THỰC TÍNH CỦA CHƯ PHÁP SIÊU LÝ

Pa Auk Sayadaw biên soạn

Trạng Thái – Phận Sự – Thành Tựu hiện bày – Nhân Cận
(Lakkhaṇa – Rasa – Paccupaṭṭhāna – Padaṭṭhāna)

Tứ ý nghĩa (attha)

Để làm sáng tỏ thực tính của chư pháp chân đế hay sự thật siêu lý, những nhà chú giải Pāḷi đưa ra bốn ý nghĩa mà nó có thể được định ranh giới. Bốn ý nghĩa đó là:

(1) Trạng thái (lakkhaṇa), tức là tính nổi bật của hiện tượng.

(2) Phận sự (rasa), nó thực hiện một giải pháp chắc chắn (kicca rasa) hay đạt đến mục đích (sampatti rasa).

(3) Thành tựu (paccupaṭṭhāna), cách tự hiện bày ngoài kinh nghiệm, cách biểu lộ (upaṭṭhānākāra paccupaṭṭhāna) hay cách của quả (phala paccupaṭṭhāna).

(4) Nhân cận (padaṭṭhāna), nhân hay duyên cơ bản cho sanh ra hay phụ thuộc.

Nếu bạn muốn xác định mỗi sắc theo trạng thái, v.v…, trước tiên bạn phải phân tích nhóm hay bọn (kalāpa) mà bạn muốn xác định, ví dụ, bọn nhãn mười pháp và kế tiếp bạn phải xác định thứ sắc pháp mà bạn muốn làm như thế, ví dụ, địa giới (sắc đất). Trong nhãn môn, có 54 loại sắc bạn phải xác định từng sắc một. Cùng cách ấy, bạn phải thử ở những môn khác, 42 phần, v.v…, như đã đề cập trong những bài giảng trước. Bây giờ, chúng tôi muốn giải thích khái quát từng pháp và bạn nên học chúng bằng tâm dù dưới dạng Pāḷi hay tiếng Việt.

 

SẮC UẨN – RŪPAKKHANDHO

(28 thứ sắc pháp – aṭṭhavīsati – rūpa)

(1) Địa giới (pathavī dhātu)

– Trạng thái: cứng (kakkhaḷatta lakkhaṇā)[1].

– Phận sự: duy trì, đóng vai trò là một nền tảng cho những sắc đại giới khác và những sắc y sinh cùng hiện hữu trong cùng bọn (kalāpa) (patiṭṭhāna rasā).

– Thành tựu: tiếp nhận những sắc cùng hiện hữu trong cùng bọn (kalāpa) (sampaṭicchana paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: có 3 đại giới khác (thủy, hỏa và phong giới) trong cùng bọn (kalāpa) (avasesa – dhātuttāya padaṭṭhānā).

(DhsA.368, Vs.1.362, Vs.2.73)[2]


(2) Thủy giới (āpo dhātu)

– Trạng thái: chảy ra, rỉ ra (paggharaṇa lakkhaṇa) hay là trạng thái liên kết lại (ābandhana lakkhaṇa).

– Phận sự: có cách tiến hóa, làm tăng những sắc cùng hiện hữu trong cùng bọn (kalāpa) (byūhana rasā).

– Thành tựu: gắn giữ lại với nhau, hay cố kết sắc pháp trong bọn (kalāpa) (saṅgaha paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: 3 đại giới khác (địa, hỏa và phong giới) trong cùng bọn (kalāpa) (avasesadhātuttaya padaṭṭhānā).

(DhsA.368, Vs.1.362, Vs.2.73)


(3) Hỏa giới (tejo dhātu)

– Trạng thái: cách nóng (hay lạnh) (uṇhattalakkhaṇā).

– Phận sự: làm cho chín những sắc pháp khác trong cùng bọn (kalāpa) (paripācana rasā).

– Thành tựu: liên tiếp cung cấp sự mềm mại (maddavānuppādana paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: có 3 đại giới ngoài ra (địa, thủy và phong giới) trong cùng bọn (kalāpa) (avasesadhātutaya padaṭṭhānā).

(DhsA.368, Vs.1.362, Vs.2.73)


(4) Phong giới (vāyo dhātu)

– Trạng thái: căng phồng hay chống chịu các sắc pháp cùng hiện hữu trong cùng bọn (kalāpa) (vitthambhana lakkhaṇā)[3].

– Phận sự: nhân chuyển động ở các sắc pháp khác (đẩy) (samudīraṇa rasā).

– Thành tựu: đẩy đi đến nơi khác (abhinihāra paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: có 3 đại giới khác (địa, thủy và hỏa giới) trong cùng bọn (kalāpa) (avasesadhātutaya padaṭṭhānā).

(DhsA.368, Vs.1.362, Vs.2.73)


(5) Nhãn giới thanh triệt (cakkhu)

– Trạng thái: sự trong ngần, nhạy của sắc đại giới[4] (trong cùng bọn) mà sẵn sàng cho sự đối chiếu, tiếp xúc cảnh sắc (rūpā – bhighātā – raha – bhūtappasāda lakkhaṇaṃ); hay sự trong ngần, nhạy của các sắc đại giới (trong cùng bọn-kalāpa) sanh từ nghiệp-kamma có căn nguyên từ việc ham muốn thấy (daṭṭhu kāmatānidāna kamma samuṭṭhāna bhūtāp pasāda lakkaṇaṃ vā).

– Phận sự: cột cảnh sắc vào, làm tuôn ra, gây ra tiến trình hay lộ tâm để thấy biết một cảnh sắc, đó là kéo tâm đến một cảnh sắc (rūpesu aviñchana rasaṃ).

– Thành tựu: cơ sở, nền tảng, chỗ chịu của nhãn thức và sở hữu tâm (danh hành) phối hợp với nhãn thức ấy. (cakkhuviññāṇassa ādhāra – bhāva paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: có các đại giới (địa, thủy, hỏa và phong giới) sanh từ nghiệp mà do nhân ham muốn thấy (diṭṭhukāmatānidāna kammajabhūta padaṭṭhānaṃ).

(DhsA.349, Vs.2.74)


(6) Nhĩ giới thanh triệt (sotaṃ)

– Trạng thái: sự trong ngần, nhạy của các đại giới (trong cùng bọn) mà sẵn sàng cho sự đối chiếu, tiếp xúc âm thanh (saddābhighātārahabhūtappasāda lakkhaṇaṃ); hoặc sự trong ngần, nhạy của các sắc đại giới (trong cùng bọn-kalāpa) sanh từ nghiệp-kamma có căn nguyên từ việc ham muốn nghe (sotukāmatā nidāna kamma samuṭṭhāna bhūtappasāda lakkhaṇaṃ vā).

– Phận sự: cột cảnh thinh vào, làm tuôn ra, gây ra tiến trình hay lộ để biết một cảnh thinh, đó là kéo tâm đến âm thanh (saddesu āviñchana rasaṃ).

– Thành tựu: cơ sở, nền tảng, chỗ chịu của nhĩ thức và sở hữu tâm phối hợp với nhãn thức ấy (sotaviññāṇassa ādhārabhāva paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: có sắc đại giới (trong cùng bọn-kalāpa) sanh từ nghiệp mà do nhân ham muốn nghe (sotukāmatānidāna – kammajabhūta padaṭṭhānaṃ).

(DhsA.349, Vs.2.74)


(7) Tỷ giới thanh triệt (ghānaṃ)

– Trạng thái: sự trong ngần, nhạy của các đại giới (trong cùng bọn-kalāpa) mà sẵn sàng cho sự đối chiếu, tiếp xúc các mùi (gandhā bhighātārahabhūtappasāda lakkhaṇaṃ); hoặc là sự trong ngần, nhạy của các đại giới (trong cùng bọn) sanh từ nghiệp-kamma có căn nguyên từ việc tham ham muốn ngửi (ghāyitu kāmatānidāna kammasamuṭṭhāna bhūtappasāda lakkhaṇaṃ vā).

– Phận sự: cột cảnh khí vào, làm tuôn ra, gây ra tiến trình hay lộ để biết một cảnh khí, đó là kéo tâm đến các mùi (gandhesu āviñchana rasaṃ).

– Thành tựu: cơ sở, nền tảng, chỗ chịu của tỷ thức và các sở hữu tâm phối hợp với tỷ thức ấy (ghānaviññāṇassa ādhārabhāva paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: có sắc đại giới (trong cùng bọn-kalāpa) sanh từ nghiệp mà do nhân ham muốn ngửi (ghāyitukāmatānidāna – kammajabhūta padaṭṭhānaṃ).

(DhsA.349, Vs.2.74)


(8) Thiệt giới thanh triệt (jivhā)

– Trạng thái: sự trong ngần, nhạy của các đại giới (trong cùng bọn-kalāpa) mà sẵn sàng cho sự đối chiếu, tiếp xúc các vị ( rasābhighātāraha bhūtappasāda lakkhaṇaṃ); hoặc sự trong ngần, nhạy của các đại giới (trong cùng bọn-kalāpa) sanh từ nghiệp có căn nguyên từ việc ham muốn nếm (sāyitu kāmatā nidāna kamma samuṭṭhāna-bhūtappasāda lakkhaṇā vā).

– Phận sự: cột cảnh vị vào, làm tuôn ra, gây ra tiến trình hay lộ để biết một cảnh vị, đó là kéo tâm đến các vị (rasesu āviñchana rasaṃ).

– Thành tựu: cơ sở, nền tảng, chỗ chịu của thiệt thức và các sở hữu tâm phối hợp với thiệt thức ấy (jivhāviññāṇassa ādhārabhāva paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: có các đại giới (trong cùng bọn-kalāpa) sanh từ nghiệp mà do nhân ham muốn nếm (sāyitukāmatāni dānakammajabhūta padaṭṭhānaṃ).

(DhsA.349, Vs.2.74)


(9) Thân giới thanh triệt (kāyo)

– Trạng thái: sự trong ngần, nhạy của các đại giới (trong cùng bọn-kalāpa) mà sẵn sàng cho sự đối chiếu, tiếp xúc của cảnh xúc (phoṭṭhabbābhighātāraha bhūtappasāda lakkhaṇaṃ); hoặc sự trong ngần, nhạy của các đại giới (trong cùng bọn-kalāpa) sanh từ nghiệp có căn nguyên từ việc ham muốn xúc chạm (phusitukāmatānidāna kammasamuṭṭhāna bhūtappasāda lakkhaṇo vā kāyo).

– Phận sự: cột cảnh xúc vào, làm tuôn ra, gây ra tiến trình hay lộ để biết cảnh xúc, đó là kéo tâm đến cảnh xúc (phoṭṭhabbesu āviñchana rasaṃ).

– Thành tựu: cơ sở, nền tảng, chỗ chịu của thân thức và các sở hữu tâm phối hợp với thân thức ấy (kāyaviññāṇassa ādhārabhāva padaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: các đại giới (trong cùng bọn-kalāpa) sanh từ nghiệp mà do nhân ham muốn xúc chạm (phusitukāmatānidāna kammajabhūta padaṭṭhānaṃ).

