PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
LỊCH SỬ PHẬT THÍCH CA (BUDDHAPPARIVATTA)
--
Soạn giả:
Tỳ khưu GIỚI NGHIÊM THITASITO
PHẬT LỊCH 2503 DƯƠNG LỊCH 1960
TAM BẢO TỰ
209 Phan Châu Trinh – Đà Nẵng
Quyển kinh “Lịch Sử Phật” này tuy không đầy đủ lắm, song cũng giúp thêm phần hiểu thấy một cách căn bản thực tế; Bồ Tát có sinh ra làm con của vua Tịnh Phạn, hoàng hậu Ma Da tại xứ Kapilavatthu, tu hành đạt đáo Phật quả rồi phổ độ chúng sanh đều được giải thoát hẳn thật, cuối cùng Ngài nhập đại Niết Bàn vẫn còn lưu truyền giáo lý cứu khổ cao thượng và Xá Lợi quí báu trong khắp cõi SA BÀ.
Cũng muốn góp thêm một phần tài liệu xác đáng y cứ theo Tam Tạng PALI, đặng làm tài liệu ngõ hồi hướng đức tin của toàn thể Phật Giáo đồ Việt Nam ngay về Đấng Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nhưng…
Tôi rất lấy làm tiếc vì tri kiến có hạn.
Vậy trân trọng kính mong quý vị cao minh chỉ bảo thêm để ngày tái bản được chỉnh đốn hơn.
Sau đây xin hồi hướng phần phước báo thanh cao đến các bậc ân nhân của những người hữu tâm trong quyển kinh này và tất cả chúng sanh mau thoát khổ.
Mong thay!
Tỳ Khưu Giới Nghiêm THITASĪLO
LỊCH SỬ PHẬT (Buddhapparivatta)
=====
BÀI KỆ LỄ BÁI
Tathāgataṃ jinaṃ buddhaṃ
pāraguṃ sabbadhammānaṃ
vakkhāmi tassa baddhassa
vaṃsaṃ vaṃsuttamaṃ dheyyaṃ
suddhavaṃsaṃ jinuttamaṃ
natvā pāpu paghātakaṃ
jana kānaṃ manoharaṃ
pīti pamojja vaddhanaṃ
Đệ tử tên SUMANᾹ, cúi xin đảnh lễ đức Phật Như Lai là đấng toàn thắng, ngài có quý tộc rất trong sạch, cao thượng hơn tất cả bậc tri thức, ngài đã đến bờ kia của các pháp, rồi đệ tử xin diễn giải về dòng lịch sử quí báu, đã dính liên tục của đời Đức Thế Tôn, là nơi đem lại sự vừa lòng, khiến cho sự phỉ lạc và thỏa thích phát triển đến tất thảy nhơn sanh.
___________
(Bāhira nidāna)
(Sự tích tiền thân Phật Thích Ca được thọ ký lần đầu tiên)
Được nghe như vầy: Thời gian quá khứ, lúc Đức Thế Tôn còn là một người NARᾹSABHA, ngài đang sưu tầm bồ đề tuệ giác, được sanh làm người tên SUMEDHA (Thiện Huệ), con của gia đình hữu sản, sau ngày cha mẹ tạ thế, ngài trọn quyền làm chủ gia tài ấy, bèn bố thí hết của cải vào rừng tuyết lãnh tu đạo sĩ, đắc thiền định có thần thông rồi bay trên hư không, được thấy dân chúng đông đảo đang làm đường, đặng rước Đức Thế Tôn hiệu DIPAṂKARA (Nhiên Đăng) từ chùa SUDASSANA ngự vào quốc độ AMARAVATῙ.
Vị đạo sĩ SUMEDHA cũng nhận một phần đất để tự làm, trong lúc làm đường chưa xong, Đức Thế Tôn đã ngự đến, đạo sĩ trải cái áo da gấu lên trên bùn và nằm dài làm cái cầu đặng thỉnh Phật và chư tăng bước trên mình đặng qua khỏi bùn. Đức Phật DIPAṂKARA ngự qua khỏi, ngài bèn tuyên ngôn thọ ký rằng: Esa buddhaṅkuro: đạo sĩ này là buddhaṅkuro (tuệ giác chắc chắn) về sau sẽ đắc thành Phật hiệu Sĩ Đạt Ta Siddhattha.
Từ đó đến đây, đức Bồ Tát cố gắng bổ túc 30 pháp Ba La Mật không ngừng nghỉ, trọn thời gian 4 a tăng kỳ và 1 trăm ngàn kiếp, cho đến kiếp tiến hóa này (bhadda kappa) mới thành Phật.
___________
(Mahāsammati vaṅsa)
Trong thời gian trước kiếp tiến hóa này, đức Bồ Tát tiền thân Phật tổ Thích Ca sanh làm một vị vua danh hiệu Mahāsammatī Deva, là vua đầu tiên trị vì trong xứ Diêm Phù này, ngài có hoàng nam tên Roja kế vị, đức vua Roja có hoàng nam tên Vararoja kế vị, đức vua Vararoja có hoàng nam tên Kalyāṇa kế vị, đức vua Kalyāṇa có hoàng nam tên Varakalyāṇa kế vị, đức vua Varakalyāṇa có hoàng nam tên Mandhātu kế vị, đức vua Mandhātu có hoàng nam tên Sakamandhātu kế vị (đức vua này, trong chú giải Pháp Cú Kinh có nói rằng Ngài là Bồ Tát tiền thân Phật Thích Ca, có tuổi thọ đến 36 đời vua trời Đế Thích), đức vua Sakamandhātu có hoàng nam tên Uposatha kế vị, đức vua Uposatha có hoàng nam tên Vara kế vị, đức vua Vara có hoàng nam tên Upāvara kế vị, đức vua Upāvara có hoàng nam tên Maghadeva kế vị, các vị ấy đều được lên ngôi nối dòng. Kế tiếp đó hoàng tộc nối truyền lên ngôi cửu ngũ tới 84.000 vị vua nữa, mới đến đời 3 vị Okāka là: Vua đệ nhất Okāka, đệ nhị Okāka, đệ tam Okāka.
Đức vua đệ tam Okāka này có 5 bà vợ là: 1.Haṭṭhā, 2.Cintā, 3.Jantu, 4.Jālinī, 5.Visākhā.
Bà chánh hậu Haṭṭhā có 4 hoàng nam và 5 công chúa là:
1. Okākamukha, 2. Karaṇḍa, 3. Hatthinikesī, 4. Nipura.
1. Piyā, 2. Supiyā, 3. Amandā, 4. Vijitā, 5. Vijitasanā.
Sau lại bà chánh hậu Haṭṭhā thăng hà rồi; đức vua cho bà thứ hai lên làm chánh hậu, bà này hạ sanh được 1 hoàng nam lúc 5 tháng bồng đến yết kiến đức vua, ngài có lòng thương mến nhiều bèn hạ lệnh phán rằng: “Trẫm ân huệ đến ái khanh, nếu khanh mong muốn điều chi, hãy được thành tựu như nguyện”. Bà hoàng hậu liền tâu rằng: “Thần thiếp chỉ muốn được ngôi vua cho con đây, xin Đại Vương bố thí cho như nguyện”.
Đức vua ngặt mình khó lo nghĩ tính nói cách nào cũng không được bèn hội cả 4 vị hoàng nam lại và phán rằng: Hỡi các con, cha lỡ lời với bà chánh hậu này, như thế các con hãy tiếp xét nghĩ, cha nên nói cách nào?
Cả 4 vị hoàng tử tâu rằng: “Phụ hoàng chẳng nên bỏ chơn thật”
_ Nếu thế thì các con hãy vào rừng đi đã, các con muốn vật chi thì chở theo đi, ngoại trừ chỉ đồ phụ tùng cho vương vị.
_ Cả bốn vị hoàng nam, nhất là ngài Okākamukha đảnh lễ từ tạ phụ hoàng và thân tộc, ngài than khóc thảm thiết rồi cùng nhau ra khỏi đô thành luôn cả 5 công chúa và quân dân nam nữ đi rất nhiều, khoản đường chừng 3 do tuần cũng chưa hết đoàn người ấy.
Các vương giả nam nữ cùng nhau thảo luận rằng: Binh lính tùy tùng có số nhiều, nếu đi đánh lấy quốc độ của vua lân bang nào đây cũng được cả, nhưng ích lợi gì với sự lấn hiếp kẻ khác, cỡ ấy chúng ta nên vào ở rừng tuyết lãnh, đi thôi. Rồi cùng nhau đi vào rừng Hi Mã Lạp Sơn, ngắm cảnh phải lẽ để đóng đô lập quốc độ mới.
Lúc ấy đức Bồ Tát tiền thân Phật Thích Ca, sanh làm con trong dòng Bà La Môn tên Kapila, dứt bỏ của cải vào tu đạo sĩ trong cái thảo am tại rừng Hemabāna. Đạo sĩ Kapila ấy hiểu biết rành mạch về địa lý thuộc thành sự lợi và hại của các cuộc đất, thấy địa cuộc chỗ ấy là nơi thắng lợi, bởi các loài thú dữ như sư tử, cọp v.v… rượt đuổi các thú hiền chạy đến đó rồi, thì những con thú dữ kia không còn hung hăng nữa, và loài thú hiền được uy thế, vì thú dữ trở lui ra chỗ khác.
Trong khi các hoàng tử ngự đến kiếm nơi để lập quốc, thì vị đạo sĩ Kapila nhường cái thảo am ấy hiến cho các ngài, chư hoàng tử cùng quân dân sửa soạn kiến thiết và đặt tên là Kapilavatthu purī (Ca Tỳ la Vệ quốc), bởi cớ chỗ ấy là nơi tịnh cư của vị đạo sĩ Kapila.
Kế sau lại 8 vị hạ thần của đức vua cha phái đến để hộ đặng coi việc quấy phải của các vị hoàng tử ấy, bèn hội đàm với nhau như vầy. Các vị hoàng nam và hoàng nữ đã lớn cả rồi, ta nên làm lễ tức vị rồi cùng nhau tâu câu chuyện ấy cho các vị hoàng nam nữ, tất cả đồng ý rằng phải tôn công chúa chị cả với địa vị là mẹ, phải sính hôn cả 4 vị hoàng nam cho 4 vị công chúa theo thứ tự nhau, để đừng cho lạc dòng (Sambhinnajāti), bị lẫn lộn máu của kẻ không trong sạch.
Họ này lấy tên là Sakya rāja vaṅsa Thích Ca hoàng tộc, trị vì kế nghiệp rất nhiều vị, xuống tới vua Sivi, vua Sañjaya, và vua VESSANTARA. Đến đời vua Sivi, đổi quốc hiệu Kapilavatthu thành ra nước Jetuttara.
Đức vua Vessantara qua đời, con là vị đông cung Jāli được tôn vương và sính hôn với nàng em gái tên Kaṃhā trị vì cho đến sanh hoàng nam tên Sivivahana, vị này làm vua và có con tên Sīhasara cứ được nối truyền tới 161.000 vị, mới đến đức vua Jaya Sena, vị này có con tên Sīhahanu được trị vì bèn đổi quốc hiệu trở lại là Ca Tỳ La Vệ như cũ.
Đức vua Sihahanu có 3 hoàng nam là: 1. Suddho Dana. 2. Sukko Dana, 3. Amito Dana. Và hai nàng công chúa là: 1. Amittā, 2. Pamittā.
– Dứt thiên thứ nhất –
___________
(Avāha)
1) Tadā Sihahanurājā abhisekaṃ kātuka kāmo: Khi ấy đức vua Sīhahanu có ý muốn làm lễ sính hôn cho đông cung Suddho Dana (Tịnh Phạn). Ngài cho vời 8 vị Bà La Môn đến phán biểu đi kiếm người nữ có đủ 5 thứ đẹp và 64 tướng, ngài mới cho 8.000 đồng Gahāpāṇa gồm cả Maṇipilandhana và dặn rằng: Nếu các Bà La Môn đi kiếm được gái dòng vua, phải sức phục bằng vật trang điểm này để nhận biết, cả 8 vị nhân đi kiếm.
2) Khi ấy nàng Mahāmāyā có cội phước đã gieo trồng từ đời đức Phật Vipassī đến nay, nàng được sanh lại làm công chúa của vua Jinādhipa. Công chúa có đủ 5 vẻ đẹp và 64 tướng, tuổi nên 16, trong lúc đầu mùa nắng nhằm ngày rằm, nàng dẫn đoàn tùy tùng ngự vào giải trí tại vườn thượng uyển.
3) Khi ấy 8 vị Bà La Môn vâng mạng đức vua Sīhahanu sai đi, kiếm khắp các quốc độ khác không được, khi đến xứ Devadaha vào trong vườn thượng uyển được thấy nàng Mahāmāyā có đủ 5 vẻ đẹp và 64 tướng. Các ông Bà La Môn tiếp chuyện hỏi han xong bèn hiến vật sính lễ đến nàng rồi đi đến tâu với vua Jinādhipa đủ mọi lẽ. Đức vua cũng ưng thuận. Các ông Bà La Môn liền trở về thành Ca Tỳ La Vệ tâu rõ tự sự đến đức vua Sīhahanu.
4) Trong ngày các ông Bà La Môn về đến, đức vua Sīhahanu nằm mộng thấy trong buổi ban đêm, thấy rõ rệt 2 điều như vầy: 1. Có 1 cái bảo điện bằng bạc cao 18 từng, ở chính giữa cõi diêm phủ, đụng tới cõi Phạm Thiên. 2. Thấy có 1 con sông Hằng (Gaṅgā) dài và rất sâu, vô số những làn sóng to lớn, có 1 bậc cao nhơn ở trong cái bảo điện ấy sắm sửa chiếc thuyền đặng đưa chúng sanh tất cả, từ bờ bên này sang bên kia.
5) Lúc đức vua Sīhahanu nghe các ông Bà La Môn tâu như thế, ngài có lòng vui mừng và phán bảo sửa soạn long xa từ Ca Tỳ La Vệ đến quốc độ Devadaha, ngài ngự vừa đến vườn thượng uyển Lâm Tỳ Ni (Lumbinī), được gặp đức vua Jinādhipa, hai vị cùng nhau đàm luận mọi việc, ngài cho thợ giỏi nhất tạo 1 cái đại diện và sắp đặt lễ cưới.
Khi ấy cảm động đến bảo tọa Paṇḍa Kambalasīlā của đức vua Trời, ngài quan sát thấy rõ nguyên nhân, liền bảo vị trời Vessakamma xuống hóa ra 1 cái đền đài gồm đủ vật phụ tùng.
6) Các vị vương giả của hai nước, cùng dẫn cả quân dân đến sửa soạn lễ cưới và tôn vương vị tại trong đền đài quí báu ấy xong, cả 2 hoàng tộc trở về quốc độ mình.
Riêng về đức vua Suddhodana và hoàng hậu Māyā thì hộ độ phụ hoàng mẫu hậu, một cách cung kính, các ngài giữ ngũ giới, và thực hành thập phần vương pháp (Dassabidharājadhamma) theo qui phong của các vị tiên đế đầy đủ. Đức vua Sīhahanu thăng hà, thì đông cung Tịnh Phạn và nàng dâu là Ma Da, cùng đình thần dân chúng cử hành lễ hỏa táng xong. Đức Tịnh Phạn kế nghiệp trị dân được an vui thái bình.
– Dứt thiên thứ nhì –
___________
(Tusita)
1) Pabba kira gavesanto badhiññāṇaṃ narāsako: Được nghe như vầy: Đức đại bi giáo chủ của tất cả chúng ta, trong khi tầm tu bồ đề TUỆ, ngài được 24 vị Phật thọ ký, nhứt là đức Phật Nhiên Đăng (Dīpaṅkara) Đức Bồ Tát cố gắng bổ túc 30 pháp Ba La Mật và 5 pháp Đại Thí, trong khoản thời gian này, luôn đến cuối cùng được đức Phật Ca Diếp (Kassapa) thọ ký, trọn 4 a tăng kỳ và 1 ức kiếp.
2) Vaco sutvā bodhisatto pasādetvānamattano: Đức bồ tát tên Jotipāla là Tỳ Khưu, được nghe Phật tiên tri, thì khởi tâm trong sạch cố gắng bổ túc pháp Ba La Mật, đến khi chết lìa thân ấy, được xoay vần trong các cõi lớn nhỏ, luôn tới sanh vào trong xứ Jetuttara, tên ngài là Vessantara. Đức vua Vessantara bố thí về bảy trăm đại thí (Sattasatamāhādāna) đến các kẻ nghèo. Oai lực bố thí của ngài khiến cho cõi đại địa phải chấn động, ngài đi ra xuất gia tu đạo sĩ ở trong tịnh thất Paṇṇa, gần núi Girīvaṅkata, Bồ Tát bố thí con trai con gái và vợ, là pháp Ba La Mật cao thượng cho đến ông Bà La Môn, ngài mới trở về ở trong quốc độ đến hết tuổi thọ, thăng hà rồi được sanh trong cõi trời Đâu Suất Đà, có danh hiệu là Santusita Thiên tử, hưởng quả vui rất cao thượng.
3) Ayuno pariyosāne: Đức Bồ Tát Santusila ở yên trong cõi trời Đâu Suất, đến khi hết 4.000 tuổi trời, thành ra 57 koṭi và 6 ức năm người, thì chư thiên trong một vạn cõi Sa Bà đến bạch thỉnh bằng lời như vầy: Thời này là thời nên của ngài, xin ngài giáng thế đầu thai vào lòng mẹ, xuất gia tu cho đắc đạo quả Niết Bàn, rồi độ chúng sanh người trời v.v… cho thoát khỏi sanh tử luân hồi”.
Đức bồ tát nghe xong ngài quan sát 5 điều Mahāvilokana là:
1. Kāla : Thời kỳ.
2. Padesa : Quốc độ.
3. Dīpa : Châu
4. Kula : Dòng họ.
5. Mātā : Bà mẹ.
Xong rồi mới hứa với chư thiên ấy.
4) Kālaṃ desañca dīpañca kulaṃ mātarameva ca: Đức Bồ Tát xem xét cả 5 điều Mahāvilokana ấy, bởi cớ theo thường tình như vầy:
- Khi nào tuổi thọ của chúng sanh nhiều hơn 1 ức năm (100.000 tuổi) và giảm xuống dưới 100 tuổi, thời kỳ ấy, Đức Phật không từng giáng sanh đâu, tuổi thọ của nhơn loại nhiều nhứt chừng 100.000 tuổi ít nhứt chừng 100 tuổi, Đức Phật mới xuất thế.
- Đức Bồ Tát xem xét quốc độ là: Đức Phật không từng sanh trong xứ biên quốc (Paccantappadesa) đâu, các bậc có nhiều phẩm vị như là Đức Phật, hằng sanh trong xứ trung quốc độ (Majjhimapadesa) thôi.
- Đức Bồ Tát xem xét châu là: cả 3 châu đức Phật không từng sanh, ngài hằng sanh trong Nam Thiện Bộ Châu (Jambūdīpa) thôi.
- Đức Bồ Tát xem xét dòng họ là: Phật không từng sanh trong dòng họ thấp kém, ngài chỉ sanh trong 2 dòng: A/ Hoàng tộc. B/ Bà La Môn tộc.
- Đức Bồ Tát xem xét bà mẹ là: Người nữ làm Phật Mẫu không phải phụ nữ lôi thôi, nhứt là không phải người say rượu v.v... về Phật Mẫu phải là người nữ có túc duyên (Abhinīhāra) đã tạo trữ trong kiếp quá khứ, có pháp Ba La Mật đã tu bồi trọn 1 ức kiếp rồi.
5) Cuto Sakakkule tasmiṃ patisandhiṃ gahesi so: Đức Bồ Tát Santusita là vua trời đó xem xét 5 điều Mahāvilokana xong rồi, ngài giáng khỏi cõi Đâu Suất Đà Thiên xuống đầu thai vào lòng bà hoàng hậu Māyā, trong dòng Thích Ca, vào hôm thứ năm ngày rằm tháng 6 năm Dậu, gồm có đủ nhiều việc đại phi thường.
– Dứt thiên thứ ba –
___________
(Gabbhābhinikkhammana)
1) Tadā kira mahāmāyā pure puṇṇamī divasato haṭṭhāya: Được nghe rằng: Trong khi trước ngày rằm tháng 6 một tuần lễ, dân chúng trong xứ Ca Tỳ La Vệ rủ nhau chơi cuộc vui lớn. Bà Māyā cũng trang điểm thân thể bằng vật thoa, rồi ngự đi du ngoạn đại lễ hết 7 ngày, đến sáng rằm, hoàng hậu tắm rửa xong, xuất của bố thí hết 400.000 đồng Gahāpaṇa, làm phước xong thọ thực và thọ trì trai tịnh giới, rồi nằm ngủ.
2) Paccūsasamaye: Đến lúc gần sáng bà được mộng kiến như vầy: Cả 4 vị Tứ Đại Thiên Vương đến khiên bà luôn cả cái long sàn đem vào trong rừng, rồi để trên một tảng đá to chừng 60 do tuần, dưới cây Sāla cao 100 do tuần. Khi ấy các thiên nữ đến mời bà đi tắm trong hồ Anotatta, kỳ mình cho bà rồi thoa các vật thiên hương. Trong chỗ gần cái hồ ấy có 1 hòn núi bằng bạc, có 1 cái bảo điện bằng vàng ở trên hòn núi bạc ấy, các thiên nữ mời hoàng hậu Māyā vào ngủ trong kim điện và cho xoay đầu về hướng đông. Trong gần núi bạc ấy có 1 hòn núi vàng. Có 1 con bạch tượng đi trên núi vàng ấy, khi xuống khỏi núi vàng lại lên trên núi bạc. Bạch tượng ấy có cái vòi cầm hoa sen trắng, ré lên những tiếng lớn rồi vào trong bảo điện đi nhiểu quanh bà 3 vòng bên hữu, rồi dường như húc vào hông bên phải. Đức Bồ Tát vào đầu thai trong giờ ấy.
3) Dvattiṃsa pubbanimittāni: 32 điều hiện tượng đầu tiên, như Kappanāda loka dhātu là đầu, và ánh sáng chiếu khắp là cuối, đặng hiển lộ các đức tánh, cũng được phát sanh trong khi ấy. Sáng ra, bà đến tâu hỏi điều mộng kiến với đức vua Tịnh Phạn, vua phán thị thần với các vị Bà La Môn vào đoán, các vị Bà La Môn cũng đoán đều đủ mọi điều.
4) Sā gābbhaṃ dharatī: Lúc bà hoàng hậu thụ thai, các vị Tứ Đại Thiên Vương trong cõi sa bà này, tay cầm bửu kiếm đến hộ trì, không chỉ thế thôi, các vị Tứ Đại Thiên Vương trong 10 ngàn thế giới Sa Bà, cũng cầm bửu kiếm lại ủng hộ phô trì bà Phật Mẫu, luôn đến trọn 10 tháng.
Về đức Bồ Tát ở trong bụng, ngài ngồi xếp bàn tay day mặt phía trước bụng mẹ, lưng ở phía lưng mẹ, không giống như người thường đâu.
5) Sā paripuṇṇa gabbhā: Khi thai bào của bà được tròn đủ, bà có ý muốn ngự về quốc độ Devadaha là quê hương của bà, mới phục tấu với đức vua chồng. Hoàng đế ưng thuận và ngài truyền cho quan quân sửa soạn đạo ngự từ xứ Ca Tỳ La Vệ đến xứ Devadaha. Đến sáng rằm tháng tư bà Māyā hoàng hậu từ tạ đức vua chồng, ngự đi trên cái kiệu bằng vàng, đến vườn Lumbinī là khoản giữa của hai nước Ca Tỳ La Vệ và Devadaha.
