṁ pi saṅghe ratanaṁ paṇītaṁ
etena saccena suvatthi hotu.
9.Ye ariyasaccāni vibhāvayanti
gambhīrapaññena sudesitāni kiñcāpi te honti bhusappamattā na te bhavaṁ aṭṭhamamādiyanti
idaṁ pi saṅghe ratanaṁ paṇītaṁ
etena saccena suvatthi hotu.
10. Sahāvassa dassana-sampadāya
tayassu dhammā jahitā bhavanti sakkāya diṭṭhi vicikicchitañca sīlabbataṁ vāpi yadatthi kiñci catūhapāyehi ca vippamutto cha cābhiṭṭhānāni abhabbo kātuṁ
idaṁ pi saṅghe ratanaṁ paṇītaṁ
etena saccena suvatthi hotu.
11. Kiñcāpi so kammaṁ karoti pāpakaṁ
kāyena vācā uda cetasā vā abhabbo so tassa paṭicchadāya abhabbatā diṭṭha-padassa vuttā
idaṁ pi saṅghe ratanaṁ paṇtītaṁ
etena saccena suvatthi hotu
12. Vanappagumbe yathā phussitagge
gimhāna-māse paṭhamasmiṁ gimhe tathūpamaṁ dhammavaraṁ adesayi nibbānagāmiṁ paramaṁ hitāya
idaṁ pi buddhe ratanaṁ paṇītaṁ
etena saccena suvatthi hotu.
13. Varo varaññū varado varāharo
anuttaro dhammavaraṁ adesayi
Idaṁ pi buddhe ratanaṁ paṇītaṁ
etena saccena suvatthi hotu.
14. Khīṇaṁ purāṇaṁ navaṁ natthisambhavaṁ
viratta cittāyatike bhavasmiṁ te khīṇa-bījā aviruḷhi-chandā nibbanti dhīrā yathā'yampadīpo
idaṁ pi saṅghe ratanaṁ panītaṁ
etena saccena suvatthi hotu.
15. Yānīdha bhūtāni samāgatāni bhummāni vā yāniva antalikkhe tathāgataṁ devamanussapūjitaṁ buddhaṁ namassāma suvatthi hotu
16. Yānīdha bhūtāni samāgatāni bhummāni vā yāniva antalikhe tathāgataṁ devamanussapùjitaṁ dhammaṁ namassāma suvatthi hotu.
17. Yanīdha bhūtāni samāgatāni bhummāni vā yāniva antalikkhe tathāgataṁ devamanussapūjitaṁ saṅghaṁ namassāma suvatthi hotu. [Sn. vv. 224–241; Khp.VI]
(v) Karaṇīyametta (Từ Bi Kinh)
(a) Karaṇīyamettasuttārambho (Bố cáo từ bi kinh)
Yassānubhāvato yakkhā,
Neva dassenti bhiṁsanaṁ,
Yamhi cevānuyuñjanto,
Rattindivamatandito,
Sukhaṁ supati sutto ca,
Pāpaṁ kiñci na passati,
Evamādiguṇūpetaṁ,
Parittantambhaṇāma he.
(b) Chánh Kinh:
Karaṇīyamatthakusalena
Yantaṁ santaṁ padaṁ abhisamecca
Sakko ujū ca suhujū ca
Suvaco cassa mudu anatimānī.
Santussako ca subharo ca
Appakicco ca sallahukavutti
Santindriyo ca nipako ca
Appagabbho kulesu ananugiddho.
Na ca khuddaṁ samācare kiñci
Yena viññū pare upavadeyyuṁ
Sukhino vā khemino hontu
Sabbe sattā bhavantu sukhitattā
Ye keci pāṇabhūtatthi
Tasā vā ṭhāvarā vā anavasesā
Dīghā vā ye mahantā vā
Majjhimā rassakānukathullā.
Diṭṭhā vā ye ca aḍḍitthā
Ye ca dūre vasanti avidūre
Bhūtā vā sambhavesī vā
Sabbe sattā bhavantu sukhitattā
Na paro paraṁ nikubbetha
Nātimaññetha katthaci naṁ kiñci
Byārosanā paṭighasaññā
Nāññamaññassa dukkhamiccheyya.
Mātā yathā niyaṁ puttaṁ āyusā ekaputtamanurakkhe
Evampi sabbabhūtesu
Mānasam-bhāvaye aparimāṇaṁ.
♦ Mettañ ca sabbalokasmiṁ
Mānasam-bhāvaye aparimāṇaṁ
Uddhaṁ adho ca tiriyañca
Asambādhaṁ averaṁ asapattaṁ.
Tiṭṭhañcaraṁ nisinno vā
Sayāno vā yāvatassa vigatamiddho
Etaṁ satiṁ adhiṭṭheyya
Brahmametaṁ vihāraṁ idhamāhu
Diṭṭhiñca anupagamma,
Sīlavā dassanena sampanno
Kāmesu vineyya gedhaṁ,
Na hi jātu gabbhaseyyaṁ punaretīti.
♦ Khi đọc tóm tắt thì bắt đầu đọc từ đoạn này. [Sn.vv.143–152; Khp.ix]
(vi) Tidasapāramī (Tam thập độ)
1) Itipiso bhagavā dāna paramī sampanno.
Itipiso bhagavā dāna upapāramī sampanno.
Itipiso bhagavā dāna paramatthapāramī sampanno.
2) Itipiso bhagavā sīla pāramī sampanno.
Itipiso bhagavā sīla upapāramī sampanno.
Itipiso bhagavā sīla paramatthapāramī sampanno.
3) Itipiso bhagavā nekkhamma pāramī sampanno.
Itipiso bhagavā nekkhamma upapāramī sampanno.
Itipiso bhagavā nekkhamma paramatthapāramī sampanno.
4) Itipiso bhagavā paññā pāramī sampanno.
