LIÊN QUAN TƯƠNG SINH

(PAṬICCASAMUPPĀDA)

Sư cả Tịnh Sự - Mahāthero Santakicco

Soạn, dịch từ bản tiếng Thái Lan sang tiếng Việt
Phật lịch 2518 - tức Năm Quý Sửu - 1974

Vô Minh duyên Hành; Hành duyên Thức; Thức duyên Danh sắc; Danh sắc duyên 6 xứ; 6 xứ duyên Xúc; Xúc duyên Thọ; Thọ duyên Ái; Ái duyên Thủ; Thủ duyên Hữu; Hữu duyên Sanh; Sanh duyên Lão Tử… Lão Tử duyên Vô Minh!!!

Tattha avijjāpaccayā saṅkhārā; Saṅkhārapaccayā Viññāṇaṃ; Viññāṇa paccayā Nāmarūpaṃ; Nāmarūpa paccayā Saḷāyatanaṃ; Saḷāyatana paccayā Phasso; Phassa paccayā Vedanā; Vedanā paccayā Taṇhā; Taṇhā paccayā Upādānaṃ; Upādāna paccayā bhavo; Bhava paccayā Jāti; Jāti paccayā jarā maraṇaṃ; Soka parideva dukkha domamassupāyāsā sambhavanti; Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hotīti.

 

Dịch đại ý theo sách Thái Lan có chú giải: Lão tử duyên Vô minh là chúng sanh già sắp chết, thường hay muốn trẻ lại hưởng thêm. Nếu xét ra nhiều rồi thì chẳng một ai khỏi như thế, đó là dục lậu, hữu lậu, tà kiến lậu vẫn có vô minh lậu!!!

Mới có câu:

Chúng sanh già, chết, khổ sầu

Bởi do pháp lậu khởi đầu Vô minh

 

PHẦN CHÁNH YẾU LIÊN QUAN TƯƠNG SINH

 

Trước mỗi phần đều nêu danh, định nghĩa, luôn tứ ý nghĩa (aṭṭha), kế trình bày chi pháp (aṅga), sau chỉ duyên (Paccaya).

Liên quan tương sinh, Trung Hoa gọi Thập nhị nhân duyên hay Thập nhị duyên khởi, Pāḷi gọi “Paṭiccasamuppāda”.

Paticca dịch là liên quan nghĩa là nương nhờ (liên quan).

Samuppāda dịch là Tương sinh. Có Pāḷi chú giải: Samuppajanam = Samuppadi: Cách sanh đàng hoàng theo thứ lớp với nhau, gọi là Tương sinh.

 

Nói chung lại “Paṭiccasamuppāda” là Liên quan tương sinh. Có 5 câu chú giải như sau:

1. Paccayasamaggiṃ paṭicca samam sahaca paccayuppanna dhamme uppadetiti = paṭiccasamuppado: Những phần nhân có Vô minh... trợ sanh thành quả có tử cuối cùng, những trợ nhờ ấy gọi là Liên Quan Tương Sinh.

2. Paticca samasahaca uppajjati etasmati = paṭicca dhamme sumuppādo: Những pháp trợ Hành... như là vô minh cho đến Sanh, đều giúp cho pháp thành tựu nương nhờ sanh ra, nên gọi là Liên Quan Tương Sinh.

3. Paticcasamuppade desito nayo = paṭiccasamuppādo: Lối trình bày sanh đặng do nhờ nhau, gọi là Liên Quan Tương Sinh.

4. Paccayam paṭiccasamuppajjatiti = paṭiccasamuppādo: Sanh ra đặng do nhờ duyên nên gọi là Liên Quan Tương Sinh.

5. Yathasakaṃ paccayaṃ paṭicca tena avinabhavi hutvā samuppādo = paṭiccasamuppādo: Cách sanh theo thứ lớp của pháp phải trợ, nương duyên và không ngoài ra với sự trợ của mình, gọi rằng Liên Quan Tương Sinh, tức là pháp thành tựu như là Hành v.v...

Vô Minh Duyên Hành (avijjā paccayā saṅkhāra sabhavati)

 

Vô minh (avijjā) là không biết pháp đáng biết (tức là sở hữu si). Có những câu Pāḷi chú giải như sau:

1. Vijjā paṭikkhati = avijjā: Hành động trái ngược với trí nên gọi là vô minh.

2. Avindiyaṃ vindatīti = avijjā: Pháp mà tạo ác, xấu cách không nên tạo, pháp như thế gọi là vô minh.

3. Vindiyam na vindatīti = avijjā: Pháp mà không thể làm những sự tốt đáng làm, pháp ấy gọi là vô minh.

4. Avijjamāne javāpetīti = avijjā: Pháp mà chuyên môn biết chế định, nam nữ... pháp ấy gọi là vô minh.

5. Vijjamāne na javāpetīti = avijjā: Pháp mà không cho biết siêu lý như là uẩn, xứ... pháp ấy gọi là vô minh.

6. Viditabbam aviditamkarotīti = avijjā: Pháp mà không cho biết pháp đáng biết như là tứ đế... pháp ấy gọi là vô minh.

 

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) vô minh

Trạng thái trái ngược với trí (añāṇalakkhaṇā).

Phận sự làm cho tự nó và pháp đồng sanh tối tăm mê mờ (sammoharasā).

Thành tựu che khuất bản thể chơn tướng (chādanapaccupaṭṭhānā).

Nhân cần thiết có lậu (āsavapadaṭṭhānā).

 

Vô minh nói theo Tạng Kinh có 8

1. Bất tri khổ đế (dukkhe aññāṇaṃ).

2. Bất tri tập đế (dukkhasamudayo aññāṇaṃ).

3. Bất tri diệt đế (dukkhanirodha aññāṇaṃ).

4. Bất tri đạo đế (dukkhanirodhagāminīpaṭipadāya aññāṇaṃ).

5. Bất tri nhân đã qua (pubbante aññāṇaṃ).

6. Bất tri quả sau này (aparante aññāṇaṃ).

7. Bất tri nhân trước quả sau (pubbantāparante aññāṇaṃ).

8. Bất tri liên quan tương sinh (idappaccayatā paṭiccasamuppannesu dhammesu aññāṇaṃ).

 

Hành (saṅkhāra) là đào tạo. Có Pāḷi chú giải như vầy: Saṅkhātaṃ saṅkharonti abhisankharontīti = Saṅkhārā: Pháp nào chuyên môn tạo tác, pháp ấy gọi là hành.

- Saṅkhātaṃ kāyavacīmanokammaṃ abhisaṅkharonti etehīti = Saṅkhārā: Bị tạo mà điều khiển thân, khẩu, ý gọi là hành.

 

Hành đây chia làm hai:

Hành tổng lược chẳng phải chỉ ngay quả vô minh có 7.

và hành trọn quả của vô minh có 6.

 

Thông qua thất hành

1. Hữu vi hành (saṅkhatasaṅkhāra) là những pháp bị tạo tức là tâm, sở hữu và sắc (đây là tổng quát pháp hữu vi chớ chẳng phải chỉ ngay sở hữu tư (cetanā) nên không trọn là quả của vô minh). Cũng như câu “Aniccā vata saṅkhārā” - Chư hành vô thường.

2. Tối vi hành (abhisaṅkhatasaṅkhāra) tức là sắc nghiệp và tâm quả hiệp thế.

3. Chuyên tạo hành (abhisaṅkhāraṇakasaṅkhāra) là những chủng tử (bīja) hiệp thế tức là ảnh hưởng của sở hữu tư (cetanā) hiệp với tâm bất thiện và thiện hiệp thế sau khi diệt rồi mà còn mãnh lực đào tạo sắc nghiệp và tâm quả hiệp thế.

4. Tối cần hành (payogābhisaṅkhāra) là sự ráng hành động của thân và ý, tức là sở hữu cần trợ cho thân và ý không lui sụt (về khẩu thì sự ráng là phụ thuộc, phần chánh như câu 6).

5. Thân hành (kāyasaṅkhāra) theo đây tức là hơi thở.

6. Khẩu hành (vacīsaṅkhāra) theo đây lấy cách kiếm lời và kềm giọng nói, tức là sở hữu tầm và sở hữu tứ.

7. Tâm hành (cittasaṅkhāra) theo đây lấy về khía cạnh của tâm thọ lãnh cảnh và trạng cảnh lại hoặc tổng quát phần phụ trợ của tâm, ngoài ra cách kiếm lời và kềm giọng cho nên ám chỉ thọ, tưởng hoặc 50 sở hữu (trừ tầm, tứ).

 

Giải thêm: Thất hành vừa kể chẳng phải chỉ do mãnh lực của sở hữu si, cho nên nói không trọn phần quả của Vô minh.

 

Lục hành chánh phần quả vô minh

1. Phúc hành (puññābhisaṅkhāra) tức là sở hữu tư (cetanā) hiệp với đại thiện và thiện sắc giới để tạo tâm quả thiện Dục giới, sắc giới và sắc nghiệp thiện.

2. Phi phúc hành (apuññābhisaṅkhāra) tức là sở hữu tư (cetanā) hiệp với tâm bất thiện để tạo tâm quả và sắc nghiệp bất thiện.

3. Bất động hành (aneñjābhisaṅkhāra) tức là sở hữu tư (cetanā) hiệp với tâm thiện Vô sắc giới để tạo tâm quả vô sắc giới.

4. Thân hành (kāyasaṅkhāra) tức là sở hữu tư (cetanā) hiệp với tâm bất thiện, đại thiện cố quyết điều khiển thân hành động.

5. Khẩu hành (vacīsaṅkhāra) tức là sở hữu tư (cetanā) hiệp với tâm bất thiện, đại thiện điều khiển nói năng.

6. Tâm hành (cittasaṅkhāra) tức là sở hữu tư (cetanā) hiệp với tâm bất thiện, 17 thiện hiệp thế điều khiển ý.

 

Hành (saṅkhāra) có những câu Pāḷi chú giải như sau:

- Attano santānaṃ punāti sodhetīti = puññaṃ: Những chi rửa sạch cơ tánh ta, gọi là phước.

- Na puññaṃ = apuññaṃ: Trái ngược với phước, gọi là phi phước.

- Na iñjatīti = aniñjaṃ: Không có lay động, gọi là bất động.

- Aniñajaṃeva = āneñjaṃ: Bất động tức là không lay chuyển.

- Puññam ca taṃ abhisaṅkharocāti = puññabhisaṅkhāro: Chuyên sửa sang sắp đặt làm cho (tâm) trong sạch, gọi là phước hành

- Apuññaṃ ca taṃ abhisaṅkharocāti = apuññābhisaṅkhāro: Trau dồi sắp đặt và trái ngược với phước nên gọi là phi phước hành.

- Aneñjañca taṃ abhisaṅkhārocāti = anenjābhisaṅkhāro: Không lay động và trau dồi sắp đặt nên gọi là bất động hành.

- Kāyaṃ saṅkharotīti = kāyasaṅkhāro: Điều khiển thân gọi là thân hành.

- Vācaṃ saṅkhārotīti = vacīsaṅkhāro: Điều khiển nói gọi là khẩu hành.

- Cittaṃ saṅkhārotīti = Cittasaṅkhāro: Điều khiển nghĩ ngợi, gọi là tâm hành.

 

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của Hành thuộc quả vô minh

Trạng thái: Chuyên môn đào tạo (abhisaṅkharaṇalakkhaṇā).

Phận sự: Cố quyết tạo sắc nghiệp và tâm quả hiệp thế (āyūhanarasā).

Thành tựu: Đề đốc pháp câu sanh (cetanāpaccupaṭṭhānā).

Nhân cận: Có Vô minh (avijjāpadaṭṭhānā).

 

Vô minh duyên Phúc hành đặng 2 duyên.

Cảnh duyên rammaapaccayo).

Thường cận (đại) y duyên (Pakatūpanissaya-paccayo).

 

Phúc hành (Puññābhisakhāra) chia làm 2

Sở hữu tư (cetanā) hiệp với tâm thiện sắc giới nên gọi là Phúc hành Sắc giới.

Sở hữu tư (cetanā) hiệp với tâm đại thiện nên gọi là Phúc hành Dục giới.

 

Vô minh duyên phúc hành sắc giới chỉ đặng 1 duyên là Thường cận (đại) y duyên (Pakatūpanissayapaccayo) như là có người tâm bất thiện thường sanh ra làm những điều chẳng tốt, rồi gặp nhiều trường hợp đâm ra quá chán nản, tìm tu pháp chỉ (samatha) cho đến đắc thiền là do nhờ mãnh lực bất thiện đã từng thường sanh hằng có sở hữu si, cho nên đặng gọi là vô minh duyên phúc hành sắc giới bằng Thường cận (đại) y duyên.

 

Hay là ham thần thông (abhiññā), ham sanh về cõi Sắc giới cho đến hằng ưa thích những ân đức thiền nhiều lần thành ra rất mạnh, thúc đẩy cho sự cố gắng tu theo những đề mục đắc thiền sắc giới thành tựu. Còn người đang ở cõi Sắc giới cũng vì ưa những cõi Sắc giới nên trau dồi thiền sắc giới.

Đây là sở hữu tư (cetanā) hiệp với tâm thiện sắc giới sanh đặng do mãnh lực Thường cận (đại) y duyên của sở hữu si.[1]

Vô minh duyên phúc hành: Nói chung đặng 4 duyên. Hẹp hai duyên, rộng hai duyên.

Vô minh giúp hành đại thiện bằng Cảnh duyên (Ārammaṇāpaccayo) hay Cảnh trưởng duyên (Ārammanādhipatipaccayo) như là đại thiện tư tưởng đến tâm bất thiện cho là không tốt... hoặc nghĩ rằng biết tham như biết mặt đạo tặc vững lòng thành Cảnh trưởng (Cảnh cận y: Ārammanūpanissayapaccayo).

Còn sự mong mỏi ưa thích ỷ lại phước... bằng tâm bất thiện do mãnh lực ấy mà đại thiện và thiện sắc giới phát sanh đó là vô minh trợ Phúc hành bằng Cận y duyên (Upanissayapaccayo) hay Thường cận y duyên (Pakatūpanissayapaccayo).

 

Vô minh duyên phi phúc hành: Là sở hữu si trợ cho sở hữu tư (cetanā) hiệp tâm bất thiện, tức là sở hữu tư (cetanā) hiệp với tâm bất thiện đều có sở hữu si đi chung luôn cả 12 tâm bất thiện và sở hữu tư (cetanā) cũng biết đặng sở hữu si hiệp tâm bất thiện đã diệt hoặc sẽ sanh không đồng một lộ. Cho nên cách trợ đặng 16 duyên kể sau:

1. Nhân duyên  (Hetupaccayo)

2. Cảnh duyên (Ārammaṇapaccayo)

3. Trưởng duyên (hẹp) (Adhipatipaccayo)

4. Cảnh cận y duyên (Ārammanupanisayapaccayo)

hoặc Cảnh trưởng duyên (rộng) (Ārammanādhipati-paccayo)

5. Vô gián duyên (Anantara paccavo), Đẳng vô gián duyên (Samanantarapaccayo)

6. Câu sanh duyên (Sahajātapaccayo)

7. Hỗ tương duyên (Aññamaññapaccayo)

8. Y chỉ duyên (Nissayapaccayo)

9. Cận y duyên (hẹp) (Upanissayapaccayo) hoặc Thường cận y duyên (rộng) (Pakatūpanissayapaccayo)

10. Trùng dụng duyên (Āsevanapaccayo)

11. Tương ưng duyên (Sampayuttayaccayo)

12. Câu sanh hiện hữu duyên (Sahajātatthipaccayo)

13. Vô hữu duyên (Natthipaccayo)

14. Ly khứ duyên (Vigatapaccayo)

15. Câu sanh bất ly duyên (Sahajāta Avigatapaccayo)

16. Vô gián cận y duyên (Anantarūpanissayapaccayo)

 

- Vô minh duyên phi phúc hành trợ bằng cách Nhân duyên là sở hữu si thuộc về nhân tương ưng (sampayuttahetu) hiệp trợ với sở hữu tư (cetanā) trong 12 tâm bất thiện.

- Vô minh làm duyên cho phi phúc hành bằng Cảnh duyên là sở hữu tư (cetanā) hiệp tâm bất thiện của người khác quá khứ, hiện tại, vị lai, của ta quá khứ, vị lai mà bắt sở hữu si làm cảnh.

- Vô minh duyên phi phúc hành bằng cách Trưởng duyên là ám chỉ sau khi chia có Cảnh cận y, Cảnh trưởng duyên thì sở hữu si hiệp chung với tham cũng đặng thành cảnh trưởng của sở hữu tư (cetanā) hiệp với tham.

- Vô minh duyên phi phúc hành bằng cách Vô gián duyên là sở hữu si hiệp với tâm bất thiện cái trước; còn sở hữu tư (cetanā) hiệp với tâm bất thiện sanh cái sau.

- Vô minh duyên phi phúc hành bằng cách Đẳng vô gián duyên cũng như Vô gián duyên.

- Vô minh duyên phi phúc hành bằng cách Câu sanh duyên tức là sở hữu si đồng sanh chung nhau với sở hữu tư (cetanā) trong 12 tâm bất thiện.

- Vô minh duyên phi phúc hành bằng cách Hỗ tương duyên: là sở hữu si hiệp chung nhau với sở hữu tư (cetanā) theo mỗi tâm bất thiện mà có sự giúp qua giúp lại.

- Vô minh duyên phi phúc hành bằng Câu sanh duyên tức là sở hữu si và sở hữu tư (cetanā) nương nhau sanh chung theo mỗi tâm bất thiện.

- Vô minh duyên phi phúc hành bằng Thường Cận y duyên sở hữu si với sở hữu tư (cetanā) hiệp chung theo tâm bất thiện rất nương nhau kế cạnh khắn khít.

- Vô minh duyên phi phúc hành bằng Trùng dụng duyên tức là sở hữu si hiệp với tâm bất thiện sanh trước giúp cho sở hữu tư (cetanā) hiệp tâm bất thiện sanh sau kế đó, tâm đổng lực trước trợ cho tâm đổng lực (javana) sau.

- Vô minh duyên phi phúc hành bằng Tương ưng duyên là sở hữu si và sở hữu tư (cetanā) đồng thời hiệp trong 1 cái tâm bất thiện, nên có sự hòa trộn giúp bằng cách tương ưng.

- Vô minh duyên phi phúc hành bằng Câu sinh hiện hữu duyên là sở hữu si và sở hữu tư (cetanā) đồng sanh trong 1 cái tâm bất thiện đang còn.

- Vô minh duyên phi phúc hành bằng Vô hữu duyên là sở hữu si hiệp với tâm bất thiện sanh trước vừa diệt rồi; cho nên sở hữu tư (cetanā) hiệp với tâm bất thiện sanh sau mới sanh đặng.

- Vô minh trợ Phi phúc hành bằng Ly khứ duyên là sở hữu si hiệp với cái tâm bất thiện trước vừa diệt rồi cho nên sở hữu tư (cetanā) hiệp với cái tâm bất thiện sau đặng sanh.

- Vô minh trợ Phi phúc hành bằng Câu sinh bất ly duyên là sở hữu si và sở hữu tư (cetanā) chung nhau đồng hiệp 1 cái tâm bất thiện chẳng phải lìa nhau, cho nên gọi trợ bằng cách Bất ly duyên.

 

Vô minh duyên bất động hành có 1 duyên, hẹp là Cận (đại) y duyên (Upanissayapaccayo). Rộng là Thường cận (đại) y duyên (Pakatūpanissayaccayo) nghĩa lý cũng như vô minh duyên phúc hành sắc giới.

 

Vô minh duyên thân hành là sở hữu si trợ cho sở hữu tư (cetanā) hiệp với tâm đại thiện và bất thiện, sai khiến thân hành động như vô minh duyên phi phúc hành và phúc hành dục giới gom lại.

 

Vô minh duyên khẩu hành như vô minh duyên thân hành.

 

Vô minh duyên tâm hành, như vô minh duyên phúc hành, phi phúc hành và bất động hành gom lại.

 

Vô minh duyên hành (theo rộng đặng 17 duyên)

1. Nhân duyên (Hetupaccayo).

2. Cảnh duyên (Ārammaṇapaccayo).

3. Cảnh trưởng duyên (Ārammaṇādhipatipaccayo).

4. Vô gián duyên  (Antarapaccayo).

5. Đẳng vô gián duyên (Samanantarapaccayo).

