CÁC LOẠI BẢN ĐỒ

I. Nhóm 8 thánh đạo đưa đến sự dứt khổ

nhom-8-thanh-dao-A4.jpg (2.27 MB)

file-earmark-pdf-fill.svg (2 KB)Nhóm 8 Thánh đạo 100x140cm

file-earmark-pdf-fill.svg (2 KB)Nhóm 8 Thánh đạo A4

Minh Sát Hay Quán Nghiệp Xứ (Vipassanā Kammaṭṭhāna)

Sau đây là những điều nên biết trong thực hành tu tiến quán minh sát:

1. Thất thanh tịnh (visuddhi) là bảy giai đoạn thanh tịnh.

2. Tam tướng (tilakkhaṇa) là ba dấu hiệu trạng thái.

3. Tam năng / tùy quán (anupassanā) là ba pháp thường quán theo.

4. Thập tuệ quán (vipassanāñāṇa) là mười tuệ quán.

5. Tam giải thoát (vimokkha) là ba cách giải thoát.

6. Tam giải thoát môn (vimokkha mukha) là ba cửa giải thoát.

 

1. Bảy Thanh Tịnh (Visuddhi) hay bảy giai đoạn thanh tịnh.

Visuddhi’ nghĩa là ‘thanh tịnh’ hay ‘tinh khiết’. Có bảy giai đoạn để thanh lọc tâm bằng pháp trí minh sát hay tuệ quán.

(i) Giới thanh tịnh (Sīla visuddhi) là giữ giới, từ ngũ giới trở lên.

(ii) Tâm thanh tịnh   (Cittavisuddhi) là có tu đến tịnh cận (upacāra-samādhi) hay là tu đắc thiền.

(iii) Kiến thanh tịnh (Diṭṭhi visuddhi) là đắc tuệ tỏ ngộ, rõ thấu danh-sắc sanh diệt.

(iv) Đoạn nghi thanh tịnh (Kaṅkhā[1] vitarana[2] visuddhi) là tu đến bậc tỏ ngộ đắc tuệ, ba tuệ trước: Tuệ tỏ ngộ danh pháp, sắc pháp (nāmarūpaparicchedañāṇa); tuệ quyết thấy rõ nguyên nhân danh-sắc (nāmarūpa-paccayapariggahañāṇa); tuệ thấy tam tướng phổ biến (sammasañāna) là tỏ ngộ vô thường, khổ não và vô ngã.

(v) Đạo và phi đạo tri kiến thanh tịnh (Maggāmagga ñāṇadassana visuddhi): Nói theo thập tuệ là từ tuệ thứ 2 đến thứ 9. Còn nói theo 16 tuệ là từ tuệ thứ 4 đến tuệ thứ 11 là tuệ thuận lưu (anulomañāṇa).

(vi) Hành tri kiến thanh tịnh (Paṭipadā[3] ñāṇadassana visuddhi) hay ‘hành tri kiến thanh tịnh’. Nói theo 16 tuệ là từ tuệ thứ 4 đến tuệ thứ 13 là tuệ chuyển tánh (gotrabhūñaṇa).

(vii) Tri kiến thanh tịnh (Ñāṇadassana[4] visuddhi).

Trong Trung bộ kinh (Majjhima nikāya) – bài kinh số 24 “Trạm Xe” được đề cập so sánh bảy thanh tịnh (visuddhi) với bảy trạm xe. Một người du hành trên xe ngựa từ trạm xe thứ nhất đến trạm xe thứ hai. Kế đến, vị ấy du hành từ trạm xe thứ hai đến trạm xe thứ ba và v.v…

Cũng như cách ấy, bậc tu tiến làm cho giới của vị ấy đặng thanh tịnh hay ‘Tịnh giới’ để đi đến điểm khởi đầu của ‘Tịnh tâm’. Kế tiếp, vị ấy ‘Tịnh tâm’ để đạt đến điểm khởi của ‘Tịnh kiến’. Vị ấy ‘Tịnh kiến’ để đạt đến điểm khởi của thanh tịnh bằng cách vượt qua sự do dự hay ‘Tịnh nghi’. Bậc tu tiến đi theo cách này cho đến khi đạt được bốn đạo (magga) và quả (phala).

Trong Trung bộ kinh (Majjhima nikāya), Đức Phật có thuyết rằng mục tiêu thật sự và tột cùng của việc tu tiến không ở chỗ ‘Tịnh giới’, hay ‘Tịnh tâm’, hoặc ‘Tịnh kiến’, v.v… mà là hoàn toàn dập tắt và giải thoát khỏi những phiền não (kilesa).

II. Bảng nêu chi pháp

Có hai loại đế - pháp chế định hay pháp tục đế (pháp tục đế còn gọi là pháp biểu kiến hay pháp chế định) và pháp siêu lý hay còn gọi là pháp chân đế (pháp chân đế (tột cùng của sự thật) còn gọi là pháp siêu lý). Pháp tục đế là sự thật qui ước định đặt thông thường hay sự thật thường thường được thừa nhận (sammuti sacca). Nó được gọi là paññatti (chế định) trong Abhidhamma. Pháp chân đế là sự thật tột cùng hay còn gọi là paramattha sacca (siêu lý đế). Nó được gọi là paramattha (siêu lý) trong Abhidhamma (Vô tỷ pháp).

