BUDDHASĀSANA THERAVĀDA

SÁCH HƯỚNG DẪN THIỀN
(MEDITATION MANUAL)

Pa Auk Tawya Sayadaw

SÁCH HƯỚNG DẪN THIỀN

CHO NGƯỜI TU THIỀN Ở GIAI ĐOẠN NÂNG CAO

(MEDITATION MANUAL FOR ADVANCED MEDITATOR):

- SÁCH HƯỚNG DẪN THIỀN (MEDITATION MANUAL).

- THẤY BIẾT RÕ DUYÊN TRỢ (DISCERNING PAṬṬHĀNA CONDITIONS).

Người muốn thực hành theo phương pháp này cần phải gặp trực tiếp các thiền sư thuộc hệ thống Pa Auk để được chỉ dẫn.

NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMĀSAMBUDDHASSA[1]

THÀNH KÍNH ĐẢNH LỄ ĐỨC THẾ TÔN BẬC ỨNG CÚNG ĐẤNG CHÁNH TỰ GIÁC

Sách Hướng Dẫn Thiền


BẢNG TẤT CẢ SẮC VÀ DANH PHÁP

Hai Mươi Tám Thứ Sắc: Bản kê[2]/[3]

Sách Hướng Dẫn Thiền

↓↓↓↓↓↓↓↓

Sách Hướng Dẫn ThiềnSách Hướng Dẫn Thiền

Sắc thành tựu / phi thành tựu

Hai mươi tám thứ sắc có thể được phân thành hai: Bốn đại chủng (cattāri mahā·bhūtāni) và hai mươi bốn thứ sắc y sinh từ bốn đại chủng (catunna mahā·bhūtāna upādāya·rūpa). Nhưng hai mươi tám thứ sắc đó cũng có thể được phân là mười tám thứ sắc thành tựu (nipphanna rūpa) và mười thứ sắc phi thành tựu (anipphanna rūpa).[7]

Sách Hướng Dẫn Thiền

Sách Hướng Dẫn Thiền

Năm Mươi Hai Sở Hữu Tâm (Cetasika)

Sách Hướng Dẫn ThiềnSách Hướng Dẫn Thiền

Sách Hướng Dẫn Thiền

Sách Hướng Dẫn Thiền

Những danh sở hữu (tâm) cùng sanh với tâm và tâm cùng sanh với những sở hữu tâm. Và đó là điều quan trọng để hiểu rằng chúng sanh cùng lúc. Nếu nghĩ rằng tâm sanh trước thì đó là một sự hiểu lầm và kế đến do tâm đã sanh, xúc sanh và kế đến do xúc sanh thọ sanh, v.v… Đó là một sự hiểu lầm danh pháp sinh khởi ra sao. Với mỗi sự sinh khởi của tâm có sự sinh khởi của một số sở hữu tâm nhất định và chúng đều sanh cùng lúc: Chúng là pháp mà đức Phật gọi là pháp cùng sanh (sahajāta dhamma) <sanh cùng lúc>

Sở hữu thọ (vedanā) là thọ uẩn (vedana–kkhandha), sở hữu tưởng (saññā) là tưởng uẩn (saññākkhandha) và năm mươi sở hữu còn lại là hành uẩn (saṅkhārakkhandha).

Sách Hướng Dẫn Thiền(a) Bảng hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa) –
Lộ ý môn nhóm thiện (manodvāra vīthi kusala)
Quan sát lấy sắc thành tựu làm cảnh

Sách Hướng Dẫn Thiền

(b) Bảng hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa) –
Lộ ý môn nhóm thiện (manodvāra vīthi kusala)

Quan sát lấy sắc phi thành tựu làm cảnh

Sách Hướng Dẫn Thiền(c–1) Bảng hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa) –

Niệm theo ân đức Phật budhhānussati,

Niệm theo sự chết maraṇānussati

Sách Hướng Dẫn Thiền(c–2) Bảng hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa) –
vô lượng (appamaññā)

Lộ ý môn đổng lực dục giới (kāmajavana manodvāra-vīthi)

Sách Hướng Dẫn Thiền(c–3) Bảng Hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa) –

Lộ ý môn (manodvāra-vīthi) – ngăn trừ (virati)

Sách Hướng Dẫn Thiền

(d–1) Cảnh tợ tướng hơi thở vào hơi thở ra (ānāpāra patibhāga nimitta)

Bảng hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa) –
Lộ ý môn đắc thiền (manodvāra jhāna samāpatti vīthi)

Sách Hướng Dẫn Thiền

Những tên tâm trong lộ (vīthi citta) đã đề cập trong bảng trên là:

Ma. = Manodvārāvajjana – Khai ý môn = là tâm quyết định theo cảnh (như tợ tướng hơi thở vào hơi thở ra – ānāpāna paṭibhāganimitta).

Pa. = Parikamma – Chuẩn bị = là tâm đổng lực đại thiện dục giới (kāṃāvacara mahākusala javana citta) thực hiện phận sự chuẩn bị (như hơi thở vào, hơi thở ra) để đổng lực thiền (jhāna javana) sanh

U. = Upacāra – Cận hành = tâm đổng lực đại thiện (mahākusala javana citta) đó là upacāra = gần với đổng lực thiền (jhāna javana) = lân cận.

Nu. = Anuloma – Thuận thứ = tâm đổng lực đại thiện (mahākusala javana citta) sát-na tâm thích nghi, thích hợp sanh theo đúng với đổng lực thiền (jhāna javana).

Go. = Gotrabhū – Chuyển tộc/ tánh = tâm đổng lực đại thiện (mahākusala javana citta) cắt đứt dòng Dục giới (kāma).

Ja. Jhāna javana – Đổng lực thiền = tâm đổng lực thiện sắc giới (rūpāvacara kusala javana citta)/ tâm đổng lực thiện vô sắc giới (arūpāvacara kusala javana citta).

(d–2)  Cảnh Tợ Tướng Biến Xứ (patibhāga nimitta)

Bảng hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa) –
Lộ ý môn đắc thiền (manodvāra jhāna samāpatti vīthi)

Sách Hướng Dẫn Thiền

(d–3 đến d–6) Bảng bốn Phạm trú (Brahmavihāra) – Lộ nhập thiền (jhāna samāpatti vīthi)

(d–3) Từ (metta) – Phạm trú (Brahmavihāra)

Sách Hướng Dẫn Thiền(d–4) Bi (karunā) – Phạm trú (Brahmavihāra)

Sách Hướng Dẫn Thiền(d–5) Tùy hỷ (muditā) – Phạm trú (Brahmavihāra)

Sách Hướng Dẫn Thiền(d–6) Xả (upekkhā) – Phạm trú (Brahmavihāra)

Sách Hướng Dẫn Thiền(d–7) Cảnh/ đề mục tử thi bất tịnh (asubha)

Sách Hướng Dẫn Thiền

(d–7) Cảnh/ đề mục bộ xương (asubha)

Sách Hướng Dẫn Thiền

Bảng hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa)

Thuần lộ ý môn (suddha manodvāravīthi) –
Nhóm bất thiện (akusala)

Sách Hướng Dẫn Thiền

Bảng hàng cảnh sắc (màu) (rūpārammaṇa) – nhóm thiện (kusala)

Sách Hướng Dẫn Thiền

Tâm (citta) + sở hữu tâm (cetasika) trong sát-na tâm (cittakkhaṇa)

Sách Hướng Dẫn ThiềnNa cảnh (tadārammaṇa) đối với
phàm tam nhân (tihetuka puthujjana)

Sách Hướng Dẫn ThiềnHàng cảnh Sắc (rūparammaṇa) – Nhóm Bất thiện (akusala) (Ghép chung theo bản kê ở trang kế è)

Sách Hướng Dẫn ThiềnSách Hướng Dẫn Thiền


QUAN SÁT THẤY BIẾT RÕ DANH PHÁP – DANH NGHIỆP XỨ (NĀMA KAMMAṬṬHĀNA)

Ba Cách Quan Sát Danh Nghiệp Xứ

Tividho hi arūpakammaṭṭhāne abhiniveso phassavasena vedanāsena cittavasenāti (Chú giải Majjhima – quyển 1 – trang 180 phiên bản Burmese).

Lúc bắt đầu quan sát danh pháp (nāma dhamma) có ba cách sau:

(1) Cách quan sát bắt đầu với xúc (phassa).

(2) Cách quan sát bắt đầu với thọ (vedanā).

(3) Cách quan sát bắt đầu với thức (viññāṇa).

Nếu người tu thiền (yogi) là một người thuần quán (vipassanā) thì vị ấy đã phải có khả năng quan sát sắc pháp (rūpa dhamma) chính xác và thấu đáo bằng tuệ (suvisuddha rūpa pariggaha). Đây là vì danh pháp của chúng sanh có sự sống với 5 uẩn (pañca vokāra sattā) sinh khởi trong tiến trình liên tiếp của chúng (santāna) nương vào một trong những giới thanh triệt là nhãn giới thanh triệt, nhĩ giới thanh triệt, tỷ giới thanh triệt, thiệt giới thanh triệt hay thân giới thanh triệt; hoặc tâm hữu phần (bhavaṅga)[15] giới sáng tỏ nương vào sắc tim, tức sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa).

Cho nên nếu người tu thiền (yogi) vẫn không có khả năng quan sát sắc vật (vatthu rūpa), nương vào sắc ấy danh pháp sinh khởi; cũng như tâm hữu phần (bhavaṅga) giới sáng tỏ, thì vị ấy vẫn còn cách rất xa khả năng phá vỡ khối danh (nāma ghana) và đạt tuệ thấy rõ thực tính siêu lý (paramattha).

Lý do là, đối với những ai có khả năng quan sát sắc pháp chính xác và thấu đáo, danh pháp xuất hiện rõ ràng với tuệ của họ bằng một hay cả ba cách quán danh pháp như đã đề cập trên. Cho nên, chỉ những người tu thiền ấy, người đã quan sát thấy biết rõ sắc pháp chính xác và thấu đáo cần phải cố gắng quan sát danh pháp. Không quan sát thấy biết rõ sắc pháp chính xác và thấu đáo, mà chỉ nhận ra một hay hai sắc pháp bằng tuệ và rồi không có quan sát thêm các sắc pháp nữa, từ bỏ việc quán sắc pháp, nếu người tu thiền cố gắng quan sát danh pháp, thì – tổn giảm nghiệp xứ (kammaṭṭhānato parihāyati) – vị ấy thoái lui khỏi thiền của vị ấy.


Hai Điểm Để Biết Và Nhớ Trước

Danh pháp có thể được quan sát bằng cách sắc vật (vatthu rūpa). Vì quan sát theo xứ môn (āyatana dvāra) được thoát khỏi sự vướng mắc (tức là thoát khỏi sự hỗn loạn, anākula), nó được hướng dẫn trong Visuddhimagga (quyển thứ hai, trang 223, phiên bản Burmese) để quan sát danh pháp bằng cách môn (dvāra) như lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi) v.v… Nếu người tu thiền muốn quan sát thấy biết rõ danh pháp và vị ấy là một người căn tánh thuần quán (suddha vipassanā yānika), thì vị ấy nên lưu ý trước rằng:

(1) Vị ấy phải đã quan sát sắc pháp.

(2) Vị ấy phải quan sát theo xứ môn (āyatana dvāra).

Ba môn của thân môn, khẩu môn và ý môn (kāya dvāra, vacī dvāra, mano dvāra) là nghiệp môn (kamma dvāra). 6 môn của nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý (cakkhudvāra, sotadvāra, ghānadvāra, jivhādvāra, kāyadvāra và manodvāra) được gọi là xứ môn (āyatana dvāra). Điều đó có nghĩa quan sát theo tiến trình tâm lộ (vīthi citta) ở xứ môn (āyatana dvāra) để phá vỡ khối danh (nāma ghana), đạt tuệ về thực tính siêu lý (paramattha). Bốn khối về danh sẽ được giải thích sau.


Chỉ Danh Pháp Hiệp Thế (Lokiya)

Vì danh pháp siêu thế (lokuttarā) không là cảnh của tuệ quán (vipassanā), nên người tu thiền (yogi) chỉ phải quan sát nhóm tâm, sở hữu tâm (citta cetasika) hiệp thế. Giữa những danh pháp hiệp thế – Labhino eva pana mahaggatacittāni supākatāni honti (Mahāṭīka – quyển 2 – trang 353) – được đề cập rằng tâm đáo đại (mahaggata citta) chỉ được rõ ràng với tiến trình liên tiếp (santāna) của người tu thiền nào đã đạt thiền (jhāna), người tu thiền nào đã đạt thiền (jhāna) phải quan sát pháp thiền (jhāna dhamma) mà vị ấy đã đạt. Đối với những ai không có thiền (jhāna) có thể bỏ qua việc quan sát danh pháp thiền (jhāna). Lại nữa, tâm (citta) không thể sanh mà không có sở hữu tâm (cetasika). Tâm (citta) và sở hữu tâm (cetasika) sinh khởi cùng nhau thành một nhóm cùng lúc ở mỗi sát-na tâm (cittakhaṇa).


Bốn Đặc Điểm Của Sở Hữu Tâm (Cetasika)[16]

Đi Cùng Với Tâm (Citta)

(1) Ekuppāda = đồng sanh với tâm (citta) / sanh cùng lúc với tâm (citta).

(2) Ekanirodha = đồng diệt với tâm / diệt cùng lúc với tâm.

(3) Ekālambaṇa = có cùng cảnh với tâm (citta).

(4) Ekavatthuka = có cùng vật (vatthu) với tâm (citta).

Những sở hữu tâm (cetasika) có bốn đặc điểm này. Đó là định luật tự nhiên mà bất cứ sở hữu tâm (cetasika) nào đi cùng với tâm (citta) ở cõi Dục (Kāma) và cõi Sắc (Rūpa) đều có bốn đặc điểm này. Ở cõi Vô sắc (Arūpa), đặc điểm đồng vật (ekavatthuka) không hiện diện vì không có sắc vật (vatthu rūpa).

Sở hữu tâm (cetasika) có 52 thứ.

---

CETASIKA (52 Sở Hữu Tâm)

(I) Sabba citta sādhāraṇa cetasika = 7 sở hữu tâm biến hành tất cả tâm / 7 sở hữu liên kết chung với tất cả tâm.

(II) Pakiṇṇaka[17] cetasika = 6 sở hữu tâm biệt cảnh.

(III) Akusala cetasika = 14 sở hữu tâm bất thiện.

(IV) Sobhana cetasika = 25 sở hữu tâm tịnh hảo.

Cả thảy có 52 sở hữu tâm (cetasika)

(I) Sabba Citta Sādhāraṇa Cetasika
(7 Sở Hữu Biến Hành Tất Cả Tâm)

(= Sở Hữu Tâm Đi Cùng Mỗi Tâm)

(1) Phassa = Xúc, là trạng thái (lakkhaṇa) xúc chạm cảnh; phận sự (rasa) nối giữa cảnh và tâm.

(2) Vedanā = Thọ, là trạng hứng chịu, lãnh nạp hay hưởng thọ cảnh.

(3) Saññā = Tưởng, là sự nhớ tưởng cảnh.

(4) Cetanā = Tư, là sự cố quyết / thiết lập tâm (citta) – sở hữu tâm (cetasika) tương ưng, phối hợp để vươn về phía cảnh.

(5) Ekaggatā = Nhất hành, là sự lãnh đạo, vươn tới của tâm đến một cảnh duy nhất; thiết lập sự yên lặng; không để cho danh pháp tương ưng bị tán loạn (trong một số trường hợp, ekaggatā được gọi là định–samādhi).

(6) Jīvita = Mạng quyền, gìn giữ / trông nom, chăm sóc tâm (citta) – sở hữu tâm (cetasika) đi cùng (= những trạng thái tương ưng–sampayutta) = giới (dhātu) bảo vệ danh pháp (nāma).

(7) Manasikāra = Tác ý, điều khiển / dẫn dắt tâm (citta) (= những trạng thái tương ưng–sampayutta) về phía cảnh; chú ý hướng về phía cảnh.


(II)
Pakiṇṇaka Cetasika
(6 Sở Hữu Tâm Biệt Cảnh)

(1) Vitakka = Tầm là trạng thái áp sát ban đầu (hay đặt) của tâm (= những trạng thái tương ưng) áp vào cảnh; tư duy, cân nhắc, suy xét.

(2) Vicāra = Tứ là nghĩ về cảnh nhiều lần; nắm lấy cảnh nhiều lần, tiếp tục dán áp tâm vào cảnh.

(3) Adhimokkha = Thắng giải là quyết định về cảnh.

(4) Vīriya = Cần là cố gắng [đó là sự cố gắng để tâm (citta) và sở hữu tâm (cetasika) sinh khởi nhờ vào một cảnh. Về những trạng thái bất thiện, nó cố gắng để cho sự sanh của tham (lobha) hay sân (dosa) hay si (moha) v.v… Về những trạng thái thiện, nó cố gắng cho sự sanh của vô tham (alobha) hay vô sân (adosa) hay vô si (amoha)].

(5) Pīti = Hỷ là vui mừng hay ưa thích cảnh.

(6) Chanda = Dục là muốn hay mong muốn về một cảnh; muốn thu xếp một cảnh.

(Lưu ý:

___________________________________________...

6 sở hữu tâm (cetasika) này không sanh cùng một lúc với tất cả tâm (citta) mà chỉ với một số tâm; cho nên, chúng được gọi là sở hữu biệt cảnh/ rời rạc (pakiṇṇaka cetasika).

Cả hai, 7 sở hữu biến hành tất cả tâm (sabba citta sādhāraṇa cetasika) cộng 6 sở hữu tâm biệt cảnh (pakiṇṇaka cetasika) = 13 sở hữu tâm (cetasika) được gọi là sở hữu tợ tha (aññasamānā cetasika). Chúng có thể sanh theo cả những trạng thái thiện và những trạng thái bất thiện.

Tầm – Tư – Tác ý

(Vitakka – Cetanā – Manasikāra)

Tầm (vitakka) là đặt những trạng thái danh pháp tương ưng vươn đến, áp vào cảnh. Tư (cetanā) đặt những trạng thái danh pháp tương ưng mà được đặt bởi tầm (vitakka) tồn tại cùng với cảnh. Tác ý (manasikāra) làm những trạng thái danh pháp tương ưng có thể trực tiếp vươn đến, lao vào cảnh.

Ghi chú: Lưu ý rằng nhóm tâm (citta) – sở hữu tâm (cetasika) đồng sanh ở một sát-na tâm được gọi là những trạng thái pháp tương ưng (sampayutta dhamma).


(III)
Akusala Cetasika
(14 Sở Hữu Tâm Bất Thiện)

Akusala Sādhāraṇa Cetasika

(4 Sở Hữu Tâm Bất Thiện Biến Hành)

(Sở Hữu Tâm Liên Kết Với Tất Cả Tâm Bất Thiện)

(1) Moha = Si là không biết sự thật siêu lý của cảnh; biết sai về cảnh.

(2) Ahiri = Vô tàm là không hổ thẹn về những trạng thái bất thiện (akusala) như (i) ác hạnh, hành vi sai trái và (ii) tham, sân, si (lobha, dosa, moha).

(3) Anottappa = Vô úy là không ghê sợ về những trạng thái bất thiện (akusala) như (i) ác hạnh, hành vi sai trái và (ii) tham, sân, si (lobha, dosa, moha).

(4) Uddhacca = Điệu cử là tâm không được yên tịnh và không hạ xuống cảnh, không ngừng nghỉ.

Lobha Cetasika

(Nhóm 3 Sở Hữu Tham Phần)

(5)  Lobha = Tham là dính mắc vào cảnh như tôi, của tôi; sự thèm muốn hay lòng khao khát về cảnh; bị vướng chặt vào cảnh.

(6)  Diṭṭhi = Tà kiến là nắm giữ lòng tin rằng cảnh là thường (nicca), lạc (sukha), ngã (atta) và tịnh (subha); thấy sai; lòng tin sai.

(7)  Māna = Ngã mạn là tâm (citta) bị nâng cao như tôi, tôi; kiêu kỳ, kiêu căng, ngạo mạn, tự cao; lòng thèm muốn nổi bật.

Giải:

Paramatthato avijjamānesu itthipurisādīsu javati, vijjamānesupi khandhādīsu na javatīti avijjā (Vism.–XVII, 43).

Si (moha) còn được gọi là vô minh (avijjā). Nếu phân tích bằng tuệ về chúng sanh có sự sống và vật không có sự sống (vô tri) trong 31 cõi, cho đến khi đạt sự thật siêu lý (paramattha sacca) và nếu thấy rõ rằng chỉ có:

(1) Khối tập hợp của sắc uẩn.

(2) Khối tập hợp của danh uẩn.

(3) Khối tập hợp của sắc + danh, thì việc thấy rõ đó là đúng; đây là tuệ chỉ định danh sắc (nāmarūpa pariccheda ñāṇa).

(4) Nếu thấy rõ rằng chỉ có các nhân và các quả của uẩn thì sự thấy rõ đó là đúng; đây là tuệ hiển duyên (paccaya pariggaha ñāṇa).

Các uẩn sắc, danh, nhân, quả này được gọi là chư pháp hành (saṅkhāra dhamma). Chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) này thì vô thường (anicca), vì chúng sanh rồi diệt; khổ (dukkha), vì liên tục bị áp bức sanh và diệt; vô ngã (anatta), vì chúng không là ngã (atta) của cốt lõi bền vững. Chúng thì bất tịnh (asubha), ghê tởm. Cho nên, nếu bậc tu tiến thấy rõ rằng những pháp hành (saṅkhāra dhamma) này:

(1) Vô thường (anicca).

(2) Khổ (dukkha).

(3) Vô ngã (anatta).

(4) Bất tịnh (asubha), thì sự thấy rõ đó là đúng. Đây là những tuệ quán (vipassanā).

Cho nên, nếu bậc tu tiến thấy rõ rằng chúng sanh có sự sống và những vật không có sự sống (vô tri) trong 31 cõi là khối tập hợp của sắc, khối tập hợp của danh, khối tập hợp của 5 uẩn (khandha), khối tập hợp của 12 xứ (āyatana), khối tập hợp của 18 giới (dhātu); cũng như khối tập hợp của các nhân, khối tập hợp của các quả; khối tập hợp của chư pháp vô thường (anicca dhamma); chư pháp khổ (dukkha dhamma), chư pháp vô ngã (anatta dhamma) và chư pháp bất tịnh (asubha dhamma) thì sự thấy rõ này là sự thấy rõ đúng = chánh kiến (sammā diṭṭhi) = tuệ minh (vijjā ñāṇa).

Không có sự thấy rõ đúng như vậy, nếu những vật không có sự sống và có sự sống được thấy là đàn ông, đàn bà, người, chúng sanh, chúng sanh nhân loại, chư thiên, chư Phạm thiên (Brahmā) v.v…; như vàng, bạc, cây, nước, quả địa cầu, rừng, núi, v.v… là vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta), bất tịnh (asubha) thì đây được gọi là biết sai = vô minh (avijjā).

Để hiểu thêm về vô minh (avijjā) = si (moha) = tà kiến (micchā diṭṭhi), hai loại thấy sai về ngã (atta) sẽ được giải thích thêm.

Hai Loại Thấy Sai Về Ngã (Atta)

Đại khái có hai loại quan điểm về ngã (atta), đó là ngã theo tên gọi phổ thông (lokasamaññā atta) và ngã kiến (atta diṭṭhi) ngoài giáo Pháp (sāsana) (Majjhima nikāya ṭīka– quyển 1 – trang 365, 366).

(1) Ngã theo tên gọi phổ thông (lokasamaññā atta) đây là sự nắm giữ quan điểm vật có sự sống là đàn ông, đàn bà, người, chúng sanh, chúng sanh nhân loại, chư thiên, chư Phạm thiên (Brahmā), trâu, ngựa, bàng sanh v.v…; và vật không có sự sống là vàng, bạc, nông trại, nhà, cây, nước, đất, rừng, núi, v.v… Đối với người tu thiền (yogi) có khả năng quan sát pháp ngoại phần, nếu vị ấy quan sát bốn giới (dhātu) theo vật không có sự sống, thì vị ấy sẽ chỉ thấy những hạt bọn sắc (rūpa kalāpa) nhỏ. Nếu vị ấy phân tích những hạt bọn sắc (rūpa kalāpa) nhỏ này bằng tuệ nhãn, thì vị ấy chỉ thấy:

(i) Sắc quí tiết có vật thực là sắc thứ 8 (utuja ojaṭṭhamaka rūpa) bị trợ bởi hỏa giới, gọi là quí tiết (utu),

(ii) và (nếu âm thanh được bao gồm) sắc quí tiết thinh chín pháp (utu saddanavaka rūpa).

Cho nên, nếu bậc tu tiến thấy rõ các vật không có sự sống là khối tập hợp của sắc quí tiết có vật thực là sắc thứ 8 (utuja ojaṭṭhamaka rūpa) và (nếu âm thanh được bao gồm) sắc quí tiết thinh chín pháp (utu saddanavaka rūpa) thì sự thấy rõ này là đúng. Nếu thấy rõ chúng là vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta), bất tịnh (asubha) thì sự thấy rõ này là đúng. Nếu biết chúng là vàng, bạc, v.v… thì sự biết này là sai. Nếu bậc tu tiến tin và nắm giữ quan điểm chúng là vàng, bạc, v.v… thì lòng tin và quan điểm này là sai. Đó là quan điểm … ngã theo tên gọi phổ thông (lokasamaññā atta).

(2) Ngã kiến (atta diṭṭhi) đại khái có hai loại thấy sai của ngã kiến (atta diṭṭhi): quan điểm siêu tột ngã (parama atta diṭṭhi) và quan điểm về bản ngã là linh hồn (jīva atta diṭṭhi).

(a) Quan điểm siêu tột ngã (parama atta diṭṭhi) – quan điểm có đấng tạo hóa tạo cả thế giới và tất cả chúng sanh là parama atta diṭṭhi = giữ quan điểm sai về parama atta diṭṭhi.

(b) Quan điểm về bản ngã là linh hồn (jīva atta diṭṭhi) – giữ quan điểm sai có tồn tại một linh hồn bị tạo trong mỗi tiến trình liên tiếp của chúng sanh có sự sống là jīva atta diṭṭhi.

Si (moha) và Tà kiến (diṭṭhi) – Si (moha) là biết sai rằng vật có sự sống hay không có sự sống trong 31 cõi thì thường (nicca), lạc (sukha), ngã (atta), tịnh (subha). Tà kiến (diṭṭhi) đang nắm giữ quan điểm sai rằng vật có sự sống hay không có sự sống trong 31 cõi thì thường (nicca), lạc (sukha), ngã (atta), tịnh (subha)

Dosa Cetasika

(Sở Hữu Sân Phần – 4)

(8) Dosa = Sân là tâm thô và hung tợn; muốn phá hủy.

(9) Issā = Tật là ganh tỵ, đố kỵ về sự thịnh vượng và thanh danh của người khác;

(10 Macchariya = Lận là giấu giếm, che đậy tài sản của tự thân; không thể mang chia sẻ với người khác.

(11) Kukkucca = Hối.

(a) là ăn năn về pháp bất thiện, hành vi xấu đã làm;

(b) là ăn năn về pháp thiện, hành vi tốt không làm.

Sasaṅkhārika Cetasika

(Nhóm 2 Sở Hữu Tâm Hữu Dẫn)

(12) Thīna = Hôn trầm là tâm uể oải, chậm chạp; tâm không phấn khởi, không hăng hái.

(13) Middha = Thùy miên là sở hữu tâm uể oải, chậm chạp; những sở hữu cùng sanh không phấn khởi, không hăng hái.

Moha Cetasika

(Nhóm 1 Sở Hữu Tâm Si)

(14) Vicikicchā = Hoài nghi là nghi ngờ về 8 pháp sau:

(i) Thật và đúng Chánh tự giác (Sammāsam–buddha);

(ii) Thật và đúng pháp (dhamma) của Chánh tự giác (Sammāsambuddha);

(iii) Thật và đúng Tăng Thánh hữu học (Ariya sāvaka saṃgha) của Chánh tự giác (Sammāsambuddha);

(iv) Tam học (sikkhā) về giới (sīla), định (samādhi), tuệ (paññā);

(v) Kiếp sống quá khứ = uẩn (khandha) quá khứ trước giai đoạn luân hồi (saṃsāra);

(vi) Kiếp sống vị lai = uẩn (khandha) vị lai sau giai đoạn luân hồi (saṃsāra);

(vii) Cả hai kiếp sống quá khứ + vị lai = uẩn (khandha) quá khứ và vị lai trước và sau giai đoạn luân hồi (saṃsāra);

(viii) Duyên trợ = pháp liên quan tương sinh (paṭicca–samuppāda) (Abhidhamma – quyển 1 – trang 208 phiên bản Burmese).

