PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

BUDDHASĀSANA THERAVĀDA

~~~~~~~~

VÔ TỶ PHÁP

(ABHIDHAMMA) 

BẢN GIẢI

SIÊU LÝ TRUNG HỌC

CĂN & UẨN SONG

~~~~~~~~

Biên soạn: Saddhamma Jotika.

Sư cả Tịnh Sự Mahāthero Santakicco

Dịch từ bản tiếng Thái Lan sang tiếng Việt Nam

Phật lịch 2517 - Dương lịch 1973

~~~~~~~~

PL. 2557 - DL. 2013

BỘ SONG ĐỐI

~~~~~~~~

BẢN ĐỒ CĂN SONG

 Bản Giải Siêu Lý Trung Học

XIỂN THUẬT DIỆU PHÁP

PHẦN CĂN SONG

CHƯƠNG THIỆN

1.

* Yekeci kusalā dhammā, sabbe te kusalamūlāti?

Mỗi pháp nào là thiện, (pháp ấy) đều là căn thiện phải chăng?

- Tīneva kusalamūlāni, avasesā kusalā dhammā na kusalamūlā!

Căn thiện chỉ có 3, những pháp thiện ngoài ra phi căn thiện!

* Yevāpana kusalamūlā, sabbe te dhammā kusalāti?

Hay là những căn thiện, đều là pháp thiện phải chăng?

- Āmantā! Phải rồi!

2.

* Yekeci Kusalā dhammā, sabbe te kusalamūlena ekamūlāti?

Mỗi pháp nào là thiện, đều có (nương) căn đồng nhau với căn thiện phải chăng?

- Āmantā! Phải!

* Yevāpana kusalamūlena ekamūlā, sabbe te dhammā kusalāti?

Hay là pháp nào có (nương) căn đồng nhau với căn thiện, đều là pháp thiện phải chăng?

- Kusalasamuṭṭhānaṃ rūpaṃ kusalamūlena ekamūlaṃ na kusalaṃ, kusalaṃ kusalamūlena ekamūlanceva kusalañca.

Sắc tâm thiện tạo nương căn đồng nhau với căn thiện mà phi thiện. Còn thiện nương căn đồng nhau với căn thiện cũng phải và thiện cũng phải.

3.

* Yekeci kusalamūlena ekamūlā dhammā, sabbe te kusalamūlena aññamaññamūlāti?

Mỗi pháp nào có (nương) căn đồng nhau với căn thiện, đều gọi căn hỗ tương[1] với căn thiện phải chăng?

- Mūlāni yāni ekato uppajjanti kusalamūlāni ekamūlāniceva aññamaññamūlāni ca, avasesā kusalamūlasahajātā dhammā kusalamūlena ekamūlāni na aññamaññamūlā!

Căn nào đồng sanh với căn thiện, những căn thiện ấy có (nương) căn đồng nhau cũng phải và căn hỗ tương cũng phải. Còn những pháp đồng sanh ngoài ra căn thiện có (nương) căn đồng nhau với căn thiện mà phi căn hỗ tương.

* Yevāpana kusalamūlena aññamaññamūlā, sabbe te dhammā kusalāti?

Hay là pháp nào gọi căn hỗ tương với căn thiện, đều là pháp thiện phải chăng?

- Āmantā! Phải!

4.

* Yekeci kusalā dhammā, sabbe te kusalamūlamūlāti?

Mỗi pháp nào là thiện, những pháp ấy đều gọi căn là căn thiện phải chăng?

- Tīneva kusalamūlāni, avasesā kusalā dhammā na kusalamūlā!

Căn thiện chỉ có 3, còn những pháp thiện ngoài ra phi căn thiện!

* Yevāpana kusalamūlamūla, sabbe te dhammā kusalāti?

Hay là pháp nào gọi căn là căn thiện, những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

- Āmantā! Phải!

5.

* Yekeci kusalā dhammā, sabbe te kusalamūlena ekamūlamūlāti?

Mỗi pháp nào là thiện, những pháp ấy có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn thiện phải chăng?

- Āmantā! Phải!

* Yevāpana kusalamūlena ekamūlamūlā, sabbe te dhammā kusalāti?

Hay là pháp nào có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn thiện, những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

- Kusalasamuṭṭhānaṃ rūpaṃ kusalamūlena ekamūlamūlaṃ na kusalaṃ, kusalaṃ kusalamūlena ekamūlamūlāñceva kusalañca!

Sắc do tâm thiện tạo có (nương) căn đồng nhau với căn thiện mà phi thiện. Còn thiện có căn gọi đồng nhau với căn thiện cũng phải và thiện cũng phải!

6.

* Yekeci kusalamūlena ekamūlamūlā dhammā, sabbe te kusalamūlena aññamaññamūlamūlāti?

Mỗi pháp nào có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn thiện, những pháp ấy đều là căn gọi căn hỗ tương với căn thiện phải chăng?

- Mūlāni yāni ekato uppajjanti kusalamūlāni ekamūlamūlāni ceva aññamaññamūlamūlāni ca, avasesā kusalamūlasahajātā dhammā kusalamūlena ekamūlamūlā na ca aññamaññamūlamūlā!

Căn nào đồng sanh với căn thiện có căn gọi căn đồng nhau cũng phải và gọi căn hỗ tương cũng phải. Còn những pháp đồng sanh với căn thiện mà ngoài ra đó gọi căn đồng nhau với căn thiện mà phi căn gọi căn hỗ tương!

* Yevāpana kusalamūlena aññamaññamūlamūlā, sabbe te dhammā kusalāti?

Hay là pháp nào gọi căn là căn hỗ tương với căn thiện, những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

- Āmantā! Phải!

7.

* Yekeci kusalā dhammā, sabbe te kusalamūlakāti?

Mỗi pháp nào là thiện, đều có (nương) căn thiện phải chăng?

- Āmantā! Phải!

* Yevāpana kusalamūlakā, sabbe te dhammā kusalāti?

Hay là pháp nào có (nương) căn thiện, những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

- Kusalasamuṭṭhānaṃ rūpaṃ kusalamūlakaṃ na kusalaṃ, kusalaṃ kusalamūlañceva kusalañca!

Sắc do tâm thiện tạo có (nương) căn thiện mà phi thiện. Còn thiện có (nương) căn thiện cũng phải và thiện cũng phải!

8.

* Yekeci kusalā dhammā, sabbe te kusalamūlena ekamūlakāti?

Mỗi pháp nào là thiện, những pháp ấy có (nương) căn đồng nhau với căn thiện phải chăng?

- Āmantā! Phải!

* Yevāpana kusalamūlena ekamūlakā, sabbe te dhammā kusalāti?

Hay là pháp nào có (nương) căn đồng nhau với căn thiện, những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

- Kusalasamuṭṭhānaṃ rūpaṃ kusalamūlena ekamūlakaṃ na kusalaṃ, kusalaṃ kusalamūlena ekamūlakañceva kusalañca!

Sắc do tâm thiện tạo có (nương) căn đồng nhau với căn thiện mà phi thiện, còn thiện có (nương) căn đồng nhau với căn thiện cũng phải và thiện cũng phải.

9.

* Yekeci kusalamūlena ekamūlakā dhammā, sabbe te kusalamūlena aññamaññamūlakāti?

Mỗi pháp nào có (nương) căn đồng nhau với căn thiện, đều là căn hỗ tương với căn thiện phải chăng?

- Mūlāni yāni ekato uppajjanti kusalamūlāni ekamūlakāni ceva aññamaññamūlakāni ca, avasesā kusalamūlasahajātā dhammā kusalamūlena ekamūlakā na ca aññamaññamūlakā!

Căn nào đồng sanh với căn thiện gọi căn đồng nhau cũng phải và căn hỗ tương cũng phải, còn những pháp nào đồng sanh với căn thiện mà ngoài ra đó (nương) căn đồng nhau với căn thiện mà phi căn hỗ tương!

* Yevāpana kusalamūlena aññamaññamūlakā, sabbe te dhammā kusalāti?

Hay là pháp nào gọi căn hỗ tương với căn thiện, những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

- Āmantā! Phải!

10.

* Yekeci kusalā dhammā, sabbe te kusalamūlamūlakāti?

Mỗi pháp nào là thiện, đều có (nương) căn gọi căn thiện phải chăng?

- Āmantā! Phải!

* Yevāpana kusalamūlamūlakā, sabbe te dhammā kusalāti?

Hay là pháp nào nương căn gọi căn thiện, những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

- Kusalasamuṭṭhānaṃ rūpaṃ kusalamūlakaṃ na kusalaṃ, kusalaṃ kusalamūlamulakañceva kusalañca!

Sắc do tâm thiện tạo có (nương) căn là căn thiện mà phi thiện, còn những pháp thiện có (nương) căn là căn thiện cũng phải và pháp thiện cũng phải.

11.

* Yekeci kusalā dhammā, sabbe te kusalamūlena ekamūlamūlakāti?

Mỗi pháp nào là thiện, đều có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn thiện phải chăng?

- Āmantā! Phải!

* Yevāpana kusalamūlena ekamūlamūlakā, sabbe te dhammā kusalāti?

Hay là pháp nào nương căn gọi căn đồng nhau với căn thiện, đều là pháp thiện phải chăng?

- Kusalasamuṭṭhānaṃ rūpaṃ kusalamūlena ekamūlamūlaṃ na kusalaṃ, kusalaṃ kusalamūlena ekamūlamūlakañceva kusalañca!

Sắc do tâm thiện tạo có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn thiện mà phi thiện, còn thiện nương căn gọi căn đồng nhau với căn thiện cũng phải và thiện cũng phải.

12.

* Yekeci kusalamūlena ekamūlamūlakā dhammā, sabbe te kusalamūlena aññamaññamūlamūlakati?

Mỗi pháp nào có căn gọi căn đồng nhau với căn thiện, đều là căn gọi căn hỗ tương với căn thiện phải chăng?

- Mūlāni yāni ekato uppajjanti kusalamūlāni ekamūlamūlakāniceva aññamaññamūlamūlakāni ca, avasesā kusalamūlasahajātā dhammā kusalamūlena ekamūlamūlakā na ca aññamaññamūlamūlakā!

Căn nào đồng sanh với căn thiện gọi căn đồng nhau với căn thiện cũng phải và căn hỗ tương cũng phải, còn những pháp đồng sanh với căn thiện mà ngoài ra đó có căn gọi căn đồng nhau với căn thiện mà phi căn gọi căn hỗ tương.

* Yevāpana kusalamūlena aññamaññamūlamūlakā, sabbe te dhammā kusalāti?

Hay là pháp nào gọi căn là căn hỗ tương với căn thiện, đều là pháp thiện phải chăng?

- Āmantā! Phải!

~~~~~~~~~~

CHƯƠNG BẤT THIỆN

13.

* Yekeci akusalā dhammā, sabbe te akusalamūlāti?

Mỗi pháp nào bất thiện, đều gọi căn bất thiện phải chăng?

- Tīṇeva akusalamūlāni, avasesā akusalā dhammā na akusalamūlā!

Căn bất thiện chỉ có 3, còn những pháp bất thiện ngoài ra phi căn bất thiện!

* Yevāpana akusalamūlā, sabbe te dhammā akusalāti?

Hay là pháp nào gọi căn bất thiện, đều là pháp bất thiện phải chăng?

- Āmantā! Phải!

14.

*  Yekeci akusalā dhammā, sabbe te akusalamūlena ekamūlāti?

Mỗi pháp nào là bất thiện, đều có nương căn đồng nhau với căn bất thiện phải chăng?

- Ahetukaṃ akusalaṃ akusalamūlena na ekamūlaṃ, sahetukaṃ akusalaṃ akusalamūlena ekamūlaṃ.

Bất thiện vô nhân không có căn đồng nhau với căn bất thiện, bất thiện hữu nhân mới có căn đồng nhau với căn bất thiện.

* Yevāpana akusalamūlena ekamūlā, sabbe te dhammā akusalāti?

Hay là pháp nào có (nương) căn đồng nhau với căn bất thiện, những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

- Akusalasamuṭṭhānaṃ rūpaṃ akusalamūlena ekamūlaṃ na akusalaṃ, akusalaṃ akusalamūlena ekamūlañceva akusalañca!

Sắc do bất thiện tạo có (nương) căn đồng nhau với căn bất thiện phi bất thiện, còn bất thiện có (nương) căn đồng nhau với căn bất thiện cũng phải và bất thiện cũng phải!

15.

* Yekeci akusalamūlena ekamūlā dhammā, sabbe te akusalamūlena aññamāññamūlāti?

Mỗi pháp nào có (nương) căn đồng nhau với căn bất thiện, pháp ấy đều gọi căn hỗ tương với căn bất thiện phải chăng?

- Mūlāni yāni ekato uppajjanti akusalamūlāni ekamūlāni ceva aññamaññamūlāni ca, avasesā akusalamūlasahajātā dhammā akusalamūlena ekamūla na ca aññamaññamūlā!

Căn bất thiện nào đồng sanh với căn bất thiện có căn đồng nhau cũng phải gọi căn hỗ tương cũng phải. Còn những pháp đồng sanh với căn bất thiện mà ngoài ra đó có (nương) căn đồng nhau với căn bất thiện nhưng không gọi căn hỗ tương.

* Yevāpana akusalamūlena aññamaññamūlā, sabbe te dhammā akusalāti?

Hay là pháp nào gọi căn hỗ tương với căn bất thiện, đều là pháp bất thiện phải chăng?

- Āmantā! Phải!

16.

* Yekeci akusalā dhammā, sabbe te akusalamūlamūlāti?

Mỗi pháp nào là bất thiện, đều gọi căn là căn bất thiện phải chăng?

- Tīneva akusalamūlamūlāni, avasesā akusalā dhammā na akusalamūlamūlā!

Căn gọi căn bất thiện chỉ có 3, còn những pháp bất thiện ngoài ra phi căn gọi căn bất thiện!

* Yevāpana akusalamūlamūlāni, sabbe te dhammā akusalāti?

Hay là pháp nào gọi căn là căn bất thiện, những pháp ấy đều là căn bất thiện phải chăng?

- Āmantā! Phải!

17.

* Yekeci akusalā dhammā, sabbe te akusalamūlena ekamūlamūlāti?

Mỗi pháp nào là bất thiện, đều có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện phải chăng?

- Ahetukaṃ akusalaṃ akusalamūlena na ekamūlamūlaṃ, sahetukaṃ akusalaṃ akusalamūlena ekamūlamūlaṃ!

Bất thiện vô nhân không có căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện, bất thiện hữu nhân có căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện!

* Yevāpana akusalamūlena ekamūlamūlā, sabbe te dhammā akusalāti?

Hay là pháp nào có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện, những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

- Akusalasamuṭṭhānaṃ rūpaṃ akusalamūlena akamūlamūlaṃ na akusalaṃ, akusalaṃ akusalamūlena ekamūlamūlañceva akusalañca!

Sắc do bất thiện tạo nương căn đồng nhau với căn bất thiện mà phi bất thiện. Còn bất thiện có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện cũng phải và bất thiện cũng phải!

18.

* Yekeci akusalamūlena ekamūlāmūlā dhammā, sabbe te akusalamūlena aññamaññamūlamūlāti?

Mỗi pháp nào có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện, đều có căn gọi căn hỗ tương với căn bất thiện phải chăng?

- Mūlāni yāni ekato uppajjanti akusalamūlāni ekamūlamūlāniceva aññamaññmūlamūlāni ca, avasesā akusalamūlasahajātā dhammā akusalamūlena ekamūlamūlā na ca aññamaññamūlamūlā!

Căn bất thiện nào đồng sanh với căn bất thiện có (nương) căn gọi căn đồng nhau cũng phải, gọi căn là căn hỗ tương cũng phải. Pháp đồng sanh với căn bất thiện ngoài ra đó có căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện phi căn gọi căn hỗ tương!

* Yevāpana akusalamūlena aññamaññamūlamūlā, sabbe te dhammā akusalāti?

Hay là pháp nào gọi căn là căn hỗ tương với căn bất thiện, những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

- Āmantā! Phải!

19.

* Yekeci akusalā dhammā, sabbe te akusalamūlakāti?

Mỗi pháp nào là bất thiện, pháp ấy đều có (nương) căn bất thiện phải chăng?

-  Ahetukaṃ akusalaṃ na akusalamūlakaṃ, sahetukaṃ akusalaṃ akusalamūlakaṃ!

Bất thiện vô nhân không có (nương) căn bất thiện, bất thiện hữu nhân mới có (nương) căn bất thiện!

* Yevāpana akusalamūlakā, sabbe te dhammā akusalāti?

Hay là pháp nào có (nương) căn bất thiện, những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

- Akusalasamūṭṭhānaṃ rūpaṃ akusalamūlakaṃ na akusalaṃ, akusalaṃ akusalamūlakañceva akusalañca!

Sắc do tâm bất thiện tạo có (nương) căn là căn bất thiện mà phi bất thiện, còn bất thiện hữu nhân có (nương) căn là căn bất thiện cũng phải và bất thiện cũng phải!

20.

* Yekeci akusalā dhammā, sabbe te akusalamūlena ekamūlakāti?

Mỗi pháp nào là bất thiện, đều có (nương) căn đồng nhau với căn bất thiện phải chăng?

- Ahetukaṃ akusalaṃ akusalamūlena na ekamūlakaṃ, sahetukaṃ akusalaṃ akusalamūlena ekamūlaṃ!

Bất thiện vô nhân không có (nương) căn đồng nhau với căn bất thiện, bất thiện hữu nhân mới có (nương) căn đồng nhau với căn bất thiện!

* Yevāpana akusalamūlena ekamūlakā, sabbe te dhammā akusalāti?

Hay là pháp nào nương căn đồng nhau với căn bất thiện, những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

- Akusalamuṭṭhānaṃ rūpaṃ akusalamūlena ekamūlakaṃ na akusalaṃ, akusalaṃ akusalamūlena ekamūlakañceva akusalañca!

Sắc do tâm bất thiện tạo có (nương) căn đồng nhau với căn bất thiện mà phi bất thiện, còn bất thiện có (nương) căn đồng nhau với căn bất thiện cũng phải và bất thiện cũng phải!

21.

* Yekeci akusalamūlena ekamūlakā dhammā, sabbe te akusalamūlena aññamaññamūlakāti?

Mỗi pháp nào có (nương) căn đồng nhau với căn bất thiện, đều là căn hỗ tương với căn bất thiện phải chăng?

- Mūlāni yāni ekato uppajjanti akusalamūlāni ekamūlakāniceva aññamaññamūlakāni ca, avasesā kusalamūlasahajātā dhammā akusalamūlena ekamūlakā na ca aññamaññamūlakā!

Căn bất thiện nào đồng sanh với căn bất thiện có (nương) căn đồng nhau với căn bất thiện cũng phải và căn hỗ tương cũng phải, còn những pháp đồng sanh với căn bất thiện có (nương) căn đồng nhau với căn bất thiện mà phi căn gọi căn hỗ tương.

* Yevāpana akusalamūlena aññamaññamūlakā, sabbe te dhammā akusalāti?

Hay là pháp nào có căn hỗ tương với căn bất thiện, những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

- Āmantā! Phải!

22.

* Yekeci akusalā dhammā, sabbe te akusalamūlakāti?

Mỗi pháp nào là bất thiện, đều có căn gọi căn bất thiện phải chăng?

- Ahetukaṃ akusalaṃ na akusalamūlamūlakaṃ, sahetukaṃ akusalaṃ akusalamūlamūlakaṃ!

Bất thiện vô nhân không có (nương) căn gọi căn bất thiện, bất thiện hữu nhân có (nương) căn là căn bất thiện!

* Yevāpana akusalamūlamūlakā, sabbe te dhammā akusalāti?

Hay là pháp nào có (nương) căn gọi căn bất thiện, những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

- Akusalasamuṭṭhānaṃ rūpaṃ akusalamūlamūlakaṃ na akusalaṃ, akusalaṃ akusalamūlamūlakañceva akusalañca!

Sắc do tâm bất thiện tạo có (nương) căn là căn bất thiện mà phi bất thiện, bất thiện có (nương) căn là căn bất thiện cũng phải và bất thiện cũng phải!

23.

* Yekeci akusalā dhammā, sabbe te akusalamūlena ekamūlamūlakāti?

Mỗi pháp bất thiện nào, đều có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện phải chăng?

- Ahetukaṃ akusalaṃ akusalamūlena na ekamūlamūlakaṃ, sahetukaṃ akusalaṃ akusalamūlena akusalamūlakaṃ!

Bất thiện vô nhân không có căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện, còn bất thiện hữu nhân mới có căn là căn đồng nhau với căn bất thiện!

* Yevāpana akusalamūlena ekamūlamūlakā, sabbe te dhammā akusalāti?

Hay là pháp nào có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện, những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

- Akusalasamuṭṭhānaṃ rūpaṃ akusalamūlena ekamūlamūlakaṃ na akusalaṃ, akusalaṃ akusalamūlena ekamūlamūlakañceva akusalañca!

Sắc do tâm bất thiện tạo có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện mà phi bất thiện, bất thiện có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện cũng phải và bất thiện cũng phải!

24.

* Yekeci akusalamūlena ekamūlamūlakā dhammā, sabbe te akusalamūlena aññamaññamūlamūlakāti?

Mỗi pháp nào có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện, đều gọi căn là căn hỗ tương với căn bất thiện phải chăng?

- Mūlāni yāni ekato uppajjanti akusalamūlāni ekamūlamūlakāniceva aññamaññamūlamūlakāni ca, avasesā akusalamūlasahajātā dhammā akusalamūlena ekamūlamūlakā na ca aññamaññamūlamūlakā!

Căn bất thiện nào đồng sanh với căn bất thiện có căn gọi căn đồng nhau cũng phải và gọi căn là căn hỗ tương cũng phải, còn pháp đồng sanh ngoài ra căn bất thiện có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện mà phi căn gọi căn hỗ tương!

* Yevāpana akusalamūlena aññamaññamūlamūlakā, sabbe te dhammā akusalāti?

Hay là pháp nào gọi căn là căn hỗ tương với căn bất thiện, những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

- Āmantā! Phải!

~~~~~~~~~~

CHƯƠNG VÔ KÝ

25.

* Yekeci abyākatā dhammā, sabbe te abyākatamūlāti?

Mỗi pháp nào là vô ký, đều gọi căn vô ký phải chăng?

- Tīneva abyākatamūlāni, avasesā abyākatā dhammā na abyākatamūlā!

Căn vô ký chỉ có 3, còn những pháp vô ký ngoài ra không gọi căn vô ký!

* Yevāpana abyākatamūlā, sabbe te dhammā abyākatāti?

Hay là pháp nào là căn vô ký, đều gọi pháp vô ký phải chăng?

- Āmantā! Phải rồi!

26.

* Yekeci abyākatā dhammā, sabbe te abyākatamūlena ekamūlāti?

Mỗi pháp nào là vô ký, những pháp ấy đều có (nương) căn đồng nhau với căn vô ký phải chăng?

- Ahetukaṃ abyākataṃ abyākatamūlena na ekamūlaṃ, sahetukaṃ abyākataṃ abyākatamūlena ekamūlaṃ!

Vô ký vô nhân không có (nương) căn đồng nhau với căn vô ký, vô ký hữu nhân mới có (nương) căn đồng nhau với căn vô ký!

* Yevāpana abyākatamūlena ekamūlā, sabbe te dhammā abyākatāti?

Hay là pháp nào có (nương) căn đồng nhau với căn vô ký, những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

- Āmantā! Phải!

27.

* Yekeci abyākatamūlena ekamūlā dhammā, sabbe te abyākatamūlena aññamaññamūlāti?

Mỗi pháp nào có (nương) căn đồng nhau với căn vô ký, những pháp ấy đều gọi căn hỗ tương với căn vô ký phải chăng?

- Mūlāni yāni ekato uppajjanti abyākatamūlani ekamūlāniceva aññamaññamūlāni ca, avasesā abyākatamūlasahajātā dhammā abyākatamūlena ekamūla na ca aññamaññamūlā!

Căn nào đồng sanh với căn vô ký, có (nương) căn đồng nhau cũng phải và gọi căn hỗ tương cũng phải; còn những pháp vô ký đồng sanh với căn vô ký mà ngoài ra đó có (nương) căn đồng nhau với căn vô ký nhưng không gọi căn hỗ tương.

* Yevāpana abyākatamūlena aññamaññamūlā, sabbe te dhammā abyākatāti?

Hay là pháp nào gọi căn hỗ tương với căn vô ký, những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

- Āmantā! Phải!

28.

* Yekeci abyākatā dhammā, sabbe te abyākatamūlamūlāti?

Mỗi pháp nào là vô ký, đều là căn gọi căn vô ký phải chăng?

- Tīneva abyākatamūlamūlāni, avasesā abyākatā dhammā na abyākatamūlamūlā!

Căn vô ký chỉ có 3, còn những pháp ngoài ra không gọi căn là căn vô ký!

* Yevāpana abyākatamūlamūlā, sabbe te dhammā abyākatāti?

Hay là pháp nào gọi căn là căn vô ký, những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

- Āmantā! Phải!

29.

* Yekeci abyākatā dhammā, sabbe te abyākatamūlena ekamūlamūlāti?

Mỗi pháp vô ký nào, đều có (nương) căn đồng nhau với căn vô ký phải chăng?

- Ahetukaṃ abyākataṃ abyākatamūlena na ekamūlamūlaṃ, sahetukaṃ abyākataṃ abyākatamūlena ekamūlamūlaṃ!

Pháp vô ký vô nhân không có căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký, còn pháp vô ký hữu nhân mới có căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký!

* Yevāpana abyākatamūlena ekamūlamūlā, sabbe te dhammā abyākatāti?

Hay là pháp nào có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký, những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

- Āmantā! Phải!

30.

* Yekeci abyākatamūlena ekamūlamūlā dhammā, sabbe te abyākatamūlena aññamaññamūlamūlāti?

Mỗi pháp nào có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký, đều gọi căn hỗ tương với căn vô ký phải chăng?

- Mūlāni yāni ekato uppajjanti abyākatamūlāni ekamūlamūlāniceva aññamaññamūlamūlāni ca, avasesā abyākatamūlasahajātā dhammā, abyākatamūlena ekamūlamūlā na ca aññamaññamūlamūlā!

Căn nào đồng sanh với căn vô ký có (nương) căn đồng nhau với căn vô ký cũng phải và có căn gọi căn hỗ tương cũng phải. Còn những pháp đồng sanh với căn vô ký mà ngoài ra đó có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký, không gọi căn là căn hỗ tương!

* Yevāpana abyākatamūlena aññamaññamūlamūlā, sabbe te dhammā abyākatāti?

Hay là pháp nào gọi căn là căn hỗ tương với căn vô ký, những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

- Āmantā! Phải!

31.

* Yekeci abyākatā dhammā, sabbe te abyākatamūlakāti?

Mỗi pháp nào là vô ký, đều có (nương) căn vô ký phải chăng?

- Ahetukaṃ abyākataṃ na abyākatamūlakaṃ, sahetukaṃ abyākataṃ abyākatamūlakaṃ!

Vô ký vô nhân không có (nương) căn vô ký, vô ký hữu nhân mới có (nương) căn vô ký.

* Yevāpana abyākatamūlakā, sabbe te dhammā abyākatāti?

Hay là pháp nào có (nương) căn vô ký, những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

- Āmantā! Phải!

32.

* Yekeci abyākatā dhammā, sabbe te abyākatamūlena ekamūlakāti?

Mỗi pháp nào là vô ký, pháp ấy có (nương) căn đồng nhau với căn vô ký phải chăng?

- Ahetukaṃ abyākataṃ abyākatamūlena na ekamūlakaṃ, sahetukaṃ abyākataṃ abyākatamūlena ekamūlakaṃ!

Vô ký vô nhân không có căn đồng nhau với căn vô ký, còn vô ký hữu nhân mới có (nương) căn đồng nhau với căn vô ký.

* Yevāpana abyākatamūlena ekamūlakā, sabbe te dhammā abyākatāti?

Hay là pháp nào có căn đồng nhau với căn vô ký, những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

- Āmantā! Phải!

33.

* Yekeci abyākatamūlena ekamūlakā dhammā, sabbe te abyākatamūlena aññamaññamūlakāti?

Mỗi pháp nào có (nương) căn đồng nhau với căn vô ký, pháp ấy đều gọi căn hỗ tương với căn vô ký phải chăng?

- Mūlāni yāni ekato uppajjanti abyākatamūlāni ekamūlakāniceva aññamaññamūlakāni ca, avasesā abyākatamūlasahajātā dhammā abyākatamūlena ekamūlakā na ca aññamaññamūlakā!

Căn nào đồng sanh với căn vô ký có (nương) căn đồng nhau cũng phải và gọi căn hỗ tương cũng phải. Những pháp nào đồng sanh với căn vô ký mà ngoài ra đó có (nương) căn đồng nhau với căn vô ký mà phi căn hỗ tương!

* Yevāpana abyākatamūlena aññamaññamūlakā, sabbe te dhammā abyākatāti?

Hay là pháp nào gọi căn hỗ tương với căn vô ký, những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

- Āmantā! Phải!

34.

* Yekeci abyākatā dhammā, sabbe te abyākatamūlamūlākati?

Mỗi pháp nào là vô ký, pháp ấy đều có (nương) căn gọi căn vô ký phải chăng?

- Ahetukaṃ abyākataṃ na abyākatamūlamūlakaṃ, sahetukaṃ abyākataṃ abyākatamūlamūlakaṃ?

Vô ký vô nhân không có (nương) căn gọi căn vô ký, vô ký hữu nhân mới có (nương) căn gọi căn vô ký.

* Yevāpana abyākatamūlamūlakā, sabbe te dhammā abyākatāti?

Hay là pháp nào có (nương) căn là căn vô ký, những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

- Āmantā! Phải!

35.

* Yekeci abyākatā dhammā, sabbe te abyākatamūlena ekamūlamūlakāti?

Mỗi pháp nào là vô ký, pháp ấy đều có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký phải chăng?

- Ahetukaṃ abyākataṃ abyākatamūlena na ekamūlamūlakaṃ, sahetukaṃ abyākataṃ abyākatamūlena ekamūlamūlakaṃ!

Vô ký vô nhân không có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký, vô ký hữu nhân mới có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký.

* Yevāpana abyākatamūlena ekamūlamūlakā, sabbe te dhammā abyākatāti?

Hay là pháp nào có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký, những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

- Āmantā! Phải!

36.

* Yekeci abyākatamūlena ekamūlamūlakā dhammā, sabbe te abyākatamūlena aññamaññamūlamūlakati?

Mỗi pháp nào có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký, pháp ấy đều gọi căn là căn hỗ tương với căn vô ký phải chăng?

- Mūlāni yāni ekato uppajjaṅti abyākatamūlani ekamūlamūlakāniceva aññamaññamūlamūlakāni ca, avasesā abyākatamūlasahajātā dhammā abyākatamūlamūlena ekamūlamūlakā na ca aññamaññamūlamūlakā!

Căn nào đồng sanh với căn vô ký, có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký cũng phải và gọi căn là căn hỗ tương cũng phải, còn những pháp đồng sanh với căn vô ký mà ngoài ra đó có nương căn đồng nhau với căn là căn vô ký mà phi căn gọi căn hỗ tương.

* Yevāpana abyākatamūlena aññamaññamūlamūlakā, sabbe te dhammā abyākatāti?

Hay là pháp nào có (nương) căn gọi căn hỗ tương với căn vô ký, pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

- Āmantā! Phải!

~~~~~~~~~~

CHƯƠNG DANH

37.

* Yekeci nāmā dhammā, sabbe te nāmamūlāti?

Mỗi pháp nào là danh pháp, đều gọi căn danh phải chăng?

- Naveva nāmamūlāni, avasesā nāmā dhammā na nāmamūlā!

Căn danh chỉ có 9, còn danh pháp ngoài ra phi căn danh!

* Yevāpana nāmamūlā, sabbe te dhammā nāmāti?

Hay là pháp nào gọi căn danh, pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

- Āmantā! Phải rồi!

38.

* Yekeci nāmā dhammā, sabbe te nāmamūlena ekamūlāti?

Mỗi pháp nào là danh pháp, pháp ấy đều có (nương) căn đồng nhau với căn danh phải chăng?

- Ahetukaṃ nāmaṃ nāmamūlena na ekamūlaṃ, sahetukaṃ nāmaṃ nāmamūlena ekamūlaṃ!

Danh pháp vô nhân không có (nương) căn đồng nhau với căn danh, còn danh pháp hữu nhân mới có (nương) căn đồng nhau với căn danh!

* Yevāpana nāmamūlena ekamūlā, sabbe te dhammā nāmāti?

Hay là pháp nào có (nương) căn đồng nhau với căn danh,  pháp ấy đều là danh phải chăng?

- Nāmasamuṭṭhānaṃ rūpaṃ nāmamūlena ekamūlaṃ na nāmaṃ, nāmaṃ nāmamūlena ekamūlañceva nāmaṅca!

Sắc do danh hữu nhân trợ tạo có (nương) căn đồng nhau với căn danh mà phi danh, còn danh pháp hữu nhân có căn đồng nhau với căn danh cũng phải và danh pháp cũng phải!

39.

* Yekeci nāmamūlena ekamūlā dhammā, sabbe te nāmamūlena aññamaññamūlāti?

Mỗi pháp nào có (nương) căn đồng nhau với căn danh, pháp ấy đều gọi căn hỗ tương với căn danh phải chăng?

- Mūlāni yāni ekato uppajjanti nāmamūlāni ekamūlāniceva aññamaññamūlāni ca, avasesā nāmamūlasahajātā dhammā nāmamūlena ekamūlā na ca aññamaññamūlā!

Căn nào đồng sanh với nhau có (nương) căn đồng nhau với căn danh cũng phải và căn hỗ tương cũng phải. Còn những pháp đồng sanh với căn danh mà ngoài ra đó có (nương) căn đồng nhau với căn danh phi căn hỗ tương.

* Yevāpana nāmamūlena aññamaññamūlā, sabbe te dhammā nāmāti?

Hay là pháp nào gọi căn hỗ tương với căn danh, pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

- Āmantā! Phải!

40.

* Yekeci nāmā dhammā, sabbe te nāmamūlamūlāti?

Mỗi pháp nào là danh, pháp ấy đều gọi căn là căn danh phải chăng?

- Naveva nāmamūlamūlāni, avasesā nāmā dhammā na nāmamūlamūlā!

Gọi căn là căn danh chỉ có 9, còn danh pháp ngoài ra phi căn gọi căn danh!

* Yevāpana nāmamūlamūla, sabbe te dhammā nāmāti?

Hay là pháp nào gọi căn là căn danh, những pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

- Āmantā! Phải!

41.

* Yekeci nāmā dhammā, sabbe te nāmamūlena ekamūlamūlāti?

Mỗi pháp nào là danh pháp, pháp ấy đều có căn gọi căn đồng nhau với căn danh phải chăng?

- Ahetukaṃ nāmaṃ nāmamūlena na ekamūlamūlaṃ, sahetukaṃ nāmaṃ nāmamūlena ekamūlamūlaṃ!

Pháp danh pháp vô nhân không có căn gọi căn đồng nhau với căn danh, còn danh pháp hữu nhân mới có căn gọi căn đồng nhau với căn danh!

* Yevāpana nāmamūlena ekamūlamūlā, sabbe te dhammā nāmāti?

Hay là pháp nào có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn danh, pháp ấy đều là danh phải chăng?

- Nāmasamuṭṭhānaṃ rūpaṃ nāmamūlena ekamūlamūlaṃ na nāmaṃ, nāmaṃ nāmamūlena ekamūlamūlañceva nāmañca!

Sắc do danh pháp hữu nhân trợ tạo có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn danh mà phi danh pháp. Còn danh pháp hữu nhân có căn gọi căn đồng nhau với căn danh cũng phải và danh pháp cũng phải!

42.

* Yekeci nāmamūlena ekamūlāmūlā dhammā, sabbe te nāmamūlena aññamaññamūlamūlāti?

Mỗi pháp nào có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn danh, pháp ấy đều gọi căn hỗ tương với căn danh phải chăng?

- Mūlāni yāni ekato uppajjanti nāmamūlāni ekamūlamūlāniceva aññamaññamūlamūlāni ca, avasesā nāmamūlasahajātā dhammā nāmamūlena ekamūlamūlā na ca aññamaññamūlamūlā!

Những căn nào đồng sanh với nhau có căn gọi căn đồng nhau với căn danh cũng phải và căn hỗ tương cũng phải. Còn những pháp đồng sanh với căn danh mà ngoài ra đó có căn gọi căn đồng nhau với căn danh mà phi căn gọi căn hỗ tương!

* Yevāpana nāmamūlena aññamaññamūlamūlā, sabbe te dhammā nāmāti?

Hay là pháp nào gọi căn là căn hỗ tương với căn danh, những pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

- Āmantā! Phải!

43.

* Yekeci nāmā dhammā, sabbe te nāmamūlakāti?

Mỗi pháp nào là danh pháp, pháp ấy đều có (nương) căn danh phải chăng?

- Ahetukaṃ nāmaṃ na nāmamūlakaṃ, sahetukaṃ nāmaṃ nāmamūlakaṃ!

Danh pháp vô nhân không có (nương) căn danh, danh pháp hữu nhân mới có (nương) căn danh.

* Yevāpana nāmamūlakā, sabbe te dhammā nāmāti?

Hay là pháp nào có (nương) căn danh, những pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

- Nāmasamuṭṭhānaṃ rūpaṃ nāmamūlakaṃ na nāmaṃ, nāmaṃ nāmamūlakañceva nāmañca!

Sắc do danh hữu nhân trợ tạo mới có (nương) căn danh mà phi danh. Còn danh pháp hữu nhân có (nương) căn danh cũng phải và danh pháp cũng phải!

44.

* Yekeci nāmā dhammā, sabbe te nāmamūlena ekamūlakāti?

Mỗi pháp nào là danh, pháp ấy có (nương) căn đồng nhau với căn danh phải chăng?

- Ahetukaṃ nāmaṃ nāmamūlena na ekamūlakaṃ, sahetukaṃ nāmaṃ nāmamūlena ekamūlakaṃ!

Danh pháp vô nhân không có (nương) căn đồng nhau với căn danh, còn danh pháp hữu nhân mới có (nương) căn đồng nhau với căn danh!

* Yevāpana nāmamūlena ekamūlakā, sabbe te dhammā nāmāti?

Hay là pháp nào có căn đồng nhau với căn danh, những pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

- Nāmasamuṭṭhānaṃ rūpaṃ nāmamūlena ekamūlakaṃ na nāmaṃ, nāmaṃ nāmamūlena ekamūlakañceva nāmañca!

Sắc do danh hữu nhân trợ tạo có (nương) căn đồng nhau với căn danh mà phi danh. Còn danh pháp hữu nhân có (nương) căn đồng nhau với căn danh cũng phải và danh pháp cũng phải!

45.

* Yekeci nāmamūlena ekamūlakā dhammā, sabbe te nāmamūlena aññamaññamūlakāti?

Mỗi pháp nào có (nương) căn đồng nhau với căn danh, pháp ấy đều gọi căn hỗ tương với căn danh phải chăng?

- Mūlāni yāni ekato uppajjanti nāmamūlāni ekamūlakāniceva aññamaññamūlakāni ca, avasesā nāmamūlasahajātā dhammā nāmamūlena ekamūlakā na ca aññamaññamūlakā!

Những căn nào đồng sanh với nhau có căn đồng nhau với căn danh cũng phải và căn hỗ tương cũng phải. Còn những pháp đồng sanh với căn danh mà ngoài ra đó có (nương) căn đồng nhau với căn danh mà phi căn hỗ tương!

* Yevāpana nāmamūlena aññamaññamūlakā, sabbe te dhammā nāmāti?

Hay là pháp nào gọi căn hỗ tương với căn danh, những pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

- Āmantā! Phải!

46.

* Yekeci nāmā dhammā, sabbe te nāmamūlamūlākati?

Mỗi pháp nào là danh pháp, pháp ấy đều có (nương) căn gọi căn danh phải chăng?

- Ahetukaṃ nāmaṃ na nāmamūlamūlakaṃ, sahetukaṃ nāmaṃ nāmamūlamūlakaṃ?

Danh pháp vô nhân không có (nương) căn là căn danh, danh pháp hữu nhân mới có (nương) căn là căn danh.

* Yevāpana nāmamūlamūlakā, sabbe te dhammā nāmāti?

Hay là pháp nào có (nương) căn gọi căn danh, những pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

- Nāmasamuṭṭhānaṃ rūpaṃ nāmamūlamūlakaṃ na nāmaṃ, nāmaṃ nāmamūlamūlakañceva nāmañca!

Sắc do danh hữu nhân trợ tạo có (nương) căn gọi căn danh mà phi danh. Còn danh pháp hữu nhân có (nương) căn gọi căn danh cũng phải và danh pháp cũng phải!

47.

* Yekeci nāmā dhammā, sabbe te nāmamūlena ekamūlamūlakāti?

Mỗi pháp nào là danh pháp, pháp ấy đều có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn danh phải chăng?

- Ahetukaṃ nāmaṃ nāmamūlena na ekamūlamūlakaṃ, sahetukaṃ nāmaṃ nāmamūlena ekamūlamūlakaṃ!

Danh pháp vô nhân không có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn danh, danh pháp hữu nhân mới có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn danh.

* Yevāpana nāmamūlena ekamūlamūlakā, sabbe te dhammā nāmāti?

Hay là pháp nào có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn danh, những pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

- Nāmasamuṭṭhānaṃ rūpaṃ nāmamūlena ekamūlamūlakaṃ na nāmaṃ, nāmaṃ nāmamūlena ekamūlamūlakañceva nāmañca!

Sắc do danh hữu nhân trợ tạo có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn danh mà phi danh pháp. Còn danh pháp hữu nhân có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn danh cũng phải và danh pháp cũng phải!

48.

* Yekeci nāmamūlena ekamūlamūlakā dhammā, sabbe te nāmamūlena aññamaññamūlamūlakati?

Mỗi pháp nào có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn danh, pháp ấy đều là căn gọi căn hỗ tương với căn danh phải chăng?

- Mūlāni yāni ekato uppajjaṅti nāmamūlani ekamūlamūlakāniceva aññamaññamūlamūlakāni ca, avasesā nāmamūlasahajātā dhammā nāmamūlena ekamūlamūlakā na ca aññamaññamūlamūlakā!

Căn nào đồng sanh với nhau có (nương) căn gọi căn đồng nhau với căn danh cũng phải và gọi căn hỗ tương cũng phải, còn những pháp đồng sanh với căn danh mà ngoài ra đó có căn gọi căn đồng nhau với căn danh mà phi căn gọi căn hỗ tương.

* Yevāpana nāmamūlena aññamaññamūlamūlakā, sabbe te dhammā nāmāti?

Hay là pháp nào có căn gọi căn hỗ tương với căn danh, pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

- Āmantā! Phải!

Siêu lý trung đẳng sắp học đây thuộc về bộ thứ 6 trong Tạng Diệu Pháp (Abhidhamma pitaka), Pāli gọi là Yamaka dịch là Song tức là Đôi, nghĩa là bài vấn xuôi và vấn ngược một đôi. Trong mỗi bài vấn có 2 đoạn. Đoạn trước và đoạn sau, cũng thành đôi và có 2 câu Pāli giải nghĩa đặc biệt như vầy:

- Yamassa rājassa visayaṃ kamati atikkamati etenati = yamakaṃ: bộ gọi là Song đây cũng có ý nghĩa cơ quan vượt khỏi phạm vi Diêm Chúa (vì đã phủ nhận chế định).

- Yañca taṃ mañca kañcāti = yamakaṃ: bộ gọi là Song đây, có ý nghĩa cơ quan chứng đến níp-bàn tức là để hiểu siêu lý và đoạn hoài nghi.

Trong bộ Song này hỏi có 4 cách, phân đáp thành ra 6 cách, sẽ trình bày đủ cả ngược và xuôi đến 12 kiểu như sau, để nhớ.

VẤN ĐỀ DỊ - ĐÁP NGƯỢC

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây:

- Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn không từng sanh với cõi nào.

- Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.
  • Chi pháp của câu hỏi: không có.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên, Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn không từng sanh với cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại: đã từng sanh. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho thọ uẩn không từng sanh, nhưng sắc uẩn đã từng sanh với cõi ấy.

VẤN ĐỀ DỊ - ĐÁP NGƯỢC

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây:

- Câu mở rằng: Sắc uẩn không từng sanh với cõi nào?

- Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: 4 cõi Vô sắc.
  • Chi pháp của câu hỏi: không có.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là: Đã từng sanh. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì 4 cõi Vô sắc là chi pháp của câu hỏi mở đó.

Dầu cho sắc uẩn không từng sanh, nhưng thọ uẩn đã từng sanh với cõi ấy.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây:

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào gọi căn thiện.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: 3 căn thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào gọi căn thiện, những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là: Phải. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 3 căn thiện là chi pháp của câu mở đó, cũng là thiện vậy.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây:

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là thiện.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều có căn đồng nhau với căn thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là thiện, pháp ấy đều có nương căn đồng nhau với căn thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là: Phải. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 27 hoặc 37 tâm thiện và 38 sở hữu hợp là chi pháp của câu mở đó, cũng là có căn thiện đồng nhau vậy.

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây:

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn đồng nhau với căn thiện.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: Pháp thiện và sắc tâm thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có pháp thiện mà thôi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có nương căn đồng nhau với căn thiện, những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: sắc tâm thiện là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: sắc do tâm thiện tạo, có nương căn đồng nhau với căn thiện mà phi thiện.

Rồi Ngài lấy: pháp thiện là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: pháp thiện có nương căn đồng nhau với căn thiện cũng phải và thiện cũng phải.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là giải thích theo lối đi ngay.

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây:

- Câu mở rằng: Sắc.

- Câu hỏi rằng: Gọi là sắc uẩn phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: sắc đáng thương, sắc đáng mến tức là tâm hiệp thế, sở hữu hợp và sắc pháp chung lại hợp thành.
  • Chi pháp của câu hỏi là: 28 sắc pháp.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Sắc, gọi là sắc uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: sắc đáng thương, sắc đáng mến tức là tâm hiệp thế, sở hữu hợp và sắc pháp hợp thành là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: sắc đáng thương, sắc đáng mến cũng gọi là sắc. Nhưng không gọi là sắc uẩn.

Rồi Ngài lấy 28 sắc pháp là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn sắc có chân tướng thật thể gọi là sắc cũng phải và sắc uẩn cũng phải.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây:

- Câu mở rằng: Hay là gọi uẩn.

- Câu hỏi rằng: Tức là tưởng uẩn phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: 5 uẩn.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có tưởng uẩn mà thôi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là gọi uẩn, tức là tưởng uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: sở hữu tưởng là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: tưởng uẩn cũng là uẩn. Rồi Ngài lấy 4 uẩn ngoài ra là chi pháp trong phần câu mở mà thôi.

Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn 4 uẩn ngoài ra tưởng uẩn, gọi uẩn mà không gọi tưởng uẩn.

Lời đáp kết luận trong bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây:

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là thiện.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều là căn thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có 3 căn thiện mà thôi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là thiện, pháp ấy đều là căn thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: 3 căn thiện là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: căn thiện chỉ có 3.

Rồi Ngài lấy: pháp thiện ngoài ra căn thiện là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi.

Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: những pháp thiện ngoài ra căn thiện, phi căn thiện.

Lời đáp kết luận trong bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ KHÔNG - ĐÁP HẠN CHẾ

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây:

- Câu mở rằng: Hay là sắc uẩn không từng sanh với người nào?

- Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở: không có, thời chi pháp của câu hỏi: cũng không.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề không.

Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là sắc uẩn không từng sanh với người nào, thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách hạn chế là: không có. Tức là đáp hạn chế với chi pháp của câu mở. Bởi vì những người mà các đời trước sắc uẩn không từng sanh không có, chỉ có những người sắc uẩn đã từng sanh?

VẤN ĐỀ KHÔNG - ĐÁP HẠN CHẾ

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây:

- Câu mở rằng: Sắc uẩn không từng sanh với người nào?

- Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở: không có, thời chi pháp của câu hỏi cũng không.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề không.

Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn không từng sanh với người nào, thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách hạn chế là: không có. Tức là lời đáp hạn chế với chi pháp của câu mở. Bởi vì người mà các đời trước sắc uẩn không từng sanh không có, chỉ có những người sắc uẩn đã từng sanh.

VẤN ĐỀ KHÔNG - ĐÁP BẮT BẺ

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây

- Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn đang diệt với người nào.

- Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: 4 phàm 4 quả đang tử cõi hữu tâm tức là 19 tâm đang tử, 35 sở hữu hợp và sắc nghiệp diệt khi chót của kiếp sống.
  • Chi pháp của câu hỏi: không có.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề không.

Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn đang diệt với người nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bác bẻ là: không có. Bởi vì 4 phàm 4 quả đang tử cõi hữu tâm tức là 19 tâm, 35 sở hữu hợp và sắc nghiệp đồng đang diệt lần chót của kiếp sống, là chi pháp của câu mở.

Mặc dù thọ uẩn đang diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy.

VẤN ĐỀ KHÔNG - ĐÁP BẮT BẺ

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây:

- Câu mở rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào.

- Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: 4 phàm 3 quả hữu học đang tái tục trong cõi ngũ uẩn và bậc vô tưởng đang sanh cõi Vô tưởng, tức là 15 tâm tái tục cõi ngũ uẩn, 35 sở hữu hợp và 19 sắc nghiệp tái tục đặng.
  • Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề không.

Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào, thời thọ uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bác bẻ là: không phải. Bởi vì 4 phàm 3 quả hữu học đang tái tục cõi ngũ uẩn và bậc vô tưởng đang sanh cõi Vô tưởng,… là chi pháp của câu mở đó.

Mặc dù sắc uẩn đang sanh mà thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy.

~~~~~~~~~~

Trong bộ song này có 10 phần tổng song

- 1 là căn song (mūlayamaka).

- 2 là uẩn song (khandhayamaka).

- 3 là xứ song (āyatanayamaka).

- 4 là giới song (dhātuyamaka).

- 5 là đế song (saccayamaka).

- 6 là hành song (saṅkhārayamaka).

- 7 là thùy miên song (anussayayamaka).

- 8 là tâm song (cittayamaka).

- 9 là pháp song (dhammayamaka).

- 10 là quyền song (indriyayamaka).

Nay nói về căn song có 4 chương:

- 1 là chương thiện (kusalapada).

- 2 là chương bất thiện (akusalapada).

- 3 là chương vô ký (abyākatapada).

- 4 là chương danh (nāmapada).

Trong mỗi chương có 4 phần nội dung:

  • 1 là nội dung căn (mūlanaya).
  • 2 là nội dung căn căn (mūlamūlanaya).
  • 3 là nội dung hữu căn (mūlakanaya).
  • 4 là nội dung hữu căn căn (mūlamūlakanaya).

Trong mỗi phần nội dung có 3 đôi:

  • 1 là đôi căn (mūlayamaka).
  • 2 là đôi căn đồng (ekamūlayamaka).
  • 3 là đôi căn tương tế (aññamaññamūlayamaka).

Mỗi đôi có 2 bài vấn, đáp hỏi xuôi và hỏi ngược lại, nên chỉ để số đôi theo thứ lớp có 48 đôi, xin xem bản đồ và theo thứ tự.

Trước khi vào sát đề theo thứ tự. Xin nhắc lại nhân tương ưng. Nhân (hetu) đây đổi lại là căn (mūla). Nên căn đây phân theo giống và 4 chương, hẹp rộng như sau:

- Căn nói theo hẹp có 6 là: tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si. Rộng thì tính theo số hợp với tâm thành ra 283, tức là tham hợp với 8 tâm tham kể 8, sân hợp với 2 tâm sân kể 2, si hợp với 12 tâm bất thiện kể 12.

- Vô tham và vô sân hợp với 91 tâm tịnh hảo đều kể mỗi thứ 91. Vô si tức là trí hợp với 79 tâm tịnh hảo tương ưng nên kể 79.

- Chia theo giống thiện gọi là căn thiện. Nói hẹp có 3, nói rộng theo số hợp với tâm thì vô tham và vô sân đều hợp với 37 tâm thiện, mỗi thứ tính 37. Còn vô si hợp với 33 tâm thiện tương ưng kể 33. Cộng chung là 107 căn thiện.

- Căn bất thiện kể hẹp có 3, rộng có 22 là: 8 tham, 2 sân, 12 si như đã kể.

- Căn vô ký nói hẹp có 3: vô tham, vô sân, vô si hợp với tâm vô ký. Còn nói rộng, kể theo số hợp với tâm thì vô tham, vô sân hợp với 54 tâm vô ký hữu nhân, cộng chung là 108. Tính thêm căn vô si hiệp với 46 tâm vô ký tam nhân kể 46 căn vô si vô ký. Cộng chung 3 thứ thành 154 căn vô ký theo rộng.

- Còn căn danh lấy hết, hẹp có 6, rộng cả thảy là 283.

Sau đây nêu số đôi, từ 1 đến 48 đôi, thành 96 bài. Vấn đáp lẻ. 48 câu xuôi và 48 câu ngược.

Bản Giải Siêu Lý Trung Học

XIỂN MINH DIỆU PHÁP

PHẦN CĂN SONG

CHƯƠNG THIỆN

1. ĐÔI CĂN, NỘI DUNG CĂN, CHƯƠNG THIỆN, TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây:

- Câu mở rằng: Tất cả pháp thiện.

- Câu hỏi rằng: Đều là căn thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: 21 hoặc 37 tâm thiện và 38 sở hữu hợp.
  • Chi pháp của câu hỏi là: 3 căn thiện hợp tâm thiện.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Tất cả pháp thiện, đều là căn thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới lấy: 3 căn thiện là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: chỉ có 3 căn thiện là pháp thiện cũng phải và căn thiện cũng phải.

Rồi Ngài lấy: pháp thiện ngoài ra căn thiện là chi pháp của câu mở mà thôi. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: pháp thiện mà ngoài ra căn thiện đó, chẳng phải là căn thiện.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây:

- Câu mở rằng: Hay là tất cả căn thiện.

- Câu hỏi rằng: Đều là pháp thiện phải chăng?

  •  Chi pháp của câu mở là: 3 căn thiện hợp với tâm thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là tất cả căn thiện, đều là pháp thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 3 căn thiện là chi pháp của câu mở đó cũng là pháp thiện vậy.

2. ĐÔI CĂN ĐỒNG, NỘI DUNG CĂN, CHƯƠNG THIỆN, TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây:

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là thiện.

- Câu hỏi rằng: Đều có căn đồng nhau với căn thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là thiện, đều có căn đồng nhau với căn thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì chi pháp của câu mở và câu hỏi cũng đồng là thiện vậy.

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn đồng nhau với căn thiện.

- Câu hỏi rằng: Đều là thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: sắc tâm thiện và pháp thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có sắc tâm thiện mà thôi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có nương căn đồng nhau với căn thiện, đều là pháp thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: sắc tâm thiện là chi pháp trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: sắc tâm thiện nương căn thiện mà phi thiện.

Rồi Ngài lấy pháp thiện là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: pháp thiện nương căn thiện cũng phải và thiện cũng phải.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích cho lối đi ngay.

3. LÀ ĐÔI CĂN HỖ TƯƠNG, NỘI DUNG CĂN, CHƯƠNG THIỆN, TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ, ĐÁP KẾT LUẬN, GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây:

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào có nương căn đồng nhau với căn thiện.

- Câu hỏi rằng: Đều gọi căn hỗ tương với căn thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ 3 căn thiện đồng sanh.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào có nương căn đồng nhau với căn thiện đều gọi căn hỗ tương với căn thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: 3 căn thiện đồng sanh là chi pháp của câu hỏi và câu mở đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: căn nào đồng sanh với căn thiện, những căn thiện ấy có căn đồng nhau với căn thiện cũng phải và căn hỗ tương cũng phải.

Rồi Ngài lấy: pháp thiện ngoài ra căn thiện là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn những pháp đồng sanh mà ngoài ra căn thiện đó, có căn đồng nhau với căn thiện mà phi căn hỗ tương.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây:

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào gọi căn hỗ tương với căn thiện.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: 3 căn thiện đồng sanh.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào gọi căn hỗ tương với căn thiện, những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 3 căn thiện đồng sanh là chi pháp của câu mở đó, cũng là pháp thiện vậy.

4. ĐÔI CĂN, NỘI DUNG CĂN CĂN, CHƯƠNG THIỆN, TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN, GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây:

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là thiện.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều là gọi căn là căn thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: tâm thiện và sở hữu hợp.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có 3 căn thiện mà thôi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là thiện, pháp ấy đều gọi căn là căn thiện phải chăng?