Itipiso bhagavā paññā upapāramī sampanno.
Itipiso bhagavā paññā paramatthapāramī sampanno.
5) Itipiso bhagavā viriya pāramī sampanno.
Itipiso bhagavā viriya upapāramī sampanno.
Itipiso bhagavā viriya paramatthapāramī sampanno.
6) Itipiso bhagavā khantī pāramī sampanno.
Itipiso bhagavā khantī upapāramī sampanno.
Itipiso bhagavā khantī paramatthapāramī sampanno.
7) Itipiso bhagavā sacca pāramī sampanno.
Itipiso bhagavā sacca upapāramī sampanno.
Itipiso bhagavā sacca paramatthapāramī sampanno.
8) Itipiso bhagavā adhiṭṭhāna pāramī sampanno.
Itipiso bhagavā adhiṭṭhāna upapāramī sampanno.
Itipiso bhagavā adhiṭṭhāna paramatthapāramī sampanno.
9) Itipiso bhagavā mettā pāramī sampanno.
Itipiso bhagavā mettā upapāramī sampanno.
Itipiso bhagavā mettā paramatthapāramī sampanno.
10) Itipiso bhagavā upekkhā pāramī sampanno.
Itipiso bhagavā upekkhā upapāramī sampanno.
Itipiso bhagavā upekkhā paramatthapāramī sampanno.
11) Itipi so bhagavā dasapāramī sampanno
Itipi so bhagavā dasaupapāramī sampanno
Itipi so bhagavā dasaparamatthapāramī sampannoti
(vii) Dhammacakkappavattana (Kinh chuyển Pháp Luân)
(a) Dhammacakkappavattanasuttārambho (Bố cáo kinh Chuyễn Pháp Luân)
Anuttaraṁ abhisambodhiṁ,
Sambujjhitvā Tathāgato,
Paṭhamaṁ yaṁ adesesi,
Dhammacakkaṁ anuttaraṁ,
Sammadeva pavattento,
Loke appaṭivattiyaṁ.
Yathākkhātā ubho antā,
Paṭipatti ca majjhimā,
Catūsu āriyasaccesu,
Visuddhaṁ ñāṇadassanaṁ.
Desitaṁ dhammarājena,
Sammāsambodhikittanaṁ,
Nāmena vissutaṁ suttaṁ.
Dhammacakkappavattanaṁ,
Veyyākaraṇapāṭhena,
Saṅgītantambhaṇāma se.
(b) Chánh kinh
Evaṁ me sutaṁ:
Ekaṁ samayaṁ bhagavā, bārāṇasiyaṁ viharati isipatane migadāye.
Tatra kho bhagavā pañcavaggiye bhikkhū āmantesi:
Dve'me bhikkhave antā pabbajitena na sevitabbā. Yo cāyaṁ kāmesu kāmasukhallikānuyogo hīno gammo poṭhujjaniko anariyo anatthasañhito. Yo cāyaṁ attakilamathānuyogo dukkho anariyo anatthasañhito. Ete te bhikkhave ubho ante anupagamma majjhimāpaṭipadā tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṁvattati.
Katamā ca sā bhikkhave majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā, cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṁvattati? Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo. Seyyathīdaṁ: sammādiṭṭhi, sammā-saṅkappo, sammāvācā, sammākammanto, sammā-ājīvo sammāvāyāmo, sammāsati, sammāsamādhi. Ayaṁ kho sā bhikkhave majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṁvattati.
Idaṁ kho pana bhikkhave dukkhaṁ ariyasaccaṁ: jātipi dukkhā, jarāpi dukkhā, maraṇampi dukkhaṁ, sokaparideva-dukkha-domanassupāyāsāpi dukkhā, appiyehi sampayogo dukkho, piyehi vippayogo dukkho, yampicchaṁ na labhati tampi dukkhaṁ, saṅkhittena pañcupādānak-khandhā dukkhā.
Idaṁ kho pana bhikkhave dukkhasamudayo ariyasaccaṁ yāyaṁ taṇhāponobbhavikā nandi-rāga-sahagatā tatratatrābhinandinī, seyyathīdaṁ: kāmataṇhā, bhavataṇhā vibhavataṇhā.
Idaṁ kho pana bhikkhave dukkhanirodho ariyasaccaṁ yo tassā yeva taṇhāya asesa-virāga-nirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo.
Idaṁ kho panabhikkhave dukkha-nirodha-gāminī paṭipadā ariyasaccaṁ ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko, maggo seyyathīdaṁ: sammādiṭṭhi, sammāsaṅkappo, sammāvācā, sammākammanto, sammā-ājīvo, sammāvāyāmo, sammāsati, sammāsamādhi.
Idaṁ dukkhaṁ ariya-saccanti me bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu, cakkhuṁ udapādi ñāṇaṁ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Taṁ kho panidaṁ dukkhaṁ ariyasaccaṁ pariññeyyanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṁ udapādi ñāṇaṁ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Taṁ kho panidaṁ dukkhaṁ ariyasaccaṁ pariññātanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṁ udapādi ñāṇaṁ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi.
Idaṁ dukkhasamudayo ariyasaccanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṁ udapādi ñāṇaṁ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Taṁ kho panidaṁ dukkhasamudayo ariyasaccaṁ pahātabbanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṁ udapādi ñāṇaṁ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Taṁ kho panidaṁ dukkhasamudayo ariyasaccaṁ pahīnanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṁ udapādi ñāṇaṁ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Idaṁ dukkhanirodho ariyasaccanti me bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṁ udapādi ñāṇaṁ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Taṁ kho panidaṁ dukkhanirodho ariyasaccaṁ sacchikātabbanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṁ udapādi ñāṇaṁ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Taṁ kho panidaṁ dukkhanirodho ariyasaccaṁ sacchikatanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṁ udapādi ñāṇam udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi.
