MĀTIKĀ (ĐẦU ĐỀ)

Phiên dịch: Trưởng lão Tịnh Sự

 

PHÁP TỤ – PHẦN XIỂN THUẬT

Khai Đoan

Bổn này như chìa khóa mở Khiếp (tạng) Diệu pháp (Abhidhammapiṭaka). Cũng là tài liệu giảng dạy tụng, học và nghiên cứu giáo lý cao siêu chính thức của nhà Phật. Chúng tôi ước mong tất cả đệ tử Phật đều thông hiểu pháp nhiệm mầu này, nên cố gắng dịch, tùy cơ in và tìm trường hợp duy trì pháp quí!

Mong cầu các bậc có lòng chiếu cố trợ duyên, chúng tôi rất cảm kính!

Thay mặt nhóm dạy siêu lý: Sư cả Tịnh Sự.

VIÊN GIÁC TỰ

Long Hồ – Vĩnh Long.

PHÁP TỤ ĐẦU ĐỀ TAM (TIKAMĀTIKĀ)

(Có 22 đề)

 

Đầu đề tam (Pāḷi gọi là mātikā) là những đầu đề lớn trùm ba câu. Có Pāḷi chú giải như vầy: Mātāviyati = mātikā: Câu nào như mẹ hay sông cái, những câu ấy gọi là đầu đề, tức là thuộc về phần xiển thuật (uddesa) (nói tóm tắt) đoạn trước của bộ Pháp Tụ (Dhammasaṅganī) bộ thứ nhất trong tạng Vô Tỷ Pháp (Abhidhammapiṭaka).

Đầu đề tam nói theo ba câu có hai cách:

- Một là tam đề chiết hay chiết báng (ādiladdhanāmatika) nghĩa là tên đề lấy chiết báng 1 câu trước mà đặt kêu tên đề như là tam đề thiện, tam đề quả v.v… đều không trùm hết 2 câu sau.

- Hai là tam đề hàm hay hàm tận (sabbaladdhanāmatika) nghĩa là tên đề trùm cả 3 câu như là tam đề thọ, câu nào cũng là thọ.

Tam đề đối với pháp thực tính cũng có hai cách:

- Một là tam đề hữu dư (sappadesatika) nghĩa là 3 câu trong một đề mà lấy không hết pháp thực tính siêu lý.

- Hai là tam đề vô dư (nippadesatika) nghĩa là 3 câu trong một đề mà lấy hết pháp thực tính siêu lý. Nên sau miễn nhắc.

 

1. Tam đề Thiện (Kusalatika)… chiết… vô dư…

Câu 1: Tất cả pháp thiện (kusalā dhammā).

Tất cả pháp thiện là những pháp có tính chất tốt đẹp khôn khéo, không bệnh hoạn, không tội lỗi là nhân cho quả vui; xem bộ Pháp Tụ, câu 663, 876.

Chú giải thiện (kusalā) như vầy: Kucchite pāpadhamme salayati kampeti viddhaṃsetīti = kusalā: Làm cho những tội ác gớm ghê phải bị bài trừ, như thế gọi là thiện.

Tất cả pháp (dhammā), đây ám chỉ những chơn tướng bản thể pháp hay là chỉ những pháp có bản thể thật, tức là pháp siêu lý, chớ chẳng phải nhân vật, linh hồn chi cả.

Pháp thực tính là 21 hoặc 37 tâm thiện và 38 sở hữu hợp.

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới, 2 đế và ngoại đế.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm thiện; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm thiện; 3 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hiệp với tâm thiện (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm thiện.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm thiện; 2 là pháp xứ tức là 38 sở hữu hiệp với tâm thiện.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm thiện; 2 là pháp giới tức là 38 sở hữu hiệp với tâm thiện.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 17 tâm thiện hiệp thế và sở hữu hợp; 2 là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp tâm đạo. Ngoại đế tức là tâm đạo và 28 sở hữu hợp (trừ 8 chi đạo).


Câu 2
: Tất cả pháp bất thiện (akusalā dhammā).

Tất cả pháp bất thiện là những pháp không tốt đẹp, không khôn khéo, bệnh hoạn là pháp có tội lỗi là pháp cho quả khổ.

Có Pāḷi chú giải bất thiện (akusalā) như vầy: Nakusalaṃ = akusalaṃ: Trái với thiện, gọi là bất thiện.

Pháp thực tính là 12 tâm bất thiện và 27 sở hữu hợp.

Chia đặng 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới, 2 đế.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm bất thiện; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm bất thiện; 3 là hành uẩn tức là 25 sở hữu hiệp với tâm bất thiện (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là 12 tâm bất thiện.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là 12 tâm bất thiện; 2 là pháp xứ tức là 27 sở hữu hiệp với tâm bất thiện.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là 12 tâm bất thiện; 2 là pháp giới tức là 27 sở hữu hiệp với tâm bất thiện.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm bất thiện và 26 sở hữu (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.


Câu 3
: Tất cả pháp vô ký (abyākatā dhammā).

Tất cả pháp vô ký là pháp không kể là tốt hay xấu, thiện hay bất thiện. Câu "Tất cả pháp vô ký" nghĩa là chỉ đến những pháp nào không có tính chất thiện cũng chẳng bất thiện chẳng phải là nhân thành tựu quả khổ hay vui.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Nabyākato = abyākato: Phi ký, gọi là vô ký.

Pháp thực tính là 56 hoặc 72 tâm vô ký, 38 sở hữu hợp, sắc pháp và Níp-bàn.

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, 2 đế và ngoại đế, ngoại uẩn.

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm vô ký; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm vô ký; 4 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hiệp với tâm vô ký (trừ thọ và tưởng), 5 là thức uẩn tức là tất cả tâm vô ký. Còn ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 1 là nhãn xứ tức là nhãn thanh triệt; 2 là nhĩ xứ tức là nhĩ thanh triệt; 3 là tỷ xứ tức là tỷ thanh triệt; 4 là thiệt xứ tức là thiệt thanh triệt; 5 là thân xứ tức là thân thanh triệt; 6 là sắc xứ tức là cảnh sắc; 7 là thinh xứ tức là cảnh thinh; 8 là khí xứ tức là cảnh khí; 9 là vị xứ tức là cảnh vị; 10 là xúc xứ tức là cảnh xúc; 11 là ý xứ tức là tâm vô ký; 12 là pháp xứ tức là 38 sở hữu hiệp với tâm vô ký, 16 sắc tế và Níp-bàn.
  • 18 giới: 1 là nhãn giới tức là nhãn thanh triệt; 2 là nhĩ giới tức là nhĩ thanh triệt; 3 là tỷ giới tức là tỷ thanh triệt; 4 là thiệt giới tức là thiệt thanh triệt; 5 là thân giới tức là thân thanh triệt; 6 là sắc giới tức là cảnh sắc; 7 là thinh giới tức là cảnh thinh; 8 là khí giới tức là cảnh khí; 9 là vị giới tức là cảnh vị; 10 là xúc giới tức là cảnh xúc; 11 là nhãn thức giới tức là 2 tâm nhãn thức; 12 là nhĩ thức giới tức là 2 tâm nhĩ thức; 13 là tỷ thức giới tức là 2 tâm tỷ thức; 14 là thiệt thức giới tức là 2 tâm thiệt thức; 15 là thân thức giới tức là 2 tâm thân thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 59 tâm vô ký (trừ ngũ song thức và 3 tâm ý giới); 18 là pháp giới tức là 38 sở hữu hiệp tâm vô ký, 16 sắc tế và Níp-bàn.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 52 tâm vô ký hiệp thế 35 sở hữu hợp (trừ ngăn trừ phần) và sắc pháp; 2 là diệt đế tức là Níp-bàn. Ngoại đế là tâm quả siêu thế và 36 sở hữu hợp.

(Năm trang trước đã có chia trong tập chỉ chấm và cách đọc).  

2. Tam đề Thọ (Vedanātika)… hàm… hữu dư…

Câu 1: Tất cả pháp tương ưng lạc thọ (Sukhāyavedanāya sampayuttā dhammā).

Lạc thọ “sukhavedanā”, là cảm giác dễ chịu an vui của thân và tâm (su: Tốt, vui, đẹp; kha: Hứng chịu), lạc thọ nơi đây là nói theo tam thọ (khổ, lạc và xả) chớ không theo ngũ thọ (khổ, ưu, lạc, hỷ và xả), thọ lạc nầy bao hàm cả thọ lạc của thân và thọ hỷ của tâm; gốc là ở hữu thọ; xem bộ Pháp Tụ, câu 664, 879.

Pháp thực tính là 39 hoặc 63 tâm câu hành lạc, 46 sở hữu câu hành hỷ thọ (tam thọ) (trừ thọ).

Chia đặng: 3 uẩn, 2 xứ, 3 giới, 3 đế và ngoại đế.

  • 3 uẩn: 1 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm câu hành lạc; 2 là hành uẩn tức là 45 sở hữu câu hành lạc; 3 là thức uẩn tức là tâm câu hành lạc.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm câu hành lạc; 2 là pháp xứ tức là 46 sở hữu câu hành lạc (tam thọ).
  • 3 giới: 1 là thân thức giới tức là tâm thân thức quả thiện; 2 là ý thức giới tức là 38 hoặc là 62 tâm câu hành hỷ; 3 là pháp giới tức là 46 sở hữu câu hành lạc (tam thọ).
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là 31 tâm câu hành lạc hiệp thế và 45 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp tâm đạo câu hành hỷ. Ngoại đế là 8 hoặc 32 tâm siêu thế câu hành hỷ và 36 sở hữu hợp (trừ bát chi đạo hiệp tâm đạo).

 

Câu 2: Tất cả pháp tương tưng khổ thọ (Dukkhāyavedanāya sampayuttā dhammā).

Khổ thọ “dukkhāyavedanā” là cảm giác khó chịu của thân và tâm (du: Khó, xấu; kha: Hứng chịu), khổ thọ đây lấy theo tam thọ tức là trạng thái tâm ưu và thân khổ; xem bộ Pháp Tụ, câu 664, 879.

Pháp thực tính là 2 tâm sân, tâm thân thức câu hành khổ và 21 sở hữu câu hành với khổ thọ (trừ thọ).

Chia đặng: 3 uẩn, 2 xứ, 3 giới, 1 đế.

  • 3 uẩn: 1 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm câu hành với khổ thọ; 2 là hành uẩn tức là 20 sở hữu hiệp với tâm câu hành khổ (trừ tưởng); 3 là thức uẩn tức là 3 tâm câu hành với khổ thọ.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là 3 tâm câu hành với khổ thọ; 2 là pháp xứ tức là 21 sở hữu câu hành với khổ thọ.
  • 3 giới: 1 là thân thức giới tức là tâm thân thức quả bất thiện; 2 là ý thức giới tức là 2 tâm sân; 3 là pháp giới tức là 21 sở hữu hiệp với tâm câu hành khổ.
  • 1 đế: Là khổ đế tức là 3 tâm câu hành khổ và 21 sở hữu hợp.


Câu 3
: Tất cả pháp hợp phi khổ phi lạc thọ (Adukkhamasukhāyavedanāya dhammā)

Pháp thực tính là 47 hoặc 55 tâm câu hành xả và 46 sở hữu câu hành xả (trừ thọ).

Chia đặng: 3 uẩn, 2 xứ, 7 giới, 3 đế và ngoại đế.

  • 3 uẩn: 1 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm câu hành xả; 2 là hành uẩn tức là 45 sở hữu câu hành xả (trừ tưởng); 3 là thức uẩn tức là 47 hoặc 55 tâm câu hành xả.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm câu hành xả; 2 là pháp xứ tức là 46 sở hữu câu hành xả.
  • 7 giới: 1 là nhãn thức giới tức là 2 tâm nhãn thức; 2 là nhĩ thức giới tức là 2 tâm nhĩ thức; 3 là tỷ thức giới tức là 2 tâm tỷ thức; 4 là thiệt thức giới tức là 2 tâm thiệt thức; 5 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 6 là ý thức giới tức là 36 hoặc 44 tâm câu hành xả (trừ 4 đôi thức trước và ý giới); 7 là pháp giới tức là 46 sở hữu câu hành xả.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là 47 tâm câu hành xả hiệp thế và 45 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham hiệp với tâm câu hành xả; 3 là đạo đế tức là 7 chi đạo (trừ chánh tư duy) hiệp với tâm đạo ngũ thiền. Ngoại đế là 8 tâm siêu thế ngũ thiền và 32 sở hữu hợp (trừ thọ).


3. Tam đề Quả (Vipākatika)… chiết… vô dư…

Câu 1: Tất cả pháp dị thục quả (Vipāka dhammā) là những pháp thành tựu do nghiệp dị thời (nānakkhanikakamma), là sự thành tựu của nhân khác thời mà tạo ra.

Nói rằng: Tất cả pháp dị thục quả, tức gồm những pháp là thành quả của nhân thiện và bất thiện do sở hữu hợp; xem bộ Pháp Tụ, câu 665, 880.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Aññamaññavisiṭṭhānaṃ kusalākusalānaṃ pākātivipākā: Những pháp thành quả của thiện và bất thiện giúp nhau bằng cách đặc biệt, đó gọi là pháp quả.

Pháp thực tính là 36 hoặc 52 tâm quả và 38 sở hữu hợp.

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 8 giới, 1 đế và ngoại đế.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức sở hữu thọ, hiệp tâm quả; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp tâm quả; 3 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hiệp với tâm quả (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là 36 hoặc 52 tâm quả.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm quả; 2 là pháp xứ tức là 38 sở hữu hiệp với tâm quả.
  • 8 giới: 1 là nhãn thức giới tức là 2 tâm nhãn thức; 2 là nhĩ thức giới tức là 2 tâm nhĩ thức; 3 là tỷ thức giới tức là 2 tâm tỷ thức; 4 là thiệt thức giới tức là 2 tâm thiệt thức; 5 là thân thức giới tức là 2 tâm thân thức; 6 là ý thức giới tức là 2 tâm tiếp thâu; 7 là ý thức giới tức là 40 tâm quả (trừ ngũ song thức và 2 tâm tiếp thâu); 8 là pháp giới tức là 38 sở hữu hiệp với tâm quả.
  • 1 đế là khổ đế tức là 32 tâm quả hiệp thế và 35 sở hữu hợp. Ngoại đế là tâm quả siêu thế và 36 sở hữu hợp. 


Câu 2
: Tất cả pháp dị thục nhân (Vipāka dhamma dhammā) là pháp nhân của quả sẽ tạo ra quả. Hay tất cả pháp cố cách cho quả sanh (pháp dị thục nhân). 
Hay là pháp mà là nhân có tiềm năng chứa đựng quả thành tựu.

Pháp dị thục nhân là những pháp trì chấp quả thành tựu, gọi là dị thục nhân. Câu "Tất cả pháp dị thục nhân" tức là gồm những pháp thành nhân trợ sanh ra quả, chính là chư pháp thiện và bất thiện; xem bộ Pháp Tụ, câu 665, 880.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Vipākaṃ dhārentīti = vipākadhammo: Pháp nào chứa để nhân trợ tạo quả sanh ra, pháp ấy gọi là pháp nhân (chữ vipākadhamma tức là nhân của quả).

Pháp thực tính là 12 tâm bất thiện, 21 hoặc 37 tâm thiện và 52 sở hữu hợp.

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới, 3 đế và ngoại đế:

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm bất thiện và tâm thiện; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm bất thiện và tâm thiện; 3 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với tâm bất thiện và tâm thiện (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm bất thiện và tâm thiện.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm bất thiện và tâm thiện; 2 là pháp xứ tức là 52 sở hữu hợp với tâm bất thiện và tâm thiện.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm bất thiện và tâm thiện; 2 là pháp giới tức là 52 sở hữu hiệp với tâm bất thiện và tâm thiện.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là tâm bất thiện và tâm thiện hiệp thế và 51 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp tâm đạo. Ngoại đế là 20 tâm đạo và 28 sở hữu hợp (trừ bát chi đạo).

Câu 3: Tất cả pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân (Nevavipāka na vipākadhamma dhammā) là những pháp ngoài ra thiện, bất thiện và tâm quả (câu này trong sách không có chú giải), là pháp chẳng phải là quả thành tựu do nhân, mà cũng chẳng phải là nhân chứa để thành quả.

Câu "Tất cả pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân" là gồm những pháp chẳng phải là nhân hay quả, tức là chỉ những pháp tố, sắc pháp và Níp-bàn; xem bộ Pháp Tụ, câu 665, 880.

Pháp thực tính là 20 tâm tố, 35 sở hữu hợp, sắc pháp và Níp-bàn.

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 13 giới và 2 đế.

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm tố; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm tố; 4 là hành uẩn tức là sở hữu hiệp với tâm tố (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là 20 tâm tố.
  • 12 xứ: 1 là nhãn xứ tức là nhãn thanh triệt; 2 là nhĩ xứ tức là nhĩ thanh triệt; 3 là tỷ xứ tức là tỷ thanh triệt; 4 là thiệt xứ tức là thiệt thanh triệt; 5 là thân xứ tức là thân thanh triệt; 6 là sắc xứ tức là cảnh sắc; 7 là thinh xứ tức là cảnh thinh; 8 là khí xứ tức là cảnh khí; 9 là vị xứ tức là cảnh vị; 10 là xúc xứ tức là cảnh xúc (đất, lửa, gió); 11 là ý xứ tức là tâm; 12 là pháp xứ tức là 35 sở hữu hiệp với tâm tố, sắc tế và Níp-bàn.
  • 13 giới: 1 là nhãn giới tức là nhãn thanh triệt; 2 là nhĩ giới tức là nhĩ thanh triệt; 3 là tỷ giới tức là tỷ thanh triệt; 4 là thiệt giới tức là thiệt thanh triệt; 5 là thân giới tức là thân thanh triệt; 6 là sắc giới tức là cảnh sắc; 7 là thinh giới tức là cảnh thinh; 8 là khí giới tức là cảnh khí; 9 là vị giới tức là cảnh vị; 10 là xúc giới tức là cảnh xúc; 11 là ý giới tức là tâm khai ngũ môn; 12 là ý thức giới tức là 19 tâm tố hữu cần; 13 là pháp giới tức là 35 sở hữu hiệp tâm tố, sắc tế và Níp-bàn.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 20 tâm tố, 35 sở hữu tâm và sắc pháp; 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.
     

4. Tam đề Nghiệp chấp thành quả (Upādinnatika) hay tam đề thủ… chiết… vô dư…

Nghiệp chấp thành quả cũng còn gọi là thành do thủ; xem bộ Pháp Tụ, câu 666, 881.

Câu 1: Tất cả các pháp do nghiệp chấp thành quả và cảnh thủ hay tất cả pháp thủ và cảnh thủ (Upādinnupādāniyā dhammā) là những pháp thành tựu do tham ái và tà kiến chấp trước quến tựu nghiệp tạo tức là tâm quả và sắc nghiệp. Nó cũng vừa là cảnh cho tham ái pháp thủ biết đặng.

Pháp thực tính là 32 tâm quả hiệp thế, 35 sở hữu tâm và sắc nghiệp.

Chia đặng: 5 uẩn, 11 xứ, 17 giới, 1 đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là sắc nghiệp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm quả hiệp thế; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm quả hiệp thế; 4 là hành uẩn tức là 33 sở hữu hiệp tâm quả hiệp thế (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm quả hiệp thế.
  • 11 xứ: 9 xứ thô, tức là 11 sắc thô (trừ thinh); 10 là ý xứ, tức là tâm quả hiệp thế; 11 là pháp xứ, tức là sở hữu hiệp tâm quả hiệp thế và sắc nghiệp tế.
  • 17 giới: 9 giới thô tức là 11 sắc thô (trừ thinh); 10 là nhãn thức giới tức là 2 tâm nhãn thức; 11 là nhĩ thức giới tức là 2 tâm nhĩ thức; 12 là tỷ thức giới tức là 2 tâm tỷ thức; 13 là thiệt thức giới tức là 2 tâm thiệt thức; 14 là thân thức giới tức là 2 tâm thân thức; 15 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu; 16 là ý thức giới tức là 20 tâm quả hiệp thế (trừ ngũ song thức và 2 tâm tiếp thâu); 17 là pháp giới tức là 35 sở hữu hiệp tâm quả hiệp thế và sắc nghiệp tế.
  • 1 đế: Là khổ đế tức là 32 tâm quả hiệp thế, 35 sở hữu hợp và 20 sắc nghiệp.
     

Câu 2: Tất cả pháp phi nghiệp chấp thành quả mà cảnh thủ hay tất cả pháp phi thành do thủ mà cảnh thủ (Anupādinnupādāniyā dhammā) là những pháp không phải quả do tham ái và tà kiến chấp trước sắc nghiệp tạo, mà còn bị pháp thủ biết đặng.

Pháp thực tính là 47 tâm đổng lực hiệp thế, 2 tâm khai môn , 52 sở hữu và sắc phi nghiệp (tức 17 sắc tâm, 15 sắc quí tiết và 14 sắc vật thực).

Chia đặng: 5 uẩn, 7 xứ, 8 giới, 2 đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là sắc phi nghiệp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với 47 tâm đổng lực hiệp thế và 2 tâm khai môn; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm đổng lực hiệp thế và 2 tâm khai môn; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hiệp với 47 tâm đổng lực hiệp thế và 2 tâm khai môn (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm đổng lực hiệp thế và 2 tâm khai môn.
  • 7 xứ: 1 là sắc xứ tức là cảnh sắc; 2 là thinh xứ tức là cảnh thinh; 3 là khí xứ tức là cảnh khí; 4 là vị xứ tức là cảnh vị; 5 là xúc xứ tức là cảnh xúc; 6 là ý xứ tức là 47 tâm đổng lực hiệp thế và 2 tâm khai môn; 7 là pháp xứ tức là 52 sở hữu hiệp tâm đổng lực hiệp thế, 2 tâm khai môn và sắc tế phi nghiệp.
  • 8 giới: 1 là sắc giới tức là cảnh sắc; 2 là thinh giới tức là cảnh thinh; 3 là khí giới tức là cảnh khí; 4 là vị giới tức là cảnh vị; 5 là xúc giới tức là cảnh xúc; 6 là ý giới tức là tâm khai ngũ môn; 7 là ý thức giới tức là 47 tâm đổng lực hiệp thế và tâm khai ý môn; 8 là pháp giới tức là 52 sở hữu hiệp tâm đổng lực hiệp thế, tâm khai môn và sắc tế phi nghiệp.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm đổng lực hiệp thế, tâm khai môn, 51 sở hữu hợp (trừ tham) và sắc phi nghiệp; 2 là tập đế tức là sở hữu tham.
     

Câu 3: Tất cả pháp phi chấp thành quả và phi cảnh thủ, hay tất cả pháp phi do thủ và phi cảnh thủ (Anupādinnānupādāniyā dhammā) là những pháp vượt khỏi sự chấp trước và pháp thủ cũng biết không đặng.

Các pháp phi do thủ phi cảnh thủ tức là những pháp chẳng phải quả do tham ái chấp thủ mà thành, cũng chẳng phải thành cảnh cho tham ái thủ biết đặng. Như thế gọi là pháp phi thành do thủ phi cảnh thủ.

Pháp thực tính là tâm siêu thế, 36 sở hữu hợp và Níp-bàn.

Chia đặng: 4 uẩn và ngoại uẩn, 2 xứ, 2 giới, 2 đế và ngoại đế:

  • 4 phi thủ uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm siêu thế; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm siêu thế; 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hiệp tâm siêu thế (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm siêu thế. Còn ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ, tức là tâm siêu thế; 2 là pháp xứ, tức là 36 sở hữu hiệp tâm siêu thế và Níp-bàn.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm siêu thế; 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hiệp tâm siêu thế và Níp-bàn.
  • 2 đế: 1 là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp tâm đạo; 2 là diệt đế tức là Níp-bàn. Ngoại đế tức là tâm siêu thế, 36 sở hữu hợp (trừ chi đạo hiệp tâm đạo).
     

5. Tam đề Phiền toái (Saṅkiliṭṭhatika)… chiết… vô dư…

Câu 1: Tất cả pháp phiền toái và cảnh phiền não,[13] (Saṅkiliṭṭhasaṅkilesikā dhammā) là những pháp phiền não nương sanh và làm cho pháp ấy sôi nổi nóng nảy, cũng bị phiền não biết đặng.

Có Pāḷi chú giải như vầy:

Saṅkilesena samannāgatīti = saṅkiliṭṭhā: Pháp nào trùm phiền não, pháp ấy gọi là phiền toái.

Attānaṃ ārammaṇaṃ katvā pavattanena saṅkilesaṃ arahantīti = saṅkilesikā: Pháp nào thích hợp cho phiền não nương sanh và làm cảnh, pháp ấy gọi là cảnh phiền não.

Saṅkilesetīti = saṅkileso: Làm cho sôi nổi nóng nảy, gọi là phiền não.

Như vậy, tất cả pháp phiền toái và cảnh phiền não là gồm các pháp làm cho vẩn đục, sôi nổi, lại là thành cảnh của phiền não biết được, ấy gọi là pháp phiền toái và cảnh phiền não; xem bộ Pháp Tụ, câu 667, 882.

Pháp thực tính là 12 tâm bất thiện và 27 sở hữu hợp.

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới, 2 đế:

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn, tức là sở hữu thọ hiệp với tâm bất thiện; 2 là tưởng uẩn, tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm bất thiện; 3 là hành uẩn, tức là 25 sở hữu hiệp với tâm bất thiện (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn, tức là tâm bất thiện.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ, tức là tâm bất thiện; 2 là pháp xứ, tức là 27 sở hữu hiệp với tâm bất thiện.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới, tức là tâm bất thiện; 2 là pháp giới, tức là 27 sở hữu hiệp với tâm bất thiện.
  • 2 đế: 1 là khổ đế, tức là tâm bất thiện, 26 sở hữu (trừ sở hữu tham); 2 là tập đế, tức là sở hữu tham.
     

Câu 2: Tất cả pháp phi phiền toái mà cảnh phiền não (Asaṅkiliṭṭhasankilesikā dhammā) là những pháp không nương sanh với phiền não mà còn bị phiền não biết. 

Hay là những pháp chẳng phải phiền não bợn nhơ, mà còn bị phiền não biết được, ấy gọi là pháp phi phiền toái mà cảnh phiền não.

Pháp thực tính là tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế và 38 sở hữu hợp, 28 sắc pháp.

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới và 1 đế:

5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế; 4 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hiệp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế; 12 là pháp xứ tức là 38 sở hữu hiệp với tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế và sắc tế.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 11 là nhãn thức giới tức là 2 tâm nhãn thức; 12 là nhĩ thức giới tức là 2 tâm nhĩ thức; 13 là tỷ thức giới tức là 2 tâm tỷ thức; 14 là thiệt thức giới tức là 2 tâm thiệt thức; 15 là thân thức giới tức là 2 tâm thân thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là tâm tịnh hảo hiệp thế và 5 tâm vô nhân (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là 38 sở hữu hiệp tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế và sắc tế.
  • 1 đế: Là khổ đế tức là tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, 38 sở hữu tâm và sắc pháp.
     

Câu 3: Tất cả pháp phi phiền toái và phi cảnh phiền não (Asaṅkiliṭṭhāsaṅkilesikā dhammā) là những pháp chẳng phải bất thiện và phiền não cũng không biết.

Hay là những pháp chẳng phải là phiền não sôi đục mà cũng chẳng thành cảnh phiền não để tâm biết đặng, ấy gọi là pháp phi phiền toái và phi cảnh phiền não.

Pháp thực tính là tâm siêu thế, 36 sở hữu hợp và Níp-bàn.

Chia đặng: 4 phi thủ uẩn, 2 xứ, 2 giới, 2 đế và ngoại đế:

  • 4 phi thủ uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm siêu thế; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm siêu thế; 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hiệp với tâm siêu thế (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm siêu thế. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm siêu thế; 2 là pháp xứ tức là 36 sở hữu hiệp với tâm siêu thế và Níp-bàn.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm siêu thế; 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hiệp với tâm siêu thế và Níp-bàn.
  • 2 đế: 1 là đạo tức là chi đạo hiệp tâm đạo; 2 là diệt đế tức là Níp-bàn. Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp trừ chi đạo hiệp tâm đạo.
     

6. Tam đề Hữu tầm (Savitakkatika)… chiết… vô dư…

Câu 1: Tất cả pháp hữu tầm hữu tứ (Savitakka savicārā dhammā) là những pháp hiệp với sở hữu tầm.

Hay là các pháp sanh ra có sở hữu tầm là trạng thái đưa tâm đến cảnh và có sở hữu tứ là trạng thái dán áp tâm trên cảnh, cùng hiện khởi với các pháp ấy, những pháp nào hiện khởi với tầm gọi là pháp hữu tầm; những pháp nàp hiện khởi với tứ gọi là hữu tứ. Như vậy, những pháp nào hiện khởi chung với tầm tứ, được gọi là các pháp hữu tầm hữu tứ; xem bộ Pháp Tụ, câu 668, 883.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Saha vitakkena ye vattantīti = savitakkā: Pháp nào câu sanh với tầm, pháp ấy gọi là pháp hữu tầm.

Pháp thực tính là 11 tâm sơ thiền, 44 tâm dục giới (trừ ngũ song thức) và 50 sở hữu hợp (trừ tầm và tứ).

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 3 giới, 3 đế và ngoại đế:

Lưu ý: Ở phần sau chỉ nói: uẩn, xứ, giới, đế… để giải, hay người học tự chia ra như các câu trước, vì bổn đọc – học không quá nhiều.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm hữu tầm; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm hữu tầm; 3 là hành uẩn tức là 48 sở hữu (trừ tầm, tứ, thọ, tưởng) hiệp với tâm hữu tầm (trừ sở hữu tầm, thọ, tưởng); 4 là thức uẩn tức là 55 tâm hữu tầm.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là 55 tâm hữu tầm; 2 là pháp xứ tức là 50 sở hữu hiệp với tâm hữu tầm.
  • 3 giới: 1 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và tâm khai ý môn; 2 là ý thức giới là 52 tâm hữu tầm (trừ ý giới); 3 là pháp giới tức là 50 sở hữu hiệp với tâm hữu tầm.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là 47 tâm hữu tầm hữu tứ hiệp thế và 49 sở hữu hiệp tâm hữu tầm hữu tứ (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là đạo đế tức là thất chi đạo hiệp với đạo đế (trừ tầm là chánh tư duy). Còn ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Câu 2: Tất cả pháp vô tầm hữu tứ (Avitakkavicāramattā dhammā) là những pháp lìa tầm hiệp với tứ.

Tức là những pháp hiện khởi vẫn có sở hữu tứ là trạng thái dán áp tâm trên cảnh sanh chung nhưng không có tầm đồng sanh. Những pháp tầm không có gọi là vô tầm.

Có Pāḷi chú giải như vầy:

Vitakko rahitāti = avitakkā: Những pháp ly tầm, gọi là vô tầm.

Saha vicāren ye vattantīti = savicāra: Là những pháp câu sanh với tứ, gọi là hữu tứ.

Vitakkavicāresu vicārova mattā pamānaṃ etesanti = vicāramattā: Nghĩa là trong tầm và tứ hai sở hữu này, riêng sở hữu tứ phối hợp với pháp nào thì pháp ấy gọi là hữu tứ, tức là thích hợp với tứ.

Pháp thực tính là 11 tâm nhị thiền, 36 sở hữu hợp (trừ tứ) và lấy lại sở hữu tầm hợp trong 55 tâm hữu tầm.

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới, 2 đế và ngoại đế:

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm nhị thiền; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm nhị thiền; 3 là hành uẩn tức là sở hữu tầm hiệp 55 tâm hữu tầm và 34 sở hữu hiệp với tâm nhị thiền (trừ thọ, tưởng và tứ); 4 là thức uẩn tức là 11 tâm nhị thiền.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là 11 tâm nhị thiền; 2 là pháp xứ tức là sở hữu tầm hiệp 55 tâm hữu tầm và 36 sở hữu hiệp nhị thiền (trừ tứ).
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là 11 tâm nhị thiền; 2 là pháp giới tức sở hữu tầm hiệp 55 tâm hữu tầm và 36 sở hữu hợp nhị thiền (trừ tứ).
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 3 tâm nhị thiền sắc giới, sở hữu tầm hiệp 47 tâm hiệp thế và 33 sở hữu hợp nhị thiền sắc giới (trừ tứ); 2 là đạo đế tức là 7 chi đạo hiệp tâm đạo nhị thiền (trừ tầm là chánh tư duy). Ngoại đế là 8 tâm nhị thiền siêu thế và 34 sở hữu hợp (trừ 7 chi đạo đế và tứ trong tâm quả sơ thiền).
     

Câu 3: Tất cả pháp vô tầm vô tứ (Avitakkāvicārā dhammā) là những pháp không hiệp với tầm và tứ. Chú giải Pāḷi như vầy:

Avitakkā ca te avicārā cātī = avitakkā avicārā: Những pháp nào ly tầm và tứ, gọi là vô tầm vô tứ.

Pháp thực tính là 10 tâm ngũ song thức, 11 tâm tam thiền, 11 tâm tứ thiền, 23 tâm ngũ thiền, 36 sở hữu hợp, sở hữu tứ hợp trong 11 tâm nhị thiền, sắc pháp và Níp-bàn.

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 17 giới, 3 đế và ngoại đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm vô tứ; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm vô tầm, vô tứ; 4 là hành uẩn tức là 11 sở hữu tứ hiệp với nhị thiền và 34 sở hữu hiệp với tâm vô tầm, vô tứ (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là 55 tâm vô tầm, vô tứ. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là 55 tâm vô tầm, vô tứ; 12 là pháp xứ tức là 11 sở hữu tứ hiệp nhị thiền, 36 sở hữu hợp với tâm vô tầm, vô tứ, 16 sắc tế và Níp-bàn.
  • 17 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 11 là nhãn thức giới tức là 2 tâm nhãn thức; 12 là nhĩ thức giới tức là 2 tâm nhĩ thức; 13 là tỷ thức giới tức là 2 tâm tỷ thức; 14 là thiệt thức giới tức là 2 tâm thiệt thức; 15 là thân thức giới tức là 2 tâm thân thức; 16 là ý thức giới tức là 45 tâm thiền vô tầm, vô tứ; 17 là pháp giới tức là 11 sở hữu tứ hiệp nhị thiền, 36 sở hữu hợp với tâm vô tầm, vô tứ, 16 sắc tế và Níp-bàn.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là 31 tâm hiệp thế vô tầm, vô tứ, 33 sở hữu hợp 3 sở hữu tứ và sắc pháp; 2 là diệt đế tức là Níp-bàn; 3 là đạo đế tức là thất chi đạo hiệp với tâm đạo vô tầm, vô tứ. Ngoại đế là tâm siêu thế vô tầm, vô tứ và 34 sở hữu hợp 8 sở hữu tứ hợp trong 8 tâm nhị thiền siêu thế (trừ 7 chi đạo hiệp với tâm đạo vô tầm, vô tứ).

7. Tam đề Hỷ (Pītitika)… chiết… hữu dư…

Câu 1: Tất cả pháp hợp với pháp hỷ hay tất cả pháp câu hành pháp hỷ (Pītisahagatā dhammā) là những pháp câu hành với pháp hỷ.

Từ Sahagata là câu hành, nghĩa là đi chung với nhau, tức là liên quan hay hòa hợp, cũng như pháp sanh ra chung với nhau gọi là pháp đồng sanh cũng đặng; xem bộ Pháp Tụ, câu 669, 884.

Pháp thực tính là 51 tâm hữu hỷ và 46 sở hữu câu hành hỷ (trừ hỷ).

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới, 3 đế và ngoại đế:

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm hữu hỷ; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm hữu hỷ; 3 là hành uẩn tức là 44 sở hữu hiệp với tâm hữu hỷ (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là 51 tâm hữu hỷ.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là 51 tâm hữu hỷ; 2 là pháp xứ tức là 46 sở hữu hiệp với tâm hữu hỷ.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là 51 tâm hữu hỷ; 2 là pháp giới tức là 46 sở hữu hiệp với tâm hữu hỷ.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là 27 tâm hiệp thế hữu hỷ và 45 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp với tâm đạo hữu hỷ.
  • Ngoại đế là tâm siêu thế hữu hỷ và 28 sở hữu hợp (trừ bát chi đạo đế).
     