(DhsA.349, Vs.2.74)


(10) Sắc màu (cảnh sắc) (rūpaṃ)

– Trạng thái: dội vào nhãn giới thanh triệt (cakkhupaṭihanana lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: làm cảnh cho nhãn thức và các sở hữu tâm (danh hành) phối hợp với nhãn thức ấy. (cakkhuviññāṇassa visayabhāva rasaṃ).

– Thành tựu: nơi dạo của nhãn thức (tasseva gocara paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: có bốn sắc đại chủng trong cùng bọn (kalāpa) (catumahābhūta padaṭṭhānaṃ).

(DhsA.355, Vs.2.76)


(11) Thinh (saddo)

– Trạng thái: dội vào nhĩ (giới thanh triệt) (sota-paṭihanana– lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: làm cảnh cho nhĩ thức và các sở hữu tâm (danh hành) phối hợp với nhĩ thức ấy (sotaviññāṇassa visayabhāva rasaṃ).

– Thành tựu: nơi dạo của nhĩ thức (tasseva gocara paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: có bốn sắc đại giới trong cùng bọn (kalāpa) (catumahābhūta padaṭṭhānaṃ).

(DhsA.356, Vs.2.77)


(12) Khí (gandho)

– Trạng thái: dội vào tỷ (giới thanh triệt) (ghāna-paṭihanana lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: làm cảnh cho tỷ thức và các sở hữu tâm (danh hành) phối hợp với tỷ thức ấy (ghānaviññāṇassa visayabhāva rasaṃ).

– Thành tựu: nơi dạo của tỷ thức (tasseva gocara paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: có bốn sắc đại giới trong cùng bọn (kalāpa) (catumahābhūta padaṭṭhānaṃ).

(DhsA.356, Vs.2.77)


(13) Vị ( raso)

– Trạng thái: dội vào thiệt (giới thanh triệt) (jivhā-paṭihanana lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: làm cảnh cho thiệt thức và các sở hữu tâm (danh hành) phối hợp với thiệt thức ấy (jivhāviññāṇassa visayabhāva rasaṃ).

– Thành tựu: nơi dạo của thiệt thức (tasseva gocara paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: có bốn sắc đại giới trong cùng bọn (kalāpa) (catumahābhūta padaṭṭhānaṃ).

(DhsA.357, Vs.2.77)


(14) Nữ quyền (itthindriyaṃ)

– Trạng thái: cung cách, tình trạng hoặc hiện tượng là nữ (itthi-bhāva lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: hiện ra đây là nữ (itthīti pakāsana rasaṃ).

– Thành tựu: lý do để biểu hiện, dấu hiệu, hoạt động và cách của nữ, đó là, đối với cấu trúc giới tính về thân, về nét nhu mì, về sự chiếm hữu nét nhu mì đặc trưng và về cung cách nét nhu mì đặc trưng (itthi liṅga-nimitta-kuttā-kappānaṃ kāraṇa-bhāva paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: có bốn sắc đại giới (catu-mahābhūta padaṭṭhānaṃ).

(DhsA.358, Vs.2.77)


(15) Nam quyền (purisindriyaṃ)

– Trạng thái: cung cách, tình trạng hoặc hiện tượng là nam (purisa-bhāva lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: hiện ra đây là nam (purisoti pakāsana rasaṃ).

– Thành tựu: lý do để biểu hiện, dấu hiệu, hoạt động và cách của nam, đó là, đối với cấu trúc giới tính về thân, về nét cứng cỏi, về sự chiếm hữu nét cứng cỏi đặc trưng và về cung cách nét cứng cỏi đặc trưng (purisa liṅga -nimitta – kuttā – kappānaṃ kāraṇa – bhāva paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: có bốn sắc đại giới (catumahābhūta padaṭṭhānaṃ).

(DhsA.358, Vs.2.77)


(16) Mạng quyền (jīvitindriyaṃ)

– Trạng thái: duy trì các thứ sắc câu sanh trong cùng bọn kalāpa ở sát-na hiện diện của chúng (sahajātarūpānupāla lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: làm chúng xuất hiện từ sanh đến diệt (tesaṃ pavattana rasaṃ).

– Thành tựu: củng cố, làm vững chắc sự hiện diện của các sắc (tasaññeva ṭhapana paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: có bốn sắc đại giới (trong cùng bọn) đang được duy trì (yāpayitabba padaṭṭhānaṃ).

(DhsA.359, Vs.2.77)


(17) Ý vật (hadaya – vatthu)

– Trạng thái: sắc ủng hộ cho ý giới và ý thức giới (manodhātumanoviññāṇadhātūnaṃ nissaya lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: ủng hộ những giới vừa nêu (là nền tảng của chúng (tāsaññeva dhātūnaṃ ādhārana rasaṃ).

– Thành tựu: mang hay chứa những giới vừa nêu (ubbahana paccupaṭṭhānaṃ). (Vs.2.77)

– Nhân cận: có bốn sắc đại giới trong cùng bọn (catumahābhūta padaṭṭhānaṃ).


(18) Sắc vật thực (kabaḷīkāro āhāra)

– Trạng thái: chất bổ dưỡng, đó là, chất dinh dưỡng chứa trong đoàn thực (ojā lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: duy trì thân sắc, hay nuôi các loại sắc (rūpāhoraṇa rasaṃ).

– Thành tựu: làm cho vững chắc, củng cố thân thể (kāyupatthambhana paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: vật thực thô, là nền tảng, cơ sở của chất dinh dưỡng (ojjhoharitabba padaṭṭhānaṃ).

(DhsA.368, Vs.2.80)


(19) Hư không giới (ākāsa – dhātu) sắc ranh giới (pariccheda rūpa)

– Trạng thái: phân ranh sắc (các bọn sắc – kalāpa rūpa) (rūpapariccheda lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: phô bày ranh giới của các bọn sắc (rūpa-pariyanta-ppakāsana rasaṃ).

– Thành tựu: tiếp giáp với các bọn sắc; hay là không thể đụng đến, là tình trạng khoảng trống và kẽ hở (rūpamāriyāda paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: các bọn sắc được định ranh giới (paricchinnarūpa padaṭṭhānaṃ).

(DhsA.362, Vs.2.78)


(20) Thân biểu tri (kāya viññatti)

– Trạng thái: cách (hình dáng) và sự thay đổi (làm biến dạng) phong giới do tâm sở sanh hay 4 đại giới do tâm sở sanh, trong đó phong giới là vượt trội, là nhân gây ra sự di chuyển tới, v.v… cách và sự thay đổi này là duyên để củng cố sự nâng lên, chịu và di chuyển của các sắc thân cùng sanh (viññāpana lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: nêu bày ý định (adhippāyapakāsana rasaṃ).

– Thành tựu: nhân của thân chuyển động (kāyavipphandana – hetubhāva paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: có phong giới do tâm sở sanh (cittasamuṭṭhāna – vāyodhātu padaṭṭhānaṃ).

(Vs.2.78)


(21) Khẩu biểu tri (vacī-viññatti)

– Trạng thái: cách (hình dáng) và sự thay đổi (làm biến dạng) địa giới do tâm sở sanh, là nhân gây ra cách nói năng, cách và sự thay đổi này là duyên cho việc va vào nhau (rung động) của sắc (hay của dụng cụ âm thanh); nêu bày hiểu ý (viññāpana lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: nêu bày ý định (adhippāyapakāsana rasaṃ).

– Thành tựu: nhân gây ra âm thanh trong nói năng (hay của sự diễn đạt bằng lời nói) (vacīghosahetubhāva paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: có địa giới do tâm sở sanh (cittasamuṭṭhāna – paṭhavīdhātu padaṭṭhānaṃ).

(Vs.2.78)


(22) Sắc nhẹ (rūpassa lahutā)

– Trạng thái: sự không chậm chạp, nhanh nhẹn nhẹ nhàng của sắc bị trợ tạo bởi tâm, quí tiết hay vật thực (adandhatālakkhaṇā).

– Phận sự: xua tan tính nặng nề của ba loại sắc ấy (rūpānaṃ garubhāvavinodana rasā).

– Thành tựu: có thể biến đổi nhanh nhẹn, nhẹ nhàng (lahuparivattitā paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: có ba loại sắc nhẹ đó (lahurūpa padaṭṭhānā).

(DhsA.362, Vs.2.78)


(23) Sắc mềm (rūpassa mudutā)[5]

– Trạng thái: không cứng hay tính mềm dẻo của sắc thực tính bị trợ tạo bởi tâm, quí tiết hay vật thực (athaddhatālakkhaṇā).

– Phận sự: xua tan tính cứng sượng hay tính không mềm dẻo của ba loại sắc ấy (rūpānaṃ thaddhavinodana rasā).

– Thành tựu: không trở ngại bất cứ loại hoạt động nào (sabbakriyāsu avirodhitā paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: có ba loại sắc mềm ấy (mudurūpa padaṭṭhānā).

(DhsA.362, Vs.2.78)


(24) Sắc thích sự (rūpassa kammaññatā)[6]

– Trạng thái: cách vừa, thích nghi (của sắc bị trợ tạo bởi tâm, quí tiết và vật thực) đó là thuận lợi cho hoạt động của thân (kammaññabhāvalakkhaṇā).

– Phận sự: trừ, xua tan cách không thuận lợi (akammaññatāvinodana rasā).

– Thành tựu: cách lưu tồn lượng lực, không yếu đuối của sắc (adubbalabhāva paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: có sắc thích sự (kammaññarūpa padaṭṭhānā).

(DhsA.362, Vs.2.78,79)


(25) Sắc tích trữ (rūpassa upacayo[7]) (sự sanh của sắc thực tính)

– Trạng thái: sơ sanh bắt đầu từ giai đoạn đầu hình thành bào thai cho đến trạng thái hoàn thành của tất cả các sắc quyền (ācāya lakkhaṇo).

– Phận sự: làm nhiều trường hợp sắc sanh ra trong trường hợp đầu hay đối với lần đầu (rūpānaṃ ummujjapana raso).

– Thành tựu: khởi đầu; hay là tình trạng hoàn thành, đầy đủ của các sắc thực tính (paripuṇṇabhāva paccupaṭṭhāno).

– Nhân cận: có sắc tích trữ (upacitarūpa padaṭṭhāno) hay có sắc trưởng thành, sắc bị trợ tạo.

(DhsA.363,364, Vs.2.79)


(26) Sắc thừa kế (rūpassa santati1) (sự liên tục của sắc thực tính)

– Trạng thái: cách đang tiến hóa, xảy ra bắt đầu từ trạng thái hoàn thành của các quyền. (pavatti lakkhaṇā).

– Phận sự: giữ cho liên tiếp (anuppabandhana rasā).

– Thành tựu: không gián đoạn (anupaccheda paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: có sắc được giữ cho liên tiếp (anupabandhakarūpa padaṭṭhānā).

(DhsA.364, Vs.2.79)


(27) Sắc lão (rūpassa jaratā) (sự già của sắc thực tính)

– Trạng thái: trưởng thành hay già hay sự chín muồi của sắc pháp (rūpāparipāka lakkhaṇā).

– Phận sự: dẫn chúng hướng đến sự chấm dứt của chúng (upānayana rasā).

