BUDDHASĀSANA THERAVĀDA

VÔ TỶ PHÁP

(ABHIDHAMMA)

BẢN GIẢI

SIÊU LÝ TIỂU HỌC 

SIÊU LÝ HIỆP ĐỒNG

(PARAMAṬṬHASAṄGAHA)

(SIÊU CÁCH YẾU HIỆP)

SƠ ĐẲNG – TRỌN BỘ 

CẢO BẢN

~~~~~~~~

Sư cả Tịnh Sự - Mahāthero Santakicco

Nguyên Cố vấn I, kiêm trưởng ban phiên dịch

Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy (Theravāda) - Việt Nam

 

Việt dịch từ bản tiếng Thái Lan sang tiếng Việt

Phật lịch 2517 - Dương lịch 1973

---------------------

Arahaṃ sammāsambuddho bhagavā Buddhaṃ Bhagavantaṃ abhivādemi.

Svākkhato Bhagavatā dhammo dhammaṃ namassami.

Suppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṅgho sanghaṃ namāmi.

~~~~~~~~

LỜI TỰA

Tại Thái Lan, vào những thập niên 60, Abhidhamma được giảng dạy theo 3 cấp học là tiểu học, trung học và cao học. Saddhammajotikathero là giáo thọ sư người Miến. Ngài được thỉnh sang Thái để giảng dạy bộ môn Abhidhamma. Trong quá trình giảng dạy, Trưởng lão Sương Minh (Saddhammajotikathero) đã biên soạn Bản giải Siêu lý bằng tiếng Thái nhằm phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn Vô tỷ pháp tại Thái Lan.

Trong những năm HT Tịnh Sự (Mahāthero Santakicco) du học tại Thái, ngài đã thọ giáo những cấp học này. Khi đã hoàn tất việc tu học nơi xứ người, ngài trở về Việt Nam. Trưởng lão Tịnh Sự đã đem rất nhiều tài liệu quý về nước và chuyên tâm nghiêm cứu về môn học Abhidhamma này. Ngài đã lần lượt chuyển ngữ những bản tài liệu ấy sang tiếng Việt. Trong quá trình chuyển ngữ, Ngài đã dựa theo Bản giải Siêu lý tiếng Thái Lan, bản Diệu Pháp lý hợp (Abhidhammatthasaṅgaha), Kho tàng Pháp học của Thái Lan, Diệu Pháp trác tri (Abhidhammāvatāra), Siêu lý từ giải (Paramaṭṭhadīpanītīkā), Thanh tịnh đạo (Visuddhimaggo), chú giải bộ Pháp tụ (Atthasālinī) v.v… để hình thành những Bản giải Siêu lý Tiểu học, Trung học, Cao học và giảng dạy lại cho Tăng ni, Phật tử theo học tại Việt Nam. Tháng 6 năm 1973 (Pl. 2517), bản giải Siêu lý tiểu học này được hoàn thành.

Bản giải Siêu lý tiểu học gồm các phần học sơ đẳng. Nói là các phần học sơ đẳng vì phần học này trang bị kiến thức ban đầu cần phải có trước khi đi chuyên vào nghiên cứu các quyển Chánh tạng Abhidhamma. Phần đầu của bản giải là những phần học để có kiến thức căn bản làm nền tảng; phần sau là phần giải những mẫu đề tam, nhị đề, nhị đề kinh trong bộ Pháp tụ thuộc bộ thứ nhất trong 7 bộ Chánh tạng Abhidhamma.

Chúng tôi được biết, trong khoảng những thập niên 70, việc in ấn khó khăn nên những bản dịch chỉ được thể hiện ở những tập đánh máy, quay roneo đơn giản. Bản giải Siêu lý nguyên bản tiếng Thái được thể hiện ở dạng những tập mỏng chứ không được in ấn thành quyển. Sau khi được HT Tịnh Sự chuyển ngữ, bản tiếng Việt được quay roneo nên số lượng lưu hành không được nhiều. Trải qua 39 năm, nay, chúng tôi là những bậc hậu bối được tiếp cận tập bản giải này và phát tâm xuất bản những Bản giải Siêu lý Tiểu học, Trung học, Cao học, nhằm gìn giữ lại những tài liệu quý báu của những bậc Tiền bối và để làm tài liệu nghiên cứu cho Tăng, Ni, Phật tử.

Với những tập Bản giải Siêu lý được phát hành, chúng tôi cầu nguyện cho Phật Pháp được trường tồn. Cầu mong cho chúng sanh mau hết khổ, được thọ hưởng cuộc sống an lạc, được quả báu làm trời-người để tiếp cận Chánh Pháp và hưởng được quả vị giải thoát.

Tổ đình Bửu Quang, Thủ Đức.

Mùa an cư 2556 (tháng 10 năm 2012).

TM. Ban Ấn tống.

TN. Quang Kiến.

~~~~~~~~

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

TỪ NGỮ HỌC SIÊU LÝ PĀḶI - VIỆT

215 THEO BẢNG SỐ (sửa bảng danh theo đây)

1. Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ hỷ hợp tà không trợ.

2. Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ hỷ hợp tà có trợ.

3. Somanassasahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ hỷ ly tà không trợ

4. Somanassasahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ hỷ ly tà có trợ.

5. Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ xả hợp tà không trợ.

6. Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ xả hợp tà có trợ.

7. Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ xả ly tà không trợ.

8. Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ xả ly tà có trợ.

9. Domanassasahagataṃ paṭighasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ ưu hợp phẫn không trợ.

10. Domanassasahagataṃ paṭighasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ ưu hợp phẫn có trợ.

11. Upekkhāsahagataṃ vicikicchāsampayuttaṃ: thọ xả hợp hoài nghi.

12. Upekkhāsahagataṃ uddhaccasampayuttaṃ: thọ xả hợp phóng dật.

13. Upekkhāsahagataṃ cakhuviññāṇaṃ: nhãn thức thọ xả.

14. Upekkhāsahagataṃ sotaviññāṇaṃ: nhĩ thức thọ xả.

15. Upekkhāsahagataṃ ghānaviññāṇaṃ: tỷ thức thọ xả.

16. Upekkhāsahagataṃ jivhāviññāṇaṃ: thiệt thức thọ xả.

17. Dukkhasahagataṃ kāyaviññāṇaṃ: thân thức thọ khổ.

18. Upekkhāsahagataṃ sampaṭicchanacittaṃ: tâm tiếp thâu thọ xả.

19. Upekkhāsahagataṃ santīraṇacittaṃ: tâm quán sát thọ xả.

20. Upekkhāsahagataṃ cakhuviññāṇaṃ: nhãn thức thọ xả.

21. Upekkhāsahagataṃ sotaviññāṇaṃ: nhĩ thức thọ xả.

22. Upekkhāsahagataṃ ghānaviññāṇaṃ: tỷ thức thọ xả.

23. Upekkhāsahagataṃ jivhāviññāṇaṃ: thiệt thức thọ xả.

24. Sukkhāsahagataṃ kāyaviññāṇaṃ: thân thức thọ lạc.

25. Upekkhāsahagataṃ sampaṭicchanacittaṃ: tâm tiếp thâu thọ xả.

26. Upekkhāsahagataṃ santīranacittaṃ: tâm quán sát thọ xả.

27. Somanassasahagataṃ santīranacittaṃ: tâm quán sát thọ hỷ.

28. Upekkhāsahagataṃ pañcadvārāvajjanacittaṃ: tâm khán ngũ môn thọ xả.

29. Upekkhāsahagataṃ manodvāravajjanacittaṃ: tâm khán ý môn thọ xả.

30. Somanassasahagataṃ hasiyuppādacittaṃ: tâm sinh tiếu thọ hỷ.

31. Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ hỷ hợp trí không trợ.

32. Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ hỷ hợp trí có trợ.

33. Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ hỷ ly trí không trợ.

34. Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ hỷ ly trí có trợ.

35. Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ xả hợp trí không trợ.

36. Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ xả hợp trí có trợ.

37. Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ xả ly trí không trợ.

38. Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ xả ly trí có trợ.

39. Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ hỷ hợp trí không trợ.

40. Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ hỷ hợp trí có trợ.

41. Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ hỷ ly trí không trợ.

42. Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ hỷ ly trí có trợ.

43. Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ xả hợp trí không trợ.

44. Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ xả hợp trí có trợ.

45. Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ xả ly trí không trợ.

46. Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ xả ly trí có trợ.

47. Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ hỷ hợp trí không trợ.

48. Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ hỷ hợp trí có trợ.

49. Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ hỷ ly trí không trợ.

50. Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ hỷ ly trí có trợ.

51. Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ xả hợp trí không trợ.

52. Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ xả hợp trí có trợ.

53. Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ xả ly trí không trợ.

54. Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ xả ly trí có trợ.

55. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ pathamajjhāna kusalacittaṃ: tâm thiện sơ thiền đồng sanh với tầm, tứ, hỷ, lạc, định.

56. Vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ dutiyajjhāna kusalacittaṃ: tâm thiện nhị thiền đồng sanh tứ, hỷ, lạc và định.

57. Pīti sukha ekaggatā sahitaṃ tatiyajjhāna kusalacittaṃ: tâm thiện tam thiền đồng sanh hỷ, lạc và định.

58. Sukha ekaggatā sahitaṃ catutthajjhāna kusalacittaṃ: tâm thiện tứ thiền đồng sanh lạc và định.

59. Upekkhā ekaggatā sahitaṃ pañcamajjhāna kusalacittaṃ: tâm thiện ngũ thiền đồng sanh xả và định.

60. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ pathamajjhāna vipākacittaṃ: tâm quả sơ thiền đồng sanh tầm, tứ, hỷ, lạc và định.

61. Vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ dutiyajjhāna vipākacittaṃ: tâm quả nhị thiền đồng sanh tứ, hỷ, lạc và định.

62. Pīti sukha ekaggatā sahitaṃ tatiyajjhāna vipākacittaṃ: tâm quả tam thiền đồng sanh hỷ, lạc và định.

63. Sukha ekaggatā sahitaṃ catutthajjhāna vipākacittaṃ: tâm quả tứ thiền đồng sanh lạc và định.

64. Upekkhā ekaggatā sahitaṃ pañcamajjhāna vipākacittaṃ: tâm quả ngũ thiền đồng sanh xả và định.

65. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ pathamajjhāna kirīyacittaṃ: tâm hạnh[1] sơ thiền đồng sanh tầm, tứ, hỷ, lạc và định.

66. Vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ dutiyajjhāna kirīyacittaṃ: tâm hạnh nhị thiền đồng sanh tứ, hỷ, lạc và định.

67. Pīti sukha ekaggatā sahitaṃ tatiyajjhāna kirīyacittaṃ: tâm hạnh tam thiền đồng sanh hỷ, lạc và định.

68. Sukha ekaggatā sahitaṃ catutthajjhāna kirīyacittaṃ: tâm hạnh tứ thiền đồng sanh lạc và định.

69. Upekkhā ekaggatā sahitaṃ pañcamajjhāna kirīyacittaṃ: tâm hạnh ngũ thiền đồng sanh xả và định.

70. Upekkhāekaggatā sahitaṃ ākāsānañcāyatana kusalacittaṃ: tâm thiện không vô biên đồng sanh xả và định.

71. Upekkhāekaggatā sahitaṃ viññāṇañcāyatana kusalacittaṃ: tâm thiện thức vô biên đồng sanh xả và định.

72. Upekkhāekaggatā sahitaṃ ākiñcaññāyatana kusalacittaṃ: tâm thiện vô sở hữu đồng sanh xả và định.

73. Upekkhāekaggatā sahitaṃ nevasaññāsaññāyatana kusalacittaṃ: tâm thiện phi tưởng phi phi tưởng đồng sanh xả và định.

74. Upekkhāekaggatā sahitaṃ ākāsānañcāyatana vipakacittaṃ: tâm quả không vô biên đồng sanh xả và định.

75. Upekkhāekaggatā sahitaṃ viññāṇañcāyatana vipakacittaṃ: tâm quả thức vô biên đồng sanh xả và định.

76. Upekkhāekaggatā sahitaṃ ākiñcaññāyatana vipakacittaṃ: tâm quả vô sở hữu đồng sanh xả và định.

77. Upekkhāekaggatā sahitaṃ nevasaññāsaññāyatana vipakacittaṃ: tâm quả phi tưởng phi phi tưởng đồng sanh xả và định.

78. Upekkhāekaggatā sahitaṃ ākāsānañcāyatana kirīyacittaṃ: tâm hạnh không vô biên đồng sanh xả và định.

79. Upekkhāekaggatā sahitaṃ viññāṇañcāyatana kirīyacittaṃ: tâm hạnh thức vô biên đồng sanh xả và định.

80. Upekkhāekaggatā sahitaṃ ākiñcaññāyatana kirīyacittaṃ: tâm hạnh vô sở hữu đồng sanh xả và định.

81. Upekkhāekaggatā sahitaṃ nevasaññāsaññāyatana kirīyacittaṃ: tâm hạnh phi tưởng phi phi tưởng đồng sanh xả và định.

82. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ pathamajjhāna sotāpattimaggacittaṃ: tâm đạo thất lai sơ thiền đồng sanh tầm, tứ, hỷ, lạc và định.

83. Vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ dutiyajjhāna sotāpattimaggacittaṃ: tâm đạo thất lai nhị thiền đồng sanh tứ, hỷ, lạc và định.

84. Pīti sukha ekaggatā sahitaṃ tatiyajjhāna sotāpattimaggacittaṃ: tâm đạo thất lai tam thiền đồng sanh hỷ, lạc và định.

85. Sukha ekaggatā sahitaṃ catutthajjhāna sotāpattimaggacittaṃ: tâm đạo thất lai tứ thiền đồng sanh với lạc và định.

86. Upekkhā ekaggatā sahitaṃ pañcamajjhāna sotāpattimaggacittaṃ: tâm đạo thất lai ngũ thiền đồng sanh xả và định.

87. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ pathamajjhāna sakadāgāmimaggacittaṃ: tâm đạo nhứt lai sơ thiền đồng sanh tầm, tứ, hỷ, lạc và định.

88. Vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ dutiyajjhāna sakadāgāmimaggacittaṃ: tâm đạo nhứt lai nhị thiền đồng sanh tứ, hỷ, lạc và định.

89. Pīti sukha ekaggatā sahitaṃ tatiyajjhāna sakadāgāmimaggacittaṃ: tâm đạo nhứt lai tam thiền đồng sanh hỷ, lạc và định.

90. Sukha ekaggatā sahitaṃ catutthajjhāna sakadāgāmimaggacittaṃ: tâm đạo nhứt lai tứ thiền đồng sanh lạc và định.

91. Upekkhā ekaggatā sahitaṃ pañcamajjhāna sakadāgāmimaggacittaṃ: tâm đạo nhứt lai ngũ thiền đồng sanh xả và định.

92. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ pathamajjhāna anāgāmimaggacittaṃ: tâm đạo bất lai sơ thiền đồng sanh tầm, tứ, hỷ, lạc và định.

93. Vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ dutiyajjhāna anāgāmimaggacittaṃ: tâm đạo bất lai nhị thiền đồng sanh tứ, hỷ, lạc và định.

94. Pīti sukha ekaggatā sahitaṃ tatiyajjhāna anāgāmimaggacittaṃ: tâm đạo bất lai tam thiền đồng sanh hỷ, lạc và định.

95. Sukha ekaggatā sahitaṃ catutthajjhāna anāgāmimaggacittaṃ: tâm đạo bất lai tứ thiền đồng sanh lạc và định.

96. Upekkhā ekaggatā sahitaṃ pañcamajjhāna anāgāmimaggacittaṃ: tâm đạo bất lai ngũ thiền đồng sanh xả và định.

97. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ pathamajjhāna arahattamaggacittaṃ: tâm đạo vô sanh sơ thiền đồng sanh tầm, tứ, hỷ, lạc và định.

98. Vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ dutiyajjhāna arahattamaggacittaṃ: tâm đạo vô sanh nhị thiền đồng sanh tứ, hỷ, lạc và định.

99. Pīti sukha ekaggatā sahitaṃ tatiyajjhāna arahattamaggacittaṃ: tâm đạo vô sanh tam thiền đồng sanh hỷ, lạc và định.

100. Sukha ekaggatā sahitaṃ catutthajjhāna arahattamaggacittaṃ: tâm đạo vô sanh tứ thiền đồng sanh lạc và định.

101. Upekkhā ekaggatā sahitaṃ pañcamajjhāna arahattamaggacittaṃ: tâm đạo vô sanh ngũ thiền đồng sanh xả và định.

102. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ pathamajjhāna sotāpattiphalacittaṃ: tâm quả thất lai sơ thiền đồng sanh tầm, tứ, hỷ, lạc và định.

103. Vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ dutiyajjhāna sotāpattiphalacittaṃ: tâm quả thất lai nhị thiền đồng sanh tứ, hỷ, lạc và định.

104. Pīti sukha ekaggatā sahitaṃ tatiyajjhāna sotāpattiphalacittaṃ: tâm quả thất lai tam thiền đồng sanh hỷ, lạc và định.

105. Sukha ekaggatā sahitaṃ catutthajjhāna sotāpattiphalacittaṃ: tâm quả thất lai tứ thiền đồng sanh lạc và định.

106. Upekkhā ekaggatā sahitaṃ pañcamajjhāna sotāpattiphalacittaṃ: tâm quả thất lai ngũ thiền đồng sanh xả và định.

107. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ pathamajjhāna sakadāgāmiphalacittaṃ: tâm quả nhứt lai sơ thiền đồng sanh tầm, tứ, hỷ, lạc và định.

108. Vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ dutiyajjhāna sakadāgāmiphalacittaṃ: tâm quả nhứt lai nhị thiền đồng sanh tứ, hỷ, lạc và định.

109. Pīti sukha ekaggatā sahitaṃ tatiyajjhāna sakadāgāmiphalacittaṃ: tâm quả nhứt lai tam thiền đồng sanh hỷ, lạc và định.

110. Sukha ekaggatā sahitaṃ catutthajjhāna sakadāgāmiphalacittaṃ: tâm quả nhứt lai tứ thiền đồng sanh lạc và định.

111. Upekkhā ekaggatā sahitaṃ pañcamajjhāna sakadāgāmiphalacittaṃ: tâm quả nhứt lai ngũ thiền đồng sanh xả và định.

112. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ pathamajjhāna anāgāmiphalacittaṃ: tâm quả bất lai sơ thiền đồng sanh tầm tứ hỷ lạc và định.

113. Vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ dutiyajjhāna anāgāmiphalacittaṃ: tâm quả bất lai nhị thiền đồng sanh tứ, hỷ, lạc và định.

114. Pīti sukha ekaggatā sahitaṃ tatiyajjhāna anāgāmiphalacittaṃ: tâm quả bất lai tam thiền đồng sanh hỷ, lạc và định.

115. Sukha ekaggatā sahitaṃ catutthajjhāna anāgāmiphalacittaṃ: tâm quả bất lai tứ thiền đồng sanh với lạc và định.

116. Upekkhā ekaggatā sahitaṃ pañcamajjhāna anāgāmiphalacittaṃ: tâm quả bất lai ngũ thiền đồng sanh với xả và định.

117. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ pathamajjhāna arahattaphalacittaṃ: tâm quả vô sanh sơ thiền đồng sanh với tầm, tứ, hỷ, lạc và định.

118. Vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ dutiyajjhāna arahattaphalacittaṃ: tâm quả vô sanh nhị thiền đồng sanh với tứ, hỷ, lạc và định.

119. Pīti sukha ekaggatā sahitaṃ tatiyajjhāna arahattaphalacittaṃ: tâm quả vô sanh tam thiền đồng sanh với hỷ, lạc và định.

120. Sukha ekaggatā sahitaṃ catutthajjhāna arahattaphalacittaṃ: tâm quả vô sanh tứ thiền đồng sanh với lạc và định.

121. Upekkhā ekaggatā sahitaṃ pañcamajjhāna arahattaphalacittaṃ: tâm quả vô sanh ngũ thiền đồng sanh với xả và định.

122. Phassa: xúc.

123. Vedanā: thọ.

124. Saññā: tưởng.

125. Cetanā: tư.

126. Ekaggatā: định.[2]

127. Jīvitindrīya: mạng quyền.

128. Manasikāra: tác ý.

129. Vitakka: tầm.

130. Vicāra: tứ.

131. Adhimokkha: thắng giải.

132. Viriya: cần.

133. Pīti: hỷ.

134. Chanda: dục.

135. Moha: si.

136. Ahirika: vô tàm.

137. Anottapa: vô úy.

138. Uddhacca: phóng dật.[3]

139. Lobha: tham.

140. Diṭṭhi: tà kiến.

141. Māna: ngã mạn.

142. Dosa: sân.

143. Issā: tật.

144. Macchāriya: lận.

145. Kukkucca: hối.

146. Thīna: hôn trầm.

147. Midda: thùy miên.

148. Vicikicchā: hoài nghi.

149. Saddhā: tín.

150. Sati: niệm.

151. Hiri: tàm.

152. Ottapa: úy.

153. Alobha: vô tham.

154. Adosa: vô sân.

155. Tattaramajjhattatā: hành xả[4].

156. Kāyapassaddhi: tịnh thân.

157. Cittapassaddhi: tịnh tâm.

158. Kāyalahutā: khinh thân.

159. Cittalahutā: khinh tâm.

160. Kāyamudutā: nhu thân.

161. Cittamudutā: nhu tâm.

162. Kāyakammaññatā: thuần thân.

163. Cittakammaññatā: thuần tâm.

164. Kāyapaguññatā: thích thân.

165. Cittapaguññatā: thích tâm.

166. Kāyujukatā: chánh thân.

167. Cittujukatā: chánh tâm.

168. Sammā vācā: chánh ngữ.

169. Sammā kammantā: chánh nghiệp.

170. Sammā ājīva: chánh mạng.

171. Karunā: bi.

172. Muditā: tùy hỷ.

173. Paññindrīya: tuệ quyền (trí).

174. Paṭhavī: đất.

175. Āpo: nước

176. Tejo: lửa.

177. Vāyo: gió.

178. Cakkhupasāda: thần kinh[5] nhãn.

179. Sotapasāda: thần kinh nhĩ.

180. Ghānapasāda: thần kinh tỷ.

181. Jīvhāpasāda: thần kinh thiệt.

182. Kāyapasāda: thần kinh thân.

183. Rūpārammaṇa: cảnh sắc.

184. Saddārammaṇa: cảnh thinh .

185. Gandhārammaṇa: cảnh khí.

186. Rasārammaṇa: cảnh vị.

187. Iṭṭhībhāva: trạng thái nữ.[6]

188. Purisabhāva: trạng thái nam.

189. Hadayarūpa: sắc tim.[7]

190. Jīvitarūpa: sắc mạng.

191. Āhārarūpa: sắc vật thực.

192. Paricchedarūpa: sắc hư không.[8]

193. Āyaviññatti: thân tiêu biểu.[9]

194. Vacīviññatti: khẩu tiêu biểu.

195. Lahutārūpa: sắc nhẹ.

196. Mudatārūpa: sắc mềm.

197. Kammaññatārūpa: sắc vừa làm việc[10].

198. Upacayarūpa: sắc sinh.[11]

199. Santatirūpa: sắc tiến.

200. Jaratārūpa: sắc dị (già).

201. Aniccatārūpa: sắc diệt.

202. Nibbāna: Níp-bàn.

203. Vijjamānapaññatti: danh siêu[12] chế định.

204. Avijjamānapaññatti: phi danh siêu chế định.

205. Vijjamānena avijjamānapaññatti: danh siêu phi danh siêu chế định.

206. Avijjamānena vijjamānapaññatti: phi danh siêu danh siêu chế định.

207. Vijjamānena vijjamānapaññatti: danh siêu danh siêu chế định.

208. Avijjamānena avijjamānapaññatti: phi danh siêu phi danh siêu chế định.

209. Santānapaññatti: hình thức chế định.

210. Samūhapaññatti: hiệp thành chế định.

211. Sattapaññatti: chúng sanh chế định.

212. Disāpaññatti: phương hướng chế định.

213. Kāla utupaññatti: thời tiết chế định.

214. Kūpagūhāpaññatti: huyệt ao chế định hay là ākāsapaññatti: hư không chế định.

215. Nimittapaññatti: tiêu biểu chế định.

Thêm t ng theo cách đc tp mt

216. Lobhamūlacitta: tâm tham.

217. Dosamūlacitta: tâm sân.

218. Mohamūlacitta: tâm si.

219. Ausalamūlacitta: tâm bất thiện.

220. Akusalavipākacitta: tâm quả bất thiện.

221. Kusala ahetuvipākacitta: tâm quả thiện vô nhơn.

222. Ahetukavipākacitta: tâm quả vô nhơn.

223. Ahetukakiriyācitta: tâm hạnh[13] vô nhơn.

224. Ahetukacitta: tâm vô nhơn.

225. Asobhaṇacitta: tâm vô tịnh hảo.

226. Mahākusalacitta: tâm đại thiện.

227. Mahāvipākacitta: tâm đại quả.

228. Mahākiriyācitta: tâm đại hạnh, đại hành, đại duy tác,…

229. Sobhaṇakāmāvacaracitta: tâm dục giới tịnh hảo.

230. Rūpāvacaracitta: tâm sắc giới.

231. Kāmavacaracitta: tâm dục giới.

232. Rūpāvacarakusalacitta: tâm thiện sắc giới.

233. Rūpāvacaravipākacitta: tâm quả sắc giới.

234. Rūpāvacarakiriyācitta: tâm hạnh sắc giới.

235. Arūpāvacarakusalacitta: tâm thiện vô sắc giới.

236. Arūpāvacaravipākacitta: tâm quả vô sắc giới.

237. Arūpāvacarakiriyācitta: tâm hạnh vô sắc giới.

238. Arūpāvacaracitta: tâm vô sắc giới.

239. Mahaggatācitta: tâm đáo đại.

240. Lokīyacitta: tâm hiệp thế.

241. Sotāpattimaggacitta: tâm đạo dự lưu (sơ đạo).

242. Sakadāgāmimaggacitta: tâm đạo nhứt lai (nhị đạo).

243. Anāgāmimaggacitta: tâm đạo bất lai (tam đạo).

244. Aharattamaggacitta: tâm đạo vô sanh (tứ đạo).

245. Maggacitta: tâm đạo.

246. Sotāpattiphalacitta: tâm quả thất lai (sơ quả).

247. Sakadāgāmiphalacitta: tâm quả nhứt lai (nhị quả).

248. Anagāmiphalacitta: tâm quả bất lai (tam quả).

249. Arahattaphalacitta: tâm quả vô sanh hay ứng cúng (tứ quả).

250. Lokuttaraphalacitta: tâm quả siêu thế.

251. Lokuttaracitta: tâm siêu thế.

252. Sabbacittapādhāraṇacetasika: sở hữu biến hành.

253. Pakiṇṇaka cetasika: sở hữu biệt cảnh.

254. Aññasamanā cetasika: sở hữu tợ tha.

255. Mocatukacetasika: sở hữu si phần.

256. Lotikacetasika: sở hữu tham phần.

257. Docatucetasika: sở hữu sân phần.

258. Dvitukacetasika: sở hữu hôn phần.

259. Akusalacetasika: sở hữu bất thiện.

260. Sobhaṇa sādhāranacetasika: sở hữu tịnh hảo biến hành.

261. Viratīcetasika: sở hữu giới phần.

262. Appamaññācetasika: sở hữu vô lượng phần.

263. Cetasika: sở hữu tâm.

264. Nāmadhamma: danh pháp (hữu vi).

265. Pasādarūpa: sắc thần kinh.

266. Gocararūpa (hay là visayarūpa): sắc cảnh giới.

267. Bhāvarūpa: sắc trạng thái.

268. Viññattirūpa: sắc tiêu biểu.

269. Vikārarūpa: sắc đặc biệt.

270. Lakkhaṇarūpa: sắc tứ tướng.

271. Upādāyarūpa: sắc y sinh.

272. Mahābhūtarūpa: sắc tứ đại minh.

273. Saṅkhatadhamma: pháp hữu vi.

274. Asaṅkhatadhamma: pháp vô vi.

275. Paramaṭṭha: siêu lý, siêu thế, siêu cách.

276. Saddāpaññatti (paññāpīyapaññatti): thinh danh chế định.

277. Aṭṭhapaññatti (paññāpanapaññatti): tướng nghĩa chế định.

278. Dhamma: pháp, phép.

279. Rogayaṭṭha: bệnh hoạn.

280. Asundaraṭṭha: không tốt đẹp.

281. Achakaṭṭha: không khôn khéo.

282. Savajjaṭṭha: có sai lỗi.

283. Dukkhavipākaṭṭha: để nghiệp tạo quả khổ.

284. Sampayuttahotu: nhơn tương ưng.

285. Maggasacca: đạo đế.

286. Manussa: nhơn loại.

287. Devadā: chư Thiên.

288. Lakkhaṇa: trạng thái.

289. Rasa: phận sự.

290. Paccupaṭṭhāna: sự thành tựu.

291. Padaṭṭhāna: nhơn cần thiết.

292. Paccanika: đối lập.

THÊM TỪ PALI VIỆT PHẦN CÁCH ĐỌC TẬP HAI

293. Bhūmi: cõi, địa.

294. Puthujana: phàm, phàm phu.

295. Pañcavedanā: ngũ thọ.

296. Dukkhavedanā: thọ khổ.

297. Sukhavedanā: thọ lạc.

298. Domanassavedanā: thọ ưu.

299. Somanassavedanā: thọ hỷ.

300. Upekkhāvedanā: thọ xả.

301. Sampayutta: tương ưng.

302. Jhānacitta: tâm thiền.

303. Vippayutta: bất tương ưng (bất hợp).

304. Asaṅkhārika (asaṅkhārikamekaṃ): vô trợ, không trợ.

305. Sasaṅkhārika (sasaṅkhārikamekaṃ): hữu trợ, có trợ.

306. Hetu: nhơn.

307. Abyākatā: vô ký.

308. Jāti: giống, loại, sanh,…

309. Ajhānacitta: tâm phi thiền.

310. Pathamajjhāna: sơ thiền.

311. Dutiyajjhāna: nhị thiền.

312. Tatiyajjhāna: tam thiền.

313. Catuthajjhāna: tứ thiền.

314. Pañcamajjhāna: ngũ thiền.

315. Cittabheda: chia tâm, phân tâm.

316. Paricheda: hợp đồng, hiệp đồng.

317. Aviparito: không biến đổi.

318. Avatthābhūmi: bị hạn định ranh (giới).

319. Kāma avatthābhūmi: bị hạn định sanh bằng dục.

320. Rūpa avatthābhūmi: bị hạn định sanh bằng sắc.

321. Arūpa avatthābhūmi: bị hạn định sanh bằng vô sắc.

322. Lokuttara avatthābhūmi: vượt khỏi hạn định sanh.

323. Jātibhedanaya: cách chia theo giống.

324. Bhūmibhedanaya: cách chia theo cõi.

325. Sobhaṇabhedanaya: cách chia theo tịnh hảo.

326. Lokabhedanaya: cách chia theo hiệp thế, siêu thế.

327. Hetubhedanaya: cách chia theo nhơn.

328. Jhānabhedanaya: cách chia theo thiền.

329. Vedanābhedanaya: cách chia theo thọ.

330. Sampayogabhedanaya: cách chia theo phối hợp (tương ưng).

331. Saṇkhārabhedanaya: chia theo trợ.

332. Nigama: kết luận.

333. Gāthā: kệ.

334. Diṭṭhi: kiến thức.

335. Micchādiṭṭhi: tà kiến.

336. Samādiṭṭhi: chánh kiến.

337. Mahā: đại.

Saṅkhayā: số

Eka là 1.

Dvi là 2.

Ti là 3.

Catu là 4.

Pañca là 5.

Cha là 6.

Satta là 7.

Aṭṭha là 8.

Nava là 9.

Dasa là 10.

Ekādasa là 11.

Dvādasa hay bārasa là 12.

Terasa là 13.

Catuddasa hay cuddasa là 14.

Pañcadasa hay paṇṇarasa là 15

Soḷasa là 16

Sattarasa là 17

Pañcadasa là 18.

Ekūnavīsati hay ūnavīsa là 19.

Vīsa hay vīsati là 20.

Ekavīsati là 21.

Dvāvīsati hay bāvīsati là 22.

Tevīsati là 23.

Catuvīsati là 24.

Pañcavīsati là 25.

~~~~~~~~

GIẢI TẬP GỒM PHÁP

~~~~~~~~

Giải trang 1

Gồm tức là nói chung nhiều pháp, hay kể nhiều pháp kêu lại một tên.

* Tâm là còn nói theo chữ Trung hoa giọng Việt, dịch ra Việt văn là “biết” tức là biết cảnh (những gì bị biết đều đặng kêu là cảnh).

* Tham là ham muốn, nhiễm đắm, chấp cứng, gặp lục trần như đá nam châm đụng sắt.

Tâm tham là những tâm có sở hữu tham làm rễ (căn). Mà chỉ gọi tâm tham là đủ lý. Vì không có tâm tham nào mà không có sở hữu tham làm căn và không có sở hữu tham nào chẳng phải căn tham hay nhơn tham (trừ ra chỉ mượn dùng theo chỗ khác).

Hoặc có người cho là dịch thiếu, nên chúng tôi xin đem thí dụ như người muốn uống sữa, đến tiệm nước sẵn có sữa hộp toàn sữa bò, nhưng người khách chỉ kêu một ly sữa mà khỏi phải nói cho tôi một ly sữa bò hoặc kể khuấy bằng nước sôi v.v…

* Sân là giận, hờn, buồn, rầu, sai khiến khóc lóc, giết hại hoặc rủa v.v…

Những tâm mà có sở hữu sân làm căn gốc rễ nên gọi là tâm sân.

* Si là tối tăm, mờ ám, lờ khờ v.v… đối lập với trí tuệ.

Những tâm mà có sở hữu si làm căn gốc rễ nên gọi là tâm si.

Tâm tham, tâm sân đã gọi cũng có sở hữu si làm căn mà đã mượn tham, sân định danh rồi thì khỏi trình bày si làm chi.

Còn tâm si ngoài căn si ra không còn căn nào nữa, nên cứ mượn căn si mà gọi tâm si đó thôi.

Những tâm có sở hữu bất thiện hợp nên gọi là tâm bất thiện.

Bất thiện có 5 nghĩa: 1 là bệnh hoạn, 2 là không tốt đẹp, 3 là không khôn khéo, 4 là có sai lỗi, 5 là để tạo quả khổ.

Giải trang 2

Sở hữu tư hiệp với tâm bất thiện để mãnh lực (tức là nghiệp biệt thời) tạo ra những tâm nào thì tâm ấy gọi là quả bất thiện.

Do ảnh hưởng của sở hữu tư hiệp với 8 tâm đại thiện để mãnh lực tạo tâm quả mà những tâm quả nào không có nhơn tương ưng (tham, sân, si, vô tham, vô sân và trí hợp) nên gọi là tâm quả thiện vô nhơn. Cũng cần có 2 chữ vô nhơn để tránh sự nhận lầm những tâm quả thiện khác.

Hai phần tâm vừa nói đều thuộc về tâm quả và không có nhơn tương ưng hợp cả, nên đặng gọi là tâm quả vô nhơn.

Giải trang 3

Tâm hạnh hoặc hành hay duy tác nghĩa là làm chỉ làm chớ không do mãnh lực nghiệp tạo và cũng chẳng để mãnh lực tạo tâm khác, tỷ như: hướng đạo gặp việc làm ngay rồi cứ đi luôn, nào quan tâm tiền công.

Những tâm này đều không có nhơn tương ưng hợp nên gọi là tâm hạnh vô nhơn.

Còn gọi tâm vô nhơn là đều không có nhơn tương ưng hợp.

Giải trang 4

Những tâm mà không có sở hữu tịnh hảo hợp nên các vị hậu hiền gọi là tâm vô tịnh hảo.

Giải trang 5

Tâm đại thiện tên trước là tâm thiện dục giới, vì các vị hậu hiền xét thấy những tâm thiện này tạo phước rất rộng hơn những tâm thiện khác nên nói gọn lại và trùm ý là đại thiện (thiện có 5 nghĩa trái ngược với bất thiện).

Tâm đại quả là do sở hữu tư hiệp với đại thiện và mãnh lực tạo thành, nên gọi là tâm đại quả.

Tâm đại hạnh, đại hành hay đại duy tác nghĩa như tâm hạnh đã giải. Do hành động tạo phước rộng. Chỉ sanh cho bực tứ quả mà thôi.

Ba phần tâm đại đã nói, phần nhiều chuyên môn bắt cảnh dục giới, đa nương người dục giới và có sở hữu tịnh hảo hợp, nên gọi là tâm dục giới tịnh hảo.

Giải trang 6

Tâm dục giới phần nhiều chuyên môn biết cảnh dục giới và đa nương người dục giới.

Giải trang 7

Tâm thiền là những tâm an trụ một cảnh rất đặng nhiều cái.

Tâm thiền thiện sắc giới là những tâm an trụ một cảnh tiêu biểu chế định và đa nương người sắc giới.

Tâm quả sắc giới tức là những tâm do mãnh lực của sở hữu tư hiệp với tâm thiện sắc giới tạo thành.

Tâm hạnh sắc giới là những tâm thiền sắc giới chỉ sanh cho bực tứ quả.

Tâm sắc giới là những tâm chỉ biết đề mục hình thức chế định và đa nương người sắc giới.

Giải trang 8

Tâm thiện vô sắc giới là những tâm chỉ bắt cảnh vô sắc và nhơn tạo tâm quả vô sắc giới, nên gọi tâm thiện vô sắc.

Tâm quả vô sắc là những tâm do sở hữu tư hiệp tâm thiện vô sắc giới tạo.

Tâm hạnh vô sắc giới như tâm thiện vô sắc giới mà chỉ sanh cho bực tứ quả, vì không còn tạo quả.

Tâm vô sắc giới là những tâm bắt đề mục trong đời và không còn hình thức.

Giải trang 9

Những tâm đến cõi rộng lớn và bắt cảnh bền lâu gọi là tâm đáo quảng hay đáo đại.

Giải trang 10

Tâm hiệp thế là những tâm hiệp tác liên quan hệ thống trong luân hồi.

Giải trang 11

Tâm sơ đạo là tâm đạo thất lai nghĩa là trở lại cõi Dục giới không quá 7 lần.

Tâm nhị đạo là tâm đạo nhất lai nghĩa là trở lại cõi Dục giới không quá 1 lần.

Tâm tam đạo là tâm đạo bất lai nghĩa là không còn trở lại cõi Dục giới.

Tâm tứ đạo là tâm đạo ứng cúng, đáng làm ruộng phước vì hết phiền não.

Bốn tâm đạo kể trên gồm lại gọi là tâm đạo vì có đạo đế hợp, nên gọi là tâm đạo

Giải trang 12

Tâm sơ quả tức quả thất lai, nếu tục sinh trở lại cõi Dục giới không quá 7 lần.

Tâm nhị quả tức là tâm quả nhất lai, nếu tục sinh trở lại cõi Dục giới không quá 1 lần, trùng nhơn loại hay là chư Thiên lục dục (hoặc trễ lắm là về chư Thiên 1 lần và nhơn loại 1 lần, chớ không có trùng tại chư Thiên hay nhơn loại 2 lần).

Tâm tam quả là quả bất lai, bực này nếu đắc ngũ thiền, sau khi chết sanh về cõi Ngũ Tịnh cư hoặc tùy bực thiền hay nguyện vọng. Dù nếu không đắc thiền cũng phải sanh về cõi sơ thiền, chớ không bao giờ trở lại cõi Dục giới nữa.

Tâm tứ quả là quả ứng cúng (vô sanh) nghĩa là bực này chết rồi không còn tục sinh nữa, tức là vô dư Níp-bàn.

Bốn quả này gồm lại gọi là quả siêu thế là do mãnh lực của sở hữu tư hiệp với tâm đạo tạo thành, chỉ biết cảnh Níp-bàn và hoàn toàn không có liên quan hệ thống với luân hồi, nên gọi là tâm quả siêu thế.

Giải trang 13

Tâm siêu thế là những tâm có cách đặc biệt đưa khỏi phạm vi luân hồi.

Giải trang 14

Tâm hiệp thế và tâm siêu thế gồm lại gọi là tâm.

Theo nhà chú giải Diệu Pháp có 4 nghĩa:

- Trạng thái của tâm là biết cảnh.

- Phận sự của tâm là dẫn dắt sở hữu và tâm.

- Sự thành tựu của tâm là cách nối liền nhau.

- Nhân cần thiết của tâm là sở hữu, cảnh và sắc.

Giải trang 15

Sở hữu biến hành nghĩa là những sở hữu hợp với tất cả tâm.

Sở hữu biệt cảnh nghĩa là phần nhiều hợp với tâm so le, sai khác biệt nhau, không đồng đều.

Tợ tha là phần nhiều giống theo pháp khác tức là những sở hữu này khi hợp với sở hữu bất thiện thì giống theo pháp bất thiện. Nếu đi chung với sở hữu tịnh hảo hợp với tâm thiện thì giống theo pháp thiện.

Giải trang 16

Sở hữu si phần là bọn si.

Sở hữu tham phần là bọn tham.

Sở hữu sân phần là bọn sân.

Sở hữu hôn phần là bọn hôn trầm.

Sở hữu hoài nghi là không quyết tin (đây xin sơ lược, sau sẽ giải rộng trong phẩm nhất).

Năm phần sở hữu này gọi là sở hữu bất thiện.

Giải trang 17

Tịnh hảo là tốt bằng cách tâm trong sạch. Biến hành là hiệp hết, tức là những sở hữu phối hợp với tất cả tâm tịnh hảo, nên gọi là sở hữu tịnh hảo biến hành.

Sở hữu giới phần là những sở hữu thuộc về phần giới, ngăn và trừ tội ác.

Sở hữu vô lượng phần là thuộc về tứ vô lượng tâm, nhưng từ và xả đã có trong sở hữu tịnh hảo biến hành.

Trí tuệ là cách sáng suốt trong phần năng tri.

Giải trang 18

Sở hữu nghĩa là thuộc về, hay phụ thuộc tức là phải nương theo bằng cách tứ đồng. Bởi vì những sở hữu phối hợp với tâm nào, hễ tâm ấy sanh thì sở hữu phải đồng sanh, tâm ấy diệt thì sở hữu phải đồng diệt. Tâm biết cảnh nào thời sở hữu phải biết theo cảnh nấy và tâm nương quyền (căn) nào thì sở hữu phải đồng nương theo quyền (căn) ấy. Nên mới gọi là sở hữu tâm.

Giải trang 19

Gọi danh pháp là trừ ra sắc pháp. E nhận lộn Níp-bàn nên chua thêm hữu vi.

Giải trang 20

Sắc thần kinh là sự trong ngần của sắc nghiệp mà thâu cảnh đặng.

Sắc cảnh giới là những sắc làm (mồi) cảnh cho ngũ song thức.

Sắc trạng thái[14] là khuôn khổ hạn chế cho thành nam, nữ, đực, cái v.v…

Sắc ý căn[15] là sắc nghiệp nương theo trái tim.

Sắc mạng căn[16] là cách sống còn của sắc nghiệp.

Sắc vật thực là cách dinh dưỡng và chất bổ.

Sắc hư không[17] là ranh của các bọn sắc.

Sắc tiêu biểu[18] là cách nêu bày do thân, khẩu.

Sắc đặc biệt[19] là những cách đặc biệt trong thân thể của loài động vật giúp cho hành động dễ dàng.

Sắc tứ tướng là 4 trạng thái (sanh, tiến, dị, diệt)[20]

Y sanh nghĩa là phải nương nhờ sắc tứ đại quỉ mới đặng.

Giải trang 21

Sắc tứ đại quỷ là 4 chất đều có trong cõi hữu sắc và hay tráo trở, nóng, lạnh, cứng, mềm v.v…

Sắc hay sắc pháp là tiêu hoại, đổi thay.

Giải trang 22

Hữu vi là bị tạo tức là những pháp trong đời đều do duyên trợ mới có ra.

Giải trang 23

Vô vi là không bị tạo, tức là Níp-bàn hoàn toàn vắng lặng, yên vui tuyệt đối.

Siêu lý là những pháp lý cao siêu hơn thường, có chơn thể thực tướng v.v… như như không đổi trái ngược lại, hễ thế nào thì vẫn thế ấy.

Giải trang 24

Thinh danh chế định là mượn tiếng chế biến ra tên, cùng lời nói.

Tướng nghĩa chế định là nương theo hình thức hay sửa hình thức và định đặt đồ vật v.v…

Chế định nghĩa là chế biến sửa đổi.

Giải trang 25

Pháp hay phép là chỉ tất cả trạng thái.

Vấn đáp giải nghĩa pháp:

- Vấn: pháp là chi?

- Đáp: chi cũng là pháp.

- Vấn: tại sao kêu là pháp?

- Đáp: tại có trạng thái nên gọi là pháp.

- Vấn: trạng thái ra sao?

- Đáp: ra sao cũng là trạng thái.

Dứt phần giải tập Gồm pháp

GIẢI THÊM PHÁP CHẾ ĐỊNH

- Danh siêu chế định là tên hay lời nói có ám chỉ pháp siêu lý, như: tâm, trí v.v…

- Phi danh siêu chế định là tên hay lời nói mà không có ám chỉ pháp siêu lý, như: người, cõi v.v…

- Danh siêu phi danh siêu chế định là câu văn trước có ám chỉ siêu lý, sau không có ám chỉ pháp siêu lý, như: tâm tánh của ông ấy.

- Phi danh siêu, danh siêu chế định là trong câu văn đoạn trước không có ám chỉ pháp siêu lý mà đoạn sau có ám chỉ pháp siêu lý, như nói: người hữu tâm v.v…

- Danh siêu danh siêu chế định là câu văn trước, sau đều có ám chỉ pháp siêu lý, như nói: tâm, sở hữu, sắc, níp bàn.

- Phi danh siêu phi danh siêu chế định là câu văn đều không có ám chỉ pháp siêu lý như nói: chúng sanh, vũ trụ v.v…

- Hình thức chế định là chế ra hình thức hay nương theo hình thức mà định đặt tên và cách dùng như: vuông, tròn, dài, ngắn, lớn, nhỏ, vò viên, cắt vuông, sắt móng, cục đá dằn sách v.v…

- Hiệp thành chế định là hợp nhiều phần thành 1 cái đặt tên và định dùng như: xe phải có nhiều bộ phận mới thành xe và để đi v.v… .

- Chúng sanh chế định như: 12 hạng người v.v… .

- Phương hướng chế định như: đông, tây, nam, bắc, tiền, hậu v.v… .

- Thời tiết chế định như: năm, mùa, tháng, ngày, giờ v.v… .

- Huyệt ao chế định hay hư không chế định như: hủng, hở, hang, hố v.v… tức là không gian.

- Tiêu biểu chế định là nêu bày ra như là đề mục, bảng dấu hiệu, chữ v.v… .

Giọng đọc Pāḷi (văn lục bát dễ thuộc)

A         đóng cổ gốc tạo ra

Ā         khai cổ gốc cũng là làm ên,

I, Ī        mở ổ giữa trên,

U Ū      khai gốc môi nên tự bày,

E          mở ổ cổ đồng thầy,

O         khai răng cổ đả đầy nhau

K          bầy đụng cổ làm

C          chùm xúc ổ giữa ao để nhờ,

Ṭ           phần lời óc trong bờ,

T           bọn đụng xỉ chót giờ mà thôi,

P           quân xúc chạm bằng môi,

Y           thời đụng ít thầu lôi trong lề,

R           nhẹ tự óc trọn bề,

L            ít nha chót, V kề môi răng,

S            khai nha chót săng săng,

H            mở cổ tạo thể tăng cho vần,

Ḷ             phành óc não của thân,

Hở ra lỗ mũi là Ṃ hết mà.

- Đồng cùng thọ hỷ sanh ra, hợp chung tà kiến khỏi mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ hỷ sanh ra, hợp chung tà kiến có mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ hỷ sanh ra, không chung tà kiến khỏi mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ hỷ sanh ra, không chung tà kiến có mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ xả sanh ra, hợp chung tà kiến khỏi mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ xả sanh ra, hợp chung tà kiến có mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ xả sanh ra, không chung tà kiến khỏi mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ xả sanh ra, không chung tà kiến có mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ ưu sanh ra, hợp chung phẫn nhuế khỏi mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ ưu sanh ra, hợp chung phẫn nhuế có mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ xả sanh ra, hợp chung nghi hoặc ngoài mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ xả sanh ra, hợp chung phóng dật ngoài mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ xả sanh ra, nhãn thức thấy sắc ngoài mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ xả sanh ra, nhĩ thức nghe tiếng ngoài mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ xả sanh ra, tỷ thức biến hửi ngoài mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ xả sanh ra, thiệt thức nếm vị ngoài mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ khổ sanh ra, đụng đồ không thích ngoài mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ lạc sanh ra, đụng đồ thích hợp ngoài mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ xả sanh ra, tiếp thâu trần ngũ ngoài mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ xả sanh ra, quan sát trần ngũ ngoài mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ hỷ sanh ra, quan sát trần ngũ ngoài mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ xả sanh ra, khán ngũ môn ngoại ngoài mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ xả sanh ra, khán ý môn nội ngoài mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ hỷ sanh ra, điều khiển vi-tiếu ngoài mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ hỷ sanh ra, hợp chung trí tuệ khỏi mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ hỷ sanh ra, hợp chung trí tuệ có mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ hỷ sanh ra, không chung trí tuệ khỏi mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ hỷ sanh ra, không chung trí tuệ có mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ xả sanh ra, hợp chung trí tuệ khỏi mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ xả sanh ra, hợp chung trí tuệ có mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ xả sanh ra, không chung trí tuệ khỏi mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ xả sanh ra, không chung trí tuệ có mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ hỷ sanh ra, năm chi thiền hợp có mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ hỷ sanh ra, bốn chi thiền hợp có mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ hỷ sanh ra, ba chi thiền hợp có mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ hỷ sanh ra, hai chi thiền hợp có mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ xả sanh ra, hai chi thiền hợp có mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ xả sanh ra, Không vô biên xứ có mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ xả sanh ra, Thức vô biên xứ có mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ xả sanh ra, Vô sở hữu xứ hợp có mà trợ duyên.

- Đồng cùng thọ xả sanh ra, có không chẳng phải có mà trợ duyên.

~~~~~~~~

PHẨM NHẤT THEO BỘ DIỆU PHÁP LÝ HỢP

(Abhidhammaṭṭhasaṅgaha) 

~~~~~~~~

Giải trang 1

Pháp siêu lý là chơn tướng, bản thể thật, cố nhiên và tự nhiên, vẫn như như không trái lại (gọi chơn như bản tánh cũng đặng).

Siêu lý (paramaṭṭha) có 3 nghĩa:

- 1 là đặc biệt.

- 2 là cảnh tuệ cao.

- 3 là chủ chế định.

Đặc biệt đây có nghĩa là như như không thay đổi trái lại sai khác. Nên Pāḷi có chú giải như vầy: Paramo aviparito atthoti = paramattho: đặc biệt không thay đổi (trái lại) gọi là siêu lý.

Cảnh tuệ cao chỉ sự nhận thức, tỏ ngộ, đắc chứng, biết bằng cách phi thường, chẳng phải hiểu theo trong đời thường thức.

Chủ chế định tức là bản thể của vũ trụ và tâm chủ trương vạn vật.

Siêu lý (paramaṭṭha) có 4 pháp:

- 1 là tâm                    (citta).

- 2 là sở hữu tâm        (cetāsika).

- 3 là sắc                     (rūpa).

- 4 là Níp bàn             (nibbāna).

Tâm là sự biết tức là biết cảnh.

Sở hữu tâm là trong phần sở hữu tứ đồng (đồng sanh, đồng diệt, đồng cảnh và đồng căn) với tâm.

Sắc hay sắc pháp có nghĩa là tiêu hoại đổi thay.

Níp-bàn hoàn toàn vắng lặng, yên vui tuyệt đối.

TÂM (CITTA)

Tâm nói theo bộ Kho tàng pháp học của Xiêm có 5 nghĩa:

- 1 là thâu bắt biết cảnh rõ rệt gọi là tâm.

- 2 là do có tâm - lộ thực hay tốc lực bằng thiện, bất thiện, quả và hạnh nên gọi là tâm.

- 3 là chủ trương phiền não quến tựu tạo quả, nên gọi là tâm.

- 4 là chủ trương khéo léo bằng lối suy xét, tìm, sắp đặt trong đời nhiều cách rất đặc biệt nên gọi là tâm.

- 5 là do thành cố hưởng duyên tích tựu và bị nghiệp tạo nên gọi là tâm.

Nương theo lời giải của bà giáo sư Nep có 6:

- 1 là tâm đặc biệt chủ trương làm ra các nghệ thuật.

- 2 là tâm chủ trương làm cho tâm có phần khác khác.

- 3 là tâm chủ trương làm quến tựu nghiệp và phiền não.

- 4 là tâm chủ trương bảo trì quả do nghiệp và phiền não quến tựu.

- 5 là tâm chủ trương tự duy trì cơ tánh.

- 6 là tâm chủ trương sự biệt tài bắt cảnh.

Chú giải:

Câu thứ nhất nói rằng tâm chủ trương làm ra các nghệ thuật. Bởi vì tất cả trong đời bao nhiêu kỹ nghệ đều phải có phần chủ trương của tâm mới sửa thành đồ sai khác tùy theo mỗi thứ do kỹ sư và thợ.

Câu thứ hai nói tâm chủ trương làm cho tâm có phần khác khác, như là nghiệp có sai khác nhau, tánh nết có khác nhau, tư tưởng có khác nhau cho đến thành 4 giống: thiện, bất thiện, quả và hạnh.

Câu thứ ba nói tâm chủ trương quến tựu nghiệp và phiền não. Lẽ thường, mỗi chúng sanh còn nhiều phiền não đâu phải chỉ sanh một hai lần, vì nghiệp còn lưu tồn vô số kể. Nếu không tâm thì chẳng có phiền não và nghiệp chi cả.

Câu thứ tư nói tâm chủ trương bảo trì quả do nghiệp và phiền não quến tựu. Dĩ nhiên, quả là do nghiệp biệt thời tạo.

Thí dụ: Nghiệp biệt thời như tiếng thu trong băng, tuy không nghe mà phát ra vẫn có tiếng. Phiền não như người thâu băng. Tâm như máy và cuốn băng. Nếu không có máy thì tiếng nương đâu mà còn lại phát ra.

Câu thứ năm nói tâm chủ trương tự duy trì cơ tánh, nghĩa là bộ máy tâm mỗi cái sanh với nhau liên tiếp như nước phúng còn giọt. Vì có Liên tiếp duyên và Bất đoạn duyên v.v…

Câu thứ sáu nói tâm có chủ trương trong sự biệt tài bắt cảnh là không có cảnh nào gặp mà tâm bắt không đặng. Dù cho sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp cho đến Níp-bàn. Thế nào hễ gặp đều bị tâm biết đặng.

Thầy Sương Minh (Jotika) tóm tắt có 3:

- 1 là tâm vẫn biết cảnh luôn luôn.

- 2 là tâm làm nhơn cho sở hữu biết cảnh, tương tợ như người dẫn dắt.

- 3 là tâm (chứng minh) làm cho động vật và bất động vật trong đời thành ra rất nhiều cái sai khác.

Chú giải tâm theo Pāḷi:

  • Cittī karotīti = cittaṃ (nồng cốt) làm cho chúng sanh đặc biệt sai khác gọi là tâm.
  • Cintanamattaṃ = cittaṃ: biết gọi là tâm.
  • Ārammanaṃ cintetīti = cittaṃ: biết cảnh gọi là tâm.

Chú giải phần chánh có 4 ý nghĩa:

  • 1. trạng thái (của tâm) là biết cảnh (ārammanavijjānanalakkhanaṃ)
  • 2. phận sự (của tâm) là dẫn dắt (sở hữu) (pubbamgamarasaṃ)
  • 3. thành tựu (của tâm) là nối nhau (sandahanapaccupaṭṭhānaṃ)
  • 4. nhân cần thiết (của tâm) là danh, sắc (và cảnh) (nāmarūpapadaṭṭhānaṃ)

Giải trang 2

Tâm chia theo cõi (bhūmi) có 4:

- 1 là tâm dục giới        (kāmāvacāracitta).

- 2 là tâm sắc giới         (rūpāvacāracitta).

- 3 là tâm vô sắc giới    (arūpāvacāracitta).

- 4 là tâm siêu thế         (lokuttaracitta).

Tâm dục giới là tâm chuyên môn biết cảnh và hay nương người dục giới, nên Pāḷi chú giải như vầy: Kāmetīti = kāmo chuyên môn biết cảnh dục, gọi là tâm dục giới.

Tâm sắc giới là những tâm chuyên môn biết cảnh đề mục còn hình thức và đa nương người sắc giới, nên gọi là tâm sắc giới. Pāḷi chú giải như vầy: Rūpe avacāratīti = rūpavacāraṃ: (đa) nương theo cảnh phần hình thức nên gọi là tâm sắc giới.

Tâm vô sắc giới là những tâm biết cảnh trong đời mà không còn hình thức, đa nương người vô sắc giới nên gọi là tâm vô sắc giới, nên Pāḷi chú giải như vầy: Arūpe avacarātīti = arūpāvacāraṃ: chỉ nương theo cảnh không hình thức, nên gọi là tâm vô sắc giới.

Tâm siêu thế là những tâm biết cảnh hoàn toàn ngoài đời và không còn liên quan với luân hồi tam giới, nên gọi là siêu thế. Nên Pāḷi chú giải như vầy: Lokato uttarātīti = lokuttaraṃ: đặng vượt khỏi đời nên gọi là siêu thế.

Giải trang 3

I. TÂM DỤC GIỚI (KĀMĀVACĀRACITTA)

Gồm có 3:

  • 1 là tâm bất thiện                  (akusala).
  • 2 là tâm vô nhơn                   (ahetuka).
  • 3 là tâm dục giới tịnh hảo     (kāmāvacarasobhana).

Trước đã có giải nghĩa tên chung, nên sau đây nhắc lại và thêm Pāḷi.

A. PHÂN GIẢI TAM BẤT THIỆN

Akusalehi yuttanti = akusalaṃ: hợp tác những pháp trái với thiện gọi là bất thiện.

Ngũ nghĩa bất thiện:

- 1 là bệnh hoạn                        : rogayattha.

- 2 là không tốt đẹp                  : asundarattha.

- 3 là không khôn khéo             : achakattha.

- 4 là có sai lỗi                           : savajjattha.

- 5 là (để nghiệp tạo) quả khổ  : dukkhavipākattha.

Alobhadi vipākahetu virahitaṃ = ahetukaṃ: không hợp với nhơn tương ưng tham, sân v.v… gọi là tâm vô nhơn.

Sobhanehi yuttānīti = sobhanāni: hợp với pháp tốt gọi là tịnh hảo, tức là có sở hữu tịnh hảo hợp, nhưng còn thuộc về tâm dục giới, nên gọi là tâm dục giới tịnh hảo.

Giải trang 4 (phân chi tiết)

1/ Phân giải tâm Tham (Lobha)

Nói về tham có khi rất ưa thích vui mừng, nhưng cũng có khi tham mà vẫn bình thường.

Tham rất ưa thích vui mừng khi đó gọi là thọ hỷ.

Còn khi tham mà vẫn thản nhiên như thường gọi là tham thọ xả. Vì thế, cho nên thành 2 phần lớn là thọ hỷ và thọ xả.

Trong mỗi phần lại có khác nhau với sự chấp sai và không chấp sai. Vì vậy, nên hiệp tà và ly tà.

Trong mỗi phần lại có sự trợ giúp và không trợ giúp mới thành 2 phần.

Cộng tất cả tâm tham thành 8 thứ.

Nhắc lại tâm tham đã có nghĩa nói trước hết. Đây thêm tên Pāḷi và chú giải.

Tâm tham Pāḷi gọi là Lobhamūlacitta.

Chú giải: Lubbhatīti = lobho: ham muốn gọi là tham. Mūlā là căn.

Tên Việt ngữ 8 thứ tâm tham đã có giải trong cách đọc.

Tên Pāḷi tâm tham thứ nhất:

- Somanassasahaggataṃ: đồng sanh với (thọ) hỷ.

- Diṭṭhigatasampayuttaṃ: tương ưng với (tà) kiến.

- Asakkharikaṃ: vô trợ.

Thọ hỷ là vui. Kiến là tri kiến, sự nhận thấy, nhận thức, nhận định, theo đây tức là tà kiến.

Tà kiến gồm có 2:

  • 1 là thường kiến: Sassatadiṭṭhi (chấp hữu).
  • 2 là đoạn kiến: Ucchedadiṭṭhi (chấp vô).

Thường kiến chấp hữu cho rằng: linh hồn, vũ trụ, chủ tạo hóa và tâm hằng còn.

Đoạn kiến chấp vô cho rằng không nhơn quả, tất cả đều không.

Phần nầy chia dón gọn có 3:

                • 1 là vô hành kiến: Akiriyādiṭṭhi.
                • 2 là vô nhơn kiến: Ahetukadiṭṭhi.
                • 3 là vô hữu kiến: Natthikadiṭṭhi.

Chấp không rất đa trường hợp, nhiều lý lẽ, cũng có người cho rằng việc làm của ta chẳng hạn tốt xấu, tội phước, không ai thấy, nghe, hay, biết thì cũng như không làm, thế gọi là vô hành kiến.

Cũng có người hiểu cạn chỉ nhận theo cách thật nghiệm đều do công năng, sức trí sắp đặt hiện tại là đủ, chớ không cho do có nguyên nhơn nghiệp trước chi cả, dù đời này hay đời khác, đó là sự nhận thức bằng cách vô nhơn kiến.

Cũng có người cho rằng nhơn sanh vạn vật chỉ là 4 chất hiệp thành, chẳng khác vật vô tri, dù giúp nhau như nước tưới rau, dẫu hại nhau như cây đè cỏ, nào phải phước tội gì, đó là vô hữu kiến.

Thập tướng vô kiến (natthilakkhanadiṭṭhi)

- 1 là vì nhận sai mới cho rằng sự bố thí rồi sau này không có chi là phước.

- 2 là vì nhận sai mới cho rằng cúng dường rồi sau này cũng chẳng có chi là hưởng quả, phước.

- 3 là vì nhơn sai mới cho rằng đáp ơn báo hiếu đều không có quả, phước chi cả.

- 4 là vì nhận sai mới cho rằng không có nghiệp biệt thời duyên, quả dị thục (nhơn và quả thời gian khác nhau) tốt xấu chi cả.

- 5 là vì nhận sai mới cho rằng đời này đều là không.

- 6 là vì nhận sai mới cho rằng đời sau không có sanh nữa.

- 7 là vì nhận sai mới cho rằng mẹ không phải là mẹ.

- 8 là vì nhận sai mới cho rằng cha không phải là cha.

- 9 là vì nhận sai mới cho rằng không có hạng hóa sanh.

- 10 là vì nhận sai mới cho rằng Bà-la-môn hay Sa-môn đều không có ai tu hành đắc chứng chi cả và chẳng có ai biết đời này, đời khác.

Mười điều tà kiến này ngăn chặn chúng sanh không được sanh về thiên đường, chư Thiên, Phạm thiên v.v… luôn cả đạo, quả và Níp-bàn không thể nào tiến đến.

Thân kiến (sakkayadiṭṭhi) nhận sai với ngũ uẩn có 20 cách chia làm 5 phần.

Nhận lầm Sắc uẩn có 4

- 1 là nhận thấy sắc uẩn là ta.

- 2 là nhận thấy ta có sắc uẩn.

- 3 là nhận thấy sắc uẩn ở trong ta.

- 4 là nhận thấy ta có trong sắc uẩn.

Nhận thấy sắc uẩn là ta: như nói lúc này tôi mập, tôi ốm, lên ký, xuống ký v.v…

Nhận thấy ta có sắc uẩn: như là nhận thấy tôi đây có xương, gân, thịt, da, lớn, nhỏ, to, mịn v.v… .

Nhận thấy sắc uẩn ở trong ta: như là tôi làm chủ thân này được trọn quyền sai khiến sự hành động theo ý muốn những đi, đứng, ngồi, nằm, múa, uốn v.v…

Nhận thấy ta có trong sắc uẩn: như nhận thấy nói rằng tôi nương thân này sống đời làm việc v.v… .

Nhận lầm Thọ uẩn có 4

- 1 là nhận thấy thọ uẩn là ta.

- 2 là nhận thấy ta có thọ uẩn.

- 3 là nhận thấy thọ uẩn trong ta.

- 4 là nhận thấy ta trong thọ uẩn.

Nhận thấy thọ uẩn là ta: như chấp nói tôi đau khổ, tôi sướng, tôi buồn, tôi vui, hoặc gặp trường hợp như thế mà tôi vẫn bình thường thản nhiên v.v…

Nhận thấy ta có thọ uẩn: như chấp nói tôi có thật bệnh đau nhức v.v… tôi có sự vui lòng với bà con huynh đệ trong trường hợp này, tôi có tánh cách không quá nao núng buồn vui v.v… .

Nhận thấy thọ uẩn trong ta: như cho rằng trong đời này nó vẫn chất chứa đủ các sự khổ, sự sướng và hễ có tâm này phải sẵn có sự vui buồn hay thản nhiên bình thường chớ không bao giờ không.

Nhận thấy ta trong thọ uẩn: như chấp nói tôi phải chịu đủ đau khổ, sung sướng, vui buồn, cũng có khi được bình thường nhưng ít lắm.

Nhận lầm Tưởng uẩn có 4

- 1 là nhận thấy tưởng uẩn là ta.

- 2 là nhận thấy ta có tưởng uẩn.

- 3 là nhận thấy tưởng uẩn trong ta.

- 4 là nhận thấy ta trong tưởng uẩn.

Nhận thấy tưởng uẩn là ta: như nói tôi nhớ nhà v.v…

Nhận thấy ta có tưởng uẩn: như nói tôi thường tưởng anh hoặc em v.v… .

Nhận thấy tưởng uẩn trong ta: như người tưởng tượng nhơn cảnh, vật phát hiện ra hoài hoài.

Nhận thấy ta trong tưởng uẩn: như lúc khuya vắng lặng nghe: đờn, sáo thổi bắt nhớ đến xứ sở, quê hương, ngùi ngùi không thể dằn được, dường như nó có quyền hơn ta.

Nhận lầm Hành uẩn có 4

- 1 là nhận thấy hành uẩn là ta.

- 2 là nhận thấy ta có hành uẩn.

- 3 là nhận thấy hành uẩn trong ta.

- 4 là nhận thấy ta trong hành uẩn.

Nhận thấy hành uẩn là ta: như nói tôi khôn lắm, tôi ngu quá v.v… .

Nhận thấy ta có hành uẩn: như nói tôi là người có trí và có nhiều sự suy xét v.v… .

Nhận thấy hành uẩn trong ta: như chấp nói rằng tâm tốt, tâm xấu gì cũng tại mình.

Nhận thấy ta trong hành uẩn: nhận thấy ta do vô minh trùm che khuất lấp nên tối tăm, không đặng thấu đáo chi cả.

Nhận lầm Thức uẩn có 4

- 1 là nhận thấy thức uẩn là ta

- 2 là nhận thấy ta có thức uẩn

- 3 là nhận thấy thức uẩn trong ta

- 4 là nhận thấy ta trong thức uẩn

Nhận thấy thức uẩn là ta: như chấp tôi thấy, nghe v.v… .

Nhận thấy ta có thức uẩn: như nói tôi có cái cách hửi hơi rất đặng hay biết trái cây chín, sống và thuốc trị bệnh gì.

Nhận thấy thức uẩn trong ta: những sắc, thinh nào tôi để ý mới thấy, nghe.

Nhận thấy ta trong thức uẩn: như ra-dô (radio) hát gần và lớn tiếng, tai bắt buộc mình nghe hoài không ngủ.

Phật ngôn tiểu trung đại học nói về ngã (attā) thuộc quyền

1: Ta thắng ta rất tốt (attā have jitaṃ ceyyo).

2: Vắng nghe tự tập ta là khó (attā hi kira duddamo).

3: Tu tập tốt rồi là ánh sáng của trượng phu (attā sudasate pirisassa jeti).

4: Chính ta là chỗ nương của ta (attā hi attano nātho).

5: Chính ta là chí hướng của ta (attā hi attano gati).

6: Ta thương ta rất tột (attāhi paramaṃ pīyo).

7: Không thương chi cho bằng thương ta (natthi attasamaṃ pemaṃ).

8: Tự tạo tội ta phải chịu buồn (attanā va ataṃ pāpaṃ attanā saṅkilissati).

9: Ta không tạo tội thì ta trong sạch (attanā akataṃ pāpaṃ attanā va visujjhati).

10: Chỉ thấy lợi mình là người không sạch sẽ (attatthapaññā asucī manussā).

11: Trí thức tự sửa mình (attānaṃ damayanti paṇditā).

12: Hành tốt là tự sửa mình (attānaṃ damayanti buttatā).

13: Tự lập ta tốt để đặng nương là khó (attanā hi sudantena nāthaṃ labhati dullalkam).

14: Trau dồi ta đặng rồi thì kẻ khác cũng trau dồi theo (yo rakkhati attanaṃ rakkhito tassa kh..).

15: Biết ta là chỗ đáng thương, trau dồi ta cho đặng tốt (attānañce piyaṃ jaññā rakkheyya naṃ surakkhitaṃ).

16: Trí thức tự hành trong sạch lìa tâm phiền não (pariyopeyya attānaṃ cittakelasehi paṇḍite).

17: Dạy kẻ khác như thế nào, ta cũng làm như thế ấy (attānañce tathā ayirā yathaññamayusāsati).

18: Cần tự thức tỉnh (attanā codayattanaṃ).

19: Tự cần quan sát (paṭimaṃsetamattanā).

20: Nên rút ta khỏi sa lầy như tượng rút khỏi nơi sình lún (duggā uddharathattānaṃ paṅke sannova kuñjaro).

21: Tự giữ gìn đừng cho cháy nóng (attānurakkhi bhava mā aḍayhi).

22: Chớ nên tự sát (attānañca na ghātesi).

23: Nam nhơn chớ tự cho (attānaṃ na dade poso).

24: Nam nhơn đừng tự bỏ (attānaṃ na pariceaje).

25: Chớ quên mình (attānaṃ nātivatteyya).

26: Chớ bỏ tự lợi dù cho giúp người khác lợi nhiều (attadatthaṃ paratthena bahunāpi na hāpaye).

27: Nếu biết ta là chỗ đáng thương đừng họp theo tật xấu (attānañce piyaṃ jaññā na naṃ pāpena saṃyuje).

28: Tự trách do nhơn chi chớ nên làm nhơn ấy.

Phật ngôn (thi kệ)

3 bài trung học, 3 bài đại học

Không nên phế bỏ lợi phần ta,

Giúp lợi cho người dẫu có đa,

Biết đặng lợi mình cần phải kiếm,

(Hoặc là lợi phước lợi xâu xa).

Attadatthaṃ paratthena, bahunāpi na hāpaye, attadatthamabhiññāya, sadatthapasuto siyā.

Dạy ta rất khó vẫn thường nghe,

Giáo kẻ sau khi tự tập thành,

Chỉ bảo cho người ta phải đã,

Luôn luôn trước dạy tự tiên hành.

Attānañce tathā kayirā, yathaññamanusāsati, sudanto vata dametha, attā hi kira duddamo.

Quân tử lập nên đức hạnh đầy,

Sau rồi mới dạy kẻ càng hay,

Hầu mong tránh khỏi nơi sơ thất,

Chẳng bị mờ mê mất tiếng thầy.

Attānameva paṭhama, paṭrūpe nivesayo atthaññamanusāseyya, na kilissey paṇḍita.

Ta đây nương đổ chính nơi ta,

Kẻ khác ai đâu trọn giúp mà,

Tập đặng ta thành nên quí tốt,

Để làm nương dựa đó mưu xa.

Attā hi attano nā the..ko hi nātho paro si yā, attanā hi sudantena, nāthaṃ labhat..dullabi..

Thương chi chẳng sánh với thương ta,

Của cải nào hơn lúa gạo mà,

Ánh sáng đâu bằng so với trí,

Mưa là ngập tốt giếng thua xa.

… atthi attasamaṃ pemaṃ, natthi dhaññasamaṃ dhanaṃ, natthi paññāsamā ābhā, vṭṭhiveparamā sarā.

Người nào đã phá giới quen thân,

Cũng tợ mây leo phủ mộc phần,

Kẻ ấy tự làm danh chẳng tốt,

Như là mong mỏi độc ghê thay.

… assa accantadussilyaṃ māl… vā sālamivotthataṃ, karoti so tathattānaṃ, yathā naṃ icchati diso.

~~~~~~~~~~

62 Tà kiến (Micchadiṭṭhi)

  • 1 là chấp theo quá khứ có 18 điều, 5 phần
  • 2 là chấp theo vị lai có 44 điều, 5 phần

A. Tà kiến chấp theo quá khứ có 5 phần:

  • 1 là thường kiến.
  • 2 là thường vô thường kiến.
  • 3 là biên vô biên kiến.
  • 4 là vô ký kiến (ngụy biện).
  • 5 là vô nhơn sinh kiến.

1) Thường kiến có 4 nguyên do:

- 1 là chấp trường tồn do nhớ nhiều đời dưới một đại kiếp (thành, trụ, hoại, không).

- 2 là chấp trường tồn do nhớ nhiều đời từ 1 đến 10 đại kiếp.

- 3 là chấp trường tồn do nhớ nhiều đời từ 1 đến 40 đại kiếp.

- 4 là chấp trường tồn do sự kinh nghiệm.

2) Thường vô thường kiến có 4 nguyên do:

- 1 là nhận thấy vị Đại Phạm thiên sống hoài, còn những kẻ do Ngài tạo ra phải chết.

- 2 là nhận thấy chư Thiên không say sống hoài, vị nào say mới chết.

- 3 là nhận thấy chư Thiên không sân sống hoài, vị nào sân mới chết.

- 4 là nhận thấy: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân không bền vững, chỉ có tâm là trường tồn (không sanh, không diệt).

3) Biên vô biên kiến có 4 nguyên do:

- 1 là nhận thấy thế giới, vũ trụ có chỗ tột.

- 2 là nhận thấy vũ trụ có tột, thế giới không cùng.

- 3 là nhận thấy vũ trụ trên dưới có tột, ngang qua không cùng.

- 4 là nhận thấy thế giới, vũ trụ không cùng tột.

4) Vô ký kiến (ngụy biện) có 4 nguyên do:

(cách nhận và nói trườn, uốn như con lươn)

- 1 là do nhận thấy không sát thật, vì e vọng ngữ nên nói không sát thật.

- 2 là do nhận thấy không sát thật, vì e bị chấp trước nên nói không quyết định.

- 3 là do nhận thấy không sát thật, vì e bị hỏi gạn nên nói không quyết định.

- 4 là do nhận thấy không sát thật, vì e bị vô minh nên nói không quyết định.

(bốn tà kiến này cũng gọi là bất định kiến).

5) Vô nhơn kiến có 2 nguyên do:

- 1 là tâm ta tự nhiên mà có, do nhớ đời trước làm người vô tưởng.

- 2 là sự suy xét nhận thấy tất cả có ra đều không do nhơn tạo.

B. Tà kiến chấp theo vị lai có 5 phần.

  • 1 là hữu tưởng kiến.
  • 2 là vô tưởng kiến.
  • 3 là phi tưởng phi phi tưởng kiến.
  • 4 là đoạn kiến.
  • 5 là Níp-bàn hiện tại kiến.

1)  Hữu tưởng kiến có 16 nguyên do:

- 1 là bản ngã có sắc không có bệnh, sau khi chết có tưởng.

- 2 là bản ngã không có sắc, vô bệnh sau khi chết có tưởng.

- 3 là bản ngã có sắc và không có sắc, vô bệnh sau khi chết có tưởng.

- 4 là bản ngã là phi hữu sắc, phi vô sắc, không bệnh sau khi chết có tưởng.

- 5 là bản ngã là hữu biên vô bệnh, sau khi chết có tưởng.

- 6 là bản ngã là vô biên vô bệnh, sau khi chết có tưởng.

- 7 là bản ngã là hữu biên vô biên không bệnh sau khi chết có tưởng.

- 8 là bản ngã là phi hữu biên, phi vô biên, không bệnh sau khi chết có tưởng.

- 9 là bản ngã là nhất tưởng, không bệnh, sau khi chết có tưởng.

- 10 là bản ngã là dị tưởng, không bệnh sau khi chết có tưởng.

- 11 là bản ngã là đa tưởng, không bệnh, sau khi chết có tưởng.

- 12 là bản ngã là vô lượng tưởng, không bệnh, sau khi chết có tưởng.

- 13 là bản ngã là thuần lạc, không bệnh sau khi chết có tưởng.

- 14 là bản ngã là thuần khổ, không bệnh sau khi chết có tưởng.

- 15 là bản ngã là khổ lạc, không bệnh, sau khi chết có tưởng.

- 16 là bản ngã không khổ lạc, không bệnh, sau khi chết có tưởng.

2) Vô tưởng kiến có 8 nguyên do:

- 1 là bản ngã có sắc, vô bệnh, sau khi chết không có tưởng.

- 2 là bản ngã không có sắc, vô bệnh sau khi chết không có tưởng.

- 3 là bản ngã có sắc và cũng không có sắc, vô bệnh sau khi chết không có tưởng.

- 4 là bản ngã là phi hữu sắc, phi vô sắc, vô bệnh sau khi chết không có tưởng.

- 5 là bản ngã là hữu biên, vô bệnh sau khi chết không có tưởng.

- 6 là bản ngã là vô biên, không có bệnh, sau khi chết không có tưởng.

- 7 là bản ngã là hữu biên và vô biên, vô bệnh sau khi chết không có tưởng.

- 8 là bản ngã là phi hữu biên, phi vô biên, vô bệnh sau khi chết không có tưởng.

3) Phi tưởng phi phi tưởng kiến có 8 nguyên do:

- 1 là bản ngã có sắc, vô bệnh sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.

- 2 là bản ngã vô sắc, vô bệnh, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.

- 3 là bản ngã có sắc và cũng không có sắc, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.

- 4 là bản ngã là phi hữu sắc, phi vô sắc, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.

- 5 là bản ngã là hữu biên, vô bệnh sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.

- 6 là bản ngã là vô biên, vô bệnh sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.

- 7 là bản ngã là hữu biên vô biên, không bệnh sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.

- 8 là bản ngã là phi hữu biên, phi vô biên, không bệnh, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.

4) Đoạn kiến có 7 nguyên do:

- 1 là nhận thấy tất cả loài thai sanh chết rồi tiêu mất.

- 2 là nhận thấy chư Thiên cõi lục dục chết rồi tiêu mất.

- 3 là nhận thấy tất cả Phạm thiên cõi Sắc giới chết rồi tiêu mất.

- 4 là nhận thấy bực Không vô biên xứ thiên chết rồi tiêu mất.

- 5 là nhận thấy tất cả bực Thức vô biên xứ thiên chết rồi tiêu mất.

- 6 là nhận thấy bực Vô sở hữu xứ thiên chết rồi mất.

- 7 là nhận thấy bực Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên chết rồi mất.

5) Níp-bàn hiện tại kiến có 5 nguyên do:

- 1 là nhận thấy ngũ dục lạc là Níp-bàn hiện tại.

- 2 là nhận thấy sơ thiền là Níp-bàn hiện tại.

- 3 là nhận thấy nhị thiền là Níp-bàn hiện tại.

- 4 là nhận thấy tam thiền là Níp-bàn hiện tại.

- 5 là nhận thấy tứ thiền là Níp-bàn hiện tại.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tà kiến có 2 chi:

- 1 là nhận thấy chấp cứng trái ngược với cách thật (pháp siêu lý hoặc chế định).

- 2 là cách thật không có với người đang chấp tà kiến (vì không quan tâm).

Cho nên trong chánh tạng Đức Phật Ngài có nói: “còn những pháp khác (tức là tà kiến) sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ điệu, vượt ngoài tầm của luận lý suôn, tế nhị, chỉ những người trí mới nhận hiểu.

Giải cách trợ tham

8 thứ tâm tham đều có 3 đoạn: thọ hỷ hay thọ xả, hợp tà hay ly tà, vô trợ hay hữu trợ.

Thọ hỷ đã yếu giải. Thọ xả là tâm bình thường, ngoài ra vui, buồn, khổ, lạc. Còn tà kiến đã giải nhiều rồi.

Hay nói về thọ tức là tự thân, khẩu, ý hay tha thân, khẩu, ý trợ giúp thêm lần thứ hai sắp lên, tâm tham ta mới phát sanh ra đặng.

Sáu cách này nên chỉ cách dễ trước:

- 1 là tự tâm trợ tham như vầy: khi thấy của mà lòng chưa phát sanh ham thích, tại vì suy xét cho là đồ tốt hoặc đáng trộm, cướp v.v… mới phát sanh tâm tham muốn lấy.

- 2 là do tha khẩu trợ như gặp kẻ nói văn hoa, đa lời trau chuốt thêu dệt một chút mới khởi tâm tham nhiểm lời lẽ ấy.

- 3 là tha thân trợ tức là do sự hành động của người khác trợ ta như: đụng, cọ, chà, thoa v.v…

- 4 là tự khẩu trợ tức là miệng ta trợ cho ta thêm mãnh lực mới phát sanh tâm tham như: ca, hát, hò, xướng, kéo dài mới nhận giọng hay của ta, mới khoái ý hoặc nhiều ít.

- 5 là tự thân trợ tham nghĩa là tâm ta trợ giúp thêm cho tâm ta phát sanh tham như: múa men hay uốn éo vài cái thấy có địu hay tự lòng ưa thích bằng cách tham.

- 6 là ý trợ tham bởi do tâm người khác dùng cách tư tưởng điều khiển tâm ta phát sanh tham như là muốn ăn, muốn chơi v.v… .

Khi sanh tham nên phân biệt

- 1 là khi nào tham vui mừng có chấp theo tà kiến là tâm tham thứ nhất.

- 2 là tham vui mừng chấp theo tà kiến và phải có trợ là tâm tham thứ nhì.

- 3 là tham vui mừng, không chấp theo tà kiến là tâm tham thứ ba.

- 4 là tham vui mừng và có sự trợ là tâm tham thứ tư.

- 5 là khi tham mà vẫn như thường không thấy vui mừng nhưng có sự chấp sai là tâm tham thứ năm.

- 6 là tham không vui mừng, có tà kiến và phải có trợ thêm là tâm tham thứ sáu.

- 7 là không có sự nhận sai, tâm như thường là tâm tham thứ bảy.

- 8 là chỉ khác với tâm tham thứ bảy là có trợ.

Muốn mau thuộc cần đọc văn lục bát:

Đồng cùng thọ hỷ sanh ra,

Hợp chung tà kiến khỏi mà trợ duyên,

Đồng cùng thọ hỷ sanh ra,

Hợp chung tà kiến có mà trợ duyên,

Đồng cùng thọ hỷ sanh ra,

Không chung tà kiến khỏi mà trợ duyên,

Đồng cùng thọ hỷ sanh ra,

Không chung tà kiến có mà trợ duyên,

Đồng cùng thọ xả sanh ra,

Hợp chung tà kiến khỏi mà trợ duyên,

Đồng cùng thọ xả sanh ra,

Hợp chung tà kiến có mà trợ duyên,

Đồng cùng thọ xả sanh ra,

Không chung tà kiến khỏi mà trợ duyên,

Đồng cùng thọ xả sanh ra,

Không chung tà kiến có mà trợ duyên,

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Muốn rõ quả, cần phải tìm nhơn

Ngũ nhơn sanh bất thiện

- 1 là tác ý không khéo (ayonisomanasikāra).

- 2 là ở chỗ không đáng ở (appatirūpadesāva).

- 3 là thân cận phi hiền nhơn (asappurisūpanissaya).

- 4 là đời trước không tạo (nhiều) phước (pubbe akatapuññatā).

- 5 là tự lập trường theo đường lối sai (attamicchāpanidhi).

Tác ý không khéo là những cách suy xét và nhận định làm cho tâm bất thiện phát sanh như nghĩ theo tham, sân, si v.v… .

Ở chỗ không đáng ở là những chỗ nhiều trường hợp khiêu khích cho tâm tham, sân và si phát sanh như chỗ ăn chơi, tranh đấu.

Thân cận phi hiền nhơn là hay thân cận tà sư, ác hữu, những kẻ mưu kế gian hùng, tráo trở v.v… .

Đời trước không tạo nhiều phước là đời trước người ấy chuyên môn hành động theo các điều bất thiện hay là bỏn xẻn, cho nên đời này chẳng được giàu sang, sung sướng lại thiếu thốn và thiếu hiểu v.v… không tránh khỏi câu ‘bần cùng sanh đạo tặc’.

Tự lập trường theo đường lối sai là không chịu nương theo tập rèn kiến thức tiến hóa chơn chánh hoặc giải thoát cao siêu, cứ hành động và suy xét luôn cả tập rèn theo những lề lối xấu mà không chịu bỏ.

Tứ nhơn sanh tham

- 1 là tục sinh bằng nghiệp có tham bè đảng (lobhaparivārakammapaṭisandhikatā).

- 2 là đời kế trước đa tham (lobha ussannabhavatocavamatā).

- 3 là gặp cảnh tốt (iṭṭhārammaṇasamāyogo).

- 4 là gặp cảnh, vật ưa thích (assādadassanaṃ).

Tục sinh bằng nghiệp có tham bè đảng là nghiệp nhơn trước có đi chung với tâm tham hoặc tâm tham phát sanh trước sau những tâm để nghiệp ấy như người tạo phước mà móng hưởng trong đời hoặc muốn sanh về cõi ưa thích.

Đời kế trước đa tham là đời kế trước chuyên môn hưởng lục dục quá quen, nên đời này gặp lục dục thì dễ phát tham.

Gặp cảnh tốt là thấy sắc tốt, nghe tiếng hay, cho đến gặp sự quí.

Gặp cảnh vật ưa thích là những nhơn vật hay công chuyện mà ta vừa lòng ham muốn.

Tứ nhơn sanh thọ h

- 1 là tục sinh bằng tâm thọ hỷ (somanassapatisandhikatā).

- 2 là không có sự tế nhị (agambhirapakatitā).

- 3 là gặp cảnh tốt (iṭṭhārammaṇasamāyogo).

- 4 là ly sự điêu tàn (byasanavimutti).

Tục sinh bằng tâm thọ hỷ là 4 tâm đại quả thọ hỷ và 4 tâm quả sắc giới thọ hỷ (có tên trong bản đồ, sau này sẽ giải).

Không có sự tế nhị là không có sự trầm ngâm suy xét.

Gặp cảnh tốt (đã có giải).

Ly sự điêu tàn là không gặp lúc tai nạn, rủi ro.

Ngũ nhơn sanh tương ưng tà kiến

- 1 là nết quen tà kiến (diṭṭhajjhāsayatā).

- 2 là thân cận người tà kiến (diṭṭhivippannapuggalaasevanatā).

- 3 là trái với chánh pháp (saddhammavimukhatā).

- 4 là đa suy xét sai (micchāvitakka bahulatā).

- 5 là không khéo vọt tà kiến (ayoniso ummujjanaṃ).

Nết quen tà kiến là cả nghề làm, luôn tư tưởng rất thuần túy theo việc làm và lý thuyết chấp hữu hoặc chấp vô, luôn luôn thành quen nết, như cách tìm linh hồn cho là còn hoài ở trong thân ta hoặc thật hành theo lý thuyết bỏ hoài bỏ riết thời hết trọi thành không.

Thân cận người tà kiến là thường quen với người tà kiến hay học hỏi, tín ngưỡng tôn giáo tà kiến như học phần chỉ chấp theo thực nghiệm, ngoài ra thấy, đụng, gặp cho là không có.

Trái với Phật pháp là không tin hay phản đối với 4 đạo, 4 quả, Níp-bàn và pháp học.

Đa suy xét sai là hay nghĩ theo thường thức, tục sai, hoặc hữu hoặc vô, tự tìm nhận định.

Không khéo vọt tà kiến như khỏi ra không khéo là vừa phát suy nghĩ ra thì ăn khớp với lý tà kiến, nhất là ta, tôi, tao v.v… cho đến chết rồi, biệt luận.

Ngũ nhơn sanh bất tương ưng tà kiến

- 1 là nết không quen tà kiến (adiṭṭhajjhāsayatā).

- 2 là không thân cận người tà kiến (diṭṭhi vippannapuggala sevanatā).

- 3 là đặng nghe Phật pháp (saddhammamukhatā).

- 4 là không hay suy xét sai (micchā vitakka abahulatā).

- 5 là khéo vọt khỏi tà kiến (yoniso ummujjanaṃ).

Nết không quen tà kiến là lập hạnh thuần túy theo lý vô thường, khổ não, vô ngã v.v… như nhơn sanh vũ trụ là máy móc, mỗi người là một bộ máy nhỏ, là phần tử trong bộ máy lớn, là chung khắp cả vũ trụ tam giới dù thân tâm ai cũng thế, không quá chấp nhận ngã, chỉ làm việc đối với cơ duyên như cái máy bị động.

Không thân cận người tà kiến là chẳng ở chung hay học hỏi làm quen, tới lui những người chấp theo tà kiến, chấp thường hoặc chấp đoạn.

Đặng nghe Phật pháp là đặng nghe Phật thuyết v.v… hay gặp chánh tạng hoặc chú giải không sai mà cần tìm học hỏi, dù chưa đắc đạo quả cũng nhẹ sự chấp lầm.

Không hay suy xét sai là ít nghĩ đến sự chấp hữu, chấp vô chẳng quan tâm ngoan cố đến phần nào cả, như không cần nhận như thế nào.

Khéo vọt khỏi tà kiến là luôn luôn tránh xa thái quá bất cập, chấp có chấp không, biết đời đều nhơn quả, làm nói tất cả có nương theo.

Lục nhơn sanh vô trợ

- 1 là tục sinh bằng nghiệp vô trợ (asankhārikakammajanitapatisandhikatā).

- 2 là thân tâm mạnh mẽ (kallakāyacittatā).

- 3 là đa nhẫn nại (khantībahulatā).

- 4 là từng thấy nghe sự kết quả của hiền triết (purisa ākāresudiṭṭhanisaṅsatā).

- 5 là thuần thục việc làm (kammapasuttā).

- 6 là vật thực, khí hậu thích hợp (utubhojanādisappāyalābho).

Tục sinh bằng nghiệp vô trợ là 2 tâm quan sát thọ xả và 4 tâm đại quả vô trợ (sẽ giải sau).

Thân tâm mạnh mẽ là thân tráng kiện, tâm có chánh niệm thường sanh, gặp việc chi đều phát lẹ.

Đa nhẫn nại là những người hay quen chịu nắng, mưa, đau, nhức gặp lướt qua như thường, nên đối với sự vật tâm liền mau chóng.

Từng thấy nghe sự kết quả của hiền triết là đã từng gặp, nghe, hiểu, thấy các trang hiền triết làm thành tựu trọn nên kết quả mỹ mãn, tốt đẹp đặng hưởng nhờ, nên định chắc tâm không dụ dự.

Thuần thục việc làm là người rành việc, quen cảnh vật, hiểu văn chương, thông nghĩa lý, mà gặp những sự vật đã quá từng, khỏi cần chi ngần ngại.

Vật thực khí hậu thích hợp là chỗ ở, khí hậu vừa chừng và thức ăn đáng bổ khỏe.

Lục nhơn sanh hữu trợ

- 1 là tục sinh bằng tâm hữu trợ (hay nghiệp hữu trợ) (sasaṅkhārikakammajanita patisandhikatā).

- 2 là thân tâm yếu (akallakāyacittatā).

- 3 là không hay nhẫn nại (akhantībahulatā).

- 4 là không từng thấy, nghe sự kết quả của hiền triết (purisa ākāresu adiṭṭhānisaṅsatā).

- 5 là không thuần thục việc làm (kamma apasuttatā).

- 6 là vật thực, khí hậu không thích hợp (utubhojanādisappāya alābho).

Tục sinh bằng tâm hữu trợ hay nghiệp hữu trợ là 4 tâm đại quả hữu trợ và 9 tâm quả đáo đại (sẽ giải sau).

Thân tâm yếu là người bạc nhược, tâm lơ đãng.

Không hay nhẫn nại là gặp nắng, mưa, nóng, lạnh, đau đớn, buồn rầu, ít lướt qua khỏi nên tâm bị phần chi phối gặp sự vật chẳng cấp sanh.

Không từng thấy nghe sự kết quả của hiền triết là chưa đặng thấy, nghe, hiểu, biết sự vật đắc thành của hiền triết, nên gặp điều chi phải ngơ ngáo.

Không thuần thục việc làm là người vụng về, thiếu hiểu nên đụng đến thì ngơ ngơ.

Vật thực khí hậu không thích hợp là khí hậu chẳng vừa thân, thức ăn không vừa miệng.

Tứ nhơn sanh thọ xả

- 1 là tục sinh bằng tâm thọ xả (upekkhāpaṭisandhikatā).

- 2 là suy xét tế nhị (gambhirapakatitā).

- 3 là thường gặp cảnh trung bình (majjhattārammaṇasamāyogo).

- 4 là ly sự điêu tàn (byasanavimutti).

Tục sinh bằng tâm thọ xả là 2 tâm quan sát thọ xả, 4 tâm đại quả thọ xả và 5 tâm quả ngũ thiền hiệp thế (sau sẽ chỉ).

Suy xét tế nhị là trầm ngâm nghĩ ngợi những sự lý khó khăn, xâu xa, siêu việt.

Thường gặp cảnh trung bình là gặp sự vật không ưa, không ghét, không thích không chê.

Ly sự điêu tàn là chẳng gặp hoạn nạn chi cả.

Phân tên tâm tham theo hợp đồng

Tâm tham thứ nhất và tâm tham thứ hai, kêu chung lại là tâm tham thọ hỷ tương ưng, vì hai thứ tâm này đồng nhau thọ hỷ và tương ưng tà kiến.

Tâm tham thứ ba và tâm tham thứ tư, kêu chung lại là tâm tham thọ hỷ bất tương ưng, vì hai thứ tâm này đều đồng nhau thọ hỷ và không hợp tà kiến.

Tâm tham thứ nhất và tâm tham thứ ba, kêu chung lại là tâm tham thọ hỷ vô trợ, vì hai thứ tâm này cùng đồng nhau thọ hỷ và không trợ.

Tâm tham thứ hai và tâm tham thứ tư, kêu chung lại là tâm tham thọ hỷ hữu trợ, vì hai thứ tâm này đồng nhau thọ hỷ và có trợ.

Tâm tham thứ nhất, thứ nhì, thứ ba và thứ tư, kêu chung lại là tâm tham thọ hỷ, vì 4 thứ tâm này đều đồng nhau tham và thọ hỷ.

Tâm tham thứ năm và tâm tham thứ sáu, kêu chung lại là tâm tham thọ xả tương ưng vì hai thứ tâm này đồng nhau thọ xả và có hợp tà kiến (thuộc về tương ưng tà kiến).

Tâm tham thứ bảy và tâm tham thứ tám, kêu chung lại là tâm tham thọ xả bất tương ưng, vì hai thứ tâm này thọ xả và không hợp với tà kiến.

Tâm tham thứ năm và tâm tham thứ bảy, kêu chung lại là tâm tham thọ xả vô trợ, vì hai thứ tâm này đồng nhau thọ xả và không có trợ.

Tâm tham thứ sáu và tâm tham thứ tám, kêu chung lại là tâm tham thọ xả hữu trợ vì đồng nhau thọ xả và có trợ.

Tâm tham thứ nhất, thứ nhì, thứ năm và thứ sáu, kêu chung lại là tâm tham hợp tà kiến, vì đồng chung nhau có tà kiến hợp.

Tâm tham thứ ba, thứ tư, thứ bảy và thứ tám, kêu chung lại là tâm tham bất tương ưng, vì 4 thứ tâm này không hợp với tà kiến.

Tâm tham thứ nhất, thứ ba, thứ năm và thứ bảy, kêu chung lại là tâm tham vô trợ, vì 4 tâm tham này đều không trợ.

Tâm tham thứ hai, thứ tư, thứ sáu và thứ tám, chung lại kêu là tâm tham hữu trợ, vì 4 thứ tâm này đồng nhau có trợ.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

2/ Phân giải tâm Sân (Dosa)

Sân là giận, buồn, rầu hoặc khóc lóc v.v…

Tâm sân có hai thứ: 1 là thọ ưu hợp phẫn vô trợ (số 9), 2 là thọ ưu hợp phẫn hữu trợ (tâm số 10 ghi trong bảng số).

Thọ ưu là buồn, hợp phẫn tức là sân mà khác tên (như nói phẫn nộ).

Vô trợ là không có sự giúp thêm của thân, khẩu, ý của ta, hay thân, khẩu, ý của người khác. Đã có giải trong phần tâm tham, nhưng đây tâm cảnh khác nhau là tâm sân và cảnh xấu. Cho nên trường hợp trợ khêu khích trái nghịch với tâm, mới phát sanh ra sân như mắng, chửi, đánh, đập v.v… hoặc tự tâm suy nghĩ thêm mới phát giận, hờn, nóng nảy; phần tự khẩu kêu lên hoặc dạy dỗ kẻ khác nhiều lần mới tức mình và tự thân ngoắt hay kêu, hay dạy yoga, vận động v.v… nhiều lần cũng nổi nóng.

Còn tha tâm trợ sân rất ít, vì nung đúc bằng tư tưởng mà tâm khác phải náo động, sôi nổi, chỉ như thôi miên hay huyền bí.

Tâm tham và tâm sân đều là bất thiện (akusala) nhưng khi mạnh có thể gọi là ác. Có 3 hay 10:

Tam ác

1 là thân ác              2 là khẩu ác             3 là ý ác.

- Thân ác có 3: 1 là sát sanh, 2 là trộm cướp, 3 là tà dâm.

- Khẩu ác có 4: 1 là nói láo, 2 là thóc mách, 3 là miệng dữ, 4 là nói bậy (nói vô ích).

- Ý ác có 3: 1 là tham ác, 2 là sân ác, 3 là tà kiến ác.

Mười điều ác vừa nói, tâm tham có thể làm 7 điều: 1 là trộm cướp, 2 là tà dâm, 3 là nói láo, 4 là thóc mách, 5 là nói vô ích, 6 là tham ác, 7 là tà kiến ác.

Còn tâm sân cũng phạm 7 điều: 1 là sát sanh, 2 là trộm cướp, 3 là nói láo, 4 là thóc mách, 5 là miệng dữ, 6 là nói vô ích (ỷ ngữ), 7 là sân độc.

Cho nên, khi gặp những cách này nhận rõ tham, sân rất dễ.

Ngoài ra, còn nhiều trường hợp mà tâm tham, tâm sân sanh chẳng ít.

Nhơn sanh sân hay thọ ưu có 4

- 1 là tánh nết quen sân (dosajjhāsayatā).

- 2 là không suy xét cao siêu (agambhīrapakatitā).

- 3 là thiếu sự học hiểu (appasutatā).

- 4 là thường gặp cảnh không tốt (anitthārammaṇasamāyogo).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Còn nhơn vô trợ hay hữu trợ xin xét theo phần giải trước.

Tâm tham thứ hai, thứ tư, thứ sáu, thứ tám và tâm sân thứ hai chung lại gọi là tâm bất thiện hữu trợ.

Tám thứ tâm tham và hai thứ tâm sân gộp lại gọi là tâm bất thiện nhị nhơn.

Tâm tham thọ hỷ và tâm sân gộp lại gọi là tâm bất thiện nhị nhơn phi thọ xả.

Tâm tham thọ xả và tâm sân gộp lại gọi là tâm bất thiện nhị nhơn phi thọ hỷ.

Tâm tham thứ 1, 3, 5, 7 và tâm sân thứ 1 gộp lại gọi là tâm bất thiện nhị nhơn vô trợ.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

3/ Phân giải tâm Si (Moha)

 

Si là tối tăm, mờ ám không hiểu biết những điều đáng biết tiến hóa chơn chánh, cao siêu giải thoát.

Tâm si có hai thứ

- 1 là thọ xả hợp hoài nghi (số 11).

- 2 là thọ xả hợp phóng dật (số 12).

Xả thọ đã có giải

Hoài nghi gồm có tám và 40 điều

  • 1 là hoài nghi Phật bảo.
  • 2 là hoài nghi Pháp bảo.
  • 3 là hoài nghi tăng bảo.
  • 4 là hoài nghi tam học.
  • 5 là hoài nghi đời quá khứ.
  • 6 là hoài nghi đời vị lai.
  • 7 là hoài nghi đời hiện tại.
  • 8 là hoài nghi Y tương sinh (paṭiccasamuppāda).

1) Hoài nghi Phật bảo có 5 điều

- 1 là hoài nghi Phật có đắc chứng nhất thế chủng trí chăng?

- 2 là hoài nghi hào quang của Phật sáng thấu chỗ khuất đặng chăng?

- 3 là hoài nghi hào quang 6 màu của Phật khi suy xét bộ Đại xứ[21] phóng ra đầy đủ chăng?

- 4 là hoài nghi song thông của Phật hiện trên cây xoài để hàng phục chúng ngoại đạo, rồi lên cõi trời Đao Lợi thuyết tạng Diệu Pháp (Abhidhamma) nhằm hạ thứ bảy, chẳng biết có vậy chăng?

- 5 là hoài nghi cách diệt trừ vô minh bằng trí tuệ sáng suốt của Ngài, có phải vậy chăng?

2) Hoài nghi Pháp bảo có 4 điều

- 1 là hoài nghi 4 bực tâm đạo có thật đúng như vậy chăng?

- 2 là hoài nghi 4 bực thánh quả phải chắc có chăng?

- 3 là hoài nghi Níp-bàn phải là vắng lặng dứt tuyệt rốt ráo hết tất cả khổ phải chăng?

- 4 là hoài nghi pháp học tam tạng tám muôn bốn ngàn (84.000) pháp uẩn như thế phải chăng?

3) Hoài nghi tăng bảo có 2 điều

- 1 là hoài nghi Thánh tăng chẳng biết thật có đệ tử Phật đắc quả chăng?

- 2 là hoài nghi phàm tăng với cách tứ bạch yết ma, chư tăng chơn truyền đồng nhận chịu bằng cách nín thinh, thì vị ấy đắc tỷ kheo phải chăng?

4) Hoài nghi tam học có 3 điều

- 1 là hoài nghi giới như thế có phải ngăn trừ ác xấu phải chăng?

- 2 là hoài nghi pháp tịnh có phải dùng tâm yên lặng tiến hóa chăng?

- 3 là hoài nghi trí tuệ có phải tỏ ngộ, đắc chứng đến đạo quả diệt trừ phiền não dứt nhơn khổ phải chăng?

5) Hoài nghi quá khứ có 5 điều

- 1 là nghi rằng đời trước ta có phải chăng?

- 2 là đời trước ta có hay không có?

- 3 là đời trước ta có ra như thế nào?

- 4 là đời trước ta có mà như thế nào kìa?

- 5 là đời trước ta ra sao và đổi ra sao?

6) Hoài nghi vị lai có 5 điều

- 1 là đời sau ta sẽ ra sao?

- 2 là đời sau ta không có phải chăng?

- 3 là đời sau nếu có ta sẽ thế nào?

- 4 là đời tới làm sao ta có đặng?

- 5 là đời sau ta thế nào, rồi sẽ ra sao?

7) Hoài nghi hiện tại có 5 điều

- 1 là đây là ta phải chăng?

- 2 là đây thành ra ta phải chăng?

- 3 là ta đây như thế nào?

- 4 là ta đây thành ra như thế nào?

- 5 là chúng sanh có do từ đâu?

8) Hoài nghi Y tương sinh (paṭiccasamuppāda) có 11 điều

- 1 là chúng sanh có già chết phải do sự sanh ra chăng?

- 2 là tục sinh (hay đầu thai) phải do nghiệp hậu hữu chăng?

- 3 là nghiệp hậu hữu phải do sự thủ chấp cứng chăng?

- 4 là hậu hữu có phải do sự tham ái chăng?

- 5 là ái có phải do sự thọ hưởng chăng?

- 6 là thọ có phải do sự xúc chạm chăng?

- 7 là xúc có phải do lục nhập chăng?

- 8 là lục nhập có phải do nhờ danh-sắc chăng?

- 9 là danh-sắc có phải do nhờ thức chăng?

- 10 thức tục sinh có pháp hành trợ giúp hay chăng?

- 11 là pháp hành phát sanh có phải do nhờ vô minh hay chăng?

Khi nào suy xét đến những hoài nghi đã kể, đó là tâm si hoài nghi!!!

Còn hoài nghi ngoài ra, gọi là hoài nghi thông thường thì cảnh của các tâm khác như là tham, sân, thiện, hạnh dục giới cũng có.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Phóng dật là tán loạn, lao chao, say mê, điên cuồng, quên mình chẳng tỉnh táo như là khi giựt mình lịu lọ v.v…

Nhơn sanh si có hai:

- 1 là tác ý không khéo (ayonisomanasikāra) là những cách suy xét về nhận định làm cho tâm bất thiện phát sanh như nghĩ theo tham, sân, si v.v…

- 2 là pháp lậu làm nền sanh.

Nhơn sanh si có hai

- 1 là tác ý không khéo (đã giải)

- 2 là pháp lậu làm nền sanh.

Tứ lậu có 3 chi pháp

- 1 là dục lậu là cách trầm ngâm theo lục dục trong đời hiện tại này, tức là sở hữu tham.

- 2 là hữu lậu là cách trầm ngâm theo Sắc giới, Vô sắc giới, cũng tức là sở hữu tham.

- 3 là tà kiến lậu là cách trầm ngâm mài miệt theo thường kiến chấp có, hay đoạn kiến chấp không, chẳng chịu bỏ, tức là sở hữu tà kiến.

- 4 là vô minh lậu là cách không chịu theo sáng suốt như muỗi sợ mặt trời, chỉ chấp hẹp hòi như ếch ngồi đáy giếng, đó là sở hữu si.

Vì có sở hữu si làm căn gốc rễ, nên gọi là tâm si.

Tâm tham và tâm sân cũng thế.

Hoài nghi hay phóng dật cũng đồng có tác ý không khéo làm nhơn sanh, vì phần lớn thiếu trí, yếu chánh niệm, nên nghĩ tưởng lôi thôi.

Phân tên tâm bất thiện theo hợp đồng

Tam tham thứ 1, 2, 5, 6, tâm sân và tâm si gồm chung lại gọi là tâm bất thiện tương ưng vì có hợp tà kiến, phẫn, hoài nghi và phóng dật (mạnh).

Tâm tham 1, 3, 5, 7, tâm sân thứ 1 và 2, tâm si cũng gọi là tâm bất thiện vô trợ.

Còn tâm tham thọ xả và 2 tâm si gồm lại gọi là tâm bất thiện thọ xả, vì đồng nhau bất thiện và thọ xả.

Bất thiện có 5 nghĩa:

                        • 1 là bệnh hoạn (tâm).
                        • 2 là không tốt đẹp (tâm).
                        • 3 là không khéo léo (tâm).
                        • 4 là có lỗi lầm (tâm).
                        • 5 là ác xấu, cho quả khổ (tâm).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Giải trang 5

B. PHÂN GIẢI TÂM ĐẠI THIỆN

(từ số 31 đến 38)

Thiện có 5 nghĩa (attha)

                        • 1 là không bệnh hoạn.
                        • 2 là tốt đẹp.
                        • 3 là khôn khéo.
                        • 4 là chẳng có lỗi.
                        • 5 là cho quả vui.

Tâm đại thiện có tên trong chánh tạng là tâm thiện dục giới vì làm đủ 10 điều hạnh phúc và sanh cho nhiều người, nhiều cõi, hoặc nhơn ra đặng nhiều, như là 8 thứ tâm đại thiện nhơn cho 10 hạnh phúc thành 80. Lấy 80 nhơn cho 6 cảnh (sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp) thành 480. Lấy 480 nhơn cho tứ trưởng (dục trưởng, cần trưởng, tâm trưởng và thẩm trưởng) thành 1.920. Lấy 1.920 nhơn cho 3 nghiệp (thân, khẩu, ý) thành 5.760. Lấy 5.760 nhơn cho 3 bực (hạ, trung, thượng) thành ra một vạn, bảy ngàn, hai trăm, tám chục (17.280). Do đó mới có tên là đại thiện.

Thập hạnh phúc (puññakīriyāvatthu)

                        • 1 là bố thí thành.
                        • 2 là trì giới thành.
                        • 3 là tu tiến thành.
                        • 4 là cung kỉnh thành.
                        • 5 là phụng thị thành.
                        • 6 là hồi hướng thành.
                        • 7 là tùy hỷ thành.
                        • 8 là thính pháp thành.
                        • 9 là thuyết pháp thành.
                        • 10 là kiến thị thành.

Gọi là phúc hay là phước, nhiều người thường nói, thường nghe. Nhưng ít ai nhận định đầy đủ, phần nhiều chỉ cho là bố thí mới gọi là phước thôi, quên còn 9 điều hạnh phúc nữa như vừa nêu.

Xin xét theo Pāḷi chú giải như vầy: Attano santanaṃ punati sodhetīti = Puññāṃ: nghĩa là những chi rửa sạch cơ tánh ta, đó gọi là phước, tức là những sự vật làm cho tâm ta đặng tốt đẹp có 10 điều như đã kể, xin giải như sau:

1) Bố thí thành là tâm đặng trong sạch, tốt đẹp cũng do bố thí, tức là chia sớt những sự vật đáng chia sớt như: của cải, sự hiểu biết v.v… Tóm lại có 2: 1 là tài thí, 2 là pháp thí. Bố thí có nhiều cách nhưng đây xin miễn giải.

2) Trì giới thành là thọ, nguyện, giữ giới như là ngũ giới, bát thanh tịnh giới, thập thiện ngăn thập ác và sa di, tỷ kheo giới.

3) Tu tiến thành là tu định, nương vào 40 đề mục và tu tuệ hành tứ niệm xứ.

4) Cung kỉnh thành là lễ phép theo các tục nghi.

5) Phụng thị thành là phụng hành theo đúng lẽ phải.

6) Hồi hướng thành là nhớ phước, tưởng, nói, chia cho người quá vãng, hay người hiện tiền.

7) Tùy hỷ thành là vui mừng theo sự cho phước, hay lợi lành của người khác.

8) Thính pháp thành là nghe những lời lẽ chơn chánh, lợi ích v.v… như pháp Phật dạy hay các vị hiền trí chỉ giáo, đặng tâm tốt phát sanh.

9) Thuyết pháp thành là nói những lời lẽ làm cho người nghe đặng sanh tâm tốt, tỏ ngộ, chứng quả v.v…

10) Kiến thị thành là sự nhận thấy đúng với lẽ phải đối với 9 điều trước cho là nên làm, thế nên mới thật hành tất cả điều phước.

Muốn biết lúc nào ta có làm phước chăng? Nên nhận rõ rệt tâm tốt thông thường là đại thiện như sau:

Tám thứ tâm đại thiện (Mahakusala)

                    • 1 là thọ hỷ hợp trí vô trợ        (số 31).
                    • 2 là thọ hỷ hợp trí hữu trợ      (số 32).
                    • 3 là thọ hỷ ly trí vô trợ            (số 33).
                    • 4 là thọ hỷ ly trí hữu trợ          (số 34).
                    • 5 là thọ xả hợp trí vô trợ         (số 35).
                    • 6 là thọ xả hợp trí hữu trợ       (số 36).
                    • 7 là thọ xả ly trí vô trợ             (số 37).
                    • 8 là thọ xả ly trí hữu trợ           (số 38).

Văn lục bát:

Đồng cùng thọ hỷ sanh ra,

Hợp chung trí tuệ khỏi mà trợ duyên (31)

Đồng cùng thọ hỷ sanh ra

Hợp chung trí tuệ có mà trợ duyên (32)

Đồng cùng thọ hỷ sanh ra

Không chung trí tuệ khỏi mà trợ duyên (33)

Đồng cùng thọ hỷ sanh ra

Không chung trí tuệ có mà trợ duyên (34)

Đồng cùng thọ xả sanh ra,

Hợp chung trí tuệ khỏi mà trợ duyên (35)

Đồng cùng thọ xả sanh ra

Hợp chung trí tuệ có mà trợ duyên (36)

Đồng cùng thọ xả sanh ra

Không chung trí tuệ khỏi mà trợ duyên (37)

Đồng cùng thọ xả sanh ra

Không chung trí tuệ có mà trợ duyên (38)

Thọ hỷ, thọ xả, vô trợ và hữu trợ đã có giải, chỉ nhận, nhưng đây khác nhau là trường hợp trợ cho tâm tốt phát sanh đó thôi.

Trí và huệ khác tên mà một pháp, tức là những cách sáng suốt đồng có với tâm.

Trí tuệ tóm lại có 3:

                          • 1 là trí văn.
                          • 2 là trí tư.
                          • 3 là trí tu.

Trí văn là do nghe, học mới đặng hiểu biết thấu đáo những nghĩa, lý sâu sắc, cao siêu, như pháp lý cao thượng của nhà Phật hoặc triết học cùng toán học cao thâm hay những tài nghề khó khăn mà hiểu biết đặng.

Trí tư là tự tâm sáng suốt, nghiên cứu tìm tòi đặng hiểu biết những lối ngoài ra cách học, tục thường nói là trí thiên tư, chớ kỳ thật là do duyên nghiệp đã tạo trước kia.

Trí tu là những tuệ phát sanh do tu hành tỏ ngộ đắc chứng, tức là hành tứ niệm xứ hoặc tuệ sanh chung với tâm thiền.

Ngũ nhơn sanh thiện (kusala)

                        • 1 là tác ý khéo.
                        • 2 là thân cận hiền triết.
                        • 3 là ở chỗ đáng ở.
                        • 4 là đời trước từng tạo phước.
                        • 5 là tự lập trường chánh.

Tác ý khéo là suy xét và hành động đều nương theo trí tuệ như Phật ngôn: “trí tiến hóa lối nào thì ta nương theo cách ấy”. Hoặc do tâm thiện suy xét hay đã định thường quen cho đến đổi các duyên trợ thiện có mãnh lực giúp tâm làm dịp cho thiện phát sanh, đó là tác ý khéo.

Thân cận hiền triết là hay gần gũi những người hiền lành, tâm lý tốt có thể đáng bắt chước những cách chơn thật tiến hóa lợi ích chánh đáng v.v… .

Ở chỗ đáng ở là những chỗ trợ tâm lành do thường nghe thấy sự vật làm cho dễ phát sanh tâm thiện, không có thấy nghe những cách khiêu khích tâm bất thiện, đó gọi là chỗ đáng ở, chớ chẳng phải chỗ tốt hay xấu, vui hay buồn.

Đời trước từng tạo phước là đời kế trước đây, hoặc các đời trước nữa, người ấy chuyên môn hành động theo các điều phước nhất là bố thí, cho nên đời này chẳng bị nghèo, khổ, thiếu thốn, thiếu hiểu v.v… mới tránh khỏi câu “bần cùng sanh đạo tặc”.

Tự lập trường chánh là chí hướng tốt đẹp mong mỏi cách không hại người, nhất là quyết hành bồ tát hạnh và tu những pháp không sai hoặc nghề nghiệp chơn chánh.

Tứ nhơn sanh bất tương ưng trí

                      • 1 là nghiệp trước không quen nết trí.
                      • 2 là sanh nhằm cõi đa sân.
                      • 3 là không tránh phiền não.
                      • 4 là không gặp khi ngũ quyền mạnh.

Nghiệp trước không quen nết trí là đời quá khứ ta không đặng thường dùng trí, nên bây giờ rất khó phát sanh.

Sanh nhằm cõi đa sân nhất là cõi Nam thiện bộ châu (trái đất này) thời kỳ tuổi thọ ít, sự ác tăng nhiều, việc quá đa đoan làm cho tâm người khó yên tịnh, thiếu nhân cần thiết của trí, như câu: “thủy thái thanh, ắt vô ngư. Nhơn thái cẩn, ắt vô trí” nghĩa là nước quá trong ắt không cá, người quá gấp ắt không trí.

Không tránh phiền não là hay bị phiền não phát sanh thường do theo phiền não.

Không gặp khi ngũ quyền mạnh là thời kỳ đức tin, tinh tấn chánh niệm, chánh tịnh và trí huệ còn yếu kém, vì thiện duyên hay căn lành các đời trước đào tạo, nhất là Pháp độ (pāramī) không đầy đủ cho nên trí tuệ khó phát sanh.

Phiền não theo Kinh tạng có 10 điều

- 1 là Dục dục (ham muốn cõi Dục giới).

- 2 là hữu dục (ham muốn đời sau).

- 3 là Sắc dục (ham muốn cõi Sắc giới).

- 4 là Vô sắc dục (ham muốn cõi Vô sắc giới).

- 5 là tham (ham muốn nhiễm đắm).

- 6 là sân (giận, buồn v.v… ).

- 7 là si (không biết pháp đáng biết).

- 8 là ngã mạn (ỷ, cống cao, so sánh).

- 9 là tà kiến (nhận thấy sai lầm).

- 10 là hoài nghi (không quyết tin chánh pháp).

Phiền não theo Kinh không đủ 10 chi pháp siêu lý vì pháp chiết báng.

Phiền não theo Diệu Pháp tạng có 10 điều

- 1 là tham (ham muốn bằng cách nhiễm).

- 2 là sân (giận, buồn v.v… ).

- 3 là si (không chịu biết pháp đáng biết).

- 4 là ngã mạn (cống cao, ỷ, so sánh).

- 5 là tà kiến (nhận thấy sai lầm).

- 6 là hoài nghi (không quyết tin Phật pháp).

- 7 là hôn trầm (bần thần, lui sụt, lười biếng).

- 8 là phóng dật (tán loạn lao chao).

- 9 là vô tàm (không thẹn với lương tâm).

- 10 là vô úy (không sợ hậu quả tai hại).

Tứ nhơn sanh tương ưng trí

- 1 là có nghiệp quen nết trí.

- 2 là sanh nhằm cõi vô sân.

- 3 là đặng xa lìa phiền não.

- 4 là gặp khi ngũ quyền mạnh.

Có nghiệp quen nết trí là trước kia chuyên môn dùng trí, nay còn trớn, thành tánh nết đã quen luôn luôn, như thế trí dễ sanh.

Sanh nhằm cõi vô sân là ám chỉ cõi Sắc giới và Vô sắc giới.

Xa lìa phiền não là lúc không bị những phiền não phát sanh, vào cơ tánh thì trí tuệ mới dễ phát sanh.

Gặp khi ngũ quyền mạnh như là các bực đã đầy đủ Pháp độ, nhất là bồ tát kiếp chót v.v…

Cần tạo trí tuệ phải tìm hiểu đặng nhiều nguyên nhơn sanh cũng như sắm thuyền có đủ đồ mới có thể làm ra đặng.

Đây là thuyền bát nhã chỉ thí dụ, bởi vì trí có thể đưa giúp người đến bờ kia là Níp-bàn.