Câu 2: Tất cả pháp hiệp với lạc thọ (Sukhasahagatā dhammā) là những pháp câu sanh với lạc thọ hoặc pháp tương ưng lạc thọ. Hay là những pháp sanh ra đi cùng với thọ lạc, tức là những pháp có sở hữu thọ lạc cùng sanh.

Pháp thực tính là 63 tâm câu hành lạc và 46 sở hữu câu hành lạc (trừ thọ).

Chia đặng: 3 uẩn, 2 xứ, 3 giới, 3 đế và ngoại đế (Giống câu 1 tam đề thọ):

  • 3 uẩn: 1 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm câu hành lạc; 2 là hành uẩn tức là 45 sở hữu hiệp với lạc thọ (trừ tưởng); 3 là thức uẩn tức là 63 tâm câu hành lạc.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là 63 tâm câu hành lạc; 2 là pháp xứ tức là 46 sở hữu hiệp với tâm câu hành lạc.
  • 3 giới: 1 là thân thức giới tức là tâm thân thức câu hành lạc; 2 là ý thức giới tức là 62 tâm câu hành lạc (trừ thân thức giới); 3 là pháp giới tức là 46 sở hữu hiệp với tâm câu hành lạc.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là 31 tâm hiệp thế câu hành lạc, 45 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là đạo đế là bát chi đạo hiệp với tâm đạo câu hành lạc.
  • Ngoại đế là tâm siêu thế câu hành lạc và 27 sở hữu hiệp (trừ thọ và bát chi đạo đế).
     

Câu 3: Tất cả pháp câu sanh với xả thọ (Upekkhāsahagatā dhammā) là tâm và sở hữu tương ưng với xả thọ. Hay là những pháp khi sinh khởi cùng với thọ xả, tức là các pháp có sở hữu thọ xả sanh chung.

Pháp thực tính là 55 tâm câu hành xả và 46 sở hữu hợp câu hành xả (trừ thọ).

Chia đặng: 3 uẩn, 2 xứ, 7 giới, 3 đế và ngoại đế (Giống câu 3 tam đề thọ):

  • 3 uẩn: 1 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm câu hành xả; 2 là hành uẩn tức là 45 sở hữu hiệp với tâm câu hành xả (trừ tưởng); 3 là thức uẩn tức là 55 tâm câu hành xả.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là 55 tâm câu hành xả; 2 là pháp xứ tức là 46 sở hữu hợp câu hành xả.
  • 7 giới: 1 là nhãn thức giới tức là 2 tâm nhãn thức; 2 là nhĩ thức giới tức là 2 tâm nhĩ thức; 3 là tỷ thức giới tức là 2 tâm tỷ thức; 4 là thiệt thức giới tức là 2 tâm thiệt thức; 5 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 6 là ý thức giới tức là 44 tâm câu hành xả (trừ 4 đôi thức trước và ý giới); 7 là pháp giới tức là 46 sở hữu hiệp câu hành xả.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là 47 tâm hiệp thế câu hành xả và 45 sở hữu hợp (trừ thọ và tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham hiệp với tâm câu hành xả; 3 là đạo đế tức là 7 chi đạo hiệp với tâm ngũ thiền.
  • Ngoại đế là tâm siêu thế ngũ thiền và 32 sở hữu hợp (trừ thọ và 7 chi đạo hiệp tâm đạo).

8. Tam đề Sơ đạo tuyệt trừ (Dassanatika)… chiết… vô dư…

Câu 1: Tất cả pháp sơ đạo tuyệt trừ (Dassanena pahātabbā dhammā) là những pháp do bát chi đạo hiệp với sơ đạo bài trừ không tái lại nữa. Hay là nói đến những pháp do bậc Sơ đạo sát trừ, chẳng còn tái phát; xem bộ Pháp Tụ, câu 670, 885.

Pháp thực tính là 4 tâm tham tương ưng, tâm si hoài nghi, 22 sở hữu hợp dứt tuyệt. Còn những pháp bất thiện ngoài ra cũng sát phần mạnh mà có thể tạo ác và sa đọa, luôn cả nghiệp tái tục khổ thú và nhiều đời nhân loại (trừ ra 7 đời).

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới và 2 đế:

  • 4 danh uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm tham tương ưng và si hoài nghi; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm tham tương ưng và si hoài nghi; 3 là hành uẩn tức là 20 sở hữu hiệp với tâm tham tương ưng và si hoài nghi; 4 là thức uẩn tức là 4 tâm tham tương ưng và si hoài nghi.
  • 2 xứ. 1 là ý xứ tức là tâm tham tương ưng và si hoài nghi; 2 là pháp xứ tức là 22 sở hữu hiệp với tâm tham tương ưng và si hoài nghi.
  • 2 giới. 1 là ý thức giới tức là 4 tâm tham tương ưng và si hoài nghi; 2 là pháp giới tức là 22 sở hữu hợp tâm tham tương ưng và si hoài nghi.
  • 2 đế. 1 là khổ đế tức là 4 tâm tham tương ưng, si hoài nghi và 21 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.
     

Câu 2: Tất cả pháp ba đạo cao (ba đạo sau) tuyệt trừ (Bhāvanāya pahātabbā dhammā) là những pháp bị 3 đạo cao trừ tuyệt. Hay là nói đến những pháp đáng do ba đạo tiến bậc là Tư-đà hàm đạo, A-na-hàm đạo và A-la-hán đạo tuần tự sát tuyệt.

Pháp thực tính là

  1. 4 tâm tham bất tương ưng, 2 tâm sân và 25 sở hữu hợp (dẫn đến khổ cảnh) thô được nhị đạo sát trừ bằng cách giảm nhẹ.
  2. 4 tâm tham bất tương ưng hợp với dục ái, 2 tâm sân và 25 sở hữu hợp được tam đạo sát trừ tuyệt.
  3. 4 tâm tham bất tương ưng hợp với sắc ái, vô sắc ái, tâm si điệu cử và 21 sở hữu hợp được tứ đạo sát trừ tuyệt.

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới và 2 đế:

  • 4 danh uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm tham bất tương ưng, tâm sân và si điệu cử; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm tham bất tương ưng, sân và si điệu cử; 3 là hành uẩn tức là 23 sở hữu (trừ thọ, tưởng) hợp tâm tham bất tương ưng, sân và si điệu cử; 4 là thức uẩn tức là tâm tham bất tương ưng, sân và si điệu cử.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là 4 tâm tham bất tương ưng, 2 tâm sân và tâm si điệu cử; 2 là pháp xứ tức là 25 sở hữu hợp tâm tham bất tương ưng, tâm sân và si điệu cử.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là 4 tâm tham bất tương ưng, 2 tâm sân và si điệu cử; 2 là pháp giới tức là 25 sở hữu hợp tâm tham bất tương ưng, sân và si điệu cử.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 4 tâm tham bất tương ưng, 2 tâm sân, si điệu cử và 24 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.
     

Câu 3: Tất cả pháp phi sơ đạo phi 3 đạo cao tuyệt trừ (hay tất cả pháp phi 4 đạo sát) (Dassanena na bhāvanāya pahātabbā dhammā) là những pháp ngoài ra các đạo tuyệt trừ. Hay nghĩa là những pháp chẳng phải đáng cho trực giác bậc Tu-đà-hoàn, hay bậc Thánh đạo tiến bậc sát trừ, hoặc nói rõ hơn là những pháp này chẳng phải thành đối tượng của trí sơ đạo sát trừ, hay đối tượng của trí trong ba bậc Nhị đạo, Tam đạo và Tứ đạo sát trừ: Do đó gọi những pháp này là tất cả pháp phi sơ đạo phi đạo cao sát trừ.

Pháp thực tính là tâm vô nhân, tâm tịnh hảo, 38 sở hữu hợp, sắc pháp và Níp-bàn.

Chia đặng: 5 uẩn, ngoại uẩn, 12 xứ, 18 giới, 3 đế và ngoại đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo; 4 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hợp tâm vô nhân và tâm tịnh hảo (trừ thọ, tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo. Còn ngoại uẩn là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo; 12 là pháp xứ tức là 38 sở hữu hợp tâm vô nhân, tâm tịnh hảo, sắc tế và Níp-bàn.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là tâm tịnh hảo, thẩm tấn, khai ý môn và tiếu sinh (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là 38 sở hữu hợp tâm vô nhân, tâm tịnh hảo, sắc tế và Níp-bàn.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế và 38 sở hữu hợp; 2 là diệt đế tức là Níp-bàn; 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 28 sở hữu hợp ngoài ra đạo đế.
     

9. Tam đề Hữu nhân sơ đạo sát (Dassanahetukatika)… chiết… vô dư…

Câu 1: Tất cả pháp hữu nhân sơ đạo sát (Dassanena pahātabba hetukā dhammā) là những pháp bị sơ đạo sát mà có hiệp với nhân tương ưng.

Hay còn gọi là Tất cả pháp hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ là những pháp có nhân tương ưng hiệp mà đáng cho trực giác bậc Tu-đà-hoàn sát trừ. Pháp hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ là trong những pháp đó có nhân đáng cho bậc Sơ đạo sát trừ; xem bộ Pháp Tụ, câu 675, 886.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Dassanena pahātabbo etesaṃ atthīti = dassanasena pahātabba hetukā: Nhân mà bị sơ đạo sát có với pháp nào thì pháp ấy gọi là hữu nhân sơ đạo sát.

Pháp thực tính là 4 tâm tham tương ưng, tâm si hoài nghi, 22 sở hữu hợp (trừ si hiệp tâm si hoài nghi).

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới và 2 đế:

  • 4 danh uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm tham tương ưng và si hoài nghi; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm tham tương ưng và si hoài nghi; 3 là hành uẩn tức là 20 sở hữu hiệp tâm tham tương ưng và si hoài nghi; 4 là thức uẩn tức là tâm tham tương ưng và si hoài nghi.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm tham tương ưng và si hoài nghi; 2 là pháp xứ tức là 22 sở hữu hiệp tâm tham tương ưng và si hoài nghi.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm tham tương ưng và si hoài nghi; 2 là pháp giới tức là 22 sở hữu hiệp tâm tham tương ưng và si hoài nghi.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm tham tương ưng, si hoài nghi và 21 sở hữu hợp (trừ sở hữu tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.
     

Câu 2: Tất cả pháp hữu nhân 3 đạo cao sát (Bhāvanāya pahātabba hetukā dhammā) là những pháp có hiệp chung với nhân 3 đạo cao sát.

Hay còn gọi là Tất cả pháp hữu nhân 3 đạo cao tuyệt trừ là những pháp có nhân tương ưng hiệp mà đáng cho 3 đạo cao tiến bậc (Nhị đạo, Tam đạo và Tứ đạo) sát trừ. Nghĩa là pháp hữu nhân đạo cao ưng trừ là trong những pháp đó có nhân đáng cho ba đạo cao tiến sát trừ.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Bhāvanāya pahātabbo hetu etesaṃ atthīti = bhāvanāya pahātabba hetukā: Nhân mà bị 3 đạo cao sát có với pháp nào thì pháp ấy gọi là hữu nhân 3 đạo cao sát.

Pháp thực tính là 4 tâm tham bất tương ưng, 2 tâm sân, tâm si điệu cử, 25 sở hữu hợp (trừ si hiệp tâm si điệu cử).

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới và 2 đế:

  • 4 danh uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm tham bất tương ưng, sân và si điệu cử; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm tham bất tương ưng, sân và si điệu cử; 3 là hành uẩn tức là 23 sở hữu hiệp với tâm tham bất tương ưng, sân và si điệu cử; 4 là thức uẩn tức là tâm tham bất tương ưng, sân và si điệu cử.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tam tham bất tương ưng, sân và si điệu cử; 2 là pháp xứ tức là 25 sở hữu hợp với tâm tham bất tương ưng, sân và si điệu cử.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm tham bất tương ưng, sân và si điệu cử; 2 là pháp giới tức là 25 sở hữu hiệp tam tham bất tương ưng, sân và si điệu cử.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm tham bất tương ưng, sân, si điệu cử và 24 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.
     

Câu 3: Tất cả pháp phi hữu nhân bốn đạo sát (Nevadassanena nabhāvanāya pahātabba hetukā dhammā) là những pháp chẳng phải hữu nhân 4 đạo sát.

Hay còn gọi là Tất cả pháp phi hữu nhân sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ là những pháp chẳng phải có nhân bị 4 đạo sát. Sở hữu si trong 2 tâm si bị 4 đạo (tuần tự) sát nhưng là vô nhân; các pháp trong 91 tâm tịnh hảo là pháp hữu nhân nhưng không bị 4 đạo sát: 18 tâm vô nhân, sắc pháp và Níp-bàn là pháp vừa vô nhân, vừa không bị 4 đạo sát.

Có chú giải như vầy:

Neva dassanena na bhāvanāya pahātabbahetukā: Nhân mà sơ đạo và ba đạo cao không sát đặng có với pháp nào, thì pháp ấy gọi là phi hữu nhân phi bốn đạo sát.

Pháp thực tính là sở hữu si hiệp 2 tâm si, 18 tâm vô nhân, tâm tịnh hảo, sở hữu hợp, sắc pháp và Níp-bàn.

Chia đặng: 5 uẩn, ngoại uẩn, 12 xứ, 18 giới, 3 đế và ngoại đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức sở hữu thọ hiệp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo; 4 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hiệp tâm vô nhân và tâm tịnh hảo (trừ thọ và tưởng) và sở hữu si hiệp 2 tâm si; 5 là thức uẩn tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo; 12 là pháp xứ tức là 38 sở hữu hiệp tâm vô nhân, tâm tịnh hảo và sở hữu si hiệp 2 tâm si, sắc tế và Níp-bàn.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là tâm tịnh hảo, tâm thẩm tấn, khai ý môn và tiếu sinh; 18 là pháp giới tức là 38 sở hữu hiệp tâm vô nhân, tâm tịnh hảo và sở hữu si hiệp 2 tâm si, sắc tế và Níp-bàn.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, 38 sở hữu hợp và sở hữu si hiệp 2 tâm si, sắc pháp; 2 là diệt đế là Níp-bàn; 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 28 sở hữu hợp (trừ bát chi đạo đế).
     

10. Tam đề Nhân sanh tử (Ācayagāmitika)… chiết… vô dư…

Câu 1: Tất cả pháp nhân sanh tử[28] (Acāyagāmino dhammā) là những pháp làm nhân đưa đến sanh, tử.

Hay là những pháp làm duyên đưa đến sanh tử triền miên trong đời.
Giải về luân hồi (ācaya), pháp được quến tựu tồn tại do nghiệp phiền não gọi là luân hồi.
Giải chung pháp nhân luân hồi, pháp làm cho chúng sanh đi đến chỗ luân hồi sanh tử, gọi là pháp nhân luân hồi; xem bộ Pháp Tụ, câu 676, 887.
Chú giải như vầy:
Kammakilesehi āciyatīti = ācāyo: Nghiệp mà do phiền não cấu tạo nhân khổ luân hồi, gọi là nhân quến tựu.
Ācāyaṃ gamentīti = ācayagāmino: Pháp nào làm cho chúng sanh phải tái tục và tử, pháp ấy gọi là nhân sanh, tử.

Pháp thực tính là 17 tâm thiện hiệp thế, 11 tâm bất thiện và 52 sở hữu hợp (trừ tâm si điệu cử).

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới, 2 đế:

  • 4 danh uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với 17 tâm thiện hiệp thế và 11 tâm bất thiện (trừ si điệu cử); 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm thiện hiệp thế và 11 tâm bất thiện (trừ si điệu cử); 3 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hiệp với 17 tâm thiện hiệp thế và 11 tâm bất thiện (trừ si điệu cử); 4 là thức uẩn tức là tâm thiện hiệp thế và 11 tâm bất thiện (trừ si điệu cử).
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm thiện hiệp thế và 11 tâm bất thiện (trừ si điệu cử); 2 là pháp xứ tức là 52 sở hữu hiệp tâm thiện hiệp thế và 11 tâm bất thiện (trừ si điệu cử).
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm thiện hiệp thế và 11 tâm bất thiện (trừ si điệu cử); 2 là pháp giới tức là 52 sở hữu hiệp với tâm thiện hiệp thế và 11 tâm bất thiện (trừ si điệu cử).
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm thiện hiệp thế và 11 tâm bất thiện và 51 sở hữu hợp (trừ tâm si điệu cử và sở hữu tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.
     

Câu 2: Tất cả pháp nhân đến Níp-bàn (Apacayagāmino dhammā) là những pháp thành đạo giúp cho quả sanh và đặng tới Níp-bàn.

Hay là pháp làm duyên đưa đến trạng thái yểm ly sanh tử, tức Níp-bàn. Những pháp này chắc chắn đạt đến chỗ giải thoát, không còn sanh tử gì nữa dù sớm hay muộn.

Giải về ý nghĩa apacaya, được dịch là trạng thái Níp-bàn.
Chú giải như vầy:

Apetaṃ cayāti = apacayo: Vượt khỏi sanh tử, gọi là dứt hết.

Apacayaṃ gacchantīti = apacayagāmino: Pháp đến Níp-bàn lìa khỏi sanh tử, luân hồi, pháp ấy gọi là nhân đưa đến Níp-bàn.

Pháp thực tính là 4 hoặc 20 tâm đạo và 36 sở hữu hợp.

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới, 1 đế và ngoại đế:

  • 4 danh uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm đạo; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm đạo; 3 là hành uẩn tức 34 sở hữu hiệp với tâm đạo (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm đạo.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm đạo; 2 là pháp xứ tức là 36 sở hữu hiệp với tâm đạo.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm đạo; 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hiệp với tâm đạo.
  • 1 đế: 1 đế là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp tâm đạo. Ngoại đế là tâm đạo và 28 sở hữu hợp (trừ bát chi đạo đế).
     

Câu 3: Tất cả pháp phi nhân sanh tử và phi nhân đến Níp-bàn (Nevā cayagāmino nappacayagāmino dhammā) là những pháp không làm nhân sanh tử và cũng không phải làm nhân đưa đến Níp-bàn. Nghĩa là những pháp chẳng phải làm duyên đưa đến sanh tử cũng chẳng phải làm nhân đạt đến yểm ly sanh tử, tức là những pháp ngoài ra nhân hiệp thế và nhân siêu thế.

Pháp thực tính là tâm vô ký, tâm si điệu cử, 42 sở hữu hợp, sắc pháp và Níp-bàn.

Chia đặng: 5 uẩn, ngoại uẩn, 12 xứ, 18 giới, 2 đế và ngoại đế.

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm vô ký và si điệu cử; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm vô ký và tâm si điệu cử; 4 là hành uẩn tức là 40 sở hữu hiệp với tâm vô ký và si điệu cử (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm vô ký và si điệu cử. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm vô ký và si điệu cử; 12 là pháp xứ tức là 42 sở hữu hiệp tâm vô ký, tâm si điệu cử, sắc tế và Níp-bàn.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 59 tâm vô ký và si điệu cử (trừ ngũ song thức và 3 ý giới); 18 là pháp giới tức là 42 sở hữu hiệp tâm vô ký, tâm si điệu cử, sắc tế và Níp-bàn.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm vô ký hiệp thế, si điệu cử, 39 sở hữu tâm và sắc pháp; 2 là diệt đế tức là Níp-bàn. Ngoại đế tức là tâm quả siêu thế và sở hữu hợp.

11. Tam đề Hữu học (Sekkhatika)… chiết… vô dư…

Câu 1: Tất cả pháp hữu học (Sekkhā dhammā) là những bậc còn đang học hành để tiến hóa lên bậc Thánh cao tột.

Hay là những pháp thuộc về bậc Thánh mà còn phải học tập trong giới, định, tuệ để tiến hóa đến quả vị cao, (hay là) pháp hữu học tức những pháp đó chỉ có trong bảy bậc Thánh thấp (là từ Tu-đà-hoàn đạo cho đến A-la-hán đạo) chớ không có trong hạng phàm phu và bậc Vô học A-la-hán quả. Pháp hữu học là những pháp của bảy bậc Hữu học (trừ A-la-hán quả); xem bộ Pháp Tụ, câu 677, 888.

Chú giải như vầy:

Tīsusikkhāsu jātāti = sekkhā: Bậc còn đang học hành theo tam học, bậc Thánh ấy gọi là Hữu học.

Apariyositasikkhattā sayamevā sikkhantīti pi = sekkhā: (Hay là) những người còn hành sắp tiến lên bậc Thánh cao vì chưa hết phận sự, nên gọi là Hữu học.

Sattannaṃ sekkhānaṃ etetī pi = sekkhā: (Lại nữa), những pháp của 7 bậc Thánh chưa tột, gọi là pháp hữu học.

Pháp thực tính là 7 hoặc 35 tâm hữu học và 36 sở hữu hợp.

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới, 1 đế và ngoại đế:

  • 4 danh uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm hữu học; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm hữu học; 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hiệp với tâm hữu học (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm hữu học.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm hữu học; 2 là pháp xứ tức là 36 sở hữu hiệp với tâm hữu học.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm hữu học; 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hiệp với tâm hữu học.
  • 1 đế: Là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp với tâm đạo. Ngoại đế là tâm thiền hữu học và 28 sở hữu hợp (trừ bát chi đạo đế).
     

Câu 2: Tất cả pháp vô học (Asekkhā dhammā) là những pháp của bậc Thánh cao tột tức là Tứ quả.

Hay là pháp của bậc đã rốt ráo đạo quả, không còn phải tiến triển gì nữa tức là tâm tứ quả, pháp này chỉ sanh cho vị A-la-hán quả mà thôi, chớ phàm nhân và Thánh hữu học không có, ấy gọi là pháp vô học.

Chú giải như vầy:

Uparisikkhitabbā bhāvato na sekkhāti = asekkhā: Những người chẳng phải bậc Hữu học vì không còn pháp sẽ tiến hành nữa, bậc ấy gọi là Vô học. (Hay là)

Vuḍḍhippattā vā sekkhāti pi = asekkhā: Bậc đã tu tiến tam học tột rồi, người ấy gọi là Vô học.

Arahattaphaladhammānaṃ etaṃ adhivacanaṃ: Gọi Vô học đây tức là pháp của bậc quả Ứng cúng.

Pháp thực tính là tâm tứ quả và 36 sở hữu hợp.

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới và ngoại đế:

  • 4 danh uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm tứ quả; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm tứ quả; 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hiệp với tâm tứ quả (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm tứ quả.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm tứ quả; 2 là pháp xứ tức là 36 sở hữu hiệp tâm tứ quả.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm tứ quả; 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hiệp tâm tứ quả.
  • Ngoại đế: Là tâm tứ quả, sở hữu hợp.
     

Câu 3: Tất cả pháp phi hữu học phi vô học (Neva sekkhā nāsekkhā nāsekkhā dhammā) là những pháp ngoài ra hữu học và vô học.

Hay là những pháp chẳng phải hữu học, cũng chẳng phải là vô học, tức là những pháp ngoài ra đạo quả.

Pháp thực tính là tâm hiệp thế, 52 sở hữu hợp, sắc pháp và Níp-bàn.

Chia đặng: 5 uẩn, ngoại uẩn, 12 xứ, 18 giới và 3 đế.

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm hiệp thế; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm hiệp thế; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hiệp với tâm hiệp thế; 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế. Ngoại đế là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm hiệp thế; 12 là pháp xứ tức là 52 sở hữu hiệp với tâm hiệp thế, sắc tế và Níp-bàn.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức là 3 tâm ý giới); 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hiệp với tâm hiệp thế, sắc tế và Níp-bàn.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế, 51 sở hữu hiệp và sắc pháp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

12. Tam đề Thiểu (Parittatika)… chiết… vô dư…

Câu 1: Tất cả pháp thiểu (Parittā dhammā) là những pháp sanh ra thay thế cho giống nhau không đặng nhiều, tâm biết 1 cảnh không quá 17 cái sát-na, sắc sanh ra thay thế phải khác nhau mau hơn cõi Sắc giới như là nhân vật, vũ trụ. Cõi Dục giới biến đổi nhặt hơn cõi Sắc giới.

“Hy thiểu” có nghĩa là những pháp nhỏ nhoi tầm thường có giới hạn, vì những pháp ấy sanh ra thay thế cho giống nhau không đặng nhiều và tâm ấy biết một cảnh không quá 17 cái, hơn nữa những tâm ấy sanh ra không có năng lực nhiều về lượng như tâm thiền, về phẩm như tâm siêu thế, nên đó gọi là pháp hy thiểu, tức là pháp dục giới mà tên khác thôi; xem bộ Pháp Tụ, câu 678, 889.

Chú giải như vầy: Samantato khaṇḍitattā appamattakaṃ parittanti vuccati parittaṃ gomayapiṇḍanti ādīsuviya imepi appānubhāvatāya viyāti = parittā: Vật chất ít ỏi, gọi là thiểu. Vì có số ít như là phẩn bò chút đỉnh v.v… chẳng khác pháp thực tính dục giới, tỷ dụ vật chất nhỏ nhoi bởi oai lực ít, nhân ấy mới kêu là thiểu, tức là pháp dục giới mà khác tên.

Pháp thực tính là 54 tâm dục giới, 52 sở hữu tâm và sắc pháp.

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới và 2 đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm dục giới; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm dục giới; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hiệp với tâm dục giới (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm dục giới.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm dục giới; 12 là pháp xứ tức là 52 sở hữu hiệp với tâm dục giới và sắc tế.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hiệp với tâm dục giới và sắc tế.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm dục giới, 51 sở hữu tâm và sắc pháp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.
     

Câu 2: Tất cả pháp đáo đại (Mahaggatā dhammā) là những pháp đến cách đặc biệt đè nén phiền não, đặng quả rộng rãi bền lâu.

Hay là những pháp có đủ sức đè nén phiền não, an tịnh liên tục trên một cảnh bền lâu, có thể sanh liên tục vô số cái cùng một thứ tâm trên một đề mục và đạt đến quá vững mạnh, cõi cao rộng; hay là đối với những pháp nầy sanh đến với bậc cao cả có dục, cần, tâm và thẩm (trí tuệ) ấy nên gọi là đáo đại.

Chú giải như vầy:

Kilesavikkhambhanasamatthatāya vipulaphalataya dīghasantānatāya ca mahantābhāvaṃ gatā mahantehi vā uḷāracchandaviriyacittapaññehi gatā paṭipannāti = mahaggatā: Pháp nào đến sự đặc biệt đủ sức nhận phiền não có quả to tát đặng lâu dài hay là pháp nào với người đặc biệt là có những pháp: Dục, cần, tâm, trí hành vi lớn lao do nhân ấy gọi là đáo đại.

Pháp thực tính là 27 tâm đáo đại và 35 sở hữu hợp.

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới và 1 đế:

  • 4 danh uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm đáo đại; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm đáo đại; 3 là hành uẩn tức là 33 sở hữu hiệp với tâm đáo đại (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm đáo đại.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm đáo đại; 2 là pháp xứ tức là 35 sở hữu hiệp với tâm đáo đại
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm đáo đại; 2 là pháp giới tức là 35 sở hữu hiệp với tâm đáo đại.
  • 1 đế: 1 đế là khổ đế tức là tâm đáo đại và 35 sở hữu hợp.
     

Câu 3: Tất cả pháp Vô thượng (Appamānā dhammā) là những pháp cao siêu.

Hay là pháp không có giới hạn như pháp hiệp thế, pháp nầy tương phản với pháp hạn lượng như là ái dục v. v. . . vì thế, nên gọi là pháp vô lượng tức là pháp siêu thế.

Chú giải như vầy:

Pamāṇakarādhammā rāgādayo pamāṇaṃ namā, ārammaṇato vā sampayogato vā natthi etesaṃ pamaṇanti = appamanā: Những pháp so le như là ái v.v…, gọi là hữu thượng, không có hợp với những pháp như thế, cũng không bị pháp như thế bắt làm cảnh, nhân ấy gọi là Vô thượng. (Hay là)

Pamāṇassa ca paṭipakkhāti = appamāṇā: Pháp mà đối lập với pháp hữu thượng, do đó gọi là Vô thượng.

Pháp thực tính là đạo, quả, sở hữu hợp và Níp-bàn.

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới và 2 đế:

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm siêu thế; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm siêu thế; 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hiệp với tâm siêu thế (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm siêu thế. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm siêu thế; 2 là pháp xứ tức là 36 sở hữu hiệp với tâm siêu thế và Níp-bàn.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm siêu thế; 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hiệp với tâm siêu thế và Níp-bàn.
  • 2 đế: 1 là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp tâm đạo; 2 là diệt đế tức là Níp-bàn. Ngoại đế là tâm siêu thế và 28 sở hữu hợp (trừ bát chi đạo đế).

13. Tam đề Cảnh thiểu (Parittārammaṇatika)… chiết… hữu dư…

Câu 1: Tất cả pháp biết cảnh thiểu (Parittārammaṇā dhammā) là những pháp biết đặng pháp thiểu.

Hay có nghĩa là những pháp trong câu này biết đặng cảnh tầm thường nhỏ hẹp, tức là những tâm và sở hữu biết đặng cảnh dục; xem bộ Pháp Tụ, câu 679, 890.

Chú giải như vầy:

Parittaṃ ārammaṇaṃ etesanti = parittārammaṇā: Là những pháp biết đặng pháp thiểu, gọi là pháp biết cảnh thiểu.

Pháp thực tính là tâm dục giới, 2 tâm thông và 50 sở hữu hợp (trừ vô lượng phần).

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 8 giới và 2 đế:

  • 4 danh uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm dục giới và tâm thông; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm dục giới và tâm thông; 3 là hành uẩn tức là 48 sở hữu hiệp với tâm dục giới và tâm thông (trừ thọ, tưởng và vô lượng phần); 4 là thức uẩn tức là tâm dục giới và 2 tâm thông.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm dục giới và tâm thông; 2 là pháp xứ tức là 50 sở hữu hiệp với tâm dục giới và tâm thông (trừ vô lượng phần).
  • 8 giới: 1 là nhãn thức giới tức là 2 tâm nhãn thức; 2 là nhĩ thức giới tức là 2 tâm nhĩ thức; 3 là tỷ thức giới tức là 2 tâm tỷ thức; 4 là thiệt thức giới tức là 2 tâm thiệt thức; 5 là thân thức giới tức là 2 tâm thân thức; 6 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 7 là ý thức giới tức là 41 tâm dục giới và tâm thông (trừ ngũ song thức và ý giới); 8 là pháp giới tức là 50 sở hữu hiệp với tâm dục giới và tâm thông (trừ vô lượng phần).
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm dục giới, tâm thông và 49 sở hữu hợp (trừ tham và vô lượng phần); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.
     

Câu 2: Tất cả pháp biết cảnh đáo đại (Mahaggatārammaṇā dhammā) là pháp có cảnh đáo đại, gọi là pháp biết cảnh đáo đại.

Hay là những pháp có đối tượng hay cảnh rộng lớn, nghĩa là những pháp ấy biết đặng cảnh thiền rộng lớn, tức là những tâm và sở hữu biết đặng pháp thiền sắc và vô sắc.

Chú giải như vầy:

Mahaggataṃ ārammaṇaṃ etesanti = mahaggatārammaṇā: Biết đáo đại đặng, gọi là pháp biết cảnh đáo đại.

Pháp thực tính là 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng, 2 tâm thông, tâm khai ý môn, 28 tâm đổng lực dục giới hữu nhân, 2 tâm si và 47 sở hữu hợp (trừ ngăn trừ phần và vô lượng phần).

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới và 2 đế:

  • 4 danh uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với 2 tâm thông, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng, 3 tâm thức vô biên và 28 tâm đổng lực dục giới hữu nhân, 2 tâm si; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với 2 tâm thông, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng, 3 tâm thức vô biên và 28 tâm đổng lực dục giới hữu nhân, 2 tâm si; 3 là hành uẩn, tức là 45 sở hữu hiệp với 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng, 2 tâm thông và 28 tâm đổng lực dục giới hữu nhân (trừ giới phần và vô lượng phần); 4 là thức uẩn, tức là 2 tâm thông, 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng và 28 tâm đổng lực dục giới hữu nhân, 2 tâm si .
  • 2 xứ: 1 là ý xứ, tức là 2 tâm thông, 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng và 28 tâm đổng lực dục giới hữu nhân, 2 tâm si; 2 là pháp xứ, tức là 47 sở hữu hiệp với 2 tâm thông, 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng và 28 tâm đổng lực dục giới hữu nhân, 2 tâm si (trừ giới phần và vô lượng phần).
  • 2 giới: 1 là ý thức giới, tức là 2 tâm thông, 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng và 28 tâm đổng lực dục giới hữu nhân, 2 tâm si; 2 là pháp giới, tức là 47 sở hữu hiệp với 2 tâm thông, 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng và 28 tâm đổng lực dục giới hữu nhân (trừ giới phần và vô lượng phần).
  • 2 đế: 1 là khổ đế, tức là 2 tâm thông, 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng, 28 tâm đổng lực dục giới hữu nhân, 2 tâm si và 46 sở hữu hợp (trừ giới phần, vô lượng phần và tham); 2 là tập đế, tức là sở hữu tham.
     

Câu 3: Tất cả pháp biết cảnh Vô lượng (Appamānārammaṇā dhammā) là những pháp biết cảnh Vô lượng.

Hay là những pháp biết đặng cảnh vô lượng, cảnh không hạn hẹp, cảnh không thù thắng, tức là những tâm và sở hữu biết đặng pháp siêu thế.

Chú giải như vầy:

Appamāṇaṃ ārammaṇaṃ etesanti = appamānārammaṇā: Biết đặng pháp Vô thượng, gọi là pháp biết cảnh Vô thượng.

Pháp thực tính là khai ý môn, 8 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông, tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ vô lượng phần).

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới, 2 đế và ngoại đế:

  • 4 danh uẩn: 1 là thọ uẩn, tức là sở hữu thọ hiệp với khai ý môn, 8 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông, tâm siêu thế; 2 là tưởng uẩn, tức là sở hữu tưởng hiệp với khai ý môn, 8 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông, tâm siêu thế; 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hiệp với tâm siêu thế (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm siêu thế.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm siêu thế; 2 là pháp xứ tức là 36 sở hữu hiệp với khai ý môn, 8 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông,tâm siêu thế.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới là tâm siêu thế; 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hiệp với khai ý môn, 8 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông,tâm siêu thế.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là khai ý môn, 8 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông và 36 sở hữu hợp; 2 là đạo đế tức là bát chi đạo, hiệp với tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 28 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

14. Tam đề Ty hạ (Hīnatika)… chiết… vô dư…

Câu 1: Tất cả pháp ty hạ (Hīnā dhammā) là những pháp hèn hạ, thấp thỏi, nhơ nhẩn.

Hay là những pháp thấp hèn ti tiện có tính cách hạ liệt. Ty hạ hay thấp hèn tức là pháp bất thiện. Như vậy pháp bất thiện là pháp ty hạ; xem bộ Pháp Tụ, câu 680, 891.

Chú giải như vầy:

Hīnāti = lāmakā, akusalā dhammā: Ty hạ hay dơ bẩn tức là pháp bất thiện.

Pháp thực tính là 12 tâm bất thiện và 27 sở hữu hợp.

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới và 2 đế.

  • 4 danh uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm bất thiện; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm bất thiện; 3 là hành uẩn tức là 25 sở hữu hiệp với tâm bất thiện (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm bất thiện.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm bất thiện; 2 là pháp xứ tức là 27 sở hữu hiệp với tâm bất thiện.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là 12 tâm bất thiện; 2 là pháp giới tức là 27 sở hữu hiệp với tâm bất thiện.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 12 tâm bất thiện và 26 sở hữu hợp trừ tham; 2 là tập đế tức là sở hữu tham.
     

Câu 2: Tất cả pháp trung (Majjhimā dhammā) là những pháp biết pháp trung bình.

Hay là những pháp có tính cách ở giữa không cao thượng cũng không phải là pháp hạ liệt ty tiện, các pháp này đều có trong 3 cõi. Pháp giữa cách ty hạ và tinh lương, gọi là pháp trung bình, tức là pháp trong ba cõi ngoài ra bất thiện. Như vậy nghĩa là ám chỉ các pháp hiệp thế phi bất thiện.