Idaṁ dukkha-nirodha-gāminī paṭipadā ariyasaccanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṁ udapādi ñāṇaṁ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Taṁ kho panidaṁ dukkha-nirodhagāminī paṭipadā ariya-saccaṁ bhāvetabbanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṁ udapādi, ñāṇaṁ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi āloko udapādi.
Taṁ kho panidaṁ dukkha-nirodha-gāminī paṭipadā ariyasaccaṁ bhāvitanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṁ udapādi ñāṇaṁ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi.
Yāvakīvañca me bhikkhave imesu catūsu ariya-saccesu, evanti parivaṭṭaṁ dvādasākāraṁ yathābhūtaṁ ñāṇadassanaṁ na suvisuddhaṁ ahosi, neva tāvāhaṁ bhikkhave sadevake loke samārake sabrahmake, sassamaṇa-brāhmaṇiyā pajāya sadeva-manussāya anuttaraṁ sammāsambodhiṁ abhisambuddho paccāññāsiṁ. Yato ca kho me bhikkhave imesu catūsu ariyasaccesu evan-ti parivattaṁ dvādasākāraṁ yathābhūtaṁ ñāṇadassanaṁ suvisuddhaṁ ahosi, athāhaṁ bhikkhave sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇa-brāhmaṇiyā pajāya sadeva-manussāya anuttaraṁ sammā-sambodhiṁ abhisambuddho paccāññāsiṁ. Ñāṇañca pana me dassanaṁ udapādi:
akuppā me vimutti ayamantimā jāti natthidāni punabbhavo-ti”. Idamavoca bhagavā attamanā pañcavaggiyā bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinanduṁ. Imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṁ bhañña-māne āyasmato koṇḍaññassa virajaṁ vītamalaṁ dhammacakkhuṁ udapādi. Yaṅkiñci samudayadhammaṁ sabbantaṁ nirodha-dhammanti.
Pavattite ca bhagavatā dhammacakke bhummā devā saddam-anussāvesuṁ: “etambhagavatā bārāṇasiyaṁ isipatane migadāye anuttaraṁ dhammacakkaṁ pavattitaṁ, appaṭivattiyaṁ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brāhmuṇā vā kenaci vā lokasminti”. Bhummānaṁ devānaṁ saddaṁ sutvā. Cātummahārājikā devā saddam-anussāvesuṁ, cātummahārājikānaṁ devānaṁ saddaṁ sutvā. Tāvatiṁsā devā saddamanussāvesuṁ tāvatiṁsānaṁ devānaṁ saddaṁ sutvā. Yāmā devā saddamanussāvesuṁ, yāmānaṁ saddaṁ sutvā. Tusitā devā saddamanussāvesuṁ, tusitānaṁ devānaṁ saddaṁ sutvā. Nimmāna-ratī devā saddamanussāvesuṁ, nimmāna-ratīnaṁ devānaṁ saddaṁ sutvā. Paranimmita-vasa-vattī devā saddam-anussāvesuṁ, paranimmita-vasa-vattīnaṁ devānaṁ saddaṁ sutvā. Brahmakāyikā devā saddam-anussāvesuṁ: “ etam- bhagavatā bārāṇasiyaṁ isipatane migadāye anuttaraṁ dhammacakkaṁ pavattitaṁ appaṭivattiyaṁ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin-ti”.
Itiha tena khaṇena tena muhuttena, yāva brahmalokā saddo abbhuggachi. Ayañca dasasahassī lokadhātu saṅkampi, sampakampi sampavedhi. Appamāṇo ca olāro obhāso loke pāturahosi, atikkammeva devānaṁ devānubhāvaṁ. Atha kho bhagavā udānaṁ udānesi: “Aññāsi vata bho koṇḍañño, aññāsi vata bho koṇḍaññoti”. Iti-h'idaṁ āyasmato koṇḍaññassa aññākoṇḍañño tveva nāmaṁ ahosī-ti.
(viii) Anattalakkhaṇa sutta (Kinh Vô ngã tướng)
Evaṁ me sutaṁ ekaṁ samayaṁ bhagavā bārāṇasiyaṁ viharati isipatane migadāye. Tatra kho bhagavā pañcavaggiye bhikkhū āmantesi:
“ Rūpaṁ bhikkhave anattā rūpañca h'idaṁ bhikkhave attā abhavissa. Nayidaṁ rūpaṁ ābādhāya saṁvatteyya labbhetha ca rūpe: evaṁ me rūpaṁ hotu evaṁ me rūpaṁ mā ahosīti. Yasmā ca kho bhikkhave rūpaṁ anattā, tasmā rūpaṁ ābādhāya saṁvattati, na ca labbhati rūpe, evaṁ me rūpaṁ hotu evaṁ me rūpaṁ mā ahosī-ti.
Vedanā anattā, vedanā ca h'idaṁ bhikkhave attā abhavissa nayidaṁ vedanā ābādhāya saṁvatteyya, labbhetha ca vedanāya, evaṁ me vedanā hotu evaṁ me vedanā mā ahosīti. Yasmā ca kho bhikkhave vedanā anattā, tasmā vedanā ābādhāya saṁvattati na ca labbhati vedanāya evaṁ me vedanā hotu evaṁ me vedanā mā ahosī-ti.
Saññā anattā saññā ca h'idaṁ bhikkhave attā abhavissa, na-yidaṁ saññā ābādhāya saṁvatteyya, labbhetha ca saññāya, evaṁ me saññā hotu evaṁ me saññā mā ahosīti. Yasmā ca kho bhikkhave saññā anattā, tasmā saññā ābādhāya saṁvattati na ca labbhati saññāya, evaṁme saññā hotu evaṁ me saññā mā ahosī-ti.