Tứ nhơn sanh tương ưng trí tức là tứ nhơn sanh trí.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Sau đây thêm 5 phần nữa để giúp các bực nghiên cứu rộng và cho dễ sự thực hành.

Bát nhơn tỉnh trí

                        • 1 là chặng còn trẻ tuổi.
                        • 2 là quyền tước đang tăng.
                        • 3 là cố gắng tìm học hỏi.
                        • 4 là thôi xả giao với ngoại giáo.
                        • 5 là cố gắng khéo dùng lòng.
                        • 6 là cố đàm luận trao đổi ý kiến.
                        • 7 là ưa mến tài, trí.
                        • 8 là ở chỗ đáng tiến hoá.

1. Chặng còn trẻ tuổi là cỡ chưa già, theo trong Kinh phân một đời người ra làm 10 chặng, mỗi chặng là 10 tuổi theo thuở Phật còn.

- 1 là chặng yếu khờ, 10 tuổi trở lại, tục gọi là con nít. Bởi vì chưa có sức mạnh, chưa hiểu biết đời, dù gặp đứa ngoan chỉ cũng ngoan do tiền nghiệp.

- 2 là chặng hí lạc, kể từ 10 tuổi đến 20 tuổi, rất ham vui ít biết lo giàu, nghèo, thiếu, đủ.

- 3 là chặng nhan sắc, kể từ 20 đến 30 tuổi, nam nữ cũng trổ mã đủ đầy, đẹp ngộ ra sao, vào chặng này thấy rõ.

- 4 là chặng sáng lập, kể từ 30 đến 40 tuổi, đủ sức làm lo dựng nên cơ nghiệp.

- 5 là chặng dụng trí, từ 40 đến 50 tuổi, thuở đủ trí khôn xét đoán kinh nghiệm, nghiên cứu v.v…

- 6 là chặng thối hoá, kể từ 50 đến 60 tuổi, tâm sức giảm lần.

- 7 là chặng biến dịch, từ 60 đến 70 tuổi, thân tâm lần lần thay đổi thành già thân, niệm yếu hay quên, tục gọi là già lú lại.

- 8 là chặng còm lưng, từ 70 đến 80 tuổi, tục gọi là lưng thẳng, gồi chùn.

- 9 là chặng thất ngộ, từ 80 đến 90 tuổi, hay lẫn lộn và quên.

- 10 là chặng thường ngọa, từ 90 đến 100 tuổi, rất già, mỏi mệt hay nằm.

Mỗi chặng 10 là kể từ đa sống bách niên tức là trước đây hơn hai ngàn năm trăm năm, nay sụt kể số trung bình 75 tuổi sụt, thì mỗi chặng 7 tuổi rưỡi.

- 1 là chặng từ khi sanh ra cho đến 7 năm 6 tháng.

- 2 là chặng 2 từ 7 năm 6 tháng đến 15 tuổi

- 3 là chặng 3 từ 15 tuổi đến 22 tuổi 6 tháng.

- 4 là chặng 4 từ 22 tuổi 6 tháng đến 30 tuổi.

- 5 là chặng 5 từ 30 tuổi đến 37 tuổi 6 tháng.

- 6 là chặng 6 từ 37 tuổi 6 tháng đến 45 tuổi.

- 7 là chặng 7 từ 45 tuổi đến 52 tuổi 6 tháng.

- 8 là chặng 8 từ 52 tuổi 6 tháng đến 60 tuổi.

- 9 là chặng 9 từ 60 tuổi đến 67 tuổi 6 tháng.

- 10 là chặng 10 từ 67 tuổi 6 tháng đến 75 tuổi.

Trong một đời người, thời gian dùng trí nhiều hơn hết là từ 30 đến 37 tuổi 6 tháng. Cũng có người sớm, muộn không đồng đều, do nhiều duyên khác.

2. Quyền tước đang khi tăng là đang thạnh hành trường hợp tiến hoá, quả tột dồi dào thì phước chí tâm linh.

3. Cố gắng tìm học hỏi là dĩ nhiên sự hiểu biết phải từ thấy, nghe v.v… thì sự học hỏi mới giúp ta thêm những cái biết chưa từng biết, cho đến pháp lý cao siêu đa phần nhờ học hỏi, đó là một nguyên do làm cho trí phát sanh rất nhiều càng vững vàng không lui sụt, mờ ám, đó là tỉnh trí.

4. Thôi xả giao với ngoại giáo là ngăn ngừa, dè dặt sợ bị tà kiến và tâm bất thiện hay phát sanh, cho đến đỗi dù có tâm lành cũng trở ngại với sự nhận thức pháp lý cao siêu, là do hấp thụ dị đoan hay thường thức pháp lý mê mờ v.v…

5. Cố gắng khéo dùng lòng là ráng sức tìm hiểu những pháp lý chưa từng hiểu và cao siêu đặng cho trí tuệ thường sanh và luôn luôn phải thực hành theo nhận định của trí.

6. Cố đàm luận trao đổi ý kiến là đối với những người kiến thức hơn ta mà ta đặng nói chuyện, có nhiều khi thêm sự sáng suốt hơn xem sách.

7. Ưa mến tài trí là dù chưa phải bực tài trí, nhưng ta cũng đã thích, từ từ sẽ được nên tài trí hoặc giỏi, dở.

8. Ở chỗ đáng tiến hóa là những chỗ thường nghe, thấy lời khôn, việc khéo, triết lý văn chương hay các nghề kinh nghiệm, thời trí tuệ ta khỏi tiêu mòn, đó là lý tỉnh trí.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tứ nhơn tạo trí

                        • 1 là tin ân đức bực ứng cúng.
                        • 2 là nghe Phật pháp cao siêu.
                        • 3 là không dể duôi lừng lẫy.
                        • 4 là suy xét pháp cao đã nghe.

Tin ân đức bực ứng cúng là tin chắc rằng bực Phật toàn giác giáo chủ ngôi pháp bảo, luôn bực Bích chi Phật và Thinh Văn tứ quả, đều có ân đức không còn phiền não, nên rất đáng cúng dường mới gọi là ứng cúng. Nếu ai gặp lại đầy đủ đức tin tức là căn lành, phước duyên đã đến thì các Ngài sẽ giúp nên trí hóa phi thường, cũng nhờ đức tin đối với bực ứng cúng.

Nghe Phật pháp cao siêu là dĩ nhiên đặng biết cái chưa biết mà chẳng phải tầm thường, đó là đã tạo ra trí tuệ.

Không dể duôi lừng lẫy là người có chánh niệm luôn luôn sẽ làm nền tảng cho những trí tuệ phát sanh rất dễ.

Suy xét pháp đã nghe là suy xét pháp lý vô thường, khổ não, vô ngã cho đến Níp-bàn. Nhận thật trúng rõ đó là trí, hoặc những pháp cao đã nghe mà còn hẹp, nhiều khi suy xét đặng hiểu thêm.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Cửu nghiệp trí

                        • 1 là thuyết pháp cho người nghe.
                        • 2 là dạy nghề không tội lỗi.
                        • 3 là dạy chuyện không tội lỗi.
                        • 4 là dạy tài không tội lỗi.
                        • 5 là trọng người thuyết pháp.
                        • 6 là cầu thuyết pháp nghe.
                        • 7 là làm phước nguyện sanh trí.
                        • 8 là tự soạn sách cao, Kinh chánh.
                        • 9 là bố thí sách cao, Kinh chánh.

Nghiệp trí là công việc làm sẽ phát sanh ra trí tuệ.

1. Thuyết pháp cho người nghe thì phải suy xét đến pháp ta sẽ nói, cũng có cao siêu thắc mắc hay sanh thêm sự nhận rõ ràng hơn trước.

2. Dạy nghề không tội lỗi là các nghề không tạo ác, chẳng nhiễm tục trần, rút những kinh nghiệm đưa ra phải sáng kiến, mới giúp người mau hơn khi ta học.

3. Dạy chuyện không tội lỗi như là tích xưa, chuyện cũ v.v… những chuyện dùng trí mà không phải tạo tội, hay là công việc những điều nào sáng kiến.

4. Dạy tài không tội lỗi là chỉ dạy và giúp đỡ người cho họ có thể phát triển khả năng đặc biệt của họ, chẳng hạn như biệt tài tổ chức, điều khiển, gieo cảm tình, trình bày mạch lạc và lưu loát, hướng dẫn quần chúng… quý hồ những tài năng đó không tạo nên ác nghiệp (tội lỗi). Đây cũng là hành động khả dĩ phát sanh trí tuệ là vì muốn chỉ dạy cho có kết quả, cần phải xem xét tỉ mỉ, tìm hiểu trình độ khả năng và kiến thức tâm tánh của người rồi ta mới áp dụng được một phương pháp thích hợp và có kết quả được.

5. Trọng người thuyết pháp là kính trọng và tôn sùng vị pháp sư có công dạy dỗ ta điều lợi ích. Trọng pháp sư cũng chính là trọng Phật pháp, như vậy ta dễ lãnh hội và thấu hiểu Phật pháp dễ dàng hơn, hầu đem ra thực hành mở mang trí tuệ vì phần lớn Phật pháp đều chú trọng về sự tiến hóa của tâm.

6. Cầu thuyết pháp cho nghe là thỉnh pháp sư giảng giải Phật pháp, như vậy dễ mở mang thêm trí tuệ, phá hoài nghi và cuối cùng diệt được vô minh khi mà trí tuệ nhờ nhơn duyên tròn đủ phát sanh đến mức tột đỉnh.

7. Làm phước nguyện sanh trí tuệ là tạo phước lành (đã có giải) rồi nguyện được phát sanh trí tuệ. Phần đông chúng sanh làm phước được dễ dàng là nhờ đức tin, làm phước có nhiều cách là quả phước cũng có nhiều thứ khác nhau tùy thuộc vào nguyện lực. Trường hợp này làm phước (đức tin) đi kèm trí tuệ và do mãnh lực của lời nguyện, quả báo trí tuệ sẽ phát sanh.

8. Tự soạn sách cao Kinh chánh là nghiên cứu, phiên dịch, soạn thảo những sách về triết lý cao siêu hoặc những Kinh ghi chép 84.000 pháp môn của Đức Phật đã giáo truyền (tam tạng). Công việc này cần vận dụng nhiều trí tuệ là nhơn để trí tuệ phát sanh lên mãi mãi.

9. Bố thí những Kinh chánh là những Kinh dạy chánh pháp của Đức Phật. Chánh pháp là những pháp hợp chơn lý, nhằm mục tiêu diệt trừ hết phiền não, mở mang trí tuệ và đưa người (pháp hành) đến giải thoát Níp-bàn.

Nếu ta chưa đủ khả năng để thuyết pháp, soạn dịch Kinh thì ta có thể bỏ tài sản, tiền của ra để in Kinh sách, ấn hành hoặc thỉnh pháp sư thuyết pháp, dạy đạo… đó cũng là hình thức bố thí pháp. Quả báo của sự bố thí pháp là trí tuệ phát sanh và sẽ được giải thoát sau này.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Thất nhơn phát trí

                        • 1 là ưa gặp trí thức học hỏi.
                        • 2 là thân, đồ, chỗ ở sạch sẽ.
                        • 3 là gìn giữ ngũ căn.
                        • 4 là tránh người si mê.
                        • 5 là thường gặp bực trí thức.
                        • 6 là cố tìm Phật pháp cao siêu.
                        • 7 là ưa tìm pháp giải thoát.

1. Ưa gặp trí thức học hỏi, danh từ trí thức nơi đây ám chỉ bực thiện trí thức tức là người có giới đức lại am tường pháp lý cao siêu của Đức Phật. Học hỏi nơi mấy vị đó dĩ nhiên là tâm tánh của ta được cởi mở, trí tuệ phát sanh dễ dàng vì các Ngài chỉ dạy toàn các điều lợi ích mà nhất là lợi ích về tâm trí.

2. Thân, đồ, chỗ ở là để tâm khỏi bực bội vì dơ dáy, sạch sẽ nên tâm thơ thới dễ sanh trí.

3. Gìn giữ lục căn là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn và ý căn. Nếu ta không biết dùng tác ý khéo để gìn giữ lục căn cho khỏi nhiễm đắm cảnh xấu, ác pháp thì tâm trí ta sẽ bị phiền não làm tán loạn thiêu đốt triền miên, trí tuệ do đó không thể phát sanh lên được. Vì vậy ta cũng gìn giữ lục căn tránh xa ác pháp để tạo thuận tiện cho trí tuệ dễ phát sanh.

4. Tránh người si mê là tối tăm, có nhiều tà kiến, cần phải tránh xa hạng người đó để khỏi bị nhiễm đắm, ô lây tâm tánh xấu xa, si mê tức là thiếu trí tuệ. Người như vậy không thể là nhơn giúp ta phát sanh trí tuệ được, nên ta cần phải tránh xa.

5. Thường gặp bực trí thức là những bực thiện trí thức như trên đã giải, hành động của các vị ấy từ việc làm lời nói và tư tưởng đều luôn luôn có trí tuệ đi kèm. Gần gũi các vị ấy ta sẽ được nhiều dịp để học hỏi thêm gương lành và mở mang trí tuệ.

6. Cố tìm Phật pháp cao siêu là chân lý cao siêu mầu nhiệm là pháp phân tích siêu việt cùng tột để thấy rõ và thông suốt thật tướng của vạn vật, là pháp dành cho các bực trí thức có nhiều trí tuệ, như vậy xu hướng theo Phật pháp cần tìm hiểu, nghiên cứu cho tường tận, thông suốt rốt ráo rồi đem ra thực hành dĩ nhiên là nhơn phát sanh lên trí tuệ ai ai cũng thấy rõ.

7. Ưa tìm pháp giải thoát cũng là Phật pháp, vì 84.000 pháp môn, Đức Phật dạy chỉ có một mùi vị là giải thoát. Giải thoát là sang đến bờ bên kia khỏi luân hồi sanh tử nữa, là được an vui tuyệt đối đến Níp-bàn. Pháp này là của bực thượng trí, Toàn Giác tìm ra nhờ dùng trí tuệ, ai ưa tìm hiểu pháp giải thoát dĩ nhiên trí tuệ sẽ phát sanh và mở mang dễ dàng.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Bát nhơn đắc trí

                        • 1 là kính sư (cung kỉnh ông thầy).
                        • 2 là cần vấn (siêng năng học hỏi).
                        • 3 là thanh tịnh (vắng lặng, êm ái).
                        • 4 là trì giới (thu thúc giới hạnh).
                        • 5 là cố văn (bền chí nghe pháp).
                        • 6 là tự cần (siêng năng).
                        • 7 là thuần niệm (chánh niệm mạnh).
                        • 8 là quán uẩn (suy xét uẩn sanh, diệt).

1. Kính Sư là cung kỉnh thầy, danh từ thầy nơi đây là thầy dạy đạo hơn thầy dạy đời. Người nào biết cung kỉnh thầy mới mến phục và biết nghe lời thầy dạy bảo, như vậy thầy mới hết lòng đem tâm trí ra dạy bảo cho mình. Cung kỉnh, dễ dạy biết nghe lời là nhơn đắc trí vậy.

2. Cần vấn là siêng năng học hỏi, chuyên cần, tìm hiểu tự nhiên mau hiểu biết, sớm đắc trí tuệ.

3. Thanh tịnh là vắng lặng, êm ái, tâm người thường chao động không thanh tịnh vắng lặng nên lu mờ, không sáng suốt, thiếu trí tuệ không soi xét được việc gì cho thấu đáo. Cũng như mặt nước bị sóng đánh sôi sụt ba đào, nếu nhìn vào cũng không thấy rõ mặt nước.

4. Trì giới là thu thúc giới hạnh, người nào thu thúc gìn giữ được giới hạnh trong sạch thì thân tâm sẽ được yên tịnh, phiền não sẽ không còn quấy rầy, đó là nhơn duyên cho tâm đắc trí dễ dàng. Giới có nhiều thứ, như: ngũ giới, bát quan trai giới, thập giới, tứ thanh tịnh giới hay biệt giải thoát giới dành cho bực xuất gia.

5. Cố văn là cố gắng bền chí nghe pháp, pháp đây là pháp Phật mà pháp Phật luôn luôn nhằm mục đích mở mang trí tuệ và đưa người đến bờ giải thoát.

Trí tuệ có 3 loại: 1 là trí văn, 2 là trí tư và 3 là trí tu.

- Trí văn là sự sáng suốt hiểu biết do nhờ nghe giảng giải pháp.

- Trí tư là sự hiểu biết do suy xét đúng theo chơn lý hay minh triết nhà Phật.

- Trí tu tức là suy xét nhớ bát đoan cần và bát thê thảm, tức là sự siêng năng hay tinh tấn như trong tứ chánh cần là bốn pháp siêng năng chơn chánh:

  • 1 là thận cần là sự thành tựu do tu tứ niệm xứ quá mạnh tức là ngăn ngừa các ác pháp không cho phát sanh, chẳng hạn như trì giới, thu thúc lục căn v.v… .
  • 2 là trừ cần là tinh tấn dứt bỏ ba tà tư duy là suy nghĩ về tình dục ngũ trần, suy nghĩ về sự thù oán, suy nghĩ về sự hãm hại người.
  • 3 là tu cần là trau dồi các thiện pháp như 7 pháp hiền triết (tín, giới, văn, xả, trí, tàm, úy) tức là 7 pháp hiền triết sanh làm Đế Thích, 7 nhơn sanh bồ đề v.v… .
  • 4 là bảo cần là gìn giữ các pháp lành đã đắc đừng cho bị hư hoại.

6. Tứ chánh cần chi pháp là sở hữu cần rất quan trọng và cẩn yếu, sẽ giải rõ hơn về sau. Cần chia làm 2:

- 1 là thân cần là sự cố gắng siêng năng, tinh tấn hành động bằng thân như ráng sức ngồi thiền, tinh tấn đi kinh hành.

- 2 là tâm cần là sự siêng năng, cố gắng hành động do nơi tâm như là niệm đề mục thiền định (samatha) hoặc niệm tứ niệm xứ, hành minh sát (vīpassanā) v.v…

Nhân cần thiết của sở hữu cần là bát thê thảm là sanh, lão, bệnh, tử, địa ngục, ngạ quỉ, bàng sanh, atula và bát đoan cần là làm rồi, sắp làm, đi mới về, sắp đi xa, vừa mới mạnh, khi chớm đau, lúc đủ ăn, khi thiếu ăn.

7.  Thuần niệm là chánh niệm mạnh, thuần có nghĩa là thuần thục, thuần nhã quá quen rồi. Niệm danh từ Pāḷi là Sati có nghĩa là ghi nhớ, ức niệm v.v… niệm nơi đây là chánh niệm hay niệm chơn chánh, sở hữu niệm là một chi trong bát chánh đạo, nói đúng hơn là tứ niệm xứ (satipaṭṭhānā):

- 1 là niệm thân   (kāyānupassanā).

- 2 là niệm thọ    (vedanānupassanā).

- 3 là niệm tâm   (cittanupassanā).

- 4 là niệm pháp (dhammānupassanā).

Niệm là một sở hữu tâm vô cùng quan trọng, rất cần yếu đem lại sự lợi ích cho hành giả, vì nó có mặt trong một số lớn pháp Phật như: bát chánh đạo, ngũ quyền, ngũ lực, thất giác chi.

Ghi nhớ có 3 cách

- 1 là ghi nhớ rõ rệt đề mục hay cảnh giới đưa đến.

- 2 là ghi nhớ rõ rệt pháp ác khi hành rồi sẽ đem đến kết quả khổ não.

- 3 là ghi nhớ rõ rệt pháp thiện khi hành rồi sẽ đem đến kết quả lợi ích an vui.

Nhơn phát sanh niệm có 4

- 1 là sự ghi nhớ biết mình.

- 2 là xa lánh người không có sự ghi nhớ tức là hay quên, lẫn lộn.

- 3 là thân cận người có sự ghi nhớ mạnh.

- 4 là luôn luôn giác tỉnh, chăm chú theo dõi mỗi hành động của mình.

Vì vậy, phải cần chánh niệm mạnh để niệm thì trí tuệ dễ phát sanh.

8. Quán uẩn là quán tưởng, quan sát, suy xét về ngũ uẩn. Uẩn là đống, bó v.v… Trung Hoa dịch là Ấm.

Ngũ uẩn

- 1 là sắc uẩn        tức là sắc pháp

- 2 là thọ uẩn        tức là sở hữu thọ.

- 3 là tưởng uẩn   tức là sở hữu tưởng.

- 4 là hành uẩn     tức là 50 sở hữu (trừ thọ và tưởng).

- 5 là thức uẩn      tức là tâm.

Thường xuyên liên tục quán sát về ngũ uẩn, một ngày nào đó trí tuệ sẽ phát sanh để cho ta thấy rõ sự sanh lên của ngũ uẩn (danh sắc) và thế nào nó diệt. Ta sẽ thấy rõ con người hay chúng sanh chỉ là sự kết hợp tạm thời giữa danh và sắc. Hai pháp này luôn luôn sanh rồi diệt; diệt rồi sanh, vô thường biến đổi tiếp nói trôi chảy không ngừng nghỉ như một trường lưu bất tức[22]. Ngoài ra, không có một cái gì có thể gọi là thú, chúng sanh, linh hồn, hay một bản ngã trường tồn vĩnh cữu.

Cái mà ta thường gọi là bản ngã trường tồn chỉ là một huyền tượng và thành kiến chấp ngã phát sanh như một ảo ảnh do sự điều hành phức tạp của ngũ uẩn. Như vậy do nhờ quán sát ngũ uẩn nên trí tuệ dễ phát sanh để thấy rõ sự sanh diệt của danh sắc và Đức Phật có dạy: “sống chỉ một ngày mà biết được sự sanh diệt của danh và sắc, còn hơn sống 100 năm mà không biết được danh-sắc là gì!!!”.

Sống đến trăm năm chẳng ích chi,

Nào hay sanh diệt hiểu là gì,

Chào đời nhứt nhật tường sanh diệt,

Mới biết hơn kia quí lạ kỳ. 

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

C. DẪN CHỨNG PHẦN BẤT THIỆN VÀ ĐẠI THIỆN

Tâm bất thiện và đại thiện kêu chung lại là tâm thực dục giới phàm phu (puthujana) tức là đa số người thường mỗi ngày hay có dùng những tâm này bất cứ nhiều hay ít.

Dẫn chứng đây có 3 cách:

                        • 1 là dẫn chứng theo phần.
                        • 2 là dẫn chứng theo thứ.
                        • 3 là dẫn chứng rộng.

1. Dẫn chứng theo phần có 9:

  • 1 là phần tâm tham.
  • 2 là phần tâm sân.
  • 3 là phần tâm si.
  • 4 là phần tâm đại thiện.
  • 5 là phần tâm thọ ưu.[23]
  • 6 là phần tâm thọ hỷ.
  • 7 là phần tâm thọ xả.
  • 8 là phần tâm vô trợ.
  • 9 là phần tâm hữu trợ.

* Dẫn chứng phần tâm tham là khi đang trộm cắp và khi thấy của người ham muốn, hay những kẻ đa nhiễm mà gặp lục dục ham ưa thích hợp.

* Dẫn chứng phần tâm sân là khi gặp 6 cảnh rất xấu và chẳng thích hợp ưa chi hay công việc, người, vật không vừa lòng mà gặp và những hoàn cảnh xấu xa (trừ ra người tập tánh) còn phần nhiều đều phải phát tâm sân.

* Dẫn chứng phần tâm si, như khi hoài nghi trúng theo những điều đã giải thì bề ngoài hành động như thường, nhưng cũng lôi thôi lừ đừ hơn kẻ khác đó là si hoài nghi.

Còn si phóng dật là lúc tán loạn lao chao, giật mình lịu lọ, cuồng tâm lãng trí, say quá và mê mờ quên mình dù lõa thể cũng chẳng biết chi cả, đó là si mê tán loạn.

* Dẫn chứng phần đại thiện là tâm tốt nhưng rất nhiều trường hợp khác nhau, tóm lại có 10 trường hợp do theo thập hạnh phúc:

- 1 là trường hợp thân tâm đồng bỏ xả tài vật ra, thứ nhất là tài vật chia giúp kẻ khác, có nhiều trường hợp nói khác nhau như là cho, hộ, cúng, dâng, tặng v.v… đều chẳng khác lý.

- 2 là trường hợp trì giới, đây chỉ nói 2 cách ngừa và ngăn. Ngừa như khi nguyện thọ hoặc đối với tam bảo, nếu thiếu duyên mà phát tâm mạnh thì tự nguyện nào là ngũ giới, bát thanh tịnh giới. Còn giới bực xuất gia cần phải thọ theo nghi thức cần đọc Pāḷi cho rõ giọng, trúng giọng mới đắc bực xuất gia.

Nói về giới ngăn là chặn đứng thập ác như vừa tính đang làm, đồng thời chặn đứng lúc đó gọi là có thập thiện.

- 3 là trường hợp tu tiến nghĩa là đang khi tiến hành mà tâm đại thiện bắt 44 đề mục cho đến Níp-bàn mà tâm đại thiện phát sanh trong khi tu chánh định (40 đề mục) và tu tuệ 4 đề mục (tứ niệm xứ) gọi là đề mục quán.

Hoặc tu luyện ngoài ra đề mục nói trên mà tâm đại thiện phát sanh, cũng gọi trường hợp tu nhưng không đắc thiền và đạo quả giải thoát.

Còn tu ngoài đề mục mà tâm bất thiện phát sanh nhất là tham do luyện phép ưa thích đều không đáng kể.

- 4 là trường hợp cung kỉnh như đang khi xá, lạy, thưa, chào, khép nép… những cách khiêm nhường cùng nhau hay cung kính bực cao kính ngưỡng, đang lúc ấy thật hành đều là tâm tốt tất cả.

Nếu trái lại, diện phục mà tâm bất phục đều chẳng phải tâm thiện.

- 5 là trường hợp phụng thị, nói về tất cả cấp dưới đều phải vâng theo cấp trên thì có thật phụng thị nhưng lắm khi đang làm mà do việc ấy tâm bất thiện phát sanh vì làm hay nói thuộc phần không tốt.

Trái lại vâng theo, thật hành những cách nào mà bằng tâm tốt như là nói lưỡng lợi, cho nên trong pháp hiền triết có nói: Nếu phải là người hiền triết hoặc quân tử hay trí thức… thì bàn soạn với ai chẳng ép uổng ta hay người khác cho đến nói và làm cũng thế.

- 6 là trường hợp hồi hướng và chia phước như là nhớ lại những người quá vãng hoặc gặp kẻ còn sanh tiền mà ta tưởng hay thuật lại những việc đã làm bằng tâm tốt, xin hồi hướng và chia phước cho các người đang lúc đó là tâm đại thiện phát sanh.

- 7 là trường hợp tùy hỷ bằng tâm đại thiện, người đời gặp gỡ đối với nhau về tâm lý cũng có 4 cách: 1 là ác cảm, 2 là tình cảm, 3 là thiện cảm, 4 là chưa định.

* Ác cảm là đã gây oán, thì hờn giận cùng nhau, muốn cho kia tổn hại tiêu diệt.

* Tình cảm có việc thương yêu, đèo bồng nhiễm đắm, nếu nghe người tình cảm với ta đặng tiến lợi chi đó thì càng mạnh tình cảm, tâm tham phát sanh nhiều.

* Thiện cảm là những người có ơn nghĩa cùng nhau nên nghe thấy người ơn nghĩa của ta đặng lợi liền mừng giùm với lẽ phải, lẽ tốt thì bằng tâm tốt như là đặng biết học hay làm những nghề và việc phải rất hay cho đến sáng kiến v.v… đang tùy hỷ vui theo bằng tâm đại thiện.

Hoặc đối với người chưa có cảm chi, vui giùm cũng có.

Còn 2 cách trên dù tùy hỷ bằng tâm thiện cũng ít (đây là tạm trạng để dẫn chứng).

- 8 là trường hợp thính pháp bằng tâm thiện, lẽ dĩ nhiên mỹ ý quyết nghe lời lành, lẽ phải thì tâm tốt trong lúc ấy rất nhiều tức là tâm đại thiện.

- 9 là thuyết pháp bằng tâm thiện là những pháp có lợi lành cho kẻ nghe thì làm sao bằng tâm xấu đặng?

- 10 là trường hợp kiến thị rất khó nhận được, trừ ra 9 trường hợp trên và chẳng phải đang sanh tâm bất thiện hay nhận trước đang khi, hoặc sau thấy rằng 9 điều đã nói đáng nên làm, đó là lương tâm sáng kiến cũng là tâm đại thiện.

* Dẫn chứng phần tâm thọ hỷ

Đang khi vui, sướng và mừng với nhơn vật mà ta hài lòng thì vui lắm hoặc có trường hợp vui dịu hòa (đây chưa phân tham hay thiện).

* Dẫn chứng phần thọ xả tức là tâm bình thường, không vui không buồn, như khi không gặp cảnh tốt xấu hay gặp cảnh trung bình mà ta đôi khi lơ là, không quan tâm tợ như tâm không biết cảnh vậy.

* Dẫn chứng phần tâm vô trợ như là tiếng đến nghe liền, vật đến thấy liền, công chuyện nghĩ đến liền nhớ ra… chớ khỏi cần chi trợ giúp thêm.

* Dẫn chứng phần tâm hữu trợ (đây chỉ chiết báng).

Trợ có 6 cách như đã giải, nếu để ý nhận thấy tự tâm ta trợ rất dễ như là những việc chi chưa nhứt định mà ta có suy xét mới đặng phát ra tâm quyết định cách đối với sự vật ấy như vậy là đặng lắm rồi phải thi hành theo đi tới.

2. Dẫn chứng theo thứ:

Trong 20 tâm thực dục giới phàm nói trường hợp nhiều vô số kể, đây chỉ lấy cái dễ chỉ lần:

- Sáng vừa thức dậy nghe radio cũng ưa mà không mừng là tâm tham thứ 7.

- Suy nghĩ nhiều lần mới nhận thấy tâm ta còn hoài là tâm tham thứ 6.

- Chẳng đói, bị mời nhiều lần mới ăn là tâm tham thứ 8.

- Nghe trúng số liền mừng là tâm tham thứ 3.

- Gặp người nói lý thuyết chấp có hoặc chấp không, dẫn lý lẽ nhiều cách làm cho ta ưa thích và mừng là tâm tham thứ 2.

- Sau đã quá quen rồi công nhận như thế, nghĩ đến lý thuyết ấy liền mừng là tâm tham thứ 1.

- Vừa bị đánh mạnh liền sân là tâm sân thứ nhất. Bị đụng cọ nhiều lần mới sân là tâm sân thứ hai.

- Nghĩ đến nhất thế chủng trí Phật mà hoài nghi là tâm si thứ nhất. Bệnh nóng quá cuồng là tâm si thứ hai.

- Nghe đặng pháp cao siêu mừng lắm là đại thiện thứ nhất; nghe chậm chạp phải giải nhiều lần mới biết pháp cao siêu tỏ hiểu đồng mừng là tâm đại thiện thứ hai.

- Đối với bực sùng kính mến đã từng biệt-cách lâu vừa gặp liền mừng là tâm đại thiện thứ ba; hoặc nghe quả phúc Pháp độ (pārāmī) của ta sẽ đặng quí báu thế nào lọt đặng vào tai vui lắm là đại thiện thứ tư.

- Vừa nói qua liền nhận hiểu những chơn lý đúng đắn, cao siêu đó là đại thiện thứ năm.

- Còn nghiên cứu nhiều lần mới nhận được lý cao siêu sâu sắc là đại thiện thứ sáu. Vừa thấy người đau khổ lấy làm tội nghiệp là đại thiện thứ bảy. Nhờ khuyên mới phát tâm bố thí… là đại thiện thứ tám.

3. Dẫn chứng rộng:

Dẫn chứng rộng phân ra tâm, cảnh và trường hợp rất nhiều tùy theo sáng kiến đặng bao nhiêu cũng tốt.

Tâm phân ra

- Số 1 chỉ có 1

- Số 2 được 2 là hoặc có hôn trầm và không, thành 2, nhơn cho lục trợ thành 12.

- Số 3 được 2: có ngã mạn hoặc không.

- Số 4 được 4: hoặc có ngã mạn hoặc không; hoặc có hôn phần hoặc không, thành 4, nhơn cho lục trợ thành 24.

- Số 5, 6, 7 và 8 phân ra như 1, 2, 3 và 4.

- Số 9 phân thành 4: 1 là sân không, 2 là sân với tật đố, 3 là sân với lận sắt, 4 là sân với hối hận.

- Số 10 phân đặng 8: 1 là sân không và chẳng có hôn phần, 2 là sân mà có hôn phần, 3 là sân với tật đố không có hôn phần, 4 là sân với tật đố mà có hôn phần, 5 là sân với lận sắt mà không có hôn phần, 6 là sân với lận sắt mà có hôn phần, 7 là sân với hối hận mà không có hôn phần, 8 là sân với hối hận mà có hôn phần. Cả 8 phần nhơn cho 6 cách trợ thành ra 48.

- Số 11 chỉ có 1 hoặc phân theo các điều hoài nghi (41 điều hoài nghi).

- Số 12 chỉ có 1.

- Số 31 chia thành 6:

1 là đại thiện không có giới phần và vô lượng phần.

2 là đại thiện có chánh ngữ.

3 là đại thiện có chánh nghiệp.

4 là đại thiện có chánh mạng.

5 là đại thiện có bi.

6 là đại thiện có tùy hỷ.

- Từ số 32 đến số 38 cũng đều chia 6 cách như thế.

- Các số 32, 34, 36, 38 đều nhơn cho lục (6) trợ, thành 216.

Tạm dứt phần phân rộng 20 tâm để dẫn chứng.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Nếu phân theo 6 cảnh như là cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp thì nào là tà kiến 62, thập (10) tướng vô kiến và 20 thân kiến (sakkāyadiṭṭhi).

Ngã mạn có 9 cách

  • 1 là ta hơn, ta ỷ ta hơn.
  • 2 là ta hơn, ta ỷ ta bằng.
  • 3 là ta hơn, ta ỷ ta thua.
  • 4 là ta bằng, ta ỷ ta hơn.
  • 5 là ta bằng, ta ỷ ta bằng.
  • 6 là ta bằng, ta ỷ ta thua.
  • 7 là ta thua, ta ỷ ta hơn.
  • 8 là ta thua, ta ỷ ta bằng.
  • 9 là ta thua, ta ỷ ta thua.

- Số 11, tâm si hoài nghi phân theo 8 phần hoặc 41 điều hoài nghi.

- Số 12, tâm si phóng dật phân theo 6 cảnh: sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp.

Đại thiện chia theo 10 hạnh phúc (puññākiriyāvatthu) là bố thí, trì giới v.v… 8 thứ tâm đại thiện làm được chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, mỗi cách đều 8 thứ tâm đại thiện thành điều trì giới 24 cách. Tám điều sau cũng như là điều bố thí đồng có 8 thứ tâm đại thiện làm đặng cả.

Sau đây xin dẫn chứng ít trường hợp mà thôi.

Nói về tà kiến thì rất đa số chấp tâm ta còn hoài là hiểu theo thường thức, cũng có trường hợp chấp thái quá, cho rằng ta chết rồi tiêu mất hết không còn chi cả, hoặc do học hiểu hay nghe người truyền bá. Tà kiến này rất nặng, nên Kinh Trung Hoa có nói: “Ninh chấp hữu như Tu-di, mạc chấp vô như giới tử” dịch như vầy: thà chấp có bằng núi Tu-di, chớ chấp không như hạt cải.

  • Hỏi: Cách ngã mạn điều thứ 9 thua ỷ thua, trường hợp như thế nào?
  • Đáp: Như là nghèo, dỡ, xấu, hơn v.v… mà tưởng ỷ chấp như thế này: “tôi dở thây kệ tôi”.
  • Hỏi: hoài nghi tam thế trường hợp ra sao, xin chỉ bày trong 1 điều?
  • Đáp: Như là những người tự ưa suy xét tìm tòi ta đây như thế nào kìa; tìm hiện tại cũng nhận thấy như có cái ta mà ra sao chẳng biết. Dù xét quá khứ, vị lai cũng thế, như câu ca dao nói: “ngồi buồn tính tới tính lui, tính như hột mít mà lùi trong tro”. Thế nên tự xét không chi ra cả, rốt cuộc si cũng hoàn si, là hoài nghi tam thế.
  • Hỏi: tâm đại thiện phát sanh ra như thế nào?
  • Đáp: tâm đại thiện phát sanh ra lúc chẳng có tham, sân, si, thời trúng nhằm hạnh phúc. Dù nhớ tâm tốt của ta hay nhớ đến pháp chơn chánh cao siêu bề ngoài coi như thường, chứ trong tâm đều đại thiện.

Dứt phần dẫn chứng rộng

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

D. TÂM ĐẠI QUẢ CÓ TÁM THỨ

- 1 là tâm đại quả thọ hỷ hợp trí không trợ        (số 39).

- 2 là tâm đại quả thọ hỷ hợp trí có trợ              (số 40).

- 3 là tâm đại quả thọ hỷ ly trí không trợ           (số 41).

- 4 là tâm đại quả thọ hỷ ly trí có trợ                  (số 42).

- 5 là tâm đại quả thọ xả hợp trí không trợ        (số 43).

- 6 là tâm đại quả thọ xả hợp trí có trợ              (số 44).

- 7 là tâm đại quả thọ xả ly trí không trợ           (số 45).

- 8 là tâm đại quả thọ xả ly trí có trợ                 (số 46).

Tám tâm đại quả trên đều do sở hữu tư (cetanā) hiệp với tâm đại thiện để lại thành nghiệp biệt thời duyên (nānakkhanikakammapaccayo) tạo tâm tục sinh, tâm hộ kiếp, tâm tử và tâm mót[24] trong phần Dục giới.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

E.  TÂM ĐẠI HẠNH CÓ TÁM THỨ

- 1 là tâm đại hạnh thọ hỷ hợp trí không trợ      (số 47).

- 2 là tâm đại hạnh thọ hỷ hợp trí có trợ            (số 48).

- 3 là tâm đại hạnh thọ hỷ ly trí không trợ         (số 49).

- 4 là tâm đại hạnh thọ hỷ ly trí có trợ                (số 50).

- 5 là tâm đại hạnh thọ xả hợp trí không trợ      (số 51).

- 6 là tâm đại hạnh thọ xả hợp trí có trợ             (số 52).

- 7 là tâm đại hạnh thọ xả ly trí không trợ          (số 53).

- 8 là tâm đại hạnh thọ xả ly trí có trợ                (số 54).

Tám tâm đại hạnh (đại hành hay đại duy tác) (mahākiriyācitta) chỉ sanh cho bực tứ quả không còn để nghiệp nhơn tạo quả, chớ sai khiến làm việc phước chẳng khác với tâm đại thiện.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tên hợp đồng tâm bất thiện

* Hợp đồng 2 thứ 1 tên

- 2 thứ tâm tham thọ hỷ tương ưng              (số 1 và 2).

- 2 thứ tâm tham thọ hỷ bất tương ưng        (số 3 và 4).

- 2 thứ tâm tham thọ xả tương ưng               (số 5 và 6).

- 2 thứ tâm tham thọ xả bất tương ưng         (số 7 và 8).

- 2 thứ tâm tham thọ hỷ vô trợ                      (số 1 và 3).

- 2 thứ tâm tham thọ hỷ hữu trợ                    (số 2 và 4).

- 2 thứ tâm tham thọ xả vô trợ                      (số 5 và 7).

- 2 thứ tâm tham thọ xả hữu trợ                    (số 6 và 8).

* Hợp đồng 3 thứ 1 tên

- 3 thứ tâm bất thiện vô trợ phi thọ xả           (số 1, 3 và 9).

- 3 thứ tâm bất thiện hữu trợ phi thọ xả        (số 2, 4 và 10).

- 3 thứ tâm bất thiện hữu trợ phi thọ hỷ        (số 6, 8 và 10).

* Hợp đồng 4 thứ 1 tên

- 4 thứ tâm tham thọ hỷ                                 (số 1, 2, 3 và 4).

- 4 thứ tâm tham thọ xả                                 (số 5, 6, 7 và 8).

- 4 thứ tâm tham tương ưng                          (số 1, 2, 5 và 6).

- 4 thứ tâm tham bất tương ưng                    (số 3, 4, 7 và 8).

-  4 thứ tâm tham vô trợ                                 (số 1, 3, 5 và 7).

- 4 thứ tâm bất thiện thọ xả vô trợ                 (số 6, 7, 11 và 12).

* Hợp đồng 5 thứ 1 tên

- 5 tâm bất thiện hữu trợ                                (số 2, 4, 6, 8, 10).

- 5 thứ tâm bất thiện vô trợ phi thọ hỷ           (5, 7, 9, 11, 12).

* Hợp đồng 6 thứ 1 tên

- 6 thứ tâm bất thiện thọ xả                            (số 5, 6, 7, 8, 11, 12).

- 6 thứ tâm bất thiện phi thọ xả                      (1, 2, 3, 4, 9, 10).

* Hợp đồng 7 thứ 1 tên

- 7 thứ tâm bất thiện vô trợ                             (1, 3, 5, 7, 9, 11, 12).

* Hợp đồng 10 thứ 1 tên

- 10 thứ tâm bất thiện nhị nhơn                      (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và số 10).

Lược phân tên hợp đồng theo tâm dục giới tịnh hảo

* Hợp đồng 2 thứ 1 tên

- 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng                (số 31, 32).

- 2 tâm đại thiện thọ hỷ bất tương ưng          (số 33, 34).

- 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng                (số 35, 36).

- 2 tâm đại thiện thọ xả bất tương ưng          (số 37, 38).

- 2 tâm đại thiện thọ hỷ vô trợ                       (số 31, 33).

- 2 tâm đại thiện thọ hỷ hữu trợ                    (số 32, 34).

- 2 tâm đại thiện thọ xả vô trợ                       (số 35, 37).

- 2 tâm đại thiện thọ xả hữu trợ                    (số 36, 38).

- 2 tâm đại quả thọ hỷ tương ưng                 (số 39, 40).

- 2 tâm đại quả thọ hỷ bất tương ưng           (số 41, 42).

- 2 tâm đại quả thọ xả tương ưng                  (số 43, 44).

- 2 tâm đại quả thọ xả bất tương ưng            (số 45, 46).

- 2 tâm đại quả thọ hỷ vô trợ                         (số 39, 41).

- 2 tâm đại quả thọ hỷ hữu trợ                       (số 40, 42).

- 2 tâm đại quả thọ xả vô trợ                          (số 43, 45).

- 2 tâm đại quả thọ xả hữu trợ                        (số 44, 46).

- 2 tâm đại hạnh thọ hỷ tương ưng                 (số 47, 48).

- 2 tâm đại hạnh thọ hỷ bất tương ưng           (số 49, 50).

- 2 tâm đại hạnh thọ xả tương ưng                  (số 51, 52).

- 2 tâm đại hạnh thọ xả bất tương ưng            (số 53, 54).

- 2 tâm đại hạnh thọ hỷ vô trợ                         (số 47, 49).

- 2 tâm đại hạnh thọ hỷ hữu trợ                       (số 48, 50).

- 2 tâm đại hạnh thọ xả vô trợ                          (số 51, 53).

- 2 tâm đại hạnh thọ xả hữu trợ                        (số 52, 54).

*    Hợp đồng 3 thứ 1 tên

- 3 tâm dục giới tịnh hảo thọ hỷ tương ưng vô trợ            (số 31, 39, 47).

- 3 tâm dục giới tịnh hảo thọ hỷ tương ưng hữu trợ         (số 56, 61, 66).

- 3 tâm dục giới tịnh hảo thọ hỷ bất tương ưng vô trợ     (số 33, 41, 49).

- 3 tâm dục giới tịnh hảo thọ hỷ bất tương ưng hữu trợ  (số 34, 42, 50).

- 3 tâm dục giới tịnh hảo thọ xả tương ưng vô trợ           (số 35, 43, 51).

- 3 tâm dục giới tịnh hảo thọ xả tương ưng hữu trợ         (số 36, 44, 52).

- 3 tâm dục giới tịnh hảo thọ xả bất tương ưng vô trợ     (số 37, 45, 53).

- 3 tâm dục giới tịnh hảo thọ xả bất tương ưng hữu trợ   (số 38, 46, 54).

* Hợp đồng 4 thứ 1 tên

- 4 tâm đại thiện thọ hỷ                  (số 31, 32, 33, 34).

- 4 tâm đại thiện thọ xả                  (số 35, 36, 37, 38).

- 4 tâm đại thiện tương ưng           (số 31, 32, 35, 36).

- 4 tâm đại thiện bất tương ưng    (số 33, 34, 37, 38).

- 4 tâm đại thiện vô trợ                  (số 31, 33, 35, 37).

- 4 tâm đại thiện hữu trợ                (số 32, 34, 36, 38).

- 4 tâm đại quả thọ hỷ                   (số 39, 40, 41, 42).

- 4 tâm đại quả thọ xả                   (số 43, 44, 45, 46).

- 4 tâm đại quả tương ưng            (số 39, 40, 43, 44).

- 4 tâm đại quả bất tương ưng      (số 41, 42, 45, 46).

- 4 tâm đại quả vô trợ                   (số 39, 41, 43, 45).

- 4 tâm đại quả hữu trợ                (số 40, 42, 44, 46).

- 4 tâm đại hạnh thọ hỷ                (số 47, 48, 49, 50).

- 4 tâm đại hạnh thọ xả                (số 51, 52, 53, 54).

- 4 tâm đại hạnh vô trợ                (số 47, 49, 51, 53).

- 4 tâm đại hạnh hữu trợ              (số 48, 50, 52, 54).

- 4 tâm thực dục giới tịnh hảo thọ hỷ tương ưng          (số 31, 32, 47, 48).

- 4 tâm thực dục giới tịnh hảo thọ xả tương ưng          (số 35, 36, 51, 52).

- 4 tâm thực dục giới tịnh hảo thọ hỷ bất tương ưng   (số 33, 34, 49, 50).

- 4 tâm thực dục giới tịnh hảo thọ xả bất tương ưng    (số 37, 38, 53, 54).

* Hợp đồng 6 thứ 1 tên

- 6 tâm dục giới tịnh hảo thọ hỷ tương ưng                  (số 31, 32, 39, 40, 47, 48).

- 6 tâm dục giới tịnh hảo thọ hỷ bất tương ưng           (số 33, 34, 41, 42, 49, 50).

- 6 tâm dục giới tịnh hảo thọ xả tương ưng                 (số 35, 36, 43, 44, 51, 52).

- 6 tâm dục giới tịnh hảo thọ xả bất tương ưng           (số 37, 38, 45, 46, 53, 54).

* Hợp đồng 8 thứ 1 tên

- 8 tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng                    (số 31, 32, 35, 36, 47, 48, 51, 52).

- 8 tâm thực dục giới tịnh hảo bất tương ưng              (số 33, 34, 37, 38, 49, 50, 53, 54).

- 8 tâm thực dục giới tịnh hảo thọ hỷ                           (số 31, 32, 33, 34, 47, 48, 49, 50).

- 8 tâm thực dục giới tịnh hảo thọ xả                           (số 35, 36, 37, 38, 51, 52, 53, 54).

- 8 tâm thực dục giới tịnh hảo vô trợ                           (số 31, 33, 35, 37, 47, 49, 51, 53).

- 8 tâm thực dục giới tịnh hảo hữu trợ                         (số 32, 34, 36, 38, 48, 50, 52, 54).

* Hợp đồng 12 thứ 1 tên

- 12 tâm dục giới tịnh hảo thọ hỷ                                 (số 31, 32, 33, 34, 39, 40, 41, 42, 47, 48, 49, 50).

- 12 tâm dục giới tịnh hảo thọ xả                                 (số 35, 36, 37, 38, 43, 44, 45, 46, 51, 52, 53, 54).

- 12 tâm dục giới tịnh hảo tương ưng                          (số 31, 32, 39, 40, 47, 48, 35, 36, 43, 44, 51, 52).

- 12 tâm dục giới tịnh hảo bất tương ưng                    (số 33, 34, 41, 42, 49, 50, 37, 38, 45, 46, 53, 54).

- 12 tâm dục giới tịnh hảo vô trợ                                  (số 31, 33, 35, 37, 39, 41, 43, 45, 47, 49, 51, 53).

- 12 tâm dục giới tịnh hảo hữu trợ                                (số 32, 34, 36, 38, 40, 42, 44, 46, 48, 50, 52, 54).

* Hợp đồng 16 thứ 1 tên

- 16 tâm thực dục giới tịnh hảo                                     (số 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54)

Dứt tên hợp đồng tâm dục giới tịnh hảo.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Thật hành nhơn trí sáu phần

Bốn mươi điều chẳn sẽ phân sau này

Bát nhơn tỉnh trí sẽ bày

Tám điều tư cách tránh rày bỏ ngu

Một là cỡ bốn mươi thu

Trung niên lúc ấy ráng tu để thành,

Hai là quyền tước thạnh hành

Đương thời phước chí quả lành tâm linh,

Ba là cố gắng tự mình

Tìm tòi học hỏi thông minh siêu quần,

Bốn là ngoại đạo nên đừng

Xả giao thân thiết bị ngừng trí cao,

Năm là suy xét làm sao

Tác ý khéo léo đặng rào xấu xa,

Sáu là đàm luận trí gia

Trao đổi ý kiến phát ra hiểu nhiều,

Bảy là môn bực nhơn siêu

Những người tài trí càng yêu càng gần,

Tám là ở chỗ đáng cần

Làm cho phước trí dễ phần phát sanh.

 

Tứ nhơn tạo trí tiến hành

Bền lòng thời đặng sẽ thành tuệ cao,

Một là tín ngưỡng thường trau

Ân Đức ứng cúng nương vào tin theo,

Hai là ráng thẳng như trèo

Nghe pháp siêu lý quyết đeo hưởng mùi,

Ba là chẳng có dể duôi

Cũng không lừng lẫy sẵn tuôn niệm hoài,

Bốn là suy xét cao thay

Pháp nghe hiểu nhớ mỗi ngày không ly.

 

Tứ nhơn sanh trí là chi

Sẵn đất cây cỏ gặp thì mới lên

Một là tánh giác nghiệp bền

Thường dùng bằng trí quá nên quen rồi,

Hai là đặng khỏi lôi thôi

Sanh nhằm thời, cõi xa rời nạn sân,

Ba là phiền não chẳng gần

Tham, sân, si cả đủ phần tránh tiên,

Bốn là năm pháp ngũ quyền

Đồng nhau và mạnh do duyên tạo đầy.

 

Cửu nghiệp trí kể sau đây

Việc làm chơn chánh hằng ngày thường quen,

Một là thuyết pháp chẳng hèn

Chánh tà trúng trật tợ đèn rõ bong,

Hai là nghề nghiệp tốt trong

Dạy cho kẻ khác thiện lòng giúp nhau,

Ba là dạy chuyện thế nào

Đều không tội lỗi bày trao cho người,

Bốn là tài giỏi danh sư

Toàn không tội lỗi dạy người tiến lên,

Năm là kỉnh trọng bề trên

Những bực thuyết pháp đều nên tôn sùng,

Sáu là nhờ đặng giúp cùng

Yêu cầu thuyết pháp kỉnh cung nghe hoài,

Bảy là làm phước vui thay

Nguyện quả có trí đủ tài tuệ sung,

Tám là tính giúp khắp cùng

Soạn kinh sách đúng ý trùng giác nhơn,

Chín là bố thí kinh chơn

Đừng sai lý Phật, trí nhơn mới thành,

 

Thất nhơn phát trí khởi lanh

Làm sao cho đặng trí lành sanh ra,

Một là gặp bực cao xa

Ưa tìm trí thức hỏi mà học luôn,

Hai là chỗ ở nhà, buồng

Cả thân mỗi vật luôn luôn sạch hoài,

Ba là sáu vật mắt, tai…

Giữ cho thanh tịnh đừng lai cảnh ngoài,

Bốn là tránh đứa dại ngây

Ngu si mê muội gần lây đến mình,

Năm là gần bực thông minh

Dù mau hay chậm cũng bừng sáng theo,

Sáu là cố gắng ráng tìm

Đặng nhằm Phật pháp cao siêu của Ngài,

Bảy là ưa kiếm pháp hay

Băm bảy đẳng giác lối rày xuất ly.

 

Bát nhơn đắc trí gặp khi

Sẽ mong đặng lợi gần kỳ tuệ xoay,

Một là trọng kỉnh ông thầy

Nghe theo tất cả cách bày chỉ răn,

Hai là siêng hỏi học cần

Cho mau đặng biết trong phần thầy sang,

Ba là thanh tịnh rất an

Im điềm vắng lặng đàng hoàng sánh không,

Bốn là trì giới sạch trong

Mỗi điều chẳng phạm trọn không tội phần,

Năm là cố gắng đa văn

Nhiều nghe hiểu rộng càng tăng ít ngừng,

Sáu là tư tưởng siêng thuần

Bát đoan, thê thảm tượng trưng nhắc mình,

Bảy là thuần niệm chuyên tinh

Trau dồi tỉnh táo thường gìn chẳng quên,

Tám là quán uẩn sanh lên

Khi diệt biết kịp đặng nên tỏ rồi.

 

Sáu phần bốn chục điều thôi

Học rành làm đúng nên ngôi Phật này!!!

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Phật ngôn nói về trí:

Tiểu học 21 câu, trung học 8, đại học 7

Tiểu học 21 câu

1. Không có ánh sáng nào bằng trí.

2. Trí là ánh sáng trong đời.

3. Trí sanh đặng do cố gắng.

4. Trí tiêu hết do chẳng siêng năng.

5. Trí đem lại sự an vui.

6. Trí là quí báu của đời.

7. Trí đặc biệt hơn của cải.

8. (thiền) Sự thẩm xét không có với người vô trí.

9. Tuệ chẳng có với người không (thiền) thẩm xét.

10. Trí dạy bảo cho người.

11. Kẻ lười biếng không gặp nẻo trí.

12. Khéo nghe thì đặng trí.

13. Giác ngộ lý pháp bằng trí.

14. Người trong sạch nhờ trí.

15. Bực khôn cho trí rất đặc biệt.

16. Người sống bằng trí là sống đặc biệt.

17. Người trí hiểu ngạn ngữ một người cũng đặc biệt hơn.

18. Người trí tề gia lợi ích cả nhiều người.

19. Biết đặng trí của người do đàm luận.

20. Trí tiến hóa cách nào ta nên theo cách ấy.

21. Chớ nên coi rẻ trí.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Trung học 8:

1

Ít nghe thiếu hiểu dẫu cho già

Bò cổ mập nhiều số thịt đa

Tiến nhục tăng thêm nào tiến trí

Chất chồng thêm tuổi khác chi mà.

2

Có trí dù cho của chẳng còn

Sống đời khéo léo với lòng son

Kẻ ngu của cải đầy không hết

Thân mạng thay cho vật cỏn con.

3

Khôn khéo tri thời thích hợp trường

Chương trình soạn đúng đủ nhiều phương

Sắp rành các cách theo muôn việc

Đặc biệt mà không trái với thường.

4

Trí tuệ khôn lanh sáng tợ trăng

Các sao đa số chẳng chi bằng

Hiền nhơn các pháp đều nương với

Giái[25] đức tháp tùng bực trí nhơn.

5

Trí thức nhận rành lối rất vui

Lập trường tiến tới chớ nào lui

Hy sinh thiểu lạc coi như bỏ

Để hưởng an vui quí đáng nhiều.

6

Những người thiếu trí đặng ngôi quyền

Ép uổng tự tha khổ liên miên

Bất lợi hai đàng đâu có ích

Hành vi tạo tác đáng sanh phiền

7

Tiểu nhơn thiếu hiểu não lung lăng

Phá hại hư luôn tốt quí phần

Hảo hạnh thanh danh người quân tử

Liên cang phải chịu lối tương thân.

8

Giác ngộ dù cho sống một ngày

Hơn người thiếu trí tánh ngơ ngây

thọ tăng bá tuế càng thêm luống

Tiến thối nên so bỏ sớm chày.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Đại học 7:

1

Hiền triết hằng khen trí tuệ luôn

Không chi phủ nhận khó đo lường

Riêng phần hạnh phúc người ưa lợi

So sánh cùng nhau thắp đủ phương.

2

Vấn đề tế nhị xét luôn luôn

Chẳng tạo ác chi gốc khổ buồn

Lợi ích theo thời đâu có bỏ

Đặt là người trí há kêu suông.

3

Người khờ mang chức cũng làm nô

Trí thức khi cần những việc mô

Bí mật giao cho càng lúng túng

Lừng khừng sự khéo tánh vì thô.

4

Biết ơn khen trí của người hay

Giữ giới chắc lời hợp với đây

Hy vọng theo tâm hằng vắng lặng

Vững vàng cơ tánh tốt hiền thay.

5

Trí đồ trắc nghiệm của người nghe

Giúp hẳn nên danh tiếng tước quyền

Đức hạnh đủ đầy luôn khéo léo

Dù cho gặp khổ trở vui yên.

6

No trí là no đặc biệt hơn

Cành hong vật thực chỉ tiêu mòn

Vì no bằng trí không sôi nổi

Tham ái đành thôi khỏi véo von

7

Người trí hằng xem dục lạc như

Tật nguyền bệnh hoạn khổ đa chừ

Vô thường thay đổi không ngừng nghỉ

Xét bỏ ham vui đại nạn hư.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Bản Giải Siêu Lý Tiểu HọcDẫn sơ nhơn sinh bất thiện và thiện v.v…

Nhơn sanh 20 tâm đại thiện và bất thiện, tính cả 59 điều. Nhưng theo bảng kê còn có 54 điều, vì trùng hết 5 như sau:

  • Tác ý không khéo (ayonisomanasikāra) sanh bất thiện, sanh tâm si và sanh hoài nghi luôn phóng dật chỉ kể 1.
  • Không suy xét tế nhị sanh thọ hỷ và thọ ưu chung lại kể 1.
  • Nhơn gặp cảnh tốt, sanh tham hoặc sanh tham tâm thọ hỷ và nhơn ly sự điêu tàn, cũng sanh tâm thọ hỷ hay sanh tâm thọ xả. Do đó nên bớt 5.

Trong 54 điều nhơn sanh đây, chỉ có 4 nhơn nhứt định là số 33, 34, 13 và 14 tức là tác ý khéo, tác ý không khéo, khéo vọt khỏi và không khéo vọt khỏi (tà kiến). Bởi vì không có tâm thiện nào thiếu nhơn tác ý khéo (yonisomanasikāra). Không có tâm bất thiện nào thiếu nhơn tác ý không khéo (ayonisomanasikāra).

Tâm tham cũng thế: không có tâm tham bất tương ưng nào thiếu nhơn khéo vọt khỏi (tà kiến) (yoniso ummujjanaṃ) và cũng không có tâm tham tương ưng nào thiếu nhơn không khéo vọt khỏi (tà kiến) (ayoniso ummujjanaṃ).

Còn 50 nhơn ngoài ra tùy trường hợp hoặc nhiều hoặc ít.

Suy xét tế nhị làm nhơn sanh thọ xả đây: tức là trong đang khi suy nghĩ kỹ lưỡng, không bồng bộc vì sự vui mừng hay nóng giận, buồn rầu v.v… đó là có sự gambhīrapakatitā. Nếu nổi giận phát rầu làm sao đặng như thế, mới không có sự suy xét tế nhị là agambhīrapakatitā.

Purimamanato visadisanmanaṃ karotīti = manasikāro: tâm khán ngũ môn và tâm khán ý môn đều dẫn trước cho tâm lộ và tâm thực sanh ra có cách đặc biệt hơn tâm hộ kiếp. Cho nên gọi tâm tác ý, dù khéo hay vụng. Có chỗ gọi tác ý khéo là trí.

Nhơn sanh bất thiện và thiện v.v… bằng Pāḷi

1. Asavamuppāda

2. Khantībahulatā

3. Micchāvitakkabahulatā

4. Saddhammamukhatā

5. Pubbecakatapuññatā

6. Lobha ussannabhavatocavanatā

7. Pubbe akatapuññatā

8. Iṭthārammaṇasamāyogo

9. Aniṭṭhārammaṇasamāyogo

10. Assādadassanaṃ

11. Indriyaparipākatā

12. Appasutatā

13. Yoniso ummujjanaṃ

14. Ayoniso ummujjanaṃ

15. Agambhirapakatitā

16. Adiṭṭhajjhāsayatā

17. Saddhammavimukhatā

18. Indriya aparipākatā

19. Akhantībahulatā

20. Micchāvitakka abahulatā

21. Diṭṭhivippannapuggalasevanatā

22. Purisa ākāresu adiṭṭhānisaṅsatā

23. Kamma apasuttā

24. Kilesa aduratā

25. Byasanavimutti

26. Paññāsaṅvattanikakammaupanissayatā

27. Paññā asaṅvattanikakamma upanissayatā

28. Paṭirūpadesavāsa

29. Apaṭirūpadesavāsa

30. Sabhyāpajjalokūppatti

31. Abyāpajjalokūpapatti

32. Gambhirapakatitā

33. Yonisomanasikāra

34. Ayonisomanasikāra

35. Dosajjhāsayatā

36. Diṭṭhajjhāsayatā

37. Lobhaparivārakammapaṭisandhikatā

38. Sasaṅkhārikakammajanitapaṭisandhikatā

39. Asankhārikakammajanitapaṭisandhikatā

40. Somanassapaṭisandhikatā

41. Upekkhāpaṭisandhikatā

42. Attasammāpaṇidhi

43. Attamicchāpaṇidhi

44. Purisa ākāresudiṭṭhanisaṅsatā

45. Diṭṭhivippannapuggala asevanatā

46. Sappurirūpanissaya

47. Asappurirūpanissaya

48. Akallakāyacittatā

49. Kallakāyacittatā

50. Kammapasuttā

51. Majjhattārammaṇasamāyogo

52. Utubhojanādisappāyalābho

53. Utubhojanādisappāya alābho

54. Kilesaduratā

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Cảnh tốt chung: đa số ai cũng thích hợp.

Cảnh tốt riêng: Chỉ ưa thích của cá nhơn.

Cảnh xấu cũng thế.

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Còn sở hữu tham, sở hữu sân, sở hữu si, sở hữu vô tham, sở hữu vô sân, sở hữu vô si (trí), chung lại gọi nhơn tương ưng.

Sáu sở hữu vừa nói trên không bao giờ có với 18 thứ tâm trong bảng này. Cho nên đều gọi là tâm vô nhơn !!!

Giải trang 7

F.  PHÂN GIẢI MƯỜI TÁM (18) TÂM VÔ NHƠN

Trong phần tâm vô nhơn có những danh từ phần chánh như sau:

1. Ahetukacitta: tâm vô nhơn.

2. Akusalavipākacitta: tâm quả bất thiện.

3. Ahetukakusalavipākacitta: tâm quả bất thiện vô nhơn.

4. Ahetukacittakiriyā: tâm hành vô nhơn, tâm hạnh vô nhơn, tâm duy tác vô nhơn.

5. Upekkhāsahagataṃ: đồng sanh thọ xả.

6. Cakkhuviññānaṃ: nhãn thức.

7. Sotāviññānaṃ: nhĩ thức.

8. Ghānaviññānaṃ: tỷ thức.

9. Jivhāviññānaṃ: thiệt thức.

10. Dukkhasahagataṃ kāyaviññānaṃ: thân thức thọ khổ.

11. Sukkhasahagataṃ kāyaviññānaṃ: thân thức thọ lạc.

12. Sampaṭicchanacitta: tâm tiếp thâu.

13. Santiranacitta: tâm quan sát.

14. Somanassasahagataṃ: đồng sanh thọ hỷ

15. Pañcadvāravajjanacittaṃ: tâm khán ngũ môn, tâm hướng ngũ môn, tâm hồi ngũ môn, tâm tri ngũ môn, tâm ức ngũ môn.

16. Manodvārāvajjanacittaṃ: tâm khán ý môn, tâm hướng ý môn, tâm hồi ức ý môn, tâm tri ức ý môn.

17. Hasituppādacittaṃ: tâm sinh tiếu

Còn danh từ giải sẽ thêm sau. Đây gọi tâm vô nhơn vì mượn cách không có nhơn tương ưng hay là nhơn-nhơn tức là không có tham, sân, si và vô tham, vô sân, vô si nên mới gọi là vô nhơn, chớ chẳng phải không có những nhơn trợ tạo ra đâu. Cho nên trong Visuddhimagga (Thanh tịnh đạo) có giải như vầy: Alobhādi vipāka hetu virahitaṃ = ahetukaṃ: Những tâm mà không có nhơn vô tham v.v… nên gọi là vô nhơn.

Cho nên ‘nhơn’ nói tóm lại có 2:

  • 1 là nhơn tương ưng (sampayuttahetu) tức là tham, sân, si, vô tham, vô sân và trí hiệp với tâm.
  • 2 là nhơn sanh (upattihetu) tức là những nhơn làm cho pháp hữu vi sanh ra.

Tâm vô nhơn chia làm ba phần

1. Phần thứ nhất là tâm quả bất thiện (akusalavipākacitta) tức là tâm quả do nghiệp biệt thời duyên bất thiện tạo, hay là chủng tử bất thiện, chính là ảnh hưởng của sở hữu tư (cetanā) hiệp tâm bất thiện mà diệt rồi, nhưng còn tợ hột giống gặp dịp phát ra tâm quả bất thiện. Cho nên trong Paramaṭṭhadīpanītīkā (Siêu lý Từ giải) như vầy: Akusalassa vipākāni = akusalavipākāni: thành tựu do nơi nghiệp bất thiện, gọi là quả bất thiện.

Chẳng có nhơn tương ưng hợp, lý do bị mãnh lực của sở hữu phóng dật. Có lời chú giải như vầy: Sabbaṃ pāpakammaṃ vikkhepayuttaṃsayaṃpicañcalati dubbalaṃ tasmā taṃ kappathītikaṃ samānaṃpi kālantare hetuyuttaṃ vipākaṃ janetuṃ na sakkoti: Vì nghiệp tội (bất thiện) đều đi chung với phóng dật phải yếu ớt, dù để đặng nhiều kiếp nhưng tạo tâm quả không có nhơn tương ưng hợp.

2. Phần thứ hai là tâm quả thiện vô nhơn (ahetukakusalavipākacitta) tức là tâm quả do nghiệp đại thiện tạo mà không có nhơn tương ưng hợp, vì làm việc nhẹ nhàng yếu ớt cũng như cất nhà nhẹ chẳng đóng cừ.

3. Phần thứ ba là tâm hạnh vô nhơn (ahetukakiriyācitta) tức là tâm làm chỉ là làm và không có nhơn tương ưng hợp. Có giải như vầy: Kariyāti karaṇamattaṃ: làm chỉ là làm nên gọi là hạnh, hành, duy tác v.v… chẳng khác chi cái trớn chạy, tỷ như bông vụ xoay theo sức đánh.

1.  Tâm quả bất thiện có 7

  • 1 là nhãn thức thọ xả            (upekkhāsahagataṃ cakkhuviññāṇaṃ).
  • 2 là nhĩ thức thọ xả               (upekkhāsahagataṃ sotaviññāṇaṃ).
  • 3 là tỷ thức thọ xả                 (upekkhāsahagataṃ jivhāviññāṇaṃ).
  • 4 là thiệt thức thọ xả             (upekkhāsahagataṃ ghānaviññāṇaṃ).
  • 5 là thân thức thọ khổ           (dukkhāsahagataṃ kāyaviññāṇaṃ).
  • 6 là tâm tiếp thâu thọ xả       (upekkhāsahagataṃ sampaticchanacittaṃ).
  • 7 là tâm quan sát thọ xả        (upekkhāsahagataṃ santīraṇacittaṃ).

Yếu giải:

* Nhãn thức thọ xả hay nhãn thức đồng sanh với xả. Trong Paramaṭṭhadīpanītīkā giải như vầy: Cakkhuṃ nissitaṃ viññānañti cakkhuviññānaṃ: tâm thức nương thần kinh nhãn (sanh ra) nên gọi là nhãn thức và trong Visuddhimagga giải: Cakkhu sannissita rūpavijānanalakkhaṇaṃ = cakkhuviññānaṃ: trạng thái nương thần kinh nhãn sanh ra chỉ biết cảnh sắc, đó gọi là nhãn thức.

Tứ nhơn sanh (upattihetu) nhãn thức

                    • 1 là sắc thần kinh nhãn (cakkhupasādarūpa).
                    • 2 là cảnh sắc (rūpārammaṇa).
                    • 3 là ánh sáng (āloka).
                    • 4 là có sự để ý (manasikāra) với màu ấy.

* Nhĩ thức thọ xả hay nhĩ thức đồng sanh với thọ xả tức là tâm chỉ biết nghe cảnh thinh. Trong Paramaṭṭhadīpanītīkā giải như vầy: Sotaṃ nissitaṃ viññānanti = sotaviññānaṃ: tâm thức nương thần kinh nhĩ gọi là nhĩ thức và Visuddhimagga giải: Sotasannissita saddavijānanalakkhanaṃ = sotaviññānaṃ: trạng thái nương thần kinh nhĩ, chỉ biết cảnh thinh, nên gọi là nhĩ thức.

Tứ nhơn sanh nhĩ thức

                    • 1 là sắc thần kinh nhĩ (sotapasādarūpa).
                    • 2 là cảnh thinh (saddārammaṇa) các thứ tiếng.
                    • 3 là trống trải (ākāsa).
                    • 4 là có sự để ý (manasikāra) với tiếng ấy.

* Tỷ thức thọ xả hay tỷ thức đồng sanh với xả là tâm chỉ biết hửi mùi. Trong Paramaṭṭhadīpanītīkā giải: Ghānaṃ nissitaṃ viññānanti = Ghānaviññāṇaṃ: tâm mà nương thần kinh tỷ đặng sanh ra nên gọi là tỷ thức và Visuddhimagga giải: Ghānasannissita gandhavijānanalakkaṇaṃ = ghānaviññāṇaṃ: tỷ thức có trạng thái hửi mùi, chỉ nương mũi sanh ra.

Tứ nhơn sanh tỷ thức

                    • 1 là sắc thần kinh tỷ (ghānapasādarūpa).
                    • 2 là cảnh khí (gandhārammaṇa) các thứ hơi.
                    • 3 là gió phất (vāyō) đùa hơi vào thần kinh tỷ.
                    • 4 là có sự để ý (manasikāra) với hơi ấy.

* Thiệt thức thọ xả hay thiệt thức đồng sanh với xả là tâm nương lưỡi sanh ra chỉ biết nếm vị mặn, lạt v.v… Trong Paramaṭṭhadīpanītīkā giải: Jīvhaṃ nissitaṃ viññānanti = Jivhaviññānaṃ: tâm nương thần kinh thiệt sanh ra nên gọi là thiệt thức và Visuddhimagga giải: Jivhā sannissitaṃ rasavijānanalakkhanaṃ = jīvhāviññāṇaṃ: thiệt thức có trạng thái nếm vị chỉ nương lưỡi sanh ra.

Tứ nhơn sanh thiệt thức

                    • 1 là sắc thần kinh thiệt (jīvhāpasādarūpa).
                    • 2 là cảnh vị (rasārammaṇa).
                    • 3 là nước tươm (āpo).
                    • 4 là có sự để ý (manasikāra).

* Thân thức thọ khổ hay thân thức đồng sanh với khổ tức là biết đau đớn v.v… Trong Paramaṭṭhadīpanītīkā giải: Kāyaṃnissitaṃ viññāṇanti = Kāyaviññāṇaṃ: thức mà nương thần kinh thân sanh ra gọi là thân thức và Visuddhimagga giải: Kāyaṃsannissitaṃ phoṭṭhabbavijānanalakkhaṇaṃ = kāyaviññāṇaṃ: trạng thái nương thần kinh thân sanh ra chỉ biết cảnh xúc, nên gọi là thân thức.

Tứ nhơn sanh thân thức

                    • 1 là sắc thần kinh thân (kāyapasādarūpa).
                    • 2 là cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa).
                    • 3 là chất cứng (thaddha).
                    • 4 là có sự để ý (manasikāra).

Tứ ý nghĩa thọ khổ

- 1. trạng thái là hưởng cảnh xúc không thích hợp (aniṭṭha phoṭṭhabbānubhavanalakkhaṇaṃ)

- 2. phận sự là làm cho pháp tương ưng xào héo (sampayuttāṇaṃ milāpanarasaṃ).

- 3. thành tựu là do thân đau (kāyikābādhapaccupaṭṭhāṇaṃ).

- 4. nhân cần thiết là có thần kinh thân (kāyindriyapadaṭṭhāṇaṃ).

(Lý do thân thức thọ khổ và lạc sẽ vấn đáp sau khi giải thân thức thọ lạc).

* Tâm tiếp thâu là tâm sanh kế sau 5 thức và tiếp nối thâu bắt 5 cảnh. Trong Paramaṭṭhadīpanītīkā giải: Suṭṭhuparimukhaṃicchatīti = Sampaṭicchana: tâm mà khéo tiếp bắt lấy cảnh liên tiếp với (5 thức) trước gọi là tiếp thâu và Visuddhimagga giải: Cakkhuviññāṇadīnaṃ anantaraṃ rūpādivijānanalakkhanāmanodhātu: tâm tiếp thâu sắp về ý giới có trạng thái biết cảnh sắc v.v… do nhãn thức v.v… chuyền qua.

Nhơn sanh tâm tiếp thâu có 3

                  • 1 là sắc (nương) trái tim (hadayavatthurūpa).
                  • 2 là cảnh ngũ (pañca ārammaṇa).
                  • 3 là sự để ý (manasikāra) với cảnh ấy.

Tâm quan sát thọ xả của quả bất thiện là tâm xét soi cảnh ngũ xấu.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

2. Tâm quả thiện vô nhơn có 8

- 1 là nhãn thức thọ xả             (upekkhāsahagataṃ cakkhuviññāṇaṃ).

- 2 là nhĩ thức thọ xả                (upekkhāsahagataṃ sotaviññāṇaṃ).

- 3 là tỷ thức thọ xả                  (upekkhāsahagataṃ ghānaviññāṇaṃ).

- 4 là thiệt thức thọ xả              (upekkhāsahagataṃ jivhāviññāṇaṃ).

- 5 là thân thức thọ lạc             (sukhasahagataṃ kāyaviññāṇaṃ).

- 6 là tiếp thâu thọ xả               (upekkhāsahagataṃ sampaṭicchanacittaṃ).

-  7 là tâm quan sát thọ xả        (upekkhāsahagataṃ santīraṇacittaṃ).

- 8 là tâm quan sát thọ hỷ        (somanassasahagataṃ santīraṇacittaṃ).

Yếu giải:

Trong 8 thứ tâm quả thiện vô nhơn trùng danh nghĩa với tâm quả bất thiện đi đôi 1, 2, 3, 4, 6, 7. Chỉ khác nhơn tốt xấu nên cảnh chẳng đồng, phía quả bất thiện đều hưởng cảnh xấu. Phần quả thiện toàn nương cảnh tốt, ưa thích.

Tỷ dụ như chim cu rừng không chịu đả chim quốc mồi. Chim quốc rừng không chịu đả chim cu mồi.

  • Chim quốc rừng tỷ như quả bất thiện.
  • Chim quốc mồi tỷ như cảnh xấu.
  • Chim cu rừng tỷ như quả thiện vô nhơn.
  • Chim cu mồi tỷ như cảnh tốt.

Bốn đôi thức trước đều thọ xả, nhưng 2 tâm thân thức tại sao có 2 cách thọ khổ và thọ lạc. Vì 4 đôi thức trước do cảnh sắc, thinh, khí, vị đối chiếu vào thần kinh nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt là sắc y sinh đối chiếu với sắc y sinh, cũng như bông gòn đụng vào nhau nên chẳng khua bày chi khác như thường, cho nên những tâm nương theo sanh ra đều thọ xả.

Còn cảnh xúc chạm vào thần kinh thân chẳng khác chi dùi đánh vào trống.

Tâm tiếp thâu quả thiện danh nghĩa như quả bất thiện. Còn 2 tâm quan sát thọ xả trong Visuddhimagga giải: Saḷārammaṇa vijānanalakkhaṇā duvidhāpi santīraṇādikiccā manoviññānadhātu: Hai thứ tâm quan sát thọ xả (quả thiện và bất thiện) ý thức giới làm việc quan sát v.v… có trạng thái biết 6 cảnh.

Tâm quan sát thọ hỷ bắt cảnh quý hay rất tốt hơn quan sát quả thiện thọ xả, cũng như người xét đồ gặp vật xấu hay tốt tầm thường thì chẳng đổi sắc, nếu gặp chi quá tốt phát ra trầm trồ đổi có sắc mừng vui thích, cho nên khi lộ ngũ phát sanh bắt cảnh rất tốt thì quan sát phải thọ hỷ, vì thế quả thiện vô nhơn nhiều hơn quả bất thiện một thứ này.

Nhơn sanh tâm tiếp thâu và quan sát có 3

                    • 1 là sắc ý vật (hadayavatthurūpa).
                    • 2 là cảnh (ārammaṇa).
                    • 3 là sự để ý (manasikāra) với cảnh ấy.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

3.  Tâm hạnh vô nhơn có 3 thứ

- 1 là tâm khán ngũ môn thọ xả (upekkhāsahagataṃ pañcadvāravajjanacittaṃ).

- 2 là tâm khán ý môn thọ xả (upekkhāsahagataṃ monodvāravajjanacittaṃ).

- 3 là tâm sinh tiếu thọ hỷ (somanassasahagataṃ jasituppādacittaṃ).

Yếu giải:

Tâm khán ngũ môn là tâm lộ sanh trước hơn hết để làm dịp cho ngũ song thức sanh cũng như kẻ mở năm cửa cho những người cần thiết mới bước ra đặng, chẳng khác chi kẻ gác 5 cửa gặp khách trước hơn hết. Trong Aṭṭhasālinī giải: Idaṃ panapañcamavāre valañcana pavattikāla sabbesaṃ pure uppajjati: tâm khán ngũ môn này đối với lộ ngũ môn đều sanh trước hơn hết để bắt 5 cảnh mới hiện tại.

Tâm này cũng đặng gọi là tác ý thành lộ (vithīpaṭipādakamanasikāra), vì tất cả tâm sanh theo lộ ngũ nếu không có tâm này sanh ra thì tâm lộ ngũ môn đều không sanh. Cho nên Pāḷi chú giải như vầy: Vithī paṭipadayatīti = Vithīpaṭipādako: làm cho tâm lộ thành trật tự, nên gọi là tác ý thành lộ.

Tâm khán ý môn là tâm làm việc khán môn nương theo lộ ý, nếu sanh theo lộ ngũ thì làm việc phân đoán. Cho nên có câu Pāḷi chú giải như vầy: Uppajjamāṇaṃ pana pañcadvāre voṭṭhabbanaṃ hoti manodvāre āvajjanaṃ: tâm này nếu sanh theo lộ ngũ thì phân đoán còn sanh theo lộ ý thì khán môn.

Tâm khán ý môn cũng gọi là tác ý thành thực (javanapaṭipādakamanasikāra) bởi vì có Pāḷi chú giải như vầy: Javanaṃ paṭipādayatīti javanapatipādako: làm dịp cho tâm thực phát sanh thì cũng đặng gọi là tác ý thành thực, tức là tâm khán ý môn.

Nhơn sanh khán ngũ môn và phân đoán cũng như nhơn sanh ngũ song thức và tiếp thâu, quan sát, tùy theo lộ của môn.

Còn nhơn sanh tâm sinh tiếu cũng như nhơn sanh tâm quan sát, nhưng có cảnh đáng nực cười.

Tâm sinh tiếu (hasituppādacitta) là tâm sai khiến sự cười hở răng của bực tứ quả. Trong Aṭṭhasālinī có giải: Idaṃ cittaṃ aññesaṃ asādhāranaṃ khīṇāsavasseva paṭipuggalikaṃ chasudvāresu labbhati: tâm này sanh đặng 6 môn của bực tứ quả, chớ không phải phổ thông cho các bực khác.

Sự cười có 6 cách

  • 1 là cười ra nước mắt (upahasita) cách cười này của phàm phu.
  • 2 là cười nghiêng ngửa (apahasita) cách cười này cũng của phàm phu.
  • 3 là cười lớn tiếng (atihasita) cách cười này cũng thuộc phàm phu.
  • 4 là cười tiếng nhỏ (vihasita) cách cười này của quả hữu học và phàm phu.
  • 5 là cười hở răng (hasita) cách cười này của 4 bực quả và phàm phu.
  • 6 là cười nhếch mép (sita) cách cười này của 4 bực quả và phàm phu.

Đã giải danh nghĩa và pháp, đây sẽ nói thứ lớp cách sanh thì cần phải xen vào bảng lộ tâm phần nhỏ số 1 như vầy: Lúc cảnh chưa đến tâm hộ kiếp phát sanh luôn không gián đoạn, chẳng khác chi nối liền nhau tợ gìn giữ cơ tâm trong một đời sống. Đến khi có cảnh sắc đối chiếu vào thần kinh nhãn, tâm hộ kiếp đang sanh diệt đó gọi là hộ kiếp vừa qua, tâm hộ kiếp sau gọi là hộ kiếp rúng động, cái thứ 3 kế đó thì không còn hộ kiếp nối nữa gọi là hộ kiếp dứt dòng, thì tâm khán ngũ môn sanh ra bắt cảnh sắc rồi diệt, nhãn thức liền sanh cũng bắt cảnh sắc ấy vừa đủ 3 sát-na tiểu cũng diệt, tiếp đó là tâm tiếp thâu sanh ra bắt cảnh sắc đang còn đến đủ 3 sát-na cũng diệt, liền có tâm quan sát sanh ra xét soi cảnh ấy cũng để lại cho tâm Phân-đoán định giao cho tâm thực nào trong 29 tâm thực dục giới là 12 tâm bất thiện, tâm sinh tiếu, đại thiện và đại hạnh (chỉ 1 thứ trong 29 thứ này) sanh làm việc thực 7 cái. Nhưng cảnh còn dư 6 sát-na tiểu, nên mới có 2 cái tâm sanh ra hưởng cảnh dư ấy, nên gọi là tâm mót (tadālambana) tức là tâm quan sát và đại quả thay nhau sanh làm việc này. Nếu cảnh xấu thuộc về 5 thức, tiếp thâu và quan sát quả bất thiện.

Cảnh tốt vừa vừa thời phần 5 thức, tiếp thâu và quan sát thọ xả của quả thiện vô nhơn.

Còn cảnh rất tốt quan sát thọ xả không đặng hưởng, mới có quan sát thọ hỷ để hưởng mà thôi.

Hai tâm khán môn cảnh nào cũng thế. Những tâm thực do nhơn sanh chớ không nhứt định.

Đây chỉ cho rõ tâm vô nhơn phải có nhiều là như thế. 5 đôi thức thay đổi do 5 cảnh, quả bất thiện và quả thiện do quả tốt xấu vì hiệp cũng có tốt xấu. Chớ nếu nhãn thức chỉ có một, thời hiệp tốt xấu có làm chi!

Lược phân cảnh tốt nói về cảnh sắc, màu nào mà phần đông rất ưa thích, cảnh sắc ấy gọi là rất tốt.

Màu nào mà phần đông ưa thích vừa, những màu ấy gọi là cảnh sắc tốt.

Màu nào mà phần đông không ưa thích, màu ấy thuộc cảnh sắc không tốt. Riêng cá nhơn tại lý do gì thì xét riêng mới phân đặng. Bốn cảnh sau cũng như thế.

Tỷ dụ tâm vô nhơn riêng từ phận sự

Tâm khán ngũ môn như người gác cửa ngõ. Ngũ song thức như người tiếp khách. Tâm tiếp thâu như người chỉ dẫn khách đến thư ký. Tâm quan sát như thư ký hỏi tên họ biên. Tâm phân đoán như định đoạt cho người khách tiếp xúc với nhơn viên trong văn phòng. Tâm sinh tiếu luôn cả bất thiện, đại thiện, đại hạnh, tỷ như nhơn viên chính thức trong văn phòng để tiếp xúc đầy đủ việc làm đối với khách, tức là 7 cái tâm thực (1 trong 29 thứ vừa kể). Còn tâm quan sát và đại quả sanh 2 cái (một thứ) nối với tâm thực để mót cảnh còn dư nên gọi là tâm mót (tadālambana).

Nói về tâm chủ quan (hộ kiếp) sanh khi cảnh ngũ đã vào cũng như xe đò chạy ngoài lộ. Cảnh đến tỷ như bộ hành ở trong nhà bước ra tới lộ, cái xe thứ nhất chạy qua luôn, cái xe thứ nhì tránh người ra đường cũng chạy luôn, đến xe thứ ba. Về sau khoảng này cách xa nhau nên có xe rước khách xẹt qua rước người ra đường ấy.

Xe qua mặt người vừa ra đường là hộ kiếp vừa qua.

Xe tránh người ấy là hộ kiếp rúng động.

Xe chót trong khoảng cách xa đó là hộ kiếp dứt dòng.

Một tỷ dụ khác: “Người tiều phu đốn củi”

- Cây tỷ như cảnh.

- Người gặp cây tỷ như hộ kiếp vừa qua.

- Người đốn cây tỷ như hộ kiếp rúng động.

- Người đem cây ra khỏi rừng tỷ như hộ kiếp dứt dòng.

- Người chở cây về sở tỷ như tâm khán ngũ môn.

- Chủ nhận cây tỷ như ngũ song thức.

- Người đem cây vô nề tỷ như tâm tiếp thâu.

- Người đo cây tỷ như tâm quan sát.

- Người cưa cây tỷ như tâm phân đoán.

- Cưa cây rồi đem giao cho vựa cây, tỷ như tâm thực.

- Còn lại da, có 2 người đến xin tỷ như 2 tâm mót.

Nhiều vị luận sư trước có thí dụ như vầy:

Người nằm ngủ dưới gốc xoài. Có một trái xoài chín rụng xuống. Giựt mình nghiêng qua ngồi dậy. Xoay ngó thấy trái xoài. Lượm lấy bấm hửi. Đưa vào miệng cạp 7 lần vừa hết. Vì còn dính trong xơ nên mút thêm vài cái. Nằm ngủ trở lại.

Hợp pháp

Trái xoài rụng tỷ dụ 5 cảnh đến. Người ngủ còn nằm tỷ như hộ kiếp vừa qua. Nghiêng qua tỷ như hộ kiếp rúng động. Ngồi dậy tỷ như hộ kiếp dứt dòng. Ngó 4 phía thấy trái xoài tỷ như tâm khán môn. Lượm lấy trái xoài tỷ như ngũ song thức. Đưa vào mũi tỷ như tiếp thâu. Hửi bóp thử tỷ như quan sát. Đưa vào miệng tỷ như phân đoán. Cạp 7 cái tỷ như tâm thực. Mút 2 cái tỷ như mót. Rồi nằm ngủ trở lại tỷ như hộ kiếp cũ.