Chú giải như vầy:

Hīna paṇitāṇaṃ majjhe bhavāti = majjhimā avasesā tebhūmikā dhammā: Pháp giữa chặng ty hạ và Vô thượng, nhân gọi là trung bình, tức là pháp trong 3 cõi mà ngoài ra bất thiện.

Pháp thực tính là tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, 38 sở hữu tâm và sắc pháp.

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới và 1 đế.

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế; 4 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hiệp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế; 12 là pháp xứ tức là 38 sở hữu hiệp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế và 16 sắc tế.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là tâm tịnh hảo hiệp thế, 3 tâm thẩm tấn, khai ý môn và tiếu sinh; 18 là pháp giới tức là 38 sở hữu hiệp với tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế và sắc tế.
  • 1 đế: Khổ đế là tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, 38 sở hữu tâm và sắc pháp.
     

Câu 3: Tất cả pháp tinh lương (Paṇītā lokuttarā dhammā) là những pháp ròng chuyên trong sạch.

Hay là những pháp có tính cách như hương vị đặc biệt (thắng vị) tức là pháp ròng chuyên trong sạch, cao quí (những pháp này tâm bất thiện không biết đặng). Pháp tinh lương tức pháp siêu thế có nghĩa là cao quí và không biết no đầy chán nản.

Chú giải như vầy:

Uttamaṭṭhena atappakaṭṭhena ca panitā lokuttarā dhammā: Pháp mà gọi tinh lương có nghĩa là cao siêu và không biết no đầy chán nản, tức là pháp siêu thế.

Pháp thực tính là tâm siêu thế, 36 sở hữu hợp và Níp-bàn.

Chia đặng: 4 uẩn, ngoại uẩn, 2 xứ, 2 giới, 2 đế và ngoại đế:

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm siêu thế; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm siêu thế; 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hiệp với tâm siêu thế (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm siêu thế. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm siêu thế; 2 là pháp xứ tức là 36 sở hữu hiệp với tâm siêu thế và Níp-bàn.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm siêu thế; 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hiệp tâm siêu thế và Níp-bàn.
  • 2 đế: 1 là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp với tâm đạo; 2 là diệt đế tức là Níp-bàn. Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 28 sở hữu hợp (trừ bát chi đạo đế).

15. Tam đề Tà (Micchattatika)… chiết… vô dư…

Câu 1: Tất cả pháp tà nhất định (cho quả liên tiếp đời sau) (Micchattaniyatā dhammā) là những pháp tội ác rất nặng, tạo quả kế đời sau.

Hay là nói những pháp ác quấy tà vạy có cho quả cố định chắc chắn, sau khi đó (không một nghiệp lực khác đánh đổ được); xem bộ Pháp Tụ, câu 681; xem bộ Phân Tích về ngũ vô gián nghiệp, câu 984, 892.

Chú giải như vầy:

Hitasukhāvahā me bhavissantīti evaṃ ālisitāpī tathā abhāvato asubhādīsuveya subhanti ādiviparitappavattito ca micchāsabhāvāti = micchattā: Những bản thể xấu, dù cho chúng sanh hy vọng tự an vui lợi ích, nhưng nó cũng không giúp thành tựu theo, vì hiểu lầm không mỹ hảo cho là mỹ hảo hay không tốt đẹp cho là tốt đẹp, nên gọi là tà.

Vipākadāne sati khandhabhedānantara meva vipākadānato niyatā: Nói về quả thì pháp này cho quả liên tiếp đời sau không xen hở, nên gọi là nhất định.

Micchattā ca te niyatā cāti = micchatta niyatā: Pháp này ác xấu, hiểu sai, không tốt nói tốt, mong an vui cũng không đặng và nhất định cho quả đời sau liên tiếp, nên gọi là tà, tức là ngũ nghịch đại tội Vô gián địa ngục.

Pháp thực tính là 4 tâm tham tương ưng, 2 tâm sân và 25 sở hữu hợp, sai khiến khi tạo ngũ nghịch, chỉ lấy tâm đổng lực thứ 7.

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới và 2 đế:

  • 4 danh uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm tham tương ưng và tâm sân; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm tham tương ưng và tâm sân; 3 là hành uẩn tức là 23 sở hữu (trừ thọ , tưởng) hiệp với tâm tham tương ưng và tâm sân; 4 là thức uẩn tức là tâm tham tương ưng và tâm sân.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm tham tương ưng và tâm sân; 2 là pháp xứ tức là 25 sở hữu hiệp tâm tham tương ưng và tâm sân.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm tham tương ưng và tâm sân; 2 là pháp giới tức là 25 sở hữu hiệp tâm tham tương ưng và tâm sân.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm tham tương ưng, tâm sân và 24 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.
     

Câu 2: Tất cả pháp chánh nhất định (cho quả liên tiếp sát-na) (Samattaniyatādhammā) là những pháp gọi đạo siêu thế.

Hay là những pháp bản thể tuyệt hảo có trổ quả liền tiếp theo sau đó, chắc chắn (không có pháp ngăn ngại được). Pháp chánh nhất định là những pháp ấy chơn chánh chắc chắn và cho quả nhất định liên tiếp.

Có những câu Pāḷi chú giải như vầy:

Vuttaviparitena atthena sammā sabhāvāti = sammattā: Những thật thể tốt đẹp chơn chánh vượt khỏi như câu trước, pháp ấy gọi là chánh.

Sammattā ca te niyatā ca anantarāmeva phaladānaniyamenāti = sammattaniyatā: Là bản thể tốt chơn chánh và cho quả nhất định liên tiếp. v.v…, gọi là chánh nhất định v.v…

Pháp thực tính là tâm đạo và 36 sở hữu hợp.

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới, 1 đế và ngoại đế:

  • 4 danh uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm đạo; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm đạo; 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hiệp với tâm đạo (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm đạo.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm đạo; 2 là pháp xứ tức là 36 sở hữu hiệp với tâm đạo.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm đạo; 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hiệp tâm đạo.
  • 1 đế và ngoại đế: Đạo đế là bát chi đạo hiệp với tâm đạo. Ngoại đế là tâm đạo và 28 sở hữu hợp (trừ đạo đế).
     

Câu 3: Tất cả pháp bất định (Aniyatā dhammā) là những pháp ngoài ra hai pháp đã nói.

Hay là những pháp không phải là nhất định như pháp tà nhất định, pháp chánh nhất định. Hay nói cách khác là những pháp nầy ngoài ra hai pháp nhất định vừa kể. Pháp chẳng phải nhất định như cả hai vừa nêu, nên gọi là pháp bất định.

Có Pāḷi chú giải như vầy:

Ubhayathā pi na niyatāti = aniyatā: Pháp nào chẳng phải cho quả nhất định như 2 pháp trên, pháp ấy gọi là bất định.

Pháp thực tính là 81 tâm hiệp thế, 20 tâm quả siêu thế, 52 sở hữu hợp, sắc pháp và Níp-bàn (trừ pháp tà nhất định).

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, 3 đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với 81 tâm hiệp thế và 20 tâm quả siêu thế; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm hiệp thế và tâm quả siêu thế; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hiệp với tâm hiệp thế và tâm quả siêu thế (trừ thọ, tưởng và pháp tà nhất định); 5 là thức uẩn tức là 81 tâm hiệp thế và 20 tâm quả siêu thế. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm hiệp thế và tâm quả siêu thế; 12 là pháp xứ tức là 52 sở hữu hiệp với tâm hiệp thế, tâm quả siêu thế, sắc tế và Níp-bàn (trừ pháp tà nhất định).
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế và 20 tâm quả siêu thế (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hiệp với tâm hiệp thế và tâm quả siêu thế (trừ pháp tà nhất định); sắc tế và Níp-bàn .
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là 81 tâm hiệp thế, 51 sở hữu hợp và 28 sắc pháp (trừ pháp tà nhất định và sở hữu tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

16. Tam đề Đạo làm cảnh (Maggārammaṇatika)… chiết… hữu dư…

Câu 1: Tất cả các pháp có cảnh là đạo (Maggārammaṇā dhammā) là những pháp biết đạo siêu thế.

Hay Tất cả pháp có đạo thành cảnh nghĩa là những pháp biết đặng đạo đế, vì là pháp có tâm đạo làm đối tượng bị biết, thế nên gọi là pháp có đạo thành cảnh; xem bộ Pháp Tụ, câu 682, 893.

Pháp thực tính là tâm khai ý môn, 8 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông và 33 sở hữu hợp (trừ ngăn trừ phần và vô lượng phần). 

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới và 1 đế.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm khai ý môn, 8 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng và 2 tâm thông; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm khai ý môn, 8 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng và 2 tâm thông; 3 là hành uẩn tức 31 sở hữu (trừ sở hữu thọ, tưởng) hiệp với tâm khai ý môn, 8 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng và 2 tâm thông; 4 là thức uẩn tức là tâm khai ý môn, 8 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng và 2 tâm thông.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm khai ý môn, 8 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng và 2 tâm thông; 2 là pháp xứ tức là 33 sở hữu hiệp với tâm khai ý môn, 8 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng và 2 tâm thông.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm khai ý môn, 8 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng và 2 tâm thông; 2 là pháp giới tức là 33 sở hữu hiệp với tâm khai ý môn, 8 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng và 2 tâm thông.
  • 1 đế: Khổ đế tức là tâm khai ý môn, 8 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông và 33 sở hữu hợp.
     

Câu 2: Tất cả pháp có nhân là đạo (Maggahetukā dhammā) là những pháp nhân tương ưng thành đạo đế.

Hay còn gọi là Tất cả pháp có đạo thành nhân được giải theo 3 cách:

a)   Là pháp có nguyên nhân thành đạo đế. Nghĩa là nói những pháp nào có bát chi đạo hiệp thì thành đạo đế.

b)   Là pháp có gặp nhân tương ưng phi đạo đế. Nghĩa là nói những pháp nào hiệp đạo gặp nhân tương ưng, mà nhân ấy chẳng phải là chi đạo.

c)   Là pháp có gặp nhân tương ưng thành đạo đế. Nghĩa là nói những pháp nào tương ưng với nhân và nhân ấy thành chi đạo đế.

Trong ba cách giải trên, chỉ có cách thứ ba là hợp lẽ nhất đối với pháp "Có đạo thành nhân". Muốn rõ ràng hơn thì nên tìm pháp thực tính của mỗi cách.

a)     Pháp thực tính là 4 hoặc 20 tâm đạo. 28 sở hữu hợp tâm đạo (trừ 8 chi đạo).

b)     Pháp thực tính là 4 hoặc 20 tâm đạo. 34 sở hữu hợp tâm đạo (trừ sở hữu vô tham, vô sân)

c)     Pháp thực tính là 4 hoặc 20 tâm đạo. 35 sở hữu hợp tâm đạo (trừ sở hữu trí tuệ).

Pháp thực tính tức là tâm đạo và 35 sở hữu hợp (trừ trí).

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới, 1 đế và ngoại đế:

  • 4 danh uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm đạo: 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm đạo; 3 là hành uẩn tức là 33 sở hữu hiệp với tâm đạo (trừ trí, thọ, tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm đạo.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm đạo; 2 là pháp xứ tức là 35 sở hữu hiệp với tâm đạo (trừ trí).
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm đạo; 2 là pháp giới tức là 35 sở hữu hiệp với tâm đạo (trừ trí).
  • 1 đế: Là đạo đế tức là thất chi đạo hiệp tâm đạo. Ngoại đế là tâm đạo và 28 sở hữu hợp (trừ thất chi đạo đế).
     

Câu 3: Tất cả pháp có trưởng là đạo (Maggādhipatino dhammā) là những pháp có pháp trưởng mà cũng là đạo đế.

Hay là pháp nào có gặp vừa là đạo đế vừa là trưởng, đều nằm trong câu này (sở hữu cần và trí tuệ đối với 8 chánh đạo, chúng là chánh tinh tấn, chánh kiến, với 4 trưởng chúng là cần trưởng, thẩm trưởng).

Pháp thực tính tức là tâm đạo và sở hữu hợp (trừ khi chi đạo làm trưởng).

Chia đặng: 4 uẩn, ngoại uẩn, 2 xứ, 2 giới, 2 đế và ngoại đế:

  • 4 danh uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm đạo; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm đạo; 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hiệp với tâm đạo (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm đạo.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm đạo; 2 là pháp xứ tức là 36 sở hữu hiệp với tâm đạo.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm đạo; 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hiệp với tâm đạo.
  • 2 đế: Là 8 tâm có đạo làm trưởng hiệp thế, 32 sở hữu là khổ đế; bát chi đạo hiệp tâm đạo là đạo đế. Ngoại đế là tâm đạo và 28 sở hữu hợp (trừ đạo đế).
     

17. Tam đề Sanh tồn (Uppannatika)… chiết… hữu dư…

Câu 1: Tất cả pháp sanh tồn (Uppannā dhammā) là những pháp đang sanh mà chưa mất, tức là trong 3 sát-na sanh, trụ, diệt. Hay là những pháp có khả năng sinh trưởng sống còn, tức là ám chỉ pháp hữu vi; xem bộ Pháp Tụ, câu 683, 894.

Pháp thực tính là 89 tâm, 52 sở hữu và 28 sắc pháp đang sanh, trụ, diệt.

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, 3 đế và ngoại đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp đang sanh, trụ, diệt; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm đang sanh, trụ, diệt; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm đang sanh, trụ, diệt; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hiệp với tâm đang sanh, trụ, diệt (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm đang sanh, trụ, diệt.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô đang sanh, trụ, diệt; 11 là ý xứ tức là tâm đang sanh, trụ, diệt; 12 là pháp xứ tức là 52 sở hữu hiệp với tâm đang sanh, trụ, diệt và sắc tế.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô đang sanh, trụ, diệt; 5 giới thức tức là ngũ song thức đang sanh, trụ, diệt; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 76 hoặc 108 tâm (trừ ngũ song thức và 3 tâm ý giới) đang sanh, trụ, diệt; 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hiệp với tâm đang sanh, trụ, diệt và sắc tế.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế, 51 sở hữu tâm và sắc pháp (trừ tham) đang sanh, trụ, diệt; 2 là tập đế tức là sở hữu tham đang sanh, trụ, diệt; 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp tâm đạo đang sanh trụ, trụ, diệt. Ngoại đế là tâm siêu thế và 28 sở hữu hợp (trừ đạo đế) đang sanh, trụ, diệt.
     

Câu 2: Tất cả pháp chưa sanh (Anuppannā dhammā) là những pháp chưa đặng sanh ra. Hay là những pháp cũng sinh khởi mà không chắc, vì những pháp đó chức có sẵn nghiệp nhân làm hậu thuẫn, hay nói một cách khác là pháp phi sanh tồn tức những pháp chưa được xác định sanh rõ rệt.

Pháp thực tính là 21 tâm thiện, 12 tâm bất thiện, 20 tâm tố, 52 sở hữu tâm và sắc phi nghiệp (17 sắc tâm, 15 sắc quí tiết, 14 sắc vật thực).

Chia đặng: 5 uẩn, 7 xứ, 8 giới, 3 đế và ngoại đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là sắc phi nghiệp chưa sanh; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm thiện, bất thiện và tố chưa sanh; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm thiện, bất thiện và hạnh chưa sanh; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hiệp với tâm thiện, bất thiện và hạnh chưa sanh (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm thiện, bất thiện và hạnh chưa sanh.
  • 7 xứ: 1 là sắc xứ tức là cảnh sắc chưa sanh; 2 là thinh xứ tức là cảnh thinh chưa sanh; 3 là khí xứ tức là cảnh khí chưa sanh; 4 là vị xứ tức là cảnh vị chưa sanh; 5 là xúc xứ tức là cảnh xúc chưa sanh; 6 là ý xứ tức là tâm thiện, bất thiện và hạnh chưa sanh; 7 là pháp xứ tức là 52 sở hữu hiệp với tâm thiện, bất thiện, hạnh và sắc tế phi nghiệp chưa sanh.
  • 8 giới: 1 là sắc giới tức là cảnh sắc chưa sanh; 2 là thinh giới tức là cảnh thinh chưa sanh; 3 là khí giới tức là cảnh khí chưa sanh; 4 là vị giới tức là cảnh vị chưa sanh; 5 là xúc giới tức là cảnh xúc chưa sanh; 6 là ý giới tức là tâm khai ngũ môn chưa sanh; 7 là ý thức giới tức là tâm thiện, bất thiện và 19 tâm tố chưa sanh (trừ khai ngũ môn); 8 là pháp giới tức là 52 sở hữu hiệp với tâm thiện, bất thiện, hạnh và sắc tế phi nghiệp chưa sanh.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là tâm thiện hiệp thế, bất thiện, hạnh và 51 sở hữu hợp (trừ tham) và sắc phi nghiệp chưa sanh; 2 là tập đế tức là sở hữu tham chưa sanh; 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp tâm đạo chưa sanh. Ngoại đế là tâm đạo và 36 sở hữu hợp (trừ trí và cần khi thành trưởng).
     

Câu 3: Tất cả pháp sẽ sanh (Uppādino dhammā) là những pháp sẵn có nghiệp nhân, nếu gặp trường hợp đủ duyên sẽ phát ra. Hay là những pháp xác định sẽ sanh, vì những pháp ấy có nghiệp nhân làm hậu thuẫn thúc đẩy rồi, nếu đủ duyên sẽ sanh thật, tức là ám chỉ tâm quả và sắc nghiệp.

Pháp thực tính là 36 hoặc 52 tâm quả, 38 sở hữu hợp và 20 sắc nghiệp.

Chia đặng: 5 uẩn, 11 xứ, 17 giới, 1 đế và ngoại đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là sắc nghiệp sẽ sanh; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm quả sẽ sanh; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm quả sẽ sanh; 4 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hiệp với tâm quả sẽ sanh (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm quả sẽ sanh.
  • 11 xứ: 9 xứ thô tức là 11 sắc thô (trừ thinh); 10 là ý xứ tức là tâm quả sẽ sanh; 11 là pháp xứ tức là 38 sở hữu hiệp tâm quả sẽ sanh và sắc nghiệp tế.
  • 17 giới: 9 giới thô tức là 11 sắc thô (trừ thinh) sẽ sanh; 5 giới thức tức là ngũ song thức sẽ sanh; 15 là ý giới là 2 tâm tiếp thâu sẽ sanh; 16 là ý thức giới tức là 40 tâm quả sẽ sanh (trừ ngũ song thức và ý giới); 17 là pháp giới tức là 38 sở hữu hiệp với tâm quả sẽ sanh và sắc nghiệp tế.
  • 1 đế: Khổ đế là 32 tâm quả hiệp thế, 38 sở hữu hợp và 20 sắc nghiệp. Ngoại đế là tâm quả siêu thế và 28 sở hữu hợp (trừ bát chi đạo đế).
     

Giải ngoại đề: Níp-bàn không thể nói: Đã sanh, đang sanh và sẽ sanh.

Có Pāḷi như vầy: Nibbanaṃ na vattabbaṃ uppannanti pi anuppannanti pi uppadīti pi: Nghĩa như trên.

18. Tam đề Quá khứ (Atītatika)… chiết… hữu dư…

Câu 1: Tất cả pháp quá khứ (Atītā dhammā) là những pháp đã qua rồi. Hay là pháp nói đến các pháp hữu vi đã diệt mất rồi, tức là tâm, sở hữu tâm, sắc pháp đã diệt; xem bộ Pháp Tụ, câu 684, 895.

Pháp thực tính là tâm, sở hữu tâm và sắc pháp.

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, 3 đế và ngoại đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp đã diệt; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm đã diệt; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm đã diệt; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp hiệp với tâm đã diệt (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm đã diệt.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô đã diệt; 11 là ý xứ tức là tâm đã diệt; 12 là pháp xứ tức là 52 sở hữu hiệp với tâm đã diệt và 16 sắc tế.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô đã diệt; 5 giới thức tức là ngũ song thức đã diệt; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn đã diệt; 17 là ý thức giới tức là 108 tâm đã diệt (trừ ngũ song thức và 3 tâm ý giới); 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hiệp với tâm đã diệt và 16 sắc tế.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế đã diệt và 51 sở hữu hợp (trừ tham) và 28 sắc pháp; 2 là tập đế tức là sở hữu tham đã diệt; 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp tâm đạo đã diệt. Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế) đã diệt.
     

Câu 2: Tất cả pháp vị lai (Anāgatā dhammā) là những pháp chưa sanh, tức là tâm, sở hữu tâm và sắc pháp. Hay là chỉ những pháp hữu vi như là tâm, sở hữu tâm, sắc nghiệp chưa sanh.

 

Câu 3: Tất cả pháp hiện tại (Paccuppannā dhammā) là những pháp đang còn, tức là tâm, sở hữu tâm và sắc pháp. Hay là chỉ chư pháp hữu vi đang sanh, đang còn, đang hiện hữu, như là tâm, sở hữu tâm, sắc pháp đang trong sát na trụ hiện tại.

Hai câu sau chia trùng như câu trước.

19. Tam đề Cảnh quá khứ (Atītārammaṇatika)… chiết… hữu dư…

Câu 1: Tất cả pháp biết cảnh quá khứ (Atītārammaṇā dhammā) là những pháp biết cảnh đã diệt qua rồi. Trong đó có 6 tâm vô sắc giới biết cảnh quá khứ nhất định. Còn ngoài ra đều bất định cả. Hay là những pháp biết đặng cảnh đã diệt, đã mất rồi. Trong chư pháp ấy cũng có những tâm chuyên môn biết cảnh quá khứ, cũng có những tâm đôi khi biết cảnh quá khứ tức là Nhất định và Bất định; xem bộ Pháp Tụ, câu 685, 896.

Pháp thực tính là 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng, 2 tâm thông, 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới), 47 sở hữu hợp (trừ ngăn trừ phần,vô lượng phần).

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới và 2 đế:

  • 4 danh uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm thức vô biên, tâm phi tưởng phi phi tưởng, 2 tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới); 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm như trên; 3 là hành uẩn tức là 45sở hữu hiệp với những tâm đã kể trước (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là những tâm đã kể trong bài học đọc.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng, 3 tâm thức vô biên, 2 tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới); 2 là pháp xứ tức là những sở hữu hiệp với số tâm nêu trên.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là 49 tâm đã kể trên; 2 là pháp giới tức là những sở hữu hiệp với 49 tâm đã kể.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng, 2 tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức, ý giới), 46 sở hữu hợp (trừ sở hữu tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

 

Câu 2: Tất cả pháp biết cảnh vị lai (Anāgatārammaṇā dhammā) là những tâm biết pháp chưa sanh, đều không nhất định. Hay là những pháp biết đặng cảnh chưa đến, chưa sanh. Pháp biết cảnh vị lai luôn luôn là bất định vì đối tượng chưa có đến thật, nên chỉ có thể biết thôi.

Pháp thực tính là 2 tâm thông, 41 tâm dục giới và 50 sở hữu hợp (trừ ngũ song thức, ý giới và vô lượng phần).

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới và 2 đế:

  • 4 danh uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với 2 tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới); 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với những tâm vừa kể; 3 là hành uẩn tức là 48 sở hữu hiệp với những tâm kể trên (trừ thọ, tưởng và vô lượng phần); 4 là thức uẩn tức là 43 tâm đã kể trên.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là 2 tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới); 2 là pháp xứ tức là 50 sở hữu hiệp với những tâm nêu trên (trừ vô lượng phần).
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là 2 tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới); 2 là pháp giới tức là 50 sở hữu hợp với 2 tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức, ý giới và vô lượng phần).
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 2 tâm thông, 41 tâm dục giới và 49 sở hữu hợp (trừ ngũ song thức, ý giới, vô lượng phần và tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

 

Câu 3: Tất cả pháp biết cảnh hiện tại (Paccuppannārammaṇā dhammā) là những tâm biết cảnh đang còn. Trong đó có ngũ song thức, 3 tâm ý giới và 10 sở hữu hợp (trừ cần, hỷ, dục) biết nhất định. Còn ngoài ra là bất định. Hay là những pháp biết đặng cảnh đang sanh, đang hiện hữu. Pháp biết cảnh hiện tại, có phần nhất định chuyên biết cảnh hiện tại, có phần bất định cũng có thể biết đặng.

Pháp thực tính là 2 tâm thông, 54 tâm dục giới và 50 sở hữu hợp (trừ vô lượng phần).

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 8 giới và 2 đế:

  • 4 danh uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm thông và dục giới; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm thông và dục giới; 3 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hiệp với tâm thông và tâm dục giới (trừ thọ, tưởng và vô lượng phần); 4 là thức uẩn tức là tâm thông và tâm dục giới.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm thông và tâm dục giới; 2 là pháp xứ tức là 50 sở hữu hiệp với tâm thông và tâm dục giới (trừ vô lượng phần).
  • 8 giới: 5 giới thức là ngũ song thức; 6 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 7 là ý thức giới tức là 2 tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới); 8 là pháp giới tức là 50 sở hữu hiệp với tâm thông và tâm dục giới (trừ vô lượng phần).
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 2 tâm thông, 54 tâm dục giới và 49 sở hữu hợp (trừ vô lượng phần và tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

 

20. Tam đề Tự nội (Ajjhattatika)… chiết… hữu dư…

Câu 1: Tất cả pháp nội phần (Ajjhattā dhammā) là những pháp sanh trong thân tâm ta. Hay là những pháp phát sanh trong tự thân nầy; xem bộ Pháp Tụ, câu 686, 897.

Pháp thực tính là 89 tâm, 52 sở hữu và 28 sắc pháp, sanh theo ta.

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, 3 đế và ngoại đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là bản chất thân ta, có 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hiệp với tâm (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm; 12 là pháp xứ tức là sở hữu và sắc tế.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là sở hữu và sắc tế.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế và sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

Câu 2: Tất cả pháp ngoại phần (Bahiddha dhamma) là pháp siêu lý ngoài ra thân tâm ta. Hay là những pháp chơn đế ngoài ra Ngũ uẩn bên trong tức là Ngũ uẩn bên ngoài và Níp-bàn.

Pháp thực tính là pháp siêu lý ngoài ra thân tâm ta (89 tâm, 52 sở hữu tâm, 28 sắc pháp và Níp-bàn)

Câu thứ nhì khác với câu trước là có Níp-bàn nên đủ 4 đế.

 

Câu 3: Tất cả pháp nội và ngoại phần (Ajjhattabahiddhā dhammā) là những pháp trong và ngoài thân tâm ta. Hay là những pháp Chơn Ðế hữu vi có sanh trong tự thân và ngoài ra tự thân, tức ám chỉ Ngũ uẩn nói chung nếu đứng về chủ quan thì là nội phần, và đây hạn chế không lấy Chơn đế vô vi Níp- Bàn.

Pháp thực tính là tâm, sở hữu tâm và sắc pháp.

Câu thứ ba, trùng câu thứ nhất.

21. Tam đề Cảnh nội (Ajjhattārammaṇatika)… chiết… hữu dư…

Câu 1: Tất cả pháp biết cảnh nội (Ajjhattārammaṇā dhammā) là những pháp biết cảnh trong phần thân tâm ta. Hay là tâm biết đặng pháp bản thể trong tự thân nầy, hay nói cách khác là những pháp nào năng tri có đối tượng sở tri là nội phần, thì gọi là pháp biết cảnh nội phần; xem bộ Pháp Tụ, câu 687, 898.

Pháp thực tính là 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng, 54 tâm dục giới, 2 tâm thông, 49 sở hữu hợp (trừ tật và vô lượng phần).

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 8 giới và 2 đế:

  • 4 danh uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm thức vô biên, tâm phi tưởng phi phi tưởng, tâm dục giới và tâm thông; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với 62 tâm kể trên; 3 là hành uẩn tức là 47 sở hữu hợp hiệp với 62 tâm nêu trên (trừ thọ, tưởng, tật và vô lượng phần); 4 là thức uẩn tức là tâm dục giới, tâm thông, tâm thức vô biên và tâm phi tưởng phi phi tưởng.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là 54 tâm dục giới, 2 tâm thông, 3 tâm thức vô biên và 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng; 2 là pháp xứ tức là 49 sở hữu hiệp với những tâm đã kể (trừ tật và vô lượng phần).
  • 8 giới: 1 là nhãn thức giới tức là 2 tâm nhãn thức; 2 là nhĩ thức giới tức là 2 tâm nhĩ thức; 3 là tỷ thức giới tức là 2 tâm tỷ thức; 4 là thiệt thức giới tức là 2 tâm thiệt thức; 5 là thân thức giới tức là 2 tâm thân thức; 6 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 7 là ý thức giới tức là 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng, 3 tâm thức vô biên, 2 tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới); 8 là pháp giới tức là 49 sở hữu hiệp với tâm dục giới, tâm thông, 3 tâm thức vô biên và 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng (trừ tật và vô lượng phần).
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm dục giới, 2 tâm thông, 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng và 48 sở hữu hiệp (trừ tật, vô lượng phần và tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

 

Câu 2: Tất cả pháp biết cảnh ngoại (Bahiddhārammaṇā dhammā) là những pháp biết cảnh ngoài ra thân tâm ta. Tâm sắc giới, không vô biên và 8 tâm siêu thế biết cảnh ngoại nhất định. Hay là những pháp biết đặng chư pháp bản thể ngoài ra thân tâm này, hay nói một cách khác những pháp nào năng tri có đối tượng sở tri là chư pháp ngoại phần (tâm, sở hữu tâm, sắc pháp bên ngoài) thì đó gọi là pháp biết cảnh ngoại phần.

Pháp thực tính là 54 tâm dục giới, 15 tâm sắc giới, 3 tâm không vô biên, tâm siêu thế và 52 sở hữu hợp.

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 8 giới và 3 đế:

  • 4 danh uẩn: 1 là thọ uẩn, tức là sở hữu thọ hiệp với tâm dục giới, tâm sắc giới, tâm không vô biên và tâm siêu thế; 2 là tưởng uẩn, tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm dục giới, sắc giới, không vô biên và siêu thế; 3 là hành uẩn, tức là 50 sở hữu hiệp với tâm dục giới, sắc giới, không vô biên và siêu thế (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn, tức là tâm dục giới, sắc giới, không vô biên và siêu thế.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ, tức là tâm dục giới, sắc giới, không vô biên và siêu thế; 2 là pháp xứ, tức là 52 sở hữu hiệp với số tâm kể trên.
  • 8 giới: 5 giới thức tức là ngũ song thức; 6 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 7 là ý thức giới tức là tâm siêu thế, không vô biên, sắc giới và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới); 8 là pháp giới tức là 52 sở hữu hiệp với tâm dục giới, sắc giới, không vô biên và siêu thế.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là tâm dục giới, sắc giới, không vô biên và 51 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là đạo đế tức là 8 chi đạo hiệp tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 28 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

Câu 3: Tất cả pháp biết cảnh nội và ngoại (Ajjhattabahiddhārammaṇā dhammā) là những pháp biết cảnh thuộc về thân tâm của ta và ngoài thân tâm của ta (đều là bất định). Hay là những pháp vừa biết đặng bản thể pháp bên trong lẫn bên ngoài (pháp biết cảnh nội và ngoại đều là bất định).

Pháp thực tính là 54 tâm dục giới, 2 tâm thông và 49 sở hữu hợp (trừ tật và vô lượng phần).

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 8 giới và 2 đế:

  • 4 danh uẩn: 1 là thọ uẩn, tức là sở hữu thọ hiệp với tâm dục giới và tâm thông; 2 là tưởng uẩn, tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm như trên; 3 là hành uẩn, tức là 47 sở hữu hiệp và tâm dục giới và tâm thông (trừ thọ, tưởng, tật và vô lượng phần); 4 là thức uẩn, tức là tâm dục giới và tâm thông.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm thông và tâm dục giới; 2 là pháp xứ tức là 49 sở hữu hợp với tâm dục giới và tâm thông (trừ tật và vô lượng phần).
  • 8 giới: 5 giới thức tức là ngũ song thức; 6 là ý giới tức là tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 7 là ý thức giới tức là tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới); 8 là pháp giới tức là 49 sở hữu hiệp với tâm thông và tâm dục giới (trừ tật và vô lượng phần).
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 2 tâm thông, tâm dục giới và 48 sở hữu hợp (trừ tật, vô lượng phần và tham); 2 là tập đế, tức là sở hữu tham.

22. Tam đề Kiến (Sanidassanatika)… chiết… vô dư…

Câu 1: Tất cả pháp bị thấy và đối chiếu (hữu kiến hữu đối chiếu) (Sanidassanasappaṭighā dhammā) là những pháp thấy đặng và gặp nhau. Hay là pháp bị thấy đặng và có sự xúc chạm đối chiếu giữa căn và cảnh. Tóm lại pháp nào đối chiếu với nhãn Thanh triệt và bị nhãn vật thấy được, gọi là pháp hữu kiến hữu đối xúc; xem bộ Pháp Tụ, câu 688, 899.

Pháp thực tính chỉ có 1 là sắc cảnh sắc.

Chia đặng: 1 uẩn, 1 xứ, 1 giới và 1 đế:

  • 1 uẩn là sắc uẩn. 1 xứ là sắc xứ. 1 giới là sắc giới. 1 đế là khổ đế.

 

Câu 2: Tất cả pháp không bị thấy mà đối chiếu (vô kiến hữu đối chiếu) (Anidassanasappaṭighā dhammā) là những pháp không thấy mà có gặp nhau. Hay là những pháp không phải bị thấy, nhưng mà có sự tiếp chạm giữa căn, cảnh với nhau.

Pháp thực tính là 11 sắc thô (trừ cảnh sắc).

Chia đặng: 1 uẩn, 9 xứ, 9 giới và 1 đế:

  • 1 uẩn là sắc uẩn tức là 11 sắc thô (trừ sắc). 9 xứ thô tức là 11 sắc thô (trừ cảnh sắc). 9 giới thô tức là 11 sắc thô (trừ cảnh sắc). 1 đế là khổ đế tức là 11 sắc thô (trừ cảnh sắc).

 

Câu 3: Tất cả pháp không bị thấy và không đối chiếu (vô kiến vô đối chiếu) (Anidassanappaṭighā dhammā) là những pháp thấy không đặng và cũng không gặp nhau bằng cách đối chiếu. Hay là những pháp không có bị thấy đặng và cũng không có tiếp chạm đối chiếu với nhau.

Pháp thực tính là tâm, sở hữu tâm, 16 sắc tế và Níp-bàn.

Chia đặng: 5 uẩn, 2 xứ, 8 giới, 4 đế và ngoại đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là sắc uẩn tế; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ, tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm; 2 là pháp xứ tức là sở hữu tâm, sắc tế và Níp-bàn.
  • 8 giới: 5 giới thức tức là ngũ song thức; 6 là ý giới tức là tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 7 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới); 8 là pháp giới tức là sở hữu tâm, sắc tế và Níp-bàn.
  • 4 đế: 1 là khổ đế tức là sắc tế, tâm hiệp thế và 51 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn; 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp tâm đạo. Còn ngoại đế là tâm siêu thế và 28 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

Dứt phần giải Đầu đề tam.

 

 

PHÁP TỤ ĐẦU ĐỀ NHỊ (DUKAMĀTIKĀ)

(Có 100 đề chia thành 13 phần nhỏ)

 

Đầu đề nhị (Dukamātikā) thuộc về phần lớn thứ 2 của bộ Pháp Tụ (Dhammasaṅginī) - là bộ thứ nhất trong tạng Vô Tỷ Pháp (Abhidhammāpiṭaka).

Phần lớn thứ hai này có 100 đầu đề nhị, gồm 13 phần nhỏ như sau:

Phần nhỏ thứ nhất là phần tụ nhân, (hetugocchaka) có 6 đầu đề nhị. (Gocchaka: Tụ, chùm, có chùm, dính lại, bầy đàn).

Phần nhỏ thứ hai là phần duyên, (cūḷantaraduka) có 7 đầu đề nhị.

Phần nhỏ thứ ba là phần tụ lậu, (āsavagocchaka) có 6 đầu đề nhị.

Phần nhỏ thứ tư là phần tụ triền, (saññojagocchaka) có 6 đầu đề nhị.

Bốn phần vừa kể, từ thứ nhất đến thứ tư có 25 đầu đề nhị.