– Thành tựu: nguyên nhân sút kém dần và rơi xuống hay là mất tính mới mẻ mà không mất bản chất hay thực tính riêng, như sự già, cũ (navabhāvāpagamana paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: có sắc trưởng thành, già hay chín muồi (paripaccamānarūpa padaṭṭhānā).

(DhsA.365, Vs.2.80)


(28) Sắc vô thường (rūpassa aniccatā) (sự vô thường của sắc thực tính)

– Trạng thái: hoàn toàn tan tác, rời rã của sắc (paribheda lakkhaṇā).

– Phận sự: làm chúng chìm lắng (saṃsīdana rasā).

– Thành tựu: cách tiêu hoại và diệt (khayavaya paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: có sắc hoàn toàn rời rã, tiêu mất (paribhijjamānarūpa padaṭṭhānā).

(DhsA.365, Vs.2.80)

– – –


THỨC UẨN – VIÑÑĀṆA-KKHANDHO


(1) Thức (viññāṇaṃ) hay tâm (cittaṃ)

– Trạng thái: biết một cảnh, như tợ tướng hơi thở vào hơi thở ra (ānāpāna-paṭibhāga-nimitta) (vijānana lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: một “điềm báo trước” của các sở hữu tâm trong đó nó chỉ huy, điều khiển chúng và luôn đi cùng chúng (pubbaṅgama rasaṃ).

– Thành tựu: một tiến trình liên tiếp (sandahana paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: danh và sắc hay danh và sắc tương ưng là sắc vật hay vật và cảnh của nó, vì tâm không thể sanh riêng một mình trong lúc hoàn toàn vắng mặt các sở hữu tâm và sắc pháp là sắc vật hay sắc vật và cảnh trong cõi 5 uẩn (nāma-rūpa padaṭṭhānaṃ).

(DhsA.155)


(2) Tâm tái tục (paṭisandhi – cittaṃ)

– Trạng thái: nhận biết bất cứ cảnh của nó trong số nghiệp (kamma), điềm nghiệp (kamma nimitta), hay điềm sanh (gati nimitta) [kamma-kamma-nimitta-gati-nimittānaṃ aññatarā-rammaṇa-vijānana lakkhaṇaṃ]

– Phận sự: nối kết hai kiếp sống hay sự sống (các tiến trình của sự sống và tiến trình của sự sống tiếp sau) [paṭisandhāna rasaṃ].

– Thành tựu: một sự liên tiếp của hai sự sống (các tiến trình của sự sống và tiến trình của sự sống tiếp sau) [sandahana paccupaṭṭhānaṃ].

– Nhân cận: danh sở hữu tâm phối hợp và sắc vật [nāma-rūpa padaṭṭhānaṃ].


(3) Tâm hữu phần (bhavaṅga – cittaṃ)

– Trạng thái: nhận biết bất cứ cảnh của nó trong số nghiệp (kamma), điềm nghiệp (kamma nimitta), hay điềm sanh (gati nimitta) (kamma-kamma-nimitta-gati-nimittānaṃ aññatarā-rammaṇa-vijānana lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: không gián đoạn dòng chảy của tâm (bhavaṅga rasaṃ).

– Thành tựu: làm một dòng chảy liên tục của tâm (sandahana paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: danh sở hữu tâm phối hợp và sắc là nền tảng (nāma-rūpa padaṭṭhānaṃ).


(4) Khai ngũ môn (pañca – dvārā – vajjana)

Ý giới tố (kiriya-mano-dhātu)

– Trạng thái: pháp đi trước nhãn thức, v.v… và nhận biết cảnh sắc và v.v… (cakkhuviññāṇādi-purecara-rūpādi-vijānana lakkhaṇā).

– Phận sự: hướng sự chú ý (āvajjana rasaṃ).

– Thành tựu: đối diện với cảnh sắc và v.v… (rūpādi-abhimukha-bhāva paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: cắt đứt, gián đoạn dòng hữu phần (bhavaṅga-viccheda padaṭṭhānaṃ) (Vs.2.8.6)


(5) Nhãn thức (cakkhu – viññāṇaṃ)

– Trạng thái: nương vào nhãn (vật) và biết cảnh sắc (cakkhu-sannissita-rūpavijānana lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: chỉ có cảnh sắc làm cảnh của nó (rūpa-mattā-rammaṇa rasaṃ).

– Thành tựu: đối diện với cảnh sắc (rūpābhimukha-bhāva paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: tiêu mất, rời khỏi ý giới tố mà có sắc làm cảnh (rūpārammaṇāya kiriya-mano-dhātuyā apagama padaṭṭhānaṃ).

(DhsA.303,Vs.2.8.5)


(6 – 9) Nhĩ-, tỷ-, thiệt– và thân thức (sota-ghāna-jivhā-kāya viññāṇaṃ)

– Trạng thái: nương vào nhĩ (vật), v.v… và biết âm thanh và v.v… (sotādi-sannissita-saddādi-vijānana lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: chỉ có âm thanh, v.v…, là cảnh (tương ứng) của chúng (saddādi-mattā-rammaṇa rasāni).

– Thành tựu: đối diện với cảnh thinh và v.v… (saddādi-abhimukha-bhāva paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: tiêu mất, rời khỏi ý giới tố mà có âm thanh, v.v… làm cảnh (tương ứng) của nó (saddā-rammaṇādīnaṃ kiriya-mano-dhātūnaṃ apagama padaṭṭhānaṃ).

(DhsA.303,Vs.2.8.5)


(10) Tâm tiếp thâu (quả ý giới) [sampaṭicchana (vipākā mano dhātu)]

– Trạng thái: nhận biết cảnh sắc v.v… (tương ứng), ngay sau nhãn thức và v.v… (cakkhu-viññāṇādīnaṃ anantaraṃ rūpādi-vijānana lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: tiếp nhận cảnh sắc và v.v… (rūpādi-sampaṭicchana rasā).

– Thành tựu: trạng thái (tiếp nhận) cảnh tương ứng (tathā-bhāva paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: tiêu mất, rời khỏi nhãn thức, v.v… (cakkhu-viññāṇādi-apagama padaṭṭhānaṃ).

(DhsA.304,Vs.2.8.5)


(11) Tâm thẩm tấn, v.v… (santīraṇādi)

[cũng là nhóm hai (câu hành với hỷ và câu hành với xả) ý thức giới quả vô nhân với phận sự thẩm tra, v.v…] (duvidhāpi santīraṇādikiccā ahetukavipākā mano – viññāṇa – dhātu)

– Trạng thái: nhận biết sáu loại cảnh (salā-rammaṇa-vijānana lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: xem xét và v.v… (santīraṇādi rasaṃ).

– Thành tựu: làm trạng thái (xem xét) cảnh tương ứng (tathā-bhāva paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: sắc ý vật (hadaya-vatthu padaṭṭhānaṃ).

(DhsA.305,Vs.2.8.5)


(12) Tâm đoán định (voṭṭhabbana)

(15) Khai ý môn (manodvārāvajjana)

(Ý thức giới tố vô nhân câu hành xả – upekkhā – sahagatāhetuka – kiriyā mano – viññāṇa – dhātu)

– Trạng thái: nhận biết sáu loại cảnh (salā-rammaṇa lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: xác định ở tại năm môn và hướng ý môn (kicca-vasena pañca-dvāra-mano-dvāresu-voṭṭhabba-nā rasā).

– Thành tựu: làm trạng thái (xác định và hướng) đến cảnh tương ứng (tathā-bhāva paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: rời khỏi ý thức giới quả vô nhân (trong trường hợp thứ nhất) hay một trong số loại hữu phần (trong trường hợp thứ hai) (ahetuka-vipāka-manoviññāṇa-dhātu-bhavaṅgānaṃ aññatarā-pagama padaṭṭhānaṃ).

(V.s.2.87)


(12) Tâm đoán định (voṭṭhabbana)

(có cảnh sắc làm cảnh – rūpā – rammaṇaṃ ārammaṇaṃ katvā)

(Ý thức giới tố vô nhân câu hành xả – upekkhā – sahagatāhetuka – kiriyā mano – viññāṇa – dhātu)

– Trạng thái: nhận biết cảnh sắc (rūpā-rammaṇa-vijānana lakkhaṇā).

– Phận sự: đoán định/ xác định (voṭṭhabbana rasā).

– Thành tựu: làm trạng thái (đoán định) cảnh tương ứng (tathā-bhāva paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: rời khỏi một trong số loại ý thức giới quả vô nhân (ahetuka-vipāka-mano-viññāṇa-dhātūnaṃ aññatarā-pagama padaṭṭhānaṃ).


(13) Tâm đổng lực thiện (kusalaṃ)

– Trạng thái: không tội lỗi, quả vui (anavajja-sukha-vipāka lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: phá trừ pháp bất thiện (akusala-viddhaṃsana rasaṃ).

– Thành tựu: thuần tịnh (vodāna paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: như lý tác ý (yoniso-manasikāra padaṭṭhānaṃ) (DhsA.105).

Hay đối lập với tội lỗi (avajja-paṭipakkhattā vā)

– Trạng thái: không tội lỗi (anavajja lakkhameva kusalaṃ).

– Phận sự: trở nên, đạt đến sự trong sạch, thanh tịnh (vodāna-bhāva rasaṃ).

– Thành tựu: quả vui, đáng mong mỏi (iṭṭha-vipāka paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: như lý tác ý (yoniso-manasikāra padaṭṭhānaṃ).

(DhsA.105)


(13) Tâm đổng lực bất thiện (akusalaṃ)

– Trạng thái: có tội lỗi, cho quả khổ (sāvajja-dukkha-vipāka lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: đổng lực bất lợi (anattha-javana rasaṃ).

– Thành tựu: phiền não, không trong sạch (saṃkilesa paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: phi như lý tác ý (ayoniso-manasikāra padaṭṭhānaṃ).

Hay tính đáng khinh (gārayha-bhāvato vā)

– Trạng thái: tội lỗi (savajja lakkhameva).

– Phận sự: trở nên, đạt đến phiền não, không trong sạch (saṃkilesa-bhāva rasaṃ).

– Thành tựu: quả không đáng mong mỏi (aniṭṭha-vipāka paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: phi như lý tác ý (ayoniso-manasikāra padaṭṭhānaṃ).

(DhsAnuTi.126)[8]


(14) Tâm na cảnh (tadārammaṇaṃ)

– Trạng thái: biết sáu loại cảnh (saḷā-rammaṇa-vijānana lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: na cảnh (tadārammaṇa rasaṃ).

– Thành tựu: trạng thái (na cảnh) tương ứng (tathā-bhāva paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: rời khỏi tâm đổng lực (javanā-pagama padaṭṭhānaṃ).


(15) Khai ý môn (manodvārāvajjana)

(có cảnh sắc làm cảnh – rūpā – rammaṇaṃ ārammaṇaṃ katvā)

(Ý thức giới tố vô nhân câu hành xả – upekkhā – sahagatāhetuka – kiriyā mano – viññāṇa – dhātu)

– Trạng thái: biết cảnh sắc (rūpārammaṇa-vijānana lakkhaṇā).