Người dạy và học, nên tìm dẫn chứng thêm càng hay.

~~~~~~~~~~

Hợp đồng tâm vô nhơn

* Hợp đồng 2 thứ 1 tên.

- 2 thứ tâm nhãn thức                       (số 13 và 20).

- 2 thứ tâm nhĩ thức                          (số 14 và 21).

- 2 thứ tâm tỷ thức                            (số 15 và 22).

- 2 thứ tâm thiệt thức                        (số 16 và 23).

- 2 thứ tâm thân thức                        (số 17 và 24).

- 2 thứ tâm tiếp thâu                         (số 18 và 25).

- 2 thứ tâm quan sát thọ xả                (số 19 và 26).

- 2 thứ tâm vô nhơn thọ hỷ                (số 27 và 30).

- 2 thứ tâm khán môn hữu cần           (số 28 và 29).

* Hợp đồng 3 thứ 1 tên.

- 3 thứ tâm vô nhơn thọ lạc hay thọ hỷ (số 24, 27 và 30).

- 3 thứ tâm ý giới                                   (số 18, 25 và 28).

- 3 thứ tâm quan sát                              (số 19, 26 và 27).

- 3 thứ tâm hạnh vô nhơn                      (số 28, 29 và 30).

- 3 thứ tâm ý thức giới vô nhơn thọ xả (số 19, 26 và 29).

* Hợp đồng 4 thứ 1 tên.

- 4 thứ tâm thức quả bất thiện thọ xả  (13, 14, 15, 16).

- 4 thứ tâm vô nhơn phi thọ xả             (17, 24, 27, 30).

- 4 thứ tâm thức quả thiện thọ xả         (20, 21, 22, 23).

- 4 thứ tâm vô nhơn hữu tầm thọ xả     (18, 19, 25, 26).

- 4 thứ tâm thức bắt cảnh không đến đụng thọ xả    (13, 14, 20, 21).

- 4 thứ tâm thức bắt cảnh đến đụng thọ xả               (15, 16, 22, 23).

* Hợp đồng 5 thứ 1 tên.

- 5 thứ tâm thức quả bất thiện vô nhơn  (13, 14, 15, 16, 17).

- 5 thứ tâm thức quả thiện vô nhơn        (20, 21, 22, 23, 24).

- 5 thứ tâm quả vô nhơn hữu tầm           (18, 19, 25, 26, 27).

- 5 thứ tâm ý thức giới vô nhơn               (19, 26, 27, 29, 30).

* Hợp đồng 6 thứ 1 tên.

- 6 thứ tâm vô nhơn hữu tầm thọ xả        (18, 19, 25, 26, 28, 29).

* Hợp đồng 7 thứ 1 tên.

- 7 thứ tâm quả bất thiện                          (13, 14, 15, 16, 17, 18, 19).

* Hợp đồng 8 thứ 1 tên.

- 8 thứ tâm quả thiện vô nhơn                  (20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27).

- 8 thứ tâm thức thọ xả                              (13, 14, 15, 16, 20, 21, 22, 23).

- 8 thứ tâm vô nhơn hữu tầm                    (18, 19, 25, 26, 27, 28, 29, 30).

* Hợp đồng 10 thứ 1 tên.

- 10 thứ tâm ngũ song thức                       (13, 14, 15, 16, 17, 20, 21, 22, 23 và 24).

* Hợp đồng 12 thứ 1 tên.

- 12 thứ tâm quả vô nhơn thọ xả               (13, 14, 15, 16, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 25, 26).

* Hợp đồng 13 thứ 1 tên.

- 13 thứ tâm vô nhơn vô cần thọ xả           (13, 14, 15, 16, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 25, 26, 28).

* Hợp đồng 14 thứ 1 tên.

- 14 thứ tâm vô nhơn thọ xả                       (13, 14, 15, 16, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 25, 26, 28, 29).

* Hợp đồng 15 thứ 1 tên.

- 15 thứ tâm quả vô nhơn                           (từ số 13 đến số 27).

* Hợp đồng 16 thứ 1 tên.

- 16 thứ tâm vô nhơn vô cần                       (từ số 13 đến số 28).

* Hợp đồng 17 thứ 1 tên.

- 17 thứ tâm vô nhơn phi thực                     (từ số 13 đến số 29).

Nên có văn lục bát như vầy:

Vô nhơn mười tám chẳng sai

Quả bất thiện bảy, quả lành tám tâm,

Tâm hạnh ba thứ đồng lâm

Cộng chung mười tám chẳng cầm nổi nhơn.

Giải trang 8

Tên hợp đồng tâm dục giới

* Hợp đồng 3 thứ 1 tên.

- 9, 10, 17: ba thứ tâm thọ khổ hoặc thọ ưu.

* Hợp đồng 5 thứ 1 tên.

- 1, 2, 3, 4, 30: năm tâm thực vô tịnh hảo thọ hỷ.

- 30, 47, 48, 49, 50: năm tâm hạnh dục giới thọ hỷ.

- 27, 39, 40, 41, 42: năm tâm mót thọ hỷ.

* Hợp đồng 8 thứ 1 tên.

- 1, 3, 5, 7, 9, 11, 12, 30: tám thứ tâm thực vô tịnh hảo vô trợ.

* Hợp đồng 9 thứ 1 tên.

- 30, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54: chín thứ tâm hạnh thực dục giới.

* Hợp đồng 10 thứ 1 tên.

- 19, 26, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46: tâm tục sinh Dục giới.

* Hợp đồng 11 thứ 1 tên.

- 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 11, 12, 30: tâm thực vô tịnh hảo thọ ưu.

- 19, 26, 27, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 56: tâm mót.

* Hợp đồng 19 thứ 1 tên.

- 1, 2, 3, 4, 24, 27, 30, 31, 32, 33, 34, 39, 40, 41, 42, 47, 48, 49, 50: tâm thọ hỷ hay thọ lạc

* Hợp đồng 20 thứ 1 tên.

- 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38: tâm thực phàm phu dục giới.

- 5, 6, 7, 8, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 25, 26, 28, 29: tâm vô tịnh hảo thọ xả.

- 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 18, 19, 25, 26, 27, 28, 29, 30: tâm vô tịnh hảo hữu tầm.

* Hợp đồng 22 thứ 1 tên.

- 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 33, 34, 37, 38, 41, 42, 45, 46, 49, 50, 53, 54: tâm nhị nhơn.

- 1, 2, 3, 4, 9, 10, 17, 24, 27, 30, 31, 32, 33, 34, 39, 40, 41, 42, 47, 48, 49, 50: tâm dục giới phi thọ xả.

* Hợp đồng 23 thứ 1 tên.

- 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 25, 26, 28, 29: tâm vô tịnh hảo phi thọ hỷ.

* Hợp đồng 26 thứ 1 tên.

- 5, 6, 7, 8, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 25, 26, 28, 29, 37, 38, 45, 46, 53, 54: tâm dục giới thọ xả phi tam nhơn.

* Hợp đồng 27 thứ 1 tên.

- 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 11, 12, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54: tâm thực dục giới phi thọ ưu.

* Hợp đồng 28 thứ 1 tên.

- 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30: tâm vô tịnh hảo phi thọ ưu.

* Hợp đồng 29 thứ 1 tên.

- 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54: tâm thực dục giới.

* Hợp đồng 32 thứ 1 tên.

- 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 28, 29, 35, 36, 43, 44, 51, 52: tâm dục giới thọ xả phi nhị nhơn.

* Hợp đồng 34 thứ 1 tên.

- 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 25, 26, 28, 29, 35, 36, 37, 38, 43, 44, 45, 46, 51, 52, 53, 54: tâm dục giới phi thọ hỷ.

* Hợp đồng 36 thứ 1 tên.

- 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54: tâm dục giới hữu nhơn.

* Hợp đồng 37 thứ 1 tên.

- 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54: tâm vô nhơn ngoại thực.

* Hợp đồng 38 thứ 1 tên.

- 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46: tâm dục giới phi thực dục giới tịnh hảo.

* Hợp đồng 39 thứ 1 tên.

- 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54: tâm dục giới phi quả vô nhơn.

* Hợp đồng 40 thứ 1 tên.

- 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 17, 24, 27, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54: tâm dục giới phi thọ xả vô nhơn.

* Hợp đồng 41 thứ 1 tên.

- 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54: tâm dục giới phi thực vô tịnh hảo.

* Hợp đồng 42 thứ 1 tên.

- 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54: tâm dục giới phi bất thiện.

* Hợp đồng 43 thứ 1 tên.

- 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54: tâm dục giới phi mót.

* Hợp đồng 44 thứ 1 tên.

- 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 18, 19, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54: tâm dục giới phi ngũ song thức.

* Hợp đồng 45 thứ 1 tên.

- 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46: tâm dục giới phi hạnh thực dục giới.

* Hợp đồng 46 thứ 1 tên.

- 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54: tâm dục giới phi tham.

* Hợp đồng 47 thứ 1 tên.

- 2, 4, 6, 8, 10, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54: tâm dục giới phi bất thiện vô trợ.

* Hợp đồng 48 thứ 1 tên.

- 1, 2, 3, 4, 9, 10, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54: tâm dục giới phi bất thiện thọ xả.

* Hợp đồng 49 thứ 1 tên.

- 1, 3, 5, 7, 9, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54: tâm dục giới phi hữu trợ.

* Hợp đồng 50 thứ 1 tên.

- 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54: tâm dục giới phi tham thọ hỷ.

* Hợp đồng 51 thứ 1 tên.

-  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54: tâm dục giới phi quan sát.

* Hợp đồng 52 thứ 1 tên.

- 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54: tâm dục giới phi sân.

* Hợp đồng 53 thứ 1 tên.

- 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54: tâm dục giới phi sinh tiếu.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Giải trang 9

Tâm dục giới chia theo ngũ th

Chú giải: Vedayatīti = vedanā: thưởng thức cảnh gọi là thọ. Có 5 (ngũ thọ).

- 1 là thọ khổ     (dukkhavedanā).

- 2 là thọ lạc      (sukkhavedanā).

- 3 là thọ ưu       (domanassavedanā).

- 4 là thọ hỷ       (somanassavedanā).

- 5 là thọ xả       (upekkhāvedanā).

Thọ khổ là hưởng cảnh đau thân. Thọ lạc là hưởng cảnh sướng thân. Thọ ưu là hưởng cảnh khổ tâm. Thọ hỷ là hưởng cảnh vui lòng. Thọ xả là hưởng cảnh bình thường không vui hay là ngoài ra khổ, lạc, ưu, hỷ.

Lục thọ

Lục thọ là kể theo 6 môn dụng nạp 6 cảnh tức là nhãn môn dụng nạp cảnh sắc, nhĩ môn dụng nạp cảnh thinh, tỷ môn dụng nạp cảnh khí, thiệt môn dụng nạp cảnh vị, thân môn dụng nạp cảnh xúc và ý môn dụng nạp cảnh pháp.

Sáu môn dụng nạp 6 cảnh.

Khổ hoặc lạc trong thân ta thường đối với cảnh lúc nào cũng có (trừ ra khi ngủ quên hoặc không để ý đến), như là khi ta tắm lạnh quá cũng là thọ khổ, nóng quá cũng là thọ khổ, ngồi mỏi là thọ khổ. Lạnh ta được hơ cũng là thọ lạc, nóng ta được quạt cũng là thọ lạc.

Khi thọ khổ phần nhiều là có thọ ưu sau gần đó.

Khi thọ lạc phần nhiều là có thọ hỷ sau gần đó.

Thọ ưu là khi buồn, rầu, than khóc, hoặc là trong khi không gặp, nhớ, nghĩ hoàn cảnh mà không có liên hệ sự thân đau là thọ ưu không có liên hệ với thọ khổ.

Thọ hỷ là vui mừng, khi nghĩ, nhớ hoặc tính đến sự vật ưa thích.

Giải trang 10 và 11

Trước nói ngũ thọ thì đã trùm hết hai cách tam thọ. Nên trong văn lục bát có câu: phân bày ngũ thọ đã hàm cả ba, nghĩa là nói ngũ thọ đã trùm hết hai cách tam thọ là khổ, lạc, xả hay ưu, hỷ, xả, tức là khổ với ưu chung lại mà kêu là khổ hay ưu cũng đặng tùy theo Kinh hoặc trường hợp.

Lạc và hỷ kêu chung lại là lạc hoặc hỷ cũng như thế.

Còn thọ xả dù chia 5 hay chia 3 thì cũng không khác.

Sau chia tâm và sở hữu tâm chỉ nói ngũ thọ thì đã biết hai cách kia rồi.

Giải trang 12

Tâm dục giới chia theo tương ưng và bất tương ưng

  • 1 là tương ưng (sampayutta).
  • 2 là bất tương ưng (vippayutta).

Tương ưng là chỉ sự tâm và sở hữu hòa trộn với nhau như nước với sữa hay nước với màu, không có phân rõ. Nhưng đây chỉ lấy 5 cách như vầy:

- 1 là tà kiến hòa hợp với tâm.

- 2 là phẫn nhuế hòa hợp với tâm.

- 3 là hoài nghi hòa hợp với tâm.

- 4 là phóng dật mạnh hòa hợp với tâm.

- 5 là trí tuệ hòa hợp với tâm.

Thế nên tâm tham tương ưng có 4 thứ, tức là tham hợp tà (1, 2, 5, 6). Tương ưng phẫn nhuế có 2 thứ, tức là 2 thứ tâm sân (9 và 10). Tương ưng với hoài nghi có 1, tức là tâm si hoài nghi (số 11). Tương ưng với phóng dật, tức là tâm si phóng dật (số 12).

Còn tâm dục giới tịnh hảo tương ưng với trí, tức là 4 tâm đại thiện (số 31, 32, 35, 36), 4 tâm đại quả tương ưng (số 39, 40, 43, 44), 4 tâm đại hạnh tương ưng (số 47, 48, 51, 52).

Bất tương ưng đây nghĩa là không hợp hay không hòa trộn với 5 cách đã nói trên, cho nên 4 thứ tâm tham ly tà (số 3, 4, 7, 8) gọi là tâm tham bất tương ưng vì không hợp tà kiến.

Mười tám tâm vô nhơn đều không có hợp với 5 pháp ấy, nên gọi là bất tương ưng.

Còn 12 tâm dục giới tịnh hảo ly trí (số 33, 34, 37, 38, 41, 42, 45, 46, 49, 50, 53, 54) đều không hợp với trí tuệ, nên cũng gọi là 12 tâm dục giới tịnh hảo bất tương ưng.

Tâm ngoài ra tâm dục giới không có bất tương ưng. Còn tâm tương ưng kể hết là 87, nên tâm bất tương ưng chỉ có 34.

Giải trang 13

Tâm dục giới chia theo vô trợ và hữu trợ

Tâm vô trợ và hữu trợ đã có giải trong phần tâm bất thiện, đại thiện, đại hạnh trước kia.

Nhưng nói về 4 tâm đại quả hữu trợ thì rất khó nhận, xét thêm tế nhị mới rõ hoặc so sánh sự trợ của những tâm đáo đại, đạo, quả đều thuộc về hữu trợ cả, vì chẳng phải phát sanh đặng liền dễ dàng đâu. Dù lâu mau đều có những mãnh lực tu tiến cho đến đỗi nghe pháp chứng quả thì vẫn phải có sự niệm trước kế đó hoặc niệm tâm v.v… đó cũng là sự trợ.

Còn 4 tâm đại quả hoặc do tự tâm cố gắng nguyện vọng, mong mỏi đề đốc thúc đẩy giúp sanh cũng có hay là sắp chết có người trợ niệm v.v… giúp cho tâm đại quả tục sinh hữu trợ.

Khi 4 tâm đại quả hữu trợ làm việc mót vì những tâm thực (javana) kế trước bằng hữu trợ. Còn khi làm việc hộ kiếp khách (agantukabhavaṅga) cũng như thế.

Đây là chúng tôi tự xét ra, xin độc giả tìm thêm để cứu xét vì chưa gặp lời giải đoạn này.

Xin lưu ý là những tâm ngoài cõi Dục giới không có vô trợ. Nên nhớ kể tâm hữu trợ thêm 35 hoặc 67, tức là 37 tâm vô trợ, 52 hoặc 84 tâm hữu trợ.

Sau xin miễn chia nữa

Giải trang 14

Tâm dục giới chia theo nhơn

Tâm vô nhơn có 18 thứ đã giải trước.

Tâm nhất nhơn có 2 là 2 tâm si. Vì 2 thứ tâm này chỉ có nhơn si hợp.

Tâm nhị nhơn có 22 là 8 tâm tham có nhơn tham và si hợp. Hai tâm sân có nhơn sân và si hợp. Còn 12 tâm dục giới tịnh hảo bất tương ưng cũng đều có nhơn vô tham và vô sân hợp.

Tâm dục gới tam nhơn có 12 là 12 tâm dục giới tịnh hảo tương ưng có vô tham, vô sân và vô si hợp.

Còn tất cả tâm thiền cũng đủ 3 nhơn như vừa kể.

Giải trang 15

Tâm dục giới chia theo 4 giống

1 là giống thiện có 8, tức là 8 tâm đại thiện.

2 là giống bất thiện có 12, tức là 12 tâm bất thiện.

3 là giống quả có 23 là 15 tâm quả vô nhơn và 8 tâm đại quả.

4 là giống hạnh có 11 là 3 tâm hạnh vô nhơn và 8 tâm đại hạnh.

Giải trang 16

Tâm dục giới chia theo ba giống (jāti)

Giống thiện và giống bất thiện như trước.

Giống quả và hạnh gom lại thành giống vô ký.

Giải trang 17

Tâm chia theo phi thiền và thiền

Tâm phi thiền (ajhānacitta) là chẳng phải tâm thiền hay tâm ngoài ra tâm thiền tức là tâm dục giới.

Tâm thiền (jhānacitta) là những tâm đình trụ trong một cảnh rất nhiều cái cũng đặng. Trung Hoa dịch là đẳng trì, tức là kềm giữ 1 cảnh được nhiều cái tâm đồng đều như nhau. Có Pāḷi chú giải như vầy: Ārammaṇūpanijjhānato = jhānaṃ: khắn khít vào cảnh (đề mục đến thiền) nên gọi là thiền.

Và có chú giải nữa như vầy: Jhānena sampayuttaṃ cittanti jhānacittaṃ: tâm mà hợp với chi thiền (khắn khít đề mục) nên gọi là tâm thiền.

28 ân đức thiền

                • 1 là tự bảo trì ta                                 (attānaṃnakkhati).
                • 2 là sẽ giúp trường thọ                      (āyuṃ deti).
                • 3 là sẽ đặng mạnh mẽ                        (balaṃ deti).
                • 4 là sẽ ngăn ngừa lỗi                          (vajjaṃ pidahati).
                • 5 là sẽ hạn chế sự vật phi tước lộc     (ayasaṃ vinodeti).
                • 6 là sẽ đem lại tước lộc                       (yasamupaneti).
                • 7 là sẽ làm cho tiêu sự chẳng vui        (aratiṃ nasayati).
                • 8 là sẽ làm cho phát sự vui mừng       (natiṃ uppāneti).
                • 9 là sẽ hạn chế tai nạn                        (bhayaṃ apanoti).
                • 10 là sẽ làm cho đặng lanh lợi            (verasajjaṃ karoti).
                • 11 là sẽ hạn chế sự lười biếng            (kosajjamapanati).
                • 12 là sẽ làm cho phát tinh tấn            (viriyamabhisajjanitti).
                • 13 là sẽ hạn chế ái tình                       (ragamapaneti).
                • 14 là sẽ hạn chế sân                           (dosamapaneti).
                • 15 là sẽ hạn chế si                              (mohaṃ haneti).
                • 16 là sẽ hạn chế ngã mạn                  (manaṃ haneti).
                • 17 là sẽ hạn chế chi tầm                    (savitakkaṃ bajjeti).
                • 18 là làm cho tâm trụ một cản          (cittekaggaṃkaronti).
                • 19 là làm cho tâm thích yên tịnh       (cittaṃ snehayati).
                • 20 là sẽ làm cho đặng khoái lạc        (hāsaṃ jāyeti).
                • 21 là làm cho phát sanh pháp hỷ      (pitiṃ uppādayati).
                • 22 là làm cho đặng lợi lộc                 (labhaṃ nibbattayati).
                • 23 là làm cho thành bực quan trọng (garukaṃ koroti).
                • 24 là làm cho đặng ưa thích              (manapiyaṃ).
                • 25 là bảo trì sự nhẫn nại                    (khantiṃ pāleti).
                • 26 là hạn chế pháp lậu                      (saṅkhāranaṃ asavaṃ).
                • 27 là nhổ khỏi sanh trong 3 cõi        (bhavapathasandhiṃ ugghāteti).
                • 28 là làm cho kết quả sa-môn          (sannaṃ sannaṃdeti).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Giải trang 18

II. TÂM SẮC GIỚI (RŪPĀVACĀRACITTA)

Thiền hiệp thế (Lokīyajhāna) hay là thiền cảnh đề mục. Có Pāḷi chú giải như vầy: Kasinādi ārammanaṃ jhāyati upanijjhāyatīti = jhānaṃ: khắn khít miệt mài vào cảnh (đề mục hoàn tịnh) nên gọi là thiền.

Hiệp thế. Có Pāḷi chú giải như vầy: Loke niyuttāti = lokiyā: thường hòa hợp trong đời nên gọi là hiệp thế, tức là tâm sắc giới và tâm vô sắc giới.

Thiền siêu thế hay thiền tướng, có chú giải như vầy: Vitakkidijhānangehi sampayuttaṃ cittanti = jhānacittaṃ: những tâm mà có chi thiền tầm v.v… hợp nên gọi là tâm thiền tức là thiền tướng, vì mượn trạng thái của chi thiền mà kêu.

- Kasinādi ārammanaṃ jhāyati upanicchayatīti = jhānaṃ: những tâm mà có chi thiền đình trụ đề mục hoàn tịnh (kasiṇa) v.v… gọi là tâm thiền.

- Pacchanikakhapanato = jhānaṃ: Những pháp thiêu đốt pháp nghịch là pháp ‘cái’, nên gọi là thiền, đây ám chỉ là chi thiền trong tâm thiền, mà tâm thiền cũng mượn chi thiền để kêu là thiền.

- Jhānena sampayuttaṃ cittanti = jhānacittaṃ: tâm mà hợp với chi thiền gọi là tâm thiền.

- Vitakkādijhānangehi sampayuttaṃ cittanti = jhānacittaṃ: những tâm mà có hợp với chi thiền tầm v.v… , nên gọi là tâm thiền, tức là tâm sắc giới, tâm vô sắc giới và tâm siêu thế.

- Vitakkanaṃ = vitakko: tìm tòi cảnh gọi là tầm.

- Vicāranaṃ = vicāro: chăm nom cảnh gọi là tứ.

- Pinayapīti = pīnayo: no nê với cảnh gọi là hỷ.

Chi thiền theo đây có 5 chi: 1 là chi tầm (vitakka), 2 là chi tứ (vicāra), 3 là chi hỷ (pīti), 4 là chi lạc (sukhā), 5 là chi định (ekaggatā).

  • Chi lạc thuộc về thọ hỷ, chi xả cũng là thọ nên cũng kêu chung là một.
  • Chi tầm là tìm kiếm cảnh hay đem tâm đến cảnh. Có Pāḷi chú giải như vầy: Vitakkanaṃ = vitakko: tìm tòi cảnh gọi là tầm.
  • Chi tứ là chăm nom gìn giữ cảnh. Có chú giải như vầy: Vicarānaṃ = vicāro: chăm nom cảnh gọi là tứ.
  • Chi hỷ là sự mừng phớn phở no thân tâm. Có chú giải như vầy: Pinayapīti = pīnayo: no nê với cảnh gọi là hỷ.

Pháp hỷ có 5 cách gọi là ngũ hỷ:

- 1 là tiểu hỷ (khuddikīpīti) là cách mừng như rởn ốc.

- 2 là đản hỷ (khanikāpīti) là cách mừng như chớp nhoáng.

- 3 là ba hỷ (okkantikāpīti) là cách mừng làm như sóng dội vào bờ.

- 4 là khinh hỷ (ubbhegapīti) là cách mừng như thân nhẹ cũng có thể bay bổng lên.

- 5 là sẩm hỷ (pharanapīti) là cách mừng làm như ăn, uống vật chi rất bổ khỏe đượm nhuần cả thân thể.

  • Chi lạc là vui tức là thọ lạc, theo tam thọ: khổ, lạc, xả.
  • Định là đình trụ vào cảnh

Thiền hiệp thế hay là thiền cảnh đề mục

Thiền siêu thế hay là thiền trạng thái.

Thiền trạng thái là trạng thái mượn chi thiền mà kêu.

Thiền siêu thế vì mượn cảnh Níp-bàn mà kêu, cũng có nghĩa như tâm siêu thế bởi Níp-bàn là hoàn toàn ngoài đời.

Thiền hiệp thế là thiền đề mục tức là nương cảnh đề mục, chưa vượt khỏi đời và còn liên quan trong phần luân hồi.

Giải trang 19

Phân tâm sắc giới theo 5 bực thiền

                      • 1 là sơ thiền         (pathamajhāna).
                      • 2 là nhị thiền        (dutiyajhāna).
                      • 3 là tam thiền       (tatiyajhāna).
                      • 4 là tứ thiền          (catuthajhāna).
                      • 5 là ngũ thiền       (pañcamajhāna).

Tâm sắc giới Pāḷi gọi là rūpāvacaracitta. Có Pāḷi chú giải như vầy: Rūpe avacaratīti = rūpāvacaraṃ: những tâm lưu động nương sanh cõi Sắc giới, nên gọi là tâm sắc giới.

Và có chú giải nữa như vầy: Pannaraso rūpāvacaratīti = rūpāvacaro: thường hành động trong 15 cõi Sắc giới hữu tâm, nên gọi là tâm sắc giới.

Tâm thiền sắc giới có 5

- 1 là ba thứ tâm sơ thiền sắc giới thiện, quả và hạnh đều có 5 chi là tầm, tứ, hỷ, lạc, định.

- 2 là ba thứ tâm nhị thiền sắc giới thiện, quả và hạnh đều có 4 chi là tứ, hỷ, lạc, định.

- 3 là ba thứ tâm tam thiền sắc giới thiện, quả và hạnh đều có 3 chi là hỷ, lạc, định.

- 4 là ba thứ tâm tứ thiền sắc giới thiện, quả và hạnh đều có 2 chi là lạc và định.

- 5 là ba thứ tâm ngũ thiền sắc giới thiện, quả và hạnh đều có 2 chi là xả và định.

* Sơ thiền sắc giới có 3 thứ tâm là thiện, quả và hạnh nương đặng 25 cảnh đề mục như sau:

- Thập hoàn tịnh           (kasiṇa).

- Thập bất mỹ               (asubha).

- Phụ niệm thể trược    (kāyagatāsati).

- Niệm số tức quan       (ānāpānassati) (niệm hơi thở).

- 3 vô lượng tâm           (brahmavihāra) (trừ xả).

Thập Hoàn tịnh (kasiṇa)

1 là đất (pathāvi), 2 là nước (āpo), 3 là lửa (tejo), 4 là gió (vāyo), 5 là màu xanh (nīla), 6 là màu vàng (pīla), 7 là màu đỏ (lohita), 8 là màu trắng (odāta), 9 là hư không (ākāsa), 10 là ánh sáng (āloka).

1. Sắc màu hình thức đất làm đề mục như vầy: cần phải kiếm đất màu đỏ hồng như mặt trời mới mọc, nhồi lọc cho thật nhuyễn, nắn tròn như bánh xe, bề ngang qua 1 gang 4 ngón tay nằm ngang của hành giả để nhìn xem (pháp hành sẽ giải sau).

2. Nói về nước đựng đầy trong đồ miệng tròn, ngang qua cũng 1 gang 4 ngón.

3. Lửa ngọn lớn có thể đặt vòng tròn ở trước cũng 1 gang 4 ngón, để nhìn lửa bằng số theo vòng tròn.

4. Gió nhìn đến cỏ cây lay động hay là chạm đến thân.

5. Màu xanh, dùng vải lụa nhuyễn bao vòng tròn bằng số đã nói

6. Màu vàng, 7. Màu đỏ, 8. Màu trắng, cách thức như màu xanh.

9. Hư không, khoét lỗ vách hướng ngó rỗng rang bằng cỡ đã nói.

10. Nhìn ngang qua ánh sáng nhựt, nguyệt, điện, lửa v.v… soi vào lỗ vách tròn bằng cỡ đã nói.

Thập bất mỹ (asubha) quán tử thi:

- 1 là tử thi sình (uddhumātakaṃ) sau khi chết vài ba ngày.

- 2 là tử thi biến sắc (vīnilakaṃ) thay đổi sắc xanh, trắng v.v… .

- 3 là tử thi chảy nước vàng (vipubbakaṃ).

- 4 là tử thi bể nứt nở (vicchitdakaṃ).

- 5 là tử thi bị thú ăn (vikhājikataṃ).

- 6 là tử thi rã hai (vikhikkhittakaṃ).

- 7 là tử thi rã từng miếng (hatavikkhittakaṃ).

- 8 là tử thi máu đọng nhẩm (lohitakaṃ).

- 9 là tử thi hóa dòi tửa (puḷuvakaṃ).

- 10 là xương tử thi rãi rác (aṭṭhikaṃ).

Xem coi nhớ kỹ để trở về chỗ hành, nhắm mắt quán tưởng.

Niệm số tức quan (ānāpānasati)

Tức là nhớ đếm đôi hơi thở ra vào kể 1, ra vào 2, 3, 4, 5. Trở lại 1, 2, 3, 4, 5, 6. Trở lại 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Đếm trở lại 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. Đếm trở lại 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Đếm trở lại 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.

Rồi đếm trở lại như trước 1, 2, 3, 4, 5. 1, 2, 3, 4, 5, 6 v.v… cho đến 10. Rồi cũng đếm trở lại như trên, ít không dưới 5. Nhiều không quá 10. Luôn luôn như thế, đến chừng phát sanh ấn chứng thì không nên đếm nữa, chỉ chăm chú theo mũi hay cảnh môi trên, chỗ nào đụng nhiều thì để ý. Như vậy cho đến pháp ngũ quyền (indrīya) đầy đủ cho tâm sơ thiền phát sanh, gọi là đắc sơ thiền.

(Muốn thật hành khỏi sai lầm, cần có thầy đã kinh nghiệm chỉ dạy và chăm nom)

Phụ niệm thân (kāyagatāsati)

Nhớ tưởng đến 32 thể trược trong thân, gọi là koṭṭhassa như là tóc (kesā), lông (lomā), móng (nakhā), răng (dantā), da (taco) v.v… .

Nhắc tên Pāḷi hay Việt để nhớ những vật trong thân thể ta đáng chán, hoặc nhớ đến tên và tưởng như vầy: tóc, lông, móng, răng, da, da, răng, móng, lông, tóc. Hay là nhớ tên trưởng vật như vầy: kesā, lomā, nakhā, dantā, taco. Taco, dantā, nakhā, lomā, kesā.

Tên Pāḷi hay tên Việt yếu tố cần nhớ những vật đã nói: tóc, lông v.v… cũng như ta thấy hình thể của nó. Nếu đủ sức nhớ luôn cho đến 32 món càng tốt.

Nên phân 6 phần như sau để vừa sức nhớ:

  • Phần thứ nhất: 5 món đã kể
  • Phần thứ hai - (từ 6 đến 10): 6 là thịt (masaṃ), 7 là gân (naharu), 8 là xương (aṭṭhi), 9 là tuỷ (aṭṭhimiñjaṃ), 10 là thận (vakkhaṃ).
  • Phần thứ ba - có năm (từ 11 đến 15): 11 là tim (hadayaṃ), 12 là gan (yakanaṃ), 13 là mỡ màn bao ruột (kilomakaṃ), 14 là bao tử (pihakaṃ), 15 là phổi (papphāsaṃ).
  • Phần thứ tư - có năm (từ 16 đến 20): 16 là ruột già (antaṃ), 17 là ruột non (antagunaṃ), 18 là vật thực mới (udariyaṃ), 19 là vật thực cũ (karīsaṃ), 20 là óc não (matthalungaṃ).
  • Phần thứ năm - có sáu (từ 21 đến 26): 21 là mật (pittaṃ), 22 là đàm (semhaṃ), 23 là mủ (pubbo), 24 là máu (lohitaṃ), 25 là mồ hôi (sodo), 26 là mỡ cục (medo).
  • Phần thứ sáu - có sáu (từ 27 đến 32): 27 là nước mắt (assu), 28 là mỡ lỏng (vasā), 29 là nước miếng (khelo), 30 là nước mũi (siṅghānikā), 31 là nhớt khớp xương (lasikā), 32 là nước đái (muttaṃ).

* Ba tâm nhị thiền, ba tâm tam thiền và ba tâm tứ thiền sắc giới: thiện, quả và hạnh đều nương đặng 14 đề mục là:

- Thập hoàn tịnh (kasiṇa).

- Ba vô lượng tâm (brahmavihāra) trừ xả.

- Niệm số tức quan (ānāpānassati).

* Ba tâm ngũ thiền sắc giới thiện, quả và hạnh đều nương đặng 12 cảnh đề mục là:

- Thập hoàn tịnh (kasiṇa).

- Niệm số tức quan (ānāpānassati).

- Một vô lượng xả (upekkhāvihāra).

Mười đề mục không đắc thiền

                        • 1 là niệm Phật.
                        • 2 là niệm pháp.
                        • 3 là niệm Tăng.
                        • 4 là niệm giới.
                        • 5 là niệm thí.
                        • 6 là niệm thiên.
                        • 7 là niệm Níp-bàn.
                        • 8 là niệm tử.
                        • 9 là quán 4 chất (đất, nước, lửa, gió).
                        • 10 là quán vật thực.

Sơ thiền thiện sắc giới tạo tâm quả sơ thiền sanh về cõi Phạm thiên (Phạm chúng thiên là dân thường ở cõi sơ thiền, Phạm phụ thiên là bực quan ở cõi sơ thiền, Đại Phạm thiên là vua chúa ở cõi sơ thiền)

Nhị thiền thiện và tam thiền thiện sắc giới tạo tâm quả nhị thiền và tam thiền sắc giới sanh về cõi nhị thiền, là một bực người trong 3 bực (Thiểu quang thiên, Vô lượng quang thiên và Biến quang thiên).

Tứ thiền thiện sắc giới tạo tâm quả tứ thiền tục sinh về cõi tam thiền, là 1 trong 3 bực người ở cõi tam thiền là Thiểu tịnh thiên, Vô lượng tịnh thiên và Biến tịnh thiên.

Ngũ thiền thiện sắc giới tạo tâm quả ngũ thiền, chưa đắc đến tam quả thì tục sinh làm người quảng quả. Nếu đắc tam quả thì tục sinh về cõi Ngũ Tịnh cư.

Sơ thiền hạnh, nhị thiền hạnh, tam thiền hạnh, tứ thiền hạnh và ngũ thiền hạnh chỉ sanh cho bực tứ quả.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Giải trang 20

III.  TÂM VÔ SẮC GIỚI (ARŪPĀVACĀRACITTA)

Nói về tâm vô sắc giới có Pāḷi chú giải như vầy: Cattāro arūpāvacaratīti = arūpāvacaro: thường hành động trong 4 cõi Vô sắc giới, gọi là tâm vô sắc giới.

Tâm vô sắc giới chia theo thiền có 4 bực:

                  • 1 là Không vô biên xứ (ākāsānañcāyatana).
                  • 2 là Thức vô biên xứ (viññānañcāyatana).
                  • 3 là Vô sở hữu xứ (ākiñcaññāyatana).
                  • 4 là Phi tưởng phi phi tưởng xứ (nevasaññānāsaññāyatana).

* Không vô biên xứ là quán tưởng cái không, không cùng tột, không bờ mé, làm cảnh đề mục mượn đặt tên tâm thiền ban đầu cõi Vô sắc giới.

* Thức vô biên xứ là quán tưởng cảnh làm đề mục, mượn cảnh đặt tên tâm thiền thứ hai cõi Vô sắc giới.

* Vô sở hữu xứ là quán tưởng cảnh đề mục không có chi, phát sanh tâm thiền mượn cảnh đặt tên là bực thiền thứ ba cõi Vô sắc giới.

* Phi tưởng phi phi tưởng xứ nghĩa là chẳng phải cái chẳng phải có tưởng, hay là nói “có chẳng phải, không chẳng phải”, cũng tức là “không cái không”. Đây là sự nhận định để làm đề mục quán tưởng luôn đặt tên tâm thiền, chớ chẳng phải tâm như thế, vì bực thiền này phải bắt cảnh như vậy, tức là cảnh rất vi tế. Hoặc có người vịnh đề mục này mà biện lý thuyết không có, không không v.v…

Bốn bực tâm thiền này đều có thiện, quả và hạnh đủ như ba giống cõi Sắc giới và tục sinh làm người theo 4 cõi Vô sắc.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Giải trang 21

IV.  TÂM SIÊU THẾ (LOKUTTARACITTA)

TÂM THIỀN SIÊU THẾ RỘNG CHIA THEO 5 BẬC

Vì mỗi bực Thánh nếu đắc đạo, quả cao thấp khác nhau, nên mới có 5 bực thiền khác nhau như là sơ đạo sơ thiền, sơ đạo nhị thiền, sơ đạo tam thiền, sơ đạo tứ thiền, sơ đạo ngũ thiền.

Bảy bực Thánh sau có thiền cũng như thế.

Thơ lục bát có câu:

Siêu thế bởi thiền khác nhau

… … … … … … … … … … …

Khác nhau là bực Thánh không thiền và bực Thánh có thiền, thành ra tâm kể hẹp thì siêu thế có 8 là 4 đạo và 4 quả, còn kể rộng là 20 đạo và 20 quả siêu thế.

Bực thánh có thiền tính theo 5 bực thành ra 40, tức là 5 cái 8, nên trong văn lục bát có nói:

Năm lần cái tám là chừng,

nhơn rồi cộng lại số ngừng bốn mươi,

Tâm siêu thế (lokuttaracitta) nghĩa là siêu xuất tam giới luân hồi. Có Pāḷi chú giải như vầy: Loke uttarantīti = lokuttaro: trong đời mà siêu xuất tam giới luân hồi, nên gọi là tâm siêu thế, tức là cũng đời bản thể mà chẳng liên quan với luân hồi vì chẳng phải nhơn cho quả tục sinh và cũng chẳng phải quả để nương vào tam giới.

Đời (loka) có ba:

                • 1 là đời bản chất (lokadhātu) tức là tâm, sở hữu và sắc pháp.
                • 2 là đời chúng sanh (lokasatta) tức là 12 hạng người.
                • 3 là đời vũ trụ (lokabhūmi) tức là 31 cõi.

Tâm siêu thế đây cũng là đời bản chất nhưng khác hơn tâm hiệp thế vì chẳng hợp với luân hồi và không bị phiền não bắt làm cảnh.

Tâm siêu thế nói theo hẹp có 8 tức là 4 đạo và 4 quả siêu thế.

Tâm đạo vì mượn đạo đế mà kêu, nên Pāḷi chú giải như vầy: Maggena sampayuttaṃ cittaṃ= maggacittaṃ: tâm có đạo đế hợp gọi là tâm đạo. Trung Hoa cũng dịch là hướng (đến).

Đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo.

Tâm đạo gồm có 4 bậc:

                      • 1 là Đạo thất lai (sotāpattimagga).
                      • 2 là Đạo nhất lai (sakadāgāmimagga).
                      • 3 là Đạo bất lai (anāgāmimagga).
                      • 4 là Đạo vô sanh (arahattamagga).

Đạo thất lai là bực đắc đạo và đắc quả này rồi, nếu tục sinh cõi Dục giới không quá 7 lần (Trung Hoa cũng dịch là Dự lưu). Tâm đạo này có đạo đế sát trừ phiền não tà kiến và hoài nghi dứt tuyệt luôn cả các mãnh lực tạo ác. Theo chi pháp dứt tuyệt tà kiến, hoài nghi luôn cả pháp hợp chung cho đến mãnh lực tạo ác cùng nghiệp biệt thời tục sinh sa đọa và cõi Dục giới nói về nghiệp tục sinh chỉ còn lại 7 đời. Có Pāḷi chú giải như vầy: Sotāpattimaggena sampayuttaṃ cittaṃ = Sotāpattimaggacittaṃ: tâm mà hiệp tâm đạo thất lai (Trung Hoa âm là Tu-đà-hoàn), hoặc kêu Sơ đạo là kêu theo thứ tự.

Đạo nhất lai là bực đắc đạo và quả này rồi, nếu trở lại cõi Dục giới nhiều lắm là 1 kiếp chư Thiên và 1 kiếp nhơn loại chớ không quá nữa. Đạo đế hiệp với tâm này chỉ làm cho pháp bất thiện sơ đạo sát còn lại càng yếu. Có Pāḷi chú giải như vầy: Sakadāgāmimaggena sampayuttaṃ cittaṃ = sakadāgamimagga cittaṃ: tâm mà tương ưng với đạo đế nhất lai gọi là tâm đạo nhất lai (Trung Hoa âm là Tư-đà-hàm), cũng gọi là Nhị đạo là kêu theo thứ tự.

Đạo bất lai là bực đắc đạo và quả này rồi không còn trở lại cõi Dục giới, dù người dục giới đắc đạo và quả này mà không đắc thiền hiệp thế cũng đặng sanh về cõi sơ thiền. Đạo đế hiệp với tâm này sát trừ tuyệt sân và những pháp hợp chung. Có Pāḷi chú giải như vầy: Tena sampayuttaṃ cittaṃ = anāgāmimaggacittaṃ: tâm mà hợp với đạo đế bất lai gọi là tâm đạo bất lai (Trung Hoa âm là A-na-hàm) cũng gọi là tâm Tam đạo là kêu theo thứ tự.

Đạo vô sanh là bực đắc đạo và quả này rồi không còn tục sinh nữa. Trung Hoa dịch có ba cách: 1 là Bất sanh, 2 là Ứng cúng và 3 là Sát tặc.

Bất sanh cũng như vô sanh. Ứng cúng là ám chỉ hết phiền não hoàn toàn, đáng làm ruộng phước cho kẻ cúng dường. Còn Sát tặc tức là sát trừ tuyệt hết giặc phiền não v.v… Có Pāḷi chú giải như vầy: Tena sampayuttaṃ cittaṃ = arahattamaggacittaṃ: tâm mà hợp với đạo đế vô sanh nên gọi là tâm đạo vô sanh, cũng gọi là Tứ đạo là đạo thứ tư.

Tứ nhơn sanh tâm đạo

- 1 là gặp trí sĩ (sampurisasanseva).

- 2 là đặng nghe chánh pháp (saddhammasavana).

- 3 là tác ý khéo (yonisomanasikāra).

- 4 là hành đúng pháp đến đạo quả (dhammānudhammapatipatti).

Tâm quả siêu thế là do nghiệp biệt thời của sở hữu tư (cetanā) hiệp với tâm đạo để lại mà tạo ra nên gọi là quả (phala) danh từ Pāḷi có chỗ để là vipāka cũng đồng ý nghĩa.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tâm Quả siêu thế (lokuttaraphalacitta) có 4:

                    • 1 là tâm Quả thất lai (sotāpattiphalacitta).
                    • 2 là tâm Quả nhất lai (sakadagāmiphalacitta).
                    • 3 là tâm Quả bất Lai (anāgāmiphalacitta).
                    • 4 là tâm Quả vô sanh (arahattaphalacitta).

Bốn bực quả danh nghĩa như 4 bực đạo, chỉ khác là do đạo làm nhơn tạo và phân nhiều bực theo người.

* Tam chủng thất lai:

- 1 là nhất sanh thất lai (ekabījī).

- 2 là lục sanh thất lai   (kolankola).

- 3 là thất sanh thất lai  (sattakattuparama).

Nhất sanh thất lai là bực sơ quả trở lại cõi Dục giới không quá 1 lần.

Lục sanh thất lai là bực sơ quả trở lại cõi Dục giới từ 2 đến 6 lần.

Thất sanh thất lai là bực sơ quả trở lại cõi Dục giới 7 lần.

* Ngũ chủng nhất lai:

- 1 là đắc tại nhơn loại nhập Níp-bàn tại nhơn loại. Idha patvā idhā parinibbāyī.

- 2 là đắc tại chư Thiên nhập Níp-bàn tại chư Thiên. Tattha patvā tattha parinibbāyī.

- 3 là đắc tại nhơn loại nhập Níp-bàn tại chư Thiên. Idha patvā tattha parinibbāyī.

- 4 là đắc tại chư Thiên nhập Níp-bàn tại nhơn loại. Tattha patvā idha parinibbāyī.

- 5 là đắc tại nhơn loại sanh về chư Thiên, trở lại nhập Níp-bàn tại nhơn loại. Idha patvā tattha nibbattiyā parinibbāyī.

* Ngũ chủng bất huờn:

- 1 là Trung bang bất huờn (antara parinibbāyī).

- 2 là Sanh bang bất huờn (upahacca parinibbāyī).

- 3 là Vô hành bang bất huờn.

- 4 là Hữu hành bang bất huờn (sasaṅkhāra parinibbāyī).

- 5 là Thượng lưu bang bất huờn (uddaṃsotākanitthāgāmi).

Trung bang bất huờn (nửa đời đắc sớm) là bực chứng quả thứ ba (a-na-hàm) nơi nhơn loại, nếu chưa chứng A-la-hán nơi cõi người thì sẽ chứng A-la-hán nơi cõi Ngũ Tịnh cư từ nửa đời trở về trước trong cõi này.

Sanh bang bất huờn là đắc nữa đời trở về sau, tức là đắc già.

Vô hành bang bất huờn là khỏi cần cảnh rõ rệt cũng tiến hóa đến đạo, quả thứ tư (khỏi ráng cố gắng).

Hữu hành bang bất huờn là phải cần cảnh rõ rệt mới có thể tiến hóa đến cõi tột, cõi nhập Níp-bàn (phải ráng cố gắng).

Thượng lưu bang bất huờn là bực sanh về cõi Thánh mà còn phải luân chuyển sanh lên cõi Sắc cứu cánh (akānitthā) mới đắc quả thứ tư rồi Níp-bàn.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

La-hán có 2 bực và có 4 bực

Cũng tứ quả mà gọi Phật có 3 bực.

Nhị chủng La-hán:

- 1 là Quán lạc La-hán (sukhavipassaka) tức là chỉ tu tứ niệm xứ tỏ ngộ luôn đến đắc tứ quả mà không có thiền, thông v.v…

- 2 là Lục thông La-hán (chalābhiññā) tức là La-hán có thiền, thông v.v…

Hoặc chia làm 4 bực (tứ chủng La-hán)

- 1 là La-hán nhất minh (sukkhavipassako) chỉ có tuệ quán là sự tỏ ngộ.

- 2 là La-hán tam minh (tevijjo) là La-hán đắc thiên nhãn minh, túc mạng minh và lậu tận minh.

- 3 là La-hán lục thông (chalabbhiñño) là bực La-hán có đủ 6 thông (thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng thông, thần túc thông và lậu tận thông).

- 4 là La-hán tứ trí (paṭisambhidappatto) là bực La-hán đắc 4 trí thông suốt.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

A-la-hán có 5 bực

- 1 là La-hán giải thoát trí siêu (paññāvimutta arahatta) tức là La-hán đắc đạo, quả thiền khô hay không thiền.

- 2 là La-hán giải thoát lưỡng biên (ubhatobhāgavimutta arahatta) là bực đắc đạo, quả trải qua tỏ ngộ danh-sắc rộng tức là thấy sự sanh diệt của danh uẩn, sắc uẩn rất dồi dào cũng là khi hành trí tuệ sanh nhiều hơn bực trước.

- 3 là La-hán tam minh (tevijjā arahatta) là bực đắc tứ quả đặng túc mạng minh, thiên nhãn minh và lậu tận minh.

- 4 là La-hán lục thông (chaḷābhiññā arahatta) là bực tứ quả đắc lục thông là thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng thông, thần túc thông và lậu tận thông.

- 5 là La-hán tứ trí đạt thông (paṭisambhdāpatta arahatta) là La-hán đắc 4 món thông suốt:

a) Nghĩa lý thông suốt (aṭṭhappatisambhidā).

b) Thông suốt pháp (dhammappatisambhidā).

c) Hiểu thấu các thứ tiếng (niruttippatisambhidā).

d) Thông suốt tất cả sự vật trong đời (patibhappatisambhidā).

La-hán tứ trí hay là La-hán tứ tuệ phân tích:

  • 1 là trí tuệ biết hết ý nghĩa (aṭṭhappatisambhidā).
  • 2 là trí tuệ biết tất cả pháp (dhammappatisambhidā).
  • 3 là trí tuệ biết các thứ tiếng (niruttippatisambhidā).
  • 4 là trí tuệ biết tất cả sự vật (patibhappatisambhidā).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Gọi Phật đắc chứng có 3 bực:

- 1 là Phật Toàn Giác          (Sabbaññūbuddha).

- 2 là Phật Độc Giác           (Paccekabuddha).

- 3 là Phật Thinh Văn Giác  (anubuddha hay là Sāvakabubbha).

A-la-hán (arahatta) chỉ ngay tứ quả, dù Toàn Giác, Độc Giác, Chí Thượng Thinh Văn, đại Thinh Văn hay Thinh Văn tầm thường đều cũng gọi là La Hán.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Trước khi đắc đạo phải hành lục tịnh, cho nên trong phẩm chín thơ lục bát có viết như vầy:

Nương theo thứ lớp tu trau

Lục tịnh mới đến đạo cao Thánh từng,

Bởi nên bốn đạo gọi xưng

Kêu là tuệ thấy cảnh trưng Níp-bàn.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Lục Tịnh (Visuddhi)

- 1 là Tịnh giới (sīlavisuddhi) là giữ giới, từ ngũ giới trở lên.

- 2 là Tịnh tâm (cittavisuddhi) là có tu đến Tịnh cận (upacārasamādhi) hay là tu đắc thiền.

- 3 là Tịnh kiến (diṭṭhivisuddhi) là đắc tuệ tỏ ngộ, rõ thấu danh-sắc sanh diệt.

- 4 là Tịnh nghi (kaṅkhāvitaranavisuddhi) là tu đến bực tỏ ngộ đắc tuệ, ba tuệ trước:

  • Tuệ tỏ ngộ danh pháp, sắc pháp (nāmarūpaparicchedaññāṇa).
  • Tuệ quyết thấy rõ nguyên nhân danh, sắc (nāmarūpapaccayapariggahañāṇa).
  • Tuệ thấy tam tướng phổ biến (sammasanajhā) là tỏ ngộ vô thường, khổ não và vô ngã.

- 5 là Tịnh kiến đạo (maggāmaggañāṇo nassanavisuddhi). Nói theo thập tuệ là từ tuệ thứ 2 đến thứ 9. Còn nói theo 16 tuệ là từ tuệ thứ 4 đến tuệ thứ 11 là tuệ thuận lưu (anulomañāṇa).

- 6 là tuệ kiến mãn tịnh (patipadāñāṇavisuddhi). Nói theo 16 tuệ là từ tuệ thứ 4 đến tuệ thứ 13 là tuệ bỏ bực (gotrabhūñaṇa).

Có Pāḷi chú giải như vầy: Sammasane = ñāṇaṃ: trí tuệ thấy rõ danh sắc, quá khứ, hiện tại và vị lai, gọi là huệ có chỗ dịch là trí.

Nếu kể Thất Tịnh là thêm Tịnh kiến tuệ.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Thập Tuệ quán (avipassāñāṇa)

                    • 1 là Phổ thông tuệ         (sammasanañāṇa).
                    • 2 là Tiến thối tuệ            (udayabbayañāṇa).
                    • 3 là Diệt một tuệ            (bhaṅgañāṇa).
                    • 4 là Họa hoạn tuệ          (bhayañāṇa).
                    • 5 là Tội quá tuệ              (ādīnavañāṇa).
                    • 6 là Phiền yểm tuệ         (nibbidāñāṇa).
                    • 7 là Dục thoát tuệ          (muñcitukammatāñāṇa).
                    • 8 là Quyết ly tuệ             (paṭisankhāñāṇa).
                    • 9 là Hành xả tuệ             (saṅkhārupekkhāñāṇa).
                    • 10 là Tuệ thuận lưu        (anulomañāṇa).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Thất Tịnh (Visuddhi)

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học Tuệ chót này có vị có, có vị không, cho nên trong văn lục bát có bài kệ như vầy:

Níp-bàn, đạo, quả, Thánh nhơn

Đắc rồi suy xét nghiệp dơn đã trừ,

Với mà phiền não còn dư

Có người chẳng xét thiệt hư chi nào.

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

- 30 đề mục đắc thiền.                     - 10 đề mục không đắc thiền.

Yếu giải:

1. Phổ thông tuệ (sammassanañāṇa)

Phổ thông tuệ là tỏ ngộ 1 trong 3 tướng phổ thông (vô thường, khổ não, vô ngã). Pāḷi chú giải như vầy: Atitānāgata paccupannānaṃ dhammānaṃ saṃkhipitvā vavatthānepaññā sammasaneñāṇaṃ: tuệ biết phớt qua hành vi quá khứ, hiện tại, vị lai của danh-sắc, đó gọi là phổ thông tuệ. Và Visuddhimagga nói: Ettāvatā panassa rūpakammaṭṭhānaṃpi arūpakammaṭṭhānaṃpi pagunaṃhoti: là bực tu tiến thuần thục đề mục danh-sắc vừa đủ như thế.

2. Tiến thối tuệ (udayabbayañāṇa)

Tiến thối tuệ là trí tỏ ngộ thấy sự tiến hóa và thối quá của danh, sắc. Pāḷi chú giải như vầy: Paccupannānaṃ dhammānaṃ vipariñāmānupassane paññā udayabbayānapassane ñāṇaṃ: trí tỏ ngộ thấy pháp hiện tại biến đổi, đó gọi là Tiến thối tuệ.

Nói về hiện tại có 3:

- 1 là quyết định hiện tại (addhāpaccupanna) là hiện tại đời sống, tức là từ khi lọt lòng mẹ cho đến tắt hơi thở.

- 2 là liên tiếp hiện tại (santatipaccupanna) là đang thay nối liền nhau của danh-sắc như một trong khi chưa phân biệt biến đổi của danh-sắc thì coi như vẫn còn như là thấy vật không khác chi cái tâm còn hoài v.v… nên cho là hiện hữu hiện tại.

- 3 là sát-na hiện tại (khaṇapaccupanna) là sau khi sát-na sanh trước sát-na diệt hay là từ sanh ra cho đến vừa diệt mất của danh sắc.

Tiến thối tuệ (udayabbayañāṇa) có hai giai đoạn

Một là giai đoạn đầu còn yếu, Pāḷi gọi là Taruṇacudayabbayañāṇa dịch là Tiến thoái nhược tuệ, tức là tỏ ngộ sự tiến hóa và thối quá của danh pháp và sắc pháp chưa rõ lắm.

Sau khi lướt đặng phiền não quán thì mới đắc Tiến thối cường tuệ (Balava udayavayañāṇa).

Thập (10) Tùy phiền não quán (vipassanūpakilesa)

                      • 1 là hào quang    (obhāso).
                      • 2 là pháp hỷ        (pīti).
                      • 3 là yên tịnh        (passaddhi).
                      • 4 là tịnh tín         (adimokkho).
                      • 5 là cần miễn      (paggaho).
                      • 6 là thọ lạc          (sukhaṃ).
                      • 7 là tuệ quán      (ñāṇaṃ).
                      • 8 là cường niệm (upaṭṭhānaṃ).
                      • 9 là thọ xả          (upekkhā).
                      • 10 là ái dục        (nikanti).

Cho nên trong thơ lục bát có viết như vầy:

Hào quang, hỷ, tịnh, tín mà

Cần, vui, huệ, niệm, xả và ái thương,

Trong mười, một mạnh quá cường

Thành ra phiền não của đường quan chơn.

… … … … … … … … … … … … … … … … .

(để giải theo phần tu tiến)

3. Diệt một tuệ (bhaṅgañāṇa)

Diệt một tuệ là tỏ ngộ sự đang diệt của danh pháp và sắc pháp. Pāḷi chú giải như vầy: Bhijjatīti = bhaṅgo: diệt tiêu mất gọi là diệt một[27], tức là ám chỉ sát-na đang diệt của danh pháp và sắc pháp.

Vì tuệ mạnh hơn trước nên thấy vi tế riêng biệt nhiều danh-sắc chỉ nhận đặng sát-na chót là mất đi mất đi, chẳng khác người đứng sát lộ một chiều xe đi gần mà ngó biệt mỗi cái vừa thấy đã qua đã qua nghe vùn vụt. Hoặc tỷ như người ngồi trong xe chạy mau ngó hàng sao dựa lộ qua vùn vụt. Có Pāḷi chú giải như vầy: Nāṇa tikkhe vahante saṅkhāresu lahuṃ upaṭṭhahantesu uppādavā ṭhitaṃvā pavattaṃvā nimittaṃvā na sampāpunāti khayavayabhedanirodhe yeva sati satiṭṭhati: Khi tuệ đặng tăng mạnh lên, cảnh danh-sắc càng mau lẹ, cho nên phần sanh trụ thứ lớp và phần chung của ngũ uẩn đều không rõ rệt, chỉ có niệm xiết chặt trong khi diệt của danh-sắc đó mà thôi.

Có nhà Pāḷi chú giải như vầy: Bhāvanāya pana paññatti samatikkamitvā sabhāve yeva cittaṃ tiṭṭhati: Khi tâm có thể vượt qua chế định do tu tiến thì vẫn nương cảnh siêu lý (hằng có diệt).

4. Họa hoạn tuệ (bhayañāṇa)

Họa hoạn tuệ là tỏ ngộ nhận thấy pháp hữu vi biến đổi quá lẹ hơn tất cả sự vật máy móc chi cả thời ngạc nhiên tợ gặp người biến hóa rất nhanh có phần như kinh hãi, cũng có Pāḷi bày tỏ như vầy: Bhayattupaṭṭhānañāṇaṃ bhayāti na bhāyatitañhi atītāsaṅkhārā niruddhā paccuppannā nirujjhanti anāgatā nirujjhissantīti tīraṇamattameva hoti: Bực tu tiến đến Họa hoạn tuệ có phải sợ hay chăng? Đáp chẳng phải thật sợ, vì người đến tuệ này vẫn Niệm tỏ ngộ pháp hữu vi đều nhận thấy phần diệt của pháp quá khứ, hiện tại và vị lai đều mất luôn.

5. Tội quá tuệ (ādīnavañāṇa)

Tội quá tuệ là tỏ ngộ bằng cách kết thúc của Diệt một tuệ, cũng như gặp rất nhiều người vừa thấy mặt rồi đi mất luôn thật đáng trách, những cách ấy đều không nên vì cũng như không có.

6. Phiền yểm tuệ (nibbidāñāṇa)

Phiền yểm tuệ là trí tỏ ngộ sự chán nản, sự diệt luôn luôn của danh pháp, sắc pháp cũng như kẻ gặp nhơn vật nói đến đã chết rồi đều như vậy rất chán không muốn thấy nghe nữa. Rút chiết báng trong Pāḷi như vầy: Aniccā vata sankhārā…: chư hành vô thường…. Bực tỏ ngộ đến tuệ này cũng gọi là Tiểu tu đà huờn (cūḷasotā). Có hai bài Pāḷi như sau:

- Iminā pana ñāṇena samannāgato vipassako buddhasāsane laddhassāso laddhapatiṭṭho niyatagatīko cūḷasotāpanno nāma hoti: khi bực tu quán tỏ ngộ đến Tịnh Hành đầy đủ nương tâm nhẹ nhàng chí hướng nhứt định đặng danh là Tiểu Tu đà huờn trong Phật giáo.

- Aparihīnakaṅkhāvitaraṇasuddhiko vipassako lokiyāhisīlasamādhipaññā sampadāhi sammannāgatattā uttari upaṭivijhantopi sugatiparāyano hotīti vuttaṃ niyutagatikoti toto eva cūḷasotāpanano nāmāti: Bực tu quán tỏ ngộ đến Tịnh Hành mà không thối chuyển vì đầy đủ giới, định, tuệ trong đời, mặc dù chưa đắc đạo quả, nhưng chí hướng rất tốt, Phật Ngài nói bực ấy cương quyết, do đó đặng gọi là Tiểu tu đà huờn.

7. Dục thoát tuệ (muñcitukammatāñāṇa)

Dục thoát tuệ do tuệ trước tỏ ngộ pháp hành vi quá chán nản, vì dĩ nhiên sẽ phải móng xa lìa, không chịu với cách đáng chán ấy. Đối với pháp hữu vi phát ra nhận thức như vậy, đó gọi là Dục thoát tuệ. Chú giải Pāḷi rất dài, rút đại ý như vầy: Sau khi quyết chán nản những sự tiêu diệt của danh-sắc thì đâm ra muốn thoát khỏi danh-sắc, nên gọi là Dục thoát tuệ.

8. Quyết ly tuệ (paṭisaṅkhāñāṇa)

Quyết ly tuệ do sự muốn thoát khỏi danh pháp và sắc pháp hữu vi rất mạnh, nên thành sự cố gắng cương quyết sao cho xa lìa danh sắc, đó gọi là Quyết ly tuệ.

9. Hành xả tuệ (saṅkhārupekkhāñāṇa)

Hành xả tuệ là tỏ ngộ nhận thấy danh pháp, sắc pháp sanh diệt vẫn coi như thường, vì tuệ quyết ly trước dù biết thế nào cũng chưa vượt khỏi ngoài cảnh ngũ uẩn. Tỷ như người quyết tránh những chi cho hết sức mà không đặng khỏi, thì vẫn đối như thường. Hay là tỷ như người quá lo việc chi, rốt cuộc không thành thời đành xui tay gặp như không gặp, so sánh như câu: “Nhơn nguyện như thử như thử, thiên lý dị nhiên dị nhiên”. Nghĩa là “người muốn như thế như thế, lẽ trời như vậy như vậy”, chúng ta học Phật nên tìm những nghiệp lý dĩ nhiên dĩ nhiên.

10. Tuệ thuận lưu (anulomañāṇa)

Từ Phổ thông tuệ đến Hành xả tuệ đều lấy thủ uẩn làm cảnh tỏ ngộ vô thường, khổ não, vô ngã và sanh-diệt. Nếu đủ căn và không trở ngại thì lộ tâm đắc đạo sẽ sanh hoặc luôn đến sơ, nhị, tam, tứ đạo. Trong lộ này cái tâm Anuloma gọi là tuệ thuận lưu (anulomañāṇa) hay là tuệ Tích ngộ tứ đế (saccānulomikañāṇa).

Có chỗ bớt tuệ Thông thường còn kể chín (9).

Hoặc có chỗ bớt tuệ Thông thường và Thuận lưu còn tám (8).

Nếu kể 16 tuệ là thêm 4 tuệ sau là tuệ bỏ bực (gotrabhūñāṇa), tuệ đạo (maggañāṇa), tuệ quả (phalañāṇa), tuệ phản khán (paccavekkhaṇañāṇa) và 2 tuệ trước là tuệ thấy dạng danh-sắc sanh diệt (nāmarūpaparicchedañāṇa), tuệ thấy dạng nguyên do danh-sắc sanh diệt (nāmarūpapaccayapariggahañāṇa).

Những tuệ nói trên trước đạo, quả là nhơn trực tiếp.

Còn nhơn gián tiếp cách 1 đời sắp lên để giúp nên đạo, quả là Pháp độ (pāramī) cần phải đầy đủ tùy bực.

(nói về lộ sẽ giải tiếp theo tập 10)

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Người sẽ đắc đạo, quả có hiện tượng năm điều, gọi là:

Ngũ đoán hiện thế đắc đạo

1) Phải trọn tin tam bảo và ông thầy dạy hành đạo trúng.

2) Phải là người khoẻ mạnh, không bệnh hoạn.

3) Phải không có đố kỵ với thầy và bạn tu.

4) Phải có sự tinh tấn hy sinh hành đạo, dù cho gầy ốm chỉ còn da, gân, xương cũng không thối chuyển.

5) Phải là người hành đạo đặng đến kiến sanh diệt tuệ.

Người có hiện tượng 5 điều ngũ đoán (hiện thế đắc đạo), trước phải có Thất nhơn đắc đạo hiện thế, nguyên do nhờ các đời quá khứ tạo Pháp độ (pāramī).

Thất nhơn đắc đạo hiện thế

1) Phải là người tam nhơn.

2) Kiếp trước đã tạo thập độ liên quan với pháp quán.

3) Đời này phải có sự tinh tấn.

4) Hành đạo đúng với chánh tạng và chú giải.

5) Phải có chỗ vừa với cách hành đạo.

6) Phải không có thập oái niệm (palibodha).

7) Phải có thì giờ đầy đủ.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Giải trang 22

Tâm thiền chia theo bực

- 1 là tâm sơ thiền có 11 là 3 tâm sơ thiền sắc giới và 8 tâm sơ thiền siêu thế.

- 2 là tâm nhị thiền có 11 là 3 tâm nhị thiền sắc giới và 8 tâm nhị thiền siêu thế.

- 3 là tâm tam thiền có 11 là 3 tâm tam thiền sắc giới và 8 tâm tam thiền siêu thế.

- 4 là tâm tứ thiền có 11 là 3 tâm tứ thiền sắc giới và 8 tâm tứ thiền siêu thế.

- 5 là tâm ngũ thiền có 23 là 3 tâm ngũ thiền sắc giới, 12 tâm vô sắc giới và 8 tâm ngũ thiền siêu thế.

Thơ lục bát có câu:

Tâm vô sắc giới đã hàm

Khép vào thiền ngũ kể làm thứ năm,

Vậy nên mới đếm tới hăm

Và ba số lẽ cao thâm ngũ thiền,

Sơ, nhị, tam, tứ mỗi riêng

Đều là mười một rộng tuyên sớ này.

Và có nói:

Siêu thế bởi thiền khác nhau

Đáo đại do đẳng thấp cao phân từng.

Giải trang 23

Tâm chia theo vô tịnh hảo và tịnh hảo

Tâm vô tịnh hảo có 30 là 12 tâm bất thiện và 18 tâm vô nhơn.

Tâm tịnh hảo có 59 hoặc 91 là 24 tâm dục giới tịnh hảo, 27 tâm đáo đại (mahaggatacitta) và 8 hoặc 40 tâm siêu thế.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Sobhaṇehi yuttānīti = sobhaṇāni: tâm hợp với pháp (sở hữu) tốt, gọi là tâm tịnh hảo.

Giải trang 24

Phân tâm theo ngũ thọ (vedanā)

Chú giải: Vedayatīti = vedanā: hưởng cảnh gọi là thọ.

Thọ (vedanā) sắp theo cảnh (ārammaṇa) có sáu là sắc, thinh, khí, vị, xúc và pháp hay là lục nhập ngoại.

Còn lục nhập nội là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và thức.

Nhãn nhập hứng chịu cảnh sắc, nhĩ nhập hứng chịu cảnh thinh, tỷ nhập hứng chịu cảnh khí, thiệt nhập hứng chịu cảnh vị, thân nhập hứng chịu cảnh xúc và ý nhập hứng chịu cảnh pháp, cũng gọi là lục thọ.

- Thọ hỷ của người thường có 6.

- Thọ hỷ của người tu huệ có  6.

- Thọ ưu của người thường có 6.

- Thọ ưu của người tu huệ có  6.

- Thọ xả của người thường có 6.

- Thọ xả của người tu huệ có   6.

… … … … ..

 Cộng: 36

    x 3 (quá khứ, hiện tại và vị lai)

… … … … ..

    Tổng cộng… 108

Ngũ thọ:

- 1 là thọ khổ (dukkhavedanā) có 1 tức là tâm thân thức thọ khổ.

- 2 là thọ lạc (sukkhavedanā) có 1 tức là tâm thân thức thọ lạc.

- 3 là thọ ưu (domanassavedanā) có 2 tức là 2 tâm sân.

- 4 là thọ hỷ (somanassavedanā) có 62 là: 4 tâm tham thọ hỷ, tâm quan sát thọ hỷ, tâm sinh tiếu thọ hỷ, 12 tâm dục giới tịnh hảo thọ hỷ, 12 tâm sắc giới thọ hỷ và 32 tâm siêu thế thọ hỷ (trừ ngũ thiền).

- 5 là thọ xả (upekkhāvedanā) có 55 là 20 tâm vô tịnh hảo thọ xả, 12 tâm dục giới tịnh hảo thọ xả và 23 tâm ngũ thiền thọ xả.

Giải trang 25

Tâm chia theo 4 giống (jāti)

- 1 là giống thiện (kusala) có 21 hoặc 37 là: 8 tâm đại thiện, 9 tâm thiện đáo đại và 4 hoặc 20 tâm đạo.

- 2 là giống bất thiện (akusala) có 12 tức là 12 tâm bất thiện.

- 3 là giống quả (vipāka) có 36 hoặc 52 là: 15 tâm quả vô nhơn, 8 tâm đại quả, 9 tâm quả đáo đại và 4 hoặc 20 tâm quả siêu thế.

- 4 là giống hạnh (kiriyā) có 20 là 3 tâm hạnh vô nhơn, 8 tâm đại hạnh và 9 tâm hạnh đáo đại.

Giải trang 26

Tâm chia theo 3 giống (jāti)

- 1 là giống thiện có 21 hoặc 37 là: 8 tâm đại thiện, 9 tâm thiện đáo đại và 4 hoặc 20 tâm đạo.

- 2 là giống bất thiện có 12 tức là 12 tâm bất thiện.

- 3 là giống vô ký (abyākatā) có 72 là 52 tâm quả và 20 tâm hạnh.

Dứt phần giải bảng nêu tập hai

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

6 / 1973

~~~~~~~~

PHẨM HAI THEO BỘ DIỆU PHÁP LÝ HỢP

(Abhidhammaṭṭhasaṅgaha)

~~~~~~~~

SỞ HỮU TÂM (CETASIKA)

Nói về sở hữu tâm (cetasika) luôn phối hợp (sampayoga) và tâm hợp đồng (saṅgaha).

Sở hữu tâm nghĩa là những pháp hợp với tâm và thuộc về sở hữu của tâm.

Phối hợp với tâm có những câu Pāḷi chú giải như vầy:

- Cetasi bhavaṃ = cetasikaṃ: đồng sanh với tâm (trong thuộc quyền sở hữu) gọi là sở hữu tâm.

- Cetasi niyuttaṃ = cetasikaṃ: hợp với tâm khắn khít, nên gọi là sở hữu tâm.

- Avippayogavasena cetasi niyuttāti = catasikā: hiệp với tâm luôn luôn bằng mãnh lực không lìa nhau, nên gọi là sở hữu tâm.

Trong quyền sở hữu đây có 4 cách:

                      • 1 là đồng sanh              (ekuppāda).
                      • 2 là đồng diệt               (ekanirodha).
                      • 3 là đồng cảnh              (ekārammaṇa).
                      • 4 là đồng vật (phù căn) (ekavatthuka).

Cho nên trạng thái của sở hữu là tứ đồng (cetoyuttalakkhaṇa) và trạng thái nương đỗ tâm mới đặng sanh ra (cittanissitalakkhanaṃ) cũng như trò nương đỗ thầy.

Tâm nương sở hữu chẳng phải như đất nương cây (nương bằng cách chứa chở (ādhāra) mà trái lại nương bằng cách khác tức là như thầy nương trò, nương để cho trò hiểu biết (nissaya), vì sở hữu biết cảnh đặng nhờ có tâm hướng dẫn.

Thế nên:

Nhơn sanh tâm có 4:

                      • 1 là nghiệp quá khứ   (atītakammo).
                      • 2 là sở hữu tâm          (cetasika).
                      • 3 là cảnh                    (ārammaṇa).
                      • 4 là phù căn               (vatthu).

Xét theo đây không nên chấp theo câu: “Nhất thế duy tâm tạo” và chớ hiểu lầm với câu: Manopabbangamā dhammā: ý là chủ trương tất cả pháp.

Ý là tâm, tất cả pháp là sở hữu, ám chỉ tâm chủ trương với sở hữu trong sự biết cảnh hay tứ đồng v.v… như đã giải.

4 ý nghĩa chung của tất cả sở hữu tâm

  • 1. trạng thái là nương đỗ tâm (cittanissatalakkhanaṃ).
  • 2. phận sự là sanh ra không lìa tâm (aviyoguppādanarasaṃ).
  • 3. thành tựu là biết chung một cảnh với tâm (ākārammaṇapaccupaṭṭhānaṃ).
  • 4. nhân cần thiết là phải có tâm sanh (cittuppādapadaṭṭhānaṃ).

Giải trang 1 / tập ba

A. Sở hữu Biến hành

Sở hữu biến hành (sabbacittasādhāraṇa) là những sở hữu hiệp với tất cả tâm, có 7 thứ:

  • 1 là sở hữu xúc                    (phassacetasika).
  • 2 là sở hữu thọ                    (vedanācetasika).
  • 3 là sở hữu tưởng                (saññācetasika).
  • 4 là sở hữu tư                       (cetanācetasika).
  • 5 là sở hữu định[28]              (ekaggatācetasika).
  • 6 là sở hữu mạng quyền      (jivitacetasika).
  • 7 là sở hữu tác ý                  (manasikāra).

* Sở hữu xúc (phassacetasika):

Sở hữu xúc là sự chạm tâm với cảnh và phù căn gặp nhau, như thế gọi là xúc. Có Pāḷi chú giải như vầy: Arambhaṃ busatīti = phasso: tâm chạm cảnh gọi là xúc.

Có 4 ý nghĩa (aṭṭha) của xúc:

- 1. trạng thái là chạm (cảnh) (busanalakkhano).

- 2. phận sự là tiếp xúc phù căn (saṃghattanaraso).

- 3. thành tựu là hội họp tâm, cảnh và phù căn (sannipātapaccupaṭṭhāno).

- 4. nhân cần thiết là có cảnh hiện đến (āpātagatavisayopadaṭṭhāno).

* Sở hữu thọ (vedanācetasika):

Sở hữu thọ là sự hứng chịu hay dụng nạp hưởng cảnh. Có Pāḷi chú giải như vầy: Vedayatīti = vedanā: Hưởng cảnh gọi là thọ.

Ngũ thọ:

  • 1 là thọ khổ (dukkhavedanā).
  • 2 là thọ lạc (sukkhavedanā).
  • 3 là thọ ưu (domanassavedanā).
  • 4 là thọ hỷ (somanassavedanā).
  • 5 là thọ xả (upekkhāvedanā).

o Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của thọ khổ:

- 1. trạng thái là hưởng cảnh xúc không tốt (aniṭṭhaphotthabānubhavanalakkhanaṃ), không thích hợp với thần kinh thân.

- 2. phận sự là làm cho pháp tương ưng xào héo (sampayuttanaṃ nilāpanarasaṃ).

- 3. thành tựu là thân đau đớn (kāyikābādhapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là có thần kinh thân (kāyindriyapadaṭṭhānaṃ).

o Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của thọ lạc:

- 1. trạng thái là hưởng cảnh xúc thích hợp (iṭṭhaphoṭṭhabbānubhavanalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là làm cho pháp tương ưng tiến triển (sampayuttānaṃ upabrūhanarasaṃ).

- 3. thành tựu là thân sướng (kāyika assādapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là có thần kinh thân (kāyindriyapadaṭṭhānaṃ).

o Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của thọ ưu:

- 1. trạng thái là hưởng cảnh không ưa thích (aniṭṭhārammaṇānubhavanalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là hứng chịu cảnh không vừa lòng (aniṭṭhākārāsambhogarasaṃ).

- 3. thành tựu là ép uổng tâm (cetasikābādhapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là vì có sắc tim (hadayavatthupadaṭṭhānaṃ).

o  Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của thọ hỷ:

- 1. trạng thái là hưởng cảnh đáng mong mỏi (iṭṭhārammaṇānubhavanalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là hưởng cảnh vừa lòng (iṭṭhākārasambhogarasaṃ).

- 3. thành tựu là tâm phơi phới (cetasika assādapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là thân tâm yên tịnh (passandhipadaṭṭhānaṃ).

o  Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của thọ xả:

- 1. trạng thái là hưởng cảnh trung bình (majjhattavedayitalakkhanā).

- 2. phận sự là điều hòa pháp tương ưng (sampayuttānaṃ nātiupabrūhananilāpanarasā).

-  3. thành tựu là vắng lặng (santabhāvapaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là ly pháp hỷ (nippītikapadaṭṭhānā).

Thập xả

- 1 là lục nhập xả (chabaṅgupekkhā) nghĩa là 6 cảnh và 6 phù căn đối chiếu nhau của bực tứ quả, lúc nào cũng như lúc nấy chẳng vì cảnh chuyển phải bi quan hay lạc quan, chi pháp tức là sở hữu hành xả hay là trung bình (tattaramattatā).

- 2 là vô lượng xả (brahmavihārupekkhā) nghĩa là đối với tất cả chúng sanh dù ai bị khổ, hưởng vui vẫn coi như thường chớ không buồn giùm, không vui theo. Vì nhận rõ nhân, quả tốt xấu như hột nào trái nấy là lẽ thường nhiên. Chi pháp tức là sở hữu hành xả hay trung bình…

- 3 là xả giác chi (bojjhaṅgupekkhā) nghĩa là trung bình như thường đối với pháp đồng sanh trong những giác chi khác tức là sở hữu hành xả hay trung bình…

- 4 là cần xả (viriyupekkhā) nghĩa là cố gắng bằng cách trung bình hay trung đạo không thái quá và không bất cập như dây đờn không quá thẳng, cũng chẳng quá dùn. Chi pháp tức là sở hữu cần.

- 5 là hành vi xả (saṅkhārupekkhā) nghĩa là trí tuệ tỏ ngộ thấy pháp hành vi danh, sắc. Vì thấy cũng như thấy, chớ chẳng nghĩ sự đối với danh, sắc ra sao của bực tu tuệ cao. Chi pháp tức là sở hữu trí.

- 6 là thọ xả (vedanupekkhā) tức là ngoài ra khổ, lạc, ưu, hỷ cũng thuộc về sở hữu thọ.

- 7 là quán xả (vipassanupekkhā) nghĩa là đắc tuệ thấy vô thường hoặc khổ não hay vô ngã, vẫn coi như thường của bực tu tuệ cao, chi pháp là sở hữu trí.

- 8 là trung bình xả (tattaramajjhattupekkhā) nghĩa là trạng thái làm cho các pháp đồng sanh điều hòa không so le, chi pháp là sở hữu hành xả hay trung bình (tattaramajjhattatā).

- 9 là thiền xả (jhānupekkhā) nghĩa là bỏ ra hỷ, lạc của các bực thiền thọ hỷ (từ sơ thiền đến tứ thiền) tức là chi xả của ngũ thiền, chi pháp cũng là sở hữu hành xả.

- 10 là tịnh xả (pārisuddhupekkhā) nghĩa là đối với pháp oái niệm (palibodha) vẫn như thường, chẳng bận bịu chi cả, chi pháp là sở hữu hành xả.

* Sở hữu tưởng (saññācetasika)

Sở hữu tưởng là nhớ sự đã qua hoặc để cái bị nhớ.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu tưởng:

- 1. trạng thái là nhớ, tưởng (sañjānanalakkhanā).

- 2. phận sự là nhớ nguyên do và tiêu chuẩn (puna sañjānanapaccayanimittakaranarasā).

- 3. thành tựu là cố nhớ y như trước (yathā gayhanimittabhinivesapaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là có cảnh tái hiện lại (yathā upaṭṭhitavisayapadaṭṭhānā).

* Sở hữu tư (cetanācetasika):

Sở hữu tư là cố quyết và đốc thúc pháp đồng sanh khắn khít với cảnh.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu tư:

- 1. trạng thái là quyết, cố quyết, quyết tâm (cetayitalakkhanā).

- 2. phận sự là đốc thúc, tích lũy (nghiệp kamma) (āyuhanarasā).

- 3. thành tựu là sắp xếp (saṃvidhānapaccupaṭṭhānā).

Nó làm trọn phận sự của nó và của chư pháp khác, như một học trò lâu năm, một người quản lý, một người thợ đứng đầu, v.v…(sakicca-parakicca-sādhakā jeṭṭha-sissa-mahā-vaḍḍhakī-ādayo viya).

- 4. nhân cần thiết là có 3 uẩn ngoài ra (sesakhandhattayapadaṭṭhānā) tức là thọ uẩn, tưởng uẩn và thức uẩn.

Sở hữu tư (cetanā) chính là nghiệp (kamma), cho nên Phật ngài nói: “cetanahaṃ bikkhavekammaṃ vadāmi” này các thầy Tỷ kheo! Nghiệp tức là sở hữu tư.

Nên biết có nghiệp đồng sanh và nghiệp biệt thời:

Nghiệp đồng sanh là sở hữu tư (cetanā) đồng đang sanh với tâm (citta) v.v…

Nghiệp biệt thời (nānakkhanikakamma) là mãnh lực sẽ tạo quả và sắc nghiệp do sở hữu tư hiệp với tâm thiện hay bất thiện để ảnh hưởng lại.

* Sở hữu định (ekaggatācetasika)

Sở hữu định là chăm chú vào một cảnh.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu định:

-1. trạng thái là không tán loạn (avisāralakkhanā) hoặc không tán loạn (avikkhepa… ).

-2. phận sự là gom tóm pháp đồng sanh (sahajānānaṃ saṃpiṇdaharasā).

-3. thành tựu là hiện bày vắng lặng (upasamapaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là có thọ lạc (tam thọ) (sukhapadaṭṭhānā).

Đây là lấy phần nhiều hay định mạnh hoặc cách gián tiếp.

* Sở hữu mạng quyền (jīvitindrīyacetasika):

Sở hữu mạng căn hay mạng quyền là gìn giữ bảo tồn pháp đồng sanh. Có Pāḷi chú giải như vầy:

Jivanti sahajātadhammā etenāti = jivitaṃ: trọn quyền cai quản sự sống còn của pháp đồng sanh, gọi là mạng.

Indanti paramaissariyaṃ karontīti = indriyāni: hành vi rất tự do cai quản gọi là quyền.

Hai câu này gom ý lại tức là trọn cai quản sự sống còn của pháp đồng sanh đặng bền vững đủ 3 sát-na tiểu (sanh, trụ, diệt).

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu mạng quyền:

- 1. trạng thái là chăm nom gìn giữ pháp đồng sanh (sahajānaṃ anupālanalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là làm cho pháp đồng sanh còn đủ 3 sát-na (sahajānaṃ pavattanarasaṃ).

- 3. thành tựu là pháp đồng sanh đặng còn đến sát-na diệt (sahajānaṃ kapanapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là phải có pháp đồng sanh đáng bảo tồn (yāpetabbapaṭṭhānaṃ) và phải có 3 uẩn ngoài ra làm nhân cần thiết (sesakhandhattayapadaṭṭhānaṃ).

* Sở hữu tác ý (manasikāracetasika):

Sở hữu tác ý là làm thành cảnh cho tâm như răng cắn làm thành miếng ăn cho miệng.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu tác ý:

- 1. trạng thái là dẫn dắt pháp tương ưng bắt cảnh vừa vặn (sāranalakkhano).

- 2. phận sự là làm cho pháp tương ưng ăn hít với cảnh (sampayojaṇaraso).

- 3. thành tựu là hướng vào cảnh (ārammaṇābhimukhībhavapaccupaṭṭhāno).

- 4. nhân cần thiết là phải có cảnh (ārammaṇapadaṭṭhāno).

Có Pāḷi chú giải như vầy: Ārammaṇaṃ manasipaṭipādāyatīti ārammaṇapaṭipādako: làm thành cảnh cho tâm, gọi là tác ý thành cảnh tức là sở hữu tác ý.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Bảy sở hữu vừa kể, đều hợp hết mỗi thứ tâm, nên gọi là sở hữu biến hành (sabbacittasādhāraṇa). Có Pāḷi chú giải như vầy: Sabbesaṃ cittānaṃ sādhāraṇāti = sabbacittasādhāraṇā: hợp với tất cả tâm gọi là biến hành hay biến hành nhất thế tâm, tức là 7 sở hữu biến hành.

Dứt phần giải sở hữu biến hành

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

B. Sở hữu Biệt cảnh

Giải trang 2 / tập ba

* Sở hữu tầm (vitakkacetasika)

Sở hữu tầm nghĩa là kiếm cảnh cho tâm hay là đưa tâm đến cảnh. Có Pāḷi chú giải như vầy: Vitakkanaṃ = vitakko: cách tìm tòi cảnh, gọi là tầm.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu tầm.

- 1. trạng thái là đưa tâm và sở hữu đến cảnh (ārammaṇābhinilakkhano).

- 2. phận sự là làm dịp gặp cảnh (āhanappariyahanaraso).

- 3. thành tựu là tâm đặng đến cảnh (ānayapaccupaṭṭhāno).

- 4. nhân cần thiết là phải có cảnh (ārammaṇapadaṭṭhāno) và 3 uẩn ngoài ra (sesakhandattaya).

Sở hữu tầm phối hợp với 55 tâm là 11 tâm sơ thiền và 44 tâm dục giới (trừ ngũ song thức). Vì ngũ song thức bắt cảnh ngay như kiến thâu hình. Còn từ nhị thiền sắp lên, chi định càng mạnh, như kẻ đi lần thứ hai về sau khỏi ai dẫn đi. Còn 55 tâm phải có sự kiếm hay đưa tâm đến cảnh, nên phải có sở hữu tầm phối hợp.

Giải trang 3 / tập ba

* Sở hữu tứ (vicāracetasika)

Sở hữu tứ là sự chăm nom, gìn giữ cảnh. Có Pāḷi chú giải như vầy: Vicaranaṃ = vicāro: kềm giữ cảnh gọi là tứ.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu tứ.

- 1. trạng thái là hằng chăm nom cảnh (anumajjanalakkhano).

- 2. phận sự là khắn khít với cảnh (sahajātānuyojanaraso).

- 3. thành tựu là tâm đặng khắn khít với cảnh (anupabandhapaccupaṭṭhāno).

- 4. nhân cần thiết là phải có cảnh (ārammaṇapadaṭṭhāno) và 3 uẩn ngoài ra (sesakhandhattaya… ).

Sở hữu tứ không hợp với 55 tâm là ngũ song thức, 11 tâm tam thiền, 11 tâm tứ thiền và 23 tâm ngũ thiền, vì 5 cảnh đối với ngũ song thức như vật để vào khuôn không xê chạy đâu cần kềm giữ. Còn từ tam thiền sắp lên gắn cứng vào đề mục do sức định mạnh cũng như mũi nhọn ghim sâu khỏi người kềm, nên đều là vô tứ (avicāra).

Sở hữu tứ phối hợp với 66 tâm là 11 tâm sơ thiền, 11 tâm nhị thiền và 44 tâm dục giới (trừ ngũ song thức). Vì những tâm này bắt cảnh không mấy gì cứng chặt nên phải có sở hữu tứ để kềm.

Giải trang 4 / tập ba

* Sở hữu thắng giải (adhimokkhacetasika)

Sở hữu thắng giải nghĩa là phán đoán, nhận quyết cảnh dù như thế nào cũng nhận bắt liền cho là như thế ấy, chớ chẳng để nghi ngờ như đứng chàng hai, nên trái với cách hoài nghi đen tối.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu thắng giải:

- 1. trạng thái là cách quyết đoán (saṇṇitthānalakkhano).

- 2. phận sự là làm cho khỏi dùng dằng dục dặc (saṃsappanaraso).

- 3. thành tựu là phán đoán đặng (vinicchayapaccupaṭṭhāna).

- 4. nhân cần thiết là phải có cảnh cần phán đoán (sanniṭṭhātabbapadaṭṭhāno).

Sở hữu thắng giải không hợp với 11 tâm là ngũ song thức và si hoài nghi. Bởi vì ngũ song thức đối với cảnh hiện ngay tâm rõ rệt. Còn cảnh si hoài nghi như việc đương điều tra không phải trong thời gian phân đoán, nên thắng giải không hiệp.

Giải trang 5 / tập ba

* Sở hữu cần (viriyacetasika)

Sở hữu cần là sự cố gắng, siêng năng, ráng sức tiến tới không lui sụt. Viriya với Ussāha tư cách đồng nhau, nên Pāḷi chú giải như vầy: Udukkhasābhe sahanaṃ = ussaho: đủ sức chịu với sự khó khăn nên gọi là siêng năng (cần).

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu cần

- 1. trạng thái là tư cách ráng chịu (ussahalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là trợ cho pháp đồng sanh không lui sụt (sahajātupaṭṭhambhanarasaṃ).

- 3. thành tựu là không lui sụt (asaṃsīdanapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là bát thê thảm (saṃvegavatthupadaṭṭhānaṃ) hay bát đoan cần (viriyārambhavatthupadaṭṭhānaṃ).

Bát thê thảm (saṅvegavatthu)

                      • 1 là khổ sanh            (jātidukkha).
                      • 2 là khổ già               (jārādukkha).
                      •  3 là khổ bệnh          (byādhidukkha).
                      • 4 là khổ tử                (maraṇadukkha).
                      • 5 là khổ địa ngục      (nirayadukkha).
                      • 6 là khổ bành sanh   (tiracchānadukkha).
                      • 7 là khổ ngạ quỉ        (petatidukkha).
                      • 8 là khổ A-tu-la         (asurakāyadukkha).

Nếu nhận xét khổ trên đặng thức tỉnh, siêng năng cố gắng tu hành tinh tấn.

Bát Đoan cần (viriyārambhavatthu)

có 4 đôi:

  • Nói về việc làm (kamma) có hai cách: 1 là công việc đã thành tựu, 2 là công việc sắp làm.
  • Nói về đi đường (magga) cũng hai cách: 1 là đi về đến, 2 là gần sắp đi.
  • Nói về bệnh hoạn (gelañña) cũng hai cách: 1 là vừa hết bệnh, 2 là vừa nhuốm bệnh.
  • Nói về vật thực (piṇḍa) cũng hai cách: 1 là thiếu ăn, 2 là đủ ăn.

Bát Đoan cần là mối manh khởi đầu giúp đặng siêng năng, cũng thuộc nhân cần thiết phổ cập cho tất cả hạng người để suy xét phát sự siêng. Bởi vì công việc vừa xong mà nghĩ đến còn công việc khác thế thì không lười biếng bỏ qua cho đặng và sắp sẽ làm công việc chi mà nhớ phải còn nhiều việc khác nữa kìa, nên làm chẳng lôi thôi.

Khi đi đâu mà vừa về đến nhà thì nhận thấy trong khoảng thời gian ta đi khỏi phế trễ việc nhà, nay phải làm bổ túc những việc bê trễ và nếu sắp sẽ đi đâu cũng phải nên lo làm trước những việc đáng làm trong khi đi vắng.

Bệnh vừa hết thì nhớ lại những việc bỏ phế trong lúc đau càng gắng làm cho bớt bê trễ. Còn khi tự biết sẽ đau, xét thấy có nhiều công việc sẽ bị bê trễ vì vậy mà phải ráng làm.

Gặp khi đủ ăn, phải nghĩ rằng chưa chắc đặng luôn luôn như thế này, nên phải lo làm chuẩn bị, e rằng: “tạ thực sơn băng” ngồi không mà ăn, của như non cũng hết. Còn khi thiếu ăn cũng phải biết xét nếu ta ráng sức làm thì có lẽ đặng câu: “tiểu phú do cần”.

Sở hữu cần không hợp với 16 tâm là 16 tâm vô nhơn (trừ khán ý môn và sinh tiếu), vì 16 tâm này làm việc nhỏ nhoi nhẹ nhàng, nên khỏi có cách ráng, nên không có sở hữu cần.

Sở hữu cần phối hợp với 73 hoặc 105 tâm là 12 tâm bất thiện, khán ý môn, sinh tiếu và 59 hoặc 91 tâm tịnh hảo, vì những tâm này làm việc lớn lao nặng nề hơn, nên phải có sự ráng hay sức mạnh mới đặng, tức là phải có sở hữu cần.

Giải trang 6 / tập ba

* Sở hữu hỷ (pīticetasika)

Sở hữu hỷ là sự mừng phớn phở no thân tâm. Có Pāḷi chú giải như vầy: Pinayatīti = pīti: no nê với cảnh gọi là hỷ.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu hỷ:

- 1. trạng thái là mừng (sampīyāyanalakkhanā).

- 2. phận sự là no thân tâm (kāyacittapīnanarasā) hoặc rởn ốc (pharaṇarasā).

- 3. thành tựu là bừng tâm lên (odagyapaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là có 3 uẩn ngoài ra (sesakhandhattayapadaṭṭhānā).

Ngũ hỷ (pīti)

  • 1 là thiểu hỷ (khuddikāpīti) là cách mừng làm cho rởn ốc cả mình.
  • 2 là quang thiểm hỷ (khaṇikāpīti) là cách mừng làm như chớp nhoáng.
  • 3 là lâng hỷ (okkantikāpīti) là cách mừng làm như sóng dội vào bờ.
  • 4 là khinh thân hỷ (ubbekāpīti) là cách mừng làm như thân nhẹ cũng có thể bay bổng lên.
  • 5 là sâm thấu hỷ (pharaṇāpīti) là cách mừng làm như ăn uống vật chi rất bổ khỏe đượm nhuần cả thân thể.

Pháp hỷ sanh mạnh do nhờ: niệm Phật, niệm Pháp, niệm tăng v.v… (sẽ giải theo tập 11 “11 nhơn sanh hỷ giác chi”).

Sở hữu hỷ không hợp với 54 hoặc 70 tâm là 8 tâm bất thiện phi thọ hỷ, 16 tâm vô nhơn phi thọ hỷ, 3 hoặc 11 tâm tứ thiền, 15 hoặc 23 tâm ngũ thiền. Bởi vì những tâm thọ khổ, thọ lạc, thọ ưu, thọ xả không thể có sự mừng, còn tâm tứ thiền mặc dầu thọ hỷ mà rất yên lặng, nên không thể mừng bồng bột đi chung cho đặng, chẳng khác chi bực nghiêm nghị không chịu chung chạ với kẻ thô tháo.

Sở hữu hỷ hợp với 27 hoặc 51 tâm thọ hỷ (trừ tứ thiền) vì những tâm này có sự vui là không quá yên lặng nên mừng vẫn đi chung luôn hoặc yếu hay mạnh.

Giải trang 7 / tập ba

* Sở hữu dục (chandacetasika)

Sở hữu dục là sự thích hợp với cảnh như đồ để vào khuôn vừa vặn.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu dục :

- 1. trạng thái là mong mỏi cho đặng cảnh (kattukamyatālakkhano), chẳng phải nhiễm đắm như tham.

- 2. phận sự là tìm tòi cảnh (ārammaṇapariyesanaraso), chẳng phải như sở hữu tầm tìm đến cảnh.

- 3. thành tựu là cách đặng mong mỏi cảnh (ārammaṇa atthikatāpaccupaṭṭhāno).

- 4. nhân cần thiết là có cảnh mong đặng (ārammaṇapadaṭṭhāno).

Sở hữu dục không hợp với 20 tâm là 2 tâm si và 18 tâm vô nhơn. Bởi vì tâm si lờ khờ thiếu sự thích cảnh, còn tâm vô nhơn cảnh đến buộc lòng phải biết, dù sinh tiếu cũng bắt cảnh chẳng mấy vừa lòng, nên sai khiến chỉ bằng cách cười gượng chớ chẳng phải vui đậm đạp, nên đều không có sở hữu dục hợp.

Sở hữu dục hợp với 69 hoặc 101 tâm là: 10 tâm bất thiện nhị nhơn và 59 hoặc 91 tâm tịnh hảo.

Tâm tham và tâm tịnh hảo vẫn có sở hữu dục không cần nghi chi, chỉ có hai tâm sân đáng cho rằng chẳng ưa chẳng thích mà sở hữu dục lại thích hợp. Bởi vì cảnh đến với tâm mạnh đặng hai nhơn sắp lên có nhiều sức khắn vào với cảnh, đó là sở hữu dục. Cũng như kẻ đi săn bắn gặp mũi tên rớt thì lượm lấy sẽ bắn ra là cách muốn của sở hữu dục. Còn như kẻ thấy tiền rơi lượm vào cất kín đó là cách thích hợp của tham.

Từ sở hữu tầm đến sở hữu dục, cả sáu sở hữu này gồm chung lại gọi là sở hữu biệt cảnh (pakiṇṇaka), nghĩa là phối hợp với tâm bằng cách so le sai khác không đồng đều. Có Pāḷi chú giải như vầy: Sobhaṇā sobhanesu pakirantīti = pakiṇṇakā: phối hợp lẻ tẻ với tâm tịnh hảo hay bất tịnh hảo cũng chẳng đồng đều nên gọi là biệt cảnh (cũng như một nhóm người cùng đoàn mà khác hoàn cảnh). Nên trong văn lục bát có kể như vầy:

Biệt cảnh thứ lớp chừa nơi

Sáu mươi lẻ sáu, năm mười lẻ năm,

Mười một, mười sáu phân nhầm

Bảy mươi, hai chục là tâm không hòa.

Nghĩa là 6 sở hữu biệt cảnh là tầm, tứ, thắng giải, cần, hỷ, dục thứ lớp như sau:

Sở hữu tầm không hợp với 66 tâm, sở hữu tứ không hợp 55 tâm, sở hữu thắng giải không hợp với 11 tâm, sở hữu cần không hợp với 16 tâm, sở hữu hỷ không hợp với 70 tâm và sở hữu dục không hợp với 20 tâm.

Về phần hiệp đặng tính ra

Năm mươi lăm lẻ, sáu và sáu mươi,

Bảy chục lẻ tám ba dư

Năm mươi lẻ một, sáu mười chín riêng.

Nghĩa là sở hữu tầm hợp với 55 tâm, sở hữu tứ hợp với 66 tâm, sở hữu thắng giải hợp với 78 tâm, sở hữu cần hợp với 73 tâm, sở hữu hỷ hợp với 51 tâm và sở hữu dục hợp với 69 tâm (theo hẹp).

Sở hữu biến hành và sở hữu biệt cảnh gồm lại gọi là sở hữu tợ tha (aññasamanācetasika), vì phần nhiều hợp chung sở hữu khác giống như là bất thiện và tịnh hảo thì thành pháp bất thiện và thiện v.v… Có Pāḷi chú giải như vầy: Aññehi samanāti = aññasamanā: phần nhiều giống theo (sở hữu) khác (tức là sở hữu bất thiện và sở hữu tịnh hảo), vì đó nên gọi là tợ tha.

Dứt phần giải sở hữu biệt cảnh

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

C. Sở hữu Bất thiện

Giải trang 8 / tập ba

* Sở hữu si (mohacetasika)

Sở hữu si là sở hữu tối tăm, mờ ám, không biết cái đáng biết. Có Pāḷi chú giải như vầy: Ārammaṇe muyhatīti = moho: mê mẩn trong cảnh gọi là si.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu si:

- 1. trạng thái là trái với trí (añānalakkhāno) hay là trạng thái không biết cái đáng biết (andhabhavalakkhāno).

- 2. phận sự là che ngăn cảnh chơn thể mà nhận theo sự vật tốt xấu v.v… (Ālambasabhāvecchadaraso) hay là phận sự không thấu rõ chơn như bản thể (appaṭhivedharaso).

- 3. thành tựu là mờ tối (andhakārapaccupaṭṭhāno) hay là làm cho không thể tiến hành theo pháp chơn chánh sáng suốt (asammāpaṭipattipaccupaṭṭhāno).

- 4. nhân cần thiết là tác ý không khéo (ayonisomanasikārapadaṭṭhāno) tức là tâm khán ngũ môn và tâm khán ý môn xoay chiều hướng cho tâm bất thiện sanh.

* Sở hữu vô tàm (ahirikacetasika)

Sở hữu vô tàm nghĩa là không hổ thẹn với pháp ác xấu, tức là không tự trọng. Có Pāḷi chú giải như vầy: Na hiriyati na lajjiyati = ahiriko: chẳng thẹn, chẳng mắc cỡ (với cách làm ác xấu) gọi là vô tàm.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu vô tàm:

- 1. trạng thái là không hổ thẹn với thân ác v.v… (kāyaduccaritādihi adhigucchana-lakkhanaṃ).

- 2. phận sự là làm ác (duccaritakaraṇarasaṃ).

- 3. thành tựu là không lui sụt với cảnh tạo ác (asankocanapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là thiếu sự tôn trọng mình (atta agāravapadaṭṭhānaṃ).

* Sở hữu vô úy (anottappacetasika)

Sở hữu vô úy nghĩa là không ghê sợ với sự tự làm ác, không tôn trọng với những người mà ta hại. Có Pāḷi chú giải như vầy: Na ottappatīti = anottappaṃ: chẳng sợ sệt (với sự làm dữ) gọi là vô úy.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu vô úy:

- 1. trạng thái là không ghê sợ với sự tự làm ác (anuttāsamalakkhanaṃ) hay là không sợ sệt với cách tự làm ác (asārajjalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là làm việc ác (duccaritakaraṇarasaṃ).

- 3. thành tựu là không lui sụt với cách làm ác (asaṅkocanapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là thiếu sự tôn trọng ân đức người kia (paraguṇa arāgavapadaṭṭhānaṃ).

Sở hữu vô tàm và sở hữu vô úy lúc không làm ác cũng là bất thiện thì đối với lời giải ác để lại là bất thiện.

* Sở hữu phóng dật (uddhaccacetasika)

Sở hữu phóng dật - nghĩa là tán loạn lao chao không kềm một cảnh đặng nhiều lộ tâm, tức là có cách thay đổi cảnh khác. Có Pāḷi chú giải như vầy: Uddhatassabhāvo = uddhaccaṃ: tán loạn lao chao gọi là phóng dật.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu phóng dật:

- 1. trạng thái là không yên tịnh (avupasamalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là bất cẩn, không vững vàng (anavaṭṭhānarasaṃ).

- 3. thành tựu là nguyên do làm cho tâm không yên tịnh (bhantābhāvapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là tác ý không khéo (ayonisomanasikārapadaṭṭhānaṃ).

Bốn sở hữu nói trên (si, vô tàm, vô úy và phóng dật) gồm lại gọi là tứ si phần (mohatuka) tức là bọn si, cũng gọi là sở hữu bất thiện biến hành (sabbacittākusalacetasika) là hiệp với tất cả 12 tâm bất thiện. Cho nên trong văn lục bát có nói: si phần bất thiện hiệp nguyên, nghĩa là 4 sở hữu si phần hiệp đủ 12 tâm bất thiện.

Giải trang 9 / tập ba

* Sở hữu tham (lobhacetasika)

Sở hữu tham là sự ham muốn, nhiễm đắm chấp cứng. Có Pāḷi chú giải như vầy: Lubbhatīti = lobho: ham muốn gọi là tham.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu tham:

- 1. trạng thái là chấp cứng cảnh (ālambaggāhalakkhano).

- 2. phận sự là dính mắc cảnh (abhisaṅgaraso).

- 3. thành tựu là không buông cảnh (appariccāgapaccupaṭṭhāno).

- 4. nhân cần thiết là thấy pháp cảnh triền cho rằng đáng ưa thích (saṃyojaniyadhammesu assadikkhapadaṭṭhāno) là tâm hiệp thế, sở hữu và sắc pháp.

Sở hữu tham phối hợp với 8 tâm tham.

Giải trang 10 / tập ba

* Sở hữu tà kiến (diṭṭhicetasika)

Sở hữu tà kiến là sự nhận định hay cố chấp theo pháp sai không đúng với chơn lý bản thể thật, tức là micchaṭṭādiṭṭhi đã kể trong phần tâm tham trước rồi, nay chỉ thêm ý nghĩa. Có Pāḷi và cách phối hợp. Chú giải như vầy: Micchāpassatīti = diṭṭhi: nhận thấy sai với chơn pháp gọi là tà kiến.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu tà kiến:

- 1. trạng thái là chấp cứng những cách không đáng chấp (ayoniso abhinivesalakkhanā).

- 2. phận sự là suy xét sai với sự thật (pārāmāsaraso).

- 3. thành tựu là chấp cứng theo sự nhận sai (micchābhinivesapaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là chấp cứng rằng chỉ sự nhận thấy của ta là trúng (daḷhaggahapaccupaṭṭhānā) hay là không chịu gặp bực trí thức nhất là Phật v.v… (sappurisavimukkatāpaṭṭhānā).

Sở hữu tà kiến phối hợp với 4 tâm tham tương ưng (số 1, 2, 5 và 6)

Giải trang 11 / tập ba

* Sở hữu ngã mạn (mānacetasika)

Sở hữu ngã mạn là ỷ mình, đem so sánh hay cống cao. Có Pāḷi chú giải như vầy: Seyyomasmīti ādinā maññatīti = māno: tự trọng ỷ mình so sánh hơn người v.v… gọi là ngã mạn.

Ngã Mạn có 9, phân làm ba:

  • Ỷ hơn (seyyohamasmi) có 3 cách: 1 là hơn ỷ hơn, 2 là bằng ỷ hơn, 3 là thua ỷ hơn.
  • Ỷ bằng (sadiyohamasmi) có 3 cách: 1 là hơn ỷ bằng, 2 là bằng ỷ bằng, 3 là thua ỷ bằng.
  • Ỷ thua (hinohamasmi) có 3 cách: 1 là hơn ỷ thua, 2 là bằng ỷ thua, 3 là thua ỷ thua.

Hai cách trên ỷ hơn và ỷ bằng thường hay gặp và dễ nhận. Nhưng 3 cách sau thuộc về ỷ thua thì đáng cho là chẳng có hoặc sai. Vậy xin dẫn chứng một vài trường hợp như là có cách ỷ rằng: họ giỏi thây kệ họ, tôi dở mặc kệ tôi, giàu nghèo v.v… cũng thế, đó là thua ỷ thua.

Tôi cũng vẫn như ai, nhưng ngặt thất thế hoặc lỗi thời, đó là thua ỷ bằng.

Còn bằng người kia mọi phương diện mà nghĩ rằng: tôi thua thây kệ tôi, đó là bằng ỷ thua.

Hơn ỷ thua như kinh Trung Hoa nói: “thượng thượng nhơn hữu một ý trí” nghĩa là bực xuất chúng siêu quần nhưng xét cạn chưa khỏi có phần sơ thất là phải dở, thua lại nghĩ rằng: “hạ hạ nhơn hữu, thượng thượng trí” biết đâu là thấy kẻ hèn tối tăm cũng có trí cao siêu.

Sở hữu ngã mạn phối hợp với 4 tâm tham bất tương ưng (số 3, 4, 7, 8) bất định là khi có khi không.

Ba sở hữu tham, tà kiến và ngã mạn nói chung lại gọi là tham phần, là bọn sở hữu tham, chỉ hợp trong vòng tâm tham. Cho nên trong văn lục bát có nói: “Tham ba hiệp tám” nghĩa là 3 sở hữu tham phần hiệp trong 8 tâm tham.

Giải trang 12 / tập ba

* Sở hữu sân (dosacetasika)

Sở hữu sân nghĩa là giận, hờn, buồn, rầu v.v… Có Pāḷi chú giải như vầy: Sayameva dussatīti = doso: tự ác độc hại gọi là sân.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu sân:

- 1. trạng thái là làm cho thân tâm thô tháo (cañdikkalakkhano).

- 2. phận sự là đốt tim nương sanh nóng nảy (nissayadāharaso).

- 3. thành tựu là hư hoại thân tâm (dussanapaccupaṭṭhāno).

- 4. nhân cần thiết là những đồ sát hại (upaṭṭhānakārapaccupaṭṭhānā).

Sở hữu tật (issacetasika)

Sở hữu tật nghĩa là tật đố, ganh ghét v.v… có Pāḷi chú giải như vầy: Issayanā = issā: không chịu được người hơn mình gọi là tật đố.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu tật:

- 1. trạng thái là tật đố với tài sản danh lợi của người khác (aññasampatti ussuyanalakkhanā)

- 2. phận sự là không vừa lòng tài sản danh lợi của người khác (parisampattiyā anakiratirasā)

- 3. thành tựu là tránh mặt với tài sản, danh lợi của người khác (parasampattivimukhatapaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là có tài sản, danh lợi của kẻ khác (parasampattipadaṭṭhānā).

* Sở hữu lận (macchariyacetasika)

Sở hữu lận tức là lận sắt hay lẫn sáp nghĩa là bón rít không muốn ai chia sớt tài sản của mình. Có Pāḷi chú giải như vầy: Macchera bhavo = macchariyaṃ: bỏn xẻn gọi là lận.

Bỏn xẻn có 5:

                    • 1 là bỏn xẻn chỗ ở               (āvāsamacchariya).
                    • 2 là bỏn xẻn dòng giống     (kulamacchariya).
                    • 3 là bỏn xẻn lợi lộc              (lābhamacchariya).
                    • 4 là bỏn xẻn sắc đẹp           (vaññamacchariya).
                    • 5 là bỏn xẻn pháp               (dhammamacchariya).

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu lận:

- 1. trạng thái là giấu giếm tài sản mình (sakasampattiniguhaṇalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là không chịu người khác dính dấp tài sản mình (parasādhāraṇa akkhamanarasaṃ).

- 3. thành tựu là không hy sinh tài sản (saṅcocanapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là có tài sản (sakasampattipadaṭṭhānaṃ).

* Sở hữu hối (kukkuccacetasika)

Sở hữu hối là hối hận, ăn năn sự xấu đã làm và chuyện tốt không đặng làm. Có Pāḷi chú giải như vầy: Kataṃ ne pāpanakataṃ ne punnaṃ: nghĩa là hối hận với tội đã làm, mà phước không đặng làm, gọi là hối hay hối hận.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu hối hận:

- 1. trạng thái là hay bực bội những sự đã làm (pacchānutāpalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là bực lòng với việc ác đã làm và thiện không đặng làm (katākata anusocanarasaṃ).

- 3. thành tựu là ân hận tâm (vippaṭisārapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là đã làm việc xấu và việc tốt không đặng làm (katākataduccaritasucaritānupadaṭṭhānaṃ).

Sở hữu sân, tật, lận, hối kêu chung lại là sở hữu sân phần (docatukacetasika) là bọn sân, phối hợp với 2 tâm sân. Nhưng tật, lận, hối thì bất định và không đi chung. Còn sở hữu sân nhứt định hiệp luôn luôn với tâm sân không khi nào thiếu. Sân cũng có tên là phẫn (paṭighā) nghĩa là xâm phạm tức là xâm phạm với pháp đồng sanh làm cho hư hại, bầm giập, nứt bể v.v… Có Pāḷi chú giải như vầy: Paṭihaññātīti = paṭighā: cách xâm phạm đè nén pháp đồng sanh gọi là phẫn.

Giải trang 13 / tập ba

*Sở hữu hôn trầm (thīnacetasika)

Sở hữu hôn trầm là cách lui sụt với sự tiến tới.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu hôn trầm:

- 1. trạng thái là chận đứng siêng năng tiến tới (anussahanalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là bỏ bớt siêng năng (viriyapanarasaṃ).

- 3. thành tựu là sự lui sụt (samsidanapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là tác ý không khéo (ayonisomanasikārapadaṭṭhānaṃ).

* Sở hữu thùy miên (middhacetasika)

Sở hữu thùy miên là bần thần, lười biếng hoặc buồn ngủ.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu thùy miên:

- 1. trạng thái là không thích hợp với công chuyện (akammaññatalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là hạn chế tâm lộ lần lần (onaṃharasaṃ).

- 3. thành tựu là cách buồn ngủ (pacadāyikapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là tác ý không khéo (ayonisomanasikārapadaṭṭhānaṃ).

Sở hữu hôn trầm và thùy miên phối hợp với 5 tâm bất thiện hữu trợ, cho nên trong Diệu Pháp Lý hợp, văn lục bát có nói: Hôn thùy hiệp với năm lười trợ duyên.

Giải trang 14 / tập ba

* Sở hữu hoài nghi (vicikicchācetasika)

Sở hữu hoài nghi là cách hoài nghi cho ngăn với pháp tiến hóa sáng suốt giải thoát. Có Pāḷi chú giải như vầy: Vicikicchātīti = vicikicchā: cách phát ra nghi lự, nghi hoặc là hoài nghi, có 8 đã giải trong tập hai.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu hoài nghi:

- 1. trạng thái là tư cách hoài nghi (saṃsayalakkhanā).

- 2. phận sự là làm cho rung động đối với cảnh (kammapanarasā).

- 3. thành tựu là không thể quyết đoán (anicchayapaccupadaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là tác ý không khéo (ayonisomanasikārapadaṭṭhānā).

Sở hữu hoài nghi chỉ phối hợp với tâm si hoài nghi, nên trong Diệu Pháp Lý hợp có văn lục bát như vầy: Hoài nghi hiệp với nghi chuyên.

Dứt phần giải sở hữu bất thiện

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

D. Sở hữu Tịnh hảo

Giải trang 15 / tập ba

* Sở hữu tín (saddhācetasika)

Sở hữu tín là sự tín ngưỡng hay đức tin trong sạch với nhơn vật, pháp lý đáng tin.

Chánh tín có 4:

  • 1 là tin nghiệp (kammassaddhā).
  • 2 là tin quả của nghiệp (vipākassaddhā).
  • 3 là tin nghiệp riêng của mỗi người (kammassakatā).
  • 4 là tin sự giác ngộ của đức Như Lai (tathāgatābodhissaddhā).

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu tín:

- 1. trạng thái là tin Tam bảo, nghiệp quả đời này và đời sau (saddhāhanalakkhanā).

- 2. phận sự là tín ngưỡng Tam bảo (pasādanarasā).

- 3. thành tựu là tâm không dơ bẩn (akālussiyapaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là có nhân vật đáng tín ngưỡng (saddheyyavatthupadaṭṭhānā).

* Sở hữu niệm (saticetasika)

Sở hữu niệm nghĩa là nhớ đặng, nhớ ghi hay là tỉnh táo trái với lãng quên.

Có 4 câu Phật ngôn:

  • 1 là chánh niệm pháp tỉnh của đời.
  • 2 là người có chánh niệm hằng đặng tiến hoá.
  • 3 là người có chánh niệm được hưởng an vui.
  • 4 là người có chánh niệm thời hằng ngày đặc biệt.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu niệm:

- 1. trạng thái là cách tâm không lơ lãng (apilāpanalakkhanā) hay cách nhớ đặng luôn luôn (anussaraṇalakkhaṇā).

- 2. phận sự là không mê mờ quên lãng (asammosarasā).

- 3. thành tựu là không cho cảnh xa lìa tâm (ārakkhapaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là có sự nhớ chắc (thiragaññāpadaṭṭhānā) hay tứ niệm xứ (satipaṭṭhāna-padaṭṭhānā).

17 nẻo sanh chánh niệm:

  • 1 là chánh niệm phát sanh do hiểu biết (abhiyānatosati).
  • 2 là chánh niệm phát sanh do gom góp (kutumbikāyasati).
  • 3 là chánh niệm phát sanh do thức thô (olārikaviññānatosati).
  • 4 là chánh niệm phát sanh do vật chạm thức (hidaviññānatosati).
  • 5 là chánh niệm phát sanh do không vật chạm thức (ahitaviññānatosati).
  • 6 là chánh niệm phát sanh do đồng ấn chứng (sabhāganimittatosati).
  • 7 là chánh niệm phát sanh do ly ấn chứng (visabhāganimittatosati).
  • 8 là chánh niệm phát sanh do hứa (kathābhiññānatosati).
  • 9 là chánh niệm phát sanh do nêu (lakkhaṇatosati).
  • 10 là chánh niệm phát sanh do nhắc nhở (saranatosati).
  • 11 là chánh niệm phát sanh do đầu đề (muddhatosati).
  • 12 là chánh niệm phát sanh do đếm tính (gaṇanatosati).
  • 13 là chánh niệm phát sanh do thuộc lòng (dhāraṇatosati).
  • 14 là chánh niệm phát sanh do tu tiến (bhāvanātosati).
  • 15 là chánh niệm phát sanh do coi bổn (potthakanibandhanatosati).
  • 16 là chánh niệm phát sanh do cất để (upanikkhepanatosati).
  • 17 là chánh niệm phát sanh do thường quen (anubhūtosati).

Yếu giải

1) Chánh niệm phát sanh do hiểu biết là những sự vật, nghĩa lý đã từng quen, khi gặp, lúc cần dùng thì những cách hiểu biết ấy phát hiện nơi tâm rất dễ.

2) Chánh niệm phát sanh do gom góp là những vật gom góp để vào một chỗ thì tâm đặng chú ý nhiều lần, nên khi cần xài trực nhớ lại liền nơi chỗ ấy hay là như tiền dồn hết trong túi, khi dùng thò tay vào túi lấy ra có liền.

3) Chánh niệm phát sanh do thức thô là do tâm hoạt động thô như là: nóng giận, buồn nhớ hay thất tình, hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, cụ, rất mạnh nhớ lại cái gì đã qua hoặc hiện tại. Nhưng cũng có khi nhớ đến sự này sự nọ, như giận này nhớ đến oán thù khi xưa.

4) Chánh niệm phát sanh do vật chạm thức, như là bị đánh là ta đau ta biết ta đau. Hoặc gặp cảnh xúc thích hợp sướng thân thì ta biết ta sướng, hay là nhớ lại sự sướng, sự đau như thế nào.

5) Chánh niệm phát sanh do không vật chạm thức như là khi nhớ đến vật này, vật nọ, chớ khỏi lo thân đụng chạm chi cả.

6) Chánh niệm phát sanh do đồng ấn chứng, như gặp nhơn vật tương tợ như nhơn vật đã gặp thì nhớ đến nhơn vật thường quen.

7) Chánh niệm phát sanh do ly ấn chứng như là sự vật ta đã thường quen, dù cách xa nhau trải qua bao lâu có khi khỏi gặp sự vật tương tợ nhưng cũng nhớ lại.

8) Chánh niệm phát sanh do hứa, như là đã có hứa hẹn, lúc đến giờ hay trực nhớ lại.

9) Chánh niệm phát sanh do nêu, tức là làm dấu, sau gặp liền nhớ.

10) Chánh niệm phát sanh do nhờ nhắc nhở, như là những sự vật đã qua ta không đặng nhớ, nhờ kẻ khác nhắc giùm liền nhớ lại đặng.

11) Chánh niệm phát sanh do đầu đề, như là ta thấy đầu đề nhớ đặng cả bài.

12) Chánh niệm phát sanh do đếm tính, như là những sự vật mà ta không nhớ được ngay đó, nhờ đếm đi tính lại mới nhớ ra.

13) Chánh niệm phát sanh do thuộc lòng là những gì ta đã thuộc nhuần, nhớ đâu đặng đó.

14) Chánh niệm phát sanh do tu tiến, tức là hành tứ niệm xứ rất chuyên môn thì có trớn, cảnh đến niệm liền.

15) Chánh niệm phát sanh do coi bổn, tức là nhờ coi bổn được nhớ tới những gì ngoài bổn ấy có liên quan tới.

16) Chánh niệm phát sanh do cất để là những vật cất có trật tự khi muốn lấy rất dễ.

17) Chánh niệm phát sanh do thường quen là những sự vật đã thường làm và gặp rất nhiều lần thì đến lúc hoặc gặp trường hợp vẫn nhớ vật thường quen rất dễ, sách Trung Hoa có câu: “Thế thượng vô nan sự, đô lai tâm bất chuyên” nghĩa là trên đời không gì khó hết, đối với mọi người đều do tâm không chuyên môn mới thấy ra khó.

Mười bảy nẻo sanh chánh niệm ở trên là từng trường hợp và đủ loại hạng chúng sanh. Còn về phần bực tu cao, nên cần tìm thực hành:

Nhơn sanh niệm giác chi

  • 1 là chánh niệm lương tri (satisampajañña).
  • 2 là tránh người lẫn và hay quên (mutthassapuggalaparivajjanatā).
  • 3 là thân cận người chánh niệm vững vàng (upatthitassatipuggalasevanatā).
  • 4 là chăm chú với thân tâm hành động (tadadhimuttatā).

* Sở hữu tàm (hiricetasika)

Sở hữu tàm nghĩa là thẹn với chuyện tội ác không thể làm đặng.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu tàm:

- 1. trạng thái là thoái thoát với cách làm tội (pāpajigucchanalakkhaṇā).

- 2. phận sự là không làm tội (pāpānaṃ akaraṇarasā).

- 3. thành tựu là ngần ngại với tội lỗi (pāpatosaṅkocanapaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là biết trọng mình (attagāravapadaṭṭhānā).

* Sở hữu úy (ottappacetasika)

Sở hữu úy nghĩa là ghê sợ với cách làm tội lỗi.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu úy:

- 1. trạng thái là ghê sợ với tội (pāpa uttāsanalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là không làm tội (pāpānaṃ akaraṇarasaṃ).

- 3. thành tựu là sự ngần ngại với tội (pāpatosaṅkocanapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là tôn trọng người (paragāravapadaṭṭhānaṃ).

* Sở hữu vô tham (alobhacetasika)

Sở hữu vô tham là không ham muốn, không nhiễm đắm và không chấp cứng với cảnh tức là trái ngược với tham.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu vô tham:

- 1. trạng thái là không ham muốn ngũ dục (agedhalakkhaṇo) hay là không mắc dính theo cảnh (alaggabhāvalakkhaṇo).

- 2. phận sự là không chấp cứng (apariggaharaso).

- 3. thành tựu là không dính mắc cảnh đáng ưa thích (anallīyanapaccupaṭṭhāṇo).

- 4. nhân cần thiết là tác ý khéo (yonisomanasikārapadaṭṭhāno).

* Sở hữu vô sân (adosacetasika)

Sở hữu vô sân nghĩa là không giận, không buồn, không khóc lóc. Trái với sân (dosa) cũng gọi là từ (mettā).

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu vô sân:

- 1. trạng thái là không hung ác (acaṇdikkalakkhaṇo) hay là không phẫn nộ (avirodha-lakkhaṇo).

- 2. phận sự là không gây thù oán, không nóng nảy (āghātapariḷāhavinayaraso).

- 3. thành tựu là trong trẻo như trăng rằm (sammabhāvapaccupaṭṭhāna).

- 4. nhân cần thiết là tác ý khéo (yonisomanasikārapadaṭṭhāno).

* Sở hữu hành xả (tattaramajjhattatācetasika)

Sở hữu hành xả hay là trung bình nghĩa là điều hòa những pháp đồng sanh cho bằng với nhau khỏi thái quá bất cập hay chênh lệch so le, tức là dung hòa các pháp đi chung.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu hành xả:

- 1. trạng thái là cách dìu dắt pháp đồng sanh chung cho sự hòa bình với nhau (samavāhita-lakkhaṇā).

- 2. phận sự là ngăn pháp hợp nhau không cho thái quá bất cập (unādhikatānīvaraṇarasā).

- 3. thành tựu là trung bình đối với cảnh (majjhattabhāvapaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là có pháp tương ưng (sampayuttadhammapadaṭṭhānā).

* Sở hữu tịnh thân - tịnh tâm

Sở hữu tịnh thân (kāyapassaddhi) và sở hữu tịnh tâm (cittapassaddhi) nghĩa là yên tịnh phần sở hữu và yên tịnh về phần tâm, lìa hành động của bất thiện.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu tịnh thân và tịnh tâm:

- 1. trạng thái là yên tịnh của sở hữu và tâm, lìa sự động của phiền não (kāyacittadarattha-vupasamalakkhaṇā).

- 2. phận sự là sở hữu và tâm bài trừ cách hành động của phiền não (kāyacittadaratha-niddamanarasā).

- 3. thành tựu là sở hữu và tâm yên tịnh mát mẽ (kāyacittānaṃsantasātalapaccupaṭṭhāṇā).

- 4. nhân cần thiết là có sở hữu và tâm (kāyacittapadaṭṭhānā).

* Sở hữu khinh thân - khinh tâm

Sở hữu khinh thân (kāyalahutācetasika) và sở hữu khinh tâm (cittalahutācetasika) nghĩa là sự nhẹ nhàng của sở hữu và tâm.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu khinh thân và khinh tâm:

- 1. trạng thái là nhẹ nhàng sở hữu và tâm không nặng nề (kāyacittagarubhāvavupasama-lakkhaṇā).

- 2. phận sự là sở hữu và tâm bài trừ sự nặng nề (kāyacittagarubhāvaniddamanarasā).

- 3. thành tựu là không đình trệ của sở hữu và tâm (kāyacittānaṃ adandhatāpaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là có sở hữu và tâm (kāyacittapadaṭṭhāṇā).

* Sở hữu nhu thân - nhu tâm

Sở hữu nhu thân (kāyamudutācetasika) là cách dịu dàng mềm mỏng thuộc phần sở hữu. Sở hữu nhu tâm (cittamudutācetasika) là cách dịu dàng mềm mỏng thuộc phần tâm.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu nhu thân và nhu tâm:

- 1. trạng thái là mềm dịu của sở hữu và tâm (kāyacittathuddhatāsamalakkhaṇā).

- 2. phận sự là hạn chế cách cứng cõi, sượng sần của sở hữu và tâm (thuddhabhāvanidda-manarasā).

- 3. thành tựu là sở hữu và tâm không uể oải (appaṭighātapaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là có sở hữu và tâm (kāyacittapadaṭṭhānā).

* Sở hữu thích thân - thích tâm

Sở hữu thích thân (kāyakammaññatācetasika) là cách của sở hữu thích hợp với việc thiện. Sở hữu thích tâm (cittakammaññatācetasika) là cách của tâm thích hợp với việc thiện.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu thích thân và thích tâm:

- 1. trạng thái là sở hữu và tâm không lìa cách thích hợp công việc thiện (kāyacitta akam-maññatāsamalakkhanā).

- 2. phận sự là sở hữu và tâm bài trừ cách không thích hợp với công việc (akammañña-niddhamanarasā).

- 3. thành tựu là sở hữu và tâm tiếp cảnh đầy đủ (ārammaṇakaraṇasampattipaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là có sở hữu và tâm (kāyacittapadaṭṭhānā).

Sở hữu thuần thân - thuần tâm

 Sở hữu thuần thân (kāyapāguññātacetasika) là sự thuần thục của sở hữu. Sở hữu thuần tâm (cittapāguññatācetasika) là sự thuần thục của tâm.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu thuần thân và thuần tâm:

- 1. trạng thái là làm cho bệnh sôi nổi, nóng nảy của sở hữu và tâm đặng yên tịnh (kāyacittagelaññavupasamalakkhanā).

- 2. phận sự là thủ tiêu nóng nảy của sở hữu và tâm (kāyacittagelaññaniddhamanarasā).

- 3. thành tựu là xa lìa tội lỗi, phiền não (nirādinavapaccupaṭṭhānā) hoặc xa lìa bệnh tà kiến, ngã mạn v.v… (arogayapaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là có sở hữu và tâm (kāyacittapadaṭṭhānā).

* Sở hữu chánh thân - chánh tâm

Sở hữu chánh thân (kāyamujukatācetasika) là sự chánh trực trong phần sở hữu. Sở hữu chánh tâm (cittujukatācetasika) là sự chánh trực về phần tâm.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu chánh thân và chánh tâm:

- 1. trạng thái là cách chánh trực của sở hữu và tâm (kāyacitta ajjavalakkhanā).

- 2. phận sự là thủ tiêu cách không chánh trực của sở hữu và tâm (kāyacittakotillaniddama-narasā).

- 3. thành tựu là không vạy vọ (ajimhatapaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là có sở hữu và tâm (kāyācittapadaṭṭhānā).

Từ sở hữu tín đến sở hữu chánh tâm là 19 sở hữu tịnh hảo biến hành (sobhanasādhāranacetasika) là những sở hữu phối hợp đủ với tất cả tâm tịnh hảo.

Dịch kệ theo văn lục bát như vầy:

Mười chín tịnh hảo biến lâm

Hiệp năm mười chín tâm vương thanh nhàn.

Giải trang 16 / tập ba

* Sở hữu chánh ngữ (sammāvācācetasika)

Sở hữu chánh ngữ là sự ngăn hay trừ vọng ngữ.

* Sở hữu chánh nghiệp (sammākammantācetasika)

Sở hữu chánh nghiệp là sự ngăn hay trừ tam ác thân-nghiệp.

* Sở hữu chánh mạng (sammā ājivacetasika)

Sở hữu chánh mạng là cách ngăn hay trừ thân, khẩu, ý ác mà vì nuôi mạng sống.

Ba sở hữu trên kêu chung là sở hữu giới phần (viratīcetasika) đồng có 4 nghĩa như sau:

- 1. trạng thái là ngăn trừ khỏi làm thân, khẩu ác (viratiyaduccarita avītikkamalakkhanā).

- 2. phận sự là thoái thác khỏi thân, khẩu ác (tatosaṅkocanarasā).

- 3. thành tựu là không đành làm thân, khẩu ác (akiriyapaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là có ân đức tài sản của bực hiền triết như là tín, niệm, tàm, úy và thiểu dục (saddhāsatihiriottappa appicchatadiguñpadaṭṭhānā).

 Sở hữu giới phần (viratīcetasika) phối hợp với 8 tâm đại thiện và 8 hoặc 40 tâm siêu thế. Nhưng đối với tâm siêu thế hợp nhứt định và đủ luôn luôn.

Nên trong văn lục bát nói: “giới phần mười sáu hiệp chan”

Nhưng đối với tâm siêu thế phối hợp nhứt định, mỗi lần đều có và đủ ba. Còn phối hợp với đại thiện thì bất định, khi có khi không và hiệp riêng mỗi thứ.

Giải trang 17 / tập ba

* Sở hữu bi (karunācetasika)

Sở hữu bi là cách thương hại, tội nghiệp cho chúng sanh đang và sẽ khổ, tức là không đành để cho chúng sanh chịu những khổ hay là muốn cứu khổ cho chúng sanh. Nên văn Trung Hoa có câu chú giải: “Bi năng bạt khổ” nghĩa là tâm bi hay vì nhổ rút khổ cho chúng sanh.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu bi:

- 1. trạng thái là mong muốn chúng sanh cho khỏi khổ (paradukkhāpanayanalakkhaṇā).

- 2. phận sự là không chịu nổi để nhìn coi chúng sanh (ngoài ra ta) chịu khổ (paradukkhāsahanarasā).

- 3. thành tựu là không ép uổng chúng sanh (ngoài ra ta) (avihimsapaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là có chúng sanh thọ khổ (dukkhabhutānaṃ anāthabhāvadassana-padaṭṭhānā).

* Sở hữu tùy hỷ (muditācetasika)

Sở hữu tùy hỷ là vui theo sự tiến hóa lợi ích phần tốt của người khác như là: thấy người tạo phước có tâm đồng ý v.v… hay là được hưởng sự vui cao siêu chơn chánh cũng mừng dùm.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu tùy hỷ:

- 1. trạng thái là lạc quan với sự yên vui của người khác (pamodanalakkhaṇā).

- 2. phận sự là không ganh tỵ với yên vui lợi ích tiến hóa của người khác (anussuyanarasā).

- 3. thành tựu là phá trừ cái không tùy hỷ (arativighātapaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là có tài sản của người khác (parasampatipadaṭṭhānā) hoặc tốt đẹp hay quyền tước (lakkhidassanapadaṭṭhānā).

Bi và tùy hỷ gồm lại gọi là sở hữu vô lượng phần (appamaññācetasika) nghĩa là đối với vô lượng chúng sanh chẳng phải chỉ hạn lượng một chúng sanh hay trong phần nào có hạn định đâu.

Sở hữu vô lượng phần phối hợp với 8 tâm đại thiện, 8 tâm đại hạnh và 12 tâm sắc giới thọ hỷ, không nhứt định và đi riêng, nên văn lục bát nói: “Đẳng phần hai mươi tám hiệp đoàn chẳng dư” (chữ đẳng là văn quyền thế cho chữ vô lượng). Hai sở hữu này hiệp không nhứt định và đi riêng.

Giải trang 18 / tập ba

* Sở hữu trí quyền (paññācetasika)

Sở hữu trí quyền là cai quản trong phần hiểu biết thấu đáo, tức là phần sáng suốt của tâm hoặc gọi trí (paññā) hay gọi huệ (paññā) cũng là một pháp.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu trí:

- 1. trạng thái là thông thấu hiểu rõ đúng đắn (yathābhutapativedhalakkhanā).

- 2. phận sự là làm cho cảnh rõ rệt (visayothāsanarasā).

- 3. thành tựu là không mê với cảnh (asammahepaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là tác ý khéo (yonisomanasikārapadaṭṭhānā), hoặc nhân cần thiết là pháp quyền đầy đủ (indriyaparibakatāpadaṭṭhānā), hoặc nhân cần thiết là xa lìa phiền não (kilesaduribhāvapadaṭṭhānā), hoặc nhân cần thiết là tục sinh bằng tâm tam nhơn (tihetukapaṭisandhikatāpadaṭṭhānā).

Nhơn trợ phát sanh ra trí cả thảy là 40 như đã giải trong tập hai.

Sở hữu trí phối hợp với 47 hoặc 79 tâm, là… như đã kể trong bổn đọc, học. Nên trong văn lục bát có nói:

Trí huệ hiệp với bốn mươi

Và thêm lẻ bảy cả chư thánh, phàm.

Dùng văn quyền cho gọn, bớt 2 chữ.

Kết luận phối hợp có 16 phần là: sở hữu tợ tha 7 phần, sở hữu bất thiện 5 phần và sở hữu tịnh hảo 4 phần.

Nhưng sở hữu tham phần phải để ba trang bảng nêu mới thêm 2 nữa, thành ra sở hữu phối hợp 18 trang bảng nêu. Người học, đọc nên để ý, nếu quên thì đếm sẽ nhớ ra.

Tới trang 19 đây, phân sở hữu bất định và nhứt định như văn lục bát nói:

Bất định mười một sẽ trưng

Ngã, tật, lận, hối, thùy miên, hôn trầm,

Đẳng phần hai thứ sở tâm

Giới phần ba thứ hoặc lâm hoặc về.

 Nghĩa là sẽ trình bày 11 sở hữu bất định là ngã mạn, tật đố, lận sắt, hối hận, hôn trầm, thùy miên, 2 sở hữu vô lượng phần và 3 sở hữu giới phần.

Phân sở hữu bất định đi chung, đi riêng. Từ ngã mạn đến hối hận và 2 sở hữu vô lượng phần khi hợp khi không, dù có hợp chỉ hợp 1 thứ tức là thuộc về bất định đi riêng.

Sở hữu hôn phần nếu có hợp thì hợp đủ 2, nếu không hợp thì không cả 2, nên thuộc về sở hữu bất định mà đi chung.

Còn sở hữu giới phần nếu phối hợp với đại thiện thì bất định mà đi riêng. Còn khi hợp với tâm siêu thế phải đi chung và nhứt định phải có luôn, nên phân 2 hoặc phân 3.

Phân hai là chia bất định 11, nhứt định 41.

Còn phân 3, sở hữu bất định có 8, sở hữu nhứt định có 41 và sở hữu cũng bất định cũng nhứt định có 3 là 3 sở hữu giới phần vừa nói trên.

Về nhứt định trong văn lục bát nói:

Dư ra bốn chục một kê

Về phần nhứt định hằng kề chẳng ly,

… … … … … … … … … … … … … … .

Sở hữu gặp sở hữu có chỉ trong tập tám trang 6.

Nếu học làu nhớ rành sở hữu phối hợp, thời tâm hợp đồng tính ra cũng trúng.

Dứt phần giải sở hữu tịnh hảo.

Dứt phần giải sở hữu phối hợp.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