 

Phần nhỏ thứ năm là phần tụ phược, (ganthagocchaka) có 6 đầu đề nhị.

Phần nhỏ thứ sáu là phần tụ bộc, (oghagocchaka) có 6 đầu đề nhị.

Phần nhỏ thứ bảy là phần tụ phối, (yogagocchaka) có 6 đầu đề nhị.

Phần nhỏ thứ tám là phần tụ cái, (nīvaraṇagocchaka) có 6 đầu đề nhị.

Bốn phần kể trên, từ thứ năm tới thứ tám có 24 đầu đề nhị.

 

Phần nhỏ thứ chín là phần tụ khinh thị (parāmāsagocchaka) có 5 đầu đề nhị.

Phần nhỏ thứ mười là phần đề đại (mahantaraduka) có 14 đầu đề nhị.

Phần nhỏ thứ mười một là phần tụ thủ (upādānagocchaka) có 6 đầu đề nhị.

Ba phần vừa nêu, thứ 9, 10 và 11 có 25 đầu đề nhị.

 

Phần nhỏ thứ mười hai là phần tụ phiền não (kilesagocchaka) có 8 đầu đề nhị.

Phần nhỏ thứ mười ba là phần yêu bối (piṭṭhiduka) (sau lưng hay ở đằng sau, tức là thuộc về phần sau chót), có 18 đầu đề nhị.

Hai phần vừa nêu, 12 và 13 có 26 đầu đề nhị.

Đầu đề nhị nói theo câu có một cách là nhị đề chiết hay chiết báng (ādiladdhanāmaduka) nghĩa là tên đề lấy chiết báng một câu trước mà đặt kêu tên đề, như là nhị đề nhân: Tất cả pháp nhân, tất cả pháp phi nhân. Vì cái tên đầu đề không trùm hết 2 câu, chỉ lấy chiết báng một câu.

Một trăm nhị đề nói theo 2 câu thuộc về nhị đề chiết hay chiết báng (ādiladdhanāmaduka).

Đầu đề nhị nói theo chi pháp có 2 cách: 1 là nhị đề hữu dư (sappadesaduka) tức là hai câu trong 1 đề mà lấy không hết chi pháp siêu lý; 2 là nhị đề vô dư (nippadesaduka) nghĩa là hai câu trong 1 đề mà lấy hết chi pháp siêu lý.

 

 

1. Phần Tụ Nhân (Hetugocchaka)

 

1. Nhị đề Nhân (Hetuduka)… chiết… vô dư…

Câu 1: Hetū dhammā (tất cả pháp nhân) là: 6 nhân tương ưng. 

Xem bộ Pháp Tụ, câu 689 – 694, 900.

Chia đặng: 1 uẩn, 1 xứ, 1 giới, 3 đế và ngoại đế:

  • 1 uẩn là hành uẩn tức là 6 nhân tương ưng.
  • 1 xứ là pháp xứ tức là 6 nhân tương ưng.
  • 1 giới là pháp giới tức là 6 nhân tương ưng.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là 5 nhân hợp với tâm hiệp thế (trừ tham); 2 là tập đế tức là nhân tham; 3 là đạo đế tức là trí hợp với tâm đạo. Ngoại đế là trí hiệp quả siêu thế và vô tham, vô sân hiệp siêu thế.

Câu 2: Na hetū dhammā (tất cả pháp phi nhân) là: Tâm, sở hữu tâm, sắc pháp và Níp-bàn (trừ 6 nhân).

Xem bộ Pháp Tụ, câu 695, 900.

Chia đặng: 5 uẩn, ngoại uẩn, 12 xứ, 18 giới, 3 đế và ngoại đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng; 4 là hành uẩn tức là 44 sở hữu (trừ thọ, tưởng và 6 nhân); 5 là thức uẩn tức là tâm. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm; 12 là pháp xứ tức là Níp-bàn, sắc tế và 46 sở hữu (trừ 6 nhân).
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 46 sở hữu hợp (trừ 6 nhân).
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế, sắc pháp và 46 sở hữu hợp (trừ 6 nhân); 2 là diệt đế tức là Níp-bàn; 3 là đạo đế tức là 7 chi đạo sau hợp với tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 33 sở hữu hợp (trừ 3 nhân và đạo đế).

 

2. Nhị đề Hữu nhân (Sahetukaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 696, 901.

Câu 1: Sahetukā dhammā (tất cả pháp hữu nhân) là: 71 tâm hữu nhân và 52 sở hữu hợp (trừ si hiệp 2 tâm si).

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới, 3 đế và ngoại đế:

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hữu nhân; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hữu nhân; 3 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với tâm hữu nhân (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm hữu nhân.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm hữu nhân; 2 là pháp xứ tức là 52 sở hữu hợp với tâm hữu nhân (trừ si hợp tâm si).
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm hữu nhân; 2 là pháp giới tức là 52 sở hữu hợp với tâm hữu nhân (trừ si hợp tâm si).
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là 63 tâm hữu nhân hiệp thế, 51 sở hữu (trừ tham và si hợp tâm si); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo. Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Câu 2: Ahetukā dhammā (tất cả pháp vô nhân) là: 18 tâm vô nhân, 12 sở hữu hợp (trừ dục), sở hữu si hiệp 2 tâm si, 28 sắc pháp và Níp-bàn.

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, 2 đế và ngoại uẩn:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô nhân; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô nhân; 4 là hành uẩn tức là si hợp 2 tâm si và 10 sở hữu tợ tha hợp tâm vô nhân; 5 là thức uẩn tức là tâm vô nhân.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm vô nhân; 12 là pháp xứ tức là si hợp 2 tâm si, 12 sở hữu tợ tha hợp tâm vô nhân, sắc tế và Níp-bàn.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là tâm khán ý môn, tiếu sinh và 3 tâm thẩm tấn;18 là pháp giới tức là si hợp 2 tâm si, 12 sở hữu tợ tha hợp với tâm vô nhân, sắc tế và Níp-bàn.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm vô nhân, si hợp tâm si, 12 sở hữu hợp và sắc pháp; 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

3. Nhị đề Tương ưng nhân (Hetusampayuttaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 697, 902.

Câu 1: Hetusampayuttā dhammā (tất cả pháp tương ưng nhân) là: Tâm hữu nhân và 52 sở hữu hợp (trừ si hiệp tâm si).

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới, 3 đế và ngoại đế.

 Câu 2: Hetuvippayuttā dhammā (tất cả pháp bất tương ưng nhân) là: 18 tâm vô nhân, 12 sở hữu hợp, sở hữu si hiệp tâm si, sắc pháp và Níp-bàn.

Chia như trang 2 tập 13 này.

 

4. Nhị đề Nhân hữu nhân (Hetusahetukaduka)… chiết… hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 698, 903.

Câu 1: Hetū ceva dhammā sahetukā ca (tất cả pháp nhân và hữu nhân) là: 6 nhân hiệp tâm 2, 3 nhân (trừ si hiệp trong 2 tâm si).

Chia đặng: 1 uẩn, 1 xứ, 1 giới, 3 đế và ngoại đế:

  • 1 uẩn là hành uẩn tức là 6 nhân tương ưng.
  • 1 xứ là pháp xứ tức là 6 nhân tương ưng.
  • 1 giới là pháp giới tức là 6 nhân tương ưng.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là 5 nhân tương ưng (trừ nhân tham) hợp với tâm hiệp thế, 2 là tập đế tức là nhân tham, 3 là đạo đế tức là sở hữu trí hợp tâm đạo. Ngoại đế là trí hiệp tâm quả siêu thế.

Câu 2: Sahetukāceva dhammā na ca hetū (tất cả pháp hữu nhân mà phi nhân) là: 71 tâm hữu nhân, 46 sở hữu hợp (trừ 6 nhân hiệp ngoài tâm si).

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới, 2 đế và ngoại đế:

  • 4 danh uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hữu nhân; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hữu nhân; 3 là hành uẩn tức là 44 sở hữu hợp với tâm hữu nhân (trừ thọ, tưởng và 6 nhân); 4 là thức uẩn tức là tâm hữu nhân.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm hữu nhân; 2 là pháp xứ tức là 46 sở hữu hợp với tâm hữu nhân (trừ 6 nhân).
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm hữu nhân; 2 là pháp giới tức là 46 sở hữu hợp với tâm hữu nhân (trừ 6 nhân).
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 63 tâm hữu nhân hiệp thế và 46 sở hữu hợp (trừ 6 nhân); 2 là đạo đế tức là 7 chi đạo sau hợp tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 33 sở hữu hợp (trừ 3 nhân và đạo đế).

5. Nhị đề Nhân tương ưng nhân (Hetuhetusampayuttaduka)… chiết… hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 699, 904.

Câu 1: Hetū ceva dhammā hetusampayuttā ca (tất cả pháp nhân và tương ưng nhân) là: 6 nhân hiệp tâm 2, 3 nhân.

Chia đặng: 1 uẩn, 1 xứ, 1 giới, 3 đế và ngoại đế.

Câu 2: Hetusampayuttā ceva dhammā na ca hetū (tất cả pháp tương ưng nhân mà phi nhân) là: Tâm hữu nhân, 46 sở hữu hợp (trừ 6 nhân hiệp ngoài tâm si).

Chia như trang 4 tập 13 này.

6. Nhị đề Phi nhân hữu nhân (Nahetusahetukaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 700, 905.

Câu 1: Na hetū kho pana dhammā sahetukā pi (tất cả pháp phi nhân mà hữu nhân) là: tâm hữu nhân và 46 sở hữu hợp (trừ 6 nhân).

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới và 2 đế:

  • 4 danh uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hữu nhân; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hữu nhân; 3 là hành uẩn tức là 44 sở hữu hợp với tâm hữu nhân (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm hữu nhân.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm hữu nhân; 2 là pháp xứ tức là 46 sở hữu hợp với tâm hữu nhân (trừ 6 nhân).
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm hữu nhân; 2 là pháp giới tức là 46 sở hữu hợp với tâm hữu nhân (trừ 6 nhân).
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 63 tâm hữu nhân hiệp thế và 46 sở hữu hợp (trừ 6 nhân); 2 là đạo đế tức là 7 chi đạo sau hợp tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 33 sở hữu hợp (trừ 3 nhân và đạo đế).

Câu 2: Na hetū kho pana dhammā ahetukā pi (tất cả pháp phi nhân và vô nhân) là: 18 tâm vô nhân, 12 sở hữu hợp, sắc pháp và Níp-bàn.

Chia đặng: 5 uẩn, ngoại uẩn, 12 xứ, 18 giới và 2 đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô nhân; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô nhân; 4 là hành uẩn tức là 10 sở hữu hợp tợ tha hợp với tâm vô nhân (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm vô nhân. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm vô nhân; 12 là pháp xứ tức là 10 sở hữu tợ tha hợp tâm vô nhân, sắc tế, và Níp-bàn.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là khán ý môn, tiếu sinh và 3 tâm thẩm tấn; 18 là pháp giới tức là 12 sở hữu tợ tha hợp với tâm vô nhân, sắc tế và Níp-bàn.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm vô nhân, 12 sở hữu hợp và sắc pháp; 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

 

2. Phần Duyên (Cūḷantaraduka)

7. Nhị đề Hữu duyên (Sappaccayaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 701, 906.

Câu 1: Sappaccayā dhammā (tất cả pháp hữu duyên) là: Tâm, sở hữu tâm và sắc pháp.

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, 3 đế và ngoại đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm; 12 là pháp xứ tức là 52 sở hữu hợp và 16 sắc tế.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu và 16 sắc tế.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế và 51 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Câu 2: Appaccayā dhammā (tất cả pháp vô duyên) là Níp-bàn.

Chia đặng: Ngoại uẩn, 1 xứ, 1 giới và 1 đế. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn. 1 xứ là pháp xứ tức là Níp-bàn. 1 giới là pháp giới tức là Níp-bàn. 1 đế là diệt đế tức là Níp-bàn.

8. Nhị đề Hữu vi (Saṅkhataduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 702, 907.

Câu 1: Saṅkhatā dhammā (tất cả pháp hữu vi) là: Tất cả tâm, sở hữu tâm và sắc pháp

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, 3 đế và ngoại đế.

Câu 2: Asaṅkhatā dhammā (tất cả pháp vô vi) tức là Níp-bàn.

Chia đặng: Ngoại uẩn, 1 xứ, 1 giới, 1 đế.

Chia như trang 7 tập 13 này.

9. Nhị đề Bị thấy (hữu kiến, thấy đặng) (Sanidassanaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 703, 908.

Câu 1: Sanidassanā dhammā (tất cả pháp hữu kiến) là cảnh sắc.

Chia đặng: 1 uẩn, 1 xứ, 1 giới, 1 đế:

  • 1 uẩn là sắc uẩn tức là cảnh sắc. 1 xứ là pháp xứ tức là cảnh sắc. 1 giới là sắc giới tức là cảnh sắc. 1 đế là khổ đế tức là cảnh sắc.

Câu 2: Anidassanā dhammā (tất cả pháp vô kiến) là: Tất cả pháp siêu lý (trừ cảnh sắc).        

Chia đặng: 5 uẩn, 11 xứ, 17 giới, 4 đế và ngoại đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 27 sắc pháp (trừ cảnh sắc); 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm.
  • 11 xứ (chỉ trừ sắc xứ). 17 giới (trừ ra sắc giới).
  • 4 đế: 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế, 51 sở hữu hợp (trừ tham) và sắc pháp (trừ cảnh sắc); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn; 4 là đạo đế tức là chi đạo hợp tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

10. Nhị đề Bị đối chiếu (hữu đối chiếu) (Sappaṭighaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 704, 909.

Câu 1: Sappatighā dhammā (tất cả pháp hữu đối chiếu) là 12 sắc thô.

Chia đặng: 1 uẩn, 10 xứ, 10 giới và 1 đế:

  • 1 uẩn là sắc uẩn tức là 12 sắc thô. 10 xứ thô tức là 12 sắc thô. 10 giới thô tức là 12 sắc thô. 1 đế là khổ đế tức là 12 sắc thô.

Câu 2: Appatighā dhammā (tất cả pháp vô đối chiếu) là: Tâm, sở hữu tâm, sắc tế và Níp-bàn.

Chia đặng: 5 uẩn, ngoại uẩn, 2 xứ, 8 giới, 4 đế và ngoại đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 16 sắc tế; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm; 2 là pháp xứ tức là 52 sở hữu, sắc tế và Níp-bàn.
  • 8 giới: 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 6 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 7 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới); 8 là pháp giới tức là 52 sở hữu, sắc tế và Níp-bàn.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế, 51 sở hữu hợp (trừ tham) và sắc tế; 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn; 4 là đạo đế tức là 8 chi đạo hợp tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 33 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

11. Nhị đề Chơn sắc (Rūpiduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 705, 910.

Câu 1: Rūpino dhammā (tất cả pháp chơn sắc) là 28 sắc pháp.

Chia đặng: 1 uẩn, 11 xứ, 11 giới, 1 đế:

  • 1 uẩn: là sắc uẩn (tức là 28 sắc pháp).
  • 11 xứ: là 10 xứ thô (tức là 12 sắc thô) và pháp xứ.
  • 11 giới: 10 giới thô (tức là 12 sắc thô) và pháp giới.
  • 1 đế: là khổ đế (tức là 28 sắc pháp).

Câu 2: Arūpino dhammā (tất cả pháp phi chơn sắc) là: Tâm, sở hữu tâm và Níp-bàn.

Chia đặng: 4 uẩn, ngoại uẩn, 2 xứ, 8 giới, 4 đế và ngoại đế:

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng; 3 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm; 2 là pháp xứ tức là 52 sở hữu và Níp-bàn.
  • 8 giới: 5 giới thức tức là ngũ song thức; 6 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 7 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới); 8 là pháp giới tức là 52 sở hữu và Níp-bàn.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế và 51 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn; 4 là đạo đế tức là 8 chi đạo hợp tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

12. Nhị đề Hiệp thế (Lokiyaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 706, 911.

Câu 1: Lokiyā dhammā (tất cả pháp hiệp thế) là: Tâm hiệp thế, 52 sở hữu tâm và sắc pháp.

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới và 2 đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hiệp thế; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm hiệp thế; 12 là pháp xứ tức là 52 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và sắc tế.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 61 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và sắc tế.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế và 51 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: Lokuttarā dhammā (tất cả pháp siêu thế) là: 4 đạo, 4 quả, 36 sở hữu hợp và Níp-bàn.

Chia đặng: 4 uẩn, ngoại uẩn, 2 xứ, 2 giới, 2 đế và ngoại đế:

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm siêu thế; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm siêu thế; 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm siêu thế. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm siêu thế; 2 là pháp xứ tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm siêu thế; 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.
  • 2 đế: 1 là diệt đế tức là Níp-bàn; 2 là đạo đế tức là 8 chi đạo sau hợp tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

Nhị đề thứ bảy trong phần Duyên (Kenaciviññeyyaduka)

13. Nhị đề Tâm biết (cũng có tâm biết đặng)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 707, 912.

Câu 1: Kenaciviññeyyā dhammā (tất cả pháp cũng có tâm biết đặng) là pháp siêu lý.

Câu 2: Kenacinaviññeyyā dhammā (tất cả pháp cũng có tâm không biết đặng) là pháp siêu lý

Chia: Uẩn, xứ, giới, đế như (Hàm Tận Nhiếp).

Chia như 4 trang chót (Hàm Tận Nhiếp).

 

3. Phần Tụ Lậu (Āsavagocchaka)

 

14. Nhị đề Lậu (Āsavaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 708 - 713, 913.

Câu 1: Āsavā dhammā (tất cả pháp lậu) là: Tham, si và tà kiến.

Chia đặng: 1 uẩn, 1 xứ, 1 giới và 2 đế:

  • 1 uẩn là hành uẩn tức là si, tham, tà kiến. 1 xứ là pháp xứ tức là si, tham, tà kiến.
  • 1 giới là pháp giới tức là si, tham, tà kiến.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là si, tà kiến (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: No āsavā dhammā (tất cả pháp phi lậu) là: 89 tâm, 49 sở hữu tâm, 28 sắc pháp và Níp-bàn (trừ 3 chi pháp lậu).

Chia đặng: 5 uẩn, ngoại uẩn, 12 xứ, 18 giới, 3 đế và ngoại đế.

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng; 4 là hành uẩn tức là 47 sở hữu (trừ thọ, tưởng, tham, si và tà kiến); 5 là thức uẩn tức là tâm. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm; 12 là pháp xứ tức là sắc tế, Níp-bàn và 49 sở hữu hợp (trừ 3 chi lậu).
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 49 sở hữu hợp (trừ 3 chi lậu).
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế, sắc pháp và 49 sở hữu hợp (trừ 3 chi lậu); 2 là diệt đế tức là Níp-bàn; 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

15. Nhị đề Cảnh lậu (Sāsavaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 714, 914.

Câu 1: Sāsavā dhammā (tất cả pháp cảnh lậu) là pháp hiệp thế (81tâm hiệp thế, 52 sở hữu hợp, 28 sắc pháp).

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, 2 đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hiệp thế; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm hiệp thế; 12 là pháp xứ tức là 52 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và sắc tế.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và sắc tế.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế, sắc pháp và 51 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: Anāsavā dhammā (tất cả pháp phi cảnh lậu) là pháp siêu thế (8 tâm siêu thế, 36 sở hữu hợp, Níp-bàn).

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới, 2 đế và ngoại đế:

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm siêu thế; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm siêu thế; 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm siêu thế. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm siêu thế; 2 là pháp xứ tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm siêu thế; 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.
  • 2 đế: 1 là diệt đế tức là Níp-bàn; 2 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

16. Nhị đề Tương ưng lậu (Āsavasampayuttaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 715, 915.

Câu 1: Āsavasampayuttā dhammā (tất cả pháp tương ưng lậu) là: 12 tâm bất thiện và 27 sở hữu hợp (trừ si hiệp tâm si và 2 tâm sân).

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới và 2 đế:

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm bất thiện; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm bất thiện; 3 là hành uẩn tức là 25 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ thọ, tưởng và si hợp tâm si và 2 tâm sân); 4 là thức uẩn tức là tâm bất thiện.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm bất thiện; 2 là pháp xứ tức là 27 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ si hợp 2 tâm si và si hợp 2 tâm sân).
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm bất thiện; 2 là pháp giới tức là 27 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ si hợp 2 tâm si và si hợp 2 tâm sân).
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm bất thiện và 26 sở hữu hợp (trừ tham và si hợp 2 tâm si và si hợp 2 tâm sân); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: Āsavavippayuttā dhammā (tất cả pháp bất tương ưng lậu) là: Tâm vô nhân, tâm tịnh hảo, 38 sở hữu hợp, sắc pháp, Níp-bàn, si hiệp 2 tâm si và si hiệp 2 tâm sân.

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, 3 đế và ngoại đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo; 4 là hành uẩn tức là si hợp 2 tâm si, si hợp 2 tâm sân và 36 sở hữu hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo; 12 là pháp xứ tức là si hợp 2 tâm si, si hợp 2 tâm sân và 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân, tâm tịnh hảo, sắc tế và Níp-bàn.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là khán ý môn, tiếu sinh, 3 tâm thẩm tấn và 91 tâm tịnh hảo;18 là pháp giới tức là si hợp 2 tâm si, si hợp 2 tâm sân và 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân, tâm tịnh hảo, sắc tế và Níp-bàn.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, si hợp 2 tâm si, si hợp 2 tâm sân và 38 sở hữu hợp và sắc pháp; 2 là diệt đế tức là Níp-bàn; 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

17. Nhị đề Lậu cảnh lậu (Āsavasāsavaduka)… chiết… hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 716, 916.

Câu 1: Āsavā ceva dhammā sāsavā ca (tất cả pháp lậu và cảnh lậu) là 3 chi lậu.

Chia đặng: 1 uẩn, 1 xứ, 1 giới và 2 đế:

  • 1 uẩn là hành uẩn tức là tham, si, tà kiến. 1 xứ là pháp xứ tức là tham, si, tà kiến.
  • 1 giới là pháp giới tức là tham, si, tà kiến.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là si, tà kiến (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

 Câu 2: Sāvasā ceva dhammā no ca āsavā (tất cả pháp cảnh lậu mà phi lậu) là: 28 sắc pháp, 81 tâm hiệp thế, 49 sở hữu hợp (trừ 3 chi lậu).

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới và 1 đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hiệp thế; 4 là hành uẩn tức là 47 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm hiệp thế; 12 là pháp xứ tức là 49 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và sắc tế.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức;16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là 49 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và sắc tế.
  • 1 đế: Khổ đế tức là tâm hiệp thế, sắc pháp và 49 sở hữu hợp (trừ tham, si, tà kiến).

 

18. Nhị đề Lậu hiệp lậu (lậu tương ưng lậu) (Āsava āsavasampayuttaduka)… chiết… hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 717, 917.

Câu 1: Āsavā ceva dhammā āsavasampayuttā ca (tất cả pháp lậu và tương ưng lậu) là: 3 chi lậu hiệp với tâm tham.

Chia đặng: 1 uẩn, 1 xứ, 1 giới và 2 đế:

  • 1 uẩn là hành uẩn tức là tham, si, tà kiến. 1 xứ là pháp xứ tức là tham, si, tà kiến.
  • 1 giới là pháp giới tức là tham, si, tà kiến.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là si và tà kiến;. 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

 Câu 2: Āsavasampayuttā ceva dhammā no ca āsavā (tất cả pháp tương ưng lậu mà phi lậu) là: 12 tâm bất thiện và 24 sở hữu hợp (trừ 3 chi lậu).

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới và 1 đế:

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm bất thiện; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm bất thiện; 3 là hành uẩn tức là 22 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm bất thiện.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm bất thiện; 2 là pháp xứ tức là 24 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ tham, si và tà kiến).
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm bất thiện; 2 là pháp giới tức là 24 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ tham, si và tà kiến).
  • 1 đế: Khổ đế tức là tâm bất thiện và 24 sở hữu hợp (trừ tham, si và tà kiến).

 

19. Nhị đề Ly lậu cảnh lậu (bất tương ưng lậu cảnh lậu) (Āsavavippayuttasāsavaduka)… chiết… hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 718, 918.

Câu 1: Āsavavippayuttā khopana dhammā sāsavā pi (tất cả pháp bất tương ưng lậu mà cảnh lậu) là: Tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, 38 sở hữu hợp, 28 sắc pháp và si hiệp tâm sân và tâm si.

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới và 1 đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế; 4 là hành uẩn tức là si hợp tâm si và tâm sân, 36 sở hữu hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế; 12 là pháp xứ tức là si hợp tâm si và tâm sân, 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế và sắc tế.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là khán ý môn, tiếu sinh, 3 tâm thẩm tấn và tâm tịnh hảo hiệp thế; 18 là pháp giới tức là si hợp tâm si và tâm sân, 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế và sắc tế.
  • 1 đế: Khổ đế tức là tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, si hợp tâm si và tâm sân, 38 sở hữu hợp và sắc pháp.

Câu 2: Āsavavippayuttā kho pana dhammā anāsavā pi (tất cả pháp bất tương ưng lậu mà phi cảnh lậu) là: Pháp siêu thế (8 tâm siêu thế, 36 sở hữu hợp và Níp-bàn).

Chia đặng: 4 uẩn, ngoại uẩn, 2 xứ, 2 giới, 2 đế và ngoại đế:

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm siêu thế; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm siêu thế; 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm siêu thế. Ngoại đế tức là Níp-bàn.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm siêu thế; 2 là pháp xứ tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm siêu thế; 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.
  • 2 đế: 1 là diệt đế tức là Níp-bàn; 2 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

4. Phần Tụ Triền (Saññojanagocchaka)

 

20. Nhị đề Triền (Saññojanaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 719 - 730, 919.

Câu 1: Saññojanā dhammā (tất cả pháp triền) là: Sở hữu tham-phần, sở hữu hoài nghi, sở hữu si và sở hữu sân-phần (trừ hối).

Chia đặng: 1 uẩn, 1 xứ, 1 giới và 2 đế:

  • 1 uẩn là hành uẩn tức là 8 chi triền. 1 xứ là pháp xứ tức là 8 chi triền.
  • 1 giới là pháp giới tức là 8 chi triền.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 7 chi triền (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: No Saññojanā dhammā (tất cả pháp phi triền) có pháp thực tính là pháp siêu lý, trừ chi pháp triền vừa kể là: 89 tâm, 44 sở hữu hợp, 28 sắc pháp và Níp-bàn.

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, 3 đế và ngoại đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng; 4 là hành uẩn tức là 42 sở hữu (trừ thọ, tưởng và 8 chi triền); 5 là thức uẩn tức là tâm. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm; 12 là pháp xứ tức là 44 sở hữu, sắc tế và Níp-bàn (trừ 8 chi triền).
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 44 sở hữu (trừ 8 chi triền).
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế, sắc pháp và 44 sở hữu hợp (trừ 8 chi triền); 2 là diệt đế tức là Níp-bàn; 3 là đạo đế tức là 8 chi đạo hợp tâm đạo. Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

21. Nhị đề Cảnh triền (Saññojaniyaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 731, 920.

Câu 1: Saññojaniyā dhammā (tất cả pháp cảnh triền) là pháp hiệp thế (81 tâm hiệp thế, 52 sở hữu hợp và 28 sắc pháp).

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới và 2 đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hiệp thế; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm hiệp thế; 12 là pháp xứ tức là 52 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và sắc tế.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và sắc tế.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế, sắc pháp và 51 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: Asaññojaniyā dhammā (tất cả pháp phi cảnh triền) là pháp siêu thế (8 tâm siêu thế, 36 sở hữu hợp và Níp-bàn)

Chia đặng: 4 uẩn, ngoại uẩn, 2 xứ, 2 giới, 2 đế và ngoại đế:

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm siêu thế; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm siêu thế; 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm siêu thế.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm siêu thế; 2 là pháp xứ tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm siêu thế; 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.
  • 2 đế: 1 là diệt đế tức là Níp-bàn; 2 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

22. Nhị đề Hiệp triền (tương ưng triền) (Saññojanasampayuttaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 732, 921.

Câu 1: Saññojanasampayuttā dhammā (tất cả pháp tương ưng triền) có pháp thực tính là pháp bất thiện, trừ si hiệp tâm si điệu cử là: 12 tâm bất thiện, 27 sở hữu hợp.

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới và 2 đế:

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm bất thiện; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm bất thiện; 3 là hành uẩn tức là 25 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ thọ, tưởng và si hợp tâm si điệu cử).
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm bất thiện; 2 là pháp xứ tức là 27 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ si hợp tâm si điệu cử).
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm bất thiện; 2 là pháp giới tức là 27 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ si hợp tâm si điệu cử).
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm bất thiện và 26 sở hữu hợp (trừ si hợp tâm si điệu cử và sở hữu tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: Saññojanavippayuttā dhammā (tất cả pháp bất tương ưng triền) là: Níp-bàn, sắc pháp, tâm vô nhân, tâm tịnh hảo, 38 sở hữu hợp và si hiệp tâm si điệu cử.

Chia đặng: 5 uẩn, ngoại uẩn, 12 xứ, 18 giới, 3 đế và ngoại đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo; 4 là hành uẩn tức là si hợp tâm si điệu cử, 36 sở hữu hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo; 12 là pháp xứ tức là si hợp tâm si điệu cử, 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân, tâm tịnh hảo, sắc tế và Níp-bàn.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là khán ý môn, tiếu sinh, 3 tâm thẩm tấn và 91 tâm tịnh hảo; 18 là pháp giới tức là si hợp tâm si điệu cử, 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân, tâm tịnh hảo, sắc tế và Níp-bàn.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế, si hợp tâm si điệu cử, 38 sở hữu hợp và sắc pháp; 2 là diệt đế tức là Níp-bàn; 3 là đạo đế tức là 8 chi đạo hợp với tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

23. Nhị đề Triền cảnh triền (Saññojanasaññojaniyaduka)… chiết… hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 733, 922.

Câu 1: Saññojanā ceva dhammā saññojaniyā ca (tất cả pháp triền và cảnh triền) là 8 chi pháp triền.

Chia như pháp triền.

  • 1 uẩn là hành uẩn tức là 8 chi triền. 1 xứ là pháp xứ tức là 8 chi triền.
  • 1 giới là pháp giới tức là 8 chi triền.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 7 chi triền (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: Saññojaniyā ceva dhammā no ca saññojanā (tất cả pháp cảnh triền mà phi triền) là pháp hiệp thế (trừ chi pháp triền).

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới và 1 đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hiệp thế (trừ 8 chi triền); 4 là hành uẩn tức là 42 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ thọ, tưởng và 8 chi triền); 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm hiệp thế; 12 là pháp xứ tức là 44 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và sắc tế (trừ 8 chi triền).
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là sắc tế, tâm hiệp thế và 44 sở hữu hợp (trừ 8 chi triền).
  • 1 đế: Khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế và 44 sở hữu hợp (trừ 8 chi triền).

 

24. Nhị đề Triền tương ưng triền (Saññojanasaññojanasampayuttaduka)… chiết… hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 734, 923.

Câu 1: Saññojanā ceva dhammā saññojanasampayuttā ca (tất cả pháp triền và tương ưng triền) là 8 chi pháp triền (trừ si hiệp tâm si điệu cử).

Chia như pháp triền.

  • 1 uẩn là hành uẩn tức là 8 chi pháp triền. 1 xứ là pháp xứ tức là 8 chi pháp triền.
  • 1 giới là pháp giới tức là 8 chi pháp triền.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 7 chi triền (trừ tham), 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: Saññojanāsampayuttā ceva dhammā no ca saññojanā (tất cả pháp tương ưng triền mà phi triền) là pháp bất thiện (trừ chi pháp triền).

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới và 1 đế:

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm bất thiện; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm bất thiện; 3 là hành uẩn tức là 17 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ thọ, tưởng và 8 chi triền); 4 là thức uẩn tức là tâm bất thiện.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm bất thiện; 2 là pháp xứ tức là 19 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ 8 chi triền).
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm bất thiện; 2 là pháp giới tức là 19 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ 8 chi triền).
  • 1 đế: Khổ đế tức là tâm bất thiện và 19 sở hữu hợp (trừ 8 chi triền).

25. Nhị đề Ly triền cảnh triền (bất tương ưng triền cảnh triền) (Saññojanavippayuttasaññojaniyaduka)… chiết… hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 735, 924.

Câu 1: Saññojanavipppayuttā kho pana dhammā saññojaniyā pi (tất cả pháp bất tương ưng triền và cảnh triền) là: Sắc pháp, tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, 38 sở hữu hợp và si hiệp tâm si điệu cử.

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới và 1 đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế; 4 là hành uẩn tức là si hợp tâm si điệu cử, 36 sở hữu (trừ thọ, tưởng) hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế; 5 là thức uẩn tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế; 12 là pháp xứ tức là si hợp tâm si điệu cử, 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế và sắc tế.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế; 18 là pháp giới tức là si hợp tâm si điệu cử, 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế và sắc tế.
  • 1 đế: Khổ đế tức là tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, 38 sở hữu hợp, si hợp tâm si điệu cử và sắc pháp.

Câu 2: Saññojana vippayuttā kho pana dhammā asaññojaniyā pi (tất cả pháp bất tương ưng triền mà phi cảnh triền) là pháp siêu thế.

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới và 2 đế:

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm siêu thế; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm siêu thế; 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm siêu thế. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm siêu thế; 2 là pháp xứ tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm siêu thế; 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.
  • 2 đế: 1 là diệt đế tức là Níp-bàn; 2 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Dứt phần nhỏ thứ 1, 2, 3, 4

 

Phần nhỏ thứ 5, 6, 7, 8:

- Phần phược (ganthagocchaka) có 6 đầu đề nhị (đây chỉ ghi thêm danh từ Pāḷi).

- Phần bộc (oghagocchaka) có 6 đầu đề nhị.

- Phần phối (yogagocchaka) có 6 đầu đề nhị.

- Phần cái (nivaraṇagocchaka) có 6 đầu đề nhị.

 

5. Phần Tụ Phược (Ganthogocchaka)

 

26. Nhị đề Phược (Ganthaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 736-741, 925.

Câu 1: Ganthā dhammā (tất cả pháp phược) là: Tham, sân và tà kiến.

Chia đặng: 1 uẩn, 1 xứ, 1 giới và 2 đế:

  • 1 uẩn là hành uẩn (hành uẩn phược) tức là tham, sân, tà kiến.
  • 1 xứ là pháp xứ tức là tham, sân và tà kiến.
  • 1 giới là pháp giới tức là tham, sân và tà kiến.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là sân và tà kiến, 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: No ganthā dhammā (tất cả pháp phi phược) có pháp thực tính là lấy hết pháp siêu lý, trừ 3 chi pháp phược là: 89 tâm, 49 sở hữu tâm, 28 sắc pháp, Níp-bàn.

Chia đặng: 5 uẩn, ngoại uẩn, 12 xứ, 18 giới, 3 đế và ngoại đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng; 4 là hành uẩn tức là 47 sở hữu (trừ thọ, tưởng, tham, sân và tà kiến); 5 là thức uẩn tức là tâm.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm; 12 là pháp xứ tức là 49 sở hữu (trừ tham, sân, tà kiến), sắc tế và Níp-bàn.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn;17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 49 sở hữu (trừ tham, sân và tà kiến).
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế, sắc pháp và 49 sở hữu (trừ tham, sân và tà kiến); 2 là diệt đế tức là Níp-bàn; 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

27. Nhị đề Cảnh phược (Ganthaniyaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 742, 926.

Câu 1: Ganthaniyā dhammā (tất cả pháp cảnh phược) là pháp hiệp thế.

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới và 2 đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với hiệp thế; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm hiệp thế; 12 là pháp xứ tức là 52 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và sắc tế.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và sắc tế.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế và 51 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: Aganthaniyā dhammā (tất cả pháp phi cảnh phược) là pháp siêu thế.