Saṅkhārā anattā, saṅkhārā ca h'idaṁ bhikkhave attā abhavissaṁsu nayidaṁ saṅkhārā ābādhāya saṁvatteyyuṁ, labbhetha ca saṅkhāresu evaṁ me saṅkhārā hontu evaṁ me saṅkhārā mā ahesunti. Yasmā ca kho bhikkhave saṅkhārā anattā, tasmā saṅkhārā ābādhāya saṁvattanti, na ca labbhati saṅkhāresu evaṁ me saṅkhārā hontu evaṁ me saṅkhārā mā ahesun-ti.
Viññāṇaṁ anattā, viññāṇañca h'idaṁ bhikkhave attā abhavissa nayidaṁ viññāṇaṁ ābādhāya saṁvatteyya, labbhetha ca viññāṇe evaṁ me viññāṇaṁ hotu evaṁ me viññāṇaṁ mā ahosī-ti. Yasmā ca kho bhikkhave viññāṇaṁ anattā, tasmā vinñāṇaṁ ābādhāya saṁvattati, na ca labbhati vinñāṇe evaṁ me vinñāṇaṁ hotu evaṁ me vinñāṇaṁ mā ahosī-ti.
Taṁ kiṁ maññatha bhikkhave rūpaṁ niccaṁ vā aniccaṁ vā-ti?”
“Aniccaṁ bhante.”
“Yampanāniccaṁ dukkhaṁ vā taṁ sukhaṁ vā-ti.”
“Dukkhaṁ bhante.”
“Yampanāniccaṁ dukkhaṁ vipariṇāmadhammaṁ, kallaṁ nu taṁ samanupassituṁ: etaṁ mama eso'hamasmi, eso me attā-ti?
“No h'etaṁ bhante.”
Taṁ kiṁ maññatha bhikkhave vedanā niccā vā aniccā vā-ti?” “Aniccaṁ bhante.”
“Yampanāniccaṁ dukkhaṁ vā taṁ sukhaṁ vā-ti?”
“Dukkhaṁ bhante.”
“Yampanāniccaṁ dukkhaṁ vipariṇāmadhammaṁ kallaṁ nu taṁ samanupassituṁ: etaṁ mama eso'hamasmi, eso me attā-ti?” “No hetaṁ bhante.”
Taṁ kiṁ maññatha bhikkhave saññā niccā vā aniccā vāti?” “Aniccaṁ bhante.”
“Yampanāniccaṁ dukkhaṁ vā taṁ sukhaṁ vā-ti?”
“Dukkhaṁ bhante.”
“Yampanāniccaṁ dukkhaṁ vipariṇāmadhammaṁ kallaṁ nu taṁ samanupassituṁ: etaṁ mama eso'hamasmi, eso me attā-ti?” “No hetaṁ bhante.”
Taṁ kiṁ maññatha bhikkhave saṇkhārā niccā vā aniccā vā-ti? “Aniccaṁ bhante.”
Yampanāniccaṁ dukkhaṁ vā taṁ sukhaṁ vāti?
“Dukkhaṁ bhante.”
Yampanāniccaṁ dukkhaṁ vipariṇāma dhammaṁ kallaṁ nu taṁ samanupassituṁ: etaṁ mama eso'hamasmi, eso me attāti? “No hetaṁ bhante.”
Taṁ kiṁ maññatha bhikkhave viññānaṁ niccaṁ vā aniccaṁ vā-ti?” “Aniccaṁ bhante.”
“Yampanāniccaṁ dukkhaṁ vā taṁ sukhaṁ vā-ti.” “Dukkhaṁ bhante.”
“Yampanāniccaṁ dukkhaṁ vipariṇāmadhammaṁ, kallaṁ nu taṁ samanupassituṁ: etaṁ mama eso'hamasmi, eso me attā-ti?
“No h'etaṁ bhante.”
Tasmātiha bhikkhave yaṅkiñci rūpaṁ atītānāgatapaccuppannaṁ ajjhattaṁ vā bahiddhā vā oḷārikaṁ vā sukhumaṁ vā hīnaṁ vā paṇītaṁ vā yandūre santike vā sabbaṁ rūpaṁ n'etaṁ mama neso'hamasmi na m'eso attā-ti, evametaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya daṭṭhabbaṁ.
Yā kāci vedanā atītānāgata-paccuppannā ajjhattā vā bahiddhā vā oḷārikā vā sukhumā vā hīnā vā paṇītā vā, yā dūre santike vā sabbā vedanā, n'etaṁ mama neso'hamasmi na m'eso attā-ti, evametaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya daṭṭhabbaṁ.
Yā kāci saññā atītānāgata-paccuppannā ajjhattā vā bahiddhā vā oḷārikā vā sukhumā vā hīnā vā paṇītā vā, yā dūre santike vā sabbā saññā, n'etaṁ mama neso'hamasmi na m'eso attā-ti, evametaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya daṭṭhabbaṁ
Ye keci saṅkhārā atītānāgata-paccuppannā ajjhattā vā bahiddhā vā oḷārikā vā sukhumā vā hīnā vā paṇītā vā, yā dūre santike vā sabbā saṅkhārā, n'etaṁ mama neso'hamasmi na m'eso attā-ti, evametaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya daṭṭhabbaṁ
Yaṅkiñci viññāṇamatītānāgata-paccuppannaṁ ajjhattaṁ vā bahiddhā vā oḷārikaṁ vā sukhumaṁ vā hīnaṁ vā paṇītaṁ vā yandūre santike vā sabbaṁviññāṇam, n'etaṁ mama neso'hamasmi na m'eso attā-ti, evametaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya daṭṭhabbaṁ
Evaṁ passaṁ bhikkhave sutvā ariyasāvako rūpasmiṁ pi
nibbindati, vedanāya pi nibbindati, saññāya pi nibbindati, saṅkhāresu pi nibbindati, vinñāṇasmim pi nibbindati. Nibbindaṁ virajjati, virāgā vimuccati vimuttasmiṁ vimuttamīti. Ñāṇaṁ hoti khīṇā jāti vusitaṁ brahmacariyaṁ kataṁ karaṇīyaṁ nāparaṁ itthattāyāti pajānātī-ti.