6) Sā devī sālavanaṃ passantī: Khi bà hoàng hậu thấy rừng Sāla, thì có ý muốn dạo xem cảnh rừng ấy, các quan thỉnh bà vào, bà ngự đến dưới cây Sāla, tâm bà muốn nắm cành cây song không thể với tay tới được, khi ấy nhánh Sāla liền mềm oằn xuống cho bà nắm lấy.
Trong khi bà nắm nhánh cây rồi, giờ chuyển bụng (Kammajavāta) cũng cử động lên. Các người hầu hết rõ cớ sự bèn lấy màn che quanh dưới cây Sāla rồi ra phía ngoài.
Chư Thiên trong 10 ngàn thế giới cũng hồi hộp trong nơi ấy.
Đức bồ tát đản sanh ra khỏi lòng mẹ, thân thể sạch sẽ tốt đẹp, trong năm Tuất, tháng tư, ngày trăng tròn bữa thứ tư.
7) Tasmiṃ khaṇe: Trong khi đức Bồ Tát sanh ra có hai vòi nước nóng và lạnh chảy lại rửa vật bất tịnh trong thai. Cả 4 vị trời trong cõi Phạm Thiên Suddhāvāsa cũng xuống rước đức Bồ Tát với thứa vải (như lưới) bằng vàng. Tứ Đại Thiên Vương cũng rước Bồ Tát từ tay các Phạm Thiên. Các tỳ nữ rước đức Bồ Tát từ tay của Tứ Đại Thiên Vương.
Đức Bồ Tát rời khỏi tay của tỳ nữ đứng hai chơn trên đất. Vị Phạm Thiên đem cái lọng trời căn che hộ, Suyāma Thiên Vương cũng lấy cái quạt quí đến quạt, 1 vị trời cầm các ngọc quí, 1 vị trời cầm đôi giày bằng vàng, 1 vị trời nâng cái mão, cả 5 món Kakkudha ấy thấy rõ rệt trước mắt đông người.
8) Uttarā bhimukho: Bồ Tát đại nhơn đứng trên mặt đất hướng về phía bắc ngự đi 7 bước rồi tuyên lời Asabhivācā, ngài ngự trên đất hiển hiện như ngự trên hư không, quí thể chưa được che bằng y phục cũng hiển hiện như ngài đã trang sức bằng y phục, Bồ Tát là hài nhi song hiển hiện như 1 đồng tử 16 tuổi.
Tuyên lời Asabhivācā là:
Aggohamasmi lokasmiṃ, seṭṭho jettho anuttaro, ayaṃantimāme jāti, natthi dāni punabbhavoti: Ta đây cao hơn, trong cõi thế gian, quí báu tuyệt vời, cao thượng hơn trời, cùng các Long Vương, trong đường ba cõi, không người nam nữ, có Ba La Mật, bằng như ta đâu: Đây là kiếp chót, ta hẳn thoát ly, không kế sanh nữa, cõi (bhava) hằng xoay vần, ở trong vực sâu, chẳng có nữa đâu.
9) Tasmiṃ jātā divase: Trong ngày đức Bồ Tát đản sanh đó, có 7 món đồng sanh (Sahajāta vatthu) 1 lượt là:
1. Nàng Da Du Đà La (Yāsodharā)
2. Đức Ananda (con của ông hoàng amittodana)
3. Ông hạ thần Sa Nặt (Channā)
4. Ông hạ thần Kāḷu dāyī.
5. Con ngựa thần Kiền Trắc (Kaṇṭhaka)
6. Cây đại bồ đề (Bodhi)
7. Bốn hầm châu ngọc.
Hầm số 1 tên Saṅkhanidhi, bề miệng rộng 1 gāvuta. Hầm số 2 tên Elanidhi, bề miệng rộng nữa do tuần. Hầm số 3 tên Uplanidhi, bề miệng rộng ba gāvuta. Hầm số 4 tên Puṇḍarikanidhi, bề miệng rộng 1 do tuần. Cả 4 hầm bề sâu luôn đến đáy của quả đất.
Khi ấy các hoàng tộc của cả 2 nước rất vui mừng thỏa thích, rước đại sĩ và bà hoàng hậu trở vào thành Ca Tỳ La Vệ.
– Dứt thiên thứ tư –
___________
(Lakkhaṇa pariggahana)
1) Taṃ divasaṃ tāvattiṃsā devā attamanā: Trong ngày đức Bồ Tát đản sanh ấy, Chư Thiên ở trên cõi trời Đao Lợi, nhứt là đức Ngọc Hoàng có lòng vui mừng bàn luận với nhau rằng: Đức hoàng tử của vua Tịnh Phạn đã đản sanh đó, sẽ đắc thành Phật toàn giác, ngài sẽ thuyết pháp luân, chúng mình sẽ được thấy Phật chẳng sai, Chư Thiên ấy mới cùng nhau chúc tụng bằng lời Sādhu lành thay, và làm lễ vật cúng dường nhiều vô số, khắp cả thiên giới.
2) Tasmiṃ samaye kāḷadevilo nāma tāpaso: Khi ấy ông đạo sĩ tên Kāḷa đêvila là người đắc 8 định có nhiều thần thông, là thân đạo sư của vua Tịnh Phạn, được nghe tiếng của Chư Thiên như thế bèn ra khỏi điện divāvihāra xuống khỏi cõi trời và đến chỗ của hoàng đế Suddhodana cung chúc rồi hỏi rằng: Đại vương đã đản sanh Đông cung rồi phải không? Bần đạo muốn thấy.
Đức vua phán cho nhũ nữ bồng hoàng tử ra đặng làm lễ đạo sĩ. Khi ấy 2 chân của Bồ Tát lại để lên trên đầu của đạo sĩ, ông đạo sĩ thấy việc lạ thường bèn đứng dậy chấp tay cung kính đỡ dưới bàn chơn của Bồ Tát. Đức vua Tịnh Phạn thấy rồi cũng lễ bái con mình với sự nhận thấy rằng như vị đại Phạm Thiên.
3) Tāpaso lakkhaṇa sampattiṃ disvā: ông đạo sĩ thấy tướng mạo đầy đủ của đức Bồ Tát thì quan sát rằng: Hoàng Tử này có đắc quả chăng? Được biết rõ bằng tuệ giác như vầy: “Hoàng tử nầy sẽ được giác ngộ thành Phật không còn nghi ngờ nữa”. Đến khi biết rõ như thế xong thì cười rồi trở lại khóc. Người ta hỏi nhân ấy, ông đạo sĩ mới nói rõ nhân ấy rằng: Bần đạo cười đó bởi sự mừng thái tử này đắc thành Phật, còn bần đạo khóc đó do ý nghĩ tủi phận mình rằng: Bần đạo là người bất hạnh, không kịp gặp trong lúc đông cung đắc thành Chánh Giác.
4) Tato tapaso: Kế đó ông đạo sĩ nghĩ tiếp nữa, thấy người cháu tên Nāḷaka sẽ kịp nên cung chúc từ tạ rồi đi đến nhà em gái của ông và bảo em gái kêu cháu Nālaka lại, ông đạo sĩ báo tin rằng: “Này cháu Nālaka, vị thái tử của vua Tịnh Phạn sẽ đắc thành một vị Phật, cháu là người phùng thời Phật, cháu hãy tu trong ngày nay đi.
Nāḷka thanh niên khi nghe lời cậu liền nhận chịu, nên dứt bỏ tài sản đi xuất gia, đặc biệt chú ý đến đức đại Bồ Tát, đắp tam y mang bình bát vào ở trong rừng.
Riêng về ông đạo sĩ đến khi chết thì được sanh trong cõi trời vô sắc giới (do nhờ quả báo của thiền định vô sắc).
5) Bodhisatto Pañcāhaṁ nikkhanto: về đức Bồ Tát, kể từ ngài sanh được năm bữa, đức phụ hoàng đặt tên nên ngài phán cho trần thiết hoàng thành rãi bằng các thứ hoa, đức vua cho nấu đề hồ (cơm sữa), rồi ngài cho hội cả hoàng tộc và triều thần, vua cho thỉnh 108 vị Bà La Môn đặng dâng cúng vật thực ngon quí, xong rồi đưa về chỉ lưu lại 8 vị có tên chắc chắn là: 1. Rāma. 2 Lakkhana. 3 Yanna. 4 Dhaja. 5 Bhoja. 6 Sudatta. 7 Luyāma. 8 Koṇḍaññā. Toàn là bậc học rộng nhớ nhiều trong Tam Phệ Đà hơn tất cả vị Bà La Môn khác.
6) Te brahmanā: Cả 7 vị Bà La Môn ấy đưa lên hai ngón tay và đoán bằng hai nẻo như vầy: Tâu đại vương, đông cung đủ có 32 tướng tốt nầy, hẳn hiệp theo hai đường lối, nghĩa là: Nếu hoàng tử ở tại gia sẽ được làm vua chuyển luân minh vương hiệp pháp; Nếu ngài xuất gia sẽ đắc thành A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác trong thế gian.
Tesaṃ pana daharo koṇḍañño: Riêng về ông Bà La Môn Kiều Trần Như là người trẻ hơn các ông ấy, thấy tướng mạo đầy đủ rồi thì chỉ đưa lên 1 ngón tay đoán rằng: “Vương nhi này không ở tại gia đâu; chắc hẳn xuất gia đắc thành Phật”.
–Dứt thiên thứ năm–
___________
(Rājā bhiseka)
1) Athassa nānaṃ ganhantā sabblalokassa attha saddhikattā saddhatthoti nanaṃ akaṃsu: Khi ấy các vị Bà La Môn đặt tên cho Bồ Tát là Siddhatthā (Tất Đạt Đa).
Bởi cớ Bồ Tát là người thành tựu lợi ích đến tất cả chúng sanh trong thế gian. Về sau lại, đức Bồ Tát được gọi là Gotama (Cù Đàm) do kêu theo cái họ Cù Đàm.
_Đức vua phán hỏi các thầy Bà La Môn rằng con của trẫm thấy cảnh tượng thế nào mới đi xuất gia?
_Các vị Bà La Môn tâu rằng: Con của đại vương thấy 4 điều hiện tượng là: Người già, người đau, người chết, thầy tu.
2) Taṃ sutvā rājā: Đức vua nghe lời các thầy Bà La Môn tâu xong bèn bảo thị thần rằng: “Kể từ ngày nay đi các ngươi không nên cho những hạng người có trạng thái như vầy vào gần con trẫm”, rồi ngài định chỗ canh phòng xa chừng 1 Gāvuta (lối 4 cây số) trong mỗi hướng, đặng không cho hạng người như thế, vào trong tầm con mắt của Bồ Tát.
3) Atha te brahmanā: Kế đó các ông Bà La Môn căn dặn các con của mình rằng: chúng ta đã già rồi, Thái Tử của đức vua Tịnh Phạn chắc được đại ngộ thành Phật toàn giác, chẳng sai đâu. Hễ khi vị đông cung đó đi tu đắc đạo rồi, các con nên vào tu trong đạo của đức Phật đó đi.
Cả 7 vị Bà La Môn đến khi tuổi thọ được đi đầu thai tùy theo cái nghiệp của mỗi người.
Riêng phần vị Kiều Trần Như không đau ốm chi, cũng được sống còn và sau xuất gia tu làm đệ tử Phật được đắc đạo đầu tiên.
4) Dve asīti ñātigaṇā: Về hoàng thân cả 2 bên 80 ngàn hai lần, đều hứa với nhau rằng: Tất Đạt Đa hoàng tử này đắc thành Phật làm vua CHUYỂN LUÂN Thánh Vương chẳng hạn, chúng mình sẽ biếu mỗi người một đứa con trai đều nhau cả.
Về bà hoàng hậu Māyā, kể từ ngày sanh sản vừa qua được 7 bữa thì bà thăng hà, phi thăng lên cõi trời Đâu Suất Đà. Chẳng phải bà lìa trần vì lý do sanh đức Bồ Tát, chính là vì hết tuổi thọ chắc hẳn.
5) Nanda kumāro: Hoàng tử Nanda nhỏ hơn Bồ Tát 2, 3 ngày, khi Nan Đà hoàng tử được sanh ra thì bà Pajāpati Gotamī giao cho nhũ nữ, còn bà thì đảm đương phận sự nhũ bổ cho Bồ Tát luôn khi.
Atthekadā rājā: Một hôm nọ, đức vua phán cho thị thần sửa soạn trong nước, lúc ngài ngự đi làm lễ hạ điền, truyền cho đem Đông cung theo nữa, vua ngự đi chung với các Bà La Môn, trưởng giả và triều thần tất cả.
6) Tato avidūre: Gần nơi chỗ cày ấy có một cây trâm (jambū), cành lá sum xuê dày kín như cái trại. Vua bảo soạn chỗ cho Bồ Tát nằm dưới cây ấy. Rồi đức vua ngự xuống cày ruộng, các tỳ nữ cho Bồ Tát ngủ rồi thì rủ nhau đi xem vua cày.
Đức Bồ Tát nhìn không thấy có ai cả, ngài thức dậy ngồi tĩnh tọa nhận định lấy sổ tức quan (Anāpānassati) làm cho sơ thiền phát sanh.
Các tỳ nữ trở lại xem thấy Bồ Tát ngồi bèn đi tâu vua, ngài ngự đến thấy thần thông lạ (Pāṭihāriya) nên lễ bái Thái Tử 1 lần nữa.
7) Rājā kammante payojeīvā: Đức hoàng đế Tịnh Phạn cày xong, đến trời chiều ngài đem Bồ Tát ngự vào đô thành.
Bồ Tát nên 7 tuổi, đức vua phán hỏi các quan rằng: Trẻ 7 tuổi thích cái gì? Các quan tâu: Trẻ nên 7 ưng chơi nước. Đức vua cho đào hồ Pokkaranī.
Khi ấy cảm động đến chỗ ngự của vua trời, ngài liền sai thiên sứ Vessa Kamma xuống hóa hiện để hiến cho. Vị trời đó xuống hóa 1 cái hồ bằng 7 báu.
8) Tato paṭṭhāya mahāsatto: Bắt đầu từ đó, Bồ Tát cứ ngự đến tắm chơi trong hồ ấy luôn đến lúc 16 tuổi.
Đức vua mới cho thợ tạo 3 cái bảo điện xứng với 3 thời tiết là: 1 cái 9 từng thích hợp cho mùa lạnh (Hemantā), 1 cái 5 từng thích hợp cho mùa nắng (Gimha), 1 cái 3 từng thích hợp cho mùa mưa (Vassāna). Khi làm xong, đức vua hạ chỉ đến các vị vương tước dòng Thích Ca đem con gái đến hiến, các vị vua đáp rằng: Thái Tử chỉ có sắc thân xinh đẹp, nhưng không hiểu biết về văn võ.
9) Rājā puttassa santikaṃ gantvā: Vua Tịnh Phạn rõ biết rồi, liền ngự đến chỗ của con dạy về theo tự sự.
Bồ Tát tâu rằng xin Phụ Vương cho hội hoàng tộc đi, con sẽ biểu diễn thi tài cho xem.
Đức vua cho hội tất cả thân tộc, rồi cho Bồ Tát cử cây cung nặng ngàn cân khi bắn tiếng vang dội lạ thường. Các Thích Ca vương sợ sệt nên trang điểm con gái đem đến hiến, hoàng nữ tất cả là 4 vạn, đức vua cho làm lễ tôn vương và sính hôn giữa đông cung với nàng Da Du Đà La làm chánh hậu trong năm Sửu, Bồ Tát chung an hưởng vui thú trong 3 cung điện ấy xứng hợp theo thời tiết.
–Dứt thiên thứ sáu–
___________
(Mahā bhinikkhamana)
1) Athekadivasaṃ bodhisattā uypana bhūmiṃ gantukāmo: Về sau có một hôm nọ, đức đại Bồ Tát muốn ngự đi dạo hoa viên, ngài bảo xa phu soạn sửa xe thắng vào hai cặp tuấn mã, Bồ Tát lên ngồi trên vương xa có cả đoàn tùy tùng theo hầu ngự vào vườn thượng uyển.
Kế đó vị trời trên cõi tịnh cư hóa hiện ra một người già lụm cụm đi ngay tới trước mặt, Bồ Tát và xa phu thấy rõ rệt Bồ Tát phán hỏi thì xa phu tâu đủ mọi sự.
Bồ Tát có sự kinh cảm nên ngài bảo đánh xe chở về.
2) Puneka divassaṃ: Một hôm sau nữa, ngài ngự đi thấy một người bịnh đau giãy giụa, và ngài ngự đi lần thứ ba nữa, được gặp một người chết, phán hỏi xa phu thì người ấy cũng giải đáp đủ mọi lẽ. Ngài có sự kính cảm trong lòng nên bảo quay xe về.
Lần thứ tư, Bồ Tát ngự đi thấy người có tướng mạo xuất gia tu hành, ngài phán hỏi thì xa phu cũng tâu rõ ý nghĩa. Chàng xa phu sở dĩ giải đáp được 4 pháp kích thích tối cao ấy là do trời Saddhā Vāsa chuyển tâm (khiến nói).
Bồ Tát nghe xong có tâm hoan hỉ trong phẩm hạnh xuất gia, nên ngài ngự thẳng vào vườn thượng uyển, đến nơi ngài xuống hồ tắm một cách vui tươi, tắm xong lên ngồi trên tản đá mong được vật trang phục visa kamma thiên thần hóa làm người thợ cúp để sửa soạn cho.
Đức Bồ Tát ngự đi dạo vườn hoa cách khoảng 4 tháng một lần. Bởi đức Phật thấy chúng ta tuổi thọ ít.
3) Tasmiṃ khaṇe: Khi ấy bà Da Du Đà La cũng hạ sanh hoàng nam Rāhulā, Phụ vương đưa sứ đến báo tin cho Bồ Tát biết. Khi thị thần tâu rõ theo vua dặn, Bồ Tát nói rằng: “Rāhula con là sự trói buộc lớn đã sanh rồi”. Ngài lên ngự trên long xa để trở về hoàng cung, được nghe bài kệ của công chúa tên Kīsāgotamī như vầy:
Nibbutā nūnā sā mātā nibbuto nūna so pitā.
Nibbutā nūnā sā nārī yassāyaṃ īdiso pati.
Người cha mẹ nào được đứa con như ngài thì sẽ được dứt khổ chắc chắn, cũng như nữ nào được làm vợ của ngài thì người nữ ấy, sẽ được dứt khổ chẳng sai.
Đức Bồ Tát nghe xong, khởi tâm vui thích, ngài cởi lấy chuỗi ngọc Muktā hāra ở nơi cổ huệ thì đến bà Kīsā ấy.
4) Mahā puriso: Đức đại sĩ ngự lên bảo điện thọ thực xong vào long sàn ngủ yên giấc trọn canh đầu. Các vũ nữ chờ múa hát đến mãn giờ đều ngủ mê man cả nên thố lộ ra những trạng thái xấu coi như lõa thể, chảy nước miếng, nghiến răng v.v…
Đến nữa đêm ngài thức dậy thấy sự ngổn ngang dị hình của đám người ca nữ, ngài có sự kinh cảm vì thấy cái bảo điện như đầy cả tử thi, nên ngài đánh thức Sa Nặc dậy đem ngựa Kiền Trắc lại. Ngài ngự vào phòng cố ý đến ôm nổi con lên với lòng thương, song thấy bà Da Du Đà La đang ngủ để tay qua trên con yêu quý, ngài trở ra với ý nghĩ rằng: “Sau ta về sẽ thấy mặt con”. Ngài ra khỏi đền đài lên lưng con tuấn mã mình dài 18 hattha (18 cái từ cùi tay ra tới đầu ngón tay). Ngài cho Sa Nặc nằm phía sau đuôi ngựa. Khi ngự ra ngoài đô thành ngài ngó trở vào trong chỗ này gọi Bất hoàng tháp (Anivattana cetiya).
5) Tasmiṃ khaṇe māro pāpimā: Khi ấy ma vương tâm ác thấy cớ sự rối bời khỏi thiên cung, ở giữa hư không cản rằng: Này Sĩ Đạt Ta ngươi chớ đi tu làm chi, còn 7 bữa nữa quả vị CHUYỂN LUÂN THÁNH VƯƠNG đến rồi.
Bồ Tát đáp: Ta biết rồi ta không luyến tiếc đâu.
Ma vương liền tránh xa ra.
Còn về đức Bồ Tát có chư thiên hoan nghênh, ngài ngự qua khỏi 3 quốc độ là: 1 xứ Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu), 2. Xá Vệ (Savatthī), 3. Tỳ Xá Li (Vesālī), với khoảng đường chừng 30 do tuần đến con rạch Anomā. Ngài hỏi thị thần Sa Nặc đủ mọi lẽ nên ngài giục ngựa vượt qua bờ kia sợ phụ hoàng cho theo kiếm.
6) Ath bodhisatto: Khi ấy, đức Bồ Tát xuống khỏi lưng ngựa Kaṇṭhaka đến ngồi trên nổng cát, và bảo thị thần Channa dẫn ngựa đem đồ triều phục trở về, đặng báo tin cho phụ hoàng.
Channa thị thần dẫn ngựa đi khỏi một đỗi, con ngựa đứng tim chết bởi sự khổ vì mến Bồ Tát, cũng được sanh lên cung trời Đao Lợi có tên Kaṇṭhaka Thiên tử. Đức Bồ Tát muốn cắt tóc.
Khi ấy cái gươm báu trên trời rơi xuống hiến cho. Ngài cắt tóc chỉ chừa lại chừng hai lóng tay, tóc ấy xoắn thành hữu chuyển (Dakkhiṇāvaṭṭa). Ngài nguyện cho mớ tóc đừng rơi, rồi thảy lên hư không.
Đức vua trời dùng cái hộp bằng ngọc đựng lấy đem nhập tháp Cūlāmanī trong cõi trời Đao Lợi.
7) Bodhi satto puna cittesi: Đức Bồ Tát nghĩ kiếm tam y nữa.
Kế đó vị trời Đại Phạm Thiên Ghaṭikāra đem 8 món phụ tùng là y tăng già lê, y uất đà la tăng, y an đà hội, cái bình bát, dao cạo, ống đựng kim, dây lưng, bình lọc nước lại dâng.
Đức đại sĩ nhận các vật phụ tùng rồi thọ trì cờ thánh nhơn là nâng đỡ tam y xong rồi ngài cho vị đại Phạm Thiên 1 cặp y phục. Vị đại Phạm Thiên nhận đem tri vào trong tháp y phục (Dussacetiya) bề cao 12 do tuần, tại cõi Phạm Thiên.
Bồ Tát đi xuất gia lúc 29 tuổi. Lúc nữa đêm thứ năm ngày rằm tháng 6 năm Mẹo.
–Dứt thiên thứ bảy–
___________
(Dukkarakiriyā)
1) Channo mati kañṭhakaṃ disvā: Thị thần Channa thấy ngựa Kiền Trắc chết như thế, bị phát sanh sự khổ buồn tủi khóc lóc, khi bớt nỗi buồn thảm, liền mở đồ trang điểm nơi ngựa gói lại mang đi. Khi đến quốc độ Ca Tỳ La Vệ hiến nạp tất cả trang vật và tâu rõ tự sự cho vua Tịnh Phạn theo lời dặn của Bồ Tát.