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới và 2 đế:

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm siêu thế; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm siêu thế; 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ thọ và tưởng).
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm siêu thế; 2 là pháp xứ tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm siêu thế; 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.
  • 2 đế: 1 là diệt đế tức là Níp-bàn; 2 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

28. Nhị đề Hiệp phược (tương ưng phược) (Ganthasampayuttaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 743, 927.

Câu 1: Ganthasampayuttā dhammā (tất cả pháp tương ưng phược) là: 10 tâm bất thiện nhị nhân, 25 sở hữu hợp (trừ sân hiệp tâm sân và tham hiệp tâm tham bất tương ưng hoài nghi).

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới và 2 đế:

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm tham và sân; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm tham và sân; 3 là hành uẩn tức là 23 sở hữu (trừ thọ, tưởng) hợp với tâm tham và sân; 4 là thức uẩn tức là tâm tham và sân.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm tham và sân; 2 là pháp xứ tức là 25 sở hữu hợp với tâm tham và sân.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là 8 tâm tham và 2 tâm sân; 2 là pháp giới tức là 25 sở hữu hợp với tâm tham và sân.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 8 tâm tham, 2 tâm sân, và 24 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: Ganthavippayuttā dhammā (tất cả pháp bất tương ưng phược (hay ly phược) là: Sắc pháp, Níp-bàn, 2 tâm si, 18 tâm vô nhân, tâm tịnh hảo và 43 sở hữu hợp, lấy thêm sân hiệp tâm sân và tham hiệp tâm tham bất tương ưng (trừ tham, tà kiến, ngã mạn, sân, tật, lận, hối, hôn trầm, thùy miên).

Chia đặng: 5 uẩn, ngoại uẩn, 12 xứ, 18 giới, 3 đế và ngoại đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo; 4 là hành uẩn tức là sân hợp tâm sân và tham hợp tâm tham bất tương ưng và 41 sở hữu hợp với tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo; 5 là thức uẩn tức là tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo; 12 là pháp xứ tức là Níp-bàn, sắc tế, sân hợp tâm sân và tham hợp tâm tham bất tương ưng, 43 sở hữu hợp với tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là tâm si, khán ý môn, tiếu sinh, 3 tâm thẩm tấn và tâm tịnh hảo; 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế, sân hợp tâm sân và tham hợp tâm tham bất tương ưng và 43 sở hữu hợp với tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.
  • 4 đế: 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm si, tâm vô nhân, tâm tịnh hảo, sở hữu sân hợp tâm sân, 42 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn; 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

29. Nhị đề Phược cảnh phược (Ganthaganthaniyaduka)… chiết… hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 944, 928.

Câu 1: Ganthā ceva dhammā ganthaniyā ca (tất cả pháp phược và cảnh phược) là 3 chi pháp phược.

Chia đặng: 1 uẩn, 1 xứ, 1 giới và 2 đế:

  • 1 uẩn là hành uẩn tức là tham, sân và tà kiến.
  • 1 xứ là pháp xứ tức là tham, sân và tà kiến.
  • 1 giới là pháp giới tức là tham, sân và tà kiến.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là sân và tà kiến (trừ tham), 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: Ganthaniyā ceva dhammā no ca ganthā (tất cả pháp cảnh phược mà phi phược) là pháp hiệp thế (trừ phược).

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới và 1 đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hiệp thế; 4 là hành uẩn tức là 47 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ thọ, tưởng, tham, sân và tà kiến); 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm hiệp thế; 12 là pháp xứ tức là 49 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ tham, sân và tà kiến) và sắc tế.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức;16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là 49 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và sắc tế (trừ tham, sân và tà kiến).
  • 1 đế: Khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế và 49 sở hữu hợp (trừ tham, sân và tà kiến).

 

30. Nhị đề Phược hiệp phược (phược tương ưng phược) (Ganthaganthasampayuttaduka)… chiết… hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 745, 929.

Câu 1: Ganthā ceva dhammā ganthasampayuttā ca (tất cả pháp phược và tương ưng phược) là: Sở hữu tà kiến và sở hữu tham hiệp tâm tham tương ưng.

Chia đặng: 1 uẩn, 1 xứ, 1 giới, 2 đế:

  • 1 uẩn là hành uẩn tức là tham và tà kiến. 1 xứ là pháp xứ tức là tham, tà kiến.
  • 1 giới là pháp giới tức là tham, tà kiến.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là sở hữu tà kiến, 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: Ganthasampayuttā ceva dhammā no ca ganthā (tất cả pháp tương ưng phược mà phi phược) là: Tâm tham, tâm sân và 23 sở hữu hợp (trừ chi phược). (trừ tham, tà kiến, sân, hoài nghi).

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới và 2 đế:

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm tham và sân; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm tham và sân; 3 là hành uẩn tức là 21 sở hữu hợp với tâm tham và sân (trừ thọ, tưởng, tham và tà kiến); 4 là thức uẩn tức là tâm tham và sân.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm tham và sân; 2 là pháp xứ tức là 23 sở hữu hợp với tâm tham và sân (trừ tham và tà kiến).
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm tham và sân; 2 là pháp giới tức là 23 sở hữu hợp với tâm tham và tâm sân (trừ tham và tà kiến).
  • 1 đế: Khổ đế tức là tâm tham, tâm sân và 23 sở hữu hợp (trừ tham và tà kiến).

 

31. Nhị đề Ly phược cảnh phược (bất tương ưng phược cảnh phược) (Ganthavippayuttaganthaniyaduka)… chiết… hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 746, 930.

Câu 1: Ganthavippayuttā kho pana dhammā ganthaniyā pi (tất cả pháp bất tương ưng phược và cảnh phược) là: Sắc pháp, 2 tâm si, 18 tâm vô nhân, 51 tâm tịnh hảo hiệp thế và 43 sở hữu hợp, lấy sân hiệp tâm sân và tham hiệp tham bất tương ưng.

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới và 2 đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế; 4 là hành uẩn tức là sân và tham hợp với tâm tham bất tương ưng và 41 sở hữu (trừ thọ, tưởng) hợp với tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế; 5 là thức uẩn tức là tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế; 12 là pháp xứ tức là sắc tế, sân và tham hợp tâm tham bất tương ưng, 43 sở hữu hợp với tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 2 tâm si, khán ý môn, tiếu sinh và 3 tâm thẩm tấn, và tâm tịnh hảo hiệp thế; 18 là pháp giới tức là sắc tế, sân và tham hợp tâm tham bất tương ưng, 43 sở hữu hợp với tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm si, tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, sân và tham hợp tâm tham bất tương ưng và 42 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham hợp tâm tham bất tương ưng.

Câu 2: Ganthavippayuttā kho pana dhammā aganthaniyā pi (tất cả pháp bất tương ưng phược mà phi cảnh phược) là pháp siêu thế.

Chia đặng: 4 uẩn, 2 xứ, 2 giới và 2 đế:

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm siêu thế; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm siêu thế; 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm siêu thế. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm siêu thế; 2 là pháp xứ tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm siêu thế; 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.
  • 2 đế: 1 là diệt đế tức là Níp-bàn; 2 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

6. Phần Tụ Bộc (Oghagocchaka)

Xem bộ Pháp Tụ, câu 747.

32. Nhị đề Bộc (Oghaduka)… chiết… vô dư…

Câu 1: Oghā dhammā (tất cả pháp bộc) là: Tham, si và tà kiến.

Chia đặng: 1 uẩn, 1 xứ, 1 giới và 2 đế.

Câu 2: No oghā dhammā (tất cả pháp phi bộc) là lấy hết pháp siêu lý (trừ 3 chi bộc).

Chia đặng: 5 uẩn, ngoại uẩn, 12 xứ, 18 giới, 3 đế và ngoại đế.

Chia như nhị đề lậu.

 

33. Nhị đề Cảnh bộc (Oghaniyaduka)… chiết… vô dư…

Câu 1: Oghaniyā dhammā (tất cả pháp cảnh bộc) là pháp hiệp thế.

Câu 2: Anoghaniyā dhammā (tất cả pháp phi cảnh bộc) là pháp siêu thế.

Chia như nhị đề cảnh lậu.

 

34. Nhị đề Hiệp bộc (tương ưng bộc) (Oghasampayuttaduka)… chiết… vô dư…

Câu 1: Oghasampayuttā dhammā (tất cả pháp tương ưng bộc) là pháp bất thiện (trừ si hiệp 2 tâm si và si hiệp 2 tâm sân).

Câu 2: Oghavippayuttā dhammā (tất cả pháp bất tương ưng bộc) là: Níp-bàn, sắc pháp, tâm vô nhân, tâm tịnh hảo, 38 sở hữu hợp, si hiệp 2 tâm si và si hiệp 2 tâm sân.

Chia đặng: 5 uẩn, ngoại uẩn, 12 xứ, 18 giới, 3 đế và ngoại đế.

Chia như nhị đề tương ưng lậu.

 

35. Nhị đề Bộc cảnh bộc (Oghaoghaniyaduka)… chiết… hữu dư…

Câu 1: Oghā ceva dhammā oghaniyā ca (tất cả pháp bộc và cảnh bộc) là 3 chi pháp bộc.

Câu 2: Oghaniyā ceva dhammā no ca oghā (tất cả pháp cảnh bộc mà phi bộc) là pháp hiệp thế (trừ chi bộc).

Chia như nhị đề lậu cảnh lậu.

36. Nhị đề Bộc hiệp bộc (bộc tương ưng bộc) (Oghaoghasampayuttaduka)… chiết… hữu dư…

Câu 1: Oghā ceva dhammā oghasampayuttā ca (tất cả pháp bộc và tương ưng bộc) là: Tham, si và tà kiến.

Câu 2: Oghasampayuttā ceva dhammā no ca oghā (tất cả pháp tương ưng bộc mà phi bộc) là pháp bất thiện (trừ 3 chi bộc).

Chia như nhị đề lậu hiệp lậu.

37. Nhị đề Ly bộc cảnh bộc (Oghavippayuttaoghaniyaduka)… chiết… hữu dư…

Câu 1: Oghavippayuttā kho pana dhammā oghaniyā pi (tất cả pháp tương ưng bộc và cảnh bộc) là: Sắc pháp, 18 tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, 38 sở hữu hợp, si hiệp 2 tâm sân và si hiệp 2 tâm si.

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới và 2 đế.

Câu 2: Oghavippayuttā kho pana dhammā anoghaniyā pi (tất cả pháp bất tương ưng bộc mà phi cảnh bộc) là pháp siêu thế.

Chia như nhị đề ly lậu cảnh lậu.

 

7. Phần Tụ Phối (Yogagocchaka)

Xem bộ Pháp Tụ, câu 747.

38. Nhị đề Phối (Yogaduka)… chiết… vô dư…

Câu 1: Yogā dhammā (tất cả pháp phối) là: Tham, si và tà kiến.

Câu 2: No yogā dhammā (tất cả pháp phi phối) là lấy pháp siêu lý (trừ 3 chi pháp phối).

Người học tự chia thành uẩn, xứ, giới, đế. Chia như nhị đề lậu.

 

39. Nhị đề Cảnh phối (Yoganiyaduka)… chiết… vô dư…

Câu 1: Yoganiyā dhammā (tất cả pháp cảnh phối) là pháp hiệp thế.

Câu 2: Ayoganiyā dhammā (tất cả pháp phi cảnh phối) là pháp siêu thế.

Người học tự chia thành uẩn, xứ, giới, đế.

Chia như nhị đề cảnh lậu.

 

40. Nhị đề Hiệp phối (tương ưng phối) (Yogaduka)… chiết… vô dư…

Câu 1: Yogasampayuttā dhammā (tất cả pháp tương ưng phối) là pháp bất thiện (trừ si hiệp 2 tâm si và 2 tâm sân).

Câu 2: Yogavippayuttā dhammā (tất cả pháp bất tương ưng phối) là: Níp-bàn, sắc pháp, tâm vô nhân, tâm tịnh hảo, 38 sở hữu hợp, si hiệp 2 tâm si và si hiệp 2 tâm sân.

Người học tự chia thành uẩn, xứ, giới, đế.

Chia như nhị đề hiệp lậu.

 

41. Nhị đề Phối cảnh phối (Yogayoganiyaduka)… chiết… hữu dư…

Câu 1: Yogā ceva dhammā yoganiyā ca (tất cả pháp phối và cảnh phối) là 3 chi pháp phối.

Câu 2: Yoganiyā ceva dhammā no ca yogā (tất cả pháp cảnh phối mà phi phối) là pháp hiệp thế (trừ 3 chi pháp hiệp phối).

Người học tự chia thành uẩn, xứ, giới, đế.

Chia như nhị đề lậu cảnh lậu.

 

42. Nhị đề Phối hiệp phối (phối tương ưng phối) (Yogayogasampayuttaduka)… chiết… hữu dư

Câu 1: Yogā ceva dhammā yogasampayuttā ca (tất cả pháp phối tương ưng phối) là: Tham, tà kiến và si hiệp tâm tham.

Câu 2: Yogasampayuttā ceva dhammā no ca yogā (tất cả pháp tương ưng phối mà phi phối) là pháp bất thiện (trừ tham, tà kiến và si hiệp tâm tham).

Người học tự chia thành uẩn, xứ, giới, đế.

Chia như nhị đề lậu hiệp lậu.

 

43. Nhị đề Ly phối cảnh phối (Bất tương ưng phối cảnh phối) (Yogavippayuttayoganiya-duka)… chiết… hữu dư…

Câu 1: Yogavippayuttā kho pana dhammā yoganiyā pi (tất cả pháp bất tương ưng phối mà cảnh phối) là: Sắc pháp, 18 tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, 38 sở hữu hợp và si hiệp tâm sân và tâm si.

Câu 2: Yogavippayuttā kho pana dhammā ayoganiyā pi (tất cả pháp bất tương ưng phối mà phi cảnh phối) là pháp siêu thế.

Người học tự chia thành uẩn, xứ, giới, đế như nhị đề ly lậu cảnh lậu.

 

8. Phần Tụ Cái (Nīvaraṇagocchaka)

 

44. Nhị đề Cái (Nīvaraṇaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 748-755, 931.

Câu 1: Nīvaraṇā dhammā (tất cả pháp cái) là: Tham, sân, si, điệu hối, hoài nghi và hôn-phần.

Chia đặng: 1 uẩn, 1 xứ, 1 giới và 2 đế:

  • 1 uẩn là hành uẩn tức là 8 chi pháp cái. 1 xứ là pháp xứ tức 8 chi pháp cái.
  • 1 giới là pháp giới tức là 8 chi pháp cái.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 7 chi pháp cái (trừ tham), 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: No nīvaraṇṇā dhammā (tất cả pháp phi cái) là pháp siêu lý (trừ chi pháp cái).

Chia đặng: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới và 3 đế:

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng; 4 là hành uẩn tức là 42 sở hữu (trừ thọ, tưởng và 8 chi pháp cái); 5 là thức uẩn tức là tâm.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm; 12 là pháp xứ tức là Níp-bàn, sắc tế và 44 sở hữu (trừ 8 chi pháp cái).
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 44 sở hữu (trừ 8 chi pháp cái).
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là sắc pháp, 81 tâm hiệp thế và 44 sở hữu hợp (trừ 8 chi pháp cái); 2 là đạo đế tức là chi đạo hợp tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

45. Nhị đề Cảnh cái (Nīvaraṇaniyaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 756, 932.

Câu 1: Nīvaraṇiyā dhammā (tất cả pháp cảnh cái) là pháp hiệp thế.

Câu 2: Anīvaraṇiyā dhammā (tất cả pháp phi cảnh cái) là pháp siêu thế.

Chia như nhị đề cảnh triền.

46. Nhị đề Hiệp cái (tương ưng cái) (Nīvaraṇasampayuttaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 757, 933.

Câu 1: Nīvaraṇasampayuttā dhammā (tất cả pháp tương ưng cái) là pháp bất thiện.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm bất thiện; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm bất thiện; 3 là hành uẩn tức là 25 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm bất thiện.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm bất thiện; 2 là pháp xứ tức là 27 sở hữu hợp với tâm bất thiện.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm bất thiện; 2 là pháp giới tức là 27 sở hữu hợp với tâm bất thiện.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm bất thiện và 26 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: Nīvaraṇavippayuttā dhammā (tất cả pháp bất tương ưng cái) là pháp siêu lý (trừ pháp bất thiện).

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo; 4 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo; 12 là pháp xứ tức là 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo, sắc tế và Níp-bàn.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là khán ý môn, tiếu sinh, 3 tâm thẩm tấn và tâm tịnh hảo; 18 là pháp giới tức là 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân, tâm tịnh hảo, sắc tế và Níp-bàn.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, 38 sở hữu hợp và sắc pháp; 2 là diệt đế tức là Níp-bàn; 3 là đạo đế tức là chi đạo hợp tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

47. Nhị đề Cái cảnh cái (Nīvaraṇanīvaraṇiyaduka)… chiết… hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 758, 934.

Câu 1: Nīvaraṇā ceva dhammā nīvaraṇiyā ca (tất cả pháp cái và cảnh cái) là 8 chi pháp cái.

  • 1 uẩn là hành uẩn tức là 8 chi pháp cái.
  • 1 xứ là pháp xứ tức là 8 chi pháp cái.
  • 1 giới là pháp giới tức là 8 chi pháp cái.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 7 chi pháp cái (trừ tham), 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: Nīvaraṇiyā ceva dhammā no ca nīvaraṇā (tất cả pháp cảnh cái mà phi cái) là pháp hiệp thế (trừ 8 chi pháp cái).

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hiệp thế; 4 là hành uẩn tức là 42 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ thọ, tưởng và 8 chi pháp cái); 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm hiệp thế; 12 là pháp xứ tức là sắc tế và 44 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ 8 chi pháp cái).
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là sắc tế và 44 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ 8 chi pháp cái).
  • 1 đế: Khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế và 44 sở hữu hợp (trừ 8 chi pháp cái).

48. Nhị đề Cái hiệp cái (cái tương ưng cái) (Nīvaraṇanīvaraṇasampayuttaduka)… chiết… hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 759, 935.

Câu 1: Nīvaraṇā ceva dhammā nīvaraṇasampayuttā ca (tất cả pháp cái tương ưng cái) là 8 chi pháp cái.

  • 1 uẩn là hành uẩn tức là 8 chi pháp cái. 1 xứ là ý xứ tức là 8 chi pháp cái.
  • 1 giới là pháp giới tức là 8 chi pháp cái.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 7 chi pháp cái (trừ tham), 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: Nīvaraṇasampayuttā ceva dhammā no ca nīvaraṇā (tất cả pháp tương ưng cái mà phi cái) tức là pháp bất thiện (trừ 8 chi pháp cái).

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm bất thiện; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm bất thiện; 3 là hành uẩn tức là 17 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ thọ, tưởng và 8 chi pháp cái); 4 là thức uẩn tức là tâm bất thiện.
  • 2 xứ: 1 là ýxứ tức là tâm bất thiện; 2 là pháp xứ tức là 19 sở hữu hợp với tâm bất thiện.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm bất thiện; 2 là pháp giới tức là 19 sở hữu hợp với tâm bất thiện.
  • 1 đế: Khổ đế tức là 12 tâm bất thiện và 19 sở hữu hợp (trừ 8 chi pháp cái).

 

49. Nhị đề Ly cái cảnh cái (bất tương ưng cái cảnh cái) (Nīvaraṇa-vippayutta-nīvaraṇiya-duka)… chiết… hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 760, 936.

Câu 1: Nīvaraṇavippayuttā kho pana dhammā nīvaraṇiyā pi (tất cả pháp bất tương ưng cái mà cảnh cái) là pháp hiệp thế (trừ pháp bất thiện).

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế; 4 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế; 12 là pháp xứ tức là 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế và sắc tế.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là khán ý môn, tiếu sinh và 3 tâm thẩm tấn và tâm tịnh hảo hiệp thế; 18 là pháp giới tức là 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế và sắc tế.
  • 1 đế: Khổ đế tức là tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, 38 sở hữu hợp và sắc pháp.

Câu 2: Nīvaraṇavippayuttā kho pana dhammā anivaraṇiyā pi (tất cả pháp bất tương ưng cái mà phi cảnh cái) là pháp siêu thế.

4 uẩn và ngoại uẩn, 2 xứ, 2 giới, 2 đế và ngoại đế.

Dứt phần thêm Pāḷi và phần nhỏ thứ 5, 6, 7, 8.

 

Phần nhỏ thứ 9, 10, 11:

- Phần khinh thị (parāmāsagocchaka) có 5 đầu đề nhị.

- Phần đề đại (mahantaragocchaka) có 14 đầu đề nhị.

- Phần thủ (upādānagocchaka) có 6 đầu đề nhị.

 

9. Phần Nhỏ Thứ Chín Là Phần Tụ Khinh Thị (Parāmāsagocchaka)

 

50. Nhị đề Khinh thị (Paramāsaduka)… chiết …vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 761, 937.

Câu 1: Parāmāsā dhammā (tất cả pháp khinh thị) là tà kiến.

  • 1 uẩn là hành uẩn.
  • 1 xứ là pháp xứ.
  • 1 giới là pháp giới.
  • 1 đế là khổ đế.

Chi pháp đều là sở hữu tà kiến.

Câu 2: No parāmāsā dhammā (tất cả pháp phi khinh thị) là pháp siêu lý (trừ ra tà kiến).

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng; 4 là hành uẩn tức là 49 sở hữu hợp (trừ thọ, tưởng và tà kiến); 5 là thức uẩn tức là tâm. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm; 12 là pháp xứ tức là Níp-bàn, sắc tế và 51 sở hữu hợp (trừ tà kiến).
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 51 sở hữu hợp (trừ tà kiến).
  • 4 đế: 1 là khổ đế tức là 28 sắc pháp, 81 tâm hiệp thế và 50 sở hữu hợp (trừ tham và tà kiến); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn; 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

51. Nhị đề Cảnh khinh thị (Parāmaṭṭhaduka)… chiết …vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 762, 938.

Câu 1: Parāmaṭṭhā dhammā (tất cả pháp cảnh khinh thị) là pháp hiệp thế.

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hiệp thế; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ thọ và tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm hiệp thế; 12 là pháp xứ tức là sắc tế và 52 sở hữu hợp với tâm hiệp thế.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là sắc tế và 52 sở hữu hợp với tâm hiệp thế.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế và 51 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: Aparāmaṭṭhā dhammā (tất cả pháp phi cảnh khinh thị) là pháp siêu thế.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm siêu thế; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm siêu thế; 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm siêu thế. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm siêu thế; 2 là pháp xứ tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm siêu thế; 2 là pháp giới tức là Níp-bàn và 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế.
  • 2 đế: 1 là diệt đế tức là Níp-bàn; 2 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

52. Nhị đề Hiệp khinh thị (tương ưng khinh thị) (Parāmāsasampayuttaduka)… chiết …hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 763, 939.

Câu 1: Parāmāsasampayuttā dhammā (tất cả pháp tương ưng khinh thị) là: 4 tâm tham tương ưng và 20 sở hữu hợp (trừ tà kiến, ngã mạn, sân, tật, lận, hối và hoài nghi).

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm tham tương ưng; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm tham tương ưng; 3 là hành uẩn tức là 18 sở hữu hợp với tâm tham tương ưng (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm tham tương ưng.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm tham tương ưng; 2 là pháp xứ tức là 20 sở hữu hợp với tâm tham tương ưng.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm tham tương ưng; 2 là pháp giới tức là 20 sở hữu hợp với tâm tham tương ưng.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm tham tương ưng và 19 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: Parāmāsavippayuttā dhammā (tất cả pháp bất tương ưng khinh thị) là: Níp-bàn, sắc pháp, 117 tâm bất tương ưng kiến và 51 sở hữu hợp (trừ sở hữu tà kiến).

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm tham bất tương ưng, tâm sân, tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm tham bất tương ưng, tâm sân, tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo; 4 là hành uẩn tức là 49 sở hữu hợp với tâm tham bất tương ưng, tâm sân, tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo (trừ thọ, tưởng và tà kiến); 5 là thức uẩn tức là tâm tham bất tương ưng, tâm sân, tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm tham bất tương ưng, tâm sân, tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo; 12 là pháp xứ tức là Níp-bàn, sắc tế và 51sở hữu hợp với tâm tham bất tương ưng, tâm sân, tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo (trừ tà kiến).
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 104 tâm (trừ ngũ song thức, ý giới và 4 tâm tham tương ưng); 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 51 sở hữu hợp với 117 tâm (trừ tà kiến và 4 tâm tham tương ưng).
  • 4 đế: 1 là khổ đế tức là 4 tâm tham bất tương ưng, tâm sân, tâm si, tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, sắc pháp và 50 sở hữu hợp (trừ tham và tà kiến); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn; 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo. Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

53. Nhị đề Khinh thị cảnh khinh thị (Parāmāsaparāmatthaduka)… chiết …hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 764, 940.

Câu 1: Parāmāsā ceva dhammā parāmatthā ca (tất cả pháp khinh thị và cảnh khinh thị) là tà kiến.

Chia như câu 1 trang 1.

Câu 2: Parāmaṭṭhā ceva dhammā no ca parāmāsā (tất cả pháp cảnh khinh thị mà phi khinh thị) là lấy pháp hiệp thế (trừ tà kiến).

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hiệp thế; 4 là hành uẩn tức là 49 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ thọ, tưởng và tà kiến); 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm hiệp thế; 12 là pháp xứ tức là sắc tế và 51 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ tà kiến).
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là sắc tế và 51 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ tà kiến).
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế và 50 sở hữu hợp (trừ tham và tà kiến); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

 

54. Nhị đề Ly khinh thị cảnh khinh thị (bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị) (Parāmāsavippayuttaparāmaṭṭhaduka)… chiết… hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 765, 941.

Câu 1: Parāmāsavippayuttā kho pana dhammā parāmaṭṭhā pi (tất cả pháp bất tương ưng khinh thị và cảnh khinh thị) là pháp hiệp thế gồm: 77 tâm (trừ 4 tâm tham tương ưng), 51 sở hữu hợp (trừ sở hữu tà kiến), 28 sắc pháp.

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với 77 tâm hiệp thế (trừ 4 tâm tham tương ưng); 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với 77 tâm hiệp thế (trừ 4 tâm tham tương ưng); 4 là hành uẩn tức là 49 sở hữu (trừ thọ, tưởng, tà kiến) hợp với 77 tâm hiệp thế (trừ 4 tâm tham tương ưng); 5 là thức uẩn tức là 77 tâm hiệp thế (trừ 4 tâm tham tương ưng).
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là 77 tâm hiệp thế (trừ 4 tâm tham tương ưng); 12 là pháp xứ tức là sắc tế và 51 sở hữu hợp với 77 tâm hiệp thế (trừ 4 tâm tham tương ưng).
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 64 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức, ý giới và tâm tham tương ưng); 18 là pháp giới tức là sắc tế và 51 sở hữu hợp với 77 tâm hiệp thế (trừ 4 tâm tham tương ưng).
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 28 sắc pháp, 77 tâm hiệp thế và 50 sở hữu hợp (trừ tà kiến, tham và 4 tâm tham tương ưng); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: Parāmāsavippayuttā kho pana dhammā aparāmaṭṭhā pi (tất cả pháp bất tương ưng khinh thị mà phi cảnh hinh thị) là pháp siêu thế (8 tâm siêu thế, 36 sở hữu hợp và Níp-bàn).

Chia như câu 2 nhị đề cảnh khinh thị.

 

10. Phần Đề Đại (Mahantaraduka)

 

55. Nhị đề Tri (hữu tri cảnh) (Sārammaṇaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 766, 942.

Câu 1: Sārammaṇā dhammā (tất cả pháp hữu tri cảnh) là: Tâm và sở hữu tâm.

Chú giải câu 1: Saha ārammaṇena ye vattantīti = sārammaṇā: Pháp hành động chung với cảnh cũng gọi là cảnh.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng; 3 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm; 2 là pháp xứ tức là 52 sở hữu.
  • 8 giới: 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 6 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 7 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới); 8 là pháp giới tức là 52 sở hữu.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế và 51 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo. Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Câu 2: Anārammaṇā dhammā (tất cả pháp vô tri cảnh) là: Sắc pháp và Níp-bàn.

Chú giải: Natthi etesaṃ ārammaṇanti = anārammaṇā: Những pháp không biết cảnh gọi là vô cảnh.

  • 1 uẩn: 1 uẩn là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 11 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là pháp xứ tức là Níp-bàn và sắc tế.
  • 11 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 11 là pháp giới tức là sắc tế và Níp-bàn.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 28 sắc pháp; 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

 

56. Nhị đề Tâm (Cittaduka)… chiết … vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 767, 943.

Câu 1: Cittā dhammā (tất cả pháp tâm) là tất cả tâm.

Chú giải: Cintanaṭṭhena = cittaṃ: Gọi tâm do ý nghĩa là biết đặc biệt. Vicittaṭṭhena = cittaṃ: Gọi tâm do ý nghĩa đặc biệt đối với: Giống, cõi và phối hợp…

  • 1 uẩn là thức uẩn tức là tâm.
  • 1 xứ là ý xứ tức là tâm.
  • 7 giới: 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 6 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 7 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới).
  • 1 đế là Khổ đế tức là tâm hiệp thế. Ngoại đế tức là tâm siêu thế.

Câu 2: No cittā dhammā (tất cả pháp phi tâm) là: Sở hữu tâm, sắc pháp và Níp-bàn.

  • 4 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp (trừ thọ, tưởng). Ngoại uẩn là Níp-bàn.
  • 11 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là pháp xứ tức là 52 sở hữu, sắc tế và Níp-bàn.
  • 11 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 11 là pháp giới tức là 52 sở hữu, sắc tế và Níp-bàn.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là 28 sắc pháp và 51 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn. Ngoại đế là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ đạo đế).

57. Nhị đề Sở hữu tâm (Cetasikaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 768, 944.

Câu 1: Cetasikā dhammā (tất cả pháp sở hữu tâm) là sở hữu tâm.

Chú giải: Avippayogavasena cetasi niyuttāti = cetasikā: Pháp mà hằng hợp bằng cách trong quyền sở hữu không lìa với tâm, đó gọi là sở hữu tâm.

  • 3 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng; 3 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ và tưởng).
  • 1 xứ là pháp xứ tức là 52 sở hữu.
  • 1 giới là pháp giới tức là 52 sở hữu.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 51 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo. Ngoại đế là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ đạo đế).

Câu 2: Acetasikā dhammā (tất cả pháp phi sở hữu tâm) là: Tâm, sắc pháp và Níp-bàn.

  • 2 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thức uẩn tức là tâm. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm; 12 là pháp xứ tức là sắc tế và Níp-bàn.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là sắc tế và Níp-bàn.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế và 28 sắc pháp; 2 là diệt đế tức là Níp-bàn. Ngoại đế là tâm siêu thế.

 

58. Nhị đề Tương ưng tâm (Cittasampayuttaduka)… chiết… hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 769, 945.

Câu 1: Cittasampayuttā dhammā (tất cả pháp tương ưng tâm) là sở hữu tâm.

  • 3 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng; 3 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ và tưởng).
  • 1 xứ là pháp xứ tức là 52 sở hữu.
  • 1 giới là pháp giới tức là 52 sở hữu.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là 51 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo. Ngoại đế là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ đạo đế).

Câu 2: Cittavippayuttā dhammā (tất cả pháp bất tương ưng tâm) là: Sắc pháp và Níp-bàn.

  • 1 uẩn là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 11 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là pháp xứ tức là sắc tế và Níp-bàn.
  • 11 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 11 là pháp giới tức là sắc tế và Níp-bàn.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 28 sắc pháp; 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

 

59. Nhị đề Hòa với tâm (Cittasaṃsaṭṭhaduka)… chiết… hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 770, 946.

Câu 1: Cittasaṃsaṭṭhā dhammā (tất cả pháp hòa với tâm) là sở hữu tâm.

Chú giải: Nirantarabhāvūpagamanatāya upādato yāva bhaṅgā cittena saṃsaṭṭhāti = cittasaṃsaṭṭhā: Chơn pháp hòa trộn với tâm, từ khi sanh đến diệt theo luôn đến cách không xen hở thời giờ, gọi là hòa trộn với tâm.

Câu 2: Cittavisaṃsaṭṭhā dhammā (tất cả pháp phi hòa với tâm) là: Sắc pháp và Níp-bàn.

Chú giải: ekato vattamānā pi nirantarabhāvaṃ anupagamanatāya cittena visaṃsaṭṭhāti = cittavisaṃsaṭṭhā: Chơn pháp không hòa trộn với tâm và cũng chẳng đi đến cách không xen hở thời giờ, đó gọi là phi tâm làm nhân sanh.

Chi pháp và chia như nhị đề tương ưng tâm.

 

60. Nhị đề Tâm làm nhân (sở, nền tảng) sanh (Cittasamuṭṭhānaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 771, 947.

Câu 1: Cittasamuṭṭhānā dhammā (tất cả pháp có tâm làm sở sanh) là: Sở hữu tâm và sắc tâm.

Có những câu Pāḷi chú giải như sau: Samuṭṭhahanti etenāti = samuṭṭhānaṃ: Pháp nào có nương nhờ pháp ấy, thế nên pháp ấy làm nhân trợ sanh ra, đó gọi là làm nhân trợ sanh tức là nghiệp, tâm, quí tiết và vật thực. Cittaṃ samuṭṭhānaṃ etesanti = cittasamuṭṭhānā: Pháp nào có tâm làm nhân trợ sanh ra, pháp ấy gọi là có tâm là nhân trợ sanh.

  • 4 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 17 sắc tâm; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ, tưởng).
  • 6 xứ: 1 là sắc xứ tức là cảnh sắc; 2 là thinh xứ tức là cảnh thinh; 3 là khí xứ tức là cảnh khí; 4 là vị xứ tức là cảnh vị; 5 là xúc xứ tức là cảnh xúc; 6 là pháp xứ tức là 52 sở hữu và sắc tâm tế.
  • 6 giới: 1 là sắc giới tức là cảnh sắc; 2 là thinh g iới tức là cảnh thinh; 3 là khí giới tức là cảnh khí; 4 là vị giới tức là cảnh vị; 5 là xúc giới tức là cảnh xúc; 6 là pháp giới tức là 52 sở hữu và sắc tâm tế.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là 17 sắc tâm và 51 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo. Ngoại đế tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ đạo đế).

Câu 2: No cittasamuṭṭhānā dhammā (tất cả pháp không có tâm làm sở sanh) là: Tâm, sắc phi tâm tạo và Níp-bàn.

  • 2 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 26 sắc phi sắc tâm; 2 là thức uẩn tức là tâm. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm; 12 là pháp xứ tức là sắc tế phi sắc tâm và Níp-bàn.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là sắc tế phi sắc tâm và Níp-bàn.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế và sắc phi sắc tâm; 2 là diệt đế tức là Níp-bàn. Ngoại đế tức là tâm siêu thế.

 

61. Nhị đề Đồng sanh tồn với tâm (Cittasahabhūduka)… chiết … vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 772, 948.

Câu 1: Cittasahabhuno dhammā (tất cả pháp cùng sanh tồn (đồng diệt) với tâm) là: Sở hữu tâm và 2 sắc biểu tri.

Có những câu Pāḷi chú giải như sau:

Saha bhavantīti = sahabhuno: Pháp nào hành động chung nhau, pháp ấy gọi là hành vi chung nhau.

Cittena sahabhuno = cittasahabhuno: Những pháp hành vi chung với tâm gọi là hành động chung với tâm.

  • 4 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là sắc biểu tri; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ, tưởng).
  • 1 xứ là pháp xứ tức là 52 sở hữu và 2 sắc biểu tri.
  • 1 giới là pháp giới tức là 52 sở hữu và 2 sắc biểu tri.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là sắc biểu tri và 51 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ tham);2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: No cittasahabhuno dhammā (tất cả pháp phi sanh tồn với tâm) là: Tâm, Níp-bàn và 26 sắc pháp (trừ 2 sắc biểu tri).

  • 2 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 26 sắc pháp (trừ sắc biểu tri); 2 là thức uẩn tức là tâm. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm; 12 là pháp xứ tức là Níp-bàn, 14 sắc tế (trừ 2 sắc biểu tri).
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, 14 sắc tế (trừ 2 sắc biểu tri).
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế và 26 sắc pháp (trừ 2 sắc biểu tri); 2 là diệt đế tức là Níp-bàn. Ngoại đế tức là tâm siêu thế.

 

62. Nhị đề Tùng tâm thông lưu (hành động theo tâm) (Cittānuparivattiduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 773, 949.