~~~~~~~~

PHẨM BA THEO BỘ DIỆU PHÁP LÝ HỢP

(Abhidhammaṭṭhasaṅgaha)

~~~~~~~~

HỢP ĐỒNG (SAṄGAHA)

Khởi từ trang 21 / tập ba trong bảng nêu.

“Hợp đồng”[29] Pāḷi gọi là “saṅgaha”. Nếu cắt ra phiên dịch “saṅ” là dón gọn, “gaha” là gom góp hợp lại. Trung Hoa dịch có nhiều cách như là: chiếu cố, chu tế, tư trợ, tán trợ, phò trợ hoặc tật yếu hay yếu hợp tức là nhiều mà hợp lại kêu chung hay những pháp chung hợp với nhau, do có phần đồng kêu chung lại. Nhưng nói về nghĩa hay lý, vì những pháp có phần đồng gom lại đặng kêu chung cho dón gọn nên dịch là hợp đồng, tức là lấy những phần đồng hợp lại kêu chung v.v… cho ít chữ mà gồm nhiều pháp. Nếu không có phần nào đồng thì không thể hợp lại nói chung đặng.

I. TÂM BẤT THIỆN HỢP ĐỒNG

(Akusalasaṅgaha)

Đây nói về tâm bất thiện hợp đồng (akusalasaṅgaha) mỗi phần do lấy đồng số sở hữu phối hợp mà kê ra 7 phần:

- 1 là phần 19 sở hữu.

- 2 là phần 18 sở hữu.

- 3 là phần 20 sở hữu (thuộc tham).

- 4 là phần 21 sở hữu.

- 5 là phần 20 sở hữu (thuộc sân).

- 6 là phần 22 sở hữu.

- 7 là phần 15 sở hữu.

Nên trong văn lục bát dịch bài kệ thứ 21 trong phẩm hai như vầy:

Mười hai bất thiện, bảy là

Mười chín, mười tám với mà hai mươi,

Hăm mốt, hai chục chẳng dư

Hăm hai, thập ngủ, hiệp như bảy phần.

Đây là phần nhiều nói theo số đồng của sở hữu hợp, nhưng cũng có phần ít khác nhau, nên chấm bảng nêu phải sắp đủ 12 trang trong tập ba (từ trang 21 đến trang 32 thứ tự theo 12 tâm bất thiện) như cách đọc trong tập chỉ chấm, mà gọi họp đặng bao nhiêu sở hữu.

Giải trang 21 / tập ba

* Nói về tâm tham thứ nhất, trong bài đọc quí vị đã thuộc, biết số tên và nghĩa những sở hữu hợp với tâm tham thứ nhất. Nhưng nay giải thích khía cạnh lý do những sở hữu nào đối với tâm tham này cần phải có và không có, như: tâm, cảnh và môn có sự chạm nhau, đó gọi là sở hữu xúc.

Khi tâm sanh ra phải bắt hay hứng chịu cảnh, cách ấy gọi là sở hữu thọ, mà vui, mừng đó là thọ hỷ và sở hữu hỷ.

Tâm bắt trúng ngay cảnh đó là sở hữu định, như vuốt mối chỉ gom lại nhọn xỏ lọt vào lỗ kim.

Cảnh hiện vào tâm vừa phần thâu biết đặng là do cách làm thành cảnh cho tâm, đó gọi là sở hữu tác ý.

Những sự vật bị biết và tâm biết đặng sự vật ấy, hai phần này ăn khớp vững vàng như vật để vào khuôn, vì có cách này mới gọi là sở hữu dục, đây có nhiễm hít cứng đó là tham, không chi thoái thoát là vô tàm, chẳng ghê sợ lỗi nhiễm là vô úy.

Đối với cảnh bị tối mờ như chui vào trong hang hố, đó là cách sở hữu si.

Phải có sự ráng sức (cố gắng) và cố gắng để bắt cảnh, đó gọi là cần và tư (cetanā).

Quyết đoán cho là cảnh đáng ham muốn, đó gọi là sở hữu thắng giải.

Vẫn có sự rung động đó là phóng dật.

Có cách kiếm cảnh hay đưa tâm đến cảnh, gọi là tầm.

Cảnh phải kềm chăm nom, gìn giữ, đó là sở hữu tứ.

Nhận thức cảnh bằng cách thái quá, bất cập, bằng lối vô hay hữu v.v… kêu là tà kiến.

Cách bị tâm sau này nhớ hay kềm nhớ sự vật đã qua là sở hữu tưởng.

Sự còn của tâm và sở hữu đặng đủ 3 sát-na gọi là (danh) mạng quyền tức là sở hữu mạng quyền.

Lý do không hợp:

Sở hữu tịnh hảo thuộc về phần tốt không thể hợp với tham, tỷ như trắng đen, sáng tối v.v… không bao giờ thành một.

Sở hữu sân phần dù có lận gắm ghé tham, nhưng cả 4 thứ sở hữu này đều bắt cảnh nghịch, tức là cảnh trái với tâm. Còn tâm tham luôn luôn bắt cảnh thuận vừa lòng, mới ham muốn và nhiễm đắm.

Sở hữu hoài nghi là ngăn chặn với sự quyết tiến đến lợi ích, sáng suốt, cao siêu cũng như vừng mây che nhật nguyệt không ăn với cách ưa thích, làm gì mà tới nhiễm đắm v.v…

Hai sở hữu hôn phần không hợp đặng, vì tâm tham thứ nhất này chẳng dùng dằng khỏi cần cách trợ, thì sự sụt lùi làm sao có đặng.

Còn ngã mạn thuộc về so sánh ta với người mới có ỷ chấp hơn thua v.v… như đem hai vật so đọ thì chỉ trong phần so đọ nào có kiến thức rọi ngoài ra. Như cái cân song bằng thì chỉ lấy phần nặng nhẹ, chớ tốt xấu và sử dụng nhiều cách không đặng. Thế nên chẳng ăn khớp với đồ sử dụng nhiều cách mà không đúng với chơn thật như đèn để chưng, dù lấy lót, thuốc trị bệnh làm đồ ăn cơm v.v… những cách dùng nhiều mà sai, chẳng khác nhơn kiến thức xẹo xọ đó là tà kiến, thì ngã mạn phải tránh xa, nên không chung nhau đặng.

Giải trang 22 / tập ba

* Tâm tham thứ hai hợp đồng chỉ khác với tâm tham thứ nhứt có một điểm là thêm hai sở hữu hôn phần. Vì có sự trợ và dụ dự hay đối với cảnh có phần lui sụt là hôn trầm, thùy miên. Dù có trợ mà phát sanh ra không dụ dự mạnh thì hôn phần chẳng có, cho nên hôn phần là sở hữu bất định và đi chung.

Giải trang 23 / tập ba

* Tâm tham thứ ba cách hợp đồng chỉ khác với tâm tham thứ nhất là không tà kiến mà hoặc có ngã mạn. Vì cảnh đáng ngã mạn thì sở hữu ngã mạn đặng hợp với khi ấy.

Giải trang 24 / tập ba

* Tâm tham thứ tư, sự hợp đồng chỉ khác với tâm tham thứ ba là hữu trợ hoặc có hôn phần, như đã giải tâm tham thứ hai.

Giải trang 25 / tập ba

* Tâm tham thứ năm khác với 4 tâm tham trước là thọ xả hưởng cảnh như thường, chẳng mừng, nên sở hữu hỷ không hợp, cũng chẳng vui nên đổi thọ hỷ lấy thọ xả. Ngoài ra đều đồng như tâm tham thứ nhất.

Giải trang 26 / tập ba

* Tâm tham thứ sáu, cách hợp đồng chỉ khác với tâm tham thứ năm là thêm hôn phần cũng như tâm tham thứ hai.

Giải trang 27 / tập ba

* Tâm tham thứ bảy cũng chỉ khác với tâm tham thứ ba là thọ xả, nên không hỷ.

Giải trang 28 / tập ba

* Tâm tham thứ tám cũng chỉ khác với tâm tham thứ tư là thọ xả, nên bớt hỷ.

Tám trang vừa kể gom lại 4 phần nhỏ hợp đồng, kê số sở hữu như trong văn lục bát nói:

Mười chín, mười tám với mà hai mươi

Hai mốt… … … … … … … … … … … … … … … .

Nghĩa là:

- Tâm tham thứ nhất và thứ ba           hợp đặng 19 sở hữu là 1 phần.

- Tâm tham thứ năm và thứ bảy         hợp đặng 18 sở hữu là 1 phần.

- Tâm tham thứ sáu và thứ tám          hợp đặng 20 sở hữu là 1 phần.

- Tâm tham thứ hai và thứ tư             hợp đặng 21 sở hữu là 1 phần.

Đây kể theo văn lục bát, nếu sắp theo số sở hữu ít nhiều hay theo tâm trước sau cũng đặng.

Giải trang 29 / tập ba

* Nói về tâm sân thứ nhất, những sở hữu hợp đồng số bao nhiêu đã trình bày trong cách đọc, nay chỉ giải lý do hợp đặng và không, cũng như tâm tham thứ nhất. Nhưng đây chỉ có khác là đổi sở hữu tham phần lấy lại sở hữu sân phần và khác thọ là thọ ưu, nên sở hữu hỷ không hợp, sở hữu si phần và sở hữu tợ tha trừ sở hữu hỷ ra, còn sở hữu hợp tâm sân lý chẳng mấy gì khác với những tâm tham đã nói.

Sở hữu sân luôn luôn phải có với hai tâm sân là nhứt định, còn 3 sở hữu sau là tật, lận, hối thì mỗi thứ đều bắt cảnh khác nhau.

Cảnh của sở hữu tật đố là thân, tâm, tài sản của kẻ khác hơn ta không chịu.

Cảnh của sở hữu lận là tài sản nơi ta.

Còn cảnh của sở hữu hối là những việc đã qua.

Thế nên 3 cảnh không đồng chung một lượt, hoặc cảnh này có, cảnh kia không. Nếu nhằm cảnh của sở hữu nào thì sở hữu ấy mới hợp, còn khi không phải là 3 cảnh thì 3 sở hữu cũng đều không hợp với tâm sân, nên gọi là sở hữu bất định đi riêng.

Giải trang 30 / tập ba

* Tâm sân thứ nhì chỉ khác với tâm sân thứ nhất là có trợ, nếu phát sanh ra không mạnh hoặc có cách lui sụt là hiệp hôn trầm, thùy miên nên nhiều hơn 2 sở hữu.

Nghĩ rằng, đáng lẽ sở hữu dục không hợp với tâm sân, vì sở hữu dục có sự mong mỏi cảnh và thích vừa với cảnh, còn tâm sân thời bắt cảnh nghịch không vừa lòng làm sao hiệp đặng. Chúng ta nên xét tìm khía cạnh nào mà có lý hợp với nhau bằng cách tỷ dụ.

Như người uống thuốc không ngon thì vị thuốc không thích hợp với thần kinh thiệt là phần thần kinh thiệt đối với vị thuốc, nhưng miệng vẫn cho vô, đặt vào vừa thích hợp. Lưỡi đối với thuốc không thích hợp, còn miệng đối với thuốc vẫn thích hợp.

Hay là tỷ dụ cách khác như: Hội Đạo tỳ có cả nhân quan là 22 người và người quyền chủ đám ma. Nhưng người chết này, nhơn quan không ưa mà phải đồng nhau đưa táng, trong ấy có một dân đạo tỳ tánh ưa đi đám, dù biết trường hợp của nhân quan cũng vẫn thích làm tròn phận sự.

Xác chết tỷ như cảnh, chủ đưa xác phe nhân quan tỷ như tâm, nhơn quan tỷ như sở hữu sân, người dân đạo tỳ chuyên môn ưa đưa đám là sở hữu dục, đạo tỳ ngoài ra như các sở hữu đồng hiệp.

Học giả nên tìm thêm nhiều tỷ dụ nữa.

Giải trang 31 / tập ba

* Tâm si thứ nhất hay là tâm si hoài nghi cách hợp đồng có sở hữu biến hành, tầm, tứ, cần và si phần, ý lý cũng như những tâm đã nói trước. Còn sở hữu hoài nghi chắc chắn cần phải có luôn, vì là vai tuồng chánh hay như hướng đạo và trội hơn các sở hữu khác nên mới nêu ra để tên là si hoài nghi.

Nói về lý do không hợp như là sở hữu thắng giải bởi vì hoài nghi nên không có sự quyết đoán. Nếu quyết đoán không được thì sự vừa thích hợp lấy đâu mà có, nên chẳng có sở hữu dục. Ngoài ra như là sở hữu hỷ, tham phần, sân phần, hôn phần và tịnh hảo chẳng hợp khỏi cần nghi.

Giải trang 32 / tập ba

* Tâm si thứ hai hay là tâm si phóng dật khác với những tâm bất thiện kia, do sức phóng dật mạnh trội hơn hết mới mượn mà đặt tên và cách hợp đồng khác với tâm si thứ nhất. Hoài nghi không hợp thì thắng giải mới có đặng. Dù đổi cảnh luôn luôn nhưng không có cách đánh dấu hỏi hồ nghi với những pháp cao siêu tiến hoá, đó là thắng giải.

Bốn trang từ 29 đến 32 có ba phần nhỏ hợp đồng, nên văn lục bát nói:

… … hai chục chẳng dư

Hăm hai, thập ngũ hiệp như bảy phần.

Tức là 8 tâm tham trước 4 phần. Đây 3 phần là: 20 sở hữu 1 phần, 22 sở hữu 1 phần và 15 sở hữu 1 phần.

Lấy đồng số sở hữu kể chung mỗi phần, nhưng tham với sân có đồng nhau 20 sở hữu, vì khác phần sở hữu nên phải kể riêng.

Dứt phần giải tâm bất thiện hợp đồng

và cũng dứt phần giải tập ba.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

13 / 6 / 1973

II. TÂM VÔ NHƠN HỢP ĐỒNG

(Ahetukacittasaṅgaha)

Giải trang 1 / tập bốn

* Mười tâm ngũ song thức trong cách đọc đã nói rõ những sở hữu hợp và giải ở trang 21 / tập ba có nói lý do. Ngoài ra còn thắc mắc tại sao không đặng nhiều sở hữu hợp. Vì làm việc nhỏ nhoi, hẹp hòi lại bị dưới quyền thần kinh nhãn, nên hạn chế chỉ thấy mà thôi, như cái máy xài một cách rất ít bộ phận.

Giải trang 2 / tập bốn

Quí vị nhớ đặng 5 tâm hợp đồng 10 sở hữu nhiều hơn ngũ song thức ba sở hữu. Vì cảnh của những tâm này chẳng phải kề cận mới có vói tìm, hay tâm xề đến cảnh đó là sở hữu tầm. Cảnh đối với 5 tâm này có cách dang ra tâm phải kềm lại, đó là sở hữu tứ và thâu cảnh có cách đoán quyết như quan tòa phân định theo luật, đó là sở hữu thắng giải. Lại nữa, làm việc lớn lao hơn ngũ song thức và không có sự hoài nghi với pháp đáng tiến hoá, thế là có cảnh đáng giải quyết, giải quyết đặng tức là sở hữu thắng giải.

Giải trang 3 / tập bốn

Chỉ khác trang 2 là thêm sở hữu hỷ, vì tâm quan sát thọ hỷ chưa quá vi tế, nên mới có sự mừng dù ít cũng là sở hữu hỷ.

Giải trang 4 / tập bốn

Hợp đồng đặng sở hữu đồng số với trang 3, nên kể một phần hợp đồng. Nhưng đổi sở hữu hỷ lấy thêm vào sở hữu cần, vì vậy phải để riêng trang, do khán ý môn làm việc nặng nề hơn, có ráng lên, đó là sở hữu cần.

Giải trang 5 / tập bốn

* Tâm sinh tiếu làm việc thực hay tốc lực (javana) phải nhai nghiền cảnh và ráng điều khiển mỉm cười hở răng mới có sở hữu cần và hỷ.

Nên trong văn lục bát có nói:

Vô nhơn mười tám, bốn thiên

Mười hai, mười một, kế liền thập trơn,

Chót thời có bảy ít hơn

Vô nhơn vương chủ hiệp đơn bốn phần.

Nghĩa là 18 tâm vô nhơn hợp đồng 4 phần nhỏ, lấy nhiều sở hữu để trước, cho nên phần thứ nhất 12 sở hữu, phần thứ nhì 11 sở hữu, chỉ kể trong phần thứ ba có 10 sở hữu và phần thứ tư có 7 sở hữu. Nhưng đây theo thứ lớp bảng nêu nên ngũ song thức ở trên để trước.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

III. TÂM DỤC GIỚI TỊNH HẢO HỢP ĐỒNG

Tâm dục giới tịnh hảo hợp đồng (kāmāvacarasobhanacittasaṅgaha), từ trang 6 đến trang 17.

Giải trang 6 / tập bốn

* Đại thiện đôi thứ nhất không bao giờ có sở hữu bất thiện thì dễ nhớ sở hữu hợp đặng… Vì không có sở hữu bất thiện mới có sở hữu trái nghịch hay đối lập với sở hữu bất thiện hoặc ngay bon, hoặc cấn.

Đối lập ngay bon như là:

                    • Sở hữu tàm              đối lập với vô tàm.
                    • Sở hữu úy                đối lập với vô úy.
                    • Sở hữu vô tham       đối lập với tham và lận.
                    • Sở hữu vô sân          đối lập với sân và ưu.
                    • Sở hữu trí (vô si)      đối lập với si và tà kiến.
                    • Sở hữu tùy hỷ          đối lập với tật đố.

Những sở hữu tịnh hảo ngoài ra cũng có phần đối lập riêng hoặc chung.

Sở hữu tợ tha đi đôi với sở hữu tịnh hảo cũng giống theo tịnh hảo. Trái với những sở hữu tợ tha hiệp bất thiện.

Xét thêm từ sở hữu tịnh thân đến sở hữu chánh tâm, phân tâm tốt cố nhiên phải có như thế.

Đôi đại thiện này có sở hữu hợp tất cả là 38. Nhưng 33 nhứt định, hễ tâm đại thiện sanh lúc nào ít lắm cũng có từ số này sắp lên. Còn giới phần và vô lượng phần nếu gặp cảnh thích hợp mới sanh. Như là: khi ngăn cảnh khẩu ác là chánh ngữ, khi ngăn cảnh thân ác là chánh nghiệp, khi ngăn cảnh thân, khẩu ác vì nuôi thân là chánh mạng.

Gặp lúc chúng sanh thân tâm khổ, lòng cứu vớt phát sanh là bi. Mừng giùm chúng sanh đặng nhân hay quả lợi lành v.v… đó là tùy hỷ. Nếu không gặp cảnh như thế thì chẳng có.

Giải trang 7 / tập bốn

* Đại thiện đôi thứ hai chỉ khác với đôi trước và bớt trí tuệ, vì không đặng biết cảnh cao siêu, không sáng suốt thấu đáo những điều sâu sắc v.v…

Giải trang 8 / tập bốn

* Đại thiện đôi thứ ba thọ xả không có sở hữu hỷ, nên ít hơn đôi thứ nhất một sở hữu.

Giải trang 9 / tập bốn

* Đại thiện đôi thứ tư chỉ khác với đôi thứ ba là bớt sở hữu trí.

Giải trang 10 / tập bốn

* Do thứ tự bớt số sở hữu gần nhau, nên để những phần tâm đại hạnh trước đại quả. Đại quả nhiều lắm có 33, cách nhau 3 số, nên để đại hạnh trước.

Nói về đại hạnh đều không có giới phần hợp, chỉ sanh cho những bực tứ quả, nên không còn tạo ác, ngoài ra cũng như đôi đại thiện thứ nhất.

Giải trang 11 / tập bốn

* Đại hạnh đôi thứ nhì khác với đôi thứ nhất là bớt trí tuệ, dù bực Ứng cúng, nhưng có khi cũng không suy xét đến cao siêu hay những điều thắc mắc thì đại hạnh khỏi dùng trí.

Giải trang 12 / tập bốn

* Đại hạnh đôi thứ ba có trí mà thọ xả, nên thêm trí bớt hỷ đồng số đôi đại hạnh thứ hai.

Giải trang 13 / tập bốn

* Đại hạnh đôi thứ tư không trí và thọ xả, nên bớt trí và pháp hỷ, chỉ còn 33 sở hữu.

Giải trang 14 / tập bốn

* Đại quả đôi thứ nhất không có những sở hữu bất định là giới phần và vô lượng phần vì không bắt cảnh của những sở hữu này, nên chỉ có 33 sở hữu toàn nhứt định.

Giải trang 15 / tập bốn

* Đại quả đôi thứ hai không trí bớt 1, còn 32 sở hữu.

Giải trang 16 / tập bốn

* Đại quả đôi thứ ba thọ xả mà có trí, nên bớt sở hữu hỷ, thêm vào sở hữu trí đồng số sở hữu đôi thứ hai.

Giải trang 17 / tập bốn

* Đại quả đôi thứ tư thọ xả và thiếu trí, nên chỉ còn 31.

Thơ lục bát như vầy:

Dục giới tịnh hảo ít sai

Đôi thời thập nhị, sắp bày hạnh trung,

Ba mươi mỗi cập phải dùng

Sau bày số lẻ đặng tùng lớp chia,

Thiện tám, bảy, bảy, sáu kìa

Hạnh năm, bốn, bốn, ba lìa quả tam,

Hai, hai, chót một đủ hàm

Dục tịnh vương chủ phân làm mười hai.

Nghĩa là: 24 tâm dục giới tịnh hảo hợp đồng số sở hữu so le, xê xích nhau mỗi phần sau nếu có ít hơn chỉ như là 38, kế sau 37 v.v… phân 12 đôi, 12 phần và sắp đại hạnh trước, đại quả sau.

Nói về số chẵn thì mỗi phần điều có 30, nên sau chỉ nói số lẻ theo thứ lớp. Ngoài ra 30 như vầy: 8, 7, 7, 6/ 5, 4, 4, 3/ 3, 2, 2, 1/ là số lẻ sở hữu theo 12 phần hợp đồng tâm dục giới tịnh hảo tức là sắp hợp đồng 12 phần nhỏ đúng 12 trang, từ trang 6 đến trang 17.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

IV. TÂM ĐÁO ĐẠI HỢP ĐỒNG

Tâm đáo đại hợp đồng (Māhaggatacittasaṅgaha) từ trang 18 đến trang 22.

Giải trang 18 / tập bốn

* Ba thứ tâm sơ thiền sắc giới phải đủ 5 chi thiền, không có giới phần. Còn vô lượng phần nếu tu với đề mục bi mới có sở hữu bi hợp, hoặc tu theo đề mục tùy hỷ mới có sở hữu tùy hỷ hợp, nên có 35 sở hữu.

Giải trang 19 / tập bốn

* Ba thứ tâm nhị thiền sắc giới vì định mạnh hơn sơ thiền nên bớt sở hữu tầm, còn 34 sở hữu. Vô lượng phần có hoặc không như đã giải.

Giải trang 20 / tập bốn

* Ba thứ tâm tam thiền sắc giới bớt cả sở hữu tầm và tứ, vì sức định mạnh hơn nhiều, bắt buộc cảnh phải đến và khắn khít.

Giải trang 21 / tập bốn

* Ba thứ tâm tứ thiền sắc giới cùng thọ hỷ nhưng tế nhị hơn những tâm thọ hỷ khác là vui chớ không mừng, nên bớt luôn sở hữu hỷ, còn sở hữu bi và tùy hỷ hoặc có 1 hoặc không.

Giải trang 22 / tập bốn

* Mười lăm tâm ngũ thiền hiệp thế không bắt cảnh bi và tùy hỷ, chỉ có phần sở hữu nhứt định là 30. Dù tu đề mục xả là cảnh của hành xả mà sở hữu này đã có trong số 30 sở hữu nhứt định.

Thơ lục bát có câu:

Đáo đại cũng hiệp năm lần

Băm lăm, băm bốn, giữa cần băm ba,

Thiền tứ băm nhị đủ ra

Thiền ngũ ba chục bớt mà số hai.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

V. TÂM SIÊU THẾ HỢP ĐỒNG

Tâm siêu thế hợp đồng (Lokuttaracittasaṅgaha) từ trang 23 đến trang 26.

Giải trang 23 / tập bốn

* Tám thứ tâm sơ thiền siêu thế đều đặng 36 sở hữu, vì không có vô lượng phần mà có giới phần để sát tuyệt sự sai khiến phá giới (pháp ác hay bất thiện) và tượng trưng kết quả thành tựu, nên chỉ có 36 sở hữu hợp.

Giải trang 24 / tập bốn

* Tám thứ tâm nhị thiền siêu thế, vì định mạnh hơn sơ thiền nên bớt sở hữu tầm.

Giải trang 25 / tập bốn

* Tám thứ tâm tam thiền siêu thế, định càng mạnh hơn nữa nên bớt sở hữu tứ.

Giải trang 26 / tập bốn

* Tâm tứ thiền và ngũ thiền siêu thế bớt luôn sở hữu hỷ, chỉ còn 33 sở hữu.

Thơ lục bát có câu:

Siêu thế thiền rộng ngũ bày

Ba mươi, lẻ sáu, năm ngoài, bốn, ba,

Thứ năm, thứ tứ cũng là

Ba mươi ba lẻ đủ ra ngũ phần.

Tức là 40 tâm siêu thế rộng, hợp đồng năm phần nhỏ theo 5 bực thiền thứ tự bớt số sở hữu như vầy: 36, 35, 34, 33 và 33, hai phần chót trùng sở hữu nên để chung lại một trang (chỉ khác thọ hỷ và thọ xả).

Kết luận tâm hợp đồng

Nói theo rộng 121. Phần hợp đồng 5 phần lớn, 33 phần nhỏ. Theo bổn chánh, tâm siêu thế để trước… kế tâm đáo đại, Dục giới tịnh hảo, bất thiện và vô nhơn, là vì từ nhiều đến ít, nên văn lục bát nói như vầy:

Từ đây trái lại vậy thì

Tâm vương chủ hiệp mỗi kỳ bao nhiêu,

Siêu thế băm sáu sở nêu

Đáo đại hăm bảy, hiệp nhiều băm lăm,

Dục giới tịnh hảo bốn hăm

Đặng ba mươi tám rất tâm sở nhiều,

Bất thiện hăm bảy sở chiêu

Vô nhơn mười tám sở nêu thập nhì,

Tâm vương dón rộng cũng thì

Sở ngũ thập nhị hợp nghi năm dài.

Giải trang 27 / tập bốn

Cách đọc nhắc lại số sở hữu, nên khỏi giải.

Dứt phần giải bảng nêu tập bốn

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tập này gồm có 4 phần hợp đồng, rút trong phẩm ba.

  • 1 là sự hợp đồng     (kiccasaṅgaha).
  • 2 là môn hợp đồng (dvārasaṅgaha).
  • 3 là vật hợp đồng   (vatthusaṅgaha).
  • 4 là thọ hợp đồng  (vedanāsaṅgaha) phần sở hữu.

VI. SỰ HỢP ĐỒNG

(Kiccasaṅgaha)

Nêu danh 14 sự:

- 1 là sự tục sinh           (paṭisandhikicca).

- 2 là sự hộ kiếp           (bhavaṅgakicca).

- 3 là sự khán môn       (āvajjānakicca).

- 4 là sự thấy                (dassanakicca).

- 5 là sự nghe               (savanakicca).

- 6 là sự hửi                  (ghayanakicca).

- 7 là sự nếm                (sāyanakicca).

- 8 là sự đụng               (phusanakicca).

- 9 là sự tiếp thâu         (saṃpaticchanakicca).

- 10 là sự quan sát        (santīraṇakicca).

- 11 là sự phân đoán    (voṭṭhabbanakicca).

- 12 là sự thực              (javanakicca).

- 13 là sự mót              (tadālambanakicca).

- 14 là sự tử                 (cutikicca).

Yếu giải

Sự (kicca) nghĩa là sự vụ hay công tác, tức là nhiệm vụ hay phần việc phải làm. Có Pāḷi chú giải như vầy: Karanaṃ = kiccaṃ: việc làm gọi là sự hợp đồng (kiccasaṅgaha) hay sự yếu hợp là gồm tâm và sở hữu lại để theo việc làm, tức là chỉ bày 14 việc. Mỗi việc đặng mấy thứ tâm làm, sở hữu hợp cũng làm theo và sau tính mỗi tâm làm mấy việc. Có Pāḷi chú giải như vầy: Kiccabhedena cittacetasikanaṃ saṅgaho = kiccasaṅgaho: cách gom tâm và sở hữu theo phần công việc, gọi là sự hợp đồng, tức là lấy những phần đồng số gom lại như là tục sinh, hộ kiếp và tử. Ba sự này đều đồng nhau số tâm là 19 thứ hay là 19 thứ tâm, chấm bảng nêu trang 1 đồng có làm 3 việc là: tục sinh, hộ kiếp và tử, nên chỉ để 1 trang trước hết.

1) Tục sinh (paṭisandhi) là công việc nối lại đời mới. Có Pāḷi chú giải như vầy: Paṭisandhānaṃ = paṭisandhi: việc làm nối lại đời mới gọi là tục sinh.

2) Hộ kiếp (bhavaṅga) là nhân quan trọng nối liền cho còn một đời sống. Có Pāḷi chú giải như vầy: Bhavassa aṅgaṃ = bhavaṅgaṃ: nhân quan trọng của đời sống làm cho không đứt đoạn (gọi là hộ kiếp).

3) Khai môn (āvajjana) là thâu bắt cảnh mới trước hơn hết. Có Pāḷi chú giải như vầy: Āvajjiyate = āvajjanaṃ (hay là Avattiyate = āvajjanaṃ): bắt cảnh mới gọi là khán, hoặc chận đứng cơ quan của hộ kiếp không cho nối lại gọi là chỉ lưu (ngăn không cho chảy nữa).

4) Sự thấy (dassana) tức là nhãn thức biết đặng cảnh sắc.

5) Sự nghe (savana) tức là nhĩ thức biết đặng cảnh thinh.

6) Sự hửi (ghayana) tức là tỷ thức biết đặng cảnh khí.

7) Sự nếm (sāyana) tức là thiệt thức biết đặng cảnh vị.

8) Sự đụng (phusana) tức là thân thức biết đặng cảnh xúc.

Năm sự trên đây (thấy, nghe, hửi, nếm, đụng) vì rất dễ hiểu nên không có Pāḷi chú giải.

9) Tiếp thâu (sampaticchana) là thâu cảnh bằng cách rành rẽ để chuyền qua cho tâm quan sát v.v… Có Pāḷi chú giải như vầy: Sampaticchiyate = sampaticchanaṃ: bảo đảm cảnh ngũ còn lại chuyền cho các tâm sau chung một lộ, gọi là tiếp thâu.

10) Quan sát (santīrana) là cách khám xét điều tra đối tượng (cảnh) rất hoàn mỹ. Có Pāḷi chú giải như vầy: Sammātiranaṃ = santiranaṃ: cách khám xét cảnh ngũ đặng hoàn toàn gọi là quan sát.

11) Phân đoán (voṭṭhābbana) là sự quyết đoán, phân chia cảnh tốt xấu theo sự hiểu biết của mình. Có Pāḷi chú giải như vầy: Vavatthapiyate = voṭṭhabbanaṃ: cách quyết đoán phân định cảnh tốt, xấu gọi là phân đoán.

12) Thực (javana) là trạng thái quan trọng có mãnh lực tạo nghiệp (kamma). Có Pāḷi chú giải như vầy: Javatīti = javanaṃ: có mãnh lực đủ sức hưởng dùng cảnh gọi là thực (hay tốc lực).

13) Mót (tadālambana) là sự bắt cảnh còn dư lại tiếp nối theo tâm thực. Có Pāḷi chú giải như vầy: Tassa ārammanaṃ yassāti = tadārammanaṃ: tâm nào bắt cảnh theo cảnh tâm thực gọi là mót.

14) Tử (cuti) là sự chấm dứt của kiếp sống hay sự cùng tận của một đời. Có Pāḷi chú giải như vầy: Cavanaṃ = cuti: cơ quan dứt liền kiếp sống gọi là tử.

Giải trang 1 / tập năm

Cả 14 sự thâu hẹp lại còn 12 trang và 1 trang nêu số tâm đặng mấy sự. Trang này nói chung có ba sự:

  • 1 là sự tục sinh   (paṭisandhikicca).
  • 2 là sự hộ kiếp   (bhavangakicca).
  • 3 là sự tử           (cuttikicca).

Vì ba sự này số tâm đều đồng nhau, nên hợp lại để chung một trang và thành phần thứ nhất của sự hợp đồng.

Sự tục sinh có nghĩa là nối lại, tức là cái tâm khởi đầu của đời mới mà nối sau liên tiếp sát-na diệt của tâm tử đời trước, đây là công việc đời mới nối với đời cũ.

Sự hộ kiếp là sự chính yếu tối cần để giữ gìn đời sống chúng sanh, tức là từ cái tâm kế sau tâm tục sinh cho đến tâm kế trước tâm tử, trừ khi tâm lộ phát sanh thì thứ tâm này chỉ nhường trong thời gian ấy, ngoài ra thì toàn là tâm hộ kiếp, luôn cả trong khi ngủ không chiêm bao thì chỉ là tâm hộ kiếp.

Sự tử là công việc cuối cùng mỗi đời sống của chúng sanh không khác thứ với tâm tục sinh và tâm hộ kiếp, chỉ khác hơn hai sự kia là cái tâm chót hơn hết của một đời sống.

Cho nên thơ lục bát có viết như vầy:

Đầu thai, hộ kiếp, xả thân

Ba tâm một thứ, mỗi lần in nhau,

Vẫn đồng làm việc chung trào

Cảnh thời giống cảnh trước sau cũng là.

Đại ý bài này nói: Ba việc tục sinh, hộ kiếp và tử chung một kiếp sống, tâm một thứ nhưng khác cái, tục sinh chỉ một cái tâm sơ khởi, tâm tử là cái tâm chót. Còn hộ kiếp tính theo cái vô số kể vì sanh diệt nối nhau luôn luôn cả một đời sống, còn cảnh thì tục sinh biết cảnh nào tâm hộ kiếp và tử cũng biết y như vậy, về sau tâm hộ kiếp tự trạng như thế luôn đến tâm tử.

Cảnh của tục sinh có 3:

- 1 là cảnh nghiệp (kamma) là hiện ra cảnh in ta từng làm như: ta nhớ lại sự hành động chuyên môn đã làm, hoặc như phim hát bóng chiếu lại cảnh trước của ta.

- 2 là điềm nghiệp (kammanimitta) là ấn chứng của nghiệp thiện hay bất thiện hiện ra lúc lâm chung như là người giết thú nhiều, thời thấy thú đến đòi mạng hoặc cắn rứt v.v… còn điềm nghiệp tốt như là người thường tạo phúc đức khi gần chết thấy người đem đồ tặng cho v.v…

- 3 là điềm sanh (gatinimitta) là ấn chứng tiêu biểu hiện tượng chỗ sẽ tục sinh như: sắp hóa sanh về cõi thiên đàng thì thấy cung điện hoặc thiên đàng v.v… hoặc thấy lằn sáng là biểu-hiệu sanh làm người, hoặc thấy đường tăm tối thì sẽ sanh làm thú. Hoặc thấy ngọn lửa, hoặc lạnh, hoặc nóng v.v… thì là điềm sẽ sanh vào cõi địa ngục.

Những cảnh hiện ra lúc sắp chết diệt đồng với tâm tử. Còn tâm tục sinh nương theo những cảnh ấy mà trạng lại chỉ bắt tinh hoa bản chất của cảnh ấy mà thôi.

Giải trang 2 / tập năm

Sự khán môn là tâm sơ khởi của mỗi lộ và làm nhân, dịp cho tâm lộ phát sanh cũng gọi là tác ý thành lộ, cho nên có Pāḷi chú giải như vầy: Vithin paṭipādayatīti vithin paṭipādako: tâm mà làm cho tâm lộ phát sanh, đó gọi là tác ý thành lộ, tức là tâm khán ngũ môn.

Tâm khán ý môn làm dịp cho tâm thực phát sanh cũng gọi là tác ý thành thực. Cho nên có Pāḷi chú giải như vầy: Javanam paṭipādayatīti = javanapaṭipādako: tâm mà làm cho tâm thực phát sanh, đó gọi là tâm khán ý môn.

Dù khán ý môn hay khán ngũ môn cũng là khán môn, nên kêu chung lại là một sự.

Giải trang 3 / tập năm

Sự thấy là nhãn thức biết đặng cảnh sắc.

Giải trang 4 / tập năm

Sự nghe là nhĩ thức biết đặng cảnh thinh.

Giải trang 5 / tập năm

Sự hửi là tỷ thức biết đặng cảnh khí.

Giải trang 6 / tập năm

Sự nếm là thiệt thức biết đặng cảnh vị

Giải trang 7 / tập năm

Sự đụng là thân thức biết đặng cảnh xúc.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Từ trang 8 đến trang 12, mỗi sự được mấy tâm có nêu trong bài đọc, học.

Còn trang 13 nêu mỗi tâm làm được mấy sự, như là: nhãn thức chỉ làm việc thấy, nhĩ thức chỉ làm việc nghe, tỷ thức chỉ làm việc hửi, thiệt thức chỉ làm việc nếm, thân thức chỉ làm việc đụng, tiếp thâu chỉ làm việc tiếp thâu, khán ngũ môn chỉ làm việc khai môn. Còn 87 tâm thực chỉ làm việc thực (javana).

Tâm quan sát thọ hỷ làm 2 việc là việc quan sát và việc mót. Tâm khán ý môn làm 2 việc là việc phân đoán và việc khai môn.

Chín tâm quả đáo đại làm 3 việc là tục sinh, hộ kiếp và tử.

Tám tâm đại quả làm 4 việc là tục sinh, hộ kiếp, tử và mót.

Hai tâm quan sát thọ xả làm 5 việc là tục sinh, hộ kiếp, tử, mót và quan sát.

Dứt phần Sự hợp đồng

Sở gom lại 5 sự là thấy, nghe, hửi, nếm và đụng gồm chung thành một sở gọi là sở ngũ. Ngoài ra sự nào sở nấy, còn cách rộng 25 sở sẽ giải tiếp theo phần lộ tâm.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

VII. MÔN HỢP ĐỒNG

(Dvārasaṅgaha)

Khởi giải Môn hợp đồng

Môn là cửa, Pāḷi gọi là dvāra, có 6:

- 1 là nhãn   môn tức là thần kinh nhãn  (cakkhupasāda).

- 2 là nhĩ      môn tức là thần kinh nhĩ     (sotāpasāda).

- 3 là tỷ        môn tức là thần kinh tỷ       (ghānapasāda).

- 4 là thiệt    môn tức là thần kinh thiệt   (jivhāpasāda).

- 5 là thân    môn tức là thần kinh thân   (kāyapasāda).

- 6 là ý         môn tức là hộ kiếp               (bhavaṅga).

Những pháp vừa nói trên có thể làm nhân, dịp cho lộ tâm sanh ra đặng, nên gọi là môn. Có Pāḷi chú giải như vầy: Dvāraṃ viyati = dvāraṃ: pháp mà tợ như cửa, gọi là môn. Môn đây tức là 6 pháp nói trên làm cửa cho lộ tâm sanh.

Ý giới có thể nương 5 môn vì sanh với lộ ngũ môn.

Ý thức giới dục giới có thể nương cả 6 môn, nên hai phần này đối với mỗi một môn trong 5 môn đều bất định là thay đổi sanh đặng cả.

Còn nhãn thức chỉ nương nhãn môn chớ không đặng nương nhĩ, tỷ, thiệt hoặc thân môn. Nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức hoặc thân thức cũng như thế. Cho nên 5 đôi thức, đôi nào nương môn nấy là nhứt định.

Giải trang 15 / tập năm

Nói về ý môn thì tâm thiền thực luôn luôn phải nương, nên gọi là nương ý môn nhứt định. Còn 41 tâm ý thức giới dục giới cũng có thể nương ý môn nên thuộc về phần nương ý môn bất định.

Giải trang 16 / tập năm

Từ đây đến trang 20 do theo văn lục bát như vầy:

Một cửa ba chục sáu tao

Ngũ môn ba thứ, lục hào băm dư,

Hoặc sáu hoặc khỏi có mười

Không nương cửa nẻo lối từ chín tâm.

Nghĩa là tâm nương một cửa có 36 hoặc 68 là 5 đôi thức, mỗi đôi sanh 1 cửa như đã nói và 26 hoặc 58 tâm thiền thực chỉ nương một cửa là ý môn.

Ngũ môn ba thứ tức là 3 tâm ý giới nương đặng 5 môn.

Lục hào băm dư nghĩa là 31 tâm nương đủ 6 cửa tức là 29 tâm thực dục giới, tâm quan sát thọ hỷ và tâm khán ý môn.

Hoặc sáu hoặc khỏi có mười nghĩa là 2 tâm quan sát thọ xả và 8 tâm đại quả làm việc mót nương 6 môn, còn tục sinh v.v… khỏi nương môn.

Không nương cửa nẻo lối từ 9 tâm, nghĩa là 9 tâm quả đáo đại chỉ làm việc: tục sinh, hộ kiếp và tử mà thôi, không bao giờ làm việc theo khách quan nên khỏi nương môn (vì chính nó là môn).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

VIII. VẬT HỢP ĐỒNG

 (Vatthusaṅgaha)

Vật (vatthu) đây là 6 món: con mắt, lỗ tai, lỗ mũi, cái lưỡi, cái thân, trái tim, vì nó có hiện tượng ra như từ vật.

Nhưng đây chỉ mượn mà kêu, chớ kỳ thật là ám chỉ 5 sắc thần kinh và sắc nghiệp nương trái tim, vì nói theo siêu lý chớ chẳng phải dùng như chế định. Cho nên có câu Pāḷi chú giải như vầy: Vasanti patitthahanti cittacetasikā etthāti = Vatthu: tâm và sở hữu nương với sắc nào thì sắc ấy gọi là vật, tức là vật bản thể (hay bản thể của 6 vật đã nói).

Giải trang 21 / tập năm

Tâm nương nhãn vật chỉ lấy phần tâm nương nhãn môn nhứt định, vì nương bằng cách nương sanh cũng có phần tương tợ như nương ở và cũng nhờ thần kinh nhãn giúp cho biết đặng cảnh sắc.

Năm đôi thức cũng đều nương 5 vật như thế.

Còn tâm dục giới ngoài ra ngũ song thức chỉ nương thần kinh bằng lối nương môn là có dịp sanh chung với lộ ngũ cũng như người đi theo qua cửa, chẳng khác như cầu quay cho tàu qua, ghe xuồng theo sau cũng qua luôn đặng.

Giải trang 22 / tập năm

Nói về ý vật đây giúp cho những tâm nương không quá chặt chẽ như thần kinh với ngũ song thức, cho nên đặng nhiều thứ tâm nương. Tạm thí dụ cũng như đò đưa rước từ người trong một xứ chỉ trừ ra kẻ ở nhà bè hay xứ khác (nhà bè là ám chỉ ngũ song thức, xứ khác là 4 quả vô sắc).

Những tâm nào trong phần nương ý vật đây mà có thể sanh đến cõi Vô sắc thì khi đó khỏi nương ý căn (ý quyền), nên gọi là nương ý căn bất định.

Giải trang 23 / tập năm

Cõi Dục giới có đủ 6 vật (vatthu) là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tim. Nên nương theo giới có 7 giới là nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý giới và ý thức giới. Cách nương như bài đọc, học.

Thơ lục bát như vầy:

Dục giới mười một cõi gần

Bao nhiêu bảy giới tùy cần sáu căn.

Nghĩa là 11 cõi Dục giới có đủ 6 vật, tâm nương đủ 7 giới. Có Pāḷi như vầy: Chavatthuṃ nissitā kame sitta.

Giải trang 24 / tập năm

Cõi Sắc giới hữu tưởng chỉ đặng ba vật là: nhãn vật, nhĩ vật và ý vật (tim). Tâm nương đặng 4 giới là nhãn thức giới, nhĩ thức giới, ý giới và ý thức giới. Thơ lục bát như vầy: bốn giới, Sắc giới ba căn, nghĩa là cõi Sắc giới hữu tưởng có 3 vật mà tâm được 4 giới. Có Pāḷi như vầy: Rūpe catubbidhā tivatthuṃ nissitā.

Giải trang 25 / tập năm

Cõi Vô sắc giới không có vật (vatthu), mà tâm sanh đặng một giới như trong bài đọc. Nên văn lục bát nói: một giới vô sắc không thân phù trần, nghĩa là có một ý thức giới sanh cõi Vô sắc, khỏi nương vật. Có Pāḷi như vầy: Arūpe dhāvekānissikā.

Giải trang 26 / tập năm

Những tâm không thể sanh cõi Vô sắc thì phải nương vật nhứt định. Còn những tâm cũng sanh cõi Vô sắc thì nương vật bất định, nên văn lục bát nói như vầy:

Bốn mươi ba lẻ hằng hằng

Nương nhờ căn sắc làm bằng chỗ mong.

Nghĩa là 43 hoặc 47 thứ tâm nương vật nhứt định. Có Pāḷi như vầy: Tecattāsisa nissāya jāyare, nghĩa là 43 thứ tâm phải nương vật mới sanh ra đặng.

Bốn mươi hai lẻ hoặc không (theo hẹp) là 42 tâm nương vật bất định. Có Pāḷi như vầy: Devacattāsisa nissāya ca anissāyajāyare.

Tứ quả vô sắc khỏi vòng dựa ai, nghĩa là 4 tâm quả vô sắc giới sanh ra luôn luôn khỏi nương vật chi cả. Có Pāḷi như vầy: Pakaruppā anissitā jāyare. Vì 4 tâm này tục sinh làm người vô sắc. Tâm nào sanh theo cõi nấy, chớ không bao giờ sanh theo cõi hữu sắc, nên hoàn toàn không nương vật nào cả.

Dứt phần giải vật hợp đồng.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

IX. THỌ HỢP ĐỒNG

(Vedanāsaṅgaha)

Tâm chia theo tam thọ và ngũ thọ đã chỉ trong bảng nêu tập hai, trang 9, 10, 11 và 24.

Giải trang 27 / tập năm

Sở hữu gặp thọ khổ hay thọ lạc đều đồng sở và đồng thứ. Nhưng khi phối hợp với thân thức thọ khổ thì gặp thọ khổ, còn khi phối hợp với tâm thân thức thọ lạc thì gặp thọ lạc.

Giải trang 28 / tập năm

Sở hữu gặp thọ ưu đều là những sở hữu phối hợp với tâm sân, mà tâm sân nói chung tất cả có 22 sở hữu hợp. Vì nói gặp thọ ưu nên không đặng kể thọ vô mới còn 21.

Giải trang 29 / tập năm

Sở hữu gặp thọ hỷ rất nhiều chỗ, nhiều khi không cần kể hết, nên nói lý do những sở hữu nào không gặp đặng thọ hỷ như là sân phần và hoài nghi không phối hợp với tâm thọ hỷ hay tâm thọ lạc. Còn sở hữu thọ cố nhiên không được tính vào, nên còn 46 sở hữu ngoài ra hợp đặng thọ hỷ.

Giải trang 30 / tập năm

Sở hữu gặp thọ xả cũng phối hợp rất nhiều tâm, chỉ trừ sở hữu hỷ phối hợp với tâm thọ hỷ và sân phần phối hợp với tâm sân (thọ ưu). Trên đây là lý do mà những sở hữu không hợp với thọ xả, nên ngoài ra có 46 sở hữu khác đều có hợp với thọ xả. Còn sở hữu thọ như trước đã giải.

Dứt phần giải bảng nêu tập năm

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

6 / 1973

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

SỞ HẸP                                                                               CÓ 10

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

SẮC PHÁP (RŪPA)

Giải trang 1 / tập sáu

Nói về danh nghĩa 28 sắc pháp kê theo bảng số.

Sắc tứ đại :

* Số 174 nêu đất (pathavī)

Đất là bản thể chơn tướng cứng hoặc mềm lại chứa chịu các sắc đồng sanh, cho nên có Pāḷi chú giải như vầy: Sahajātarupāni pathanti patiṭṭhāhanti etthāti = pathavī: sắc nào thành chỗ để cho các sắc đồng sanh để nhờ, đó gọi là đất.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của đất:

- 1. trạng thái là cứng (kakkhaḷattalakkhaṇā) hoặc mềm.

- 2. phận sự là duy trì (patiṭṭhānaresā).

- 3. thành tựu là hứng chịu (sampaticchanapaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là có tam đại ngoài ra (avasesadhātuttāyapadaṭṭhānā).

* Số 175 nêu nước (thủy) (āpo)

Nước là bản thể chơn tướng chảy tan ra và quến tựu lại, lại có cách chảy ra đượm nhuần cho các sắc đồng sanh. Có những câu Pāḷi chú giải như vầy:

  • Āpeti sahajātarupesu byāpetvā tiṭṭhatīti = āpo: sắc mà đượm nhuần khắp cả các sắc đồng sanh, đó gọi là nước.
  • Appāyati sahajātarupāni suṭṭhu bruheti vaddhetīti = āpo: sắc mà làm cho những sắc đồng sanh tiến hóa tốt đẹp, đó gọi là nước.
  • Sahajātarupāni avippakiññāni katvā thuso pāti rakkhatīti = āpo: sắc mà quến lại bảo trì cho sắc đồng sanh đặng chặt chẽ không cho rời rã, sắc ấy gọi là nước.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của nước:

- 1. trạng thái là chảy ra (paggharanalakkhaṇa) hay là trạng thái quến lại (ābandhana-lakkhaṇa).

- 2. phận sự là có cách tiến hóa (byuhanarasā).

- 3. thành tựu là tóm xiết chặt lại (saṅgahapaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là 3 sắc đại ngoài ra (avasesadhātuttayapadaṭṭhānā).

* Số 176 nêu lửa (tejo)

Lửa là nóng (uñhatejo) hay lạnh (sītatejo). Có Pāḷi chú giải như vầy: Tejeti paripacetīti = tejo: nóng làm cho chín gọi là lửa.

Lửa hoạt động trong thân có 5 cách:

  • 1 là chất ấm trong thân (usmātejo).
  • 2 là chất nóng trong thân hơi nhiều (samtappanatejo).
  • 3 là chất nóng quá độ (dahanatejo).
  • 4 là lửa làm cho thân già (khiranatejo).
  • 5 là lửa làm cho tiêu vật thực (pācakatejo).

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của lửa:

- 1. trạng thái là cách nóng (uñhattalakkhanā).

- 2. phận sự là làm cho chín (paripācanarasā).

- 3. thành tựu là làm cho ấm áp (maddavānuppādanapaccupaṭṭhānā).

-  4. nhân cần thiết là có tam đại ngoài ra (avasesadhātutayapadaṭṭhānā).

* Số 177 nêu gió (vāyo)

Gió là lay động và căng ra. Có Pāḷi chú giải như vầy:

- Vāyati desantaruppatti hetubhāvena bhutalaṅghātaṃ paretīti = vāyo: sắc làm nhơn lay động sắc đồng sanh thay đổi chỗ, gọi là gió.

- Vāyati sahajātadhamme apatamāne katvā vahatīti = vāyo: sắc mà kềm sắc đồng sanh cứng vững không lay động, gọi là gió.

Gió hoạt động trong thân có 6 cách:

  • 1 là gió thổi lên (uddhaṅgamavāyo).
  • 2 là gió thổi xuống (adhogamavāyo).
  • 3 là gió thổi trong bụng (kucchiṭṭhavāyo).
  • 4 là gió trong ruột già (koṭṭhāsayavāyo).
  • 5 là gió đi khắp châu thân (aṅgamaṅgānusārīvāyo).
  • 6 là hơi thở ra vô (assāsapassāsavāyo).

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của gió:

- 1. trạng thái là lay động (samīraṇalakkhaṇā), hay là trạng thái căng ra (vitthambhanalakkhaṇā).

- 2. phận sự là làm cho khua động nổi tiếng (samudīranarasā).

- 3. thành tựu là kéo đi (abhinihārapaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là có 3 chất đại ngoài ra (avasesadhātutayapadaṭṭhānā).

Bốn chất đại vừa nói gom chung lại là tứ đại chủng hay tứ đại minh (mahābhūta) nghĩa là lớn lao rõ rệt.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Mahantāni hutvā bhutāni pātuthutānīti = mahābhutāni: sắc có chơn tướng hiện bày rất rõ rệt, gọi là Đại minh hay Tứ Đại minh, tức là đất, nước, lửa, gió.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Sắc y sinh (Upādāyarūpa):

Sắc y sinh là phải nương nhờ mới sanh ra đặng. Có Pāḷi chú giải như vầy: Upādayati nissiyatīti = upādāyaṃ: nghĩa là nương nhờ mới đặng sanh ra, nên gọi là y sanh, tức là nương nhờ sắc tứ đại mới có ra đặng.

Có cả thảy là 24 thứ sắc như sau:

Sắc thần kinh (pasādarūpa) là sự trong ngần, tức là cách thâu cảnh và khiêu khích thúc đẩy cho tâm lộ sanh ra. Có Pāḷi chú giải như vầy: Pasīdantīti = pasādā: trong ngần đó gọi là thần kinh.

Sắc thần kinh có 5:

  • 1 là thần kinh nhãn (cakkhupasāda) là cách trong ngần của con mắt thâu đặng cảnh sắc.
  • 2 là thần kinh nhĩ (sotapasāda) là cách trong ngần của lỗ tai thâu đặng cảnh thinh.
  • 3 là thần kinh tỷ (ghānapasāda) là cách trong ngần của lỗ mũi thâu đặng cảnh khí.
  • 4 là thần kinh thiệt (jivhāpasāda) là cách trong ngần của lưỡi thâu đặng cảnh vị.
  • 5 là thần kinh thân (kāyapasāda) là cách trong ngần của thân thâu đặng cảnh xúc (đất, lửa, gió).

* Số 178 nêu sắc thần kinh[30] nhãn (cakkhupasādarūpa)

Sắc thần kinh nhãn là sắc thâu đặng cảnh sắc. Có Pāḷi chú giải như vầy: Cakkhatīti = cakkhu: chỗ để cho thấy cảnh sắc gọi là nhãn tức là nhãn nhục (maṅsacakkhu) mắt thịt. Nói nhãn đây có hai: 1 là trí nhãn (paññācakkhu), 2 là nhục nhãn (maṅsacakkhu).

Trí nhãn có 5:

  • 1 là Phật nhãn (buddhacakkhu) tức là huệ biết tánh nết chúng sanh (āsayānusayañāṇa).
  • 2 là Toàn tri nhãn (samantacakkhu) tức là nhất thế chủng trí (sabbaññutañāṇa).
  • 3 là huệ nhãn (ñāṇacakkhu) tức là huệ đạo của bực tứ quả (arahattamaggañāṇa).
  • 4 là thiên nhãn (dibbacakkhu) tức là nhãn thông (abhiññāṇa).
  • 5 là pháp nhãn (dhammacakkhu) tức là huệ đạo của bực hữu học (maggañāṇa).

Nhục nhãn có 2:

  • 1 là nhãn thần kinh (pasādacakkhu) tức là con ngươi trong bảy lớp mạc ở giữa tròng đen.
  • 2 là nhãn hiện tượng (sasambhāracakkhu) là tất cả bộ phận con mắt.

Đây là nói về thần kinh nhãn. Có Pāḷi chú giải như vầy: Cakkhuviññānadiṭṭhitaṃ hutvā samavisamaṃ cakkhati ācikkhantaṃ viya hotīti = cakkhu: nơi nương của nhãn thức và có cách mường tượng cho nhãn thức biết cảnh tốt, xấu, đó gọi là nhãn tức là thần kinh nhãn, hiện tượng như đầu con chí, tục gọi là con ngươi có bảy lớp mạc bao, tỷ như gòn ở trong dầu, cũng gọi là nhãn quyền hay nhãn môn.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của thần kinh nhãn:

- 1. trạng thái là trong ngần của sắc tứ đại mà thâu cảnh sắc đặng (rūpābhigātārahabhutap-pasādalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là tìm kiếm cảnh sắc (rūpesu aviñchanarasaṃ).

- 3. thành tựu là chỗ nương của nhãn thức (cakkhuviññāṇassa ādhārabhāvapaccu-paṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là có sắc tứ đại sanh từ tham ái chấp trước (daṭṭhuthāmatānidāna-kammakhabhutapadaṭṭhānaṃ).

* Số 179 nêu sắc thần kinh nhĩ (sotapasāda)

Sắc thần kinh nhĩ là cách trong ngần của sắc nghiệp tứ đại mà thâu tiếng cho nhĩ thức nghe. Có Pāḷi chú giải như vầy: Sonātīti = sotaṃ: có thể (làm cho) nghe đặng, gọi là nhĩ, có 2 thứ:

  • 1 là thần kinh nhĩ (sotāpasāda).
  • 2 là lỗ tai hiện tượng ra ngoài để cho thần kinh nhĩ nương.

Thần kinh nhĩ có 3 câu chú giải như sau:

  • Sotaviññāṇa diṭṭhitaṃ hutvā saddaṃ sunatīti: chỗ nương của nhĩ thức nhờ đặng nghe, đó tức là thần kinh nhĩ.
  • Saddaṃ sunanti etenāti = sotaṃ: nghe tiếng đặng nhờ sắc ấy, nên sắc ấy gọi là nhĩ, tức là thần kinh nhĩ.
  • Sadda suyyanti etenāti = sotaṃ: tất cả chúng sanh nghe đặng tiếng do nhờ sắc ấy, nên sắc ấy gọi là nhĩ tức là thần kinh nhĩ.

Câu giải thứ nhất phụ thuộc, hai câu giải sau chánh thức.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của thần kinh nhĩ:

- 1. trạng thái là sự trong ngần của sắc tứ đại mà thâu đặng cảnh thinh (saddābhighātārahabhutappasādalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là đưa đến hứng chịu cảnh thinh đối chiếu (saddesu āviñchanarasaṃ).

- 3. thành tựu là chỗ nương của nhĩ thức (sotaviññāṇassa ādhārabhāvapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là có sắc tứ đại sanh từ nghiệp tham ái thinh (sotukāmatānidāna-kammajabhutapadaṭṭhānaṃ).

* Số 180 nêu sắc thần kinh t(ghānapasāda)

Sắc thần kinh tỷ là sự trong ngần của sắc tứ đại thuộc về sắc nghiệp mà thâu hay đối chiếu cảnh khí đặng. Có Pāḷi chú giải như vầy: Ghāyatīti = ghānaṃ: có cách hít, hửi, đó gọi là tỷ.

Nói về tỷ có hai thứ:

  • 1 là bản thể tỷ (pasādaghāna) tức là thần kinh tỷ nương trong xương lỗ mũi, như móng con dê.
  • 2 là cụ thể tỷ (sasambhāraghāna) tức là cả bộ phận hiện tượng lỗ mũi để cho thần kinh tỷ nương.

Bản thể tỷ hay thần kinh tỷ có câu Pāḷi chú giải chánh thức như vầy: Ghāyanti etenāti = ghānaṃ: sắc nào làm nguyên do hửi hơi đặng, sắc ấy gọi là tỷ, tức là thần kinh tỷ.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của thần kinh tỷ:

- 1. trạng thái là cách trong ngần của sắc tứ đại nghiệp mà thâu đặng cảnh khí (ghandhābhighātārahabhutappasādalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là soi theo, chiếu đến cảnh khí (ghandhesu āviñchanarasaṃ).

- 3. thành tựu là chỗ nương của tỷ thức (ghānaviññānassa ādhārabhāvapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là có sắc tứ đại sanh từ nghiệp tham ái khí (ghāyitukāmatānidāna-kammajabhutapadaṭṭhānaṃ).

* Số 181 nêu sắc thần kinh thiệt (pasādajivhā).

Thiệt hay lưỡi nương phía trên giữa lưỡi như bông sen. Có Pāḷi chú giải như vầy: Sāyanatathena = jivhā: có thể nếm vị đặng, gọi là thiệt.

Nói về thiệt có hai thứ:

  • 1 là bản thể lưỡi (pasādajivhā) tức là thần kinh của lưỡi.
  • 2 là cụ thể lưỡi (sasambhārajivhā) tức là cái lưỡi.

Thần kinh thiệt (pasādajivhā). Có Pāḷi chú giải như vầy: Jīvitaṃ avhāyatīti = jivhā: hưởng nhơn thọ mạng gọi là thiệt tức là thâu cảnh vị, đó là thần kinh thiệt.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của thần kinh thiệt

- 1. trạng thái là cách trong ngần của sắc tứ đại mà thâu cảnh vị đặng (rasābhighātārahabhutappasādalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là soi theo chiếu đến cảnh vị (rasesu āviñchanarasaṃ).

- 3. thành tựu là chỗ nương của thiệt thức (Jivhāviññāṇassa ādhārabhāvapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là có sắc tứ đại sanh từ nơi nghiệp tham ái vị (sāyitukāmatāni dānakammajabhutapadaṭṭhānaṃ).

* Số 182 nêu sắc thần kinh thân (pasādakāya).

Thân (kāya) là tất cả bộ phận thân thể chúng sanh. Có Pāḷi chú giải như vầy: Kucchitānaṃ ayoti = kāyo: đống chứa vật bất tịnh gọi là thân. Hay chú giải như vầy: Kucchitānaṃ kesādīnaṃ pāpadhammā naṇca āyoti = kāyo: gom chứa đồ bất tịnh như là tóc v.v… và hợp tác pháp tội, đó gọi là thân.

Nói về thân có 2 thứ:

- 1 là thân bản thể tức là thần kinh nương thân (pasādakāya)

- 2 là thân cụ thể tức là cái thân hay các bộ phận thân thể (sasambhārakāya).

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của thần kinh thân:

- 1. trạng thái là sự trong ngần của sắc tứ đại thâu đặng cảnh xúc (phoṭṭhabbābhighātāra-habhūtappasādalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là soi theo, chiếu đến cảnh xúc (phoṭṭhabbesu āviñchanarasaṃ).

- 3. thành tựu là chỗ nương của thân thức (kāyaviññāṇassa ādhārabhāvapadaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là có cảnh xúc (busitukamatānidānakammajabhūtapadaṭṭhānaṃ).

Năm sắc vừa kể trên gồm lại gọi là sắc thần kinh (pasādarūpa). Có Pāḷi chú giải như vầy: Pasīdatīti = pasādo: sự trong ngần của sắc (tứ đại) gọi là thần kinh.

* Số 183 nêu cảnh sắc (rūpārammaṇa)

Cảnh sắc là tất cả màu, tức là bị thấy. Có Pāḷi chú giải như vầy: Rūpameva = rūpārammaṇaṃ: sắc mà nơi tiến hành của nhãn thức gọi là sắc.

  • Rūpayati hadayangatabhavaṃ pakāketīti = rūpaṃ: sắc mà để cho nhãn thức biết gọi là cảnh sắc.
  • Rūpayati dabbaṃ pakāsetīti = rūpaṃ: sắc mà nhận hiện tượng các vật có hình thức gọi là cảnh sắc.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của cảnh sắc:

- 1. trạng thái là đối chiếu với (thần kinh) nhãn (cakkhupatihananalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là làm cảnh cho nhãn thức (cakkhuviññāṇassavisayabhāvarasaṃ).

- 3. thành tựu là vật thực hay chỗ dạo của nhãn thức (tassevagocarapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là có sắc tứ đại minh (catumahābhūtapadaṭṭhānaṃ).

* Số 184 nêu cảnh thinh (saddārammaṇa)

Cảnh thinh là các thứ tiếng tức là sắc bị nghe. Có Pāḷi chú giải như vầy: Gacchatīti = saddo: sắc mà nhĩ thức biết gọi là cảnh thinh.

- Saddīyati uccārīyatīti = saddo: tiếng chi phát ra đều gọi là thinh.

- So yeva ārammaṇanti = saddārammaṇam: sắc mà làm cho nhĩ thức tiến hóa gọi là cảnh thinh.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của cảnh thinh:

- 1. trạng thái là đối chiếu thần kinh nhĩ (sotapatihananalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là làm cảnh cho nhĩ thức (sotaviññāṇassavisayabhāvarasaṃ).

- 3. thành tựu là vật thực hay chỗ dạo của nhĩ thức (tassevagocarapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là có sắc tứ đại minh (catumahābhūtapadaṭṭhānaṃ).

* Số 185 nêu cảnh khí (Gandhārammaṇa)

Cảnh khí là các thứ hơi, tức là sắc bị tỷ thức biết. Có những câu Pāḷi chú giải như vầy:

- Gandhayati attano vatthuṃ sucetīti = gandho: hơi tiết ra trình bày của tự nó nương, gọi là khí.

- Idamettha atthīti pesuññaṃ garontaṃ viya hoti: đại ý cảnh khí là cách tợ báo tin cho biết vật chi chi (như là đi gần đến chỗ bán sầu riêng, dù không thấy, hửi mùi cũng biết).

- So yeva ārammaṇaṃ = gandhārammaṇaṃ: cảnh nào là chỗ tiến hóa của tỷ thức, đó gọi là cảnh khí.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của cảnh khí:

- 1. trạng thái là đối chiếu thần kinh tỷ (ghānapatihananalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là cho tỷ thức hưởng (ghānaviññāṇassavisayabhāvarasaṃ).

- 3. thành tựu là vật thực hay chỗ dạo của tỷ thức (tassevagocarapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là có sắc tứ đại minh (catumahābhūtapadaṭṭhānaṃ).

* Số 186 nêu cảnh vị (rasārammaṇa)

Cảnh vị là các thứ vị: chua, cay, mặn, lạt v.v… hay là chất bị nếm. Có Pāḷi chú giải như vầy: Assādīyatīti = raso: sắc mà thiệt thức nếm, gọi là vị.

Và có câu chú giải nữa như vầy: So yeva ārammanaṃ = rasārammaṇaṃ: sắc nào là nơi tiến hóa của thiệt thức, đó là cảnh vị.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của cảnh vị:

-  1. trạng thái là cách đối chiếu với thần kinh thiệt (jivhāpaṭihananalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là làm cảnh cho thiệt thức (jivhāviññāṇassavisayabhāvarasaṃ).

- 3. thành tựu là vật thực hay chỗ dạo của thiệt thức (tassevagocarapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là có sắc tứ đại minh sanh từ nơi nghiệp tham ái vị (sayitukāmatānidāna-kammajabhūtapadaṭṭhānaṃ).

* Cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇaṃ)

Cảnh xúc là cứng, mềm, dùn, thẳng, nóng, lạnh, tức là đất, lửa, gió hay là những chất bị đụng. Có Pāḷi chú giải như vầy: Busitabbanti = phoṭṭhabbārammaṇaṃ: những chất mà thần kinh thân đụng, gọi là xúc.

Và có câu chú giải như vầy nữa: Tadeva ārammaṇaṃ = phoṭṭhabbārammaṇaṃ: những chất để xúc chạm làm cho thân thức tiến hóa gọi là cảnh xúc.

Nước không thể thành cảnh xúc. Có Pāḷi chú giải như vầy: Āpodhātuyā sukhumabhāvena bhusituṃ asakkuneyyattā vuttaṃ: nước bản thể rất tế nhị, nên không thể đối chiếu với thần kinh thân.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của cảnh xúc theo đất, lửa và gió:

Sắc, thinh, khí, vị và xúc gom chung lại gọi là sắc cảnh (visayarūpa) hay là sắc dạo (gocararūpa). Có những câu Pāḷi chú giải như sau:

- Gāvo caranti etthāti = gocaro: nhiều bò dạo đi nơi chỗ ấy, nên chỗ ấy gọi là bò dạo.

- Goccarasadisāti = gocarā: chỗ mà nhiều bò dạo đi, cũng như sắc nào mà làm cho tâm và sở hữu do có sự đối chiếu, sắc ấy gọi là sắc dạo.

- Gāvo caranti etthāti = Gocaraṃ: nơi du hành của lục quyền (căn) (indrīya) như thế gọi là sắc cảnh.

(Chữ “Go” đây có nghĩa là quyền (indrīya), mà nói Gogara cùng với Ārammaṇa ý nghĩa như một).

* Số 187, 188 nêu sắc trạng thái[31] (bhāvarūpa)

Các trạng thái là tư cách hay khuôn khổ hiện tượng nam, nữ nói chung lại là trạng thái. Có Pāḷi chú giải như vầy: Iṭṭhittaṃ purisattaṃ bhāvarūpaṃ = nāma: tư cách của nữ hay của nam, đều kêu là sắc trạng thái.

Trong bộ Paramaṭṭhadīpanītīkā có chú giải như vầy: Bhavantisiṅgādīni pātubbhavanti etthāti = bhāvo: sắc mà trình bày hiện tượng, tư cách, nhất là căn v.v… gọi là trạng thái.

Nói về hợp thức có hai:

  • 1 là trạng thái nam (purisabhāva).
  • 2 là trạng thái nữ (iṭṭhibhāva).

Trạng thái nam có Pāḷi chú giải như vầy: Purisattabhāvo = purisattaṃ: trạng thái tư cách nam căn v.v… gọi là trạng thái nam.

Và có Pāḷi chú giải nữa như vầy: Pumassa bhāvo = pumabhāyo: làm nhơn thành nam, gọi là trạng thái nam.

Có 4 cách, khác với nữ như vầy:

1 là nam căn (liṅga).

2 là nam tướng (nimitta).

3 là tánh nết (kutta) nam, tức là thói quen theo người nam.

4 là cách hành động theo nam (ākappa) là cách cứng cõi.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của trạng thái nam:

- 1. trạng thái là tư cách nam (purisabhāvalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là bày ra cách người nam (purisotipakāsanarasaṃ).

- 3. thành tựu là có nam căn v.v… (purisaliṅgadīnaṃkāraṇabhāvapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là có sắc tứ đại minh (catumahābhūtapadaṭṭhānaṃ).

Trạng thái nữ (iṭṭhibhāva). Có Pāḷi chú giải như vầy:

- Iṭṭhiyā bhāvo = iṭṭhibhāvo: có cách thức nữ căn v.v… gọi là trạng thái nữ.

- Purimassa cũng như Pumassa. Pumabhāva cũng như Purisabhāva.

Nam với nữ không giống nhau có 4 cách: 1 là căn khác nhau, 2 là tướng hình thức khác nhau, 3 là tánh nết khác nhau và 4 là hành động khác nhau.

Căn khác nhau là nam căn và nữ căn.

Hình tướng khác nhau là kịch cộm và yểu điệu.

Tánh nết khác nhau là hùng dũng và nhu mì.

Hành động khác nhau là cứng cõi và yếu ớt.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của trạng thái nữ:

- 1. trạng thái là khuôn khổ nữ (iṭṭhibhāvalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là trình bày cách nữ (iṭṭhītipakāsanarasaṃ).

- 3. thành tựu là có nữ căn v.v… (iṭṭhiliṅgādīnaṃ kāraṇabhāvapaccupaṭṭhānaṃ).

-  4. nhân cần thiết là có sắc tứ đại minh (catumahābhūtapadaṭṭhānaṃ).

* Số 189 nêu sắc tim[32] (hadayarūpa)

Nói về tim có hai thứ:

- 1 là nhục đoàn tâm (maṅsahadayarūpa) tức là trái tim, hình thức tương tự như bông sen búp.

- 2 là bản sắc tim (vatthuhadayarūpa) tức là một thứ sắc nghiệp mà nương sanh trong nhục đoàn tim.

Nói đây là sắc tim (hadayarūpa). Có Pāḷi chú giải như vầy: Hadaṅti sattā taṃtaṃ etthaṃ () onatthaṃ () rūpenti etenāti = hadayaṃ: tất cả chúng sanh nhờ sắc nào làm việc lợi ích và không, sắc nhờ ấy gọi là sắc tim.

Và có chú giải nữa như vầy: Hadayavatthu hadayarūpaṃ nāma: bản chất của trái tim đặt tên là sắc tim.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sắc tim:

- 1. trạng thái là chỗ nương của ý giới và ý thức giới (manodhātumanoviññāṇadhātunaṃ nissayalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là chứa để những giới vừa nói (tāsaññevadhātunaṃ adhāranarasaṃ).

- 3. thành tựu là bảo vệ những giới vừa nói (tadubbahanapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là có sắc tứ đại (catumahābhūtapadaṭṭhānaṃ).

* Số 190 nêu sắc mạng quyền (jīvitarūpa)

Sắc mạng quyền là sự sống còn hay gìn giữ sắc nghiệp. Có Pāḷi chú giải như vầy: Jīvitindriyaṃ jīvitarūpaṃ nāma: bảo vệ sự còn, gọi là sắc mạng tức là bảo tồn sắc nghiệp còn đủ 3 sát-na.

- Āyu usmaṃ paticca tiṭṭhati: sắc mạng còn đặng do nương lửa nóng tức là lửa nóng trong thân thể.

Và có thêm câu Pāḷi chú giải nữa như vầy: Jīvanti sahajāta dhammā etenāti = jīvitaṃ: sắc nghiệp đồng sanh nhờ sắc nào đặng còn, sắc ấy gọi là mạng sống.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sắc mạng:

- 1. trạng thái là bảo vệ sắc đồng sanh (saha jātarūpanupālakkhanaṃ).

- 2. phận sự là làm cho sắc nghiệp đặng còn (tesaṃpavattanarasaṃ).

- 3. thành tựu là cách hiệp lại cho còn vững (tasaññevathapanapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là có sắc tứ đại điều hòa (yāpayitabbapadaṭṭhānaṃ).

* Số 191 nêu sắc vật thực (āhāra).

Nói về vật thực có 4 thứ:

- 1 là đoàn thực (kabaḷīkārāhāra) tức là miếng ăn, ám chỉ chất bổ của miếng ăn v.v… .

- 2 là xúc thực (phassāhāra) tức là sở hữu xúc.

- 3 là tư thực (manosañcetanāhāra) tức là sở hữu tư.

- 4 là thức thực (viññānāhāra) tức là tâm.

 Sắc vật thực đây là đoàn thực (kabaḷīkārāhāra). Có Pāḷi chú giải như vầy: Kabaḷīkāro āhāro āhārarūpaṃ nāma: đoàn thực có tên là sắc vật thực tức là chất bổ của miếng ăn, thuốc uống v.v…

- Āhāriyatīti = āhāro: những chất bổ làm cho (sắc) trong thân tiến hóa thêm, gọi là vật thực.

- Attano udayānantaraṃ rūpaṃ janetīti = ojā: giúp các pháp tự liên hợp sanh ra, gọi là chất bổ hay sắc thực, tức là sắc vật thực.

Sắc vật thực đây có hai:

  • 1 là vật thực ngoại (bahiddhāhāra) là chất bổ thêm vào thân thể.
  • 2 là vật thực nội (ojñattāhāra) là cơ quan tự dinh dưỡng của mỗi bọn sắc, tức là sự còn của tất cả sắc.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sắc vật thực:

- 1. trạng thái là giúp thân thêm tiến hóa (ojālakkhanaṃ).

- 2. phận sự là đặng còn của sắc (rūpāhāranarasaṃ).

- 3. thành tựu là trợ giúp cho thân thể (kāyupatthambhanapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là đồ thích hợp nên dùng (ojñoharitabbapadaṭṭhānaṃ).

* Số 192 nêu hư không[33] (ākāsa)

Hư không là trống không. Có Pāḷi chú giải như vầy: Na kassatīti = ākāso: chẳng có bịt cứng, gọi là hư không.

Hư không có 4 hoặc 5 thứ.

Hư không có 4 thứ:

- 1 là một hữu hư không (ajṭākasa) tức là hư không ngoài vũ trụ.

- 2 là không gian hư không (paricchinnākāsa) tức là chặng giữa của hai vật.

- 3 là tuyệt tịnh hư không (kasiñugghāṭimakāsa) tức là hư không phủ nhận 9 đề mục, ám chỉ đề mục không vô biên.

- 4 là giao giới hư không (paricchedākāsa) tức là ranh giữa của 2 bọn sắc sắp lên.

Hư không có 5 như vậy:

- 1 là giao giới hư không (rūpakalāpaparicchadākāsa) tức là ranh giữa của 2 bọn sắp lên.

- 2 là không đổng hư không (susirākāsa) là sự trống trong vật, như là: hang, trong chai, trong nồi, trong hũ, trong lu v.v…

- 3 là không kích hư không (vivarākāsa) là kẽ hở của 2 vật, vật nứt hở v.v…

- 4 là tuyệt tịnh hư không (kasiñugghāṭimākāsa) là hư không phủ nhận 9 đề mục, tức là đề mục không vô biên.

- 5 là một hữu hư không (ojṭākāsa) tức là hư không ngoài ra vũ trụ, tục gọi là bầu trời.

 Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của hư không:

- 1. trạng thái là chặng giữa của bọn sắc với bọn sắc (rūpaparicchedalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là trình bày riêng từ phần của bọn sắc (rūpapariyantappakāsanarasaṃ).

- 3. thành tựu là chia phân sắc (rūpamariyādapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là có ranh của bọn sắc (paricchinnarūpapadaṭṭhānaṃ).

* Số 193 nêu thân tiêu biểu[34] (kāyaviññatti)

Thân tiêu biểu là thân hành động hiện bày ra. Nói thân đây có hai cách:

  • 1 là thân tiêu biểu thông tri (bodhanakāyaviññatti) là thân nêu bày có ý nghĩa tỏ hiểu.
  • 2 là thân biểu tri hành vi (pavattanakāyaviññatti) là thân hành động hiện tượng bằng cách hành vi như tập thể dục hoặc đưa ra, vào làm công việc v.v… chớ không có ý nghĩa chỉ để tỏ hiểu, những cách này không gọi là thân tiêu biểu.

Còn sắc thân tiêu biểu (kāyaviññattirūpa) tức là thân tiêu biểu thông tri mà nói tắt, gọn là thân tiêu biểu (kāyaviññātti). Có Pāḷi chú giải như vầy: Kāyavikāro kāyaviññatti nāma: nghĩa là thân nêu bày để hiểu với nhau gọi là thân tiêu biểu, như là: ngoắt tay, gục gặt đầu v.v…

- Kayena viññatti = kāyaviññatti: cách đặc biệt làm cho hiểu ý bằng thân hành động, gọi là thân tiêu biểu.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của thân tiêu biểu:

- 1. trạng thái là nêu bày có ý nghĩa biết (viññāpanalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là nêu bày ý nghĩa (adhippāyapakāsanarasaṃ).

- 3. thành tựu là cách thân lay động (kāyavipphandanahetupbhāvapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là có gió tâm tạo (cittasamuṭṭhānavāyodhātupadaṭṭhānaṃ).

* Số 194 nêu khẩu tiêu biểu (vacīviññatti)

Khẩu tiêu biểu là cách phát khởi nêu bằng miệng. Nói miệng đây có hai:

- 1 là khẩu biểu tri thông tri (bodhanavacīviññatti) là miệng phát ra nêu bày có ý nghĩa để tỏ hiểu như là kêu, dạ v.v…

- 2 là miệng nêu bày hành vi (pavattanavacīviññatti) là hành vi bằng miệng không có trình bày ý nghĩa chi như là miệng ngáp hoặc nhai v.v… nhưng sắc khẩu tiêu biểu (vacīviññattirūpa) là miệng phát ra có nêu bày ý nghĩa để tỏ hiểu cùng nhau.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Vacīvikāro vacīviññatti nāma: nghĩa là nêu ra bằng miệng để tỏ hiểu gọi là khẩu tiêu biểu.

Và có câu Pāḷi chú giải nữa như vầy: Vaciyā viññatti = vacīviññatti: cách đặc biệt làm cho hiểu ý bằng lối nói, gọi là khẩu tiêu biểu.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của khẩu tiêu biểu:

- 1. trạng thái là nêu bày hiểu ý (viññāpanalakkhanaṃ).

- 2. phận sự là trình bày nêu ra (adhippāyapakāsanarasaṃ).

- 3. thành tựu là miệng nói năng (vacīghosahetubhāvapaccupaṭṭhānaṃ).

- 4. nhân cần thiết là có đất tâm tạo (cittasamuṭṭhānapathavīdhātupadaṭṭhānaṃ).

Hai thứ sắc vừa kể trên gồm lại gọi là sắc tiêu biểu (viññattirūpa) là nêu ra ngoài để người khác biết hay ta biết cũng là biểu tri. Nên có hai câu Pāḷi chú giải như vầy: Adhippāyaṃ viññapetīti = viññatti: làm cho người khác biết ý gọi là tiêu biểu.

- Viññāyatīti = viññatti: nêu đáng tự hiểu cũng gọi là tiêu biểu.

* Số 195 nêu sắc nhẹ (rūpalahutā).

Sắc nhẹ có hai câu Pāḷi chú giải như sau: Lahuno bhāvo = lahutā: cách nhẹ nhàng gọi là nhẹ. (hay là) rūpassa lahutā = rūpalahutā: cách nhẹ của sắc thành tựu, gọi là sắc nhẹ.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sắc nhẹ (rūpalahutā)

- 1. trạng thái là nhẹ nhàng (adandhatālakkhaṇā)

- 2. phận sự là phá trừ cách nặng nề của sắc (rūpānaṃgarubhāvavinodanarasā)

- 3. thành tựu là làm việc lẹ làng (lahuparivattitāpaccupaṭṭhānā)

- 4. nhân cần thiết là có sắc nhẹ (lahurūpapadaṭṭhānā). (có lẽ là sắc mềm và sắc vừa làm việc).

* Số 196 nêu sắc mềm (mudutārūpa)

Sắc mềm là sự mềm của sắc tâm, sắc âm dương và vật thực. Có Pāḷi chú giải như vầy: Mudunobhāvo = mudutā: cách mềm mại gọi là mềm. (và) rūpassa mudutā = rūpamudutā: cách mềm của sắc thành tựu gọi là sắc mềm.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sắc mềm:

- 1. trạng thái là cách mềm (athaddhatālakkhanā).

- 2. phận sự là bài trừ sự cứng sượng của sắc (rūpānaṃtaddhavinodanarasā).

- 3. thành tựu là không trở ngại những công việc làm (sabbakriyāsu avirodhitāpaccupaṭṭhā-).

- 4. nhân cần thiết là có sắc mềm (mudurūpapadaṭṭhānā) (đáng lẽ là sắc nhẹ và vừa làm việc).

* Số 197 nêu sắc vừa làm việc[35] (rūpakammaññatā)

Sắc vừa làm việc là vừa với cách điều khiển để làm công việc như ý, sắp không sai, như là: muốn đưa, giở cách nào, cao thấp thì đúng theo ý sắp đặt. Có hai câu Pāḷi chú giải như vầy:

- Kammaññassa bhāvo = kammaññatā: thích hợp với cách làm mọi việc, gọi là vừa làm việc.

- Rūpassa kammaññatā = rūpakammaññatā: cách vừa làm việc của sắc thành tựu, gọi là sắc vừa làm việc.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sắc vừa làm việc:

- 1. trạng thái là cách vừa (kammaññabhāvalakkhaṇā).

- 2. phận sự là trừ cách không vừa (akammaññatāvinodanarasā).

- 3. thành tựu là cách lưu tồn lượng lực (adubbalabhāvapaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là có sắc vừa làm việc (kammaññarūpapadaṭṭhānā) (hay là sắc nhẹ và mềm).

Ba thứ sắc vừa kể trên gồm lại gọi là sắc đặc biệt[36] (vikāra) chú giải như vầy: Viseso ākāro = vikāro: cách đặc biệt của sắc thành tựu gọi là sắc đặc biệt.

Hoặc kể luôn hai thứ sắc tiêu biểu, gồm chung lại cả 5 thứ cũng kêu là sắc đặc biệt (vikāra).

* Số 198 nêu sắc sanh[37] (upacaya)

Sắc sanh là cách phát sanh ra của sắc. Có Pāḷi chú giải như vầy: Ādito uparito ca cayoti = upacayo: cách sanh từ khởi đầu luôn sau mỗi cách sanh của sắc thành tựu, đó gọi là sắc sanh.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sắc sanh:

- 1. trạng thái là sơ sanh (ācayalakkhaṇa)

- 2. phận sự là làm việc sanh ra cho những sắc (rūpanaṃummujjāpanaraso).

- 3. thành tựu là đầy đủ của sắc pháp (paripuññabhāvapaccupaṭṭhāno).

- 4. nhân cần thiết là có sắc đang sanh (uparitarūpapadaṭṭhāno).

* Số 199 nêu sắc tiến[38] (santati)

Sắc tiến là tiến hóa lớn lên thêm của sắc thành tựu, cũng dịch là liên tiếp. Có hai câu Pāḷi chú giải như sau: Saṃ runappunaṃ tīti = santati: cách sanh lên của sắc thành tựu đó hoài hoài, gọi là liên tiếp hay tiến hoá. (hay là) Sambandhā tīti = santīti: cách sanh lên để liên tiếp với nhau của sắc thành tựu đó, gọi là liên tiếp hay tiến triển.

Và có câu Pāḷi chú giải nữa như vầy: Payatti santati nāma: nghĩa là cách tiến hóa của sắc có tên là sắc tiến (santatirūpa).

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sắc tiến:

- 1. trạng thái là cách đang tiến hóa (pavattilakkhaṇā).

- 2. phận sự là làm cho liên tiếp (anuppabandhanarasā).

- 3. thành tựu là cách không đứt đoạn nhau (anupacchedapaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là có sắc nối nhau (anupabandhakararūpapadaṭṭhānā).

Hai sắc vừa nói trên trong bộ Aṭṭhasalinī và Visuddhimagga có tỷ dụ như vầy: giếng đào gần sông, nước lên nhiều quá tràn khỏi miệng giếng. Sắc sanh tỷ dụ như nước lên, sắc tiến tỷ dụ như nước tràn lan.

* Số 200 nêu sắc dị[39] (jaratā).

Sắc dị có Pāḷi chú giải như vầy: Jarānaṃ bhāvo = jaratā: cách già của sắc gọi là lão. Nhưng đây theo như câu chú giải sau này: Saranākāro jaratā nāma: sự tiêu mòn thối quá của sắc pháp nên tên là sắc dị (Jaratārūpa).

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sắc dị:

- 1. trạng thái là cách hao mòn của sắc (rūpaparipākalakkhanā).

- 2. phận sự là dẫn dắt cách hao mòn (upanayanarasā).

- 3. thành tựu là cách chẳng phải mới sanh (navabhāvāpagamanapaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là có sắc tiêu mòn (paripaccumānarūpapadaṭṭhānā).

* Số 201 nêu sắc diệt hay vô thường (aniccatā)

Sắc diệt là cách đang diệt vừa sắp mất. Có Pāḷi chú giải như vầy: Aniccānaṃ bhāvo = aniccatā: cách đang diệt (của sắc thành tựu) gọi là sắc diệt. Và có chú giải nữa như vầy: Tassa bhāvo = aniccatā: cách đang tiêu diệt của sắc gọi là sắc diệt (aniccatārūpa).

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sắc diệt:

- 1. trạng thái là cách hư hao làm cho hư mất (paribhedalakkhaṇā).

- 2. phận sự là chìm lặng xuống (saṃsīdanarasā).

- 3. thành tựu là cách tiêu hoại (khayavayapaccupaṭṭhānā).

- 4. nhân cần thiết là có sắc đang tiêu mất (paribhijjamānarūpapadaṭṭhānā).

Hai mươi tám sắc pháp đã nói trên, cũng còn 8 tên nữa:

- 1 là phi nhơn (ahetuka) là chẳng phải nhơn tương ưng.

- 2 là hữu duyên (sappaccaya) là có duyên trợ tạo.

- 3 là hữu lậu (sāvasa) bị pháp lậu biết.

- 4 là hữu vi (saṅkhata) bị tạo.

- 5 là hợp thế (lokīya) hợp theo trong đời.

- 6 là Dục giới (kāmāvacara) thuộc về Dục giới.

- 7 là vô cảnh (anārammaṇam) không biết đặng cảnh.

- 8 là phi trừ (appahātabba) chẳng phải sát trừ như phiền não v.v…

Giải trang 2 / tập sáu

Từ sắc pháp đất (pathavī) đến thứ sắc vật thực (āhārarūpa) cả thảy là 18 thứ, gọi là sắc rõ. Có Pāḷi chú giải như vầy: Iti ca atharasavidhaṃ rūpaṃsabhāvarūpaṃ salakhaṇarūpaṃ nipphannarūpaṃ rūparūpaṃ sammasanarūpaṃ ca saṅgahaṃ gacchati: dịch là 18 thứ sắc này cũng gọi là sắc hữu chơn tướng, sắc hữu trạng thái (rõ), sắc hữu nhơn sanh, sắc sắc và sắc rõ rệt, nghĩa là 18 thứ sắc đã kể nói theo chơn tướng v.v… phần chánh và trội hơn, đáng chịu cho tuệ quán (vipassanāñāṇa) bắt làm cảnh niệm thân trong thân.

Trong văn lục bát nên đọc như vầy:

Kinh năm, đại tứ, cảnh bằng

Trạng hai, ý một, mạng căn, thực đoàn,

Cũng là chung một cộng toan

Cả đây mười tám có nhơn tạo bày,

Đặc ba, hư một, tiêu vài

Tứ tướng có bốn, cộng lai nên mười.

Đó là phần sắc ngoại dư

Phi nhơn trợ tạo chẳng từng rõ đâu.

Kệ trước ý nghĩa như trên, 4 câu kệ sau là 3 sắc đặc biệt, 1 sắc hư không, 2 sắc tiêu biểu và 4 sắc tứ tướng cộng chung lại là 10 thứ về phần phụ thuộc không hiện rõ, nên gọi là sắc không rõ.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Giải trang 3 / tập sáu

Từ đây đến trang 11 thuộc về phần chia sắc (rūpavibhāga) có 11 cách gom lại 9 trang là: thô, tế, gần, xa, chạm nhau và không chạm nhau để chung 1 trang như sau này.

Sắc pháp chia hai

Sắc nội (ajjhattikarūpa) nghĩa là giúp việc lợi ích rất nhiều người, như người rất tin cậy đặng nhờ nhiều cách lớn lao.

Năm sắc thần kinh cũng như thế, nếu chúng sanh không có 5 thứ sắc này thì chẳng làm sao biết 5 cảnh hiện tại và tiếp xúc với nhau đặng. Còn 23 thứ sắc ngoài ra vì trái lại, nên gọi là sắc ngoại.

Giải trang 4 / tập sáu

Chia sắc hữu vật và sắc vô vật như trong cách đọc. Vì 6 sắc hữu vật có vật chất hiện bày làm tiêu chuẩn như là lỗ tai, con mắt v.v… còn 22 thứ sắc ngoài ra, không có vật tiêu chuẩn trùm bọc như thế. Dù nam căn hay nữ căn cũng chưa phải đủ tiểu chuẩn cho sắc ấy, vì vậy nên gọi là sắc vô vật (avatthurūpa).

Giải trang 5 / tập sáu

Bảy thứ sắc môn (dvārarūpa) là phần nhiều làm nhơn hay làm dịp cho tâm khách quan sanh ra. Như là 5 sắc thần kinh làm nhơn sanh lộ ngũ, cho nên Pāḷi gọi là upapattidvāra dịch là môn sanh. Còn 2 thứ sắc tiêu biểu cũng gọi là thân môn (kāyadvāra) và khẩu môn (vacīdvāra). Bởi vì sự nói cũng như sự làm chẳng phải ít thì thân, khẩu trợ tâm sanh ra rất nhiều có thiện, ác và sở hữu tư (cetanā) đồng sanh để điều khiển, đó gọi là thân nghiệp (kāyakamma) và khẩu nghiệp (vacīkamma) đều do sắc tiêu biểu mới phát ra đặng, cũng như nhờ cửa mới ra đi.

Còn 21 thứ sắc ngoài ra chẳng đặng như đã nói, nên gọi là sắc phi môn (adivārarūpa).

Giải trang 6 / tập sáu

Sắc quyền (indrīyarūpa) là có quyền lớn lao trong bổn phận như là 5 sắc thần kinh có quyền đủ sức hạn chế 5 đôi thức.

Thần kinh nhãn hạn chế nhãn thức chỉ thấy mà thôi và đủ sức trợ sanh ra, nếu không có thần kinh nhãn thời tâm nhãn thức sanh không đặng. Thần kinh nhĩ, tỷ, thiệt và thân cũng đều như thế.

Sơ lớn quyền của 2 sắc trạng thái là hạn chế các bộ phận thân thể hành động và nói năng có phân biệt nam, nữ, đực, cái, trống, mái v.v…

Còn sắc mạng quyền có thế lực bảo tồn sắc nghiệp cũng như thay thế cho nghiệp tạo sắc và bảo tồn cho sắc nghiệp còn đủ 51 sát-na, cho nên đều gọi là sắc quyền.

Hai chục thứ sắc ngoài ra chẳng đặng như thế, nên gọi là sắc phi quyền (anindrīyarūpa).

Giải trang 7 / tập sáu

Trang này ba đôi để chung lại như sau: sắc thô (olārikarūpa), sắc tế (sukhumarūpa), sắc gần (santikirūpa), sắc xa (dūrarūpa), sắc chạm nhau (sappatigharūpa), sắc không chạm nhau (appatigharūpa).

Sắc thô là sắc hiện quá rõ, sắc tế là sắc không mấy gì rõ, sắc gần là để niệm xứ khi tu tuệ rất dễ tỏ ngộ, nên sắc này gọi là sắc gần. Còn những sắc khó mà tỏ ngộ đặng mới gọi là sắc xa.

Sắc chạm nhau như là thần kinh nhãn chạm với sắc hay là cảnh sắc chạm với thần kinh nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và thinh, khí, vị, xúc đặng như thế hay gọi là sắc chạm nhau.

Còn 16 thứ sắc ngoài ra trái hẳn với ba nghĩa trên, nên gọi là sắc tế, sắc không chạm nhau hay không đối chiếu.

Giải trang 8 / tập sáu

Sắc thủ (upādinnarūpa) là trước kia do thủ chấp rằng ta sẽ có mắt, tai v.v… hay là ưa muốn, cũng là người vẽ lập lăng thì thợ là người phải làm theo, tức là sắc nghiệp tạo.

Còn sắc tâm, sắc âm dương và sắc vật thực tạo, đều gọi là sắc phi thủ (anupādinnarūpa).

Giải trang 9 / tập sáu

Sắc hữu kiến (sanidassanārūpa) là bị thấy, chỉ có 1 là cảnh sắc đó thôi. Còn 27 thứ sắc ngoài ra đều không bao giờ thấy đặng, nên gọi là sắc bất kiến (anidassanārūpa).

Giải trang 10 / tập sáu

Năm thứ sắc thần kinh cũng có tên là sắc thâu cảnh. Có Pāḷi chú giải như vầy: Gocaraṃ ganhatīti = gocaraggāhakaṃ: sắc thâu cảnh đặng gọi là sắc thâu cảnh, cũng như kiếng chụp hình. Nhưng thần kinh nhãn và thần kinh nhĩ thâu cảnh không đến sát. Có Pāḷi như vầy: Asamapatta ārammaṇa: là cảnh không đến sát.

Thần kinh tỷ, thiệt, thân thâu những cảnh đến sát. Có Pāḷi như vầy: Sampatta ārammaṇa: là cảnh đến sát.

Còn 23 thứ sắc ngoài ra 5 sắc thần kinh, gọi là sắc không thâu cảnh (agocaraggāhakarūpa).

Giải trang 11 / tập sáu

Sắc bất ly (avinibbhogarūpa) là sắc không xa lìa nhau, tức là những sắc chẳng sanh riêng ra, hễ có thì phải đủ 8, cho nên không bọn nào dưới 8 (xin nhớ cho kỹ!!!). Có Pāḷi chú giải như vầy: Avinibbhogoti = avinibbhogo: không thể chia riêng ra, nên gọi là bất ly.

20 sắc ngoài ra chẳng phải như thế, nên gọi là sắc ly hay là sắc hữu ly (vinibbhogarūpa).

Thơ lục bát có viết như vầy:

Cả trên hăm tám chớ lầm

Nương nhờ trí giả thậm thâm phân bày,

Trong, ngoài nhiều cách hơn đây

Theo vừa phải lẽ đặng rày chia ra.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Nhơn sanh sắc pháp

Giải trang 12 / tập sáu

Bốn trang liên tiếp sau đây nói về nhơn tạo sắc.

Sắc nghiệp (kammajarūpa) tức là sắc do nghiệp biệt thời (nānakkhanikakamma) tạo ra, tức là ảnh hưởng hay mãnh lực của sở hữu tư (cetanā) hiệp với bất thiện hay thiện dục giới hoặc Sắc giới để lại (Trung Hoa gọi là chủng tử (bīja).

Sắc nghiệp phần chánh có 9 bọn. Vì sanh ra phải đủ bọn nên tới 18, hoặc kể thêm sắc sinh, sắc tiến hay là kể luôn sắc tứ tướng.

Cho nên thơ lục bát có viết như vầy:

Sắc nghiệp mười tám nhưng mà

Sắc tâm thập ngũ cũng là ít hơn,

Âm dương thập với ba đơn

Vật thực rất ít gọn trơn thập nhì,

Bốn sắc tứ tướng cũng thì

Cố nhiên phải có khỏi ghi để vào,

Chẳng chung nền tảng cùng nhau

Hoặc khi phải kể đến cao hơn thường.

Giải trang 13 / tập sáu

Sắc tâm (cittajarūpa) là sắc do tâm tạo, tức là 75 hoặc 107 thứ tâm (trừ ngũ song thức, 4 quả vô sắc và tâm tục sinh) để sai khiến sự hành động trong thân, như là đi, đứng, nằm, ngồi, cười, nói v.v… Nói chung có 15 hoặc nhiều hơn như trong bài đọc và đã trình bày.

Còn 7 cách, từ trang 18 tập sau chỉ rõ.

Giải trang 14 / tập sáu

Sắc âm dương (utujarūpa) tức là lửa nóng (uṇahatejo) và lửa lạnh (sītatejo). Hai thứ sắc này: lửa nóng gọi là dương, lửa lạnh gọi là âm thay đổi hoặc gần gũi nhau phát sanh ra sắc pháp, đó gọi là sắc âm dương tức là sắc mà do âm dương trợ giúp cho có ra.

Số và thứ theo trong bài đọc, hoặc thêm như đã nói.

Giải trang 15 / tập sáu

Sắc vật thực (āhārajarūpa) là những chất bổ mà do món ăn v.v… trợ giúp mới có ra đặng, nên gọi là sắc vật thực.

Thứ, số theo bài đọc hoặc thêm như đã nói. Có chỗ trích sắc tứ tướng cho rằng sắc không nương nền tảng nào (nakutocisamuṭṭhānikarūpa).

Giải trang 16 / tập sáu

Ghi số 1 nêu sắc chỉ có 1 nhơn tạo, như là 5 sắc thần kinh, 2 sắc trạng thái, sắc tim và sắc mạng quyền chỉ có nghiệp (kamma) tạo. Còn 2 sắc tiêu biểu chỉ có tâm tạo.

Ghi số 2 nêu thinh có tâm và âm dương tạo. Vì tâm sai khiến nói, cười, khóc v.v… và âm dương chạm nhau cũng nổi tiếng.

Ghi 3 sắc đặc biệt số 3 nêu tâm, âm dương và vật thực tạo.

Còn ghi số 4 nêu sắc tứ đại, sắc sắc, sắc khí, sắc vị, sắc vật thực, sắc hư không, sắc tứ tướng là những sắc đều có đủ 4 nhơn tạo ra.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Phân bọn sắc pháp

Giải trang 17 / tập sáu

Từ đây về sau đến trang 10 / tập bảy, phân 23 bọn sắc (có kể trong cách đọc) Pāḷi gọi là Kalāpa dịch là bọn, đoàn, khối v.v… là rất vi tế nhỏ tột bực không còn chia chẻ ra được.

Chung nhau có ba cách. Pāḷi gọi là Sahavutti là đồng nhau có 3 cách:

- 1 là đồng sanh (ekuppāda).

- 2 là đồng diệt  (ekanirodha).

- 3 là đồng nương (ekanissaya).

Vẫn như mỗi thứ tâm đều có nhiều sở hữu hợp, ít lắm là 8 kể luôn tâm. Còn bọn sắc ít lắm cũng có 8 sắc bất ly.

Sắc nghiệp luôn luôn phải có mạng quyền, thời 8 bọn sắc nghiệp trước chỉ nhắc thêm phần chánh. Kể riêng bọn đều có đủ 10 thứ sắc như bài đọc theo từ trang (xin miễn nhắc), như là: bọn nhãn, bọn nhĩ v.v… cho đến bọn sắc tim. Còn bọn mạng quyền chỉ có 9 vì thêm có 1 sắc mạng quyền mà thôi.

Chín bọn sắc nghiệp có tên Pāḷi như sau:

- 1 là bọn nhãn (cakkhudasakakalāpa) có 10 là 8 sắc bất ly, sắc mạng quyền và sắc thần kinh nhãn (trang 17).

- 2 là bọn nhĩ (sotadasakakalāpa) có 10 là 8 sắc bất ly, sắc mạng quyền và sắc thần kinh nhĩ (trang 18).

- 3 là bọn tỷ (ghānadasakakalāpa) có 10 là 8 sắc bất ly, sắc mạng quyền và sắc thần kinh tỷ (trang 19).

- 4 là bọn thiệt (jivhādasakakalāpa) có 10 là 8 sắc bất ly, sắc mạng quyền và sắc thần kinh thiệt (trang 20).

- 5 là bọn thân (kāyadasakakalāpa) có 10 là 8 sắc bất ly, sắc mạng quyền và sắc thần kinh thân (trang 21).

- 6 là bọn trạng thái nam (purisabhāvadasakakalāpa) có 10 là 8 sắc bất ly, sắc mạng quyền và sắc trạng thái nam (trang 22).

- 7 là bọn trạng thái nữ (iṭṭhibhāvadasakakalāpa) có 10 là 8 sắc bất ly, sắc mạng quyền và sắc trạng thái nữ (trang 23).

- 8 là bọn sắc tim (vatthudasakakalāpa) có 10 là 8 sắc bất ly, sắc mạng quyền và sắc tim (trang 24).

- 9 là bọn sắc mạng quyền (jīvitanavakakalāpa) có 9 là 8 sắc bất ly, sắc mạng quyền (trang 25).

Giải từ trang 26 / tập sáu, đến trang 4 / tập bảy

Sắc tâm (cittajarūpa). Trong bổn chánh nói sắc tâm có 6 bọn, nhưng đây kể 8 bọn là thêm hai bọn thinh cửu và thinh đặc biệt, phân làm 2 bọn: là bọn gốc (mūla) và bọn ngọn (milī). Bọn ngọn có thêm 3 sắc đặc biệt như sau:

- 1 là bọn bát thuần (suddhaṭṭhakakalāpa) có 8 là: 4 sắc tứ đại minh, sắc sắc, sắc khí, sắc vị, sắc vật thực (trang 26).

- 2 là bọn thinh (saddanavakakalāpa) có 9 là: 8 sắc bất ly và sắc thinh (trang 27).

- 3 là bọn thân tiêu biểu (kāyaviññattisaddadasakakalāpa) có 9 là: 8 sắc bất ly và sắc thân tiêu biểu (trang 28).

- 4 là bọn khẩu thinh tiêu biểu (vacīviññattisaddadasakakalāpa) có 10 là: 8 sắc bất ly, sắc thinh và sắc khẩu tiêu biểu (trang 29).

- 5 là bọn đặc biệt (Lahutādiekādasakakalāpa) có 11 là: 8 sắc bất ly và 3 sắc đặc biệt (trang 1 / tập 7).

- 6 là bọn thinh đặc biệt (saddalahutādidavādasakakalāpa) có 12 là: 8 sắc bất ly, sắc thinh và 3 sắc đặc biệt (trang 2).

- 7 là bọn thân tiêu biểu đặc biệt (kāyaviññattilahutādidvādasakakalāpa) có 12 là: 8 sắc bất ly, sắc thân tiêu biểu và sắc đặc biệt (trang 3 / tập bảy).

- 8 là bọn khẩu thinh đặc biệt (vacīviññattisaddalahutādīhiterasakakalāpa) có 13 là: 8 sắc bất ly, sắc thinh, sắc khẩu tiêu biểu và 3 sắc đặc biệt (trang 4/tập 7).

Dứt phần giải tập sáu

~~~~~~~~~~

Từ trang 1 đến trang 4 tập bảy, đã giải theo tập sáu.

Giải trang 5 / tập bảy

Bọn sắc âm dương (utujakalāpa) vì không có sắc thinh và không có 3 sắc đặc biệt, nên chỉ có 8 sắc bất ly gọi là bọn bát thuần (suddhaṭṭhakakalāpa).

Bọn này sanh trong thân nhằm lúc tứ đại bất hòa v.v… nên thiếu 3 sắc đặc biệt và sanh đặng ngoài thân những vật chi khi không có chạm nhau.

Giải trang 6 / tập bảy

Bọn thinh cửu (saddanavakalāpa) vì thiếu 3 sắc đặc biệt, cho nên có 9 là: 8 sắc bất ly và sắc thinh. Bọn này sanh ngoài thân khi chạm khua phát tiếng. Nếu sanh trong thân là khi phát tiếng mà thiếu sắc đặc biệt.

Giải trang 7 / tập bảy

Bọn sắc đặc biệt (lahutādi ekādasakakalāpa) có 11, vì đủ 3 sắc đặc biệt và 8 sắc bất ly. Bọn này chỉ thường sanh trong thân những loài có mạng quyền.

Giải trang 8 / tập bảy

Bọn sắc thinh đặc biệt (saddalahutadidvādasakakalāpa) có 12. Bọn sắc âm dương có đủ sắc thinh và 3 sắc đặc biệt nên tới 12, chỉ sanh trong loài hữu tình mà khi nào có tiếng, như là tiếng hạ phong v.v…

Giải trang 9 / tập bảy

Sắc vật thực bọn bát thuần (suddhatthakakalāpa) là chất bổ không thích hợp thân thể, nên thiếu đặc biệt.

Giải trang 10 / tập bảy

Bọn sắc đặc biệt (lahutādi ekādasakakalāpa) có 11 là 8 sắc bất ly và 3 sắc đặc biệt. Khi có chất bổ thích hợp với thân thể là có sắc đặc biệt.

Hai bọn vừa nói chỉ sanh trong loài hữu tình mà khi đã ăn, uống thuốc vào v.v… mới có sắc đặc biệt.

Còn bọn sắc tâm, sắc âm dương và sắc vật thực nói riêng.

Bọn có sắc đặc biệt gọi là bọn ngọn (mulīkalāpa), bằng không có sắc đặc biệt thì gọi là bọn gốc (mūlakalāpa).

Thơ lục bát có viết như vầy:

Căn cơ phân bọn cho tường,

Nghiệp chín, tâm sáu, âm dương bốn mùa,

Vật thực hai bọn kém thua,

Cộng phần hăm mốt, chẳng đua thường hòa,

Các hàng trí thức chỉ ra,

Hư không, tứ tướng đâu mà hiệp chung,

Chỉ làm cho rã bọn cùng

Hai phần này chẳng chịu hùn với nhau.

Bảng nêu theo giải rộng nên thêm sắc tâm 2 bọn: 1 là bọn thinh cửu và 2 là bọn thinh đặc biệt mới đến 23 bọn. Vì ít có, nên trong bài kệ bớt không kể thêm.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Sắc pháp phân theo cõi tục sinh

Giải trang 11 / tập bảy

Cả 28 sắc pháp đều sanh đặng theo cõi Dục giới hay cõi Dục giới có đủ 28 sắc pháp, nhưng nam không có trạng thái nữ, còn nữ không có trạng thái nam.

Còn vật vô tri không có: sắc nghiệp, sắc tâm, sắc vật thực ngoại và sắc đặc biệt của âm dương.

Giải trang 12 / tập bảy

Mười lăm cõi Sắc giới hữu tưởng có đặng 23 sắc pháp là: 8 sắc bất ly, sắc thần kinh nhãn, sắc thần kinh nhĩ, sắc thinh, sắc ý quyền, sắc mạng quyền, sắc hư không, 2 sắc tiêu biểu, 3 sắc đặc biệt và sắc tứ tướng (không có sắc thần kinh tỷ, sắc thần kinh thiệt, sắc thần kinh thân và 2 sắc trạng thái). Vì những người ở cõi này không còn phân biệt trạng thái nam, nữ và cũng không hửi, nếm, xúc chạm chi v.v… do nhân trước khi đắc thiền không thích cách hưởng mùi, vị và đụng chạm nên đều chỉ có 23 sắc pháp.

Giải trang 13 / tập bảy

Người vô tưởng đều có 17 sắc pháp là: sắc mạng quyền, 8 sắc bất ly, sắc hư không, 3 sắc đặc biệt và sắc tứ tướng.

Ghi nhớ: Trong tập cách đọc và chỉ chấm, đem trang 13 đổi lên trang 12. Còn trang 12 đem xuống trang 13, cho hợp với bài kệ trong Kinh như vầy:

Aṭṭhavisati kāmesu

Honti tevīsa rūpisu

Sattarasevasaññīnaṃ

Arūpe natthi kiñcipī.

Thơ lục bát có viết như vầy:

Hăm tám Dục giới trọn sâu

Hăm ba Sắc giới chớ đâu đặng nhiều,

Vô tưởng mười bảy sắc nêu

Cõi Vô sắc giới phêu phêu không hình.

Giải trang 14 / tập bảy

Sắc tục sinh cõi Vô tưởng toàn là hóa sanh (opapātika) có 10 là bọn mạng quyền, 8 sắc bất ly và sắc sinh, vì không có thần kinh chi cả, chỉ như búp bê.

 

Giải trang 15 / tập bảy

Sắc tục sinh cõi Sắc giới hữu tưởng toàn là hóa sanh (opapātika) có 14 là: sắc mạng quyền, sắc ý quyền, sắc bất ly, sắc thần kinh nhãn, sắc thần kinh nhĩ, sắc hư không và sắc sinh. Tính theo bọn có 4 là bọn nhãn, bọn nhĩ, bọn sắc tim và bọn mạng quyền.

Giải trang 16 / tập bảy

Sắc tục sinh cõi Dục giới thuộc về thai sanh (jalābuja) và noãn sanh (añdaja) có 15 là: 8 sắc bất ly, sắc thần kinh thân, sắc trạng thái, sắc ý quyền, sắc mạng quyền, sắc hư không và sắc tim.

Tính bọn khi sanh có ba: 1 là bọn thần kinh thân, 2 là bọn sắc tim và 3 là bọn trạng thái.

Sau khi đầu thai, sắc pháp tăng thêm v.v… sẽ giải theo lộ sắc.

Giải trang 17 / tập bảy

Sắc tục sinh cõi Dục giới thuộc về hóa sanh (opapātika) và thấp sanh (saṅsedaja) có 19 là: 8 sắc bất ly, 5 sắc thần kinh, 2 sắc trạng thái, sắc ý quyền, sắc mạng quyền, sắc hư không và sắc sinh.

Tính theo bọn, mỗi người có 7 là: 5 bọn thần kinh, 1 bọn trạng thái và bọn sắc nương tim.

Thơ lục bát có viết như vầy:

Đặc biệt, tiêu biểu với thinh

Dị, diệt chẳng có đang hình hóa sanh,

Còn khi bình nhật đủ rành

Bao nhiêu các sắc không đành bớt ra.

Nghĩa là 3 thứ sắc đặc biệt và 2 thứ sắc tiêu biểu nếu kể chung lại gọi là 5 sắc đặc biệt, sắc thinh, sắc dị và sắc diệt (có chỗ giải thêm là sắc tiến khi khởi tục sinh chưa có, vì kế sau đồng sát-na hay nửa sát-na tiểu sau của tâm tục sinh, chớ chẳng phải đồng với nửa sát-na trước) cũng không đầu thai.

Phụ chú về tứ sanh hay tam sanh (yoni).

  • Tứ sanh: 1 là noãn sanh (añdaja), 2 là thai sanh (Jalābuja), 3 là thấp sanh (sansedaja), 4 là hóa sanh (opapātika).
  • Tam sanh: 1 là noãn sanh hay thai sanh chung lại một, gọi là sanh phải nhờ bụng mẹ hay là phúc sanh (gabbhaseyyaka), 2 là thấp sanh và 3 là hóa sanh.

Cõi Dục giới có đủ tứ sanh hay tam sanh (yoni).

Mười lăm cõi Sắc giới chỉ có hóa sanh (opapātika) mà thôi.

Còn ở cõi Vô sắc giới chỉ là tục sinh (patisandhi) tức là đời mới nối đời cũ.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

CÁCH ĐẶNG MẤY TÂM

Giải trang 18 / tập bảy

Từ đây về sau còn 12 trang. Bảy trang đầu nêu 7 cách. Mỗi cách đặng mấy tâm sai khiến và những cách ít tâm để trước cho dễ nhớ.

- 1 là cách khóc có 2 tâm sai khiến, tức là 2 tâm sân (trang 18 / tập 7).

- 2 là cách cười có 13 tâm sai khiến là: 4 tâm tham thọ hỷ, tâm sinh tiếu, 4 tâm đại thiện thọ hỷ và 4 tâm đại hạnh thọ hỷ (trang 19 / tập 7).

- 3 là cách nói có 32 tâm sai khiến là 29 tâm thực dục giới, tâm khán ý môn và 2 tâm thông (trang 20 / tập 7).

- 4 là cách tiểu oai nghi có 32 tâm sai khiến là: 29 tâm thực dục giới, tâm khán ý môn và 2 tâm thông (trang 21 / tập 7).

- 5 là cách đại oai nghi có 32 tâm sai khiến là: 29 tâm thực dục giới, tâm khán ý môn và 2 tâm thông (trang 22 / tập 7).

- 6 là cách kềm 3 oai nghi hoặc 4 oai nghi có 58 hoặc 90 tâm sai khiến là: 29 tâm thực dục giới, tâm khán ý môn, 2 tâm thông, 18 tâm thực đáo đại và 8 hoặc 40 tâm siêu thế (trang 23 / tập 7).

- 7 là cách tầm thường có 75 hoặc 107 tâm sai khiến là: 75 hoặc 107 tâm (trừ ngũ song thức và 4 quả vô sắc) (trang 24 / tập 7).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

TÂM ĐẶNG MẤY CÁCH

Giải trang 25 / tập bảy

Nói về mỗi tâm sai khiến thân, khẩu hành động đặng mấy cách.

Cách tầm thường là không có hiện tượng ra ngoài như là hơi thở v.v…

Còn 19 tâm kể trong bài đọc là: 3 tâm quan sát, 8 tâm đại quả, 3 tâm ý giới và 5 tâm quả sắc giới, dù cho những tâm này có tạo sắc mà rất ngấm ngầm yếu ớt nên không sai khiến đặng các việc lớn lao.

Khi tâm nào làm việc tục sinh không tạo được sắc, là vì còn quá yếu như ngũ song thức.

Giải trang 26 / tập bảy

Những tâm thực kiên cố (appānā) là: 18 tâm thực đáo đại và 8 hoặc 40 tâm siêu thế, sai khiến đặng 2 cách là cách tầm thường và cách kềm 3 hoặc 4 oai nghi. Nhưng cách đi rất ít đặng. Những tâm ấy vì có sức mạnh hơn những tâm đã nói trước, nhưng cũng trong phần ngấm ngầm, bởi khi nhập thiền: ngồi, nằm, đứng vững vàng luôn. Nếu có ai kéo sửa cách nào thì cũng theo cách ấy luôn.

Còn cách đi có lẽ là do mãnh lực thông (abhiññā) sắp đặt.

Giải trang 27 / tập bảy

Tâm thực dục giới thọ xả, 2 tâm thông và tâm khán ý môn vì chẳng phải thọ ưu nên không khóc đặng và chẳng phải thọ hỷ nên cười không đặng.

Giải trang 28 / tập bảy

Hai tâm sân vì thọ ưu nên không thể cười đặng.

Giải trang 29 / tập bảy

Tâm thực dục giới thọ hỷ vì vui hoặc mừng, nên trái với sự khóc.

Dứt phần giải tập bảy

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

NÍP-BÀN (NIBBĀNA)

Níp-bàn Pāḷi gọi là Nibbāna nghĩa là vắng lặng, yên vui tuyệt đối, ngoài ra phiền não ngũ uẩn và tất cả đời. Trung Hoa cũng dịch là viên tịch: hoàn toàn vắng lặng. Cho nên Pāḷi gọi là trạng thái vắng lặng (santilakkhaṇaṃ).

Có những câu Pāḷi chú giải như sau:

- Vānato nikkhantanti = nibbānaṃ: những pháp nào xa lìa ái mà nhơn ràng buộc các kiếp sống, những pháp xa lìa như thế gọi là Níp-bàn.

- Nibbāyanti sabbe vaṭṭadukkhasantāpā etasmimti = nibbānaṃ: khổ luân hồi và các sự nóng nảy sôi nổi không có, gọi là Níp-bàn.

- Nibbāyanti ariyajanā etasamimti = nibbānaṃ: chư Thánh xuất thế sau khi ngũ uẩn Níp-bàn không còn tục sinh nữa, cho nên pháp mà diệt tắt dứt tuyệt sanh tử, gọi là Níp-bàn tức là vô dư Níp-bàn.

Níp-bàn có 5 nghĩa (aṭṭha):

- 1 là riêng biệt, Pāḷi gọi là padaṃ, nghĩa là Níp-bàn riêng biệt, không có liên hệ với hữu vi.

- 2 là bất tử, Pāḷi gọi là accutaṃ, nghĩa là không chết vì không sanh.

- 3 là siêu uẩn, Pāḷi gọi là accantaṃ, nghĩa là vượt khỏi ngũ uẩn quá khứ, hiện tại, vị lai. Vì Níp-bàn không còn uẩn tức là ngoại uẩn, cho nên trong thơ lục bát có câu:

Níp bàn ngoại uẩn vơi vơi

Trái cùng tương đối hữu thời vân vân.

Tương đối có 11, như trong Kinh Vô Ngã Tướng nói: quá khứ, hiện tại, vị lai, bên trong, bên ngoài, hoặc thô, hoặc tế, hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc gần, hoặc xa.

- 4 là vô vi, Pāḷi gọi là Asaṅkhataṃ. Vì không bị tạo. Bởi trong đời: tâm, sở hữu và sắc đều do duyên tạo, nên phải có nhân cần thiết. Còn Níp-bàn không có duyên chi tạo, nên gọi là vô vi.

- 5 là vô thượng, Pāḷi gọi là anuttaraṃ, vì không có pháp nào đối thủ hơn, hoặc bằng và đạo quả cũng thế. Cũng như danh từ vô địch. Dù đạo quả có thấp cao, nhưng cũng là không có pháp nào đối thủ. Nên Níp-bàn và đạo quả không chi làm hư đặng, mới gọi là vô thượng.

Năm nghĩa vừa nói trên do bài kệ Pāḷi như vầy:

Padamaccutamacchantaṃ

Asaṅkhatamanuttaraṃ

Nibbānamiti bhāsanti

Vānamuttā mahesayo.

Yếu nghĩa như vầy: chư Đại Giác tìm rốt ráo là Níp-bàn, riêng biệt, siêu uẩn, vô vi và vô thượng. Cho nên trong thơ lục bát có dịch vần như vầy:

Các ngôi đại giác bởi mà

Tìm đường diệt khổ ấy là vô vi,

Chẳng sanh, chẳng diệt hằng thì

Cho nên đều gọi tên ghi Níp-bàn.

Và bài kệ sau như vầy:

Như Lai thành đạo các hàng

Siêu lý bốn pháp dạy tràng chúng sanh

Tâm vương tâm sở nêu danh

Với cùng sắc pháp cao thanh Níp-bàn

Níp-bàn muốn cho dễ nhận, hiểu sơ nên nương theo thí dụ có 10 điều như sau:

- 1 là Níp-bàn tỷ dụ như bông sen.

- 2 là Níp-bàn tỷ dụ như nước uống.

- 3 là Níp-bàn tỷ dụ như thuốc trị bệnh.

- 4 là Níp-bàn tỷ dụ như biển rộng.

- 5 là Níp-bàn tỷ dụ như vật thực.

- 6 là Níp-bàn tỷ dụ như hư không.

- 7 là Níp-bàn tỷ dụ như ngọc như ý ma-ni.

- 8 là Níp-bàn tỷ dụ như vị trầm hương.

- 9 là Níp-bàn tỷ dụ như bơ luyện thuần thục (cũng gọi là đề hồ).

- 10 là Níp-bàn tỷ dụ như chót núi cao.

Muốn mau thuộc lòng, nên đọc theo thơ lục bát thập dụ Níp-bàn như vầy:

Níp-bàn thí dụ có mười,

Trạng bày tỏ lý giúp người nguyện cao.

Một là thí dụ làu làu,

Níp-bàn thời chẳng khác nào bông sen.

Hai là thí dụ đáng khen,

Níp-bàn như nước giúp phen khác nhiều.

Ba là thí dụ sẽ nêu,

Níp-bàn như thuốc bệnh tiêu dứt trừ.

Bốn là thí dụ rộng như,

Níp-bàn tợ biển không dư vật gì.

Năm là thí dụ khác chi,

Níp-bàn như vật để thì nuôi thân.

Sáu là thí dụ rất cần,

Níp-bàn như thể vô ngần hư không.

Bảy là thí dụ tốt trong,

Níp-bàn như ngọc sánh đồng ma ni.

Tám là thí dụ thơm kỳ,

Níp-bàn cũng chẳng khác gì trầm hương.

Chín là thí dụ đồ thường,

Níp-bàn thời cũng tương đương bơ thuần.

Mười là thí dụ sơn lưng,

Níp-bàn dường tợ chót từng núi cao.

Người tu giải thoát thế nào,

Mau tìm học hỏi thâu vào tột chơn.

Trong mười điều thí dụ, điều thứ nhất và điều thứ tám có trạng những công đức như sau:

* Nói theo điều thí dụ thứ nhất, Níp-bàn thí dụ như bông sen. Vì bông sen có 10 công đức như sau:

- 1 là nhuyễn nhừ, mềm dịu (sīliddhamūdu).

- 2 là chứa để sự đẹp (subhanīvaṃ).

- 3 là có hơi thơm (sukhundhaṃ).

- 4 là đáng ưa thích (piyaṃ).

- 5 là đồ rất đáng mong mỏi (patthitaṃ).

- 6 là đồ rất đua nhau khen (pasaṭṭhaṃ).

- 7 là nước và bùn không thấm đặng (salakaddama anupalittaṃ).

- 8 là chưng diện bằng lá non, nhụy và bẹ (anupattakesarakaṇṇikehi).

- 9 là ong bầu đua nhau hưởng nhụy (bhamarakhaṇasevitaṃ).

- 10 là tiến hóa từ trong nước trong ngần, sáng suốt, sạch sẽ (sītavasalilasaṃvaddhaṃ).

* Níp-bàn thí dụ điều thứ tám như hư không, vì hư không có 10 công đức như sau:

- 1 là bất lão (na jīyati).

- 2 là bất tử (na mīyati).

- 3 là bất biến chuyển (na cavati).

- 4 là vô sanh (na uppajjati).

- 5 là không bị ép chế (appasayhaṃ).

- 6 là ăn cướp giựt không đặng (acorakahanīyaṃ).

- 7 là không có chỗ nương đỗ (anissītaṃ).

- 8 là đường đi của loài phi cầm (vihiṅkakamanaṃ).

- 9 là không có chi cả (nirāvaraṇaṃ).

- 10 là không bờ mé (anantaṃ).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

* Níp-bàn nói theo chơn tướng bản thể chỉ có 1 là vắng lặng, nói theo phần phụ có 2 và có 3:

- 1 là hữu dư Níp-bàn (sa upādisesānibbāna) nghĩa là còn lại uẩn, tức là sắc nghiệp và tâm quả chưa dứt hết, ám chỉ đắc tứ đạo, quả rồi mà còn sống.

Chú giải như vầy: Saha upādisesena ya vattatīti = sa upādisesā: đắc Níp-bàn mà sắc nghiệp và tâm quả còn sanh do phiền não quá khứ, đó gọi là hữu dư.

- 2 là vô dư Níp-bàn (anupādisesanibbāna) nghĩa là không còn uẩn như là sắc nghiệp và tâm quả đều tuyệt hết, tức là sau khi nhập Níp-bàn.

Chú giải như vầy: Natthi upādiseso yansāti = anupādiseso: ngũ uẩn tức là sắc nghiệp và tâm quả không còn sót lại, đó gọi là vô dư.

* Níp-bàn nói theo bực Toàn Giác có để xá lợi thì có 3:

- 1 là phiền não Níp-bàn (kilesanibbāna) tức là mỗi khi đắc đạo đều diệt trừ phiền não.

- 2 là ngũ uẩn Níp-bàn (khandhanibbāna) là sau khi bực Toàn Giác tịch diệt.

- 3 là xá lợi Níp-bàn (dhātunibbāna) tức là khi xá lợi của bực Toàn Giác đang tiêu mất.

* Níp-bàn nói theo người hành tỏ ngộ có ba:

- 1 là tiêu diệt Níp-bàn (suññatanibbāna) nghĩa là người tu tuệ tỏ ngộ thấy lý vô ngã do nhiều duyên hợp thành có ra, đến khi đắc đạo quả nhận thấy Níp-bàn thì cái có trước kia đã thành tiêu mất, nên nhận thấy Níp-bàn là pháp tiêu diệt vô ngã, nên Níp-bàn đối với bực ấy gọi là tiêu diệt Níp-bàn.

- 2 là vô chứng Níp-bàn (animittanibbāna) nghĩa là Níp-bàn không có ấn chứng, do người tu tuệ tỏ ngộ pháp vô thường, thoạt có thoạt không, đó là ấn chứng hằng có ra. Đến khi đắc đạo quả đặng thấy Níp-bàn thì những ấn chứng thường hiện trước kia không còn, nên cho rằng Níp-bàn chẳng phải như trong đời là không có hiện tượng chi cả. Vì thế Níp-bàn đối theo sự nhận định của bực ấy mới gọi là vô chứng Níp-bàn.

- 3 là phi nội Níp-bàn (appanihitanibbāna) nghĩa là Níp-bàn chẳng phải ở trong vòng vây tức là ngoài ra vòng vây, do bực tu tuệ tỏ ngộ nhận thấy pháp hữu vi bằng cách khổ não, chẳng khác nào kẻ bị trong vòng vây bực bội khó chịu. Đến khi đắc đạo quả thoạt thấy Níp-bàn thì nhận định không có chi là vòng vây. Bực đắc Níp-bàn như thế gọi là phi nội Níp-bàn.

* Níp-bàn nói theo danh nghĩa có đến 32:

- 1 là bất sanh (ajātiṃ) nghĩa là không có sự sanh đẻ ra.

- 2 là bất lão (ajaraṃ) nghĩa là không già cũng không biến đổi.

- 3 là vô bệnh (abyādhiṃ) nghĩa là không có sự đau đớn tàn tật chi cả.

- 4 là vô cụ (nibbhayaṃ) nghĩa là không có sự sợ sệt.

- 5 là vô vi (asaṅkhataṃ) nghĩa là không có bị tạo.

- 6 là phá hữu (bhavabhandaṃ) nghĩa là phá trừ cửu hữu (bhāva) và không còn phân biệt cõi nương ở - nương sanh theo chúng sanh thường đời (sattavāsa).

Cửu hữu (Bhāva) là chín cõi:

  • 1 là cõi Dục giới.
  • 2 là cõi Sắc giới.
  • 3 là cõi Vô sắc giới.
  • 4 là cõi ngũ uẩn tức là cõi Dục giới và cõi Sắc giới hữu tưởng.
  • 5 là cõi nhất uẩn tức là cõi Vô tưởng.
  • 6 là cõi tứ uẩn tức là những cõi Vô sắc.
  • 7 là cõi hữu tưởng tức là 29 cõi (trừ cõi Vô tưởng và Phi tưởng phi phi tưởng).
  • 8 là cõi Vô tưởng.
  • 9 là cõi Phi tưởng phi phi tưởng.

Chúng sanh nương sanh nương ở (sattavāsa) có 9 cách khác nhau như sau:

  • 1 là thân dị tưởng dị như là nhơn loại cũng có hạng chư Thiên và ngạ quỉ.
  • 2 là thân dị tưởng đồng như là sơ thiền Phạm thiên tư tưởng giống nhau mà thân khác nhau.
  • 3 là thân đồng tưởng dị như là chư Thiên quang minh ở cõi Tứ thiên vương (ābhassārā)
  • 4 là thân đồng tưởng đồng như là chư Thiên mỹ lệ (subhakiṇha) ở cõi tam thiền.
  • 5 là vô tưởng vô thọ tức là chúng sanh cõi trời Vô tưởng.
  • 6 là Không vô biên xứ tức là chúng sanh cõi trời vô sắc Không vô biên xứ.
  • 7 là Thức vô biên xứ tức là chúng sanh cõi trời Thức vô biên xứ.
  • 8 là Vô sở hữu xứ tức là chúng sanh cõi trời Vô sở hữu xứ.
  • 9 là Phi tưởng phi phi tưởng xứ tức là chúng sanh cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng.

- Danh nghĩa Níp-bàn điều thứ bảy là an lạc (sukhaṃ) nghĩa là hoàn toàn yên vui.

Có câu Pāḷi chú giải như vầy: Nibbānaṃ paramaṃ sukhaṃ: Níp-bàn là siêu lạc, tức là Níp-bàn vui bằng cách cao siêu vượt khỏi đời.

- 8 là thanh lương (sitaṃ) nghĩa là mát mẻ, không nóng nảy.

- 9 là thanh tịnh (khemaṃ) nghĩa là vắng lặng, yên ổn.

- 10 là sở y (tānaṃ) là sở tri của tâm siêu thế tức là tâm siêu thế nương nhờ Níp-bàn bằng Cảnh duyên.

- 11 là bí mật (lenaṃ) nghĩa là huyền dịu, nhiệm mầu, sâu sắc vi tế, không thể dùng văn chương ngôn ngữ diễn tả cho đầy đủ. Cũng như kinh Trung Hoa có câu: “ngôn ngữ đạo đoan”: văn chương lời nói tuyệt dứt đạo, dứt mất đạo, nghĩa là đạo lý vượt ngoài phạm vi văn chương.

Theo đây ám chỉ Níp-bàn phải hơn. Vì người đắc Níp-bàn tự nhận biết, khỏi cần ai nói cho biết mới biết. Nên trong ân Đức Phật có câu: Paccattaṃ veditabbo viññūhīti: pháp mà bực Thánh xuất thế đắc chứng, tự biết.

Chẳng khác câu: “Nhơn nhơn ẩm thủy, lãnh hưởng tự tri”, nghĩa là mỗi người uống nước, nóng lạnh như thế nào thì tự biết và cách khó trình bày cho người khác hiểu. Nên kinh Trung Hoa nói: “Á mộng hướng thùy thuyết”, nghĩa là người câm sau khi chiêm bao, đối với người khác không thể trình bày tất cả những sự vật trong khi mộng. Như người sau khi đắc chứng Níp-bàn, khó mà diễn tả đối với kẻ khác, dầu có gượng nói bằng pháp học hay thí dụ đó thôi.

- 12 là thường tồn (niccaṃ) nghĩa là hằng còn tự nhiên như nhiên.

- 13 là bất động (acalaṃ) nghĩa là không biến chuyển, lay động.

- 14 là kiên cố (duvassasaṃ) nghĩa là bền bỉ, vững vàng.

- 15 là bất luân (avaṭṭasāraṃ) nghĩa là không xoay chuyển, luân hồi chi cả.

- 16 là nghiện lạc (sukhamaddanam.) nghĩa là nghiền tán đánh tan tất cả vui trong đời, chỉ còn vui siêu thế.

- 17 là nghiện cơ (khuddamaddanaṃ) nghĩa là nghiền nát phá tan sự đói, khát, mong mỏi v.v…

- 18 là tiêu khát (pipāsañcanayaṃ) nghĩa là trừ tiêu sự khao khát, hy vọng tất cả.

- 19 là vô mộ (analayaṃ) không có sự trìu mến.

- 20 là bạt độc (samugyātavattaṃdaṭṭhesaṃ) nhổ hết sự độc, nhơn quả khổ trong đời.

- 21 là ly hành (visaṅkhāraṃ) lìa hết pháp hành vi, hành động.

- 22 là ly quá (vivajjaṃ) lìa tất cả lỗi sai.

- 23 là đoạn ái (tanhakkhayaṃ) bặt dứt ái dục.

- 24 là ly hữu (vibhavaṃ) tức là vượt ngoài vòng cửu hữu (bhāva) và cõi nương ở của chúng sanh (sattavāsa).

- 25 là ly tình (virāgaṃ) nghĩa là xa ngoài phạm vi tình đời (bởi vì Níp-bàn cũng có nghĩa là riêng biệt).

- 26 là ly ái (vitaṇhaṃ) là Níp-bàn không còn sự thương yêu, trìu mến chi cả.

- 27 là diệt tận (nirodhaṃ) là tắt dứt hết tất cả đời.

- 28 là vô ấn chứng (animittaṃ) là không có chi nêu bày tiêu biểu.

- 29 là thể tịnh (samtabhāvaṃ) là bản thể vắng lặng.

- 30 là vô vị (arasārakaṃ) là không có mùi, vị: mặn, lạt, chua, cay v.v… chi cả.

- 31 là vô dục (appasāsañca) là không có những sự ưa thích chi cả.

- 32 là bất diệt (smotaṃ) là không diệt, không mất.

Tam ý nghĩa (aṭṭha) của Níp-bàn:

- 1. trạng thái của Níp-bàn là yên tịnh (santilakkhanaṃ).

- 2. phận sự của Níp-bàn là không lay động biến chuyển (acalamasaṃ).

- 3. thành tựu của Níp-bàn là không có ấn chứng hiện tượng chi cả (animittapaccu-paṭṭhānaṃ).

Tạm dứt phân giải Níp-bàn

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

NHƠN, SỞ HỮU HỢP ĐỒNG

Giải trang 1 / tập tám

Tập tám này chia trong phẩm ba, Nhơn và Cảnh Hợp đồng. Nhưng nhơn (hetu) phân theo tâm đã chỉ trong trang 14 / tập hai. Nên trang 1 đây nói về sở hữu không gặp với nhơn tương ưng. Vì những sở hữu phối hợp với tâm vô nhơn và sở hữu si, mặc dù nó là nhơn, nhưng khi hợp với 2 tâm si thời không có gặp nhơn nào cả, mới kể vào sở hữu vô nhơn (như trong bài đọc và bảng nêu).

Giải trang 2 / tập tám

Sở hữu 1 nhơn tức là chỉ sở hữu gặp đặng 1 nhơn, như là hoài nghi thì ngoài nhơn si không còn gặp nhơn khác nữa.

