VÔ TỶ PHÁP LÀ PHẬT NGÔN

Biên soạn: Bhikkhu Gandhasārābhivaṃsa
Biên dịch: Bhikkhu Abhisiddhi - Siêu Thành
Hướng dẫn biên dịch: Maggabujjhano - Thầy Ngộ Đạo

----------

Lời Tùy Hỷ

Phật giáo được truyền bá từ hai thiên niên kỉ trong các xứ quốc giáo, giống như các xứ chùa tháp, là sự vinh quang và tràn đầy những ân đức cao thượng trong thâm tâm người Phật tử, người muốn lợi ích cho mình và lợi ích cho người. Nhưng tháp cổ này ắt hẳn sẽ hư hoại theo thời gian thuận theo lý vô thường. Sự suy đồi, hư hại của chánh pháp mà nguyên nhân là do nhiều sự “cải tiến” chánh pháp.

Sự “cải tiến” chánh pháp muốn nói đến nguyên nhân không nghiên cứu học hỏi Pāḷi và Vô Tỷ Pháp là điều rõ ràng nhất. Vì vậy, khi thảo luận theo ý kiến của cá nhân, thì không làm cho đi đến kết luận là ý kiến của ai đúng, giống cuộc tranh luận của ba hoàng tử dòng Sakya là hoàng tử Kimbila, hoàng tử Bhaddiya và hoàng tử Anuruddha trong thời Đức Phật còn tại thế. Ngày thứ nhất, cả ba hoàng tử tranh luận với nhau rằng “Cơm sanh từ đâu?”. Hoàng tử Kimbila nói rằng “Cơm sanh từ vựa thóc”, hoàng tử Bhaddiya nói rằng “Cơm sanh từ cái nồi” còn hoàng tử Anuruddha nói rằng “Cơm sanh từ mâm vàng”. Ý kiến của những hoàng tử đó, mỗi người khác nhau theo kinh nghiệm của mình là thấy cơm ở nơi nào thì nói là ở nơi đó.

Bởi lý do này, việc biên soạn bộ sách “Vô Tỷ Pháp Là Phật Ngôn” là để giúp cho việc học hỏi, nghiên cứu và giúp kéo dài tuổi thọ của Phật giáo được trường tồn, giống như việc phục hồi phần hư hại bị xâm thực của bảo tháp và được cho là đại thiện cao thượng hơn việc xây dựng những công đức khác trong Phật giáo như là xây chánh điện hay chùa và tô tượng .v.v... Bởi vì tượng Phật không thể dạy ai được, nhưng giáo pháp mà Bậc Đạo Sư đã thuyết giảng có thể dẫn dắt chúng sanh thoát khổ được, chính xác như Phật ngôn sau đây:

‘‘Siyā kho panānanda, tumhākaṃ evamassa – ‘atītasatthukaṃ pāvacanaṃ, natthi no satthā’ti. Na kho panetaṃ, ānanda, evaṃ daṭṭhabbaṃ. Yo vo, ānanda, mayā dhammo ca vinayo ca desito paññatto, so vo mamaccayena satthā”.

“Này Ānanda, nếu trong các ngươi có người nghĩ rằng: "Lời nói của bậc Ðạo sư không còn nữa. Chúng ta không có Ðạo sư (giáo chủ)". Này Ānanda, chớ có những tư tưởng như vậy. Này Ānanda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Ðạo Sư của các Ngươi”.[1]

Dù đức vua Ajātasattu đã thực hiện việc giết cha được xếp vào vô gián nghiệp là một loại nghiệp cho quả đọa vào địa ngục A Tỳ vô số kiếp đến nỗi đếm không chính xác là bao nhiêu. Nhưng Ngài đã hộ trợ đại hội kết tập Tam tạng lần thứ nhất tại hang động Sattapaṇṇa ở thành Vương Xá. Quả báo từ việc ủng hộ lần này cho Ngài thoát khỏi địa ngục A Tỳ mà chỉ rơi vào địa ngục Đồng Sôi là địa ngục cạn hơn. Ngài bị đọa khoảng 60,000 năm rồi sẽ giác ngộ thành Phật Độc Giác.

Như vậy, nên thấy rằng việc tuyên dương giáo pháp có nhiều quả phúc to lớn, người làm tội nhiều nhận quả khổ nhẹ hơn, người làm phước ít sẽ được lên cõi trời cao, còn người làm phước nhiều sẽ đạt được sự an lạc, tiến hóa trong lúc luân chuyển trong vòng luân hồi, như Ngài vua sãi To Brammaraṅsī nói rằng:

“Việc làm cho tuổi thọ giáo pháp càng thêm trường tồn là việc làm phước thiện to lớn, người bị đọa sâu vào địa ngục thì sẽ giảm nhẹ phần nào, người rơi vào địa ngục thấp sẽ được lên cõi trời; người lên cõi trời rồi nếu ở cõi trời thấp sẽ được lên cõi cao hơn. Chúng ta nên nhớ rằng, việc xiển dương, hộ trì giáo pháp này sẽ giúp cho chúng ta không bị sa đọa vào cõi thấp trong lúc sanh tử của vòng luân hồi cho đến khi thật sự đạt được mục đích giải thoát”.

Xin chia quả phước thanh cao của thí chủ trong việc soạn quyển sách này cho việc truyền bá để hiểu lời Đức Phật dạy, xin cho tất cả các Ngài có thân tâm thường lạc và gặp sự tiến hóa trong giáo pháp của bậc Thánh nhân.

Mahāthera DhammĀnanda
Chùa Thamao tỉnh LamPang

-----

Vô Tỷ Pháp là Phật Ngôn

Lời dạy của Đức Phật trong suốt bốn mươi lăm mùa an cư được gọi là Phật Ngôn, được kết tập và lưu giữ lại trong Tam Tạng. Đó là Tạng Luật, Tạng Kinh và Tạng Vô Tỷ Pháp. Mà có thể tóm tắt ngắn gọn thành hai nhóm là Pháp và Luật. Ý nghĩa Pháp nói đến là Kinh (Tạng Kinh) và Vô Tỷ Pháp (Tạng Vô Tỷ Pháp) phần Luật là Tạng Luật.

 

Ý Nghĩa Của Vô Tỷ Pháp

Danh từ Vô Tỷ Pháp có ý nghĩa theo từ ngữ là Pháp cao tột, Pháp đặc biệt mà được dịch là Vô Tỷ Pháp, là pháp cao tột và đặc biệt hơn Kinh nghĩa là Vô Tỷ Pháp nói đến nền tảng Pháp chi tiết, tỉ mỉ và đầy đủ hơn Kinh. Nguyên nhân bởi vì Kinh là pháp mà Đức Phật thuyết giảng trình bày theo khả năng (cơ tánh) người nghe. Vì thế không có đề cập trình bày Uẩn, Xứ và Giới .v.v…  một cách đầy đủ trong Kinh và tất cả những bài Kinh. Nhưng chỉ trình bày phần thích hợp với người nghe trong mỗi cơ hội (dịp) sẽ thấy được là một vài Kinh có kệ ngôn, có chương 1 câu kệ, có chương 2 câu kệ, có chương 3 câu kệ theo sự thích hợp.

Trong phần này, xin dẫn ra năm Uẩn có dạy trong Kinh đễ trình bày một điều là:

 "Này các Tỳ khưu 5 uẩn là gì?  Phàm có sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; đây gọi là sắc uẩn.

Này các Tỳ khưu, phàm có thọ gì... phàm có tưởng gì... phàm có các hành gì...

 Này các Tỳ khưu, phàm có thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; đây gọi là thức uẩn"[2].

Còn trong Vô Tỷ Pháp Đức Phật chỉ nhấn mạnh đến tất cả trạng thái Pháp bởi vì không liên quan đến người hay nguyên nhân sự việc. Vì vậy không có ám chỉ đến người, nam giới, nữ giới hay động vật .v.v… giống trong Luật và Kinh nhưng sẽ sử dụng những từ nêu chỉ rõ đến trạng thái Pháp. Ví dụ: Tâm, Xúc, Thọ, Tưởng .v.v... Những từ sử dụng trong Luật và Kinh giống như những từ dùng để thông tin chung với nhau, ví dụ như là “Nước”. Còn trong Vô Tỷ Pháp là những từ ngữ đặc biệt (riêng biệt) cũng như gọi nước là “H20” theo thực tính ban đầu. Vì thế, trong Vô Tỷ Pháp, Đức Phật cũng phân chia Uẩn, Xứ và các loại khác nhau có tất cả 3 phần là:

 

1.   Phương pháp phân tích theo Kinh tức là điều phân chia theo kinh, mới có đoạn kinh là:

Ngũ uẩn: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.

"Sắc uẩn đó ra sao?

Mỗi thứ sắc nào như là quá khứ, hiện tại, vị lai, bên trong, bên ngoài, sắc thô, sắc tế, sắc tốt, sắc xấu, sắc gần hoặc sắc xa gồm chung lại một cho dón gọn. Đây gọi là sắc uẩn.

Sắc quá khứ đó ra sao?

Những sắc nào đã diệt, đã mất, đã qua, xa lìa rồi, đã biến chuyển, vắng bặt, đã mất hết, đã sanh ra rồi diệt mất, gồm chung lại một thành phần quá khứ tức là sắc tứ đại sung và sắc y sinh nương tứ đại. Đây gọi là sắc quá khứ"[3].