Idamavoca bhagavā. Attamanā pañcavaggiyā bhikkhū
Bhagavato bhāsitaṃ abhinanduṃ. Imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṁ bhaññamāne pañcavaggiyānaṁ bhikkhūnaṁ anupādāya āsavehi cittāni vimucciṁsūti.
[S.III.66 f ; Vin.I.13 f ]
(ix) Paṭiccasamuppāda (Thập nhị Nhân Duyên)
(a) Avijjāpaccayā saṅkhārā. Saṇkhārapaccayā viññāṇaṁ; Viññāṇapaccayā nāmarūpaṁ; Nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṁ; Saḷāyatanapaccayā phasso; Phassapaccayā vedanā; Vedanāpaccayā taṇhā; Taṇhāpaccayā upādānaṁ; Upādānapaccayā bhavo; Bhavapaccayā jāti; Jātipaccayā jarāmaraṇaṁ, sokaparideva-dukkha-domanassupāyāsā saṁbhavanti. Evame tassa kavalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.
(b) Avijjāya tveva asesa virāga-nirodhā; sankhāra-nirodho; Saṅkhāranirodhā viññāṇanirodho; Viññāṇanirodhā nāmarūpanirodho; Nāmarūpa-nirodhā, saḷāyata-nanirodho; Saḷāyatana-nirodhā phassanirodho; Phassa-nirodhā vedanānirodho; Vedanānirodhā taṇhānirodho; Taṇhā-nirodhā upādānanirodho; Upādāna-nirodhā bhavanirodho; Bhava-nirodhā jātinirodho; Jāti-nirodhā jarāmaranaṁ soka-paridevadukkhadomanassupāyāsā nirujjhanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti.
[M.III.15 f ; M.III.280 f ; M.III.62; M.III.249 f; S.II.1f]
(x) Paṭṭhānapaccayuddesa (Duyên Hệ)
Hetupaccayo, ārammaṇapaccayo, adhipatipaccayo, anantarapaccayo, samantarapaccayo, sahajātapaccayo, aññamaññapaccayo, nissayapaccayo, upanissayapaccayo, purejātapaccayo, pacchājātapaccayo, āsevanapaccayo, kammapaccayo, vipākapaccayo, āhārapaccayo, indriya-paccayo, jhānapaccayo maggapaccayo, sampayuttapaccayo vippayuttapaccayo, atthipaccayo, n'atthipaccayo, vigatapaccayo, avigatapaccayo.
Pūrentaṃ bodhi sambhāre, nibbattaṃ mora yoniyaṃ,
Yena saṃvihitārakkhaṃ, mahāsattaṃ vane carā.
Cirassaṃ vāyamantāpi, nevasakkhiṃsu gaṇhituṃ,
Bramhamantan’ ti akkhātaṃ, parittaṃ taṃ bhaṇāma he.
1. Udet’aya-cakkhumā eka-rājā, [♦ Buổi sáng đọc]
Apet’aya-cakkhumā eka-rājā, [• Buổi Chiều đọc]
Harissa-vaṇṇo paṭhavippabhāso;
Taṁ taṁ namassāmi harissa-vaṇṇaṁ
paṭhavippabhāsaṁ,
Tay’ajja guttā viharemu divasaṁ [♦ Buổi sáng đọc].
Tay’ajja guttā viharemu rattiṁ [• Buổi Chiều đọc]
2. Ye brāhmaṇā vedagu sabba-dhamme,
Te me namo, te ca maṁ pālayantu;
Nam’atthu Buddhānaṁ, nam’atthu bodhiyā,
Namo vimuttānaṁ, namo vimuttiyā.
Imaṁ so parittaṁ katvā,
Moro carati esanāti. [♦ Buổi sáng đọc]
Moro vāsamakappayã’ti. [• Buổi Chiều đọc] [J.159]
Appasannehi nāthassa
Sāsane sādhusammate
Amanussehi caṇḍehi
Sadā kibbisakāribhi
Parisānañca tassannaṁ
Ahiṁsāya ca guttiyā
Yaṁ desesi mahāvāro
Parittantaṁ-bhaṇāmase.
(Bản tụng tóm tắt mà sư VN hay đọc tụng)
Namo me sabbabuddhānaṃ
Uppannānaṃ mahesinaṃ
Taṇhaṅkaro mahāvīro
Medhaṅkaro mahāyaso
Saraṇaṅkaro lokahito
Dīpaṅkaro jutindharo
Koṇdañño janapāmokkho
Maṅgalo purisāsabho
Sumano sumano dhīro
Revato rativaḍḍhano
Sobhito guṇasampanno
Anomadassī januttamo
Padumo lokapajjoto
Nārado varasārathī
Padumuttaro sattasāro
Sumedho appaṭipuggalo
Sujāto sabbalokaggo Piyadassī narāsabho
Atthadassī kāruṇiko
Dhammadassī tamonudo
Siddhattho asamo loke
Tisso ca vadataṃ varo
Pusso ca varado buddho
Vipassī ca anūpamo
Sikhì sabbahito satthā
Vessabhū sukhadāyako
Kakusandho sattavāho
Konāgamano raṇañjaho Kassapo sirisampanno,
Gotamo sakyapuṅgavo-ti
Pūrentaṃ bodhi sambhāre, nibbattaṃ vaṭṭajātiyaṃ,
Yassa tejena dāvaggi, mahāsattaṃ vivajjayi.
Therassa Sāriputtassa, lokanāthena bhāsitaṃ,
Kappaṭṭhāyiṃ mahātejaṃ, parittaṃ taṃ bhaṇāma he.