Đức Phật ngài lấy: 3 căn thiện là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: gọi căn thiện chỉ có 3.

Rồi Ngài lấy: pháp thiện ngoài ra căn thiện là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: pháp thiện ngoài ra đó, không gọi căn là căn thiện.

Lời đáp kết luận trong bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào gọi căn là căn thiện.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: 3 căn thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào gọi căn là căn thiện, những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 3 căn thiện là chi pháp của câu mở đó, cũng là pháp thiện vậy.

5. ĐÔI CĂN ĐỒNG, NỘI DUNG CĂN CĂN, CHƯƠNG THIỆN, TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây:

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là thiện.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều có căn đồng nhau với căn thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là thiện, những pháp ấy có căn đồng nhau với căn thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm: Phải. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì tất cả pháp thiện là chi pháp của câu mở đó, cũng đều có căn đồng nhau với căn thiện vậy.

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN, GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn thiện.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp thiện và sắc tâm thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi: chỉ có pháp thiện mà thôi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn thiện, những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: sắc tâm thiện là chi pháp của trong phân câu mở mà thôi. Mà đáp đoạn trước có ý bác như vầy: sắc tâm thiện tạo có nương căn gọi căn đồng nhau với căn thiện mà phi thiện.

Rồi Ngài lấy pháp thiện là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn pháp thiện có nương căn thiện gọi căn đồng nhau với căn thiện cũng phải và thiện cũng phải.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

6. ĐÔI CĂN TƯƠNG TẾ - NỘI DUNG CĂN CĂN - CHƯƠNG THIỆN - TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN, GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây:

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn thiện.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là căn gọi căn hỗ tương với căn thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp thiện và sắc tâm thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ 3 nhân thiện đồng sanh mà thôi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn thiện, những pháp ấy đều là căn gọi căn hỗ tương với căn thiện phải chăng?

Rồi Đức Thế Tôn ngài lấy: 3 căn thiện đồng sanh là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: căn thiện nào đồng sanh với căn thiện, có căn gọi căn đồng nhau cũng phải và gọi căn hỗ tương cũng phải.

Rồi Ngài lấy: pháp thiện và sắc tâm thiện là chi pháp của câu mở mà thôi.

Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn những pháp đồng sanh với căn thiện mà ngoài ra đó có nương căn gọi căn đồng nhau với căn thiện mà phi căn hỗ tương.

Lời đáp kết luận trong bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có căn gọi căn hỗ tương với căn thiện.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: 3 căn thiện đồng sanh.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có căn, gọi căn hỗ tương với căn thiện, những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 3 căn thiện là chi pháp của câu mở đó, cũng là thiện vậy.

7. ĐÔI CĂN – NỘI DUNG HỮU CĂN – CHƯƠNG THIỆN – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây:

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là thiện.

- Câu hỏi rằng: Đều có căn thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là thiện, đều có căn thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì pháp thiện là chi pháp của câu mở đó, cũng là thiện vậy.

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn thiện.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp thiện và sắc tâm thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có pháp thiện mà thôi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có nương căn thiện, những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: sắc tâm thiện là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: sắc tâm thiện tạo có nương căn thiện mà phi thiện

Rồi Ngài lấy: pháp thiện là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn thiện nương căn thiện cũng phải mà thiện cũng phải.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

8. ĐÔI CĂN ĐỒNG – NỘI DUNG HỮU CĂN – CHƯƠNG THIỆN – TRONG PHẦN CĂN SONG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là thiện.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều có nương căn đồng nhau với căn thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật hỏi rằng: Mỗi pháp nào là thiện, những pháp ấy có nương căn đồng nhau với căn thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách đảm bảo là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì pháp thiện là chi pháp của câu mở đó, cũng là thiện vậy.

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn đồng nhau với căn thiện.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp thiện và sắc tâm thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có pháp thiện mà thôi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có nương căn đồng nhau với căn thiện, những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy sắc tâm thiện là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: sắc tâm thiện tạo nương căn đồng nhau với căn thiện mà phi thiện.

Rồi Ngài lấy: pháp thiện là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn thiện nương căn đồng nhau với căn thiện cũng phải và thiện cũng phải.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

9. ĐÔI CĂN HỖ TƯƠNG – NỘI DUNG HỮU CĂN – CHƯƠNG THIỆN – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào có nương căn đồng nhau với căn thiện.

- Câu hỏi rằng: Đều có căn hỗ tương với căn thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp thiện và sắc tâm thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có 3 căn thiện đồng sanh.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào có nương căn đồng nhau với căn thiện, đều là căn hỗ tương với căn thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: 3 căn thiện đồng sanh là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: căn nào đồng sanh với căn thiện, gọi căn đồng nhau cũng phải và căn hỗ tương cũng phải.

Rồi Ngài lấy: sắc tâm thiện và pháp thiện trừ 3 căn thiện đồng sanh là chi pháp của phần câu mở mà thôi.

Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn những pháp đồng sanh với căn thiện mà ngoài ra đó có nương căn đồng nhau với căn thiện mà phi căn hỗ tương.

Lời đáp kết luận trong bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào gọi căn hỗ tương với căn thiện.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: 3 căn thiện đồng sanh.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào gọi căn hỗ tương với căn thiện, những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 3 căn thiện đồng sanh là chi pháp của câu mở đó, cũng là pháp thiện vậy.

10. ĐÔI CĂN – NỘI DUNG HỮU CĂN CĂN – CHƯƠNG THIỆN – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là thiện.

- Câu hỏi rằng: Đều có căn là căn thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là pháp thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là thiện, đều có căn là căn thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì pháp thiện là chi pháp của câu mở đó, cũng là thiện vậy.

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn là căn thiện.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp thiện và sắc tâm thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có pháp thiện mà thôi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có nương căn là căn thiện, những pháp ấy đều là thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: sắc tâm thiện là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: sắc do tâm thiện tạo nương căn là căn thiện mà phi thiện.

Rồi Ngài lấy: pháp thiện là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những pháp thiện nương căn là căn thiện cũng phải và pháp thiện cũng phải.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

11. ĐÔI CĂN ĐỒNG – NỘI DUNG HỮU CĂN CĂN – CHƯƠNG THIỆN – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là thiện.

- Câu hỏi rằng: Đều có nương căn đồng nhau với căn thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là thiện, đều có nương căn đồng nhau với căn thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở: Bởi vì pháp thiện là chi pháp của câu mở đó, cũng là thiện vậy.

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn thiện.

- Câu hỏi rằng: Đều là pháp thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp thiện và sắc tâm thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có pháp thiện mà thôi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào nương căn gọi căn đồng nhau với căn thiện, đều là pháp thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: sắc tâm thiện là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: sắc do tâm thiện tạo nương căn gọi căn đồng nhau với căn thiện mà phi thiện.

Rồi Ngài lấy: pháp thiện là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn thiện nương căn gọi căn đồng nhau với căn thiện cũng phải và thiện cũng phải.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

12. ĐÔI CĂN HỖ TƯƠNG – NỘI DUNG HỮU CĂN CĂN – CHƯƠNG THIỆN – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào có căn gọi căn đồng nhau với căn thiện.

- Câu hỏi rằng: Đều là căn gọi căn hỗ tương với căn thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp thiện và sắc tâm thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có pháp thiện mà thôi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào có căn gọi căn đồng nhau với căn thiện, đều là căn gọi căn hỗ tương với căn thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: căn thiện đồng sanh là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: căn thiện nào đồng sanh chung với căn thiện có căn gọi căn đồng nhau với căn thiện cũng phải và căn hỗ tương cũng phải.

Rồi Ngài lấy: sắc tâm thiện và pháp thiện ngoài ra căn thiện là chi pháp trong phần câu mở mà thôi.

Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: những pháp đồng sanh với căn thiện mà ngoài ra đó có nương căn gọi căn đồng nhau với căn thiện mà phi căn hỗ tương.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào gọi căn là căn hỗ tương với căn thiện.

- Câu hỏi rằng: Đều là pháp thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: căn thiện đồng sanh.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào gọi căn là căn hỗ tương với căn thiện, đều là pháp thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở: Bởi vì: căn thiện đồng sanh là chi pháp của câu mở đó, cũng là pháp thiện vậy.

Dứt phần giải chương thiện.

~~~~~~~~~~

CHƯƠNG BẤT THIỆN

13. ĐÔI CĂN – NỘI DUNG CĂN – CHƯƠNG BẤT THIỆN – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là bất thiện.

- Câu hỏi rằng: Đều gọi căn bất thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp bất thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có căn bất thiện mà thôi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là bất thiện, đều là căn bất thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: 3 căn bất thiện là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: căn bất thiện chỉ có 3.

Rồi Ngài lấy: pháp bất thiện là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: những pháp bất thiện ngoài ra phi căn bất thiện.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào gọi căn bất thiện.

- Câu hỏi rằng: Đều là pháp bất thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: căn bất thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào gọi căn bất thiện, đều là pháp bất thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 3 căn bất thiện là chi pháp của câu mở đó, cũng là pháp bất thiện vậy.

14. ĐÔI CĂN ĐỒNG – NỘI DUNG CĂN – CHƯƠNG BẤT THIỆN – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là bất thiện.

- Câu hỏi rằng: Đều có nương căn đồng nhau với căn bất thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp bất thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: căn bất thiện hợp với tâm bất thiện nhị nhân.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là bất thiện, đều có nương căn đồng nhau với căn bất thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy sở hữu si hợp với tâm si là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: bất thiện vô nhân không có căn đồng nhau với căn bất thiện.

Rồi Ngài lấy: căn bất thiện hợp với tâm bất thiện nhị nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: căn bất thiện hữu nhân mới có nương căn đồng nhau với căn bất thiện.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn đồng nhau với căn bất thiện.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp bất thiện và sắc tâm bất thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có pháp bất thiện mà thôi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có căn đồng nhau với căn bất thiện, những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: sắc tâm thiện là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: sắc do tâm bất thiện tạo nương căn đồng nhau với căn bất thiện mà phi bất thiện.

Rồi Ngài lấy pháp bất thiện là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn bất thiện nương căn đồng nhau với căn bất thiện cũng phải và bất thiện cũng phải.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

15. ĐÔI CĂN HỖ TƯƠNG – NỘI DUNG CĂN – CHƯƠNG BẤT THIỆN – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào có nương căn đồng nhau với căn bất thiện.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều gọi căn hỗ tương với căn bất thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp bất thiện hữu nhân và sắc tâm bất thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có căn bất thiện đồng sanh.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào có nương căn đồng nhau với căn bất thiện, pháp ấy đều gọi căn hỗ tương với căn bất thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: căn bất thiện đồng sanh là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: căn bất thiện nào đồng sanh với căn bất thiện có căn đồng nhau cũng phải gọi căn hỗ tương cũng phải.

Rồi Ngài lấy: sắc tâm bất thiện và pháp bất thiện ngoài ra căn bất thiện là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn những pháp đồng sanh với căn bất thiện mà ngoài ra đó có căn đồng nhau với căn bất thiện nhưng không gọi căn hỗ tương.

Lời đáp kết luận trong bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào gọi căn hỗ tương với căn bất thiện.

- Câu hỏi rằng: Đều là pháp bất thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: căn bất thiện đồng sanh.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào gọi căn hỗ tương với căn bất thiện, đều là pháp bất thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở: Bởi vì: căn bất thiện đồng sanh là chi pháp của câu mở đó, cũng là pháp bất thiện vậy.

16. ĐÔI CĂN – NỘI DUNG CĂN CĂN – CHƯƠNG BẤT THIỆN – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là bất thiện.

- Câu hỏi rằng: Đều gọi căn là căn bất thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp bất thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có căn bất thiện.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là bất thiện, đều gọi căn là căn bất thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: căn bất thiện là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: chỉ có 3 căn là căn bất thiện.

Rồi Ngài lấy: pháp bất thiện ngoài ra căn bất thiện là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: pháp bất thiện nào ngoài ra đó không gọi căn là căn bất thiện.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào gọi căn là căn bất thiện.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: căn bất thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào gọi căn là căn bất thiện, những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì căn bất thiện là chi pháp của câu mở đó, cũng là pháp bất thiện vậy.

17. ĐÔI CĂN ĐỒNG – NỘI DUNG CĂN CĂN – CHƯƠNG BẤT THIỆN – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là bất thiện.

- Câu hỏi rằng: Đều có nương căn đồng nhau với căn bất thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp bất thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: pháp bất thiện hữu nhân.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là bất thiện, đều có căn đồng nhau với căn bất thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy sở hữu si hợp với tâm si là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: pháp bất thiện vô nhân không có căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện.

Rồi Ngài lấy: pháp bất thiện hữu nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: pháp bất thiện hữu nhân mới có căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: sắc tâm bất thiện và pháp bất thiện hữu nhân.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có pháp bất thiện hữu nhân.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện, những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: sắc tâm bất thiện là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: sắc do bất thiện tạo nương căn đồng nhau với căn bất thiện mà phi bất thiện.

Rồi Ngài lấy: pháp bất thiện hữu nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn bất thiện hữu nhân nương căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện cũng phải và bất thiện cũng phải.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

18. ĐÔI CĂN HỖ TƯƠNG – NỘI DUNG CĂN CĂN – CHƯƠNG BẤT THIỆN – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào có căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện.

- Câu hỏi rằng: Đều có căn gọi căn hỗ tương với căn bất thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp bất thiện hữu nhân và sắc tâm bất thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: căn bất thiện đồng sanh.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào có căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện, đều có căn gọi căn hỗ tương với căn bất thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: căn bất thiện đồng sanh là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: căn bất thiện nào đồng sanh với căn bất thiện có căn gọi căn đồng nhau cũng phải, gọi căn hỗ tương cũng phải.

Rồi Ngài lấy: pháp bất thiện hữu nhân và sắc tâm bất thiện là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: pháp đồng sanh với căn bất thiện ngoài ra đó có nương căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện mà phi căn gọi căn hỗ tương.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào gọi căn là căn đồng nhau với căn bất thiện.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: căn bất thiện đồng sanh.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào gọi căn là căn đồng nhau với căn bất thiện, những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì căn bất thiện đồng sanh là chi pháp của câu mở đó, cũng là pháp bất thiện vậy.

19. ĐÔI CĂN – NỘI DUNG HỮU CĂN – CHƯƠNG BẤT THIỆN – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là bất thiện.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều có nương căn bất thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp bất thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: pháp bất thiện hữu nhân.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là bất thiện, pháp ấy đều có nương căn bất thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: sở hữu si hợp với tâm si là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: tâm bất thiện vô nhân không có nương căn bất thiện.

Rồi Ngài lấy: pháp bất thiện hữu nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn bất thiện hữu nhân mới có nương căn bất thiện.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn bất thiện.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp bất thiện hữu nhân và sắc tâm bất thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có pháp bất thiện hữu nhân.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có nương căn bất thiện, những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: sắc tâm bất thiện là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: sắc do tâm bất thiện tạo có nương căn là căn bất thiện mà phi bất thiện.

Rồi Ngài lấy: pháp bất thiện hữu nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn tâm bất thiện hữu nhân có căn là căn bất thiện cũng phải và bất thiện cũng phải.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

20. ĐÔI CĂN ĐỒNG – NỘI DUNG HỮU CĂN – CHƯƠNG BẤT THIỆN – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là bất thiện.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều có nương căn đồng nhau với căn bất thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp bất thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: pháp bất thiện hữu nhân.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là bất thiện, đều có nương căn đồng nhau với căn bất thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: sở hữu si hợp với tâm si là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: tâm bất thiện vô nhân không có nương căn đồng nhau với căn bất thiện.

Rồi Ngài lấy: pháp bất thiện hữu nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: tâm bất thiện hữu nhân mới có nương căn đồng nhau với căn bất thiện.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn đồng nhau với căn bất thiện.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp bất thiện hữu nhân và sắc tâm bất thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có pháp bất thiện hữu nhân.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có nương căn đồng nhau với căn bất thiện, những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: sắc tâm bất thiện là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: sắc do tâm bất thiện tạo nương căn đồng nhau với căn bất thiện mà phi bất thiện.

Rồi Ngài lấy: pháp bất thiện hữu nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn tâm bất thiện hữu nhân có nương căn đồng nhau với căn bất thiện cũng phải và bất thiện cũng phải.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

21. ĐÔI CĂN HỖ TƯƠNG – NỘI DUNG HỮU CĂN – CHƯƠNG BẤT THIỆN – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào có nương căn đồng nhau với căn bất thiện.

- Câu hỏi rằng: Đều là căn hỗ tương với căn bất thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp bất thiện hữu nhân và sắc tâm bất thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có căn bất thiện đồng sanh.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào có căn đồng nhau với căn bất thiện, đều là căn hỗ tương với căn bất thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: căn bất thiện đồng sanh là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: căn bất thiện nào đồng sanh với căn bất thiện có nương căn đồng nhau với căn bất thiện cũng phải, gọi căn hỗ tương cũng phải.

Rồi Ngài lấy: pháp bất thiện hữu nhân và sắc tâm bất thiện là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn những pháp đồng sanh với căn bất thiện có căn đồng nhau với căn bất thiện mà phi căn hỗ tương.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có căn đồng nhau với căn bất thiện.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: căn bất thiện đồng sanh.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có căn đồng nhau với căn bất thiện, những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì căn bất thiện đồng sanh là chi pháp của câu mở đó, cũng là pháp bất thiện vậy.

22. ĐÔI CĂN – NỘI DUNG HỮU CĂN CĂN – CHƯƠNG BẤT THIỆN – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là bất thiện.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều có căn gọi căn bất thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp bất thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: pháp bất thiện hữu nhân.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là bất thiện, đều có căn gọi căn bất thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy sở hữu si hợp với tâm si là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: tâm bất thiện vô nhân không có căn gọi với căn bất thiện.

Rồi Ngài lấy: pháp bất thiện hữu nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: tâm bất thiện hữu nhân mới có căn là căn bất thiện.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn là căn bất thiện.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: sắc tâm bất thiện và pháp bất thiện hữu nhân.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có pháp bất thiện hữu nhân.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có căn là căn bất thiện, những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy sắc tâm bất thiện là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: sắc do tâm bất thiện tạo có nương căn là căn bất thiện mà phi bất thiện.

Rồi Ngài lấy: pháp bất thiện hữu nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn tâm bất thiện hữu nhân có nương căn gọi căn bất thiện cũng phải và gọi bất thiện cũng phải.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

23. ĐÔI CĂN ĐỒNG – NỘI DUNG HỮU CĂN CĂN – CHƯƠNG BẤT THIỆN – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là bất thiện.

- Câu hỏi rằng: Đều có căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp bất thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: pháp bất thiện hữu nhân.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là bất thiện, đều có căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy sở hữu si hợp với tâm si là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: tâm bất thiện vô nhân không có căn đồng nhau với căn bất thiện.

Rồi Ngài lấy: pháp bất thiện hữu nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: tâm bất thiện hữu nhân mới có căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp bất thiện hữu nhân và sắc tâm bất thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có pháp bất thiện hữu nhân.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện, những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy sắc tâm bất thiện là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: sắc do tâm bất thiện tạo có nương căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện mà phi bất thiện.

Rồi Ngài lấy: pháp bất thiện hữu nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn tâm bất thiện hữu nhân có nương căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện cũng phải và bất thiện cũng phải.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

24. ĐÔI CĂN HỖ TƯƠNG – NỘI DUNG HỮU CĂN CĂN – CHƯƠNG BẤT THIỆN – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện.

- Câu hỏi rằng: Đều có căn gọi căn hỗ tương với căn bất thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp bất thiện hữu nhân và sắc tâm bất thiện.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có căn bất thiện đồng sanh.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn bất thiện, đều có căn gọi căn hỗ tương với căn bất thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: căn bất thiện đồng sanh là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: căn bất thiện nào đồng sanh với căn bất thiện có căn gọi căn đồng nhau cũng phải và có căn gọi căn hỗ tương cũng phải.

Rồi Ngài lấy: bất thiện hữu nhân và sắc tâm bất thiện là chi pháp trong phần câu mở mà thôi. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn những pháp đồng sanh ngoài ra căn bất thiện gọi căn đồng nhau với căn bất thiện mà phi căn gọi căn hỗ tương.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào gọi căn là căn hỗ tương với căn bất thiện.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: căn bất thiện đồng sanh.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào gọi căn là căn hỗ tương với căn bất thiện, những pháp ấy đều là bất thiện phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì căn bất thiện đồng sanh là chi pháp của câu mở đó, cũng là pháp bất thiện vậy.

 Dứt phần giải chương bất thiện

~~~~~~~~~~

CHƯƠNG VÔ KÝ

25. ĐÔI CĂN – NỘI DUNG CĂN – CHƯƠNG VÔ KÝ – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là vô ký.

- Câu hỏi rằng: Đều gọi căn vô ký phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp vô ký.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có căn vô ký mà thôi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là vô ký, đều gọi căn vô ký phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: căn vô ký là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: căn vô ký chỉ có 3.

Rồi Ngài lấy: pháp vô ký ngoài ra căn vô ký là chi pháp của phần câu mở mà thôi.

Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn những pháp vô ký ngoài ra không gọi căn vô ký.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào thuộc căn vô ký.

- Câu hỏi rằng: Đều là pháp vô ký phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: căn vô ký.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào thuộc căn vô ký, đều là pháp vô ký phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì căn vô ký là chi pháp của câu mở đó, cũng là pháp vô ký vậy.

26. ĐÔI CĂN ĐỒNG – NỘI DUNG CĂN – CHƯƠNG VÔ KÝ – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là vô ký.

- Câu hỏi rằng: Đều có nương căn đồng nhau với căn vô ký phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp vô ký.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có pháp vô ký có nương nhân (tức tâm vô ký hữu nhân, sở hữu hợp, sắc tâm hữu nhân và sắc tâm tái tục với tâm hữu nhân).

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là vô ký, đều có nương căn đồng nhau với căn vô ký phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: pháp vô ký không có nương nhân (tức níp-bàn, sắc âm dương, sắc thực tố, sắc tâm vô nhân, tâm vô nhân, sở hữu hợp và sắc nghiệp trừ sắc tái tục với tâm hữu nhân) là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: pháp vô ký không có nương nhân, không có căn đồng nhau với căn vô ký.

Rồi Ngài lấy pháp vô ký có nương nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: pháp vô ký hữu nhân mới có nương căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký. 

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn đồng nhau với căn vô ký.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp vô ký có nương nhân (tức như câu hỏi xuôi).
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có nương căn đồng nhau với căn vô ký, những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì pháp vô ký có nương nhân là chi pháp của câu mở đó, cũng là pháp vô ký vậy.

27. ĐÔI CĂN HỖ TƯƠNG – NỘI DUNG CĂN – CHƯƠNG VÔ KÝ – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào có nương căn đồng nhau với căn vô ký.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều gọi căn hỗ tương với căn vô ký phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp vô ký có nương nhân.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có căn vô ký đồng sanh.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào có nương căn đồng nhau với căn vô ký, những pháp ấy đều gọi căn hỗ tương với căn vô ký phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: căn vô ký đồng sanh là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: căn nào đồng sanh với căn vô ký có nương căn vô ký đồng nhau cũng phải và gọi căn hỗ tương cũng phải.

Rồi Ngài lấy: pháp vô ký hữu nhân, sắc tâm và sắc tái tục hữu nhân là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn những pháp vô ký đồng sanh với căn vô ký mà ngoài ra đó có căn đồng nhau với căn vô ký nhưng không gọi căn hỗ tương.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào gọi căn hỗ tương với căn vô ký.

- Câu hỏi rằng: Đều là vô ký phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: căn vô ký đồng sanh.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào gọi căn hỗ tương với căn vô ký, những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì căn vô ký đồng sanh là chi pháp của câu mở đó, cũng là pháp vô ký vậy.

28. ĐÔI CĂN – NỘI DUNG CĂN CĂN – CHƯƠNG VÔ KÝ – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là vô ký.

- Câu hỏi rằng: Đều là căn gọi căn vô ký phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp vô ký.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có căn vô ký.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là vô ký, đều là căn gọi căn vô ký phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: căn vô ký đồng sanh là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: căn vô ký chỉ có 3.

Rồi Ngài lấy: pháp vô ký ngoài ra căn vô ký là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn những pháp ngoài ra không gọi căn là căn vô ký.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có căn gọi căn vô ký.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: căn vô ký.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có căn gọi căn vô ký, những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì căn vô ký là chi pháp của câu mở đó, cũng là pháp vô ký vậy.

29. ĐÔI CĂN ĐỒNG – NỘI DUNG CĂN CĂN – CHƯƠNG VÔ KÝ – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp vô ký nào.

- Câu hỏi rằng: Đều có nương căn đồng nhau với căn vô ký phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp vô ký.
  • Chi pháp của câu hỏi là: sắc tâm hữu nhân với tâm hữu nhân, sở hữu hợp.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp vô ký nào, đều có nương căn đồng nhau với căn vô ký phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: níp-bàn, sắc nghiệp, sắc quý tiết, sắc vật thực, sắc tâm vô nhân với tâm vô nhân và 12 sở hữu hợp là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: pháp vô ký không có nương nhân không gọi có nương căn đồng nhau với căn vô ký.

Rồi Ngài lấy: pháp vô ký có nương nhân (như chi pháp câu hỏi vừa nói trên) là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: pháp vô ký có nương nhân mới gọi có nương căn đồng nhau với căn vô ký

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: căn vô ký có nương nhân (như câu hỏi xuôi).
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký, những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì pháp vô ký có nương nhân là chi pháp của câu mở đó, cũng là pháp vô ký vậy.

30. ĐÔI CĂN HỖ TƯƠNG – NỘI DUNG CĂN CĂN – CHƯƠNG VÔ KÝ – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký.

- Câu hỏi rằng: Đều gọi căn là căn hỗ tương với căn vô ký phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp vô ký có nương nhân (như câu hỏi xuôi số 29).
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có căn vô ký đồng sanh.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký, đều gọi căn là căn hỗ tương với căn vô ký phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: căn vô ký đồng sanh là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: căn nào đồng sanh với căn vô ký có căn gọi căn đồng nhau cũng phải và có căn gọi căn hỗ tương cũng phải.

Rồi Ngài lấy: pháp vô ký hữu nhân (trừ ra nhân vô ký) là chi pháp trong phần câu mở mà thôi. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn những pháp đồng sanh với căn vô ký mà ngoài ra đó, có căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký, không gọi căn là căn hỗ tương.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có căn gọi căn hỗ tương với căn vô ký.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: căn vô ký đồng sanh.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có căn gọi căn hỗ tương với căn vô ký, những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì pháp vô ký đồng sanh là chi pháp của câu mở đó, cũng là pháp vô ký vậy.

31. ĐÔI CĂN – NỘI DUNG HỮU CĂN – CHƯƠNG VÔ KÝ – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là vô ký.

- Câu hỏi rằng: Đều có (nương) căn vô ký phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp vô ký.
  • Chi pháp của câu hỏi là: pháp vô ký có (nương) nhân (pháp trùng như câu hỏi số 29).

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là vô ký, đều có (nương) căn vô ký phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: pháp vô ký không có nương nhân là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: vô ký vô nhân mới không có (nương) căn vô ký.

Rồi Ngài lấy: pháp vô ký có (nương) nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: vô ký hữu nhân mới có (nương) căn vô ký.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn vô ký.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp vô ký có nương nhân.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có nương căn vô ký, những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì pháp vô ký có nương nhân là chi pháp của câu mở đó, cũng là pháp vô ký vậy.

32. ĐÔI CĂN ĐỒNG – NỘI DUNG HỮU CĂN – CHƯƠNG VÔ KÝ – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là vô ký.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều có nương căn đồng nhau với căn vô ký phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp vô ký.
  • Chi pháp của câu hỏi là: pháp vô ký có nương nhân.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là vô ký, pháp ấy đều có nương căn đồng nhau với căn vô ký phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: pháp vô ký không có nương nhân (như lấy đáp đoạn trước câu hỏi xuôi đôi 29) là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: vô ký vô nhân không có nương căn đồng nhau với căn vô ký.

Rồi Ngài lấy: pháp vô ký có nương nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn vô ký hữu nhân mới có nương căn đồng nhau với căn vô ký.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn đồng nhau với căn vô ký.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp vô ký có nương nhân.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có nương căn đồng nhau với căn vô ký, những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì pháp vô ký có nương nhân là chi pháp của câu mở đó, cũng là pháp vô ký vậy.

33. ĐÔI CĂN HỖ TƯƠNG – NỘI DUNG HỮU CĂN – CHƯƠNG VÔ KÝ – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào có nương căn đồng nhau với căn vô ký.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều gọi căn hỗ tương với căn vô ký phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp vô ký có nương nhân.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có căn vô ký đồng sanh.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào có nương căn đồng nhau với căn vô ký, pháp ấy đều gọi căn hỗ tương với căn vô ký phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: căn vô ký đồng sanh là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: căn nào đồng sanh với căn vô ký nương căn đồng nhau cũng phải và gọi căn hỗ tương cũng phải.

Rồi Ngài lấy: pháp vô ký có nương nhân ngoài ra căn vô ký là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: những pháp đồng sanh với căn vô ký mà ngoài ra đó có nương căn đồng nhau với căn vô ký, mà phi căn hỗ tương.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào gọi căn hỗ tương với căn vô ký.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: căn vô ký đồng sanh.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào gọi căn hỗ tương với căn vô ký, những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì căn vô ký đồng sanh là chi pháp của câu mở đó, cũng là pháp vô ký vậy.

34. ĐÔI CĂN – NỘI DUNG HỮU CĂN CĂN – CHƯƠNG VÔ KÝ – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là vô ký.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều có nương căn là căn vô ký phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp vô ký.
  • Chi pháp của câu hỏi là: pháp vô ký có nương nhân.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là vô ký, pháp ấy đều có nương căn là căn vô ký phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: pháp vô ký không có nương nhân như câu hỏi xuôi đôi 29 là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: vô ký vô nhân không có nương căn là căn vô ký.

Rồi Ngài lấy: pháp vô ký có nương nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: vô ký hữu nhân mới có nương căn là căn vô ký.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn là căn vô ký.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp vô ký có nương nhân (như chi pháp câu hỏi xuôi đôi 26)
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có nương căn là căn vô ký, những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì pháp vô ký có nương nhân là chi pháp của câu mở đó, cũng là pháp vô ký vậy.

35. ĐÔI CĂN ĐỒNG – NỘI DUNG HỮU CĂN CĂN – CHƯƠNG VÔ KÝ – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là vô ký.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều có nương căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp vô ký.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có vô ký có nương nhân.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là vô ký, pháp ấy đều có nương căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: pháp vô ký không có nương nhân là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: vô ký vô nhân không có nương căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký.

Rồi Ngài lấy: pháp vô ký có nương nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn vô ký hữu nhân mới có nương căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp vô ký có nương nhân.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký, những pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì pháp vô ký có nương nhân là chi pháp của câu mở đó, cũng là pháp vô ký vậy.

36. ĐÔI CĂN HỖ TƯƠNG – NỘI DUNG HỮU CĂN CĂN – CHƯƠNG VÔ KÝ – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều là căn gọi căn hỗ tương với căn vô ký phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp vô ký có nương nhân.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có căn vô ký đồng sanh.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký, pháp ấy đều là căn gọi căn hỗ tương với căn vô ký phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: căn vô ký đồng sanh là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: căn nào đồng sanh với căn vô ký nương căn gọi căn đồng nhau với căn vô ký cũng phải và gọi căn hỗ tương cũng phải.

Rồi Ngài lấy: pháp vô ký có nương nhân mà ngoài ra nhân là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn những pháp đồng sanh mà ngoài ra đó có nương căn là căn vô ký, mà phi căn hỗ tương.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn gọi căn hỗ tương với căn vô ký.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: căn vô ký có nương nhân.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có nương căn gọi căn hỗ tương với căn vô ký, pháp ấy đều là vô ký phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì căn vô ký có nương nhân là chi pháp của câu mở đó, cũng là pháp vô ký vậy.

Dứt phần giải chương vô ký.

~~~~~~~~~~ 

CHƯƠNG DANH

37. ĐÔI CĂN – NỘI DUNG CĂN – CHƯƠNG DANH – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào gọi là danh.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều là căn danh phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: danh pháp tức là tâm, sở hữu và níp-bàn.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có nhân tương ưng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào gọi là danh, pháp ấy đều là căn danh phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: nhân tương ưng là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: căn danh chỉ có 9.

Rồi Ngài lấy: danh pháp ngoài ra nhân tương ưng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn danh pháp ngoài ra phi căn danh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào gọi căn danh.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: nhân tương ưng.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào gọi căn danh, những pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì nhân tương ưng là chi pháp của câu mở đó, cũng là danh pháp vậy.

38. ĐÔI CĂN ĐỒNG – NỘI DUNG CĂN – CHƯƠNG DANH – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là danh (pháp).

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều có căn đồng nhau với căn danh phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: danh pháp (như trước).
  • Chi pháp của câu hỏi là: danh pháp hữu nhân tức là 103 tâm hữu nhân và sở hữu hợp (trừ si hợp tâm si).

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là danh (pháp), pháp ấy đều có căn đồng nhau với căn danh phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: danh (pháp) vô nhân tức là níp-bàn, tâm vô nhân, sở hữu hợp và si hợp tâm si là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: danh (pháp) vô nhân không có căn đồng nhau với căn danh.

Rồi Ngài lấy: danh pháp hữu nhân (như trên) là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn danh pháp hữu nhân mới có căn đồng nhau với căn danh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn đồng nhau với căn danh.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp có nương nhân (tức là sắc tâm hữu nhân, sắc tái tục hữu nhân, tâm hữu nhân và sở hữu hợp (trừ si hợp tâm si)).
  • Chi pháp của câu hỏi là: danh pháp hữu nhân tức là 103 tâm hữu nhân và sở hữu hợp (trừ si hợp tâm si).

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có nương căn đồng nhau với căn danh, pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: sắc tâm hữu nhân và sắc tái tục hữu nhân là chi pháp trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: sắc do danh tạo có nương căn đồng nhau với căn danh mà phi danh.

Rồi Ngài lấy: danh pháp hữu nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn danh pháp có nương căn là căn đồng nhau với căn danh cũng phải và danh pháp cũng phải.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

39. ĐÔI CĂN HỖ TƯƠNG – NỘI DUNG CĂN – CHƯƠNG DANH – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào có nương căn đồng nhau với căn danh.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều gọi căn hỗ tương với căn danh phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp có nương căn (như câu mở ngược đôi 38).
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có nhân đồng sanh.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào có nương căn đồng nhau với căn danh, pháp ấy đều gọi căn hỗ tương với căn danh phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: nhân đồng sanh là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: căn nào đồng sanh có nương căn đồng nhau với căn danh cũng phải và căn hỗ tương cũng phải.

Rồi Ngài lấy: pháp có nương căn ngoài ra căn đồng sanh (như câu mở ngược đôi 38) là chi pháp trong phần câu mở mà thôi. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn những pháp đồng sanh với căn danh mà ngoài ra đó có căn đồng nhau với căn danh mà phi căn hỗ tương.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là căn danh nào gọi căn hỗ tương.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: nhân tương ưng đồng sanh.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là căn danh nào gọi căn hỗ tương, pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì nhân tương ưng đồng sanh là chi pháp của câu mở đó, cũng là danh pháp vậy.

40. ĐÔI CĂN – NỘI DUNG CĂN CĂN – CHƯƠNG DANH – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là danh.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều gọi căn là căn danh phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: danh pháp.
  • Chi pháp của câu hỏi là: nhân tương ưng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là danh, pháp ấy đều gọi căn là căn danh phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: nhân tương ưng là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: gọi căn là căn danh chỉ có 9.

Rồi Ngài lấy: danh pháp ngoài ra căn danh là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn những danh pháp ngoài ra mà phi căn gọi căn danh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay pháp nào gọi căn là căn danh.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: nhân tương ưng.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay pháp nào gọi căn là căn danh, những pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì nhân tương ưng là chi pháp của câu mở đó, cũng là danh pháp vậy.

41. ĐÔI CĂN ĐỒNG – NỘI DUNG CĂN CĂN – CHƯƠNG DANH – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là danh.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều có căn gọi căn đồng nhau với căn danh phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: danh pháp.
  • Chi pháp của câu hỏi là: danh pháp hữu nhân.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là danh, pháp ấy đều có căn gọi căn đồng nhau với căn danh phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: danh pháp vô nhân là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: danh pháp vô nhân không có căn gọi căn đồng nhau với căn danh.

Rồi Ngài lấy: danh pháp hữu nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn danh pháp hữu nhân mới có căn gọi căn đồng nhau với căn danh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn danh.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp có nương nhân (tức là tâm hữu nhân và sở hữu hợp, sắc tâm hữu nhân, sắc tái tục nương tâm hữu nhân).
  • Chi pháp của câu hỏi là: danh pháp hữu nhân.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn danh, pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: sắc tâm hữu nhân và sắc tái tục là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: sắc do danh hữu nhân tạo có căn gọi căn đồng nhau với căn danh mà phi danh.

Rồi Ngài lấy: danh pháp hữu nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn danh pháp có căn gọi căn đồng nhau với căn danh cũng phải và danh pháp cũng phải.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

42. ĐÔI CĂN HỖ TƯƠNG – NỘI DUNG CĂN CĂN – CHƯƠNG DANH – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn danh.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều gọi căn là căn hỗ tương với căn danh phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp có nương nhân.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có nhân tương ưng đồng sanh.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn danh, pháp ấy đều gọi căn là căn hỗ tương với căn danh phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: nhân tương ưng đồng sanh là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: những căn nào đồng sanh có nương căn gọi căn đồng nhau với căn danh cũng phải và gọi căn là căn hỗ tương cũng phải.

Rồi Ngài lấy: pháp có nương nhân ngoài ra nhân là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn những pháp đồng sanh với căn danh mà ngoài ra đó, có căn gọi căn đồng nhau với căn danh mà phi căn gọi căn hỗ tương.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay pháp nào gọi căn là căn hỗ tương với danh căn.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: nhân tương ưng đồng sanh.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay pháp nào gọi căn là căn hỗ tương với danh căn, những pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì nhân tương ưng đồng sanh là chi pháp của câu mở đó, cũng là danh pháp vậy.

43. ĐÔI CĂN – NỘI DUNG HỮU CĂN – CHƯƠNG DANH – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là danh pháp.

- Câu hỏi rằng: Đều có nương căn danh phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: danh pháp.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có danh pháp hữu nhân.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là danh pháp, đều có nương căn danh phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: danh pháp vô nhân là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: danh pháp vô nhân không có nương căn danh.

Rồi Ngài lấy: danh pháp hữu nhân là chi pháp trong phần câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn danh pháp hữu nhân mới có nương căn danh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn danh.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp có nương nhân.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có danh pháp hữu nhân.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có nương căn danh, những pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: sắc tâm hữu nhân và sắc tái tục với tâm hữu nhân là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: sắc nương tâm hữu nhân có nương căn danh mà phi danh.

Rồi Ngài lấy: danh pháp hữu nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn danh pháp hữu nhân có nương căn danh cũng phải và danh pháp cũng phải.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

44. ĐÔI CĂN ĐỒNG – NỘI DUNG HỮU CĂN – CHƯƠNG DANH – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là danh pháp.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều có nương căn đồng nhau là căn danh phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: danh pháp.
  • Chi pháp của câu hỏi là: danh pháp có nương nhân.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là danh pháp, pháp ấy đều có nương căn đồng nhau là căn danh phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: danh pháp vô nhân là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: danh pháp vô nhân không có nương căn đồng nhau với căn danh.

Rồi Ngài lấy: danh pháp hữu nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn danh pháp hữu nhân mới có nương căn đồng nhau với căn danh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn đồng nhau là căn danh.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp có nương nhân.
  • Chi pháp của câu hỏi là: danh pháp hữu nhân.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có nương căn đồng nhau là căn danh, những pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: sắc pháp có nương nhân tức là sắc tâm hữu nhân và sắc tái tục hữu nhân là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: sắc do danh tạo có nương căn đồng nhau nhờ căn danh mà phi danh pháp.

Rồi Ngài lấy: danh pháp hữu nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn danh pháp có căn đồng nhau với căn danh cũng phải và danh pháp cũng phải.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

45. ĐÔI CĂN HỖ TƯƠNG – NỘI DUNG HỮU CĂN – CHƯƠNG DANH – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI VÒNG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào có nương căn đồng nhau là căn danh.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều là căn hỗ tương với căn danh phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp có nương nhân.
  • Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có nhân tương ưng đồng sanh.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào có nương căn đồng nhau với căn danh, pháp ấy đều là căn hỗ tương với căn danh phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: nhân tương ưng đồng sanh là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: những căn nào đồng sanh với nhau có nương căn đồng nhau với căn danh cũng phải và căn hỗ tương cũng phải.

Rồi Ngài lấy: pháp có nương nhân tương ưng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn những pháp đồng sanh với căn danh mà ngoài ra đó, có nương căn đồng nhau với căn danh mà phi căn hỗ tương.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ ĐỒNG - ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay pháp nào gọi căn hỗ tương với căn danh.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: căn đồng sanh.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay pháp nào gọi căn hỗ tương với căn danh, những pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì căn đồng sanh là chi pháp của câu mở đó, cũng là danh pháp vậy.

46. ĐÔI CĂN – NỘI DUNG HỮU CĂN CĂN – CHƯƠNG DANH – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là danh pháp.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều có căn gọi căn danh phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: danh pháp.
  • Chi pháp của câu hỏi là: danh pháp hữu nhân.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là danh pháp, pháp ấy đều có căn gọi căn danh phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: danh pháp vô nhân là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: danh pháp vô nhân không có căn gọi căn danh.

Rồi Ngài lấy: danh pháp hữu nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn danh pháp hữu nhân mới có căn là căn danh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn là căn danh.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp có nương nhân tương ưng.
  • Chi pháp của câu hỏi là: danh pháp hữu nhân.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có nương căn là căn danh, những pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: sắc pháp có nương nhân,… là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: sắc do danh tạo có nương căn là căn danh mà phi danh.

Rồi Ngài lấy: danh pháp hữu nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn danh pháp có căn gọi căn danh cũng phải và danh pháp cũng phải.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

47. ĐÔI CĂN ĐỒNG – NỘI DUNG HỮU CĂN CĂN – CHƯƠNG DANH – TRONG PHẦN CĂN SONG

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào là danh pháp.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều có nương căn gọi căn đồng nhau với căn danh phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: danh pháp.
  • Chi pháp của câu hỏi là: danh pháp hữu nhân.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào là danh pháp, pháp ấy đều có nương căn gọi căn đồng nhau với căn danh phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: danh pháp vô nhân là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: danh pháp vô nhân không có căn gọi căn đồng nhau với căn danh.

Rồi Ngài lấy: danh pháp hữu nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn danh pháp hữu nhân mới có căn đồng nhau với căn danh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ - ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau là căn danh.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp có nương nhân.
  • Chi pháp của câu hỏi là: danh pháp hữu nhân.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn danh, những pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: sắc pháp có nương nhân là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: sắc do danh tạo có nương căn gọi căn đồng nhau với căn danh mà phi danh pháp.

Rồi Ngài lấy: danh pháp hữu nhân là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn danh pháp có nương căn gọi căn đồng nhau với căn danh cũng phải và danh pháp cũng phải.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

48. ĐÔI CĂN HỖ TƯƠNG – NỘI DUNG HỮU CĂN CĂN – CHƯƠNG DANH – TRONG PHẦN CĂN SONG

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi xuôi đây.

- Câu mở rằng: Mỗi pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn danh.

- Câu hỏi rằng: Pháp ấy đều là căn, gọi căn hỗ tương với căn danh phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là: pháp có nương căn.
  • Chi pháp của câu hỏi là: căn đồng sanh với căn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên, Đức Phật ngài hỏi rằng: Mỗi pháp nào có nương căn gọi căn đồng nhau với căn danh, pháp ấy đều là căn, gọi căn hỗ tương với căn danh phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: căn đồng sanh với căn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới trả lời đoạn trước không có ý bác như vầy: những căn nào đồng sanh với nhau có nương căn gọi căn đồng nhau với căn danh cũng phải và gọi căn là căn hỗ tương cũng phải.

Rồi Ngài lấy Pháp có nương căn mà ngoài ra căn là chi pháp của câu mở mà thôi. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn những pháp đồng sanh với căn danh mà ngoài ra đó có căn gọi căn đồng nhau với căn danh mà phi căn gọi căn tương tế.

Lời đáp kết luận trong bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

VẤN ĐỀ ĐỒNG – ĐÁP BẢO ĐẢM

Chỉ pháp và phân giải trong bài hỏi ngược đây.

- Câu mở rằng: Hay là pháp nào gọi căn là căn hỗ tương với căn danh.

- Câu hỏi rằng: Những pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

  • Chi pháp của câu mở là căn đồng sanh với căn.
  • Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên, Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là pháp nào gọi căn là căn hỗ tương với căn danh, những pháp ấy đều là danh pháp phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là phải. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì căn đồng sanh với căn là chi pháp của câu mở đó, cũng là danh pháp vậy.

Dứt phần giải chương danh.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

BẢN ĐỒ UẨN SONG

Bản Giải Siêu Lý Trung Học

UẨN SONG

I. PHẦN ĐỊNH DANH

IA1. CÂU LỌC - THUẬN TÙNG

(Câu 1 – 10)

1. Câu mở rằng: Sắc.

    Câu hỏi rằng: Là sắc uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: sắc ái, sắc mãn ý tức là tâm hợp thế, sở hữu hợp với sắc pháp chung lại hiện bày và 28 sắc pháp có chơn thể tiêu hoại đổi thay.

- Chi pháp của câu hỏi chỉ có 28 sắc pháp mà thôi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc gọi là sắc uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn lấy: sắc ái, sắc mãn ý là chi pháp trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: sắc ái, sắc mãn ý gọi sắc chớ không gọi sắc uẩn.

Rồi Ngài lấy 28 sắc pháp có chơn thể là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn câu không có ý bác như vầy: sắc uẩn gọi sắc cũng phải và sắc uẩn cũng phải.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây thuộc vấn đề hoàn bị, đáp kết luận giải thích theo lối đi ngay.

2. Câu mở rằng: Sắc uẩn.

    Câu hỏi rằng: Gọi là sắc phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là 28 sắc pháp.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn gọi là sắc phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại rằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 28 sắc pháp là chi pháp của câu mở đó cùng là sắc vậy.

3. Câu mở rằng: Thọ.

    Câu hỏi rằng: Gọi là thọ uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là sở hữu thọ.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn gọi là thọ phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì sở hữu thọ là chi pháp của câu mở đó, cũng là thọ uẩn vậy.

4. Câu mở rằng: Thọ uẩn.

    Câu hỏi rằng: Gọi là thọ phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là sở hữu thọ.

- Chi pháp của câu hỏi cùng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn gọi là thọ phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”.

Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì sở hữu thọ là chi pháp của câu mở đó, cũng là thọ vậy.

5. Câu mở rằng: Tưởng.

    Câu hỏi rằng: Là tưởng uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là sở hữu tà kiến và sở hữu tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi: chỉ có sở hữu tưởng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Gọi tưởng là tưởng uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: sở hữu tà kiến là chi pháp trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: tưởng kiến gọi là tưởng mà không gọi là tưởng uẩn.

Rồi Ngài lấy sở hữu tưởng là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn tưởng uẩn gọi là tưởng cũng phải và tưởng uẩn cũng phải.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

6. Câu mở rằng: Tưởng uẩn.

    Câu hỏi rằng: Gọi là tưởng phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là sở hữu tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế câu hỏi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Tưởng uẩn gọi là tưởng phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì sở hữu tưởng là chi pháp của câu mở đó, cùng là tưởng vậy.

7. Câu mở rằng: Hành.

    Câu hỏi rằng: Gọi là hành uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tâm, thọ, tưởng, sắc và 50 sở hữu ngoài ra thọ, tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi là: 50 sở hữu thuộc về hành uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hành gọi là hành uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: tâm, thọ, tưởng, sắc là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: trừ ra hành uẩn rồi, hữu vi ngoài ra đó gọi là hành chớ không gọi là hành uẩn.

Rồi Ngài lấy 50 sở hữu ngoài ra thọ, tưởng là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn hành uẩn gọi là hành cũng phải và hành uẩn cũng phải.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

8. Câu mở rằng: Hành uẩn.

    Câu hỏi rằng: Gọi là hành phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 50 sở hữu ngoài ra thọ, tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: hành uẩn gọi là hành phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 50 sở hữu ngoài ra thọ, tưởng là chi pháp của câu mở đó cũng là hành uẩn vậy.

9. Câu mở rằng: Thức.

    Câu hỏi rằng: Gọi là thức uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì tâm là chi pháp của câu mở đó, cũng là thức uẩn vậy.

10. Câu mở rằng: Thức uẩn.

      Câu hỏi rằng: Gọi là thức phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: thức uẩn gọi là thức phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì tâm là chi pháp của câu mở đó, cũng là thức vậy.

Dứt phần câu lọc - thuận tùng.

~~~~~~~~~~

IA2. CÂU LỌC - ĐỐI LẬP

(Câu 11 – 20)

11. Câu mở rằng: Phi sắc.

      Câu hỏi rằng: Phi sắc uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tâm siêu thế, sở hữu hợp, níp-bàn và chế định.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Gọi phi sắc là phi sắc uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì tâm siêu thế, sở hữu hợp, níp-bàn và chế định là chi pháp của câu mở đó, cũng là phi sắc uẩn vậy.

12. Câu mở rằng: Phi sắc uẩn.

      Câu hỏi rằng: gọi phi sắc phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: sắc ái, sắc mãn ý tức là tâm hợp thế, 52 sở hữu hợp, 28 sắc pháp chung hiện tượng thành cảnh ái và tâm siêu thế, 36 sở hữu hợp, níp-bàn và chế định.

- Chi pháp của câu hỏi là: tâm siêu thế, 36 sở hữu hợp, níp-bàn và chế định.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Phi sắc uẩn gọi là phi sắc phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: sắc ái, sắc mãn ý tức là tâm hợp thế, 52 sở hữu hợp, 28 sắc pháp chung hiện tượng thành cảnh ái là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: sắc ái, sắc mãn ý, phi sắc uẩn mà còn gọi là sắc.

Rồi Ngài lấy: tâm siêu thế, sở hữu hợp, níp-bàn và chế định là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: nếu trừ ra sắc ái, sắc mãn ý và sắc uẩn rồi, còn những pháp ngoài ra đó nói phi sắc uẩn và phi sắc.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

13. Câu mở rằng: Gọi phi thọ.

      Câu hỏi rằng: Phi thọ uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tâm, sắc pháp, níp-bàn, chế định và 51 sở hữu trừ thọ.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: gọi phi thọ là phi thọ uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì tâm, sắc pháp, níp-bàn, chế định và 51 sở hữu hợp trừ thọ là chi pháp của câu mở đó, cũng là phi thọ uẩn vậy.

14. Câu mở rằng: Gọi phi thọ uẩn.

      Câu hỏi rằng: Là phi thọ phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: trừ ra sắc pháp, tâm, níp-bàn, chế định và 51 sở hữu hợp (trừ thọ).

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Gọi phi thọ uẩn là phi thọ phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì tâm, sắc pháp, níp-bàn, chế định và 51 sở hữu hợp (trừ thọ) là chi pháp của câu mở đó, cũng là phi thọ vậy.

15. Câu mở rằng: Gọi phi tưởng.

      Câu hỏi rằng: Là phi tưởng uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tâm, sắc pháp, níp-bàn, chế định và 50 sở hữu (trừ tưởng và tà kiến).

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Gọi phi tưởng là phi tưởng uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì tâm, sắc pháp, níp-bàn, chế định và 50 sở hữu (trừ tưởng và tà kiến) là chi pháp của câu mở đó, cũng là phi tưởng uẩn vậy.

16. Câu mở rằng: Gọi phi tưởng uẩn.

      Câu hỏi rằng: Là phi tưởng phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tâm, sắc pháp, níp-bàn, chế định và 51 sở hữu hợp (trừ tưởng).

- Chi pháp của câu hỏi là: tâm, sắc pháp, níp-bàn, chế định và 50 sở hữu (trừ tưởng và tà kiến).

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Gọi phi tưởng uẩn là phi tưởng phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: sở hữu tà kiến là chi pháp trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: kiến tưởng phi tưởng uẩn mà còn gọi là tưởng, không gọi là tưởng uẩn.

Rồi Ngài lấy: tâm, sắc pháp, níp-bàn, chế định và 50 sở hữu (trừ tưởng và tà kiến) là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Đức Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: trừ ra kiến tưởng và tưởng uẩn, các uẩn mà ngoài ra đó phi tưởng uẩn và phi tưởng.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

17. Câu mở rằng: Gọi phi hành.

      Câu hỏi rằng: Phi hành uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: níp-bàn và chế định.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Gọi phi hành là phi hành uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì níp-bàn và chế định là chi pháp của câu mở đó, cũng là phi hành uẩn vậy.

18. Câu mở rằng: Gọi phi hành uẩn.

      Câu hỏi rằng: Là phi hành phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tâm, thọ, tưởng, sắc pháp, níp-bàn và chế định.

- Chi pháp của câu hỏi: chỉ có níp-bàn và chế định.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Gọi phi hành uẩn là phi hành phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: tâm, thọ, tưởng, sắc pháp, níp-bàn và chế định là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: trừ ra hành uẩn rồi, những uẩn ngoài ra đó phi hành, nhưng còn lại là hành.

Rồi Ngài lấy: níp-bàn và chế định là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: trừ ra hành và hành uẩn, còn những uẩn ngoài ra đó mới là phi hành uẩn và phi hành.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

19. Câu mở rằng: Gọi phi thức.

      Câu hỏi rằng: Là phi thức uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là sở hữu, sắc pháp, níp-bàn và chế định.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Gọi phi thức là phi thức uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì sở hữu, sắc pháp, níp-bàn và chế định là chi pháp của câu mở đó, cũng là phi thức uẩn vậy.

20. Câu mở rằng: Gọi phi thức uẩn.

      Câu hỏi rằng: Là phi thức phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là sở hữu, sắc pháp, níp-bàn và chế định.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Gọi phi thức uẩn là phi thức phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì sở hữu, sắc pháp, níp-bàn và chế định là chi pháp của câu mở đó, cũng là phi thức vậy.

