THANH TỊNH ĐẠO
(VISUDDHIMAGGO)
PHẦN TUỆ
Nguyên tác: Buddhaghosa
Hướng dẫn: Hòa thượng Tịnh Sự ân sư
Đặc trách phiên dịch: Tỷ-kheo Ngộ Đạo
Hoàn tất dịch thuật – mùa an cư 2529 - 1985.
PL: 2556 DL:2012
LỜI TỰA
~~~~~~~~~~~~~~~
Quá khứ không truy tầm,
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính là đây.
Đức Phật xác nhận khi chưa chứng Chánh đẳng chánh giác đã đắc các tầng thiền hiệp thế. Ngài tự biết không đưa đến giải thoát và tầm một đạo lộ khác hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ Níp-bàn. Đó là pháp môn tuệ quán mà Ngài đã giải thoát mọi tập khí sanh tử. Suốt bốn mươi lăm năm trường mở đạo, dạy đời:
‘Đây là giới, đây là định, đây là tuệ. Định cùng tu với giới đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với định, đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với tâm, đưa đến giải thoát hoàn toàn lậu hoặc, tức là dục lậu, kiến lậu và vô minh lậu’.
Như vậy, nhờ tu tuệ giải thoát được hoàn toàn các lậu hoặc. Sau khi Đức Thế Tôn viên tịch đến nay, Phật giáo chia ra nhiều tông phái, giáo phái có sai khác, tu tập có sai khác, sáng tác nhiều loại sách thiền, chế biến đủ các loại pháp môn tu tập, thậm chí còn nương vào tha lực làm sai với tông chỉ: ‘Này chư tỷ kheo, có ba việc cấp thiết vị tỷ-kheo cần phải làm. Thế nào là ba? Này các tỷ kheo, vị tỷ-kheo cấp thiết tu tập tăng thượng giới, cấp thiết tu tập tăng thượng tâm, cấp thiết tu tập tăng thượng tuệ. Này chư tỷ kheo, vị tỷ-kheo không có uy lực, không có năng lực, không có thần lực để cầu khẩn, van xin, mong rằng hôm nay, ngày mai và những ngày sau tâm ta được giải thoát hoàn toàn các lậu hoặc. Nhưng này chư tỷ-kheo, chính nhờ chư tỷ-kheo cấp thiết tu tập tăng thượng giới, cấp thiết tu tập tăng thượng tâm, cấp thiết tu tập tăng thượng tuệ, tâm của các vị ấy được giải thoát hoàn toàn các lậu hoặc’.
Hoặc đặt ra pháp môn tu tắt, những vị ấy có biết chăng: Đi ngay một khắc, đi tắt tối ngày. Vì người ác giới không thể có định tâm, khi không có định tâm, không thể có trí tuệ. Khi không có trí tuệ, không thể có giải thoát, còn nói chi đến tri kiến giải thoát. Như vậy, phải chăng còn pháp môn nào tắt hơn giới, định và tuệ? Vì:
‘Này chư tỷ kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho các chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Níp-bàn. Đó là bốn niệm xứ’.
Hành giả tu tập bốn niệm xứ là: Tu tuệ. Nếu không tu tuệ mà có giải thoát, sự kiện ấy chắc chắn không thể xảy ra. ‘Các con theo con đường này chăng? Đó là mối lo âu của Ma vương, đã bọc được phương pháp diệt gai chướng. Như Lai chuyển lại cho các con’. Hành giả, bước chân vào con đường ấy, chắc chắn sẽ chấm dứt mọi khổ đau.
Hành giả đầy đủ phước báu Ba-la-mật, muốn tu tập đạo giải thoát, cần phải hiểu biết hai vấn đề:
- Gốc trí tuệ: Giới và tâm thanh tịnh.
- Thân trí tuệ:Từ kiến thanh tịnh cho đến tri kiến thanh tịnh.
Hay nói một cách khác, sau khi hành giả tu hoàn tất hai thanh tịnh gốc trí tuệ, cần phải tu viên mãn năm thanh tịnh thân trí tuệ. Nghĩa là sau khi tu tập giới thanh tịnh tại gia hay xuất gia đạt được cận hành định hay an chỉ định, hành giả phải tu tiến tuệ tiếp theo. Vì giới và định như đá đè cỏ, như mài dao cắt tóc. Chỉ có tuệ là đoạn trừ phiền não, giải thoát tử sanh. Trước khi tu tiến tuệ, hành giả cần phải biết nền tảng của trí tuệ là những pháp môn: uẩn, xứ, giới, đế, quyền và y tương sinh. Có một số vị nói rằng: xứ, uẩn là những pháp môn tu tập của hạng tiểu thừa, ám căn, độn trí. Còn y tương sinh là pháp môn tu tập của bậc Đại thừa hay Tối thượng thừa… Những lời ấy không nên chấp thủ. Vì đây là những pháp cần phải thắng trí, cần phải liễu tri, cần phải đạt tri bằng tuệ giác, không phải những pháp chỉ để lý luận suông:
‘Này chư tỷ kheo, nhãn đã sanh, trí đã sanh, tuệ đã sanh, minh đã sanh, quang đã sanh cho Như Lai, trong các pháp mà trước kia Như Lai chưa từng hiểu biết (giác ngộ) rằng: Đây là khổ… Đây là khổ tập… Đây là khổ diệt… Đây là đạo khổ diệt.’
Như vậy, sự xuất hiện của Đức Phật cũng là sự xuất hiện của quán minh, của tăng thượng tuệ pháp quán và của tuệ giác, và vì không thông hiểu pháp môn y tương sinh mà chúng sanh luân hồi, sanh, tử, khổ não triền miên.
‘Này Ānanda, chớ có nói vậy. Này Ānanda, chớ có nói vậy. Này Ānanda, chớ có nói vậy. Này Ānanda, giáo pháp y tương sinh này thâm thúy và thực sự thâm thúy. Này Ānanda, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu giáo pháp này mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một ống chỉ bị rối ren như một tổ kén và lau sậy babbaja, không thể nào ra khỏi khổ cảnh, ác thú, sa đọa sanh tử’.
Như vậy, pháp môn nền tảng trí tuệ này (là phổ thông). Hành giả có thể tùy căn cơ, tu tập tùy thời, tùy lúc để giác ngộ giải thoát. Các pháp môn nền tảng có lợi ích gì? Có rất nhiều để thấy rõ hiện tượng các pháp hành diễn tiến chỉ là uẩn, xứ… để đoạn trừ nhân tưởng, chúng sanh tưởng, vì chỉ thấy là danh sắc…. Phải nói rằng hiện tại có rất nhiều sách thiền luận, lắm thiền sư, nhưng các hành giả này có chứng được tuệ thứ nhất trong quán minh không? Hay chỉ là… nói đến danh sắc, đại đa số những người học Phật (nhất là những người học sơ cơ A-tỳ-đàm – Vô tỷ pháp) đều hiểu biết cả. Họ có thể thuyết giảng hằng giờ, viết hằng bộ sách, nhưng những vị ấy cũng chưa chứng danh sắc gì cả, vì những pháp này cần phải giác hiểu, vượt ngoài tầm lý luận suông: đó là kiến thanh tịnh.
Để làm sáng tỏ nguồn gốc phát sanh chúng hữu tình, đoạn trừ thường kiến, đoạn kiến… hành giả tu tiến quán sát thấy các nhân duyên của danh sắc, ngũ uẩn…. Đây là đoạn nghi thanh tịnh.
Chúng ta hầu hết ai cũng tu theo Phật giáo, cũng đều nhận là con chánh tông của Thế Tôn, hành theo lời di giáo của Ngài, nhất là bát chánh đạo, nhưng chúng ta có hành đúng không? Điều này cần phải quán sát lại:
‘Này Subbhadda, trong Pháp luật nào có bát chánh đạo, trong pháp luật ấy có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn, đệ tứ sa-môn. Này Subbhadda, chính trong pháp luật này, có bát chánh đạo, (do vậy) ở đây có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn, đệ tứ sa-môn mà giáo phái khác không có’.
Muốn biết mình tu có đúng hay không, mong những hành giả nào có duyên lành tu tiến đến đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh sẽ rõ, hành giả có duyên lành tu đúng chánh pháp, hành đúng chánh đạo như vậy, nên tu tiến tuệ tiếp theo sẽ đạt pháp cao hơn từ sanh diệt trí đến thuận thứ trí trong hành tri kiến thanh tịnh, ngõ hầu đắc chứng những gì chưa đắc chứng, để giác ngộ những gì chưa giác ngộ, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Đó là chứng ngộ bốn đạo trí và bốn quả trí thuộc tri kiến thanh tịnh ngay trong kiếp hiện tại này.
Cũng nên nói thêm rằng đây là đạo giải thoát cho những hành giả có chí nguyện Thinh văn giác, có pháp độ (ba-la-mật) đầy đủ. Đối với các hành giả hạnh nguyện Độc giác và Toàn giác (nếu đầy đủ pháp độ) chỉ hành đến hành xả trí, không thể đắc quả được vì nay là thời giáo pháp của bậc Chánh Đẳng Giác.
‘Này chư tỷ kheo, sự kiện không thể có được trong cùng một thế gian hai vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác cùng xuất hiện không trước không sau. Sự kiện như vậy không thể xảy ra’.
Nếu có người hỏi rằng: người đắc đạo quả có hoàn toàn thanh tịnh không? Có giải thoát không? Bồ tát và A-la-hán, vị nào cao hơn? Và điều này đã được đức vua Kosala hỏi Thế Tôn.
‘Bạch Thế Tôn, có phải những tôn giả ấy là vị A-la-hán trên đời này hay là những vị đang đi trên con đường hướng đến đạo quả A-la-hán?’
‘Thưa Đại vương, khi Đại vương còn là cư sĩ, trong khi còn sống thọ hưởng các dục, bị các con trói buộc, quen dùng các loại chiên đàn ở xứ Kāsi, trang sức bằng vòng hoa, thời Đại vương khó biết được vị ấy là A-la-hán, hay là bậc đi trên con đường đến A-la-hán. Thưa Đại vương, chính phải cộng trú mới biết được giới đức của một người và phải trong một thời gian dài không thể khác được, phải có tác ý, không phải không có tác ý, phải có trí tuệ, không phải ác tuệ. Thưa Đại vương, chính phải cùng chung một nghề mới biết được sự thanh tịnh của một người… Thưa Đại vương, chính trong thời gian bất hạnh, mới biết được sự trung kiên của một người. Thưa Đại vương, chính trong sự đàm đạo mới biết được trí tuệ của một người… không phải ác tuệ’.
Quả thật, ‘đây là những pháp tịch tịnh, sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, vi tế, mỹ diệu, vượt ngoài tầm lý luận suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể phân biệt’, đó là:
‘Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính là đây’.
Thanh tịnh đạo này rất quan trọng, đối với các xứ quốc giáo, nó là kim chỉ nam và là cuốn sách đầu giường của các hành giả. Chúng tôi được duyên may theo ân sư học Vô Tỷ Pháp (Abhidhamma) gặp được quyển sách quý này và được ngài phó thác dịch cho Chánh pháp được trường tồn, chúng sanh được lợi lạc. Nay chúng tôi không quản tài hèn sức mọn, cố gắng dịch hoàn tất, để Thanh tịnh đạo này xuất hiện tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, Thánh đạo, Thánh quả phát sanh cho chúng sanh có duyên lành gặp Chánh pháp. Nếu có điều chi sơ xuất, xin chư Tăng và quý vị hoan hỷ cho.
Do phước báu thanh cao dịch Thanh tịnh đạo phần tuệ này xin hồi hướng đến đức trời Đế Thích, Tứ đại thiên vương, cùng tất cả chư Thiên hộ trì Chánh pháp được thọ lãnh công đức, hộ trì Chánh pháp được bền lâu và hàng tứ chúng được sống an lành trong giáo pháp từ bi của Đấng Giác Ngộ.
Và cũng xin hồi hướng đến các bậc hữu ân và thầy tổ đã quá vãng, xin các ngài thọ lãnh các phước báu siêu thăng nhàn cảnh, còn ở nhàn cảnh thì tiến hóa thêm. Một phần công đức xin dâng đến các bậc thầy tổ, chư Tăng, hòa thượng, thượng tọa, đại đức tăng đã đóng góp tinh thần lẫn vật chất, kẻ công người của được mọi sự an lành và bồ đề tâm viên đắc, tự giác giác tha.
Một phần công đức khác, xin chia đến các thí chủ, chư Phật tử xa gần, cùng các thân bằng quyến thuộc của chư vị còn tại tiền cũng như đã quá vãng, tật bịnh được tiêu trừ, tai qua nạn khỏi. Người chưa gặp Chánh pháp thì mau chóng được gặp Chánh pháp, người đã gặp Chánh pháp rồi, xin hãy hành trì đúng Chánh đạo, giải thoát mọi đau khổ.
Riêng tôi mong quả phước thanh cao này hộ trì được tu hành phạm hạnh đến suốt đời, sanh ra kiếp nào cũng được gặp Chánh pháp, làu thông Tam tạng và Chú giải, đạt được các thiền chứng. Nếu ngoài thời Phật giáo, xin hãy nâng đỡ xuất gia tu hành đúng theo Chánh pháp cho đến khi đắc được các pháp mà Đức Phật đã giác ngộ.
Và hồi hướng đến tất cả chúng sanh ba giới, bốn loài được âm siêu dương tới, tiến hóa y như ý nguyện.
Hiếu đồ ân sư
Cẩn chí.
~~~~~~~~
THANH TỊNH ĐẠO
PHẦN TUỆ
Thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn
Bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ấy.
Bây giờ, định đã và được Đức Phật trình bày với sự dẫn đầu của tâm trong câu kệ:
Sīle patiṭṭhāya naro sapañño
Cittaṃ paññañca bhāvayanti
Trú giới, người có trí
Tu tiến tâm và tuệ
Là ân đức mà vị tỷ-kheo thành tựu do tu tiến định vững chắc, thành tựu quả báu do khả năng thắng trí đã được tu tiến với mọi trường hợp.
Lại nữa, vị tỷ-kheo ấy nên tu tiến tuệ tiếp theo định, nhưng tuệ được Ngài thuyết rất tóm tắt, trước hết, để biết được rõ ràng về tuệ cũng không phải dễ dàng, còn nói gì đến việc tu tiến, do đó, để trình bày chi tiết và phương pháp tu tiến của tuệ ấy, cần phải có những câu hỏi như sau:
1. Tuệ là gì?
2. Tuệ có ý nghĩa thế nào?
3. Trạng thái, phận sự, thành tựu và nhân cận của tuệ ấy là gì?
4. Tuệ có bao nhiêu loại?
5. Tuệ cần phải tu tiến như thế nào?
6. Tuệ có quả báo như thế nào?[1]
Với những câu hỏi ấy, tiếp theo là những câu trả lời:
Tuệ có nhiều loại, nhiều thứ khác nhau, để giải thích tuệ ấy theo mỗi loại cho rõ ràng. Ở đây, không có nghĩa mong muốn cho đầy đủ và có thể đưa đến sự khó khăn hơn, do đó, chúng tôi sẽ trình bày hạn chế ý nghĩa riêng biệt tuệ trong nơi đây. Kusalacittasampayuttaṃ vipassanāñāṇaṃ paññā: gọi tuệ là quán trí (tuệ quán) tương ưng với tâm thiện.
II. Tuệ có ý nghĩa là gì?
Pajānanaṭṭhena paññā: Tuệ do ý nghĩa là biết khắp (biến tri). Biết khắp đây là gì? Biết khắp là hiểu biết các trường hợp khác nhau, đặc biệt hơn trường hợp nhớ biết (tưởng) và nhận biết (thức). Thật vậy, trạng thái biết là giống nhau trong tưởng, thức và tuệ. Tuy nhiên, tưởng chỉ nhớ biết cảnh là xanh, vàng v.v… không thể đạt đến thông suốt trạng thái vô thường, khổ não và vô ngã v.v…
Thức vẫn biết cảnh là xanh, vàng v.v… và đạt đến thông suốt những trạng thái của nó, nhưng không thể nâng đỡ đạt đến thành tựu Thánh đạo.
Riêng tuệ biết cảnh, do khả năng như phương pháp đã được trình bày, nó đạt đến thông suốt trạng thái và nâng đỡ đạt đến thành tựu Thánh đạo.
Ví như ba hạng người: Một đứa bé dại khờ, một người dân làng và một người đổi tiền thấy đồng tiền vàng đặt trên quầy của người thu ngân.
- Đứa bé dại khờ chỉ biết những đồng tiền vàng có hình vẽ đầy nét hoa mỹ, dài, ngắn, bốn góc vuông, tròn… mà không biết rằng, những vật này được chế định là bảo vật, là vật sử dụng của nhân loại.
- Người dân làng biết những đồng tiền vàng có hình vẽ đầy nét hoa mỹ.v.v.. biết rằng vật này được chế định là bảo vật, là vật sử dụng của nhân loại, nhưng không biết phân tích rằng: đây là tốt, đây là xấu, đây là vàng nguyên chất, đây là vàng pha.
- Người đổi tiền biết tất cả những trường hợp ấy khi nhìn thấy đồng tiền vàng cũng biết tức thì, chỉ nghe tiếng đồng tiền vàng khua cũng biết, hoặc ngửi mùi, hoặc nếm vị, hoặc cân bằng bàn tay cũng biết rằng nó được chế tạo trong làng, trong huyện, trong thành phố, trong núi, gần bờ sông nọ, biết rõ hơn nữa là được vị thầy nào chế tạo.
Cần phải thông suốt thí dụ này như vầy: tưởng ví như thấy đồng tiền vàng của đứa bé dại khờ, vì chỉ nắm lấy trường hợp thành tựu của cảnh do khả năng màu sắc v.v… ; thức ví như thấy đồng tiền vàng của người dân làng, vì nắm lấy trạng thái của cảnh do khả năng như màu xanh, vàng v.v… và nâng đỡ đạt đến trạng thái thông suốt mặc dù biết cao hơn; tuệ ví như cái biết về đồng tiền vàng của người đổi tiền, vì nắm lấy trạng thái cảnh do khả năng màu xanh v.v… còn thông suốt trạng thái và nâng đỡ đạt đến thành tựu Thánh đạo cao hơn.
Do đó, bậc thiện trí thức nên hiểu rõ là sự biết bằng các trạng thái khác nhau đặc biệt hơn tưởng và thức, đây gọi là biết khắp.
Ý nghĩa trường hợp biết đây, lời nói ấy gọi là trí tuệ do ý nghĩa là biết khắp.
Chính trí tuệ, không phải nhất định hiện hữu trong tâm có tưởng và thức. Trí tuệ có trong khi nào, trong khi đó cũng không thể phân biệt các pháp ấy (tưởng và thức) là pháp vi tế, khó thấy, bởi ai ai cũng không thể phân tích khác nhau được như: đây là tưởng, đây là thức, đây là tuệ.
Vì thế ngài Nāgasena, bạch với vua Milindā rằng:
- Tâu Đại vương, điều khó làm đã được đức Thế tôn làm.
Vua Milandā hỏi rằng:
- Bạch ngài Nāgasena, điều khó làm là gì mà đã được đức Thế tôn làm?
Ngài Nāgasena đáp rằng:
- Tâu Đại vương, điều khó làm đã được đức Thế tôn làm là sự thuyết giáo, tuyên bố, xác định tâm và sở hữu tâm thuộc vô sắc pháp này hướng đến một cảnh như: đây là xúc, đây là thọ, đây là tưởng, đây là tư, đây là tâm.
III. Câu hỏi tiếp theo: trạng thái, phận sự, thành tựu và nhân cận của tuệ ấy là gì?
- Dhammasabhāvapaṭivedhalakkhaṇā paññā: trạng thái trí tuệ là thể nhập pháp thực tính.
- Dhammānaṃ sabhāvapaṭicchādakamohandhakā-raviddhaṃsanarasā: phận sự là diệt trừ si ám che đậy pháp thực tính.
- Asammohapaccupaṭṭhānā: thành tựu là vô si.
- Samādhi tassā padaṭṭhānaṃ: Định là nhân cận của tuệ ấy. Như Pāḷi nói rằng: Samāhito yathābhūtaṃ jānāti passatīti: (Người có) định tâm biết thấy như thật.[2]
IV. Câu hỏi rằng: Tuệ có bao nhiêu loại?
Đáp:
- Tuệ chỉ có một loại do trạng thái là thể nhập pháp thực tính.
- Tuệ có hai loại do khả năng chia thành: tuệ hiệp thế và tuệ siêu thế, do khả năng tuệ cảnh lậu và tuệ phi cảnh lậu, do khả năng tuệ xác định danh và tuệ xác định sắc, do khả năng tuệ câu hành hỷ và tuệ câu hành xả, do khả năng thuộc lãnh vực tri kiến và tuệ thuộc lãnh vực tu tiến.
- Tuệ có ba loại do khả năng chia thành tuệ tư, tuệ văn và tuệ tu; do khả năng tuệ cảnh hi thiểu, tuệ cảnh đáo đại và tuệ cảnh vô lượng; do khả năng tuệ thiện xảo tiến hóa, tuệ thiện xảo thối hóa, tuệ thiện xảo trong các phương pháp; do khả năng tuệ hướng nội phần…
- Tuệ có bốn loại do khả năng của trí trong bốn đế và do khả năng của tứ đạt thông.
Trong các loại trí tuệ ấy, trí tuệ một loại đã được giải thích ý nghĩa rõ ràng (là trí tuệ có trạng thái thể nhập pháp thực).
* Tiếp theo sẽ giải thích trí tuệ hai loại đôi thứ nhất: Trí tuệ tương ưng với đạo thuộc về thế gian gọi là lokiyā paññā - tuệ hiệp thế. Trí tuệ tuơng ưng với đạo biết cảnh vượt ngoài thế gian gọi là lokuttarā paññā - tuệ siêu thế. Như vậy tuệ chia thành hai loại do khả năng tuệ hiệp thế và tuệ siêu thế.
* Trong tuệ hai loại đôi thứ nhì có giải rằng: trí tuệ thành cảnh của các lậu hoặc gọi là sāsavapaññā - tuệ cảnh lậu. Trí tuệ không thành cảnh của các lậu hoặc gọi là anāsavapaññā - tuệ phi cảnh lậu. Từ ý nghĩa đôi trí tuệ này chính là tuệ hiệp thế và tuệ siêu thế. Như phương pháp ấy trong lời giải, trí tuệ liên hệ với lậu hoặc gọi là tuệ hữu lậu, trí tuệ không liên hệ với lậu hoặc gọi là tuệ vô lậu. Như vậy, trí tuệ chia thành hai loại do khả năng tuệ cảnh lậu và tuệ phi cảnh lậu.
* Trong trí tuệ hai loại đôi thứ ba có giải rằng:
Trí tuệ (trong sự) xác định bốn vô sắc uẩn của hành giả muốn khởi đầu thiền quán, đây gọi là nāmavavatthāpanapaññā - tuệ xác định danh. Trí tuệ (trong sự) xác định sắc uẩn gọi là rūpavavatthāpanapaññā - tuệ xác định sắc. Như vậy, trí tuệ chia thành hai loại do khả năng xác định danh và xác định sắc.
* Trong trí tuệ hai loại đôi thứ tư có giải rằng:
Trí tuệ trong hai tâm thiện dục giới và 16 tâm đạo tính theo bốn bậc thiền bằng phương pháp ngũ thiền[3] gọi là somanassasahagatapaññā - tuệ câu hành hỷ. Trí tuệ trong hai tâm thiện dục giới và trong bốn tâm đạo thuộc về thiền thứ năm gọi là upekkhāsahagatapaññā - tuệ câu hành xả. Như vậy, trí tuệ chia thành hai loại do khả năng câu hành hỷ và câu hành xả.
* Trong trí tuệ hai loại đôi thứ năm có giải rằng:
Trí tuệ trong sơ đạo gọi là dassanabhūmipaññā tuệ thuộc lãnh vực tri kiến. Trí tuệ trong ba đạo còn lại gọi là bhāvanābhūmipaññā tuệ thuộc lãnh vực tu tiến. Như vậy, trí tuệ chia thành hai loại do khả năng lãnh vực tri kiến và lãnh vực tu tiến.
* Trong trí tuệ ba loại thứ nhất có giải rằng:
Trí tuệ biết được không phải tự mình nghe từ người khác gọi là cintāmayāpaññā tuệ tư, vì thành tựu do khả năng tự mình suy xét. Trí tuệ biết được nghe từ người khác gọi là sutamayāpaññā - tuệ văn, vì thành tựu do khả năng nghe. Trí tuệ thành tựu do sự tu tiến theo vị trí cần phải có[4] để đạt đến kiên cố định gọi là bhāvanāmayāpaññā - tuệ tu (trí tuệ thành tựu do tu tiến).
Như được Ngài thuyết rằng: “trong các trí tuệ ấy, thế nào là tuệ tư? Trong các hành động nuôi mạng được trí tuệ hướng dẫn[5], trong các nghề nghiệp nuôi mạng được trí tuệ hướng dẫn, hay trong các môn học được trí tuệ hướng dẫn, vị ấy không nghe từ người khác vẫn được trí tuệ, mỗi chúng sanh là chủ nhân của nghiệp hay đế thuận thứ trí, hay trí tuệ biết sắc là vô thường, hay trí tuệ biết thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Sự nhẫn nại, tri kiến, mãn ý, sự nhận thức, sự thẩm nghiệm, sự kiên tâm minh sát pháp thuận thứ trí như vậy. Đây được gọi là tuệ tư… như trên… Được nghe rồi biết. Đây được gọi là tuệ văn. Tất cả trí tuệ của hành giả nhập thiền và thiền chứng gọi là tuệ tu[6]. Như vậy, trí tuệ chia thành ba loại do khả năng tuệ tư, tuệ văn và tuệ tu.
* Trong trí tuệ ba loại thứ nhì có giải rằng:
Trí tuệ bắt lấy các pháp Dục giới gọi là parittārammaṇapaññā - tuệ cảnh hy thiểu, trí tuệ bắt lấy các pháp sắc giới và vô sắc giới gọi là mahaggatārammaṇapaññā - tuệ cảnh đáo đại. Cả hai loại trí tuệ ấy là quán hiệp thế. Trí tuệ bắt lấy Níp-bàn gọi là appamāṇārammaṇapaññā - tuệ cảnh vô lượng. Đó là trí tuệ quán siêu thế. Như vậy, trí tuệ chia thành ba loại do khả năng cảnh hy thiểu, cảnh đáo đại và cảnh vô lượng.
* Trong trí tuệ ba loại thứ ba có giải rằng:
Āyo nāma vuḍḍhi: sự phát triển gọi là sự tiến hóa.
Sự phát triển gọi là sự tiến hóa ấy có hai loại:
1. Anatthahānito: sự phát triển do không mất lợi ích.
2. Atthupattito: sự phát triển cho phát sanh lợi ích.
Sự thông suốt trong sự phát triển ấy gọi là āyakosallaṃ - thiện xảo tiến hóa (rành mạch trong sự phát triển)
Như được Ngài thuyết rằng: “trong ba loại thiện xảo ấy, thế nào là thiện xảo tiến hóa? Khi ta tác ý những pháp này, các pháp bất thiện chưa sanh không sanh khởi, các pháp bất thiện đã sanh được đoạn trừ. Không phải chỉ như thế, khi ta tác ý các pháp này, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi và các pháp thiện đã sanh đưa đến tăng trưởng, quảng đại, tiến hóa, viên mãn là trí tuệ biết khắp (biến tri)… như trên… vô si, trạch pháp, chánh kiến, trong sự việc ấy. Đây được gọi là thiện xảo tiến hóa”[7].
Apāyoti avuḍḍhi: sự không phát triển gọi là thối hóa. Sự không phát triển gọi là thối hóa ấy có 2 loại:
1. Atthahānito: sự không phát triển do mất lợi ích.
2. Anatthuppattito: sự không phát triển khiến cho phát sanh bất lợi.
Sự thông suốt trong cả hai loại thối hóa ấy gọi là apāyakosallaṃ: thiện xảo thối hóa (rành mạch trong sự không phát triển).
Như được Ngài thuyết rằng: “trong ba loại thiện xảo ấy, thế nào là thiện xảo thối hóa? (Sự thông suốt rằng) khi ta tác ý các pháp này, các pháp thiện chưa sanh không sanh khởi… gọi là thiện xảo thối hóa”.[8]
Sự thông suốt điều phát sanh theo vị trí tại sát-na ấy, trong các phương pháp là nguyên nhân thành tựu của một pháp đó, trong mỗi nơi gọi là upāyakosallaṃ - thiện xảo trong các phương pháp.
Như được ngài thuyết rằng: “Trí tuệ là biết rõ các phương pháp mỗi một nguyên nhân ấy gọi là thiện xảo trong các phương pháp[9].”
Như vậy, trí tuệ chia thành ba loại do khả năng thiện xảo tiến hóa, thiện xảo thối hóa và thiện xảo trong các phương pháp
* Trong trí tuệ ba loại thứ tư có giải rằng:
Tuệ quán bắt lấy uẩn của ta (làm cảnh) gọi là ajjhattābhinivesapaññā - tuệ hướng nội phần (trí tuệ xác định riêng bên trong thân), tuệ quán bắt lấy uẩn của người khác, hay bắt lấy sắc bên ngoài không liên quan mạng quyền (làm cảnh) gọi là bahiddhābhinivesapaññā - tuệ hướng ngoại phần (trí tuệ xác định riêng bên ngoài thân), tuệ quán bắt lấy cả hai loại bên trong và bên ngoài làm cảnh gọi là ajjhattābahiddhābhinivesapaññā - tuệ hướng nội và ngoại phần (trí tuệ xác định cả bên trong lẫn bên ngoài thân). Như vậy, trí tuệ chia thành ba loại do khả năng như tuệ hướng nội phần…
* Trong trí tuệ bốn loại thứ nhất có giải rằng:
- Trí tuệ bắt lấy khổ đế gọi là dukkhe ñāṇaṃ – trí trong khổ.
- Trí tuệ bắt lấy nguyên nhân sanh khổ gọi là dukkhāsamudaye ñāṇaṃ - trí trong khổ tập.
- Trí tuệ bắt lấy trong sự diệt khổ gọi là dukkhanirodhe ñānaṃ - trí trong diệt khổ.
- Trí tuệ bắt lấy phương pháp đưa đến diệt khổ gọi là dukkhanirodhagaminiyā paṭipadāya ñāṇaṃ - trí trong đạo diệt khổ.
Như vậy, trí tuệ chia thành bốn loại do khả năng trí trong bốn đế.
* Trong trí tuệ bốn loại thứ nhì có giải rằng:
Catasso paṭisambhidā nāma atthādīsu pabhe-dagatāni cattāri ñāṇāni - Bốn trí đạt đến sự thông suốt trong ý nghĩa v.v… gọi là tứ đạt thông. Như được ngài thuyết rằng:
- Trí trong ý nghĩa gọi là atthapaṭisambhidā - nghĩa đạt thông.
- Trí trong pháp gọi là dhammapaṭisambhidā - pháp đạt thông.
- Trí biết trong ngôn ngữ giải thích nghĩa và pháp gọi là niruttipaṭisambhidā - ngữ đạt thông.
- Trí biết trong các loại trí gọi là paṭibhāṇapatisambhidā - cấp trí đạt thông[10].”
Trong các cây ấy, gọi attho ý nghĩa một cách tóm tắt là hetuphalassetaṃ adhivacanaṃ đồng nghĩa của quả manh nha từ nguyên nhân (quả của nhân). Thật vậy, quả manh nha từ nguyên nhân Ngài gọi là ý nghĩa, vì người được giác ngộ, chứng đắc, đạt đến thuận thứ theo nguyên nhân, nhưng tùy theo pháp nào như:
1) Paccayasambhūtaṃ: Quả phát sanh từ nguyên nhân.
2) Nibbānaṃ: Níp-bàn.
3) Bhāsitattho: Ý nghĩa của Phật ngôn.
4) Vipāko: Tâm dị thục quả.
5) Kiriyā: Tâm tố.
Năm pháp này cần phải biết rõ là ý nghĩa.
Trí tuệ đạt đến sự thông suốt ý nghĩa ấy của người phản khán ý nghĩa đó, gọi là nghĩa đạt thông.
Gọi dhamma – pháp một cách tóm tắt là paccayassetaṃ adhivacanaṃ - đồng nghĩa của nguyên nhân. Thật vậy, nguyên nhân Ngài gọi là pháp, vì ủng hộ mỗi một kết quả đó, khiến cho mỗi một kết quả đó thành tựu hay khiến cho đắc được mỗi một kết quả ấy, nhưng tùy theo pháp nào như:
1) Phalanibbattako hetu: Nguyên nhân khiến cho phát sanh quả.
2) Ariyamaggo: Thánh đạo.
3) Bhāsittaṃ: Phật ngôn.
4) Kusalaṃ: Tâm thiện.
5) Akusalaṃ: Tâm bất thiện.
Năm pháp này cần phải biết rõ là pháp:
Trí tuệ đạt đến sự thông suốt pháp ấy của người phản khán pháp đó, gọi là pháp đạt thông.
Chính nghĩa này được Ngài thuyết giảng, phân tích trong bộ Vô tỷ pháp bằng phương pháp như:
“Trí biết trong khổ là nghĩa đạt thông, trí biết trong khổ tập là pháp đạt thông, trí biết trong khổ diệt là nghĩa đạt thông, trí biết trong đạo diệt khổ là pháp đạt thông, trí biết trong nguyên nhân là pháp đạt thông, trí biết trong kết quả manh nha từ nguyên nhân là nghĩa đạt thông. Các pháp nào đã sanh, đã thành, đã câu sanh, đã phát sanh, đã tái sanh, đã hiển lộ, trí trong các pháp này là nghĩa đạt thông, trí trong các pháp nào mà các pháp đó làm cho sanh, làm cho thành, làm cho câu sanh, làm cho phát sanh, làm cho tái sanh, làm cho hiển lộ, trí trong pháp này là pháp đạt thông. Trí trong già và chết là nghĩa đạt thông, trí trong nguyên nhân sanh già và chết là pháp đạt thông… như trên… trí trong hành diệt là nghĩa đạt thông, trí trong phương pháp dẫn đến hành diệt là pháp đạt thông. Vị tỷ-kheo trong pháp luật này biết pháp như khế kinh, trùng tụng… như trên… phương quảng, đây gọi là pháp đạt thông. Vị ấy biết ý nghĩa của mỗi câu Phật ngôn đó, đây là ý nghĩa của Phật ngôn này, đây là ý nghĩa của Phật ngôn ấy, đây gọi là nghĩa đạt thông. Thế nào là các pháp thiện? Khi nào có tâm thiện dục giới phát sanh… như trên… đây là các pháp thiện, trí trong các pháp này là pháp đạt thông, trí trong dị thục quả của các pháp ấy là nghĩa đạt thông”[11].
Gọi atthadhammaniruttābhilāpe ñāṇaṃ – là trí trong ngôn ngữ giải thích ý nghĩa và pháp, có giải rằng: Trí đạt đến thông suốt trong lời giải thích, là khi nói, thuyết giảng ngôn ngữ thực tính là thường ngữ trong ý nghĩa và pháp ấy khi nghe, nói, thuyết giảng, hùng biện ấy cũng biết rằng: đây là thực tính ngôn ngữ (đúng ngôn ngữ), đây không phải là thực tính ngôn ngữ (không đúng ngôn ngữ). Trí tuệ đạt đến sự thông suốt đúng ngôn ngữ thuộc cổ ngữ của các chúng sanh Ma Kiệt Đà (Magadhikā), nhận thức rằng đạt đến thông suốt pháp ngữ ấy gọi là ngữ đạt thông. Thật vậy, người đạt đến thông suốt trong ngôn ngữ vừa nghe nói phasso – xúc, vedanā – thọ v.v… cũng biết rằng đây là lời nói đúng, nhưng vừa nghe nói phassā, vedano v.v… cũng biết rằng đây là lời nói không đúng.
Gọi ñāṇesu ñāṇaṃ – là trí trong các loại trí, có giải rằng: trí có trí thành cảnh, hay trí biết một cách chi tiết do khả năng, phận sự lẫn hành xứ... trong các tuệ ấy của người tạo trí thành cảnh phản khán trong mọi trường hợp gọi là cấp trí đạt thông.
Tứ đạt thông ấy đạt đến thông suốt trong hai lãnh vực:
1 – Sekhabhūmiyañca: lãnh vực hữu học.
2 – Asekhabhūmiyañca: lãnh vực vô học.
Trong hai lãnh vực ấy, tứ đạt thông của bậc Tối thượng thinh văn, bậc Đại thinh văn là đạt đến thông suốt trong lãnh vực vô học. Tứ đạt thông của trưởng lão Ānanda, gia chủ Citta, cận sự nam Dhammika, gia chủ Upāli và của cận sự nữ Khujjuttarā... là đạt đến thông suốt trong lãnh vực hữu học.
Tứ đạt thông này đạt đến thông suốt trong hai lãnh vực như vậy, thành tựu do năm điều kiện.
1 – Adhigamena: Thánh quả cần đắc chứng.
2 – Pariyattiyā: pháp học.
3 – Savanena: sự thính pháp.
4 – Paripucchāya: sự thẩm vấn.
5 – Pubbayogena: liên hệ tiền kiếp.
Trong năm điều kiện ấy sự đạt đến A-la-hán quả gọi là Thánh quả cần phải đắc chứng. Sự học Phật ngôn gọi là pháp học. Sự nghe chánh pháp khiến cho hữu ích gọi là thính pháp. Lời giải thích từ khó hiểu, từ có ý nghĩa trong Pāḷi và chú giải... gọi là thẩm vấn. Sự tinh tấn liên quan thiền quán đạt đến thuận thứ và chuyển tánh trí, như đặc tính người đi rồi trở lại trong giáo pháp của đức Phật thời quá khứ gọi là liên hệ tiền kiếp.
Một số vị giáo thọ sư khác nói rằng:
Đa văn cùng phương ngôn
Kinh điển và thẩm vấn
Pháp cần phải đắc chứng
Y chỉ thầy như vậy
Và đầy đủ bằng hữu
Là nguyên nhân đạt thông.
Trong các câu ấy, sự liên hệ tiền kiếp như đã được trình bày. Sự thiện xảo trong các khoa học kỹ thuật và mỗi môn học ấy gọi là đa văn. Sự thông suốt nhiều ngôn ngữ gọi là các phương ngôn, nhưng đặc biệt là thiện xảo trong ngôn ngữ Ma kiệt đà. Sự học thuộc lòng Phật ngôn mặc dù chỉ phẩm Opamma gọi là kinh điển. Sự hỏi và giải thích ý nghĩa của một kệ ngôn gọi là thẩm vấn. Sự đắc thành bậc Tu-đà-huờn… như trên… hay sự đắc thành bậc A-la-hán gọi là pháp cần phải đắc chứng. Sự sống thân cận vị thầy đa văn và cấp trí gọi là y chỉ vị thầy. Sự được các bạn hữu đặc biệt, như vậy gọi là đầy đủ bằng hữu.
Trong các nguyên nhân của tứ đạt thông ấy, Đức Phật toàn giác, Đức Phật độc giác nương nhờ liên hệ tiền kiếp và quả cần đắc chứng, thường chứng các đạt thông. Chư thinh văn nương nhờ các nguyên nhân này cũng đắc chứng tất cả, nhưng gọi riêng sự tinh tấn tu tiến nghiệp xứ không có đắc chứng đạt thông. Đối với các bậc hữu học đắc chứng đạt thông có cứu cánh giải thoát quả hữu học. Đối với các bậc vô học đắc chứng đạt thông có cứu cánh giải thoát quả vô học.
Tứ đạt thông thành tựu đối với các bậc Thánh do chính Thánh quả ấy, như thập lực trí thành tựu của chư Như-Lai.
Các đạt thông này được tôi nói với ý nghĩa là trí tuệ có bốn loại do khả năng tứ đạt thông.
V. Câu hỏi rằng: Tuệ cần phải tu tiến như thế nào?
Giải rằng: các pháp như uẩn, xứ, giới, quyền, đế và y tương sinh… là nền tảng của trí tuệ ấy.
Sīlavisuddhi - Giới thanh tịnh và Cittavisuddhi - Tâm thanh tịnh. Hai thanh tịnh này là gốc của trí tuệ.
Diṭṭhivisuddhi - Kiến thanh tịnh, Kaṅkhāvitaraṇa- visuddhi - Đoạn nghi thanh tịnh, Maggāmaggañāṇa- dassanavisuddhi - Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, Paṭipadāñāṇadassanavisuddhi - Hành tri kiến thanh tịnh, Ñāṇadassanavisuddhi - Tri kiến thanh tịnh. Năm thanh tịnh này là thân (của trí tuệ).
Do đó, hành giả nên thực hành trí tuệ do khả năng học hỏi trong các pháp nền tảng ấy, sau khi hoàn tất hai thanh tịnh gốc (của trí tuệ) cần phải tu tiến đầy đủ năm thanh tịnh thân (của trí tuệ). Đây là sự tóm tắt trong câu hỏi này. Phần chi tiết sẽ giải thích tiếp theo đây.
Lời nào được nói rằng: các pháp như uẩn, xứ, giới, quyền, đế và y tương sinh… là nền tảng (của trí tuệ), trước nhất sẽ giải thích điều này.[12]
Gọi uẩn, tức năm uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.
Trong năm uẩn này, phàm pháp nào có trạng thái tiêu hoại do nguyên nhân như nóng... gom tất cả pháp ấy vào một loại, bậc thiện trí thức nên hiểu là sắc uẩn. Chính sắc uẩn này có một loại ruppanalakkhaṇena do trạng thái tiêu hoại, gồm có hai thứ:
- Bhūtarūpaṃ: sắc đại hiển.
- Upādāyarūpaṃ: sắc y sinh.
a) Sắc đại hiển
Trong hai loại sắc ấy, sắc đại hiển có 4 thứ là:
1 – Pathavīdhātu – Địa giới (nguyên chất đất).
2 – Āpodhātu – Thủy giới (nguyên chất nước).
3 – Tejodhātu – Hỏa giới (nguyên chất lửa).
4 – Vāyodhātu – Phong giới (nguyên chất gió).
Trạng thái, phận sự, thành tựu của bốn giới ấy đã được trình bày trong Catudhātuvavaṭṭhāna- Xác định bốn giới[13]. Nhưng theo nhân cận, tất cả giới ấy avasesadhātutayapadaṭṭhānā nhân cận là có ba đại ngoài ra.
b) Sắc y tương sinh
Sắc y tương sinh có 24 thứ là:
1 – Cakkhu: Nhãn.
2 – Sotaṃ: Nhĩ.
3 – Ghānaṃ: Tỷ.
4 – Jivhā: Thiệt.
5 – Kāyo: Thân.
6 – Rūpaṃ: Sắc.
7 – Saddo: Thinh.
8 – Gandho: Khí.
9 – Raso: Vị.
10 – Itthindriyaṃ: Nữ quyền.
11 – Purisindriyam: Nam quyền.
12 – Jīvitindriyam: Mạng quyền.
13 – Hayavatthu: Ý vật.
14 – Kāyaviññatti: Thân biểu tri.
15 – Vacīviññatti: Khẩu biểu tri.
16 – Ākāsadhātu: Hư không giới.
17 – Rūpassa lahutā:Sắc khinh.
18 – Rūpassa mudutā: Sắc nhu.
19 – Rūpassa kammaññatā: Sắc thích nghiệp.
20 – Rūpassa upacayo: Sắc tích trữ.
21 – Rūpassa santati: Sắc thừa kế.
22 – Rūpassa jaratā: Sắc lão mại.
23 – Rūpassa aniccatā: Sắc vô thường.
24 – Kabaliṅkāro āhāro: Sắc đoàn thực.
Trong các sắc y sinh ấy:
1/ Nhãn:
- Rūpābhighātārahatabhūtappasādalakkhaṇaṃ: trạng thái là sự trong ngần của sắc đại hiển nên tiếp xúc cảnh sắc, hay
Daṭṭthukāmatānidānakammasamuṭṭhānabhūtap-pasādalakkhaṇaṃ: trạng thái là sự trong ngần của sắc đại hiển do nguyên nhân sanh từ nghiệp muốn thấy.
- Rūpesu āviñchanarasaṃ: phận sự là dạo trong các cảnh sắc.
- Cakkhuviññāṇasssa ādhārabhāvapaccupaṭṭhāṇaṃ: Thành tựu là chỗ nương của nhãn thức.
- Daṭṭhukāmatānidānakammajabhūtapadaṭṭhāṇaṃ: nhân cận là có sắc đại hiển sanh từ nguyên nhân của nghiệp muốn thấy.
2/ Nhĩ:
- Saddābhighātārahabhūtappasādalakkhaṇaṃ: trạng thái là sự trong ngần của sắc đại hiển nên tiếp xúc cảnh thinh, hay
Sotukāmatānidānakammasamuṭṭhānabhūtappasā-dalakkhaṇaṃ: trạng thái là sự trong ngần của sắc đại hiển do nguyên nhân sanh từ nghiệp muốn nghe.
- Saddesu āviñchanarasaṃ: phận sự là dạo trong các cảnh thinh.
- Sotaviññāṇasssa ādhārabhāvapaccupaṭṭhāṇaṃ: thành tựu là chỗ nương của nhĩ thức.
- Sotukāmatānidānakammajabhūtapadaṭṭhāṇaṃ: nhân cận là có sắc đại hiển sanh từ nguyên nhân của nghiệp muốn nghe.
3/ Tỷ:
- Gandhābhighātārahabhūtappasādalakkhaṇaṃ: trạng thái là sự trong ngần của sắc đại hiển nên tiếp xúc cảnh khí, hay
- Ghāyitukāmatānidānakammasamuṭṭhānabhūtap-pasādalakkhaṇaṃ: trạng thái là sự trong ngần của sắc đại hiển sanh từ nguyên nhân của nghiệp muốn ngửi.
- Gandhesu āviñchanarasaṃ: phận sự là dạo trong các cảnh khí.
- Ghānaviññāṇasssa ādhārabhāvapaccupaṭṭhāṇaṃ: thành tựu là chỗ nương của tỷ thức.
- Ghāyitukāmatānidānakammajabhūtapadaṭṭhāṇaṃ: nhân cận là có sắc đại hiển sanh từ nguyên nhân của nghiệp muốn ngửi.
4/ Thiệt:
- Rasābhighātārahabhūtappasādalakkhaṇā: trạng thái là sự trong ngần của sắc đại hiển nên tiếp xúc cảnh vị, hay
Sāyitukāmatānidānakammasamuṭṭhānabhūtappa-sādalakkhaṇā: trạng thái là sự trong ngần của sắc đại hiển do nguyên nhân sanh từ nghiệp muốn nếm.
- Rasesu āviñchanarasā: phận sự là dạo trong các cảnh vị.
- Jivhāviññāṇasssa ādhārabhāvapaccupaṭṭhāṇā: thành tựu là chỗ nương của thiệt thức.
- Sāyitukāmatānidānakammajabhūtapadaṭṭhāṇā: nhân cận là có sắc đại hiển sanh từ nguyên nhân của nghiệp muốn nếm.
5/ Thân:
- Phoṭṭhabbābhighātārahabhūtappasādalakkhaṇo: trạng thái là sự trong ngần của sắc đại hiển nên tiếp xúc cảnh xúc, hay
Phusitukāmatānidānakammasamuṭṭhānabhūtappasādalakkhaṇo: trạng thái là sự trong ngần của sắc đại hiển do nguyên nhân sanh từ nghiệp muốn tiếp xúc.
- Phoṭṭhabbesu āviñchanaraso: phận sự là dạo trong các cảnh xúc.
- Kāyaviññāṇasssa ādhārabhāvapaccupaṭṭhāṇo: thành tựu là chỗ nương của thân thức.
- Phusitukāmatānidānakammajabhūtapadaṭṭhāṇo: nhân cận là có sắc đại hiển sinh từ nguyên nhân của nghiệp muốn tiếp xúc.
Một số giáo thọ sư nói rằng: nhãn là sự trong ngần của sắc đại hiển, lửa nhiều hơn. Nhĩ, tỷ, thiệt là sự trong ngần của sắc đại hiển, gió, đất và nước nhiều hơn. Thân là sự trong ngần của tất cả sắc đại hiển.
Một vài vị giáo sư khác nói rằng: nhãn là sự trong ngần của sắc đại hiển, lửa nhiều hơn. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân là sự trong ngần của sắc đại hiển (riêng) mỗi kẽ hở gió, nước và đất nhiều hơn.
Nhóm giáo thọ sư ấy phải bị phản đối rằng: ngài hãy dẫn chứng kinh điển, những vị ấy sẽ không thấy trong kinh điển chắc chắn.
Một số giáo thọ sư viện cớ trong điều này là vì các sắc đại hiển như lửa v.v… mà sắc chẳng hạn đặc tính trợ giúp.
Nên phản đối các vị giáo thọ sư ấy rằng: ai đâu nói như vậy, sắc chẳng hạn là đặc tính của lửa v.v… Thật vậy, trong các sắc đại hiển là di chuyển một cách bất ly nhau. Ai ai cũng không thể nói rằng: đây là đặc tính của sắc này.
Dù như vậy, các vị ấy vẫn phản đối rằng: các ngài muốn phận sự duy trì v.v… của chất đất chẳng hạn, vì mỗi một sắc đại hiển ấy là chất trội hơn trong mỗi sự tạo thành ấy, như thế nào, cũng như thế ấy… điều này, sắc v.v… là đặc tính của các sắc ấy, đáng mong muốn, vì sự trình bày trội hơn của sắc v.v… trong sự tạo thành mà trội hơn với lửa v.v…
Các vị ấy bị phản đối rằng: Chúng tôi cũng muốn là nếm mùi bông vải trội hơn với đất, nên nồng nặc hơn mùi của rượu, trội hơn với nước và màu của nước lạnh, phải phai lạt, dù màu nước nóng trội hơn với lửa, cũng cả hai đây không có nhân. Do đó, sự xác định bằng cách đặc biệt là những chỗ nương nhờ đây phải phai lạt đi. sắc, vị v.v… của các sắc đại hiển chỉ trong một bọn, đặc biệt, không giống nhau như thế nào, nhãn thanh triệt v.v… cũng như thế ấy. Khi không có nhân đặc biệt khác (cũng vẫn không giống nhau), điều đó nên chấp nhận như vậy.
Cái gì không chung lẫn nhau? Chính nghiệp là nguyên nhân đặc biệt khác nhau của các sắc đại hiển. Do đó, các sắc đại hiển này khác nhau cũng vì nghiệp khác nhau, không phải vì sắc đại hiển khác nhau. Vì khi sắc đại hiển khác nhau, sắc thanh triệt vẫn không phải sanh.
Các vị giáo thọ sư thời xưa nói rằng: sắc thanh triệt phát sanh đối với sắc đại hiển bằng nhau, không phát sanh đối với sắc đại hiển không bằng nhau. Khi các sắc đại hiển khác nhau do nghiệp khác nhau như vậy, nhãn và nhĩ bắt lấy cảnh không đến xúc chạm, vì nhân của thức (nhận biết) trong cảnh là chỗ nương mà không đụng chạm vào chỗ nương của mình. Tỷ, thiệt và thân bắt lấy cảnh thành tựu do khả năng là chỗ nương và vì nhân của thức (nhận biết) trong cảnh đụng chạm vào chỗ nương của mình.
Trong tất cả 5 loại sắc thanh triệt đây, mắt này bao phủ với lông mi màu xanh, lộng lẫy với tròng đen và trắng như cánh hoa sen xanh, được gọi là mắt trong thế gian. Nhãn thanh triệt lan suốt cả bảy lớp màng mắt, như dầu nhểu lên bảy lớp bông gòn, lan khắp các lớp bông gòn ấy như thế. Vì bốn chất là đất giữ phận sự duy trì, nước giữ phận sự thấm nhuần, lửa giữ phận sự làm cho ấm áp, gió giữ phận sự lay động, đã làm giúp đỡ như bốn người nhũ mẫu của hoàng tử. Một người có phận sự ẵm bồng, một người có phận sự tắm rửa, một người có phận sự làm cho ấm áp và một người có phận sự quạt hầu hạ. Quí tiết, tâm, vật thực ủng hộ, tuổi thọ theo gìn giữ. Màu sắc, khí, vị… đã bao quanh bằng khoảng đầu con chí, khiến cho thành tựu vật, môn vừa đúng theo nhãn thức v.v… đặt trong hình thể của chúng sanh, đứng trước mặt tại giữa tròng đen bao quanh với tròng trắng của chung cả mắt.
Thật vậy, điều này cũng được ngài Tướng quân chánh pháp Xá Lợi Phất thuyết rằng:
“Người thấy được các sắc
Do nhãn thanh triệt nào,
Thanh triệt này nhỏ bé
Như bằng đầu con chí.”
Nhĩ thanh triệt có cả bốn giới nâng đỡ như trường hợp đã trình bày. Quí tiết nâng đỡ, tâm, vật thực ủng hộ, tuổi thọ theo gìn giữ màu sắc v.v… đã bao quanh, khiến cho thành tựu vật, môn vừa đúng theo nhĩ thức v.v… đặt trong chỗ có hình dáng như chiếc nhẫn mà những sợi lông nhỏ li ti đã đâm vào bên trong trọn cả lỗ tai.
Tỷ thanh triệt trong chỗ có hình thể như móng chân con dê, thành tựu bên trong lỗ mũi trọn cả bộ phận. Sự nâng đỡ, sự ủng hộ theo gìn giữ, bao quanh như trường hợp đã trình bày, khiến cho thành tựu vật, môn vừa đúng theo tỷ thức v.v...
Thiệt thanh triệt đặt trong chỗ có hình thể giống như chót cánh sen tại bên trên của giữa lưỡi, cùng với cả bộ phận, sự nâng đỡ, ủng hộ theo gìn giữ bao quanh như đã được trình bày, khiến cho thành tựu vật, môn vừa đúng theo thiệt thức v.v…
Gọi là sắc thủ có trong thân này, khi nào thân thanh triệt này như dầu đang ẩm ướt trong tấm bảng. Thực tính nâng đỡ, ủng hộ theo gìn giữ và bao quanh như trường hợp đã trình bày là vật, môn vừa đúng theo thân thức .v.v.. khiến cho thành tựu đặt trong tất cả thân thể.
Nên thấy nhãn này v.v… hướng đến hành xứ duy nhất của mình là cảnh sắc .v.v.. như con rắn đi đến hành xứ của mình là gò mối, cá sấu đi đến hành xứ là nước, loài chim đi đến hành xứ là bầu trời, con chó đi đến hành xứ là làng, con dã can đi đến hành xứ là nghĩa địa.
Giải thích về các sắc khác... ngoại trừ sắc thanh triệt đó.
6/ Cảnh sắc:
- Cakkhupaṭihananalakkhaṇaṃ: trạng thái là tiếp xúc mắt.
- Cakkhuviññāṇassa visayabhāvarasaṃ: phận sự là thành cảnh của nhãn thức.
- Tasseva gocarapaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là hành xứ của chính nhãn thức ấy.
- Catumahābhūtapadaṭṭhānaṃ: nhân cận là có bốn sắc đại hiển.
Cảnh sắc này như thế nào, tất cả sắc y tương sinh cũng như thế ấy. Nhưng tôi sẽ trình bày, phân tích sắc khác nhau. Chính sắc này có nhiều loại do khả năng như xanh, vàng...
7/ Cảnh thinh:
- Sotapaṭihananalakkhaṇo: trạng thái là tiếp xúc tai.
- Sotaviññāṇassa visayabhāvaraso: phận sự là thành cảnh của nhĩ thức.
- Tasseva gocarapaccupaṭṭhāno: thành tựu là hành xứ của chính nhĩ thức ấy.
Có nhiều loại như tiếng trống lớn, tiếng trống nhỏ…
8/ Cảnh khí:
- Ghānapaṭihananalakkhaṇo: trạng thái là tiếp xúc mũi.
- Ghānaviññāṇassa visayabhāvaraso: phận sự là thành cảnh của tỷ thức.
- Tasseva gocarapaccupaṭṭhāno: thành tựu là hành xứ của chính tỷ thức ấy.
Có nhiều loại như mùi sanh từ rễ cây, mùi sanh từ lõi cây...
9/ Cảnh vị:
- Jivhāpaṭihananalakkhaṇo: trạng thái là tiếp xúc lưỡi.
- Ghānaviññāṇassa visayabhāvaraso: phận sự là thành cảnh của thiệt thức.
- Tasseva gocarapaccupaṭṭhāno: thành tựu là hành xứ của chính thiệt thức ấy
Có nhiều loại như vị sanh từ rễ cây, vị sanh từ thân cây...
10/ Nữ quyền:
- Itthibhāvalakkhaṇaṃ: trạng thái là tánh nữ.
- Itthīti pakāsanarasaṃ: phận sự là trình bày nữ giới.
- Itthiliṅganimittakuttākappānaṃ kāraṇabhāva-paccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là tỏ thái độ, tư cách, hiện tướng giống cái.
11/ Nam quyền:
- Pirisabhāvalakkhaṇaṃ: trạng thái là tánh nam.
- Purisoti pakāsanarasaṃ: phận sự là trình bày nam giới.
- Purisaliṅganimittakuttākappānaṃ kāraṇabhāva-paccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là tỏ thái độ, tư cách, hiện tượng giống đực.
Cả hai sắc trạng thái ấy như thân thanh triệt thắm khắp thân thể, nhưng không thành sắc nên hiện bày, đặt trong điều kiện thân thanh triệt đứng vững, hay đặt trong điều kiện thân thanh nhiệt không đứng vững, không có sự lẫn lộn nhau như sắc và vị v.v…
12/ Sắc mạng quyền:
- Sahajatarūpānupālanalakkhaṇaṃ: trạng thái là theo gìn giữ sắc câu sanh.
- Tesaṃ pavattanarasaṃ: phận sự là sinh tồn của các sắc câu sanh ấy.
- Tesaññeva ṭhapanapaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là giữ vững các pháp câu sanh ấy.
- Yābayitabbabhūtapadaṭṭhānaṃ: nhân cận là có sắc đại hiển đáng được gìn giữ.
Khi có trạng thái theo gìn giữ v.v… trong chính sát-na đó, mạng quyền ấy nên thấy là phải gìn giữ sắc câu sanh, như nước gìn giữ hoa sen v.v… gìn giữ pháp phát sanh do trợ duyên theo thực tính của mình, như người nhũ mẫu gìn giữ hài nhi v.v… tồn tại do sự liên hệ với pháp tự tồn tại, như người hoa tiêu không tồn tại trải qua sát-na diệt, vì tự mình và pháp mà phải tồn tại không có và không gìn giữ trong sát-na diệt, vì chính mình đang hoại, như dầu đổ vào tim đèn bị ngọn lửa tiêu diệt. Không từ bỏ khả năng theo gìn giữ, sinh tồn và bảo vệ, vì phận sự theo mỗi một sự gìn giữ đó thành tựu trong sát-na như đã được trình bày.
13/ Sắc ý vật:
- Manodhātumanoviññāṇadhātūnaṃ nissaya-lakkhaṇaṃ: trạng thái là chỗ nương của ý giới và ý thức giới.
- Tāsaññeva dhātūnaṃ ādhāraṇarasaṃ: phận sự là duy trì các giới ấy.
- Ubbananapaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là nâng đỡ.
Ý vật nương vào máu như trường hợp đã được đề cập trong phần thân hành niệm xiển minh, các sắc đại hiển có nhiệm vụ duy trì v.v… đã nâng đỡ. Quí tiết, tâm và vật thực ủng hộ, tuổi thọ theo gìn giữ, vẫn thành vật nương của ý giới, ý thức giới và pháp tương ưng của ý giới, ý thức giới ấy, khiến cho thành tựu gìn giữ bên trong tim.
14/ Sắc thân biểu tri:
- Thân biểu tri: sự thay đổi đặc tính chất gió do tâm sở sanh, tồn tại để bước đi v.v… làm duyên cho sự nuôi dưỡng, duy trì và di chuyển sắc thân câu sanh[14] gọi là thân biểu tri.
- Adhippāyappakāsanarasā: phận sự là trình bày ý nghĩa.
- Kāyavipphandanahetubhāvapaccupaṭṭhānā: thành tựu là nguyên nhân khiến cho thân di chuyển.
- Cittasamuṭṭhānavāyodhātupadaṭṭhānā: nhân cận là có chất gió do tâm sở sanh.
Chính sắc biểu tri này, Ngài gọi là thân biểu tri, vì nguyên nhân khiến cho biết ý nghĩa do sự chuyển động thân, nghĩa là di chuyển chính thân thể ấy. Nên hiểu rằng sự bước tới, thối lui v.v… tồn tại vì sự di chuyển của sắc sanh từ quí tiết v.v… khác với sắc sanh từ tâm do biểu tri ấy làm cho chuyển động.
15/ Sắc khẩu biểu tri:
- Sự thay đồi đặc tánh của chất đất do tâm sở sanh tồn tại để phát ngôn, làm duyên tiếp xúc sắc thủ gọi là khẩu biểu tri.
- Adhippāyappakāsanarasā: phận sự là trình bày ý nghĩa.
- Vacīghosahetubhāvapaccupaṭṭhānā: thành tựu là nguyên nhân khiến cho phát ngôn.
- Cittasamuṭṭhānapathavīdhātupadaṭṭhānā: nhân cận là có chất đất do tâm sở sanh.
Chính sắc biểu tri này Ngài gọi là khẩu biểu tri vì nguyên nhân khiến cho biết ý nghĩa do phát ngôn và vì nên biết được bằng lời nói, nghĩa là tự phát ra từ lời nói ấy. Như người thấy hiện tượng nước là cây bạch đàn mọc trong rừng, vẫn biết rằng nước đang có nơi đây là như thế nào, cũng như thế ấy, người thấy chuyển động thân và sự phát ngôn biết được thân biểu tri, hay khẩu biểu tri.
16/ Hư không giới:
- Rūpaparicchedalakkhaṇā: trạng thái là ranh giới sắc.
- Rūpapariyantappakāsanarasā: phận sự là trình bày hạn định của sắc.
- Rūpamariyādāpaccupaṭṭhānā: thành tựu là giới hạn của sắc, hay asamphuṭṭhabhāvacchidda-vivarabhāvapaccupaṭṭhānā: thành tựu là nơi sắc đại hiển không tiếp xúc và thành sắc kẽ hở.
- Paricchinnarūpapadaṭṭhānā: nhân cận là có sắc được giao giới ấy xác định.
Trong các sắc đã được hư không giới nào xác định, sắc này có những khoảng này là phía trên, chừng này là phía dưới và cỡ này là chiều ngang.
17/ Sắc khinh:
- Adandhatālakkhaṇā: trạng thái là sự không chậm chạp.
- Rūpānaṃ garubhāvavinodanarasā: phận sự là diệt trừ nặng nề của các sắc.
- Lahuparivattitāpaccupaṭṭhānā: thành tựu là di chuyển lanh lẹ.
- Lahurūpapadaṭṭhānā: nhân cận là có sắc nhẹ.
18/ Sắc nhu:
- Athaddhatālakkhaṇā: trạng thái là sự không thô cứng
- Rūpānaṃ thaddhabhāvavinodanarasā: phận sự là diệt trừ thô cứng của các sắc.
- Sabbakiriyāsu avirodhitapaccupaṭṭhānā: thành tựu là không trở ngại trong các cử chỉ.
- Mudurūpapadaṭṭhānā: nhân cận là có sắc mềm.
19/ Sắc thích nghiệp
- Sarīrakiriyānukūlakammaññabhāvalakkhaṇā: trạng thái là thích nghi với việc làm hợp theo hành động xác thân.
- Akammañnatāvinodanarasā: phận sự là diệt trừ không thích nghi với việc làm.
- Adubbalabhāpaccupaṭṭhānā: thành tựu là không yếu đuối.
- Kammañnarūpapadaṭṭhānā: nhân cận là có các sắc thích nghi với việc làm.
Ba loại sắc này không rời nhau. Dù vậy, sắc kỳ dị nào nhẹ nhàng của sắc (sắc khinh) như người không bệnh tật, có trường hợp di chuyển lanh lợi, không chậm chạp, là duyên sở sanh trái ngược với nguyên chất tăng trưởng, làm cho sắc chậm chạp. Sắc kỳ dị ấy gọi là nhẹ nhàng của sắc (sắc khinh).
Sắc kỳ dị nào là mềm dịu của sắc (sắc nhu), như đã được khéo thuộc, có trường hợp diễn tiến khả năng mềm dịu trong tất cả cử chỉ khác nhau, là duyên sở sanh trái ngược với nguyên chất tăng trưởng làm cho sắc thô cứng. Sắc kỳ dị ấy gọi là mềm dịu của sắc (sắc nhu).
Sắc kỳ dị nào thích nghi với việc làm của sắc (sắc thích nghiệp) như vàng đã được khéo nấu. Có trường hợp thích nghi theo hành động của xác thân, là duyên sở sanh trái ngược với nguyên chất tăng trưởng làm cho không thích hợp theo hành động của xác thân. Sắc kỳ dị ấy gọi là thích nghi với việc làm của sắc (sắc thích nghiệp).
Nên hiểu biết sự khác nhau của các sắc kỳ dị này, như giải thích đây.
20/ Sắc tích trữ
- Ācayalakkaṇo: trạng thái là tích tụ.
- Pubbantato rūpānaṃ ummujjāpanaraso: phận sự là sanh khởi sắc từ nơi cuối cùng trước tiên.
- Niyyātanapaccupaṭṭhāno: thành tựu là sanh một cách liên tục, hay
Paripuṇṇabhāvapaccupaṭṭhāno: thành tựu là đầy đủ.
- Upacitarūpapadaṭṭhāno: nhân cận là có sắc lớn lên (Sắc tích trữ).
21/ Sắc thừa kế
- Pavattilakkhaṇā: trạng thái là diễn tiến.
- Anuppabandhanarasā: phận sự là nối liền nhau.
- Anupacchedapaccapaṭṭhānā: thành tựu là cách không dứt đoạn nhau.
- Anuppabandhakarūpapadaṭṭhānā: nhân cận là sắc có liên tiếp nhau (sắc thừa kế).
Cả hai loại sắc này là chính danh của sắc tái tục, nhưng Ngài thuyết giảng tích trữ, thừa kế do trường hợp khác nhau và do khả năng của chúng sanh lãnh hội được giáo lý . Trong hai loại sắc này không khác nhau ý nghĩa, do đó, xiển minh về câu này được Ngài thuyết rằng: ‘Sự bắt đầu sanh lên của xứ nào, đó là sự tích trữ của sắc, sự tích trữ của sắc nào, đó là sự thừa kế của sắc’.[15]
Nhưng trong chú giải nói rằng: sự phát sanh gọi là tích tụ, sự phát triển gọi là tích trữ, sự diễn tiến gọi là thừa kế. Sự phát sanh là tích tụ như khi nước dâng lên trong giếng đào gần bờ sông, sự phát triển là tích trữ như khi nước đầy, sự diễn tiến là thừa kế như khi nước chảy tràn.
Cuối cùng, Ngài nói thí dụ đó như thế nào? Ngài nói rằng: Tích tụ kế theo giới, giới kế theo tích tụ. Do đó, sự phát sanh trước tiên của các sắc nào, sắc đó gọi là tích tụ. Sự phát sanh của các sắc khác đang phát sanh, sắc nào phát sanh trước tiên các sắc ấy, điều đó nên hiểu biết rằng: Ngài gọi sự phát triển là tích trữ, vì xuất hiện theo trường hợp, sự phát sanh các sắc khác phát sanh liên tiếp nhau các sắc ấy. Điều đó nên hiểu biết rằng: Ngài gọi là thừa kế, vì xuất hiện do trường hợp nối liền nhau.
22/ Sắc lão mại
- Rūpaparipākalakhaṇā: trạng thái là sự già nua của sắc.
- Upanayarasā: phận sự là cũ kỹ.
- Sabhāvānapagamepi navabhāvāpagamapaccu-paṭṭhānā: thành tựu là không thành vật mới trong sát-na sắc thực tính vẫn không diệt.
- Paripaccamānarūpapadaṭṭhānā: nhân cận là có sắc già cỗi (lão mại), như lúa quá cũ.
Sự trình bày kỳ dị trong răng v.v... do thành bộ phận bé nhỏ v.v… Đây là Ngài nói liên hệ ý nghĩa già phổ thông, nhưng đối với vô sắc pháp có già che đậy. Sự kỳ dị loại nào không có già, sự già vô sắc pháp như sự già khoảng một chốc lát[16] như: Mặt đất, nước, núi, mặt trăng, mặt trời...
23/ Sắc vô thường
- Paribhedalakkhaṇā: trạng thái là tiêu tan.
- Saṃsīdanarasā: phận sự là chìm xuống.
- Khayavayapaccupaṭṭhānā: thành tựu là hoại diệt.
- Paribhijjamānarūpapadaṭṭhānā: nhân cận là có sắc đang vỡ tan.
24/ Sắc đoàn thực
- Ojalakkhaṇo: trạng thái là chất bổ dưỡng.
- Rūpāharaṇaraso: phận sự là đem sắc đến.
- Upatthambhanapaccuṭṭhāno: thành tựu là ủng hộ.
- Kabalaṃ katvā āharitabbavatthupadaṭṭhāno: nhân cận là có vật phải làm thành từng vắt rồi nhai nuốt.
Tất cả chúng sanh nuôi dưỡng tự thân, tồn tại do chất bổ dưỡng nào, sắc vật thực này là đồng nghĩa chất bổ dưỡng ấy.
Các sắc này đề cập trong Pāḷi chỉ có bấy nhiêu. Nhưng trong chú giải, theo kết luận của một số luận sư là sắc sức mạnh, sắc sanh, sắc xuất sanh, sắc bệnh tật,… các ngài đem các loại sắc khác nhau vào như vậy, là sắc hôn trầm và nói lời chứng minh: “Bậc Mâu ni tự giác ngộ chắc chắn, vì các triền cái của Ngài không có[17].”
Nên phản đối rằng sự buồn ngủ là sắc không có đâu. Trong các sắc ngoài ra đây, sắc bệnh tật, Ngài đã dùng với danh từ tích trữ và thừa kế; sắc xuất sanh, Ngài đã dùng với danh từ thủy giới; sắc sức mạnh, Ngài đã dùng với danh từ là phong giới. Do đó, nên đi đến tóm gọn rằng: trong các sắc ấy chỉ có một loại, không có chia riêng biệt.
Hai mươi bốn loại sắc y sinh như giải thích trên đây và bốn loại sắc đại hiển đã được trình bày trong đoạn trước là hai mươi tám loại sắc không hơn không kém[18]
Tất cả sắc ấy là một loại như: phi nhân, vô nhân, bất tương ưng nhân, hữu duyên, hiệp thế và cảnh lậu.
Sắc có hai loại do khả năng như: sắc bên trong, sắc bên ngoài, sắc thô, sắc tế, sắc xa, sắc gần, sắc thành tựu, sắc phi thành tựu, sắc hữu thanh triệt, sắc phi thanh triệt, sắc quyền, sắc phi quyền, sắc thủ và sắc phi thủ.
Trong các loại sắc ấy, năm loại sắc như nhãn v.v… là sắc bên trong, vì hiện hành riêng biệt cá nhân. Sắc còn lại là sắc bên ngoài, vì ngoài ra sắc bên trong đó…
Chín sắc như nhãn v.v… và ba giới, ngoại trừ thủy giới, gom thành mười hai loại sắc gọi là sắc thô, vì bắt lấy được do khả năng tiếp xúc. Ngoài ra gọi là sắc tế, vì trái ngược sắc ấy.
Sắc nào tế, chính sắc đó gọi là sắc xa vì thực tính khó thông suốt được khó khăn. Ngoài ra đó gọi là sắc gần vì thực tính dễ thông suốt.
Bốn giới, mười ba sắc như nhãn v.v… và sắc đoàn thực, gom thành mười tám loại sắc gọi là sắc thành tựu, vì trải qua đặc tánh giao giới, kỳ dị, sắc tướng phải xác định lấy theo thực tính. Còn lại là sắc phi thành tựu vì trái ngược từ đó.
Năm sắc như nhãn v.v… gọi là sắc hữu thanh triệt vì trong suốt như mặt gương do làm duyên bắt lấy cảnh sắc v.v… ngoài ra đây gọi là sắc phi thanh triệt, vì trái ngược từ đó.
Chính sắc thanh triệt ấy gọi là sắc quyền, vì nghĩa là thành trưởng cùng với cả ba quyền như nữ quyền v.v… Còn lại gọi là sắc phi quyền vì trái ngược từ đó.
Sắc nào tôi nói trong đoạn trước sanh từ nghiệp, sắc đó gọi là sắc thủ, vì do nghiệp chấp trước, còn lại gọi là sắc phi thủ vì trái ngược từ đó.
Lại nữa, tất cả sắc ấy có ba loại do khả năng tam đề như: tam đề hữu kiến, tam đề nghiệp sanh v.v…
Trong các tam đề ấy, cảnh sắc gọi là sắc hữu kiến hữu đối chiếu (sắc thấy được và đụng chạm được). Sắc vô kiến hữu đối chiếu (sắc không thấy nhưng đụng chạm được) là mười hai sắc thô, trừ cảnh sắc. Tất cả sắc tế gọi là sắc vô kiến vô đối chiếu (sắc không nhìn thấy và không đụng chạm được). Như vậy, trước nhất, sắc có ba loại do khả năng tam đề hữu kiến hữu đối chiếu.
Tiếp theo sẽ giải thích sắc có ba loại do khả năng tam đề nghiệp sanh v.v…
- Sắc sanh từ nghiệp gọi là sắc nghiệp sanh, sắc sanh từ nguyên nhân khác ngoài ra nghiệp gọi là sắc phi nghiệp sanh, sắc không sanh từ mỗi một nơi nào (ý nghĩa trạng thái sắc) gọi là sắc phi nghiệp sanh phi phi nghiệp sanh.
- Sắc sanh từ tâm gọi là sắc tâm sanh, sắc sanh từ nguyên nhân khác ngoài ra tâm gọi là sắc phi tâm sanh, sắc không sanh từ mỗi một nơi nào gọi là sắc phi tâm sanh phi phi tâm sanh.
- Sắc sanh từ vật thực gọi là sắc vật thực sanh, sắc sanh từ nguyên nhân khác ngoài vật thực gọi là sắc phi vật thực sanh, sắc không sanh từ mỗi một nơi nào gọi là sắc phi vật thực sanh phi phi vật thực sanh.
- Sắc sanh từ quí tiết gọi là sắc quí tiết sanh, sắc sanh từ nguyên nhân khác ngoài ra quí tiết đó gọi là sắc phi quí tiết sanh, sắc không sanh từ mỗi một nơi nào gọi là sắc phi quí tiết sanh phi phi quí tiết sanh.
Như vậy, sắc có ba loại do khả năng như tam đề nghiệp sanh v.v…
Lại nữa, sắc có bốn loại do khả năng như tứ đề sở kiến.... tứ đề sắc sắc... tứ đề vật v.v…
- Trong các tứ đề ấy, sắc xứ gọi là sắc sở kiến vì phạm vi của sự nhìn thấy. Thinh xứ gọi là sắc sở văn vì phạm vi của được nghe. Khí, vị, xúc, cả ba xứ gọi là sắc sở tư (sắc được tưởng) vì phạm vi của quyền nhận lấy cảnh vừa thích hợp. Sắc còn lại gọi là sắc sở tri vì phạm vi của thức chắc chắn. Như vậy, trước nhất là sắc có bốn loại do khả năng như tứ đề sắc sở kiến v.v…
- Trong tất cả loại sắc ấy, sắc thành tựu gọi là sắc sắc. Hư không giới gọi là sắc giao giới. Sắc có thân biểu tri đầu tiên cho đến sắc thích nghiệp cuối cùng gọi là sắc kỳ dị. Sự sanh, già và hoại gọi là sắc tướng.
Như vậy, sắc có bốn loại do khả năng như tứ đề sắc sắc.v.v…
- Trong tất cả các loại sắc ấy, sắc nào gọi là sắc tim, sắc ấy là vật, nhưng không có môn, cả hai sắc biểu tri có môn nhưng không có vật. Sắc thanh triệt có cả vật và môn, sắc còn lại không có môn và không có vật, như vậy, sắc có bốn loại do khả năng như tứ đề vật v.v…
Lại nữa, sắc có năm loại do khả năng của các sắc này là: sắc một nhân sanh, sắc hai nhân sanh, sắc ba nhân sanh, sắc bốn nhân sanh, sắc không sanh từ nguyên nhân nào.
- Trong các sắc ấy, sắc chỉ sanh từ nghiệp hay chỉ sanh từ tâm gọi là sắc một nhân sanh. Trong các loại sắc một nhân sanh đó, sắc quyền cùng với sắc ý vật gọi là sắc chỉ sanh từ nghiệp. Cả hai sắc biểu tri gọi là sắc sanh từ tâm.
- Sắc nào sanh từ tâm và từ quí tiết, sắc đó gọi là sắc hai nhân sanh, sắc hai nhân sanh đó chỉ có thinh xứ.
- Sắc nào sanh từ quí tiết, tâm và vật thực, sắc đó gọi là sắc ba nhân sanh, sắc ba nhân sanh đó tức là ba sắc như sắc khinh v.v…
- Sắc nào sanh từ bốn nhân như nghiệp v.v… sắc đó gọi là sắc bốn nhân sanh, sắc bốn nhân sanh đó là sắc còn lại ngoại trừ sắc tướng.
Riêng sắc tướng gọi là không sanh từ nguyên nhân nào. Tại sao? Vì sự phát sanh không có với sự phát sanh và nơi đã phát sanh cũng có hai loại: già xuống với tan rã. Ngài cho phép sự sanh là đã sanh từ nguyên nhân nào? Trong câu như: sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc tích trữ, sắc thừa kế. Các sắc này có tâm sở sanh, điều đó nên hiểu rằng (Ngài cho phép) vì thấy được trong trạng thái do khả năng phận sự các duyên mà sắc làm cho phát sanh.
Trước nhất, đây là lời giải thích chi tiết trong sắc uẩn.
Tiếp theo nên biết sự giải thích trong các danh uẩn ngoài ra đây.
- Phàm pháp nào có trạng thái hưởng cảnh, gom tất cả pháp ấy vào một loại, nên biết là thọ uẩn.
- Phàm pháp nào có trạng thái nhớ biết, gom tất cả pháp ấy vào một loại, nên biết là tưởng uẩn.
- Phàm pháp nào có trạng thái tạo tác, gom tất cả pháp ấy vào một loại, nên biết là hành uẩn.
- Phàm pháp nào có trạng thái nhận biết, gom tất cả pháp ấy vào một loại, nên biết là thức uẩn.
~~~~~~~~~~
Trong bốn danh uẩn ấy, khi người đã hiểu biết rõ thức uẩn, khi ấy các danh uẩn khác sẽ hiểu một cách dễ dàng. Cho nên, trước tiên tôi sẽ giải thích thức uẩn.