(Ghi chú: Hoài nghi về nghiệp (kamma) và quả của nghiệp được bao gồm trong phần nghi về Pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda)).


(IV)
Sobhaṇa Cetasika
(25 Sở Hữu Tâm Tịnh Hảo)

Trong 25 sở hữu tâm tịnh hảo (sobhaṇa cetasika), có:

(A) 19 sở hữu tịnh hảo biến hành (sobhaṇasadhārana cetasika) = những sở hữu liên kết với tất cả tâm thiện gọi là tịnh hảo (sobhaṇa);

(B) 3 sở hữu ngăn trừ (virati cetasika);

(C) 2 sở hữu vô lượng (appamaññā cetasika);

(D) 1 sở hữu trí quyền (paññindriya cetasika),

Tổng số 25 sở hữu tâm (cetasika).

(A) Sobhaṇasadhārana Cetasika (19 Sở Hữu Tịnh Hảo Biến Hành)

(1)  Saddhā = Tín, là tin (về 8 điều đã đề cập ở hoài nghi – vicikicchā).

  [Ghi chú: 8 điều này được trình bày là một pháp thiện. Hiểu sự khác biệt ở cảnh của tín như là:

(i) Tin theo ân đức Phật (Buddha) để lấy ân đức Phật làm cảnh.

(ii) Tin theo ân đức Pháp (Dhamma) để lấy ân đức Pháp làm cảnh.

(iii) Tin theo ân đức Tăng (Saṅgha) để lấy ân đức Tăng làm cảnh.

(iv) Tin theo giới học (sīla sikkhā), ở giai đoạn tuân theo giới; tin theo định học (samādhi sikkhā) = học thiền định (jhāna samādhi), ở giai đoạn định (samādhi); tin theo tuệ học (paññā sikkha) = tuệ học về sự thâm nhập, thấu rõ thực tính siêu lý của danh – sắc pháp theo thực tính như thật = tin theo việc tu tập để có khả năng thấy rõ Thánh đế một cách sâu sắc ở giai đoạn tuệ học.

(v) Tin về uẩn (khandha) quá khứ trong việc quan sát thấy rõ pháp quá khứ.

(vi) Tin về uẩn (khandha) vị lai trong việc quan sát thấy rõ pháp vị lai.

(vii) Tin về cả hai uẩn (khandha) quá khứ + vị lai trong việc quan sát thấy rõ cả hai pháp quá khứ + vị lai.

(viii) Tin về duyên trợ = pháp liên quan tương sinh (paṭicca–samuppāda) trong việc quan sát thấy rõ theo pháp liên quan tương sinh (paṭicca-samuppāda)].

(2) Sati = Niệm là không thả nổi như một quả bầu, mà chìm như một tảng đá, đó là sự chìm của tâm–sở hữu tâm (citta – cetasika) đồng sanh gắn liền với cảnh thiện (kusala) như Phật (Buddha), Pháp (Dhamma) v.v… tâm được vững vàng theo cảnh; không quên cảnh.

(3) Hiri =  Tàm là hổ thẹn về (i) những trạng thái bất thiện (akusala) và (ii) hành vi sai trái.

(4) Ottappa = Úy là ghê sợ về (i) những trạng thái bất thiện (akusala) và (ii) hành vi sai trái.

(5) Alobha = Vô tham là tâm không bị dính mắc vào cảnh hiệp thế (lokiya).

(6) Adosa = Vô sân là tâm không thô và quá khích về phía cảnh; không muốn phá hủy.

(7) Tatramajjhattatā = Trung bình là duy trì tâm đều theo cảnh [để cho tâm–sở hữu tâm (citta – cetasika) không vượt quá phận sự của chúng, không vươn tới về phía 2 trạng thái ngã mạn (māna) và hôn–thùy (thīna–middha)]; nhìn theo cảnh bằng tính bình thản.

(8) Kāyapassadhi =  Tịnh thân là yên tịnh của sở hữu tâm (cetasika).

(9) Citta–passaddhi =  Tịnh tâm là yên tịnh của tâm (citta).

(10) Kāya–lahutā = Khinh thân là nhanh, nhẹ nhàng của sở hữu tâm (cetasika).

(11) Citta –lahutā = Khinh tâm là nhanh, nhẹ nhàng của tâm (citta).

(12) Kāya–muditā = Nhu thân là mềm dịu của sở hữu tâm (cetasika).

(13) Citta–muditā = Nhu tâm là mềm dịu của tâm (citta).

(14) Kāya–kammaññatā = Thích thân.

(15) Citta–kammaññatā = Thích tâm.

(16) Kāya–paguññatā = Thuần thân.

(17) Citta–paguññatā = Thuần tâm.

(18) Kāyujjukatā = Chánh thân là chánh trực của sở hữu tâm (cetasika); không xảo trá và lừa dối, siểm nịnh (māyā, sāṭheyya).

(19) Cittujjukatā = Chánh tâm là chánh trực của tâm (citta); không xảo trá và lừa dối, siểm nịnh (māyā, sāṭheyya).

(Māyā = giấu giếm bất cứ lỗi lầm nào tồn tại;
Sāṭheyya = giả đò, giả bộ, khoe khoang những phẩm chất không tồn tại).

(B) Virati Cetasika (3 Sở Hữu Tâm Ngăn Trừ)

(20) Sammā–vācā = Chánh ngữ là tránh khỏi 4 lời nói sai trái không liên quan đến sinh kế; không phạm vào lời nói sai trái.

(21) Sammā–kammanta = Chánh nghiệp là tránh khỏi 3 thân hành sai trái không liên quan đến sinh kế; không phạm vào thân hành sai trái.

(22) Sammā–ajīva = Chánh mạng là tránh khỏi 4 lời nói sai trái và 3 thân hành sai trái liên quan đến sinh kế; phạm vào thân hành sai trái và lời nói sai trái.

(C) Appamaññā Cetasika (2 Sở Hữu Tâm Vô Lượng)

(23) Karuṇā = Bi là có lòng thương hại và trắc ẩn, lấy cái khổ của chúng sanh làm cảnh; muốn cứu vớt chúng sanh cho khỏi khổ.

(24) Muditā = Tùy hỷ là vui theo, mừng giùm, lấy sự yên vui của chúng sanh làm cảnh; không ghen tị, không đố kỵ.

(D) Paññindriya Cetasika (1 Sở Hữu Trí Quyền)

(25) Paññindriya (trí quyền) = Paññā (trí) = sự thấy rõ sâu sắc về thực tính siêu lý đúng như thật; sự thấy rõ sâu sắc về bốn Thánh đế. [Trí (paññā) còn được gọi là tuệ (ñāṇa), vô si (amoha), chánh kiến (sammādiṭṭhi), trạch pháp (dhamma–vicaya). Vì nó sử dụng quyền vượt trội trong việc thấu đáo về 4 Thánh đế, nên nó được gọi là trí quyền].

Đây là 25 sở hữu tịnh hảo (sobhaṇa cetasika).

Vì người tu thiền (yogi) mới học có thể bắt đầu quan sát thấy biết rõ (pajānāti) thực tính siêu lý bằng tuệ qua việc chú ý đến trạng thái thực tính (sabhāva lakkhaṇa) hay phận sự (rasa) của nó, cả hai trạng thái thực tính và phận sự được đề cập trên đối với một số sở hữu tâm (cetasika).

---

VIÑÑĀṆA DHĀTU (6 Thức Giới)

Người tu thiền (yogi) đã biết về 52 sở hữu tâm (cetasika) cần phải biết, ngắn gọn, về thức (viññāṇa) = tâm (citta) câu hành với những sở hữu tâm (cetasika) phù hợp đó. Có 6 thức giới (viññāṇa dhātu) trong quán, minh sát (vipassanā), tóm lại:

(1) Cakkhu viññāṇa = Nhãn thức là biết cảnh sắc (rūpā–rammaṇa) / màu, nương dựa vào nhãn giới thanh triệt.

(2) Sota viññāṇa = Nhĩ thức là biết cảnh thinh (saddā–rammaṇa) / âm thanh, nương dựa vào nhĩ giới thanh triệt.

(3) Ghāna viññāṇa = Tỷ thức là biết cảnh khí (gandhā–rammaṇa) / mùi, nương dựa vào tỷ giới thanh triệt.

(4) Jivhā viññāṇa = Thiệt thức là biết cảnh vị (rasā–rammaṇa), nương dựa vào thiệt giới thanh triệt.

(5) Kāya viññāṇa = Thân thức là biết cảnh xúc (phoṭṭhabbā–rammaṇa), nương dựa vào thân giới thanh triệt.

(6) Mano viññāṇa = Ý thức là biết 6 cảnh thích hợp, nương dựa vào sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa), … tâm hữu phần giới sáng tỏ (bhavaṅga citta). (Ngoại trừ ngũ song thức đã đề cập trên từ 1 đến 5, tất cả tâm sinh khởi mà nương vào ý vật (hadaya vatthu) được gọi là ý thức (mano viññāṇa)].

Vì danh pháp phải được quan sát theo xứ môn (āyatana dvāra), người tu thiền (yogi) cần phải biết tên gọi của tâm lộ (vīthi citta) đang sanh theo xứ môn (āyatana dvāra). Tên gọi của 7 loại tâm lộ (vīthi citta) trong lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi) là như sau:

(1) Āvajjana =  Khai / hướng, là tâm (citta) chú ý hướng đến cảnh rõ ràng (ở môn tương ứng) = (chú ý).

(2) Cakkhu viññāṇa = nhãn thức là tâm biết cảnh sắc, nương vào nhãn vật = (thấy).

(3) Sampaṭicchana = tiếp thâu là tâm tiếp nhận cảnh = (tiếp nhận).

(4) Santīraṇa = thẩm tấn là tâm kiểm tra cảnh (điều tra).

(5) Voṭṭhapana[18] = đoán định là tâm quyết định cảnh (như dù đó là vừa ý hay không vừa ý v.v…, iṭṭha[19] hay aniṭṭha).

(6) Javana = đổng lực là tâm trải nghiệm, hưởng vị của cảnh, sanh ở liên tiếp sát-na = (javana).

(7) Tadārammaṇa = Na cảnh là tâm tiếp tục biết cảnh của đổng lực (javana) = (tadārammaṇa).

[Ghi chú: Tâm chuyển hướng/ khai mở (āvajjana)[20] chú ý hướng đến cảnh xuất hiện ở 5 môn (pañcadvāra) như nhãn môn (cakkhudvāra) được gọi là hướng hay khai ngũ môn (pañcadvārā–vajjana) phân biệt nó với hướng hay khai ý môn (manodvārāvajjana) chú ý hướng đến cảnh xuất hiện ở ý môn (manodvāra). Nó không chú ý hướng đến tất cả 5 cảnh ở tất cả năm môn cùng một lúc].

Tattha eketaṃ ārammanaṃ dvīsu dvīsu dvāresu āpāthamāgacchati. Rūpārammaṇañji cakkhupasādaṃ ghaṭṭetvā taṅkhaṇaññeva manodvāre āpāthamāgacchati, bhavaṅgacalanassa paccayo hotīti attho. Sadda gandha rasa phoṭṭhabbārammaṇesupi eseva nayo. (Chú giải Abhidhamma – quyển 1 – trang 114).

Theo định nghĩa của chú giải trên:

(1) Cảnh sắc (rūpārammaṇa) đi vào phạm vi của cả hai nhãn môn (cakkhudvāra) và ý môn (manodvāra) cùng một lúc. Chuyển hướng (āvajjana) chú ý hướng đến cảnh sắc (rūpārammaṇa) đó là cảnh đi vào phạm vi của cả hai môn.

(2) Cảnh thinh (saddārammaṇa) đi vào phạm vi của cả hai nhĩ môn (sotadvāra) và ý môn (manodvāra) cùng một lúc. Chuyển hướng (āvajjana) chú ý hướng đến cảnh thinh (saddā–rammaṇa) đó là cảnh đi vào phạm vi của cả hai môn.

(3) Cảnh khí (gandhārammaṇa) đi vào phạm vi của cả hai tỷ môn (ghānadvāra) và ý môn (manodvāra) cùng một lúc. Chuyển hướng (āvajjana) chú ý hướng đến cảnh khí (gandhā–rammaṇa) đó là cảnh đi vào phạm vi của cả hai môn.

(4) Cảnh vị (rasārammaṇa) đi vào phạm vi của cả hai thiệt môn (jivhādvāra) và ý môn (manodvāra) cùng một lúc. Chuyển hướng (āvajjana) chú ý hướng đến cảnh vị (rasārammaṇa) đó là cảnh đi vào phạm vi của cả hai môn.

(5) Cảnh xúc (photthabbārammaṇa) đi vào phạm vi của cả hai thân môn (kāyadvāra) và ý môn (manodvāra) cùng một lúc. Chuyển hướng (āvajjana) chú ý hướng đến cảnh xúc (photthabbā–rammaṇa) đó là cảnh đi vào phạm vi của cả hai môn.

Điểm khác là có ba loại lộ (vīthi): lộ ý môn theo sau (tadanuvattakamanodvāra vīthi) với lộ ý môn (manodvāra vīthi) sau, lộ thuần ý môn (suddhamanodvāra vīthi) và lộ ý môn (manodvāra vīthi) lấy cảnh pháp (dhammārammaṇa) làm cảnh. Chúng xảy ra như sau:

(1) Manodvārāvajjana = khai ý môn là tâm chú ý hướng đến cảnh xuất hiện đến phạm vi của ý môn (manodvāra); (nó thực hiện phận sự quyết định cảnh cùng nhau; chú ý và quyết định).

(2) Javana = đổng lực là tâm sanh trong đà, sức đẩy và trải nghiệm cảnh liên tục.

(3) Tadārammaṇa = Na cảnh là tâm tiếp tục biết cảnh của đổng lực (javana).

Ghi chú: Trong tiến trình những tâm lộ (vīthi citta) này, đổng lực (javana) xảy ra 7 lần và na cảnh (tadārammaṇa) hầu hết xảy ra 2 lần. Những tâm lộ (vīthi citta) còn lại xảy ra chỉ một lần. Sau lộ ngũ môn (pañcadvāra vīthi) như lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi), sau sự xảy ra của hữu phần (bhavaṅga), lộ ý môn (manodvāra vīthi) sanh. Lộ ý môn thứ nhất được gọi là lộ ý môn theo sau (tadanuvattakamanodvāra vīthi). Từ lộ ý môn (manodvāra vīthi) thứ hai trở đi, chúng được gọi là lộ thuần ý môn (suddha manodvāra vīthi). Lại nữa, tiến trình tâm lộ ý môn (manodvāra vīthi) mà lấy một hay một nhóm cảnh pháp (dhammārammaṇa) làm cảnh cũng được gọi là lộ thuần ý môn (suddha manodvāra vīthi). Điểm khác là ngoài ngũ thức (pañca viññāṇa) (như nhãn thức – cakkhu viññāṇa), tất cả tâm lộ (vīthi citta) còn lại hoặc được gọi là ý thức (manoviññāṇa) hay ý thức giới (manoviññāṇa dhātu). Theo cách Suttanta, lưu ý rằng tâm hữu phần (bhavaṅga) giới sáng tỏ được gọi là ý giới (manodhātu) hay ý môn (manodvāra).

---

ĀRAMMAṆA (6 Cảnh)

(1) Rūpārammaṇa = cảnh sắc màu.

(2) Saddārammaṇa = cảnh thinh, âm thanh.

(3) Gandhārammaṇa = cảnh khí, mùi.

(4) Rasārammaṇa = cảnh vị.

(5) Photthabbārammaṇa = cảnh xúc chạm (địa, hỏa, phong).

(6) Dhammārammaṇa = cảnh pháp.

Dhammārammaṇa – 6 Loại Cảnh Pháp

(1) Pasāda[21] rūpa = 5 sắc thanh triệt.

(2) Sukhuma rūpa = 16 sắc tế.

[Ghi chú: 12 thứ sắc, tức là 5 sắc thanh triệt và 7 sắc cảnh – thì dễ được quán bằng tuệ của người tu thiền; cho nên chúng được gọi là thô (olārika). Lưu ý rằng, ngoài 12 thứ sắc thô này trong 28 thứ sắc, 16 thứ sắc còn lại không dễ được quán bằng tuệ của người tu thiền; cho nên chúng được gọi là sắc tế (sukhuma)].

(3) Citta = Tâm là 6 thức giới (viññāṇa dhātu).

(4) Cetasika = 52 sở hữu tâm.

(5) Nibbāna = Nibbāna là vô vi giới (asaṅkhata dhātu).

(6) Paññatti = Những chế định khác nhau như chế định biến xứ (kasiṇa), chế định tên gọi.


Danh Pháp Được Quán

Tasmā taṃ rūpaṃ ārammaṇaṃ katvā uppannaṃ saññaṃ saṅkhāre viññāṇañca idaṃ arūpanti paricchinditvā aniccādito passati. (Chú giải Abhidhamma – quyển 1 – trang 271, phiên bản Burmese).

Nếu người tu thiền (yogi) là người mới bắt đầu muốn quan sát theo danh pháp, thì theo hướng dẫn của chú giải, vị ấy nên quan sát danh pháp mà danh pháp ấy sanh lấy sắc pháp làm cảnh trong 6 cảnh. Điều đó có thể thực hiện đối với người quan sát theo danh pháp sinh khởi lấy danh pháp làm cảnh, nhưng đối với người tu thiền là người mới bắt đầu tu tập danh nghiệp xứ (nāma kammaṭṭhāna) thì khó nắm bắt (duppariggaha) chúng; cho nên, việc này được hướng dẫn không quan sát chúng trước.

Điểm khác là có thể quan sát, thấy rõ danh pháp sanh lấy khối chế định làm cảnh, như đàn ông, đàn bà, người, chúng sanh, vàng, bạc, v.v… Tuy nhiên, đó không là thiền về chế định; đó là việc quan sát thấy rõ về danh siêu lý (nāma paramattha) sanh lấy chế định làm cảnh. Vì bậc tu tiến phải tu tập quán, minh sát (vipassanā) về cả hai cảnh và cảnh (arammaṇika) ở giai đoạn quán (vipassanā), điều đó được hướng dẫn để quan sát thấy rõ danh pháp sanh lấy sắc pháp làm cảnh trước. Vì chỉ có người căn tánh chỉ tịnh (samatha yanika) mới có thể quan sát thấy rõ danh pháp thiền (jhāṇa nāma) gọi là pháp thiền (jhāṇa dhamma) là pháp thiền (jhāna dhamma) + pháp tương ưng thiền (jhāna sampayutta dhamma) sanh lấy chế định làm cảnh (như kasiṇa biến xứ chế định), pháp ấy phải được bậc tu tiến quan sát thấy rõ.


Định Rõ 6 Hàng

Trong việc chia sắc pháp theo các cảnh, có 6 loại cảnh khác nhau:
(1) cảnh sắc (rūpārammaṇa),
(2) cảnh thinh (saddārammaṇa),
(3) cảnh khí (gandhārammaṇa),
(4) cảnh vị (rasārammaṇa),
(5) cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa) và
(6) cảnh pháp (dhammārammaṇa).
21 thứ sắc được gọi là cảnh pháp (dhammārammaṇa) là 5 sắc thanh triệt (pasāda) và 16 thứ sắc tế (sukhuma). Trong tập sách này, danh pháp mà lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh được gọi là hàng cảnh sắc (rūpārammaṇa) (chuỗi?) danh pháp v.v… tất cả 6 hàng danh pháp phải được quan sát thấy rõ.

Điểm khác là, ví dụ ở hàng cảnh sắc (rūpārammaṇa), lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi) + lộ ý môn (manodvāra vīthi) có thể sanh lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh mà đổng lực thiện (kusala javana) được bao gồm trong lộ. Danh pháp của những tiến trình tâm lộ (vīthi citta) này được gọi là nhóm thiện. Lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi) + lộ ý môn (manodvāra vīthi) mà đổng lực thiện (kusala javana) được bao gồm lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh có thể sanh có phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra) = chú ý, hướng tâm sai là nhân cơ bản. Nhóm danh pháp này được gọi là nhóm bất thiện. Vì những tiến trình tâm lộ mà đổng lực tố (kiriya javana) được gồm chỉ trong tiến trình danh pháp của bậc Ứng cúng (Arahanta), điều đó không được đề cập trong tập sách này.


4 Tùy Quán (Anupassanā)

(1) Trong tu tập quán (vipassanā), quan sát thấy rõ sắc – danh – nhân – quả bắt đầu với sắc (rūpa) là tùy quán thân niệm xứ (kāyānupassana satipaṭṭhāna).

(2) Trong tu tập quán (vipassanā), quan sát thấy rõ sắc – danh – nhân – quả bắt đầu với thọ (vedanā) là tùy quán thọ niệm xứ (vedanānupassana satipaṭṭhāna).

(3) Trong tu tập quán (vipassanā), quan sát thấy rõ sắc – danh – nhân – quả bắt đầu với tâm (citta) là tùy quán tâm niệm xứ (cittānupassana satipaṭṭhāna).

(4) Trong tu tập quán (vipassanā), quan sát thấy rõ sắc – danh – nhân – quả bắt đầu với xúc (phassa) là tùy quán pháp niệm xứ (dhammānupassana satipaṭṭhāna).

Trong số ba cách quan sát thấy rõ danh pháp, cách quan sát bắt đầu với thọ (vedanā) là tùy quán thọ niệm xứ (vedanānupassana satipaṭṭhāna); cách quan sát bắt đầu với tâm (citta) là tùy quán tâm niệm xứ (cittānupassana satipaṭṭhāna); cách quan sát bắt đầu với xúc (phassa) là tùy quán pháp niệm xứ (dhammānupassana satipaṭṭhāna).

Trong trường hợp này, người tu thiền (yogi) nào muốn quan sát danh pháp phải hoàn thành quan sát sắc pháp (pariggahite rūpakammaṭṭhāne) và trước tiên vị ấy nên quan sát danh pháp nào lấy sắc pháp làm cảnh (tasmiṃ ārammaṇe) như đã hướng dẫn trong Chú giải Majjhima Nikāya (quyển 1, trang 280).

Quan Sát Bắt Đầu Với Thọ (Vedanā)

Về sự quan sát bắt đầu với thọ (vedanā), được hướng dẫn là: Yassa vedanā pākaṭā hoti, so na kevalaṃ vedanāva uppajjati. Tāya saddhiṃ tadevārammaṇaṃ phusamāno phassopi uppajjati, sañjānanamānā saññāpi cetayamānā cetanāpi, vijānanamānaṃ viññāṇampi uppajjatīti phassapañcamakeyeva pariggaṇhāti – Thọ (vedanā) của người tu thiền nào được rõ ràng thì nên quan sát phassapañcamaka nơi xúc (phassa) là pháp thứ năm, chú ý rằng không chỉ có thọ (vedanā) đó đang sanh mà còn có: xúc (phassa) là pháp xúc chạm cùng cảnh như thọ (vedanā) cũng đang sanh; tưởng (saññā) là danh pháp ghi dấu về cùng cảnh đó cũng đang sanh; tư (cetanā) là pháp đốc thúc, thúc giục những trạng thái danh pháp tương ưng, phối hợp, đồng sanh vươn tới cảnh đó, cũng đang sanh; tâm (citta) là pháp nhận biết = là biết cảnh đó cũng đang sanh cùng với thọ (vedanā) đó. (Chú giải Majjhima, quyển 1, trang 280 phiên bản Burmese).


Quan Sát Bắt Đầu Với Tâm (Citta)

Về sự quan sát bắt đầu với tâm (citta), điều này được hướng dẫn là: Yassa viññāṇaṃ pākaṭaṃ hoti, so na kevalaṃ viññāṇaṃeva uppajjati. Tena saddhiṃ tadevārammaṇaṃ phusamāno phassopi uppajjati, anubbhavamānā vedanāpi, sañjānanamānā saññāpi cetayamānā cetanāpi uppajjatīti phassapañcamakeyeva pariggaṇhāti – Tâm của người tu thiền (yogi) nào được rõ ràng thì nên quan sát phassapañcamaka nơi xúc (phassa) là pháp thứ năm, chú ý rằng không chỉ có tâm (citta) đó đang sanh mà còn có: xúc (phassa) là pháp xúc chạm cùng cảnh như tâm (citta) cũng đang sanh; thọ (vedanā) là pháp hưởng thọ cảnh đó cũng đang sanh; tưởng (saññā) là danh pháp ghi dấu về cùng cảnh đó cũng đang sanh; tư (cetanā) là pháp đốc thúc, thúc giục những trạng thái danh pháp tương ưng, phối hợp, đồng sanh vươn tới cảnh đó, cũng đang sanh. (Chú giải Majjhima, quyển 1, trang 280–281 phiên bản Burmese).


Quan Sát Bắt Đầu Với Xúc (phassa)

Về sự quan sát bắt đầu với xúc (phassa), điều này được hướng dẫn là: Tena saddhiṃ tadevārammaṇaṃ anubbhavamānā vedanāpi uppajjati, sañjānanamānā saññāpi cetayamānā cetanāpi, vijānanamānaṃ viññāṇampi uppajjatīti phassapañcamakeyeva pariggaṇhāti – Xúc của người tu thiền nào được rõ ràng nên quan sát phassapañcamaka nơi xúc (phassa) là pháp thứ năm, chú ý rằng không chỉ có xúc (phassa) đang sanh mà cũng có: thọ (vedanā) là pháp hưởng thọ cảnh đó cũng đang sanh; tưởng (saññā) là danh pháp ghi dấu về cùng cảnh đó cũng đang sanh; tư (cetanā) là pháp đốc thúc, thúc giục những trạng thái danh pháp tương ưng, phối hợp, đồng sanh vươn tới cảnh đó cũng đang sanh; tâm (citta) là pháp nhận biết = biết cảnh đó cũng đang sanh. (Chú giải Majjhima, quyển 1, trang 280 phiên bản Burmese).


Quan Sát Tất Cả

Trong trường hợp này, phassapañcamaka – xúc (phassa) là pháp thứ năm được chú giải đề cập bằng cách chính, trội hơn (padhāna). Nếu được hướng dẫn quan sát xúc (phassa) – tư (cetanā) trong hành uẩn (saṅkhāra-kkhandha) mà phassacetanā là chính (padhāna) gồm trong nhóm danh pháp sinh khởi ở một sát-na tâm, những trạng thái danh pháp tương ưng, phối hợp, đồng sanh còn lại thì không là chính, không trội hơn (apadhāna) cũng phải được quán sát thấy biết rõ. Khi xúc (phassa) – tư (cetanā) đã được quan sát, thì tất cả pháp siêu lý (paramattha) thuộc hành uẩn (saṅkhārakkhandha) cũng phải được quan sát. Lý do là những pháp ấy gồm trong nhóm hành uẩn (saṅkhārakkhandha), tư (cetanā) thì trợi hơn (padhāna). Chính đức Phật đã dạy tư (cetanā) là chính (padhāna) khi Ngài dạy về hành uẩn (saṅkhārakkhandha) bằng cách Suttanta Bhājaniya trong Vibhaṅga (Majjhima Nikāya Ṭīka–quyển 1 – trang 370).

Theo hướng dẫn của chú giải và Phụ chú giải trên, khi quan sát thấy biết rõ danh pháp bắt đầu với xúc (phassa) hay bắt đầu với thọ (vedanā) hay bắt đầu với tâm (citta), lưu ý rằng, đó là không chỉ quan sát một mình xúc (phassa) đó hay một mình thọ (vedanā) đó hay một mình tâm (citta) đó ở một sát-na tâm; mà tất cả tâm–sở hữu tâm (citta – cetasika) phối hợp cũng phải được quan sát. Điều đó phù hợp với Pāḷi mà đức Phật đã dạy trong Aparijānana Sutta thuộc Saḷāyatana Vagga Saṃyutta đã đề cập lúc bắt đầu của mục sắc nghiệp xứ (rūpa kammaṭṭhāna) trong quyển thứ nhất.