Riêng về ông Kiều Trần Như Bà La Môn nghe tin rằng đức đại sĩ ra xuất gia, mới đi rủ con của bảy ông Bà La Môn đã đoán số tướng cho Bồ Tát. Nhóm con của bảy ông Bà La Môn chỉ chịu theo có 4 người, cùng với ông là 5 người dẫn nhau đi tu xuất gia có tên là nhóm 5 thầy Tỳ Khưu (Pañcavaggiya).
2) Mahā puriso anupiyambavane vasanto: Bồ Tát tu xuất gia xong ngự đến ngồi trong rừng Anupiyamba, ngài không ăn trọn 7 ngày, ngài tọa hưởng sự thú lạc của pháp xuất gia.
Đến ngày thứ tám đức đại sĩ đắp y mang bát vào thành vương xá khất thực. Người trong quốc độ thấy đức Bồ Tát có thân thể sinh đẹp, ai nấy có tâm thỏa thích quý mến cả.
3) Rāja puriso pana: Riêng về lính nhà vua thấy đức Bồ Tát vào tâu với đức vua Tần Bà Sa rằng: Muôn tâu đại vương có 1 người đẹp lạ thường hạ thần không nhận ra là trời, hoặc đại bàng (Gruḍa), cản tháp bà, hoặc dạ xoa, hay là long vương chẳng biết dạo đi khất thực trong đô thành.
Taṃ sutvā rājā: Vua nghe lời tâu của quân lính rồi ngài hé cửa sổ dòm thấy người đẹp đẽ, nên phán các quan theo dọ xem coi.
4) Mahā puriso santindriyo: Đại sĩ có lục căn thu thúc thanh tịnh tốt đẹp ngự đi khất thực, đến khi được vật thực vừa một bữa, ngài ngự ra khỏi đô thành ngồi trên đồi núi Paṇḍava, bắt đầu thọ thực với sự quán tưởng cho nhận thấy vật đáng nhờm gớm, để dạy tâm rồi mới độ.
Thị thần của vua theo thấy ngài ngồi độ trên đồi núi, liền đi về tâu cho hoàng đế Tần Bà Sa, đủ mọi lẽ.
5) Rājā taṃ sutvā: Vua nghe xong bèn ngự đến chỗ của Bồ Tát hỏi thăm về dòng họ, Bồ Tát tâu đủ mọi sự, Đức vua Tần Bà Sa hiểu rõ ngài bèn thỉnh Bồ Tát để cho phân nửa thiên hạ, Đức Bồ Tát không khứng chịu. Đức vua trao lời hứa rằng: Nếu ngài đắc đạo xin đến tế độ tôi trước. Đức Bồ Tát nhận lời hứa của vua Tần Bà Sa, vua từ tạ lui về hoàng cung.
6) Bodhisatto tasseva paṭiññaṃ ditvā: Đức Bồ Tát nhận lời với đức vua Tần Bà Sa rồi, ngài ngự rời khỏi núi ấy đi đến tu theo đạo sĩ Aḷāra, ngài cố gắng hành đắc 7 bực Thiền Định, rồi ngài đến tu theo ông đạo sĩ Uddaka, ngài hành đạo đắc được 8 bậc Thiền Định và hỏi có pháp cao thượng tiếp tục nữa không? Ông đạo sĩ túng cùng Bồ Tát nghĩ rằng: “Con đường này không phải là đường lối giải thoát”. Ngài đến xứ Uravela phát nguyện về đại tinh tấn trong nơi ấy.
7) Tena kho pana samayena: Trong khi ấy ông Kondañña là người đã chiêm tướng cho đức đại sĩ và rủ nhau đi tu lúc đó, vào nơi xóm làng khất thực rồi đến chỗ ở của đức Bồ Tát làm lụng hầu hạ đủ mọi việc.
Đức Bồ Tát cố ráng thực hành pháp tinh tấn trọn 6 năm chưa đắc đạo, nên ngài giảm vật thực lần lần cho đến tuyệt thực hẳn.
Chư Thiên đem vật thực trời xuống cho vào lỗ chơn lông.
Bồ Tát cố tinh tấn cho đến đổi té xỉu trên mặt đất, vì tinh tấn đến triệt để là: không ăn, không uống, và không thở.
Trong khi đức Bồ Tát té ấy, Chư Thiên ma vương thấy đức Bồ Tát té lầm tưởng ngài chết, nên bay đi tin cho đức vua Tịnh Phạn, vua không tin, còn ma vương bay trở lại nói nhiều lời biếm nhẽ rồi về.
Đức Ngọc Hoàng Đế Thích cầm cây đờn 3 dây xuống khảy, 1 sợi quá thẳng bị đứt, 1 sợi quá đùn tiếng không hay, 1 sợi lên vừa bực trung có âm thinh rất hay.
Đức Bồ Tát có trí nhớ lại và suy nghĩ rằng: “Ta hành pháp tinh tấn thái quá, cho nên không giác ngộ” rồi ngài trỗi dậy khỏi chỗ té xỉu ấy, đến ngày sau ngài ngự đi khất thực và độ ngọ như thường lệ, sắc tướng cũng đầy đủ như trước.
8) Atha kho pañcavaggiyā bhikkhu: Kế đó, 5 thầy Tỳ Khưu thấy Đức đại sĩ thọ thực trở lại như thế, thì nghĩ bàn với nhau rằng: Đức Sĩ Đạt Ta này ráng hành khổ hạnh hết 6 năm không được giác ngộ, bây giờ thọ thực lại rồi biết đến bao giờ mới đắc đạo. Thôi ích lợi gì ta còn ở hầu hạ. Cả 5 thầy Kiều Trần Như thể theo ý nghĩ mình nêu lấy tam y bình bát đi bỏ Bồ Tát cách xa 18 do tuần, rủ nhau đến ở trong vườn Lộc giả (Isipatanāmigadāyavana) gần thành Ba La Nại với sự an vui.
9) Tato mahāpuriso: Kế đó đức đại sĩ thấy 5 điều đại mộng, trong lúc gần sáng ngày trăng tròn Visākha (rằm tháng tư âm lịch). Về 5 điều mộng kiến ấy như vầy:
1.- Ngài thấy rằng quả địa cầu là chỗ nằm, núi Hi Mã là cái gối kê đầu, tay trái thòng xuống trong đại hải phía đông, tay mặt thòng xuống trong đại hải phía tây, 2 chơn ngài thòng xuống trong đại hải phía nam.
2.- Ngài thấy cổ tranh mọc từ nơi rún của ngài lên đến trên hư không.
3.- Ngài thấy loài dòi mình trắng đầu đen, bò từ dưới bàn chơn đến ống quyển.
4.- Ngài thấy 4 loài phi điểu màu sắc khác nhau, bay từ 4 phương lại hạ gục dưới chân ngài, rồi trở thành 1 màu sắc trắng hết thảy.
5.- Ngài thấy rằng: Ngài ngự đi kinh hành trên hòn núi phẩn rất to, song chơn ngài không lấm, nhơ.
10) Mahāpurisopi ime pañca mahāsupine disvā: Đức đại sĩ thấy 5 điều đại mộng ấy rồi ngài thức dậy khỏi chỗ nằm, và ngài nhận biết trong tâm như vầy: “Ta chắc được giác ngộ thành Phật”. Ngài tự đoán cả 5 điều mộng ấy rằng:
- Sự nằm trên quả địa cầu, là hiện tượng đầu tiên của sự đắc thành tối thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (Anuttara Sammāsambodhiññāṇa).
- Núi Hi Mã là cái gối, là hiện tượng trước của sự đắc toàn giác tuệ (Sabbañnu taññāṇa). Sự thòng tay vào trong biển ấy, là hiện tượng trước của sự thuyết pháp luân đến cho chư thiên và nhân loại. Sự nằm ngửa, là hiện tượng trước của sự làm cho cái mặt chúng sanh đang úp (mê) được mở ngửa lên (ngộ). Sự nằm mở mắt là hiện tượng của sự đắc thiên nhãn, sự thấy ánh sáng chói đến cõi Phạm Thiên, là hiện tượng trước của tuệ giác Anāvaraṇaññāṇa.
- Sự thấy tranh mọc ở từ rún là hiện tượng trước của sự thuyết BÁT CHÁ NH ĐẠO.
- Sự thấy dòi biến hình, là hiện tượng trước của hàng tứ chúng đã qui y Tam Bảo cho đến trọn đời.
- Sự thấy 4 loài chim, là hiện tượng trước của 4 giai cấp chủng tộc vào xuất gia thực hành pháp luật.
- Sự thấy đi kinh hành trên núi phân, là hiện tượng trước của lợi lộc tứ vật dụng phát sanh đến, song tâm ngài không dính mắc trong tứ vật dụng ấy.
– Dứt thiên thứ tám –
___________
(Buddha pūjā)
1) Tena kho pana samayena uruvelāyaṃ senānigamo: Trong lúc ấy, có một vùng tên Senānigima trong xứ Ưu Lâu Tần Loa. Có 1 thiếu nữ tên Sujātā là con gái của ông phú hộ Sena ở trong xứ ấy. Nàng tuổi đã lớn nên vào cây sanh để nguyện vái rằng: “Nếu cho tôi được 1 người chồng dòng họ bằng nhau, và có con trai đầu lòng y như ý nguyện; tôi sẽ cúng dường đại lễ đáng giá 1 ức đến ngài”. Sau lại sự mong mỏi của nàng Sujātā được kết quả chẳng sai.
2) Tassa chabbassāni dukkarakiriyaṃ karontassa: Trong lúc đức đại sĩ hành khổ hạnh 6 năm, nàng Sujātā có sự mong mỏi làm đại lễ đến chư thiên, nàng bảo người dẫn 1000 con bò vào cho ăn trong rừng cam thảo. Tối lại, nàng cho lấy sữa của 500 con đem cho 500 con, không lấy uống, nàng cho chia phân nữa cứ như thế nầy mãi, chỉ còn tám con, nàng làm như thế nầy đặng cho sữa ấy có vị ngọt .
3) Visākha puṇṇa divase pātova: Nàng Sujātā nghĩ rằng, sáng mai nầy ngày trăng tròn Visākha, ta làm đại lễ đến vị thiên thần hộ trì nơi cây sanh. Đến sáng lên nàng cho nặn sữa của 8 con bò; trong khi đưa đồ đựng vào gần vú của bò, sữa tự chảy.
Taṃ acchariyaṃ disvā: Nàng Sujātā thấy việc lạ thường như thế, liền tự tay đem sữa đổ vào đồ dựng mới, tự tay nhúm lửa đặng sửa soạn nấu cơm sữa (Madhu pāyāsa). Cơm sôi cũng hướng quanh phía hữu không rơi ra ngoài nồi hẳn.
4) Tasmiṃ khaṇe cattāro mahārājāno: Khi ấy có Tứ Đại Thiên Vương xuống hộ trì, vị đại phạm xuống căn dù che. Trời Đế Thích xuống hộ trì. Chư thiên trong cả Sa Bà thế giới cũng đem phẩm vị chư thiên xuống để vào trong cơm sữa do oai lực của mình.
Nàng sujātā thấy việc lạ thường như thế nên kêu cô giúp việc Puṇṇà lại bảo rằng: Puṇṇà ơi, ngày nay chư thiên có lòng hoan hỉ với mình lắm, sự lạ thường như thế ta chưa từng thấy nàng hãy đi quét ở dưới gốc cây sanh của thiên thần trú cho sạch. Cô Puṇṇà vâng lời của nàng Sujātā đi quét ngay.
5) Bodhisatto tassā rattiyā accayena: Đến khi trời đêm đã qua, đức Bồ Tát cao thượng ngài rửa ráy xong ngồi chờ lúc đi khất thực nên ngài ngự đến an tọa dưới cội cây sanh.
Khi ấy cô tớ gái đi đến, được thấy đức đại Bồ Tát ngồi chiêm nghiệm cõi thế, hướng mặt về phía đông, có hào quang tủa ra với màu sắc như vàng, thì nhận định rằng: Hôm nay vị thiên thần của mình gián khỏi ngọn cây để chờ thọ vật cúng với tự tay ngài. Cô ấy có lòng vui mừng lắm trở về báo tin cho nàng Sujātā.
6) Sujātā tassā vacamaṃ sutvā: Nàng Sujātā nghe lời của cô Puṇṇā thì vui lòng và đáp rằng: Nếu quả như thế thật, kể từ ngày nay, nàng hãy được ở địa vị là con gái của ta. Rồi nàng cho đồ trang sức tốt đến cô Puṇṇā vừa phải, và cho lấy cái đồ bằng vàng đáng giá 100 ngàn để cơm sữa, lấy cái khác đậy và bao phủ bằng vải trắng. Nàng Sujātā sửa soạn xong cho cô Puṇṇā đội theo phía sau, cùng đến cây sanh, cũng thấy đức Bồ Tát an tọa dưới cây ấy liền dâng cơm sữa đến ngài. Cái bình bát đất của vị Phạm Thiên Ghaṭikāra dâng cũng mất, đức Bồ Tát kiếm xem không thấy cái bát.
7) Sā bodhisattassa ākāraṃ sallakkhetvā: Nàng Sujātā nhận biết thể cách của đức Bồ Tát, nên nàng dâng luôn cả cái đồ dựng bằng lời rằng: Ý nguyện của tôi được thành tựu rồi, tôi xin dâng cơm sữa (đề hồ) luôn cả cái mâm bằng vàng nầy, xong nàng lui ra.
Còn về đức đại sĩ thì đứng dậy khỏi chỗ và đi hữu nhiễu cây sanh ba vòng, rồi ngài cầm lấy cái mâm vàng ấy ngự đến rạch Ni Liên Nerañjarā. Đến chỗ ngài để mâm cơm trên mé rạch, ngài mới ngự xuống tắm, khi trở lên đắp y chỉnh tề rồi ngài ngồi day về hướng đông, vắt cơm sữa thành 49 vắt lớn bằng hột thốt nốt (vừa tay ngài).
8) So paribhuñjana pariyosāne: Đức Bồ Tát độ hết rồi Bồ Tát nắm lấy cái mâm bằng vàng ngài nguyện rằng: Nếu ta đắc thành Phật chắc chắn trong ngày nay thật, xin cho cái mâm nầy trôi ngược dòng sông, rồi ngài thả vào trong rạch.
Bhājana ấy hình như có thức tánh nên trôi ngược dòng nước đặng biểu diễn hiện tượng của toàn giác tuệ (Sabbaññutaññāṇā).
Đến khi trôi ngược được 80 thước tay (từ cùi chỏ đến ngón) rồi chìm xuống gần chỗ của Long Vương Kàḷa đụng vào 3 cái bhājāna, của 3 vị Phật quá khứ, nghe kêu cổn cản, rồi lặn xuống dưới 3 cái ấy.
9) Kāḷaṅāgarājā taṃ sutvā pabujjhitvā: Long Vương Kāḷa nghe Bhājana đụng nhau mấy tiếng thì thức giấc dậy nghĩ rằng: Hôm qua Phật thành 1 vị, nay Phật thành 1 vị nữa, rồi đi gần đến cái Bhājānā vàng, khen ngợi ân đức của Phật.
Riêng đức Bồ Tát nghỉ lưng tại trong rừng Sālā gần mé rạch, đến chiều lại ngài rời khỏi rừng ấy. Tất cả chư thiên làm lễ cúng dường bằng tràng hoa. Các loại cây và dây dọc theo hai bên đường đều trổ hoa cúng dường. Tất cả chư thiên trong 10 ngàn thế giới tán dương bằng lời Sādhu lành thay, và rải hoa cúng dường. Ngài ngự thẳng đến cây bồ đề.
10.) Tamiṃ samaye: Trong khi ấy, ông Bà La Môn Sotthiya là người bứt tranh, thấy đức Bồ Tát liền dâng 1 mớ tranh.
Đức Bồ Tát tiến đến cây bồ đề đi quanh rồi ngồi phía nam, phía tây, phía bắc ngài xoay mặt vào cây bồ đề. Cõi Sa Bà trong mấy hướng ấy rung động dường như tâu rằng: Chỗ nầy không phải là nơi phát sanh bồ đoàn (Pallanika) đâu. Đức Bồ Tát hiển nhân ấy rồi ngài ngự qua hướng đông, day mặt về hướng tây thì không có sự rung động. Bồ Tát nhận biết rằng: Chỗ nầy là nơi phát sanh bồ đoàn, rồi ngài trải lót mớ tranh. Cũng chẳng phải do giống tranh phát sanh bồ đoàn được, chính là cái bảo tọa Vajira, nghĩa là chỗ ngồi bằng ngọc Vajirā cao 14 thước tây (Hattha) cũng mọc lên trong khi ấy.
11) Bodhi satto ratana pallaṅkaṃ disva: Đức Bồ Tát thấy cái bồ đoàn ngọc, rồi lên an toạ thệ nguyện pháp tinh tấn hiệp theo 4 chi là: Da, gân, xương, máu, của ta hãy khô hết đi, nếu ta không giác ngộ, sẽ không dậy khỏi bồ đoàn nầy. Ngài nguyện xong bèn quay lưng trở vào cây bồ đề cao 50 Hattha. Khi ấy đức vua trời Đế Thích cầm cái kèn (saṅkha) xuống thổi cúng dường. Càn Thát Bà Thiên Tử đem đờn đến khảy cúng dường. Suyāma Thiên Tử lấy cái quạt trời đến quạt cúng dường, Sahampatī Phạm Thiên lấy cây tàng lại che cúng dường, Kàḷa Long Vương cũng đem nàng thiếu nữ lại múa cùng dường, chư thiên trong 1 muôn cõi Sa Bà đem thiên hoa đến cúng dường và táng dương Sādhu đến đức Bồ Tát đều nhau cả rồi đứng hầu trong nơi ấy .
– Dứt thiên thứ chín –
___________
(Māra vijaya)
1) Tasmiṃ samaye māro devaputto: Trong khi ấy, Ma Vương Thiên có tâm ác, nghĩ trong tâm rằng: Sĩ Đạt Ta hoàng tử nầy mong đặng vượt trình độ của ta, bây giờ ta không để cho vượt qua đâu, nên Ma Vương tập họp quân binh kéo đến. Về ma binh đó bề dài và bề ngang dày tới 12 do tuần, ma binh đứng đông đặc đầy khắp cả, và bề cao độ chừng 9 do tuần, tiếng hét la của ma vương chúng đó vang dội xa cả 100 ngàn do tuần, dường như long động cả trái đất.
2) Māradevaputto paññāsādhikayojana sagubbe dhaṃ: Thiên ma cưỡi con voi Girimekhala bề cao 150 do tuần, hóa ra 1000 cánh tay cầm đủ khí giới, còn ma binh cũng biến thân hình dị kỳ có màu sắc xanh trắng v.v… tay cầm những khí giới lạ. Ma binh có loại mình thú đầu Dạ Xoa, nhóm khác lại mình Dạ Xoa đầu như tẩu thú phi cầm v.v…, có thân hình cao to hì hợm khác nhau, có kẻ 1 Gāvuta 2 Gāvuta, 3 Gāvuta, hoặc có kẻ cao cả 1 do tuần, đều đi ngay đến nơi bồ đề tràng.
3) Māre bodhimaṇḍalaṃ asampatte: Đang lúc cả Ma Vương và quân binh chưa đến gần bồ đề tràng. Tất cả chư thiên trong 10 ngàn cõi Sa Bà thế giới đều lại hầu đức Bồ Tát, chỉ là nghe tiếng hét la của ma vương thì tẩu thoát đi nơi khác cả. Riêng đức vua trời Sakka cầm cái kèn saṅkha giấu ở sau lưng chạy tuốt lên đứng trên núi Sa Bà (Cakkavāḷa). Đại Phạm Thiên cũng chụp đầu cây tàng bay đi. Long Vương Kāla cũng dẫn đoàn thiếu nữ độn thổ bề sâu tới 500 do tuần, đến cõi rồng nhắm mắt nằm.
Khi chư thiên trốn mất hết, đức Bồ Tát chỉ ngồi 1 mình, dường như Đại Phạm Thiên ngồi trong bảo điện, chẳng sợ Ma Vương ấy.
4) Attha māro attano parisaṃ āha: Kế đó Ma Vương hô to bảo quân binh là tùy tùng của mình rằng: Nầy các ngươi ơi, không người nào sánh với Sĩ Đạt Ta ngay trước mặt được, chúng ta chỉ đi vào được bên phải bên trái và sau lưng thôi.
Sĩ Đạt Ta xem thấy 3 hướng chư thiên đã chạy đi mất cả, và thấy ma chúng đặc nghẹt ở hướng bắc, nên ngài nghĩ rằng: Chúng sanh ấy chạy cả rồi bỏ lại 1 mình ta, cha mẹ anh em thân bằng quyến thuộc 1 người cũng chẳng có, thập Ba la mật (Pāramī) đấy chính là người tùy tùng của ta đã từ hằng lâu rồi.
Bồ Tát nghĩ đến 10 pháp Pāramī xong rồi ngài ngồi thản nhiên.
5) Attha māro devaputto: Kế đó, Ma Vương thiên hóa ra trận gió nổi lên với ý nghĩ rằng: Ta sẽ làm cho Siddhattha chạy rời khỏi với luồng gió nầy. Gió ấy mạnh lắm có thể thổi cho bẻ gảy hòn núi to được. Khi lại đến đức Bồ Tát thì dầu cho cái chéo y của ngài cũng không thể thổi cho cử động được. Tiếp theo đó, Ma Vương thiên hóa ra mưa lớn, mưa cục đá, mưa khí giới, mưa lửa than, mưa tro nóng, mưa đất cát, mưa bùn, hoá làm cho mù mịt cả tứ phương, tất cả trạng thái ấy, không thể hãm hại đến đức Bồ Tát, trái lại biến ra hương hoa cúng dường cả.
6) Evaṃ māro imāhi navahi vātavasyā dīhi: Ma Vương không thể làm cho đức Bồ Tát chạy đi bởi cớ 9 cách như gió và mưa v.v… được, cho nên bảo quân binh vào chụp bắt đức Bồ Tát giết chết hoặc đuổi cho chạy khỏi đi. Còn Ma Vương thì tay cầm cả ngàn khí giới, cưỡi voi lướt vào gần nói rằng: Nầy Siddhattha, ngươi hãy dậy rời khỏi bồ đoàn quí (ngọc bệ) nầy, ngọc bệ nầy không đáng được cho ngươi đâu. Ta mới đáng được chứ.
Đức Bồ Tát đáp rằng: Nầy ma ạ, 30 pháp Ba La Mật, 5 pháp Đại Thí (Mahā pariccāga), 3 pháp hành (Cariyā), ngươi chẳng tu tập, hẳn bồ đoàn này không phát sanh để cho ngươi đâu, cái ngọc bệ nầy phát sanh do Pāramī của ta đấy chứ.
7) Māro pāpimà rasi gamānaso: Ma Vương có tâm ác khi nghe lòng càng sôi nổi nắm vật bén có mũi nhọn phóng ngay đến đức Bồ Tát. Về khí giới ấy lại thành cái trần túc ở trên chỗ ngồi của Bồ Tát còn ma binh xách cả cái to như trái núi quăng vào cũng đều biến thành tràng hoa cúng dường.
Tất cả chư thiên trốn chạy bỏ đức Bồ Tát lên đứng trên núi Sa Bà, trong lúc chờ đợi bàn nghĩ với nhau như vầy: Có lẽ Siddhaṭṭha đó đã bị tiêu hoại vì tay của Ma Vương rồi chăng?