– Phận sự: hướng ý môn (manodvāre āvajjana rasā).

– Thành tựu: làm trạng thái (hướng môn) tương ứng (tathā-bhāva paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: lìa khỏi hữu phần (bhavaṅgā-pagama padaṭṭhānaṃ).


(16) Tiếu sinh (hasituppāda)

(Ý thức giới tố vô nhân câu hành hỷ – somanassa – sahagatāhetuka – kiriyā – mano – viññāṇa – dhātu)

– Trạng thái: biết sáu loại cảnh (saḷā-rammaṇa-vijānana lakkhaṇā).

– Phận sự: nhân cười mỉm ở bậc Ứng cúng Arahant về việc không cao quí (kicca-vasena-arahataṃ anuḷāresu vatthāsu hasituppādana rasā).

– Thành tựu: trạng thái tương ứng phận sự vừa nêu (tathā-bhāva paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: luôn là ý vật (ekantato hadaya-vatthu padaṭṭhānaṃ). (Vs.2.87)


(17) Tâm tử (cuti cittaṃ)

– Trạng thái: nhận biết bất cứ cảnh của nó trong số nghiệp (kamma), điềm nghiệp (kamma nimitta), hay điềm sanh (gati nimitta) [kamma-kamma-nimitta-gati-nimittānaṃ aññatarā-rammaṇa-vijānana lakkhaṇaṃ].

– Phận sự: dời đổi chỗ (cavana rasaṃ).

– Thành tựu: tính tương ứng với phận sự vừa đã đề cập (tathā-bhāva paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: rời khỏi tâm đổng lực nếu nó ngay sau tâm đổng lực; hay rời khỏi tâm na cảnh nếu nó ngay sau tâm na cảnh; hay rời khỏi tâm hữu phần nếu nó ngay sau tâm hữu phần (javana-tadārammaṇa-bhavaṅgānaṃ-aññatarā-pagama padaṭṭhānaṃ).

– – –


THỌ UẨN – VEDANĀKKHANDHO


(1) Lạc (sukhaṃ) (phối hợp với thân thức)

o Bốn ý nghĩa (aṭṭha) của thọ lạc: (Dhs. câu 354)

– Trạng thái: lãnh nạp, hưởng cảnh xúc khả hỷ, thích hợp, dễ chịu (iṭṭhaphoṭṭhabbānubhavana lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: làm cho các danh pháp (hành) tương ưng mạnh thêm (sampayuttānaṃ upabrūhana rasaṃ).

– Thành tựu: làm thân khoái lạc (kāyika assāda paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: có thân quyền (sắc thân thanh triệt) (kāyindriya padaṭṭhānaṃ).


(2) Khổ (dukkhaṃ) (phối hợp với thân thức)

o Bốn ý nghĩa (aṭṭha) của thọ khổ: (Dhs. câu 473) (Vsm.XIV)

– Trạng thái: lãnh nạp, hưởng cảnh xúc bất khả hỷ (aniṭṭhaphotthabānubhavana lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: làm cho danh tương ưng héo mòn, tàn đi (sampayuttanaṃ nilāpana rasaṃ).

– Thành tựu hay sự hiện bày là thân đau đớn (kāyikābādha paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: có thân quyền (sắc thân thanh triệt) (kāyindriya padaṭṭhānaṃ).

(Vs.2.91)


(3) Hỷ (somanassa) (vui sướng hay lạc)

o Bốn ý nghĩa (aṭṭha) của thọ hỷ: (Dhs. câu 18, 277)

– Trạng thái: lãnh nạp, hưởng cảnh khả hỷ, dễ chịu (iṭṭhārammaṇānubhavana lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: khai thác cảnh khả hỷ, dễ chịu bằng cách này hay cách khác (iṭṭhākārasambhoga rasaṃ).

– Thành tựu: danh pháp thỏa thích, thích thú, vừa ý (cetasika assāda paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: (thân tâm) yên tịnh (passaddhi padaṭṭhānaṃ).

(Vs.2.91)

Thọ lạc hay hỷ (sukhaṃ (somanassaṃ))

– Trạng thái: lãnh nạp, hưởng cảnh khả hỷ, dễ chịu, như là tợ tướng hơi thở vào hơi thở ra (ānāpāna-paṭibhāga-nimitta), hay nó làm hài lòng, phấn khởi (sāta lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: làm các trạng thái danh pháp tương ưng mạnh thêm (sampayuttānaṃ upa-bhūhana rasaṃ).

– Thành tựu: giúp đỡ (anuggahaṇa paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: (thân tâm) yên tịnh (passaddhi padaṭṭhānaṃ).

(DhsA.160)


(4) Ưu (domanassaṃ)

o Bốn ý nghĩa (aṭṭha) của thọ ưu: (Dhs. câu 326)

– Trạng thái: lãnh nạp, hưởng cảnh bất khả hỷ, không vừa ý (aniṭṭhā-rammaṇā-nubhavana lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: khai thác khía cạnh bất khả hỷ, không vừa ý bằng cách này hay cách khác (yathā tathā vā aniṭṭhākārāsambhoga rasaṃ).

– Thành tựu: làm các danh pháp câu sanh thống khổ, ưu phiền, khổ sở (cetasikābādha paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: có sắc ý vật (ekanteneva hadayavatthu padaṭṭhānaṃ). (Vs.2.91)


(5) Xả (upekkhā)

– Trạng thái: hưởng cảnh trung bình (majjhatta-vedayita lakkhaṇā).

– Phận sự: không làm mạnh thêm hay héo mòn danh pháp tương ưng (sampayuttānaṃ nātiupabrūhana-milāpana rasā).

– Thành tựu: yên tĩnh, yên lặng (santa-bhāva paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: tâm không có sự phấn khích, vui vẻ (nippītika-citta padaṭṭhānā).

(DhsA.222)

Xả (upekkhā) (thọ tứ thiền)

– Trạng thái: hưởng cảnh ở giữa khả hỷ và bất khả hỷ (iṭṭhā-niṭṭha-viparītānubhavana–lakkhaṇā).

– Phận sự: trung lập (ở giữa) (majjhatta– rasā).

– Thành tựu: không phân biệt, không bày tỏ ra ngoài (avibhūta paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: diệt tắt lạc (sukha-nirodha padaṭṭhānā).

– – –


TƯỞNG UẨN – SAÑÑĀKKHANDHO


Tưởng (saññā)

– Trạng thái: nhớ tưởng về đặc tính của cảnh (sañjānanalakkhaṇā).

– Phận sự: nhận ra những gì đã được biết (paccābhiññāṇa rasā) (DhsA.153); hay làm dấu như một duyên để nhớ tưởng lần nữa “đây là giống nhau” (tadevetanti puna sañjānana-paccaya-nimitta-karaṇa rasā), như người thợ mộc, v.v…, làm trong trường hợp cưa gỗ (dāru-ādīsu tacchakādayo viya).

– Thành tựu: hành động hiểu bằng cách của những điểm đặc trưng mà đã được biết, nắm lấy (yathā gahita nimittavasena– paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: có cảnh tái hiện lại (yathā upaṭṭhitavisaya padaṭṭhānā).

– – –

HÀNH UẨN – SAṄKHĀRAKKHANDHO


Sở hữu biến hành tất cả tâm (sabbacitta – sādhāraṇa)-7


(1) Xúc (phasso)

– Trạng thái: chạm (cảnh) (phusana lakkhaṇo).

– Phận sự: hành động xúc chạm, vì nó là nguyên nhân của tâm và cảnh xúc chạm (saṅghaṭṭana– raso).

– Thành tựu: hội họp tâm, cảnh và vật (môn quyền) (sannipāta– paccupaṭṭhāno); hay như hưởng thọ theo cách quả thành tựu (phala – paccupaṭṭhāna) (vedanā paccupaṭṭhāno vā).

– Nhân cận: có cảnh nổi bật hiện đến (āpāthagata(āpātagata)-visaya – padaṭṭhāno).

(DhsA.151, Vs.2.93)


(4) Tư (cetanā)

– Trạng thái: quyết, cố quyết, cố ý (cetayitalakkhaṇā, cetanābhāva lakkhaṇāti attho).

– Phận sự: đốc thúc, tích lũy (nghiệp kamma) (āyūhana rasā)

– Thành tựu: sắp xếp (saṃvidahana paccupaṭṭhānā).

Nó làm trọn phận sự của nó và của chư pháp khác, như một học trò lâu năm, một người quản lý, một người thợ đứng đầu, v.v…(sakicca-parakicca-sādhakā jeṭṭha-sissa-mahā-vaḍḍhakī-ādayo viya).

– Nhân cận: có 3 danh uẩn tương ưng (sesakhandhattaya padaṭṭhānā) (hoặc vật + cảnh + xúc v.v…)

(DhsA.1.5.5, Vs.2.93).


(5) Nhất hành (ekaggatā) hay định (samādhi)

– Trạng thái: lãnh đạo (pāmokkha lakkhaṇo),

vô tán dật hay không buông mất (avisāra lakkhaṇo); hoặc

vô phóng dật (avikkhepa lakkhaṇo vā).

– Phận sự: kết khối hay kết hợp chư pháp câu sanh (sahajātānaṃ sampiṇdana raso). Lấy tợ tướng hơi thở (ānāpāna-paṭibhāganimitta) làm cảnh, như nước làm việc tắm rửa bột (nhāniya-cuṇṇānaṃ udakaṃ viya).

– Thành tựu: hiện bày yên tịnh, yên lặng (upasama paccupaṭṭhānā), như trí trong cách quả, vì đức Phật nói: “Người có đủ định biết và thấy chư pháp thực tính như thật.” (S.2.12)[9]* (ñāṇa– paccupaṭṭhāno vā, samāhito yathābhūtaṃ jānāti passatīti hi vuttaṃ) (DhsA.162).

– Nhân cận: có lạc (tam thọ) nói chung (visesato sukha padaṭṭhānā).

Nó cần phải được xem như tính kiên định của tâm, như sự vững vàng của ngọn đèn khi không có gió lùa (thổi nhẹ) (nivāte dīpaccīnaṃ ṭhiti viya cetaso ṭhitīti daṭṭhabbo).

(DhsA.161, 162, Vs.2.94)


(6) Danh mạng quyền (jīvitindriyaṃ)

– Trạng thái: duy trì, gìn giữ chư danh pháp tương ưng (sampayutta-dhammānaṃ anupālana lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: làm cho chúng tồn tại (tesaṃ pavattana rasaṃ).

– Thành tựu: như củng cố, làm vững chắc về sự hiện diện của chúng (tesaṃ yeva ṭhapana – paṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: phải có chư danh pháp đáng duy trì, gìn giữ (yāpayitabba-bhūta-paṭṭhānaṃ).


(7) Tác ý (manasikāro)

– Trạng thái: dẫn dắt các danh pháp tương ưng hướng đến cảnh (sāraṇa– lakkhaṇo).

– Phận sự: kết hay thắt chư danh pháp tương ưng đến cảnh (sampayuttānaṃ ārammaṇe saṃyojana– raso).

– Thành tựu: tính chạm trán, đương đầu với một cảnh (ārammaṇā-bhimukhabhāva– paccupaṭṭhāno).