6. Câu sanh duyên (Sahajātapaccayo).

7. Hỗ tương duyên (Aññamaññapaccayo).

8. Câu sanh y duyên (Sahajātanissayapaccayo).

9. Cảnh cận y duyên (Āramaṇūpanissayapaccayo.

10. Vô gián cận y duyên  (Anantarūpanissayapaccayo).

11. Thường cận y duyên  (Pakatūpanissayapaccayo).

12. Trùng dụng duyên (Āsevanapaccayo).

13. Tương ưng duyên (Sampayuttapaccayo).

14. Câu sanh hiện hữu duyên (Sahajātatthipaccayo).

15. Vô hữu duyên (Natthipaccayo).

16. Ly khứ duyên (Vigatapaccayo).

17. Câu sanh bất ly duyên (Sahajāta avigatapaccayo).

 

Dứt phần: Vô minh duyên Hành

 Duyên rộng chỉ khác với duyên hẹp chút ít nên khỏi giải. Nếu nhận chưa rõ, hoan hỷ coi lại Siêu lý Cao học phần trước và tập phụ.

Hành Duyên Thức (Saṅkhāra Paccayā Viññānaṃ Sabhavati)

 

Hành duyên thức cũng là sở hữu tư (cetanā) hiệp với tâm bất thiện, 17 thiện hiệp thế để chủng tử (bīja) hay mãnh lực tạo tâm quả hiệp thế. Có hai câu Pāḷi chú giải như vầy:

- Vijānātīti = viññāṇaṃ: Biết cảnh bằng cách đặc biệt, nên gọi là thức. Đây ám chỉ 32 tâm quả hiệp thế.

- Vijānanti etanāti = viññāṇaṃ: Nhân đặc biệt làm cho người biết cảnh đó là thức, tức là tâm. Đây chỉ lấy 32 tâm quả hiệp thế.

 

Hành duyên thức đặng 2 duyên

1 là Dị thời nghiệp duyên (Nānakkhaṇikakammapaccayo).

2 là Thường cận (đại) y duyên (Pakatūpanissayapaccayo).

 

Hành làm nhân cho thức chỉ lấy phúc hành (puññābhisaṅkhāra), phi phúc hành (apuññābhisaṅkhāra) và bất động hành (aneñjābhisaṅkhāra) cho gọn cũng là trùm đủ lấy hết sở hữu tư (cetanā) hiệp tâm bất thiện và thiện hiệp thế.

 

- Xin nhắc chỉ theo lối Dị thời nghiệp duyên (nānakkhaṇikakammapaccayo) là sở hữu tư (cetanā) hiệp với tâm si điệu cử tạo 7 tâm quả bất thiện đều không tái tục. Còn sở hữu tư (cetanā) hiệp với 11 tâm bất thiện kia cũng tạo 7 tâm quả bất thiện mà tái tục đặng như là thẩm tấn quả bất thiện nếu làm việc tái tục tạo ra người khổ tức là tứ ác thú: Địa ngục, ngạ quỉ, bàng sanh vā a-tu-la khổ.

- Sở hữu tư hiệp với 4 tâm đại thiện bất tương ưng thiếu tư tiền (pubbacetanā) hoặc tư hậu (aparacetanā) chỉ tạo đặng 8 tâm quả thiện vô nhân. Nếu không thiếu thì tạo đặng 12 tâm quả thiện là 8 tâm quả thiện vô nhân và 4 tâm đại quả bất tương ưng.

- Sở hữu tư hiệp với 4 tâm đại thiện tương ưng thiếu tư tiền (pubbacetanā) hoặc tư hậu (aparacetanā) chỉ tạo 12 tâm quả thiện như vừa kể. Nếu đủ tam tư thì tạo 16 tâm quả thiện Dục giới tức là 8 tâm quả thiện vô nhân và 8 tâm đại quả.

- Sở hữu tư hiệp với tâm thiện sắc giới bực thiền nào thời cho quả bực thiền nấy.

- Sở hữu tư hiệp với tâm thiện vô sắc giới cũng như thế.

 

Cho nên nói: "Nhân nào quả nấy, chẳng chinh khác từng".

Vừa nói đã chỉ rõ hành duyên thức bằng Dị thời nghiệp duyên (Nānakkhaṇikakammapaccayo).

 

- Còn hành làm duyên cho thức về lối Thường cận (đại) y duyên (pakatūpanissayapaccayo) cũng như vô minh giúp hành bằng Thường cận (đại) y duyên. Nhưng sắc sảo hơn là ưa thích thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng... và ta sẽ như thế như như thế. Nghĩ ngợi như vậy rất nhiều thành mạnh cũng có thể trợ giúp đặng thành tựu.

(xin coi lại Thường cận y duyên về Pháp thiện và bất thiện trợ vô ký, trong quyển Siêu lý Cao học).

 

Lý do: Sở hữu tư (cetanā) hiệp tâm đạo cũng là Nghiệp dị thời và Vô gián nghiệp duyên chủng tử tạo tâm quả siêu thế, nhưng đây không nên kể vô là vì chẳng phải liên quan trong đời và ngoài cách luân hồi (vaṭṭa) trong 3 cõi.

Cho nên hành duyên thức dù lục hành hay tam hành cũng bao nhiêu sở hữu tư (cetanā) không ngoài 2 duyên đã kể và lấy nhân hành, quả thành trong phần hiệp thế.

 

Tứ ý nghĩa (atta) của thức

Trạng thái biết cảnh (cách đặc biệt) (vijānanalakhaṇaṃ).

Phận sự hướng đạo cho sở hữu và sắc nghiệp (pubbaṅgamarasaṃ).

Thành tựu nối chặng giữa của đời trước và đời sau (paṭisandhipaccupaṭṭhāṇaṃ).

Nhân cần có tam hành hoặc 6 vật hay 6 cảnh (saṅkhārapadaṭṭhānaṃ) (vaṭṭhārammaṇapadaṭṭhānaṃ).

 

Phần 19 tâm tái tục theo tam hành

1. Phi phúc hành (trừ sở hữu tư (cetanā) hiệp tâm si điệu cử) làm nhân, còn tâm thẩm tấn thọ xả của quả bất thiện thành quả cho tái tục tứ ác thú (địa ngục, ngạ quỉ, bàng sanh và a tu la khổ).

2. Phúc hành là sở hữu tư (cetanā) hiệp 4 tâm đại thiện bất tương ưng bực hạ làm nhân trợ, còn tâm thẩm tấn quả thiện vô nhân thọ xả là quả tái tục thành người lạc vô nhân, tức là nhân loại và chư Thiên Tứ Thiên Vương bực thấp mà có tật từ trong bụng Mẹ.

3. Phúc hành thuộc về đại thiện bất tương ưng bực cao (ukkaṭṭha) và sở hữu tư (cetanā) hiệp 4 tâm đại thiện tương ưng bực thấp (omaka) làm nhân cho tái tục, thời đặng 4 tâm đại quả bất tương ưng là quả cho tái tục thành người nhị nhân (dvihetukapuggala) tức là nhân loại và chư Thiên cõi trời lục dục nhị nhân.

4. Phúc hành là sở hữu tư (cetanā) hiệp tâm đại thiện tương ưng bực cao làm nhân cho quả tái tục, thời đặng 4 tâm đại quả tương ưng cho quả tái tục thành nhân loại và chư Thiên lục dục tam nhân (tihetuka).

5. Phúc hành là sở hữu tư (cetanā) hiệp 5 tâm thiện sắc giới trợ tạo tâm tái tục sắc giới, thì 5 tâm quả sắc giới cho quả tái tục thành chư Phạm Thiên trong 15 cõi Sắc giới hữu tâm.

6. Bất động hành là sở hữu tư (cetanā) hiệp 4 tâm thiện vô sắc làm nhân, thời 4 tâm quả vô sắc cho quả tái tục thành người Vô sắc giới.

 

Phân 32 thức bình nhựt do hành

1. Phi phúc hành là sở hữu tư (cetanā) hiệp 12 tâm bất thiện làm nhân, 7 tâm quả bất thiện làm quả hưởng cảnh không tốt trong 11 cõi Dục giới.

2. Phi phúc hành là sở hữu tư (cetanā) hiệp 12 tâm bất thiện làm nhân. 4 tâm quả bất thiện (nhãn thức, nhĩ thức, tiếp thâu, thẩm tấn) làm quả để hưởng cảnh xấu trong 15 cõi Sắc giới hữu tâm.

3. Phúc hành là sở hữu tư (cetanā) hiệp 8 tâm đại thiện làm nhân, còn 8 tâm quả thiện vô nhân thành quả hưởng cảnh tốt trong 11 cõi Dục giới.

4. Phúc hành là sở hữu tư (cetanā) hiệp 8 tâm đại thiện làm nhân, còn 8 tâm đại quả làm việc na cảnh tốt trong 7 cõi vui Dục giới.

5. Phúc hành là sở hữu tư (cetanā) hiệp 8 tâm đại thiện làm nhân, thời 5 tâm quả thiện vô nhân (nhãn thức, nhĩ thức, tiếp thâu và 2 tâm thẩm tấn) làm quả hưởng cảnh tốt trong 15 cõi Sắc giới hữu tâm.

6. Phúc hành là sở hữu tư (cetanā) hiệp 5 tâm thiện sắc giới làm nhân, còn 5 tâm quả sắc giới thành quả làm việc hữu phần trong 15 cõi Sắc giới hữu tâm.

7. Bất động hành là sở hữu tư (cetanā) hiệp 4 tâm thiện Vô sắc giới làm nhân, thời 4 tâm quả vô sắc giới thành quả làm việc hữu phần của người Vô sắc giới.

 

19 Tâm Tái Tục Phân Theo Các Cách

Phân hỗn hợp bất hỗn hợp sắc có 2:

- Thức tái tục sanh chung nhau với sắc có 15 là 2 tâm thẩm tấn thọ xả, 8 tâm đại quả và 5 tâm quả sắc giới.

- Thức tái tục không sanh chung với sắc có 4 là 4 tâm quả vô sắc.

 

Phân 19 tâm tái tục theo tam giới:

- Thức tái tục cõi Dục giới có 10 là 2 tâm thẩm tấn thọ xả và 8 tâm đại quả.

- Thức tái tục cõi Sắc giới có 5 là 5 tâm quả sắc giới.

- Thức tái tục cõi Vô sắc giới có 4 là 4 tâm quả vô sắc.

 

Phân tâm tái tục theo tứ sanh:

- Noãn sanh (aṇḍaja) có 10 thứ tâm tái tục là: 2 tâm thẩm tấn thọ xả và 8 tâm đại quả.

- Thai sanh (jalābuja) có 10 thứ tâm tái tục là: 2 tâm thẩm tấn thọ xả và 8 tâm đại quả.

- Thấp sanh (saṃsedaja) có 1 thứ tâm tái tục là tâm thẩm tấn quả bất thiện.

- Hóa sanh (opapātika) có 19 thứ tâm tái tục là: 2 tâm thẩm tấn thọ xả, 8 tâm đại quả và 9 tâm quả đáo đại.

 

Phân tâm tái tục theo ngũ đạo:

- Thức tái tục thiên đường có 18 là: 1 tâm thẩm tấn quả thiện vô nhân, 8 tâm đại quả và 9 tâm quả đáo đại.

- Thức tái tục nhân loại có 9 là: 8 tâm đại quả và 1 tâm thẩm tấn quả thiện vô nhân thọ xả.

- Thức tái tục địa ngục có 1 là tâm thẩm tấn quả bất thiện.

- Thức tái tục bàng sanh có 1 cũng là tâm thẩm tấn quả bất thiện.

- Thức tái tục ngạ quỉ có 1 cũng là tâm thẩm tấn quả bất thiện.

 

Phân thức nương theo cõi có 7 hoặc 8:

1- Thân dị tưởng dị (nānattakāya nānattasaññī) là chúng sanh ở cõi vui Dục giới vì tái tục tới 9 thứ tâm là 8 tâm đại quả và tâm thẩm tấn thọ xả quả thiện. Thân hình khác nhau, nam nữ, lớn nhỏ, tốt, xấu...

2- Thân dị tưởng đồng (nānattakāya ekattasaññī) là chúng sanh có thân hình khác nhau mà tâm tái tục đồng nhau như là tứ khổ thú và 3 cõi sơ thiền. Vì địa ngục, ngạ quỉ, bàng sanh và a-tu-la khổ, thân hình khác nhau nhưng tái tục đồng một thứ tâm thẩm tấn quả bất thiện. Còn cõi sơ thiền phải 3 hạng người là Đại phạm thiên, Phạm phụ thiên và Phạm chúng thiên, nhưng chỉ tái tục đồng một thứ tâm quả sơ thiền sắc giới

3- Thân đồng tưởng dị (ekattakāya nānattasaññi) là những chúng sanh thân hình đồng nhau mà tâm tái tục có khác nhau như là 3 cõi nhị thiền sắc giới hào quang có nhiều ít nhưng thân thể như nhau, mà hoặc tái tục bằng tâm quả nhị thiền hay tam thiền, cho nên gọi là tưởng dị.

4- Thân đồng tưởng đồng (ekattakāya ekattasaññī) là chúng sanh thân hình và tâm tái tục giống nhau như 3 cõi tam thiền và 6 cõi tứ thiền hữu tưởng. Vì cõi tam thiền chỉ tái tục bằng tâm quả tứ thiền dù thân khác và sự trong ngần nhiều ít, nhưng hình thức thân thể chẳng khác. Còn cõi quảng quả và Tịnh cư chỉ tái tục bằng tâm quả ngũ thiền sắc giới, dù ngôi thứ là phàm phu hay đạo quả có khác nhau nhưng thân hình đều không khác.

5- Không vô biên thức (ākāsānañcāyatanaviññāṇa) là ám chỉ tâm quả không vô biên.

6- Thức vô biên thức (Viññāṇañcāyatanaviñññāṇa) ám chỉ tâm quả thức vô biên.

7- Vô sở hữu thức (Ākiñcaññāyatanaviññāṇa) ám chỉ tâm quả vô sở hữu.

8- Phi tưởng phi phi tưởng thức (Nevasaññāṇāsaññāyatanaviññāṇa) là ám chỉ tâm quả phi tưởng phi phi tưởng.

-----------------------

Hành duyên thức (theo rộng đặng 2 duyên)

1 là Thường cận (đại) y duyên (Pakatūpanissayapaccayo)

2 là Nghiệp dị thời duyên (Nānakkhaṇikakammapaccayo)

 

Dứt phần Hành duyên Thức

Trước khi giải về Thức duyên Danh Sắc xin nhắc phần chánh và phụ.

Phần chánh thì chỉ lấy nhân là 32 tâm thức hiệp thế, còn quả là 35 sở hữu hợp và sắc tái tục với nó.

Quả thuộc về phần phụ là tất cả sắc nghiệp bình nhựt sắc tâm quả hiệp thế và sắc tái tục Vô tưởng do lấy theo nhơn là nghiệp thức và quả thức bình nhựt mới lấy đặng những sắc pháp thành quả như thế

Thức Duyên Danh Sắc (Viññāṇa paccayā nāmarūpaṃ sambhavati)

 

Thức trợ cho danh sắc sanh ra đặng là sở hữu hợp với 32 tâm quả hiệp thế; và sắc nghiệp sanh ra đặng do nhờ quả thức (vipākaviññāṇa) và nghiệp thức (kammaviññāṇa) làm nhân.

Thức làm nhân cho danh sắc sanh ra có hai: quả thức (vipākaviññāṇa), và nghiệp thức (kammaviññāṇa).

- Quả thức (vipākaviññāṇa) tức là 32 tâm quả hiệp thế (lokiyavipākacitta).

- Nghiệp thức (kammaviññāṇa) tức là sở hữu tư (cetanā) hiệp với tâm bất thiện, đại thiện và thiện sắc giới đời quá khứ.

 

- Danh pháp (nāma) thành quả đây tức là 35 sở hữu hợp với 32 tâm quả hiệp thế.

- Sắc pháp (rūpa) thành quả đây tức là sắc nghiệp tái tục (paṭisandhikammajarūpa), sắc nghiệp bình nhựt (pavattikammajarūpa) và sắc tâm quả.

 

Phụ chú:

Sắc nghiệp bình nhựt (pavattikammajarūpa) và sắc tâm (citajarūpa) kể vào tâm quả đây là do nghiệp thức và quả thức bình nhựt trợ, đều thuộc về phần phụ.

 

Chia quả thức và danh sắc theo thời tái tục và bình nhựt như sau:

- Quả thức tái tục (paṭisandhivipākaviññāṇa) tức là 19 tâm tái tục.

- Quả thức bình nhựt (pavattipākaviññāṇa) tức là 32 tâm quả hiệp thế (trừ tâm tái tục).

 

- Danh tái tục (paṭisandhināma) tức là 35 sở hữu hợp với 19 tâm tái tục.

- Danh bình nhựt (pavattināma) tức là 35 sở hữu hợp với 32 tâm quả hiệp thế (trừ tâm tái tục).

 

- Sắc tái tục (paṭisandhirūpa) tức là sắc nghiệp câu sanh với tâm tái tục.

- Sắc bình nhựt (pavattirūpa) tức là sắc tâm do 18 tâm quả cõi hữu sắc tạo khi bình nhựt; và sắc nghiệp do 25 thức nghiệp tạo (sở hữu tư (cetanā) hiệp với tâm bất thiện, đại thiện và thiện sắc giới).

---------------------------------

- Danh (nāma) có câu Pāḷi chú giải như vầy: Ārammaṇe namatīti = nāmaṃ: Những pháp chong vào cảnh gọi là danh hay danh pháp hữu vi, tức là tâm và sở hữu. Đây chỉ lấy sở hữu hợp với tâm quả hiệp thế.

- Sắc (rūpa) có câu Pāḷi chú giải như vầy: Sītuṇhādī virodhipaccayehi ruppatīti = Rūpaṃ: Những pháp tiêu hoại đổi thay do duyên đối lập có nóng lạnh... gọi là sắc, tức là sắc nghiệp và sắc tâm quả.

- Danh sắc có câu Pāḷi chú giải như vầy: Nāmañca rūpañca nāmarūpañca = nāmarūpaṃ: Danh và sắc chung lại gọi là danh sắc.

Nói danh sắc (nāmarūpaṃ) nếu trình bày theo cách danh và sắc sanh ra do thức thì phải dùng câu Pāḷi như vầy: Viññaṇa paccayā nāmarūpa nāmarūpaṃ. Nhưng đây nên bớt một chữ nāmarūpa chỉ để chữ nāmarūpaṃ là trình bày theo cách đơn độc.

 

Thức trợ cho danh sắc có 3 cách:

1- Thức trợ cho danh cõi Vô sắc và một phần cõi ngũ uẩn tức là:

4 tâm quả vô sắc giới trợ cho 30 sở hữu hợp tái tục luôn bình nhựt;

Và ngũ song thức trợ cho 7 sở hữu biến hành khi bình nhựt trong 26 cõi ngũ uẩn.

 

2- Thức trợ cho sắc cõi Vô tưởng và một phần cõi ngũ uẩn ám chỉ nghiệp thức (kammaviññāṇa) tức là:

Sở hữu tư (cetanā) hiệp với tâm thiện ngũ thiền sắc giới đời trước trợ sắc nghiệp tái tục, bình nhựt của bực Vô tưởng;

Và sở hữu tư (cetanā) hiệp với tâm bất thiện, đại thiện đời quá khứ trợ cho sắc nghiệp bình nhựt cõi Dục giới;

Và nữa, sở hữu tư (cetanā) hiệp đại thiện và thiện sắc giới đời quá khứ trợ cho sắc nghiệp bình nhựt trong 15 cõi Sắc giới hữu tâm.

 

3- Thức duyên danh sắc một phần trong cõi ngũ uẩn, thức đây là 15 tâm tái tục cõi ngũ uẩn giúp cho 35 sở hữu hợp, sắc nghiệp tái tục cõi ngũ uẩn và 18 thức bình nhựt cõi ngũ uẩn (trừ 10 tâm ngũ song thức) có tạo sắc giúp cả 35 sở hữu hợp và sắc tâm quả cõi ngũ uẩn.

 

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của danh:

Trạng thái: Chong vào cảnh (nāmanalakkhaṇaṃ)

Phận sự: Phối hợp với tâm (sampayogarasaṃ)

Thành tựu: Không xa lìa tâm (avinibbhogapaccupaṭṭhānaṃ)

Nhân cận: Có thức (viññāṇapadaṭṭhānaṃ)

 

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sắc

Trạng thái: Tiêu hoại đổi thay (ruppanalakkhaṇaṃ).

Phận sự: Chia rẽ, chia lìa (vikiranarasaṃ).

Thành tựu: Vô ký hoặc bất tri (abyākatapaccupaṭṭhānaṃ).

Nhân cận: Có thức (viññāṇapadaṭṭhānaṃ).

--------------------------

Danh sắc là quả của thức đây tức là sở hữu hợp với tâm tái tục và sắc nghiệp, cho nên thức làm duyên cho danh sắc đặng 10 duyên.