Đức đại sĩ nghĩ rằng: Bồ đoàn phát sanh đến cho chư Bồ Tát trong ngày gần giác ngộ, đã phát sanh lên cho ta rồi, nên ngài hỏi Ma Vương rằng: Ai là bằng chứng của ngươi?
Ma vương đáp rằng: Tất cả ma binh đây là người làm chứng của ta.
Đức Bồ Tát tiếp rằng: Ma Vương ơi, bằng chứng của ngươi thật toàn là có tác ý (cetana).
Chẳng có ai là người chứng cớ của ta cả. Ngài nghĩ tưởng đến sự thí mà ngài đã tạo trong lúc sanh làm Vessantara, nên ngài đưa cánh tay từ trong y ra, chỉ ngay quả địa cầu và đáp rằng: Ma Vương ơi, cõi đại địa nầy là vật chứng của ta.
Trái đất liền vang động nghe tiếng lên, dường như tâu rằng: chúng tôi là nhơn chứng của ngài.
8) Tato mahā puriso: Kế đó, đức đại sĩ quán tưởng đến sự bố thí Ba La Mật, mà ngài bố thí con voi trong kiếp Vessantara, thì con voi Nāḷāgirī ấy chẳng còn đương cự, quỳ sụp xuống trên mặt đất, còn Ma Vương đưa cả ngàn cánh tay lên trên trán, tán dương bằng kệ ngôn như vầy:
Namo te purisājañña, namo te purisuttama,
Sadevakasmiṃ lokasmiṃ, natthi te paṭi puggalo,
Tuvaṃ buddho tuvaṃ satthā, tuvaṃ mārābbibhāmuni,
Tuvaṃ anussaye chinno, tiṇṇo tāresi maṃ pajjanti.
Ngưỡng bạch ngài là người cao thượng, tôi thành kính lễ bái ngài. Bạch ngài là bậc tối thượng, tôi xin đảnh lễ ngài. Trong cõi người và cõi trời không ai sánh bằng, ngài là đấng Phật Đà, ngài là tối thượng sư và ngài là người có trí tuệ vượt trên Ma Vương, ngài đã cắt đứt nghĩa là thoát khỏi các pháp thùy miên và làm cho trời người giải thoát cả pháp ấy.
Ma Vương tán lễ xong thì bay mất đi, ma binh cũng bay tứ tán.
Về chư thiên thấy Ma Vương chạy mất như thế, nên bàn soạn với nhau rằng: Ma thua đức đại sĩ rồi chạy mất cả, ngài Tất Đạt Đa của chúng ta toàn thắng Ma Vương rồi. Nghĩ xong cùng nhau đem hoa hương xuống tận nơi bồ đoàn với lòng hân hoan và tung hô sự toàn thắng đều nhau cả.
–Dứt thiên thứ 10–
___________
(Abhi sambodhi)
1) Mahā puriso suriye anatthaṇgate, evaṃ mārābalaṃ vīdhaṃ setvā: Trong khi mặt trời chưa tắt, đức đại sĩ diệt trừ ma chúng bằng pháp Ba La Mật xong rồi, lá bồ đề có màu sắc như ngọc Ba Bà Ḷa cũng rơi xuống cúng dường.
Đến lúc canh đầu (Patthama yāma), đức Bồ Tát đắc Túc Mạng Minh hoặc Túc Mạng Giác (Pubbeni vāsā nussatiññāṇa). Nghĩa là do năng lực ngài ức niệm các kiếp đã từng sống trong các kiếp lâu xa; Ngài nhớ được từ 1 kiếp, 2 kiếp, trăm ngàn vạn ức, triệu kiếp, và hoại kiếp (Saṃvattakappa), thành kiếp (Vivatta kappa), ngài biết luôn cả về thể trạng (ākāra), dòng giống, vật thực, sự thọ khổ, và biết luôn cả tuổi thọ nữa.
2) Majjhima yāma samanantare: Đến canh giữa, ngài trau luyện về thiên nhãn, đắc tử sanh tuệ (Cutūpapātaññāṇa), dùng con mắt thiên xem sự chết và sanh của chúng sanh có thấp hèn, cao sang, sắc thân xinh đẹp, sắc thân xấu xí, có hành trình tốt hoặc xấu v.v.., đều do sự hành động theo như thị nghiệp (Yathākamma). Nghĩa là thấy rằng: Ở những chúng sanh nầy gồm có thân trược hạnh, khẩu trược hạnh, ý trược hạnh là người chê bai các bậc thánh nhơn, là người tà kiến, gìn giữ cái nghiệp tà kiến. Khi rã tan thân thể thì đọa sanh vào ác đạo khổ thú ngạ quỷ địa ngục; trái lại các chúng sanh gồm có thân thanh hạnh, khẩu thanh hạnh, ý thanh hạnh, là người không chê bai các bậc thánh nhơn, là người chánh kiến, thọ trì cái nghiệp chánh kiến, khi rã tan thân thể được sanh lên nhân cảnh, cõi người cõi trời.
3) Tatanantaraṃ ñāṇaṃ Otāretvā: Kế sau canh giữa ấy, đức đại sĩ làm cho tuệ giác quán thể trạng nhơn duyên, nghĩa là ngộ nhơn duyên liên tục pháp (Paticcasamuppāda dhamma). Trong canh chót, đức đại sĩ quán tưởng rằng: chúng sanh chịu sự khổ, do sự sanh già đau chết, rồi sanh nữa, bởi không biết phương pháp đặng thoát thân ra khỏi sự khổ nầy, rồi ngài nghĩ rằng: “Có cái gì? Mới có sự già và sự chết? Già và chết có cái gì là duyên khởi?”
Yonisomanasikāra ý nghĩ hợp với phương pháp của trí tuệ được phát sanh đến ngài rằng: Hễ 1 khi có sanh, thì già và chết cũng có, sự già và sự chết có sự sanh, là duyên khởi.
4) Atbassa etadahosi: Rồi ngài nghĩ tiếp tục nữa rằng: Có cái gì, mới có sanh? Sự sanh có cái gì là duyên khởi. Ngài biết rõ rằng, hễ một khi có hữu hoặc cõi (Bhava) thì có sanh.
Sanh có hữu là duyên khởi, hữu có thủ (Upādāna) là duyên khởi, thủ có ái (tanhā) là duyên khởi, ái có thọ (Vedadnā) là duyên khởi, thọ có xúc (Phassa) là duyên khởi, xúc có lục nhập (Saḷāyalana) là duyên khởi, lục nhập có danh sắc (Nāmarūpa) là duyên khởi, danh sắc có thức (vinnāna) là duyên khởi, thức có hành (Sankhāra) là duyên khởi, hành có vô minh (Avijjā) là duyên khởi. Ngài quan sát tìm thấy cội rễ của sự khổ như thế, rồi ngài mới quán xuôi thuận trở lại rằng: Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử; sự sầu buồn khổ sở, bất bình, bực tức trong lòng cũng duyên khởi cả.
Nhãn: Cakkhu, tuệ trực giác: Nãna, trí tuệ: Paññā, minh hoặc giác: Vijjā, sự sáng tỏ trong pháp mà ngài chưa từng nghe biết từ trước, cũng được phát sanh đến ngài.
5) Athassa Etadahosi: Kế đó, đức Bồ Tát suy nghĩ nữa rằng: một khi diệt cái gì? Mới không có già và chết, sự diệt được già và chết bởi diệt cái chi?
Ý nghĩ hợp với phương tiện của trí tuệ liền phát sanh đến ngài rằng: Sự già và sự chết diệt là bởi diệt sự sanh, sự sanh diệt là bởi diệt hữu, hữu diệt là bởi diệt thủ, thủ diệt là bởi diệt ái, v.v… bSự diệt điều khổ như thế ấy.
Lúc đức đại Bồ Tát đang quán xuôi và quán ngược về thập nhị nhơn duyên, do thế lực của sự tiêu hoại và sự tiến hóa lên như thế nầy; làm cho rung động cả 10 ngàn thế giới đến 12 lần luôn đến nước nâng đỡ quả đất là nơi cuối cùng.
6) Mahāpuriso dasasahassalokadhātuṃ unnādetvā: Đức đại sĩ làm cho chấn động cả muôn cõi thế, rồi ngài tự giác ngộ Sahhāvadhamma trạng thái pháp (chơn lý của vũ trụ), nhứt là hữu vi và vô vi pháp (Saṇkhatāsaṇkhata dhamma) do pháp Ba La Mật của ngài đã tạo trữ từ lâu. Ngài thoát khỏi vô minh, là nơi tụ hội của duyên lành để đạt đáo tư cách khai ngộ cao quí với quả vị Toàn Giác (Sabbaññutaññāṇa sampatti), gồm đủ vô lượng đức tánh, là nơi qui tụ của đạo tuệ (Maggaññāṇa) vô thượng, như hoa sen đua nở, ngài có đủ kim thân mỹ lệ rất rực rỡ, ngài được giác ngộ pháp tối thượng Chánh Đẳng Chánh Giác A Nậu đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Anuttarasammāsambodhi).
Tất cả chư thiên, nhơn loại, đại bàng (gruḍa), Long Vương (Bhujaṅga), Càn Thát Bà (Gandhabba) không quấy nhiễu được.
Trong khi mặt trời hừng rạng đông của ngày 16 vậy.
7) Tasmiṃ sabbaññutaṃ patte: ngay trong khi đức Bồ Tát đã đến phẩm vị Toàn Giác (Sabbaññū) trong cả 10 ngàn thế giới đền trang trí bằng trang vật, là cờ phướng mà chư thiên dựng lên để cúng dường khắp cả cõi Sa Bà từ hướng đông qua tây, từ nam chí bắc, hoành kỳ và tam giác kỳ mà chư thiên cúng dường từ mặt đất lên đến cõi Phạm Thiên. Trăm hoa đua nở nực nồng. Hoa sen cũng nở khắp cùng cả. Thân cây cành cây và loại dây cũng có hoa đơm cúng dường, lại có hoa sen duỗi xuống từ không trung, hoa sen đục đất đục đá mọc lên và nở tươi đẹp cũng có, khắp cả muôn cõi thế gian cũng đầy ngặt cả bằng hoa sen.
Evaṃ bhagavā: Đức Thế Tôn mà chư thiên cúng dường bằng các lễ vật không thể đếm được như thế nầy, ngài đắc thành toàn giác xong mới nói lên bài kệ vô vấn tự thuyết mà chư Phật không từng bỏ qua như vầy:
Aneka jāti saṃsāraṃ
gahakāraṃ gavesanto
gahakāraka diṭṭhosi
vibaṃkhāragataṃ cittaṃ
sandhāvisaṃ anibbisaṃ
dukkhā jāti punappunaṃ
puna gehaṃ visaṃkha taṃ
taṇhānaṃkhayamajjhagā:
Lúc Như Lai chưa đắc thành chánh giác, ráng kiếm người thợ (ái dục) làm nhà (thân thể), hằng xoay vần trong vòng sanh tử đã lắm kiếp, sự sanh hằng đem đến rất nhiều nỗi khổ;
Nầy người thợ làm nhà, Như Lai thấy ngươi rồi, ngươi không còn làm nhà (thân thể) cho Như Lai được nữa đâu, tất cả xương sườn của ngươi, Như Lai đã bẻ gãy cả rồi, cái nóc nhà là vô minh, Như Lai cũng vẹt tan hết rồi; tâm của Như Lai đã đến Niết Bàn không còn pháp hữu vi, Như Lai đã đắc pháp diệt tất cả ái dục.
Ngài an tọa trên bồ đoàn quý báu mà ngài được giác ngộ ấy trọn 7 ngày. Phật thành đạo trong ngày thứ tư nhằm trăng tròn tháng visākha (Rằm tháng tư âm lịch) năm Thân.
–Dứt thiên thứ 11–
___________
(Bodhi sabbaññū)
1) Tena kho pana samayena ekaccānaṃ devatānaṃ pariri takhoudapādi: Trong hôm ấy, sự suy nghĩ phát sanh đến một ít chư thiên rằng: “Sự làm của Sĩ Đạt Ta dường như chỉ có bấy nhiêu thôi chăng? Cho nên không dứt sự luyến tiếc về bảo tọa.
Phật hiểu rõ ý nghĩ của chư thiên cho nên ngài bay lên hư không, biểu diễn phép lạ (Pātihāriya) để cắt đứt sự nghi ngờ của chư thiên.
Pātihāriya phép lạ mà ngài hóa như vầy: Hóa đống lửa và máng xối nước cho phát đi ra từng cặp, là trước hết đống lửa từ phần trên phóng ra, máng xối nước từ phần dưới hiện ra, cho đến đống lửa phóng ở ngón tay, cái máng xối nước phóng ở chỗ các khoản ngón tay v.v…
2) Evaṃ bhagavā pacceka buddha buddhasāvakānaṃ asādharanaṃ yama kappātihāriyaṃ dassetvā. Đức Thế Tôn hóa thần thông lạ song song, không phổ thông đến Chư Phật Độc Giác và chư Phật Thinh Văn Giác, xong rồi ngài ngự xuống an tọa trong chỗ về hướng đông bắc, ngài nghĩ rằng: “Toàn Giác tuệ (sahbaññu taññaṇa) mà Như Lai đã đắc ở trên bảo tọa” nên ngài xem bảo tọa ấy với đôi mắt không nháy trọn 7 ngày. Chỗ ấy đặt tên là tháp Animissaka.
3) Tato pallaṅkassa ca thitaṭṭhānāssa ca: Kế đó Đức Thế Tôn hóa hiện ra một con đường đi kinh hành bằng ngọc dài từ đông qua tây, khoảng giữa bảo tọa và chỗ của ngài ngự; Phật ngự đi kinh hành trên ngọc lộ ấy, ngài thụ hưởng an lạc của pháp giải thoát (Vimutti sukha). Trọn 7 ngày nữa, chỗ ấy đặt tên là tháp Ratana.
4) Cututthe sattāhe: Đến tuần thứ tư, chư thiên hóa ra một cái nhà bằng ngọc, trong hướng tây bắc của cây bồ đề.
Đức Thế Tôn ngự vào an tọa trong ngọc điện ấy, ngài quán về vi diệu tạng, về vô tận lý, nghĩa là chỗ viên giáo (Samanta paṭṭhāna) cao thượng, trọn 7 ngày.
Chư Tỳ Khưu là người nâng đỡ vi diệu pháp nói rằng không có cái nhà ngọc, chỗ mà đức Phật quán về 7 bộ luận (Sattappakaraṇābhīdhamma) đó có tên là ngọc điện xứ (Ratanagharaṭṭhāna). Bởi có ngọc điện xứ làm nền móng là tứ niệm xứ, trồng bằng cái cột là tứ thần túc, dựng vách tường là tạng luật, để trên cái nền là từ chánh cần. Để cất vào trong là 8 thiền định sắp nóc bằng tạng kinh, lập bằng vi diệu pháp, cái nhà ngọc của ngài làm bằng tất cả pháp (Saddhamma).Thức giả nên hiểu rằng nhà ngọc ấy là nơi mà đức Phật quán về tam tạng gồm có 5 Nikāya, 9 Aṅga (Chi điều) và 84.000 pháp môn.
Phật quán nghiêm về tạng luật, tạng kinh và tạng luận do toàn giác tuệ, nên ngài mới có 6 màu hào quang là: Xanh, Vàng, Đỏ, Trắng, Hồng (màu chơn phụng hoàng), màu chớp chớp (cũng gọi màu dợn sóng), từ kim thể túa ra khắp tất cả các hướng, ngài quán như thế trọn 7 ngày. Chỗ ấy có tên gọi là tháp Ratanaghara.
5) Pañcame sattāhe: Đến tuần lễ thứ năm, đức Phật ngự ra khỏi cái nhà ngọc đến an tọa nơi cây Ajapālanigrodha (cây sanh mấy người chẳng dễ thường chơi), rồi chú tâm quán về chánh pháp mà ngài đã giác ngộ ngõ hầu làm cho mầu nhiệm theo nhiều phương cách, về rằng chúng sanh mà Đức Phật cần giáo huấn có 6 loại, do thế lực của 6 tánh là: tánh tham, tánh sân, tánh si, tánh tin, tánh tuệ, tánh tư. Chúng sanh khác nhau có 3 bậc là:
1.-Ugghatitaññū: Kẻ được giác ngộ sau khi nghe qua lời Phật thuyết, trực hạ thừa dương tiện thị bối trần hiệp giác.
2.-Vipaccitaññū: Kẻ được giác ngộ sau khi nghe Phật hoặc chư thánh diễn giải ý nghĩa rộng thêm.
3.-Neyya: Kẻ được giác ngộ sau khi bậc tri thức giáo hóa hóa thường thường.
Phật xem xét thấy rõ chúng sanh như thế. Nên ngài quán những pháp rất tinh anh mà ngài đã đắc, ngài tọa hưởng giải thoát lạc dưới góc cây sanh ấy.
Kế đó thiên ma là loại ma vương hay kiếm lỗi, vào thính Phật nhập Niết Bàn.
Đức Phật đáp rằng: Ma Vương ơi, chư Tỳ Khưu Thinh Văn đệ tử của Như Lai chưa có, nếu Thinh Văn đệ tử Như Lai, có và thực hành phạm hạnh pháp tròn đủ rồi, Như Lai cũng chưa nhập Niết Bàn nữa.
Khi Đức Phật không nhận chịu, thì Ma Vương bực tâm bỏ đi ngồi giữa đường, vẽ 16 kiểu hình trên mặt đất, suy nghĩ về nhiều lẽ, như pháp Ba La Mật mà tự thân không từng đào tạo v.v…Kế đó 3 thiếu nữ con của Ma Vương là: A.-Taṇhā, B.-Aralī, C.-Rājā, xuống kiếm cha, thấy buồn bã âu sầu nên tự hào lãnh rằng: Sẽ đi cám dỗ Đức Phật.
Ma Vương cha ngăn không được cứ đi đến biến mình làm đủ cách để cám dỗ, thua tài Đức Phật nên trở về thiên giới. Phật an tọa hưởng giải thoát lạc trọn 7 ngày.
6) Attha kho bhagavā ajapālanigrodhamūla utthāya: Kế đó, Đức Thế Tôn dậy khỏi cây Ajapālanigrodha, ngự đến gần cái hồ Muccalinda, ngồi an hưởng giải thoát lạc gần cái hồ ấy, nhằm trời mưa to, có Long Vương tên Muccalinda ở dưới hồ bỏ lên hiện thân to lớn vấn bao quanh và xòe cái miệng đậy phía trên đầu Đức Phật, đặng ngăn gió che mưa v.v…Phật an tọa hưởng giải thoát lạc tại đó trọn 7 ngày.
7) Sattame sattāhe: Trong tuần thứ 7, Đức Phật là bậc đại phước ngự khỏi chỗ đó, đến an tọa dưới gốc cây Rājāyatana trọn 7 ngày nữa, đặng hưởng giải thoát an lạc.
Đếm cả từ ngày Đức Thế Tôn an tọa dưới cội cây bồ đề đến ngày dưới cây ấy, là trọn 49 ngày.
Sau đó đức trời Đế Thích đem trái cà na quí (Dibba) đến dâng. Đức Bổn Sư thọ và độ liền. Bởi có Phật độ trái cà na đó nên phát sanh Sarīvalañja (Vật trược của thân).
Đức Đế Thích đem tâm xỉa răng và nước súc miệng đến dâng cúng, Phật súc miệng xong ngài ngồi dưới gốc cây ấy.
8) Tena kho pana samayena: Trong thời ấy, có hai người lái buôn là anh em với nhau, anh tên Tapussa, em tên Bhallika cùng dẫn đoàn 500 cỗ xe chở đầy vật hạn đến bán trong xứ Uttalā thuộc trung Ấn Độ. Khi đi ngang đến rừng vắng có một vị thiên thần là thân thuộc trong kiếp trước của hai người ấy, đang nương ở tại đó, mách bảo rằng:
Nầy lái buôn, hiện nay Đức Phật đã giác ngộ hoàn toàn rồi ngự dưới gốc cây Rājāyatana. Ngươi nên đến đó vào đảnh lễ ngài và cúng dường vật thực khô của ngài, sẽ được kết quả lợi ích khiến cho đặng sự an vui lâu đài.
9) Atba kho tapussa bhallikā vānijā: Kế đó hai chàng thương gia cũng phát tâm trong sạch tin thành đem thực phẩm khô đến cúng dường Phật, khi đến đảnh lễ và bạch rằng:
Bạch Đức Thế Tôn hạ cố, xin ngài nhận thực phẩm khô của chúng tôi, cho đặng sự lợi ích và an vui lâu dài. Đức Phật nghĩ như vầy: cái bình bát của ta đã mất từ hôm thọ cơm sữa (Madhupāyasa), ta không nên thọ vật thực bằng cái tay, không ta sẽ có vật gì để thọ.
Liền đó 4 vị trời Tứ Đại Thiên Vương được biết nên liền đem bình bát bằng ngọc thạch (Indanila) xuống dâng. Phật không thọ. Tứ Đại Thiên Vương lại nghiêng mình dâng bình bát đã có màu sắc như đậu xanh. Đức Phật từ bi tế độ cả 4 vị nên thọ rồi để chồng lên mà chú nguyện cho thành 1 cái bát, xong ngài bèn thọ vật thực để độ. Sau đó hai người lái buôn tuyên bố mình làm cận sự nam, qui y nhị bảo (Duecikasaraṇa gamana). Hai người thương mãi ấy là thiện nam trước nhứt trong Phật Giáo.
10) Atha te vāṇijā: Kế đó, hai người lái buôn bạch xin món chi để làm nơi cúng dường.
Đức Chánh Đẳng Chánh Giác rờ lên trên đầu thì 8 sợi tóc dính theo tay ngài rồi cho hai người ấy. Về hai thương gia nhận được 8 sợi Kesadhātu liền cung thỉnh về quốc độ.
Khi đến chỗ bèn sửa soạn trang hoàng chỗ đồi Siṅguttara làm thành cái bảo tháp, rồi nhập tháp để lễ bái cúng dường theo lời dặn của Đức Thế Tôn. Ngày lễ nhập tháp có cả chư thiên và nhân loại đến ủng hộ với một sự lạ thường, chư thiên có đức trời Đế Thích xuống tiếp trang trí, loài người, thì có đức vua Upalāpa v.v. đến hăng hái tiếp giúp.
Còn về 8 sợi tóc cũng hóa thần thông lạ rất nhiều, chư thiên và nhân loại hết lòng trong sạch sùng mộ lễ bái và cúng dường vô số châu ngọc vàng bạc v.v….
Bảo tháp đó có định danh là Siñguttara tháp (tại Miến Điện). Đồi núi ấy là nơi nhập tháp đồ phụ tùng của cả 4 vị Phật trong tiền hóa kiếp nầy là:
A_Ống lược nước của Đức Phật Kakku Sandha (Câu lưu tôn)
B_ Dây lưng của Đức Phật Konāgamana (Câu na hàm mâu ni)
C_Y tắm của Đức Phật Kassapa (Ca Diếp)
D_Kesadhātu 8 sợi tóc của Đức Phật Gotama (Cù Đàm).
–Dứt thiên thứ 12–
___________
PHẠM THIÊN THỈHH PHẬT THIÊN THỨ 13
(Brahmajjhesana)
1) Atha kho bhagavā tamhā rājāyatanamūlā uṭṭhahitvā: Kế đó, Đức Thế Tôn rời khỏi gốc cây Rājāyatana ấy, ngự đến an tọa dưới cội cây Ajapālạnigrodha trở lại.