– Nhân cận[10]* là phải có cảnh.

Tác ý như bánh lái của con thuyền, hướng con thuyền đến đích của nó, hoặc như người đánh xe ngựa đưa hay cầm cương ngựa làm cho những con ngựa đã luyện thuần thục hướng đến đích của chúng. Cũng vậy, tác ý điều khiển chư pháp tương ưng hướng về cảnh (ārammaṇapaṭipādakattena sampayuttānaṃ sārathi viya daṭṭhabbo). (Dhs.177, Vs.2.96).

 – – –

Sở hữu biệt cảnh (pakiṇṇaka) – 6


(1) Tầm (vitakka) (áp sát ban đầu)

– Trạng thái: đưa tâm và sở hữu tâm áp vào nắm lấy cảnh hay dán tâm vào cảnh, như tợ tướng hơi thở (ānāpāna-paṭibhāga-nimitta) (ārammaṇe cittassa abhiniropana lakkhaṇo).

– Phận sự: làm cho phải xông vào, chạm vào và đặt vào cảnh (āhanana-pariyāhanana– raso).

– Thành tựu: tâm đặng đến cảnh (ārammaṇe cittassa ānayana– paccupaṭṭhāno).

– *Nhân cận: phải có cảnh, như tợ tướng hơi thở (ānāpāna-paṭibhāga-nimitta) (hay vật + cảnh + xúc v.v…).

(DhsA.157, Vs.1.138)


(2) Tứ (vicāro) (duy trì sự áp sát)

– Trạng thái: tiếp tục áp lực chiếm giữ cảnh hay tiếp tục dán áp tâm vào cảnh, như tợ tướng hơi thở (ānāpāna-paṭibhāga-nimitta), theo nghĩa tiếp tục dò xét cảnh (ārammaṇānumajjana– lakkhaṇo).

– Phận sự: duy trì sự áp sát của các danh pháp câu sanh vào cảnh (tattha sahajātānuyojana raso).

– Thành tựu: neo các danh pháp này bám chặt vào cảnh (cittassa anuppabandhana – (anuppabandha) paccupaṭṭhāno).

– *Nhân cận: phải có cảnh (hay vật + cảnh + các danh pháp câu sanh như xúc v.v…).

(DhsA.158)


(3) Thắng giải (adhimokkho) (quyết định, quyết đoán)

– Trạng thái: chắc chắn, quyết định (sanniṭṭhāna– lakkhaṇo).

– Phận sự: không dò dẫm, không lưỡng lự, không gượng (asaṃsappana– raso).

– Thành tựu: dứt khoát, phán quyết (nicchaya – paccupaṭṭhāna).

– Nhân cận: có pháp hay cảnh bị phán quyết (sanniṭṭheyya-dhamma-(sanniṭṭhā-tabba-dhamma) padaṭṭhāno).

Nó cần phải được xem như một trụ đá không thể lay chuyển, kiên định trước cảnh (ārammaṇe niccalabhāvena indakhīlo viya daṭṭhabbo).

(DhsA.177, Vs.2.96)


(4) Cần (viriyaṃ)

– Trạng thái: tư cách ráng chịu, nỗ lực, cật lực (ussahana[11] lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: củng cố hay ủng hộ các danh pháp câu sanh (sahajātānaṃ upaṭṭhambhana rasaṃ).

– Thành tựu: không lui sụt, không sụp đổ (asaṃsīdana-bhāva– paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: có cảm giác gấp rút, vì các từ ‘khuấy động, vị ấy cố gắng khéo’ (“saṃviggo yoniso padahatīti vacanato saṃvega padaṭṭhānaṃ).

Hay một pháp khởi đầu của cần hay một nền tảng cho sự sanh cần, đó là pháp nào làm khuấy động hành động mạnh mẽ (viriyārambhavatthu padaṭṭhānaṃ).

Hay khi khởi đầu đúng đắn, nó cần phải được xem là căn của tất cả sự chứng đạt (vā sammā āraddhaṃ sabbasampattī naṃ mūlaṃ daṭṭhabbaṃ).

(DhsA.164, Vs.2.93)


(5) Hỷ (pīti) (phấn khích hay vui mừng hay an lạc)

– Trạng thái: mừng, mến, ưa thích, hài lòng (sampiyāyanā lakkhaṇā).

– Phận sự: làm danh thân và tâm tỉnh táo, no vui (kāya-citta-pīṇana rasā) hoặc lan tràn khắp, sung mãn và gây xúc động với sự phấn khích (pharaṇa rasā vā).

– Thành tựu: phấn khởi, hăng hái, háo hức (odagya paccupaṭṭhānā).

– * Nhân cận: có cảnh (hay vật + cảnh + xúc v.v…).


(6) Dục (chando) (muốn)

– Trạng thái: muốn làm, thực hiện (những việc tốt hay xấu, thiện hay bất thiện) (kattukamyatā– lakkhaṇo).

– Phận sự: tìm kiếm cảnh (ārammaṇapariyesana– raso).

– Thành tựu: tính mong mỏi cảnh mạnh mẽ, cần thiết đối với một cảnh (ārammaṇena atthikatā– paccupaṭṭhāno).

– Nhân cận: có cùng cảnh (tadevassa padaṭṭhānaṃ).

Nó cần phải được xem như là sự duỗi ra về phía trước của bàn tay của tâm hướng về cảnh (ārammaṇa–ggahaṇe ayaṃ cetaso hattha-ppasāranaṃ viya daṭṭhabbo).

(DhsA.176.177, Vs.2.96)

 – – –

Sở hữu tâm thiện (kusala cetasika) – 25


Tịnh hảo biến hành (sobhaṇa sādhāraṇa) – 19


(1) Tín (saddhā)

– Trạng thái: đặt (có) niềm tin, tin theo (saddahana–lakkhaṇā); hay lòng tin (okappana–lakkhaṇā vā).

– Phận sự: làm cho trong sạch, như viên ngọc làm sạch nước của vua chuyển luân vương làm cho nước đục trở nên trong (pasādana rasā udaka-ppasādaka-maṇi viya);

hay đưa ra, là pháp có thể đưa ra để vượt qua sự chảy tràn (tiến hành, như lúc bắt đầu vượt qua sự chảy tràn của bộc lưu) (pakkhandana rasā vā oghuttaraṇo viya).

– Thành tựu: không dơ bẩn, tức là loại trừ sự bất tịnh của tâm (akālussiya paccupaṭṭhānā); hay là quyết định (adhimutti– paccupaṭṭhānā vā).

– Nhân cận: có tám cảnh để đặt niềm tin vào (saddheyya-vatthu padaṭṭhānā).

Nghe chánh pháp và những thứ tương tự như thế tạo thành chi phần Nhập lưu (saddhamma-ssavanādi-sotāpattiyaṇga padaṭṭhānā vā).


(2) Niệm (sati)

– Trạng thái: không lơ lãng, tức là không trôi đi khỏi cảnh đề mục (apilāpana lakkhaṇā); làm cho nhớ đặng (saraṇalakkhaṇā)

– Phận sự: không lẫn lộn, không quên cảnh đề mục như tợ tướng hơi thở (ānāpāna-paṭibhāga-nimitta) (asammosa rasā).

– Thành tựu: bảo hộ, giữ gìn tâm và cảnh đề mục như tợ tướng hơi thở (ānāpāna-paṭibhāga-nimitta) (ārakkha paccupaṭṭhānā); hay là bản tính đương đầu cảnh (visayābhimukha-bhāva paccupaṭṭhānā vā).

– Nhân cận: có sự nhớ chắc (thirasaññā padaṭṭhānā); hay bốn niệm xứ (satipaṭṭhāna padaṭṭhānā).


(3) Tàm (hirī)

– Trạng thái: thoái thác[12] với cách làm ác (pāpato jigucchana lakkhaṇā).

– Phận sự: không làm ác theo cách hổ thẹn (lajjākārena pāpānaṃ akaraṇa rasā).

– Thành tựu: lùi bước khỏi việc ác theo cách hổ thẹn (lajjākārena pāpato saṅkocana paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: biết trọng tự thân (attagārava padaṭṭhānā).


(4) Úy (ottappaṃ)

– Trạng thái: ghê sợ ác pháp (uttāsana lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: không làm ác theo cách ghê sợ (uttāsākārena pāpānaṃ akaraṇa rasaṃ).

– Thành tựu: lùi bước khỏi việc ác theo cách ghê sợ (uttāsākārena pāpato saṅkocana paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: tôn trọng tha nhân (para-gārava padaṭṭhānaṃ).


(5) Vô tham (alobho)

– Trạng thái: tâm không có ham muốn đối với cảnh của nó (ārammaṇe cittassa agedha– lakkhaṇo); hay là không dính vào cảnh (alaggabhāva – lakkhaṇo vā) như một giọt nước trên lá sen (kamala-dale jala-bindu viya).

– Phận sự: không chấp cứng như một bhikkhu đã giải thoát (apariggaha– raso mutta-bhikkhu viya).

– Thành tựu: không dính mắc, tách rời (anallīna-paccupaṭṭhāṇo).

Giống như thế đối với một người đàn ông đã từng rơi vào phẩn (asucimhi patita-puriso viya).

– * Nhân cận: có cảnh bị xa lìa, hoặc như lý tác ý.

(Dhs.170,Vs.2.94)


(6) Vô sân (adoso)

– Trạng thái: không hung ác (acaṇdikka– lakkhaṇo); hay là không đối lập, như người bạn hiền (avirodha– lakkhaṇo vā anukūla-mitto viya).

– Phận sự: loại trừ sự kết oán, (āghātavinaya raso); hay loại trừ sự khổ não, xúc động, bồn chồn của tâm, như gỗ đàn hương đã làm (pariḷāha-vinaya– raso vā candanaṃ viya).

– Thành tựu: dễ chịu, khoáng đạt, thanh thoát như trăng rằm (sammabhāva– paccupaṭṭhāno puṇṇa-cando viya).

– * Nhân cận: như lý tác ý hay có cảnh, v.v…

(DhsA.171, Vs.2.95)

Từ (Metta) [vô sân (adoso)]

– Trạng thái: làm điều lợi ích cho chúng sanh có sự sống (hitākāra–ppavatti lakkhaṇā).

– Phận sự: đưa ra phúc lợi của họ (hitūpasaṃhāra –rāsā).

– Thành tựu: loại trừ sự kết oán (căm hờn) (āghāta–vinaya paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: thấy chúng sanh đáng thương (sattānaṃ mānāpa-bhāva-dassana padaṭṭhānā).

Nó thành công khi nó làm lòng căm hờn lắng đi và nó thất bại khi nó đem lại lòng yêu thương ích kỷ (byāpādūpasamo etissā sampatti, sineha-sambhavo vipatti).

(DhsA.237, Vs.1.311)


(7) Trung bình (tatramajjattatā)

– Trạng thái: cách dìu dắt tâm và các sở hữu tâm đồng sanh ngang bằng nhau (citta-cetasikānaṃ sama-vāhita lakkhaṇā).