 

2.   Phương pháp phân tích theo Vô Tỷ Pháp tức là điều phân chia theo Vô Tỷ Pháp, mới có đoạn nói như sau:

"Sắc uẩn phân phần thành một như là tất cả sắc pháp thành phi nhân, thành vô nhân, thành bất tương ưng nhân, thành hữu duyên, thành hữu vi, thành sắc, thành hiệp thế, thành hữu lậu, thành cảnh triền, thành cảnh phược, thành cảnh bộc, thành cảnh phối, thành cảnh cái, thành cảnh khinh thị, thành cảnh thủ, thành cảnh phiền não, thành vô ký, thành cảnh vô tri, thành phi sở hữu, thành bất tương ưng tâm, thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân, thành phi phiền toái cảnh phiền não, thành phi hữu tầm hữu tứ, thành phi vô tầm hữu tứ, thành vô tầm vô tứ, thành phi đồng sanh (pháp) hỷ, thành phi đồng sanh lạc, thành phi đồng sanh xả, chẳng phải pháp sơ đạo hay ba đạo cao tuyệt trừ, chẳng phải pháp hữu nhân sơ đạo hay ba đạo cao tuyệt trừ, phi nhân sanh tử, phi nhân đến Níp-bàn, phi hữu học phi vô học, cũng thành hy thiểu, thành Dục giới, phi Sắc giới, phi Vô sắc giới, liên quan luân hồi, chẳng phải không liên quan luân hồi, cũng thành bất định, thành phi nhân xuất luân hồi, thành sanh tồn, lục thức biết đặng, bị vô thường, bị lão ép uổng. Sắc uẩn phân phần thành một bằng cách như thế.

Sắc uẩn phân phần thành hai như là sắc thủ, sắc phi thủ, sắc do thủ, sắc phi do thủ, sắc thủ cảnh thủ, sắc phi do thủ cảnh thủ, sắc kiến, sắc bất kiến, sắc hữu đối chiếu, sắc vô đối chiếu, sắc quyền, sắc phi quyền, sắc đại sung, sắc phi đại sung, sắc biểu tri, sắc phi biểu tri, sắc y tâm, sắc bất y tâm, sắc đồng còn với tâm, sắc không đồng còn với tâm, sắc tùng hành với tâm, sắc không tùng hành với tâm, sắc nội phần, sắc ngoại phần, sắc thô, sắc tế, sắc viễn, sắc cận, sắc đoàn thực, sắc phi đoàn thực. Sắc uẩn phân phần làm hai bằng cách như thế.

Sắc uẩn phân phần thành ba như là sắc nội thành thủ, sắc ngoại thành thủ, sắc ngoại phi thủ, sắc nội do thủ, sắc ngoại do thủ, sắc ngoại bất do thủ, sắc nội do thủ cảnh thủ, sắc ngoại do thủ cảnh thủ, sắc ngoại bất do thủ cảnh thủ… sắc nội đoàn thực, sắc ngoại đoàn thực, sắc ngoại phi đoàn thực. Sắc uẩn phân phần thành ba như thế....."[4]

 

3.   Phương pháp vấn đáp là cách hỏi – trả lời, do vậy có đoạn nói là:

"Ngũ uẩn như là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.

Ngũ uẩn mà uẩn nào thành thiện, uẩn nào thành bất thiện, uẩn nào thành vô ký,…"[5].

 

Nền tảng pháp có thể được ví với thuốc pha chế lên khác nhau là Kinh và Vô Tỷ Pháp. Kinh sẽ giống như thuốc đặc trị có công dụng trị liệu mỗi bệnh riêng biệt, Bệnh theo triệu chứng của người bệnh đến gặp thầy thuốc. Còn phần Vô Tỷ Pháp giống như thuốc trị đa bệnh có công thức cấu tạo đặc biệt kết hợp với đủ những chất, chế biến lên để trị được tất cả các bệnh, với mọi người, với mọi trường hợp. Việc nghiên cứu Vô Tỷ Pháp sẽ có lợi ích làm cho hiểu Kinh được rõ ràng, đúng đắn theo pháp thực tính. Vì vậy, việc nghiên cứu Vô Tỷ Pháp giúp có lợi ích làm cho hiểu Kinh theo thực tính pháp là điều như thật.

Sự Hình Thành Của Abhidhamma - Vô Tỷ Pháp

Tạng Vô Tỷ Pháp nói tới trạng thái một cách sâu xa, vi tế dù sẽ giải thích trạng thái pháp như là pháp thiện, pháp bất thiện và pháp vô ký v.v... cùng với phương pháp chỉ từ một bộ Pháp Tụ cũng vẫn không đầy đủ nên mới giải thích cùng cách thức từ bộ Phân Tích, Chất Ngữ, Nhân Chế Định, Ngữ Tông, Song Đối, Vị Trí mới đầy đủ mà cần phải có thời gian lâu. Nhưng con người nói chung không thể ngồi nghe pháp được trình bày liên quan, liên tục với nhau suốt 3 tháng được. Tất cả mỗi người có sự huân tập cơ tánh khác nhau. Một vài người có thể đã từng học hỏi Vô Tỷ Pháp ở tiền kiếp, và cũng có vài người chưa từng học hỏi trước. Vì vậy, Đức Phật không thuyết giảng Vô Tỷ Pháp ở cõi người. Sự thật thì 3 tháng của cõi người này đem so với thời gian trong cõi chư thiên Đao Lợi, khoảng thời gian không là bao nhiêu. Bởi vì thời gian một ngày trong cõi Đao Lợi ngang với 100 năm của cõi Nhân loại.

Theo chứng cứ phát hiện trong bộ chú giải, Đức Phật ngự lên cõi trời Đao Lợi vào mùa an cư thứ bảy nhằm ngày mùng một hạ quyền tháng sáu, Đức Phật ngự trên tảng đá panḍukambala của vua trời Đế Thích (Sakka) để trình bày Vô Tỷ Pháp tế độ thiên tử Santusita mà quá khứ từng là Phật mẫu cùng với chư thiên đến hội họp nhau từ mười ngàn thế giới ta bà suốt ba tháng an cư tại Diệu Pháp Đường trong cõi Đao Lợi đó, rồi Ngài ngự đi xuống cõi trời Đao Lợi đến thành Saṅkassa trong tháng 11. Việc ngự tới tế độ Phật mẫu trên cõi trời Đao Lợi rồi ngự xuống thành Saṅkassa này là tục lệ của tất cả chư Phật. Dù như thế, chư Phật khác như là: Dipaṅkara, Maṅgala, Sobhita, Dhammadassī, Kassapa cũng có thực hiện công việc này. Câu chuyện này có gặp trong bộ Phật sử liên quan đến chư Phật đó.

Trong lúc Đức Phật ngự trong cõi trời Đao Lợi đôi lúc cần sự nuôi dưỡng cơ thể như độ vật thực, nghỉ ngơi, Đức Phật cũng tạo ra một hóa Phật khác nữa đến thuyết pháp thay thế Ngài. Còn phần Ngài ngự đi khất thực ở xứ Bắc Câu Lô Châu rồi quay về độ vật thực ở hồ Anotatta. Khi xong rồi, Ngài thuyết giảng Vô Tỷ Pháp lại cho trưởng lão Sārīputta đến phục vụ mỗi ngày bằng cách tóm tắt, ngắn gọn. Khi trưởng lão Sārīputta nghe rồi đem truyền dạy cho 500 vị tỳ khưu không quá ngắn gọn mà cũng không quá dài dòng. Bởi vì tạng Vô Tỷ Pháp, 6 bộ trong hiện tại trừ bộ Ngữ Tông, được truyền khẩu lời dạy của trưởng lão Sārīputta. Còn bộ Ngữ Tông là bộ sách do ngài Moggālīputtatissa (Mục Kiền Liên Đế Tu) biên soạn vào thời gian Phật lịch 235 theo đầu đề mà Phật thuyết giảng bằng cách tóm gọn. Vì thế, cũng chấp nhận cả Ngài Sārīputta và ngài Moggālīputtatissa đều được học Vô Tỷ Pháp theo cách mà Đức Phật đã thuyết giảng. Tạng Vô tỷ Pháp là do sự ghi nhớ bằng cách truyền khẩu lời dạy của hai vị trưởng lão đó. Bởi có lời dạy của Ngài Sārīputta là chủ yếu cũng giống với Phật ngôn vậy.

Sẽ thấy là Vô Tỷ Pháp có từ thời Đức Phật. Nếu Vô tỷ Pháp là kinh điển được biên soạn ở thời điểm sau này thì Phật ngôn chỉ nên có hai tạng và có không tới 84 000 pháp uẩn như trưởng lão Ānanda có nói rằng, Ngài được học Phật ngôn 82,000 pháp uẩn từ Đức Phật và học 2 000 pháp uẩn từ các vị khác như Trưởng lão kệ, trưởng lão Ni kệ và Thánh nhân ký sự bởi đúng như thật. Tạng Luật có 21 000 pháp uẩn; tạng Kinh có 21 000 pháp uẩn, trong số lượng này giữ những lời của Trưởng lão và Trưởng lão Ni trong thời Đức Phật là 2 000 pháp uẩn. Còn phần Vô Tỷ Pháp có 42 000 pháp uẩn. Dù như vậy, Ngài Ānanda học Vô Tỷ Pháp từ ngài Sārīputta cũng là sự thừa kế từ lời dạy của Đức Phật. Bởi vì Vô Tỷ Pháp là lãnh vực trí tuệ của bậc Toàn giác, và Ngài Sārīputta cũng học từ Đức Phật nữa.

Bởi những nguyên nhân đã nói trên, Vô Tỷ Pháp được sắp xếp là Phật ngôn là điều như thật và được sắp xếp thành một tạng, gọi là Tạng Vô Tỷ Pháp.

 

Những câu chuyên liên quan đến Vô Tỷ Pháp gặp trong Kinh và Luật

Các vị Giáo Thọ là người giữ gìn và bảo vệ Phật pháp như là các nhà chú giải và nhà phụ chú giải. Tất cả các Ngài đã có cái nhìn đúng đắn hơn 2 000 năm rồi. Vô Tỷ Pháp là Phật ngôn, Nguyên nhân bởi vì việc mà Đức Phật thuyết dạy Vô Tỷ Pháp trong cõi trời Đao Lợi cũng có trong Kinh và có những điều nói rằng Vô Tỷ Pháp là Kinh điển học tập của chư Tỳ khưu và Tỳ khưu Ni giống Kinh và Luật xuất hiện ở trong Tạng Kinh và Tạng Luật, mà có thể nêu lên làm ví dụ sau đây.