Quan Sát Sắc Pháp Lần Nữa

Như đã đề cập trước, người tu thiền (yogi) nào muốn quan sát danh pháp nơi xúc thứ năm (phassapañcamaka) trội hơn phải đã quan sát sắc pháp bằng tuệ. Kế đến được hướng dẫn để quan sát sắc pháp lần nữa sau khi đã quan sát thấy rõ danh pháp nơi xúc là pháp thứ năm (phassapañcamaka) trội hơn như sau: So ime phassapañcamaka kiṃ nissitāti upadhārento vatthuṃ nissitāti pajānāti. Vatthu nāma karajakāyo, yaṃ sandhāya vuttaṃ idañca me viññāṇaṃ ettha sitaṃ ettha paṭibadhanti. So atthato bhūtāniceva upādārūpāni ca. (Chú giải Majjhima Nikāya Ṭīka–quyển 1 – trang 281; Chú giải Abhidhamma – quyển 2 – trang 252, 253).

Khi người tu thiền nào đã quan sát danh pháp rồi mà nơi xúc thứ năm (phassapañcamaka) trội hơn, nghiên cứu và xem lại vì do nương vào pháp nào mà những danh pháp này sinh khởi thì vị ấy thấy rõ rằng: những danh pháp này sinh khởi do nương vào sắc vật (vatthu). Vật (vatthu) là thân thể (karajakāya). Thân thể (karajakāya) trong sắc siêu lý, là sắc hiển[22] (bhūta rūpa) và sắc y sinh (upādārūpa).

Theo hướng dẫn của chú giải này, lưu ý rằng việc quan sát thấy rõ theo phương pháp Suttanta về sắc vật, nương vào đó mà những danh pháp này sinh khởi là không chỉ quan sát sắc vật như nhãn giới thanh triệt mà vị ấy còn phải quan sát sắc hiển (bhūta rūpa) và sắc y sinh (upādārūpa) mà sanh cùng với sắc vật. Những sắc này được trình bày ở giai đoạn sắc nghiệp xứ (rūpa kammaṭṭhāna) theo bản tóm tắt 6 vật (vatthu). Ví dụ ở nhãn có 54 thứ sắc thực tính và sắc phi thực tính tùy theo trường hợp. Quan sát như đã đề cập trong những bản tóm tắt này ở giai đoạn sắc nghiệp xứ (rūpa kammaṭṭhāna).


Quan Sát Sắc Vật (Vatthu) Và Cảnh (Ārammaṇa)

Cùng Nhau

Theo những hướng dẫn này của chú giải và Phụ chú giải đã đề cập trên, như người tu thiền (yogi) nào muốn quan sát danh pháp, vị ấy phải quan sát thấu đáo xong sắc pháp, vị ấy phải quan sát sắc vật và cảnh cùng nhau, chỉ rõ chúng như:

(1) Nương vào sắc vật mà danh pháp sinh khởi.

(2) Sắc cảnh là pháp mà danh pháp bắt làm cảnh.

Quan sát sắc vật và cảnh cùng nhau như vậy trong việc quan sát thấy rõ về danh pháp phù hợp với Anupada sutta, chú giải của sutta ấy và Phụ chú giải về Uparipaṇṇāsa Pāḷi. Nó được đề cập trong chú giải Anupada sutta về việc tôn giả Sāriputta chỉ rõ danh pháp thiền (jhāna dhamma) như thiền thứ nhất (jhāna), từng pháp một, tu tập quán, minh sát (vipassanā) bằng cách quán từng câu pháp (anupada dhamma vipassanā): Vatthārammaṇānaṃ pariggahitatāya (Chú giải Majjhima nikāya – quyển 4 – trang 60) vị ấy có thể tu tập quan sát theo danh pháp, từng pháp một do vị ấy đã quan sát sắc vật và cảnh cùng nhau.


Tóm Tắt Phương Pháp Quan Sát 6 Hàng

(1) Hàng cảnh sắc (rūpārammaṇa) – người tu thiền nào muốn quan sát thấy rõ danh pháp mà lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh, hay nói cách khác, danh pháp lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi) và lộ ý môn (manodvāra vīthi) theo sau. Lộ thuần ý môn (suddha manodvāra vīthi) mà lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh phải:

(i) Quan sát nhãn giới thanh triệt (cakkhu pasāda) và tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ cùng một lúc với nhau.

(ii) Quan sát màu của một hay nhiều bọn sắc (rūpa kalāpa) có thể theo cách dễ chịu hay không dễ chịu.

Quan sát 2 môn (dvāra) là nhãn giới thanh triệt (cakkhu pasāda) và tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ gọi là 2 vật (vatthu) cùng một lúc với nhau như vậy, khi lấy cảnh sắc màu (rūpārammaṇa) làm cảnh thì cảnh sắc màu đó cùng lúc sẽ dội chạm vào nhãn giới thanh triệt và tâm hữu phần giới sáng tỏ. Khi ấy tiến trình tâm lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi) và lộ ý môn (manodvāra vīthi) bao gồm những trạng thái danh pháp tương ưng, phối hợp mà lấy cảnh sắc làm cảnh sẽ sanh. Nếu quyết định của đoán định (voṭṭhapana) và khai ý môn (manodvārā–vajjana) gồm trong những tiến trình tâm lộ này là như lý tác ý (yoniso manasikāra)[23] thì đó sẽ là tiến trình tâm lộ đổng lực thiện (kusala javana) được bao gồm. Nếu quyết định của chúng là phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra) thì nó sẽ là tiến trình tâm lộ đổng lực bất thiện (akusala javana) được bao gồm.


Như lý tác ý
(Yonisomanasikāra)
Phi như lý tác ý
(Ayonisomanasikāra)[24]

Nếu đoán định (voṭṭhapana) và khai ý môn (manodvārā–vajjana) quyết định cảnh sắc (rūpārammaṇa) là:

(i) Cảnh sắc (rūpārammaṇa) màu,

(ii) hay sắc pháp (rūpa),

(iii) hay vô thường (anicca),                             

(iv) hay khổ (dukkha),

(v) hay vô ngã (anatta),

(vi) hay bất tịnh (asubha),

thì đó là như lý tác ý (yoniso manasikāra); đổng lực thiện (kusala javana) sẽ sanh. Nhưng nếu đoán định (voṭṭhappana) và khai ý môn (manodvārāvajjana) quyết định cảnh sắc (rūpārammaṇa) là thường (nicca), lạc (sukha), ngã (atta), tịnh[25] (subha) v.v…, thì tiến trình tâm lộ nơi đổng lực bất thiện (akusala javana) được bao gồm sẽ sanh. Lưu ý rằng cách tương tự ở lộ nhĩ môn (sotadvāra vīthi), lộ ý môn (manodvāra vīthi) mà lấy cảnh thinh làm cảnh v.v…

(2) Hàng cảnh thinh (saddārammaṇa) – nếu người tu thiền (yogi) muốn quan sát thấy rõ danh pháp trong hàng cảnh thinh (saddārammaṇa) mà sanh lấy âm thanh làm cảnh, thì vị ấy phải:

(i)  Quan sát nhĩ giới thanh triệt và tâm hữu phần (bhavaṅga) giới sáng tỏ.

(ii) Cũng như cảnh thinh (saddārammaṇa) cùng nhau.

(3) Hàng cảnh khí (gandhārammaṇa) – nếu người tu thiền muốn quan sát thấy rõ danh pháp ở hàng cảnh khí (gandhārammaṇa) mà sanh lấy các mùi làm cảnh thì vị ấy phải:

(i)  Quan sát thấy rõ tỷ giới thanh triệt và tâm hữu phần (bhavaṅga) giới sáng tỏ.

(ii) Cũng như cảnh khí (gandhārammaṇa) cùng nhau.

(4) Hàng cảnh vị (rāsārammaṇa) – nếu người tu thiền muốn quan sát thấy rõ danh pháp ở hàng cảnh vị (rāsārammaṇa) mà sanh lấy các vị làm cảnh thì vị ấy phải:

(i)  Quan sát thấy rõ thiệt giới thanh triệt và tâm hữu phần (bhavaṅga) giới sáng tỏ.

(ii) Cũng như cảnh vị (rāsārammaṇa) cùng nhau.

(5) Hàng cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa) – nếu người tu thiền muốn quan sát thấy rõ danh pháp ở hàng cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa) sanh lấy sự xúc chạm làm cảnh thì vị ấy phải:

(i) Quan sát thấy rõ thân giới thanh triệt và tâm hữu phần (bhavaṅga) giới sáng tỏ.

(ii) Cũng như hoặc địa giới hay hỏa giới hay phong giới (tồn tại trong một hay nhiều bọn sắc – rūpa kalāpa) gọi là cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa) cùng nhau.

(6) Hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa) –– nếu người tu thiền muốn quan sát thấy rõ danh pháp ở hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa) mà sanh lấy sắc pháp gọi là dhammārammaṇa làm cảnh thì vị ấy phải:

(i)  Quan sát thấy rõ tâm hữu phần (bhavaṅga) giới sáng tỏ.

(ii) Cũng như bất cứ một trong những sắc pháp trong hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa) mà vị ấy muốn quan sát cùng nhau.

Ngoài ra, nếu người tu thiền muốn quan sát thấy rõ danh pháp của hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa) sinh khởi lấy chế định (paññatti) làm cảnh như chế định biến xứ (kasiṇa) gọi là cảnh pháp (dhammārammaṇa) làm cảnh thì vị ấy phải:

(i)  Quan sát thấy rõ tâm hữu phần (bhavaṅga) giới sáng tỏ.

(ii) Cũng như cảnh chế định như chế định biến xứ (kasiṇa) cùng nhau.

Ở hướng dẫn trên để quan sát thấy rõ vật (vatthu) và cảnh (ārammaṇa) cùng nhau, lưu ý rằng vật là 6 môn (dvāra) đó là nhãn môn (cakkhudvāra), nhĩ môn (sotadvāra), tỷ môn (ghānadvāra), thiệt môn (jivhādvāra), thân môn (kāyadvāra), ý môn (manodvāra). Người tu thiền muốn quan sát thấy rõ danh pháp cần phải biết những điểm này trước.


Lời Ghi Chú Quan Trọng

Ở danh pháp lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh, tiến trình tâm lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi citta) sinh khởi một lần và tiến trình tâm lộ ý môn (manodvāra vīthi citta) theo sau cũng sinh khởi một lần với hữu phần (bhavaṅga) xảy ra giữa hai tiến trình này; rồi sau đó lộ thuần ý môn (suddha manodvāra vīthi) có thể sanh nhiều lần. Lưu ý rằng nó tương tự đối với lộ nhĩ môn (sotadvāra vīthi) v.v… Người tu thiền phải quan sát thấy rõ tất cả danh pháp của tiến trình tâm lộ (vīthi citta) sinh khởi ở mỗi sát-na tâm. Những trạng thái danh pháp tương ưng, phối hợp được trình bày trong bản tóm tắt. Nó được hướng dẫn để thiền theo cách này trong Visuddhimagga, quyển 2, trang 252, 253.

Như đã đề cập trong Phụ chú giải Pheṇapiṇḍūpama Sutta, tâm có thể sanh và diệt hơn 1 lakh[26] của 10 triệu lần trong một thời gian rất ngắn như một cái chớp mắt hay một tia chớp. Nhiều tiến trình tâm lộ cũng có thể sanh trong một thời gian ngắn. Giữa những lộ này, người tu thiền phải quan sát thấy rõ để có khả năng phá vỡ khối danh pháp.

Dựa vào tuổi thọ của cảnh mà vị ấy đã quan sát, từ lúc vị ấy bắt đầu quan sát chúng, có bốn loại chót (vāra):

(1) Chót (vāra) chỉ là hữu phần (bhavaṅga) rúng động (chót không – mogha vāra).

(2) Chót (vāra) nơi nó chỉ sinh khởi đến đoán định (voṭṭhappana).

(3) Chót (vāra) nơi nó sinh khởi đến đổng lực (javana).

(4) Chót (vāra) nơi nó sinh khởi đến na cảnh (tadārammaṇa).

Trong 4 loại chót (vāra) này, chỉ chót na cảnh (tadārammaṇa vāra) đề cập chính trong bản tóm tắt của tập sách này. Người tu thiền sẽ có thể hiểu những phần chót (vāra) còn lại nếu họ quan sát chúng.


Tadārammaṇa
– Na Cảnh

Phần lớn, nếu nó là một đổng lực dục giới (kāma javana), một người dục giới (kāma) và một cảnh dục giới (kāma) thì na cảnh (tadārammaṇa) sanh. Cảnh dục giới (kāma) nghĩa là tâm sở hữu tâm dục (kāma citta–cetasika) và 28 thứ sắc (rūpa) gọi là pháp dục (kāma dhamma). Đối với người dục (kāma), na cảnh (tadārammaṇa) có thể sanh sau đổng lực dục (kāma javana) trong tiến trình lộ ý môn đổng lực dục giới (kāmāvacara manodvārika javana vīthi) mà lấy pháp dục (kāma dhamma) làm cảnh, đó là tâm và sở hữu tâm dục (kāma citta–cetasika) làm cảnh. Vì 28 thứ sắc cũng được gọi là pháp dục (kāma dhamma), na cảnh (tadārammaṇa) cũng có thể sanh sau đổng lực dục (kāma javana) của tiến trình tâm lộ mà lấy 28 thứ sắc (rūpa) làm cảnh. Tuy nhiên, chỉ khi cảnh là cảnh rất lớn (atimahanta) ở lộ ngũ môn (pañcadvāra vīthi) và chỉ khi nó là một cảnh rõ (vibhūta) ở lộ ý môn thì na cảnh (tadārammaṇa) có thể sanh. Cho nên, nó được đề cập là phần lớn.

Theo định nghĩa này, lưu ý rằng ở tiến trình tâm lộ mà lấy chế định làm cảnh, na cảnh (tadārammaṇa) không thể sanh theo sau đổng lực (javana). Hơn nữa, nó được đề cập trong Sammohavinodanī, chú giải Vibhaṅga, sau đổng lực minh sát (vipassanā javana), na cảnh (tadārammaṇa) không sanh. Tuy nhiên, nó cũng được đề cập rằng sau đổng lực minh sát yếu (taruṇa vipassanā javana), đôi khi na cảnh (tadā–rammaṇa) có thể xảy ra.

Hơn nữa, sau đổng lực đại thiện (mahākusala javana), na cảnh đại quả (mahāvipāka tadārammaṇa) có thể sanh hoặc là hỷ (somanassa) hay xả (upekkhā) tùy trường hợp. Tương tự, na cảnh thẩm tấn vô nhân (ahetuka santīraṇa tadārammaṇa) cũng có thể sanh. Sau đổng lực bất thiện (akusala javana), na cảnh đại quả (mahāvipāka tadārammaṇa) hay na cảnh thẩm tấn vô nhân (ahetuka santīraṇa tadārammaṇa) cũng có thể xảy ra tùy trường hợp. Trong tập sách này, chỉ một trong các trường hợp được đề cập làm một ví dụ. Người tu thiền sẽ hiểu những phần còn lại khi quan sát. Theo nguyên tắc chung, sau đổng lực hỷ (somanassa javana), na cảnh hỷ (thọ) (somanassa tadārammaṇa) sanh; và sau đổng lực xả (upekkhā javana) và đổng lực ưu (domanassa javana), na cảnh xả (upekkhā tadārammaṇa) sanh. Tám thứ tâm đại quả (mahāvipāka citta) và ba thứ tâm thẩm tấn (santīraṇa citta) = 11 thứ tâm có thể thực hiện phận sự na cảnh (tadārammaṇa) là pháp tiếp tục tiếp nhận và bắt cảnh mà đổng lực đã bắt. Ở đây, với mục đích nhất là cho phàm tam nhân (tihekuka puthujjana), một bản tóm tắt về na cảnh (tadārammaṇa) sanh sau đổng lực (javana) được trình bày ở phía dưới. Phương pháp thì giống đối với bậc Nhập lưu (sotāpanna), bậc Nhất lai (sakadāgāmi) và bậc Bất lai (anāgāmi) nhưng loại ra những phiền não (kilesa) mà họ đã đoạn trừ.


Na Cảnh (Tadārammaṇa) Đối Với

Phàm Tam Nhân (Tihekuka Puthujjana)

Sách Hướng Dẫn Thiền

Đó Là Quả (Vipāka) Nhưng Đổng Lực (Javana) Thay Đổi

(1) Thực tính cảnh khả hỷ (sabhāva iṭṭhārammaṇa) và thực tính cảnh rất khả hỷ (sabhāva ati–iṭṭhārammaṇa) được thấy chỉ do nghiệp thiện (kusala kamma) trước. Khi thực tính cảnh khả hỷ vừa phải gọi là cảnh khả hỷ trung dung (iṭṭha majjhatta) được thấy, những tâm lộ (vīthi citta) – ngoại trừ chuyển hướng (āvajjana) và đổng lực (javana) – là tâm đại quả (mahāvipāka citta) và tâm thiện vô nhân (ahetuka kusala citta). Như đối với đổng lực (javana), nếu có như lý tác ý (yoniso manasikāra) thì đổng lực thiện (kusala javana) sanh; và nếu có phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra) thì đổng lực bất thiện (akusala javana) sanh.

(2) Khi thực tính cảnh vô cùng khả hỷ (sabhāva ati–iṭṭhārammaṇa) như được thấy đức Phật Buddha, chỉ 5 loại na cảnh hỷ thọ (somanassa tadārammaṇa) có thể sanh. Vì đối với đổng lực (javana), nếu có như lý tác ý (yoniso manasikāra) thì đổng lực thiện (kusala javana) sanh và nếu có phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra) thì đổng lực bất thiện (akusala javana) có thể sanh.

(3) Thực tính cảnh bất khả hỷ (sabhāva aniṭṭhārammaṇa) được thấy do nghiệp bất thiện (akusala kamma) trước. Khi thấy thực tính cảnh bất khả hỷ, nếu có như lý tác ý thì đổng lực thiện (kusala javana) sanh; và nếu có phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra) thì –– là đổng lực bất thiện (akusala javana) sanh – trong lộ ngũ môn (pañcadvāra vīthi) như lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi), ngũ thức (pañca viññāṇa), tiếp thâu (sampaṭicchana), thẩm tấn (santīraṇa) và na cảnh (tadārammaṇa); và trong lộ ý môn (manodvāra vīthi), na cảnh (tadārammaṇa) là tâm quả bất thiện vô nhân (ahetuka akusala vipāka citta). Lưu ý rằng, theo những xác định này, chỉ loại na cảnh thẩm tấn xả quả bất thiện (ahetuka akusala upekkhāsantīraṇa tadārammaṇa) sanh hướng về phía cảnh bất khả hỷ (aniṭṭhārammaṇa).

Những bản tóm tắt được trình bày theo nguyên tắc chung tất cả. Cho nên, na cảnh hỷ (somanassa tadārammaṇa) sanh theo sau đổng lực hỷ (somanassa javana), na cảnh xả (upekkhā tadārammaṇa) sanh theo sau đổng lực xả (upekkhā javana) và na cảnh xả (upekkhā tadārammaṇa) sanh theo sau đổng lực ưu (domanassa javana) được đề cập tổng quát. Hữu phần (bhavaṅga) của một chúng sanh, người tái tục câu hành với thọ hỷ (somanassa vedanā) cũng là hữu phần hỷ (somanassa bhavaṅga), đó là vì cùng loại như tái tục (paṭisandhi). Trong thời bình nhật (pavatti) của chúng sanh đó có tái tục hỷ (somanassa paṭisandhi), khi đổng lực sân (dosa javana) sanh và theo sau đổng lực sân (dosa javana) đó nếu na cảnh (tadārammaṇa) không thể sanh vì một số lý do, thì thông thường theo sau đổng lực sân (dosa javana) hữu phần (bhavaṅga) sẽ sanh. Nếu hữu phần (bhavaṅga) sanh – thì tái tục (paṭisandhi), hữu phần (bhavaṅga) và tử (cuti) trong một kiếp sống là cùng loại – thì hữu phần hỷ (somanassa bhavaṅga) sẽ sanh từ khi tái tục (paṭisandhi) của vị ấy được câu hành với thọ hỷ (somanassa vedanā). Hữu phần hỷ (somanassa bhavaṅga) đó không thích hợp với đổng lực sân (dosa javana). Trong một trường hợp khó như vậy, một trong hai thứ tâm thẩm tấn câu hành xả (upekkhā–sahagata santīraṇa citta) [nếu đó là cảnh bất khả hỷ – (aniṭṭhārammaṇa), thì thẩm tấn xả quả bất thiện (akusala vipāka); nếu đó là cảnh khả hỷ (iṭṭhārammaṇa), thì thẩm tấn xả quả thiện (kusala vipāka upekkhā santīraṇa)] sanh, thực hiện phận sự hữu phần khách (āgantuka bhavaṅga) liên kết giữa đổng lực sân (dosa javana) và hữu phần hỷ (somanassa bhavaṅga).

HỮU PHẦN KHÁCH (āgantuka bhavaṅga): Những hữu phần (bhavaṅga) sanh bắt đầu từ sau tâm tái tục (paṭisandhi citta). Đó là, những hữu phần (bhavaṅga) đó là hữu phần (bhavaṅga) hiện diện theo thân từ khi thân bắt đầu sanh. Cho nên, những hữu phần (bhavaṅga) đó được gọi là Āvāsika[27] bhavaṅga = hữu phần chủ. Vì thẩm tấn xả (upekkhā santīraṇa) đôi khi chỉ sanh trong những trường hợp khó như ví dụ trên, đó được gọi là hữu phần khách (āgantuka bhavaṅga). Vì hữu phần khách (āgantuka bhavaṅga) không bắt cảnh mà đổng lực (javana) bắt, nên nó không được gọi là na cảnh (tadārammaṇa). Vì nó cũng không thể bắt cảnh mà hữu phần chủ (mūla āvāsika bhavaṅga) bắt, nó chỉ lấy một cảnh nghiệp (kamma) quen thuộc trước làm cảnh. Nếu cảnh quen thuộc đó = cảnh được chú ý là một cảnh khả hỷ (iṭṭhārammaṇa), thì tâm tẩm tấn xả quả thiện (kusala vipāka upekkhā santīraṇa citta) sanh; nếu nó là một cảnh bất khả hỷ (aniṭṭhārammaṇa), thì tâm thẩm tấn xả quả bất thiện (akusala vipāka upekkhā santīraṇa citta) sanh.

(1) Về phần những ai có tái tục hỷ (somanassa paṭisandhi) và người giữ tà kiến, nếu đổng lực sân (dosa javana) sanh trong việc bắt lấy cảnh rất lớn (atimahantārammaṇa) hay cảnh rõ (vibhūtārammaṇa) mà rất khả hỷ (ati iṭṭha) như Phật Buddha; và đối với những ai có tái tục hỷ (somanassa paṭisandhi), nếu đổng lực sân (dosa javana) sanh như sợ hãi trong việc bắt những cảnh rất lớn (ati–mahantārammaṇa) hay những cảnh rõ (vibhūtā–rammaṇa) mà rất khả hỷ (ati iṭṭha) như thiên nữ, thì theo sau những đổng lực sân đó, na cảnh (tadārammaṇa) không thể sanh. Với những cảnh rất khả hỷ (ati iṭṭhārammaṇa), nếu na cảnh (tadārammaṇa) sanh thì đó là tự nhiên mà chỉ na cảnh hỷ (somanassa tadārammaṇa) sanh. Na cảnh hỷ (somanassa tadārammaṇa) đó hẳn là sanh theo sau đổng lực sân (dosa javana).

(2) Lấy một cảnh dục (kāma) làm cảnh là cảnh lớn (mahantārammaṇa) hay cảnh không rõ (avibhūtā–rammaṇa), nếu đổng lực sân (dosa javana) sanh trong tiến trình liên tiếp của người có tái tục hỷ (somanassa paṭisandhi), thì theo sau đổng lực sân (dosa javana) đó, na cảnh (tadārammaṇa) hẳn phải sanh. Na cảnh (tadārammaṇa) chỉ có thể sanh nếu đó là một cảnh rất lớn (ati–mahantārammaṇa) ở ngũ môn (pañcadvāra) và một cảnh rõ (vibhūtārammaṇa) ở ý môn (manodvāra).

(3) Về phần người tu thiền có tái tục hỷ (somanassa paṭisandhi), nếu sau khi đạt đến thiền và thiền đó thoái lui, thì khi đổng lực sân (dosa javana) sanh lấy thiền đáo đại (mahaggata jhāna) đã thoái lui đó làm cảnh, nghĩ “Thánh pháp của tôi bị tiêu tan” – từ khi cảnh là đáo đại (mahaggata) – na cảnh (tadārammaṇa) hẳn không sanh.

(4) Về phần người có tái tục hỷ (somanassa paṭisandhi), nếu đổng lực sân (dosa javana) sanh lấy cảnh chế định (paññatti) làm cảnh thì na cảnh (tadārammaṇa) hẳn không phải sanh bắt cảnh chế định đó. Đây là vì nó không là một cảnh dục (kāma).

Ở những chót đổng lực (javana vāra) nơi na cảnh (tadārammaṇa) không thể sanh như vậy, hữu phần căn bản hỷ (somanassa mūla bhavaṅga) tương tự với tái tục cũng không thể sanh theo sau đổng lực sân (dosa javana). Ở trường hợp khó như vậy – thì không phải na cảnh (tadārammaṇa) hay hữu phần (bhavaṅga) có thể sanh – tâm thẩm tấn câu hành xả (upekkhāsahagata santīraṇa citta) sanh, thực hiện phận sự hữu phần khách (āgantuka bhavaṅga) kết nối giữa đổng lực sân (dosa javana) và hữu phần căn bản hỷ (somanassa mūla bhavaṅga).

Mục đích để bạn có thể hiểu về một na cảnh (tadārammaṇa) phù hợp với những lời dạy trên, một bản tóm tắt về lộ thuần ý môn (suddhamanodvāra vīthi) hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa) nhóm thiện sẽ được trình bày lần nữa. Căn cứ vào bản tóm tắt này, hiểu rằng phương pháp thì giống nhau ở những bản tóm tắt còn lại. Đừng quên những nguyên tắc toát yếu chung rằng theo sau đổng lực hỷ (somanassa javana), na cảnh hỷ (somanassa tadārammaṇa) sanh; và theo sau đổng lực xả (upekkhā javana), na cảnh xả (upekkhā tadārammaṇa) sanh. Tuy nhiên, phù hợp với nguyên tắc rằng nếu đó là cảnh bất khả hỷ (aniṭṭhārammaṇa) thì tâm quả (vipāka citta) là ngũ thức (pañcaviññāṇa), tiếp thâu (sampaṭicchana), thẩm tấn (santīraṇa) và na cảnh (tadārammaṇa) phải chỉ là tâm quả bất thiện (akusala vipāka citta); và vì chỉ loại thẩm tấn xả quả bất thiện (akusala vipāka upekkhā santīraṇa) có thể sanh ở na cảnh (tadārammaṇa) nếu đổng lực hỷ (somanassa javana) sanh theo cảnh bất khả hỷ (aniṭṭhārammaṇa), 11 danh pháp được trình bày (trong bản tóm tắt). Tuy nhiên, cũng có 11 danh pháp ở thẩm tấn xả quả thiện (kusala vipāka upekkhā santīraṇa). (Tham khảo bản tóm tắt hàng cảnh sắc (rūpārammaṇa)). Cho nên, lưu ý rằng 11 trong bản tóm tắt nghĩa là thẩm tấn xả quả bất thiện (akusala vipāka upekkhā santīraṇa) theo cảnh bất khả hỷ và thẩm tấn xả quả thiện (kusala vipāka upekkhā santīraṇa) theo cảnh khả hỷ.

(Có thể xem bản tóm tắt ở trang 98 của sách mới)[28].