– Phận sự: ngăn sự quá mức hay kém cỏi (unādhikatā-nīvaraṇa rasā); hay cắt đứt sự thiên vị hay nghiên một bên (pakkha-pātu-pacchedana rasā vā).

– Thành tựu: tính trung bình, quân bình (majjhattabhāva paccupaṭṭhānā). (DhsA.177, Vs.2.96).

– * Nhân cận: có danh pháp tương ưng (hay vật + cảnh + các danh pháp tương ưng như xúc, v.v…) hay như lý tác ý.

Xả (upekkhā) vô lượng [trung bình (tatramajjattatā)]

– Trạng thái: đẩy mạnh khía cạnh xả hướng về chúng sanh (sattesu majjhattā-kāra-ppavatti lakkhaṇā).

– Phận sự: thấy sự bình đẳng ở các chúng sanh (sattesu sama-bhāva-dassana-rasa).

– Thành tựu: làm yên lắng sự sân giận ngủ ngầm (paṭighānunaya vūpasama paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: thấy quyền sở hữu của nghiệp, như vậy: Chúng sanh là chủ nhân của nghiệp của họ. Nghiệp của họ là lựa chọn bởi họ, sẽ trở nên hạnh phúc, hay sẽ thoát khỏi khổ, hay sẽ không rời bỏ sự thành đạt họ đã vươn tới? (kammassakā sattā, te kassa ruciyā sukhitā vā bhavissanti, dukkhato vā muccissanti, patta-sampattito vā na parihāyissantīti evaṃ pavatta-kammassakatā-dassana padaṭṭhānā).

Nó thành công khi nó làm sự sân giận ngủ ngầm yên lắng (paṭighā-nunaya-vūpasamo tassā sampatti).

Nó thất bại khi nó sanh dửng dưng do không biết, không khác vô minh, đó là khuynh hướng của thế gian khi dựa vào cuộc sống trong gia đình (gehasitāya aññāṇu-pekkhāya sambhavo vipatti).

(DhsA.238, Vs.1.311, 312)

Thiền xả (jhānupekkhā) [trung bình (tatramajjattatā)]

– Trạng thái: xả hướng về cảnh, như tợ tướng hơi thở (ānāpāna-paṭibhāganimitta) (majjhatta lakkhaṇā).

– Phận sự: không thích thú ngay cả hạnh phúc cao nhất trong thế gian mà được tương ưng với nó (anābhoga rasā).

– Thành tựu: không hứng thú, ngay cả hạnh phúc cao nhất (abyāpāra paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: ly pháp hỷ (pīti-virāga-padaṭṭhā).

(DhsA.218)


(8) Tịnh thân (kāya-passaddhi)

(9) Tịnh tâm (citta-passaddhi)

– Trạng thái: trở lại sự yên tịnh vì bất an (tuyệt diệt cách bất an) của danh thân; trở lại sự yên tịnh vì lo lắng, bất an (tuyệt diệt cách bất an) của tâm (kāyacittadaratha-vūpasamalakkhaṇā)[13].

– Phận sự: chế ngự, bài trừ sự bất an của danh thân, chế ngự, bài trừ sự bất an của tâm (kāyacittadaratha-nimmaddana rasā).

– Thành tựu: danh thân và tâm yên tịnh, mát mẻ, không xao động (kāyacittānaṃ aparipphandana sītibhāva paccupaṭṭhāṇā).

– Nhân cận: có danh thân và tâm (tương ưng) (kāyacitta padaṭṭhānā).

Chúng nên được coi là pháp đối lập với các phiền não như điệu cử gây ra sự không yên lặng ở danh thân và ở tâm (kāya-cittānaṃ avūpasama-karauddhaccādi-kilesa-paṭipakkha-bhūtāti daṭṭhabbā).

(DhsA.174, Vs.2.95)


(10) Khinh thân (kāya-lahutā)

(11) Khinh tâm (citta-lahutā)

– Trạng thái: lìa tính nặng nề của danh thân; lìa tính nặng nề của tâm (kāya-citta-garu-bhāva-vūpasama lakkhaṇā).

– Phận sự: chế ngự, bài trừ tính nặng nề của danh thân; chế ngự, bài trừ sự nặng nề của tâm (kāyacittagarubhāva-nimmaddana rasā).

– Thành tựu: là sự không chậm chạp, uể oải, lờ đờ của danh thân; sự không chậm chạp, uể oải, lờ đờ của tâm (kāya-cittānaṃ adandhatā paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: có danh thân và tâm tương ưng (kāyacitta-padaṭṭhāṇā).

Cả hai cần phải được xem là pháp đối lập với các phiền não hôn trầm thùy miên là pháp gây ra sự nặng nề ở danh thân và ở tâm (kāya-cittānaṃ garubhāva-kara-thina-middhādi-kilesa-paṭipakkha-bhūtāti daṭṭhabbā).

(DhsA.174, Vs.2.95)

(12) Nhu thân (kāya-mudutā)

(13) Nhu tâm (citta-mudutā)

– Trạng thái: lìa tính cứng của danh thân; lìa tính cứng của tâm (kāyacittatthambha-vūpasama lakkhaṇā).

– Phận sự: chế ngự, bài trừ tính cứng, sượng của danh thân; chế ngự, bài trừ tính cứng, sượng của tâm (kāyacittatthaddha-bhāva-nimmaddana rasā).

– Thành tựu: chúng được biểu hiện sự không đối kháng lại, không chướng ngại (ở cảnh), như tợ tướng hơi thở (ānāpāna-paṭibhāga-nimitta) (appaṭighāta paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: có danh thân và tâm tương ưng (kāya-citta padaṭṭhānā).

Cả danh thân (sở hữu tâm) và tâm cần phải được xem là pháp đối lập với các phiền não tà kiến, ngã mạn, v.v… là pháp gây ra sự cứng của danh thân và ở tâm (kāya-cittānaṃ thaddha-bhāva-kara-diṭṭhi-mānādi-kilesa-paṭipakkha-bhūtāti daṭṭhabbā).

(DhsA.174, Vs.2.95)


(14) Thích thân (kāya-kammaññatā)

(15) Thích tâm (citta-kammaññatā)

– Trạng thái: lìa tính khó sử dụng ở danh thân; lìa tính khó sử dụng ở tâm (kāyacittākammañña-bhāva-vūpasama lakkhaṇā).

– Phận sự: chế ngự, bài trừ tính khó sử dụng ở danh thân; chế ngự, bài trừ tính khó sử dụng ở tâm (kāyacittākammañña-bhāva-nimmaddana rasā).

– Thành tựu: thành công trong việc làm pháp nào đó (như tợ tướng hơi thở – ānāpāna-paṭibhāganimitta) thành cảnh của danh thân; thành công trong việc làm pháp nào đó (như tợ tướng hơi thở – ānāpāna-paṭibhāganimitta) thành cảnh của tâm (kāyacittaṃ ārammaṇa karaṇa sampatti paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: có danh thân và tâm tương ưng (kāyacitta padaṭṭhānā).

Cả danh thân (sở hữu tâm) và tâm cần phải được xem là pháp đối lập với các pháp cái còn lại, v.v… gây ra tính khó sử dụng của danh thân và tâm. Chúng cũng cần phải được xem như mang lòng tin vào các pháp nên được tin và như mang tính dễ xúc cảm dùng vào các hành động lợi ích, ví như vàng ròng (kāya-cittānaṃ kammañña-bhāva-karāvasesa-nīvaraṇādi paṭipakkha-bhūtā, pasādanīya-vatthūsu pasādāvahā, hitakiriyāsu viniyogakkhama-bhāvāvahā suvaṇṇa-visuddhi viyāti daṭṭhabbā) .

(DhsA.174, Vs.2.95)


(16) Thuần thân (kāya-pāguññatā)

(17) Thuần tâm (citta-pāguññatā)

– Trạng thái: tính không bệnh hoạn (lành mạnh)[14] của danh thân; tính không bệnh hoạn (lành mạnh) của tâm (kāyacittānaṃ agelaññabhāva– lakkhaṇā).

– Phận sự: chế ngự, bài trừ tính bệnh hoạn của danh thân; chế ngự, bài trừ tính bệnh hoạn của tâm (kāyacittagelañña-nimmaddana rasā).

– Thành tựu: xa lìa tội lỗi của danh thân; xa lìa tội lỗi của tâm (nirādīnava paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: có danh thân và tâm tương ưng (kāyacitta padaṭṭhānā).

Cả hai cần phải được xem là pháp đối lập với bất tín, v.v… là pháp gây ra tính bệnh hoạn của danh thân và tâm (kāya-cittānaṃ gelañña-kara-asaddhiyādi-paṭipakkha-bhūtāni daṭṭhabbā).

(DhsA.175, Vs.2.96)


(18) Chánh thân (kāyujjukatā)

(19) Chánh tâm (cittujjukatā)

– Trạng thái: sự chánh trực, ngay thẳng của danh thân; sự chánh trực của tâm (kāyacitta ajjava lakkhaṇā).

– Phận sự: chế ngự, bài trừ tính quanh co của danh thân; chế ngự, bài trừ tính quanh co của tâm (kāyacitta-kuṭila-bhāva-nimmaddana rasā).

– Thành tựu: không quanh co, vặn vẹo (ajimhatā paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: có danh thân và tâm tương ưng (kāyācitta padaṭṭhānā).

Cả hai cần phải được xem là pháp đối lập với đạo đức giả, lừa lọc và gian lận, v.v… là pháp gây ra sự quanh co, vặn vẹo ở danh thân và ở tâm.


Ngăn trừ (virati) – 3

(20) Chánh ngữ (sammā-vācā)

(21) Chánh nghiệp (sammā-kammanta)

(22) Chánh mạng (sammā-ājīva)

– Trạng thái: không vi phạm, không vượt qua giới hạn tương ứng như về thân ác hạnh, v.v…; không phạm, là những gì được thuyết (tissopi kāya-duccaritādi-vatthūnaṃ avītikkama lakkhaṇā; amaddana lakkhaṇāti vuttaṃ hoti).

– Phận sự: thoái thác khỏi thân ác hạnh, v.v… (kāya-duccaritādi-vatthuto-saṅkocana rasā).

– Thành tựu: không làm, không hợp tác thân, khẩu ác (akiriya paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: có ân đức tài sản đặc biệt như là tín, tàm, úy và ít dục, v.v… (saddhā-hiriottappa appicchatādi-guṇa padaṭṭhānā).

Chúng cần phải được xem như tính không thích, chống đối của tâm khỏi những ác hạnh.


Vô lượng (appamaññā) – 2

(23) Bi (karuṇā)

– Trạng thái: (cách tội nghiệp) khiến cho muốn trừ khổ cho chúng sanh (dukkhāpanayanākāra-ppavatti lakkhaṇā).

– Phận sự: không chịu nổi, không đành lòng khi thấy người khác chịu khổ (para-dukkhāsahana rasā).

– Thành tựu: không làm hại (avihiṃsā paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: thấy tình trạng không tự lo liệu được trong sự tràn ngập những khổ đó (dukkhābhibhūtānaṃ anātha-bhāva-dassana padaṭṭhānā).