Lúc ngồi yên dưới cây ấy rồi, ngài suy nghĩ rằng: “Pháp mà Như Lai đắc rồi đây là pháp sâu xa mầu nhiệm rộng rãi lắm, là pháp Chư Phật đã thâu tập rồi, là pháp chúng sanh khó mà thấy được, giác ngộ bằng cách khó khăn, pháp nầy quá vi tế nhiệm mầu là pháp tối thượng, đầy đủ không dư sót, nghĩa là bậc tri thức cần diễn giải”, Đức Phật suy nghĩ như thế rồi ngài ít hăng hái, tâm không muốn thuyết pháp độ chúng sanh, ngài an tọa tự tại.
2) Atha kho sahampatī brahmā: Kế đó vị trời Phạm Thiên Sahampatī biết sự nghĩ ngợi của Phật, nên mở lời than ba lần như vầy: ôi bạn ơi, chúng sanh sẽ bị tiêu diệt chẳng sai. Chư Phạm Thiên ở trong 10 ngàn cõi Sa Bà nghe lời ấy, bèn đến hỏi mọi lẽ.
Sahampatī Phạm Thiên nói rõ nguyên nhân và cùng bay xuống vào chỗ ngự của Đức Bổn Sư, đảnh lễ rồi quỳ xuống chấp tay có 10 cái móng rực rỡ, như cái hoa để trên đầu và ngước mặt trông vào mặt Đức Thế Tôn đang chói lọi bằng 6 màu hào quang, mà bạch thỉnh ngài thuyết pháp.
3) Atba bhagavā: Kế đó, Đức Thế Tôn đầy đủ lòng bi mẫn và do được nghe lời thỉnh cầu của Phạm Thiên Sahampatī nên ngài dạy rằng: Nầy Phạm Thiên, Như Lai nghĩ rằng: Pháp có trạng thái sâu xa mầu nhiệm, Như Lai đã giác ngộ. Còn chúng sanh ưa thích theo ái dục, không thể làm cho rõ thấu nơi cuối cùng của sự khổ là Niết Bàn được đâu. Pháp thập nhị nhơn duyên, chúng sanh cũng thấy với một cách khó khăn. Tư cách diệt trừ các pháp hành (Saṅkhāra), và sự diệt tận phiền não, hoặc sự cắt đứt ái dục. Để đạt đáo Niết Bàn thật ra chúng sanh khó biết được. Nếu Như Lai thuyết, song chúng sanh không cần tin lời Như Lai, sự mệt nhọc khó khăn không cho Như Lai. Cớ ấy nên Như Lai ít có sự hăng hái thuyết pháp đến chúng sanh.
4) Evaṃ yāvatatiyampi bhagavā: Đức Thế Tôn trong khi có vị Phạm Thiên Sahampatī thỉnh cầu 3 lần như thế, nên Phật quán thị chúng sanh bằng thiên nhãn, ngài thấy có kẻ ít bụi trần là tham sân si trong con mắt, hoặc hạng chúng sanh khác có bụi trần trong con mắt rất nhiều, ngài rõ biết rồi mới phán như vầy:
Apārutā te amatassa dvārā, yesotavanto pamuñcisu saddhiṃ, vihiṃsasaññi paguṇaṃ na bhāsi, dhammaṃ paṇītaṃ manujesu brahmeti.
Nầy Sahampatī Phạm Thiên, chúng sanh nào có nhĩ quan lắng nghe rồi phát tâm tín mộ. Các cửa của quốc độ gọi là Amata (bất diệt) Như Lai đã mở sẵn chờ chúng sanh ấy; chúng sanh nào có sañña (sự nhận thức) rằng: Nghe pháp với sự mệt nhọc vô ích, Như Lai không thuyết pháp thuần tuý cao thượng đến cho chúng sanh đó đâu.
Sahampatī Phạm Thiên nghe lời Phật nhận mở hội thuyết pháp độ sanh như thế, đảnh lễ từ tạ cùng các tùy tùng bay về cõi Phạm Thiên.
–Dứt thiên thứ 13–
___________
(Dhamma cakka)
1) Evaṃ bhagavā tassa brahmano paṭiññaṃ datvā: Đức Thế Tôn tuyên lời hứa với vị Đại Phạm như thế rồi, ngài nghĩ rằng: Như Lai nên thuyết pháp đến kẻ nào trước nhứt người nào sẽ được giác ngộ chánh pháp trước.
Ngài nghĩ rằng: ông đạo sĩ Aḷara con dòng Kālāmagotta là tri giả có bụi là phiền não trong con mắt ít, Như Lai nên thuyết pháp cho ông ấy trước, ông đạo đó hẳn được giác ngộ chẳng sai, sau đó thiên thần đến mách rằng Bạch Đức Thế Tôn, đạo sĩ Aḷāra tạ thế đã 7 ngày rồi, tuệ nhãn của Phật cũng quan sát thấy rằng: ông đạo sĩ Aḷāra từ trần 7 ngày rồi thật.
2) Athasa eta dabosi: Kế đó nữa Đức Phật suy nghĩ rằng: Như Lai cần thuyết đến cho người nào, rồi ngài hiểu rõ rằng: ông đạo sĩ Uddaka con dòng Rāma là người trí có bụi trong con mắt ít, đáng được giác ngộ mau lẹ.
Liền đó vị thiên thần vào bạch Phật rằng: ông đạo sĩ Uddaka ấy đã chết hồi hôm rồi; Phật dùng tuệ nhãn hiển rõ rằng: Hẳn thật như lời chư thiên. Thế Tôn ngài nghĩ rằng: 2 ông đạo sĩ nầy là người bị hại to, nếu 2 đạo sĩ ấy còn sống nghe pháp của Như Lai thuyết, chắc chắn đắc pháp chẳng sai.
3) Athassa etadahosi: Kế đó, Đức Thế Tôn có ý nghĩ như vầy: Như Lai nên thuyết pháp đến ai trước, người nào được giác ngộ chánh pháp. Liền nhớ đến 5 thầy Kiều Trần Như rằng: Năm thầy Kiều Trần Như nầy, có đặt ân đức đến Như Lai, đã phụng sự Như Lai hết 1 thời gian rất lâu, nếu thế Như Lai nên thuyết pháp cho 5 thầy Kiều Trần Như ấy trước. Đức Thế Tôn suy nghĩ rằng: 5 thầy Kiều Trần Như ở đâu. Rồi thiên nhãn hiểu rằng: 5 thầy Pañcavaggī ở trong rừng Lộc Giả (Isipatanamigadāyavana) gần thành Bà La Nại (Bārāṇasī). Phật an ngự trong rừng Urnvela (U Lâu Tần Loa) được yên vui, đến sau lại ngài ngự đi tuần tự du phương.
Ông Upakājīvaka (người ngoại đạo) thấy đức Chánh Đẳng Chánh Giác, có lời khen ngợi nhiều. Đức phật thuyết câu kệ dứt rồi.
Ông ấy hỏi Sa Môn đi đâu?
Như Lai đi đặng thuyết pháp luân (Dhammacakka).
Ông Upakā tu theo ngoại đạo ấy nghe xong khen rằng: Nầy ông Sa Môn, lời ông nói đó đúng rồi, xong gục đầu từ tạ đi theo ý muốn.
4) Atha kho bhagavā anupubbena cārikañcaramāro: Sau đó Đức Thế Tôn ngự đi tuần tự hành trình đến rừng Isipata namigadāyavana (Lộc Giả) là chỗ ở của 5 thầy Kiều Trần Như.
Năm thầy Kiều Trần Như xem thấy Đức Phật từ xa, thì giao kết với nhau rằng: Nầy các bạn, Sa Môn (Cù đàm) lại đến rồi đó, chúng ta đừng lễ bái, đứng dậy nghinh tiếp, chờ rước y bát, song chúng ta nên dọn chỗ sẵn, nếu ông muốn ngồi thì ngồi đi.
Đến lúc Phật ngự tới gần, 5 thầy giữ không được, quên cả lời hứa hẹn trái lại vui mừng, đi rước lấy y bát, mỗi người đều làm các việc nghinh tiếp, rồi gọi Đức Phật bằng lời như trước hoặc bằng tiếng Avuso (ông) chẳng hạn.
5) Ahaṃ bhikkhave tathātato: Đức Thế Tôn phán rằng: Nầy các Bhikkhu. Như Lai dứt hẳn phiền não và tự mình giác ngộ chánh pháp 1 cách chân chánh rồi.
Các người nên lóng tai để nghe pháp gọi là Amata (bất diệt), Như Lai sẽ dạy sẽ thuyết pháp mà Như Lai đã giác ngộ.
Trong khi Đức Phật phán như thế, các thầy Kiều Trần Như hỏi rằng: Nầy ông Cù đàm, người đã giác ngộ pháp cao nhân (Uttarimanussa dhamma) rồi sao?
Phật đáp rằng: Pháp có tên gọi là Amata (bất diệt), Như Lai đã giác ngộ rồi. Như Lai sẽ thuyết đến các ngươi. Phật không thể làm cho 5 thầy Kiều Trần Như biết rõ được trong lần thứ 2. Kế đến lược thứ 3, năm thầy Kiều Trần Như nhận chịu nghe theo lời đức Phật.
6) Atha kho bhagavā pañcavaggiye bhikkhū āmantesi: Khi ấy, Đức Thế Tôn gọi 5 thầy Kiều Trần Như bằng lời như vầy: Dveme bhikkave antā pabbjitena na sevatañca: Này chư Tỳ Khưu, 2 con đường thấp thỏi thì bậc xuất gia chẳng nên hành, Đạo hiệp theo 8 chi thì bậc xuất gia nên hành.
Đức Phật thuyết pháp chuyển pháp luân (Dhammacakkappa vattanasūtrā) có đủ 3 điều là:
A.) Kāmasukhallikāuyoga: Dính mắc trong sự vui của ái dục.
B.) Attakita mathānnyoga: Dính mắc trong ép xác khổ hạnh.
C.) Majjhimāpaṭipadā : Thực hành bực trung, trung đạo.
Hiệp theo 4 pháp chắc thật, tứ đế (Sacca) là:
A.) Dukkha sacca: Khổ đế.
B.) Samudaya sacca: Tập đế.
C.) Nirodha sacca: Diệt đế.
D.) Magga sacca: Đạo đế.
Hiệp theo 3 luân (Parivaṭa) là:
A.) Sacca ñāṇa: Chơn tuệ.
B.) Kicca ñāṇa: Sự tuệ.
C.) Kata ñāṇa: Tác tuệ.
Hiệp với 12 thể (akāra) là: trong cả tứ diệu đế mỗi điều gồm có 3 thể.
Tất cả chư thiên tung hô kế kế nhau, cả 1 muôn cõi thế giới đều chấn động. Liền đó ngài Koṇḍañña được giác ngộ pháp xuất thế gian, nghĩa là đắc quả Tu Đà Huờn. Chư thiên 180 triệu (18 koṭi) cũng đắc pháp nhãn là Tu Đà Huờn quả, rồi trở về thiên cung. Phật thuyết pháp luân trong ngày rằm tháng sáu năm Thân.
–Dứt thiên thứ mười bốn–
___________
DA XÁ XUẤT GIA THIÊN THỨ MƯỜI LĂM
(Yasa pabbajjā)
1) Atha kho bhagavā vassaṃ upagantvā: Kế đó, Đức Phật nhập hạ trong rừng hưu Isipatanamigadāya vana, ngài thuyết pháp (Dhammīkathā) độ cho các vị Tỳ Khưu khác là, Đức Thế Tôn thuyết cho ngài Vappa trong ngày 16, thuyết cho ngài Bhaddiya trong ngày 17, thuyết cho ngài Mahānāma trong ngày 18, thuyết cho ngài Assji trong ngày 19. Kế đó cả 5 thầy xin xuất gia thọ cụ túc giới.
Đức Thế Tôn cho xuất gia bậc trên bằng lối ứng hóa Tỳ Khưu (Ehi bhikku) đến 5 vị Tỳ Khưu đó, với lời Phật ngôn như vầy: “Nầy chư Tỳ Khưu, các ngươi hãy lại, các ngươi hãy thực hành phạm hạnh, đặng chấm đứt sự khổ.” Upuampadā cũng thành tựu đến nhóm 5 thầy Tỳ Khưu.
Đức Phật ngự trong Diệu Định (Vihāra samāpatti) đợi đặng tẩy trừ phiền não của 5 thầy Kiều Trần Như.
2) Kāḷa pakkhassa pañcamiyaṃ tesam visesato: đến ngày 20 tháng 6, Đức Thế Tôn thấy tiền thiện duyên về A La Hán của 5 vị Tỳ Khưu bằng cách cao thượng, ngài hội 5 Tỳ Khưu, và thuyết về Anatta lakkhaṇa sutta (vô ngã tướng kinh) bằng Phật ngôn rằng: Rūpaṃ bhikkhave anattā như thế nầy v.v… chỉ về 5 uẩn là trạng thái không chịu trong quyền lực của mình. Nhóm 5 thầy Tỳ Khưu có lòng vui mừng với lời dạy của Đức Thế Tôn, tâm của các ngài cũng thoát khỏi điều ô nhiễm, 5 vị A La Hán, kể cả Đức Thế Tôn thành 6 vị đã phát sanh trong thế gian.
3) Tena kho pana somayemna bārāṇasiyaṃ yasonāma kulaputto: Trong khi ấy, có người con của ông bá hộ, tên là Yasa ở trong ba tòa lầu là nơi an vui với thời tiết, có mỹ nữ hầu hạ thường khi. Lúc nọ chàng Yasa thức dậy xem thấy những người ngủ mê thế lộ ra những trạng huống đáng chán có lòng chán ngán trong lối tại gia, bèn mang dép bằng vàng, rời khỏi lầu đài đi luôn vào rừng Lộc Giả trong buổi ban đêm.
Khi ấy, đức đại phước đang ngự đi kinh hành trong lúc gần sáng, ngài thấy chàng Yasa thì kêu như vầy: Này người nam tử chỗ nầy chẳng có tội lỗi làm khổ khắc đâu.
Chàng Yasa được nghe liền cởi dép đi ngay vào gần Phật và ngồi chỗ phải lẽ.
Bhagavā anupubbīkahā kathesi: Đức Thế Tôn thuyết thứ tự pháp xong rồi thì chàng Yasa đắc quả Tu Đà Huờn.
4) Atha kho Yasa mātā: Kế đó, bà mẹ của Yasa lên đến chỗ không thấy con bèn đi tin cho chồng hay.
Ông bá hộ nghe tức thì phái người đi kiếm trong 4 phương, riêng ông thì đi vào rừng Lộc Giả kiếm, thấy dép bằng vàng của con cởi bỏ đó nên đi ngay dấu chơn. Phật thấy bá hộ đến, ngài dùng thần thông ngăn không cho thấy con Yasa.
Bá hộ vào bạch hỏi, Phật phán rằng: Ngươi hãy ngồi tại chỗ nầy đi, rồi sẽ thấy con của ngươi, bá hộ được đắc quả Tu Đà Huờn, tự tuyên bố là cận sự nam qui y Tam Bảo (Tevācikasaraṇa gamana). Ông bá hộ ấy là người thiện nam qui y Tam Bảo trước nhứt trong Phật giáo. Đức Phật liền xã thần thông cho thấy chàng Yasa ngồi gần ngài.
Bá hộ thấy bèn nói với con rằng: Con ơi, mẹ của con buồn rầu quá lẽ, con hãy cho sanh mạng của mẹ con với.
5) Atha kho Yasa kulaputto: Kế đó, chàng Yasa ngó xem Đức Phật ngài phán rằng: Nầy trưởng giả Yasa và ngươi đều được thấy pháp rồi, Yasa chẳng nên trở về với phẩm mạo thấp thỏi nữa đâu.
Bá hộ cũng bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn từ mẫn cố Yasa chẳng nên trở về vậy, dù là lợi lộc Yasa sẽ được 1 cách dễ dàng, song ngày mai nầy xin Đức Thế Tôn ngự đến thọ thực nơi nhà của đệ tử cùng với Yasa nầy. Đức Phật Thế Tôn nhận chịu lời mời bằng cách mặc nhiên (Tuṇhī bhāva).
Ông bá hộ hiểu rõ cớ ấy, đảnh lễ và hữu nhiễu xong lui ra. Ngài Yasa xin xuất gia lên bậc trên.
Đức Thế Tôn cho xuất gia lên bậc cao thượng thành Ehi Tỳ Khưu. Trong khi ấy, A La Hán có 7 vị là: 1 Đức Thế Tôn, 5 vị Kiều Trần Như, và Đức Yasa.
6) Atba kho bhagavā: Kế đó, Đức Thế Tôn đắp y trì bát trong buổi sáng, ngự vào nhà của ông bá hộ cùng với ngài Yasa, đến chỗ ngài an tọa trên bảo toà của bá hộ đã trang trí sẵn. Riêng về mẹ và vợ của ngài Yasa đến lễ Phật rồi ngồi yên nơi phải lẽ.
Đức Thế Tôn từ bi thuyết thứ tự pháp cho các người nữ ấy, khi dứt thời pháp hai tín nữ tức là mẹ và vợ của ngài Yasa cũng đắc quả Tu Đà Hườn, rồi xin qui y Tam Bảo ngay trong khi ấy. Phần đông chúng sanh trong đó có ông nội của ngài Yasa cũng tự tay dâng cúng Phật và ngài Yasa bằng vật thực ngon quí, rồi yêu cầu hộ độ Đức Phật, ngài làm cho tất cả người ấy hoan hỉ với Dhammīkathā xong ngài ngự trở về.
7) Bārāṇasiyaṃ angusetthikulassa putta: 4 người cư sĩ là bạn thân của ngài Yasa, toàn là con nhà tiểu bá hộ trong thành Bārāṇasī là: 1.Vimala, 2. Subāhu, 3.Puṇṇaji, 4. Gavappati. Được nghe bạn đi xuất gia, bèn tính tu theo, nên cùng nhau dẫn đến chỗ ở của đại đức Yasa, ngài tiến dẫn cả 4 người bạn đến đảnh lễ và bạch Phật, ngài giáo huấn thuyết thứ tự pháp cho 4 người nam ấy, cả 4 người xin Phật để xuất gia lên bậc trên, Đức Thế Tôn cho Pabbajjā và Upasmpadā đến các người ấy.
Kế sau đó nữa, có 50 người cư sĩ là bạn thân với Đại Đức yasa, nghe rõ như thế cũng rủ nhau kéo đến chỗ ở của ngài. Đức Yasa dẫn đến giới thiệu, được Đức Phật giáo huấn thuyết thứ tự pháp, cả 50 người ấy xin Phật để xuất gia lên bậc trên, Đức Thế Tôn cho tu. Tất cả vị Tỳ Khưu đó, đều được giải thoát hết thảy điều ô nhiễm (Asava). Trong lúc ấy, được 61 vị A La Hán.
8) Muttohaṃ sabbapāsehi yeca nibhā yeca mānusā: Kế đó, Đức Phật Thế Tôn phán rằng: Nầy chư Tỳ Khưu, Như Lai thoát khỏi tất cả cạm bẫy rồi, hết thảy chư thiên và nhơn loại nào trong thế gian nầy, các ngươi hãy đi giáo hóa, hãy giải thoát tất cả chư thiên nhơn loại ấy cho vượt khỏi cạm bẫy đi, các ngươi nên thuyết pháp hay đoạn đầu đoạn giữa và đoạn chót, cho những trời người ấy nghe với. Thật ra tất cả chúng sanh có bụi là phiền não trong con mắt ít, nếu không được nghe, chắc chắn bị tiêu diệt ra ngoài chánh pháp cao thượng.
Riêng Như Lai đi đến xứ Uruveḷa, các ngươi nên đi du phương đặng thuyết phạm hạnh pháp cho chúng sanh, theo cách thức Như Lai đã thuyết, song các ngươi chẳng nên đi chung hai người một đường.
Chư Tỳ Khưu thánh tăng vâng lời Phật và đảnh lễ lui ra cử hành.
Kế đó Mārādhirāja: Ma vương có tâm ác liền vào chỗ ngự Đức Thế Tôn bạch như vầy: Bạch Phật chiếu giám, Ngài đã khỏi cả ma chướng rồi, nhưng ngài vẫn không khỏi tay tôi. Đức Thế Tôn đáp rằng: Nầy Ma Vương ơi, sự mong mỏi trong sắc, thinh, hương, vị, súc, pháp của Như Lai không có nữa đâu, Như Lai có thể tiêu trừ tử thần ma được.
Ma Vương nghe lấy làm buồn bã thất vọng trở về.
–Dứt thiên thứ 15–
___________
PHẬT NGỰ ĐẾN ƯU LẦU TẦN LA THIÊN THỨ MƯỜI SÁU
(Uruvela galena)
1) Atha kho bhagavā bārāṇasiyaṃ yathābhirantaṃ vihavitvā: Khi ấy, Đức Phật Thế Tôn an ngự tại xứ Bārānasī, rồi lần hồi ngài ngự đến xứ Urnvela, trong lúc ấy, có 30 người hoàng tử của vua Kusala, là bạn thân ái với nhau đầy đủ sự tiến hóa. Chung với vợ vào chơi trong rừng, riêng có một người không vợ. Các người khác dẫn lại một cô gái xuân sắc cho hoàng tử đó.
Gái chơi ấy, khi thấy các hoàng tử lơ đĩnh đi chơi trong rừng, bèn trộm gói đồ trang vật chạy trốn vào rừng khác.
Các người ấy đều hăng hái tiếp đi rượt kiếm, thoạt nhiên gặp Phật an ngự dưới gốc cây, vào hỏi thăm người đàn bà ấy. Phật hỏi chẳng hay người nữ ấy có lợi ích gì đến các ngươi? Những vị ấy phục bạch Phật mọi việc.
Đức Thế Tôn thuyết thứ tự pháp, các người ấy nghe xong xin xuất gia lên bậc cao thượng.
Đức Thế Tôn cho 30 người ấy xuất gia bằng lối ứng hóa Ehibbikkhu upasampadā, trong rừng Kappāsika.
2) Atha kho bhagavā: Kế đó, Đức Thế Tôn ngự đi du phương lần đến xứ Uruvela, ngự yên tại đó.
Lúc ấy, có 3 anh em đạo sĩ (Jaṭila) là: Uruvelakassapa, Nadīkassapa, Gayākassapa.
Ông Uruvela Ca diếp có 500 đồ đệ.
Ông Nadi Ca diếp có 300 đồ đệ.
Ông Gayā Ca diếp có 200 đồ đệ.
Đức Phật ngự đến chỗ của ông Uruvela Ca Diếp, xin trú trong hỏa xá. Ông Ca diếp bạch rõ rằng: có rồng ở, Đức Phật cứ ngự đến ở, trong đêm Long vương ấy hóa lửa cho cháy kim thân của Phật. Đức Thế Tôn cũng hóa lửa cho đụng tới thân của rồng, rồng thua, ngài bắt bỏ vào trong bình bát của ông Ca diếp xem, thấy rồi cũng có sự kinh hãi, song còn chấp cho là không cao thượng.
3) Atha kho Uruvelakassapo: Khi ấy, ông Uruvela Ca Diếp thỉnh thọ thực do thấy phép lạ.