Atthi loke sīlagṇo,
Saccaṁ soceyy’anuddayā;
Tena saccena kāhāmi,
Sacca kiriyaṁ anuttaraṁ.
Āvajjitvā dhamma balaṁ,
Saritvā pubbake jine;
Sacca balaṁ avassāya,
Sacca kiriyaṁ-akās’ahaṁ.
Santi pakkhā apattanā,
Santi pādā avañcanā;
Mātā pitā ca nikkhantā,
Jāta veda paṭikkama.
Saha sacce kate mayhaṁ,
Mahā pajjalito sikhī;
Vajjesi soḷasa karīsāni,
Udakaṁ patvā yathā sikhī; [J.35]
Saccena me samo n’atthi,
Esā me sacca-pāramã-ti. [Cariyapiṭaka vv. 319–322]
♦ Sabbe puratthimāyā disāya sattā averā sukhī hontu.
Sabbe puratthimāyā anudisāya sattā averā sukhī hontu.
Sabbe dakkhiṇāya disāya sattā averā sukhī hontu.
Sabbe dakkhiṇāya anudisāya sattā averā sukhī hontu.
Sabbe pacchimāya disāya sattā averā sukhī hontu.
Sabbe pacchimāya anudisāya sattā averā sukhī hontu.
Sabbe uttarāya disāya sattā averā sukhī hontu.
Sabbe uttarāya anudisāya sattā averā sukhī hontu.
Sabbe uparimāya disāya sattā averā sukhī hontu.
Sabbe heṭṭhimāya disāya sattā averā sukhī hontu.
* Sabbe sattā averā hontu, sukhitā hontu, niddukkhā hontu abyāpajjhā hontu, anīghā hontu, dīghāyukā hontu, arogā hontu sampattīhi sammijjhantu, sukhī attānaṁ pariharantu, dukkhappattā ca niddukkhā bhayappattā ca nibbhayā sokappattā ca nissokā hontu sabbepi pāṇino.
* Khi đọc tóm tắt thì bắt đầu đọc từ đoạn này.
HỒI HƯỚNG
(i) Hồi hướng cho thân nhân quá vãng
Idam * te ñātīnam hotu sukhitā hontu ñātayo. (3 lần)
*Khi hồi hướng cho 1 người đọc te, cho nhiều người đọc vo, khi đọc chung một nhóm đọc là no, và cho riêng mình là me.
(ii) Hồi hướng tổng quát
♦ Yaṅkiñci kusalakammaṁ, kattabbaṁ kiriyaṁ mama kāyena vācāmanasā, tidase sugataṁ kataṁ ye sattā saññino atthi, ye ca sattā asaññino kataṁ puññaphalaṁ mayhaṁ, sabbe bhāgī bhavantu te ye taṁ kataṁ suviditaṁ, dinnaṁ puññaphalaṁ mayā ye ca tattha na jānanti, devā gantvā nivedayuṁ sabbe lokamhi ye sattā jīvantāhārahetukā manuññaṁ bhojanaṁ sabbe labhantu mama cetasāti.
♦ Ākāsaṭṭhā ca bhummaṭṭhā, Devānāgā mah'iddhikā Puññaṁ *no anumodantu. Ciraṁ rakkhantu “ # ”
* Dùng taṁ anumoditvā, khi đọc một mình thay vì no anumodantu, cho nhiều người đọc chung
# Lặp lại mỗi lần với các từ: Sāsanaṁ, Raṭṭhake, Ñātayo, Pāṇino, No sadā.
(iii) Phục Nguyện:
Idaṁ vata me puññaṁ āsavakkhayāvahaṁ hotu ānagate.
---0---
PHỤ LỤC
(i) Kích thước, đo lường (Tham khảo)
- Māsaka = nặng bằng 4 hạt lúa → 5 māsaka = 1.206g khoảng 3.5 phân vàng.
- Sugata gang tay = 25 cm ; Sugata cánh tay (hắc tay) = 50 cm; Sugata lóng tay = 2.08 cm. (Dựa vào chiều cao của đức thế tôn = 2 m, khoảng 6 feet 7 inches).
* Chú giải về cốc nói hắc tay của đức Phật dài gấp 3 lần người bình thường, nếu lấy số đo này thì đức Phật cao gần gấp 3 lần người bình thường. Kinh Sa môn quả DN2, hay kinh Giới phân biệt M140 cho thấy đức Phật chiều cao cũng không rất khác thường. Dựa vào kinh Tướng DN30, chiều cao của thân bằng bề dài của hai tay sải rộng (người cân đối thì 1 cánh tay khoảng ¼ chiều dài sảy rộng của hai tay) và trong câu chuyện về pācittiya 92 nói ngài Nanda thấp đức Phật 4 lóng tay, cho nên nói chiều cao đức Phật khoảng 2 mét, còn ngài Nanda khoảng 1.97 mét.
* Số liệu đo lường có tính chất tham khảo, vì chưa có sự thống nhất.
- Diện tích cốc (12x7) gang, khoảng (3x1.8) mét.
- Y tắm mưa (6x2.5) gang, khoảng (1.5x0.63) mét.
- Vải rịt ghẻ (4x2) gang, khoảng (1x0.5) mét.
- Y (9x6) gang, khoảng (2.25x1.5) mét. Nhỏ so với y vai trái nhưng lớn so với y nội hiện nay.