Câu 1: Cittānuparivattino dhammā (tất cả pháp tùng tâm thông lưu) là: Sở hữu tâm và 2 sắc biểu tri.

Chú giải có 2 câu Pāḷi như sau. Anu parivattantīti = anuparivattino: Những pháp sanh hành động theo gọi là tùng hành. Cittassa anuparivattino = cittānuparivattino: Những pháp sanh hành động theo tâm gọi là tùng hành tâm.

Câu 2: No cittānuparivattino dhammā (tất cả pháp phi tùng tâm thông lưu) là: Tâm, Níp-bàn và 26 sắc pháp (trừ 2 sắc biểu tri).

Chia như nhị đề đồng sanh tồn với tâm.

 

63. Nhị đề Hòa với tâm và có tâm làm sở sanh (nhân sanh tâm và hòa với tâm) (Cittasaṅsatthasamuṭṭhānaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 774, 950.

Câu 1: Cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānā dhammā (tất cả pháp hòa với tâm và có tâm làm sở sanh).

Cittasaṃsaṭṭhā ca te cittasamuṭṭhānā cāti = cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānā: Pháp nào liên quan với tâm và có tâm làm nhân sanh, pháp ấy gọi là có tâm làm nhân nền tảng giúp cho sanh.

Câu 2: No cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānā dhammā (tất cả pháp phi hòa với tâm và không có tâm làm sở sanh).

Pháp thực tính và cách chia giống như Nhị đề sở hữu tâm.

 

64. Nhị đề Hòa, sanh tồn và nương tâm làm sở sanh (câu sanh nhân sanh và hòa với tâm) (Cittasaṅsatthasamuṭṭhānasahabhuduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 775, 951.

Câu 1: Cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānasahabhūno dhammā (tất cả pháp hòa, sanh tồn và nương tâm làm sở sanh).

Cittasaṃsaṭṭhā ca te cittasamuṭṭhānā ca cittasahabhuno eva cāti = cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānasahabhuno: Pháp có liên hệ với tâm, có tâm làm nhân sanh và hòa trộn với tâm, gọi là có tâm làm nền tảng nhân sanh và hòa trộn với tâm.

Câu 2: No cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānasahabhuno dhammā (tất cả pháp phi hòa, phi đồng sanh tồn và phi nương tâm làm sở sanh).

Pháp thực tính và chia giống như Nhị đề sở hữu tâm.

 

Thêm Pāḷi và chia nhị đề Cittasaṅsaṭṭhasamuṭṭhānānuparivattiduka

65. Nhị đề Có tâm làm sở sanh, thông lưu và hòa với tâm (nhân sanh tùng hành và hòa với tâm) chiết… hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 776, 952.

Câu 1: Cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānānuparivattino dhammā (tất cả pháp có tâm làm sở sanh thông lưu và hòa với tâm) (52 sở hữu).

Cittasaṃsaṭṭhā ca te cittasamuṭṭhānā ca cittānuparivattino eva cāti = cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānānuparivattino: Pháp liên quan với tâm, có tâm làm nhân sanh và tùng hành với tâm, gọi là có tâm làm nhân sanh tùng hành với tâm.

Câu 2: No cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānānuparivattino dhammā (tất cả pháp phi tâm làm sở sanh và không hòa, không tùng hành, không thông lưu với tâm) (20 sắc nghiệp, 15 sắc quí tiết, 14 sắc vật thực và Níp-bàn.

 

66. Nhị đề Tự nội (Ajjhattikaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 777, 953.

Câu 1: Ajjhattikā dhammā (tất cả pháp tự nội) là: Tâm và 5 sắc thanh triệt.

Chú giải: Ajjhattā va = ajjhattitā: Pháp thuộc về phần trong gọi là tự nội (nội phần).

  • 2 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là sắc thanh triệt, 2 là thức uẩn tức là tâm.
  • 6 xứ: 5 xứ thô tức là 5 sắc thanh triệt; 6 là ý xứ tức là tâm.
  • 12 giới: 5 giới thô tức là 5 sắc thanh triệt; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 11 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 12 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới).
  • 1 đế: Khổ đế tức là tâm hiệp thế và sắc thanh triệt. Ngoại đế tức là tâm siêu thế.

(“Sắc thần kinh” được chỉnh lại là “sắc thanh triệt” (theo quyển Vô Tỷ Pháp do Mahāthera Santakicco – Đại Trưởng lão Tịnh Sự biên soạn vào năm 1984).)

Câu 2: Bāhirā dhammā (tất cả pháp ngoại) là: Sở hữu tâm, Níp-bàn và 23 sắc pháp (trừ sắc thanh triệt).

Chú giải như vầy: Tato bahi bhūtāti = bahirā: Những pháp ngoài ra phần trong gọi là bên ngoài (ngoại phần).

  • 4 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 23 sắc pháp (trừ 5 sắc thanh triệt); 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ, tưởng).
  • 6 xứ: 1 là sắc xứ tức là cảnh sắc; 2 là thinh xứ tức là cảnh thinh; 3 là khí xứ tức là cảnh khí; 4 là vị xứ tức là cảnh vị; 5 là xúc xứ tức là cảnh xúc; 6 là pháp xứ tức là 52 sở hữu, sắc tế và Níp-bàn.
  • 6 giới: 1 là sắc giới tức là cảnh sắc; 2 là thinh giới tức là cảnh thinh; 3 là khí giới tức là cảnh khí; 4 là vị giới tức là cảnh vị; 5 là xúc giới tức là cảnh xúc; 6 là pháp giới tức là 52 sở hữu, sắc tế và Níp-bàn.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là 51 sở hữu và 23 sắc pháp (trừ tham và sắc thanh triệt); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn. Ngoại đế tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ đạo đế).

 

67. Nhị đề Y sinh (pháp thủ) (Upādāduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 778, 954.

Câu 1: Upādā dhammā (tất cả pháp y sinh) là 24 sắc y-tha hoặc y sinh.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Upāniyantīti = upādā: Pháp nào chỉ nương tứ đại minh sanh ra, pháp ấy gọi là y sinh.

  • 1 uẩn là sắc uẩn tức là 24 sắc y sinh.
  • 10 xứ: 9 xứ thô tức là 9 sắc thô (trừ xúc); 10 là pháp xứ tức là 15 sắc tế y sinh.
  • 10 giới: 9 giới thô tức là 9 sắc thô (trừ xúc); 10 là pháp giới tức là 15 sắc tế y sinh.
  • 1 đế: Khổ đế tức là 24 sắc y sinh.

Câu 2: No upādā dhammā (tất cả pháp phi y sinh) là: Tâm, sở hữu tâm, Níp-bàn và sắc tứ đại minh.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Na upādiyantevāti = no upādā: Chẳng phải chỉ nương tứ đại minh sanh ra, pháp ấy gọi là bất y sinh.

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 4 sắc tứ đại minh; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ, tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 3 xứ: 1 là xúc xứ tức là cảnh xúc; 2 là ý xứ tức là tâm; 3 là pháp xứ tức là 52 sở hữu, nước và Níp-bàn.
  • 9 giới: 1 là xúc giới tức là cảnh xúc; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 7 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn; 8 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới); 9 là pháp giới tức là 52 sở hữu, nước và Níp-bàn.
  • 4 đế: 1 là khổ đế tức là sắc tứ đại minh, tâm hiệp thế và 51 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn; 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo. Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

68. Nhị đề Thành do thủ (Upādinnaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 779, 955.

Câu 1: Upādinnā dhammā (tất cả pháp thành do thủ) là: 32 tâm quả hiệp thế, 35 sở hữu hợp và 20 sắc nghiệp.

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là sắc nghiệp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm quả hiệp thế; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm quả hiệp thế; 4 là hành uẩn tức là 33 sở hữu hợp với tâm quả hiệp thế (trừ thọ, tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm quả hiệp thế.
  • 11 xứ: 9 xứ thô tức là 11 sắc nghiệp thô; 10 là ý xứ tức là tâm quả hiệp thế; 11 là pháp xứ tức là 35 sở hữu hợp với tâm quả hiệp thế, sắc nghiệp tế và Níp-bàn.
  • 17 giới: 9 giới thô tức là 11 sắc nghiệp thô; 7 ý thức giới tức là tâm quả hiệp thế; 17 là pháp giới tức là 35 sở hữu hợp với tâm quả hiệp thế, sắc nghiệp tế và Níp-bàn.
  • 1 đế: Khổ đế tức là tâm quả hiệp thế, 35 sở hữu hợp và sắc nghiệp.

Câu 2: Anupādinnā dhammā (tất cả pháp phi thành do thủ) là: Níp-bàn, sắc phi nghiệp, tâm đổng lực, tâm khai môn và 52 sở hữu hợp.

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là sắc phi nghiệp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm phi quả hiệp thế; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm phi quả hiệp thế; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với tâm phi quả hiệp thế (trừ thọ, tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm phi quả hiệp thế.
  • 7 xứ: 5 xứ thô tức là sắc thô (trừ 5 Sắc thanh triệt); 6 là ý xứ tức là tâm phi quả hiệp thế; 7 là pháp xứ tức là 52 sở hữu hợp với tâm phi quả hiệp thế, sắc tế phi nghiệp và Níp-bàn.
  • 8 giới: 5 giới thô tức là sắc phi nghiệp thô; 6 là ý giới tức là tâm khai ngũ môn; 7 là ý thức giới tức là tâm phi quả hiệp thế (trừ khai ngũ môn); 8 là pháp giới tức là 52 sở hữu hợp với tâm phi quả hiệp thế, sắc tế phi nghiệp và Níp-bàn.
  • 4 đế: 1 là khổ đế tức là sắc tế phi nghiệp, tâm hiệp thế phi quả và 51 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn; 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

11. Phần Tụ Thủ (Upādānagocchaka)

 

69. Nhị đề Thủ (Upādānaduka)… chiết … vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 780-785, 956.

Câu 1: Upādānā dhammā (tất cả pháp thủ) là: Tham và tà kiến.

  • 1 uẩn là hành uẩn tức là tham và tà kiến. 1 xứ là pháp xứ tức là tham và tà kiến.
  • 1 giới là pháp giới tức là tham và tà kiến.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tà kiến, 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: No upādānā dhammā (tất cả pháp phi thủ) là pháp siêu lý (trừ 2 chi thủ).

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng; 4 là hành uẩn tức là 48 sở hữu (trừ thọ, tưởng, tham và tà kiến); 5 là thức uẩn tức là tâm. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm; 12 là pháp xứ tức là Níp-bàn, sắc tế và 50 sở hữu (trừ tham, tà kiến).
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 50 sở hữu (trừ tham, tà kiến).

 

70. Nhị đề Cảnh thủ (Upādāniyaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 786, 957.

Câu 1: Upādāniyā dhammā (tất cả pháp cảnh thủ).

Câu 2: Anupādāniyā dhammā (tất cả pháp phi cảnh thủ).

Pháp thực tính và chia giống như nhị đề cảnh khinh thị

 

71. Nhị đề Tương ưng thủ (hiệp thủ) (Upādānasampayuttaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 787, 958.

Câu 1: Upādānasampayuttā dhammā (tất cả pháp tương ưng thủ) là: 8 tâm tham và 22 sở hữu hợp (trừ sở hữu tham hiệp trong 4 tâm tham bất tương ưng).

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm tham; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm tham; 3 là hành uẩn tức là 20 sở hữu hợp với tâm tham (trừ thọ, tưởng và tham hợp tham bất tương ưng); 4 là thức uẩn tức là tâm tham.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm tham; 2 là pháp xứ tức là 22 sở hữu hợp với tâm tham (trừ sở hữu tham hợp với tâm tham bất tương ưng).
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm tham; 2 là pháp giới tức là 22 sở hữu hợp với tâm tham (trừ sở hữu tham hợp với tâm tham bất tương ưng).
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm tham và 21 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham hợp với tâm tham bất tương ưng.

Câu 2: Upādānavippayuttā dhammā (tất cả pháp bất tương ưng thủ) là: Níp-bàn, sắc pháp, 113 tâm và 50 sở hữu hợp (trừ 8 tâm tham với 3 sở hữu tham-phần, sở hữu tham hợp trong 4 tâm tham bất tương ưng).

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với 113 tâm phi tham; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với 113 tâm phi tham; 4 là hành uẩn tức là 48 sở hữu hợp với 113 tâm phi tham (trừ thọ, tưởng); 5 là thức uẩn tức là 113 tâm phi tham. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là 113 tâm phi tham; 12 là pháp xứ tức là 50 sở hữu hợp với 113 tâm phi tham, sắc tế và Níp-bàn.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 100 tâm (trừ tham, ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là 50 sở hữu hợp với 113 tâm phi tham, sắc tế và Níp-bàn.
  • 4 đế: 1 là khổ đế tức là sắc pháp, 73 tâm hiệp thế và 49 sở hữu hợp (trừ 8 tâm tham, sở hữu hợp và sở hữu tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn; 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo. Ngoại thế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

72. Nhị đề Thủ cảnh thủ (Upādānaupādāniyaduka)… chiết… hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 788, 959.

Câu 1: Upādānā ceva dhammā upādāniyā ca (tất cả pháp thủ và cảnh thủ) là: Tham và tà kiến.

Chia như câu 1 nhị đề thủ.

Câu 2: Upādāniyā ceva dhammā no ca upādānā (tất cả pháp cảnh thủ mà phi thủ) là pháp hiệp thế (trừ 2 chi thủ).

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hiệp thế; 4 là hành uẩn tức là 48 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ thọ, tưởng và 2 chi thủ); 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm hiệp thế; 12 là pháp xứ tức là sắc tế và 50 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ 2 chi thủ).
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là sắc tế và 50 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ 2 chi thủ).

 

73. Nhị đề Pháp thủ tương ưng thủ (thủ hiệp thủ) (Upādāna upādānasampayutta-duka)… chiết… hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 789, 960.

Câu 1: Upādānā ceva dhammā upādānasampayuttā ca (tất cả pháp thủ và tương ưng thủ) là: Tà kiến và tham hiệp với 4 tâm tham tương ưng.

  • 1 uẩn là hành uẩn; 1 xứ là pháp xứ;
  • 1 giới là pháp giới có pháp thực tính đều là sở hữu tham và tà kiến hợp với tâm tham tương ưng.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là sở hữu tà kiến, 2 là tập đế tức là sở hữu tham hợp với tâm tham tương ưng.

Câu 2: Upādānasampayuttā ceva dhammā no ca upādānā (tất cả pháp tương ưng thủ mà phi thủ) là: 8 tâm tham và 20 sở hữu hợp (trừ 2 chi thủ).

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm tham; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm tham; 3 là hành uẩn tức là 18 sở hữu hợp với tâm tham (trừ thọ, tưởng và 2 chi thủ); 4 là thức uẩn tức là tâm tham.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm tham; 2 là pháp xứ tức là 20 sở hữu hợp với tâm tham (trừ 2 chi thủ).
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm tham; 2 là pháp giới tức là 20 sở hữu hợp với tâm tham (trừ 2 chi thủ).
  • 1 đế: 1 là khổ đế tức là 8 tâm tham và 20 sở hữu hợp (trừ 2 chi thủ).

 

74. Nhị đề Bất tương ưng thủ cảnh thủ (ly thủ mà cảnh thủ) (Upādānavippayutta upādāniyaduka)… chiết… hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 790, 961.

Câu 1: Upādānavippayuttā kho pana dhammā upādāniyā pi (tất cả pháp bất tương ưng thủ và cảnh thủ) là: Pháp hiệp thế (trừ tâm tham với sở hữu hợp), lấy lại sở hữu tham hiệp với 4 tâm tham bất tương ưng.

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với 73 tâm hiệp thế phi tham; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với 73 tâm hiệp thế phi tham; 4 là hành uẩn tức là 48 sở hữu hợp với 73 tâm hiệp thế phi tham và tham hợp với tâm tham bất tương ưng (trừ thọ, tưởng); 5 là thức uẩn tức là 73 tâm hiệp thế phi tham.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là 73 tâm hiệp thế phi tham; 12 là pháp xứ tức là 50 sở hữu hợp với 73 tâm hiệp thế phi tham, sở hữu tham hợp với tâm tham bất tương ưng và sắc tế.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 60 tâm hiệp thế phi tham (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là tham hợp tham bất tương ưng, 50 sở hữu hợp với 73 tâm hiệp thế phi tham và sắc tế.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là sắc pháp, 73 tâm hiệp thế phi tham và 49 sở hữu hợp (trừ sở hữu tham hợp với tâm tham bất tương ưng); 2 là tập đế tức là sở hữu tham hợp với tâm tham bất tương ưng.

Câu 2: Upādānavippayuttā kho pana dhammā anupādāniyā pi (tất cả pháp bất tương ưng thủ và phi cảnh thủ) là pháp siêu thế.

Chia như câu 2 nhị đề cảnh khinh thị.

Dứt phần nhỏ thứ 9, 10, 11

___o0o___

 

Phần nhỏ thứ 12 và 13:

- 1 là phần tụ phiền não (Kilesagocchaka) có 8 đầu đề nhị.

- 2 là phần yêu bối (Piṭṭhiduka) có 18 đầu đề nhị.

 

12. Phần Tụ Phiền Não (Kilesagocchaka)

 

75. Nhị đề Phiền não (Kilesaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 791-802, 962.

Câu 1: Kilesā dhammā (tất cả pháp phiền não) là: Tham, sân, si, ngã mạn, tà kiến, hoài nghi, hôn trầm, điệu cử, vô tàm và vô úy.

  • 1 uẩn là hành uẩn; 1 xứ là pháp xứ;
  • 1 giới là pháp giới đều là 10 chi pháp phiền não.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 9 chi pháp phiền não (trừ tham), 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: No kilesā dhammā (tất cả pháp phi phiền não) là pháp siêu lý (trừ 10 chi pháp phiền não).

  • 5 uẩn: 1 sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng; 4 là hành uẩn tức là 40 sở hữu (trừ thọ, tưởng và 10 chi pháp phiền não); 5 là thức uẩn tức là tâm. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm; 12 là pháp xứ tức là Níp-bàn, sắc tế và 42 sở hữu ngoài phiền não.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 42 sở hữu ngoài phiền não.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế và 42 sở hữu hợp ngoài phiền não; 2 là diệt đế tức là Níp-bàn; 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo. Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

76. Nhị đề Cảnh phiền não (Saṅkilesikaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 803, 963.

Câu 1: Saṅkilesikā dhammā (tất cả pháp cảnh phiền não) là pháp hiệp thế.

Chia như câu: Tất cả pháp hiệp thế.

Câu 2: Asaṅkilesikā dhammā (tất cả pháp phi cảnh phiền não) là pháp siêu thế.

Chia như câu: Tất cả pháp siêu thế.

 

77. Nhị đề Phiền toái (Sankilitthaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 804, 964.

Câu 1: Saṅkiliṭṭhā dhammā (tất cả pháp phiền toái) là pháp bất thiện.

Chia như câu: Tất cả pháp bất thiện.

Câu 2: Asaṅkiliṭṭhā dhammā (tất cả pháp phi phiền toái) là pháp thiện và vô ký.

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo; 4 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo (trừ thọ, tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo; 12 là pháp xứ tức là Níp-bàn, sắc tế và 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là khai ý môn, tiếu sinh, 3 tâm thẩm tấn và tâm tịnh hảo; 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, 38 sở hữu tâm và sắc pháp; 2 là diệt đế tức là Níp-bàn; 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo. Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

78. Nhị đề Tương ưng phiền não (hiệp phiền não) (Kilesasampayuttaduka) chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 805, 965.

Câu 1: Kilesasampayuttā dhammā (tất cả pháp tương ưng phiền não).

Câu 2: Kilesavippayutā dhammā (tất cả pháp bất tương ưng phiền não).

Pháp thực tính và chia như nhị đề phiền toái.

 

79. Nhị đề Phiền não cảnh phiền não (Kilesasaṅkilesikaduka)… chiết… hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 806, 966.

Câu 1: Kilesā ceva dhammā saṅkilesikā ca (tất cả pháp phiền não và cảnh phiền não) là phiền não.

  • 1 uẩn là hành uẩn; 1 xứ là pháp xứ;
  • 1 giới là pháp giới đều là 10 chi pháp phiền não.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 9 chi pháp phiền não (trừ tham), 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: Saṅkilesikā ceva dhammā no ca kilesā (tất cả pháp phi phiền não mà cảnh phiền não) là pháp hiệp thế (trừ phiền não).

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm hiệp thế; 4 là hành uẩn tức là 40 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ thọ, tưởng và 10 chi pháp phiền não); 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm hiệp thế; 12 là pháp xứ tức là 42 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ 10 chi pháp phiền não).
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là sắc tế và 42 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ 10 chi pháp phiền não).
  • 1 đế là khổ đế tức là tâm hiệp thế, 42 sở hữu tâm và sắc pháp (trừ 10 chi pháp phiền não).

80. Nhị đề Phiền não và phiền toái (Kilesasaṅkiliṭṭhaduka)… chiết… hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 807, 967.

Câu 1: Kilesā ceva dhammā saṅkiliṭṭhā ca (tất cả pháp phiền não và phiền toái) là phiền não.

Chia như câu 1 nhị đề phiền não cảnh phiền não.

Câu 2: Sankiliṭṭhā ceva dhammā no ca kilesā (tất cả pháp phiền toái mà phi phiền não) là pháp bất thiện (trừ phiền não).

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm bất thiện; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm bất thiện; 3 là hành uẩn tức là 15 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ thọ, tưởng và 10 chi pháp phiền não); 4 là thức uẩn tức là tâm bất thiện.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm bất thiện; 2 là pháp xứ tức là 17 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ 10 chi pháp phiền não).
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm bất thiện; 2 là pháp giới tức là 17 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ 10 chi pháp phiền não).
  • 1 đế là khổ đế tức là tâm bất thiện và 17 sở hữu hợp (trừ 10 chi pháp phiền não).

81. Nhị đề Phiền não tương ưng phiền não (phiền não hiệp phiền não) (Kilesakilesa-sampayuttaduka)… chiết… hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 808, 968.

Câu 1: Kilesā ceva dhammā kilesasampayuttā ca (tất cả pháp phiền não và tương ưng phiền não) là phiền não.

Câu 2: Kilesasampayuttā ceva dhammā no ca kilesā (tất cả pháp tương ưng phiền não mà phi phiền não) là pháp bất thiện (ngoài ra phiền não).

Chia như nhị đề phiền não và phiền toái.

82. Nhị đề Bất tương ưng phiền não cảnh phiền não (ly phiền não mà cảnh phiền não) (Kilesavippayuttasaṅkilesikaduka)… chiết… hữu dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 809, 969.

Câu 1: Kilesavippayuttā kho pana dhammā saṅkilesikā pi (tất cả pháp bất tương ưng phiền não mà cảnh phiền não) là: Pháp thiện và pháp vô ký hiệp thế.

Câu 2: Kilesavippayutttā kho pana dhammā asaṅkilesikā pi (tất cả pháp bất tương ưng phiền não mà phi cảnh phiền não) là pháp siêu thế.

Chia như nhị đề ly cái cảnh cái.

 

13. Phần Yêu Bối (Piṭṭhiduka)

 

83. Nhị đề Sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ (sơ đạo sát) (Dassanenapahātabbaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 810-814, 970.

Câu 1: Dassanena pahātabbā dhammā (tất cả pháp sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ) là: 4 tâm tham tương ưng, tâm si hoài nghi và 22 sở hữu (trừ sân-phần.ngã mạn) hợp dứt tuyệt, còn những pháp bất thiện dư lại cũng bị sát phần mạnh tạo ác.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm tham tương ưng và si hoài nghi; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm tham tương ưng và si hoài nghi; 3 là hành uẩn tức là 20 sở hữu hợp với tâm tham tương ưng và si hoài nghi (trừ thọ, tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm tham tương ưng và si hoài nghi.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm tham tương ưng và si hoài nghi; 2 là pháp xứ tức là 22 sở hữu hợp với tâm tham tương ưng và si hoài nghi.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm tham tương ưng và si hoài nghi; 2 là pháp giới tức là 22 sở hữu hợp với tâm tham tương ưng và si hoài nghi.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm tham tương ưng, si hoài nghi và 21 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: Na dassanena pahātabbā dhammā (tất cả pháp phi sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ) là pháp siêu lý (trừ pháp sơ đạo sát).

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với 116 (trừ 4 tham tương ưng và si hoài nghi) tâm ngoài sơ đạo sát; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với 116 tâm ngoài sơ đạo sát; 4 là hành uẩn tức là 48 sở hữu (trừ thọ, tưởng, tà kiến và hoài nghi) hợp với 116 tâm ngoài sơ đạo sát (trừ thọ, tưởng); 5 là thức uẩn tức là 116 tâm ngoài sơ đạo sát. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là 116 tâm ngoài sơ đạo sát; 12 là pháp xứ tức là Níp-bàn, sắc tế và 50 sở hữu hợp với 116 tâm ngoài sơ đạo sát.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 103 tâm ngoài ra sơ đạo sát (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 50 sở hữu hợp với 116 tâm ngoài ra sơ đạo sát.
  • 4 đế: 1 là khổ đế tức là 76 tâm hiệp thế ngoài ra sơ đạo sát và 49 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham hợp với tâm tham bất tương ưng; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn; 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo. Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

84. Nhị đề Ba đạo cao đoạn trừ (ba đạo cao sát hay tuyệt trừ) (Bhāvanāyapahātabba-duka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 815, 971.

Câu 1: Bhāvanāya pahātabbā dhammā (tất cả pháp 3 đạo cao đoạn (tuyệt) trừ) là: 4 tâm tham bất tương ưng, 2 tâm sân, tâm si điệu cử và 25 sở hữu hợp.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với 7 tâm ba đạo cao sát; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với 7 tâm ba đạo cao sát; 3 là hành uẩn tức là 23 sở hữu hợp với 7 tâm ba đạo cao sát (trừ thọ, tưởng); 4 là thức uẩn tức là 7 tâm ba đạo cao sát.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là 7 tâm ba đạo cao sát; 2 là pháp xứ tức là 25 sở hữu hợp với 7 tâm ba đạo cao sát.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là 7 tâm ba đạo cao sát; 2 là pháp giới tức là 25 sở hữu hợp với 7 tâm ba đạo cao sát.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 7 tâm ba đạo cao sát và 24 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham hợp với tâm tham bất tương ưng.

Câu 2: Na bhāvanāya pahātabbā dhammā (tất cả pháp phi ba đạo cao đoạn (tuyệt) trừ) là: Pháp siêu lý (trừ pháp 3 đạo cao sát).

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát (trừ thọ, tưởng); 5 là thức uẩn tức là 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát; 12 là pháp xứ tức là 52 sở hữu hợp với 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát, sắc tế và Níp-bàn.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 101 tâm ngoài ra ba đạo cao sát (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 50 sở hữu hợp với 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát.
  • 4 đế: 1 là khổ đế tức là sắc pháp, 74 tâm hiệp thế ngoài ra ba đạo cao sát và 51 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham hợp với tâm tham tương ưng; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn; 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo. Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

85. Nhị đề Hữu nhân sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ (sơ đạo sát) (Dassanena pahātabbahetuka-duka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 816-820, 972.

Câu 1: Dassanena pahātabbahetukā dhammā (tất cả pháp hữu nhân sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ) là: 4 tâm tham tương ưng, tâm si hoài nghi và 22 sở hữu hợp (trừ si hiệp tâm si hoài nghi tuyệt), còn lại pháp bất thiện ngoài ra cũng bị yếu.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với 5 tâm sơ đạo sát; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với 5 tâm sơ đạo sát; 3 là hành uẩn tức là 20 sở hữu hợp với 5 tâm sơ đạo sát (trừ thọ, tưởng và si hợp với si hoài nghi); 4 là thức uẩn tức là 5 tâm sơ đạo sát.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là 5 tâm sơ đạo sát; 2 là pháp xứ tức là 22 sở hữu hợp với 5 tâm sơ đạo sát (trừ si hợp với tâm si hoài nghi).
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là 5 tâm sơ đạo sát; 2 là pháp giới tức là 22 sở hữu hợp với 5 tâm sơ đạo sát (trừ si hợp với tâm si hoài nghi).
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 5 tâm sơ đạo sát và 21 sở hữu hợp (trừ tham và si hợp với tâm si hoài nghi); 2 là tập đế tức là sở hữu tham hợp với tâm tham tương ưng.

Câu 2: Na dassanena pahātabbahetukā dhammā (tất cả pháp phi hữu nhân sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ) là: Pháp siêu lý (trừ những pháp hữu nhân sơ đạo sát).

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với 116 tâm ngoài ra sơ đạo sát; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với 116 tâm ngoài ra sơ đạo sát; 4 là hành uẩn tức là 48 sở hữu hợp với 116 tâm ngoài ra sơ đạo sát (trừ thọ, tưởng); 5 là thức uẩn tức là 116 tâm ngoài ra sơ đạo sát. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là 116 tâm ngoài ra sơ đạo sát; 12 là pháp xứ tức là Níp-bàn, sắc tế và 50 sở hữu hợp với 116 tâm ngoài ra sơ đạo sát và sở hữu si hợp si hoài nghi.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 103 tâm ngoài ra sơ đạo sát (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 50 sở hữu hợp với 116 tâm ngoài ra sơ đạo sát và si hợp với tâm si hoài nghi.
  • 4 đế: 1 là khổ đế tức là 76 tâm hiệp thế ngoài ra sơ đạo sát và 49 sở hữu hợp (trừ tham và si hợp với tâm si hoài nghi); 2 là tập đế tức là sở hữu tham, hợp với tâm tham bất tương ưng; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn; 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo. Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

86. Nhị đề Hữu nhân 3 đạo cao đoạn (tuyệt) trừ (Bhāvanāyapahātabba-hetukaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 821, 973.

Câu 1: Bhāvanāya pahātabbahetukā dhammā (tất cả pháp hữu nhân 3 đạo cao đoạn (tuyệt) trừ) là như trang 84, chỉ trừ si hiệp tâm si điệu cử.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm ba đạo cao sát; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm ba đạo cao sát; 3 là hành uẩn tức là 23 sở hữu hợp với tâm ba đạo cao sát (trừ thọ, tưởng và si hợp với tâm si điệu cử); 4 là thức uẩn tức là 7 tâm ba đạo cao sát.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm ba đạo cao sát; 2 là pháp xứ tức là 25 sở hữu hợp với tâm ba đạo cao sát (trừ si hợp với tâm si điệu cử).
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm ba đạo cao sát; 2 là pháp giới tức là 25 sở hữu hợp với tâm ba đạo cao sát (trừ si hợp với tâm si điệu cử).
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm ba đạo cao sát và 24 sở hữu hợp (trừ si hợp với tâm si điệu cử và tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham hợp với tâm tham bất tương ưng.

Câu 2: Na bhāvanāya pahātabbahetukā dhammā (tất cả pháp phi hữu nhân phi 3 đạo cao đoạn (tuyệt) trừ) là như trang 85 và lấy thêm si hiệp tâm si.

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát (trừ thọ, tưởng và si hợp với tâm si hoài nghi); 5 là thức uẩn tức là 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát; 12 là pháp xứ tức là Níp-bàn, sắc tế, 52 sở hữu hợp với 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát và si hợp với tâm si hoài nghi.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 101 tâm ngoài ra ba đạo cao sát (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 52 sở hữu hợp với 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát và si hợp với tâm si hoài nghi.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là sắc pháp, 74 tâm hiệp thế ngoài ra ba đạo cao sát và 51 sở hữu hợp (trừ si hợp với tâm si hoài nghi và tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn; 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo. Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

87. Nhị đề Hữu tầm (Savitakkaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 822, 974.

Câu 1: Savitakkā dhammā (tất cả pháp hữu tầm) là: 11 tâm sơ thiền, 44 tâm dục giới, 51 sở hữu hợp (trừ ngũ song thức và tầm).

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hữu tầm; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hữu tầm; 3 là hành uẩn tức là 49 sở hữu hợp với tâm hữu tầm (trừ thọ, tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm hữu tầm.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm hữu tầm; 2 là pháp xứ tức là 51 sở hữu hợp với tầm.
  • 3 giới: 1 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 2 là ý thức giới tức là tâm hữu tầm ngoài ra ý giới; 3 là pháp giới tức là 51 sở hữu hợp với tầm.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là tâm hữu tầm hiệp thế và 50 sở hữu tầm (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là đạo đế tức là bảy chi đạo hợp với đạo đế tầm. Ngoại đế tức là tâm siêu thế hữu tầm và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Câu 2: Avitakkā dhammā (tất cả pháp vô tầm) là: Ngũ song thức, tâm nhị thiền sắp lên, 37 sở hữu hợp, lấy hết sở hữu tầm hợp trong 55 tâm hữu tầm, sắc pháp và Níp-bàn (trừ tứ).

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô tầm; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô tầm; 4 là hành uẩn tức là 35 sở hữu hợp với tâm vô tầm (trừ thọ, tưởng) và sở hữu tầm trong 55 tâm hữu tầm; 5 là thức uẩn tức là tâm vô tầm. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm vô tầm; 12 là pháp xứ tức là Níp-bàn, sắc tế và 37 sở hữu hợp với tâm vô tầm và sở hữu tầm trong 55 tâm hữu tầm.
  • 17 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý thức giới tức là tâm thiền vô tầm;17 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế, 37 sở hữu hợp với tâm vô tầm và sở hữu tầm.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là sắc pháp, 34 tâm vô tầm hiệp thế và 37 sở hữu hợp và sở hữu tầm; 2 là diệt đế tức là Níp-bàn; 3 là đạo đế tức là 7 chi đạo hợp với tâm đạo vô tầm và sở hữu tầm hợp với tâm đạo. Ngoại đế tức là tâm siêu thế vô tầm, 35 sở hữu hợp và tầm hợp với tâm quả siêu thế (trừ đạo đế).

88. Nhị đề Hữu tứ (Savicāraduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 823, 975.

Câu 1: Savicārā dhammā (tất cả pháp hữu tứ) là: 11 tâm sơ thiền, 11 tâm nhị thiền, 44 tâm dục giới và 51 sở hữu hợp (trừ ngũ song thức và tứ).

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hữu tứ; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hữu tứ; 3 là hành uẩn tức là 49 sở hữu hợp với tứ (trừ thọ, tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm hữu tứ.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm hữu tứ; 2 là pháp xứ tức là 51 sở hữu hợp tứ.
  • 3 giới: 1 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 2 là ý thức giới tức là 63 tâm hữu tứ (trừ ý giới); 3 là pháp giới tức là 51 sở hữu hợp tứ.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là 50 tâm hữu tứ hiệp thế và 50 sở hữu hợp tứ hiệp thế (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là đạo đế tức là 7 chi đạo hợp với tâm đạo hữu tứ. Ngoại đế tức là tâm siêu thế hữu tứ và 35 sở hữu hợp tứ siêu thế (trừ đạo đế).

Câu 2: Avicārā dhammā (tất cả pháp vô tứ) là: Ngũ song thức, tâm tam thiền sắp lên, 36 sở hữu hợp, lấy hết sở hữu tứ hợp trong 66 tâm hữu tứ, sắc pháp và Níp-bàn.

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô tứ; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô tứ; 4 là hành uẩn tức là 35 sở hữu hợp với tâm vô tứ (trừ thọ, tưởng và lấy thêm sở hữu tứ hợp trong 66 tâm hữu tứ); 5 là thức uẩn tức là tâm vô tứ. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm vô tứ; 12 là pháp xứ tức là 37 sở hữu hợp với tâm vô tứ, sở hữu tứ hợp trong 66 tâm hữu tứ, sắc tế và Níp-bàn.
  • 17 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý thức giới tức là 45 tâm thiền vô tứ; 17 là pháp giới tức là 37 sở hữu hợp với 45 tâm thiền vô tứ, 55 tâm vô tứ, với sở hữu tứ hợp trong 66 tâm hữu tứ, sắc tế và Níp-bàn.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm vô tứ hiệp thế, 37 sở hữu hợp và sở hữu tứ hợp trong 66 tâm hữu tứ; 2 là diệt đế tức là Níp-bàn; 3 là đạo đế tức là 7 chi đạo hợp với tâm đạo vô tứ. Ngoại đế tức là tâm siêu thế vô tứ, 34 sở hữu hợp và tứ (trừ đạo đế).