Dứt phần câu lọc - đối lập.

~~~~~~~~~~

IA3. CÂU LỌC - CĂN LUÂN - THUẬN TÙNG

(Câu 21 – 60)

21. Trùng bài số 1.

22. Câu mở rằng: Gọi uẩn.

      Câu hỏi rằng: Là thọ uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 5 uẩn.

- Chi pháp của câu hỏi: chỉ có thọ uẩn mà thôi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Gọi uẩn là thọ uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: sở hữu thọ là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới trả lời đoạn trước không có ý bác như vầy: thọ uẩn gọi là uẩn cũng phải và thọ uẩn cũng phải.

Rồi Ngài lấy: 4 uẩn ngoài ra là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn những uẩn ngoài ra gọi là uẩn chớ không gọi là thọ uẩn.

Lời kết luận trong bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

23.  Trùng bài số 1.

24. Câu mở rằng: Gọi uẩn.

      Câu hỏi rằng: Là tưởng uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 5 uẩn.

- Chi pháp của câu hỏi: tưởng uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Gọi uẩn là tưởng uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: tưởng uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: tưởng uẩn gọi là uẩn cũng phải và gọi tưởng uẩn cũng phải.

Rồi Ngài lấy: 4 uẩn ngoài ra là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn những uẩn ngoài ra đó gọi uẩn mà không gọi tưởng uẩn.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

25. Trùng bài số 1.

26. Câu mở rằng: Gọi uẩn.

      Câu hỏi rằng: Là hành uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 5 uẩn.

- Chi pháp của câu hỏi: chỉ có hành uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Gọi uẩn là hành uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: hành uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: hành uẩn gọi là uẩn cũng phải và gọi hành uẩn cũng phải.

Rồi Ngài lấy: 4 uẩn ngoài ra hành uẩn là chi pháp của phần câu mở mà thôi.

Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn những uẩn ngoài ra đó, gọi uẩn mà không gọi hành uẩn.

Lời đáp kết luận trong bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

27. Trùng bài số 1.

28. Câu mở rằng: Gọi uẩn.

      Câu hỏi rằng: Là thức uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 5 uẩn.

- Chi pháp của câu hỏi: chỉ có thức uẩn mà thôi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Gọi uẩn là thức uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: thức uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: thức uẩn gọi là uẩn cũng phải và gọi thức uẩn cũng phải. Rồi Ngài lấy: 4 uẩn ngoài ra thức uẩn là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn những uẩn ngoài ra gọi uẩn chớ không gọi thức uẩn.

Lời đáp kết luận trong bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

29. Câu mở rằng: Gọi thọ.

      Câu hỏi rằng: Là thọ uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là sở hữu thọ.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Gọi thọ là thọ uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì sở hữu thọ là chi pháp của câu mở đó, cũng là thọ uẩn vậy.

30. Câu mở rằng: Gọi uẩn.

      Câu hỏi rằng: Là sắc uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 5 uẩn.

- Chi pháp của câu hỏi là: Sắc uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Gọi uẩn là sắc uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: sắc uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: sắc uẩn gọi uẩn cũng phải và gọi sắc uẩn cũng phải. Rồi Ngài lấy: 4 uẩn ngoài ra sắc uẩn là chi pháp của câu mở mà thôi. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn những uẩn ngoài ra gọi là uẩn mà phi sắc uẩn. Lời đáp kết luận trong bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

31. Câu mở rằng: Gọi thọ.

     Câu hỏi rằng: Là thọ uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là sở hữu thọ.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Gọi thọ là thọ uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì sở hữu thọ là chi pháp của câu mở đó, cũng là thọ uẩn vậy.

32. Câu mở rằng: Gọi uẩn.

      Câu hỏi rằng: Là tưởng uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 5 uẩn.

- Chi pháp của câu hỏi là: chỉ có tưởng uẩn mà thôi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Gọi uẩn là tưởng uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: tưởng uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: tưởng uẩn gọi là uẩn cũng phải và tưởng uẩn cũng phải.

Rồi Ngài lấy 4 uẩn ngoài ra tưởng uẩn là chi pháp mở mà thôi. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn những uẩn ngoài ra gọi uẩn mà không gọi là tưởng uẩn.

Lời đáp kết luận trong bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

33. Câu mở rằng: Gọi thọ.

      Câu hỏi rằng: Là thọ uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là sở hữu thọ.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng.

Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Gọi thọ là thọ uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì sở hữu thọ là chi pháp của câu mở đó, cũng là thọ uẩn vậy.

34. Trùng bài số 26.

35. Trùng bài số 29.

36. Trùng bài số 28.

37. Trùng bài số 5.

38. Trùng bài số 30.

39. Trùng bài số 5.

40. Trùng bài số 22.

41. Trùng bài số 5.

42. Trùng bài số 26.

43. Trùng bài số 5.

44. Trùng bài số 28.

45. Trùng bài số 7.

46. Trùng bài số 30.

47. Trùng bài số 7.

48. Trùng bài số 22.

49. Trùng bài số 7.

50. Trùng bài số 32.

51. Trùng bài số 7.

52. Trùng bài số 28.

53. Trùng bài số 9.

54. Trùng bài số 30.

55. Trùng bài số 9.

56. Trùng bài số 22.

57. Trùng bài số 9.

58. Trùng bài số 24.

59. Trùng bài số 9.

60. Trùng bài số 26.

Dứt phần câu lọc - căn luân - thuận tùng

~~~~~~~~~~

IA4. CÂU LỌC - CĂN LUÂN - ĐỐI LẬP

(Câu 61 – 100)

61. Câu mở rằng: Phi sắc.

     Câu hỏi rằng: Phi sắc uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tâm siêu thế, 36 sở hữu, níp-bàn và chế định.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Phi sắc, phi sắc uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì tâm siêu thế, 36 sở hữu, níp-bàn và chế định là chi pháp của câu mở đó cũng là phi sắc uẩn vậy.

Từ 62 đến 100 đều đồng chi pháp là níp-bàn và chế định. Cho nên đều là vấn đề đồng đáp bảo đảm. Đây chỉ dịch câu vấn đáp, mà câu nào trùng chỉ lại trước đã dịch và giải.

62. Câu mở rằng: Phi uẩn. Câu hỏi rằng: Phi thọ uẩn phải chăng?

63. Trùng bài 61.

64. Câu mở rằng: Phi uẩn. Câu hỏi rằng: Phi tưởng uẩn phải chăng?

65. Trùng bài 61.

66. Câu mở rằng: Phi uẩn. Câu hỏi rằng: Phi hành uẩn phải chăng?

67. Trùng bài 61.

68. Câu mở rằng: Phi uẩn. Câu hỏi rằng: Phi thức uẩn phải chăng?

69. Câu mở rằng: Phi thọ. Câu hỏi rằng: Phi thọ uẩn phải chăng?

70. Câu mở rằng: Phi uẩn. Câu hỏi rằng: Phi sắc uẩn phải chăng?

71. Câu mở rằng: Phi thọ. Câu hỏi rằng: Phi thọ uẩn phải chăng?

72. Câu mở rằng: Phi uẩn. Câu hỏi rằng: Phi tưởng uẩn phải chăng?

73. Câu mở rằng: Phi thọ. Câu hỏi rằng: Phi thọ uẩn phải chăng?

74. Câu mở rằng: Phi uẩn. Câu hỏi rằng: Phi hành uẩn phải chăng?

75. Câu mở rằng: Phi thọ. Câu hỏi rằng: Phi thọ uẩn phải chăng?

76. Câu mở rằng: Phi uẩn. Câu hỏi rằng: Phi thức uẩn phải chăng?

77. Câu mở rằng: Phi tưởng. Câu hỏi rằng: Phi tưởng uẩn phải chăng?

78. Câu mở rằng: Phi uẩn. Câu hỏi rằng: Phi sắc uẩn phải chăng?

79. Câu mở rằng: Phi tưởng. Câu hỏi rằng: Phi tưởng uẩn phải chăng?

80. Câu mở rằng: Phi uẩn. Câu hỏi rằng: Phi thọ uẩn phải chăng?

81. Câu mở rằng: Phi tưởng. Câu hỏi rằng: Phi tưởng uẩn phải chăng?

82. Câu mở rằng: Phi uẩn. Câu hỏi rằng: Phi hành uẩn phải chăng?

83. Câu mở rằng: Phi tưởng. Câu hỏi rằng: Phi tưởng uẩn phải chăng?

84. Câu mở rằng: Phi uẩn. Câu hỏi rằng: Phi thức uẩn phải chăng?

85. Câu mở rằng: Phi hành. Câu hỏi rằng: Phi hành uẩn phải chăng?

86. Câu mở rằng: Phi uẩn. Câu hỏi rằng: Phi sắc uẩn phải chăng?

87. Câu mở rằng: Phi hành. Câu hỏi rằng: Phi hành uẩn phải chăng?

88. Câu mở rằng: Phi uẩn. Câu hỏi rằng: Phi thọ uẩn phải chăng?

89. Câu mở rằng: Phi hành. Câu hỏi rằng: Phi hành uẩn phải chăng?

90. Câu mở rằng: Phi uẩn. Câu hỏi rằng: Phi tưởng uẩn phải chăng?

91. Câu mở rằng: Gọi phi hành. Câu hỏi rằng: Là phi hành uẩn phải chăng?

92. Câu mở rằng: Phi uẩn. Câu hỏi rằng: Phi thức uẩn phải chăng?

93. Câu mở rằng: Gọi phi thức uẩn. Câu hỏi rằng: Là phi uẩn phải chăng?

94. Câu mở rằng: Phi uẩn. Câu hỏi rằng: Phi sắc uẩn phải chăng?

95. Câu mở rằng: Gọi phi thức. Câu hỏi rằng: Là phi thức uẩn phải chăng?

96. Câu mở rằng: Gọi phi uẩn. Câu hỏi rằng: Là phi thọ uẩn phải chăng?

97. Câu mở rằng: Phi thức. Câu hỏi rằng: Phi thức uẩn phải chăng?

98. Câu mở rằng: Phi uẩn. Câu hỏi rằng: Phi tưởng uẩn phải chăng?

99. Câu mở rằng: Phi thức. Câu hỏi rằng: Phi thức uẩn phải chăng?

100. Câu mở rằng: Phi uẩn. Câu hỏi rằng: Phi hành uẩn phải chăng?

Phụ chú:

Vì e học giả chưa nhận rõ phần Định danh tại sao chia ra nữa như là: Phần câu lộc, phần câu lọc căn luân, phần thuần uẩn và phần thuần uẩn căn luân. Bởi vì nói văn chương thường hay có đồng danh bất đồng nghĩa, cũng như gọi là sắc, tưởng và hành thì chẳng những ám chỉ nội trong phần uẩn ấy mà thôi. Lại còn chỉ ngoài ra hay uẩn khác, như đã chỉ pháp và phân giải trước kia, cho khỏi nhận lầm với cách dùng danh từ tùy trường hợp.

Lại có ‘thuận tùng’ (chỉ cho biết là “phải”) và ‘đối lập’ (chỉ cho biết là chẳng phải).

Còn nói ‘căn luân’ là xoay chuyển gốc với ngọn như là:

  • Sắc uẩn gốc: thọ, tưởng, hành và thức ngọn.
  • Thọ uẩn gốc: sắc, tưởng, hành và thức ngọn.
  • Tưởng uẩn gốc: sắc, thọ, hành và thức ngọn.
  • Hành uẩn gốc: sắc, thọ, tưởng và thức ngọn.
  • Thức uẩn gốc: sắc, thọ, tưởng và hành ngọn.

Như vậy, mỗi uẩn làm 4 gốc xoay chuyển đặng 4 đôi cả xuôi và ngược.

Mỗi phần có căn luân đến 40 bài, tức là 5 uẩn nhân cho 8.

Hai phần sau có nói thuần uẩn là vì đã chọn lọc tên 5 uẩn không còn chỉ ngoài ra uẩn nữa, như là: sắc, tưởng và hành thì đã ám chỉ, sắc uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn đó thôi.

Dứt phần câu lọc - căn luân - đối lập.

~~~~~~~~~~

IB1. THUẦN UẨN - THUẬN TÙNG

(Câu 101 – 110)

101. Câu mở rằng: Gọi sắc. Câu hỏi rằng: Là uẩn phải chăng?

- Đức Thế Tôn đáp: phải.

102. Gọi uẩn tức là sắc uẩn phải chăng?

- Đức Thế Tôn đáp: sắc uẩn gọi uẩn cũng phải và sắc uẩn cũng phải. Còn những uẩn ngoài ra không gọi sắc uẩn.

103. Gọi thọ tức là uẩn phải chăng?

- Đức Thế Tôn đáp: phải.

104. Gọi uẩn tức là thọ uẩn phải chăng?

- Đức Thế Tôn đáp: thọ uẩn gọi uẩn cũng phải và thọ uẩn cũng phải. Còn những uẩn ngoài ra không gọi thọ uẩn.

105. Tưởng tức là uẩn phải chăng?

- Đức Thế Tôn đáp: phải.

106. Uẩn tức là tưởng uẩn phải chăng?

- Đức Thế Tôn đáp: phải.

107. Hành tức là uẩn phải chăng?

- Đức Thế Tôn đáp: phải.

108. Gọi uẩn là hành uẩn phải chăng?

- Đức Thế Tôn đáp: hành uẩn gọi uẩn cũng phải và hành uẩn cũng phải. Còn những uẩn ngoài ra không gọi là hành uẩn.

109. Gọi thức tức là uẩn phải chăng?

- Đức Thế Tôn đáp: phải.

110. Gọi uẩn là thức uẩn phải chăng?

- Đức Thế Tôn đáp: thức uẩn gọi là uẩn cũng phải và gọi thức uẩn cũng phải. Còn những uẩn ngoài ra không gọi là thức uẩn.

Dứt phần thuần uẩn - thuận tùng.

~~~~~~~~~~

IB2. THUẦN UẨN - ĐỐI LẬP

(Câu 111 – 120)

111. Phi sắc, phi sắc uẩn phải chăng?

- Đức Thế Tôn đáp: trừ ra sắc rồi, còn những uẩn ngoài ra gọi phi sắc mà gọi là uẩn. Trừ ra sắc và tất cả uẩn, những pháp ngoài ra đó mới gọi là phi sắc và phi uẩn.

112. Phi uẩn, phi sắc uẩn phải chăng?

- Đức Thế Tôn đáp: phải.

113. Phi thọ là phi uẩn phải chăng?

- Đức Thế Tôn đáp: trừ ra thọ rồi, còn những uẩn ngoài ra không gọi là thọ mà còn gọi là uẩn. Nếu trừ ra thọ và các uẩn khác mới phi thọ và phi uẩn.

114. Phi uẩn tức là phi thọ uẩn phải chăng?

- Đức Thế Tôn đáp: phải.

115. Phi tưởng, phi uẩn phải chăng?

- Đức Thế Tôn đáp: trừ ra tưởng, còn những uẩn ngoài ra gọi phi tưởng mà cũng gọi là uẩn. Nếu trừ ra tưởng và các uẩn khác mới là phi tưởng và phi uẩn.

116. Phi uẩn, phi tưởng uẩn phải chăng?

- Đức Thế Tôn đáp: phải.

117. Phi hành, phi uẩn phải chăng?

- Đức Thế Tôn đáp: trừ ra hành rồi, pháp hữu vi ngoài ra đó là phi hành mà còn gọi là uẩn. Trừ hành và các uẩn khác rồi, mới gọi là phi hành và phi uẩn vậy.

118. Phi uẩn, phi hành uẩn phải chăng?

- Đức Thế Tôn đáp: phải.

119. Phi thức, phi uẩn phải chăng?

- Đức Thế Tôn đáp: trừ ra thức, còn những uẩn ngoài ra không gọi là thức mà còn gọi là uẩn. Nếu trừ ra thức và các uẩn khác mới gọi là phi thức và phi uẩn.

120. Phi uẩn, phi thức phải chăng?

- Đức Thế Tôn đáp: phải.

Dứt thuần uẩn - đối lập.

~~~~~~~~~~

IB3. THUẦN UẨN - CĂN LUÂN - THUẬN TÙNG

(Câu 121 – 160)

Sắc uẩn gốc (luôn 8 bài)

121. Gọi sắc, ám chỉ uẩn phải chăng?

- Đức Thế Tôn đáp: phải.

122. Gọi uẩn, ám chỉ thọ uẩn phải chăng?

- Đức Thế Tôn đáp: thọ uẩn gọi uẩn cũng phải và thọ uẩn cũng phải. Còn những uẩn ngoài ra không gọi là thọ uẩn.

123. Trùng bài 101.

124. Trùng bài 106.

125. Trùng bài 101.

126. Trùng bài 108.

127. Trùng bài 101.

128. Trùng bài 110.

Thọ uẩn gốc

129. Trùng bài 103.

130. Trùng bài 102.

131. Trùng bài 103.

132. Trùng bài 106.

133. Trùng bài 103.

134. Trùng bài 108.

135. Trùng bài 103.

136. Trùng bài 110.

Tưởng uẩn gốc

137. Trùng bài 105.

138.  Trùng bài 102.

139. Trùng bài 105.

140. Trùng bài 104.

141. Trùng bài 105.

142. Trùng bài 108.

143. Trùng bài 105.

144. Trùng bài 110.

Hành uẩn gốc

145. Trùng bài 107.

146. Trùng bài 102.

147. Trùng bài 107.

148. Trùng bài 104.

149. Trùng bài 107.

150. Trùng bài 106.

151. Trùng bài 107.

152. Trùng bài 110.

Thức uẩn gốc

153. Trùng bài 109.

154. Trùng bài 102.

155. Trùng bài 109.

156. Trùng bài 104.

157. Trùng bài 109.

158. Trùng bài 106.

159. Trùng bài 109.

160. Trùng bài 108.

Dứt thuần uẩn - căn luân - thuận tùng.

~~~~~~~~~~

IB4. THUẦN UẨN - CĂN LUÂN - ĐỐI LẬP

(Câu 161 – 200)

Sắc uẩn gốc (luôn 8 bài)

161. Câu mở rằng: Phi sắc.

        Câu hỏi rằng: Phi uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: thọ, tưởng, hành, thức uẩn, níp-bàn và chế định.

- Chi pháp của câu hỏi là: níp-bàn và chế định.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Phi sắc, phi uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: thọ, tưởng, hành, thức uẩn là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: trừ ra sắc, còn các uẩn ngoài ra đó phi sắc mà gọi là uẩn. Rồi Ngài lấy níp-bàn và chế định là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: Nếu trừ ra sắc và những uẩn ngoài ra mới phi sắc và phi uẩn.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

162. Câu mở rằng: Phi uẩn.

        Câu hỏi rằng: Phi thọ uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: níp-bàn và chế định.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Phi uẩn, phi thọ uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì níp-bàn và chế định là chi pháp của câu mở đó cũng là phi thọ uẩn vậy.

163. Trùng bài 161.

164. Câu mở rằng: Phi uẩn.

        Câu hỏi rằng: Phi tưởng uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là níp-bàn và chế định.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Phi uẩn, phi tưởng uẩn phải chăng? Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là phải. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì níp-bàn và chế định là chi pháp của câu mở đó, cũng là phi tưởng uẩn vậy.

165. Trùng bài 161.

166. Câu mở rằng: Phi uẩn.

        Câu hỏi rằng: Phi hành uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là níp-bàn và chế định.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Phi uẩn, phi hành uẩn phải chăng? Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là phải. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì níp-bàn và chế định là chi pháp của câu mở, cũng là phi hành uẩn vậy.

167. Trùng bài 161.

168. Câu mở rằng: Phi uẩn.

        Câu hỏi rằng: Phi thức uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là níp-bàn và chế định.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Phi uẩn, phi thức uẩn phải chăng? Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì níp-bàn và chế định là chi pháp của câu mở đó, cũng là phi thức uẩn vậy.

Thọ uẩn gốc (luôn 8 bài)

169. Câu mở rằng: Phi thọ.

        Câu hỏi rằng: Phi uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: sắc, tưởng, hành, thức uẩn, níp-bàn và chế định.

- Chi pháp của câu hỏi: chỉ có níp-bàn và chế định.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Phi thọ, phi uẩn phải chăng? Đức Thế Tôn ngài lấy sắc, tưởng, hành, thức uẩn là chi pháp của trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: trừ ra thọ, còn các uẩn khác không gọi là thọ mà còn gọi là uẩn.

Rồi Ngài lấy: níp-bàn và chế định là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: nếu trừ ra thọ luôn các uẩn, những pháp ngoài ra đó mới phi thọ và phi uẩn.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

170. Câu mở rằng: Phi uẩn.

        Câu hỏi rằng: Phi sắc uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: níp-bàn và chế định.

- Chi pháp của câu mở cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Phi uẩn, phi sắc uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì níp-bàn và chế định là chi pháp của câu mở đó, cũng là phi sắc uẩn vậy.

171. Trùng bài 169.

172. Trùng bài 164.

173. Trùng bài 169.

174. Trùng bài 166.

175. Trùng bài 169.

176. Trùng bài 168.

Tưởng uẩn gốc (luôn 8 bài)

177. Câu mở rằng: Phi tưởng.

       Câu hỏi rằng: Phi uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: sắc, thọ, hành, thức uẩn, níp-bàn và chế định.

- Chi pháp của câu hỏi là: níp-bàn và chế định.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Phi tưởng, phi uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy sắc, thọ, hành, thức uẩn là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: trừ ra tưởng, còn những uẩn ngoài ra cũng gọi uẩn.

Rồi Ngài lấy: níp-bàn và chế định là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: nếu trừ ra tưởng và các uẩn mới gọi phi tưởng và phi uẩn.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

178. Trùng bài 70.

179. Trùng bài 177.

180. Trùng bài 80.

181. Trùng bài 177.

182. Trùng bài 82.

183. Trùng bài 177.

184. Trùng bài 84.

Hành uẩn gốc (luôn 8 bài)

185. Câu mở rằng: Phi hành.

        Câu hỏi rằng: Phi uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là pháp vô vi, chế định.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Phi hành tức là phi uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở.

Bởi vì níp-bàn và chế định là chi pháp của câu mở đó, cũng là phi uẩn vậy.

186. Trùng bài 70.

187. Câu mở rằng: Phi hành.

        Câu hỏi rằng: Phi uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: pháp vô vi.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Phi hành, phi uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là phải. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở.

Bởi vì pháp vô vi là chi pháp của câu mở đó, cũng là phi uẩn vậy.

188. Trùng bài 80.

189. Câu mở rằng: Phi hành.

        Câu hỏi rằng: Phi uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là pháp vô vi.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Phi hành, phi uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là phải. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở.

Bởi vì pháp vô vi là chi pháp của câu mở đó, cũng là phi uẩn vậy.

190. Trùng bài 64.

191. Trùng bài 189.

192. Trùng bài 68.

Thức uẩn gốc (luôn 8 bài)

193. Trùng bài 119.

194. Trùng bài 70.

195. Trùng bài 119.

196. Trùng bài 80.

197. Trùng bài 119.

198. Trùng bài 116.

199. Trùng bài 119.

200. Trùng bài 118.

Dứt phần thuần uẩn - căn luân - đối lập.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ 

BẢN ĐỒ UẨN SONG

Bản Giải Siêu Lý Trung Học

II. PHẦN HÀNH VI

IIA1. HÀNH VI – SANH – HIỆN TẠI

(Câu 201 – 320)

THUẬN TÙNG - HỎI VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

201. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 phàm, 3 quả hữu học đang tái tục cõi nhứt uẩn, ngũ uẩn tức là 15 tâm tái tục cõi ngũ uẩn, 35 sở hữu hợp và sắc tái tục cõi nhứt uẩn, ngũ uẩn.

(Những pháp siêu lý đã nói gồm lại mượn kêu người và cõi sau miễn nhắc).

- Chi pháp của câu hỏi là: 4 phàm 3 quả hữu học đang tái tục cõi ngũ uẩn tức là 15 tâm tái tục cõi ngũ uẩn, 35 sở hữu hợp và sắc tái tục cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào thời thọ uẩn đang sanh với người ấy phải chăng? Đức Thế Tôn ngài lấy: người vui vô nhân đang tái tục cõi Vô tưởng tức là bọn sắc mạng quyền đang sanh cõi Vô tưởng, lần ban đầu của kiếp sống người vô tưởng, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: những người đang sanh cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy.

Rồi Ngài lấy: 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh cõi ngũ uẩn… là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: những người đang sanh cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh mà thọ uẩn cũng đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

202. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn đang sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn cũng đang sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 phàm 3 quả hữu học đang tái tục cõi hữu tâm tức là 19 tâm tái tục, 35 sở hữu hợp và sắc tái tục cõi ngũ uẩn.

- Chi pháp của câu hỏi là: 4 phàm 3 quả hữu học đang tái tục cõi ngũ uẩn tức là 15 tâm tái tục cõi ngũ uẩn, 35 sở hữu hợp và sắc tái tục cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn đang sanh với người nào, thời sắc uẩn cũng đang sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: phàm tam nhân 3 quả hữu học đang sanh cõi tứ uẩn tức là 4 tâm quả vô sắc và 30 sở hữu hợp đang sát-na sanh của tâm tái tục cõi Vô sắc, là chi pháp của câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: những người đang sanh cõi Vô sắc, thọ uẩn đang sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy.

Rồi Ngài lấy: 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh cõi ngũ uẩn tức là 15 tâm tái tục cõi ngũ uẩn, 35 sở hữu hợp và sắc tái tục đang sanh, là chi pháp của câu hỏi và câu mở đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: những người đang sanh cõi ngũ uẩn thì thọ uẩn cũng đang sanh mà sắc uẩn cũng đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

Bài 203, 205 và 207 trùng bài 201 về chi pháp, chỉ đổi uẩn câu hỏi tức là: tưởng, hành, thức. Nhưng người học phải phân giải và chỉ pháp cho đầy đủ.

203. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 phàm 3 quả hữu học đang tái tục cõi nhứt uẩn và ngũ uẩn tức là 15 tâm tái tục cõi ngũ uẩn, 35 sở hữu hợp và sắc tái tục cõi nhứt uẩn, ngũ uẩn.

- Chi pháp của câu hỏi là: 4 phàm 3 quả hữu học đang tái tục cõi ngũ uẩn tức là 15 tâm tái tục cõi ngũ uẩn, 35 sở hữu hợp và sắc tái tục cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người vui vô nhân đang tái tục cõi Vô tưởng lần ban đầu qua kiếp sống người vô tưởng, là chi pháp của phần câu mở mà thôi.

Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: những người đang sanh cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy.

Rồi Ngài lấy: 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh cõi ngũ uẩn… là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả.

Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: những người đang sanh cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh mà tưởng uẩn cũng đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

Bài 204, 206 và 208 trùng bài 202 về chi pháp chỉ đổi uẩn như là: tưởng, hành, thức như sau:

204. Hay là tưởng uẩn đang sanh với người nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Vô sắc, tưởng uẩn đang sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn những người đang sanh cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn đang sanh mà sắc uẩn cũng đang sanh.

205. Sắc uẩn đang sanh với người nào, thời hành uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn những người đang sanh cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và hành uẩn cũng đang sanh. 

206. Hay là hành uẩn đang sanh với người nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi Vô sắc, hành uẩn đang sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn những người đang sanh cõi ngũ uẩn, hành uẩn đang sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

207. Sắc uẩn đang sanh với người nào, thời thức uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà thức uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn những người đang sanh cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và thức uẩn cũng đang sanh. 

208. Hay là thức uẩn đang sanh với người nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi Vô sắc, thức uẩn đang sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn những người đang sanh cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và thức uẩn cũng đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

Từ bài 209 đến 220, cả 12 bài đều là vấn đề đồng. Đáp bảo đảm, khác nhau là chỉ thay đổi uẩn, nên đây chỉ sắp 1 bài kiểu, sau nương theo phân giải và chỉ pháp. 

209. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn cũng đang sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: phàm tam nhân, 3 quả hữu học đang tái tục cõi tứ uẩn tức là sát-na sanh của 4 tâm quả tái tục cõi Vô sắc và 30 sở hữu hợp.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau. Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn cũng đang sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở.

Bởi vì: người đang sanh cõi tứ uẩn là chi pháp của câu mở đó, cũng là tưởng uẩn đang sanh vậy.

210. Hay là tưởng uẩn đang sanh với người nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

211. Thọ uẩn đang sanh với người nào, thời hành uẩn đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

212. Hay là hành uẩn đang sanh với người nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

213. Thọ uẩn đang sanh với người nào, thời thức uẩn đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

214. Hay là thức uẩn đang sanh với người nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

215. Tưởng uẩn đang sanh với người nào, thời hành uẩn đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

216. Hay là hành uẩn đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

217. Tưởng uẩn đang sanh với người nào, thời thức uẩn đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải. 

218. Hay là thức uẩn đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn cũng đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

219. Hành uẩn đang sanh với người nào, thời thức uẩn đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

220. Hay là thức uẩn đang sanh với người nào, thời hành uẩn đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

THUẬN TÙNG - HỎI VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

221. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 27 cõi hữu sắc tức là cõi Vô tưởng nơi chỉ có sắc uẩn nương sanh, với 26 cõi ngũ uẩn là nơi danh uẩn và sắc uẩn thường sanh.

- Chi pháp của câu hỏi là: 26 cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi này thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Ngài hỏi rằng: Sắc uẩn đang sanh với cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô tưởng là chi pháp trong phần câu mở mà thôi, mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh nhưng thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: 26 cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu hỏi và câu mở đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và thọ uẩn cũng đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

Ba bài số lẻ 223, 225 và 227 chỉ khác với bài 221 là đổi uẩn mà thôi. 

222. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn đang sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: 26 cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn đang sanh với cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: 4 cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô sắc, thọ uẩn đang sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh.

Rồi Ngài lấy: 26 cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: cõi ngũ uẩn, thọ uẩn đang sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 bài sau số chẵn 224, 226 và 228 chỉ khác bài 222 là đổi uẩn mà thôi.

223. Sắc uẩn đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh, nhưng tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và tưởng uẩn cũng đang sanh.

 224. Hay là tưởng uẩn đang sanh với cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, tưởng uẩn đang sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh. Còn cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn đang sanh và sắc uẩn cũng đang sanh. 

 225. Sắc uẩn đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà hành uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và hành uẩn cũng đang sanh.

 226. Hay là hành uẩn đang sanh với cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, hành uẩn đang sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, hành uẩn đang sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

 227. Sắc uẩn đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà thức uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và thức uẩn cũng đang sanh.

 228. Hay là thức uẩn đang sanh với cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, thức uẩn đang sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, thức uẩn đang sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

 229. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang sanh với cõi nào.

         Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp câu mở là: 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở.

Bởi vì: 30 cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở đó, cũng là tưởng uẩn đang sanh vậy.

Từ bài 229 đến bài 240 đều đồng chi pháp chỉ đổi uẩn.

230. Hay là tưởng uẩn đang sanh với cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

231. Thọ uẩn đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

232. Hay là hành uẩn đang sanh với cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

233. Thọ uẩn đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

234. Hay là thức uẩn đang sanh với cõi nào, thời thọ uẩn đang sang với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

235. Tưởng uẩn đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

236. Hay là hành uẩn đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

237. Tưởng uẩn đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

238. Hay là thức uẩn đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

239. Hành uẩn đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

240. Hay là thức uẩn đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

~~~~~~~~~~

THUẬN TÙNG - HỎI VỀ NGƯỜI VÀ CÕI 

Sắc uẩn gốc có 8 bài

VẤN ĐỀ HOÀN BỊ, ĐÁP KẾT LUẬN GIẢI THÍCH THEO LỐI ĐI NGAY

Chỉ pháp và phân giải. Trong bài hỏi xuôi đây.

241. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào, cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn đang sanh với người ấy, cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 phàm, 3 quả hữu học đang sanh cõi nhứt uẩn, ngũ uẩn và 27 cõi ấy, tức là sát-na sanh của tâm tái tục cõi ngũ uẩn, 35 sở hữu hợp và sát-na sanh của sắc tái tục cõi nhứt uẩn, ngũ uẩn.

- Chi pháp của câu hỏi là: 4 phàm, 3 quả hữu học đang sanh cõi ngũ uẩn và 26 cõi ngũ uẩn tức là sát-na sanh của tâm tái tục cõi ngũ uẩn, 35 sở hữu hợp và sát-na sanh của sắc sanh cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị, cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào, cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy, cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người vui vô nhân đang tái tục cõi Vô tưởng và cõi Vô tưởng tức là bọn sắc mạng quyền đang sanh lần đầu tiên của kiếp sống người vô tưởng và cõi Vô tưởng, là chi pháp của phần câu hỏi mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: những người đang sanh cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà thọ uẩn chẳng phải đang sạnh với người ấy, cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: chi pháp của câu hỏi là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: những người đang sanh cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và thọ uẩn cũng đang sanh với người ấy, cõi ấy.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

Bài 243, 245 và 247 cách vấn đáp và giải trùng bài 241 chỉ đổi uẩn.

242. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn đang sanh với người nào, cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang sanh với người ấy, cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh cõi hữu tâm và 30 cõi hữu tâm tức là sát-na sanh của tâm tái tục, 35 sở hữu hợp và sát-na sanh của sắc tái tục cõi ngũ uẩn.

- Chi pháp của câu hỏi là: 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh cõi ngũ uẩn và 25 cõi ngũ uẩn tức là sát-na sanh của tâm tái tục cõi ngũ uẩn, 35 sở hữu hợp và sát-na sanh của sắc tái tục cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn đang sanh với người nào, cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: phàm tam nhân, 3 quả hữu học đang sanh cõi Vô sắc và 4 cõi Vô sắc, tức là sát-na tái tục cõi Vô sắc và 30 sở hữu hợp là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: những người đang sanh cõi Vô sắc và cõi Vô sắc, thọ uẩn đang sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy, cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: chi pháp của câu mở là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: những người đang sanh cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và thọ uẩn cũng đang sanh với người ấy, cõi ấy.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

Bài 244, 246 và 248 cách vấn đáp và giải trùng bài 242, chỉ đổi uẩn.

243. Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và tưởng uẩn cũng đang sanh.

 244. Hay là tưởng uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi Vô sắc và cõi Vô sắc, tưởng uẩn đang sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn đang sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

 245. Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và hành uẩn cũng đang sanh.

 246. Hay là hành uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi Vô sắc và cõi Vô sắc, hành uẩn đang sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi ngũ uẩn, hành uẩn đang sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

 247. Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà thức uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và thức uẩn cũng đang sanh.

 248. Hay là thức uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi Vô sắc và cõi Vô sắc, thức uẩn đang sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi ngũ uẩn, thức uẩn đang sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

249. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang sanh với người nào, cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy, cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh cõi hữu tâm và 30 cõi hữu tâm tức là sát-na sanh của 19 tâm tái tục, 35 sở hữu hợp và sát-na sanh của sắc tái tục cõi ngũ uẩn.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn đang sanh với người nào, cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh cõi hữu tâm và 30 cõi hữu tâm tức là sát-na sanh của 19 tâm tái tục, 35 sở hữu hợp và sát-na sanh của sắc tái tục cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở đó, cũng là tưởng uẩn đang sanh vậy.

Từ bài 249 đến 260, đều là vấn đề đồng, đáp bảo đảm, chỉ khác là đổi uẩn.

250. Hay là tưởng uẩn đang sanh với người nào, cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy, cõi ấy phải chăng? - Phải.

251. Thọ uẩn đang sanh với người nào, cõi nào, thời hành uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

252. Hay là hành uẩn đang sanh với người nào, cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy. cõi ấy phải chăng? - Phải.

253. Thọ uẩn đang sanh với người nào, cõi nào, thời thức uẩn đang sanh với người ấy, cõi ấy phải chăng? - Phải.

254. Hay là thức uẩn đang sanh với người nào, cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy, cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

255. Tưởng uẩn đang sanh với người nào, cõi nào, thời hành uẩn đang sanh với người ấy, cõi ấy phải chăng? - Phải.

256. Hay là hành uẩn đang sanh với người nào, cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy, cõi ấy phải chăng? - Phải.

257. Tưởng uẩn đang sanh với người nào, cõi nào, thời thức uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

258. Hay là thức uẩn đang sanh với người nào, cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy, cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

259. Hành uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

260. Hay là thức uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

~~~~~~~~~~

ĐỐI LẬP - HỎI VỀ NGƯỜI 

Sắc uẩn gốc có 8 bài 

261. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy, cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: phàm tam nhân 3 quả hữu học đang sanh cõi Vô sắc tức là sát-na sanh của tâm tái tục cõi Vô sắc, 30 sở hữu hợp với 4 phàm 4 quả đang tử 31 cõi tức là sát-na diệt của tâm tử, 35 sở hữu hợp và sát-na diệt của sắc nghiệp lần chót trong đời ấy.

- Chi pháp của câu hỏi là: 4 phàm… 4 quả… đang tử 31 cõi…

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy, cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: phàm tam nhân 3 quả hữu học đang sanh cõi Vô sắc tức là sát-na sanh của tâm tái tục cõi Vô sắc và 30 sở hữu hợp… là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi Vô sắc sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thọ uẩn đang sanh. Rồi Ngài lấy: 4 phàm 4 quả đang tử nơi 31 cõi tức là… là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: tất cả người đang tử 31 cõi sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

Bài 263, 265 và 267 cách vấn đáp và giải trùng bài 261, chỉ khác là đổi uẩn.

262. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người vui vô nhân đang sanh cõi Vô tưởng tức là sát-na tái tục của bọn mạng quyền… tất cả người đang tử nơi 31 cõi tức là sát-na diệt của tâm tử, 35 sở hữu và…

- Chi pháp của câu hỏi là: 4 phàm 4 quả đang tử nơi 31 cõi tức là… sát-na diệt của tâm tử, 35 sở hữu và sát-na diệt của sắc nghiệp lần chót trong đời ấy.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy người vui vô nhân đang sanh cõi Vô tưởng… là chi pháp của phần câu mở mà thôi mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi Vô tưởng, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà sắc uẩn đang sanh.

Rồi Ngài lấy: 4 phàm 4 quả đang tử nơi 31 cõi tức là sát-na diệt của tâm tử, 35 sở hữu hợp và sát-na diệt của sắc nghiệp lần chót trong đời ấy, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: tất cả người đang tử nơi 31 cõi, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và sắc uẩn chẳng phải đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

Bài 264, 266 và 268 cách vấn đáp và giải trùng bài 262 chỉ khác là đổi uẩn.

263. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà tưởng uẩn đang sanh với người ấy. Còn tất cả người đang tử 31 cõi, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và tưởng uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

 264. Hay là tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Vô tưởng, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh mà sắc uẩn đang sanh với người ấy. Còn tất cả người đang tử 31 cõi, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh và sắc uẩn chẳng phải đang sanh.

 265. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn đang sanh với người ấy. Còn tất cả người đang tử nơi 31 cõi, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

 266. Hay là hành uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Vô tưởng, hành uẩn chẳng phải đang sanh mà sắc uẩn đang sanh với người ấy. Còn tất cả người đang tử nơi 31 cõi, hành uẩn chẳng phải đang sanh và sắc uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

 267. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thức uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn đang sanh với người ấy. Còn tất cả người đang tử nơi 31 cõi, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

 268. Hay là thức uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Vô tưởng, thức uẩn chẳng phải đang sanh mà sắc uẩn đang sanh với người ấy. Còn tất cả người đang tử nơi 31 cõi, thức uẩn chẳng phải đang sanh và sắc uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

 269. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào.

         Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 phàm 4 quả đang tử biệt 31 cõi và người đang sanh cõi Vô tưởng, tức là sát-na diệt của tâm tử, 35 sở hữu hợp, sát-na diệt của sắc nghiệp và sát-na sanh của bọn mạng quyền trong kiếp sống người vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 4 phàm 4 quả đang tử biệt 31 cõi và người đang sanh cõi Vô tưởng, là chi pháp của câu mở đó, cũng là tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy vậy.

Kế sau 11 bài trùng cách, chỉ đổi uẩn và ngược xuôi.

270. Hay là tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

271. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải. 

272. Hay là hành uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

273. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thức uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

274. Hay là thức uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

275. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải. 

276. Hay là hành uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

277. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thức uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

278. Hay là thức uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

279. Hành uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thức uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

280. Hay là thức uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

 ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ CÕI 

Sắc uẩn gốc có 8 bài

281. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi: không có.

Bởi theo lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là: “đang sanh”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì 4 cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở đó. Dầu cho sắc uẩn chẳng phải đang sanh, nhưng thọ uẩn đang sanh với cõi ấy.

282. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “đang sanh”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho thọ uẩn chẳng phải đang sanh, nhưng sắc uẩn đang sanh với cõi ấy.

Bài 283, 285 và 287 trùng bài 281 chỉ đổi uẩn.

Bài 284, 286 và 288 trùng bài 282 chỉ đổi uẩn.

283. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Đang sanh!

284. Hay là tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Đang sanh!

285. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Đang sanh!

286. Hay là hành uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Đang sanh!

287. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Đang sanh!

288. Hay là thức uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Đang sanh!

Thọ uẩn gốc có 6 bài

289. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó, cũng là tưởng uẩn chẳng phải đang sanh vậy.

11 bài sau trùng bài 289 chỉ đổi uẩn.

290. Hay là tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

291. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

292. Hay là hành uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải. 

293. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

294. Hay là thức uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

295. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

296. Hay là hành uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

297. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

298. Hay là thức uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

299. Hành uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

300. Hay là thức uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

ĐỐI LẬP - THUỘC NGƯỜI VÀ CÕI 

Sắc uẩn gốc có 8 bài

301. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: phàm tam nhân, 3 quả hữu học đang sanh cõi Vô sắc gọi sát-na sanh của tâm tái tục cõi Vô sắc, 30 sở hữu hợp luôn 4 cõi Vô sắc, với 4 phàm 4 quả đang tử biệt 31 cõi, gọi sát-na diệt của tâm tử, 35 sở hữu hợp, sắc nghiệp diệt khi tột kiếp sống luôn 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: 4 phàm 4 quả đang tử biệt 31 cõi gọi sát-na diệt của tâm tử, 35 sở hữu hợp, sắc nghiệp diệt khi tột kiếp sống luôn 31 cõi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: phàm tam nhân 3 quả hữu học đang sanh… là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi Vô sắc và cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: 4 phàm 4 quả đang tử biệt 31 cõi… là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: tất cả người đang tử biệt 31 cõi với 31 cõi, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và thọ uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

Bài 303, 305 và 307 trùng bài 301 chỉ đổi uẩn.

302. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người vui vô nhân đang sanh cõi Vô tưởng gọi sát-na sanh bọn mạng quyền tái tục luôn cõi Vô tưởng với 4 phàm 4 quả đang tử biệt 31 cõi, gọi sát-na diệt của tâm tử, 35 sở hữu, sắc nghiệp diệt khi tột kiếp sống luôn 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: 4 phàm 4 quả đang tử biệt 31 cõi, gọi sát-na diệt của tâm tử, 35 sở hữu hợp, sắc nghiệp diệt khi tột kiếp sống luôn 31 cõi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người vui vô nhân đang sanh cõi Vô tưởng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi Vô tưởng và cõi Vô tưởng, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà sắc uẩn đang sanh với người ấy, cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: 4 phàm 4 quả đang tử biệt 31 cõi gọi… là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: tất cả người đang tử biệt 31 cõi, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và sắc uẩn chẳng phải đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

Bài 304, 306 và 308 trùng bài 302 chỉ đổi uẩn.

303. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Vô sắc và cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà tưởng uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn tất cả người đang tử biệt 31 cõi với 31 cõi, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

 304. Hay là tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Vô tưởng và cõi Vô tưởng, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh mà sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn tất cả người đang tử biệt 31 cõi với 31 cõi, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh và sắc uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

 305. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Vô sắc và cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn tất cả người đang tử biệt 31 cõi với 31 cõi, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và hành uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

 306. Hay là hành uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Vô tưởng và cõi Vô tưởng, hành uẩn chẳng phải đang sanh mà sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn tất cả người đang tử biệt 31 cõi với 31 cõi, hành uẩn chẳng phải đang sanh và sắc uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

 307. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thức uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Vô sắc và cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn tất cả người đang tử biệt 31 cõi với 31 cõi, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

 308. Hay là thức uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Vô tưởng và cõi Vô tưởng, thức uẩn chẳng phải đang sanh mà sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn tất cả người đang tử biệt 31 cõi với 31 cõi, thức uẩn chẳng phải đang sanh và sắc uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

309. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào.

       Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở: 4 phàm 4 quả đang tử biệt 31 cõi gọi sát-na diệt của tâm tử, 35 sở hữu, sắc nghiệp diệt khi tột kiếp sống luôn 31 cõi và người vui vô nhân đang sanh cõi Vô tưởng gọi sát-na sanh của sắc mạng quyền tái tục luôn cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 4 phàm 4 quả là chi pháp của câu mở đó, cũng là tưởng uẩn chẳng phải đang sanh vậy.

11 bài sau đây đều là vấn đề đồng, đáp bảo đảm trùng chi pháp bài 309 chỉ đổi uẩn.

310. Hay là tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

311. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

312. Hay là hành uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

313. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

314. Hay là thức uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

315. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

316. Hay là hành uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

317. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

318. Hay là thức uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

319. Hành uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

320. Hay là thức uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Dứt phần hành vi - sanh - hiện tại.

~~~~~~~~~~

IIA2. HÀNH VI – SANH – QUÁ KHỨ

(Câu 321 – 440)

 THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

321. Câu mở rằng: Sắc uẩn từng sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn từng sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 phàm 4 quả đang tử biệt 31 cõi gọi sát-na diệt của tâm tử và sắc nghiệp diệt lần chót trong kiếp sống ấy.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn từng sanh với người nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy phải chăng?        

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 4 phàm 4 quả đang tử biệt 31 cõi gọi… là chi pháp của câu mở đó, thọ uẩn cũng đã từng sanh vậy.

Từ bài 321 đến 340 đều vấn đề đồng, đáp bảo đảm chi pháp giống nhau, chỉ đổi uẩn và ngược, xuôi.

322. Hay là thọ uẩn từng sanh với người nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

323. Sắc uẩn từng sanh với người nào, thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

324. Hay là tưởng uẩn từng sanh với người nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

325. Sắc uẩn từng sanh với người nào, thời hành uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? -Phải.

326. Hay là hành uẩn từng sanh với người nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

327. Sắc uẩn từng sanh với người nào, thời thức uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

328. Hay là thức uẩn từng sanh với người nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

329. Thọ uẩn từng sanh với người nào, thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

330. Hay là tưởng uẩn từng sanh với người nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

331. Thọ uẩn từng sanh với người nào, thời hành uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

332. Hay là hành uẩn từng sanh với người nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

333. Thọ uẩn từng sanh với người nào, thời thức uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

334. Hay là thức uẩn từng sanh với người nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

335. Tưởng uẩn từng sanh với người nào, thời hành uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

336. Hay là hành uẩn từng sanh với người nào, thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

337.  Tưởng uẩn từng sanh với người nào, thời thức uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

338. Hay là thức uẩn từng sanh với người nào, thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

339. Hành uẩn từng sanh với người nào, thời thức uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

340. Hay là thức uẩn từng sanh với người nào, thời hành uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ CÕI 

Sắc uẩn gốc có 8 bài 

341. Câu mở rằng: Sắc uẩn từng sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 27 cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: 26 cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn từng sanh với cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô tưởng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô tưởng sắc uẩn từng sanh mà thọ uẩn không từng sanh.

Rồi Ngài lấy 25 cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đã từng sanh và thọ uẩn cũng từng sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

342. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn từng sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: 26 cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn từng sanh với cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: 4 cõi Vô sắc làm chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô sắc, thọ uẩn từng sanh mà sắc uẩn không từng sanh.

Rồi Ngài lấy: 26 cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, thọ uẩn đã từng sanh và sắc uẩn cũng từng sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

6 bài sau kế đây cũng vấn đề hoàn bị. Đáp kết luận giải thích theo lối đi ngay. Chỉ đổi uẩn và ngược, xuôi. (Chi pháp bài lẻ trùng bài lẻ, chi pháp bài chẵn trùng bài chẵn).

343. Sắc uẩn từng sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn từng sanh mà tưởng uẩn không từng sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đã từng sanh và tưởng uẩn cũng từng sanh.

344. Hay là tưởng uẩn từng sanh với cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, tưởng uẩn từng sanh mà sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn đã từng sanh và sắc uẩn cũng từng sanh.

345. Sắc uẩn từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn từng sanh mà hành uẩn không từng sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đã từng sanh và hành uẩn cũng từng sanh.

346. Hay là hành uẩn từng sanh với cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, hành uẩn từng sanh mà sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, hành uẩn đã từng sanh và sắc uẩn cũng từng sanh.

347. Sắc uẩn từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn từng sanh mà thức uẩn không từng sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đã từng sanh và thức uẩn cũng từng sanh.

348. Hay là thức uẩn từng sanh với cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, thức uẩn từng sanh mà sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, thức uẩn đã từng sanh và sắc uẩn cũng từng sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

349. Câu mở rằng: Thọ uẩn từng sanh với cõi nào.

       Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn từng sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 30 cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng từng sanh vậy.

Từ bài 349 đến 360 đều vấn đề đồng. Đáp bảo đảm, chi pháp in nhau, chỉ đổi uẩn như sau:

350. Hay là tưởng uẩn từng sanh với cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

351. Thọ uẩn từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

352. Hay là hành uẩn từng sanh với cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

353. Thọ uẩn từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

354. Hay là thức uẩn từng sanh với cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

355. Tưởng uẩn từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

356. Hay là hành uẩn từng sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

357. Tưởng uẩn từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

358. Hay là thức uẩn từng sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

359. Hành uẩn từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

360. Hay là thức uẩn từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

361. Câu mở rằng: Sắc uẩn từng sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 phàm 4 quả nương 22 cõi phàm hữu sắc và 22 cõi phàm hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: 4 phàm 4 quả nương cõi phàm ngũ uẩn và 21 cõi phàm ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn từng sanh người nào cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người nương cõi Vô tưởng và cõi Vô tưởng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người vô tưởng và cõi Vô tưởng, sắc uẩn đã từng sanh mà thọ uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: 4 phàm 4 quả nương cõi phàm ngũ uẩn và 21 cõi phàm ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi phàm ngũ uẩn với cõi ấy, sắc uẩn đã từng sanh và thọ uẩn cũng đã từng sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 bài lẻ kế sau trùng bài 361 và 3 bài chẵn kế sau trùng bài 362, đều chỉ đổi uẩn ngọn.

362. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn từng sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 phàm 4 quả nương cõi phàm hữu tâm và 25 cõi phàm hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: 4 phàm 4 quả nương cõi phàm ngũ uẩn và 21 cõi phàm ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn từng sanh người nào cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người nương cõi Vô sắc và 4 cõi Vô sắc là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người vô sắc và cõi Vô sắc, thọ uẩn từng sanh mà sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người nương cõi phàm ngũ uẩn và 21 cõi phàm ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người luôn cõi ngũ uẩn, thọ uẩn đã từng sanh và sắc uẩn cũng từng sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

363. Sắc uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người vô tưởng và cõi Vô tưởng, sắc uẩn đã từng sanh mà tưởng uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi phàm ngũ uẩn và cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đã từng sanh và tưởng uẩn cũng từng sanh.

364. Hay là tưởng uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người vô sắc và cõi Vô sắc, tưởng uẩn từng sanh mà sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn và cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn đã từng sanh và sắc uẩn cũng từng sanh.

365. Sắc uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người vô tưởng và cõi Vô tưởng, sắc uẩn đã từng sanh mà hành uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi phàm ngũ uẩn và cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đã từng sanh và hành uẩn cũng từng sanh.

366. Hay là hành uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người vô sắc và cõi Vô sắc, hành uẩn từng sanh mà sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn và cõi ngũ uẩn, hành uẩn đã từng sanh và sắc uẩn cũng từng sanh.

367. Sắc uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người vô tưởng và cõi Vô tưởng, sắc uẩn đã từng sanh mà thức uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi phàm ngũ uẩn và cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đã từng sanh và thức uẩn cũng từng sanh.

368. Hay là thức uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người vô sắc và cõi Vô sắc, thức uẩn từng sanh mà sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với cõi ngũ uẩn, thức uẩn đã từng sanh và sắc uẩn cũng từng sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

369. Câu mở rằng: Thọ uẩn từng sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 phàm 4 quả nương cõi phàm hữu tâm và 25 cõi phàm hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”, tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 4 phàm 4 quả nương cõi phàm hữu tâm và 25 cõi phàm hữu tâm là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng từng sanh vậy.

Từ bài 369 đến 380 đều là vấn đề đồng. Đáp bảo đảm, chi pháp như nhau, chỉ đổi uẩn.

370. Hay là tưởng uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

371. Thọ uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?- Phải.

372. Hay là hành uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

373. Thọ uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

374. Hay là thức uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

375. Tưởng uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

376. Hay là hành uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

377. Tưởng uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

378. Hay là thức uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

379. Hành uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

380. Hay là thức uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

~~~~~~~~~~

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI 

Sắc uẩn gốc có 8 bài

381. Câu mở rằng: Sắc uẩn không từng sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở không có.

- Thời chi pháp của câu hỏi cũng không.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc vấn đề không. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn không từng sanh với người nào, thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách hạn chế là “không có”. Tức là lời đáp hạn chế với chi pháp của câu mở. Bởi vì người mà sắc uẩn không từng sanh không có, chỉ có người sắc uẩn đã từng sanh đó thôi.

19 bài sau đều vấn đề không. Đáp hạn chế, chỉ đổi uẩn và xuôi, ngược.

382. Hay là thọ uẩn không từng sanh với người nào, thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? – Không có.

383. Sắc uẩn không từng sanh với người nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? – Không có.

384. Hay là tưởng uẩn không từng sanh với người nào, thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? – Không có.

385.  Sắc uẩn không từng sanh với người nào, thời hành uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? – Không có.

386.  Hay là hành uẩn không từng sanh với người nào, thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? – Không có.

387.  Sắc uẩn không từng sanh với người nào, thời thức uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? – Không có.

388.  Hay là thức uẩn không từng sanh với người nào, thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? – Không có.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

389. Thọ uẩn không từng sanh với người nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? – Không có.

390. Hay là tưởng uẩn không từng sanh với người nào, thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? – Không có.

391. Thọ uẩn không từng sanh với người nào, thời hành uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? – Không có.

392. Hay là hành uẩn không từng sanh với người nào, thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? – Không có.

393. Thọ uẩn không từng sanh với người nào, thời thức uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? – Không có.

394. Hay là thức uẩn không từng sanh với người nào, thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? – Không có.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

395. Tưởng uẩn không từng sanh với người nào, thời hành uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? – Không có.

396. Hay là hành uẩn không từng sanh với người nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? – Không có.

397.  Tưởng uẩn không từng sanh với người nào, thời thức uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? – Không có.

398. Hay là thức uẩn không từng sanh với người nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? – Không có.

Hành uẩn gốc có 2 bài

399.  Hành uẩn không từng sanh với người nào, thời thức uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? – Không có.

400.  Hay là thức uẩn không từng sanh với người nào, thời hành uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? – Không có.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

401. Câu mở rằng: Sắc uẩn không từng sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là: từng sanh. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì 4 cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho sắc uẩn không từng sanh nhưng thọ uẩn đã từng sanh với cõi ấy.

7 bài kế sau đều vấn đề dị, đáp ngược, đồng chi pháp chỉ đổi uẩn và xuôi, ngược.

402. Hay là thọ uẩn không từng sanh với cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? – Từng sanh.

403. Sắc uẩn không từng sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? – Từng sanh.

404.  Hay là tưởng uẩn không từng sanh với cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? – Từng sanh.

405.  Sắc uẩn không từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? – Từng sanh.

406.  Hay là hành uẩn không từng sanh với cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? – Từng sanh.

407. Sắc uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? – Từng sanh.

408.  Hay là thức uẩn không từng sanh với cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? – Từng sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

 409. Câu mở rằng: Thọ uẩn không từng sanh với cõi nào.

         Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn không từng sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng không từng sanh vậy.

11 bài kế sau trùng vấn đề.

410. Hay là tưởng uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

411. Thọ uẩn không từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

412. Hay là hành uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

413. Thọ uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

414. Hay là thức uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

415. Tưởng uẩn không từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

416. Hay là hành uẩn không từng sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

417. Tưởng uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

418. Hay là thức uẩn không từng sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

419. Hành uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

420. Hay là thức uẩn không từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

421. Câu mở rằng: Sắc uẩn không từng sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người vô sắc và người nương tịnh cư và 9 cõi ấy.

- Chi pháp của câu hỏi là: người nương cõi Tịnh cư và 5 cõi Tịnh cư.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: Người vô sắc và 4 cõi Vô sắc là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người vô sắc với 4 cõi Vô sắc, sắc uẩn không từng sanh mà thọ uẩn đã từng sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người nương cõi Tịnh cư và 5 cõi Tịnh cư là chi pháp của câu hỏi và câu mở đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: người ở cõi Tịnh cư với cõi ấy sắc uẩn không từng sanh và thọ uẩn cũng không từng sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

(Không từng sanh là không từng luân hồi trở đi, trở lại cõi ấy)

422. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn không từng sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người vô tưởng, người tịnh cư với 6 cõi ấy.

- Chi pháp của câu hỏi là: người nương tịnh cư và 5 cõi Tịnh cư.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người và cõi Vô tưởng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người vô tưởng với cõi Vô tưởng, thọ uẩn không từng sanh, mà sắc uẩn đã từng sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người nương tịnh cư và 5 cõi Tịnh cư là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: người nương cõi Tịnh cư với cõi Tịnh cư, thọ uẩn không từng sanh và sắc uẩn cũng không từng sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

6 bài sau trùng vấn đề. Chi pháp trùng theo xuôi, ngược và phải đổi uẩn.

423. Sắc uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người vô sắc với 4 cõi Vô sắc, sắc uẩn không từng sanh mà tưởng uẩn đã từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Tịnh cư với 5 cõi Tịnh cư, sắc uẩn không từng sanh và tưởng uẩn cũng không từng sanh.

424. Hay là tưởng uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người vô tưởng với cõi Vô tưởng, tưởng uẩn không từng sanh mà sắc uẩn đã từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Tịnh cư với cõi Tịnh cư, tưởng uẩn không từng sanh và sắc uẩn cũng không từng sanh.

425. Sắc uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người vô sắc với 4 cõi Vô sắc, sắc uẩn không từng sanh mà hành uẩn đã từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Tịnh cư với cõi Tịnh cư, sắc uẩn không từng sanh và hành uẩn cũng không từng sanh.

426. Hay là hành uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người vô tưởng với cõi Vô tưởng, hành uẩn không từng sanh mà sắc uẩn đã từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Tịnh cư với cõi Tịnh cư, hành uẩn không từng sanh và sắc uẩn cũng không từng sanh.