Nội dung chủ đề Abhidhamma là bốn pháp chân đế hay siêu lý (paramattha) và những sự tương quan nhân quả giữa chúng. Sự nghiên cứu nội dung chủ đề là rất chuyên môn, dùng những thuật ngữ thuần về triết học, đúng trong ý nghĩa tuyệt đối.

Abhidhamma (Vô Tỷ Pháp) nêu 28 thứ sắc (rupā). Nāma (danh pháp) gồm 128 thứ tâm (citta) và 52 thứ sở hữu tâm (cetasika).
“Citta” được bắt nguồn từ căn citi + e = cittaṃ hay căn cinta + e = cinteti = cittaṃ, có nghĩa là nghĩ, biết. Theo chú giải, citta là pháp biết (cinteti = vijānāti) cảnh, đối tượng. Do đó, “citta” – được dịch là tâm hay là sự biết cảnh.

Cetasika’ khi chiết tự ra thì ‘cetasika = ceta + s + ika’, mà ‘ceta = citta’ = tâm, còn ‘ika’ = thuộc về, pháp phụ thuộc, sở hữu. Cho nên, ‘cetasika’ được dịch là ‘sở hữu tâm’. Sở hữu tâm nghĩa là những pháp hợp với tâm và thuộc về sở hữu của tâm.

Rūpa’ (căn rup - pakāsane) được dịch như là sắc, tố chất, hữu hình, thân, tinh thể, v.v… nhưng không có từ nào chính xác. Xem xét từ những diện mạo, trạng thái khác nhau của ‘rūpa’, thì ‘sắc’ hay sắc pháp là từ tương đương gần nhất. ‘Rūpa’ bao gồm những trạng thái của sắc cũng như hoạt động của chúng.

‘Nibbāna” được âm là ‘Níp-bàn’, là pháp có trạng thái là hoàn toàn vắng lặng (santilakkhaṇaṃ), ngoài ra ‘phiền não ngũ uẩn’ và tất cả ‘đời’.

bang-neu-chi-phap.jpg (1.04 MB)

file-earmark-pdf-fill.svg (2 KB) Bảng nêu nét đen A5

file-earmark-pdf-fill.svg (2 KB) Bảng nêu màu không chữ 100x140cm

file-earmark-pdf-fill.svg (2 KB) Bảng nêu màu có chữ 100x140cm

file-earmark-pdf-fill.svg (2 KB) Bảng nêu màu có chữ 20x30cm

file-earmark-pdf-fill.svg (2 KB) Bảng nêu màu có chữ tiếng Miến 100x140cm


III. Vòng tròn 24 duyên

Duyên (Pacacaya hay Paccayo) có nghĩa là trợ giúp làm cho các pháp khác sanh ra và đặng còn hoặc thêm vững mạnh.

24 duyên (Paccayo):

1. Hetupaccayo - Nhân duyên
2. Ārammaṇapaccayo - Cảnh duyên
3. Adhipatipaccayo - Trưởng duyên

4. Anantarapaccayo - Vô gián duyên

5. Samanantarapaccayo - Đẳng vô gián duyên

6. Sahajātapaccayo - Câu sanh duyên

7. Aññamaññapaccayo - Hỗ tương duyên

 8. Nissayapaccayo - Y chỉ duyên

 9. Upanissayapaccayo - Cận y duyên

10. Purejātapaccayo - Tiền sanh duyên

11. Pacchājātapaccayo - Hậu sanh duyên

12. Āsevanapaccayo - Trùng dụng duyên

13. Kammapaccayo - Nghiệp duyên

14. Vipākapaccayo - Dị thục quả duyên

15. Āhārapaccayo - Vật thực duyên

16. Indriyapaccayo - Quyền duyên

17. Jhānapaccayo - Thiền na duyên

18. Maggapaccayo - Đồ đạo duyên

19. Sampayuttapaccayo - Tương ưng duyên

20. Vippayuttapaccayo - Bất tương ưng duyên

21. Atthipaccayo - Hiện hữu duyên

22. Natthipaccayo - Vô hữu duyên

23. Vigatapaccayo - Ly khứ duyên

24. Avigatapaccayo - Bất ly duyên

vong-tron-24-duyen.jpg (780 KB)

file-earmark-pdf-fill.svg (2 KB) Vòng tròn 24 duyên 40cm
file-earmark-pdf-fill.svg (2 KB) Vòng tròn 24 duyên 150cm

IV. Cách làm kasiṇa

kasina-do-.jpg (118 KB)

kasina-trang-.jpg (120 KB)

kasina-vang-.jpg (118 KB)

kasina-xanh-.jpg (118 KB)