89. Nhị đề Hữu hỷ (Sappītikaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 824, 976.

Câu 1: Sappītikā dhammā (tất cả pháp hữu hỷ) là: 51 tâm hữu hỷ và 46 sở hữu câu hành hỷ (trừ hỷ).

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với 51 tâm hữu hỷ; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với 51 tâm hữu hỷ; 3 là hành uẩn tức là 44 sở hữu hợp với 51 tâm hữu hỷ (trừ thọ, tưởng); 4 là thức uẩn tức là 51 tâm hữu hỷ.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là 51 tâm hữu hỷ; 2 là pháp xứ tức là 46 sở hữu hợp với pháp hỷ.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là 51 tâm hữu hỷ; 2 là pháp giới tức là 46 sở hữu hợp hỷ.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là 27 tâm hiệp thế hữu hỷ và 45 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo hữu hỷ. Ngoại đế tức là tâm siêu thế hữu hỷ và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Câu 2: Appītikā dhammā (tất cả pháp vô hỷ) là: 70 tâm vô hỷ, 51 sở hữu hợp, sắc pháp, Níp-bàn và sở hữu hỷ hợp trong 51 tâm hữu hỷ.

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô hỷ; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô hỷ; 4 là hành uẩn tức là 49 sở hữu hợp với tâm vô hỷ và sở hữu hỷ hợp trong 51 tâm hữu hỷ (trừ thọ, tưởng); 5 là thức uẩn tức là 70 tâm vô hỷ. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là 70 tâm vô hỷ; 12 là pháp xứ tức là Níp-bàn, sắc tế và 51 sở hữu hợp với tâm vô hỷ và sở hữu hỷ hợp trong 51 tâm hữu hỷ.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 57 tâm vô hỷ (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 51 sở hữu hợp với tâm vô hỷ và sở hữu hỷ hợp trong 51 tâm hữu hỷ.
  • 4 đế: 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm vô hỷ hiệp thế và 50 sở hữu hợp (trừ tham) và sở hữu hỷ hợp trong 51 tâm hữu hỷ; 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn; 4 là đạo đế tức là bảy chi đạo hợp với tâm đạo vô hỷ. Ngoại đế tức là tâm siêu thế vô hỷ và 37 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

90. Nhị đề Câu sanh pháp hỷ (Pītisahagataduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 825, 977.

Câu 1: Pītisahagatā dhammā (tất cả pháp đồng sanh pháp hỷ).

Câu 2: Na pītisahagatā dhammā (tất cả pháp phi đồng sanh pháp hỷ).

Pháp thực tính và chia như nhị đề hữu hỷ.

91. Nhị đề Câu sanh lạc thọ (Sukhasahagataduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 826, 978.

Câu 1: Sukhasahagatā dhammā (tất cả pháp đồng sanh lạc thọ) là: 63 tâm câu hành lạc và 46 sở hữu hợp câu hành lạc (trừ thọ, sân-phần và hoài nghi).

Chia như câu 2 trang 7 / Đầu đề Tam - Tam đề hỷ.

Câu 2: Na sukhasahagatā dhammā (tất cả pháp phi đồng sanh lạc thọ) là: Níp-bàn, sắc pháp, 55 tâm câu hành xả, 3 tâm câu hành khổ, 51 sở hữu hợp và sở hữu lạc thọ trong 63 tâm câu hành lạc (trừ hỷ).

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm phi câu hành lạc; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm phi câu hành lạc; 4 là hành uẩn tức là 49 sở hữu hợp với tâm phi câu hành lạc (trừ thọ, tưởng) và sở hữu thọ (lạc thọ) hợp trong 63 tâm câu hành lạc; 5 là thức uẩn tức là tâm phi câu hành lạc. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô;11 là ý xứ tức là tâm phi câu hành lạc; 12 là pháp xứ tức là 51 sở hữu hợp với tâm phi câu hành lạc, sở hữu thọ (lạc thọ) hợp trong 63 tâm câu hành lạc, sắc tế và Níp-bàn.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là 9 tâm thức trước; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là tâm phi câu hành lạc (trừ 4 đôi rưỡi thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là 51 sở hữu hợp với tâm phi câu hành lạc, sở hữu thọ (lạc thọ) hợp trong 63 tâm câu hành lạc, sắc tế và Níp-bàn.
  • 4 đế: 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế phi câu sanh với lạc thọ , sở hữu thọ (lạc thọ) hợp trong 63 tâm câu hành lạc và 50 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn; 4 là đạo đế tức là 7 chi đạo hợp với tâm đạo ngũ thiền. Ngoại đế tức là tâm ngũ thiền siêu thế và 33 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

92. Nhị đề Câu sanh xả thọ (Upekkhāsahagataduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 827, 979.

Câu 1: Upekkhāsahagatā dhammā (tất cả pháp đồng sanh xả) là: 55 tâm câu hành xả và 46 sở hữu hợp câu hành xả (trừ thọ, hỷ, sân-phần).

  • 3 uẩn: 1 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm câu hành xả; 2 là hành uẩn tức là 45 sở hữu hợp với xả thọ (trừ tưởng); 3 là thức uẩn tức là tâm câu hành xả.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm câu hành xả; 2 là pháp xứ tức là 46 sở hữu hợp câu hành xả.
  • 7giới: 4 giới thức trước tức là 4 đôi thức trước; 5 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 6 là ý thức giới tức là 44 tâm câu hành xả (trừ 4 song thức câu hành xả và ý giới); 7 là pháp giới tức là 46 sở hữu hợp câu hành xả.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là 47 tâm hiệp thế câu hành xả và 45 sở hữu hợp câu hành xả hiệp thế (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là đạo đế tức là 7 chi đạo hợp với tâm đạo câu hành xả. Ngoại đế tức là tâm siêu thế câu hành xả với 32 sở hữu hợp (trừ đạo đế và thọ).

Câu 2: Na upekkhāsahagatā dhammā (tất cả pháp phi đồng sanh xả) là: 63 tâm câu hành lạc, 3 tâm câu hành khổ, 51 sở hữu (trừ hoài nghi) hợp, sắc pháp, Níp-bàn và sở hữu xả thọ trong 55 tâm câu hành xả.

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm phi câu hành xả; 4 là hành uẩn tức là 49 sở hữu hợp với tâm phi câu hành xả (trừ thọ, tưởng) và sở hữu xả thọ trong 55 tâm câu hành xả; 5 là thức uẩn tức là tâm phi câu hành xả. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm phi câu hành xả; 12 là pháp xứ tức là 51 sở hữu hợp với tâm phi câu hành xả, sở hữu xả thọ trong 55 tâm câu hành xả., sắc tế và Níp-bàn.
  • 13 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 11 là thân thức giới tức là 2 tâm thân thức; 12 là ý thức giới tức là 2 tâm sân và 62 tâm câu hành hỷ; 13 là pháp giới tức là 51 sở hữu hợp với tâm phi câu hành xả, sở hữu xả thọ trong 55 tâm câu hành xả., sắc tế và Níp-bàn.
  • 4 đế: 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm phi câu hành xả hiệp thế, 50 sở hữu hợp, sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế (trừ tham) và sở hữu xả thọ trong 55 tâm câu hành xả.; 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn; 4 là đạo đế tức là chi đạo hợp với tâm đạo câu hành hỷ. Ngoại đế tức là tâm siêu thế câu hành hỷ và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

93. Nhị đề Dục giới (Kāmāvacaraduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 828, 980.

Câu 1: Kāmāvacarā dhammā (tất cả pháp dục giới) là: 54 tâm dục giới, 52 sở hữu tâm và sắc pháp.

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm dục giới; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm dục giới; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với tâm dục giới (trừ thọ, tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm dục giới.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm dục giới; 12 là pháp xứ tức là 52 sở hữu hợp với tâm dục giới và sắc tế.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hợp với tâm dục giới và sắc tế.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm dục giới và 51 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: Na kāmāvacarā dhammā (tất cả pháp phi Dục giới) là: Tâm thiền, 38 sở hữu hợp và Níp-bàn.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm thiền; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm thiền; 3 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hợp với tâm thiền (trừ thọ, tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm thiền. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm thiền; 2 là pháp xứ tức là 38 sở hữu hợp với tâm thiền và Níp-bàn.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm thiền; 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hợp với tâm thiền và Níp-bàn.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là 27 tâm thiền hiệp thế và 38 sở hữu hợp; 2 là diệt đế tức là Níp-bàn; 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo. Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

94. Nhị đề Sắc giới (Rūpāvacaraduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 829, 981.

Câu 1: Rūpāvacarā dhammā (tất cả pháp sắc giới) là: 15 tâm sắc giới và 35 sở hữu hợp.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm sắc giới; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm sắc giới; 3 là hành uẩn tức là 33 sở hữu hợp với tâm sắc giới (trừ thọ, tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm sắc giới.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm sắc giới; 2 là pháp xứ tức là 35 sở hữu hợp với tâm sắc giới.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm sắc giới; 2 là pháp giới tức là 35 sở hữu hợp với tâm sắc giới.
  • 1 đế: Khổ đế tức là tâm sắc giới và 35 sở hữu hợp.

Câu 2: Na rūpāvacarā dhammā (tất cả pháp phi sắc giới) là: Tâm dục giới, tâm vô sắc giới, tâm siêu thế, 52 sở hữu hợp, sắc pháp và Níp-bàn.

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm phi sắc giới; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm phi sắc giới; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với tâm phi sắc giới (trừ thọ, tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm phi sắc giới. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm phi sắc giới; 12 là pháp xứ tức là 52 sở hữu hợp với tâm phi sắc giới, sắc tế và Níp-bàn.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 93 tâm phi sắc giới (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hợp với tâm phi sắc giới, sắc tế và Níp-bàn.
  • 4 đế: 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm dục giới, tâm vô sắc giới và 51 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn; 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo. Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

95. Nhị đề Vô sắc giới (Arūpavacaraduka)… chiết…vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 830, 982.

Câu 1: Arūpāvacarā dhammā (tất cả pháp vô sắc giới) là: 12 tâm vô sắc giới, 30 sở hữu hợp.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô sắc giới; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô sắc giới; 3 là hành uẩn tức là 28 sở hữu hợp với tâm vô sắc giới (trừ thọ, tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm vô sắc giới.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm vô sắc giới; 2 là pháp xứ tức là 30 sở hữu hợp với tâm vô sắc giới.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm vô sắc giới; 2 là pháp giới tức là 30 sở hữu hợp với tâm vô sắc giới.
  • 1 đế: Khổ đế tức là tâm vô sắc giới và 30 sở hữu hợp.

Câu 2: Na arūpāvacarā dhammā (tất cả pháp phi vô sắc giới) là: Tâm dục giới, tâm sắc giới, tâm siêu thế, 52 sở hữu hợp, sắc pháp và Níp-bàn.

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm phi vô sắc giới; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm phi vô sắc giới; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với tâm phi vô sắc giới (trừ thọ, tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm phi vô sắc giới. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm phi vô sắc giới; 12 là pháp xứ tức là 52 sở hữu hợp với tâm phi vô sắc giới, sắc tế và Níp-bàn.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là 96 tâm phi vô sắc giới (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hợp với tâm phi vô sắc giới, sắc tế và Níp-bàn.
  • 4 đế: 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm dục giới, Sắc giới và 51 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn; 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo. Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

96. Nhị đề Liên quan luân hồi (Pariyāpannaduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 831, 983.

Câu 1: Pariyāpannā dhammā (tất cả pháp liên quan luân hồi) là: Tâm hiệp thế, sở hữu tâm và sắc pháp.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Tebhūmakavaṭṭe pariyāpannā anto gathāti = pariyāpannā: Pháp nào liên quan trong khổ luân hồi sanh theo ba cõi, pháp ấy gọi là liên quan.

Câu 2: Apariyāpannā dhammā (tất cả pháp bất liên quan luân hồi) là: Tâm siêu thế 36 sở hữu và Níp-bàn.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Tasmiṃvaṭṭena na pariyapannāti = apariyāpannā: Pháp nào không liên quan trong luân hồi, chẳng theo trong 3 cõi, pháp ấy gọi là không liên quan.

Chia như trang nhị đề cảnh phiền não.

 

97. Nhị đề Nhân xuất luân hồi (Niyyānikaduka)… chiết…vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 832, 984.

Câu 1: Niyyānikā dhammā (tất cả pháp nhân xuất luân hồi) là: Tâm đạo và 36 sở hữu hợp.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Vaṭṭamūlaṃ chindantā nibbānaṃ ārammaṇaṃ katvā vaṭṭako niyyaṇtīti = niyyānikā: Pháp nào đoạn tuyệt gốc rễ luân hồi là vô minh, tham ái mà làm cho Níp-bàn thành cảnh và vượt khỏi khổ luân hồi, đó gọi là xuất luân hồi.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm đạo; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm đạo; 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hợp với tâm đạo (trừ thọ, tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm đạo.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm đạo; 2 là pháp xứ tức là 36 sở hữu hợp với tâm đạo.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm đạo; 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hợp với tâm đạo.
  • 1 đế: Đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo. Ngoại đế là tâm đạo và 28 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Câu 2: Na niyyānikā dhammā (tất cả pháp phi nhân xuất luân hồi) là: Tâm hiệp thế, tâm quả siêu thế, 52 sở hữu hợp, sắc pháp và Níp-bàn.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Iminā lakkhaṇena na niyyantīti = aniyyānikā: Pháp nào phi xuất luân hồi như đã nói v.v... pháp ấy gọi là phi xuất luân hồi.

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế và quả siêu thế; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hiệp thế và quả siêu thế; 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và quả siêu thế (trừ thọ, tưởng); 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế và quả siêu thế. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là tâm hiệp thế và quả siêu thế; 12 là pháp xứ tức là 52 sở hữu hợp với tâm hiệp thế, quả siêu thế, sắc tế và Níp-bàn.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là quả siêu thế và 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới); 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hợp với tâm hiệp thế, quả siêu thế, sắc tế và Níp-bàn.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế và 51 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn. Ngoại đế là tâm quả siêu thế và 36 sở hữu hợp.

 

98. Nhị đề (cho quả) nhất định (Niyataduka)… chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 833, 985; xem bộ Phân Tích về ngũ vô gián nghiệp, câu 984.

Câu 1: Niyatā dhammā (tất cả pháp (cho quả) nhất định) là: Tâm đổng lực thứ 7 của tâm tham tương ưng, 2 tâm sân, 25 sở hữu hợp khi làm việc ngũ nghịch (vô gián) và tâm đạo, 36 sở hữu hợp.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Cutiyā vā attano vā pavattiyā anantaraṃ phaladāne niyatattā = niyatā: Pháp gọi là nhất định, bởi vì cho quả tái tục v.v... nhất định không cách sát-na, chặng giữa đời này và đời sau của ta (và đạo quả) đó gọi là nhất định.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm đạo và tâm đổng lực thứ 7 làm việc ngũ nghịch (ngũ vô gián); 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm đạo và tâm đổng lực thứ 7 làm việc ngũ nghịch; 3 là hành uẩn tức là 46 sở hữu hợp với tâm đạo và tâm đổng lực thứ 7 làm việc ngũ nghịch (trừ thọ, tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm đạo và tâm đổng lực thứ 7 làm việc ngũ nghịch.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm đạo và tâm đổng lực thứ 7 khi làm việc ngũ nghịch; 2 là pháp xứ tức là 48 sở hữu hợp với tâm đạo và tâm đổng lực thứ 7 khi làm việc ngũ nghịch.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm đạo và tâm đổng lực thứ 7 khi làm việc ngũ nghịch; 2 là pháp giới tức là 48 sở hữu hợp với tâm đạo và tâm đổng lực thứ 7 khi làm việc ngũ nghịch.
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là tâm đổng lực thứ 7 khi làm việc ngũ nghịch và 24 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham, hiệp với tâm đổng lực thứ 7 khi làm việc ngũ nghịch; 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo. Ngoại đế tức là tâm đạo và 28 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Câu 2: Aniyatā dhammā (tất cả pháp phi (cho quả) nhất định) là: Níp-bàn, sắc pháp, tâm quả siêu thế, 76 tâm hiệp thế, 50 sở hữu hợp (trừ tâm tham tương ưng và tâm sân).

Có Pāḷi chú giải như vầy: Tatthā aniyyatatā = antyatā: Pháp mà gọi bất định đó bởi vì không phải nhất định hai cách: đạo quả và đời này liên tiếp đời sau, nên gọi là bất định.

  • 5 uẩn: 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp; 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm quả siêu thế và tâm hiệp thế ngoài ra tâm đổng lực thứ 7 làm việc ngũ nghịch; 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với quả siêu thế và tâm hiệp thế (trừ ra tâm đổng lực thứ 7 làm việc ngũ nghịch); 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với quả siêu thế và tâm hiệp thế ngoài ra tâm đổng lực thứ 7 làm việc ngũ nghịch (trừ thọ, tưởng); 5 là thức uẩn tức là quả siêu thế và tâm hiệp thế ngoài ra tâm đổng lực thứ 7 làm việc ngũ nghịch.
  • 12 xứ: 10 xứ thô tức là 12 sắc thô; 11 là ý xứ tức là quả siêu thế và tâm hiệp thế ngoài ra tâm đổng lực thứ 7 làm việc ngũ nghịch; 12 là pháp xứ tức là Níp-bàn, sắc tế và 52 sở hữu hợp với quả siêu thế và tâm hiệp thế ngoài ra tâm đổng lực thứ 7 làm việc ngũ nghịch.
  • 18 giới: 10 giới thô tức là 12 sắc thô; 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 17 là ý thức giới tức là quả siêu thế và 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức, ý giới và tâm đổng lực thứ 7 khi làm việc ngũ nghịch); 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế, 52 sở hữu hợp với quả siêu thế và tâm hiệp thế (trừ tâm đổng lực thứ 7 khi làm việc ngũ nghịch).
  • 3 đế: 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế và 51 sở hữu hợp (trừ tâm đổng lực thứ 7 khi làm việc ngũ nghịch và tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn. Ngoại đế tức là quả siêu thế và 36 sở hữu hợp.

 

99. Nhị đề Hữu thượng (Sa uttaraduka) chiết… vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 834, 986.

Câu 1: Sa uttarā dhammā (tất cả pháp hữu thượng) là: Tâm hiệp thế, 52 sở hữu tâm và sắc pháp.

Có những câu Pāḷi chú giải như sau: Aññe dhammā uttaranti pajahantīti = uttarā: Pháp nào trừ đặng là vượt khỏi pháp đời tự giải thoát, đó gọi là siêu. Attānaṃ uttaritaṃ samatthehi saha uttarehīti = sa uttarā: Pháp nào hành vi hợp tác với pháp cao siêu đặc biệt có thể tự giải thoát, pháp ấy gọi là hữu siêu.

Câu 2: Anuttarā dhammā (tất cả pháp vô thượng) là: Pháp siêu thế, sở hữu hợp và Níp-bàn.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Natthi etesaṃ uttarāti = anuttarā: Pháp mà không có pháp nào cao siêu hơn, pháp ấy gọi là vô thượng tức là những pháp không bị pháp gì đối lập (chữ vô thượng cũng như trong đời thường dùng chữ vô địch vì mặc dầu đạo quả có cao thấp, nhưng khi đạo quả phát sanh không có một phiền não nào mà thắng nổi đạo quả, chẳng khác nào chức vô địch).

Chia như nhị đề cảnh phiền não.

 

100. Nhị đề Hữu y (Saranaduka)… chiết…vô dư…

Xem bộ Pháp Tụ, câu 835, 987.

Câu 1: Saraṇā dhammā (tất cả pháp hữu y) là: Pháp bất thiện.

Có những câu Pāḷi chú giải như vầy: Raṇanti etehīti = raṇā: Tất cả chúng sanh khóc lóc do pháp nào thì pháp ấy làm nhân tạo sự khóc lóc của tất cả chúng sanh, nên gọi là chiến tranh. Sampayogavasena pahānekaṭṭhatāvasena ca saha raṇehīti = saraṇā: Pháp nào hành động chung với phiền não có ái dục v.v... là nhân khóc lóc là những pháp đồng nhân sanh và hòa hợp với pháp đáng sát trừ, nên pháp ấy gọi là hữu chiến tranh.

Câu 2: Araṇā dhammā (tất cả pháp vô y) là: Pháp thiện và vô ký.

Có Pāḷi chú giải như sau: Tenākārena natthi etesaṃ raṇāti = araṇā: Những pháp nào không đồng nhân sanh và chẳng hòa hợp với những phiền não nhứt là ái dục v.v... làm nhân khóc lóc không có với pháp ấy, nên pháp đó gọi là vô chiến tranh.

Chia như nhị đề phiền toái.

Dứt phần thêm Pāḷi và phần nhỏ thứ 12, 13; Hoàn tất Đầu đề Nhị.

 

 

NHỊ ĐỀ KINH (SUTTANTAMĀTIKĀ)

 

Nhị đề kinh có 42 đề.

Nhị Ðề Kinh là pháp mẫu đề được trích từ Tạng Kinh chứ không phải của Tạng Abhidhamma, tuy nhiên pháp trong những bài nầy có thể chỉ pháp Bản thể Thật tướng (Sabhāvadhammā) được nên sắp theo Abhidhamma.

1. Nhị đề Thành phần minh – Vijjābhāgīduka… chiết… hữu dư…

BÁT MINH

1 là tuệ quán minh (vipassanāñāṇa).

2 là ý minh (manomayiddhiñāṇa).

3 là như ý minh (iddhividhīñāṇa).

4 là thiên nhĩ minh (dibbasotañāṇa).

5 là tha tâm minh (cetopariyañāṇa).

6 là thiên nhãn minh (dibbacakkhuñāṇa).

7 là túc mạng minh (pubbenivāsānussatiñāṇa)

8 là lậu tận minh (āsavakkhayañāṇa).

 

Câu 1: Vijjābhāgino dhammā (tất cả pháp thành phần minh) là: 8 đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông, tâm tứ đạo, 37 sở hữu hợp với trí.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với 8 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông và tâm đạo thứ tư; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với 8 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông và tâm đạo thứ tư; 3 là hành uẩn tức là 35 sở hữu hợp với 8 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông và tâm đạo thứ tư (trừ thọ, tưởng và trí); 4 là thức uẩn tức là 8 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông và tâm đạo thứ tư.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là 8 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông và tâm đạo thứ tư; 2 là pháp xứ tức là 37 sở hữu hợp với 8 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông và tâm đạo thứ tư.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là 8 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông và tâm đạo thứ tư; 2 là pháp giới tức là 37 sở hữu hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông và tâm đạo thứ tư (trừ trí).
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông và 37 sở hữu hợp (trừ trí); 2 là đạo đế tức là 7 chi đạo sau hợp với tâm đạo tứ tư. Ngoại đế là tâm đạo thứ tư và 37 sở hữu hợp (trừ trí và 7 chi đạo đế sau).

Câu 2: Avijjābhāgino dhammā (tất cả pháp thành phần vô minh) là: 12 tâm bất thiện, 26 sở hữu hợp với si.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm bất thiện; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm bất thiện; 3 là hành uẩn tức là 24 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ thọ, tưởng và si); 4 là thức uẩn tức là tâm bất thiện.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm bất thiện; 2 là pháp xứ tức là 26 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ si).
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm bất thiện; 2 là pháp giới tức là 26 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ si).
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm bất thiện và 25 sở hữu hợp (trừ tham và si); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

 

2. Nhị đề Như thiểm lôiVijjūpamaduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Vijjūpamā dhammā (tất cả pháp như thiểm lôi (thời chớp nhoáng))

Vijjūpamā hay Như Ðiển Nhứt Thiết pháp là tất cả pháp như tia điện chớp, gồm có: Trí tuệ hiệp trong 3 hoặc 15 tâm đạo thấp (tức Ðương tri vị tri quyền và Dĩ tri quyền). Thuộc về phần sáng suốt.

Pháp thực tính đều là sở hữu trí hợp với 3 đạo thấp.

  • 1 uẩn là hành uẩn;
  • 1 xứ là pháp xứ;
  • 1 giới là pháp giới;
  • 1 đế là đạo đế.

Câu 2: Vajirūpamā dhammā (tất cả pháp như lôi cực (sấm sét giết tuyệt))

Vajirūpamā dhammā hay Như Lôi Nhứt Thiết pháp là tất cả pháp như Lôi sấm, gồm có trí tuệ hiệp trong 1 hoặc 5 tâm A-la-hán đạo (tức là Cụ Tri quyền).

Pháp thực tính là sở hữu trí hợp với tâm đạo thứ tư.

  • 1 uẩn là hành uẩn.
  • 1 xứ là pháp xứ.
  • 1 giới là pháp giới.
  • 1 đế là đạo đế.

 

3. Nhị đề Tiểu nhân - Bāladuka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Bālā dhammā (tất cả pháp làm thành (ra) tiểu nhân) là pháp bất thiện.

Bālā dhammā hay Ngu Nhơn Nhứt Thiết pháp là tất cả pháp làm thành người ngu.

Chia như câu: Tất cả pháp bất thiện.

Câu 2: Paṇḍitā dhammā (tất cả pháp làm thành (ra) quân tử) là pháp thiện.

Paṇditā dhammā hay trí Nhơn Nhứt Thiết pháp là tất cả pháp làm thành người trí.

Chia như câu: Tất cả pháp thiện.

 

4. Nhị đề Hắc (đen) - Kaṇhaduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Kaṇhā dhammā (tất cả pháp hắc) là pháp bất thiện.

Chia như câu: Tất cả pháp bất thiện.

Câu 2: Sukkā dhammā (tất cả pháp bạch) là pháp thiện.

Chia như câu: Tất cả pháp thiện.

 

5. Nhị đề Viêm - Tapaniyaduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Tapaniyā dhammā (tất cả pháp viêm) là pháp bất thiện.

Tapaniyā dhammā hay phần thiêu Nhứt Thiết pháp là tất cả pháp có tánh cách thiêu đốt cháy nóng.

Chia như câu: Tất cả pháp bất thiện.

Câu 2: Atapaniyā dhammā (tất cả pháp phi viêm) là pháp thiện.

Atapaniyā dhammā hay phi Viêm Nhứt Thiết pháp là tất cả pháp chẳng có tư cách thiêu đốt cháy nóng.

Chia như câu: Tất cả pháp thiện.

 

6. Nhị đề (nguyên nhân) Thành ra danh ngôn - Adhivacanaduka… chiết… vô dư…

Câu 1: Adhivacanā dhammā (tất cả pháp danh tức là thinh và ngữ biểu) là bản thể thinh danh chế định tức là sắc thinh.

Adhivacanā dhammā hay Ước Ðịnh thành Danh Nhứt Thiết pháp là tất cả pháp làm ra tên, gồm có: sắc khẩu biểu tri là pháp bản thể của Danh chế Ðịnh (Nāma-paññatti).

Chữ pháp đây ám chỉ chơn tướng bản thể. Tên đây tức là lời nói và tên kêu chung lại là tất cả bản thể của lời nói và kêu gọi lên, cho nên mới lấy pháp thực tính thinh.

  • 1 uẩn là sắc uẩn.
  • 1 xứ là pháp xứ.
  • 1 giới là pháp giới.
  • 1 đế là khổ đế.

Pháp thực tính đều là thinh.

Câu 2: Adhivacanapathā dhammā (dịch là nhân thinh danh chế định, hay tất cả pháp nguyên nhân danh ngôn) là bản thể tướng nghĩa chế định tức là tâm, sở hữu tâm, sắc pháp và Níp-bàn.

Adhivacanapathā dhammā hay Nguyên nhân Ước Ðịnh thành Danh Nhứt Thiết pháp là tất cả pháp bản thể của Nghĩa Chế Ðịnh.

Vì có pháp siêu lý mới có để đặt ra tên kêu, thì khi cất tiếng lên đọc những pháp siêu lý phải nhờ thinh mà mượn chế định ra hay viết ra chữ có hình thức để tiêu biểu ý nghĩa, thì thuộc về tướng nghĩa chế định v.v... có cả hình thức chế định, hiệp thành chế định và tiêu biểu chế định. Chữ pháp đây cũng ý nghĩa như trên.

Chia như 4 trang sau của Hàm tận nhiếp.

 

7. Nhị đề Thành ra ngữ ngôn - Niruttiduka… chiết… vô dư…

Câu 1: Nirutti dhammā (tất cả pháp thành ra ngữ ngôn) là thinh danh chế định tức là thinh.

Nirutti dhammā hay Lập Ngôn Nhứt Thiết pháp là tất cả pháp tạo ra Ngôn Ngữ, gồm có: Khẩu Biểu Tri là pháp bản thể của Danh chế Ðịnh (Nāmapaññatti).

Câu 2: Niruttipathā dhammā (tất cả pháp nguyên nhân ngữ ngôn) tức là bản thể tướng nghĩa chế định là tâm, sở hữu tâm, sắc pháp và Níp-bàn.

Niruttipathā dhammā hay Ngũ Nguyên Nhứt Thiết pháp là tất cả pháp bản thể của tứ Nghĩa Chế Ðịnh tạo lập ngôn ngữ.

Chia như trang 6.

 

8. Nhị đề (thành ra) Chủ yếu chế định - Paññattiduka… chiết… vô dư…

Câu 1: Paññatti dhammā (tất cả pháp thành ra chủ yếu chế định) (mượn).

Paññatti dhammā hay Lập thành Chế Ðịnh Nhứt Thiết pháp là tất cả pháp tái tạo ra chế định, gồm có: sắc Khẩu Biểu Tri.

Câu 2: Paññattipathā dhammā (tất cả pháp nguyên nhân chế định).

Paññattipatha dhammā hay Bản Nguyên Chế Ðịnh Nhứt Thiết pháp là tất cả pháp bản thể của Nghĩa Chế Ðịnh.

Chia như trang 6.

 

9. Nhị đề Danh sắc - Nāmarūpaduka… hàm… vô dư…

Câu 1: Nāmañca (tất cả pháp danh) là Tâm, sở hữu tâm và Níp-bàn.

Nāmañca hay Thị Viết Danh là cũng gọi rằng Danh.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng; 3 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm. Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm; 2 là pháp xứ tức là 52 sở hữu và Níp-bàn.
  • 8 giới: 5 giới thức trước tức là ngũ song thức; 6 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; 7 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới); 8 là pháp giới tức là 52 sở hữu và Níp-bàn.
  • 4 đế: 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế và 51 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham; 3 là diệt đế tức là Níp-bàn; 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo. Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Câu 2: Rūpañca (tất cả pháp sắc) là sắc pháp.

Rūpañca hay Thị Viết sắc là cũng gọi rằng sắc.

  • 1 uẩn là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.
  • 11 xứ là 10 xứ thô tức là 12 sắc thô, pháp xứ tức là 16 sắc tế.
  • 11 giới là 10 giới thô tức là 12 sắc thô, pháp giới tức là 16 sắc tế.
  • 1 đế là khổ đế tức là 28 sắc pháp.

 

10. Nhị đề Vô minh - Avijjāduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Avijjā ca (tất cả pháp vô minh) là sở hữu si.

Avijjāca hay Thị Viết vô Minh là pháp được gọi rằng "Vô Minh", chính sở hữu si.

  • 1 uẩn là hành uẩn.
  • 1 xứ là pháp xứ.
  • 1 giới là pháp giới.
  • 1 đế là khổ đế.

Pháp thực tính đều là sở hữu si.

Câu 2: Bhavataṇhā ca (tất cả pháp ái hữu) là sở hữu tham.

Bhavataṇhāca Thị Viết hữu ái là pháp được gọi rằng "Hữu ái", chính sở hữu Tham.

  • 1 uẩn là hành uẩn.
  • 1 xứ là pháp xứ.
  • 1 giới là pháp giới.
  • 1 đế là tập đế.

Pháp thực tính đều là sở hữu tham.

 

11. Nhị đề Kiến hữu - Bhavadiṭṭhiduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Bhavadiṭṭhi ca (tất cả pháp kiến hữu) tức là tà kiến (chấp thủ).

Bhavadiṭṭhica hay Diệc Viết hữu kiến là có một pháp cũng gọi rằng thấy có bản thể pháp là sở hữu tà kiến.

  • 1 uẩn là hành uẩn.
  • 1 xứ là pháp xứ.
  • 1 giới là pháp giới.
  • 1 đế là khổ đế.

Pháp thực tính đều là sở hữu tà kiến.

Câu 2: Vibhavadiṭṭhi ca (tất cả pháp kiến ly hữu) là sở hữu tà kiến (chấp không).

Vibhavadiṭṭhica hay Diệc Viết vô hữu Kiến là có một pháp cũng gọi rằng Thấy không có, pháp bản thể thực tính là sở hữu tà kiến.

  • 1 uẩn là hành uẩn.
  • 1 xứ là pháp xứ.
  • 1 giới là pháp giới.
  • 1 đế là khổ đế.

Pháp thực tính đều là sở hữu tà kiến.

 

12. Nhị đề Thường kiến - Sassatadiṭṭhiduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Sassatadiṭṭhi ca (tất cả pháp thường kiến) là sở hữu tà kiến.

Sassatadiṭṭhi ca - thường kiến là có một pháp cũng gọi rằng thường kiến, pháp bản thể thực tính là sở hữu tà kiến.

Câu 1: Ucchedadiṭṭhi ca (tất cả pháp đoạn kiến) là sở hữu tà kiến.

Ucchedadiṭṭhi ca - đoạn kiến là có một pháp cũng gọi rằng đoạn kiến bản thể cũng là sở hữu tà kiến.

Chia như trang 11.

 

13. Nhị đề Hữu tận kiến (cùng tận kiến) - Antavādiṭṭhiduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Antavādiṭṭhi ca (tất cả pháp hữu tận kiến) là sở hữu tà kiến.

Hay là có một pháp cũng gọi rằng chỗ thấy có cùng tận, pháp bản thể thực tính là sở hữu tà kiến.

Câu 2: Anantāvadiṭṭhi ca (tất cả pháp vô tận kiến) là sở hữu tà kiến.

Hay là có một pháp cũng gọi rằng chỗ thấy không có cùng tận, pháp bản thể cũng là sở hữu tà kiến.

Chia như trang 11.

 

14. Nhị đề Hữu tiền kiến - Pubbantānudiṭṭhiduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Pubbantānudiṭṭhi ca (tất cả pháp hữu tiền kiến) là sở hữu tà kiến (chấp uẩn quá khứ).

Hay là có một pháp gọi rằng chỗ thấy có đời trước, pháp bản thể thực tính là sở hữu tà kiến.

Câu 2: Aparantānudiṭṭhi ca (tất cả pháp hữu hậu kiến) là sở hữu tà kiến (chấp uẩn vị lai).

Hay là có một pháp cũng gọi rằng sở kiến có đời sau, bản thể pháp vẫn sở hữu tà kiến.

Chia như trang 11.

 

15. Nhị đề Vô tàm - Ahirikaduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Ahirikañca (tất cả pháp vô tàm) tức là sở hữu vô tàm.

Hay là có một pháp được gọi rằng không hổ thẹn với sự tội lỗi ác xấu, pháp bản thể thực tính là sở hữu vô tàm.

  • 1 uẩn là hành uẩn.
  • 1 xứ là pháp xứ.
  • 1 giới là pháp giới.
  • 1 đế là khổ đế.

Pháp thực tính đều là sở hữu vô tàm.

Câu 2: Anottappañca (tất cả pháp vô úy) là sở hữu vô úy.

Hay là có một pháp gọi rằng không ghê sợ đối với việc tội lỗi ác quấy, pháp bản thể thực tính là sở hữu vô úy.

  • 1 uẩn là hành uẩn.
  • 1 xứ là pháp xứ.
  • 1 giới là pháp giới.
  • 1 đế là khổ đế.

Pháp thực tính đều là sở hữu vô úy.

 

16. Nhị đề Tàm - Hiriduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Hiri ca (tất cả pháp tàm) tức là sở hữu tàm.

Hay là có một pháp gọi hổ thẹn với sự tội lỗi, pháp bản thể thực tính là sở hữu tàm.

  • 1 uẩn là hành uẩn.
  • 1 xứ là pháp xứ.
  • 1 giới là pháp giới.
  • 1 đế là khổ đế.

Pháp thực tính đều là sở hữu tàm.