Sở hữu tham thì gặp nhơn si. Sở hữu sân cũng thế.

Còn vô tham và vô sân khi phối hợp với tâm tịnh hảo nhị nhơn thì 1 gặp 1, tức là vô tham gặp vô sân, vô sân gặp vô tham theo những tâm vừa kể.

(Mặc dầu vô tàm, vô úy, phóng dật và tợ tha khi hợp tâm si cũng gặp 1 nhơn. Nhưng theo sách miễn kể đây, sẽ kể theo 3 nhơn trong trang 4 / tập này).

Giải trang 3 / tập tám

Sở hữu 2 nhơn là gặp hay đi với 2 nhơn tương ưng, như là 3 nhơn thiện đồng sanh thì mỗi một thứ gặp 2.

Tật, lận, hối chỉ có phối hợp với tâm sân, nên gặp sân và si.

Tà kiến, ngã mạn chỉ hợp tâm tham, nên gặp tham và si.

Còn si hợp với tham gặp tham, hợp với sân gặp sân, tính chung cũng đặng gặp 2 nhơn vậy.

Giải trang 4 / tập tám

Vô tàm, vô úy, phóng dật và hôn phần hợp tâm tham thì gặp tham gặp si, chỉ luôn hợp tâm sân thì gặp nhơn sân nữa, là đủ 3 nhơn.

Còn như 22 sở hữu tịnh hảo ngoài nhơn, hiệp tâm 3 nhơn thì đủ 3 nhơn thiện.

(Phần hợp tâm 2 nhơn xin miễn kể).

Sở hữu 4 nhơn chẳng có, vì không nhằm trường hợp.

Giải trang 5 / tập tám

Vì sở hữu hỷ chừa ra nhơn sân không thể hợp đặng.

Giải trang 6 / tập tám

Sở hữu tợ tha hợp rất nhiều nên gặp 6 nhơn, trừ ra hỷ như vừa nói.

Nếu chưa nhận rõ sở hữu gặp nhơn, nên nhớ lại sở hữu gặp sở hữu như vầy:

- Sở hữu bất thiện và sở hữu tịnh hảo không gặp nhau.

- Sở hữu tợ tha gặp hết sở hữu tịnh hảo và bất thiện. Nhưng thắng giải và dục không gặp hoài nghi. Còn hỷ không gặp sân phần và hoài nghi.

Những sở hữu bất thiện không gặp nhau như sau:

- Tà kiến với ngã mạn không gặp nhau.

- Tham phần không gặp hoài nghi và sân phần.

- Sân phần không gặp tham phần và hoài nghi.

- Hoài nghi không gặp hôn phần.

Cho nên sở hữu tợ tha, phần gặp với tâm hữu nhơn đặng 6 và 5. Sở hữu tịnh hảo gặp 3, 2 hoặc 1. Còn sở hữu bất thiện gặp 3 nhơn hay 2 nhơn về phần kể chung. Cũng có 2 nhơn 1 nhơn theo riêng và si hợp tâm si không gặp nhơn nào cả.

(Xin xem 6 trang vừa kể nhiều lần thêm rõ rệt)

Có ba câu Pāḷi chú giải như vầy: Hinoti phalaṃ pavattetīti = hetu: giúp cho quả sanh ra, gọi là nhơn.

Hinoti patiṭṭhāti phalaṃ etthāti = hetu: quả nương nhờ pháp nào thì pháp ấy gọi là nhơn.

Hetūnaṃ bhedena taṃ samayuttānaṃ cittacetasikānaṃ saṅgaho = hetusaṅgaho: Phân cách gom tâm và sở hữu tương ưng với nhơn, gọi là nhơn hợp đồng tức là tâm và sở hữu đặng gặp mấy nhơn.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

CẢNH HỢP ĐỒNG (ARAMMAṆASAṄGAHA)

Giải trang 7 / tập tám

Nói về cảnh hợp đồng (ārammaṇasaṅgaha). Cảnh là phần sở tri của tâm, tức là những chi bị tâm biết đặng đều là cảnh, Pāḷi gọi là ārammaṇa. Đây là dịch theo Phật học đại từ điển trang 2489 nói: “tâm chi sở du lý phàn viên dã dị chi cảnh”: chỗ mà tâm dạo, đeo, leo, níu gọi là cảnh. Nhà tâm lý học gọi là đối tượng (ārammaṇa). Còn cảnh giới trong Phật học đại từ điển dịch là visaya.

Căn cứ theo Phật học đại từ điển gọi là cảnh, có những câu Pāḷi chú giải như sau:

- Ā abhimukhaṃ ramanti etthāti = ārammaṇaṃ: tất cả tâm và sở hữu thích đến đối diện với pháp nào, thì pháp đó là cảnh.

- Cittacetasike ālambanatīti = ālambanaṃ: lôi cuốn tâm và sở hữu gọi là cảnh.

Và có câu Pāḷi chú giải nữa như vầy:

- Cittacetasikehi ālambiyatīti = ālambanaṃ: bị tâm và sở hữu cầm, nắm, níu, quớ gọi là cảnh.

* Cảnh (ārammaṇa) theo rộng có 21:

- 1 là cảnh sắc (rūpārammaṇa) tức là các thứ màu.

- 2 là cảnh thinh (saddārammaṇa) tức là các thứ tiếng.

- 3 là cảnh khí (gandhārammaṇa) tức là các hơi hôi, thúi v.v…

- 4 là cảnh vị (rasārammaṇa) tức là cay, chua, mặn, lạt v.v…

- 5 là cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa) tức là nóng, lạnh, cứng, mềm, dùn, thẳng và lay động.

- 6 là cảnh ngũ (pañcārammaṇa) tức là 5 cảnh trên nói chung lại kêu là cảnh ngũ.

- 7 là cảnh pháp (dhammārammaṇa) tức là ngoài ra cảnh ngũ, đều gọi là cảnh pháp.

- 8 là cảnh siêu lý (paramaṭṭhaarammaṇa) là tâm, sở hữu, sắc pháp và Níp-bàn.

- 9 là cảnh chế định (paññattīrammaṇa) là ngoài ra tâm, sở hữu, sắc pháp và Níp-bàn tức là chúng sanh, vũ trụ và sự vật v.v…

- 10 là cảnh dục giới (kāmārammaṇa) tức là tâm dục giới, sở hữu hợp và sắc.

- 11 là cảnh đáo đại (mahaggatārammaṇa) tức là tâm sắc giới, tâm vô sắc giới và sở hữu hợp.

- 12 là cảnh Níp-bàn (nibbānārammaṇa) tức là Níp-bàn.

- 13 là cảnh danh pháp (nāmārammaṇa) tức là tâm, sở hữu và Níp-bàn.

- 14 là cảnh sắc pháp (Rūpārammaṇa) tức là 28 sắc pháp.

- 15 là cảnh quá khứ (atītārammaṇa) tức là tâm, sở hữu và sắc đã diệt.

- 16 là cảnh hiện tại (paccupannārammaṇa) tức là tâm, sở hữu và sắc đang còn.

- 17 là cảnh vị lai (anāgatārammaṇa) tức là tâm, sở hữu và sắc sẽ sanh.

- 18 là cảnh ngoại thời (kālavimuttīrammaṇa) tức là Níp-bàn và chế định. Vì Níp-bàn không sanh, diệt. Còn chế định chẳng phải thật sanh diệt.

- 19 là cảnh nội phần (ajjhattārammaṇa) tức là tâm, sở hữu và sắc sanh theo thân, tâm ta.

- 20 là cảnh ngoại phần (Bahiddhārammaṇa) tức là Níp-bàn và tâm, sở hữu và sắc pháp sanh ngoài thân tâm ta.

- 21 là cảnh nội và ngoại phần (ajjhattabāhiddhārammaṇa) tức là cảnh nội phần và ngoại phần, nói chung lại gọi là cảnh nội và ngoại.

* Cảnh có mấy tâm biết từ trang 7 đến trang 27 theo cách đọc. Mỗi cảnh bị mấy tâm biết đã có ghi trong bản học, đọc và chấm bảng nêu. Đây chỉ nói thêm ý nghĩa.

Giải luôn sáu trang từ trang 7 đến trang 12 / tập tám

Nói về cảnh sắc, thinh, khí, vị và xúc, mỗi cảnh mỗi đôi thức như là: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân. Đôi nào theo cảnh nấy, phải nhứt định như thế. Vì nhãn thức nếu không có cảnh sắc, thì không bao giờ sanh ra. Nếu gặp cảnh sắc tốt thì về phần nhãn thức quả thiện, còn gặp sắc xấu thì về phần quả bất thiện lãnh lấy, không khi nào bắt cảnh khác.

Tám thức sau cũng như thế.

Ba tâm ý giới cũng biết đủ 5 cảnh. Nếu nói riêng thì ý giới biết không nhứt định, vì sanh một lộ với nhãn thức chỉ biết cảnh sắc theo phần nhãn thức. Sanh một lộ với nhĩ thức cũng biết cảnh thinh theo nhĩ thức v.v…

Nếu nói chung 5 cảnh gọi là cảnh ngũ (pañcārammaṇa) thì ý giới biết nhứt định, do tâm này phát sanh ra biết, còn ngoài ra cảnh ngũ không có.

Còn tâm thông (abhiññā) và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới) đối với 6 cảnh nói trước đều bất định cả, vì cũng biết cảnh pháp.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tâm biết mấy cảnh

Giải trang 13 / tập tám

Hai tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức) vì những tâm này biết cảnh ngũ, nên biết cảnh pháp bất định.

Thiền hiệp thế dù đề mục nào cũng là cảnh pháp.

Giải trang 14 / tập tám

Tâm siêu thế (lokuttaracitta) sanh ra luôn luôn chỉ bắt Níp-bàn làm cảnh.

Ba tâm thức vô biên sanh ra đặng do bắt đề mục không vô biên làm cảnh. Thức đây là tâm không vô biên, tức là nhận định cho rằng tâm không vô biên ấy rỗng rang vô cùng, vô tận không bờ mé.

Ba tâm phi tưởng phi phi tưởng xứ khi phát sanh ra chỉ bắt cảnh đề mục cho rằng tâm vô sở hữu ấy chẳng phải có chẳng phải không.

Còn 8 tâm đại quả và 17 tâm vô nhơn (trừ khán ý môn) sanh ra không bao giờ biết cảnh chế định như trong bài đọc nói: trọn quớ cảnh dục hai mươi lăm, nghĩa là 25 tâm này sanh ra hoàn toàn biết cảnh siêu lý thuộc về Dục giới.

Giải trang 15 / tập tám

Cảnh chế định trong văn lục bát nói: “Hơn hăm chế bày” là 21 tâm hoàn toàn biết cảnh chế định, không bao giờ biết cảnh siêu lý. Vì 15 tâm sắc giới biết trong vòng 26 đề mục đều là chế định cả, như: thập hoàn tịnh, thập bất mỹ, tứ vô lượng tâm, quán thân thể trược và đếm hơi thở cho đến khi biết hơi thở đụng môi hoặc mũi cũng đều chế định cả.

Ba tâm không vô biên chỉ bắt đề mục chế định hư không không cùng tột.

Ba tâm vô sở hữu cũng bắt cảnh đề mục chế định, cũng chế biến cho rằng không chi có, vì thế cho nên có phái chấp không do giả định này.

Còn 2 tâm thông, khán ý môn và 28 tâm thực dục giới hữu nhơn, cũng có khi bắt pháp siêu lý đặng, tùy trường hợp.

Giải trang 16 / tập tám

Như trước có nhắc: “Trọn quớ cảnh dục hai mươi lăm” nghĩa là 25 tâm biết cảnh dục giới nhứt định là 8 tâm đại quả và 17 tâm vô nhơn (trừ khán ý môn) vì luôn luôn biết cảnh siêu lý thuộc về Dục giới.

Còn 2 tâm thông, 28 tâm thực dục giới hữu nhơn và khán ý môn cũng biết cảnh ngoài ra pháp Dục giới hoặc siêu lý hoặc chế định.

Giải trang 17 / tập tám

Ba tâm thức vô biên bắt cảnh không ngoài Không vô biên.

Ba tâm phi tưởng phi phi tưởng cũng chỉ bắt cảnh bằng tâm vô sở hữu.

Vì thế nên 6 tâm này luôn luôn phát sanh ra đều biết cảnh đáo đại.

Còn 28 tâm thực dục giới hữu nhơn và khán ý môn nếu suy xét đến những tâm thiền mới biết cảnh đáo đại, nên thuộc về bất định.

Giải trang 18 / tập tám

Tâm siêu thế luôn luôn hưởng cảnh Níp-bàn nên thuộc về nhứt định.

Còn khán ý môn, 8 tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông, thứ nào có sanh chung với đạo, quả và hoặc bực đã đắc đạo quả rồi có khi suy xét nhớ nghĩ đến Níp-bàn, thời mấy tâm này mới biết Níp-bàn đặng, nên gọi là biết cảnh Níp-bàn bất định.

Giải trang 19 / tập tám

Sáu tâm chỉ biết cảnh đáo đại và tâm siêu thế thì không bao giờ biết cảnh sắc pháp và chế định, cho nên biết danh pháp nhứt định.

Còn 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và 3 tâm ý giới) cũng biết sắc pháp và chế định, nên đối với danh pháp là bất định.

Giải trang 20 / tập tám

Ngũ song thức và ý giới sanh ra không bao giờ biết cảnh ngoài ra sắc pháp.

Còn 43 tâm dục giới ngoài ra, khi sanh theo lộ ngũ thì biết cảnh pháp và kể chung 2 tâm thông khi suy xét đến sắc pháp cũng biết đặng, cho nên 43 tâm đều biết cảnh sắc pháp không nhứt định.

Giải trang 21 / tập tám

Cảnh quá khứ có 49 tâm biết.

Ba tâm thức vô biên và 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng bắt cảnh thiền thấp hơn kế đó, vì những thiền sở tri đã diệt rồi, nên 6 tâm này biết cảnh trái với quá khứ là không có.

Còn 43 tâm ngoài ra cũng biết cảnh hiện tại và vị lai đặng nên đối với cảnh quá khứ là bất định.

Giải trang 22 / tập tám

Ngũ song thức và ý giới chỉ sanh theo lộ ngũ và bắt cảnh ngũ thuộc về sắc pháp hiện tại. Còn 2 tâm thông và 41 tâm dục giới ngoài ra cũng biết cảnh quá khứ, vị lai cho nên cảnh vị lai có 43 tâm này đều biết không nhứt định cả (đây giải luôn trang 23).

Giải trang 23 / tập tám

Tâm chỉ biết Níp-bàn, chỉ biết chế định luôn luôn thuộc về ngoại thời, không có quá khứ, hiện tại, vị lai chi cả (vì chế định không phải thật có). Còn 2 tâm thông và 29 tâm ngoài ra biết cảnh dục giới nhứt định, vì cũng biết cảnh hữu vi đặng và Níp-bàn, chế định cũng có, cho nên đối với cảnh ngoại thời là bất định.

Giải trang 24 / tập tám

Ba tâm thức vô biên và ba tâm phi tưởng phi phi tưởng sanh cho người nào chỉ bắt tâm thiền không vô biên và tâm thiền vô sở hữu của người ấy, chớ không bao giờ bắt tâm của người khác mà đắc thiền được, vì thế nên 6 tâm này biết cảnh nội phần nhứt định.

Còn 2 tâm thông và tâm dục giới cũng biết ngoài ra thân tâm ta được, cho nên đối với cảnh nội phần không nhứt định.

Giải trang 26 / tập tám

Tâm siêu thế chỉ biết Níp-bàn là chẳng phải trong thân tâm ta, có người hiểu Níp-bàn tự tâm là quá sai.

Ba tâm không vô biên đối với đề mục hoàn tịnh (kasiṇa) hữu hình cho là không có, mà lại định cái không ấy lớn lao thinh-thoang[40] vô cùng vô tận không bờ mé, thì cái chế định như thế hẳn là ngoài phạm vi thân tâm ta và 15 tâm sắc giới không kể tâm thông cũng bắt theo đề mục chớ chẳng phải thứ nào mà có trong thân tâm ta, cho nên đều thuộc về cảnh ngoại phần nhứt định cả.

Còn tâm dục giới và tâm thông ngoài thân tâm ta cũng có thể biết đặng, cho nên đối với cảnh ngoại phần là bất định.

Giải trang 27 / tập tám

Lấy cảnh nội phần và cảnh ngoại phần kêu chung lại, chớ không có cảnh như thế. Vì lấy tâm biết cảnh cảnh nội phần cũng được và biết cảnh ngoại phần cũng được, mà kể nên chỉ có phần bất định mà thôi.

Từ trang 7 đến trang 27 là 21 cảnh. Mỗi cảnh đặng mấy tâm.

Giải trang 28 / tập tám

Trang 28 ôn lại chia 3 phần:

- 1 là tâm biết cảnh nhứt định                       có 35 hoặc 67.

- 2 là tâm biết cảnh bất định                         có 31.

- 3 là tâm biết cảnh nhứt định và bất định    có 25.

Tâm tất cả là 123 (tính luôn 2 tâm thông), phân theo 21 cảnh, chia 3 phần như sau:

* 1 là phần biết cảnh nhứt định, tức là mỗi khi sanh vẫn biết những cảnh đồng như thứ tâm ấy mà đã sanh trước, dù sau này sanh mấy lần biết cảnh không khác như là tâm sắc giới, tâm không vô biên và tâm vô sở hữu luôn luôn biết cảnh chế định.

Ba thứ tâm thức vô biên và 3 thứ tâm phi tưởng phi phi tưởng vẫn biết cảnh đáo đại v.v… dù thay đổi chi cũng không ngoài những cảnh ấy.

Còn tâm siêu thế luôn luôn biết cảnh Níp-bàn và những cảnh tính chung như là cảnh pháp, cảnh siêu lý v.v… .

* 2 là phần những tâm biết cảnh bất định, như là tâm thông, tâm thực dục giới hữu nhơn và tâm khán ý môn vì biết rất nhiều cảnh mà không có một cảnh nào nhứt định.

* 3 là phần những tâm biết cảnh nhứt định và bất định cũng có, như là ngũ song thức khi biết cảnh ngoại phần, thời không biết cảnh nội phần. Còn khi biết cảnh nội phần, thời không biết cảnh ngoại phần. Nhưng mỗi đôi thức đều biết cảnh nhứt định theo nó.

Ba tâm ý giới biết 6 cảnh nhứt định là cảnh ngũ, cảnh siêu lý, cảnh sắc pháp, cảnh dục giới, cảnh nội phần, cảnh ngoại phần và cảnh hiện tại.

Năm cảnh không nhứt định là sắc, thinh, khí, vị, xúc, nội và cảnh ngoại.

Tâm quan sát, tâm sinh tiếu và tâm đại quả biết 4 cảnh nhứt định là cảnh ngũ, cảnh dục giới, cảnh siêu lý và cảnh nội ngoại.

Tâm biết 13 cảnh nhứt định là cảnh nội, cảnh ngoại, cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh quá khứ, cảnh hiện tại, cảnh vị lai, cảnh danh pháp, cảnh sắc pháp và cảnh đáo đại.

Sở hữu bất thiện không bao giờ biết đạo, quả và Níp-bàn. Còn 20 cảnh bất định (trừ tật).

Sở hữu tật biết 1 cảnh ngoại phần nhứt định. 19 cảnh (trừ Níp-bàn) biết không nhứt định.

Ba sở hữu giới phần biết cảnh siêu lý nhứt định, còn 19 cảnh kia (trừ quá khứ) biết bất định.

Hai sở hữu vô lượng phần biết 4 cảnh nhứt định là cảnh pháp, cảnh chế định, cảnh ngoại thời và cảnh ngoại phần.

Còn 33 sở hữu ngoài ra, biết 21 cảnh đều bất định.

Giải trang 29 / tập tám

Trang này nói về mỗi thứ tâm biết đặng mấy cảnh trong 21 cảnh.

- Ba tâm vô sở hữu xứ ghi số 3, nêu 3 tâm này biết cảnh pháp, cảnh chế định và cảnh ngoại thời.

- Ba tâm không vô biên xứ và 15 tâm sắc giới, ghi số 4, nêu những tâm này biết 4 cảnh là: cảnh pháp, cảnh chế định, cảnh ngoại thời và cảnh ngoại phần.

- 3 tâm thức vô biên xứ và 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng xứ ghi số 6, nêu 6 tâm này biết 6 cảnh là: cảnh pháp, cảnh đáo đại, cảnh siêu lý, cảnh quá khứ, cảnh danh pháp và cảnh nội phần.

- Tâm siêu thế ghi số 6 nêu những tâm này biết 6 cảnh là: cảnh pháp, cảnh siêu lý, cảnh Níp-bàn, cảnh ngoại phần, cảnh ngoại thời và cảnh danh pháp.

- Ngũ song thức ghi số 7, nêu những tâm này biết 7 cảnh là: cảnh sắc, cảnh hiện tại, cảnh dục giới, cảnh siêu lý, cảnh nội phần, cảnh ngoại phần và 1 trong cảnh ngũ.

- 3 tâm ý giới ghi số 13, nêu 3 tâm này biết 13 cảnh là: cảnh ngũ, cảnh sắc pháp, cảnh dục giới, cảnh siêu lý, cảnh hiện tại hoặc cảnh nội phần, cảnh ngoại phần, cảnh nội và ngoại phần, cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc.

- 3 tâm quan sát, tâm sinh tiếu, 8 tâm đại quả ghi số 17, nêu những tâm này biết 17 cảnh là: trong 21 cảnh trừ ra 4 cảnh Níp-bàn, đáo đại, chế định và ngoại thời.

- 12 tâm bất thiện và 8 tâm thực dục giới tịnh hảo bất tương ưng biết 20 cảnh là trong 21 cảnh, trừ ra cảnh Níp-bàn luôn đạo, quả.

- Tâm khán ý môn, 8 tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng và 2 tâm thông ghi số 21, nêu những tâm này biết 21 cảnh, nhưng tùy bực khác nhau. Chỉ có 6 thứ tâm là tâm khán ý môn, 4 tâm đại hạnh tương ưng và tâm thông hạnh sanh cho bực Toàn Giác, thời biết đặng tất cả 21 cảnh, cho nên trong văn lục bát nói: “nuốt trọn đặng có 6 tâm”.

Nên thuộc nhuần những câu như sau!!!

Trọn quớ cảnh dục hai lăm,

Sáu leo đáo đại hơn hăm chế bày,

Níp-bàn có tám quyết nay,

Ăn chừa siêu thế đặng rày hai mươi,

Chỉ trừ La-hán đạo cư,

Cũng là quả tột nửa mười là năm,

Nuốt trọn đặng có sáu tâm,

Hợp đồng cảnh giới dón trong bảy phần.

Dứt phần giải theo bảng nêu tập tám

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

NGƯỜI VÀ CÕI

NGƯỜI (PUGGALA)

Trước hết nói về “Người (puggala hay puggalo)” là 12 hạng người:

- 1 là người khổ vô-nhơn (ahetuka puggala).

- 2 là người lạc vô-nhơn (sugati ahetukapuggala).

- 3 là người nhị-nhơn (davihetukapuggala).

- 4 là người tam nhân (tihetukapuggala).

- 5 là người đạo dự-lưu[41] (sotāpattimaggapuggala).

- 6 là người quả dự-lưu (sotāpattiphalapuggala).

- 7 là người đạo nhất-lai (sakadāgāmimaggapuggala).

- 8 là người quả nhất-lai (sakadāgāmiphalapuggala).

- 9 là người đạo bất-lai (anāgāmimaggapuggala).

- 10 là người quả bất-lai (anāgāmiphalapuggala).

- 11 là người đạo vô-sanh (arahattamaggapuggala).

- 12 là người quả vô-sanh (arahattaphalapuggala).

* Người khổ vô-nhơn kêu tắt, gọi là người khổ cũng không phải thiếu nghĩa, vì người khổ toàn là vô-nhơn, không có người khổ hữu-nhơn, nên khỏi để hữu-nhơn tức là tục sinh bằng tâm quan sát thọ xả quả bất thiện.

Hiện tượng như là vạn vật, bàng sanh, quỉ đói, ngạ quỉ, hay A-tu-la, quỉ dữ và địa ngục là những phần âm mất tự do, nếu nặng hiện thấy nơi trong đất phía dưới có chỗ hành phạt  .v.v… .

Bốn phần vừa nói trên đây chung lại, gọi là cõi khổ-thú. Người nương sanh nương ở theo những cõi ấy gọi là người khổ (duggatipuggala).

* Người lạc vô-nhơn tức là những người tục sinh bằng tâm quan sát thọ xả quả thiện vô nhân, nương sanh nương ở cõi nhơn loại và chư Thiên Tứ thiên vương bậc thấp mà có những tật như sau:

- 1 là sanh manh (jajchandha) tức là đui từ khi tục sinh.

- 2 là sanh lung (jajchabadhira) tức là điếc từ khi tục sinh.

- 3 là sanh vô thần kinh tỷ[42] (jajcaghānaka) tức là thiếu thần kinh tỷ.

- 4 là sanh á (jajcamūgha) tức là câm hoặc ngọng.

- 5 là sanh ngu (jajcajala) khờ dại quá vì rất thiếu trí.

- 6 là sanh điên (jajcummattaka).

- 7 là phi nam nữ (paṇḍaka).

- 8 là người lưỡng căn (tính) (ubhamobayañjanaka) là có cả nam căn và nữ căn.

- 9 là người vô nam (napumsaka).

- 10 là người sanh khẩu ngật (mamma) là cà lâm.

- 11 là phi hỷ lạc tu-la (vinipatika asurā) là chư Thiên tột thấp, nương ở trên mặt đất, hoặc nước, cây cối .v.v… .

Có những câu Pāḷi chú giải như sau:

1) Jātiyā andho = jajchando: đui từ khi tục sinh, gọi là sanh manh.

2) Jātiyā badhiro = jajcabadhiro: điếc từ khi tục sinh, gọi là sanh lung.

3) Jātiyā aghānako = jajcaghānako: người thiếu thần kinh tỷ từ khi tục sinh, gọi là sinh vô tỷ.

4) Jātiyā mūgho = jajcamūgho: người câm từ khi tục sinh, gọi là sanh á.

5) Jātiyā jalo = jajcajalo: người ngu từ khi tục sinh, gọi là sanh ngu.

6) Jātiyā ummattako = jajcummattako: điên cuồng từ khi tục sinh, gọi là sanh điên nhơn.

7) Padatisingavekallabhāvaṃ guccatīti = paṇḍako: người thiếu nam căn, nữ căn từ khi tục sinh, gọi là phi nam, nữ.

8) Ubhato pavattaṃ bayañjanaṃ yassa atthīti = ubhatobayañjanako: người có cả nam, nữ 2 căn, gọi là người lưỡng căn hay nhị căn.

9) Na paṃseti puriso viya na maddatīti = napuṃsako: những người không thể làm việc đầy đủ như nam, gọi là phi nam.

10) Người khẩu ngật (mamma) không có chú giải.

11) Vinipātikā cate asurā cāti = vinipātikā asurā: chư Thiên nào không vui, không tốt đẹp và thành a-tu-la, chư Thiên ấy gọi là vô hỷ lạc tu-la tức là a-tu-la xấu xí, khổ sở, thường ở trên đất, nước, cây, núi, rừng .v.v… .

Phi nam nữ (paṇḍaka) có 5:

- 1 là sanh bất nam (asittakapaṇḍaka) là không có nam căn từ khi sanh là tương tợ người nam mà tục sinh thiếu trạng thái nam, cũng kêu là lại đực.

- 2 là kiện bất nam (ussūyapaṇḍaka) là người đản âm hoặc người thiến.

- 3 là đố bất nam (opakkamikapaṇḍaka) là thấy người hành dâm có tâm ghen, năm căn phát hiện.

- 4 là biến bất nam (pakkhapaṇḍaka) là gặp người nữ hiện nam căn, gặp người nam hiện nữ căn.

- 5 là bán bất nam (napuṃsakapaṇḍaka) là nửa tháng có nam căn, nửa tháng không.

Bậc Vô tưởng cũng thuộc về người lạc vô nhân.

* Người nhị nhân (davihetukapuggala) là những người tục sinh bằng 4 thứ tâm đại quả bất tương ưng không có trí hợp.

* Người tam nhân (tihetukapuggala) là tục sinh bằng 13 thứ tâm quả tam nhơn. Người dục giới thì tục sinh bằng 4 tâm đại quả tương ưng.

* Người sắc giới tục sinh bằng tâm quả sắc giới.

* Người vô sắc giới tục sinh bằng tâm quả vô sắc giới.

* Người đạo là tâm đạo đang sanh còn. Bậc nào thì kể theo bậc nấy trong 4 đạo, tức là đang khi đắc đạo sơ, nhị, tam, tứ.

* Người sơ quả là từ khi tâm sơ quả phát sanh lần thứ nhứt cho đến sát-na diệt của tâm tiến bậc của lộ đắc nhị đạo.

* Người Nhị quả là khi tâm Nhị quả phát sanh lần thứ nhứt cho đến sát-na diệt của tâm tiến bậc sanh trong lộ đắc tam đạo.

* Người tam quả là từ khi tâm tam quả phát sanh lần thứ nhứt cho đến sát-na diệt của tâm tiến bậc sanh theo lộ đắc tứ đạo.

* Người tứ quả là từ khi tâm tứ quả phát sanh lần thứ nhứt cho đến sát-na diệt của tâm tử nhập Níp-bàn.

Bốn bậc Thánh quả đã có giải trong tập hai trước rồi.

CÕI (BHŪMI)

Cõi là thuộc về chỗ hay phương diện hoặc cơ quan, nương sanh nương ở, nương sống hay nương còn. Có Pāḷi chứ giải như vầy:

Bhavanti satta etthati = bhūmi: nghĩa là chỗ nương nơi đó đặng sanh ra và nương ở .v.v… chỗ ấy gọi là cõi.

Nói tóm lại, cõi có 3 hoặc 4. Còn nói rộng theo chỉnh đốn có đến 31. Theo kinh Trung Hoa có thêm 2 cõi nữa là Phước-sanh-thiên và Phước-ái-thiên. Nhưng Pāḷi kể chung vào cõi Quảng quả.

Ba cõi cũng gọi là tam giới:

- 1 là cõi Dục giới        (Kāmāvacarabhūmi).

- 2 là cõi Sắc giới         (Rūpāvacarabhūmi).

- 3 là cõi Vô sắc giới    (Arūpāvacarabhūmi).

Nương thầy Jotika giải theo phẩm năm Bộ Diệu Pháp Lý Hợp như sau:

Cõi (bhūmi), tóm lại phân có 4:

- 1 là cõi Khổ thú (Apāyabhūmi)                 có 04.

- 2 là cõi Dục lạc (Kāmasugatibhūmi)         có 07.

- 3 là cõi Sắc giới (Rūpāvacarabhūmi)         có 16.

- 4 là cõi Vô sắc giới (Arūpāvacarabhūmi)   có 04.

Cộng là 31 cõi, thứ tự như sau:

* 1 là Địa ngục hay âm ngục (Nirayo). Pāḷi chú giải Natthi ayo etthāti = Nirayo: sự an vui không có nơi đây, nên gọi là Địa ngục.

* 2 là Bàng sanh (tiracchāna). Pāḷi chú giải: Tiro añlantīti = Tiracchāna: những loại đi lưng nằm ngang, nên gọi là Bàng sanh, tức là phi cầm, tẩu thú, vi trùng .v.v… .

* 3 là Ngạ quỉ hay quỉ khổ (Peta). Pāḷi chú giải sukhasamussayato pākatthaṃ entīti = Peta: vì xa lìa tất cả sự vui, nên gọi là quỉ khổ hay Ngạ quỉ.

* 4 là A-tu-la (Āsurā). Pāḷi chú giải: Na suganti issariyakīḷādihi na dibbantīti = Āsurā: những hạng không tiến hóa sáng suốt, chẳng mấy gì tự do, cho nên gọi là A-tu-la (Trung Hoa dịch là thần quỉ dữ).

* 5 là Nhơn loại (Monussā). Pāḷi chú giải: Mano ussannaṃ etesanti = Manussā: vì có tâm mở mang và dũng cảm, nên gọi là nhơn loại.

* 6 là Tứ thiên vương (Catumāharajika). Pāḷi chú giải: Cattāro hārājāno = catumāhārajaṃ: cõi có 4 vị chư Thiên rất lớn, nên gọi là Tứ thiên vương.

* 7 là Đạo-lợi thiên (Tettimsā). Pāḷi chú giải: Tettisājanā nibbattanti etthāti = Tettimsā: cõi 33 vị sanh lên (làm vua), nên gọi là Đạo-lợi (Tam thập tam thiên) là cõi trời 33 vị vua, tục gọi là cõi Ngọc Hoàng Thượng Đế.

* 8 là Da-ma thiên (Yāmā). Pāḷi chú giải: Yāmānaṃ nivāsā = Yāmā: có sự vui sướng theo tiên, xa lìa khó khăn, nên gọi là Da-ma (Yama).

* 9 là Đẩu xuất thiên (Tusitā). Pāḷi chú giải: Tusitanaṃ nivāsā = Tusitā: nơi mà chư Thiên đều hưởng sự vui mừng tự tài sản điềm lành nên âm trại là Đẩu xuất.

* 10 là Hóa lạc thiên (Nimmānaratī). Pāḷi chú giải Nimmānaratinaṃ nivāsa = Nimmānaratī: chư Thiên thường tự hóa ra ngũ dục để hưởng, nên gọi là Hóa lạc thiên.

* 11 là Tha hóa tự tại thiên (Parinimmitavasavatti). Pāḷi chú giải: Parinimmitavasavattinaṃ nivāsā = Paranimmitavasavatti: cõi mà chư Thiên hưởng ngũ dục vẫn có vị khác hóa ra, nên gọi là Tha hóa tự tại. Cõi này có 1 vị làm chủ lớn hơn hết, gọi là Ma vương (Māra).

Mười một cõi vừa kể trên, gồm lại gọi là cõi Dục giới (Kāmāvacarabhūmi). Có Pāḷi chú giải như vầy: Kamassabhavoti = Kāmo: cõi nào là chỗ sanh phiền não dục và vật chất dục, gọi là cõi Dục tức là Dục giới (đa sanh).

* 12 là Phạm chúng thiên (Brahma parisajjā). Pāḷi chú giải: Parisati bhāvā = Parisajjā: những hạng thường dân ở tầng sơ thiền, nên gọi là Phạm chúng thiên.

* 13 là Phạm phụ thiên (Brahma purohita). Pāḷi chú giải: Pure ucce thāne ohanti tiṭṭhantīti = Purohitā: bậc có chức phận cao và phụ trách của đức Đại phạm, nên gọi là Phạm phụ thiên.

* 14 là Đại Phạm thiên (Mahābrahmā). Pāḷi chú giải: Mahanto brabhma = Mahābrahmā: ngôi Phạm thiên lớn hơn hết trong tầng sơ thiền, nên gọi là Đại Phạm thiên.

Ba bậc vừa kể đều ở tầng sơ thiền thiên.

* 15 là Thiểu quang thiên (Parittābhhā). Pāḷi chú giải: Parittā ābhā etesanti = Parittābhā: Phạm thiên có hào quang ít hơn cấp trên, nên gọi là Thiểu quang thiên.

* 16 là Vô lượng quang thiên (Appamānābhā). Pāḷi chú giải: Appamānābhāmā nibbattāti = Appamanabhā: là Phạm thiên có hào quang không đo lường đặng, nên gọi là Vô lượng quang thiên.

* 17 là Biến quang thiên (Quang-Âm thiên) (Ābhassarā). Pāḷi chú giải: Abhāsarā etesanti = Ābhassarā: hào quang phúng ra khắp cả thân mình, nên gọi là Biến quang thiên (Trung Hoa dịch là Quang-Âm thiên).

Ba bậc vừa kể ở tầng Nhị thiền thiên.

* 18 là Thiểu tịnh thiên (Parittasubhā). Pāḷi chú giải: Parittā Subhā etesanti = Parittasubhā: Phạm thiên có hào quang tốt đẹp trong ngần nhưng ít hơn bậc trên, nên gọi Thiểu tịnh thiên.

* 19 là Vô lượng tịnh thiên (Appamānasubhā). Pāḷi chú giải: Appāmānā subhā etesanti = Appamānasubhā: là Phạm thiên có hào quang tốt đẹp, trong ngần không đo lường được, nên gọi là Vô lượng tịnh thiên.

* 20 là Biến tịnh thiên (Subhakiṇhā). Pāḷi chú giải: Subhāhi ākinati = Subhakinha: là Phạm thiên có hào quang trong ngần tốt đẹp khắp cả châu thân, nên gọi là Biến tịnh thiên.

Ba bậc kể trên đều ở từng Tam thiền thiên.

* 21 là Quảng quả thiên (Vehapphalā). Pāḷi chú giải: Vipulaṃ etesanti = Vehapphalā: là Phạm thiên mà có quả phước lớn lao rất rộng, nên gọi là Quảng quả thiên.

* 22 là Vô tưởng thiên (Asaññasattā). Pāḷi chú giải: Natthi sañña etesanti= Asañña: là sở hữu tưởng không có với Phạm thiên ấy, nên gọi là Vô tưởng.

* 23 là Vô phiền thiên (Avihā). Pāḷi chú giải: Attano sampattiyā na hāyantīti = Avihā: là những Phạm thiên không có suy sụp tài sản của mình, nên gọi là Vô phiền thiên.

* 24 là Vô nhiệt thiên (Atappā). Pāḷi chú giải: Na tappantīti= Atappā: là Phạm thiên không có sự phải nóng nảy tâm, nên gọi là Vô nhiệt thiên.

* 25 là Thiện kiến thiên (Sudassā). Pāḷi chú giải: Sukhena dissantīti= Sudassā: là những Phạm thiên mà kẻ khác gặp thấy có sự an vui, nên gọi là Kiến lạc thiên (Trung Hoa dịch là thiện kiến, dịch theo Pāḷi là Thiện lạc).

* 26 là Thiện hiện thiên (Sadassī). Pāḷi chú giải: Sukhena passantīti =Sudassī: là Phạm thiên mà ngó thấy vạn vật bằng cách dễ dàng, nên gọi là Thiện hiện thiên.

* 27 là Sắc Cứu cánh thiên (Akānitthā). Pāḷi chú giải: Natthi kanittho etesanti = Akanitthā: là tài sản an vui, những phần nhỏ nhoi không có với Phạm thiên ấy, nên gọi là Sắc cứu cánh thiên.

Bảy bậc vừa kể, đều ở tầng Sắc giới tứ thiền thiên. Nhưng 5 bậc nói sau (Vô phiền thiên,Vô nhiệt thiên,Thiện kiến thiên, Thiện hiện thiên và Sắc cứu cánh thiên) đều là tam quả, cho nên kể chung lại, gọi là Ngũ Tịnh cư hay là Thánh Cư (Suddhāvāsa).

Mười sáu cõi vừa kể trên, gồm lại gọi là cõi Sắc giới (Rūpāvacarabhūmi). Có Pāḷi chú giải như vầy: Rūpassa bhavoti = Rūpaṃ: cõi nào là chỗ sanh sắc vật chất và sắc phiền não, gọi là cõi sắc, tức là cõi Sắc giới. Vì trên hơn những cõi hưởng ngũ dục là Dục giới mà chưa đến cõi Vô sắc, nên chỉ gọi là Sắc giới hay là trong 16 bậc đã kể, chỉ có một bậc hoàn toàn là Sắc (Rūpa), nên để làm tiêu chuẩn.

* 28 là Không vô biên xứ thiên (Ākāsānañcāyatana). Pāḷi chú giải: Ākāsanañcāyatanassa bhūmi = Ākāsānañcāyatana-bhūmi: là cõi làm vị trí cho tâm thiền không vô biên, nên gọi là cõi Không vô biên xứ. (chữ vị trí nghĩa là cảnh).

* 29 là Thức vô biên xứ thiên (Viññānañcāyatana). Pāḷi chú giải: Viññānañcāyatanassa bhūmi = Viññānañcāyatana-bhūmi là cõi làm vị trí cho tâm thiền thức vô biên, nên gọi là cõi Thức vô biên xứ.

* 30 là Vô sở hữu xứ thiên (Ākincaññāyatana). Pāḷi chú giải: Ākincaññāyatanassa bhūmi = Akinacaññāyatana-bhūmi: là cõi làm vị trí cho tâm thiền vô sở hữu, nên gọi là cõi Vô sở hữu.

* 31 là Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên (Nevasaññānāsaññāyatana). Pāḷi chú giải: Nevasaññā saññāyatanassa bhūmi = Nevasaññānāsaññāyatanabhūmi: là cõi làm vị trí cho tâm thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ, nên gọi là cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Bốn cõi vừa kể trên, gồm lại gọi là cõi Vô sắc giới. Có Pāḷi chú giải như vầy: Arūpassa bhavoti =Arūpaṃ: cõi nào là chỗ sanh thứ vô sắc và phiền não vô sắc, chỗ đó gọi là cõi Vô sắc (chữ "cõi" nghĩa như chữ "giới").

Bốn cõi khổ thú (Apāyabumi):

- 1 là địa ngục hay âm ngục (nirayo).

- 2 là bàng sanh (tiracchānayono).

- 3 là ngạ quỉ (pettivisayo).

- 4 là a-tu-la (asurakāyo).

Người Có Đặng Mấy Tâm

Giải trang 1 tập chín

Người khổ (duggatipuggala) nương sanh nương ở, gọi là cõi Vô lạc (apāyabhūmi) tức là địa ngục, bàng sanh, ngạ quỉ, a-tu-la (ngạ quỉ hay a-tu-la thuộc về địa ngục). Vì a-tu-la không có phần riêng biệt. Những ngạ quỉ và địa ngục hung ác đều kêu là a-tu-la về phần thấp, nên tạm gọi là địa a-tu-la tức là quỉ dữ.

Ba mươi bảy tâm đã kể trong bài đọc học có thể sanh theo cơ tánh của một người khổ nói theo hẹp, tức là địa ngục, ngạ quỉ, bàng sanh, địa a-tu-la, nói theo rộng.

Lý do

Vì người khổ tục sinh do nghiệp bất thiện tạo, cho nên đại quả không thể sanh vào cơ tánh với bậc này và chẳng phải người tam nhân, nên thiền thiện cho đến đạo quả không sanh. Cũng không phải bậc Tứ quả, nên tâm hạnh[43] thực[44] không sanh.

Còn tâm quả đáo đại để riêng mỗi người tục sinh cõi ấy.

Hoặc có nghi rằng: người Địa ngục và Ngạ quỉ, tâm đại thiện làm sao sanh đặng? Nếu có dịp may gặp trường hợp cảnh trợ, hoặc do suy nghĩ cũng sanh đặng mà rất ít lắm.

Giải trang 2 tập chín

Người lạc vô nhân (suggati ahetukapuggala) hoặc gọi là người vui vô nhân hữu tưởng, sanh cõi Người, cõi Tứ thiên vương.

Người nhị nhân (dvihetukapuggala) sanh trong 7 cõi vui Dục giới (kāmasuggatibhūmi).

Hai hạng người vừa nói trên, đặng tâm nhiều hơn người khổ 4 thứ là 4 đại quả bất tương ưng. Vì tục sinh tâm cao hơn.

Giải trang 3 tập chín

Người tam nhân (tihetukapuggala) sanh ở 7 cõi vui Dục giới, xài đặng 45 thứ tâm dục giới (trừ hạnh thực).

Nếu đắc thiền, tùy bậc tính thêm.

Giải trang 4 tập chín

Trang này nên kể luôn 10 bậc phàm Sắc giới hữu tưởng là Phạm chúng, Phạm phụ, Đại phạm, Thiểu quang, Vô lượng quang, Biến quang (Quang âm), Thiểu tịnh, Vô lượng tịnh, Biến tịnh và bậc Quảng quả. Tâm có thể sanh đặng như sau: 1 trong 5 tâm quả sắc giới, 8 tâm tham, 2 tâm si, 2 tâm nhãn thức, 2 tâm nhĩ thức, 2 tâm tiếp thâu, 3 tâm quan sát, 2 tâm khán môn, 8 tâm đại thiện.

Còn 9 tâm thiện đáo đại tùy bậc đắc thiền tính thêm.

Lý do không đặng sanh:

Vì những bậc Sắc giới và Vô sắc giới do mãnh lực pháp hỷ (pīti) và quả của những nghiệp thiền có ảnh hưởng mạnh, cho nên tâm sân không thể sanh.

Còn tỷ, thiệt, thân thức vì thiếu 3 thần kinh này là thiếu nhân tạo (upattihetu) nên không sanh.

Giải trang 5 tập chín

Người tam nhân sanh ở cõi Không vô biên xứ tục sinh tâm quả không vô biên, vì chẳng có thân sắc, nên những tâm nương vật nhứt định không sanh được ở cõi Vô sắc. Chưa đắc Đạo, quả nên còn đủ tham, si. Có lộ tâm phải có khán ý môn. Tâm đại thiện sanh đặng ở cõi hữu tâm. Còn thiền thiện vô sắc, nếu có đắc thiền nào, thì tính thêm.

(Thứ lớp ba trang sau, chỉ bớt 2 thêm 1 tức là bớt tâm thiện và quả thiền thấp, thêm tâm tục sinh cõi ấy, đây giải luôn trang 6, 7 và 8).

Giải trang 9 tập chín

Người đạo chánh thức chỉ ngay trong 3 sát-na một cái tâm đạo sanh mà thôi, nên mỗi người đạo chỉ được 1 thức một cái, mà tùy theo cõi .v.v… .

Giải trang 10 tập chín

Người sơ và nhị quả sanh ở cõi Dục giới đặng tâm chỉ khác với người tam nhân là thêm 1 cái tâm sơ hoặc nhị quả, tùy bậc thiền và bớt 5 thứ tâm là 4 tâm tham tương ưng và si hoài nghi, còn số như trong bài đọc.

Vì đắc quả nên tính thêm tâm quả sát trừ những tâm bớt không còn sanh cho bậc ấy nữa. Còn bớt là đã bị sơ, nhị đạo sát trừ tuyệt 5 thứ tâm như trong bài đọc, học.

Giải trang 11 tập chín

Người tam quả sanh ở cõi Dục giới chỉ khác với người sơ, nhị quả là bớt 2 tâm sân và đổi tâm sơ, nhị ra lấy tâm tam quả, nên ít hơn sơ, nhị quả 2 thứ tâm sân, vì đã bị tâm đạo sát trừ tuyệt.

Giải trang 12 tập chín

Ba quả hữu học (sekkhā) nương cõi Sắc giới xài đặng 45 thứ tâm là 4 tâm tham bất tương ưng, tâm si phóng dật[45], 8 tâm đại thiện, 1 trong 5 tâm quả sắc giới, 1 trong 15 tâm quả hữu học, 11 tâm vô nhân (trừ tỷ, thiệt, thân thức và sinh tiếu).

Nếu đắc thiền bậc nào thì tính thêm thiện đáo đại.

Giải trang 13 tập chín

Bậc tam quả ở cõi Tịnh cư, tục sinh bằng tâm quả ngũ thiền sắc giới. Vì bậc này đã đắc tam quả và có ngũ thiền đời trước, cho nên nhứt định sanh cõi Thánh cư. Nếu chẳng thế thì sanh về cõi sơ thiền hoặc nhị, tam.

Còn tam quả ở cõi Quảng quả, vì đắc tam quả sau khi sanh về cõi ấy, nên gọi là tam quả ở cõi Quảng quả, vì còn là người quảng quả do sự sanh trước kia.

Bậc tam quả cõi Sắc giới, nói chung chỉ khác nhau do sự tục sinh mà thôi, chớ tâm xài cũng đồng số.

Giải trang 14 tập chín

Bậc quả hữu học tục sinh tâm quả không vô biên, vì không thân nên chỉ dùng đặng những tâm có thể sanh cõi Vô sắc mà trừ những tâm để riêng phần đạo quả La-hán và 3 đạo thấp không còn sanh nữa với những bậc này.

Ba trang kế sau đây, thứ lớp chỉ bớt 2 thêm 1 như cõi Thức vô biên bớt 2 tâm thiện, quả không vô biên, thêm vào tâm quả thức vô biên, như trong văn lục bát nói:

Cõi Vô sắc giới tử luân.

Đầu thai đặng tám, thiền từng chẳng lui.

‘Thiền từng chẳng lui’ có nghĩa là người bậc cao không tục sinh bậc thấp được, là do tâm bậc thấp không thể sanh cho bậc cao.

Giải trang 18 tập chín.

Bậc tứ quả ở cõi Dục giới đã sát trừ hết bất thiện, không còn xài thiện, xài toàn tâm hành (hạnh), tâm quả Dục giới và 1 tâm tứ quả tự chứng.

Giải trang 19 tập chín

Bậc tứ quả ở cõi Sắc giới khác hơn ở cõi Dục giới là bớt: tỷ, thiệt, thân thức, luôn 8 tâm đại quả, mà thêm 1 tâm quả sắc giới và 1 tâm tứ quả có thiền.

Giải trang 20 tập chín

Bậc tứ quả ở cõi Không vô biên thì tính thêm 1 tâm tứ quả và tâm tục sinh cõi Không vô biên. Bậc này không còn xài đại thiện thì xài đại hạnh. Còn tâm khán ý môn có, thì tâm thực phải có, hay là có tâm khán ý môn mới có tâm-thực.

Tâm hạnh vô sắc, tùy theo đắc thiền mới tính thêm.

 (Ba trang sau này, bớt quả hạnh thiền thấp, thêm tâm quả tục sinh mỗi cõi đó mà thôi)

~~~~~~~~~~

Tâm Sanh đặng Mấy Người

Giải trang 24 tập chín.

Trang này ghi số, nêu tâm sanh đặng mấy người:

* Tâm sinh tiếu, tâm đại hạnh, tâm hạnh đáo đại và tâm tứ quả sanh đặng bậc tứ quả.

* Tâm tam quả sanh đặng bậc tam quả.

* Tâm nhị quả sanh đặng bậc nhị quả.

* Tâm sơ quả sanh đặng bậc sơ quả.

* Tâm tứ đạo sanh đặng bậc tứ đạo.

* Tâm tam đạo sanh đặng bậc tam đạo.

* Tâm nhị đạo sanh đặng bậc nhị đạo.

* Tâm sơ đạo sanh đặng bậc sơ đạo.

* 4 tâm tham hợp tà và tâm si hoài nghi sanh đặng 4 người phàm.

* Tâm thiện đáo đại sanh đặng 4 người là phàm tam nhân và 3 quả hữu học.

* 4 tâm đại quả tương ưng và tâm quả đáo đại sanh đặng 5 người: phàm tam nhân và 4 quả.

* 2 tâm sân sanh đặng 6 người là 4 phàm và 2 quả thấp.

* 4 tâm tham ly tà[46], tâm si phóng dật và tâm đại thiện sanh đặng 7 người là 4 phàm và 3 quả hữu học.

* 4 tâm đại quả bất tương ưng sanh đặng 7 người là 3 phàm vui và 4 quả.

* 15 tâm quả vô nhân và 2 tâm khán môn sanh đặng 8 người là 4 phàm và 4 quả.

Đây là kể theo 12 hạng người, còn kể rộng đến 214 người, là cộng người ở đặng mấy cõi.

Dứt phần giải bảng nêu tập chín.

~~~~~~~~~~

Cõi Đặng Mấy Tâm.

Tập này 28 trang. Từ trang 1 đến trang 11 nói về cõi đặng mấy tâm. Trang 12 nêu số ghi mỗi thứ tâm sanh đặng mấy cõi. Còn từ trang 13 về sau phân tâm lộ sanh cho người, cõi .v.v… .

Giải trang 1 tập mười.

Nói về 4 cõi Phi lạc (apāyabhūmi) hay cõi khổ tức là chốn nương sanh nương ở của người khổ. Người ở những cõi này đặng tâm đồng nhau (theo như cách đọc), vì tâm sinh tiếu chỉ sanh cho bậc tứ quả mà thôi.

Còn ngoài ra do người khổ tục sinh tâm quá thấp, nên không thể xài đặng tâm cao. Tạm dụ như tiền ít mua chẳng đặng đồ tốt, hoặc móc thấp chọc không được trái cao, hay là đồ nhỏ không đựng đặng vật lớn.

Giải trang 2 tâp mười.

Bảy cõi vui Dục giới rất đặng nhiều người, nên chỉ trừ tâm quả đáo đại mà thôi, vì những tâm này tục sinh thành người sắc giới và Vô sắc giới.

Giải trang 3, 4, 5, 6, 7 tập mười.

Trang 3: cõi sơ thiền sắc giới sanh đặng 97 tâm là 8 tâm tham, 2 tâm si, 40 tâm siêu thế, 18 tâm thực đáo đại, 1 tâm quả sơ thiền, 16 tâm thực dục giới tịnh hảo và 12 tâm vô nhân (trừ tỷ, thiệt, thân thức), vì cõi Sắc giới sắp lên không có: tỷ, thiệt và thân thức.

Trang 4: ba cõi nhị thiền đặng 93 thứ tâm là bớt tâm đạo sơ thiền, tâm quả sơ thiền sắc giới và tâm tứ quả sơ thiền, thêm 2 tâm quả nhị và tam thiền sắc giới, nên ít hơn trang trước 4 thứ.

Trang 5: ba cõi tam thiền sanh đặng 82 tâm là bớt: 8 tâm đạo nhị, tam thiền, 2 tâm quả nhị, tam thiền sắc giới và 2 tâm nhị, tam thiền quả La-hán. Thêm 1 tâm quả tứ thiền sắc giới nên số tâm ít hơn 3 cõi nhị thiền là 11.

Trang 6: cõi Quảng quả đặng 78 thứ tâm là bớt: đạo tứ thiền, quả vô sắc và tứ thiền tứ quả mà thêm tâm quả ngũ thiền sắc giới, nên ít hơn trang trước 4 thứ.

Trang 7: 5 cõi Tịnh cư sanh đặng 58 thứ tâm là 4 tâm tham bất tương ưng, tâm si phóng dật, 16 tâm thực dục giới tịnh hảo, 18 tâm thực đáo đại, tâm quả ngũ thiền sắc giới, 5 tâm tam quả và đạo quả La-hán ngũ thiền và 12 tâm vô nhân (trừ tỷ, thiệt, thân thức).

Thơ lục bát (đổi quả cho rõ hơn đạo):

Sơ quả, nhị quả phàm gia.

Đều không sanh đặng đến mà Thánh cư.

Lý do tâm không sanh đặng trong 15 cõi Sắc giới hữu tưởng là vì: không có tỷ, thiệt, thân thức, nên 3 đôi này không sanh.

Do mãnh lực tâm thiền, tâm thiền quả làm ý môn như cửa nghiêm nhà yên-tịnh, thời kẻ thô tháo chẳng có dịp đến. Cho nên 2 tâm sân không thể sanh cho bậc người tục sinh bằng quả tâm thiền.

Tâm hộ kiếp bằng quả thiền đối với tâm khách quan hay tâm lộ rất chặt chẽ, không chần chờ, nên chẳng nhường tâm mót thì đại quả chẳng đặng sanh. Còn 4 tâm quả vô sắc chỉ tục sinh thành người vô sắc mà thôi.

Lý do 3 cõi nhị thiền bớt số tâm còn ít hơn cõi sơ thiền là vì nếu người đắc đạo tại cõi nhị thiền là bậc đã đặng nhị thiền, cho nên nếu đắc đạo thì phải đạo nhị thiền sắp lên. Tứ quả sơ thiền chẳng phải đắc cõi khác mà tục sinh lại cõi nhị thiền.

Còn tâm quả sơ thiền không thể tục sinh làm người nhị thiền được.

Mấy trang sau bớt cũng lý này.

Giải trang 8, 9, 10, 11 tập mười.

Cõi Không vô biên xứ chẳng có thân sắc, cho nên những tâm nương vật nhứt định đều không sanh đặng ở cõi Vô sắc. Cõi này nhứt định chỉ có 1 tâm là tâm quả không vô biên. Còn 42 tâm là 8 tâm tham, 2 tâm si, khán ý môn, 8 đại thiện, 8 đại hành (hạnh), 8 tâm thực Vô sắc, 7 tâm ngũ thiền siêu thế (trừ sơ đạo) sanh cõi này và cõi khác cũng đặng.

Ba trang kế sau đổi tâm tục sinh và bớt tâm thực thiền thấp hơn.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tâm Sanh Đặng Mấy Cõi

Giải trang 12 tập mười.

Chỉ mỗi thứ tâm sanh đặng mấy cõi cũng như ôn lại 11 trang trước.

- 4 tâm quả vô sắc, mỗi tâm sanh đặng mỗi cõi Vô sắc.

- 1 tâm quả sơ thiền sắc giới sanh đặng ở 3 cõi sơ thiền.

- 2 tâm quả nhị và tam thiền sắc giới sanh đặng ở 3 cõi nhị thiền.

- 1 tâm quả tứ thiền sắc giới sanh đặng ở 3 cõi tam thiền.

- 1 tâm quả ngũ thiền sắc giới sanh đặng ở 6 cõi là cõi Quảng quả và 5 cõi Tịnh cư.

- 8 tâm siêu thế (thiền khô) và 8 tâm đại quả sanh đặng ở 7 cõi vui Dục giới.

- 4 tâm đạo và tâm tứ quả sơ thiền sanh đặng ở 10 cõi là 7 cõi vui Dục giới và 3 cõi sơ thiền.

- Tỷ, thiệt, thân thức và sân sanh đặng ở 11 cõi Dục giới.

- 8 tâm đạo và 2 tâm tứ quả nhị, tam thiền sanh đặng ở 13 cõi là 7 cõi vui Dục giới và 6 cõi sơ, nhị thiền.

- 4 tâm đạo và tứ quả tứ thiền sanh đặng ở 16 cõi là 7 cõi vui Dục giới và 9 sơ, nhị, tam thiền.

- Tâm sơ đạo ngũ thiền sanh đặng ở 17 cõi là 7 cõi vui Dục giới và 10 cõi phàm Sắc giới hữu tưởng.

- 10 tâm sơ, nhị quả và 2 tâm nhị, tam đạo ngũ thiền sanh đặng ở 21 cõi là 21 cõi phàm vui hữu tâm.

- 10 tâm thực Sắc giới và sinh tiếu sanh đặng ở 22 cõi là 7 cõi vui Dục giới và 15 cõi Sắc giới hữu tưởng.

- 2 tâm thực Không vô biên sanh đặng ở 23 cõi là 22 cõi vui ngũ uẩn và cõi Không vô biên.

- 2 tâm thực Thức vô biên sanh đặng ở 24 cõi là 22 cõi vui ngũ uẩn, cõi Không vô biên và cõi Thức vô biên.

- 2 tâm thực Vô sở hữu sanh đặng ở 25 cõi là 22 cõi vui ngũ uẩn, cõi Không vô biên, cõi Thức vô biên và Vô sở hữu.

- 4 tâm tham tương ưng và si hoài nghi sanh đặng ở 25 cõi là 25 cõi phàm hữu tâm.

- 2 tâm nhãn thức, 2 tâm nhĩ thức, 3 tâm ý giới và 3 tâm quan sát sanh đặng ở 26 cõi là 26 cõi ngũ uẩn.

- 8 tâm đại hành, 5 tâm tam quả hữu thiền, 2 tâm thực Phi tưởng phi phi tưởng và đạo quả thứ tư ngũ thiền sanh đặng ở 26 cõi là 26 cõi vui hữu tâm.

- 4 tâm tham bất tương ưng, si phóng dật, khán ý môn và 8 tâm đại thiện sanh đặng ở 30 cõi (trừ vô tưởng).

Đạo, quả không thiền (thiền khô) chỉ đắc ở Dục giới mà thôi.

LỘ TÂM (CITTAVITHĪ)

Giải trang 13 tập mười.

Từ đây về sau phân Tâm Lộ (Cittavithī) .v.v… trong sách chỉ phân làm 2 là tâm lộ và ngoại lộ. Đây phân làm 3 cho rõ hơn.

Trước nói về tâm lộ, cũng tạm gọi là tâm khách quan hay là tâm mới, là những tâm có cảnh đến mới phát sanh ra bắt cảnh mới.

Những tâm này khi sanh ra phải có trật tự, thứ lớp, trước sau, nên tạm gọi là tâm lộ, ám chỉ ngoài ra tâm tục sinh, hộ kiếp và tử, lấy có phần gom họp lại cho dễ nhớ, dễ hiểu, cho nên gọi là Lộ Hợp Đồng (Vithīsaṅgaha) đã có bổn giải riêng tiếp theo.

Trang này tập nầy, trình bày Tâm Lộ nhứt định như trong bài học là những tâm nhứt định không làm việc tục sinh, hộ kiếp và tử.

Giải trang 14 tập mười.

Chín tâm nêu trong trang này chỉ làm việc tục sinh, hộ kiếp và tử mà thôi, ngoài ra ba việc này không có làm việc chi khác cả, nên không bao giờ thành tâm khách quan (tâm lộ). Cách sanh của những tâm này nhứt định là tục sinh, hộ kiếp và tử, Pāḷi gọi là vithīvimutta hoặc dịch là siêu lộ, ly lộ, ngoại lộ và phi lộ.

Giải trang 15 tập mười.

Mười tâm kể trong bài đọc cũng có phần như 9 tâm nêu ở trang kế trước, nhưng khi làm việc quan sát và mót thì là tâm lộ.

Giải trang 16 tập mười.

Tâm sanh theo lộ ngũ môn hay là lộ ngũ môn đặng những bao nhiêu tâm như trong bài đọc, vì ngoài ra những tâm này không sanh theo lộ ngũ môn đặng.

Giải trang 17 tập mười.

Trong phần tâm dục giới đều sanh theo lộ ngũ đặng, nhưng mỗi đôi thức chỉ sanh theo mỗi lộ tùy môn. 3 tâm ý giới đều sanh theo 5 môn đặng cả.

Còn 41 tâm dục giới ngoài ra trên có nêu trong trang này cũng sanh theo lộ ý đặng.

Giải trang 18 tập mười.

Thơ lục bát có câu:

Sau thiện thọ hỷ huệ liền,

nhị tâm nối đặng hỷ thiền băm hai.

Nghĩa là nối theo 2 thứ tâm đại thiện đôi thứ nhất thì đặng 32 tâm thực kiên cố thọ hỷ. Xin dò theo những lộ kiên cố mà 1 trong 2 tâm đại thiện vừa nói đây sanh trước làm việc: chuẩn bị, cận thiền hay cận đạo, thuần dòng, bỏ bậc hay tiến bậc (nếu đắc dị thì đại thiện vô trợ, còn đắc nan thì đại thiện hữu trợ).

Những lộ kiên cố (appanavithī) như sau (xem lộ tâm).

- Lộ đắc sơ thiền thiện, lộ đắc nhị thiền thiện, lộ đắc tam thiền thiện, lộ đắc tứ thiền thiện.

- Lộ nhập sơ thiền thiện, lộ nhập nhị thiền thiện, lộ nhập tam thiền thiện, lộ nhập tứ thiền thiện.

- Lộ đắc sơ đạo sơ thiền, lộ đắc sơ đạo nhị thiền, lộ đắc sơ đạo tam thiền, lộ đắc sơ đạo tứ thiền.

- Lộ đắc nhị đạo sơ thiền, lộ đắc nhị đạo nhị thiền, lộ đắc nhị đạo tam thiền, lộ đắc nhị đạo tứ thiền.

- Lộ đắc tam đạo sơ thiền, lộ đắc tam đạo nhị thiền, lộ đắc tam đạo tam thiền, lộ đắc tam đạo tứ thiền.

- Lộ đắc tứ đạo sơ thiền, lộ đắc tứ đạo nhị thiền, lộ đắc tứ đạo tam thiền, lộ đắc tứ đạo tứ thiền.

- Lộ nhập sơ quả sơ thiền, lộ nhập sơ quả nhị thiền, lộ nhập sơ quả tam thiền, lộ nhập sơ quả tứ thiền.

- Lộ nhập nhị quả sơ thiền, lộ nhập nhị quả nhị thiền, lộ nhập nhị quả tam thiền, lộ nhập nhị quả tứ thiền.

- Lộ nhập tam quả sơ thiền, lộ nhập tam quả nhị thiền, lộ nhập tam quả tam thiền, lộ nhập tam quả tứ thiền.

Giải trang 19 tập mười.

Thơ lục bát có câu:

Sau đôi thiện xả trí giai,

Thập nhị định xả Thánh thay với phàm.

Nghĩa là những lộ kiên cố như sau, có 1 trong 2 thứ tâm đại thiện đôi thứ ba sanh trước làm việc chuẩn bị, cận thiền .v.v… .

- Lộ đắc ngũ thiền thiện sắc giới, lộ đắc thiền không vô biên xứ thiện, lộ đắc thiền thức vô biên xứ thiện, lộ đắc thiền vô sở hữu xứ thiện, lộ đắc thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ thiện.

- Lộ nhập thiền không vô biên xứ thiện, lộ nhập thiền thức vô biên xứ thiện, lộ nhập thiền vô sở hữu xứ thiện, lộ nhập thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ thiện.

- Lộ đắc sơ đạo ngũ thiền, lộ đắc nhị đạo ngũ thiền, lộ đắc tam đạo ngũ thiền, lộ đắc tứ đạo ngũ thiền.

- Lộ nhập sơ quả ngũ thiền, lộ nhập nhị quả ngũ thiền, lộ nhập tam quả ngũ thiền.

Giải trang 20 tập mười.

Thơ lục bát có câu:

Sau hai hạnh huệ vui hàm,

tám tâm thiền hạnh hỷ làm nối sanh.

Nghĩa là 1 trong 2 thứ tâm đại hạnh đôi thứ nhứt sanh trước làm việc chuẩn bị hay thuận dòng .v.v… theo những lộ kiên cố như sau, có 8 tâm thiền thọ hỷ của bậc tứ quả.

- Lộ đắc sơ thiền hạnh sắc giới, lộ đắc nhị thiền hạnh sắc giới, lộ đắc tam thiền hạnh sắc giới, lộ đắc tứ thiền hạnh sắc giới.

- Lộ nhập sơ thiền hạnh sắc giới, lộ nhập nhị thiền hạnh sắc giới, lộ nhập tam thiền hạnh sắc giới, lộ nhập tứ thiền hạnh sắc giới.

- Lộ nhập tứ quả sơ thiền, lộ nhập tứ quả nhị thiền, lộ nhập tứ quả tam thiền, lộ nhập tứ quả tứ thiền.

Giải trang 21 tập mười.

Thơ lục bát có câu:

Sau hai tâm hạnh xả lanh,

Sau tâm La-hán thiền thanh hiện bày.

Nghĩa là có 6 tâm thiền nối sau: 1 trong 2 tâm đại hạnh đôi thứ ba, theo những lộ kiên cố như sau:

- Lộ đắc ngũ thiền hạnh sắc giới, lộ đắc thiền không vô biên xứ hạnh, lộ đắc thiền thức vô biên xứ hạnh, lộ đắc thiền vô sở hữu xứ hạnh, lộ đắc thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ hạnh.

- Lộ nhập ngũ thiền hạnh sắc giới, lộ nhập thiền không vô biên xứ hạnh, lộ nhập thiền thức vô biên xứ hạnh, lộ nhập thiền vô sở hữu xứ hạnh, lộ nhập thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ hạnh, lộ nhập tứ quả ngũ thiền.

Giải trang 22 tập mười

Thơ lục bát có câu:

Lộ tâm La-hán đặng cần,

Bốn mươi lẻ bốn…

Nghĩa là Lộ tâm của bậc La-hán sanh đặng 44 hoặc 48 thứ tâm mà thôi. Ngoài ra đã bị sát trừ hay không cần dùng, cũng đặng sanh đến bậc nầy.

Giải trang 23 và 24 tập mười

Thơ lục bát có câu:

… sau phần trung cơ,

Thời đặng năm chục đủ cơ.

Nghĩa là sơ, nhị và tam quả nói chung thì số tâm lộ đặng 50, hoặc nói theo rộng kể thêm. Nhưng đây phân riêng tam quả để trang 23, chỉ khác có 2 tâm sân.

Giải trang 25 tập mười

Thơ lục bát có câu:

Lộ phần ngũ thập lẻ chư bốn chừ…

Nghĩa là tâm lộ của hạng phàm phu nói chung cả 54 là trừ tâm sinh tiếu, tâm hạnh thực và tâm quả không tục sinh về cõi ấy, nếu không đắc thiền nào thì bớt.

Giải trang 26 tập mười

Thơ lục bát có câu:

Lộ tâm dục giới tám mươi.

Nghĩa là nói chung cõi Dục giới kể cả tổng quát, nên tính lộ nhứt định và tâm lộ bất định, chỉ trừ 9 tâm siêu lộ nhứt định.

Giải trang 27 tập mười

Thơ lục bát có câu:

Lộ tâm sắc giới sáu mười bốn hơn.

Nghĩa là lộ tâm cõi Sắc giới hữu tưởng sanh đặng 64 thứ tâm, hoặc rộng kể thêm 32 tâm nữa. Sân không sanh do định mạnh hay hỷ mạnh. Tỷ, thiệt, thân thức không sanh do thiếu thần kinh. Đại quả không sanh do không mót.

Giải trang 28 tập mười

Thơ lục bát có câu:

Cõi Vô sắc giới gọn trơn,

Bốn mươi hai lẻ theo đơn vô hình.

Nghĩa là cõi Vô sắc giới không có sắc thân, nên lộ tâm chỉ có 42 thứ tâm mà thôi.

(Nên so sánh 11 trang trước và 3 trang sau, chỉ khác là không kể tâm tục sinh và nói chung).

Dứt phần giải bảng nêu tập mười.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

LỘ TÂM

PHẦN TỔNG QUÁT

Lộ tâm là trật tự thứ lớp tâm phát sanh theo cách trước sau do đối với cảnh, môn .v.v…

Nói về chánh tạng trong Bộ Đại Xứ (Patthāna).

Kể theo Diệu Pháp Lý Hợp (Abhidhammatthasaṅgaha) thuộc về "Phẩm Tư".

Vì dễ học, nên sắp thành bản đồ 455 lộ chưa tính lộ tử có hộ kiếp khách.

Cần phải đọc bản đồ như sau:

Lộ tâm có 455 lộ chia thành 4 phần lớn:

- 1 là lộ Ngũ môn (pañcadvāra).

- 2 là lộ Ý môn (manodvāra).

- 3 là lộ Kiên cố (appana).

- 4 là lộ Nhập Níp-bàn đặc biệt.

Lộ Ngũ Môn

Lộ ngũ môn là trật tự tâm nương thành 5 thần kinh sanh ra do 5 cảnh đến chiếu vào 5 môn, thì những tâm bắt cảnh ấy thuộc về tâm khách quan, gọi là tâm lộ ngũ có 54 thứ, tức là 54 thứ tâm dục giới, cũng có khi cảnh đến mà rất không mạnh, tâm lộ không bắt được thì tâm phi lộ cũng rộn ràng (rúng động) đối với cảnh ấy, nên cũng gọi là lộ tâm.

Lộ này sanh đặng 8 người là 4 phàm và 4 Thánh quả. Nhãn, nhĩ 26 cõi ngũ uẩn. Tỷ, thiệt, thân 11 cõi.

Ngũ môn

 1 là Nhãn môn tức là thần kinh nhãn.

- 2 là Nhĩ môn tức là thần kinh nhĩ.

- 3 là Tỷ môn tức là thần kinh tỷ.

- 4 là Thiệt môn tức là thần kinh thiệt.

- 5 là Thân môn tức là thần kinh thân.

* Tâm nương nhãn môn có 46 là 12 tâm bất thiện, 2 tâm nhãn thức, 2 tâm tiếp thâu, 3 tâm quan sát, 3 tâm hạnh vô nhân, 8 đại thiện, 8 đại quả, 8 đại hạnh.

Lộ nhãn môn sanh đặng 8 người là 4 phàm và 4 Thánh quả. 26 cõi ngũ uẩn.

Nói gọn bằng cách khác là 2 tâm nhãn thức, 3 tâm ý giới và 41 tâm ý thức giới dục giới hay là nói gọn hơn: 24 tâm dục giới tịnh hảo và 22 tâm vô tịnh hảo (trừ nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức).

* Tâm nương nhĩ môn có 46 là 12 tâm bất thiện, 2 tâm nhĩ thức, 2 tâm tiếp thâu, 3 tâm quan sát, 3 tâm hạnh vô nhân và 24 tâm dục giới tịnh hảo.

Lộ nhĩ môn sanh cho người cõi đồng nhãn môn.

* Tâm nương tỷ môn có 46 như trên, chỉ đổi 2 tâm nhĩ thức thêm vào 2 tâm tỷ thức là đủ số (2 môn sau cũng đổi như thế)

Lộ tỷ môn sanh cho người đồng cõi nhãn môn và nhĩ môn. Cõi ít hơn 15 là bớt sắc giới.

* Tâm nương thiệt môn có 46 và tâm nương thân môn cũng 46.

Lộ thiệt môn và thân môn sanh cho người và cõi đồng tỷ môn.

Lộ tâm nếu gồm chia làm 2 thì 3 phần sau chung lại, gọi là lộ ý môn. Nhưng theo đây chia làm 4 thì phải nhường lộ kiên cố một phần và lộ nhập Níp-bàn 1 phần, vì khỏi bị sáp nhập cũng nên thêm, gọi là lộ ý môn thông thường.

Lộ Ý Môn

Ý môn là tâm hộ kiếp, vì những tâm nhờ tâm hộ kiếp làm dịp cho cảnh chiếu vào ý môn thì tâm khách quan hay tâm rúng động phát sanh, nên gọi là lộ ý môn.

Lộ này sanh đặng 8 người là 4 phàm và 4 Thánh quả và 30 cõi hữu tâm.

Tâm lộ hay tâm khách quan nương ý môn thông thường có 41 thứ là 12 tâm bất thiện, 3 tâm quan sát, 1 tâm khán ý môn, 1 tâm sinh tiếu và 24 tâm dục giới tịnh hảo.

Lộ Kiên Cố

Lộ kiên cố là lộ tâm đắc thiền, nhập thiền, hiện thông, đắc đạo quả và nhập thiền quả.

Lộ tâm kiên cố có 69 là 1 tâm khán ý môn, 8 tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng, 18 tâm thực đáo quảng (hay đáo đại), 2 tâm thông và tâm xuất thế hay siêu thế.

Lộ này sanh đặng 9 người là 4 đạo, 4 quả và tam nhơn, 26 cõi vui hữu tâm.

Lộ Nhập Níp-bàn Đặc Biệt

Lộ nhập Níp-bàn đặc biệt là những trật tự tâm phát sanh trong các bậc tứ quả có thiền sắp tịch diệt nhập Níp-bàn.

Tâm lộ sanh với lộ này có 16 tâm là 1 tâm khán ý môn, 4 tâm đại tố hay đại hạnh tương ưng, 9 tâm hạnh đáo quảng và 2 tâm thông.

Lộ này sanh đặng ở 26 cõi vui hữu tâm và 1 người tứ quả.

~~~~~~~~~~

Đây nói về phần trung, có 23 (tính chiêm bao)

Lộ Ngũ Môn - có 5 phần trung:

- 1 là lộ ngũ môn cảnh rất lớn (atimahntārammana).

- 2 là lộ ngũ môn cảnh lớn (mahantārammana).

- 3 là lộ ngũ môn cảnh nhỏ (parittārāmana).

- 4 là lộ ngũ môn cảnh rất nhỏ (atiparittārāmana).

- 5 là lộ tử ngũ môn (maraṇa).

* Cảnh rất lớn hay cảnh rất dài, tức là cảnh dư, vì cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc có lắm khi quá gần, quá lớn, quá mạnh như là đồ rõ rệt để trước mắt, tiếng lớn hoặc gần tai, hơi vào mũi mạnh, vị nhiều đến lưỡi, đụng đến thân quá mạnh.

Lộ ngũ môn cảnh rất lớn sanh đặng 54 thứ tâm dục giới.

Lộ này sanh đặng 8 người là 4 phàm, 4 Thánh quả, 11 cõi Dục giới và 15 cõi Sắc giới hữu tâm.

* Cảnh lớn là cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc đến vào trung bình, không dư mà cũng không thiếu, như là cảnh sắc vừa thấy, vừa nghe .v.v…

Lộ ngũ môn cảnh lớn sanh đặng 46 thứ tâm là 46 thứ tâm dục giới, trừ 8 tâm đại quả.

Lộ này sanh đặng 8 người là 4 phàm và 4 Thánh quả, 26 cõi ngũ uẩn.

* Cảnh nhỏ tức là cảnh thiếu thấy, nghe… không rõ, như là vật qua rất lẹ, tiếng nói hoặc xa, hơi dài yếu ớt, vị chẳng nhận nhiều và đụng vào thân hơi nhẹ.

Lộ ngũ môn cảnh nhỏ sanh đặng 17 thứ tâm là 15 tâm quả vô nhân và 2 tâm khán môn.

Lộ này sanh đặng 8 người là 4 phàm và 4 Thánh, 26 cõi ngũ uẩn.

* Cảnh rất nhỏ là cảnh quá thiếu như là cảnh sắc thoáng qua rất lẹ, không mấy gì thấy, tiếng rất nhỏ hoặc rất xa nghe không được, hơi rất ít vào mũi chẳng đặng hay vị vào chưa kịp nếm và đụng chẳng có hay.

Lộ ngũ môn cảnh rất nhỏ không có tâm lộ sanh.

Lộ này sanh đặng 8 người là 4 phàm và 4 Thánh, 26 cõi ngũ uẩn.

* Lộ tử ngũ môn là vừa nghe, thấy… liền chết chẳng kịp suy nghĩ chi. Cho nên hết lộ ngũ môn là tâm tử chớ không có lộ nào khác nữa (trừ ra sau khi tục sinh).

Lộ tử ngũ môn có 45 thứ tâm là 45 tâm dục giới (trừ 9 tâm hạnh thực dục giới)

Lộ này sanh đặng 7 người là 4 phàm và 3 Thánh quả 26 cõi ngũ uẩn.

~~~~~~~~~~

Lộ Ý Môn thông thường - có 6 phần trung và phần chiêm bao

- 1 là lộ ý môn cảnh rất rõ (ativibhūtārammana).

- 2 là lộ ý cảnh rõ (vibhūtūrammana).

- 3 là lộ ý môn cảnh không rõ (avibhūtārammana).

- 4 là lộ ý môn cảnh rất không rõ (ati-avibhūtārammana).

- 5 là lộ tử ý môn (maraṇa).

- 6 là lộ nhập Níp-bàn ý môn (parinibbana).

* Lộ ý môn cảnh rất rõ là thứ lớp của tâm lộ sanh khi cảnh chiếu vào ý môn rất mạnh thành cảnh quá dư, cho nên gọi là rất rõ.

Lộ này sanh đặng 8 người là 4 phàm, 4 Thánh quả, 30 cõi hữu tâm.

* Cảnh rõ là cảnh vừa, không dư thiếu.

Lộ này sanh đặng 8 người là 4 phàm, 4 Thánh quả và 30 cõi hữu tâm.

* Cảnh không rõ là cảnh thiếu hụt, không đủ sức đưa cho tâm thực biết làm cảnh, nên tâm thực chẳng sanh.

Lộ này sanh đặng 8 người là 4 phàm, 4 Thánh và 30 cõi hữu tâm.

* Cảnh rất không rõ vì quá thiếu nên chẳng có tâm lộ, chỉ làm cho chút phần nao núng, tâm hộ kiếp phải rúng động đó thôi.

Lộ này sanh đặng 8 người là 4 phàm 4 thánh, 30 cõi hữu tâm.

* Lộ tử ý môn là thứ lớp những tâm sanh khi sắp chết, hết sự thấy, nghe, ngửi, nếm… chỉ còn phần tâm nhớ tưởng rồi kế chết.

Lộ này sanh đặng 7 người là 4 phàm, 3 Thánh quả hữu học, 30 cõi hữu tâm.

* Lộ nhập Níp-bàn ý môn là thứ lớp tâm sanh khi các bậc tứ quả không đắc thiền sắp nhập Níp-bàn chẳng khác như người chết mà không còn đầu thai nữa.

Lộ này sanh đặng 1 người tứ quả, 26 cõi vui hữu tâm.

Còn 12 lộ tâm chiêm bao, sau phần từ lộ sẽ chỉ.

~~~~~~~~~~

Lộ Kiên Cố - có 7 phần trung:

- 1 là lộ kiên cố đắc thiền.

- 2 là lộ kiên cố đắc sơ đạo.

- 3 là lộ kiên cố đắc 3 đạo sau.

- 4 là lộ kiên cố đắc nhập thiền.

- 5 là lộ kiên cố hiện thông.

- 6 là lộ kiên cố nhập thiền quả.

- 7 là lộ kiên cố nhập thiền diệt.

* Lộ kiên cố đắc thiền là trật tự của tâm sanh ra khi đắc thiền. Lộ này tâm sanh đặng 27 thứ là 1 tâm khán ý môn, 8 tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng và 18 tâm thực đáo quảng.

Lộ này sanh đặng 5 người là 4 Thánh quả và 1 tam nhơn, 26 cõi vui hữu tâm.

* Lộ kiên cố đắc sơ đạo là tâm sanh thứ lớp theo khi đắc đạo quả ban đầu trước hơn hết. Lộ này sanh đặng 7 hoặc 15 thứ tâm là 1 tâm khán ý môn, 4 tâm đại thiện tương ưng, 1 hoặc 5 tâm sơ đạo và 1 hoặc 5 tâm sơ quả.

Lộ này sanh đặng 3 người là người tam nhơn, sơ đạo, sơ quả, 17 cõi phàm vui ngũ uẩn.

* Lộ kiên cố đắc ba đạo sau là thứ lớp những tâm sanh khi đắc nhị, tam, tứ đạo. Vì không để chung đắc với sơ đạo là kế trước những tâm đạo nầy, gọi là tiến bậc. Còn kế trước sơ đạo, gọi là bỏ bậc nên không thể sắp chung nhau.

Lộ này sanh đặng 7 người là 3 đạo cao và 4 Thánh quả, 26 cõi vui hữu tâm.

Lộ này sanh đặng 15 hoặc 39 thứ tâm là 1 tâm khán ý môn, 8 tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng, 3 hoặc 15 tâm nhi, tam, tứ đạo và hoặc 15 tâm tứ quả.

Lộ này sanh đặng 7 người là 3 đạo cao, 4 Thánh quả, 26 cõi vui hữu tâm.

* Lộ kiên cố nhập thiền như lộ đắc thiền, chỉ khác tâm thiền nhiều hơn khi đắc và đổi tên tâm đó thôi (sau sẽ giải).

Lộ này sanh đặng 5 người là 4 Thánh quả và 1 tam nhơn, 26 cõi vui hữu tâm.

* Lộ kiên cố hiện thông là khi hiện những phép thông như là lục thông hoặc là bát minh (xin xem trong Kinh).

Lộ này sanh đặng 7 thứ tâm là 1 tâm khán ý môn, 4 tâm thực dục giới tịnh hảo thọ xả tương ưng và 2 tâm thông.

Sanh đặng 5 người là 4 quả và tam nhơn.

Sanh đặng ở 22 cõi vui ngũ uẩn.

* Lộ kiên cố nhập thiền quả là các bậc đắc tâm quả xuất thế mà có thiền và đặng thuần thục, nên khi nguyện tâm quả ấy phát sanh tùy theo bậc thiền quả đã đắc, khác hơn khi đắc đạo quả là tâm quả có thiền phát sanh rất nhiều và những tâm nối trước đều gọi thuận dòng hay thuận thứ (trừ khán ý môn).

Lộ này tâm sanh đặng 29 thứ là 1 tâm khán ý môn, 8 tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng và 20 tâm quả xuất thế hay siêu thế. Sanh đặng 4 người Thánh quả và 26 cõi vui hữu tâm.

* Lộ kiên cố nhập thiền diệt (nirodha) là bậc tam, tứ quả đặng ngũ thiền rất đậm đạp mà muốn vắng lặng tột bậc hơn các cách nhập thiền. Trước khi sắp nhập thiền diệt phải nguyện 3 cách:

- 1 là nguyện cho tất cả đồ vật của ta dù ở đâu đều không bị nạn hư hại.

- 2 là nguyện khi chư tăng cần dùng đến ta, xin cho đặng xả liền.

- 3 là nguyện cho biết rõ số nghiệp ta còn sống quá 7 ngày chăng, nếu tam quả xét thấy sắp chết trong 7 ngày thì nên gấp hành cho đến tứ quả. Còn bậc tứ quả đặng biết sẽ nhập Níp-bàn trước 7 ngày thì nên nguyện xuất trước khi nhập Níp-bàn đặng di giáo cho đệ tử.

Như thế xong rồi nhập, xuất từ từ sơ thiền đến Vô sở hữu xứ, xả ra nguyện nhập thiền tột cho tâm chẳng sanh theo thời gian đã định.

Lộ này sanh đặng 8 thứ tâm là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện, 2 tâm đại hạnh thọ xả tương ưng, tâm tứ quả hoặc tam quả và 2 tâm thực Phi tưởng phi phi tưởng.

Sanh đặng 2 người tứ quả và tam quả. 22 cõi vui ngũ uẩn.

~~~~~~~~~~

Lộ Nhập Níp-bàn Đặc Biệt - có 4 phần trung:

- 1 là lộ nhập Níp-bàn liên thiền.

- 2 là lộ nhập Níp-bàn liên thông.

- 3 là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi thiền.

- 4 là lộ nhập Níp-bàn đắc đạo tột mạng.

* Lộ nhập Níp-bàn liên thiền là các bậc tứ quả đắc thiền nên khi gần nhập Níp-bàn, nhập thiền rồi mới nhập Níp-bàn luôn. Lộ này sanh đặng 14 thứ tâm là 1 tâm khán ý môn, 4 tâm đại hạnh tương ưng và 9 tâm hạnh đáo quảng.

Người một bậc La-hán. 26 cõi vui hữu tâm.

* Lộ nhập Níp-bàn liên thông là khi tứ quả hiện thông rồi liền nhập Níp-bàn.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ xả tương ưng và tâm thông hạnh, cũng 1 người, 22 cõi vui ngũ uẩn.

* Lộ nhập Níp-bàn phản khán chi thiền là khi bậc tứ quả gần nhập Níp-bàn, vào thiền rồi xuất ra phản khán tự chi thiền liền kế nhập Níp-bàn.

Lộ phản khán này như lộ ý môn, vì bắt chi thiền làm cảnh và lộ kế sau vừa dứt nhập Níp-bàn.

Lộ này sanh đặng 5 thứ tâm là 1 khán ý môn và 4 tâm đại hạnh tương ưng, chỉ một người La-hán, đặng 26 cõi vui hữu tâm.

* Lộ nhập Níp-bàn đắc đạo tột mạng nghĩa là bậc đắc đạo chót khi gần chết, nên gọi vô minh dứt liền diệt, tức là sau khi lộ tâm đắc tứ đạo-quả có lộ ý phản khán phiền não đã trừ và đạo quả Níp-bàn, kế sau có lộ tâm chót dứt rồi nhập Níp-bàn.

Lộ phản khán này sanh đặng 5 thứ tâm là 1 tâm khán ý môn, 4 thứ tâm đại hạnh tương ưng, cũng 1 người mà chỉ có 7 cõi vui Dục giới.

~~~~~~~~~~

Tóm tắt phần tổng quát lộ tâm

Lộ tâm có 455 lộ, chia làm 4 phần lớn:

1/ Phần lớn Lộ ngũ: 120 lộ có 5 phần trung:

- Phần trung cảnh rất lớn:                  15 lộ.

- Phần trung cảnh lớn:                       20 lộ.

- Phần trung cảnh nhỏ:                      30 lộ.

- Phần trung cảnh rất nhỏ:                 35 lộ.

- Phần trung tử ngũ môn:                  20 lộ.

2/ Phần lớn Lộ ý: 49 lộ có 6 phần trung:

- Phần trung cảnh rất rõ:                    22 lộ.

- Phần trung cảnh rõ:                         16 lộ.

- Phần trung cảnh không rõ:              02 lộ.

- Phần trung cảnh rất không rõ:         01 lộ.

- Phần trung tử ý môn:                       04 lộ.

- Phần trung nhập Níp-bàn ý môn:    04 lộ.

- Phần trung chiêm bao:                    12 lộ.

3/ Phần lớn Lộ kiên cố: 164 lộ có 7 phần trung:

- Phần trung đắc thiền:                       36 lộ.

- Phần trung đắc sơ đạo:                    10 lộ.

- Phần trung đắc 3 đạo sau:               30 lộ.

- Phần trung nhập thiền:                    40 lộ.

- Phần trung hiện thông:                    04 lộ.

- Phần trung nhập thiền quả:             40 lộ.

- Phần trung nhập thiền diệt:             04 lộ.

4/ Phần lớn Lộ nhập Níp-bàn đặc biệt: 110 lộ có 4 phần trung:

- Phần trung nhập Níp-bàn liên thiền:                      36 lộ.

- Phần trung nhập Níp-bàn liên thông:                    04 lộ.

- Phần trung nhập Níp-bàn phản khán chi thiền:     48 lộ.

- Phần trung nhập Níp-bàn đắc đạo tột mạng:        22 lộ.

Dứt phần tổng quát lộ tâm.

~~~~~~~~~~

PHẦN CHI TIẾT LỘ NGŨ

Nói riêng về lộ ngũ có 24 phần nhỏ, đều chia theo 5 môn.

Về phần nhỏ (xem bản lộ tâm từ số 1 đến 83 và nhớ chữ tắt cho đủ).

* Phần số 1, gọi là lộ ngũ môn cảnh rất lớn chót mót, có 1 hộ kiếp vừa qua (xin xem tên trong 17 vòng tròn) như vầy: trước hết chưa thành lộ là tâm hộ kiếp luôn luôn, đến khi cảnh vào, bắt đầu từ tâm hộ kiếp vừa qua, hộ hiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán môn, ngũ song thức, tiếp thâu, quan sát, phân đoán, thực 7 cái và mót 2 cái, về sau ngoại lộ hộ kiếp luôn.

Còn nói 17 cái: 1 là tâm hộ kiếp vừa qua, 2 là tâm hộ kiếp rúng động, 3 là hộ kiếp dứt dòng, 4 là khán môn, 5 là ngũ song thức, 6 là tiếp thâu, 7 là quan sát, 8 là phân đoán, 9 là thực thứ nhất, 10 là thực thứ nhì, 11 là thực thứ ba, 12 là thực thứ tư, 13 là thực thứ năm, 14 là thực thứ sáu, 15 là thực thứ bảy, 16 là tâm mót thứ nhất, 17 là tâm mót thứ nhì. Ngoài ra chẳng phải lộ, chỉ là tâm hộ kiếp luôn luôn.

54 thứ là 54 thứ tâm lộ. Khán môn sanh 1 thứ là tâm khán ngũ môn, ngũ song thức có 10 thứ nói chung. Tiếp thâu sanh 2 thứ, quan sát 3 thứ, phân đoán có 1 thứ là khán ý môn, chặng thực có thể sanh 29 thứ tâm thực dục giới, chặng mót có thể sanh 11 thứ, nhưng trừ 3 tâm quan sát còn tính 8 tâm đại quả, cộng cả thảy là 54 tức 54 tâm dục giới.

7 chặng: 1 là chặng khán môn, 2 là chặng ngũ song thức, 3 là chặng tiếp thâu, 4 là chặng quan sát, 5 là chặng phân đoán, 6 là chặng thực, 7 là chặng mót.

8 người là 4 phàm, 4 Thánh quả.

11 cõi Dục giới là Địa ngục, Ngạ quỉ, Bàng sanh, vị A-tu-la, nhơn loại, Tứ thiên vương, Đạo lợi, Dạ-ma, Đấu xuất, Hóa lạc và Tha hóa tự tại (vì có tâm mót, nên không sanh ngoài cõi Dục giới).

Phần nhỏ số 1 này phân đặng 5 lộ:

- 1 là lộ nhãn môn cảnh rất lớn chót-mót có hộ kiếp vừa qua như vầy: hộ kiếp… , hộ kiếp vừa qua, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán môn, nhãn thức, tiếp thâu, quan sát, phân đoán, thực 7 cái và mót 2 cái, về sau hộ kiếp luôn rất nhiều cho đến lộ khác sắp phát sanh.

Lộ này sanh 7 chặng, 17 cái, 8 người, 11 cõi như đã nói. Còn thứ chỉ có 46 thứ là 46 tâm dục giới (trừ nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức).

- 2 là lộ nhĩ môn cảnh rất lớn chót-mót có hộ kiếp vừa qua như vầy: hộ kiếp… , hộ kiếp vừa qua, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán môn, nhĩ thức, tiếp thâu, quan sát, phân đoán, thực 7 cái và mót 2 cái. Về sau hộ kiếp luôn rất nhiều cho đến lộ khác sắp phát sanh.

Lộ này sanh 7 chặng, 17 cái, 8 người, 11 cõi như đã nói. Còn thứ chỉ có 46 thứ là 46 tâm dục giới (trừ nhãn, tỷ, thiệt, thân thức).

- 3 là lộ tỷ môn cảnh rất lớn chót-mót có hộ kiếp vừa qua như vầy: hộ kiếp… , hộ kiếp vừa qua, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán môn, tỷ thức, tiếp thâu, quan sát, phân đoán, thực 7 cái và mót 2 cái. Về sau hộ kiếp luôn rất nhiều cho đến lộ khác sắp phát sanh.

Lộ này sanh 7 chặng, 17 cái, 8 người, 11 cõi như đã nói. Còn thứ chỉ có 46 thứ là 46 tâm dục giới (trừ nhãn, nhĩ, thiệt, thân thức).

- 4 là lộ thiệt môn cảnh rất lớn chót-mót có hộ kiếp vừa qua như vầy: hộ kiếp… , hộ kiếp vừa qua, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán môn, thiệt thức, tiếp thâu, quan sát, phân đoán, thực 7 cái và mót 2 cái. Về sau hộ kiếp luôn rất nhiều cho đến lộ khác sắp phát sanh.

Lộ này sanh 7 chặng, 17 cái, 8 người, 11 cõi như đã nói. Còn thứ chỉ có 46 thứ là 46 tâm dục giới (trừ nhãn, nhĩ, tỷ, thân thức).

- 5 là lộ thân môn cảnh rất lớn chót-mót có hộ kiếp vừa qua như vầy: hộ kiếp… , hộ kiếp vừa qua, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán môn, thân thức, tiếp thâu, quan sát, phân đoán, thực 7 cái và mót 2 cái. Về sau hộ kiếp luôn rất nhiều cho đến lộ khác sắp phát sanh.

Lộ này sanh 7 chặng, 17 cái, 8 người, 11 cõi như đã nói. Còn thứ chỉ có 46 thứ là 46 tâm dục giới (trừ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt thức).

* Phần nhỏ thứ 2 là lộ ngũ môn cảnh rất lớn chót-thực, có 1 hộ kiếp vừa qua như vậy: hộ kiếp… , hộ kiếp vừa qua, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán môn, ngũ song thức, tiếp thâu, quan sát, phân đoán, thực 7 cái, hộ kiếp luôn rất nhiều cho đến lộ khác sắp phát sanh

15 cái kể từ hộ kiếp vừa qua đến thực thứ 7.

46 thứ là 46 thứ tâm dục giới (trừ 8 đại quả) vì không có mót.

6 chặng kể từ khán môn, ngũ song thức, tiếp thâu, quan sát, phân đoán và chặng thực cũng đủ 6.

8 người như trước.

26 cõi ngũ uẩn vì không có tâm mót.

Phần này chia làm 5 lộ:

- 1 là lộ nhãn môn cảnh rất lớn chót-thực, có 1 hộ kiếp vừa qua như vầy: hộ kiếp… , hộ kiếp vừa qua, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán môn, nhãn thức, tiếp thâu, quan sát, phân đoán, thực 7 cái, hộ kiếp luôn rất nhiều cho đến lộ khác sắp phát sanh.

Lộ này sanh đặng 15 cái, 6 chặng, 8 người và 26 cõi như trước.

Còn thứ đặng 38 là 12 tâm bất thiện, 16 tâm thực dục giới tịnh hảo và 10 tâm vô nhân (trừ nhĩ, tỷ, thiệt và thân thức).

- 2 là lộ nhĩ môn cảnh rất lớn chót-thực, có 1 hộ kiếp vừa qua như vầy: hộ kiếp… , hộ kiếp vừa qua, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán môn, nhĩ thức, tiếp thâu, quan sát, phân đoán, thực 7 cái, hộ kiếp luôn rất nhiều cho đến lộ khác sắp phát sanh.

Lộ này sanh đặng 15 cái, 6 chặng, 8 người, 26 cõi như trước.

Còn thứ đặng 38 là 12 tâm bất thiện, 16 tâm thực dục giới tịnh hảo và 10 tâm vô nhân (trừ nhãn, tỷ, thiệt và thân thức).

- 3 là lộ tỷ môn cảnh rất lớn chót-thực, có 1 hộ kiếp vừa qua như vầy: hộ kiếp… , hộ kiếp vừa qua, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán môn, tỷ thức, tiếp thâu, quan sát, phân đoán, thực 7 cái, hộ kiếp luôn rất nhiều cho đến lộ khác sắp phát sanh.

Lộ này sanh đặng 15 cái, 6 chặng, 8 người và 11 cõi như trước.

Còn thứ đặng 38 là 12 tâm bất thiện, 16 tâm thực dục giới tịnh hảo và 10 tâm vô nhân (trừ nhãn, nhĩ, thiệt và thân thức).

- 4 là lộ thiệt môn cảnh rất lớn chót-thực, có 1 hộ kiếp vừa qua như vầy: hộ kiếp… , hộ kiếp vừa qua, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán môn, thiệt thức, tiếp thâu, quan sát, phân đoán, thực 7 cái, hộ kiếp luôn rất nhiều cho đến lộ khác sắp phát sanh.

Lộ này sanh đặng 15 cái, 6 chặng, 8 người và 11 cõi như trước.

Còn thứ đặng 38 là 12 tâm bất thiện, 16 tâm thực dục giới tịnh hảo và 10 tâm vô nhân (trừ nhãn, nhĩ, tỷ và thân thức).

- 5 là lộ thân môn cảnh rất lớn chót-thực, có 1 hộ kiếp vừa qua như vầy: hộ kiếp… , hộ kiếp vừa qua, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán môn, thân thức, tiếp thâu, quan sát, phân đoán, thực 7 cái, hộ kiếp luôn rất nhiều cho đến lộ khác sắp phát sanh.

Lộ này sanh đặng 15 cái, 6 chặng, 8 người và 11 cõi như trước.

Còn thứ đặng 38 là 12 tâm bất thiện, 16 tâm thực dục giới tịnh hảo và 10 tâm vô nhân (trừ nhãn, nhĩ, tỷ và thiệt thức).

* Phần nhỏ số 3 là lộ ngũ môn cảnh rất lớn có hộ kiếp khách, 1 hộ kiếp vừa qua như vầy: hộ kiếp… , hộ kiếp vừa qua, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán môn, 5 thức quả thiện, tiếp thâu, quan sát, phân đoán, thực 7 cái, hộ kiếp khách, hộ kiếp luôn như cũ…

Lộ này sanh đặng 15 cái tâm, 6 chặng (không tính hộ kiếp khách), 4 người là 2 phàm hữu nhân và sơ, nhị quả, 7 cõi vui Dục giới. Tâm 11 thứ là 1 khán ngũ môn, 5 tâm thức quả thiện, 1 tâm tiếp thâu quả thiện, 1 tâm quan sát thọ hỷ, 1 tâm khán ý môn và 2 tâm sân.

Còn hộ kiếp khách là 6 tâm mót thọ xả, đủ tứ nhân sanh hộ kiếp khách:

- 1 là người dục giới

- 2 là tục sinh tâm thọ hỷ

- 3 là gặp cảnh rất tốt

- 4 thực bằng tâm sân.

Vì thế tâm mót thọ hỷ sanh ra để mót cảnh rất tốt không sanh đặng, bởi chẳng nối tâm thực sanh. Còn tâm tục sinh thọ hỷ cũng không nối với tâm sân nên mới có hộ kiếp khách xen vào để can thiệp giữa chặng sân và hỷ.

Phần nhỏ này cũng phân 5 lộ:

- 1 là lộ nhãn môn cảnh rất lớn có hộ kiếp khách vừa qua như vầy: hộ kiếp… , hộ kiếp vừa qua, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán môn, nhãn thức, tiếp thâu quả thiện, quan sát thọ hỷ, phân đoán, 7 cái thực, hộ kiếp khách, hộ kiếp luôn… .

Lộ này sanh đặng 15 cái tâm, 6 chặng (không tính hộ kiếp khách), 4 người là 2 phàm hữu nhân và sơ nhị quả, 7 cõi vui Dục giới. 11 thứ tâm là 1 tâm khán ngũ môn, tâm nhãn thức, tiếp thâu quả thiện, quan sát thọ hỷ và 2 tâm sân.

- 4 lộ sau chỉ đổi nhãn thức lấy: nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức.

* Phần nhỏ số 4 lộ ngũ môn cảnh lớn chót-thực, có 2 hộ kiếp vừa qua như vầy: hộ kiếp… , hộ kiếp vừa qua 2 cái, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán môn, ngũ song thức, tiếp thâu, quan sát, phân đoán, thực 7 cái, hộ kiếp luôn như cũ.

Phần nhỏ này tâm sanh đặng 16 cái, từ hộ kiếp vừa qua thứ nhất đến tâm thực thứ 7.

Có 6 chặng, 8 người, 26 cõi ngũ uẩn và 46 thứ tâm dục giới (trừ đại quả).

Phần nhỏ này có 5 lộ là nhãn, nhĩ có 26 cõi; tỷ, thiệt, thân môn 11 cõi.

* Phần nhỏ số 5 như phần nhỏ số 3 chỉ khác cảnh lớn nên nhiều hơn 1 hộ kiếp vừa qua đó thôi.

* Phần nhỏ số 6 cũng như phần số 4, chỉ khác nhiều hơn 1 cái hộ kiếp vừa qua.

* Phần nhỏ số 7 cũng như phần số 3, chỉ khác cảnh rất lớn và lớn nhiều hơn 2 hộ kiếp vừa qua.

* Phần trung lộ ngũ môn cảnh nhỏ có 6 phần nhỏ từ số 8 đến 13 đều là chót 3 phân đoán, hộ kiếp vừa qua từ 4 đến 9 cái.

Sanh đặng 8 người, nhãn nhĩ 26 cõi ; tỷ, thiệt, thân 11 cõi. Từ hộ kiếp vừa qua đến phân đoán thứ nhất đến phân đoán chót là 13 đến 17 cái.

6 phần nhỏ nhân 5 thành 30 lộ đều có 8 thứ thay đổi thức tùy môn.

* Phần trung lộ tâm ngũ môn cảnh rất nhỏ có 7 phần nhỏ từ số 14 đến 20 đều không có lộ tâm, chỉ có rúng động gọi chót không. 7 nhân 5 thành 35 lộ.

* Lộ ngũ môn phần trung chót là lộ tử ngũ môn có 4 phần nhỏ từ số 21 đến 24 đều có 1 hộ kiếp vừa qua, 2 phần chót mót, 2 phần chót thực, trước tử có hộ kiếp và không, mới là 4 nhân theo 5 môn thành 20.

Những lộ này sanh cho 7 người. Có mót hay tỷ, thiệt, thân chỉ sanh Dục giới. Không mót và lộ nhãn, nhĩ sanh đặng ở 22 cõi phàm ngũ uẩn.

Cái chặng như phần nhỏ số 1

Thứ tâm tùy theo hạng người tính số.

Dứt phần lộ ngũ đủ 120.

~~~~~~~~~~

Cảnh vào ý môn phát sanh lộ ý :

- 1 là do mãnh lực 6 cảnh đã từng gặp cho nên mới hiện đặng vào tâm (ý môn).

- 2 là do 6 cảnh đang hiện có giống với 6 cảnh ta từng gặp.

- 3 là do mãnh lực đã học hoặc nghe hay đang khi học, đọc, nghe.

- 4 là do 6 cảnh đang hiện vào có giống với những cảnh ta đã từng học, đọc, nghe.

- 5 là do mãnh lực tin theo lời nói của kẻ khác.

- 6 là do mãnh lực ta vừa lòng.

- 7 la do mãnh lực sự nhớ tưởng, nhơn quả của sự nói.

- 8 là do mãnh lực suy xét các cảnh bằng trí tuệ và phân đoán theo Tôn giáo của ta.

- 9 là do mãnh lực của các nghiệp nhơn như cảnh nghiệp, cảnh điềm nghiệp, cảnh điềm sanh phát hiện khi gần chết.

- 10 là do mãnh lực của thần thông của người khác làm cho ta thấy biết.

- 11 là do mãnh lực của 1 trong 32 thể trược bị hư hao biến đổi (bọt, đàm, nước vàng, máu...) làm cho phát sanh sự hiểu biết lạ thường, hoặc có người ngủ mê khuya lạnh chiêm bao nhiều thứ.

- 12 là do mãnh lực của chư Thiên chuyển tâm.

- 13 là do mãnh lực của sự hiểu biết pháp tứ Thánh đế bằng huệ văn, huệ tư và tu đúng với huệ đạo và huệ quả.

- 14 là do của sự hiểu thấu tứ Thánh đế bằng cách nương theo huệ đạo và huệ quả như là sự phản khán của đức Chánh Biến Tri, ngài thuyết như vầy: "này các thầy Tỳ-khưu, mắt đã mở, trí đã sanh, huệ đã phát thì hiểu biết sáng suốt phát sanh đến Như-lai, nhận thức mà trước kia Như-lai chưa từng biết như là khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế.

14 nguyên nhân này thuộc phần Lộ ý.

~~~~~~~~~~

PHẦN CHI TIẾT LỘ Ý

Lộ ý môn nói về phần nhỏ có 33 từ phần 25 đến 57.

* Phần nhỏ số 25 là lộ ý môn cảnh rất rõ chót-mót không, có hộ kiếp vừa qua, thứ lớp như vầy: hộ kiếp… , hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, mót 2 cái rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Vì không bắt cảnh 18 sắc rõ hiện tại nên chẳng có hộ kiếp vừa qua.

Lộ này sanh có 10 cái tâm, kể từ khán môn đến mót thứ 2.

Nói theo chặng có 3 là chặng khán môn, chặng thực và chặng mót.

41 thứ tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới)

Cho nên bổn chánh văn lục bát có nói :

Về phần lộ ý vắn thang

Đường ba khoản chặng tâm sang có mười

Thứ thời bốn chục một dư.

Lộ này sanh 8 người (trừ đạo) và 11 cõi Dục giới.

Tính lộ chiêm bao thành 2 (xin xem chỗ giải lộ chiêm bao trong bản đồ) sau khỏi nhắc.

* Phần nhỏ số 26 lộ tâm ý môn cảnh rất rõ chót-mót, có 1 hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… , hộ kiếp vừa qua, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, mót 2 cái rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này cũng như trước chỉ khác thêm 1 hộ kiếp vừa qua vì có bắt cảnh sắc rõ hiện tại

* Phần nhỏ số 27, 28, 29 và 30 cũng thế chỉ tăng thêm từ 1 đến 5 hộ kiếp vừa qua.

Sáu lộ nói trước chỉ về phần cảnh rất rõ, còn từ số 31 đến số 46 đều đi đôi với cảnh rất rõ và rõ, 16 phần nhỏ này kể 32 lộ ý.

* Phần nhỏ số 31 lộ ý môn cảnh rất rõ và lộ ý môn cảnh rõ và đồng nhau chót-thực không có hộ kiếp vừa qua như vầy: hộ kiếp… , hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh 8 cái, 2 chặng vì không có mót, tâm 30 thứ là 12 tâm bất thiện, khán ý môn, sinh tiếu và 16 tâm thực dục giới tịnh hảo, 8 người (trừ đạo) và 30 cõi hữu tâm (hữu tâm này xin đổi là hữu tưởng trong bản đồ).

* Phần nhỏ số 39 lộ ý môn cảnh rất rõ và lộ ý môn cảnh rõ đồng chót-thực, có hộ kiếp khách, không có hộ kiếp vừa qua như vầy: hộ kiếp… , hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái xen hộ kiếp khách rồi hộ kiếp luôn như cũ.

2 lộ này sanh đặng 8 cái (không kể hộ kiếp khách), 2 chặng, 3 thứ là khán ý môn và 2 tâm sân, 4 người là 2 phàm hữu nhơn và sơ, nhị quả, 7 cõi vui Dục giới.

* Phần nhỏ số 40 chỉ thêm 1 hộ kiếp vừa qua.

Từ đây về sau chỉ thêm 1 cho đến số 46 là đủ 7 hộ kiếp vừa qua, ngoài ra như trên không khác.

Dứt phần cảnh rất rõ 22 và phần cảnh rõ 16 lộ.

~~~~~~~~~~

* Phần nhỏ số 47 lộ ý môn cảnh không rõ chót có 3 cái khán môn như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán môn 3 cái.

Lộ này chỉ tính 3 cái khán môn, 1 thứ là tâm khán ý môn, 1 chặng, 8 người và 30 cõi hữu tâm.

* Phần nhỏ số 48 chỉ khác có 2 cái khán môn mà thôi.

* Phần nhỏ số 49 cảnh rất không rõ chót không như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, 2 cái hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này 8 người, 30 cõi, cái, chặng, thứ đều không có.

* Phần nhỏ số 50 lộ tử ý môn chót-mót có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… , hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, mót 2 cái, hộ kiếp - tử liên tục sinh, kế có 14 cái tâm hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, mót 2 cái hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ tử này sanh đặng 8 cái, 3 chặng, 32 thứ là bất thiện, khán ý môn, 8 đại thiện và 11 tâm mót, 7 người (trừ đạo và tứ quả) và 11 cõi Dục giới.

Sẽ kể tiếp luôn lộ tâm sau khi tục sinh (đầu thai) đều là tâm thực bằng tâm tham, lộ này 3 chặng, 10 cái, 20 thứ, 1 tâm khán ý môn, 8 tâm tham và 11 tâm mót, 6 người (trừ đạo và 2 quả cao). 11 cõi Dục giới vì có mót. Nếu không có mót thì sanh đặng cảnh Sắc giới và Vô sắc giới tính thêm người tam quả.

* Phần nhỏ số 51 lộ tử ý môn chót-mót không xen hộ kiếp, chỉ khác với số 50 là không xen tâm hộ kiếp kế tử.

* Phần nhỏ số 52 lộ tử ý môn chót-thực, có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, xen hộ kiếp tử, tục sinh…

Lộ này sanh đặng 6 cái vì không mót, 2 chặng, 21 thứ là 12 tâm bất thiện khán ý môn và 8 đại thiện, 7 người (trừ 4 đạo và tứ quả), 30 cõi hữu tâm.

* Phần nhỏ số 53 chỉ khác lộ trên không có xen hộ kiếp, thực rồi liền tử.

* Phần nhỏ số 54 lộ nhập Níp-bàn ý môn chót-mót có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, mót 2 cái xen hộ kiếp rồi tử không còn tục sinh, gọi là nhập Níp-bàn viên tịch.

Lộ này chỉ 1 người tứ quả, 7 cõi vui Dục giới, 3 chặng, 8 cái, 21 thứ là 1 tâm khán ý môn, 9 tâm hạnh thực dục giới và 11 tâm mót.

* Phần nhỏ số 55 như trên chỉ khác không xen hộ kiếp liền tử nhập Níp-bàn.

* Phần nhỏ số 56 lộ nhập Níp-bàn ý môn chót-thực, có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái xen hộ kiếp mới tử không còn sanh nữa, gọi là nhập Níp-bàn viên tịch.

Lộ này chỉ 1 người tứ quả, 26 cõi vui hữu tâm, 2 chặng, 6 cái, 10 thứ tâm là 1 tâm khán ý môn và 9 tâm hạnh thực dục giới .

Dứt phần lộ ý kể chung là 49 và 12 lộ chiêm bao.

~~~~~~~~~~

Giải về Lộ Ý nối Lộ Nhãn môn

(tiếp theo lộ ý)

Có 6 giai đoạn:

  • 1 là lộ nhãn môn.
  • 2 là lộ nối góp cảnh vừa qua.
  • 3 là lộ nối sắp cảnh để lại.
  • 4 là lộ nối biết hình thức.
  • 5 là lộ nối biết thân tiêu biểu.
  • 6 là lộ nối biết nghĩa lý.

- Sơ khởi nói về lộ nhãn môn; thứ 2 là lộ nối góp cảnh vừa qua. Hai lộ này nối nhau rất nhiều lần do cảnh vật lớn hay nhỏ cho đến thấy đủ trong phần vừa nhận định vừa dứt.

- Kế lộ thứ 3 sắp cảnh sắc do lộ gom góp để lại, sanh nhiều lần sắp cho rồi.

- Lộ thứ tư nối biết hình thức, nhận định hình thức như thế nào, hoặc vuông, tròn… .

- Lộ nối thứ 5 nhận rõ hơn như là bàn tay đương ngoắt, vừa biết rằng tay ngoắt.

- Đến lộ thứ 6, nối biết nghĩa lý là xét định rõ rệt cách ngoắt ấy kêu ta đi lại hay là ra dấu ý nghĩa gì khác hơn mà ta đặng hiểu cùng nhau.

Nếu có "mót" thì từ 1 đến 3.

Từ 4 về sau không sanh tâm "mót".

Dẫn chứng 1 trường hợp như là có 1 người đứng cách xa ta nói không nghe phải dùng bàn tay ngoắt kêu ta lại, thì ta vừa ngó thấy là nhãn thức và lộ nối góp đi đôi rất nhiều lần. Khi ngó giáp bàn tay thì lộ nối góp đủ phận sự của lộ thấy, góp.

Kế đó lộ sắp cảnh để lại phát sanh ra sắp thành bàn tay đến lộ thứ 4 nhận biết hình thức bàn tay. Đến lộ thứ 5 biết bàn tay ngoắt. Đến lộ thứ 6 về sau nhận rõ sự ngoắt đó có ý nghĩa gì, như kêu gọi ta hay ra dấu khác để tỏ ý cùng nhau.

Giải về Lộ Ý nối Lộ Nhĩ môn.

Có 7 giai đọan:

  • 1 là lộ nhĩ môn.
  • 2 là lộ nối góp cảnh vừa qua.
  • 3 là lộ sắp tiếng để lại (2 tiếng sắp lên) (nếu 1 tiếng thì không có lộ này).
  • 4 là lộ nhận định thinh danh.
  • 5 là lộ trạng theo lời nói.
  • 6 là lộ nhận định tiêu biểu.
  • 7 là lộ nhận xét rõ rệt các ý lý. 

- Thứ lớp của cách sinh ra nối nhau của lộ nhĩ môn. Mỗi lộ nhĩ môn bắt cảnh thinh nối ra sanh theo tùy nhiều ít theo cảnh vừa qua lộ sắp tiếng để lại sắp nhiều tiếng hay ít (nếu 1 tiếng thì không có lộ này, từ 2 tiếng sắp lên thì lộ này phát sanh).

- Lộ nhận định thinh danh phân biệt tiếng người hoặc tiếng vật.

- Lộ thứ 5 trạng theo lời nói cũng như vẽ bản đồ của lời nói ấy.

- Lộ thứ 6 nhận định khẩu tiêu biểu biết lời nói đó là lời chi.

- Từ lộ thứ 7 về sau nhận xét và tìm hiểu lời nói ấy theo sự hiểu biết của mỗi người theo rộng hay hẹp.

Dẫn chứng trường hợp như ta đang nghe người kêu gọi tên ta, lộ nhĩ nghe, thì lộ thứ 2 gom góp tiếng nhiều lần cho đến hết tiếng tên kêu. Lộ thứ 3 sanh nhiều lần sắp tiếng để lại tùy theo câu nói dài, vắn. Lộ thứ tư mới phân biệt người kêu…. Lộ thứ 5 trạng theo lời nói như vẽ bản đồ theo lời nói. Lộ thứ 6 nhận định miệng người đó nói như thế nào tượng trưng vừa hiểu kêu ta. Lộ thứ 7 xét rộng ra ý nghĩa người kêu ta để làm gì.

Từ đây về sau càng xét càng rõ nhiều khía cạnh lợi hại… .. lộ tỷ, thiệt, thân môn cũng 7 giai đoạn.

Nhắc lại 12 lộ chiêm bao:

- 1 là lộ ý môn cảnh rất rõ chót-mót, không hộ kiếp vừa qua (phần nhỏ số 25).

- 2 là lộ ý môn cảnh rất rõ chót-mót, một hộ kiếp vừa qua (phần nhỏ số 26).

- 3 là lộ ý môn cảnh rất rõ có chót-thực, không hộ kiếp vừa qua (phần nhỏ số 31).

- 4 là lộ ý môn cảnh rõ chót-thực không, hộ kiếp vừa qua (phần nhỏ số 31).

- 5 là lộ ý môn cảnh rất rõ chót-thực, có 1 hộ kiếp vừa qua (phần nhỏ số 32).

- 6 là lộ ý môn cảnh rõ chót-thực, có 1 hộ kiếp vừa qua (phần nhỏ số 32).

- 7 là lộ ý môn cảnh rất rõ chót-thực, có hộ kiếp khách, không hộ kiếp vừa qua (phần nhỏ số 39).

- 8 là lộ ý môn cảnh rõ chót-thực, có hộ kiếp khách không hộ kiếp vừa qua (phần nhỏ số 39).

- 9 là lộ ý môn cảnh rất rõ chót-thực, có hộ kiếp khách, 1 hộ kiếp vừa qua (phần nhỏ số 40).

- 10 lộ ý môn cảnh rõ chót-thực, có hộ kiếp khách, 1 hộ kiếp vừa qua (phần nhỏ số 40).

- 11 là lộ ý môn cảnh không rõ, chót 3 khán môn, (phần nhỏ số 47).

- 12 là lộ ý môn cảnh rất không rõ, chót không, 2 rúng động (phần nhỏ số 49).