Thật vậy, lời được nói rằng: phàm pháp nào có trạng thái nhận biết, gom tất cả pháp ấy vào một loại, nên hiểu là thức uẩn. Phàm pháp nào có trạng thái nhận biết là thức uẩn, như được Ngài Sārīputta - Xá Lợi Phất thuyết rằng: “Vijānāti vijānātīti kho, āvuso, tasmā viññāṇanti vuccatīti: Này hiền giả, nhận biết, nhận biết, do đó được gọi là thức[19]“.
Thức, tâm, ý, ba từ này có đồng một ý nghĩa.
Cả ba từ này, theo thực tính là một trạng thái nhận biết. thức có ba loại do khả năng sanh là thiện, bất thiện và vô ký.
a) Thức thiện:
Trong ba loại thức ấy, thức thiện có bốn thứ do chia theo cõi:
- Thức dục giới: du hành trong cõi Dục, 8 tâm.
- Thức sắc giới: du hành trong cõi Sắc, 5 tâm.
- Thức vô sắc giới: du hành trong cõi Vô sắc, 4 tâm.
- Thức siêu thế.
* Thức thiện dục giới:
Trong bốn thứ thức thiện ấy, thức dục giới có 8 loại do chia thành hỷ, xả, trí, hữu dẫn. Đây là như thế nào?
- Thức câu hành hỷ tương ưng trí một tâm vô dẫn, một tâm hữu dẫn (gom thành hai thức).
- Thức câu hành hỷ bất tương ưng trí cũng vậy (là một tâm vô dẫn, một tâm hữu dẫn gom được hai thức nữa).
- Thức câu hành xả tương ưng trí một tâm vô dẫn, một tâm hữu dẫn (gom thành hai thức).
- Thức câu hành xả bất tương ưng trí cũng vậy (là một tâm vô dẫn và một tâm hữu dẫn gom được hai thức nữa, tất cả là thành 8 thức)[20].
1 – Khi nào người nương vào đầy đủ nguyên nhân mọi vật thí, người thọ thí... hoặc nguyên nhân hoan hỷ nào khác là người hoan hỷ thực hành chánh kiến tồn tại bằng cách như: Người đã bố thí có quả báu v.v… trước hết không thối chí, không bị người khác thúc giục, vẫn tạo các công đức như bố thí v.v… khi đó, tâm câu hành hỷ tương ưng trí vô dẫn đang có với người ấy. Đây là tâm thứ nhất.
2 – Khi nào người hoan hỷ như phương pháp đã trình bày, tạo chánh kiến trước hết, cũng thối chí do khả năng không xả thí v.v… hay làm do bị người khác thúc giục v.v… khi đó tâm câu hành hỷ tương ưng trí hữu dẫn đang có với người ấy.
Thật vậy, gọi hữu dẫn trong ý nghĩa này là tên của sự cố gắng đầu tiên, diễn tiến do khả năng của ta hay người khác.
3 – Đứa trẻ con có sự thân mật phát sanh, vì thấy thân quyến thực hành, thấy chư tỷ-kheo phát sanh hoan hỷ cúng dường của cải nào mà tay dâng một cách nhanh chóng, hay đảnh lễ một cách mau lẹ trong khi nào, khi đó tâm thứ ba[21] đang phát sanh với đứa trẻ ấy.
4 – Khi nào những đứa trẻ ấy được các thân quyến thúc giục rằng: ‘hãy cúng dường, hãy đảnh lễ như thế này, tiến hành như thế’. Khi đó tâm thứ tư[22], đang phát sanh.
5 – 6 – 7 – 8 Khi nào người nương vào không đầy đủ mọi vật thí và người thọ thí v.v… hay không có nguyên nhân hoan hỷ nào khác, là không hoan hỷ trong sự suy tư. Khi đó, bốn tâm còn lại câu hành xả đang phát sanh.
Như vậy, nên biết 8 loại thức thiện dục giới chia theo hỷ, xả, trí, hữu dẫn.
* Thức sắc giới:
Thức sắc giới có năm loại vì liên hệ với chi thiền. Đây là như thế nào?
1. Tâm thứ nhất liên hệ với tầm, tứ, hỷ, lạc, định.
2. Tâm thứ nhì vượt qua khỏi tầm.
3. Tâm thứ ba vượt qua khỏi tứ.
4. Tâm thứ tư xa lìa khỏi hỷ.
5. Tâm thứ năm diệt trừ lạc, liên quan với định và xả.
* Thức vô sắc giới:
Thức vô sắc giới có bốn loại do khả năng liên hệ bốn thiền chứng Vô sắc:
1. Tâm thứ nhất tương ưng với thiền không vô biên xứ như đã được trình bày.
2. Tâm thứ hai tương ưng với thiền thức vô biên xứ.
3. Tâm thứ ba tương ưng với thiền vô sở hữu xứ.
4. Tâm thứ tư tương ưng với thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ.
* Thức Siêu thế:
Thức siêu thế có bốn loại vì tương ưng với bốn Thánh đạo (là một tâm tương ưng với Tu-đà-huờn đạo, một tâm tương ưng với Tư-đà-hàm đạo, một tâm tương ưng với A-na-hàm đạo và một tâm tương ưng với A-la-hán đạo).
Như vậy, đầu tiên là giải thích 21 loại thức thiện.
b) Thức bất thiện:
Thức bất thiện do cõi, có một loại là Dục giới. Theo căn có ba loại là căn tham, căn sân và căn si.
* Thức căn tham:
Trong cả ba căn ấy, căn tham có tám loại do chia thành hỷ, xả, kiến, hữu dẫn. Đây là như thế nào?
1 – Thức câu hành hỷ tương ưng kiến vô dẫn.
2 – Thức câu hành hỷ tương ưng kiến hữu dẫn.
3 – Thức câu hành hỷ bất tương ưng kiến vô dẫn.
4 – Thức câu hành hỷ bất tương ưng kiến hữu dẫn.
5 – Thức câu hành xả tương ưng kiến vô dẫn.
6 – Thức câu hành xả tương ưng kiến hữu dẫn.
7 – Thức câu hành xả bất tương ưng kiến vô dẫn.
8 – Thức câu hành xả bất tương ưng kiến hữu dẫn.
1. Khi nào người tạo tà kiến trước nhất bằng cách: không có tội lỗi trong các dục lạc, hoan hỷ thọ hưởng các dục lạc hay chấp kiến kiết tường như có thực thể, với tâm mau lẹ, với thực tính không bị thúc giục, khi đó tâm bất thiện thứ nhất đang sanh
2. Khi nào (người làm như thế) với tâm chậm chạp bị người khác thúc giục, khi đó tâm bất thiện thứ hai đang sanh.
3. Khi nào người không tạo tà kiến, trước tiên hoan hỷ hành dâm hay ham muốn sự may mắn của người khác, hay trộm cắp tài sản của người khác do tâm mau lẹ theo thực tính, không bị người khác thúc giục, khi đó tâm bất thiện thứ ba đang sanh.
4. Khi nào (người làm như thế) với tâm chậm chạp, bị người khác thúc giục, khi đó tâm bất thiện thứ tư đang sanh.
5. 6. 7. 8. Khi nào người không hoan hỷ trong bốn sự suy tư nương vào không đầy đủ các dục lạc, hay không có nguyên nhân hoan hỷ nào khác. Khi đó, bốn tâm bất thiện còn lại, câu hành xả đang phát sanh.
Nên hiểu biết thức căn tham có tám loại do khả năng chia theo hỷ, xả, kiến, hữu dẫn đã giải thích như vậy.
* Thức căn sân:
Thức căn sân có hai loại là:
- Thức căn sân câu hành ưu tương ưng phẫn vô dẫn.
- Thức căn sân câu hành ưu tương ưng phẫn hữu dẫn.
Nên biết sự phát sanh hai thức căn sân ấy khi diễn tiến mạnh, yếu trong nghiệp sát sanh.
* Thức căn si:
Thức căn si có hai loại là:
- Thức căn si câu hành xả tương ưng hoài nghi.
- Thức căn si câu hành xả tương ưng trạo cử.
Nên hiểu biết sự diễn tiến hai thức căn si ấy, trong khi không quyết định và phóng túng.
Như vậy là mười hai loại thức bất thiện đã được giải thích.
c) Thức vô ký:
Thức vô ký chia theo sanh loại, có hai là: thức vô ký dị thục quả và thức vô ký tố.
Trong hai loại ấy, theo cõi, thức vô ký dị thục quả có bốn loại:
- Dục giới.
- Sắc giới.
- Vô sắc giới.
- Siêu thế.
* Thức dị thục quả Dục giới:
Trong bốn cõi ấy, thức vô ký dị thục quả Dục giới có hai loại là dị thục quả thiện và dị thục quả bất thiện.
Dị thục quả thiện cũng có hai loại nữa là vô nhân và hữu nhân.
o Thức dị thục quả thiện vô nhân:
Trong hai loại ấy, dị thục quả thiện alobhādivipākahetuvirahitaṃ ahetukaṃ: Không có nhân dị thục quả, như vô tham... gọi là vô nhân.
Thức dị thục quả thiện vô nhân ấy có tám loại là:
- Nhãn thức.
- Nhĩ thức.
- Tỷ thức.
- Thiệt thức.
- Thân thức.
- Ý giới phận sự tiếp thâu
- Hai ý thức giới phận sự thẩm tấn.
Trong tám thức vô ký dị thục quả thiện vô nhân ấy, nhãn thức:
- Cakkhusannissitarūpavijānanalakkhaṇaṃ: trạng thái là nhận biết cảnh sắc nương vào mắt.
- Rūpamattārammaṇarasaṃ: phận sự là có riêng cảnh sắc.
- Rūpābhimukhabhāvapaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là đối diện riêng cảnh sắc.
- Rūpānammaṇāya kiriyamanodhātuyā apagamapadaṭṭhānaṃ: nhân cận là phóng ra từ cử chỉ tố ý giới theo cảnh sắc.
Nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức, trạng thái là nhận biết tiếng v.v... nương nhờ tai v.v... phận sự là chỉ có riêng cảnh thinh v.v... nhân cận là phóng ra từ cử chỉ tố ý giới theo cảnh thinh v.v... .
Ý giới:
- Cakkhuviññāṇādīnaṃ anantaraṃ rūpādi-vijānanalakkhaṇā: trạng thái là nhận biết cảnh sắc v.v... nối liền nhãn thức v.v... .
- Rūpādisampaṭicchanarasā: phận sự là tiếp thâu cảnh sắc.
- Tathābhāvapaccupaṭṭhānā: thành tựu là tiếp nhận như vậy.
- Cakkhuviññāṇādi apagamapadaṭṭhānā: nhân cận là trải ra nhãn thức.
Cả hai loại ý thức giới phận sự thẩm tấn:
- Ahetukavipākānantaraṃ saḷārammaṇa-vijānanalakkhaṇā: trạng thái là nhận biết sáu cảnh kế liền dị thục quả vô nhân.
- Santīraṇādirasā: phận sự là điều tra (thẩm tấn)…
- Tathābhāvapaccupaṭṭhānā: thành tựu là (quan sát) như thế.
- Hadayavatthupadaṭṭhānā: nhân cận là có ý vật.
Cả hai ý thức khác nhau là một liên hệ với hỷ, một liên hệ với xả, do một loại có hai sở và một loại có năm sở.
Thật vậy, trong các ý thức giới ấy, một ý thức giới tương ưng hỷ, vì thực tính diễn tiến một loại cảnh tốt có hai sở diễn tiến ở năm môn và chặng cuối cùng đổng lực do khả năng thẩm tấn và na cảnh. Một ý thức giới tương ưng xả, vì thực tính diễn tiến trong cảnh tốt, trung bình có năm sở, diễn tiến do khả năng thẩm tấn, na cảnh, tái tục, hữu phần và tử.
Tám loại thức dị thục quả vô nhân ấy có hai loại là cảnh nhất định và bất định. Nó có ba thứ do chia thành xả, lạc và hỷ. Trong các thứ dị thục quả vô nhân này, cả năm thức có cảnh nhất định diễn tiến cảnh sắc… theo thứ tự, còn lại có cảnh bất định. Lại nữa, trong các loại thức ấy, ý giới diễn tiến trong năm cảnh như cảnh sắc… cả hai ý thức giới diễn tiến trong sáu cảnh. Lại nữa, trong các loại thức này, thân thức liên hệ với lạc; ý thức giới hai sở liên hệ với hỷ; thức còn lại liên hệ với xả.
Đến đây, nên hiểu trước tiên 8 loại thức dị thục quả thiện vô nhân như đã giải thích.
o Thức dị thục quả thiện hữu nhân:
Thức dị thục quả thiện – alobhādivipākahetu-sampayuttaṃ pana sahetukaṃ: tương ưng với nhân dị thục quả như vô tham.v.v.. gọi là hữu nhân.
Thức dị thục quả thiện hữu nhân có 8 loại do chia theo hỷ v.v… như thiện dục giới. Cũng như thức thiện diễn tiến trong sáu cảnh do khả năng như bố thí v.v... các thức dị thục quả thiện hữu nhân này không diễn tiến như thế. Thật vậy, thức này diễn tiến trong sáu cảnh, liên quan pháp hy thiểu (Dục giới) do khả năng tái tục, hữu phần, tử và na cảnh. Nhưng thực tính hữu dẫn và vô dẫn đối với thức hữu phần này, nên dẫn đến hiểu biết như trên và nên hiểu biết rằng: khi các pháp tương ưng không khác nhau, thức dị thục quả không hỗ trợ như bóng mặt trong gương v.v… thức thiện có hỗ trợ như ở trước mặt.
o Thức dị thục quả bất thiện vô nhân:
Thức dị thục quả bất thiện vô nhân cơ bản có bảy loại:
1. Nhãn thức. 2. Nhĩ thức.
3. Tỷ thức. 4. Thiệt thức.
5. Thân thức. 6. Ý giới phận sự tiếp thâu.
7. Ý thức giới năm sở phận sự thẩm tấn.
Thức dị thục quả bất thiện ấy theo trạng thái v.v… nên hiểu biết theo phương pháp đã được trình bày trong thức dị thục quả thiện vô nhân. Toàn bộ thức dị thục quả thiện có cảnh rất tốt, cảnh tốt, cảnh trung bình. Còn các thức dị thục quả bất thiện này có cảnh rất xấu và cảnh không tốt trung bình. Lại nữa, các thức dị thục quả thiện đó có ba loại, chia thành: xả, lạc và hỷ. Nhưng các thức dị thục quả bất thiện này có hai loại do khả năng khổ và xả. Trong hai loại thức này, thân thức câu hành khổ (Thức dị thục quả bất thiện), thức còn lại là câu hành xả. Bởi vì các thức dị thục quả bất thiện này, đặc tính xả yếu, không quá già dặn như khổ, nhưng xả trong thức dị thục quả bất thiện ngoài ra đây, đặc tính cao quý không quá già dặn như lạc.
Như vậy, thức dị thục quả Dục giới có hai mươi ba loại, do khả năng bảy thức dị thục quả bất thiện này và mười sáu dị thục quả thiện đã được giải thích.
* Thức dị thục quả Sắc giới:
Thức dị thục quả Sắc giới có năm loại như thức thiện, nhưng thức thiện diễn tiến trong lộ trình đổng lực do khả năng thiền chứng, thức dị thục quả Sắc giới này diễn tiến phát sanh do khả năng tái tục, hữu phần và tử.
* Thức dị thục quả Vô sắc giới:
Thức dị thục quả Sắc giới như thế nào, thức dị thục quả Vô sắc giới cũng có bốn loại như thức thiện vậy. Sự diễn tiến của thức dị thục quả Vô sắc giới có phương pháp như thức dị thục quả Sắc giới ấy.
* Thức dị thục quả Siêu thế:
Thức dị thục quả siêu thế có bốn loại, vì là tâm quả liên quan với bốn đạo, thức dị thục quả siêu thế ấy diễn tiến hai loại do khả năng lộ trình đắc đạo và khả năng thiền quả.
Như vậy, tất cả 36 loại dị thục quả có trong bốn cõi[23] đã được giải thích.
* Thức tố có ba loại do chia theo cõi là:
- Dục giới.
- Sắc giới.
- Vô sắc giới.
Trong ba cõi ấy, Dục giới có hai loại là vô nhân và hữu nhân.
Trong hai loại thức hữu nhân và vô nhân ấy, thức tố dục giới Alobhādikiriyahetuvirahitaṃ ahetukaṃ -tâm tố không có nhân như vô tham v.v… gọi là (tố) vô nhân.
o Thức tố vô nhân:
Thức tố vô nhân ấy có hai loại do chia thành ý giới và ý thức giới.
Trong thức tố vô nhân ấy:
Ý giới
- Cakkhuviññāṇādipurecararūpādivijānana-lakkhaṇā: trạng thái là nhận biết cảnh sắc v.v… du hành trước nhãn thức.v.v…
- Āvajjanarasā: phận sự là khai môn.
- Rūpādi- abhimukhibhāvapaccupaṭṭhānā: thành tựu là đối diện cảnh sắc.
- Bhavaṅgavicchedapadaṭṭhānā: nhân cận là có hữu phần dứt dòng; ý giới này liên hệ với xả.
Ý thức giới có hai loại là đi chung và đi riêng. Trong hai loại ấy:
Ý thức giới (đi chung) là tố vô nhân ý thức giới câu hành xả.
- Chaḷārammaṇavijānanalakkhaṇā: trạng thái là nhận biết 6 cảnh.
- Kiccavasena pañcadvāramanodvāresu voṭṭhabbanāvajjanarasā: phận sự là đoán định và khai môn trong năm môn và ý môn do khả năng nhiệm vụ.
- Tathābhāvapaccupaṭṭhānā: thành tựu là phán đoán như thế.
- Ahetukavipākamanoviññāṇadhātu bhavaṅgānaṃ aññatarāpagamapadaṭṭhānā: nhân cận là có sự phóng ra của ý thức giới dị thục quả vô nhân và hữu phần khác.
Ý thức giới (đi riêng) tức là tố vô nhân ý thức giới câu hành hỷ:
- Chaḷārammaṇavijānanalakhaṇā: trạng thái là nhận biết 6 cảnh.
- Kiccavasena arahataṃ anuḷāresu vatthūsu hasituppādanarasā: phận sự là phát sanh mỉm cười trong vật không lớn của các bậc A-la-hán do khả năng nhiệm vụ.
- Tathābhāvapaccupatthana: thành tựu là mỉm cười như thế.
- Ekantato hadayavatthupadaṭṭhānā: nhân cận là có một loại ý vật.
Như vậy, ba loại[24] thức tố Dục giới vô nhân đã được giải thích.
o Thức tố dục giới hữu nhân:
Thức tố dục giới hữu nhân có 8 loại như thức thiện do chia theo hỷ v.v… trong hai loại thức ấy khác nhau là thức thiện phát sanh đối với bậc hữu học và phàm nhân, thức tố dục giới hữu nhân này chỉ phát sanh cho các bậc A-la-hán.
Thức tố dục giới có 11 chỉ bao nhiêu đây.
o Thức tố sắc giới và thức tố Vô sắc giới:
Thức tố sắc giới và thức tố Vô sắc giới, có 5 loại và 4 loại như thức thiện do mãnh lực chỉ phát sanh với bậc A-la-hán.
Như vậy, tất cả có 20 loại thức tố trong 3 cõi.
21 thức thiện, 12 thức bất thiện, 36 thức dị thục quả và 20 thức tố đã được giải thích trên đây, gom tất cả là 89 thức diễn tiến với 14 trường hợp do khả năng:
1 – Tái tục
2- hữu phần
3 – Khai môn
4 – Thấy
5 – Nghe
6 – Ngửi
7 – Nếm
8 – Đụng
9 – Tiếp thâu
10 – Thẩm tấn
11 – Đoán định
12 – Đổng lực
13 – Na cảnh
14 – Tử
Khi nào các chúng hữu tình đang sanh trong thiên giới và nhân giới, khi đó chín tâm dị thục quả là 8 thức dị thục quả hữu nhân Dục giới và một ý thức giới dị thục quả vô nhân câu hành xả, mà dị thục quả thiện nhị nhân yếu ớt của chúng sanh đến thành bộ nấp v.v… trong nhân loại tạo nghiệp, điềm nghiệp và thú tướng trong khi chết của các chúng hữu tình ấy, một loại tâm nào làm thành cảnh diễn tiến do khả năng tái tục.
Khi nào các chúng hữu tình đang sanh trong cõi Sắc giới và Vô sắc giới do khả năng của thức thiện Sắc giới và Vô sắc giới, khi đó chín thứ dị thục quả Sắc giới và Vô sắc giới tạo nghiệp, điềm nghiệp xuất hiện trong khi chết của các chúng hữu tình ấy đã làm thành cảnh, diễn tiến do khả năng tái tục.
Lại nữa, khi nào các chúng hữu tình đang đọa vào khổ cảnh do khả năng thức bất thiện, khi đó một ý thức giới dị thục quả bất thiện vô nhân tạo nghiệp, điềm nghiệp và thú tướng nào xuất hiện trong khi các chúng sanh ấy chết, đã làm thành cảnh diễn tiến do khả năng tái tục.
Như vậy, nên hiểu sự diễn tiến do khả năng tái tục của 19 thức dị thục quả này trước nhất.
Gọi là thức hữu phần vì đi theo mỗi một thức tái tục ấy, khi thức tái tục đã diệt, dị thục quả của mỗi nghiệp ấy giống nhau như trong chính cảnh đó đang diễn tiến.
Khi không có tâm khác sanh làm cho tiếp tục trở lại, như vậy là mỗi một lần như thế, thức hữu phần ấy cũng diễn tiến vô số, không đếm được, trong khi người ngủ không thấy chiêm bao, như dòng nước trôi chảy một cách liên tục vậy.
Như vậy, nên hiểu sự diễn tiến do khả năng hữu phần của thức ấy.
Tiếp theo hữu phần diễn tiến như vậy, khi nào các quyền của tất cả chúng sanh đang bắt lấy cảnh, khi ấy, cảnh sắc đến phạm vi mắt, nương vào cảnh sắc tiếp xúc nhãn thanh triệt. Từ đó hữu phần rung động do khả năng tiếp xúc ấy. Kể từ khi hữu phần đã diệt, tố ý giới bắt sắc thành cảnh như cắt đứt hữu phần, thành tựu phận sự khai môn đang phát sanh. Trong nhĩ môn v.v… cũng giống như phương pháp này, nhưng trong ý môn, khi 6 cảnh đến phạm vi, tố vô nhân ý thức giới câu hành xả phát sanh cắt đứt hữu phần, tiếp theo hữu phần rung động, thành tựu phận sự khai môn.
Tiếp theo khai môn, trước nhất nhãn thức nương nhãn thanh triệt thành tựu phận sự thấy trong nhãn môn.
Nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức diễn tiến trong nhĩ môn v.v… thành tựu phận sự nghe…
Trong các loại thức ấy, dị thục quả thiện trong cảnh tốt và cảnh tốt trung bình, dị thục quả bất thiện trong cảnh không tốt và cảnh không tốt trung bình… .
Như vậy, nên hiểu sự diễn tiến của 10 thức dị thục quả do khả năng thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng.
Tiếp theo dị thục quả thiện phát sanh ý giới dị thục quả thiện,
Tiếp theo dị thục quả bất thiện phát sanh ý giới dị thục quả bất thiện tiếp thâu cảnh của nhãn thức ấy … tiếp theo trạng thái nhãn thức... vì Pāḷi có nói rằng “Tâm, ý, tâm địa… như trên… ý giới phát sanh từ tâm ấy, phát sanh tiếp theo nhãn thức giới sanh rồi diệt.[25]”
Như vậy, nên hiểu sự diễn tiến của hai thức dị thục quả do khả năng tiếp thâu.
Tiếp theo, ý giới dị thục quả bất thiện phát sanh ý thức giới dị thục quả bất thiện vô nhân. Tiếp theo ý giới dị thục quả thiện phát sanh ý thức giới dị thục quả thiện vô nhân. Ý thức giới dị thục quả vô nhân câu hành hỷ trong cảnh tốt, câu hành xả trong cảnh tốt trung bình, điều tra cảnh của ý giới ấy đã tiếp thâu, vì Pāḷi nói rằng: “Tâm, ý, tâm địa… như trên… ý thức giới phát sanh từ tâm ấy, phát sanh tiếp theo ý giới sanh rồi diệt[26].”
Như vậy, nên hiểu sự diễn tiến của ba thức dị thục quả do khả năng thẩm tấn.
Tố vô nhân ý thức giới câu hành xả phát sanh, xác định cảnh đó tiếp theo thẩm tấn.
Như vậy, nên hiểu sự diễn tiến của 1 ý thức giới do khả năng đoán định.
Tiếp theo đoán định, nếu khi nào có cảnh sắc lớn… khi ấy 5 hay 7 đổng lực lướt nhanh trong cảnh được xác định, do khả năng một loại nào như tám thiện dục giới, 12 bất thiện, 9 tố dục giới còn lại, phương pháp này trước nhất của 5 môn. Nhưng trong ý môn, các đổng lực tiếp theo lướt nhanh khai ý môn. Qua khỏi từ chuyển tánh trở lên, các đổng lực này là 5 thiện, 5 tố sắc giới, 4 thiện, 4 tố Vô sắc giới, 4 tâm đạo, 4 tâm quả siêu thế.
Mỗi loại đổng lực nào trong các đổng lực này được trợ duyên là mỗi loại đổng lực ấy lướt nhanh.
Như vậy, nên hiểu sự diễn tiến của 55 thức thiện, bất thiện, tố, dị thục quả do khả năng đổng lực.
Trong phần cuối đổng lực, nếu một trong 5 môn có cảnh rất lớn và ý môn có cảnh rất rõ, khi ấy, một loại thức dị thục quả trong 8 thức dục giới dị thục quả hữu nhân và 3 ý thức giới dị thục quả vô nhân do khả năng được trợ duyên với mỗi một nơi mình đã được trợ duyên, do khả năng cảnh tốt… và nghiệp đổng lực tâm từ trước v.v… trong cuối cùng đổng lực Dục giới của các chúng sanh Dục giới, theo tâm đổng lực lướt nhanh trong cảnh khác từ cảnh của tâm hữu phần, như nước chảy ngược dòng con thuyền, thời gian như thế, phát sanh một hay hai lần. Thức dị thục quả này phải diễn tiến trong hữu phần cuối của đổng lực.
Gọi là na cảnh vì làm cảnh của đổng lực ấy thành cảnh diễn tiến của mình.
Như vậy, nên hiểu sự diễn tiến của 11 thức dị thục quả do khả năng na cảnh.
Trong nơi cuối cùng của na cảnh, chính hữu phần đó vẫn diễn tiến nữa, khi hữu phần đã diệt, khai môn v.v… cũng diễn tiến nữa, tâm được trợ duyên như vậy đang diễn tiến luôn luôn do định luật tâm đó, là khai môn tiếp theo hữu phần, thấy v.v… tiếp theo khai môn cho đến khi hữu phần trong một cảnh giới diệt đi. Vì thế, trong một cảnh giới tâm hữu phần nào sau cuối tất cả tâm hữu phần ấy được gọi là tâm tử, vì thay đổi từ cảnh giới, do đó, tâm tử ấy có 19 loại giống nhau.
Như vậy, nên hiểu sự diễn tiến của 19 thức dị thục quả do khả năng tử.
Tâm của chúng sanh luân hồi trong cõi, cảnh giới, thức trú xứ, hữu tình cư cứ diễn tiến không gián đoạn, như vậy là khi tử còn tái tục trở lại, từ lúc tái tục trở đi vẫn còn hữu phần, nhưng trong các chúng sanh này, người nào đã đắc chứng A-la-hán quả, khi tâm tử của vị ấy đã diệt, chắc chắn cũng tịch diệt.
Đây là lời giải thích chi tiết trong thức uẩn.
~~~~~~~~~~
Bây giờ, tiếp theo đây nên giải thích lời nào được tôi nói rằng: phàm pháp nào có trạng thái hưởng cảnh, gom tất cả pháp ấy vào một loại, nên hiểu là thọ uẩn.
Chính trạng thái hưởng cảnh ấy, chắc chắn gọi là thọ uẩn, như được Ngài Sārīputta - Xá Lợi Phất thuyết rằng: “Vedayati vedayatīti kho āvuso, tasmā vedanāti vuccatīti[27] “Này hiền giả, (thực tính) hưởng cảnh, hưởng cảnh, do đó được gọi là thọ”
Thọ ấy, theo thực tính có một loại do trạng thái hưởng cảnh, nhưng theo khả năng sanh loại, có 3 là thiện, bất thiện và vô ký. Trong ba loại ấy nên biết rằng:
- Thọ tương ưng với thức thiện đã được nói bằng cách như thức thiện dục giới có 8 loại, do chia thành (câu hành) hỷ hay xả, tương ưng hay bất tương ưng trí, hữu dẫn hay vô dẫn thành thiện.
- Thọ tương ưng với thức bất thiện thành bất thiện.
- Thọ tương ưng với thức vô ký thành vô ký.
Thọ ấy có năm loại do chia theo thực tính là lạc, khổ, hỷ, ưu và xả.
Trong năm loại thọ ấy:
* Thọ tương ưng với thân thức dị thục quả thiện là thọ lạc.
* Thọ tương ưng với thân thức dị thục quả bất thiện là thọ khổ.
* Thọ tương ưng với 62 thức như Dục giới tương ưng với 4 thức thiện, 4 thức dị thục quả hữu nhân, 1 thức dị thục quả vô nhân, 4 thức tố hữu nhân, 1 thức tố vô nhân, 4 thức bất thiện (gom thành 18), sắc giới tương ưng với 4 thức thiện, 4 thức dị thục quả, 4 thức tố, ngoại trừ thức đối với thiền thứ 5 (gom thành 12). Phần siêu thế, vì nguyên nhân thức siêu thế là không có thiền không được. Do đó, thức siêu thế chia thành 40 do khả năng của 5 bậc thiền. Trong 40 thức siêu thế ấy, ngoại trừ 8 thức liên quan trong thiền thứ 5, còn lại tương ưng với 32 thức thiện và dị thục quả là thọ hỷ.
* Thọ tương ưng với 2 thức bất thiện là thọ ưu.
* Thọ tương ưng với 55 thức còn lại là thọ xả.
Trong năm loại thọ ấy:
Lạc
- Iṭṭhaphoṭṭhabbānubhavanalakkhaṇaṃ: trạng thái là hưởng cảnh xúc tốt, đáng thích thú.
- Sampayuttānaṃ upabrūhanarasaṃ: phận sự là tăng trưởng pháp tương ưng.
- Kāyika-assādapaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là thỏa thích thuộc về thân.
- Kāyindriyapadaṭṭhānaṃ: nhân cận là có thân quyền.
Khổ
- Aniṭṭhaphoṭṭhabbānubhavanalakkhaṇaṃ: trạng thái là hưởng cảnh không tốt, không đáng thích thú.
- Sampayuttānaṃ milāpanarasaṃ: phận sự là làm khô héo pháp tương ưng.
- Kāyikābādhapaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là khó chịu thuộc về thân.
- Kāyindriyapadaṭṭhānaṃ: nhân cận là có thân quyền.
Hỷ
- Iṭṭhārammaṇānubhavanalakkhaṇaṃ: trạng thái là hưởng cảnh tốt, đáng mong mỏi.
- Yathā tathā vā iṭṭhākārasambhogarasaṃ: phận sự là dụng nạp bất cứ cảnh tốt, đáng mong mỏi nào.
- Cetasika-assādapaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là thỏa thích thuộc về tâm.
- Passaddhipadaṭṭhānaṃ: nhân cận là có sự an tịnh.
Ưu
- Aniṭṭhārammaṇānubhavanalakkhaṇaṃ: trạng thái là hưởng cảnh không tốt, không đáng mong mỏi.
- Yathā tathā vā aniṭṭhākārasambhogarasaṃ: Phận sự là dụng nạp bất cứ trường hợp không đáng mong mỏi nào.
- Cetasikābādhapaccupaṭṭhānaṃ Thành tựu là khó chịu thuộc về tâm.
- Ekanteneva hadayavatthupadaṭṭhānaṃ: nhân cận là có 1 loại ý vật.
Xả
- Majjhattavedayitalakkhaṇā: trạng thái là hưởng cảnh trung bình.
- Sampayuttānaṃ nāti-upabrūhanamilāpanarasā: phận sự là không quá tăng trưởng, không quá tàn suy pháp tương ưng.
- Santabhāvapaccupaṭṭhānā: thành tựu là yên lặng.
- Nippītikacittapadaṭṭhānā: nhân cận là có tâm ly hỷ.
Đây là lời giải thích chi tiết trong thọ uẩn.
~~~~~~~~~~
Bây giờ, nên biết về lời giải thích của tôi rằng “phàm pháp nào có trạng thái nhớ biết, gom tất cả pháp ấy vào một loại, nên hiểu là tưởng uẩn.”
Chính trạng thái nhớ biết ấy chắc chắn gọi là tưởng uẩn, như được ngài Sārīputta - Xá Lợi Phất thuyết rằng “Sañjānāti sañjānātīti kho āvuso, tasmā saññāti vuccatīti” “này hiền giả, (thực tính) nhớ biết, nhớ biết, do đó gọi là tưởng[28]”.
Chính tưởng này theo thực tính chỉ có một loại do trạng thái nhớ biết, nhưng theo sanh có 3 loại là: Thiện, bất thiện và vô ký.
Trong ba loại ấy, tưởng tương ưng với thức thiện thành thiện, tưởng tương ưng với thức bất thiện thành bất thiện, tưởng tương ưng với thức vô ký thành vô ký.
Thật vậy, thức không có bất tương ưng với tưởng, vì thế thức có loại như thế nào, tưởng cũng có loại như thế ấy. Chính tưởng này được xem như sanh loại giới thức, theo trạng thái tất cả tưởng.
- Sañjānanalakkhaṇā: trạng thái là nhớ biết.
- Tadevetanti puna sañjānanapaccayanimittakaraṇarasā: phận sự là dấu hiệu duyên cho nhớ biết trở lại, đây là vật ấy. Như người thợ mộc khắc dấu hiệu, làm duyên cho sự nhớ biết tiếp theo trong gỗ.
- Yathāgarahitanimittavasena abhinivesakaraṇapaccu-paṭṭhānā: thành tựu là xác định chính xác theo khả năng dấu hiệu được lấy. Như người mù sờ voi.
- Yathā-upaṭṭhitavisayapadaṭṭhānā: nhân cận là có cảnh hiện bày. Như tưởng phát sanh cho những con nai khi nhìn thấy hình nộm tướng là người.
Đây là lời giải thích chi tiết về tưởng uẩn.
~~~~~~~~~~
Tiếp theo đây nên biết về lời giải thích của tôi nói rằng: phàm pháp nào có trạng thái tạo tác, gom tất cả pháp ấy vào một loại, nên biết là hành uẩn.
Trạng thái khiến cho thành khối gọi là trạng thái tạo tác.
Trạng thái tạo tác đó là gì? Chính là hành này, như được đức Thế tôn thuyết rằng: “Saṅkhatamabhisaṅkharotīti kho bhikkhave, tasmā saṅkhārāti vuccati: Này chư tỷ-kheo! (các thực tính) tạo tác pháp hữu vi như vậy, do đó gọi là hành”.
* Các hành ấy
- Abhisaṅkharaṇalakkhaṇaṃ: trạng thái là tạo tác.
- Āyūhanarasā: phận sự là tích trữ.
- Vipphārapaccupaṭṭhānā: thành tựu là phát ra.
- Sesakhandhattayapadaṭṭhānā: nhân cận là có 3 uẩn ngoài ra.
Các hành ấy có một loại do trạng thái... đã được giải thích như vậy, nhưng theo khả năng sanh loại có 3 là thiện, bất thiện và vô ký.
Trong ba loại ấy hành tương ưng với thức thiện thành thiện, hành tương ưng với thức bất thiện thành bất thiện, hành tương ưng với thức vô ký thành vô ký.
Trong ba loại ấy, trước nhất hành tương ưng với thức thiện dục giới thứ nhất đến nhất định 36 loại là: 27 hành tợ tha, 4 hành biến hành yevāpanakā, 5 hành bất định aniyatā.
Trong số 36 loại ấy:
o Hai mươi bảy hành tợ tha là:
1 – Xúc
2 – Tư
3 – Tầm
4 – Tứ
5 – Hỷ
6 – Cần
7 – Mạng quyền
8 – Định
9 – Tín
10 – Niệm
11 – Tàm
12 – Úy
13 – Vô tham
14 – Vô sân
15 – Vô si
16 – Tịnh thân
17 – Tịnh tâm
18 – Khinh thân
19 – Khinh tâm
20 – Nhu tân
21 – Nhu tâm
22 – Thích thân
23 – Thích thân
24 – Thuần thân
25 – Thuần tâm
26 – Chánh thân
27 – Chánh tâm
o Bốn hành biến hành là:
28 – Dục
29 – Thắng giải
30 – Tác ý
31 – Trung gian
o Năm hành bất định là:
32 – Bi
33 – Tùy hỷ
34 – Tự chế thân ác hạnh
35 – Tự chế ngữ ác hạnh
36 – Tự chế tà mạng
Đây là năm bất định.
36 loại hành này đôi khi phát sanh cùng một lần, đôi khi không phát sanh cùng một lần.
Trong 27 hành đến bằng cách tợ tha ấy.
1 – Xúc: phusatīti phasso: (thực tính) là đụng chạm gọi là xúc.
Chính xúc này:
- Phusanalakkhaṇo: trạng thái là đụng chạm.
- Sanghaṭṭanaraso: phận sự là cùng tiếp xúc.
- Sannipatapaccupaṭṭhāno: thành tựu là hội hợp.
- Āpāthagatavisayapadaṭṭhāno: nhân cận là có cảnh đến phạm vi.
Thật vậy, xúc này là pháp vô sắc, diễn tiến bằng cách đụng chạm được trong cảnh giống nhau, tuy nhiên, không dính thành một với nhau. Tâm và cảnh cùng tiếp xúc, như sắc tiếp xúc mắt, thinh tiếp xúc với tai. Vậy, nó được nói rằng: thành tựu là sự hội họp vì cho hiểu rõ do khả năng nguyên nhân của mình, nghĩa là sự hội họp của ba pháp và nó được nói rằng: nhân cận là có cảnh đến phạm vi, vì pháp sanh cảnh, chưa hoại, mà sự suy xét sanh từ xúc ấy[29] và quyền đã bao quanh. Nên thấy xúc này như bò mẹ không có da vì là nơi trú của thọ.
2 – Tư: cetayatīti cetanā (thực tính) ‘cố ý’ gọi là tư, nghĩa là đặc tính quyết tâm[30].
Tư ấy:
- Cetanābhavavalakkhaṇā: trạng thái là cố ý.
- Āyūhanarasā: phận sự là tích lũy.
- Saṃviddhanapaccupaṭṭhānā: thành tựu là sắp đặt. Như người học trò và kiến trúc sư làm nhiệm vụ của mình và của người khác cho thành tựu.
Chính tư này hiện hữu làm cho mạnh các pháp tương ưng, khi suy xét thấy sự việc gấp rút.v.v…
3 – 4 – 5- Tầm, tứ, hỷ: đối với tầm, tứ, hỷ những điều nên giải thích đã được tôi trình bày rõ ràng trong thiền thứ nhất và xiển minh địa biến xứ.
6 – Cần: vīrabhāvo viriyam: tư cách dũng cảm gọi là cần.
Cần ấy:
- Ussahanalakkhanaṃ: trạng thái là cố gắng.
- Sahajātānaṃ upatthambhanarasaṃ: phận sự là ủng hộ pháp câu sanh.
- Asaṃsīdanabhāvapaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là không thối chí.
- Saṃvegapadaṭṭhānaṃ: nhân cận là có sự động tâm.
Vì Pāḷi chứng minh rằng: “Saṃvego yoniso padahatīti”: Người động tâm siêng năng một cách chân chánh,[31]“ hay
Viriyārambhavatthupadaṭṭhāṇaṃ: nhân cận là có vật nỗ lực tinh cần.
Nên thấy, khi khởi sự chân chánh là nguồn gốc của tất cả sự thành tựu.
7 – Mạng: jīvanti tena (các chúng sanh) đang sống còn với pháp này.
Sayaṃ vā jīvati hay chính pháp đó đang tồn tại, jīvanamattameva vā tanti jīvitam hay pháp ấy chỉ là đang duy trì, do đó, pháp ấy gọi là mạng (quyền).
Trạng thái... của mạng ấy nên hiểu theo phương pháp đã được đề cập trong các mạng, nghĩa là mạng đó là mạng sắc pháp, mạng này là mạng vô sắc pháp. Điều khác nhau trong hai mạng này chỉ có bấy nhiêu.
8 – Định: ārammaṇe cittaṃ samaṃ ādhiyati: giữ tâm[32] quân bình trong cảnh (gọi là định).
- Sammā vā ādhiyati: hay duy trì đúng con đường (gọi là định).
- Samadhānamattameva vā etaṃ cittassāti samādhi, hay thực tính này chỉ là giữ vững tâm gọi là định.
Định ấy:
- Avisāralakkhaṇo: trạng thái là không tán loạn, hay avikkhepalakkhaṇo: trạng thái là bất phóng dật.
- Sahajātānaṃ sampiṇḍanaraso: phận sự là tập trung pháp câu sanh.
- Upasamapaccupaṭṭhāno: thành tựu là sự yên tịnh, như nước xà phòng để dành tắm.
- Visesato sukhapadaṭṭhāno: nhân cận là có lạc một cách đặc biệt.
Nên thấy rằng: sự vững tâm như đứng yên của ngọn lửa đèn nơi kín gió.
9 – Tín: Saddahanti etāya (các chúng sanh) tin cậy do đặc tánh này, gọi là tín.
Sayaṃ vā saddahani hay tự đặc tánh này tin cậy (gọi là tín).
Saddahanamatteva vā esāti saddhā, hay đặc tánh chỉ là sự tin cậy, do đó, đặc tánh này gọi là tín.
Tín ấy
- Saddahanalakkhaṇā: trạng thái là tin tưởng, hay okappanalakkhaṇā: trạng thái là đặt niềm tin.
- Pasādanarasā: phận sự là tịnh tín, như ngọc mani làm cho nước trong, hay pakkandanarasa phận sự là nhảy vào, như khi vượt qua dòng nước.
- Akālussiyapaccupaṭṭhānā: thành tựu là không biết tối tăm[33] hay adhimuttipaccupaṭṭhānā: thành tựu là kính tín.
- Saddheyyavatthupadaṭṭhānā: nhân cận là có vật đáng tín[34], hay saddhammasavanādi-sotāpattiyaṅgapadaṭṭhānā: nhân cận là có Dự lưu phần như nghe Chánh pháp v.v… .
Nên thấy, (đức tin) như bàn tay,[35] như tài sản,[36] và như hột giống[37].
10 – Niệm: saranti etāya (các chúng sanh) ghi nhớ do đặc tánh này gọi là niệm.
Sayaṃ vā sarati hay tự đặc tánh này ghi nhớ (gọi là niệm.
Saranamattameva vā esāti sati, hay đặc tánh này chỉ là nhớ được, do đó, đặc tánh này gọi là niệm.
Niệm ấy:
- Apilāpanalakkhaṇā: trạng thái là không quên lãng.
- Asammosarasā: phận sự là không nhầm lẫn.
- Arakkhapaccupaṭṭhānā: thành tựu là trông nom, hay visayābhimukhabhavapaccupaṭṭthānā: thành tựu là đối diện cảnh.
- Thirasaññāpadaṭṭhānā: nhân cận là có sự niệm tưởng vững chắc, hay kāyādisatipaṭṭhāna-padaṭṭhānā: nhân cận là có niệm xứ như niệm thân…
Lại nữa, nên thấy niệm như cột cừ, vì chôn cứng vào cảnh và như người gác cổng vì hộ trì nhãn môn v.v… .
11 – 12 – Tàm, úy:
- Kāyaduccaritādīhi hiriyatīti hiri (đặc tánh) thẹn với thân ác hạnh v.v.. Gọi là tàm, (đặc tánh) này đồng nghĩa với sự hổ ngươi.
- Tahiyeva ottappatīti ottappaṃ: (đặc tánh) nóng nảy do các ác hạnh ấy gọi là úy, (đặc tánh) này đồng nghĩa với kinh sợ hành động ác. Trong hai loại ấy:
Tàm là:
- Pāpato jigucchanalakkhaṇā: trạng thái là ghê gớm ác hạnh.
- Lajjākārena pāpānaṃ akaraṇarasā: phận sự là không làm ác do trường hợp hổ thẹn.
Úy là:
- Pāpato uttāsanalakkhaṇaṃ: trạng thái là kinh sợ ác hạnh.
- Uttasākārena pāpānaṃ akaraṇarasaṃ: phận sự là không làm ác do trường hợp kinh sợ
Cả hai điều này:
- Vuttappakāreneva ca pāpato saṅkocana-paccupaṭṭhānā: thành tựu là co rút lại việc ác hạnh như trường hợp đã được trình bày.
- Attagāravaparagāravapadaṭṭhānā: nhân cận là có sự tự trọng và kính trọng người khác.
Thật vậy, người kính trọng mình, dứt bỏ ác hạnh do hổ thẹn như nàng dâu. Người kính trọng kẻ khác, dứt bỏ ác hạnh do kinh sợ như kỹ nữ.
Lại nữa, nên hiểu rằng: đây là hai pháp hộ trì thế gian.
13 – Vô tham: na lubbhanti tena (các chúng sanh) không ham muốn do thực tính này (gọi là vô tham).
Sayaṃ vā na lubbhati, hay thực tính này không ham muốn (gọi là vô tham).
Alubbhanamattameva vā tanti lobho, hay thực tính này chỉ là sự không ham muốn, do đó, thực tính này gọi là vô tham.
Trong vô sân và vô si cũng như phương pháp này.
Trong ba loại ấy:
Vô tham:
- Ārammaṇe cittasa agedhalakkhaṇo: trạng thái là không ham muốn trong cảnh, hay Alaggabhāva-lakkhaṇo: trạng thái là không dính mắc, như giọt nước trên lá sen.
- Apariggaharaso: phận sự là không nắm giữ, như vị tỷ-kheo đã giải thoát.
- Anallīnabhāvapaccupaṭṭhāno: thành tựu là không quyến luyến, như người đàn ông rơi trong bất tịnh.
14 - Vô sân
- Acaṇḍikkalakkhaṇo: trạng thái là không độc ác, hay avirodhalakkhaṇo: trạng thái là không chống đối, như bạn hữu hòa thuận nhau.
- Āghātavinayaraso: phận sự là diệt trừ thù hận, hay paraḷāhavinayaraso: phận sự là diệt trừ nóng nảy, như lõi trầm hương.
- Sommabhāvapaccupaṭṭhāno: thành tựu là sự trong suốt[38], như trăng ngày rằm.
15 - Vô si
- Yathāsabhāvapaṭivedhalakkhaṇo: trạng thái là thể nhập thực tính hay akkhalitapaṭivedhalakkhaṇo: trạng thái là thông suốt không sai lầm, như sự xuyên qua của mũi tên mà người thợ săn đã bắn trúng đích.
- Visayobhāsanaraso: phận sự là soi sáng cảnh, như ngọn đèn.
- Asammohapaccupaṭṭhāno: thành tựu là vô si, như người rành mạch đi đến rừng.
Nên thấy rằng ba pháp này là nguồn gốc của tất cả thiện nhiệp.
16 – 17 – Tịnh thân, tịnh tâm
- Kāyassa passambhanaṃ kāyapassadhi: sự yên lặng của thân gọi là tịnh thân.
- Cittassa passambhanaṃ cittapassadhi: sự yên lặng của tâm gọi là tịnh tâm.
Trong hai pháp này, gọi thân là ba uẩn[39] như thọ uẩn.v.v… gom cả hai pháp này vào một loại là tịnh thân-tâm.
- Kāyacittadarathavūpasamalakkhaṇā: trạng thái là sự vắng lặng ưu não thân, tâm.
- Kāyacittadarathabhāvanimmaddanarasā: phận sự là diệt trừ ưu não thân, tâm.
- Kāyacittānaṃ aparipphandasītibhāva-paccupaṭṭhānā: thành tựu là không động và bình tĩnh thân, tâm.
- Kāyacittapadaṭṭhānā: nhân cận là có thân tâm.
Nên hiểu, đây là sự đối nghịch của phiền não điệu cử .v.v.. làm cho không yên lặng thân, tâm.
18 – Khinh thân. Kāyalahubhāvo kāyalahutā: thực tính nhẹ nhàng của thân gọi là khinh thân.
19 – Khinh tâm. Cittalahubhāvo cittalahutā: thực tính nhẹ nhàng của tâm gọi là khinh tâm.
Hai pháp này:
- Kāyacittagarubhāvavūpasamalakkhaṇā: trạng thái là vắng lặng nặng nề thân, tâm.
- Kāyacittagarubhāvanimmaddanarasā: phận sự là diệt trừ nặng nề thân, tâm.
- Kāyacittānaṃ adandhatāpaccupaṭṭhānā: thành tựu là không trì trệ (khinh khoái) thân, tâm.
- Kāyacittapadaṭṭhānā: nhân cận là có thân, tâm.
Nên hiểu, đây là pháp đối nghịch của phiền não hôn trầm, thụy miên v.v… làm nặng nề thân, tâm.
20 – Nhu thân. Kāyassa mudubhāvo kāyamudutā: thực tính mềm dịu của thân gọi là nhu thân.
21 – Nhu tâm. Cittamudubhāvo cittamudutā: thực tính mềm dịu của tâm gọi là nhu tâm.
Hai loại này:
- Kāyacittathambhavūpasamalakkhaṇā: trạng thái là vắng lặng cứng rắn thân tâm.
- Kāyacittathaddhabhāvanimmaddanarasā: phận sự là diệt trừ ương ngạnh thân tâm.
- Appaṭighātapaccupaṭṭhānā: thành tựu là không trở ngại.
- Kāyacittapadaṭṭhānā: nhân cận là có thân tâm.
Nên thấy, đây là pháp đối nghịch với phiền não tà kiến, ngã mạn… làm cứng rắn thân tâm.
22 – Thích thân.
Kāyakammaññabhāvo kāyakammaññatā: thực tính thích hợp với việc làm của thân gọi là thích thân.
23 – Thích tâm. Cittakammaññabhāvo cittakammaññatā: thực tính thích hợp với việc làm của tâm gọi là thích tâm.
Hai pháp này:
- Kāyacittākammaññabhāvavūpasamalakkhaṇā: trạng thái là vắng lặng sự không thích hợp với việc làm của thân tâm.
- Kāyacittākammaññabhāvanimmaddanarasā: phận sự là diệt trừ không thích hợp với việc làm của thân tâm.
- Kāyacittānaṃ ārammaṇakaraṇasampatti-paccupaṭṭhānā: thành tựu là tâm và sở hữu bắt cảnh vừa phải (thích hợp).
- Kāyacittapadaṭṭhānā: nhân cận là có thân tâm.
Nên thấy, pháp này đối nghịch với triền cái còn lại khiến cho không thích hợp với việc làm của thân tâm, dẫn đến các vật tịnh tín trong các hành đáng tịnh tín, dẫn đến cải thiện thích hợp thực hành lợi ích, như vàng thật.
24 – Thuần thân.
Kāyassa pāguññabhāvo kāyapāguññatā: thực tính lanh lợi của thân gọi là thuần thân.
25 – Thuần tâm.
Cittassa pāguññabhāvo cittapāguññatā: thực tính lanh lợi của tâm gọi là thuần tâm.
Hai pháp này:
- Kāyacittānaṃ agelaññabhāvalakkhaṇā: trạng thái là không chậm chạp thân tâm.
- (Kāyacitta)gelaññanimmaddanarasā: phận sự là diệt trừ chậm chạp (thân tâm).
- Nirādīnavapaccupaṭṭhānā: thành tựu là không tội lỗi.
- Kāyacittapadaṭṭhānā: nhân cận là có thân tâm.
Nên thấy, pháp này đối nghịch với bất tín… làm chậm chạp thân tâm.
26 – Chánh thân.
Kāyassa ujukabhāvo kāyujukatā: thực tính ngay thẳng của thân gọi là chánh thân.
27 – Chánh tâm.
Cittassa ujukabhāvo cittujukatā: thực tính ngay thẳng của tâm gọi là chánh tâm.
Hai pháp này:
- Kāyacitta-ajjavalakkhaṇā: trạng thái là ngay thẳng của thân tâm.
- Kāyacittakuṭilabhāvanimmaddanarasā: phận sự là diệt trừ bất chánh của thân tâm.
- Ajimhatāpaccupaṭṭhānā: thành tựu là không gian tà.
- Kāyacittapadaṭṭhānā: nhân cận là có thân tâm.
Nên thấy là đối nghịch với hư ngụy, man trá… làm bất chánh thân tâm.
28 – Dục
Chandoti kattukāmatāyetam adhivacanaṃ: gọi dục đây là đồng tình, nghĩa là muốn làm.
Do đó, dục ấy:
- Kattukāmatālakkhaṇo: trạng thái là muốn làm (tác dục).
- Ārammaṇapariyesanaraso: phận sự là tìm kiếm cảnh.
- Ārammaṇena atthikatāpaccupaṭṭhāno: thành tựu là hy vọng cảnh.
Tadevassa padaṭṭhāno: nhân cận là hy vọng chính cảnh ấy.
Dục này nên thấy như tâm đưa tay ra khi bắt cảnh.
29 – Thắng giải.
Adhimuccanaṃ adhimokkho: sự quả quyết gọi là thắng giải.
Thắng giải ấy:
- Sanniṭṭthānalakkhaṇo: trạng thái là quyết định.
- Asaṃsappanaraso: phận sự là không đầu lụy.
- Nicchayapaccupaṭṭhāno: thành tựu là phán quyết.
- Sanniṭṭheyyadhammapadaṭṭhāno: nhân cận là có pháp đáng quyết định.
Nên thấy như cột cờ vì không động trong cảnh.
30 – Tác ý.
Kiriya karo: sự làm gọi là tác, manamhi kāro manasikaro: sự làm trong ý gọi là tác ý.
Dù tạo ý sai lầm từ ý trước cũng gọi là tác ý. Chính tác ý này có ba trường hợp:
1. Tiến hành theo cảnh.
2. Tiến hành theo lộ tâm.
3. Tiến hành theo đổng lực.
Trong ba điều ấy, ārammaṇapaṭipādako manamhi karoti manasikāro: sự làm trong ý tiến hành theo cảnh, do đó gọi là tác ý thành cảnh.
Tác ý này:
- Sāraṇalakkhaṇo: trạng thái là chú ý.
- Sampayuttānaṃ ārammaṇe saṃyojanaraso: phận sự là cột pháp tương ưng vào cảnh.
- Ārammaṇābhimukhabhāvapaccupaṭṭhāno: thành tựu là đối diện với cảnh.
- Ārammaṇapadaṭṭhāno: nhân cận là có cảnh.
Tác ý là liên quan trong hành uẩn, nên thấy như người đánh xe vì làm cho các pháp tương ưng tiến hành theo cảnh.
Gọi (tác ý) tiến hành theo lộ tâm, đây là đồng nghĩa tâm khai ngũ môn.
Gọi (tác ý) tiến hành theo đổng lực, đây là đồng nghĩa tâm khai ý môn.
Hai điều đó không cần lấy trong nơi đây.
31 – Trung gian.
Tesu tesu dhammesu majjhattatā tatramajjhattatā: trung bình trong mỗi một pháp gọi là trung gian.
Trung gian ấy:
- Cittacetasikānaṃ samavāhitalakkhaṇā: trạng thái là hướng dẫn quân bình tâm và sở hữu tâm.
- ūnādhikatānivāraṇarasā: phận sự là ngăn chặn thái quá, bất cập, hay pakkhapātupacchedanarasā: phận sự là cắt ngay giữa.
- Majjhattabhāvapaccupaṭṭhānā: thành tựu là trung bình.
Nên thấy trung gian như người đánh xe thản nhiên nhìn cặp ngựa thuần thục chạy đều đặn một cách vô tư của tâm và sở hữu tâm.
32 – 33 – Bi và tùy hỷ nên hiểu theo phương pháp đã được đề cập trong phạm trú xiển minh. Đây chỉ khác nhau là các phạm trú ấy đạt đến định kiên cố sắc giới, còn các pháp này là dục giới.
Nhưng một số giáo thọ sư muốn từ và xả trong bất định, điều đó không thể chấp nhận, vì từ chính là ý nghĩa vô sân, xả tức là xả trung gian.
34 – 35 – 36 – Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng:
Kāyaduccaritato virati kāyaduccaritavirati: sự từ bỏ thân làm ác gọi là ngăn trừ (tự chế) thân ác hạnh. Trong các ngăn trừ còn lại, cũng có phương pháp này, nhưng theo trạng thái v.v… . Cả ba pháp ngăn trừ này:
- Kāyaduccaritādivatthūnaṃ avītikkamalakkhaṇā: trạng thái là không vi phạm vật tội lỗi như thân ác hạnh v.v… giải thích là trạng thái không vượt qua.
- Kāyaduccaritādivatthuto saṅkocanarasā: phận sự là gớm ghê thân ác hạnh v.v…
- Akiriyapaccupaṭṭhānā: thành tựu là không hành động.
- Saddhāhirottappa-appicchatādiguṇapadaṭṭhānā: nhân cận là có ân đức như: tín, tàm, úy, thiểu dục… Nên thấy là ân đức tâm quay mặt với ác hạnh.
Ba mươi sáu hành này như giải thích, nên hiểu hòa hợp với thức thiện dục giới thứ nhất. Sự hòa hợp với thức thứ nhất như thế nào, thức thứ nhì cũng như thế ấy, nhưng nơi đây chỉ khác nhau là hữu dẫn.
Lại nữa, nên hiểu các hành còn lại ngoại trừ vô si là hòa hợp thức thứ ba, thức thứ tư cũng vậy, nơi đây chỉ khác là hữu dẫn.
Trong các hành đã trình bày nơi thức dục giới thứ nhất, những hành còn lại, ngoại trừ hỷ hòa hợp với thức dục giới thứ năm. Hòa hợp với thức thứ năm như thế nào, thức thứ sáu cũng như thế ấy, nơi đây chỉ khác là hữu dẫn.
Các hành còn lại ngoại trừ vô si, nên hiểu là hòa hợp với thức thứ bảy, hòa hợp với thức thứ tám cũng vậy, nơi đây chỉ khác là hữu dẫn.
Lại nữa, các hành đã trình bày trong thức dục giới thứ nhất, ngoại trừ ba ngăn trừ, các hành còn lại hòa hợp với thức sắc giới thứ nhất trong những thiện sắc giới. Trong các hành trừ tầm, nên hiểu là hòa hợp với thức sắc giới thứ hai. Trừ tứ nên hiểu đi đến hòa hợp với thức sắc giới thứ ba. Trừ hỷ nên hiểu đi đến hòa hợp với thức sắc giới thứ tư. Trừ bi và tùy hỷ trong các hành bất định nên hiểu đi đến hòa hợp với thức sắc giới thứ năm.
Chính các hành ấy cũng hòa hợp với 4 thiền vô sắc, nhưng trong nơi đây chỉ khác là vô sắc.
Trong thức thiền thứ nhất siêu thế, trước tiên nên hiểu hòa hợp với thức đạo, theo phương pháp đã trình bày trong thức sắc giới thứ nhất, chia thành thiền thứ nhì v.v… theo phương pháp đã trình bày trong thức sắc giới thứ nhì v.v… Nơi đây, điều khác nhau này là không có bi, tùy hỷ và siêu thế có ba ngăn trừ nhất định.
Như vậy, trước nhất nên hiểu các hành uẩn thiện chỉ có bấy nhiêu.
~~~~~~~~~~
Trong các hành uẩn bất thiện, trước nhất, hành tương ưng với thức bất thiện thứ nhất thuộc tham căn có 17 là đến nhất định 13 tợ tha và 4 biến hành.
Trong các hành ấy, đây là 13 hành tợ tha:
1 – Xúc
2 – Tư
3 – Tầm
4 – Tứ
5 – Hỷ
6 – Cần
7 – Mạng (quyền)
8 – Định
9 – Vô tàm
10 – Vô úy
11 – Tham
12 – Si
13 – Tà kiến
Đây là bốn hành biến hành:
14 – Dục
15 – Thắng giải
16 – Điệu cử (trạo cử),
17 – Tác ý
Trong các hành bất thiện.
- Na hiriyatīti ahiriko: người không hổ thẹn gọi là người vô tàm.
- Ahirikassa bhāvo ahirikam: tư cách không hổ thẹn là vô tàm.
- Na ottappam anottappam: tư cách không sợ hãi là vô úy.
Trong 2 tội lỗi này:
Vô tàm
Kāyaduccaritādīhi ajigucchanalakkhaṇaṃ: trạng thái là không gớm ghê thân ác hạnh... hay alajjālakkhaṇaṃ: trạng thái là không hổ thẹn.
Vô úy
Teheva asārajjalakkhaṇaṃ: trạng thái là không sợ hãi thân ác hạnh ấy… hay anuttāsalakkhaṇaṃ: trạng thái là không kinh sợ thân ác hạnh ấy.
Đây là tóm tắt hai tội lỗi này, nhưng chi tiết nên hiểu khả năng trái ngược với tàm và úy đã được trình bày.
- Lubbhanti tena (các chúng sanh) tham muốn do phiền não này, gọi là tham, sayaṃ vā lubbhati hay tự phiền não này ham muốn (gọi là tham), lubbhanamattameva vā tanti lobho hay phiền não này chỉ là sự ham muốn, do đó gọi là tham.
- Muyhanti tena (các chúng sanh) mê mờ do phiền não này, gọi là si, sayaṃ vā muyhati hay tự phiền não này mê mờ, gọi là si, muyhanamattameva vā tanti moho hay phiền não này chỉ là mê mờ, do đó gọi là si.
Trong hai tội lỗi ấy:
Tham
- Ārammaṇaggahaṇalakkhaṇo: trạng thái là bám lấy cảnh, như khỉ vướng bẫy nhựa[40].
- Abhisaṅgaraso: phận sự là dính mắc, như cục thịt bị quăng vào chảo nóng.
- Apariccāgapaccupaṭṭhāno: thành tựu là không dứt bỏ, như thuốc hòa màu lẫn vào dầu để dành nhỏ mắt.
- Saṃyojaniyadhammesu assādadassanapadaṭṭhāno: nhân cận là thấy thỏa thích trong các pháp cảnh triền.
Nên thấy, khi ái hà tăng trưởng dẫn dắt (chúng sanh) rơi vào cảnh khổ, như dòng sông chảy nhanh ra đại dương.
Si
- Cittassa andhabhāvalakkhaṇo: trạng thái là tối mê của tâm, hay aññāṇalakkhaṇo: trạng thái là không biết (vô trí).
- Asampaṭivedharaso: phận sự là không thông suốt, hay ārammaṇasabhāvacchādanaraso: phận sự là che đậy thực tính (sự thật) của cảnh.
- Asammāpaṭipattipaccupaṭṭhāno: thành tựu là tiến hành không đúng, hay andhakārapaccupaṭṭhāno: thành tựu là tối mê.
- Ayonisomanasikārapadaṭṭhāno: nhân cận là có tác ý không khéo.
Nên thấy là nguồn gốc của tất cả bất thiện.
Tà kiến
Micchā passanti etāya (các chúng sanh) thấy sai do phiền não này (gọi là tà kiến), sayaṃ vā micchā passati hay tự phiền não này thấy sai (gọi là tà kiến), micchadassanamattaṃ vā esāti micchādiṭṭhi hay phiền não này chỉ là sự thấy sai, do đó gọi là tà kiến.
Tà kiến ấy:
- Ayoniso abhinivesalakkhaṇā: trạng thái là cố chấp không khéo.
- Parāmāsarasā: phận sự là khinh thị.
- Micchābhinivesapaccupaṭṭhānā: thành tựu là cố chấp sai.
- Ariyānaṃ adassanakāmatādipadaṭṭhānā: nhân cận là không muốn thấy bậc thánh v.v…
Nên thấy tà kiến là tội lỗi cao nhất.
Trạo cử
Uddhatabhāvo uddhaccaṃ: sự phóng túng gọi là trạo cử. Trạo cử ấy
- Avūpasamalakkhaṇaṃ: trạng thái là không yên lặng, như nước lay động vì gió.
- Anavaṭṭhānarasaṃ: phận sự là không đứng yên, như lá cờ động vì gió thổi.
- Bhantattapaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là rối loạn, như tro bay lên vì bị hòn đá ném vào.
- Cetaso avūpasame ayonisomanasikārapadaṭṭhānaṃ: nhân cận là không yên lặng tâm và tác ý không khéo.
Nên thấy trạo cử là tâm phóng dật.
Các hành còn lại, nên hiểu theo phương pháp đã được trình bày trong hành uẩn thiện.
Tính chất bất thiện là thấp hèn và không tốt đẹp, sự khác nhau của các bất thiện này là do những pháp thiện đó.
Mười bảy hành bất thiện này giải thích như vậy, nên hiểu là hòa hợp với thức bất thiện thứ nhất. Sự hòa hợp với thức bất thiện thứ nhất như thế nào, thức bất thiện thứ nhì cũng như thế ấy, nơi đây, sự khác nhau vì hữu dẫn và vì bất định của hôn trầm thụy miên.
Trong các hành bất thiện ấy:
- Thinanatā thinaṃ – sự thối chí gọi là hôn trầm.
- Mijjhanatā[41] middhaṃ – sự uể oải gọi là thụy miên.
Nghĩa là bỏ rơi vì không cố gắng, cắt đứt do thất niệm, thối chí và sự uể oải gọi là hôn trầm thụy miên (hôn thụy).
Trong hai tội lỗi này:
Hôn trầm
- Anussāhalakkhaṇaṃ: trạng thái là không cố gắng.
- Viriyavinodanarasaṃ: phận sự là bỏ rơi tinh tấn.
- Saṃsīdanapaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là chìm xuống (thối chí).
Thụy miên
- Akammaññtālakkhaṇaṃ: trạng thái là không thích hợp với việc làm.
- Odahanarasaṃ[42]: phận sự là uể oải.
- Līnatāpacupaṭṭhānaṃ: thành tựu là suy nhược, hay pacalāyikāniddāpaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là buồn ngủ.
Cả hai pháp này:
- Arativijambhikādīsu ayoniso manasikāra-padaṭṭhānaṃ: nhân cận là tác ý không khéo trong vật bất mãn, lười biếng.
Các hành bất thiện đã được trình bày trong thức bất thiện thứ nhất trừ tà kiến, các hành còn lại nên hiểu là hòa hợp với thức bất thiện thứ ba, nhưng nơi đây chỉ khác là ngã mạn.
Ngã mạn
- Unnatilakkhaṇo: trạng thái là kiêu ngạo.
- Sampaggaharaso: phận sự là tự cao.
- Ketukamyatāpaccupaṭṭhāno: thành tựu là kỳ vọng (lên như cờ).
- Diṭṭhivippayuttalobhapadaṭṭthāno: nhân cận là có tham bất tương ưng tà kiến.
Nên thấy ngã mạn như người điên.
Các hành bất thiện đã được trình bày trong thức bất thiện thứ nhì, hành còn lại trừ tà kiến, nên hiểu là hòa hợp với thức bất thiện thứ tư, thức này cũng có ngã mạn trong hành bất định như cũ.
Các hành bất thiện đã được trình bày trong thức bất thiện thứ nhất, các hành còn lại trừ hỷ, nên hiểu là hòa hợp với thức bất thiện thứ năm. Sự hòa hợp với thức bất thiện thứ năm như thế nào, thì thức bất thiện thứ sáu cũng như thế ấy, thức này chỉ khác nhau vì hữu dẫn và vì bất định của hôn trầm thụy miên.
Các hành bất thiện đã được trình bày trong thức bất thiện thứ năm, các hành còn lại trừ tà kiến, nên hiểu là hòa hợp với thức bất thiện thứ bảy, thức này có ngã mạn bất định.
Các hành bất thiện đã được trình bày trong thức bất thiện thứ sáu, các hành còn lại trừ tà kiến, nên hiểu là hòa hợp với thức bất thiện thứ tám, thức này có ngã mạn bất định như cũ.
Hành uẩn bất thiện tương ưng với thức bất thiện thứ nhất trong hai thức căn sân có mười tám (hành) là: nhất định mười một tợ tha, bốn biến hành và ba bất định.
Trong các hành bất thiện này, đây là mười một hành tợ tha:
1 – Xúc
2 – Tư
3 – Tầm
4 – Tứ
5 – Cần
6 – Mạng (quyền)
7 – Định
8 – Vô tàm
9 – Vô úy
10 – Sân
11 – Si
Đây là 4 hành biến hành:
12 – Dục
13 – Thắng giải
14 – Trạo cử
15 – Tác ý
Đây là 3 hành bất định.
16 – Tật
17 – Lận
18 – Hối
Trong các hành bất thiện ấy:
Dussanti tena – (các chúng sanh) độc hại do phiền não (gọi là sân), sayaṃ vā dussati – hay tự phiền não này độc hại (gọi là sân), dussanamattameva vā tanti doso – hay phiền não này chỉ là độc hại, do đó gọi là sân.
Sân ấy:
- Caṇḍikalakkhaṇo: trạng thái là độc ác, như rắn độc.
- Visappanaraso: phận sự là gay gắt, như thuốc độc bị rơi xuống, hay attano nissayadahanaraso: phận sự là thiêu đốt chỗ nương của mình, như lửa rừng.
- Dussanapaccupaṭṭhāno: thành tựu là hãm hại, như kẻ thù có được cơ hội.
- Āghātavatthupadaṭṭhāno: nhân cận là đối tượng hận thù, nên thấy như nước tiểu hôi hòa với thuốc độc.
Tật:
Issāyanā issā – sự ganh tỵ gọi là tật. Tật ấy:
- Parasamampattīnaṃ usūyanalakkhaṇā: trạng thái là ganh ghét sự thành tựu của người khác.
- Tattheva anabhiratirasā: phận sự là không hoan hỷ với thành tựu của chính người ấy.
- Tato vimukhabhāvapaccupaṭṭhānā: thành tựu là quay mặt tránh xa sự thành tựu của người ấy.
- Parasampattipadaṭṭhānā: nhân cận là có sự thành tựu của người khác.
Nên thấy (tật) là triền.
Lận:
Maccharabhāvo macchariyam – sự bỏn xẻn gọi là lận. Lận ấy:
- Laddhānaṃ vā labhitabbānaṃ vā attano sampattīnaṃ nigūhanalakkhaṇaṃ: trạng thái là che giấu sự thành tựu của mình đã được hay phải được.
- Tāsaññeva parehi sādharaṇabhāva-akkhamanarasaṃ: phận sự là không chịu được sự thành tựu của ta chung với người khác.
- Saṅkocanapaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là co rút lại, hay katukañcukatāpaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là tư cách gian trá[43].
- Attasampattipadaṭṭhānaṃ: nhân cận là có sự thành tựu của ta.
Nên thấy là tư cách sai lầm của tâm.
Hối.
- Kucchitaṃ kataṃ kukataṃ – Phận sự người đã làm mà bậc thiện trí thức không thích là nghiệp đáng ghét, Tassa bhāvo kukkucam – tư cách nghiệp đáng ghét ấy gọi là hối.
Hối:
- Pacchanutapalakkhaṇaṃ: trạng thái là nóng nảy về sau.
- Katakatanusocanarasaṃ: phận sự là buồn rầu theo nghiệp đã làm và không được làm.
- Vippaṭisārapaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là hối tiếc.
- Katākatapadaṭṭhānaṃ: nhân cận là có nghiệp đã làm và không được làm.
Nên thấy như nô lệ.
Các hành còn lại như trường hợp đã được trình bày. Mười tám hành bất thiện này giải thích như vậy, nên hiểu là hòa hợp với thức căn sân thứ nhất. Sự hòa hợp với thức căn sân thứ nhất như thế nào thức căn sân thứ nhì cũng như thế ấy, chỉ có khác vì hữu dẫn và hôn trầm, thụy miên trong các hành bất định.
Trong hai thức bất thiện căn si, trước nhất, thức bất thiện tương ưng với hoài nghi, đây là mười một hành tợ tha có 11 hành là:
1 – Xúc
2 – Tư
3 – Tầm
4 – Tứ
5 – Cần
6 – Mạng (quyền)
7 – Trụ tâm
8 – Vô tàm
9 – Vô úy
10 – Si
11 – Hoài nghi
Đây là hai hành biến hành:
12 – Trạo cử
13 – Tác ý
Trong các hành bất thiện ấy, trụ tâm, tức định, giảm sức mạnh, chỉ là đứng yên, diễn tiến của tâm.
Vigatā cikicchāti vicikicchā – không có xác định gọi là hoài nghi.
Hoài nghi ấy
- Saṃsayalakkhaṇā: trạng thái là do dự.
- Kampanarasā: phận sự là rung động.
- Anicchayapaccupaṭṭhānā: thành tựu là không quyết định, hay anekaṃsaggāhapaccupaṭṭhānā: thành tựu là chấp nhận nhiều thành phần.
- Vicikicchayaṃ ayoniso manasikarapadaṭṭhānā: nhân cận là tác ý không khéo trong điều nghi hoặc.
Nên thấy là gây tai hại cho sự tiến hóa.
Các hành còn lại như đã được trình bày.
Các hành bất thiện đã được trình bày trong thức bất thiện tương ưng với hoài nghi, ngoại trừ còn lại 12 hành tương ưng trạo cử. Thắng giải phát sanh trong 12 hành bất thiện tương ưng với trạo cử này, do không có hoài nghi, gom với thắng giải vừa đủ 13 hành, nhưng định có sức mạnh nhiều hơn thực tính của thắng giải.
Trong các hành bất thiện này, pháp nào là trạo cử, pháp ấy nhất định bằng tợ tha, thắng giải và tác ý đến do khả năng biến hành.
Như vậy, nên hiểu các hành bất thiện được giải thích.
~~~~~~~~~
Trong các hành vô ký, trước nhất dị thục quả vô ký có 2 loại do chia thành hữu nhân và vô nhân.
Trong hai loại ấy, hành tương ưng với thức dị thục quả vô nhân là (hành) vô nhân.
Trong hành vô ký dị thục quả vô nhân ấy, trước nhất, hành tương ưng với nhãn thức dị thục quả thiện và bất thiện có 5 hành. Đây bốn hành tợ tha:
1 – Xúc
2 – Tứ
3 – Mạng (quyền)
4 – Trụ tâm
5 – Tác ý là một hành biến hành.
Các hành ấy cũng tương ưng với: nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức.
Năm hành ấy và tầm, tứ, thắng giải là 8 hành tương ưngvới 2 ý giới dị thục quả.
Đối với 3 loại ý thức giới vô nhân cũng vậy:
Nên hiểu là ý thức giới vô nhân nào trong các ý thức giới vô nhân này câu hành hỷ, hỷ là số lượng cao hơn đối với ý thức vô nhân.
Lại nữa, hành tương ưng với ý thức giới dị thục quả hữu nhân là (hành) hữu nhân.
Trong các hành ấy, trước nhất, hành tương ưng với 8 dị thục quả Dục giới là giống như hành tương ưng với 8 thức thiện dục giới, nhưng các hành nào có bi, tùy hỷ bất định, các hành ấy không có trong dị thục quả Dục giới, có một loại, cảnh hy thiểu (cảnh Dục giới), nhưng không sử dụng bi, tùy hỷ. Ngay cả các ngăn trừ phần cũng không có trong dị thục quả, vì rằng năm điều học là thiện.
Lại nữa, các hành tương ưng với thức dị thục quả sắc giới, Vô sắc giới và siêu thế giống như các hành tương ưng thức thiện của các loại thức ấy.
Hành vô ký tố có hai loại do chia thành hữu nhân và vô nhân. Trong hai hành ấy, các hành tương ưng với thức tố vô nhân, là (hành) vô nhân. Các hành vô ký tố vô nhân ấy giống như hành hòa hợp với ý giới dị thục quả bất thiện và 2 ý thức giới vô nhân. Riêng 2 ý thức giới có cần, vì thực tính tinh tấn đạt đến sức mạnh, đây là khác nhau trong điều này.
Lại nữa, các hành tương ưng với thức tố hữu nhân, là (hành) hữu nhân. Trong các hành vô ký hữu nhân ấy, trước nhất là những hành tương ưng với 8 thức tố dục giới, trừ ngăn trừ phần giống như hành tương ưng với 8 thức thiện Dục giới.
Lại nữa, các hành tương ưng với thức tố sắc giới và Vô sắc giới, giống như với hành tương ưng với thức thiện của các loại thức ấy bằng tất cả trường hợp.
Như vậy, nên hiểu các hành vô ký được giải thích.
Đây là lời giải thích chi tiết hành uẩn.
~~~~~~~~~~
Trước nhất, đây là lời giải thích chi tiết trong các uẩn theo phương pháp câu phân tích Vô tỷ pháp.
Sắc uẩn
Lại nữa, các uẩn đã được đức Thế tôn giảng chi tiết như vầy: “Phàm sắc nào quá khứ, hiện tại, vị lai, bên trong hay bên ngoài, thô hay tế, xấu hay tốt, xa hay gần v.v… tóm thâu sắc ấy vào một loại, đây gọi là sắc uẩn… . Phàm thọ nào… . Phàm tưởng nào… . Phàm hành nào… . Phàm thức nào quá khứ, hiện tại, vị lai v.v... tóm thâu thức ấy vào một loại, đây gọi là thức uẩn[44].
Trong các lời giảng ấy, gọi ‘phàm… nào’ là lời xác định không dư sót.
Gọi ‘sắc’ là lời xác định thực tính, liên hệ vô cùng: cả hai câu như vậy, là xác định sắc không dư sót.
Tiếp theo phân tích sắc theo quá khứ..., điều đó chia thành phàm quá khứ nào…, phàm vị lai nào... thọ... giống như phương pháp này.
Trong các uẩn, trước nhất, sắc uẩn quá khứ có 4 cách, do khả năng:
1 – Thời kỳ.
2 –Nối tiếp.
3 – Khả năng.
4 – Sát na.
Hiện tại và vị lai cũng vậy.
Trong 4 cách ấy, trước tiên ‘do khả năng thời kỳ’ sắc khi trước, kể từ tái tục của một người trong một cõi là quá khứ, sắc đã qua kể từ tâm tử trở đi là vị lai, sắc trong khoảng giữa tái tục và tử gọi là hiện tại.