Nhóm Tín (Saddhā) – Trí (Paññā)

34 danh pháp ở đổng lực (javana) và na cảnh (tadārammaṇa); và ở tái tục (paṭisandhi) – hữu phần (bhavaṅga) – tử (cuti) của người tam nhân (tihetuka) mà tái tục (paṭisandhi) được câu hành với thọ hỷ (somanassa vedanā) được gọi là nhóm tín (saddhā) – trí (paññā) để dễ gọi. 34 danh pháp này là:

Viññāṇa (thức)

1

Aññasamānā cetasika (sở hữu tợ tha)

13

Sobhaṇa sādhāraṇa cetasika

(sở hữu tịnh hảo biến hành)

19

Paññindriya cetasika (sở hữu trí quyền)

1

Tổng cộng

34

Giống như sắc pháp, danh pháp cũng không thể sanh đơn độc một mình. Chúng chỉ sanh theo những nhóm. Những nhóm này được gọi là pháp tương ưng (sampayutta dhamma) (những trạng thái danh pháp phối hợp). Ở một số trường hợp, chúng cũng được gọi là nhóm/ bọn danh (nāma kalāpa). Đó là tự nhiên mà danh pháp sanh phù hợp với định luật về tâm (citta niyāma) gọi là lộ trình (vīthi). Người tu thiền (yogi) nào muốn quan sát thấy rõ danh pháp phải quan sát thấy rõ chúng phù hợp với định luật (niyāma) đó. Liên quan đến 6 cảnh có 6 lộ (vīthi): lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi), lộ nhĩ môn (sotadvāra vīthi), lộ tỷ môn (ghānadvāra vīthi), lộ thiệt môn (jivhādvāra vīthi), lộ thân môn (kāyadvāra vīthi) và lộ ý môn (manodvāra vīthi). Trong 6 loại lộ (vīthi) này, nó dễ hơn cho người tu thiền quan sát lộ ý môn (manodvāra vīthi) trước, vì nó có ít thứ tâm lộ (vīthi citta) trong đó. Trong số những lộ ý môn, nó dễ hơn đối với người căn tánh chỉ tịnh (samatha yānika) bắt đầu với việc quan sát thấy rõ danh pháp của lộ đạt đến thiền hay nhập thiền (jhāna samāpatti vīthi) gọi là pháp thiền (jhāna dhamma). Lý do là người tu thiền đã có khả năng quan sát thấy rõ những chi thiền (jhānaṅga) từ lúc ở giai đoạn chỉ tịnh (samatha) về phần thiết lập định.


Bản Tóm Tắt

Lộ Ý Môn Đắc Thiền (Manodvāra Jhānasamāpatti Vīthi)
Hàng Cảnh Pháp (Dhammārammaṇa)

Sách Hướng Dẫn Thiền

Tên gọi của những tâm lộ (vīthi citta) đã đề cập trong bản tóm tắt trên là:

Ma. = Manodvārāvajjana (khai ý môn) = Tâm xác định hay quyết định về cảnh (như tợ tướng hơi thở vào hơi thở ra - ānāpānapaṭibhāganimitta).

Pa. = Parikamma (chuẩn bị) = tâm đổng lực đại thiện dục giới (kāmāvacara mahākusala javana citta) thực hiện phận sự chuẩn bị (như hơi thở vào, hơi thở ra v.v…) để đổng lực thiền sanh.

U. = Upacāra (cận hành) = tâm đổng lực đại thiện (mahākusala javana citta) là cận hành (upacāra) = lân cận gần với đổng lực thiền (jhāna javana) = vùng lân cận.

Nu. = Anuloma (thuận thứ).

Go. = Gotrabhū[29] (chuyển tộc/tánh) = tâm đổng lực đại thiện (mahākusala javana citta) cắt đứt dòng giống dục (kāma).

Ja. = Jhāna javana (đổng lực thiền) = tâm đổng lực thiện sắc giới (rūpāvacara kusala javana citta) / tâm đổng lực thiện vô sắc giới (arūpāvacara kusala javana citta)

Lưu ý: Trong việc quan sát thấy rõ danh pháp, người tu thiền không thể biết những tên gọi chế định như Parikamma (chuẩn bị), Upacāra (cận hành), Anuloma (thuận thứ), Gotrabhū (chuyển tộc/tánh). Vị ấy chỉ biết sự xảy ra của chúng là những tâm đổng lực (javana citta). Những Parikamma (chuẩn bị), Upacāra (cận hành), Anuloma (thuận thứ), Gotrabhū (chuyển tộc) này chỉ là đổng lực đại thiện đối với những người phàm (puthujjana) và chư Thánh hữu học (sekkha) [Nhập lưu (sotāmanna), Nhất lai (sakādāgāmi) và Bất lai (anāgāmi)]. Đối với chư Thánh Ứng cúng (Arahanta), những tâm này chỉ là những tâm đổng lực đại tố (mahā kiriya javana). Ở người tu thiền với tuệ sắc bén, chỉ Upacāra (cận hành), Anuloma (thuận thứ), Gotrabhū (chuyển tộc) sẽ xảy ra.

Đối với người sơ cơ hay mới bắt đầu mà muốn quan sát thấy rõ những danh pháp này, nên nhập vào thiền (jhāna) mà vị ấy muốn thấy rõ. Kế đến, sau khi xuất khỏi thiền (jhāna) đó, bắt đầu với việc quan sát thấy rõ những chi thiền (jhānaṅga). Có thể thấy sự sanh cùng nhau của những chi thiền (jhānaṅga) này ở mỗi sát-na tâm nhiều lần liên tiếp bằng tuệ. Nếu thành công, dần dần quan sát thấy rõ tất cả chư pháp tương ưng thiền (jhāna sampayutta dhamma) ở mỗi sát-na tâm bằng một trong ba cách quán danh pháp, tức là hoặc bắt đầu với tâm (citta) hay với thọ (vedanā) hay với xúc (phassa). Với những ai có sự am hiểu, biết thật rõ về cơ bản Vô tỷ pháp (Abhidhamma) sẽ có khả năng quan sát thấy rõ phạm vi này; nhưng nó được thấy rằng điều đó quá khó để hiểu đối với những ai có ít kiến thức về cơ bản Abhidhamma. Cho nên, đối với những ai có sự am hiểu kém, 34 danh pháp của thiền thứ nhất (jhāna) mà lấy tợ tướng hơi thở vào hơi thở ra (ānāpāna paṭibhāganimitta) làm cảnh được đề cập lần nữa ở phần sau.

Nhóm những chi thiền (jhānaṅga) như tầm (vitakka), v.v… được gọi là thiền (jhāna) và nhóm tâm sở hữu tâm (citta – cetasika) đồng sanh với thiền (jhāna) được gọi là chư pháp tương ưng thiền (jhāna sampayutta dhamma). Nó được hướng dẫn trong Visuddhimagga (Vism.–XVIII–3) để quan sát thấy rõ trạng thái, phận sự, thành tựu (sự hiện bày) và nhân cận của thiền (jhāna) và chư pháp tương ưng thiền (jhāna sampayutta dhamma) đó.


Sơ Thiền (Jhāna) 34 Danh Pháp (Nāma Dhamma)

Lấy Tợ Tướng Hơi Thở Vào Hơi Thở Ra
(Ānāpāna Paṭibhāganimitta) Làm Cảnh

(1) Viññāṇa (thức) =

(2) Phassa =

(3) Vedanā =

(34) Paññā = trí thấu rõ cảnh tợ tướng hơi thở vào hơi thở ra (ānāpāna paṭibhāganimitta).

[Lưu ý: 12 pháp tâm sở hữu tâm (citta – cetasika) ở khai ý môn (manodvārāvajjana) là 12 danh pháp (nāma dhamma) từ thức đến cần (viriya) trong 34 danh pháp (nāma dhamma) đã đề cập trên].


Quan Sát / Thấy Biết Rõ

Thông thường, thiền (jhāna) chỉ lấy tợ tướng (paṭibhāganimitta) làm cảnh. Ở thiền về sự bất tịnh, ghê tởm của xương, thiền (jhāna) và danh pháp tương ưng thiền (jhāna sampayutta) lấy tợ tướng (paṭibhāganimitta) xương làm cảnh. Ở thiền về biến xứ (kasiṇa) trắng, thiền (jhāna) và danh pháp tương ưng thiền (jhāna sampayutta) lấy tợ tướng biến xứ (kasiṇa paṭibhāganimitta) trắng làm cảnh. Vì đối với thiền lòng từ (metta), nó là chế định của chúng sanh có sự sống và thiền bất tịnh (asubha) nó là tợ tướng (paṭibhāganimitta) tử thi bất tịnh. Cho nên, nếu một người tu thiền đã tu tập nghiệp xứ hơi thở vào hơi thở ra (ānāpāna kammaṭṭhāna), thiền ghê tởm về xương, thiền biến xứ (kasiṇa) trắng và 4 thiền bảo hộ ở giai đoạn thiền, thì danh pháp mà vị ấy phải quan sát là như sau:

(1)

Ở nghiệp xứ hơi thở vào hơi thở ra 
(ānāpāna kammaṭṭhāna)

sơ thiền (jhāna),
nhị jhāna,

tam jhāna,
tứ jhāṇa

(2)

Ở thiền về xương ghê tởm

jhāna

(3)

Ở thiền biến xứ (kasiṇa) trắng

sơ jhāna,
nhị jhāna,

tam jhāna,
tứ jhāṇa

(4)

Ở thiền lòng từ nghiệp xứ
(metta kammaṭṭhāna)

sơ jhāna,
nhị jhāna,

tam jhāna,
tứ jhāṇa

(5)

Ở thiền bất tịnh nghiệp xứ 
(asubha kammaṭṭhāna)

jhāna

Nếu bạn đã tu tập 10 biến xứ (kasiṇa) hay 8 thiền chứng (samāpatti) ở mỗi biến xứ (kasiṇa) thì tất cả 8 thiền chứng (samāpatti) đó được gồm trong danh sách những cảnh của tuệ quán (vipassanā ñāṇa). Số lượng danh pháp ở những thiền vô sắc (arūpa jhāna) là 31; nó tương tự với 4 thiền (jhāna). Quan sát thấy rõ chúng theo bản tóm tắt thiền thứ tư. Cần phải hiểu rằng phương pháp thì tương tự ở những nghiệp xứ (kammaṭṭhāna) còn lại. Ở bi nghiệp xứ (karuṇa kammaṭṭhāna) và tùy hỷ nghiệp xứ (muditā kammaṭṭhāna), có thể đạt đến thiền thứ ba. Cho nên, việc cộng một danh pháp bi (karuṇa) trong trường hợp bi nghiệp xứ (karuṇa kammaṭṭhāna) và một danh pháp tùy hỷ (muditā) trong trường hợp tùy hỷ nghiệp xứ (muditā kammaṭṭhāna) đối với danh pháp thiền hơi thở vào hơi thở ra (ānāpāna jhāna) đã đề cập trên, có 35–33–32 danh pháp.

Danh pháp thiền (jhāna) này phải được quan sát thấy rõ như đã trình bày trong bản tóm tắt. Nó được đề cập trong chú giải Abhidhamma, quyển 2, trang 237 (phiên bản Burmese) trong lúc đổng lực cận hành (upacāra javana) [đó là Parikamma (chuẩn bị), Upacāra (cận hành), Anuloma (thuận thứ), Gotrabhū (chuyển tộc/tánh)] của thiền cao hơn như thiền thứ hai, tầm (vitakka) và tứ (vicāra) được thêm vào. Trong lúc cận hành của thiền thứ tư, hỷ (pīti) không được thêm vào (Visuddhimagga).

Yasmā sukhavedanā adukkhamasukhasujhāya vedanāya āsevanapaccayena paccayo na hoti, catutthajjhāne ca adukkhamasukhāya vedanāya uppajjitabbaṃ, tasmā tāni upekkhāvedanāsampayuttāni honti. Upekkhā–sampayuttā yeva cettha pītipi parihāyatīti (Vism–IV–182) = Thọ lạc (sukhavedanā) không thể ủng hộ thọ xả (upekkhāvedanā) bằng sức mạnh của trùng dụng duyên (āsevanapaccaya satti) và ở thiền thứ tư chỉ thọ xả (upekkhāvedanā) sanh, cho nên đổng lực cận hành (upacāra javana) được phối hợp với thọ xả (upekkhāvedanā), hỷ (pīti) thì không hiện diện (Vism–IV–182).

Nếu bậc tu tiến muốn quan sát thấy rõ danh pháp thiền thứ nhất hơi thở vào hơi thở ra (ānāpāna jhāna), thì trước tiên nhập vào ānāpāna jhāna. Sau khi xuất khỏi thiền thứ nhất (jhāna) đó, trước tiên là quan sát thấy rõ 5 chi thiền (jhānaṅga) của thiền thứ nhất (jhāna), thì có thể thấy sự sanh của 5 chi thiền (jhānaṅga) liên tiếp không dứt lặp đi lặp lại. Nếu không thỏa mãn thì lấy tợ tướng hơi thở vào hơi thở ra làm cảnh. Nhập vào thiền thứ nhất hơi thở vào hơi thở ra (ānāpāna jhāna) lần nữa, xuất khỏi thiền đó.

(1) Quan sát thấy rõ tâm hữu phần (bhavaṅga) giới sáng tỏ = ý môn (manodvāra);

(2) Quan sát thấy rõ cảnh tợ tướng hơi thở vào hơi thở ra (ānāpāna paṭibhāganimitta);

(3) Khi ānāpāna paṭibhāganimitta đó dội, xúc chạm và xuất hiện ở tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ đó = ý môn (manodvāra), quan sát thấy rõ những chi thiền (jhānaṅga) lần nữa.

Khi ấy, vì vừa mới xuất khỏi thiền (jhāna), cảnh tợ tướng hơi thở vào hơi thở ra (ānāpāna paṭibhāganimitta) vẫn còn, không dễ dàng biến mất. Nếu tu tập theo cách này lặp đi lặp lại nhiều lần thì đó là đang quan sát về danh pháp thiền (jhāna) sau khi đã quan sát vật (vatthu) và cảnh cùng nhau, người tu thiền (yogi) sẽ có khả năng quan sát thấy rõ sự sanh của những chi thiền (jhānaṅga) nhiều lần. Sau đó bậc tu tiến phải bắt đầu quan sát danh pháp bắt đầu với tâm/ thức hay bắt đầu với thọ (vedanā) hay bắt đầu với xúc (phassa). Nếu bậc tu tiến quan sát bắt đầu với tâm, kế đến tu tập để có khả năng thấy nhiều lần liên tiếp sự sanh chỉ của tâm. [Lưu ý rằng, phương pháp thì tương tự trong việc quan sát thấy rõ bắt đầu với thọ (vedanā) hay xúc (phassa)]. Nếu thành công, kế đến tu tập để có khả năng thấy nhiều lần sự sanh của cả hai tâm (citta) và xúc (phassa). Nếu thành công, kế đến quan sát ba danh pháp: tâm (citta), xúc (phassa) và thọ (vedanā); kế đến bốn danh pháp: tâm (citta), xúc (phassa), thọ (vedanā), tưởng (saññā); kế đến năm danh pháp: tâm (citta), xúc (phassa), thọ (vedanā), tưởng (saññā) và tư (cetanā); tăng số danh pháp dần theo cách này. Cuối cùng, tu tập để có khả năng thấy nhiều lần liên tiếp sự sanh của 12 danh pháp ở khai ý môn (manodvārāvajjana) và 34 danh pháp ở đổng lực (javana). Nếu thành công, kế đến:

Pariggahetvā sabbampetaṃ ārammaṇābhimukhaṃ namanato namanaṭṭhena nāmanti vavatthapetabbaṃ (Vism., XVIII, 3) – khi người tu thiền có khả năng phân biệt và quan sát thấy rõ bằng tuệ nhiều lần liên tiếp về sự sanh của 12 danh pháp ở khai ý môn (manodvārāvajjana) và 34 danh pháp đi cùng ở mỗi sát-na tâm của đổng lực cận hành (upacāra javana) [đó là Parikamma (chuẩn bị), Upacāra (cận hành), Anuloma (thuận thứ), Gotrabhū (chuyển tộc/tánh)] và của những đổng lực thiền (jhāna javana), kế đến – vì tất cả những danh pháp này có khuynh hướng, thiên hướng về cảnh, đó là tợ tướng hơi thở vào hơi thở ra (ānāpāna paṭibhāganimitta) – phân biệt, biết và thấy rõ chúng là “nāma, nāma, …” = “danh pháp, danh pháp, …”, có tính thiên hướng về cảnh.

[LƯU Ý: trong trường hợp này, đó là điều cần thiết để tu tập theo cách này: nhập vào thiền (jhāna) và kế đến quan sát thấy rõ danh pháp thiền (jhāna), rồi lần nữa nhập vào thiền (jhāna) và kế đến quan sát thấy rõ danh pháp thiền (jhāna), nhiều lần. Đây là vì danh pháp thiền (jhāna) được rõ với tuệ chỉ khi vừa xuất khỏi thiền. Đừng quên rằng nếu chúng không được rõ thì nhập vào thiền (jhāna) lần nữa.]

….

NOT TRANSLATED YET

CHƯA CHUYỂN NGỮ [30]

….

Định Rõ Hay Phân Biệt Biết Rõ
Danh Pháp Và Sắc Pháp

Sau khi đã quan sát danh pháp trong lúc nhập thiền (jhāna samāpatti) theo cách này, người tu thiền (yogi) phải tiếp tục như được hướng dẫn trong Visuddhimagga như sau:

Tato yathā nāma puriso anto gehe sappaṃ disvā taṃ anubandhamāno tassa āsayaṃ passati, evameva ayampi yogāvacaro taṃ nāmaṃ uparikkhano idaṃ nāmaṃ kiṃ nissāya pavattatī ti pariyesamano tassa nissayaṃ hadaya rūpaṃ passati. Tato hadayarūpassa nissayabhūtāni, bhūtanissitāni ca sesupādāya rūpānīti rūpaṃ pariggaṇhāti. So sabbampetaṃ ruppanato rūpanti vavatthapeti. Tato namanalakkhaṇaṃ nāmaṃ, ruppanalakkhaṇaṃ rūpanti saṅkhepato nāmarūpaṃ vavatthapeti.

Sau khi đã quan sát danh pháp thiền (jhāna nāma dhamma), cũng như người đàn ông thấy một con rắn trong nhà và nếu vị ấy đi theo con rắn thì vị ấy sẽ tìm ra đâu là nơi ở của nó. Tương tự, nếu người tu thiền quan sát, nghiên cứu, xem lại và tìm kiếm bằng tuệ quán như vầy: “Những danh pháp này sanh nương vào chi?” sau đó vị ấy sẽ tìm thấy sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) là nền tảng của những danh pháp này. Sau đó vị ấy phân biệt = bằng tuệ, thấy rõ 4 đại giới[31] mà sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) nương vào; cũng như những sắc y sinh còn lại ngoài sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) mà sanh nương vào 4 đại giới đó. Người tu thiền đó phân biệt và biết tất cả những sắc pháp này là Rūpa, bị áp bức bởi sự thay đổi liên tiếp. Kế đến, người tu thiền phân biệt và biết danh pháp và sắc pháp ngắn gọn như:

(1) Những thực tính mà có trạng thái tự nhiên nghiêng hướng về một cảnh, là danh (nāma).

(2) Những thực tính mà có trạng thái tự nhiên phải chịu sự thay đổi liên tiếp, là sắc (rūpa). (Vism., XVIII, 4)

Theo định nghĩa của chú giải trên, người tu thiền nào đã quan sát những danh pháp thiền (jhāna) thì kế sau quan sát thêm 4 đại giới và sắc y sinh trong tim (hadaya) nơi những danh pháp thiền nương vào, vị ấy phải phân biệt và biết sắc pháp và danh pháp. Ngoài ra, sau khi đã quan sát thấy rõ danh pháp dục giới (kāmavacara) trong lộ ngũ môn (pañcadvāra vīthi) và trong lộ ý môn (manodvāra vīthi), thì sau khi quan sát thêm những sắc pháp ở môn thích hợp, nơi mà những danh pháp đó nương vào, lưu ý rằng bạn phải phân biệt và biết sắc pháp và danh pháp. [Tham khảo bản tóm tắt về những giới căn bản và những sắc y sinh ở 6 môn (dvāra) vào giai đoạn quan sát sắc pháp].

Người tu thiền (yogi) nào đã quan sát danh pháp thiền (jhāna) rồi, là phần của hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa), phải tiếp tục quan sát thêm danh pháp mà lấy sắc pháp làm cảnh. Nếu chia sắc pháp theo các cảnh, có 6 loại, đó là cảnh sắc (rūpāmammaṇa), cảnh thinh (saddārammaṇa), cảnh khí (gandhārammaṇa), cảnh vị (rasārammaṇa), cảnh xúc (phoṭṭabbārammaṇa) và cảnh pháp (dhammārammaṇa). Trong số 6 cảnh này, cảnh dễ quan sát hơn bắt đầu với tiến trình tâm lộ đổng lực ý môn (manodvārika javana vīthi citta) mà lấy bất cứ 1 trong 5 sắc thanh triệt (pasāda rūpa) và 16 sắc tế (sukhuma rūpa) gọi là cảnh pháp (dhammārammaṇa) làm cảnh. Đây là vì có ít thứ tâm lộ (vīthi citta) trong chúng. Trong những sắc pháp này gọi là hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa) có 11 sắc thực tính và 10 sắc phi thực tính. Danh pháp mà lấy mỗi loại sắc pháp làm cảnh phải được quan sát. Nếu quyết định của khai hay hướng ý môn đó là phần của lộ ý môn (manodvāra vīthi) là của như lý tác ý (yoniso manasikāra) thì tiến trình tâm lộ đổng lực ý môn (manodvārika javana vīthi citta) mà đổng lực thiện (kusala javana) được bao gồm sẽ sanh; và nếu có phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra) thì tiến trình tâm lộ đổng lực ý môn (manodvārika javana vīthi citta) mà đổng lực bất thiện (akusala javana) được bao gồm sẽ sanh. Như một ví dụ, một việc quan sát thấy rõ về tiến trình tâm lộ đổng lực ý môn (manodvārika javana vīthi citta) gồm có đổng lực thiện và lấy nhãn giới thanh triệt làm cảnh được trình bày phía dưới.


Quan sát Về Tiến Trình Lộ Ý Môn Đổng Lực Thiện

(Manodvārika Kusala Javana Vīthi)

(1) Quan sát thấy rõ tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ;

(2) Lấy nhãn giới thanh triệt (cakkhupasāda) làm cảnh.

Khi cảnh nhãn giới thanh triệt (cakkhupasāda) đó xúc chạm, dội vào tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ hay xuất hiện ở tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ thì tiến trình tâm lộ đổng lực ý môn (manodvārika javana vīthi citta) sẽ sanh. Nếu khai ý môn (manodvārāvajjana) bao gồm trong tiến trình tâm lộ (vīthi citta) đó:

(1) xác định đó là nhãn giới thanh triệt,

(2) hay xác định nhãn giới thanh triệt chỉ là sắc,

(3) hay xác định = quan sát thấy rõ là vô thường (anicca), lấy sự sanh và diệt của nhãn giới thanh triệt làm cảnh,

(4) hay xác định = quan sát thấy rõ là khổ (dukkha), lấy tính bị áp bức bởi sự liên tiếp sanh và diệt của nhãn giới thanh triệt đó làm cảnh,

(5) hay xác định = quan sát thấy rõ là vô ngã (anatta), lấy sự không tồn tại của một cốt lõi hay linh hồn bền vững trong nhãn giới thanh triệt đó làm cảnh,

(6) hay xác định = quan sát thấy rõ là bất tịnh (asubha), lấy sự ghê tởm, như nhãn giới thanh triệt bị hòa lẫn với mùi hôi làm cảnh,

thì – vì đó là như lý tác ý (yoniso manasikāra) – thiện (kusala) sẽ sanh. Trong 6 như lý tác ý này, người tu thiền nên quan sát thấy rõ trước tiên với số một đó là tiến trình lộ đổng lực ý môn (manodvārika javana vīthi) mà biết đó chỉ là nhãn giới thanh triệt. Nó có thể được quan sát bắt đầu với tâm, hay xúc (phassa) hay thọ (vedanā).

Nếu bậc tu tiến quan sát bắt đầu với tâm thì tu tập nhiều lần để thấy tâm sanh như khai ý môn (manodvārāvajjana), đổng lực (javana) (7 lần) và na cảnh (tadārammaṇa) (2 lần). Khi nhãn giới thanh triệt xuất hiện rõ ràng ở tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ, tu tập để thấy bằng tuệ, lặp đi lặp lại sự sanh của những lộ này nương vào sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) và tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ. Nếu thành công, kế đến quan sát những sở hữu tâm (cetasika), từng pháp một, tăng dần cho đến 12 pháp tâm – sở hữu tâm (citta – cetasika) ở khai ý môn (manodvārā–vajjana), 34 pháp tâm – sở hữu tâm (citta – cetasika) ở đổng lực (javana) và 34 pháp tâm – sở hữu tâm (citta – cetasika) ở na cảnh (tadārammaṇa): có khả năng thấy sự đồng sanh của chúng ở mỗi sát-na tâm. Quan sát theo cùng cách đối với những loại như lý tác ý (yoniso manasikāra) còn lại. Ở đổng lực (javana) và na cảnh (tadārammaṇa):

(1) Đôi khi bao gồm cả hai trí (ñāṇa) và hỷ (pīti). Chúng đi cùng thọ hỷ (somanassa vedanā), tương ưng trí (ñāṇa);

(2) Đôi khi chúng đi cùng trí (ñāṇa) mà ngoài ra hỷ (pīti). Nó đi cùng thọ xả (upekkhā vedanā), tương ưng trí (ñāṇa);

(3) Đôi khi nó đi cùng hỷ (pīti) mà ngoài ra trí (ñāṇa). Nó đi cùng thọ hỷ (somanassa vedanā), bất tương ưng trí (ñāṇa);

(4) Đôi khi nó không đi cùng cả hai trí (ñāṇa) và hỷ (pīti). Nó đi cùng thọ xả (upekkhā vedanā), bất tương ưng trí (ñāṇa); tổng số của bốn loại.

Ở thiền về nhãn giới thanh triệt, luân phiên quan sát 4 loại trên, dù trí (ñāṇa) và hỷ (pīti) có đang đi cùng hay không. Tương tự, luân phiên quan sát 4 loại ở thiền về nhãn giới thanh triệt là sắc pháp, là vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) và bất tịnh (asubha). Vì không có sự khác biệt về số lượng của tâm – sở hữu tâm (citta – cetasika) khi nó là hữu dẫn (sasaṅkhārika) hay vô dẫn (asaṅkhārika) (bị thúc giục hay không bị thúc giục), chỉ 4 loại này được trình bày trong tập sách này. Trong 4 loại trên, nếu chúng là hữu dẫn thì có 4 loại và nếu chúng là vô dẫn thì có 4 loại khác. Đó là tổng số 8 loại = 8 thứ đại thiện (mahākusala citta). Na cảnh (tadārammaṇa) đôi khi xảy ra và đôi khi không xảy ra. Nếu cảnh xuất hiện rõ (vibhūtārammaṇa) thì na cảnh (tadārammaṇa) xảy ra. Nếu cảnh xuất hiện không rõ thì na cảnh (tadārammaṇa) không xảy ra. Cũng có lời dạy rằng ở giai đoạn tuệ quán yếu (taruṇa vipassanā), na cảnh (tadārammaṇa) có thể sanh sau đổng lực thiện quán (vipassanā kusala javana) đang quan sát về vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta), bất tịnh (asubha). Cũng có lời dạy rằng na cảnh (tadārammaṇa) không sanh sau đổng lực quán (vipassanā javana); điều này có nghĩa là cho giai đoạn tuệ quán mạnh (balava vipassanā).

Xem bảng liệt kê: Hàng Cảnh Pháp – Lộ Thuần Ý Môn (Suddha Manodvāra Vīthi) Nhóm Thiện

Trong trường hợp này, hiểu rằng trong:

1 = tâm – sở hữu tâm (citta–cetasika) đang biết nó là nhãn giới thanh triệt;

2 = tâm – sở hữu tâm (citta–cetasika) đang biết nó là sắc pháp;

3 = tâm – sở hữu tâm (citta–cetasika) đang biết nó là vô thường (anicca);

4 = tâm – sở hữu tâm (citta–cetasika) đang biết nó là khổ (dukkha);

5 = tâm – sở hữu tâm (citta–cetasika) mà đang biết nó là vô ngã (anatta);

6 = tâm – sở hữu tâm (citta–cetasika) mà đang biết nó là bất tịnh (asubha);

đang được quan sát.