(ii) Nghi thức Tụng kinh buổi sáng ở Pa-Auk
♦ Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa. (x3)
♦ Aneka-jāti-saṁsāraṁ, Sandhāvissaṁ anibbisaṁ
Gaha-kāraṁ gavesanto, Dukkhā jāti punappunaṁ
Gaha-kāraka diṭṭho’si, Puna gehaṁ na kāhasi
Sabbā te phāsukā bhaggā, Gaha-kūṭaṁ visaṅkhataṁ
Visaṅkhāra-gataṁ cittaṁ, Taṅhānaṁ khayam-ajjhagā. [Dhp.vv,153–154]
♦ Iti imasmiṁ sati idaṁ hoti, imassuppādā idaṁ uppajjati, yadidaṁ – Tụng Thập nhị nhân duyên phần (a) trang 104
♦ Yadā have pātubhavanti dhammā, ātāpino jhāyato brāmhaṇassa; Athassa kaṅkhā vapayanti sabbā, yato pajānāti sahetu dhammaṁ.
♦ Iti imasmiṁ asati idaṁ na hoti, imassā nirodhā idaṁ nirujjhati yadidaṁ -– “ Thập nhị nhân duyên phần (b) trang 104.
♦ Yadā have pātubhavanti dhammā, ātāpino jhāyato brāmhaṇassa; Athassa kaṅkha vapayanti sabbā; yato khayaṁ paccayānaṁ avedi.
♦ Iti imasmiṁ sati idaṁ hoti, imassuppādā idaṁ uppajjati,imasmiṁ asati idaṁ na hoti, imassā nirodhā idaṁ nirujjhati yadidaṁ – Tụng Thập nhị nhân duyên phần (a) và phần (b) trang 104.
♦ Yadā have pātubhavanti dhammā, ātāpino jhāyato brāmhaṇassa; Athassa kaṅkhā vapayanti sabbā, sūriyova obhāsayamantalikkhaṁ.
♦ Duyên Hệ trang 104.
♦ Quán Tưởng Tứ Vật Dụng trang 50.
(ii) Nghi thức Tụng kinh buổi sáng ở Thái
Đoạn kinh trong ngoặc [..] người đọc chung để cho vị dẫn kinh đọc trước.
- [Yo so bhagavā ] arahaṁ sammāsambuddho; Svākkhāto yena bhagavatā dhammo; Supaṭipanno yassa bhagavato sāvaka-saṅgho; Tammayaṁ bhagavantaṁ sadhammaṁ sasaṅghaṁ; Imehi sakkārehi yathārahaṁ āropitehi abhipūjayāma.
Sādhu no bhante bhagavā suciraparinibbutopi; Pacchimā-janatānukampamānasā;
Ime sakkāre duggatapaṇṇākārabhūte paṭiggaṇhātu, Amhākaṁ dīgharattaṁ hitāya sukhāya.
Arahaṁ sammā-sambuddho bhagavā. Buddhaṁ bhagavantaṁ abhivādemi. ()⇓
Svākkhāto bhagavatā dhammo. Dhammaṁ namassāmi. ()⇓
Supaṭipanno bhagavato sāvaka-saṅgho. Saṅghaṁ namāmi. ()⇓
♦ Dẫn kinh: [ Handa mayaṁ buddhassa bhagavato pubba-bhāga-namakāraṁ karomase:]
• Mọi người đọc: [ Namo tassa ] bhagavato arahato sammā-sambuddhassa. (3 lần)
♦ Dẫn kinh: [ Handa mayaṁ buddhābhithutiṁ karoma se:]
• Mọi người đọc: [Yo so tathāgato] arahaṁ sammāsambuddho, Vijjā-caraṇa-sampanno sugato lokavidū, Anuttaro purisa-damma-sārathi satthā devamanussānaṁ buddho bhagavā; Yo imaṁ lokaṁ sadevakaṁ samārakaṁ sabrahmakaṁ, Sassamaṇabrāhmaṇiṁ pajaṁ sadeva-manussaṁ sayaṁ abhiññā sacchikatvā pavedesi.
Yo dhammaṁ desesi ādi-kalyāṇaṁ majjhe-kalyāṇaṁ pariyosāna kalyāṇaṁ; Sātthaṁ sabyañjanaṁ kevalaparipuṇṇaṁ parisuddhaṁ brahmacariyaṁ pakāsesi.
Tamahaṁ bhagavantaṁ abhipūjayāmi,
Tamahaṁ bhagavantaṁ sirasā namāmi. ()⇓
♦ Dẫn kinh: [Handa mayaṁ dhammābhithutiṁ karoma se:]
• Mọi người đọc: [ Yo so svākkhāto] bhagavatā dhammo, Sandiṭṭhiko akāliko ehipassiko, Opanayiko paccattaṁ veditabbo viññūhi.
Tamahaṁ dhammaṁ abhipūjayāmi,
Tamahaṁ dhammaṁ sirasā namāmi. ()⇓
♦ Dẫn kinh: [Handa mayaṁ saṅghābhithutiṁ karoma se:]
• Mọi người: [ Yo so supaṭipanno] bhagavato sāvakasaṅgho
Uju-paṭipanno bhagavato sāvaka-saṅgho,
Ñāya-paṭipanno bhagavato sāvaka-saṅgho,
Sāmīci-paṭipanno bhagavato sāvaka-saṅgho, Yadidaṁ cattāri purisa-yugāni aṭṭha purisa-puggalā: Esa bhagavato sāvaka-saṅgho — Āhuneyyo pāhuneyyo dakkhiṇeyyo añjalī-karaṇīyo, Anuttaraṁ puññakkhettaṁ lokassa.
Tamahaṁ saṅghaṁ abhipūjayāmi, Tamahaṁ saṅghaṁ sirasā namāmi. ()⇓
♦ Dẫn kinh: [Handa mayaṁ ratanattayappaṇāmagāthāyo ceva saṁvega-parikittana-pāṭhañca bhaṇāma se:]
• Mọi người đọc:
[Buddho susuddho] karuṇā-mahaṇṇavo,
Yoccanta-suddhabbara-ñāṇa-locano,
Lokassa pāpūpakilesa-ghātako:
Vandāmi buddhaṁ ahamā-darena taṁ.