Nên hiểu “sắc do khả năng nối tiếp’, sắc chung một quý tiết sở sanh và vật thực sở sanh, đang diễn tiến do khả năng trước vị lai gọi là hiện tại, sắc trong khi trước đó có quí tiết và vật thực sở sanh khác nhau gọi là quá khứ, sắc sau đó gọi là vị lai. Tuy nhiên, sắc sanh từ tâm, có một lộ tâm, một chặng đổng lực, một thiền chứng sở sanh gọi là hiện tại, sắc trước đó gọi là quá khứ, sắc sau gọi là vị lai. Không có khác nhau, chia thành quá khứ v.v… do khả năng sự nối tiếp của sắc nghiệp sở sanh, nhưng nên hiểu chia thành quá khứ v.v… của sắc ấy, do khả năng sắc ủng hộ các sắc quý tiết, vật thực và tâm sở sanh ấy.
Nên hiểu ‘sắc do khả năng thời gian’, là sắc trong mỗi một khoảng thời gian đang diễn tiến do khả năng nối tiếp nhau trong các khoảng thời gian như: một khoảnh khắc, buổi sáng, buổi chiều, ban đêm, ban ngày v.v… gọi là hiện tại, sắc nào trước đó gọi là quá khứ, sắc sau đó gọi là vị lai.
Nên hiểu ‘sắc do khả năng sát-na’ là sắc liên quan trong 3 sát-na như: sát-na sanh v.v… gọi là hiện tại, sắc trước đó gọi là quá khứ, sắc sau đó gọi là vị lai.
Lại nữa, sắc đã qua phận sự nhân duyên gọi là quá khứ, sắc có phận sự nhân đã thành tựu từ phận sự của duyên, vẫn không thành tựu gọi là hiện tại, sắc có cả 2 phận sự không thành tựu gọi là vị lai. Hay sắc trong sát-na đang có phận sự là hiện tại, sắc trước đó gọi là quá khứ, sắc sau đó gọi là vị lai.
Trong các sắc này, lời nói sát-na .v.v.. là lời nói không khác nhau, còn lại là lời nói phổ thông. Chia theo bên trong và bên ngoài, có phương pháp như đã được trình bày.
Lại nữa, trong 2 sắc này: sắc riêng bên trong ta, nên hiểu là sắc bên trong (sắc nội phần), sắc có trong người khác, nên hiểu là sắc bên ngoài (sắc ngoại phần).
Chia thành thô và tế, phương pháp như đã được trình bày xấu và tốt, chia thành 2 loại: do giải thích phổ thông và giải thích không giống nhau.
Trong hai loại sắc ấy, sắc của Phạm Thiên hạ liệt hơn sắc Phạm Thiên sắc cứu cánh, sắc của Phạm Thiên Thiện Hiện cao quý hơn sắc của Phạm Thiên tầng Thiện Kiến. Như vậy, nên hiểu xấu và tốt, giải thích đến sắc của chúng sanh trong địa ngục theo phương pháp này.
Bằng cách giải thích không giống nhau: dị thục quả bất thiện sanh khởi trong sắc nào, sắc đó là sắc xấu, dị thục quả thiện sanh khởi trong sắc nào, sắc đó là sắc tốt.
Lời nói: ‘xa hay gần’, đây có phương pháp như đã được trình bày. Lại nữa, xa hay gần trong sắc này nên hiểu từng cặp với nhau trong mọi trường hợp.
Lời nói: ‘tóm thâu sắc ấy vào một loại’ có giải rằng: sắc ấy đã trình bày mỗi người mỗi loại, do câu quá khứ v.v… Tất cả sắc gọi là sắc uẩn, vì hợp thành khối, với trí tuệ kiến tri một loại đặc tánh, nghĩa là trạng thái tiêu hoại. Với lời ấy, tất cả sắc được Ngài trình bày là sắc uẩn, hợp thành khối có trạng thái tiêu hoại và thực tính khác, ngoài sắc bị tiêu hoại, không gọi là sắc uẩn.
Thọ uẩn
Sắc như thế nào, thọ v.v… cũng như thế ấy, do hợp thành khối mà trạng thái hưởng cảnh... vì thực tính khác, ngoài ra thọ... không gọi là thọ uẩn.
Lại nữa, thọ uẩn này, phân tích về quá khứ v.v… nên hiểu quá khứ, hiện tại, vị lai do khả năng sự nối tiếp và khả năng sát-na v.v… .
Trong 2 loại ấy, ‘do khả năng nối tiếp’, thọ liên quan một lộ trình tâm, một chặng đổng lực, một thiền chứng và đang diễn tiến vì liên hệ một loại cảnh gọi là hiện tại, thọ trước đó gọi là quá khứ, thọ sau đó gọi là vị lai.
‘Do khả năng sát-na v.v… ’ thọ liên quan 3 sát-na diễn tiến chót đoạn đầu, chót đoạn cuối, chót đoạn giữa và đang làm phận sự của mình gọi là hiện tại, thọ trước đó gọi là quá khứ, thọ sau đó gọi là vị lai.
Chia thành thọ bên trong và thọ bên ngoài, nên hiểu do khả năng bên trong ta v.v… Chia thành thọ thô và tế, nên hiểu do khả năng sanh, thực tính, người, hiệp thế và siêu thế, đã được Ngài thuyết trong bộ Phân Tích (Vibhaṅga) bằng phương pháp như: “thọ bất thiện là thô, thọ thiện và vô ký là tế[45]“.
Trước tiên nên hiểu ‘thọ do khả năng sanh’: thọ bất thiện thô hơn thọ thiện, vì nguyên nhân hành động có tội, vì nóng nảy của phiền não và không yên lặng; thô hơn thọ dị thục quả vô ký, vì rối loạn, vì có cố gắng, vì có dị thục quả, vì sự nóng nảy của phiền não, vì có hãm hại và vì có tội; thô hơn thọ vô ký tố vì có dị thục quả, vì nóng nảy của phiền não, vì có sự hãm hại, vì có tội.
Lại nữa, thọ thiện và vô ký tế hơn thọ bất thiện, vì trái ngược với điều đã được trình bày.
Hai loại thọ thiện và bất thiện thô hơn hai loại thọ vô ký theo đặc tánh liên hệ vì sự rối loạn, vì cố gắng và vì có dị thục quả. Hai loại thọ vô ký tế hơn hai loại ấy vì trái ngược với điều đã được trình bày.
Như vậy, trước nhất, nên hiểu thọ thô và tế do khả năng sanh.
Lại nữa, nên hiểu ‘thọ thô do khả năng thực tính’, thọ khổ thô hơn hai thọ ngoài ra, vì không thỏa thích, vì kích thích, vì đáng sợ hãi và vì bị đè nén. Còn hai loại thọ ngoài ra, tế hơn khổ thọ theo đặc tánh liên hệ vì mát lạnh, vì yên lặng, vì cao quý, vì hoan hỷ và trung bình. Cả hai khổ và lạc thọ thô hơn phi khổ phi lạc thọ, vì kích thích, vì làm tăng trưởng và vì làm hiện rõ. Còn phi khổ phi lạc thọ ấy tế hơn cả hai thọ đó, vì trái ngược với điều đã được trình bày.
Như vậy, nên hiểu thọ thô và tế do khả năng thực tính.
Lại nữa, nên hiểu ‘thọ do khả năng người’: thọ của người không nhập thiền chứng thô hơn thọ của người nhập thiền chứng, vì người không nhập thiền chứng phóng dật trong một cảnh khác. Thọ ngoài ra, đó là thọ tế, vì ý nghĩa trái ngược.
Như vậy, nên hiểu thọ thô và tế do khả năng người.
Lại nữa, nên hiểu ‘thọ thô, tế do khả năng hiệp thế và siêu thế’: thọ cảnh lậu là thọ hiệp thế, thọ hiệp thế ấy thô hơn thọ phi cảnh lậu và nhân sanh lậu hoặc, vì thành cảnh bạo lưu, vì thành cảnh phối, vì thành cảnh cái, vì thành cảnh thủ, vì thành cảnh phiền toái, vì thành phàm nhân, vì thành phổ thông. Thọ siêu thế ấy tế hơn thọ cảnh lậu vì ý nghĩa trái ngược.
Như vậy, nên hiểu thọ thô, tế do khả năng hiệp thế và siêu thế.
Trong thọ ấy, nên giải thích hỗn hợp do khả năng sanh v.v… . Thật vậy, thọ tương ưng với thân thức dị thục quả bất thiện là tế vì vô ký do khả năng sanh, là thô do khả năng thực tính v.v… như được Ngài thuyết rằng: “thọ vô ký là tế, khổ thọ là thô, thọ của người không nhập thiền chứng là thô, thọ của người nhập thiền chứng là tế; thọ cảnh lậu là thô, thọ phi cảnh lậu là tế[46].”
Khổ thọ như thế nào, lạc thọ v.v… cũng như thế ấy; tức là thô do khả năng sanh, tế do khả năng thực tính v.v… do đó, sự hỗn hợp không có khả năng sanh v.v… như thế nào, nên thô và tế của các thọ cũng như thế ấy. Tức là thọ vô ký tế hơn thọ thiện và bất thiện do khả năng sanh.
Bậc thiện trí thức nên chấp nhận sự khác nhau do thực tính. Trong các thọ ấy:
- Thế nào là thọ vô ký?
- Khổ thọ là gì?
- Lạc thọ là gì?
- Thọ của người nhập thiền chứng là gì?
- Thọ của người không nhập thiền chứng là gì?
- Thọ cảnh lậu là gì?
- Thọ phi cảnh lậu là gì?
Trong tất cả (uẩn) cũng có phương pháp như vậy.
Lại nữa, vì Pāḷi nói rằng: “Thọ thô và tế nên thấy so sánh từng cặp (bằng cách) mỗi một thọ ấy[47]. Trong các thọ bất thiện v.v… thọ câu hành sân thô hơn thọ câu hành tham, vì thiêu đốt chỗ nương của mình như lửa, thọ câu hành tham là tế. Thọ câu hành sân, nhất định là thô, bất định là tế. Nhất định hiện hữu trong khoảng thời gian dài là thô, ngoài ra đó là tế. Bất định hiện hữu trong khoảng thời gian dài vô dẫn là thô, ngoài ra, đó là tế.
Lại nữa, thọ câu hành tham tương ưng kiến là thô, ngoài ra, đó là tế. Thọ câu hành tham ấy, nhất định hiện hữu trong khoảng thời gian dài vô dẫn là thô, ngoài ra, đó là tế. Một cách không khác nhau, thọ bất thiện có nhiều dị thục quả là thô, có ít dị thục quả là tế.
Lại nữa, thọ thiện có nhiều dị thục quả là thô, có ít dị thục quả là tế.
Lại nữa, thọ thiện dục giới là thô, sắc giới là tế, vô sắc giới là tế hơn, siêu thế là tế nhất. Thọ thiện dục giới thành tựu do bố thí là thô, thành tựu do trì giới là tế, thành tựu do tu tiến nhị nhân là thô, tam nhân là tế, nhưng tam nhân hữu dẫn là thô, vô dẫn là tế.
Lại nữa, thọ sắc giới liên quan thiền thứ nhất là thô… như trên… liên quan thiền thứ năm là tế hơn. Thọ Vô sắc giới liên quan với không vô biên xứ là thô… như trên… tương ưng với Phi tưởng phi phi tưởng xứ là tế hơn. Thọ siêu thế tương ưng với Tu-đà-huờn đạo là thô… như trên… tương ưng với A-la-hán đạo là tế hơn.
Trong thọ dị thục quả, tố của mỗi một cõi ấy và thọ đã được trình bày do khả năng khổ… người không nhập thiền chứng… cảnh lậu v.v… cũng có phương pháp này.
Lại nữa, nên hiểu do khả năng trường hợp: thọ khổ trong địa ngục là thô, thọ khổ trong cõi bàng sanh là tế, thọ khổ trong cõi trời Tha hóa tự tại là tế hơn. Khổ thọ như thế nào, lạc thọ cũng như thế ấy. Bậc thiện trí thức nên liên hệ cho thích hợp theo mọi trường hợp.
Tiếp theo, do khả năng vật, vật nào xấu là thọ thô, vật nào tốt là thọ tế. Chia thành loại xấu và tốt nên thấy: Thọ nào thô, thọ đó xấu. Thọ nào tế, thọ đó tốt.
Câu nói xa, câu nói gần, được đức Thế tôn phân biệt trong Bộ Phân Tích bằng phương pháp như: “Thọ bất thiện xa thọ thiện và vô ký[48]. “Thọ bất thiện gần với thọ bất thiện[49]“.
Do đó, thọ bất thiện xa thọ thiện và vô ký, vì thực tính trái nhau, không hợp nhau và không bằng nhau, thọ thiện và vô ký xa thọ bất thiện như vậy. Trong tất cả các phần cũng có phương pháp này. Thọ bất thiện gần với thọ bất thiện vì giống nhau và vì bằng nhau.
Đây là lời giải thích chi tiết, phân tích về quá khứ... của thọ uẩn.
Tưởng uẩn
Đối với tưởng... tương ưng với mỗi một thọ ấy nên lời giải thích này cũng như vậy.
Khi hiểu rõ như thế,
Trí phân biệt các uẩn
Biết phương pháp phân tích
Về thứ tự khác nhau
Về không hơn không kém
Về thí dụ như thế
Nên thấy bằng hai cách
Về thành tựu lợi ích
Người thấy chơn chánh vậy.
Trong các câu mẫu đề ấy, lời nói: “về thứ tự”, nơi đây có nhiều loại thứ tự là: thứ tự phát sanh, thứ tự đoạn trừ, thứ tự tiến hành, thứ tự cõi, thứ tự thuyết pháp.
Trong các thứ tự ấy:
- Thứ tự như: “Đầu tiên là kalala (phôi châu), từ kalala thành abbuda (phôi thai)”[50] v.v… gọi là thứ tự phát sanh.
- Thứ tự như: “các pháp phải do tri kiến đoạn trừ, các pháp phải do tu tiến đoạn trừ[51]“ v.v… gọi là thứ tự đoạn trừ.
- Thứ tự như: “Giới thanh tịnh, tâm thanh tịnh”[52] v.v… gọi là thứ tự tiến hành.
- Thứ tự như: “Dục giới, Sắc giới”[53] v.v… gọi là thứ tự cõi.
- Thứ tự như: “Tứ niệm xứ, tứ chánh cần”[54]... hay “bố thí ngữ, trì giới ngữ”[55] v.v… gọi là thứ tự thuyết pháp.
Trong các thứ tự ấy, trước tiên, thứ tự phát sanh không thích hợp nơi đây, vì uẩn, như kalala (phôi châu)... không phát sanh do sự xác định của giáo thọ sư thời xưa. Thứ tự đoạn trừ không sử dụng được, vì không phải đoạn trừ thiện và vô ký. Thứ tự tiến hành cũng không sử dụng được, vì không nên tiến hành theo bất thiện. Thứ tự cõi cũng không dùng được, vì uẩn như: thọ... liên quan trong 4 cõi. Nhưng chỉ thích hợp thứ tự thuyết pháp.
Vậy, đức Thế tôn muốn lợi ích, muốn giải thoát nâng đỡ người có thể lãnh hội giáo pháp mà chấp thủ tự ngã năm uẩn vì không thoát khỏi chấp thủ tự ngã, do thấy phân biệt bọn, khối, để cho người có thể lãnh hội giáo pháp ấy dễ thọ trì.
Trước nhất, thuyết sắc uẩn thô là lãnh vực của nhãn v.v… tiếp theo đó thuyết thọ hưởng cảnh sắc tốt hay không tốt; từ đó, thuyết tưởng nhận lấy trường hợp của phạm vi thọ như vậy, hưởng cảnh điều nào, nhớ biết điều đó; từ đó, thuyết hành tạo tác, do khả năng tưởng; sau đó, thuyết thức là chỗ nương của các thọ ấy… và thành trưởng các thọ ấy.
Như vậy, trước tiên nên hiểu phương pháp phân tích về thứ tự.
Lời nói: “về khác nhau” là khác nhau uẩn và thủ uẩn. Nhưng hai loại uẩn ấy khác nhau thế nào?
Nơi đây, uẩn được Ngài thuyết không khác nhau. Thủ uẩn Ngài thuyết khác nhau do uẩn thành cảnh lậu và cảnh thủ, như được Ngài thuyết rằng:
“ Này chư tỷ-kheo! ta sẽ thuyết năm uẩn và năm thủ uẩn cho các thầy, hãy nghe cả hai loại uẩn ấy.
Nhưng thế nào là năm uẩn? Này chư tỷ-kheo! Phàm sắc nào quá khứ, hiện tại, vị lai… như trên… xa hay gần, này chư tỷ-kheo, đây gọi là sắc uẩn.
Phàm thọ nào… như trên… phàm thức nào… như trên… xa hay gần, này chư tỷ-kheo, đây gọi là thức uẩn.
Này chư tỷ-kheo! Đây gọi là năm uẩn.
Và này chư tỷ-kheo, thế nào là năm thủ uẩn?
Này chư tỷ-kheo! Phàm sắc nào… như trên… xa hay gần thành cảnh lậu, thành cảnh thủ, này chư tỷ-kheo, đây gọi là sắc thủ uẩn. Phàm thọ nào… như trên… phàm thức nào… như trên… xa hay gần, thành cảnh lậu, thành cảnh thủ. Này chư tỷ-kheo! Đây gọi là thức thủ uẩn.
Này chư tỷ-kheo! Đây gọi là năm thủ uẩn ” [56].
Trong năm uẩn này, thọ uẩn... có phi cảnh lậu hay cảnh lậu, nhưng sắc không như vậy, vì thủ uẩn do nghĩa là thành khối và do nghĩa là thành cảnh lậu thích hợp với sắc ấy, do đó, Ngài thuyết sắc ấy trong các thủ uẩn. Còn thọ v.v… Ngài thuyết phi cảnh lậu trong các uẩn, thành cảnh lậu trong các thủ uẩn.
Lại nữa, nên thấy ý nghĩa như vầy, lời nói thủ uẩn đây: uẩn là hành xứ của thủ gọi là thủ uẩn, nhưng ở đây, Ngài tóm thâu tất cả các uẩn này vào một loại, xác định là uẩn.
Lời nói: “về không hơn không kém”, có giải rằng.
Hỏi rằng: tại sao đức Thế tôn thuyết chỉ năm uẩn không hơn không kém?
Đáp rằng: vì tập hợp tất cả pháp hữu vi vào một, vì năm uẩn này cao nhất của vật chấp thủ ngã và ngã sở và các pháp thâu nhiếp vào năm uẩn ấy. Thật vậy, khi thâu nhiếp nhiều pháp hữu vi do khả năng hòa hợp, sắc là một uẩn do khả năng gom thâu vào một loại, thọ là một uẩn do khả năng gom thâu thọ vào một loại, tưởng v.v… cũng có phương pháp này, do đó, Ngài thuyết chỉ năm uẩn, vì tập hợp tất cả pháp hữu vi vào một loại.
Lại nữa, vật chấp thủ ngã và ngã sở năm uẩn như: sắc uẩn... đây là cao nhất, như được Ngài thuyết rằng: “Này chư tỷ-kheo! khi sắc hiện hữu, có sự chấp thủ sắc, liên hệ đến sắc, phát sanh tà kiến như vầy: đó là của ta, đó là ta, đó là tự ngã của ta. Khi thọ… khi tưởng… khi hành… khi thức hiện hữu, có sự chấp thủ thức, liên hệ đến thức, phát sanh tà kiến như vầy: Đó là của ta, đó là ta, đó là tự ngã của ta.[57]
Do đó, Ngài thuyết giảng năm uẩn, vì năm uẩn này là sự kiện cao nhất vật chấp thủ ngã và ngã sở.
Lại nữa, năm uẩn như giới... hoặc một loại nào khác được Ngài thuyết, pháp uẩn ấy gom vào năm uẩn này, vì pháp uẩn ấy liên quan đến hành uẩn, do đó, Ngài thuyết chỉ năm loại, vì các pháp uẩn khác cũng gom vào năm uẩn ấy.
Như vậy, nên hiểu phương pháp phân tích về không hơn không kém.
Trong năm câu mẫu đề nói “về thí dụ như thế”. Nơi đây có lời giải thích rằng: Sắc thủ uẩn, giống như bệnh viện, vì chỗ nương thường xuyên của thức thủ uẩn, ví như người bệnh, do khả năng thành vật, thành môn và thành cảnh. Thọ uẩn ví như bệnh tật, vì bị hành lạ. Tưởng uẩn ví như căn bệnh, vì khi sanh thọ, liên quan với bệnh tham... do khả năng dục tưởng v.v… . Hành thủ uẩn ví như dùng đồ vật có chất độc, vì nguyên nhân tăng thêm bệnh thọ, như được Ngài thuyết rằng: “Hành tạo tác vì thọ hưởng cảnh”[58].
Lại nữa, Ngài thuyết rằng: “Thân thức dị thục quả câu hành khổ phát sanh vì tạo tác của nghiệp bất thiện”[59]. Thức uẩn ví như người bệnh, vì không thoát khỏi bệnh thọ.
Lại nữa, năm uẩn này ví như người thẩm sát, như nguyên nhân, như sự sai lầm, như người tạo, như người sai lầm, ví như bình bát, như vật thực, như đồ gia vị, như người nuôi dưỡng và như người thọ dụng.
Như vậy, nên hiểu phương pháp phân tích về thí dụ.
Tiếp theo đây, giải thích về lời nói “nên thấy bằng hai cách” Ở đây, phải hiểu biết phương pháp phân tích là nên thấy bằng hai cách tóm tắt và chi tiết.
Thật vậy, “bằng cách tóm tắt”, năm thủ uẩn như kẻ thù được trao thanh kiếm theo phương pháp trình bày trong Āsīvisūpamasutta – Kinh thí dụ rắn độc[60] nên thấy như gánh nặng do khả năng Bhārasutta – Kinh gánh nặng[61] nên thấy như người ăn do khả năng Khajjanīyāpariyāyasutta – Kinh đáng khai pháp môn[62], nên thấy có duyên tạo tác và người sát hại pháp hữu vi, vì vô thường, khổ não, vô ngã do khả năng Yamakasutta – Kinh song đối.[63]
Nhưng năm uẩn này, khi trình bày “bằng cách chi tiết”, nên thấy:
- Sắc như nước bọt, vì không chịu đựng lâu dài.
- Thọ như bong bóng, vì hoan hỷ chỉ trong một khoảnh khắc.
- Tưởng như ảo ảnh, vì nguyên nhân chấp thủ sai lầm.
- Hành như cây chuối, vì không có lõi.
- Thức như trò ảo thuật, vì lường gạt.
Nhưng khi nói bằng cách khác nhau, nên thấy sắc bên trong thô, do không tốt đẹp; nên thấy thọ là khổ, vì không thoát khỏi ba khổ; nên thấy tưởng và hành là vô ngã, vì không vâng lời; nên thấy thức là vô thường, vì sanh diệt tự nhiên.
Câu mẫu đề nói: “về thành tựu lợi ích, người thấy chơn chánh”, có giải thích tiếp theo đây:
Sự thành tựu lợi ích nào có đối với người thấy hai cách như vậy do khả năng tóm tắt và chi tiết, nên biết phương pháp phân tích về thành tựu lợi ích ấy. Như thế nào?
Trước tiên sẽ phân tích bằng cách tóm tắt nên thấy 5 thủ uẩn như kẻ thù đưa cao thanh kiếm v.v… không phiền nhiễu vì các uẩn, nhưng khi nói bằng cách chi tiết, nên thấy các sắc v.v… do thực tính như bọt nước v.v… và không thấy là thực chất trong vật không thực chất. Khi nói bằng cách khác nhau, nên thấy sắc nội phần bất tịnh, biến tri đoàn thực, dứt bỏ điên đảo là tịnh trong vật bất tịnh, vượt qua dục bạo lưu, tách rời khỏi dục phối, không chìm đắm dục lậu, đoạn diệt tham ái thân phược, không cố chấp dục thủ. Khi thấy thọ là khổ não, biến tri xúc thực, dứt bỏ điên đảo là lạc trong vật khổ não, vượt qua hữu bạo lưu, tách rời khỏi hữu phối, không chìm đắm hữu lậu, đoạn diệt sân độc thân phược, không cố chấp giới cấm thủ. Khi thấy tưởng và hành là vô ngã, biến tri ý có tư thực, dứt bỏ điên đảo là tự ngã trong vật vô ngã, vượt qua kiến bạo lưu, tách rời khỏi kiến phối, không chìm đắm kiến lậu, đoạn diệt thủ thực thân phược, không cố chấp ngã luận thủ. Khi thấy thức là vô thường, biến tri thức thực, dứt bỏ điên đảo là thường trong vật vô thường, vượt qua vô minh bạo lưu, tách rời khỏi vô minh phối, không chìm đắm vô minh lậu, đoạn diệt giới cấm khinh thị thân phược, không cố chấp kiến thủ.
Vì thấy do khả năng người sát hại v.v… có quả báo lớn như vậy, bởi thế, bậc thiện trí thức nên thấy các uẩn do khả năng người sát hại v.v… .
Chương thứ mười bốn uẩn xiển minh thuộc lãnh vực tuệ tu tiến trong bộ Thanh Tịnh Đạo được tôi sáng tác, để khích lệ sự hoan hỷ cho chư tôn giả đã chấm dứt với trường hợp như vậy.
~~~~~~~~
CHƯƠNG THỨ XV: XỨ, GIỚI XIỂN MINH
Tiếp theo đây là thập nhị xứ:
1. Nhãn xứ.
2. Sắc xứ.
3. Nhĩ xứ.
4. Thinh xứ.
5. Tỷ xứ.
6. Khí xứ.
7. Thiệt xứ.
8. Vị xứ.
9. Thân xứ.
10. Xúc xứ.
11. Ý xứ.
12. Pháp xứ.
Nên biết phân tích xứ
Về ý nghĩa, trạng thái,
Số lượng, cùng thứ tự.
Về tóm tắt, chi tiết,
Pháp thực tính nên biết.
A. Trong các câu mẫu đề ấy, trước nhất sẽ phân tích “về ý nghĩa khác nhau”:
- Cakkhatīti cakkhu: thấy gọi là nhãn, nghĩa là đặc tánh thưởng thức và khiến cho sắc rõ ràng.
- Rūpayatīti rūpaṃ: tiêu hoại gọi là sắc, nghĩa là chịu sự biến đổi màu sắc mà thấy được theo tâm.
- Suṇātīti sotaṃ: nghe gọi là nhĩ.
- Sappatīti saddo: vang tiếng gọi là thinh, nghĩa là đặc tánh phát ra.
- Ghāyatīti ghānam: ngửi hít gọi là tỷ.
- Gandhayatīti gandho: bay xa gọi là khí, nghĩa là đặc tính bay xa chỗ đứng của mình.
- Jīvitaṃ avhayatīti jivhā: Ủng hộ mạng sống, gọi là thiệt.
- Rasanti tam sattāti raso assādentīti: các chúng sanh thưởng thức: nếm, nghĩa là nếm, thực tính ấy, do đó, thực tính ấy gọi là vị.
- Kucchitānaṃ sāsavadhammānaṃ āyoti kāyo: nơi phát sanh các pháp cảnh lậu đáng ghét, gọi là thân, bộ phận sanh ra gọi là nơi phát sanh.
- Phusiyatīti phoṭṭhabbaṃ: được đụng chạm, gọi là xúc.
- Munātīti mano: biết gọi là ý.
- Attano lakkhaṇaṃ dhārentīiti dhammā: tự trì trạng thái gọi là pháp.
Lại nữa, về sự không khác nhau, bậc thiện trí thức nên hiểu rằng: āyanaṃ tananato āyatassa ca nayanato āyatananti: gọi là xứ vì nối tiếp, vì nới rộng uẩn sanh khởi và vì dẫn đến cảnh nối tiếp.
Thật vậy, các pháp tâm và sở hữu tâm có mỗi môn, mỗi cảnh ấy thuộc về nhãn, sắc… nghĩa là liên kết, phát sanh, nối tiếp, cố gắng với phận sự hưởng cảnh.
Lại nữa, các xứ này liên tiếp phát khởi ấy, nghĩa là các pháp ấy khiến cho mở rộng.
Giải rằng: khổ luân hồi này diễn tiến liên tiếp nhau trong vô thỉ luân hồi, không xoay ngược lại khi nào, khi đó, các xứ ấy dẫn dắt các pháp này, làm cho các pháp ấy diễn tiến.
Như vậy, tất cả pháp này gọi là xứ, vì nối tiếp uẩn sanh khởi và vì hướng đến cảnh nối tiếp.
Lại nữa, nên hiểu xứ: nghĩa là nơi cư ngụ, nghĩa là hầm mỏ, nghĩa là nơi hội họp, nghĩa là nơi phát sanh và nghĩa là nguyên nhân.
Thật vậy, nơi cư ngụ thế gian gọi là xứ, như lời nói: nơi cư ngụ của bậc đại nhân, nơi cư ngụ của thần Vāsu…
Hầm mỏ gọi là xứ, như lời nói: hàm vàng, hầm ngọc…, nhưng trong Giáo pháp, nơi hội họp gọi là xứ, như lời nói: “Chúng sanh đi giữa hư không, sử dụng nơi ấy, nơi hội họp ý hoan hỷ’’[64]…
Nơi phát sanh gọi là xứ, như lời nói: đồng ruộng, đường, hướng nam gọi là xứ (nơi sanh) của những con bò…
Nguyên nhân gọi là xứ, như lời nói: ‘‘(vị ấy) đạt đến, có thể mục kích thấy mỗi một pháp ấy một cách chắc chắn, khi hiện hữu mỗi một nguyên nhân’’[65] …
Lại nữa, mỗi một pháp tâm và sở hữu tâm ấy trú nơi nhãn xứ v.v... vì diễn tiến nối tiếp mắt ấy, do đó, nhãn là chỗ trú của các cảnh, như cảnh sắc v.v...
Lại nữa, các pháp ấy rãi rác trong nhãn… vì nương nhờ nhãn ấy và vì thành cảnh của nhãn ấy, do đó, nhãn là nơi chứa đựng của các cảnh, như cảnh sắcv.v...
Lại nữa, nhãn… là nơi hội họp của các cảnh như cảnh sắc… vì hội họp do khả năng thành vật, thành môn, thành cảnh trong mỗi một nơi ấy.
Lại nữa, nhãn… gọi là nơi phát sanh của các cảnh ấy, như cảnh sắc v.v... vì sanh trong xứ ấy, do thành cảnh nương vào xứ ấy.
Lại nữa, nhãn… gọi là nguyên nhân của các cảnh ấy như cảnh sắc v.v... vì không có các xứ ấy, cũng không có cảnh. Các pháp ấy được gọi là xứ do các trường hợp này là:
- Nghĩa là nơi cư ngụ.
- Nghĩa là nơi chứa đựng.
- Nghĩa là nơi hội họp.
- Nghĩa là nơi phát sanh.
- Nghĩa là nguyên nhân.
Như vậy, do đó, trước tiên nên hiểu phân tích về ý nghĩa trong các xứ này. Theo ý nghĩa đã được đề cập: nhãn ấy thành xứ gọi là nhãn xứ… như trên… các pháp ấy thành xứ gọi là pháp xứ.
B. Lời nói: “trạng thái", tức là nên hiểu biết phân tích các xứ này, trạng thái của nhãn xứ... , nhưng các trạng thái này của nhãn xứ ấy… nên hiểu theo phương pháp đã được trình bày trong uẩn xiển minh.
C. Lời nói về “số lượng chỉ bao nhiêu” tức là với điều kiện chỉ bao nhiêu đó. Đây là lời giải:
Nếu có lời hỏi rằng: Thật vậy, nhãn… mỗi pháp như thế, tại sao Ngài không thuyết nhãn… là một loại pháp xứ, lại thuyết là xứ?
Nên đáp rằng: vì xác định theo môn phát sanh và thành cảnh của sáu loại thức. Vì ở đây xác định 6 loại thức, do thành môn và thành cảnh, sự khác nhau của nhãn ấy... chỉ có bao nhiêu đây. Vì nguyên nhân này, Ngài thuyết đến mười hai xứ.
Thật vậy, chính nhãn xứ thành môn phát sanh của thức, liên quan lộ trình nhãn thức và sắc xứ thành cảnh của thức, liên quan lộ trình nhãn thức. Các xứ khác thành môn và thành cảnh của các loại thức, ngoài ra cũng như vậy, nhưng một loại ý xứ, tức là ý hữu phần thành môn phát sanh của xứ thứ sáu và pháp xứ không phổ thông thành cảnh của xứ thứ sáu.
Như vậy, Ngài thuyết 12 xứ xác định theo môn phát sanh và thành cảnh của 6 loại thức.
Như vậy, nên hiểu phân tích trong các xứ này. “Số lượng chỉ có bấy nhiêu”.
D. Trong câu mẫu đề nói “về thứ tự”. Ở đây, thứ tự thuyết pháp thích hợp trong các thứ tự, như phát sanh... đã được trình bày trong đoạn trước.
Thật vậy, trong các xứ nội phần, nhãn xứ là rõ ràng, vì thành cảnh hữu kiến hữu đối chiếu, do đó, được thuyết thứ nhất. Tiếp theo do thuyết nhĩ xứ... vì thành cảnh vô kiến hữu đối chiếu.
Lại nữa, đối với các xứ nội phần, nhãn xứ, nhĩ xứ, được thuyết trước nhất, vì xứ có nhiều lợi ích do nguyên nhân thấy cao thượng và nghe cao thượng. Tiếp theo đó, thuyết ba xứ như tỷ xứ... . Cuối cùng thuyết ý xứ, vì hành xứ của năm xứ. Đối chiếu với các xứ ngoại phần, Ngài thuyết sắc xứ… tiếp theo mỗi một xứ nội phần ấy, vì hành xứ của nhãn xứ...
Lại nữa, nên hiểu “về thứ tự” này của các xứ ngoại phần ấy, vì xác định nguyên nhân phát sanh thức, như được đức Thế tôn thuyết rằng: “nhãn thức nương nhờ nhãn và sắc phát sanh… như trên… ý thức nương nhờ ý và các pháp phát sanh”[66].
Như vậy, nên hiểu phân tích “về thứ tự” trong các xứ này.
E. Lời nói: “về tóm tắt và chi tiết", giải rằng:
Mười hai xứ nói một cách tóm tắt chỉ là danh và sắc, vì ý xứ và pháp xứ thâu nhiếp vào danh xứ, ngoài ra đó thâu nhiếp vào sắc xứ.
Nhưng nói một cách chi tiết, trước nhất, các xứ nội phần, nhãn xứ do khả năng sanh chỉ là nhãn thanh triệt, nhưng phân loại vô số, do chia theo duyên, cảnh giới, bộ phái và người. Bốn xứ như tỷ xứ... cũng vậy. Ý xứ có 89 hoặc 121 loại, do chia theo thức thiện, bất thiện, dị thục quả và tố, nhưng phân loại vô số do chia theo vật và tiến hành... sắc, thinh, khí, vị xứ, phân loại vô số, do chia thành duyên, không giống nhau...; xúc xứ có ba loại, do khả năng địa giới, hỏa giới và phong giới và có nhiều loại do chia thành duyên...; pháp xứ có nhiều loại do chia theo thực tính khác nhau của thọ, tưởng, hành uẩn, sắc tế và Níp-bàn.
Như vậy, nên hiểu phân tích “về tóm tắt và về chi tiết”.
F. Trong câu mẫu đề nói “pháp thực tính nên thấy”. Ở đây giải rằng: xứ duyên tạo tác tất cả, nên thấy bằng cách không đến và không đi. Thật vậy, các xứ ấy, trước khi sanh không từ đâu đến, sau khi diệt cũng không đi nơi nào. Trước khi sanh không thành thực tính, sau khi diệt, tính tiêu hoại… không có khả năng diễn tiến, vì các xứ ấy tạo thành duyên trong đoạn đầu, đoạn cuối và đoạn giữa.
Do đó, các xứ nên thấy bằng cách không đến và không đi.
Lại nữa, nên thấy bằng cách không mong muốn và bằng cách không tìm kiếm cũng như vậy. Thật vậy, nhãn và sắc... không suy tư như vầy: “Ô hô! Làm thế nào nhãn thức phát sanh cùng với chúng ta.” Nhãn ấy... không mong muốn, không tìm kiếm nhãn thức phát sanh thành môn, thành vật và thành cảnh. Lẽ thường, nhãn thức… phát sanh trong khi nhãn và sắc hội họp… Do đó, các xứ nên thấy bằng cách “Không mong muốn và không tìm kiếm”.
Lại nữa, các xứ nội phần nên thấy, vì như làng bị bỏ không, vì trống không, thường, tịnh, lạc, ngã. Các xứ ngoại phần nên thấy, ví như kẻ cướp phá làng, vì xứ ngoại phần ấy tiếp xúc xứ nội phần. Thật vậy, lời này được đức Thế tôn thuyết rằng: “nhãn này, chư tỷ-kheo bị các sắc khả ý, hay không khả ý sát hại”[67]. Bậc thiện trí thức nên hiểu thêm chi tiết.
Lại nữa, các xứ nội phần nên thấy, ví như sáu sinh vật[68], các xứ ngoại phần nên thấy, ví như hành xứ[69] của các sinh vật ấy.
Nên hiểu phân tích về pháp thực tính, nên thấy các xứ này.
Trước nhất, đây là lời giải thích chi tiết về các xứ.
Giới trình bày tiếp theo xứ ấy là thập bát giới (aṭṭharāsa dhātuyo):
1 – Nhãn giới (cakkhudhātu)
2 – Sắc giới (Rūpadhātu)
3 – Nhãn thức giới
4 – Nhĩ giới
5 – Thinh giới
6 – Nhĩ thức giới
7 – Tỷ giới
8 – Khí giới
9 – Tỷ thức giới
10 – Thiệt giới
11 – Vị giới
12 – Thiệt thức giới
13 – Thân giới
14 – Xúc giới
15 – Thân thức giới
16 – Ý giới
17 – Pháp giới
18 – Ý thức giới
(Manoviññāṇadhātu)
Thiện trí thức nên biết
Phân tích về ý nghĩa,
Về trạng thái, thứ tự,
Số lượng chỉ bấy nhiêu,
Về đếm, về trợ duyên,
Nên thấy trong giới này.
A. Trong các câu mẫu đề nói “về ý nghĩa", có giải thích tiếp theo đây:
Trước nhất, nên phân tích về ý nghĩa khác nhau của nhãn… như phương pháp:
- Cakkhatīti cakkhu: thấy gọi là nhãn.
- Rūpayatīti rūpaṃ: tiêu hoại gọi là sắc.
- Cakkhussa viññāṇaṃ cakkhuviññāṇaṃ: sự nhận biết của mắt gọi là nhãn thức…
Nhưng bằng cách phổ thông, nên phân tích như tiếp theo đây gọi là giới (dhātu), vì nghĩa là (nó) tạo thành, bị duy trì, sự duy trì bị tạo thành, sự duy trì hay tạo thành bị duy trì.
Giải rằng: các giới hiệp thế là đặc tánh, được xác định do nguyên nhân tạo thành luân hồi khổ, nhiều trường hợp khác nhau, như chất bạc, chất vàng… tạo thành bạc, thành vàng v.v… và các chúng sanh giữ lại, nghĩa là duy trì, như gánh nặng, mang được vật nặng. Các giới này chỉ là vật tạo tác khổ não.
Lại nữa, các chúng sanh tạo tác luân hồi khổ, vì nguyên nhân các giới này (tạo thành luân hồi khổ). Nghĩa là luân hồi khổ ấy mà các chúng sanh đã tạo thành, các chúng sanh duy trì, đặt để trong các giới ấy (là nơi chúng sanh duy trì, đặt để luân hồi khổ của mình như vậy).
Gọi là giới do khả năng ý nghĩa như: mỗi một pháp trong các pháp, như mắt… tạo thành, bị duy trì theo nơi sanh v.v… như đã nói trên.
Lại nữa gọi là tự ngã của nhóm Ngoại giáo không có theo thực tính như thế nào, các giới này không có, cũng như thế ấy, nhưng các pháp ấy: attano sabhāvaṃ dhārentīti dhātuyo: Tự trì thực tính (gìn giữ thực tính của mình) gọi là giới.
Ví như vật sanh tứ đá hồng hoàng, thạch tín đỏ v.v… xinh đẹp trong thế gian, được gọi là giới như thế nào, cũng như thế ấy. Cả bốn giới này gọi là giới, vì bốn giới này xinh, là bộ phận trí tuệ và cần phải ưng tri với trí tuệ ấy.
Lại nữa, vị và máu v.v… trong các bộ phận tập hợp lại gọi là thân thể, mà xác định trạng thái khác nhau, nên chỉ định giới như thế nào, trong bộ phận tự thân, tức là năm uẩn này, nên chỉ định giới cũng như thế ấy. Vì nhãn này v.v… trạng thái khác nhau mà Ngài đã xác định.
Lại nữa, dhātūti nijīvamattassevetaṃ adhivacanaṃ: gọi là giới, đây là đồng nghĩa đặc tánh không có sanh mạng. Thật vậy, Đức Thế Tôn thuyết pháp về giới để nhổ bỏ tưởng sanh mạng trong lời như: “Này chư tỷ-kheo, người nam này có sáu giới”[70], do đó, nên hiểu theo ý nghĩa như đã được trình bày: nhãn ấy thành giới gọi là nhãn giới… như trên… ý thức ấy thành giới gọi là ý thức giới.
Như vậy, trước hết nên hiểu phân tích về ý nghĩa các giới này.
B. Tiếp theo đây sẽ giải thích câu mẫu đề nói “về trạng thái”. ..
Nên hiểu phân tích câu mẫu đề này “về trạng thái” của nhãn.v.v… , nhưng các trạng thái ấy v.v… của các giới này nên hiểu theo phương pháp đã được trình bày trong Uẩn Xiển Minh.
C. Tiếp theo, sẽ giải thích câu mẫu đề nói “về thứ tự":
Trong các thứ tự như phát sanh v.v… đã được trình bày trong đoạn trước, chỉ có thứ tự thuyết pháp là thích hợp câu mẫu đề này. Chính thứ tự thuyết pháp này được Ngài thuyết, do khả năng xác định theo thứ tự nhân quả. Thật vậy, đôi nhân quả này là nhãn giới và sắc giới, nhãn thức giới là quả.
Như vậy, nên hiểu chi tiết trong tất cả giới.
D. Câu mẫu đề nói về “số lượng chỉ bấy nhiêu", lời này giải rằng:
Thật vậy, các giới khác xuất hiện trong phạm vi, mỗi một Khế kinh và Vô tỷ pháp như: quang giới, tịnh giới, không vô biên xứ giới, thức vô biên xứ giới, vô sở hữu xứ giới, phi tưởng phi phi tưởng xứ giới, diệt thọ tưởng giới[71], dục giới, sân giới, hại giới[72], xuất ly giới, vô sân giới, bất hại giới[73], lạc giới, khổ giới, hỷ giới, ưu giới, xả giới[74], vô minh giới[75], khai đoan giới, tinh cần giới, nỗ lực giới[76], hạ liệt giới, trung bình giới, tinh lương giới[77], địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, hư không giới, thức giới[78], hữu vi giới, vô vi giới, đa giới, thế gian sai biệt giới[79].
Các giới ấy, có lời hỏi rằng: sự kiện như vậy, tại sao không xác định do khả năng mỗi loại giới, chỉ xác định 18 giới này.
Đáp rằng: vì tất cả giới đang có theo thực tính, mà thực tính thâu nhiếp vào 18 giới này.
Thật vậy, quang giới chính là sắc giới (dhātu), tịnh giới cũng liên quan tới sắc v.v… Tại sao? Vì tịnh tướng (hiện tượng xinh đẹp) tịnh tướng là tịnh giới và tịnh tướng ấy không thoát khỏi sắc v.v… Tịnh giới cũng là sắc v.v… thành cảnh dị thục quả thiện, do đó, tịnh giới ấy chính là sắc.
Tâm thuộc không vô biên xứ giới v.v… là ý thức giới. Các pháp còn lại là pháp giới, nhưng diệt thọ tưởng giới không có thực tính, vì diệt thọ tưởng ấy chỉ là sự diệt tắt của cả hai giới.
Lại nữa, dục giới (kāmadhātu) chính là sắc giới (rūpadhātu), như được Ngài thuyết rằng: “trong các giới ấy, thế nào là dục giới? Sự suy nghĩ, tầm, … như trên… tà tư duy liên hệ với dục, đây gọi là dục giới[80]”, hay 18 giới, như được Ngài thuyết rằng: “uẩn, giới, xứ, sắc, thọ, tưởng, hành, thức, phía dưới từ A-tỳ địa ngục cuối cùng, phía trên cho đến Tha hóa tự tại thiên, liên quan chúng sanh du hành trong các dục này, khoảng giữa này, đây gọi là dục giới[81](kāmadhātu)”.
Xuất ly giới chính là pháp giới, tuy nhiên, cũng được thâu nhiếp vào ý thức giới, vì Pāḷi nói rằng: “Tất cả pháp thiện cũng là xuất ly giới[82]“.
Sân giới, hại giới, vô sân giới, bất hại giới, lạc giới, khổ giới, hỷ giới, ưu giới, xả giới, vô minh giới, khai đoan giới, tinh cần giới, nỗ lực giới đều là pháp giới.
Hạ liệt giới, trung bình giới, tinh lương giới, chỉ là 18 giới; nhưng khi trình bày bằng cách không phân biệt pháp giới và ý thức giới bất thiện là hạ liệt giới. Pháp giới, ý thức giới, cả hai thiện hiệp thế, vô ký hiệp thế và nhãn giới... là trung bình giới, nhưng pháp giới và ý thức giới siêu thế là tinh lương giới.
Địa, hỏa, phong giới chính là xúc giới, thủy giới và hư không giới chính là pháp giới, thức giới là tóm tắt của bảy thức giới...[83].
Mười bảy giới và một phần pháp giới là hữu vi giới, còn vô vi giới tức là một phần của pháp giới.
Ba giới và thế gian sai biệt giới chỉ là 18 giới, vì tất cả giới hiện hữu theo thực tính, mà thực tính gom thâu vào tất cả mười tám giới như đã giải thích, do đó, Ngài chỉ thuyết mười tám giới.
Lại nữa, Ngài thuyết 18 giới để nhổ lên tưởng của chúng sanh, tưởng có sanh mạng trong thức thực tính nhận biết. Thật vậy, các chúng sanh tưởng có sanh mạng trong thức thực tính nhận biết. đức Thế tôn khi thuyết các thức ấy nhiều loại do chia thành: nhãn, nhĩ , tỷ, thiệt, thân, ý giới, ý thức giới và thuyết thức ấy là vật vô thường; vì diễn tiến liên tiếp với trợ duyên: nhãn, sắc v.v… . Như vậy, 18 giới được đức Thế tôn thuyết do muốn nhổ lên mạng tưởng tùy miên ngủ ngầm lâu dài. Nên hiểu cao hơn nữa.
Lại nữa, đức Thế tôn thuyết 18 giới do khả năng cá tánh có thể giáo hóa được như vậy và do khả năng cá tánh của chúng sanh có thể lãnh hội bài thuyết pháp không quá tóm tắt và không quá chi tiết.
đức Thế tôn thuyết theo phương pháp tóm tắt và chi tiết, do trường hợp si ám trong tâm của chúng sanh có thể lãnh hội được giáo pháp, do sát-na hoại hết oai lực chánh pháp của Ngài đã sắp đặt một cách nhanh chóng.
Như vậy, nên hiểu phân tích trong các giới này về “số lượng chỉ bấy nhiêu”.
E. Tiếp theo đây, giải thích câu mẫu đề nói “về đếm”.
- Trước nhất, nhãn giới là nhãn thanh triệt, bằng cách sanh loại kể là một pháp; cũng vậy, nhĩ giới, tỷ giới, thiệt giới, thân giới, sắc giới, thinh giới, khí giới, vị giới là một pháp do khả năng nhĩ thanh triệt... .
- Xúc giới kể thành 3 pháp do khả năng đất, lửa, gió.
- Nhãn thức giới kể là hai pháp do khả năng: dị thục quả thiện và dị thục quả bất thiện.
- Nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức giới cũng vậy.
- Ý giới kể là 3 pháp do khả năng: khai ngũ môn, tiếp thâu dị thục quả thiện và tiếp thâu dị thục quả bất thiện.
- Pháp giới kể là 20 pháp, do khả năng: ba vô sắc uẩn, mười sáu sắc tế và vô vi giới.
- Ý thức giới kể là 76 pháp, do khả năng: thức thiện, thức bất thiện và thức vô ký còn lại.
Như vậy, nên hiểu phân tích về đếm (số lượng) các giới này.
F. Trong câu mẫu đề nói về “trợ duyên”, có giải rằng:
Trước nhất, nhãn giới trợ cho nhãn thức giới bằng 6 duyên do khả năng:
1. Bất tương ưng duyên.
2. Tiền sanh duyên.
3. Hiện hữu duyên.
4. Bất ly duyên.
5. Y chỉ duyên.
6. Quyền duyên.
Sắc giới trợ (cho nhãn thức giới) bằng 4 duyên, do khả năng:
1. Tiền sanh duyên.
2. Hiện hữu duyên
3. Bất ly duyên
4. Cảnh duyên.
Nhĩ giới, thinh giới v.v... trợ cho nhĩ thức giới v.v... cũng vậy.
Khai môn ý giới trợ cho 3 thức giới ấy bằng 5 duyên do khả năng:
1. Đẳng vô gián duyên.
2. Vô gián duyên
3. Vô hữu duyên.
4. Ly khứ duyên.
5. Vô gián cận y duyên.
Năm thức giới ấy cũng trợ cho tiếp thâu ý giới như vậy. Cũng vậy, tiếp thâu ý giới trợ cho thẩm tấn ý thức giới. Thẩm tấn ý thức giới ấy cũng trợ do đoán định ý thức giới. Như vậy, đoán định ý thức giới cũng trợ cho đổng lực ý thức giới. Như vậy, đổng lực ý thức giới cũng trợ cho thứ tự đổng lực ý thức giới, bằng sáu duyên, do khả năng 5 duyên ấy và Tập hành duyên.
Đây là phương pháp trong 5 môn trước nhất.
Lại nữa, trong ý môn hữu phần ý thức giới trợ do khai môn ý thức giới và khai môn ý thức giới trợ cho đổng lực ý thức giới bằng 5 duyên như trước.
Lại nữa, pháp giới trợ cho 7 thức giới bằng nhiều loại duyên như:
1. Câu sanh duyên.
2. Hỗ tương duyên.
3. Y chỉ duyên.
4. Tương ưng duyên.
5. Hiện hữu duyên.
6. Bất ly duyên v.v...
Lại nữa, nhãn giới v.v... và một số pháp giới trợ cho một số ý thức giới bằng Cảnh duyên v.v...
Không phải chỉ có nhãn sắc… trợ cho nhãn thức giới v.v... , ngay cả ánh sáng cũng trợ cho nhãn thức giới như vậy, do đó, giáo thọ sư thời xưa nói rằng:
- Nhãn thức nương nhờ nhãn, sắc, ánh sáng và tác ý phát sanh.
- Nhĩ thức nương nhờ nhĩ, thinh, khoảng trống và tác ý phát sanh.
- Tỷ thức nương nhờ tỷ, khí, gió và tác ý phát sanh.
- Thiệt thức nương nhờ thiệt, vị, vật thấm vào và tác ý phát sanh.
- Thân thức nương nhờ thân, cảnh xúc, cứng, mềm và tác ý phát sanh.
- Ý thức nương nhờ hữu phần, ý, pháp và tác ý phát sanh.
Như vậy là tóm tắt mẫu đề này. Phân loại về duyên một cách chi tiết, sẽ giải thích rõ ràng trong phần Y tương sinh xiển minh.
Như vậy, nên hiểu phân tích về trợ duyên trong các giới này.
G. Trong câu mẫu đề nói về “nên thấy” (trong giới ấy), nghĩa là nên hiểu phân tích bằng cách “thấy” trong các giới này.
Thật vậy, tất cả hữu vi giới nên thấy trống rỗng cả đoạn đầu lẫn đoạn cuối, tánh rỗng không, thường, tịnh, lạc, ngã và diễn tiến liên quan với trợ duyên.
Nhưng nói một cách đặc biệt, các giới này, nên thấy nhãn giới như da trống, sắc như dùi trống, nhãn thức giới như tiếng trống.
Lại nữa, nên thấy nhãn giới như mặt gương, sắc giới như khuôn mặt, nhãn thức giới như bóng khuôn mặt.
Lại nữa, nên thấy nhãn giới như mía và mè, sắc giới như máy ép, nhãn thức giới như nước mía và dầu mè.
Lại nữa, nên thấy nhãn giới như cây cọ lửa, sắc giới như vật phát lửa, nhãn thức giới như lửa.
Trong nhĩ giới v.v... cũng có phương pháp này.
Nhưng ý giới nên thấy như trạng thái đi trước và đi sau của nhãn thức giới v.v... theo nơi phát sanh. Thọ uẩn của pháp giới, nên thấy như mũi tên và cây giáo. tưởng uẩn, hành uẩn nên thấy như bệnh tật vì bị mũi tên và cây giáo. Thọ, tưởng của phàm nhân nên thấy như nắm tay không, vì phát khởi khổ là muốn cho sanh và như nai trong rừng vì nắm lấy hiện tượng không đúng sự thật. Hành nên thấy như người bị bắt ném vào hố than lửa, vì chứa tái tục, như kẻ trộm bị nhân viên đuổi theo, vì bị khổ sanh v.v... dính theo và như hột giống cây độc, vì nguyên nhân nối tiếp theo uẩn dẫn đến mọi điều bất lợi.
Sắc nên thấy như bánh xe sắc bén, vì hiện tượng nhiều loại tai nạn khác nhau.
Vô vi giới, nên thấy là ân đức bất tử, yên lặng và an ổn. Tại sao? Vì đối nghịch với mọi điều bất lợi.
Ý thức giới, nên thấy như khỉ trong rừng, vì không đứng yên trong cảnh, như ngựa què rất khó khăn tập luyện, như những khúc cây nằm giữa hư không rơi xuống và như võ sĩ trên võ đài, vì liên hệ với nhiều trường hợp phiền não khác nhau như: tham, sân v.v...
Chương thứ mười lăm xứ, giới xiển minh thuộc lãnh vực tu tiến trong bộ Thanh tịnh đạo được tôi sáng tác, để khích lệ sự hoan hỷ cho chư Tôn giả, đã chấm dứt với trường hợp như vậy.
~~~~~~~~
CHƯƠNG THỨ XVI: QUYỀN, ĐẾ XIỂN MINH
Quyền trình bày tiếp theo các giới là nhị thập nhị quyền:
1 – Nhãn quyền
2 – Nhĩ quyền
3 – Tỷ quyền
4 – Thiệt quyền
5 – Thân quyền
6 – Ý quyền
7 – Nữ quyền
8 – Nam quyền
9 – Mạng quyền
10 – Lạc quyền
11 – Khổ quyền
12 – Hỷ quyền
13 – Ưu quyền
14 – Xả quyền
15 – Tín quyền
16 – Cần quyền
17 – Niệm quyền
18 – Định quyền
19 – Tuệ quyền
20 – Vị tri quyền
21 – Dĩ tri quyền
22 – Cụ tri quyền
Nên hiểu biết phân tích
Quyền này về ý nghĩa,
Về trạng thái, thứ tự
Phân loại, không phân loại,
Về phận sự và về cõi.
1/ Trong câu mẫu đề ấy, trước nhất phân tích ý nghĩa nhãn quyền v.v... đã được trình bày bằng phương pháp như: Cakkhatīti cakkhu= thấy gọi là nhãn.
Nhưng trong ba quyền cuối cùng, quyền thứ nhất gọi là vị tri quyền, vì phát sanh với người tiến hành như vầy: “ta sẽ biết câu bất tử mà trước kia ta chưa biết rõ, hay ta đã biết pháp tứ đế mà trước kia ta chưa hiểu rõ” và vì sanh theo ý nghĩa của quyền. Quyền thứ nhì gọi là dĩ tri quyền, vì biến tri[84] và vì sanh theo y nghĩa của quyền. Quyền thứ ba gọi là cụ tri quyền vì sanh cho bậc lậu tận đã biến tri, đã thành phận sự, duy trì trí trong bốn đế và vì sanh theo ý nghĩa của quyền.
Hỏi:
Gọi ý nghĩa quyền của các quyền ấy là gì?
Đáp rằng:
- Indaliṅgaṭṭho indriyaṭṭho: nghĩa là nâng đỡ nghiệp thành trưởng là ý nghĩa của quyền.
- Indadesitaṭṭho indriyaṭṭho: nghĩa là thuyết theo như thật là ý nghĩa của quyền.
- Indadiṭṭhaṭṭho indriyaṭṭho: nghĩa là thấy theo như thật là ý nghĩa của quyền.
- Indasiṭṭhaṭṭho indriyaṭṭho: nghĩa là nghiệp thành trưởng sắp đặt là ý nghĩa của quyền.
- Indajuṭṭhaṭṭho indriyaṭṭho: nghĩa là quyền hành thành trưởng là ý nghĩa của quyền.
Tất cả ý nghĩa ý ấy là thích hợp trong từ quyền này.
Thật vậy, Đức Thế Tôn, bậc Chánh Đẳng Giác gọi là thành trưởng vì Ngài duy trì oai lực cao cả.
Lại nữa, nghiệp thiện và bất thiện gọi là thành trưởng, vì trong tất cả nghiệp với nhau, không có một nghiệp nào khác lớn hơn, vì thế, tất cả quyền này, quyền hành nhớ biết nghiệp nâng đỡ nghiệp thiện, bất thiện và trở thành đặc tánh mà nghiệp thiện và bất thiện ấy đã sắp đặt, do đó, nhãn v.v... gọi là quyền với ý nghĩa nâng đỡ nghiệp thành trưởng và với ý nghĩa nghiệp thành trưởng sắp đặt.
Lại nữa, tất cả quyền này, như nhãn quyền v.v... đã được đức Thế tôn tuyên thuyết và giác ngộ như thật, do đó, gọi là quyền với ý nghĩa thuyết theo như thật và với ý nghĩa thấy theo như thật.
Lại nữa, các quyền ấy, Đức Thế Tôn, bậc Đại Mâu Ni, đôi khi thọ dụng do thọ dụng hành xứ, đôi khi thọ dụng do thọ dụng tu tiến, do đó gọi là quyền với ý nghĩa đức Thế tôn thành trưởng sắp đặt.
Lại nữa, nhãn này v.v... gọi là quyền với ý nghĩa quyền hành thành trưởng. Thật vậy, thành trưởng đối với nhãn v.v... khi nhãn thức v.v... diễn tiến vì nhãn ấy v.v... nhạy bén thành trưởng nhãn thức v.v... cũng nhạy bén theo, vì nhãn ấy v.v... mềm dịu thành trưởng, nhãn thức cũng mềm dịu theo.
Trước nhất là phân tích ý nghĩa của các quyền này.
2/ Câu mẫu đề nói “về trạng thái” v.v... có giải thích rằng:
Nên hiểu rõ phân tích nhãn quyền v.v... về trạng thái, phận sự, thành tựu và nhân cận, những trạng thái ấy… của các quyền này đã được (tôi) trình bày trong uẩn xiển minh.
Bốn loại quyền cuối cùng, như tuệ quyền... chính là vô si. Còn lại, đến bằng tợ tha, tóm tắt ở uẩn xiển này.
3/ Câu mẫu đề nói “về thứ tự", đây chính là thứ tự thuyết pháp. Trong tất cả quyền ấy, người đạt được lãnh vực bậc Thánh, vì liễu tri pháp nội phần, do đó, nhãn quyền... liên quan cá nhân được Ngài thuyết trước nhất. Cá nhân ấy nương nhờ pháp kể là nữ hay nam, để trình bày pháp này thuyết nữ quyền và nam quyền thứ tự nhãn quyền ấy.
Nữ quyền và nam quyền ấy diễn tiến liên quan mạng quyền, để cho hiểu biết như vậy là thuyết mạng quyền thứ tự nữ quyền và nam quyền ấy. Mạng quyền chỉ diễn tiến, thọ mà (chúng sanh) đã hưởng cảnh, tất cả pháp đó là khổ đế cho biết như vậy, từ đó, thuyết lạc quyền, thứ tự mạng quyền.
Các pháp này (như tín quyền) cần phải tu tiến phát triển để diệt tắt lạc quyền ấy v.v..., vì trình bày tiến hành như vậy. Từ đó thuyết vị tri quyền[85] thứ tự tín quyền v.v..., vì lý do dĩ tri quyền[86] ấy là thành quả của vị tri quyền, và phải tu tiến tiếp theo vị tri quyền, nên thuyết dĩ tri quyền, thứ tự vị tri quyền ấy, để hiểu biết đạt đến cụ tri quyền[87] này, mà ai đã chứng đắc, không còn phận sự nào phải hành cao hơn nữa, cuối cùng, thuyết cụ tri quyền là ân đức hoan hỷ cao nhất.
Đây là giải thích thứ tự các quyền này.
4/ Câu mẫu đề nói “về phân loại và không phân loại”. Đây chỉ là phân loại mạng quyền. Thật vậy, mạng quyền ấy sẽ có hai loại là sắc mạng quyền và vô sắc mạng quyền, không có phân loại các quyền còn lại.
Như vậy, nên hiểu phân tích các quyền ấy về phân loại và không phân loại.
5/ Câu mẫu đề nói “về phận sự” có giải thích rằng:
Nếu có lời hỏi: cái gì là phận sự của quyền?
Đáp: vì Pāḷi chứng minh: “nhãn xứ trợ cho nhãn thức giới và các pháp tương ưng với nhãn thức giới ấy bằng quyền duyên”[88]. Phận sự phải làm cho thành tựu quyền duyên và tư cách chậm, lẹ của mình, tức là chậm lẹ của pháp nhãn thức… tự khiến cho hỗ trợ trạng thái chậm, lẹ trước nhất. Đây là phận sự nhãn quyền.
Phận sự như: nhĩ, tỷ, thiệt quyền cũng vậy.
Phận sự khiến cho pháp câu sanh diễn tiến theo khả năng của mình là phận sự ý quyền. Sự theo gìn giữ pháp câu sanh là phận sự mạng quyền. Tánh, hiện tượng, thái độ, tư cách và cử chỉ làm theo khuôn mẫu nữ quyền và nam quyền. Sự đè nén pháp câu sanh đến tư cách thô… tùy theo trạng thái của mình là lạc, khổ, hỷ, ưu quyền, tư cách yên lặng cao quý và trung bình cho đến thứ tự là phận sự xả quyền. Sự chế ngự pháp nghịch và làm cho pháp tương ưng trở thành tịnh tín… là phận sự tín quyền...
Sự diệt trừ ba kiết sử và làm cho pháp tương ưng đối diện diệt trừ kiết sử ấy là phận sự vị tri quyền. Sự làm cho giảm nhẹ, diệt trừ kiết sử dục ái, sân v.v... và làm cho pháp câu sanh diễn tiến theo khả năng của mình là phận sự dĩ tri quyền. Sự diệt trừ tầm cầu tất cả nhiệm vụ và làm duyên cho pháp tương ưng đối diện với Níp-bàn bất tử là phận sự của cụ tri quyền.
Như vậy, nên hiểu phân tích các quyền này về phận sự.
6/ Câu mẫu đề nói “về cõi” có giải thích rằng:
Trong tất cả quyền ấy: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, nữ, nam, lạc, khổ và ưu quyền là Dục giới. Ý quyền, mạng quyền, xả quyền và tín, cần, niệm, định, tuệ quyền liên quan trong bốn cõi. Hỷ quyền liên quan trong ba cõi do khả năng: Dục giới, sắc giới và siêu thế. Ba quyền cuối cùng là siêu thế.
Như vậy, nên hiểu phân tích các quyền này về cõi.
Tỷ kheo nhiều động tâm
Trú trong quyền thu thúc
Vì liễu tri các quyền
Sẽ tận diệt khổ đau.
Đây là lời giải thích chi tiết của tất cả quyền.
Đế tiếp theo quyền ấy là tứ thánh đế
a. Khổ thánh đế
b. Khổ tập thánh đế
c. Diệt khổ thánh đế
d. Đạo diệt khổ thánh đế
Thiện trí thức nên biết
Phần giải trong các pháp
Hành theo lời giáo huấn
Phân loại phần ngữ căn
Và về loại, trạng thái
Ý nghĩa cùng trích yếu
Về không hơn không kém
Thứ tự giải thích sanh
Về phận sự của trí
Về loại đế chứa đựng
Về thí dụ tứ phần
Rỗng không, về một loại
Về chung và riêng vậy.
1) Trong các câu mẫu đề ấy, câu mẫu đề nói “về phân loại” có giải rằng:
Ý nghĩa của thánh đế như khổ thánh đế v.v… Ngài đã phân tích mỗi đế có bốn ý nghĩa: như thật, không thay đổi, không sai khác, như được Ngài thuyết rằng:
- Khổ nghĩa là áp bức, nghĩa là hữu vi, nghĩa là nóng nảy, nghĩa là biến đổi, đây là bốn ý nghĩa khổ thường khổ, như thật, không thay đổi, không sai khác.
- Tập nghĩa là tích trữ, nghĩa là nguyên nhân sanh quả, nghĩa là cùng hội họp, nghĩa là chướng ngại… như trên…
- Diệt nghĩa là thoát ly, nghĩa là yên lặng, nghĩa là vô vi, nghĩa là Níp-bàn bất tử… như trên…
- Đạo nghĩa là hướng dẫn xuất ly, nghĩa là nguyên nhân, nghĩa là tri kiến, nghĩa là thành trưởng, đây là bốn ý nghĩa của đạo thường đạo, như thật, không thay đổi, không sai khác[89] ”.
Lại nữa, Ngài thuyết như khổ nghĩa là áp bức, nghĩa là hữu vi, nghĩa là nóng nảy, nghĩa là biến đổi, nghĩa là diệu giác như vậy.
Như vậy, bậc thiện trí thức nên hiểu thánh đế như khổ thánh đế… do khả năng mỗi đế có bốn ý nghĩa được Ngài phân tích. Nên hiểu phân tích về các loại đế này chỉ bấy nhiêu.
2) Câu mẫu đề nói “về phân tích ngữ căn, về loại, trạng thái"… ở đây, trước nhất sẽ phân tích ngữ căn.
Từ “du” đây, trong chữ dukkhaṃ này trình bày trường đáng ghét, như đứa con trai đáng ghét gọi là đứa con xấu. Từ “khaṃ” trình bày trạng thái rỗng không như: hư không, rỗng không gọi là “khaṃ”. Đế thứ nhất này gọi là đáng ghét, vì là chỗ trú của nhiều tai nạn…; gọi là rỗng không, vì xa lìa sự vật thường, tịnh, lạc, ngã mà người ngu đã nhận định, do đó, được gọi là khổ vì thực tính đáng ghét và rỗng không.
Từ “saṃ” đây, trình bày sự hội họp, như samāgamo: sự đến cùng hội họp, “sametaṃ”: nơi hội họp nhau… . Từ “u” đây là sự phát sanh, như: “uppannaṃ”: đã sanh khởi. “Uditaṃ”: đã xảy đến. Từ “aya”: giải thích là nguyên nhân. Đế thứ hai này là nguyên nhân sanh khổ khi cùng hội họp, còn dư sót trợ duyên. Như vậy, được gọi là khổ tập vì là nguyên nhân sanh hội họp khổ.
Lại nữa, đế thứ ba, từ “ni”: nguyên ngữ nghĩa là không có. “Rodha”: nguyên ngữ nghĩa là đi lang thang, do đó, không có, vì trống không tất cả cảnh giới đi lang thang khổ não, nghĩa là đi lang thang trong vòng luân hồi. Hay khi đã đắc chứng diệt khổ thánh đế ấy, cũng không đi lang thang trong khổ não, nghĩa là đi lang thang trong vòng luân hồi, vì diệt khổ này đối nghịch với đi lang thang khổ não ấy. Hay gọi là diệt khổ thánh đế, vì nguyên nhân diệt tắt không phát sanh khổ.
Lại nữa, đế thứ tư được gọi là Đạo diệt khổ, vì đế thứ tư này đưa đến tiến hành diệt khổ ấy, vì ân đức đối diện với diệt khổ ấy, do khả năng thành cảnh và tiến hành, vì tiến hành đưa đến diệt khổ.
Tất cả bậc Thánh, như Đức Phật v.v... thông suốt các đế này, do đó, các đế này được gọi là thánh đế, như được Ngài thuyết rằng: “Này chư tỷ-kheo, bốn thánh đế này, thế nào là bốn?... như trên… Này chư tỷ-kheo, đây là bốn thánh đế, tất cả bậc Thánh thông suốt bốn thánh đế này, do đó, được gọi là thánh đế.”
Lại nữa gọi là thánh đế vì sự thật của bậc Thánh, như được Ngài thuyết rằng: “Như Lai là bậc Thánh trong thế gian, cùng với chư Thiên… như trên… luôn cả nhân loại, do đó, được gọi là thánh đế"[90].
Lại nữa gọi là thánh đế, chính vì thành tựu thánh vị, vì các bậc Thánh ấy hoàn toàn diệu giác, như được Ngài thuyết rằng: “Này chư tỷ-kheo, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, thế gian gọi là bậc Thánh, vì diệu giác bốn thánh đế này như thật.”[91]
Lại nữa, gọi là thánh đế, vì sự cao quý. Gọi là cao quý, nghĩa là sự thật chắc chắn, không thay đổi, không sai khác, như được Ngài thuyết rằng: “Này chư tỷ-kheo, chính bốn thánh đế này sự thật chắc chắn, không thay đổi, không sai khác, do đó, được gọi là thánh đế.”[92]
3) Thế nào là cần phải biết phân giải “về loại, trạng thái v.v… ” trong tất cả đế ấy.
Khổ đế:
- Bādhanalakkhaṇaṃ: trạng thái là đè nén.
- Santāpanarasaṃ: phận sự là khiến cho nóng nảy.
- Pavattipaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là diễn tiến.
Tập đế:
- Pabhavalakkhaṇaṃ: trạng thái là căn nguyên phát sanh.
- Anupacchedakaraṇarasaṃ: phận sự là tạo không gián đoạn.
- Pāḷibodhapaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là chướng ngại.
Diệt đế:
- Santilakkhaṇaṃ: trạng thái là vắng lặng.
- Accutirasaṃ: phận sự là bất tử.
- Animittapaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là vô tướng.
Đạo đế:
- Niyyānalakkhaṇaṃ: trạng thái là hướng dẫn thoát ly.
- Kilesappahānarasaṃ: phận sự là khiến cho diệt trừ phiền não
- Vuṭṭhānapaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là xuất ly
Lại nữa, các đế ấy theo thứ tự, trạng thái là diễn tiến; trạng thái là nguyên nhân khiến cho diễn tiến; trạng thái là yên lặng; trạng thái là nguyên nhân khiến cho yên lặng.
Lại nữa, các đế ấy theo thứ tự, trạng thái là hữu vi, trạng thái là ái dục, trạng thái là vô vi, trạng thái là tri kiến.
Như vậy, nên phân giải các đế này “về trạng thái v.v..."
4) Tiếp theo đây là giải thích câu mẫu đề nói “về ý nghĩa và về trích yếu”. Trước nhất nên hiểu phân giải “về ý nghĩa”.
Nếu có lời hỏi rằng: cái gì là ý nghĩa của đế?
Nên đáp rằng: thực tính nào khi người cận quán với tuệ nhãn thay đổi như trò ảo thuật, lừa gạt như ảo ảnh, không có thực tính và không có như tự ngã của các ngoại giáo. Điều chắc chắn là hành xứ của thánh trí, vì sự thật không thay đổi như thật, do trường hợp đè nén, căn nguyên phát sanh vắng lặng và hướng dẫn thoát ly. Thực tính ấy là sự thật không thay đổi như thật, như trạng thái của lửa và như lẽ thường của thế gian, nên hiểu là ý nghĩa của đế, như được Ngài thuyết rằng: “Này chư tỷ-kheo! Chính khổ đế này là sự thật, chắc thật, khổ đế này không phải không chắc thật, khổ đế này không thay đổi sai khác[93]“. Nên hiểu chi tiết.
Lại nữa,
Vì khổ không đè nén, là không có người đè nén khác ngoài khổ, do đó, khổ này là đế, vì chắc chắn thực tính đè nén.
Khổ diệt do diệt trừ ái dục, không có từ nơi khác và khổ ấy không phải không có do ái dục, do đó, ái dục này là đế, vì chắc chắn nguyên nhân sanh khổ.
Sự yên lặng khác, ngoài Níp-bàn không có, Níp-bàn ấy không phải không có ân đức yên lặng, do đó Níp-bàn là đế, vì chắc chắn ân đức yên lặng.
Sự hướng dẫn thoát ly khác ngoài đạo không có, đạo ấy không phải không hướng dẫn thoát ly, do đó, đạo này là đế, vì chắc chắn ân đức hướng dẫn thoát ly.
Các bậc thiện trí thức nói sự thật không thay đổi như thật, bốn đế như khổ v.v... là ý nghĩa của đế do trường hợp như vậy.
Như vậy, nên hiểu phân giải “về ý nghĩa”.
5) Thế nào là “phân tích về trích yếu”? Nghĩa là từ ‘đế’ trong lãnh vực này, Ngài đã thuyết nhiều ý nghĩa như thế nào?
Từ ‘đế’, Ngài thuyết trong ngôn đế (nói chân thật) như: “người nên nói lời chân thật, không nên sân hận”[94] v.v...
Trong tự chế đế (kiêng cữ chân thật) như: “các Sa môn, Bà la môn gìn giữ chân thật” v.v...
Trong kiến đế (thấy thật) như: “Tại sao tập trung người diễn thuyết khéo nói những sự thật khác nhau[95]?” v.v...
Trong siêu lý đế (đệ nhất nghĩa đế) là Níp-bàn và đạo như “đế chỉ có một không có thứ nhì”[96] v.v...
Trong thánh đế như: “Đối với bốn đế có bao nhiêu thiện”[97] v.v...
Chính đế này, nơi đây diễn tiến là thánh đế.
Như vậy, nên hiểu phân giải các đế này “về giải thích”.
6) Câu mẫu đề nói “không hơn không kém”:
Nếu có lời hỏi rằng: tại sao thánh đế, Ngài chỉ thuyết có bốn, không hơn không kém?
Đáp rằng: vì không cần phải bổ sung các đế khác vào và không cần phải bớt một đế nào ra. Thật vậy, không có đế khác cao hơn các đế này, hay tất cả đế này, dù chỉ bớt ra một đế cũng không được, như được Ngài thuyết rằng: “Này chư tỷ-kheo! Sa môn hay Bà la môn trong thế gian này đến (nói rằng): khổ này không là thánh đế, khổ khác là thánh đế. Như Lai sẽ chế định khổ khác là thánh đế, ngoại trừ khổ thánh đế, sự hiện bày không thể xảy ra...”. Như được Ngài thuyết rằng: “Này chư tỷ-kheo! Sa môn, Bà la môn nói rằng: Khổ thứ nhất này được Sa môn Cồ Đàm thuyết không phải thánh đế, Như Lai quán thấy khổ thánh đế thứ nhất, sẽ chế định khổ khác thánh đế thứ nhất. Sự kiện này không thể xảy ra[98].”
Lại nữa, đức Thế tôn khi thuyết giáo sự lay động (khổ) đã thuyết (sự lay động) cùng với nguyên nhân (tập) và sự không lay động (diệt) cùng với cả phương pháp (đạo), Ngài thuyết chỉ có bốn, vì bốn đế này là cao nhất của lay động, sự không lay động và nguyên nhân của hai pháp ấy như vậy.
Lại nữa, Ngài khéo thuyết đế đầy đủ bốn loại, do khả năng pháp cần phải biến tri (khổ), pháp cần phải đoạn trừ (tập), pháp cần phải tác chứng (diệt), pháp cần phải tu tiến (đạo). Do khả năng chỗ trú ái dục, tự thân ái dục, sự diệt tắt ái dục và phương pháp diệt tắt ái dục. Do khả năng pháp ngủ ngầm, hoan hỷ trong pháp ngủ ngầm, nhổ lên sự ngủ ngầm và phương pháp nhổ lên sự ngủ ngầm.
Như vậy, nên hiểu phân giải các đế này “về không hơn không kém” trong các đế này.
7) Trong câu mẫu đề nói “về thứ tự”, đây cũng là thứ tự thuyết pháp… Trong tất cả đế này, Ngài thuyết khổ đế trước tiên là biết dễ dàng, vì chân lý thô và vì chân lý phổ thông của tất cả chúng sanh, để thấy nguyên nhân khổ đế, thuyết tập đế thứ tự tiếp theo khổ đế ấy. Để cho hiểu biết rằng diệt tắt quả vì diệt tắt của nhân, thuyết diệt đế thứ tự tiếp theo tập đế ấy, để trình bày phương pháp đắc chứng diệt đế ấy, cuối cùng thuyết đạo đế.
Lại nữa, Ngài thuyết khổ đế trước tiên để làm cho động tâm các chúng sanh, tham hỷ lạc trong cảnh giới, để cho hiểu biết rằng khổ ấy (mà ái dục) không tạo, không đến, không phải phát sanh được vì xảy ra của người giải thoát khổ ấy có riêng do ái dục này, như vậy, thuyết tập đế thứ tự tiếp theo khổ đế ấy, để làm cho nhẹ nhàng phát sanh do thấy thoát ly, tầm cầu thoát ly khổ của người động tâm, vì thắng hóa khổ luôn cả nguyên nhân, từ đó thuyết diệt đế, sau đó thuyết đạo để đạt đến diệt đế, để đắc chứng diệt đế.
Như vậy, nên hiểu phân giải các đế này “về thứ tự”.
8) Trong câu mẫu đề nói “về phân tích sanh .v.v..” có giải thích như tiếp theo đây:
Đức Thế Tôn khi thuyết các thánh đế, giảng các pháp như sanh trong xiển minh bốn đế:
a. Mười hai pháp thuộc về khổ xiển minh như sanh là khổ, già là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, hội họp sự vật không thương yêu là khổ, xa lìa sự vật thương yêu là khổ, muốn điều nào không được đó là khổ, một cách tóm tắt 5 thủ uẩn là khổ[99]”.
b. Ba loại ái dục thuộc về loại tập xiển minh như: “Ái dục này mà dẫn đến tái sanh, câu hành với hỷ và tham tầm cầu hỷ lạc chỗ này, chỗ kia. Đây là như thế nào? Tức là dục ái, hữu ái và ly hữu ái”[100].
c. Níp-bàn chỉ có một ý nghĩa thuộc về diệt xiển minh như: “Sự ly tham, sự diệt tận không dư sót, sự từ bỏ, sự xả ly, sự giải thoát, sự vô nhiễm ái dục ấy[101]”.
d. Tám pháp thuộc về xiển minh như: “Thế nào là phương pháp tiến hành đến diệt khổ thánh đế? Chính là Thánh đạo tám ngành. Đây là như thế nào? Tức là chánh kiến… như trên… chánh định[102]”.