Sắc Thực Tính Được Quan Sát Tương Tự

(1) Sotapasāda – nhĩ giới thanh triệt

(2) Ghānapasāda – tỷ giới thanh triệt

(3) Jivhāpasāda – thiệt giới thanh triệt

(4) Kāyapasāda – thân giới thanh triệt

(5) Āpo –  thủy giới

(6) Itthi bhāva rūpa – sắc tính nữ

(7) Purisa bhāva rūpa – sắc tính nam

(8) Hadaya vatthu rūpa – sắc ý vật

(9) Jīvita rūpa – sắc mạng

(10) Ojā rūpa – sắc vật thực

Lưu ý: Bao gồm nhãn giới thanh triệt, có 11 thứ sắc thực tính là phần của hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa). Đã phân tích một bọn sắc (rūpa kalāpa) thích hợp nơi sắc pháp mà bạn muốn quan sát được bao gồm và đã chọn lọc sắc thực tính mà bạn muốn lấy làm cảnh, kế đến bạn phải quan sát danh pháp mà sanh lấy sắc pháp đó làm cảnh. Nằm trong số sắc tính nữ (itthi bhāva rūpa) và sắc tính nam (purisa bhāva rūpa), trong việc quan sát thấy rõ theo pháp nội phần (ajjhatta), một người nam tu thiền (yogi) phải thiền chỉ theo sắc tính nam (purisa bhāva rūpa) = pumbhāva rūpa; và một người nữ tu thiền phải chỉ thiền theo sắc tính nữ (itthi bhāva rūpa). Trong việc quan sát thấy rõ theo pháp ngoại phần (bahiddha), vì chúng giống như pháp ngoại phần, cả hai sắc tính (bhāva rūpa) có thể được thiền theo.

Mười thứ sắc phi thực tính không là cảnh của thiền quán (vipassanā) theo ba tướng; mặc dù một hay tất cả sắc phi thực tính được thiền theo là vô thường (anicca), tiến trình tâm lộ đổng lực quán (vipassanā javana vīthi citta) mà biết đó là vô thường không thể sanh. Lưu ý rằng, nó thì tương tự đối với khổ (dukkha) và vô ngã (anatta). Cho nên, thiền bằng cách của 2 phương thức ở mỗi sắc phi thực tính. Ví dụ:

(1) Ở hư không giới (ākāsa dhātu), thiền theo nó chỉ là hư không giới. Quan sát thấy rõ tâm – sở hữu tâm (citta – cetasika) mà đang biết hư không giới theo 4 loại, luân phiên sự hiện diện của trí (ñāṇa) và hỷ (pīti);

(2) Thiền theo hư không giới (ākāsa dhātu) chỉ là sắc pháp. Quan sát tâm – sở hữu tâm (citta – cetasika) mà đang biết sắc pháp theo 4 loại, luân phiên sự hiện diện của trí (ñāṇa) và hỷ (pīti).

Ở đây, trước tiên cũng quan sát để thấy hư không giới (ākāsa dhātu) là hư không hay khoảng trống giữa những bọn sắc (rūpa kalāpa). Chỉ sau đó, quan sát thêm danh pháp mà lấy hư không (ākāsa) làm cảnh. Quan sát tất cả sắc phi thực tính như ở ví dụ sau.

Bản liệt kê:

Hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa) – Bản tóm tắt nhóm thiện ý môn (manodvārika): Quan sát lấy sắc phi thực tính làm cảnh.


Chín Thứ Sắc Phi Thực Tính Được Quan Sát Tương Tự

(1) Kāya viññatti – thân biểu tri.

(2) Vacī viññatti – khẩu biểu tri.

(3) Rūpassa lahutā – trạng thái nhẹ của sắc (thành tựu).

(4) Rūpassa mudutā – cách mềm của sắc (thành tựu).

(5) Rūpassa kammmaññatā – cách thích sự của sắc.

(6) Upacaya – sinh hay tích trữ.

(7) Santati – thừa kế liên tiếp.

(8) Jaratā – trạng thái lão.

(9) Aniccatā[32] – vô thường tướng.

[Lưu ý: danh pháp mà lấy sắc tích trữ làm cảnh cần phải được quan sát chỉ khi bậc tu tiến có khả năng quan sát thấy rõ danh–sắc tái tục (paṭisandhi), giai đoạn đầu hình thành bào thai].

Trong việc quan sát thấy rõ danh pháp mà lấy sắc phi thực tính đã đề cập trên làm cảnh, chọn ra sắc pháp đó chỉ sau khi đã phân tích sắc do tâm trợ sanh (cittaja rūpa)[33] hay sắc do quí tiết trợ sanh (utuja rūpa) hay sắc do vật thực trợ sanh (āhāraja rūpa)[34] mà sanh cùng trong một bọn (kalāpa) với sắc mà bạn muốn quan sát thấy rõ, cho đến khi tuệ đạt đến thực tính siêu lý. Lý do là thực tính sắc pháp sanh như bọn sắc (rūpa kalāpa) trong nhóm.

Cho nên, trước tiên là có khả năng quan sát thấy rõ bọn sắc (rūpa kalāpa). Sau đó phân tích những bọn sắc (rūpa kalāpa) này để có khả năng thấy thực tính siêu lý của sắc đến mức nếu có 8 thứ sắc, có thể thấy 8 thứ; nếu có 9 thứ sắc, có thể thấy 9 thứ; nếu có 10 thứ sắc, có thể thấy 10 thứ v.v… Chỉ sau khi đã phân tích, xác định như thế, chọn một sắc thực tính như nhãn giới thanh triệt hay một sắc phi thực tính như thân biểu tri (kāya viññatti) mà bạn muốn quan sát thấy rõ. Khi cảnh sắc đó xúc chạm, dội vào tâm hữu phần (bhavaṅga) sáng tỏ = xuất hiện rõ ràng, kế đến quan sát thấy rõ danh pháp mà lấy sắc đó làm cảnh.

Đối với người có tuệ yếu (nhược tuệ), 34 thứ danh pháp của nhóm thiện mà lấy nhãn giới thanh triệt làm cảnh sẽ được đề cập.


34 Danh Pháp Mà Lấy Nhãn Giới Thanh Triệt Làm Cảnh

(1) Viññāṇa (thức) =

(2) Phassa (xúc) = xúc nhãn giới thanh triệt (trạng thái)

= nối nhãn giới thanh triệt và thức (phận sự).

(34) Paññā (trí) = trí thấu biết rõ nhãn giới thanh triệt.

Đến mức này, bậc tu tiến có thể hiểu về danh pháp mà lấy nhãn giới thanh triệt làm cảnh. Nó tương tự đối với sắc thực tính khác như nhĩ giới thanh triệt; và sắc phi thực tính. Sau khi quan sát thấy rõ danh pháp mà lấy sắc thực tính và phi thực tính của hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa) làm cảnh, quan sát thêm danh pháp mà lấy năm cảnh (pañcārammaṇa) như cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh. Hiểu thấu đáo ý nghĩa của 7 thứ tâm lộ (vīthi citta) trong lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi) [đó là khai ngũ môn (pañca–dvārāvajjana), nhãn thức (cakkhuviññāṇa), tiếp thâu (sampaṭicchana), thẩm tấn (santīraṇa), phân đoán hay đoán định (voṭṭhappana), đổng lực (javana) và na cảnh (tadārammaṇa). “K–Nhãn–T–Th–P–C–C–C–C–C–C–C–N–N”] và những thứ tâm lộ (vīthi citta) trong lộ ý môn (manodvāra vīthi) [đó là khai ý môn (manodvārāvajjana), đổng lực (javana) và na cảnh (tadārammaṇa). “K–C–C–C–C–C–C–C–N–N”]. Chỉ bằng cách làm như vậy có thể bậc tu tiến hiểu sự biết rõ.

Bản nêu:

Hàng Cảnh Sắc (Rūpārammaṇa) = Các Màu: Nhóm Thiện


Phương Pháp Quan Sát Thấy Biết Rõ

(1) Quan sát nhãn giới thanh triệt và tâm hữu phần sáng tỏ cùng lúc với nhau.

(2) Lấy sắc cảnh (rūpārammaṇa) của một bọn sắc (rūpa kalāpa) hay một nhóm nhiều bọn sắc (rūpa kalāpa) làm cảnh.

(3) Khi cảnh sắc (rūpārammaṇa) đó xúc chạm, dội vào = xuất hiện ở nhãn giới thanh triệt và tâm hữu phần (bhavaṅga) sáng tỏ cùng lúc, tiến trình tâm lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi citta) như khai ngũ môn (pañca–dvārāvajjana), nhãn thức (cakkhuviññāṇa) v.v… và tiến trình tâm lộ ý môn (manodvāra vīthi citta) tiếp tục lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh sẽ sanh.

(4) Nếu chuyển hướng (āvajjana), phân đoán/ đoán định (voṭṭhappana), khai ý môn (manodvārāvajjana) đã bao gồm trong tiến trình tâm lộ đó, quyết định nó chỉ là cảnh sắc (rūpārammaṇa) = các màu – thì đó là như lý tác ý (yoniso manasikāra) – đổng lực thiện (kusala javana) sẽ xuất hiện. Những danh pháp đổng lực thiện (kusala javana), danh pháp na cảnh (tadārammaṇa) của 34 v.v… đó là nhóm danh pháp tín (saddhā) – trí (paññā).

Nếu bạn muốn quan sát thấy rõ danh pháp của tiến trình những tâm lộ này bắt bầu với tâm thì tu tập để có khả năng quan sát thấy rõ, trước tiên chỉ là tâm theo tiến trình tâm lộ ở mỗi sát-na tâm.

Tu tập nhiều lần quan sát thấy rõ hai môn (dvāra) đó là nhãn thanh triệt (cakkhupasāda) và tâm hữu phần (bhavaṅga) sáng tỏ; và cảnh đó là cảnh sắc (rūpārammaṇa) cùng lúc với nhau – để có thể biết và thấy mỗi tâm của tiến trình tâm lộ (vīthi citta) sanh như “chuyển hướng (āvajjana), nhãn thức (cakkhuviññāṇa), tiếp thâu (sampaticchana), thẩm tấn (santīraṇa), đoán định (voṭṭhappana), đổng lực (javana) 7 lần, na cảnh (tadārammaṇa) 2 lần” [K–Nhãn–T–Th–P–C–C–C–C–C–C–C–N–N]; sau đó nhiều lần hữu phần (bhavaṅga) và kế đến “chuyển hướng / đoán định (āvajjana), đổng lực (javana) 7 lần và na cảnh (tadārammaṇa) 2 lần” [K–C–C–C–C–C–C–C–N–N]. Trong trường hợp này tu tập để có khả năng thấy rằng khi lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi) sanh một lần, lộ ý môn (manodvāra vīthi) tiếp tục bắt cảnh sắc (rūpārammaṇa) đó làm cảnh, sanh nhiều lần (sau nhiều hữu phần ở giữa những lộ – vīthi). Nếu có khả năng quan sát thấy rõ mỗi tâm lộ (vīthi citta) thành công –– tức là có khả năng quan sát thấy rõ sự sanh cùng lúc của mỗi sở hữu tâm (cetasika) như xúc (phassa), thọ (vedanā) v.v…, tăng số lượng dần như 1 sở hữu tâm, kế đến 2 sở hữu tâm, kế đến 3 sở hữu tâm, kế đến 4 sở hữu tâm, kế đến 5 sở hữu tâm, kế đến 6, kế đến 7, kế đến 8, v.v… sở hữu tâm ở mỗi sát-na tâm một cách rõ ràng –– kế đến quan sát thấy rõ tâm – sở hữu tâm (citta–cetasika) theo bản tóm tắt. Bậc tu tiến sẽ dần thành công. Lưu ý rằng, cách thì tương tự trong việc quan sát thấy rõ bắt đầu với xúc (phassa) và thọ (vedanā). Nếu không thành công thì quan sát sắc pháp nhiều lần. Danh pháp sẽ tự động xuất hiện rõ ràng. Điều này được hướng dẫn trong Visuddhimagga.

SẮC THỰC TÍNH VÀ PHI THỰC TÍNH: Trong tiến trình tâm lộ (vīthi citta) này, nhãn thức sanh nương vào sắc nhãn vật (cakkhu vatthu rūpa) đó là nhãn giới thanh triệt. Tất cả những danh pháp khác còn lại trong lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi) và lộ ý môn (manodvāra vīthi) sanh nương vào sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa). Cho nên, sắc vật (vatthu rūpa) được trình bày trong bản tóm tắt. Theo phương pháp Suttanta, sắc pháp phải được quan sát thấy rõ cho đến khi khối (ghana) bị phá vỡ; như vậy vật (vatthu) không có nghĩa là chỉ một mình vật (vatthu) mà cũng gồm cả sắc đại chủng (bhūta rūpa)[35] và sắc y sinh (upādā rūpa) hiện diện. Quan sát thấy rõ như thế được đề cập trong chú giải Mūla Paṇṇāsa, quyển thứ nhất trang 281: Vatthu nāṃa karajakāyo …pe… atthato bhūtāni ceva upādārūpāni ca… Tuy nhiên, trong bản tóm tắt, sắc thực tính chỉ được trình bày chính. Ở giai đoạn của tuệ chỉ định danh sắc (nāmarūpa pariccheda ñāṇa), danh và sắc pháp được quan sát thấy rõ, quan sát sắc phi thực tính cũng hết mức có thể, hòa trộn với nhau. Sắc phi thực tính chỉ bị loại ra ở giai đoạn quán, minh sát (vipassanā).

Điểm nữa là ở hữu phần (bhavaṅga), 34 danh pháp được trình bày cho người tam nhân (tihetuka) mà tái tục (paṭisandhi) đi cùng thọ hỷ (somanassa vedanā). Nếu người tu thiền (yogi) là một người tam nhân (tihetuka) mà tái tục (paṭisandhi) đi cùng thọ xả (upekkhā vedanā) thì có 33 danh pháp. Hữu phần (bhavaṅga) chỉ bắt một trong ba cảnh –– nghiệp (kamma), điềm nghiệp/nghiệp tướng (kamma nimitta) hay điềm sinh/thú tướng (gati nimitta)[36] –– làm cảnh, là cảnh của đổng lực cận tử (maraṇāsanna javana) mà đã sanh vào lúc gần chết trong kiếp sống quá khứ. Chỉ khi bậc tu tiến có thể quan sát thấy rõ cảnh quá khứ của tâm hữu phần (bhavaṅga citta), bậc tu tiến cũng phải quan sát thấy rõ bhavaṅga citta đó sanh giữa những tiến trình lộ (vīthi). Ở giai đoạn bắt đầu quan sát thấy rõ danh pháp, nếu bậc tu tiến vẫn không thể thấy rõ cảnh của hữu phần (bhavaṅga), nó có thể tạm thời bị loại ra.


Như lý tác ý (yoniso manasikāra)

(1) Nếu thiền về [phía] cảnh sắc (rūpārammaṇa) = các màu chỉ là một rūpārammaṇa = các màu, khi ấy lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi) và lộ ý môn (manodvāra vīthi) theo sau, lộ thuần ý môn (suddha manodvāra vīthi) đang biết đó là một cảnh sắc (rūpārammaṇa) = các màu, sẽ sinh khởi (phương pháp để quan sát thấy rõ đã được trình bày rồi).

(2) Nếu thiền về [phía] cảnh sắc (rūpārammaṇa) chỉ là một sắc, thì quan sát lộ ý môn (manodvāra vīthi) mà đang biết đó là sắc.

(3) Nếu thiền hướng về phía đó là vô thường (anicca), thì tuệ quán lấy sự sanh và diệt của cảnh sắc (rūpārammaṇa) đó làm cảnh, kế đến quan sát lộ ý môn (manodvāra vīthi) mà đang biết đó là vô thường (anicca).

(4) Nếu thiền hướng về phía đó là khổ (dukkha), thì tuệ quán lấy đặc tính liên tiếp bị áp bức bởi sự sanh và diệt trong cảnh sắc (rūpārammaṇa) đó làm cảnh, kế đến quan sát lộ ý môn (manodvāra vīthi) mà đang biết đó là khổ (dukkha).

(5) Nếu thiền hướng về phía đó là vô ngã (anatta), thì tuệ quán lấy không có sự tồn tại của một cốt lỗi bền vững trong cảnh sắc (rūpārammaṇa) đó làm cảnh, rồi quan sát lộ ý môn (manodvāra vīthi) mà đang biết đó là vô ngã (anatta).

(6) Nếu thiền hướng về phía đó là bất tịnh (asubha), thì tuệ quán lấy sự ghê tởm của cảnh sắc (rūpārammaṇa) đó làm cảnh, rồi quan sát lộ ý môn (manodvāra vīthi) mà đang biết đó là bất tịnh (asubha).

Tâm lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi citta) có thể biết cảnh sắc (rūpārammaṇa) = các màu chỉ là rūpārammaṇa = các màu; nó không thể biết rūpārammaṇa = các màu là sắc hay vô thường (anicca) hay khổ (dukkha) hay vô ngã (anatta) hay bất tịnh (asubha).

Một trong những lý do để hướng dẫn quan sát thấy rõ danh pháp mà đang thiền hướng về phía cảnh sắc (rūpārammaṇa) trong 6 cách là để người tu thiền (yogi) hiểu sự sanh của những đổng lực thiện (kusala javana) nếu có như lý tác ý (yoniso manasikāra).

Hơn nữa, ở giai đoạn sau của diệt một tuệ (bhaṅga ñāṇa)[37]ñātañca ñāṇañca ubhopi vipassati – theo hướng dẫn của những nhà chú giải cổ xưa để thiền quán (vipassanā) hướng về phía cả hai (1) khổ đế (dukkha sacca) và tập đế (samudaya saccā) gọi là Ñāta và (2) thiền hướng về tâm sở hữu tâm lộ đổng lực quán ý môn (manodvārika vipassanā javana vīthi citta cetasika) bao gồm tuệ quán (vipassanā ñāṇa) gọi là Ñāṇa, tâm sở hữu tâm lộ đổng lực quán ý môn (manodvārika vipassanā javana vīthi citta cetasika) này phải được suy xét đến[38] bằng cách quan sát lần nữa. Cho nên, đây là lý do khác, là tu tập trước để có khả năng thiền quán (vipassanā) về phía tuệ (ñāṇa) mà đang thiền. Lưu ý rằng đó là vì hai lý do này mà nó được quan sát theo 6 cách như vậy.

Ở trường hợp này, nó được đề cập trong Chú giải, Sammoha Vinodanī rằng na cảnh (tadārammaṇa) không thể sanh sau đổng lực quán trạng thái cảnh (lakkhaṇārammaṇika vipassanā javana) mà lấy ba tướng: vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta) của chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) làm cảnh. Nhưng theo lời dạy đó, na cảnh có thể sanh sau đổng lực quán yếu (taruṇa vipassanā javana). Cho nên, người tu thiền (yogi) phải thực nghiệm nó, tự mình thực hành, dù na cảnh (tadārammaṇa) có sanh hay không sau đổng lực quán yếu (vipassanā javana).

Bản nêu số lượng danh pháp tâm–sở hữu tâm.

Giải thích thêm:

Pañcadvārāvajjana = ở khai/hướng ngũ môn, chuyển hướng nó được ổn định có 11 danh pháp tâm–sở hữu tâm (citta – cetasika) và luôn luôn đi cùng thọ xả (upekkhā vedanā).

Cakkhu viññāṇa = ở nhãn thức, nó được ổn định có 8 danh pháp tâm–sở hữu tâm (citta – cetasika) và luôn luôn đi cùng thọ xả (upekkhā vedanā).

Sampaticchana = ở tiếp thâu, nó được ổn định có 11 tâm–sở hữu tâm (citta – cetasika) và luôn luôn đi cùng thọ xả (upekkhā vedanā).

Santīraṇa = ở thẩm tấn có 12 danh pháp tâm–sở hữu tâm (citta – cetasika) nếu gồm có hỷ (pīti) khi đi cùng thọ hỷ (somanassa vedanā). Có 11 danh pháp tâm–sở hữu tâm (citta – cetasika) nếu loại trừ hỷ (pīti) khi đi cùng thọ xả (upekkhā vedanā).

Voṭṭhappana = ở đoán định, quyết định được ổn định có 12 danh pháp tâm–sở hữu tâm (citta – cetasika) và luôn đi cùng thọ xả (upekkhā vedanā).

Javana = ở đổng lực có 34 danh pháp tâm–sở hữu tâm (citta – cetasika) là của nhóm tín (saddhā) – tuệ/trí (paññā).

(i) Nếu trí/tuệ (ñāṇa) và hỷ (pīti) đang đi cùng thì có 34 danh pháp tâm–sở hữu tâm (citta – cetasika). Nó đi cùng thọ hỷ (somanassa vedanā).

(ii) Nếu đi cùng trí (ñāṇa) mà không cùng hỷ (pīti) thì có 33 danh pháp tâm–sở hữu tâm (citta – cetasika). Đó là đi cùng thọ xả (upekkhā vedanā).

(iii) Nếu không đi cùng trí (ñāṇa) mà đi cùng hỷ (pīti) thì có 33 danh pháp tâm–sở hữu tâm (citta – cetasika). Đó là đi cùng hỷ xả (somanassa vedanā).

(iv) Nếu không đi cùng cả trí (ñāṇa) và hỷ (pīti) thì có 32 danh pháp tâm–sở hữu tâm (citta – cetasika). Đó là đi cùng thọ xả (upekkhā vedanā).

Tadārammaṇa = ở na cảnh, nó tương tự với đổng lực (javana), có 4 loại.

Manodvārāvajjana = ở khai/hướng ý môn thì tương tự với đoán định (voṭṭhappana). Nó đi cùng thọ xả (upekkhā vedanā).

Lưu ý: Thọ (vedanā) thì hầu như giống nhau ở thẩm tấn (santīraṇa), đổng lực (javana) và na cảnh (tadārammaṇa). Nếu đổng lực (javana) đi cùng thọ hỷ (somanassa vedanā), thì hầu như thẩm tấn (santīraṇa) và na cảnh (tadārammaṇa) cũng đi cùng thọ hỷ (somanassa vedanā). Nếu đổng lực (javana) đi cùng thọ xả (upekkhā vedanā), thì hầu như thẩm tấn (santīraṇa) và na cảnh (tadārammaṇa) cũng đi cùng thọ xả (upekkhā vedanā). Điều này được đề cập chung. Phương pháp quan sát thấy rõ hàng cảnh thinh (saddārammaṇa) và những pháp khác được trình bày tóm tắt ở phần sau:

Hàng Cảnh Thinh (Saddārammaṇa): Nếu bậc tu tiến muốn quan sát thấy rõ danh pháp thiện của hàng cảnh thinh (saddārammaṇa) gồm có đổng lực thiện (kusala javana) thì:

(1) Quan sát thấy rõ nhĩ giới thanh triệt và tâm hữu phần giới sáng tỏ;

(2) Và cảnh thinh (saddārammaṇa) cùng nhau. Thiền hướng về phía âm thanh đó theo 6 cách:

 (i)  là chỉ một âm thanh

 (ii) là chỉ một sắc pháp

 (iii) là vô thường (anicca)

 (iv) là khổ (dukkha)

 (v) là vô ngã (anatta)

 (vi) là bất tịnh (asubha)

Tương tự với hàng cảnh sắc (rūpārammaṇa), quan sát thấy rõ 4 loại tùy theo dù trí (ñāṇa) và hỷ (pīti) có đang đi cùng hoặc không.

Hàng Cảnh Khí (Gandhārammaṇa): Nếu bậc tu tiến muốn quan sát thấy rõ danh pháp của hàng cảnh khí (gandhārammaṇa) thì:

(1) Quan sát thấy rõ tỷ giới thanh triệt và tâm hữu phần giới sáng tỏ;

(2) Và cảnh khí (gandhārammaṇa) (các mùi) của một bọn sắc (rūpa kalāpa) hay một nhóm nhiều bọn sắc (rūpa kalāpa) cùng nhau. Thiền theo cùng cách như trên.

Hàng Cảnh Vị (Rasārammaṇa): Nếu bậc tu tiến muốn quan sát thấy rõ danh pháp của hàng cảnh vị (rasārammaṇa) thì:

(1) Quan sát thấy rõ thiệt giới thanh triệt và tâm hữu phần giới sáng tỏ;

(2) Và cảnh vị (rasārammaṇa) (các vị) của một bọn sắc (rūpa kalāpa) hay một nhóm nhiều bọn sắc (rūpa kalāpa) cùng nhau. Thiền theo cùng cách.

Hàng Cảnh Xúc (Phoṭṭhabbārammaṇa): Nếu bậc tu tiến muốn quan sát thấy rõ danh pháp của hàng cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa) thì:

(1) Quan sát thấy rõ thân giới thanh triệt và tâm hữu phần giới sáng tỏ;

(2) Và hoặc địa giới (paṭhavī dhātu) hay hỏa giới (tejo dhātu) hay phong giới (vāyo dhātu) gọi là cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa) của một bọn sắc (rūpa kalāpa) hay một nhóm nhiều bọn sắc (rūpa kalāpa) gần nhất của thân giới thanh triệt cùng nhau. Thiền theo cùng cách.

Não Và Tuệ Quán

Ở giai đoạn này, người tu thiền (yogi) có thể kinh nghiệm trong việc tu tập là dù tuệ gọi là tuệ quyền (paññindriya) có hiện diện ở não hay không. Theo Vô tỷ pháp của đức Phật (Buddha Abhidhamma), não chỉ là một nhóm những bọn sắc (rūpa kalāpa). Ở giai đoạn này người tu thiền có thể dễ dàng thấy những bọn sắc (rūpa kalāpa) khi vị ấy quan sát 4 đại giới ở não. Đây là vì 5 loại bọn sắc (rūpa kalāpa), 44 thứ sắc (rūpa) ở não đã được quan sát thấu đáo từ giai đoạn của sắc nghiệp xứ (rūpa kammaṭṭhāna). Cho nên, quan sát 44 thứ sắc (rūpa) này ở não lần nữa. Quan sát để có khả năng thấy những thân giới thanh triệt trong 44 thứ sắc (rūpa) này.

(1) quan sát thấy rõ thân giới thanh triệt và tâm hữu phần giới sáng tỏ.

(2) và hoặc địa giới (paṭhavī dhātu) hay hỏa giới (tejo dhātu) hay phong giới (vāyo dhātu) của một bọn sắc (rūpa kalāpa) hay một nhóm nhiều bọn sắc (rūpa kalāpa) gần thân giới thanh triệt đó nhất cùng nhau.

Khi một trong những cảnh xúc (phoṭṭhabbā–rammaṇa) (địa hay hỏa hay phong) xúc chạm, dội vào thân giới thanh triệt đó mà hiện diện ở não và tâm hữu phần giới sáng tỏ cùng nhau, thì tiến trình tâm lộ thân môn (kāyadvārika vīthi citta) và tiến trình tâm lộ đổng lực ý môn (manodvārika javana vīthi citta) sẽ sanh lấy cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa) đó làm cảnh. Nếu đoán định (voṭṭhappana) và khai / hướng ý môn (manodvāvajjana) là phần của những lộ này thì như lý tác ý (yonisomanasikāra) [= quyết định đó là địa/hỏa/phong hay sắc hay vô thường (anicca) v.v…], kế đến tiến trình tâm lộ đổng lực đại thiện (mahākusala javana vīthi citta) sẽ sanh. Nếu đổng lực đi cùng với trí (ñāṇa) và hỷ (pīti), thì có 34 danh pháp tâm sở hữu tâm (citta – cetasika). 34 danh pháp này sanh chỉ nương vào sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) hay tâm hữu phần giới sáng tỏ. Trong nhóm danh pháp này, trí (ñāṇa) được gồm vào. Quan sát thấy rõ và kinh nghiệm cho tự thân nhiều lần cốt để xem lời dạy đó có chính xác hay không.

Ghi chú: Lưu ý rằng, người tu thiền phải quan sát thấy rõ để có khả năng hiểu trong hàng cảnh xúc (phoṭṭhabbā–rammaṇa), nếu cảnh xúc là khả hỷ (iṭṭha) thì có thọ lạc (sukha vedanā) ở thân thức (kāyaviññāṇa); và nếu cảnh xúc là bất khả hỷ (aniṭṭha) thì có thọ khổ (dukkha vedanā) ở thân thức (kāyaviññāṇa).