Trong bộ Thánh Nhân Ký Sự, Ngài Upālī nói lời ca ngợi Đức Phật có những điều liên quan đến Vô Tỷ Pháp là:

"Suttantaṃ abhidhammañca, vinayañcāpi kevalaṃ;
Navaṅgaṃ buddhavacanaṃ, esā dhammasabhā tava"
"Toàn bộ Kinh, Vi Diệu Pháp, và luôn cả Luật là lời dạy của Đức Phật gồm có chín thể loại, đây là phòng hội về giáo pháp của Ngài"[6]

Ngoài ra đó, Ngài Puṅṅamaṇtānīputta đã nói đến việc Ngài là người thông thạo Vô Tỷ Pháp và thường giảng dạy tạng này rằng:

‘‘Saṅkhittenapi desemi, vitthārena tathevahaṃ
Abhidhammanayaññūhaṃ, kathāvatthuvisuddhiyā;
Sabbesaṃ viññāpetvāna, viharāmi anāsavo"

"Tôi cũng thuyết giảng một cách tóm tắt, một cách chi tiết tương tợ y như thế.
Là người biết rõ đường hướng của Vi Diệu Pháp thông thạo về các đề tài thuyết giảng, sau khi làm cho tất cả hiểu rõ, tôi sống không còn lậu hoặc"[7].

Dù vậy, Tỳ khưu Ni Khemā cũng nói việc bà là người thông thạo Vô Tỷ Pháp trong bộ Thánh Nhân Ký Sự này là:

"Kusalāhaṃ visuddhīsu, kathāvatthuvisāradā;
Abhidhammanayaññū ca, vasippattāmhi sāsane".
"Tôi được thiện xảo về các (pháp) thanh tịnh, tự tin trong vấn đề tranh luận, biết về phương thức của Vi Diệu Pháp, và đã đạt được năng lực ở giáo pháp"[8].

Vào Thời Đức Phật, Ngài đã giới thiệu cho chư Tỳ khưu  học hỏi Vô Tỷ Pháp trong Tăng Chi Bộ Kinh rằng:

‘‘Kathañca, bhikkhave, purisakhaḷuṅko javasampanno hoti; na vaṇṇasampanno na ārohapariṇāhasampanno? Idha, bhikkhave, bhikkhu ‘idaṃ dukkha’nti yathābhūtaṃ pajānāti…pe… ‘ayaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā’ti yathābhūtaṃ pajānāti. Idamassa javasmiṃ vadāmi. Abhidhamme kho pana abhivinaye pañhaṃ puṭṭho saṃsādeti [saṃhīreti (ka.)], no vissajjeti. Idamassa na vaṇṇasmiṃ vadāmi. Na kho pana lābhī hoti cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārānaṃ. Idamassa na ārohapariṇāhasmiṃ vadāmi. Evaṃ kho, bhikkhave, purisakhaḷuṅko javasampanno hoti; na vaṇṇasampanno, na ārohapariṇāhasampanno".

"Thế nào, này các Tỳ khưu, là hạng người chưa được điều phục, có tốc lực, nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối?

Ở đây, này các Tỳ khưu, Tỳ khưu như thật rõ biết: "Ðây là khổ"; như thật rõ biết: "Ðây là khổ tập"; như thật rõ biết: "Ðây là khổ diệt"; như thật rõ biết: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Ðây Ta nói trong nghĩa có tốc lực. Nhưng khi được hỏi về thắng pháp thắng luật, vị ấy lại ngập ngừng không có trả lời. Ðây Ta nói trong nghĩa không có sắc đẹp. Vị ấy không có nhận được các đồ tư dụng, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ðây Ta nói trong nghĩa không có cân đối. Như vậy, này các Tỳ khưu, là người chưa có điều phục, có tốc lực, nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối"[9].

Ngoài ra đó, chư Tỳ khưu trong thời đức Phật có khuyến khích nhau học hỏi nghiên cứu và vấn đáp liên quan đến Vô Tỷ Pháp giống Kinh và Luật, có những điều liên quan đến việc này như sau:

"Kathaṃ na lābhakamyā sikkhati? Idha bhikkhu na lābhahetu, na lābhapaccayā, na lābhakāraṇā, na lābhābhinibbattiyā, na lābhaṃ paripācento, yāvadeva attadamatthāya attasamatthāya attaparinibbāpanatthāya suttantaṃ pariyāpuṇāti, vinayaṃ pariyāpuṇāti, abhidhammaṃ pariyāpuṇāti. Evampi na lābhakamyā sikkhati".
"Vị Tỳ khưu học tập bởi vì không mong muốn lợi lộc là như thế nào? Vị Tỳ khưu trong Pháp và Luật này ắt hẳn phải nghiên cứu học hỏi bởi vì nguyên nhân làm cho không phát sanh lợi lộc, nhận sự phát sanh lợi lộc, không mong cầu lợi lộc, tất nhiên sự học hỏi Kinh, Luật và Vô Tỷ Pháp chỉ để rèn luyện bản thân, để yên tịnh bản thân, để cho bản thân chứng đắc Níp-bàn. Tỳ khưu học tập bởi vì không muốn lợi lộc là như vậy"[10].

 "Pañhaṃ puccheyyāti suttante okāsaṃ kārāpetvā vinayaṃ vā abhidhammaṃ vā pucchati, āpatti pācittiyassa. Vinaye okāsaṃ kārāpetvā suttantaṃ vā abhidhammaṃ vā pucchati, āpatti pācittiyassa. Abhidhamme okāsaṃ kārāpetvā suttantaṃ vā vinayaṃ vā pucchati, āpatti pācittiyassa".
"Hỏi câu hỏi: Sau khi đã thỉnh ý trước về Kinh, vị ni hỏi Luật hoặc Vi Diệu Pháp thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Sau khi đã thỉnh ý trước về Luật, vị ni hỏi Kinh hoặc Vi Diệu Pháp thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Sau khi đã thỉnh ý trước về Vi Diệu Pháp, vị ni hỏi Luật hoặc Kinh thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị)"[11].

(Việc xin thỉnh ý trước là thể hiện sự tôn kính đến người trả lời vấn đề, nếu Tỳ khưu Ni hỏi vấn đề bằng sự không thỉnh ý trước cũng như là thiếu sự tôn kính, Vì thế có phạm tội cần sám hối theo Luật).

"Anāpatti na vivaṇṇetukāmo, ‘‘iṅgha tvaṃ suttante vā gāthāyo vā abhidhammaṃ vā pariyāpuṇassu, pacchā vinayaṃ pariyāpuṇissasī’’ti bhaṇati, ummattakassa, ādikammikassāti".
"Vị không có ý định chê bai rồi nói rằng: “Này, đến khi nào ngươi học thông thạo về các bài Kinh hoặc các bài kệ hoặc Vi Diệu Pháp rồi sẽ học thông thạo về Luật sau,” vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội"[12].

 (Nếu vị Tỳ khưu khiển trách việc đọc tụng Luật rằng không tìm được sự lợi ích. Tất nhiên sẽ có lỗi cần sám hối theo điều Đức Phật đã chế định. Nhưng nếu nói rằng xin cho học Kinh, Kệ ngôn hay Vô Tỷ Pháp trước rồi mới học Luật, vị Tỳ khưu nói như vậy thì không cần sám hối. Dù vậy, vị Tỳ khưu bị điên và vị Tỳ khưu phạm đầu tiên gọi là ādikammika thì không phạm tội).

 "Tena kho pana samayena sambahulā therā bhikkhū pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkantā maṇḍalamāḷe sannisinnā sannipatitā abhidhammakathaṃ kathenti. Tatra sudaṃ āyasmā citto hatthisāriputto therānaṃ bhikkhūnaṃ abhidhammakathaṃ kathentānaṃ antarantarā kathaṃ opāteti". 
"Lúc bấy giờ, nhiều vị Tỳ khưu trưởng lão, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, ngồi tụ họp tại ngôi nhà hình tròn và thuyết về Thắng pháp luận. Tại đấy, Tôn giả Hatthisāriputta, trong khi các Tỳ khưu trưởng lão đang thuyết về Thắng pháp luận, lại nói xen vào chặng giữa"[13].

 ‘‘Idhāvuso sāriputta, dve bhikkhū abhidhammakathaṃ kathenti, te aññamaññaṃ pañhaṃ pucchanti, aññamaññassa pañhaṃ puṭṭhā vissajjenti, no ca saṃsādenti [saṃsārenti (ka.)], dhammī ca nesaṃ kathā pavattinī hoti. Evarūpena kho, āvuso sāriputta, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṃ sobheyyā’’ti
"Ở đây, này Hiền giả Sāriputta, hai Tỳ khưu đàm luận về Abhidhamma. Các vị ấy hỏi nhau câu hỏi, và khi được hỏi, các vị trả lời được với nhau chớ không dừng lại vì không trả lời được, và cuộc đàm luận về pháp được tiếp tục. Này Hiền giả Sāriputta, hạng Tỳ khưu như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga?"[14]

 "Āraññikenāvuso, bhikkhunā abhidhamme abhivinaye yogo karaṇīyo. Santāvuso, āraññikaṃ bhikkhuṃ abhidhamme abhivinaye pañhaṃ pucchitāro. Sace, āvuso, āraññiko bhikkhu abhidhamme abhivinaye pañhaṃ puṭṭho na sampāyati, tassa bhavanti vattāro. ‘Kiṃ panimassāyasmato āraññikassa ekassāraññe serivihārena yo ayamāyasmā abhidhamme abhivinaye pañhaṃ puṭṭho na sampāyatī’ti – tassa bhavanti vattāro. Tasmā āraññikena bhikkhunā abhidhamme abhivinaye yogo karaṇīyo".
"Này chư Hiền, Tỳ khưu sống ở rừng núi cần phải thực tập thắng pháp (abhidhamma), thắng luật (abhivinaya). Này chư Hiền, sẽ có người hỏi Tỳ khưu sống ở rừng núi về thắng pháp, thắng luật. Nếu Tỳ khưu sống ở rừng núi được hỏi về thắng pháp, thắng luật mà không thể trả lời được, thời có người sẽ nói về vị ấy như sau: "Nào có tốt gì, nếu Tôn giả này là vị sống ở rừng núi, sống một mình trong rừng, hành động theo sở thích; nay Tôn giả này được hỏi về thắng pháp, thắng luật lại không có thể trả lời được!" Sẽ có người nói về vị ấy như vậy. Do vậy, Tỳ khưu sống ở rừng núi cần phải có thực tập thắng pháp, thắng luật".[15]