Phật ngự đến an tọa gần mé rừng. Tứ Đại Thiên Vương xuống hầu Phật trong lúc đầu hôm, đức Thiên Nhãn (vua trời) ngự xuống hầu Phật lúc nửa đêm, Đức Đại Phạm Thiên ngự xuống hầu Phật trong canh khuya. Làm cho cả khu rừng chói sáng rực rỡ hằng những hào quang khác nhau. Đến sáng ra ông Uruvela Ca Diếp đi thỉnh Phật bèn bạch hỏi.
Phật đáp rằng: Nầy Ca Diếp, Tứ Đại Thiên Vương xuống lúc đầu hôm. Đức Đế Thích xuống lúc nửa dêm. Đức Đại Phạm xuống lúc canh chót, đặng nghe pháp Như Lai. Ông Kassapa nghe xong thì thỉnh Phật độ ngọ.
Puna divase mabānañño: Đến hôm sau lại, đại lễ phát sanh đến cho ông Uruvela Ca Diếp, nghĩa là người trong xứ Ma Kiệt Đà (Magadha) đem thức ăn mặn và ngọt đến cúng, ông Uruvela tính không muốn cho Phật ngự đến trong ngày ấy. Phật hiểu rõ ý nghĩ của ông Ca Diếp, cho nên sáng ra ngài ngự đến hồ Anotatta súc miệng rửa mặt xong, ngài ngự đi khất thực trong xứ Bắc Cu Lư Châu (Utarakurndīpa), vừa đủ ngài ngự về gần hồ Anotatta độ xong, mới trở về nơi rừng ấy.
4) Sāyaṇha samaye: Đến lúc trời chiều, ông Uruvela đến chỗ ngự của Phật bạch rằng: Cớ sao ngài Sa Môn không đi trong buổi sáng nầy? Đức Thế Tôn nói rõ nguyên cớ hết thảy cho ông Kassapa. Ông ấy nghĩ rằng: Sa Môn nầy chỉ là biết ý nghĩ bấy nhiêu thôi, không phải là A La Hán cao thượng như ta đâu, khi ấy, vải Paṅsakūla (phân tảo y) phát sanh đến Đức Thế Tôn, Ngài ngự đến thọ lấy vải mà họ vấn tử thi nàng lao công Puṇṇā, đem đi bỏ trong tha ma mộ địa, Phật định ý sẽ giặt. Liền đó, trời Đế thích xuống đào cái hồ Pokkharaṇī dâng cúng. Phật đem giặt và nghĩ rằng sẽ chà chỗ nào. Đức Đế Thích đem tảng đá to lại. Phật chà xát trên tảng đá ấy và nghĩ sẽ vắt ở đâu. Trời Đế Thich đè cành cây xuống cho Phật vắt. Ngài lại nghĩ Như Lai sẽ phơi chỗ nào. Trời Đế thích đem tảng đá to lại cho ngài phơi. Trong khi Đức Phật làm việc Pansakūla như thể quả đất chấn động tới 3 lần. Đến mai lại ông Kassapa đến chỗ ngự của Đức Phật Thế Tôn, thấy các vật phụ tùng như đá v.v…. bèn bạch hỏi.
Đức Thế Tôn nói rõ đủ mọi điều.
Ông Ca Diếp thầm nghĩ rằng không phải A La Hán cao thượng như ta đâu.
5) Tadanantaraṃ: Kế đó nữa, Đức Bổn Sư hóa 4 phép lạ (Pātihāriya) là: Ngài đưa ông Ca Diếp lại, Ngài bay đi đem trái xoài, trái chùm ruột rừng, trái cà na rừng, từ Hi Mã Lạp Sơn, ngài ngự lên cung trời Đao Lợi đem hoa Paricchattaka rất quý xuống, ngài ngự vào an tọa trong hỏa xá trước ông Kassapa đến 4 bận.
Ông Uruvela Ca Diếp cũng nghĩ như trước.
Ekadivasaṃ jatilā: Một hôm nọ các ông Jatila ấy muốn đốt lửa, bửa củi không bể, bèn nghĩ rằng sở dĩ có chuyện như thế nầy là bởi thần thông của Sa Môn chắc chắn. Đức Phật đáp rằng các người cứ bửa củi theo ý muốn đi.
Liền đó các đạo sĩ bửa được củi cả.
Hôm sau các ông Jaṭila đốt lửa không cháy cũng nghĩ như trước. Phật phán cho đốt cháy lên.
Các vị Jaṭila cúng dường lửa xong rồi dụi lửa không tắt, Đức Phật cho phép thì dụi tắt hết: Ông Kassapa cũng nghĩ như trước.
6) Tasmiṃ sītasamaye: Trong khi trời lạnh do tuyết rơi nhiều, nhóm Jaṭila xuống tắm trong sông Nerañjarā (Ni Liên Thiền), khi lên sự lạnh quá độ, thì đức A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác (Arahaṃ sammāsambuddho) hóa 500 cái lò lửa cho em Jatila hơ.
Đến như thế: song nhóm ngoại đạo cũng còn nghĩ như trước nữa. Một hôm nọ trời trong lúc trái mùa phát lên mưa to rơi xuống khắp nơi. Riêng về Đức Đại Từ Bi an ngự trong nơi nào, nước không ướt nơi chỗ ấy, trái lại có bụi bay lên, Ông Uruvela Ca Diếp nghĩ rằng: Đại Sa Môn có lẽ chìm trong nước sông rồi. Nên cùng học trò chèo ghe đi xem thấy Phật an tọa trong chỗ có nước làm hàng rào chung quanh, bèn nói thỉnh Phật lên ngồi trong ghe.
Đức Phật không lên trong ghe, mà lại bay lên trên hư không, rồi hạ xuống vào an tọa trong ghe của Uruvela. Ông ấy cũng còn nghĩ như trước nữa.
7) Tato paṭṭhāya: Kể từ hôm Đức Thế Tôn ngự khỏi rừng Lộc Giã trong ngày sau rằm tháng 10, đến an ngự tại xứ Uruvelà, tính được 2 tháng đến rằm tháng chạp.
Trong khoảng thời gian nầy, Phật hóa thần thông lạ có tới 1.500 cách, song ông Uruvela Ca Diếp cũng vẫn còn cứng cỏi như cũ.
Đức Phật nghĩ rằng: Như Lai nên làm cho Jatila nầy kinh hãi cho nên ngài phán với ông Ca Diếp như vầy: Nầy Jatila, người không phải A La Hán cao thượng đâu, tại sao lại chấp cho là A La Hán cao thượng?
Ông Ca Diếp nghe Phật ngôn bèn kính sợ mọp lạy dưới chơn Phật, bạch xin xuất gia thọ cụ túc giới.
Đức Thế Tôn bảo đi từ giã 500 đồ đệ Jatila. Kassapa vâng lời Phật, các học trò cũng thuận tu theo Phật và lấy đồ phụ tùng hơ lửa thả sông cả.
Phật từ bi tế độ cho tu xuất gia bậc cao thượng bằng lối Ehi tỳ khưu.
Nadīkassapo pana: Về phần ông Nadī Ca Diếp và ông Gayā Ca Diếp chẳng hạn, thấy đồ bửu bối trôi trên mặt nước như thế, thì ông Nadī dẫn 300 đồ đệ, ông Gayā dẫn 200 đồ đệ đến chỗ Uruvela hỏi rõ tự sự cũng thả trôi đồ vào trong nước cả, rồi xin xuất gia và thọ cụ túc giới.
Đức Thế Tôn cho tu cụ túc giới thành tỳ khưu Ehi xong rồi ngài mới thuyết pháp lửa Aditta pariyāya suttrā, khi dứt thời pháp cả ngàn lẻ ba vị Jatila tỳ khưu đắc quả A La Hán.
8) Bhagavā tesaṃ upanissayaṃ natvā: Đức Thế Tôn biết duyên lành trong kiếp trước của các vị đó, nên ngài thuyết pháp cho đắc thành đạo quả.
Đức Thế Tôn có chư tăng vô lậu theo hầu, ngài ngự đến vườn thượng uyển là nơi gần thành vương xá Rājagaha đặng đáp ứng lời ước hẹn của vua Bimbisāra (Tần Bà Xa Ra). Người giữ vườn thấy Phật liền đi tâu vua.
Đức vua nghe nói tức thì cùng 12 vạn quan quân, Bà La Môn, trưởng giả, dân chúng, ngự đến vườn lễ Phật rồi ngự nơi phải lẽ.
Còn các Bà La Môn và trưởng giả có người đảnh lễ rồi ngồi, có kẻ lạy rồi nói lên những lời Sammodanīya, có người thì làm thinh, có kẻ khác lại nghĩ rằng: Ngài Sa Môn hành phạm hạnh của ông Uruvela Ca Diếp, hay là ông Ca Diếp hành phạm hạnh theo đức Sa Môn; Ai cao thượng hơn ai?
Khi đó, Đức Thế Tôn hiểu tâm trạng bằng tuệ giác, ngài dạy Uruvela Ca Diếp cắt đứt sự nghi ngờ của nhóm Bà La Môn và trưởng giả.
Đức Uruvela hiểu rõ lời Phật dạy, liền bay lên hư không cao độ một cây dừa, trở xuống đảnh lễ một lần, luôn đến chừng 7 cây dừa rồi thì nói lên rằng: Đức Phật là thầy của tôi, tôi là thinh văn đệ tử của ngài, đủ cả 7 lần.
Đại chúng có lòng trong sạch ngưỡng mộ thần thong kỳ diệu bèn cùng nhau khen ngợi ân đức của Phật.
Đức Thế Tôn thuyết bổn sanh kinh Mahānārada jātaka, một cách rộng rãi; khi dứt, 11 vạn Bà La Môn và Gahapatī nhứt là đức vua, được đắc quả Tu Đà Hườn.
Một vạn người còn lại được vững trú trong Tam qui.
– Dứt thiên thứ 16 –
___________
TỐI THƯỢNG THINH VĂN XUẤT GIA THIÊN THỨ MƯỜI BẢY
(Agga sāvaka pabbajjā)
1) Tena kho pana samayena aṭṭhārasakatimattā rājahagavāsino: Trong khi ấy, dân chúng ở trong xứ Vương Xá có chừng 180 triệu (18 Koṭi) dẫu là những người đã được thấy Đức Thế Tôn hoặc chưa thấy chẳng hạn, tất cả nam nữ ấy toàn là có sự nô nức mong thấy đấng vô thượng giác. Nên chen chúc nhau vào trong vườn thượng uyển Laṭṭhi vana là nơi Phật ngự. Trong vườn không còn chỗ đất trống, đầy cả một biển người.
2) Tena kho pana samayena sakko devānamindo: Trong khi ấy, vua trời Đế Thích lớn hơn tất cả chư Thiên, biến làm một người nam, vào hầu trước mặt của Đức Thế Tôn, làm chỗ chật hẹp ấy cho rộng rời đại chúng ra, do sự oai lực của trời, lúc Đức Thế Tôn ngự vào thành Vương Xá, chàng nam tử ấy cũng đi trước mặt Phật để dẫn lộ, và hết sức tán dương ân đức của Phật.
Quần chúng thấy mới hỏi nhau rằng: ô nầy, người ấy có sắc thân xinh đẹp gì lạ thế, đáng cho chúng ta xem coi, xứng đáng là nơi ta trong sạch ngưỡng mộ, con cháu ai vậy?
Chàng nam tử nghe bèn đáp bằng câu kệ rằng:
Yodhīro sabbadhi danto, suddho appaṭi puggalo.
Arahaṃ sugato loke, tassahaṃ paricārakaṃ:
Bậc trí tuệ nào đã giáo huấn lục căn tròn đủ rồi, tâm đã thanh tịnh không ai so sánh được, xa lìa bọn nghịch là phiền não, có hành trình tốt (thiện thệ) trong thế gian, tôi là người phụng sự kẻ ấy.
Đức Thế Tôn cùng với tỳ khưu tăng, ngự vào trong hoàng thành xứ Magadha của vua Bimbisāra. Đức vua Tần Bà Sa cúng Phật trai tăng cho độ đầy đủ bằng thực phẩm mặn và ngọt rất ngon quí, rồi vua nghĩ rằng: Vườn thượng uyển Veḷuvana (Trúc Lâm) không xa lắm không gần lắm, là nơi lui tới rất dễ dàng, ta nên dâng chỗ đất nầy đến Đức Thế Tôn và chư tăng. Rồi đức vua đảnh lễ bạch Phật rằng: Đệ tử xin dâng vườn Trúc Lâm đến Đức Thế Tôn và chư tăng.
Đức Thế Tôn nhận an ngự tại chùa Trúc Lâm ấy và Ngài chuẩn hành về chùa chiền cho tỳ khưu tăng.
3) Tena kho pana samayena sañjaya paribbājako: Lúc bấy giờ ông đạo sĩ sañjaya, ở tu trong xứ Vương Xá cùng với một số đông học trò chừng 250 người. Ngài Xá Lợi Phất và ngài Mục Kiền Liên cũng xuất gia tu theo đạo của thầy Sañjaya ấy.
Hai vì đó hứa ngôn với nhau rằng: Ai đắc pháp bất diệt (Amata) trước, người ấy cần phải nói cho người kia biết với.
Khi ấy, đức Assaji đắp y trì bát và có đủ oai nghi tề chỉnh rất xứng đáng là nơi trong sạch ngưỡng mộ, và trì bình khất thực trong thành Vương Xá.
Đạo sĩ Xá Lợi Phất thấy đức Assaji là bậc thánh bèn nghĩ rằng: Ô, những người nào là bậc đắc đạo quả A La Hán. Rồi trong thế gian, tỳ khưu nầy có lẽ là hạng người ấy chăng, ta nên đến thân cận tỳ khưu nầy, song hiện thời không phải lúc nên hỏi tỳ khưu đó, bởi vì ngài đang đi khất thực, nghĩ như thế rồi thì đi dính theo sau. Lúc đại đức Assaji nhận vật thực xong trở về, ông đạo tên Xá Lợi Phất vào gần tỏ sự hoan hỉ nói những lời mừng rỡ, vừa phải với sự thân thiện được, bèn hỏi ngài Assaji rằng: Kính bạch đại đức, lục căn của ngài thanh tịnh, sắc diện ngài cũng tinh khiết, vậy ngài tu theo ai, ai là thầy của Ngài?
Đại đức Assaji đáp rằng, nầy bạn có một vị đại Sa Môn, là con dòng Thích Ca đi xuất gia, tôi tu theo vị Sa Môn đó, Đức Thế Tôn là thầy của tôi.
Đạo sĩ Xá Lợi Phất hỏi rằng: vậy thầy của Ngài nói lời chi? Thuyết pháp thế nào?
Đại đức đáp: Nầy ông đạo, nhà sư là tỳ khưu mới, vừa vào trong pháp luật, nhà sư không thể thuyết pháp bằng cách rộng rãi được đâu, nhưng nhà sư sẽ thuyết với ý nghĩa ngắn ngắn cho người nghe.
Đạo sĩ Xá Lợi Phất bạch rằng: Xin Ngài thuyết dù nhiều dù ít, miễn cho thấy diệu lý mục đích cũng được, khỏi phải nói dài dòng văn tự.
4) Atha kho āyasmā assaji: Khi ấy, đức Assaji thuyết pháp như vầy:
Ye dhammā hetuppabhavā, tesaṃ hetuṃ tathāgato.
Tesaṅca yo nirodhoca evamvādī mahāsamano.
Nghĩa là: các pháp nào hằng phát sanh từ nguyên nhân, đức Như Lai cũng thuyết về cái nhân của các pháp ấy, lại nữa ngài thuyết về sự diệt và phương pháp làm tài liệu vụt tắt các pháp ấy nữa, đức Đại Sa Môn hằng có ngôn thuyết (Vāda) như vầy:
Ngài Xá Lợi Phất nghe pháp ngữ nầy rồi thì có pháp nhãn là Tu Đà Hườn đạo tuệ, diệt khỏi bụi trần và diệt khỏi vật bất tịnh, rồi về gặp Paridhājaka tên Mokkhalāna (Mục Kiền Liên).
Ông Mục Kiền Liên thấy từ xa, liền hỏi rằng: Lục căn của bạn thanh tịnh chi lạ thế, có lẽ bạn đã biết pháp bất diệt rồi chăng?
Ngài Sārīputta đáp đủ theo hành trình trước.
Ông Mục Kiền Liên nghe xong cũng có pháp nhãn diệt khỏi bụi trần, mới rủ rằng: Chúng mình hãy đi đến chỗ Đức Thế Tôn, ngài đó là thầy của chúng ta.
Đạo sĩ Xá Lợi Phất đáp rằng: 250 vị đạo sĩ nương nhờ với chúng ta, thấy chúng ta mới ở trong nầy được, chúng mình phải từ giã các bạn ấy đã.
Rồi hai vị Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên cùng vào gặp số đạo sĩ ấy mà nói như vầy: Chúng tôi sẽ đi theo đức Phật Thế Tôn. Các Paribbājaka đáp: Nếu các ngài sẽ thực hành phạm hành pháp theo đức Sa Môn, tất cả chúng tôi cũng làm theo như thế.
Ngài Xá Lợi Phất và ngài Mục Kiền Liên rủ cả đi vào thưa rõ ý nguyện của mình cho thầy nghe.
Thầy Sañjaya đáp rằng: Chẳng nên, các người đừng đi, cả 3 người mình sẽ cai quản duy trì nhóm nầy.
Hai ngài Sārīputta và Moggallāna năn nỉ yêu cầu hai ba lượt ông thầy cũng không đồng ý. Hai vị Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên dẫn cả 250 vị đạo sĩ ấy vào chùa Trúc Lâm Veḷuvana.
Riêng về ông thầy Sañjaya thì sự tức giận phát khởi mạnh lên quá nóng nảy cho đến nổi hộc máu ra.
5) Addasā kho bhagavā sārīputtamoggallāne dūratova āgacchante ditvà: Đức Thế Tôn trông thấy 2 vị Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, đang đi nơi xa xa mới ló dạng thì ngài kêu chư tỳ khưu mà bảo rằng: Nầy chư tỳ khưu, hai người bạn thân ái với nhau đó tên Kolita và Upatissa, sẽ lại đến bây giờ đây. Đấy là hai thinh văn của Như Lai, là hai vị cao thượng, là hai vị tiến hóa.
6) Atha kho sārīputtamoggallāna: Khi ấy hai ngài Sārīputta và Moggallāna vào đến chỗ ngự của Đức Phật Thế Tôn xin xuất gia và thọ lên bậc cao thượng rằng: Bạch Đức Thế Tôn từ mẫn cố chúng đệ tử xin được xuất gia lên bậc trên theo Đức Thế Tôn.
Phật phán rằng: Nầy chư tỳ khưu, các ngươi hãy lại, Pháp mà Như Lai đã thuyết rồi một cách chân chánh, các ngươi hãy thực hành phạm hạnh pháp đặng làm cho thấu rõ Niết Bàn là nơi thoát khổ bằng cách đứng đắn đi. Lời Phật ngôn nầy là Upesampadā của các ngươi đó.
7) Tena kho pana samyena abbhiññātā abhiññātā māgādhikā Kula puttā: Thời ấy, những người con trong xứ Magadha là người có tiếng tăm lừng lẫy cũng vào thực hành theo phạm hạnh pháp của đức Phật Thế Tôn cả.
Quần chúng đổ tội rằng: Sa Môn GOTAMA (Cù Đàm) hành động làm không cho có con, đặng cho nữ giới chịu quả phụ, đặng làm tuyệt chủng, bây giờ đây rủ 1,000 vị javila, rồi rủ 250 vị Paribbājaka là đồ đệ thầy Sañjaya nữa, còn rủ các người danh tiếng nữa, vậy sau nầy sẽ dẫn ai đi nữa.
Chư tỳ khưu được nghe, bèn bạch Phật.
Đức Thế Tôn phán rằng: Nầy chư tỳ khư, lời nầy không tồn tại bao lâu đâu, quá lâu hơn hết là 7 bữa, qua khỏi 7 bữa sẽ tự tiêu mất; Nầy chư tỳ khưu, nếu họ hạch lỗi như thế nữa, các ngươi hãy hạch lỗi họ lại rằng: Chư Phật Như Lai có sự dạy tinh tấn, tiếp dẫn chúng sanh bằng chánh pháp một cách chơn chánh, tại sao lại có sự ganh tỵ các bậc trí tuệ là người dìu dắt hợp pháp.
8) Athāyyasmā mahāmoggallāno: Khi ấy, đức Mục Kiền Liên vào cư ngụ nơi xứ Kallavāḷa trong quốc độ Ma Kiệt Già, ngày thứ 7 kể từ hôm xuất gia, ngài được nghe pháp giống chất đề mục (Dhātu kammaṭṭhàna), được thấu triệt 3 đạo quả trên thành thinh văn Ba La Mật tuệ (Đắc quả A La Hán).
Còn ngài Xá Lợi Phất nửa tháng sau ngài xuất gia, ở hành đạo trong động gọi là Sukarkhāta, được nghe kinh Vedanāparigga ha mà Đức Thế Tôn đang thuyết cho ông Dīghanakha là cháu, thì đắc thinh văn Ba La Mật tuệ, ví như người ăn cơm mà họ đơm cho kẻ khác.
Trong ngày hôm ấy, đức thượng sư cùng họp thinh văn hội nghị (Sāvaka sannipāta) trong chùa Trúc Lâm: Veḷavana, Phật cho hai vị Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên trong địa vị là tối thượng thinh văn Aggasāvaka (cũng gọi là thượng túc đệ tử).
Phật thuyết về giải thoát giáo (Ovāda pātimokkha) trong ngày 15 tháng Māgha (Nhằm rằm tháng giêng năm dậu).
(Ngày nầy các Phật giáo đồ làm phước Māghapūja vía rằm tháng giêng ta, để kỷ niệm đến thinh văn hội nghị và thuyết giải thoát giáo của Phật).
– Dứt thiên thứ mười bẩy –
___________
NGỰ VỀ CA TỲ LA VỆ THIÊN THỨ 18
(Kapila vatthu gamana)
1. - Evaṃ bhagavā dvīhi sāvakappamukkhehi: Thời đức Phật ngự trong chùa Veluvana cùng với tỳ khưu tăng đông đảo, nhất là có hai tối thượng thinh văn, khi ấy đức vua Tịnh Phạn Suddhodana nghe tin rằng Đức Thế Tôn ngự tại đó, bèn phái một vị sứ thần cùng 1000 người tùy tùng đi thỉnh đức Bổn Sư. Sứ giả vâng lịnh đức vua dẫn quân lính đi đến thành Vương Xá cách xa 60 do tuần, tới chỗ vào nghe pháp khi dứt thời pháp thì tất cả đều đắc thành A La Hán rồi xin xuất gia vào Upasampadā.
Phật cho phép tu lên bậc trên bằng Ehi tỳ khưu.
Tất cả sứ giả quên hết không bạch Phật theo lời đức vua.
Nên đức vua phái sứ thần thêm nữa theo như trước, kể từ một vị sứ thần và 1.000 tùy tùng, cho đến 9 vị sứ thần và 9.000 tùy tùng hết chín lần. Tất cả vị đó thành tựu của mình rồi đều làm thinh cả. Kế đó, đức vua nghĩ rằng các sứ thần không bạch Phật, cho nên phái sứ thần là ông Kāḷudāyī đi thỉnh Phật nữa.