Dhammo padīpo viya tassa satthuno,
Yo magga-pākāmata-bhedabhinnako,
Lokuttaro yo ca ta-dattha-dīpano:
Vandāmi dhammaṁ ahamā-darena taṁ.
Saṅgho sukhettābhyatikhetta-saññito,
Yo diṭṭha-santo sugatānubodhako,
Lolappahīno ariyo sumedhaso:
Vandāmi saṅghaṁ ahamā-darena taṁ.
Iccevame-kantabhipūjaneyyakaṁ,
Vatthuttayaṁ vandayatābhisaṅkhataṁ,
Puññaṁ mayā yaṁ mama sabbupaddavā,
Mā hontu ve tassa pabhāva-siddhiyā. [Idha tathāgato] loke uppanno arahaṁ sammāsambuddho,
Dhammo ca desito niyyāniko upasamiko parinibbāniko sambodhagāmī sugatappavedito.
Mayan-taṁ dhammaṁ sutvā evaṁ jānāma: Jātipi dukkhā jarāpi dukkhā maraṇampi dukkhaṁ,
Soka-paridevadukkha-domanassupāyāsāpi dukkhā, Appiyehi sampayogo dukkho piyehi vippayogo dukkho yampicchaṁ na labhati tampi dukkhaṁ,
Saṅkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā,
Seyyathīdaṁ: Rūpūpādānakkhandho, Vedanūpādānakkhandho, Saññūpādānakkhandho, Saṅkhārūpādānakkhandho, Viññāṇūpādānakkhandho.
Yesaṁ pariññāya, Dharamāno so bhagavā, Evaṁ bahulaṁ sāvake vineti.
Evaṁ bhāgā ca panassa bhagavato sāvakesu anusāsanī,
Bahulā pavattati: "Rūpaṁ aniccaṁ, Vedanā aniccā, Saññā aniccā, Saṅkhārā aniccā, Viññāṇaṁ aniccaṁ,
Rūpaṁ anattā, Vedanā anattā, Saññā anattā, Saṅkhārā anattā, Viññāṇaṁ anattā,
Sabbe saṅkhārā aniccā, Sabbe dhammā anattāti." Te (người nữ: Tā) mayaṁ,
Otiṇṇāmha jātiyā jarā-maraṇena, Sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, Dukkhotiṇṇā dukkhaparetā,
"Appeva nāmimassa kevalassa dukkhak-khandhassa antakiriyā paññāyethā-ti"
• Tỳ khưu, Sa-di đọc:
Cira-parinibbutampi taṁ bhagavantaṁ uddissa arahantaṁ sammā-sambuddhaṁ, saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā. Tasmiṁ bhagavati brahmacariyaṁ carāma, Bhikkhūnaṁ sikkhā-sājīva-samāpannā. Taṁ no brahma-cariyaṁ, Imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyāya saṁvattatu.
♦ Dẫn kinh: [Handa mayaṁ taṅkhaṇika-paccavekkhaṇapāṭhaṁ bhaṇāma se:]
• Đọc bài Quán Tưởng Tứ Vật Dụng trang 49.
♦ Dẫn kinh: [Handa mayaṁ abhiṇha-paccavekkhaṇapāṭhaṁ bhaṇāmase:] (5 điều quán tưởng)
Jarā-dhammomhi jaraṁ anatīto.
Byādhi-dhammomhi byādhiṁ anatīto.
Maraṇa-dhammomhi maraṇaṁ anatīto.
Sabbehi me piyehi manāpehi nānā-bhāvo vinā-bhāvo.
Kammassakomhi kamma-dāyādo kamma-yoni kamma bandhu kamma-paṭisaraṇo.
Yaṁ kammaṁ karissāmi kalyāṇaṁ vā pāpakaṁ vā tassa dāyādo bhavissāmīti. [A.III.71 f ]
♦ Dẫn kinh: [ Handa mayaṁ pattidānagāthāyo bhaṇama se:]
[Yā devatā santi ] vihāra vāsinī.
Thūpe ghare bodhighare tahiṁ tahiṁ.
Tā dhamma dānena bhavantu pūjitā.
Sotthiṁ karontedha vihāramaṇḍale.
Therā ca majjhā navakā ca bhikkhavo,
Sārāmikā dānapatī upāsakā,
Gāmā ca desā nigamā ca issarā
Sappāṇabhūtā sukhitā bhavantu te.
Jalābujā yepi ca aṇḍasambhavā
Saṁsedajātā athavopapātikā,
Niyyānikaṁ dhammavaraṁ paṭicca te
Sabbepi dukkhassa karontu saṅkhayaṁ.
Ṭhātu ciraṁ sataṁ dhammo, dhammaddharā ca puggalā.
Saṅgho hotu samaggova, atthāya ca hitāya ca.
Amhe rakkhatu saddhammo, sabbepi dhammacārino.
Vuḍḍhiṁ sampāpuṇeyyāma, dhamme ariyappavedite.
** Đoạn sau tụng thêm trong khóa hành thiền từ tháng 5 tới tháng 12.
Pasannā hontu sabbepi, pāṇino buddhasāsane
Sammā dhāraṁ pavecchanto, kāle devo pavassatu
Vuḍḍhibhāvāya sattānaṁ, samiddhaṁ netu medaniṁ
Mātā pitā ca atrajaṁ, niccaṁ rakkhanti puttakaṁ
Evaṁ dhammena rājāno, pajaṁ rakkhantu sabbadā. [Thai]
HẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bhikkhu Manual – Bhikkhu Ariyesako & Nirodho
2. The Buddhist Monastic Code – Bhikkhu Thanissaro
3. Tứ Thanh Tịnh Giới – HT Hộ Tông
4. Kinh Tụng – HT Hộ Tông
5. Nghi Thức Tụng Niệm - Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam
* Mọi Góp ý, xin liên lạc sư Trực Thắng: structhang@gmail.com