 

Quả thức (vipākaviññāṇa) trợ cho danh đặng 9 duyên:

1. Câu sanh duyên (Sahajātapaccayo).

2. Hỗ tương duyên (Aññamaññapaccayo).

3. Câu sinh y duyên (Sahajātanissayapaccayo).

4. Dị thục quả duyên (Vipākapaccayo).

5. Danh vật thực duyên (Āhārapaccayo).

6. Câu sinh quyền duyên (Sahajātindriya paccayo).

7. Tương ưng duyên (Sampayuttapaccayo).

8. Câu sinh hiện hữu duyên (Sahajātatthipaccayo).

9. Câu sinh bất ly duyên (Sahajāta avigatapaccayo).

- Câu sanh duyên là tâm quả hiệp thế đồng sanh chung với sở hữu hợp,

- Hỗ tương duyên là tâm quả hiệp thế giúp qua giúp lại với sở hữu hợp.

- Câu sinh y duyên là sở hữu hiệp với tâm quả hiệp thế nương tâm quả hiệp thế.

- Dị thục quả duyên là tâm quả hiệp thế trợ cho sở hữu hợp.

- Danh vật thực duyên là tâm quả hiệp thế thuộc về thức thực mà giúp cho sở hữu đồng hợp.

- Câu sinh quyền duyên là tâm quả hiệp thế thuộc về ý quyền mà giúp cho sở hữu đồng hợp.

- Tương ưng duyên là tâm quả hiệp thế với sở hữu hòa trộn với nhau, nên giúp bằng cách tương ưng.

- Câu sinh hiện hữu duyên là tâm quả hiệp thế giúp cho sở hữu bằng cách đang còn.

- Câu sinh bất ly duyên là tâm quả hiệp thế giúp cho sở hữu bằng cách không rời nhau.

 

Thức tái tục trợ cho sắc ý vật tái tục đặng 9 duyên:

1. Câu sinh duyên

2. Hỗ tương duyên

3. Câu sinh y duyên

4. Dị thục quả duyên

5. Danh vật thực duyên

6. Câu sinh quyền duyên

7. Câu sinh bất tương ưng duyên

8. Câu sinh hiện hữu duyên

9. Câu sinh bất ly duyên

Chỉ khác trên là thêm Câu sanh bất tương ưng duyên, bớt Tương ưng duyên vì danh với sắc.

 

Thức giúp cho sắc tái tục ngoài ra sắc ý vật đặng 8 duyên:

1. Câu sanh duyên

2. Câu sinh y duyên

3. Dị thục quả duyên

4. Danh vật thực duyên

5. Câu sinh quyền duyên

6. Câu sinh bất tương ưng duyên

7. Câu sinh hiện hữu duyên

8. Câu sinh bất ly duyên

Như kể trước đây, chỉ bớt Hỗ tương duyên

 

Nghiệp thức làm duyên cho sắc nghiệp bình nhựt và sắc tái tục Vô tưởng đặng 7 duyên:

1. Thường cận y duyên

2. Bất tương ưng duyên

3. Vô hữu duyên

4. Ly khứ duyên

5. Vô gián duyên

6. Đẳng vô gián duyên

7. Vô gián cận y duyên

Tâm bất thiện, đại thiện và thiện sắc giới đời quá khứ mà gọi là nghiệp thức (kammaviññāṇa) vì có sở hữu tư (cetanā) thuộc phần đào tạo, cho nên phải kể nghiệp. Sự mong mỏi hay chấp trước dĩ nhiên có sở hữu dục... nhưng tâm làm hướng đạo cho sở hữu rất đáng kể cần phải nêu ra mà những sắc nghiệp, bình nhựt, tái tục. Cõi Vô tưởng thành quả của những tâm này, theo đoạn thức duyên danh sắc, mới đổi chữ tâm kêu chữ thức cho thích hợp nên gọi là nghiệp thức (kammaviññāṇa).

Những tâm nói trên chủ trương trợ tạo sắc nghiệp bình nhựt và sắc tái tục cõi Vô tưởng đặng 7 duyên như đã kể.

- Sự thường ước mong của đời trước là Thường cận (đại) y duyên.

- Thức giúp cho sắc là Bất tương ưng duyên.

- Do đời quá khứ giúp cho đời này là Vô hữu duyên và Ly khứ duyên, Vô gián, Đẳng vô gián, Vô gián cận y.

 

Thức duyên danh sắc kể theo rộng đặng 12 hoặc 16 duyên

1- Cảnh trưởng duyên

2- Câu sinh duyên

3- Câu sinh y duyên

4- Cảnh cận (đại) y duyên

5- Thường cận y duyên

(kể theo nghiệp thức)

6- Dị thục quả duyên

7- Danh vật thực duyên

8- Câu sinh quyền duyên

9- Tương ưng duyên

10- Câu sinh bất tương ưng duyên

11- Bất tương ưng duyên  (kể theo nghiệp thức)

12- Câu sanh hiện hữu duyên

13- Sắc mạng quyền hiện hữu duyên

14- Vô hữu duyên  (kể theo nghiệp thức)

15- Ly khứ duyên

(kể theo nghiệp thức)

16- Câu sinh bất ly duyên

17- Sắc mạng quyền bất ly duyên

18- Sắc mạng quyền duyên

19- Vô gián duyên

20- Đẳng vô Gián duyên  

21- Vô gián cận y duyên  

Dứt phần Thức duyên Danh Sắc

Danh Sắc Duyên 6 Xứ (Nāmarūpa paccayā saḷāyatanaṃ sambhavati)

 

Danh (nāma) tức là 35 sở hữu hiệp với 32 tâm quả hiệp thế.

Sắc (rūpa) tức là sắc nghiệp (kammajarūpa).

6 xứ nội (salāyatana)

1- nhãn xứ (cakkhāyatana) tức là nhãn thanh triệt

2- nhĩ xứ (sotāyatana) tức là nhĩ thanh triệt

3- tỷ xứ (ghānāyatana) tức là tỷ thanh triệt

4- thiệt xứ (jivhāyatana) tức là thiệt thanh triệt

5- thân xứ (kāyāyatana) tức là thân thanh triệt

6- ý xứ (manāyatana) tức là 32 tâm quả hiệp thế.

 

6 xứ (saḷāyatana) có những câu chú giải như sau:

- Āyatanaṃ saṅkhāravaṭṭaṃ nayatīti = āyatanaṃ: Pháp nào duy trì luân hồi trường cửu, pháp ấy gọi là xứ tức là 12 xứ.

- Cha āyatanāni = Saḷāyatanaṃ: Cả 6 xứ trong phần ta, gọi là 6 xứ nội

- Salāyatanañ ca chaṭṭ hāyatanañ ca = Saḷāyatanaṃ: 6 xứ nội và 6 xứ ngoại nói chung lại gọi là 12 xứ.

(6 xứ thành quả của danh sắc chỉ lấy 6 xứ nội)

 

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của xứ

Trạng thái: Đối chiếu (hay là làm cho luân hồi trường cửu) (āyatanalakkhaṇaṃ)

Phận sự: Thấy cảnh, nghe tiếng (dassanarasaṃ)(dassanādirasaṃ).

Thành tựu: Có vật và môn (vatthudvābhāvapaccupaṭṭhānaṃ)

Nhân cần thiết: Có danh và sắc (nāmarūpapadaṭṭhānaṃ).

 

Xứ (āyatana) có 5 nghĩa :

- sở cần sanh (sañjātidesaṭṭha) là 5 sắc thanh triệt cần phải nương của ngũ song thức.

- nhân sở sanh (nivāsaṭṭha) là 5 sắc thanh triệt làm nhân sanh cho ngũ song thức.

- cần yếu hữu (ākaraṭṭha) là 5 sắc thanh triệt, người ở cõi ngũ uẩn đa số rất cần dùng.

- hội tương xứ (samosaraṇaṭṭha) là 6 xứ nội và 6 xứ ngoại có sự ráp hiệp nhau.

- xứ hiệp hội (kāranaṭṭha) là 6 xứ nội và 6 xứ ngoại nếu không có thì lộ tâm chẳng sanh được.

 

Nhưng xứ thành quả của danh sắc chỉ lấy 6 xứ nội (ajjhattīkāyatana).

 

Danh sắc làm duyên 6 xứ chia ra 16 phần và phần tổng quát:

1/ Danh là 3 uẩn sở hữu (Cetasikakhandha) hợp với tâm quả hiệp thế làm duyên trợ cho ý xứ là tâm quả hiệp thế, vì sanh chung nhau nên giúp đặng 7 duyên:

1- Câu sinh duyên

2- Hỗ tương duyên

3- Câu sinh y duyên

4- Dị thục quả duyên

5- Tương ưng duyên

6- Câu sinh hiện hữu duyên.

7- Câu sinh bất ly duyên

- Trợ bằng Câu sinh duyên là sở hữu và tâm quả hiệp thế sanh chung nhau một lượt.

- Trợ bằng Hỗ tương duyên là sở hữu với tâm quả giúp qua giúp lại.

- Trợ bằng Câu sanh y duyên là tâm và sở hữu sanh chung nhau vẫn có sự nương.

- Trợ bằng Dị thục quả duyên là sở hữu hiệp với tâm quả hiệp thế cũng thuộc về pháp quả.

- Trợ bằng Tương ưng duyên là sở hữu hòa trộn với tâm quả.

- Trợ bằng Câu sinh hiện hữu duyên là sở hữu vẫn đang còn đối với tâm quả hiệp thế.

- Trợ bằng Câu sinh bất ly duyên là sở hữu và tâm quả hiệp thế đang khi ấy không lìa nhau.

 

2/ Danh là 3 nhân thiện hợp tâm quả hiệp thế trợ ý quyền quả hữu nhân hiệp thế đặng 8 duyên.

Thêm Nhân duyên vì nó là nhân, cho nên trợ bằng cách Nhân duyên.

 

3/ Danh làm duyên thời sở hữu xúc và sở hữu tư (cetanā) trợ cho tâm hiệp thế đặng 8 duyên.

Thêm Danh vật thực duyên mà bớt Nhân duyên, vì sở hữu xúc và sở hữu tư (cetanā) thuộc về thực (Danh vật thực).

 

4/ Danh lấy riêng sở hữu tư (cetanā) mà trợ cho tâm quả hiệp thế đặng 9 duyên:

Thêm Câu sinh nghiệp duyên.

 

5/ Danh làm duyên lấy về sở hữu tứ, sở hữu hỷ giúp cho tâm quả hiệp thế (trừ ngũ song thức) đặng 8 duyên:

1- Câu sanh duyên

2- Hỗ tương duyên

3- Câu sinh y duyên

4- Dị thục quả duyên

5- Thiền na duyên

6- Tương ưng duyên

7- Câu sinh hiện hữu duyên

8- Câu sinh bất ly duyên

Thêm Thiền na duyên mà bớt Danh vật thực duyên và Câu sinh nghiệp duyên, vì 2 sở hữu này là chi thiền.

 

6/ Danh là sở hữu thọ, sở hữu mạng quyền và sở hữu tín hợp tâm quả hiệp thế trợ ý quyền quả đặng 8 duyên.

Thêm Câu sinh quyền duyên (Sahajātindriyapaccayo), bớt Thiền na duyên. Vì 3 sở hữu này là danh quyền.

 

7/ Danh là sở hữu niệm, sở hữu cần, sở hữu trí hợp tâm quả hiệp thế trợ ý quyền quả hiệp thế đặng 9 duyên.

Thêm Đồ đạo duyên (Maggapaccayo) vì 3 sở hữu này là chi đạo.

 

8/ Danh là sở hữu nhứt thống hợp tâm quả hiệp thế trợ ý quyền quả hiệp thế đặng 10 duyên.

Thêm Thiền na duyên (Jhānapaccayo), vì sở hữu nhứt thống là chi thiền.

 

9/ Danh là 3 uẩn sở hữu hợp tâm tái tục cõi ngũ uẩn trợ 5 xứ nội thô đặng 6 duyên.

1- Câu sinh duyên

2- Câu sinh y duyên

3- Dị thục quả duyên

4- Câu sinh bất tương ưng duyên

5- Câu sinh hiện hữu duyên

6- Câu sinh bất ly duyên

Lý do như đã giải

- Thấp sanh (saṃsedaja) và hóa sanh (opapātika) khi tái tục có đủ 5 sắc quyền.

- Noãn sanh (aṇḍaja) và thai sanh (jalābuja) khi tái tục chỉ có thân quyền.

 

10/ Danh là 3 uẩn sở hữu hợp tâm quả cõi ngũ uẩn trợ 5 xứ thô nội khi bình nhựt đặng 4 duyên

1- Hậu sanh duyên

2- Hậu sanh bất tương ưng duyên

3- Hậu sinh hiện hữu duyên

4- Hậu sinh bất ly duyên

Giải lý do:

Hậu sanh duyên là 5 vật sanh trước và còn cũng do nhờ tâm sẽ sanh sau.

Thí Dụ: Như nhờ người có quyền sẽ đi, cho nên cầu đường phải làm sẵn trước.

- Hậu Sanh bất tương ưng duyên vì danh giúp cho sắc.

- Hậu sinh hiện hữu duyên là sở hữu hợp với tâm quả hiệp thế bình nhựt, mặc dầu sinh sau mà trong khi giúp vẫn còn.

- Hậu sinh bất ly duyên là sở hữu hợp tâm quả hiệp thế cũng chưa lìa nhau như đã nói.

 

11/ Sắc ý vật trợ cho ý vật tái tục cõi ngũ uẩn đặng 6 duyên

1- Câu sanh duyên

2- Hỗ tương duyên (bất định).

3- Câu sanh y duyên

4- Câu sanh bất tương ưng duyên

5- Câu sinh hiện hữu duyên

6- Câu sinh bất ly duyên

 

- Câu sinh duyên là sắc nghiệp tái tục nương sắc ý vật sanh một lượt với tâm tái tục.

- Hỗ tương duyên là khi sắc ý vật tái tục có sức mạnh giúp qua giúp lại với tâm tái tục.

- Câu sinh y duyên là sắc ý vật đồng sanh với tâm tái tục và có nương nhau.

- Câu sinh bất tương ưng duyên là vì sắc giúp cho danh.

- Câu sinh hiện hữu duyên là sắc ý vật khi giúp tâm tái tục mà sắc ấy đang còn.

- Câu sinh bất ly duyên là sắc ý vật đối với tâm tái tục chưa xa lìa nhau.

 

12/ Sắc ý vật trợ 18 tâm quả cõi ngũ uẩn (trừ ngũ song thức) khi bình nhựt đặng 5 duyên:

1- Vật tiền sanh y duyên

2- Vật tiền sanh duyên

3- Vật tiền sanh bất tương ưng duyên

4- Vật tiền sinh hiện hữu duyên  

5- Vật tiền sinh bất ly duyên

 

- Vật tiền sanh y duyên là sắc nương ý vật bình nhựt sẵn có sanh trước luôn luôn, thì 18 tâm quả cõi ngũ uẩn nương theo ý vật phải sanh sau sắc ý vật.

- Vật tiền sanh duyên là sắc ý vật thuộc về sắc vật, luôn luôn sanh trước với 18 tâm quả cõi ngũ uẩn khi bình nhựt.

- Vật tiền sanh bất tương ưng duyên là sắc ý vật thuộc về vật và sanh trước giúp cho 18 tâm quả cõi ngũ uẩn sanh sau.

- Vật tiền sanh hiện hữu duyên là sắc ý vật giúp bằng cách đang còn chưa mất.

- Vật tiền sanh bất ly duyên là sắc ý vật chưa lìa mất mới giúp đặng 18 tâm quả khi bình nhựt cõi ngũ uẩn.

13/Năm sắc thanh triệt trợ cho ngũ song thức đặng 6 duyên:

1- Vật tiền sanh y duyên

2- Vật tiền sanh duyên

3- Tiền sinh quyền duyên

4- Vật tiền sanh bất tương ưng duyên

5- Vật tiền sinh hiện hữu duyên  

6- Vật tiền sinh bất ly duyên

Sắc thanh triệt thuộc về sắc vật, sắc quyền sanh trước đang còn, chưa lìa khỏi để cho ngũ song thức nương và sắc giúp cho danh là bất tương ưng.

 

14/ Sắc tứ đại làm duyên cho 5 xứ nội thô trong khi đồng sanh một bọn đều đặng 4 duyên:

- Câu sinh duyên

- Câu sinh y duyên

- Câu sinh hiện hữu duyên

- Câu sinh bất ly duyên

Sắc tứ đại trợ cho 5 xứ nội thô tức là sắc tứ đại sanh chung với 5 sắc thanh triệt thì dĩ nhiên phải có sự đồng sanh, đang còn, chưa lìa nhau và cũng để cho thanh triệt nương.

 

15/ Sắc mạng quyền trợ cho 5 sắc thanh triệt sanh chung nhau một bọn trợ đặng 3 duyên:

- Sắc mạng quyền duyên Rūpajīvitindriyapacccayo.

- Sắc mạng quyền hiện hữu duyên - Indriyatthipaccayo.

- sắc mạng quyền bất ly duyên - Indriya avigatapaccayo.

 

16/ Sắc nghiệp vật thực nội trợ cho 5 sắc thanh triệt sanh chung bọn giúp đặng 3 duyên:

- sắc vật thực duyên - Rūpa āhārapaccayo.

- Vật thực hiện hữu duyên - Āhāratthipaccayo.

- Vật thực bất ly duyên - Āhāra avigatapaccayo.

 

Tổng kết:

Danh sắc làm duyên cho 6 xứ kể hẹp đặng 22 duyên, kể rộng đặng 30 duyên.

1- Nhân duyên - Hetupaccayo.

2- Câu sanh duyên - Sahajātapaccayo.

3- Hỗ tương duyên - Aññamaññapaccayo.

4- Câu sinh y duyên - Sahajātanissayapaccayo.

5- Vật tiền sanh y duyên - Vatthupurejātanissayapaccayo.

6- Vật tiền sanh duyên - Vatthupurejātapaccayo.

7- Hậu sanh duyên - Pacchājātapaccayo.

8- Nghiệp duyên - Kammapaccayo.

9- Dị thục quả duyên - Vipākapaccayo.

10- Sắc vật thực duyên - Rūpa Ahārapaccayo.

11- Danh vật thực duyên - Nāma āhārapaccayo.

12- Câu sinh quyền duyên - Sahajātindriyapaccayo.

13- Tiền sinh quyền duyên - Purejātindriyapaccayo.

14- Sắc mạng quyền duyên - Rūpajīvitindriyapaccayo.

15- Thiền na duyên - Jhānapaccayo.

16- Đồ đạo duyên - Maggapaccayo.

17- Tương ưng duyên - Sampayuttapaccayo.

18- Câu sinh bất tương ưng - Sahajātavippayuttapaccayo.

19- Vật tiền sinh bất tương ưng duyên - Vatthupurejātavippayuttapaccayo.

20- Hậu sanh bất tương ưng duyên - Pacchājātavippayuttapaccayo.

21- Hậu sanh hiện hữu duyên - Pacchājātatthipaccayo.

22- Hậu sanh bất ly duyên - Pacchājāta avigatapaccayo.

23- Câu sinh hiện hữu duyên - Sahajātatthipaccayo.

24- Câu sinh bất ly duyên - Sahajāta avigatapacccayo.

25- Vật tiền sinh hiện hữu duyên - Vatthupurejātatthipaccayo.

26- Vật tiền sinh Bất ly duyên - Vatthupurejāta avigatapaccayo.

27- Vật thực hiện hữu duyên - Āhāratthipaccayo.

28- Vật thực bất ly duyên - Āhāra avigatapaccayo.

29- Quyền hiện hữu duyên - Indriyatthipaccayo.

30- Quyền bất ly duyên  - Indriya avigatapaccayo.

 

Dứt phần Danh sắc duyên 6 xứ.

6 Xứ (Nội) Duyên Xúc (Saḷāyatana paccayā phassa sambhavati)

 

6 xứ (nội) thành quả của danh sắc, phần này trở lại làm duyên cho 6 xúc:

1- Nhãn xúc (cakkhusamphassa) là sở hữu xúc hiệp với đôi nhãn thức

2- Nhĩ xúc (sotasamphassa) là sở hữu xúc hiệp với đôi nhĩ thức.

3- Tỷ xúc (ghānasamphassa) là sở hữu xúc hiệp với đôi tỷ thức.

4- Thiệt xúc (jivhāsamphassa) là sở hữu xúc hiệp với đôi thiệt thức.

5- Thân xúc (kāyasamphassa) là sở hữu xúc hiệp với đôi thân thức.

6- Ý xúc (mano samphassa) chỉ lấy sở hữu xúc hiệp với 32 tâm quả hiệp thế (trừ ngũ song thức). Xúc đây là sở hữu xúc hiệp 32 tâm quả hiệp thế.

 

Xúc (phassa) có những câu Pāḷi chú giải như sau:

- Ārambhaṃ phusatīti = phasso: Đụng chạm với cảnh gọi là xúc.