Kāḷudāyī sứ thần nhận chiếu chỉ rồi xin đức vua cho phép tu, trong khi đức vua nhận lời, thì Kāḷudāyī dẫn 1.000 tùy tùng đi đến chùa Trúc Lâm, được nghe pháp, cũng đắc A La Hán luôn cả nhóm tùy tùng, rồi xin xuất gia thọ Upasampadā.
Đức Thế Tôn cho phép xuất gia tu bậc cao thượng bằng lối Ehi tỳ khưu.
Ngài Kāḷudāyī nghĩ rằng: Ta đã đắc đạo quả rồi, thời nầy Đức Thế Tôn nên ngự về thành Ca Tỳ La Vệ trong ngày trăng tròn tháng hai âm lịch, bèn vào đảnh lễ bạch Phật, khen ngợi lối hành trình về thành Kapilavatthu bằng 60 bài kệ, rồi bạch đủ mọi lẽ rằng: Bạch Đức Thế Tôn, đại vương Suddhodana là phụ hoàng của ngài, trong khi ngài xa vắng quá lâu, tâm của hoàng đế mong thấy Đức Thế Tôn, ngài phái đệ tử lại thỉnh Đức Thế Tôn về tế độ thân tộc.
2. – Sādhu sādhu udāyī karissāmi: Đức Thế Tôn đáp rằng: Nầy Udāyī, đúng rồi phải rồi, Như Lai sẽ hành phận sự tế độ thân tộc, ngươi hãy báo tin cho tỳ khưu tăng đi.
Đại đức liền bạch chư tỳ khưu tăng rõ.
Kế đó, đấng đại bi có 2 vạn tỳ khưu tăng theo hầu, ngài rời khỏi thành Vương Xá đến thành Ca Tỳ La Vệ xa chừng 60 do tuần.
Riêng về hoàng tộc, nhứt là Phật phụ được nghe tin rằng Đức Thế Tôn ngự về, có sự vui thích lắm, hội họp nhau để trang hoàn đường xá treo cờ rải hoa đợi nghinh tiếp đấng siêu phàm, rồi cho các hoàng nam hoàng nữ trẻ tuổi hơn ngài đi rước trước.
Kế đó, đức Bổn sư ngự vào ghe để qua sông, lên khỏi ghe, ngài hóa sắc thân túa ra 6 màu hào quang, ngự vào chùa Nigro dhārāma cùng với 2 vạn vị thánh nhơn vô lậu, đến chỗ ngài ngự an trên bảo tọa quý báu.
Các vị đế vương trong dòng Thích Ca, nhứt là đức vua Suddhodana, tự chấp rằng: Ta già hơn Phật nên không đảnh lễ.
Khi ấy Phật hiểu rõ tánh tình của thân tộc, nên ngài hóa phép lạ Yamakappātihāriya, biến thành một con đường để đi kinh hành trên hư không, và hóa ra một vị Phật nữa để giải đáp những câu hỏi. Còn ngài vấn những câu ấy.
Đức vua Tịnh Phạn thấy Phật hóa phép lạ, có sự vui mừng thỏa thích, không thể ngăn được, liền đưa tay lên đảnh lễ và xin Đức Thế Tôn xá tội lỗi cho. Đức vua làm lễ trong lầu nầy gọi là lễ bái lần thứ 3.
Các vương giả trong dòng Thích Ca khi thấy Phật phụ đảnh lễ thì làm lễ theo tất cả.
Đức Bhagavā sau khi thân tộc lễ bái xong ngài ngự xuống an tọa trên Phật đài. Khi ấy, có đám mưa lạ thường Pokkharabarṇa rơi xuống, Đức Thế Tôn đề cập đến đám mưa ấy để thuyết về bổn sanh kinh của bồ tát Vessantara.
Sau khi dứt thời pháp các thân quyến hoàng tộc đứng dậy từ tạ ra về, chẳng có một ai thỉnh Phật độ thực trong ngày mai cả.
3. – Puna divase bhagavā: Đến ngày mai lại, Đức Thế Tôn có hai vạn tỳ khưu tùy tùng, ngự vào thành để khất thực, trong giờ trì bình, rực rỡ 6 màu hào quang, ngài đứng gần trụ đá Indakhīla quán tưởng rằng: Chư Phật quá khứ vào quốc độ đặng thọ vật thực của hoàng tộc trước nay thế nào?
Ngài hiểu rõ rằng: Phật xưa hằng ngự đi tuần tự mỗi gia đình để khất thực đúng theo pháp hành đi khất thực (Piṇḍapātocārikavatta). Hiểu rồi ngài ngự đi từng nhà đặng khất thực.
Quần chúng trong thành thấy Đức Thế Tôn thì rộ lên một cách huyên náo, chạy đi coi cả, và nói rằng: Hoàng tử Siddhattha đi khất thực.
Riêng bà mẹ Rāhula nghe tiếng rộ lên náo động bèn hỏi người hầu. Các tỳ nữ tâu rằng: Chồng bà về đến quốc độ và cầm bình bát đi xin ăn.
Nàng Da Du Đà La Bimbā được nghe thì nghĩ rằng: Đức chồng ta cạo đầu cạo râu mặc đồ Ca Sa và trì bình đi khất thực như thế nào, tức thì nàng trỗi dậy gấp, mở cửa sổ trông thấy Phật có kim thân chói lọi bằng 80 tướng phụ Anubyañjana v.v… Nàng rã rời tâm trí và khóc than, chạy gấp đến tâu cho Hoàng đế Suddhodana hay rằng: Muôn tâu phụ vương, con yêu quý của ngài đi khất thực.
Đức vua nghe xong, hết sức kinh cảm, ngài lật đật rời khỏi bảo điện ngự gấp đến gần Phật bạch rằng: Con yêu dấu hẳn không nên đi khất thực như thế nầy, tôi nghèo khổ lắm không đủ để cúng dường thực phẩm cho chư tăng hay sao?
Đức Bổn Sư đáp rằng: Tâu phụ vương, pháp hành đi khất thực (Piṇḍapāta cārikavatta) nầy là tông chủng của Như Lai, không phải là dòng giống của hoàng tộc đâu, quả rằng thường sự chư Phật hằng nuôi mạng bằng lối đi khất thực (Bhikkācārikavatta) nầy. Rồi thì ngài thuyết pháp cho phụ vương nghe, sau khi dứt kệ ngôn, đức hoàng đế Tịnh Phạn đắc quả Tu Đà Hườn.
– Dứt thiên thứ 18 –
___________
NÀNG BIMBĀ BI AI THIÊN THỨ MƯỜI CHÍN
(Bimbā bilāpa)
1) Dudiya divase bhagavā: Đến ngày thứ 2, đức Thích Ca Mâu Ni là nơi nương nhờ của thế gian, ngài thuyết pháp cho nàng Pajāpati Gotamī. Khi dứt thời pháp, di mẫu đắc quả Tu Đà Hườn, Phật phụ đắc quả Tư Đà Hàm.
Đến ngày thứ 3, Đức Thế Tôn thuyết bổn sanh Mahā dhammapāla, trong khoảng giữa bữa ăn, tại trong hoàng cung. Đến khi dứt thời pháp, đức vua đắc quả A Na Hàm.
Đến khi Đức Thế Tôn thọ thực xong, phụ hoàng hướng dẫn dẫn ngài ngự đi đến bảo điện của nàng Da Du Đà La chung với 2 vị tối thượng thinh văn. Đức Thế Tôn an tọa trên ngọc bệ dưới vương cái, ngài trừ khử sự yêu đương của nàng Bimbā, với tư cách thuyết diễn Bổn Sanh Cẩn Na La Candakinnarī. Sau khi dứt, nàng Da Du Đà La đắc quả Tu Đà Hườn.
Kế sau ngày ấy, ngài ngự vào hoàng thành, phụ hoàng dâng cúng cháo, cơm đến Phật và tỳ khưu tăng và bạch rằng: Bạch đức Bổn sư, lúc ngài hành khổ hạnh, có một vị thiên thần ở giữa hư không kêu bảo tôi rằng: Thái tử của bệ hạ không ăn 6 ngày, thân thể gầy mòn té ngã chết trong chỗ cuối cùng của lối đi kinh hành rồi.
Khi tôi nghe lời nói của vị trời ấy, tôi đáp rằng: Ta không tin người đâu, con ta nếu chưa đắc đạo đến giờ nào, thì chưa chết đến giờ ấy.
Vị trời cũng nói nữa rằng: Thái tử tu khổ hành đã chết rồi. Cũng vẫn không tin lời chư thiên ấy nữa.
Đức Bổn Sư đáp rằng: Tâu phụ vương, lúc xưa Như Lai sanh làm Bồ Tát; thầy trứ danh Divāpāmokkha đem xương dê lại trình ngài và bảo rằng: “Con ông đã chết đi rồi”. Phụ hoàng cũng không tin như bây giờ vậy, sau khi độ xong ngài thuyết pháp Bổn Sanh Mahā Dhammapāla thì phụ hoàng đắc A Na Hàm nên ngài thuyết cho hoan hỉ thỏa thích trong sự bố thí vật thực (Bhattānumodanā).
Riêng về bà Ba Xà Ba Đề Gotamī và tỳ nữ cũng ngồi nghe pháp trong chỗ ấy.
2) Suddhodana mahārājā: Đức đại vương Tịnh Phạn xem trong nhóm nữ, không thấy nàng Du Da Đà La bèn phán hỏi: Hôm nay nàng Bimbā đi đâu không lại, rồi đức vua phái thị tỳ cho đi mời.
Nàng tùy phái đến thâm cung của nàng Da Du Đà La thấy nàng đang mặc áo nâu sòng (Kāsāva) ngồi yên, nàng tùy phái không có cơ hội để tâu, nên cũng ngồi làm thinh. Nàng Yasodharā thấy nàng tùy phái thì có lời than rằng Đức Phật có thể cho thành tựu tất cả điều lợi ích, ngài hết thương xót đếm Bimbā rồi sao, cho nên ngài cắt đứt sự luyến tiếc, hết tình yêu đương, đành để cho Bimbā ở cô quạnh với con thơ? Kể từ lúc ngài xa lìa Bimbā đi tu, Bimbā luống chịu sự buồn rầu bất bình nóng nảy trong lòng, mãi cho đến nay, Da Du uống độc dược hủy sanh mạng đi còn hơn sống.
Nàng tùy phái tâu rằng: Kính tâu nàng, bây giờ đức phụ hoàng cho hạ thần đến thỉnh nàng, vì rằng đức Phật ngự vào thọ thực đang an tọa trong hoàng cung và đang thuyết pháp.
Nàng Bimbā nghe xong thì đấm ngực khóc than tức tối, kể lể và đáp rằng: Đức phụ hoàng gọi ta đi xem chồng hay là thế nào?
Nàng thừa phái tâu rằng: Đức phụ hoàng cho thỉnh nàng đến.
Nàng Da Du Đà La đáp rằng: Nầy nữ tùy phái, thân ta là đàn bà bất hạnh (Kāḷakaṇṇī), có căn thân bất cụ, nếu đến hầu, sợ e mất mặt chồng, trong những ngày dĩ vãng lang quân quen ra vào nơi chốn nầy mãi mãi. Vậy cớ sao bây giờ lại bảo Bimbā đi hầu nơi khác? Nàng hãy đi tâu lịnh vua cho theo lời ta rằng: Nàng Bimbā là người nữ Kāḷa kaṇṇī cho nên hoàng tử ra đi tu hành, cớ ấy ta không đến yết kiến đâu. Lại nữa, nàng hãy tâu rằng: Bimbā xin làm tễ từ tạ để chết trong ngày hôm nay.
Nữ thừa phái trở lại phục tấu đủ mọi lẽ.
3) Taṃ sutvā mahārājā: Đức vua nghe ý nghĩa của nàng tùy phái tâu như thế, thì bạch cho Đức Thế Tôn rõ đức tính của nàng Da Du Đà La mọi lẽ, rồi thỉnh Phật ngự đi đến.
Đức Thế Tôn nghe lời mời của phụ hoàng bèn đáp rằng: Nên lắm, nếu Như Lai không đến chỗ của nàng Bimbā ngày hôm nay, nàng sẽ bị đứng tim chết chắc chắn. Lại nữa, Ra Hầu La mẫu nầy có ơn với Như Lai nhiều lắm từ quá khứ đến nay.
Đức Thế Tôn liền đứng dậy, trao cái bình bát đến phụ hoàng cho ngài ngự theo Phật, cho phép tỳ khưu tăng ngồi chờ tại hoàng cung, ngài ngự đi với 2 đại thinh văn, và phán với 2 vị Aggàsāvaka rằng: Ra Hầu La mẫu nầy có đặt ân đến Như Lai nhiều lắm. Nếu nàng đến đỡ chơn của Như Lai, các ngươi chớ cản. Rồi ngài phóng hào quang, ngự ngay đến bảo điện của nàng Bimbā. Đến chỗ, Phật an ngự trên bảo tọa, biểu người tỳ nữ đi tin cho nàng.
Nàng Da Du Đà La được tin liền vùng dậy bước ra thấy Đức Thế Tôn thì thổn thức đi vào dở chơn và trình bày mọi lẽ bạch Phật, lấy đầu tóc lót chơn Phật mà khóc to lên.
Đức Bổn Sư nói với phụ hoàng rằng: Tâu đại vương, nàng Da Du Đà La có lòng yêu mến Như Lai hiện nay, không lấy gì là lạ thường như trước kia đâu. Lúc nàng sanh làm bàn sanh đã có tâm yêu mến hơn đây. Rồi Đức Thế Tôn diễn thuyết bổn sanh Canda Kinnarī một cách rộng rãi, đặng khử trừ sự bi ai của nàng Bimbā, khi dứt thời pháp, nàng đắc Tu Đà Hườn, đức Bổn Sư ngự về chùa.
– Dứt thiên thứ 19 –
___________
THÍCH CA (THÂN TỘC) XUẤT GIA THIÊN THỨ 20
(Sakya pabbajjā)
1) Catutthe divase: Trong ngày thứ tư, đức Bổn sư ngự đến cung điện của hoàng tử Nanda, đặng thọ thực trong khi đang làm lễ cưới. Phật thọ thực xong trao cái bình bát cho hoàng tử Nanda và thuyết về hạnh phúc xong rồi ngự ra về, ngài không lấy cái bát. Ông Nanda chẳng dám dâng nên thỉnh bát đi theo sau.
Các thị tỳ thấy hoàng tử Nanda đi theo sau đức Chánh Giác liền vào tâu với nàng Janapadakalyānī.
Nàng biết rõ tự sự thì chạy ra dặn cho trở về gấp.
Hoàng tử Nanda cũng đi theo luôn đến chùa Nigrodha.
Đức A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác phán hỏi Nanda rằng: Ngươi tu không? Hoàng tử Nanda không dám cãi cũng nhận chịu rằng tu. Đức Thế Tôn cho tu ngay hôm ấy.
Đến ngày thứ bảy, nàng Bimbā trang điểm Rāhula cho đi xin tài sản, trong lúc Phật ngự đi trì bình khất thực.
Rāhula đi theo tới chùa, Phật nghĩ rằng nên cho tài sản xuất gia thế gian (Lokutta sampattī) cho nên ngài truyền đức Xá Lợi Phất cho tu Sa Di.
Riêng ông bá hộ Cấp Cô Độc, khi được gặp Đức Thế Tôn lúc an ngự trong thành Vương Xá, đã có làm phước dâng cúng đến Phật và Tỳ Khưu tăng và thỉnh Đức Thế Tôn ngự đến thành Xá Vệ (Sāvatthī) ông bá hộ trở về cùng tạo chùa Kỳ Viên Jetavana để dâng.
Khi ấy, Đức Thế Tôn ngự ra khỏi Ca Tỳ La Vệ đi đến thành Xá Vệ. Lúc Phật an trú trong chùa Jetavana, ông Nanda có sự buồn bã muốn hoàn tục. Đức Thế Tôn biết nên ngài dụ dỗ cho thực hành phạm hạnh để được nàng thiên nữ, Nanda hành không bao lâu thì đắc A La Hán, mới đến xin rút lui sự hứa hẹn với đức Bổn Sư.
2) Atha kho bhagavā cārikaṃ caranto: Kế đó, Phật ngự đi du hành nơi xứ người, an trú trong rừng Anupiyambavana gần xứ Anupiya. Khi ấy, hoàng tộc đã hứa rằng: Sẽ hiến mỗi vị hoàng tử làm môn đệ đó cũng được ra đi xuất gia theo rất nhiều.
Riêng về 6 vị hoàng thân là: 1.- Bhaddiya, 2.- Anuruddha, 3.- Bhagu, 4.- kimila, 5.- Ananda, 6.- Devadatta, còn chưa đi xuất gia, nên trong dòng Thích Ca nói rằng: Tất cả chúng ta cho con đi tu rồi, còn 6 ông hoàng này không phải thân tộc sao, cho nên chẳng đi tu.
Kế đó, ngài Mahānāma con của Amittodana nói với em là Anuruddha rằng: Em hoặc anh nên đi tu một người.
Anuruddha đáp rằng: Tôi không đi tu đâu.
Mahānāma nói: Em không đi tu thì nên học các công việc đi, tôi đi tu. Anuruddha hỏi các công việc.
Mahānāma dạy bày các công việc, nhứt là nông nghiệp.
A Nậu Lâu Đà thấy rằng khó quá, ông A Nậu Lâu Đà này là 1 vị hoàng tử có đủ sự an vui trong kiếp ấy (Sukhumālajāti) không từng quen chịu khó khăn, dù cho cái tiếng rằng “không có” cũng chưa từng nghe nữa. Cho nên có câu chuyện tiếp theo rằng: 1 hôm cả 6 vị hoàng tử ấy chơi trái tràm chung với nhau và cá rằng: Ai thua thì lấy bánh mà thưởng, Anuruddha chơi bị thua mỗi ván, nên sai người về mẹ lấy bánh, mãi cho đến bà mẹ nói bánh không có. Khi người tùy phái lại thưa bánh không có, ông A Nậu Lâu Đà bảo đi lấy cái bánh “không có” ấy lại đây, bởi cái tiếng nói rằng “không có” đó ông Anuruddha chưa từng nghe.
Bà mẹ cũng đưa đồ không không đi cho.
Chư Thiên lén để bánh trời vào trong đồ ấy.
Người hầu đem đến thoạt nhiên thấy bánh có mùi lạ. Cả 6 ông hoàng rủ nhau ăn bánh ấy.
Ông A Nậu Lâu Đà hỏi mẹ rằng: Tại sao trước giờ mẹ không cho con ăn cái bánh “không có”? Kể từ ngày nay con không ăn thứ bánh khác nữa đâu.
Bà mẹ nghe rồi liền hỏi người hầu.
Người hầu thưa rằng: Đồ đem từ đây đi là đồ không không song đến chỗ chơi trái tràm thì thoạt nhiên thấy bánh đầy cả đồ ấy. Bà mẹ nghe xong thì nghĩ rằng: Con ta ở tại gia đến đâu Chư Thiên cũng để bánh qui cho ăn đến đó chẳng sai.
3) Atheka divasaṃ tayo khittiyā: Một hôm sau, lại 3 vị hoàng tử hỏi nhau rằng: Vật thực phát sanh ở từ đâu?
Ông Kimila đáp: vật thực (cơm) phát sanh trong lẩm lúa.
Ông Bhaddiya đáp: Phát sanh trong cái nồi, bởi thấy người ta bới cơm ở nồi ra.
Ông Anuruddha đáp: Phát sanh từ cái mâm vì thường thấy mâm cơm. Mãi đến sau mới hiểu rõ rằng: “Phát sanh do nơi ruộng” thế nên chán ngán trong sự ở tại gia, mới rủ cả 6 vị thọ dụng tài sản trong 7 ngày rồi đi ra khỏi thành Ca Tỳ La Vệ chung với nhiều người tùy tùng, đến chỗ cuối cùng địa phận thì cho đoàn tùy tùng trở về.
Cả 6 vị hoàng tử và ông thợ cúp Upāti đi đến quốc độ Malla Raṭṭha thì cởi đồ châu ngọc Ambaraṇa cho ông thợ cúp ấy đem bán ăn nuôi sống rồi đi cả.
Upāli nhận gói đồ trở về và nghĩ rằng: Lẽ thường dòng Thích Ca vua chúa dữ lắm, hễ 1 khi thấy ta được trang vật Amharaṇa, chắc chắn nghĩ rằng: Upalī này giết các hoàng tử lấy các trang vật Ᾱbharaṇa, rồi lấy gia hình ta chẳng sai. Ông Upalī nghĩ như thế rồi lấy gói đồ treo trên nhành cây mà đi theo 6 vị hoàng tử.
Các hoàng tử thấy Upalī liền hỏi và sau khi biết rõ theo lời của Upālī rồi, cùng dẫn nhau đi đến chỗ ngự của Đức Thế Tôn bạch xin cho thợ cúp Upālī tu trước, đặng để dịu ngã chấp của mình.
Đức Bổn Sư cũng cho ông Ưu Ba Ly tu trước, rồi mới cho 6 vị hoàng tử tu sau.
Về phần ngài Bhaddiya đắc Tam Minh trong hạ ấy.
Ngài Anuruddha đắc thiên nhãn tuệ lần sau, trong lúc Phật thuyết kinh Mahāpurisa vitakka thì đắc A La Hán.
Đức Ananda đắc Tu Đà Hườn quả.
Đức Bhagu và Kimila tham thiền về minh sát đắc A La Hán.
Ngài Đề Bà Đặt Đa đắc thần thông phàm.
Kế đó, Phật ngự đến thành Kosambī, đại chúng đem lễ vật đến cúng, thì chỉ kiếm đức Bổn Sư và 80 thinh văn (Asītīsāvaka) còn ông Đề Bà Đặt Đa chẳng có ai hỏi han cả, ông Đề Bà Đặt Đa bực tâm nên kiếm được phe đảng rồi cố làm nghiệp xấu xa cho đến bị đất rút vào địa ngục.
-Dứt thiên thứ 20-
___________
DI LẶC ĐƯỢC THỌ KÝ THIÊN THỨ 21
1) Imasmiṃ buddhappāde: Trong Phật thời của đức Bổn Sư Thích Ca, Bồ Tát Di Lặc Mettreyya được thọ sanh làm con bà hoàng hậu Kāñcanā, vợ của vua A Xà Thế, đến khi đủ tháng ngày, sinh ra đặt tên là: Ajitakumāra lúc tuổi đã lớn lại có tâm trong sạch ngưỡng mộ về Phật Giáo.
Ajita được chiêm ngưỡng chơn dung của Phật và nghe pháp thì nghĩ rằng: Người chẳng biết bố thí trì giới v.v… không thể đắc thành Chánh Giác đâu, nên từ giã phụ hoàng đi xuất gia, được tu lên bậc cao thượng chung với 1 ngàn người tùy tùng, học Phật ngôn thuộc nằm lòng, dạy tam tạng đến đa số tỳ khưu.