Danh từ Thắng Luật trong đoạn này, bộ chú giải có giải rằng: Ý nghĩa từ bộ khandhaka và Parivara (các chương và bộ toát yếu) hay là sự đè nén phiền não tức là Samatha và Vipassanā).[16]

 ‘‘Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu dhammakāmo hoti piyasamudāhāro, abhidhamme abhivinaye uḷārapāmojjo. Yaṃpāvuso, bhikkhu dhammakāmo hoti…pe… uḷārapāmojjo. Ayampi dhammo nāthakaraṇo".
"Này các Hiền giả, lại nữa có vị Tỷ kheo ưa Pháp, ái luyến nói Pháp, tự mình vô cùng hoan hỷ đối với Thắng pháp, Thắng luật. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào ưa Pháp... vô cùng hoan hỷ đối với Thắng pháp, Thắng luật. Pháp như vậy là hộ trì nhân".[17]

 "Paṭibalo hoti antevāsiṃ vā saddhivihāriṃ vā abhisamācārikāya sikkhāya sikkhāpetuṃ, ādibrahmacariyakāya sikkhāya vinetuṃ, abhidhamme vinetuṃ, abhivinaye vinetuṃ, uppannaṃ diṭṭhigataṃ dhammato vivecetuṃ".
"1. Là vị có khả năng để huấn luyện các điều học thuộc về phận sự căn bản, 2. (có khả năng) để hướng dẫn các điều học thuộc về phần đầu của Phạm hạnh, 3. (có khả năng) để hướng dẫn về Thắng Pháp, 4. (có khả năng) để hướng dẫn về Thắng Luật, 5. (có khả năng) để phân tách đúng theo Pháp xu hướng tà kiến đã được sanh khởi cho đệ tử hay học trò".[18]

(Danh từ Thắng Luật trong đoạn này, bộ chú giải có giải rằng: Tất cả Tạng Luật)[19].

Việc Phản Đối Vô Tỷ Pháp Không Phải Là Phật Ngôn

Dù rằng đã có dẫn chứng trong Tạng Luật và Tạng Kinh, nhưng cũng vẫn có người phản đối Vô Tỷ Pháp không phải là Phật ngôn bằng cách đưa lên nhiều lý do, quan điểm để khẳng định ý kiến của mình. Phần lớn những người đó là người phương Tây mới bắt đầu quan tâm nghiên cứu Phật giáo, người biết xin đưa lên những ý kiến đó đến trình bày ở đây, rồi sẽ giải thích trong mỗi quan điểm được trình bày sau đây:

Điều viện cớ thứ nhất nói rằng: Có người nói đến sự việc Đức Phật tuyên thuyết tạng Vô Tỷ Pháp bằng cách đem chuyện Đức Phật thuyết pháp tế độ Phật mẫu ở cõi trời Đao Lợi chỉ là những điều được nói đến của những nhà chú giải mà được dẫn chứng từ thế hệ sau này và vấn đề này không có trong Kinh và Luật.

Trong điều này, Đức Phật ngự lên tế độ Phật mẫu ở cõi trời Đao Lợi không phải chỉ là những điều được nói đến của các nhà chú giải nhưng còn xuất hiện trong Kinh nữa cùng với lời nói trong Trung Bộ Kinh (tập 3) có chư Thiên đi tìm một vị Tỳ khưu rồi giới thiệu cho Ngài đi bạch hỏi về bài Kinh 'Nhất Dạ Hiền Giả' mà Đức Phật đã thuyết giảng trong cõi Đao Lợi như vầy:

"Atha kho candano devaputto abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇo kevalakappaṃ nigrodhārāmaṃ obhāsetvā yenāyasmā lomasakaṅgiyo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhito kho candano devaputto āyasmantaṃ lomasakaṅgiyaṃ etadavoca ...... ‘‘Ekamidaṃ, bhikkhu, samayaṃ bhagavā devesu tāvatiṃsesu viharati pāricchattakamūle paṇḍukambalasilāyaṃ. Tatra bhagavā devānaṃ tāvatiṃsānaṃ bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca abhāsi".

"Lúc bấy giờ, Tôn giả Lomasakangiya trú ở giữa dòng họ Sakya, tại Kapilavatthu, ở tinh xá Nigrodha. Rồi Thiên tử Candana sau khi đêm vừa mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng cả vùng tinh xá Nigrodha, đi đến Tôn giả Lomasakangiya, sau khi đến liền đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên tử Candana thưa với Tôn giả Lomasakangiya..... Một thời, này Tỳ khưu, Thế Tôn trú giữa chư Thiên Tam thập tam thiên, dưới cây Pāricchattaka, trên hòn đá Paṇḍukambala. Tại đấy, Thế Tôn đọc lên tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả cho chư Thiên ở Tam thập tam thiên".[20]

(Lời xiển thuật và phân tích của bài Kinh 'Nhất Dạ Hiền Giả' đó không gặp trong tạng Vô Tỷ Pháp phiên bản hiện tại và cho rằng không được nhận sự ghi chép bởi vì đã có trong Tạng Kinh rồi. Vì vậy, không ghi chép nữa theo cách kết tập, tức chỉ tập họp pháp trùng nhau (giống nhau) thành một nhóm vào một chỗ).

Tiểu Bộ Kinh - Ngạ Quỷ Sự cũng có những điều liên quan đến vấn đề này:

"Tāvatiṃse yadā buddho, silāyaṃ paṇḍukambale;
Pāricchattakamūlamhi, vihāsi purisuttamo.
Dasasu lokadhātūsu, sannipatitvāna devatā;
Payirupāsanti sambuddhaṃ, vasantaṃ nagamuddhani.
Na koci devo vaṇṇena, sambuddhaṃ atirocati;
Sabbe deve atikkamma, sambuddhova virocati".

“Ở cõi Ba Mươi Ba, khi ấy đức Phật, bậc Tối Thượng Nhân, đã trú ngụ ở gốc cây san hô, nơi tảng đá Paṇḍukambala.
Chư Thiên ở mười (ngàn) thế giới tụ hội lại hầu cận đấng Toàn Giác đang cư ngụ ở đỉnh ngọn núi.
Không có vị Thiên nhân nào sáng chói vượt trội đấng Toàn Giác về màu da; sau khi vượt trội tất cả chư Thiên, chỉ đấng Toàn Giác chói sáng”[21].

Khi Đức Phật ngự xuồng từ cõi trời Đao Lợi đến thành Saṅkassa trưởng lão Sārīputta cũng đi đến và nhận thấy điều oai phong tột cùng của Đức Như Lai, Vì vậy nói lên kệ ngôn ca ngợi và tiếp đến kệ ngôn đó được nhận sự kết tập trong bộ Kinh Tập và Đại Xiển Minh có ý nghĩa như vầy:

“Na me diṭṭho ito pubbe,
Na suto uda kassaci;
Evaṃ vagguvado satthā,
Tusitā gaṇimāgato”.
“Con chưa từng thấy,
Chưa ai từng được nghe,
Tiếng nói thật ngọt ngào,
Như tiếng bậc Ðạo Sư,
Từ cõi Ðâu-suất đến,
Xá-lợi-phất nói vậy”.[22]

Đối với quan điểm viện cớ rằng, Bộ Chú giải là dẫn chứng của thế hệ sau này thấy rằng sẽ không được tăng tín đồ phật giáo nguyên thủy chấp nhận, xem như Bộ Chú giải có từ thời Đức Phật, không phải ngài Buddhaghosa tự biên soạn giải thích. Ngay cả bộ chú giải của ngài Buddhaghosa và các vị khác biên soạn sau này kể từ năm Phật lịch 1 000 cho đến nay, cũng tin rằng Ngài thay đổi từ bộ Đại chú giải thành bộ chú giải vốn dĩ đổi từ ngôn ngữ Sinhala (Tích Lan) sang ngôn ngữ Pāḷī hợp với hai phần quan trọng là:
1.  Những bài pháp riêng lẻ (pakiṇṇaka) là những bài thuyết pháp nói chung tự Đức Phật thuyết giảng, giải thích, hay khi có người trình hỏi để cho người đời sau hiểu.
2.  Thinh Văn Ngữ là lời nói của chư Thánh đệ tử Đức Phật, là lời giải thích hay tập hợp Phật ngôn có những dẫn chứng gặp trong tạng Kinh như là:
a/  Ngài Sārīputta nói đến phương pháp kết tập một cách tóm tắt như Kinh Phúng Tụng và Kinh Thập Thượng.
b/ Ngài Ānanda trình bày, giải thích và phân tích Kinh 'Nhất Dạ Hiền Giả' trong Ānanda Nhất dạ Hiền Giả.
c/  Ngài Kaccāyana giải thích kinh Nhất Dạ Hiền Giả trong Đại Chiên Diên Nhất Dạ Hiền Giả.