Hàng Cảnh Pháp (Dhammārammaṇa) – Nhóm Thiện

Ở hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa), nhóm thiện được chia thành 4 nhóm để người tu thiền (yogi) vcó thể nhớ chúng dễ dàng. Bốn nhóm này là:

(a) Nhóm danh pháp mà lấy 11 sắc thực tính làm cảnh.

(b) Nhóm danh pháp mà lấy 10 sắc phi thực tính làm cảnh.

(c) Nhóm danh pháp mà gồm ngăn trừ (virati)[39], vô lượng (appamaññā), niệm theo ân đức Phật (Buddhānussati) và niệm theo sự chết (maraṇānussati).

(d) Nhóm danh pháp thiền (jhāna).

Trong số 4 nhóm này, việc quan sát danh pháp của những nhóm (a), (b) và (d) đã được trình bày. Việc quan sát danh pháp của nhóm (c) sẽ được đề cập thêm ở phần sau.

- Chánh ngữ (sammā vācā)

Trong số 3 sở hữu ngăn trừ (virati cetasika), chánh ngữ (sammāvācā) là sự tránh xa 4 ác ngữ (vacī duccarita) không liên quan đến cách kiếm sống, nuôi mạng. Khi đã quan sát thấy rõ tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ, quan sát cảnh của việc giữ chánh ngữ (sammāvācā) = đang tránh xa một trong những ác ngữ (vacī duccarita). Ở danh pháp đổng lực đó là 34 danh pháp của nhóm tín (saddhā) – trí (paññā) cộng chánh ngữ (sammāvācā), thành tổng số 35 danh pháp. Quan sát 4 loại, luân phiên trí (ñāṇa) – hỷ (pīti).

- Chánh nghiệp (sammā kammanta)

Khi đã quan sát thấy rõ tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ, quan sát thấy rõ cảnh của sự kiêng cử, tránh xa một trong những thân ác hạnh. Ở danh pháp đổng lực đó là 34 danh pháp của nhóm tín (saddhā) – trí (paññā) cộng chánh nghiệp (sammā kammanta), thành tổng số 35 danh pháp. Quan sát 4 loại, luân phiên trí (ñāṇa) – hỷ (pīti).

- Chánh mạng (sammā ājīva)

Khi đã quan sát thấy rõ tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ, quan sát thấy rõ cảnh của sự kiêng cử, tránh xa một trong những ác ngữ, thân ác hạnh liên quan đến cách kiếm sống, nuôi mạng. Danh pháp đổng lực là 34 của nhóm tín (saddhā) – trí (paññā) cộng chánh mạng (sammā ājīva), thành tổng số 35 danh pháp. Quan sát 4 loại, luân phiên trí (ñāṇa) – hỷ (pīti).

- Bi (karuṇā)

Bi (karuṇā) là mong muốn cứu chúng sanh bị khổ (dukhita). Khi đã quan sát thấy rõ tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ, lấy (một) chúng sanh bị khổ nào mà bạn muốn cứu làm cảnh. Danh pháp đổng lực là 34 của nhóm tín (saddhā) – trí (paññā) cộng bi (karuṇā), thành tổng số 35 danh pháp. Quan sát 4 loại, luân phiên trí (ñāṇa) – hỷ (pīti).

- Tùy hỷ (muditā)

Tùy hỷ (muditā) là sự vui theo sự hạnh phúc (sukhita) của chúng sanh. Khi đã quan sát thấy rõ tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ, lấy (một) chúng sanh hạnh phúc làm cảnh. Trong trường hợp này nếu nó vẫn chưa đạt đến thiền tùy hỷ (muditā jhāna), thì – chỉ là thọ hỷ (somanassa vedanā) sẽ sanh ở đổng lực (javana) –– chỉ quan sát hai loại là dù trí (ñāṇa) có đang đi cùng hay không. 34 + Muditā = 35 danh pháp. Nếu trí (ñāṇa) không đi cùng thì 33 + Muditā = 34.

Theo Anuruddhā Mahā Thera, đối với những người tu thiền mà đã có tu tập pháp tùy hỷ (muditā) cho đến khi đạt thiền tùy hỷ (muditā jhāna) – do sức mạnh của tu tiến thiền (bhāvanā) – đổng lực (javana) có thể đi cùng thọ xả (upekkhā vedanā). Do đó, người tu thiền nào đã tu tiến tùy hỷ (muditā bhāvanā) rồi có thể quan sát 4 loại, luân phiên trí (ñāṇa) – hỷ (pīti).

Na cảnh (tadārammaṇa) & tín (saddhā) – trí (paññā): Lưu ý rằng sau đổng lực (javana) nơi ngăn trừ (virati) và vô lượng (appamaññā) được bao gồm, na cảnh (tadārammaṇa) không thể sanh từ khi cảnh không là một cảnh dục (kāma). Tín (saddhā) trong danh pháp đổng lực (javana) là tín về nghiệp (kamma) và quả của nghiệp. Vì đối với trí (paññā), đó là hiểu về nghiệp (kamma) và quả của nghiệp, tức là thấy biết đúng về tự tính của nghiệp (kammassakatā sammādiṭṭhi).

Niệm nhớ biết theo ân đức Phật (Buddhanussati):

Nếu người tu thiền (yogi) đã tu tập bốn thiền bảo hộ (caturārakkha) rồi, kế đến, vị ấy cũng phải quan sát thấy rõ tiến trình tâm lộ ý môn đổng lực đại thiện (mahākusala manodvārika javana vīthi citta) mà lấy ân đức Phật làm cảnh. Danh pháp đổng lực là 34 của nhóm tín (saddhā) – trí (paññā). Vì tùy niệm ân đức Phật nghiệp xứ (Buddhānussati kammaṭṭhāna) là một cận nghiệp xứ (upacāra kammaṭṭhāna) mà chỉ có thể dẫn đến cận định (upacāra samādhi), đổng lực (javana) xảy ra 7 lần. Na cảnh (tadārammaṇa) có thể hoặc không thể sanh sau đổng lực (javana). Quan sát thấy rõ tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ, lấy ân đức Phật làm cảnh.

Niệm theo sự chết (maraṇānussati):

Vì niệm theo sự chết nghiệp xứ (maraṇānussati kammaṭṭhāna) cũng là một cận nghiệp xứ (upacāra kammaṭṭhāna) mà chỉ có thể dẫn đến cận định (upacāra samādhi), đổng lực (javana) chỉ xảy ra 7 lần. Chỉ có những đổng lực cận định dục giới (kāmāvacara upacāra samādhi javana). Na cảnh (tadārammaṇa) không thể sanh sau đổng lực (javana). Đó là nhóm tín (saddhā) – trí (paññā) 34 danh pháp ở đổng lực (javana). Ở trên đã đề cập nhóm sở hữu ngăn trừ (virati) – vô lượng (appamaññā), niệm theo ân đức Phật (Buddhanussati) và niệm theo sự chết (maraṇānussati) chỉ là nhóm đổng lực thiện dục giới (kāma javana kusala) nơi đổng lực xảy ra 7 lần; chúng hình thành hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa) nhóm (c).

Xem bảng liệt kê: Nhóm (c) Hàng Cảnh Pháp (Dammārammaṇa) – Chỉ Nhóm Thiện (ở đầu sách).

Lưu ý: Nếu người tu thiền (yogi) nào có khả năng tu tập thiền niệm theo sự chết nghiệp xứ (maraṇānussati kammaṭṭhāna) muốn quan sát nhóm danh pháp niệm theo sự chết (maraṇānussati) thì quan sát tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ lấy sự chết của tự thân = hình dáng của chúng sanh chết làm cảnh.

Đến mức này nó đủ cho việc quan sát về nhóm thiện ở danh nghiệp xứ (nāma kammaṭṭhāna). Nếu bạn là người tu thiền đã có tu tập những nghiệp xứ (kammaṭṭhāna) khác rồi như 10 biến xứ (kasiṇa), 8 thiền chứng (samāpatti) thì danh pháp của những thiền chứng (jhāna samāpatti) này cũng phải được quan sát thấy rõ thêm. Vì những thiền vô sắc (arūpa jhāna) cao hơn là thiền (jhāna) chỉ có 2 chi thiền (jhānaṅga) đó là xả (upekkhā) và định (ekaggatā). Vì chúng không đi cùng tầm (vitakka), tứ (vicāra) và hỷ (pīti), chỉ có 31 danh pháp trong danh pháp thiền của mỗi thiền vô sắc (arūpa jhāna). Quan sát thấy rõ những chi danh thiền vô sắc (arūpa jhāna) như bạn đã làm đối với thiền sắc giới (rūpāvacara jhāna). Phương pháp quan sát nhóm danh pháp bất thiện là phần của đổng lực bất thiện lấy 28 thứ sắc pháp làm cảnh sẽ được đề cập thêm bên dưới.


Sự Sinh Khởi Của 10 Triền (Saṃyojana)

Sự sinh khởi của 10 triền (saṃyojana) trong việc lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) [trong 28 thứ sắc pháp] làm cảnh được đề cập trong chú giải Mūlapaṇṇāsa thuộc về Mahā satipaṭṭhāna sutta, phần tùy niệm pháp (dhammā-nupassanā). Nếu bậc tu tiến hiểu sự sanh của 10 pháp triền (saṃyojana) trong việc lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh, thì vị ấy cũng có thể hiểu và thiền hướng về sự sanh của 10 pháp triền (saṃyojana) liên quan đến 27 thứ sắc còn lại theo cùng cách. Cách sanh của 10 pháp triền (saṃyojana) là:

(1) Dục ái triền (kāmarāgasaṃyojana) sanh trong tiến trình liên tiếp của người đang vô cùng thích thú cảnh sắc tốt đẹp hay thích ý (subha).

(2) Như cảnh sắc (rūpārammaṇa) có thể dễ dàng đạt được trong cuộc sống sung túc. Nếu có một nguyện vọng cho một cuộc sống sung túc thì hữu ái triền (bhavarāgasaṃyojana) sinh khởi.

(3) Nghĩ rằng cảnh sắc (rūpārammaṇa) này có thể được tồn tại, đạt được bằng cách tu tập giới cấm (sīlabbata) là tu tập sai như hạnh con bò và hạnh con chó, giới cấm thủ triền (sīlabbataparāmāsasaṃyojana) sanh ở người đang quan sát = tập luyện những hạnh giới cấm (sīlabbata).

Lưu ý: Ba loại triền (saṃyojana) này là danh pháp mà là phần chung của nhóm tham (lobha) – tà kiến (diṭṭhi). Dục ái triền (kāmarāgasaṃyojana) và hữu ái triền (bhavarāga saṃyojana) có thể tương ưng kiến (diṭṭhi) nói chung. Đôi khi chúng có thể tương ưng ngã mạn (māna). Giới cấm thủ triền (sīlabbataparāmāsa saṃyojana) chỉ có thể tương ưng kiến (diṭṭhi). Lại nữa, nếu người bị dính mắc vào cảnh sắc (rūpārammaṇa) như thường (nicca), lạc (sukha), ngã (atta) thì tham (lobha) – tà kiến (diṭṭhi) có thể sanh. Biết sai như thường (nicca), lạc (sukha), ngã (atta) là si (moha). Biết sai = tin sai rằng đó là thường (nicca), lạc (sukha), ngã (atta) là tà kiến (diṭṭhi). Có 20 hay 19 hay 22 hay 21 danh pháp ở đổng lực (javana).

(4) Nếu người đang kiêu ngạo, kiêu căng, kiêu hãnh, tự đắc về bản thân như chỉ có tôi có thể quan sát cảnh sắc (rūpārammaṇa) [của bọn sắc (rūpa kalāpa)] đó, thì ngã mạn triền (mānasaṃyojana) sinh khởi. Nhóm tham (lobha) – ngã mạn (māna) đổng lực bất thiện sinh khởi. Có 20 hay 19 hay 22 hay 21 danh pháp ở đổng lực (javana).

(5) Nếu người không được hài lòng hay đang giận với cảnh sắc (rūpārammaṇa) bất khả hỷ (aniṭṭha), thì khuể phẫn triền (paṭighasaṃyojana) sinh khởi. (Đó là danh pháp của nhóm sân (dosa). Có 18 hay 20 danh pháp ở đổng lực.

(6) Nếu người cân nhắc “trừ ra chính tôi, đó là tốt nếu những người khác không tìm ra cảnh sắc (rūpārammaṇa) này”, thì tật đố triền (issāsaṃyojana) sinh khởi trong tiến trình liên tiếp của người tật đố, đố kỵ. [Đó là danh pháp của nhóm sân (dosa) – tật đố (issā)]. Có 19 hay 21 danh pháp ở đổng lực (javana).

(7) Do làm theo một cách mà người khác không nắm bắt để dự phần cảnh sắc (rūpārammaṇa) mà vị ấy đã đạt được, lận sắt triền (macchariyasaṃyojana) sinh khởi trong triến trình liên tiếp của người mà keo kiệt, bủn xỉn đó với người khác. [Đó là danh pháp của nhóm sân (dosa) – lận (macchariya)]. Có 19 hay 21 danh pháp ở đổng lực (javana).

(8a) Khi hối hận trong việc lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh = đã hoàn thành về một hành vi sai trái (ác hạnh) liên quan đến cảnh sắc (rūpārammaṇa) (như vết nhơ làm biến đổi màu áo của người khác do mực); và khi hối hận trong việc lấy cảnh không hoàn thành thiện hạnh (như không vui về việc đã dâng hoa đến đức Phật khi màu của hoa vẫn còn đẹp), hối (kukkucca) sinh khởi. [Đó là danh pháp của nhóm sân (dosa) – hối (kukkucca)]. Có 19 hay 21 danh pháp ở đổng lực (javana).

(8b) Lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh, nếu tâm đi lang thang thì đó là điệu cử (uddhacca). [Đó là danh pháp của nhóm điệu cử (uddhacca)]. Có 16 danh pháp ở đổng lực (javana).

(9) Hoài nghi triền (vicikicchāsaṃyojana) sinh khởi trong tiến trình của người có nghi về cảnh sắc (rūpārammaṇa) như dù đó là một chúng sanh (satta) hay một linh hồn (atta) hay một tài sản của một chúng sinh hay một tài sản của một linh hồn (atta) = màu của linh hồn. [Đó là danh pháp của nhóm Hoài nghi (vicikicchā)]. Có 16 danh pháp ở đổng lực (javana).

(10) Sabbe heva sahajāta aññāṇavasena avijjāsaññojanaṃ uppajjati – Mỗi khi những pháp triền (saṃyojana) trên xảy ra, vô minh triền (avijjāsaṃyojana) = sự biết sai hiện diện đi cùng với chúng. (Chú giải Majjhima Nikāya – quyển 1 – trang 292).

Những pháp triền (saṃyojana) trên không sinh khởi riêng một mình. Chúng chỉ sinh khởi theo nhóm đi cùng bằng cách phối hợp với tâm – sở hữu tâm (citta – cetasika). Những nhóm danh pháp này sanh theo luật cố nhiên của định luật về tâm (citta niyāma) gọi là lộ (vīthi). Cho nên, trong việc quan sát những danh pháp này, người tu thiền (yogi) phải phá vỡ khối (ghaṇa) danh pháp để đạt tuệ về thực tính siêu lý. Như thế, trước tiên những nhóm này sẽ được đề cập.

* Nhóm Danh pháp Tham – Tà kiến (Lobha – Diṭṭhi) – 4 nhóm

(1) Citta (tâm) - 01

     Aññasamāna cetasika (sở hữu tợ tha) - 13

     Akusala sādhāraṇa cetasika (sh b.thiện biến hành) - 04

     Lobha + diṭṭhi (tham + tà kiến) - 02

     Tổng số = 20

     (Lưu ý: Akusala sādhāraṇa cetasika (sở hữu bất thiện biến hành) câu hành với với tất cả tâm bất thiện (akusala). Đây là bốn sở hữu tâm (cetasika): Sở hữu si (moha cetasika), vô tàm (ahirika), vô úy (anottappa) và điệu cử (uddhacca). Trong nhóm này, thọ là thọ hỷ (somanassa vedanā).

(2) Nếu có thọ xả (upekkhā vedanā), thì hỷ (pīti) không được bao gồm: 20 trừ hỷ (pīti) = 19

(3) Nếu đó là hữu dẫn (sasaṅkhārika) và với thọ hỷ (somanassa vedanā) thì: 20 + hôn+thùy (thīna+middha) = 22

(4) Nếu đó là hữu dẫn (sasaṅkhārika) và với thọ xả (upekkhā vedanā) thì: (19 + thīna + middha) = 21

Ở đây, cần (vīriya), đặc biệt là sự cố gắng dẫn đến sự sinh khởi của tham – tà kiến (lobha–diṭṭhi). Nói cách khác, cần (vīriya) là sự cố gắng làm xảy ra sự sanh của ái (rāga) và dục (chanda) là mong muốn về phía sự sanh của ái (rāga). Bậc tu tiến có thể hiểu ý nghĩa của các sở hữu tâm (cetasika) còn lại.

* Nhóm Danh pháp Tham – Ngã mạn (Lobha – Māna) – 4 nhóm

Trong nhóm này thì tương tự với nhóm tham–tà kiến (lobha–diṭṭhi) mà chỉ thay tà kiến (diṭṭhi) bằng ngã mạn (māna). Có 20 hay 19 hay 21 danh pháp. Tuy nhiên, vì ngã mạn (māna) là một kadāci cetasika (= sở hữu tâm mà chỉ thỉnh thoảng sanh), đôi khi không tính đến ngã mạn (māna). Nếu không có ngã mạn (māna) (và cũng không có tà kiến (diṭṭhi) thì có 19 hay 18 hay 21 hay 20 danh pháp. Quan sát thấy biết rõ 4 loại, với 4 loại tham – tà kiến (lobha–diṭṭhi) và bốn loại tham – ngã mạn (lobha–māna), có một tổng số 8 thứ tâm căn tham (lobha mūla citta).

* Nhóm Danh pháp Sân (Dosa) – 2 nhóm

(1) Citta (tâm) - 01

     Aññasamāna cetasika (sở hữu tợ tha), không có hỷ (pīti) - 12

     Akusala sādhāraṇa cetasika (sh bất thiện biến hành) - 04

     Dosa cetasika (sở hữu sân) - 01

     Tổng số = 18

(2) Nếu đó là hữu dẫn (sasaṅkhārika) thì cộng

     hôn+thùy (thīna+middha) (18+thīna+middha) = 20

 

* Nhóm Danh pháp Sân – Tật đố (Dosa – Issā) – 2 nhóm

(1) Nhóm tâm–sh tâm sân (dosa citta–cetasika) trên - 18

     Sở hữu tật đố (issā) - 01

     Tổng số = 19

(2) Nếu đó là hữu dẫn (sasaṅkhārika):

     (19+hôn+thùy (thīna+middha)) = 21

 

* Nhóm Danh pháp Sân – Lận (Dosa–Macchariya) – 2 nhóm

(1) Nhóm tâm–sh tâm sân (dosa citta–cetasika) trên - 18

     Sở hữu lận sắt (macchariya) - 01

     Tổng số = 19

(2) Nếu đó là hữu dẫn (sasaṅkhārika):

     (19 + hôn+thùy (thīna+middha)) = 21

 

* Nhóm Danh pháp Sân – Hối (Dosa – Kukkucca) – 2 nhóm

(1) Nhóm tâm – sh tâm sân (dosa citta–cetasika) trên - 18

     Sở hữu hối hận (kukkucca) - 01

     Tổng số =  19

(2) Nếu đó là hữu dẫn (sasaṅkhārika):

     (19 + hôn+thùy (thīna+middha)) = 21

Lấy ác hạnh (duccarita) đã hoàn thành làm cảnh, quan sát 2 loại vô dẫn (asaṅkhārika) và hữu dẫn (sasaṅkhārika) này. Lấy thiện hạnh (sucarita) mà người không làm để làm cảnh, quan sát 2 loại vô dẫn (asaṅkhārika) và hữu dẫn (sasaṅkhārika) này.

 

* Nhóm Danh pháp Si – Điệu cử (Moha – Uddhacca) – 1 nhóm

(1) Citta – tâm - 01

     Sabbacitta sādhāraṇa cetasika (sh biến hành tất cả tâm) - 07

     Tầm, tứ, thắng giải và cần (vitakka, vicāra, adhimokkha, vīriya) (không gồm hỷ–pīti và dục–chanda) - 04

     Akusala sādhāraṇa cetasika (sh bất thiện biến hành) - 04

     Tổng số = 16

 

* Nhóm Danh pháp Si – Hoài nghi (Moha – Vicikicchā) – 1 nhóm

(1) Citta – tâm - 01

     Sabbacitta sādhāraṇa cetasika (sh biến hành tất cả tâm) - 07

     Tầm, tứ và cần (vitakka, vicāra, vīriya(không gồm thắng giải (adhimokkha), hỷ (pīti) và dục (chanda)) - 03

     Akusala sādhāraṇa cetasika (sh bất thiện biến hành) - 04

     Tổng số = 16

Điều ấy được dạy trong Vô tỷ pháp Tập yếu (Abhidhammattha saṅgaha) rằng tất cả 29 loại đổng lực dục giới (kāma javana) có thể sinh khởi trong lộ ngũ môn (pañcadvāra vīthi) (như lộ nhãn môn – cakkhudvāra vīthi) và lộ ý môn (manodvāra vīthi). 12 thứ đổng lực bất thiện (akusala javana) cũng được bao gồm trong 29 thứ đổng lực này. Chính đức Phật đã dạy trong phần tùy quán tâm (cittānupassanā) của Mahā Satipaṭṭhāna Sutta thiền quán về tâm có tham (sarāga citta), là tâm sanh cùng với tham (rāga); tâm có sân (sadosa citta), là tâm sanh cùng với sân (dosa); về tâm có si (samoha), là tâm sanh cùng với si (moha). Cho nên, lúc bắt đầu thiền, trước tiên người tu thiền phải quan sát danh pháp mà lấy mỗi sắc trong 28 thứ sắc làm cảnh. Tất cả 28 thứ sắc pháp phải được quan sát.

Trong việc quan sát về danh pháp bất thiện (akusala) của các nhóm tương ứng, trong khi lấy một trong các sắc siêu lý làm cảnh, một số người tu thiền có thể nhận thấy một số nhóm khó được quan sát. Nếu điều đó xảy ra, bậc tu tiến có thể quan sát bắt đầu với nhóm danh pháp bất thiện (akusala) mà lấy khối chế định (paññatti) như vàng, bạc và y phục làm cảnh, để cho có thể hiểu nó.


Cách Quan Sát, Ngắn Gọn

(1) Quan sát tâm hữu phần (bhavaṅga) giới sáng tỏ.

(2) Lấy vàng làm cảnh (chính vàng của vị ấy mà vị ấy thích).

(3) Khi cảnh (ārammaṇa) vàng đó dội, chạm hay xuất hiện ở tâm hữu phần (bhavaṅga) giới sáng tỏ, tiến trình danh pháp đổng lực lộ ý môn (manodvārika javana vīthi) mà lấy khối vàng chế định làm cảnh sẽ sanh. Quan sát khai ý môn (manodvārāvajjana) trong tiến trình lộ ấy khai mở và phân định đó là vàng. Vì đó là phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra), nhóm đổng lực bất thiện tham tà kiến (lobha–diṭṭhi akusala javana) sẽ sanh.

Trong nhóm đổng lực bất thiện tham tà kiến (lobha – diṭṭhi akusala javana) đó, biết sai về vàng là si (moha). Tin sai, thấy sai về vàng là tà kiến (diṭṭhi) = một loại quan điểm về ngã danh xưng thế gian (loka samaññā atta). Các sở hữu tâm (cetasika) còn lại có thể được hiểu. Tương tự, lựa chọn hay quyết định = chú ý về vàng đó là thường (nicca), lạc (sukha), ngã (atta) và tịnh (subha). Tiến trình tâm lộ đổng lực bất thiện (akusala javana vīthicitta) nhóm tham – tà kiến (lobha – diṭṭhi) sẽ sanh. Trong nhóm danh pháp đó, biết đúng theo thường (nicca), lạc (sukha), ngã (atta) và tịnh (subha) là si (moha). Tin sai, thấy sai theo thường (nicca), lạc (sukha), ngã (atta) và tịnh (subha) là tà kiến (diṭṭhi). Thiền tương tự về y phục, v.v… Để có khả năng hiểu sự sanh của hỷ (pīti) về y phục mới và sự không sanh của hỷ (pīti) về y phục cũ.

Như đối với nhóm tham – ngã mạn (lobha – māna), lấy một đối tượng làm cảnh mà người tự cao so sánh với người khác như so sánh y phục, hoa tai kim cương. Nếu hiểu các nhóm danh pháp của tham – tà kiến (lobha – diṭṭhi) và các nhóm tham – ngã mạn (lobha – māna) mà lấy chế định làm cảnh, quan sát thêm nữa lấy sắc siêu lý (paramattha) làm cảnh.

Để thiền về nhóm sân (dosa), lấy một người không thích làm cảnh. Để thiền về nhóm sân–tật đố (dosa–issā), lấy tài sản của người khác tốt hơn của tự thân làm cảnh. Để thiền về nhóm sân – lận sắt (dosa – macchariya), lấy những vật sở hữu của chính tự thân mà người không thể chịu mang chia sẽ với người khác làm cảnh. Để thiền về nhóm sân–hối hận (dosa – kukkucca), lấy một ác hạnh (duccarita) đã làm rồi (ví dụ giết một chúng sanh có sự sống) hay một thiện hạnh không được làm (ví dụ không hoàn thành về việc dâng cúng, không hoàn thành về việc thọ giới) làm cảnh. Như hối hận (kukkucca) là sự ăn năn về một ác hạnh đã làm, cũng thế, thiền bằng một cảnh là một ác hạnh đã làm. Vì đó cũng là ăn năn về việc đã làm một thiện hạnh, cũng thế thiền bằng một cảnh là một thiện hạnh mà người đã không làm.

Để thiền về nhóm điệu cử (uddhacca), trước tiên lấy tâm lơ đểnh chế định (paññatti) thông thường, không có tham – sân (lobha – dosa) làm cảnh. Để thiền về nhóm hoài nghi (vicikicchā), lấy một cảnh mà có thể gây ra hoài nghi như: “Tôi từng là một chúng sanh nhân loại ở kiếp sống quá khứ có thật hay không?” làm cảnh.

Trong thiền bằng cách lấy pháp chế định làm cảnh, tiếp theo những đổng lực bất thiện (akusala javana) ấy, na cảnh (tadārammaṇa) không thể sanh. Nếu người có khả năng quan sát danh pháp bất thiện (akusala), quan sát thêm những danh pháp bất thiện mà lấy mỗi sắc siêu lý (paramattha) làm cảnh. Vì trong việc quan sát các nhóm thiện nơi danh pháp hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa) được quan sát trước, trong việc quan sát nhóm bất thiện cách quan sát bắt đầu bằng hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa) sẽ được đề cập thêm.

Xem bảng liệt kê: Hàng cảnh pháp (dammārammaṇa) – Lộ ý môn (manodvāra vīthi) – Nhóm bất thiện (ở đầu sách)


Phương Pháp Quan Sát

Nhóm Tham – Tà kiến (Lobha – Diṭṭhi)

(1) Quan sát tâm hữu phần giới sáng tỏ.

(2) Lấy nhãn giới thanh triệt làm cảnh (đã phân tích bọn nhãn mười pháp – cakkhu dasaka kalāpa).