Như vậy, bậc thiện trí thức nên hiểu phân tích câu mẫu đề này, là phân tích các pháp như sanh v.v…
8a. Câu này là thế nào? Từ sanh này có nhiều ý nghĩa:
Thật vậy, từ sanh này có trong hữu, như: “vị ấy nhớ sanh được một kiếp, hai kiếp…”[103].
Trong bộ phái như: “Này Visākhā, có nhóm Sa môn tên Nigaṇtha…”[104].
Trong trạng thái hữu vi như: “Sanh thâu nhiếp vào hai uẩn”[105]…
Trong tái tục như: “tâm thứ nhất nào đã sanh vào trong bụng người mẹ, thức thứ nhất đã xuất hiện, đó là sự sanh của người ấy, do ý nghĩa thức ấy[106]…”
Trong giáng sanh: “Này Ānanda, Bồ tát giáng sanh”[107]…
Trong gia tộc như: “Bị khiển trách, châm biếm do tranh luận sanh”[108]…
Trong Thánh giới như: “Này cô em gái, kể từ khi tôi được sanh vào dòng Thánh vức”[109]…
Nơi đây, nên thấy chính từ sanh này là đối với chúng sanh, thai sanh,[110] tức là uẩn diễn tiến từ khi tâm tái tục, cho đến khi ra khỏi bụng người mẹ, hay ra ngoài những chúng sanh khác.[111] Tức là uẩn tái tục. Tuy nhiên đây cũng là lời nói phổ thông…
Khi nói bằng cách không khác nhau, sự xuất hiện trước nhất của tất cả uẩn mà xuất hiện với chúng sanh phát sanh trong mỗi một nơi đó gọi là sanh. Chính sự sanh này:
- Tattha tattha bhave paṭhamābhinibbattilakkhaṇā: trạng thái là sự xuất sanh đầu tiên trong mỗi một cảnh giới ấy.
- Niyyātanarasā: phận sự là sanh trở lại.
- Atītabhavato idha ummajjanapaccupaṭṭhānā: thành tựu là sanh khởi trong cảnh giới này từ cảnh giới quá khứ, hay Dukkhavicittatāpaccupaṭṭhānā: thành tựu là thực tính tạo thành khổ.
Nhưng nếu có lời hỏi rằng: tại sao sự sanh này gọi là khổ?
Đáp rằng: vì là chỗ trú của nhiều loại khổ.
Thật vậy, khổ có nhiều loại, tức là:
- Dukkhadukkhaṃ: khổ khổ.
- Vipariṇāmadukkhaṃ: biến khổ.
- Saṅkhāradukkhaṃ: hành khổ.
- Paṭicchannadukkhaṃ: ẩn khổ.
- Appaṭicchannadukkhaṃ: bất ẩn khổ.
- Pariyāyadukkhaṃ: hiện khổ.
- Nippariyāyadukkhaṃ: chánh khổ.
- Trong các khổ ấy, khổ thọ thuộc về thân và thuộc về tâm gọi là khổ khổ, vì khổ bằng thực tính và bằng danh từ.
- Lạc thọ thay đổi gọi là biến khổ, vì nguyên nhân phát sanh khổ.
- Xả thọ và pháp hành trong ba cõi còn lại gọi là hành khổ, vì bị sanh diệt áp bức.
- Bệnh tật thuộc về thân, thuộc về tâm như đau tai, đau răng. Sự nóng sanh từ tham, sự nóng nảy sanh từ sân… gọi là ẩn khổ, vì biết được do hỏi và vì không xuất hiện của cố gắng.
- Ba mươi hai bệnh tật sanh từ nguyên nhân của nghiệp… gọi là bất ẩn khổ, vì không cần hỏi cũng biết được và vì xuất hiện của cố gắng.
- Ngoại trừ khổ khổ, tất cả khổ còn lại như sanh... được nói đến trong phân tích khổ đế gọi là hiện khổ vì chỗ trú của mỗi một khổ ấy.
- Lại nữa, khổ khổ gọi là chánh khổ.
* Trong các khổ ấy, sanh là khổ, vì là chỗ trú của khổ diễn tiến ở địa ngục mà đức Thế tôn đã thuyết giảng do khả năng, thí dụ: kinh Hiền Ngu v.v... vì chỗ trú của khổ khác phát sanh như khổ loại nguồn gốc thai sanh v.v… trong thế giới nhân loại thuộc nhàn cảnh.
Trong các khổ ấy, khổ thuộc nguồn gốc thai sanh… có giải thích như tiếp theo đây: thật vậy, chúng sanh này khi sanh trong bụng mẹ, không phải sanh nơi thanh liên, hồng liên, bạch liên v.v... điều chắc chắn là sanh trong phạm vi bụng rất chật hẹp, rất tối tăm, thấm với các mùi thúi tử thi khác nhau, tất cả chất thành đống to mùi hôi thúi hiểm độc đáng ghê gớm, khoảng dưới dạ dày, phía trên bọng tiểu, giữa bụng phồng ra và xương sống, như dòi sanh trong hầm nước nhớp đầy dẫy cá ươn và bánh đậu thối. Chúng sanh ấy sanh trong phạm vi chật hẹp, vì sanh trong bụng mẹ đến mười tháng nóng nảy, đậy kín và thường bị nung nấu như cục bột co vào, nở ra v.v... chịu đựng nhiều thống khổ. Trước nhất, đây là khổ thuộc nguồn gốc thai sanh.
Lại nữa, chính chúng sanh trong bào thai này, khi người mẹ trơn trợt, đi, ngồi, đứng, chuyển thân nhanh chóng v.v... như con trừu non trong tay người say rượu, như con rắn non trong tay người bắt rắn; chịu đựng đau khổ vô số do cố gắng bị lôi tới, kéo lui, co lên, duỗi xuống v.v... Lại nữa, như bị rơi vào hàn địa ngục khi người mẹ uống nước lạnh…, như bị mưa than lửa bao vây khi người mẹ ăn cơm, cháo, vật thực nóng…, như chịu đựng hình phạt tưới nước axit… [112] khi người mẹ nuốt vật mặn, chua v.v... là chịu đựng đau khổ khốc liệt. Đây là khổ nguồn gốc bảo vệ bào thai.
Nhưng khổ nào phát sanh đối với chúng sanh ấy, vì cắt, chặt…. nơi sanh khổ[113] dù thân hữu, quan quân, bạn đồng tâm v.v… của người mẹ bị trụy thai, cũng không đến thăm viếng. Đây là khổ nguồn gốc của thai hư.
Khổ não phát sanh đối với chúng sanh bị gió nghiệp của người mẹ đang sanh sản, thổi di chuyển cho quay xuống bộ phận sanh, đáng sợ hãi vô cùng, như vực sâu dốc đứng và bị lôi kéo ra khỏi miệng bộ phận sanh rất chật hẹp, như con voi lớn bị kéo qua lỗ khóa, hay như chúng sanh địa ngục bị núi nối nhau đè cho nát. Đây là khổ nguồn gốc do sanh sản.
Lại nữa, khổ nào như bị đâm, chích do mũi kim và lưỡi dao cạo, khi nắm tay để tắm rửa, lau với khăn tay v.v... phát sanh cho đứa bé mới sanh, mà thân vi tế mềm mại như mụt ghẻ non. Đây là khổ ra khỏi bào thai người mẹ.
Khổ nào đang có cho người tự sát hoặc cố gắng liên quan thực hành khổ hạnh, khiến cho nóng nảy, do khả năng phận sự đạo lõa thể v.v... người không thọ dụng do khả năng sân hận, xảy ra khi ra khỏi bào thai ấy.
Khổ não phát sanh đối với người thọ lãnh nghiệp báo, như bị người khác xử tử, cùm gông v.v… Đây là nguồn gốc khổ do sự cố gắng của người khác.
Sanh là chỗ trú của tất cả sự khổ, như giải thích ở đây, do đó, được Ngài nói rằng:
Nếu hữu tình không đọa
Vào địa ngục chịu đựng
Khổ não rất khó chịu
Như bị lửa thiêu đốt
Khổ trong địa ngục này
Nương ở đâu có được.
Bậc Mâu-Ni đời này
Thuyết rằng sanh là khổ
Khổ ấy không phải ít
Vì bị đánh bằng roi
Đâm roi đót, gậy đập
Trong các loài bàng sanh
Nếu trừ ra sanh này
Khổ bị đánh đập ấy
Làm thế nào có được.
Lại nữa khổ ngạ quỷ
Nhiều đói, khát, gió, nắng
Khi không sanh cõi ấy
Khổ não này không có
Do đó bậc Mâu-Ni
Thuyết rằng sanh là khổ
Khổ nào A-tu-la
Trong thế gian vô gián
Tối âm u vô cùng
Lạnh lẽo khó chịu đựng
Vì nguyên nhân hữu tình
Không sanh cảnh giới nào
Khổ nào này không có
Do đó, sanh là khổ
Lại nữa, chúng hữu tình
Trong bào thai người mẹ
Như hầm phân Địa ngục
Ra khỏi độc không lâu
Thường chịu khổ kinh khiếp
Trừ ra sự sanh này
Không có điều khổ não
Do đó sanh là khổ.
Như tại sao chế định?
Ở đây và mọi nơi
Trước không có sự sanh
Sau làm sao có khổ
Thật vậy, đức Thế Tôn
Bậc đạo sĩ cao cả
Đã tuyên thuyết như vầy
Trước nhất sanh là khổ.
Đây là phân giải “về sự sanh” chỉ có bấy nhiêu.
* Trong câu nói “già là khổ", có giải thích tiếp theo đây:
Sự già có hai loại:
1. Trạng thái pháp hữu vi: đây là pháp hành bị già mỗi sát-na.
2. Sự cũ kỹ của uẩn liên quan trong một cảnh giới khi thừa kế, chế định như răng rụng v.v... (là già).
Sự già phổ thông sau Ngài muốn lấy trong câu mẫu đề này. Chính sự già này:
- Khandhaparipākalakkhaṇā: trạng thái là già nua của uẩn.
- Maraṇūpanayarasā: phận sự là cũ kỷ dẫn đến chết.
- Yobbanavināsapaccupaṭṭhānā: thành tựu là tiêu hoại thiếu niên.
Già là khổ vì hành khổ và chỗ trú của khổ. Khổ này phát sanh thuộc về thân, tâm, như bộ phận thân thể bị yếu đuối, các căn quyền thay đổi hình sắc, thiếu niên bị tiêu hoại, xa lìa tinh tấn khéo léo, trí nhớ sai lệch, bị kẻ khác áp bức, nhiều duyên sanh khổ thân, tâm… . Sự già là chỗ trú của khổ, do đó, Ngài nói rằng:
Các bộ phận yếu đuối
Biến đổi các căn quyền
Tiêu hoại tuổi thanh xuân
Vì cắt đứt sức mạnh
Trí nhớ bị lãng quên
Vì thê nhi của mình
Không thương yêu vừa lòng
Đến vô cùng yếu đuối
Chúng sanh chịu khổ não
Thuộc thân, tâm như vậy
Mọi khổ ấy nhân già
Do đó, già là khổ.
Như vậy, đây là phân tích “về già”.
* Trong câu mẫu đề nói: “Chết là khổ”, có giải thích như tiếp theo đây: sự chết có hai loại:
1. Trạng thái pháp hữu vi[114] như được Ngài thuyết với ý nghĩa già và chết thâu nhiếp với hai uẩn.[115]
2. Cắt đứt nối tiếp nhau của mạng quyền liên quan một cảnh giới. Khi Ngài thuyết với ý nghĩa: sợ hãi vì chết[116]. Sự chết này, Ngài muốn lấy nơi đây.
Sự chết vì sanh làm duyên, chết vì cố gắng, chết cả hoan hỷ, chết vì hết tuổi thọ, chết vì hết phước, đều là tên của sự chết ấy giống nhau.
Chính sự chết này:
- Cutilakkhaṇaṃ: trạng thái là tử vong.
- Viyogarasaṃ: phận sự là biệt ly.
- Gativippavāsapaccupaṭṭhānā: thành tựu là từ giả cảnh giới.
Nên hiểu chết là khổ vì chỗ trú của khổ, do đó, Ngài nói rằng:
Khổ nào của người ác
Thấy hiện tượng ác nghiệp
Khổ nào của hiền nhân
Không chịu đựng yêu mến[117]
Xa lìa vật thương yêu
Không khác khổ về tâm
Cả hai nhóm người ấy
Khổ cắt đứt tái tục
Phát sanh trong sắc thân
Không thể chịu ngược lại
Đối với các chúng sanh:
Gió độc phá hoại tim[118]
Chết chỗ tân[119] khổ này
Vậy, thuyết chết là khổ.
Như vậy, đây là phân tích sự chết.
* Phân tích “về sầu v.v… ” tâm buồn rầu của người tiếp xúc thân quyến suy vong, gọi là sầu. Sầu ấy chắc chắn là ý nghĩa như ưu, khi hiện hữu như vậy:
- Antonijjhānalakkhaṇo: trạng thái là thiêu đốt bên trong.
- Cetaso parijjhāpanaraso: phận sự là làm cho tâm nóng nảy (nóng nảy do sức mạnh tham, sân và si).
- Anusocanapaccupaṭṭhāno: thành tựu là buồn rầu luôn luôn.
Sầu gọi là khổ, vì khổ khổ và chỗ trú của khổ, do đó, Ngài nói rằng:
Sầu đâm tâm chúng sanh
Như mũi tên tẩm độc,
Như ngọn giáo lửa cháy
Như vỏ trấu bị đốt,
Dẫn đến hủy hoại vì
Bệnh tật, già cùng chết
Là khổ não quá nhiều,
Vậy, gọi sầu là khổ.
Như vậy, đây là phân giải về sầu.
* Sự than van của người tiếp xúc thân quyến suy vong… gọi là bi, bi ấy:
- Lālappanalakkhaṇo: trạng thái là than van.
- Guṇadosakittanaraso: phận sự là kể lại ân đức và tội lỗi.
- Sambhamapaccupaṭṭhāno: thành tựu là bối rối.
Sầu gọi là khổ vì hành khổ là chỗ trú của khổ, do đó, Ngài thuyết rằng:
Người bị tên sầu hại,
Là than van, kể lể
Chứng kiến vô số khổ
Phát sanh, đốt cổ họng,
Môi, miệng đều khô khan.
Do đó, đức Thế tôn
Thuyết rằng bi là khổ.
Như vậy, đây là phân giải về bi.
* Sự khó khăn thuộc về thân gọi là khổ, khổ ấy:
- Kāyapīḷanalakkhaṇaṃ: trạng thái là áp bức thân.
- Duppaññaṃ domanassakaraṇarasaṃ: phận sự là tạo thành ưu đối với những người ác tuệ.
- Kāyikābādhapaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là đau đớn thuộc về thân.
Khổ gọi là khổ, vì khổ khổ dẫn đến khổ tâm, do đó, Ngài nói rằng:
Khổ này thuộc về thân
Áp bức thân khó chịu,
Khiến sanh nhiều khổ tâm
Do đó, Ngài thuyết rằng:
Khổ này cách đặc biệt.
Như vậy, đây là phân giải về khổ.
* Sự khổ thuộc về tâm gọi là ưu, ưu ấy:
- Cittapīḷanalakkhaṇaṃ: trạng thái là áp bức tâm.
- Manovighātarasaṃ: phận sự là sát hại ý.
- Mānasabyādhipaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là đau lòng.
Ưu gọi là khổ, vì khổ khổ và dẫn đến khổ thuộc về thân.
Thật vậy, người đầy dẫy khổ tâm thường bứt tóc, than khóc, đấm ngực, lăn lộn, ngã té, đưa chân lên, đem đến con dao, uống thuốc độc, thắt cổ, nhảy vào lửa, chịu đựng khổ nhiều trường hợp sai khác như thế, do đó, Ngài nói rằng:
Vì ưu đè nén tâm
Dẫn đến áp bức thân.
Do đó, bậc Vô ưu
Nói rằng ưu là khổ.
Như vậy, đây là phân giải về ưu.
* Sự phẫn uất khiến cho phát sanh khổ tâm quá độ của người tiếp xúc thân quyến suy vong… gọi là não. Một vài người nói là một pháp liên quan hành uẩn, não ấy:
- Cittaparidahadalakkhaṇo: trạng thái là nóng nảy tâm.
- Nitthunanaraso: phận sự là rên rỉ.
- Visādapaccupaṭṭhāno: thành tựu là tuyệt vọng.
Não gọi là khổ, vì hành khổ, vì thiêu đốt tâm và vì thân tuyệt vọng, do đó, Ngài nói rằng:
Não phát sanh phiền khổ
Đốt tâm dáng buồn rầu
Thân gầy ốm xanh xao,
Do đó, não là khổ.
Khổ thuộc về tâm này, nên thấy:
Sầu ví như vật được nấu chín bên trong nồi với lửa yếu, bi như sự bốc ra ngoài nồi của vật đang được nấu chín, não như nấu cho đến lúc khô cạn bên trong nồi ấy, không ra của vật còn lại bay ra ngoài[120].
* Gặp gỡ chúng sanh và pháp hành không khả ý, gọi là hội họp sự vật không thương yêu. Hội họp sự vật không thương yêu ấy:
- Aniṭṭhasamadhānalakkhaṇo: trạng thái là tập trung điều không mong muốn.
- Cittavighātaraso: phận sự là sát hại tâm.
- Anatthabhāvapaccupaṭṭhāno: thành tựu là có bất lợi[121].
Hội họp sự vật không thương yêu gọi là khổ vì chỗ trú của khổ, do đó, Ngài nói rằng:
Hội ngộ vật không thương,
Khổ trong tâm trước nhất
Tiếp khổ sanh thân này,
Vì thế, khi hội họp
Chúng sanh pháp hữu vi
Sự vật không thương yêu.
Nên biết Đại sĩ thuyết
Là chỗ trú hai khổ.
Như vậy, đây là phân giải về hội họp sự vật không thương yêu.
* Sự biệt ly chúng sanh và pháp hành khả ý gọi là xa lìa sự vật thương yêu. Xa lìa sự vật thương yêu ấy:
- Iṭṭhavatthuviyogalakkhaṇo: trạng thái là biệt ly vật đáng mong muốn.
- Sokuppādanaraso: phận sự là khiến cho phát sanh sầu.
- Byasanapaccupaṭṭhāno: thành tựu là suy vong.
Xa lìa sự vật thương yêu gọi là khổ vì chỗ trú của khổ sầu, do đó, Ngài nói rằng:
Biệt thân quyến, tài sản,
Người ngu tâm dẫy đầy
Với mũi tên sầu muộn,
Xa lìa vật thương yêu
Do đó là khổ não.
Như vậy, đây là phân giải về xa lìa vật thương yêu.
* Câu mẫu đề nói: muốn điều nào không được điều đó là khổ, có giải thích như tiếp theo đây:
Mong muốn sự vật không đáng được mong muốn như: Ôi! Làm thế nào ta là người không bị sanh[122], như vậy, gọi là muốn điều nào không được điều đó là khổ. Sự mong muốn ấy:
- Alabbheyyavathu- icchanalakkhaṇā: trạng thái là ao ước sự vật không đáng được.
- Tappariyesanarasā: phận sự là tầm cầu sự vật ấy.
- Tesaṃ appattipaccupaṭṭhānā: thành tựu là không đạt được sự vật ấy.
Muốn điều nào không được điều đó gọi là khổ, vì chỗ trú của khổ, do đó, Ngài nói rằng:
Chúng sanh cầu điều này
Không được sự vật ấy
Khổ sầu nào phát sanh
Cho hữu tình đời này
Ước muốn vật không được
Là nguyên nhân của khổ
Do đó, Thắng giả thuyết
Là nguyên nhân của khổ.
Như vậy, đây là phân giải về muốn không được.
* Tiếp theo đây, sẽ phân tích câu mẫu đề nói rằng: “một cách tóm tắt 5 thủ uẩn là khổ”.
Khổ phát khởi từ sanh
Bậc Chánh đẳng giác thuyết
Trong khổ xiển minh đây
Khổ nào không được thuyết
Mọi khổ ấy trừ ra
Thủ uẩn này không có
Do đó bậc Đại sĩ
Tuyên thuyết khổ cuối cùng
Tóm tắt thủ uẩn khổ.
Thật vậy, khổ như sanh v.v... đè nén năm thủ uẩn, do nhiều trường hợp khác nhau như: lửa cháy nhiên liệu, như kẻ xử tử đâm mục tiêu, như ruồi, muỗi... đốt con bò, như người gặt lúa đạp thửa ruộng, như kẻ trộm cướp sát hại dân làng. Các khổ ấy phát sanh trong thủ uẩn như: cỏ, dây leo… sanh trên mặt đất, như hoa, quả, lá non… sanh nơi thân cây vậy.
Lại nữa, các thủ uẩn như sanh là khổ đầu tiên, già là khổ khoảng giữa, chết là khổ cuối cùng; sầu là khổ để dành thiêu đốt, vì tiếp xúc khổ khi cận tử; bi là khổ vì sự than van, không chịu đựng khổ ấy; khổ đau là khổ để dành đè nén thân, vì liên hệ với xúc không đáng mong muốn, nghĩa là tăng trưởng giới ấy; ưu là khổ đè nén tâm, vì phát sanh phẫn nộ của các phàm nhân bị đau khổ đè nén thân ấy; não là khổ, nguyên nhân khiến cho phát sanh than van của người mất hoan hỷ và tăng trưởng buồn rầu v.v… ; không được điều mong muốn là khổ, vì cắt đứt sự ao ước của người mất hy vọng; chính các thủ uẩn ấy là khổ chắc chắn, vì cận quán với trường hợp khác nhau như vậy. Khổ này đã được Ngài thuyết giảng mỗi một điều không dư sót, không thể trình bày với nhiều kiếp, để trình bày tóm tắt trong bất cứ năm thủ nào, như gom lại mùi vị nước biển trong một giọt nước, do đó, đức Thế tôn đã thuyết giảng rằng: một cách tóm tắt năm thủ uẩn là khổ.
Như vậy là phân giải các thủ uẩn.
Như vậy, đây là phương pháp khổ xiển minh chỉ bao nhiêu.
8b. Tiếp theo đây là phân giải Tập đế xiển minh:
Câu nói: “Yāyaṃ taṇhā” chiết tự thành “yā ayaṃ taṇhā”: ái dục này mà.
Câu nói “ponobbhavikā” dẫn đến tái sanh, làm cho sanh gọi là tái sanh. Tái sanh là thường của ái dục này, do đó, được gọi là dẫn đến tái sanh.
Gọi “nandirāgasahagatā” câu hành với hỷ và tham là cùng đi với hỷ và tham. Giải rằng: do ái dục ấy đi cùng một ý nghĩa với hỷ và tham. Câu nói: “Tatra tatrābhinandinī” tầm cầu hỷ lạc chỗ này, chỗ kia là tìm kiếm vui sướng mỗi một nơi nào, phát sanh tự trong mỗi một nơi ấy.
Nói rằng đây là thế nào? Là bất biến từ. Nghĩa của bất biến từ ấy, như đây là.
Nếu hỏi rằng: Ái dục đó thế nào?
Các pháp này là dục ái, hữu ái, ly hữu ái sẽ giải rõ ràng trong phần Y tương sinh xiển minh.
Ba loại ái dục này, nên hiểu biết Ngài thâu nhiếp vào một loại tập đế, vì nghĩa là làm cho khổ đế phát sanh gọi là khổ tập thánh đế.
8c. Tiếp theo đây là phân giải Diệt khổ xiển minh:
Diệt tập đế, Ngài thuyết bằng cách: sự diệt tận… của chính ái dục ấy không còn dư sót[123]…
Nếu có lời hỏi rằng: tại sao thuyết diệt khổ ấy?
Đáp rằng: thuyết diệt khổ, vì diệt tập. Thật vậy, khổ diệt vì diệt tập, không phải diệt do nguyên nhân khác, do đó, Ngài thuyết rằng:
Thân cây bị chặt đứt
Gốc không hoại vững chắc
Đâm chồi như thế nào
Cũng như thế ấy vậy
Ái tùy miên không đoạn
Khổ này sanh khởi luôn[124]
Theo phương pháp này, đức Thế tôn khi thuyết giảng diệt khổ, thường thuyết giảng diệt tập, vì khổ diệt do tập diệt. Thật vậy, các đấng Như Lai tiến hành như sư tử vương, khi Ngài khiến cho khổ diệt, trình bày diệt khổ, tiến hành theo nhân, không tiến hành trong quả. Còn ngoại đạo tiến hành như cầu hành giả…, nhóm ấy, khi khiến cho khổ diệt và trình bày diệt khổ, trở lại thực thành quả, như trình bày tự thực hành khổ hạnh v.v... không tiến hành theo nhân.
Như vậy, trước hết nên hiểu sự lợi ích thuyết diệt khổ do khả năng diệt tập.
Tiếp theo đây là ý nghĩa của câu nói chính ái dục ấy. Tassāyeva taṇhāya: ái dục dẫn đến tái sanh, phân tích ái dục, do khả năng dục ái...
Đạo được gọi là ly tham, như được Ngài thuyết rằng: giải thoát là ly tham[125]. Sự diệt tận do ly tham là đạo ấy gọi là sự diệt tận, ly tham, sự diệt tận, ly tham không dư sót, vì nhổ bỏ tùy miên gọi là sự diệt tận, ly tham không dư sót.
Lại nữa, sự đoạn trừ gọi là ly tham, do đó, nên thấy lời giải thích này cũng như ly tham không dư sót, sự diệt tận không dư sót. Vì ý nghĩa các câu này là pháp ngữ Níp-bàn. Thật vậy, khi nói bằng cách siêu lý (Đệ nhất nghĩa đế), Níp-bàn, gọi là diệt khổ thánh đế. Cũng vì từ ái dục đến Níp-bàn thường làm cho ly tham và thường làm cho diệt tận. Do đó, gọi Níp-bàn ấy là ly tham và tịch diệt như vậy.
Lại nữa, vì Níp-bàn, pháp tịch diệt từ bỏ ái dục ấy… và không có một quyến luyến năm dục lạc trong Níp-bàn này, do đó, Ngài thuyết Níp-bàn này, là sự từ bỏ, sự xả ly, sự giải thoát, sự vô nhiễm. Níp-bàn này:
- Santilakkhaṇaṃ: trạng thái là tịch tịch (yên lặng).
- Accutirasaṃ: phận sự là bất tử, hay
Assāsakaranarasaṃ: phận sự là cực lạc.
- Animittapaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là vô tướng, hay nippapañcapaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là vô ngại.
Nếu có lời hỏi rằng: Níp-bàn không có thật, vì thực tính người không thể đạt được, như sừng thỏ không có phải chăng?
Đáp rằng: không phải (Níp-bàn có thật sự) vì thực tính người nên biết được do phương cách tiến hành. Thật vậy, Níp-bàn ấy mà người thể nhập do phương cách tiến hành thích hợp với Níp-bàn, như tâm siêu thế của người khác (người kia biết được) do trí tha tâm thông. Vì vậy, không nên nói rằng Níp-bàn không có vì thực tính người không đạt được.
Hỏi rằng: Ngài thuyết Níp-bàn không tồn tại với kẻ phàm phu thiếu trí phải chăng?
Đáp rằng: Níp-bàn không có đâu! Tại sao? Vì kẻ phàm phu thiếu trí tiến hành theo con đường vô dụng. Thật vậy, Níp-bàn không tồn tại khi kẻ ấy tiến hành chân chánh thâu nhiếp vào ba uẩn như: giới uẩn… mà chánh kiến dẫn đầu, cũng vô dụng, vì hữu dụng, Níp-bàn sẽ hiện hữu.
Nếu người phản đối rằng: khi tiến hành theo con đường vô dụng, Níp-bàn khiếm diện phải chăng?
Đáp rằng: vì không chứng đắc Níp-bàn khi không có uẩn quá khứ và vị lai.
Hỏi rằng: không có uẩn diễn tiến là Níp-bàn phải chăng?
Đáp rằng: không phải Níp-bàn, vì sự không có uẩn đang diễn tiến, vì không chứng đắc uẩn diễn tiến, khi không có pháp diệt phát sanh và vì tội lỗi không chứng đắc hữu dư y Níp-bàn giới trong sát-na đạo, nương vào uẩn đang diễn tiến.
Hỏi rằng: không thành tội lỗi, nếu các điều phiền não diễn tiến khi ấy (hữu dư y Níp-bàn) phải chăng?
Đáp rằng: không phải, vì Thánh đạo đưa đến thực tính tốt đẹp (sự kiện như thế), các phiền não không có trước sát-na Thánh đạo, theo sau sát-na Thánh đạo sẽ là những thực tính tốt đẹp, vì thế lời phản đối này không có nguyên nhân.
Nếu hỏi rằng: sự đoạn diệt là Níp-bàn phải chăng? Vì Pāḷi nói: “Này hiền giả! Diệt tham, diệt sân, diệt si, đây gọi là bậc A-la-hán”[126].
Đáp rằng: không phải vì bậc A-la-hán cũng chỉ đạt đến sự đoạn diệt ấy, Ngài đã tuyên thuyết: “Này hiền giả, sự đoạn diệt tham v.v… ” nên hiểu cao hơn nữa, vì chứng đắc Níp-bàn chỉ trong (thời gian) khoảnh khắc… biến đổi thành tội lỗi, vì như thế, Níp-bàn sẽ là trạng thái hữu vi trong khoảng (thời gian) khoảnh khắc thực tính đạt được, vì không (chánh) tinh cần quan sát liên quan đến pháp hữu vi của trạng thái hữu vi và liên quan nên duyên, tạo thành thực tính cháy nóng, vì lửa tham v.v… nên thực tính cháy nóng là khổ.
Hỏi rằng: ban đầu sự đoạn diệt không gọi là sự diễn tiến nhiều hơn, vì sự đoạn diệt ấy là Níp-bàn. Sự đoạn diệt ấy không có tội lỗi phải chăng?
Đáp rằng: không phải, vì không có sự đoạn diệt như thế. Sự đoạn diệt như thế có được, cũng không khỏi tội lỗi như trường hợp đã trình bày, vì Thánh đạo dẫn đến đặc tánh diệt. Thật vậy, Thánh đạo còn tội lỗi là đoạn diệt, do đó gọi là tận diệt và kể từ đó, tất cả tội lỗi không diễn tiến. Vì sự đoạn diệt tức là sự tận diệt không phát sanh tâm tánh một cách bao quát. Ngài thuyết là tận diệt vì tiếp xúc với tâm tánh.
Hỏi rằng: tại sao không nói bằng cách tóm tắt một lần?
Đáp rằng: vì ân đức rất vi tế, sự rất vi tế thành tựu Thánh đạo, vì dẫn đến thành người ít tầm cầu của đức Thế tôn và vì bậc Thánh cần phải thấy tuệ nhãn thành tựu Thánh nhân. Chính Níp-bàn này gọi là không phổ thông, vì pháp mà người chứng đắc với đạo gọi là không có ranh giới sanh, vì không có điều kiện.
Nếu hỏi ngược lại rằng: Níp-bàn không phải không có ranh giới sanh, vì sanh khởi khi đạo xuất hiện phải chăng?
Đáp rằng: không phải, vì Níp-bàn không phải do đạo khiến cho phát sanh. Điều chắc chắn, Níp-bàn này cần phải chứng đắc với chính đạo ấy, không phải tự khiến cho phát sanh, do đó gọi là không có ranh giới sanh chắc chắn; vì không có ranh giới sanh, già, chết; vì không có ranh giới sanh, già, chết gọi là thường.
Hỏi rằng: Rất vi tế của Níp-bàn ấy đến là vật thường hằng phải chăng?
Đáp rằng: không phải, vì không có nhân đặc biệt.
Hỏi rằng: vì Níp-bàn thường hằng, ngay cả vi tế v.v... gọi là thường hằng phải chăng?
Đáp rằng: không phải, vì rất vi tế v.v… không phải thành tựu khác biệt, nhưng chính Níp-bàn này là thường, theo đặc tánh thích hợp như đã tường thuật, gọi là Vô sắc, vì vượt hẳn thực tính của sắc.
(Đặc tính ấy khi thành tựu với Đức Phật v.v… cũng thành tựu đơn độc, bao nhiêu đó, vì không khác nhau. Sự tu tiến do ân đức nào sự vắng lặng phiền não của ân đức ấy sẽ thành dư y, thường chế định cùng với uẩn còn dư sót, vì cần phải nương nhờ chế định xuất hiện, do đó, gọi là hữu dư y Níp-bàn nào được thể nhập, diệt trừ bặt dứt tập khởi uẩn ấy diễn tiến, thoát khỏi lậu tâm của tri kiến nghiệp. Vì uẩn sanh rồi diệt và thực tính không có uẩn dư sót, tức là không còn lại uẩn trong Níp-bàn này, do đó gọi là vô dư[127].
Bằng cách siêu lý (đệ nhất nghĩa đế), Níp-bàn không phải không tầm cầu mà được, vì cần phải chứng ngộ, do trí tuệ đặc biệt, thành tựu do tinh cần, không thiếu hăng hái và vì lời của bậc Toàn giác.
Thật vậy, lời này được Ngài thuyết giáo hợp lý rằng: “Này chư tỷ-kheo! có pháp không sanh, không thành, không tạo tác, không trợ duyên hợp thành”[128]…
Như vậy, đây là lời phân tích diệt khổ xiển minh
8d. Tám pháp được trình bày trong xiển minh Đạo diệt khổ, Ngài đã giảng ý nghĩa uẩn xiển minh một cách chắc chắn, nơi đây, tôi nói để cho hiểu sự khác nhau của tám pháp ấy diễn tiến trong một sát-na.
a. Chánh kiến:
Khi nói một cách tóm tắt tuệ nhãn nhổ lên vô minh tùy miên, có Níp-bàn thành cảnh của hành giả tiến hành để thông suốt bốn đế gọi là chánh kiến. chánh kiến ấy:
- Sammā dassanalakkhaṇā: trạng thái là thấy đúng.
- Dhātuppakāsanarasā: phận sự là hiểu biết rõ.
- Avijjandhakāraviddhaṃsanapaccuṭṭhānā: thành tựu là diệt trừ bóng tối vô minh.
b. Chánh tư duy:
Sự quyết định cầu Níp-bàn chặt dứt tà tư duy tương ưng với chánh kiến ấy của người thấy đầy đủ như vậy gọi là chánh tư duy. Chánh tư duy ấy:
- Sammā cittābhiniropanalakkhaṇo: trạng thái là tâm quyết định đúng.
- Appanāraso: phận sự là kiên cố.
- Micchāsaṅkappappahānapaccupaṭṭhāno: thành tựu là đoạn trừ tà tư duy.
c. Chánh ngữ:
Sự tránh xa tà ngữ, nhổ tên khẩu ác hạnh, tương ưng với chánh tư duy ấy của người thấy và tư duy như vậy gọi là chánh ngữ. Chánh ngữ ấy:
- Pariggahalakkhaṇā: trạng thái là giữ gìn.
- Viramaṇarasā: phận sự là tránh xa.
- Micchāvācāppahānapaccupaṭṭhānā: thành tựu là đoạn trừ tà ngữ.
d. Chánh nghiệp:
Sự tránh xa sát sanh v.v... chặt đứt tà nghiệp, tương ưng với chánh ngữ ấy của người đang tránh xa, như vậy gọi là chánh nghiệp. Chánh nghiệp ấy:
- Samuṭṭhāpanalakkhaṇo: trạng thái là khiến cho đặt đúng.
- Viramaṇaraso: phận sự là tránh xa.
- Micchākammantappahānapaccupaṭṭhāno: thành tựu là đoạn trừ tà nghiệp.
e. Chánh mạng:
Sự tránh xa tà mạng, chặt đứt gian trá[129] v.v... tương ưng với chánh nghiệp, trở thành thanh tịnh chánh ngữ và chánh nghiệp của người tránh xa như vậy gọi là chánh mạng. Chánh mạng ấy:
- Vodānalakkhaṇo: trạng thái là thanh tịnh.
- Ñāyājīvappattiraso: phận sự là dẫn đến nuôi mạng đúng phương pháp.
- Micchājīvappahānapaccupaṭṭhāno: thành tựu là đoạn trừ tà mạng.
f. Chánh tinh cần:
Sự bắt đầu cố gắng chặt đứt lười biếng, tương ưng với chánh mạng, thích hợp với chánh mạng của người trú trong lãnh vực giới tức là chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng gọi là chánh tinh cần. Chánh tinh cần ấy:
- Paggahalakkhaṇo: trạng thái là sự kiên tâm.
- Anuppanna-akusalānuppādanādiraso: phận sự là bất thiện chưa sanh không cho phát sanh.
- Micchāvāyāmappahānapaccupaṭṭhāno: thành tựu là đoạn trừ tà tinh tấn.
g. Chánh niệm:
Sự không lẫn lộn của tâm, diệt trừ tà niệm, tương ưng với chánh cần ấy, của người tinh tấn sống như vậy gọi là chánh niệm. Chánh niệm ấy:
- Upaṭṭhānalakkhaṇā: trạng thái là niệm trú.
- Asammussanarasā: phận sự là không quên lãng.
- Micchāsatippahānapaccupaṭṭhānā: thành tựu là đoạn trừ tà niệm.
h. Chánh định:
Tâm có một cảnh vững chắc, diệt trừ tà định, tương ưng với chánh niệm ấy, của người gìn giữ tâm niệm cao thượng như vậy gọi là chánh định. Chánh định ấy:
- Avikkhepalakkhaṇo: trạng thái là bất phóng dật.
- Samādhānaraso: phận sự là tập trung.
- Micchāsamādhippahānapaccupaṭṭhāno: thành tựu là đoạn trừ tà định.
Như vậy, đây là phân tích xiển minh về đạo diệt khổ.
Như vậy, nên hiểu biết câu mẫu đề nói “về phân giải” như sanh v.v... các đế này.
9) Trong câu mẫu đề nói “về phận sự của trí”.
Tiếp theo đây, nên hiểu về phận sự của đế trí, nhưng đế trí có hai loại là:
- Anubodhañāṇaṃ: trí tùy giác.
- Paṭivedhañāṇaṃ: trí thông suốt.
Trong hai loại trí ấy, trí tùy giác là hiệp thế diễn tiến trong diệt và đạo, do khả năng nghe theo v.v...
Trí thông suốt là siêu thế làm diệt đế thành cảnh với phận sự thông suốt cả bốn đế, như được Ngài thuyết rằng: “Này chư tỷ-kheo! người nào thấy khổ, người ấy thấy khổ tập, thấy khổ diệt, thấy đạo diệt khổ[130]”. Tất cả nên trình bày thí dụ, nhưng phận sự của trí thông suốt ấy sẽ rõ ràng trong tri kiến thanh tịnh.
Lại nữa, đế trí hiệp thế này, trí về khổ, trong đế trí ấy diễn tiến do khả năng đè nén chướng ngại phiền não, còn làm cho thân kiến trở lại. Trí về tập... như trên… đoạn kiến trở lại. Trí về diệt… như trên… thường kiến trở lại. Trí về đạo… như trên… vô hành kiến trở lại
Lại nữa, trí về khổ tiến hành sai trong quả, tức là tưởng vật (pháp) thường, tịnh, lạc, ngã trong các uẩn không thường, tịnh, lạc, ngã. Trí về tập tiến hành sai trong nhân diễn tiến do cố chấp nhân vật, không phải nhân là thế gian diễn tiến do nhân tạo hóa, chủ thời gian và thực tính[131]. Trí về diệt tiến hành sai trong diệt cố chấp, vật không diễn tiến trong Vô sắc giới và thành trưởng thế gian v.v... Trí về đạo tiến hành sai phương pháp, do khả năng cố chấp con đường thanh tịnh trong con đường không thanh tịnh, vì đắm say dục lạc và tự thực hành khổ hạnh, do đó, Ngài nói rằng: “người không hiểu biết tất cả đế như thế nào, vị ấy si mê thế gian, nhân sanh thế gian, an toàn (Níp-bàn) diệt thế gian và trung đạo đưa đến diệt thế gian ấy”.
Như vậy, nên hiểu phân giải “về phận sự của trí” các đế này.
10) Tiếp theo đây, phân giải câu mẫu đề nói “về loại đế chứa đựng”.
Ngoại trừ ái dục và các pháp vô lậu, còn lại tất cả pháp, gọi là pháp rơi vào trong khổ đế
Ba mươi sáu ái dục du hành gọi là pháp rơi vào bên trong tập đế.
Đặc tánh thông suốt không lẫn lộn với ái dục ấy gọi là pháp rơi vào trong diệt đế.
Thẩm như ý túc, tuệ quyền, tuệ lực, trạch pháp giác chi do chánh kiến dẫn đầu rơi vào trong đạo đế. Ba tầm như xuất ly tầm… rơi vào trong đạo đế, do đề cập chánh tư duy. Bốn ngữ thiện hạnh rơi vào trong đạo đế, do đề cập chánh ngữ. Ba thân thiện hạnh… do đề cập chánh nghiệp. Sự thiểu dục, tri túc... do chánh mạng dẫn đầu.
Lại nữa, tín quyền, tín lực, dục như ý túc rơi vào trong đạo đế, vì chánh ngữ ấy v.v... vì sự vật thật có ân đức, vì tất cả chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng ấy là giới thuận theo bậc Thánh và vì giới thuận theo bậc Thánh ân đức người nên thọ lãnh với bàn tay đức tin v.v… bốn loại chánh cần, cần như ý túc, cần quyền, cần lực, cần giác chi… do đề cập chánh tinh cần. Tứ niệm xứ, niệm quyền, niệm lực, niệm giác chi… do đề cập chánh niệm. Ba định như hữu tầm hữu tứ v.v... định tâm, định quyền, định lực, hỷ, tịnh, định và xả giác chi… do đề cập chánh định.
Như vậy, nên hiểu biết “về phân loại đã chứa đựng” các đế này.
11) Tiếp theo đây, nên hiểu phân giải câu mẫu đề nói “về thí dụ”: khổ đế nên thấy như gánh nặng, tập đế như mang gánh nặng, diệt đế như đặt gánh nặng xuống, đạo đế như phương pháp đặt gánh nặng xuống.
Lại nữa, khổ đế như bệnh hoạn, tập đế như căn bệnh hoạn, diệt đế như hết bệnh hoạn, đạo đế như thuốc.
Lại nữa, khổ đế như thời đói khát, tập đế như hạn hán, diệt đế như khi lúa gạo dễ tìm kiếm, đạo đế như mưa tốt đẹp.
Lại nữa, các đế này so sánh như người cột oán thù, nguyên nhân oán thù, sự nhổ lên oán thù và phương pháp dứt bỏ oán thù. So sánh như cây có chất độc, rễ cây, sự chặt đứt rễ cây và phương pháp chặt đứt các rễ cây ấy. So sánh như tai nạn, nguyên nhân tai nạn, pháp xa lìa tai nạn và phương pháp đưa đến xa lìa các tai nạn ấy. So sánh như bờ bên này, dòng nước lớn, bờ bên kia và sự cố gắng vượt qua đến bờ bên kia.
Như vậy, nên hiểu phân tích về thí dụ các đế này.
12) Tiếp theo đây, nên hiểu phân giải “về tứ phần”.
Trong các đế này, khổ không phải thánh đế cũng có; thánh đế không phải khổ cũng có; cả khổ lẫn thánh đế cũng có; không phải khổ không phải thánh đế cũng có. Trong tập v.v… cũng có phương pháp này.
Trong bốn pháp này, pháp tương ưng với đạo và Sa-môn quả là khổ mà không phải thánh đế, vì hành khổ Pāḷi nói rằng: “pháp nào vô thường, pháp đó là khổ”[132]. diệt là thánh đế nhưng không phải là khổ. Cả hai thánh đế ngoài ra đây là khổ vì vô thường, nhưng không là thánh đế, vì thực tính rõ ràng, pháp cần phải liễu tri của người sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Đức Thế Tôn. Nhưng khi nói bằng mọi trường hợp chính, năm thủ uẩn, trừ ra ái dục vừa là khổ, vừa là thánh đế. Pháp tương ưng với đạo và Sa môn quả, không gọi là khổ không phải là thánh đế. Vì như vậy, pháp cần phải liễu tri người sống phạm hạnh, dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn. Nên liên hệ thích hợp trong tập v.v.... theo phương pháp này.
Như vậy, nên hiểu phân giải tứ đế này về tứ phần.
13) Tiếp theo đây, nên hiểu phân giải câu mẫu đề nói “về sự rỗng không, về một loại”.
Trước nhất nên hiểu phân giải các đế ấy “về sự rỗng không”. Thật vậy, theo siêu lý, tất cả các đế nên hiểu là rỗng không, vì không có người thọ (khổ), người tạo tác (tập), người diệt (tịch diệt), người đắc chứng (đạo).
Do đó, điều này được Ngài thuyết:
Có khổ nào rộng lớn
Nhưng không người thọ khổ
Hành động hiện đang có
Nhưng không người hành động
Sự tịch diệt hiện có
Nhưng không người tịch diệt
Đạo đế đang hiện có
Nhưng không người tiến hành.
Lại nữa, hai đế đầu rỗng không lìa thường, tịnh, lạc, ngã. Câu bất tử cũng rỗng không lìa ngã và đạo cũng trừ ra thường, lạc, ngã.
Như vậy, nên hiểu ý nghĩa rỗng không của các đế này.
Lại nữa, ba đế rỗng không tịch diệt và tịch diệt cũng rỗng không ba đế ngoài ra. Lại nữa, trong các đế này, đế nhân rỗng không đế quả, vì khổ không có trong tập và diệt, không có trong đạo, nhân không gom vào với quả như thường của người thường luận. Đế quả rỗng không đế nhân, vì khổ với tập và diệt với đạo không chung nhau. Quả của nhân không gom vào với nhân, như hai vi trần của mỗi một người diễn thuyết gom lại, do đó, Ngài nói rằng: “trong cả bốn đế này, ba đế rỗng không lìa tịch diệt, tịch diệt cũng rỗng không lìa ba đế ấy, nhân rỗng không lìa quả, quả cũng rỗng không lìa nhân”.
Trước nhất, nên hiểu phân giải “về rỗng không” chỉ bao nhiêu.
14) Tiếp theo đây, nên hiểu phân giải trong câu mẫu đề nói “về một loại…”
Trong tất cả đế này, khổ có một loại vì đặc tánh diễn tiến. Có hai loại do danh và sắc. Có ba loại do chia thành dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu. Có bốn loại do chia thành tứ thực. Có năm loại do chia thành năm thủ uẩn.
Tập có một loại do khiến cho diễn tiến. Có hai loại do tương ưng với kiến và bất tương ưng với kiến. Có ba loại do chia thành dục ái, hữu ái và ly hữu ái. Có bốn loại, vì cần phải đoạn trừ với bốn đạo. Có năm loại do chia thành sắc hỷ lạc v.v... Có sáu loại do chia thành sáu ái thân.
Diệt có một loại vô vi giới, nhưng theo giải thích thì có hai loại, do chia thành hữu dư y và vô dư y. Có ba loại vì vắng lặng tam hữu. Có bốn loại vì cần phải đắc chứng với bốn đạo. Có năm loại vì yên lặng với năm hỷ lạc. Có sáu loại vì vắng lặng với sáu loại ái thân.
Đạo có một loại vì phương pháp cần phải tu tiến. Có hai loại do chia thành chỉ và quán, hay chia thành tri kiến và tu tiến. Có ba loại do chia thành ba uẩn (như giới uẩn…). Thật vậy, đạo này thâu nhiếp vào ba uẩn trình bày không dư sót, như quốc độ nhiếp với địa phận, vì vật gom thâu vào quốc độ.
Như được Dhammadinnā thuyết rằng: “Này hiền giả Visākhā, ba uẩn không gom vào với Thánh đạo tám ngành. Này hiền giả Visākhā, nhưng Thánh đạo tám ngành thâu nhiếp với ba uẩn. Này hiền giả Visākhā, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, các pháp này thâu nhiếp trong giới uẩn. Chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, các pháp này thâu nhiếp trong định uẩn. Chánh kiến, chánh tư duy, các pháp này thâu nhiếp trong tuệ uẩn[133]”.
Thật vậy, trong tám chi đạo này, có ba chi đạo như chánh ngữ v.v... là giới chắc chắn, do đó, ba chi đạo ấy thâu nhiếp trong giới uẩn theo sanh loại của mình. Trong Pāḷi, Ngài xiển minh với định sở cách (cách chia thứ bảy) là trong giới uẩn, đây cũng chắc chắn như thế. Nên ý nghĩa hiểu biết do khả năng sở dụng cách (cách chia thứ ba). Trong ba chi đạo như chánh tinh tấn v.v... định không thể đạt đến thực tính vững trong một cảnh theo đặc tánh của mình, nhưng tinh cần thành tựu nhiệm vụ nâng đỡ; niệm thành tựu nhiệm vụ không lầm lẫn và định thực thính được ủng hộ vững chắc trong một cảnh.
Trong điều đó có thí dụ rằng: như ba người bạn đi vào hoa viên định sẽ chơi lễ sao, một người thấy cây ngọc lan có hoa nở đầy khắp, không thể vói tay hái được. Người thứ hai khom lưng cho người thứ nhất, người ấy đứng lên lưng của người đó còn rung rẩy không thể hái được. Chính lúc ấy, người thứ ba nắm vai cho người ấy, người ấy đứng trên lưng mỗi một người nắm vai một người nữa, lựa chọn lấy đóa hoa theo ý thích, trang sức rồi chơi lễ sao như thế nào, cũng như thế ấy, ba pháp như chánh tinh tấn v.v... sanh do một loại, như ba người bạn đi vào hoa viên, cảnh như cây có hoa nở đầy khắp. Định không thể đạt đến (kiên cố) do thực tính vững chắc theo thực tính, như người bạn đầu tiên không thể vói tay hái hoa. Tinh tấn như người bạn đứng khom lưng. Niệm như người bạn đứng đưa vai ra. Khi tinh tấn thành tựu nhiệm vụ nâng đỡ; niệm thành tựu nhiệm vụ không nhầm lẫn và định có thể thực tính được ủng hộ vững chắc trong một cảnh, như ba người bạn ấy, ngoài ra (người thứ nhất) đứng trên lưng của một người, nắm giữ lấy vai một người có thể hái hoa theo ý thích, do đó, định ấy trong các chi đạo này, Ngài thâu nhiếp vào định uẩn theo sanh loại của mình. Tinh tấn và niệm thâu nhiếp do hành động.
Trong chánh kiến, chánh tư duy, chính trí tuệ theo pháp tánh của mình không thể phân tích cảnh vô thường, khổ não, vô ngã, nhưng khi tư duy lại có thể phân tích được. Như thế nào? Vì như người xem tiền đã đặt đồng tiền vàng lên tay, muốn nhìn xem trong mỗi phần cũng không thể lật xem được với con mắt, tiếp đến lấy ngón tay lật qua có thể nhìn xem bên này, bên kia được như thế nào. Cũng như thế ấy, trí tuệ cũng không thể phân tích cảnh do khả năng vô thường tướng được… theo đặc tánh của mình, nhưng có thể phân tích cảnh mà tầm là trạng thái quyết tâm, phận sự là tập trung lại, đã giữ lấy, như lật qua lại một lần, do đó, trong hai pháp này, chánh kiến thâu nhiếp vào tuệ uẩn, do sanh loại của mình. Chánh tư duy thâu nhiếp do khả năng hành động. Đạo thâu nhiếp vào ba uẩn này như vậy, do đó, nói là có ba loại do chia theo ba uẩn.
Có bốn loại do khả năng Tu-đà-huờn đạo...
Lại nữa, tất cả các đế có một loại, vì trạng thái không sai khác hay vì cần phải thắng trí. Có hai loại do hiệp thế và siêu thế, hay hữu vi và vô vi. Có ba loại đoạn trừ và không cần phải đoạn trừ do tri kiến và tu tiến. Có bốn loại do chia thành pháp cần phải liễu tri v.v...
Như vậy, nên hiểu phân tích về một loại v.v... các đế này.
15) Tiếp theo đây, nên hiểu phân giải câu mẫu đề nói “về chung và riêng”.
Tất cả các đế là chung, vì không sai khác, vì rỗng không ngã và vì khó thông suốt, như được Ngài thuyết rằng: “Này Ānanda, con suy nghĩ thế nào? Là người bắn mũi tên từ nơi xa theo lỗ chốt cửa rất nhỏ, chồng chất mũi tên không cho sai khác; hay người bắn đầu cây tên xuyên qua đuôi cây tên suốt thành trăm mảnh đâm nhau, điều nào làm khó khăn hơn, phát khởi khó khăn hơn”.
Trưởng lão đáp: “Bạch Thế Tôn, người bắn đầu cây tên xuyên qua đuôi cây tên suốt thành bảy mảnh đâm nhau khó làm hơn”.
“Này Ānanda, người mà thông suốt như thật, đây là khổ… như trên… thông suốt như thật, đây là con đường đưa đến diệt khổ gọi là đâm vật mà người đâm rất khó khăn, lấy đầu cây tên đâm với đuôi cây tên là khó làm hơn”[134].
Lại nữa, tất cả đế là riêng, vì xác định theo trạng thái của mình, nhưng hai đế trước là chung, vì ý nghĩa thâm sâu khó lãnh hội, vì hiệp thế và hữu lậu, riêng do một phần quả một phần nhân, một đế cần phải liễu tri và một đế cần phải đoạn trừ. Hai đế sau là chung vì khó quán sát vì thâm sâu, siêu thế và vô lậu, hoặc hai đế sau là riêng vì một phần thành cảnh, một phần tiếp nhận cảnh, một đế cần phải tác chứng và một đế cần phải tu tiến.
Lại nữa, đế thứ nhất và đế thứ ba là chung, vì trình bày quả, là riêng vì một đế hữu vi, một đế vô vi. Đế thứ hai và đế thứ tư chung vì trình bày nhân, riêng vì một đế bất thiện và một đế thiện.
Lại nữa, đế thứ nhất và đế thứ tư chung vì hữu vi, riêng vì một đế hiệp thế và một đế siêu thế. Đế thứ hai và đế thứ tư chung vì là pháp phi hữu học phi vô học, riêng vì một đế thành cảnh, một đế không phải cảnh.
Người nhuệ mẫn tuệ hiểu
Giải thích chung và riêng
Thánh đế bằng trường hợp
Với phương pháp như vậy.
Chương thứ mười sáu quyền đế xiển minh thuộc lãnh vực tuệ tu tiến trong bộ Thanh tịnh đạo được tôi sáng tác, để khích lệ sự hoan hỷ cho chư tôn giả, đã chấm dứt với trường hợp như vậy.
~~~~~~~~
CHƯƠNG THỨ XVII: TUỆ NỀN TẢNG XIỂN MINH
I. Giải thích từ y tương sinh
Trong các pháp nền tảng của trí tuệ này đã được nói như: các pháp như uẩn, xứ, giới, quyền, đế và y tương sinh v.v… là nền tảng (của trí tuệ). Bây giờ, tuần tự giải thích y tương sinh, vì còn lại y tương sinh và pháp liên quan đồng sanh thâu nhiếp với tiền đề.
Trong y tương sinh và pháp nương nhờ đồng phát sanh ấy, các pháp như: vô minh... nên biết là y tương sinh trước nhất. Thật vậy, lời này được đức Thế tôn thuyết rằng: “Này chư tỷ-kheo! Thế nào là y tương sinh? Này chư tỷ-kheo! Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu xứ, sáu xứ duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sanh duyên lão, tử, sầu, bi, khổ, ưu, não[135] phát sanh, như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi, này chư tỷ-kheo! Đây gọi là y tương sinh”[136].
Nhưng lão, tử v.v... nên hiểu là pháp liên quan đồng sanh. Thật vậy, lời này được đức Thế tôn thuyết rằng: “Này chư tỷ-kheo! Thế nào là pháp liên quan đồng sanh? Này chư tỷ-kheo! Lão tử là vô thường, hữu vi, liên quan đồng sanh, pháp tận, pháp hoại, pháp ly tham, pháp diệt. Này chư tỷ-kheo! Sanh… như trên… hữu… thủ… ái… thọ… xúc… sáu xứ… danh sắc… thức… hành… Này chư tỷ-kheo! Vô minh là vô thường, hữu vi, liên quan đồng sanh, pháp tận, pháp hoại, pháp ly tham, pháp diệt. Này chư tỷ-kheo! Các pháp này gọi là pháp liên quan đồng sanh” [137].
Nếu có lời hỏi rằng: Hai pháp này nên biết như thế nào?
Đáp rằng: Biết được do đức Thế tôn thuyết. Thật vậy, trong kinh nói về y tương sinh và pháp liên quan đồng sanh đức Thế tôn thuyết rằng:
“Này chư tỷ-kheo! Thế nào là y tương sinh? Này chư tỷ-kheo! Sanh duyên lão, tử, dù Như Lai xuất hiện, hoặc Như Lai không xuất hiện, giới ấy trụ là pháp trú tánh, pháp định luật, pháp tánh này làm duyên. Như Lai giác ngộ, đạt đến, khi đã giác ngộ, đạt đến rồi chỉ giáo, thuyết giảng, chế định, ban hành, khai thị, phân tích, tác chứng giới ấy và nói rằng hãy thấy. Này chư tỷ-kheo! Sanh duyên lão tử. Này chư tỷ-kheo! Hữu duyên sanh… như trên… Này chư tỷ-kheo! Vô minh duyên hành, dù Như Lai xuất hiện… như trên… phân tích, tác chứng giới ấy và nói rằng hãy thấy. Này chư tỷ-kheo! Vô minh duyên hành, này chư tỷ-kheo, thực tính như thật, không thay đổi, không sai khác, pháp tánh này làm duyên nào trong pháp đó như đã thuyết. Này chư tỷ-kheo! Đây gọi là y tương sinh”[138].
Khi thuyết y tương sinh như vậy, thuyết pháp trợ duyên, đó là y tương sinh, do những từ thực tính, như thật..., do đó, nên biết rằng y tương sinh.
- Jarāmaraṇādīnaṃ dhammānaṃ paccayalakkhaṇo: trạng thái là trợ duyên cho pháp như lão, tử v.v… .
- Dukkhānubandhanaraso: phận sự là khổ đuổi theo sau.
- Kummaggapaccupaṭṭhāno: thành tựu là tà đạo.
Chính y tương sinh này thuyết là thực tính như thật, vì các pháp ấy phát sanh do không dư không thiếu. Duyên ấy nói là không thay đổi, vì khi duyên đã đến lúc hợp nhau, không phải không phát sanh pháp đã sanh từ duyên đó, dù chỉ một khoảnh khắc. Nói là không sai khác, vì không phải một nhóm pháp phát sanh do một nhóm khác làm duyên. Nói là pháp tánh duyên này, vì làm duyên hay là nơi hội họp của duyên lão, tử ấy v.v... như đã được trình bày. Trong từ idappaccayatā… pháp tánh duyên này có ý nghĩa phân giải như tiếp theo đây: duyên của các pháp này gọi là pháp duyên này, tự nó làm duyên các pháp này gọi là pháp tánh duyên này.
Lại nữa, sự hội họp của các pháp này gọi là pháp tánh duyên này. Trạng thái của từ này nên tìm từ kinh điển danh từ chuyên môn.
Vài giáo thọ sư nói rằng: trường hợp chỉ phát sanh như vậy gọi là liên quan đồng sanh, không chú ý nguyên nhân của người thường… mà nhóm ngoại giáo đã giả định bằng cách chân chánh, gọi y tương sinh là y tương sinh, lời ấy không đúng. Tại sao?
1 – Vì không có kinh điển dẫn chứng.
2 – Vì sai với kinh điển.
3 – Vì không sanh phương pháp thâm sâu.
4 – Vì sai từ ngữ.
Thật vậy, kinh điển không nói rằng nguyên nhân chỉ là sự phát sanh, được gọi là y tương sinh.
Khi nói nguyên nhân chỉ là sự phát sanh ấy là y tương sinh, cần phải đối chiếu lại kinh Padesavihārasutta - (Phạm vi) trú. Tại sao?
Đáp rằng: vì tác ý y tương sinh là pháp trú trước khi giác ngộ của Đức Thế Tôn, vì Pāḷi nói rằng: “Khi ấy, đức Thế tôn tác ý đến y tương sinh cả thuận và nghịch suốt canh đầu của đêm[139]“. Sự tác ý đến y tương sinh ấy là pháp trú đầu tiên của chính Đức Thế Tôn, như được Ngài thuyết rằng: “Này chư tỷ-kheo! chính Như Lai giác ngộ đầu tiên trú với pháp trú nào, Như Lai đã trú với phạm vi trú ấy[140]. Trong Pāḷi cho biết rằng đức Thế tôn trú do duyên khởi, không phải do tri kiến, mà do nguyên nhân phát sanh, như được Ngài thuyết rằng: “Chính Như Lai biết rõ những gì được cảm thọ do tà kiến làm duyên, những gì được cảm thọ do chánh kiến làm duyên, những gì được cảm thọ do tà tư duy làm duyên với trường hợp như vậy[141]”. Bậc thiện trí thức nên giải thích chi tiết mỗi câu.
Khi nói nguyên nhân chỉ là sự phát sanh, cần phải đối chiếu lại Kinh phạm vi trú đang nói đây, cần phải đối chiếu lại Kinh Kaccāna. Thật vậy, trong Kinh Kaccāna, Ngài thuyết rằng: “Khi thấy như thật với chánh trí tuệ thế gian tập khởi (vị ấy không chấp nhận), thế giới là không có, thế giới là có[142]”. Thuyết y tương sinh là để nhổ lên đoạn kiến, phần thuận y tương sinh là tập khởi thế gian, vì làm duyên cho thế gian, không phải thuyết nguyên nhân chỉ là sự phát sanh (là y tương sinh). Vì nhổ lên tà kiến, không có do chỉ sự phát sanh, nhưng đang có do tiếp tục, không gián đoạn của duyên[143]. Vì khi tiếp tục, không gián đoạn của duyên (nhân) cũng phải có sự tiếp tục không gián đoạn của quả. Khi Ngài nói rằng nguyên nhân chỉ là sự phát sanh, là y tương sinh, cần phải đối chiếu lại Kinh Kaccāna với trường hợp như vậy.
Tiếp theo đây, giải thích trong câu mẫu đề nói: “vì không sanh phương pháp thâm sâu”:
Lời này được đức Thế tôn nói rằng: “Này Ānanda, y tương sinh này thực tính thâm sâu và thậm thâm vi diệu”[144]. Ý nghĩa y tương sinh thực tính thâm sâu có bốn loại, điều đó sẽ giải thích đoạn sau, bốn loại ấy không có nguyên nhân chỉ là sự phát sanh.
Lại nữa, Ngài giải thích y tương sinh này bao gồm bốn phương pháp. Tứ đế này cũng không có nguyên nhân, chỉ là sự phát sanh không phải y tương sinh vì không sanh phương pháp thâm sâu.
Tiếp theo đây, giải thích trong câu mẫu đề nói: “vì sai từ ngữ”.
Từ paṭicca (y) này, khi tự tạo (người làm)[145] phải thích hợp trong hành động lúc trước, là từ làm cho thành tựu đầy đủ ý nghĩa. Điều này như thế nào? Như lời nói rằng: “nương nhờ mắt và sắc nhãn thức phát sanh”[146], nhưng trong nơi đây, paṭicca, từ ấy khi gom vào từ uppāda (sanh), là chứng cớ hiển nhiên sai từ vì không có tự tạo (người làm) và không khiến cho thành tựu ý nghĩa gì được, do đó, nguyên nhân chỉ là sự phát sanh không phải là y tương sinh, vì sai từ ngữ.
Trong điều đó, nếu có lời hỏi rằng: tôi sẽ lấy từ paṭicca kết hợp với từ hoti, thành paṭiccasamuppādo hoti được không?
Như thế cũng không đúng. Tại sao? Vì không có sự cân xứng nhau và vì uppā với uppāda cộng lại nhau là sai lầm. Thật vậy, trong các câu nói rằng: “Này chư tỷ-kheo! Ta sẽ giảng y tương sinh… như trên… này chư tỷ-kheo, đây gọi là y tương sinh[147]. Như vậy, từ ngữ hoti không cân xứng với một từ ngữ không là nguyên nhân phát sanh, nếu phải có nguyên nhân phát sanh phải là nguyên nhân sanh do tự mình.
Những người nào suy nghĩ, sự trở thành của pháp như lão, tử này làm duyên gọi là pháp tánh duyên này, điều kiện nào là nguyên nhân của vô minh khiến cho hành xuất hiện, điều kiện đó gọi là trở thành và điều kiện ấy là chỉ định danh của y tương sinh, trong điều kiện pháp hành ấy, lời nói của nhóm người ấy không đúng. Tại sao? Vì Pāḷi chỉ nói nguyên nhân của pháp như vô minh... như Đức Như Lai thuyết rằng: “Vô minh… là nguyên nhân như vậy, này Ānanda, chính đây là nhân, đây là duyên, đây là tập khởi, đây là trợ duyên lão, tử, tức là sanh… như trên… nguyên nhân… của các hành đây là vô minh[148]“ không phải điều kiện thay đổi của vô minh ấy (là nguyên nhân), do đó, nên biết pháp trợ duyên, tức là y tương sinh.
Giải thích đến đây, nên biết lời mà tôi đã nói, đây là lời tôi đã nói đúng.
Trong phần này, sự suy tưởng phát sanh rằng: Uppāda (sanh) này, Ngài đã nói theo bóng của phụ âm là y tương sinh. Thiện nam nữ nên chấp nhận ý nghĩa câu này như vậy.
Thật vậy, vì lời nói y tương sinh này, bậc thiện trí thức mong hai điều kiện trong khối pháp diễn tiến, do khả năng của chính mình. Như vậy, pháp này trợ duyên của khối pháp đó, đức Thế tôn thuyết: “y tương sinh vì theo sau quả” [149].
Gọi khối pháp nào diễn tiến do làm duyên, các bậc thiện trí thức nói là y tương sinh, vì hai loại trong khối pháp ấy. Thật vậy, vì khối pháp ấy khi diễn tiến, thường đưa đến lợi ích và hạnh phúc, bởi thế các bậc thiện trí thức nên tìm khối pháp ấy, do đó gọi là y.
Khối pháp khi phát sanh, cũng phát sanh chung nhau, phát sanh bằng cách chân chánh, không phải phát sanh từng điều và phát sanh không phải không có nguyên nhân, vì thế gọi là tương sinh. Như vậy, nương nhờ và cùng phát sanh, do đó gọi là y tương sinh.
Lại nữa, gọi y tương sinh vì cùng phát sanh pháp ấy, nương nhờ hội hợp duyên như vừa giải thích gọi là y tương sinh, vì y và tương sinh gom nhau. Cùng hội họp nguyên nhân này làm duyên cho khối pháp ấy, do đó, gọi là duyên pháp đó, vì làm duyên của khối pháp này, nên biết Ngài đã trình bày khối pháp này, do đề cập đến quả chắc chắn tương sinh. Theo thế tục, mật mía làm duyên cho đàm, họ gọi là cục đàm, và như trong Đạo giáo, sự xuất hiện của chư Phật làm duyên cho hạnh phúc, Ngài nói rằng: “Hạnh phúc thay, chư Phật giáng sinh”.
Lại nữa, sự hội họp nguyên nhân này gọi là y, vì nghĩa là đối diện và sự hội họp nguyên nhân, đó gọi là tương sinh, vì nghĩa cùng khiến cho phát sanh.
Giải rằng: sự hội họp nguyên nhân này mà giải thích nguyên nhân trọng yếu mỗi một điều như vô minh... để cho thành sự hội họp nguyên nhân đó gọi là y, vì là thực tính đã đi, đã tiến hành hỗ tương lẫn nhau của từng phần hợp lại, vì nghĩa là khiến cho thành tựu chung kết quả và vì nghĩa là không thiếu sót. Chính paṭicca này gọi là tương sinh, vì pháp diễn tiến bất phân ly nhau, chính vì cùng phát sanh ấy và tương sinh ấy gom vào gọi là y tương sinh do giải thích như vậy.
Lại nữa, vì làm duyên này nương nhờ mỗi pháp, khiến cho pháp phát sanh bằng nhau và cùng nhau, vì thế được bậc Mâu ni thuyết ở đây như vậy.
Trong các duyên đã trình bày, do vô minh làm chủ... duyên mà khiến cho pháp như hành... phát sanh không nương nhờ lẫn nhau, khi cùng thiếu sót cũng không thể khiến cho hành phát sanh.
Do đó, bậc Mâu ni thông suốt từ và nghĩa, thuyết ở đây làm duyên này nương nhờ lẫn nhau, khiến cho phát sanh riêng từng điều và không khiến cho các pháp phát sanh trước hay sau; nghĩa là thuyết rằng: tự y tương sinh một cách chắc chắn.
Khi thuyết như vậy, trình bày phương pháp[150] với cả hai câu: với câu đầu không có thường kiến và với câu sau diệt trừ đoạn kiến… . Lời nói với câu đầu là với câu paṭicca trình bày đầy đủ duyên, giải thích không có thường kiến… Phân tích khác nhau do chủ thuyết thường hằng vô nhân luận, nhân không bằng nhau và diễn tiến do khả năng, vì pháp diễn tiến vận chuyển nối liền duyên hội họp. Có lợi ích gì với duyên hội họp của thường kiến... hay của pháp diễn tiến do khả năng của vô nhân kiến không?
Lời nói với câu sau là với câu samuppāda (tương sinh) trình bày sự phát sanh của các pháp, giải thích diệt trừ đoạn kiến... như đoạn trừ đoạn diệt luận, vô hữu luận, vô hành luận vì phát sanh pháp duyên hội họp. Thật vậy, khi pháp phát sanh luôn luôn do khả năng duyên trước đó đoạn diệt luận, vô hữu luận, vô hành luận sẽ phát sanh từ nơi đâu?
Lời nói với hai câu là với toàn bộ lời nói paṭicca (y) và sāmuppāda (tương sinh), đây là trung đạo vì không cắt đứt liên tục duyên hội họp ấy, phát sanh từ pháp ấy. Phương pháp này giải thích đoạn trừ luận thuyết: vị ấy tạo, vị ấy thọ lãnh, người khác tạo, người khác thọ lãnh, không dựa theo phương ngôn, không chạy theo định danh, ý nghĩa của lời nói chỉ là y tương sinh, trước nhất chỉ lấy bấy nhiêu đây.
Lại nữa, Pāḷi mà khi đức Thế tôn thuyết y tương sinh theo phương pháp như: avijjāpaccayā saṅkhārā (vô minh duyên hành)... thiện nam tử giải thích ý nghĩa Pāḷi ấy, dẫn đến phạm vi của Đức Thế Tôn, bậc phân tích tông[151] khi giáo thọ sư trình bày đúng đắn, không nên hủy báng giáo phái mình, không nên dẫm lên chủ thuyết người khác, không nên phản đối khế kinh, thuận theo luật, đối chiếu xem Đại Quốc, khi giải thích pháp, khi thâu nhiếp ý nghĩa. Ý nghĩa ấy khiến cho mới mẻ, giảng giải theo pháp môn khác, nên giải thích ý nghĩa theo một cách nữa; vì theo lẽ thường, giải thích ý nghĩa y tương sinh thật khó, như giáo thọ sư thời xưa thuyết rằng:
Bốn pháp: chân đế, chúng sanh, tái tục, duyên khởi này khó thấy và cũng rất khó trình bày.
Do đó, tôi từng đắn đo suy nghĩ giải thích ý nghĩa y tương sinh mà người nào, ngoại trừ bậc đạt đến thông suốt kinh điển và đắc chứng, không phải dễ làm.
Ngày nay, tôi muốn diễn tả duyên khởi, dù không đạt đến phương pháp căn bản, giống như người lặn xuống đại dương, nhưng giáo pháp này bao gồm nhiều bài pháp khác nhau, vì đạo đức của giáo thọ sư thời xưa vẫn diễn tiến không gián đoạn; vì thế tôi muốn giải thích ý nghĩa dựa vào cả hai nguyên nhân ấy, xin các Ngài hãy chú tâm theo ý nghĩa của sự giải thích này.
Thật vậy, lời này được các giáo thọ sư thời xưa nói rằng: “người nào chú tâm nghe tôi, sẽ hiểu được ý nghĩa đặc thù[152] theo thứ tự liên tiếp nhau từ trước; khi đã hiểu được ý nghĩa đặc thù theo thứ tự liên tiếp nhau đó, sẽ đi đến nơi mà tử thần sẽ không tìm thấy.
Thật vậy, mở đầu ở đây các câu nói như: vô minh duyên hành được nói trước nhất.
Nên hiểu biết phân giải
Về thuyết giảng, ý nghĩa,
Về trạng thái, một loại
Và về xác định chi.
Trong các câu mẫu đề ấy, nên hiểu phân tích câu mẫu đề nói về “thuyết giảng”, như tiếp theo đây:
Thật vậy, thuyết giảng y tương sinh của đức Thế tôn có bốn loại:
- Thuyết từ đầu đến cuối.
- Thuyết từ giữa đến cuối.
- Thuyết từ cuối đến đầu.
- Thuyết từ giữa đến đầu.
Ví như bốn hạng người: đem dây leo, lấy dây leo…
a) Như trong bốn hạng người đem dây leo: một người thấy gốc dây leo trước tiên, người ấy bèn chặt gốc dây leo đó, kéo cả dây leo, chú ý vào việc làm như thế nào, đức Thế tôn cũng như thế ấy thuyết y tương sinh kể từ đầu suốt đến cuối là: “Này chư tỷ-kheo! Như vậy, vô minh duyên hành… như trên… sanh duyên lão, tử[153]”.
b) Lại nữa, như trong những người ấy, một người thấy giữa dây leo trước tiên, người ấy bèn chặt dây leo đó nơi khoảng giữa, kéo riêng phần trên, chú ý vào việc làm như thế nào, đức Thế tôn cũng như thế ấy, thuyết kể từ giữa đến cuối là: “khi người ấy hỷ lạc, thúc đẩy trú do hy cầu thọ ấy, hân hoan phát sanh, hân hoan nào trong các thọ đó là thủ, thủ của người ấy duyên hữu, hữu duyên sanh...[154]”
c) Lại nữa, như trong những người ấy, một người thấy ngọn dây leo trước nhất, người ấy nắm nơi ngọn, kéo cả gốc dây leo thuận theo ngọn ấy, chú ý vào việc làm như thế nào, Đức Thế Tôn, cũng như thế ấy. thuyết y tương sinh từ cuối đến đầu là: “vì sanh duyên lão tử, ta đã thuyết. Này chư tỷ-kheo! Sanh duyên lão, tử có hay không có? Hay quyết định thế nào trong điều này?”
Chư tỷ-kheo bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, chắc chắn sanh duyên lão, tử, chúng tôi quyết định trong điều này! Sanh duyên lão, tử”
Lời này là "hữu duyên sanh… như trên… vô minh duyên hành ta đã thuyết. Này chư tỷ-kheo! Vô minh duyên hành có hay không có? Hay quyết định trong điều kiện này?”[155].
d) Lại nữa, như trong những người ấy, một người thấy khoảng giữa dây leo trước tiên, người ấy bèn chặt khoảng giữa, nắm dây leo khoảng dưới kéo cho đến gốc, chú ý vào việc làm như thế nào, đức Thế tôn cũng như thế ấy, thuyết từ giữa đến đầu là: “Này chư tỷ-kheo!
- Bốn thực này lấy gì làm nguyên nhân? Lấy gì làm tập khởi? Lấy gì làm sanh chủng? Lấy gì làm nguồn gốc? Bốn thực này có ái dục làm nguyên nhân, có ái dục làm tập khởi, có ái dục làm sanh chủng, có ái dục làm nguồn gốc.
- Ái dục lấy gì làm nguyên nhân?... như trên… có thọ làm nguyên nhân,… như trên.
- Thọ lấy gì làm nguyên nhân?... như trên… có xúc làm nguyên nhân,… như trên.
- Xúc lấy gì làm nguyên nhân?... như trên… có sáu xứ làm nguyên nhân,… như trên.
- Sáu xứ lấy gì làm nguyên nhân?... như trên… có danh sắc làm nguyên nhân,… như trên.
- Danh sắc lấy gì làm nguyên nhân?... như trên… có thức làm nguyên nhân,… như trên.
- Thức lấy gì làm nguyên nhân?... như trên… có hành làm nguyên nhân,… như trên.
- Hành lấy gì làm nguyên nhân? Lấy gì làm tập khởi? Lấy gì làm sanh chủng? Lấy gì làm nguồn gốc? Hành có vô minh làm nguyên nhân, có vô minh làm tập khởi, có vô minh làm sanh chủng, có vô minh làm nguồn gốc.”[156]
Tại sao đức Thế tôn thuyết như vậy? Vì y tương sinh hoàn toàn thuận tiện và đạt đến thuyết giảng tốt đẹp. Thật vậy, y tương sinh hoàn toàn thuận tiện, hướng đến thông suốt phương pháp khối do từng bài thuyết pháp ấy.
Lại nữa, đức Thế tôn đạt đến thuyết giảng tốt đẹp vì liên hệ với tứ vô sử úy, bốn đạt thông và vì đạt đến trạng thái thâm sâu. Ngài thuyết pháp do nhiều pháp môn khác nhau, vì Ngài thuyết giảng tốt đẹp ấy.
Khi nói bằng cách đặc biệt: thuận thuyết nào, kể từ đầu thuận thuyết ấy, nên hiểu rằng đã diễn tiến, để chỉ sự diễn tiến theo nguyên nhân mình và để chỉ sự phát sanh của người quán thấy có thể lãnh hội giáo pháp, say mê theo sự diễn tiến trên của các nguyên nhân.
Nghịch thuyết nào kể từ cuối, nghịch thuyết ấy nên hiểu rằng đã diễn tiến để chỉ nguyên nhân khổ của từng sự già và chết ấy... mà mình đã đạt đến theo phương pháp thông suốt phần đầu của Ngài (Đấng Thập Lực Vipassī, khi còn là Bồ tát, quán nhìn chúng sanh thế gian bị khổ não bằng cách như: chúng sanh thế gian này bị khổ não thật sự do bị sanh, già và chết...[157]).
Thuyết giảng nào diễn tiến từ giữa cho đến đầu, thuyết giảng ấy nên hiểu rằng đã diễn tiến để giải thích phương pháp xác định nguyên nhân đầu tiên của vật thực cho đến thời quá khứ, lại chỉ thứ tự của nhân quả kể từ thời quá khứ nữa.
Lại nữa, thuyết giảng nào diễn tiến từ giữa cho đến cuối, thuyết giảng ấy nên rằng: diễn tiến để chỉ thời vị lai, kể từ sở sanh nguyên nhân của thời vị lai trong thời hiện tại.