427. Sắc uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người vô sắc với 4 cõi Vô sắc, sắc uẩn không từng sanh mà thức uẩn đã từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Tịnh cư với cõi Tịnh cư, sắc uẩn không từng sanh và thức uẩn cũng không từng sanh.

428. Hay là thức uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người vô tưởng với cõi Vô tưởng, thức uẩn không từng sanh mà sắc uẩn đã từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Tịnh cư với cõi Tịnh cư, thức uẩn không từng sanh và sắc uẩn cũng không từng sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

429. Câu mở rằng: Thọ uẩn không từng sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người và cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì người và cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng không từng sanh vậy.

11 bài sau đây chỉ khác uẩn.

430. Hay là tưởng uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? – Phải.

431. Thọ uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? – Phải.

432. Hay là hành uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? – Phải.

433. Thọ uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? – Phải.

434. Hay là thức uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? – Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

435. Tưởng uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? – Phải.

436. Hay là hành uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? – Phải.

437. Tưởng uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? – Phải.

438. Hay là thức uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? – Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

439. Hành uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? – Phải.

440. Hay là thức uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? – Phải.

Dứt hành vi - sanh - quá khứ.

~~~~~~~~~~

IIA3. HÀNH VI - SANH - VỊ LAI

(Câu 441 – 560)

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

 441. Câu mở rằng: Sắc uẩn sẽ sanh với người nào.

         Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở: 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh đang tử 26 cõi phàm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn sẽ sanh với người nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh đang tử 26 cõi phàm, là chi pháp của câu mở đó, thọ uẩn cũng sẽ sanh vậy.

442. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: những người đang sanh đang tử còn sẽ tái tục cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: những người còn sẽ sanh cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ sanh với người nào, thời sắc uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: những người sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn cõi Vô sắc là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn cõi Vô sắc, thọ uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy.

Rồi Ngài lấy: những người còn sẽ tái tục cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu hỏi và câu mở đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người ngoài ra đó, thọ uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng sẽ sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

6 bài sau trùng 2 bài trước, lẻ giống lẻ, chẵn giống chẵn, chỉ đổi uẩn.

443. Sắc uẩn sẽ sanh với người nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

444. Hay là tưởng uẩn sẽ sanh với người nào, thời sắc uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?     

- Người sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn tại cõi Vô sắc, tưởng uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy. Còn những người ngoài ra đó, tưởng uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng sẽ sanh.

445. Sắc uẩn sẽ sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

446. Hay là hành uẩn sẽ sanh với người nào, thời sắc uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Người sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn tại cõi Vô sắc, hành uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy. Còn những người ngoài ra đó, hành uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng sẽ sanh.

447. Sắc uẩn sẽ sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

448. Hay là thức uẩn sẽ sanh với người nào, thời sắc uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Người sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn tại cõi Vô sắc thức uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy. Còn những người ngoài ra đó, thức uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng sẽ sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

 449. Câu mở rằng: Thọ uẩn sẽ sanh với người nào.

         Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: những người đang sanh tử mà còn sẽ sanh những cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn sẽ sanh với người nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì những người đang sanh tử mà còn sẽ sanh những cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng sẽ sanh vậy.

11 bài sau trùng, chỉ đổi uẩn.

450. Hay là tưởng uẩn sẽ sanh với người nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

451. Thọ uẩn sẽ sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

452. Hay là hành uẩn sẽ sanh với người nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

453. Thọ uẩn sẽ sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

454. Hay là thức uẩn sẽ sanh với người nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

 455. Tưởng uẩn sẽ sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

 456. Hay là hành uẩn sẽ sanh với người nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

 457. Tưởng uẩn sẽ sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

 458. Hay là thức uẩn sẽ sanh với người nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

459. Hành uẩn sẽ sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

460. Hay là thức uẩn sẽ sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

461. Câu mở rằng: Sắc uẩn sẽ sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 27 cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: 21 cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô tưởng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô tưởng sắc uẩn sẽ sanh mà thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: cõi ngũ uẩn, sắc uẩn sẽ sanh và thọ uẩn cũng sẽ sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

462. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: 21 cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời sắc uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: 4 cõi Vô sắc là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô sắc, thọ uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, thọ uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng sẽ sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

6 bài trùng sau theo lẻ, chẵn, xuôi, ngược, chỉ đổi uẩn.

463. Sắc uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn sẽ sanh mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn sẽ sanh và tưởng uẩn sẽ sanh.

464. Hay là tưởng uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời sắc uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, tưởng uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng sẽ sanh.

465. Sắc uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn sẽ sanh mà hành uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn sẽ sanh và hành uẩn cũng sẽ sanh.

466. Hay là hành uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời sắc uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, hành uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, hành uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng sẽ sanh.

467. Sắc uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn sẽ sanh mà thức uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn sẽ sanh và thức uẩn cũng sẽ sanh.

468. Hay là thức uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời sắc uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, thức uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, thức uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng sẽ sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

469. Câu mở rằng: Thọ uẩn sẽ sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 30 cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng sẽ sanh vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

470. Hay là tưởng uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

471. Thọ uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

472. Hay là hành uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

473. Thọ uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

474. Hay là thức uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

475. Tưởng uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

476. Hay là hành uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

477. Tưởng uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

478. Hay là thức uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

479. Hành uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

480. Hay là thức uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

481 Câu mở rằng: Sắc uẩn sẽ sanh với người nào, cõi nào.

       Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh đang tử cõi phàm hữu sắc và 22 cõi phàm hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh đang tử cõi phàm ngũ uẩn và 21 cõi phàm ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người và cõi Vô tưởng là chi pháp trong phần câu mở mà thôi, mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người nương cõi Vô tưởng với cõi Vô tưởng, sắc uẩn sẽ sanh mà thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người nương cõi phàm ngũ uẩn và 21 cõi phàm ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi ngũ uẩn với cõi ngũ uẩn, sắc uẩn sẽ sanh và thọ uẩn cũng sẽ sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

482.  Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh đang tử cõi phàm hữu tâm và 25 cõi phàm hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh đang tử cõi phàm ngũ uẩn và 21 cõi phàm ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: phàm tam nhân 3 quả hữu học đang sanh đang tử cõi Vô sắc với 4 cõi Vô sắc là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người nương cõi Vô sắc với cõi Vô sắc, thọ uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh đang tử cõi phàm ngũ uẩn và 21 cõi phàm ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi ngũ uẩn và cõi ngũ uẩn, thọ uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng sẽ sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng chi đổi uẩn và xuôi, ngược.

483. Sắc uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

-  Người nương cõi Vô tưởng với cõi Vô tưởng, sắc uẩn sẽ sanh mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với cõi ngũ uẩn, sắc uẩn sẽ sanh và tưởng uẩn cũng sẽ sanh.

484. Hay là tưởng uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc với cõi Vô sắc, tưởng uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn và cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng sẽ sanh.

485. Sắc uẩn sẽ sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng với cõi Vô tưởng, sắc uẩn sẽ sanh mà hành uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với cõi ngũ uẩn hành uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng sẽ sanh.

486. Hay là hành uẩn sẽ sanh với người nào, thời sắc uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc với cõi Vô sắc, hành uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với cõi ngũ uẩn, hành uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng sẽ sanh.

487. Sắc uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng với cõi Vô tưởng, sắc uẩn sẽ sanh mà thức uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với cõi ngũ uẩn thức uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng sẽ sanh.

488. Hay là thức uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc với cõi Vô sắc, thức uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với cõi ngũ uẩn thức uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng sẽ sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

489. Câu mở rằng: Thọ uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh đang tử cõi phàm hữu tâm và 25 cõi phàm hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là: phải. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh đang tử cõi phàm hữu tâm và 25 cõi phàm hữu tâm là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng sẽ sanh vậy.

11 bài sau trùng, chỉ đổi uẩn.

490. Hay là tưởng uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

491. Thọ uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

492. Hay là hành uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

493. Thọ uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

494. Hay là thức uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

495. Tưởng uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

496. Hay là hành uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

- Chi pháp của câu mở là: những người sẽ không tái tục.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ không sanh với người nào, thời sẽ không sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì những người sẽ không tái tục là chi pháp của câu mở đó, cũng sẽ không sanh vậy.

497. Tưởng uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

498. Hay là thức uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

499. Hành uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

500. Hay là thức uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

~~~~~~~~~

ĐỐI LẬP – THUỘC VỀ NGƯỜI

501. Câu mở rằng: Sắc uẩn sẽ không sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn và tất cả người sẽ níp-bàn trong kiếp sống này.

- Chi pháp của câu hỏi là: những người sẽ không tục sinh nữa.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn sẽ không sanh với người nào, thời thọ uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: những người sẽ tục sinh cõi Vô sắc và níp-bàn cõi ấy là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới trả lời đoạn trước có ý bác như vầy: người nào sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn thì những người ấy sắc uẩn sẽ không sanh mà thọ uẩn sẽ sanh.

Rồi Ngài lấy: những người sẽ không tục sinh nữa là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên, Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người kiếp tột sắc uẩn sẽ không sanh và thọ uẩn cũng sẽ không sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

502. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ không sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: những người sẽ không tục sinh.

- Chi pháp của câu hỏi là: chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ không sanh với người nào, thời sắc uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì những người sẽ không tục sinh là chi pháp của câu mở đó, sắc uẩn cũng sẽ không sanh vậy.

3 đôi sau trùng đôi này, chỉ khác uẩn làm ngọn.

503. Sắc uẩn sẽ không sanh với người nào, thời tưởng uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng?

- Người nào sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn thì những người ấy sắc uẩn sẽ không sanh mà tưởng uẩn sẽ sanh. Còn những người kiếp tột, sắc uẩn sẽ không sanh và tưởng uẩn cũng sẽ không sanh.

504. Hay là tưởng uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời sắc uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

505. Sắc uẩn sẽ không sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng?

- Người nào sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn thì những người ấy sắc uẩn sẽ không sanh mà hành uẩn sẽ sanh. Còn những người kiếp tột, sắc uẩn sẽ không sanh và hành uẩn cũng sẽ không sanh.

506. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với người nào, thời sắc uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

507. Sắc uẩn sẽ không sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng?

- Người nào sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn thì những người ấy sắc uẩn sẽ không sanh mà thức uẩn sẽ sanh. Còn những người kiếp tột, sắc uẩn sẽ không sanh và thức uẩn cũng sẽ không sanh.

508. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với người nào, thời sắc uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

509. Câu mở rằng: Thọ uẩn sẽ không sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người sẽ không tái tục.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn sẽ không sanh với người nào, thời tưởng uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì người sẽ không tái tục là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng sẽ không sanh vậy.

11 bài sau trùng, chỉ đổi uẩn.

510. Hay là tưởng uẩn sẽ không sanh với người nào, thời thọ uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

511. Thọ uẩn sẽ không sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

512. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với người nào, thời thọ uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

513. Thọ uẩn sẽ không sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

514. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với người nào, thời thọ uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

515. Tưởng uẩn sẽ không sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

516. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với người nào, thời tưởng uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

517. Tưởng uẩn sẽ không sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

518. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với người nào, thời tưởng uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

519. Hành uẩn sẽ không sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

520. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

521. Câu mở rằng: sắc uẩn sẽ không sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: sắc uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời thọ uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là: sẽ sanh. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì 4 cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở đó. Dầu cho sắc uẩn sẽ không sanh nhưng thọ uẩn sẽ sanh với cõi ấy.

522. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ không sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời sắc uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là: sẽ sanh. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó. Dầu cho thọ uẩn sẽ không sanh nhưng sắc uẩn sẽ sanh.

3 đôi sau trùng đôi này, chỉ đổi uẩn.

523. Sắc uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Sẽ sanh!

524. Hay là tưởng uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời sắc uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Sẽ sanh!

525. Sắc uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Sẽ sanh!

526. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời sắc uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Sẽ sanh!

527. Sắc uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Sẽ Sanh!

528. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời sắc uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Sẽ sanh!

Thọ uẩn gốc có 6 bài

529. Câu mở rằng: Thọ uẩn sẽ không sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở.

Bởi vì: cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng sẽ không sanh vậy.

11 bài sau trùng, chỉ đổi uẩn.

530. Hay là tưởng uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời thọ uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

531. Thọ uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

532. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời thọ uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

533. Thọ uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

534. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời thọ uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

535. Tưởng uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

536. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

537. Tưởng uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

538. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

539. Hành uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

540. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

541. Câu mở rằng: Sắc uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: những người sẽ không tái tục trùng cõi hữu sắc và những cõi đang nương đó.

- Chi pháp của câu hỏi là: những người sắp níp-bàn và những cõi đang nương ấy.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người sẽ tái tục cõi Vô sắc rồi sẽ níp-bàn cõi Vô sắc là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người chỉ còn tái tục cõi Vô sắc và cõi Vô sắc, sắc uẩn sẽ không sanh mà thọ uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: những người kiếp chót sắp níp-bàn và những cõi đang nương ấy là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người kiếp chót với cõi ấy, sắc uẩn sẽ không sanh và thọ uẩn cũng sẽ không sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

542. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: những người còn sanh trở lại trùng người trùng cõi Vô tưởng và cõi ấy và những người không còn sanh trùng người trùng cõi nơi cõi hữu tâm và những cõi ấy.

- Chi pháp của câu hỏi là: những người sắp níp-bàn trong kiếp sống ấy và những cõi ấy.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người vô tưởng mà còn sanh trùng trở lại cõi Vô tưởng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người vô tưởng với cõi Vô tưởng, thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh mà sắc uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: những người sắp níp-bàn trong kiếp sống ấy và những cõi ấy là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người kiếp chót với cõi ấy, thọ uẩn sẽ không sanh và sắc uẩn cũng sẽ không sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng đôi này, chỉ đổi uẩn.

543. Sắc uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người chỉ còn tái tục cõi Vô sắc và cõi Vô sắc, sắc uẩn sẽ không sanh mà tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người kiếp chót với cõi ấy, sắc uẩn sẽ không sanh và tưởng uẩn cũng sẽ không sanh.

544. Hay là tưởng uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người vô tưởng với cõi Vô tưởng, thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh mà sắc uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người kiếp chót với cõi ấy, thọ uẩn sẽ không sanh và sắc uẩn cũng sẽ không sanh.

545. Sắc uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người chỉ còn tái tục cõi Vô sắc và cõi Vô sắc, sắc uẩn sẽ không sanh mà hành uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người kiếp chót với cõi ấy, sắc uẩn sẽ không sanh và hành uẩn cũng sẽ không sanh.

546. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người vô tưởng với cõi Vô tưởng, hành uẩn chẳng phải sẽ sanh mà sắc uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người kiếp chót với cõi ấy, hành uẩn sẽ không sanh và sắc uẩn cũng sẽ không sanh.

547. Sắc uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người chỉ còn tái tục cõi Vô sắc và cõi Vô sắc, sắc uẩn sẽ không sanh mà thức uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người kiếp chót với cõi ấy, sắc uẩn sẽ không sanh và thức uẩn cũng sẽ không sanh.

548. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

 - Người vô tưởng với cõi Vô tưởng, thức uẩn chẳng phải sẽ sanh mà sắc uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người kiếp chót với cõi ấy, thức uẩn sẽ không sanh và sắc uẩn cũng sẽ không sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

549. Câu mở rằng: Thọ uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: những người không còn sanh lại cõi hữu tâm trùng người trùng cõi và những cõi đang nương.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

550. Hay là tưởng uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

551. Thọ uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

552. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

553. Thọ uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

554. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

555. Tưởng uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

556. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

557. Tưởng uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

558. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

559. Hành uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

560. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

~~~~~~~~~~

IIA4. HÀNH VI - SANH - HIỆN TẠI QUÁ KHỨ

(Câu 561 – 680)

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

561. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn từng sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh cõi nhứt uẩn, ngũ uẩn, gọi tâm sắc tái tục cõi nhứt uẩn, ngũ uẩn.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là: phải! Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh cõi nhứt uẩn, ngũ uẩn, là chi pháp của câu mở đó, thọ uẩn cũng từng sanh vậy.

562. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn từng sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở: tất cả người đang tử đang sanh.

- Chi pháp của câu hỏi là: những người đang sanh cõi hữu sắc.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn từng sanh với người nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: tất cả người đang tử biệt 31 cõi, đang sanh cõi Vô sắc là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: tất cả người đang tử biệt 31 cõi và người đang sanh cõi Vô sắc, thọ uẩn từng sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh cõi hữu sắc là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người đang sanh cõi nhứt uẩn, ngũ uẩn, thọ uẩn đã từng sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

563. Sắc uẩn đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải!

564. Hay là tưởng uẩn từng sanh với người nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

 - Tất cả người đang tử biệt 31 cõi và người đang sanh cõi Vô sắc, tưởng uẩn từng sanh mà  sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn những người đang sanh cõi nhứt uẩn, ngũ uẩn, tưởng uẩn đã từng sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

565. Sắc uẩn đang sanh với người nào, thời hành uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

566. Hay là hành uẩn từng sanh với người nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

 -      Tất cả người đang tử biệt 31 cõi và người đang sanh cõi Vô sắc, hành uẩn từng sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn những người đang sanh cõi nhứt uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn từng sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

567. Sắc uẩn đang sanh với người nào, thời thức uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

568. Hay là thức uẩn từng sanh với người nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

 -      Tất cả người đang tử biệt 31 cõi và những người đang sanh cõi Vô sắc, thức uẩn từng sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn những người đang sanh cõi nhứt uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn từng sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

569. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là: phải! Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng từng sanh vậy.

570. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn từng sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử đang sanh.

- Chi pháp của câu hỏi là: những người đang sanh cõi hữu tâm.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn từng sanh với người nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử biệt 31 cõi và người đang sanh cõi Vô tưởng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: tất cả người đang tử biệt 31 cõi và đang sanh cõi Vô tưởng, tưởng uẩn từng sanh mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy.

Rồi Ngài lấy: những người đang sanh cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, tưởng uẩn đã từng sanh và thọ uẩn cũng đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

571. Thọ uẩn đang sanh với người nào, thời hành uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải!

572. Hay là hành uẩn từng sanh với người nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử biệt 31 cõi và đang sanh cõi Vô tưởng, hành uẩn từng sanh mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn những người đang sanh cõi nhứt uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn đã từng sanh và thọ uẩn cũng đang sanh.

573. Thọ uẩn đang sanh với người nào, thời thức uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải!

574. Hay là thức uẩn từng sanh với người nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử biệt 31 cõi và đang sanh cõi Vô tưởng, thức uẩn từng sanh mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn những người đang sanh cõi nhứt uẩn, ngũ uẩn, tưởng uẩn đã từng sanh và thọ uẩn cũng đang sanh.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

575. Tưởng uẩn đang sanh với người nào, thời hành uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải!

576. Hay là hành uẩn từng sanh với người nào, thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử biệt 31 cõi và đang sanh cõi Vô tưởng, hành uẩn từng sanh mà tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn những người đang sanh cõi nhứt uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn đã từng sanh và tưởng uẩn cũng đang sanh.

577. Tưởng uẩn đang sanh với người nào, thời thức uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải!

578. Hay là thức uẩn từng sanh với người nào, thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử biệt 31 cõi và đang sanh cõi Vô tưởng, thức uẩn từng sanh mà tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn những người đang sanh cõi nhứt uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn đã từng sanh và thọ uẩn cũng đang sanh.

Hành uẩn gốc có 2 bài

579. Hành uẩn đang sanh với người nào, thời thức uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải!

580. Hay là thức uẩn từng sanh với người nào, thời hành uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử biệt 31 cõi và đang sanh cõi Vô tưởng, thức uẩn từng sanh mà hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn những người đang sanh cõi nhứt uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn đã từng sanh và hành uẩn cũng đang sanh.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

581. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 27 cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: 26 cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn đang sanh với cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô tưởng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô tưởng đang sanh mà thọ uẩn không từng sanh với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: 26 cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và thọ uẩn cũng từng sanh

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

582. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn từng sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: 26 cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn từng sanh với cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: 4 cõi Vô sắc là chi pháp trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô sắc, thọ uẩn từng sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: 26 cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, thọ uẩn từng sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

Ba đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

583. Sắc uẩn đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà tưởng uẩn không từng sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và tưởng uẩn cũng từng sanh.

584. Hay là tưởng uẩn từng sanh với cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, tưởng uẩn từng sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn từng sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

585. Sắc uẩn đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà hành uẩn chẳng phải từng sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và hành uẩn cũng từng sanh.

586.  Hay là hành uẩn từng sanh với cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, hành uẩn từng sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, hành uẩn từng sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

587. Sắc uẩn đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà thức uẩn chẳng phải từng sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và thức uẩn cũng từng sanh.

588. Hay là thức uẩn từng sanh với cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, thức uẩn từng sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, thức uẩn đã từng sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

589. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là: phải! Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 30 cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng từng sanh vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

590. Hay là tưởng uẩn từng sanh với cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

591. Thọ uẩn đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

592. Hay là hành uẩn từng sanh với cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

593. Thọ uẩn đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

594. Hay là thức uẩn từng sanh với cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

595. Tưởng uẩn đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

596. Hay là hành uẩn từng sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?  - Phải!

597. Tưởng uẩn đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

598. Hay là thức uẩn từng sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải!

Hành uẩn gốc có 2 bài

599. Hành uẩn đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

600. Hay là thức uẩn từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải!

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

601. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh cõi hữu sắc với cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi phàm ngũ uẩn với những cõi ấy.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng với những cõi ấy là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: những người đang sanh cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn đang sanh mà thọ uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: những người đang sanh cõi phàm ngũ uẩn với những cõi ấy là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người đang sanh cõi phàm ngũ uẩn với những cõi ấy, sắc uẩn đang sanh và thọ uẩn cũng từng sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

602. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn từng sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh cõi Vô sắc và người đang sanh tử cõi phàm ngũ uẩn với 25 cõi phàm hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi phàm ngũ uẩn và 21 cõi phàm ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử cõi ngũ uẩn, đang sanh cõi Vô sắc và 30 cõi hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: những người đang tử cõi ngũ uẩn và đang sanh cõi Vô sắc với những cõi ấy, thọ uẩn từng sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: những người đang sanh cõi ngũ uẩn với 26 cõi ngũ uẩn, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: người đang sanh cõi ngũ uẩn với những cõi ấy thọ uẩn đã từng sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

Ba đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

603. Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn đang sanh mà tưởng uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi phàm ngũ uẩn với những cõi ấy, sắc uẩn đang sanh và tưởng uẩn cũng từng sanh.

604. Hay là tưởng uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang tử cõi ngũ uẩn và đang sanh cõi Vô sắc với những cõi ấy, tưởng uẩn từng sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi ngũ uẩn với những cõi ấy tưởng uẩn đã từng sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

605. Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn đang sanh mà hành uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi phàm ngũ uẩn với những cõi ấy, sắc uẩn đang sanh và hành uẩn cũng từng sanh.

606. Hay là hành uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi ngũ uẩn và đang sanh cõi Vô sắc với những cõi ấy, hành uẩn từng sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi ngũ uẩn với những cõi ấy hành uẩn từng sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

607. Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn đang sanh mà thức uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi phàm ngũ uẩn với những cõi ấy, sắc uẩn đang sanh và thức uẩn cũng từng sanh.

608. Hay là thức uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi ngũ uẩn và đang sanh cõi Vô sắc với những cõi ấy, thức uẩn từng sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn đã từng sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

609. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh cõi Tịnh cư, cõi phàm hữu tâm với 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi phàm hữu tâm với 25 cõi phàm hữu tâm.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: thọ uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh với cõi Tịnh cư là chi pháp trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: những người đang sanh cõi Tịnh cư với cõi ấy, thọ uẩn đang sanh mà tưởng uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh cõi phàm hữu tâm và 25 cõi phàm hữu tâm là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, ngoài ra cõi Tịnh cư, thọ uẩn đang sanh và tưởng uẩn cũng từng sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

610. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn từng sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi phàm hữu tâm và 25 cõi phàm hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: những người đang sanh cõi phàm hữu tâm với 25 cõi phàm hữu tâm.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử cõi hữu tâm và 30 cõi hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: những người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, tưởng uẩn từng sanh mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: những người đang sanh cõi hữu tâm với 30 cõi hữu tâm, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn từng sanh và thọ uẩn cũng đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

Năm đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

611. Thọ uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi Tịnh cư với cõi ấy, thọ uẩn đang sanh mà hành uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy ngoài ra cõi Tịnh cư, thọ uẩn đang sanh và hành uẩn cũng từng sanh.

612. Hay là hành uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, hành uẩn từng sanh mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn từng sanh và thọ uẩn cũng đang sanh.

613. Thọ uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi Tịnh cư với cõi ấy, thọ uẩn đang sanh mà thức uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra cõi Tịnh cư, thọ uẩn đang sanh và thức uẩn cũng từng sanh.

614. Hay là thức uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn từng sanh mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn từng sanh và thọ uẩn cũng đang sanh.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

615. Tưởng uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi Tịnh cư với cõi ấy, tưởng uẩn đang sanh mà hành uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy ngoài ra cõi Tịnh cư, tưởng uẩn đang sanh và hành uẩn cũng từng sanh.

616. Hay là hành uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, hành uẩn từng sanh mà tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với cõi ấy, hành uẩn từng sanh và tưởng uẩn cũng đang sanh.

617. Tưởng uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi Tịnh cư với cõi ấy, tưởng uẩn đang sanh mà thức uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy ngoài ra cõi Tịnh cư, tưởng uẩn đang sanh và thức uẩn cũng từng sanh.

618. Hay là thức uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, thức uẩn từng sanh mà tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn từng sanh và tưởng uẩn cũng đang sanh.

Hành uẩn gốc có 2 bài

619. Hành uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi Tịnh cư với cõi ấy, hành uẩn đang sanh mà thức uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy ngoài ra cõi Tịnh cư, hành uẩn đang sanh và thức uẩn cũng từng sanh.

620. Hay là thức uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, thức uẩn từng sanh mà hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với cõi ấy, thức uẩn từng sanh và hành uẩn cũng đang sanh.

~~~~~~~~~~

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI 

Sắc uẩn gốc có 8 bài 

621. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang tử biệt 31 cõi và người đang sanh cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi: không có.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách trái ngược lại là: từng sanh. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì người đang tử biệt 31 cõi và người đang sanh cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thọ uẩn đã từng sanh.

622. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn không từng sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở: không có.

- Thời chi pháp của câu hỏi cũng không.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề không. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn không từng sanh với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách hạn chế là: không có. Tức là lời đáp hạn chế với chi pháp của câu mở. Bởi vì người mà thọ uẩn không từng sanh không có, chỉ có người thọ uẩn đã từng sanh.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

623. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh!

624. Hay là tưởng uẩn không từng sanh với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

625. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời hành uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh!

626. Hay là hành uẩn không từng sanh với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

627. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thức uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh!

628. Hay là thức uẩn không từng sanh với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

Thọ uẩn gốc có 6 bài

629. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang tử biệt 31 cõi và đang sanh cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi: không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là: từng sanh. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì người đang tử biệt 31 cõi và người đang sanh cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà tưởng uẩn đã từng sanh.

630. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn không từng sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở: không có.

- Thời chi pháp của câu hỏi cũng không.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề không. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn không từng sanh với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách hạn chế là: không có. Tức là lời đáp hạn chế với chi pháp của câu mở. Bởi vì người mà tưởng uẩn không từng sanh không có. Chỉ có những người thọ uẩn đã từng sanh.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

631. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời hành uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh!

632. Hay là hành uẩn không từng sanh với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

633. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thức uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh!

634. Hay là thức uẩn không từng sanh với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

635. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời hành uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh!

636. Hay là hành uẩn không từng sanh với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

637. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thức uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh!

638. Hay là thức uẩn không từng sanh với người nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

Hành uẩn gốc có 2 bài

639. Hành uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thức uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh!

640. Hay là thức uẩn không từng sanh với người nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

641. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi: không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là: từng sanh. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì 4 cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thọ uẩn đã từng sanh.

642. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn không từng sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi: không có.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn không từng sanh với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là: đang sanh. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho thọ uẩn không từng sanh mà sắc uẩn vẫn đang sanh.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

643. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Từng sanh!

644. Hay là tưởng uẩn không từng sanh với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Đang sanh!

645. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Từng sanh!

646. Hay là hành uẩn không từng sanh với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Đang sanh!

647. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Từng sanh!

648. Hay là thức uẩn không từng sanh với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Đang sanh!

Thọ uẩn gốc có 6 bài

649. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là: phải. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó, thọ uẩn chẳng phải đang sanh vậy.

11 bài sau trùng, chỉ đổi uẩn.

650. Hay là tưởng uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

651. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

652. Hay là hành uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

653. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

654. Hay là thức uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

655. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

656. Hay là hành uẩn không từng sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

657. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

658. Hay là thức uẩn không từng sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

659. Hành uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

660. Hay là thức uẩn không từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

661. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh cõi Vô sắc, người đang tử cõi hữu sắc và 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang níp-bàn cõi Tịnh cư và người tử biệt cõi Vô tưởng với cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử cõi ngũ uẩn và đang sanh cõi Vô sắc với 30 cõi hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: những người đang tử cõi ngũ uẩn, đang sanh cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thọ uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, tử biệt cõi Vô tưởng với cõi Tịnh cư và vô tưởng, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người đang níp-bàn cõi Tịnh cư và người tử biệt cõi Vô tưởng với cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và thọ uẩn cũng không từng sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

662. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn không từng sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh đang tử cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng với cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, tử biệt cõi Vô tưởng với cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng với cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: những người đang sanh cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn không từng sanh mà sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang níp-bàn cõi Tịnh cư và tử biệt cõi Vô tưởng với những cõi ấy là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, tử biệt cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn không từng sanh và sắc uẩn chẳng phải đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

663. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang tử cõi ngũ uẩn, đang sanh cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà tưởng uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi Tịnh cư và người tử biệt cõi Vô tưởng với cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và tưởng uẩn cũng không từng sanh.

664. Hay là tưởng uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy?

- Những người đang sanh cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn không từng sang mà sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, tử biệt cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn không từng sanh và sắc uẩn chẳng phải đang sanh.

665. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang tử cõi ngũ uẩn đang sanh cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi Tịnh cư và người tử biệt cõi Vô tưởng với cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và hành uẩn cũng không từng sanh.

666. Hay là hành uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn không từng sanh mà sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, tử biệt cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn không từng sanh và sắc uẩn chẳng phải đang sanh.

667. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang tử cõi ngũ uẩn đang sanh cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi Tịnh cư và người tử biệt cõi Vô tưởng với cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng không từng sanh.

668. Hay là thức uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn không từng sanh mà sắc uẩn đang sang với người ấy cõi ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, tử biệt cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn không từng sanh và sắc uẩn chẳng phải đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

669. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang tử cõi hữu tâm nương cõi Vô tưởng với 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang níp-bàn cõi Tịnh cư đang sanh cõi Vô tưởng với cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử biệt cõi phàm hữu tâm với 25 cõi phàm hữu tâm là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: những người đang tử biệt cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà tưởng uẩn đã từng sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, sắc uẩn đang sanh cõi Vô tưởng với cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người đang níp-bàn cõi Tịnh cư nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và tưởng uẩn cũng không từng sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

670. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn không từng sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người nương cõi Vô tưởng, người sanh tử cõi Tịnh cư với cõi Vô tưởng và cõi Tịnh cư.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang níp-bàn cõi Tịnh cư và đang sanh cõi Vô tưởng với cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi Tịnh cư với 5 cõi Tịnh cư là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: những người đang sanh cõi Tịnh cư, tưởng uẩn không từng sanh mà thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, nương cõi Vô tưởng với cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn không từng sanh và thọ uẩn chẳng phải đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

671. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang tử biệt cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn đã từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và hành uẩn cũng không từng sanh.

672. Hay là hành uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi Tịnh cư, hành uẩn không từng sanh mà thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn không từng sanh và thọ uẩn chẳng phải đang sanh.

673. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang tử biệt cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn đã từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng không từng sanh.

674. Hay là thức uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi Tịnh cư, thức uẩn không từng sanh mà thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn không từng sanh và thọ uẩn chẳng phải đang sanh.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

675. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang tử biệt cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn đã từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh và hành uẩn cũng không từng sanh.

676. Hay là hành uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi Tịnh cư, hành uẩn không từng sanh mà tưởng uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn không từng sanh và tưởng uẩn chẳng phải đang sanh.

677. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang tử biệt cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn đã từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải từng sanh và thức uẩn cũng không từng sanh.

678. Hay là thức uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi Tịnh cư, thức uẩn không từng sanh mà tưởng uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn không từng sanh và tưởng uẩn chẳng phải đang sanh.

Hành uẩn gốc có 2 bài

679. Hành uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang tử biệt cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn đã từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng không từng sanh.

680. Hay là thức uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang sanh cõi Tịnh cư, thức uẩn không từng sanh mà hành uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn không từng sanh và hành uẩn chẳng phải đang sanh.

Dứt phần hành vi - sanh - hiện tại quá khứ. 

~~~~~~~~~~

IIA5. HÀNH VI - SANH - HIỆN TẠI VỊ LAI

(Câu 681 – 800)

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

681. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: những người đang sanh cõi hữu sắc mà còn tái tục (cõi hữu tâm).

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: những người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: những người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh mà thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy.

Rồi Ngài lấy: những người đang sanh cõi hữu sắc mà còn tái tục (cõi hữu tâm) là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người đang sanh cõi hữu sắc mà ngoài ra đó, sắc uẩn đang sanh và thọ uẩn cũng sẽ sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

682. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh đang tử (còn sanh cõi hữu tâm nữa).

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi hữu sắc.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ sanh với người nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô sắc, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: tất cả người đang tử và những người đang sanh cõi Vô sắc, thọ uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh cõi hữu sắc là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người đang sanh cõi ngũ uẩn, nhứt uẩn, thọ uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

683. Sắc uẩn đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Những người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy. Còn những người đang sanh cõi hữu sắc mà ngoài ra đó, sắc uẩn đang sanh và tưởng uẩn cũng sẽ sanh.

684. Hay là tưởng uẩn sẽ sanh với người nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử và những người đang sanh cõi Vô sắc, tưởng uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn những người đang sanh cõi ngũ uẩn, nhứt uẩn, tưởng uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

685. Sắc uẩn đang sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Những người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh mà hành uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy. Còn những người đang sanh cõi hữu sắc mà ngoài ra đó, sắc uẩn đang sanh và hành uẩn cũng sẽ sanh.

686. Hay là hành uẩn sẽ sanh với người nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử và những người đang sanh cõi Vô sắc, hành uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn những người đang sanh cõi ngũ uẩn, nhứt uẩn, hành uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

687. Sắc uẩn đang sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Những người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh mà thức uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy. Còn những người đang sanh cõi hữu sắc mà ngoài ra đó, sắc uẩn đang sanh và thức uẩn cũng sẽ sanh.

688. Hay là thức uẩn sẽ sanh với người nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô sắc, thức uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn những người đang sanh cõi ngũ uẩn, nhứt uẩn, thức uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

689. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi hữu tâm mà còn sanh cõi hữu tâm nữa.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi hữu tâm mà không còn sanh nữa, là chi pháp của câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: những người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thọ uẩn đang sanh mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh cõi hữu tâm mà còn sanh cõi hữu tâm nữa là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó, thọ uẩn đang sanh và tưởng uẩn cũng sẽ sanh.

Lời đáp kết luận của bài xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

690. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh đang tử mà còn sanh cõi hữu tâm nữa.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi hữu tâm mà còn sanh cõi hữu tâm nữa (trừ người níp-bàn và người kiếp chót).

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ sanh với người nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô tưởng (mà còn sanh cõi hữu tâm), là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô tưởng, tưởng uẩn sẽ sanh mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh cõi hữu tâm mà còn sanh cõi hữu tâm nữa, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, tưởng uẩn sẽ sanh và thọ uẩn đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

5 đôi sau trùng và chỉ đổi uẩn.

691. Thọ uẩn đang sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Những người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thọ uẩn đang sanh mà hành uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thọ uẩn đang sanh và hành uẩn cũng sẽ sanh.

692. Hay là hành uẩn sẽ sanh với người nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô tưởng, hành uẩn sẽ sanh mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn những người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn sẽ sanh và thọ uẩn đang sanh.

693. Thọ uẩn đang sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Những người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thọ uẩn đang sanh mà thức uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thọ uẩn đang sanh và thức uẩn cũng sẽ sanh.

694. Hay là thức uẩn sẽ sanh với người nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô tưởng, thức uẩn sẽ sanh mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn những người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn sẽ sanh và thọ uẩn đang sanh.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

695. Tưởng uẩn đang sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Những người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, tưởng uẩn đang sanh mà hành uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó, tưởng uẩn đang sanh và hành uẩn cũng sẽ sanh.

696. Hay là hành uẩn sẽ sanh với người nào, thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô tưởng, hành uẩn sẽ sanh mà tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn những người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn sẽ sanh và tưởng uẩn đang sanh.

697. Tưởng uẩn đang sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Những người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, tưởng uẩn đang sanh mà thức uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó, tưởng uẩn đang sanh và thức uẩn cũng sẽ sanh.

698. Hay là thức uẩn sẽ sanh với người nào, thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô tưởng, thức uẩn sẽ sanh mà tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn những người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn sẽ sanh và tưởng uẩn đang sanh.

Hành uẩn gốc có 2 bài

699. Hành uẩn đang sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Những người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn đang sanh mà thức uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó, hành uẩn đang sanh và thức uẩn cũng sẽ sanh.

700. Hay là thức uẩn sẽ sanh với người nào, thời hành uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô tưởng, thức uẩn sẽ sanh mà hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn những người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn sẽ sanh và hành uẩn đang sanh.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ CÕI 

Sắc uẩn gốc có 8 bài

701. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn đang sanh với cõi nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô tưởng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và thọ uẩn cũng sẽ sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

702. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô sắc, thọ uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: cõi ngũ uẩn, thọ uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

703. Sắc uẩn đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và tưởng uẩn cũng sẽ sanh.

704. Hay là tưởng uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, tưởng uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

705. Sắc uẩn đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà hành uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và hành uẩn cũng sẽ sanh.

706. Hay là hành uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, hành uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, hành uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

707. Sắc uẩn đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà thức uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và thức uẩn cũng sẽ sanh.

708. Hay là thức uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, thức uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, thức uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

709. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 30 cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng sẽ sanh như vậy.

11 bài sau trùng, chỉ đổi uẩn.

710. Hay là tưởng uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

711. Thọ uẩn đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

712. Hay là hành uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

713. Thọ uẩn đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

714. Hay là thức uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

715. Tưởng uẩn đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải

716. Hay là hành uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

717. Tưởng uẩn đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải

718. Hay là thức uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

719. Hành uẩn đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

720. Hay là thức uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời hành uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

721. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh cõi hữu sắc và 27 cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: tất cả người đang sanh cõi phàm ngũ uẩn mà còn sanh nữa với cõi ấy.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi vui ngũ uẩn mà không còn sanh cõi ấy nữa, với người đang sanh cõi Vô tưởng và cõi vui hữu sắc, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn và người đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn đang sanh mà thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: tất cả người đang sanh cõi phàm ngũ uẩn mà còn sanh nữa với cõi ấy, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người đang sanh cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó với cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và thọ uẩn cũng sẽ sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

722. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi ngũ uẩn và người đang sanh cõi Vô sắc với những cõi ấy.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi phàm ngũ uẩn (còn sanh nữa) với cõi ấy.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử cõi phàm ngũ uẩn còn sanh lại cõi ấy, người đang sanh cõi Vô sắc còn sanh lại cõi ấy và những cõi ấy, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh tử biệt cõi ngũ uẩn và người đang sanh cõi Vô sắc với những cõi ấy, thọ uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh cõi phàm ngũ uẩn (còn sanh nữa) với cõi ấy, là chi pháp của phần câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang sanh cõi ngũ uẩn với cõi ấy, thọ uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

723. Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn và người đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn đang sanh mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy.

724. Hay là tưởng uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử biệt cõi ngũ uẩn và người đang sanh cõi Vô sắc với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi ngũ uẩn với cõi ấy, tưởng uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

725. Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn và người đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn đang sanh mà hành uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó với cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và hành uẩn cũng sẽ sanh.

726. Hay là hành uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử biệt cõi ngũ uẩn và người đang sanh cõi Vô sắc với những cõi ấy, hành uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi ngũ uẩn với cõi ấy, hành uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

727. Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn và người đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn đang sanh mà thức uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó với cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và thức uẩn cũng sẽ sanh.

728. Hay là thức uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử biệt cõi ngũ uẩn và người đang sanh cõi Vô sắc với những cõi ấy, thức uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi ngũ uẩn với cõi ấy, thức uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

729. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh cõi hữu tâm và 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi phàm hữu tâm (còn sanh trùng lại) với những cõi ấy.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: những người đang sanh cõi hữu tâm mà không sanh lại nữa, với những cõi ấy, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn đang sanh mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh cõi hữu tâm (còn sanh trùng lại) với những cõi ấy, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó, thọ uẩn đang sanh và tưởng uẩn cũng sẽ sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

730. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh tử cõi phàm hữu tâm mà còn sanh trùng lại cõi ấy, với những cõi ấy.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi phàm hữu tâm mà còn sanh trùng lại cõi ấy, với những cõi ấy.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: tất cả người đang tử cõi phàm hữu tâm mà còn sanh trùng lại cõi ấy, với những cõi ấy, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ sanh mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh cõi phàm hữu tâm mà còn sanh trùng lại cõi ấy, với những cõi ấy, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ sanh và thọ uẩn cũng đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

731. Thọ uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn đang sanh mà hành uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó, thọ uẩn đang sanh và hành uẩn cũng sẽ sanh.

732. Hay là hành uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn sẽ sanh mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn sẽ sanh và thọ uẩn cũng đang sanh.

733. Thọ uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn đang sanh mà thức uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó, thọ uẩn đang sanh và thức uẩn cũng sẽ sanh.

734. Hay là thức uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn sẽ sanh mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn sẽ sanh và thọ uẩn cũng đang sanh.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

735. Tưởng uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn đang sanh mà hành uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó, tưởng uẩn đang sanh mà hành uẩn cũng sẽ sanh.

736. Hay là hành uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn sẽ sanh mà tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn sẽ sanh và tưởng uẩn cũng đang sanh.

737. Tưởng uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn đang sanh mà thức uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó, tưởng uẩn đang sanh mà thức uẩn cũng sẽ sanh.

738. Hay là thức uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn sẽ sanh mà tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn sẽ sanh và tưởng uẩn cũng đang sanh.

Hành uẩn gốc có 2 bài

739. Hành uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn đang sanh mà thức uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó, hành uẩn đang sanh mà thức uẩn cũng sẽ sanh.

740. Hay là thức uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn sẽ sanh mà hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn sẽ sanh và hành uẩn cũng đang sanh.

~~~~~~~~~~

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI 

Sắc uẩn gốc có 8 bài

741. Câu hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào.

        Câu mở rằng: Thời thọ uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang níp-bàn và người kiếp chót nương cõi Vô sắc.

Bởi thế lời đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thọ uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử và người đang sanh cõi Vô sắc đều còn sanh nữa, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thọ uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang níp-bàn và người kiếp chót đang nương cõi Vô sắc, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người kiếp chót đang nương cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và thọ uẩn sẽ không sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

742. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ không sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người kiếp chót đang sanh và người đang níp-bàn.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người kiếp chót nương cõi Vô sắc.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ không sanh với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn, thọ uẩn sẽ không sanh mà sắc uẩn đang sanh với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người kiếp chót nương cõi Vô sắc, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người kiếp chót nương cõi Vô sắc, thọ uẩn sẽ không sanh và sắc uẩn chẳng phải đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ cần đổi uẩn.

743. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người kiếp chót nương cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và tưởng uẩn sẽ không sanh.

744. Hay là tưởng uẩn sẽ không sanh với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn sẽ không sanh mà sắc uẩn đang sanh với người ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người kiếp chót nương cõi Vô sắc, tưởng uẩn sẽ không sanh và sắc uẩn chẳng phải đang sanh.

745. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn sẽ sanh với người ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người kiếp chót nương cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và hành uẩn sẽ không sanh.

746. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn, hành uẩn sẽ không sanh mà sắc uẩn đang sanh với người ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người kiếp chót nương cõi Vô sắc, hành uẩn sẽ không sanh và sắc uẩn chẳng phải đang sanh.

747. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn sẽ sanh với người ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người kiếp chót nương cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn sẽ không sanh.

748. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn, thức uẩn sẽ không sanh mà sắc uẩn đang sanh với người ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người kiếp chót nương cõi Vô sắc, thức uẩn sẽ không sanh và sắc uẩn chẳng phải đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

749. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang níp-bàn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: tất cả người đang tử còn sanh và người đang sanh cõi Vô tưởng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô tưởng, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang níp-bàn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và tưởng uẩn cũng sẽ không sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

750. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ không sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người kiếp chót đang sanh và người đang níp-bàn.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang níp-bàn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ không sanh với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người kiếp chót đang sanh là chi pháp của phần câu mở mà thôi.

Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, tưởng uẩn sẽ không sanh mà thọ uẩn đang sanh với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang níp-bàn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, tưởng uẩn sẽ không sanh và thọ uẩn chẳng phải đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

751. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô tưởng, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn sẽ sanh với người ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và hành uẩn cũng sẽ không sanh.

752. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn sẽ không sanh mà thọ uẩn đang sanh với người ấy. Còn người níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn không sanh và thọ uẩn chẳng phải đang sanh.

753. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô tưởng, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn sẽ sanh với người ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng sẽ không sanh.

754. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn sẽ không sanh mà thọ uẩn đang sanh với người ấy. Còn người níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn không sanh và thọ uẩn chẳng phải đang sanh.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

755. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô tưởng, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn sẽ sanh với người ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh và hành uẩn cũng sẽ không sanh.

756. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn sẽ không sanh mà tưởng uẩn đang sanh với người ấy. Còn người níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn không sanh và tưởng uẩn chẳng phải đang sanh.

757. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô tưởng, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn sẽ sanh với người ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng sẽ không sanh.

758. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn sẽ không sanh mà tưởng uẩn đang sanh với người ấy. Còn người níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn không sanh và tưởng uẩn chẳng phải đang sanh.

Hành uẩn gốc có 2 bài

759. Hành uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô tưởng, hành uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn sẽ sanh với người ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng sẽ không sanh.

760. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với người nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn sẽ không sanh mà hành uẩn đang sanh với người ấy. Còn người níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn không sanh và hành uẩn chẳng phải đang sanh.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ CÕI 

Sắc uẩn gốc có 8 bài

761. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thọ uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là: sẽ sanh. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì 4 cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thọ uẩn sẽ sanh.

762. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ không sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi là: không có.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là: đang sanh. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho thọ uẩn sẽ không sanh mà sắc uẩn vẫn đang sanh.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn

763. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Sẽ sanh.

764.  Hay là tưởng uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Đang sanh.

765. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Sẽ sanh.

766. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Đang sanh.

767. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Sẽ sanh.

768. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

769. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hởi rằng: thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là: phải. Tức là lời bảo đảm cho chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng sẽ sanh như vậy.

11 bài sau trùng, chỉ đổi uẩn.

770.  Hay là tưởng uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

771.  Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

772.  Hay là hành uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

773.  Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

774.  Hay là thức uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

775. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

776. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

777. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

778. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

779. Hành uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

780. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

781. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô sắc với 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh đang tử cõi Vô sắc, người níp-bàn cõi ngũ uẩn, bực đang tử cõi Vô tưởng với 27 cõi vui.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người nương cõi Vô sắc, người đang tử cõi ngũ uẩn đều còn sanh trùng lại, luôn cả cõi phàm hữu tâm là chi pháp của phần câu mở mà thôi.

Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: những người đang tử cõi ngũ uẩn nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thọ uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người kiếp chót nương cõi Vô sắc, níp-bàn cõi ngũ uẩn, những người không sanh trùng lại cõi hữu tâm ấy và người đang tử biệt cõi Vô tưởng với 31 cõi là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và bực kiếp chót đang nương cõi Vô sắc và người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và thọ uẩn sẽ không sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

782. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người nương cõi Vô tưởng, bực kiếp chót đang sanh tử cõi vui hữu tâm với 27 cõi vui.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi Vô tưởng, bực kiếp chót nương cõi Vô sắc và những vị đang níp-bàn cõi ngũ uẩn với 27 cõi vui.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi Vô tưởng, bực kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn với 23 cõi vui hữu sắc, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn và người đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn sẽ không sanh mà sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi Vô tưởng, bực kiếp chót nương cõi Vô sắc và những vị đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và những người không sanh trùng lại cõi hữu tâm ấy với 31 cõi là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn, bực kiếp chót nương cõi Vô sắc và người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn sẽ không sanh mà sắc uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

783. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang tử cõi ngũ uẩn, nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và bực kiếp chót nương cõi Vô sắc và người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và tưởng uẩn cũng sẽ không sanh.

784. Hay là tưởng uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn và người đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ không sanh mà sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn, bực kiếp chót nương cõi Vô sắc và người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ không sanh và sắc uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

785. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang tử cõi ngũ uẩn, nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và bực kiếp chót nương cõi Vô sắc và người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và hành uẩn cũng sẽ không sanh.

786. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn và người đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn sẽ không sanh mà sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn, bực kiếp chót nương cõi Vô sắc và người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn sẽ không sanh và sắc uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

787. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Những người đang tử cõi ngũ uẩn, nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và bực kiếp chót nương cõi Vô sắc và người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng sẽ không sanh.

788. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn và người đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn sẽ không sanh mà sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn, bực kiếp chót nương cõi Vô sắc và người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn sẽ không sanh và sắc uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

789. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử cõi hữu tâm và người đang sanh đang tử cõi Vô tưởng với 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi Vô tưởng, bực đang níp-bàn với 27 cõi vui.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: tất cả người đang tử cõi phàm hữu tâm và 25 cõi phàm hữu tâm mà còn sanh trùng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh cõi Vô tưởng, bực đang níp-bàn với 27 cõi vui, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang níp-bàn, đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và tưởng uẩn cũng sẽ không sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

790. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: bực sanh, tử cõi Vô tưởng; người sanh, tử cõi hữu tâm không sanh trở lại và 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh, tử cõi Vô tưởng; bực đang níp-bàn với 27 cõi vui.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người kiếp chót đang sanh và người không sanh trùng cõi hữu tâm, với 30 cõi hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ không sanh mà thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người sanh tử cõi Vô tưởng, bực đang níp-bàn và người không sanh trùng cõi hữu tâm ấy nữa với 31 cõi là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn bực đang níp-bàn và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ không sanh và thọ uẩn chẳng phải đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

791. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn, đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và hành uẩn cũng sẽ không sanh.

792. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, hành uẩn sẽ không sanh mà thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những bực đang níp-bàn và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn sẽ không sanh và thọ uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

793. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn, đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng sẽ không sanh.

794. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, thức uẩn sẽ không sanh mà thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn bực đang níp-bàn và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn sẽ không sanh và thọ uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

795. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn, đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh và hành uẩn cũng sẽ không sanh.

796. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, hành uẩn sẽ không sanh mà tưởng uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những bực đang níp-bàn và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn sẽ không sanh và tưởng uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

797. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn, đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng sẽ không sanh.

798. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, thức uẩn sẽ không sanh mà tưởng uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những bực đang níp-bàn và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn sẽ không sanh và tưởng uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Hành uẩn gốc có 2 bài

799. Hành uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn, đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng sẽ không sanh.

800. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, thức uẩn sẽ không sanh mà hành uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những bực đang níp-bàn và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn sẽ không sanh và hành uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Dứt phần hành vi – sanh – hiện tại vị lai 

~~~~~~~~~~

IIA6. HÀNH VI - SANH - QUÁ KHỨ VỊ LAI

(Câu 801 – 920)

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

801. Câu mở rằng: Sắc uẩn từng sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh tử.

- Chi pháp của câu hỏi là: 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh, đang tử 30 cõi (trừ Sắc cứu cánh) và bực kiếp chót.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn từng sanh với người nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: phàn tam nhân, 3 quả hữu học thành người kiếp chót đang sanh cõi vui hữu tâm và bực đang níp-bàn, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: tất cả người kiếp chót, sắc uẩn từng sanh mà thọ uẩn sẽ không sanh với người ấy.

Rồi Ngài lấy: 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh đang tử 30 cõi (trừ Sắc cứu cánh) và bực kiếp chót, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người ngoài ra đó, sắc uẩn từng sanh và thọ uẩn cũng sẽ sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

802. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn từng sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh đang tử 30 cõi (trừ Sắc cứu cánh) và bực kiếp chót.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ sanh với người nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh đang tử 30 cõi (trừ Sắc cứu cánh) và bực kiếp chót, là chi pháp của câu mở đó, sắc uẩn cũng từng sanh vậy.

9 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

803. Sắc uẩn từng sanh với người nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người kiếp chót, sắc uẩn từng sanh mà tưởng uẩn sẽ không sanh với người ấy. Còn những người ngoài ra đó, sắc uẩn từng sanh và tưởng uẩn cũng sẽ sanh.

804. Hay là tưởng uẩn sẽ sanh với người nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải!

805. Sắc uẩn từng sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người kiếp chót, sắc uẩn từng sanh mà hành uẩn sẽ không sanh với người ấy. Còn những người ngoài ra đó, sắc uẩn từng sanh và hành uẩn cũng sẽ sanh.

806. Hay là hành uẩn sẽ sanh với người nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải!

807. Sắc uẩn từng sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?      

- Tất cả người kiếp chót, sắc uẩn từng sanh mà thức uẩn sẽ không sanh với người ấy. Còn những người ngoài ra đó, sắc uẩn từng sanh và thức uẩn cũng sẽ sanh.

808. Hay là thức uẩn sẽ sanh với người nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải!

Thọ uẩn gốc có 6 bài

809. Thọ uẩn từng sanh với người nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người kiếp chót, thọ uẩn từng sanh mà tưởng uẩn sẽ không sanh với người ấy. Còn những người ngoài ra đó, thọ uẩn từng sanh và tưởng uẩn cũng sẽ sanh.

810. Hay là tưởng uẩn sẽ sanh với người nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

811. Thọ uẩn từng sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người kiếp chót, thọ uẩn từng sanh mà hành uẩn sẽ không sanh với người ấy. Còn những người ngoài ra đó, thọ uẩn từng sanh và hành uẩn cũng sẽ sanh.

812. Hay là hành uẩn sẽ sanh với người nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải!

813. Thọ uẩn từng sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người kiếp chót, thọ uẩn từng sanh mà thức uẩn sẽ không sanh với người ấy. Còn những người ngoài ra đó, thọ uẩn từng sanh và thức uẩn cũng sẽ sanh.

814. Hay là thức uẩn sẽ sanh với người nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải!

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

815. Câu mở rằng: Tưởng uẩn từng sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời hành uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người kiếp chót, tưởng uẩn từng sanh mà hành uẩn sẽ không sanh với người ấy. Còn những người ngoài ra đó, tưởng uẩn từng sanh và hành uẩn cũng sẽ sanh.

816. Hay là hành uẩn sẽ sanh với người nào, thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

817. Tưởng uẩn từng sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người kiếp chót tưởng uẩn từng sanh mà thức uẩn sẽ không sanh với người ấy. Còn những người ngoài ra đó, tưởng uẩn từng sanh và thức uẩn cũng đang sanh.

818. Hay là thức uẩn sẽ sanh với người nào, thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

819. Hành uẩn từng sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người kiếp chót hành uẩn từng sanh mà thức uẩn sẽ không sanh với người ấy. Còn những người ngoài ra đó, hành uẩn từng sanh và thức uẩn cũng sẽ sanh.

820. Hay là thức uẩn sẽ sanh với người nào, thời hành uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải!

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ CÕI 

Sắc uẩn gốc có 8 bài

821. Câu mở rằng: Sắc uẩn từng sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn từng sanh với cõi nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô tưởng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô tưởng, sắc uẩn từng sanh mà thọ uẩn sẽ không sanh với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn từng sanh và thọ uẩn cũng sẽ sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

822. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô sắc là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô sắc thọ uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: cõi ngũ uẩn, thọ uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng từng sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

823. Sắc uẩn từng sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn từng sanh mà tưởng uẩn sẽ không sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn từng sanh và tưởng uẩn cũng sẽ sanh.

824. Hay là tưởng uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, tưởng uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng từng sanh.

825. Sắc uẩn từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn từng sanh mà hành uẩn sẽ không sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn từng sanh và hành uẩn cũng sẽ sanh.

826. Hay là hành uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, hành uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, hành uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng từng sanh.

827. Sắc uẩn từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn từng sanh mà thức uẩn sẽ không sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn từng sanh và thức uẩn cũng sẽ sanh.

828. Hay là thức uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, thức uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn thức uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng từng sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

829. Câu mở rằng: Thọ uẩn từng sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn từng sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở đó. Tưởng uẩn cũng sẽ sanh vậy.

11 bài sau trùng, chỉ đổi uẩn.

830. Hay là tưởng uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải!

831. Thọ uẩn từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

832. Hay là hành uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải!

833. Thọ uẩn từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

834. Hay là thức uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải!

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

835. Tưởng uẩn từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

836. Hay là hành uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải!

837. Tưởng uẩn từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

838. Hay là thức uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải!

Hành uẩn gốc có 2 bài

839. Hành uẩn từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.  

840. Hay là thức uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời hành uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải!

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

841. Câu mở rằng: Sắc uẩn từng sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi hữu sắc với 22 cõi phàm hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh tử cõi phàm ngũ uẩn mà còn sanh trở lại trùng cõi ấy và những cõi ấy.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người nương cõi ngũ uẩn sẽ không sanh lại trùng cõi và những cõi ấy, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người kiếp chót nương cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn từng sanh mà thọ uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người nương cõi ngũ uẩn mà còn sanh trở lại trùng cõi ấy và những cõi ấy là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, sắc uẩn từng sanh và thọ uẩn cũng sẽ sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

842. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi phàm hữu tâm mà còn sanh lại cõi ấy và 25 cõi phàm hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người nương cõi phàm ngũ uẩn mà còn sanh lại trùng cõi ấy và 21 cõi phàm ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người nương cõi Vô sắc mà còn trở lại cõi ấy với 4 cõi Vô sắc là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, thọ uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người nương cõi phàm ngũ uẩn mà còn sanh lại trùng cõi với những cõi phàm ngũ uẩn, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi phàm ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng từng sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

Ba đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

843. Sắc uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót nương cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn từng sanh mà tưởng uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, sắc uẩn từng sanh và tưởng uẩn cũng từng sanh.

844. Hay là tưởng uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi phàm ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng từng sanh.

845. Sắc uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót nương cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn từng sanh mà hành uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, sắc uẩn từng sanh và hành uẩn cũng sẽ sanh.

846. Hay là hành uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, hành uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi phàm ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng từng sanh.

847. Sắc uẩn từng sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót nương cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn từng sanh mà thức uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, sắc uẩn từng sanh và thức uẩn cũng sẽ sanh.

848. Hay là thức uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, thức uẩn sẽ sanh mà sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi phàm ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn sẽ sanh và sắc uẩn cũng từng sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

849. Câu mở rằng: Thọ uẩn từng sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người nương cõi hữu tâm với cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người nương cõi phàm hữu tâm mà còn sanh lại cõi ấy và 25 cõi phàm hữu tâm.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: 4 phàm 3 quả hữu học nương cõi hữu tâm sẽ không sanh lại cõi ấy và cõi hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người kiếp chót và những cõi ấy, thọ uẩn từng sanh mà tưởng uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người nương cõi phàm hữu tâm mà còn sanh lại cõi ấy và 25 cõi phàm hữu tâm, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, thọ uẩn từng sanh và tưởng uẩn cũng sẽ sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

850. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người nương cõi phàm hữu tâm mà còn sanh lại cõi ấy và 25 cõi phàm hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì người nương cõi phàm hữu tâm mà còn sanh lại cõi ấy và 25 cõi phàm hữu tâm là chi pháp của câu mở đó, thọ uẩn cũng từng sanh vậy.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

851. Thọ uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót và những cõi ấy, thọ uẩn từng sanh mà hành uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, thọ uẩn từng sanh và hành uẩn cũng sẽ sanh.

852. Hay là hành uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

853. Thọ uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót và những cõi ấy, thọ uẩn từng sanh mà thức uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, thọ uẩn từng sanh và thức uẩn cũng sẽ sanh.

854. Hay là thức uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

855. Tưởng uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót và những cõi ấy, tưởng uẩn từng sanh mà hành uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, tưởng uẩn từng sanh và hành uẩn cũng sẽ sanh.

856. Hay là hành uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

857. Tưởng uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót và những cõi ấy, tưởng uẩn từng sanh mà thức uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, tưởng uẩn từng sanh và thức uẩn cũng sẽ sanh.

858. Hay là thức uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

859. Hành uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót và những cõi ấy, hành uẩn từng sanh mà thức uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, hành uẩn từng sanh và thức uẩn cũng sẽ sanh.

860. Hay là thức uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

~~~~~~~~~~

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

861. Câu mở rằng: Sắc uẩn không từng sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở: không có.

- Thời chi pháp của câu hỏi cũng không.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề không. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn không từng sanh với người nào, thời thọ uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách hạn chế là không có. Tức là lời đáp hạn chế với chi pháp của câu mở. Bởi vì người mà sắc uẩn không từng sanh không có, chỉ có người mà sắc uẩn đã từng sanh.

862. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ không sanh với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người kiếp chót đang sanh cõi vui hữu tâm và bực đang níp-bàn.

- Chi pháp của câu hỏi: không có.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ không sanh với người nào, thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “từng sanh”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì người kiếp chót đang sanh cõi vui hữu tâm và bực đang níp-bàn, là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho thọ uẩn sẽ không sanh mà sắc uẩn từng sanh.

9 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

863. Sắc uẩn không từng sanh với người nào, thời tưởng uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

864. Hay là tưởng uẩn sẽ không sanh với người nào, thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh!

865. Sắc uẩn không từng sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

866. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với người nào, thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh!

867. Sắc uẩn không từng sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

868. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với người nào, thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh!

Thọ uẩn gốc có 6 bài

869. Thọ uẩn không từng sanh với người nào, thời tưởng uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

870. Hay là tưởng uẩn sẽ không sanh với người nào, thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh.

871. Thọ uẩn không từng sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

872. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với người nào, thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh.

873. Thọ uẩn không từng sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng? - Không có.

874. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với người nào, thời thọ uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

875. Tưởng uẩn không từng sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng? - Không có.

876. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với người nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh.

877. Tưởng uẩn không từng sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng? - Không có.

878. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với người nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh.

Hành uẩn gốc có 2 bài

879. Hành uẩn không từng sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với người ấy phải chăng? - Không có.

880. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với người nào, thời hành uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

881. Câu mở rằng: Sắc uẩn không từng sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi: không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thọ uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “sẽ sanh”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho sắc uẩn không từng sanh, mà thọ uẩn vẫn đang sanh với cõi ấy.

882. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ không sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi: không có.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “từng sanh”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho thọ uẩn sẽ không sanh, mà sắc uẩn vẫn đang sanh với cõi ấy.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

883. Sắc uẩn không từng sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Sẽ sanh!

884. Hay là tưởng uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Từng sanh!

885. Sắc uẩn không từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng?           - Sẽ sanh!

886. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Từng sanh!

887. Sắc uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Sẽ sanh!

888. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Từng sanh!

Thọ uẩn gốc có 6 bài

889. Câu mở rằng: Thọ uẩn không từng sanh với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn không từng sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là: Phải. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng sẽ không sanh vậy.

11 bài sau trùng, chỉ đổi uẩn.

890. Hay là tưởng uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

891. Thọ uẩn không từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

892. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

893. Thọ uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

894. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

895. Tưởng uẩn không từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

986. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

897. Tưởng uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

898. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

899. Hành uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

900. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với cõi nào, thời hành uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

901. Câu mở rằng: Sắc uẩn không từng sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người nương cõi Vô sắc với cõi Tịnh cư và những cõi ấy.

- Chi pháp của câu hỏi là: người kiếp chót nương cõi Vô sắc và người nương cõi Tịnh cư với những cõi ấy.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị.

Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người nương cõi Vô sắc mà còn sanh trở lại và 4 cõi Vô sắc là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn không từng sanh mà thọ uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người kiếp chót nương cõi Vô sắc và người nương cõi Tịnh cư với những cõi ấy, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi Tịnh cư, bực kiếp chót nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải từng sanh và thọ uẩn sẽ không sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

902. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người kiếp chót nương cõi hữu tâm, bực nương cõi Vô tưởng và 31 cõi. (Người kiếp chót phần chánh là sẽ níp-bàn trong kiếp sống ấy, phần phụ là những người không sanh trùng lại cõi ấy).

- Chi pháp của câu hỏi là: bực kiếp chót nương cõi Vô sắc, người nương cõi Tịnh cư và những cõi ấy.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người kiếp chót nương cõi ngũ uẩn mà không sanh lại và 26 cõi ngũ uẩn, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người kiếp chót nương cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn sẽ không sanh mà sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: bực kiếp chót nương cõi Vô sắc, người nương cõi Tịnh cư và những cõi ấy, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi Tịnh cư và bực kiếp chót nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, thọ uẩn sẽ không sanh và sắc uẩn cũng không từng sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

903. Sắc uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn không từng sanh mà tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Tịnh cư, bực kiếp chót cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải từng sanh và tưởng uẩn sẽ không sanh.

904. Hay là tưởng uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót nương cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ không sanh mà sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Tịnh cư và bực kiếp chót nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ không sanh và sắc uẩn cũng không từng sanh.

905. Sắc uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn không từng sanh mà hành uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Tịnh cư, bực kiếp chót cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải từng sanh và hành uẩn sẽ không sanh.

906. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót nương cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn sẽ không sanh mà sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Tịnh cư và bực kiếp chót nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, hành uẩn sẽ không sanh và sắc uẩn cũng không từng sanh.

907. Sắc uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn không từng sanh mà thức uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Tịnh cư, bực kiếp chót nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải từng sanh và thức uẩn sẽ không sanh.

908. Hay là thức uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót nương cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn sẽ không sanh mà sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Tịnh cư và bực kiếp chót nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, thức uẩn sẽ không sanh và sắc uẩn cũng không từng sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

909. Câu mở rằng: Thọ uẩn không từng sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi Vô tưởng, tịnh cư và những cõi ấy.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc vấn đề đồng.

Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là: Phải. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì người đang sanh tử cõi Vô tưởng, tịnh cư và những cõi ấy, là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng sẽ không sanh vậy.

910. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người nương 31 cõi không còn sanh lại và 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: người nương cõi Vô tưởng, tịnh cư và cõi Vô tưởng, tịnh cư.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị.

Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người kiếp chót nương cõi hữu tâm và cõi hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người kiếp chót nương cõi hữu tâm với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ không sanh mà thọ uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người nương cõi Vô tưởng, tịnh cư và cõi Vô tưởng, tịnh cư, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi Vô tưởng, tịnh cư với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ không sanh và thọ uẩn cũng không từng sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

911. Thọ uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

912. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót nương cõi hữu tâm với những cõi ấy, hành uẩn sẽ không sanh mà thọ uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng, tịnh cư với những cõi ấy, hành uẩn sẽ không sanh và thọ uẩn sẽ không từng sanh.

913. Thọ uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

914. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót nương cõi hữu tâm với những cõi ấy, thức uẩn sẽ không sanh mà thọ uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng, cõi Tịnh cư với những cõi ấy, thức uẩn sẽ không sanh và thọ uẩn cũng không từng sanh.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

915. Tưởng uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

916. Hay là hành uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót nương cõi hữu tâm với những cõi ấy, hành uẩn sẽ không sanh mà tưởng uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng, cõi Tịnh cư với những cõi ấy, hành uẩn sẽ không sanh và tưởng uẩn cũng không từng sanh.

917. Tưởng uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

918. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót nương cõi hữu tâm với những cõi ấy, thức uẩn sẽ không sanh mà tưởng uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng, cõi Tịnh cư với những cõi ấy, thức uẩn sẽ không sanh và tưởng uẩn cũng không từng sanh.

Hành uẩn gốc có 2 bài

919. Hành uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ không sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

920. Hay là thức uẩn sẽ không sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót nương cõi hữu tâm với những cõi ấy, thức uẩn sẽ không sanh mà hành uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng, tịnh cư với những cõi ấy, thức uẩn sẽ không sanh và hành uẩn cũng không từng sanh.

Dứt phần hành vi - sanh - quá khứ vị lai.

Và dứt phần hành vi - sanh.

~~~~~~~~~~

Đã giải qua rồi 8 tập là phần định danh 2 tập, phần sanh trong phần hành vi 6 tập.

Đây sẽ nói về phần diệt trong phần hành vi cũng 6 tập, tên mỗi tập như nêu trên.

IIB1. HÀNH VI - DIỆT - HIỆN TẠI

(Câu 921 – 1040)

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

921. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang diệt với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử cõi hữu sắc gọi sát-na diệt của danh và sắc nghiệp diệt lần chót trong kiếp sống ấy.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi ngũ uẩn gọi sát-na tử của tâm tử cõi ngũ uẩn, 35 sở hữu hợp với sắc nghiệp diệt lần chót.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: đang diệt với người nào, thời thọ uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử cõi Vô tưởng gọi sát-na diệt lần chót của bọn mạng quyền, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang tử cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi ngũ uẩn gọi sát-na diệt của tâm tử cõi ngũ uẩn, 35 sở hữu hợp với sắc nghiệp diệt lần chót với người ấy, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang tử cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt và thọ uẩn cũng đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

922. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn đang diệt với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử cõi hữu tâm gọi sát-na diệt của tâm tử, 35 sở hữu hợp và sắc nghiệp diệt lần chót trong cõi ngũ uẩn.

- Chi pháp của câu hỏi là: 4 phàm 4 quả đang tử cõi ngũ uẩn gọi sát-na diệt của tâm tử cõi ngũ uẩn, 35 sở hữu hợp và sắc nghiệp diệt lần chót.

Bởi thế lời nói đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn đang diệt với người nào, thời sắc uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: phàm tam nhân, 4 Thánh quả đang tử cõi Vô sắc gọi sát-na diệt của tâm tử cõi Vô sắc và 30 sở hữu hợp, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang tử cõi Vô sắc, thọ uẩn đang diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy.

Rồi Ngài lấy: 4 phàm 4 quả đang tử cõi ngũ uẩn gọi sát-na diệt của tâm tử cõi ngũ uẩn, 35 sở hữu hợp và sắc nghiệp diệt lần chót, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả.

Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang tử cõi ngũ uẩn, thọ uẩn đang diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

923. Sắc uẩn đang diệt với người nào, thời tưởng uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang diệt mà tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt và tưởng uẩn cũng đang diệt.

924. Hay là tưởng uẩn đang diệt với người nào, thời sắc uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi Vô sắc, tưởng uẩn đang diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn đang diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

925. Sắc uẩn đang diệt với người nào, thời hành uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang diệt mà hành uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt và hành uẩn cũng đang diệt.

926. Hay là hành uẩn đang diệt với người nào, thời sắc uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi Vô sắc, hành uẩn đang diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn, hành uẩn đang diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

927. Sắc uẩn đang diệt với người nào, thời thức uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang diệt mà thức uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt và thức uẩn cũng đang diệt.

928. Hay là thức uẩn đang diệt với người nào, thời sắc uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi Vô sắc, thức uẩn đang diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn, thức uẩn đang diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

929. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang diệt với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử cõi hữu tâm gọi sát-na diệt của 19 tâm tử, 35 sở hữu hợp và sắc nghiệp diệt lần chót.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn đang diệt với người nào, thời tưởng uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì tất cả người đang tử cõi hữu tâm gọi... là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng đang diệt vậy.

11 bài sau trùng, chỉ đổi uẩn.

930. Hay là tưởng uẩn đang diệt với người nào thời thọ uẩn đang diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

931. Thọ uẩn đang diệt với người nào, thời hành uẩn đang diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

932. Hay là hành uẩn đang diệt với người nào, thời thọ uẩn đang diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

933. Thọ uẩn đang diệt với người nào, thời thức uẩn đang diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

934. Hay là thức uẩn đang diệt với người nào, thời thọ uẩn đang diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

935. Tưởng uẩn đang diệt với người nào, thời hành uẩn đang diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

936. Hay là hành uẩn đang diệt với người nào, thời tưởng uẩn đang diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

937. Tưởng uẩn đang diệt với người nào, thời thức uẩn đang diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

938. Hay là thức uẩn đang diệt với người nào, thời tưởng uẩn đang diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

939. Hành uẩn đang diệt với người nào, thời thức uẩn đang diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

940. Hay là thức uẩn đang diệt với người nào, thời hành uẩn đang diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

941. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang diệt với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: đang diệt với cõi nào, thời thọ uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô tưởng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt và thọ uẩn cũng đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

942. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn đang diệt với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn đang diệt với cõi nào, thời sắc uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô sắc là chi pháp của phần câu mở mà thôi.

Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô sắc, thọ uẩn đang diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, thọ uẩn đang diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

Ba đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn

943. Sắc uẩn đang diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt và tưởng uẩn cũng đang diệt.

944. Hay là tưởng uẩn đang diệt với cõi nào, thời sắc uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, tưởng uẩn đang diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn đang diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

945. Sắc uẩn đang diệt với cõi nào, thời hành uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang diệt mà hành uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt và hành uẩn cũng đang diệt.

946. Hay là hành uẩn đang diệt với cõi nào, thời sắc uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, hành uẩn đang diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, hành uẩn đang diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

947. Sắc uẩn đang diệt với cõi nào, thời thức uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang diệt mà thức uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt và thức uẩn cũng đang diệt.

948. Hay là thức uẩn đang diệt với cõi nào, thời sắc uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, thức uẩn đang diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, thức uẩn đang diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

949. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang diệt với cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn đang diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là bảo đảm chi pháp của câu mở.

Bởi vì: cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng đang diệt vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

950. Hay là tưởng uẩn đang diệt với cõi nào, thời thọ uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

951. Thọ uẩn đang diệt với cõi nào, thời hành uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

952. Hay là hành uẩn đang diệt với cõi nào, thời thọ uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

953. Thọ uẩn đang diệt với cõi nào, thời thức uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

954. Hay là thức uẩn đang diệt với cõi nào, thời thọ uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

955. Tưởng uẩn đang diệt với cõi nào, thời hành uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

956. Hay là hành uẩn đang diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

957. Tưởng uẩn đang diệt với cõi nào, thời thức uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

958. Hay là thức uẩn đang diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

959. Hành uẩn đang diệt với cõi nào, thời thức uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

960. Hay là thức uẩn đang diệt với cõi nào, thời hành uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

961. Câu mở rằng: sắc uẩn đang diệt với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang tử cõi hữu sắc và 27 cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi ngũ uẩn gọi sát-na diệt của 15 tâm tử, 35 sở hữu hợp, sắc nghiệp diệt lần chót[2] và 26 cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: đang diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử cõi Vô tưởng gọi sát-na diệt lần chót của bọn mạng căn và cõi Vô tưởng, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn đang diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi ngũ uẩn gọi sát-na diệt của 15 tâm tử, 35 sở hữu hợp, sắc nghiệp diệt lần chót và 26 cõi ngũ uẩn, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang tử cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt và thọ uẩn cũng đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

962. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn đang diệt với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi ngũ uẩn và cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử cõi Vô sắc với cõi Vô sắc, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang tử cõi Vô sắc, thọ uẩn đang diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi ngũ uẩn và cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang tử cõi ngũ uẩn, thọ uẩn đang diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

963. Sắc uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn đang diệt mà tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt và tưởng uẩn cũng đang diệt.

964. Hay là tưởng uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi Vô sắc, tưởng uẩn đang diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn đang diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

965. Sắc uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn đang diệt mà hành uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt và hành uẩn cũng đang diệt.

966. Hay là hành uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi Vô sắc, hành uẩn đang diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn, hành uẩn đang diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

967. Sắc uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn đang diệt mà thức uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt và thức uẩn cũng đang diệt.

968. Hay là thức uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi Vô sắc, thức uẩn đang diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn, thức uẩn đang diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

969. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang diệt với người nào cõi nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang tử cõi hữu tâm và cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở.

Bởi vì: người đang tử cõi hữu tâm và cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng đang diệt vậy.

11 bài sau trùng, chỉ đổi uẩn.

970. Hay là tưởng uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

971. Thọ uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

972. Hay là hành uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

973. Thọ uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

974. Hay là thức uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

975. Tưởng uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

976. Hay là hành uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

977. Tưởng uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

978. Hay là thức uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

979. Hành uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

980. Hay là thức uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

~~~~~~~~~~

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

981. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh, đang tử cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: tất cả người đang sanh.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử cõi Vô sắc, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang tử cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang diệt mà thọ uẩn đang diệt với người ấy.

Rồi Ngài lấy: tất cả người đang sanh, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn tất cả người đang sanh, sắc uẩn chẳng phải đang diệt và thọ uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

982. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử cõi Vô tưởng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang tử cõi Vô tưởng, thọ uẩn chẳng phải đang diệt mà sắc uẩn đang diệt với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn tất cả người đang sanh, thọ uẩn chẳng phải đang diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

983. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang diệt mà tưởng uẩn đang diệt với người ấy. Còn tất cả người đang sanh, sắc uẩn chẳng phải đang diệt và tưởng uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

984. Hay là tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi Vô tưởng, tưởng uẩn chẳng phải đang diệt mà sắc uẩn đang diệt với người ấy. Còn tất cả người đang sanh, tưởng uẩn chẳng phải đang diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

985. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang diệt mà hành uẩn đang diệt với người ấy. Còn tất cả người đang sanh, sắc uẩn chẳng phải đang diệt và hành uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

986. Hay là hành uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi Vô tưởng, hành uẩn chẳng phải đang diệt mà sắc uẩn đang diệt với người ấy. Còn tất cả người đang sanh, hành uẩn chẳng phải đang diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

987. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời thức uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang diệt mà thức uẩn đang diệt với người ấy. Còn tất cả người đang sanh, sắc uẩn chẳng phải đang diệt và thức uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

988. Hay là thức uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi Vô tưởng, thức uẩn chẳng phải đang diệt mà sắc uẩn đang diệt với người ấy. Còn tất cả người đang sanh, thức uẩn chẳng phải đang diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

989. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào.

        Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh cõi hữu tâm và người đang tử cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì tất cả người đang sanh cõi hữu tâm và người đang tử cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn chẳng phải đang diệt vậy.

7 bài sau trùng, chỉ đổi uẩn.

990. Hay là tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

991. Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

992. Hay là hành uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

993. Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời thức uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

994. Hay là thức uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

995. Tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

996. Hay là hành uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

997. Tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời thức uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

998. Hay là thức uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?- Phải!

Hành uẩn gốc có 2 bài

999. Hành uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời thức uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1000. Hay là thức uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

 

1001. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là đang diệt. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì 4 cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho sắc uẩn chẳng phải đang diệt mà thọ uẩn vẫn đang diệt.

1002. Hay là thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Đang diệt!

7 bài sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1003. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Đang diệt!

1004. Hay là tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Đang diệt!

1005. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Đang diệt!

1006. Hay là hành uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Đang diệt!

1007. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Đang diệt!

1008. Hay là thức uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Đang diệt!

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1009. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là phải. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu hỏi. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng đang diệt vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

1010. Hay là tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1011. Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1012. Hay là hành uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1013. Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1014. Hay là thức uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1015. Tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1016. Hay là hành uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1017. Tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1018. Hay là thức uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1019. Hành uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1020. Hay là thức uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1021. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô sắc với 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: tất cả người đang sanh và 31 cõi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử cõi Vô sắc và cõi Vô sắc, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang tử cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang diệt mà thọ uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: tất cả người đang sanh và 31 cõi, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn tất cả người đang sanh với 31 cõi, sắc uẩn chẳng phải đang diệt và thọ uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích lối đi ngay.

1022. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô tưởng với 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh 31 cõi với 31 cõi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử cõi Vô tưởng với cõi Vô tưởng, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang tử cõi Vô tưởng với cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang diệt mà sắc uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh 31 cõi với 31 cõi là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn tất cả người đang sanh 31 cõi, thọ uẩn chẳng phải đang diệt và sắc uẩn chẳng phải đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1023. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang diệt mà tưởng uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn tất cả người đang sanh với 31 cõi, sắc uẩn chẳng phải đang diệt và tưởng uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1024. Hay là tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi Vô tưởng với cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang diệt mà sắc uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn tất cả người đang sanh 31 cõi với 31 cõi, tưởng uẩn chẳng phải đang diệt và sắc uẩn chẳng phải đang diệt.

1025. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang diệt mà hành uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn tất cả người đang sanh với 31 cõi, sắc uẩn chẳng phải đang diệt và hành uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1026. Hay là hành uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi Vô tưởng với cõi ấy, hành uẩn chẳng phải đang diệt mà sắc uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn tất cả người đang sanh 31 cõi với 31 cõi, hành uẩn chẳng phải đang diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1027. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang diệt mà thức uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn tất cả người đang sanh với 31 cõi, sắc uẩn chẳng phải đang diệt và thức uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1028. Hay là thức uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi Vô tưởng với cõi ấy, thức uẩn chẳng phải đang diệt mà sắc uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn tất cả người đang diệt 31 cõi với 31 cõi, thức uẩn chẳng phải đang diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1029. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người vô tưởng và cõi Vô tưởng và tất cả người đang sanh 31 cõi với 31 cõi. Thọ uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì người vô tưởng và cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng chẳng phải đang diệt vậy.

11 bài sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1030. Hay là tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1031. Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1032. Hay là hành uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1033. Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1034. Hay là thức uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1035. Tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1036. Hay là hành uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1037. Tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1038. Hay là thức uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1039. Hành uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1040. Hay là thức uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Dứt phần hành vi - diệt - hiện tại

~~~~~~~~~~

IIB2. HÀNH VI - DIỆT - QUÁ KHỨ

(Câu 1041 – 1160)

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1041. Câu mở rằng: Sắc uẩn từng diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn từng diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 phàm 4 quả đang sanh đang tử 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn từng diệt với người nào, thời thọ uẩn từng diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là phải. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 4 phàm 4 quả đang sanh đang tử 31 cõi, là chi pháp của câu mở đó, thọ uẩn cũng từng diệt vậy.

19 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

1042. Hay là thọ uẩn từng diệt với người nào, thời sắc uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1043. Sắc uẩn từng diệt với người nào, thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1044. Hay là tưởng uẩn từng diệt với người nào, thời sắc uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1045. Sắc uẩn từng diệt với người nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1046. Hay là hành uẩn từng diệt với người nào, thời sắc uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1047. Sắc uẩn từng diệt với người nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1048. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào, thời sắc uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1049. Thọ uẩn từng diệt với người nào, thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1050. Hay là tưởng uẩn từng diệt với người nào, thời thọ uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1051. Thọ uẩn từng diệt với người nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1052. Hay là hành uẩn từng diệt với người nào, thời thọ uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1053. Thọ uẩn từng diệt với người nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1054. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào, thời thọ uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1055. Tưởng uẩn từng diệt với người nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1056. Hay là hành uẩn từng diệt với người nào, thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1057. Tưởng uẩn từng diệt với người nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1058. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào, thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1059. Hành uẩn từng diệt với người nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1060. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1061. Câu mở rằng: Sắc uẩn từng diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô tưởng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô tưởng, sắc uẩn từng diệt mà thọ uẩn chẳng phải từng diệt với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn từng diệt và thọ uẩn cũng từng diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1062. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn từng diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô sắc là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô sắc, thọ uẩn từng diệt mà sắc uẩn không từng diệt với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, thọ uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng từng diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1063. Sắc uẩn từng diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn từng diệt mà tưởng uẩn chẳng phải từng diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn từng diệt và tưởng uẩn cũng từng diệt.

1064. Hay là tưởng uẩn từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, tưởng uẩn từng diệt mà sắc uẩn không từng diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng từng diệt.

1065. Sắc uẩn từng diệt với cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn từng diệt mà hành uẩn chẳng phải từng diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn từng diệt và hành uẩn cũng từng diệt.

1066. Hay là hành uẩn từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, hành uẩn từng diệt mà sắc uẩn không từng diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, hành uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng từng diệt.

1067. Sắc uẩn từng diệt với cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn từng diệt mà thức uẩn chẳng phải từng diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn từng diệt và thức uẩn cũng từng diệt.

1068. Hay là thức uẩn từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, thức uẩn từng diệt mà sắc uẩn không từng diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, thức uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng từng diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1069. Câu mở rằng: Thọ uẩn từng diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn từng diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng từng diệt vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

1070. Hay là tưởng uẩn từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1071. Thọ uẩn từng diệt với cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1072. Hay là hành uẩn từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1073. Thọ uẩn từng diệt với cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1074. Hay là thức uẩn từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1075. Tưởng uẩn từng diệt với cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1076. Hay là hành uẩn từng diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1077. Tưởng uẩn từng diệt với cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1078. Hay là thức uẩn từng diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1079. Hành uẩn từng diệt với cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1080. Hay là thức uẩn từng diệt với cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1081. Câu mở rằng: Sắc uẩn từng diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi phàm hữu sắc mà đã từng ở cõi ấy với 22 cõi phàm hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: tất cả người nương cõi phàm ngũ uẩn mà đã có từng sanh, nương cõi ấy với 21 cõi phàm ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh tử cõi Vô tưởng mà đã từng sanh tử cõi Vô tưởng với cõi Vô tưởng, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, sắc uẩn từng diệt mà thọ uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: tất cả người đang sanh tử cõi phàm ngũ uẩn mà đã có từng sanh cõi ấy với 21 cõi phàm ngũ uẩn, là chi pháp của phần câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, sắc uẩn từng diệt và thọ uẩn cũng từng diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1082. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn từng diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi phàm hữu tâm mà đã sanh trùng cõi ấy với 25 cõi phàm hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh tử cõi phàm ngũ uẩn mà đã sanh trùng cõi ấy với 21 cõi phàm ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh tử cõi Vô sắc mà đã sanh trùng cõi ấy và 4 cõi Vô sắc, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người nương cõi Vô sắc với cõi ấy, thọ uẩn từng diệt mà sắc uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh tử cõi phàm ngũ uẩn mà đã sanh trùng cõi ấy với 21 cõi phàm ngũ uẩn, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng từng diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1083. Sắc uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, sắc uẩn từng diệt mà tưởng uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, sắc uẩn từng diệt và tưởng uẩn cũng từng diệt.

1084. Hay là tưởng uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc với cõi ấy, tưởng uẩn từng diệt mà sắc uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với những cõi ấy tưởng uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng từng diệt.

1085. Sắc uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, sắc uẩn từng diệt mà hành uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, sắc uẩn từng diệt và hành uẩn cũng từng diệt.

1086. Hay là hành uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc với cõi ấy, hành uẩn từng diệt mà sắc uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng từng diệt.

1087. Sắc uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, sắc uẩn từng diệt mà thức uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, sắc uẩn từng diệt và thức uẩn cũng từng diệt.

1088. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc với cõi ấy, thức uẩn từng diệt mà sắc uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng từng diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1089. Câu mở rằng: Thọ uẩn từng diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh tử cõi phàm hữu tâm và 25 cõi phàm hữu tâm (cõi Tịnh cư không từng tử cõi này 2 lần).

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là phải. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì tất cả người đang sanh tử cõi phàm hữu tâm và 25 cõi phàm hữu tâm là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng từng diệt vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

1090. Hay là tưởng uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1091. Thọ uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1092. Hay là hành uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1093. Thọ uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1094. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1095. Tưởng uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1096. Hay là hành uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1097. Tưởng uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1098. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1099. Hành uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1100. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

~~~~~~~~~~

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1101. Câu mở rằng: Sắc uẩn không từng diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở không có.

- Thời chi pháp của câu hỏi cũng không.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề không. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn không từng diệt với người nào, thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách hạn chế là “không có”. Tức là lời đáp hạn chế với chi pháp của câu mở. Bởi vì người mà không từng diệt không có. Chỉ có người mà đã từng diệt.

1102. Hay là thọ uẩn không từng diệt với người nào, thời sắc uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1103. Sắc uẩn không từng diệt với người nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1104. Hay là tưởng uẩn không từng diệt với người nào, thời sắc uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1105. Sắc uẩn không từng diệt với người nào, thời hành uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1106. Hay là hành uẩn không từng diệt với người nào, thời sắc uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1107. Sắc uẩn không từng diệt với người nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1108. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào, thời sắc uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1109. Thọ uẩn không từng diệt với người nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1100. Hay là tưởng uẩn không từng diệt với người nào, thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1111. Thọ uẩn không từng diệt với người nào, thời hành uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1112. Hay là hành uẩn không từng diệt với người nào, thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1113. Thọ uẩn không từng diệt với người nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1114. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào, thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1115. Tưởng uẩn không từng diệt với người nào, thời hành uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1116. Hay là hành uẩn không từng diệt với người nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1117. Tưởng uẩn không từng diệt với người nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1118. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

Hành uẩn gốc có 2 bài

1119. Hành uẩn không từng diệt với người nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1120. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào, thời hành uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1121. Câu mở rằng: Sắc uẩn không từng diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn không từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “từng diệt”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho sắc uẩn không từng diệt mà thọ uẩn vẫn từng diệt với cõi ấy.

1122. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn không từng diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn không từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “từng diệt”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho thọ uẩn không từng diệt mà sắc uẩn vẫn từng diệt với cõi ấy.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1123. Sắc uẩn không từng diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Từng diệt!

1124. Hay là tưởng uẩn không từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Từng diệt!

1125. Sắc uẩn không từng diệt với cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Từng diệt!

1126. Hay là hành uẩn không từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Từng diệt!

1127. Sắc uẩn không từng diệt với cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Từng diệt!

1128. Hay là thức uẩn không từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Từng diệt!

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1129. Câu mở rằng: Thọ uẩn không từng diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn không từng diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng không từng diệt vậy.

11 bài sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1130. Hay là tưởng uẩn không từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1131. Thọ uẩn không từng diệt với cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1132. Hay là hành uẩn không từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1133. Thọ uẩn không từng diệt với cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1134. Hay là thức uẩn không từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1135. Tưởng uẩn không từng diệt với cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1136. Hay là hành uẩn không từng diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1137. Tưởng uẩn không từng diệt với cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1138. Hay là thức uẩn không từng diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1139. Hành uẩn không từng diệt với cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1140. Hay là thức uẩn không từng diệt với cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1141. Câu mở rằng: Sắc uẩn không từng diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người nương cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô sắc mà đã có sanh trùng cõi, với cõi Vô sắc, cõi Tịnh cư.

- Chi pháp của câu hỏi là: người nương cõi Tịnh cư và cõi Tịnh cư.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: sắc uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh tử cõi Vô sắc mà đã có sanh trùng cõi và 4 cõi Vô sắc, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người nương cõi Vô sắc và cõi ấy, sắc uẩn không từng diệt mà thọ uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh tử cõi Tịnh cư và cõi Tịnh cư, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi Tịnh cư với cõi ấy, sắc uẩn không từng diệt và thọ uẩn cũng không từng diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1142. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn không từng diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi Tịnh cư và người đang sanh tử trùng cõi Vô tưởng với cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh tử cõi Tịnh cư và cõi Tịnh cư.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh tử cõi Vô tưởng mà đã có sanh nhiều lần cõi ấy và cõi Vô tưởng, là chi pháp phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người nương cõi Vô tưởng và cõi Vô tưởng, thọ uẩn không từng diệt mà sắc uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh tử cõi Tịnh cư và cõi Tịnh cư, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi Tịnh cư với cõi Tịnh cư, thọ uẩn không từng diệt mà sắc uẩn cũng không từng diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1143. Sắc uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc và cõi ấy, sắc uẩn không từng diệt mà tưởng uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Tịnh cư với cõi ấy, sắc uẩn không từng diệt và tưởng uẩn cũng không từng diệt.

1144. Hay là tưởng uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng và cõi Vô tưởng, tưởng uẩn không từng diệt mà sắc uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Tịnh cư với cõi Tịnh cư, tưởng uẩn không từng diệt và sắc uẩn cũng không từng diệt.

1145. Sắc uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc và cõi ấy, sắc uẩn không từng diệt mà hành uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Tịnh cư với cõi ấy, sắc uẩn không từng diệt và hành uẩn cũng không từng diệt.

1146. Hay là hành uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng và cõi Vô tưởng, hành uẩn không từng diệt mà sắc uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Tịnh cư với cõi Tịnh cư, hành uẩn không từng diệt và sắc uẩn cũng không từng diệt.

1147. Sắc uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc và cõi ấy, sắc uẩn không từng diệt mà thức uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Tịnh cư và cõi ấy, sắc uẩn không từng diệt mà thức uẩn cũng từng diệt.

1148. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng và cõi Vô tưởng, thức uẩn không từng diệt mà sắc uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Tịnh cư với cõi Tịnh cư, thức uẩn không từng diệt và sắc uẩn cũng không từng diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1149. Câu mở rằng: Thọ uẩn không từng diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người và cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì người và cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng không từng diệt vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

1150. Hay là tưởng uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1151. Thọ uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1152. Hay là hành uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1153. Thọ uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1154. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1155. Tưởng uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1156. Hay là hành uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1157. Tưởng uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1158. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1159. Hành uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1160. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Dứt phần hành vi - diệt - quá khứ.

~~~~~~~~~~

IIB3. HÀNH VI - DIỆT - VỊ LAI

(Câu 1161 – 1280)

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1161. Câu mở rằng: Sắc uẩn sẽ diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh tử 31 cõi mà còn sanh lại cõi ngũ uẩn.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: sắc uẩn sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh tử 31 cõi mà còn sanh lại cõi ngũ uẩn, là chi pháp của câu mở đó, thọ uẩn cũng sẽ diệt.

1162. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 3 quả hữu học thành người kiếp chót đang sanh cõi Vô sắc gọi sát-na sanh phần chung của tâm tái tục vô sắc và 30 sở hữu. Hay là 3 quả hữu học đang tử 7 cõi vui dục giới, 9 cõi sắc giới thấp rồi sanh cõi Vô sắc, sẽ níp-bàn cõi ấy. Hay là 3 quả hữu học đang sanh tử cõi Vô sắc rồi sanh lại cõi Vô sắc thời níp-bàn cõi Vô sắc ấy.

Với nữa, 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh tử cõi ngũ uẩn mà còn tử tại cõi ngũ uẩn nữa và người vui vô nhân, bực phàm tam nhân đang sanh tử cõi Vô tưởng, vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh tử cõi ngũ uẩn mà còn tử tại cõi ngũ uẩn nữa và người vui vô nhân, bực phàm tam nhân đang sanh tử cõi Vô tưởng, vô sắc.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: tất cả người kiếp chót đang sanh đang tử (tức là chừa ra chi pháp của câu hỏi), là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người kiếp chót đang sanh cõi Vô sắc và người cõi ngũ uẩn sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn, thọ uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn sẽ không diệt với người ấy.

Rồi Ngài lấy: những người ngoài ra bực kiếp chót (tức là chi pháp câu hỏi), là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người ngoài ra đó, thọ uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1163. Sắc uẩn sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1164. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi Vô sắc và người tử cõi ngũ uẩn sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn, tưởng uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn sẽ không diệt với người ấy. Còn những người ngoài ra đó, tưởng uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng sẽ diệt.

1165. Sắc uẩn sẽ diệt với người nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1166. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi Vô sắc và người tử cõi ngũ uẩn sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn, hành uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn sẽ không diệt với người ấy. Còn những người ngoài ra đó, hành uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn sẽ không diệt với người ấy.

1167. Sắc uẩn sẽ diệt với người nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1168. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi Vô sắc và người tử cõi ngũ uẩn sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn, thức uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn sẽ không diệt với người ấy. Còn những người ngoài ra đó, thức uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng sẽ diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1169. Câu mở rằng: Thọ uẩn sẽ diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: phàm tam nhân, 3 quả hữu học thành người kiếp chót đang sanh cõi hữu tâm gọi sát-na sanh phần chung của tâm tái tục tam nhân, 35 sở hữu hoặc 3 hoặc 7 hoặc 4 bọn sắc nghiệp. 4 phàm 3 quả hữu học trừ người kiếp chót đang sanh 30 cõi (trừ Sắc cứu cánh).

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì phàm tam nhân, 3 quả hữu học thành người kiếp chót đang sanh cõi hữu tâm gọi sát-na sanh phần chung của tâm tái tục tam nhân, 35 sở hữu hợp, hoặc 3 hoặc 7 hoặc 4 bọn sắc nghiệp. 4 phàm 3 quả hữu học trừ người kiếp chót đang sanh 30 cõi (trừ Sắc cứu cánh) là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng sẽ diệt vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

1170. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1171. Thọ uẩn sẽ diệt với người nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1172. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1173. Thọ uẩn sẽ diệt với người nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1174. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1175. Tưởng uẩn sẽ diệt với người nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1176. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1177. Tưởng uẩn sẽ diệt với người nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1178. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1179. Hành uẩn sẽ diệt với người nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1180. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1181. Câu mở rằng: Sắc uẩn sẽ diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở: cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô tưởng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô tưởng, sắc uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn sẽ không diệt với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn sẽ diệt và thọ uẩn cũng sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1182. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô sắc là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô sắc, thọ uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn sẽ không diệt với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, thọ uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1183. Sắc uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn sẽ diệt mà tưởng uẩn sẽ không diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn sẽ diệt và tưởng uẩn cũng sẽ diệt.

1184. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, tưởng uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn sẽ không diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng sẽ diệt.

1185. Sắc uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn sẽ diệt mà hành uẩn sẽ không diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn sẽ diệt và hành uẩn cũng sẽ diệt.

1186. Hay là hành uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, thọ uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn sẽ không diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, hành uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng sẽ diệt.

1187. Sắc uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn sẽ diệt mà thức uẩn sẽ không diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn sẽ diệt và thức uẩn cũng sẽ diệt.

1188. Hay là thức uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, thức uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn sẽ không diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, thức uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng sẽ diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1189. Câu mở rằng: Thọ uẩn sẽ diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng sẽ diệt vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

1190. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1191. Thọ uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1192. Hay là hành uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1193. Thọ uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1194. Hay là thức uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1195. Tưởng uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1196. Hay là hành uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1197. Tưởng uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1198. Hay là thức uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1199. Hành uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1200. Hay là thức uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1201. Câu mở rằng: Sắc uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào.

           Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi phàm hữu sắc mà còn sanh lại và 22 cõi phàm hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh tử cõi phàm ngũ uẩn mà còn sanh lại và 21 cõi phàm ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh tử cõi Vô tưởng mà còn sanh lại và cõi Vô tưởng, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, sắc uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh tử cõi phàm ngũ uẩn mà còn sanh lại và 21 cõi phàm ngũ uẩn, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, sắc uẩn sẽ diệt và thọ uẩn cũng sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1202. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi phàm hữu tâm mà còn sanh tử cõi ấy nữa và 25 cõi phàm hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh tử cõi phàm ngũ uẩn mà còn sanh tử tại cõi ấy và 21 cõi phàm ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh tử cõi Vô sắc mà còn sanh lại cõi Vô sắc nữa và cõi Vô sắc, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người nương cõi Vô sắc và cõi ấy, thọ uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh tử cõi phàm ngũ uẩn mà còn sanh tử tại cõi ấy và 21 cõi phàm ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi ngũ uẩn và những cõi ấy, thọ uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1203. Sắc uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, sắc uẩn sẽ diệt mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, sắc uẩn sẽ diệt và tưởng uẩn cũng sẽ diệt.

1204. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc với cõi ấy, tưởng uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng sẽ diệt.

1205. Sắc uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, sắc uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, sắc uẩn sẽ diệt và hành uẩn cũng sẽ diệt.

1206. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc với cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng sẽ diệt.

1207. Sắc uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, sắc uẩn sẽ diệt mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, sắc uẩn sẽ diệt và thức uẩn cũng sẽ diệt.

1208. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc và cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn và những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng sẽ diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1209. Câu mở rằng: Thọ uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi phàm hữu tâm mà còn sanh tử cõi ấy nữa và 25 cõi phàm hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì người đang sanh tử cõi phàm hữu tâm mà còn sanh tử cõi ấy nữa và 25 cõi phàm hữu tâm, là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng sẽ diệt vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

1210. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1211. Thọ uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1212. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1213. Thọ uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1214. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1215. Tưởng uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1216. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1217. Tưởng uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1218. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1219. Hành uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1220. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

~~~~~~~~~~

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1221. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 3 quả hữu học thành người kiếp chót đang sanh cõi Vô sắc gọi sát-na sanh phần chung của cõi Vô sắc, 30 sở hữu hợp. Cũng 3 quả hữu học đang tử 7 cõi dục giới, 9 cõi sắc giới thấp rồi sanh về cõi Vô sắc, níp-bàn tại cõi ấy, gọi sát-na diệt phần chung của 8 tâm tam nhân tử cõi ngũ uẩn (trừ quả ngũ thiền sắc giới), 35 sở hữu hợp và sắc nghiệp làm chót.

Cũng thêm nữa, 3 quả hữu học đang sanh đang tử cõi Vô sắc rồi sẽ sanh một cõi Vô sắc nữa (trừ cõi thấp hơn) rồi sẽ níp-bàn cõi ấy và bực La-hán đang níp-bàn cõi vui hữu tâm gọi sát-na phần chung của 13 tâm tử tam nhân, 35 sở hữu hợp và sắc nghiệp diệt lần chót.

- Chi pháp của câu hỏi là: bực đang níp-bàn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người kiếp chót và người sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người kiếp chót đang sanh cõi Vô sắc và người tử cõi ngũ uẩn sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn, sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt mà thọ uẩn sẽ diệt với người ấy.

Rồi Ngài lấy: bực đang níp-bàn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang níp-bàn sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt và thọ uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1222. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: bực níp-bàn, người kiếp chót đang sanh và người tử cõi ngũ uẩn sanh lên cõi Vô sắc rồi níp-bàn cõi ấy.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 3 quả hữu học thành người kiếp chót đang sanh cõi Vô sắc gọi… là chi pháp của câu mở đó, sắc uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt vậy.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1223. Sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi Vô sắc và người tử cõi ngũ uẩn sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn, sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt mà tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy. Còn người đang níp-bàn, sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt và tưởng uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1224. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1225. Sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi Vô sắc và người tử cõi ngũ uẩn sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn, sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt mà hành uẩn sẽ diệt với người ấy. Còn người đang níp-bàn…, sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt và hành uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1226. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1227. Sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi Vô sắc và người tử cõi ngũ uẩn sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn, sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy. Còn người đang níp-bàn, sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt và thức uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1228. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1229. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: La-hán đang níp-bàn.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì La-hán đang níp-bàn là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

1230. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1231. Thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1232. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1233. Thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1234. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1235. Tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1236. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1237. Tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1238. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1239. Hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1240. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1241. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là sẽ diệt. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô sắc, là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt, mà thọ uẩn sẽ diệt.

1242. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là sẽ diệt. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô tưởng, là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sẽ diệt.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1243. Sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Sẽ diệt!

1244. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Sẽ diệt!

1245. Sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Sẽ diệt!

1246. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Sẽ diệt!

1247. Sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Sẽ diệt!

1248. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Sẽ diệt!

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1249. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

1250. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1251. Thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1252. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1253. Thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1254. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1255. Tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1256. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1257. Tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1258. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1259. Hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1260. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1261. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi Vô sắc với tất cả người níp-bàn và cõi vui hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi hữu tâm sẽ không sanh hay không sanh trùng cõi ấy với 30 cõi hữu tâm.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh tử cõi Vô sắc còn sanh trùng và 4 cõi Vô sắc, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người mà cõi Vô sắc với cõi ấy, sắc uẩn sẽ không diệt mà thọ uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi hữu tâm sẽ không sanh hay không sanh trùng cõi ấy với 30 cõi hữu tâm, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang níp-bàn với cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt và thọ uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.      

1262. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người nương cõi Vô tưởng và những vị đang níp-bàn với 23 cõi vui hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi hữu tâm sẽ không sanh hay không sanh trùng cõi ấy với 30 cõi hữu tâm.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh tử cõi Vô tưởng với cõi Vô tưởng, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, thọ uẩn sẽ không diệt mà sắc uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi hữu tâm sẽ không sanh hay không sanh trùng cõi ấy với 30 cõi hữu tâm, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn bực đang níp-bàn với cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1263. Sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc với cõi ấy, sắc uẩn sẽ không diệt mà tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn với cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt và tưởng uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1264. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, tưởng uẩn sẽ không diệt mà sắc uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn bực đang níp-bàn với cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1265. Sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc với cõi ấy, sắc uẩn sẽ không diệt mà hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn với cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt và hành uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1266. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, hành uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn bực đang níp-bàn với cõi ấy, hành uẩn chẳng phải sẽ diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1267. Sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc với cõi ấy, sắc uẩn sẽ không diệt mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn với cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt và thức uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1268. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, thức uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn bực đang níp-bàn với cõi ấy, thức uẩn chẳng phải sẽ diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1269. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người tử mà không còn sanh trở lại trùng và 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì tất cả người tử mà không còn sanh trở lại trùng và 31 cõi là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

1270. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1271. Thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1272. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1273. Thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1274. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1275. Tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1276. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1277. Tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1278. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1279. Hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1280. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Dứt phần hành vi - diệt - vị lai.

~~~~~~~~~~

IIB4. HÀNH VI - DIỆT - HIỆN TẠI QUÁ KHỨ

(Câu 1281 – 1400)

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài 

1281. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn từng diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử cõi hữu sắc níp-bàn.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn đang diệt với người nào, thời thọ uẩn từng diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì người đang tử cõi hữu sắc níp-bàn, là chi pháp của câu mở đó, thọ uẩn cũng từng diệt vậy.

1282. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn từng diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh và đang tử.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi hữu sắc.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn từng diệt với người nào, thời sắc uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô sắc, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô sắc, thọ uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi hữu sắc là chi pháp của phần câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang tử cõi ngũ uẩn, cõi Vô tưởng, thọ uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1283. Sắc uẩn đang diệt với người nào, thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1284. Hay là tưởng uẩn từng diệt với người nào, thời sắc uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô sắc, tưởng uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn, cõi Vô tưởng, tưởng uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

1285. Sắc uẩn đang diệt với người nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1286. Hay là hành uẩn từng diệt với người nào, thời sắc uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô sắc, hành uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn, cõi Vô tưởng, hành uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

1287. Sắc uẩn đang diệt với người nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải!

1288. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào, thời sắc uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô sắc, thức uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn, cõi Vô tưởng, thức uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1289. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn đang diệt với người nào, thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì tất cả người đang tử cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng từng diệt vậy.

1290. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn từng diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh đang tử.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi hữu tâm.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn từng diệt với người nào, thời thọ uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô tưởng, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô tưởng, tưởng uẩn từng diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, tưởng uẩn từng diệt và thọ uẩn cũng đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1291. Thọ uẩn đang diệt với người nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1292. Hay là hành uẩn từng diệt với người nào, thời thọ uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô tưởng, hành uẩn từng diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn từng diệt và thọ uẩn cũng đang diệt.

1293. Thọ uẩn đang diệt với người nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1294. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào, thời thọ uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô tưởng, thức uẩn từng diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn từng diệt và thọ uẩn cũng đang diệt.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1295. Tưởng uẩn đang diệt với người nào, thời hành uẩn đang diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1296. Hay là hành uẩn từng diệt với người nào, thời tưởng uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô tưởng, hành uẩn từng diệt mà tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn từng diệt và tưởng uẩn cũng đang diệt.

1297. Tưởng uẩn đang diệt với người nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1298. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào, thời tưởng uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô tưởng, thức uẩn từng diệt mà tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn từng diệt và tưởng uẩn cũng đang diệt.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1299. Hành uẩn đang diệt với người nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1300. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào, thời hành uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô tưởng, thức uẩn từng diệt mà hành uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn từng diệt và hành uẩn cũng đang diệt.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1301. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: đang diệt với cõi nào, thời thọ uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô tưởng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang diệt mà thọ uẩn chẳng phải từng diệt với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt và thọ uẩn cũng từng diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1302. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn từng diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô sắc là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô sắc, thọ uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải từng diệt với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, thọ uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1303. Sắc uẩn đang diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang diệt mà tưởng uẩn chẳng phải từng diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt và tưởng uẩn cũng từng diệt.

1304. Hay là tưởng uẩn từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, tưởng uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn đang diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

1305. Sắc uẩn đang diệt với cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang diệt mà hành uẩn chẳng phải từng diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt và hành uẩn cũng từng diệt.

1306. Hay là hành uẩn từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, hành uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, hành uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

1307. Sắc uẩn đang diệt với cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang diệt mà thức uẩn chẳng phải từng diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt và thức uẩn cũng từng diệt.

1308. Hay là thức uẩn từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, thức uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, thức uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1309. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn đang diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng từng diệt vậy. 

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

1310. Hay là tưởng uẩn từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1311. Thọ uẩn đang diệt với cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1312. Hay là hành uẩn từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1313. Thọ uẩn đang diệt với cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1314. Hay là thức uẩn từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1315. Tưởng uẩn đang diệt với cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1316. Hay là hành uẩn từng diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1317. Tưởng uẩn đang diệt với cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1318. Hay là thức uẩn từng diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1319. Hành uẩn đang diệt với cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1320. Hay là thức uẩn từng diệt với cõi nào, thời hành uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

 

1321. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang tử cõi hữu sắc và 27 cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi phàm ngũ uẩn và 21 cõi phàm ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử cõi Vô tưởng, tịnh cư và những cõi ấy, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang níp-bàn cõi Tịnh cư và đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn đang diệt mà thọ uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi phàm ngũ uẩn và 21 cõi phàm ngũ uẩn, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang tử cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó và cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt và thọ uẩn cũng từng diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1322. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn từng diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi phàm ngũ uẩn, người sanh tử cõi Vô sắc đều đã sanh trùng cõi ấy và 25 cõi phàm hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi phàm ngũ uẩn đã sanh lại trùng cõi và những cõi ấy.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi phàm ngũ uẩn, bực nương cõi Vô sắc với những cõi hữu tâm mà đã từng sanh lại trùng cõi ấy, với cõi phàm hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi ngũ uẩn, người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, thọ uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi phàm ngũ uẩn đã sanh lại trùng cõi và những cõi ấy, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang tử cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1323. Sắc uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi Tịnh cư và đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn đang diệt mà tưởng uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó và cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt và tưởng uẩn cũng từng diệt.

1324. Hay là tưởng uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi ngũ uẩn, người nương cõi Vô sắc và những cõi ấy, tưởng uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

1325. Sắc uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi Tịnh cư và đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn đang diệt mà hành uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó và cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt và hành uẩn cũng từng diệt.

1326. Hay là hành uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi ngũ uẩn, người nương cõi Vô sắc và những cõi ấy, hành uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy.

1327. Sắc uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi Tịnh cư và đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn đang diệt mà thức uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó và cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt và thức uẩn cũng từng diệt.

1328. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi ngũ uẩn, người nương cõi Vô sắc và những cõi ấy, thức uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1329. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử cõi hữu tâm và 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi phàm hữu tâm mà đã từng sanh trùng cõi ấy và 25 cõi phàm hữu tâm.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang níp-bàn cõi Tịnh cư với cõi Tịnh cư, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: bực đang níp-bàn cõi Tịnh cư với những cõi ấy, thọ uẩn đang diệt mà tưởng uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi phàm hữu tâm mà đã từng sanh trùng cõi ấy và 25 cõi phàm hữu tâm, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không ý bác như vầy: còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó và những cõi ấy, thọ uẩn đang diệt và tưởng uẩn cũng từng diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1330. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn từng diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi phàm hữu tâm, người đang sanh cõi Tịnh cư và 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi phàm hữu tâm và 25 cõi phàm hữu tâm.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi hữu tâm và 30 cõi hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, tưởng uẩn từng diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi phàm hữu tâm và 25 cõi phàm hữu tâm, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không ý bác như vầy: còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi tưởng uẩn từng diệt và thọ uẩn cũng đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1331. Thọ uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Bực đang níp-bàn cõi Tịnh cư với những cõi ấy thọ uẩn đang diệt mà hành uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó và những cõi ấy, thọ uẩn đang diệt và hành uẩn cũng từng diệt.

1332. Hay là hành uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, hành uẩn từng diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, hành uẩn từng diệt và thọ uẩn cũng đang diệt.

1333. Thọ uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Bực đang níp-bàn cõi Tịnh cư với những cõi ấy thọ uẩn đang diệt mà thức uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó và những cõi ấy, thọ uẩn đang diệt và thức uẩn cũng từng diệt.

1334. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, thức uẩn từng diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, thức uẩn từng diệt và thọ uẩn cũng đang diệt.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1335. Tưởng uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Bực đang níp-bàn cõi Tịnh cư với những cõi ấy, tưởng uẩn đang diệt mà hành uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó và những cõi ấy, tưởng uẩn đang diệt và hành uẩn cũng từng diệt.

1336. Hay là hành uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, hành uẩn từng diệt mà tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, hành uẩn từng diệt và tưởng uẩn cũng đang diệt.

1337. Tưởng uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Bực đang níp-bàn cõi Tịnh cư với những cõi ấy, tưởng uẩn đang diệt mà thức uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó và những cõi ấy, tưởng uẩn đang diệt và thức uẩn cũng từng diệt.

1338. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, thức uẩn từng diệt mà tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, thức uẩn từng diệt và tưởng uẩn cũng đang diệt.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1339. Hành uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Bực đang níp-bàn cõi Tịnh cư với những cõi ấy, hành uẩn đang diệt mà thức uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó và những cõi ấy, hành uẩn đang diệt và thức uẩn cũng từng diệt.

1340. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, thức uẩn từng diệt mà hành uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, thức uẩn từng diệt và hành uẩn cũng đang diệt.