(3) Khi nhãn giới thanh triệt dội, chạm hay xuất hiện ở tâm hữu phần giới sáng tỏ, tiến trình tâm lộ đổng lực ý môn (manodvārika javana vīthi citta), lấy nhãn giới thanh triệt làm cảnh sẽ sanh. Phân định về nhãn giới thanh triệt đó là đẹp (subha) bằng khai ý môn (manodvārā–vajjana) của tiến trình tâm lộ đó. Nếu nhãn giới thanh triệt là hài lòng (iṭṭha)[40] và là phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra), danh pháp nhóm tham – tà kiến (lobha – diṭṭhi) mà đang mến và thích thú đó là đẹp sẽ sanh ở đổng lực (javana). Tác ý sai làm nhân cận. [Lưu ý rằng nó tương tự khi hướng tâm, phân định và tác ý đến nhãn giới thanh triệt đó là thường (nicca), lạc (sukha), hay ngã (atta)]. Trong 8 thứ tâm căn tham (lobha mūla citta), có 4 loại tương ưng tà kiến (diṭṭhigatasampayutta). Nếu câu hành bởi thọ hỷ (somanassa vedanā) thì bao gồm hỷ (pīti). Nếu câu hành bởi thọ xả (upekkhā vedanā) thì không bao gồm hỷ (pīti). Nếu đó là hữu dẫn (sasaṅkhārika) thì hôn trầm (thīna) và thùy miên (middha) được bao gồm. Nếu đó là vô dẫn (asaṇkhārika) thì hôn trầm (thīna) và thùy miên (middha) không được bao gồm. Hữu dẫn là trợ dẫn bởi tự thân hay bởi người khác gây ra tham (libha), sân (dosa), v.v… Số lượng tâm – sở hữu tâm (citta – cetasika) sinh khởi ở mỗi sát-na tâm của tiến trình tâm lộ (vīthicitta) được trình bày trong bảng liệt kê.

TADĀRAMMAṆA – Na Cảnh: Nếu hỷ (pīti) được gồm ở đổng lực (javana), thì – vì hỷ (pīti) cũng được gồm trong na cảnh (tadārammaṇa) – thọ hỷ (somanassa vedanā) xuất hiện (ở na cảnh–tadārammaṇa). Nếu hỷ (pīti) không được gồm ở đổng lực (javana), đang câu hành bởi thọ xả (upekkhā vedanā) ở đổng lực (javana), thì – vì hỷ (pīti) cũng không gồm ở na cảnh (tadārammaṇa) –– thọ xả (upekkhā vedanā) xuất hiện (ở na cảnh – tadārammaṇa). Lưu ý rằng, dù thọ (vedanā) ở na cảnh (tadārammaṇa) thông thường giống với thọ ở đổng lực, khi có thọ ưu (domanassa vedanā) ở đổng lực (javana) – thì thọ ưu (domanassa vedanā) không thể xảy ra ở na cảnh (tadārammaṇa) – chỉ thọ xả (upekkhā vedanā) sanh ở na cảnh (tadārammaṇa). Như đưa vào na cảnh (tadārammaṇa) của bảng trên. Na cảnh đại quả (mahāvipāka tadārammaṇa) có thể sanh cho phù hợp sau đổng lực bất thiện (akusala javana). Theo sau sự sanh của đổng lực bất thiện (akusala javana) do phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra) về cảnh vô cùng thích thú, rất khả hỷ (ati iṭṭhārammaṇa) như đức Phật Buddha, na cảnh đại quả (mahāvipāka tadārammaṇa) có thể sanh cho phù hợp. Trong bảng kê của tập sách này, chỉ na cảnh quả vô nhân (ahetukavipāka tadārammaṇa) theo sau đổng lực bất thiện được xuất hiện. Nếu na cảnh đại quả (mahāvipāka tadārammaṇa) sanh, điều có thể xảy ra mà người tu thiền (yogi) có thể hiểu nó trong lúc thiền. Ở đây, với những ai mà tuệ quán vẫn còn yếu 20 danh pháp của nhóm tham–tà kiến (lobha–diṭṭhi) mà lấy nhãn giới thanh triệt làm cảnh được xuất hiện bên dưới:

20 Danh Pháp Của Nhóm Tham – Tà Kiến (Lobha–Diṭṭhi)

(1) Tâm –

(20) Tà kiến (diṭṭhi)

[Lưu ý: điều đó tương tự đối với việc cho đó là thường (nicca), lạc (sukha), ngã (atta). Như đối với thọ (vedanā), đó là thọ hỷ (somanassa vedanā) nếu hỷ (pīti) được gồm vào. Nếu hỷ (pīti) không được gồm vào thì đó là thọ xả (upekkhā vedanā). Nếu đó là hữu dẫn (sasaṅkhārika) thì hôn trầm + thùy miên (thina + middha) được gồm vào. Nếu là vô dẫn (asaṅkhārika) thì hôn trầm + thùy miên (thina + middha) không được gồm vào. Quan sát 4 loại.]

VĪRIYA & CHANDA (CẦN & DỤC):

– Trong nhóm sân (dosa), cần (vīriya) nhất là sự cố gắng gây ra sân và dục là sự muốn cho sự sanh của sân.

– Trong nhóm sân – tật đố (dosa – issā), cần (vīriya) là sự cố gắng để sanh sân – tật đố (dosa – issā) và dục (chanda) là sự muốn cho sự sanh của sân – tật đố (dosa – issā).

– Trong nhóm sân – lận sắt (dosa – macchariya), cần (vīriya) là sự cố gắng để sanh sân – lận sắt (dosa – macchariya) và dục (chanda) là sự muốn cho sự sanh của sân – lận sắt (dosa – macchariya).

– Trong nhóm sân – hối hận (dosa – kukkucca) cần (vīriya) là sự cố gắng để sanh sân – hối hận (dosa – kukkucca) và dục (chanda) là sự muốn cho sự sanh của sân – hối hận (dosa – kukkucca).

MOHA (SI): Si (moha) là biết sai về cảnh (như nhãn giới thanh triệt) là thường (nicca), lạc (sukha), ngã (atta), tịnh (subha); đó là biết sai như nhãn giới thanh triệt của anh ấy, nhãn giới thanh triệt của tôi v.v…

AHIRIKA & ANOTTAPPA (VÔ TÀM & VÔ ÚY): đó là không biết hổ thẹn và không biết ghê sợ về sự sanh của những trạng thái bất thiện như tham – tà kiến (lobha – diṭṭhi), tham – ngã mạn (lobha – māna), sân (dosa), sân – tật đố (dosa – issā), sân – lận sắt (dosa – macchariya), sân – hối hận (dosa – kukkucca), si – điệu cử (moha – uddhacca), hoài nghi (vicikicchā). Trong lúc lấy danh pháp của việc phạm vào ác hạnh làm cảnh, vô tàm và vô úy (ahirika anottappa) là không hổ thẹn và không ghê sợ về ác hạnh trong lúc vi phạm.

Quan sát danh pháp nhóm bất thiện mà lấy phần còn lại của hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa), tức là 10 sắc thực tính và 10 sắc phi thực tính làm cảnh dựa vào phương pháp quán nhãn giới thanh triệt.


Phương Pháp Quan Sát Hàng Cảnh Sắc (Rūpārammaṇa)

Nhóm Bất Thiện

Mười pháp triền (saṃyojana) sanh lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh là đã đề cập ở trên rồi. Vào lúc mười triền đó sinh khởi, quan sát danh pháp tâm – sở hữu tâm lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi citta – cetasika) ở những đổng lực bất thiện (akusala javana) được gồm vào, lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh. Tương tự, đó là thiền về 28 sắc pháp với cùng phương pháp. Quan sát về hàng cảnh sắc (rūpārammaṇa) danh pháp nhóm bất thiện với nhóm tham – tà kiến (lobha – diṭṭhi) là một ví dụ được xuất hiện bên dưới:

(1) Quan sát nhãn giới thanh triệt và tâm hữu phần (bhavaṅga) giới sáng tỏ cùng nhau.

(2) Lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) = của bọn sắc (rūpa kalāpa) mà khả hỷ, thích thú (iṭṭha) = khao khát, thèm muốn làm cảnh.

(3) Khi cảnh sắc (rūpārammaṇa) = màu đó dội vào nhãn giới thanh triệt và hữu phần (bhavaṅga) cùng lúc, lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi) và lộ ý môn (manodvāra vīthi) mà lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh sẽ sanh. Nếu đoán định (voṭṭhappana) và khai ý môn (manodvārāvajjana) là phần của tâm lộ đó hướng và phân định cảnh sắc (rūpārammaṇa) màu là thường (nicca) hay lạc (sukha) hay ngã (atta) hay tịnh (subha), thì – vì đó là phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra) – tiến trình lộ (vīthi) nơi các đổng lực bất thiện được gồm với tham – tà kiến (lobha – diṭṭhi) là nổi bật sẽ sanh. Trong 8 thứ tâm căn tham (lobha mūla citta), có 4 thứ tâm tương ưng kiến (diṭṭhigatasampayutta citta). Nếu có thọ hỷ (somanassa vedanā) thì hỷ (pīti) được gồm vào. Nếu có thọ xả (upekkhā vedanā) thì hỷ (pīti) không được gồm vào. Nếu là hữu dẫn thì hôn+thùy (thina+middha) được gồm vào. Nếu là vô dẫn thì hôn+thùy (thina+middha) không được gồm vào.

Số lượng danh pháp tâm – sở hữu tâm (citta – cetasika) ở mỗi sát-na tâm trong tiến trình tâm lộ được xuất hiện trong bảng liệt kê. Nếu hỷ (pīti) được bao gồm và có thọ hỷ (somanassa vedanā) ở đổng lực (javana) thì hỷ (pīti) được bao gồm trong thẩm tấn (santīraṇa) và cả na cảnh (tadārammaṇa) và chỉ thọ hỷ (somanassa vedanā) được xuất hiện. Nếu có thọ xả (upekkhā vedanā) và hỷ (pīti) được bao gồm trong đổng lực (javana) thì có thọ xả (upekkhā vedanā) ở thẩm tấn (santīraṇa) và cả na cảnh (tadārammaṇa) mà không có hỷ (pīti).

Mặc dù thông thường thọ (vedanā) thì giống nhau đối với đổng lực (javana) và na cảnh (tadārammaṇa) – vì nó không thể làm cho sanh ưu (domanassa) ở na cảnh – nếu có thọ ưu (domanassa vedanā) ở đổng lực (javana), lưu ý rằng chỉ có thọ xả (upekkhā vedanā) [chỉ tâm thẩm tấn xả (upekkhā santīraṇa citta)] ở na cảnh (tadārammaṇa).

Số lượng danh pháp ở riêng từng sát-na tâm như khai / hướng ngũ môn (pañcadvārāvajjana), nhãn thức (cakkhuviññāṇa), tiếp thâu (sampaṭicchana), thẩm tấn (santīraṇa) và đoán định (voṭṭhapana) thì tương tự với số lượng danh pháp của nhóm thiện. Chỉ số lượng danh pháp ở đổng lực (javana) không giống giữa nhóm thiện và nhóm bất thiện.

Vì ở cột na cảnh (tadārammaṇa) của bảng đã nêu trên, theo sau các đổng lực bất thiện (akusala javana), na cảnh đại quả (mahāvipāka tadārammaṇa) có thể sanh cho phù hợp.

Trong bảng kê, theo sau đổng lực bất thiện (ahetuka javana), chỉ na cảnh quả vô nhân (ahetuka vipāka tadārammaṇa) được nêu ra. Nếu đại quả sanh, nó được cho rằng người tu thiền (yogi) cũng sẽ hiểu, trong khi thiền. Thiền về nhóm bất thiện (akusala) còn lại là trong nhóm tham – tà kiến (lobha – diṭṭhi), tùy theo sự sanh của 10 pháp triền (saṃyojana).

BẢNG: HÀNG CẢNH SẮC LỘ ĐỔNG LỰC BẤT THIỆN (RŪPĀRAMMAṆA AKUSALA JAVANA VĪTHI)

Hàng Cảnh Thinh (Saddārammaṇa) – Cảnh Khí (Gandhārammaṇa) – Cảnh Vị (Rasārammaṇa) – Cảnh Xúc (Phoṭṭhabbārammaṇa).

Vì trong phương pháp, kỹ thuật quan sát các nhóm danh pháp thiện và bất thiện mà lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) thuộc bọn sắc (rūpa kalāpa) mà có thể là khả hỷ (iṭṭha) hay bất khả hỷ (aniṭṭha) làm cảnh bởi thấy biết rõ nhãn giới thanh triệt và tâm hữu phần giới sáng tỏ trong hàng cảnh sắc (rūpārammaṇa), tương tự trong:

Hàng cảnh thinh (saddārammaṇa): đã thấy biết rõ nhãn giới thanh triệt và tâm hữu phần giới sáng tỏ cùng nhau, lấy một cảnh thinh (saddārammaṇa) mà có thể là khả hỷ hay bất khả hỷ và tùy theo đó là như lý tác ý (yoniso manasikāra) hay phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra), thì lộ nhĩ môn (sotadvāra vīthi) và lộ ý môn (manodvāra vīthi) mà bao gồm đổng lực thiện (kusala javana) hay đổng lực bất thiện (akusala javana) sẽ sanh.

Hàng cảnh khí (gandhārammaṇa): đã thấy biết rõ tỷ giới thanh triệt và tâm hữu phần giới sáng tỏ cùng nhau, lấy một cảnh khí (gandhārammaṇa) của bọn sắc (rūpa kalāpa) mà có thể là khả hỷ hay bất khả hỷ làm cảnh.

Hàng cảnh vị (rasārammaṇa): đã thấy biết rõ thiệt giới thanh triệt và tâm hữu phần giới sáng tỏ cùng nhau, lấy một cảnh vị (rasārammaṇa) của bọn sắc (rūpa kalāpa) có thể là khả hỷ hay bất khả hỷ làm cảnh.

Hàng cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa): đã thấy biết rõ thân giới thanh triệt và tâm hữu phần giới sáng tỏ cùng nhau, lấy một cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa) của bọn sắc (rūpa kalāpa) có thể là khả hỷ hay bất khả hỷ làm cảnh. Trong trường hợp này, quan sát các nhóm thiện và bất thiện lấy địa giới làm cảnh; rồi các nhóm thiện và bất thiện lấy hỏa giới làm cảnh; và rồi các nhóm thiện và bất thiện lấy phong giới làm cảnh. Đó là quan sát 3 lần bằng cách chia 3 loại cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa). Việc quan sát các danh pháp mà lấy sắc pháp của hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa) làm cảnh đã được trình bày ở trên.

Phương pháp, kỹ thuật quan sát danh pháp đã đề cập về phạm vi này là phương pháp quan sát vắn tắt danh pháp lấy sắc pháp làm cảnh. Cách quan sát chi tiết là, ví dụ, quan sát mỗi danh pháp (nāma) kỹ lưỡng mà lấy địa giới của mỗi bọn sắc (rūpa kalāpa) ở sáu xứ, 42 phần (koṭṭhāsa) làm cảnh. Đó là quan sát tương tự ở sắc pháp còn lại của 6 xứ, 42 phần (koṭṭhāsa).

_____()_____

*(Dứt file 1)

Bản: Sáu hàng (chuỗi) tóm tắt.

Bản: Nhóm (c) hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa) – chỉ nhóm thiện.

Bản: Nhóm (d) hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa) – danh pháp thiền.

[CẢNH CÁO: Nếu chỉ quan sát các nhóm bất thiện của 6 hàng (chuỗi?) liên tiếp, ánh sáng có thể trở nên mờ. Cho nên, quan sát cả các nhóm thiện và các nhóm bất thiện cùng nhau trong một hàng ở mỗi sắc pháp.]


Thấy Biết Rõ Danh Pháp (Nāma)

So sabbepi te arūpadhamme namana lakkhaṇena ekato katvā etaṃ nāmanti passati (Vism, q.2, trang 223 phiên bản Burmese) – theo hướng dẫn của chú giải trên, danh pháp phải được quan sát tất cả. Quan sát danh pháp theo xứ môn (āyatana dvāra) như đã trình bày trên, trước tiên, từng pháp một như tâm (citta), xúc (phassa), thọ (vedanā) …, tăng dần dần. Khi bậc tu tiến có khả năng quan sát danh pháp ở mỗi sát-na tâm theo các bản đã trình bày trên, được rõ ràng cùng lúc để thấy biết rõ tuệ, rồi lấy làm cảnh trạng thái của danh pháp thủ hướng về cảnh mà bậc tu tiến đang thiền theo như cảnh sắc (rūpārammaṇa), quan sát chúng, nhóm là:

(1) “Đây là danh pháp”

(2) Hoặc “danh pháp, danh pháp…”

Tuy nhiên, không quan sát như vậy nếu bậc tu tiến vẫn chưa có khả năng quan sát sự sanh cùng lúc của tất cả danh pháp liên quan ở mỗi sát-na tâm bằng tuệ. Đó là quan sát tất cả danh pháp ấy như vậy chỉ khi bậc tu tiến có thể quan sát nó (tức là sự sanh cùng lúc của tất cả danh pháp ở mỗi sát-na tâm bằng tuệ).


Định Rõ[41] Sắc Pháp Và Danh Pháp

Tato namanalakkhaṇaṃ nāmaṃ, ruppanalakkhaṇaṃ rupanti saṇkhepato nāmarūpaṃ vavatthapeti (Vism., q.2, trang 222, phiên bản Burmese) … Iti idañca rūpaṃ, idaṃ vuccati nāmarūpanti saṅkhepato nāmarūpaṃ vavatthapeti (ibid., trang 225) theo hướng dẫn của chú giải trên, người tu thiền phải cố gắng quan sát thêm sắc pháp + danh pháp = định rõ sắc pháp + danh pháp = định rõ. Như danh pháp đã được quan sát theo xứ môn (āyatana dvāra), nó thích hợp hơn để xem xét rõ sắc pháp + danh pháp = quan sát sắc pháp + danh pháp cùng nhau theo xứ môn (āyatana dvāra). Trong trường hợp này, chủ yếu đã quan sát sắc pháp theo bản sắc vật (vatthu rūpa) cùng với sắc phi thực tính rồi quan sát sắc pháp danh pháp. Chỉ có sắc thực tính – mà là cảnh của tuệ quán (vipassanā) được trình bày chánh trong bản. Như ví dụ, lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi) được quan sát đầy đủ ở mỗi sát-na tâm là:

(1) Ở khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana) – 54 sắc vật (vatthu rūpa) trong tim và cảnh sắc (rūpārammaṇa) là sắc pháp; 11 tâm – sở hữu tâm (citta – cetasika) là danh pháp.

(2) Ở nhãn thức (cakkhu viññāṇa) – 54 sắc vật (vatthu rūpa) ở mắt và cảnh sắc (rūpārammaṇa) là sắc pháp; 8 tâm – sở hữu tâm (citta – cetasika) là danh pháp v.v…

Nāma – Rūpa Vavatthāna = Định Rõ Danh – Sắc Pháp

Khi bậc tu tiến có khả năng quan sát sắc pháp + danh pháp cùng nhau ở tại mỗi sát-na tâm trong 6 hàng, rồi lấy sắc pháp danh pháp này làm cảnh, là khả năng quan sát bằng tuệ mà các danh – sắc pháp này không có người, chúng sanh, linh hồn, tự ngã mà chỉ là một nhóm sắc pháp + danh pháp.


Bốn Khối (Rắn Chắc) Danh Pháp (Nāma Ghana)

Ghana nghĩa là khối, rắn chắc. Khối sắc pháp được gọi là rūpa ghana; khối danh pháp được gọi là nāma ghana. Nó đã được giải thích rằng có ba loại khối sắc (rūpa ghana) ở giai đoạn thấy biết rõ sắc pháp. Trong giai đoạn này, bốn loại khối danh (nāma ghana) sẽ được giải thích bên dưới, đó là:

(1) Khối liên tiếp (santati ghana).

(2) Khối tập hợp (samūha ghana).

(3) Khối phận sự (kicca ghana).

(4) Khối cảnh (ārammaṇa ghana).

Tathā sārammaṇadhammānaṃ satipi ārammaṇakaraṇabhede ekato gayhamanā ārammaṇa ghanatāca (Mahāṭīka – q.2 – trang 437 phiên bản Burmese). Theo định nghĩa của Phụ chú giải trên, lưu ý rằng chỉ có khối cảnh (ārammaṇa ghana) trong danh pháp mà được gọi là pháp hữu tri cảnh (sārammaṇa dhamma) – là pháp có thể bắt cảnh. Trong Bộ Pháp tụ (Dhammasaṅgaṇī) Pāḷī, đức Phật dạy pháp siêu lý (paramattha dhamma) bằng cách chia nó thành 2 nhóm:

1) Tâm – sở hữu tâm (citta – cetasika) là pháp hữu tri cảnh (sārammaṇa dhamma).

2) Sắc pháp (rūpa dhamma) và Nibbāna vô vi giới là pháp vô tri cảnh (anārammaṇa dhamma).

Các trạng thái pháp (dhamma) mà có thể bắt cảnh là pháp hữu tri cảnh (sārammaṇa dhamma). Các trạng thái pháp (dhamma) mà không thể bắt cảnh là pháp vô tri cảnh (anārammaṇa dhamma). Trong số những pháp này, sắc pháp là các trạng thái không thể bắt cảnh, pháp vô tri cảnh (anārammaṇa dhamma). Phụ chú giải đã đề cập trên rằng khối cảnh (ārammaṇa ghana) chỉ tồn tại trong pháp hữu tri cảnh (sārammaṇa dhamma), là pháp mà có thể bắt cảnh. Cho nên, lưu ý rằng không có khối cảnh (ārammaṇa ghana) trong sắc pháp.

(1) Santati Ghana = Khối Liên Tiếp Của Danh Pháp

Nếu một lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi) được lấy làm ví dụ, bậc tu tiến có thể hiểu nó tương tự đối với các lộ (vīthi) khác. Danh pháp (nāma) mà luôn sanh trong nhóm gọi là bọn danh (nāma kalāpa) theo định luật cố nhiên về tâm (citta niyāma) gọi là lộ.

Ở sự sanh như vậy, nếu bậc tu tiến không thấy rõ và định rõ giữa mỗi pháp trong các pháp như “đây là khai ngũ môn – pañcadvārāvajjana”, “đây là nhãn thức – cakkhuviññāṇa”, “đây là tiếp thâu – sampaṭicchana”, đây là thẩm tấn – santīraṇa” v.v…, thì nó bị che đậy bởi Khối liên tiếp về danh pháp = santati ghana. Nếu bậc tu tiến có thể quan sát bằng tuệ, định rõ mỗi sát-na tâm trong lộ như “đây là khai/hướng ngũ môn – pañcadvārāvajjana”, “đây là nhãn thức – cakkhuviññāṇa”, “đây là tiếp thâu – sampaṭicchana”, đây là thẩm tấn – santīraṇa” v.v…, thì Khối liên tiếp về danh pháp = santati ghana bị phá vỡ. Người tu thiền phải quan sát để phá vỡ khối liên tiếp như thế.

(2) Samūha Ghana = Khối Tập Hợp Của Danh Pháp,

Danh pháp – mà sanh theo định luật cố nhiên về tâm (citta niyāma) – sanh thành các nhóm tâm – sở hữu tâm (citta – cetasika) ở mỗi sát-na tâm. Các nhóm này được gọi là chư pháp tương ưng (sampayutta dhamma) hay, trong một số trường hợp gọi là bọn danh (nāma kalāpa). Ở một sát-na tâm, danh pháp tâm – sở hữu tâm (citta – cetasika) chỉ có thể sanh trong nhóm ít nhất 8 thứ danh pháp. Ví dụ, nó có thể là (một) nhãn thức (cakkhu viññāṇa) và 7 sở hữu biến hành tất cả tâm (sabba citta sādhārana cetasika), là tổng số 8 danh pháp. Không có nhóm danh pháp ít hơn 8 (danh pháp). Nếu bậc tu tiến không thấy rõ sự khác biệt giữa mỗi danh pháp ở một sát-na tâm như “đây là xúc – phassa”, đây là thọ – vedanā”, “đây là tưởng – saññā”, “đây là tư – cetanā”, “đây là thức – viññāṇa” v.v…, thì nó bị che đậy bởi khối tập hợp về danh pháp = samūha ghana. Nếu bậc tu tiến có thể quan sát bằng tuệ, định rõ danh pháp ở một sát-na tâm như “đây là xúc – phassa”, đây là thọ – vedanā”, “đây là tưởng – saññā”, “đây là tư – cetanā”, “đây là thức – viññāṇa” v.v…, thì khối tập hợp về danh pháp = samūha ghana bị phá vỡ. Người tu thiền phải quan sát và phá vỡ khối tập hợp (samūha ghana) như thế.

(3) Kicca Ghana = Khối Phận Sự Của Danh Pháp

Người tu thiền chưa hoàn thành (trong việc phá vỡ khối) bởi chỉ phá vỡ khối liên tiếp (santati ghana) và khối tập hợp (samūha ghana). Bậc tu tiến phải tiếp tục tu tập để phá vỡ khối phận sự (kicca ghana). Mỗi danh pháp mà sanh trong nhóm ở mỗi sát-na tâm có phận sự tương ứng của chúng như là:

1) Xúc (phassa) có phận sự kết nối cảnh với tâm,

2) Thọ lạc (sukha vedanā) có phận sự tăng dần sự liên kết các trạng thái danh, phần nhiều.

3) Tưởng (saññā) có phận sự …

4) Tư (cetanā) có phận sự …

5) Thức (viññāṇa) có phận sự …

Ngoài việc thấy rõ bằng tuệ về sự khác nhau giữa các phận sự này, từng pháp một, mà nắm giữ chỉ có một phận sự thì nó bị che đậy bởi khối phận sự (kicca ghana). Tuy nhiên, ngoài việc thấy nó chỉ làm một phận sự, nếu bậc tu tiến quan sát bằng tuệ về sự khác biệt của mỗi phận sự thì khối phận sự (kicca ghana) bị phá vỡ. Người tu thiền phải tu tập, xem xét định rõ bằng tuệ để phá vỡ khối phận sự (kicca ghana). Danh pháp của lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi) chắc chắn chỉ lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh. Cho nên, chúng chắc chắn là chư pháp hữu tri cảnh (sārammaṇa dhamma) là pháp có thể bắt cảnh. Như đã đề cập trên là ví dụ về ba loại khối ở danh pháp lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi) là pháp hữu tri cảnh (sārammaṇa dhamma). Thêm nữa, cũng có khối cảnh (ārammaṇa ghana) ở danh pháp. Liên quan đến khối cảnh (ārammaṇa ghana), tập sách này chấp nhận nó như sau:

(4) Ārammaṇa Ghana = Khối Cảnh – Khối Danh Pháp Bắt Cảnh

Trong lĩnh vực quán hay minh sát (vipassanā) có hai loại: danh pháp bị thiền và danh pháp đang thiền với tuệ (ñāṇa) dẫn dầu. Trong thiền quán (vipassanā), chư pháp hữu tri cảnh nhất là chư danh pháp đang thiền. Cũng trong thiền danh pháp, khối liên tiếp (santati ghana), khối tập hợp (samūha ghana) và khối phận sự (kicca ghana) của nó phải bị phá vỡ. Lý do là thấy rõ cả hai cảnh đã biết và tuệ (ñātañca ñāṇañca ubhopi vipassati) (Vism – XXI – 13) – trong việc quan sát về nhóm bảy vô sắc (arūpasattaka) và ở các giai đoạn cao hơn của quán, minh sát (vipassanā) như tuệ diệt một (bhaṅga ñāṇa) nó được hướng dẫn để thiền quán (vipassanā) theo ba tướng của cả hai:

1) Trí đã thấu rõ (ñāta) – năm uẩn (khandha) tức là khổ đế (dukkha sacca) và pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) tức là tập đế (samudaya sacca).

2) Và tuệ (ñāṇa) – là nhóm danh pháp thiền có tuệ quán (vipassanā ñāṇa) dẫn dầu.

Đối với các người phàm và các bậc hữu học (sekkha), các danh pháp thiền dẫn đầu bởi tuệ quán (vipassanā ñāṇa) được gọi là tuệ, là tiến trình lộ ý môn đổng lực đại thiện (mahā kusala manodvārika javana vīthi). Ở khai/hướng ý môn (manodvārāvajjana) có 12 danh pháp. Mỗi trong bảy lần đổng lực (javana) có 34 hay 33 hay 32 danh pháp. Na cảnh (tadārammaṇa) có thể sanh ở giai đoạn tuệ quán yếu (taruṇa vipassanā) (nhược tuệ) nhưng không sanh ở giai đoạn tuệ quán mạnh mẽ (balava vipassanā) (cường tuệ), như diệt một tuệ (bhaṅga ñāṇa) [33 đã đề cập vì đôi khi nó có thể là đổng lực quán bất tương ưng trí (ñāṇavippayutta vipassanā javana). Hơn nữa, đôi khi hỷ (pīti) có thể không bao gồm.]