 (nối tỷ, thiệt, thân môn thứ lớp cũng như nối nhãn môn).

~~~~~~~~~~

PHẦN CHI TIẾT LỘ KIÊN CỐ

* Phần nhỏ số 58 lộ kiên cố đắc thiền của người huệ yếu tính theo 18 bậc thiền, thành 18 lộ như sau:

- 1 là lộ đắc sơ thiền thiện của người huệ yếu.

- 2 là lộ đắc nhị thiền thiện của người huệ yếu.

- 3 là lộ đắc tam thiền thiện của người huệ yếu.

- 4 là lộ đắc tứ thiền thiện của người huệ yếu.

- 5 là lộ đắc ngũ thiền thiện của người huệ yếu.

- 6 là lộ đắc thiền không vô biên xứ thiện của người huệ yếu.

- 7 là lộ đắc thiền thức vô biên xứ thiện của người huệ yếu.

- 8 là lộ đắc thiền vô sở hữu xứ thiện của người huệ yếu.

- 9 là lộ đắc thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ thiện của người huệ yếu.

- 10 là lộ đắc sơ thiền hạnh của người huệ yếu.

- 11 là lộ đắc nhị thiền hạnh của người huệ yếu.

- 12 là lộ đắc tam thiền hạnh của người huệ yếu.

- 13 là lộ đắc tứ thiền hạnh của người huệ yếu.

- 14 là lộ đắc ngũ thiền hạnh của người huệ yếu.

- 15 là lộ đắc thiền không vô biên xứ hạnh của người huệ yếu.

- 16 là lộ đắc thiền thức vô biên xứ hạnh của người huệ yếu.

- 17 là lộ đắc thiền vô sở hữu xứ hạnh của người huệ yếu.

- 18 là lộ đắc thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ hạnh của người huệ yếu.

1. Lộ đắc sơ thiền thiện của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm sơ thiền thiện sanh 1 cái rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm sơ thiền thiện.

Sanh đặng ở 17 cõi là 7 cõi vui Dục giới và 10 cõi Sắc giới hữu tâm.

2. Lộ đắc nhị thiền thiện của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm nhị thiền thiện sanh 1 cái rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm nhị thiền thiện.

Sanh đặng ở 17 cõi là 7 cõi vui Dục giới và 10 cõi Sắc giới hữu tâm

3. Lộ đắc tam thiền thiện của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm tam thiền thiện sanh 1 cái rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm tam thiền thiện.

Cõi như nhị thiền.

4. Lộ đắc tứ thiền thiện của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm tứ thiền thiện sanh 1 cái rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm tứ thiền thiện.

Sanh đặng ở 17 cõi là 7 cõi vui Dục giới và 10 cõi Sắc giới hữu tâm.

5. Lộ đắc ngũ thiền thiện của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm ngũ thiền thiện sanh 1 cái rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng và 1 tâm ngũ thiền thiện.

Sanh đặng ở 17 cõi phàm vui ngũ uẩn.

6. Lộ đắc thiền không vô biên xứ thiện của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm thiền không vô biên xứ thiện sanh 1 cái rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng và 1 tâm thiền không vô biên xứ thiện.

Sanh đặng ở 23 cõi là 22 cõi vui ngũ uẩn và 1 cõi Không vô biên xứ.

7. Lộ đắc thiền thức vô biên xứ thiện của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm thiền thức vô biên xứ thiện sanh 1 cái rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng và 1 tâm thiền thức vô biên xứ thiện.

Sanh đặng ở 24 cõi là 22 cõi vui ngũ uẩn, 1 cõi Không vô biên và cõi Thức vô biên.

8. Lộ đắc thiền vô sở hữu xứ thiện của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm thiền vô sở hữu xứ thiện sanh 1 cái rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng và 1 tâm thiền vô sở hữu xứ thiện.

Sanh đặng ở 25 cõi là 22 cõi vui ngũ uẩn, 1 cõi Không vô biên, cõi Thức vô biên và cõi Vô sở hữu.

9. Lộ đắc thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ thiện của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ thiện sanh 1 cái rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng và 1 tâm thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ thiện.

Sanh đặng ở 26 cõi vui hữu tâm và 4 người là phàm tam nhân và 3 quả hữu học.

10. Lộ đắc sơ thiền hạnh của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm sơ thiền hạnh sanh 1 cái rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ hỷ tương ưng và 1 tâm sơ thiền hạnh.

Sanh đặng ở 17 cõi là 17 cõi phàm vui ngũ uẩn.

11. Lộ đắc nhị thiền hạnh của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm nhị thiền hạnh sanh 1 cái rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ hỷ tương ưng và 1 tâm nhị thiền hạnh.

Sanh đặng ở 17 cõi là 17 cõi phàm vui ngũ uẩn.

12. Lộ đắc tam thiền hạnh của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm tam thiền hạnh sanh 1 cái rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ hỷ tương ưng và 1 tâm tam thiền hạnh.

Số cõi như nhị thiền.

13. Lộ đắc tứ thiền hạnh của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm tứ thiền hạnh sanh 1 cái rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ hỷ tương ưng và 1 tâm tứ thiền hạnh.

Sanh đặng ở 17 cõi là 17 cõi phàm vui ngũ uẩn.

14. Lộ đắc ngũ thiền hạnh của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm ngũ thiền hạnh sanh 1 cái rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ xả tương ưng và 1 tâm ngũ thiền hạnh.

Sanh đặng ở 17 cõi là 17 cõi phàm vui ngũ uẩn.

15. Lộ đắc thiền không vô biên xứ hạnh của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm thiền không vô biên xứ hạnh sanh 1 cái rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ xả tương ưng và 1 tâm thiền không vô biên xứ hạnh.

Sanh đặng ở 23 cõi là 22 cõi vui ngũ uẩn và 1 cõi Không vô biên xứ.

16. Lộ đắc thiền thức vô biên xứ hạnh của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm thiền thức vô biên xứ hạnh sanh 1 cái rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ xả tương ưng và 1 tâm thiền thức vô biên xứ hạnh.

Sanh đặng ở 24 cõi là 22 cõi vui ngũ uẩn, 1 cõi Không vô biên và 1 cõi Thức vô biên.

17. Lộ đắc thiền vô sở hữu xứ hạnh của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm thiền vô sở hữu xứ hạnh sanh 1 cái rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ xả tương ưng và 1 tâm thiền vô sở hữu xứ hạnh.

Sanh đặng ở 25 cõi là 22 cõi vui ngũ uẩn, 1 cõi Không vô biên.., 1 cõi Thức vô biên và 1 cõi Vô sở hữu xứ.

18. Lộ đắc thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ hạnh của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ hạnh sanh 1 cái rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ xả tương ưng và 1 tâm thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ hạnh.

Sanh đặng ở 26 cõi hữu tâm.

Thiền hạnh chỉ sanh cho người tứ quả.

Nói theo cái, 18 lộ đắc thiền của người huệ yếu đều sanh đặng 6 cái, 1 là khán ý môn, 2 là chuẩn bị, 3 là cái cận thiền, 4 là cái thuận theo, 5 là cái bỏ bậc, 6 là cái tâm thiền.

* Phần nhỏ số 59: Còn 18 lộ đắc thiền của người huệ mạnh chỉ khác với người huệ yếu là bớt cái chuẩn bị, còn lại 5 cái (xin thêm 1 quả trong bản đồ số 61).

* Phần nhỏ số 60: lộ đắc sơ đạo của người huệ yếu có 5 lộ: 1, 2, 3, 4 và 5.

- 1 là lộ đắc sơ đạo sơ thiền của người huệ yếu.

- 2 là lộ đắc sơ đạo nhị thiền của người huệ yếu.

- 3 là lộ đắc sơ đạo tam thiền của người huệ yếu.

- 4 là lộ đắc sơ đạo tứ thiền của người huệ yếu.

- 5 là lộ đắc sơ đạo ngũ thiền của người huệ yếu.

1. Lộ đắc sơ đạo sơ thiền của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận đạo, thuận theo, bỏ bậc, tâm sơ đạo sơ thiền sanh 1 cái, tâm sơ quả sơ thiền sanh 2 cái, rồi hộ kiếp luôn.

Lộ này sanh đặng 5 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng, 1 tâm tâm sơ đạo sơ thiền và 1 tâm sơ quả sơ thiền.

Sanh đặng ở 10 cõi là 7 cõi vui Dục giới và 3 cõi sơ thiền.

2. Lộ đắc sơ đạo nhị thiền của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận đạo, thuận theo, bỏ bậc, tâm sơ đạo nhị thiền sanh 1 cái, tâm sơ quả nhị thiền sanh 2 cái, rồi hộ kiếp luôn.

Lộ này sanh đặng 5 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng, 1 tâm tâm sơ đạo nhị thiền và 1 tâm sơ quả nhị thiền.

Sanh đặng ở 13 cõi là 7 cõi vui Dục giới, 3 cõi sơ thiền và 3 cõi nhị thiền.

3. Lộ đắc sơ đạo tam thiền của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận đạo, thuận theo, bỏ bậc, tâm sơ đạo tam thiền sanh 1 cái, tâm sơ quả tam thiền sanh 2 cái, rồi hộ kiếp luôn.

Lộ sanh đặng 5 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng, 1 tâm sơ đạo tam thiền và 1 tâm sơ quả tam thiền.

Cõi đồng như nhị thiền.

4. Lộ đắc sơ đạo tứ thiền của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận đạo, thuận theo, bỏ bậc, tâm sơ đạo tứ thiền sanh 1 cái, tâm sơ quả tứ thiền sanh 2 cái, rồi hộ kiếp luôn.

Lộ này sanh đặng 5 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng, 1 tâm sơ đạo tứ thiền và 1 tâm sơ quả tứ thiền.

Sanh đặng ở 16 cõi là 7 cõi vui Dục giới, 3 cõi sơ thiền, 3 cõi nhị thiền và 3 cõi tam thiền.

5. Lộ đắc sơ đạo ngũ thiền của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận đạo, thuận theo, bỏ bậc, tâm sơ đạo ngũ thiền sanh 1 cái, tâm sơ quả ngũ thiền sanh 2 cái, rồi hộ kiếp luôn.

Lộ này sanh đặng 5 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng, 1 tâm sơ đạo ngũ thiền và 1 tâm sơ quả ngũ thiền.

Sanh đặng ở 22 cõi vui ngũ uẩn.

Năm lộ này sanh đặng 2 chặng, 8 cái, 3 người:phàm tam nhân, sơ đạo và sơ quả.

* Phần nhỏ số 61: Năm lộ đắc sơ đạo của người huệ mạnh chỉ khác với người huệ yếu là bớt 1 cái tâm chuẩn bị, mà thêm 1 cái tâm quả.

* Phần nhỏ số 62 lộ kiên cố đắc 3 đạo sau của người huệ yếu có 15.

- 1 là lộ đắc nhị đạo sơ thiền của người huệ yếu.

- 2 là lộ đắc nhị đạo nhị thiền của người huệ yếu.

- 3 là lộ đắc nhị đạo tam thiền của người huệ yếu.

- 4 là lộ đắc nhị đạo tứ thiền của người huệ yếu.

- 5 là lộ đắc nhị đạo ngũ thiền của người huệ yếu.

- 6 là lộ đắc tam đạo sơ thiền của người huệ yếu.

- 7 là lộ đắc tam đạo nhị thiền của người huệ yếu.

- 8 là lộ đắc tam đạo tam thiền của người huệ yếu.

- 9 là lộ đắc tam đạo tứ thiền của người huệ yếu.

- 10 là lộ đắc tam đạo ngũ thiền của người huệ yếu.

- 11 là lộ đắc tứ đạo sơ thiền của người huệ yếu.

- 12 là lộ đắc tứ đạo nhị thiền của người huệ yếu.

- 13 là lộ đắc tứ đạo tam thiền của người huệ yếu.

- 14 là lộ đắc tứ đạo tứ thiền của người huệ yếu.

- 15 là lộ đắc tứ đạo ngũ thiền của người huệ yếu.

1. Lộ đắc nhị đạo sơ thiền của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận đạo, thuận theo, tiến bậc, 1 tâm nhị đạo sơ thiền, 2 tâm nhị quả sơ thiền.

Lộ này sanh đặng 5 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng, tâm nhị đạo nhị quả sơ thiền.

Sanh đặng ở 10 cõi là 7 cõi vui Dục giới và 3 cõi sơ thiền.

2. Lộ đắc nhị đạo nhị thiền của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận đạo, thuận theo, tiến bậc, 1 tâm nhị đạo nhị thiền, 2 cái tâm nhị quả nhị thiền.

Lộ này sanh đặng 5 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng, 2 tâm nhị đạo và nhị quả nhị thiền.

Sanh đặng ở 13 cõi là 7 cõi vui Dục giới, 3 cõi sơ thiền và 3 cõi nhị thiền.

3. Lộ đắc nhị đạo tam thiền của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận đạo, thuận theo, tiến bậc, 1 cái tâm nhị đạo tam thiền, 2 cái tâm nhị quả tam thiền.

Lộ này sanh đặng 5 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng, 2 tâm nhị đạo và nhị quả tam thiền.

Cõi đồng với nhị thiền

4. Lộ đắc nhị đạo tứ thiền của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận đạo, thuận theo, tiến bậc, 1 cái tâm nhị đạo tứ thiền và 2 cái tâm nhị quả tứ thiền.

Lộ này sanh đặng 5 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng, 2 tâm nhị đạo và nhị quả tứ thiền.

Sanh đặng ở 16 cõi là 7 cõi vui Dục giới và 3 cõi sơ thiền, 3 cõi nhị thiền và 3 cõi tam thiền.

5. Lộ đắc nhị đạo ngũ thiền của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận đạo, thuận theo, tiến bậc, 1 cái tâm nhị đạo ngũ thiền, 2 cái tâm nhị quả ngũ thiền.

Lộ này sanh đặng 5 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng, 1 thứ tâm nhị đạo ngũ thiền và 1 thứ tâm nhị quả ngũ thiền.

Sanh đặng ở 21 cõi phàm vui hữu tâm.

Năm lộ nói trên sanh được 3 người: sơ quả, nhị đạo, nhị quả.

6. Lộ đắc tam đạo sơ thiền của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận đạo, thuận theo, tiến bậc, 1 tâm tam đạo sơ thiền, 2 tâm tam quả sơ thiền.

Lộ này sanh đặng 5 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng, 1 tâm tam đạo sơ thiền và 1 tâm tam quả sơ thiền.

Sanh đặng ở 10 cõi là 7 cõi vui Dục giới và 3 cõi nhị thiền.

7. Lộ đắc tam đạo nhị thiền của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận đạo, thuận theo, tiến bậc, 1 tâm tam đạo nhị thiền và 2 cái tâm tam quả nhị thiền.

Lộ này sanh đặng 5 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng, 1 tâm tam đạo nhị thiền và 1 tâm tam quả nhị thiền.

Sanh đặng ở 10 cõi là 7 cõi vui Dục giới và 3 cõi sơ thiền và 3 cõi nhị thiền.

8. Lộ đắc tam đạo tam thiền của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận đạo, thuận theo, tiến bậc, 1 cái tâm tam đạo tam thiền và 2 cái tâm tam quả tam thiền.

Lộ này sanh đặng 5 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng, 1 tâm tam đạo tam thiền và 1thứ tâm tam quả tam thiền.

Cõi đồng với nhị thiền.

9. Lộ đắc tam đạo tứ thiền của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận đạo, thuận theo, tiến bậc, 1 cái tâm tam đạo tứ thiền và 2 cái tâm tam quả tứ thiền.

Lộ này sanh đặng 5 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng, 1 tâm tam đạo tứ thiền và 1 tâm tam quả tứ thiền.

Sanh đặng ở 16 cõi là 7 cõi vui Dục giới, 3 cõi sơ thiền, 3 cõi nhị thiền và 3 cõi tam thiền.

10. Lộ đắc tam đạo ngũ thiền của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận đạo, thuận theo, tiến bậc, 1 cái tâm tam đạo ngũ thiền và 2 cái tâm tam quả ngũ thiền.

Lộ này sanh đặng 5 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng, 1 tâm tam đạo ngũ thiền và 1 tâm tam quả ngũ thiền.

Sanh đặng ở 21 cõi phàm vui hữu tâm.

Năm lộ vừa kể trên sanh đặng 3 người: nhị quả, tam đạo và tam quả.

11. Lộ đắc tứ đạo sơ thiền của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận đạo, thuận theo, tiến bậc, 1 cái tâm tứ đạo sơ thiền, 2 cái tâm tứ quả sơ thiền.

Lộ này sanh đặng 5 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng, 1 tâm tứ đạo sơ thiền và 1 tâm tứ quả sơ thiền.

Sanh đặng ở 10 cõi là 7 cõi vui Dục giới và 3 cõi sơ thiền.

12. Lộ đắc tứ đạo nhị thiền của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận đạo, thuận theo, tiến bậc, 1 cái tâm tứ đạo nhị thiền, 2 cái tâm tứ quả nhị thiền.

Lộ này sanh đặng 5 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng, 1 tâm tứ đạo nhị thiền và 1 tâm tứ quả nhị thiền.

Sanh đặng ở 13 cõi là 7 cõi vui Dục giới và 3 cõi sơ thiền và 3 cõi nhị thiền.

13. Lộ đắc tứ đạo tam thiền của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận đạo, thuận theo, tiến bậc, 1 cái tâm tứ đạo tam thiền, 2 cái tâm tứ quả tam thiền.

Lộ này sanh đặng 5 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng, 1 tâm tứ đạo tam thiền và 1 tâm tứ quả tam thiền.

Cõi đồng với nhị thiền.

14. Lộ đắc tứ đạo tứ thiền của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận đạo, thuận theo, tiến bậc, 1 cái tâm tứ đạo tứ thiền và 2 cái tâm tứ quả tứ thiền.

Lộ này sanh đặng 5 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng, 1 tâm tứ đạo tứ thiền và 1 tâm tứ quả tứ thiền.

Sanh đặng ở 16 cõi là 7 cõi vui Dục giới và 3 cõi sơ thiền, 3 cõi nhị thiền và 3 cõi tam thiền.

15. Lộ đắc tứ đạo ngũ thiền của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận đạo, thuận theo, tiến bậc, 1 cái tâm tứ đạo ngũ thiền, 2 cái tâm tứ quả ngũ thiền.

Lộ này sanh đặng 5 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng, 1 tâm tứ đạo ngũ thiền và 1 tâm tứ quả ngũ thiền.

Sanh đặng ở 26 cõi vui hữu tâm.

Năm lộ nói trên sanh đặng 3 người: tam quả, tứ đạo và tứ quả.

15 lộ nói trên 2 chặng đều 16 cái.

* Phần nhỏ số 63: nói về 15 lộ đắc 3 đạo sau của người huệ mạnh, chỉ khác với người huệ yếu là bớt cái tâm chuẩn bị và thêm 1 cái tâm quả đủ 3.

* Phần nhỏ số 64: lộ nhập thiền nhập thế[47] và thiền cơ của người huệ yếu có 20:

- 1 là lộ nhập sơ thiền thiện của người huệ yếu.

- 2 là lộ nhập nhị thiền thiện của người huệ yếu.

- 3 là lộ nhập tam thiền thiện của người huệ yếu.

- 4 là lộ nhập tứ thiền thiện của người huệ yếu.

- 5 là lộ nhập ngũ thiền thiện của người huệ yếu.

- 6 là lộ nhập thiền không vô biên xứ thiện của người huệ yếu.

- 7 là lộ nhập thiền thức vô biên xứ thiện của người huệ yếu.

- 8 là lộ nhập thiền vô sở hữu xứ thiện của người huệ yếu.

- 9 là lộ nhập thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ thiện của người huệ yếu.

- 10 là lộ nhập sơ thiền hạnh của người huệ yếu.

- 11 là lộ nhập nhị thiền hạnh của người huệ yếu.

- 12 là lộ nhập tam thiền hạnh của người huệ yếu.

- 13 là lộ nhập tứ thiền hạnh của người huệ yếu.

- 14 là lộ nhập ngũ thiền hạnh của người huệ yếu.

- 15 là lộ nhập thiền không vô biên xứ hạnh của người huệ yếu.

- 16 là lộ nhập thiền thức vô biên xứ hạnh của người huệ yếu.

- 17 là lộ nhập thiền vô sở hữu xứ hạnh của người huệ yếu.

- 18 là lộ nhập thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ hạnh của người huệ yếu.

- 19 là lộ nhập thiền cơ thiện của người huệ yếu.

- 20 là lộ nhập thiền cơ hạnh của người huệ yếu.

1. Lộ nhập sơ thiền thiện của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm sơ thiền thiện sanh nhiều bất định số cái, dứt thiền rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm sơ thiền thiện.

Sanh đặng ở 22 cõi vui ngũ uẩn

2. Lộ nhập nhị thiền thiện của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm nhị thiền thiện sanh nhiều bất định số cái, dứt thiền rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm nhị thiền thiện.

Sanh đặng ở 22 cõi vui ngũ uẩn.

3. Lộ nhập tam thiền thiện của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm tam thiền thiện sanh nhiều bất định số cái, dứt thiền rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm tam thiền thiện.

Cõi đồng với nhị thiền.

4. Lộ nhập tứ thiền thiện của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm tứ thiền thiện sanh nhiều bất định số cái, dứt thiền rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm tứ thiền thiện.

Sanh đặng ở 22 cõi vui ngũ uẩn

5. Lộ nhập ngũ thiền thiện của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm ngũ thiền thiện sanh nhiều bất định số cái, dứt thiền rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng và 1 tâm ngũ thiền thiện.

Sanh đặng 22 phàm vui hữu tâm.

6. Lộ nhập thiền không vô biên xứ thiện của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm thiền không vô biên xứ thiện sanh nhiều bất định số cái, dứt thiền rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng và 1 tâm thiền không vô biên xứ thiện.

Sanh đặng ở 23 cõi là 22 cõi vui ngũ uẩn và 1 cõi Không vô biên..

7. Lộ nhập thiền thức vô biên xứ thiện của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm thiền thức vô biên xứ thiện sanh nhiều bất định số cái, dứt thiền rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng và 1 tâm thiền thức vô biên xứ thiện.

Sanh đặng ở 24 cõi là 22 cõi vui ngũ uẩn, cõi Không vô biên và cõi Thức vô biên.

8. Lộ nhập thiền vô sở hữu xứ thiện của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm thiền vô sở hữu xứ thiện sanh nhiều bất định số cái, dứt thiền rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng và 1 tâm vô sở hữu xứ thiện.

Sanh đặng ở 25 cõi là 22 cõi vui ngũ uẩn, cõi Không vô biên, cõi Thức vô biên và cõi Vô sở hữu.

9. Lộ nhập thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ thiện của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ thiện sanh nhiều bất định số cái, dứt thiền rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng và 1 tâm phi tưởng phi phi tưởng xứ thiện.

Sanh đặng ở 26 cõi vui hữu tâm

9 lộ nói trên sanh đặng 4 người: phàm tam nhân và 3 quả hữu học.

10. Lộ nhập sơ thiền hạnh của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm sơ thiền hạnh sanh nhiều bất định số cái, dứt thiền rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm sơ thiền hạnh.

Sanh đặng ở 22 cõi vui ngũ uẩn.

11. Lộ nhập nhị thiền hạnh của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm nhị thiền hạnh sanh nhiều bất định số cái, dứt thiền rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm nhị thiền hạnh.

Sanh đặng ở 22 cõi vui ngũ uẩn.

12. Lộ nhập tam thiền hạnh của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm tam thiền hạnh sanh nhiều bất định số cái, dứt thiền rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm tam thiền hạnh.

Cõi đồng với nhị thiền.

13. Lộ nhập tứ thiền hạnh của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm tứ thiền hạnh sanh nhiều bất định số cái, dứt thiền rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm tứ thiền hạnh.

Sanh đặng ở 22 cõi vui ngũ uẩn.

14. Lộ nhập ngũ thiền hạnh của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm ngũ thiền hạnh sanh nhiều bất định số cái, dứt thiền rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng và 1 tâm ngũ thiền hạnh.

Sanh đặng ở 22 cõi vui ngũ uẩn.

15. Lộ nhập thiền không vô biên xứ hạnh của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm không vô biên xứ hạnh sanh nhiều bất định số cái, dứt thiền rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng và 1 tâm không vô biên xứ hạnh.

Sanh đặng ở 23 cõi là 22 cõi vui ngũ uẩn và 1 cõi Không vô biên.

16. Lộ nhập thiền thức vô biên xứ hạnh của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm thức vô biên xứ hạnh sanh nhiều bất định số cái, dứt thiền rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng và 1 tâm thức vô biên xứ hạnh.

Sanh đặng ở 24 cõi là 22 cõi vui ngũ uẩn, 1 cõi Không vô biên và 1 cõi Thức vô biên.

17. Lộ nhập thiền vô sở hữu xứ hạnh của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm thiền vô sở hữu xứ hạnh sanh nhiều bất định số cái, dứt thiền rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng và 1 tâm thiền vô sở hữu xứ hạnh.

Sanh đặng ở 25 cõi là 22 cõi vui ngũ uẩn, 1 cõi Không vô biên, 1 cõi Thức vô biên và 1 cõi Vô sở hữu.

18. Lộ nhập thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ hạnh của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ hạnh sanh nhiều bất định số cái, dứt thiền rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng và 1 tâm thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ hạnh.

Sanh đặng ở 26 cõi hữu tâm.

9 lộ vừa nói trên chỉ sanh 1 người tứ quả

18 lộ (từ số 1 đến số 18) đều 2 chặng, cái bất định số.

19. Lộ nhập thiền cơ thiện của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền,thuận theo, bỏ bậc, tâm thiện ngũ thiền sanh nhiều bất định số cái, dứt thiền rồi hộ kiếp như cũ.

Lộ này nhập 2 lần trước khi hiện thông, nên gọi là thiền cơ.

Nhập lần thứ nhất rồi xuất ra rồi nguyện muốn đặng những thông chi phát sanh, nhập lần thứ 2 rồi mới xuất ra mới nhập lại hiện thông.

Lộ này: cái, thứ, người, cõi như ngũ thiền thiện

20. Lộ nhập thiền cơ hạnh của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền,thuận theo, bỏ bậc, tâm hạnh ngũ thiền sanh nhiều bất định số cái, dứt thiền rồi trở lại hộ kiếp như cũ.

Cách dụng như thiền cơ thiện, cái, thứ, người, cõi như thiền cơ hạnh.

20 lộ nhập thế và thiền cơ của người huệ mạnh chỉ khác là bớt 1 cái tâm chuẩn bị, còn bao nhiêu đều giống như người huệ yếu.

Lộ nhập thiền quả của người huệ yếu có 20:

1. là lộ nhập sơ thiền sơ quả của người huệ yếu.

2. là lộ nhập nhị thiền sơ quả của người huệ yếu.

3. là lộ nhập tam thiền sơ quả của người huệ yếu.

4. là lộ nhập tứ thiền sơ quả của người huệ yếu.

5. là lộ nhập ngũ thiền sơ quả của người huệ yếu.

6. là lộ nhập sơ thiền nhị quả của người huệ yếu.

7. là lộ nhập nhị thiền nhị quả của người huệ yếu.

8. là lộ nhập tam thiền nhị quả của người huệ yếu.

9. là lộ nhập tứ thiền nhị quả của người huệ yếu.

10. là lộ nhập ngũ thiền nhị quả của người huệ yếu.

11. là lộ nhập sơ thiền tam quả của người huệ yếu.

12. là lộ nhập nhị thiền tam quả của người huệ yếu.

13. là lộ nhập tam thiền tam quả của người huệ yếu.

14. là lộ nhập tứ thiền tam quả của người huệ yếu.

15. là lộ nhập ngũ thiền tam quả của người huệ yếu.

16. là lộ nhập sơ thiền tứ quả của người huệ yếu.

17. là lộ nhập nhị thiền tứ quả của người huệ yếu.

18. là lộ nhập tam thiền tứ quả của người huệ yếu.

19. là lộ nhập tứ thiền tứ quả của người huệ yếu.

20. là lộ nhập ngũ thiền tứ quả của người huệ yếu.

1. Lộ nhập sơ thiền sơ quả của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thuận theo 4 cái, tâm sơ quả sơ thiền sanh nhiều cái bất định số, dứt thiền rồi trở lại hộ kiếp như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm sơ quả sơ thiền.

Sanh đặng ở 21 cõi phàm vui hữu tâm.

2. Lộ nhập nhị thiền sơ quả của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thuận theo 4 cái, tâm sơ quả nhị thiền sanh nhiều cái bất định số, dứt thiền rồi trở lại hộ kiếp như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm sơ quả nhị thiền.

Sanh đặng ở 21 cõi phàm vui hữu tâm.

3. Lộ nhập tam thiền sơ quả của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thuận theo 4 cái, tâm sơ quả tam thiền sanh nhiều cái bất định số, dứt thiền rồi trở lại hộ kiếp như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm sơ quả tam thiền.

Cõi đồng nhị thiền.

4. Lộ nhập tứ thiền sơ quả của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thuận theo 4 cái, tâm sơ quả tứ thiền sanh nhiều cái bất định số, dứt thiền rồi trở lại hộ kiếp như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm sơ quả tứ thiền.

Sanh đặng ở 21 cõi phàm vui hữu tâm

5. Lộ nhập ngũ thiền sơ quả của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thuận theo 4 cái, tâm sơ quả ngũ thiền sanh nhiều cái bất định số, dứt thiền rồi trở lại hộ kiếp như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng và 1 tâm sơ quả ngũ thiền.

Sanh đặng ở 21 cõi phàm vui hữu tâm.

5 lộ vừa nói trên chỉ sanh cho 1 người sơ quả.

6. Lộ nhập sơ thiền nhị quả của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thuận theo 4 cái, tâm nhị quả sơ thiền sanh nhiều cái bất định số, dứt thiền rồi trở lại hộ kiếp như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm nhị quả sơ thiền

Sanh đặng ở 21 cõi phàm vui hữu tâm.

7. Lộ nhập nhị thiền nhị quả của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thuận theo 4 cái, tâm nhị quả nhị thiền sanh nhiều cái bất định số, dứt thiền rồi trở lại hộ kiếp như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm nhị quả nhị thiền.

Sanh đặng ở 21 cõi phàm vui hữu tâm.

8. Lộ nhập tam thiền nhị quả của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thuận theo 4 cái, tâm nhị quả tam thiền sanh nhiều cái bất định số, dứt thiền rồi trở lại hộ kiếp như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm nhị quả tam thiền.

Cõi đồng với nhị thiền.

9. Lộ nhập tứ thiền nhị quả của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thuận theo 4 cái, tâm nhị quả tứ thiền sanh nhiều cái bất định số, dứt thiền rồi trở lại hộ kiếp như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm nhị quả tứ thiền.

Sanh đặng ở 21 cõi phàm vui hữu tâm.

10. Lộ nhập ngũ thiền nhị quả của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thuận theo 4 cái, tâm nhị quả ngũ thiền sanh nhiều cái bất định số, dứt thiền rồi trở lại hộ kiếp như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng và 1 tâm nhị quả ngũ thiền.

Sanh đặng ở 21 cõi phàm vui hữu tâm.

5 lộ trên chỉ sanh 1 người nhị quả.

11. Lộ nhập sơ thiền tam quả của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thuận theo 4 cái, tâm tam quả sơ thiền sanh nhiều cái bất định số, dứt thiền rồi trở lại hộ kiếp như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm tam quả sơ thiền.

Sanh đặng ở 26 cõi hữu tâm.

12. Lộ nhập nhị thiền tam quả của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thuận theo 4 cái, tâm tam quả nhị thiền sanh nhiều cái bất định số, dứt thiền rồi trở lại hộ kiếp như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm tam quả nhị thiền.

Sanh đặng ở 26 cõi hữu tâm.

13. Lộ nhập tam thiền tam quả của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thuận theo 4 cái, tâm tam quả tam thiền sanh nhiều cái bất định số, dứt thiền rồi trở lại hộ kiếp như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm tam quả tam thiền.

Cõi sanh đồng với nhị thiền.

14. Lộ nhập tứ thiền tam quả của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thuận theo 4 cái, tâm tam quả tứ thiền sanh nhiều cái bất định số, dứt thiền rồi trở lại hộ kiếp như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm tam quả tứ thiền.

Sanh đặng ở 17 cõi phàm vui ngũ uẩn.

15. Lộ nhập ngũ thiền tam quả của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thuận theo 4 cái, tâm tam quả ngũ thiền sanh nhiều cái bất định số, dứt thiền rồi trở lại hộ kiếp như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng và 1 tâm tam quả ngũ thiền.

Sanh đặng ở 26 cõi vui hữu tâm.

5 lộ vửa kể chỉ sanh được 1 người tam quả.

16. 16/ Lộ nhập sơ thiền tứ quả của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thuận theo 4 cái, tâm tứ quả sơ thiền sanh nhiều cái bất định số, dứt thiền rồi trở lại hộ kiếp như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm tứ quả sơ thiền.

Sanh đặng ở 10 cõi là 7 cõi vui Dục giới và 3 cõi sơ thiền.

17. 17/ Lộ nhập nhị thiền tứ quả của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thuận theo 4 cái, tâm tứ quả nhị thiền sanh nhiều cái bất định số, dứt thiền rồi trở lại hộ kiếp như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm tứ quả nhị thiền.

Sanh đặng ở 16 cõi là 7 cõi vui Dục giới, 3 cõi sơ thiền, 3 cõi nhị thiền và 3 cõi tam thiền.

18. 18/ Lộ nhập tam thiền tứ quả của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thuận theo 4 cái, tâm tứ quả tam thiền sanh nhiều cái bất định số, dứt thiền rồi trở lại hộ kiếp như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm tứ quả tam thiền.

Cõi đồng nhị thiền.

19. 19/ Lộ nhập tứ thiền tứ quả của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thuận theo 4 cái, tâm tứ quả tứ thiền sanh nhiều cái bất định số, dứt thiền rồi trở lại hộ kiếp như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ hỷ tương ưng và 1 tâm tứ quả tứ thiền.

Sanh đặng ở 19 cõi là 7 cõi vui Dục giới, 3 cõi sơ thiền, 3 cõi nhị thiền, 3 cõi tam thiền và 3 cõi tứ thiền.

20. 20/ Lộ nhập ngũ thiền tứ quả của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thuận theo 4 cái, tâm tứ quả ngũ thiền sanh nhiều cái bất định số, dứt thiền rồi trở lại hộ kiếp như cũ.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại thiện thọ xả tương ưng và 1 tâm tứ quả ngũ thiền.

Sanh đặng ở 26 cõi vui hữu tâm.

5 lộ vừa nói trên chỉ sanh cho người tứ quả.

20 lộ vừa nói trước đây đều sanh 2 chặng và bất định số cái.

* Còn phần nhỏ số 69, lộ tâm nhập thiền quả của người huệ mạnh chỉ khác với người huệ yếu là bớt 1 cái thuận theo đó thôi.

* Phần nhỏ số 70 lộ nhập thiền diệt của người huệ yếu có 2:

- 1 là lộ nhập thiền diệt của bậc tam quả.

- 2 là lộ nhập thiền diệt của bậc tứ quả.

1. Lộ nhập thiền diệt tam quả của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ thiện sanh 2 cái, dứt hết không có tâm nào sanh trong lúc này và sắc tâm cũng thế cho đến đủ thì giờ nguyện (cách chuẩn bi nhập thiền diệt đã ghi trong phần tổng quát).

Đủ thì giờ xuất thiền diệt thì có 1 tâm tam quả phát sanh trước hơn hết rồi hộ kiếp luôn như cũ.

Lộ này sanh đặng 5 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ xả tương ưng, tâm thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ và tâm tam quả.

Sanh đặng cho 1 Người tam quả và 22 cõi vui ngũ uẩn.

2.   Lộ nhập thiền diệt tứ quả của người huệ yếu như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ hạnh sanh 2 cái, dứt hết không có tâm nào sanh trong lúc này và sắc tâm cũng dứt lần cho đến hết.

Khi xuất thiền diệt thì tâm tam quả phát sanh trước hơn hết, từ đó về sau hộ kiếp trở lại bình thường như cũ là đã xuất thiền diệt rồi.

Lộ này sanh đặng 5 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ xả tương ưng, tâm thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ hạnh và tâm tứ quả.

Sanh đặng 1 người tứ quả và 22 cõi vui ngũ uẩn.

2 lộ nói trên đều 2 chặng, 8 cái.

Còn 2 lộ nhập thiền diệt của người huệ mạnh chỉ bớt chuẩn bị mà thôi.

Tất cả lộ kiên cố từ cái chuẩn bị đến cái bỏ bậc hay tiến bậc… dù 4 hay 3 mỗi lộ, 1 trong 8 tâm thực dục giới tinh hảo tương ưng.

Nên trong bổn chánh 2 bài kệ dịch văn lục bát như vầy:

Sau thiện thọ hỷ huệ liền,

Nhị tâm nối đặng hỷ thiền hăm hai.

Sau đôi thiện xả trí giai,

Thập nhị định xả Thánh thay với phàm.

Sau hai hạnh huệ vui hàm,

Tám tâm thiền hạnh hỷ làm nối sanh.

Sau hai tâm hạnh xả lanh,

Sáu tâm La-hán thiền thanh hiện bày.

~~~~~~~~~~

PHẦN CHI TIẾT LỘ NHẬP NÍP-BÀN ĐẶC BIỆT

* Phần nhỏ số 72 lộ nhập Níp-bàn đặc biệt của người huệ yếu tính theo 9 bậc thiền, thành 9 lộ như sau:

- 1 là lộ nhập Níp-bàn liên sơ thiền hạnh của người huệ yếu.

- 2 là lộ nhập Níp-bàn liên nhị thiền hạnh của người huệ yếu.

- 3 là lộ nhập Níp-bàn liên tam thiền hạnh của người huệ yếu.

- 4 là lộ nhập Níp-bàn liên tứ thiền hạnh của người huệ yếu.

- 5 là lộ nhập Níp-bàn liên ngũ thiền hạnh của người huệ yếu.

- 6 là lộ nhập Níp-bàn liên thiền không vô biên xứ hạnh của người huệ yếu.

- 7 là lộ nhập Níp-bàn liên thiền thức vô biên xứ hạnh của người huệ yếu.

- 8 là lộ nhập Níp-bàn liên thiền vô sở hữu xứ hạnh của người huệ yếu.

- 9 là lộ nhập Níp-bàn liên thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ hạnh của người huệ yếu.

1. Lộ nhập Níp-bàn liên sơ thiền hạnh của người huệ yếu có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, thiền luôn bất định số, dứt thiền có xen hộ kiếp rồi mới nhập Níp-bàn.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ hỷ tương ưng và 1 thứ tâm sơ thiền hạnh.

Sanh đặng ở 10 cõi là 7 cõi vui Dục giới và 3 cõi sơ thiền.

2. Lộ nhập Níp-bàn liên nhị thiền hạnh của người huệ yếu có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, thiền luôn bất định số, dứt thiền có xen hộ kiếp rồi mới nhập Níp-bàn.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ hỷ tương ưng và 1 thứ tâm nhị thiền hạnh.

Sanh đặng ở 13 cõi là 7 cõi vui Dục giới, 3 cõi sơ thiền và 3 cõi nhị thiền.

3. Lộ nhập Níp-bàn liên tam thiền hạnh của người huệ yếu có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, thiền luôn bất định số, dứt thiền có xen hộ kiếp rồi mới nhập Níp-bàn.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ hỷ tương ưng và 1 thứ tâm tam thiền hạnh.

Cõi đồng với nhị thiền.

4. Lộ nhập Níp-bàn liên tứ thiền hạnh của người huệ yếu có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, thiền luôn bất định số, dứt thiền có xen hộ kiếp rồi mới nhập Níp-bàn.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ hỷ tương ưng và 1 thứ tâm tứ thiền hạnh.

Sanh đặng ở 24 cõi là 22 cõi vui ngũ uẩn, cõi Không vô biên xứ và cõi Thức vô biên xứ.

5. Lộ nhập Níp-bàn liên ngũ thiền hạnh của người huệ yếu có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, thiền luôn bất định số, dứt thiền có xen hộ kiếp rồi mới nhập Níp-bàn.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ xả tương ưng và 1 thứ tâm ngũ thiền hạnh.

Sanh đặng ở 22 cõi vui ngũ uẩn.

6. Lộ nhập Níp-bàn liên thiền không vô biên xứ hạnh của người huệ yếu có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, thiền luôn bất định số, dứt thiền có xen hộ kiếp rồi mới nhập Níp-bàn.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ xả tương ưng và 1 thứ tâm thiền không vô biên xứ.

Sanh đặng ở 23 cõi là 22 cõi vui ngũ uẩn và cõi Không vô biên.

7. Lộ nhập Níp-bàn liên thiền thức vô biên xứ hạnh của người huệ yếu có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, thiền luôn bất định số, dứt thiền có xen hộ kiếp rồi mới nhập Níp-bàn.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ xả tương ưng và 1 thứ tâm thiền thức vô biên xứ.

Sanh đặng ở 24 cõi là 22 cõi vui ngũ uẩn, cõi Không vô biên và cõi Thức vô biên.

8. Lộ nhập Níp-bàn liên thiền vô sở hữu xứ hạnh của người huệ yếu có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, thiền luôn bất định số, dứt thiền có xen hộ kiếp rồi mới nhập Níp-bàn.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ xả tương ưng và 1 thứ tâm thiền vô sở hữu xứ.

Sanh đặng ở 25 cõi là 22 cõi vui ngũ uẩn, cõi Không vô biên, cõi Thức vô biên và cõi Vô sở hữu xứ.

9. Lộ nhập Níp-bàn liên thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ hạnh của người huệ yếu có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, thiền luôn bất định số, dứt thiền có xen hộ kiếp rồi mới nhập Níp-bàn.

Lộ này sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ xả tương ưng và 1 thứ tâm thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Sanh đặng ở 26 cõi vui hữu tâm.

* Phần nhỏ số 73 lộ nhập Níp-bàn liên thiền của người huệ yếu không xen hộ kiếp, chỉ khác với lộ trên: không xen vào hộ kiếp.

* Phần nhỏ số 74 lộ nhập Níp-bàn liên thiền của người huệ mạnh có xen hộ kiếp, chỉ khác với phần 72: không có tâm chuẩn bị.

* Phần nhỏ số 75 lộ nhập Níp-bàn liên thiền của người huệ mạnh không xen hộ kiếp, chỉ khác với phần 73: không có tâm chuẩn bị.

* Phần nhỏ số 76 lộ nhập Níp-bàn liên thông của người huệ yếu có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, chuẩn bị, cận thông, thuận theo, bỏ bậc, tâm thông hạnh xen hộ kiếp liền nhập Níp-bàn.

Lộ này có 6 cái, 4 thứ tâm lộ là tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ xả tương ưng và tâm thông hạnh; 2 chặng: khán môn và thực; 22 cõi vui ngũ uẩn.

* Phần nhỏ số 77, lộ nhập Níp-bàn liên thông của người huệ yếu không xen hộ kiếp, chỉ khác với lộ 76 là không có tâm hộ kiếp trước tâm nhập Níp-bàn.

* Phần nhỏ số 78 lộ nhập Níp-bàn liên thông của người huệ mạnh có xen hộ kiếp như số 76 chỉ bớt tâm chuẩn bị.

* Phần nhỏ số 79 lộ nhập Níp-bàn liên thông của người huệ mạnh không có xen hộ kiếp như số 77 chỉ khác là không có tâm chuẩn bị.

Bốn số vừa kể trên, mỗi hàng 1 lộ.

* Phần nhỏ số 80 lộ nhập Níp-bàn phản khán chi thiền có 24:

- 1 là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi tầm sơ thiền hạnh.

- 2 là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi tứ sơ thiền hạnh.

- 3 là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi hỷ sơ thiền hạnh.

- 4 là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi lạc sơ thiền hạnh.

- 5 là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi định sơ thiền hạnh.

- 6 là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi tứ nhị thiền hạnh.

- 7 là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi hỷ nhị thiền hạnh.

- 8 là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi lạc nhị thiền hạnh.

- 9 là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi định nhị thiền hạnh.

- 10 là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi hỷ tam thiền hạnh.

- 11 là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi lạc tam thiền hạnh.

- 12 là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi định tam thiền hạnh.

- 13 là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi lạc tứ thiền hạnh.

- 14 là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi định tứ thiền hạnh.

- 15 là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi xả ngũ thiền hạnh.

- 16 là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi định ngũ thiền hạnh.

- 17 là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi xả thiền không vô biên xứ hạnh.

- 18 là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi định thiền không vô biên xứ hạnh.

- 19 là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi xả thiền thức vô biên hạnh.

- 20 là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi định thiền thức vô biên xứ hạnh.

- 21 là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi xả thiền vô sở hữu xứ hạnh.

- 22 là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi định thiền vô sở xứ hạnh.

- 23 là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi xả thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ hạnh.

- 24 là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi định thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ hạnh.

1. Lộ nhập Níp-bàn phản khán chi tầm sơ thiền hạnh có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm sơ thiền hạnh bất định số, dứt thiền rồi có 1 hộ kiếp.

Đoạn này chỉ nhắc lại khi nhập thiền.

Từ đây về sau chỉ nói thứ lớp theo lộ phản khán chi tầm sơ thiền hạnh có xen hộ kiếp và lộ nhập Níp-bàn như vầy: hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, xen hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

2 lộ này chung lại, gọi là lộ nhập Níp-bàn phản khán chi tầm sơ thiền hạnh có xen hộ kiếp.

 (những lộ nhập Níp-bàn phản khán sau này cũng có 3 đoạn như lộ vừa kể, xin miễn nhắc nữa).

2. Lộ nhập Níp-bàn phản khán chi tứ sơ thiền hạnh có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm sơ thiền hạnh bất định số, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

3. Lộ nhập Níp-bàn phản khán chi hỷ sơ thiền hạnh có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm sơ thiền hạnh bất định số, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

4. Lộ nhập Níp-bàn phản khán chi lạc sơ thiền hạnh có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm sơ thiền hạnh bất định số, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

5. Lộ nhập Níp-bàn phản khán chi định sơ thiền hạnh có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm sơ thiền hạnh bất định số, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

5 lộ vừa kể trên, đoạn lộ kiên cố sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ hỷ tương ưng và 1 thứ tâm sơ thiền hạnh. Còn đoạn sau sanh đặng 5 thứ tâm: 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh tương ưng.

Nói chung sanh đặng ở 10 cõi là 7 cõi vui Dục giới và 3 cõi sơ thiền.

6. Lộ nhập Níp-bàn phản khán chi tứ nhị thiền hạnh có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm nhị thiền hạnh bất định số, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

7. Lộ nhập Níp-bàn phản khán chi hỷ nhị thiền hạnh có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm nhị thiền hạnh bất định số, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

8. Lộ nhập Níp-bàn phản khán chi lạc nhị thiền hạnh có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm nhị thiền hạnh bất định số, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

9. Lộ nhập Níp-bàn phản khán chi định nhị thiền hạnh có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm nhị thiền hạnh bất định số, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

4 lộ vừa kể trên đây, đoạn lộ kiên cố sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ hỷ tương ưng và 1 thứ tâm nhị thiền hạnh. Còn đoạn sau đặng 5 thứ tâm: 1 tâm khán ý môn, 4 tâm đại hạnh tương ưng.

10. Lộ nhập Níp-bàn phản khán chi hỷ tam thiền hạnh có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm tam thiền hạnh bất định số, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

11. Lộ nhập Níp-bàn phản khán chi lạc tam thiền hạnh có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm tam thiền hạnh bất định số, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

12. Lộ nhập Níp-bàn phản khán chi định tam thiền hạnh có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm tam thiền hạnh bất định số, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

3 lộ trên đây, đoạn lộ kiên cố sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ hỷ tương ưng và 1 thứ tâm nhị thiền hạnh. Còn đoạn sau đặng 5 thứ tâm là 1 tâm khán ý môn và 4 tâm đại hạnh tương ưng.

Tất cả 7 lộ (4 lộ nhị thiền và 3 lộ tam thiền) đồng sanh 13 cõi là 7 cõi vui Dục giới, 3 cõi sơ thiền và 3 cõi nhị thiền.

13. Lộ nhập Níp-bàn phản khán chi lạc tứ thiền hạnh có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm tứ thiền hạnh bất định số, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

14. Lộ nhập Níp-bàn phản khán chi định tứ thiền hạnh có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm tứ thiền hạnh bất định số, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

2 lộ trên đây, đoạn lộ kiên cố sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ hỷ tương ưng và 1 thứ tâm tứ thiền hạnh. Còn đoạn sau sanh đặng 5 thứ tâm: 1 khán ý môn và 4 tâm đại hạnh tương ưng.

Sanh đặng ở 16 cõi là 7 cõi vui Dục giới, 3 cõi sơ thiền, 3 cõi nhị thiền và 3 cõi tam thiền.

15. Lộ nhập Níp-bàn phản khán chi xả ngũ thiền hạnh có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm ngũ thiền hạnh bất định số, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

16. Lộ nhập Níp-bàn phản khán chi định ngũ thiền hạnh có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm ngũ thiền hạnh bất định số, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

2 lộ trên đây, đoạn lộ kiên cố sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ xả tương ưng và 1 thứ tâm ngũ thiền hạnh. Còn đoạn sau đặng 5 thứ tâm: 1 tâm khán ý môn và 4 tâm đại hạnh tương ưng.

Sanh đặng ở 22 cõi vui ngũ uẩn

17. Lộ nhập Níp-bàn phản khán chi xả thiền không vô biên xứ hạnh có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm thiền không vô biên xứ hạnh bất định số, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

18. Lộ nhập Níp-bàn phản khán chi định thiền không vô biên xứ hạnh có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm thiền không vô biên xứ hạnh bất định số, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

2 lộ trên đây, đoạn lộ kiên cố sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ xả tương ưng và 1 thứ tâm không vô biên xứ hạnh. Còn đoạn sau sanh đặng 5 thứ tâm: 1 tâm khán ý môn và 4 tâm đại hạnh tương ưng.

Sanh đặng ở 23 cõi là 22 cõi vui ngũ uẩn và cõi Không vô biên.

19. Lộ nhập Níp-bàn phản khán chi xả thiền thức vô biên xứ hạnh có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm thiền thức vô biên xứ hạnh bất định số, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

20. Lộ nhập Níp-bàn phản khán chi định thiền thức vô biên xứ hạnh có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm thiền thức vô biên xứ hạnh bất định số, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

2 lộ trên đây, đoạn lộ kiên cố sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ xả tương ưng và 1 thứ tâm thiền thức vô biên xứ hạnh. Còn đoạn sau sanh đặng 5 thứ tâm: 1 tâm khán ý môn và 4 tâm đại hạnh tương ưng.

Sanh đặng ở 24 cõi là 22 cõi vui ngũ uẩn, cõi Không vô biên và Thức vô biên

21. Lộ nhập Níp-bàn phản khán chi xả thiền vô sở hữu xứ hạnh có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm thiền vô sở hữu xứ hạnh bất định số, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

22. Lộ nhập Níp-bàn phản khán chi định thiền vô sở hữu xứ hạnh có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm thiền vô sở hữu xứ hạnh bất định số, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

2 lộ trên đây, đoạn lộ kiên cố sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ xả tương ưng và 1 thứ tâm vô sở hữu xứ hạnh. Còn đoạn sau sanh đặng 5 thứ tâm: 1 tâm khán ý môn và 4 tâm đại hạnh tương ưng.

Sanh đặng ở 25 cõi là 22 cõi vui ngũ uẩn và cõi Không vô biên, cõi Thức vô biên và cõi Vô sở hữu.

23. Lộ nhập Níp-bàn phản khán chi xả thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ hạnh có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm thiền phi tưởng phi phi tưởng hạnh bất định số, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

24. Lộ nhập Níp-bàn phản khán chi định thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ hạnh có xen hộ kiếp như vầy: hộ kiếp… hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, cận thiền, thuận theo, bỏ bậc, tâm thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ hạnh bất định số, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

2 lộ trên đây, đoạn lộ kiên cố sanh đặng 4 thứ tâm lộ là 1 tâm khán ý môn, 2 tâm đại hạnh thọ xả tương ưng và 1 thứ tâm phi tưởng phi phi tưởng xứ hạnh. Còn 2 đoạn sau sanh đặng 5 thứ tâm: 1 tâm khán ý môn, 4 tâm đại hạnh tương ưng.

Sanh đặng ở 26 cõi vui hữu tâm (xin sửa trong bản đồ là cõi hữu tâm thay vì 22).

* Còn phần số 81 cũng có 24 lộ, chỉ khác với 24 lộ vừa nói đây là không có hộ kiếp xen trước khi nhập Níp-bàn.

Lộ nhập Níp-bàn phản khán phiền não và đạo quả Níp-bàn có xen hộ kiếp là 11:

- 1 là lộ nhập Níp-bàn phản khán phiền não tham có xen hộ kiếp.

- 2 là lộ nhập Níp-bàn phản khán phiền não sân có xen hộ kiếp.

- 3 là lộ nhập Níp-bàn phản khán phiền não si có xen hộ kiếp.

- 4 là lộ nhập Níp-bàn phản khán phiền não ngã mạn có xen hộ kiếp.

- 5 là lộ nhập Níp-bàn phản khán phiền não tà kiến có xen hộ kiếp.

- 6 là lộ nhập Níp-bàn phản khán phiền não hoài nghi có xen hộ kiếp.

- 7 là lộ nhập Níp-bàn phản khán phiền não hôn trầm có xen hộ kiếp.

- 8 là lộ nhập Níp-bàn phản khán phiền não phóng dật có xen hộ kiếp.

- 9 là lộ nhập Níp-bàn phản khán phiền não vô tàm có xen hộ kiếp.

- 10 là lộ nhập Níp-bàn phản khán phiền não vô úy có xen hộ kiếp.

- 11 là lộ nhập Níp-bàn phản khán phiền não đạo-quả và Níp-bàn có xen hộ kiếp.

1. Lộ nhập Níp-bàn phản khán phiền não tham có xen hộ kiếp như vầy: lộ đắc tứ đạo như đã nói trước, sau khi đắc đạo tột mạng, có 4 hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, 4 hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, xen hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

Lộ này tính theo cái được 8 hay 6 cái, 2 chặng, 1 người tứ quả. Tính theo thứ đều 5 thứ: 1 tâm khán ý môn và 4 tâm đại hạnh tương ưng.

Sanh được 7 cõi vui Dục giới (xin sửa trong bản đồ theo đây là 7 cõi vui Dục giới).

2. Lộ nhập Níp-bàn phản khán phiền não sân có xen hộ kiếp như vầy: lộ đắc tứ đạo như đã nói trước, sau khi đắc đạo tột mạng, có 4 hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, 4 hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, xen hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

Lộ này tính theo cái được 8 hay 6 cái, 2 chặng, 1 người tứ quả. Tính theo thứ đều 5 thứ: 1 tâm khán ý môn và 4 tâm đại hạnh tương ưng.

Sanh được 7 cõi vui Dục giới.

3. Lộ nhập Níp-bàn phản khán phiền não si có xen hộ kiếp như vầy: lộ đắc tứ đạo như đã nói trước, sau khi đắc đạo tột mạng rồi có 4 hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, 4 hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, xen hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

Lộ này tính theo cái được 8 hay 6 cái, 2 chặng, 1 người tứ quả. Tính theo thứ đều 5 thứ: 1 tâm khán ý môn và 4 tâm đại hạnh tương ưng.

Sanh đặng ở 7 cõi vui Dục giới.

4. Lộ nhập Níp-bàn phản khán phiền não ngã mạn có xen hộ kiếp như vầy: lộ đắc tứ đạo như đã nói trước, sau khi đắc đạo tột mạng rồi có 4 hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, 4 hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, xen hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

Lộ này tính theo cái được 8 hay 6 cái, 2 chặng, 1 người tứ quả. Tính theo thứ đều 5 thứ: 1 tâm khán ý môn và 4 tâm đại hạnh tương ưng.

Sanh được 7 cõi vui Dục giới.

5. Lộ nhập Níp-bàn phản khán phiền não tà kiến có xen hộ kiếp như vầy: lộ đắc tứ đạo như đã nói trước, sau khi đắc đạo tột mạng, rồi có 4 hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, 4 hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, xen hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

Lộ này tính theo cái được 8 hay 6 cái, 2 chặng, 1 người tứ quả. Tính theo thứ đều 5 thứ: 1 tâm khán ý môn và 4 tâm đại hạnh tương ưng.

Sanh được 7 cõi vui Dục giới.

6. Lộ nhập Níp-bàn phản khán phiền não hoài nghi có xen hộ kiếp như vầy: lộ đắc tứ đạo như đã nói trước, sau khi đắc đạo tột mạng rồi có 4 hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, 4 hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, xen hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

Lộ này tính theo cái được 8 hay 6 cái, 2 chặng, 1 người tứ quả. Tính theo thứ đều 5 thứ: 1 tâm khán ý môn và 4 tâm đại hạnh tương ưng.

Sanh được 7 cõi vui Dục giới.

7. Lộ nhập Níp-bàn phản khán phiền não hôn trầm có xen hộ kiếp như vầy: lộ đắc tứ đạo như đã nói trước, sau khi đắc đạo tột mạng, rồi có 4 hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, 4 hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, xen hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

Lộ này tính theo cái được 8 hay 6 cái, 2 chặng, 1 người tứ quả. Tính theo thứ đều 5 thứ: 1 tâm khán ý môn và 4 tâm đại hạnh tương ưng.

Sanh được 7 cõi vui Dục giới.

8. Lộ nhập Níp-bàn phản khán phiền não phóng dật có xen hộ kiếp như vầy: lộ đắc tứ đạo như đã nói trước, sau khi đắc đạo tột mạng, rồi có 4 hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, 4 hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, xen hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

Lộ này tính theo cái được 8 hay 6 cái, 2 chặng, 1 người tứ quả. Tính theo thứ đều 5 thứ: 1 tâm khán ý môn và 4 tâm đại hạnh tương ưng.

Sanh được 7 cõi vui Dục giới.

9. Lộ nhập Níp-bàn phản khán phiền não vô tàm có xen hộ kiếp như vầy: lộ đắc tứ đạo như đã nói trước, sau khi đắc đạo tột mạng, rồi có 4 hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, 4 hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, xen hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

Lộ này tính theo cái được 8 hay 6 cái, 2 chặng, 1 người tứ quả. Tính theo thứ đều 5 thứ: 1 tâm khán ý môn và 4 tâm đại hạnh tương ưng.

Sanh được 7 cõi vui Dục giới.

10. Lộ nhập Níp-bàn phản khán phiền não vô úy có xen hộ kiếp như vầy: lộ đắc tứ đạo như đã nói trước, sau khi đắc đạo tột mạng, rồi có 4 hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, 4 hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, xen hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

Lộ này tính theo cái được 8 hay 6 cái, 2 chặng, 1 người tứ quả. Tính theo thứ đều 5 thứ: 1 tâm khán ý môn và 4 tâm đại hạnh tương ưng.

Sanh được 7 cõi vui Dục giới.

11. Lộ nhập Níp-bàn phản khán phiền não, đạo-quả và Níp-bàn có xen hộ kiếp như vầy: lộ đắc tứ đạo như đã nói trước, sau khi đắc đạo tột mạng, rồi có 4 hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 7 cái, 4 hộ kiếp, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng, khán ý môn, thực 5 cái, xen hộ kiếp, nhập Níp-bàn.

Lộ này tính theo cái được 8 hay 6 cái, 2 chặng, 1 người tứ quả. Tính theo thứ đều 5 thứ: 1 tâm khán ý môn và 4 tâm đại hạnh tương ưng.

Sanh được 7 cõi vui Dục giới.

* Phần nhỏ số 83 chỉ khác phần 82 là không có xen hộ kiếp.

Nhắc thêm lộ chiêm bao và chỉ nhân

- 1 là lộ ý môn cảnh rất rõ chót-mót không hộ kiếp vừa qua (phần nhỏ số 25).

- 2 là lộ ý môn cảnh rất rõ chót-mót 1 hộ kiếp vừa qua (phần nhỏ số 26).

- 3 là lộ ý môn cảnh rất rõ chót-thực không hộ kiếp vừa qua (phần nhỏ số 31).

- 4 là lộ ý môn cảnh rõ chót-thực không hộ kiếp vừa qua (phần nhỏ số 31).

- 5 là lộ ý môn cảnh rất rõ chót-thực, có 1 hộ kiếp vừa qua (phần nhỏ số 32).

- 6 là lộ ý môn cảnh rõ chót-thực, có 1 hộ kiếp vừa qua (phần nhỏ số 32).

- 7 là lộ ý môn cảnh rất rõ chót-thực, có 1 hộ kiếp vừa qua (phần nhỏ số 39).

- 8 là lộ ý môn cảnh rất rõ chót-thực, có hộ kiếp khách, không hộ kiếp vừa qua (phần nhỏ số 39).

- 9 là lộ ý môn cảnh rất rõ chót-thực, có hộ kiếp khách, 1 hộ kiếp vừa qua (phần nhỏ số 49)

- 10 là lộ ý môn cảnh rõ chót-thực, có hộ kiếp khách, 1 hộ kiếp vừa qua (phần nhỏ số 40).

- 11 là lộ ý môn cảnh không rõ chót 3 khán môn (phần nhỏ số 47).

- 12 là lộ ý môn cảnh rất không rõ chót không, 2 rúng động (phần nhỏ số 49).

Chiêm bao có 6 nhân.

                    • 1 là chiêm bao do phong kích thích.
                    • 2 là chiêm bao do mật kích thích.
                    • 3 là chiêm bao do đàm kích thích.
                    • 4 là chiêm bao do cảm mạo.
                    • 5 là chiêm bao do thần quyền, chư Thiên .v.v…
                    • 6 là chiêm bao do điềm nghiệp tốt xấu .v.v…

Dứt phần lộ tâm

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

SỞ HỢP ĐỒNG

Sở (Thāna) có nghĩa là vị trí, nền tảng căn cứ nhất định thứ tự tâm phải như thế.

Nói hẹp có 10, nói rộng có 26 như sau:

- 1 là sở tục sinh                                             hẹp có 1       rộng có 1

- 2 là sở hộ kiếp                                              hẹp có 1       rộng có 6

- 3 là sở khán môn                                          hẹp có 1       rộng có 3

- 4 là sở ngũ (thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng)   hẹp có 1        rộng có 1

- 5 là sở tiếp thâu                                           hẹp có 1        rộng có 1

- 6 là sở quan sát                                            hẹp có 1        rộng có 1

- 7 là sở phân đoán                                         hẹp có 1       rộng có 2

- 8 là sở thực                                                   hẹp có 1       rộng có 6

- 9 là sở mót                                                    hẹp có 1       rộng có 2

- 10 là sở tử.                                                    hẹp có 1       rộng có 3

   Cộng theo sở rộng… … … ..26

Nếu chỉ theo sở hẹp thì sự đâu sở đó, chỉ có khác với sự là sự thấy, sự nghe, sự ngửi, sự nếm, sự đụng chung lại thành sở ngũ, nên còn 10 sở.

Giải rộng và dễ hiểu, chỉ phần 1 sở nói trước, vì tục sinh không bao giờ thay đổi cái tâm trước và tâm sau, nhất định phải là chặng giữa tử và hộ kiếp, cho nên không kiếm đâu được khác, mới gọi là 1 sở chớ không 2, dù sanh cho ai cũng vậy.

- Sở ngũ chặng giữa của khán môn và tiếp thâu đó thôi.

- Sở tiếp thâu chặng giữa của sở ngũ song thức và quan sát.

- Sở quan sát chặng giữa của tiếp thâu và phân đoán.

Bốn sở nói trên, mỗi sở đều có một.

Phần 2 sở, có 3:

1 là sở khán môn, 2 là sở phân đoán, 3 là sở mót.

- Sở khán môn thứ nhất là trước hộ kiếp sau ngũ song thức hay chặng giữa của hộ kiếp và ngũ song thức (xin xem bản đồ lộ tâm).

- Sở khán môn thứ nhì là chặng giữa của hộ kiếp và thực.

- Sở phân đoán thứ nhất là chặng giữa của quan sát và thực.

- Sở phân đoán thứ nhì là chặng giữa của quan sát và mót.

- Sở mót thứ nhất là chặng giữa trước thực sau mót.

- Sở mót thứ nhì là chặng giữa trước thực sau tử.

Phần 3 sở - tử:

- Sở tử thứ nhất là trước thực sau tục sinh.

- Sở tử thứ nhì là trước mót sau tục sinh.

- Sở tử thứ ba là trước hộ kiếp, sau tục sinh.

Phần 6 sở - hộ kiếp (sở ngoại lộ):

- Sở hộ kiếp thứ nhất trước mót sau khán môn (sau lộ chót mót có lộ khán môn).

- Sở hộ kiếp thứ hai trước thực sau khán môn (sau lộ chót thực có khán môn).

- Sở hộ kiếp thứ ba trước phân đoán sau khán môn (sau lộ chót phân đoán).

- Sở hộ kiếp thứ tư trước mót sau tử (lộ chót mót có xen hộ kiếp).

- Sở hộ kiếp thứ năm trước tục sinh sau khán môn (sau tục sinh trước lộ ban sơ).

- Sở hộ kiếp thứ sáu trước thực sau tử (lộ tử chót thực có xen hộ kiếp).

Phần 6 sở - thực:

- 1 là sở thực chặng giữa của phân đoán và mót.

- 2 là sở thực chặng giữa của phân đoán và hộ kiếp.

- 3 là sở thực chặng giữa của phân đoán và tử.

- 4 là sở thực chặng giữa của khán môn và mót.

- 5 là sở thực chặng giữa của khán môn và hộ kiếp.

- 6 là sở thực chặng giữa của khán môn và tử.

Dứt phần sở hợp đồng

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

LỘ SẮC (Rūpavithī)

GIẢI BẢN KÊ LỘ SẮC

Lộ sắc nói về trật tự của những bọn sắc pháp sanh, diệt.

Nói về tổng quát bản kê có 9 tờ:

1. Tờ thứ nhất nói về từ khi tục sinh trong thời gian bọn sắc mạng căn chưa sanh.

2. Tờ thứ hai nói về sắc mạng căn mới sanh cho đến bình số.

3. Tờ thứ ba nói về sắc vật thực từ mới phát sanh cho đến bình số.

4. Tờ thứ tư nói về 4 thần kinh sau từ khi mới sinh cho đến bình số.

5. Tờ thứ năm nói về lộ ngũ, sắc tâm thiếu 1 khoảng 51 sát-na tiểu.

6. Tờ thứ sáu nói về nhập thiền diệt, tâm diệt và sắc tâm diệt lần cho đến hết.

7. Tờ thứ bảy nói về xuất thiền diệt tâm sanh lại và sắc tâm tăng đến đủ số.

8. Tờ thứ tám nói về lộ tử ngũ môn sắc nghiệp bớt lần cho đến hết.

9. Tờ thứ chín nói về lộ tử ý môn sắc nghiệp cũng bớt lần cho đến hết.

* Giải bản kê lộ sắc tờ thứ nhất

- Giải tờ thứ nhất, cột 1 theo bản phụ.

Cột này chỉ số tăng của sắc nghiệp từ 3 đến 153 bình số, có bản phân số sát-na,… , có 6 cột như vầy:

1) Cột thứ nhất nói về thứ tự và số cái tâm có 19.

2) Cột thứ hai thứ tự tâm sinh ra từ đầu thai đến tâm thực thứ nhất đặng 19 cái.

3) Cột thứ 3 nói về số thứ tự 14 hộ kiếp sau khi tục sinh chưa kể đến hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng là sắp lên lộ.

4) Cột thứ 4 nói về số sát-na đại kể từ 1 đến 19.

5) Cột thứ 5 nói về số sát-na tiểu từ 1 đến 57 vì sắc nghiệp vừa bình số.

6) Cột thứ 6 nói về sắc nghiệp từ 3 bọn đến 153 kể luôn 7 lần bình số.

Chỉ rõ bọn và số sắc nghiệp sát-na sanh của tâm tục sinh là sát-na tiểu có 1 số 3 bọn sắc nghiệp đồng sanh: 1 là bọn thần kinh thân, 2 là bọn trạng thái (nữ hoặc nam), 3 là bọn ý căn.

Đến sát-na tiểu thứ 2 là sát-na trụ của tâm tục sinh có 3 bọn sắc giống như đã nói sanh thêm thì đặng 6 bọn.

Từ đây mỗi sát-na tiểu đều 3 bọn như thế luôn, nên đến sát-na tiểu thứ 51 đặng 153 bọn kể luôn 3 bọn sắc đầu thai đang diệt và 3 bọn sắc nghiệp đang sanh lên.

Từ đây về sau bình số, vì mỗi sát-na tiểu đều có 3 bọn diệt, 3 bọn sanh cho đến khi bọn mạng căn sắp có.

Xin để ý, chỉ có 2 bọn sắc tiêu biểu sanh diệt đồng với tâm, ngoài ra các bọn sắc khác sanh, trụ, diệt kéo dài thời gian 51 sát-na tiểu (sanh 1 sát-na tiểu, trụ 49 sát-na tiểu, diệt 1 sát-na tiểu) xem bản đồ phụ.

- Bản kê lộ sắc số 1, cột 2.

Cột này chỉ số bọn sắc âm dương[48] do sắc nghiệp trợ, nên gọi là sắc âm dương nghiệp trợ, cách tăng như cột 1. Sắc nghiệp mà trễ hơn 1 sát-na tiểu. Vì sát-na sanh của sắc nghiệp không thể trợ cho sắc âm dương sanh, đến sát-na trụ thứ nhất thì sắc nghiệp mới giúp cho âm dương sanh, mỗi 3 bọn sắc nghiệp đều giúp như thế. Cho nên khởi đầu của sắc âm dương nghiệp trợ từ sát-na tiểu thứ 2 là sát-na trụ của tâm đầu thai sanh đặng 3 bọn cho đến có diệt là bình số 153.

- Bản kê lộ sắc số 1, cột 3

Cột này nói về sắc âm dương do sắc âm dương nghiệp trợ đó giúp phát sanh ra nữa, nên trễ hơn 1 sát-na. Bắt đầu sát-na diệt của tâm tục sinh là sát-na thứ 3 cho đến có bình số 153 bọn. Phải trễ hơn phần sắc âm dương nghiệp trợ 1 sát-na, sắc âm dương này gọi là âm dương trợ âm dương. Từ đây về sau trợ nhau sanh âm dương rất theo hình vóc lớn nhỏ và sắc âm dương do mạng căn, tâm và vật thực trợ cũng thế. Chỉ nói 2 phần xin hiểu thêm.

- Bản kê lộ sắc số 1, cột thứ 4

Cột này nói về sắc tâm là nói về sắc tâm hộ kiếp thứ nhứt tạo đồng thời sát-na sanh của nó đặng 1 bọn sắc tâm, về sau mỗi cái tâm đều như thế, nên 3 sát-na tiểu tăng 1 bọn sắc tâm. Đến cái tâm 17 kể từ tâm hộ kiếp thứ nhất là tâm khán ý môn thì bình số đủ 17 bọn, từ cái tâm này về sau mỗi sát-na diệt đều có 1 bọn sắc tâm diệt mỗi cái tâm sanh đều có 1 bọn sắc tâm sanh đồng với sát-na sanh, nên vừa bớt trong khi sát-na diệt của mỗi cái tâm liền thêm trong khi sát-na sanh của mỗi cái tâm sanh kế đó.

- Bản kê lộ sắc số 1, cột thứ 5

Cột này nói về sắc âm dương tâm trợ, nghĩa là sắc âm dương mà do sắc tâm trợ tạo ra, nên trễ hơn sắc tâm 1 sát-na tiểu.

Khởi từ sát-na trụ của tâm hộ kiếp thứ nhất sanh đặng 1 bọn cách 2 sát-na tiểu hay mỗi sát-na trụ của tâm đều sanh tăng thêm 1 bọn cho đến sát-na trụ của tâm khán ý môn đủ 17 bọn là bình số.

Từ đây mỗi sát-na sanh của tâm đều có diệt, mỗi sát-na trụ của tâm đều có sanh.

- Bản kê lộ sắc số 1, cột thứ 6

Cột này nói về sắc âm dương âm dương tâm trợ, nghĩa là sắc âm dương này do sắc âm dương mà nhờ sắc tâm trợ đó, giúp lại sắc âm dương tâm trợ 1 sát-na tiểu, tức là khởi từ sát-na diệt của tâm hộ kiếp thứ nhất sanh 1 bọn thì mỗi sát-na diệt của cái tâm về sau đều sanh thêm 1 bọn cho đến sát-na diệt của tâm khán ý môn đặng 17 bọn bình số luôn. Vì từ đây về sau mỗi sát-na trụ của tâm có diệt 1 bọn, mỗi sát-na diệt của tâm đều có sanh 1 bọn.

- Bản kê lộ sắc số 1, cột chót

Cột này nói về tổng cộng của 6 khoảng trước (xin quí vị xem ngang qua) cộng như vầy:

  • Hàng thứ nhất chỉ đặng 3 bọn sắc đầu thai.
  • Hàng thứ hai sanh đặng 9 bọn là 6 bọn sắc nghiệp, 3 bọn sắc âm dương nghiệp trợ.
  • Hàng thứ ba sanh đặng 18 bọn là 9 bọn sắc nghiệp, 6 bọn sắc âm dương nghiệp trợ và 3 bọn sắc âm dương âm dương nghiệp trợ.
  • Hàng thứ tư sanh đặng 28 bọn: 12 bọn sắc nghiệp, 9 bọn sắc âm dương nghiệp trợ, 6 bọn âm dương âm dương nghiệp trợ và 1 bọn sắc tâm.

Cộng chỉ bao nhiêu cũng giúp ích cho quí vị.

Sau đây xin nói đại ý như vầy:

Từ    hàng 03 đến hàng 51 đều thêm 10 đến 498 bọn.

        hàng 52 lên đến 505 bọn vì thêm có 7.

        hàng 53 lên đến 509 bọn vì thêm có 4.

        hàng 54 lên đến 510 bọn vì thêm có 1.

Khoảng này bình số 510 cho đến gần bọn mạng căn phát sanh.

~~~~~~~~~~

* Giải bản kê lộ sắc tờ thứ hai

Bản này chỉ nói về bọn sắc mạng căn sanh thêm và sự trợ cho sắc âm dương.

Bọn sắc mạng căn này khởi sanh từ 7 bữa trở lại của thai mới có ban đầu mà không nhất định ngày nào, đêm nào, phút nào, tâm nào và sát-na nào.

Nay muốn để nhận khởi từ khi sát-na sanh của tâm hộ kiếp rúng động lộ ý chót mót.

Trong khoảng thời gian bọn mạng căn chưa sanh thì sắc nghiệp đã bình số 153 bọn, nay kể sát-na tiểu vừa nói trên kể số 1 đến tới đủ 51 sát-na là sát-na diệt của tâm hộ kiếp thứ 5 kể từ mót vì có bọn sắc mạng căn sanh trước hơn hết diệt tại sát-na này và về sau mỗi sát-na đều có bọn sắc mạng căn diệt và sanh, nên bình số luôn kể chung 3 bọn trước 204 bọn thì sự tăng của bọn mạng căn đã biết là khởi từ sát-na sanh hộ kiếp rúng động kể 1 mà đếm tới thêm 2, 3, 4… đó là số tăng nhận rõ.

Còn sắc âm dương do sắc nghiệp mạng căn trợ khác hơn chỉ trễ hơn 1 sát-na.

Cho đến sắc âm dương do sắc âm dương mạng căn trợ cũng như trợ đến người thứ 3 thì phần sắc này phải trễ hơn sắc âm dương nghiệp trợ 1 sát-na theo thứ lớp, nên gọi sắc âm dương nghiệp trợ.

~~~~~~~~~~

* Giải bản kê lộ sắc tờ thứ ba

Nói về sắc vật thực ngoại khởi có vào thai kể từ 7 ngày đến 14 ngày chẳng định ngày nào, đêm nào, giờ nào và sát-na tiểu nào.

Vì để nhớ, hiểu chỉ ngay vào sát-na sanh của tâm hộ kiệp rúng động, lộ ý có mót làm tiêu chuẩn số 1, bắt đầu sanh 1 bọn sắc vật thực thì mỗi sát-na tiểu đều sanh luôn nên tăng 1, 1 cho đến sát-na 51 có bọn sắc vật thực đầu diệt thì về sau mỗi sát-na tiểu đều có diệt và sanh mới thành bình số 21 bọn luôn.

Sắc âm dương vật thực trợ và âm dương âm dương vật thực trợ cũng như 2 thứ sắc nhờ sắc mạng căn và âm dương sắc mạng căn trợ.

~~~~~~~~~~

* Giải bản kê lộ sắc tờ thứ tư

Nói về 4 thần kinh trước: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt sanh sau khi đầu thai 70: khởi trong vòng tuần lễ thứ 11 chẳng định ngày, đêm, giờ, phút, tâm và sát-na tiểu nào.

Nay mượn lộ ý chót-mót khởi đầu từ sát-na sanh của hộ kiếp rúng động, 4 bọn thần kinh trước sanh thì về sau mỗi sát-na tiểu đều sanh như nhau và chưa có việc nên tăng 4 tăng 4. Trước đã kể 204 có 4 bọn này thêm thành 208, sát-na thứ 2 thêm 4 nữa thành 212… cho đến sát-na 51 đúng số bình là 408.

Vì từ đây về sau 4 bọn này có diệt và sanh kể chung cả sắc nghiệp mỗi người đặng 8 bọn đều sanh diệt, tức là 5 bọn thần kinh, 1 bọn trạng thái (hoặc nam hoặc nữ), bọn ý căn và mạng căn.

~~~~~~~~~~

* Giải bản kê lộ sắc tờ thứ năm

Nói về sắc tâm thiếu 1 chặng 51 sát-na tiểu là vì những lộ có ngũ song thức không tạo sắc tâm, nên còn 16 bọn từ sát-na sanh của ngũ song thức đến sát-na diệt của tâm hộ kiếp thứ 5 kể từ chót mót.

Lẽ thường, sắc tâm sanh đồng sát-na sanh của mỗi tâm còn trải qua đủ 17 cái tâm mới diệt sát-na diệt của tâm thứ 17, nên bình số của nó là 17 bọn luôn luôn.

Nay nói về lộ ngũ, vì ngũ song thức không tạo được sắc, nên trong sát-na sanh của ngũ song thức chẳng có bọn sắc tâm nào sanh, nên còn 16 cho đến sát-na diệt của tâm thứ 17 cũng không có bọn sắc tâm nào diệt, nên còn 16 bọn. Đến sát-na sanh thứ 18 hay hộ kiếp thứ 6 kể từ mót vẫn sanh 1 bọn đủ 17 bọn sắc tâm không còn thiếu nữa (xin nhìn kỹ vào bản kê lộ sắc).

Còn sắc âm dương do sắc tâm trợ… cũng thiếu và đủ sau 1 sát-na.

~~~~~~~~~~

* Giải bản kê lộ sắc tờ thứ sáu

Nói về nhập thiền diệt, tâm dứt sanh lúc sau thì sắc tâm bớt lần từ lúc ấy.

Sanh cách khoảng thì bớt cũng cách khoảng. Mỗi sát-na bớt 1 bọn lần lần cho đến hết thì giờ đồng … 48 sát-na tiểu diệt 1 bọn chót là hết.

Còn sắc âm dương tâm trợ cũng bớt trễ hơn 1 sát-na tiểu, dứt cũng trễ hơn 1 sát-na tiểu.

Phần sắc kế sau cũng vậy.

~~~~~~~~~~

* Giải bản kê lộ sắc tờ thứ bảy

Nói về xuất thiền diệt có tâm quả sanh trước hơn hết, cách tạo sắc tâm cũng như hộ kiếp thứ nhứt kế đầu thai (xin xem bản sắc tâm số 1) và sắc âm dương tâm trợ đồng nhau cả, chỉ khác cái tâm còn thứ lớp như nhau.

~~~~~~~~~~

* Giải bản kê lộ sắc tờ thứ tám

Nói về sắc nghiệp và sắc tâm bớt cho đến dứt nương khi lộ tử ngũ môn chót mót có xen hộ kiếp.

Sự bớt của sắc nghiệp từ sát-na diệt của tâm tử đếm trở lại 50 sát-na tiểu thì sắc nghiệp thôi sanh, nên còn 400 chẵn. Từ đây về sau mỗi sát-na tiểu đều bớt 8 bọn, lần cho đến sát-na diệt của tâm tử còn 8 bọn chót đồng diệt với tâm tử, 8 bọn này sanh khi sát-na sanh của hộ kiếp rúng động.

Những sắc nhờ trợ sau cũng bớt và dứt trễ 1 sát-na theo thứ tự.

Nói về sắc tâm bớt và dứt trong khi lộ tử ngũ môn thì sát-na sanh của ngũ song thức đã thiếu 1 bọn còn 16. Như vậy, đến sau khi cái tâm tử cũng độ 3 sát-na tiểu bớt 1 bọn lần cho đến hết.

Những tính cách nhờ trợ kia bớt dứt đều trễ nhau 1 sát-na.

~~~~~~~~~~

* Giải bản kê lộ sắc tờ thứ chín

Chỉ khác bản số 8 sắc tâm không thiếu trước khi tử và có đổi lộ đó thôi..

Hay là cách bớt và diệt của sắc tâm sau khi chết cũng như nhập thiền diệt sau khi tâm không sanh.

Sắc nghiệp số bớt và dứt cũng đồng như tử lộ ngũ.

Dứt phần giải bản kê lộ sắc

~~~~~~~~~~

Phân sắc theo cõi và người.

Cõi Dục giới đủ 28 sắc pháp, riêng mỗi người bớt 1 là nam bớt trạng thái nữ, nữ bớt trạng thái nam.

15 cõi Sắc giới hữu tâm vì những cõi này không có nam nữ, nên bớt 2 trạng thái nam và nữ. Không có thần kinh tỷ, thiệt, thân nên bớt 3 nữa là 5 chỉ còn 23 thứ sắc. Vì những vị ở các cõi vừa nói trên, từ trước đắc thiền hay phát chán cách nam nữ, mùi, vị, đụng chạm cả, nên khi kết quả sanh về trong 15 cõi Sắc giới hữu tâm đều những sắc ấy chẳng đặng sanh do đã nói.

Còn bậc Vô tưởng, trước kia đắc ngũ thiền rất có tâm và mong đời sau đừng có tâm chi cả, nên thiền ấy cho quả sanh ra làm bậc Vô tưởng. Do tâm không có, thời tưởng làm sao sanh, chỉ có bọn sắc mạng căn, sanh, tiến, dị, diệt, bọn nhiều phải có sắc hư không khác hơn đất đá do 3 sắc đặc biệt cộng chung là 17 sắc. Cho nên văn lục bát có nói:

Hăm tám Dục trọn sâu.

Hăm ba Sắc giới có đâu đặng nhiều.

Vô tưởng mười bảy sắc nêu…

Phân sắc tục sinh và bình nhựt.

Thai sanh và noãn sanh khi tục sinh đặng 3 bọn: 1 là bọn sắc thần kinh, 2 là bọn sắc ý căn, 3 là bọn sắc trạng thái (nam hoặc nữ).

Thấp sanh và hóa sanh tục sinh đặng 8 bọn là 5 bọn sắc thần kinh, bọn ý căn và bọn trạng thái (nam hoặc nữ).

Còn sắc sinh và tiến, dĩ nhiên mỗi bọn phải có.

8 thứ sắc ngoài ra là thinh, dị, diệt và 5 sắc đặc biệt không có khi tục sinh.

Cho nên thơ lục bát có câu:

Dị, diệt tiêu biểu với thinh

Đặc biệt chẳng có đang hình hóa sanh

Trong khi bình nhựt đủ rành

Bao nhiêu các sắc không dành bớt ra…

Dứt phần sắc pháp.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Tờ thứ nhất: Từ lúc tục sinh, trong khi sắc mạng quyền chưa sanh.

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Tờ thứ hai: Bọn mạng quyền sanh trong 7 ngày sau khi tục sinh, bất định thì giờ.

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Tờ thứ ba: Bọn vật thực sanh trong tuần lễ thứ 2 sau khi tục sinh, bất định thì giờ.

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Tờ thứ 4: Bọn nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt sanh trong tuần lễ thứ 11 sau khi tái tục, bất định sát-na.

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Tờ thứ 5: Lộ ngũ sanh, sắc tâm thiếu từ ngũ song thức luôn 17 cái, đến cái thứ 18 thì đủ lại.

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Tờ thứ sáu: Nhập thiền diệt, sắc nghiệp, tâm và sắc vật thực đều 3 cột, sau cộng.

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Tờ thứ bảy: Xuất thiền diệt, sắc tâm tăng như sau khi tục sinh.

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Tờ thứ tám: Khi lộ tâm tử ngũ môn sanh, nên sắc tâm không đủ 17.

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Tờ thứ 9: Khi lộ tâm tử ý môn, sắc tâm còn 17 sẽ diệt dần.

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