~~~~~~~~~~

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1341. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn mới đáp trái ngược lại là từng diệt. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi.

Bởi vì: tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô sắc, là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho sắc uẩn chẳng phải đang diệt, mà thọ uẩn đã từng diệt với người ấy.

1342. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải từng diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở: không có.

- Thời chi pháp của câu hỏi cũng không.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề không. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải từng diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách hạn chế là “không có”. Tức là lời đáp hạn chế với chi pháp của câu mở. Bởi vì người mà thọ uẩn không từng diệt không có chỉ có người mà thọ uẩn đã từng diệt.

9 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1343. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt!

1344. Hay là tưởng uẩn chẳng phải từng diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1345. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời hành uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt!

1346. Hay là hành uẩn chẳng phải từng diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1347. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời thức uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt!

1348. Hay là thức uẩn chẳng phải từng diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1349. Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt!

1350. Hay là tưởng uẩn chẳng phải từng diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1351. Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời hành uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt!

1352. Hay là hành uẩn chẳng phải từng diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1353. Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời thức uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt!

1354. Hay là thức uẩn chẳng phải từng diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1355. Tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời hành uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt!

1356. Hay là hành uẩn chẳng phải từng diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1357. Tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời thức uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt!

1358. Hay là thức uẩn chẳng phải từng diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

Hành uẩn gốc có 2 bài

1359. Hành uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời thức uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt!

1360. Hay là thức uẩn chẳng phải từng diệt với người nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1361. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời thọ uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn mới đáp trái ngược lại là từng diệt. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì 4 cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho sắc uẩn chẳng phải đang diệt, mà thọ uẩn đã từng diệt.

1362. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn không từng diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn không từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn mới đáp trái ngược lại là đang diệt. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho thọ uẩn không từng diệt mà vẫn đang diệt.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1363. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Từng diệt!

1364. Hay là tưởng uẩn không từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Đang diệt!

1365. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Từng diệt!

1366. Hay là hành uẩn không từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Đang diệt!

1367. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Từng diệt!

1368. Hay là thức uẩn không từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Đang diệt!

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1369. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng không từng diệt vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

1370. Hay là tưởng uẩn không từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1371. Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1372. Hay là hành uẩn không từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1373. Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1374. Hay là thức uẩn không từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1375. Tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1376. Hay là hành uẩn không từng diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1377. Tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1378. Hay là thức uẩn không từng diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1379. Hành uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1374. Hay là thức uẩn không từng diệt với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1381. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh cõi ngũ uẩn gọi sát-na sanh phần chung của 15 tâm tái tục cõi ngũ uẩn, 35 sở hữu. Hoặc 3 hoặc 7 hoặc 4 bọn sắc nghiệp và 21 cõi phàm ngũ uẩn. Phàm tam nhân, 3 quả hữu học đang sanh đang tử cõi Vô sắc.

La-hán đang níp-bàn cõi Vô sắc và 4 cõi Vô sắc.

tam quả đang sanh cõi Tịnh cư gọi sát-na sanh phần chung của tâm tái tục ngũ thiền, 30 sở hữu, 4 bọn sắc nghiệp và 5 cõi Tịnh cư. Người vui vô nhân đang sanh cõi Vô tưởng gọi sát-na sanh phần chung của bọn mạng quyền cửu, sanh lần ban sơ kiếp sống ấy và cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi là: tam quả đang sanh cõi Tịnh cư gọi sát-na sanh phần chung của tâm tái tục ngũ thiền 30 sở hữu hợp, 4 bọn sắc nghiệp và 5 cõi Tịnh cư. Người vô nhân đang sanh cõi Vô tưởng gọi sát-na sanh phần chung của bọn mạng quyền cửu, sanh lần ban sơ kiếp sống ấy và cõi Vô tưởng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi phàm ngũ uẩn và người đang sanh tử cõi Vô sắc đã từng sanh trùng cõi ấy và 25 cõi phàm hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang diệt mà thọ uẩn cũng không từng diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: tam quả đang sanh cõi Tịnh cư gọi sát-na sanh phần chung của tâm tái tục ngũ thiền, 30 sở hữu 4 bọn sắc nghiệp và 5 cõi Tịnh cư. Người vui vô nhân đang sanh cõi Vô tưởng gọi sát-na sanh phần chung của bọn mạng quyền cửu, sanh lần ban sơ kiếp sống ấy và cõi Vô tưởng, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả.

Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang sanh cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang diệt và thọ uẩn cũng không từng diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1382. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn không từng diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh đang tử cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng và cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng và cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang níp-bàn cõi Tịnh cư và người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang níp-bàn cõi Tịnh cư và người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn không từng diệt mà sắc uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng và cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng, là chi pháp của câu mở câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang sanh cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng và những cõi ấy, thọ uẩn không từng diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1383. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang diệt mà tưởng uẩn cũng không từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang diệt và tưởng uẩn cũng không từng diệt.

1384. Hay là tưởng uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi Tịnh cư và người đang tử cõi Vô sắc với những cõi ấy, tưởng uẩn không từng diệt mà sắc uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng và những cõi ấy, tưởng uẩn không từng diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1385. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang diệt mà hành uẩn cũng không từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang diệt và hành uẩn cũng không từng diệt.

1386. Hay là hành uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi Tịnh cư và người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn không từng diệt mà sắc uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng và những cõi ấy, hành uẩn không từng diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1387. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang diệt mà thức uẩn cũng không từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang diệt và thức uẩn cũng không từng diệt.

1388. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi Tịnh cư và người đang tử cõi Vô sắc với những cõi ấy, thức uẩn không từng diệt mà sắc uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng và những cõi ấy, thức uẩn không từng diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1389. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh cõi hữu tâm và người nương cõi Vô tưởng với 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô tưởng với cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi phàm hữu tâm đã từng sanh trùng cõi ấy với 25 cõi phàm hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang diệt mà tưởng uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh cõi Tịnh cư và người đang sanh tử cõi Vô tưởng với cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng, là chi pháp của câu mở câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang sanh cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang diệt và tưởng uẩn cũng không từng diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1390. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn không từng diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng với cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi là: người sanh tử cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô tưởng với cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang níp-bàn cõi Tịnh cư với cõi Tịnh cư, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang níp-bàn cõi Tịnh cư với những cõi ấy, tưởng uẩn không từng diệt mà thọ uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh cõi Tịnh cư và người đang sanh tử cõi Vô tưởng với cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng, là chi pháp của câu mở câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang sanh cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn không từng diệt và thọ uẩn chẳng phải đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1391. Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang diệt mà hành uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang diệt và hành uẩn cũng không từng diệt.

1392. Hay là hành uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi Tịnh cư với những cõi ấy, hành uẩn không từng diệt mà thọ uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn không từng diệt và thọ uẩn chẳng phải đang diệt.

1393. Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang diệt mà thức uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang diệt và thức uẩn cũng không từng diệt.

1394. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi Tịnh cư với những cõi ấy, thức uẩn không từng diệt mà thọ uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn không từng diệt và thọ uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1395. Tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang diệt mà hành uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang diệt và hành uẩn cũng không từng diệt.

1396. Hay là hành uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi Tịnh cư với những cõi ấy, hành uẩn không từng diệt mà tưởng uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn không từng diệt và tưởng uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1397. Tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang diệt mà thức uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang diệt và thức uẩn cũng không từng diệt.

1398. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi Tịnh cư với những cõi ấy, thức uẩn không từng diệt mà tưởng uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn không từng diệt và tưởng uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1399. Hành uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải đang diệt mà thức uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải đang diệt và thức uẩn cũng không từng diệt.

1400. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi Tịnh cư với những cõi ấy, thức uẩn không từng diệt mà hành uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn không từng diệt và hành uẩn chẳng phải đang diệt.

Dứt phần hành vi - diệt - hiện tại quá khứ.

~~~~~~~~~~

IIB5. HÀNH VI - DIỆT - HIỆN TẠI VỊ LAI

(Câu 1401 – 1520)

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1401. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi ngũ uẩn mà còn sanh lại và người đang tử cõi Vô tưởng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn đang diệt với người nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt mà thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi ngũ uẩn mà còn sanh lại và người đang tử cõi Vô tưởng, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang tử cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó và người đang tử cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang diệt và thọ uẩn cũng sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1402. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh tử cõi hữu sắc và người đang tử cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi hữu sắc.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Đức Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô sắc, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô sắc, thọ uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi hữu sắc là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang tử cõi ngũ uẩn cõi Vô tưởng, thọ uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1403. Sắc uẩn đang diệt với người nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó và người đang tử cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang diệt và tưởng uẩn cũng sẽ diệt.

1404. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô sắc, tưởng uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn, cõi Vô tưởng, tưởng uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

1405. Sắc uẩn đang diệt với người nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt mà hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó và người đang tử cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang diệt và hành uẩn cũng sẽ diệt.

1406. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang sanh và người đang tử cõi Vô sắc, hành uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn cõi Vô tưởng, hành uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

1407. Sắc uẩn đang diệt với người nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó và người đang tử cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang diệt và thức uẩn cũng sẽ diệt.

1408. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô sắc, thức uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn, cõi Vô tưởng, thức uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1409. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang diệt với người nào.

         Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang tử cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi hữu tâm mà còn tái tục.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn đang diệt với người nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang níp-bàn, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang níp-bàn, thọ uẩn đang diệt mà tưởng uẩn sẽ không diệt với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi hữu tâm mà còn tái tục, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó, thọ uẩn đang diệt và tưởng uẩn cũng sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1410. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử còn tái tục.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi hữu tâm tái tục.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi hữu sắc, người sanh tử cõi Vô tưởng, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô tưởng, tưởng uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi hữu tâm mà còn tái tục, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, tưởng uẩn sẽ diệt và thọ uẩn cũng đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1411. Thọ uẩn đang diệt với người nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn, thọ uẩn đang diệt mà hành uẩn sẽ không diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó, thọ uẩn đang diệt và hành uẩn cũng sẽ diệt.

1412. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô tưởng, hành uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn sẽ diệt và thọ uẩn cũng đang diệt.

1413. Thọ uẩn đang diệt với người nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn, thọ uẩn đang diệt mà thức uẩn sẽ không diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó, thọ uẩn đang diệt và thức uẩn cũng sẽ diệt.

1414. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô tưởng, thức uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn sẽ diệt và thọ uẩn cũng đang diệt.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1415. Tưởng uẩn đang diệt với người nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn, tưởng uẩn đang diệt mà hành uẩn sẽ không diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó, tưởng uẩn đang diệt và hành uẩn cũng sẽ diệt.

1416. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô tưởng, hành uẩn sẽ diệt mà tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn sẽ diệt và tưởng uẩn cũng đang diệt.

1417. Tưởng uẩn đang diệt với người nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn, tưởng uẩn đang diệt mà thức uẩn sẽ không diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó, tưởng uẩn đang diệt và thức uẩn cũng sẽ diệt.

1418. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô tưởng, thức uẩn sẽ diệt mà tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn sẽ diệt và tưởng uẩn cũng đang diệt.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1419. Hành uẩn đang diệt với người nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn, hành uẩn đang diệt mà thức uẩn sẽ không diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó, hành uẩn đang diệt và thức uẩn cũng sẽ diệt.

1420. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào, thời hành uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô tưởng, thức uẩn sẽ diệt mà hành uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn sẽ diệt và hành uẩn cũng đang diệt.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1421. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn đang diệt với cõi nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô tưởng, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang diệt mà thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt và thọ uẩn cũng sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1422. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô sắc, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô sắc, thọ uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, thọ uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1423. Sắc uẩn đang diệt với người nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang diệt mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt và tưởng uẩn cũng sẽ diệt.

1424. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, tưởng uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy. Còn cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

1425. Sắc uẩn đang diệt với cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang diệt mà hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt và hành uẩn cũng sẽ diệt.

1426. Hay là hành uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, hành uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, hành uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

1427. Sắc uẩn đang diệt với cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang diệt mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang diệt và thức uẩn cũng sẽ diệt.

1428. Hay là thức uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, thức uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, thức uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1429. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn đang diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi hữu tâm, là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng sẽ diệt.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

1430. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1431. Thọ uẩn đang diệt với cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1432. Hay là hành uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1433. Thọ uẩn đang diệt với cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1434. Hay là thức uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1435. Tưởng uẩn đang diệt với cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1436. Hay là hành uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1437. Tưởng uẩn đang diệt với cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1438. Hay là thức uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1439. Hành uẩn đang diệt với cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1440. Hay là thức uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời hành uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1441. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử cõi hữu sắc và 27 cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi phàm ngũ uẩn còn tái tục trùng và 21 cõi phàm ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn, cõi Vô tưởng và 22 cõi vui ngũ uẩn với cõi Vô tưởng, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn đang diệt mà thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi phàm ngũ uẩn còn tái tục trùng và 21 cõi phàm ngũ uẩn, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang tử cõi ngũ uẩn với cõi ấy mà ngoài ra đó, sắc uẩn đang diệt và thọ uẩn cũng sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1442. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh cõi hữu tâm và người đang tử cõi phàm hữu tâm mà còn sanh lại trùng với 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi ngũ uẩn mà sanh trùng cõi ấy và 21 cõi phàm ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi phàm hữu tâm, đang tử cõi Vô sắc còn tái tục trùng cõi ấy và 25 cõi phàm hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, thọ uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi ngũ uẩn mà sanh trùng cõi ấy và 21 cõi phàm ngũ uẩn, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang tử cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1443. Sắc uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn đang diệt mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Người đang tử cõi ngũ uẩn với cõi ấy mà ngoài ra đó, sắc uẩn đang diệt và tưởng uẩn cũng sẽ diệt.

1444. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

1445. Sắc uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn đang diệt mà hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn với cõi ấy mà ngoài ra đó, sắc uẩn đang diệt và hành uẩn cũng sẽ diệt.

1446. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

1447. Sắc uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn đang diệt mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn với cõi ấy mà ngoài ra đó, sắc uẩn đang diệt và thức uẩn cũng sẽ diệt.

1448. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng đang diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1449. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử cõi hữu tâm và 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi phàm hữu tâm mà còn tái tục lại cõi ấy và 25 cõi phàm hữu tâm.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang níp-bàn với 26 cõi vui hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn đang diệt mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi phàm hữu tâm mà còn tái tục lại cõi ấy và 25 cõi phàm hữu tâm, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó và những cõi ấy, thọ uẩn đang diệt và tưởng uẩn cũng sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1450. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi phàm hữu tâm mà còn tái tục trùng cõi và 25 cõi phàm hữu tâm.

-  Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi phàm hữu tâm mà còn tái tục trùng cõi và 25 cõi phàm hữu tâm.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi phàm hữu tâm còn tái tục trùng cõi ấy và 25 cõi phàm hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi phàm hữu tâm còn tái tục trùng cõi và 25 cõi phàm hữu tâm, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy tưởng uẩn sẽ diệt và thọ uẩn cũng đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1451. Thọ uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn đang diệt mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó và những cõi ấy, thọ uẩn đang diệt và hành uẩn cũng sẽ diệt.

1452. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt và thọ uẩn cũng đang diệt.

1453. Thọ uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn đang diệt mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó và những cõi ấy, thọ uẩn đang diệt và thức uẩn cũng sẽ diệt.

1454. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt và thọ uẩn cũng đang diệt.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1455. Tưởng uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn đang diệt mà hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó và những cõi ấy, tưởng uẩn đang diệt và hành uẩn cũng sẽ diệt.

1456. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt mà tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt và tưởng uẩn cũng đang diệt.

1457. Tưởng uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn đang diệt mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó và những cõi ấy, tưởng uẩn đang diệt và thức uẩn cũng sẽ diệt.

1458. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt mà tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt và tưởng uẩn cũng đang diệt.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1459. Hành uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn đang diệt mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó và những cõi ấy, hành uẩn đang diệt và thức uẩn cũng sẽ diệt.

1460. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt mà hành uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt và hành uẩn cũng đang diệt.

~~~~~~~~~~

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1461. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang níp-bàn cõi Vô sắc.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh 31 cõi, người đang tử cõi Vô sắc mà còn tái tục, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang diệt mà thọ uẩn sẽ diệt với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang níp-bàn cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang níp-bàn cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang diệt và thọ uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1462. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang níp-bàn.

- Chi pháp của câu hỏi là: người níp-bàn cõi Vô sắc.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người níp-bàn cõi ngũ uẩn, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: còn người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn, thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn đang diệt với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người níp-bàn cõi Vô sắc, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang níp-bàn cõi Vô sắc, thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt và sắc uẩn chẳng phải đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1463. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang diệt mà tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang diệt và tưởng uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1464. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn đang diệt với người ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Vô sắc, tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1465. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang diệt mà hành uẩn sẽ diệt với người ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang diệt và hành uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1466. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn, hành uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn đang diệt với người ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Vô sắc, hành uẩn chẳng phải sẽ diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1467. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang diệt mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang diệt và thức uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1468. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn, thức uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn đang diệt với người ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Vô sắc, thức uẩn chẳng phải sẽ diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1469. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh 31 cõi và người đang tử cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “sẽ diệt”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì tất cả người đang sanh 31 cõi và người đang tử cõi Vô tưởng, là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho thọ uẩn chẳng phải đang diệt, mà tưởng uẩn cũng sẽ diệt.

1470. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang níp-bàn.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “đang diệt”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì người đang níp-bàn, là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt mà thọ uẩn cũng đang diệt.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1471. Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Sẽ diệt!

1472. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng? - Đang diệt!

1473. Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Sẽ diệt!

1472. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng? - Đang diệt!

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1475. Tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Sẽ diệt!

1476. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng? - Đang diệt!

1477. Tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Sẽ diệt!

1478. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng? - Đang diệt!

Hành uẩn gốc có 2 bài

1479. Hành uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Sẽ diệt!

1480. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng? - Đang diệt!

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1481. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “sẽ diệt”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho sắc uẩn chẳng phải đang diệt, mà thọ uẩn cũng sẽ diệt.

1482. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “đang diệt”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn đang diệt.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1483. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Sẽ diệt!

1484. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Đang diệt!

1485. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Sẽ diệt!

1486. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Đang diệt!

1487. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Sẽ diệt!

1488. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Đang diệt!

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1489. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó. Tưởng uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt vậy.

11 bài sau đồng, đáp bảo đảm, chỉ đổi uẩn.

1490. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1491. Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1492. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1493. Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1494. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1495. Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1496. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1497. Tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1498. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1499. Hành uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1500. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1501. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô sắc với 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi Vô tưởng, bực đang níp-bàn cõi Vô sắc với cõi Vô tưởng và cõi Vô sắc.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi phàm hữu tâm, bực đang tử cõi Vô sắc mà còn tái tục cõi ấy và 25 cõi phàm hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang diệt mà thọ uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh cõi Vô tưởng, bực đang níp-bàn cõi Vô sắc với cõi Vô tưởng và vô sắc, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang níp-bàn cõi Vô sắc và đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang diệt và thọ uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1502. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào.

           Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người sanh tử cõi Vô tưởng và tử cõi hữu tâm mà không sanh trùng cõi ấy với 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi Vô tưởng và người đang tử cõi Vô sắc không còn sanh hay không sanh trùng với cõi Vô tưởng, cõi Vô sắc.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn, đang tử cõi Vô tưởng với cõi hữu sắc, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh cõi Vô tưởng và người đang tử cõi Vô sắc không còn sanh hay không sanh trùng và cõi Vô tưởng, cõi Vô sắc, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang níp-bàn cõi Vô sắc và đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1503. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang diệt mà tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Vô sắc và đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang diệt và tưởng uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1504. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Vô sắc và đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1505. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang diệt mà hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Vô sắc và đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang diệt và thọ uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1506. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Vô sắc và đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải sẽ diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1507. Sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang diệt mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Vô sắc và đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang diệt và thức uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1508. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Vô sắc và đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn chẳng phải sẽ diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1509. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào.        

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh và người đang tử cõi Vô tưởng với 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: người sanh tử cõi Vô tưởng và cõi Vô tưởng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi hữu tâm với 30 cõi hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang diệt mà tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người sanh tử cõi Vô tưởng với cõi Vô tưởng, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang diệt và tưởng uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1510. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang tử cõi hữu tâm (không sanh trở lại), người đang sanh tử cõi Vô tưởng và 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: người sanh tử cõi Vô tưởng và cõi Vô tưởng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang níp-bàn cõi hữu tâm với 26 cõi vui hữu tâm, là chi pháp của câu phần mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt mà thọ uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người sanh tử cõi Vô tưởng và cõi Vô tưởng, là chi pháp của phần câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải sẽ đang diệt và thọ uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

Năm đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1511. Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang diệt mà hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang diệt và hành uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1512. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải sẽ diệt mà thọ uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, hành uẩn chẳng phải sẽ diệt và thọ uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1513. Thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang diệt mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng với ấy, thọ uẩn chẳng phải đang diệt và thức uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1514. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn chẳng phải sẽ diệt mà thọ uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, thức uẩn chẳng phải sẽ diệt và thọ uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

Tưởng uẩn có 4 bài

1515. Tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang diệt mà hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang diệt và hành uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1516. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải sẽ diệt mà tưởng uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, hành uẩn chẳng phải sẽ diệt và tưởng uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1517. Tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang diệt mà thức uẩn sẽ diệt người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang diệt và thức uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1518. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn chẳng phải sẽ diệt mà tưởng uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, thức uẩn chẳng phải sẽ diệt và tưởng uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1519. Hành uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải đang diệt mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, hành uẩn chẳng phải đang diệt và thức uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1520. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy. Thức uẩn chẳng phải sẽ diệt mà hành uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, thức uẩn chẳng phải sẽ diệt và hành uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

Dứt phần hành vi – diệt – hiện tại vị lai.

~~~~~~~~~~

IIB6. HÀNH VI - DIỆT - QUÁ KHỨ VỊ LAI

(câu 1521 – 1640)

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1521. Câu mở rằng: Sắc uẩn từng diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh đang tử… .

- Chi pháp của câu hỏi là: 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh 31 cõi, đang tử 30 cõi (trừ Sắc cứu cánh).

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn từng diệt với người nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang níp-bàn cõi vui hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, sắc uẩn từng diệt mà thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy.

Rồi Ngài lấy: 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh 31 cõi, đang tử 30 cõi (trừ Sắc cứu cánh) là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người ngoài ra đó, sắc uẩn từng diệt và thọ uẩn cũng sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1522. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn từng diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh 31 cõi, đang tử 30 cõi (trừ Sắc cứu cánh).

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn từng diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 4 phàm 3 quả hữu học đang sanh 31 cõi, đang tử 30 cõi (trừ sắc cứu cánh) là chi pháp của câu mở đó, sắc uẩn cũng từng diệt như vậy.

9 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1523. Sắc uẩn từng diệt với người nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, sắc uẩn từng diệt mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy. Còn người ngoài ra đó, sắc uẩn từng diệt và tưởng uẩn cũng sẽ diệt.

1524. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1525. Sắc uẩn từng diệt với người nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, sắc uẩn từng diệt mà hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy. Còn người ngoài ra đó, sắc uẩn từng diệt và hành uẩn cũng sẽ diệt.

1526. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1527. Sắc uẩn từng diệt với người nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, sắc uẩn từng diệt mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy. Còn người ngoài ra đó, sắc uẩn từng diệt và thức uẩn cũng sẽ diệt.

1528. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1529. Thọ uẩn từng diệt với người nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thọ uẩn từng diệt mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy, còn người ngoài ra đó, thọ uẩn từng diệt và tưởng uẩn cũng sẽ diệt.

1530. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1531. Thọ uẩn từng diệt với người nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thọ uẩn từng diệt mà hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy. Còn người ngoài ra đó, thọ uẩn từng diệt và hành uẩn cũng sẽ diệt.

1532. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1533. Thọ uẩn từng diệt với người nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thọ uẩn từng diệt mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy. Còn người ngoài ra đó, thọ uẩn từng diệt và thức uẩn cũng sẽ diệt.

1534. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? -Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1535. Tưởng uẩn từng diệt với người nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, tưởng uẩn từng diệt mà hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy. Còn người ngoài ra đó, tưởng uẩn từng diệt và hành uẩn cũng sẽ diệt.

1536. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1537. Tưởng uẩn từng diệt với người nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, tưởng uẩn từng diệt mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy. Còn người ngoài ra đó, tưởng uẩn từng diệt và thức uẩn cũng sẽ diệt.

1538. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1539. Hành uẩn từng diệt với người nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn từng diệt mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy. Còn người ngoài ra đó, hành uẩn từng diệt và thức uẩn cũng sẽ diệt.

1540. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1541. Câu mở rằng: Sắc uẩn từng diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô tưởng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô tưởng, sắc uẩn từng diệt mà thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn từng diệt và thọ uẩn cũng sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1542. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô sắc, thọ uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn không từng diệt với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, thọ uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng từng diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1543. Sắc uẩn từng diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn từng diệt mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn từng diệt và tưởng uẩn cũng sẽ diệt.

1544. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, tưởng uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn không từng diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng từng diệt.

1545. Sắc uẩn từng diệt với cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn từng diệt mà hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn từng diệt và hành uẩn cũng sẽ diệt.

1546. Hay là hành uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, hành uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn không từng diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, hành uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng từng diệt.

1547. Sắc uẩn từng diệt với cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn từng diệt mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn từng diệt và thức uẩn cũng sẽ diệt.

1548. Hay là thức uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, thức uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn không từng diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, thức uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng từng diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1549. Câu mở rằng: Thọ uẩn từng diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu ở là: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn từng diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng sẽ diệt như vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

1550. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1551. Thọ uẩn từng diệt với cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1552. Hay là hành uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1553. Thọ uẩn từng diệt với cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1554. Hay là thức uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1555. Tưởng uẩn từng diệt với cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1556. Hay là hành uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1557. Tưởng uẩn từng diệt với cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1558. Hay là thức uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1559. Hành uẩn từng diệt với cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải

1560. Hay là thức uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1561. Câu mở rằng: sắc uẩn từng diệt với người nào cõi nào.

           Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người sanh tử cõi hữu sắc và cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: người sanh tử cõi ngũ uẩn mà còn sanh nữa và cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người nương cõi Vô tưởng, bực níp-bàn cõi ngũ uẩn và cõi vui hữu sắc là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn từng diệt mà thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người sanh tử cõi ngũ uẩn mà còn sanh nữa và cõi ngũ uẩn, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi ngũ uẩn với cõi ấy mà ngoài ra đó, sắc uẩn từng diệt và thọ uẩn cũng sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1562. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh cõi Tịnh cư, người sanh tử cõi phàm hữu tâm và 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người sanh tử cõi phàm ngũ uẩn và 21 cõi phàm ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi Tịnh cư, người sanh tử cõi Vô sắc với cõi Tịnh cư và cõi Vô sắc, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, thọ uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người sanh tử cõi phàm ngũ uẩn và 21 cõi phàm ngũ uẩn, là chi pháp của phần câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi ngũ uẩn với cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó, thọ uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng từng diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1563. Sắc uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn từng diệt mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với cõi ấy mà ngoài ra đó, sắc uẩn từng diệt và tưởng uẩn cũng sẽ diệt.

1564. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư và người đang nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó, tưởng uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng từng diệt.

 1565. Sắc uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn từng diệt mà hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với cõi ấy mà ngoài ra đó, sắc uẩn từng diệt và hành uẩn cũng sẽ diệt.

1566. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó, hành uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng từng diệt.

1567. Sắc uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn từng diệt mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với cõi ấy mà ngoài ra đó, sắc uẩn từng diệt và thức uẩn cũng sẽ diệt.

1568. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó, thức uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng từng diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1569. Câu mở rằng: Thọ uẩn từng diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh tử cõi hữu tâm và 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người sanh tử cõi hữu tâm mà còn tái tục trùng cõi và 30 cõi hữu tâm.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: bực đang nhập níp-bàn và 26 cõi vui hữu tâm là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn từng diệt mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người sanh tử cõi hữu tâm mà còn tái tục trùng cõi và 30 cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, thọ uẩn từng diệt và tưởng uẩn cũng sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1570. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người sanh cõi hữu tâm, tử cõi phàm hữu tâm và 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người sanh tử cõi phàm hữu tâm còn sanh trùng cõi và 25 cõi phàm hữu tâm.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi Tịnh cư và cõi Tịnh cư, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi Tịnh cư với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người sanh tử cõi phàm hữu tâm còn sanh trùng cõi và 25 cõi phàm hữu tâm là chi pháp của câu mở và câu hỏi đầu đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, tưởng uẩn sẽ diệt và thọ uẩn cũng từng diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1571. Thọ uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn từng diệt mà hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, thọ uẩn từng diệt và hành uẩn cũng sẽ diệt.

1572. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với những cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, hành uẩn sẽ diệt và thọ uẩn cũng từng diệt.

1573. Thọ uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn từng diệt mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, thọ uẩn từng diệt và thức uẩn cũng sẽ diệt.

1574. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, thức uẩn sẽ diệt và thọ uẩn cũng từng diệt.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1575. Tưởng uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn từng diệt mà hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, tưởng uẩn từng diệt và hành uẩn cũng sẽ diệt.

1576. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với những cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt mà tưởng uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, hành uẩn sẽ diệt và tưởng uẩn cũng từng diệt.

1577. Tưởng uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn từng diệt mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, tưởng uẩn từng diệt và thức uẩn cũng sẽ diệt.

1578. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt mà tưởng uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, thức uẩn sẽ diệt và tưởng uẩn cũng từng diệt.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1579. Hành uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn từng diệt mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, hành uẩn từng diệt và thức uẩn cũng sẽ diệt.

1580. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt mà hành uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, thức uẩn sẽ diệt và hành uẩn cũng từng diệt.

~~~~~~~~~~

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1581. Câu mở rằng: Sắc uẩn không từng diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở không có.

- Thời chi pháp của câu hỏi cũng không.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề không. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn không từng diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

Đức Phật ngài mới đáp lại bằng cách hạn chế là “không”. Tức là lời đáp hạn chế với chi pháp của câu mở. Bởi vì người mà sắc uẩn không từng diệt không có, chỉ có người mà sắc uẩn đã từng diệt đó thôi.

1582. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: La-hán đang níp-bàn, gọi…

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “từng diệt”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì La-hán đang níp-bàn là chi pháp của câu mở đó. Dầu cho, thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn từng diệt với người ấy.

9 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1583. Sắc uẩn không từng diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Không có.

1584. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt.

1585. Sắc uẩn không từng diệt với người nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Không có.

1586. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt.

1587. Sắc uẩn không từng diệt với người nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Không có.

1588. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1589. Thọ uẩn không từng diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chẳng? - Không có.

1590. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt.

1591. Thọ uẩn không từng diệt với người nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chẳng? - Không có.

1592. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt.

1593. Thọ uẩn không từng diệt với người nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chẳng? - Không có.

1594. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1595. Tưởng uẩn không từng diệt với người nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chẳng? - Không có.

1596. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt.

1597. Tưởng uẩn không từng diệt với người nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chẳng? - Không có.

1598. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1599. Hành uẩn không từng diệt với người nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chẳng? - Không có.

1600. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời hành uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1601. Câu mở rằng: Sắc uẩn không từng diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn không từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “sẽ diệt”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho sắc uẩn không từng diệt mà thọ uẩn sẽ diệt.

1602. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào.

          Câu mở rằng: Thời sắc uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “từng diệt”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó. Dầu cho thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn từng diệt.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1603. Sắc uẩn không từng diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Sẽ diệt.

1604. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Từng diệt.

1605. Sắc uẩn không từng diệt với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Sẽ diệt.

1606. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Từng diệt.

1607. Sắc uẩn không từng diệt với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Sẽ diệt.

1608. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Từng diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1609. Câu mở rằng: Thọ uẩn không từng diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn không từng diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt vậy.

11 bài sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1610. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1611. Thọ uẩn không từng diệt với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1612. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1613. Thọ uẩn không từng diệt với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1614. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1615. Tưởng uẩn không từng diệt với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1616. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1617. Tưởng uẩn không từng diệt với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1618. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1619. Hành uẩn không từng diệt với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1620. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1621. Câu mở rằng: Sắc uẩn không từng diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người sanh tử cõi Tịnh cư, cõi Vô sắc và cõi Tịnh cư, cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi Vô sắc, cõi Tịnh cư không sanh hay không sanh trùng cõi ấy nữa và cõi Vô sắc, cõi Tịnh cư.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi Vô sắc, cõi Tịnh cư và người đang tử cõi Vô sắc mà còn tử trùng cõi và cõi Tịnh cư, cõi Vô sắc, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi Tịnh cư, người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn không từng diệt mà thọ uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi Vô sắc, cõi Tịnh cư không sanh hay không sanh trùng cõi ấy nữa và cõi Vô sắc, cõi Tịnh cư là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư và cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn không từng diệt và thọ uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1622. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người sanh tử cõi Vô tưởng, bực đang tử cõi hữu tâm không còn sanh và không sanh trùng cõi ấy với 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi Tịnh cư, cõi Vô sắc không sanh hay không sanh trùng cõi ấy và cõi Tịnh cư, cõi Vô sắc.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người sanh tử cõi Vô tưởng, bực tử cõi ngũ uẩn không còn sanh hay không sanh trùng cõi ấy và 27 cõi hữu sắc, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi Tịnh cư, cõi Vô sắc, không sanh hay không sanh trùng cõi ấy và cõi Tịnh cư, cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, cõi Vô sắc với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt và sắc uẩn cũng không từng diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1623. Sắc uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư, người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn không từng diệt mà tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư và cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn không từng diệt và tưởng uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1624. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người đang nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, cõi Vô sắc với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt và sắc uẩn cũng không từng diệt.

1625. Sắc uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư, người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn không từng diệt mà hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư và cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn không từng diệt và hành uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1626. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người đang nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, cõi Vô sắc với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải sẽ diệt và sắc uẩn cũng không từng diệt.

1627. Sắc uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư, người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn không từng diệt mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư và cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn không từng diệt và thức uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1628. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, cõi Vô sắc với những cõi ấy, thức uẩn chẳng phải sẽ diệt và sắc uẩn cũng không từng diệt.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1629. Câu mở rằng: Thọ uẩn không từng diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi Vô tưởng, cõi Tịnh cư với cõi Vô tưởng và cõi Tịnh cư.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh tử cõi Vô tưởng, bực níp-bàn hay là tử cõi Tịnh cư với cõi Vô tưởng và cõi Tịnh cư.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi Tịnh cư và 5 cõi Tịnh cư là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi Tịnh cư với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải từng diệt mà tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh tử cõi Vô tưởng, bực níp-bàn hay là tử cõi Tịnh cư với cõi Vô tưởng và cõi Tịnh cư, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, nương cõi Vô tưởng và những cõi ấy. Thọ uẩn không từng diệt và tưởng uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1630. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử cõi hữu tâm không sanh hay không sanh lại trùng cõi ấy nữa và người đang sanh cõi Vô tưởng với 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: tất cả người đang tử cõi Tịnh cư đang sanh tử cõi Vô tưởng với cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: tất cả người đang tử cõi phàm hữu tâm không sanh hay không sanh lại cõi ấy và 25 cõi phàm hữu tâm là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt mà thọ uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người tử cõi Tịnh cư, sanh tử cõi Vô tưởngvới cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt và thọ uẩn cũng không từng diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1631. Thọ uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải từng diệt mà hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, nương cõi Vô tưởng và những cõi ấy, thọ uẩn không từng diệt và hành uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1632. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải sẽ diệt mà thọ uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải sẽ diệt và thọ uẩn cũng không từng diệt.

1633. Thọ uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải từng diệt mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, nương cõi Vô tưởng và những cõi ấy, thọ uẩn không từng diệt và thức uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1634. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn chẳng phải sẽ diệt mà thọ uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn chẳng phải sẽ diệt và thọ uẩn cũng không từng diệt.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1635. Tưởng uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải từng diệt mà hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư nương cõi Vô tưởng và những cõi ấy, tưởng uẩn không từng diệt và hành uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1636. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải sẽ diệt mà tưởng uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải sẽ diệt và tưởng uẩn cũng không từng diệt.

1637. Tưởng uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải từng diệt mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư nương cõi Vô tưởng và những cõi ấy, tưởng uẩn không từng diệt và thức uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1638. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn chẳng phải sẽ diệt mà tưởng uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn chẳng phải sẽ diệt và tưởng uẩn cũng không từng diệt.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1639. Hành uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải từng diệt mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư nương cõi Vô tưởng và những cõi ấy, hành uẩn không từng diệt và thức uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1640. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn chẳng phải sẽ diệt mà hành uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn chẳng phải sẽ diệt và hành uẩn cũng không từng diệt.

Dứt phần hành vi - diệt - quá khứ vị lai.

và dứt phần hành vi - diệt.

~~~~~~~~~~

IIC1. HÀNH VI - SANH DIỆT - HIỆN TẠI

(Câu 1641 – 1760)

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1641. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề không. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào, thời thọ uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bác bẻ là “không phải". Bởi vì tất cả người đang sanh cõi hữu sắc là chi pháp của câu mở đó.

Mặc dù sắc uẩn đang sanh mà thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy.

1642. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn đang diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề không. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn đang diệt với người nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bác bẻ là “không phải". Bởi vì tất cả người đang tử cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở đó.

Mặc dù thọ uẩn đang diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1643. Sắc uẩn đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn đang diệt với người ấy phải chăng? - Không phải.

1644. Hay là tưởng uẩn đang diệt với người nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng? - Không phải.

1645. Sắc uẩn đang sanh với người nào, thời hành uẩn đang diệt với người ấy phải chăng? - Không phải.

1646. Hay là hành uẩn đang diệt với người nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng? - Không phải.

1647. Sắc uẩn đang sanh với người nào, thời thức uẩn đang diệt với người ấy phải chăng? - Không phải.

1648. Hay là thức uẩn đang diệt với người nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng? - Không phải.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1649. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang sanh với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề không. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn đang diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bác bẻ là “không phải". Bởi vì tất cả người đang sanh cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở đó.

Mặc dù thọ uẩn đang sanh mà tưởng uẩn chẳng phải đang diệt.

11 bài sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1650. Hay là tưởng uẩn đang diệt với người nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy phải chăng? - Chẳng phải.

1651. Thọ uẩn đang sanh với người nào, thời hành uẩn đang diệt với người ấy phải chăng? - Chẳng phải.

1652. Hay là hành uẩn đang diệt với người nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy phải chăng? - Chẳng phải.

1653. Thọ uẩn đang sanh với người nào, thời thức uẩn đang diệt với người ấy phải chăng? - Chẳng phải.

1654. Hay là thức uẩn đang diệt với người nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy phải chăng? - Chẳng phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1655. Tưởng uẩn đang sanh với người nào, thời hành uẩn đang diệt với người ấy phải chăng? - Chẳng phải.

1656. Hay là hành uẩn đang diệt với người nào, thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy phải chăng? - Chẳng phải.

1657. Tưởng uẩn đang sanh với người nào, thời thức uẩn đang diệt với người ấy phải chăng? - Chẳng phải.

1658. Hay là thức uẩn đang diệt với người nào, thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy phải chăng? - Chẳng phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1659. Hành uẩn đang sanh với người nào, thời thức uẩn đang diệt với người ấy phải chăng? - Chẳng phải.

1660. Hay là thức uẩn đang diệt với người nào, thời hành uẩn đang sanh với người ấy phải chăng? - Chẳng phải.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1661. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang sanh với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn đang sanh với cõi nào, thời thọ uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô tưởng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và thọ uẩn cũng đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1662. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn đang diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn đang diệt với cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô sắc là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô sắc, thọ uẩn đang diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, thọ uẩn đang diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1663. Sắc uẩn đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và tưởng uẩn cũng đang diệt.

1664. Hay là tưởng uẩn đang diệt với cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, tưởng uẩn đang diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn đang diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

1665. Sắc uẩn đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà hành uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và hành uẩn cũng đang diệt.

1666. Hay là hành uẩn đang diệt với cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, hành uẩn đang diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, hành uẩn đang diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

1667. Sắc uẩn đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà thức uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và thức uẩn cũng đang diệt.

1668. Hay là thức uẩn đang diệt với cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, thức uẩn đang diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, thức uẩn đang diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1669. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang sanh với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng đang diệt vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

1670. Hay là tưởng uẩn đang diệt với cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1671. Thọ uẩn đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1672. Hay là hành uẩn đang diệt với cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1673. Thọ uẩn đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1674. Hay là thức uẩn đang diệt với cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1675. Tưởng uẩn đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1676. Hay là hành uẩn đang diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1677. Tưởng uẩn đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1678. Hay là thức uẩn đang diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1679. Hành uẩn đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn đang diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1680. Hay là thức uẩn đang diệt với cõi nào, thời hành uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1681. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là người đang sanh cõi hữu sắc và 27 cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “chẳng phải”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì người đang sanh cõi hữu sắc và 27 cõi hữu sắc là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho sắc uẩn đang sanh mà thọ uẩn chẳng phải đang diệt.

1682. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn đang diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là người đang sanh tử cõi hữu tâm và cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi ngược thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là chẳng phải. Tức lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì người đang tử cõi hữu tâm và 30 cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho thọ uẩn đang diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh.

9 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1683. Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? – Chẳng phải.

1684. Hay là tưởng uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? – Chẳng phải.

1685. Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? – Chẳng phải.

1686. Hay là hành uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? – Chẳng phải.

1687. Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? – Chẳng phải.

1688. Hay là thức uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? – Chẳng phải.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1689. Thọ uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? – Chẳng phải.

1690. Hay là tưởng uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? – Chẳng phải.

1691. Thọ uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? – Chẳng phải.

1692. Hay là hành uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? – Chẳng phải.

1693. Thọ uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? – Chẳng phải.

1694. Hay là thức uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? – Chẳng phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1695. Tưởng uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? – Chẳng phải.

1696. Hay là hành uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? – Chẳng phải.

1697. Tưởng uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? – Chẳng phải.

1698. Hay là thức uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? – Chẳng phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1699. Hành uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? – Chẳng phải.

1700. Hay là thức uẩn đang diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? – Chẳng phải.

~~~~~~~~~~

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI 

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1701. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là tất cả người đang tử và bực đang sanh cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là người đang sanh cõi Vô sắc, đang tử cõi Vô tưởng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử cõi hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thọ uẩn đang diệt với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh cõi Vô sắc, đang tử cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang sanh cõi Vô sắc, đang tử cõi Vô tưởng, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và thọ uẩn cũng phẳng phải đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1702. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là tất cả người đang sanh và bực đang tử cõi Vô tưởng.

-  Chi pháp của câu hỏi là người đang sanh cõi Vô sắc, bực đang tử cõi Vô tưởng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy người đang sanh cõi hữu sắc là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi ngũ uẩn và cõi Vô tưởng, thọ uẩn chẳng phải đang diệt mà sắc uẩn đang sanh với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh cõi Vô sắc, bực đang tử cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang sanh cõi Vô sắc và đang tử cõi Vô tưởng, thọ uẩn chẳng phải đang diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1703. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà tưởng uẩn đang diệt với người ấy. Còn người đang sanh cõi Vô sắc, đang tử cõi Vô tưởng, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và tưởng uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1704. Hay là tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi ngũ uẩn và cõi Vô tưởng, tưởng uẩn chẳng phải đang diệt mà sắc uẩn đang sanh với người ấy. Còn người đang sanh cõi Vô sắc và đang tử cõi Vô tưởng, tưởng uẩn chẳng phải đang diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

1705. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn đang diệt với người ấy. Còn người đang sanh cõi Vô sắc, đang tử cõi Vô tưởng, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và hành uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1706. Hay là hành uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi ngũ uẩn và cõi Vô tưởng, hành uẩn chẳng phải đang diệt mà sắc uẩn đang sanh với người ấy. Còn người đang sanh cõi Vô sắc và đang tử cõi Vô tưởng, hành uẩn chẳng phải đang diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

1707. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thức uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn đang diệt với người ấy. Còn người đang sanh cõi Vô sắc, đang tử cõi Vô tưởng, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1708. Hay là thức uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi ngũ uẩn và cõi Vô tưởng, thức uẩn chẳng phải đang diệt mà sắc uẩn đang sanh với người ấy. Còn người đang sanh cõi Vô sắc và đang tử cõi Vô tưởng, thức uẩn chẳng phải đang diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1709. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử và bực đang sanh cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi Vô tưởng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử cõi hữu tâm là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà tưởng uẩn đang diệt với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh tử cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi Vô tưởng, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và tưởng uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1710. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh và bực đang tử cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh tử cõi Vô tưởng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi hữu tâm là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, tưởng uẩn chẳng phải đang diệt mà thọ uẩn đang sanh với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh tử cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi Vô tưởng, tưởng uẩn chẳng phải đang diệt và thọ uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1711. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn đang diệt với người ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và hành uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1712. Hay là hành uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn chẳng phải đang diệt mà thọ uẩn đang sanh với người ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng, hành uẩn chẳng phải đang diệt và thọ uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

1713. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thức uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn đang diệt với người ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1714. Hay là thức uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn chẳng phải đang diệt mà thọ uẩn đang sanh với người ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng, thức uẩn chẳng phải đang diệt và thọ uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1715. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn đang diệt với người ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh và hành uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1716. Hay là hành uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn chẳng phải đang diệt mà tưởng uẩn đang sanh với người ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng, hành uẩn chẳng phải đang diệt và tưởng uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

1717. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thức uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn đang diệt với người ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1718. Hay là thức uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn chẳng phải đang diệt mà tưởng uẩn đang sanh với người ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng, tưởng uẩn chẳng phải đang diệt và thọ uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1719. Hành uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thức uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn chẳng phải đang sanh mà tưởng uẩn đang diệt với người ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng, hành uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1720. Hay là thức uẩn chẳng phải đang diệt với người nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn chẳng phải đang diệt mà hành uẩn đang sanh với người ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng, thức uẩn chẳng phải đang diệt và hành uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1721. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “đang diệt”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi.

Bởi vì cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở đó. Dầu cho sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thọ uẩn đang diệt.

1722. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “đang sanh”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó. Dầu cho thọ uẩn chẳng phải đang diệt mà đang sanh.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1723. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? – Đang diệt.

1724. Hay là tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? – Đang sanh.

1725. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? – Đang diệt.

1726. Hay là hành uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? – Đang sanh.

1727. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? – Đang diệt.

1728. Hay là thức uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? – Đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1729. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng chẳng phải đang diệt vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

1730. Hay là tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

1731. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? – Phải.

1732. Hay là hành uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

1733. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? – Phải.

1734. Hay là thức uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1735. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? – Phải.

1736. Hay là hành uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

1737. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? – Phải.

1738. Hay là thức uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1739. Hành uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải đang diệt với cõi ấy phải chăng? – Phải.

1740. Hay là thức uẩn chẳng phải đang diệt với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1741. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử và bực đang sanh cõi Vô sắc với 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi Vô sắc, bực đang tử cõi Vô tưởng, với cõi Vô sắc, cõi Vô tưởng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử cõi hữu tâm và 27 cõi hữu tâm là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thọ uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh cõi Vô sắc, bực đang tử cõi Vô tưởng với cõi Vô sắc, cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang sanh cõi Vô sắc, bực đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và thọ uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1742. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh, bực đang tử cõi Vô tưởng và 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi Vô sắc, bực đang tử cõi Vô tưởng và cõi Vô sắc, cõi Vô tưởng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi hữu sắc và 27 cõi hữu sắc là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi ngũ uẩn, cõi Vô tưởng và những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang diệt mà sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh cõi Vô sắc, bực đang tử cõi Vô tưởng và cõi Vô sắc, cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài mới đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang sanh cõi Vô sắc, bực đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang diệt và sắc uẩn chẳng phải đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1743. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà tưởng uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi Vô sắc, bực đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và tưởng uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1744. Hay là tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi ngũ uẩn, cõi Vô tưởng và những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang diệt mà sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi Vô sắc, bực đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

1745. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi Vô sắc, bực đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và hành uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1746. Hay là hành uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi ngũ uẩn, cõi Vô tưởng và những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải đang diệt mà sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi Vô sắc, bực đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải đang diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

1747. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi Vô sắc, bực đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1748. Hay là thức uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi ngũ uẩn, cõi Vô tưởng và những cõi ấy, thức uẩn chẳng phải đang diệt mà sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi Vô sắc, bực đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn chẳng phải đang diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1749. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô tưởng với 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi Vô tưởng và cõi Vô tưởng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử cõi hữu tâm và 30 cõi hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà tưởng uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh tử cõi Vô tưởng và cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và tưởng uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1750. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh, bực đang tử cõi Vô tưởng và 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: Người đang tử cõi Vô tưởng và cõi Vô tưởng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi hữu tâm và cõi hữu tâm là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang diệt mà thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh cõi Vô tưởng và cõi Vô tưởng, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang diệt và thọ uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1751. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và hành uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1752. Hay là hành uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải đang diệt mà thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang diệt và thọ uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

1753. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1754. Hay là thức uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn chẳng phải đang diệt mà thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, thức uẩn chẳng phải đang diệt và thọ uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1755. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh và hành uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1756. Hay là hành uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải đang diệt mà tưởng uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, hành uẩn chẳng phải đang diệt và tưởng uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

1757. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1758. Hay là thức uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn chẳng phải đang diệt mà tưởng uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, thức uẩn chẳng phải đang diệt và tưởng uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1759. Hành uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải đang diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn đang diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, hành uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng chẳng phải đang diệt.

1760. Hay là thức uẩn chẳng phải đang diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn chẳng phải đang diệt mà hành uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, thức uẩn chẳng phải đang diệt và hành uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Dứt phần hành vi - sanh và diệt - hiện tại.

~~~~~~~~~~

IIC2. HÀNH VI - SANH DIỆT - QUÁ KHỨ

(Câu 1761 – 1880)

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1761. Câu mở rằng: Sắc uẩn từng sanh với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn từng diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh tử.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn từng sanh với người nào, thời thọ uẩn từng diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì tất cả người đang sanh tử, là chi pháp của câu mở đó, thọ uẩn cũng từng diệt vậy.

19 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

1762. Hay là thọ uẩn từng diệt với người nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

1763. Sắc uẩn từng sanh với người nào, thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1764. Hay là tưởng uẩn từng diệt với người nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

1765. Sắc uẩn từng sanh với người nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1766. Hay là hành uẩn từng diệt với người nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

1767. Sắc uẩn từng sanh với người nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1768. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1769. Thọ uẩn từng sanh với người nào, thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1770. Hay là tưởng uẩn từng diệt với người nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

1771. Thọ uẩn từng sanh với người nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1772. Hay là hành uẩn từng diệt với người nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

1773. Thọ uẩn từng sanh với người nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1774. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1775. Tưởng uẩn từng sanh với người nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1776. Hay là hành uẩn từng diệt với người nào, thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

1777. Tưởng uẩn từng sanh với người nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1778. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào, thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1779. Hành uẩn từng sanh với người nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

1780. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào, thời hành uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1781. Câu mở rằng: Sắc uẩn từng sanh với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn từng sanh với cõi nào, thời thọ uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô tưởng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô tưởng, sắc uẩn từng sanh mà thọ uẩn không từng diệt với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn từng sanh và thọ uẩn cũng từng diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1782. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn từng diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô sắc là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô sắc, thọ uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải từng sanh với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, thọ uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng từng sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1783. Sắc uẩn từng sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn từng sanh mà tưởng uẩn không từng diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn từng sanh và tưởng uẩn cũng từng diệt.

1784. Hay là tưởng uẩn từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, tưởng uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải từng sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng từng sanh.

1785. Sắc uẩn từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn từng sanh mà hành uẩn không từng diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn từng sanh và hành uẩn cũng từng diệt.

1786. Hay là hành uẩn từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, hành uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải từng sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, hành uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng từng sanh.

1787. Sắc uẩn từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn từng sanh mà thức uẩn không từng diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn từng sanh và thức uẩn cũng từng diệt.

1788. Hay là thức uẩn từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, thức uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải từng sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, thức uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng từng sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1789. Câu mở rằng: Thọ uẩn từng sanh với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn từng sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng từng diệt vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

1790. Hay là tưởng uẩn từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1791. Thọ uẩn từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1792. Hay là hành uẩn từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1793. Thọ uẩn từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1794. Hay là thức uẩn từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1795. Tưởng uẩn từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1796. Hay là hành uẩn từng diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1797. Tưởng uẩn từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1798. Hay là thức uẩn từng diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1799. Hành uẩn từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1800. Hay là thức uẩn từng diệt với cõi nào, thời hành uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1801. Câu mở rằng: Sắc uẩn từng sanh với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi phàm hữu sắc và 22 cõi phàm hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh tử cõi phàm ngũ uẩn và 21 cõi phàm ngũ uẩn (mà đã sang trùng cõi ấy).

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh tử cõi Vô tưởng và cõi Vô tưởng (mà đã sanh trùng cõi), là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, sắc uẩn từng sanh mà thọ uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh tử cõi phàm và 21 cõi phàm ngũ uẩn (mà đã sanh trùng cõi), là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi ngũ uẩn với cõi ấy, sắc uẩn từng sanh và thọ uẩn cũng từng diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1802. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn từng diệt với người nào cõi nào.

           Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi phàm hữu tâm đã từng sanh trùng cõi ấy và 25 cõi phàm hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh tử cõi ngũ uẩn mà từng sanh cõi ấy với 21 cõi phàm ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh tử cõi Vô sắc mà đã từng sanh trùng cõi và 4 cõi Vô sắc, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người nương cõi Vô sắc và cõi ấy, thọ uẩn từng diệt mà sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh tử cõi ngũ uẩn mà từng sanh cõi ấy với 21 cõi phàm ngũ uẩn, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi ngũ uẩn với cõi ấy, thọ uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng từng sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1803. Sắc uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, sắc uẩn từng sanh mà tưởng uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với cõi ấy, sắc uẩn từng sanh và tưởng uẩn cũng từng diệt.

1804. Hay là tưởng uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc và cõi ấy, tưởng uẩn từng diệt mà sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với cõi ấy, tưởng uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng từng sanh.

1805. Sắc uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, sắc uẩn từng sanh mà hành uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với cõi ấy, sắc uẩn từng sanh và hành uẩn cũng từng diệt.

1806. Hay là hành uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc và cõi ấy, hành uẩn từng diệt mà sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với cõi ấy, hành uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng từng sanh.

1807. Sắc uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, sắc uẩn từng sanh mà thức uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với cõi ấy, sắc uẩn từng sanh và thức uẩn cũng từng diệt.

1808. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc và cõi ấy, thức uẩn từng diệt mà sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với cõi ấy, thức uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng từng sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1809. Câu mở rằng: Thọ uẩn từng sanh với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh tử cõi phàm hữu tâm (mà từng sanh cõi ấy) và 25 cõi phàm hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì tất cả người đang sanh, đang tử cõi phàm hữu tâm (mà đã từng sanh cõi ấy) và 25 cõi phàm hữu tâm, là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng từng diệt vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

1810. Hay là tưởng uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1811. Thọ uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1812. Hay là hành uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1813. Thọ uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1814. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1815. Tưởng uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1816. Hay là hành uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1817. Tưởng uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1818. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1819. Hành uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1820. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

~~~~~~~~~~

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1821. Câu mở rằng: Sắc uẩn không từng sanh với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở không có.