Bộ Đại chú giải ghi chép những bài pháp riêng lẻ và thánh ngôn của những vị đệ tử Phật được nhận sự kết tập trong lần kết tập thứ nhất và những lần kết tập khác. Sau đó, ngài Đại trưởng lão Mahinda đi truyền bá giáo pháp trong đảo Lankā sau kỳ kết tập lần thứ 3 trong khoảng năm Phật lịch 235. Các Ngài đem Tam tạng và Đại chú giải đi đến đảo Lankā. Tất cả tam tạng và Đại Chú Giải được dịch sang ngôn ngữ Sinhala để cho các thiện nam người Sinhala nghiên cứu học hỏi cho thuận tiện. Một thời gian rất lâu sau đó, bộ Đại Chú Giải phiên bản Pāḷī biến mất cho đến khi Ngài Buddhaghosa đi đến đảo Lankā trong thời vua Mahānāma (Phật lịch 953-975), vì thế Ngài đã dịch bộ Đại chú giải sang Pāḷī để cho người dân mà biết ngôn ngữ Pāḷī trong các xứ quốc giáo và được sử dụng như là sổ tay nghiên cứu tam Tạng. Về sau, các nhà chú giải khác cũng tiến hành theo đường lối của Ngài Buddhaghosa cho đến hiện tại đây. Bộ Chú Giải đã chuyển ngữ một cách đầy đủ từ ngôn ngữ Sinhala. Nội dung ban đầu nói lại trong kệ ngôn bắt đầu của mỗi Bộ Chú Giải, ngay cả Bộ Đại Sử có nói như vầy:

"Sīhaḷāṭṭhakathā suddhā, mahindena matīmatā;
Saṃgītittayamāruḷaṃ, sammāsambuddhadesitaṃ.
Sāriputtādigītañca, kathāmaggaṃ samekkhiya;
Ekā sīhaḷabhāsāya, sīhaḷesu pavattati".
“Chú giải Sinhala (Tích Lan) đã rõ ràng mà tập trung lời giải thích của Đức Phật đã thuyết giảng và lời nói của Trưởng Lão Sāriputta .v.v… và đã được đem vào kết tập tam tạng tất cả là ba lần. Vì vậy ngài Trưởng Lão Mahinda là bậc trí tuệ đã dịch chú giải sang ngôn ngữ Sinhala (Tích Lan), dĩ nhiên là sẽ xuất hiện cho người Sinhala (Tích Lan)”.[23]

Bởi nguyên nhân này mà những tăng tín đồ Phật Giáo cũng không cho rằng bộ chú giải là bằng chứng của thế hệ sau này. Điều mà nói nhau trong thời hiện tại này là “Bộ sách chú giải”, nhưng có sự quan trọng ngang với tam tạng bởi vì nếu không có lời giải thích từ bộ chú giải thì cũng không thể hiểu được Phật ngôn một cách rõ ràng. Bởi vì người hiểu được những lời Đức Phật giải thích hầu như chắc chắn chỉ có Ngài và những vị Thánh đệ tử có tứ tuệ phân tích.

Hơn nữa trong bộ chú giải đôi lúc cũng có sự giải thích ngữ pháp như là sự lặp lại ý nghĩa, sự kết hợp từ vựng và sự trình bày phân tích .v.v… Tất cả đó là sự giải thích của các nhà chú giải để cho thế hệ về sau học hỏi Pāḷi là ngôn ngữ thứ hai. Hiểu bản phụ âm được rõ ràng sẽ có lợi ích làm cho hiểu ngữ nghĩa rõ ràng. Ngoài ra đây, trong một vài chỗ Ngài cũng nói rằng theo ý kiến của người thời trước, lúc khoa học vẫn chưa phát triển giống bây giờ như là mặt trăng rộng 49 do tuần, mặt trời rộng 50 do tuần. Những nội dung này không đề cập đến nền tảng pháp chi cả. Vì vậy cũng không làm cho giá trị bộ chú giải mất đi.

 

Điều viện cớ thứ hai nói rằng: Trước khi Ngũ Uẩn Níp-bàn, Đức Phật thuyết tứ đại giáo pháp cho đệ tử có thể so sánh thực hành là sai hay đúng bằng sự kiểm chứng cho phù hợp với kinh và luật nếu phù hợp nhau thì cũng cho đó là nên thực hành. Nếu không phù hợp nhau thì cho đó là không nên thực hành. Trong chỗ này không nói là so sánh với Vô Tỷ Pháp.

Trong điều này giải thích rằng vô tỷ pháp không phải là quá trình thực hành liên quan đến Giới giống như Luật và không nhấn mạnh thực hành để giải thoát giống như Kinh nhưng nhấn mạnh vào trạng thái pháp không phải ‘chúng sanh’, ‘người’, hay sự định đặt chế định nào đó. Điều chánh yếu trong Vô Tỷ Pháp cũng không dẫn dắt theo đường hướng trong sự quyết định là đúng hay sai liên quan đến sự thực hành pháp được. Dù sao đi nữa, nền tảng pháp hành quan trọng cũng có trình bày trong tạng Vô Tỷ Pháp như là vấn đề niệm xứ có trình bày một cách chi tiết trong bộ Phân tích, phần niệm xứ phân tích, bởi nhân này mà chư thiên nghe pháp sẽ hiểu được sự phát triển niệm xứ và đắc được pháp nhãn trong lúc nghe pháp.

 

Điều viện cớ thứ ba nói rằng: dù danh từ “Abhidhamme” xuất hiện trong một vài bài kinh cũng không có ý nói đến tạng Vô Tỷ Pháp, như trong Trung bộ kinh tập 3 danh từ “Abhidhamme” theo các nhà chú giải nói rằng trong đó là 37 phần trợ bồ đề.

Trong điều này, danh từ “Abhidhamma” dịch theo từ là “pháp đặc biệt”, từ này trong bài kinh Kintisutta ý nói đến pháp bồ đề phần đó là con đường giác ngộ đặc biệt hơn bố thí và trì giới. Ngoài ra, trong trường bộ kinh phẩm Patika - kinh phúng tụng danh từ “Abhidhamma” ý nói đến đạo quả đặc biệt hơn pháp hiệp thế như các nhà chú giải đã nói.

Sự thật việc đưa những vấn đề trong kinh Kintisutta (Kinh nghĩ như thế nào?) viện cớ rồi bác bỏ Vô Tỷ Pháp không phải là tạng Vô Tỷ Pháp ắt hẳn là không đúng bởi vì những vấn đề đó là sự trình bày ý nghĩa riêng biệt cá nhân cũng là bình thường, một số từ có thể đưa đến ý nghĩa chia ra khác nhau theo vị trí xuất hiện như từ “Dhammacakkhu” (pháp nhãn) trong bộ chú giải một vài chỗ sẽ có ý nói đến Dự lưu đạo, một vài chỗ cũng nói đến ba đạo cao. Như đã nói rằng trong bộ Sumaṅgalavilāsinī (chú giải trường bộ kinh).

 “Dhammacakkhunti dhammesu vā cakkhuṃ, dhammamayaṃ vā cakkhuṃ, aññesu ṭhānesu tiṇṇaṃ maggānametaṃ adhivacanaṃ. Idha pana sotāpattimaggasseva”.
“Danh từ Dhammacakkhu có ý nghĩa là nhãn trong pháp hay nhãn sanh từ pháp. Từ này là tên của ba đạo cao trong trường hợp khác, còn trong kinh này chỉ là tên của Dự lưu đạo”.[24]

Có điều chú ý trong vấn đề này là người phản đối Vô Tỷ Pháp viện dẫn trong bộ chú giải khẳng định lý do của mình là Vô Tỷ Pháp không phải tạng Vô Tỷ Pháp. Nhưng ngược lại không chấp nhận điều trong bộ chú giải nói rằng Vô Tỷ Pháp là tạng Vô Tỷ Pháp như sau:

“Nên biết ý nghĩa bốn nhóm này là Pháp, Vô Tỷ Pháp, Luật và Thắng luật trong vấn đề đó Pháp là tạng Kinh, Vô Tỷ Pháp là bảy bộ Vô Tỷ Pháp, Luật là bộ lưỡng phần phân tích (phân tích giới Tỳ khưu và phân tích giới Tỳ khưu ni), Thắng luật là các chương (khandhaka) và bộ toát yếu (parivāra)”[25].

Ngoài ra đó, người phản đối vẫn không chấp nhận chuyện Đức Phật ngự lên nhập hạ ở cõi trời Đao Lợi mà nói là nhiều nơi trong chú giải.

 

Điều viện cớ thứ tư nói rằng: trong tạng vô tỷ pháp có nội dung rằng: Yañca kho bhagavatā jānatā passatā (Đức Thế tôn biết, thấy và giảng như vầy) và từ Vuttañcetaṃ bhagavatā (điều đó đã được Đức Thế Tôn thuyết như vầy) ngôn từ này là của các giáo thọ sư kết tập Tam tạng không phải là Phật ngôn.

Trong điều này giải thích tạng Vô Tỷ Pháp là pháp chánh mà Thánh đệ tử nghe từ Đức Phật giống như Kinh và Luật. Trong thời gian kết tập mới nói lời nói đó để trình bày là không phải lời của vị kết tập Tam tạng, câu này so được với từ trong tạng Kinh là Evaṃ me suttaṃ (Tôi được nghe như vầy) và lời trong Luật là Tena kho pana samayena bhagavā (Trong thời đó Đức Phật).

Nếu sẽ bác bỏ Vô Tỷ Pháp cùng với lời bắt đầu như vậy cũng cần phải bác bỏ Kinh và Luật luôn. Bởi vì tất cả Kinh và Luật điều nghe từ Đức Phật giống nhau.

 

Điều viện cớ thứ năm nói rằng: học phái A Tỳ Đàm mà có một tên gọi nữa là phái Vô Tỷ Pháp bởi vì chấp nhiều vào Vô Tỷ Pháp nhưng vẫn thấy là Tạng Vô Tỷ Pháp là lời của các vị đệ tử như là biên soạn bởi ngài Kaccāyana, ngài Sāriputta và ngài Moggallāna không phải đúng là Phật ngôn.

Trong điều này giải thích rằng quan điểm nói lại trong tất cả bộ phái Mahāyāna, kể cả ý kiến của người thời đại sau mà không thấy trong chú giải, khi so với cách suy xét lời dạy cũng chỉ là tư kiến không đáng tin cậy nhiều và khi quan điểm này mâu thuẫn với Phật ngôn có trong Tam tạng và dẫn chứng từ chú giải, dĩ nhiên cũng không tin cậy được. Cách suy xét lời dạy đó, có bốn điều trình bày trong bộ chú giải bởi sự quan trọng được sắp xếp như sau:

1.   Kinh (khế kinh) là Tam tạng.
2.   Thuận theo Kinh (thuận theo khế kinh) là tứ đại giáo pháp.
3.   Giáo thọ bộ (ý kiến của các vị thầy) là bộ chú giải.
4.   Tư kiến (ý kiến của mình) là ý kiến của mỗi người.