- Phusanti sampayuttadhammā etenāti = phasso: Pháp tương ưng đồng nhau đụng chạm với cảnh gọi là xúc (tức là sở hữu xúc)

- Phusanaṃ = phasso: Đụng chạm cảnh gọi là xúc.

hay là Samphusate = Samphasso: Đụng chạm, chạm nhau cũng gọi là xúc.

- Cakkhuviññāṇena sampayutto samphassoti = Cakkhusamphasso: Cách nhãn thức xúc chạm với cảnh sắc, nên gọi là nhãn xúc.

- Manoviññāṇena sampayutto samphassoti = Manosamphasso: Cách ý thức đụng chạm với 6 cảnh nên gọi là ý xúc.

Xúc đây là sở hữu xúc trong 22 tâm quả hiệp thế (trừ ngũ song thức)

 

Lời giải:

Người chết dù còn nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, nhưng thần kinh và tâm thức đều không có. Dù cho người còn sống mà đui hay điếc thì nhãn xúc hoặc nhĩ xúc chẳng sanh, cho nên nói xúc đều phải có 3 phương diện hiệp lại chạm nhau như trong kinh Tạp A Hàm - Phẩm Sự Tích (Nidāna vagga samyutta) có trình bày như vầy:

- Cakkhuñ ca paṭicca rūpaṃ ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ tiṇṇaṃ saṅgati phasso: Nhờ nhãn thanh triệt và cảnh sắc nên nhãn thức mới sanh đặng, là cách hợp cả 3 vừa nói, mới gọi là nhãn xúc.

- Sotañ ca paṭicca sadde ca uppajjati sotaviññāṇaṃ tiṇṇaṃ saṅgati phasso: Nhờ nhĩ thanh triệt và cảnh thinh nên nhĩ thức mới sanh đặng, là cách hợp cả 3 vừa nói, mới gọi là nhĩ xúc.

- Ghānañ ca paṭicca gandhe ca uppajjati ghānaviññāṇaṃ tiṇṇaṃ saṅgati phasso: Nhờ tỷ thanh triệt và cảnh khí nên tỷ thức mới sanh đặng, là cách hợp cả 3 vừa nói, mới gọi là tỷ xúc.

- Jivhañ ca paṭicca rase ca uppajjati jivhāviññāṇaṃ tiṇṇaṃ saṅgati phasso: Nhờ thiệt thanh triệt và cảnh vị nên thiệt thức mới sanh đặng, là cách cả 3 vừa nói, mới gọi là thiệt xúc.

- Kāyañ ca paṭicca phoṭṭhabbe ca uppajjati kāyaviññāṇaṃ tiṇṇaṃ saṅgati phasso: Nhờ thân thanh triệt và cảnh xúc nên thân thức mới sanh đặng là cách hợp cả 3 vừa nói, mới gọi là thân xúc.

- Manañ ca paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṃ tiṇṇaṃ saṅgati phasso: Nhờ ý môn và 6 cảnh nên ý thức mới sanh ra, cho nên 3 phương diện hợp nhau đó là ý xúc, theo đây chỉ lấy sở hữu xúc hiệp với tâm quả hiệp thế.

Giải thêm

- Cách 3 phương diện hiệp chạm lại gọi là xúc, chẳng phải sắc pháp đụng với sắc pháp hay là 2 vật chạm nhau như là vỗ tay .v.v... trái lại không khua tiếng mà cũng có pháp hiện bày ra ngoài. Cũng có thể trắc nghiệm khi tâm gặp cảnh thì có sự rúng động như là khi gặp người ăn đồ chua hay nghe nói đến me thì tươm nước miếng.

- Hoặc như gặp cách hình phạt treo cây nứa đập giập khía cho bén, rồi bắt tội nhân ôm chặt tuột từ trên cao xuống cắt thịt tét thấu xương, hay là gặp cách cảnh đáng ghê, sợ sệt... thì tâm cảm xúc rất rõ rệt.

 

6 xúc phân theo 3 cõi

Cõi Dục giới đủ cả 6 xúc.

Cõi Sắc giới hữu tưởng chỉ có nhãn xúc, nhĩ xúc và ý xúc.

Cõi Vô sắc giới chỉ có ý xúc.

 

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của xúc

Trạng thái: Đụng chạm cảnh (Phusanalakkhaṇo).

Phận sự: Làm cho tâm gặp cảnh (Saṅghattanaraso).

Thành tựu: Là gồm thâu vật, cảnh và thức hiệp lại (Saṅgatipaccupaṭṭhāno).

Nhân cận: Có 6 xứ (Saḷāyatanapadaṭṭhāno).

 

5 xứ nội thô trợ cho 5 xúc trước đặng 6 duyên:

- Vật tiền sanh y duyên - Vatthupurejātanissayapaccayo.

- Vật tiền sanh duyên - Vatthupurejātapaccayo.

- Tiền sinh quyền duyên - Purejātindriyapaccayo.

- Vật tiền sanh bất tương ưng duyên -Vatthupurejātavippayuttapaccayo.

- Vật tiền sanh hiện hữu duyên -Vatthupurejātatthipaccayo.

- Vật tiền sanh bất ly duyên - Vatthupurejāta avigatapacccayo.

 

Năm sắc thanh triệt mượn tiếng vật (vatthu) để kêu, là mượn cụ thể như là con mắt, lỗ tai, lỗ mũi... để kêu thế cho sắc thanh triệt.

5 xứ nội thô, nếu sự giúp tức là quyền (indriya) vì 5 sắc thanh triệt luôn luôn hạn chế ngũ song thức chỉ thấy, nghe... chớ không được biết lối khác. Nhưng nói về 5 xứ nội thô giúp cho 5 xúc trước lấy chặt chẽ về phần chánh thức là bọn thanh triệt sanh trước ngũ song thức 25 sát-na tiểu.

- Nhãn thanh triệt trợ cho nhãn xúc.

- Nhĩ thanh triệt trợ cho nhĩ xúc.

- Tỷ thanh triệt trợ cho tỷ xúc.

- Thiệt thanh triệt trợ cho thiệt xúc.

- Thân thanh triệt trợ cho thân xúc.

 

II. 22 tâm quả hiệp thế (trừ ngũ song thức) trợ cho 22 sở hữu xúc hiệp với nó, đặng 9 duyên:

1: Câu sanh duyên

2: Hỗ tương duyên

3: Câu sinh y duyên

4: Dị thục quả duyên

5: Danh vật thực duyên

6: Câu sinh quyền duyên

7: Tương ưng duyên

8: Câu sinh hiện hữu duyên

9: Câu sinh bất ly duyên

Số duyên và nghĩa lý như thức trợ cho danh (viññāṇa paccayā nāma).

Phụ chú:

Ý xứ không nêu ngũ song thức là vì 10 xúc trong ngũ song thức đều có sắc thanh triệt trợ phần chánh hơn rồi).

Tổng kết:

6 xứ duyên xúc kể hẹp đặng 13 duyên

Câu sanh duyên

Hỗ tương duyên

Câu sinh y duyên

Vật tiền sinh y duyên

Dị thục quả duyên

Vật thực duyên

Tương ưng duyên

Bất tương ưng duyên

Vật tiền sinh hiện hữu duyên

Vật tiền sinh bất ly duyên

Câu sinh hiện hữu duyên

Câu sinh bất ly duyên

Câu sinh quyền duyên

 

6 xứ duyên xúc kể rộng đặng 15 duyên

Câu sanh duyên

Hỗ tương duyên

Câu sinh y duyên

Vật tiền sinh y duyên

Vật tiền sinh duyên

Dị thục quả duyên

Danh vật thực duyên

Câu sinh quyền duyên

Tiền sinh quyền duyên

Tương ưng duyên

Vật tiền sinh bất tương ưng duyên

Câu sinh hiện hữu duyên

Vật tiền sinh hiện hữu duyên

Câu sinh bất ly duyên

Vật tiền sinh bất ly duyên

 

Dứt phần 6 Xứ duyên Xúc

 Xúc Duyên Thọ (Phassa paccayā vedanā sambhavati)

 

Xúc (phassa) lấy sở hữu xúc hiệp với 32 tâm quả hiệp thế.

Thọ (vedanā) lấy sở hữu thọ hiệp với 32 tâm quả hiệp thế. Pāḷi chú giải như vầy: Vedayatīti = vedanā: Hưởng cảnh gọi là thọ.

Thọ phân làm sáu

- Sở hữu thọ hiệp với đôi nhãn thức, gọi là nhãn thọ.

- Sở hữu thọ hiệp với đôi nhĩ thức, gọi là nhĩ thọ.

- Sở hữu thọ hiệp với đôi tỷ thức, gọi là tỷ thọ.

- Sở hữu thọ hiệp với đôi thiệt thức, gọi là thiệt thọ.

- Sở hữu thọ hiệp với đôi thân thức, gọi là thân thọ.

- Sở hữu thọ hiệp với 22 tâm quả hiệp thế (trừ ngũ song thức) gọi là ý thọ quả của xúc.

-----------------------

Thọ (vedanā) theo trong bộ Kho tàng Pháp học của Xiêm quyển chót trang 657 phân đến 108 như sau:

- Hỷ thọ (somanassavedanā) của người thường - có 6.

- Hỷ thọ (somanassavedanā) của người đắc tuệ quán - có 6.

- Ưu thọ (domanassavedanā) của người thường - có 6.

- Ưu thọ (domanassavedanā) của người đắc tuệ quán - có 6.

- Xả thọ (upekkhāvedanā) của người thường - có 6.

- Xả thọ (upekkhāvedanā) của người đắc tuệ quán - có 6.

Cộng thành 36. Lấy 36 nhân theo tam thời (quá khứ, hiện tại, vị lai) mới đến 108.

 

Thọ phân theo môn có sáu

- Cakkhusamphassato jātā vedanāti = Cakkhusamphassajā vedanā: Thọ sanh do nhờ nhãn xúc, nhân ấy gọi là thọ nhãn xúc.

- Sotasamphassato jātā vedanāti = Sotasamphassajā vedanā: Thọ sanh do nhờ nhĩ xúc, nhân ấy gọi là thọ nhĩ xúc.

- Ghanasamphassato jātā vedanāti = Ghānasamphassajā vedanā: Thọ sanh do nhờ tỷ xúc, nhân ấy gọi là thọ tỷ xúc.

- Jīvhāsamphassato jātā vedanāti = Jīvhāsamphassajā vedanā: Thọ sanh do nhờ thiệt xúc, nhân ấy gọi là thọ thiệt xúc.

- Kāyasamphassato jātā vedanāti = kāyasamphassajā vedanā: Thọ sanh do nhờ thân xúc, nhân ấy gọi là thọ thân xúc.

- Manosamphassato jātā vedanāti = Mano samphassaja vedanā: Thọ phát sanh do nhờ ý xúc, nhân ấy gọi là thọ ý xúc tức là 111 tâm (trừ ngũ song thức). Nhưng thọ do xúc làm duyên đây thì ý xúc thọ chỉ lấy sở hữu thọ hiệp với 22 tâm quả hiệp thế (trừ ngũ song thức).

 

Khi nói theo pháp thông thường trong đời này, thì cách hưởng cảnh có 3:

- 1 là sướng thân vui tâm khi đặng gặp cảnh, gọi là lạc thọ (sukhavedanā).

- 2 là hưởng khổ thân khổ tâm khi gặp cảnh không thích thân tâm gọi là khổ thọ (dukkhavedanā).

- 3 là hứng chịu bình thường như khi gặp cảnh trung bình gọi là xả thọ (upekkhāvedanā).

Nếu nói theo nhân đề (puggalādhiṭṭhāna) thì cách hưởng cảnh có hai: 1 là vui (sukha), 2 là khổ (dukkha).

- Lạc (sukha) là hưởng thân thức thọ lạc và hưởng vui bằng tâm thọ hỷ, thọ xả liên quan với tâm thiện, tâm tố và tâm quả thiện.

- Khổ (dukkha) tức là thân thức thọ khổ, thọ xả liên quan với tâm bất thiện và tâm quả bất thiện.

 

Sự lạc và sự khổ vừa nói đây sẽ sanh đặng do nương nhờ xúc, tức là cách chạm nhau giữa tâm và cảnh làm nhân, cho nên sự lạc, sự khổ nhiều hay ít đều do mãnh lực của xúc như là cảnh và tâm chạm nhau nhiều thì sự hứng chịu sướng, khổ cũng nhiều. Nếu tâm và cảnh chạm nhau ít thì sự khổ, lạc cũng ít.

Tỷ như khi ăn vật thực thì răng có bổn phận nhai, lưỡi có bổn phận biết vị. Nếu răng không nhai đàng hoàng, lưỡi nếm vị không đặng đầy đủ. Đây là thí dụ răng như xúc, lưỡi như thọ, vật thực như cảnh.

Cảnh và tâm xúc chạm nhau như sự nhai vật thực, tâm và cảnh chạm nhau nhiều hay ít chẳng khác chi răng nhai vật thực. Cho nên nói xúc đây tức là tâm và cảnh gặp chạm nhau, cách thí dụ đây cho rõ sự phát sanh của xúc và thọ đối với tất cả người.

 

Khi coi cải lương hoặc hát bóng, nếu thấy nghe không rõ do ngồi xa hay thiếu ánh sáng .v.v... bởi vậy cho nên người coi cần đến gần hoặc tìm cách nào cho đặng thấy, nghe rõ.

 

Như người muốn hưởng nhiều thì phải ráng sắp xúc đặng mạnh, khi xúc đặng mạnh rồi thời sự thọ hưởng rất nhiều rõ rệt.

 

Khi gặp những cảnh vị ngon, vị dở cũng hiện rõ ra ngoài như là nhãn thức thấy sắc... Bởi vì nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức chỉ có bổn phận bắt cảnh chớ không phải làm cho cảnh thành tốt, xấu. Pháp mà làm cho biết vị ngon, vị dở hiện bày ra đặng là xúc. Cho nên khi nào gặp cảnh tốt thời tâm và cảnh xúc chạm bằng cách thích hợp; trái lại nếu gặp cảnh không tốt thời tâm và cảnh xúc chạm nhau bằng cách không thích hợp thì thọ phải do theo đó mà hưởng vui khổ.

Nếu thọ hưởng thích hợp thời người ấy mặt mày tươi tốt, ai cũng nhận cho là người đang hưởng vui. Trái lại khi thọ khổ thì mặt mày ủ dột, ai thấy cũng biết là người ấy đang chịu cảnh khổ. Cho nên cách vui khổ đều do có xúc. Nếu không có xúc thì thọ cũng không có nên mới nói xúc làm duyên cho thọ.

 

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của thọ:

Trạng thái: Thường hưởng cảnh (anubhavanalakkhaṇā).

Phận sự: Hứng chịu cảnh (visayarasasambhogarasā).

Thành tựu: Có lạc, khổ, xả (sukkhadukkhapaccupaṭṭhānā).

Nhân cận: Có xúc (phassapadaṭṭhānā).

 

6 xúc trợ cho thọ theo rộng đặng 8 duyên

Câu sinh duyên

Hỗ tương duyên

Câu sinh y duyên

Dị thục quả duyên

Danh vật thực duyên

Tương ưng duyên

Câu sinh hiện hữu duyên

Câu sinh bất ly duyên

Giải:

- Câu sinh duyên là sở hữu xúc và sở hữu thọ chung nhau đồng sanh một lượt.

- Hỗ tương duyên là sở hữu xúc và sở hữu thọ giúp qua giúp lại.

- Câu sinh y duyên là sở hữu xúc và sở hữu thọ đồng sanh vẫn có sự nương với nhau.

- Dị thục quả duyên vì chỉ lấy sở hữu xúc và sở hữu thọ hiệp với tâm quả hiệp thế.

- Danh vật thực duyên là xúc thực trợ cho thọ.

- Tương ưng duyên là sở hữu xúc và sở hữu thọ hòa trộn nhau.

- Câu sinh hiện hữu duyên là sở hữu xúc và sở hữu thọ đồng sanh đang còn.

- Câu sinh bất ly duyên là sở hữu xúc và sở hữu thọ sanh đồng nhau và chưa xa lìa.

-----------------------------

 

Xúc duyên thọ theo hẹp cũng đặng 8 duyên, chỉ đổi tên duyên như sau:

Câu sinh duyên

Hỗ tương duyên

Câu sinh y duyên

Dị thục quả duyên

Danh vật thực duyên

Tương ưng duyên

Câu sinh hiện hữu duyên

Câu sinh bất ly duyên  

Dứt phần Xúc duyên Thọ

Thọ Duyên Ái (Vedanā paccayā taṇhā sambhavati)

 

Thọ (vedanā) mà giúp cho ái đây cũng lấy thọ y như thọ nhờ xúc.

Nói về ái (taṇhā) tức là ham muốn, yêu thương... có những câu Pāḷi chú giải như vầy:

- Vutthukāmam paritassatīti = Taṇhā: Pháp mà nhiễm vật dục, pháp ấy gọi là ái.

- Vutthukāmma tassanti paritassanti sattā etāyāti = Taṇhā: Làm nhân cho chúng sanh ưa thích nhiễm đắm vật dục, pháp ấy gọi là ái, tức là sở hữu tham.

Bài giải:

Khi sắc, thinh, khí, vị, xúc... hiện đến mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm thì ái là sự ưa thích nhiễm cảnh vẫn thường phát sanh cho rất đa số người, trừ bực tứ quả. Dù tam quả vẫn còn ái cõi Sắc giới và Vô sắc giới.

 

Sự vui sướng đã qua hay đang hưởng ít bớt đặng mà hay tăng, đối với vui sướng càng phát sanh ưa thích, đó là thọ lạc, thọ hỷ làm duyên cho ái.

 

Nói về xả thọ mà làm duyên cho ái là hay hưởng 6 cảnh trung bình nhưng cũng vừa lòng, như thế là đủ. Theo câu: "Nhứt nhựt thanh nhàn, nhứt nhựt tiên" ngày nào rảnh rang là ngày ấy cũng cho là tiên, tức là ái sự hưởng cảnh trung bình.

 

Còn khổ thọ và ưu thọ mà cũng phát sanh ra ái đặng là như người ăn đồ không ngon hay thèm đồ ngon hoặc khi buồn tính chơi cho giải trí, như kẻ buồn uống rượu làm khuây, nên xưa hát Bộ có câu: "Dụng tửu chung giải phá buồn rầu" (Dùng chén rượu bớt cơn phiền muộn).

 

Ái (taṇhā) nếu chia theo cảnh thì có 6:

- Ái cảnh sắc (rūpataṇhā) là sự ưa thích nhiễm đắm sắc.

Chú giải: Rūpe taṇhā = Rūpataṇhā: Ưa hay nhiễm cảnh sắc gọi là ái sắc.

- Ái cảnh thinh (saddataṇhā) là sự ưa thích nhiễm các thứ tiếng.

Chú giải: Sadde taṇhā = Saddataṇhā: Ưa hay nhiễm cảnh thinh gọi là ái cảnh thinh.

- Ái cảnh khí (gandhataṇhā) là sự ưa thích nhiễm đắm các thứ mùi.

Chú giải: Gandhe taṇhā = Gandhataṇhā: Ưa hay nhiễm các thứ mùi, gọi là ái cảnh khí.

- Ái cảnh vị (rasataṇhā) là sự ưa thích nhiễm đắm vị.

Chú giải: Rase taṇhā = Rasataṇhā: Ưa hay nhiễm vị, gọi là ái cảnh vị.

- Ái cảnh xúc (phoṭṭhabbataṇhā) là ưa thích nhiễm đắm cảnh xúc.

Chú giải: Phoṭṭhabbe taṇhā = phoṭṭhabbataṇhā: Ưa hay nhiễm cảnh xúc, gọi là ái cảnh xúc.

- Ái cảnh pháp (dhammataṇhā) là ưa thích nhiễm đắm cảnh pháp như là người, vật, công việc...

Chú giải: Dhamme taṇhā = Dhammataṇhā: Ưa hay nhiễm cảnh xúc, gọi là ái cảnh xúc.

 

Ái (taṇhā) phân theo cách có 3

- Dục ái (kāmataṇhā) tức là lục dục hưởng bằng tâm tham. Có Pāḷi chú giải như vầy: Kāmo ca so taṇhācati = kāmataṇhā: Ưa mến ham muốn 6 cảnh lục dục gọi là dục ái tức là sở hữu tham.

- Hữu ái (bhavataṇhā) Ưa mến chấp hữu tức là tâm tham tương ưng biết theo thường kiến.

Pāḷi chú giải: Bhavo ca so taṇhā cāti = Bhavataṇhā: Pháp ưa chấp hữu bằng 6 cảnh gọi là hữu ái tức là sở hữu tham hiệp với tâm tham tương ưng chuyên theo thường kiến.

- Ly hữu ái (vibhavataṇhā) là ưa mến chấp không, tức là sở hữu tham.

Chú giải: Vibhavo ca so taṇhā cati = vibhavataṇhā: Ưa chấp ngoài ra đó, nên gọi là ly hữu ái.