- Thời chi pháp của câu hỏi cũng không.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề không. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn không từng sanh với người nào, thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách hạn chế là “không có”. Tức là lời đáp hạn chế với chi pháp của câu mở. Bởi vì người mà sắc uẩn không từng diệt không có, chỉ có người mà sắc uẩn đã từng sanh.

19 bài sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1822. Hay là thọ uẩn không từng diệt với người nào, thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

1823. Sắc uẩn không từng sanh với người nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1824. Hay là tưởng uẩn không từng diệt với người nào, thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

1825. Sắc uẩn không từng sanh với người nào, thời hành uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1826. Hay là hành uẩn không từng diệt với người nào, thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

1827. Sắc uẩn không từng sanh với người nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1828. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào, thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1829. Thọ uẩn không từng sanh với người nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1830. Hay là tưởng uẩn không từng diệt với người nào, thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

1831. Thọ uẩn không từng sanh với người nào, thời hành uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1832. Hay là hành uẩn không từng diệt với người nào, thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

1833. Thọ uẩn không từng sanh với người nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1834. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào, thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1835. Tưởng uẩn không từng sanh với người nào, thời hành uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1836. Hay là hành uẩn không từng diệt với người nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

1837. Tưởng uẩn không từng sanh với người nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1838. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

Hành uẩn gốc có 2 bài

1839. Hành uẩn không từng sanh với người nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

1840. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào, thời hành uẩn không từng sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1841. Câu mở rằng: Sắc uẩn không từng sanh với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thọ uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “từng diệt”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho sắc uẩn không từng sanh mà thọ uẩn đã từng diệt.

1842. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn không từng diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn không từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là từng sanh. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho thọ uẩn không từng diệt mà sắc uẩn đã từng sanh.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1843. Sắc uẩn không từng sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Từng diệt!

1844. Hay là tưởng uẩn không từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Từng sanh!

1845. Sắc uẩn không từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Từng diệt!

1846. Hay là hành uẩn không từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Từng sanh!

1847. Sắc uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Từng diệt!

1848. Hay là thức uẩn không từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Từng sanh!

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1849. Câu mở rằng: Thọ uẩn không từng sanh với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn không từng sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng từng diệt vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

1850. Hay là tưởng uẩn không từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1851. Thọ uẩn không từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1852. Hay là hành uẩn không từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1853. Thọ uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1854. Hay là thức uẩn không từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1855. Tưởng uẩn không từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1856. Hay là hành uẩn không từng diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1857. Tưởng uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1858. Hay là thức uẩn không từng diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1859. Hành uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1860. Hay là thức uẩn không từng diệt với cõi nào, thời hành uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1861. Câu mở rằng: Sắc uẩn không từng sanh với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi Tịnh cư, người đang sanh tử trùng cõi Vô sắc và cõi Tịnh cư, cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh tử cõi Tịnh cư và 5 cõi Tịnh cư.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh tử trùng cõi Vô sắc ấy và 4 cõi Vô sắc, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn không từng sanh mà thọ uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh tử cõi Tịnh cư và 5 cõi Tịnh cư, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi Tịnh cư với những cõi ấy, sắc uẩn không từng sanh và thọ uẩn cũng không từng diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1862. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn không từng diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi Tịnh cư, người đang sanh tử cõi Vô tưởng (từng sanh cõi Vô tưởng) và cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh tử cõi Tịnh cư và cõi Tịnh cư.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh tử trùng cõi Vô tưởng và cõi Vô tưởng, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy. Thọ uẩn chẳng phải từng diệt mà sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh tử cõi Tịnh cư và cõi Tịnh cư, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi Tịnh cư với cõi ấy, thọ uẩn không từng diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải từng sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1863. Sắc uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn không từng sanh mà tưởng uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Tịnh cư với những cõi ấy, sắc uẩn không từng sanh và tưởng uẩn cũng không từng diệt.

1864. Hay là tưởng uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải từng diệt mà sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Tịnh cư với cõi ấy, tưởng uẩn không từng diệt và sắc uẩn chẳng phải từng sanh.

1865. Sắc uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn không từng sanh mà hành uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Tịnh cư với những cõi ấy, sắc uẩn không từng sanh và hành uẩn cũng không từng diệt.

1866. Hay là hành uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, hành uẩn chẳng phải từng diệt mà sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Tịnh cư với cõi ấy, hành uẩn không từng diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải từng sanh.

1867. Sắc uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn không từng sanh mà thức uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Tịnh cư với những cõi ấy, sắc uẩn không từng sanh và thức uẩn cũng không từng diệt.

1868. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, thức uẩn chẳng phải từng diệt mà sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi Tịnh cư với cõi ấy, thức uẩn không từng diệt và sắc uẩn chẳng phải từng sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1869. Câu mở rằng: Thọ uẩn không từng sanh với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng và cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì người đang sanh tử cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng và cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng, là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng không từng diệt vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

1870. Hay là tưởng uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1871. Thọ uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1872. Hay là hành uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1873.Thọ uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1874. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1875. Tưởng uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1876. Hay là hành uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1877. Tưởng uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1878. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1879. Hành uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1880. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Dứt hành vi - sanh diệt - quá khứ.

~~~~~~~~~~

IIC3. HÀNH VI - SANH DIỆT - VỊ LAI

(Câu 1881 – 2000)

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1881. Câu mở rằng: Sắc uẩn sẽ sanh với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 phàm, 3 quả hữu học đang sanh, tử trong 31 cõi mà còn sanh nữa.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn sẽ sanh với người nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 4 phàm, 3 quả hữu học đang sanh, tử trong 31 cõi mà còn sanh nữa là chi pháp của câu mở đó, thọ uẩn cũng sẽ diệt vậy.

1882. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh, tử.

- Chi pháp của câu hỏi là: 4 phàm, 3 quả hữu học đang sanh tử mà còn sanh nữa.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với người nào, thời sẽ sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người kiếp chót đang sanh tử và đang níp-bàn là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người kiếp đang sanh và người sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn, thọ uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy.

Rồi Ngài lấy: 4 phàm, 3 quả hữu học đang sanh tử mà còn sanh nữa, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người ngoài ra đó, thọ uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng sẽ sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1883. Sắc uẩn sẽ sanh với người nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? – Phải.

1884. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh và người sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn, tưởng uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy. Còn những người ngoài ra đó, tưởng uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng sẽ sanh.

1885. Sắc uẩn sẽ sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? – Phải.

1886. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh và người sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn, hành uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy. Còn những người ngoài ra đó, hành uẩn sẽ diệt và sắc uẩn sẽ sanh.

1887. Sắc uẩn sẽ sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? – Phải.

1888. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh và người sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn, thức uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy. Còn những người ngoài ra đó, thức uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng sẽ sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1889. Câu mở rằng: Thọ uẩn sẽ sanh với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 phàm, 3 quả hữu học đang sanh, tử trong 30 cõi (trừ Sắc cứu cánh) mà còn sanh nữa.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn sẽ sanh với người nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì 4 phàm, 3 quả hữu học đang sanh, tử trong 30 cõi (trừ Sắc cứu cánh) mà còn sanh nữa, là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng sẽ diệt vậy.

1890. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh tử mà còn sanh nữa và người kiếp chót đang sanh.

- Chi pháp của câu hỏi là: 4 phàm, 3 quả hữu học đang sanh, tử mà còn sanh nữa.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người kiếp chót đang sanh là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, tưởng uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy.

Rồi Ngài lấy: 4 phàm, 3 quả hữu học đang sanh, tử mà còn sanh nữa là chi pháp của phần câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn những người ngoài đó, tưởng uẩn sẽ diệt và thọ uẩn cũng sẽ sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1891. Thọ uẩn sẽ sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? – Phải.

1892. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy. Còn những người ngoài ra đó, hành uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn cũng sẽ sanh.

1893. Thọ uẩn sẽ sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? – Phải.

1894. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy. Còn những người ngoài ra đó, thức uẩn sẽ diệt và thọ uẩn cũng sẽ sanh.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1895. Tưởng uẩn sẽ sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? – Phải.

1896. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn sẽ diệt mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy. Còn những người ngoài ra đó, hành uẩn sẽ diệt và tưởng uẩn cũng sẽ sanh.

1897. Tưởng uẩn sẽ sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? – Phải.

1898. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy. Còn những người ngoài ra đó, thức uẩn sẽ diệt và tưởng uẩn cũng sẽ sanh.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1899. Hành uẩn sẽ sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? – Phải.

1900. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào, thời hành uẩn sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn sẽ diệt mà hành uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy. Còn những người ngoài ra đó, thức uẩn sẽ diệt và hành uẩn cũng sẽ sanh.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1901. Câu mở rằng: Sắc uẩn sẽ sanh với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô tưởng, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô tưởng, sắc uẩn sẽ sanh mà thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn sẽ sanh và thọ uẩn cũng sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1902. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô sắc, là chi pháp trong phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô sắc, thọ uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, thọ uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng sẽ sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1903. Sắc uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn sẽ sanh mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn sẽ sanh và tưởng uẩn cũng sẽ diệt.

1904. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, tưởng uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng sẽ sanh.

1905. Sắc uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn sẽ sanh mà hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn sẽ sanh và hành uẩn cũng sẽ diệt.

1906. Hay là hành uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, hành uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, hành uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng sẽ sanh.

1907. Sắc uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn sẽ sanh mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn sẽ sanh và thức uẩn cũng sẽ diệt.

1908. Hay là thức uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, thức uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, thức uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng sẽ sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1909. Câu mở rằng: Thọ uẩn sẽ sanh với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng sẽ diệt vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

1910. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

1911. Thọ uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? – Phải.

1912. Hay là hành uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

1913. Thọ uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? – Phải.

1914. Hay là thức uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1915. Tưởng uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? – Phải.

1916. Hay là hành uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

1917. Tưởng uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? – Phải.

1918. Hay là thức uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1919. Hành uẩn sẽ sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?  - Phải.

1920. Hay là thức uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời hành uẩn sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI 

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1921. Câu mở rằng: Sắc uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi hữu sắc mà còn sanh lại trùng và 22 cõi phàm hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sinh tử cõi ngũ uẩn mà còn sanh trùng lại và 26 cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sinh tử cõi Vô tưởng mà còn sanh lại và cõi Vô tưởng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới trả lời đoạn trước có ý bác như vầy: người nương cõi Vô tưởng và những cõi ấy, sắc uẩn sẽ sanh mà thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh tử cõi ngũ uẩn mà còn sanh trùng lại và 26 cõi ngũ uẩn, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, sắc uẩn sẽ sanh và thọ uẩn sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1922. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là tất cả người đang sanh tử cõi hữu tâm, người đang níp-bàn và 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh tử cõi ngũ uẩn mà còn sanh trùng cõi ấy và 21 cõi phàm ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh tử cõi Vô sắc sẽ níp-bàn cõi ấy và người đang sanh cõi ngũ uẩn mà không còn sanh lại hay trùng cõi ấy nữa với 30 cõi hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới trả lời đoạn trước có ý bác như vầy: người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, thọ uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh tử cõi ngũ uẩn mà còn sanh trùng cõi ấy và 21 cõi phàm ngũ uẩn, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: người nương cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó, với những cõi ấy, thọ uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng sẽ sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1923. Sắc uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng và những cõi ấy, sắc uẩn sẽ sanh mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, sắc uẩn sẽ sanh và tưởng uẩn cũng sẽ diệt.

1924. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng sẽ sanh.

1925. Sắc uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng và những cõi ấy, sắc uẩn sẽ sanh mà hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, sắc uẩn sẽ sanh và hành uẩn cũng sẽ diệt.

1926. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng sẽ sanh.

1927. Sắc uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng và những cõi ấy, sắc uẩn sẽ sanh mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, sắc uẩn sẽ sanh và thức uẩn cũng sẽ diệt.

1928. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người nương cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng sẽ sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1929. Câu mở rằng: Thọ uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi phàm hữu tâm mà còn sanh lại trùng cõi.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời đảm bảo chi pháp của câu mở. Bởi vì người đang sanh tử cõi phàm hữu tâm mà còn sanh lại trùng cõi, là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng sẽ diệt vậy.

1930. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh tử cõi hữu tâm và 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người sanh tử cõi phàm hữu tâm mà còn sanh lại trùng cõi và 25 cõi phàm hữu tâm.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi hữu tâm mà không còn sanh trở lại nữa và 30 cõi hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới trả lời đoạn trước có ý bác như vầy: người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người sanh tử cõi phàm hữu tâm mà còn sanh lại trùng cõi và 25 cõi phàm hữu tâm, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn cũng sẽ sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1931. Thọ uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? – Phải!

1932. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn cũng sẽ sanh.

1933. Thọ uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? – Phải!

1934. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn cũng sẽ sanh.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1935. Tưởng uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? – Phải!

1936. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt và tưởng uẩn cũng sẽ sanh.

1937. Tưởng uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? – Phải!

1938. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt và tưởng uẩn cũng sẽ sanh.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1939. Hành uẩn sẽ sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? – Phải!

1940. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt mà hành uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt và hành uẩn cũng sẽ sanh.

~~~~~~~~~~

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1941. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi hữu tâm mà không còn sanh lại cõi ngũ uẩn.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang níp-bàn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn và người đang sanh cõi ngũ uẩn mà không còn sanh lại trùng cõi ấy nữa, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới trả lời đoạn trước có ý bác như vầy: người kiếp chót sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và người sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn, sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh mà thọ uẩn sẽ diệt với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang níp-bàn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: người đang níp-bàn, sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh mà thọ uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1942. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: bực đang níp-bàn.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức lời đảm bảo chi pháp của câu mở. Bởi vì bực đang níp-bàn là chi pháp của câu mở đó, sắc uẩn cũng chẳng phải sẽ sanh vậy.

9 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1943. Sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và người sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn, sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh mà tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy. Còn người đang níp-bàn, sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh và tưởng uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1944. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy phải chăng? – Phải!

1945. Sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và người sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn, sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh mà hành uẩn sẽ diệt với người ấy. Còn người đang níp-bàn, sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh và hành uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1946. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy phải chăng? – Phải!

1947. Sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và người sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn, sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy. Còn người đang níp-bàn, sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh và thức uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1948. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy phải chăng? – Phải!

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1949. Thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và người sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn, thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh mà tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy. Còn người đang níp-bàn, thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh và tưởng uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1950. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

1951. Thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với người nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và người sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh mà hành uẩn sẽ diệt với người ấy. Còn người đang níp-bàn, thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh và hành uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1952. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

1953. Thọ uẩn chăng phải sẽ sanh với người nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và người sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn, thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy. Còn người đang níp-bàn, thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh và thức uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1954. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1955. Tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh với người nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và người sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn, tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh mà hành uẩn sẽ diệt với người ấy. Còn người đang níp-bàn, tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh và hành uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1956. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

1957. Tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh với người nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và người sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn, tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy. Người đang níp-bàn, tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh và thức uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1958. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1959. Hành uẩn chẳng phải sẽ sanh với người nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và người sẽ sanh cõi Vô sắc rồi níp-bàn, hành uẩn chẳng phải sẽ sanh mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy. Người đang níp-bàn, hành uẩn chẳng phải sẽ sanh và thức uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1960. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

ĐỐI LẬP – THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1961. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở: cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi: không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “sẽ diệt”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh mà thọ uẩn sẽ diệt với cõi ấy

1962. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào thời sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “sẽ sanh”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt, mà sắc uẩn sẽ sanh với cõi ấy.

Ba đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1963. Sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Sẽ diệt.

1964. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? - Sẽ sanh.

1965. Sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Sẽ diệt.

1966. Hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? - Sẽ sanh!

1967. Sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Sẽ diệt!

1968. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? - Sẽ sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1969. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế là hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng Thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở.

Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng sẽ diệt vậy

11 bài sau đồng, đáp bảo đảm, chỉ đổi uẩn.

1970. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1971. Thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1972. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1973. Thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1974. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1975. Tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1976. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1977. Tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1978. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1979. Hành uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

1980. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

1981. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh tử cõi hữu tâm và 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi hữu tâm không còn sanh hay không sanh trùng cõi ấy nữa và 30 cõi hữu tâm.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi hữu tâm đang tử cõi Vô sắc mà còn tử trùng cõi Vô sắc ấy và 30 cõi hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh mà thọ uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi hữu tâm không còn sanh hay không sanh trùng cõi ấy nữa và 30 cõi hữu tâm, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn bậc đang níp-bàn với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh và thọ uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1982. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi Vô tưởng, người đang tử cõi hữu tâm không còn sanh hay không sanh trùng cõi ấy nữa và 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi hữu tâm không còn sanh hay không sanh trùng cõi ấy nữa và 30 cõi hữu tâm.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh tử cõi Vô tưởng mà còn sanh lại trùng cõi ấy và cõi Vô tưởng, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi hữu tâm không còn sanh hay không sanh trùng cõi ấy nữa và 30 cõi hữu tâm, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang níp-bàn với cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải sẽ sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1983. Sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh mà tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn bậc đang níp-bàn với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh và tưởng uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1984. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn với cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải sẽ sanh.

1985. Sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh mà hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn bậc đang níp-bàn với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh và hành uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1986. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, hành uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn với cõi ấy, hành uẩn chẳng phải sẽ diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải sẽ sanh.

1987. Sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn bậc đang níp-bàn với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh và thức uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1988. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người nương cõi Vô tưởng với cõi ấy, thức uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn sẽ sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn với cõi ấy, thức uẩn chẳng phải sẽ diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải sẽ sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

1989. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh, đang tử không sanh hay không sanh trùng cõi ấy và 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: bậc đang sanh đang tử cõi Vô tưởng, người đang tử cõi phàm hữu tâm không còn sanh hay không sanh trùng cõi ấy nữa và 31 cõi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi hữu tâm không còn sanh hay không sanh trùng cõi ấy và 30 cõi hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh mà tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: bậc đang sanh đang tử cõi …, người đang tử cõi phàm hữu tâm không còn sanh hay không sanh trùng cõi ấy nữa và 31 cõi, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người níp-bàn và nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh và tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

1990. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi Vô tưởng, bực đang tử cõi hữu tâm không còn sanh hay không sanh trùng cõi ấy và 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì người đang sanh tử cõi Vô tưởng, bậc đang tử cõi hữu tâm không còn sanh hay không sanh trùng cõi ấy và 31 cõi, là chi pháp của câu mở đó, thọ uẩn cũng chẳng phải sẽ sanh vậy.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

1991. Thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh mà hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người níp-bàn và nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh và hành uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1992. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1993. Thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người níp-bàn và nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh và thức uẩn chẳng phải sẽ diệt.

1994. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

1995. Tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh mà hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người níp-bàn và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh và hành uẩn chẳng phải sẽ diệt.

1996. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

1997. Tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người níp-bàn và nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh và thức uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

1998. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

1999. Hành uẩn chẳng phải sẽ sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người kiếp chót đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải sẽ sanh mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người níp-bàn và nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải sẽ sanh và thức uẩn chẳng phải sẽ diệt.

2000. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

Dứt phần hành vi – sanh diệt - vị lai.

~~~~~~~~~~

IIC4. HÀNH VI - SANH DIỆT - HIỆN TẠI QUÁ KHỨ

(Câu 2001 – 2120)

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2001. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn từng diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào, thời thọ uẩn từng diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì người đang sanh cõi hữu sắc, là chi pháp của câu mở đó, thọ uẩn cũng từng diệt vậy.

2002. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn từng diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh tử.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi hữu sắc.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn từng diệt với người nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô sắc, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô sắc, thọ uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh cõi hữu sắc, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: người đang sanh cõi ngũ uẩn, cõi Vô tưởng, thọ uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2003. Sắc uẩn đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải!

2004. Hay là tưởng uẩn từng diệt với người nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô sắc, tưởng uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn người đang sanh cõi ngũ uẩn, cõi Vô tưởng, tưởng uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

2005. Sắc uẩn đang sanh với người nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải!

2006. Hay là hành uẩn từng diệt với người nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô sắc, hành uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn người đang sanh cõi ngũ uẩn, cõi Vô tưởng, hành uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

2007. Sắc uẩn đang sanh với người nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải!

2008. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô sắc, thức uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn người đang sanh cõi ngũ uẩn, cõi Vô tưởng, thức uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2009. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang sanh với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì người đang sanh cõi hữu tâm, là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng từng diệt vậy.

2010. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn từng diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh tử.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh tử cõi hữu tâm.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn từng diệt với người nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới lấy: tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô tưởng, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô tưởng, tưởng uẩn từng diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh tử cõi hữu tâm, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, tưởng uẩn từng diệt và thọ uẩn đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2011. Thọ uẩn đang sanh với người nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải!

2012. Hay là hành uẩn từng diệt với người nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô tưởng, hành uẩn từng diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn từng diệt và thọ uẩn cũng đang sanh.

2013. Thọ uẩn đang sanh với người nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải!

2014. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô tưởng, thức uẩn từng diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn từng diệt và thọ uẩn cũng đang sanh.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2015. Tưởng uẩn đang sanh với người nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải!

2016. Hay là hành uẩn từng diệt với người nào, thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô tưởng, hành uẩn từng diệt mà tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn từng diệt và tưởng uẩn cũng đang sanh.

2017. Tưởng uẩn đang sanh với người nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải!

2018. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào, thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô tưởng, thức uẩn từng diệt mà tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn từng diệt và tưởng uẩn cũng đang sanh.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2019. Hành uẩn đang sanh với người nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy phải chăng? - Phải!

2020. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào, thời hành uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô tưởng, thức uẩn từng diệt mà hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn từng diệt và hành uẩn cũng đang sanh.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2021. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang sanh với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn đang sanh với cõi nào, thời thọ uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà thọ uẩn không từng diệt với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và thọ uẩn cũng từng diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

2022. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn từng diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Mới đáp đoạn trước không có ý bác như vầy: cõi Vô sắc, thọ uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của phần câu hỏi mà thôi. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, thọ uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi vòng.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2023. Sắc uẩn đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà tưởng uẩn không từng diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và tưởng uẩn cũng từng diệt.

2024.  Hay là tưởng uẩn từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, tưởng uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

2025. Sắc uẩn đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà hành uẩn không từng diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và hành uẩn cũng từng diệt.

2026. Hay là hành uẩn từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, hành uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, hành uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

2027. Sắc uẩn đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà thức uẩn không từng diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và thức uẩn cũng từng diệt.

2028. Hay là thức uẩn từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, thức uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, thức uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2029. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang sanh với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng từng diệt vậy.

11 bài sau đồng đáp bảo đảm, chỉ đổi uẩn.

2030. Hay là tưởng uẩn từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải!

2031. Thọ uẩn đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2032. Hay là hành uẩn từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2033. Thọ uẩn đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2034. Hay là thức uẩn từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2035. Tưởng uẩn đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2036. Hay là hành uẩn từng diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2037. Tưởng uẩn đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2038. Hay là thức uẩn từng diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2039. Hành uẩn đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2040. Hay là thức uẩn từng diệt với cõi nào, thời hành uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2041. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh cõi hữu sắc và 27 cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi phàm ngũ uẩn mà đã từng tử cõi ấy và 21 cõi phàm ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng và cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn đang sanh và thọ uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh cõi phàm ngũ uẩn mà đã từng tử cõi ấy và 21 cõi phàm ngũ uẩn, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang sanh cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, sắc uẩn đang sanh và thọ uẩn cũng diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

2042. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn từng diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh đang tử cõi hữu tâm mà đời trước có tử cõi ấy và 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi phàm ngũ uẩn trùng trước và cõi phàm ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: bực đang sanh tử cõi Vô sắc và người đang tử cõi ngũ uẩn đều trùng cõi đã tử đời trước với 30 cõi hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang tử cõi ngũ uẩn, bực nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, thọ uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh cõi phàm ngũ uẩn trùng trước và cõi phàm ngũ uẩn, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang sanh cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng đang sanh với người ấy cõi ấy.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2043. Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn đang sanh và tưởng uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó, với những cõi ấy, sắc uẩn đang sanh và tưởng uẩn cũng từng diệt.

2044. Hay là tưởng uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi ngũ uẩn, bực nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, tưởng uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

2045. Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn đang sanh và hành uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó, với những cõi ấy, sắc uẩn đang sanh và hành uẩn cũng từng diệt.

2046. Hay là hành uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi ngũ uẩn, bực nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, hành uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

2047. Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn đang sanh mà thức uẩn chẳng phải từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó, với những cõi ấy, sắc uẩn đang sanh và thức uẩn cũng từng diệt.

2048. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi ngũ uẩn, bực nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, thức uẩn từng diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn từng diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2049. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang sanh với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh cõi hữu tâm và 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh trùng cõi phàm hữu tâm và 25 cõi phàm hữu tâm.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi Tịnh cư và 5 cõi Tịnh cư, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi Tịnh cư với cõi ấy, thọ uẩn đang sanh mà tưởng uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh trùng cõi phàm hữu tâm và 25 cõi phàm hữu tâm, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, thọ uẩn đang sanh và tưởng uẩn cũng từng diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

2050. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn từng diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử trùng cõi phàm hữu tâm và 25 cõi phàm hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh trùng cõi phàm hữu tâm và 25 cõi phàm hữu tâm.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử trùng cõi phàm hữu tâm với 25 cõi phàm hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn từng diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh trùng cõi phàm hữu tâm và 25 cõi phàm hữu tâm, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn từng diệt và thọ uẩn cũng đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2051. Thọ uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với những cõi ấy, thọ uẩn đang sanh mà hành uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, thọ uẩn đang sanh và hành uẩn cũng từng diệt.

2052. Hay là hành uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn từng diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn từng diệt và thọ uẩn cũng đang sanh.

2053. Thọ uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với cõi ấy, thọ uẩn đang sanh mà thức uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, thọ uẩn đang sanh và thức uẩn cũng từng diệt.

2054. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn từng diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn từng diệt và thọ uẩn cũng đang sanh.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2055. Tưởng uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với những cõi ấy, tưởng uẩn đang sanh mà hành uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, tưởng uẩn đang sanh và hành uẩn cũng từng diệt.

2056. Hay là hành uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn từng diệt mà tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn từng diệt và tưởng uẩn cũng đang sanh.

2057. Tưởng uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với những cõi ấy, tưởng uẩn đang sanh mà thức uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, tưởng uẩn đang sanh và thức uẩn cũng từng diệt.

2058. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn từng diệt mà tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn từng diệt và tưởng uẩn cũng đang sanh.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2059. Hành uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với những cõi ấy, hành uẩn đang sanh mà thức uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, hành uẩn đang sanh và thức uẩn cũng từng diệt.

2060. Hay là thức uẩn từng diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn từng diệt mà hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn những người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn từng diệt và hành uẩn cũng đang sanh.

~~~~~~~~~~

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2061. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “từng diệt”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược lại với câu hỏi. Bởi vì tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thọ uẩn từng diệt.

2062. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn không từng diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở không có.

- Thời chi pháp của câu hỏi cũng không.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề không. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn không từng diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

Đức Phật ngài mới đáp lại bằng cách hạn chế là “không có”. Tức là lời đáp hạn chế với chi pháp của câu mở. Bởi vì người mà thọ uẩn không từng diệt không có, chỉ có người mà thọ uẩn đã từng diệt.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2063. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt!

2064. Hay là tưởng uẩn không từng diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

2065. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời hành uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt!

2066. Hay là hành uẩn không từng diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

2067. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt!

2068. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2069. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là: từng diệt. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô tưởng, là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà tưởng uẩn từng diệt với người ấy.

2070. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn không từng diệt với người nào.

           Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở không có.

- Thời chi pháp của câu hỏi cũng không.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề không. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn không từng diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

Đức Phật mới đáp lại bằng cách hạn chế là không có. Tức là lời đáp hạn chế với chi pháp của câu mở. Bởi vì người mà tưởng uẩn không từng diệt không có, chỉ có người mà tưởng uẩn đã từng diệt.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2071. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời hành uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt!

2072. Hay là hành uẩn không từng diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

2073. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt!

2074. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2075. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời hành uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt!

2076. Hay là hành uẩn không từng diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

2077. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt!

2078. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

Hành uẩn gốc có 2 bài

2079. Hành uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy phải chăng? - Từng diệt!

2080. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Không có!

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2081. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào.

           Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thọ uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là: từng diệt. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thọ uẩn đã từng diệt.

2082. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn không từng diệt với cõi nào.

           Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn không từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “đang sanh”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược lại với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho thọ uẩn không từng diệt mà sắc uẩn vẫn đang sanh.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2083. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Từng diệt!

2084. Hay là tưởng uẩn không từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Đang sanh!

2085. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Từng diệt!

2086. Hay là hành uẩn không từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Đang sanh!

2087. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Từng diệt!

2088. Hay là thức uẩn không từng diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Đang sanh!

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2089. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì: cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng không từng diệt vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

2090. Hay là tưởng uẩn không từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2091. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2092. Hay là hành uẩn không từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2093. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2094. Hay là thức uẩn không từng diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2095. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2096. Hay là hành uẩn không từng diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2097. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2098. Hay là thức uẩn không từng diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2099. Hành uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2100. Hay là thức uẩn không từng diệt với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2101. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử và bực đang sanh trùng cõi Vô sắc và 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang tử cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng và cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử cõi phàm hữu tâm, bực đang sanh cõi Vô sắc đều từng sanh tử cõi ấy và 25 cõi phàm hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang tử cõi ngũ uẩn, người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thọ uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng và cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người đang tử cõi Vô tưởng và những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và thọ uẩn cũng không từng diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

2102. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn không từng diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng và cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng.

- Chi pháp cua câu hỏi là: người đang tử cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng và cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng và cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn không từng diệt mà sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng và cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn không từng diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2103. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi ngũ uẩn, người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà tưởng uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người đang tử cõi Vô tưởng và những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và tưởng uẩn cũng không từng diệt.

2104. Hay là tưởng uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn không từng diệt mà sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn không từng diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

2105. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi ngũ uẩn, người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người đang tử cõi Vô tưởng và những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và hành uẩn cũng không từng diệt.

2106. Hay là hành uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn không từng diệt mà sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn không từng diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

2107 Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi ngũ uẩn, người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người đang tử cõi Vô tưởng và những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng không từng diệt.

2108. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư, cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn không từng diệt mà sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn không từng diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2109. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử, bực đang sanh cõi Vô tưởng và 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh tử cõi Vô tưởng, bực đang tử cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng, cõi Tịnh cư.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử trùng cõi phàm hữu tâm và 25 cõi phàm hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà tưởng uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh tử cõi Vô tưởng, bực đang tử cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng, cõi Tịnh cư, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và tưởng uẩn cũng không từng diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

2110. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn không từng diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi Vô tưởng, cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng, cõi Tịnh cư.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh tử cõi Vô tưởng, bực đang tử cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng, cõi Tịnh cư.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi Tịnh cư và cõi Tịnh cư là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi Tịnh cư và những cõi ấy, tưởng uẩn không từng diệt mà thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh tử cõi Vô tưởng, bực đang tử cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng, cõi Tịnh cư, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn không từng diệt và thọ uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2111. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và hành uẩn cũng không từng diệt.

2112. Hay là hành uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với những cõi ấy, hành uẩn không từng diệt mà thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn không từng diệt và thọ uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

2113. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng không từng diệt.

2114. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với những cõi ấy, thức uẩn không từng diệt mà thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn không từng diệt và thọ uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2115. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh và hành uẩn cũng không từng diệt.

2116. Hay là hành uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với những cõi ấy, hành uẩn không từng diệt mà tưởng uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn không từng diệt và tưởng uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

2117. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng không từng diệt.

2118. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư và những cõi ấy, thức uẩn không từng diệt mà tưởng uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn không từng diệt và tưởng uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2119. Hành uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn không từng diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn từng diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng không từng diệt.

2120. Hay là thức uẩn không từng diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với những cõi ấy, thức uẩn không từng diệt mà hành uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn không từng diệt và hành uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Dứt phần hành vi - sanh diệt - hiện tại quá khứ.

~~~~~~~~~~

IIC5. HÀNH VI - SANH DIỆT - HIỆN TẠI VỊ LAI

(Câu 2121 – 2240)

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2121. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh cõi ngũ uẩn và cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì người đang sanh cõi ngũ uẩn và cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó, thọ uẩn cũng sẽ diệt vậy.

2122. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh 31 cõi, người đang tử 30 cõi (trừ Sắc cứu cánh).

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi hữu sắc.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử 30 cõi (trừ Sắc cứu cánh) và người đang sanh cõi Vô sắc là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: tất cả người đang tử 30 cõi (trừ Sắc cứu cánh) và người đang sanh cõi Vô sắc, thọ uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy.

Rồi Ngài lấy người đang sanh cõi hữu sắc là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang sanh cõi ngũ uẩn, cõi Vô tưởng, thọ uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2123. Sắc uẩn đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

2124. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Người đang tử 30 cõi (trừ Sắc cứu cánh) và người đang sanh cõi Vô sắc, tưởng uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn người đang sanh cõi ngũ uẩn, cõi Vô tưởng, tưởng uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

2125. Sắc uẩn đang sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

2126. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử 30 cõi (trừ Sắc cứu cánh) và người đang sanh cõi Vô sắc, hành uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn người đang sanh cõi ngũ uẩn, cõi Vô tưởng, hành uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

2127. Sắc uẩn đang sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

2128. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử 30 cõi (trừ Sắc cứu cánh) và người đang sanh cõi Vô sắc, thức uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn người đang sanh cõi ngũ uẩn, cõi Vô tưởng, thức uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2129. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang sanh với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì người đang sanh cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng sẽ diệt vậy.

2130. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh đang tử (trừ cõi Sắc cứu cánh).

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi hữu tâm.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: tất cả người đang tử 30 cõi (trừ cõi Sắc cứu cánh) và người đang sanh cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: tất cả người đang tử (trừ cõi Sắc cứu cánh) và người đang sanh cõi Vô tưởng, tưởng uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy.

Rồi Ngài lấy người đang sanh cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, tưởng uẩn sẽ diệt và thọ uẩn cũng đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích lối đi ngay.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2131. Thọ uẩn đang sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

2132. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử (trừ cõi Sắc cứu cánh) và người đang sanh cõi Vô tưởng, hành uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn sẽ diệt và thọ uẩn cũng đang sanh.

2133. Thọ uẩn đang sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

2134. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử (trừ cõi Sắc cứu cánh) và người đang sanh cõi Vô tưởng, thức uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn sẽ diệt và thọ uẩn cũng đang sanh.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2135. Tưởng uẩn đang sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

2136. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử (trừ cõi Sắc cứu cánh) và người đang sanh cõi Vô tưởng, hành uẩn sẽ diệt mà tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, hành uẩn sẽ diệt và tưởng uẩn cũng đang sanh.

2137. Tưởng uẩn đang sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

2138. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử (trừ cõi Sắc cứu cánh) và người đang sanh cõi Vô tưởng, thức uẩn sẽ diệt mà tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn sẽ diệt và tưởng uẩn cũng đang sanh.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2139. Hành uẩn đang sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Phải.

2140. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào, thời hành uẩn đang sanh với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử (trừ cõi Sắc cứu cánh) và người đang sanh cõi Vô tưởng, thức uẩn sẽ diệt mà hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn, thức uẩn sẽ diệt và hành uẩn cũng đang sanh.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2141. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang sanh với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn đang sanh với cõi nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và thọ uẩn sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

2142. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô sắc là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô sắc, thọ uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, thọ uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2143. Sắc uẩn đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và tưởng uẩn cũng sẽ diệt.

2144. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, tưởng uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

2145. Sắc uẩn đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và hành uẩn cũng sẽ diệt.

2146. Hay là hành uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, hành uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, hành uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

2147. Sắc uẩn đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn đang sanh mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn đang sanh và thức uẩn cũng sẽ diệt.

2148. Hay là thức uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, thức uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, thức uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2149. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang sanh với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng sẽ diệt vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

2150. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2151. Thọ uẩn đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2152. Hay là hành uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2153. Thọ uẩn đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2154. Hay là thức uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2155. Tưởng uẩn đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2156. Hay là hành uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2157. Tưởng uẩn đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2158. Hay là thức uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2159. Hành uẩn đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2160. Hay là thức uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời hành uẩn đang sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2161. Câu mở rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh cõi hữu sắc và 27 cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi ngũ uẩn và cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi Vô tưởng và cõi Vô tưởng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi Vô tưởng với cõi ấy, sắc uẩn đang sanh mà thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh cõi ngũ uẩn và cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang sanh cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, sắc uẩn đang sanh và thọ uẩn sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

2162. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh và đang tử cõi hữu tâm mà còn tử trùng cõi ấy và 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: tất cả người đang sanh cõi ngũ uẩn và 26 cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: bực đang sanh cõi Vô sắc, người đang tử cõi phàm hữu tâm mà còn tử trùng với cõi ấy và 25 cõi hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang tử cõi ngũ uẩn, người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, thọ uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: tất cả người đang sanh cõi ngũ uẩn và 26 cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang sanh cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, thọ uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2163. Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Vô tưởng với cõi ấy, sắc uẩn đang sanh mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, sắc uẩn đang sanh và tưởng uẩn cũng sẽ diệt.

2164. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi ngũ uẩn, nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

2165. Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Vô tưởng với cõi ấy, sắc uẩn đang sanh mà hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, sắc uẩn đang sanh và hành uẩn cũng sẽ diệt.

2166. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi ngũ uẩn, nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

2167. Sắc uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Vô tưởng với cõi ấy, sắc uẩn đang sanh mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, sắc uẩn đang sanh và thức uẩn cũng sẽ diệt.

2168. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi ngũ uẩn, nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2169. Câu mở rằng: Thọ uẩn đang sanh với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh cõi hữu tâm và 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách đảm bảo là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì người đang sanh cõi hữu tâm và 30 cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng sẽ diệt vậy.

2170. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh cõi hữu tâm, người đang tử cõi phàm hữu tâm còn tử trùng cõi ấy và 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi hữu tâm và 30 cõi hữu tâm.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử cõi phàm hữu tâm mà còn tử trùng với cõi ấy và 25 cõi phàm hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ diệt, mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh cõi hữu tâm và 30 cõi hữu tâm là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ diệt và thọ uẩn cũng đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2171. Thọ uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

2172. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt và thọ uẩn cũng đang sanh.

2173. Thọ uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

2174. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt và thọ uẩn cũng đang sanh.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2175. Tưởng uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

2176. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt mà tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt và tưởng uẩn cũng đang sanh.

2177. Tưởng uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

2178. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt mà tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt và tưởng uẩn cũng đang sanh.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2179. Hành uẩn đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng? - Phải.

2180. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt mà hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang sanh cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt và hành uẩn cũng đang sanh.

~~~~~~~~~~

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2181. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử và đang sanh cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang níp-bàn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử cõi phàm mà còn tử cõi hữu tâm và người đang sanh cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: tất cả người đang tử 30 cõi (trừ Sắc cứu cánh) và bực đang sanh cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thọ uẩn sẽ diệt với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang níp-bàn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: người đang níp-bàn, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và thọ uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

2182. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang níp-bàn.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì người đang níp-bàn là chi pháp của câu mở đó, sắc uẩn cũng chẳng phải đang sanh vậy.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2183. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử 30 cõi (trừ Sắc cứu cánh) và bực đang sanh cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy. Còn người đang níp-bàn, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và tưởng uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

2184. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

2185. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử 30 cõi (trừ Sắc cứu cánh) và bực đang sanh cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn sẽ diệt với người ấy. Còn người đang níp-bàn, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và hành uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

2186. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

2187. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử 30 cõi (trừ Sắc cứu cánh) và bực đang sanh cõi Vô sắc, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy. Còn người đang níp-bàn, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

2188. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2189. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử và người đang sanh cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang níp-bàn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chẳng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử cõi phàm, người đang sanh cõi Vô tưởng đều còn sanh tử nữa, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: tất cả người đang tử (trừ Sắc cứu cánh) và người đang sanh cõi Vô tưởng, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang níp-bàn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang níp-bàn, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và tưởng uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

2190. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang níp-bàn.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì người đang níp-bàn là chi pháp của câu mở đó, thọ uẩn cũng chẳng phải đang sanh vậy.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2191. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử (trừ Sắc cứu cánh) và người đang sanh cõi Vô tưởng, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn sẽ diệt với người ấy. Còn người đang níp-bàn, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và hành uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

2192. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

2193. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử (trừ Sắc cứu cánh) và người đang sanh cõi Vô tưởng, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy. Còn người đang níp-bàn, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

2194. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2195. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử (trừ Sắc cứu cánh) và người đang sanh cõi Vô tưởng, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn sẽ diệt với người ấy. Còn người đang níp-bàn, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh và hành uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

2196. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

2197. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử (trừ Sắc cứu cánh) và người đang sanh cõi Vô tưởng, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy. Còn người đang níp-bàn, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

2198. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2199. Hành uẩn chẳng phải đang sanh với người nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Tất cả người đang tử (trừ Sắc cứu cánh) và người đang sanh cõi Vô tưởng, hành uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy. Còn người đang níp-bàn, hành uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

2200. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2201. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “sẽ diệt”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho sắc uẩn chẳng phải đang sanh, mà thọ uẩn sẽ diệt.

2202. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “đang sanh”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt, mà sắc uẩn vẫn đang sanh.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2203. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? – Sẽ diệt.

2204. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? – Đang sanh.

2205. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? – Sẽ diệt.

2206. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? – Đang sanh.

2207. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? – Sẽ diệt.

2208. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? – Đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2209. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

2210. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

2211. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? – Phải.

2212. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

2213. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? – Phải.

2214. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2215. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? – Phải.

2216. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

2217. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? – Phải.

2218. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2219. Hành uẩn chẳng phải đang sanh với cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? – Phải.

2220. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với cõi ấy phải chăng? – Phải.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2221. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử cõi hữu sắc và người đang sanh cõi Vô sắc với 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi Vô tưởng, đang tử cõi hữu tâm mà không còn tử trùng cõi ấy và 30 cõi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: Người đang tử cõi phàm ngũ uẩn mà còn tử trùng cõi ấy và người đang sanh cõi Vô sắc với 25 cõi phàm hữu tâm là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang tử cõi ngũ uẩn, đang sanh cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thọ uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh cõi Vô tưởng, đang tử cõi hữu tâm mà không còn tử trùng cõi ấy và 30 cõi, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang níp-bàn, đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và thọ uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

2222. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi Vô tưởng và người tử cõi hữu tâm không còn sanh và không sanh trùng cõi ấy với 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: tất cả người đang tử không sanh lại trùng cõi hữu tâm ấy và 31 cõi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi Vô tưởng và cõi Vô tưởng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: tất cả người đang tử không sanh lại trùng cõi hữu tâm ấy và 31 cõi là chi pháp của phần câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang níp-bàn và người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2223. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi ngũ uẩn đang sanh cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn và người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và tưởng uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

2224. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn và người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

2225. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi ngũ uẩn, đang sanh cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn, đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và hành uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

2226. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn và người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải sẽ diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

2227. Sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi ngũ uẩn đang sanh cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn, đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

2228. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn đang sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn và người đang tử cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn chẳng phải sẽ diệt và sắc uẩn cũng chẳng phải đang sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2229. Câu mở rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang tử với người đang sanh cõi Vô tưởng và 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh cõi Vô tưởng và tất cả người đang tử mà không còn sanh trùng lại cõi hữu tâm ấy và 31 cõi.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử cõi phàm hữu tâm sẽ tử trùng cõi ấy và 25 cõi phàm hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: Người đang sanh cõi Vô tưởng và tất cả người đang tử mà không còn sanh trùng lại cõi hữu tâm ấy và 31 cõi là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang níp-bàn và người đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

2230. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh cõi Vô tưởng, tất cả người đang tử mà không còn trở lại cõi hữu tâm ấy với 31 cõi.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì người đang sanh cõi Vô tưởng và tất cả người đang tử mà không còn trở lại cõi hữu tâm ấy với 31 cõi, là chi pháp của câu mở đó, thọ uẩn cũng chẳng phải đang sanh vậy.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2231. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn và người đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và hành uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

2232. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? – Phải.

2233. Thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn và người đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

2234. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? – Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2235. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh mà hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn và người đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh và hành uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

2236. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? – Phải.

2237. Tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn và người đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

2238. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? – Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2239. Hành uẩn chẳng phải đang sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang tử cõi tứ uẩn, ngũ uẩn và những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải đang sanh mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn và người đang sanh cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn chẳng phải đang sanh và thức uẩn cũng chẳng phải sẽ diệt.

2240. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn chẳng phải đang sanh với người ấy cõi ấy phải chăng? – Phải.

Dứt phần hành vi - sanh diệt - hiện tại vị lai.

~~~~~~~~~~

IIC6. HÀNH VI - SANH DIỆT - QUÁ KHỨ VỊ LAI

(Câu 2241 – 2360)

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2241. Câu mở rằng: Sắc uẩn từng sanh với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh đang tử.

- Chi pháp của câu hỏi là: tất cả người đang sanh đang tử mà còn sanh nữa.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn từng sanh với người nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang níp-bàn, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang níp-bàn, sắc uẩn từng sanh mà thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy.

Rồi Ngài lấy: tất cả người đang sanh đang tử mà còn sanh nữa, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người ngoài ra đó, sắc uẩn từng sanh và thọ uẩn cũng sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

2242. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn từng sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh đang tử mà còn sanh nữa.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì tất cả người đang sanh đang tử mà còn sanh nữa, là chi pháp của câu mở đó, sắc uẩn cũng từng sanh vậy.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2243. Sắc uẩn từng sanh với người nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn, sắc uẩn từng sanh mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy. Còn người ngoài ra đó, sắc uẩn từng sanh và tưởng uẩn cũng sẽ diệt.

2244. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

2245. Sắc uẩn từng sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn, sắc uẩn từng sanh mà hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy. Còn người ngoài ra đó, sắc uẩn từng sanh và hành uẩn cũng sẽ diệt.

2246. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải!

2247. Sắc uẩn từng sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn, sắc uẩn từng sanh mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy. Còn người ngoài ra đó, sắc uẩn từng sanh và thức uẩn cũng sẽ diệt.

2248. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2249. Câu mở rằng: Thọ uẩn từng sanh với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh đang tử.

- Chi pháp của câu hỏi là: tất cả người đang sanh đang tử mà còn sanh nữa.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn từng sanh với người nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang níp-bàn, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang níp-bàn, thọ uẩn từng sanh mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy.

Rồi Ngài lấy: tất cả người đang sanh đang tử mà còn sanh nữa, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người ngoài ra đó, thọ uẩn từng sanh và tưởng uẩn cũng sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

2250. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào.

           Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn từng sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người đang sanh 31 cõi và người đang tử 30 cõi (trừ Sắc cứu cánh) đều còn sanh.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì tất cả người đang sanh 31 cõi và người đang tử 30 cõi (trừ Sắc cứu cánh) đều còn sanh là chi pháp của câu mở đó, thọ uẩn cũng từng diệt vậy.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2251. Thọ uẩn từng sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn, thọ uẩn từng sanh mà hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy. Còn người ngoài ra đó, thọ uẩn từng sanh và hành uẩn cũng sẽ diệt.

2252. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải!

2253. Thọ uẩn từng sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn, thọ uẩn từng sanh mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy. Còn người ngoài ra đó, thọ uẩn từng sanh và thức uẩn cũng sẽ diệt.

2254.  Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải!

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2255. Tưởng uẩn từng sanh với người nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn, tưởng uẩn từng sanh mà hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy. Còn người ngoài ra đó, tưởng uẩn từng sanh và hành uẩn cũng sẽ diệt.

2256. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

2257. Tưởng uẩn từng sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn, tưởng uẩn từng sanh mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy. Còn người ngoài ra đó, tưởng uẩn từng sanh và thức uẩn cũng sẽ diệt.

2258. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2259. Hành uẩn từng sanh với người nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn, hành uẩn từng sanh mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy. Còn người ngoài ra đó, hành uẩn từng sanh và thức uẩn cũng sẽ diệt.

2260. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào, thời hành uẩn từng sanh với người ấy phải chăng? - Phải.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2261. Câu mở rằng: Sắc uẩn từng sanh với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn từng sanh với cõi nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô tưởng là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô tưởng, sắc uẩn từng diệt mà thọ uẩn chẳng phải sẽ sanh với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn từng diệt và thọ uẩn cũng sẽ sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

2262. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: cõi ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: cõi Vô sắc là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: cõi Vô sắc, thọ uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: cõi ngũ uẩn, thọ uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng từng sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2263. Sắc uẩn từng sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn từng sanh mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn từng sanh và tưởng uẩn cũng sẽ diệt.

2264. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, tưởng uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, tưởng uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng từng sanh.

2265. Sắc uẩn từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn từng sanh mà hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn từng sanh và hành uẩn cũng sẽ diệt.

2266. Hay là hành uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, hành uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, hành uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng từng sanh.

2267. Sắc uẩn từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô tưởng, sắc uẩn từng sanh mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, sắc uẩn từng sanh và thức uẩn cũng sẽ diệt.

2268. Hay là thức uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Cõi Vô sắc, thức uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy. Còn cõi ngũ uẩn, thức uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng từng sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2269. Câu mở rằng: Thọ uẩn từng sanh với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi ngũ uẩn.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn từng sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi ngũ uẩn là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng sẽ diệt vậy.

11 bài sau, đồng đáp bảo đảm, chỉ đổi uẩn.

2270. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2271. Thọ uẩn từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải. 

2272. Hay là hành uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2273. Thọ uẩn từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2274. Hay là thức uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2275. Tưởng uẩn từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2276. Hay là hành uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2277. Tưởng uẩn từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2278. Hay là thức uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2279. Hành uẩn từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với cõi ấy phải chăng?- Phải.

2280. Hay là thức uẩn sẽ diệt với cõi nào, thời hành uẩn từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

THUẬN TÙNG - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2281. Câu mở rằng: Sắc uẩn từng sanh với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh đang tử cõi hữu sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh đang tử cõi phàm ngũ uẩn mà còn sanh trùng lại cõi ấy và 21 cõi phàm ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử cõi phàm hữu sắc, người đang sanh cõi Vô tưởng không sanh hay không sanh trùng cõi ấy nữa và 22 cõi phàm hữu sắc, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn từng sanh mà thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh đang tử cõi phàm ngũ uẩn mà còn sanh trùng lại cõi ấy và 21 cõi phàm ngũ uẩn, là chi pháp của phần câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, sắc uẩn từng sanh và thọ uẩn cũng sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

2282. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh cõi hữu tâm, đang tử cõi phàm hữu tâm và 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh tử cõi phàm ngũ uẩn, trùng cõi ấy và 21 cõi phàm ngũ uẩn.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi Tịnh cư, người đang sanh tử cõi Vô sắc sẽ sanh trùng cõi với cõi Tịnh cư và cõi Vô sắc là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, thọ uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh tử cõi phàm ngũ uẩn trùng cõi ấy và 21 cõi phàm ngũ uẩn, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, sắc uẩn từng sanh và thọ uẩn cũng sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2283. Sắc uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn từng sanh mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, sắc uẩn từng sanh và tưởng uẩn cũng sẽ diệt.

2284. Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, tưởng uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng từng sanh.

2285. Sắc uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn từng sanh mà hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, sắc uẩn từng sanh và hành uẩn cũng sẽ diệt.

2286. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, hành uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng từng sanh.

2287. Sắc uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn và người nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, sắc uẩn từng sanh mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn mà ngoài ra đó với những cõi ấy, sắc uẩn từng sanh và thức uẩn cũng sẽ diệt.

2288. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt mà sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, thức uẩn sẽ diệt và sắc uẩn cũng từng sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2289. Câu mở rằng: Thọ uẩn từng sanh với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người tứ quả đang níp-bàn cõi hữu tâm và cõi phàm vui hữu tâm. 4 phàm 3 quả hữu học đang tử cõi phàm hữu tâm và còn tử trùng cõi ấy nữa, với 26 cõi phàm hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: 4 phàm 3 quả hữu học đang tử cõi phàm hữu tâm và còn tử trùng cõi ấy nữa… với 26 cõi phàm hữu tâm.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người tứ quả đang níp-bàn cõi hữu tâm… và 21 cõi phàm vui hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang níp-bàn với những cõi ấy, thọ uẩn từng sanh mà tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: 4 phàm 3 quả hữu học đang tử cõi phàm hữu tâm và còn tử trùng cõi ấy nữa… với 25 cõi phàm hữu tâm, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, thọ uẩn từng sanh và tưởng uẩn cũng sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

2290. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang sanh tử cõi phàm hữu tâm sẽ tử trùng cõi ấy và người đang sanh cõi Tịnh cư với 30 cõi hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi là: người đang sanh tử cõi phàm hữu tâm mà sẽ tử trùng cõi ấy và 25 cõi phàm hữu tâm.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi Tịnh cư và cõi Tịnh cư là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi Tịnh cư với cõi ấy, tưởng uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Rồi Ngài lấy: người đang sanh tử cõi phàm hữu tâm mà sẽ tử trùng cõi ấy và 25 cõi phàm hữu tâm là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả.

Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, tưởng uẩn sẽ diệt và thọ uẩn cũng từng sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2291. Thọ uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn với những cõi ấy, thọ uẩn từng sanh mà hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, thọ uẩn từng sanh và hành uẩn cũng sẽ diệt.

2292. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, hành uẩn sẽ diệt và thọ uẩn cũng từng sanh.

2293. Thọ uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn với những cõi ấy, thọ uẩn từng sanh mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, thọ uẩn từng sanh và thức uẩn cũng sẽ diệt.

2294. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt mà thọ uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, thức uẩn sẽ diệt và thọ uẩn cũng từng sanh.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2295. Tưởng uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn với những cõi ấy, tưởng uẩn từng sanh mà hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, tưởng uẩn từng sanh và hành uẩn cũng sẽ diệt.

2296. Hay là hành uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với cõi ấy, hành uẩn sẽ diệt mà tưởng uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, hành uẩn sẽ diệt và tưởng uẩn cũng từng sanh.

2297. Tưởng uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn với những cõi ấy, tưởng uẩn từng sanh mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, tưởng uẩn từng sanh và thức uẩn cũng sẽ diệt.

2298. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt mà tưởng uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, thức uẩn sẽ diệt và tưởng uẩn cũng từng sanh.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2299. Hành uẩn từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn với những cõi ấy, hành uẩn từng sanh mà thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, hành uẩn từng sanh và thức uẩn cũng sẽ diệt.

2300. Hay là thức uẩn sẽ diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với cõi ấy, thức uẩn sẽ diệt mà hành uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người nương cõi tứ uẩn, ngũ uẩn với những cõi ấy mà ngoài ra đó, thức uẩn sẽ diệt và hành uẩn cũng từng sanh.

~~~~~~~~~~

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2301. Câu mở rằng: Sắc uẩn chẳng phải từng sanh với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở không có.

- Thời chi pháp của câu hỏi cũng không.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề không. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn chẳng phải từng sanh với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng?

Đức Phật ngài mới đáp lại bằng cách hạn chế là “không có”. Tức là lời đáp hạn chế với chi pháp của câu mở. Bởi vì người mà sắc uẩn chẳng phải từng sanh không có, chỉ có người mà sắc uẩn đã từng sanh.

2302. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn chẳng phải từng sanh với người ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người đang níp-bàn và 26 cõi vui hữu tâm.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải từng sanh với người ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “từng sanh”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì người đang níp-bàn và 26 cõi vui hữu tâm là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho thọ uẩn chẳng phải sẽ diệt mà sắc uẩn đã từng sanh.

9 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2303. Sắc uẩn chẳng phải từng sanh với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

2304. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải từng sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh!

2305. Sắc uẩn chẳng phải từng sanh với người nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

2306. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải từng sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh!

2307. Sắc uẩn chẳng phải từng sanh với người nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

2308. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời sắc uẩn chẳng phải từng sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh!

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2309. Thọ uẩn chẳng phải từng sanh với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

2310. Hay là tưởng uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải từng sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh!

2311. Thọ uẩn chẳng phải từng sanh với người nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

2312. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải từng sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh!