Trong các thuyết giảng ấy, thuyết giảng mà Ngài đã trình bày kể từ đầu để chỉ sự diễn tiến theo nguyên nhân của mình và để chỉ thứ tự phát sanh đối với người có thể lãnh hội giáo pháp, say mê theo sự diễn tiến, nên biết Ngài quyết định thuyết giảng trường hợp này.
Tại sao trong phần y tương sinh này thuyết vô minh đầu tiên? Vô minh cũng không có nguyên nhân thế gian như người thường, có phải chăng?
Vô minh không phải không có nguyên nhân, vô minh có nguyên nhân được Ngài thuyết rằng: “lậu hoặc tập khởi, vô minh tập khởi”[158]. Lại nữa, nguyên nhân đầu tiên có mặt với pháp môn nào, pháp môn ấy cũng hiện hữu.
Pháp môn ấy là gì? Nghĩa là đầu đề luân hồi luận (lời nói luân hồi). Thật vậy, Đức Thế Tôn khi thuyết luân hồi luận, thường thuyết hai pháp là:
Vô minh tạo thành đầu đề, như được Ngài thuyết rằng: “này chư tỷ-kheo! Khởi điểm đầu tiên của vô minh không thể nêu rõ để có thể nói trước điểm này vô minh không có, rồi sau mới có như vậy. Này chư tỷ-kheo! Lời này được nói đến, tuy vậy, sự việc này được nêu rõ, do duyên này, vô minh có mặt.”[159]
Hoặc hữu ái, như Ngài đã thuyết rằng: “này chư tỷ-kheo! Khởi điểm đầu tiên của hữu ái không có, rồi sau mới có; như vậy, này chư tỷ-kheo! Lời này được nói đến; như vậy, sự việc này được nêu rõ, do duyên này, hữu ái có mặt.”[160]
Tại sao Đức Thế Tôn khi thuyết luân hồi luận, lại thuyết hai pháp này tạo thành đầu đề?
Vì cả hai pháp này là nguyên nhân của nghiệp, khiến cho chúng sanh đến nhàn cảnh và khổ cảnh. Thật vậy, vô minh là nguyên nhân đặc biệt của nghiệp, khiến cho chúng sanh đi đến khổ cảnh. Tại sao? Vì phàm nhân bị vô minh chi phối lúc đầu, tạo nhiều nghiệp khiến cho đi đến khổ cảnh, dẫn đến bất lợi cho mình như sát sanh v.v… nên không hoan hỷ vì phiền não thiêu đốt, dẫn đến bất lợi cho mình vì khiến cho rơi vào khổ cảnh, như bò mẹ bị giết mà nóng nảy vì bị lửa thiêu đốt, bị búa đánh đập, bị uống nước nóng… là điều không mong muốn; vì mệt mỏi do khó khăn ấy, dẫn đến điều bất hạnh cho mình như vậy.
Lại nữa, hữu ái là nguyên nhân đặc biệt của nghiệp, khiến cho chúng sanh đi đến nhàn cảnh. Tại sao? Vì phàm nhân bị hữu ái chi phối đầu tiên, tạo nhiều nghiệp khiến cho đi đến nhàn cảnh như tránh xa sát sanh v.v… , nên tâm mát mẻ không bị phiền não thiêu đốt và diệt trừ mệt mỏi, khổ não trong khổ cảnh vì khiến cho thành tựu nhàn cảnh, như bò mẹ, đã nói trong nhiều trường hợp, muốn uống nước lạnh mát mẻ tâm mình, vì được uống nước lạnh, điều trị sự mệt mỏi của nó. Lại nữa, trong vài bài kinh, đức Thế tôn thuyết giảng pháp một căn trong các đầu đề luân hồi này. Như thế nào? Tức lời thuyết rằng: “Này chư tỷ-kheo! hành nương nhờ vô minh, thức nương vào hành, như vậy[161]...”.
Lại nữa, có lời thuyết rằng: “Này chư tỷ-kheo! Ai sống thấy các vị ngọt trong pháp cảnh thủ ái được tăng trưởng. Do duyên ái, nên thủ có mặt"…[162]
Một vài bài kinh, Ngài thuyết giảng pháp hai căn. Như thế nào? Tức là pháp đây như: “Này chư tỷ-kheo! Đối với kẻ ngu bị vô minh che đậy, bị tham ái hệ phược, thân này, được khởi lên như sau: chỉ có thân này và danh sắc ở ngoài”; như vậy, là hai bộ này, duyên bộ này có xúc, có sáu xứ, do cảm xúc bởi chúng, người ngu cảm thọ lạc, khổ"[163].
Trong các thuyết giảng ấy, thuyết giảng này là vô minh duyên hành. Ở đây, nên biết là thuyết giảng pháp một căn do khả năng vô minh.
Như vậy, trước nhất nên hiểu phân giải về “thuyết giảng” y tương sinh này.
Câu mẫu đề nói “về ý nghĩa", tức là ý nghĩa câu vô minh…
- Pūretuṃ ayuttaṭṭhena kāyaduccaritādi vindiyaṃ nāma – ác nghiệp như thân ác hạnh, không biết, nghĩa là không nên thực hành. Aladdhabbanti attho – nghĩa là không nên được. Taṃ avindiyaṃ vindatīti avijjā – đặc tánh nào được điều không nên được đó, đặc tánh ấy gọi là vô minh.
- Tabbiparītato kāyasucaritādi vindiyaṃ nāma, taṃ vindiyaṃ na vindatīti avijjā – thiện nghiệp như thân thiện hạnh v.v... là điều nên được, vì trái ngược thập ác hạnh ấy... đặc tánh nào được điều không nên được, đặc tánh ấy gọi là vô minh.
- Khandhānaṃ rāsaṭṭhaṃ āyatanānam āyatanaṭṭhaṃ dhatūnaṃ suññaṭṭhaṃ indriyānaṃ adhipatiyaṭṭhaṃ saccānaṃ tathaṭṭhaṃ aviditaṃ karotīti avijjā – đặc tánh nào không làm rõ ràng ý nghĩa khối của các uẩn, ý nghĩa nối tiếp của các xứ, ý nghĩa rỗng không của các giới, ý nghĩa thành trưởng của các quyền, ý nghĩa thành như thật của các đế, do đó, đặc tánh ấy gọi là vô minh.
- Dukkhādīnaṃ pīḷanādivasena vuttaṃ catubbidhaṃ atthaṃ aviditaṃ karotīti avijjā – đặc tánh nào không làm rõ ràng bốn loại ý nghĩa mà Ngài đã thuyết do khả năng áp chế của khổ đế... do đó, đặc tánh ấy gọi là vô minh.
- Antavirahite saṃsāre sabbayonigatibhava-viññāṇaṭṭhitisattāvāsesu satte javāpetīti avijjā – đặc tánh nào khiến cho chúng sanh vận hành khắp chỗ tái sanh, cảnh giới, cõi, thức trú, hữu tình cư trong luân hồi không nơi tận cùng, do đó, đặc tánh ấy gọi là vô minh.
- Paramatthato avijjamānesu itthipurisādīsu javati vijjamānesu khandhādīsu na javatīti avijjā – đặc tánh nào vận hành nữ, nam v.v... không có theo siêu lý, không vận hành trong uẩn v.v... có theo siêu lý, do đó, đặc tánh ấy gọi là vô minh.
- Apica cakkhuviññāṇādīnaṃ vatthārammaṇānaṃ paṭiccasamuppādapaṭiccasamuppannānañca dhammānaṃ chadanatopi avijjā – lại nữa, đặc tánh gọi là vô minh vì che đậy vật, cảnh, nhãn thức v.v.... pháp y tương sinh và liên quan đồng phát sanh.
- Yaṃ paṭicca phalameti so paccaya – pháp nương nhờ thực tính nào được kết quả, thực tính ấy gọi là duyên.
- Paṭiccāti – lời nói nương nhờ là không loại bỏ, nghĩa là không phủ nhận.
- Etīti uppajjati ceva pavattati cāti attho - lời nói đến nghĩa là phát sanh và diễn tiến. Apica upakārakaṭṭho paccayaṭṭho – nghĩa là trợ giúp là ý nghĩa duyên. Vô minh ấy làm duyên gọi là vô minh trợ duyên, vì vô minh duyên hành.
- Saṅkhatamabhisaṅkharontīti saṅkhārā – các pháp thực tính nào tạo tác pháp hữu vi, do đó, thực tính ấy gọi là hành.
Lại nữa, hành ấy có hai loại là vô minh duyên hành, hành đến do danh từ hành.
Trong hai hành ấy, (vô minh duyên hành) có ba hành là phúc hành, phi phúc hành, bất động hành, và ba hành là thân hành, khẩu hành, tâm hành; tổng cộng sáu hành này[164] gọi là vô minh duyên hành, tất cả các hành ấy chỉ là tư thiện hiệp thế và bất thiện.
Hữu vi hành, tối vi hành, chuyên tạo hành, tối cần hành, đây là bốn loại hành đến do danh từ hành.
a) Trong các hành ấy, gọi hữu vi hành, tức là tất cả pháp hữu duyên đã được thuyết trong lời như: “Than ôi! Các hành vô thường”[165].
b) Các pháp sắc giới, Vô sắc giới liên quan cả ba cõi sanh từ nghiệp, trong các chú giải gọi là tối vi hành. Các hành ấy được giảng gọn trong lời này: “Ôi! Các hành là vô thường”.
c) Lại nữa, tư thiện và bất thiện liên quan cả ba cõi gọi là chuyên tạo hành, hành ấy được thuyết bởi Pāḷi là: “Này chư tỷ-kheo! Người đã rơi vào vô minh tạo tác phúc hành[166]”.
d) Lại nữa, sự tinh tấn thuộc về thân tâm gọi là tối cần hành, tối cần hành ấy được thuyết như “phạm vi cảnh giới tối vi hành đến đêm, ngày đã đi đến đó và đứng lại như một trục xe”[167]. Không phải chỉ có bốn hành này mà có nhiều hành khác do từ hành bằng phương tiện như: “Này hiền giả Visākha! khi vị tỷ-kheo nhập thiền diệt thọ, tưởng, khẩu hành diệt trước, kế đó thân hành diệt, sau đó tâm hành diệt[168]. Trong các hành ấy, không có hành nào không thâu nhiếp vào hữu vi hành”.
Sau đây, lời nói trong câu mẫu đề hành duyên thức... nên biết theo phương pháp đã được trình bày, nhưng không giải thích câu này.
- Vijānātīti viññāṇaṃ – đặc tánh nhận biết gọi là thức.
- Namatīti nāmaṃ – hướng đến gọi là Danh.
- Ruppatīti rūpaṃ – tiêu hoại gọi là sắc.
- Āye tanoti āyatañca nayatīti āyatanaṃ – nối tiếp trong nguyên nhân và hướng đến điều nên nối tiếp gọi là xứ.
- Phusatīti phasso – đụng chạm, gọi là xúc.
- Vedayatīti vedanā – hưởng cảnh gọi là thọ.
- Paritassatīti taṇhā – khao khát gọi là ái.
- Upādiyatīti upādanaṃ – chấp cứng gọi là thủ.
- Bhavati bhāvayati cāti bhavo – có, hay khiến cho có gọi là hữu.
- Jananaṃ jāti – sự sanh của uẩn gọi là sanh.
- Jiranaṃ jarā – sự già cũ gọi là lão.
- Maranti etenāti maraṇaṃ – thành nguyên nhân chết gọi là tử.
- Socanaṃ soko – sự buồn rầu gọi là sầu.
- Paridevanaṃ paridevo – sự than van gọi là bi.
- Dukkhayatīti dukkhaṃ – sự khó chịu gọi là khổ.
Lại nữa gọi là khổ, là vì đào hứng hai phần, bởi khả năng sanh và trụ.
- Dummanassa bhāvo domanassaṃ – khổ tâm gọi là ưu.
- Bhuso āyāso upāyāso – quá sức buồn rầu gọi là não.
- Sambhavantīti abhinibbattanti – phát sanh là sanh ra.
Không nên khối hợp từ sambhavanti cùng với câu như sầu... chắc chắn nên phối hợp từ sambhavanti cùng với mỗi câu, do trường hợp khác ngoài ra đây, khi nói rằng vô minh duyên hành, ai ai cũng không phải biết rõ là các hành làm gì? Nhưng khi có thêm sambhavanti phát sanh vào, là xác định duyên và pháp nào sanh từ duyên, như vô minh ấy trợ duyên, do đó gọi là vô minh làm duyên, do duyên vô minh hành phát sanh. Trong mỗi câu cũng có phương pháp này. Từ evaṃ- như vậy, là trình bày pháp nào đã được trình bày với từ evaṃ - như vậy trình bày với nguyên nhân như vô minh... không phải trình bày nguyên nhân tạo tác của đấng sáng tạo chủ.
Câu nói etassa này là trường hợp như đã trình bày.
Câu nói dukkhakkhandhassa khổ uẩn là cùng tập hợp với khổ, không phải của chúng sanh và không phải của lạc, tịnh…
Samudayoti nibbatti: sự phát sanh, gọi là tập khởi. Hotīti: có mặt, gọi là đang có. Như vậy, nên hiểu phân giải về ý nghĩa y tương sinh này.
* Về trạng thái:
Câu mẫu đề nói “về trạng thái"… là về trạng thái của vô minh... như thế nào?
1. Vô minh:
- Aññāṇalakkhaṇā: trạng thái là không biết.
- Sammohanarasā: phận sự là mê muội.
- Chādanapaccupaṭṭhānā: thành tựu là che đậy.
- Āsavapadaṭṭhānā: nhân cận là có lậu hoặc.
2. Hành:
- Abhisaṅkharanalakkhaṇā: trạng thái là tạo tác.
- Āyūhanarasā: phận sự là tích trữ.
- Cetanāpaccupaṭṭhānā: thành tựu là tư (cố ý).
- Āvijjāpadaṭṭhānā: nhân cận là có vô minh.
3. Thức:
- Vijānanalakkhaṇaṃ: trạng thái là nhận biết.
- Pubbaṅgamarasaṃ: phận sự là dẫn đầu.
- Paṭisandhipacupaṭṭhānaṃ: thành tựu là tái tục.
- Saṅkhārapadaṭṭhānaṃ: nhân cận là có hành, hay Vatthārammaṇapadaṭṭhānaṃ: nhân cận là có vật và cảnh.
4. Danh:
- Namanalakkhaṇaṃ: trạng thái là hướng đến.
- Sampayogarasaṃ: phận sự là cùng hòa hợp.
- Vinibbhogapaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là bất phân ly.
- Viññāṇapadaṭṭhānaṃ: nhân cận là có thức.
5. Sắc:
- Ruppanalakkhaṇaṃ: trạng thái là tiêu hoại.
- Vikiraṇarasaṃ: phận sự là phân tán.
- Abyākatapaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là vô ký.
- Viññāṇapadaṭṭhānaṃ: nhân cận là có thức.
6. Xứ:
- Āyatananalakkhaṇaṃ: trạng thái là nối tiếp.
- Dassanādirasaṃ: phận sự là thấy….
- Vatthudvārabhāvapaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là thành vật cảnh.
- Nāmarūpapadaṭṭhānaṃ: nhân cận là có danh sắc.
7. Xúc:
- Phusanalakkhaṇo: trạng thái là đụng chạm.
- Saṅghaṭṭanaraso: phận sự là cùng tiếp xúc.
- Saṅgatipaccupaṭṭhāno: thành tựu là hội họp nhau.
- Saḷāyatanapadaṭṭhāno: nhân cận là có sáu thứ xứ.
8. Thọ:
- Anubhavanalakkhaṇā: trạng thái là hưởng cảnh.
- Visayarasasambhogarasā: phận sự là thọ dụng vị của cảnh.
- Sukhadukkhapaccupaṭṭhānā: thành tựu là lạc khổ.
- Phassapadaṭṭhānā: nhân cận là có xúc.
9. Ái:
- Hetulakkhaṇā: trạng thái là nguyên nhân.
- Abhinandanarasā: phận sự là hỷ lạc quá độ.
- Atittabhāvapaccupaṭṭhānā: thành tựu là không no đủ.
- Vedanāpadaṭṭhānā: nhân cận là có thọ.
10. Thủ:
- Gahaṇalakkhaṇaṃ: trạng thái là chấp lấy.
- Amuñcanarasaṃ: phận sự là không giải thoát (không dứt bỏ).
- Taṇhādaḷhattadiṭṭhipaccupaṭṭhānaṃ: thành tựu là chấp cứng và thấy sai vì ái dục.
- Taṇhāpadaṭṭhānaṃ: nhân cận là có ái.
11. Hữu:
- Kammakammaphalakkhaṇo: trạng thái là nghiệp và quả của nghiệp.
- Bhāvānubhvanaraso: phận sự là hưởng cảnh có được.
- Kusalākusalābyākatapaccupaṭṭhāno: thành tựu là thiện, bất thiện và vô ký.
- Upādānapadaṭṭhāno: nhân cận là có thủ.
Trạng thái… của từ sanh... nên biết theo phương pháp đã trình bày trong đế xiển minh. Như vậy, nên hiểu phân giải về trạng thái y tương sinh.
* Về một loại:
Trong câu mẫu đề nói “về một loại”… có giải thích như tiếp theo đây:
Vô minh có một loại do không biết, không thấy, mê muội. Có hai loại do không phải tiến hành và tiến hành sai, cũng vậy, do hữu hành và vô hành. Có ba loại vì hợp với ba thọ. Có bốn loại vì không thông suốt bốn đế. Có năm loại vì che đậy tội lỗi năm cảnh giới. Nên hiểu sáu loại trong tất cả Vô sắc pháp do thành môn và cảnh.
Hành có một loại do pháp hữu lậu dị thục nhân. Có hai loại do thiện và bất thiện, cũng vậy, có hai loại do hy thiểu và đáo đại, hay ty hạ và trung bình, tà tánh và chánh tánh, nhất định và bất định. Có ba loại do chia thành phúc hành.... Có bốn loại vì dẫn đến tứ sanh. Có năm loại vì đi đến năm cảnh giới.
Thức có một loại do chia thành dị thục hiệp thế. Có hai loại do hữu nhân và vô nhân. Có ba loại vì liên quan tam hữu, vì hợp với ba thọ, vì thành vô nhân, nhị nhân và tam nhân. Có bốn loại do khả năng sanh. Có năm loại do khả năng cảnh giới.
Danh sắc có một loại vì chỗ nương của thức và do nghiệp duyên. Có hai loại do có cảnh và không có cảnh. Có ba loại do quá khứ... . Có bốn loại và năm loại do khả năng sanh và cảnh giới.
Sáu xứ có một loại vì là đồng sanh và nơi hội họp. Có hai loại vì sắc hiển thanh triệt và thức. Có ba loại vì gặp cảnh, không gặp cảnh và cảnh của ý xứ. Có bốn loại và năm loại vì liên quan sinh và cảnh giới.
Nên hiểu biết thực tính một loại... của các pháp như xúc... theo phương pháp đã trình bày.
Như vậy, nên hiểu phân giải “về một loại” y tương sinh này.
1) Vô minh duyên hành
a) Ý nghĩa vô minh:
Tiếp theo đây, nên hiểu phân giải câu mẫu đề nói “về xác định chi…”. Ngài thuyết y tương sinh này để không gián đoạn bánh xe luân hồi, vì dầu sầu ấy… phát sanh đối với người ngu bị già và chết áp bức… như được Ngài thuyết rằng: “Này chư tỷ-kheo! kẻ phàm phu vô văn tiếp xúc khổ thọ thuộc về thân buồn khổ, thất vọng, rên rỉ, đấm ngực, than khóc, rơi vào bất tỉnh[169]“. Khi nào có sự diễn tiến của các sầu ấy… khi ấy có sự diễn tiến của vô minh; bởi thế, bánh xe luân hồi liên quan là vô minh duyên hành nữa, do đó, nên hiểu có 12 chi y tương sinh, gom thâu các pháp ấy vào một loại. Như vậy, nên hiểu phân giải “về xác định chi” y tương sinh này.
Trước nhất, lời nói tóm tắt mẫu đề này chỉ có bấy nhiêu: nhưng đây là phương pháp chi tiết.
Gọi là vô minh, theo phương pháp Khế kinh không biết, bốn trường hợp như khổ v.v… . Nói theo pháp môn Vô Tỷ Pháp là không biết trong tám trường hợp như quá khứ v.v… như được Ngài thuyết “trong các pháp ấy, thế nào là vô minh? Không biết về khổ, không biết về khổ tập, không biết về khổ diệt, không biết về đạo diệt khổ, không biết về quá khứ, không biết về vị lai, không biết về quá khứ và vị lai, không biết về duyên này và các pháp liên quan đồng sanh”.
Trong các đế này, kết luận điều pháp gì, ngoại trừ hai đế siêu thế, vô minh sanh do khả năng thành cảnh trong những trường hợp còn lại. Sự kiện như vậy, ở đây chỉ muốn lấy do khả năng che đậy, vì vô minh ấy đã sanh, đứng che đậy khổ đế, không cho thông suốt trạng thái thực tính như thật...
Lại nữa, vô minh đứng che đậy diệt, đạo khi trước gọi là năm uẩn quá khứ; che đậy cả hai quá khứ và vị lai, nghĩa là trước và sau; che đậy trợ duyên của lão, tử này... là pháp liên quan đồng sanh, tức là pháp liên quan đồng sanh… vô minh này khiến cho không thông suốt trạng thái thực tính như thật. Trong các pháp này. Như vậy: đây là vô minh, đây là hành.
Do đó gọi là không biết về khổ… như trên… không biết về duyên và các pháp liên quan đồng sanh…
b) Ý nghĩa hành:
Gọi là hành, tức là sáu hành, sáu hành mà đã nói tóm tắt trước, như ba hành là phúc hành… và ba hành, như thân hành… nhưng một cách chi tiết trong các hành này, phúc hành có mười ba tư (cetanā) là: tám tư thiện dục giới diễn tiến do khả năng bố thí, trì giới…, năm tư thiện Sắc giới diễn tiến do khả năng tu tiến; phi phúc hành có mười hai tư bất thiện diễn tiến do khả năng sát sanh…; bất động hành có bốn tư thiện Vô sắc giới diễn tiến do khả năng tu tiến; do đó, cả ba hành có mười chín tư.
Trong 3 hành ngoài ra đây, thân hành tức thân cố tư (cố ý thuộc về thân), khẩu hành thuộc về khẩu cố tư (cố ý thuộc về khẩu) và tâm hành, tức là ý cố tư (cố thuộc về ý). Tam đề này, Ngài đã nói để chỉ sự diễn tiến thuộc về môn của phúc hành... trong sát-na tích trữ nghiệp. Thật vậy, hai chục tư là tám tư thiện dục giới và mười hai tư bất thiện khiến cho thân biểu tri sanh khởi, vì diễn tiến thuộc về thân môn gọi là thân hành; tư bất thiện khiến cho khẩu biểu tri sanh khởi và diễn tiến thuộc về khẩu môn gọi là khẩu hành.
Trong các pháp ấy, tư thắng trí không làm duyên cho thức khác, do đó không lấy. Tư trạo cử cũng không trợ duyên cho thức như tư thắng trí, do đó, tư trạo cử cũng không đáng nêu ra làm duyên cho thức.
Nhưng tất cả các tư này có mặt do vô minh duyên cho tâm hành là tất cả hai mươi chín tư, phát sanh trong ý môn không khiến cho hai biểu tri sanh khởi. Theo phương pháp vừa nói đây, tam đề này kể vào tam đề đầu tiên ấy, do đó, theo ý nghĩa nên hiểu vô minh làm duyên cho khả năng phúc hành ấy... .
Trong điều ấy có lời hỏi rằng: điều này biết được tại sao các hành này có mặt do duyên vô minh?
Đáp rằng: vì khi vô minh có mặt, hành có mặt. Thật vậy, khi người nào chưa đoạn trừ sự không biết là vô minh về khổ thánh đế... người ấy phải chịu khổ trong luân hồi do tưởng là lạc, khởi đầu tạo ba loại hành là nguyên nhân của luân hồi khổ; vì trước nhất không biết về khổ và quá khứ; vì không biết tập, tưởng hành tạo tác ái dục là nhân khổ, do nhân lạc mở đầu; vì không biết diệt khổ và đạo diệt khổ là tưởng diệt khổ trong cảnh giới đặc biệt cũng trở thành không diệt khổ; tưởng đạo diệt khổ như phương pháp hy sinh, tế lễ và thực hành khổ hạnh để thành chư Thiên trở thành không phải là con đường diệt khổ, khi muốn diệt khổ mở đầu tạo ba loại hành do trường hợp hy sinh, tế lễ, thực hành khổ hạnh v.v… .
Lại nữa, người ấy không biết rõ khổ, khổ tức là quả phước, bao hàm nhiều tội lỗi như sanh, lão, bịnh, tử; vì vô minh tứ đế mà người không đoạn trừ, mở đầu tạo những phúc hành khác nhau do thân, khẩu, tâm hành để đạt được những quả phúc ấy, như người muốn tiên nữ, muốn được sanh làm thiên tử vậy.
Lại nữa, người mà bị vô minh che đậy, không thấy biến khổ chỉ chút ít vị ngọt, cuối cùng, khiến cho sanh nóng nảy nhiều của quả phúc này mà chế định là lạc, mở đầu tạo phúc hành, như trường hợp đã trình bày, làm duyên cho quả nhàn cảnh ấy, như con thiêu thân muốn nhảy vào ngọn lửa, như chúng sanh tham giọt mật, muốn liếm lưỡi gươm dính mật.
Người mà bị vô minh che đậy không thấy tội lỗi nghiệp có dị thục quả, thọ hưởng dục lạc... mở đầu tạo phi phúc hành diễn tiến theo ba môn lạc tưởng, bị phiền não chi phối, như đứa bé muốn chơi phấn và như người muốn chết uống thuốc độc.
Lại nữa, người mà bị vô minh che đậy, không giác ngộ, hành biến khổ trong dị thục quả vô sắc, mở đầu tạo bất động hành là tâm hành, do tâm điên đảo vật thường hằng, như người lạc phương hướng đi đến con đường hướng mặt về thành phố yêu tinh, với phương pháp này, hành có mặt vì vô minh có mặt, hành không có mặt vì vô minh không có mặt, do đó, nên hiểu như vậy. Các hành có mặt do duyên vô minh, điều này được đức Thế tôn thuyết rằng: “Này chư tỷ-kheo! Các chúng sanh vì không biết, tạo phúc hành, tạo phi phúc hành và tạo bất động hành. Này chư tỷ-kheo! Vì nguyên nhân vị tỷ-kheo đoạn trừ vô minh, khiến cho vô minh sanh khởi, vị ấy không tạo phúc hành, vì ly vô minh, khiến cho minh sanh khởi”.
Trong điều này, có người hỏi rằng: trước nhất, chấp nhận lời này là vô minh duyên do hành, chỉ bao nhiêu đây. Nhưng hỏi rằng: vô minh này làm duyên cho hành nào?
c) Duyên hệ:
Thật vậy, đức Thế tôn thuyết hai mươi bốn duyên là:
1 – Nhân duyên
2 – Cảnh duyên
3 – Trưởng duyên
4 – Vô gián duyên
5 – Đẳng vô gián duyên
6 – Câu sanh duyên
7 – Hỗ tương duyên
8 – Y chỉ duyên
9 – Cận y duyên
10 – Tiền sanh duyên
11 – Hậu sanh duyên
12 – Tập hành duyên
13 – Nghiệp duyên
14 – Dị thục quả duyên
15 – Vật thực duyên
16 – Quyền duyên
17 – Thiền duyên
18 – Đạo duyên
19 – Tương ưng duyên
20 – Bất tương ưng duyên
21 – Hiện hữu duyên
22 – Vô hữu duyên
23 – Ly khứ duyên
24 – Bất ly duyên
Tiếp theo đây là giải thích hai mươi bốn duyên ấy.
1 – Nhân duyên
Hetu ca so paccayo cāti hetupaccayo: duyên đó là nhân gọi là nhân duyên. Cảnh duyên... cũng có phương pháp này. Trong các lời ấy gọi là nhân, đây đồng nghĩa từ ngữ lý do và căn nguyên. Thật vậy, sự cấu tạo thế gian, gọi là nguyên nhân, như trong lời: nguyện vọng là nguyên nhân… nhưng trong Đạo giáo, lý do gọi là nguyên nhân, như trong lời: các pháp nào có nguyên nhân phát sanh[170]… căn nguyên gọi là nguyên nhân như trong lời: nhân thiện có ba (3), bất thiện có ba.[171] Căn nguyên ấy, Ngài muốn lấy trong nơi đây.
Lời nói duyên ấy, có ý nghĩa phân giải rằng: paṭicca etasmā etīti paccayo: gọi là duyên, vì nghĩa là nương nhờ nhau diễn tiến, nghĩa là diễn tiến do không phủ nhận pháp ấy. Giải thích rằng: nghĩa là pháp nào nương nhờ, không phủ nhận pháp nào trụ hay sanh, pháp ấy gọi là duyên của pháp đó.
Nhưng khi nói về trạng thái: upakāralakkhaṇo – trạng thái là trợ giúp.
Giải rằng: pháp nào là thực tính trợ giúp để trụ – sanh pháp nào, pháp ấy là duyên của pháp đó.
Các từ như:
- Paccayo – duyên
- Hetu – nguyên nhân
- Karaṇaṃ – lý do
- Nidānaṃ – nhân duyên
- Sambhavo – căn nguyên
- Pabhavo – nguồn gốc là một ý nghĩa, nhưng khác nhau từ ngữ.
Theo phương pháp này mūlaṭṭhena hetu gọi là nhân, vì ý nghĩa là căn nguyên.
Upakāraṭṭhena paccayoti gọi là duyên, vì nghĩa là trợ giúp, do đó, nói một cách tóm tắt gọi là nhân duyên, là pháp trợ giúp bằng nguyên nhân.
Lời giải thích của các giáo thọ sư là nhân duyên thiện… khiến cho thành tựu pháp thiện… như hột giống lấy của lúa sāli, khiến cho thành tựu gạo Sāli… như màu sắc của ngọc maṇi… khiến cho thành tựu ánh sáng ngọc maṇi..., nhưng khi sự kiện như vậy làm duyên không thành tựu trong các sắc pháp ấy sở sanh, vì pháp ấy không khiến cho thiện thành tựu đối với các sắc ấy, nhưng không phải không có trợ duyên cho các sắc ấy, như được Ngài thuyết rằng: “nhân trợ cho các pháp tương ưng nhân và các sắc mà pháp ấy sở sanh bằng nhân duyên”[172]. Không có thành tựu nhân duyên cho tâm vô nhân và vô ký, thiện liên quan với như lý tác ý là hữu nhân, cũng không liên quan với nhân tương ưng, nếu trong nhân tương ưng, phải có thiện theo thực tánh, hay phải có thiện vô tham hay vô ký liên quan với nhân tương ưng.
Lại nữa, không lấy ý nghĩa căn nguyên của các nhân do khả năng khiến cho thành tựu thiện, nhận lấy do khả năng khiến cho thành tựu thực tính khéo an trú, vẫn không có gì sai lầm, vì pháp đã được trợ bằng nhân duyên thực tính vững chắc, khéo an trú, như vậy, có gốc vững chắc. Pháp vô nhân không vững như loại thực vật, như hột mè..., thật vậy, pháp trợ giúp nghĩa là căn nguyên, do đó, pháp ấy ủng hộ khiến cho thành tựu thực tính, trú vững, nên biết là nhân duyên.
Trong các từ khác nhân duyên, từ ấy nên biết ý nghĩa như sau:
2 – Cảnh duyên
Ārammaṇabhāvena upakārako dhammo ārammaṇa-paccayo: pháp ủng hộ do thành cảnh gọi là Cảnh duyên.
Cảnh duyên ấy, vì Ngài mở đầu như; “nhãn xứ trợ cho nhãn thức giới[173], cho đến cuối cùng là: “mỗi pháp nào bắt mỗi pháp chi phát sanh tâm, sở hữu tâm, mỗi pháp này trợ cho mỗi pháp ấy bằng Cảnh duyên[174].
Như vậy, không có pháp gì không có (thành cảnh duyên), như người đàn ông yếu đuối cầm cây gậy hay sợi dây ngồi dậy, đứng được như thế nào, các pháp tâm và sở hữu tâm sanh, trụ bắt cảnh như cảnh sắc... cũng như thế ấy, do đó, tất cả pháp thành cảnh của tâm và sở hữu tâm nên biết là Cảnh duyên.
3 – Trưởng duyên
Jeṭṭhakaṭṭhena upakārako dhammo adhipati-paccayo: pháp trợ giúp do nghĩa là thành trưởng dẫn đầu gọi là Trưởng duyên.
Trưởng duyên ấy có hai loại là: câu sanh trưởng và cảnh trưởng; trong hai loại trưởng ấy, bốn pháp như dục, cần, tâm và thẩm nên hiểu là câu sanh trưởng, vì Pāḷi nói rằng: “Dục trưởng trợ cho các pháp tương ưng dục và các pháp ấy sở sanh bằng trưởng duyên”[175], bốn pháp này không có cùng (làm trưởng) một lần; thật vậy, khi nào tâm diễn tiến làm cho dục thành nhiệm vụ, làm cho dục thành trưởng, ba pháp ngoài ra đây không làm trưởng; trong ba pháp còn lại, cũng có phương pháp này.
Nhưng vô sắc pháp diễn tiến làm cho pháp nào nặng, pháp ấy trở thành cảnh trưởng cho các pháp đó, do đó, Ngài thuyết rằng: “mỗi pháp nào nặng nề làm cho mỗi pháp nào phát sanh tâm và sở hữu tâm, mỗi pháp ấy trợ cho mỗi pháp đó bằng trưởng duyên”.
4 và 5 – Vô gián duyên và Đẳng vô gián duyên
Anantarabhāvena upakārako anantarapaccayo: pháp trợ giúp liên tiếp gọi là vô gián duyên.
Samanantarabhāvena upakārako samanantara-paccaya: pháp trợ giúp liên tiếp luôn luôn gọi là đẳng vô gián duyên.
Cả hai loại duyên này, các giáo thọ sư khiến cho dài dòng nhiều cách, nhưng trọng yếu trong hai duyên này như vầy: định luật tâm này là ý giới tiếp theo nhãn thức; ý thức giới tiếp theo ý giới; sự nhất định của chính tâm này thành tựu do khả năng tâm trước, không thành tựu do trường hợp khác; vì thế, pháp có thể khiến cho tâm phát sanh thích hợp tiếp tục của tự mình gọi là vô gián duyên; do đó, Ngài thuyết rằng: gọi vô gián duyên, tức là “nhãn thức giới và các pháp tương ưng nhãn thức giới ấy trợ cho ý giới và các pháp tương ưng với giới ấy bằng vô gián duyên”.[176]
Vô gián duyên chính đó là đẳng vô gián duyên; thật vậy, trong cả hai duyên này chỉ khác nhau từ như tích trữ, thừa kế, như cả hai lời là đồng nghĩa và ngôn ngữ… nhưng về ý nghĩa không khác nhau. Quan niệm của các vị giáo thọ sư là vô gián duyên vì liên tiếp ý nghĩa, là đẳng vô gián duyên vì liên tiếp thời gian. Quan niệm của các giáo thọ sư ấy sai từ lời nào, như “thiện phi tưởng xứ của vị xuất thiền diệt trợ cho thiền quả bằng đẳng vô gián…”, dù quan niệm nào, nhóm giáo thọ sư nói ‘duyên ấy không hoại khả năng khiến cho các pháp sở sanh, nhưng các pháp không phát sanh đẳng vô gián duyên, vì bị tu tiến lực ngăn chặn’; quan niệm ấy không khiến cho thành tựu liên tiếp thời gian. Thật vậy, chúng tôi cũng nói thẳng rằng: ‘liên tiếp thời gian không có trong duyên ấy do tu tiến lực, vì lý do không có liên tiếp thời gian cho nên đẳng vô gián duyên là không thích hợp, vì có đẳng vô gián duyên của các pháp ấy cũng do liên tiếp thời gian’, ý kiến của chúng tôi là như vậy; do đó, không nên thiên lệch, nên trở lại lý do khác nhau từ trong cả hai duyên này, vì vô nghĩa. Tại sao? Vì không có khoảng giữa duyên ấy, do đó gọi là vô gián; gọi là đẳng vô gián duyên là vì liên tiếp tốt đẹp, do không gián đoạn khoảng cách.
6 – Câu sanh duyên
Uppajjamānova saha uppādanabhavena upakārako dhammo sahajātapaccayo: chính pháp mà phát sanh đó trợ giúp do thực tính khiến cho cùng phát sanh gọi là câu sanh duyên, như đèn làm duyên của sự thấy rõ.
Câu sanh duyên này có 6 loại do khả năng như vô sắc pháp... đã được Ngài thuyết rằng:
- Bốn uẩn vô sắc trợ lẫn nhau bằng câu sanh duyên.
- Bốn sắc đại hiễn trợ lẫn nhau bằng câu sanh duyên.
- Danh và sắc trong sát-na tái tục trợ lẫn nhau bằng câu sanh duyên.
- Các pháp tâm và sở hữu tâm trợ cho các sắc mà tâm sở sanh bằng câu sanh duyên.
- Các sắc đại hiển trợ cho các sắc y tương sinh bằng câu sanh duyên.
- Các sắc pháp trợ cho các pháp vô sắc khi nào bằng câu sanh duyên, khi nào không trợ bằng câu sanh duyên”.[177] Đây là Ngài nói ý nghĩa một loại ý vật.
7 – Hỗ tương duyên
Aññamañnaṃ uppādanupatthambhanabhāvena upakārako dhammo aññamaññapaccayo: pháp trợ giúp cho sự nâng đỡ khiến cho phát sanh lẫn nhau gọi là Hỗ tương duyên, như ba cây kiền hỗ trợ lẫn nhau. Hỗ tương duyên ấy có 3 loại, do khả năng uẩn vô sắc... như Ngài thuyết rằng:
- Bốn uẩn vô sắc trợ bằng hỗ tương duyên.
- Bốn sắc đại hiển trợ bằng hỗ tương duyên.
- Danh và sắc trong sát-na tái tục trợ bằng hỗ tương duyên”[178].
8 – Y chỉ duyên
Adhiṭṭhānākārena nissayākārena ca upakārako dhammo nissayapaccayo: pháp trợ giúp do trường hợp vững trú và do trường hợp thành chỗ nương gọi là y chỉ duyên như: đất, bốn tấm vải là chỗ nương của cây và tranh hội họa. Y chỉ duyên ấy nên biết theo phương pháp mà đã trình bày trong câu sanh duyên, như vậy là: bốn uẩn vô sắc trợ lẫn nhau bằng y chỉ duyên .v.v.., nhưng đối với điều thứ sáu trong duyên này, Ngài phân tích như vầy: “nhãn xứ trợ cho nhãn thức giới và các pháp tương ưng nhãn thức giới ấy bằng y chỉ duyên… như trên… nhĩ, tỷ, thiệt… thân thức giới ấy bằng y chỉ duyên; ý giới và ý thức giới nương sắc vào hiện hành, sắc đó trợ cho ý giới, ý thức giới bằng y chỉ duyên”[179].
9 – Cận y duyên
Ý nghĩa phân tích trong câu nói cận y này, trước nhất như vầy: thực tính nào mà quả của mình để nương nhờ không trở ngại, vì thực hành thích hợp quả ấy, do đó, thực tính ấy gọi là y. Sự buồn rầu rất nặng gọi là não thực tính thành chỗ nương nhờ quan trọng gọi là cận y, do đó, balavakāraṇabhāvena upakārako dhammo upanisasayapaccayoti: pháp trợ giúp cho nguyên nhân có sức mạnh, nên biết là cận y duyên. Cận y duyên ấy có 3 loại:
- Cảnh cận y: là chỗ nương nhờ quan trọng.
- Vô gián cận y: sự liên tiếp là chỗ nương nhờ.
- Thường cận y: thường nương nhờ.
Trong ba loại cận y ấy, cảnh cận y, Ngài phân tích không khác nhau với cảnh trưởng, trước nhất bằng phương pháp như vầy: “người cúng dường, bố thí, thọ trì giới, hành sự Bố tát, phản khán làm cho nặng nề trong công đức ấy, phản khán làm cho nặng nề công đức mà mình nương nhờ khi trước, xuất khỏi thiền phản khán làm cho nặng nề về thiền, các bậc hữu học phản khán làm cho nặng nề về thiền, các bậc hữu học phản khán làm cho y nặng nề về chuyển tánh, phản khán làm cho nặng nề về dũ tịnh, các bậc hữu học xuất khỏi đạo phản khán làm cho nặng nề về đạo”[180].
Trong các cận y ấy, tâm và sở hữu tâm làm cho cảnh nào nặng nề phát sanh, cảnh đó là cảnh có sức mạnh trong các cảnh, bằng cách nhất định theo phương pháp này. Bậc thiện trí thức nên biết sự khác nhau của các cảnh này như vầy: cảnh trưởng duyên vì làm cho nặng nề gọi là cảnh cận y duyên vì lý do có sức mạnh.
Vô gián cận y, Ngài phân tích không khác nhau với vô gián duyên, theo phương pháp như:
“Y duyên: nghĩa là nguyên nhân có sức mạnh
Vô gián cận y, Ngài phân tích không khác nhau với vô gián duyên, theo phương pháp:
“Các uẩn thiện trước trợ cho các uẩn thiện sau bằng cận y duyên”[181]. Những mẫu đề yếu lược có sự khác nhau của các duyên ấy. Về sơ lược, vô gián duyên bằng phương pháp như: nhãn thức giới và pháp tương ưng nhãn thức giới ấy trợ cho ý giới và các pháp tương ưng ý giới ấy bằng vô gián duyên và cận y duyên với phương pháp như: “các pháp thiện trước trợ cho các pháp thiện sau bằng cận y duyên”[182]. Cận y duyên chỉ là một ý nghĩa sự kiện như vậy. Nên biết vô gián cận y duyên do thực tính có thể khiến cho tâm phát sanh thích hợp chính mình. Nên biết Vô gián cận y do tâm đầu tiên, thực tính có sức mạnh trợ cho tâm sau phát sanh. Nhưng trong nhân duyên... tâm không có pháp nào phát sanh liên tiếp như thế ấy; do đó, vô gián cận y duyên là duyên có sức mạnh. Nên biết sự khác nhau cả hai duyên này như vậy.
Gọi là vô gián duyên do khả năng khiến cho tâm phát sanh thích hợp liên tiếp, với chính mình, còn vô gián cận y do khả năng có sức mạnh.
Lại nữa, cận y duyên, tức cận y một cách thường xuyên gọi là thường cận y; gọi thường xuyên là quý tiết, vật thực... khiến cho thành tựu trong cơ tánh của mình, hay thọ dụng với đức tin và giới v.v… . Lại nữa, cận y duyên theo phương pháp: chính thường xuyên gọi là cận, ý nghĩa là trạng thái không lẫn lộn với cảnh duyên và vô gián duyên. Nên biết loại thường cận y duyên chia nhiều cách bằng phương pháp: “người có thường cận y nương vào đức tin, cúng dường, bố thí trì giới, hành sự Bố tát, khiến cho thiện pháp phát sanh; khiến cho quán phát sanh, khiến cho đạo phát sanh, khiến cho thắng trí phát sanh, khiến cho thiền chứng phát sanh. Người có thường cận y nương vào giới… Người có thường cận y nương vào văn… người có thường cận y nương vào xả thí… Người có thường cận y nương vào trí tuệ, cúng dường, bố thí… như trên… khiến cho thiền chứng phát sanh: tín, giới, văn, xả, thí, trí tuệ; trợ cho tín, giới, văn, xả, thí và trí tuệ bằng cận y duyên[183] theo phương pháp như nói đến đây. Các pháp này như tín... thành cận y duyên, nghĩa thường xuyên có sức mạnh gọi là thường cận y duyên.
10 – Tiền sanh duyên
Paṭhamataraṃ uppajjitvā vattamānabhāvena upakārako dhammo purejātapaccayo: pháp trợ giúp do thực tính đã sanh trước còn tồn tại gọi là tiền sanh duyên. Tiền sanh duyên ấy có một loại do khả năng vật, cảnh và ý vật trong năm môn, như được Ngài thuyết rằng:
- Nhãn xứ trợ cho nhãn thức giới và các pháp tương ưng nhãn thức giới ấy bằng tiền sanh duyên.
- Nhĩ, tỷ, thiệt, thân xứ trợ cho nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức giới và các pháp tương ưng nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức giới ấy bằng tiền sanh duyên.
- Sắc, thinh, khí, vị, xúc xứ trợ cho nhãn thức, nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức và các pháp tương ưng nhãn thức, nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức ấy bằng tiền sanh duyên.
- Sắc, thinh, khí, vị, xúc xứ trợ cho ý giới và các pháp tương ưng ý giới ấy bằng tiền sanh duyên.
- Ý giới và ý thức giới nương nhờ sắc nào diễn tiến, sắc ấy trợ cho ý giới và các pháp tương ưng ý giới ấy bằng tiền sanh duyên; sắc ấy trợ cho ý thức giới và các pháp tương ưng ý thức giới ấy đôi khi bằng tiền sanh duyên, đôi khi không trợ bằng tiền sanh duyên”.
11 – Hậu sanh duyên
Purejātānaṃ rūpadhammānaṃ uptthambhakaṭṭhena upakārako arūpadhammo pacchājātapaccayo: pháp vô sắc trợ giúp do ý nghĩa ủng hộ cho các sắc pháp phát sanh trước gọi là hậu sanh duyên, như túi vật thực ủng hộ cho xác thân của con kên kên con, do đó, Ngài thuyết rằng: “các pháp tâm và sở hữu tâm sanh sau trợ cho thân này sanh trước bằng hậu sanh duyên”[184].
12 – Tập hành duyên
Āsevanaṭṭhena anantarānaṃ paguṇabalabhāvāya upakārako dhammo āsevanapaccayo: pháp trợ giúp cho pháp thuần thục sức mạnh liên tiếp, nghĩa là lặp lại gọi là tập hành duyên, như: tinh cần học nhiều lần một bài văn. Tập hành duyên ấy có ba loại do khả năng đổng lực thiện, đổng lực bất thiện, đổng lực tố, như được Ngài thuyết rằng:
- “Các pháp thiện trước trước trợ cho các pháp thiện sau sau bằng tập hành duyên”.[185]
- “Các pháp bất thiện trước trước trợ cho các pháp bất thiện sau sau bằng tập hành duyên”.
- “Các pháp vô ký tố trước trước trợ cho các pháp vô ký tố sau sau bằng tập hành duyên”[186].
13 – Nghiệp duyên
Cittapayogasaṅkhātena kiriyabhāvena upakārako dhammo kammapaccayo: pháp trợ giúp cho tác động, tức là tâm hành động gọi là nghiệp duyên. Nghiệp duyên ấy có hai loại do khả năng tư (cetanā) thiện, bất thiện trong dị biệt sát-na và tất cả tư (cetanā) câu sanh, như được Ngài thuyết rằng: “Nghiệp thiện, bất thiện trợ cho các uẩn dị thục quả và các sắc nghiệp tạo bằng nghiệp duyên; trợ cho các pháp tương ưng và các sắc mà tư (cetanā) ấy sở sanh bằng nghiệp duyên”[187].
14 – Dị thục quả duyên
Nirussāhasantabhāvena nirussāhasantabhāvāya upakārako vipākadhammo vipākapaccayo: pháp dị thục quả với đặc tánh không cố gắng yên lặng mà vẫn trợ cho pháp quả mà không cố gắng yên lặng bằng dị thục quả duyên. Dị thục quả duyên ấy trợ cho sắc, mà sắc ấy sở sanh trong sát-na bình nhật, trợ cho sắc tái tục trong sát-na tái tục và trợ cho các pháp tương ưng trong mọi trường hợp, như Ngài thuyết rằng:
- “Một uẩn vô ký dị thục quả trợ cho ba uẩn và sắc tái tục bằng dị thục quả duyên”.
- “Ba uẩn trợ cho một uẩn và sắc tái tục bằng Dị thục quả duyên”.
- “Hai uẩn trợ cho hai uẩn và sắc tái tục bằng Dị thục quả duyên”.
- “Các uẩn trợ cho vật bằng dị thục quả duyên”[188].
15 – Vật thực duyên
Rūpārūpānaṃ upatthambhakaṭṭhena upakārakā cattaro āhārā āhārapaccayo: tứ thực trợ giúp do (nghĩa là) ủng hộ cho các sắc pháp và vô sắc pháp gọi là vật thực duyên, như được Ngài thuyết rằng: “sắc đoàn thực trợ cho thân này bằng vật thực duyên, các vật thực vô sắc trợ cho các pháp tương ưng và sắc mà pháp ấy sở sanh bằng vật thực duyên”[189]; nhưng phần yếu tri, Ngài thuyết: “trong sát-na tái tục, các vật thực vô ký dị thục quả trợ cho các uẩn tương ưng và sắc tái tục bằng vật thực duyên”[190].
16 – Quyền duyên
Adhipatiyaṭṭhena upakārakā itthindriyapurisindriya- vajjā vīsatindriyā indriyapaccayo: hai mươi quyền, ngoại trừ nữ quyền và nam quyền trợ giúp do (nghĩa là) thành trưởng gọi là quyền duyên; trong các quyền ấy, năm quyền, như nhãn quyền... trợ cho các vô sắc pháp, các quyền còn lại trợ cho sắc pháp và vô sắc pháp, như được Ngài thuyết:
- “Nhãn quyền trợ cho nhãn thức giới và các pháp tương ưng nhãn thức giới ấy bằng quyền duyên”.
- “Nhĩ, tỷ, thiệt, thân quyền trợ cho nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức giới và các pháp tương ưng quyền ấy bằng quyền duyên”.
- “Các quyền vô sắc trợ cho các pháp tương ưng và các sắc mà pháp ấy sở sanh bằng quyền duyên”[191]. Nhưng phần yếu tri được Ngài thuyết: “trong sát-na tái tục, các quyền vô ký dị thục quả trợ cho các uẩn tương ưng và các sắc tái tục bằng quyền duyên”.[192]
17 – Thiền duyên
Upanijjhāyanaṭṭhena upakārakāni ṭhapetvā dvipañcaviññāṇe sukhadukkhavedanādvayaṃ sabbānipi kusalādibhedāni satta jhānaṅgāni jhanāpaccayo: ngoại trừ đôi lạc, khổ thọ thuộc về thân trong ngũ song thức, tất cả bảy chi thiền chia thành thiện v.v… trợ giúp, nghĩa là chuyên chú gọi là thiền duyên, như được Ngài thuyết: “các chi thiền trợ cho các pháp tương ưng thiền và các sắc mà pháp ấy sở sanh bằng thiền duyên[193]; nhưng phần yếu tri được Ngài thuyết: “trong sát-na tái tục, các chi thiền vô ký dị thục quả trợ cho các uẩn tương ưng và sắc tái tục bằng thiền duyên”[194].
18 – Đạo duyên
Yato tato vā niyyānaṭṭhena upakārakāni kusalādibhedāni dvādasa maggaṅgāni maggapaccayo: mười hai chi đạo chia thành thiện v.v… trợ giúp do (nghĩa là) hướng đến xuất ly khỏi mọi kiết sử gọi là đạo duyên… như được Ngài thuyết rằng: “các chi đạo trợ cho các pháp tương ưng đạo và các sắc mà pháp ấy sở sanh bằng đạo duyên[195]; nhưng phần yếu tri được Ngài thuyết: “trong sát-na tái tục, các chi đạo vô ký dị thục quả trợ cho các uẩn tương ưng và sắc tái tục bằng đạo duyên”[196]. Lại nữa, cả hai thiền duyên và đạo duyên ấy, nên hiểu là không trợ được cho tâm vô nhân ngũ song thức.
19 – Tương ưng duyên
Ekavatthuka-ekārammaṇa-ekuppādekanirodha-saṅkhātena sampayuttabhāvena upakārakā arūpadhammā sampayuttapaccayo: các pháp trợ giúp do (tính chất) cùng hòa hợp, nghĩa là đồng một vật, đồng một cảnh, đồng sanh, đồng diệt gọi là tương ưng duyên, như được Ngài thuyết: “bốn uẩn vô sắc trợ lẫn nhau bằng tương ưng duyên”[197].
20 – Bất tương ưng duyên
Ekavatthukādibhāvānupagamena upakārakā arūpino dhammā arūpīnaṃ dhammānaṃ arūpinopi rūpīnaṃ wippayuttapaccayo: các sắc pháp trợ giúp cho pháp vô sắc, các pháp vô sắc cũng trợ giúp cho các sắc pháp với tư cách không đồng pháp một vật… gọi là bất tương ưng duyên.
Bất tương ưng ấy có 3 loại do khả năng câu sanh, hậu sanh và tiền sanh; thật vậy, điều này được Ngài thuyết rằng:
- “Các uẩn thiện câu sanh trợ cho các sắc mà tâm sở sanh bằng bất tương ưng duyên”.
- “Các uẩn thiện sanh sau trợ cho thân này sanh trước bằng bất tương ưng duyên”[198].
Nhưng phần phân tích câu sanh duyên của câu vô ký, được Ngài thuyết rằng: “trong sát-na tái tục, các uẩn vô ký dị thục quả trợ cho sắc tái tục bằng bất tương ưng duyên, các uẩn trợ cho vật bằng bất tương ưng duyên, vật trợ cho các uẩn bằng bất tương ưng duyên”[199].
Nhưng tiền sanh (bất tương ưng) duyên, nên hiểu do khả năng vật, như nhãn quyền... được Ngài thuyết rằng:
- “Nhãn xứ sanh trước trợ cho nhãn thức bằng bất tương ưng duyên… như trên…”
- “Thân xứ trợ cho thân thức bằng bất tương ưng duyên”;
- “Vật trợ cho các uẩn vô ký dị thục quả và vô ký tố bằng bất tương ưng duyên… như trên…”
- “Vật trợ cho các uẩn thiện bằng bất tương ưng duyên… như trên…”
- “Vật trợ cho các uẩn bất thiện bằng bất tương ưng duyên”[200].
21 – Hiện hữu duyên
Paccuppannalakkhaṇena atthibhāvena tādisasseva dhammassa upatthambhakaṭṭhena upakārako dhammo atthipaccayo: pháp trợ giúp do (tính chất) ủng hộ cho pháp giống nhau bằng tính chất đang có với trạng thái đang sanh tồn gọi là hiện hữu duyên.
Mẫu đề hiện hữu duyên ấy, Ngài thuyết bảy điều do khả năng vô sắc uẩn, đại hiển, danh sắc, tâm, sở hữu tâm, xứ và vật, như được Ngài thuyết rằng:
- “Bốn uẩn vô sắc trợ lẫn nhau bằng hiện hữu duyên”;
- “Bốn sắc đại hiễn trợ lẫn nhau cho danh sắc trong sát-na tái tục bằng hiện hữu duyên”.
- “Các pháp tâm, sở hữu tâm trợ cho các sắc tâm sở sanh bằng hiện hữu duyên”.
- “Các sắc đại hiển trợ cho các sắc y sinh bằng hiện hữu duyên… như trên…”
- "Nhãn xứ trợ cho nhãn thức giới bằng hiện hữu duyên . . . như trên . . . thân xứ . . . như trên . . . “ .
- ‘Sắc xứ trợ cho nhãn thức giới bằng hiện hữu duyên… như trên… xúc xứ trợ cho thân thức giới và các pháp tương ưng thân thức ấy bằng hiện hữu duyên’.
- ‘Sắc xứ… như trên… xúc xứ trợ cho ý giới và các pháp tương ưng ý giới ấy bằng hiện hữu duyên’.
- ‘Ý giới, ý thức giới nương sắc nào diễn tiến, sắc ấy trợ cho ý giới, ý thức giới và các pháp tương ưng giới ấy bằng hiện hữu duyên’[201].
Nhưng phần yếu tri, Ngài thuyết sơ lược: câu sanh, tiền sanh, hậu sanh, vật thực, quyền[202].
- Xiển minh trong câu sanh trước nhất theo phương pháp: “Một uẩn trợ cho ba uẩn và các sắc tâm sở sanh bằng hiện hữu duyên”.[203]
- Xiển minh trong tiền sanh do khả năng của nhãn sanh trước v.v…
- Xiển minh trong hậu sanh do khả năng của tâm, sở hữu tâm sanh sau trợ cho thân này sanh trước…
- Xiển minh trong vật thực, quyền duyên như: “đoàn thực trợ cho thân này bằng hiện hữu duyên”. “Sắc mạng quyền trợ cho các sắc tái tục bằng hiện hữu duyên”.
22 – Vô hữu duyên
Attano anantarā uppajjamānānaṃ arūpa-dhammānaṃ pavati-okāsadānena upakārakā samanantaraniruddkā ārūpadhammānaṃ atthipaccayo: các pháp vô sắc đã diệt liên tiếp, tạo cơ hội cho các pháp vô sắc phát sanh theo mình gọi là vô hữu duyên, như được Ngài thuyết rằng: “các pháp tâm và sở hữu tâm đã diệt liên tiếp trợ cho các pháp tâm và đang sanh tồn bằng vô hữu duyên”[204].
23 – Ly khứ duyên
Te eva vigatabhāvena upakārakattā vigatapaccayo: chính các pháp ấy gọi là ly khứ duyên, vì thực tính trợ giúp do đặc tính xa lìa, như được Ngài thuyết rằng: “các pháp tâm và sở hữu tâm xa lìa theo diễn tiến trợ cho các pháp tâm và sở hữu tâm đang sanh tồn bằng ly khứ duyên”[205].
24 – Bất ly duyên
Atthi paccayadhamā eva ca vigatabhāvena upakārakattā avigatapaccayoti veditabbā: chính pháp hiện hữu duyên ấy, nên hiểu là bất ly duyên, vì trợ giúp do đặc tánh không xa lìa, nhưng có thuyết giảng toàn thiện, hay khả năng chúng sanh có thể lãnh hội Giáo pháp, cần phải giáo hóa hai loại này được thuyết, như được thuyết hai loại vô nhân, còn thuyết hai loại nhân bất tương ưng.
Trong 24 duyên này đã được trình bày như vậy:
Vô minh này trợ duyên
Phúc hành bằng hai cách,
Phi phúc hành bằng nhiều cách,
Hành cuối cùng một cách.
Trong các câu ấy, lời nói làm duyên cho các phúc hành hai cách, tức làm duyên bằng hai cách là cảnh duyên và cận y duyên; thật vậy, vô minh ấy trợ cho các phúc hành Dục giới bằng cảnh duyên, khi quán vô minh tận, vô minh diệt trợ cho các pháp phúc hành Sắc giới bằng cảnh duyên, khi biết tâm có si mê với tâm thắng trí; nhưng khi người thực hiện phúc hành tông Dục giới như bố thí... khiến cho thiền sắc giới phát sanh để vượt qua vô minh; vô minh trợ cho cả hai phúc hành ấy bằng cận y duyên.
Lại nữa, vô minh trợ bằng cận y duyên cho người muốn thành tựu dục hữu và sắc hữu tạo các phúc hành ấy, vì si mê với vô minh.
Lời nói, nhưng làm duyên cho các phi phúc hành khác bằng nhiều cách, là trợ cho các phi phúc hành bằng nhiều cách.
Như thế nào? Thật vậy, vô minh này làm duyên bằng nhiều cách, là trợ bằng cảnh duyên trong khi phát sanh tham dục... bắt lấy vô minh; trợ bằng cảnh duyên với trưởng Duyên, bằng cảnh duyên với cận y duyên. Khi hoan hỷ làm cho vô minh ấy nặng nề, trợ bằng cận y duyên cho người si mê vì vô minh thấy không có tội lỗi đang tạo phát sanh... trợ bằng vô gián duyên, đẳng vô gián duyên, vô gián cận y duyên, tập hành duyên, vô hữu duyên, ly khứ duyên cho các đổng lực thứ nhì... trợ bằng nhân duyên, câu sanh duyên, hỗ tương duyên, y chỉ duyên, tương ưng duyên, hiện hữu duyên, bất ly duyên cho người làm bất cứ điều thiện nào.
Lời nói vô minh ấy làm duyên một cách cho các hành cuối cùng, là trợ cho các bất động hành, bằng một cách cận y duyên; sự trở thành cận y duyên của vô minh ấy nên hiểu theo phương pháp đã được trình bày trong phúc hành.
Trong điều đó, có lời hỏi rằng: phải chăng chỉ có một loại vô minh trợ duyên cho các hành hay còn các pháp trợ duyên nữa?
Trong câu hỏi này phải giải ra sao? Nếu chỉ có một loại vô minh làm duyên, dẫn đến chứng một lý do (là đúng), nếu có các pháp làm duyên, không xiển minh một lý do là vì vô minh duyên hành (là không đúng), không phải là không đúng. Tại sao? Vì rằng ở đây một quả không có từ một nguyên nhân; một quả không có từ nhiều nguyên nhân, nhưng có lợi ích cho trình bày một nhân quả.
Thật vậy, riêng một quả trong thế gian này không có từ một nguyên nhân; nhiều quả không có từ một nguyên nhân; dù nhiều quả cũng không phải không có từ nhiều nguyên nhân; nhưng nhiều quả có từ nhiều nguyên nhân.
Thật vậy, khi khiến cho phát sanh nhiều quả, tức là chồi non có sắc, hương, vị... xuất hiện vì nhiều nguyên nhân, tức là thời tiết, đất, hột giống, nước.
Lại nữa, sự trình bày mỗi một nhân quả này là vì vô minh duyên hành, vì hành duyên thức, làm cho có ý nghĩa thuyết giảng ấy. Đức Thế Tôn trình bày riêng một nhân quả thích hợp với phương pháp thuyết giảng và chúng sanh có thể lãnh hội giáo pháp, vì đôi khi chủ yếu, đôi khi xuất hiện và đôi khi không phổ thông.
Thật vậy, đức Thế tôn thuyết giảng riêng một nhân quả, vì nguyên nhân hay quả ấy chủ yếu là “vì xúc duyên thọ”[206]. Xúc là nguyên nhân chủ yếu của thọ, vì xác định thọ theo xúc và thọ gọi là quả chủ yếu của xúc, vì xác định xúc theo thọ.
Đức Thế Tôn thuyết một nguyên nhân, vì nguyên nhân ấy là thực tính xuất hiện, như thuyết: “các bệnh tật có đàm sở sanh”[207]. Thật vậy, trong bệnh tật này, đàm xuất hiện không phải nghiệp xuất hiện...
Đức Thế Tôn thuyết rằng: một nguyên nhân vì nguyên nhân ấy không phổ thông, như thuyết: “Này chư tỷ-kheo! Phàm tất cả pháp bất thiện nào có căn nguyên là phi như lý tác ý”; vì phi như lý tác ý không phổ thông đối với các pháp bất thiện; còn vật, môn... là phổ thông, do đó, vô minh này trong y tương sinh, khi có nguyên nhân do hành khác, như: vật, cảnh, pháp câu sanh… nên biết là trình bày (một loại vô minh) do nguyên nhân của các hành, vì vô minh ấy chủ yếu là dẫn đầu cho quả hành như: ái dục khác... vì có Pāḷi: “ái dục tăng trưởng cho người thấy vị ngọt”[208], “vì vô minh tập khởi, lậu hoặc tập khởi”[209] và là phiền não không phổ thông, như Pāḷi: “Này chư tỷ-kheo! người không biết theo vô minh tạo phúc hành”.
Bậc thiện trí thức nên biết lợi ích trình bày riêng mỗi một nhân quả, mỗi điều y tương sinh, với lời giải thích riêng mỗi một nhân quả này.
Trong điều này, có lời hỏi rằng: sự kiện như vậy, tại sao làm duyên cho phúc hành, bất động hành thích hợp với vô minh là có tội, một kết quả không tốt; vì mía không phát sanh từ hột sầu đâu phải chăng?
Tại sao không thích hợp? Vì trong thế gian, thành tựu duyên các pháp tương phản, không tương phản; giống nhau hay khác nhau, chúng nó không dị thục.
Thật vậy, trong thế gian, dù tương phản hay không tương phản vị trí, thực tính do phận sự... uẩn thành tựu trợ duyên cho các pháp, như tâm trước làm duyên sai vị trí cho tâm kế tiếp. Sự học tập nghề nghiệp khi trước… làm duyên sai vị trí cho những sự hành nghề (diễn tiến) về sau…; nghiệp làm duyên sai thực tính cho sắc; sửa … làm duyên sai thực tính cho sữa chua...; ánh sáng làm duyên sai phận sự cho nhãn thức và mật mía… làm duyên sai phận sự cho chất say…
Nhưng mắt và sắc (tiếp xúc nhau)... làm duyên cho nhãn thức.... không sai vị trí, đổng lực trước... làm duyên cho đổng lực sau không sai thực tính và không sai phận sự, thành tựu trợ duyên tương phản chung không tương phản như thế nào, giống nhau hay khác nhau cũng như thế ấy.
Thật vậy, sắc tức là quý tiết và vật thực giống nhau làm duyên cho sắc, hột giống lúa Sāli... cũng làm duyên cho (mầm) lúa Sāli ấy... sắc dù không giống nhau làm duyên cho vô sắc, vô sắc làm duyên cho sắc. Bông bóng, lông trừu, màu đỏ, sừng, sữa chua, mè, bột... làm duyên cho dược thảo và rong rêu...[210].
Lại nữa, làm duyên cho những pháp nào tương phản hay không tương phản giống nhau đó; các pháp ấy không có dị thục quả của những pháp đó.
Với phương pháp như vậy, vô minh do khả năng dị thục quả có một kết quả không tốt cùng với tính chất có tội lỗi, nên hiểu làm duyên cho tất cả phúc lành này thích hợp do khả năng làm duyên do khả năng tương phản hay không tương phản vị trí, phận sự, thực tính và do khả năng làm duyên giống nhau hay không giống nhau, chính vô minh làm duyên, Ngài đã thuyết bằng phương pháp như: người nào không đoạn trừ không biết, tức là vô minh về khổ... người ấy thọ nhận khổ luân hồi do tưởng và lạc, vì sự không biết về khổ và về quá khứ... mở đầu tạo ba loại hành là nguyên nhân luân hồi khổ ấy.
Lại nữa, tiếp theo đây còn có pháp môn khác, ai si mê tử sanh luân hồi, trạng thái hành, pháp liên quan đồng phát sanh, vị ấy tạo ba hành, vì nhân vô minh này trợ duyên ba hành ấy.
Nếu có lời hỏi rằng: tại sao người si mê trong sanh tử này... tạo ba loại hành ấy?
Nên trả lời như sau: trước nhất, người si mê trong tử, không chấp nhận tử, chết rã tan của các uẩn ở khắp nơi, chấp nhận chúng sanh chết, chúng sanh thay đổi đi đến thân xác khác[211]...
Người si mê trong sanh, mà sanh xuất hiện của các uẩn ở khắp nơi, chấp nhận chúng sanh tái sanh, thân xác mới xuất hiện cho chúng sanh...
Người si mê trong luân hồi, không chấp nhận luân hồi, Ngài giải thích như:
Khandhānañca paṭipāti
Dhātu- āyatananañ ca
Abbochinnaṃ vattamānā
Saṃsāroti pavuccatīti.
Liên tiếp của các uẩn
Các giới và các xứ
Diễn tiến không gián đoạn
Được gọi là luân hồi.
Như vậy, (không chấp nhận như thế) trở lại chấp nhận chúng sanh từ thế giới này đi đến thế giới khác, từ thế giới khác đi đến thế giới này...
Người si mê (trạng thái các hành), không chấp nhận trạng thái thực tính và trạng thái đồng nhau các hành, chấp nhận ngã, ngã sở, thường, lạc và tịnh trong các hành.
Người si mê pháp liên quan đồng sanh không chấp nhận sự diễn tiến các hành... vì vô minh... thường chấp nhận là ta biết, hay không biết, chính ta làm hay dạy làm; vi trần và đấng sáng tạo chủ... của chính ta khiến cho thân có được, do thành phôi châu... khiến cho các quyền đầy đủ, chính ta đầy đủ quyền tiếp xúc, thọ lãnh, khát ái, chấp thủ, cố gắng, chấp nhận rằng: chính ta sanh trong cõi, hữu khác, hay là mỗi nhóm chúng sanh thay đổi và đi theo sự hội hợp.
Chúng sanh ấy vì vô minh làm cho mù quáng chấp nhận như vậy khi tạo phúc hành, khi phi phúc hành, khi tạo bất động hành, như người mù đi trên mặt đất, bước đi đúng đường, khi sai đường, khi cao, khi thấp, khi bằng phẳng, khi không bằng phẳng vậy, do đó, Ngài nói rằng:
Lúc sanh người mù mắt
Không có người hướng dẫn
Đôi khi đi đúng đường
Đôi khi sai đường đi
Như thế nào, cũng vậy
Kẻ ngu dạo luân hồi
Không có người hướng dẫn
Đôi khi tạo phúc hành
Đôi khi phi phúc hành
Khi vị ấy biết pháp, giác ngộ các thánh đế, vị ấy sẽ yên lặng, vì tịch tịnh vô minh.
Đây là lời giải thích chi tiết câu vô minh duyên hành.
2) Hành duyên thức
Giải thích câu: hành duyên thức. Gọi là thức, có sáu loại như: nhãn thức, nhĩ thức..., trong các thức ấy, nhãn thức có hai loại là dị thục quả thiện và bất thiện; nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức cũng như vậy.
Ý thức có hai mươi loại là hai ý giới dị thục quả thiện và dị thục quả bất thiện, ba vô nhân ý thức giới, tám tâm dị thục quả Dục giới hữu nhân, năm tâm sắc giới và bốn tâm vô sắc giới. Theo phương pháp như vừa nói trên là thâu nhiếp tất cả ba mươi hai thức dị thục quả hiệp thế vào sáu thức này, nhưng thức siêu thế không lấy vì không thích hợp với luân hồi luận.
Trong điều đó, có lời hỏi rằng: điều này biết được như thế nào là thức như trường hợp trình bày có mặt vì duyên hành?
Đáp rằng: nên biết khi không có nghiệp tích trữ, cũng không có dị thục quả. Thật vậy, thức này là dị thục quả, dị thục quả cũng không sanh khi không tích trữ nghiệp; nếu phát sanh được tất cả, dị thục quả cũng phát sanh đối với các pháp, nhưng các dị thục quả ấy không phát sanh; do đó, điều này nên biết là thức có vì duyên hành.
Nếu có lời hỏi rằng: vì duyên hành thế nào? Có thức thế nào?
Đáp rằng: vì duyên phúc hành Dục giới có mười sáu thức, trước nhất là năm thức dị thục quả thiện như nhãn thức…, một ý giới trong ý thức, hai ý thức giới và tám tâm dị thục quả Dục giới, như được Ngài thuyết rằng:
“Vì nghiệp thiện dục giới đã tạo, đã tích trữ nhãn thức dị thục quả phát sanh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức phát sanh; dị thục quả ý giới phát sanh; ý thức giới câu hành hỷ phát sanh, ý thức giới câu hành xả phát sanh, ý thức giới câu hành hỷ tương ưng trí phát sanh, ý thức giới câu hành hỷ tương ưng trí hữu dẫn phát sanh, ý thức giới câu hành hỷ bất tương ưng trí phát sanh, ý thức giới câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu dẫn phát sanh, ý thức giới câu hành xả tương ưng trí phát sanh, ý thức giới câu hành xả tương ưng trí hữu dẫn phát sanh, ý thức giới câu hành xả bất tương ưng trí phát sanh, ý thức giới câu hành xả bất tương ưng trí hữu dẫn phát sanh”[212].
Nhưng năm dị thục quả sắc giới phát sanh vì duyên phúc hành sắc giới, như được Ngài thuyết rằng: “vì chính nghiệp thiện sắc giới ấy đã tạo, đã tích trữ, vị ấy ly các dục… như trên… chứng và trú thiền thứ nhất dị thục quả… như trên… chứng và trú thiền thứ năm dị thục quả”[213]. Như vậy là giải thích vì duyên phúc hành có mặt hai mươi mốt loại thức.
Lại nữa, bảy loại thức là năm thức dị thục quả bất thiện như nhãn thức v.v... một ý giới, một ý thức giới có vì duyên phi phúc hành, như được Ngài thuyết rằng: “vì nghiệp bất thiện đã tạo, đã tích trữ, nhãn thức dị thục quả phát sanh, nhĩ. . . tỷ. . . thiệt. . . thân thức… dị thục quả ý giới. . . dị thục quả ý thức giới phát sanh”[214].
Nhưng bốn loại thức là bốn thức dị thục quả vô sắc có mặt vì duyên bất động hành, như được Ngài thuyết rằng: “vì chính nghiệp thiện vô sắc giới ấy đã tạo, đã tích trữ, có thức dị thục quả, vì vượt khỏi sắc tưởng, có thức câu hành không vô biên xứ. . . như trên. . . câu hành thức vô biên xứ. . . như trên. . . câu hành vô sở hữu xứ. . . như trên. . . câu hành phi tưởng phi phi tưởng xứ, vì đã đoạn trừ lạc khổ, chứng và trú thiền thứ tư.”[215]
Thức nào có vì duyên hành được giải thích như vậy, bậc thiện trí thức khi biết như thế, bây giờ, nên hiểu biết sự diễn tiến của thức ấy.
Thật vậy, tất cả thức này diễn tiến bằng hai cách, do khả năng bình nhật và tái tục, trong hai loại ấy, mười ba thức này là ngũ song thức, hai ý giới, một ý thức giới vô nhân câu hành hỷ có mặt trong thời bình nhật ngũ uẩn hữu. Mười chín thức còn lại diễn tiến, đôi khi có mặt trong thời bình nhật, đôi khi trong tái tục thích hợp trong ba hữu. Như thế nào? Trước tiên, năm thức dị thục quả thiện như nhãn thức... mở đầu biết cảnh sắc tốt… hay tốt trung bình, đến phạm vi môn, như nhãn môn... của quyền đến sự già dặn theo thứ tự phát sanh dị thục quả thiện, hay dị thục quả bất thiện, nương nhờ nhãn thanh triệt... diễn tiến, khiến cho thành tựu phận sự thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng… . Năm thức dị thục quả bất thiện cũng vậy.
Thật vậy, cảnh của các thức dị thục quả bất thiện ấy là cảnh không tốt hay không tốt trung bình, sự khác nhau chỉ có bấy nhiêu.
Lại nữa, cả mười thức này có môn, cảnh, vật, vị trí nhất định và phận sự nhất định, từ đó, thứ tự của nhãn thức dị thục quả thiện... có ý giới dị thục quả thiện mở đầu cảnh của các thức ấy, nương ý vật diễn tiến, khiến cho thành tựu phận sự tiếp thâu; thứ tự của nhãn thức dị thục quả bất thiện… là ý giới dị thục quả bất thiện cũng vậy.
Lại nữa, có hai loại ý giới này có môn, cảnh bất định; vật với sở (vị trí) bất tịnh và phận sự bất tịnh.
Lại nữa, ý thức giới vô nhân câu hành hỷ, thứ tự của ý giới dị thục quả thiện, mở đầu biết cảnh của ý giới ấy, nương ý vật, khiến cho thành tựu phận sự thẩm tấn, cắt đứt lộ trình tâm hữu phần ở cuối cùng đổng lực, tương ưng với tham nhiều của các chúng sanh Dục giới, cảnh có sức mạnh thuộc về ở môn xuất hiện một lần, hoặc hai lần do khả năng na cảnh khi bắt cảnh đổng lực. Lời giải thích này đã được Ngài nói trong chú giải Trung Bộ Kinh.
Nhưng trong chú giải Vô tỷ pháp, hai phần tâm có trong na cảnh, tâm này mang hai tên là na cảnh và sau hữu phần. Tâm ấy có môn, cảnh bất định, vật bất định, phận sự và sở (vị trí) nhất định; như vậy, trước nhất nên biết mười ba thức xuất hiện riêng thời bình nhật thuộc ngũ uẩn hữu. Trong mười chín thức còn lại, không có thức nào mà không diễn tiến lúc tái tục thích hợp với mình; nhưng thời bình nhật của hai ý thức giới vô nhân dị thục quả thiện và dị thục quả bất thiện, khiến cho thành tựu bốn phận sự là:
- Phận sự thẩm tấn thứ tự của ý giới dị thục quả thiện và dị thục quả bất thiện trong năm môn.
- Phận sự na cảnh theo phương pháp trình bày trong đoạn trước thuộc sáu môn.
Phận sự hữu phần trong tâm sanh vào cắt đứt hữu phần không có đoạn trên, từ tái tục mà mình đã cho.
- Phận sự tử cuối cùng, diễn tiến có vật nhất định, môn, cảnh, sở (vị trí) và phận sự bất định.
Tám tâm Dục giới hữu nhân, khiến cho thành tựu ba phận sự là:
- Phận sự na cảnh trong cả sáu môn theo phương pháp đã được trình bày.
- Phận sự hữu phần trong tâm sanh vào cắt đứt hữu phần không có đoạn trên, từ tái tục mà mình đã có.
- Phận sự tử cuối cùng, hiện hành có vật nhất định, môn, cảnh, vị trí và phận sự bất định.
Năm thức Sắc giới và bốn thức vô sắc giới diễn tiến, khiến cho thành tựu hai phận sự là phận sự hữu phần trong tâm sanh vào cắt đứt hữu phần không có trong đoạn trên, từ tái tục mà mình đã cho và phận sự tử cuối cùng trong hai loại thức ấy. Thức sắc giới diễn tiến có vật, (môn), cảnh nhất định; vị trí và phận sự bất định. Các thức Vô sắc giới khác diễn tiến có vật nhất định, cảnh nhất định, vị trí và phận sự bất định.
Như vậy, trước nhất là giải thích ba mươi hai loại thức diễn tiến trong thời bình nhật do duyên hành.
Trong các duyên ấy, mỗi hành đó làm duyên cho thức bằng nghiệp duyên và cận y duyên; nhưng lời nào mà tôi nói trong mười chín thức còn lại, không có thức nào không diễn tiến khi tái tục mà thích hợp với mình như vậy, lời nói ấy rất khó biết được, vì quá tóm tắt; do đó, tôi đặt câu hỏi để trình bày phương pháp chi tiết ấy:
Tái tục có bao nhiêu loại?
Tâm tái tục có bao nhiêu loại?
Tái tục có trong nơi nào? Tại sao?
Cái gì là cảnh của tái tục?
Gồm cả tái tục chúng sanh vô tưởng có hai mươi tái tục, tâm tái tục (không gom được), có mười chín loại như đã trình bày; trong các thức ấy, tái tục vào các khổ cảnh do ý thức giới vô nhân dị thục quả bất thiện; tái tục cho các chúng sanh mù từ khi sanh, điếc từ khi sanh, điên từ khi sanh, câm từ khi sanh, bộ nắp từ khi sanh v.v... trong thế giới nhân loại do ý thức giới vô nhân dị thục quả thiện; tái tục đối với những người hữu phúc trong chư Thiên dục giới và trong nhân loại do tám thức dị thục quả hữu nhân; tái tục trong Phạm thiên sắc giới do năm thức dị thục quả sắc giới; tái tục trong Phạm thiên vô sắc giới vì bốn thức dị thục quả vô sắc giới theo phương pháp này. Tái tục có trong cõi nào, với thức nào, chính tái tục ấy gọi là tái tục thích hợp với thức ấy.