Người viết nghĩ rằng: Nếu Phật tử ưa thích sử dụng tư kiến cá nhân của mỗi người để phán xét lời dạy trong tông giáo thì sự băng hoại của diệu pháp ắt hẳn sanh lên bởi vì con người có thể hiểu lời dạy không giống nhau, nó phát sanh bởi sự tích góp trí tuệ của mỗi người trong hiện tại. Giống với chuyện ba vị hoàng tử đó là: hoàng tử Kimbila, hoàng tử Bhaddiya và hoàng tử Anuruddha đến nói chuyện với nhau rằng: “Cơm sanh từ đâu” cả ba vị đều trả lời không giống nhau như vầy hoàng tử Kimbila nói rằng “Cơm sanh từ vựa thóc”, hoàng tử Bhaddiya nói rằng “Cơm sanh từ cái nồi”, còn hoàng tử Anuruddha nói rằng “Cơm sanh từ mâm vàng”. Trả lời được như vậy bởi vì cả ba hoàng tử chưa từng tận mắt thấy gạo hay lúa đâu, nhưng thấy cơm từ vựa thóc, thấy cơm từ cái nồi, thấy cơm từ mâm vàng vì thế có ý kiến phân tích khác nhau.

 

Điều viện cớ thứ sáu nói rằng: trước khi Ngũ Uẩn Níp-bàn, Đức Phật thuyết giảng ủy thác giáo pháp trong sự chịu trách nhiệm của các đệ tử là Dhammo ca vinayo ca (Pháp và Luật) không có thuyết đến Vô Tỷ Pháp.

Trong vấn đề này cho rằng: Thật ra trong Kinh Đại Níp-bàn, Đức Phật thuyết giảng cho chư tỳ khưu lấy Pháp và Luật là bậc đạo sư thay thế Ngài như sau: "Yo vo, ānanda, mayā dhammo ca vinayo ca desito paññatto, so vo mamaccayena satthā" ­­- "Này Ānanda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Ðạo Sư của các Ngươi".[26]

Nếu viện cớ nói rằng pháp ở đây chỉ có nghĩa nói đến Kinh ắt hẳn là không đúng bởi vì rằng Pháp ở đây là lời nói bao quát không chỉ nói riêng là Kinh nếu Đức Phật chỉ muốn nói rõ đến Kinh thì cũng nên giảng là Suttanto (Kinh) thay thế Dhammo (Pháp) nhưng lại không giảng như vậy. Mà pháp ở đây nghĩa là nói đến cả hai Kinh và Vô Tỷ Pháp. Như bộ chú giải có giải thích như vầy:

 “Taṃ sakalampi suttantapiṭakaṃ mayi parinibbute tumhākaṃ satthukiccaṃ sādhessati………,taṃ sakalampi abhidhammapiṭakaṃ mayi parinibbute tumhākaṃ satthukiccaṃ sādhessati”.

 “Ngay cả toàn bộ tạng Kinh đó cũng thực hiện vai trò của Bậc Đạo Sư cho tất cả các ngươi khi ta đã Níp-bàn rồi… Ngay cả toàn bộ tạng Vô Tỷ Pháp đó cũng thực hiện vai trò của Bậc Đạo Sư cho tất cả các ngươi khi ta đã Níp-bàn…”[27]

Điều viện cớ thứ bảy nói rằng ngôn ngữ trong tạng Vô Tỷ Pháp là văn phong ngôn ngữ thế hệ sau được sắp xếp theo thứ tự có tính chất chuyên môn không phải là ngôn ngữ nói hội thoại theo cách ngôn ngữ nói trong Kinh và Luật.

 Trong câu này giải thích rằng ngôn ngữ trong Kinh và Luật phần lớn là sự giảng dạy ở tính chất trình bày pháp hay chế định điều học vì vậy phải sử dụng ngôn ngữ nói hội thoại; còn Vô Tỷ Pháp là lời dạy ở lãnh vực chuyên môn, vì vậy cách sắp xếp bố cục không phải là ngôn ngữ nói, văn phong xuất hiện khác nhau có ở những trường hợp giảng dạy khác nhau.

Thật ra thì văn phong ngôn ngữ nói cũng có trong Vô Tỷ Pháp giống nhau đó là trong bộ Phân Tích phần Niệm Xứ Phân Tích và hết cả bộ Nhân Chế Định cũng là ngôn ngữ nói giống như Kinh.

Trong cùng một phương cách, ngôn ngữ chuyên môn theo kiểu Vô Tỷ Pháp cũng có trong Kinh và Luật như nhau, bằng cách nêu ví dụ so sánh sau đây:

 “Yo panāti yo yādiso yathāyutto yathājacco yathānāmo yathāgotto yathāsīlo yathāvihārī yathāgocaro thero vā navo vā majjhimo vā. Eso vuccati ‘yo panā’ti”.
 “Vị nào: là bất cứ vị nào có mối quan hệ như vầy, có giai cấp như vầy, có tên như vầy, có họ như vầy, có giới hạnh như vầy, có trú xứ như vầy, có nơi đi lại như vầy, là vị trưởng lão (trên 10 năm tỳ khưu), hoặc là vị mới tu (dưới 5 năm), hoặc là vị trung niên (trên 5 năm); vị ấy được gọi là ‘vị nào’”[28].

Câu này có trong tạng Luật Đại Phân Tích nên chú ý rằng ngôn ngữ sắp xếp theo cách chuyên môn và vẫn giống như ngôn ngữ sử dụng trong bộ chú giải, giải thích mỗi chương chi tiết.

Dù vậy trong Trung Bộ Kinh tập ba cũng có đoạn cùng đặc tính như vậy  đó là:

 ‘‘Katamā ca, bhikkhave, sammādiṭṭhi ariyā anāsavā lokuttarā maggaṅgā? Yā kho, bhikkhave, ariyacittassa anāsavacittassa ariyamaggasamaṅgino ariyamaggaṃ bhāvayato paññā paññindriyaṃ paññābalaṃ dhammavicayasambojjhaṅgo sammādiṭṭhi maggaṅgaṃ ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammādiṭṭhi ariyā anāsavā lokuttarā maggaṅgā".
"Và này các Tỳ khưu, thế nào là chánh kiến thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Phàm cái gì, này các Tỳ khưu, thuộc trí tuệ, tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp giác chi, chánh kiến, đạo chi của một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Thánh tâm. Chánh kiến như vậy, này các Tỳ khưu, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi".[29]

Như so sánh sự thuyết giảng đoạn trước đây với điều được nói đến trong Tạng Vô Tỷ Pháp như sau:

"Katamā tasmiṃ samaye sammādiṭṭhi hoti? Yā tasmiṃ samaye paññā pajānanā vicayo pavicayo dhammavicayo sallakkhaṇā upalakkhaṇā paccupalakkhaṇā paṇḍiccaṃ kosallaṃ nepuññaṃ vebhabyā cintā upaparikkhā bhūrī medhā pariṇāyikā vipassanā sampajaññaṃ patodo paññā paññindriyaṃ paññābalaṃ paññāsatthaṃ paññāpāsādo paññāāloko paññāobhāso paññāpajjoto paññāratanaṃ amoho dhammavicayo sammādiṭṭhi – ayaṃ tasmiṃ samaye sammādiṭṭhi hoti".
"Chánh kiến trong khi có ra sao? Khi nào có tuệ là sáng suốt, khôn khéo, nhận rõ, hiểu thấu, trạch pháp, lựa chọn, nghiên cứu, hiểu biết, rõ đặc tánh, thấu vi tế, cách trí thức, cách hiểu rành, sự nghĩ ngợi, suy xét, gạn xét, quán xét, lương tri, tuệ như ngọc, tuệ như đèn, tuệ như ánh sáng, tuệ như gươm, tuệ như vũ khí, tuệ như đại địa, tuệ như hoàng cung, tuệ như kẻ dẫn đường, tuệ trừ tuyệt phiền não, cũng là vô si, tuệ quyền, chánh kiến. Như thế gọi là chánh kiến vẫn có trong khi ấy"[30].

Ngoài ra đó cũng có ví dụ từ Trung Bộ Kinh được nêu lên như sau:

 ‘‘Katamo ca, bhikkhave, sammāsaṅkappo ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo? Yo kho, bhikkhave, ariyacittassa anāsavacittassa ariyamaggasamaṅgino ariyamaggaṃ bhāvayato takko vitakko saṅkappo appanā byappanā cetaso abhiniropanā vacīsaṅkhāro – ayaṃ, bhikkhave, sammāsaṅkappo ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo".
"Và này các Tỳ khưu, thế nào là chánh tư duy, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Phàm cái gì này các Tỳ khưu thuộc suy tư, tầm cầu, tư duy, một ngữ hành do sự hoàn toàn chú tâm chuyên tâm của một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Thánh tâm; chánh tư duy như vậy, này các Tỳ khưu, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi".[31]

Nên so sánh lời giảng ở đoạn kinh trước với lời được thuyết trong tạng Vô Tỷ Pháp như sau:

"Katamo tasmiṃ samaye sammāsaṅkappo hoti? Yo tasmiṃ samaye takko vitakko saṅkappo appanā byappanā cetaso abhiniropanā sammāsaṅkappo – ayaṃ tasmiṃ samaye sammāsaṅkappo hoti".
 "Chánh tư duy trong khi có ra sao? Khi nào có sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, cách đem tâm đến cảnh, cách đem tâm áp vào cảnh, cách đem tâm đến khắn khít cảnh, tư duy hay chánh tư duy. Như thế gọi là chánh tư duy vẫn có trong khi ấy"[32].