~~~~~~~~

PHẨM BẢY THEO BỘ DIỆU PHÁP LÝ HỢP

(Abhidhammaṭṭhasaṅgaha)

~~~~~~~~

TẬP MƯỜI MỘT

TƯƠNG TẬP HỢP ĐỒNG

(Samuccayasaṅgaha)

Tương tập hợp đồng (Samuccayasaṅgaha) là gồm cả pháp siêu lý có đồng nhau sắp chung từng phần. Có những câu Pāḷi chú giải như vầy:

- Saha uccīyante eṭṭhati = samuccayo: nghĩa là do trình bày pháp siêu lý nào như nhau, gồm chung lại từng phần.

- Saṃ piṇḍetvā uccīyante etenāti = samuccayo: do gồm pháp siêu lý ăn nhau sắp thành phần, tức là pháp siêu lý có phần đồng sắp thành từng phần.

Nói về phần lớn có 4:

- 1 là bất thiện hợp đồng (akusalasaṅgaha).

- 2 là hỗn tạp hợp đồng (missakasaṅgaha).

- 3 là đẳng giác hợp đồng (bodhipakkhiyasaṅgaha).

- 4 là hàm tận hợp đồng (sabbasaṅgaha).

Còn theo phần nhỏ thì có 27 (sau sẽ chia)

1. Bất Thiện Hợp Đồng (akusalasaṅgaha)

Trước nói về phần lớn thứ nhất là bất thiện hợp đồng có Pāḷi chú giải như vầy:

Ekantākusala jātikanaṃ oghacatukkādinaṃ saṅgahoti = akusalasaṅgaho: hợp những sở hữu bất thiện sắp thành từ phần như là lậu, bộc .v.v…

Có chín phần

- 1 là tứ lậu (āsava).

- 2 là tứ bộc (ogha).

- 3 là tứ phối (yoga).

- 4 là tứ phược (gantha).

- 5 la tứ thủ (upādāna).

- 6 là lục cái (nīvarana).

- 7 là tiềm thùy hay thùy miên (anusaya).

- 8 là thập triền (saṅyojana).

- 9 là thập phiền não (kilesa).

Thơ lục bát nói như vầy:

Sau đây hòa hợp cộng tương,

Gồm chung những pháp trạng mường tượng nhau.

Giải trang 1 tập mười một.

Tứ lậu

Lậu hay là trầm (āsāva) là ngâm chìm, như rượu ngâm lâu vì tham, si, tà kiến làm cho chúng sanh mê man say đắm, mà Trung Hoa dịch là lậu, xét ra mới ăn nghĩa lý, tức là nhỉ ra chảy xuống vũng sâu động lại cũng thành như ngâm lâu, vật nào ở vũng ấy phải bị chìm luôn hết, chẳng khác chúng sanh bị tham, si, tà kiến.

Trong bài đọc, học có nêu đủ.

- Dục lậu (kāmāsava) là mê say chìm ngâm trong lục dục.

- Hữu lậu (bhavāsava) là chìm đắm với sự mong mỏi Sắc giới hay thiền .v.v…

- Tà kiến lậu (diṭṭhāsava) là chìm ngâm theo sự chấp sai .v.v…

- Vô minh lậu (avijjāsava) là sự chìm đắm với cách không sáng suốt.

Giải trang 2 tập mười một.

Tứ bộc

Bộc hay bộc lưu (ogha) có nghĩa là nước lụt tràn trề làm cho chúng sanh chịu nạn chìm đắm trong 3 lối luân hồi là phiền não luân hồi, nghiệp luân hồi và quả luân hồi.

Có những câu Pāḷi chú giải như vầy:

- Avattharitvā hanantīti = oghā: tràn ngập xâm hại chúng sanh, tạm gọi là bộc hay bộc lưu.

- Avahananti osīdāpentīti = oghā: làm cho chúng sanh chìm đắm, gọi là bộc.

- Oghā viyāti = aghā: chảy tràn, gọi là bộc lưu, vì có phiền não mới để lại nghiệp biệt thời (nānakkhanikakamma), Trung Hoa gọi là chủng tử (bīja), vì còn nghiệp luân hồi thì có tạo ra tâm tục sinh .v.v… đó là quả. Nếu tục sinh rồi không đắc quả tột, thì còn phiền não để nghiệp phải luân hồi nữa. Trung Hoa dịch là bộc đây không sát văn, có cách ám chỉ nước chảy mạnh nhiều, thời tràn xâu đến lụt, có chỗ giải là lung, đầm .v.v…

Giải trang 3 tập mười một.

Tứ phối

Tứ Phối (yoga) là làm cho chúng sanh phối hợp với luân hồi trong tam giới.

Có Pāḷi chú giải như vầy:

- Vaṭṭasmiṃ satte yojentīti = yogā: pháp nào đem chúng sanh phối hợp dính trong khổ luân hồi tức là đời khác đổi thay kiếp sống đời khác khác nữa, nên gọi là phối hay phối hợp.

(Điều pháp và chi pháp như trong bài đọc học).

Giải trang 4 tập mười một.

Tứ phược

Tứ Phược (gantha) là trói chặt vào thân tâm hay khắn khít với thân tâm.

Có những câu Pāḷi chú giải như vầy:

- Kāyaṃganthentīti = kāyaganthā: trói chặt với thân danh và sắc, nên nói đủ là thân phược.

- Kāyena kāyaṃ ganthentīti = kāyaganthā: pháp nào buộc trói với những thân danh, sắc, cả hiện tại và vị lai, pháp ấy gọi là thân phược, tức là tham, sân, tà kiến.

Chia có 4 điều pháp

  • 1 là tham ác thân phược (abhijjākāyagantha) nghĩa là trói chặt thân danh và thân sắc với 6 cảnh tức là làm cho tâm, sở hữu và sắc như bị trói vào các cảnh.
  • 2 là sân độc thân phược (byāpādakāyagantha) tức là sân, giận, oán thù ràng buộc cả thân danh và thân sắc.
  • 3 là giới thủ thân phược (sīlabbataparāmāsakāyagantha) là lo giữ giới cấm theo ngoại giáo, tức là những điều học hay những giới nào mà Phật không chế, cũng không nhìn nhận.
  • 4 là ngã kiến thân phược (idaṅsaccābhinivesakāyagantha) là chấp theo tri kiến sai của mình cho là đúng hơn kẻ khác.

(Điều pháp và chi pháp theo như bài học đọc)

Giải trang 5 tập mười một.

Tứ thủ

Thủ (upādāna) là chấp lấy, ôm ấp, chấp cứng cảnh.

Có Pāḷi chú giải như vầy:

Upādīyantīti = upādānāni: pháp nào chấp cứng với cảnh, gọi là thủ, tức là tứ thủ.

1 là dục thủ (kāmupādāna) chấp cứng với lục dục.

2 là tà kiến thủ (diṭṭhupādāna) chấp cứng theo sự nhận thấy sai.

3 là giới cấm thủ (sīlabbatupādāna) chấp cứng theo giới của ngoại giáo, tức là ám chỉ tà giới.

4 là ngã chấp thủ (attavādupādāna) không bỏ rơi ngã chấp.

Giải trang 6 tập mười một.

Lục cái

Cái (nīvaraṇa) là che ngăn. Có Pāḷi chú giải như vầy: Jhānadikaṃ nivārentīti = nīvaraṇāni cấm ngăn sự tốt đẹp không cho sanh ra nhứt là thiền .v.v… tức là lục cái.

  • 1 là dục dục cái (kāmacchandanīvaraṇa) là ham muốn, nhiễm đắm ngũ dục, che ngăn sự tốt .v.v…
  • 2 là sân độc cái (byāpādanīvaraṇa) là nóng giận, hung dữ, che ngăn sự tốt .v.v…
  • 3 là hôn thùy cái (thīnamaddhanīvaraṇa) là lười biếng, buồn ngủ, che ngăn trở ngại tu tiến.
  • 4 là trạo hối cái (uddhaccakukkuccanīvaraṇa) là tán loạn, hối hận, che ngăn trở ngại tu tiến.
  • 5 là hoài nghi cái (vicikicchānīvaraṇa) là còn nghi, không quyết tin thì trở ngại tu tiến.
  • 6 là vô minh cái (avijjānīvaraṇa) là thiếu hiểu biết theo pháp siêu lý, như là uẩn, nhập[49] .v.v… cũng chận đứng sự tu tuệ, vì cứ chấp nê theo thường thức là chế định.

Giải trang 7 tập mười một.

Thất tiềm thùy

Tiềm thùy hay tùy miên (anusaya) là phiền não ngủ ngầm theo tâm, cũng gọi là tùy phiền não. Có những câu Pāḷi chú giải như sau:

- Santāna anu anu sentīti = anusayā: pháp mà ngủ nghỉ liên tiếp theo danh, sắc, gọi là tiềm thùy.

- Anurūpaṃ kāranaṃ labhitvā senti uppajjantīti = anusayā: pháp nào khi gặp nhơn thích hợp thì phát sanh, đó cũng gọi là tiềm thùy.

Hai câu chú giải trên đây ám chỉ thói quen tham, sân, si .v.v… của chúng sanh.

Thất tiềm thùy (anusaya).

  • 1 là ái dục tiềm thùy (kāmarāgānusaya) là tánh quen ái dục.
  • 2 là ái hữu tiềm thùy (bhavarāgānusaya) là quen muốn đời sau.
  • 3 là phẫn uất tiềm thùy (paṭighānusaya) la thói quen hờn, giận.
  • 4 là ngã mạn tiềm thùy (mānanusaya) là thói quen ngã mạn.
  • 5 là tà kiến tiềm thùy (diṭṭhānusaya) là thói quen tà kiến.
  • 6 là hoài nghi tiềm thùy (vicikicchānusaya) là thói quen hoài nghi.
  • 7 là vô minh tiềm thùy (avijjānusaya) là thói quen vô minh.

Giải trang 8 tập mười một.

Thập triền

Triền (saṅyojana) la cột xiết chặt. Có Pāḷi chú giải như vầy: Saṃyojenti bandhantīti = saṃyojanāni: pháp nào ràng buộc chúng sanh, gọi là triền.

Triền có 2 cách: 1 là theo Kinh, 2 là theo Diệu Pháp (Abhidhammā).

Thập triền theo Kinh có 10:

  • 1 là ái dục triền (kāmarāgasaṅyojana), chi pháp là sở hữu tham hợp với 8 tâm tham.
  • 2 là ái sắc triền (rūparāgasaṅyojana), chi pháp là sở hữu tham hợp với 4 tâm tham bất tương ưng.
  • 3 là ái vô sắc triền (arūparāgasaṅyojana), chi pháp là sở hữu tham hợp 4 tâm tham bất tương ưng.
  • 4 là phẫn nộ triền (paṭighasaṅyojana), chi pháp là sở hữu sân.
  • 5 là ngã mạn triền (mānasaṅyojana), chi pháp là sở hữu ngã mạn.
  • 6 là tà kiến triền (diṭṭhisaṅyojana), chi pháp là sở hữu tà kiến.
  • 7 là giới cấm thủ triền (sīlabbataparāmāsasaṅyojana), chi pháp la sở hữu tà kiến.
  • 8 là hoài nghi triền (vicikiccāsaṅyojana), chi pháp là sở hữu hoài nghi.
  • 9 là phóng dật triền (uddhaccasaṅyojana), chi pháp là sở hữu phóng dật.
  • 10 là vô minh triền (avijjāsaṅyojana), chi pháp là sở hữu si.

Thập triền theo Diệu Pháp (Abhidhamma) có 10:

  • 1 là ái dục triền (kāmarāgasaṅyojana) là tham nó trói buộc chúng sanh với cảnh dục lạc.
  • 2 là hữu dục triền (rūparāgasaṅyojana) là tham nó trói buộc chúng sanh với những cõi Sắc giới hay Vô sắc giới hoặc thiền.
  • 3 là phẫn uất triền (paṭighasaṅyojana) là giận hờn, thù oán là sự ràng buộc chúng sanh.
  • 4 là ngã mạn triền (mānasaṅyojana) là cách tự thị cũng ràng buộc chúng sanh.
  • 5 là tà kiến triền (diṭṭhisaṅyojana) là cứ chạy theo sự hiểu sai, chấp cứng như xiết chặt.
  • 6 là tà giới triền (sīlabbataparāmāsasaṅyojana) hay giới cấm thủ tức là chấp cứng trì giới theo ngoại giáo.
  • 7 là hoài nghi triền (vicikiccāsaṅyojana) là không quyết tin những pháp đáng tin, đó là bị hoài nghi ràng buộc, cứ miệt mài bằng cách đánh dấu hỏi với những pháp trợ duyên giải thoát.
  • 8 là tật đố triền (issāsaṅyojana) là sự tật đố ràng buộc chúng sanh.
  • 9 là lận sắt triền (macchariyasaṅyojana) là sự bỏn xẻn cũng là ràng buộc chúng sanh.
  • 10 là vô minh triền (avijjāsaṅyojana) là không sáng suốt hay tối tăm hoặc thiếu hiểu, mất tự do rộng rãi cao siêu, đó là như bị vấn trói buộc. 

Giải trang 9 tập mười một.

Thập phiền não

Phiền não (kilesa) là nóng nảy, sôi nổi .v.v... có những câu Pāḷi chú giải như vầy:

- Kilesenti upatāpentīti = kilesā: pháp làm cho nóng nảy, pháp ấy gọi là phiền não.

- Kilissati etehīti = kilesā: pháp làm cho những pháp tương ưng tức là tâm và sở hữu đồng sanh đều bị nóng nảy, gọi là phiền não.

Phiền não theo Kinh có 10:

  • 1 là ái dục         : kāmarāga.
  • 2 là ái hữu         : bhāvarāga.
  • 3 là ái sắc          : rūparāga.
  • 4 là ái vô sắc     : arūparāga.
  • 5 là tham          : lobha.
  • 6 là sân             : dosa.
  • 7 là si                : moha.
  • 8 la ngã mạn    : māna.
  • 9 la tà kiến       : diṭṭhi.
  • 10 là hoài nghi : vicikicchā.

Phiền não theo Diệu Pháp có 10:

  • 1 là tham         (lobha)          cũng sôi nổi, nóng nảy.
  • 2 là sân            (dosa)           cũng sôi nổi, nóng nảy.
  • 3 là si               (moha)          cũng sôi nổi, nóng nảy.
  • 4 là ngã mạn    (māna)         cũng sôi nổi, nóng nảy.
  • 5 là tà kiến       (diṭṭhi)          cũng sôi nổi, nóng nảy.
  • 6 là hoài nghi   (vicikicchā)   cũng sôi nổi, nóng nảy.
  • 7 là hôn trầm    (thīna)          cũng sôi nổi, nóng nảy.
  • 8 là phóng dật  (uddhacca)   cũng sôi nổi, nóng nảy.
  • 9 là vô tàm       (ahirīka)        cũng sôi nổi, nóng nảy.
  • 10 là vô úy       (anottappa)   cũng sôi nổi, nóng nảy.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Giải trang 10 tập mười một.

2.  Hn Tp Hp Đng (Missakasaṅgaha)

Phần lớn thứ hai là Hỗn tạp hợp đồng (missakasaṅgaha) là thiện, bất thiện và vô ký gồm chung sắp lại từng phần. Có Pāḷi chú giải như vầy: kusalākusalābyākatā missakānaṃ hetuchakādinaṃ saṅgahoti = missakasaṅgaho: gồm những pháp thiện, bất thiện và vô ký hợp lại, gọi là nhơn, thiền .v.v… từng phần, gọi là hỗn tạp hợp đồng.

Hỗn tạp hợp đồng có 7 phần nhỏ như sau:

  • 1 là lục nhơn (hetu).
  • 2 là chi thiền (jhānaṅga).
  • 3 là chi đạo (maggaṅga).
  • 4 là quyền thế (indrīya).
  • 5 là mãnh lực (bala).
  • 6 là tứ trưởng (adhipati).
  • 7 là tứ thực (āhāra).

Lục nhơn

Trang 10 này nói về lục nhơn (hetu) là nhơn tương ưng (sampayuttahetu) hay là nhơn nhơn (hetuhetu) tức là tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si, đồng sanh với tâm hữu nhơn để giúp những tâm ấy thành tựu có sức mạnh. Có Pāḷi chú giải như vầy:

- Hinotiphalaṃ pattetīti = hetu: pháp mà giúp cho quả đồng sanh với nó, gọi là nhơn.

- Hay là hinoti tatthāti phalaṃ etthāti = hetu: quả do nhơn những pháp đồng sanh giúp có sức mạnh, gọi là nhơn (như trong bài học đọc).

Giải trang 11 tập mười một.

Chi thiền

Nói về chi thiền (jhānaṅga) là thiêu đốt pháp đối lập nhau. Có Pāḷi chú giải như vầy: Paccanike itīpi jhānasaññitā: nghĩa là thiêu đốt pháp nghịch, gọi là chi thiền.

Thất chi thiền:

  • 1 là chi tầm (vitakka) là đưa tâm đến cảnh.
  • 2 là chi tứ (vicāra) là chăm nom cảnh.
  • 3 là chi hỷ (pīti) là mừng no với cảnh.
  • 4 là chi định (ekaggatā) là gắn cứng vào một cảnh (sở hữu định hiệp với ngũ song thức không thành chi thiền).
  • 5 là chi lạc (somanassa) là vui với cảnh.
  • 6 là chi ưu (domonassa) là khổ tâm với cảnh.
  • 7 là chi xả (upekkhā) là bình thường với cảnh.

Sở hữu thọ hiệp với ngũ song thức không thành chi thiền.

Thơ lục bát có câu: Sáu nhơn, thiền nhánh năm thân.

  • Hôn thùy cái               đối lập với     tầm.
  • Hoài nghi cái              đối lập với     tứ.
  • Sân độc cái                 đối lập với     hỷ.
  • Dục dục cái                đối lập với     định.
  • Trạo hối cái và ưu       đối lập với     (thọ) hỷ, xả.
  • Pháp hỷ và thọ hỷ      đối lập với     ưu.
  • Tầm              đối trị            hôn thùy.
  • Tứ                 đối trị            hoài nghi.
  • Hỷ                 đối trị            sân.
  • Lạc, xả           đối trị            trạo hối và ưu.
  • Định              đối trị            dục dục.

Thơ lục bát có câu:

Chi tầm đối trị cái hôn thùy,

Tứ dứt hoài nghi, sân hỷ thiêu

Trạo hối do nhờ chi lạc trị

Định trừ vọng niệm dục dục nhiều.

Ngoài ra 5 chi thiền chánh, còn các chi thiền nói luôn theo cách phổ cập là có pháp này thì không có pháp kia, nên gọi là thiêu đốt, như thiêu đốt cỏ, sau cũng còn lên.

Giải trang 12 tập mười một.

Chi đạo

Chi đạo (maggaṅga) là cách thông thấu. Nho có giải như vầy: “Đạo giả năng thông chi nghĩa”: dịch đạo là cái nghĩa hay thông, cho nên những chỗ vật nghĩa lý thấu suốt, qua lại, lên xuống .v.v... dùng văn tỷ dụ cũng gọi là “đạo” đặng. Còn chi đạo đây có thể làm cho chúng sanh đi xuống là sa đọa bàng sanh, địa ngục .v.v… và cũng có thể nương chi đạo tiến hóa siêu thăng đến chư Thiên, Phạm thiên, cõi Vô sắc cho đến Níp-bàn, vì đó nên dùng văn thí dụ, gọi là đạo (magga).

- Sở hữu định (ekaggatācetasikā) hiệp với tâm vô nhân không thành chi đạo.

Thơ lục bát có câu: Đạo thời thập nhị, cả phần hai bên.

Chi đạo (maggaṅga) có 12:

- 1 là chánh kiến (sammādiṭṭhi): sáng kiến nhận thấy chơn lý đúng với nhơn và quả .v.v…

- 2 là chánh tư duy (sammāsaṅkappa): suy xét, lo lắng những việc tốt.

- 3 là chánh ngữ (sammāvācā): ngăn hay trừ tà ác ngữ.

- 4 là chánh nghiệp (sammākammantā): ngăn, trừ tà hay ác nghiệp.

- 5 là chánh mạng (sammā ājīva): ngăn hay trừ thân, khẩu tà ác vì nuôi thân.

- 6 là chánh tinh tấn (sammāvāyāma): siêng năng với việc phước hoặc tốt hay lợi lành.

- 7 là chánh niệm (sammāsati): sự nhớ đặng hay nhớ ghi bằng tâm tốt.

- 8 là chánh định (sammā samādhi): sự đình trụ 1 cảnh bằng tâm tốt.

- 9 là tà kiến (micchādiṭṭhi): sự nhận thấy sai

- 10 là tà tư duy (micchāsaṅkappa): suy xét hay lo lắng tính những sự xấu.

- 11 là tà tinh tấn (micchāvāyāma): siêng năng với sự ác xấu.

- 12 là tà định (micchā samādhi): đình trụ một cảnh bằng tâm bất thiện.

Có những câu Pāḷi chú giải như vầy:

- Maggo viyāti = maggo: tợ như đường sá, gọi là đạo.

- Sugatiduggatīnaṃ nibbanassa ca abhimūkhaṃ pāpanato = maggo: nhân đưa đến khổ thú hay lạc thú và Níp-bàn, gọi là đạo.

Giải trang 13 tập mười một

Nhị thập nhị quyền:

Quyền (indrīya) là quyền thế, tự do cai trị. Có Pāḷi chú giải như vầy: Indanti paramaissariyaṃ karontīti = indrīyāni: pháp nào tự cai trị có tự do độc lập, pháp đó gọi là quyền.

Quyền có 22 điều như sau:

- 1 là nhãn quyền (cakkhundrīya) cai quản sự thấy.

- 2 là nhĩ quyền (sotindrīya) cai quản sự nghe.

- 3 là tỷ quyền (ghānindrīya) cai quản sự hửi.

- 4 là thiệt quyền (jivhindrīya) cai quản sự nếm.

- 5 là thân quyền (Kāyindrīya) cai quản sự đụng.

- 6 là nữ quyền (iṭṭhindrīya) cai quản cách theo nữ.

- 7 là nam quyền (purisindrīya) cai quản cách theo nam.

- 8 là mạng quyền (jīvitindrīya) bảo vệ sự sống còn của danh sắc.

- 9 là ý quyền (manindrīya) cai quản sự biết cảnh tức là tâm.

- 10 là lạc quyền (sukhindrīya) cai quản sự sướng thân.

- 11 là khổ quyền (dukkhindrīya) cai quản sự khổ thân.

- 12 là hỷ quyền (somanassindrīya) cai quản sự vui lòng.

- 13 là ưu quyền (domanassindrīya) cai quản sự buồn lòng.

- 14 là xả quyền (upekkhindrīya) cai quản sự trung bình.

- 15 là tín quyền (saddhindrīya) cai quản sự tín ngưỡng.

- 16 là cần quyền (vīriyindrīya) cai quản sự siêng năng.

- 17 là niệm quyền (indrīya) cai quản cách nhớ đặng hay nhớ ghi.

- 18 là định quyền (samādhindrīya) cai quản cách tâm đình trụ.

- 19 là trí quyền (paññindrīya) cai quản sự hiểu thông suốt.

- 20 là trị dị tri quyền (anaññātaññassāmītindrīya) là cai quản sự hiểu rõ tứ Thánh đế, chưa từng rõ thấu nhất là Níp-bàn.

- 21 là tri dĩ tri quyền (aññindrīya) cai quản sự hiểu rõ tứ Thánh đế, đã từng rõ thấu.

- 22 là tri cụ tri quyền (aññātāvindrīya) cai quản cách hoàn toàn hiểu rõ thấu đáo tứ Thánh đế.

Sở hữu định hiệp với 16 tâm vô cần (15 tâm quả vô nhân và 1 tâm khán ngũ môn), không thành tịnh quyền và tịnh lực.

Thơ lục bát có câu: Căn nền mười sáu vững bền, (chữ “căn nền” trong văn lục bát đổi là quyền thế (indrīya).

Giải trang 14 tập mười một.

Cửu lực

Lực (bala) là không lay động, có mãnh lực đè nén pháp đối lập. Có Pāḷi chú giải như vầy:

Akaṃpanatthena = balaṃ: gọi là lực có ý nghĩa không lay động.

Balīyanti uppanne patipakkhadhamme sahanti maddantīti = balāni: pháp nào có sức đè nén pháp nghịch hay đủ sức đối-thủ phá-trừ pháp nghịch, gọi là lực.

Cửu lực.

- 1 là tín lực (saddhābala) sức mạnh của đức tin.

- 2 là cần lực (vīriyabala) sức mạnh của tinh tấn.

- 3 là niệm lực (satibala) sức mạnh của chánh niệm.

- 4 là tịnh lực (samādhibala) sức mạnh của tịnh.

- 5 là trí lực (paññābala) sức mạnh của trí.

- 6 là tàm lực (hirībala) sức mạnh của tàm.

- 7 là úy lực (ottappabala) sức mạnh của úy.

- 8 là vô tàm lực (ahirībala) sức mạnh của vô tàm.

- 9 là vô úy lực (aottappabala) sức mạnh của vô úy.

Sở hữu định hiệp với tâm si hoài nghi không thành tịnh quyền và tà tịnh hay tịnh lực.

Thơ lục bát nói như vầy: Lục thời có chín cũng nên mạnh rồi.

Giải trang 15 tập mười một

Tứ trưởng

Trưởng (adhipati) là lớn hay trội hơn pháp khác, tùy trường hợp. Có Pāḷi chú giải như vầy: Adhinānaṃ pati = adhipati: làm chủ hay lớn hơn pháp liên hệ với nó, gọi là trưởng.

Và có chú giải nữa như vầy: Adhiko pati = adhipati: sức mạnh lớn lao làm chủ, cũng gọi là trưởng.

Tứ trưởng.

- 1 là dục trưởng (chandādhipati) sự mong mỏi lớn trội.

- 2 là cần trưởng (vīriyadhipati) sự siêng năng lướt tới mạnh lớn trội

- 3 là tâm trưởng (cittādhipati) lớn trội sức mạnh trong phần biết cảnh.

- 4 là thẩm trưởng (vīmaṅsādhipati) lớn trội sức mạnh trong sự hiểu biết thấu đáo.

Thơ lục bát có câu: Pháp trưởng có bốn đủ thôi.

Giải trang 16 tập mười một.

Tứ thực

Thực (āhāra) là ăn, nuốt, thâu hút cách ăn và món ăn, đem lại sự kết quả tiến hóa thêm. Có Pāḷi chú giải như vầy: Āharantīti = āhāra: pháp nào đem lại sự tiến hóa sự kết quả của nó, gọi là thực.

Tứ thực.

- 1 là đoàn thực (kabaḷīkārāhāra) miếng ăn tức là chất bổ thêm vào thân.

- 2 là xúc thực (phassāhāra) có cách dẫn dắt cho sở hữu thọ sanh ra.

- 3 là tư thực (manosañcetanāhāra) là cố quyết, đề đốc công việc, tức là dẫn dắt cho tâm quả tục sinh, .v.v…

- 4 là thức thực (viññāṇāhāra) thâu hút cảnh tức là dẫn dắt sở hữu và sắc tâm (cittajarūpa)

Thơ lục bát có câu:

Tứ thực cũng bốn gốc chồi in nhau,

Thiện cùng bất thiện tính vào,

Hiệp đồng bảy đoạn lưỡng tao cộng hòa.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Giải trang 17 tập mười một.

3.  Đẳng Giác Hợp Đồng (Bodhipakkhiyāsaṅgaha)

Phần lớn thứ ba thuộc về Đẳng giác hiệp đồng (bodhipakkhiyāsaṅgaha) là phe đảng của trí tuệ tiến hóa giải thoát cao siêu. Có Pāḷi chú giải như vầy: Bhodhipakkhiyānaṃ saṅgahoti = bodhipakkhiyasaṅgaho: gồm hiệp những pháp phe đảng với trí và đạo, gọi là đẳng giác hiệp đồng.

Riêng về “bodhi” thường gọi là bồ đề, có 4 câu Pāḷi chú giải như sau:

- Bujhanti etāyati = bodhi: hành giả tỏ ngộ tứ Thánh đế do nhơn nào, thì nhơn ấy gọi là bồ đề, hay là giác, tức là nhân giác ngộ.

- Bodhiyā pakkhe bhūvāti = bodhi pakkhiyā: những pháp sanh theo phía phe đảng của trí 4 bậc đạo, gọi là đẳng giác, tức là 37 phần đẳng giác.

- Cattāri saccāni bujjhatīti = bodhi: tỏ ngộ tứ đế, gọi là bồ đề .v.v…

- Bodhi vuccati catūsu maggesuñāṇaṃ: tuệ trong 4 đạo, gọi là bồ đề.

Đẳng giác hiệp đồng có 7 phần nhỏ như sau:

  • 1 là tứ niệm xứ            (satipaṭṭhāna).
  • 2 là tứ chánh cần        (sammappadhāna).
  • 3 là tứ như ý túc         (iddhipāda).
  • 4 là ngũ quyền           (indrīya).
  • 5 là ngũ lực                (bala).
  • 6 là thất giác chi        (sambojjhaṅga).
  • 7 là bát chánh đạo     (maggaṅga).

Tứ niệm xứ

Trang 17 nói về tứ niệm xứ (satipaṭṭhāna) có Pāḷi chú giải như vầy: Sati eva paṭṭhānanti = satipaṭṭhānaṃ: niệm chủ trương pháp tương ưng chăm chú vững vàng với cảnh, gọi là niệm xứ.

Tứ niệm xứ:

  • 1 là niệm thân   (kāyānupassanāsatipaṭṭhāna).
  • 2 là niệm thọ    (vedanānupassanāsatipaṭṭhāna).
  • 3 là niệm tâm   (cittānupassanāsatipaṭṭhāna).
  • 4 là niệm pháp (dhammānupassanāsatipaṭṭhāna).

Lược giải tứ niệm xứ.

Tứ là bốn. Niệm là nhớ, ghi. Xứ là cảnh, đề mục: thân, thọ, tâm, pháp.

  • Niệm thân có nghĩa là chăm chú nhớ điểm ghi theo sự thân đang hành động cho thấu đến sắc uẩn.
  • Niệm thọ là chăm chú ghi hay rọi đang khi: khổ, sướng, vui, buồn và hiện tượng khác hơn 4 cách đã nói, tức là niệm thọ xả cho đến rõ thấu thọ uẩn.
  • Niệm tâm là chăm chú ghi hay rọi vào tâm, sự biết như là nghe, thấy .v.v... cho đến tỏ ngộ thức uẩn.
  • Niệm pháp là chăm chú nhớ biết cách: nghĩ, tưởng, suy xét, thấu đáo tưởng uẩn và hành uẩn.

Có chỗ dịch xác định như vầy:

Lấy sắc uẩn làm cảnh niệm, gọi là niệm thân.

Lấy thọ uẩn làm cảnh niệm, gọi là niệm thọ.

Lấy thức uẩn làm cảnh niệm, gọi là niệm tâm.

Lấy tưởng uẩn và hành uẩn làm cảnh niệm, gọi là niệm pháp.

Giải trang 18 tập mười một.

Tứ chánh cần

Tứ chánh cần (sammappadhāna) là sự siêng năng, tinh tấn, cố gắng ngăn ngừa cách ác xấu, tội lỗi và cố gắng trau dồi gìn giữ pháp thiện hay sự tốt .v.v... Có Pāḷi chú giải như vầy:

- Sammā padahanti etenāti = sammappadhānāni: những pháp tinh tấn cố gắng chơn chánh theo lẽ phải, sự tốt gọi là chánh cần, tức là sở hữu cần.

- Sammadeva padhānaṃ = sammappadhānaṃ: sự siêng năng khéo, gọi là chánh cần.

Tứ chánh cần.

  • 1 là trừ cần (uppannānaṃ pāpakānaṃ pahānāya vāyāmo) cách dứt trừ những tội lỗi ác, xấu đã làm không tái phạm.
  • 2 là thận cần (anuppannānaṃ pāpakānaṃ anuppādaya vāyāmo) cố gắng làm cho pháp bất thiện chưa từng sanh không đặng sanh, tức là dè dặt cách ác xấu chưa làm không cho làm.
  • 3 là tu cần (anuppannānaṃ kusalānaṃ uppādāya vāyāmo) trau dồi pháp thiện hay sự tốt chưa từng có cho đặng sanh ra.
  • 4 là bảo cần (uppannānaṃ kusalānaṃ bhiyyobhāvāya vāyāmo) gìn giữ pháp thiện sự tốt đã từng có càng sanh thêm nữa.

Giải trang 19 tập mười một

Tứ như ý túc

Tứ như ý túc (iddhipāda) là nền tảng của sự vừa lòng thích tâm.

Như ý (iddhi) là sự thành tựu bằng cách đầy đủ. Có Pāḷi chú giải như vầy: Ijjhanaṃ = iddhi: nghĩa là thành tựu bằng cách đầy đủ, gọi là như ý, ám chỉ thiền, thông, đạo và quả.

Túc (pāda) là nhờ cậy, nương tựa. Có Pāḷi chú giải như vầy: Pajjati etenāti = pādo: là một người nào nhờ pháp ấy làm nhơn đưa đến giải thoát thì pháp ấy gọi là túc.

Nói chung lại là như ý túc (iddhipāda). Có Pāḷi chú giải như vầy: Iddhiyāpādo = iddhipādo: pháp làm nhơn cho đến thành tựu thiền, thông, đạo và quả, gọi là như ý túc.

Tứ như ý túc:

  • 1 là dục như ý túc (chandiddhipāda): sự thích hợp làm nhơn đưa đến thiền, thông, đạo và quả.
  • 2 là cần như ý túc (vīriyiddhipāda): siêng năng tinh tấn lướt đến thiền .v.v…
  • 3 là tâm như ý túc (cittiddhipāda): sự vừa lòng cương quyết tiến hóa đến bậc đắc chứng hay là thành tựu do tâm mạnh .
  • 4 là thẩm như ý túc (vīmaṅsiddhipāda): trí tuệ mạnh làm nhơn đắc đạo, quả hay thiền hoặc thông.

Giải trang 20 tập mười một

Ngũ quyền

Quyền hoặc cai quản (indrīya) là tự cai trị bằng cách độc lập. Có Pāḷi chú giải như vầy: Indanti paramaissariyaṃ karontīti = indrīyāni: pháp nào tự cai trị tức là làm cho ta rất độc lập, pháp ấy gọi là quyền.

Ngũ quyền.

1 là tín quyền (saddindrīya) là đức tin tự do không bị trở ngại.

2 là cần quyền (vīriyindrīya) là tinh tấn tự do không trở ngại.

3 là niệm quyền (satindrīya) là nhớ ghi tự do không trở ngại.

4 là tịnh quyền (samādhindrīya) là yên trụ vào cảnh tự do không trở ngại.

5 trí quyền (paññindrīya) là tự do sáng suốt thấu đáo đưa đến tỏ ngộ.

Ngũ lực

Lực (bala) là không lay động. Có Pāḷi trình bày như vầy: Akaṃpanaṭṭhena = bala: gọi là lực có ý nghĩa không rung động.

Pāḷi chú giải nữa như vầy: Balīyanti uppanne patipakkhadhamme sahanti maddantīti = balāni: có sức mạnh đủ chịu đè nén pháp nghịch đã sanh và cố gắng bài trừ pháp nghịch, gọi là lực.

Ngũ lực:

  • 1 là tín lực (sadhābala) đức tin không lay động
  • 2 là cần lực (vīriyabala) tinh tấn không lay động.
  • 3 là niệm lực (satibala) nhớ, ghi không lay động.
  • 4 là tịnh lực (samādhibala) tâm tịnh không lay động.
  • 5 là trí lực (paññābala) trí không lay động.

Ngũ quyền và ngũ lực chi pháp đồng nhau, nên để chung trong 1 bảng nêu.

Giải trang 21 tập mười một.

Thất giác chi

Giác chi (bojjhaṅgo) những phần hiệp tác làm nhơn hiểu rõ tứ Thánh đế. Có Pāḷi chú giải như vầy: Bhodhiyā aṅgo = bojjhaṅgo: cơ quan hợp với phần pháp làm nhơn đặng biết Thánh đế, gọi là giác chi.

Thất giác chi.

  • 1 là niệm giác chi (satisambojjhaṅga): phần trợ tỏ ngộ Thánh đế.
  • 2 là trạch pháp giác tri (dhammavicayasambojjhaṅga): soi xét cả pháp trong ngoài để làm nhân thường tỏ ngộ tứ Thánh đế.
  • 3 là cần giác chi (vīriyasambojjhaṅga): siêng năng trợ phần tỏ ngộ tứ Thánh đế.
  • 4 là hỷ giác chi (pītisambojjhaṅga): mừng no tâm cũng là một phần trợ tỏ ngộ tứ Thánh đế.
  • 5 là yên tịnh giác chi (passaddhisambojjhaṅga): sự vắng lặng của sở hữu và tâm cũng là phần trợ tỏ ngộ Thánh đế.
  • 6 là tịnh giác chi (samādhisambojjaṅga): định trụ với cảnh có phần trợ tỏ ngộ Thánh đế.
  • 7 là xả giác chi (upekkhāsambojjhaṅga): làm cho pháp đồng sanh với nhau đều hòa để trợ tỏ ngộ Thánh đế.

Bảy pháp vừa nói trước cũng gọi là hoàn giác chi (sambojjhaṅga) có nghĩa là những phần trợ giúp cho đến hoàn toàn tỏ ngộ Thánh đế.

Nhân sanh niệm giác chi có 4.

  • 1 là chánh niệm lương tri (satisampajjañña) thường để ý biết mình và nhớ ghi.
  • 2 là tránh người hay quên (muṭṭhassatipuggalaparivajjanatā) và không tập tu quán.
  • 3 là nương người vững chánh niệm (upaṭṭhitassatipuggalasevanatā) nên hội họp với những người chuyên tu tứ niệm xứ.
  • 4 là thường niệm cảnh hiện tại (tadadhimuttatā) hằng chăm chú tự thân tâm và để ý biết kịp cảnh ngoài đang đến.

Niệm giác chi có Pāḷi chú giải như vầy: sati eva sambojjhaṅgo = satisambojjhaṅgo: niệm thuộc về phe đảng trí tỏ ngộ tứ đế, gọi là niệm giác chi.

Nhân sanh trạch pháp giác chi có 7.

  • 1 là ưa hỏi những sự nghi với bậc thông hiểu (paripucchagatā).
  • 2 là thân đồ chỗ ở sạch sẽ (vatthivisadakiriyā).
  • 3 là pháp ngũ quyền (phe giác) đều bằng nhau (indriyasamattapaṭipādanā).
  • 4 là tránh người thiếu trí tuệ (duppaññapuggalapārivajjanā).
  • 5 là tìm gặp người đa trí (paññāvantapuggalasevanatā).
  • 6 là ưa suy xét cảnh tuệ cao tế nhị sâu xa (gambhirañāṇacariyapaccavekkhanā).
  • 7 là chăm chú theo trạch pháp giác chi, chuyên niệm tứ oai nghi và các cảnh danh, sắc sanh diệt (tadadhimuttatā).

Trạch pháp giác chi (dhammavicayasambojjhaṅga). Có Pāḷi chú giải như vầy: vipassanāya bhūmi bhūte ajjhattabahiddhā dhamma vicināti upadhāretīti = dhammavicayo: gọi trạch pháp giác chi có nghĩa là gạn, lựa, lướt, đến, duy trì những pháp phần trong và ngoài thành tựu sở quán.

Và có thêm 2 câu Pāḷi chú giải về trạch pháp giác chi nữa như vầy:

- Bujjhati etāyāti = bodhi: những hành giả tỏ thấu tứ đế do những pháp ấy, nên gọi là giác, tức là thất giác chi.

- Bodhiyā aṅgo = bojjhaṅgo: những pháp hợp trợ làm nhân cho rõ tứ đế, gọi là giác chi, tức là thất giác chi.

Nhân sanh cần giác chi có 11

  • 1 là suy xét những cái khổ trong khổ thú (apāyabhayapaccavekkhanatā).
  • 2 là suy xét sự siêng năng (ānisaṅsadassavitā).
  • 3 là suy xét thấy đường lối đến Níp-bàn của chư Thánh (gamanavithipaccavekkhanatā).
  • 4 là trọng sự đi bát (pindhapātāpaccayanatā).
  • 5 là xét thấy tài sản là pháp bảo của Toàn giác rất quan trọng (hy hữu) (dāyajjamahattapaccavekkhanatā).
  • 6 là xét thấy Phật giáo chủ bậc rất cao siêu (sattumahattapaccavekkhanatā).
  • 7 là suy xét sanh làm người rất quan trọng vì khó đặng (jātimahattapaccavekkhanatā).
  • 8 là xét thấy bạn Phạm thiên địa vị rất cao (sabrahmacarimahattapaccavekkhanatā).
  • 9 là tránh kẻ lười biếng (kusitapuggalaparivajjanatā).
  • 10 là gần người siêng năng (aradhaviriyapuggalasevanatā) .
  • 11 là quan tâm với cần giác chi bằng cách siêng niệm rõ sanh, diệt của danh và sắc .v.v... (tadadhimuttatā).

Nhân sanh hỷ giác chi có 11.

  • 1 là niệm Phật (Buddhānussati).
  • 2 là niệm Pháp (dhammānussati).
  • 3 là niệm tăng (saṅghanussati).
  • 4 là niệm giới (sīlānussati).
  • 5 là niệm thí (cāgānussati).
  • 6 là niệm thiên (devatānussati).
  • 7 là niệm Níp-bàn (upasamānussati).
  • 8 là tránh xa người không tin tam bảo (lukhapuggalaparivajjanatā).
  • 9 là hội ngộ bậc tin tam bảo (…niddhapuggalasevanā).
  • 10 là suy xét theo Kinh làm nhơn sanh tín ngưỡng (pasādaniyasuttapaccavekkhanatā).
  • 11 là chăm chú bằng hỷ giác chi nhận thấy danh sắc sanh diệt do hành động và cảnh (tadadhimuttatā).

Nhân sanh yên tịnh giác chi có 7.

  • 1 là dùng vật thực tế nhị dễ tiêu (panitabhojanasevanatā).
  • 2 là khí hậu thích hợp (utusukhasevanatā).
  • 3 là oai nghi thích hợp (iriyapathasukhasevanatā).
  • 4 là để tâm trung bình (majjhattapayogatā).
  • 5 là tránh kẻ tiểu nhơn xâm hại chúng sanh (saraddhakāyapuggalaparivajjanatā).
  • 6 là hội họp bậc thân tâm yên tịnh không xâm hại kẻ khác (passaddhikāyapuggala-sevanatā).
  • 7 là để ý chăm chú bằng yên tịnh giác chi nhận thấy danh sắc sanh, diệt do hành động và cảnh (tadadhimuttatā).

Nhân sanh tịnh giác chi có 11

  • 1 là thân, đồ, chỗ ở đều sạch sẽ (vatthuvisadakiriyatā).
  • 2 là pháp ngũ quyền đều đồng nhau (indriyasamuttapatipadāna).
  • 3 là khéo sửa ấn chứng tu chỉ (nimittakusalatā).
  • 4 là nưng tâm hợp thời (samayecittassapaggaṅhanatā).
  • 5 là dằn tâm hợp thời (samayecittassaniggaṅhanatā).
  • 6 là hớn hở hợp thời (samayesampahaṃsanutā).
  • 7 là để tâm trung bình hợp thời (samaye ajjhupekkhanatā).
  • 8 là tránh người tâm không vững (asamāhitapuggalaparivajjanatā).
  • 9 là hội họp bậc hàng có tâm yên trụ (samahitapuggalasevanatā).
  • 10 có suy xét thiền và giải thoát (jhānavimokkhapaccavekkhanatā).
  • 11 là để ý chăm chú bằng tịnh giác chi theo tứ oai nghi và các cảnh khác (tadadhimuttatā).

Nhân sanh xả giác chi có 5.

  • 1 là để tâm trung bình đối với chúng sanh chỉ cho là danh sắc chớ không phải người, thú .v.v… (sattamajjhattatā).
  • 2 là để tâm trung bình đối với pháp hành coi thường (tam tướng) vô thường, khổ não, vô ngã (saṅkhāramajjhattatā).
  • 3 là tránh người chấp cứng theo chúng sanh và pháp hành vi (sattasaṅkhārakelāyanapuggalaparivajjanatā).
  • 4 là hội họp với bậc có tâm trung bình đối với chúng sanh và pháp hành vi (sattasaṅkhāramajjhattapuggalasevanatā).
  • 5 là chăm chú trong xả giác chi ấy nhận thấy danh sắc sanh diệt do hành động và cảnh (tadadhimuttatā).

Giải trang 22 tập mười một.

Bát chánh đạo

Chi đạo (maggaṅga) là thông, thấu, qua, lại, lên, xuống, .v.v… nói đạo (magga) là về phần nhơn đưa đến Níp-bàn và trừ phiền não. Nên có Pāḷi chú giải như vầy: Kilesa marentā nibbānaṃ gacchianti etenāti = maggo: nhơn sát trừ phiền não và đưa đến Níp-bàn, gọi là đạo. Nói đủ là chi đạo

Và có Pāḷi chú giải nữa như vầy: Maggassa aṅgo = maggaṅgo: chi hay phần của đạo, gọi là chi đạo, tức là bát chi đạo.

  • 1 là chánh kiến (samādiṭṭhi): trí theo đường lối phe đảng giúp đắc chứng.
  • 2 là chánh tư duy (sammā saṅkappa) : tìm cảnh theo đường lối phe đảng giúp đắc chứng.
  • 3 là chánh ngữ (sammā vācā): ngăn, trừ tà ác ngữ theo đường lối phe đảng giúp đắc chứng.
  • 4 là chánh nghiệp (sammā kammantā): ngăn tà ác nghiệp theo đường lối phe đảng giúp đắc chứng.
  • 5 là chánh mạng (sammā ājīva): ngăn, trừ tà ác mạng theo đường lối phe đảng giúp đắc chứng.
  • 6 là chánh tinh tấn (sammā vāyāma): siêng năng theo đường lối phe đảng giúp đắc chứng.
  • 7 là chánh niệm (sammā sati): nhớ ghi, nhớ đặng theo đường lối phe đảng giúp đắc chứng.
  • 8 là chánh tịnh (sammā samādhi): tâm đình trụ theo đường lối phe đảng giúp đắc chứng.

Tám chi đạo phân thành giới, tịnh, tuệ.

- Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thuộc về phần giới.

- Chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh tịnh thuộc về phần tịnh.

- Chánh kiến và chánh tư duy thuôc về phần tuệ.

Giải trang 23 tập mười một.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

4. Hàm Tận Hiệp Đồng (Sabbasaṅgaha)

Nói về phần Hàm tận hiệp đồng (sabbasaṅgaha) là lấy hết tất cả pháp siêu lý gồm 4 hoặc 5 phần là uẩn, nhập .v.v… có Pāḷi chú giải như vầy: Sabbesaṃparamaṭṭhadhammānaṃ saṅgahoti = sabbasaṅgaho: gồm hết tất cả pháp siêu lý phân thành ra uẩn, nhập, giới, đế, nên gọi là Hàm tận hiệp đồng.

Hàm tận hiệp đồng có 4 phần nhỏ :

- 1 là ngũ uẩn (khandha)

- 2 là thập nhị nhập (āyatana)

- 3 là thập bát giới (dhātu)

- 4 là Thánh đế (ariyasacca)

Ngũ uẩn

Trang này nói về ngũ uẩn là pháp thành khối, chùm .v.v… có Pāḷi chú giải như vầy:

- Rasathenakhandho: uẩn tức là khối, chùm .v.v…

- Anekadukkhehi khajjantīti = khandhā: những pháp bị khổ nhai ăn, tức là bị sanh, già, bệnh, chết.

- Saññākāraṃ dhārentīti = khandhā: những pháp trình bày luống không, nên gọi là uẩn, tức là hữu ngã đồng lý vô ngã nghĩa không.

Ngũ uẩn (pañcakhandha)

1 là sắc uẩn (rūpakhandha) có trạng thái tiêu hoại đổi thay.

2 là thọ uẩn (vedanākhandha) hứng chịu khổ, vui .v.v…

3 là tưởng uẩn (saññākhandha) nhớ theo sự vật đã qua.

4 là hành uẩn (saṅkhārakhandha) khối hoạt động.

5 là thức uẩn (viññānakhandha) chủ trương sự biết cảnh.

(những chi pháp trong bài học)

Giải trang 24 tập mười một

Thập nhị xứ

Nhập hay xứ (āyatana) dường như ráng sức cho quả phát sanh. Có Pāḷi chú giải như vầy: āyatanti attano baluppattiyā assāhantā viya hontīti = āyatanāni: những pháp chơn tướng dường như tương trợ cố gắng giúp cho quả phần ta phát sanh đặng, gọi là nhập.

 Āyasaṅkhāte citta cetasikadhamme etāni tanonti vitthārentīti = āyatanāni: pháp làm cho tâm và sở hữu tiến hóa rộng rãi như thế gọi là nhập.

Thập nhị nhập (āyatana)

  • 1 là nhãn nhập (cakkāyatana).
  • 2 là nhĩ nhập (sotāyatana).
  • 3 là tỷ nhập (ghānāyatana).
  • 4 là thiệt nhập (jivhāyatana).
  • 5 là thân nhập (kāyāyatana).
  • 6 là sắc nhập (rūpāyatana).
  • 7 là thinh nhập (saddāyatana).
  • 8 là khí nhập (gandhāyatana).
  • 9 là vị nhập (rasāyatana).
  • 10 là xúc nhập (phoṭṭhabbāyatana).
  • 11 là ý nhập (manāyatana).
  • 12 là pháp nhập (dhammāyatana).

Nhập hay xứ (āyatana) có 5 nghĩa như sau:

- 1 là sở cần sanh (sañjātidesaṭatha) nghĩa là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm .v.v... không sanh nơi khác, chỉ sanh theo chỗ ấy mà thôi.

- 2 là nhân sở sanh (nivāsaṭaṭha) nghĩa là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm .v.v... nếu có nhân đã sanh đầy đủ hiện ra như là lộ tâm trong chỗ ấy như đã nói.

- 3 là cần yếu hữu (ākaraṭaṭha) nghĩa là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm .v.v... dù cho chư Thiên, nhơn loại, bàng sanh, .v.v... đều cần phải có.

- 4 là hội tương nhập (samosaranaṭaṭha) nghĩa là sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp .v.v… những tâm lộ bắt cảnh như hội họp vào cảnh của mình biết.

- 5 là nhập hiệp hội (kāranaṭaṭha) nghĩa là lục nhập nội và lục nhập ngoại nếu không có thì lộ tâm chẳng sanh ra.

Giải trang 25 tập mười một

Thập bát giới

Giới hay bản chất (dhātu) là phân biệt riêng có ranh, giới hạn tự hành vi theo của nó. Có Pāḷi chú giải như vầy - Nissattanijjīvaṭṭhena = dhātu: nghĩa là bản chất như là thần kinh nhãn .v.v… chớ chẳng phải chúng sanh hay linh hồn chi cả.

Attano sabhāvaṃ dhāretīti = dhātu: tự trì chơn tướng, gọi là giới hay là bản chất.

Thập bát giới:

  • 1 là nhãn giới             (cakkhudhātu).
  • 2 là nhĩ giới                (sotadhātu).
  • 3 là tỷ giới                  (ghānadhātu).
  • 4 là thiệt giới              (jivhādhātu).
  • 5 là thân giới              (kāyadhātu).
  • 6 là sắc giới                (rūpadhātu).
  • 7 là thinh giới             (saddadhātu).
  • 8 là khí giới                 (gandhadhātu).
  • 9 là vị giới                   (rasādhātu).
  • 10 là xúc giới              (phoṭṭhabbadhātu).
  • 11 là nhãn thức giới   (cakkhuviññāṇadhātu).
  • 12 là nhĩ thức giới      (sotaviññāṇadhātu).
  • 13 là tỷ thức giới        (ghānaviññāṇadhātu).
  • 14 là thiệt thức giới    (jivhāviññāṇadhātu).
  • 15 là thân thức giới    (kāyaviññāṇadhātu).
  • 16 là ý giới                 (manodhātu).
  • 17 là ý thức giới         (manoviññāṇadhātu).
  • 18 là pháp giới           (dhammadhātu).

Giải trang 26 tập mười một

Tứ Thánh đế

Thánh đế (ariyasacca) là cách chắc thật. Có Pāḷi chú giải như vầy - Ariyānaṃ saccāni = ariyasaccāni: pháp chắc thật của bậc Thánh nhân, gọi là Thánh đế vì đắc đạo quả rồi mới thấu rõ đầy đủ. Còn phàm nhơn dù nghe học chỉ nhận theo đó thôi.

 Ariyāni tathāni saccāni = ariyasaccāni: chắc chắn như thế không thay đổi, gọi là Thánh đế.

Tứ đế

  • 1 là khổ đế (dukkhasacca): chắc chắn là khổ, nhứt là không chịu nổi sanh diệt
  • 2 là tập đế (samudayasacca): chắc chắn gom để, chất chứa nhơn khổ.
  • 3 là diệt đế (nidrodhasacca): chắc chắn dứt hết khổ.
  • 4 là đạo đế (maggasacca): chắc chắn là tiến đến đạo, quả và Níp-bàn.

Thơ lục bát theo phần chót như vầy:

Sắc pháp, thọ, tưởng dón sơ.

Sở dư năm chục, với cờ tâm vương

Phân làm ngũ uẩn cho tường.

Sắc, thọ, tưởng, với hành trương thức rành

Phân ra tùy sự lập danh

Phàm phu thủ uẩn bởi sanh trong đời

Níp bàn ngoại uẩn vơi vơi

Trái cùng tương đối hữu thời vân vân.

Cũng vì bởi có lục căn.

Với cùng lục cảnh nhập bằng mười hai

Sanh thêm lục thức trong ngoài

Thời mười tám giới phân bày có ra

Luân hồi ba lẻ đó mà

Gọi rằng khổ đế, ái là tập nhơn.

Níp bàn diệt đế tuyệt dơn

Tám sở bát Thánh chánh chơn đạo đề

Tâm vương đạo quả đồng nề

Bao nhiêu tâm sở chung bề với nhau.

Hiệp cùng bát chánh sanh vào

Đều ngoài tứ đế thấp cao cũng trừ.

Đây là phẩm thất lời dư

Diệu Pháp lý hiệp đồng như cộng hòa.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

TẬP MƯỜI HAI

PHÁP TỤ ĐẦU ĐỀ TAM

Tập bảng nêu này 22 trang là theo 22 đầu đề tam, nên kể theo thứ tự số đầu đề cũng như số trang.

Đầu đề tam (Pāḷi gọi là mātikā) là những đầu đề lớn trùm ba câu. Có Pāḷi chú giải như vầy: mātāviyati = mātikā: câu nào như mẹ hay sông cái, những câu ấy gọi là đầu đề, tức là thuộc về phần xiển thuật (uddesa) (nói tóm tắt) đoạn trước của bộ Pháp tụ (Dhammasaṅganī) bộ thứ nhất trong tạng Diệu Pháp (Abhidhammapiṭaka).

* Đầu đề tam nói theo ba câu có 2 cách:

- 1 là tam đề chiết hay chiết báng (ādhiladdhanāmatika) nghĩa là tên đề lấy chiết báng 1 câu trước mà đặt kêu tên đề như là tam đề thiện, tam đề quả .v.v… đều không trùm hết 2 câu sau.

- 2 là tam đề hàm hay hàm tận (sabbaladdhanāmatika) nghĩa là tên đề trùm cả 3 câu như là tam đề thọ, câu nào cũng là thọ.

* Tam đề đối với chi pháp cũng có 2 cách.

- 1 là tam đề hữu dư (sappadesatika) nghĩa là 3 câu trong một đề mà lấy không hết chi pháp siêu lý.

- 2 là tam đề vô dư (nippadesatika) nghĩa là 3 câu trong một đề mà lấy hết chi pháp siêu lý.

Nên sau miễn nhắc.

1. Tam đề Thiện (Kusalatika)

* Tất cả các pháp thiện. Pāḷi gọi là kusalā dhammā.

Chú giải thiện (kusalā) như vầy: kucchite pāpadhamme salayati kampeti viddhaṃsetīti = kusalā: làm cho những tội ác gớm ghê phải bị bài trừ, như thế gọi là thiện.

Tất cả pháp, Pāḷi gọi là dhammā đây ám chỉ những chơn tướng bản thể pháp hay là chỉ những pháp có bản thể thật, tức là pháp siêu lý, chớ chẳng phải nhơn vật, linh hồn chi cả.

* Tất cả pháp bất thiện. Pāḷi gọi là akusalā dhammā.

Có Pāḷi chú giải bất thiện (akusalā) như vầy: nakusalaṃ = akusalaṃ: trái với thiện, gọi là bất thiện.

* Tất cả pháp vô ký. Pāḷi gọi là: abyākatā dhammā là chẳng phải thiện.

Có Pāḷi chú giải như vầy - Nabyākato = abyākato: phi ký, gọi là vô ký.

(Năm trang trước đã có chia trong tập chỉ chấm và cách đọc).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

2. Tam đề Thọ (Vedanātika)

* Tất cả pháp tương ưng thọ lạc. Có Pāḷi chú giải như vầy: sukhāya vedanāya sampayuttā dhammā.

* Tất cả pháp tương tưng thọ khổ. Có Pāḷi chú giải như vầy: dukkhāya vedanāya sampayuttā dhammā.

* Tất cả pháp hợp phi khổ phi lạc. Có Pāḷi chú giải như vầy: adukkhamasukhāya vedanāya dhammā (đề này trong sách không có chú giải).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

3. Tam đề Quả (Vipākatika).

* Tất cả pháp quả. Có Pāḷi chú giải như vầy: vipāka dhammā: tức là những pháp thành tựu do nghiệp biệt thời (nānakkhanikakamma).

Có Pāḷi chú giải như vầy: aññamaññarisitthānaṃ kusalākusalānaṃ pākātivipākā: những pháp thành quả của thiện giúp nhau bằng cách đặc biệt, đó gọi là quả.

* Tất cả pháp nhân. Có Pāḷi chú giải như vầy: vipāka dhamma dhammā: là pháp nhân của quả sẽ tạo ra quả.

Có Pāḷi chú giải như vầy: vipākaṃ dhārentīti = vipākadhammo: pháp nào chứa để nhân trợ tạo quả sanh ra, pháp ấy gọi là pháp nhân (chữ vipākadhamma tức là nhân của quả).

* Tất cả pháp phi quả phi nhân. Có Pāḷi chú giải như vầy: nevavipāka na vipākadhamma dhammā: là những pháp ngoài ra thiện, bất thiện và tâm quả (câu này trong sách không có chú giải).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

4. Tam đề Nghiệp chấp thành quả[50] (Upādinnatika)

* Tất cả các pháp do nghiệp chấp thành quả và cảnh thủ. Có Pāḷi như vầy: upādinnupādāniyā dhammā: là những pháp thành tựu do tham ái và tà kiến chấp trước quến tựu nghiệp tạo tức là tâm quả và sắc nghiệp.

* Tất cả pháp phi nghiệp chấp thành quả mà cảnh thủ. Có Pāḷi như vầy: anupādinnupādāniyā dhammā: là những pháp không phải quả do tham ái và tà kiến chấp trước sắc nghiệp tạo, mà còn bị pháp thủ biết đặng.

* Tất cả pháp phi chấp thành quả và phi cảnh thủ. Có Pāḷi như vầy: anupādinnānupādāniyā dhammā: là những pháp vượt khỏi sự chấp trước và pháp thủ cũng biết không đặng.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

5. Tam đề Phiền toái (Saṅkiliṭṭhatika)

* Tất cả pháp phiền toái và cảnh phiền não. Có Pāḷi như vầy: saṅkiliṭṭhasaṅkilesikā dhammā: là những pháp phiền não nương sanh và làm cho pháp ấy sôi nổi nóng nảy, cũng bị phiền não biết đặng.

Có Pāḷi chú giải như vầy: saṅkilesena samannāgatīti = saṅkiliṭṭhā: pháp nào trùm phiền não, pháp ấy gọi là phiền toái.

Giải đoạn sau như vầy: attānaṃ ārammanaṃ katvā pavattanena saṅkilesaṃ arahantīti = saṅkilesikā: pháp nào thích hợp cho phiền não nương sanh và làm cảnh, pháp ấy gọi là cảnh phiền não.

Như vầy nữa: saṅkilesetīti = saṅkileso: làm cho sôi nổi nóng nảy, gọi là phiền não.

* Tất cả pháp phi phiền toái mà cảnh phiền não. Có Pāḷi như vầy: asaṅkiliṭṭhasankilesikā dhammā: là những pháp không nương sanh với phiền não mà còn bị phiền não biết.

* Tất cả pháp phi phiền toái và phi cảnh phiền não. Có Pāḷi như vầy: asaṅkiliṭṭhasaṅkilesikā dhammā: là những pháp chẳng phải bất thiện và phiền não cũng không biết.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

6. Tam đề Hữu tầm (Vitakkatika)

* Tất cả pháp hữu tầm hữu tứ. Có Pāḷi như vầy: savitakka savicārā dhammā: là những pháp hiệp với sở hữu tầm.

Có Pāḷi chú giải như vầy: saha vitakken ye vattantīti = savitakkā: pháp nào đồng sanh với tầm, pháp ấy gọi là pháp hữu tầm.

4 uẩn:

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm hữu tầm.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm hữu tầm.

- 3 là hành uẩn tức là 49 sở hữu hiệp với tâm hữu tầm (trừ sở hữu tầm, thọ, tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là 55 tâm hữu tầm.

2 nhập:

- ­1 là ý nhập tức là 55 tâm hữu tầm.

- 2 là pháp nhập tức là 51 sở hữu hiệp với tâm hữu tầm

3 giới:

- 1 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và tâm khán ý môn.

- 2 là ý thức giới là 52 tâm hữu tầm (trừ ý giới).

- 3 là pháp giới tức là 51 sở hữu hiệp với tâm hữu tầm.

3 đế:

- 1 là khổ đế tức là 47 tâm hữu tầm hiệp thế và 50 sở hữu hiệp tâm hữu tầm (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là đạo đế tức là thất chi đạo hiệp với đạo đế tầm.

Còn ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

* Tất cả pháp vô tầm hữu tứ. Có Pāḷi như vầy: avitakka vicāramattā dhammā: là những pháp lìa tầm hiệp với tứ.

Có Pāḷi chú giải như vầy:

- Vitakko rahitāti = avitakkā: những pháp ly tầm, gọi là vô tầm.

- Saha vicāren ye vattantīti = savicāra: là những pháp đồng sanh với tứ, gọi là hữu tứ.

- Vitakkavicāresu vicārova mattā pamānaṃ etesanti = vicāramattā: nghĩa là trong tầm và tứ hai sở hữu này, riêng sở hữu tứ phối hợp với pháp nào thì pháp ấy gọi là hữu tứ, tức là thích hợp với tứ.

4 uẩn:

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm nhị thiền.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm nhị thiền.

- 3 là hành uẩn tức là sở hữu tầm và 34 sở hữu hiệp với tâm nhị thiền (trừ thọ, tưởng và tứ)

- 4 là thức uẩn tức là 11 tâm nhị thiền.

2 nhập:

- 1 là ý nhập tức là 11 tâm nhị thiền.

- 2 là pháp nhập tức là 55 sở hữu tầm và 35 sở hữu hiệp nhị thiền trừ tứ.

2 giới:

- 1 là ý thức giới tức là 11 tâm nhị thiền.

- 2 là pháp giới tức 55 sở hữu tầm và 35 sở hữu hợp nhị thiền (trừ tứ).

2 đế:

- 1 là khổ đế tức là 3 tâm nhị thiền sắc giới, 47 sở hữu tầm hiệp thế và 34 sở hữu hợp nhị thiền sắc giới (trừ tứ).

- 2 là đạo đế tức là 7 chi đạo hiệp tâm đạo nhị thiền.

Ngoại đế là 8 tâm nhị thiền siêu thế và 34 sở hữu hợp (trừ 7 chi đạo đế và tứ).

* Tất cả pháp vô tầm vô tứ. Có Pāḷi như vầy: avitakkāvicārā dhammā: là những pháp không hiệp với tầm và tứ.

Chú giải Pāḷi như vầy: avitakkā ca te avicārā cātī = avitakkā avicārā: những pháp nào ly tầm và tứ, gọi là vô tầm vô tứ.

5 uẩn:

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm vô tứ.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm vô tứ.

- 4 là hành uẩn tức là 11 sở hữu tứ hiệp với nhị thiền và 34 sở hữu hiệp với tâm vô tứ (trừ thọ và tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là 55 tâm vô tứ.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập:

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là 55 tâm vô tứ.

- 12 là pháp nhập tức là 11 sở hữu tứ hiệp nhị thiền, 36 sở hữu hợp với tâm vô tứ, 16 sắc tế và Níp-bàn.

17 giới:

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là nhãn thức giới tức là 2 tâm nhãn thức.

- 12 là nhĩ thức giới tức là 2 tâm nhĩ thức.

- 13 là tỷ thức giới tức là 2 tâm tỷ thức.

- 14 là thiệt thức giới tức là 2 tâm thiệt thức.

- 15 là thân thức giới tức là 2 tâm thân thức.

- 16 là ý thức giới tức là 45 tâm thiền vô tứ.

- 17 là pháp giới tức là 11 sở hữu tứ hiệp nhị thiền, 36 sở hữu hợp với tâm vô tứ, 16 sắc tế và Níp-bàn.

3 đế:

- 1 là khổ đế tức là 31 tâm hiệp thế vô tứ, 33 sở hữu hợp và sắc pháp.

- 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 3 là đạo đế tức là thất chi đạo hiệp với tâm đạo vô tứ.

Ngoại đế là tâm siêu thế vô tứ và 34 sở hữu hợp (trừ 7 chi đạo hiệp với tâm đạo vô tứ).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

7. Tam đề Hỷ (Pītitika)

* Tất cả pháp hợp với pháp hỷ.[51] Có Pāḷi như vầy: pītisahagatā dhammā: là những pháp đồng sanh với pháp hỷ.

4 uẩn.

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm hữu hỷ.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm hữu hỷ.

- 3 là hành uẩn tức là 44 sở hữu hiệp với tâm hữu hỷ (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là 51 tâm hữu hỷ.

2 nhập.

- 1 là ý nhập tức là 51 tâm hữu hỷ và 46 sở hữu hợp.

- 2 là pháp nhập tức là 46 sở hữu hiệp với tâm hữu hỷ.

2 giới.

- 1 là ý thức giới tức là 51 tâm hữu hỷ.

- 2 là pháp giới tức là 46 sở hữu hiệp với tâm hữu hỷ.

3 đế.

- 1 là khổ đế tức là 27 tâm hiệp thế hữu hỷ và 45 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp với tâm đạo hữu hỷ.

Ngoại đế là tâm siêu thế hữu hỷ và 28 sở hữu hợp (trừ bát chi đạo đế).

* Tất cả pháp hiệp với thọ lạc.[52] Có Pāḷi như vầy: sukhasahagatā dhammā: là những pháp đồng sanh với thọ lạc hoặc pháp tương ưng thọ lạc.

3 uẩn.

- 1 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm thọ lạc.

- 2 là hành uẩn tức là 44 sở hữu hiệp với thọ lạc (trừ tưởng).

- 3 là thức uẩn tức là 63 tâm thọ lạc.

2 nhập.

- 1 là ý nhập tức là 63 tâm thọ lạc.

- 2 là pháp nhập tức là 46 sở hữu hiệp với tâm thọ lạc.

3 giới

- 1 là thân thức giới tức là tâm thân thức thọ lạc.

- 2 là ý thức giới tức là 62 tâm thọ lạc (trừ thân thức giới).

- 3 là pháp giới tức là 46 sở hữu hiệp với tâm thọ lạc.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là 31 tâm hiệp thế thọ lạc, 45 sở hữu hợp (trừ tham)

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là đạo đế là bát chi đạo hiệp với tâm đạo thọ lạc.

Ngoại đế là tâm siêu thế thọ lạc và 27 sở hữu hiệp (trừ thọ và bát chi đạo đế)

* Tất cả pháp đồng sanh với thọ xả. Có Pāḷi như vầy: upekkhāsahagatā dhammā: là tâm và sở hữu tương ưng với thọ xả.

3 uẩn.

- 1 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm thọ xả.

- 2 là hành uẩn tức là 44 sở hữu hiệp với tâm thọ xả (trừ tưởng).

- 3 là thức uẩn tức là 55 tâm thọ xả.

2 nhập.

- 1 là ý nhập tức là 55 tâm thọ xả.

- 2 là pháp nhập tức là 45 sở hữu hợp thọ xả.

7 giới.

- 1 là nhãn thức giới tức là 2 tâm nhãn thức.

- 2 là nhĩ thức giới tức là 2 tâm nhĩ thức.

- 3 là tỷ thức giới tức là 2 tâm tỷ thức.

- 4 là thiệt thức giới tức là 2 tâm thiệt thức.

- 5 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 6 là ý thức giới tức là 44 tâm thọ xả (trừ 4 đôi thức trước).

- 7 là pháp giới tức là 45 sở hữu hiệp thọ xả.

3 đế.

- 1 là khổ đế tức là 47 tâm hiệp thế thọ xả và 45 sở hữu hợp (trừ thọ và tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham hiệp với tâm thọ xả.

- 3 là đạo đế tức là 7 chi đạo hiệp với tâm ngũ thiền.

Ngoại đế là tâm siêu thế ngũ thiền và 32 sở hữu hợp (trừ thọ và 7 chi đạo hiệp tâm đạo)

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

8. Tam đề Sơ đạo sát (Dassanatika)

* Tất cả pháp sơ đạo sát. Có Pāḷi như vầy: dassanena pahātabbā dhammā: là những pháp do bát chi đạo hiệp với sơ đạo bài trừ không tái lại nữa.

4 danh uẩn.

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm tham tương ưng và si hoài nghi.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm tham tương ưng và si hoài nghi.

- 3 là hành uẩn tức là 20 sở hữu hiệp với tâm tham tương ưng và si hoài nghi.

- 4 là thức uẩn tức là 4 tâm tham tương ưng và si hoài nghi.

2 nhập.

- 1 là ý nhập tức là tâm tham tương ưng và si hoài nghi.

- 2 là pháp nhập tức là 22 sở hữu hiệp với tâm tham tương ưng và si hoài nghi.

2 giới.

- 1 là ý thức giới tức là 4 tâm tham tương ưng và si hoài nghi.

- 2 là pháp giới tức là 22 sở hữu hợp tâm tham tương ưng và si hoài nghi.

2 đế.

- 1 là khổ đế tức là 4 tâm tham tương ưng, si hoài nghi và 21 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Tất cả pháp ba đạo cao sát. Có Pāḷi như vầy: bhāvenāna pahātabbā dhammā: là những pháp bị 3 đạo cao trừ tuyệt.

4 danh uẩn.

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm tham bất tương ưng, tâm sân và si phóng dật.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm tham bất tương ưng, sân và si phóng dật.

- 3 là hành uẩn tức là 25 sở hữu hợp tâm tham bất tương ưng, sân và si phóng dật.

- 4 là thức uẩn tức là tâm tham bất tương ưng, sân và si phóng dật.

2 nhập.

- 1 là ý nhập tức là 4 tâm tham bất tương ưng, 2 tâm sân và tâm si phóng dật.

- 2 là pháp nhập tức là 25 hở hữu hợp tâm tham bất tương ưng, tâm sân và si phóng dật.

2 giới.

- 1 là ý thức giới tức là 4 tâm tham bất tương ưng, 2 tâm sân và si phóng dật.

- 2 là pháp giới tức là 25 sở hữu hợp tâm tham bất tương ưng, sân và si phóng dật.

2 đế.

- 1 là khổ đế tức là 4 tâm tham bất tương ưng, 2 tâm sân, si phóng dật và 24 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Tất cả pháp phi 4 đạo cao sát. Có Pāḷi như vầy: dassanena nabhāvanāya pahātabbā dhammā: là những pháp ngoài ra các đạo sát trừ.

5 uẩn.

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

- 4 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hợp tâm vô nhân và tâm tịnh hảo (trừ thọ, tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

Còn ngoại uẩn là Níp-bàn.

12 nhập.

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

- 12 là pháp nhập tức là 38 sở hữu hợp tâm vô nhân, tâm tịnh hảo, sắc tế và Níp-bàn.

18 giới.

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là tâm tịnh hảo, quan sát, khán ý môn và sinh tiếu (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là 38 sở hữu hợp tâm vô nhân, tâm tịnh hảo, sắc tế và Níp-bàn.

3 đế.

- 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế và 38 sở hữu hợp.

- 2 là diệt đế tức là Níp-bàn

- 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 28 sở hữu hợp ngoài ra đạo đế.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

9. Tam đề Hữu nhơn sơ đạo sát (Dassanahetukatika)

* Tất cả pháp hữu nhơn sơ đạo sát. Có Pāḷi như vầy: dassanena pahātabba hetukā dhammā: là những pháp bị sơ đạo sát mà có hiệp với nhơn tương ưng.

Có Pāḷi chú giải như vầy: dassanena pahātabbo etesaṃ aṭṭhīti = dassanasena pahātabba hetukā: nhơn mà bị sơ đạo sát có với pháp nào thì pháp ấy gọi là hữu nhơn sơ đạo sát.

4 danh uẩn:

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm tham tương ưng và si hoài nghi.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm tham tương ưng và si hoài nghi.

- 3 là hành uẩn tức là 22 sở hữu hiệp tâm tham tương ưng và si hoài nghi.

- 4 là thức uẩn tức là tâm tham tương ưng và si hoài nghi.

2 nhập:

- 1 là ý nhập tức là tâm tham tương ưng và si hoài nghi.

- 2 là pháp nhập tức là 22 sở hữu hiệp tâm tham tương ưng và si hoài nghi.

2 giới:

- 1 là ý thức giới tức là tâm tham tương ưng và si hoài nghi.

- 2 là pháp giới tức là 22 sở hữu hiệp tâm tham tương ưng và si hoài nghi.

2 đế.

- 1 là khổ đế tức là tâm tham tương ưng, si hoài nghi và 22 sở hữu hợp.

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Tất cả pháp hữu nhơn 3 đạo cao sát. Có Pāḷi như vầy: bhāvanāya pahātabba hetukā dhammā: là những pháp có hiệp chung với nhơn 3 đạo cao sát.

Chú giải như vầy: bhāvanāya pahātabbo hetu etesaṃ atthīti = bhāvanāya pahātabba hetukā: nhơn mà bị 3 đạo cao sát có với pháp nào thì pháp ấy gọi là hữu nhơn 3 đạo cao sát.

4 danh uẩn:

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm tham bất tương ưng, sân và si phóng dật.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm tham bất tương ưng, sân và si phóng dật.

- 3 là hành uẩn tức là 25 sở hữu hiệp với tâm tham bất tương ưng, sân và si phóng dật.

- 4 là thức uẩn tức là tâm tham bất tương ưng, sân và si phóng dật.

2 nhập:

- 1 là ý nhập tức là tam tham bất tương ưng, sân và si phóng dật.

- 2 là pháp nhập tức là 25 sở hữu hợp với tâm tham bất tương ưng, sân và si phóng dật.

2 giới:

- 1 là ý thức giới tức là tâm tham bất tương ưng, sân và si phóng dật.

- 2 là pháp giới tức là 25 sở hữu hiệp tam tham bất tương ưng, sân và si phóng dật.

2 đế:

- 1 là khổ đế tức là tâm tham bất tương ưng, sân, si phóng dật và 24 sở hữu hợp (trừ tham)

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Tất cả pháp phi hữu nhơn bốn đạo sát. Có Pāḷi như vầy: nevadassanena nabhāvanāya pahātabbā hetukā dhammā: là những pháp chẳng phải hữu nhơn 4 đạo sát.

Chú giải như vầy: neva dassanena na bhāvanāya pahātabba hetukā: nhơn mà sơ đạo và ba đạo cao không sát đặng có với pháp nào, thì pháp ấy gọi là phi hữu nhơn phi bốn đạo sát.

5 uẩn.

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức sở hữu thọ hiệp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

- 4 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hiệp tâm vô nhân và tâm tịnh hảo (trừ thọ và tưởng)

- 5 là thức uẩn tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập.

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm vô nhơn và tâm tịnh hảo.

- 12 là pháp nhập tức là 38 sở hữu hiệp tâm vô nhân, tâm tịnh hảo, sắc tế và Níp-bàn.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là tâm tịnh hảo, tâm quan sát, khán ý môn và sinh tiếu.

- 18 là pháp giới tức là 38 sở hữu hiệp tâm vô nhân, tâm tịnh hảo, sắc tế và Níp-bàn.

3 đế.

- 1 là khổ đế tức là tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, 38 sở hữu hợp và sắc pháp.

- 2 là diệt đế là Níp-bàn.

- 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 28 sở hữu hợp (trừ bát chi đạo đế).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

10. Tam đề Nhơn sanh tử (Ācayagāmitika)

* Tất cả pháp nhơn sanh tử. Có Pāḷi như vầy: acāyagāmino dhammā: là những pháp làm nhơn đưa đến sanh, tử.

Chú giải như vầy: kamma kilesehi aciyatīti = acāyo: nghiệp mà do phiền não cấu tạo nhân khổ luân hồi, gọi là nhân quến tựu.

 Ācāyaṃ kamentīti = ācayagāmino: pháp nào làm cho chúng sanh phải tục sinh và tử, pháp ấy gọi là nhơn sanh, tử.

4 danh uẩn.

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với 17 tâm thiện hiệp thế và 11 tâm bất thiện (trừ si phóng dật).

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm thiện hiệp thế và 11 tâm bất thiện (trừ si phóng dật).

- 3 là hành uẩn tức là 52 sở hữu hiệp với 17 tâm thiện hiệp thế và 11 tâm bất thiện (trừ si phóng dật).

- 4 là thức uẩn tức là tâm thiện hiệp thế và 11 tâm bất thiện (trừ si phóng dật).

2 nhập.

- 1 là ý nhập tức là tâm thiện hiệp thế và 11 tâm bất thiện (trừ si phóng dật).

- 2 là pháp nhập tức là 52 sở hữu hiệp tâm thiện hiệp thế và 11 tâm bất thiện (trừ si phóng dật).

2 giới.

- 1 là ý thức giới tức là tâm thiện hiệp thế và 11 tâm bất thiện (trừ si phóng dật).

- 2 là pháp giới tức là 52 sở hữu hiệp với tâm thiện hiệp thế và 11 tâm bất thiện (trừ si phóng dật).

2 đế.

- 1 là khổ đế tức là tâm thiện hiệp thế và 11 tâm bất thiện và 51 sở hữu hợp (trừ tâm si phóng dật và sở hữu tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Tất cả pháp nhơn đến Níp-bàn. Có Pāḷi như vầy: apacayagāmino dhammā: là những pháp thành đạo giúp cho quả sanh và đặng tới Níp-bàn.

Chú giải như vầy:

  • Apetaṃ cayāti = apaccayo: vượt khỏi sanh tử, gọi là dứt hết.
  • Apacayaṃ gacchantīti = apaccayagāmino: pháp đến Níp-bàn lìa khỏi sanh tử, luân hồi, pháp ấy gọi là nhân đưa đến Níp-bàn.

4 danh uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm đạo.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm đạo.

- 3 là hành uẩn tức 34 sở hữu hiệp với tâm đạo (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm đạo.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm đạo.

- 2 là pháp nhập tức là 36 sở hữu hiệp với tâm đạo.

2 giới.

- 1 là ý thức giới tức là tâm đạo.

- 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hiệp với tâm đạo.

1 đế

- 1 đế là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm đạo và 28 sở hữu hợp (trừ bát chi đạo đế).

* Tất cả pháp phi nhơn sanh tử và phi nhơn đến Níp-bàn. Có Pāḷi như vầy: nevā cayagāmino nappacayagāmino dhammā: là những pháp không làm nhơn sanh tử và cũng không phải làm nhơn đưa đến Níp-bàn.

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm vô ký và si phóng dật

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm vô ký và tâm si phóng dật.

- 4 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hiệp với tâm vô ký và si phóng dật (trừ thọ và tưởng)

- 5 là thức uẩn tức là tâm vô ký và si phóng dật.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập.

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm vô ký và si phóng dật.

- 12 là pháp nhập tức là 42 sở hữu hiệp tâm vô ký, tâm si phóng dật, sắc tế và Níp-bàn.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 59 tâm vô ký và si phóng dật (trừ ngũ song thức và 3 ý giới).

- 18 là pháp giới tức là 42 sở hữu hiệp tâm vô ký, tâm si phóng dật, sắc tế và Níp-bàn.

2 đế.

- 1 là khổ đế tức là tâm vô ký hiệp thế, si phóng dật, 39 sở hữu hợp và sắc pháp.

- 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

Ngoại đế tức là tâm quả siêu thế và sở hữu hợp.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

11. Tam đề Hữu học (Sekkhatika)

* Tất cả pháp hữu học. Có Pāḷi như vầy: sekkhā dhammā: là những bậc còn đang học hành để tiến hóa lên bậc Thánh cao tột.

Chú giải như vầy:

  • Tīsusikkhāsu jatāsi = sekkhā: bậc còn đang học hành theo tam học, bậc Thánh ấy gọi là hữu học.
  • Apariyasita sikkhattā sayamevā sikkhantīti pi = sekkhā: (hay là) những người còn hành sắp tiến lên bậc Thánh cao vì chưa hết phận sự, nên gọi là hữu học.
  • .Sattannaṃ sekkhānaṃ eteti pi = sekkhā: (lại nữa) những pháp của 7 bậc Thánh chưa tột, gọi là pháp hữu học.

4 danh uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm hữu học.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm hữu học.

- 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hiệp với tâm hữu học (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm hữu học.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm hữu học.

- 2 là pháp nhập tức là 36 sở hữu hiệp với tâm hữu học.

2 giới.

- 1 là ý thức giới tức là tâm hữu học.

-     2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hiệp với tâm hữu học.

1 đế

-     1 đế là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp với tâm đạo.

Ngoại đế là tâm thiền hữu học và 28 sở hữu hợp (trừ bát chi đạo đế).

* Tất cả pháp vô học. Có Pāḷi như vầy: asekkhā dhammā: là những pháp của bậc Thánh cao tột tức là tứ quả.

Chú giải như vầy:

- Uparisikkhitabbā bhāvato na sekkhāti = asekkhā: những người chẳng phải bậc hữu học vì không còn pháp sẽ tiến hành nữa, bậc ấy gọi là vô học.

- (Hay là) vudjhippattā vā sekkhāti pi = asekkhā: bậc đã tu tiến tam học tột rồi, người ấy gọi là vô học.

- Samantato khañḍitattā appamattakaṃ parittanti vuccati parittaṃ gomayapiñḍanti ādīsuviya: gọi vô học đây tức là pháp của bậc quả ứng cúng.

4 danh uẩn.

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm tứ quả.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm tứ quả.

- 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hiệp với tâm tứ quả (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm tứ quả.

2 nhập.

- 1 là ý nhập tức là tâm tứ quả.

- 2 là pháp nhập tức là 36 sở hữu hiệp tâm tứ quả.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm tứ quả.

- 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hiệp tâm tứ quả.

Ngoại đế

- Ngoại đế là tâm tứ quả, sở hữu hợp.

*    Tất cả pháp phi hữu học phi vô học. Có Pāḷi như vầy: neva sekkhā nāsekkhā nāsekkhā dhammā: là những pháp ngoài ra hữu học và vô học.

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm hiệp thế.

-     3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm hiệp thế.

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hiệp với tâm hiệp thế.

- 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế.

Ngoại đế là Níp-bàn.

12 nhập.

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm hiệp thế.

- 12 là pháp nhập tức là 52 sở hữu hiệp với tâm hiệp thế, sắc tế và Níp-bàn.

18 giới.

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức là 3 tâm ý giới).

- 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hiệp với tâm hiệp thế, sắc pháp và Níp-bàn.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế, 51 sở hữu hiệp và sắc pháp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

12. Tam đề Thiểu (Parittatika).

* Tất cả pháp thiểu. Có Pāḷi như vầy: parittā dhammā: là những pháp sanh ra thay thế cho giống nhau không đặng nhiều, tâm biết 1 cảnh không quá 17 cái sát-na, sắc sanh ra thay thế phải khác nhau mau hơn cõi Sắc giới như là nhơn vật, vũ trụ. Cõi Dục giới biến đổi nhặt hơn cõi Sắc giới.

Chú giải như vầy: samantato khañḍitattā appamattakaṃ parittanti vuccati parittaṃ gomayapiñḍanti ādīsuviya imepi appānubhāvatāya viyāti = parittā: vật chất ít oi, gọi là thiểu. Vì có số ít như là phẩn bò chú-đỉnh .v.v… chẳng khác chi pháp Dục giới, tỷ dụ vật chất nhỏ nhoi bởi oai lực ít, nhơn ấy mới kêu là thiểu, tức là pháp Dục giới mà khác tên.

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm dục giới.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm dục giới.

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hiệp với tâm dục giới (trừ thọ và tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm dục giới.

12 nhập.

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm dục giới.

- 12 là pháp nhập tức là 52 sở hữu hiệp với tâm dục giới và sắc tế.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hiệp với tâm dục giới và sắc tế.

2 đế.

- 1 là khổ đế tức là tâm dục giới, 51 sở hữu hợp và sắc pháp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Tất cả pháp đáo đại. Có Pāḷi như vầy: mahaggatā dhammā: là những pháp đến cách đặc biệt đè nén phiền não, đặng quả rộng rãi bền lâu.

Chú giải như vầy: kilesavikkhambhana samatthatāya dīghasantānatāya ca mahatāthāvaṃ gatā mahantehi vā uḷāracehandaviriyacittapaññehi gatā paṭipannāti = mahaggatā: pháp nào đến sự đặc biệt đủ sức nhận phiền não có quả to tát đặng lâu dài hay là pháp nào với người đặc biệt là có những pháp: dục, cần, tâm, trí hành vi lớn lao do nhân ấy gọi là đáo đại.

4 danh uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm đáo đại.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm đáo đại.

- 3 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hiệp với tâm đáo đại (trừ thọ và tưởng)

- 4 là thức uẩn tức là tâm đáo đại.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm đáo đại.

- 2 là pháp nhập tức là 35 sở hữu hiệp với tâm đáo đại

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm đáo đại.

- 2 là pháp giới tức là 35 sở hữu hiệp với tâm đáo đại.

1 đế.

- 1 đế là khổ đế tức là tâm đáo đại và 35 sở hữu hợp.

* Tất cả pháp vô thượng. Có Pāḷi như vầy: appamānā dhammā: là những pháp cao siêu.

- Chú giải như vầy: pamāṇakarādhammā rāgādayo pamāṇaṃ namā, ārammaṇato vā sampayoga vā nanti etesaṃ pamaṇanti = appamanā: những pháp so le như là ái .v.v… , gọi là hữu thượng, không có hợp với những pháp như thế, cũng không bị pháp như thế bắt làm cảnh, nhân ấy gọi là vô thượng.

- (Hay là) pamāṇassa ca paṭipakkhāti = appamāṇā: pháp mà đối lập với pháp hữu thượng, do đó gọi là vô thượng.

4 uẩn.

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm siêu thế.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm siêu thế.

- 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hiệp với tâm siêu thế (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm siêu thế.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

2 nhập.

- 1 là ý nhập tức là tâm siêu thế.

- 2 là pháp nhập tức là 36 sở hữu hiệp với tâm siêu thế và Níp-bàn.

2 giới.

- 1 là ý thức giới tức là tâm siêu thế.

- 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hiệp với tâm siêu thế và Níp-bàn.

2 đế.

- 1 là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp tâm đạo.

- 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 28 sở hữu hợp (trừ bát chi đạo đế).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

13. Tam đề Cảnh thiểu (Parittārammaṇatika)

* Tất cả pháp biết cảnh thiểu. Có Pāḷi như vầy: parittā - rammaṇā dhammā: là những pháp biết đặng pháp thiểu.

Chú giải như vầy: parittaṃ ārammanaṃ etesanti = parittā rammaṇā: là những pháp biết đặng pháp thiểu, gọi là pháp biết cảnh thiểu.

4 danh uẩn:

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm dục giới và tâm thông.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm dục giới và tâm thông.

- 3 là hành uẩn tức là 48 sở hữu hiệp với tâm dục giới và tâm thông (trừ thọ, tưởng và vô lượng phần).

- 4 là thức uẩn tức là tâm dục giới và 2 tâm thông.

2 nhập:

- 1 là ý nhập tức là tâm dục giới và tâm thông.

- 2 là pháp nhập tức là 50 sở hữu hiệp với tâm dục giới và tâm thông (trừ vô lượng phần).

8 giới:

- 1 là nhãn thức giới tức là 2 tâm nhãn thức.

- 2 là nhĩ thức giới tức là 2 tâm nhĩ thức.

- 3 là tỷ thức giới tức là 2 tâm tỷ thức.

- 4 là thiệt thức giới tức là 2 tâm thiệt thức.

- 5 là thân thức giới tức là 2 tâm thân thức.

- 6 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 7 là ý thức giới tức là 41 tâm dục giới và tâm thông (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 8 là pháp giới tức là 50 sở hữu hiệp với tâm dục giới và tâm thông (trừ vô lượng phần).

2 đế:

- 1 là khổ đế tức là tâm dục giới, tâm thông và 49 sở hữu hợp (trừ tham và vô lượng phần).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Tất cả pháp biết cảnh đáo đại. Có Pāḷi như vầy: mahaggatārammaṇā dhammā: pháp có cảnh đáo đại, gọi là pháp biết cảnh đáo đại. Chú giải như vầy: mahaggataṃ ārammaṇaṃ etesanti = mahaggatārammaṇā: biết đáo đại đặng, gọi là pháp biết cảnh đáo đại.

4 danh uẩn:

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với 2 tâm thông 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng, 3 tâm thức vô biên và 28 tâm thực dục giới hữu nhơn.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với 2 tâm thông, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng, 3 tâm thức vô biên và 28 tâm thực dục giới hữu nhơn.

- 3 là hành uẩn, tức là 47 sở hữu hiệp với 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng, 2 tâm thông và 28 tâm thực dục giới hữu nhân (trừ giới phần và vô lượng phần).

- 4 là thức uẩn, tức là 2 tâm thông, 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng và 28 tâm thực dục giới hữu nhân.

2 nhập:

- 1 là ý nhập, tức là 2 tâm thông, 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng và 28 tâm thực dục giới hữu nhân.

- 2 là pháp nhập, tức là 47 sở hữu hiệp với 2 tâm thông, 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng và 28 tâm thực dục giới hữu nhân (trừ giới phần và vô lượng phần).

2 giới

- 1 là ý thức giới, tức là 2 tâm thông, 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng và 28 tâm thực dục giới hữu nhân.

- 2 là pháp giới, tức là 47 sở hữu hiệp với 2 tâm thông, 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng và 28 tâm thực dục giới hữu nhân (trừ giới phần và vô lượng phần).

2 đế

- 1 là khổ đế, tức là 2 tâm thông, 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng, 28 tâm thực dục giới hữu nhân và 46 sở hữu hợp (trừ giới-phần, vô lượng phần và tham).

- 2 là tập đế, tức là sở hữu tham.

* Tất cả pháp biết cảnh vô thượng. Có Pāḷi như vầy: appamānārammaṇā dhammā: là những pháp biết cảnh vô thượng.

Chú giải như vầy: appamāṇaṃ ārammaṇaṃ etesanti = appamānārammaṇā: biết đặng pháp vô thượng, gọi là pháp biết cảnh vô thượng.

4 danh uẩn

- 1 là thọ uẩn, tức là sở hữu thọ hiệp với tâm siêu thế.

- 2 là tưởng uẩn, tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm siêu thế.

- 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hiệp với tâm siêu thế (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm siêu thế.

2 nhập.

- 1 là ý nhập tức là tâm siêu thế.

- 2 là pháp nhập tức là 36 sở hữu hiệp với tâm siêu thế.

2 giới

- 1 là ý thức giới là tâm siêu thế.

- 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hiệp với tâm siêu thế.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là khán ý môn, 8 tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông và 36 sở hữu hợp.

- 2 là đạo đế tức là bát chi đạo, hiệp với tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 28 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

14. Tam đề Ty hạ (Hīnatika)

* Tất cả pháp ty hạ. Có Pāḷi như vầy: hīnā dhammā: là những pháp hèn hạ, thấp thỏi, nhơ nhẩn.

Chú giải như vầy: hīnāti = lāmakā, akusalā dhammā: ty hạ hay dơ bẩn tức là pháp bất thiện.

4 danh uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm bất thiện.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm bất thiện.

- 3 là hành uẩn tức là 25 sở hữu hiệp với tâm bất thiện (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm bất thiện.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm bất thiện.

- 2 là pháp nhập tức là 27 sở hữu hiệp với tâm bất thiện.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là 12 tâm bất thiện.

- 2 là pháp giới tức là 27 sở hữu hiệp với tâm bất thiện.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là 12 tâm bất thiện và 26 sở hữu hợp trừ tham.

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Tất cả pháp trung. Có Pāḷi như vầy: majjhimā dhammā là những pháp biết pháp trung bình.

Chú giải như vầy: hīna paṇitāṇaṃ majjhe bhavāti = majjhimā avasesā tebhumakā dhammā: pháp giữa chặng ty hạ và vô thượng, nhơn gọi là trung bình, tức là pháp trong 3 cõi mà ngoài ra bất thiện.

5 uẩn.

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

- 4 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hiệp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế (trừ thọ và tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế

12 nhập.

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

- 12 là pháp nhập tức là 38 sở hữu hiệp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

18 giới.

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là tâm tịnh hảo hiệp thế, 3 tâm quan sát, khán ý môn và sinh tiếu.

- 18 là pháp giới tức là 38 sở hữu hiệp với tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế và sắc tế.

1 đế.

- Khổ đế là tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, 38 sở hữu hợp và sắc pháp.

* Tất cả pháp tinh lương. Có Pāḷi như vầy: paṇītā lokuttarā dhammā: là những pháp ròng chuyên trong sạch.

Chú giải như vầy: uttamaṭṭhena atappakaṭṭhena ca panitā lokuttarā dhammā: pháp mà gọi tinh lương có nghĩa là cao siêu và không biết no đầy chán nản, tức là pháp siêu thế.

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm siêu thế.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm siêu thế.

- 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hiệp với tâm siêu thế (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm siêu thế.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm siêu thế.

- 2 là pháp nhập tức là 36 sở hữu hiệp với tâm siêu thế.

2 giới.

- 1 là ý thức giới tức là tâm siêu thế.

- 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hiệp tâm siêu thế và Níp-bàn.

2 đế

- 1 là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp với tâm đạo.

- 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 28 sở hữu hợp (trừ bát chi đạo đế).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

15. Tam đề Tà (Micchattatika)

* Tất cả pháp tà nhứt định (cho quả liên tiếp đời sau). Có Pāḷi như vầy: micchattaniyatā dhammā: là những pháp tội ác rất nặng, tạo quả kế đời sau.

Chú giải như vầy: hitasukhāvahā me bhavissantīti evaṃ ālisitāpī tathā abhāvato asubhādisuveya subhanti adiviparitappa vattito ca micchāsabhāvāti = micchattā: những bản thể xấu, dù cho chúng sanh hy vọng tự an vui lợi ích, nhưng nó cũng không giúp thành tựu theo, vì hiểu lầm không mỹ hảo cho là tốt đẹp, nên gọi là tà.

- Vipākadāne sati khandhabhedānantara meva vipākadānato niyatā: nói về quả thì pháp này cho quả liên tiếp đời sau không xen hở, nên gọi là nhứt định.

- Micchattā ca te niyatā cāti = micchatta niyatā: pháp này ác xấu hiểu sai, không tốt nói tốt, mong an vui cũng không đặng và nhứt định cho quả đời sau liên tiếp, nên gọi là tà, tức là ngũ nghịch đại tội Vô gián địa ngục.

4 danh uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm tham tương ưng và tâm sân.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm tham tương ưng và tâm sân.

- 3 là hành uẩn tức là 23 sở hữu hiệp với tâm tham tương ưng và tâm sân.

- 4 là thức uẩn tức là tâm tham tương ưng và tâm sân.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm tham tương ưng và tâm sân.

- 2 là pháp nhập tức là 25 sở hữu hiệp tâm tham tương ưng và tâm sân.

2 giới.

- 1 là ý thức giới tức là tâm tham tương ưng và tâm sân.

- 2 là pháp giới tức là 25 sở hữu hiệp tâm tham tương ưng và tâm sân.

2 đế.

- 1 là khổ đế tức là tâm tham tương ưng, tâm sân và 24 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Tất cả pháp chánh nhứt định (cho quả liên tiếp sát-na). Có Pāḷi như vầy: samattaniyatādhammā: là những pháp gọi đạo siêu thế.

Có những câu Pāḷi chú giải như vầy:

- Vuttaviparitena atthena sammā sabhāvāti = sammattā: những thật thể tốt đẹp chơn chánh vượt khỏi như câu trước, pháp ấy gọi là chánh.

- Sammattā ca te niyatā ca anantarāmeva phaladānaniyamenāti = sammattaniyatā: là bản thể tốt chơn chánh và cho quả nhứt định liên tiếp .v.v… , gọi là chánh nhứt định .v.v… .

4 danh uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm đạo.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm đạo.

- 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hiệp với tâm đạo (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm đạo.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm đạo.

- 2 là pháp nhập tức là 36 sở hữu hiệp với tâm đạo.

2 giới.

- 1 là ý thức giới tức là tâm đạo.

- 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hiệp tâm đạo.

1 đế và ngoại đế.

- Đạo đế là bát chi đạo hiệp với tâm đạo.

Ngoại đế là tâm đạo và 28 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

* Tất cả pháp bất định. Có Pāḷi như vầy: aniyatā dhammā: là những pháp ngoài ra hai pháp đã nói.

Có Pāḷi chủ giải như vầy: ubhayathā pi na niyatāti = aniyatā: pháp nào chẳng phải cho quả nhứt định như 2 pháp trên, pháp ấy gọi là bất định.

5 uẩn.

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với 81 tâm hiệp thế và 20 tâm quả siêu thế.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm hiệp thế và tâm quả siêu thế.

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hiệp với tâm hiệp thế và tâm quả siêu thế (trừ thọ, tưởng và pháp tà nhứt định).

- 5 là thức uẩn tức là 81 tâm hiệp thế và 20 tâm quả siêu thế.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập.

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm hiệp thế và tâm quả siêu thế.

- 12 là pháp nhập tức là 52 sở hữu hiệp với tâm hiệp thế, tâm quả siêu thế, sắc tế và Níp-bàn (trừ pháp tà nhứt định).

18 Giới.

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế và 20 tâm quả siêu thế (trừ ngũ song thức và ý giới)

- 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hiệp với tâm hiệp thế và tâm quả siêu thế (trừ pháp tà nhứt định).

3 đế.

- 1 là khổ đế tức là 81 tâm hiệp thế, 51 sở hữu hợp và 28 sắc pháp (trừ pháp tà nhứt định và sở hữu tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp tâm đạo

Ngoại đế tức là Níp-bàn.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

16. Tam đề Đạo cảnh (Maggārammaṇatika)

* Tất cả các pháp có cảnh là đạo. Có Pāḷi như vầy: maggārammaṇā dhammā: là những pháp biết đạo siêu thế.

4 uẩn.

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm khán ý môn, 8 tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng và 2 tâm thông.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm khán ý môn, 8 tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng và 2 tâm thông.

- 3 là hành uẩn tức 31 sở hữu hiệp với tâm khán ý môn, 8 tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng và 2 tâm thông.

- 4 là thức uẩn tức là tâm khán ý môn, 8 tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng và 2 tâm thông.

2 nhập.

- 1 là ý nhập tức là tâm khán ý môn, 8 tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng và 2 tâm thông.

- 2 là pháp nhập tức là 33 sở hữu hiệp với tâm khán ý môn, 8 tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng và 2 tâm thông.

2 giới.

- 1 là ý thức giới tức là tâm khán ý môn, 8 tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng và 2 tâm thông.

- 2 là pháp giới tức là 33 sở hữu hiệp với tâm khán ý môn, 8 tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng và 2 tâm thông.

1 đế.

- Khổ đế tức là tâm khán ý môn, 8 tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông và 33 sở hữu hợp.

* Tất cả pháp có nhơn là đạo. Có Pāḷi như vầy: maggahetukā dhammā: là những pháp nhơn tương ưng thành đạo đế.

4 danh uẩn.

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm đạo.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm đạo.

- 3 là hành uẩn tức là 35 sở hữu hiệp với tâm đạo (trừ trí).

- 4 là thức uẩn tức là tâm đạo.

2 nhập.

- 1 là ý nhập tức là tâm đạo.

- 2 là pháp nhập tức là 35 sở hữu hiệp với tâm đạo (trừ trí).

2 giới.

- 1 là ý thức giới tức là tâm đạo.

- 2 là pháp giới tức là 35 sở hữu hiệp với tâm đạo (trừ trí).

1 đế

- Là đạo đế tức là thất chi đạo hiệp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm đạo và 28 sở hữu hợp (trừ thất chi đạo đế).

* Tất cả pháp có trưởng là đạo. Có Pāḷi như vầy: maggādhipatino dhammā: là những pháp có pháp trưởng mà cũng là đạo đế.

4 danh uẩn.

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm đạo.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm đạo.

- 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hiệp với tâm đạo (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm đạo.

2 nhập.

- 1 là ý nhập tức là tâm đạo.

- 2 là pháp nhập tức là 36 sở hữu hiệp với tâm đạo.

2 giới.

- 1 là ý thức giới tức là tâm đạo.

- 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hiệp với tâm đạo.

1 đế

- Là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm đạo và 28 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

17. Tam đề Sanh tồn (Uppannatika)

* Tất cả pháp sanh tồn. Có Pāḷi như vầy: uppannā dhammā: là những pháp đang sanh mà chưa mất, tức là trong 3 sát-na sanh, trụ, diệt.

5 uẩn.

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp đang sanh, trụ, diệt.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm đang sanh, trụ, diệt.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm đang sanh, trụ, diệt.

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hiệp với tâm đang sanh, trụ, diệt (trừ thọ và tưởng)

- 5 là thức uẩn tức là tâm đang sanh, trụ, diệt.

12 nhập.

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô đang sanh, trụ, diệt..

- 11 là ý nhập tức là tâm đang sanh, trụ, diệt.

- 12 là pháp nhập tức là 52 sở hữu hiệp với tâm đang sanh, trụ, diệt và sắc pháp.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô đang sanh, trụ, diệt.

- 5 giới thức tức là ngũ song thức đang sanh, trụ, diệt.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 76 hoặc 108 tâm (trừ ngũ song thức và 3 tâm ý giới) đang sanh, trụ, diệt.

- 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hiệp với tâm đang sanh, trụ, diệt và sắc pháp.

3 đế.

- 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế, 51 sở hữu hợp và sắc pháp (trừ tham) đang sanh, trụ, diệt.

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham đang sanh, trụ, diệt.

- 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp tâm đạo đang sanh trụ, trụ, diệt.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 28 sở hữu hợp (trừ đạo đế) đang sanh, trụ, diệt.

* Tất cả pháp chưa sanh. Có Pāḷi như vầy: anuppanā dhammā: là những pháp chưa đặng sanh ra.

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là sắc phi nghiệp chưa sanh.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm thiện, bất thiện và hạnh chưa sanh.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm thiện, bất thiện và hạnh chưa sanh

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hiệp với tâm thiện, bất thiện và hạnh chưa sanh (trừ thọ và tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm thiện, bất thiện và hạnh chưa sanh.

7 nhập.

- 1 là sắc nhập tức là cảnh sắc chưa sanh.

- 2 là thinh nhập tức là cảnh thinh chưa sanh.

- 3 là khí nhập tức là cảnh khí chưa sanh.

- 4 là vị nhập tức là cảnh vị chưa sanh.

- 5 là xúc nhập tức là cảnh xúc chưa sanh.

- 6 là ý nhập tức là tâm thiện, bất thiện và hạnh chưa sanh.

- 7 là pháp nhập tức là 52 sở hữu hiệp với tâm thiện, bất thiện, hạnh và sắc tế phi nghiệp chưa sanh.

8 giới.

- 1 là sắc giới tức là cảnh sắc chưa sanh.

- 2 là thinh giới tức là cảnh thinh chưa sanh.

- 3 là khí giới tức là cảnh khí chưa sanh.

- 4 là vị giới tức là cảnh vị chưa sanh.

- 5 là xúc giới tức là cảnh xúc chưa sanh.

- 6 là ý giới tức là tâm khán ngũ môn chưa sanh.

- 7 là ý thức giới tức là tâm thiện, bất thiện và 19 tâm hạnh chưa sanh (trừ khán ngũ môn).

- 8 là pháp giới tức là 52 sở hữu hiệp với tâm thiện, bất thiện, hạnh và sắc tế phi nghiệp chưa sanh.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm thiện hiệp thế, bất thiện, hạnh và 51 sở hữu hợp (trừ tham) và sắc phi nghiệp chưa sanh.

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham chưa sanh.

- 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp tâm đạo chưa sanh.

Ngoại đế là tâm đạo và 36 sở hữu hợp (trừ trí và cần khi thành trưởng)

* Tất cả pháp sẽ sanh. Có Pāḷi như vầy: uppādino dhammā: là những pháp sẵn có nghiệp nhân, nếu gặp trường hợp đủ duyên sẽ phát ra.

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là sắc nghiệp sẽ sanh.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm quả sẽ sanh.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm quả sẽ sanh.

- 4 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hiệp với tâm quả sẽ sanh (trừ thọ và tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm quả sẽ sanh.

11 nhập.

- 9 nhập thô tức là 11 sắc thô (trừ thinh).

- 10 là ý nhập tức là tâm quả sẽ sanh.

- 11 là pháp nhập tức là 38 sở hữu hiệp tâm quả sẽ sanh và sắc nghiệp tế.

17 giới.

- 9 giới thô tức là 11 sắc thô (trừ thinh) sẽ sanh.

- 5 giới thức tức là ngũ song thức sẽ sanh.

- 15 là ý giới là 2 tâm tiếp thâu sẽ sanh.

- 16 là ý thức giới tức là 40 tâm quả sẽ sanh (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 17 là pháp giới tức là 38 sở hữu hiệp với tâm quả sẽ sanh và sắc nghiệp tế.

1 đế

- Đạo đế tức là bát chi đạo hiệp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm quả siêu thế và 28 sở hữu hợp (trừ bát chi đạo đế).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Giải ngoại đề: Níp-bàn không thể nói: đã sanh, đang sanh và sẽ sanh.

Có Pāḷi như vầy: Nibbanaṃ na vattabbaṃ uppannanti pi anuppannanti pi uppadīti pi: nghĩa như trên.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

18. Tam đề Quá khứ (Atītatika)

* Tất cả pháp quá khứ. Có Pāḷi như vầy: atītā dhammā: là những pháp đã qua rồi.

5 uẩn.

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp đã diệt

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm đã diệt.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm đã diệt.

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp hiệp với tâm đã diệt (trừ thọ và tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm đã diệt.

12 nhập.

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô đã diệt.

- 11 là ý nhập tức là tâm đã diệt.

- 12 là pháp nhập tức là 52 sở hữu hiệp với tâm đã diệt.

18 giới.

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô đã diệt.

- 5 giới thức tức là ngũ song thức đã diệt.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn đã diệt.

- 17 là ý thức giới tức là 108 tâm đã diệt (trừ ngũ song thức và 3 tâm ý giới).

- 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hiệp với tâm đã diệt.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế đã diệt và 51 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham đã diệt.

- 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp tâm đạo đã diệt.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế) đã diệt.

* Tất cả pháp vị lai. Có Pāḷi như vầy: anāgatā dhammā: là những pháp chưa sanh.

* Tất cả pháp hiện tại. Có Pāḷi như vầy: paccuppannā dhammā: là những pháp đang còn.

Hai câu sau chia trùng như câu trước

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

19. Tam đề Cảnh quá khứ (Atītārammaṇātika)

* Tất cả pháp biết cảnh quá khứ. Có Pāḷi như vầy: atītārammaṇā dhammā: là những pháp biết cảnh đã diệt qua rồi.

Trong đó có 6 tâm vô sắc giới biết cảnh quá khứ nhứt định. Còn ngoài ra đều bất định cả.

4 danh uẩn.

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm thức vô biên, tâm phi tưởng phi phi tưởng, 2 tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm như trên.

- 3 là hành uẩn tức là 48 sở hữu hiệp với những tâm đã kể trước (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là những tâm đã kể trong bài học đọc.

2 nhập.

- 1 là ý nhập tức là 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng, 3 tâm thức vô biên, 2 tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 2 là pháp nhập tức là những sở hữu hiệp với số tâm nói trên.

2 giới.

- 1 là ý giới tức là 49 tâm đã kể trên.

- 2 là pháp giới tức là những sở hữu hiệp với 49 tâm đã kể.

2 đế.

- 1 là khổ đế tức là 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng, 2 tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức, ý giới và sở hữu tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Tất cả pháp biết cảnh vị lai. Có Pāḷi như vầy: anāgatārammaṇā dhammā: là những tâm biết pháp chưa sanh, đều không nhứt định.

4 danh uẩn.

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với 2 tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với những tâm vừa kể.

- 3 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hiệp với những tâm kể trên (trừ thọ, tưởng và vô lượng phần).

- 4 là thức uẩn tức là 43 tâm đã kể trên.

2 nhập.

- 1 là ý nhập tức là 2 tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 2 là pháp nhập tức là 50 sở hữu hiệp với những tâm nói trên (trừ thọ, tưởng và vô lượng phần).

2 giới.

- 1 là ý thức giới tức là 2 tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 2 là pháp giới tức là 50 sở hữu hợp, 2 tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức, ý giới và vô lượng phần).

2 đế.

- 1 là khổ đế tức là 2 tâm thông, 41 tâm dục giới và 49 sở hữu hợp (trừ ngũ song thức, ý giới, vô lượng phần và tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Tất cả pháp biết cảnh hiện tại. Có Pāḷi như vầy: paccuppannārammaṇā dhammā: là những tâm biết cảnh đang còn.

Trong đó có ngũ song thức, 3 tâm ý giới và 50 sở hữu hợp biết nhứt định. Còn ngoài ra là bất định.

4 danh uẩn.

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm thông và dục giới.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm thông và dục giới.

- 3 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hiệp với tâm thông và tâm dục giới (trừ vô lượng phần).

- 4 là thức uẩn tức là tâm thông và tâm dục giới.

2 nhập.

- 1 là ý nhập tức là tâm thông và tâm dục giới.

- 2 là pháp nhập tức là 50 sở hữu hiệp với tâm thông và tâm dục giới (trừ vô lượng phần).

8 giới.

- 5 giới thức là ngũ song thức.

- 6 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 7 là ý thức giới tức là 2 tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 8 là pháp giới tức là 50 sở hữu hiệp với tâm thông và tâm dục giới (trừ vô lượng phần).

2 đế

- 1 là khổ đế tức là 2 tâm thông, 54 tâm dục giới và 49 sở hữu hợp (trừ vô lượng phần và tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

20. Tam đề Tự nội (Ajjhattatika)

* Tất cả pháp nội phần. Có Pāḷi như vầy: ajjhattā dhammā: là những pháp sanh trong thân tâm ta.

5 uẩn.

- 1 là sắc uẩn tức là bản chất thân ta, có 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm.

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hiệp với tâm (trừ thọ và tưởng)

- 5 là thức uẩn tức là tâm.

12 nhập.

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm.

- 12 là pháp nhập tức là sở hữu và sắc tế.

18 giới.

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là sở hữu và sắc tế.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế và sở hữu hợp (trừ tham)

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và sở hữu hợp (trừ đạo đế).

* Tất cả pháp ngoại phần. Có Pāḷi như vầy: bahiddhā dhammā: là pháp siêu lý ngoài ra thân tâm ta.

Câu thứ nhì khác với câu trước là có Níp-bàn nên đủ 4 đế.

* Tất cả pháp nội và ngoại phần. Có Pāḷi như vầy: ajjhattabahiddhā dhammā: là những pháp trong và ngoài thân tâm ta.

Câu thứ ba, trùng câu thứ nhứt.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

21. Tam đề Cảnh nội (Ajjhattārammaṇatia)

* Tất cả pháp biết cảnh nội. Có Pāḷi như vầy: ajjhattārammaṇā dhammā: là những pháp biết cảnh trong phần thân tâm ta.

4 danh uẩn.

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm thức vô biên, tâm phi tưởng phi phi tưởng, tâm dục giới và tâm thông.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với 62 tâm kể trên.

- 3 là hành uẩn tức là 47 sở hữu hợp hiệp với 62 tâm nói trên (trừ thọ, tưởng, tật và vô lượng phần).

- 4 là thức uẩn tức là tâm dục giới, tâm thông, tâm thức vô biên và tâm phi tưởng phi phi tưởng.

2 nhập.

- 1 là ý nhập tức là 54 tâm dục giới, 2 tâm thông, 3 tâm thức vô biên và 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng.

- 2 là pháp nhập tức là 49 sở hữu hiệp với những tâm đã kể (trừ tật và vô lượng phần).

8 giới

- 1 là nhãn thức giới tức là 2 tâm nhãn thức.

- 2 là nhĩ thức giới tức là 2 tâm nhĩ thức.

- 3 là tỷ thức giới tức là 2 tâm tỷ thức.

- 4 là thiệt thức giới tức là 2 tâm thiệt thức.

- 5 là thân thức giới tức là 2 tâm thân thức.

- 6 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 7 là ý thức giới tức là 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng, 3 tâm thức vô biên, 2 tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 8 là pháp giới tức là 49 sở hữu hiệp với tâm dục giới, tâm thông, 3 tâm thức vô biên và 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng (trừ tật và vô lượng phần).

2 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm dục giới, 2 tâm thông, 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng và 48 sở hữu hiệp (trừ tật, vô lượng phần và tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Tất cả pháp biết cảnh ngoại. Có Pāḷi như vầy: bahiddhārammaṇā dhammā: là những pháp biết cảnh ngoài ra thân tâm ta.

Tâm sắc giới, không vô biên và siêu thế biết cảnh ngoại nhứt định..

4 danh uẩn.

- 1 là thọ uẩn, tức là sở hữu thọ hiệp với tâm dục giới, tâm sắc giới, tâm không vô biên và tâm siêu thế.

- 2 là tưởng uẩn, tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm dục giới, sắc giới, không vô biên và siêu thế.

- 3 là hành uẩn, tức là 50 sở hữu hiệp với tâm dục giới, sắc giới, không vô biên và siêu thế (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn, tức là tâm dục giới, sắc giới, không vô biên và siêu thế.

2 nhập.

- 1 là ý nhập, tức là tâm dục giới, sắc giới, không vô biên và siêu thế.

- 2 là pháp nhập, tức là 52 sở hữu hiệp với số tâm kể trên.

8 giới

- 5 giới thức tức là ngũ song thức.

- 6 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 7 là ý thức giới tức là tâm siêu thế, không vô biên, sắc giới và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới)

- 8 là pháp giới tức là 52 sở hữu hiệp với tâm dục giới, sắc giới, không vô biên và siêu thế.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm dục giới, sắc giới, không vô biên và 51 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là đạo đế tức là 8 chi đạo hiệp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 28 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

* Tất cả pháp biết cảnh nội và ngoại. Có Pāḷi như vầy: ajjhattabahiddhārammaṇā dhammā: là những pháp biết cảnh thuộc về thân-tâm của ta và ngoài thân-tâm của ta (đều là bất định).

4 danh uẩn.

- 1 là thọ uẩn, tức là sở hữu thọ hiệp với tâm dục giới và tâm thông.

- 2 là tưởng uẩn, tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm như trên.

- 3 là hành uẩn, tức là 49 sở hữu hiệp và tâm dục giới và tâm thông (trừ tật và vô lượng phần).

- 4 là thức uẩn, tức là tâm dục giới và tâm thông.

2 nhập.

- 1 là ý nhập tức là tâm thông và tâm dục giới.

- 2 là pháp nhập tức là 49 sở hữu hợp với tâm dục giới và tâm thông (trừ tật và vô lượng phần).

8 giới

- 5 giới thức tức là ngũ song thức.

- 6 là ý giới tức là tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 7 là ý thức giới tức là tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 8 là pháp giới tức là 49 sở hữu hiệp với tâm thông và tâm dục giới (trừ tật và vô lượng phần).

2 đế

- 1 là khổ đế tức là 2 tâm thông, tâm dục giới và 48 sở hữu hợp (trừ tật, vô lượng phần và tham).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

22. Tam đề Kiến (Sanidassanatika)

* Tất cả pháp bị thấy và đối chiếu. Có Pāḷi như vầy: sanidassana dhammā: là những pháp thấy đặng và gặp nhau.

- 1 uẩn là sắc uẩn (chi pháp là cảnh sắc).

- 1 nhập là sắc nhập (chi pháp là cảnh sắc).

- 1 giới là sắc giới (chi pháp là cảnh sắc).

- 1 đế là khổ đế (chi pháp là cảnh sắc).

* Tất cả pháp không bị thấy mà đối chiếu. Có Pāḷi như vầy: anidassanasappaṭighā dhammā: là những pháp không thấy mà có gặp nhau.

- 1 uẩn là sắc uẩn tức là 11 sắc thô (trừ sắc).

- 9 nhập thô tức là 11 sắc thô (trừ cảnh sắc).

- 9 giới thô tức là 11 sắc thô (trừ cảnh sắc).

- 1 đế là khổ đế tức là 11 sắc thô (trừ cảnh sắc).

* Tất cả pháp không bị thấy và không đối chiếu. Có Pāḷi như vầy: anidassanappaṭighā dhammā: là những pháp thấy không đặng và cũng không gặp nhau bằng cách đối chiếu.

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là sắc uẩn tế.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng.

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ, tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm.

- 2 là pháp nhập tức là sở hữu, sắc tế và Níp-bàn.

8 giới

- 5 giới thức tức là ngũ song thức.

- 6 là ý giới tức là tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 7 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 8 là pháp giới tức là sở hữu, sắc tế và Níp-bàn.

4 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc tế, tâm hiệp thế và 51 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hiệp tâm đạo.

Còn ngoại đế là tâm siêu thế và 28 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Dứt phần giải theo bảng nêu tập mười hai.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

PHÁP TỤ ĐẦU ĐỀ NHỊ

Đầu đề nhị (Dukamātikā) thuộc về phần lớn thứ 2 của bộ pháp tụ (Dhammasaṅginī) là bộ thứ nhất trong tạng Diệu pháp (Abhidhammāpiṭaka).

Phần lớn thứ hai này có 100 đầu đề nhị, gồm 13 phần nhỏ như sau:

1. Phần nhỏ thứ nhất là phần nhân, Pāḷi gọi là hetugocchaka có 6 đầu đề nhị, 6 trang, từ trang 1 đến trang 6 của tập 13, có Pāḷi, tên đề và 2 câu.

2. Phần nhỏ thứ hai là phần duyên, Pāḷi gọi là cuḷantaraduka có 7 đầu đề nhị, 7 trang, từ trang 7 đến trang 12 của tập 13 này.

3. Phần nhỏ thứ ba là phần lậu, Pāḷi gọi là āsavagocchaka có 6 đầu đề nhị, 6 trang, từ trang 13 đến trang 18 của tập 13 này.

4. Phần nhỏ thứ tư là phần triền, Pāḷi gọi là saññojagocchaka có 6 đầu đề nhị, 6 trang, từ trang 19 đến trang 25 của tập 13 này.

Bốn phần vừa kể, từ thứ nhất đến thứ tư thuộc về tập bảng nêu thứ 13, có 25 đầu đề nhị, 25 trang.

5. Phần nhỏ thứ năm là phần phược, Pāḷi gọi là ganthagocchaka có 6 đầu đề nhị, 6 trang.

6. Phần nhỏ thứ sáu là phần bộc, Pāḷi gọi là oghagocchaka có 6 đầu đề nhị, 6 trang.

7. Phần nhỏ thứ bảy là phần phối, Pāḷi gọi là yogagocchaka có 6 đầu đề nhị, 6 trang.

8. Phần nhỏ thứ tám là phần cái, Pāḷi gọi là nivaraṇagocchaka có 6 đầu đề nhị, 6 trang.

Bốn phần kể trên, từ thứ năm tới thứ tám thuộc về tập bảng nêu thứ 14, có 24 đầu đề nhị, 24 trang.

9. Phần nhỏ thứ chín là phần khinh thị, Pāḷi gọi là parāmāsagocchaka có 5 đầu đề nhị, 5 trang.

10. Phần nhỏ thứ mười là phần đề đại, Pāḷi gọi là mahantaragocchaka có 14 đầu đề nhị, 14 trang.

11. Phần nhỏ thứ mười một là phần thủ, Pāḷi gọi là upādānagocchaka có 6 đầu đề nhị, 6 trang.

Ba phần vừa nói, thứ 9, 10 và 11 là thuộc về tập bảng nêu thứ 15, có 25 đầu đề nhị, 25 trang.

12. Phần nhỏ thứ mười hai là phần phiền não, Pāḷi gọi là kilesagocchaka có 8 đầu đề nhị, 8 trang.

13. Phần nhỏ thứ mười ba là phần yêu bối (sau lưng hay ở đằng sau tức là thuộc về phần sau chót), Pāḷi gọi là piṭṭhiduka có 18 đầu đề nhị, 18 trang.

Hai phần vừa nói, 12 và 13 thuộc về tập bảng nêu thứ 16, có 26 đầu đề nhị, 26 trang.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Đầu đề nhị nói theo câu có một cách là nhị đề chiết hay chiết báng (ādhiladdhanāmaduka) nghĩa là tên đề lấy chiết báng một câu trước mà đặt kêu tên đề, như là nhị đề Nhân: Tất cả pháp nhân, tất cả pháp phi nhân. Vì cái tên đầu đề không trùm hết 2 câu, chỉ lấy chiết báng một câu.

Một trăm nhị đề nói theo 2 câu thuộc về nhị đề chiết hay chiết báng (ādhiladdhanāmaduka).

Đầu đề nhị nói theo chi pháp có 2 cách:

- 1 là nhị đề hữu dư (sappadesaduka) tức là hai câu trong 1 đề mà lấy không hết chi pháp siêu lý.

- 2 là nhị đề vô dư (nippadesaduka) nghĩa là hai câu trong 1 đề mà lấy hết chi pháp siêu lý.

Nên nhớ sau khỏi nhắc lại Pāḷi.

1. Phần nhỏ thứ nhất là phần Nhân

Nhị đề thứ nhất trong phần Nhân (Hetuduka)

Nhị đề Nhân

Cách đọc đã dịch, chỉ thêm Pāḷi và chia.

* Câu 1: Hetu dhammā (tất cả pháp nhân).

1 uẩn là hành uẩn tức là 6 nhân tương ưng.

1 nhập là pháp nhập tức là 6 nhân tương ưng.

1 giới là pháp giới tức là 6 nhân tương ưng.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là 5 nhân hợp với tâm hiệp thế (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là nhân tham.

- 3 là đạo đế tức là trí hợp với tâm đạo.

Ngoại đế là trí hiệp quả siêu thế và vô tham, vô sân hiệp siêu thế.

* Câu 2: Na hetu dhammā (tất cả pháp phi nhân).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng.

- 4 là hành uẩn tức là 46 sở hữu (trừ thọ, tưởng và 6 nhân).

- 5 là thức uẩn tức là tâm.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm.

- 12 là pháp nhập tức là Níp-bàn, sắc tế và 46 sở hữu (trừ 6 nhân).

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 46 sở hữu hợp (trừ 6 nhân).

3 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế, sắc pháp và 46 sở hữu hợp (trừ 6 nhân).

- 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 3 là đạo đế tức là 7 chi đạo sau hợp với tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 33 sở hữu hợp (trừ 3 nhân và đạo đế).

Nhị đề thứ hai trong phần Nhân (Sahetukaduka)

Nhị đề Hữu nhân

* Câu 1: Sahetukā dhammā (tất cả pháp hữu nhân).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hữu nhân.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hữu nhân.

- 3 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với tâm hữu nhân (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm hữu nhân.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm hữu nhân.

- 2 là pháp nhập tức là 52 sở hữu hợp với tâm hữu nhân (trừ si hợp tâm si).

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm hữu nhân.

- 2 là pháp giới tức là 52 sở hữu hợp với tâm hữu nhân (trừ si hợp tâm si).

3 đế

- 1 là khổ đế tức là 63 tâm hữu nhân hiệp thế, 51 sở hữu (trừ tham và si hợp tâm si).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

* Câu 2: Ahetukā dhammā (tất cả pháp vô nhân).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô nhân.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô nhân.

- 4 là hành uẩn tức là si hợp tâm si và 12 sở hữu tợ tha hợp tâm vô nhân.

- 5 là thức uẩn tức là tâm vô nhân.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm vô nhân.

- 12 là pháp nhập tức là si hợp tâm si, 12 sở hữu tợ tha hợp tâm vô nhân, sắc tế và Níp-bàn.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là tâm khán ý môn, sinh tiếu và 3 tâm quan sát.

- 18 là pháp giới tức là si hợp tâm si, 12 sở hữu tợ tha hợp với tâm vô nhân, sắc tế và Níp-bàn.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm vô nhân, si hợp tâm si, 12 sở hữu hợp và sắc pháp.

- 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

Nhị đề thứ ba trong phần Nhân (Hetusampayuttaduka)

Nhị đề Tương ưng nhân

* Câu 1: Hetusampayuttā dhammā (tất cả pháp tương ưng nhân).

* Câu 2: Hetuvippayuttā dhammā (tất cả pháp bất tương ưng nhân).

Chia như trang 2 tập 13 này.

Nhị đề thứ tư trong phần Nhân (Hetusahetukaduka)

Nhị đề Nhân hữu nhân

* Câu 1: Hetu ceva dhammā sahetukā ca (tất cả pháp nhân và hữu nhân).

- 1 uẩn là hành uẩn tức là 6 nhân tương ưng.

- 1 nhập là pháp nhập tức là 6 nhân tương ưng.

- 1 giới là pháp giới tức là 6 nhân tương ưng.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là 5 nhân tương ưng hợp với tâm hiệp thế.

- 2 là đạo đế tức là sở hữu trí hợp tâm đạo.

Ngoại đế là trí hiệp tâm quả siêu thế.

* Câu 2: Sahetukāceva dhammā na ca hetu (tất cả pháp hữu nhân mà phi nhân).

4 danh uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hữu nhân.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hữu nhân.

- 3 là hành uẩn tức là 44 sở hữu hợp với tâm hữu nhân (trừ thọ, tưởng và 6 nhân).

- 4 là thức uẩn tức là tâm hữu nhân.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm hữu nhân.

- 2 là pháp nhập tức là 46 sở hữu hợp với tâm hữu nhân (trừ 6 nhân).

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm hữu nhân.

- 2 là pháp giới tức là 46 sở hữu hợp với tâm hữu nhân (trừ 6 nhân).

2 đế

- 1 là khổ đế tức là 63 tâm hữu nhân hiệp thế và 46 sở hữu hợp (trừ 6 nhân).

- 2 là đạo đế tức là 7 chi đạo sau hợp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 33 sở hữu hợp (trừ 3 nhân và đạo đế).

Nhị đề thứ năm trong phần Nhân (Hetuhetusampayuttaduka)

Nhị đề Nhân tương ưng nhân

* Câu 1: Hetu ceva dhammā hetu sampayuttā ca (tất cả pháp nhân và tương ưng nhân).

* Câu 2: Hetusampayuttā ceva dhammā na ca hetu (tất cả pháp tương ưng nhân mà phi nhân).

Chia như trang 4 tập 13 này.

Nhị đề thứ sáu trong phần Nhân (Nahetusahetukaduka)

Nhị đề Phi nhân hữu nhân

* Câu 1: Na hetu kho pana dhammā sahetukā pi (tất cả pháp phi nhân mà hữu nhân).

4 danh uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hữu nhân.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hữu nhân.

- 3 là hành uẩn tức là 44 sở hữu hợp với tâm hữu nhân (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm hữu nhân.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm hữu nhân.

- 2 là pháp nhập tức là 46 sở hữu hợp với tâm hữu nhân (trừ 6 nhân).

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm hữu nhân.

- 2 là pháp giới tức là 46 sở hữu hợp với tâm hữu nhân (trừ 6 nhân).

2 đế

- 1 là khổ đế tức là 63 tâm hữu nhân hiệp thế và 46 sở hữu hợp (trừ 6 nhân).

- 2 là đạo đế tức là 7 chi đạo sau hợp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 33 sở hữu hợp (trừ 3 nhân và đạo đế).

* Câu 2: Na hetu kho pana dhammā ahetukā pi (tất cả pháp phi nhân và vô nhân).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô nhân.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô nhân.

- 4 là hành uẩn tức là 10 sở hữu hợp tợ tha hợp với tâm vô nhân (trừ thọ và tưởng).

- 25 là thức uẩn tức là tâm vô nhân.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm vô nhân.

- 12 là pháp nhập tức là 10 sở hữu tợ tha hợp tâm vô nhân và sắc tế.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là khán ý môn, sinh tiếu và 3 tâm quan sát.

- 18 là pháp giới tức là 12 sở hữu tợ tha hợp với tâm vô nhân, sắc tế và Níp-bàn.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm vô nhân, 12 sở hữu hợp và sắc pháp.

- 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

2. Phần nhỏ thứ hai là phần Duyên

Nhị đề thứ nhất trong phần Duyên (Sappaccayaduka)

Nhị đề Hữu duyên

* Câu 1: Sappaccayā dhammā (tất cả pháp hữu duyên).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng.

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ và tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm.

- 12 là pháp nhập tức là 52 sở hữu hợp và 16 sắc tế.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới)

- 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu và 16 sắc tế.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế và 51 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

* Câu 2: Appaccayā dhammā (tất cả pháp vô duyên).

- Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

- 1 nhập là pháp nhập tức là Níp-bàn.

- 1 giới là pháp giới tức là Níp-bàn.

- 1 đế là diệt đế tức là Níp-bàn.

Nhị đề thứ hai trong phần Duyên (Saṅkhataduka)

Nhị đề Hữu vi

* Câu 1: Saṅkhatā dhammā (tất cả pháp hữu vi).

* Câu 2: Asaṅkhatā dhammā (tất cả pháp vô vi).

Chia như trang 7 tập 13 này.

Nhị đề thứ ba trong phần Duyên (Sanidassanaduka)

Nhị đề Hữu kiến

* Câu 1: Sanidassanā dhammā (tất cả pháp hữu kiến).

- 1 uẩn là sắc uẩn tức là cảnh sắc.

- 1 nhập là pháp nhập tức là cảnh sắc.

- 1 giới là sắc giới tức là cảnh sắc.

- 1 đế là khổ đế tức là cảnh sắc.

* Câu 2: Anidassanā dhammā (tất cả pháp vô kiến).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 27 sắc pháp (trừ cảnh sắc).

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng.

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ và tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm.

11 nhập (chỉ trừ sắc nhập)

17 giới (trừ ra sắc giới)

4 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế, 51 sở hữu hợp (trừ tham) và sắc pháp (trừ cảnh sắc).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 4 là đạo đế tức là chi đạo hợp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Nhị đề thứ tư trong phần Duyên (Sappatighaduka)

Nhị đề Hữu đối chiếu

* Câu 1: Sappatighā dhammā (tất cả pháp hữu đối chiếu).

- 1 uẩn là sắc uẩn tức là 12 sắc thô.

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 1 đế là khổ đế tức là 12 sắc thô

* Câu 2: Appatighā dhammā (tất cả pháp vô đối chiếu).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 16 sắc tế.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng.

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ và tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm.

- 2 là pháp nhập tức là 52 sở hữu, sắc tế và Níp-bàn.

8 giới

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 6 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 7 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 8 là pháp giới tức là 52 sở hữu, sắc tế và Níp-bàn.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế, 51 sở hữu hợp (trừ tham và sắc tế).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 4 là đạo đế tức là 8 chi đạo hợp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 33 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Nhị đề thứ năm trong phần Duyên (Rūpiduka)

Nhị đề Sắc

* Câu 1: Rūpino dhammā (tất cả pháp sắc).

- 1 uẩn là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 1 đế là khổ đế tức là 28 sắc pháp.

* Câu 2: Arūpino dhammā (tất cả pháp phi sắc).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng.

- 3 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm.

- 2 là pháp nhập tức là 52 sở hữu và Níp-bàn.

8 giới

- 5 giới thức tức là ngũ song thức.

- 6 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 7 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 8 là pháp giới tức là 52 sở hữu và Níp-bàn.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế và 51 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 4 là đạo đế tức là 8 chi đạo hợp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Nhị đề thứ sáu trong phần Duyên (Lokiyaduka)

Nhị đề Hiệp thế

* Câu 1: Lokiyā dhammā (tất cả pháp hiệp thế).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hiệp thế.

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ thọ và tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm hiệp thế.

- 12 là pháp nhập tức là 52 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và sắc tế.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 61 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và sắc tế.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế và 51 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: Lokuttarā dhammā (tất cả pháp siêu thế).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm siêu thế.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm siêu thế.

- 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm siêu thế.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm siêu thế.

- 2 là pháp nhập tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm siêu thế.

- 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.

2 đế

- 1 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 2 là đạo đế tức là 8 chi đạo sau hợp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Nhị đề thứ bảy trong phần Duyên (Kenaciviññeyyaduka)

Nhị đề Cũng có tâm biết đặng

* Câu 1: Kenaciviññeyyā dhammā (tất cả pháp cũng có tâm biết đặng).

* Câu 2: Kenacinaviññeyyā dhammā (tất cả pháp cũng có tâm không biết đặng).

Chia như 4 trang chót tập 11.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

3. Phần nhỏ thứ ba là phần Lậu

Nhị đề thứ nhất trong phần Lậu (Āsavaduka)

Nhị đề Lậu

* Câu 1: Āsavā dhammā (tất cả pháp lậu).

- 1 uẩn là hành uẩn tức là si, tham, tà kiến.

- 1 nhập là pháp nhập tức là si, tham, tà kiến.

- 1 giới là pháp giới tức là si, tham, tà kiến.

2 đế

  • 1 là khổ đế tức là si, tà kiến (trừ tham).
  • 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: No āsavā dhammā (tất cả pháp phi lậu).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng.

- 4 là hành uẩn tức là 17 sở hữu (trừ thọ, tưởng, tham, si và tà kiến).

- 5 là thức uẩn tức là tâm.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm.

- 12 là pháp nhập tức là sắc tế, Níp-bàn và 49 sở hữu hợp (trừ 3 chi lậu).

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 49 sở hữu hợp (trừ 3 chi lậu).

3 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế, sắc pháp và 49 sở hữu hợp (trừ 3 chi lậu).

- 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Nhị đề thứ hai trong phần Lậu (Sāsavaduka)

Nhị đề Cảnh lậu

* Câu 1: Sāsavā dhammā (tất cả pháp cảnh lậu).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hiệp thế.

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp tợ tha với tâm hiệp thế (trừ thọ và tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm hiệp thế.

- 12 là pháp nhập tức là 52 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và sắc tế.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và sắc tế.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế, sắc pháp và 51 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: Anāsavā dhammā (tất cả pháp phi cảnh lậu).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm siêu thế.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm siêu thế.

- 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm siêu thế.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm siêu thế.

- 2 là pháp nhập tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm siêu thế.

- 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.

2 đế

- 1 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 2 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Nhị đề thứ ba trong phần Lậu (Āsavasampayuttaduka)

Nhị đề Tương ưng lậu

* Câu 1: Sāsavasampayuttā dhammā (tất cả pháp tương ưng lậu).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm bất thiện.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm bất thiện.

- 3 là hành uẩn tức là 25 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ thọ, tưởng và si hợp tâm si).

- 4 là thức uẩn tức là tâm bất thiện.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm bất thiện.

- 2 là pháp nhập tức là 27 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ si hợp tâm si).

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm bất thiện.

- 2 là pháp giới tức là 27 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ si hợp tâm si).

2 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm bất thiện và 27 sở hữu hợp (trừ tham và si hợp tâm si).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: Āsavavippayuttā dhammā (tất cả pháp bất tương ưng lậu).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

- 4 là hành uẩn tức là si hợp tâm si và 36 sở hữu hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo (trừ thọ và tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

- 12 là pháp nhập tức là si hợp tâm si, 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân, tâm tịnh hảo và Níp-bàn.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là khán ý môn, sinh tiếu, 3 tâm quan sát và 91 tâm tịnh hảo.

- 18 là pháp giới tức là si hợp tâm si, 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân, tâm tịnh hảo, sắc tế và Níp-bàn.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, si hợp tâm si, 38 sở hữu hợp và sắc pháp.

- 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Nhị đề thứ tư trong phần Lậu (Āsavasāsavaduka)

Nhị đề Lậu cảnh lậu

* Câu 1: Āsavā ceva dhammā sāsavā ca (tất cả pháp lậu và cảnh lậu).

- 1 uẩn là hành uẩn tức là tham, si, tà kiến.

- 1 nhập là pháp nhập tức là tham, si, tà kiến.

- 1 giới là pháp giới tức là tham, si, tà kiến.

- 2 đế:    

  • 1 là khổ đế tức là si, tà kiến (trừ tham).
  • 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: Sāvasā ceva dhammā no ca āsavā (tất cả pháp cảnh lậu mà phi lậu).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hiệp thế.

- 4 là hành uẩn tức là 47 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ thọ và tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm hiệp thế.

- 12 là pháp nhập tức là 49 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và sắc tế.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là 39 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và sắc tế.

1 đế

- Khổ đế tức là tâm hiệp thế, sắc pháp và 49 sở hữu hợp (trừ tham, si, tà kiến).

Nhị đề thứ năm trong phần Lậu (Āsava āsavasampayuttaduka)

Nhị đề Lậu tương ưng lậu

* Câu 1: Āsavā ceva dhammā āsavasampayuttā ca (tất cả pháp lậu và tương ưng lậu).

- 1 uẩn là hành uẩn tức là tham, si, tà kiến.

- 1 nhập là pháp nhập tức là tham, si, tà kiến.

- 1 giới là pháp giới tức là tham, si, tà kiến.

- 2 đế:    

  • 1 là khổ đế tức là si và tà kiến.
  • 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: Āsavasampayuttā ceva dhammā no ca āsavā (tất cả pháp tương ưng lậu mà phi lậu).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm bất thiện.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm bất thiện.

- 3 là hành uẩn tức là 22 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm bất thiện.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm bất thiện.

- 2 là pháp nhập tức là 24 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ tham, si và tà kiến).

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm bất thiện.

- 2 là pháp giới tức là 24 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ tham, si và tà kiến).

1 đế

- Khổ đế tức là tâm bất thiện và 24 sở hữu hợp (trừ tham, si và tà kiến).

Nhị đề thứ sáu trong phần Lậu (Āsavavippayuttāsāsavaduka)

Nhị đề Bất tương ưng lậu cảnh lậu

* Câu 1: Āsavavippayuttā khopana dhammā sāsava pi (tất cả pháp bất tương ưng lậu mà cảnh lậu).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

- 4 là hành uẩn tức là si hợp tâm si, 36 sở hữu hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế (trừ thọ và tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

- 12 là pháp nhập tức là si hợp tâm si, 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế và sắc tế.

18 giới

-  10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là khán ý môn, sinh tiếu, 3 tâm quan sát và tâm tịnh hảo hiệp thế.

- 18 là pháp giới tức là si hợp tâm si, 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế và sắc tế.

1 đế

- Khổ đế tức là tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, si hợp tâm si, 38 sở hữu hợp và sắc pháp.

* Câu 2: Āsavavippayuttā kho pana dhammā anāsavā pi (tất cả pháp bất tương ưng lậu mà phi cảnh lậu).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm siêu thế.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm siêu thế.

- 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm siêu thế.

Ngoại đế tức là Níp-bàn.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm siêu thế.

- 2 là pháp nhập tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm siêu thế.

- 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.

2 đế

- 1 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 2 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

4. Phần nhỏ thứ tư là phần Triền

Nhị đề thứ nhất trong phần Triền (Saññojanaduka)

Nhị đề Triền

* Câu 1: Saññojanā dhammā (tất cả pháp triền).

- 1 uẩn là hành uẩn tức là 8 chi triền.

- 1 nhập là pháp nhập tức là 8 chi triền.

- 1 giới là pháp giới tức là 8 chi triền.

- 2 đế:    

  • 1 là khổ đế tức là 7 chi triền (trừ tham).
  • 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: No Saññojanā dhammā (tất cả pháp phi triền).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng.

- 4 là hành uẩn tức là 42 sở hữu (trừ thọ, tưởng và 8 chi triền).

- 5 là thức uẩn tức là tâm.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm.

- 12 là pháp nhập tức là 44 sở hữu, sắc tế và Níp-bàn (trừ 8 chi triền).

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 44 sở hữu (trừ 8 chi triền).

3 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế, sắc pháp và 44 sở hữu hợp (trừ 8 chi triền).

- 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 3 là đạo đế tức là 8 chi đạo hợp tâm đạo.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Nhị đề thứ hai trong phần Triền (Saññojaniyaduka)

Nhị đề Cảnh triền

* Câu 1: Saññojaniyā dhammā (tất cả pháp cảnh triền).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hiệp thế.

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ thọ và tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm hiệp thế.

- 12 là pháp nhập tức là 52 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và sắc tế.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và sắc tế.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế, sắc pháp và 51 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: Asaññojaniyā dhammā (tất cả pháp phi cảnh triền).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm siêu thế.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm siêu thế.

- 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm siêu thế.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm siêu thế.

- 2 là pháp nhập tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm siêu thế.

- 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.

2 đế

- 1 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 2 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Nhị đề thứ ba trong phần Triền (Saññojanasampayuttaduka)

Nhị đề Tương ưng triền

* Câu 1: Saññojanasampayuttā dhammā (tất cả pháp tương ưng triền).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm bất thiện.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm bất thiện.

- 3 là hành uẩn tức là 25 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ thọ, tưởng và si hợp tâm si phóng dật).

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm bất thiện.

- 2 là pháp nhập tức là 27 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ si hợp tâm si phóng dật).

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm bất thiện.

- 2 là pháp giới tức là 27 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ si hợp tâm si phóng dật).

2 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm bất thiện và 26 sở hữu hợp (trừ si hợp tâm si phóng dật và sở hữu tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: Saññojanavippayuttā dhammā (tất cả pháp bất tương ưng triền).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

- 4 là hành uẩn tức là si hợp tâm si phóng dật, 36 sở hữu hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo (trừ thọ và tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

- 12 là pháp nhập tức là si hợp tâm si phóng dật, 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân, tâm tịnh hảo, sắc tế và Níp-bàn.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là khán ý môn, sinh tiếu, 3 tâm quan sát và 91 tâm tịnh hảo.

- 18 là pháp giới tức là si hợp tâm si phóng dật, 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân, tâm tịnh hảo, sắc tế và Níp-bàn.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế, si hợp tâm si phóng dật, 38 sở hữu hợp và sắc pháp.

- 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 3 là đạo đế tức là 8 chi đạo hợp với tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Nhị đề thứ tư trong phần Triền (Saññojanasaññojaniyaduka)

Nhị đề Triền cảnh triền

* Câu 1: Saññojanā ceva dhammā saññojaniyā ca (tất cả pháp triền và cảnh triền).

- 1 uẩn là hành uẩn tức là 8 chi triền.

- 1 nhập là pháp nhập tức là 8 chi triền.

- 1 giới là pháp giới tức là 8 chi triền.

- 2 đế:    

  • 1 là khổ đế tức là 7 chi triền (trừ tham).
  • 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: Saññojaniyā ceva dhammā no ca saññojanā (tất cả pháp cảnh triền mà phi triền).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hiệp thế (trừ thọ, tưởng và 8 chi triền).

- 4 là hành uẩn tức là 42 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ thọ, tưởng và 8 chi triền).

- 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm hiệp thế.

- 12 là pháp nhập tức là 44 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và sắc tế (trừ 8 chi triền).

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là sắc tế, tâm hiệp thế và 44 sở hữu hợp (trừ 8 chi triền).

1 đế

- Khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế và 44 sở hữu hợp (trừ 8 chi triền).

Nhị đề thứ năm trong phần Triền (Saññojanasaññojanasampayuttaduka)

Nhị đề Triền tương ưng triền

* Câu 1: Saññojanā ceva dhammā saññojanasampayuttā ca (tất cả pháp triền và tương ưng triền).

- 1 uẩn là hành uẩn tức là 8 chi pháp triền.

- 1 nhập là pháp nhập tức là 8 chi pháp triền.

- 1 giới là pháp giới tức là 8 chi pháp triền.

- 2 đế: 1 là khổ đế tức là 7 chi triền (trừ tham), 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: Saññojanāsampayuttā ceva dhammā no ca saññojanā (tất cả pháp tương ưng triền mà phi triền).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm bất thiện.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm bất thiện.

- 3 là hành uẩn tức là 17 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ thọ, tưởng và 8 chi triền).

- 4 là thức uẩn tức là tâm bất thiện.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm bất thiện.

- 2 là pháp nhập tức là 19 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ 8 chi triền).

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm bất thiện.

- 2 là pháp giới tức là 19 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ 8 chi triền).

1 đế

- Khổ đế tức là tâm bất thiện và 19 sở hữu hợp (trừ 8 chi triền).

Nhị đề thứ sáu trong phần Triền (Saññojanavippayuttasaññojaniyaduka)

Nhị đề Bất tương ưng triền cảnh triền

* Câu 1: Saññojana vipppayuttā kho pana dhammā saññojaniyā pi (tất cả pháp bất tương ưng triền và cảnh triền).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

- 4 là hành uẩn tức là si hợp tâm si phóng dật, 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

- 5 là thức uẩn tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

- 12 là pháp nhập tức là si hợp tâm si phóng dật, 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế và sắc tế.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

- 18 là pháp giới tức là si hợp tâm si phóng dật, 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế và sắc tế.

1 đế

- Khổ đế tức là tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, 38 sở hữu hợp, si hợp tâm si phóng dật và sắc pháp.

* Câu 2: Saññojana vippayuttā kho pana dhammā asaññojaniyā pi (tất cả pháp bất tương ưng triền mà phi cảnh triền).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm siêu thế.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm siêu thế.

- 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm siêu thế.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm siêu thế.

- 2 là pháp nhập tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm siêu thế.

- 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.

2 đế

- 1 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 2 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Dứt phần thêm Pāḷi và chia tập 13

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Giải theo bảng nêu tập 14 có 24 trang, 24 đầu đề nhị, gom lại có 4 phần:

  • Phần phược (ganthagocchaka) có 6 đầu đề nhị, 6 trang, từ trang 1 đến trang 6 (đây chỉ ghi thêm danh từ Pāḷi).
  • Phần bộc (oghagocchaka) có 6 đầu đề nhị, 6 trang, từ trang 7 đến trang 12.
  • Phần phối (yogagocchaka) có 6 đầu đề nhị, 6 trang, từ trang 13 đến trang 18.
  • Phần cái (nivaraṇagocchaka) có 6 đầu đề nhị, 6 trang, từ trang 19 đến 24.

5. Phần nhỏ thứ năm là phần Phược

Nhị đề thứ nhất trong phần Phược (Ganthaduka)

Nhị đề Phược

* Câu 1: Ganthā dhammā (tất cả pháp phược).

- 1 uẩn là hành uẩn (hành uẩn phược) tức là tham, sân, tà kiến.

- 1 nhập là pháp nhập tức là tham, sân và tà kiến.

- 1 giới là pháp giới tức là tham, sân và tà kiến.

- 2 đế: 1 là khổ đế tức là sân và tà kiến, 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: No ganthā dhammā (tất cả pháp phi phược).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng.

- 4 là hành uẩn tức là 47 sở hữu (trừ thọ, tưởng, tham, sân và tà kiến).

- 5 là thức uẩn tức là tâm.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm.

- 12 là pháp nhập tức là 49 sở hữu (trừ tham, sân, tà kiến), sắc tế và Níp-bàn.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 49 sở hữu (trừ tham, sân và tà kiến).

3 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế, sắc pháp và 49 sở hữu (trừ tham, sân và tà kiến).

- 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Nhị đề thứ hai trong phần Phược (Ganthaniyaduka).

Nhị đề Cảnh phược

* Câu 2: Ganthaniyā dhammā (tất cả pháp cảnh phược).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với hiệp thế.

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ thọ và tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm hiệp thế.

- 12 là pháp nhập tức là 52 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và sắc tế.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và sắc tế.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế và 51 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: Aganthaniyā dhammā (tất cả pháp phi cảnh phược).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm siêu thế.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm siêu thế.

 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ thọ và tưởng).

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm siêu thế.

- 2 là pháp nhập tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm siêu thế.

- 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.

2 đế

- 1 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 2 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Nhị đề thứ ba trong phần Phược (Ganthasampayuttaduka)

Nhị đề Tương ưng phược

* Câu 1: Ganthasampayuttā dhammā (tất cả pháp tương ưng phược).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm tham và sân.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm tham và sân.

- 3 là hành uẩn tức là si hợp tâm si và 25 sở hữu hợp với tâm tham và sân.

- 4 là thức uẩn tức là tâm tham và sân.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm tham và sân.

- 2 là pháp nhập tức là si hợp tâm si và 25 sở hữu hợp với tâm tham và sân.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là 8 tâm tham và 2 tâm sân.

- 2 là pháp giới tức là si hợp tâm si và 25 sở hữu hợp với tâm tham và sân.

2 đế

-     1 là khổ đế tức là 8 tâm tham, 2 tâm sân, si hợp tâm si và 24 sở hữu hợp (trừ tham).

-     2 là tập đế tức là sở hữu tham.

*    Câu 2: Ganthavippayuttā dhammā (tất cả pháp bất tương ưng phược).

5 uẩn

-     1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

-     2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

-     3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

-     4 là hành uẩn tức là sân và tham hợp tâm tham bất tương ưng và 39 sở hữu hợp với tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

-     5 là thức uẩn tức là tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

12 nhập

-     10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

-     11 là ý nhập tức là tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

-     12 là pháp nhập tức là Níp-bàn, sắc tế, sân và tham hợp tâm tham bất tương ưng, 39 sở hữu hợp với tâm si, tâm vô nhân, tâm tịnh hảo.

18 giới

-     10 giới thô tức là 12 sắc thô.

-     5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

-     16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

-     17 là ý thức giới tức là tâm si, khán ý môn, sinh tiếu, 3 tâm quan sát và tâm tịnh hảo.

-     18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế, sân và tham hợp tâm tham bất tương ưng và 39 sở hữu hợp với tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

4 đế

-     1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm si, tâm vô nhân, tâm tịnh hảo, si hợp tâm si và 39 sở hữu hợp (trừ tham).

-     2 là tập đế tức là sở hữu tham.

-     3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

-     4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Nhị đề thứ tư trong phần Phược (Ganthaganthaniyaduka)

Nhị đề Phược cảnh phược

* Câu 1: Ganthā ceva dhammā ganthaniyā ca (tất cả pháp phược và cảnh phược).

- 1 uẩn là hành uẩn tức là tham, sân và tà kiến.

- 1 nhập là pháp nhập tức là tham, sân và tà kiến.

- 1 giới là pháp giới tức là tham, sân và tà kiến.

- 2 đế: 1 là khổ đế tức là sân và tà kiến (trừ tham), 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: Ganthaniyā ceva dhammā no ca ganthā (tất cả pháp cảnh phược mà phi phược).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hiệp thế.

- 4 là hành uẩn tức là 47 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ thọ, tưởng, tham, sân và tà kiến).

- 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm hiệp thế.

- 12 là pháp nhập tức là 49 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ tham, sân và tà kiến) và sắc tế.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là 49 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và sắc tế (trừ tham, sân và tà kiến).

1 đế

- Khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế và 49 sở hữu hợp (trừ tham, sân và tà kiến).

Nhị đề thứ năm trong phần Phược (Ganthaganthasampayuttaduka)

Nhị đề Phược tương ưng phược

* Câu 1: Ganthā ceva dhammā ganthasampayuttā ca (tất cả pháp phược và tương ưng phược).

- 1 uẩn là hành uẩn tức là tham và tà kiến.

- 1 nhập là pháp nhập tức là tham, tà kiến.

- 1 giới là pháp giới tức là tham, tà kiến.

- 2 đế: 1 là khổ đế tức là sở hữu tà kiến, 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: Ganthasampayuttā ceva dhammā no ca ganthā (tất cả pháp tương ưng phược mà phi phược).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm tham và sân.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm tham và sân.

- 3 là hành uẩn tức là 23 sở hữu hợp với tâm tham và sân (trừ tham và tà kiến).

- 4 là thức uẩn tức là tâm tham và sân.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm tham và sân.

- 2 là pháp nhập tức là 23 sở hữu hợp với tâm tham và sân (trừ tham và tà kiến).

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm tham và sân.

- 2 là pháp giới tức là 23 sở hữu hợp với tâm tham và tâm sân (trừ tham và tà kiến).

1 đế

- Khổ đế tức là tâm tham, tâm sân và 23 sở hữu hợp (trừ tham và tà kiến).

Nhị đề thứ sáu trong phần Phược (Ganthavippayuttaganthaniyaduka)

Nhị đề Bất tương ưng phược cảnh phược

* Câu 1: Ganthavippayuttā kho pana dhammā ganthaniyā pi (tất cả pháp bất tương ưng phược và cảnh phược).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

- 4 là hành uẩn tức là sân và tham hợp với tâm tham bất tương ưng và 43 sở hữu hợp với tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

- 5 là thức uẩn tức là tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

- 12 là pháp nhập tức là sắc tế, sân và tham hợp tâm tham bất tương ưng, 43 sở hữu hợp với tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 2 tâm si, khán ý môn, sinh tiếu và 3 tâm quan sát, và tâm tịnh hảo hiệp thế.

- 18 là pháp giới tức là sắc tế, sân và tham hợp tâm tham bất tương ưng, 43 sở hữu hợp với tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm si, tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, sân và tham hợp tâm tham bất tương ưng và 42 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham hợp tâm tham bất tương ưng.

* Câu 2: Ganthavippayuttā kho pana dhammā aganthaniyā pi (tất cả pháp bất tương ưng phược mà phi cảnh phược).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm siêu thế.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm siêu thế.

- 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm siêu thế.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm siêu thế.

- 2 là pháp nhập tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm siêu thế.

- 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế và Níp-bàn.

2 đế

- 1 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 2 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

6. Phần nhỏ thứ sáu là phần Bộc

Nhị đề thứ nhất trong phần Bộc (Oghaduka)

Nhị đề Bộc

* Câu 1: Oghā dhammā (tất cả pháp bộc).

* Câu 2: No oghā dhammā (tất cả pháp phi bộc).

Chia như trang 14 của tập 13.

Nhị đề thứ hai trong phần Bộc (Oghaniyaduka)

Nhị đề Cảnh bộc

* Câu 1: Oghāniyā dhammā (tất cả pháp cảnh bộc).

* Câu 2: Anoghaniyā dhammā (tất cả pháp phi cảnh bộc).

Chia như trang 15 của tập 13.

Nhị đề thứ ba trong phần Bộc (Oghasampayuttaduka)

Nhị đề Tương ưng bộc

* Câu 1: Oghasampayuttā dhammā (tất cả pháp tương ưng bộc).

* Câu 2: Oghavippayuttā dhammā (tất cả pháp bất tương ưng bộc).

Chia như trang 16 của tập 13.

Nhị đề thứ tư trong phần Bộc (Oghaoghaniyaduka)

Nhị đề Bộc cảnh bộc

* Câu 1: Oghā ceva dhammā oghaniyā ca (tất cả pháp bộc và cảnh bộc).

* Câu 2: Oghaniyā ceva dhammā no ca oghā (tất cả pháp cảnh bộc mà phi bộc).

Chia như trang 17 của tập 13.

Nhị đề thứ năm trong phần Bộc (Oghaoghasampayuttaduka)

Nhị đề Bộc tương ưng bộc

* Câu 1: Oghā ceva dhammā oghasampayuttā ca (tất cả pháp bộc và tương ưng bộc).

* Câu 2: Oghasampayuttā ceva dhammā no ca oghā (tất cả pháp tương ưng bộc mà phi bộc).

Chia như trang 18 của tập 13.

Nhị đề thứ sáu trong phần Bộc (Oghavippayuttaoghaniyaduka)

Nhị đề Bất tương ưng bộc cảnh bộc

* Câu 1: Oghavippayuttā kho pana dhammā oghaniyā pi (tất cả pháp tương ưng bộc và cảnh bộc).

* Câu 2: Oghavippayuttā kho pana dhammā anoghaniyā pi (tất cả pháp bất tương ưng bộc mà phi cảnh bộc).

Chia như trang 19 của tập 13.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

7. Phần nhỏ thứ bảy là phần Phối

Nhị đề thứ nhất trong phần Phối (Yogaduka)

Nhị đề Phối

* Câu 1: Yogā dhammā (tất cả pháp phối).

* Câu 2: No yogā dhammā (tất cả pháp phi phối).

Chia như trang 14 của tập 13.

Nhị đề thứ hai trong phần Phối (Yoganiyaduka)

Nhị đề Cảnh phối

* Câu 1: Yoganiyā dhammā (tất cả pháp cảnh phối).

* Câu 2: Ayoganiyā dhammā (tất cả pháp phi cảnh phối).

Chia như trang 15 của tập 13.

Nhị đề thứ ba trong phần Phối (Yogaduka)

Nhị đề Tương ưng phối

* Câu 1: Yogasampayuttā dhammā (tất cả pháp tương ưng phối).

* Câu 2: Yogavippayuttā dhammā (tất cả pháp bất tương ưng phối).

Chia như trang 16 của tập 13.

Nhị đề thứ tư trong phần Phối (Yogayoganniyaduka)

Nhị đề Phối cảnh phối

* Câu 1: Yogā ceva dhammā yoganiyā ca (tất cả pháp phối và cảnh phối).

* Câu 2: Yoganiyā ceva dhammā no ca yogā (tất cả pháp cảnh phối mà phi phối).

Chia như trang 17 của tập 13.

Nhị đề thứ năm trong phần Phối (Yogamogasampayuttaduka)

Nhị đề Phối tương ưng phối

* Câu 1: Yogā ceva dhammā yogasampayuttā ca (tất cả pháp phối tương ưng phối).

* Câu 2: Yogasampayuttā ceva dhammā no ca yogā (tất cả pháp tương ưng phối mà phi phối).

Chia như trang 18 của tập 13.

Nhị đề thứ sáu trong phần Phối (Yogavippayuttayoganiyaduka)

Nhị đề Bất tương ưng phối cảnh phối

* Câu 1: Yogavippayuttā kho pana dhammā yoganiyā pi (tất cả pháp bất tương ưng phối mà cảnh phối).

* Câu 2: Yogavippayuttā kho pana dhammā ayoganiyā pi (tất cả pháp bất tương ưng phối mà phi cảnh phối).

Chia như trang 19 của tập 13.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

8. Phần nhỏ thứ tám là phần Cái

Nhị đề thứ nhất trong phần Cái (Nīvaraṇaduka)

Nhị đề Cái

* Câu 1: Nīvaraṇā dhammā (tất cả pháp cái).

- 1 uẩn là hành uẩn tức là 8 chi pháp cái.

- 1 nhập là pháp nhập tức 8 chi pháp cái.

- 1 giới là pháp giới tức là 8 chi pháp cái.

- 2 đế: 1 là khổ đế tức là 7 chi pháp cái (trừ tham), 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: No nīvaraṇṇā dhammā (tất cả pháp phi cái).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng.

- 4 là hành uẩn tức là 42 sở hữu (trừ thọ, tưởng và 8 chi pháp cái).

- 5 là thức uẩn tức là tâm.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm.

- 12 là pháp nhập tức là Níp-bàn, sắc tế và 44 sở hữu (trừ 8 chi pháp cái).

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 44 sở hữu (trừ 8 chi pháp cái).

3 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc pháp, 81 tâm hiệp thế và 44 sở hữu hợp (trừ 8 chi pháp cái).

- 2 là đạo đế tức là chi đạo hợp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Nhị đề thứ hai trong phần Cái (Nīvaraṇaniyaduka)

Nhị đề Cảnh cái

* Câu 1: Nīvaraṇiyā dhammā (tất cả pháp cảnh cái).

* Câu 2: Anīvaraṇiyā dhammā (tất cả pháp phi cảnh cái).

Chia như trang 21 tập 13.

Nhị đề thứ ba trong phần Cái (Nīvaraṇasampayuttaduka)

Nhị đề Tương ưng cái

* Câu 1: Nīvaraṇasampayuttā dhammā (tất cả pháp tương ưng cái).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm bất thiện.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm bất thiện.

- 3 là hành uẩn tức là 25 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm bất thiện.

 2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm bất thiện.

- 2 là pháp nhập tức là 27 sở hữu hợp với tâm bất thiện.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm bất thiện.

- 2 là pháp giới tức là 27 sở hữu hợp với tâm bất thiện.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm bất thiện và 26 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: Nīvaraṇavippayuttā dhammā (tất cả pháp bất tương ưng cái).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

- 4 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo (trừ thọ và tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

- 12 là pháp nhập tức là 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo, sắc tế và Níp-bàn.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là khán ý môn, sinh tiếu, 3 tâm quan sát và tâm tịnh hảo.

- 18 là pháp giới tức là 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân, tâm tịnh hảo, sắc tế và Níp-bàn.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, 38 sở hữu hợp và sắc pháp.

- 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 3 là đạo đế tức là chi đạo hợp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Nhị đề thứ tư trong phần Cái (Nīvaraṇanīvaraṇiyaduka)

Nhị đề Cái cảnh cái

* Câu 1: Nīvaraṇā ceva dhammā nīvaraṇiyā ca (tất cả pháp cái và cảnh cái).

- 1 uẩn là hành uẩn tức là 8 chi pháp cái.

- 1 nhập là pháp nhập tức là 8 chi pháp cái.

- 1 giới là pháp giới tức là 8 chi pháp cái.

- 2 đế: 1 là khổ đế tức là 7 chi pháp cái (trừ tham), 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: Nīvaraṇiyā ceva dhammā no ca nīvaraṇā (tất cả pháp cảnh cái mà phi cái).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hiệp thế.

- 4 là hành uẩn tức là 44 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ 8 chi pháp cái).

- 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm hiệp thế.

- 12 là pháp nhập tức là sắc tế, 44 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ 8 chi pháp cái).

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là sắc tế, 44 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ 8 chi pháp cái).

1 đế

- Khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế và 44 sở hữu hợp (trừ 8 chi pháp cái).

Nhị đề thứ năm trong phần Cái (Nīvaraṇanīvaraṇasampayuttaduka)

Nhị đề Cái tương ưng cái

* Câu 1: Nīvaranṇā ceva dhammā nīvaraṇasampayuttā ca (tất cả pháp cái tương ưng cái).

- 1 uẩn là hành uẩn tức là 8 chi pháp cái.

- 1 nhập là ý nhập tức là 8 chi pháp cái.

- 1 giới là pháp giới tức là 8 chi pháp cái.

- 2 đế: 1 là khổ đế tức là 7 chi pháp cái (trừ tham), 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: Nīvaranṇasampayuttā ceva dhammā no ca nīvaraṇā (tất cả pháp tương ưng cái mà phi cái).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm bất thiện.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm bất thiện.

- 3 là hành uẩn tức là 19 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ 8 chi pháp cái).

- 4 là thức uẩn tức là tâm bất thiện.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm bất thiện.

- 2 là pháp nhập tức là 19 sở hữu hợp với tâm bất thiện.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm bất thiện.

- 2 là pháp giới tức là 19 sở hữu hợp với tâm bất thiện.

1 đế

- Khổ đế tức là 12 tâm bất thiện và 19 sở hữu hợp (trừ 8 chi pháp cái).

Nhị đề thứ sáu trong phần Cái (Nīvaraṇavippayuttanīvaraṇiyaduka)

Nhị đề Bất tương ưng cái cảnh cái

* Câu 1: Nīvaraṇavippayuttā kho pana dhammā nīvaraṇiyā pi (tất cả pháp bất tương ưng cái mà cảnh cái).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

- 4 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế (trừ thọ và tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế.

- 12 là pháp nhập tức là 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế và sắc pháp.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là khán ý môn, sinh tiếu và 3 tâm quan sát và tâm tịnh hảo hiệp thế.

- 18 là pháp giới tức là 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế và sắc pháp.

1 đế

- Khổ đế tức là tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, 38 sở hữu hợp và sắc pháp.

* Câu 2: Nīvaraṇavippayuttā kho pana dhammā anivaraṇiyā pi (tất cả pháp bất tương ưng cái mà phi cảnh cái).

- 4 uẩn và ngoại uẩn, 2 nhập, 2 giới, 2 đế và ngoại đế.

Dứt phần thêm Pāḷi và chia tập 14.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Bảng nêu tập 15 có 3 phần:

  • Phần khinh thị (parāmāsagocchaka) có 5 đầu đề nhị, 5 trang, từ trang 1 đến trang 5.
  • Phần đề đại (mahantaragocchaka) có 14 đầu đề nhị, 14 trang, từ trang 6 đến trang 19.
  • Phần thủ (upādānagocchaka) có 6 đầu đề nhị, 6 trang, từ trang 20 đến trang 25.

9. Phần nhỏ thứ chín là phần Khinh thị

Thêm Pāḷi và chia trang 1 nhị đề: Paramāsaduka.

Nhị đề Khinh thị

* Câu 1: Parāmāsā dhammā (tất cả pháp khinh thị).

- 1 uẩn là hành uẩn.

- 1 nhập là pháp nhập.

- 1 giới là pháp giới.

- 1 đế là khổ đế.

Chi pháp đều là sở hữu tà kiến.

* Câu 2: No parāmāsā dhammā (tất cả pháp phi khinh thị).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng.

- 4 là hành uẩn tức là 49 sở hữu hợp (trừ thọ, tưởng và tà kiến).

- 5 là thức uẩn tức là tâm.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm.

- 12 là pháp nhập tức là Níp-bàn, sắc tế và 51 sở hữu hợp (trừ tà kiến).

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 51 sở hữu hợp (trừ tà kiến).

4 đế

- 1 là khổ đế tức là 28 sắc pháp, 81 tâm hiệp thế và 50 sở hữu hợp (trừ tham và tà kiến).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Thêm Pāḷi và chia trang 2 nhị đề Parāmatthaduka

Nhị đề Cảnh khinh thị

* Câu 1: Parāmatthā dhammā (tất cả pháp cảnh khinh thị).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hiệp thế.

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ thọ và tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm hiệp thế.

- 12 là pháp nhập tức là sắc tế và 52 sở hữu hợp với tâm hiệp thế.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là sắc tế và 52 sở hữu hợp với tâm hiệp thế.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế và 51 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: Aparāmatthā dhammā (tất cả pháp phi cảnh khinh thị).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm siêu thế.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm siêu thế.

- 3 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm siêu thế.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm siêu thế.

- 2 là pháp nhập tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm siêu thế.

- 2 là pháp giới tức là Níp-bàn và 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế.

2 đế

- 1 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 2 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Thêm Pāḷi và chia trang 3 nhị đề Parāmāsasampayuttaduka

Nhị đề Tương ưng khinh thị

* Câu 1: Parāmāsasampayuttā dhammā (tất cả pháp tương ưng khinh thị).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm tham tương ưng.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm tham tương ưng.

- 3 là hành uẩn tức là 18 sở hữu hợp với tâm tham tương ưng (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm tham tương ưng.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm tham tương ưng.

- 2 là pháp nhập tức là 20 sở hữu hợp với tâm tham tương ưng.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm tham tương ưng.

- 2 là pháp giới tức là 20 sở hữu hợp với tâm tham tương ưng.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm tham tương ưng và 19 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: Parāmāsavippayuttā dhammā (tất cả pháp bất tương ưng khinh thị).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm tham bất tương ưng, tâm sân, tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm tham bất tương ưng, tâm sân, tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

- 4 là hành uẩn tức là 49 sở hữu hợp với tâm tham bất tương ưng, tâm sân, tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo (trừ thọ, tưởng và tà kiến).

- 5 là thức uẩn tức là tâm tham bất tương ưng, tâm sân, tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm tham bất tương ưng, tâm sân, tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

- 12 là pháp nhập tức là Níp-bàn, sắc tế và 51 sở hữu hợp với tâm tham bất tương ưng, tâm sân, tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo (trừ tà kiến).

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 104 tâm (trừ ngũ song thức, ý giới và 4 tâm tham tương ưng).

- 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 51 sở hữu hợp với 117 tâm (trừ tà kiến và 4 tâm tham tương ưng).

4 đế

- 1 là khổ đế tức là 4 tâm tham bất tương ưng, tâm sân, tâm si, tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, sắc pháp và 50 sở hữu hợp (trừ tham và tà kiến).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Thêm Pāḷi và chia trang 4 nhị đề Parāmāsaparāmātthaduka

Nhị đề Khinh thị cảnh khinh thị

* Câu 1: Parāmāsā ceva dhammā parāmaṭṭha ca (tất cả pháp khinh thị và cảnh khinh thị).

Chia như câu 1 trang 1.

* Câu 2: Parāmaṭṭhā ceva dhammā no ca parāmāsā (tất cả pháp cảnh khinh thị mà phi khinh thị).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hiệp thế.

- 4 là hành uẩn tức là 49 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ thọ, tưởng và tà kiến).

- 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm hiệp thế.

- 12 là pháp nhập tức là sắc tế và 51 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ tà kiến).

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là sắc tế và 51 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ tà kiến).

2 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế và 50 sở hữu hợp (trừ tham và tà kiến).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Thêm Pāḷi và chia trang 5 nhị đề: Parāmāsavippayutta parāmatthaduka

Nhị đề Bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị

* Câu 1: Parāmāsavippayuttā kho pana dhammā parāmaṭṭhā pi (tất cả pháp bất tương ưng khinh thị và cảnh khinh thị).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với 77 tâm hiệp thế (trừ 4 tâm tham tương ưng).

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với 77 tâm hiệp thế (trừ 4 tâm tham tương ưng).

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với 77 tâm hiệp thế (trừ 4 tâm tham tương ưng).

- 5 là thức uẩn tức là 77 tâm hiệp thế (trừ 4 tâm tham tương ưng).

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là 77 tâm hiệp thế (trừ 4 tâm tham tương ưng).

- 12 là pháp nhập tức là sắc tế và 52 sở hữu hợp với 77 tâm hiệp thế (trừ 4 tâm tham tương ưng).

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 64 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức, ý giới và tâm tham tương ưng).

- 18 là pháp giới tức là sắc tế và 52 sở hữu hợp với 77 tâm hiệp thế (trừ 4 tâm tham tương ưng).

2 đế

- 1 là khổ đế tức là 28 sắc pháp, 77 tâm hiệp thế và 51 sở hữu hợp (trừ tham và 4 tâm tham tương ưng).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: Parāmāsavippayuttā kho pana dhammā aparāmatthā pi (tất cả pháp bất tương ưng khinh thị mà phi cảnh hinh thị).

Chia như câu 2 trang 2.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

10. Phần nhỏ thứ mười là phần Đề đại

Thêm Pāḷi và chia trang 6 nhị đề Sārammaṇaduka

Nhị đề Hữu (tri) cảnh

* Câu 1: Sārammaṇā dhammā (tất cả pháp hữu tri cảnh).

Chú giải câu 1: saha ārammaṇena ye vattantīti = sārammaṇā: pháp hành động chung với cảnh cũng gọi là cảnh.

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng.

- 3 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm.

- 2 là pháp nhập tức là 52 sở hữu.

8 giới

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 6 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 7 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 8 là pháp giới tức là 52 sở hữu.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế và 51 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

* Câu 2: Anārammaṇā dhammā (tất cả pháp vô tri cảnh).

Chú giải: natthi etesaṃ ārammaṇanti = anārammaṇā: những pháp không biết cảnh gọi là vô cảnh.

1 uẩn

- 1 uẩn là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

11 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là pháp nhập tức là Níp-bàn và sắc tế.

11 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là pháp giới tức là sắc tế và Níp-bàn.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là 28 sắc pháp.

- 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

Thêm Pāḷi và chia trang 7 nhị đề Cittaduka

Nhị đề Tâm

* Câu 1: Cittā dhammā (tất cả pháp tâm).

Chú giải:

Cintanatthena = cittaṃ: Gọi tâm do ý nghĩa là biết đặc biệt.

Vicittatthena = cittaṃ: Gọi tâm do ý nghĩa đặc biệt đối với: giống, cõi và phối hợp…

1 uẩn là thức uẩn tức là tâm.

1 nhập là ý nhập tức là tâm.

7 giới

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 6 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 7 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới).

1 đế là Khổ đế tức là tâm hiệp thế.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế.

* Câu 2: No cittā dhammā (tất cả pháp phi tâm).

4 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng.

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp (trừ thọ, tưởng).

Ngoại uẩn là Níp-bàn.

11 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là pháp nhập tức là 52 sở hữu, sắc tế và Níp-bàn.

11 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là pháp giới tức là 52 sở hữu, sắc tế và Níp-bàn.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là 28 sắc pháp và 51 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

Ngoại đế là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ đạo đế).

Thêm Pāḷi và chia trang 8 nhị đề: Cetasikaduka

Nhị đề Sở hữu tâm

* Câu 1: Cetasikā dhammā (tất cả pháp sở hữu tâm).

Chú giải: Avippayogavasena cetasi niyuttāti = cetasikā: pháp mà hằng hợp bằng cách trong quyền sở hữu không lìa với tâm, đó gọi là sở hữu tâm.

3 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng.

- 3 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ và tưởng).

1 nhập là pháp nhập tức là 52 sở hữu.

1 giới là pháp giới tức là 52 sở hữu.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là 51 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo.

Ngoại đế là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ đạo đế).

* Câu 2: Acetasikā dhammā (tất cả pháp phi sở hữu tâm).

2 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thức uẩn tức là tâm.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm.

- 12 là pháp nhập tức là sắc tế và Níp-bàn.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là sắc tế và Níp-bàn.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế và 28 sắc pháp.

- 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

Ngoại đế là tâm siêu thế.

Thêm Pāḷi và chia trang 9 nhị đề Cittasampayuttaduka

Nhị đề Tương ưng tâm

* Câu 1: Cittasampayuttā dhammā (tất cả pháp tương ưng tâm).

3 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng.

- 3 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ và tưởng).

1 nhập là pháp nhập tức là 52 sở hữu.

1 giới là pháp giới tức là 52 sở hữu.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là 51 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo.

Ngoại đế là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ đạo đế).

* Câu 2: Cittavippayuttā dhammā (tất cả pháp bất tương ưng tâm).

1 uẩn là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

11 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là pháp nhập tức là sắc tế và Níp-bàn.

11 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là pháp giới tức là sắc tế và Níp-bàn.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là 28 sắc pháp.

- 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

Thêm Pāḷi và chia trang 10 nhị đề Cittasaṅsatthaduka

Nhị đề Hòa với tâm

* Câu 1: Cittasaṃsaṭṭhā dhammā (tất cả pháp hòa với tâm).

Chú giải: nirantara bhāvupagamanatāya upādato yāva bhangā cittena saṃsaṭṭhāti = cittasaṃsaṭṭhā: chơn pháp hòa trộn với tâm, từ khi sanh đến diệt theo luôn đến cách không xen hở thời giờ, gọi là hòa trộn với tâm.

* Câu 2: Cittavisaṃsaṭṭhā dhammā (tất cả pháp phi hòa với tâm).

Chú giải: ekato vattamānā pi nirantarabhāvaṃ anupagamanatāya cittena visaṃsaṭṭhāti = cittavisaṃsaṭṭhā: chơn pháp không hòa trộn với tâm và cũng chẳng đi đến cách không xen hở thời giờ, đó gọi là phi tâm làm nhân sanh.

Chi pháp và chia như trang 9.

Thêm Pāḷi và chia trang 11 nhị đề Cittasamuṭṭhānaduka

Nhị đề Có tâm làm sở (nền tảng) sinh

* Câu 1: Cittasamuṭṭhānā dhammā (tất cả pháp có tâm làm sở sanh).

Có những câu Pāḷi chú giải như sau:

- Samuṭṭhahanti etenāti = samuṭṭhānaṃ: pháp nào có nương nhờ pháp ấy, thế nên pháp ấy làm nhân sanh ra, đó gọi là làm nhân sanh tức là nghiệp, tâm, âm dương và vật thực.

- Cittaṃ samuṭṭhānaṃ etesanti = cittasamuṭṭhānā: pháp nào có tâm làm nhân sanh ra, pháp ấy gọi là có tâm là nhân sanh.

- Cittasaṃsaṭṭhā ca te cittasamuṭṭhānā cāti = cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānā: pháp nào liên quan với tâm và có tâm làm nhân sanh, pháp ấy gọi là có tâm làm nhân nền tảng giúp cho sanh.

4 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc tâm.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng.

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ, tưởng).

6 nhập

- 1 là sắc nhập tức là cảnh sắc.

- 2 là thinh nhập tức là cảnh thinh.

- 3 là khí nhập tức là cảnh khí.

- 4 là vị nhập tức là cảnh vị.

- 5 là xúc nhập tức là cảnh xúc.

- 6 là pháp nhập tức là 52 sở hữu và sắc tâm tế.

6 giới

- 1 là sắc giới tức là cảnh sắc.

- 2 là thinh giới tức là cảnh thinh.

- 3 là khí giới tức là cảnh khí.

- 4 là vị giới tức là cảnh vị.

- 5 là xúc giới tức là cảnh xúc.

- 6 là pháp giới tức là 52 sở hữu và sắc tâm tế.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc tâm tế và 51 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo.

Ngoại đế tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ đạo đế).

* Câu 2: No cittasamuṭṭhānā dhammā (tất cả pháp không có tâm làm sở sanh).

2 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 26 sắc phi sắc tâm.

- 2 là thức uẩn tức là tâm.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm.

- 12 là pháp nhập tức là sắc tế phi sắc tâm và Níp-bàn.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là sắc tế phi sắc tâm và Níp-bàn.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế và sắc phi sắc tâm.

- 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế.

Thêm Pāḷi và chia trang 12 nhị đề Cittasahabhūduka

Nhị đề Đồng sinh tồn với tâm

* Câu 1: Cittasahabhuno dhammā (tất cả pháp đồng sanh tồn với tâm).

Có những câu Pāḷi chú giải như sau:

- Saha bhavantīti = sahabhuno: pháp nào hành động chung nhau, pháp ấy gọi là hành vi chung nhau.

- Cittena sahabhuno = cittasahabhuno: những pháp hành vi chung với tâm gọi là hành động chung với tâm.

- Cittasaṃsaṭṭhā ca te cittasamuṭṭhānā ca cittasahabhuno eva cāti = cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānasahabhuno: pháp có liên hệ với tâm, có tâm làm nhân sanh và hòa trộn với tâm, gọi là có tâm làm nền tảng nhân sanh và hòa trộn với tâm.

4 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là sắc tiêu biểu[53].

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng.

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ, tưởng).

1 nhập là pháp nhập tức là 52 sở hữu và 2 sắc tiêu biểu.

1 giới là pháp giới tức là 52 sở hữu và 2 sắc tiêu biểu.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc tiêu biểu và 51 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: No cittasahabhuno dhammā (tất cả pháp phi sanh tồn với tâm).

2 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 26 sắc pháp (trừ sắc tiêu biểu).

- 2 là thức uẩn tức là tâm.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm.

- 12 là pháp nhập tức là Níp-bàn, 14 sắc tế (trừ 2 sắc tiêu biểu).

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, 14 sắc tế (trừ 2 sắc tiêu biểu).

2 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế và 26 sắc pháp (trừ 2 sắc tiêu biểu).

- 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế.

Thêm Pāḷi và chia trang 13 nhị đề Cittānuparivattiduka

Nhị đề Tùng tâm thông lưu

* Câu 1: Cittānuparivattino dhammā (tất cả pháp tùng tâm thông lưu).

Chú giải có 3 câu Pāḷi như sau:

- Anu parivattantīti = anuparivattino: những pháp sanh hành động theo gọi là tùng hành.

- Cittassa anuparivattino = cittānuparivattino: những pháp sanh hành động theo tâm gọi là tùng hành tâm.

- Cittasaṃsaṭṭhā ca te cittasamuṭṭhānā ca cittānuparivattino eva cāti = cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānānuparivattino: pháp liên quan với tâm, có tâm làm nhân sanh và tùng hành với tâm, gọi là có tâm làm nhân sanh tùng hành với tâm.

* Câu 2: No cittānuparivattino dhammā (tất cả pháp phi tùng tâm thông lưu).

Chia như trang 12.

Thêm Pāḷi và chia trang 14 nhị đề Cittasaṅsatthasamuṭṭhānaduka

Nhị đề Hòa với tâm và có tâm làm sở sanh.

* Câu 1: Cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānā dhammā (tất cả pháp hòa với tâm và có tâm làm sở sanh).

* Câu 2: No cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānā dhammā (tất cả pháp phi hòa với tâm và không có tâm làm sở sanh).

Chia như trang 8.

Thêm Pāḷi và chia trang 15 nhị đề Cittasaṅsatthasamuṭṭhānasahabhuduka

Nhị đề Hòa, sinh tồn và nương tâm làm sở sanh

* Câu 1: Cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānasahabhūno dhammā (tất cả pháp hòa, sinh tồn và nương tâm làm sở sanh).

* Câu 2: No cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānasahabhuno dhammā (tất cả pháp phi hòa, phi đồng sinh tồn và phi nương tâm làm sở sanh).

Chia như trang 8.

Thêm Pāḷi và chia trang 16 nhị đề Cittasaṅsaṭṭhasamuṭṭhānānuparivattiduka

Nhị đề Có tâm làm sở sanh, thông lưu và hòa với tâm

* Câu 1: Cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānānuparivattino dhammā (tất cả pháp có tâm làm sở sanh và hòa với tâm).

* Câu 2: No cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānānuparivattino dhammā (tất cả pháp phi tâm làm sở sanh và không hòa, không tùng hành, không thông lưu với tâm).

Chia như trang 8.

Thêm Pāḷi và chia trang 17 nhị đề Ajjhattikaduka

Nhị đề Tự nội

* Câu 1: Ajjhattikā dhammā (tất cả pháp tự nội).

Chú giải: ajjhattā va = ajjhattitā: pháp thuộc về phần trong gọi là tự nội (nội phần).

2 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là sắc thần kinh[54].

- 2 là thức uẩn tức là tâm.

6 nhập

- 5 nhập thô tức là 5 sắc thần kinh.

- 6 là ý nhập tức là tâm.

12 giới

- 5 giới thô tức là 5 sắc thần kinh.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 11 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 12 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới).

1 đế

- Khổ đế tức là tâm hiệp thế và sắc thần kinh.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế.

* Câu 2: Bāhirā dhammā (tất cả pháp ngoại).

Chú giải như vầy: tato bahi bhūtāti = bahirā: Những pháp ngoài ra phần trong gọi là bên ngoài (ngoại phần).

4 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 23 sắc pháp (trừ 5 sắc thần kinh).

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng.

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ, tưởng).

6 nhập

- 1 là sắc nhập tức là cảnh sắc.

- 2 là thinh nhập tức là cảnh thinh.

- 3 là khí nhập tức là cảnh khí.

- 4 là vị nhập tức là cảnh vị.

- 5 là xúc nhập tức là cảnh xúc.

- 6 là pháp nhập tức là 52 sở hữu, sắc tế và Níp-bàn.

6 giới

- 1 là sắc giới tức là cảnh sắc.

- 2 là thinh giới tức là cảnh thinh.

- 3 là khí giới tức là cảnh khí.

- 4 là vị giới tức là cảnh vị.

- 5 là xúc giới tức là cảnh xúc.

- 6 là pháp giới tức là 52 sở hữu, sắc tế và Níp-bàn.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là 51 sở hữu và 23 sắc pháp (trừ tham và sắc thần kinh).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

Ngoại đế tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ đạo đế).

Thêm Pāḷi và chia trang 18 nhị đề Upādāduka

Nhị đề Y sinh

* Câu 1: Upādā dhammā (tất cả pháp y sinh).

Có Pāḷi chú giải như vầy: Upāniyantīti = upādā: pháp nào chỉ nương tứ đại minh sanh ra, pháp ấy gọi là y sinh.

1 uẩn là sắc uẩn tức là 24 sắc y sinh.

10 nhập

- 9 nhập thô tức là 9 sắc thô (trừ xúc).

- 10 là ý nhập tức là 15 sắc tế y sinh.

10 giới

- 9 giới thô tức là 9 sắc thô (trừ xúc).

- 10 là pháp giới tức là 15 sắc tế y sinh.

1 đế: Khổ đế tức là 24 sắc y sinh.

* Câu 2: No upādā dhammā (tất cả pháp y sinh).

Có Pāḷi chú giải như vầy: na upādiyantevāti = no upādā: chẳng phải chỉ nương tứ đại minh sanh ra, pháp ấy gọi là bất y sinh.

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 4 sắc tứ đại minh.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng.

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ, tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

3 nhập

- 1 là xúc nhập tức là cảnh xúc.

- 2 là ý nhập tức là tâm.

- 3 là pháp nhập tức là 52 sở hữu, nước và Níp-bàn.

9 giới

- 1 là xúc giới tức là cảnh xúc.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 7 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 8 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 9 là pháp giới tức là 52 sở hữu và Níp-bàn.

4 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc tứ đại minh, tâm hiệp thế và 51 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Thêm Pāḷi và chia trang 19 nhị đề Upādiṇṇaduka

Nhị đề Thành do thủ

* Câu 1: Upādinnā dhammā (tất cả pháp thành do thủ).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là sắc nghiệp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm quả hiệp thế.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm quả hiệp thế.

- 4 là hành uẩn tức là 33 sở hữu hợp với tâm quả hiệp thế (trừ thọ, tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm quả hiệp thế.

11 nhập

- 9 nhập thô tức là 11 sắc nghiệp thô.

- 10 là ý nhập tức là tâm quả hiệp thế.

- 11 là pháp nhập tức là 35 sở hữu hợp với tâm quả hiệp thế, sắc nghiệp tế và Níp-bàn.

17 giới

- 9 giới thô tức là 11 sắc nghiệp thô.

- 7 ý thức giới tức là tâm quả hiệp thế.

- 17 là pháp giới tức là 35 sở hữu hợp với tâm quả hiệp thế, sắc nghiệp tế và Níp-bàn.

1 đế: Khổ đế tức là tâm quả hiệp thế, 35 sở hữu hợp và sắc nghiệp.

* Câu 2: Anupādinnā dhammā (tất cả pháp phi thành do thủ).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là sắc phi nghiệp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hiệp với tâm phi quả hiệp thế.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm phi quả hiệp thế.

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với tâm phi quả hiệp thế (trừ thọ, tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm phi quả hiệp thế.

7 nhập

- 5 nhập thô tức là sắc thô (trừ 5 sắc thần kinh).

- 6 là ý nhập tức là tâm phi quả hiệp thế.

- 7 là pháp nhập tức là 52 sở hữu hợp với tâm phi quả hiệp thế, sắc tế phi nghiệp và Níp-bàn.

8 giới

- 5 giới thô tức là sắc phi nghiệp thô.

- 6 là ý giới tức là tâm khán ngũ môn.

- 7 là ý thức giới tức là tâm phi quả hiệp thế (trừ khán ngũ môn).

- 8 là pháp giới tức là 52 sở hữu hợp với tâm phi quả hiệp thế, sắc tế phi nghiệp và Níp-bàn.

4 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc tế phi nghiệp, tâm hiệp thế phi quả và 51 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

11. Phần nhỏ thứ mười một là phần Thủ

Thêm Pāḷi và chia trang 20 nhị đề Upādānaduka

Nhị đề Thủ

* Câu 1: Upādāna dhammā (tất cả pháp thủ).

- 1 uẩn là hành uẩn tức là tham và tà kiến.

- 1 nhập là pháp nhập tức là tham và tà kiến.

- 1 giới là pháp giới tức là tham và tà kiến.

- 2 đế: 1 là khổ đế tức là tà kiến, 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: No upādānā dhammā (tất cả pháp phi thủ).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng.

- 4 là hành uẩn tức là 48 sở hữu (trừ thọ, tưởng, tham và tà kiến).

- 5 là thức uẩn tức là tâm.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm.

- 12 là pháp nhập tức là Níp-bàn, sắc tế và 50 sở hữu (trừ tham, tà kiến).

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới).

-  18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 50 sở hữu (trừ tham, tà kiến).

Thêm Pāḷi và chia trang 21 nhị đề Upādāniyaduka

Nhị đề Cảnh thủ

* Câu 1: Upādāniyā dhammā (tất cả pháp cảnh thủ).

* Câu 2: Anupādāniyā dhammā (tất cả pháp phi cảnh thủ).

Chi pháp và chia như trang 2.

Thêm Pāḷi và chia trang 22 nhị đề Upādānasampayuttaduka.

Nhị đề Tương ưng thủ

* Câu 1: Upādānasampayuttā dhammā (tất cả pháp tương ưng thủ).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm tham.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm tham.

- 3 là hành uẩn tức là 20 sở hữu hợp với tâm tham (trừ thọ, tưởng và tham hợp tham bất tương ưng)

- 4 là thức uẩn tức là tâm tham.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm tham.

- 2 là pháp nhập tức là 22 sở hữu hợp với tâm tham (trừ sở hữu tham hợp với tâm tham bất tương ưng).

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm tham.

- 2 là pháp giới tức là 22 sở hữu hợp với tâm tham (trừ sở hữu tham hợp với tâm tham bất tương ưng).

2 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm tham và 21 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham hợp với tâm tham bất tương ưng.

* Câu 2: Upādānavippayuttā dhammā (tất cả pháp bất tương ưng thủ).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với 113 tâm phi tham.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với 113 tâm phi tham.

- 4 là hành uẩn tức là 48 sở hữu hợp với 113 tâm phi tham (trừ thọ, tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là 113 tâm phi tham.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là 113 tâm phi tham.

- 12 là pháp nhập tức là 50 sở hữu hợp với 113 tâm phi tham, sắc tế và Níp-bàn.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 100 tâm (trừ tham, ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là 50 sở hữu hợp với 113 tâm phi tham, sắc tế và Níp-bàn.

4 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc pháp, 73 tâm hiệp thế và 49 sở hữu hợp (trừ 8 tâm tham, sở hữu hợp và sở hữu tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo.

Ngoại thế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Thêm Pāḷi và chia trang 23 nhị đề Upādānaupādāniyaduka.

Nhị đề Thủ cảnh thủ

* Câu 1: Upādānā ceva dhammā upādāniyā ca (tất cả pháp thủ và cảnh thủ).

Chia như câu 1 trang 20.

* Câu 2: Upādāniyā ceva dhammā no ca upādānā (tất cả pháp cảnh thủ mà phi thủ).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hiệp thế.

- 4 là hành uẩn tức là 48 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ thọ, tưởng và 2 chi thủ).

- 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm hiệp thế.

- 12 là pháp nhập tức là sắc tế, và 50 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ 2 chi thủ).

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là sắc tế và 50 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ 2 chi thủ).

Thêm Pāḷi và chia trang 24, nhị đề Upādānā upādānasampayuttaduka

Nhị đề Pháp thủ tương ưng thủ

* Câu 1: Upādānā ceva dhammā upādānasampayuttā ca (tất cả pháp thủ và tương ưng thủ).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

- 2 đế: 1 là khổ đế tức là sở hữu tà kiến, 2 là tập đế tức là sở hữu tham hợp với tâm tham tương ưng.

* Câu 2: Upādānasampayuttā ceva dhammā no ca upādānā (tất cả pháp tương ưng thủ mà phi thủ).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm tham.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm tham.

- 3 là hành uẩn tức là 18 sở hữu hợp với tâm tham (trừ thọ, tưởng và 2 chi thủ).

- 4 là thức uẩn tức là tâm tham.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm tham.

- 2 là pháp nhập tức là 20 sở hữu hợp với tâm tham (trừ 2 chi thủ).

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm tham.

- 2 là pháp giới tức là 20 sở hữu hợp với tâm tham (trừ 2 chi thủ).

1 đế

- 1 là khổ đế tức là 8 tâm tham và 20 sở hữu hợp (trừ 2 chi thủ).

Thêm Pāḷi và chia trang 25 nhị đề Upādānavippayutta upādāniyaduka

Nhị đề Bất tương ưng thủ cảnh thủ

* Câu 1: Upādānavippayuttā kho pama dhammā upādāniyā pi (tất cả pháp bất tương ưng thủ và cảnh thủ).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với 73 tâm hiệp thế phi tham.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với 73 tâm hiệp thế phi tham.

- 4 là hành uẩn tức là 48 sở hữu hợp với 73 tâm hiệp thế phi tham và tham hợp với tâm tham bất tương ưng (trừ thọ, tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là 73 tâm hiệp thế phi tham.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là 73 tâm hiệp thế phi tham.

- 12 là pháp nhập tức là 50 sở hữu hợp với 73 tâm hiệp thế phi tham, sở hữu tham hợp với tâm tham bất tương ưng và sắc tế.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 60 tâm hiệp thế phi tham (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là tham hợp tham bất tương ưng, 50 sở hữu hợp với 73 tâm hiệp thế phi tham và sắc tế.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc pháp, 73 tâm hiệp thế phi tham và 49 sở hữu hợp (trừ sở hữu tham hợp với tâm tham bất tương ưng)

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham hợp với tâm tham bất tương ưng.

* Câu 2: Upādānavippayuttā kho pana dhammā anupādāniyā pi (tất cả pháp bất tương ưng thủ và phi cảnh thủ).

Chia như câu 2 trang 2.

Dứt phần thêm Pāḷi, chú giải và chia bảng nêu tập 15

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Phần thêm Pāḷi và chia bảng nêu tập 16

Tập bảng nêu này có 26 trang, gồm 2 phần:

  • 1 là phần phiền não (Kilesagocchaka) có 8 đầu đề nhị 8 trang, từ trang 1 đến trang 8.
  • 2 là phần yêu bối (Piṭṭhiduka) có 18 đầu đề nhị, 18 trang, từ trang 9 đến trang 26.

12.  Phần nhỏ thứ mười hai là phần Phiền não

Thêm Pāḷi và chia trang 1 nhị đề Kilesaduka

Nhị đề Phiền não

* Câu 1: Kilesā dhammā (tất cả pháp phiền não).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

- 2 đế: 1 là khổ đế tức là 9 chi pháp phiền não (trừ tham), 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: No kilesā dhammā (tất cả pháp phi phiền não).

5 uẩn

- 1 sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng.

- 4 là hành uẩn tức là 40 sở hữu (trừ thọ, tưởng và 10 chi pháp phiền não).

- 5 là thức uẩn tức là tâm.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm.

- 12 là pháp nhập tức là Níp-bàn, sắc tế và 42 sở hữu ngoài phiền não.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 42 sở hữu ngoài phiền não.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế và 42 sở hữu hợp ngoài phiền não.

- 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Thêm Pāḷi và chia trang 2 nhị đề Saṅkilesikaduka

Nhị đề Cảnh phiền não

* Câu 1: Saṅkilesikā dhammā (tất cả pháp cảnh phiền não).

Chia như câu: Tất cả pháp hiệp thế.

* Câu 2: Asaṅkilesikā dhammā (tất cả pháp phi cảnh phiền não).

Chia như câu: Tất cả pháp siêu thế.

Thêm Pāḷi và chia trang 3 nhị đề Sankilitthaduka

Nhị đề Phin toái

* Câu 1: Saṅkiliṭṭhā dhammā (tất cả pháp phiền toái).

Chia như câu: Tất cả pháp bất thiện.

* Câu 2: Asaṅkiliṭṭhā dhammā (tất cả pháp phi phiền toái).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

- 4 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo (trừ thọ, tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

- 12 là pháp nhập tức là Níp-bàn, sắc tế và 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là khán ý môn, sinh tiếu, 3 tâm quan sát và tâm tịnh hảo.

- 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 38 sở hữu hợp với tâm vô nhân và tâm tịnh hảo.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm vô nhân, tâm tịnh hảo hiệp thế, 38 sở hữu hợp và sắc pháp.

- 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Thêm Pāḷi và chia trang 4 nhị đề Kilesasampayuttaduka

Nhị đề Tương ưng phiền não

* Câu 1: Kilesasampayuttā dhammā (tất cả pháp tương ưng phiền não).

* Câu 2: Kilesavippayutā dhammā (tất cả pháp bất tương ưng phiền não).

Chia như trang 3 tập này.

Thêm Pāḷi và chia trang 5 nhị đề Kilesasaṅkilesikaduka.

Nhị đề Phiền não cảnh phiền não

* Câu 1: Kilesā ceva dhammā saṅkilesikā ca (tất cả pháp phiền não và cảnh phiền não).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

- 2 đế: 1 là khổ đế tức là 9 chi pháp phiền não (trừ tham), 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: Saṅkilesikā ceva dhammā no ca kilesā (tất cả pháp phi phiền não mà cảnh phiền não).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hiệp với tâm hiệp thế.

- 4 là hành uẩn tức là 40 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ thọ, tưởng và 10 chi pháp phiền não).

- 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm hiệp thế.

- 12 là pháp nhập tức là 42 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ 10 chi pháp phiền não).

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là sắc tế và 42 sở hữu hợp với tâm hiệp thế (trừ 10 chi pháp phiền não).

1 đế là khổ đế tức là tâm hiệp thế, 42 sở hữu hợp và sắc pháp (trừ 10 chi pháp phiền não).

Thêm Pāḷi và chia trang 6 nhị đề Kilesasaṅkiliṭṭhaduka

Nhị đề Phiền não và phiền toái

* Câu 1: Kilesā ceva dhammā saṅkiliṭṭhā ca (tất cả pháp phiền não và phiền toái).

Chia như câu 1 trang 5 tập 16 này.

* Câu 2: Sankiliṭṭhā ceva dhammā no ca kilesā (tất cả pháp phiền toái mà phi phiền não).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm bất thiện.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm bất thiện.

- 3 là hành uẩn tức là 15 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ thọ, tưởng và 10 chi pháp phiền não).

- 4 là thức uẩn tức là tâm bất thiện.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm bất thiện.

- 2 là pháp nhập tức là 17 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ 10 chi pháp phiền não).

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm bất thiện.

- 2 là pháp giới tức là 17 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ 10 chi pháp phiền não).

1 đế là khổ đế tức là tâm bất thiện và 17 sở hữu hợp (trừ 10 chi pháp phiền não).

Thêm Pāḷi và chia trang 7 nhị đề Kilesakilesasampayuttaduka

Nhị đề Phiền não tương ưng phiền não

* Câu 1: Kilesā ceva dhammā kilesasampayuttā ca (tất cả pháp phiền não và tương ưng phiền não).

* Câu 2: Kilesasampayuttā ceva dhammā no ca kilesā (tất cả pháp tương ưng phiền não mà phi phiền não).

Chia như trang 6 tập 16 này.

Thêm Pāḷi và chia trang 8 nhị đề Kilesavippayuttasaṅkilesikaduka.

Nhị đề Bất tương ưng phiền não cảnh phiền não

* Câu 1: Kilesavippayuttā kho pana dhammā saṅkilesikā pi (tất cả pháp bất tương ưng phiền não mà cảnh phiền não).

* Câu 2: Kilesavippayutttā kho pana dhammā asaṅkilesikā pi (tất cả pháp bất tương ưng phiền não mà phi cảnh phiền não).

Chia như trang 24 tập 14.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

13. Phần nhỏ thứ mười ba là phần Yêu bối

Thêm Pāḷi và chia trang 9 nhị đề Dassanenapahatabbaduka.

Nhị đề Sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ

* Câu 1: Dassanena pahātabbā dhammā (tất cả pháp sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm tham tương ưng và si hoài nghi.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm tham tương ưng và si hoài nghi.

- 3 là hành uẩn tức là 24 sở hữu hợp với tâm tham tương ưng và si hoài nghi (trừ thọ, tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm tham tương ưng và si hoài nghi.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm tham tương ưng và si hoài nghi.

- 2 là pháp nhập tức là 26 sở hữu hợp với tâm tham tương ưng và si hoài nghi.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm tham tương ưng và si hoài nghi.

- 2 là pháp giới tức là 26 sở hữu hợp với tâm tham tương ưng và si hoài nghi.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm tham tương ưng, si hoài nghi và 25 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: Na dassanena pahātabbā dhammā (tất cả pháp phi sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với 116 tâm ngoài sơ đạo sát.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với 116 tâm ngoài sơ đạo sát.

- 4 là hành uẩn tức là 48 sở hữu hợp với 116 tâm ngoài sơ đạo sát (trừ thọ, tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là 116 tâm ngoài sơ đạo sát.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là 116 tâm ngoài sơ đạo sát.

- 12 là pháp nhập tức là Níp-bàn, sắc tế và 50 sở hữu hợp với 116 tâm ngoài sơ đạo sát.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 103 tâm ngoài ra sơ đạo sát (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 50 sở hữu hợp với 116 tâm ngoài ra sơ đạo sát.

4 đế

- 1 là khổ đế tức là 76 tâm hiệp thế ngoài ra sơ đạo sát và 49 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham hợp với tâm tham bất tương ưng.

- 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Thêm Pāḷi và chia trang 10 nhị đề Bhāvanāyapahātabbaduka

Nhị đề 3 đạo cao đoạn (tuyệt) trừ

* Câu 1: Bhāvanāya pahātabbā dhammā (tất cả pháp 3 đạo cao đoạn (tuyệt) trừ).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với 7 tâm ba đạo cao sát.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với 7 tâm ba đạo cao sát.

- 3 là hành uẩn tức là 23 sở hữu hợp với 7 tâm ba đạo cao sát (trừ thọ, tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là 7 tâm ba đạo cao sát.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là 7 tâm ba đạo cao sát.

- 2 là pháp nhập tức là 25 sở hữu hợp với 7 tâm ba đạo cao sát.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là 7 tâm ba đạo cao sát.

- 2 là pháp giới tức là 25 sở hữu hợp với 7 tâm ba đạo cao sát.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là 7 tâm ba đạo cao sát và 24 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham hợp với tâm tham bất tương ưng.

* Câu 2: Na bhāvanāya pahātabbā dhammā (tất cả pháp phi ba đạo cao đoạn (tuyệt) trừ).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát.

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát (trừ thọ, tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát.

- 12 là pháp nhập tức là 52 sở hữu hợp với 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát, sắc tế và Níp-bàn.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 101 tâm ngoài ra ba đạo cao sát (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 50 sở hữu hợp với 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát.

4 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc pháp, 74 tâm hiệp thế ngoài ra ba đạo cao sát và 51 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham hợp với tâm tham tương ưng.

- 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Thêm Pāḷi và chia trang 11 nhị đề Dassanena pahātabbahetukaduka

Nhị đề Hữu nhân sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ

* Câu 1: Dassanena pahātabbahetukā dhammā (tất cả pháp hữu nhân sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với 5 tâm sơ đạo sát.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với 5 tâm sơ đạo sát.

- 3 là hành uẩn tức là 20 sở hữu hợp với 5 tâm sơ đạo sát (trừ thọ, tưởng và si hợp với si hoài nghi).

- 4 là thức uẩn tức là 5 tâm sơ đạo sát.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là 5 tâm sơ đạo sát.

- 2 là pháp nhập tức là 22 sở hữu hợp với 5 tâm sơ đạo sát (trừ si hợp với tâm si hoài nghi).

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là 5 tâm sơ đạo sát.

- 2 là pháp giới tức là 22 sở hữu hợp với 5 tâm sơ đạo sát (trừ si hợp với tâm si hoài nghi).

2 đế

- 1 là khổ đế tức là 5 tâm sơ đạo sát và 21 sở hữu hợp (trừ tham và si hợp với tâm si hoài nghi).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham hợp với tâm tham tương ưng.

* Câu 2: Na dassanena pahātabbahetukā dhammā (tất cả pháp phi hữu nhân sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với 116 tâm ngoài ra sơ đạo sát.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với 116 tâm ngoài ra sơ đạo sát.

- 4 là hành uẩn tức là 48 sở hữu hợp với 116 tâm ngoài ra sơ đạo sát (trừ thọ, tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là 116 tâm ngoài ra sơ đạo sát.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là 116 tâm ngoài ra sơ đạo sát.

- 12 là pháp nhập tức là Níp-bàn, sắc tế và 50 sở hữu hợp với 116 tâm ngoài ra sơ đạo sát và sở hữu si hợp si hoài nghi.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 103 tâm ngoài ra sơ đạo sát (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 50 sở hữu hợp với 116 tâm ngoài ra sơ đạo sát và si hợp với tâm si hoài nghi.

4 đế

- 1 là khổ đế tức là 76 tâm hiệp thế ngoài ra sơ đạo sát, và 49 sở hữu hợp (trừ tham và si hợp với tâm si hoài nghi).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham, hợp với tâm tham bất tương ưng.

- 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Thêm Pāḷi và chia trang 12 nhị đề Bhāvanāyapahātabbahetukaduka

Nhị đề Hữu nhân 3 đạo cao đoạn (tuyệt) trừ

* Câu 1: Bhāvanāya pahātabbahetukā dhammā (tất cả pháp hữu nhân 3 đạo cao đoạn (tuyệt) trừ).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm ba đạo cao sát.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm ba đạo cao sát.      

- 3 là hành uẩn tức là 23 sở hữu hợp với tâm ba đạo cao sát (trừ thọ, tưởng và si hợp với tâm si phóng dật).

- 4 là thức uẩn tức là 7 tâm ba đạo cao sát.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm ba đạo cao sát.

- 2 là pháp nhập tức là 25 sở hữu hợp với tâm ba đạo cao sát (trừ si hợp với tâm si phóng dật).

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm ba đạo cao sát.

- 2 là pháp giới tức là 25 sở hữu hợp với tâm ba đạo cao sát (trừ si hợp với tâm si phóng dật).

2 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm ba đạo cao sát và 24 sở hữu hợp (trừ si hợp với tâm si phóng dật và tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham hợp với tâm tham bất tương ưng.

* Câu 2: Na bhāvanāya pahātabbahetukā dhammā (tất cả pháp phi hữu nhân phi 3 đạo cao đoạn (tuyệt) trừ).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát.

- 4 là hành uẩn tức là 47 sở hữu hợp với 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát (trừ thọ, tưởng và si hợp với tâm si hoài nghi).

- 5 là thức uẩn tức là 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát.

- 12 là pháp nhập tức là Níp-bàn, sắc tế, 47 sở hữu hợp với 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát và si hợp với tâm si hoài nghi.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 101 tâm ngoài ra ba đạo cao sát (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 47 sở hữu hợp với 114 tâm ngoài ra ba đạo cao sát và si hợp với tâm si hoài nghi.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc pháp, 74 tâm hiệp thế ngoài ra ba đạo cao sát và 47 sở hữu hợp (trừ si hợp với tâm si hoài nghi và tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Thêm Pāḷi và chia trang 13 nhị đề Savitakkaduka

Nhị đề Hữu tầm

* Câu 1: Savitakkā dhammā (tất cả pháp hữu tầm).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hữu tầm.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hữu tầm.

- 3 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với tâm hữu tầm (trừ thọ, tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm hữu tầm.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm hữu tầm.

- 2 là pháp nhập tức là 51 sở hữu hợp với tầm.

3 giới

- 1 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 2 là ý thức giới tức là tâm hữu tầm ngoài ra ý giới.

- 3 là pháp giới tức là 51 sở hữu hợp với tầm.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm hữu tầm hiệp thế và 50 sở hữu tầm (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là đạo đế tức là bảy chi đạo hợp với đạo đế tầm.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế hữu tầm và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

* Câu 2: Avitakkā dhammā (tất cả pháp vô tầm).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô tầm.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô tầm.

- 4 là hành uẩn tức là 35 sở hữu hợp với tâm vô tầm (trừ thọ, tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm vô tầm.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm vô tầm.

- 12 là pháp nhập tức là Níp-bàn, sắc tế và 37 sở hữu hợp với tâm vô tầm.

17 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý thức giới tức là tâm thiền vô tầm.

- 17 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế, 37 sở hữu hợp với tâm vô tầm và sở hữu tầm.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc pháp, 34 tâm vô tầm hiệp thế và 37 sở hữu hợp.

- 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 3 là đạo đế tức là 7 chi đạo hợp với tâm đạo vô tầm và sở hữu tầm hợp với tâm đạo.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế vô tầm, 35 sở hữu hợp và tầm hợp với tâm quả siêu thế (trừ đạo đế).

Thêm Pāḷi và chia trang 14 nhị đề Savicāraduka

Nhị đề Hữu tứ

* Câu 1: Savicārā dhammā (tất cả pháp hữu tứ).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hữu tứ.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hữu tứ.

- 3 là hành uẩn tức là 49 sở hữu hợp với tứ (trừ thọ, tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm hữu tứ.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm hữu tứ.

- 2 là pháp nhập tức là 51 sở hữu hợp tứ.

3 giới

- 1 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 2 là ý thức giới tức là 63 tâm hữu tứ (trừ ý giới).

- 3 là pháp giới tức là 51 sở hữu hợp tứ.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là 50 tâm hữu tứ hiệp thế và 50 sở hữu hợp tứ hiệp thế (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là đạo đế tức là 7 chi đạo hợp với tâm đạo hữu tứ.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế hữu tứ và 35 sở hữu hợp tứ siêu thế (trừ đạo đế).

* Câu 2: Avicārā dhammā (tất cả pháp vô tứ).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô tứ.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô tứ.

- 4 là hành uẩn tức là 35 sở hữu hợp với tâm vô tứ (trừ thọ, tưởng và lấy thêm sở hữu tứ).

- 5 là thức uẩn tức là tâm vô tứ.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm vô tứ.

- 12 là pháp nhập tức là 37 sở hữu hợp với tâm vô tứ, sắc tế và Níp-bàn.

17 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý thức giới tức là 45 tâm thiền vô tứ.

- 17 là pháp giới tức là 37 sở hữu hợp với 45 tâm thiền vô tứ, với tứ, sắc tế và Níp-bàn.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm vô tứ hiệp thế, 37 sở hữu hợp và tứ.

- 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

 3 là đạo đế tức là 7 chi đạo hợp với tâm đạo vô tứ.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế vô tứ, 34 sở hữu hợp và tứ (trừ đạo đế).

Thêm Pāḷi và chia trang 15 nhị đề Sappītikaduka

Nhị đề Hữu hỷ

* Câu 1: Sappītikā dhammā (tất cả pháp hữu hỷ).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với 51 tâm hữu hỷ.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với 51 tâm hữu hỷ.

- 3 là hành uẩn tức là 44 sở hữu hợp với 51 tâm hữu hỷ (trừ thọ, tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là 51 tâm hữu hỷ.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là 51 tâm hữu hỷ.

- 2 là pháp nhập tức là 46 sở hữu hợp với pháp hỷ.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là 51 tâm hữu hỷ.

- 2 là pháp giới tức là 46 sở hữu hợp hỷ.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là 27 tâm hiệp thế hữu hỷ và 45 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo hữu hỷ.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế hữu hỷ và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

* Câu 2: Appītikā dhammā (tất cả pháp vô hỷ).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô hỷ.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô hỷ.

- 4 là hành uẩn tức là 49 sở hữu hợp với tâm vô hỷ và sở hữu hỷ (trừ thọ, tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là 70 tâm vô hỷ.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là 70 tâm vô hỷ.

- 12 là pháp nhập tức là Níp-bàn, sắc tế và 51 sở hữu hợp với tâm vô hỷ và sở hữu hỷ.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 57 tâm vô hỷ (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế và 51 sở hữu hợp với tâm vô hỷ và sở hữu hỷ.

4 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm vô hỷ hiệp thế và 51 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 4 là đạo đế tức là bảy chi đạo hợp với tâm đạo vô hỷ.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế vô hỷ và 37 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Thêm Pāḷi và chia trang 16 nhị đề Pītisahagataduka

Nhị đề Đồng sinh pháp hỷ

* Câu 1: Pītisahagatā dhammā (tất cả pháp đồng sinh pháp hỷ).

* Câu 2: Na pītisahagatā dhammā (tất cả pháp phi đồng sinh pháp hỷ).

Chia như trang 15 tập 16 này.

Thêm Pāḷi và chia trang 17 nhị đề Sukhasahagataduka

Nhị đề Đồng sinh lạc

* Câu 1: Sukhasahagatā dhammā (tất cả pháp đồng sinh lạc).

Chia như câu 2 trang 7 tập 12.

* Câu 2: Na sukkhasahagatā dhammā (tất cả pháp phi đồng sinh lạc).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm phi thọ lạc.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm phi thọ lạc. 

- 4 là hành uẩn tức là 51 sở hữu hợp với tâm phi thọ lạc (trừ thọ, tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm phi thọ lạc.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.    

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm phi thọ lạc.

- 12 là pháp nhập tức là 51 sơ hữu hợp với tâm phi thọ lạc, sắc tế và Níp-bàn.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là 9 tâm thức trước.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là tâm phi thọ lạc (trừ 4 đôi rưỡi thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là 51 sở hữu hợp với tâm phi thọ lạc, sắc tế và Níp-bàn.

4 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế phi đồng sanh với thọ lạc và 50 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.        

- 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 4 là đạo đế tức là 7 chi đạo hợp với tâm đạo ngũ thiền.

Ngoại đế tức là tâm ngũ thiền siêu thế và 33 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Thêm Pāḷi và chia trang 18 nhị đề Upekkhāsahagataduka

Nhị đề Đồng sinh xả

* Câu 1: Upekkhāsahagatā dhammā (tất cả pháp đồng sinh xả).

3 uẩn

- 1 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm thọ xả.

- 2 là hành uẩn tức là 46 sở hữu hợp với thọ xả (trừ tưởng).

- 3 là thức uẩn tức là tâm thọ xả.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm thọ xả.

- 2 là pháp nhập tức là 47 sở hữu hợp thọ xả.

7giới

- 4 giới thức trước tức là 4 đôi thức trước.

- 5 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 6 là ý thức giới tức là 44 tâm thọ xả (trừ 4 song thức thọ xả và ý giới).

- 7 là pháp giới tức là 47 sở hữu hợp thọ xả.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là 47 tâm hiệp thế thọ xả và 46 sở hữu hợp thọ xả hiệp thế (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là đạo đế tức là 7 chi đạo hợp với tâm đạo thọ xả.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế thọ xả với 32 sở hữu hợp (trừ đạo đế và thọ).

* Câu 2: Na upekkhāsahagatā dhammā (tất cả pháp phi đồng sinh xả).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm phi thọ xả.

- 4 là hành uẩn tức là 49 sở hữu hợp với tâm phi thọ xả (trừ thọ, tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm phi thọ xả.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm phi thọ xả.

- 12 là pháp nhập tức là 51 sở hữu hợp với tâm phi thọ xả, sở hữu thọ, sắc tế và Níp-bàn.

13 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là thân thức giới tức là 2 tâm thân thức.

- 12 là ý thức giới tức là 2 tâm sân và 62 tâm thọ hỷ.

- 13 là pháp giới tức là 51 sở hữu hợp với tâm phi thọ xả, sở hữu thọ, sắc tế và Níp-bàn.

4 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm phi thọ xả hiệp thế, 50 sở hữu hợp, sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 4 là đạo đế tức là chi đạo hợp với tâm đạo thọ hỷ.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế thọ hỷ và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Thêm Pāḷi và chia trang 19 nhị đề Kāmāvacaraduka

Nhị đề Dục giới

* Câu 1: Kāmāvacarā dhammā (tất cả pháp dục giới).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm dục giới.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm dục giới.

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với tâm dục giới (trừ thọ, tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm dục giới.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm dục giới.

- 12 là pháp nhập tức là 52 sở hữu hợp với tâm dục giới và sắc tế.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hợp với tâm dục giới và sắc tế.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm dục giới và 51 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: Na kāmāvacarā dhammā (tất cả pháp phi Dục giới).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm thiền.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm thiền.

- 3 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hợp với tâm thiền (trừ thọ, tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm thiền.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm thiền.

- 2 là pháp nhập tức là 38 sở hữu hợp với tâm thiền và Níp-bàn.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm thiền.

- 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hợp với tâm thiền và Níp-bàn.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là 27 tâm thiền hiệp thế và 38 sở hữu hợp.

- 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Thêm Pāḷi và chia trang 20 nhị đề Rūpāvacaraduka

Nhị đề Sắc giới

* Câu 1: Rūpāvacarā dhammā (tất cả pháp sắc giới).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm sắc giới.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm sắc giới.

- 3 là hành uẩn tức là 33 sở hữu hợp với tâm sắc giới (trừ thọ, tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm sắc giới.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm sắc giới.

- 2 là pháp nhập tức là 35 sở hữu hợp với tâm sắc giới.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm sắc giới.

- 2 là pháp giới tức là 35 sở hữu hợp với tâm sắc giới.

1 đế

- Khổ đế tức là tâm sắc giới và 35 sở hữu hợp.

* Câu 2: Na rūpāvacarā dhammā (tất cả pháp phi sắc giới).

5 uẩn

-  1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm phi sắc giới.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm phi sắc giới

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với tâm phi sắc giới (trừ thọ, tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm phi sắc giới.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm phi sắc giới.

- 12 là pháp nhập tức là 52 sở hữu hợp với tâm phi sắc giới, sắc tế và Níp-bàn.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 93 tâm phi sắc giới (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hợp với tâm phi sắc giới, sắc tế và Níp-bàn.

4 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm dục giới, tâm vô sắc giới và 51 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Thêm Pāḷi và chia trang 21 nhị đề Arupavacaraduka

Nhị đề Vô sắc giới

* Câu 1: Arāpāvacarā dhammā (tất cả pháp vô sắc giới).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm vô sắc giới.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm vô sắc giới.

- 3 là hành uẩn tức là 28 sở hữu hợp với tâm vô sắc giới (trừ thọ, tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm vô sắc giới.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm vô sắc giới.

- 2 là pháp nhập tức là 30 sở hữu hợp với tâm vô sắc giới.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm vô sắc giới.

- 2 là pháp giới tức là 30 sở hữu hợp với tâm vô sắc giới.

1 đế

- Khổ đế tức là tâm vô sắc giới và 30 sở hữu hợp.

* Câu 2: Na arūpāvacarā dhammā (tất cả pháp phi vô sắc giới).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm phi vô sắc giới.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm phi vô sắc giới.

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với tâm phi vô sắc giới (trừ thọ, tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm phi vô sắc giới.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm phi vô sắc giới.

- 12 là pháp nhập tức là 52 sở hữu hợp với tâm phi vô sắc giới, sắc tế và Níp-bàn.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là 96 tâm phi vô sắc giới (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hợp với tâm phi vô sắc giới, sắc tế và Níp-bàn.

4 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm dục giới, Sắc giới và 51 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Thêm Pāḷi và chia trang 22 nhị đề Pariyāpannaduka

Nhị đề Liên quan luân hồi

* Câu 1: Pariyāpannā dhammā (tất cả pháp liên quan luân hồi).

Có Pāḷi chú giải như vầy: tebhūmakavaṭṭhe pariyāpannā anto gathāti = pariyāpannā: pháp nào liên quan trong khổ luân hồi sanh theo ba cõi, pháp ấy gọi là liên quan.

* Câu 2: Apariyāpannā dhammā (tất cả pháp bất liên quan luân hồi).

Có Pāḷi chú giải như vầy: tasmiṃvaṭṭhena na pariyapannāti = apariyāpannā: pháp nào không liên quan trong luân hồi, chẳng theo trong 3 cõi, pháp ấy gọi là không liên quan...

Chia như trang 2 tập 16 này.

Thêm Pāḷi và chia trang 23 nhị đề Niyyānikaduka

Nhị đề Nhân xuất luân hồi

* Câu 1: Niyyānikā dhammā (tất cả pháp nhân xuất luân hồi).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm đạo.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm đạo.

- 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hợp với tâm đạo (trừ thọ, tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm đạo.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm đạo.

- 2 là pháp nhập tức là 36 sở hữu hợp với tâm đạo.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm đạo.

- 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hợp với tâm đạo.

1 đế

- Đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo.

Ngoại đế là tâm đạo và 28 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Có Pāḷi chú giải như vầy: vatthamūlaṃ chindantā nibbānaṃ ārammaṇaṃ katvā vatthako niyyaṇtīti = niyyānikā: pháp nào đoạn tuyệt gốc rễ luân hồi là vô minh, tham ái mà làm cho Níp-bàn thành cảnh và vượt khỏi khổ luân hồi, đó gọi là xuất luân hồi.

* Câu 2: Na niyyānikā dhammā (tất cả pháp phi nhân xuất luân hồi).

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm hiệp thế và quả siêu thế.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm hiệp thế và quả siêu thế.

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với tâm hiệp thế và quả siêu thế (trừ thọ, tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là tâm hiệp thế và quả siêu thế.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là tâm hiệp thế và quả siêu thế.

- 12 là pháp nhập tức là 52 sở hữu hợp với tâm hiệp thế, quả siêu thế, sắc tế và Níp-bàn.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là quả siêu thế và 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 18 là pháp giới tức là 52 sở hữu hợp với tâm hiệp thế, quả siêu thế, sắc tế và Níp-bàn.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế và 51 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

Ngoại đế là tâm quả siêu thế và 36 sở hữu hợp.

Có Pāḷi chú giải như vầy: iminā lakkhaṇena na niyyantīti = aniyyānikā: pháp nào phi xuất luân hồi như đã nói v.v... pháp ấy gọi là phi xuất luân hồi.

Thêm Pāḷi và chia trang 24 nhị đề Niyataduka

Nhị đề Cho quả nhất định

* Câu 1: Niyatā dhammā (tất cả pháp (cho quả) nhất định).

Có Pāḷi chú giải như vầy: cutiyā vā attano vā pavattiya anantaraṃ phaladāne niyatattā = niyatā: pháp gọi là nhứt định, bởi vì cho quả tục sinh v.v... nhứt định không cách sát-na, chặng giữa đời này và đời sau của ta (và đạo quả) đó gọi là nhứt định.

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm đạo và tâm thực thứ 7 làm việc ngũ nghịch (ngũ vô gián).

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm đạo và tâm thực thứ 7 làm việc ngũ nghịch.

- 3 là hành uẩn tức là 46 sở hữu hợp với tâm đạo và tâm thực thứ 7 làm việc ngũ nghịch (trừ thọ, tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm đạo và tâm thực thứ 7 làm việc ngũ nghịch.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm đạo và tâm thực thứ 7 khi làm việc ngũ nghịch.

- 2 là pháp nhập tức là 48 sở hữu hợp với tâm đạo và tâm thực thứ 7 khi làm việc ngũ nghịch.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm đạo và tâm thực thứ 7 khi làm việc ngũ nghịch.

- 2 là pháp giới tức là 48 sở hữu hợp với tâm đạo và tâm thực thứ 7 khi làm việc ngũ nghịch.

3 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm thực thứ 7 khi làm việc ngũ nghịch và 24 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham, hiệp với tâm thực thứ 7 khi làm việc ngũ nghịch.

- 3 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo.

Ngoại đế tức là tâm đạo và 28 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

* Câu 2: Aniyatā dhammā (tất cả pháp phi (cho quả) nhất định).

Có Pāḷi chú giải như vầy: tatthā aniyyatatā = antyatā: pháp mà gọi bất định đó bởi vì không phải nhứt định hai cách: đạo quả và đời này liên tiếp đời sau, nên gọi là bất định.

5 uẩn

- 1 là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 2 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm quả siêu thế và tâm hiệp thế ngoài ra tâm thực thứ 7 làm việc ngũ nghịch.

- 3 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với quả siêu thế và tâm hiệp thế (trừ ra tâm thực thứ 7 làm việc ngũ nghịch).

- 4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu hợp với quả siêu thế, và tâm hiệp thế ngoài ra tâm thực thứ 7 làm việc ngũ nghịch (trừ thọ, tưởng).

- 5 là thức uẩn tức là quả siêu thế và tâm hiệp thế ngoài ra tâm thực thứ 7 làm việc ngũ nghịch.

12 nhập

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 11 là ý nhập tức là quả siêu thế và tâm hiệp thế ngoài ra tâm thực thứ 7 làm việc ngũ nghịch.

- 12 là pháp nhập tức là Níp-bàn, sắc tế và 52 sở hữu hợp với quả siêu thế và tâm hiệp thế ngoài ra tâm thực thứ 7 làm việc ngũ nghịch.

18 giới

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 16 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 17 là ý thức giới tức là quả siêu thế và 68 tâm hiệp thế (trừ ngũ song thức, ý giới và tâm thực thứ 7 khi làm việc ngũ nghịch).

- 18 là pháp giới tức là Níp-bàn, sắc tế, 52 sở hữu hợp với quả siêu thế và tâm hiệp thế (trừ tâm thực thứ 7 khi làm việc ngũ nghịch).

3 đế

- 1 là khổ đế tức là sắc pháp, tâm hiệp thế và 51 sở hữu hợp (trừ tâm thực thứ 7 khi làm việc ngũ nghịch và tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

Ngoại đế tức là quả siêu thế và 36 sở hữu hợp.

Thêm Pāḷi và chia trang 25 nhị đề Sa uttaraduka

Nhị đề Hữu thượng

* Câu 1: Sa uttarā dhammā (tất cả pháp hữu thượng).

Có những câu Pāḷi chú giải như sau:

- Aññe dhammā uttaranti pajahatīti = uttarā: pháp nào trừ đặng là vượt khỏi pháp đời tự giải thoát, đó gọi là siêu.

- Attānaṃ uttaritaṃ samatthehi saha uttarehīti = sa uttarā: pháp nào hành vi hợp tác với pháp cao siêu đặc biệt có thể tự giải thoát, pháp ấy gọi là hữu siêu.

* Câu 2: Anuttarā dhammā (tất cả pháp vô thượng).

Có Pāḷi chú giải như vầy: natthi etesaṃ uttarāti = anuttarā: pháp mà không có pháp nào cao siêu hơn, pháp ấy gọi là vô thượng tức là những pháp không bị pháp gì đối lập (chữ vô thượng cũng như trong đời thường dùng chữ vô địch vì mặc dầu đạo quả có cao thấp, nhưng khi đạo quả phát sanh không có một phiền não nào mà thắng nổi đạo quả, chẳng khác nào chức vô địch).

Chia như trang 2 tập 16 này.

Thêm Pāḷi và chia trang 26 nhị đề Saranaduka

Nhị đề Hữu y

* Câu 1: Saranā dhammā (tất cả pháp hữu y).

Có những câu Pāḷi chú giải như vầy:

- Rananti etehīti = raṇā: tất cả chúng sanh khóc lóc do pháp nào thì pháp ấy làm nhân tạo sự khóc lóc của tất cả chúng sanh, nên gọi là chiến tranh.

- Sampayogavasena pahānekatthatāvasena ca saha ranehīti = saraha: pháp nào hành động chung với phiền não có ái dục v.v.... là nhân khóc lóc, là những pháp đồng nhân sanh và hòa hợp với pháp đáng sát trừ, nên pháp ấy gọi là hữu chiến tranh.

* Câu 2: Araṇā dhammā (tất cả pháp vô y).

Có Pāḷi chú giải như sau: tenākārena natthi etesaṃ raṇāti = araṇā: những pháp nào không đồng nhân sanh và chẳng hòa hợp với những phiền não nhứt là ái dục v.v... làm nhân khóc lóc không có với pháp ấy, nên pháp đó gọi là vô chiến tranh.

Chia như trang 3 tập 16 này.

Dứt phần thêm Pāḷi và chia tập 16

Hoàn tất Đầu đề Nhị

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

NHỊ ĐỀ KINH (SUTTANTAMĀTIKĀ)

Nhị đề kinh có 42 đề. Phân làm 2 tập bản nêu cho dễ đóng.

Tập 17 có 21 nhị đề theo thứ tự. Mỗi tập có 21 bảng nêu là 21 nhị đề. Cộng lại 2 tập thì đủ 42 nhị đề.

Thêm Pāḷi và chia tập 17

Thêm Pāḷi và chia trang 1 nhị đề 1 Vijjābhāgīduka

Nhị đề Phần minh

BÁT MINH

- 1 là tuệ quán minh     (vipassanāñāṇa).

- 2 là ý minh                 (manomayiddhiñāṇa).

- 3 là như ý minh          (iddhividhīñāṇa).

- 4 là thiên nhĩ minh     (bibbasotañāṇa).

- 5 là tha tâm minh       (cetopariyañāṇa).

- 6 là thiên nhãn minh  (dibbacakkhuñāṇa).

- 7 là túc mạng minh    (pubbennivāsānussatiñāṇa).

- 8 là lậu tận minh         (āsavakkhayañāṇa).

* Câu 1: Vijjābhāgino dhammā (tất cả pháp thành phần minh).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với 8 tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông và tâm đạo thứ tư.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với 8 tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông và tâm đạo thứ tư.

- 3 là hành uẩn tức là 35 sở hữu hợp với 8 tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông và tâm đạo thứ tư (trừ thọ, tưởng và trí)

- 4 là thức uẩn tức là 8 tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông và tâm đạo thứ tư.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là 8 tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông và tâm đạo thứ tư.

- 2 là pháp nhập tức là 37 sở hữu hợp với 8 tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông và tâm đạo thứ tư.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là 8 tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông và tâm đạo thứ tư.

- 2 là pháp giới tức là 37 sở hữu hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông và tâm đạo thứ tư (trừ trí).

2 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông và 37 sở hữu hợp (trừ trí).

- 2 là đạo đế tức là 7 chi đạo sau hợp với tâm đạo tứ tư.

Ngoại đế là tâm đạo thứ tư và 37 sở hữu hợp (trừ trí và 7 chi đạo đế sau).

* Câu 2: Avijjābhāgino dhammā (tất cả pháp thành phần vô minh).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm bất thiện.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm bất thiện.

- 3 là hành uẩn tức là 24 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ thọ, tưởng và si).

- 4 là thức uẩn tức là tâm bất thiện.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm bất thiện.

- 2 là pháp nhập tức là 26 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ si).

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm bất thiện.

- 2 là pháp giới tức là 26 sở hữu hợp với tâm bất thiện (trừ si).

2 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm bất thiện và 25 sở hữu hợp (trừ tham và si).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Thêm Pāḷi và chia trang 2 nhị đề 2 Vijjupamaduka

Nhị đề Như thiểm lôi

* Câu 1: Vijjupamā dhammā (tất cả pháp như thiểm lôi (thời chớp nhoáng)).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

* Câu 2: Vajirūpamā dhammā (tất cả pháp như lôi cực (sấm sét giết tuyệt)).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Thêm Pāḷi và chia trang 3 nhị đề 3 Bāladuka

Nhị đề Tiểu nhân

* Câu 1: Bālā dhammā (tất cả pháp làm thành (ra) tiểu nhân).

Chia như câu: tất cả pháp bất thiện.

* Câu 2: Paṇditā dhammā (tất cả pháp làm thành (ra) quân tử).

Chia như câu: tất cả pháp thiện.

Thêm Pāḷi và chia trang 4 nhị đề 4 Kaṇhaduka

Nhị đề Hắc

* Câu 1: Kaṇhā dhammā (tất cả pháp hắc).

Chia như câu: tất cả pháp bất thiện.

* Câu 2: Sukkhā dhammā (tất cả pháp bạch).

Chia như câu: tất cả pháp thiện.

Thêm Pāḷi và chia trang 5 nhị đề 5 Tapaniyaduka.

Nhị đề Viêm

* Câu 1: Tapaniyā dhammā (tất cả pháp viêm).

Chia như câu: tất cả pháp bất thiện.

* Câu 2: Atapaniyā dhammā (tất cả pháp phi viêm).

Chia như câu: tất cả pháp thiện.

Thêm Pāḷi và chia trang 6 nhị đề 6 Adhivacanaduka

Nhị đề (nguyên nhân) Thành ra danh ngôn

* Câu 1: Adhivacanā dhammā (tất cả pháp danh tức là thinh và ngữ biểu).

Chữ pháp đây ám chỉ chơn tướng bản thể. Tên đây tức là lời nói và tên kêu chung lại là tất cả bản thể của lời nói và kêu gọi lên, cho nên mới lấy chi pháp thinh.

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

* Câu 2: Adhivacanapathā dhammā (dịch là nhân thinh danh chế định, hay tất cả pháp nguyên nhân danh ngôn).

Vì có pháp siêu lý mới có để đặt ra tên kêu, thì khi cất tiếng lên đọc những pháp siêu lý phải nhờ thinh mà mượn chế định ra hay viết ra chữ có hình thức để tiêu biểu ý nghĩa, thì thuộc về tướng nghĩa chế định v.v... có cả hình thức chế định, hiệp thành chế định và tiêu biểu chế định. Chữ pháp đây cũng ý nghĩa như trên.

Chia như 4 trang sau của tập 11.

Thêm Pāḷi và chia trang 7 nhị đề 7 Niruttiduka.

Nhị đề Thành ra ngữ ngôn

* Câu 1: Nirutti dhammā (tất cả pháp thành ra ngữ ngôn).

* Câu 2: Niruttipathā dhammā (tất cả pháp nguyên nhân ngữ ngôn).

Chia như trang 6.

Thêm Pāḷi và chia trang 8 nhị đề 8 Paññattiduka

Nhị đề (thành ra) Chủ yếu chế định

* Câu 1: Paññatti dhammā (tất cả pháp thành ra chủ yếu chế định).

* Câu 2: Paññattipathā dhammā (tất cả pháp nguyên nhân chế định).

Chia như trang 6.

Thêm Pāḷi và chia trang 9 nhị đề 9 Nāmarupaduka.

Nhị đề Danh sắc

* Câu 1: Nāmañca (tất cả pháp danh).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng.

- 3 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm.

- 2 là pháp nhập tức là 52 sở hữu và Níp-bàn.

8 giới

- 5 giới thức trước tức là ngũ song thức.

- 6 là ý giới tức là 2 tâm tiếp thâu và khán ngũ môn.

- 7 là ý thức giới tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và ý giới).

- 8 là pháp giới tức là 52 sở hữu và Níp-bàn.

4 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm hiệp thế và 51 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

- 3 là diệt đế tức là Níp-bàn.

- 4 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

* Câu 2: Rūpañca (tất cả pháp sắc).

- 1 uẩn là sắc uẩn tức là 28 sắc pháp.

- 10 nhập thô tức là 12 sắc thô.

- 10 giới thô tức là 12 sắc thô.

- 1 đế là khổ đế tức là 28 sắc pháp.

Thêm Pāḷi và chia trang 10 nhị đề 10 Avijjāduka

Nhị đề Vô minh

* Câu 1: Avijjā ca (tất cả pháp vô minh).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

* Câu 2: Bhavataṇhā ca (tất cả pháp ái hữu).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Thêm Pāḷi và chia trang 11 nhị đề 11 Bhavadiṭṭhiduka.

Nhị đề Kiến hữu

* Câu 1: Bhavadiṭṭhi ca (tất cả pháp kiến hữu).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

* Câu 2: Vibhavadiṭṭhi ca (tất cả pháp kiến ly hữu).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Thêm Pāḷi và chia trang 12 nhị đề 12 Sassatadiṭṭhiduka

Nhị đề Thường kiến

* Câu 1: Sassatadiṭṭhi ca (tất cả pháp thường kiến).

* Câu 1: Ucchedadiṭṭhi ca (tất cả pháp đoạn kiến).

Chia như trang 11.

Thêm Pāḷi và chia trang 13 nhị đề 13 Antavadiṭṭhiduka

Nhị đề Hữu tận kiến

* Câu 1: Antavaditthi ca (tất cả pháp hữu tận kiến).

* Câu 2: Anantavaditthi ca (tất cả pháp vô tận kiến).

Chia như trang 11.

Thêm Pāḷi và chia trang 14 nhị đề 14: Pubbantānudiṭṭhiduka.

Nhị đề Hữu tiền kiến

* Câu 1: Pubbantānudiṭṭhi ca (tất cả pháp hữu tiền kiến).

* Câu 2: Aparantānudiṭṭhi ca (tất cả pháp hữu hậu kiến).

Chia như trang 11.

Thêm Pāḷi và chia trang 15 nhị đề 15 Ahirikaduka.

Nhị đề Vô tàm

* Câu 1: Ahirikañca (tất cả pháp vô tàm).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

* Câu 2: Anottappañca (tất cả pháp vô úy).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Thêm Pāḷi và chia trang 16 nhị đề 16 Hiriduka.

Nhị đề Tàm

* Câu 1: Hiri ca (tất cả pháp tàm).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

* Câu 2: Ottappañca (tất cả pháp úy).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Thêm Pāḷi và chia trang 17 nhị đề 17 Dovacassatāduka.

Nhị đề Nan giáo

* Câu 1: Dovacassatā ca (tất cả pháp thành người nan giáo (khó dạy)).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm sân.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm sân.

- 3 là hành uẩn tức là 20 sở hữu hợp với tâm sân (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm sân.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm sân.

- 2 là pháp nhập tức là 22 sở hữu hợp với tâm sân.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm sân.       

- 2 là pháp giới tức là 22 sở hữu hợp với tâm sân.

1 đế

- Khổ đế tức là tâm sân và 22 sở hữu hợp.

* Câu 2: Pāpamittatā ca (tất cả pháp thành người có ác hữu (bạn xấu)).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm tham và tâm si.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm tham và tâm si.

- 3 là hành uẩn tức là 21 sở hữu hợp với tâm tham và tâm si (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm tham và tâm si.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm tham và tâm si.

- 2 là pháp nhập tức là 23 sở hữu hợp với tâm tham và tâm si.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm tham và tâm si.

- 2 là pháp giới tức là 23 sở hữu hợp với tâm tham và tâm si.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm tham, tâm si và 22 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Thêm Pāḷi và chia trang 18 nhị đề 18 Sovacassatāduka

Nhị đề Dị giáo

* Câu 1: So vacassatā ca (tất cả pháp thành người dị giáo (dễ dạy)).

* Câu 2: Kalyāṇamittatā ca (tất cả pháp thành người có bạn tốt).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo.

- 3 là hành uẩn tức là 31 sở hữu hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo (trừ thọ và tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm thực dục giới tịnh hảo.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm thực dục giới tịnh hảo.

- 2 là pháp nhập tức là 33 sở hữu hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm thực dục giới tịnh hảo.

- 2 là pháp giới tức là 33 sở hữu hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo.

1 đế là khổ đế tức là tâm thực dục giới tịnh hảo và 33 sở hữu hợp.

Thêm Pāḷi và chia trang 19 nhị đề 19 Āpattikusalatāduka

Nhị đề Biết rành phạm luật (rành lỗi)

* Câu 1: Āpattikusalatā ca (tất cả pháp thành người biết rành phạm luật (rành lỗi)).

* Câu 2: Āpattivuṭṭhānakusalatā ca (tất cả pháp thành người biết khỏi phạm luật (biết rành xuất quá)).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Thêm Pāḷi và chia trang 20 nhị đề 20 Samāpattikusalatāduka

Nhị đề Rành nhập thiền

* Câu 1: Samāpattikusalatā ca (tất cả pháp thành người rành nhập thiền).

* Câu 2: Samāpattivuṭṭhānakusalatā ca (tất cả pháp thành người rành xuất thiền).

 Chia như trang 19.

Thêm Pāḷi và chia trang 21 nhị đề 21 Dhātukusalatāduka.

Nhị đề Rành thập bát giới

* Câu 1: Dhātukusalatā ca (tất cả pháp thành người rành thập bát giới).

* Câu 2: Manasikārakusalatā ca (tất cả pháp thành người rành tác ý).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

- 2 đế:    

  • 1 là khổ đế tức là sở hữu trí hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo tương ưng.
  • 2 là đạo đế tức là sở hữu trí hợp với tâm đạo.

Dứt phần thêm Pāḷi và chia tập 17.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Thêm Pāḷi và chia tập 18

Tập bảng nêu 18 có 21 trang, 21 nhị đề Kinh sau, từ 22 đến 42. Trang 1 nhằm nhị đề 22… .

Thêm Pāḷi và chia trang 1 nhị đề 22 Āyatanakusalatāduka

Nhị đề Rành thập nhị xứ

* Câu 1: Āyatanakusalatā ca (tất cả pháp thành người rành thập nhị xứ).

* Câu 2: Paṭiccasamuppadakusalatā ca (tất cả pháp thành người rành liên quan tương sinh).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Thêm Pāḷi và chia trang 2 nhị đề 23 Ṭhānakusalatāduka

Nhị đề Rành cơ bản thích hợp

* Câu 1: Ṭhānakusalatā ca (tất cả pháp thành người rành cơ bản thích hợp (rành sở sanh)).

* Câu 2: Aṭṭhānakusalatā ca (tất cả pháp thành người không rành cơ bản thích hợp).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Thêm Pāḷi và chia trang 3 nhị đề 24 Ājjavaduka

Nhị đề Chánh trực

* Câu 1: Ājjavo ca (tất cả pháp thành người chánh trực).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

* Câu 2: Maddavo ca (tất cả pháp thành người nhu mì).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Thêm Pāḷi và chia trang 4 nhị đề 25 Khantiduka

Nhị đề Nhẫn nại

* Câu 1: Khanti ca (tất cả pháp thành người nhẫn nại).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo.

- 3 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo (trừ thọ, tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm thực dục giới tịnh hảo.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm thực dục giới tịnh hảo.

- 2 là pháp nhập tức là 38 sở hữu hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm thực dục giới tịnh hảo.

- 2 là pháp giới tức là 38 sở hữu hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo.

1 đế là khổ đế tức là tâm thực dục giới tịnh hảo và 38 sở hữu hợp.

* Câu 2: Soraccañca (tất cả pháp thành người nghiêm tịnh).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế.

- 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế (trừ thọ, tưởng và vô lượng phần).

- 4 là thức uẩn tức là tâm thực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm thực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế.

- 2 là pháp nhập tức là 36 sở hữu hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế (trừ vô lượng phần).

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm thực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế.

- 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế (trừ vô lượng phần).

2 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm thực dục giới tịnh hảo và 36 sở hữu hợp (trừ vô lượng phần).

- 2 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

Thêm Pāḷi và chia trang 5 nhị đề 26 Sākhalyaduka

Nhị đề Cam ngôn

* Câu 1: Sākhalyañca (tất cả pháp thành người cam ngôn).

* Câu 2: Paṭisanthāro ca (tất cả pháp thành người đáng tiếp đãi).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo.

- 3 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo (trừ thọ, tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm thực dục giới tịnh hảo.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm thực dục giới tịnh hảo.

- 2 là pháp nhập tức là 38 sở hữu hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm thực dục giới tịnh hảo.

- 2 là pháp giới tức là 38 sở hữu hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo.

1 đế là khổ đế tức là tâm thực dục giới tịnh hảo và 38 sở hữu hợp.

Thêm Pāḷi và chia trang 6 nhị đề 27 Indriya aguttadvāratāduka

Nhị đề Bất thu thúc môn quyền

* Câu 1: Indriyesu aguttadvāratā ca (tất cả pháp thành người bất thu thúc môn quyền).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm tham và tâm sân.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm tham và tâm sân.

- 3 là hành uẩn tức là 24 sở hữu hợp với tâm tham và tâm sân (trừ thọ, tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm tham và sân.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm tham và tâm sân.

- 2 là pháp nhập tức là 26 sở hữu hợp với tâm tham và sân.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm tham và tâm sân.

- 2 là pháp giới tức là 26 sở hữu hợp với tâm tham và sân.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm tham, tâm sân và 25 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

* Câu 2: Bhojane anattaññutā ca (tất cả pháp thành người bất tri độ thực).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm tham và si.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm tham và tâm si.

- 3 là hành uẩn tức là 21 sở hữu hợp với tâm tham và tâm si (trừ thọ, tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm tham và tâm si.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm tham và tâm si.

- 2 là pháp nhập tức là 23 sở hữu hợp với tâm tham và tâm si.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm tham và tâm si.

- 2 là pháp giới tức là 23 sở hữu hợp với tâm tham và tâm si.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm tham, tâm si và 22 sở hữu hợp (trừ tham).

- 2 là tập đế tức là sở hữu tham.

Thêm Pāḷi và chia trang 7 nhị đề 28 Indriyaguttadvāratāduka

Nhị đề Thu thúc môn quyền

* Câu 1: Indriyesu guttadvāratā ca (tất cả pháp thành người thu thúc môn quyền).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế.

- 3 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế (trừ thọ, tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm thực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm thực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế.

- 2 là pháp nhập tức là 38 sở hữu hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm thực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế.

- 2 là pháp giới tức là 38 sở hữu hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo và tâm siêu thế.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm thực dục giới tịnh hảo và 38 sở hữu hợp.

- 2 là đạo đế tức là bát chi đạo hợp với tâm đạo.

Ngoại đế tức là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

* Câu 2: Bhojane nattaññuta ca (tất cả pháp thành người tri độ thực).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo.

- 3 là hành uẩn tức là 31 sở hữu hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo (trừ thọ, tưởng, giới phần và vô lượng phần).

- 4 là thức uẩn tức là tâm thực dục giới tịnh hảo.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm thực dục giới tịnh hảo.

- 2 là pháp nhập tức là 33 sở hữu hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo (trừ giới phần và vô lượng phần).

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm thực dục giới tịnh hảo.

- 2 là pháp giới tức là 33 sở hữu hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo (trừ giới phần và vô lượng phần).

1 đế

- Khổ đế tức là tâm thực dục giới tịnh hảo và 33 sở hữu hợp (trừ giới và vô lượng phần)

Thêm Pāḷi và chia trang 8 nhị đề 29 Muṭṭhasaccaduka

Nhị đề Thất niệm

* Câu 1: Mutthasaccañca (tất cả pháp thành người thất niệm).

* Câu 2: Asampajaññañca (tất cả pháp thành người vô lương tri).

Chia như câu: Tất cả pháp bất thiện.

Thêm Pāḷi và chia trang 9 nhị đề 30 Satiduka.

Nhị đề Chánh niệm lương tri (tỉnh giác)

* Câu 1: Sati ca atthi (tất cả pháp thực tính thành người chánh niệm).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

2 đế:    

  • 1 là khổ đế tức là sở hữu niệm hợp với tâm hiệp thế.
  • 2 là đạo đế tức là sở hữu niệm hợp với tâm đạo.

Ngoại đế là sở hữu niệm hiệp với tâm quả siêu thế.

* Câu 2: Sampajaññañca (tất cả pháp thực tính thành người có lương tri).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

2 đế

- 1 là khổ đế tức là trí hiệp với tâm hiệp thế.

- 2 là đạo đế tức là trí hợp với tâm đạo.

Ngoại đế tức là trí hợp với tâm quả siêu thế.

Thêm Pāḷi và chia trang 10 nhị đề 31 Paṭisaṅkhānabaladuka

Nhị đề Sức quán tưởng

* Câu 1: Paṭisaṅkhānabalañca (tất cả pháp thành người quán tưởng hữu lực (tu lý lực)).

Chia như câu 2 trang 9.

* Câu 2: Bhāvanābalañca (tất cả pháp thành người tu tiến hữu lực).

Chia như câu: Tất cả pháp thiện.

Thêm Pāḷi và chia trang 11 nhị đề 32 Samathaduka

Nhị đề Chỉ quán

* Câu 1: Samatho ca attha (tất cả pháp thành chỉ quán).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

2 đế

- 1 là khổ đế tức là sở hữu định hiệp với tâm hiệp thế.

- 2 là đạo đế tức là sở hữu định hợp với tâm đạo.

Ngoại đế là sở hữu định hiệp với tâm quả siêu thế.

* Câu 2: Vipassanā ca atthi (tất cả pháp thành pháp quán).

Chia như câu 2 trang 9.

Thêm Pāḷi và chia trang 12 nhị đề 33 Nimittaduka

Nhị đề Ấn chứng chỉ

* Câu 1: Samathanimittañca (tất cả pháp có ấn chứng chỉ thành nhân dữ chỉ sinh hậu).

Chia như câu 1 trang 11.

* Câu 2: Paggāhanimittañca (tất cả pháp do cần tiền sinh thành nhân dữ chỉ sinh hậu).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

2 đế

- 1 là khổ đế tức là sở hữu cần hợp với tâm hiệp thế.

- 2 là đạo đế tức là sở hữu cần hợp với tâm đạo.

Ngoại đế là sở hữu cần hợp với tâm quả siêu thế.

Thêm Pāḷi và chia trang 13 nhị đề 34 Paggāhaduka

Nhị đề Cần chiếu cố

* Câu 1: Paggāho ca (tất cả pháp thực tính thành ra chiếu cố).

Chia như câu 2 trang 12.

* Câu 2: Avikkhepo ca (tất cả pháp thực tính thành vô phóng dật).

Chia như câu 1 trang 12.

Thêm Pāḷi và chia trang 14 nhị đề 35 Vipattiduka.

Nhị đề Giới điêu tàn

* Câu 1: Sīlavipatti ca (tất cả pháp thực tính thành giới điêu tàn).

Chia như câu: Tất cả pháp bất thiện.

* Câu 2: Diṭṭhivipatti ca (tất cả pháp thực tính thành kiến điêu tàn).

Chia như câu: Tất cả pháp khinh thị.

Thêm Pāḷi và chia trang 15 nhị đề 36 Sīlasampadāduka

Nhị đề Mãn túc giới

* Câu 1: Sīlasampadā ca (tất cả pháp thực tính làm cho mãn túc giới).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo.

- 3 là hành uẩn tức là 36 sở hữu hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo (trừ thọ, tưởng)

- 4 là thức uẩn tức là tâm thực dục giới tịnh hảo.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm thực dục giới tịnh hảo.

- 2 là pháp nhập tức là 38 sở hữu hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm thực dục giới tịnh hảo.

- 2 là pháp giới tức là 38 sở hữu hợp với tâm thực dục giới tịnh hảo.

1 đế

- Khổ đế tức là tâm thực dục giới tịnh hảo và 38 sở hữu hợp.

* Câu 2: Diṭṭhisampadā ca (tất cả pháp thực tính làm cho mãn túc kiến).

Chia như câu 2 trang 9.

Thêm Pāḷi và chia trang 16 nhị đề 37 Visuddhiduka

Nhị đề Giới tịnh

* Câu 1: Sīlavisuddhi ca (tất cả pháp thực tính làm cho giới tịnh (trong sạch)).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm siêu thế.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm siêu thế.

- 3 là hành uẩn tức là 34 sở hữu hợp với tâm siêu thế (trừ thọ, tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm siêu thế.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm siêu thế.

- 2 là pháp nhập tức là 36 sở hữu hữu hợp với tâm siêu thế.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm siêu thế.

- 2 là pháp giới tức là 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế.

1 đế là Đạo đế là bát chi đạo hợp với tâm đạo.

Ngoại đế là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp (trừ đạo đế).

* Câu 2: Diṭṭhivisuddhi ca (tất cả pháp thực tính làm cho kiến tịnh).

Chia như câu 2 trang 9

Thêm Pāḷi và chia trang 17 nhị đề 38 Diṭṭhivisuddhiduka

Nhị đề Tịnh kiến đặc biệt

* Câu 1: Diṭṭhivisuddhi kho pana (tất cả pháp thực tính thành người kiến tịnh).

Chia như câu 2 trang 9.

* Câu 2: Yathādiṭṭhissa ca pathānaṃ (tất cả pháp thực tính thích hợp với kiến tịnh).

Chia như câu 2 trang 12.

Thêm Pāḷi và chia trang 18 nhị đề 39 Sañvegaduka

Nhị đề Căn bản bi điệu

* Câu 1: Saṃvego ca saṃvejaniyesu ṭhānesu (tất cả pháp thực tính làm căn bản giúp cho tâm thê thảm).

Chia như câu 2 trang 9.

* Câu 2: Saṃviggassa ca yoniso pathānaṃ (tất cả pháp thực tính siêng năng suy xét bát thê thảm).

Chia như câu 2 trang 12.

Thêm Pāḷi và chia trang 19 nhị đề 40 Asantuṭṭhatāduka

Nhị đề Vô bảo thiện

* Câu 1: Asamtuṭṭhatā ca kusalesu dhammesu (tất cả pháp thực tính thành người không biết no với pháp thiện).

Chia như câu: Tất cả pháp thiện.

* Câu 2: Appativānitā ca pathānasmim (tất cả pháp thực tính thành người tinh tấn không lui sụt tu tiến).

Chia như câu 2 trang 12 tập 18 này.

Thêm Pāḷi và chia trang 20 nhị đề 41 Vijjāduka

Nhị đề Minh

* Câu 1: Vijjā ca (tất cả pháp thực tính gọi là minh).

Chia như câu 2 trang 9.

* Câu 2: Vimutti ca (tất cả pháp thực tính gọi là yểm).

4 uẩn

- 1 là thọ uẩn tức là sở hữu thọ hợp với tâm thực đáo đại.

- 2 là tưởng uẩn tức là sở hữu tưởng hợp với tâm thực đáo đại.

- 3 là hành uẩn tức là 33 sở hữu hợp với tâm thực đáo đại (trừ thọ, tưởng).

- 4 là thức uẩn tức là tâm thực đáo đại.

Ngoại uẩn tức là Níp-bàn.

2 nhập

- 1 là ý nhập tức là tâm thực đáo đại.

- 2 là pháp nhập tức là Níp-bàn và 35 sở hữu hợp với tâm thực đáo đại.

2 giới

- 1 là ý thức giới tức là tâm thực đáo đại.

- 2 là pháp giới tức là Níp-bàn và 35 sở hữu hợp với tâm thực đáo đại.

2 đế

- 1 là khổ đế tức là tâm thực đáo đại và 35 sở hữu hợp.

- 2 là diệt đế tức là Níp-bàn.

Thêm Pāḷi và chia trang 21 nhị đề 42 Khayañāṇaduk

Nhị đề Đoạn trừ phiền não

* Câu 1: Khaye ñāṇaṃ atthi (tất cả pháp thực tính đoạn trừ phiền não).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

* Câu 2: Anuppāde ñāṇaṃ... (tất cả pháp thực tính làm tuệ hợp với thánh quả (tuệ tùng sinh trong quả) cho đến tột bực đều không cho phiền não tục sinh do 4 đạo đã đoạn trừ).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Dứt phần thêm Pāḷi và chia tập 18