Trong khi đức Phật ngự trở về thành Ca Tỳ La Vệ lần thứ nhì, ngài an ngự tại chùa Nigrodha. Khi ấy bà Pajā Pati Gotamā nghĩ rằng: Ta chẳng có món chi dâng cúng Đức Phật, ta nên cúng y tấm, nếu ta mua vải đắc giá thì cũng tốt lắm rồi, song nếu ta tự dệt vải với tay ta, mới càng tốt hơn nữa, rồi bà cho thợ làm 7 cái chậu bằng vàng, đem lại trồng cây bông vải, tưới bằng sữa bò, khi cây bông có trái, tự tay bà Gotamī hái vào làm ra bông kéo ra sợi dệt thành 2 thứa vải làm Sātaka, mỗi 1 thứa bề dài 14 hattha, bề ngang 5 hattha (Đo từ cùi chỏ ra tới đầu ngón tay cái gọi là 1 hattha) bà xếp 2 cái y ấy để vào trong vàng chung với các y khác nữa, cho tỳ nữ bưng theo, đi đến chùa Nigrodha đảnh lễ Đức Thế Tôn bằng ngũ thể đầu địa gần dưới chơn Đấng Toàn Giác. Bà đưa vải lên dâng và tâu rõ theo hành trình đặng cho Đức Thế Tôn tế độ bà.
2) Satthā taṃ sutvā: Đức Bổn sư nghe rồi đáp rằng: Tâu di mẫu Gotamī, di mẫu hãy dâng y này đến tăng sẽ có quả báo nhiều. Bà Gotamī năn nỉ 2, 3 lần. Đức Thế Tôn vẫn bảo dâng đến tăng.
Riêng ý nghĩa Phật dạy cho bà dâng đến tăng như thế, bởi ngài muốn diễn dương đức tánh của chư tăng, sẽ là nối truyền về sau.
Bà Pajāpati Gotamī buồn thất vọng nên đi kiếm nhờ đại đức Ᾱnanda yêu cầu giùm, song Phật vẫn không nhận.
Ngài mới thuyết về cá nhơn thí (Pāli puggali dāna) và tăng thí hoặc đoàn thể thí (Saṅgha dāna).
Bà Ba Xà Ba Đề Gotamī nghe pháp xong có sự trong sạch tín mộ bèn bưng y dâng đến chư tăng, để gần đức Xá Lợi Phất không nhận.
Bà đem dâng các vị kế kế, không có ông nào thọ cả. Bà đem đến gần chỗ của Tỳ Khưu Ajita mới tu ngồi sau cuối cùng. Tỳ Khưu Ajita nhận lấy y ấy.
Bà Gotamī phát khởi sự bất bình.
Đức Bổn Sư biết rồi ngài dạy Ᾱnanda lấy bình bát đem đến dâng, lúc đức Ᾱnanda đem bình bát đến dâng, Phật chú nguyện rằng:
“Tất cả Thinh Văn đừng cho được cái bát này, xin cho Tỳ Khưu Ajita được cái bát này thôi”, rồi thì ngài thảy cái bình bát lên hư không.
Đức Xá Lợi Phất bạch xin đi kiếm bình bát xuống dâng, Phật cho phép, ngài Xá Lợi Phất đi kiếm không thấy.
Các vị trưởng lão khác cũng đi kiếm cả cũng không thấy nữa.
Kế đó, Đức Thế Tôn bảo cho Tỳ Khưu Ajita đi kiếm bình bát, Ajita Tỳ Khưu nghĩ rằng: Chư Đại Đức có đủ thần thông kiếm bát không thấy, còn ta là người phàm chắc không thể kiếm được đâu, nghĩ xong cũng nhận rằng: Đệ tử đi kiếm bát bây giờ đây. Rồi Tỳ Khưu Ajita ngó lên trên hư không mà nguyện rằng: Tôi tu đây không mong cầu lợi lộc, chỉ muốn thực hành phạm hạnh pháp, ngỏ hầu lợi ích đến sự giác ngộ và cứu vớt chúng sanh, xin cho cái bát của Đức Thế Tôn lại an trú trong tay của tôi một cách mau lẹ.
Khi ấy, cái bát tức thì rơi từ hư không xuống tôn trí trên tay của Tỳ Khưu Ajita, với một chuyện lạ thường.
Bà di mẫu thấy rồi có lòng thỏa thích, đảnh lễ trở về hoàng cung.
Đức Thế Tôn thuyết về tất cả nhân trước của tỳ khưu Ajita, và ngài tiên tri thọ ký Tỳ Khưu Ajita rằng: Sẽ đắc thành Phật Di Lặc Ariya Mettreyya.
-Dứt thiên thứ 21-
__________
PHẬT PHỤ NIẾT BÀN THIÊN THỨ 22
(Buddha pitu nibbāna)
1) Tato rājagahaṃ upanissāya: Kế đó, Đức Thế Tôn ngự khỏi chùa Nigrodha đi đến thành Vương Xá an ngự tại chùa Veḷuvana cùng với Tỳ Khưu tăng, ở hạ thứ tư cho đến khi mãn hạ, đến hạ thứ năm Phật ngự vào an trú tại phước xá Kūṭāgāra nơi rừng lớn Mahāvana, trong thành Vesālī (Tỳ Xá Ly) đặng tế độ chúng sanh.
Khi ấy, đức hoàng đế Tịnh Phạn lâm bịnh nặng. Tất cả thân tộc Thích Ca nhứt là bà Pajāpati Gotamī v.v... cố gắng điều dưỡng bịnh ấy vẫn không thuyên giảm.
Phật phụ nằm trằn trọc trên long sàn, nghĩ nhớ Đức Bổn Sư có ý nghĩ như vầy: Nếu Đức Thế Tôn ngự về rờ trên đầu, đức Nanda rờ trong mình và hai bên xương sườn, đức Rāhula rờ phía sau lưng, giờ nào thì sự thọ khổ đau ốm của ta cũng thuyên giảm trong giờ ấy.
Trong lúc gần sáng hôm ấy, Đức Thế Tôn quán thị chúng sanh được biết sự phụ hoàng lâm bịnh, ngài nghĩ rằng: Thời này Như Lai nên đi tiếp độ phụ hoàng đang trông đợi Như Lai, ngài bèn gọi dức Ᾱnanda lại truyền dạy đủ lẽ, rồi truyền cho đức Ᾱnanda phổ biến hội chư tăng đức. Ᾱnanda vâng lời Phật tập hợp Tỳ Khưu tăng lại.
Đức Thế Tôn nói rõ nguyên nhân xong rồi, ngài dẫn 500 vị Tỳ Khưu bay theo hư không ngay đến thành Ca Tỳ La Vệ, khi đến chỗ, Phật ngự trực chỉ vào vương cung, trông thấy phụ hoàng long thể suy nhược bèn hỏi qua bịnh tình.
Phật phụ nghe lời hỏi của Đức Thế Tôn thì rơi nước mắt bạch rằng: Tôi đau khổ quá phải chết.
Đức Thế Tôn nghe xong, đưa tay phải chú nguyện bằng lời Sacca rằng: “Như Lai đã bồi bổ Abhinihāra đào tạo tam thập độ hết 4 a tăng kỳ và 1 ức kiếp này đặng lợi ích cho chúng sanh”. Rồi thì ngài rờ vào đầu của phụ hoàng. Sự đau khổ trong đầu liền tiêu mất.
Kế đó, đức Nanda lễ bái Phật xong rồi chú nguyện, đưa tay phải rờ vào tay phải của đức vua, sự đau khổ liền nhẹ. Rồi chú nguyện và rờ tay bên tả v.v...cũng hết bịnh.
Đức Rahula chú nguyện xong rờ vào lưng tổ hoàng thì sự đau khổ cũng tiêu trừ nữa.
2) Tadā rājā vigatarogo: Trong khi ấy, Phật phụ bớt bịnh rồi, trổi dậy rời khỏi long sàn, có sự vui mừng thỏa thích chấp tay đảnh lễ đức Phật.
Đức Thế Tôn quán về tuổi thọ của phụ hoàng liền hiểu rằng: Chỉ còn 7 bữa nữa là thăng hà.
Đức vua bạch thỉnh Phật thuyết pháp.
Phật thuyết về vô thường tướng v.v... (Aniccatādi patisaṃ yutta) sau khi dứt thời pháp thì Phật phụ đắc quả A La Hán. Đến ngày thứ 7, phụ hoàng phục bạch Phật rằng: Tuổi thọ tôi ít lắm tôi xin đảnh lễ từ tạ Đức Bổn Sư để Niết Bàn, xin ngài cho phép.
Tất cả thân quyến trong hoàng tộc nghe xong buồn than khóc lóc vô cùng, phụ hoàng xin xám hối với Phật xong thì Niết Bàn.
Đức Mu Ni Thế Tôn thuyết pháp để khử trừ nỗi sầu khổ của thân tộc, rồi phán bảo đức Mahā Kassapa cho xem chỗ trà tỳ hỏa tang. Đức Ca Diếp cũng dâng lời Phật. Trong khi ấy tất cả Chư Thiên trong 10 ngàn thế giới đều hội lại phúng điếu.
Sau khi, đức Ca Diếp dạy bảo cho trang hoàng hỏa tang đài xong bèn vào bạch Phật. Ngài tự tay bưng giở phía trên đầu của Phật phụ. Ngài rưới nước thơm xong rồi bưng đưa quí thi vào trong cái ngọc quan, rồi Đức Thế Tôn thân hành nghinh cái quan tài đưa đến chỗ hỏa tang.
Phật ngăn không cho đức trời Đế Thích đốt lửa trước, tự tay của Phật phát hỏa.
Riêng về thân tộc của Đức Thế Tôn cả 6 quốc độ là 1.Kapila vatthu, 2.Devadaha, 3.Koliya, 4.Sakkara, 5.Suppavāsā, 6.Veranagara đều khóc lóc buồn rầu trong khi Phật phụ nhập Niết Bàn, bèn rủ nhau vào hội họp trong thành Ca Tỳ La Vệ cả, đặng cúng dường thực phẩm đến Đức Thế Tôn và trai tăng. Đức Toàn Giác thọ đại lễ xong ngài Anumodanā thuyết pháp để tế độ thân tộc, rồi ngự vào chùa Nigrodha.
Khi ấy di mẫu Pājāpati Gotamī xin đi xuất gia.
Đức Phật không cho phép nên ngài ngự vào an trú trong phước xá Kūtāgāra. Kế đó, di mẫu Pajāpati Gotamī theo vào xin nữa, và nhờ đức Ᾱnanda xin giùm; Đức Thế Tôn vẫn chưa cho phép.
Khi ấy, ngài ngự đến ở trong xứ Xá Vệ Sāvatthī. Di mẫu Ba Xà Ba Đề Gotamī cũng dẫn 500 tỳ nữ đến xin xuất gia.
Đức Thế Tôn từ bi tội nghiệp cho xuất gia Upasampadā bằng 8 trọng pháp hoặc bát kính pháp Garudharma.
–Dứt thiên thứ 22–
_____________
(Buddhaparinibbāna)
– Phật trú xứ: Baddha dhīvā sanatthāna –
1) Đức Thế Tôn vô lượng huệ đã đắc thành Phật quả xong, ngài ngự đi giáo đạo dìu dắt chúng sanh rất nhiều nơi cho quy đầu Phật Giáo.
18 chỗ Phật từng an cư nhập hạ thuyết diễn Pháp luật là:
1.) Hạ thứ nhứt: Phật an ngự trong rừng Lộc Giả Jsipatanamiga Dāyavana, gần thành Ba La Nại Bārānasī.
2.) Hạ thứ nhì; ba, tư: Phật an ngự trong chùa Trúc Lâm Veluvana, gần thành Vương Xá Rājagaha.
3.) Hạ thứ năm: Phật an ngự trong phước xá Kūtagāra tại rừng lớn Mahāvana, gần thành Tỳ Xá Ly Vesālī.
4.) Hạ thứ sáu: Phật an ngự trên núi Makaṭa, trong xứ Ma Kiệt Đà Mạgadha.
5.) Hạ thứ bảy: Phật ngự lên trong cung trời Đao Lợi, trên tảng đá Paṇḍukambata là chỗ ngự của đức vua trời. Để thuyết tạng vi diệu pháp, tròn đủ 7 bộ, đặng độ cho Phật mẫu.
6.) Hạ thứ tám: Phật an ngự trong rừng Bbesakala, gần xứ Tagga Rājajanapada.
7.) Hạ thứ chín: Phật an ngự trong rừng Pālileyyaka.
8.) Hạ thứ mười một: Phật an ngự trong rừng gần xứ Bà La Môn tên Sāleyyakagrāma.
9.) Hạ thứ mười hai: Phật an ngự dưới cội cây thầu dầu mà Dạ xoa Naḷeru gìn giữ.
10.) Hạ thứ mười ba: Phật an ngự trong núi Palileyyaka.
11.) Hạ thứ mười bốn: Phật an ngự trong chùa Kỳ Viên, Jetavana, gần thành Xá Vệ Sāvātthī.
12.) Hạ thứ mười lăm: Phật an ngự trong chùa Nigrodha, gần thành Ca Tỳ La Vệ Kapilavatthu, đặng tế độ thân tộc.
13.) Hạ thứ mười sáu: Phật an ngự trong xứ Ᾱḷavī đặng độ Dạ Xoa Ᾱḷavaka.
14.) Hạ thứ mười bảy, mười tám, mười chín: Phật an ngự trong chùa Trúc Lâm Veḷuvana, gần thành Vương Xá Rājagaha.
15.) Hạ thứ 20 đến 29: Phật an ngự trong chùa Kỳ Viên Jetavana gần thành Xá Vệ Sāvatthī.
16.) Hạ thứ 30 đến 35: Phật an ngự trong chùa Kiến Sơ Pubbārāma.
17.) Hạ thứ 36 đến 44: Phật an ngự trong chùa Jetavana gần thành Sāvatthī.
18.) Hạ thứ 45: Phật an ngự trong xứ Veluna.
Phật trụ thế giáo đạo độ đời trọn 45 năm, ngài thường ngự trong 18 chỗ ấy.
2) Trong 45 hạ này, Đức Thế Tôn hành trọn cả 5 Phật sự, là việc mà chư Phật hằng làm trong khi truyền giáo.
Buddha kicca: Phật sự có 5 điều là:
A. Pubbaṇhe piṇda pātaṇca: Trong buổi mai ngài ngự đi trì bình khất thực.
B. Sāyaṃhe dhamma desanaṃ: Trong buổi chiều ngài thuyết pháp độ chúng sanh.
C. Padose bhikkhu ovādaṃ: Trong buổi tối ngài thuyết luật giáo huấn các tỳ khưu.
D. Aḍḍha ratte devapaṇhā deva pañhanaṃ: trong lúc nửa đêm đáp lời vấn của chư thiên.
E. Paccūse va gatekāle bhabbābhabbe vilikanaṃ: Trong lúc gần sáng ngài quán thị chúng sanh hữu duyên và vô duyên.
Nếu ngài xem thấy chúng sanh nào hữu duyên với Phật (Buddhaveneyya), thì tự thân hành đi tế độ.
Nếu ngài xem thấy chúng sanh nào hữu duyên với Thinh Văn (Sāvakā veneyya), thì ngài phái các vị Thinh Văn đệ tử đi độ.
3) Đức Phật Thế Tôn thực hành cả 5 điều Phật sự này hết 45 hạ. Đến ra hạ thứ 45 ngài ngự khỏi xứ Veḷuva, đi du phương lần lượt, đến ngày rằm tháng giêng (Māgha) âm lịch năm tỵ ngài an ngự tại tháp Pāvāla. Đức Toàn Thắng đã hứa định kỳ xả thọ với Ma Vương bằng lời như vầy:
Này ma có tâm ác, ngươi hãy có sự mong cầu ít đi. Sự Niết Bàn của Như Lai không lâu đâu, trải qua 3 tháng nữa Như Lai sẽ Niết Bàn rồi.
Trong lúc Đức Thế Tôn xả thọ như thế thì chấn động cõi địa cầu một cách to lớn đáng lạnh mình khiếp sợ, cả sấm sét cũng nghe vang dội lên.
Các đệ tử, nhứt là đức Ᾱnanda có sự kính cảm buồn rầu, mỗi người đều khổ sầu cả.
Kế sau, Đức Thế Tôn ngự đi trì bình khất thực trong thành Vesālī, khi trở về ngài ngó lại thành Vesālī, và nói với đức Ᾱnanda rằng: “Như Lai thấy thành Vesālī một lần này là cuối cùng”. Rồi ngài ngự đi đến xóm Bhaṇḍa và du phương theo thứ tự lần đến quốc độ Kusinārā, ngài ngự vào rừng Sāla của vua Malla là nơi vào trong thành Kusinārā, ngài truyền dạy đức Ᾱnanda rằng: Này Ᾱnanda ngươi nên sắp đặt cái giường cho trở đầu nằm về hướng Bắc, trong khoảng giữa đôi cây Sāla cho Như Lai mau đi.
Đức Ᾱnanda vâng làm theo lời Phật.
Khi ấy, Đức Thế Tôn có trí nhớ biết mình an ngọa bên hữu, để chơn trái lên trên chơn phải.
4) Trong lúc đức Chánh Đẳng Chánh Giác an ngọa trên chỗ để đại Niết Bàn này. Đức Ᾱnanda có bạch hỏi về nhiều việc phải thực hành trong thời gian sau này nữa, đức Ᾱnanda nghe Phật thuyết xong mọi lẽ, rồi đi đến bên ngoài nơi ngưỡng cửa khóc than kể lể đủ điều.
Đức Thượng Sư cho Tỳ Khưu đi kêu Ᾱnanda vào, ngài ca ngợi đức tánh tròn đủ của Ᾱnanda rất nhiều, rồi ngài truyền cho Ᾱnanda đi trình với vua Malla.
Vua Malla, và các hoàng tử, các công chúa v.v…được nghe hiểu thì đều khổ tâm buồn than với bao niềm nhớ tiếc, đồng dẫn nhau vào rừng Sāla đặng cho kịp gặp mặt đức Phật và Chư Thiên cũng cu hội lại đông đầy cả.
Đến lúc canh khuya, Phật truyền dạy tối hậu ngôn với chư tỳ khưu rằng: Handadāni bhikkave Ᾱmantayāmivo vayadhammā saṅkhārā appamādena sampādetha: Này chư Tỳ Khưu, Như Lai nhắc nhở các ngươi; tất cả pháp hữu vi có sự hoại diệt là thường, các ngươi nên làm cho kết quả đều lợi ích bằng sự không dể duôi đi.
Thế rồi ngài nhập sơ thiền, xả sơ thiền ngài nhập nhị thiền, nhập tam thiền, nhập tứ thiền, nhập không vô biên xứ định, thức vô biên xứ định, vô sở hữu xứ định, phi tưởng phi phi tưởng xứ định, diệt thọ tưởng định. Ngài xuất diệt thọ tưởng định, rồi ngài nhập ngược lại tới sơ thiền, rồi ngài nhập thuận trở lại từ sơ thiền đến tứ thiền, xuất tứ thiền rồi ngài Niết Bàn trong khoản ấy.
5) Toàn thể Phật giáo đồ, nhứt là đức vua Malla trị vì trong Kusinārā, nhơn loại và chư thiên làm lễ cúng dường bằng sự múa hát ca nhạc, hoa hương v.v…trọn 6 bữa, đến ngày thứ 7 bưng quan tài đặng đưa qua hướng nam của hoàng thành để làm hỏa tang, thì bưng không rục rịch hẳn.
Các vị vương hoàng Malla bạch hỏi đại đức A Nậu Lâu Đà Anuraddha, ngài tâu rằng: Bởi sái với ý định của chư thiên, bèn cùng nhau cung nghinh kim quan ra ngõ hướng bắc, rồi trở vào thành theo cửa bắc, đến chặn giữa thành thì cung nghinh ra phía đông, rồi dâng lễ trà tỳ hỏa tang ngọc thể Đức Thế Tôn tại trong tháp Makuḷa Bandhana[1] của các vị vương và hoàng tử Malla ở hướng đông.
6) Trong khi các đức vua Malla phóng hỏa, đức Ca Diếp đang rời thành Pāvā về chưa tới, lửa cũng không cháy.
Khi ngài Ca Diếp về đến, 2 chơn của Phật liền đưa ra ngoài cái hòm bằng vàng.
Đại đức Kassapa và 500 vị Tỳ Khưu đảnh lễ dưới chơn Phật xong rồi, hỏa đài tự phát cháy.
Ngọc thể Đức Thế Tôn cháy đều cả như dầu gặp lửa, chỉ còn toàn Xá Lợi Atthi dhātu, hoặc Sārīrika dhātu. Các đức vua Malla xứ Kusinārā có quân binh cầm giáo, tượng binh, mã binh, xa binh và lục quân, dân, chính hầu hạ; lượm Xá Lợi của Đức Thế Tôn, làm lễ cúng dường bằng ca vũ nhạc kịch hoa hương v.v…trọn 7 ngày trong điện Saṇṭhāgāra.
7) Khi ấy, đức vua A Xà Thế Ajātasattu con vua Tần Bà Sa và hoàng hậu Vi Đề Li, trị vì trong thành Vương Xá.
Các đức vua Licchavī trong thành Vesālī.
Vua dòng Thích Ca trong thành Ca Tỳ La Vệ.
Vua Thūli trong thành Alla kappa.
Vua Koḷiya trong xứ Rāma Grāma.
Bà La Môn ở trong xứ Vettha Dipa.
Vua trong thành Pāvā.
Các đức vua đó được nghe tin rằng: Đức Thế Tôn Niết Bàn rồi trong thành Kusinārā, bèn phái sứ giả lại xin chia Xá Lợi.
Đức vua Malla không chịu chia, thì cải vã hầu như gần xuất chiến vì vấn đề ấy.
Liền đó ông Bà La Môn Doṇa nói lên rằng: “Hãy nên thỏa thuận hòa nhã để thảo luận với nhau”, rồi chia Xá Lợi làm tám phần đồng nhau, còn ông quân sư Doṇa người đứng ra chia, thì chỉ được cái cân để chia Xá Lợi đó.
Còn đức vua Moriya trong thành Pipphavali cũng đưa sứ đến xin chia Xá Lợi.
Vua Malla nói rằng: Xá Lợi chúng tôi chia hết rồi, các người hãy nhận lấy mớ than nơi chỗ hỏa táng này đi.
Sứ giả của vua Moriya cũng thỉnh than (Aṅgāra) nơi chỗ trà tỳ Phật đem về thờ.
8) Đức vua A Xà Thế tạo tháp thờ Xá Lợi để cúng dường Phật Tổ tại thành Vương Xá.
Đức vua Licchavi cũng tạo tháp thờ Xá Lợi trong thành Vesālī.
Đức vua dòng Thích Ca cũng tạo tháp thờ Xá Lợi trong thành Ca Tỳ La Vệ.
Đức vua Thūli cũng tạo tháp thờ Xá Lợi trong thành Allakappa.
Đức vua Koliya cũng tạo tháp thờ Xá Lợi trong thành Rāma Grāma.
Các vị Bà La Môn ở Vetṭhadīpa cũng tạo tháp thờ Xá Lợi trong xứ Vetthadipa.
Đức vua Malla ở Pāvā cũng tạo tháp thờ Xá Lợi trong thành Pāvā.
Đức vua Malla ở Kusinārā cũng tạo tháp thờ Xá Lợi trong thành Kusinārā.
Ông quân sư Bà La Môn Doṇa cũng tạo tháp thờ Phật (bằng cái cân) trong thành Kusinārā.
Đức vua Moriya cũng tạo tháp thờ Phật (bằng mớ than) trong thành Pipphalivana.
Bảo tháp tôn thờ Xá Lợi có 8 ngôi.
Bảo tháp thứ 9 là nơi tôn trí cái cân (Để tưởng Phật).
Bảo tháp thứ 10 là nơi tôn trí than (Để tưởng Phật).
-Dứt thiên thứ 23-
HẾT
(Còn lịch sử thiết lập tiếp theo)