 

Dục ái (kāmataṇhā) đối với 6 cảnh quá khứ, hiện tại, vị lai là 18, bên trong bên ngoài thành 36.

Hữu ái (bhavataṇhā) và ly hữu ái (vibhavataṅhā) cũng như thế, cộng lại thành 108.

 

Giải thêm:

Cũng có người hiểu lầm rằng Hữu ái (bhavataṇhā) là ám chỉ cõi Sắc giới. Ly hữu ái (vibhavataṇhā) là ám chỉ cõi Vô sắc giới.

Chớ kỳ thật đây là chấp hữu và chấp vô đều có sự ưa thích, dù cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp quá khứ, hiện tại, vị lai phần ta hay ngoài ra đều 6 cảnh đặng cả. Cho nên mới nhân mỗi thứ đặng 36 như đã trình bày.

 

Dục ái (kāmataṇhā) và ly hữu ái (vibhavataṇhā) chỉ lấy theo cảnh.

Còn hữu ái (bhavataṇhā) chia làm 5:

- Ái cõi Dục giới (kāmabhava) là ưa thích muốn sanh làm nhân loại hay chư Thiên Dục giới...

- Ái cõi Sắc giới (rūpabhava) là ưa thích làm người cõi Sắc giới.

- Ái cõi Vô sắc giới (arūpabhava) là ưa thành người Vô sắc giới.

- Ái nhập thiền (jhānasamāpatti) là ưa thích sự nhập thiền định.

- Ái thân kiến (sassatadiṭṭhi) là ưa thích sự chấp thân theo ngũ uẩn là thấy rằng tất cả chúng sanh đều có thân hữu hình và vô hình (linh hồn). Thân chết linh hồn không chết, nên thay đổi sanh nơi khác khác.

 

Có Pāḷi chú giải như vầy: Bhave taṇhā = Bhavataṇhā: Bhavapaṭṭhanāvasena uppannassa sassatadiṭṭhi sahagatassa rūpārūpabhavarāgassa ca jhānanikantiyā cetaṃ adhivacanaṃ: Chấp sanh về các cõi gọi là sanh hữu, tức là ái hiệp với sự ưa thích sanh theo các cõi Dục giới, ái hiệp với sự ưa thích sanh về các cõi Sắc giới và Vô sắc giới, ái hiệp với sự ưa thích nhập thiền và ái hiệp với sự ưa thích chấp thân.

 

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của ái

Trạng thái: Nhân khổ (hetulakkhaṇā).

Phân sự: Ưa thích (abhinandanarasā) là ham muốn lục dục và ưa chấp hữu hay chấp vô.

Thành tựu: No nê các cảnh (atittabhāvapacupaṭṭhānā).

Nhân cận: Có thọ (vedanāpadaṭṭhānā).

-------------------------

Thọ duyên ái kể hẹp đặng 1 duyên là Cận (đại) y duyên (Upanissayapacayo), theo rộng cũng đặng 1 duyên là Thường cận (đại) y duyên (Pakatūpanissayapaccayo).

Lý do:

Sự thọ hưởng của mỗi chúng sanh còn đang chuyên mạnh trong vòng luân hồi (vatta) thì sự thọ hưởng chẳng phải ít. Cho nên rất mạnh có thể trợ giúp cho ái phát sanh đặng rất nhiều.

 

Còn ngoài ra các duyên khác không lấy, bởi vì không thể giúp cho ái sanh ra bằng cách thọ (vedanā) cho nên không lấy.

(Quý vị học giả nên xét biết thêm).

Dứt phần Thọ duyên Ái

 Ái Duyên Thủ (Taṇhā paccayā upādānaṃ sambhavati)

 

Thủ sanh ra do nhờ ái, tức là sở hữu tham trợ cho tham và tà kiến, nhưng tham chấp nặng nề, tham thuộc về thủ, tà kiến cũng chấp nặng nề kêu là thủ. Có Pāḷi chú giải như vầy:

- Bhusaṃ ādiyanti amuñcagāhaṃ gayhantīti = upādānāni: Chấp cứng rất mạnh không buông bỏ gọi là thủ.

- Upadiyantīti = upādānāni: Chấp cứng gọi là thủ, tức là 2 chi pháp sở hữu tham và tà kiến.

 

Thủ nói theo điều pháp có 4 gọi là tứ thủ

- Dục thủ (kāmupādāna) là chấp cứng theo lục dục,

- Tà kiến thủ (diṭṭhupādāna) là chấp cứng theo tà kiến.

- Giới cấm thủ (sīlabbattupādāna) là chấp cứng theo tà giới ngoại giáo.

- Ngã chấp thủ (attavādupādana) là chấp ngã, thủ là kềm giữ, chấp cứng, tức là chấp cứng theo sự nhận thấy hữu ngã.

 

DỤC THỦ (Kāmupādāna) có 6

- Sắc dục thủ (rūpakāmupādāna) là nhiễm đắm chấp cứng theo các màu.

- Thinh dục thủ (saddakāmupādāna) là nhiễm đắm chấp cứng theo các thứ tiếng.

- Khí dục thủ (gandhakāmupādāna) là nhiễm đắm chấp cứng theo các thứ hơi.

- Vị dục thủ (rasakāmupādāna) là nhiễm đắm chấp cứng theo các thứ vị

- Xúc dục thủ (phoṭṭhabbakāmupādāna) là nhiễm đắm chấp cứng theo các phần đụng chạm.

- Pháp dục thủ (dhammakāmupādāna) là nhiễm đắm chấp cứng theo cảnh pháp như là sự, vật...

 

TÀ KIẾN THỦ (Diṭṭhupādana)

62 tà kiến (michā diṭṭhi)

Tà kiến thủ là không buông bỏ tà kiến.

Tà kiến chia theo phần nhỏ có 62, gom lại phần rất lớn thành 2 là quá khứ và vị lai đều có 5 phần trung. Nhưng quá khứ có 18 phần nhỏ và vị lai có 44 phần nhỏ:

 

I. Tà kiến chấp theo quá khứ có 5 phần trung:

Là thường kiến.

Là thường vô thường kiến.

Là biên vô biên kiến.

Là vô ký kiến (ngụy biện).

Là vô nhân sinh kiến.

Phần trung của quá khứ thứ nhứt là "thường kiến" có 4 nguyên do:

Là chấp trường tồn do nhớ nhiều đời, dưới một đại kiếp (thành, trụ, hoại, không)

Là chấp trường tồn do nhớ nhiều đời, từ 1 đến 10 đại kiếp.

Là chấp trường tồn do nhớ nhiều đời, từ 1 đến 40 đại kiếp.

Là chấp trường tồn do sự kinh nghiệm.

Phần trung của quá khứ thứ hai là "thường vô thường kiến" có 4 nguyên do:

Là nhận thấy đại Phạm thiên sống hoài, còn những kẻ ngài tạo ra phải chết.

Là nhận thấy chư Thiên không say sống hoài, còn vị nào say mới chết.

Là nhận thấy chư Thiên không sân sống hoài, vị nào sân mới chết.

Là nhận thấy nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân không bền vững, chỉ có tâm là trường tồn (không sanh, không diệt).

Phần trung của quá khứ thứ ba là “biên vô biên kiến” có 4 nguyên do:

Là nhận thấy thế giới, vũ trụ có chỗ tột.

Là nhận thấy vũ trụ có một, thế giới không cùng.

Là nhận thấy vũ trụ trên dưới có tột, ngang qua không cùng.

Là nhận thấy thế giới, vũ trụ không cùng tột.

Phần trung của quá khứ thứ tư là “vô ký kiến (ngụy biện)” có 4 nguyên do:

Là do nhận thấy không xác thật, vì e vọng ngữ nên nói không xác thật.

Là do nhận thấy không xác thật, vì e bị chấp trước, nên nói không quyết định.

Là do nhận thấy không xác thật, vì e bị hỏi gạn, nên nói không quyết định.

Là do nhận thấy không xác thật, vì e bị vô minh, nên nói không quyết định.

(4 tà kiến này cũng gọi là bất định kiến)

Phần trung thứ năm của quá khứ là “vô nhân sinh kiến” có 2 nguyên do:

Là tâm ta tự nhiên mà có do nhớ đời trước làm người Vô tưởng.

Là sự suy xét nhận thấy tất cả có ra đều không do nhân tạo.

 

II. Tà kiến chấp theo vị lai có 5 phần trung :

Là hữu tưởng kiến.

Là vô tưởng kiến.

Là phi tưởng phi phi tưởng kiến.

Là đoạn kiến.

Là níp-bàn hiện tại kiến.

Phần trung thứ nhứt của vị lai là hữu tưởng kiến có 16 nguyên do:

Là bản ngã có sắc, không có bệnh, sau khi chết có tưởng.

Là bản ngã không có sắc, vô bệnh, sau khi chết có tưởng.

Là bản ngã có sắc và không có sắc, vô bệnh, sau khi chết có tưởng.

Là bản ngã là phi hữu sắc, phi vô sắc, không bệnh, sau khi chết có tưởng.

Là bản ngã là hữu biên, vô bệnh, sau khi chết có tưởng.

Là bản ngã là vô biên, vô bệnh, sau khi chết có tưởng.

Là bản ngã là hữu biên, vô biên, không bệnh, sau khi chết có tưởng.

 Là bản ngã là phi hữu biên, phi vô biên, không bệnh, sau khi chết có tưởng.

Là bản ngã là nhất tưởng, không bệnh, sau khi chết có tưởng.

Là bản ngã là dị tưởng, không bệnh, sau khi chết có tưởng.

Là bản ngã là đa tưởng, không bệnh, sau khi chết có tưởng.

Là bản ngã là vô lượng tưởng, không bệnh, sau khi chết có tưởng.

Là bản ngã là thuần lạc, không bệnh, sau khi chết có tưởng.

Là bản ngã là thuần khổ, không bệnh, sau khi chết có tưởng.

Là bản ngã là khổ lạc, không bệnh, sau khi chết có tưởng.

Là bản ngã là không khổ lạc, không bệnh, sau khi chết có tưởng.

Phần trung thứ hai của vị lai là vô tưởng kiến có 8 nguyên do:

Bản ngã có sắc vô bệnh, sau khi chết không có tưởng.

Bản ngã không có sắc vô bệnh, sau khi chết không có tưởng.

Bản ngã có sắc và cũng không có sắc, vô bệnh, sau khi chết không có tưởng.

Bản ngã là phi hữu sắc, phi vô sắc, vô bệnh, sau khi chết không có tưởng.

Bản ngã là hữu biên, vô bệnh, sau khi chết không có tưởng.

Bản ngã là vô biên, không có bệnh, sau khi chết không có tưởng.

Bản ngã là hữu biên và vô biên, vô bệnh, sau khi chết không có tưởng.

Bản ngã là phi hữu biên, phi vô biên, vô bệnh, sau khi chết không có tưởng.

Phần trung thứ ba của vị lai là phi tưởng phi phi tưởng kiến có 8 nguyên do :

Bản ngã có sắc, vô bệnh, sau khi chết phi hữu tưởng, phi vô tưởng.

Bản ngã vô sắc, vô bệnh, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.

Bản ngã có sắc và cũng không có sắc, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.

Bản ngã là phi hữu sắc phi vô sắc, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.

Bản ngã là hữu biên, vô bệnh, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.

Bản ngã là vô biên, vô bệnh, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.

Bản ngã là hữu biên vô biên, không bệnh, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.

Bản ngã là phi hữu biên phi vô biên không bệnh, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.

Phần trung thứ tư của vị lai là đoạn kiến có 7 nguyên do.

Nhận thấy tất cả loài thai sanh chết rồi tiêu mất.

Nhận thấy chư Thiên cõi lục dục chết rồi tiêu mất.

Nhận thấy tất cả Phạm Thiên cõi Sắc giới chết rồi tiêu mất.

Nhận thấy bực Không vô biên xứ thiên chết rồi tiêu mất

Nhận thấy tất cả bực Thức vô biên xứ thiên chết rồi tiêu mất.

Nhận thấy bực Vô sở hữu xứ thiên, chết rồi tiêu mất.

Nhận thấy bực Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên chết rồi tiêu mất.

Phần trung thứ năm của vị lai là níp-bàn hiện tại kiến có 5 nguyên do:

Nhận thấy ngũ dục lạc là níp-bàn hiện tại.

Nhận thấy sơ thiền là níp-bàn hiện tại.

Nhận thấy nhị thiền là níp-bàn hiện tại.

Nhận thấy tam thiền là níp-bàn hiện tại.

Nhận thấy tứ thiền là níp-bàn hiện tại.

Tà kiến có 2 chi

1 là nhận thấy chấp cứng trái ngược với cách thật (Pháp siêu lý hoặc chế định).

2 là cách thật không có với người đang chấp tà kiến (vì không quan tâm).

Cho nên trong chánh tạng, Đức Thế Tôn Ngài có thuyết: "Còn những pháp khác tức là tà kiến, sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ điệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới nhận hiểu".

 

III. Thập tướng vô kiến (Natthi lakkhaṇa diṭṭhi) :

Vì nhận sai, mới cho rằng sự xả thí rồi sau này không có chi là phước (natthi dinnaṃ).

Vì nhận sai, mới cho rằng cúng dường rồi sau này cũng chẳng có chi là hưởng quả, phước (natthi yiṭṭhaṃ).

Vì nhận sai mới cho rằng đáp ơn báo hiếu đều không có quả phước chi cả (natthi hutaṃ).

Vì nhận sai mới cho rằng không có Dị thời nghiệp duyên và Dị thục quả (nhân và quả thời gian khác nhau) tốt, xấu chi cả (natthi sakata dukkaṭānaṃ kammānaṃ phalavipāko).

Vì nhận sai mới cho rằng đời này đều là không (natthi ayaṃ loke).

Vì nhận sai mới cho rằng đời khác và đời sau không có sanh nữa (natthi paraloke).

Vì nhận sai mới cho rằng mẹ không phải là mẹ (natthi mātā)

Vì nhận sai mới cho rằng cha không phải là cha (natthi pitā).

Vì nhận sai mới cho rằng không có hạng hóa sanh (natthi pattā opapātika).

 Vì nhận sai mới cho rằng sa-môn hay bà-la-môn đều không có ai tu hành đắc chứng chi cả và chẳng có ai biết đời này, đời khác (natthi samaṇa brahmaṇa).

Mười điều tà kiến này ngăn chặn chúng sanh không được sanh về Thiên đàng, Chư Thiên, Phạm Thiên v.v... luôn cả đạo quả và Níp-bàn không thể nào tiến triển.

 

GIỚI CẤM THỦ (Sīlabbattupadana)

Giới cấm thủ là chấp cứng theo giới ngoại giáo như đại ý kinh Xiêm nói như vầy: "Cũng có hạng người nghĩ rằng pháp bất thiện đã từng sanh cho ta chẳng ít, thì quả khổ đòi hỏi không sai. Vậy ta nên sớm ráng chịu khổ cho mau qua sẽ đặng siêu thăng giải thoát cao quí".

Nghĩ như thế hoặc hành 53 điều khổ hạnh đáng gớm như sau:

Có phái khổ hạnh lõa thể (acelake).

Có phái khổ hạnh khi đứng tiểu giở một chân (muttācāro).

Có phái khổ hạnh khi đại rồi chùi ngón tay kê vô liếm (hatthāvalejano).

Có phái khổ hạnh không ưa thích của tôi tớ tặng cho.

Có phái khổ hạnh không ưa thân tộc thỉnh mời tặng của.

Có phái khổ hạnh chỉ ăn cơm trên miệng nồi.

Có phái khổ hạnh chỉ dùng vật thực trong 1 nhà (ekāgāriko).

Có phái khổ hạnh chỉ độ vật thực trong 2 nhà (dvagāriko).

Có phái khổ hạnh chỉ ăn một vắt cơm (ekālopīko)

Có phái khổ hạnh chỉ ăn hai vắt cơm (dva ālopīko)

Có phái khổ hạnh nương ở đám cỏ bụi cây.

Có phái khổ hạnh đổ cơm xuống đất liếm ăn.

Có phái khổ hạnh ngày ăn, ngày nhịn.

Có phái khổ hạnh ăn 1 ngày nhịn 10 ngày

Có phái khổ hạnh ăn 1 ngày nhịn 15 ngày

Có phái khổ hạnh dùng vật thực bằng rau làm dứa.

Có phái khổ hạnh chỉ ăn đậu.

Có phái khổ hạnh chỉ ăn lúa.

Có phái khổ hạnh chỉ ăn lá cây

Có phái khổ hạnh chỉ ăn bông cây

Có phái khổ hạnh chỉ ăn trái cây

Có phái khổ hạnh chỉ ăn gạo

Có phái khổ hạnh chỉ uống nước

Có phái khổ hạnh chỉ ăn vỏ cây

Có phái khổ hạnh chỉ ăn mủ cây

Có phái khổ hạnh chỉ ăn cỏ

Có phái khổ hạnh chỉ ăn phân bò

Có phái khổ hạnh chỉ ăn cắn xác cây

Có phái khổ hạnh chỉ mặc vải bỏ theo nghĩa địa

Có phái khổ hạnh chỉ mặc vải dơ bỏ nơi chợ

Có phái khổ hạnh chỉ mặc vải bó thây ma.

Có phái khổ hạnh chỉ mặc da cọp.

Có phái khổ hạnh chỉ mặc cỏ nhung

Có phái khổ hạnh chỉ mặc vỏ cây

Có phái khổ hạnh chỉ mặc lá cây

Có phái khổ hạnh chỉ mặc ván cây

Có phái khổ hạnh chỉ mặc bằng tóc người

Có phái khổ hạnh chỉ mặc lông thú.

Có phái khổ hạnh chỉ mặc cánh chim mèo.

Có phái khổ hạnh chỉ mặc lông trừu.

Có phái khổ hạnh chỉ mặc lông dê.

Có phái khổ hạnh ngồi gục mặt.

Có phái khổ hạnh ngồi ngước mặt.

Có phái khổ hạnh ngồi xếp chân.

Có phái khổ hạnh chỉ ngồi tréo chân

Có phái khổ hạnh chỉ ngồi chồm hổm.

Có phái khổ hạnh chỉ nằm tu.

Có phái khổ hạnh chỉ nằm trên gai.

Có phái khổ hạnh chỉ nằm trên tấm ván.

Có phái khổ hạnh chỉ nằm lăn cứt đái.

Có phái khổ hạnh mùa lạnh thì lõa thể.

Có phái khổ hạnh mùa nóng nằm ngoài nắng.

Có phái khổ hạnh nằm theo biển gọi rằng thả tội trôi ra.

 

« Năm mươi ba phái khổ hạnh đáng gớm này trích trong quyển Gồm Trái Tim Pháp Sư trang 704 và Kho Tàng Pháp Học trang 620 của Xiêm. »

 

Ngoài ra còn nhiều khổ hạnh như là tu theo bò, tu theo chó v.v...

 

NGÃ CHẤP THỦ (attavādupādāna)

Ngã chấp thủ tức là chấp theo 20 thân kiến (sakkāyadiṭṭhi) cũng gọi là ngã kiến (attadiṭṭhi).

Thân kiến (sakkāyadiṭṭhi) là nhận sai ngũ uẩn có 20 cách chia làm 5 phần:

Chấp theo sắc uẩn (rūpakhandha) có 4:

Nhận thấy sắc uẩn là ta (rūpaṃ attato samanupassati).

Nhận thấy ta có sắc uẩn (rūpaṃ vantaṃ vā attānaṃ).

Nhận thấy sắc uẩn trong ta (attani vā… rūpaṃ).

4: Nhận thấy ta trong sắc uẩn (rūpasmiṃ vā attānaṃ).

Bốn điều này nhân cho 28 sắc pháp thành 112

 

Chấp theo thọ uẩn (vedanākhandha) có 4:

Nhận thấy thọ uẩn là ta (vedanaṃ attato samanupassati).

Nhận thấy ta có thọ uẩn (vedanā vantaṃ vā attānaṃ).

Nhận thấy thọ uẩn trong ta (attani vā vedanaṃ).

Nhận thấy ta trong thọ uẩn (vedanāya vā aṭṭānaṃ).

Bốn điều này nhân tam thọ thành 12, lấy 12 nhân cho 6 cảnh thành 72.

 

Chấp theo tưởng uẩn (saññākhandha) có 4:

Nhận thấy tưởng uẩn là ta (saññaṃ attato samanupassati).

Nhận thấy ta có tưởng uẩn (Saññā vantaṃ vā attānaṃ).

Nhận thấy tưởng uẩn trong ta (attani vā saññaṃ).

Nhận thấy ta trong tưởng uẩn (saññāya vā attānaṃ).

Bốn điều này nhân 6 cảnh thành 24.