Nhưng khi nói tái tục có ba cảnh là cảnh quá khứ, cảnh hiện tại và cảnh bất khả thuyết (navattabba)… . Tái tục của chúng sanh vô tưởng không có cảnh. Trong các cảnh ấy, cảnh quá khứ là cảnh tái tục (của Phạm thiên vô sắc) trong thiền thức vô biên xứ và thiền phi tưởng xứ. Cảnh quá khứ hay hiện tại là cảnh tái tục của mười thức dục giới. Cảnh navattabba là cảnh tái tục còn lại.
Nhưng tái tục diễn tiến trong ba cảnh như vậy, vì lý do diễn tiến thứ tự tâm tử, cảnh quá khứ hay cảnh Navattabba, gọi là tâm tử không có cảnh hiện tại, do đó, nên biết trường hợp diễn tiến do khả năng nhàn cảnh và khổ cảnh của bất luận một cảnh tái tục nào, trong cả ba loại cảnh thứ tự bất luận một cảnh tử nào thuộc cả hai cảnh.
Ác nghiệp hay điềm nghiệp (do) tích trữ hiện đến phạm vi ý môn của người tạo ác nghiệp trú trong Dục giới nhàn cảnh, nằm trên giường mà chết, vì Pāḷi thuyết: “khi đó các nghiệp ấy xuất hiện đối với người làm ác…”[216]. Tâm tử làm cho phạm vi hữu phần thành cảnh phát sanh thứ tự lộ trình tâm đổng lực cuối sát-na phát sanh, bắt lấy ác nghiệp ấy; khi tâm tử ấy đã diệt, tâm tái tục liên quan khổ cảnh phát sanh, mà sức mạnh phiền não không chặt đứt đã hướng về tà, bắt lấy nghiệp hay điềm nghiệp thuộc phạm vi ấy; đây gọi là tái tục cảnh quá khứ, liên tiếp tử cảnh quá khứ.
Thú tướng khổ cảnh mà sắc như ngọn lửa địa ngục... hiện để phạm vi ý môn do khả năng nghiệp, như trường hợp đã được trình bày khi chết, vì thế hữu phần sanh rồi diệt hai lần; cả ba lộ trình tâm phát sanh là một tâm đoán định bắt lấy hữu phần ấy thành cảnh, năm tâm đổng lực vì người bị yếu ớt do gần chết, hai na cảnh; từ đó, một tâm tử phát sanh làm cho phạm vi hữu phần thành cảnh, mười một sát-na tâm là quá khứ theo phương pháp vừa nói; kế tiếp đó, tâm tái tục phát sanh đối với những chúng sanh ấy trong chính cảnh đó, tuổi thọ còn lại chỉ khoảng năm sát-na; đây là tái tục có cảnh hiện tại, thứ tự của cảnh quá khứ.
Cảnh xấu là nguyên nhân của tham dục... hiện đến phạm vi năm môn, bất luận môn nào khi người khác tử; năm đổng lực và hai na cảnh phát sanh thứ tự với người ấy nơi cuối cùng của đoán định, vì người tử yếu ớt do gần chết; từ đó, một tâm tử phát sanh làm cho phạm vi hữu phần thành cảnh; với bao nhiêu trường hợp này, mười lăm sát-na tâm thành quá khứ là hai hữu phần, một khai môn, một thấy, một tiếp thâu, một thẩm tấn, một đoán định, năm đổng lực, hai na cảnh, một tâm tử, kế tiếp đó tâm tái tục phát sanh từ chính cảnh ấy, tuổi thọ còn lại chỉ khoảng một sát-na tâm; đây gọi tái tục có cảnh hiện tại, thứ tự có cảnh quá khứ. Trước nhất, đó là trường hợp diễn tiến thức tái tục khổ cảnh có cảnh quá khứ và hiện tại thứ tự tử, nhàn cảnh có cảnh quá khứ.
Nghiệp vô tội hay điềm nghiệp hiện đến phạm vi ý môn theo phương pháp được trình bày đối với chúng sanh trú trong khổ cảnh tích trữ nghiệp vô tội. Sau khi trừ phần trắng và phần đen, (vì) nên hiểu tất cả đề tài theo phương pháp của đoạn trước; trường hợp diễn tiến tái tục nhàn cảnh có cảnh quá khứ và hiện tại, thứ tự tử khổ cảnh có cảnh quá khứ như vừa giải thích.
Nghiệp vô tội hay điềm nghiệp đã tích trữ, hiện đến phạm vi ý môn cho chúng sanh trú trong nhàn cảnh tích trữ nghiệp vô tội nằm trên giường mà chết, vì Pāḷi thuyết: “khi đó, các nghiệp ấy xuất hiện đối với chúng sanh làm lành ấy[217]. Tuy nhiên cả hai loại ấy có riêng đối với chúng sanh tích trữ nghiệp vô tội Dục giới, nhưng đối với chúng sanh tích trữ nghiệp đáo đại, chỉ một loại điềm nghiệp hiện đến phạm vi tâm tử, làm cho phạm vi hữu phần thành cảnh phát sanh thứ tự lộ trình tâm đổng lực cuối cùng na cảnh, hay thanh tịnh phát sanh bắt lấy điềm nghiệp ấy; khi tâm tử ấy diệt, tâm tái tục phát sanh liên quan nhàn cảnh, bị sức mạnh phiền não không chặt đứt giữ lại, bắt lấy nghiệp hay điềm nghiệp hiện đến chính phạm vi ấy; đây gọi là tái tục cảnh quá khứ hay cảnh Navattabba thứ tự cảnh quá khứ.
Thú tướng nhàn cảnh tức là màu sắc bụng mẹ trong thế giới nhân loại, hay màu sắc hoa viên thiên cung, cây như ý... thiên giới do khả năng nghiệp vô tội Dục giới, hiện đến ý môn khi người khác chết; tâm tái tục phát sanh thứ tự tâm tử đối với người ấy theo thứ tự lớp mà đã trình bày trong thú tướng khổ cảnh; đây gọi là tái tục cảnh hiện tại thứ tự tử, có cảnh quá khứ.
Trong khi người khác chết, các thân quyến nói rằng: ‘Thưa cha! Sự cúng dường Đức Phật mà cha đã tạo để lợi ích cho cha, xin cha hãy khiến cho tâm tịnh tín’, rồi hướng đến cảnh sắc do khả năng tràng hoa, cờ, phướng v.v...; hay hướng đến cảnh thinh, do khả năng thính pháp, sự cúng dường nhạc cụ v.v...; hay hướng dẫn đến cảnh khí do khả năng hương của nhang, dầu thơm v.v...; hay nói rằng: ‘Thưa cha! Hãy nếm vật này, cha nên bố thí (vật thí) để lợi ích cho cha’, rồi hướng đến cảnh vị do khả năng mật, nước mía v.v...; hay nói rằng: Thưa cha! Hãy tiếp xúc vật này, cha nên ‘bố thí (vật thí) để lợi ích cho cha, rồi hướng đến cảnh xúc do khả năng vải xứ Trung Hoa, tràng hoa, vải sồ v.v… ’[218]; hoặc hướng dẫn vào cả năm môn: năm đổng lực, hai na cảnh phát sanh cho người ấy, bị yếu ớt do gần chết, nơi cuối và đoán định để phát sanh theo thứ tự cảnh sắc, thinh v.v... đi đến phạm vi ấy; từ đó, một tâm tử phát sanh làm cho phạm vi hữu phần thành cảnh ở nơi cuối tâm tử ấy, tái tục phát sanh trú trong cảnh khoảng một sát-na; đây gọi là tái tục cảnh hiện tại thứ tự tử có cảnh quá khứ.
Lại nữa, bất luận loại nghiệp nào như điềm nghiệp, thú tướng thiện dục giới nào hay ấn chứng đất hoàn tịnh v.v... hay tâm đáo đại hiện đến phạm vi ý môn khi người khác tử, trú nhàn cảnh, người đạt được pháp đáo đại do khả năng thiền đất hoàn tịnh thành cảnh... hay cảnh tinh lương nguyên nhân phát sanh thiện, hiện đến phạm vi bất luận nhãn nhĩ nào: năm đổng lực phát sanh đối với người ấy, vì yếu ớt, do gần chết nơi cuối đoán định, phát sanh theo thứ tự; nhưng na cảnh không có đối với các chúng sanh nơi cảnh giới liên hệ với pháp đáo đại; do đó, một tâm tử phát sanh làm cho phạm vi hữu phần thành cảnh thứ tự chính đổng lực ấy, cuối tâm tử ấy, tâm tái tục phát sanh có bất luận tâm tử nào trong các cảnh xuất hiện, liên quan trong bất luận nhàn cảnh nào của nhàn cảnh Dục giới và đáo đại; đây gọi là tái tục có bất luận cảnh nào thuộc về cảnh quá khứ, hiện tại và navattabba,[219] thứ tự nhàn cảnh có cảnh navattabba.
Theo phương pháp này, nên biết tái tục thứ tự của tử Vô sắc, đây là trường hợp diễn tiến tái tục có cảnh quá khứ, navattabba hiện tại thứ tự tử nhàn cảnh có cảnh và navattabba quá khứ.
Lại nữa, nghiệp, điềm nghiệp, hay thú tướng theo phương pháp đã trình bày hiện đến phạm vi ý môn của các chúng sanh tạo ác nghiệp trú trong khổ sanh; hay cảnh nguyên nhân phát sanh bất thiện hiện đến phạm vi năm môn của chúng sanh ấy; từ đó, tâm tái tục có bất luận cảnh nào trong các cảnh ấy liên quan khổ cảnh phát sanh cuối tâm tử theo thứ tự đối với chúng sanh ấy; đây là trường hợp diễn tiến tái tục có cảnh quá khứ, hiện tại, thứ tự tử, khổ cảnh có cảnh quá khứ.
Sự diễn tiến do khả năng tái tục của mười chín loại thức đã trình bày, chỉ bấy nhiêu; chính tất cả thức này, khi diễn tiến tái tục, diễn tiến nghiệp hai cách và phân thành hai loại, do phân loại hỗn hợp; thật vậy, cả mười chín loại dị thục quả này, khi diễn tiến tái tục, diễn tiến do nghiệp bằng hai cách là sanh nghiệp theo đặc tánh của mình, trợ cho thức này bằng dị biệt sát-na nghiệp duyên và bằng cận y duyên[220].
Lại nữa, nên biết chia thành hai loại... do loại hỗn hợp... của thức ấy diễn tiến như vậy, tức là vì thức này bằng một cách, do khả năng tái tục có hai loại, do loại hỗn hợp và không hỗn hợp với sắc; có ba loại do chia thành dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu; có bốn loại do khả năng: noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh; có năm loại do khả năng cảnh giới[221]; có bảy loại do khả năng thức trú[222]; có tám loại do khả năng hữu tình cư[223] trong các thức tái tục ấy.
Thức hỗn hợp hai loại
Thức thực tính hai loại
Thấp hai, ba thập pháp
Đồng sanh thức đầu tiên.
Lời nói “thức hỗn hợp 2 loại” do trạng thái, giải rằng chính trong các thức tái tục này, thức tái tục nào hỗn hợp với sắc phát sanh, ngoại trừ vô sắc hữu, thức tái tục ấy có 2 loại là hữu trạng thái và vô trạng thái; vì phát sanh trong hữu trạng thái nữ quyền và nam quyền, vì cùng phát sanh với trạng thái dục hữu, trừ ra tái tục của nhóm bộ nấp từ khi sanh.
Lời nói “thức thực tính hai loại”, tức là trong thức tái tục ấy, thức tái tục cùng diễn tiến với trạng thái, chắc chắn chỉ có hai loại, vì đồng sanh với bất luận trạng thái nữ hay nam nào.
Lời nói: “Thấp hai, ba thập pháp, đồng sanh thức đầu tiên”; giải rằng: thật vậy, thức tái tục này hỗn hợp với sắc đầu tiên, trong hai loại thức tái tục là hỗn hợp và không hỗn hợp. Loại thấp hai thập pháp do khả năng ý vật thập pháp và trạng thái thập pháp, hay ba thập pháp do khả năng: ý vật thập pháp, thân thập pháp và trạng thái thập pháp đồng sanh với thức tái tục. Sự giảm thiểu của sắc đây không có khác.
Lại nữa, thức tái tục hỗn hợp với sắc này thay đổi vi tế như vậy khi phát sanh, thường phát sanh trong hai nơi sanh có tên noãn sanh và thai sanh. Sắc tái tục được tính là phôi châu, có khoảng như một giọt dầu trong suốt, mà người lấy từ chót lông cừu, chỗ sanh đầu tiên chồng chất lên.
Nên biết sự sanh do khả năng cảnh giới của các nơi sanh trong thức tái tục ấy, vì các nơi sanh này:
Ba nơi sanh đầu tiên
Không địa ngục, chư Thiên
Ngoại trừ nơi địa tiên
Tứ sanh, ba cảnh giới.
Với từ ca (và) đủ, như từ devesu ca (và trong chư Thiên), trong câu kệ ấy nên hiểu là ba nơi sanh đầu tiên không có nơi địa ngục và chư Thiên, ngoại trừ địa tiên như thế nào, cũng như thế ấy, không có bị đói khát như lửa đốt ở địa tiên ấy; vì nơi sanh ấy chỉ là loại hóa sanh. Cả bốn nơi sanh có trong ba cảnh giới còn lại, tức là bàng sanh, cõi ngạ quỷ và nhân loại, luôn cả địa tiên trước trong các cảnh giới ấy:
Sắc giới ba chín sắc
Nơi thấp sanh, hoá sanh
Loại cao bảy mươi sắc
Loại thấp ba mươi sắc.
Trước tiên, trong Phạm Thiên sắc giới cả thảy ba mươi chín sắc phát sanh cùng với thức tái tục do khả năng bốn bọn là bọn nhãn thập pháp, bọn nhĩ thập pháp, bọn ý vật thập pháp và bọn mạng quyền cửu pháp cho chúng sanh hóa sanh... Các sắc loại cao có bảy mươi do khả năng bọn nhãn thập pháp, bọn nhĩ thập pháp, bọn tỷ thập pháp, bọn thiệt thập pháp, bọn thân thập pháp, bọn ý vật thập pháp, bọn trạng thái thập pháp trong thấp sanh và hóa sanh khác, ngoại trừ phạm thiện sắc giới, các sắc ấy thường có nơi chư Thiên. Trong các thập pháp ấy, sắc uẩn có khoảng mười sắc là màu sắc, khí, vị, thực tố, bốn giới, nhãn thanh triệt, mạng quyền gọi là bọn nhãn thập pháp; các bọn thập pháp còn lại cũng nên biết như vậy.
Khi nói loại thấp có ba mươi sắc do khả năng bọn tỷ thập pháp, bọn thân thập pháp, bọn ý vật thập pháp sanh cho các chúng sanh: mù từ khi sanh, điếc từ khi sanh, ngửi mùi không biết từ khi sanh và bộ nấp từ khi sanh.
Lại nữa, nên biết thay đổi thích hợp giữa sắc loại cao và loại thấp.
Khi đã biết như vậy,
Nên liễu tri phân tích
Không phân tích khác nhau
Của tử và tái tục
Do uẩn cảnh, sanh, thú
Nhân thọ, hỷ, tầm, tứ.
Nghĩa là hai loại tái tục do hỗn hợp và không hỗn hợp này và tử thứ tự quá khứ tái tục của tái tục này. Nên biết sự phân tích và không phân tích khác nhau của tái tục và tử ấy, do các uẩn này...; tức là đôi khi thứ tự tử của chúng sanh đạt được thiền chứng vô sắc có bốn uẩn, chính cả bốn uẩn ấy là tái tục không phân tích cảnh; đôi khi tái tục cảnh đáo đại, nội phần của tử cảnh không phải đáo đại và ngoại phần. Phương pháp cõi vô sắc chỉ có bấy nhiêu.
Đôi khi năm uẩn tái tục Dục giới thứ tự tử Phạm Thiên Vô sắc giới bốn uẩn; hay bốn uẩn tái tục Phạm Thiên Vô sắc giới thứ tự tử Dục giới, hoặc tử Sắc giới năm uẩn; như vậy là tái tục cảnh hiện tại của tử cảnh quá khứ.
Tái tục cho một vài nhóm khổ cảnh đối với tử một vài nhóm nhàn cảnh; tái tục cho chúng sanh hữu nhân đối với tử của chúng sanh vô nhân; tái tục cho chúng sanh ba nhân đối với tử của chúng sanh hai nhân; tái tục câu hành hỷ đối với tử câu hành xả; tái tục hữu hỷ đối với tử ly hỷ; tái tục hữu tầm đối với tử vô tầm; tái tục hữu tứ đối với tử vô tứ; tái tục hữu tầm hữu tứ đối với tử vô tầm vô tứ; nên liên hệ sai khác của từng điều ấy như vậy.
Thức được duyên như vậy
Đây pháp cảnh giới khác
Thức không hữu quá khứ
Không nhân hữu quá khứ ấy.
Giải rằng thức chỉ là sắc và vô sắc được làm duyên như vậy, khi phát sanh gọi là vào cảnh giới khác, không phải chúng sanh, không phải sanh mạng; thức ấy nơi đây không có vượt khỏi hữu quá khứ và khi không có nguyên nhân hữu quá khứ ấy cũng không xuất hiện nơi đây. Tôi sẽ trình bày điều này thứ tự tử và tái tục của nhân loại một cách rộng rãi.
Khi chúng sanh cận tử theo thực tính, hay với tinh tấn trong hữu quá khứ, không chịu đựng được con dao hành hạ cảm thọ đến gần chết, cắt đứt gân, cột mọi bộ phận lớn, nhỏ v.v… khi xác thân khô, gầy như lá thốt nốt xanh tươi bị người phơi giữa nắng; khi nhãn quyền v.v... đã diệt, thân quyền, ý quyền, mạng quyền trú vào ý vật; thức nương ý vật còn lại sát-na ấy tạo nghiệp, tức là hành còn lại đã được làm duyên của bất luận trọng nghiệp, thường nghiệp, cận tử nghiệp và tiền tạo nghiệp nào[224], hay (diễn tiến) mở đầu phạm vi, tức là khiến cho điềm nghiệp và thú tướng xuất hiện trong sát-na ấy. Thức đó đang diễn tiến như vậy bị ái dục dẫn dắt, bị câu sanh hành ném vào phạm vi cảnh giới ấy vì vô minh che đậy, vì không đoạn trừ ái dục và vô minh; thức ấy bị ái dục dẫn dắt, mà câu sanh hành ném vào do khả năng thừa kế, từ bỏ nương nhờ trước diễn tiến với những duyên theo cảnh vị ngọt, hoặc không vị ngọt nương nghiệp sở sanh khác v.v… , như người nắm sợi dây cột trên cây gần bờ sông bên này để vượt qua dòng nước. Trong các thức này, thức trước gọi là tử, vì từ giả cảnh giới; thức sau gọi là tái tục, vì nối tiếp hữu khác v.v..., chính thức tử, tái tục này từ cõi trước mà không có nguyên nhân nghiệp, hành, quá phạm vi v.v... từ cõi trước ấy thì cũng không xuất hiện.
Có thể gương mặt này
Ở đây phản chiếu lại
Không hiện qua cơ tánh
Vì không khác một loại.
Pháp như âm thanh dội ngược lại, ánh đèn, chiếc nhẫn, bóng hình là thí dụ, giống như trong khi thức ấy không đi đến cõi này từ cõi trước đó và khi phát sanh là do nguyên nhân liên quan hữu quá khứ này. Trong trường hợp này âm thanh dội ngược lại, ánh đèn, chiếc nhẫn, bóng hình có nguyên nhân không rời nhau như thế nào, tâm này cũng như thế ấy.
Lại nữa, là một loại, không khác nhau, liên quan cơ tánh; vì nếu liên quan cơ tánh một loại với nhau phải do một loại, khi sữa chua không thể phát sanh từ sữa, chắc chắn là một loại khác nhau, vì có nhiều sữa không thành sữa chua. Trong các nguyên nhân và đồng phát sanh từ tất cả nguyên nhân có phương pháp này. Sự kiện như vậy có thể bỏ tất cả ngôn từ chế định của thế gian và nó không được chấp nhận; do đó, không nên chấp nhận là nó cùng một loại với một loại, hay khác nhau trong trường hợp này.
Trong điều này, có lời hỏi rằng: khi sự không vượt qua và sự không xuất hiện, có như vậy, phải chăng điều đó là quả của điều khác, đến từ điều khác, vì quả trong tự thân nhân loại này đã diệt, vì nghiệp không làm duyên cho quả trong cõi ấy? Và khi không có người thọ hưởng quả ấy sẽ có đối với ai? Do đó, phương pháp này không tốt đẹp hoàn hảo.
Trong điều đó, câu kệ này được nói rằng:
Quả nào trong cơ tánh,
Quả này không quả khác,
Không phải từ điều khác,
Tạo thành các chủng tử
Bằng chứng ý nghĩa này.
Giải rằng: Thật vậy, quả khi sanh trong một cơ tánh, không có của điều khác hay đến từ điều khác, vì cùng một loại hay một loại khác thành tựu riêng quả ấy. Sự tạo thành các chủng tử là bằng chứng của ý nghĩa lời giải này. Ví như khi người tạo thành các hột xoài... quả đặc biệt phát sanh trong khoảng thời gian khác, vì được trợ duyên liên tiếp cho hột giống ấy, không phải phát sanh với hột giống khác, không phải phát sanh vì duyên tạo thành khác và các hột giống ấy không phải đến trường hợp của quả tạo thành, nên hiểu lời thí dụ như vậy.
Lại nữa, bậc thiện trí thức nên hiểu ý nghĩa này như với khoa học kỹ thuật và thuốc trị bệnh... phù hợp với xác thân đứa bé, hỗ trợ có kết quả cho xác thân tăng trưởng... trong khoảng thời gian khác.
Lời nào được nói rằng: khi không có người thọ hưởng, quả ấy có cho ai? Tiếp theo sẽ phân tích trong lời này:
Chế định người thọ hưởng
Vì thành quả phát sanh,
Như thế nào cũng vậy
Chế định là trổ quả
Vì trái sanh cho cây.
Giải rằng: cây được Ngài gọi là đang trổ quả hay đã manh nha quả, vì phát sanh thành một loại trái cây của các pháp tức là cây như thế nào; cũng như thế ấy, chư Thiên hay nhân loại được gọi là thọ hưởng lạc khổ theo như sự phát sanh kết quả lạc khổ, tức là thọ dụng một phần các uẩn mà bậc thiện trí thức xác định rõ là chư Thiên và nhân loại; do đó, không có sự cần thiết gì với người thọ hưởng khác.
Người nào có thể nói rằng: sự kiện như thế, các hành này có hay không có làm duyên cho quả, vì nếu có dị thục quả cũng phải có trong sát-na bình nhật của các hành ấy, còn nếu không có, phải là đặc tánh dẫn đến quả thường xuyên trước và sau khi bình nhật.
Như vậy, nên phản đối vị ấy rằng:
Các hành ấy duyên tạo,
Không thường dẫn đến quả.
Nhà bảo hành điều ấy
Nên hiểu biết thí dụ.
Giải rằng: các hành làm duyên cho quả của mình vì thực tính đã tạo, nhưng không phải làm duyên vì phần đó là phần không có mặt, như được Ngài thuyết rằng: “dị thục quả nhãn thức phát sanh vì được tạo tác, tích trữ của nghiệp thiện dục giới”[225]...
Lại nữa, các hành làm duyên cho quả của mình, không dẫn đến quả nữa, vì dị thục quả đã được chín, thí dụ như người bảo hành, nên hiểu là khiến cho ý nghĩa được rõ ràng. Như trong thế gian, nhà bảo hành, để trả lại điều khoản lợi tức nào, thường mua lấy hàng hóa, hay chấp nhận mắc nợ, lý do là vì chỉ là tư cách như thế của họ làm duyên trả lại lợi tức ấy v.v... chỉ là có tư cách hay không có, không phải làm duyên và cũng không phải là người tiếp nhận điều khác từ sự trả lại lợi tức ấy... Tại sao? Vì tự huờn trả lại... như thế nào, các hành làm duyên cho quả của mình tự tạo và không dẫn đến quả khác, từ sự trổ sanh quả theo thích hợp cũng như thế ấy.
Hành bình nhật làm duyên cho thức tái tục bình nhật bằng hai trường hợp, do khả năng hỗn hợp và không hỗn hợp đã được trình bày, chỉ bấy nhiêu.
Bây giờ, để diệt trừ si mê trong tất cả ba mươi hai dị thục quả thức này:
Bậc thiện trí thức nên hiểu
Các hành này trợ duyên
Cho tái tục, bình nhật[226]
Các cõi trường hợp nào
Duyên dị thục quả nào.
Trong câu kệ ấy, giải rằng: ba hữu, bốn sanh, năm cảnh giới, bảy thức trú, chín hữu tình cư này gọi là cõi v.v... các hành ấy làm duyên cho các dị thục quả thức nào, làm duyên do trường hợp nào khi tái tục và thời bình nhật trong các cõi này..., bậc thiện trí thức nên hiểu biết các dị thục quả thức do trường hợp đó.
- Trong các hành ấy, trước nhất sẽ phân tích phúc hành.
Phúc hành chia theo tám tư (cetanā) thiện Dục giới làm duyên bằng hai cách là trợ bằng dị biệt sát-na nghiệp duyên và bằng cận y duyên cho chín dị thục quả thức tái tục nhàn cảnh dục hữu không khác nhau.
Phúc hành chia theo năm tư (cetanā) thiện sắc giới làm duyên cho năm dị thục quả thức tái tục sắc hữu ấy.
Nhưng Dục giới đã được trình bày làm duyên bằng hai cách trong thời bình nhật theo phương cách đã được trình bày cho bảy dị thục quả thức hy thiểu, ngoại trừ vô nhân ý thức giới câu hành xả trong nhàn cảnh dục hữu, nhưng không làm duyên thời tái tục. Hành ấy cũng làm duyên cho năm dị thục quả trong thời bình nhật sắc hữu giống nhau, không phải làm duyên trong thời tái tục. Hành ấy cũng làm duyên giống như vậy cho tám loại dị thục quả thức hy thiểu trong thời bình nhật Dục hữu, không phải làm duyên trong thời tái tục. Hành ấy cũng làm duyên giống như vậy cho thức dị thục quả thiện xảy ra trong địa ngục có liên hệ cảnh tốt lúc như trường hợp trưởng lão Mục Kiền Liên du hành nơi địa ngục đó.
Lại nữa, hành cũng được làm duyên giống như vậy cho cảnh tốt trong nhóm bàng sanh và ngạ quỷ đại thần lực.
Chính Dục giới ấy làm duyên cho mười sáu thức dị thục quả thiện trong thời bình nhật và thời tử nhàn cảnh Dục giới giống nhau.
Nhưng khi nói bằng cách không khác nhau, phúc hành làm duyên cho mười dị thục quả thức trong thời bình nhật và thời tái tục sắc hữu giống nhau.
- Phi phúc hành chia theo 12 tư (cetanā) bất thiện làm duyên cho một thức trong thời tái tục khổ cảnh dục hữu, không làm duyên trong thời bình nhật; làm duyên cho sáu thức trong thời bình nhật, không làm duyên trong thời tái tục; làm duyên cho bảy thức dị thục quả bất thiện trong thời bình nhật và trong thời tái tục.
Làm duyên như thế cho bảy thức ấy trong thời bình nhật nhàn cảnh dục hữu, không làm duyên trong thời tái tục; làm duyên như thế cho bốn thức dị thục quả trong thời bình nhật sắc hữu, không làm duyên trong thời tái tục... Chính phi phúc hành ấy làm duyên cho khả năng thấy cảnh sắc, nghe cảnh thinh v.v… không tốt trong Dục giới; nhưng gọi là cảnh sắc không tốt v.v... thì không có trong Phạm thiên giới, cõi chư Thiên Dục giới cũng vậy.
- Lại nữa, bất động hành làm duyên như thế cho bốn thức dị thục quả trong thời bình nhật và trong thời tái tục vô sắc hữu.
Các hành này làm duyên cho những thức nào và làm duyên do trường hợp nào, nên hiểu các thức dị thục quả ấy do khả năng thời bình nhật và thời tái tục trong các hữu, cũng như vậy trong sanh v.v... nên biết theo phương pháp này.
Trước nhất, đây là giải thích chủ yếu.
Thật vậy, trong các hành này, trước tiên phúc hành trợ cho tái tục phát sanh, tất cả dị thục quả của mình thuộc về hai hữu; cũng vậy bốn sanh như noãn sanh v.v...; hai cảnh giới là chư Thiên và nhân loại; bốn thức trú là thân dị tưởng dị, thân dị tưởng đồng, thân đồng tưởng dị và thân đồng tưởng đồng, khiến cho phát sanh tất cả dị thục quả của mình trong bốn hữu tình cư ấy; nó tạo riêng sắc ấy trong chúng sanh vô tưởng hữu tình cư; do đó, phúc hành làm duyên cho hai mươi mốt thức dị thục quả thời tái tục và thời bình nhật theo sự sanh, như phương pháp đã được trình bày trong hai hữu, bốn sanh, hai cảnh giới, bốn thức trú và bốn hữu tình cư.
Lại nữa, phi phúc hành trổ quả do khả năng tái tục trong nhất hữu, bốn sanh, ba cảnh giới còn lại, một thức trú là thân dị tưởng đồng và một hữu tình cư cũng như vậy; do đó, phi phúc hành trợ duyên cho bảy thức dị thục quả thời tái tục và thời bình nhật theo phương pháp đã được trình bày trong nhất hữu, bốn sanh, ba cảnh giới, một thức trú và một hữu tình cư.
Lại nữa, bất động hành trổ quả do khả năng tái tục trong một vô sắc hữu, một hóa sanh, một cảnh giới chư Thiên, ba thức trú như không vô biên xứ v.v... và trong bốn hữu tình cư; do đó, bất động hành này trợ duyên cho bốn thức thời bình nhật và thời tái tục theo phương pháp đã trình bày trong nhất hữu, một sanh, một cảnh giới, ba thức trú và bốn hữu tình cư. Như vậy:
Thiện trí thức nên hiểu
Các hành này khả năng
Thời tái tục, bình nhật,
Trợ duyên trường hợp nào
Trong thức nào trong hữu...
Đây là lời giải thích chi tiết câu ‘hành duyên thức’.
3) Thức duyên danh sắc
Trong câu nói:
Nên hiểu sự phân tích
Thức duyên danh sắc
Về phân loại danh sắc,
Về diễn tiến trong hữu
Nhiếp, phương pháp trợ duyên.
a) Phân loại danh sắc:
Trong mẫu đề nói “về phân loại danh sắc” được phân tích:
Ba danh uẩn như thọ uẩn v.v... do hướng đến đối diện với cảnh gọi là danh; sắc tức là bốn sắc đại hiển và sắc y sinh nương bốn sắc đại hiển. Phân loại cả hai danh sắc ấy đã được nói trong Uẩn Xiển Minh.
Như vậy, trước nhất nên hiểu sự phân tích về phân loại danh sắc trong phần Y tương sinh này như vậy.
b) Diễn tiến trong hữu:
Câu mẫu đề nói “về diễn tiến trong hữu” có phân tích:
Danh diễn tiến trong tất cả hữu, sanh, cảnh giới, thức trú và hữu tình cư còn lại, ngoại trừ một hữu tình cư[227]. Sắc diễn tiến trong hai hữu, bốn sanh, năm cảnh giới, bốn thức trú trước và năm hữu tình cư. Khi danh sắc này diễn tiến như vậy, hai thừa kế trọng yếu[228] từ sắc do khả năng ý vật thập pháp, thân thập pháp và ba uẩn vô sắc xuất hiện trong sát-na tái tục của chúng sanh không trạng thái thuộc thai sanh và chúng sanh noãn sanh; do đó, hai mươi ba pháp này là hai mươi sắc pháp và ba uẩn vô sắc, nên hiểu là thức duyên danh sắc; nhưng trừ lại là vì rút ra chín pháp từ một thừa kế trọng yếu thì còn lại mười bốn pháp; rồi cộng thêm trạng thái thập pháp vào của các chúng sanh có trạng thái là có ba mươi ba pháp; không lấy các pháp ấy là vì rút ra mười tám sắc pháp từ hai thừa kế trọng yếu thì còn lại mười lăm pháp.
Vì bốn thừa kế trọng yếu từ sắc do khả năng nhãn thập pháp, nhĩ thập pháp, ý vật thập pháp, mạng quyền cửu pháp và ba vô sắc uẩn xuất hiện trong sát-na tái tục Phạm chúng thiên v.v... thuộc chúng sanh hóa sanh; do đó, khi nói chi tiết các pháp ấy, chắc chắn ba mươi chín pháp do sắc liên hệ sắc và ba vô sắc uẩn, gom tất cả bốn mươi hai pháp này nên hiểu là thức duyên danh sắc; nhưng trừ lại là rút ra hai mươi bảy pháp từ ba thừa kế trọng yếu thì còn lại mười lăm pháp.
Lại nữa, bảy tái tục trọng yếu từ sắc, ba uẩn vô sắc trong sát-na tái tục dục hữu của chúng sanh hóa sanh còn lại, chúng sanh thấp sanh có trạng thái đầy đủ và các xứ đầy đủ; do đó, khi nói chi tiết có bảy mươi pháp do sắc liên hệ sắc và ba uẩn vô sắc, gom tất cả bảy mươi ba pháp này, nên hiểu là thức duyên danh sắc; nhưng bỏ lại là rút ra năm mươi bốn pháp từ sáu bọn sắc thừa kế trọng yếu, thì còn lại mười chín pháp, đây là con số cao nhất, nhưng theo con số thấp nhất phải giảm xuống luôn luôn, do khả năng sắc thừa kế trọng yếu khác biệt ấy, nên hiểu kế là danh sắc do thức làm duyên trong thời tái tục bằng cách tóm tắt và chi tiết.
Ba uẩn vô sắc của Phạm Thiên vô sắc, cũng như mạng quyền cữu pháp tạo thành sắc của chúng sanh vô tưởng. Trước nhất, phương pháp tái tục chỉ bấy nhiêu.
Khi một phần sắc diễn tiến trong khắp nơi, sắc bát thuần quý tiết sở sanh xuất hiện từ quý tiết diễn tiến, cùng với tâm tái tục trong sát-na trụ của tâm tái tục. Nhưng tâm tái tục không khiến cho sắc pháp sanh. Thật vậy, tâm tái tục không thể khiến cho sắc tạo thành, vì tâm yếu kém, vì tâm có chỗ nương nhưng vẫn yếu kém, như đàn ông bị rơi xuống vực thẳm, không thể là nơi nương tựa của kẻ khác được. Qua khỏi tâm tái tục trở đi, kể từ tâm hữu phần thứ nhất, sắc bát thuần tâm sở sanh thinh cữu pháp có từ quý tiết và từ tâm diễn tiến qua khỏi sát-na tái tục, trong khi thinh xuất hiện.
Sắc bát thuần vật thực sở sanh xuất hiện cho các chúng sanh thai sanh nương vào sắc đoàn thực nuôi mạng sống, (nó) thấm nhuần trong xác thân của chúng khi người mẹ nhai nuốt vào, vì Pāḷi thuyết:
Những gì người mẹ ăn
Đồ ăn, đồ uống nào
Con người trong bụng mẹ
Ở đây lấy nuôi dưỡng.[229]
Và khi nuốt nước miếng nơi miệng mình trước nhất của các chúng sanh hóa sanh.
Như vậy, đây là hai mươi sáu loại sắc do khả năng sắc bát thuần vật thực sở sanh, hai sắc cửu pháp cao hơn do quý tiết, tâm sở sanh và bảy mươi loại sắc do nghiệp sở sanh đã được nói phát sanh ba lần trong mỗi một sát-na tâm khi trước, là chín mươi sáu loại sắc, gom thêm cả ba uẩn vô sắc vào, tổng cộng lại là chín mươi chín pháp.
Lại nữa, vì thinh thực tính bất định, vì xuất hiện bất định, do đó, còn chín mươi bảy pháp do rút ra hai loại ấy, nên hiểu là thức duyên danh sắc của tất cả chúng sanh theo nơi sanh.
Thật vậy, khi các chúng sanh ấy ngủ hoặc nô đùa, hoặc ăn, hoặc uống, các pháp này diễn tiến cả ngày lẫn đêm do thức làm duyên.
Tiếp theo đây, tôi sẽ giải thích các danh sắc có thức làm duyên. Trong các sắc này, trước nhất là sắc nào sanh từ nghiệp, sắc ấy đứng vững trong hữu, sanh, cảnh giới, thức thú, hữu tình cư; nhưng nếu (sắc nghiệp ấy) không được ba sắc sở sanh hỗ trợ, thì nó không thể đứng vững; còn ba sắc sở sanh nếu không được sắc (nghiệp) ấy hỗ trợ, (thời những sắc ấy) cũng không thể đứng vững. Thật vậy, các sắc này hỗ trợ lẫn nhau, đứng vững, diễn tiến một năm, hai năm… như trên… đứng vững một trăm năm (không tiêu hoại) cho đến khi các chúng sanh ấy hết tuổi thọ hay hết phước; ví như bó cây sậy mà người ta đặt chống đỡ nhau cả bốn phía, dù bị gió thổi mạnh (cũng không ngã đỗ) và giống như những chiếc tàu bị phá vỡ các phao cứu hộ mà còn tìm được bất luận một nương tựa nào trên đại dương thì dù bị sóng gió đánh dồn dập vẫn cầm cự an toàn; như vậy, nên hiểu trường hợp này về diễn tiến trong hữu.
c) Nhiếp:
Trong câu mẫu đề nói “về nhiếp”, có giải thích rằng:
Chỉ có danh sanh khởi do thức làm duyên trong thời bình nhật ngũ uẩn hữu, trong thời tái tục và bình nhật vô sắc;
Chỉ có sắc sanh khởi do thức làm duyên trong mọi thời cho các chúng sanh vô tưởng, và thời bình nhật thuộc ngũ uẩn hữu;
Lại nữa, danh sắc sanh khởi do thức làm duyên trong mọi thời ngũ uẩn hữu; tất cả điều đó nên biết là danh sắc có mặt do thức làm duyên vì nhiếp theo phương pháp tóm tắt một phần, còn lại chỉ một phần như vầy riêng danh sắc và cả danh lẫn sắc, gọi là danh sắc.
Nếu có lời phản đối rằng trong các chúng sanh vô tưởng không có thức đúng không? Lời ấy không sai.
Vì thức duyên danh sắc,
Thức ấy chia hai loại,
Dị thục, phi dị thục,
Điều này là thích hợp.
Thật vậy, thức nào là nguyên nhân danh sắc, thức ấy kể là hai loại do chia thành thức dị thục quả và thức phi dị thục quả, bởi trong các chúng sanh vô tưởng, sắc này vì nghiệp sở sanh do thức làm duyên tối vi hành (tạo nghiệp) diễn tiến trong ngũ uẩn hữu.
Điều này cũng vậy cho sắc nghiệp sở sanh trong sát-na tâm thiện v.v… thuộc thời bình nhật ngũ uẩn hữu; do đó, thức này (duyên danh sắc) là thích hợp.
Như vậy, nên hiểu phân tích về nhiếp danh sắc này.
d) Phương pháp trợ duyên:
Trong câu mẫu đề nói “về phương pháp trợ duyên”, được phân tích là:
Thức dị thục quả trợ
Cho danh bằng chín cách
Sắc ý vật chín cách
Sắc còn lại tám cách
Thức tối vi hành trợ
Cho sắc bằng một cách
Trợ mỗi sắc thích hợp.
Thật vậy, danh nào là dị thục quả tái tục hay thời bình nhật, thức tái tục hay thức dị thục quả làm duyên cho danh ấy có hỗn hợp với sắc hay không hỗn hợp, bằng chín cách là câu sanh duyên, hỗ tương duyên, y chỉ duyên, tương ưng duyên, dị thục quả duyên, vật thực duyên, quyền duyên, hiện hữu duyên và bất ly duyên.
Thức ấy làm duyên cho sắc ý vật trong thời tái tục bằng chín cách là: câu sanh duyên, hỗ tương duyên, y chỉ duyên, dị thục quả duyên, vật thực duyên, quyền duyên, bất tương ưng duyên, hiện hữu duyên và bất ly duyên.
Lại nữa, thức ấy làm duyên cho sắc còn lại, ngoại trừ sắc ý vật, bằng tám duyên còn lại, ngoại trừ hỗ tương duyên trong chín duyên ấy.
Lại nữa, thức tối vi hành làm duyên cho sắc chúng sanh vô tưởng, hay cho sắc sanh từ nghiệp ngũ uẩn hữu, bằng một cách do khả năng cận y duyên, theo pháp môn Khế kinh. Tất cả thức còn lại, kể từ tâm hữu phần thứ nhất, nên hiểu là làm duyên thích hợp cho mỗi danh sắc.
Lại nữa, khi trình bày duyên cho danh sắc ấy một cách chi tiết, giải thích phương pháp của duyên, tất cả cần giải thích chi tiết trong bộ Vị trí; vì vậy, tôi không giải thích phần chi tiết ấy.
Trong điều đó, có lời phản đối rằng: tại sao điều ấy biết được là danh sắc tái tục này có mặt vì thức làm duyên?
Vì biết được theo Khế kinh và điều nên biết trong Khế kinh, danh như thọ v.v... thành tựu vì thức làm duyên bằng nhiều cách theo phương pháp như: Cittānuparivattino dhammā: các pháp tùy chuyển theo tâm[230] và theo điều nên biết là:
Vì sắc sanh từ tâm
Thành tựu thấy nơi đây
Thức trợ duyên như vậy
Cho sắc không được thấy
Giải rằng: khi tâm tịnh tính hay không tịnh tín, sắc thích hợp với tâm ấy phát sanh là sắc mà thức đã thấy do sắc bị thấy, với sắc không thấy do sắc sanh từ tâm mà mình đã thấy ở nơi đây. Nói đến đây, nên hiểu: thức làm duyên cho sắc tái tục không thấy, vì thức làm duyên cho sắc nghiệp sở sanh, giống như chính sắc tâm sở sanh ấy, đã được đề cập đến trong bộ Vị trí, nên phân tích trường hợp này về phương pháp trợ duyên như vậy.
Đây là lời giải thích chi tiết trong câu thức duyên danh sắc.
4) Danh sắc duyên sáu xứ
Tiếp theo đây, phân tích câu “danh sắc duyên sáu xứ”.
Cả ba uẩn là danh
Sắc hiển và sắc vật
Nó tạo còn lại một
Trợ sáu xứ như thế.
Thật vậy, trong danh sắc làm duyên cho sáu xứ ấy; danh tức là ba uẩn như thọ, tưởng, hành; sắc tức là điều liên quan tương tục trong đời sống như sắc đại hiển và sắc vật…, nhưng khi nói xác định một cách chắc chắn tức là bốn sắc đại hiển, sáu sắc vật và sắc mạng quyền. Như vậy, sắc hiển, sắc ý vật... danh sắc ấy tạo thành một loại như vầy: danh riêng, sắc riêng, cả danh lẫn sắc gọi là danh sắc. Danh sắc ấy tạo thành còn lại như vầy: Nāmañca rūpañca (danh riêng) (sắc riêng) Nāmarūpañca (cả danh lẫn sắc) gọi là Nāmarūpaṃ (danh sắc); danh sắc ấy, nên hiểu là làm duyên cho sáu xứ tạo thành còn lại một như vầy: Chaṭṭhāyatanañca (với xứ thứ sáu). Saḷāyatanañca (với cả sáu xứ) gọi là Saḷāyatanaṃ (sáu xứ). Tại sao? Vì trong vô sắc hữu, chỉ có danh làm duyên cho xứ thứ sáu (tức là ý xứ), không làm duyên cho xứ khác, như được Ngài thuyết trong Bộ Phân Tích: “do danh duyên xứ thứ sáu’[231].
Trong điều đó có lời hỏi rằng: tại sao biết được danh sắc này làm duyên cho sáu xứ?
Biết được vì khi danh sắc có mặt xứ có mặt. Thật vậy, khi mỗi một xứ ấy có mặt thì mỗi một danh sắc ấy có mặt, không phải có mặt do nguyên nhân khác. Sự trợ duyên cho xứ ấy có mặt khi danh sắc có mặt sẽ rõ ràng trong phương pháp giải thích duyên; vì thế:
Như pháp nào trợ duyên
Cho pháp nào tái tục
Và trợ trường hợp nào?
Muốn ý nghĩa rõ ràng
Bậc trí nên biết vậy.
Trong điều đó, có giải thích ý nghĩa như tiếp theo sau đây:
Vì danh trợ vô sắc
Trong tái tục, bình nhật
Duyên bảy cách, sáu cách
Đó là danh loại thấp.
Như thế nào? danh làm duyên cho xứ thứ sáu trong thời tái tục bằng bảy cách là câu sanh duyên, hỗ tương duyên, y chỉ duyên, tương ưng duyên, dị thục quả duyên, hiện hữu duyên và bất ly duyên; nhưng riêng trong tái tục này, đôi khi danh này trợ (cho xứ thứ sáu) bằng nhân duyên; đôi khi trợ bằng vật thực duyên; danh làm duyên bằng cách khác cũng vậy; chính do hai duyên sau này mà có danh loại thấp hay loại cao.
Thức dị thục quả làm duyên theo phương pháp như đã trình bày trong thời bình nhật, thức ngoài ra đây (thức phi dị thục quả) làm duyên bằng sáu duyên, trừ dị thục quả duyên như trường hợp đã trình bày bằng cách thấp; nhưng ở đây, đôi khi danh trợ bằng nhân duyên, đôi khi trợ bằng vật thực duyên, danh cũng trợ bằng trường hợp khác nữa; như vậy, nên hiểu loại cao, thấp do khả năng của danh ấy.
Danh ấy trong hữu khác
Trợ duyên xứ thứ sáu
Và xứ khác sáu cách
Thời tái tục cũng vậy.
Thật vậy, so với vô sắc hữu thì trong ngũ uẩn có khác, thức hữu dị thục quả ấy tương ưng với ý vật làm duyên bằng loại thấp theo sáu duyên, trợ duyên cho xứ thứ sáu bằng bảy cách như đã trình bày ở vô sắc.
Lại nữa, danh ấy thì tương ưng sắc tứ đại hiển trợ duyên cho năm xứ khác như nhãn xứ v.v… bằng sáu cách do khả năng câu sanh duyên, y chỉ duyên, dị thục quả duyên, bất tương ưng duyên, hiện hữu duyên và bất ly duyên. Ở đây, danh đôi khi trợ bằng nhân duyên, đôi khi trợ bằng vật thực duyên; danh ấy trợ bằng trường hợp khác như được nói đến ở đây như vậy; nên hiểu loại cao và thấp do khả năng của danh ấy:
Thời bình nhật cũng vậy
Danh dị thục quả trợ
Cho danh dị thục quả
Như danh phi dị thục
Trợ danh phi dị thục
Thức thứ sáu như vậy.
Thật vậy, danh dị thục quả loại thấp trợ duyên cho xứ thứ sáu dị thục quả bằng bảy cách trong ngũ uẩn hữu thời bình nhật cũng như thời tái tục.
Lại nữa, danh phi dị thục quả loại thấp trợ duyên cho xứ thứ sáu phi dị thục quả bằng sáu cách, trừ dị thục quả duyên từ bảy duyên ấy; bậc thiện trí thức nên hiểu loại cao và thấp trong trường hợp này theo phương pháp đã trình bày.
Danh dị thục làm duyên
Cho năm xứ còn lại
Bốn cách thời bình nhật
Phi dị thục trình bày
Duyên bốn cách như vậy.
Thật vậy, danh dị thục quả khác có chỗ nương như nhãn thanh triệt v.v… trợ duyên cho 5 xứ còn lại như nhãn xứ... trong thời bình nhật bằng bốn cách là hậu sanh duyên, bất tương ưng duyên, hiện hữu duyên và bất ly duyên; dị thục quả được Ngài đã trình bày như thế nào thì phi dị thục quả cũng như thế ấy; do đó, cả danh sắc ấy khác nhau do thiện v.v... nên hiểu là làm duyên cho các xứ đó bằng bốn cách; như vậy, trước nhất, bậc thiện trí thức nên hiểu riêng danh làm duyên cho mỗi xứ nào trong tái tục hay thời bình nhật và làm duyên thế nào.
Sắc duyên cho một xứ
Trong vô sắc hữu này
Nhưng trong ngũ uẩn hữu
Không phải duyên một xứ.
Sắc vật trợ thứ sáu
Thời tái tục sáu cách
Đại hiển duyên năm xứ
Bằng bốn cách không khác.
Thật vậy, sắc ý vật trợ duyên cho ý xứ thứ sáu trong thời tái tục từ sắc, bằng 6 cách là câu sanh duyên, hỗ tương duyên, y chỉ duyên, bất tương ưng duyên, hiện hữu duyên và bất ly duyên; nhưng bốn sắc đại hiển trợ cho năm xứ như nhãn xứ v.v... do khả năng xứ phát sanh trong tái tục và thời bình nhật không khác nhau bằng bốn cách là câu sanh duyên, y chỉ duyên, hiện hữu duyên và bất ly duyên.
Mạng quyền trợ các xứ
Như nhãn xứ ba cách
Vật thực thời bình nhật
Và năm xứ trợ duyên
Xứ thứ sáu, sáu cách
Sắc ý vật trợ cho
Xứ thứ sáu, năm cách
Giải rằng: riêng sắc mạng quyền trợ duyên cho năm xứ ấy như nhãn xứ v.v... bằng ba cách là hiện hữu duyên, bất ly duyên và quyền duyên trong thời tái tục và thời bình nhật; nhưng vật thực trợ duyên bằng ba cách do khả năng hiện hữu duyên, bất ly duyên và vật thực duyên. Vật thực ấy trợ duyên vật thực đã thấm vào thân của chúng sanh sống nương nhờ sắc vật thực riêng thời bình nhật, không trợ duyên trong thời tái tục.
Nhưng năm xứ ấy như nhãn xứ v.v… trợ duyên cho ý xứ thứ sáu, tức là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức riêng trong thời bình nhật bằng sáu cách do khả năng y duyên, tiền sanh duyên, quyền duyên, bất tương ưng duyên, hiện hữu duyên và bất ly duyên, không trợ duyên thời tái tục.
Sắc vật trợ duyên cho ý xứ còn lại, ngoại trừ năm thức trong thời bình nhật, bằng năm cách do khả năng y chỉ duyên, tiền sanh duyên, bất tương ưng duyên, hiện hữu duyên và bất ly duyên, nhưng không trợ duyên trong thời tái tục; riêng sắc trợ duyên cho mỗi xứ nào, thời tái tục hay thời bình nhật và làm duyên trong trường hợp nào, bậc thiện trí thức nên hiểu như vậy.
Cả hai danh sắc nào
làm duyên cho pháp nào
Trợ duyên trường hợp nào
Bậc trí muốn giải rõ
Nên hiểu mọi trường hợp.
Như thế nào? Danh sắc tức là sắc ý vật cùng ba uẩn trợ duyên cho xứ thứ sáu trong ngũ uẩn hữu thời tái tục bằng câu sanh duyên, hỗ tương duyên, y duyên, dị thục quả duyên, tương ưng duyên, bất tương ưng duyên, hiện hữu duyên và bất ly duyên; đây là lời đầu tiên giải thích này; nhưng ai cũng có thể tìm hiểu được các trường hợp theo phương pháp đã được trình bày; do đó, ở đây không giải thích chi tiết.
Đây là lời giải thích câu “Danh sắc duyên sáu xứ”.
5) Sáu xứ duyên xúc:
Tiếp theo đây là giải thích câu nói “Sáu xứ duyên xúc”.
Xúc bằng cách tóm tắt
Có sáu như nhãn xúc...
Một cách chi tiết có
Ba mươi hai như thức.
Thật vậy, nói tóm tắt là do sáu xứ làm duyên cho xúc, nghĩa là nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc, đây là sáu xúc như nhãn xúc v.v...; nhưng khi nói chi tiết thì nhãn xúc v.v... có mười là năm dị thục quả thiện, năm dị thục quả bất thiện. Hai mươi hai thức còn lại tương ưng với hai mươi hai thức dị thục quả hiệp thế; như vậy gom tất cả là ba mươi hai thức giống như đã được trình bày do hành làm duyên.
Nhưng về sáu xứ trợ duyên cho ba mươi hai xúc này,
Bậc trí muốn sáu xứ
Năm xứ nội như nhãn...
Cùng với xứ thứ sáu
Còn sáu xứ ngoại phần.
Trong câu kệ ấy, các bậc trí thức nào giải thích duyên liên quan liên tiếp chính mình và pháp sanh duyên; đây là lời trình bày diễn tiến chấp thủ hành, các bậc thiện trí thức ấy muốn xứ nội phần như nhãn v.v... cùng với xứ thứ sáu gọi là sáu xứ, do một phần còn lại trong vô sắc hữu. Xứ thứ sáu làm duyên cho xúc và nhiếp tất cả hữu khác, sáu xứ làm duyên cho xúc như theo Pāḷi: “do xứ thứ sáu duyên xúc”[232]; vì thế, xứ thứ sáu và cả sáu xứ, kể là chính sáu xứ. Nhưng có người trình bày xứ liên quan một tương tục, vì phát sanh duyên tiếp khác nhau. Khi trình bày tất cả xứ trợ duyên cho xúc, nhận lấy xứ ngoại phần mà xứ ngoại phần như sắc xứ v.v... cùng nội xứ với xứ thứ sáu gọi là sáu xứ. Thật vậy, điều đó khi làm cho các xứ ấy còn lại một loại là xứ thứ sáu và sáu xứ gọi là sáu xứ, như thế, kể là sáu xứ. Trong điều này, có người phản đối rằng: một xúc không sanh vì tất cả xứ; tất cả xúc cũng không sanh từ một xứ và một xúc này được Ngài thuyết rằng: “do sáu xứ duyên xúc”, đó là tại sao?
Trong câu hỏi ấy, có lời giải thích như tiếp theo đây: Lời phản đối này đúng, một xúc không sanh từ tất cả xứ; tất cả xúc không sanh từ một xứ; nhưng một xúc sanh từ nhiều xứ, như nhãn xúc sanh từ nhãn xứ, sắc xứ và nhãn thức; ý xứ tức là nhãn thức và pháp xứ tương ưng với thực tính còn lại; do đó, nên liên hệ theo điều thích hợp trong mọi trường hợp như vậy; vì thế:
Trong một lời truyền thuyết
Ngài trình bày điều này
Trong cả mọi trường hợp
Chính xúc này có một
Tuy nhiên, nó dựa theo
Sự phân tích các xứ.
Lời nói trong một lời tuyên thuyết, nghĩa là được Đức Phật cao thượng trình bày một xúc có mặt vì nhiều xứ, do xiển minh một lời này là “saḷāyatanapaccayā phasso” (do sáu xứ duyên xúc). Trong các xứ:
Bậc trí nên giải thích
Năm xứ nội phần trợ
Cho xúc bằng sáu xứ
Từ đó một ý xứ
Trợ xúc bằng chín cách,
Sáu xứ ngoại phần trợ
Cho xúc ấy theo sanh.
Tiếp theo đây là giải thích câu kệ ấy, trước nhất, năm xứ nội phần như nhãn xứ v.v... trợ duyên cho năm loại xúc chia thành nhãn xúc v.v... bằng sáu cách do khả năng y chỉ duyên, tiền sanh duyên, quyền duyên, bất tương ưng duyên, hiện hữu duyên và bất ly duyên.
Từ đó, một ý xứ dị thục quả khác trợ duyên cho ý xúc dị thục quả, chia thành nhiều loại bằng chín cách là câu sanh duyên, hỗ tương duyên, y chỉ duyên, dị thục quả duyên, vật thực duyên, quyền duyên, tương ưng duyên, hiện hữu duyên và bất ly duyên.
Nhưng trong các xứ ngoại phần, sắc xứ trợ duyên cho nhãn xúc bằng bốn cách do khả năng cảnh duyên, tiền sanh duyên, hiện hữu duyên và bất ly duyên. Nhĩ xứ v.v... trợ duyên cho nhĩ xúc v.v... cũng vậy.
Lại nữa, các xứ ấy và pháp xứ trợ duyên cho ý xúc bằng (những duyên như vậy) và cảnh duyên như vậy.
Như vậy, bậc thiện trí thức nên giải thích sáu xứ ngoại phần trợ cho ý xứ này theo nơi sanh.
Đây là lời giải thích chi tiết câu “Sáu xứ duyên xúc”.
6) Xúc duyên thọ
Tiếp theo đây là giải thích câu “xúc duyên thọ”.
Thọ nói theo môn có
Sáu như nhãn xúc sanh
Thọ ấy theo phân loại.
Đây là tám mươi chín.
Thật vậy, trong sự phân tích câu này, Ngài nói thọ có sáu theo môn như:
1 – Nhãn xúc sanh thọ
2 – Nhĩ xúc sanh thọ
3 – Tỷ xúc sanh thọ
4 – Thiệt xúc sanh thọ
5 – Thân xúc sanh thọ
6 – Ý xúc sanh thọ
Các thọ ấy đếm được tám mươi chín theo loại, tương ưng với tám mươi chín tâm.
Trong các thọ này đây
Lấy ba mươi hai thọ
Tương ưng tâm dị thục
Được Ngài thuyết như vậy.
Xúc trợ duyên năm thọ
Trong năm môn, tám cách,
Xúc ấy trợ cho duyên
Thọ còn lại một cách
Trợ ý môn cũng vậy.
Thật vậy, xúc như nhãn xúc v.v... trợ duyên cho năm thọ, có vật nhãn thanh triệt v.v... trong năm môn ấy bằng tám cách, do khả năng câu sanh duyên, hỗ tương duyên, y chỉ duyên, dị thục quả duyên, vật thực duyên, tương ưng duyên, hiện hữu duyên và bất ly duyên.
Xúc ấy, như nhãn xúc v.v... duyên thọ dị thục quả Dục giới còn lại diễn tiến do khả năng tiếp thâu, thẩm tấn, na cảnh riêng mỗi một môn bằng một cách là cận y duyên.
Lời nói trợ ý môn cũng vậy, được giải rằng: trong ý môn, xúc ấy tức là ý xúc câu sanh trợ duyên cho thọ dị thục quả Dục giới diễn tiến do khả năng na cảnh và trợ duyên cho thọ dị thục quả ba cõi diễn tiến do khả năng tái tục, hữu phần và tử, bằng tám cách như vậy.
Lại nữa, các thọ Dục giới này diễn tiến do khả năng na cảnh trong ý môn, ý xúc tương ưng với khai ý môn, trợ duyên cho các thọ Dục giới ấy bằng một cách là cận y duyên.
Đây là lời giải thích chi tiết trong câu “xúc duyên thọ”.
7) Thọ duyên ái
Tiếp theo đây là giải thích câu “thọ duyên ái”.
Ở đây, giải sáu ái
Do chia thành sắc ái
Mỗi loại có ba thứ
Theo trường hợp diễn tiến.
Thật vậy, trong câu này Ngài trình bày sáu ái phân tích do khả năng định danh theo cảnh, là sắc ái, thinh ái, khí ái, vị ái, xúc ái và pháp ái; như gọi người con theo khả năng định danh thuộc về cha là con triệu phú, con Bà la môn v.v…
Nhưng trong các ái ấy, mỗi một loại ái gọi được ba cách, như dục ái, hữu ái và phi hữu ái theo điều kiện diễn tiến.
- Rūpataṇhāyeva hi yadā cakkhussa āpāthamāgataṃ rūpārammaṇaṃ kāmassādavasena assādayamānā pavattati tadā kāmataṇhā nāma hoti: thật vậy, chính sắc ái ấy gọi là dục ái, khi diễn tiến thích thú cảnh sắc đến phạm vi mắt do khả năng thích thú dục.
- Yadā tadevārammaṇaṃ ‘dhuvaṃ assatan’ti pavattāya sassatadiṭṭhiyā saddhiṃ pavattati tadā bhavataṇhā nāma hoti: gọi là hữu ái khi diễn tiến với thường kiến, diễn tiến rằng chính cảnh ấy trường tồn.
- Sassatadiṭṭhisahagato hi rāgo bhavataṇhāti vuccati: vì tham câu hành với thường kiến gọi là hữu ái.
- Yadā pana tadevārammaṇaṃ ucchijjati vinassatīti pavattāya ucchedadiṭṭhiyā saddhiṃ pavattati tadā vibhavataṇhā nāma hoti: lại nữa, chính sắc ấy gọi là ly hữu ái, khi diễn tiến với đoạn kiến, do diễn tiến rằng chính cảnh ấy đã đoạn diệt.
- Ucchedadiṭṭhisahagoto hi rāgo vibhavataṇhāti vaccati: vì tham câu hành với đoạn kiến gọi là ly hữu ái.
Trong thinh ái v.v... cũng do phương pháp này, đó là mười tám ái.
Các ái ấy, trong sắc nội phần có mười tám ái, ngoại phần có mười tám ái, gom thành ba mươi sáu ái.
Ái dục có ba mươi sáu quá khứ, có ba mươi sáu vị lai và có ba mươi sáu hiện tại, tổng cộng là một trăm lẽ tám ái.
Một trăm lẽ tám ái ấy, nên hiểu biết là khi tóm tắt thành sáu ái do khả năng cảnh sắc v.v... hay thành ba ái do khả năng dục ái v.v... vì các chúng sanh này thỏa mãn con cái, như người nhủ mẫu với con của ta, thỏa mãn thọ phát sanh do khả năng cảnh sắc; chấp thọ là của ta như những người ngưỡng mộ những họa sĩ, nhạc công, người làm hương, người đầu bếp, thợ dệt, người nấu rượu, y sĩ... cung cấp các cảnh sắc riêng biệt; do đó, nên hiểu là tất cả các ái này có mặt vì duyên thọ.
Ở đây Ngài muốn lấy
Lạc thọ dị thục quả.
Do đó, lạc thọ này
Trợ cho ái một cách.
Lời nói một cách là trợ bằng cận y duyên. Lại nữa,
Người khổ mong muốn lạc
Người lạc muốn nhiều hơn
Nhưng vì xả yên lặng
Được thuyết như là lạc
Do đó, cả ba thọ
Làm trợ duyên cho ái.
Đại ẩn sĩ thuyết rằng
Do thọ duyên cho ái,
Vì thọ không trợ duyên
Ái ấy không có mặt
Cho vị Bà la môn
Thực hành xong phạm hạnh
Đã diệt trừ tùy miên.
Đây là lời giải thích hết câu “thọ duyên ái”.
8) Ái duyên thủ
Tiếp theo đây là giải thích câu “ái duyên thủ”:
Bậc trí nên giải thích
Rõ ràng bốn thủ ấy
Về phân tích ý nghĩa
Tóm tắt, chi tiết pháp
Và cả về thứ tự.
a) Phân tích ý nghĩa:
Tiếp theo sẽ giải thích câu kệ ấy. Ở đây, trước nhất, bốn thủ là dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã luận thủ. Bốn thủ ấy, phân tích ý nghĩa như vầy:
- Vatthusaṅkhataṃ kāmaṃ upādiyatīti kāmu-pādānaṃ: chấp cứng dục tức là vật dục gọi là dục thủ, lại nữa:
- Kāmo ca so upādānañcātipi kāmupādānaṃ: chính dục ấy là tự chấp cứng, vì vậy gọi là dục thủ.
- Upādānanti daḷhaggahaṇaṃ: gọi thủ là sự chấp cứng.
Thật vậy, từ Upa ở đây nghĩa là mạnh mẽ, như Upa trong chữ Upāyāso: quá buồn rầu, não phiền và Upakaṭṭho: rất gần, kế cận...
- Diṭṭhi ca sā upādānañcāti diṭṭhupādānaṃ: kiến thức ấy là sự chấp cứng, do đó gọi là kiến thủ.
Hay:
- Diṭṭhiṃ upādiyatīti diṭṭhupādānaṃ: chấp cứng kiến thức gọi là kiến thủ.
Kiến thức sau chấp cứng kiến thức trước trong câu: “tự ngã và thế gian là thường hằng”.
Lại nữa:
- Sīlabbataṃ upādiyatīti sīlabbatupādānaṃ: chấp cứng giới cấm và hạnh tu gọi là giới cấm thủ.
Lại nữa:
- Sīlabbatañca taṃ upādānañcātipi sīlabbatupādānaṃ: giới cấm thủ và hạnh tu ấy là tự chấp cứng, do đó gọi là giới cấm thủ.
Thật vậy, giới cấm thủ như thường xuyên của con bò và chính phận sự như cử chỉ của con bò ấy gọi là thủ, vì chấp cứng rằng (làm) như vậy là trong sạch.
- Vadanti etenāti vādo: lời bàn bạc gọi là luận..
- Upādiyanti etenāti upādānaṃ: chấp cứng với luận này, do đó luận này gọi là thủ.
Hỏi rằng: Kiṃvadanti upādiyanti vā: (các chúng sanh) bàn luận hay chấp cứng cái gì?
Đáp: Attānaṃ: về tự ngã.
- Attano vādupādānaṃ attavādupādānaṃ: luận chấp cứng về tự ngã gọi là ngã luận thủ.
Lại nữa:
- Attavādamattameva vā attāti upādiyanti etenāti attavādupādānaṃ: chấp cứng chỉ luận ngã là ta (với phiền não ấy), do đó gọi là ngã luận thủ.
Đây là trước nhất phân tích ý nghĩa các thủ ấy.
b) Tóm tắt và chi tiết pháp:
Lại nữa, tiếp theo đây là phân tích tóm tắt và chi tiết về pháp.
Trước nhất, nên hiểu là dục thủ, ái dục mạnh mẽ một cách tóm tắt là đến dục thủ. “Trong các thủ ấy, thế nào là dục thủ? Đối với các dục, pháp là dục dục, tham dục, hỷ dục, ái dục, tình dục, nhiệt não dục, say mê dục, tham luyến dục, đây gọi là dục thủ”[233]. Ái dục trước gọi là ái dục mạnh, ái dục sau thành vật mạnh vì cận y duyên; nhưng vài nhóm giáo thọ sư nói rằng: sự tham muốn cảnh chưa đến gọi là ái, như kẻ trộm đưa tay ra nơi tối tăm, sự chấp cứng cảnh đã đến gọi là thủ, như chính kẻ trộm ấy lấy đồ vật. Các pháp này là đối nghịch với thiểu dục, tri túc; như vậy, căn nguyên khổ sanh từ tầm cầu và nắm giữ.
Lại nữa, ba thủ còn lại một cách tóm tắt chỉ là tà kiến; nhưng khi nói chi tiết, sự mạnh mẽ của ái dục chia thành một trăm lẽ tám loại như đã trình bày trong sắc đoạn trước v.v… gọi là dục thủ. Tà kiến có mười loại gọi là kiến thủ, như được Ngài thuyết rằng: “Trong các thủ ấy, thế nào gọi là kiến thủ? Cho là bố thí không có quả báu, cúng dường không có quả báu… như trên… sau khi chứng rồi tuyên thuyết tri kiến nào như vậy… như trên… nghịch chấp; đây gọi là kiến thủ”[234].
Lại nữa, sự dính mắc giới cấm và hạnh tu là trong sạch, gọi là giới cấm thủ, như được Ngài thuyết rằng: “Trong các thủ ấy, thế nào là giới cấm thủ? Cho rằng thanh tịnh nhờ hạnh giới, thanh tịnh nhờ hạnh tu, thanh tịnh nhờ hạnh giới cấm; tri kiến nào như vậy… như trên… nghịch chấp, đây gọi là giới cấm thủ”.[235]
Thân kiến có hai mươi điều gọi là ngã luận thủ, như được Ngài thuyết: Trong các thủ ấy, thế nào là ngã luận thủ? Trong thế gian này, kẻ vô văn phàm phu… như trên… không được huấn luyện trong các pháp của bậc chân nhân, quán thấy sắc là của ta… như trên… nghịch chấp, đây gọi là ngã luận thủ”[236].
Đây là gom lại chi tiết các pháp trong trường hợp này.
c) Thứ tự:
Tiếp theo đây là phân tích câu mẫu đề “về thứ tự”.
Thứ tự có 3 loại là thứ tự phát sanh, thứ tự diệt trừ và thứ tự thuyết giảng.
Trong các thứ tự ấy, vì không có phát sanh đầu tiên của thủ trong vô thỉ luân hồi, cho nên Ngài không thuyết thứ tự phát sanh do trực chỉ các phiền não.
Lại nữa, khi nói rằng nhiều pháp môn, sự thiên chấp thường hằng, đoạn diệt v.v... như chấp rằng tự ngã dẫn đầu trong một cõi, từ đó là giới cấm thủ diễn tiến cho trong sạch tự ngã, đối với người chấp rằng bản ngả này là thường hằng; dục thủ diễn tiến đối với người không nhìn thấy thế gian khác chấp thủ là đoạn diệt; theo phương pháp này, trước nhất là ngã luận thủ, tiếp theo đó là kiến thủ, giới cấm thủ và dục thủ; đây là thứ tự phát sanh trong một cõi của các thủ này.
Trong các thủ này, kiến thủ v.v... được đoạn trừ trước nhất, vì là phiền não phải do Tu-đà-huờn đạo sát trừ, dục thủ được đoạn trừ sau cùng, vì là phiền não phải do A-la-hán đạo sát trừ; đây là thứ tự đoạn trừ các thủ này.
Lại nữa, trong các thủ này, dục thủ được thuyết trước, vì có nhiều cảnh hiện rõ ràng; bởi do dục thủ ấy được thuyết có nhiều cảnh vì liên hệ với tám tâm, còn ngoài ra được thuyết có ít cảnh xuất hiện, vì liên hệ với bốn tâm; dục thủ gọi là xuất hiện đối với chúng sanh nhiều đam mê hỷ lạc; còn ngoài ra đó không xuất hiện người chấp cứng, nhiều dục do chấp thủ tranh luận kiết tường... để đạt đến các dục, thường kiến không có; do đó, thuyết kiến thủ tiếp theo dục thủ ấy...; kiến thủ này phân tích có hai loại do khả năng giới cấm thủ và ngã luận thủ, trong hai loại ấy, giới cấm thủ là thô, vì người chỉ nhìn thấy hạnh con bò hay hạnh con chó cũng biết được; do đó, giới cấm thủ được thuyết trước, ngã luận thủ thuyết sau, vì thực tính tế; đây là thứ tự thuyết giảng của các thủ ấy.
d) Trợ duyên:
Ở đây, ái duyên cho
Thủ trước bằng một cách
Hỗ trợ ba thủ còn lại
Bằng bảy hoặc tám cách.
Giải rằng: bốn loại thủ này đã được trình bày như vầy: dục ái trợ cho thủ đầu tiên bằng một cách do khả năng cận y duyên, vì phát sanh trong các cảnh mà ái tầm cầu hỷ lạc.
Lại nữa, ái này trợ cho ba thủ còn lại bằng bảy cách do khả năng là câu sanh duyên, hỗ tương duyên, y chỉ duyên, tương ưng duyên, hiện hữu duyên, bất ly duyên và nhân duyên; hay trợ duyên bằng tám cách gồm có cận y duyên; khi nào ái ấy làm duyên do khả năng cận y duyên thì khi ấy không có câu sanh duyên.
Đây là giải thích câu “ái duyên thủ”.
9) Thủ duyên hữu
Tiếp theo đây là lời giải thích câu “Thủ duyên hữu”.
Nên hiểu cách phân giải
Về ý nghĩa, chi pháp
Hữu ích, phân loại nhiếp
Thủ nào, duyên hữu nào.
a) Phân tích ý nghĩa:
Trong các câu mẫu đề ấy, có phân tích như tiếp theo đây:
- Bhavatīti bhavo: khiến cho có gọi là hữu.
Hữu ấy có hai loại là nghiệp hữu và sanh hữu, như được Ngải thuyết rằng: “hữu phân theo hai loại là có nghiệp hữu, có sanh hữu”[237].
Trong hai hữu ấy:
- Kammameva bhavo kammabhavo: hữu như nghiệp là nghiệp hữu, cũng vậy:
- Upapattiyeva upapattibhavo: hữu như sự phát sanh là sanh hữu.
Trong hai loại này, nên biết là hữu vì khiến cho phát sanh nghiệp, nên hiểu là hữu, do lời chế định quả, như nguyên nhân của hữu; như được thuyết rằng: “Hạnh phúc thay chư Phật giáng sinh”[238], vì là nguyên nhân sự hạnh phúc.
Như vậy, trước tiên nên hiểu về phân giải ý nghĩa trong trường hợp này.
b) Chi pháp:
Lại nữa, về chi pháp có phân tích rằng: một cách tóm tắt, tư (cetanā) và các pháp như tham v.v... tương ưng với tư gọi là nghiệp hữu, như đã được thuyết: “trong các loại hữu ấy, thế nào là nghiệp hữu? Phúc hành, phi phúc hành và bất động hành trong tiểu địa giới, hai đại địa giới, đây gọi là nghiệp hữu”. Tất cả nghiệp dẫn đền tái sanh cũng gọi là nghiệp hữu[239].
Trong các câu này, gọi phúc hành tức là mười ba tư, phi phúc hành tức là mười hai tư; bất động hành tức là bốn tư; theo phương pháp này, Ngài thuyết đối với tư ấy có dị thục quả ít hay nhiều do lời: Parittabhūmako vā mahābhūmako vāti: tiểu địa giới (cõi Dục giới), hay đại địa giới (cõi Sắc và Vô sắc giới-đáo đại giới)[240].
Lại nữa, tham v.v... tương ưng với tư, như được nói là tất cả nghiệp dẫn đến hữu (các cõi tái sanh), sanh hữu nói một cách tóm tắt là uẩn sanh từ nghiệp do phân thành chín loại, như được Ngài thuyết rằng: “trong các loại hữu ấy, thế nào là sanh hữu? Dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu, tưởng hữu, vô tưởng hữu, Phi tưởng phi phi tưởng hữu, nhất uẩn hữu, tứ uẩn hữu, ngũ uẩn hữu, đây gọi là sanh hữu”[241].
Trong các hữu ấy, hữu là dục gọi là dục hữu, trong sắc hữu và vô sắc hữu cũng có phương pháp này.
Hữu của chúng sanh có tưởng hay tưởng có trong hữu này, do đó gọi là tưởng hữu[242]; gọi vô tưởng hữu[243] theo phương pháp trái lại (tưởng hữu).
Phi phi tưởng có trong hữu này, vì không có tưởng thô mà chỉ có tưởng tế, do đó gọi là phi tưởng phi phi tưởng hữu.
Hữu hợp với một sắc uẩn gọi là nhất uẩn hữu, hữu trong tứ uẩn và ngũ uẩn cũng có phương pháp này.
Trong các hữu ấy, dục thủ là năm uẩn có được do nghiệp chấp thủ, sắc hữu cũng vậy. Vô sắc hữu là bốn thủ uẩn. Tưởng hữu là bốn và năm thủ uẩn. Vô tưởng hữu là một uẩn có được do nghiệp chấp thủ. Phi tưởng phi phi tưởng hữu là bốn thủ uẩn. Nhất uẩn hữu v.v... là có được một uẩn, bốn uẩn, năm uẩn do nghiệp chấp thủ.
Như vậy, trước nhất nên hiểu về phân tích chi pháp trong trường hợp này.
c) Hữu ích:
Tiếp theo đây là giải câu mẫu đề “Hữu ích”.
Chính phúc hành ấy v.v... đã được nói trong hành xiển minh như thế nào, hữu xiển minh cũng như thế ấy. Ba hành đã được trình bày vì duyên cho tái tục trong trường hợp này do khả năng nghiệp quá khứ. Lời nói cũng do ba nghiệp này trợ duyên cho tái tục vị lai do khả năng nghiệp hiện tại; đó là lời nói có hữu ích.
Lại nữa, tư thời quá khứ gọi là hành, bởi phương pháp: “Trong các hành ấy, thế nào là phúc hành? Tư thiện dục giới… gọi là phúc hành”[244], nhưng ở đây, pháp tương ưng với tư gọi là hành, vì có Pāḷi: “Tất cả nghiệp dẫn đến hữu”[245]. Trong trường hợp đầu tiên chỉ có nghiệp làm duyên cho thức gọi là hành, nhưng ở đây nghiệp phát sanh trong vô tưởng hữu, cũng gọi là hành.
Nhưng tại sao có nhiều tư? Các pháp thiện, bất thiện như phúc hành ấy v.v… được Ngài thuyết trong trường hợp vô minh duyên hành; nhưng ở đây là thủ duyên hữu, vì thâu nhiếp sanh hữu vào các pháp thiện, bất thiện và vô ký; do đó, lời nói này là “hữu ích”, trong mọi trường hợp như vậy nên hiểu cách phân giải về “hữu ích” trong trường hợp này.
d) Phân loại và nhiếp:
Lời nói về “Phân loại và nhiếp”, tức là phân loại và thâu nhiếp hữu do thủ làm duyên.
Thật vậy, nghiệp được tạo tác do dục thủ làm duyên sanh ra dục hữu, đó là nghiệp hữu; các uẩn phát sanh từ nghiệp ấy gọi là sanh hữu; trong sắc hữu và vô sắc hữu cũng có phương pháp này.
Như vậy có sáu hữu được bao gồm do dục thủ làm duyên, (trong đó) tưởng hữu và ngũ uẩn hữu bao gồm trong hai dục hữu ấy; còn có tưởng hữu, vô tưởng hữu, nhất uẩn hữu, ngũ uẩn hữu bao gồm trong hai vô sắc hữu; còn tưởng hữu, phi tưởng phi phi tưởng hữu và tứ uẩn hữu bao gồm trong hai vô sắc hữu.
Do dục thủ làm duyên cho bao gồm sáu hữu có mặt như thế nào thì các thủ còn lại cũng giống như thế; như vậy, là về phân loại bao gồm trong hai mươi bốn hữu có mặt do duyên thủ.
Lại nữa, khi nói “về nhiếp”, vì gom thâu nghiệp hữu và sanh hữu vào với nhau bao gồm trong một dục hữu có mặt do duyên dục thủ; sắc hữu, vô sắc hữu cũng như vậy; ba hữu có mặt do thủ còn lại làm duyên cũng tương tự như thế; như vậy là thâu nhiếp bao gồm trong mười hai hữu có mặt do duyên thủ.