Câu 2: Ottappañca (tất cả pháp úy) tức là sở hữu úy. Là có một pháp gọi rằng sự ghê sợ tội lỗi, pháp bản thể thực tính là sở hữu úy.

  • 1 uẩn là hành uẩn.
  • 1 xứ là pháp xứ.
  • 1 giới là pháp giới.
  • 1 đế là khổ đế.

Pháp thực tính đều là sở hữu úy.

 

17. Nhị đề Nan giáo - Dovacassatāduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Dovacassatā ca (tất cả pháp thành người nan giáo (khó dạy)) có pháp thực tính là những pháp làm thành người khó dạy là: 2 tâm sân, 22 sở hữu hợp, sai khiến khi khó dạy.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm sân; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm sân; 3 là hành uẩn tức là 20 sở hữu hợp với tâm sân (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm sân.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm sân; 2 là pháp xứ tức là 22 sở hữu hợp với tâm sân.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm sân; 2 là pháp giới tức là 22 sở hữu hợp với tâm sân.
  • 1 đế: Khổ đế tức là tâm sân và 22 sở hữu hợp.

Câu 2: Pāpamittatā ca (tất cả pháp thành người có ác hữu (bạn xấu)) có pháp thực tính là những pháp làm cho thành người có bạn xấu xa tội lỗi, là: 8 tâm tham, 2 tâm si, 23 sở hữu hợp sanh khi hiệp hội bạn xấu.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm tham và tâm si; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm tham và tâm si; 3 là hành uẩn tức là 21 sở hữu hợp với tâm tham và tâm si (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm tham và tâm si.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm tham và tâm si; 2 là pháp xứ tức là 23 sở hữu hợp với tâm tham và tâm si.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm tham và tâm si; 2 là pháp giới tức là 23 sở hữu hợp với tâm tham và tâm si.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm tham, tâm si và 22 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

 

18. Nhị đề Dị giáo - Sovacassatāduka… chiết… hữu dư…

Xem bộ Nhân Chế Định (Puggalapaññatti), câu 73.

Câu 1: So vacassatā ca (tất cả pháp thành người dị giáo (dễ dạy)) có chi pháp là những pháp làm thành người dễ dạy tức là: 8 tâm đại thiện, 8 tâm đại tố, 33 sở hữu hợp, (trừ ngăn trừ phần và vô lượng phần) sanh trong khi dễ dạy.

Câu 2: Kalyāṇamittatā ca (tất cả pháp thành người có bạn tốt) có chi pháp là những pháp làm cho có bạn lành và thành người bạn lành, tức có pháp thực tính như câu 1.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo; 3 là hành uẩn tức là 31 sở hữu hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo (trừ thọ và tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo; 2 là pháp xứ tức là 33 sở hữu hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo; 2 là pháp giới tức là 33 sở hữu hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo.
  • 1 đế là khổ đế tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo và 33 sở hữu hợp.

 

19. Nhị đề Biết rành phạm luật (rành lỗi) - Āpattikusalatāduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Āpattikusalatā ca (tất cả pháp thành người biết rành phạm luật (rành lỗi)) là trí khi biết phạm lỗi.

Āpattikusalātā ca - Tri quá là pháp biết rõ tội lỗi là tội lỗi. Pháp bản thể thực tính là sở hữu trí tuệ.

Câu 2: Āpattivuṭṭhānakusalatā ca (tất cả pháp thành người biết khỏi phạm luật (biết rành xuất quá) là trí khi biết lìa lỗi.

Āpattivuttānakusalātā ca - Tri Ly quá là pháp biết rõ sự xa lìa tội lỗi. Pháp bản thể thực tính là sở hữu trí tuệ.

Pháp thực tính 2 câu là sở hữu trí hiệp đại thiện và đại tố tương ưng.

  • 1 uẩn là hành uẩn.
  • 1 xứ là pháp xứ.
  • 1 giới là pháp giới.
  • 1 đế là khổ đế. Pháp thực tính là sở hữu trí hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo, tương ưng.

 

20. Nhị đề Rành nhập thiền - Samāpattikusalatāduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Samāpattikusalatā ca (tất cả pháp thành người rành nhập thiền) là trí khéo biết cách nhập thiền.

Samapattikusalatā ca - Nhập thiền thiện xảo là pháp khéo biết rõ cách nhập thiền. Pháp bản thể cũng sở hữu trí tuệ.

Câu 2: Samāpattivuṭṭhānakusalatā ca (tất cả pháp thành người rành xuất thiền) là trí biết rành khi xuất thiền.

Samapattivutthānakusalatā ca - Xuất thiền thiện xảo là pháp khéo biết rõ cách xuất Thiền. Pháp bản thể thực tính là sở hữu trí tuệ.

Chia như trang 19.

 

21. Nhị đề Rành thập bát giới (tri giới) - Dhātukusalatāduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Dhātukusalatā ca (tất cả pháp thành người rành thập bát giới) là: Trí hiệp đại thiện tương ưng, đại tố tương ưng, 2 tâm thông và 4 đạo.

Dhātukusalatā ca - Giới thiện xảo là pháp khéo biết rõ về 18 Giới. Pháp bản thể thực tính là sở hữu trí tuệ.

Câu 2: Manasikārakusalatā ca (tất cả pháp thành người rành tác ý) là: Trí hiệp đại thiện tương ưng, đại tố tương ưng, tâm thông và tâm đạo.

Manasikārakusalatā ca - Tác ý thiện xảo là pháp biết cách khéo làm thành cảnh cho tâm. Pháp bản thể thực tính là sở hữu trí tuệ.

  • 1 uẩn là hành uẩn.
  • 1 xứ là pháp xứ.
  • 1 giới là pháp giới. Pháp thực tính là sở hữu trí hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng, tâm thông và tâm đạo.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là sở hữu trí hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng; 2 là đạo đế tức là sở hữu trí hợp với tâm đạo.

 

22. Nhị đề Rành thập nhị xứ (Āyatanakusalatāduka)… chiết… hữu dư…

Câu 1: Āyatanakusalatā ca (tất cả pháp thành người rành thập nhị xứ) là: Trí hiệp đại thiện tương ưng, đại tố tương ưng, 2 tâm thông, 4 đạo làm thành người biết thập nhị xứ.

Āyatanakusalatā ca - thiện xảo hay rành thập nhị xứ là pháp biết rành 12 Xứ. Pháp bản thể thực tính là sở hữu trí tuệ.

Câu 2: Paṭiccasamuppādakusalatā ca (tất cả pháp thành người rành liên quan tương sinh) là: Trí hiệp đại thiện tương ưng, đại tố tương ưng, tâm thông, tâm đạo làm thành người biết y tương sinh.

Hay Paticcasamuppādakusalatā ca – rành pháp liên quan tương sinh. Pháp bản thể thực tính là sở hữu trí tuệ.

  • 1 uẩn là hành uẩn. 1 xứ là pháp xứ.
  • 1 giới là pháp giới. Pháp thực tính là trí hợp tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông và 4 đạo.
  • 2 đế: 1 là khổ đế, tức là sở hữu trí hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng; 2 là đạo đế tức là trí hợp với tâm đạo.

 

23. Nhị đề Rành cơ bản thích hợp (tri nhân thích hợp) (Ṭhānakusalatāduka) chiết… hữu dư

Câu 1: Ṭhānakusalatā ca (tất cả pháp thành người rành cơ bản thích hợp (rành sở sanh)) là: Trí hiệp đại thiện tương ưng, đại tố tương ưng, tâm thông, trong khi biết rành nhân thích hợp.

hay Thānakusalatā ca - sở sinh trí thiện xảo là trí tuệ hiệp trong các tâm thiện dục giới, tố dục giới tương ưng và các tâm thông biết tất cả nhân sinh ra quả. Pháp bản thể thực tính là sở hữu trí tuệ.

Câu 2: Aṭṭhānakusalatā ca (tất cả pháp thành người không rành cơ bản thích hợp) là: Trí hiệp đại thiện tương ưng, đại tố tương ưng, tâm thông, trong khi biết rành nhân không thích hợp.

Hay Atthānakusalatā ca - phi sở sinh trí thiện xảo là trí tuệ hiệp trong các tâm thông, 4 tố và 4 thiện dục giới tương ưng, biết rõ các pháp không phải là nhân sinh ra quả. Pháp bản thể thực tính là sở hữu trí tuệ.

  • 1 uẩn là hành uẩn.
  • 1 xứ là pháp xứ.
  • 1 giới là pháp giới.
  • 1 đế là khổ đế.

Pháp thực tính là trí hợp tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng và tâm thông.

 

24. Nhị đề chánh trực - Ajjavaduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Ajjavo ca (tất cả pháp thành người chánh trực) là: Sở hữu chánh thân và sở hữu chánh tâm.

Hay Ajjavo ca - chánh trực. Chi pháp là những pháp làm cho tâm tánh ngay thẳng, không tà vạy. Pháp bản thể thực tính là sở hữu chánh thân, chánh tâm.

  • 1 uẩn là hành uẩn.
  • 1 xứ là pháp xứ.
  • 1 giới là pháp giới.
  • 1 đế là khổ đế.

Pháp thực tính đều là sở hữu chánh thân và chánh tâm.

Câu 2: Maddavo ca (tất cả pháp thành người nhu mì) là: Sở hữu nhu thân và sở hữu nhu tâm.

hay Maddavo ca - Nhu nhuyến. Chi pháp là những pháp làm cho danh pháp câu sanh mềm dịu, không thô cứng. Pháp bản thể thực tính là sở hữu nhu thân, nhu tâm.

  • 1 uẩn là hành uẩn.
  • 1 xứ là pháp xứ.
  • 1 giới là pháp giới.
  • 1 đế là khổ đế.

Pháp thực tính đều là sở hữu nhu thân và nhu tâm.

 

25. Nhị đề Nhẫn nại - Khantīduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Khantī ca (tất cả pháp thành người nhẫn nại) là: Đại thiện, đại tố, 38 sở hữu hợp, khi vô sân làm hướng đạo.

Hay Khanti ca - Nhẫn nại là pháp làm cho thành người kiên nhẫn, chịu đựng được trước bao nghịch cảnh.

a) Tâm: 8 thiện dục giới và 8 tố dục giới.
b) Sở hữu tâm: 13 tợ tha, và 25 tịnh hảo khi sở hữu vô sân (từ) làm hướng đạo.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo; 3 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo (trừ thọ, tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo; 2 là pháp xứ tức là 38 sở hữu hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo; 2 là pháp giới tức là 38 sở hữu hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo.
  • 1 đế là khổ đế tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo và 38 sở hữu hợp.

Câu 2: Soraccañca (tất cả pháp thành người nghiêm tịnh) là: Đại thiện, đại tố, tâm siêu thế, 36 sở hữu hợp (trừ vô lượng phần) trong khi hướng đạo cố ngăn, trừ.

Hay Soraccañca - Nghiêm tịnh là pháp làm cho vắng lặng phiền não bằng cách ngăn hoặc sát. Pháp bản thể thực tính là sở hữu nhu thân, nhu tâm.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế; 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế (trừ thọ, tưởng và vô lượng phần); 4 là thức uẩn tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế; 2 là pháp xứ tức là 36 sở hữu hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế (trừ vô lượng phần).
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế; 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế (trừ vô lượng phần).
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo và 36 sở hữu hợp (trừ vô lượng phần); 2 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo. Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

26. Nhị đề Cam ngôn - Sākhalyaduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Sākhalyañca (tất cả pháp thành người cam ngôn) là: Đại thiện, đại tố, 38 sở hữu hợp, trong khi nói lời dịu ngọt.

Hay chi pháp là những pháp sai khiến việc nói năng từ tốn, lễ độ, hiền hòa, nói lời thông cảm đến tâm, lời nói đưa thẳng vào tâm . . .; pháp bản thể: a) Tâm: 8 thiện dục giới và 8 tố dục giới hữu nhân. b) Sở hữu tâm: 13 tợ tha, và 25 tịnh hảo.

Câu 2: Paṭisanthāro ca (tất cả pháp thành người đáng tiếp đãi)[209] là: 8 đại thiện, 8 đại tố, 38 sở hữu hợp, trong khi hành vi đáng tiếp đãi.

Hay Patsanthāro ca – Thành người đáng tiếp đãi hay khả kính. Chi pháp là những pháp làm cho thành người đáng tôn trọng, đáng tiếp đãi …; Pháp bản thể: a) Tâm: 8 thiện dục giới, 8 tố dục giới. b) Sở hữu tâm: 13 tợ tha và 25 tịnh hảo cùng hiệp với các tâm kể trên khi có hành vi cao thượng đáng tôn kính hậu đãi.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo; 3 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo (trừ thọ, tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo; 2 là pháp xứ tức là 38 sở hữu hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo; 2 là pháp giới tức là 38 sở hữu hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo.
  • 1 đế là khổ đế tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo và 38 sở hữu hợp.

 

27. Nhị đề Bất thu thúc lục môn quyền- Indriyesu aguttadvāratāduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Indriyesu aguttadvāratā ca (tất cả pháp thành người bất thu thúc môn quyền) là: 8 tâm tham, 2 tâm sân và 26 sở hữu hợp.

Hay Indriyesu anguttadvāratā ca hay Môn Quyền Bất Thu Thúc Kham Nhẫn là những pháp làm cho người không gìn giữ được sáu căn thanh tịnh. Pháp bản thể: a) Tâm: 8 tâm Tham và 2 Sân. b) Sở hữu tâm: 13 tợ tha, và 13 bất thiện (trừ Hoài nghi).

  • 4 uẩn1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm tham và tâm sân; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm tham và tâm sân; 3 là hành uẩn tức là 24 sở hữu hợp với tâm tham và tâm sân (trừ thọ, tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm tham và sân.
  • 2 xứ1 là ý xứ tức là tâm tham và tâm sân; 2 là pháp xứ tức là 26 sở hữu hợp với tâm tham và sân.
  • 2 giới1 là ý thức giới tức là tâm tham và tâm sân; 2 là pháp giới tức là 26 sở hữu hợp với tâm tham và sân.
  • 2 đế1 là khổ đế tức là tâm tham, tâm sân và 25 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Câu 2: Bhojane anattaññutā ca (tất cả pháp thành người bất tri độ thực) là: Tâm tham, tâm si và 23 sở hữu hợp.

Bhojañca mattaññutā ca hay Ẩm Thực Bất Tiết Ðộ là những pháp làm cho thành người tham lam ăn uống. Pháp bản thể: a) Tâm: 8 Tham và 2 Si . b) Sở hữu tâm: Hoài nghi, 2 Hôn-phần, 3 Tham-phần, 4 Si-phần và 13 tợ tha.

  • 4 uẩn1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm tham và si; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm tham và tâm si; 3 là hành uẩn tức là 21 sở hữu hợp với tâm tham và tâm si (trừ thọ, tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm tham và tâm si.
  • 2 xứ1 là ý xứ tức là tâm tham và tâm si; 2 là pháp xứ tức là 23 sở hữu hợp với tâm tham và tâm si.
  • 2 giới1 là ý thức giới tức là tâm tham và tâm si; 2 là pháp giới tức là 23 sở hữu hợp với tâm tham và tâm si.
  • 2 đế1 là khổ đế tức là tâm tham, tâm si và 22 sở hữu hợp (trừ tham); 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

 

28. Nhị đề Thu thúc lục môn quyền - Indriyesuguttadvāratāduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Indriyesu guttadvāratā ca (tất cả pháp thành người thu thúc môn quyền) là: Đại thiện, đại tố, tâm siêu thế và 38 sở hữu hợp.

Hay Indriyesuguttadvāratā ca - Thu thúc Môn Quyền là những pháp làm cho người Thu Thúc lục căn. Pháp bản thể: a) Tâm: 8 thiện dục giới, 8 tố dục giới hữu nhân và 8 hoặc 40 tâm siêu thế. b) Sở hữu tâm: 13 tợ tha, và 25 tịnh hảo.

  • 4 uẩn1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế; 3 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế (trừ thọ, tưởng); 4 là thức uẩn tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế.
  • 2 xứ1 là ý xứ tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế; 2 là pháp xứ tức là 38 sở hữu hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế.
  • 2 giới: 1 là ý thức giới tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế; 2 là pháp giới tức là 38 sở hữu hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế.
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo và 38 sở hữu hợp; 2 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo. Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

 

Câu 2: Bhojane nattaññutā ca (tất cả pháp thành người tri độ thực) là: Đại thiện, đại tố, 33 sở hữu hợp (trừ ngăn trừ phần và vô lượng phần) trong khi ăn biết độ lượng.

Hay Bhojanemattaññutā ca - ẩm thực có Tiết Ðộ là những pháp làm cho thành người có sự tri túc, thiểu dục, biết tiết chế việc ăn uống. Pháp bản thể: a) Tâm: 8 thiện và 8 tố dục giới. b) Sở hữu tâm: 13 tợ tha, 19 tịnh hảo biến hành và trí tuệ.

  • 4 uẩn1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo; 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo; 3 là hành uẩn tức là 31 sở hữu hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo (trừ thọ, tưởng, giới phần và vô lượng phần); 4 là thức uẩn tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo.
  • 2 xứ1 là ý xứ tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo; 2 là pháp xứ tức là 33 sở hữu hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo (trừ giới phần và vô lượng phần).
  • 2 giới1 là ý thức giới tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo; 2 là pháp giới tức là 33 sở hữu hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo (trừ giới phần và vô lượng phần).
  • 1 đếKhổ đế tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo và 33 sở hữu hợp (trừ giới và vô lượng phần)

 

29. Nhị đề Thất niệm - Muṭṭhasaccaduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Muṭṭhasaccañca (tất cả pháp thành người thất niệm (hay quên)) là: Pháp bất thiện, đối lập với chánh niệm.

Hay vô chánh Niệm là những pháp làm cho lẫn lộn, quên mình tức là pháp bất thiện đối lập với chánh Niệm. pháp bản thể: a) Tâm: 8 tâm tham , 2 sân và 2 si. b) Sở hữu tâm: 13 tợ tha, và 14 bất thiện.

Câu 2: Asampajaññañca (tất cả pháp thành người vô lương tri, thất trí (hay thiếu sự hiểu thấu)) là: Pháp bất thiện đối lập với trí.

Hay Asampajañnañca - bất tĩnh giác là những pháp làm cho thiếu sự giác hiểu, thiếu sự biết mình tức pháp bất thiện khi đối lập với trí tuệ. Pháp bản thể: Cũng là tất cả pháp bất thiện và chi pháp đối chiếu cũng như câu 1.

Chia như câu: Tất cả pháp bất thiện.

 

30. Nhị đề Chánh niệm lương tri (tỉnh giác) – Satisampajaññaduka… hàm… hữu dư…

Câu 1: Sati ca atthi (tất cả pháp thực tính thành người chánh niệm) là đủ sức nhớ đặng, tức là sở hữu niệm.

hay Sati ca - chánh niệm là pháp làm cho thành người có sự ghi nhớ ức niệm sống trong hiện tại, thắp sáng hiện hữu... . Pháp bản thể thực tính là sở hữu niệm.

  • 1 uẩn là hành uẩn;
  • 1 xứ là pháp xứ;
  • 1 giới là pháp giới (Pháp thực tính đều là sở hữu niệm).
  • 2 đế1 là khổ đế tức là sở hữu niệm hợp với tâm hiệp thế; 2 là đạo đế tức là sở hữu niệm hợp với tâm đạo.
  • Ngoại đế là sở hữu niệm hiệp với tâm quả siêu thế.

Câu 2: Sampajaññañca (tất cả pháp thực tính thành người có lương tri (tỉnh giác), đủ sức biết chu đáo) là sở hữu trí.

Hay Sampajañnañca – tỉnh giác là pháp làm cho thành người có sự biết mình tỉnh táo, có sự giác hiểu, giác sát . . . Pháp bản thể thực tính là sở hữu trí tuệ.

  • 1 uẩn là hành uẩn;
  • 1 xứ là pháp xứ;
  • 1 giới là pháp giới (Pháp thực tính đều là sở hữu trí)
  • 2 đế1 là khổ đế tức là trí hiệp với tâm hiệp thế; 2 là đạo đế tức là trí hợp với tâm đạo.
  • Ngoại đế tức là trí hợp với tâm quả siêu thế.

 

31. Nhị đề Sức quán tưởng (quán vững) - Paṭisaṅkhānabaladuka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Paṭisaṅkhānabalañca (tất cả pháp thành người quán tưởng hữu lực (tu lý lực)) quán vững vàng là sở hữu trí.

Hay Patisankhānabalañca – quán tưởng hữu lực là pháp có mãnh lực trí tuệ phân tích sự vật van hữu để thấy rõ sự thật mà được giải thoát. Pháp bản thể thực tính là sở hữu trí tuệ.

Chia như câu 2 trang 30.

Câu 2: Bhāvanābalañca (tất cả pháp thành người tu tiến hữu lực) tu tiến vững vàng là pháp thiện khi tiến hành thất giác chi, có sở hữu cần làm hướng đạo.

Bhāvanābalañca - tu tiến lực là pháp có mãnh lực tinh tấn tu hành cho được giác ngộ pháp bản thể.
Chi pháp:
a) Tâm: 8 thiện dục giới, 5 thiện sắc giới, 4 thiện vô sắc giới và 4 hoặc 20 tâm đạo. b) Sở hữu tâm: 13 tợ tha và tịnh hảo.

Chia như câu: Tất cả pháp thiện.

 

32. Nhị đề Chỉ quán – Samathavipassanāduka… hàm… hữu dư…

Câu 1: Samatho ca atthi (tất cả pháp thành chỉ quán (đối trị bất thiện êm đềm)) là sở hữu nhất hành, khi thành chánh định.

Hay Samatho ca - chỉ tịnh là pháp chú tâm vào duy nhất một đề mục, vừa đối trị pháp cái vừa làm an tịnh cho tâm. Pháp thực tính là sở hữu nhứt hành (ekaggatā).

  • 1 uẩn là hành uẩn;
  • 1 xứ là pháp xứ;
  • 1 giới là pháp giới (đều là pháp thực tính sở hữu nhất hành).
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là sở hữu nhất hành hiệp với tâm hiệp thế; 2 là đạo đế tức là sở hữu nhất hành hợp với tâm đạo.
  • Ngoại đế là sở hữu nhất hành hiệp với tâm quả siêu thế.

Câu 2: Vipassanā ca atthi (tất cả pháp thành pháp quán (nhận rõ vô thường, khổ não, vô ngã)) là sở hữu trí.

Vipassanāca hay Tuệ quán là pháp có khả năng quán chiếu thấy rõ lý vô thường, khổ não và vô ngã của các pháp hữu vi. pháp bản thể thực tính là sở hữu trí tuệ.

Chia như câu 2 trang 30.

 

33. Nhị đề Ấn chứng chỉ (triệu chứng tu chỉ) - Samathanimittaduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Samathanimittañca (tất cả pháp có ấn chứng chỉ thành nhân dữ chỉ sinh hậu) hay chơn pháp tịnh trước khi sanh làm nhân cho tịnh sau là sở hữu nhất hành thành chánh tịnh sanh trước.

Samathānimittañca - pháp tịnh trước sanh làm nhân cho tịnh sau (chánh định) sẽ sanh, cũng gọi là chỉ tịnh ấn chứng. Pháp bản thể thực tính là sở hữu định.

Chia như câu 1 trang 32.

Câu 2: Paggāhanimittañca (tất cả pháp do cần tiền sinh thành nhân dữ chỉ sinh hậu) hay chơn pháp tinh tấn khởi đầu làm nhân cho tinh tấn sau là sở hữu cần thành chánh tinh tấn sanh trước.

Paggāhanimittañca - cần tiền tướng là pháp tinh tấn sinh trước làm nhân, làm duyên cho chánh tinh tấn sẽ sinh, cũng gọi tinh cần ấn chứng. Pháp bản thể thực tính là sở hữu cần.

  • 1 uẩn là hành uẩn;
  • 1 xứ là pháp xứ;
  • 1 giới là pháp giới (Pháp thực tính đều là sở hữu cần hợp với tâm hiệp thế).
  • 2 đế: 1 là khổ đế tức là sở hữu cần hợp với tâm hiệp thế; 2 là đạo đế tức là sở hữu cần hợp với tâm đạo.
  • Ngoại đế là sở hữu cần hợp với tâm quả siêu thế.

 

34. Nhị đề Cần chiếu cố (tinh tấn)… chiết… hữu dư…

Câu 1: Paggāho ca (tất cả pháp thực tính thành ra chiếu cố) hay chơn pháp tinh tấn cai quản pháp tương ưng là sở hữu cần về sau (thành chánh tinh tấn).

Hay Paggāho ca - tinh cần là pháp có là pháp có sức mạnh của tinh tấn để điều hành các pháp tương ưng. Pháp bản thể thực tính là sở cần trở thành chánh tinh tấn.

Chia như câu 2 trang 33.

Câu 2: Avikkhepo ca (tất cả pháp thực tính thành vô phóng dật) hay chơn pháp giúp tâm không tán loạn là sở hữu nhất hành thành chánh tịnh.

Hay Avikkhepo ca – vô phóng dật là pháp có mãnh lực qui tụ các pháp tương ưng trên một đối tượng không bị loạn động. Pháp bản thể thực tính là sở hữu nhất hành trở thành chánh định.

Chia như câu 1 trang 33.

 

35. Nhị đề Giới điêu tàn - Sīlavipattiduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Sīlavipatti ca (tất cả pháp thực tính thành giới điêu tàn (phá giới)) là: 12 tâm bất thiện, 27 sở hữu hợp.

Sīlavipattica - Giới suy vong là những pháp làm cho hư hỏng giới Hạnh. pháp bản thể: a) Tâm: 8 tham, 2 sân và 2 si. b) Sở hữu tâm: 13 tợ tha và 14 bất thiện.

Chia như câu: Tất cả pháp bất thiện.

Câu 2: Diṭṭhivipatti ca (tất cả pháp thực tính thành kiến điêu tàn (phá chánh kiến)) là sở hữu tà kiến.

Diṭṭhivipattica - Kiến suy vong là pháp làm cho hư hỏng chánh kiến. Pháp bản thể thực tính là sở hữu tà kiến .

Chia như câu: Tất cả pháp khinh thị.

 

36. Nhị đề Mãn túc giới - Sīlasampadāduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Sīlasampadā ca (tất cả pháp thực tính làm cho mãn túc giới) là: Đại thiện, đại tố và 38 sở hữu hợp.

Hay Sīlasampadāca - Giới tăng thượng là những pháp làm cho giới hạnh thành tựu viên mãn.

  • 4 uẩn: 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo. 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo. 3 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo (trừ thọ, tưởng). 4 là thức uẩn tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo.
  • 2 xứ: 1 là ý xứ tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo. 2 là pháp xứ tức là 38 sở hữu hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo.
  • 2 giới1 là ý thức giới tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo. 2 là pháp giới tức là 38 sở hữu hợp với tâm đổng lực dục giới tịnh hảo.
  • 1 đế: Khổ đế tức là tâm đổng lực dục giới tịnh hảo và 38 sở hữu hợp.

Câu 2: Diṭṭhisampadā ca (tất cả pháp thực tính làm cho mãn túc kiến) là: Sở hữu trí tức là chánh kiến.

Hay Diṭṭhisampadāca - Kiến tăng thượng là pháp làm cho thành tựu chánh kiến.

Chia như câu 2 trang 30.

 

37. Nhị đề Giới tịnh - Sīlavisuddhiduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Sīlavisuddhi ca (tất cả pháp thực tính làm cho giới tịnh (trong sạch)) là pháp siêu thế và 36 sở hữu hợp.

Tịnh giới là những pháp làm cho tứ Thanh tịnh Giới được tròn đủ không bị khuyết phạm. Pháp bản thể: a) Tâm siêu thế. b) Sở hữu tâm: 13 tợ tha và 23 tịnh hảo (trừ vô lượng phần).

  • 4 uẩn1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm siêu thế. 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm siêu thế. 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ thọ, tưởng). 4 là thức uẩn tức là tâm siêu thế.
  • 2 xứ1 là ý xứ tức là tâm siêu thế. 2 là pháp xứ tức là 36 sở hữu hữu hợp với tâm siêu thế.
  • 2 giới1 là ý thức giới tức là tâm siêu thế. 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế.
  • 1 đế: Là Đạo đế là bát chi đạo hợp với tâm đạo.
  • Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Câu 2: Diṭṭhivisuddhi ca (tất cả pháp thực tính làm cho kiến tịnh) là sở hữu trí tuệ đến tuệ quán.

Tịnh kiến là pháp làm cho tuệ quán thanh tịnh được sinh khởi chiếu phá mọi kiến trược, kiến chấp. Pháp bản thể thực tính là sở hữu trí trong khi tu quán.

Chia như câu 2 trang 30.

 

38. Nhị đề Tịnh kiến đặc biệt (chơn tịnh kiến) - Diṭṭhivisuddhiduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Diṭṭhivisuddhi kho pana (tất cả pháp thực tính thành người kiến tịnh) là sở hữu trí thành tuệ quán.

Hay Diṭṭhivisuddhi kho pana - kiến tịnh kiên cố là pháp làm cho tuệ quán vững chắc. Pháp bản thể thực tính là sở hữu trí (pháp thực tính giống như câu 2 đề thanh tịnh).

Chia như câu 2 trang 30.

Câu 2: Yathādiṭṭhissa ca padhānaṃ (tất cả pháp thực tính thích hợp với kiến tịnh) hay chơn pháp cần hợp với tịnh kiến tuệ là: Sở hữu cần câu sanh với tuệ hiệp đại thiện tương ưng, đại tố tương ưng và tâm siêu thế.

Hay Yathādiṭṭhissa kho pana - tinh tấn của thanh tịnh là pháp làm cho cố gắng thêm lên do mãnh lực của trí tuệ trong sạch. Pháp bản thể thực tính là sở hữu cần.

Chia như câu 2 trang 33.

39. Nhị đề Căn bản bi điệu (chơn thê thảm) Saṃvejanīyaṭhānaduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Saṃvego ca saṃvejanīyesu ṭhānesu (tất cả pháp thực tính làm căn bản giúp cho tâm thê thảm) hay chơn pháp thê thảm do tứ khổ là sở hữu trí hiệp đại thiện, sanh trong khi chán tứ khổ.

Hay Saṃvegoca saṃvejaniyesu thānesuhay - tứ khổ năng duyên khổ quán là pháp làm cho phát sanh trí tuệ chán nản ngũ uẩn khi quán sát về sự sanh, già, đau, chết. Pháp bản thể thực tính là sở hữu trí Tuệ hiệp trong tâm thiện dục giới lúc tu (pháp thực tính giống như câu II đề thanh tịnh)

Chia như câu 2 trang 30.

Câu 2: Saṃviggassa ca yoniso padhānaṃ (tất cả pháp thực tính siêng năng suy xét bát thê thảm) hay chơn pháp cần tác ý khéo bằng cách chán tứ khổ là sở hữu cần thành chánh tinh tấn hiệp tâm thiện và tâm quả siêu thế.

Hay Saṃviggassaca yoniso padhānaṃ - tinh tấn thiện xảo năng quán là pháp khéo chuyên cần quán sự khổ cho phát sanh trí tuệ nhàm chán các pháp hữu vi. Pháp bản thể thực tính là sở hữu cần hiệp với tâm thiện trong lúc quán tứ khổ và trở thành chánh tinh tấn trong tâm siêu thế.

Chia như câu 2 trang 33.

 

40. Nhị đề Vô bảo thiện Asantuṭṭhikusaladhammaduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Asantuṭṭhitā ca kusalesu dhammesu (tất cả pháp thực tính thành người không biết no với pháp thiện) là pháp thiện.

Hay Asantu hatāca kusalesu dhammesu - bất tri túc thiện là những pháp làm cho thành người tri túc với bốn món vật dụng nhưng không tri túc trong pháp thiện (Như Ngài Sāriputta là vị tướng quân chánh Pháp, thông hiểu giáo pháp, thế mà có những vị Sư trẻ tuổi thuyết pháp. Ngài vẫn đến ngồi nghe!). Pháp bản thể: a) Tâm: 8 thiện dục giới, 5 thiện sắc giới, 4 thiện vô sắc giới và 4 hoặc 20 thiện siêu thế. b) Sở hữu tâm: 13 tợ tha và 25 tịnh hảo.

Chia như câu: Tất cả pháp thiện.

Câu 2: Appativānitā ca padhānasmim (tất cả pháp thực tính thành người tinh tấn không lui sụt tu tiến) tiến hóa thiện hay tu chỉ quán tức là sở hữu cần hiệp tâm thiện thành chánh tinh tấn.

Hay Appativānitāca padhāna smim - bất thối tinh tấn là pháp không lui sụt trong việc tu hành. Pháp bản thể thực tính là sở hữu cần hiệp trong các tâm thiện và trở thành chánh tinh tấn.

Chia như câu 2 trang 33.

 

41. Nhị đề Minh - Vijjāduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Vijjā ca (tất cả pháp thực tính gọi là minh) hay chơn pháp trừ si tuyệt và làm cho chơn pháp hiện là sở hữu trí là túc mạng thông, sanh tử thông và lậu tận thông.

hay Vijjā ca - minh là pháp làm tỏ ngộ chơn lý, quán triệt vạn pháp, dứt tuyệt vô minh. Pháp bản thể thực tính là sở hữu trí trong các tâm diệu trí (abhiññā) như túc mạng thông, tứ đạt thông và lậu tận thông (pháp thực tính giống như câu II đề thanh tịnh).

Chia như câu 2 trang 30.

Câu 2: Vimutti ca (tất cả pháp thực tính gọi là yểm) hay chơn pháp giải thoát pháp cái (hay phiền não) là tâm đổng lực đáo đại, 35 sở hữu hợp và Níp-bàn.

Hay Vimutti ca - giải thoát là pháp làm cho thoát ly pháp cái (nīvarana). Pháp bản thể: a) Tâm: 5 thiện sắc giới, 5 tố sắc giới, 4 thiện và 4 tố vô sắc giới. b) Sở hữu tâm: 13 tợ tha, 19 tịnh hảo biến hành, 2 vô lượng phần và trí tuệ. c) Níp-bàn.

  • 4 uẩn1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm đổng lực đáo đại. 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm đổng lực đáo đại. 3 là hành uẩn tức là 33 sở hữu hợp với tâm đổng lực đáo đại (trừ thọ, tưởng). 4 là thức uẩn tức là tâm đổng lực đáo đại.
  • Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.
  • 2 xứ1 là ý xứ tức là tâm đổng lực đáo đại. 2 là pháp xứ tức là Níp-bàn và 35 sở hữu hợp với tâm đổng lực đáo đại.
  • 2 giới1 là ý thức giới tức là tâm đổng lực đáo đại. 2 là pháp giới tức là Níp-bàn và 35 sở hữu hợp với tâm đổng lực đáo đại.
  • 2 đế1 là khổ đế tức là tâm đổng lực đáo đại và 35 sở hữu hợp. 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

 

42. Nhị đề tuyệt (hay đoạn trừ) phiền não - Khayeñāṇaduka… chiết… hữu dư…

Câu 1: Khaye ñāṇaṃ atthi (tất cả pháp thực tính đoạn trừ phiền não)[240] là tuệ hiệp 4 đạo.

  • 1 uẩn là hành uẩn;
  • 1 xứ là pháp xứ;
  • 1 giới là pháp giới;
  • 1 đế là đạo đế (Pháp thực tính là sở hữu trí hợp với tâm đạo).

Câu 2: Anuppāde ñāṇaṃ. (tất cả pháp thực tính làm tuệ hợp với Thánh quả (tuệ tùng sinh trong quả) cho đến tột bực đều không cho phiền não tái tục do 4 đạo đã đoạn trừ) là trí hiệp 4 quả siêu thế.

Hay Khaye ñāṇaṃ - diệt trí (tuệ) là pháp đang dứt trừ phiền não nhứt là vô minh. Pháp bản thể thực tính là sở hữu trí tuệ hiệp trong 4 hoặc 20 tâm đạo.

  • 1 uẩn là hành uẩn.
  • 1 xứ là pháp xứ.                
  • 1 giới là pháp giới (pháp thực tính đều là sở hữu trí hợp với tâm quả siêu thế).
  • Ngoại đế.

Dứt phần thêm Pāḷi và chia tập 18.