 

Chấp theo hành uẩn (saṅkhārakhaṅdha) có 4:

Nhận thấy hành uẩn là ta (saṅkhāra attato samanupassati).

Nhận thấy ta có hành uẩn (saṅkhāra vantaṃ vā attānaṃ).

Nhận thấy hành uẩn trong ta (attāni vā saṅkhārā).

Nhận thấy ta trong hành uẩn (saṅkhārasu vā attānaṃ).

Bốn điều này nhân theo 6 cảnh thành 24.

Chấp theo thức uẩn (viññakhandha) có 4:

Nhận thấy thức uẩn là ta (viññāṇaṃ attato samanupassati).

Nhận thấy ta có thức uẩn (viññāṇa vantaṃ vā attānaṃ).

Nhận thấy thức uẩn trong ta (attāni vā viññāṇaṃ).

Nhận thấy ta trong thức uẩn (viññāṇasmiṃ vā attānaṃ).

Bốn điều này nhân theo 6 cảnh thành 24.

 

Sắc uẩn nhơn ra đặng  112

Thọ uẩn nhơn ra đặng 072

Tưởng uẩn nhơn ra đặng 024

Hành uẩn nhơn ra đặng 024

Thức uẩn nhơn ra đặng  024

  Cộng thành: 256

 

Ngã chấp thủ (attavādupādāna) gồm có 2:

1: là cực ngã (parama atta).

2: là mạn ngã (jiva atta).

Chấp rằng: Có một ngôi trọn chủ trọn quyền, đủ sức tạo ra tất cả trường tồn mãi mãi vẫn làu làu đó thuộc phần cực ngã.

Còn riêng mỗi người chấp: Ai cũng có cái tự chủ là cái bản ngã của ta làm chủ cho ta. Đó thuộc về phần mạn ngã, hay tự ngã.

 

Mạn ngã chia có 5

- Tự hành mạn ngã (kāraka jīva atta) chấp cách hành động của thân là ta, như chấp tôi làm, tao làm v.v...

- Tự thọ mạn ngã (vedaka jīva atta) chấp cách chịu khổ, lạc và bình thường là ta như chấp tôi đau, tôi sướng, mình được như thường v.v...

- Chủ quyền mạn ngã (sāmi jīva atta) chấp có cái cai quản cả thân thể tứ chi còn vững đó là cái ta, như chấp nói rằng: tôi lìa xác rồi thân này phải hư hoại.

- Trường tồn mạn ngã (ni vāsī jīva atta) chấp cái hằng còn và tạo đặng thân mới đó là cái ta, như chấp thân này chết rồi thì linh hồn tạo ra thân khác v.v... Hoặc phản bổn huờn nguyên trở về cực ngã chớ không tiêu mất.

- Tự chế mạn ngã (sayaṃvasi) chấp mãnh lực hạn chế thân phải hành động y theo ý muốn đó là ta, như chấp rằng tâm nói muốn tôi làm y theo, hay là tôi kềm làm theo ý như tâm muốn.

Trường tồn mạn ngã và tự chế mạn ngã chung lại gọi là đặc quyền mạn ngã (vasavattana). Vì không chi làm tiêu mất và có quyền hạn chế thân làm theo ý muốn v.v...

 

Những mạn ngã vừa kể có kẻ chấp nhầm uẩn này uẩn khác.

Ngoài ra còn chấp cỏ, cây, đất, đá cũng có linh hồn và gặp khi người đang chết trắc nghiệm linh hồn xuất nơi đảnh, nơi tim v.v... Hoặc thấy trẻ em té đặt gọi nó đã hết hồn.

 Kệ Pāḷi kết luận mạn ngã.

Sattiyā yassa jīvassa loko vattati mannito

Karako vedako Sami nivasi so sayamvasi

Tất cả phàm phu có sự nhận thấy như vầy: Mỗi chúng sanh trong đời, thân hành động, thọ hưởng cảnh, sự cai quản thân thể và sự hạn chế thân đặng làm y theo như ý muốn, đó là mạn ngã.

Lại cũng chấp mạn ngã còn hoài và đủ sức tạo đời sau thân mới, nếu tự cố gắng trau dồi, thì mạn ngã ấy sẽ trở về cực ngã.

Bài thơ gồm lý mạn ngã

Mạn ngã người đời há khỏi qua.

Chấp rằng làm hưởng chủ đều ta.

Chế quyền chẳng mất qui về bổn.

Định đặt nhiều tên tợ lý xa.

 

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của thủ

Trang thái: Chấp cứng (gahaṇalakkhaṇaṃ).

Phận sự: Không buông ra (amuñcanarasaṃ).

Thành tựu: Ái nặng và nhận thấy sai (taṇhādaḷhattadiṭṭhipaccupaṭṭhānaṃ).

Nhơn cận: Có ái (taṇhāpadaṭṭhānaṃ).

---------------------------

 

Ái sanh trước làm duyên cho tứ thủ hẹp rộng cũng đặng một duyên. Hẹp là Cận y duyên (Upanissayapaccayo). Rộng là Thường cận y duyên (Pakatūpanissayapaccayo).

 

Có những câu chú giải như sau:

- Bhuso nissayo = upanissayo: Nơi chịu nương có sức rất mạnh, gọi là Cận y.

- Upanissayabhāvena upakārako dhammo = upanissayapaccayo: Pháp hộ trợ để cho nương chịu bằng cách mạnh mẽ, gọi là Cận y duyên (hay là):

- Balātarabhāvena upakarako dhammo = upanissaya paccayo: Pháp thành chỗ nương nhờ và ủng hộ rất có nhiều sức mạnh, gọi là Cận y duyên.

 

Duyên rộng thêm chữ “Thường” đứng trước có nghĩa là làm luôn rất nhiều cho đến quen rành rẽ, như 2 câu Pāḷi chú giải:

- Suṭṭhu karīyitthāti = pakato: Đã từng làm rành (cho đến như thường) nên gọi là “Thường”, tức là không sai chạy.

- Pakato upanissayoti = pakatūpanissayo: Từng làm chỗ nương đàng hoàng có sức mạnh, gọi là Thường đại y duyên, hay Thường cận y duyên.

 

Xét theo lý những câu giải hẹp và rộng vừa kể thì sự ái của chúng sanh chẳng phải ít oi hay mới tập.

Còn ái sanh trước thủ dĩ nhiên sự vật chưa từng ưa thích thì làm sao có phát ra cách khắn khít chấp cứng với sự vật ấy.

Ái đối với 3 thủ sau có khi sanh chung đặng vì chi pháp của 3 thủ sau chỉ là sở hữu tà kiến.

 

Ái sanh chung giúp cho 3 thủ sau đặng 7 duyên:

1: Nhân duyên  - Hetupaccayo

2: Câu sinh duyên - Sahajātapaccayo

3: Hỗ tương duyên - Aññamaññapacccayo

4: Câu sinh y duyên - Sahajātanissayapaccayo

5: Tương ưng duyên - Sampayuttapaccayo

6: Câu sinh hiện hữu duyên - Sahajātatthipaccayo

7: Câu sinh bất ly duyên - Sahajāta avigatapaccayo

 

Lý do:

Tham và tà kiến hiệp 4 tâm tham tương ưng, nên sanh một lượt, đang còn, không lìa nhau, phải nương với nhau, hòa trộn hợp nhau, vẫn giúp qua giúp lại và tham thuộc về nhân tương ưng dĩ nhiên phải giúp phương tiện Nhân duyên.

 

Dứt phần Ái duyên Thủ.

 Thủ Duyên Hữu (Upādāna paccayā Bhavo sambhavati)

 

Thủ trợ hữu đây lấy hết thủ nhờ ái như đã nói trước.

Hữu (bhava) dịch là có.

- Bhavatīti = Bhavo: Còn hay có, gọi là hữu.

- Bhavati etasmāti = Bhavo: Nương nhờ mới có, gọi là Hữu.

Hữu (bhava) chia có:

- 1 là nghiệp hữu (kammabhava)

- 2 là sanh hữu (upapattibhava)

 

Nghiệp hữu nghĩa là hành động và còn có... Pāḷi chú giải: Kammameva bhavo = kammabhavo: Nghiệp để tạo quả có, gọi là nghiệp hữu. Tức là sở hữu tư (cetanā) hiệp với bất thiện và thiện hiệp thế.

Nghiệp hữu chia theo tam môn:

- Nghiệp hữu nương thân môn sanh ra đặng 20, tức là sở hữu tư (cetanā) hiệp với đại thiện và bất thiện.

- Nghiệp hữu nương khẩu môn cũng 20 như trên.

- Nghiệp hữu nương ý môn tới 29 tức là sở hữu tư (cetanā) hiệp bất thiện và thiện hiệp thế.

 

Sanh hữu (upapattibhava) là có sanh ra. Upapati dịch là sanh hay sinh. Pāḷi chú giải:

- Upapajjatīti = upapatti: Có ra đời mới gọi là sanh.

- Upapatti ca so bhavocāti = upapattibhavo: Sanh ra đời mới và do nương nghiệp, nên gọi là sanh hữu, tức là 32 tâm quả hiệp thế, 35 sở hữu hợp và sắc nghiệp.

 

Cửu sanh hữu (upapattibhava)

- Dục hữu (kāmabhava) tức là 23 tâm quả dục giới, 33 sở hữu hợp và 20 sắc nghiệp.

- Sắc hữu (rūpabhava) tức là 5 tâm quả sắc giới, 2 tâm nhãn thức, 2 tâm nhĩ thức, 2 tâm tiếp thâu, 3 tâm thẩm tấn, 35 sở hữu hợp và 15 sắc nghiệp.

- Vô sắc hữu (arūpabhava) là 4 tâm quả vô sắc và 30 sở hữu hợp.

- Tưởng hữu (saññībhava) tức là 20 sắc nghiệp, 31 tâm quả hiệp thế và 35 sở hữu hợp (trừ tâm quả phi tưởng phi phi tưởng).

- Vô tưởng hữu (asaññībhava) tức là bọn mạng quyền.

- Phi tưởng phi phi tưởng hữu (nevasaññīnāsaññibhava) tức là tâm quả phi tưởng phi phi tưởng và 30 sở hữu.

- Nhứt uẩn hữu (ekavokārabhava) tức là bốn tâm quả vô sắc, bọn mạng quyền.

- Tứ uẩn hữu (catuvokārabhava) tức là 4 tâm quả vô sắc và 30 sở hữu hợp.

- Ngũ uẩn hữu (pañcavokārabhava) tức là 28 tâm quả ngũ uẩn, 35 sở hữu hợp và 20 sắc nghiệp.

 

Cửu sanh hữu phân theo cõi

- Thân dị tưởng dị hữu (nānattakāyanānattasaññībhava) là chúng sanh ở cõi vui Dục giới.

- Thân dị tưởng đồng hữu (nānattakāya ekattasaññībhava) là chúng sanh ở 4 cõi khổ và 3 cõi sơ thiền.

- Thân đồng tưởng dị hữu (ekattakāya nānattasaññībhava) là chúng sanh ở 3 cõi nhị thiền.

- Thân đồng tưởng đồng hữu (ekattakāya ekattasaññībhava) là chúng sanh ở 3 cõi tam thiền và 6 cõi tứ thiền hữu tưởng.

- Vô tưởng hữu (asaññībhava) là chúng sanh ở cõi trời Vô tưởng.

- Không vô biên xứ hữu (ākāsānañcāyatanabhava) là chúng sanh ở cõi Không vô biên.

- Thức vô biên xứ hữu (viññāṇañcāyatanabhava) là chúng sanh ở cõi Thức vô biên.

- Vô sở hữu xứ hữu (ākiñcaññāyatanabhava) là chúng sanh ở cõi Vô sở hữu.

- Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu (nevasaññānāsaññāyatanabhava) là chúng sanh ở cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng.

 

Cửu sanh hữu phân theo nhân đề

- Dục hữu (kāmabhava) là tứ ác thú, nhân loại và chư Thiên lục dục.

- Sắc hữu (rūpabhava) là chư Phạm Thiên ở cõi trời sắc giới.

- Vô sắc hữu (arūpabhava) là chư Phạm Thiên ở cõi Vô sắc.

- Tưởng hữu (saññībhava) là những bực hữu tâm (trừ bực trời Vô tưởng và Phi tưởng phi phi tưởng).

- Vô tưởng hữu (asaññībhava) là bực trời Vô tưởng.

- Phi tưởng phi phi tưởng hữu (nevasaññīnasaññībhava) là chư Phạm Thiên ở cõi Phi tưởng phi phi tưởng.

- Nhứt uẩn hữu (ekavokārabhava) là Phạm Thiên ở cõi Vô tưởng.

- Tứ uẩn hữu (catuvokārabhava) là Phạm Thiên ở cõi Vô sắc.

- Ngũ uẩn hữu (pañcavokārabhava) là chúng sanh ở cõi ngũ uẩn.

 

Cửu sanh hữu gồm lại còn 3

1 là Dục hữu - kāmabhava.

2 là sắc hữu - rūpabhava.

3 là Vô sắc hữu - arūpabhava.

Nói theo vị lai: Thì nghiệp hữu làm nhân, sanh hữu làm quả.

Còn nói theo hiện tại: Sanh hữu làm nhân, nghiệp hữu làm quả.

 

Tứ ý nghĩa của nghiệp hữu:

Trạng thái: Có sự thành nghiệp – Kammalakkhaṇo.

Phận sự: Làm cho sanh ra - Bhavanaraso.

Thành tựu: Thiện và bất thiện - Kusalākusalapaccupaṭṭhano.

Nhân cận: Phải có thủ - Upādānapadaṭṭhāno.

 

Nếu chỉ tham và sở hữu tư (cetanā) hợp với 4 tâm tham bất tương ưng đồng sanh 1 cái thì dục thủ làm duyên cho nghiệp hữu đặng 7 duyên.

- Câu sinh duyên

- Câu sinh hiện hữu duyên

- Câu sinh bất ly duyên

- Câu sinh y duyên

- Tương ưng duyên

- Hỗ tương duyên

- Nhân duyên

 

Lý do

- Sở hữu tham Câu sanh với sở hữu tư (cetanā) là giúp bằng cách câu sinh,

- Hai thứ chưa mất là giúp bằng cách Câu sinh hiện hữu,

- Chưa lìa nhau là giúp bằng cách Câu sinh bất ly;

- Vẫn còn nương nhau là giúp bằng cách Câu sinh y,

- Sở hữu với sở hữu vẫn hòa trộn nhau nên giúp bằng Tương ưng,

- Sở hữu với sở hữu phải giúp qua giúp lại là Hỗ tương duyên.

- Tham là chi pháp nhân tương ưng nên giúp bằng cách Nhân duyên.

Còn 3 thủ sau trợ cho nghiệp hữu cũng đặng 7 duyên. Nhưng chỉ khác là bớt Nhân duyên mà thêm Đồ đạo duyên. Vì 3 thủ là tà kiến giúp sở hữu tư (cetanā). Bởi tà kiến chi đạo chẳng phải nhân!

Nếu tứ thủ hợp với cái tâm sanh kế trước, nghiệp hữu hợp với cái tâm sanh kế sau, thì giúp đặng 6 duyên như sau:

1: Đẳng vô gián duyên

2: Vô hữu duyên

3: Ly khứ duyên

4: Trùng dụng duyên

5: Vô gián duyên

6: Vô gián cận y duyên

Lý do

- Cái tâm trước cho cái tâm sau sanh nối liên tiếp, bất đoạn v.v...

- Cái trước diệt rồi cái sau mới được sanh, nên trợ giúp bằng cách Vô hữu và Ly khứ.

- Tâm tham làm việc đổng lực thì đổng lực trước giúp đổng lực kế sau, Trùng dụng duyên.

- Đại thiện và bất thiện bắt pháp thủ làm cảnh không khắn khít thì thủ giúp cho nghiệp hữu một duyên là Cảnh duyên.

- Còn đại thiện và bất thiện bắt pháp thủ làm cảnh mà khắn khít thì pháp thủ giúp cho nghiệp hữu đặng 3 duyên: Cảnh duyên, Cảnh trưởng duyên và Cảnh cận y duyên.

 

Tứ ý nghĩa của sinh hữu :

- Trạng thái, phận sự và nhân cận trùng như nghiệp hữu. Chỉ khác thành tựu là chẳng phải thiện bất thiện, tức là pháp vô ký ám chỉ tâm quả hiệp thế và sắc nghiệp.

- Tứ thủ mỗi thứ làm duyên giúp cho nghiệp hữu và sinh hữu mà chẳng đặng sanh chung đồng nhau.

- Bởi vì lẽ thường những bậc không còn thủ thì cách hành vi của bực ấy chẳng thành thiện hay bất thiện nghiệp hữu. nên sau khi chết sinh hữu là cách sanh ra làm chúng sanh lớn, nhỏ v.v... đều không có.

- Trái lại, những chúng sanh hành động bằng thiện và bất thiện nghiệp hữu, sau khi chết rồi có sinh hữu phát sanh ra làm người, thú v.v... Do mãnh lực của thủ mới được như thế. Đó là thủ giúp cho nghiệp hữu và sanh hữu bằng cách Thường cận y duyên đó thôi.

Dứt phần Thủ duyên Hữu

 Hữu Duyên Sanh (Bhava paccayā jāti sambhavati)

 

Hữu đây lấy nghiệp hữu phần chánh nên nhắc lại nghiệp cho rõ thêm.

Nghiệp có nghĩa là hành vi, tạo tác và sắp đặt v.v... nhưng đối với pháp đồng sanh là đề đốc.

Có những Phật ngôn chú giải như sau:

- Ngài nói: Kammunā vattati loko: Nghĩa là tất cả chúng sanh trong đời vẫn theo chiều hướng nghiệp.

- Ngài cũng nói: Kammaṃ satte vibhajati yadidaṃ hīnappaṇītatāya: Nghĩa là nghiệp phân cho chúng sanh cao sang hay thấp hèn.

Pāḷi chú giải:

- Karaṇaṃ = kammaṃ: Nghiệp là hành vi, hành động.

- Karoti paṭisankharotīti = kammaṃ: Sắp đặt hay đào tạo gọi là nghiệp.

Phật Ngài chỉ ngay như vầy: Cetanāhaṃ bhikkhave kammaṃ vadāmi: này chư tỳ-khưu, nói nghiệp chính là sở hữu tư (cetanā).

 

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu tư (cetanā)

Trạng thái: đề đốc (pháp đồng sanh) (cetayitalakkhaṇā)

Phận sự: lo lắng cách bắt cảnh của pháp đồng sanh (āyuhanarasā)

Thành tựu: Sắp đặt cho pháp đồng sanh (saṃvidhānapaccupaṭṭhānā).

Nhân cận: Có 3 uẩn ngoài ra (sesakhandhattayapadaṭṭhānā)

----------------------

 

Sở hữu tư (cetanācetasika) hiệp với tất cả tâm, nhưng trong sự liên quan đây chỉ lấy sở hữu tư (cetanā) hợp với tâm bất thiện và thiện hiệp thế, gọi là nghiệp hữu (kammabhava) tức là hữu làm duyên cho sanh.

Sanh mà nhờ nghiệp hữu trợ đây, Pāḷi gọi là "jāti". Pāḷi chú giải như vầy: Jananaṃ = Jāti: Cách sanh của uẩn gọi sanh.

Và nữa, jāyanti patubhavanti dhammā etāyāti = Jāti: Tất cả pháp hữu vi có đặng do nương pháp chi, pháp ấy gọi là sanh.

 

Sanh (Jāti) nói theo danh sắc có 2:

1 là danh sanh (nāmajāti) tức là tâm và sở hữu phát sanh ra.

2 là sắc sanh (rūpajāti) tức là sự sanh ra của sắc nghiệp (kammajarūpa).

 

Sanh nói theo thời (kala) có 3:

1 là tái tục sanh - paṭisandhijāti.

2 là đẳng vô gián sanh - santatijāti.

3 là sát-na sanh - khaṇikajāti.

- Tái tục sanh là khi tái tục, tức là ban sơ của mỗi đời, tức là tâm, sở hữu và sắc nghiệp sanh ban đầu của mỗi kiếp sống.

- Đẳng vô gián sanh nghĩa là sau khi tái tục, danh và sắc sanh nối nhau liên tiếp cả ngày cả tháng cả năm cho đến tột đời, sanh không gián đoạn, gọi là đẳng vô gián sanh, tức là sự sanh nối nhau của tâm, sở hữu và sắc.

- Sự sanh của sát-na ám chỉ sát-na sanh của mỗi cái tâm và mỗi bọn sắc.

Nhưng đây chỉ lấy tái tục sanh (paṭisandhijāti).