Lại nữa khi nói không khác nhau, do thủ làm duyên, nghiệp dẫn đến dục hữu gọi là nghiệp hữu; các uẩn phát sanh từ nghiệp ấy gọi là sanh hữu; trong sắc hữu và vô sắc hữu cũng có phương pháp này; như vậy là thâu nhiếp sáu hữu theo pháp môn khác bao gồm trong hai dục hữu, hai sắc hữu và hai vô sắc hữu có mặt do duyên thủ.
Lại nữa, hữu có ba loại do khả năng dục hữu v.v... bao gồm không phân tích theo nghiệp hữu và sanh hữu;
Hữu chỉ có hai do khả năng nghiệp hữu và sanh hữu vì không phân tích theo dục hữu v.v…
Hữu chỉ có một loại do khả năng hữu là hữu do thủ duyên vì không phân tích theo nghiệp hữu và sanh hữu.
Như vậy, nên hiểu về cách “Phân loại” và “Nhiếp” do thủ duyên hữu.
e) Trợ duyên:
Trường hợp câu nói “thủ nào duyên hữu nào”, nghĩa là ở đây nên biết cách phân giải trường hợp “Thủ nào trợ duyên hữu nào”?
Nơi đây có lời hỏi rằng: cái gì làm duyên cho cái gì?
Đáp rằng: Vài loại thủ làm duyên cho vài loại hữu, vì phàm nhân giống như một người điên không suy xét phải trái.
Giải rằng: Vị ấy không quán xét rằng: điều này đúng, điều này sai, mong muốn bất luận một hữu nào do khả năng bất luận một thủ nào và tạo bất luận một nghiệp nào: do đó, không nên chấp nhận lời mà một số giáo thọ sư nói rằng: sắc hữu và vô sắc hữu không có mặt do duyên giới cấm thủ; điều nên chấp nhận là mọi hữu có mặt vì tất cả thủ.
Một số người trong thế gian này do theo tin đồn, hay do tà kiến mà suy tư rằng: các dục này thành tựu trong đại phú gia Sát-đế-lỵ v.v... thuộc cõi nhân loại và thành tựu trong sáu cõi chư Thiên Dục giới, vì do nghe phi chánh pháp, khiến cho tư duy sai lầm rằng: dục (lạc) thành tựu do nghiệp này, rồi tạo thân ác hạnh v.v... do khả năng dục thủ để đạt đến các dục ấy. Người ấy đọa vào khổ cảnh vì đầy đủ ác hạnh. Khi mong muốn mà tự mình thấy, khi bảo vệ mà đã được rồi tạo thân ác hạnh... do khả năng dục thủ. Người ấy đọa vào khổ cảnh, vì đầy đủ ác hạnh. Nghiệp trở thành nguyên nhân khiến cho tái sanh của thủ ấy gọi là nghiệp hữu, uẩn phát sanh do nghiệp ấy gọi là sanh hữu; nhưng tưởng hữu, ngũ uẩn hữu là cũng được bao gồm trong nghiệp hữu và sanh hữu ấy.
Lại nữa, một người khác có trí hiểu biết tiến hóa do nguyên nhân nghe chánh pháp, suy sư rằng: dục lạc thành tựu do nghiệp này, rồi tạo thân thiện hạnh... do khả năng dục thủ, người sanh ấy trong chư Thiên hay nhân loại vì đầy đủ thiện hạnh. Trong điều ấy, nghiệp trở thành nguyên nhân tái sanh của người ấy gọi là nghiệp hữu; các uẩn phát sanh do nghiệp ấy gọi là sanh hữu, tưởng hữu và ngũ uẩn hữu là bao gồm trong nghiệp hữu và sanh hữu ấy; như vậy, dục thủ duyên cho dục hữu cùng với phân loại và bao gồm.
Một số người khác được nghe hay suy tư rằng: dục trong sắc hữu và vô sắc hữu thành tựu tốt đẹp hơn dục hữu ấy, (nên) khiến phát sanh thiền chứng hữu sắc và thiền chứng vô sắc do khả năng dục thủ như vậy, được tái sanh vào Phạm thiên hữu sắc hay Phạm thiên vô sắc giới vì năng lực thiền chứng. Trong điều đó, nghiệp trở thành nguyên nhân tái sanh của người ấy gọi là nghiệp hữu, các uẩn phát sanh do nghiệp ấy gọi là sanh hữu; tưởng hữu, vô tưởng hữu, phi tưởng phi phi tưởng hữu, nhất uẩn hữu, tứ uẩn hữu, ngũ uẩn hữu là cũng được bao gồm trong nghiệp hữu và sanh hữu ấy; như vậy, dục hữu duyên cho sắc hữu và vô sắc hữu cùng với phân loại và bao gồm.
Một người khác nương vào đoạn kiến do thấy rằng: cái gọi là bản ngã này khi đã đoạn diệt thì tiêu diệt hoàn toàn trong hữu thành tựu Dục giới, hay bất luận sắc hữu hay vô sắc hữu nào, người này tạo nghiệp khiến dẫn đến đoạn kiến ấy, nghiệp đó của người ấy gọi là nghiệp hữu, các uẩn phát sanh do nghiệp ấy, gọi là sanh hữu; tưởng hữu v.v... là cũng được bao gồm trong nghiệp hữu và sanh hữu ấy; như vậy, kiến thủ trợ duyên cho cả ba loại hữu là dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu cùng với phân loại và bao gồm.
Một số người khác nương vào ngã luận thủ, nghĩ rằng: tự ngã này có được phúc lạc, không có nóng nảy trong bất luận hữu thành tựu dục giới, sắc hữu hay vô sắc hữu rồi (người này) tạo nghiệp dẫn đến hữu ấy, nghiệp đó của người ấy gọi là nghiệp hữu, các uẩn phát sanh do nghiệp ấy gọi là sanh hữu, tưởng hữu v.v... là bao gồm trong nghiệp hữu và sanh hữu; như vậy, là ngã luận thủ trợ duyên cho ba hữu cùng với phân loại và bao gồm.
Một người khác do khả năng chấp cứng giới cấm thủ nghĩ rằng: giới cấm và hạnh tu này dẫn đến phúc lạc đầy đủ cho chúng sanh, đầy đủ thành tựu hữu dục giới, hay sắc hữu hoặc vô sắc giới khác, rồi (người này) tạo ác nghiệp khiến cho dẫn đến hữu ấy; nghiệp đó của người ấy gọi là nghiệp hữu, uẩn phát sanh do nghiệp ấy gọi là sanh hữu; tưởng hữu v.v... là cũng được bao gồm trong sanh hữu ấy; như vậy, là giới cấm thủ trợ duyên cho ba hữu cùng với phân loại và bao gồm.
Như vậy, bậc thiện trí thức nên biết cách phân giải của thủ làm duyên cho hữu trong trường hợp này.
Nếu hỏi rằng: Ở đây, hữu nào làm duyên gì cho hữu nào?
Bậc thiện trí nên biết,
Thủ trợ cận y duyên,
Cho sắc, vô sắc hữu
Câu sanh cho dục hữu.
Giải rằng: thật vậy, thủ này được chia làm bốn thủ trợ duyên cho sắc hữu, vô sắc hữu, (thủ này) trợ cho nghiệp thiện trong nghiệp hữu liên quan dục hữu và trợ cho sanh hữu ấy bằng một cách cận y duyên.
Lại nữa, thủ ấy trợ duyên cho nghiệp hữu thiện tương ưng trong dục hữu bằng câu sanh duyên v.v... do chia thành câu sanh duyên, hỗ tương duyên, y chỉ duyên, tương ưng duyên, hiện hữu duyên và bất ly duyên; nhưng đối với chỉ có bất tương ưng trợ bằng cận y duyên.
Đây là lời giải thích chi tiết câu “Thủ duyên hữu”.
10) Hữu duyên sanh
Tiếp theo đây là giải thích câu “Hữu duyên sanh”:
Sự phân giải sanh v.v... nên biết theo phương pháp đã trình bày trong Đế xiển minh.
Câu nói: hữu trong trường hợp này lấy riêng nghiệp hữu, vì nghiệp hữu ấy trợ duyên cho sanh; sanh hữu không thể trợ duyên cho sanh; chính nghiệp hữu ấy trợ duyên bằng hai cách do khả năng nghiệp duyên và cận y duyên.
Trong điều đó nếu có lời hỏi rằng: Ở đây, làm thế nào biết được hữu duyên sanh?
Đáp rằng: biết được vì duyên bên ngoài bằng nhau do trình bày khác nhau như liệt và ưu... . Thật vậy, khi duyên bên ngoài như người cha khiến cho sanh, mẹ sản, tinh dịch và máu cùng với vật thực bằng nhau v.v...; nhưng sự khác nhau như liệt và ưu… v.v thì vẫn xuất hiện đối với chúng hữu tình sanh đôi. Sự khác nhau ấy không phải vô nhân cớ, vì không phải có luôn luôn đối với tất cả chúng sanh. Không có nguyên nhân khác do nghiệp hữu, vì không có lý do khác thuộc bên trong cơ tánh của chúng sanh sanh từ nghiệp hữu ấy; như thế, chắc chắn nguyên nhân là nghiệp hữu ấy. Thật vậy, nghiệp của các chúng sanh là nguyên nhân khác nhau như liệt và ưu… do đó, đức Thế tôn thuyết rằng: “Nghiệp phân hạng chúng sanh, nghĩa là có liệt và ưu[246]. Vì thế, điều này nên biết là hữu trợ duyên cho sanh.
Lại nữa, khi sanh không có mặt thì lão-tử hay các pháp như sầu v.v... cũng không có mặt, nhưng khi sanh có mặt thì lão-tử hay các pháp như sầu v.v... cũng có mặt. Những điều liên quan đến lão-tử của người ngu tiếp xúc pháp khổ tức là lão-tử; hay không liên quan đến lão-tử của chúng sanh đã tiếp xúc pháp khổ này hay pháp khổ kia; do đó, nên biết sanh này trợ duyên cho lão-tử và sầu v.v..., là sanh ấy trợ duyên bằng một cách do khả năng cận y duyên.
Đây là lời giải thích chi tiết “Hữu duyên sanh”.
a – Vô minh thành tựu vì sầu
Lại nữa, trong phần Y tương sinh này, sầu v.v... được Ngài thuyết đoạn cuối, do vô minh đã được Ngài thuyết ở đoạn đầu của bánh xe luân hồi, như “do vô minh duyên hành”.
Vô minh thành tựu sầu
Bánh xe luân hồi này
Không biết rõ khởi đầu,
Không người tạo, người thọ,
Rỗng không mười hai cách.
Nên biết diễn tiến luôn.
Ở đây, nếu có lời hỏi rằng:
- Tại sao vô minh thành tựu vì sầu...?
- Tại sao bánh xe luân hồi này không thể biết rõ khởi đầu?
- Tại sao bánh xe luân hồi này không có người tạo và người thọ?
- Tại sao bánh xe luân hồi này gọi là rỗng không, vì rỗng không mười hai cách?
Trong các câu hỏi ấy, đáp rằng: sầu, ưu, não không xa lìa vô minh, còn bi có thường xuyên đối với người ngu; do đó, khi các pháp như sầu v.v... thành tựu thì chắc chắn là được thành tựu do vô minh.
Lại nữa, Ngài thuyết rằng: “do lậu hoặc tập khởi, vô minh tập khởi”[247]. Thật vậy, các pháp như sầu có mặt vì lậu hoặc tập khởi. Tại sao? Khi xa lìa vật dục trước nhất sầu có mặt vì dục lậu tập khởi, như được Ngài thuyết:
“Nếu chúng sanh khởi dục.
Các dục ấy tiêu hoại,
Chúng sanh này nóng nảy
Như bị mũi tên đâm”[248].
Và như Ngài thuyết rằng: “vì dục phát sanh sầu”[249]; lại nữa, tất cả pháp như sầu ấy v.v... có mặt là do kiến lậu tập khởi, như được Ngài thuyết rằng: “khi vị ấy chấp định kiến rằng: ta là sắc, sắc là của ta; sầu, bi, khổ, ưu, não phát sanh vì sắc biến đổi”[250]. Các pháp này do kiến lậu tập khởi như thế nào thì hữu lậu tập khởi cũng như thế ấy, như được Ngài thuyết rằng:
“Chư Thiên nào trường thọ, dung sắc xinh đẹp, nhiều phúc lạc, sống suốt một thời gian lâu dài trong thiên cung to lớn. Chư Thiên ấy khi được nghe bài thuyết pháp của Đức Như Lai cũng đều sợ hãi, khiếp đảm, động tâm”[251].
Các pháp như sầu v.v... vì hữu lậu tập khởi như thế nào thì vô minh lậu tập khởi cũng như thế ấy; như sầu v.v... phát sanh đối với chư Thiên khiếp đảm sợ chết, vì thấy năm hiện tượng báo trước, như được Ngài thuyết rằng: “Này chư tỷ-kheo! Chính kẻ ngu này cảm thọ ba loại khổ ưu ngay trong kiếp hiện tại”[252].
Vì các pháp như sầu v.v... có mặt do lậu hoặc tập khởi như vừa giải thích, do đó, các pháp này như sầu thành tựu, khiến cho lậu hoặc, nguyên nhân của vô minh cũng chắc chắn thành tựu, vì khi nhân có mặt, quả cũng phải có mặt; như vậy, nên hiểu rằng: vô minh thành tựu do sầu v.v... trong trường hợp này.
b – Không biết rõ đoạn đầu bánh xe luân hồi
Lại nữa, khi vô minh đã thành tựu, vì nhân có mặt, quả cũng có mặt như đã được giải thích, không có cuối cùng liên tiếp nhân quả như vầy: vô minh duyên hành, hành duyên thức...; do đó, cuối cùng thành tựu bánh xe luân hồi, không thể biết rõ mười hai chi diễn tiến, do khả năng liên quan nhân quả.
Nếu có lời hỏi rằng: sự kiện như vậy, lời nói đoạn đầu vô minh duyên hành này là sai (phải chăng)?
Điều này không phải nói là đoạn đầu, đó là lời nói chủ yếu riêng biệt. Thật vậy, vô minh là chủ yếu của ba luân, vì còn lại phiền não luân và nghiệp luân cột trói người ngu, như thân con rắn còn lại quấn lấy cánh tay, vì nắm đầu con rắn. Khi đã chặt đứt vô minh là đã thoát khỏi các hành ấy, như khi chặt đứt đầu con rắn là cánh tay khỏi rắn quấn, như được Ngài thuyết rằng: “Vì đoạn diệt ly tham không còn dư sót vô minh, nên hành diệt[253].
Theo phương pháp này, khi người chấp thủ pháp cột trói là khi pháp ấy có mặt, và khi từ bỏ pháp nào là có giải thoát pháp ấy. Lời nói là vô minh duyên hành, đây là nói đến chủ yếu ấy, không chỉ nói đến đoạn đầu; như vậy, bậc thiện trí thức nên hiểu về bánh xe luân hồi này, không thể biết rõ được đoạn đầu.
c – Bánh xe luân hồi không có bậc sáng tạo
Sự diễn tiến của các hành v.v... là do vô minh v.v..., vì thế, chính bánh xe luân hồi này không có (trừ ra) Phạm Thiên v.v... sáng tạo luân hồi mà dân gian đã chế định như: “Phạm thiên, Đại Phạm thiên, Đấng tối cao, Bậc sáng tạo”; hay không có tự ngã thọ lạc, khổ mà nhân gian chế định như: “chính ngã này của ta nói, cảm thọ”[254]; như vậy, nên hiểu bánh xe luân hồi không có người tạo và người thọ.
d – Bánh xe luân hồi rỗng không
Lại nữa, trong các pháp này, vô minh rỗng không trường tồn, vì đặc tánh sanh diệt; rỗng không tốt đẹp vì cảnh phiền toái, cảnh phiền não; rỗng không an lạc vì bị sanh diệt áp bức; rỗng không tự ngã vì không diễn tiến theo quyền lực, vì diễn tiến liên quan trợ duyên, các chi như hành v.v... cũng giống như vậy.
Lại nữa, vô minh không phải ta, không là của ta, không có trong ta, không có ngã sở; các chi phần như hành... cũng giống như vậy; do đó, nên hiểu rằng bánh xe luân hồi rỗng không, vì rỗng không mười hai cách.
Lại nữa, khi hiểu vậy,
Bánh xe luân hồi ấy
Có gốc vô minh, ái
Ba thời như quá khứ...
Các chi trong thời ấy,
Hai, tám, hai hành tướng.
e – Hai gốc bánh xe luân hồi
Lại nữa, hai pháp vô minh và khát ái, nên hiểu là gốc bánh xe luân hồi này; bởi bánh xe luân hồi này xuất nguyên từ quá khứ có hai gốc: gốc vô minh với thọ là ngọn vì dẫn đến điểm đầu; tiếp tục ở vị lai thì gốc khát ái có lão-tử là ngọn vì liên kết với điểm cuối.
Trong hai gốc ấy, gốc đầu Ngài thuyết do khả năng tánh kiến, gốc sau Ngài thuyết do khả năng tánh ái; vì đối với người tánh kiến thì gốc vô minh dẫn đến luân hồi, còn đối với người tánh ái thì gốc khát ái dẫn đến luân hồi.
Lại nữa, trong bánh xe luân hồi gốc đầu tiên được Ngài thuyết để nhổ lên tánh đoạn kiến, vì trình bày không mất nguyên nhân khiến cho phát sanh quả, gốc thứ nhì được Ngài thuyết để nhổ lên tánh thường kiến, vì trình bày lão-tử của các chúng sanh phát sanh.
Lại nữa, bánh xe luân hồi, gốc đầu được Ngài thuyết do khả năng chúng sanh thai sanh, vì trình bày diễn tiến theo thứ tự; gốc cuối được Ngài thuyết do khả năng chúng sanh hóa sanh, vì trình bày đồng phát sanh.
f – Ba thời bánh xe luân hồi
Lại nữa, bánh xe luân hồi có ba thời là quá khứ, hiện tại và vị lai. Trong các thời ấy, theo Pāḷi: các thời do khả năng hành tướng thì hai chi vô minh và hành nên biết là thời quá khứ; tám chi trước tiên là thức cho đến hữu cuối cùng là thời hiện tại; hai chi sanh và lão-tử là thời vị lai.
Lại nữa, nên hiểu rằng:
Bánh xe luân hồi này
Nối nhân-quả, quả-nhân
Và nhân quả, bốn nhiếp,
Hai mươi căn hành tướng,
Ba luân quay không ngừng.
g – Điểm nối bánh xe luân hồi
Trong ba móc nối ấy:
- Một nối giữa hành và thức tái tục gọi là nối nhân với quả.
- Một nối giữa thọ và ái gọi là nối quả với nhân.
- Và một nối giữa hữu và sanh gọi là nối nhân với quả.
Như vậy, bậc thiện trí thức nên hiểu cách giải thích bánh xe luân hồi này có ba móc nối là nhân nối quả, quả nối nhân và nhân nối quả.
h – Bốn nhiếp bánh xe luân hồi
Lại nữa, bánh xe luân hồi này có bốn nhiếp xác định đầu và cuối của các móc nối, tức là vô minh và hành là nhiếp nhóm thứ nhất; thức, danh sắc, sáu xứ, xúc, thọ là nhiếp nhóm thứ hai; ái, thủ, hữu là nhiếp nhóm thứ ba; và sanh, lão, tử là nhiếp nhóm thứ tư.
Bậc thiện trí thức nên hiểu cách giải thích bánh xe luân hồi này có bốn nhiếp.
i – Hai mươi hành tướng bánh xe luân hồi
Năm nhân thời quá khứ.
Năm quả trong hiện tại.
Hiện tại có năm nhân.
Vị lai có năm quả.
Bậc thiện trí thức nên hiểu bánh xe luân hồi có hai mươi cây căm hành tướng, do cây căm tức là hai mươi hành tướng này.
Trong các câu ấy, lời nói “năm nhân thời quá khứ” được giải thích rằng: các nhân này được Ngài thuyết có hai: trước nhất là vô minh và hành; nhưng vì người ngu khát vọng, khi đã khát vọng rồi chấp thủ, vì chấp thủ của người ấy trợ duyên hữu, bởi thế, Ngài thâu nhiếp ái, thủ, hữu vào chung vô minh; do vậy Trưởng lão Sāriputta thuyết rằng: “trong hữu quá khứ có si mê tức vô minh, tích trữ là hành, khát vọng là ái, chấp cứng là thủ, tư (cetanā) là hữu; năm pháp này trong nghiệp hữu quá khứ trợ duyên cho tái tục trong nghiệp hữu này”.[255] Trong các câu ấy, lời nói: trong nghiệp hữu quá khứ là trong nghiệp hữu cũ; nghĩa là trong nghiệp hữu do ta đã tạo trong kiếp quá khứ; gọi si mê là vô minh; tức là si mê về khổ đế v.v… lúc nào đó, người ngu do si mê tạo nghiệp, đó là vô minh; gọi tích trữ là hành, tức là tư trước của người tạo nghiệp ấy, như tư trước đã phát sanh đối với người suy tư rằng: ta sẽ bố thí”, rồi chuẩn bị vật thí trước một tháng, một năm v.v… là tư của người khiến cho vật cúng dường đặt trên tay người thọ thí gọi là hữu.
Lại nữa, tư trong sáu đổng lực có một hướng tâm gọi là hành tích trữ, tư thứ bảy gọi là hữu; hay bất luận tư nào cũng gọi là hữu; pháp tương ưng (tư) gọi hành là tích trữ;
Gọi khát vọng là ái dục, tức là khao khát, ham muốn nào trong quả sanh hữu của người ấy đang tạo nghiệp, sự khao khát là ham muốn, đó là ái;
Gọi thủ là chấp cứng, tức là chấp lấy, khinh thị nào làm duyên cho nghiệp hữu diễn tiến bằng phương pháp như: khi đã tạo nghiệp này ta sẽ thọ hưởng dục, sẽ tiêu diệt nơi kia; đây gọi là thủ;
Gọi tư là hữu, tư đã được trình bày trong phần cuối của tích trữ gọi là hữu.
Bậc thiện trí thức nên biết ý nghĩa trình bày như vậy.
Lời nói về “năm quả trong hiện tại”, nghĩa là thức trước, thọ sau cùng, căn cứ vào Pāḷi như được Ngài thuyết rằng: “Trong hữu này đây có ái dục là thức, sự xuất hiện là danh sắc, thanh triệt là xứ, đụng chạm là xúc, hưởng (cảnh) là thọ, đây là năm pháp trong sanh hữu hiện tại này có được trợ duyên do nghiệp quá khứ tạo”[256].
Trong các câu ấy, câu nói rằng:
- Tái tục là thức, nghĩa là đặc tánh nào mà Ngài gọi là tái tục, vì sanh do khả năng nối tiếp hữu khác, đặc tánh ấy gọi là thức.
- Lời nói rằng: sự xuất hiện là danh sắc, nghĩa là trở thành sắc pháp và vô sắc pháp trong thai tạng, như đã đến, đi vào, đây gọi là danh sắc.
- Lời nói: thanh triệt là xứ, ở đây Ngài thuyết do khả năng năm xứ như nhãn xứ v.v... .
- Lời nói: đụng chạm là xúc, nghĩa là thực tính nào phát sanh đụng chạm, vì đụng chạm cảnh, thực tính này gọi là xúc.
- Lời nói: hưởng (cảnh) là thọ, nghĩa là hưởng cảnh dị thục quả nào phát sanh cùng với thức tái tục, hay cùng với thức do sáu xứ trợ duyên, đây gọi là thọ. Bậc thiện trí thức nên hiểu ý nghĩa như vậy.
Ái v.v... gọi là “năm nhân trong hiện tại”, nghĩa là: ái, thủ, hữu đã đề cập trong Pāḷi; nhưng khi hữu đã chấp nhận thì hành ở phần trước của hữu, hay tương ưng với hữu ấy cũng được chấp nhận; vì chấp nhận ái, thủ là chấp nhận vô minh tương ưng với ái, thủ ấy, là nguyên nhân khiến cho kẻ ngu tạo nghiệp, theo phương pháp này là có năm pháp; do đó, Trưởng lão Sāriputta thuyết rằng: “Năm pháp này, si mê là vô minh, tích trữ là hành, khát vọng là ái, chấp cứng là thủ, tư là hữu trợ duyên cho tái tục vị lai, vì thuần thục của các xứ trong nghiệp hữu này”[257].
Trong câu nói này, lời nói: vì thuần thục của các xứ trong nghiệp hữu này, Ngài trình bày si mê trong khi chúng sanh có xứ thuần thục tạo nghiệp; lời nói còn lại ý nghĩa đã giải thích rõ ràng.
Lời nói: “vị lai có năm quả”, tức năm quả là thức v.v... đã được Ngài trình bày với từ sanh; vì lão, tử là sự già và chết của năm quả ấy như thức...; do đó, Trưởng lão Sāriputta thuyết rằng: “trong vị lai năm pháp này: tái tục là thức, sự xuất hiện là danh sắc, thanh triệt là xứ, đụng chạm là xúc, hưởng cảnh là thọ có mặt trong sanh hữu vị lai, là do trợ duyên của nghiệp được tạo trong sanh hữu hiện tại này đây”[258]; như vậy là giải thích bánh xe luân hồi có hai mươi cây căm hành tướng.
j – Ba luân quay tròn
Trong câu mẫu đề nói về bánh xe luân hồi có “ba luân quay không ngừng”, có giải thích rằng:
Bánh xe luân hồi có 3 luân, ba luân này là:
- Hành và hữu là nghiệp luân.
- Vô minh, ái, thủ là phiền não luân.
- Thức, danh sắc, sáu xứ, xúc, thọ là dị thục quả luân.
Nên hiểu khi nào phiền não luân không chặt đứt thì khi đó các duyên không chặt đứt, lúc đó nó không đứng lại và nó không gián đoạn trợ duyên, quay tròn vì xoay ba luân này luôn luôn liên tục như vậy.
Bánh xe luân hồi ấy
quay tròn mãi như vậy.
Bậc trí nên hiểu về
Đế, nguồn gốc, phận sự,
Về ngăn chặn, thí dụ,
Về khác nhau, thâm sâu
Và phương pháp thích hợp.
* Đế:
Trong các câu mẫu đề ấy, giải rằng:
Vì nghiệp thiện, bất thiện được Ngài trình bày trong đế phân tích là tập đế không khác nhau; do đó:
- Vô minh duyên hành, vì vô minh duyên hành là đế thứ nhì, có đế thứ nhì nguồn gốc.
- Vì hành duyên thức là đế thứ nhất có đế thứ nhất là nguồn gốc.
- Vì thức duyên danh sắc... dị thục quả và thọ cuối cùng là đế thứ nhất, có đế thứ nhất là nguồn gốc.
- Vì thọ duyên ái là đế thứ nhì, có đế thứ nhất là nguồn gốc.
- Vì ái duyên thủ là đế thứ nhì,có đế thứ nhì là nguồn gốc.
- Vì thủ duyên hữu là đế thứ nhất, thứ nhì, cả hai có đế thứ nhì là nguồn gốc.
- Vì hữu duyên sanh là đế thứ nhất có đế thứ nhì là nguồn gốc.
- Vì sanh duyên lão-tử là đế thứ nhất, có đế thứ nhất là nguồn gốc.
Bậc thiện trí thức nên hiểu về bánh xe luân hồi này về đế nguồn gốc cho thích hợp.
* Phận sự:
Trong các chi này, vô minh khiến cho chúng sanh si mê các vật và trợ duyên cho các hành xuất hiện. Cũng vậy, hành tạo tác hữu vi và trợ duyên cho thức xuất hiện. Thức biết sự vật và trợ duyên cho danh sắc xuất hiện. Danh sắc hỗ trợ lẫn nhau và trợ duyên cho sáu xứ xuất hiện. Sáu xứ diễn tiến trong phạm vi của mình và trợ duyên cho xúc xuất hiện. Xúc đụng chạm cảnh và trợ duyên cho thọ xuất hiện. Thọ hưởng vị của cảnh và trợ duyên cho ái xuất hiện. Ái khát vọng trong pháp khả ái và trợ duyên cho thủ xuất hiện. Thủ chấp cứng trong pháp cảnh thủ của sự chấp cứng và trợ duyên cho hữu xuất hiện. Hữu ném tung vào các cảnh giới khác nhau và trợ duyên cho sanh xuất hiện. Sanh khiến cho uẩn phát sanh trợ duyên cho lão-tử xuất hiện, và diễn tiến khiến cho các uẩn ấy phát sanh. Lão-tử bị già nua (cả hai có đế thứ nhì là nguồn gốc, vì hữu duyên sanh là đế thứ nhất), tan rã các uẩn và trợ duyên cho hữu khác xuất hiện, vì chỗ trú của sầu v.v...
Do đó, bậc thiện trí thức nên hiểu rõ bánh xe luân hồi bằng hai cách là: về sự diễn tiến và phận sự trong mỗi câu cho thích hợp.
* Ngăn chặn:
Trong các chi này,
- Lời nói: vô minh duyên hành như vậy, đây là ngăn chặn thấy có người tạo tác.
- Lời nói: hành duyên thức là ngăn chặn thấy đáng liên quan tự ngã.
- Lời nói: thức duyên danh sắc là ngăn chặn khối tưởng, vì trình bày sự phân tích sự vật mà nhân gian chế định là tự ngã.
- Lời nói: danh sắc duyên sáu xứ là ngăn chặn thấy là ta thấy… như trên… (ta) nhận biết, đụng chạm nhau, hưởng cảnh, khát vọng, chấp cứng, có thành, sanh, già, chết như vậy...
Do đó, bậc thiện trí thức nên hiểu về bánh xe luân hồi việc ngăn chặn tà kiến cho thích hợp.
* Thí dụ:
Trong tất cả chi này, vô minh như người mù vì không thấy các pháp do khả năng trạng thái của mình và trạng thái đồng nhau, vô minh duyên hành như sự trợt chân của người mù. Hành duyên thức như sự té xuống của người mù bị trợt chân. Thức duyên danh sắc như sự xuất hiện sung phù, bầm tím của người mù bị té xuống. Danh sắc duyên sáu xứ như bị bể vỡ mụt nhọt. Sáu xứ duyên xúc như sự đụng chạm mụt nhọt. Xúc duyên thọ như cảm giác đau nhức khi đương chạm vào mụt nhọt. Thọ duyên ái như ý định điều trị khổ não. Ái duyên thủ dùng thuốc không thích hợp do ý định điều trị. Thủ duyên hữu như bị chấp cứng thoa thuốc không thích hợp. Hữu duyên sanh như mụt nhọt biến đổi xuất hiện vì thoa thuốc không thích hợp. Sanh duyên lão-tử như mụt nhọt bị bể vỡ vì mụt nhọt biến đổi.
Lại nữa, trong các chi này, vô minh che đậy các chúng sanh do điều kiện không tiến hành, hay tiến hành sai lầm, như vải che mắt và kẻ ngu bị vô minh che đậy, bao bọc mình trợ cho hành dẫn đi tái sanh trong cảnh giới mới, như con tằm tự bao mình với tổ kén. Thức do hành trợ giúp được chỗ trú trong các cảnh giới, như hoàng tử còn quyền nâng đỡ có một chỗ nương trong vương quốc. Thức khiến cho danh sắc phát sanh nhiều trường hợp trong tái tục, vì khiến cho phát sanh hiện tượng suy nghĩ, như người ảo thuật trình bày những trò ảo thuật khác nhau. Sáu xứ trú nương nhờ trong danh sắc đưa đến phát triển, tăng trưởng, quảng đại như bụi rậm sống trên đất tốt. Xúc phát sanh do tiếp xúc sáu xứ, như lửa phát sanh do cây cọ sát kéo ra lửa. Xúc của người đụng chạm khiến thọ xuất hiện, như người nóng nảy bị đụng vào lửa. Ái tăng trưởng nhiều đối với người hưởng thọ, như sự khát nước đối với người uống nước muối. Chúng sanh do ái làm cho sợ hãi tạo khát vọng trong các hữu, như người khát nước mong muốn uống nước. Thủ của chúng sanh ấy chấp cứng hữu, vì thủ là nhân, như cá mắc câu do tham mồi. Khi hữu có mặt thì sanh cũng có mặt, như khi có hột giống là có mầm non. Sự già và sự chết có chắc chắn không thể tránh khỏi đối với chúng sanh đã sanh, như cây đã sanh là bị hạ ngã.
Do vậy, bậc thiện trí thức nên hiểu tránh xa luân hồi này về các “thí dụ” như vậy cho thích hợp.
* Sự khác nhau thâm sâu:
Lại nữa, đức Thế tôn xác định ý nghĩ đặc tánh thâm sâu, về ý nghĩa, về pháp, về thuyết giảng, về giác ngộ, như được Ngài thuyết rằng: “Này Ānanda, y tương sinh này thâm sâu, thâm sâu vi diệu”[259].
Trong đặc tánh thâm sâu do bốn cách ấy, có giải thích rằng: vì không có sanh nên không bị già chết. Không có sanh cũng không có sự biến đổi và như vậy già chết phát khởi từ sự sanh. Được nói như thế, nghĩa là sự già và chết cũng có mặt phát xuất do sanh làm duyên gọi là thâm sâu do ý nghĩa, già chết phát xuất cùng với sanh làm duyên rất khó giác ngộ. Cũng vậy, nghĩa là sanh có mặt, phát xuất do hữu làm duyên… như trên… nghĩa là hành cùng có mặt xuất hiện do vô minh làm duyên gọi là thâm sâu; do đó, trước nhất bánh xe luân hồi gọi là thâm sâu về ý nghĩa, vì ý nghĩa thâm sâu trong việc đặc tánh thâm sâu bằng bốn cách ấy. Kết quả của nguyên nhân gọi là ý nghĩa, như được Ngài thuyết rằng: “Trí trong quả của nguyên nhân gọi là nghĩa đạt thông”[260].
Lại nữa, vô minh có ý nghĩa như thế nào? Do trường hợp nào làm duyên cho hành ấy? Vì ý nghĩa và trường hợp ấy khó hiểu, do đó, ý nghĩa vô minh trợ duyên cho hành là thâm sâu. Cũng vậy, ý nghĩa hành trợ duyên cho thức là thâm sâu… như trên… ý nghĩa sanh trợ duyên cho lão-tử là thâm sâu; vì thế, bánh xe luân hồi này gọi là thâm sâu về pháp; là vì pháp thâm sâu trong đặc tánh thâm sâu bằng bốn cách như thế. Thật vậy, gọi pháp là đồng nghĩa của nguyên nhân, như được Ngài thuyết rằng: “Trí trong nguyên nhân gọi là pháp đạt thông”[261].
Lại nữa, sự thuyết giảng y tương sinh này gọi là thâm sâu, vì phải thay đổi mỗi nguyên nhân ấy theo mỗi phương pháp ấy. Trí khác ngoài bậc Toàn giác không đạt được vững trú trong y tương sinh..., vì y tương sinh này, theo một số Khế kinh đôi khi thuyết thuận, đôi khi thuyết nghịch, đôi khi thuyết thuận nghịch, đôi khi thuyết ba nối bốn tóm tắt, đôi khi thuyết hai nối ba tóm tắt, đôi khi thuyết một nối hai tóm tắt; do đó, bánh xe luân hồi này gọi là thâm sâu về thuyết giảng, đây là đặc tánh thâm sâu về thuyết giảng.
Lại nữa, trong các chi này, thực tính nào của vô minh và pháp ấy như vô minh... mà người đã thông suốt do trạng thái của mình một cách chân chánh do phương pháp thông suốt nào, thực tính và phương pháp ấy gọi là thâm sâu vì rất khó quán sát; do đó, bánh xe luân hồi này gọi là thâm sâu về giác ngộ.
Thật vậy, vì trong các chi này, ý nghĩa của vô minh là không biết, không thấy, không thông suốt về đế, như vậy là điều thâm sâu. Ý nghĩa của hành là tạo tác, tích trữ, khả ái, không khả ái; như vậy là điều thâm sâu. Ý nghĩa của thức là rỗng không, không tầm cầu và khiến cho tái tục xuất hiện. Ý nghĩa của danh sắc là đồng sanh, phân ly và bất phân ly, hướng đến tiêu diệt. Ý nghĩa của sáu xứ là thành trưởng, là thế gian, là môn, là ruộng, là phạm vi. Ý nghĩa của xúc là đụng chạm, tiếp xúc, hội họp, hợp nhau. Ý nghĩa của thọ là hưởng lạc, khổ, trung bình, không có sanh mạng thọ hưởng. Ý nghĩa của ái là thực tính hỷ lạc, dính mắc cùng khắp như chùm dây leo, như dòng sông khó đầy đủ, như biển cả. Ý nghĩa của thủ là chấp lấy, chấp cứng, bám sát, vuốt ve, khó vượt qua. Ý nghĩa của hữu là ném trong sanh, cảnh giới, thức trú, hữu tình cư, là tích trữ, tạo thành. Ý nghĩa của sanh là sự sanh (của uẩn), đồng sanh, tái tục, phát sanh, xuất hiện. Ý nghĩa của lão-tử là suy vi, chấm dứt, tan rã, biến đổi gọi là thâm sâu.
Đây là ý nghĩa thâm sâu giác ngộ y tương sinh, giác ngộ đặc tánh thâm sâu bằng bốn cách như vậy.
* Phương pháp:
Trong câu mẫu đề nói về phương pháp đây có giải thích rằng: có bốn phương pháp ý nghĩa là phương pháp đồng nhất, phương pháp khác biệt, phương pháp không tầm cầu, phương pháp pháp nhĩ[262] như vậy; do đó bậc thiện trí thức nên hiểu rõ về bánh xe luân hồi này do thích hợp với phương pháp.
Trong bốn phương pháp ấy, sự không chặt đứt liên tục, như hột giống thành cây lớn, vì hột giống nứt ra thành chồi non... như vậy, vô minh duyên hành, hành duyên thức… gọi là phương pháp đồng nhất. Người thấy đúng đoạn trừ được đoạn kiến (nào), vì biết rõ cơ tánh diễn tiến liên quan nhân quả không gián đoạn. Người thấy sai cũng chấp cứng thường kiến, vì chấp cứng sự đồng nhất, không tiêu diệt trong cơ tánh diễn tiến do nhân quả.
Sự xác định trạng thái của vô minh… theo thực tính của mình gọi là phương pháp khác biệt. Người thấy đúng đoạn trừ thường kiến, vì thấy mỗi vật mới mẽ phát sanh. Người thấy sai cũng chấp cứng đoạn kiến, vì chấp cứng nối tiếp khác nhau, rơi vào một loại nối tiếp, là sự vật nối tiếp khác nhau.
Lại nữa, không có sự tầm cầu của vô minh như vầy: hành là phải làm cho phát sanh… hay thức liên quan hành, chúng ta phải làm cho phát sanh; như vậy gọi là phương pháp không tầm cầu.
Người thấy đúng đoạn trừ ngã kiến, vì biết xác định rõ rằng không có người tạo tác. Người thấy sai chấp cứng vô hành kiến, vì khi không có tầm cầu cũng không chấp nhận vô minh, như là nguyên nhân thành tựu theo thực tính chắc chắn.
Lại nữa, chính hành ấy... đồng sanh vì nguyên nhân vô minh... như sữa chua sanh từ sữa tươi, không phải sanh từ vật khác; đây là phương pháp pháp nhĩ như vậy. Người thấy đúng đoạn trừ vô nhân kiến và vô hành kiến, vì quán biết rõ quả thích hợp với duyên. Người thấy sai không chấp nhận quả diễn tiến thích hợp với duyên, chấp cứng vô nhân kiến và thường kiến, vì chấp nhận vài sự vật không phát sanh từ vài sự vật; như vậy, bánh xe luân hồi này:
Bậc trí nên hiểu về
Đế, nguồn gốc, phận sự
Về ngăn chặn, thí dụ
Về khác nhau thâm sâu
Và phương pháp thích hợp.
Thật vậy, bánh xe luân hồi này, người không xác định đặc tánh thâm sâu thì rất khó vượt qua, vì chấp thủ nhiều phương pháp khác nhau. Không có người nào, ngay cả trong giấc mộng mà người ấy có thể vượt qua luân hồi đáng sợ hãi thường áp bức như sấm sét đánh xuống; ngoại trừ vị ấy đã cắt đứt bánh xe luân hồi với thanh gươm trí tuệ được mài sắc bén trên tảng đá định cao quý (kim cang định).
Thật vậy, điều này được đức Thế tôn thuyết rằng: “Này Ānanda! y tương sinh này thâm sâu, thật sự thâm thúy. Này Ānanda! Vì không hiểu, không giác ngộ giáo pháp này, mà các chúng sanh bị rối loạn như cuộn chỉ, bị rối bời như tổ kén, như cỏ Muñja và cỏ Babbaja; như vậy, không thoát khỏi khổ cảnh, ác thú, đọa xứ, luân hồi”[263].
Do đó, muốn thực hành lợi ích cho mình hay cho người khác, nên dứt bỏ các phận sự còn lại.
Bậc trí đạt phân loại
Duyên khởi thâm sâu này
Có chánh niệm chuyên cần
Hợp theo quán luôn luôn.
Chương thứ mười bảy, nền tảng tuệ xiển minh trong phần tu tiến tuệ thuộc bộ Thanh tịnh đạo, đã được tôi sáng tác để khích lệ sự hoan hỷ cho chư Tôn giả đã chấm dứt với trường hợp như vậy.
~~~~~~~~
CHƯƠNG THỨ XVIII: KIẾN THANH TỊNH XIỂN MINH
Bây giờ, hai gốc thanh tịnh nào là giới thanh tịnh và tâm thanh tịnh được tôi nói đến khiến cho trí thông suốt do khả năng thẩm vấn trong các pháp nền tảng này cần phải thực hành cho hoàn tất.
Trong hai thanh tịnh ấy, 4 loại giới như biệt biệt giải thoát thu túc giới v.v... khéo trong sạch gọi là giới thanh tịnh và giới ấy như đã giải thích chi tiết đầy đủ trong giới xiển minh. Tám thiền chứng cùng với cả cận hành định gọi là tâm thanh tịnh. Tám thiền chứng cùng với cả cận hành định ấy tôi đã giải thích chi tiết bằng mọi trường hợp trong định xiển minh được thuyết do tâm làm chủ; do đó, nên hiểu các thanh tịnh ấy theo phương pháp tôi đã giải thích trong mỗi xiển minh đó.
Lại nữa, lời nào tôi đã nói: kiến thanh tịnh, đoạn nghi thanh tịnh, đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, hành tri kiến thanh tịnh, tri kiến thanh tịnh, năm thanh tịnh này là thân (của trí tuệ).
Tattha nāmarūpānaṃ yathāvadassaṃ diṭṭhivisuddhi nāma – trong lời nói ấy, sự thấy đúng như thật của danh sắc gọi là kiến thanh tịnh.
Phương pháp xác định danh sắc
Hành giả thuần thiền chỉ[264] muốn thực hành kiến thanh tịnh ấy cho đầy đủ, khi đã xuất từ bất luận thiền sắc giới hay vô sắc giới nào còn lại, ngoại trừ thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ, cần phải xác định các chi thiền như tầm v.v… và các pháp tương ưng với chi thiền ấy do khả năng trạng thái, phận sự v.v...; sau khi đã xác định (trạng thái) cần phải xác định tất cả chi thiền này là danh, nghĩa là hướng đến, vì hướng đến đối diện với cảnh.
Từ đó hành giả này cận quán danh ấy, tìm kiếm rằng: danh này nương vào cái gì được diễn tiến? (Vị ấy) thấy ý vật là chỗ nương của danh ấy, như người đàn ông thấy con rắn trong nhà, đuổi theo con rắn ấy, thấy chỗ ở của nó; sau đó xác định lấy sắc rằng: sắc đại hiển là chỗ nương của sắc ý vật và sắc y sinh còn lại nương nhờ sắc đại hiển; hành giả xác định tất cả sắc này rằng: gọi là sắc vì bị tiêu hoại. Từ đó, xác định danh và sắc bằng cách tóm tắt rằng: trạng thái hướng đến là danh, trạng thái tiêu hoại là sắc.
1) Xác định danh sắc do bốn giới
Lại nữa, hành giả thuần thiền quán[265] hay chính hành giả hành theo thiền chỉ này xác định lấy bốn giới bằng cách tóm tắt hay chi tiết do khả năng bất luận xứ; xác định từng giới ấy được tôi trình bày trong xác định bốn giới. Trước nhất, trong tóc mà nghiệp sở sanh khiến cho các giới rõ ràng, bằng phận sự và trạng thái như thật của mình. Mười sắc do khả năng thân thập pháp như bốn giới (đất, nước, lửa, gió) màu sắc, khí, vị, thực tố, mạng quyền, thân thanh triệt. Mười sắc nữa do khả năng trạng thái thập pháp vì trong 10 sắc này có sắc trạng thái hiện diện và trong sắc ấy có sắc vật thực sở sanh, vật thực bát thuần, sắc quý tiết sở sanh, sắc tâm sở sanh, tất cả là 24 sắc khác nữa, như vậy có sắc 44 trong 24 thể 4 sở sanh này. Còn như trong bốn sắc này là mồ hôi, nước mắt, nước miếng, nước mũi do quý tiết và tâm sở sanh thì có 16 sắc do khả năng của cả hai bọn vật thực bát thuần. Trong 4 sắc quý tiết sở sanh này là vật thực mới, vật thực cũ, mủ, nước tiểu, có 8 sắc do khả năng của sắc vật thực bát thuần như chính quý tiết sở sanh ấy xuất hiện đối với hành giả ấy. Trước nhất, đây là phương pháp trong 32 thể.
Lại nữa, khi 32 thể này xuất hiện, 10 thể khác xuất hiện, trong 10 thể khác đó, riêng thể lửa sanh từ nghiệp mà khiến cho vật thực đã ăn uống trước v.v… có 9 sắc là vật thực bát thuần và sắc mạng. Trong thể hơi thở ra vào sanh từ tâm có 9 sắc cũng như vậy là vật thực bát thuần và sắc thinh. Trong 8 sắc do 4 sắc sở sanh còn lại có 33 sắc là bọn mạng quyền cửu pháp và 3 bọn vật thực bát thuần xuất hiện đối với hành giả ấy. Khi sắc đại hiển và các sắc y sinh này đã sanh, đã xuất hiện do khả năng 42 thể bằng cách chi tiết đối với hành giả ấy như vậy, 60 sắc khác là 5 bọn thập pháp như nhãn thập pháp và ý vật thập pháp, thành 60 sắc xuất hiện đối với hành giả ấy do khả năng vật và môn.
Hành giả ấy, gom thâu tất cả sắc ấy vào thành một loại do khả năng trạng thái bị tiêu hoại, thấy rằng đây là sắc; khi hành giả ấy đã xác định sắc như vậy, vô sắc pháp xuất hiện do khả năng môn, tức là ngũ song thức, 3 ý giới, 68 ý thức giới, tổng cộng là 81 tâm hiệp thế và 7 sở hữu tâm này là xúc, thọ, tưởng, tư, mạng (quyền), trụ tâm (nhất tâm) và tác ý đồng sanh với các tâm hiệp thế ấy bằng cách không khác nhau. Tâm siêu thế không xuất hiện đối với hành giả thực hành thuần thiền quán và đối với hành giả thiền chỉ, vì các vị ấy chưa đắc chứng. Hành giả gom thâu tất cả vô sắc pháp ấy vào thành một loại do trạng thái hướng đến, thấy rằng đây là danh. Theo phương pháp này, một số hành giả xác định danh sắc bằng cách chi tiết theo phương diện xác định 4 giới.
2) Xác định danh sắc do 18 giới
Một số hành giả khác xác định danh sắc do khả năng 18 giới. Thế nào? Vị tỷ-kheo trong Pháp luật này quán sát đến các giới là: trong tự thân này có nhãn giới… như trên… nhãn thức giới. Phần thịt nào phối hợp với tròng trắng, tròng đen và con ngươi được mở rộng trong ổ mắt, cột với sợi gân, thế gian là mắt, hành giả không xác định phần thịt ấy, chỉ xác định nhãn thanh triệt như đã trình bày trong sắc y sinh thuộc về Uẩn xiển minh là nhãn giới.
Lại nữa, 9 sắc nào đồng sanh là 4 giới tùy thuộc chỗ nương của nhãn giới ấy (là) màu sắc, khí, vị, sắc thực tố và mạng quyền theo gìn giữ. 20 sắc sanh từ nghiệp do khả năng thân thập pháp, trạng thái thập pháp và 24 sắc phi thành do thủ, do khả năng 3 bọn thực tố bát thuần của vật thực sở sanh trú trong các giới ấy, như vậy là còn lại 53 sắc, hành giả không xác định 53 sắc ấy là nhãn giới. Trong nhĩ xứ v.v... cũng có phương pháp này, nhưng trong thân giới có 43 sắc còn lại, một số giáo thọ sư nói là 45 vì cộng thêm 2 sắc thinh (làm thành) 2 bọn thinh cửu pháp do sắc quý tiết, sắc tâm sở sanh.
Mười sắc là 5 sắc thanh triệt này như đã giải thích; 5 sắc cảnh của sắc thanh triệt ấy như sắc, thinh, khí, vị và xúc là 10 giới; các sắc còn lại là 1 pháp giới; lại nữa, tâm nương vào nhãn thanh triệt biết cảnh sắc diễn tiến gọi là nhãn thức giới, như vậy, ngũ song thức là 5 thức giới, ba tâm ý giới là 1 ý giới, 68 tâm ý thức giới là ý thức giới; tất cả là 81 tâm hiệp thế có 7 thức giới, pháp như xúc v.v... tương ưng với thức giới ấy là pháp giới; như vậy theo phương pháp này 10 giới rưỡi gọi là sắc, 7 giới rưỡi gọi là danh; như vậy là một số hành giả xác định danh sắc do khả năng 18 giới.
3) Xác định danh sắc do 12 xứ
Một số hành giả khác xác định danh sắc do khả năng 12 xứ. Thế nào? Hành giả ấy xác định riêng nhãn thanh triệt là nhãn xứ, trừ ra 53 sắc theo phương pháp đã được trình bày trong nhãn xứ; cũng theo như phương pháp đã trình bày đó, vị ấy xác định nhĩ giới, tỷ giới, thiệt giới, thân giới là nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ; xác định 5 pháp thành cảnh của các xứ ấy là sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ…; xác định 7 thức giới hiệp thế là ý xứ; xác định các pháp như xúc... tương ưng với ý xứ ấy và sắc còn lại là pháp xứ; như vậy theo phương pháp này 10 xứ rưỡi là sắc, 1 xứ rưỡi là danh; như vậy một số hành giả xác định danh sắc do khả năng 12 xứ.
4) Xác định danh sắc do ngũ uẩn
Một số hành giả khác xác định danh sắc tóm tắt hơn thế đó, do khả năng uẩn. Thế nào? Vị tỷ-kheo trong pháp luật này xác định 17 sắc này trong thân này có 4 giới do 4 sở sanh, sắc nương vào 4 giới ấy là màu sắc, khí, vị, thực tố, 5 sắc thanh triệt như nhãn thanh triệt... sắc ý vật, trạng thái, mạng quyền và thinh 2 sở sanh đều là sắc nên quán, sắc thành tựu, sắc tiêu hoại.
Lại nữa, xác định 10 sắc này là thân biểu tri, khẩu biểu tri, hư không giới, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, tích trữ, thừa kế, lão mại, vô thường, tất cả đây không quán được, chỉ là trạng thái đặc biệt giao giới, hạn định của các sắc, không phải sắc thành tựu, không phải sắc tiêu hoại. Một cách chắc chắn chỉ là sắc trạng thái, đặc biệt, giao giới, hạn định của các sắc. Tất cả 28 sắc này như giải thích là sắc uẩn.
Thọ sanh cùng với 81 tâm hiệp thế là thọ uẩn, tưởng tương ưng với thọ ấy là tưởng uẩn, các hành tương ưng với tưởng uẩn ấy là hành uẩn, thức tương ưng với hành ấy là thức uẩn; theo phương pháp này, sắc uẩn gọi là sắc, 4 vô sắc uẩn gọi là danh; như vậy một số hành giả xác định danh sắc do khả năng 5 uẩn.
~~~~~~~~~~
Xác định danh sắc tóm tắt
Một số hành giả xác định sắc trong tự thân này bằng cách tóm tắt như vầy: phàm sắc nào, tất cả sắc là 4 sắc đại hiển và sắc y sinh nương nhờ 4 sắc đại hiển là sắc; cũng vậy, xác định ý xứ và 1 phần pháp xứ là danh; xác định danh sắc bằng cách tóm tắt như vầy: danh này, sắc này gom cả 2 như vậy gọi là danh sắc.
Lại nữa, nếu hành giả ấy sau khi xác định sắc trong mỗi phương diện ấy và xác định vô sắc mà vô sắc uẩn không xuất hiện vì lý do thực tính vi tế của nó, vị ấy không nên bỏ nhiệm vụ, cần phải quán tưởng, tác ý, quán sát, xác định chính sắc ấy luôn luôn; bởi vì khi sắc của vị ấy khéo được xác định, càng được gở rối, rất sáng tỏ với phương pháp ấy như thế nào thì các vô sắc pháp có sắc thành cảnh cũng tự xuất hiện rõ ràng với phương pháp này cũng như thế ấy; ví như khi người có mắt nhìn bóng mặt trong gương trong sạch, bóng không xuất hiện, người ấy không quăng gương do suy nghĩ rằng: “Bóng không hiện rõ”, để chắc chắn, người ấy đánh bóng gương nhiều lần nữa, khi gương đã trong suốt, bóng tự xuất hiện đối với người ấy.
Ví như người cần dầu, đổ mè xay[266] suốt trong máng, lấy nước rưới, khi dầu vẫn không ra do ép chỉ một lần hoặc hai lần, người ấy cũng không bỏ mè xay, lại lấy nước nóng rưới lên mè ấy nữa, vắt, ép luôn luôn, khi người ấy đang làm như vậy thì dầu mè trong vắt cũng chảy ra.
Lại nữa, như người muốn cho nước trong, cầm loại hột cốc[267] nhúng vào trong chậu, khi nước không trong do chà sát chỉ một lần hoặc hai lần, người ấy không quăng loại hột cốc này, để chắc chắn người ấy chà xát liên tục, khi ấy đang làm như vậy thì nước nhớt cũng lắng xuống, nước được trong suốt như thế nào; cũng như vậy, vị tỷ-kheo ấy không bỏ nhiệm vụ, cần phải quán tưởng, tác ý, quán sát, xác định sắc ấy luôn luôn. Sắc ấy khéo được xác định, càng được gỡ rối, rất sáng tỏ với phương pháp nào thì kẻ thù phiền não với sắc pháp yên lặng, tâm thanh tịnh như nước trên bùn do từng phương pháp ấy, các vô sắc pháp có cảnh sắc thành cảnh tự xuất hiện rõ ràng. Bậc thiện trí thức nên trình bày ý nghĩa này theo những thí dụ khác như: cây mía, kẻ trộm, con bò, sữa chua và con cá.
1) Vô sắc pháp xuất hiện do 3 trường hợp
Lại nữa, các vô sắc pháp xuất hiện đối với hành giả xác định sắc một cách rõ ràng như vậy bằng 3 trường hợp do khả năng xúc, do khả năng thọ, do khả năng thức. Thế nào?
a. Do xúc
Khi một số hành giả xác định các giới bằng phương pháp như: trước nhất trạng thái cứng là địa giới... pháp như đụng chạm trước nhất là xúc, thọ tương ưng với xúc ấy là thọ uẩn, tưởng tương ưng với thọ ấy là tưởng uẩn, tư cùng với xúc là hành uẩn, tâm tương ưng với hành ấy là thức uẩn xuất hiện.
Lại nữa, khi xác định các giới theo phương pháp như tóc… vật có trạng thái cứng là địa giới… như trên… trong hơi thở ra vào, vật có trạng thái cứng là địa giới... như trên… thực tính pháp đụng chạm đầu tiên là xúc, thọ tương ưng với xúc ấy là thọ uẩn… như trên… tâm là thức uẩn xuất hiện như thế nào thì các vô sắc pháp xuất hiện do khả năng xúc cũng như vậy.
b. Do thọ:
Khi một số hành giả xác định các giới theo phương pháp như: vật có trạng thái cứng là địa giới... pháp như thọ hưởng vị của cảnh ấy là thọ uẩn[268], tưởng tương ưng với thọ ấy là tưởng uẩn, xúc và tư tương ưng với tưởng uẩn ấy là hành uẩn, tâm tương ưng với hành ấy là thức uẩn xuất hiện.
Lại nữa, khi xác định các giới theo phương pháp như trong tóc, vật có trạng thái cứng là địa giới... như trên… trong hơi thở ra vào, vật có trạng thái cứng là địa giới... pháp như thọ hưởng vị của cảnh ấy là thọ uẩn... như trên…, tâm tương ưng với thọ ấy là thức uẩn xuất hiện như thế nào thì các vô sắc pháp xuất hiện do khả năng thọ cũng như vậy.
c. Do thức:
Khi một số hành giả xác định các giới theo phương pháp như: vật có trạng thái cứng là địa giới... pháp như thức nhận biết cảnh là thức uẩn, thọ tương ưng với thức ấy là thọ uẩn, tưởng là tưởng uẩn, xúc và tư là hành uẩn xuất hiện.
Lại nữa, khi hành giả xác định các giới theo phương pháp: như trong tóc, vật có trạng thái cứng là địa giới… như trên… trong hơi thở ra vào, vật có trạng thái cứng là địa giới, pháp như thức nhận biết cảnh là thức uẩn, thọ tương ưng với thức ấy là thọ uẩn, tưởng là tưởng uẩn xúc và tư là hành uẩn xuất hiện như thế nào thì vô sắc pháp xuất hiện do khả năng thức cũng như vậy.
Bậc thiện trí thức nên liên hệ thích hợp tiến hành theo các loại phương pháp như: trong tóc do nghiệp sở sanh, vật có trạng thái cứng là địa giới, và trong cách xác định sắc như nhãn thanh triệt còn lại… do khả năng mỗi một bốn giới bằng chính phương pháp này.
2) Những phương pháp sai biệt:
Vì các vô sắc pháp xuất hiện do ba trường hợp đối với hành giả ấy khéo xác định sắc rõ ràng như thế; do vậy, khi hành giả đã khéo xác định sắc rõ ràng thì nên tạo sự tinh cần để xác định vô sắc pháp, ngoài ra (phương pháp này đây thì) không có cách nào khác. Nếu khi một hay hai sắc pháp đã xuất hiện mà hành giả bỏ sắc, bắt đầu xác định vô sắc pháp là vị ấy rời bỏ nghiệp xứ (đề mục thiền) của mình, như con bò mẹ đi lang thang trên đồi núi, điều mà tôi đã trình bày trong trường hợp tu tiến địa biến xứ. Khi hành giả đã tạo tinh cần để xác định vô sắc pháp, do khả năng xác định sắc một cách rõ ràng, nghiệp xứ đạt đến phát triển, tăng trưởng và quảng đại. Hành giả ấy xác định bốn uẩn vô sắc xuất hiện do khả năng xúc v.v… như vậy là danh, xác định bốn sắc đại hiển thành cảnh của danh ấy và sắc y sinh nương vào bốn sắc đại hiển là sắc.
Hành giả xác định tất cả pháp diễn tiến trong ba cõi là 18 giới, 12 xứ, 5 uẩn được giải thích như vậy bằng 2 cách là danh và sắc, như mở cái hột với con dao và chẻ đôi hột thốt nốt bằng con dao ấy; và vị ấy đi đến kết luận rằng chỉ danh sắc không có cái gì khác gọi là chúng sanh, con người, chư Thiên hay Phạm thiên, cuối cùng là không có chúng sanh, người, chư Thiên, Phạm thiên thoát khỏi danh sắc.
a. Thấy như thật danh sắc:
Hành giả ấy khi xác định danh sắc theo thực tính của mình như thật như vậy, xác định so sánh ý nghĩa này cho tốt đẹp hơn, đây chỉ là danh sắc, không phải chúng sanh, không phải người do khả năng nhiều Khế kinh để đoạn trừ chế định theo thế gian này “là chúng sanh, là người” để vượt khỏi si mê chú tâm vào lãnh vực vô si, như được Ngài thuyết rằng:
“Các bộ phận tạo thành,
Có danh từ chiếc xe
Như thế nào cũng vậy
Khi các uẩn có mặt
Chế định là chúng sanh”.[269]
Lại nữa, Ngài Sāriputta thuyết rằng: “Này hiền giả, nương vào gỗ, nương vào dây leo, nương vào đất sét và nương vào cỏ (tô vào nhau), hư không bị các vật ấy bao bọc kế đến là ngôi nhà, như thế nào, cũng như thế ấy, này hiền giả, nương vào xương, nương vào gân, nương vào thịt và nương vào da (bao vào nhau), hư không bị các vật ấy bao bọc kể đến là sắc”[270].
Lại nữa, Ngài thuyết rằng:
“Chỉ có khổ phát sanh,
Khổ tồn tại, biến đổi,
Ngoài khổ không gì sanh,
Ngoài khổ không gì diệt”[271].
Sự kiện như vậy, danh sắc được Ngài thuyết do hàng trăm bài Khế kinh không phải đề cập đến chúng sanh, không phải đề cập đến người; do đó, khi có 5 thủ uẩn thì có thường danh là chúng sanh, là người; nhưng theo siêu lý quán sát, phân tích mỗi một pháp, gọi chúng sanh trở thành vật chấp thủ có ta hay là ta, thì không có bằng siêu lý, chắc chắn chỉ có danh sắc. Như khi kết hợp các bộ phận như trục, bánh, thùng xe, cái gọng ráp vào với nhau bằng một trường hợp thì có thường danh gọi là chiếc xe, nhưng khi quán tưởng phân tích mỗi một bộ phận theo siêu lý không gọi là chiếc xe. Như khi vật liệu làm nhà có gỗ... xây dựng chung quanh khoảng trống thường được gọi là cái nhà, nhưng theo siêu lý không có tên gọi là cái nhà. Như ngón tay, ngón tay cái... nắm vào bằng một trường hợp thì có thường danh gọi là nắm tay… như trên…; khi thùng đàn, dây đàn… có thường danh gọi là cây đàn…như trên…; khi voi, ngựa... gom vào nhau thường gọi là đạo quân…; như trên… khi bức tường, nhà, cổng chính... gom vào nhau thường gọi là thành phố... như trên…; khi thân, cành, lá... liên kết nhau bằng một trường hợp thì có thường danh gọi là cây cối, nhưng khi quán tưởng từng bộ phận, phân tích mỗi một thành phần theo siêu lý thì không gọi là cây cối. Sự thấy của hành giả ấy đang thấy như vậy gọi là thấy như thật.
Lại nữa, hành giả nào từ bỏ thấy theo như thật này, chấp thủ rằng: “có chúng sanh”, hành giả ấy chỉ biết theo tiêu hoại và không tiêu hoại của chúng sanh ấy, khi biết không tiêu hoại rơi vào thường kiến, khi biết theo tiêu hoại rơi vào đoạn kiến. Tại sao? Vì không có điều khác thành quả theo sự thấy ấy, như không có sữa thành quả theo sữa chua.[272] Hành giả ấy khi chấp thủ rằng chúng sanh trường tồn gọi là biếng nhác, khi chấp thủ rằng chúng sanh tiêu diệt gọi là chạy nhanh; do đó, đức Thế tôn thuyết: “Này chư tỷ-kheo, bị hai tà kiến xâm nhập, một số người biếng nhác, một số người chạy nhanh, nhưng người có mắt thấy. Này chư tỷ-kheo, thế nào là một số người biếng nhác? Này chư tỷ-kheo, chư Thiên và nhân loại có sự mong muốn trong hữu, thỏa mãn trong hữu, cùng hoan hỷ trong hữu, khi Như Lai thuyết pháp để diệt hữu, đối với chúng sanh ấy tâm không thể nhập, không tịnh tín, không an trú, không được phục tùng. Này chư tỷ-kheo, một số chúng sanh biếng nhác như vậy. Này chư tỷ-kheo, thế nào là một số chúng sanh chạy nhanh? Một số chúng sanh bực phiền, nhàm chán, ghê gớm với chính hữu ấy, hoan hỷ trong phi hữu. Chúng nói rằng: sau khi thân hoại mạng chung, tự ngã này biến mất, không có tồn tại sau khi chết, quan điểm này là thiết thực, là thù thắng, là thật. Này chư tỷ-kheo, một số chúng sanh chạy nhanh như vậy. Này chư tỷ-kheo, thế nào là người có mắt thấy? Này chư tỷ-kheo, vị tỷ-kheo trong pháp luật này thấy ngũ uẩn sanh hữu[273]là ngũ uẩn sanh hữu, khi thấy ngũ uẩn sanh hữu là ngũ uẩn sanh hữu, (vị ấy) hướng đến nhàm chán, ly tham, đoạn diệt ngũ uẩn sanh hữu ấy. Này chư tỷ-kheo, người có mắt thấy như vậy”.[274]
bDanh sắc như tượng gỗ[275]:
Do đó, nên thấy như tượng gỗ rỗng không, không sanh mạng, không cử động; nhưng do khả năng cùng nối gỗ với sợi dây tượng gỗ cũng đi, đứng, tự cử động, tự múa rối được như thế nào; cũng như thế ấy, danh sắc này rỗng không, không sanh mạng, không cử động, nhưng do khả năng liên hệ lẫn nhau, đi, đứng, tự cử động, tự múa máy được; do đó, các giáo thọ sư xưa thuyết rằng:
Danh sắc thế gian này
Hiện hữu cách chắc thật
Vì rằng không chúng sanh
Không có như nhân loại
Trong cả danh sắc này.
Danh sắc này rỗng không
Bị tạo như cái máy
Thân này là khổ uẩn
Như với cỏ và gỗ.
c. Danh sắc như hai cây sậy:
Danh sắc này không phải chỉ so sánh với tượng gỗ, bậc thiện trí thức nên giải thích cho rõ ràng với các thí dụ khác như bó sậy... . Thật vậy, trong 2 cây sậy đặt chống đỡ lẫn nhau, một cây chống đỡ một cây, khi một cây rơi xuống, cây kia cũng ngã xuống như thế nào thì danh sắc trong ngũ uẩn hữu cũng như thế ấy, nương nhờ lẫn nhau diễn tiến, một phần hỗ trợ cho một phần, khi một phần rơi xuống do sự tử vong, phần kia cũng ngã xuống; do đó, các vị giáo thọ sư xưa nói rằng:
Danh sắc là một đôi
Cả hai nương lẫn nhau
Khi một phần tiêu hoại
Cả hai hoại trợ duyên.
d. Danh sắc như cái trống:
Khi nương nhờ, cái trống được đánh bằng dùi trống, tiếng (trống) phát ra, cái trống khác, tiếng (trống) khác, cái trống và tiếng (trống) không lẫn nhau; cái trống rỗng không tiếng (trống), tiếng (trống) rỗng không cái trống, như thế nào thì cũng như thế ấy, khi nương nhờ sắc tức là vật, môn, cảnh mà danh được diễn tiến, sắc khác, danh khác, danh và sắc không lẫn lộn nhau, danh rỗng không sắc, sắc rỗng không danh; nhưng danh nương vào sắc diễn tiến, như tiếng (trống) nương vào cái trống vậy; do đó, các vị giáo thọ sư xưa nói rằng:
Pháp như xúc thứ năm
Không phát sanh từ nhãn
Không phát sanh từ sắc
Không sanh giữa cả hai
Hữu vi sanh nương nhân
Như tiếng do trống đánh.
Pháp như xúc thứ năm
Không phát sanh từ nhĩ
Không phát sanh từ thinh
Không sanh giữa cả hai … như trên…
Pháp như xúc thứ năm,
Không phát sanh từ tỷ,
Không phát sanh từ khí,
Không sanh giữa cả hai … như trên…
Pháp như xúc thứ năm,
Không phát sanh từ thiệt
Không phát sanh từ vị
Không sanh giữa cả hai … như trên…
Pháp như xúc thứ năm
Không phát sanh từ thân
Không phát sanh từ xúc
Không sanh giữa cả hai … như trên…
Là các pháp hữu vi
Không sanh từ sắc vật
Không hiện từ pháp xứ
Hữu vi sanh nương nhân
Như tiếng do trống đánh.
e. Danh sắc nương nhờ lẫn nhau:
Lại nữa, trong cả hai danh sắc này, danh là pháp không có quyền lực, không thể diễn tiến theo quyền lực của mình, không ăn được, không uống được, không phát ngôn được, không thay đổi oai nghi được. Sắc cũng không có quyền lực, không thể diễn tiến theo quyền lực của mình, vì sắc ấy không có muốn ăn, không có muốn uống, không có muốn phát ngôn, không có muốn thành tựu oai nghi, chắc chắn sắc nương nhờ vào danh diễn tiến, danh cũng nương nhờ vào sắc diễn tiến. Khi có danh muốn ăn, muốn uống, muốn phát ngôn, muốn thành tựu oai nghi thì sắc bèn ăn, uống, phát ngôn, thành tựu oai nghi.
Lại nữa để giải thích ý nghĩa này cho rõ ràng thêm có nêu thêm thí dụ: một người mù từ khi sanh và một người què muốn đi đến các phương hướng; người mù từ khi sanh nói với người què rằng: “Này bạn, tôi có thể làm phận sự cần phải làm với đôi chân được, nhưng đôi mắt của tôi không thể thấy nơi bằng phẳng được”. Người què nói với người mù từ khi sanh rằng: “Này bạn, tôi có thể làm phận sự cần phải làm được với đôi mắt, nhưng tôi không có đôi chân bước tới, bước lui được”. Người mù ấy tràn đầy hoan hỷ, kéo người què lên vai, người què khi đã ngồi trên vai của người mù cẩn thận nói như vầy: hãy bỏ trái, đi bên phải, hãy bỏ phải, đi bên trái. Trong cả hai người ấy, người mù không có quyền lực, kém sức mạnh, không thể đi được với khả năng của mình, với sức mạnh của mình; người què cũng không có quyền lực, kém sức mạnh, không thể đi được với khả năng của mình, với sức mạnh của mình; cả hai người ấy không nương nhờ lẫn nhau là không bước đi được như thế nào thì danh cũng như thế ấy, là pháp không có quyền lực, không sanh theo quyền lực của nó, không diễn tiến trong từng hành động ấy; sắc cũng không có quyền lực, không sanh theo quyền lực của nó, không diễn tiến trong mỗi hành động ấy; khi cả hai danh và sắc ấy không nương nhờ lẫn nhau thì cũng không phát sanh hay diễn tiến được; do đó, lời này được Ngài nói rằng:
Danh sắc không phát sanh
Theo sức mạnh của nó
Không đứng do sức nó
Hành động theo pháp khác
Hữu vi yếu tự sanh
Sanh vì duyên pháp khác
Phát khởi vì cảnh khác
Các pháp này trợ cảnh
Khiến pháp khác phát sanh.
Người đi trên biển cả
Nương nhờ tàu thế nào
Cũng vậy nương nhờ sắc
Mà danh thân diễn tiến
Như tàu nương nhờ người
Đi trên biển thế nào.
Cũng vậy nương nhờ danh
Mà sắc thân diễn tiến
Cả hai người và tàu
Nương nhau đi trên biển
Cũng vậy danh và sắc
Cả hai nương lẫn nhau.
Sự thấy như thật của các danh sắc, chế ngự tưởng chúng sanh, trú trong lãnh vực vô si mà hành giả xác định danh sắc bằng các phương pháp khác nhau như vậy, nên biết là kiến thanh tịnh. Lời nói nāma vavattānaṃ - xác định danh sắc, tức là saṅkhāraparicchedo - xác định pháp hành là đồng nghĩa của yathāvadassanaṃ - thấy như thật.
Chương thứ mười tám Kiến thanh tịnh xiển minh trong phần tu tiến tuệ thuộc bộ Thanh tịnh đạo được tôi sáng tác, để khích lệ sự hoan hỷ của chư tôn giả đã chấm dứt với trường hợp như vậy.
~~~~~~~~
CHƯƠNG THỨ XIX: ĐOẠN NGHI THANH TỊNH XIỂN MINH
Etasseva pana nāmarūpassa paccayapariggahaṇena tīsu addhāsu kaṅkhaṃ vitaritvā ṭhitaṃ ñāṇaṃ kaṅkhā- vitaraṇavisuddhi nāma.
Trí an trú vượt khỏi hoài nghi trong ba thời, do phương pháp xác định duyên của chính danh sắc này gọi là đoạn nghi thanh tịnh.
Phương pháp tiến hành
1) Đoạn nghi do xác định 5 nhân duyên của danh sắc:
Vị tỷ-kheo muốn thực hành trí ấy cho đầy đủ, quán sát tìm kiếm nhân duyên của danh sắc ấy, như bác sĩ tài giỏi khi đã thấy bệnh tìm kiếm căn nguyên của nó, hoặc như người nhiều bi mẫn thấy đứa trẻ con nằm ngữa giữa đường lại suy nghĩ đến mẹ cha đứa bé ấy rằng: Đứa bé này con của ai?
Trước nhất, vị tỷ-kheo ấy quán trí như thế này: danh sắc này không phải không có nguyên nhân, vì trong mọi nơi, luôn luôn mỗi thời, danh sắc mỗi loại trở thành một loại như nhau, không phải nguyên nhân do đấng Tạo hóa... vì không đấng Tạo hóa ngoại trừ danh sắc, nhưng lại nói: riêng danh sắc ấy là Đấng tạo hóa, bởi vì danh sắc tức là đấng Tạo hóa của những người ấy trở thành thực tính không có nguyên nhân. Do đó, nguyên nhân của danh sắc này cần phải có. Nhân duyên ấy là gì?
Vị ấy quán sát đến nhân duyên của danh sắc, trước nhất xác định lấy nhân duyên của sắc thân này như vầy: thân này khi phát sanh không phải sanh từ bên trong hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen trắng... không phải sanh trong ngọc ma-ni, chuỗi ngọc trai... chắc chắn thân này phía sau màng da bụng, phía trước cột xương sống, ở giữa dạ dày và bàng quang, ruột già, ruột non bao quanh tự có mùi hôi thúi ghê tởm, đáng gớm, lại sanh trong nơi đây rất chật hẹp có mùi hôi thúi ghê tởm, đáng ghét, như giòi sanh trong ao nước nhớp, chồng chất với cá ươn, bánh thúi... khi thân ấy sanh ra như vậy, bốn pháp này là vô minh, ái, thủ, nghiệp, là nguyên nhân hỗ trợ cho phát sanh lên, vật thực trợ giúp (làm duyên), 5 pháp này là nhân duyên. Trong 5 pháp ấy, 3 pháp như vô minh... là chỗ nương nhờ của thân này, như người mẹ là chỗ nương nhờ của đứa bé; nghiệp là người khiến cho sanh, như người cha khiến cho đứa bé sanh; vật thực là người nâng đỡ như người vú nuôi của đứa bé. Vị ấy khi đã xác định duyên của sắc thân này như vậy, xác định lấy duyên của danh thân bằng phương pháp như: “Nương nhờ mắt và sắc, nhãn thức phát sanh”[276]...
Vị ấy khi đã thấy sự diễn tiến của danh sắc do duyên như vậy, tùy quán thấy rằng: danh sắc này đã diễn tiến vì duyên trong thời quá khứ, sẽ diễn tiến vì duyên trong thời vị lai, cũng như danh sắc này trong hiện tại. Vị ấy tùy quán như vậy, đoạn trừ được tất cả hoài nghi, đề cập đến quá khứ 5 loại hoài nghi được Ngài thuyết rằng:
- "Thời quá khứ, ta đã có mặt phải chăng?
- Thời quá khứ, ta đã không có mặt phải chăng?
- Thời quá khứ, ta đã là gì?
- Thời quá khứ, ta đã là thế nào?
- Hay thời quá khứ, ta đã là cái gì rồi thành cái gì?”[277]
Đề cập đến 5 loại hoài nghi vị lai được Ngài thuyết rằng:
- “Thời vị lai, ta sẽ có phải chăng?
- Thời vị lai, ta sẽ không có phải chăng?
- Thời vị lai, ta sẽ là cái gì?
- Thời vị lai, ta sẽ là thế nào?
- Thời vị lai, ta sẽ là cái gì rồi sẽ trở thành cái gì?”
Sáu loại hoài nghi nói về hiện tại hay đề cập đến thời gian sanh tồn trong hiện tại được Ngài thuyết về người có hoài nghi nội thân như:
- “Ta đang hiện hữu phải chăng?
- Ta không hiện hữu phải chăng?
- Ta là cái gì?
- Ta là thế nào?
- Chúng sanh này từ đâu đến?
- Nó sẽ đi về đâu?”[278]
2) Đoạn nghi do xác định duyên chung và riêng:
Một vị khác thấy 2 loại duyên của danh do khả năng chung và riêng, thấy 4 loại duyên của sắc do khả năng như nghiệp... Thật vậy, danh có 2 loại duyên chung và riêng, trong 2 loại duyên ấy, sáu môn như nhãn môn v.v... sáu cảnh như cảnh sắc v.v... là duyên chung của danh khiến cho diễn tiến theo môn ấy, trợ duyên cho mỗi loại danh do chia thành thiện v.v...; pháp là tác ý v.v... là duyên riêng, vì như lý tác ý, nghe diệu pháp của bậc Tịnh nhân v.v... chỉ có duyên riêng cho danh thiện, trái ngược với danh bất thiện, còn nghiệp v.v... là duyên cho danh dị thục quả; hữu phần v.v... là duyên cho danh tố.
Lại nữa, sắc có 4 loại duyên sanh là nghiệp, tâm, quý tiết và vật thực; trong bốn loại duyên ấy, riêng nghiệp quá khứ trợ duyên cho sắc nghiệp sở sanh. Tâm đang sanh trợ duyên cho sắc tâm sở sanh. Quý tiết, vật thực trợ duyên cho sắc quý tiết và vật thực sở sanh trong sát-na trụ.
Một số hành giả thực hành xác định duyên của danh sắc như vậy, hành giả ấy khi đã thấy sự diễn tiến của danh sắc vì duyên như vậy, tùy quán thấy rằng danh sắc này trong hiện tại như thế nào thì trong thời quá khứ đã diễn tiến do duyên như thế ấy, cho đến trong vị lai sẽ diễn tiến do duyên cũng như vậy. Khi hành giả tùy quán thấy như vậy, đoạn trừ hoài nghi trong 3 thời theo phương pháp đã trình bày.
3) Đoạn nghi do xác định duyên nghịch y tương sinh:
Một số hành giả khác quán sát trường hợp già cũ của pháp hành, tức là danh sắc ấy đi đến già cũ và thấy hoại diệt của danh sắc đã già, thực hành xác định duyên của danh sắc do khả năng nghịch y tương sinh như vầy: gọi là già chết của pháp hành này có mặt khi sanh có mặt, sanh có mặt khi hữu có mặt, hữu có mặt khi thủ có mặt, thủ có mặt khi ái có mặt, ái có mặt khi thọ có mặt, thọ có mặt khi xúc có mặt, xúc có mặt khi sáu xứ có mặt, sáu xứ có mặt khi danh sắc có mặt, danh sắc có mặt khi thức có mặt, thức có mặt khi hành có mặt, hành có mặt khi vô minh có mặt. Khi đó, vị ấy đoạn trừ hoài nghi theo như phương pháp đã trình bày.