2313. Thọ uẩn chẳng phải từng sanh với người nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

2314. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời thọ uẩn chẳng phải từng sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh!

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2315. Tưởng uẩn chẳng phải từng sanh với người nào, thời hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

2316. Hay là hành uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải từng sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh!

2317. Tưởng uẩn chẳng phải từng sanh với người nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

2318. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời tưởng uẩn chẳng phải từng sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh!

Hành uẩn gốc có 2 bài

2319. Hành uẩn chẳng phải từng sanh với người nào, thời thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người ấy phải chăng? - Không có!

2320. Hay là thức uẩn chẳng phải sẽ diệt với người nào, thời hành uẩn chẳng phải từng sanh với người ấy phải chăng? - Từng sanh!

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2321. Câu mở rằng: Sắc uẩn không từng sanh với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ không diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi: không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thọ uẩn sẽ không diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là: sẽ diệt. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô sắc là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho sắc uẩn không từng sanh, mà thọ uẩn sẽ diệt.

2322. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ không diệt với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi: không có.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ không diệt với cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “từng sanh”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho thọ uẩn sẽ không diệt mà sắc uẩn vẫn từng sanh.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2323. Sắc uẩn không từng sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ không diệt với cõi ấy phải chăng? - Sẽ diệt!

2324. Hay là tưởng uẩn sẽ không diệt với cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Từng sanh!

2325. Sắc uẩn không từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ không diệt với cõi ấy phải chăng? - Sẽ diệt!

2326. Hay là hành uẩn sẽ không diệt với cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Từng sanh!

2327. Sắc uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ không diệt với cõi ấy phải chăng? - Sẽ diệt!

2328. Hay là thức uẩn sẽ không diệt với cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Từng sanh!

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2329. Câu mở rằng: Thọ uẩn không từng sanh với cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ không diệt với cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn không từng sanh với cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ không diệt với cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì cõi Vô tưởng là chi pháp của câu mở đó, tưởng uẩn cũng sẽ không diệt vậy.

11 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

2330. Hay là tưởng uẩn sẽ không diệt với cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2331. Thọ uẩn không từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ không diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2332. Hay là hành uẩn sẽ không diệt với cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2333. Thọ uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ không diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2334. Hay là thức uẩn sẽ không diệt với cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2335. Tưởng uẩn không từng sanh với cõi nào, thời hành uẩn sẽ không diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2336. Hay là hành uẩn sẽ không diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2337. Tưởng uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ không diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2338. Hay là thức uẩn sẽ không diệt với cõi nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2339. Hành uẩn không từng sanh với cõi nào, thời thức uẩn sẽ không diệt với cõi ấy phải chăng? - Phải.

2340. Hay là thức uẩn sẽ không diệt với cõi nào, thời hành uẩn không từng sanh với cõi ấy phải chăng? - Phải.

ĐỐI LẬP - THUỘC VỀ NGƯỜI VÀ CÕI

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2341. Câu mở rằng: Sắc uẩn không từng sanh với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn sẽ không diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người Bất lai đang sanh cõi Tịnh cư… và cõi Tịnh cư. Phàm tam nhân, 3 quả hữu học đang sanh tử cõi Vô sắc mà còn tử trùng cõi ấy và 4 cõi Vô sắc. Người tứ quả đang níp-bàn cõi Tịnh cư, bực Bất lai đang tử 4 cõi Tịnh cư thấp… và 5 cõi Tịnh cư. La-hán đang níp-bàn cõi Vô sắc, phàm tam nhân, 3 quả hữu học đang tử cõi Vô sắc sẽ không tử trùng cõi ấy nữa… và 4 cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: người tứ quả đang níp-bàn cõi Tịnh cư, bực Bất lai đang tử 4 cõi Tịnh cư thấp… và 5 cõi Tịnh cư. La-hán đang níp-bàn cõi Vô sắc, phàm tam nhân, 3 quả hữu học đang tử cõi Vô sắc sẽ không tử trùng cõi ấy nữa… và 4 cõi Vô sắc.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Sắc uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thọ uẩn sẽ không diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: bực đang sanh cõi Tịnh cư, cõi Vô sắc và người đang tử cõi Vô sắc, còn sanh trùng cõi ấy với cõi Tịnh cư, cõi Vô sắc, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn không từng sanh mà thọ uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang tử cõi Vô sắc, cõi Tịnh cư không còn sanh hay không sanh trùng cõi ấy nữa và cõi Vô sắc, cõi Tịnh cư, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn không từng sanh và thọ uẩn cũng sẽ diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

Ghi chú: Không từng sanh ám chỉ đời trước.

2342. Câu mở rằng: Hay là thọ uẩn sẽ không diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tứ quả đang níp-bàn cõi ngũ uẩn… và 17 cõi phàm vui ngũ uẩn. Phàm tam nhân, 3 quả hữu học đang tử cõi ngũ uẩn sẽ không tử trùng cõi ấy nữa… và 21 cõi phàm ngũ uẩn. Người vui vô nhân đang sanh đang tử cõi Vô tưởng và cõi Vô tưởng. Tứ quả đang níp-bàn cõi Tịnh cư, bực Bất lai đang tử 4 cõi Tịnh cư thấp với 5 cõi Tịnh cư. La-hán đang níp-bàn cõi Vô sắc, phàm tam nhân 3 quả hữu học đang tử cõi Vô sắc mà không tử trùng lại cõi ấy nữa với 4 cõi Vô sắc.

- Chi pháp của câu hỏi là: Tứ quả đang níp-bàn cõi Tịnh cư, bực Bất lai đang tử 4 cõi Tịnh cư thấp với 5 cõi Tịnh cư. La-hán đang níp-bàn cõi Vô sắc, phàm tam nhân 3 quả hữu học đang tử cõi Vô sắc mà không tử trùng lại cõi ấy nữa với 4 cõi Vô sắc.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là thọ uẩn sẽ không diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh tử cõi Vô tưởng và người đang tử cõi phàm hữu tâm đều đã từng sanh trùng cõi ấy và 22 cõi phàm hữu sắc, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn, bực nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn sẽ không diệt mà sắc uẩn vẫn từng sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: bực đang tử cõi Tịnh cư và người đang tử cõi Vô sắc không còn sanh hay không sanh trùng cõi ấy nữa và cõi Vô sắc cõi Tịnh cư, là chi pháp của phần câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn bực đang níp-bàn cõi Tịnh cư và cõi Vô sắc với những cõi ấy, thọ uẩn sẽ không diệt và sắc uẩn cũng không từng sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2343. Sắc uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ không diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn không từng sanh mà tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn không từng sanh và tưởng uẩn cũng sẽ diệt.

2344. Hay là tưởng uẩn sẽ không diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn, bực nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ không diệt mà sắc uẩn vẫn từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn bực đang níp-bàn cõi Tịnh cư và cõi Vô sắc với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ không diệt và sắc uẩn cũng không từng sanh.

2345. Sắc uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ không diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn không từng sanh mà hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn không từng sanh và hành uẩn cũng sẽ diệt.

2346. Hay là hành uẩn sẽ không diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn, bực nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn sẽ không diệt mà sắc uẩn vẫn từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn bực đang níp-bàn cõi Tịnh cư và cõi Vô sắc với những cõi ấy, hành uẩn sẽ không diệt và sắc uẩn cũng không từng sanh.

2347. Sắc uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ không diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư và người nương cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn không từng sanh mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, cõi Vô sắc với những cõi ấy, sắc uẩn không từng sanh và thức uẩn cũng sẽ diệt.

2348. Hay là thức uẩn sẽ không diệt với người nào cõi nào, thời sắc uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn cõi ngũ uẩn, bực nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn sẽ không diệt mà sắc uẩn vẫn từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn bực đang níp-bàn cõi Tịnh cư và cõi Vô sắc với những cõi ấy, thức uẩn sẽ không diệt và sắc uẩn cũng không từng sanh.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2349. Câu mở rằng: Thọ uẩn không từng sanh với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời tưởng uẩn sẽ không diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tam quả đang sanh cõi Tịnh cư và 5 cõi Tịnh cư… La-hán đang níp-bàn 5 cõi Tịnh cư, tam quả đang tử 4 cõi Tịnh cư thấp… với 5 cõi Tịnh cư. Người vui vô nhơn đang sanh đang tử cõi Vô tưởng với cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi là: tam quả đang tử 4 cõi Tịnh cư thấp… với 5 cõi Tịnh cư, người vui vô nhơn đang sanh đang tử cõi Vô tưởng với cõi Vô tưởng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Thọ uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn sẽ không diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang sanh cõi Tịnh cư với cõi Tịnh cư là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang sanh cõi Tịnh cư với cõi ấy, thọ uẩn không từng sanh mà tưởng uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh tử cõi Vô tưởng, bực đang tử cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng, cõi Tịnh cư, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn không từng sanh và tưởng uẩn cũng sẽ không diệt.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

2350. Câu mở rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ không diệt với người nào cõi nào.

          Câu hỏi rằng: Thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tứ quả đang níp-bàn cõi phàm vui hữu tâm. 4 phàm 3 quả hữu học đang tử 25 cõi phàm hữu tâm. La-hán đang níp-bàn 5 cõi Tịnh cư. Tam quả đang tử 4 cõi Tịnh cư thấp, với 5 cõi Tịnh cư. Người vui vô nhơn đang sanh đang tử cõi Vô tưởng với cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi là: La-hán đang níp-bàn 5 cõi Tịnh cư. Tam quả đang tử 4 cõi Tịnh cư thấp với 5 cõi Tịnh cư. Người vui vô nhơn đang sanh đang tử cõi Vô tưởng với cõi Vô tưởng.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là tưởng uẩn sẽ không diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người đang tử cõi phàm hữu tâm, không sanh hay không sanh trùng cõi ấy và 25 cõi phàm hữu tâm, là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người đang níp-bàn với cõi ấy, tưởng uẩn sẽ không diệt mà thọ uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy.

Rồi Ngài lấy: người đang sanh tử cõi Vô tưởng, bực đang tử cõi Tịnh cư và cõi Vô tưởng, cõi Tịnh cư, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn sẽ không diệt và thọ uẩn cũng không từng sanh.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.                       

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2351. Thọ uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ không diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với cõi ấy, thọ uẩn không từng sanh mà hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn không từng sanh và hành uẩn cũng sẽ không diệt.

2352. Hay là hành uẩn sẽ không diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn với cõi ấy, hành uẩn sẽ không diệt mà thọ uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn sẽ không diệt và thọ uẩn cũng không từng sanh.

2353. Thọ uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ không diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với cõi ấy, thọ uẩn không từng sanh mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thọ uẩn không từng sanh và thức uẩn cũng sẽ không diệt.

2354. Hay là thức uẩn sẽ không diệt với người nào cõi nào, thời thọ uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn với cõi ấy, thức uẩn sẽ không diệt mà thọ uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn sẽ không diệt và thọ uẩn cũng không từng sanh.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2355. Tưởng uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời hành uẩn sẽ không diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với cõi ấy, tưởng uẩn không từng sanh mà hành uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn không từng sanh và hành uẩn cũng sẽ không diệt.

2356. Hay là hành uẩn sẽ không diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn với cõi ấy, hành uẩn sẽ không diệt mà tưởng uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn sẽ không diệt và tưởng uẩn cũng không từng sanh.

2357. Tưởng uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ không diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với cõi ấy, tưởng uẩn không từng sanh mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, tưởng uẩn không từng sanh và thức uẩn cũng sẽ không diệt.

2358. Hay là thức uẩn sẽ không diệt với người nào cõi nào, thời tưởng uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn với cõi ấy, thức uẩn sẽ không diệt mà tưởng uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn sẽ không diệt và tưởng uẩn cũng không từng sanh.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2359. Hành uẩn không từng sanh với người nào cõi nào, thời thức uẩn sẽ không diệt với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang sanh cõi Tịnh cư với cõi ấy, hành uẩn không từng sanh mà thức uẩn sẽ diệt với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, hành uẩn không từng sanh và thức uẩn cũng sẽ không diệt.

2360. Hay là thức uẩn sẽ không diệt với người nào cõi nào, thời hành uẩn không từng sanh với người ấy cõi ấy phải chăng?

- Người đang níp-bàn với cõi ấy, thức uẩn sẽ không diệt mà hành uẩn từng sanh với người ấy cõi ấy. Còn người đang níp-bàn cõi Tịnh cư, nương cõi Vô tưởng với những cõi ấy, thức uẩn sẽ không diệt và hành uẩn cũng không từng sanh.

Dứt phần hành vi - diệt - quá khứ vị lai.

và cũng dứt phần hành vi.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

BẢN ĐỒ UẨN SONG

Bản Giải Siêu Lý Trung Học

III. PHẦN ĐẠT TRI

Phần đạt tri, Pāḷi gọi là parriññāvāra, là phần lớn thứ 3 trong phần uẩn song.

Đạt tri hay Parriññā: có 3 bực:

1. Là ý nghĩa đạt tri, Pāḷi gọi là ñātapariññā nghĩa là thấu đáo tứ ý nghĩa: trạng thái, phận sự, sự thành tựu và nhân cần thiết của danh uẩn, sắc uẩn .v.v… tùy trường hợp.

2. Là tam tướng đạt tri, Pāḷi gọi tiraṇapariññā nghĩa là thấu rõ vô thường, khổ não và vô ngã.

3. Là trừ tuyệt đạt tri, Pāḷi gọi pahīnapariññā là sát trừ dứt những uẩn sẽ tái tục. Đây ám chỉ phần chánh là La-hán đạo, chứ không lấy 3 đạo thấp là phần phụ thuộc.

Bốn chữ trừ tuyệt đạt tri xin gom lại nói tắt là đạt trừ.

Trong phần đạt trừ này chỉ nói về người đạt trừ uẩn, tái tục (Đạt từ chủng tử và chủng tử không có gì là xác định. Ví dụ: còn đất là còn cỏ lên).

Người gom lại sau đây còn 10 bực:

1. Là người phàm phu hữu phần (Bhabbaputhujana).

2. Là người phàm phu vô phần (Abhabbaputhujana).

3. Là người đạo thất lai (Sotāpattimagga).

4. Là người đạo nhứt lai (Sakadāgāmimagga).

5. Là người đạo Bất lai (Anāgāmimagga).

6. Là người đạo ưng cúng (Arahattamagga).

7. Là người quả thất lai (Sotāpattiphala).

8. Là người quả nhứt lai (Sakadāgāmiphala).

9. Là người quả Bất lai (Anāgāmiphala).

10. Là người quả ưng cúng hay vô sanh (Arahattaphala).

Phàm phu vô phần (Abhabbaputhujjana) là chưa đắc đạo, quả và đời sống hiện tại ấy cũng không thể đắc đạo quả chi đặng. Vì thế nên gọi là phàm phu vô phần.

Còn phàm phu hữu phần, Pāḷi gọi là bhabbaputhujjana là những người trong đời ấy mặc dù không phải thánh, nhưng sẽ đắc đạo quả trong kiếp sống ấy.

Theo đây 4 phàm gom lại còn 2, 8 bậc thánh đã có giải theo tập 9 lớp sơ đẳng.

Trong phần 10 người chia theo 3, có 4:

- Phần thứ nhất là người La-hán đạo đang đạt trừ uẩn, chẳng phải từng đạt trừ uẩn và cũng chẳng phải sẽ đạt trừ uẩn.

- Phần thứ 2 là người La-hán quả từng đạt trừ uẩn, chẳng phải đang đạt trừ uẩn và cũng chẳng phải sẽ đạt trừ uẩn.

- Phần thứ 3 là người hữu phần tức là 3 đạo 3 quả thấp, hoặc phàm tam nhân sẽ đắc tứ đạo đời ấy, sẽ đạt trừ uẩn, chẳng phải đang đạt trừ uẩn và chẳng phải từng đạt trừ uẩn.

- Phần thứ 4 là phàm phu vô phần là chẳng phải đang đạt trừ uẩn, chẳng phải từng đạt trừ uẩn và chẳng phải sẽ đạt trừ uẩn.

Chia 3 thời kỳ theo 10 người:

1. Là người hiện đang đạt trừ uẩn, chỉ có La-hán đạo.

2. Là người đã từng đạt trừ uẩn, chỉ có La-hán quả.

3. Là người sẽ đạt trừ uẩn, tức là bậc hữu phần (ám chỉ 3 đạo, 3 quả thấp) hoặc phàm tam nhân sẽ đắc tứ đạo đời ấy.

4. Là người chẳng phải đang đạt trừ uẩn, là ngoài ra La-hán đạo.

5. Là người chẳng phải từng đạt trừ uẩn, là người ngoài ra La-hán quả.

6. Là người chẳng phải sẽ đạt trừ uẩn, tức là phàm phu vô phần, ngoài ra La-hán đạo và quả.

Phần đạt tri này chia ra 6 phần trung:

1. Là phần hiện tại (paccuppannavara).

2. Là phần quá khứ (atītavāra).

3. Là phần vị lai (anāgatavāra).

4. Phần hiện tại quá khứ (paccuppannātītavāra).

5. Phần hiện tại vị lai (paccuppannānāgatavāra).

6. Là phần quá khứ vị lai (atītānāgatavāra).

Mỗi phần đều có thuận tùng và đối lập, thành ra 12 phần rất nhỏ.

Mỗi phần rất nhỏ có 20 bài là do gốc 8 bài, thọ uẩn gốc 6 bài, tưởng uẩn gốc 4 bài và hành uẩn gốc chỉ có 2 bài Còn thức uẩn không làm gốc cho uẩn nào đặng, chỉ làm ngọn mà thôi.

Tạm xong Siêu lý trung học lúc 06g00 ngày 24-1-1973 nhằm ngày 21 tháng Chạp âm lịch Phật lịch 2516.

HIỆN TẠI - THUẬN TÙNG

(Câu 2361 – 2381)

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2361. Câu mở rằng: Người nào đang đạt trừ sắc uẩn.

          Câu hỏi rằng: Thời người ấy đang đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: A-la-hán đạo.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Người nào đang đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy đang đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì A-la-hán đạo là chi pháp của câu mở đó, cũng đang đạt trừ thọ uẩn vậy.

19 bài sau đồng, đáp bảo đảm, chỉ đổi uẩn.

2362. Hay là người nào đang đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Phải.

2363. Người nào đang đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy đang đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Phải.

2364. Hay là người nào đang đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Phải.

2365. Người nào đang đạt trừ sắc uẩn thời người ấy đang đạt trừ hành uẩn chăng? – Phải.

2366. Hay là người nào đang đạt trừ hành uẩn, thời người ấy đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Phải.

2367. Người nào đang đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy đang đạt trừ thức uẩn chăng? – Phải.

2368. Hay là người nào đang đạt trừ thức uẩn, thời người ấy đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Phải.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2369. Người nào đang đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy đang đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Phải.

2370. Hay là người nào đang đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy đang đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Phải.

2371. Người nào đang đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy đang đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Phải.

2372. Hay là người nào đang đạt trừ hành uẩn, thời người ấy đang đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Phải.

2373. Người nào đang đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy đang đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Phải.

2374. Hay là người nào đang đạt trừ thức uẩn, thời người ấy đang đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2375. Người nào đang đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy đang đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Phải.

2376. Hay là người nào đang đạt trừ hành uẩn, thời người ấy đang đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Phải.

2377. Người nào đang đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy đang đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Phải.

2378. Hay là người nào đang đạt trừ thức uẩn, thời người ấy đang đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2379. Người nào đang đạt trừ hành uẩn, thời người ấy đang đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Phải.

2380. Hay là người nào đang đạt trừ thức uẩn, thời người ấy đang đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Phải.

HIỆN TẠI - ĐỐI LẬP

(Câu 2381- 2400)

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2381. Câu mở rằng: Người nào chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn.

          Câu hỏi rằng: Thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: phàm nhân và 7 thánh (trừ La-hán đạo).

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Người nào chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì phàm nhân và 7 thánh (trừ La-hán đạo) là chi pháp của câu mở đó, cũng chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn vậy.

19 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

2382. Hay là người nào chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Phải.

2383. Người nào chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Phải.

2384. Hay là người nào chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Phải.

2385. Người nào chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Phải.

2386. Hay là người nào chẳng phải đang đạt trừ hành uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Phải.

2387. Người nào chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Phải.

2388. Hay là người nào chẳng phải đang đạt trừ thức uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Phải.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2389. Người nào chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Phải.

2390. Hay là người nào chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Phải.

2391. Người nào chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Phải.

2392. Hay là người nào chẳng phải đang đạt trừ hành uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Phải.

2393. Người nào chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Phải.

2394. Hay là người nào chẳng phải đang đạt trừ thức uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2395. Người nào chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Phải.

2396. Hay là người nào chẳng phải đang đạt trừ hành uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Phải.

2397. Người nào chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Phải.

2398. Hay là người nào chẳng phải đang đạt trừ thức uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2399. Người nào chẳng phải đang đạt trừ hành uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Phải.

2400. Hay là người nào chẳng phải đang đạt trừ thức uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Phải.

~~~~~~~~~~

QUÁ KHỨ - THUẬN TÙNG

(Câu 2401- 2421)

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2401. Câu mở rằng: Người nào đã từng đạt trừ sắc uẩn.

          Câu hỏi rằng: Thời người ấy cũng từng đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: A-la-hán quả.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Người nào đã từng đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì A-la-hán quả là chi pháp của câu mở đó, cũng đã từng đạt trừ thọ uẩn vậy.

19 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

2402. Hay là người nào đã từng đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Phải.

2403. Người nào đã từng đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Phải.

2404. Hay là người nào đã từng đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Phải.

2405. Người nào đã từng đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Phải.

2406. Hay là người nào đã từng đạt trừ hành uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Phải.

2407. Người nào đã từng đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Phải.

2408. Hay là người nào đã từng đạt trừ thức uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Phải.

Thọ uẩn gốc có 4 bài

2409. Người nào đã từng đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Phải.

2410. Hay là người nào đã từng đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Phải.

2411. Người nào đã từng đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Phải.

2412. Hay là người nào đã từng đạt trừ hành uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Phải.

2413. Người nào đã từng đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Phải.

2414. Hay là người nào đã từng đạt trừ thức uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2415. Người nào đã từng đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Phải.

2416. Hay là người nào đã từng đạt trừ hành uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Phải.

2417. Người nào đã từng đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Phải.

2418. Hay là người nào đã từng đạt trừ thức uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2419. Người nào đã từng đạt trừ hành uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Phải.

2420. Hay là người nào đã từng đạt trừ thức uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Phải.

QUÁ KHỨ - ĐỐI LẬP

(Câu 2421- 2440)

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2421. Câu mở rằng: Người nào không từng đạt trừ sắc uẩn.

          Câu hỏi rằng: Thời người ấy cũng không từng đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: tất cả người phàm và 7 bậc thánh (trừ La-hán quả).

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Người nào không từng đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy cũng không từng đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì tất cả người phàm và 7 bậc thánh (trừ La-hán đạo) là chi pháp của câu mở đó cũng không từng đạt trừ thọ uẩn vậy.

19 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

2422. Hay là người nào không từng đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy cũng không từng đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Phải.

2423. Người nào không từng đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy cũng không từng đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Phải.

2424. Hay là người nào không từng đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy cũng không từng đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Phải.

2425. Người nào không từng đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy cũng không từng đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Phải.

2426. Hay là người nào không từng đạt trừ hành uẩn, thời người ấy cũng không từng đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Phải.

2427. Người nào không từng đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy cũng không từng đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Phải.

2428. Hay là người nào không từng đạt trừ thức uẩn, thời người ấy cũng không từng đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Phải.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2429. Người nào không từng đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy cũng không từng đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Phải.

2430. Hay là người nào không từng đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy cũng không từng đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Phải.

2431. Người nào không từng đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy cũng không từng đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Phải.

2432. Hay là người nào không từng đạt trừ hành uẩn, thời người ấy cũng không từng đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Phải.

2433. Người nào không từng đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy cũng không từng đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Phải.

2434. Hay là người nào không từng đạt trừ thức uẩn, thời người ấy cũng không từng đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2435. Người nào không từng đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy cũng không từng đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Phải.

2436. Hay là người nào không từng đạt trừ hành uẩn, thời người ấy cũng không từng đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Phải.

2437. Người nào không từng đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy cũng không từng đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Phải.

2438. Hay là người nào không từng đạt trừ thức uẩn, thời người ấy cũng không từng đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2439. Người nào không từng đạt trừ hành uẩn, thời người ấy cũng không từng đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Phải.

2440. Hay là người nào không từng đạt trừ thức uẩn, thời người ấy cũng không từng đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Phải.

~~~~~~~~~~

VỊ LAI - THUẬN TÙNG

(Câu 2441- 2460)

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2441. Câu mở rằng: Người nào sẽ đạt trừ sắc uẩn.

          Câu hỏi rằng: Thời người ấy sẽ đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người phàm hữu phần và 3 đạo, 3 quả thấp.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Người nào sẽ đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì người phàm hữu phần và 3 đạo, quả thấp là chi pháp của câu mở đó cũng sẽ đạt trừ thọ uẩn vậy.

19 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

2442. Hay là người nào sẽ đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Phải.

2443. Người nào sẽ đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Phải.

2444. Hay là người nào sẽ đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Phải.

2445. Người nào sẽ đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Phải.

2446. Hay là người nào sẽ đạt trừ hành uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Phải.

2447. Người nào sẽ đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Phải.

2448. Hay là người nào sẽ đạt trừ thức uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Phải.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2449. Người nào sẽ đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Phải.

2450. Hay là người nào sẽ đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Phải.

2451. Người nào sẽ đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Phải.

2452. Hay là người nào sẽ đạt trừ hành uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Phải.

2453. Người nào sẽ đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Phải.

2454. Hay là người nào sẽ đạt trừ thức uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2455. Người nào sẽ đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Phải.

2456. Hay là người nào sẽ đạt trừ hành uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Phải.

2457. Người nào sẽ đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Phải.

2458. Hay là người nào sẽ đạt trừ thức uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2459. Người nào sẽ đạt trừ hành uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Phải.

2460. Hay là người nào sẽ đạt trừ thức uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Phải.

VỊ LAI - ĐỐI LẬP

(Câu 2461- 2480)

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2461. Câu mở rằng: Người nào chẳng phải sẽ đạt trừ sắc uẩn.

          Câu hỏi rằng: Thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người phàm phu vô phần và đạo quả La-hán.

- Chi pháp của câu hỏi cũng đồng như nhau.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề đồng. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Người nào chẳng phải sẽ đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp lại bằng cách bảo đảm là “phải”. Tức là lời bảo đảm chi pháp của câu mở. Bởi vì người phàm phu vô phần và đạo quả La-hán là chi pháp của câu mở đó cũng chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn vậy.

19 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

2462. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Phải.

2463. Người nào chẳng phải sẽ đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Phải.

2464. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Phải.

2465. Người nào chẳng phải sẽ đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Phải.

2466. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Phải.

2467. Người nào chẳng phải sẽ đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Phải.

2468. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Phải.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2469. Người nào chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Phải.

2470. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Phải.

2471. Người nào chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Phải.

2472. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Phải.

2473. Người nào chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Phải.

2474. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2475. Người nào chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Phải.

2476. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Phải.

2477. Người nào chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Phải.

2478. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2479. Người nào chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Phải.

2480. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Phải.

~~~~~~~~~~

HIỆN TẠI QUÁ KHỨ - THUẬN TÙNG

(Câu 2481- 2500)

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2481. Câu mở rằng: Người nào đang đạt trừ sắc uẩn.

          Câu hỏi rằng: Thời người ấy đã từng đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: người La-hán đạo.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc về vấn đề không. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Người nào đang đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy đã từng đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp bằng cách phủ nhận lại là không phải. Tức là lời đáp phủ nhận với câu hỏi. Bởi vì người La-hán đạo là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho đang đạt trừ sắc uẩn, mà chẳng phải từng đạt trừ thọ uẩn.

19 bài sau đồng, chỉ đổi uẩn.

2482. Câu mở rằng: Hay là người nào đã từng đạt trừ thọ uẩn.

          Câu hỏi rằng: Thời người ấy đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: bậc A-la-hán quả.

- Chi pháp của câu hỏi không có.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc về vấn đề dị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là người nào đã từng đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp trái ngược lại là “không phải”. Tức là lời đáp phản đối hay trái ngược với câu hỏi. Bởi vì A-la-hán quả là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho đã từng đạt trừ thọ uẩn mà chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn.

2483. Người nào đang đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy đã từng đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Không phải.

2484. Hay là người nào đã từng đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Không phải.

2485. Người nào đang đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy đã từng đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Không phải.

2486. Hay là người nào đã từng đạt trừ hành uẩn, thời người ấy đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Không phải.

2487. Người nào đang đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy đã từng đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Không phải.

2488. Hay là người nào đã từng đạt trừ thức uẩn, thời người ấy đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Không phải.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2489. Người nào đang đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy đã từng đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Không phải.

2490. Hay là người nào đã từng đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy đang đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Không phải.

2491. Người nào đang đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy đã từng đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Không phải.

2492. Hay là người nào đã từng đạt trừ hành uẩn, thời người ấy đang đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Không phải.

2493. Người nào đang đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy đã từng đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Không phải.

2494. Hay là người nào đã từng đạt trừ thức uẩn, thời người ấy đang đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Không phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2495. Người nào đang đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy đã từng đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Không phải.

2496. Hay là người nào đã từng đạt trừ hành uẩn, thời người ấy đang đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Không phải.

2497. Người nào đang đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy đã từng đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Không phải.

2498. Hay là người nào đã từng đạt trừ thức uẩn, thời người ấy đang đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Không phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2499. Người nào đang đạt trừ hành uẩn, thời người ấy đã từng đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Không phải.

2500. Hay là người nào đã từng đạt trừ thức uẩn, thời người ấy đang đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Không phải.

HIỆN TẠI QUÁ KHỨ - ĐỐI LẬP

(Câu 2501- 2520)

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2501. Câu mở rằng: Người nào chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn.

          Câu hỏi rằng: Thời người ấy chẳng phải từng đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: cõi Vô tưởng.

- Chi pháp của câu hỏi là: 3 quả, 3 đạo thấp và phàm phu.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Người nào chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy chẳng phải từng đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: La-hán quả là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: bực La-hán quả chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn, mà đã từng đạt trừ thọ uẩn.

Rồi Ngài lấy: 3 quả, 3 đạo thấp và phàm phu là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn ngoài ra đạo quả La-hán đó, đều chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn và cũng chẳng phải từng đạt trừ thọ uẩn vậy.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

19 bài sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2502. Câu mở rằng: Hay là người nào chẳng phải từng đạt trừ thọ uẩn.

          Câu hỏi rằng: Thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 phàm, 7 bực hữu học.

- Chi pháp của câu hỏi là: 4 phàm, 3 đạo quả thấp.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là người nào chẳng phải từng đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: La-hán đạo là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: bực La-hán đạo chẳng phải từng đạt trừ thọ uẩn, mà đang đạt trừ sắc uẩn.

Rồi Ngài lấy: 4 phàm, 3 đạo quả thấp là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn ngoài ra La-hán đạo, đều chẳng phải từng đạt trừ thọ uẩn và cũng chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn vậy.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

2502. Hay là người nào chẳng phải từng đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng?

- Bực La-hán chẳng phải từng đạt trừ thọ uẩn mà đang đạt trừ sắc uẩn. Còn ngoài ra đạo quả La-hán đó đều chẳng phải từng đạt trừ thọ uẩn và cũng chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn vậy.

2503. Người nào chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy chẳng phải từng đạt trừ tưởng uẩn phải chăng?

- Bực La-hán chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn mà đã từng đạt trừ tưởng uẩn. Còn ngoài ra đạo quả La-hán đó đều chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn và cũng chẳng phải từng đạt trừ tưởng uẩn vậy.

2504. Hay là người nào chẳng phải từng đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng?

- Bực La-hán chẳng phải từng đạt trừ tưởng uẩn mà đang đạt trừ sắc uẩn. Còn ngoài ra đạo quả La-hán đó đều chẳng phải từng đạt trừ tưởng uẩn và cũng chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn vậy.

2505. Người nào chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy chẳng phải từng đạt trừ hành uẩn phải chăng?

- Bực La-hán chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn mà đã từng đạt trừ hành uẩn. Còn ngoài ra đạo quả La-hán đó đều chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn và cũng chẳng phải từng đạt trừ hành uẩn vậy.

2506. Hay là người nào chẳng phải từng đạt trừ hành uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng?

- Bực La-hán chẳng phải từng đạt trừ hành uẩn mà đang đạt trừ sắc uẩn. Còn ngoài ra đạo quả La-hán đó đều chẳng phải từng đạt trừ hành uẩn và cũng chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn vậy.

2507. Người nào chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy chẳng phải từng đạt trừ thức uẩn phải chăng?

- Bực La-hán chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn mà đã từng đạt trừ thức uẩn. Còn ngoài ra đạo quả La-hán đó đều chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn và cũng chẳng phải từng đạt trừ thức uẩn vậy.

2508. Hay là người nào chẳng phải từng đạt trừ thức uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng?

- Bực La-hán chẳng phải từng đạt trừ thức uẩn mà đang đạt trừ sắc uẩn. Còn ngoài ra đạo quả La-hán đó đều chẳng phải từng đạt trừ thức uẩn và cũng chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn vậy.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2509. Người nào chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy chẳng phải từng đạt trừ tưởng uẩn phải chăng?

- Bực La-hán chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn mà đã từng đạt trừ tưởng uẩn. Còn ngoài ra đạo quả La-hán đó đều chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn và cũng chẳng phải từng đạt trừ tưởng uẩn vậy.

2510. Hay là người nào chẳng phải từng đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

- Bực La-hán chẳng phải từng đạt trừ tưởng uẩn mà đang đạt trừ thọ uẩn. Còn ngoài ra đạo quả La-hán đó đều chẳng phải từng đạt trừ tưởng uẩn và cũng chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn vậy.

2511. Người nào chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy chẳng phải từng đạt trừ hành uẩn phải chăng?

- Bực La-hán chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn mà đã từng đạt trừ hành uẩn. Còn ngoài ra đạo quả La-hán đó đều chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn và cũng chẳng phải từng đạt trừ hành uẩn vậy.

2512. Hay là người nào chẳng phải từng đạt trừ hành uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

- Bực La-hán chẳng phải từng đạt trừ hành uẩn mà đang đạt trừ thọ uẩn. Còn ngoài ra đạo quả La-hán đó đều chẳng phải từng đạt trừ hành uẩn và cũng chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn vậy.

2513. Người nào chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy chẳng phải từng đạt trừ thức uẩn phải chăng?

- Bực La-hán chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn mà đã từng đạt trừ thức uẩn. Còn ngoài ra đạo quả La-hán đó đều chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn và cũng chẳng phải từng đạt trừ thức uẩn vậy.

2514. Hay là người nào chẳng phải từng đạt trừ thức uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

- Bực La-hán chẳng phải từng đạt trừ thức uẩn mà đang đạt trừ thọ uẩn. Còn ngoài ra đạo quả La-hán đó đều chẳng phải từng đạt trừ thức uẩn và cũng chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn vậy.

Tường uẩn gốc có 4 bài

2515. Người nào chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy chẳng phải từng đạt trừ hành uẩn phải chăng?

- Bực La-hán chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn mà đã từng đạt trừ hành uẩn. Còn ngoài ra đạo quả La-hán đó đều chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn và cũng chẳng phải từng đạt trừ hành uẩn vậy.

2516. Hay là người nào chẳng phải từng đạt trừ hành uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn phải chăng?

- Bực La-hán chẳng phải từng đạt trừ hành uẩn mà đang đạt trừ tưởng uẩn. Còn ngoài ra đạo quả La-hán đó đều chẳng phải từng đạt trừ hành uẩn và cũng chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn vậy.

2517. Người nào chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy chẳng phải từng đạt trừ thức uẩn phải chăng?

- Bực La-hán chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn mà đã từng đạt trừ thức uẩn. Còn ngoài ra đạo quả La-hán đó đều chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn và cũng chẳng phải từng đạt trừ thức uẩn vậy.

2518. Hay là người nào chẳng phải từng đạt trừ thức uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn phải chăng?

- Bực La-hán chẳng phải từng đạt trừ thức uẩn mà đang đạt trừ tưởng uẩn. Còn ngoài ra đạo quả La-hán đó đều chẳng phải từng đạt trừ thức uẩn và cũng chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn vậy.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2519. Người nào chẳng phải đang đạt trừ hành uẩn, thời người ấy chẳng phải từng đạt trừ thức uẩn phải chăng?

- Bực La-hán chẳng phải đang đạt trừ hành uẩn mà đã từng đạt trừ thức uẩn. Còn ngoài ra đạo quả La-hán đó đều chẳng phải đang đạt trừ hành uẩn và cũng chẳng phải từng đạt trừ thức uẩn vậy.

2520. Hay là người nào chẳng phải từng đạt trừ thức uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ hành uẩn phải chăng?

- Bực La-hán chẳng phải từng đạt trừ thức uẩn mà đang đạt trừ hành uẩn. Còn ngoài ra đạo quả La-hán đều chẳng phải từng đạt trừ thức uẩn và cũng chẳng phải đang đạt trừ hành uẩn vậy.

~~~~~~~~~~

HIỆN TẠI VỊ LAI - THUẬN TÙNG

(Câu 2521- 2540)

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2521. Câu mở rằng: Người nào đang đạt trừ sắc uẩn.

          Câu hỏi rằng: Thời người ấy sẽ đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: La-hán đạo.

- Chi pháp của câu hỏi là không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc vấn đề không. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Người nào đang đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp phủ nhận lại là “chẳng phải”. Tức là lời đáp phủ nhận với câu hỏi. Bởi vì La-hán đạo là chi pháp của câu mở đó. Dầu cho đang đạt trừ sắc uẩn mà chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn.

19 bài sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2522. Hay là người nào sẽ đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2523. Người nào đang đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2524. Hay là người nào sẽ đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2525. Người nào đang đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2526. Hay là người nào sẽ đạt trừ hành uẩn, thời người ấy đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2527. Người nào đang đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2528. Hay là người nào sẽ đạt trừ thức uẩn, thời người ấy đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2529. Người nào đang đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2530. Hay là người nào sẽ đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy đang đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2531. Người nào đang đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2532. Hay là người nào sẽ đạt trừ hành uẩn, thời người ấy đang đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2533. Người nào đang đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2534. Hay là người nào sẽ đạt trừ thức uẩn, thời người ấy đang đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2535. Người nào đang đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2536. Hay là người nào sẽ đạt trừ hành uẩn, thời người ấy đang đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2537. Người nào đang đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2538. Hay là người nào sẽ đạt trừ thức uẩn, thời người ấy đang đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2539. Người nào đang đạt trừ hành uẩn, thời người ấy sẽ đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2540. Hay là người nào sẽ đạt trừ thức uẩn, thời người ấy đang đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

HIỆN TẠI VỊ LAI - ĐỐI LẬP

(Câu 2541- 2560)

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2541. Câu mở rằng: Người nào chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn.

          Câu hỏi rằng: Thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 quả, 3 đạo thấp và phàm phu.

- Chi pháp của câu hỏi là: La-hán quả và phàm phu vô phần.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Người nào chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: 3 đạo, 3 quả thấp và phàm phu hữu phần là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người nào sẽ đắc đạo, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn mà sẽ đạt trừ thọ uẩn.

Rồi Ngài lấy: La-hán quả và phàm phu vô phần là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy : còn bực tứ quả và phàm phu vô phần, chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn và cũng chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

2542. Câu mở rằng: Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn.

          Câu hỏi rằng: Thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: đạo quả La-hán và phàm phu vô phần.

- Chi pháp của câu hỏi là: La-hán quả và phàm phu vô phần.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: La-hán đạo là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: La-hán đạo chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn mà đang đạt trừ sắc uẩn.

Rồi Ngài lấy: La-hán quả và phàm phu vô phần là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn La-hán quả và phàm phu vô phần chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn và cũng chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2543. Người nào chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn phải chăng?

- Người nào sẽ đắc đạo, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn mà sẽ đạt trừ tưởng uẩn. Còn bực tứ quả và phàm phu vô phần chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn và cũng chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn.

2544. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng?

- La-hán đạo chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn mà đang đạt trừ sắc uẩn. Còn La-hán quả và phàm phu vô phần chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn và cũng chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn.

2545. Người nào chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn phải chăng?

- Người nào sẽ đắc đạo, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn mà sẽ đạt trừ hành uẩn. Còn bực tứ quả và phàm phu vô phần chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn và cũng chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn.

2546. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng?

- La-hán đạo chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn mà đang đạt trừ sắc uẩn. Còn La-hán quả và phàm phu vô phần chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn và cũng chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn.

2547. Người nào chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn phải chăng?

- Người nào sẽ đắc đạo, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn mà sẽ đạt trừ thức uẩn. Còn bực tứ quả và phàm phu vô phần chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn và cũng chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn.

2548. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn thì người ấy chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn phải chăng?

- Người nào sẽ đắc đạo, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn mà sẽ đạt trừ thức uẩn. Còn bực tứ quả và phàm phu vô phần chẳng phải đang đạt trừ sắc uẩn và cũng chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2549. Câu mở rằng: Người nào chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn.

          Câu hỏi rằng: Thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: La-hán quả, phàm phu vô phần và bực sẽ đắc tứ đạo.

- Chi pháp của câu hỏi là: La-hán quả và phàm phu vô phần.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Người nào chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: người sẽ đắc tứ đạo là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người sẽ đắc đạo (thứ 4) chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn mà sẽ đạt trừ tưởng uẩn.

Rồi Ngài lấy: La-hán quả và phàm phu vô phần, là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn quả La-hán và phàm phu vô phần, chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn và cũng chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

2550. Câu mở rằng: Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn.

          Câu hỏi rằng: Thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: La-hán đạo quả và phàm phu vô phần.

- Chi pháp của câu hỏi là: La-hán quả và phàm phu vô phần.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc về vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: La-hán đạo là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: La-hán đạo chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn mà đang đạt trừ thọ uẩn.

Rồi Ngài lấy: La-hán quả và phàm phu vô phần là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy. Còn La-hán quả và phàm phu vô phần, chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn và cũng chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2551. Người nào chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn phải chăng?

- Người sẽ đắc đạo (thứ 4), chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn mà sẽ đạt trừ hành uẩn. Còn quả La-hán và phàm phu vô phần chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn và cũng chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn.

2552. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

- La-hán đạo chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn mà đang đạt trừ thọ uẩn. Còn La-hán quả và phàm phu vô phần chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn và cũng chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn.

2553. Người nào chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn phải chăng?

- Người sẽ đắc đạo (thứ 4), chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn, mà sẽ đạt trừ thức uẩn. Còn quả La-hán và phàm phu vô phần chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn và cũng chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn.

2554. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

- La-hán đạo chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn mà đang đạt trừ thọ uẩn. Còn La-hán quả và phàm phu vô phần chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn và cũng chẳng phải đang đạt trừ thọ uẩn.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2555. Người nào chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn phải chăng?

- Người sẽ đắc đạo (thứ 4), chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn mà sẽ đạt trừ hành uẩn. Còn quả La-hán và phàm phu vô phần chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn và cũng chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn.

2556. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn phải chăng?

- La-hán đạo chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn mà đang đạt trừ tưởng uẩn. Còn La-hán quả và phàm phu vô phần chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn và cũng chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn.

2557. Người nào chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn phải chăng?

- Người sẽ đắc đạo (thứ 4), chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn mà sẽ đạt trừ thức uẩn. Còn quả La-hán và phàm phu vô phần chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn và cũng chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn.

2558. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn phải chăng?

- La-hán đạo chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn mà đang đạt trừ tưởng uẩn. Còn La-hán quả và phàm phu vô phần chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn và cũng chẳng phải đang đạt trừ tưởng uẩn.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2559. Người nào chẳng phải đang đạt trừ hành uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn phải chăng?

- Người sẽ đắc đạo (thứ 4), chẳng phải đang đạt trừ hành uẩn mà sẽ đạt trừ thức uẩn. Còn quả La-hán và phàm phu vô phần chẳng phải đang đạt trừ hành uẩn và cũng chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn.

2560. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn, thời người ấy chẳng phải đang đạt trừ hành uẩn phải chăng?

- La-hán đạo chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn mà đang đạt trừ hành uẩn. Còn La-hán quả và phàm phu vô phần chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn và chẳng phải đang đạt trừ hành uẩn.

~~~~~~~~~~

QUÁ KHỨ VỊ LAI - THUẬN TÙNG

(Câu 2561 – 2580)

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2561. Câu mở rằng: Người nào đã từng đạt trừ sắc uẩn.

          Câu hỏi rằng: Thời người ấy cũng sẽ đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: A-la-hán quả.

- Chi pháp của câu hỏi là không có.

Bởi thế lời hỏi xuôi đây thuộc vấn đề không. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Người nào đã từng đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy cũng sẽ đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp phủ nhận lại là “chẳng phải”. Tức là lời đáp phủ nhận với câu hỏi. Bởi vì A-la-hán quả là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho đã từng đạt trừ sắc uẩn mà chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn.

2562. Câu mở rằng: Hay là người nào sẽ đạt trừ thọ uẩn.

          Câu hỏi rằng: Thời người ấy cũng từng đạt trừ sắc uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 3 đạo, 3 quả thấp và phàm hữu phần.

- Chi pháp của câu hỏi là không có.

Bởi thế lời hỏi ngược đây thuộc vấn đề không. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là người nào sẽ đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ sắc uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài mới đáp phản đối lại là “chẳng phải”. Tức là lời đáp phủ nhận với câu hỏi. Bởi vì 3 đạo, 3 quả thấp và phàm hữu phần là chi pháp của câu mở đó.

Dầu cho sẽ đạt trừ thọ uẩn mà chẳng phải từng đạt trừ sắc uẩn.

9 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2563. Người nào đã từng đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy cũng sẽ đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2564. Hay là người nào sẽ đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2565. Người nào đã từng đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy cũng sẽ đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2566. Hay là người nào sẽ đạt trừ hành uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2567. Người nào đã từng đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy cũng sẽ đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2568. Hay là người nào sẽ đạt trừ thức uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ sắc uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2569. Người nào đã từng đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy cũng sẽ đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2570. Hay là người nào sẽ đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2571. Người nào đã từng đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy cũng sẽ đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2572. Hay là người nào sẽ đạt trừ hành uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2573. Người nào đã từng đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy cũng sẽ đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2574. Hay là người nào sẽ đạt trừ thức uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ thọ uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2575. Người nào đã từng đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy cũng sẽ đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2576. Hay là người nào sẽ đạt trừ hành uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2577. Người nào đã từng đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy cũng sẽ đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2578. Hay là người nào sẽ đạt trừ thức uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ tưởng uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2579. Người nào đã từng đạt trừ hành uẩn, thời người ấy cũng sẽ đạt trừ thức uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

2580. Hay là người nào sẽ đạt trừ thức uẩn, thời người ấy cũng từng đạt trừ hành uẩn phải chăng? – Chẳng phải.

QUÁ KHỨ VỊ LAI - ĐỐI LẬP

(Câu 2581 – 2600)

Sắc uẩn gốc có 8 bài

2581. Câu mở rằng: Người nào chẳng phải từng đạt trừ sắc uẩn.

          Câu hỏi rằng: Thời người ấy cũng chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 đạo, 3 quả thấp và phàm phu.

- Chi pháp của câu hỏi là: La-hán đạo, phàm phu vô phần.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Người nào chẳng phải từng đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy cũng chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: 3 đạo, 3 quả thấp và phàm phu hữu phần là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: bực sẽ đắc đạo (thứ 4) chẳng phải từng đạt trừ sắc uẩn mà sẽ đạt trừ thọ uẩn.

Rồi Ngài lấy: đạo và phàm phu vô phần là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn đạo và phàm phu vô phần, chẳng phải từng đạt trừ sắc uẩn và cũng chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

2582. Câu mở rằng: Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn.

          Câu hỏi rằng: Thời người ấy cũng chẳng phải từng đạt trừ sắc uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: đạo quả La-hán và phàm phu vô phần.

- Chi pháp của câu hỏi là: La-hán đạo, phàm phu vô phần.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy cũng chẳng phải từng đạt trừ sắc uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: La-hán quả là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: La-hán quả chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn mà từng đạt trừ sắc uẩn.

Rồi Ngài lấy: La-hán đạo và phàm phu vô phần là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn La-hán đạo và phàm phu vô phần, chẳng phải sẽ đạt trừ thọ uẩn và cũng chẳng phải từng đạt trừ sắc uẩn.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

3 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2583. Người nào chẳng phải từng đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy cũng chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn phải chăng?

- Bực sẽ đắc đạo (thứ 4) chẳng phải từng đạt trừ sắc uẩn mà sẽ đạt trừ tưởng uẩn. Còn La-hán đạo và phàm phu vô phần chẳng phải từng đạt trừ sắc uẩn và cũng chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn.

2584. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy cũng chẳng phải từng đạt trừ sắc uẩn phải chăng?

- La-hán quả chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn mà từng đạt trừ sắc uẩn. Còn La-hán đạo và phàm phu vô phần chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn và cũng chẳng phải từng đạt trừ sắc uẩn.

2585. Người nào chẳng phải từng đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy cũng chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn phải chăng?

- Bực sẽ đắc đạo (thứ 4) chẳng phải từng đạt trừ sắc uẩn mà sẽ đạt trừ hành uẩn. Còn La-hán đạo và phàm phu vô phần chẳng phải từng đạt trừ sắc uẩn và cũng chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn.

2586. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn, thời người ấy cũng chẳng phải từng đạt trừ sắc uẩn phải chăng?

- La-hán quả chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn mà từng đạt trừ sắc uẩn. Còn La-hán đạo và phàm phu vô phần chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn và cũng chẳng phải từng đạt trừ sắc uẩn.

2587. Người nào chẳng phải từng đạt trừ sắc uẩn, thời người ấy cũng chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn phải chăng?

- Bực sẽ đắc đạo (thứ 4) chẳng phải từng đạt trừ sắc uẩn mà sẽ đạt trừ thức uẩn. Còn La-hán đạo và phàm phu vô phần chẳng phải từng đạt trừ sắc uẩn và cũng chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn.

2588. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn, thời người ấy cũng chẳng phải từng đạt trừ sắc uẩn phải chăng?

- La-hán quả chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn mà từng đạt trừ sắc uẩn. Còn La-hán đạo và phàm phu vô phần chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn và cũng chẳng phải từng đạt trừ sắc uẩn.

Thọ uẩn gốc có 6 bài

2589. Câu mở rằng: Người nào chẳng phải từng đạt trừ thọ uẩn.

          Câu hỏi rằng: Thời người ấy cũng chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: 4 đạo, 3 quả thấp và phàm phu.

- Chi pháp của câu hỏi là: La-hán đạo, phàm phu vô phần.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Người nào chẳng phải từng đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy cũng chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: 3 đạo, 3 quả thấp và phàm phu hữu phần là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: người nào sẽ đắc đạo, thời người ấy chẳng phải từng đạt trừ thọ uẩn mà sẽ đạt trừ tưởng uẩn.

Rồi Ngài lấy: La-hán đạo và phàm phu vô phần là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn La-hán đạo và phàm phu vô phần, chẳng phải từng đạt trừ thọ uẩn và cũng chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn.

Lời đáp kết luận của bài hỏi xuôi đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

2590. Câu mở rằng: Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn.

          Câu hỏi rằng: Thời người ấy cũng không từng đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

- Chi pháp của câu mở là: đạo quả La-hán và phàm phu vô phần.

- Chi pháp của câu hỏi là: La-hán đạo và phàm phu vô phần.

Bởi thế lời hỏi đây thuộc vấn đề hoàn bị. Cho nên Phật ngài hỏi rằng: Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy cũng không đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

Đức Thế Tôn ngài lấy: La-hán quả là chi pháp của phần câu mở mà thôi. Mới đáp đoạn trước có ý bác như vầy: A-la-hán quả chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn mà đã từng đạt trừ thọ uẩn.

Rồi Ngài lấy: La-hán đạo và phàm phu vô phần là chi pháp của câu mở và câu hỏi đều đặng cả. Cho nên Phật ngài đáp đoạn sau không có ý bác như vầy: còn La-hán đạo và phàm phu vô phần chẳng phải sẽ đạt trừ tưởng uẩn và cũng chẳng phải từng đạt trừ thọ uẩn.

Lời đáp kết luận của bài hỏi ngược đây là cách giải thích theo lối đi ngay.

5 đôi sau trùng, chỉ đổi uẩn.

2591. Người nào chẳng phải từng đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy cũng chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn phải chăng?

- Người nào sẽ đắc đạo, thời người ấy chẳng phải từng đạt trừ thọ uẩn mà sẽ đạt trừ hành uẩn. Còn La-hán đạo và phàm phu vô phần chẳng phải từng đạt trừ thọ uẩn và cũng chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn.

2592. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn, thời người ấy cũng không từng đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

- A-la-hán quả chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn mà đã từng đạt trừ thọ uẩn. Còn La-hán đạo và phàm phu vô phần chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn và cũng chẳng phải từng đạt trừ thọ uẩn.

2593. Người nào chẳng phải từng đạt trừ thọ uẩn, thời người ấy cũng chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn phải chăng?

- Người nào sẽ đắc đạo, thời người ấy chẳng phải từng đạt trừ thọ uẩn mà sẽ đạt trừ thức uẩn. Còn La-hán đạo và phàm phu vô phần chẳng phải từng đạt trừ thọ uẩn và cũng chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn.

2594. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn, thời người ấy chẳng phải từng đạt trừ thọ uẩn phải chăng?

- A-la-hán quả chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn mà đã từng đạt trừ thọ uẩn. Còn La-hán đạo và phàm phu vô phần chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn và cũng chẳng phải từng đạt trừ thọ uẩn.

Tưởng uẩn gốc có 4 bài

2595. Người nào chẳng phải từng đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy cũng chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn phải chăng?

- Người nào sẽ đắc đạo, thời người ấy chẳng phải từng đạt trừ tưởng uẩn mà sẽ đạt trừ hành uẩn. Còn La-hán đạo và phàm phu vô phần chẳng phải từng đạt trừ tưởng uẩn và cũng chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn.

2596. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn, thời người ấy cũng không từng đạt trừ tưởng uẩn phải chăng?

- A-la-hán quả chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn mà đã từng đạt trừ tưởng uẩn. Còn La-hán đạo và phàm phu vô phần chẳng phải sẽ đạt trừ hành uẩn và cũng chẳng phải từng đạt trừ tưởng uẩn.

2597. Người nào chẳng phải từng đạt trừ tưởng uẩn, thời người ấy cũng chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn phải chăng?

- Người nào sẽ đắc đạo, thời người ấy chẳng phải từng đạt trừ tưởng uẩn mà sẽ đạt trừ thức uẩn. Còn La-hán đạo và phàm phu vô phần chẳng phải từng đạt trừ tưởng uẩn và cũng chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn.

2598. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn, thời người ấy cũng không từng đạt trừ tưởng uẩn phải chăng?

- A-la-hán quả chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn mà đã từng đạt trừ tưởng uẩn. Còn La-hán đạo và phàm phu vô phần chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn và cũng chẳng phải từng đạt trừ tưởng uẩn.

Hành uẩn gốc có 2 bài

2599. Người nào chẳng phải từng đạt trừ hành uẩn, thời người ấy chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn phải chăng?

- Người nào sẽ đắc đạo, thời người ấy chẳng phải từng đạt trừ hành uẩn mà sẽ đạt trừ thức uẩn. Còn La-hán đạo và phàm phu vô phần chẳng phải từng đạt trừ hành uẩn và cũng chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn.

2600. Hay là người nào chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn, thời người ấy cũng không từng đạt trừ hành uẩn phải chăng?

- A-la-hán quả chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn mà đã từng đạt trừ hành uẩn. Còn La-hán đạo và phàm phu vô phần chẳng phải sẽ đạt trừ thức uẩn và cũng chẳng phải từng đạt trừ hành uẩn.

Dứt phần đạt tri.

Hết phần uẩn song.