 

Tái tục sanh chia làm 4 cách:

1. Thai sanh (jalābujajāti) tức là đẻ ra con,

2. Noãn sanh (aṇḍajajāti) tức là đẻ ra trứng,

3. Thấp sanh (saṃsedajajāti) là sanh từ chất thấp,

4. Hóa sanh (opapātikajāti) là tự nhiên mà hóa có ra.

 

Sanh nói theo uẩn có 3:

1 là ngũ uẩn sanh (pañcakhandhajāti)

2 là tứ uẩn sanh (catukhandhajāti)

3 là nhứt uẩn sanh (ekakhandhajāti)

--------------------------

Tất cả chúng sanh trong 31 cõi khác nhau như là ngạ quỉ, bàng sanh, nhân loại, a-tu-la, chư Thiên, Phạm thiên... đều do thân, khẩu, ý hành động tốt, xấu, chớ chẳng phải do ai tạo.

Theo Phật ngôn:

Chúng sanh cao thấp những chi,

Đều do nghiệp sắp sẵn khi trước rồi.

Nghĩa là sự sang, hèn, tốt, xấu... của chúng sanh đều do nghiệp sắp sẵn.

 

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sanh:

Trạng thái: Là sơ khởi của mỗi kiếp sống (tatthatatthabhava paṭhamābhinibbattilakkhaṇā).

Phận sự: Là tợ giao dẫn cho mỗi kiếp sống (niyyātanarasā).

Thành tựu: Sanh ra đời mới bỏ đời cũ (hay là) dẫy đầy khổ (atītabhavato idha ummujjannpaccupaṭṭhānā)(dukkhavicittatāpaccupaṭṭhānā).

Nhân cận: Có danh và sắc sanh sơ khởi đời sống (upacitanāmarūpapadaṭṭhānā).

 

Hữu duyên sanh đặng 2 duyên là

Dị thời nghiệp duyên

Thường cận (đại) y duyên

Dị thời nghiệp duyên tức là sở hữu tư (cetanā) hiệp với bất thiện và thiện hiệp thế để chủng tử (bīja) sau tạo ra tâm quả hiệp thế và sắc nghiệp.

Thường cận (đại) y duyên là do sự ưa thích hay mong mỏi vừa lòng trước kia đã quá nhiều, đó cũng là một sức rất mạnh đưa đẩy sắp đặt cho chủng tử tạo.

 

Dứt phần Hữu duyên Sanh

Sanh Duyên Lão, Tử, Sầu, Khóc, Khổ, Ưu, Ai (Jāti paccayā jarāmaraṇaṃ

soka parideva dukkha domanassupāyāsā sambhavati)

 

- Lão, tử, sầu, khóc, khổ, ưu, ai có đặng do nhờ nhân sanh (jāti).

Sát-na trụ của tâm quả hiệp thế và phần dị của sắc nghiệp tức là đang còn 49 sát-na tiểu.

Vẫn có sát-na đang còn gọi trụ (ṭhiti). Sát-na trụ của tâm quả hiệp thế và sắc nghiệp gọi là lão (jarā). Pāḷi chú giải: Jiranaṃ = Jarā: Sự cũ kỹ của tâm quả hiệp thế và sắc nghiệp gọi là già.

Tử thành quả của sanh tức là tư cách đang diệt của tâm quả hiệp thế và sắc nghiệp (kammajarūpa) gọi là sát-na diệt (bhaṅgakhaṇa). Pāḷi chú giải như vầy: Mariyate = Maraṇaṃ: Sự chết là cách đang diệt của tâm quả hiệp thế và sắc nghiệp, gọi là tử (maraṇa).

Lão tử cũng đồng chi pháp của sanh, chỉ khác sát-na sanh trụ diệt.

Cả ba sanh, lão và tử đều sắp vào quả luân hồi (vipākavaṭṭa).

Ban đầu như vầy: Uppattibhava saṅkhāto bhavekadeso avasesa ca vipākavaṭṭa: Sanh hữu, thức, danh sắc, 6 xứ, xúc, thọ, sanh và lão tử (ngoài ra vô minh, ái, thủ và nghiệp hữu) đều thuộc quả luân hồi (vipākavaṭṭa);

 

Nói về Liên quan tương sinh riêng về bộ Vibhaṅga giải theo kinh Phân Phối (Suttantabhājaniyanaya) giải rằng:

- Tattha katamā jarā? yā tesaṃ sattānaṃ tamhi tamhi sattanikāye jarā jīraṇatā khaṇḍiccaṃ paliccaṃ valittacatā āyuno saṃhāni indriyānaṃ paripāko ayaṃ vuccati jarā: Nói lão, tử mà lão ra sao? Tức là già, da nhăn, tóc bạc, răng rụng, gối dùn... cho đến mắt lờ, tai điếc... những chúng sanh nào mà có hiện tượng như thế gọi là già.

- Tattha katamaṃ maraṇaṃ? yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhā tamhā sattanikāyā cuti vacanatā bhedo antaradhānaṃ muccu maraṇaṃ kalaṃkiriyā khandhānaṃ bhedo kaḷevarassa nikkhepo jīvitindriyassa upacchedo idaṃ vuccati maraṇaṃ ? Nói về lão, tử mà tử ra sao? Tử là chết, tức là từ trần, qua đời, mãn phần, du tiên, thệ thế, tịch diệt, băng hà, quá vãng, đổi đời, tắt hơi, tuyệt mạng, tạ thế, về quê, theo ông theo bà cho đến viên tịch đều cũng có nghĩa là chết.

 

Cho nên lão, tử trong Liên quan tương sinh đây cũng lấy sự già, sự chết chế định của tất cả chúng sanh đều đặng, tức là nối sau sự sanh ra của tất cả chúng sanh, cho nên Đức Phật ngài nói tất cả chúng sanh có sanh ra ắt phải có chết, tức là cách cũ của tâm quả hiệp thế, sắc nghiệp, sắc tâm, sắc qui tiết và sắc vật thực.

Trong khi tất cả chúng sanh chết gọi là tử, tức là cách diệt của tâm quả hiệp thế, sắc nghiệp, sắc tâm và sắc vật thực. Pāḷi chú giải như vầy:

Jīranti jiṇṇabhāyaṃ gacchanti etāyāti = Jarā: Tất cả pháp hành vi vẫn đi đến sự già do nương sự sanh, cho nên pháp làm nhân của cách đưa đến sự già của pháp hành vi gọi là già.

Maranti sattā etenāti = Maraṇaṃ: Tất cả chúng sanh mất do pháp nào, pháp ấy gọi là tử.

 

Nhị sanh (Jāti)

1 là sắc thân sanh (rūpakāyajāti) tức là sự sanh ra của sắc pháp.

2 là danh thân sanh (nāmakāyajāti) tức là sự sanh ra của danh pháp.

 

Nhị lão (Jarā)

1 là sắc thân lão (rūpakāyajarā) tức là 49 sát-na trụ của sắc pháp hay là khi trụ của sắc pháp.

2 là danh thân lão (nāmakāyajarā) tức là sát-na trụ của tâm và sở hữu.

 

 

Sát-na lão chia làm 2

1 là siêu lý lão (paramatthajarā) tức là sát-na trụ của danh và sắc, cũng gọi là sát-na lão.

2 là chế định lão (paññattijarā) tức là ngoài sát na.

 

Cửu lão

1 là thân thể lão (vayovuddhijarā) tức là tóc bạc, răng rụng...

2 là liên tiếp lão (santatijarā) tức là sự bớt số của danh và sắc.

3 là sát-na lão (khaṇikajarā) tức là sát-na trụ của danh và sắc.

4 là hiện tượng lão (pākaṭajarā) tức là thân thể già.

5 là ẩn tàng lão (paṭicchannajarā) tức là cách già của danh pháp.

6 là bất kiến lão (avīcijarā) là sự cũ của đá, ngọc...

7 là hữu kiến lão (savīcijarā) là sự cũ hư nhà cửa, đồ đạc...

8 là siêu lý lão (paramatthajarā) là sát-na trụ của tâm sở hữu và sắc pháp.

9 là chế định lão (paññattijarā) là ngoài ra sát na.

----------------------------

Nhân loại Nam Thiện Bộ Châu hiện nay thọ non 75 tuổi phân làm 3 chặng (vaya) :

Chặng thanh niên (paṭhamavaya) là từ khi sanh đến 25 tuổi.

Chặng trung niên (dutiyavaya) là từ 26 đến 50 tuổi.

Chặng lão thành (tatiyavaya) là từ 51 đến 75 tuổi.

 

Hoặc phân làm 10 chặng:

Thời kỳ ấu trĩ (maṇḍadasakavaya) là từ khi sanh đến 10 tuổi, tục gọi là con nít.

Thời kỳ háo ngoạn (khiḍḍādasakavaya) là từ 11 đến 20 tuổi, còn ham chơi giỡn.

Thời kỳ nhan sắc (vaṇṇadasakavaya) là từ 21 đến 30 tuổi, lúc đang có nhan sắc.

Thời kỳ sức lực (baladasakavaya) là từ 31 đến 40 tuổi là chặng đủ sức mạnh.

Thời kỳ trí tuệ (paññādasakavaya) là từ 41 đến 50 tuổi trong lúc đang phát sanh trí tuệ.

Thời kỳ suy lạc (hānidasakavaya) là từ 51 đến 60 tuổi chặng đang suy kém.

Thời kỳ khởi nhược (pabbhāradasakavaya) là từ 61 đến 70 tuổi là chặng sắp yếu.

Thời kỳ khúc bối (vaṅkadasakavaya) là từ 71 đến 80 tuổi, là chặng lưng thẳng gối dùn.

Thời kỳ si mê (momūhadasakavaya) là từ 81 đến 90 tuổi là chặng lẫn lộn.

Thời kỳ thường ngọa (sayanadasakavaya) là từ 91 đến 100 tuổi, là chặng liệt nhược nằm hoài.

 

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của lão

Trạng thái của lão là hiện bày cách già của uẩn (khandhaparipākalakkhanā) tức là hư hao, tiêu rụt, biến đổi...

Phận sự: Là đưa đến cái chết (maraṇūpanayanarasā).

Thành tựu: Là phá chặng tươi tốt (yobbannavināsapaccupaṭṭhāna).

Nhân cận: Có sắc đang cũ (paripaccamāna rūpapadaṭṭhānā).

-----------------------

Tử (māraṇa) hay là chết tức là trong khi cuối cùng của mỗi đời sống của tất cả chúng sanh.

Tử có hai

Phi thời tử (akālamaraṇa): Tức là chết chưa già, chưa hết nghiệp và chưa đủ tuổi.

Thời tử (kālamaraṇa): Tức là chết khi hợp thời.

Tam chủng tử (maraṇa)

Sát-na tử (khaṇikamaraṇa): Sát-na diệt của danh và sắc.

Tỷ dụ tử (sammutimaraṇa): Đổi đời khác, tục gọi là chết.

Diệt tuyệt tử (samucchedamaraṇa): bậc quả tột viên tịch.

Tứ nhân tử (hetu maraṇa)

Thọ tận tử (āyukkhayamaraṇa): Chết do hết số thọ.

Nghiệp tận tử (kammakkhayamaraṇa): Chết do hết nghiệp.

Lưỡng tận tử (ubhayamaraṇa): Chết khi nghiệp, thọ đều hết.

Hoạnh tử (upacchedakakammunā): Chết do nạn, cũng gọi phi thời tử.

Cửu tử (maraṇa)

Tỷ dụ tử (samutimaraṇa) như là người chết, thú chết .v.v...

Biến dị tử (santatimaraṇa) thân tâm thay đổi từ chặng...

Sát-na tử (khaṇkamaraṇa) sát-na diệt của danh và sắc.

Đoạn tuyệt tử (samucchedamaraṇa) như diệt tuyệt tử.

Mãn kiếp tử (jātikakhayamaraṇa) khi bỏ đời cũ của mỗi chúng sanh.

Cương tử (upakkamamaraṇa) tự tử hay bị áp bức chết.

Lưỡng tận tử (sarasamaraṇa) chết khi hết nghiệp và tột tuổi thọ.

Thọ tận tử (āyukakkayamaraṇa) chết do hết tuổi thọ

Phước tận tử (puññakkhayamaraṇa) chết bởi do hết phước.

Sanh, lão, tử, có thí dụ như kẻ thù gặp 3 đứa nghịch một đứa khéo dẫn vào rừng, một đứa hành hạ và một đứa giết.

Hoặc thí dụ 3 trường hợp như người luyện ma mét đối với phụ nữ thường lầm.

 

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của tử

Trạng thái: Hiện bày dời khỏi đời cũ, lướt đến đời mới (cutilakkhanaṃ).

Phận sự: Lìa mạng sống (viyogarasaṃ).

Thành tựu: Dời khỏi thế giới cũ (gativippavāsapaccupaṭṭhānaṃ).

Nhân cận: Có danh và sắc đang diệt (paribhijjamānanāmarupapadaṭṭhānaṃ).

-----------------------

Sanh duyên, lão, tử đặng 1 duyên là Thường cận (đại) y duyên.

- Sầu (soka) là sầu muộn, buồn rầu, sầu bi... có Pāḷi chú giải như vầy:

Sokacanaṃ = Soko: Sự buồn rầu gọi là sầu, tức là thọ ưu hợp với tâm sân.

Socanti cittaparilāhaṃ gacchanti etenāti = Soko: Sự bực bội đưa đến tâm xào héo, cách như thế đó gọi là sầu.

Ngũ điêu tàn (bayasana)

Thân tộc điêu tàn (nātibyasana) là tai nạn của bà con, thân quyến...

Tài sản điêu tàn (bhogabyasana) là quyền tước, của cải tiêu hao...

Tật bệnh điêu tàn (rogabyasana) là bệnh tật tổn hại.

Giới điêu tàn (sīlabyasana) là sự phá giới.

Tri kiến điêu tàn (diṭṭhibyasana) làm giảm mất kiến thức.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sầu (soka)

Trạng thái: Thường đốt bên trong hay làm tim gan khô héo (antonijjhānalakkhaṇo).

Phận sự: Làm cho tâm thường bực bội (cetoparinijjhāyanaraso).

Thành tựu: Hay buồn bực theo điêu tàn (anusocanapaccupaṭṭhāno).

Nhân cận: Có tâm sân sanh ra (dosacittuppādapadaṭṭhāno).

-----------------------

- Khóc (parideva) có 2 câu chú giải như vầy: Paridevanaṃ = paridevo: Than thở kêu oan gọi là khóc.

Taṃ taṃ pavattiṃ parikittetvā devanti kandanti etenāti = paridevo: Cách nào làm cho chúng sanh rơi lụy, than thở kêu la cách đó gọi là khóc.

Nhân phát sanh khóc (parideva) cũng do ngũ điêu tàn (byasana).

 

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của khóc (parideva)

1: Trạng thái: khóc lóc, kêu la (lālappanalakkhaṇo).

2: Phận sự: thở than lỗi phải (guṇadosaparikittanaraso).

3: Thành tựu: tâm bấn loạn (sambhamapaccupaṭṭhāno).

4: Nhân cận: có sắc tứ đại sanh từ nơi tâm sân (dosacittajamahābhūtapadaṭṭhāno).

---------------------

- Khổ (dukkha) có Pāḷi chú giải như vầy: Dukucchitaṃ hutvā kāyikasukhaṃ khanatīti = Dukkhaṃ dukkhananti = Dukkhaṃ: Pháp nào đáng ố và phá mất sự sướng thân, pháp ấy gọi là khổ. (Hay là) Tất cả chúng sanh khó chịu bằng sự lãnh lấy cách nào, thời cách ấy gọi là khổ.

Một cách nữa, Khamituṃ dukkarantaṃ = Dukkhaṃ: Khó chịu gọi là khổ, tức là thân thức thọ khổ.

Cửu khổ

- Khổ khổ (dukkhadukkha) là trạng thái thật khổ tức là thân chịu khổ và sở hữu thọ khổ.

- Biến khổ (vipariṇāmadukkha) là sự sướng thân làm nhân phát sanh ra sự khổ thân và sở hữu thọ khổ phát sanh, tức là vui sướng làm nhân cho khổ.

- Hành khổ (saṅkhāradukkha) tức là ngoài ra khổ khổ và biến khổ, tức là tâm thọ xả sở hữu hợp và sắc vẫn bị ép chế phải sanh diệt luôn.

- Ẩn khổ (paṭicchannadukkha) hay là bất hiện khổ (apākaṭadukkha) tức là đau răng, đau đầu, đau lỗ tai... do mãnh lực thương, giận... cách khổ này biết đặng do nhờ hỏi thăm vì cách đau đó không hiện bày.

- Bất ẩn khổ (appaṭicchanadukkha) hay là hiện khổ (pākaṭadukkha) tức là những ghẻ đứt... và 32 chứng bệnh khỏi hỏi cũng biết, vì những bệnh này hiện rõ.

- Ảnh hưởng khổ (pariyāyadukkha) tức là biến khổ và hành khổ, bởi vì hai thứ khổ này chẳng phải chánh điều kiện khổ, chỉ là nơi sanh của các thứ khổ, nên chung lại gọi là ảnh hưởng khổ.

- Chánh khổ (nippariyāyadukkha) là chịu khổ phần chánh thức nơi thân tâm cũng như khổ khổ.

- Thân khổ (kāyikadukkha) tức là khổ phát sanh theo thân như là thương tích, đau đớn...

- Tâm khổ (cetasikadukkha) tức là sự khổ phát sanh theo tâm như là buồn rầu, tức mình...

 

Theo Liên quan tương sinh (Paṭiccasamuppāda) thì chỉ lấy điều thứ 8 là thân khổ (kāyikadukkha)

32 cách làm cho thân khổ:

- Đánh bằng mây gai,

- Đánh bằng mây tròn,

- Đánh bằng búa,

- Chặt tay,

- Chặt chơn,

- Chặt cả chơn tay,

- Lắt lỗ tai,

- Thẻo mũi

- Lắt lỗ tai và mũi,

- Lột da đầu rồi để cục sắt cháy đỏ đè sát vào đầu,

- Giựt sút tóc

- Lấy sắt nhọn đâm ngang miệng rồi lấy lửa đốt vào miệng,

- Dùng vải nhúng dầu vấn thân đốt,

- Dùng vải nhúng dầu vấn tay đốt làm đèn,

- Lột da từ cổ đến mình

- Lột da từ cổ đến tay

- Lấy dây xích buộc cùi chỏ và đầu gối rồi lấy chĩa nhọn đâm xuống, rồi đốt lửa.

- Dùng lưỡi câu móc, kéo rớt thịt ra.

- Dùng cái chét chặt thịt rơi từ cục.

- Dần khắp châu thân dùng a-xít muối đổ vào làm cho thịt rớt ra.

- Bắt nằm nghiêng lấy sắt nhọn đâm thấu ván rồi nắm chân chạy vòng tròn.

- Dùng đá to, dần cho nát xương, cuống thân tròn vấn từ nậng rồi xắt từ khoanh.

- Lấy dầu sôi xối cùng mình.

- Bỏ đói hai ba ngày, rồi cho ăn vật thực của chó.

- Lấy sắt nhọn đâm từ đầu tuốt hậu môn.

- Dùng gươm chặt đầu.

- Dùng đinh nướng đỏ đóng bàn tay bên mặt.

- Dùng đinh nướng đỏ đóng bàn tay bên trái.

- Dùng đinh nướng đỏ đóng bàn chân bên mặt.

- Dùng đinh nướng đỏ, thọt xuống chân trái.

- Dùng đinh nướng đỏ đóng ngay ngực.

- Dùng dao búa vạt đẻo chân.

 

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của khổ (dukkha)

Trạng thái: Ép uổng thân (kāyapīlanalakkhaṇaṃ)

Phận sự: Làm nhân cho cách buồn giận, tức mình sanh ra đến người thiếu trí (duppaññānaṃ domanassakaranarasaṃ).

Thành tựu: Là đau thân (kāyikālādhapaccupaṭṭhānaṃ)

Nhân cận: Có thần kinh thân (kāyapasādapapadaṭṭhānaṃ)

 

Khổ thân: Là khổ đặc biệt, vì ép uổng thân luôn cả tâm khi tâm không yên ổn. Khi thân không an lạc, thời người ấy sanh buồn bực, cho nên ngài Giác Âm (Buddhaghosa) chú giải trong bộ Saccavibhaṅga và bộ Visuddhimagga như vầy:

Pīḷeti kāyikamidaṃ Dukkhañca mānasaṃ bhiyyo

Janayati yasmā tasmā Dukkhanti visesato vuttaṃ

 

Khổ thân vẫn ép uổng người đang chịu khổ, có thể làm cho đến khổ tâm, bởi như thế cho nên Đức Phật ngài phán rằng: "Là khổ đặc biệt".

-------------------------

- Ưu (domanassa) là buồn, rầu. Có Pāḷi chú giải như vầy: Dumanassabhāvo = Domanassaṃ: Pháp nhân làm cho tâm người không yên ổn, suôn sẻ gọi là ưu, tức là sở hữu thọ-ưu, khổ tâm.