4) Đoạn nghi do xác định thuận y tương sinh:
Một số hành giả khác thực hành xác định duyên của danh sắc do khả năng thuận y tương sinh đã trình bày chi tiết bằng phương pháp đoạn trước như: “Vô minh duyên hành v.v… ”, khi đó, vị ấy đoạn trừ hoài nghi theo như phương pháp đã trình bày.
5) Đoạn nghi do xác định duyên nghiệp luân và dị thục quả luân:
Một số hành giả khác thực hành xác định duyên của danh sắc do khả năng nghiệp luân và dị thục quả luân trong nghiệp hữu đời trước như vầy: năm pháp này tức vô minh là si mê, hành là tích trữ, ái là khát vọng, thủ là chấp cứng, hữu là tư (cố ý) trong nghiệp hữu quá khứ trợ duyên cho tái tục trong sanh hữu này.
Năm pháp này tức thức là tái tục, danh sắc là xuất hiện, xứ là thanh triệt, xúc là đụng chạm, thọ là hưởng cảnh trong sanh hữu này được trợ duyên do nghiệp tạo trong sanh hữu quá khứ.
Năm pháp này tức vô minh là si … như trên… hữu là tư (cố ý) trợ duyên cho tái tục vị lai trong nghiệp hữu này vì sự chín muồi (thuần thục) của các xứ trong sanh hữu này.
Trong trường hợp ấy có 4 loại nghiệp: hiện báo nghiệp, sanh báo nghiệp, hậu báo nghiệp và vô hiệu nghiệp[279].
Trong 4 loại nghiệp ấy, tư đổng lực thứ nhất thiện hay bất thiện trong bảy sát-na thuộc một chặng đổng lực lộ trình tâm gọi là hiện báo nghiệp; nghiệp ấy cho quả trong tự thân kiếp này, khi không thể trổ quả như vậy, nó trở thành vô hiệu nghiệp. Vô hiệu nghiệp có do khả năng tam đề này là đã không có dị thục quả của nghiệp, sẽ không có dị thục quả của nghiệp, đang không có dị thục quả của nghiệp.
Tư đổng lực thứ bảy khiến cho thành tựu kết quả gọi là sanh báo nghiệp, nghiệp ấy cho quả trong tự thân kế tiếp, khi không thể cho như vậy, trở thành vô hiệu nghiệp theo phương pháp đã trình bày.
Năm tư đổng lực trong khoảng giữa của cả hai nghiệp ấy gọi là hậu báo nghiệp; trong vị lai nghiệp ấy khi nào được điều kiện thì lúc đó nó trổ quả; cho dù vòng luân hồi có diễn tiến như thế nào đi nữa nghiệp ấy cũng không bao giờ trở thành vô hiệu nghiệp.
Bốn loại nghiệp khác nữa là cực trọng nghiệp, tập quán nghiệp, cận tử nghiệp và tích lũy nghiệp.
Trong bốn loại nghiệp ấy, nghiệp thiện hay bất thiện, trọng nghiệp và khinh nghiệp, nghiệp nào nặng tức là nghiệp giết mẹ... hay nghiệp đáo đại, chính nghiệp ấy trổ quả trước nhất.
Lại nữa, trong các nghiệp nhiều hay ít, nghiệp nào nhiều là giới trang nghiêm hay ác giới, chính nghiệp ấy trổ quả trước nhất.
Nghiệp mà người ghi nhớ khi sắp chết gọi là cận tử nghiệp; vì người gần chết có thể nhớ đến nghiệp nào, (trong khi đó) người ấy tái sanh do nguyên nhân nghiệp đó.
Nghiệp đã được thực hành luôn luôn, thoát khỏi 3 loại nghiệp ấy gọi là tích lũy nghiệp; khi không có 3 loại nghiệp ấy[280], chính tích lũy nghiệp đó dẫn đi tái tục.
Bốn loại nghiệp khác nữa: sanh nghiệp, trì nghiệp, chướng nghiệp và đoạn nghiệp.
Trong bốn loại nghiệp ấy, gọi sanh nghiệp là thiện hay bất thiện, sanh nghiệp ấy khiến cho phát sanh uẩn dị thục quả sắc hữu, vô sắc hữu, đôi khi trong thời tái tục, đôi khi trong thời bình nhật.
Trì nghiệp không thể khiến cho dị thục quả phát sanh, nhưng trợ giúp lạc khổ sanh trong dị thục quả mà tái tục khiến cho phát sanh do nghiệp khác đã cho tái tục, trì nghiệp ấy trợ cho lạc khổ diễn tiến suốt thời gian lâu dài.
Chướng nghiệp do nghiệp khác đã cho tái tục khi dị thục quả đã sanh, nghiệp này đàn áp, cản trở lạc khổ phát sanh trong dị thục quả mà tái tục ấy đã cho phát sanh, không cho lạc khổ diễn tiến lâu dài.
Đoạn nghiệp là thiện hay bất thiện tự chặt đứt nghiệp khác yếu sức hơn, ngăn chặng dị thục quả của nghiệp khác đó, tạo điều kiện cho dị thục quả của mình (phát sanh); khi nghiệp đã tạo điều kiện như vậy, dị thục quả ấy gọi là đã sanh.
Khoảng giữa nghiệp, khoảng giữa dị thục quả của 12 loại nghiệp này vừa được giải thích, xuất hiện do trạng thái như thật. Riêng đối với trí biết nghiệp, dị thục quả của chư Phật, không phổ thông đối với chư Thinh văn. Hành giả quán nên biết khoảng giữa nghiệp và khoảng giữa dị thục quả do riêng một phần; vì thế, nghiệp đặc biệt này được trình bày phần đầu đề.
Một số hành giả khi đã đặt 12 loại nghiệp này được giải thích như vậy trong nghiệp luân, xác định duyên của danh sắc do khả năng nghiệp luân và dị thục quả luân; hành giả ấy khi đã quán thấy sự diễn tiến của danh sắc vì duyên do khả năng nghiệp luân và dị thục quả luân.
Như vậy, hành giả quán thấy rằng 12 loại nghiệp này đang diễn tiến trong hiện tại như thế nào thì trong thời quá khứ đã diễn tiến vì duyên do khả năng nghiệp luân và dị thục quả luân, và cả trong vị lai sẽ diễn tiến vì duyên do khả năng nghiệp luân và dị thục quả luân cũng như vậy. Theo phương pháp này có nghiệp, dị thục quả của nghiệp, nghiệp luân và dị thục quả luân, sự diễn tiến của nghiệp, sự diễn tiến của dị thục quả, sự liên tiếp của nghiệp, sự liên tiếp của dị thục quả, có hành động và có kết quả của hành động.
Nghiệp, quả đang diễn tiến
Quả phát sanh do nghiệp
Hữu khác sanh từ nghiệp
Thế gian diễn tiến vậy.
Khi vị ấy tùy quán như vậy, đoạn trừ được tất cả 16 loại hoài nghi đề cập đến quá khứ v.v… đã được Ngài thuyết bằng pháp môn: “Ta đã có mặt phải chăng?”...
Trong tất cả hữu, sanh, cảnh giới, thức trú, hữu tình cư xuất hiện chỉ là danh sắc diễn tiến do khả năng liên quan nhân quả; hành giả ấy không thấy người hành động khác từ nguyên nhân, không thấy người khác hưởng quả do dị thục quả diễn tiến; khi có nguyên nhân, các bậc thiện trí thức gọi bằng cách chỉ định danh có người hành động, khi có dị thục quả diễn tiến bằng cách chỉ định danh có người thọ hưởng, như vậy là vị ấy khéo thấy với chánh trí tuệ; do đó, các giáo thọ sư xưa nói rằng:
Nghiệp không có người tạo,
Dị thục không người thọ,
Thuần túy pháp diễn tiến,
Thấy vậy là chánh kiến.
Khi nghiệp và dị thục,
Hữu nhân diễn tiến vậy.
Không biết rõ trước sau,
Như hột cây[281] đầu tiên,
Luân hồi trong tương lai,
Không hiện, không diễn tiến.
Ngoại đạo không biết lý,
Không dưới quyền lực mình[282],
Chấp cứng chúng sanh tưởng,
Thấy trường tồn, đoạn diệt.
Chấp sáu mươi hai kiến,
Khiến xung đột lẫn nhau.
Đây tà kiến cột chúng,
Cuốn trôi theo ái hà,
Vì trôi theo ái hà,
Chúng không thoát khổ đau.
Tỷ kheo đệ tử Phật,
Thắng tri điều ấy vậy,
Thông suốt duyên thâm sâu,
Vi diệu và rỗng không.
Nghiệp không có trong quả,
Quả không có trong nghiệp,
Cả hai không lẫn nhau,
Không nghiệp không có quả.
Không lửa trong mặt trời,
Không gương, không phân bò,
Không có ngoài của chúng,
Nhưng sanh do hợp thành (ánh sáng mặt trời chiếu xuống, kiếng chiếu ánh sáng cho cháy phân bò).
Như thế nào cũng vậy,
Quả không được trong nghiệp,
Không có bên ngoài nghiệp,
Nghiệp không trong quả ấy.
Nghiệp ấy rỗng không quả,
Quả không có trong nghiệp,
Nhưng do nương vào nghiệp,
Quả từ đó phát sanh.
Không chư Thiên, Phạm thiên,
Sáng tạo luân hồi này,
Thuần túy pháp diễn tiến,
Do nhân duyên hợp thành.
Khi hành giả ấy thực hành xác định duyên của danh sắc do khả năng nghiệp luân và dị thục quả luân như vậy, đoạn trừ hoài nghi trong 3 thời, được hiểu biết tất cả pháp quá khứ, vị lai và hiện tại do khả năng tử và tái tục. Ý nghĩa đạt tri đó có đối với hành giả ấy.
Hành giả ấy hiểu biết rõ như vầy: các uẩn nào đã sanh do nghiệp duyên trong quá khứ, thì các uẩn đó tự diệt trong quá khứ ấy; nhưng vì nghiệp quá khứ làm duyên, nên các uẩn khác sanh trong hữu này, không có một pháp từ hữu quá khứ đi đến hữu này. Uẩn mà đã sanh trong hữu này do nghiệp duyên đã diệt, nên uẩn khác sẽ sanh trong hữu tiếp theo. Một pháp sẽ không đi từ hữu này đến hữu mới, mỗi pháp nào không vượt qua hữu quá khứ đến hữu này, hay vượt qua từ hữu này đến hữu mới; nhưng uẩn, xứ, giới trong hữu này không phải không sanh vì nguyên do uẩn, xứ, giới trong hữu quá khứ; hay uẩn, xứ, giới trong hữu mới, không phải không sanh vì nguyên do uẩn, xứ, giới trong hữu này.
Như cách đọc tụng thuộc lòng từ miệng của vị thầy không đi vào miệng của người đệ tử, nhưng sự tụng đọc thuộc lòng của người đệ tử ấy không phải không diễn tiến vì sự thuộc lòng từ miệng của vị thầy ấy làm duyên[283]. Như nước chú thuật mà người sứ giả uống không đi vào bụng bệnh nhân, nhưng bệnh của người ấy không phải không chấm dứt vì sự uống nước bùa (của) người sứ giả ấy làm duyên[284]. Như phương pháp trang điểm gương mặt, không đi đến đánh bóng mặt trong gương, nhưng phương pháp trang điểm khuôn mặt không thể không được rõ ràng, vì bóng mặt trong gương ấy làm duyên[285]. Như ngọn lửa của một tim đèn không đi qua đốt tim đèn khác, nhưng ngọn lửa không phải không phát sanh, vì ngọn lửa của tim đèn trước đó làm duyên vậy[286].
Như thế nào nhãn thức,
Liên tiếp theo ý giới,
Không đến từ nơi khác,
Chẳng phải không liên tục,
Tái tục cũng như vậy,
Tâm thừa kế diễn tiến,
Tâm trước đang hoại diệt,
Tiếp đó tâm sau sanh,
Không kẽ hở khoảng chúng,
Chúng không có gián đoạn,
Không gì đi theo tử,
Ngoài tái tục phát sanh[287].
Trí xác định duyên danh sắc bằng mọi trường hợp, là ân đức đạt đến sức mạnh của vị tỷ-kheo hiểu rõ tất cả pháp tử và tái tục như vậy; vị ấy dứt bỏ hoàn toàn 16 loại hoài nghi, không phải chỉ có 16 loại hoài nghi ấy, cả 8 loại hoài nghi diễn tiến bằng phương pháp như: “Hoài nghi trong bậc Đạo Sư...”[288] cũng được vị ấy dứt bỏ. Sáu mươi hai tà kiến yên lặng.
Trí vượt khỏi hoài nghi trong ba thời, an trú sự xác định duyên của danh sắc bằng những phương pháp khác nhau như vậy, nên biết là đoạn nghi thanh tịnh. Lời nói dhammaṭṭhitiñāṇaṃ – pháp trụ trí, yathābhūtañāṇaṃ – trí biết như thật, sammādassanaṃ – chánh tri kiến, đều là đồng nghĩa của trí ấy, như được Trưởng lão Sāriputta thuyết: “Vô minh duyên hành, duyên đồng phát sanh. Cả hai pháp này đồng phát sanh do duyên, tuệ xác định duyên là pháp trụ trí”[289].
“Vị tỷ-kheo khi tác ý vô thường thế nào là biết thấy như thật? Thế nào là chánh tri kiến? Thế nào là khéo thấy vô thường tất cả hành do pháp ấy hỗ trợ? Đoạn trừ hoài nghi ở đâu? Khi tác ý khổ não… như trên… khi tác ý vô ngã, thế nào là biết thấy như thật?... như trên… Đoạn trừ hoài nghi ở đâu? Khi tác ý vô thường thấy biết như thật hiện tượng, do đó được gọi là chánh tri kiến là vị ấy khéo thấy vô thường tất cả hành, do pháp ấy hỗ trợ như vậy, đoạn trừ hoài nghi nơi đây… Khi tác ý khổ não, nên biết thấy như thật sự diễn tiến… như trên… Khi tác ý vô ngã, biết thấy như thật hiện tượng và sự diễn tiến, do đó được gọi là chánh tri kiến, là vị ấy khéo thấy tất cả pháp vô ngã, do pháp ấy hỗ trợ như vậy, đoạn trừ hoài nghi nơi đây. Trí như thật thế nào, chánh tri kiến nào, đoạn nghi nào, các pháp này có ý nghĩa khác nhau và văn tự khác nhau, hay là có một ý nghĩa, chỉ có văn tự khác nhau? Như thật trí, chánh tri kiến, đoạn nghi, các pháp này có một ý nghĩa, chỉ văn tự khác nhau”[290].
Quả báo
Lại nữa, vị tỷ-kheo (hành giả) thấy rõ sự liên hệ với trí này, là người đạt được hoan hỷ trong Phật giáo, đạt được chỗ an trú, có đức hạnh vẹn toàn nhất định gọi là bậc Tiểu Tu-đà-huờn.
Do đó, muốn đoạn nghi,
Tỷ kheo luôn chánh niệm,
Hãy xác định nhân duyên
Danh sắc mọi trường hợp.
Chương thứ mười chín Đoạn nghi thanh tịnh xiển minh, trong phần tu tiến tuệ thuộc bộ Thanh tịnh đạo đã được tôi sáng tác để khích lệ sự hoan hỷ cho chư tôn giả đã chấm dứt với trường hợp như vậy.
~~~~~~~~
CHƯƠNG THỨ XX: ĐẠO PHI ĐẠO TRI KIẾN THANH TỊNH XIỂN MINH
Ayaṃ maggo ayaṃ na maggoti evaṃ maggañca amaggañca ñatvā ṭhitaṃ ñāṇaṃ pana maggāmaggañāṇadassanavisuddhi nāma – trí an trú biết rõ con đường và không phải con đường như vầy: đây là đạo, đây không phải là đạo gọi là đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh.
Phương pháp tiến hành
Hành giả muốn thực hành trí ấy cho đầy đủ, trước nhất cần phải tạo tinh tấn, quán theo phương pháp[291], tức là quán tưởng nguyên khối. Tại sao? Vì biết thấy biết đạo, không phải đạo phát sanh riêng khi phiền não như ánh sáng v.v... phát sanh cho hành giả quán sơ cơ. Thật vậy, khi tùy phiền não như ánh sáng v.v... đã phát sanh đối với hành giả quán sơ cơ, có trí biết đạo và không phải đạo. Sự quán tưởng từng khối là đầu tiên của quán minh, do đó, trí này Ngài trình bày thứ tự trí đoạn nghi. Lại nữa, vì lý do khi tam tướng đạt tri diễn tiến, phát sanh trí biết con đường và không phải con đường. Tam tướng đạt tri là thứ tự ý nghĩa đạt tri, do đó, hành giả muốn thực hành đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh ấy cho đầy đủ, trước nhất cần phải tinh tấn quán tưởng nguyên khối.
Tam đạt tri[292]
Trong điều đó, có phân tích như tiếp theo đây:
Thật vậy, ba đạt tri hiệp thế là ý nghĩa (liễu tri) đạt tri (ñātapariññā) tam tướng đạt tri (tīraṇapariññā), đoạn trừ đạt tri (pahānapariññā), được Ngài Sāriputta thuyết với ý nghĩa: “Tuệ thắng trí gọi trí do nghĩa là biết, tuệ đạt tri gọi trí do ý nghĩa là quán sát, tuệ đoạn trừ gọi trí do ý nghĩa là xả ly”.[293]
Trong cả ba tuệ ấy, tuệ mà đã diễn tiến do khả năng xác định trạng thái riêng mỗi pháp như vầy: sắc có trạng thái tiêu hoại, thọ có trạng thái hưởng cảnh gọi là ý nghĩa đạt tri.
Lại nữa, tuệ quán thấy rõ tướng và cảnh diễn tiến do nêu lên phổ thông tướng của chính các pháp ấy bằng phương pháp như: sắc vô thường, thọ vô thường... gọi là tam tướng đạt tri.
Lại nữa, chính tuệ quán thấy tướng và cảnh diễn tiến do khả năng dứt bỏ thường tưởng... trong chính các pháp ấy gọi là đoạn trừ đạt tri.
Trong ba đạt tri ấy, tuệ kể từ xác định pháp hành cho đến xác định nhân duyên là phạm vi của ý nghĩa đạt tri, vì trong khoảng giữa này ý nghĩa đạt tri thành tưởng thông suốt trạng thái riêng các pháp. Tuệ kể từ quán sát khối cho đến sanh diệt tùy quán là phạm vi của tam tướng đạt tri, vì trong khoảng giữa này tam tướng đạt tri thành tưởng thông suốt phổ thông tướng. Các loại tuệ khởi từ hoại tùy quán trở đi, là phạm vi của đoạn trừ đạt tri, vì kể từ đó, hành giả khi tùy quán vô thường dứt bỏ thường tưởng, khi tùy quán khổ não dứt bỏ lạc tưởng, khi tùy quán vô ngã dứt bỏ ngã tưởng, khi tùy quán yếm ly dứt bỏ sự hoan hỷ, khi tùy quán ly tham dứt bỏ tham, khi tùy quán diệt dứt bỏ sự tập khởi, khi tùy quán xả ly dứt bỏ chấp thủ; như vậy, tuệ này quán thấy theo 7 tùy quán hỗ trợ cho thành tựu dứt bỏ thường tưởng... được giải thích là có đoạn trừ đạt tri thành trưởng.
Hành giả này chỉ đắc chứng ý nghĩa đạt tri vì khiến cho thành tựu xác định pháp hành và xác định nhân duyên; trong ba đạt tri được giải thích như vậy, cần phải đắc chứng 2 đạt tri ngoài ra; do đó, nói rằng khi tam tướng đạt tri đang diễn tiến, trí biết con đường và không phải con đường (trí đạo phi đạo) phát sanh và tam tướng đạt tri có mặt tiếp theo ý nghĩa đạt tri, vì thế hành giả muốn thực hành đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh ấy cho đầy đủ, trước nhất cần phải tạo cho đầy đủ sự tinh tấn quán tưởng nguyên khối.
Trong điều đó, có Pāḷi như tiếp theo đây:
“Thế nào là tuệ xác định tóm tắt các pháp quá khứ, vị lai, hiện tại trở thành trí quán sát? Hành giả xác định phàm sắc nào quá khứ, vị lai, hay hiện tại, bên trong hay bên ngoài… như trên…, xa hay gần; tất cả sắc là vô thường là một trí quán sát; xác định tất cả sắc ấy là khổ não là một trí quán sát; xác định tất cả sắc ấy là vô ngã là một trí quán sát; xác định phàm thọ nào… như trên…; xác định phàm tưởng nào… như trên…; xác định phàm hành nào… như trên…; xác định phàm thức nào… như trên… là vô ngã là một trí quán sát; xác định nhãn… như trên…; xác định lão - tử quá khứ, vị lai, hay hiện tại… là vô thường là một trí quán sát; xác định là khổ não là một trí quán sát; xác định là vô ngã là một trí quán sát.
Tuệ xác định tóm tắt sắc quá khứ, vị lai hay hiện tại vô thường nghĩa là biến diệt, khổ não nghĩa là đáng sợ hãi, vô ngã nghĩa là không có thực thể, là trí quán sát. Tuệ xác định tóm tắt thọ… như trên…, thức… như trên… Tuệ xác định tóm tắt nhãn… như trên… lão, tử… như trên… là trí quán sát.
Tuệ xác định tóm tắt sắc quá khứ, vị lai, hiện tại là vô thường, hữu vi, nương nhờ đồng phát sanh, tự nhiên diệt tận, tự nhiên tiêu diệt, tự nhiên ly tham, tự nhiên diệt tắt là trí quán sát. Tuệ xác định tóm tắt thọ… như trên…, thức… như trên…, nhãn… như trên…, lão - tử, quá khứ, vị lai, hiện tại là vô thường… như trên… tự nhiên diệt tắt là trí quán sát.
Tuệ xác định tóm tắt vì sanh duyên lão - tử, khi sanh không có mặt thì lão - tử không có mặt là trí quán sát. Tuệ xác định tóm tắt thời quá khứ, thời vị lai, vì sanh duyên lão, khi sanh không có mặt thì lão - tử không có mặt là trí quán sát.
Tuệ xác định tóm tắt vì hữu duyên sanh… như trên...; vì vô minh duyên hành, khi vô minh không có mặt thì hành không có mặt là trí quán sát, trí ấy nghĩa là liễu tri, gọi tuệ nghĩa là biến tri, do đó tuệ xác định tóm tắt các pháp quá khứ, vị lai hay hiện tại là trí quán sát”[294].
Ở đây nên hiểu rằng Ngài tóm tắt số lượng pháp này là pháp diễn tiến theo môn, cùng với môn và cảnh như: 5 uẩn, 6 môn, 6 cảnh, 6 thức, 6 xúc, 6 thọ, 6 tưởng, 6 tư, 6 ái, 6 tầm, 6 tứ, 6 giới (dhātu), 10 hoàn tịnh, 32 thể, 12 xứ, 18 giới, 22 quyền, 3 giới, 9 hữu, 4 thiền, 4 vô lượng tâm, 4 thiền chứng và 12 chi của y tương sinh; với ý nghĩa đoạn này là (cakkhuṃ) nhãn… như trên... (jarāmaraṇam) lão, tử.
Thật vậy, lời này được đức Thế tôn thuyết trong cần phải thắng tri xiển minh: “Này chư tỷ-kheo, tất cả cần phải thắng tri, này chư tỷ-kheo, tất cả cái gì cần phải thắng tri?
Này chư tỷ-kheo! Nhãn cần phải thắng tri, các sắc cần phải thắng tri, nhãn thức cần phải thắng tri, nhãn xúc cần phải thắng tri, thọ lạc hay khổ hay phi khổ phi lạc phát sanh vì duyên nhãn xúc ấy cần phải thắng tri. Nhĩ cần phải thắng tri… như trên...; thọ lạc hay khổ hay phi khổ phi lạc phát sanh vì duyên ý xúc ấy cần phải thắng tri.
Sắc… như trên...; thức, nhãn… như trên...; ý… sắc… như trên...; pháp, nhãn thức… như trên...; ý thức, nhãn xúc… như trên... ý xúc.
Nhãn xúc sanh thọ… như trên... ý xúc sanh thọ…, sắc tưởng… như trên... pháp tưởng, sắc tư… như trên... pháp tư, sắc ái… như trên... pháp ái, sắc tầm… như trên... pháp tầm, sắc tứ… như trên... pháp tứ.
Điạ giới… như trên... thức giới, địa hoàn tịnh… như trên... thức hoàn tịnh, tóc… như trên... óc…
Nhãn xứ… như trên... pháp xứ, nhãn giới… như trên... ý giới…ý thức giới, nhãn quyền… như trên... cụ tri quyền.
Dục giới..., sắc giới..., vô sắc giới..., dục hữu..., sắc hữu..., vô sắc hữu..., tưởng hữu..., vô tưởng hữu..., phi tưởng phi phi tưởng hữu..., nhất uẩn hữu..., tứ uẩn hữu..., ngũ uẩn hữu... .
Sơ thiền... như trên... tứ thiền, từ tâm giải thoát... như trên... xả tâm giải thoát, không vô biên xứ thiền chứng... như trên... phi tưởng phi phi tưởng xứ thiền chứng…, vô minh cần phải thắng tri... như trên... lão - tử cần phải thắng tri”[295].
Sự tóm tắt tất cả ý nghĩa này, ở đây được nói chi tiết như vậy.
Lại nữa, các pháp siêu thế nào được nói đến trong các pháp tóm tắt như vậy, các pháp ấy không nên áp dụng trong trường hợp này vì không đến gần quán sát.
Trong các pháp đến gần quán sát, các pháp gì xuất hiện cho người nào xác định thuận lợi, người ấy cần phải bắt đầu quan sát các pháp này.
I. Phương pháp trí quán sát ngũ uẩn trong tam tướng:
Trong điều đó, tiếp theo đây là phương pháp giải thích đề cập đến khả năng uẩn: “hành giả xác định phàm sắc … như trên... tất cả sắc ấy là vô thường là trí quán sát, xác định khổ não là một trí quán sát, xác định vô ngã là một trí quán sát”[296]. Với trường hợp như vậy, vị tỷ-kheo nào xác định tất cả sắc trình bày không giới hạn như vầy: “phàm sắc nào” do 11 trường hợp là với tam đề quá khứ và 4 nhị đề như nội phần... xác định tất cả là vô thường là quán sát vô thường.
Như thế nào là xác định quán sát theo phương pháp đã trình bày trước, như được Ngài thuyết: “như vậy sắc quá khứ, vị lai hay hiện tại gọi vô thường nghĩa là biến diệt”[297]; do đó, vị tỷ-kheo này quán sát rằng: sắc quá khứ là sắc nào đã bị diệt trong quá khứ, không đi đến hữu này nữa, như vậy vô thường nghĩa là biến diệt.
Sắc vị lai là sắc nào sẽ sanh trong hữu kế tiếp, sắc ấy cũng sẽ biến diệt trong hữu kế tiếp đó, sẽ không đi đến hữu khác hữu đó, như vậy vô thường nghĩa là biến diệt.
Sắc hiện tại là sắc đang biến diệt trong chính hữu này, không đi xa hơn ở đây, như vậy vô thường nghĩa là biến diệt.
Sắc nào bên trong, sắc ấy cũng biến diệt ngay bên trong, không đi đến bên ngoài, như vậy vô thường nghĩa là biến diệt.
Sắc nào bên ngoài… như trên… Sắc nào thô… Sắc nào tế… Sắc nào xấu… Sắc nào tốt… Sắc nào xa… Sắc nào gần, sắc ấy cũng biến diệt trong ngay nơi gần đây, không đi đến thành sắc xa, như vậy vô thường nghĩa là biến diệt; tất cả đây chỉ là một trí quán sát do khả năng vô thường nghĩa là biến diệt chia thành 11 loại.
Tất cả 11 loại sắc như thế gọi là khổ não nghĩa là đáng sợ hãi. Lời nói: nghĩa là đáng sợ hãi vì có tai nạn thường xuyên. Thật vậy, pháp nào vô thường pháp ấy dẫn đến đáng sợ hãi, như sắc dẫn đến đáng sợ hãi đối với chư Thiên trong Sīhopamasutta – kinh Thí dụ sư tử[298]; điều này được nói đến như vậy là trí quán sát do khả năng khổ não nghĩa là đáng sợ hãi chia thành 11 loại.
Lại nữa, tất cả sắc khổ não như thế nào, tất cả sắc ấy gọi là vô ngã nghĩa là không có thực thể như thế ấy. Lời nói: nghĩa là không có thực thể là vì không có thực chất tự ngã mà thế gian chế định như: tự ngã, người cư ngụ, người tạo, người hưởng, người có toàn năng; vì pháp nào vô thường pháp đó là khổ não, sắc ấy không thể chống lại vô thường vì bị áp bức sanh diệt của mình, ở đâu sắc ấy có người tạo…? Vì lẽ đó, đức Thế tôn thuyết: “Này chư tỷ-kheo, nếu sắc này là tự ngã, sắc này không dẫn đến bệnh hoạn...”[299]. Điều này được nói đến như vậy là một trí quán sát do khả năng vô ngã, nghĩa là không có thực thể chia thành 11 loại; trong thọ v.v... cũng có phương pháp này.
Lại nữa, sắc nào vô thường thì chắc chắn sắc ấy chia thành hữu vi..., do đó, để trình bày đồng nghĩa hay để trình bày tác ý diễn tiến những trường hợp khác nhau của sắc ấy, mà Pāḷi được Ngài thuyết: “Sắc quá khứ, vị lai, hiện tại vô thường, hữu vi, nương nhờ đồng phát sanh, tự nhiên diệt tận, tự nhiên tiêu diệt, tự nhiên ly tham, tự nhiên diệt tắt[300]. Trong thọ... cũng có phương pháp này.
II. Phương pháp quán phổ thông trí ngũ uẩn theo 40 trường hợp
Trí quán sát như vô thường... được đức Thế tôn phân loại thuận thứ trí bằng phương pháp: “Vị ấy đạt được thuần thục thuận thứ trí do 40 trường hợp nào? Vị ấy chắc chắn bước vào thánh đạo[301] do 40 trường hợp nào”? Điều này được Ngài thuyết rằng: Vị ấy thấy năm uẩn là
- Vô thường.
- Khổ não.
- Bệnh tật.
- Mụt ghẻ.
- Mũi tên .
- Bất hạnh.
- Bệnh hoạn.
- Thành kẻ khác.
- Rã tan.
- Hoạn nạn.
- Nguy hiểm.
- Sợ hãi.
- Chướng ngại.
- Rung động.
- Mỏng manh.
- Không trường tồn.
- Vô hộ.
- Không kín đáo.
- Không nơi nương tựa.
- Chút ít.
- Trống trải.
- Rỗng không.
- Vô ngã.
- Tội lỗi.
- Biến đổi tự nhiên.
- Không thực thể.
- Nguồn gốc của bất hạnh.
- Thành kẻ sát hại.
- Không thịnh vượng
- Thành cảnh lậu.
- Hữu vi.
- Thành mồi của ma vương.
- Sanh tự nhiên.
- Già tự nhiên.
- Bệnh tự nhiên.
- Chết tự nhiên.
- Sầu tự nhiên.
- Bi thống tự nhiên.
- Ảo não tự nhiên.
- Cảnh phiền não tự nhiên.
“Vị tỷ-kheo khi thấy năm uẩn vô thường… đạt được thuần thục trong thuận thứ trí, thấy Níp-bàn, thường, diệt tắt được năm uẩn là chắc chắn bước vào Thánh đạo...”[302].
Trong sự phân tích năm uẩn ấy, vị tỷ-kheo thuần thục thuận thứ trí do 40 trường hợp, chắc chắn đưa vào Thánh đạo. Hành giả ấy quán sát năm uẩn này thì có khả năng quán sát vô thường... để tăng thêm lợi ích chắc chắn cho quán sát trí vô thường, khổ não, vô ngã trong năm uẩn đối với vị ấy là như thế nào?
Thật vậy, vị tỷ-kheo ấy quán sát mỗi một uẩn do khả năng phổ thông trí như vô thường... đã được Ngài thuyết bằng cách phân loại như vầy: vô thường vì thực tính không vĩnh cửu[303], vì thực tính đầu tiên và cuối cùng. Khổ não vì bị áp bức bởi sanh diệt và vì chỗ trú của khổ. Bệnh tật vì nuôi dưỡng trợ duyên và vì nguồn gốc của đau ốm. Như mụt ghẻ do va chạm với tầm vông khổ, vì chảy ra nhơ nhớp bất tịnh, vì sanh, già và vì già nua rồi bể ra như tử thi sình. Như mũi tên vì khiến cho phát sanh mụt ghẻ, vì đâm thấu bên trong và vì khó rút ra. Bất hạnh vì đáng khiển trách, vì dẫn đến không tiến hóa và vì chỗ trú của bất hạnh. Bệnh Hoạn vì khiến cho phát sanh bận rộn và vì nhân cận của đau yếu. Thành kẻ khác vì không có quyền lực và vì không vâng lời[304]. Rã tan vì bị rã tan do bệnh lão tử. Hoạn nạn vì dẫn đến nhiều suy vong. Nguy hiểm vì dẫn đến nguy hiểm như không biết cảnh mình, vì chỗ trú của tất cả nguy hiểm. Sợ hãi vì xuất phát của tất cả sợ hãi, vì kẻ thù đối với cực lạc tức là vắng lặng khổ não. Chướng ngại vì tội lỗi đè nén như chướng ngại và vì khó chịu đựng. Rung động vì bệnh, lão, tử và các pháp thế gian như được lợi, thất lợi v.v... khiến cho rung động. Mỏng manh vì gần đến rã tan do tinh tấn của mình. Không trường tồn vì thường rơi hụt xuống tất cả[305] và vì không bền vững. Vô hộ vì không có hộ trì và vì không được an ổn. Không kín đáo vì không có nơi ẩn náu và vì không làm được phận sự che đậy đối với nơi kín đáo. Không nơi nương tựa vì không diệt trừ sợ hãi đối với nơi đã nương nhờ. Chút ít vì bỏ trống thường, tịnh, lạc, ngã tùy theo người ngu chế định. Trống trải vì như bỏ trống hay vì sự vật ít ỏi. Thật vậy, trong thế gian sự vật ít ỏi được gọi là trống trải. Rỗng không vì không có chủ nhân, không có người cư ngụ, không có người sáng tạo, không có người hưởng thọ và không có người chăm sóc. Vô ngã vì tự mình không làm chủ nhân v.v... Tội lỗi vì khó khăn diễn tiến và vì khổ não rất thấp hèn. Lại nữa, thực tính nào đưa đến thấp hèn, do đó thực tính ấy gọi là tội lỗi. Lời nói tội lỗi đây là tên của người khốn khổ, các uẩn cũng như người khốn khổ, do đó, vị ấy thấy sự vật khốn khổ ví như người khốn khổ. Biến đổi tự nhiên vì thường hay thay đổi do 2 trường hợp là già và chết. Không thực thể vì yếu đuối và dễ bẻ gãy như cây không có lõi. Nguồn gốc bất hạnh vì nguyên nhân của phiền muộn. Thành kẻ sát hại vì hủy diệt sự tín nhiệm như kẻ thù có gương mặt giống bạn hiền. Không thịnh vượng vì xa lìa phát triển và phát sanh sự tiêu hoại. Thành cảnh lậu vì nhân cận (chỗ trú) của lậu hoặc. Hữu vi vì do nhân và duyên tác thành. Thành mồi của Ma Vương vì là miếng mồi của tử thần ma và phiền não ma. Sanh già bệnh chết tự nhiên vì thường bị sanh, già, bệnh và chết. Sầu bi ảo não tự nhiên vì là nguyên nhân của buồn rầu, than van và uất ức. Thành cảnh phiền não tự nhiên vì thường thành cảnh của phiền não khát ái tà kiến và ác hạnh.
1) Vô thường tùy quán
Thật vậy, trong các trường hợp này, tuệ thấy theo 50 điều vô thường, phân tích mỗi một uẫn có 10 điều là:
- Vô thường.
- Rã tan.
- Rung động .
- Mỏng manh.
- Không trường tồn.
- Biến đổi tự nhiên.
- Không có thực thể.
- Không thịnh vượng.
- Hữu vi.
- Chết chắc chắn.
2) Vô ngã tùy quán
Tuệ thấy theo vô ngã có 25 điều, phân tích mỗi một uẩn có 5 điều là:
- Thành kẻ khác.
- Chút ít.
- Rỗng không.
- Trống trải.
- Vô ngã.
3) Khổ não tùy quán
Tuệ tùy quán khổ não có 125 điều, phân tích mỗi một uẩn 25 điều còn lại như khổ não, bệnh tật v.v...
Khi hành giả quán sát năm uẩn do quán sát như vô thường v.v... 200 loại này như nói đến đây, quán sát vô thường, khổ não, vô ngã tức là quán minh theo phương pháp ấy là ân đức chắc chắn. Trước hết, đây là tiến hành mở đường quán sát năm uẩn theo phương pháp Pāḷi chỉ có bấy nhiêu.
III. Chín phương pháp tiến hành cho quyền thuần thục
Lại nữa, khi hành giả nào tạo tinh tấn trong quán minh theo phương pháp như vậy không thành tựu tuệ, vị ấy cần phải thực hành cho quyền thuần thục do khả năng chín trường hợp:
- Vị tỷ-kheo thấy biến diệt mỗi pháp hành đã sanh.
- Tăng trưởng thực hành một cách tôn trọng thấy biến diệt ấy.
- Tăng trưởng thực hành liên tục.
- Tăng trưởng thực hành thích hợp.
- Tăng trưởng tư cách gìn giữ ấn chứng định.
- Tăng trưởng tiến hành theo các giác chi.
- Khiến cho phát sanh không quyến luyến thân thể và mạng sống.
- Tăng trưởng chế ngự ra khỏi trong thân và mạng sống ấy.
- Tăng trưởng không bỏ phế giữa chừng.
Như vậy, sau khi loại bỏ 7 trú xứ không thích hợp, sử dụng 7 trú xứ thích hợp theo phương pháp đã được trình bày trong đề mục đất hoàn tịnh xiển minh, nên quán sát sắc tùy thời, nên quán sát vô sắc tùy thời.
IV. Cần phải quán sát sắc pháp:
Hành giả khi quán sát sắc, cần phải quán thấy sự sanh của sắc. Như thế nào? Tức là sắc này phát sanh từ bốn nguyên nhân do khả năng như nghiệp v.v... Trong 4 nguyên nhân ấy, trước nhất, sắc của tất cả chúng sanh khi sanh được phát sanh từ nghiệp.
1 - Sắc nghiệp:
Thật vậy, trước nhất, trong sát-na tái tục, 30 sắc tức là ý vật thập pháp, thân thập pháp, trạng thái thập pháp phát sanh do khả năng 3 thừa kế đối với chúng sanh thai sanh, nhưng các sắc ấy phát sanh riêng trong sát-na sanh của tâm tái tục, trong sát-na sanh như thế nào thì trong sát-na trụ và trong sát-na diệt cũng như thế ấy.
Trong các sát-na ấy, sắc diệt chậm, diễn tiến nặng, tâm diệt nhanh, diễn tiến nhẹ; do đó, đức Thế tôn đã thuyết rằng: “Này chư tỷ-kheo, Như Lai không thấy một pháp nào khác diễn tiến nhanh như tâm này”.[306] Khi sắc đang còn kéo dài thì tâm hữu phần sanh diệt đến 16 lần; sát-na sanh, sát-na trụ, sát-na diệt của tâm cũng bằng nhau giống một loại.
Riêng sát-na sanh, sát-na diệt của sắc pháp có đặc tánh nhẹ nhàng như đặc tánh nhẹ nhàng của sát-na sanh và sát-na diệt của tâm; nhưng sát-na trụ của nó diễn tiến cho đến 16 tâm sanh diệt.
Tâm hữu phần thứ nhì phát sanh nương vào ý vật tiền sanh sát-na trụ phát sanh trong sát-na sanh của tâm tái tục, hữu phần thứ ba phát sanh nương vào ý vật tiền sanh đến sát-na trụ phát sanh cùng với hữu phần thứ nhì ấy. Nên biết tâm diễn tiến đến suốt cả đời theo phương pháp này; nhưng đối với chúng sanh cận tử, 16 sát-na tâm phát sanh chỉ nương vào sắc ý vật tiền sanh ở 1 sát-na trụ.
Sắc phát sanh trong sát-na sanh của tâm tái tục cũng diệt cùng với sát-na tâm sau tâm tái tục, sắc phát sanh trong sát-na trụ cũng diệt cùng với sát-na sanh của tâm thứ 17, sắc phát sanh trong sát-na diệt của tâm tái tục cũng diệt khi đến sát-na trụ của tâm thứ 17. Gọi là diễn tiến luân hồi[307] tồn tại cho đến khi nào thì tâm vẫn được diễn tiến cho đến khi ấy.
Bảy mươi sắc do khả năng thừa kế của chúng sanh hóa sanh diễn tiến cũng như vậy.
Nên biết phân tích trong sắc diễn tiến như:
- Nghiệp.
- Nghiệp sở sanh.
- Nghiệp duyên.
- Nghiệp duyên và tâm sở sanh.
- Nghiệp duyên và vật thực sở sanh.
- Nghiệp duyên và quý tiết sở sanh.
Tiếp theo đây là nên biết giải thích về các phân tích ấy:
Tư thiện và bất thiện gọi là nghiệp, uẩn dị thục quả và toàn bộ 70 sắc như nhãn thập pháp v.v... gọi là sắc nghiệp sở sanh. Chính sắc nghiệp sở sanh ấy gọi là nghiệp duyên; vì nghiệp làm duyên trợ cho sắc nghiệp sở sanh nữa.
Sắc do tâm dị thục quả sở sanh gọi là sắc nghiệp duyên và tâm sở sanh.
Gọi là sắc nghiệp duyên và vật thực sở sanh tức là thực tố đến sát-na trụ trong sắc nghiệp sở sanh khiến cho phát sanh sắc khác là thực tố bát thuần; thực tố trong sắc ấy đến sát-na trụ khiến cho phát sanh sắc thực tố bát thuần khác nữa, thực tố diễn tiến liên tiếp 4 hay 5 lần như vậy.
Gọi sắc nghiệp duyên và quý tiết sở sanh tức là hỏa giới sanh từ nghiệp đến sát-na trụ khiến cho phát sanh (một bọn) quý tiết sở sanh với sắc thực tố bát thuần, trong sắc ấy quý tiết khiến cho phát sanh sắc khác nữa là thực tố bát thuần, quý tiết diễn tiến liên tiếp 4 hay 5 lần như vậy. Nên thấy sự phát sanh đầu tiên của sắc sanh từ nghiệp như vậy.
2 - Sắc tâm:
Nên biết sự phân tích sắc sanh từ tâm này là:
- Tâm.
- Sắc tâm sở sanh.
- Sắc tâm trợ duyên.
- Sắc tâm trợ duyên và vật thực sở sanh.
- Sắc tâm trợ duyên và quý tiết sở sanh.
Trong sự phân tích ấy có giải thích rằng: 89 tâm gọi là thức trong các tâm ấy:
Cả ba mươi hai tâm,
Hai mươi sáu, mười chín,
Là khiến cho phát sanh,
Sắc oai nghi, biểu tri.
Và thêm mười sáu tâm,
Không khiến cho phát sanh,
Thật vậy, tám tâm thiện dục giới, mười hai tâm bất thiện, mười tâm tố dục giới trừ ý giới, hai tâm thắng trí thiện và tố, tổng cộng là 32 tâm khiến cho phát sanh sắc oai nghi và biểu tri; trừ dị thục quả còn lại mười tâm sắc giới, tám tâm vô sắc giới và tám tâm Siêu thế, tổng cộng là 26 tâm khiến cho phát sanh sắc và oai nghi, không khiến cho phát sanh biểu tri; mười tâm hữu phần dục giới, năm tâm sắc giới, ba ý giới, một tâm dị thục quả vô nhân ý thức giới câu hành hỷ, tổng cộng là 19 tâm chỉ khiến cho phát sanh sắc, không khiến cho phát sanh oai nghi và không khiến cho phát sanh biểu tri; ngũ song thức, tâm tái tục của các chúng sanh, một tâm tử của bậc lậu tận (A-la-hán) và bốn tâm dị thục quả vô sắc, tổng cộng là 16 tâm không khiến cho phát sanh sắc, không khiến cho phát sanh oai nghi và không khiến cho phát sanh biểu tri; trong các tâm này, những tâm nào khiến cho phát sanh sắc, các tâm ấy trong sát-na trụ hay sát-na diệt không có phát sanh sắc, vì tâm trong khi ấy yếu ớt, nhưng trong sát-na sanh có mãnh lực, vì thế tâm ấy nương vào ý vật sanh trước đó khiến cho sắc phát sanh.
Ba vô sắc uẩn và 17 loại sắc là sắc thinh cửu pháp, thân biểu tri, khẩu biểu tri, hư không giới, khinh, nhu, thích nghiệp, tích trữ, thừa kế gọi là sắc tâm sở sanh.
Sắc bốn sở sanh đã được Ngài thuyết như: “Các pháp tâm và sở hữu tâm sanh sau trợ cho thân này sanh trước bằng hậu sanh duyên”[308] gọi là sắc tâm trợ duyên. Thực tố đến sát-na trụ trong sắc tâm sở sanh khiến cho phát sanh sắc thực tố bát thuần khác, liên tiếp diễn tiến 2 hay 3 lần như vậy gọi là sắc tâm trợ duyên và vật thực sở sanh. Quý tiết có tâm sở sanh đến sát-na trụ khiến cho phát sanh sắc thực tố bát thuần khác nữa liên tiếp diễn tiến 2 hay 3 lần như vậy gọi là sắc tâm trợ duyên và quý tiết sở sanh. Nên thấy sự phát sanh của sắc sanh từ tâm với trường hợp như vậy.
3 - Sắc vật thực:
Nên biết sự phân tích sắc sanh từ vật thực này là:
- Vật thực.
- Sắc vật thực sở sanh.
- Sắc vật thực duyên.
- Sắc vật thực duyên và vật thực sở sanh.
- Sắc vật thực duyên và quý tiết sở sanh.
Tiếp theo đây là giải thích và phân tích này:
Vật thực làm thành từng vắt gọi là đoàn thực. Sắc sanh từ nghiệp thành thủ khi đã được trợ duyên và 14 loại sắc, là sắc thực tố bát thuần khiến cho phát sanh do thực tố đến sát-na trụ an trú trong duyên ấy, hư không giới, khinh, nhu, thích nghiệp, tích trữ, thừa kế gọi là sắc vật thực sở sanh.
Sắc bốn sở sanh đã được Ngài thuyết như vầy: “đoàn thực trợ cho thân này bằng vật thực duyên”[309]gọi là sắc vật thực duyên. Gọi là sắc vật thực duyên và vật thực sở sanh, tức là thực tố đến sát-na trụ trong sắc vật thực sở sanh khiến cho phát sanh sắc thực tố bát thuần khác nữa; trong sắc ấy, thực tố khiến cho phát sanh thực tố bát thuần khác, thực tố diễn tiến liên tiếp suốt 10 hay 12 lần như vậy. Vật thực thọ dụng trong một ngày trợ giúp được hết 7 ngày, nhưng thực tố chư Thiên trợ giúp được một tháng hoặc hai tháng, vật thực người mẹ thọ dụng thấm nhuần khắp thân thể của hài nhi khiến cho phát sanh sắc, vật thực mà người thoa theo thân thể cũng khiến cho phát sanh sắc. Vật thực sanh từ nghiệp gọi là vật thực do tâm chấp thủ, vật thực ấy đến sát-na trụ khiến cho phát sanh sắc khác, trong sắc ấy, thực tố khiến cho phát sanh sắc vật thực khác diễn tiến liên tiếp 4 hay 5 lần như vậy. Gọi sắc vật thực duyên và quý tiết sở sanh, tức là hỏa giới, vật thực sở sanh đến sát-na trụ khiến cho phát sanh sắc thực tố bát thuần quý tiết sở sanh, trong sắc ấy vật thực sở sanh đối với vật thực còn lại trợ do khả năng y duyên, vật thực duyên, hiện hữu duyên và bất ly duyên. Như vậy, bậc thiện trí thức nên thấy giải thích sự sanh của sắc sanh từ vật thực.
4 - Sắc quí tiết:
Trong sắc sanh quý tiết, nên hiểu sự phân tích ấy như vầy:
- Quý tiết.
- Sắc quý tiết sở sanh.
- Sắc quý tiết duyên.
- Sắc quý tiết duyên và quý tiết sở sanh.
- Sắc quý tiết duyên và vật thực sở sanh.
Trong các phân tích ấy, nên hiểu sự giải thích như tiếp theo đây:
Hỏa giới có 4 sở sanh gọi là quý tiết, quý tiết có 2 loại là quý tiết nóng và quý tiết lạnh. Gọi sắc quý tiết sở sanh, tức là quý tiết có 4 sở sanh được trợ duyên do tâm chấp thủ đến sát-na trụ khiến cho phát sanh sắc trong thân thể. Sắc quý tiết sở sanh ấy có loại là thinh cửu pháp (9 sắc), hư không giới, khinh, nhu, thích nghiệp, tích trữ và thừa kế.
Gọi sắc quý tiết duyên tức là sắc trợ cho sự diễn tiến và cho sự tiêu hoại của sắc 4 sở sanh.
Gọi sắc quý tiết duyên và quý tiết sở sanh tức là hỏa giới quý tiết sở sanh đến sát-na trụ khiến cho phát sanh sắc thực tố bát thuần khác; trong sắc ấy, quý tiết khiến cho phát sanh sắc thực tố bát thuần khác nữa; sắc quý tiết trụ diễn tiến do tâm chấp thủ suốt thời gian dài như vậy.
Gọi sắc quí tiết duyên và vật thực sở sanh là quí tiết sở sanh đến sát-na trụ khiến cho phát sanh sắc thực tố bát thuần khác; trong sắc ấy, thực tố khiến cho phát sanh sắc thực tố bát thuần khác nữa, thực tố diễn tiến liên tiếp 10 hay 12 lần như vậy; trong sự phân tích ấy, quý tiết này trợ cho phát sanh sắc quý tiết sở sanh, đối với sắc còn lại trợ do khả năng y chỉ duyên, hiện hữu duyên và bất ly duyên. Bậc thiện trí thức nên biết thấy sự phát sanh của sắc sanh từ quý tiết như vậy. Thật vậy, khi hành giả thấy sự phát sanh của sắc như vậy gọi là quán sát trí sắc tùy thời.
V. Cần phải quán sát vô sắc pháp:
Hành giả quán sát trí về sắc thấy sắc phát sanh như thế nào thì khi quán sát trí về vô sắc nên thấy sự phát sanh của vô sắc cũng như thế ấy. Sự phát sanh của vô sắc ấy nên thấy do khả năng 81 tâm sanh hiệp thế. Như thế nào? Giải rằng: khởi sự gọi là vô sắc này có 19 loại tâm sanh, phát sanh khi tái tục do khả năng nghiệp mà chúng sanh tích trữ trong hữu trước; trường hợp phát sanh của vô sắc 19 loại tâm sanh ấy, nên hiểu theo phương pháp đã được trình bày trong phần Y tương sinh xiển minh; 19 loại tâm ấy phát sanh do khả năng hữu phần kể từ tâm thứ tự của tâm tái tục và phát sanh do khả năng tử trong cuối cùng của nghiệp tích trữ tuổi thọ; trong 19 loại tâm ấy, tâm nào thuộc Dục giới, tâm ấy phát sanh do khả năng na cảnh trong cảnh có sức mạnh cả 6 môn, vì 19 loại tâm ấy không lẫn lộn nhau.
Trong thời bình nhật, nhãn thức có nguyên nhân tác ý nương vào ánh sáng của các sắc đến phạm vi của sắc phát sanh cùng với pháp tương ưng. Thật vậy, sắc đến trú trong sát-na trụ của nhãn thanh triệt tiếp xúc mắt; khi mắt ấy được sắc tiếp xúc, tâm hữu phần sanh diệt 2 lần; từ đó tâm tố ý giới phát sanh khiến cho thành tựu phận sự khai môn trong chính cảnh ấy; tiếp theo đó, nhãn thức giới dị thục quả thiện, hay dị thục quả bất thiện phát sanh thấy cảnh sắc ấy; từ đó dị thục quả ý giới phát sanh tiếp thâu cảnh sắc ấy; kế đó, dị thục quả vô nhân ý thức giới phát sanh thẩm tấn cảnh sắc ấy; từ đó, tố vô nhân ý thức giới câu hành xả phát sanh đoán định cảnh sắc ấy; sau đó, một loại tâm trong các tâm tố, bất thiện, thiện dục giới, hay một tâm tố vô nhân câu hành xả phát sanh 5 hay 7 đổng lực; từ đó, một tâm na cảnh nào phát sanh thích hợp với đổng lực thuộc về 11 tâm na cảnh của các tâm dục giới; trong các môn còn lại cũng có phương pháp này; nhưng trong ý môn thì các tâm đáo đại phát sanh. Bậc thiện trí thức nên thấy sự phát sanh của vô sắc trong 6 môn như vậy.
Thật vậy, hành giả khi thấy sự phát sanh của vô sắc như vậy gọi là quán sát trí về vô sắc tùy thời.
Một số hành giả quán sát trí sắc tùy thời, quán phổ thông trí vô sắc tùy thời như vậy, nêu lên tam tướng tiến hành theo thứ tự khiến cho thành tựu tu tiến tuệ.
Một số hành giả khác nêu lên tam tướng quán sát trí các pháp hành do khả năng 7 đề sắc và 7 đề vô sắc.
Trong 7 đề sắc và 7 đề vô sắc ấy, hành giả khi trí quán sát nêu lên với những trường hợp này:
i. Sự giữ lấy và từ bỏ.
ii. Diệt qua chặng tuổi.
iii. Thành tựu từ vật thực.
iv. Thành tựu từ quý tiết.
v. Sanh từ nghiệp.
vi. Tâm sở sanh.
vii. Sắc thiên nhiên.
Đây gọi là nêu lên trí quán sát do khả năng 7 đề sắc. Do đó, các giáo thọ sư xưa đã nói:
Hành giả quán thấy rõ,
Chi tiết 7 trường hợp,
Về giữ lấy từ bỏ,
Về diệt qua chặng tuổi,
Vật thực, quý tiết, nghiệp,
Tâm và sắc thiên nhiên.
i. Quán giữ lấy và từ bỏ
Trong 7 trường hợp ấy, gọi giữ lấy tức là tái tục, từ bỏ tức là tử. Hành giả xác định chấm dứt một thế kỷ do giữ lấy và từ bỏ (tái tục và tử) ấy đã được giải thích như vậy, rồi nêu lên tam tướng các pháp hành. Như thế nào? Nêu lên tam tướng là tất cả hành trong khoảng giữa này vô thường. Tại sao?
- Vì diễn tiến do khả năng sanh diệt.
- Vì biến đổi.
- Vì chỉ tạm thời.
- Vì trái ngược với thường hằng.
Vì các pháp hành phát sanh đến trụ, trong khi trụ khó khăn với già, lúc đến già rã tan chắc chắn; do đó, tất cả pháp hành gọi là khổ não:
- Vì áp bức mỗi sát-na.
- Vì khó chịu đựng.
- Vì vật khổ của người khổ.
- Vì trái ngược với an lạc.
Lại nữa, vì tất cả pháp hành không diễn tiến theo quyền lực của người nào do 3 trường hợp này là:
- Xin tất cả pháp hành mà đã phát sanh đừng đến an trụ.
- Đã đến an trụ rồi xin đừng già nua.
- Đã đến già nua rồi xin đừng rã tan.
Tất cả pháp hành rỗng không không diễn tiến theo quyền lực, do đó gọi là vô ngã:
- Vì rỗng không.
- Vì vô chủ.
- Vì không diễn tiến theo quyền lực.
- Vì trái ngược với tự ngã.
ii. Quán diệt qua chặng tuổi
Trong sắc hạn định 100 năm, hành giả ấy nêu lên tam tướng do khả năng tái tục và tử như vậy, sau đó xác định diệt qua chặng tuổi. Sự diệt trừ của sắc phát triển, trưởng thành do khả năng chặng tuổi gọi là diệt qua chặng tuổi. Trong câu mẫu đề ấy, nghĩa là nêu lên tam tướng do khả năng của diệt qua chặng tuổi ấy. Như thế nào? Hành giả ấy xác định sắc có 100 năm do 3 chặng tuổi là thiếu niên, trung niên và lão niên. Trong 3 chặng tuổi ấy, 33 năm đầu tiên gọi là chặng thiếu niên, 34 năm kế đó gọi là chặng trung niên và 33 năm sau cùng gọi là chặng lão niên. Hành giả xác định 3 chặng tuổi này được giải thích như vậy, nêu lên tam tướng: sắc diễn tiến trong chặng thiếu niên, không đi đến chặng trung niên, diệt ngay trong chặng thiếu niên ấy, do đó, sắc diễn tiến trong chặng thiếu niên ấy vô thường, pháp nào vô thường pháp ấy là khổ não, pháp nào khổ não pháp ấy là vô ngã. Sắc diễn tiến trong chặng trung niên, không đi đến lão niên, diệt ngay trong chặng trung niên ấy, do đó, sắc diễn tiến trong chặng trung niên ấy là vô thường, khổ não, vô ngã. Sắc diễn tiến suốt 33 năm ở chặng lão niên gọi là không qua khỏi sự chết, do đó, sắc diễn tiến trong chặng lão niên ấy vô thường, khổ não, vô ngã.
Như vậy, hành giả ấy khi nêu lên tam tướng diệt qua chặng tuổi do khả năng chặng thiếu niên .v.v.. Lại nữa, vị ấy nêu lên tam tướng diệt qua chặng tuổi do khả năng mười thập niên này là:
- Mandadasakaṃ: thập niên ấu trỉ.
- Khiḍḍādasakaṃ: thập niên hý lạc.
Vaṇṇadasakaṃ: thập niên nhan sắc.
- Baladasakaṃ: thập niên sáng lập.
- Paññādasakaṃ: thập niên dụng trí.
- Hānidasakaṃ: thập niên thối hóa.
- Pabbhāradasakaṃ: thập niên biến dịch.
- Vaṅkadasakaṃ: thập niên khúc bối.
- Momūhadasakaṃ: thập niên thất ngộ.
- Sayanadasakaṃ: thập niên thường ngọa.
Trong các thập niên ấy, đối với người sống thọ đến 100 năm, trước nhất thập niên đầu tiên gọi là thập niên ấu trỉ, vì trong khoảng thời kỳ 10 năm đầu tiên ấy[310] người ấy còn là trẻ con yếu đuối, dại khờ. Qua khỏi 10 năm nữa (khoảng 10 đến 20 tuổi) gọi là thập niên hý lạc, vì người ấy trong thời gian đó thích nô đùa, chơi giỡn nhiều. Qua khỏi đó 10 năm nữa (khoảng giữa 20 đến 30 tuổi) gọi là thập niên nhan sắc, vì trong thời gian đó, dung sắc của người ấy đến mỹ diệu tối thượng. Qua khỏi đó 10 năm nữa (khoảng giữa 30 đến 40 tuổi) gọi là thập niên sáng lập, vì trong khoảng thời kỳ đó sức mạnh và khả năng của người ấy đến sự sung mãn. Qua khỏi đó 10 năm nữa (khoảng giữa 40 đến 50 tuổi) gọi là thập niên dụng trí, vì trong khoảng thời kỳ đó, trí tuệ của người ấy sắp đặt một cách khéo léo; được nghe rằng người liệt tuệ thường xuyên trong thời kỳ ấy vẫn phát sanh được chút ít khôn ngoan. Qua khỏi đó 10 năm nữa (khoảng 50 đến 60 tuổi) gọi là thập niên thối hóa, vì trong khoảng thời kỳ ấy, sự thích chơi đùa, nhan sắc, sức mạnh và trí tuệ của người ấy suy giảm. Qua khỏi đó 10 năm nữa (khoảng 60 đến 70 tuổi) gọi là thập niên biến dịch, vì tự thân của người ấy trong thời kỳ đó khom về phía trước. Qua khỏi đó 10 năm nữa (khoảng 70 đến 80 tuổi) gọi là thập niên khúc bối, vì tự thân người ấy trong thời kỳ đó cong xuống như lưỡi cày. Qua khỏi đó 10 năm nữa (khoảng 80 đến 90 tuổi) gọi là thập niên thất ngộ, vì trong thời kỳ đó người ấy thường lãng trí, hay quên từng sự việc đã làm. Qua khỏi đó 10 năm nữa (khoảng 90 đến 100 tuổi) gọi là thập niên thường ngọa, vì người thọ đến 100 tuổi là người thường nằm nhiều.
Trong điều ấy, hành giả này quán sát như vậy nêu lên tam tướng diệt qua chặng tuổi do khả năng các thập niên này, vị ấy nêu lên tam tướng: sắc diễn tiến ở thập niên thứ nhất, không đi đến thập niên thứ nhì, diệt ngay trong thập niên thứ nhất ấy, do đó sắc ấy vô thường, khổ não, vô ngã; sắc diễn tiến trong thập niên thứ nhì… như trên...; sắc diễn tiến trong thập niên thứ chín, không đi đến thập niên thứ mười, diệt ngay trong thập niên thứ chín ấy, do đó sắc ấy vô thường, khổ não, vô ngã; sắc diễn tiến trong thập niên thứ mười, không đi đến hữu mới, diệt ngay trong thập niên thứ mười ấy, do đó, sắc ấy vô thường, khổ não, vô ngã. Hành giả ấy khi nêu lên tam tướng diệt qua chặng tuổi do khả năng mười thập niên như vậy.
Vị ấy nêu lên tam tướng diệt qua chặng tuổi, do phân tích 100 năm ấy thành 20 chặng do khả năng mỗi chặng 5 năm. Như thế nào? Vị ấy quán sát như vầy: sắc diễn tiến trong 5 năm chặng thứ nhất, không đi đến 5 năm chặng thứ nhì, diệt ngay trong chặng thứ nhất ấy, do đó, sắc ấy vô thường, khổ não, vô ngã; sắc diễn tiến trong 5 năm chặng thứ nhì không đi đến 5 năm chặng thứ ba… như trên...; sắc diễn tiến trong 5 năm chặng thứ mười chín, không đi đến 5 năm chặng thứ hai mươi, diệt ngay trong chặng thứ mười chín ấy, do đó, sắc ấy vô thường, khổ não, vô ngã; sắc diễn tiến trong 5 năm chặng thứ hai mươi gọi là không có khả năng vượt khỏi sự chết, do đó, sắc ấy vô thường, khổ não, vô ngã.
Sau khi nêu lên tam tướng diệt qua chặng tuổi do khả năng 20 chặng như vậy, hành giả ấy nêu lên tam tướng do khả năng phân tích thành 25 chặng, mỗi một chặng 4 năm nữa, nêu lên tam tướng do khả năng phân tích thành 33 chặng, mỗi một chặng 3 năm, nêu lên tam tướng do khả năng phân tích thành 50 chặng, mỗi một chặng 2 năm, nêu lên tam tướng do khả năng phân tích thành 100 chặng, mỗi một chặng 1 năm.
Từ đó phân tích mỗi một năm thành 3 chặng, nêu lên tam tướng trong sắc diệt qua chặng tuổi ấy do khả năng chia thành 3 mùa là mùa mưa, mùa lạnh và mùa nóng. Như thế nào? Hành giả ấy xác định rằng: sắc diễn tiến 4 tháng mùa mưa, không đi đến mùa lạnh, diệt ngay trong mùa mưa ấy; sắc diễn tiến mùa lạnh, không đi đến mùa nóng, diệt ngay trong mùa lạnh; sắc diễn tiến mùa nóng, không đi đến mùa mưa nữa, diệt ngay trong mùa nóng ấy, do đó, sắc ấy vô thường, khổ não, vô ngã.
Hành giả ấy, sau khi nêu lên tam tướng như vậy, phân tích một năm thành 6 chặng (quý tiết) nữa,[311] là nêu lên tam tướng sắc diệt qua chặng tuổi ấy như vầy: sắc diễn tiến suốt 2 tháng mùa mưa, không đi đến mùa thu, diệt ngay trong mùa mưa ấy; sắc diễn tiến suốt 2 tháng mùa thu, không đi đến mùa lạnh…; sắc diễn tiến suốt 2 tháng mùa lạnh, không đi đến mùa đông…; sắc diễn tiến suốt 2 tháng mùa đông, không đi đến mùa xuân…; sắc diễn tiến suốt 2 tháng mùa xuân, không đi đến mùa nóng…; sắc diễn tiến suốt 2 tháng mùa nóng, không đi đến mùa mưa nữa, diệt ngay trong mùa nóng ấy, do đó, sắc ấy là vô thường, khổ não, vô ngã.
Hành giả ấy sau khi nêu lên tam tướng như vậy, từ đó nêu lên tam tướng do khả năng hạ huyền và thượng huyền. Sắc diễn tiến ở hạ huyền, không đi đến thượng huyền…; sắc diễn tiến ở thượng huyền, không đi đến hạ huyền, diệt ngay trong thượng huyền ấy, do đó gọi là vô thường, khổ não, vô ngã.
Sau đó nêu lên tam tướng do khả năng đêm và ngày: sắc diễn tiến ban đêm, không đi đến ban ngày, diệt ngay trong đêm ấy; sắc diễn tiến ban ngày, không đi đến ban đêm, diệt ngay trong ngày ấy, do đó gọi là vô thường, khổ não, vô ngã.
Kế đó, phân tích đêm và ngày ấy thành 6 phần do khả năng buổi sáng v.v...; hành giả ấy nêu lên tam tướng: sắc diễn tiến buổi sáng, không đi đến buổi trưa…; sắc diễn tiến buổi trưa, không đi đến buổi chiều…; sắc diễn tiến buổi chiều, không đi đến canh đầu…; sắc diễn tiến canh đầu, không đi đến canh giữa, diệt ngay trong canh đầu ấy…; sắc diễn tiến trong canh giữa, không đi đến canh cuối, diệt ngay trong canh giữa ấy; sắc diễn tiến canh cuối, không đi đến buổi sáng nữa, diệt ngay trong canh cuối, do đó gọi là vô thường, khổ não, vô ngã.
Hành giả ấy nêu lên tam tướng như vậy, nêu lên tam tướng sắc ấy nữa do khả năng bước tới, thối lui, nhìn tới, nhìn lui, co vào, duỗi ra: sắc diễn tiến khi bước tới, không đi đến thối lui, diệt ngay trong bước tới ấy; sắc diễn tiến khi thối lui, không đi đến nhìn tới…; sắc diễn tiến khi nhìn tới, không đi đến nhìn lui…; sắc diễn tiến khi nhìn lui, không đi đến co vào…; sắc diễn tiến khi co vào, không đi đến duỗi ra, diệt ngay khi co vào ấy; sắc diễn tiến khi duỗi ra, không đi đến bước tới, diệt ngay khi duỗi ra ấy, do đó gọi là vô thường, khổ não, vô ngã.
Từ đó phân tích khoảng thời gian một bước chân thành 6 phần do khả năng khi dỡ, bước, tránh, xuống, đặt, đạp; trong 6 phần ấy, sự đưa chân lên khỏi mặt đất gọi là dỡ; sự bước đi phía trước gọi là bước; sự thấy bất luận vật gì như gốc cây, cây gai, rắn v.v... tránh chân đi bên kia, bên này gọi là tránh; sự hạ chân xuống dưới gọi là xuống; sự đặt chân xuống mặt đất gọi là đặt; sự dẫm chân xuống mặt đất gọi là đạp.
Trong 6 trường hợp ấy, trong khi dở chân thì 2 giới là địa giới và thủy giới chỉ có chút ít, 2 giới khác (hỏa giới và phong giới) có số lượng rất nhiều; trong khi bước và tránh cũng giống nhau; trong khi hạ xuống 2 thì giới là hỏa giới và phong giới cũng có chút ít, 2 giới khác (thủy giới và địa giới) có số lượng rất nhiều; trong khi đặt và đạp cũng giống nhau với khi hạ xuống vậy.
Hành giả phân tích do thành 6 phần như vậy nêu lên tam tướng sắc diệt qua chặng tuổi ấy, do khả năng của các phần ấy. Như thế nào? Vị ấy quán sát biết như vầy: các giới nào khi diễn tiến dỡ chân lên, những sắc mà nương vào các giới ấy, tất cả các pháp ấy không đi đến khi bước tới, diệt ngay trong khi dỡ này, do đó gọi là vô thường, khổ não, vô ngã.
Lại nữa, các giới nào diễn tiến trong khi bước, những sắc mà nương vào các giới ấy, tất cả các pháp ấy không đi đến khi tránh…; các giới nào diễn tiến khi tránh, những sắc mà nương vào các giới ấy, tất cả các pháp ấy không đi đến khi hạ xuống…; các giới nào diễn tiến khi hạ xuống, những sắc mà nương vào các giới ấy, tất cả các pháp ấy không đi đến khi đặt…; các giới nào diễn tiến khi đặt, những sắc mà nương vào các giới ấy, tất cả các pháp ấy không đi đến khi đạp, diệt ngay trong khi đặt ấy; các giới nào diễn tiến khi đạp, những sắc mà nương vào các giới ấy, tất cả các pháp ấy không đi đến khi dỡ, diệt ngay khi đạp ấy; các giới, tức là các hành phát sanh trong mỗi oai nghi ấy, được nói đến như vậy, không đi đến mỗi phần khác, mỗi điều, mỗi nối tiếp, mỗi chặng trong từng phần oai nghi ấy hoại diệt, như hột mè bỏ trong bát nóng bể nghe lách tách vậy, do đó gọi là vô thường, khổ não, vô ngã.
Trí quán sát sắc của hành giả ấy, thấy rõ các pháp hành diễn tiến từng điều như vậy, là đặc tánh vi tế. Về quán sát sắc ấy là đặc tánh vi tế, có thí dụ như tiếp theo đây:
Được nghe rằng: một người dân quê quen làm việc trong đuốc cây, đuốc rơm v.v... không từng thấy ngọn đèn. Khi đi đến thành phố thấy ngọn đèn chiếu sáng giữa chợ, anh ta hỏi một người rằng:
- Này bạn! Cái này nên gọi là gì mà khả ý như vậy?
Người mà được hỏi như vậy, đáp lời với người ấy rằng:
- Khả ý gì ngọn đèn này, mà ngọn đèn ấy không có khi thành phần của nó hết dầu và hết tim.
Người khác phản đối lời nói ấy rằng:
- Sự không xuất hiện của ngọn đèn hết tim và hết dầu này[312] còn thô, vì khi tim đèn này đang cháy một cách liên tục, ngọn lửa trong mỗi phần thứ ba cũng sẽ diệt, không đi đến phần tiếp theo.
Người khác phản đối người ấy rằng:
- Đây cũng là thô, vì ngọn lửa trong khoảng giữa mỗi một phần…, ngọn lửa trong khoảng giữa từng nửa phần…, ngọn lửa trong mỗi một sợi chỉ…, ánh sáng trong từng thớ sợi chỉ sẽ diệt, không đi đến mỗi một thớ sợi chỉ nữa, ngọn đèn khi đã thoát khỏi thớ sợi chỉ ấy, không thể khiến cho ngọn lửa cháy được.
Trong điều ấy, có sự so sánh như vầy: sự nêu lên tam tướng sắc hạn định 100 năm do tái tục và tử của hành giả như người đàn ông hiểu rằng, thành phần của ngọn đèn sẽ không cháy khi hết dầu và hết tim. Sự nêu lên tam tướng sắc diệt qua chặng tuổi, hạn định do một phần ba 100 năm của hành giả, như người đàn ông hiểu ngọn lửa trong mỗi một phần ba của tim đèn sẽ diệt, không lan đến mỗi một phần tiếp theo. Sự nêu lên tam tướng trong sắc hạn định 10 năm, 5 năm, 4 năm, 3 năm, 2 năm, 1 năm của hành giả, như người đàn ông hiểu ngọn lửa trong khoảng giữa mỗi một phần sẽ diệt, không lan đến từng phần tiếp theo. Sự nêu lên tam tướng trong sắc phân tích 1 năm thành 3 phần, 6 chặn, xác định thành 4 tháng và 2 tháng do mỗi quý tiết của hành giả, như người đàn ông hiểu ngọn lửa nơi tim đèn khoảng giữa từng nửa phần sẽ diệt, không đi đến từng nửa phần tiếp theo. Sự việc mà hành giả nêu lên tam tướng sắc hạn định do khả năng hạ huyền và thượng huyền, sắc hạn định do khả năng đêm và ngày, sắc hạn định phân tích một ngày đêm thành 6 phần do khả năng buổi sáng v.v… như người đàn ông hiểu ngọn lửa trong mỗi một sợi chỉ sẽ diệt, không đi đến từng sợi chỉ tiếp theo. Sự nêu lên tam tướng sắc hạn định do khả năng oai nghi bước tới v.v... do khả năng mỗi một phần trong các oai nghi như dỡ lên v.v... của hành giả, như người đàn ông hiểu ngọn lửa trong mỗi thớ sợi chỉ sẽ diệt, không đi đến mỗi thớ sợi chỉ khác tiếp theo.
iii. Quán sát sắc thành tựu do vật thực
Sau khi nêu lên tam tướng trong sắc diệt qua chặng tuổi do những trường hợp khác nhau như vậy, hành giả ấy phân tích sắc này thành 4 phần nữa do khả năng như sắc thành tựu do vật thực v.v... nêu lên tam tướng trong mỗi một phần. Trong 4 phần sắc ấy, sắc thành tựu do vật thực xuất hiện cho hành giả ấy do đói và no; vì sắc phát sanh khi đói, gầy ốm, hao mòn, màu sắc xanh xao, xấu xí, như gốc bị đốt và như con quạ nằm trốn nơi giỏ than; còn sắc phát sanh khi no được hồng hào, xinh đẹp, nhu hòa, tiếp xúc mềm mại. Sau khi xác định sắc ấy, hành giả nêu lên tam tướng trong sắc này như vầy: sắc diễn tiến khi đói, không đi đến khi no, diệt ngay trong khi đói này. Sắc diễn tiến khi no, không đi đến khi đói, diệt ngay trong khi no này, do đó sắc ấy vô thường, khổ não, vô ngã.
iv. Quán sát sắc thành tựu do quý tiết
Sắc thành tựu từ quý tiết xuất hiện do sự lạnh và nóng; bởi vì sắc phát sanh khi nóng gầy ốm, hao mòn, màu sắc xấu xí, còn sắc phát sanh trong khi lạnh hồng hào, xinh đẹp, nhu hòa, tiếp xúc mềm mại. Sau khi xác định sắc ấy, hành giả nêu lên tam tướng sắc ấy như vầy: sắc diễn tiến khi nóng, không đi đến khi lạnh, diệt ngay khi nóng ấy; sắc diễn tiến khi lạnh, không đi đến khi nóng, diệt ngay trong khi lạnh này, do đó sắc ấy vô thường, khổ não, vô ngã.
v. Quán sát sắc sanh từ nghiệp
Sắc sanh từ nghiệp xuất hiện do khả năng xứ và môn. Thật vậy, trong nhãn môn có 54 sắc là 30 sắc sanh từ nghiệp do khả năng nhãn thập pháp, thân thập pháp, trạng thái thập pháp và 24 sắc quý tiết, tâm, vật thực sở sanh trợ giúp các sắc ấy; trong nhĩ, tỷ, thiệt môn cũng như vậy. Trong thân có 44 sắc do khả năng thân thập pháp, trạng thái thập pháp và do khả năng sắc quý tiết sở sanh v.v... Trong ý môn có 54 sắc cũng như vậy, do khả năng ý vật thập pháp, thân thập pháp, trạng thái thập pháp và do khả năng sắc quý tiết sở sanh v.v...
Sau khi xác định tất cả sắc ấy, hành giả nêu lên tam tướng sắc này như vầy: sắc diễn tiến trong nhãn môn, không đi đến nhĩ môn, diệt ngay trong nhãn môn này; sắc diễn tiến trong nhĩ môn, không đi đến tỷ môn…; sắc diễn tiến trong tỷ môn, không đi đến thiệt môn…; sắc diễn tiến trong thiệt môn, không đi đến thân môn…; sắc diễn tiến trong thân môn, không đi đến ý môn, diệt ngay trong thân môn này; sắc diễn tiến trong ý môn, không đi đến nhãn môn, diệt ngay trong ý môn này, do đó sắc ấy vô thường, khổ não, vô ngã.
vi. Quán sát sắc tâm sở sanh
Sắc tâm sở sanh xuất hiện do khả năng hỷ và ưu. Thật vậy, sắc phát sanh trong khi hỷ nhu hòa, hồng hào, tiếp xúc mềm mại, còn sắc phát sanh trong khi ưu khô héo, ủ rũ, màu sắc xấu xí. Sau khi xác định sắc tâm sở sanh ấy, hành giả nêu lên tam tướng sắc này như vầy: sắc diễn tiến trong khi hỷ, không đi đến khi ưu, diệt ngay trong khi hỷ này; sắc diễn tiến trong khi ưu, không đi đến khi hỷ, diệt ngay trong khi ưu này, do đó sắc tâm sở sanh này vô thường, khổ não, vô ngã.
Khi hành giả ấy xác định sắc tâm sở sanh, nêu lên tam tướng sắc ấy như vậy, ý nghĩa này xuất hiện:
Mạng sống và tự thân,
Tất cả khổ và lạc,
Hỗ trợ cùng một tâm,
Sát-na hiện nhanh chóng,
Chư Thiên nào an trú,
Tám muôn bốn ngàn kiếp,
Chư Thiên ấy không sống,
Liên hệ với hai tâm,
Uẩn chúng sanh từ trần,
Đã diệt uẩn chúng sanh,
An trú thế gian này,
Tất cả đều giống nhau.
Đi rồi không tái tục,
Uẩn đã diệt quá khứ.
Uẩn sẽ diệt vị lai,
Và uẩn diệt hiện tại,
Không khác nhau trạng thái.
Chúng sanh gọi không sanh,
Vì tâm không phát sanh,
Gọi là đang sống còn,
Vì tâm đang sanh tồn,
Thế gian gọi là chết,
Vì tâm hoại diệt vậy,
Sự kiện là như vậy,
Đây chế định siêu lý,
Các uẩn nào đã diệt,
Đi không nơi ngừng nghỉ,
Không tích tập vị lai,
Các uẩn đã phát sanh,
An trú như hột cải,