 

Điều viện cớ thứ tám nói rằng: Việc học hỏi nghiên cứu Vô Tỷ Pháp trong hiện tại theo hướng học bộ Diệu Pháp Lý Hợp mà vị đại trưởng lão thời sau biên soạn vì vậy sẽ không có kết quả nào bởi vì bộ sách này không phải là Phật ngôn.

Bộ Diệu Pháp Lý Hợp mặc dù được biên soạn sau thời Đức Phật vào khoảng thế kỉ thứ 16 nhưng cũng được gom vào từ tạng Vô Tỷ Pháp để cho thiện nam tử học hỏi, nghiên cứu dễ dàng. Bộ này là con đường tắt giúp cho hiểu được Vô Tỷ Pháp nhanh chóng. Việc nghiên cứu bộ này tạo nên lợi ích to lớn cho người nghiên cứu. Khi nghiên cứu bộ này rồi sẽ dễ dàng học phần tiếp theo của tạng Vô Tỷ Pháp và cũng sẽ hiểu ý nghĩa tạng Vô Tỷ Pháp một cách chi tiết, sâu xa rõ ràng. Như là tâm có 89 hay 121 cái tâm mà thường gặp trong tạng Vô Tỷ Pháp[33] giống như sau:

Tâm

Số trang trong bộ Pháp Tụ

Số trang trong bộ Phân Tích

Tâm bất thiện 12

105-24

364

Tâm quả bất thiện 7

156-60

370

Tâm quả thiện vô nhân 8

120-1

365-71

Tâm tố vô nhân 3

160-1

371

Tâm đại thiện 8

150

362

Tâm đại quả 8

13-23

368

Tâm đại tố 8

164

372

Tâm thiện sắc giới 5

50-79

319-21

Tâm quả sắc giới 5

513-34

324

Tâm tố sắc giới 5

165

326

Tâm thiện vô sắc giới 4

79-80

321

Tâm quả vô sắc giới 4

13-45

325

Tâm tố vô sắc giới 4

165-26

356

Tâm thiện siêu thế 4/20

84-104

321-24

Tâm quả siêu thế 4/20

136-57

325-26

 

Vấn đề viện cớ thứ chín nói rằng: Vô Tỷ Pháp là cốt lõi nguyên chất của những vấn đề khác với tạng Kinh, mà Kinh liên quan đến người, địa điểm mà Đức Phật nhắc đến trước rồi mới thuyết giảng. Nhưng Vô Tỷ Pháp lại không nói đến những nhà trí thức (Bà-la-môn) khác nhau. Vì thế đưa ra quan điểm trùng nhau rằng nội dung Vô Tỷ Pháp là một phần tổng hợp điều pháp trong Kinh thành hệ thống bằng cách cắt phần không liên quan ra. Nên bộ Vô Tỷ Pháp phát sanh sau hệ thống cả bốn bộ kinh.

Điều này được giải thích rằng: Việc nói đến người và địa điểm trong Kinh đó là lời mở đầu của Ngài Ānanda cần phải nói để khẳng định nội dung trong kinh mà có người và địa điểm làm chứng cứ. Như thế nào đi nữa cũng có một số lượng lớn bài kinh mà Ngài Ānanda không nói đến người và địa điểm như là Tăng Chi Bộ Kinh – pháp một chi, pháp hai chi .v.v… cũng thế, tạng Luật cũng có một phần lớn thông tin không có nhắc đến người và địa điểm. Việc viện cớ rằng Vô Tỷ Pháp không có nói đến người và địa điểm hay nói rằng Vô Tỷ Pháp được soạn sau thời Đức Phật thì đó không phải là một lý do chính đáng.

 

Điều viện cớ thứ mười nói rằng: Giai đoạn biên soạn bộ Vô Tỷ Pháp vẫn không có chứng cứ xác định khi nào. Ít ra, sự việc mà tạng Vô Tỷ Pháp không có xuất hiện trong tạng Luật -  Tiểu Phẩm, cho thấy là bộ này không được đưa vào kết tập lần thứ hai.

Trong điều này giải thích rằng thông tin liên quan đến Vô Tỷ Pháp đã xuất hiện trong tạng Luật và tạng Kinh như đã nói ở những phần đầu Vô Tỷ Pháp đã có từ thời Đức Phật rồi.

Ngoài ra đó trong bộ Tiểu Phẩm, bài kinh được chỉ định kết tập chỉ có hai kinh đó là Kinh Phạm Võng và Kinh Sa Môn Quả. Nếu chấp lấy riêng hai bài kinh xuất hiện trực tiếp đúng như vậy thì tạng kinh cũng nên chỉ có hai kinh như thế. Thật ra ngài giáo thọ kết tập Pháp (Dhammasaṅgāhakacariya) trình bày hai bài kinh đó để làm ví dụ bằng sự tóm tắt để cho biết tính chất cách hỏi đáp trong kì kết tập là như vậy. Như lời kết luận việc Ngài đã nói như thế:

Luật Tiểu Phẩm

“Atha kho āyasmā mahākassapo saṅghaṃ ñāpesi –
‘‘Suṇātu me, āvuso, saṅgho. Yadi saṅghassa pattakallaṃ, ahaṃ ānandaṃ dhammaṃ puccheyya’’nti.

Āyasmā ānando saṅghaṃ ñāpesi –
‘‘Suṇātu me, bhante, saṅgho. Yadi saṅghassa pattakallaṃ, ahaṃ āyasmatā mahākassapena dhammaṃ puṭṭho vissajjeyya’’nti.

Atha kho āyasmā mahākassapo āyasmantaṃ ānandaṃ etadavoca – ‘‘brahmajālaṃ, āvuso ānanda, kattha bhāsita’’nti? ‘‘Antarā ca, bhante, rājagahaṃ antarā ca nāḷandaṃ rājāgārake ambalaṭṭhikāyā’’ti. ‘‘Kaṃ ārabbhā’’ti? ‘‘Suppiyañca paribbājakaṃ brahmadattañca māṇava’’nti. Atha kho āyasmā mahākassapo āyasmantaṃ ānandaṃ brahmajālassa nidānampi pucchi, puggalampi pucchi. ‘‘Sāmaññaphalaṃ panāvuso ānanda, kattha bhāsita’’nti? ‘‘Rājagahe, bhante, jīvakambavane’’ti. ‘‘Kena saddhi’’nti? ‘‘Ajātasattunā vedehiputtena saddhi’’nti. Atha kho āyasmā mahākassapo āyasmantaṃ ānandaṃ sāmaññaphalassa nidānampi pucchi, puggalampi pucchi. Eteneva upāyena pañcapi nikāye pucchi. Puṭṭho puṭṭho āyasmā ānando vissajjesi”.

[Sau đó, đại đức Mahākassapa đã thông báo đến hội chúng rằng: - “Này các sư đệ, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, tôi sẽ hỏi Ānanda về Pháp.” Khi ấy, đại đức Ānanda đã thông báo đến hội chúng rằng: – “Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, khi được đại đức Mahākassapa hỏi về Pháp tôi sẽ trả lời.” Rồi đại đức Mahākassapa đã hỏi đại đức Ānanda điều này: – “Này sư đệ Ānanda, kinh Brahmajāla (Phạm Võng) đã được thuyết ở đâu?” – “Thưa ngài, ở nhà nghỉ của vua tại Ambalaṭṭhikā, ở khoảng giữa Rājagaha và Nālanda.” – “Liên quan đến ai?” – “Đến du sĩ ngoại đạo Suppiya và thanh niên Brahmadatta.” Rồi đại đức Mahākassapa đã hỏi đại đức Ānanda về duyên khởi, đã hỏi về nhân sự của kinh Brahmajāla.

 – “Này sư đệ Ānanda, kinh Sāmaññaphala (Sa-môn Quả) đã được thuyết ở đâu?” - “Thưa ngài, ở Rājagaha nơi vườn xoài của Jīvaka.” –  “Với ai?” – “Với Ajātasattu con trai của Videhi.” Rồi đại đức Mahākassapa đã hỏi đại đức Ānanda về duyên khởi, đã hỏi về nhân sự của kinh Sāmaññaphala. Bằng chính phương thức ấy, (đại đức Mahākassapa) đã hỏi về năm bộ Kinh. Mỗi khi được hỏi, đại đức Ānanda đã trả lời.][34]

Một điều nữa là nội dung gặp trong bộ Tiểu Phẩm là sự ghi chép của cách kết tập lần thứ nhất có 500 vị A-la-hán có trưởng lão Mahā Kassapa làm hội chủ sắp xếp ở tại hang động Sattapanna thành Vương Xá và trở thành tiêu chuẩn của những lần kết tập sau mà cũng dựa theo lần kết tập đầu tiên.

 

Điều viện cớ thứ mười một nói rằng: Một khía cạnh nữa là “kết tập kinh điển” nghĩa là “tụng cùng nhau” những điều tụng phải là những điều chư tăng từng học, thuộc lòng rồi. Trường hợp Vô Tỷ Pháp không được đưa vào kết tập lần thứ hai cũng có thể là bởi vì không phải là điều mà chư tăng ghi nhớ như Pháp hay Luật. Có thể là tiến cử những Đại Trưởng Lão thành nhóm để soạn hay kiểm tra biên soạn giải thích thẳng Phật Ngôn hay không?

Trong điều này giải thích rằng khi có chứng cứ một cách rõ ràng là tạng Vô Tỷ Pháp được sắp xếp vào Tiểu Bộ Kinh và đưa vào kết tập trong thời kì kết tập lần thứ nhất. Điều viện dẫn này cũng không có lý do chánh đáng. Cả việc học hỏi bởi sự học thuộc lòng Vô Tỷ Pháp cũng có từ thời Đức Phật mà lúc đầu đã nói đến rồi.