 

Ưu (domanassa) phát sanh cho người nào làm cho tâm người ấy bực bội hiện bày hành động bằng thân, khẩu, ý làm cho ta và người khác khổ thân như là ưu sanh rồi, có người phát ra hành động đấm ngực, thoi bụng, bứt tóc, hoặc chùi xuống giẫy giụa. Cũng có người đến đỗi tự sát nhiều cách và cũng có người làm hại người khác phải bị khổ thân hoặc đến đỗi chết cũng có.

 

Nhân phát sanh ưu rất nhiều cách, nhưng chỉ nói riêng phần từ nơi ái. Từ nơi cách biến chuyển của sự thương, ghét phần nhiều phát sanh ra ưu. Một điều là ta gặp sự vật không vừa lòng. Hai phần này làm cho phát sanh ưu rất nhiều. Bởi thế Đức Phật ngài nhắc thức tất cả Phật tử có liên quan với khổ tâm trong bộ Tạp A Hàm (Samyutta-nikaya) như vầy:

Mā piyehi samāgañchi Appiyehi kudācanaṃ

Piyānaṃ adassanaṃ dukkhaṃ Appiyanañca dassanaṃ

Trong phần ta thương và ta ghét, bởi do không nhận rõ cách ta thương và ta ghét đều là khổ cả.

 

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của ưu (domanassa)

Trạng thái: Ép uổng tâm (cittapīḷanalakkhaṇaṃ)

Phận sự: Khảo cảm tâm (manovigātarasaṃ)

Thành tựu: Tâm không an ổn (mānasabyādhipaccupaṭṭhānam)

Nhân cận: Có sắc ý vật (hadayavatthupadaṭṭhānaṃ).

~~~~~~~~~~

Ai (upāyāsa) có Pāḷi chú giải như vầy: Bhuso āyāsanaṃ = upāyāso: Sự rất khổ tâm gọi là ai, do 1 trong 5 điêu tàn (byasana) hoặc thân tộc chết …

 

Gọi rằng ai (upāyāsa) đây, khi chiết tự thời upa với āyāsa: Upa là cận hay rất nặng. āyāsa là sự khổ tâm, upāyāsa dịch là rất buồn (ai).

 

Trạng thái buồn rầu quá lớn lao tiếp nối với sầu (soka) cũng có thể đến lối khóc (parideva). Nối theo khóc đến lối ai (upāyāsa) là tột bực của sự buồn làm cho tâm người phải khô héo liền, không chống cự với cách ấy đặng. Cách nín sượng, nói không ra, khóc không đặng, có khi đến bất tỉnh hoặc điên luôn, hoặc đến đỗi tự vận được.

 

Phần nhiều phát sanh cho người gặp một trong ngũ điêu tàn (bayasana) do không suy xét kịp như là cha mẹ, chồng vợ, con cái vừa chết hay là của cải tiêu hao bằng cách sập hư, tan rã do nạn thủy, hỏa, đạo tặc... Hoặc bệnh nặng hết lối trị, phải chịu tật, rất dằn vặt tâm người ấy, cách đó gọi là ai (upāyāsa) như trong Mahānidesa có giải như vầy:

 Tassa de kāmayānassa Chanda jātassa jantano

 Te kumā parihāyanti Sallaviddhova juppati

 

Người lên xe tàu, ám chỉ hưởng cảnh ngũ dục mừng vui phơi phới và tâm nhiễm đắm với cảnh dục lạc ấy, nếu đồ dục lạc ấy mất đi, gặp khi như thế thời người đang nhiễm đắm, tâm phải bị náo động.

 

Tâm náo động rung rinh với cách sầu, ai, khóc cũng như con nai bị bắn, té xuống đất run rẩy giãy giụa sắp chết.

~~~~~~~~~~

Sầu, ai, khóc, có thí dụ của ngài Giác Âm (Buddhaghosa) trong bộ Visuddhimagga aṭṭhakkāthā, có kệ Pāḷi đại ý.

Như dầu nóng, dầu sôi và lên khói cho đến cạn khô.

Sầu (soka) như nước cốt dừa khi mới thắng.

Ai (upayasa) như nước cốt dừa bồng con.

Khóc (panideva) như xác dầu dừa hiện bày xác hay khô cháy.

 

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của ai (upāyāsa)

Trạng thái: rất đốt tâm (cittaparidahanalakkhaṇo).

Phận sự: làm tâm sụt lùi (nitthunanaraso).

Thành tựu: đuối sức thân tâm (visādapaccupaṭṭhāno).

Nhân cận: có sắc ý vật (hadayavatthupadaṭṭhāno).

 

Sanh làm duyên cho ưu, sầu, ai, khóc (jāti paccayā soka parideva dukkha domanassupāyāsā sambhavati) chỉ đặng 1 duyên là Thường cận y duyên (Pakatūpanissaya-paccayo).

Bởi vì những điều nói trên, chúng sanh không có tái tục thì lấy đâu mà có (trừ ra bực tam, tứ quả đã sát trừ sân).

Dứt phần Sanh duyên Lão, tử, sầu, khóc, khổ, ưu, ai.

Lão, Tử Duyên Vô Minh

 

Lão theo đây ám chỉ sau khi tái tục cho đến sắp chết, còn tử là lúc đang chết. Thế nên những chúng sanh còn phiền não thì tâm tham sanh ra rất nhiều, mỗi cái tâm tham đều có sở hữu hợp 17 hay 19 hoặc 20 sở hữu luôn luôn có tham, si, hoặc tà kiến đồng sanh với nhau. Pāḷi có câu: Āsavānaṃ samuppāda avijjā pavaḍdhati: Vô minh tiến triển do nhờ đồng sanh với pháp lậu.

Tham và tà kiến trợ cho si, hay lậu trợ cho vô minh tức là lão, tử duyên vô minh được 18 duyên như sau:

Lão tử duyên Vô minh đặng 18 duyên :

Câu sinh duyên

Câu sinh hiện hữu duyên

Câu sinh bất ly duyên

Tương ưng duyên

Hỗ tương duyên

Câu sinh y duyên

Nhân duyên

Đồ đạo duyên

Trùng dụng duyên

Vô gián duyên

Đẳng vô gián duyên

Vô hữu duyên

Ly khứ duyên

Cảnh duyên

Trưởng duyên (hẹp)

Cảnh trưởng duyên (rộng)

Cảnh cận y duyên

Cận y duyên (hẹp)

Thường cận y duyên (rộng)

Vô gián Cận y duyên  

~~~~~~~~~~

Sở hữu tham, sở hữu tà kiến đồng sanh với sở hữu si chưa lìa nhau, đang còn, hòa trộn để giúp nhau và có sự nương nhờ. tham thuộc nhân, tà kiến là chi đạo.

Cái tâm đổng lực trước giúp cái tâm đổng lực sau là Trùng dụng duyên, sanh kế sau là Đẳng vô gián, Vô gián. Cái trước diệt rồi, cái sau mới sanh là Vô hữu và Ly khứ.

Sở hữu si hiệp với tâm tham mà bắt tham hay tà kiến làm cảnh thì nhờ Cảnh duyên, nếu khắn khít là nhờ Cảnh trưởng và Cảnh cận y duyên. Duyên (lấy theo hẹp gọi là Trưởng duyên).

Nếu tham và tà kiến thường sanh rất mạnh, giúp sở hữu si có dịp sanh ra gọi trợ bằng Cận y duyên hay Thường cận y duyên.

Dứt phần Lão tử duyên Vô minh và phần chánh yếu

 

Bốn cách thuyết Liên quan tương sinh

Thuyết xuôi từ gốc đến ngọn (ādipariyosāna anulomadesanā): Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên 6 xứ, 6 xứ duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử.

Thuyết xuôi từ giữa đến ngọn (majjhapariyosāna anulomadesanā): Thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử.

Thuyết ngược từ ngọn đến gốc (pariyosāna ādipaṭilomadesanā): Lão tử sầu khóc khổ ưu ai do sanh trợ, sanh do hữu trợ, hữu do thủ trợ, thủ do ái trợ, ái do thọ trợ, thọ do xúc trợ, xúc do 6 xứ trợ, 6 xứ do danh sắc trợ, danh sắc do thức trợ, thức do hành trợ, hành do vô minh trợ.

Thuyết ngược từ giữa đến gốc (majjha ādipaṭilomadesanā): Ái do thọ trợ, thọ do xúc trợ, xúc do 6 xứ trợ, 6 xứ do danh sắc trợ, danh sắc do thức trợ, thức do hành trợ, hành do vô minh trợ.

 

Lợi ích 4 cách thuyết Liên Quan Tương Sinh:

Thuyết xuôi từ gốc đến ngọn, lợi ích cho những người không biết chúng sanh có từ nhân chi? Cho nên rất bàn soạn nhau theo lầm chẳng thể giải quyết.

Sau khi đặng nghe hiểu rồi mới biết là chúng sanh tự nương nhân mà sanh ra và nhân ấy phải theo thứ lớp trợ nhau mới đặng sanh.

Thuyết xuôi từ giữa đến ngọn, lợi ích cho những người không tin chúng sanh chết rồi còn sanh nữa, mới chỉ cho rõ 5 nhân hiện tại là ái, thủ, hữu, vô minh và hành đang sanh cho mỗi người, thì 5 quả vị lai là thức, danh, sắc, 6 xứ, xúc và thọ thành tựu ra chúng sanh đó vậy.

Thuyết ngược từ ngọn tới gốc, lợi ích cho những người đặng nhận thấy nhân khổ từ sanh trở lại đến vô minh mới rõ rằng lão tử, sầu, khóc, khổ, ưu, ai mà tất cả chúng sanh có thân tứ đại phải chịu khổ như vừa kể trên, nhiều hay ít tại có thân này tức là do sanh dù cho thấp sanh hay hóa sanh.

Như sanh do hữu, hữu do thủ, thủ do ái, ái do thọ, thọ do xúc, xúc do 6 xứ, 6 xứ do danh sắc, danh sắc do thức, thức do hành, hành do vô minh, vô minh do lậu.

Nếu biết nhân, thời không phàn nàn quả và tìm lối dứt tuyệt nhân.

Thuyết ngược từ giữa trở lại gốc, lợi ích làm cho kẻ nghe hiểu nhân quả theo thứ lớp, nguyên do của tứ thực dìu dắt chúng sanh từ quá khứ đến hiện tại như là:

Đoàn thực bổ dưỡng thân thể chúng sanh lớn và đặng còn.

Xúc thực giúp cho 6 xứ nội, 6 xứ ngoại nương.

Tư thực đề đốc chúng sanh thân, khẩu, ý hành động tốt hoặc xấu.

Thức thực giúp cho chúng sanh thâu hút cảnh: thấy, nghe v.v... cho đến đủ thứ tâm đổng lực phát sanh.

 

Tứ thực sanh đặng do ái làm nhân và ái do thọ... cho đến hành phải nhờ vô minh mới biết thứ lớp thấy tứ thực là căn bản.

Cho nên người nghe cách nào cũng đặng nhận rõ khổ đế để trừ tập đế, tỏ ngộ níp-bàn nhờ tiến hóa đạo đế luôn cho tới hoàn toàn giải thoát.

Một nửa, Như Lai thuyết thật là người đủ sức chỉnh lý thích hợp tốt đẹp.

 

Kết luận câu 4 là chỉ cho người tìm hiểu 3 thời (kāla) 12 chi (aṅga), 20 điều (bheda), 3 chặng nối (sandhi), 4 phần (saṅkhepa), tam luân hồi (vaṭṭa) và 2 gốc (mūla).

--------------------------

Bốn vòng tròn nơi bìa trước cũng tạm nêu 4 cách thuyết.

(Khoảng này xin bớt trình bày giải theo ngũ uẩn (pucchā) vì không cần thiết nên để giải nơi khác).

--------------------------

Thẩm xét 4 cách Liên quan tương sinh trừ đặng 7 điều tà kiến:

1. Cách đồng (ekattanaya)

2. Cách dị (nānattanaya)

3. Vô cần (bhayāpāranaya)

4. Biệt phần (evandhammadānaya)

Thẩm xét cách đồng là suy xét ngũ uẩn và danh sắc nối đời liên tiếp nhau không gián đoạn để trừ vô kiến (natthikadiṭṭhi) và đoạn kiến (ucchedadiṭṭhi).

Thẩm xét cách dị là nhận thấy nhân quả mỗi pháp khác nhau để trừ thường kiến (sassatadiṭṭhi).

Thẩm xét vô cần là nhận thấy nhân quả giúp nhau khỏi tăng bồi ráng sức là để trừ ngã kiến (attadiṭṭhi) và tha chủ kiến (issara nimmānavādadiṭṭhi).

Thẩm xét biệt phần là nhận thấy nhân nào quả nấy không phải chung nhau như hành do vô minh, chớ nhân khác thế không đặng, đây là để trừ vô nhân kiến (ahetukadiṭṭhi) và vô hành kiến (akiriyadiṭṭhi).

 

Sáu cách trừ lậu

Kiến trừ lậu (dassanena āsavāpahātabbā) quán thấy sự tiêu mất của pháp hữu vi dầu quá khứ, hiện tại, vị lai đều tiêu mất luôn luôn.

Chiến trừ lậu (sevanāya āsavāpahātabhā) do quán sát soi thấy tức là tu tịnh hay tu tuệ. Rốt cuộc soi rõ đến vô thường, khổ não, vô ngã mới chán nản không chấp cứng với uẩn nào cả.

Nhẫn nại trừ lậu (adhivāsanena āsavāpahātabbā) do sự ráng chịu tức là tu đến tâm đình trụ thành "tịnh kiên cố" để làm nền tảng tu tuệ tỏ ngộ, thấy đúng sự thật đành nhịn chịu bỏ những phiền não lậu là do sự nhẫn nại tâm mới chán nản giải phóng lậu bằng cách buông bỏ.

Ty miễn trừ lậu (parivajjanena āsavāpahātabbā) cách trừ lậu với sự trốn lánh, tức là khi quán thấy cách pháp hữu vi đáng chán nản rồi mới trừ bỏ tuyệt bằng trí tuệ như kẻ mạnh tìm đường trốn oan trái, xuất gia tâm lý = nhàm chán.

Bài di trừ lậu (vinodanena āsavāpahātabbā) là trau dồi tâm bằng "chỉ" luôn "quán", tỏ ngộ kiến chơn, thấy pháp hữu vi như đồ mượn, giải phóng sự khắn khít bằng cách buông bỏ cho nhẹ luôn.

Tu tiến trừ lậu (bhāvanā āsavāpahātabbā) nhờ trau dồi "chỉ" và "quán" đặng minh tâm kiến sắc, nhận rõ tam tướng phổ thông, nhờ tỏ ngộ tâm trong sạch, hết chấp theo pháp hữu vi, thời lậu phải đành tiêu mất.

 

Giải Thất đề Liên quan tương sinh:

Biểu đồ Liên quan tương sinh có 12 chi: Vô minh duyên Hành, Hành duyên Thức...

1. Đề thứ nhứt: "Thời" do chữ Pāḷi là addhā hay kāla chia làm 3:

a. Vô minh và hành thuộc về thời quá khứ

b. Thức, danh sắc, 6 xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu thuộc về thời hiện tại.

c. Sanh, lão tử thuộc về thời vị lai.

 

2. Đề thứ hai: Chi (aṅga)

12 chi: Vô minh, hành, thức, danh sắc, 6 xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử.

 

3. Đề thứ ba: Cách (ākāra) có 20

Vô minh, hành, ái, thủ, hữu thuộc về 5 nhân quá khứ tạo ra quả hiện tại.

Thức, danh sắc, 6 xứ, xúc, thọ thuộc về 5 quả hiện tại.

Ái, thủ, hữu, vô minh, hành thuộc về 5 nhân hiện tại tạo ra quả vị lai.

Thức, danh sắc, 6 xứ, xúc, thọ, có trong chi sanh và lão tử thuộc về 5 quả vị lai.

Văn lục bát dịch kệ như vầy:

Năm nhân quá khứ lớn thay.

Năm quả hiện tại đời này có ra.

Bây giờ nhân đặng năm mà.

Vị lai quả cũng thời là có năm.

4. Đề thứ tư: Tam tục (sandhi)

Tục hay là cách nối. Tục có 3:

Quả hiện tại nối với nhân quá khứ giữa hành và thức.

Nhân hiện tại nối với quả hiện tại giữa thọ và ái.

Quả vị lai nối với nhân hiện tại giữa hữu và sanh.

Tục (sandhi) có câu Pāḷi chú giải như vầy: Sandhiyate = Sandhi: Cách nối giữa nhân và quả hay là nối quả với nhân gọi là Nối, Hán gọi là Tục.

5. Đề thứ năm: Hẹp (saṅkhepa)

Hẹp tức là giản yếu, dón gọn. Có 20 cách, nói gọn còn 4 phần:

a) Phần nhân quá khứ . c) Phần nhân hiện tại.

b) Phần quả hiện tại. d) Phần quả vị lai.

Hẹp có Pāḷi chú giải như vầy: Saṅdhipīyanti saṅgayhanti padhānadhammā etthāni = Saṅkhepo: Gồm những pháp tổng danh nói chung lại từ phần cho gọn gọi là Giản yếu (dón gọn)

 

6. Đề thứ sáu: Tam luân hồi (vaṭṭa)

Có 3 sự luân hồi

a. Phiền não luân hồi (kilesavaṭṭa) tức là vô minh, ái, thủ.

b. Nghiệp luân hồi (kammavaṭṭa) tức là hữu và hành.

c. Quả luân hồi (vipākavaṭṭa) tức là sanh, lão tử, thức, danh sắc, 6 xứ, xúc và thọ.

Luân hồi có Pāḷi chú giải như vầy: Vaṭṭanti punappunaṃ āvaṭṭantīti = vaṭṭaṃ: Pháp nào xoay tròn hoài hoài, pháp ấy gọi là luân (xoay chuyển ám chỉ luân hồi).

 

7: Đề thứ 7: Căn (mūla) hay gốc có 2

a) Gốc quá khứ tức là vô minh (nhân đời quá khứ).

b) Gốc hiện tại tức là ái (nhân đời hiện tại).

Khi 2 gốc này chưa diệt thì 3 sự luân chuyển cứ xoay tròn mãi.

Vô minh gốc có 6 ngọn là hành, thức, danh sắc, 6 xứ, xúc, thọ.

Ái gốc có 4 ngọn: Thủ, hữu, sanh, lão tử.

 

Căn hay gốc (mūla) có những câu Pāḷi chú giải như sau:

Mūlayanti sabbe pi vaṭṭa dhammā tiṭṭhanti etthāti = mūlani: Những pháp luân hồi phải nương theo đó, nên pháp đó gọi là căn (gốc).

Mūlayanti patitthahanti vaṭṭadhammā etehīti = mūlani: Những pháp luân hồi phải nương đổ theo nó, nên pháp đó là căn, ám chỉ vô minh và ái.

 

Bánh xe trước xoay tròn từ Vô minh đến thọ

- Vô minh là nhân

- Hành làm quả.

 

- Hành là nhân

- Thức làm quả.

 

- Thức là nhân

- Danh Sắc làm quả.

 

- Danh sắc là nhân

- 6 xứ làm quả.

 

- 6 xứ là nhân

- Xúc làm quả.

 

- Xúc là nhân

- Thọ làm quả.

 

- Thọ là nhân

- Vô Minh làm quả.

Khi nào ái nương thọ sanh ra thì phải có vô minh sanh chung với, như thế thời vô minh đi chung với ái, cho nên bánh xe trước từ vô minh xoay vòng đến thọ thì đã máng vô minh là quả, thì vô minh trở thành làm nhân cho hành xoay như thế luôn vì thọ phải có vô minh khởi đầu nữa.

 

Bánh xe sau xoay tròn từ ái đến lão tử

- Ái là nhân

- Thủ làm quả

 

- Thủ là nhân

- Hữu làm quả

 

- Hữu là nhân

- Sanh làm quả

 

- Sanh là nhân

- Lão tử làm quả

 

- Lão tử là nhân

- Ái làm quả

----------------------

Khi già sẽ chết hoặc muốn sống lâu hay muốn đặng thành người trẻ tuổi, sự ham muốn ấy là dục lậu do nhân nghĩ rằng ta sẽ chết thì đầu thai thành... đó là tử làm nhân cho ái, thì ái làm nhân cho thủ...

Nếu đời này ít hoặc không có nghĩ như thế, nhưng trải qua vô lượng kiếp trước đã có nhiều lắm rồi.

----------------------

Soạn xong 22 tháng 3 năm Giáp Dần, tạm đủ 3 lớp học Siêu Lý.

Nhưng mỗi khi dạy, phải điều chỉnh và bổ túc thêm.

Nếu quý vị thấy chỗ nào còn khuyết điểm, xin nhờ cho biết, rất cám ơn!!!

 

Phước này hiến, tặng, cho và hồi hướng đến tất cả chúng sanh.