~~~~~~~~

Tạm xong bài giải Siêu lý sơ đẳng tại Giảng đường Siêu lý - Chợ Lớn số 681/1, đường Phú Định, Quận 6 – Sài Gòn 06/1973.

Xin đọc giả ôn nhuần!

~~~~~~~~

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

H: Hộ kiếp.

V: Hộ kiếp vừa qua.

R: Hộ kiếp rúng động.

D: Hộ kiếp dứt dòng.

K: Khán môn hay khai môn.

5: Ngũ song thức.

T: Tiếp thâu.

Q: Quan sát.

P: Phân đoán.

C: Thực, đổng lực.

M: Mót, na cảnh.

Á: Hộ kiếp khách.

Ẩ: Chuẩn bị.

Ậ: Cận hành.

U: Thuận thứ.

B: Bỏ bực.

Ế: Tiến bậc.

Ề: Thiền.

Ạ: Đạo.

Ả: Quả.

Ô: Thông.

Ử: Tử (chết).

S: Tục sinh hay tái tục.

Í: Níp-bàn.

bds: Bất định số cái sát-na.

Cách Đọc Bản Đồ Lộ Tâm

Lộ tâm gồm có 455. Chia 4 phần lớn:

1/. Phần lộ ngũ môn có 120.

2/. Phần lộ ý môn có 61 (luôn chiêm bao).

3/. Lộ kiên cố có 164.

4/. Lộ Níp-bàn đặc biệt có 110.

Lộ ngũ môn có 5 phần trung đều nhơn cho 5 môn. Phần thứ nhất 3 hàng 15 lộ. Phần thứ nhì 4 hàng 20 lộ. Phần thứ 3 có 6 hàng 30 lộ. Phần thứ tư có 7 hàng 35 lộ. Phần thứ 5 có 4 hàng 20 lộ.

Lộ ý có 6 phần trung: phần thứ nhất 22 hàng 28 lộ. Phần thứ nhì lấy lại 16 hàng 20 lộ. Phần thứ ba 2 hàng 3 lộ. Phần thứ tư 1 hàng 2 lộ. Phần thứ năm 2 hàng 4 lộ. Phần thứ sáu 2 hàng 40 lộ. Phần thứ bảy 2 hàng 4 lộ.

110 lộ Níp-bàn đặc biệt chia 4 phần trung: phần thứ nhất 4 hàng 36 lộ. Phần thứ nhì 4 hàng 4 lộ. Phần thứ ba 2 hàng 48 lộ. Phần thứ 4 2 hàng 22 lộ (83 hàng là 83 phần nhỏ).

12 Lộ chiêm bao theo trong phần nhỏ. Hàng 25, 26 được 2 lộ. Hàng 31, 32 đặng 4 lộ. Hàng 39, 40 đặng 4 lộ. Hàng 47, 49 được 2 lộ. Cái và chặng không khác.

2 lộ trùng 25, 26 thì đặng 32 thứ.

4 lộ trùng 31, 32 thì đặng 21 thứ.

4 lộ trùng 39, 40 thì đặng 3 thứ.

1 lộ trùng 47 thì đặng 1 thứ.

1 lộ trùng 49 không thứ nào cả.

Người mà có chiêm bao là tức bàng sanh, ngạ quỉ, địa atula & nhân loại.

3 Châu (trừ Bắc cu lô châu).

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Bản đồ này trình bày đại lược thứ lớp tiến hành giải thoát rốt ráo hầu giúp ý kiến cho người phát tâm tu theo chánh pháp biết lối tìm tòi học hỏi.

Nhưng trong đây có nhiều chặng phải trắc nghiệm và nghiên cứu.

Nếu ai muốn biết chắc để thật hành, cần cố gắng cho bớt điều khuyết điểm.

Chỉ Dẫn Bản Đồ Cứu Cánh Níp-Bàn

~~~~~~~~

Trước hết, nên biết mục tiêu của Phật giáo hoàn toàn rốt ráo diệt phiền não dứt ngũ uẩn, hết tất cả khổ.

Sắp đặng như thế phải là bực quả vô sinh. Dù Toàn giác, Độc giác hay Thinh Văn giác cũng thế và phải trải qua 4 bực đạo quả như trong bản đồ, tợ cái thang lên từng nấc.

Ban đầu Sơ đạo lên quả Thất lai, quả Thất lai lên Nhị đạo; Nhị đạo lên quả Nhứt lai; quả Nhứt lai lên Tam đạo; Tam đạo lên quả Bất lai; quả Bất lai lên Tứ đạo; Tứ đạo lên quả Vô sanh, sẽ Níp-bàn viên tịch không còn luân hồi trong tam giới nữa, mới đáng gọi là tận thế của bậc ấy.

Ai muốn đắc sơ đạo phải tu tam học: giới, định, tuệ.

Giới là: ngũ giới, bát giới, thập giới và 227 giới tùy sức.

Định là: 8 hoặc 9 bực thiền hiệp thế, nhưng thiếu sức chỉ dùng cận định là định quyền, định lực v.v… trong đẳng giác cũng đủ.

Còn tuệ cần phải thứ lớp từ thấp đến cao, trước hết phải đắc tuệ thông thường (sammasanañāṇa) là quán soi nhận thấy ngũ uẩn… thành phần riêng khối.

Trau giồi tâm quán đặng mạnh hơn, tỏ ngộ nhận thấy danh sắc tiến triển và mất đi, đó gọi là tiến thối tuệ (udayabbayañāṇa). Vào đến tuệ này phải gặp phiền não quán hoặc hào quang sáng chiếu, hoặc gặp pháp hỷ mạnh, hoặc gặp đặng rất yên lặng, hoặc gặp thắng giải mạnh quyết định quá tin, hoặc gặp sự cố gắng quá mạnh, hoặc gặp an lạc rất nhiều, hay rất đa trí tuệ càng soi mạnh, hoặc chánh niệm quá mạnh như người hướng đạo đi quá xa, hoặc sự xả quá mạnh thành quá lơ là, hay là phát sanh ái nặng.

Hào quang, hỷ, tịnh, tín đa
Cần, vui, huệ, niệm, xả và ái thương
Trong mười, một mạnh quá cường
Thành ra phiền não của đường quan chơn.

(Diệu Pháp lý hợp – phẩm đề mục chỉ quán)

Nếu lướt qua khỏi phiền não quán đặng thời tuệ này mới đủ sức mạnh thấy danh sắc tiến thối rõ rệt. Quán soi càng gần khuất bỏ phần tiến của danh sắc, chỉ nhận thấy ngay phần diệt của danh sắc, nên gọi là diệt một tuệ (bhaṅgañāṇa).

Đặng tỏ ngộ tuệ này như người ở trong nhà mục, chỉ thấy đồ gảy rớt xuống dĩ nhiên cho rằng gặp nạn, tỏ ngộ như thế gọi là họa hoạn tuệ (bhayañāṇa), nhận thấy danh sắc như vậy rồi mới đăm ra cho danh sắc là đồ tội lỗi, cách nhận ấy là tội quá tuệ (ādīnavañāṇa) do danh sắc nó phải như thế mới nhận rõ bằng cách chán nản, gọi là phiền yểm tuệ (nibbidañāṇa).

Sự nhàm chán đâu có thích, nên sự tỏ ngộ với cách như muốn xa lìa, đó gọi là dục thoát tuệ (muñcitukamyatāñāṇ). Sự muốn tránh khỏi rất mạnh thì có phần cương quyết cho khỏi, như thế gọi là quyết ly tuệ (paṭisaṅkhāñāṇa) tỷ dụ như chim mới nhốt vào lòng lưới, dù soi đến đâu cũng chẳng đặng ra, rốt cuộc phải nằm nhìn lưới, như thế nào thì hành xả tuệ (saṅkhārupekkhāñāṇa) đối với sự tiêu diệt của danh sắc cũng như thế ấy.

Còn thuận tùng (anulomañāṇa) sanh theo lộ tâm đắc đạo cũng như chim trong lồng gặp khi mở cửa ra theo sẽ thảnh thơi. Liên tiếp tuệ thuận tùng có cái tâm đổng tốc dục giới tịnh hảo tương ưng gặp thấy Níp-bàn để chuyển tộc (gotrabhū) đổi phàm làm Thánh, liền đắc Sơ đạo.

Nếu người nào tu pháp quán không sai mà gặp 1 trong 10 phiền não quán thì biết rằng người ấy là người tam nhân. Còn Bồ tát nếu đủ căn lành thì lướt qua khỏi đến phần cao của tuệ tiến thối (udayabhayañāṇa) mới có phần đến đạo quả hay Níp-bàn sẽ không còn gọi là Bồ tát nữa, nên đặng là Bồ tát kiếp chót.

~~~~~

Trước khi đặng ngũ tự đoán thì đã hiện bày 7 nguyên nhân đắc đạo hiện thế như vầy:

1) Là đặng thành người tam nhân (trắc nghiệm có phát sanh phiền não quán).

2) Là đời trước đã tạo thập độ có liên quan pháp quán (nên đời này vào tu tuệ dễ dàng).

3) Là đời này đầy đủ tinh tấn (vì tinh tấn độ không thiếu).

4) Là tu quán đúng với chánh tạng và chú giải (rất may gặp thầy dạy tu tuệ không sai suyển, do đủ căn lành mới gặp mới đặng gặp như thế).

5) Là có chỗ hành rất vừa thích hợp (cũng do đủ căn, nên gặp đủ phần).

6) Là không bị thập oái niệm (palibodha).

1. Oái niệm sở cư (āvsapalibodha )là phải lo do chỗ ở.

2. Oái niệm thân ái (kulapalibodha) là phải lo hay bận bịu với người thân mến.

3. Oái niệm lợi lộc (lābhapalibodha) là hằng quan tâm với sự lợi lộc.

4. Oái niệm đồng cư (ganapalibodha) là bận lòng với kẻ ở chung.

5. Oái niệm nghiệp (kammapalibodha) là bận lòng với nghề nghiệp hay phận sự.

6. Oái niệm diễn hành (atthānapalibodha) là bận lo tính việc đi xa.

7. Oái niệm thân tộc (natipalibodha) là bận lo bà con dòng giống.

8. Oái niệm tật bệnh (ābādhabodha) là bận lo việc đau ốm.

9. Oái niệm học vấn (ganthapalibodha) là bận lòng với sự học hay nghiên cứu.

10. Oái niệm thần thông (itthipalibodha) là có thần thông phải bận lòng trau giồi.

7) Là phải có thì giờ đầy đủ (nếu thiếu căn lành phải bị nhiều việc chi phối).

Người nào phát tâm muốn tu hành đến đạo quả nhưng nhận xét thấy ta hoặc hết sức trắc nghiệm mà không đầy đủ 12 điều như đã kể, nên ráng lo bổ túc pháp độ, độ nào mà khó càng thêm cố gắng hành cho đầy đủ sẽ thâu hồi thời giờ lại, đó là Bồ tát bổ túc  pháp độ.

Còn các bậc cũng có căn lành mà không mong đắc đạo quả sớm với các đời sau gần đây, thì tùy ý theo hoàn cảnh hành đọ nào nhiều ít, hay nguyện Toàn giác phải hy sinh hết thân mạng với 1 độ nào, hoặc nguyện Độc giác cũng phải hy sinh đến tứ chi với ít độ.

Các bực như thế cũng tạm gọi là Bồ tát tùy hành pháp độ, nếu muốn cho có căn bản rõ rệt thì phải phát nguyện dù Toàn giác, Độc giác hay Thinh Văn giác đều phải lập chí hướng. Còn người muốn mau khỏi khổ, nên nguyện thành pháp độ vào hàng Bồ tát.

Phước lành tôi đã tạo ra,

Các đời quá khứ hay là đời nay,

Nghiệp chưa cho quả phước nào,

Nguyện thành pháp độ để vào thiện căn,

Sau này dù tạo mấy lần,

Từ đây cho đến vô sanh Níp-Bàn

Hễ làm chuyện tốt hoàn toàn,

Mỗi điều hạnh phúc thành đoàn nhân duyên,

Giúp cho phiền não sớm yên,

Đặng mau giải thoát trợ liền kiếp sau,

Nếu trễ chẳng gặp Phật nào,

Nhằm kỳ Độc giác làm sao cũng thành.

~~~~~

Nói về phát tâm giải thoát là 1 điều sơ cần cũng là tâm lý khác khác để cởi mở sự ái với lục trần và những pháp trong 3 cõi cũng đặng gọi tâm lý xuất gia. Chữ gia đây ám chỉ thế tục, phiền não, ngũ uẩn và tát cả đời. Nếu tâm không dính mắc là có nghĩa xa lìa.

Chưởng thiện căn là gieo duyên giải thoát, tức là đối với Tam bảo hoặc Độc giác cung kỉnh hay cúng dường…

* Thập độ (Pāramī) đáo bỉ ngạn:

1) Bố thí độ (dānapāramī): bố thí với tâm lý xuất gia.

2) Trì giới độ (sīlapāramī): giữ giới đi đôi với tâm lý xuất gia.

3) Xuất gia độ (nekkhammapāramī): xa lìa lục trần và tam giới

4) Trí tuệ độ (paññāpāramī): trí đi đôi với tâm lý xuất gia.

5) Tinh tấn độ (viriyapāramī): siêng năng đi đôi với tâm lý xuất gia.

6) Nhẫn nại độ (khantīpāramī): nhịn chịu đi đôi với tâm lý xuất gia.

7) Chân thật độ (saccapāramī): thành thật đi đôi với tâm lý xuất gia.

8) Chí nguyện độ (ādhitthānapāramī): sự nguyện vọng đi đôi với tâm lý xuất gia.

9) Từ tâm độ (mettāpāramī): lòng từ bi đi đôi với tâm lý xuất gia.

10) Hành xả độ (upekkhāpāramī): buông bỏ pháp đời đi đôi với tâm lý xuất gia.

Ngũ tự đoán hiện thế đắc đạo:

1) Là trọn tin tam bảo và ông thầy dạy hành đạo trúng.

2) Là đầy đủ sức khoẻ, không bệnh hoạn.

3) Là không có đố kỵ với thầy và bạn tu.

4) Là tinh tấn dù còn da, gân, xương cũng không thối chuyển.

5) Là tu đặng lướt qua khỏi phiền não quán, đến tiến thối tuệ (udayabbhayaṇāṇa) phần cao.

Đủ thất nhân đắc đạo hiện thế là như người học hết chương trình. Còn ngũ tự đoán đắc đạo hiện thế như làm bài trong lúc thi.

Người có hiện tượng 5 điều ngũ đoán (hiện thế đắc đạo), trước phải có thất nhơn đắc đạo hiện thế, nguyên do nhờ các đời quá khứ tạo pháp độ (pāramī).

~~~~~

Nương theo thứ lớp tu trau
Lục tịnh mới đến đạo cao Thánh từng
Bởi nên bốn đạo gọi xưng
Kêu là huệ thấy cảnh trưng Níp-bàn.

(Diệu Pháp Lý Hợp – phẩm đề mục chỉ quán)

Sự tụng kinh cốt yếu cho tự nhớ, vì bỏ lâu e quên và sự hành cũng lảng. Vậy, kinh pháp mà ta đã thuộc nên tụng mỗi đêm (trừ ra bận việc). Còn cách tụng kinh cầu an, cầu siêu tùy trường hợp.

PHƯỚC VẬT

Nên biết tạo phước làm ít đặng nhiều:

- Thí cho loài bang sanh hưởng đặng 100 đời,

- Thí cho người ác hưởng đặng 1.000 đời,

- Thí cho người thiện hưởng đặng 1 ức đời,

- Cúng đến bậc đắc thiền hưởng đặng 100 tỉ đời,

- Cúng đến Sơ quả hưởng hơn vô số đời (140 con số 0),

- Cúng đến Nhị quả, Tam quả, Tứ quả phước chồng mỗi bậc hơn cả trăm lần. Còn thua cúng đến Độc Giác, cúng đến Toàn Giác phước nhiều hơn cúng Độc Giác.

- Trai Tăng mà có Phật đồng chứng phước nhiều hơn chỉ cúng Phật, tạo chùa Tứ Phương Tăng vật nhiều hơn cả cúng dường.

PHƯỚC ĐỨC

1. Kỉnh đọc: quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng (3 lần) - phước hơn cất chùa.

2. Nguyện tránh sát sanh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ, ẩm tửu nhiều phước hơn tam quy trơn.

3. Rải lòng từ, phước đức hơn nguyện quy giới.

PHƯỚC TRÍ

Phước trí cao siêu hơn rải lòng từ là “quán tưởng vô thường” có 12 cách:

1. Xét thấy rốt cuộc đều vô thường.

2. Nhận thấy rõ sự vật đều (tạm mượn) tạm thời.

3. Quán xét thái độ sanh có ra phải hư hoại.

4. Nhận rõ vật có tiêu hoại đổi thay.

5. Nhận thấy trong mỗi vật đều động biến chuyển không ngừng.

6. Quán tưởng thấy vạn vật đều sẽ tan rã.

7. Xét tột vạn vật đâu còn hoài.

8. Nhận thấy sự vật hằng biến đổi.

9. Xét rõ trong đời không chi hoàn toàn chắc thật.

10. Quán tưởng cho rõ thấy những cách điêu tàn.

11. Nhận thấy pháp hữu vi phải nhờ duyên trợ tạo.

12. Tự xét cuối cùng dĩ nhiên phải chết.

Thất Tịnh (Visuddhi)

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học

Tuệ chót này có vị có, có vị không, cho nên trong văn lục bát có bài kệ như vầy:

Níp-bàn, đạo, quả, Thánh nhơn

Đắc rồi suy xét nghiệp dơn đã trừ,

Với mà phiền não còn dư

Có người chẳng xét thiệt hư chi nào.

(Diệu Pháp Lý Hợp – Phẩm đề mục chỉ quán)

Học Siêu lý (Paramaṭṭha) hay học Vô Tỷ Pháp (Abhidhamma) hoặc học Nội dung Vô Tỷ Pháp (Abhidhammattha) v.v… tức là tìm hiểu nhận thấy rõ chân như thực tính (Sabhāva) để chúng ta tránh sự chấp chế định, đặng tỏ ngộ vô thường, khổ não, vô ngã và Níp-bàn, hầu tránh khỏi tất cả nạn.

Bản Giải Siêu Lý Tiểu Học