Nó thành công khi nó lìa sự làm hại và nó thất bại khi nó gây ra sầu khổ (vihiṃsūpasamo tassā sampatti, soka-sambhavo vipatti).

(DhsA.237.238, vs.1.311)


(24) Tùy hỷ (muditā)

– Trạng thái: vui thích, mừng giùm (bị trợ sanh bởi sự thành đạt của người khác) (pamodanā lakkhaṇā).

– Phận sự: không ghen ghét, đố kỵ, ganh tị (với sự thành đạt của người khác) (anissāyana rasā).

– Thành tựu: phá tan pháp ghen ghét, không đầy đủ, chấp giữ (arativighāta paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: thấy sự thành đạt của chúng sanh (sattānaṃ sampatti-dassana padaṭṭhānā).

Nó thành công khi nó làm lìa bỏ sự ghen ghét và nó thất bại khi nó trợ sanh chê cười (arati-vūpasamo tassā sampatti, pahāsa-sambhavo vipatti).

(DhsA.2.38, Vs.1.311)


Trí quyền
(paññindriya) – 1

(25) Vô si/ trí (amoho/ paññā)

– Trạng thái: thấu rõ pháp theo thực tính (yathā-sabhāva-paṭivedha lakkhaṇā); hay không sai lầm, không thiếu sót, chắc chắn thấu rõ, như sự xuyên qua của một mũi tên bắn ra bởi một người bắn cung thiện xảo (akkhalita-paṭivedha– lakkhaṇo vā kusalissā-sakhitta-usu-paṭivedho viya).

– Phận sự: soi sáng cảnh, như một nguồn ánh sáng (visayo-bhāsana– raso padīpo viya).

– Thành tựu: sự sáng sủa của cảnh, vô si, thấy biết rõ ràng, như một người dẫn đường tin cậy được cho người bị lạc trong rừng (asammoha– paccupaṭṭhāno arañña-gata-sudesako viya).

(DhsA.166, Vs.2.95)

Trí (paññā)

– Trạng thái: thấu rõ pháp thực tính (dhamma-sabhāva-paṭivedha lakkhaṇā).

– Phận sự: bài trừ sự tối tăm của si là pháp che đậy pháp thực tính (dhammānaṃ sabhāva-paṭicchādaka-mohandhakāra-viddhaṃsana rasā).

– Thành tựu: sự sáng sủa của cảnh, vô si, thấy biết rõ ràng (vô si hay sự không bối rối) (asammoha– paccupaṭṭhāno).

– Nhân cận: định, vì Đức Phật nói rằng: “Người có đầy đủ định thì biết và thấy chư pháp như thật theo thực tính.” (A.3.259)[15]. Nhân cận này đặc biệt là nhân trí hay tuệ quán (vipassanā) (“samāhito yathābhūtaṃ jānāti passatīti vacanato pana samādhi tassā padaṭṭhānaṃ)

(Vs.2.68)

Trí quyền:

Paññā là trí, thấy biết chư pháp siêu lý theo thực tính (như thật). Ở đây, trí (paññā) gọi là quyền vì nó làm trưởng trong việc thấu rõ chư pháp theo thực tính. Trong Abhidhamma, ba thuật ngữ – trí (paññā), tuệ (ñāṇa) và vô si (amoha) – được dùng đồng nghĩa. Quán hay tuệ quán cũng là sở hữu tâm này, tức trí quyền.

– – –


Sở hữu tâm bất thiện (akusala cetasika) – 14


(1) Si (moho)

– Trạng thái: tính mù quáng của tâm (cittassa andhabhāva-lakkhāno) hay trái với trí, không biết (añānalakkhāno).

– Phận sự: không thấu rõ (asampaṭivedha raso), hay phận sự là che ngăn thực tính của cảnh (ārammaṇa-sabhāva-cchādana raso).

– Thành tựu: vắng mặt pháp chơn chánh sáng suốt (asammāpaṭipatti paccupaṭṭhāno); hay là mờ tối (andhakāra– paccupaṭṭhāno).

– Nhân cận: phi như lý tác ý (ayonisomanasikāra– padaṭṭhāno).

Nó cần được xem là căn của tất cả pháp bất thiện (sabbākusalānaṃ mūlanti daṭṭhabbo).

(DhsA.291, Vs.2.98)


(2) Vô tàm (ahirikaṃ)

– Trạng thái: không xấu hổ về thân ác hạnh v.v… (kāyaduccaritādihi ajigucchana lakkhaṇaṃ); hay tính vô liêm sỉ, tính trơ trẽn, không thẹn (alajjā lakkhaṇaṃ vā).

– Phận sự: làm ác theo cách không thẹn (alajjā -kārena karaṇa rasaṃ).

– Thành tựu: không chùn lại, không rút khỏi việc ác theo cách không thẹn (alajjā -kārena pāpato asaṅkocana paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: không tôn trọng mình (tự thân) (atta agārava padaṭṭhānaṃ).

(DhsA.291, Vs.2.98, VsTi.2.149)


(3) Vô úy/ quý (anottappaṃ)

– Trạng thái: không e sợ về thân ác hạnh, v.v… (kāya-ducaritādīhi asārajja lakkhaṇaṃ); hay là không sợ vì lợi ích của họ (anuttāsa lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: làm ác theo cách không sợ (anuttāsākārena pāpānaṃ karaṇa rasaṃ).

– Thành tựu: không chùn lại, không rút khỏi việc ác theo cách không sợ (anuttāsākārena pāpato asaṅkocana paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: không tôn trọng người khác (tha nhân) (para-agārava padaṭṭhānaṃ).

(DhsA.291, Vs.2.98, VsTi.2.149)


(4) Điệu cử (uddhaccaṃ)

– Trạng thái: không yên tịnh (cetaso avūpasama lakkhaṇaṃ), như nước bị gió lùa (vātābhighāta-cala-jalaṃ viya).

– Phận sự: đổi lòng, không ở yên (ana-vaṭṭhāna rasaṃ), như lá cờ hay biểu ngữ bị gió lùa (vātābhighāta-cala-dhajaṭākā viya).

– Thành tựu: đi lạc, tán loạn (bhantatta paccupaṭṭhānaṃ), như tro bay tung lên do ném hòn đá vào (pāsāṇābhighāta-samuddhatabhasmaṃ viya).

– Nhân cận: phi như lý tác ý làm tâm không yên (cetaso avūpasame ayonisomanasikāra padaṭṭhānaṃ).

Nó cần phải được xem là pháp làm tâm tán loạn, xao lãng (citta-vikkhepoti daṭṭhabbaṃ).

(DhsA.292, Vs.2.99)


(5) Tham (lobho)

– Trạng thái: chấp cứng cảnh, như nhựa bẫy chim (khỉ dính nhựa) (ārammaṇa-ggahaṇa– lakkhaṇo, makkaṭālepo viya).

– Phận sự: dính chặt, như miếng thịt đặt vào chảo nóng (abhisaṅga– raso, tattakapāle khitta-maṃsa-pesi viya).

– Thành tựu: không buông cảnh, như thuốc nhuộm muội đèn (apariccāga– paccupaṭṭhāno, telañjanarāgo viya).

– Nhân cận: thấy pháp cảnh triền cho rằng đáng ưa thích (saṃyojaniya-dhammesu assādadassana– padaṭṭhāno).

Những tham này tăng mạnh lên theo hướng ái, tham cần phải được xem là mang tính mất, bỏ phí, như dòng sông chảy xiết ra biển lớn (taṇhā nadī-bhāvena vaḍḍhamāno sīghasotā nadī iva mahā-samuddaṃ apāyameva gahetvā gacchatīti daṭṭhabbo).

(DhsA.291, Vs.2.98)


(6) Tà kiến (micchā-diṭṭhi)

– Trạng thái: chấp cứng những cách phi lý, dại dột (ayoniso abhinivesa lakkhaṇā).

– Phận sự: chấp trước (parāmāsa– raso).

– Thành tựu: chấp cứng theo sự nhận sai (micchā-bhinivesa paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: không chịu gặp bậc Thánh và v.v… (ariyānaṃ adassana-kāmatādi paccupaṭṭhānā).

Tà kiến cần phải được xem là pháp tội lỗi, phải xa lánh, đáng bị khiển trách nhất (paramaṃ vajjanti daṭṭhabbā).

(DhsA.290, Vs.2.98)


(7) Ngã mạn (māna)

– Trạng thái là kiêu ngạo, hống hách (uṇṇati– lakkhaṇo).

– Phận sự là kiêu căng, vẻ ngạo mạn (sampaggaha– raso).

– Thành tựu là tính dương dương tự đắc, tính hay khoe khoang, tính khoác lác (ketukamyatā– paccupaṭṭhāno).

– Nhân cận là có tham bất tương ưng tà kiến (diṭṭhi-vippayutta-lobha-padaṭṭthāno).

Nó cần phải được xem là sự lầm lạc, kém trí khôn (ummādo viya daṭṭhabbo).

(DhsA.297, Vs.2.99)


(8) Sân (doso)

– Trạng thái: phẫn nộ, hung tợn, hung dữ như con rắn bị kích động (caṇḍikka– lakkhaṇo pahaṭā-sīviso viya).

– Phận sự: lan truyền đi như một giọt chất độc (visappana– raso visanipāto viya).

Hay thiêu đốt pháp mà chính nó đang nương (sắc ý vật) như lửa cháy rừng (attano nissayadahana– raso vā dāvaggi viya).

– Thành tựu: làm hư, làm ô uế, làm khổ (dūsana– paccupaṭṭhāno), như kẻ thù có được cơ hội (laddhokāso viya sapaṭṭo).

– Nhân cận: sự hiềm hận, sự sân giận, điều trái ý, điều bực mình (āghāta-vatthu– padaṭṭthāno).

Sân cần phải được xem như nước tiểu cũ hòa với chất độc (visa-saṃsaṭṭha-pūti-muttaṃ viya daṭṭhabbo).

(DhsA.299, Vs.2.100)


(9) Tật (issā)

– Trạng thái: tật đố với sự thành đạt của người khác (para-sampattīnaṃ ussūyana lakkhaṇā).

– Phận sự: không vừa lòng với sự thành đạt của người khác (tattheva anabhi-rati rasā).

– Thành tựu: ngoảnh mặt tránh, không thích, chống đối sự thành đạt của người khác (tato-vimukha-bhāva paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: có sự thành đạt của người khác (para-sampatti padaṭṭhānā).

Tật cần phải được xem là một pháp triền (saṃyojananti daṭṭhabbā).

(DhsA.299, Vs.2.100)


(10) Lận (macchariyaṃ)

– Trạng thái: giấu giếm sự thành đạt của mình (laddhānaṃ vā labhitabbānaṃ vā attano sampattīnaṃ nigūhaṇa lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: không chịu chia sẻ những thành đạt này với người khác (tāsaṃyeva parehi sādhāraṇa-bhāva– akkhamana rasaṃ).

– Thành tựu: co rút lại (saṅkocana paccupaṭṭhānaṃ), hay tính hèn hạ, tính bần tiện, tính bủn xỉn (kaṭu-kañcu-katā paccupaṭṭhānaṃ vā).

– Nhân cận: có sự thành đạt của tự thân (atta-sampatti padaṭṭhānaṃ).