 

Điều viện cớ thứ mười hai nói rằng: Ngoài ra nội dung rồi thì phần được nói đến nhiều là liên quan đến người biên soạn. Phía Thượng Tọa Bộ cho rằng Đức Phật thuyết bảy bộ Vô Tỷ Pháp trong tuần lễ thứ bảy kể từ khi giác ngộ. Bộ Aṭṭhasālini nêu rõ là Đức Phật giác ngộ Vô Tỷ Pháp dưới gốc cây Bồ Đề, dữ liệu này mâu thuẫn với sử liệu cùng bộ Đại Sử và Đảo Sử chỉ rõ nổi bật rằng bộ Kathāvatthu là bộ cuối cùng của Vô Tỷ Pháp mà tác giả là ngài trưởng lão Moggāllīputtatissa được kết tập ở thành Pataliputta vào khoảng thời gian 235 năm sau Phật Níp-bàn.

Trong điều này giải thích rằng: Đức Phật giảng dạy bộ Kathāvatthu một cách tóm tắt có nhân ngữ mà phân chia là: Thuần Chân Thể, Cơ Hội Chân Thể, Thời Gian Chân Thể, Bộ Phận Chân Thể v.v… mà có số lượng 12 câu theo cuốn của Đại Học Mahachulalongkorn. Thêm vào đó là lời giải thích của trưởng lão Moggāllīputtatissa mà có khoảng 508 câu.

Từ tất cả những câu viện cớ được đưa vào nói ở đây nên chú ý là việc phủ nhận Vô Tỷ Pháp không phải là Phật Ngôn và Kinh điển sau thời Đức Phật đa phần là quan điểm của người Phương Tây bắt đầu đến nghiên cứu Phật giáo khoảng hơn 100 năm nay mà không phải là cách nhìn của tăng tín đồ Phật giáo Nguyên Thủy. Thật vậy người phương tây ưa thích nghiên cứu ngôn ngữ Pali và thấy rằng đó là ngôn ngữ cổ được quan tâm giống như ngôn ngữ Sankrit. Nhưng lại không có dự định học hiểu nguyên tắc dẫn đến thực hành tu tiến cho thoát khổ. Một điều nữa là Vô Tỷ Pháp là pháp sâu xa vi tế, nếu không có người thông thái hướng dẫn cũng khó mà hiểu được và khi không hiểu Vô Tỷ Pháp cũng cho rằng đó không phải là lời dạy của Đức Phật.

Ngài giáo thọ sư Dhammānanda viện chủ chùa Thamao từng nói rằng “Bà Rhys Davids và nhóm dịch giả của hội Pali text  vào khoảng Phật lịch 2400 đã đi đến xứ Miến nhiều lần để thăm hỏi vấn đề liên quan đến Vô Tỷ Pháp. Tất cả là để hỗ trợ cho việc dịch thuật tạng Vô Tỷ Pháp và người trả lời những vấn đề đó cho họ là vị trưởng lão nổi tiếng lừng lẫy thời đó là Ngài Ñaṇadhaja (Ledi Sayadaw) của chùa LeDi tỉnh Moyoa và Ngài Visuddhācāra (Mahāvisuddhācāra Sayadaw) của chùa Visuddhāram tỉnh Mandalay. Chỉ riêng Ngài Ñaṇadhaja biên soạn bộ giải thích Paṭṭhāna (Vị Trí) theo cách tóm gọn tên là Paṭṭhanuddesadīpanī để giúp cho người Phương tây nghiên cứu bộ Paṭṭhāna (Vị Trí) một cách dễ dàng và Ngài đã trả lời vấn đề của bà Rhys Davids liên quan đến bộ Yamaka, ngôn ngữ Pāḷi tên là Song Đối, tức là hỏi – đáp. Dù sao đi nữa người dân Miến cũng biết rằng bà Rhys Davids không phải là Phật tử, nhưng với sự hiểu biết ngôn ngữ Pāḷi sâu sắc nên bà được người dân Miến khen ngợi là Palidevi (nữ hoàng Pāḷi).

Ngài giáo thọ sư Dhammananda vẫn hay nói rằng một vị tỳ khưu người Miến trú ngụ ở thành phố Luân Đôn một thời gian dài tên là Seṭṭhilābhivaṃsa mà người phương tây biết đến với cái tên là U Thitila đó đã từng nói với Ngài rằng “người phiên dịch trong hội Pāḷī phần lớn không phải là Phật Tử”, vì thế, việc trình bày quan điểm của người phương tây không phải là lời nói trung lập ở lĩnh vực chuyên môn, nhưng muốn phê bình Tam tạng là chuẩn mực của người Phật tử. Lại nữa, khi hội Pāḷi text khan hiếm người có thể dịch bộ Vibhaṅga (Phân tích) nên đã mời Ngài Seṭṭhilābhivaṃsa đến để phiên dịch. Chủ tịch hội Pali text lúc bấy giờ là Bà I. B. Horner cũng vẫn viết lời giới thiệu quyển sách khen ngợi người dịch.

Có thể nói rằng người phương tây phần lớn không phải là người thông thạo nền tảng pháp như thật và không phải là người Phật Tử. Nếu là người quan tâm yêu chuộng ngôn ngữ thì việc viện dẫn ý kiến quan điểm của họ rồi bác bỏ toàn bộ Vô Tỷ Pháp vốn dĩ của Thượng Tọa Bộ thì đó là vấn đề không tốt đẹp gì đối với người Phật Tử. Bởi vì người không tôn kính trong Pháp cũng giống như không tôn kính bậc Đạo Sư là người thuyết pháp và cũng vẫn không tôn kính chư tăng là người hành pháp. Sau đó, việc phê bình Vô Tỷ Pháp không phải là Phật Ngôn cũng có thể xếp vào việc không tôn kính Tam Bảo mà người Phật tử không nên làm như thế.

  

Chương kết

Tạng Vô Tỷ Pháp phiên bản hiện tại là lời giải thích của Ngài Sārīputta đã nghe Vô Tỷ Pháp từ Đức Phật. Chỉ có bộ Kathāvatthu (Ngữ Tông) được biên soạn từ Ngài Moggaliputtatissa theo đầu đề mà Đức Phật tóm tắt vào khoảng Phật Lịch 235. Dù nói rằng, Vô Tỷ Pháp là lời dạy của Ngài Sāriputta nhưng cũng được xếp vào lời dạy theo Phật Ngôn. Vì thế, chấp nhận rằng Vô Tỷ Pháp cũng là Phật Ngôn như nhau.

Chương này viết lên cùng sự cố (quyết) tâm đề cao tạng Vô Tỷ Pháp và với quan điểm duy trì, bảo vệ Phật Ngôn trong Tam Tạng, đó là nhiệm vụ của tứ chúng Phật giáo. Nếu ta không gìn giữ, duy trì và bảo vệ thì Phật giáo cũng giống như cái cây bị chặt cành, đốn thân cây và cuối cùng cũng sẽ bị trốc gốc. Cho dù Đức Phật nhận thấy trước tầm quan trọng trong việc bảo vệ Phật Ngôn, nên Ngài cũng có giảng điều này trong Tăng Chi Bộ Kinh như vầy:

"Dveme, bhikkhave, tathāgataṃ abbhācikkhanti. Katame dve? Yo ca bhāsitaṃ lapitaṃ tathāgatena abhāsitaṃ alapitaṃ tathāgatenāti dīpeti, yo ca abhāsitaṃ alapitaṃ tathāgatena bhāsitaṃ lapitaṃ tathāgatenāti dīpeti. Ime kho, bhikkhave, dve tathāgataṃ abbhācikkhanti".
"Này các Tỳ khưu, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ Như Lai có nói, có thuyết là Như Lai không nói, không thuyết, và người nêu rõ Như Lai không nói, không thuyết là Như Lai có nói, có thuyết. Này các Tỳ khưu, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai".[35]

 “Dveme, bhikkhave, tathāgataṃ nābbhācikkhanti. Katame dve? Yo ca abhāsitaṃ alapitaṃ tathāgatena abhāsitaṃ alapitaṃ tathāgatenāti dīpeti, yo ca bhāsitaṃ lapitaṃ tathāgatena bhāsitaṃ lapitaṃ tathāgatenāti dīpeti. Ime kho, bhikkhave, dve tathāgataṃ nābbhācikkhanti”.
"Này các Tỳ khưu, có hai hạng người này không xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ Như Lai không có nói, không có thuyết là Như Lai không có nói, không có thuyết, và người nêu rõ Như Lai có nói, có thuyết là Như Lai có nói, có thuyết. Nầy các Tỳ khưu, có hai hạng người này không xuyên tạc Như Lai".[36]

 “Ye te, bhikkhave, bhikkhū adhammaṃ adhammoti dīpenti te, bhikkhave, bhikkhū bahujanahitāya paṭipannā bahujanasukhāya, bahuno janassa atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṃ. Bahuñca te, bhikkhave, bhikkhū puññaṃ pasavanti, te cimaṃ saddhammaṃ ṭhapenti”.
"Những Tỳ khưu nào, này các Tỳ khưu, nêu rõ phi pháp là phi pháp, các Tỳ khưu ấy, này các Tỳ khưu, sở hành như vậy, đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đem lại hạnh phúc an lạc cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỳ khưu, các Tỳ khưu ấy tạo phước đức và an trú diệu pháp này".[37]

 “Ye te, bhikkhave, bhikkhū dhammaṃ dhammoti dīpenti te, bhikkhave, bhikkhū bahujanahitāya paṭipannā bahujanasukhāya, bahuno janassa atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṃ. Bahuñca te, bhikkhave, bhikkhū puññaṃ pasavanti, te cimaṃ saddhammaṃ ṭhapenti”.
"Những Tỳ khưu nào, này các Tỳ khưu, nêu rõ pháp là pháp, các Tỳ khưu ấy, này các Tỳ khưu, sở hành như vậy, đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đem lại hạnh phúc an lạc cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỳ khưu, các Tỳ khưu ấy tạo phước đức và an trú diệu pháp này".[38]

 __________((( )))__________

Số QĐXB của NXB: 277/QĐ-NXBHĐ cấp ngày 23  tháng 05 năm 2020. Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN) 978-604-9970-65-8. Số XNĐKXB: 1751-2020/CXBIPH/64 - 24/HĐ. In xong và nộp lưu chiểu năm 2020.