Nó cần phải được xem là một danh pháp xấu xa (cetaso virūpa-bhāvoti daṭṭhabbaṃ).

(DhsA.299, Vs.2.100)


(11) Hối (kukkuccaṃ)

– Trạng thái: ăn năn, hối hận (pacchānutāpa lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: sầu về việc đã làm và chưa làm (katā-kata-anusocana rasaṃ).

– Thành tựu: nhớ lại hối tiếc, ân hận về sau (vippaṭisāra paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: có việc đã làm và chưa làm (katā-kata padaṭṭhānaṃ).

Nó cần phải được xem như nô lệ (dāsabyamiva daṭṭhabbaṃ)

(DhsA.299, Vs.2.100)


(12) Hôn trầm (thīnaṃ)

– Trạng thái: không nỗ lực, chặn đứng sự siêng năng tiến tới (anussāha lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: làm mất sự siêng năng (viriya-vinodana rasaṃ).

– Thành tựu: sự lui sụt, chìm mất (saṃsīdana paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: phi như lý tác ý đến buồn chán, lười biếng, uể oải và v.v… (arati-vijambhikādīsu (aratitandi vijambhitādīsu) ayonisomanasikāra padaṭṭhānaṃ).

(DhsA.297, Vs.2.99)


(13) Thùy miên (middhaṃ)

– Trạng thái: khó sử dụng (akammaññatā lakkhaṇaṃ)[16].

– Phận sự: bao phủ (onahana rasaṃ).

– Thành tựu: cách uể oải, lờ đờ (līnatā paccupaṭṭhānaṃ), hay ngủ gật và ngủ (pacalāyikā-niddā paccupaṭṭhānaṃ vā).

– Nhân cận: phi như lý tác ý đến buồn chán, lười biếng, uể oải và v.v… (arati-vijambhikādīsu (aratitandi vijambhitādīsu) ayonisomanasikāra padaṭṭhānaṃ).

(DhsA.297, Vs.2.99)


(14) Hoài nghi (vicikicchā)

– Trạng thái: hoài nghi (saṃsaya lakkhaṇā).

– Phận sự: dao động (kampana rasā).

– Thành tựu: không quyết đoán (anicchaya paccupaṭṭhānā), hay không nhất quyết (anekaṃsa-gāha paccupaṭṭhānā vā).

– Nhân cận: phi như lý tác ý (ayonisomanasikāra padaṭṭhānā).

Nó cần phải được xem là pháp gây trở ngại cho sự thực hành (paṭipatti-antarāya-karāti daṭṭhabbā).

(DhsA.300, Vs.2.101)

– – –


4 Ý Nghĩa Của Các Chi Pháp Liên Quan Tương Sinh (Paṭicca samuppāda)[17]


(1) Vô minh (avijjā)

– Trạng thái: không biết pháp (thực tính siêu lý), trái ngược với trí (añāṇalakkhaṇā).

– Phận sự: (làm cho) nhầm lẫn, tối tăm mê mờ (sammohana rasā).

– Thành tựu: che khuất bản thể chơn tướng (chādana paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: có lậu (āsava padaṭṭhānā).

(VbhA.129, Vs.2.159)


(2) Hành (saṅkhāra)

– Trạng thái: chuyên môn tạo thành (abhisaṅkharaṇa lakkhaṇā).

– Phận sự: cố gắng, tích lũy (āyūhana rasā).

– Thành tựu: cố quyết (cetanā paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: có vô minh (avijjā padaṭṭhānā).

(VbhA.129, Vs.2.159)


(3) Thức (viññāṇaṃ)

– Trạng thái: biết cảnh (cách đặc biệt) (vijānana lakhaṇaṃ).

– Phận sự: đi trước (hướng đạo cho sở hữu tâm và sắc nghiệp) (pubbaṅgama rasaṃ).

– Thành tựu: tự nó là thức tái tục (nối chặng giữa của đời trước và đời sau) (paṭisandhi-paccupaṭṭhāṇaṃ).

– Nhân cận: có 3 hành hoặc 6 vật hay 6 cảnh (saṅkhāra padaṭṭhānaṃ vaṭṭhārammaṇa padaṭṭhānaṃ vā).

(VbhA.129, Vs.2.159)


(4) Danh (nāmaṃ)

– Trạng thái: hướng về cảnh (nāmana lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: phối hợp (với tâm) (sampayoga rasaṃ).

– Thành tựu: không thể tách rời (với các pháp cùng sanh, đó là ba danh uẩn ngoài ra) (avinibbhoga paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: có thức (viññāṇa padaṭṭhānaṃ).

(VbhA.129, Vs.2.159)

 Sắc (rūpaṃ)

– Trạng thái: tiêu hoại đổi thay không dứt (ruppana lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: phân tán, làm tan rã (vikiraṇa rasaṃ).

– Thành tựu: vô ký hoặc bất tri (abyākata paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: có thức (viññāṇa padaṭṭhānaṃ).

(VbhA.129, Vs.2.159)


(5) Sáu xứ (saḷāyatanaṃ)

– Trạng thái: đối chiếu (hay là làm cho luân hồi trường cửu) (āyatana lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: thấy, v.v… (dassanādi rasaṃ).

– Thành tựu: có sắc vật và môn (vatthudvābhāva paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: có danh và sắc (nāmarūpa padaṭṭhānaṃ).

(VbhA.129, Vs.2.159)


(6) Xúc (phasso)

– Trạng thái: đụng chạm (cảnh) (phusana lakkhaṇo).

– Phận sự: đụng chạm, va chạm (cảnh) (saṅghaṭṭana raso).

– Thành tựu: kết hợp [xứ nội (vật), xứ ngoại (cảnh) và thức] (saṅgati– paccupaṭṭhāno).

– Nhân cận: có 6 xứ (saḷāyatana padaṭṭhāno).

(VbhA.129, Vs.2.159)


(7) Thọ (vedanā)

– Trạng thái: kinh nghiệm, trải qua, hưởng cảnh (anubhavana lakkhaṇā).

– Phận sự: hứng chịu cảnh (visaya-rasa-sambhoga rasā).

– Thành tựu: có hỷ/lạc, khổ/ưu (sukkhadukkha paccupaṭṭhānā).

– Nhân cận: có xúc (phassa padaṭṭhānā).

(VbhA.129, Vs.2.159)


(8) Ái (taṇhā)

– Trạng thái: nhân (khổ) (hetulakkhaṇā).

– Phận sự: ưa thích (abhinandana rasā).

– Thành tựu: tính không thỏa mãn (atittabhāva pacupaṭṭhānā).

– Nhân cận: có thọ (vedanā padaṭṭhānā).

(VbhA.129, Vs.2.159)


(9) Thủ (upādānaṃ)

– Trạng thái: chấp cứng (gahaṇa lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: không buông ra (amuñcana rasaṃ).

– Thành tựu: ái nặng và nhận thấy sai (taṇhādaḷhatta-diṭṭhi paccupaṭṭhānaṃ).

– Nhân cận: có ái (taṇhā padaṭṭhānaṃ).

(VbhA.129, Vs.2.160)


(10) Hữu (bhavo)

– Trạng thái: có sự thành nghiệp và nghiệp quả (kamma lakkhaṇo).

– Phận sự: làm cho sanh ra (bhavana raso).

– Thành tựu: thiện, bất thiện và vô ký (kusalākusala-byākata paccupaṭṭhano).

– Nhân cận: có thủ (upādāna padaṭṭhāno).

(VbhA.129, Vs.2.160)


(11) Sanh (jāti)

– Trạng thái: sơ khởi của mỗi kiếp sống (tatthatatthabhava paṭhamābhinibbatti lakkhaṇā).

– Phận sự: chuyển giao (đến một hữu) (niyyātana rasā).

– Thành tựu: sanh ra đời mới, bỏ đời cũ (hay là) dẫy đầy khổ (atītabhavato idha ummujjann paccupaṭṭhānā dukkhavicittatā paccupaṭṭhānā vā).

– * Nhân cận: có tiến trình nghiệp hữu (kamma-bhava).

(VbhA.90, Vs.2.130)


(12) Lão (jarā)

– Trạng thái: hiện bày cách già của uẩn (khandhaparipāka lakkhanā).

– Phận sự: đưa đến cái chết (maraṇūpanayana rasā).

– Thành tựu: phá chặng tươi tốt (yobbannavināsa paccupaṭṭhāna).

– * Nhân cận: sanh.

(VbhA.94, Vs.2.132)

 

Tử (maraṇaṃ)

– Trạng thái: rơi rụng xuống, dời chỗ, lướt đến (cutilakkhanaṃ).

– Phận sự: chia cắt, lìa (mạng sống) (viyoga rasaṃ).

– Thành tựu: vắng mặt khỏi thế giới cũ (gativippavāsa paccupaṭṭhānaṃ).

– * Nhân cận: có sanh.

(VbhA.95, Vs.2.133)

Sầu (soko)

– Trạng thái: chi phối bên trong (antonijjhāna– lakkhaṇo).

– Phận sự: hoàn toàn chi phối tâm (cetoparinijjhāyana– raso).

– Thành tựu: sầu liên miên (anusocana– paccupaṭṭhāno).

– * Nhân cận: mất thân quyến.

(VbhA.97, Vs.2.134)

Khóc (paridevo)

– Trạng thái: khóc lóc, kêu la (lālappana lakkhaṇo).

– Phận sự: thở than lỗi phải (guṇadosaparikittana raso).

– Thành tựu: tâm bấn loạn (sambhama paccupaṭṭhāno).

– * Nhân cận: mất thân quyến và v.v…

(VbhA.98, Vs.2.134)

Khổ (dukkhaṃ)

– Trạng thái: ép uổng thân (kāyapīlana lakkhaṇaṃ).

– Phận sự: làm nhân cho ưu trong sự dại dột (duppaññānaṃ domanassakarana rasaṃ).

– Thành tựu: đau thân (kāyikālādha paccupaṭṭhānaṃ).

– * Nhân cận: có thân thanh triệt không mong muốn.

(Vs.2.134)

Ưu (domanassaṃ)

– Trạng thái: ép uổng tâm (cittapīḷana lakkhaṇaṃ)

– Phận sự: ý đau buồn (manovigāta rasaṃ).

– Thành tựu: ý ưu phiền (mānasabyādhi paccupaṭṭhānam).

– Nhân cận: có cảnh không mong muốn.

(Vs.2.135)

Ai (upāyāso)

– Trạng thái: đốt tâm (cittaparidahana lakkhaṇo). (Vs.2.135) hay thất vọng (byāsatti lakkhaṇo). (VbhA.99).

– Phận sự: than khóc (than van) (nitthunana raso).

– Thành tựu: buồn bã (visāda paccupaṭṭhāno). (VbhA.99, Vs.2.135).

– * Nhân cận: mất thân quyến và v.v…

__________((( )))__________

Số QĐXB của NXB: 693/QĐ–NXBHĐ cấp ngày 06 tháng 10 năm 2020. Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN) 978-604-302-933-8. Số XNĐKXB: 3964-2020/CXBIPH/31 – 70/HĐ. In xong và nộp lưu chiểu năm 2020.