Trong các danh pháp thiền dẫn đầu bởi tuệ quán (vipassanā ñāṇa):

1) Nếu bậc tu tiến thấy rõ, định rõ trong tiến trình chuỗi danh pháp liên tiếp như “đây là khai/hướng ý môn – manodvārāvajjana”, “đây là đổng lực (javana) thứ nhất”, “đây là đổng lực (javana) thứ hai”, v.v…, thì khối liên tiếp (santati ghana) bị phá vỡ.

2) Nếu bậc tu tiến thấy rõ bằng tuệ định rõ danh pháp đang sanh ở tại mỗi sát-na tâm trong đó tiến trình liên tiếp như “đây là xúc – phassa”, “đây là thọ – vedanā”, “đây là tưởng – saññā”, “đây là tư – cetanā”, “đây là thức – viññāṇa” v.v…, thì khối tập hợp (samūha ghana) bị phá vỡ.

3) Nếu bậc tu tiến thấy rõ bằng tuệ định rõ về những phận sự riêng của mỗi danh pháp tồn tại ở mỗi sát-na tâm, thì khối phận sự (kicca ghana) bị phá vỡ.

Trong cách này có 3 khối trong cả danh pháp bị quan sát và danh pháp đang quan sát. Lưu ý rằng, 3 khối trong danh pháp bị quan sát, mỗi pháp được gọi là khối liên tiếp (santati ghana), khối tập hợp (samūha ghana) và khối phận sự (kicca ghana) theo thứ tự, trong khi 3 khối trong việc quan sát danh pháp được gọi chỉ bởi một tên – đó là khối cảnh (ārammaṇa ghana).

Chỉ khi bậc tu tiến có khả năng thấy biết rõ sắc – danh pháp, phá vỡ khối sắc pháp và khối danh pháp bằng tuệ thì vị ấy sẽ đạt đến tuệ thực tính siêu lý (paramattha ñāṇa). Chỉ khi bậc tu tiến đạt đến tuệ thực tính siêu lý (paramattha ñāṇa) thì các ngài đạt đến tuệ vô ngã (anatta). Chỉ khi bậc tu tiến đạt đến tuệ vô ngã (anatta) thì bậc tu tiến có thể đạt đến tuệ Đạo (Magga ñāṇa) và tuệ Quả (phala ñāṇa).

Nānādhātuyo vinibbhujitvā ghanavinibbhoge kate anattalakkhaṇaṃ yāthāvasarasato upaṭṭhāti. (Chú giải Abhidhamma – q.2 – trang 47, Vism.q.2 – trang 276 phiên bản Burmese). Chỉ khi bậc tu tiến có khả năng thiền theo ba tướng của chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) gọi là tuệ đã thấu rõ (ñāta – ñāṇa) cho đến khi tất cả ba tuệ vô thường tùy quán (aniccānupassanā ñāṇa), tuệ khổ não tùy quán (dukkhānupassanā ñāṇa) và tuệ vô ngã tùy quán (anattānupassanā ñāṇa) được trưởng thành thì bậc tu tiến có thể đạt đến Đạo (Magga). Điều này được đề cập trong chú giải.

Lưu ý rằng, vì tuệ vô ngã (anatta ñāṇa) có thể đạt được chỉ sau khi phá vỡ khối (ghana), người tu thiền (yogi) phải quan sát thêm trạng thái, phận sự, thành tựu, nhân cận của sắc và danh pháp.

 

Tỉnh Giác Quan Sát Theo Hoạt Động Bốn Oai Nghi
(Iriyā Patha Sampajañña)

Trong việc quan sát về bốn oai nghi (iriyā patha) đi, đứng, nằm, ngồi và tỉnh giác (sampajañña) quan sát theo các hoạt động như đi tới, đi lại, nhìn thẳng, nhìn bên, co, duỗi:

1) Khi có khả năng quan sát thấy rõ bốn đại giới thì quan sát bốn đại giới trong các oai nghi và hoạt động này;

2) Khi có khả năng quan sát thấy rõ sắc pháp thì quan sát sắc pháp trong các oai nghi và hoạt động này;

3) Khi có khả năng quan sát thấy rõ danh pháp thì quan sát danh pháp trong các oai nghi và hoạt động này;

4) Khi có khả năng quan sát thấy rõ sắc – danh pháp = quan sát sắc – danh pháp thì đó là định rõ sắc – danh pháp = quan sát sắc – danh pháp trong các oai nghi và hoạt động này;

5) Khi có khả năng phân định sắc – danh pháp thì đó là phân định sắc – danh pháp trong các oai nghi và hoạt động này.

Nếu có khả năng quan sát như vậy, thì đó là quan sát về 5 uẩn (khandha). Sắc pháp là sắc uẩn (rūpakkhandha). Nếu chia các danh pháp (của mỗi sát-na tâm) thành 4 nhóm như thọ (vedanā), tưởng (saññā), hành (saṅkhāra) và thức (viññāṇa) thì có 4 danh uẩn (nāma khandha). Trừ thọ (vedanā) và tưởng (saññā), tất cả các sở hữu tâm còn lại của mỗi sát-na tâm được gọi là hành uẩn (saṅkhārakkhandha). Với một sắc uẩn (rūpakkhandha) và bốn danh uẩn (nāma khandha), cả thảy có tổng số 5 uẩn (khandha). Khandhā nghĩa là uẩn.

Người tu thiền (yogi) cần phải hiểu việc quan sát 5 uẩn (khandha) như sau:

1) Khi đi, đó là 5 uẩn (khandha).

2) Khi đứng, đó là 5 uẩn (khandha).

3) Khi ngồi, đó là 5 uẩn (khandha).

4) Khi nằm, đó là 5 uẩn (khandha).

5) Trong lúc đi tới, đó là 5 uẩn (khandha).

6) Trong lúc đi lại, đó là 5 uẩn (khandha).

7) Trong lúc nhìn thẳng, đó là 5 uẩn (khandha).

8) Trong lúc nhìn bên, đó là 5 uẩn (khandha).

9) Trong lúc co, đó là 5 uẩn (khandha).

10) Trong lúc duỗi, đó là 5 uẩn (khandha).

11) Trong lúc mang saṅghati, bát và y, đó là 5 uẩn (khandha).

12) Trong lúc ăn, uống, liếm, nhai, đó là 5 uẩn (khandha).

13) Trong lúc đại tiện, tiểu tiện, đó là 5 uẩn (khandha).

14) Trong lúc đi, đứng, ngồi, nằm, đi lên, nói, im lặng, đó là 5 uẩn (khandha). (Tham khảo Majjhima Nikāya Atthakathā nói về Mahāsatipaṭṭhāna Sutta về Iriyā patha – sampajañña).


Phương Pháp Quan Sát

Đối với người tu thiền (yogi) nào đã đạt được định của vị ấy cho đến thiền kasiṇa biến xứ trắng, trước tiên trong khi đứng thẳng trên đường đi, vị ấy cần phải đạt được định của vị ấy lần nữa bắt đầu từ 4 đại giới cho đến thiền thứ tư (jhāna) của kasiṇa trắng. Sau đó, quan sát thấy rõ bốn đại giới trong thân. Khi bậc tu tiến thấy các hạt nhỏ bọn sắc (rūpa kalāpa), phân tích và quan sát thấy rõ sắc pháp của 6 xứ, 42 phần (koṭṭhasa) tất cả. Kế đến đi tới một chút, trong khi đi như vậy, lần lượt quan sát:

(1) mang sắc pháp chính;

(2) và rồi lần lượt sắc pháp đang bị mang chủ yếu.

Sắc Chính Và Phụ (Padhāna & Appadhāna)

Thiền như vậy theo các oai nghi và hoạt động, bậc tu tiến cần biết và thấy rõ sự khác nhau giữa 2 loại sắc pháp, đó là: (1) Padhāna = sắc chính; (2) Appadhāna = sắc phụ.

(1) Padhāna = sắc chính

Trong số những bọn sắc tâm (cittaja rūpa kalāpa), những sắc ấy được lẫn với các sắc (rūpa) phi thực tính:

1) Bọn thân biểu tri 9 pháp (kāya viññatti navaka kalāpa) = bọn sắc (rūpa kalāpa) mà thân biểu tri (kāya viññatti) là sắc thứ chín;

2) Bọn thân kỳ dị 12 pháp (kāyaviññatti lahutādi dvādasaka kalāpa) = bọn sắc (rūpa kalāpa) mà thân biểu tri (kāya viññatti), nhẹ (lahutā) v.v… là sắc thứ mười hai;

Hay nói cách khác, 9 thứ và 12 thứ sắc mà phần của hai loại bọn sắc này là padhāna = sắc chính trong việc quan sát các oai nghi và hoạt động. Trong số các sắc pháp này, lực của phong giới (vāyo dhātu) là mạnh mẽ nhất.

(2) Appadhāna = sắc phụ

Ngoại trừ những sắc chính đã đề cập trên, những sắc pháp còn lại tồn tại trong thân, tức là trong 6 xứ, 42 phần (koṭṭhāsa) là appadhāna = sắc phụ. Nó chỉ nói đến không là chánh trong việc quan sát các oai nghi và hoạt động.


Sắc Mang Đi Và Sắc Bị Mang Đi

Trong số các sắc trên, Padhāna = sắc chính (mà làm thành nhóm sắc pháp gọi là thân đi) là đang mang sắc pháp. Thật ra nó không thật sự mang đi. Nó có nghĩa là sự sanh liên tiếp không gián đoạn ở những nơi mới, liên tục thay đổi vị trí, như thể mang đi. Lý do là các sắc thực tính siêu lý không có tính chất thay đổi vị trí từ một nơi đến một nơi khác, mà vì diệt ở tại nơi nó sanh.

Vì nguyên do chưa kết thúc và các sắc pháp đang được ủng hộ bởi nó, có sự sanh của sắc pháp mới liên tiếp, không có sự sanh ở tại nơi cũ lần nữa, chỉ thay đổi vị trí ở những nơi mới. Sự sanh liên tiếp ở những nơi mới như thế là sức mạnh của bọn thân biểu tri chín pháp (kāya viññatti navaka kalāpa) nơi mà sức mạnh của phong giới (vāyo dhātu) là mạnh nhất là phần của sắc pháp mang đi.

Các sắc phụ còn lại trong 6 xứ, 42 phần (koṭṭhasa) là sắc bị mang đi. Ở đây cũng vậy, thật ra nó không thật sự bị mang đi. Nó đang sanh liên tiếp, lần lượt, thay đổi vị trí ở những nơi mới, như thể bị mang đi.

Trong số những sắc này, nếu bậc tu tiến chủ yếu quan sát thấy rõ sắc mang đi, sắc bị mang đi (là sắc phụ) cũng được hoàn thành. Nó có nghĩa là nếu sắc mang đi chủ yếu được quan sát, người tu thiền có thể thấy, có thể quan sát, đã quan sát dễ dàng sắc pháp đang bị mang đi.

Mặt khác, người tu thiền có thể chủ yếu quan sát sắc pháp đang bị mang đi. Nếu sắc pháp đang bị mang đi (= sắc phụ) là quan sát chủ yếu thì sắc mang đi (= sắc chính) cũng có thể bị mang đi. Nếu bậc tu tiến chủ yếu quan sát sắc đang bị mang đi, kế đến quan sát sắc mang đi được hoàn thành.

Ví dụ, khi một người đàn ông đang mang một bao gạo. Nếu người nhìn chăm chú vào người đàn ông đang mang, thì bao gạo đang bị mang đi có thể được thấy dễ dàng. Mặt khác, nếu người nhìn chăm chú vào bao gạo mà đang bị mang đi, thì người đàn ông mà đang mang (bao gạo) có thể được thấy dễ dàng. Lưu ý sự so sánh này.

Phương pháp kỹ thuật quan sát này là phù hợp với lời dạy của Phụ chú giải Mūla Paṇṇāsa biên soạn bởi ācariya Dhammapāla như sau: Purimanayo vā iriyāpathappadhāno vutto ti tattha kāyo appadhāno anunipphādīti idha kāyaṃ padhānaṃ appadhānañca iriyāpathaṃ anunipphādaṃ katvā dassetuṃ dutiyanayo vuttoti evampettha dvinnaṃ nayānaṃ viseso veditabbo.

Đức Phật chủ yếu dạy sắc mang đi gọi là oai nghi (iriyā patha) như gacchanto vā gacchāmīti pajānati = khi đi, biết đó là đang đi v.v… Mặt khác, đức Phật dạy chủ yếu quan sát sắc pháp đang bị mang đi như “Yathā yathā vā panassa kāyo paṇihito hohi. Tathā tathā naṃ pajānāti” – Thân đang ở trong bất cứ tư thế nào mà nó đang bị giữ. Trong số chúng:

1) Nếu bậc tu tiến chủ yếu quan sát sắc mang đi, kế đến quan sát sắc bị mang đi cũng được hoàn thành.

2) Nếu bậc tu tiến chủ yếu quan sát sắc bị mang đi, kế đến quan sát sắc mang đi cũng được hoàn thành.

Chỉ dẫn dựa vào phương pháp kỹ thuật quan sát như vậy, đức Phật dạy phương pháp thứ hai là “Yathā yathā vā panassa…”. Đây là sự khác nhau giữa 2 phương pháp. (Đây là ý nghĩa theo cách phụ chú giải).


Quan Sát Thấy Rõ 5 Uẩn (Khandha)

Như đã đề cập trên, người tu thiền (yogi) cần phải đạt được định từng bước trong khi đang đứng. Rồi sau đó quan sát sắc pháp của 6 xứ, 42 phần (koṭṭhāsa) tất cả, vị ấy đi tới một chút. Lần lượt quan sát sắc mang đi và sắc bị mang đi. Các sắc mang đi và sắc bị mang đi này là sắc uẩn (rūpakkhandha).

Tiến trình lộ đổng lực ý môn (manodvārika javana vīthi) mà trợ sanh sắc mang đi là 4 danh uẩn (nāmakkhandha). Các tâm đổng lực (javana citta) trong các tiến trình lộ đổng lực ý môn có thể là các đổng lực thiện (kusala javana), đổng lực tố (kiriya javana) hay đổng lực bất thiện (akusala javana). [Như tiến trình lộ đổng lực ngũ môn (pañcadvārika javana vīthi) không thể trợ sanh oai nghi (iriyāpatha), đổng lực được nói đến là tiến trình lộ đổng lực ý môn (manodvārika javana vīthi)]. Có 4 danh uẩn (nāmakkhandha) ở mỗi sát-na tâm của lộ đổng lực ý môn (manodvārika javana vīthi). Quan sát thêm 4 danh uẩn (nāmakkhandha) này. Với sắc và danh uẩn (rūpa & nāma khandha), cả thảy có 5 uẩn (khandha). Khi có khả năng quan sát 5 uẩn (khandha) thì quan sát sắc và danh pháp cùng nhau. Sau đó phân định sắc pháp và danh pháp.

Sau khi quan sát thấy rõ sắc pháp, kế đến chú ý đến tâm hữu phần (bhavaṅga) giới sáng tỏ và bằng tuệ quan sát tâm – sở hữu tâm (citta – cetasika) mà có ý định đi = tâm – sở hữu tâm (citta – cetasika) mà trợ sanh các oai nghi, thiền theo chúng là danh pháp. Hiểu nó như vậy.

Khi có khả năng quan sát 5 uẩn (khandha) của 4 oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm + 5 uẩn (khandha) của các hoạt động trong lúc đi tới, đi lui, co, duỗi v.v…, đức Phật dạy để quan sát thêm như sau trong Mahā Satipaṭṭhāna Sutta:

Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati.

Iti ajjhattaṃ vā vedanāsu vedanānupassī viharati, bahiddhā vā vedanāsu vedanānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā vedanāsu vedanānupassī viharati.

Iti ajjhattaṃ vā citte cittānupassī viharati, bahiddhā vā citte cittānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā citte cittānupassī viharati.

Iti ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati, bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati.

Trong Pāḷī trên, đức Phật dạy quan sát 5 uẩn (khandha), tức là thân (kāya), thọ (vedanā), tâm (citta) và pháp (dhamma):

1) Nội phần (bên trong).

2) Ngoại phần (bên ngoài).

3) Nội phần và ngoại phần, lặp đi lặp lại.

Để làm cho chắc chắn, nó đã được thảo tỉ mỉ trong chú giải: Yasmā pana na suddha ajjhitta dassana matteneva maggavuṭṭhāni hoti. Bahiddhāpi daṭṭhabbameva. Tasmā parassa khandhepi anupādiṇṇa saṅkhārepi aniccaṃ dukkhamanattāti passati. (Chú giải Abhidhamma – q.1 – trang 270, Vism – q.2 – trang 300 phiên bản Burmese) – Vì nó không thể xảy ra đối với tuệ quán (vipassanā ñāṇa) gọi là đưa đến xuất ly (vuṭṭhānagāminī), sự hiện ra của Đạo (magga) chỉ xảy ra bằng thiền quán (vipassanā) chỉ theo 5 uẩn (khandha) nội phần, người tu thiền cũng phải thiền quán (vipassanā) theo pháp ngoại phần. Cho nên, bậc tu tiến phải thiền theo các vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta) tướng của 5 uẩn (khandha) của chúng sanh bên ngoài gọi là người khác và vật vô tri gọi là pháp hành phi thành do thủ (anupādiṇṇa saṅkhāra).

[Quán đưa đến xuất ly (vuṭṭhānagāminī vipassanā: Đó là tiến trình lộ Đạo (magga vīthi) cuốn đi nhanh đến Nibbāna vô vi giới (asaṅkhāta dhātu) mà chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) đã diệt, đã hiện ra từ cảnh hành (saṅkhāra); và lộ đạo (magga vīthi) sanh trước, 2 hay 3 tiến trình lộ ý môn đổng lực quán, minh sát (manodvārika vipassanā javana vīthi)]

Tasmā sasantānagate sabba dhamme parasantānāgate ca tesaṃ santāna vibhāga akatvā bahiddhā bhāva sāmaññato sammasanaṃ ayaṃ sāvakānaṃ sammasana cāro. (Phụ chú giải Anupada sutta, Majjhima nikāya).

Theo lời dạy của Phụ chú giải trên, trong trường hợp tuệ tròn đủ của đệ tử thinh văn (sāvaka pāramī ñāṇa), khi quan sát pháp ngoại phần, không có sự khác biệt giữa đàn ông, đàn bà, người, chúng sanh, nhân loại, chư thiên, chư Phạm thiên (Brahma), ông Trắng, bà Đỏ v.v…, bậc tu tiến nên quan sát 5 uẩn (khandha) có sự sống và sắc quí tiết (utuja rūpa) không có sự sống, gọi là pháp hành phi thành do thủ (anupādiṇṇa saṅkhāra) nói chung, vì chúng cùng là pháp ngoại phần. Hiểu rằng đó là điều không cần thiết để phân biệt từng pháp một khi quan sát.


Phương Pháp Kỹ Thuật Để Quan Sát Pháp Ngoại Phần

Sau khi người tu thiền (yogi) đã quan sát 5 uẩn (khandha) nội phần, vị ấy có thể quan sát 5 uẩn (khandha) ngoại phần. Đừng hiểu lầm rằng điều đó chỉ quan sát pháp ngoại phần sau khi đã quan sát 5 uẩn (khandha) nội phần. Điều này được đề cập như trên chỉ vì trong tập sách này việc quan sát về 5 uẩn (khandha) ngoại phần được dạy sau khi quan sát 5 uẩn (khandha) nội phần đã được trình bày.

Trong việc quan sát về 5 uẩn (khandha), có những người quan sát bắt đầu với pháp (5 khandha) nội phần. Cũng có người quan sát bắt đầu với pháp ngoại phần. Vì người tu thiền là người bắt đầu quan sát 5 uẩn (khandha) nội phần không thể đạt Đạo (Magga) bằng cách thiền quán (vipassanā) chỉ theo 5 uẩn (khandha) nội phần, vị ấy phải quan sát thêm 5 uẩn (khandha) ngoại phần và cả chư pháp hành phi thành do thủ (anupādiṇṇa saṅkhāra). Tương tự, người tu thiền bắt đầu với việc quan sát 5 uẩn (khandha) ngoại phần [và chư pháp hành phi thành do thủ (anupādiṇṇa saṅkhāra)] không thể đạt Đạo (Magga) đơn giản là bằng cách thiền quán chỉ theo 5 uẩn (khandha) ngoại phần, vị ấy còn phải quan sát thêm 5 uẩn (khandha) nội phần. (Chú giải Abhidhamma – q.1 – trang 270,271; Vism – q.2 – trang 85, 300 phiên bản Burmese).

Vì trong việc quan sát sắc và danh pháp nội phần bắt đầu với 4 đại giới, tương tự bậc tu tiến có thể quan sát sắc và danh pháp ngoại phần bắt đầu với 4 đại giới.

Trước tiên, quan sát sắc và danh pháp nội phần. Sau đó, quan sát 4 đại giới (ngoại phần) bắt đầu với y phục đang mặc bằng cách soi sáng bằng ánh sáng của tuệ thiền. Khi ấy, nếu bậc tu tiến có khả năng quan sát 4 giới bằng tuệ, vị ấy sẽ nhận thấy các hạt bọn sắc (rūpa kalāpa) nhỏ dễ dàng. Không còn thấy y phục nữa. Vị ấy sẽ nhận thấy chúng là các nhóm của các bọn sắc (rūpa kalāpa). Phân tích các bọn sắc (rūpa kalāpa). Phân tích bọn sắc (rūpa kalāpa). Chúng là sắc quí tiết mà vật thực là sắc thứ tám (utuja ojaṭṭhamaka rūpa) bị trợ sanh bởi hỏa giới (tejo dhātu) gọi là quí tiết (utu). Theo cách này, dần dần trải ra toàn lĩnh vực của vật không có sự sống, quan sát 4 giới của cây, nước, đất, rừng, núi, vàng, bạc, v.v… mà tồn tại trong lĩnh vực của vật không có sự sống. Khi chỉ thấy các bọn sắc (rūpa kalāpa), phân tích chúng để đạt được tuệ về sắc siêu lý (paramattha rūpa). Trong sắc pháp của lĩnh vực của những vật không có sự sống chỉ có 2 loại bọn sắc (rūpa kalāpa), đó là sắc quí tiết thuần tám pháp (utuja suddhaṭṭhaka rūpa) và – nếu thinh được bao gồm – bọn quí tiết thinh chín pháp (utuja saddavanaka kalāpa).

Quan sát thêm các sắc thực tính và phi thực tính ở 6 xứ, 42 phần (koṭṭhāsa) trong lĩnh vực chúng sanh có sự sống giống như trong quán pháp nội phần. Luân phiên quan sát pháp nội phần và ngoại phần lặp đi lặp lại để sức mạnh tuệ của thiền trở nên mạnh mẽ.

Sau đó quan sát danh pháp của 6 hàng tổng số như trong quán pháp nội phần. Ví dụ, như trong việc quan sát các nhóm danh pháp thiện hay bất thiện nội phần mà sanh tùy theo như lý tác ý (yonisi manasikāra) hay phi như lý tác ý (ayonisi manasikāra) bằng:

1) Quan sát nhãn giới thanh triệt và tâm hữu phần giới sáng tỏ cùng nhau.

2) Lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) = màu của một hay các nhóm bọn sắc (rūpa kalāpa) làm cảnh, còn về quan sát các nhóm danh pháp thiện hay các nhóm danh pháp bất thiện ngoại phần mà sanh theo như lý tác ý (yonisi manasikāra) hay phi như lý tác ý (ayonisi manasikāra) bằng:

(1) Quan sát nhãn giới thanh triệt và tâm hữu phần giới sáng tỏ cùng nhau.

(2) Lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) = màu của một hay các nhóm bọn sắc (rūpa kalāpa) làm cảnh [không có phân biệt như nhãn giới thanh triệt, tâm hữu phần giới sáng tỏ của ai, cảnh sắc (rūpārammaṇā) vì chúng giống pháp ngoại phần – nhóm chúng thành một khối].

Lưu ý rằng phương pháp thì giống nhau đối với hàng cảnh thinh và các hàng cảnh khác. Trong giai đoạn danh pháp này, chỉ với điều kiện là bậc tu tiến luân phiên quan sát pháp nội phần và ngoại phần lặp đi lặp lại, sức mạnh của thiền sẽ trở nên mạnh mẽ. Quan sát pháp ngoại phần như vậy, không phân biệt giữa đàn ông, đàn bà, người, chúng sanh, nhân loại, chư thiên, chư Phạm thiên, ông Trắng, bà Đỏ v.v…, bậc tu tiến phải quan sát chúng tất cả, vì chúng giống pháp ngoại phần. Như thế này thì có thể quan sát 32 phần của thân chúng sanh ở riêng từng pháp ngoại phần, trong việc quan sát về sắc pháp ngoại phần, điều đó có thể bao gồm tất cả sắc pháp của 32 phần (koṭṭhāsa) của riêng một chúng sanh. Nhưng ở giai đoạn danh pháp, bậc tu tiến không thể biết chính xác tâm của người khác bằng tuệ quán (vipassanā). Biết chính xác tâm của người khác là phạm vi của tha tâm thông (paracitta vijānana abhiññā) = sức mạnh thắng trí biết tâm của người khác. Trong phạm vi quán, minh sát (vipassanā), không có phân biệt giữa các chúng sanh thiền theo nó nói chung. Đây là Sammasana cara của Sāvaka = tư duy của tuệ quán vipassanā thinh văn đệ tử mà ba tướng phải được thiền theo.

Sau đó trong cả nội phần và ngoại phần, thêm nữa:

1) Quan sát sắc và danh pháp = phân biệt sắc và danh pháp,

2) Phân định sắc và danh pháp.


Tiến Trình Đến Giai Đoạn Kế

Sau khi đã quan sát và kế đến phân định sắc và danh pháp, cả hai nội phần và ngoại phần, đức Phật (Buddha) dạy tu tập tiến lên giai đoạn kế trong Mahā Satipaṭṭhāna Sutta, Dhātu Manasikāra Pabba như sau:

Samudāya dhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vaya dhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudaya vaya dhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati… [điều đó được dạy tương tự đối với thọ (vedanā), tâm (citta) và pháp (dhamma)].

Đức Phật đã hướng dẫn thiền quán (vipassanā) theo …

Ở giai đoạn này, đức Phật dạy 3 tuệ (ñāṇa):

1) Hiển duyên tuệ (paccaya pariggaha ñāṇa).

2) Phổ thông tuệ (sammasana ñāṇa).

3) Sanh diệt / tiến thoái tuệ (udayappana ñāṇa).

…………………………………………………..

Theo hướng dẫn tiến lên của đức Phật ở trên, trước khi cố gắng đạt đến hiển duyên tuệ (paccaya pariggaha ñāṇa), người tu thiền (yogi) phải đã quan sát xong 5 uẩn (khandha) nội phần và ngoại phần có hệ thống.

Phương pháp kỹ thuật để đạt hiển duyên tuệ (paccaya pariggaha ñāṇa) sẽ được đề cập thêm bằng phương pháp thứ năm và thứ nhất về pháp Liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda).

Đó Là Tu Tập Phát Triển Về Bốn Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna)

Yasmā pana na suddha rūpa dassanamatteneva vuṭṭhānaṃ hoti, qrūpampi daṭṭhabbameva (chú giải Abhidhamma – q.1 – trang 271; Vism – q.2 – trang 300 phiên bản Burmese) – Bằng cách thiền quán (vipassanā) theo ba tướng chỉ của một mình sắc pháp, không thể đạt được Đạo tuệ (Magga ñāṇa), bậc tu tiến còn phải thiền quán (vipassanā) theo danh pháp.

Chú giải trên nghĩa là như vầy: Vào lúc bắt đầu quan sát sắc – danh pháp mà là cảnh của thiền quán:

1) Bậc tu tiến có thể quan sát bắt đầu với sắc pháp, hay

2) Bậc tu tiến có thể quan sát bắt đầu với danh pháp.

Trong số những cách này, việc quan sát bắt đầu với sắc pháp có thể là cho cả hai người có căn tánh chỉ tịnh (samatha yānika) và người có căn tánh thuần quán (suddha vipassanā yānika). Việc quan sát bắt đầu với danh pháp thì hầu như cho người có căn tánh chỉ tịnh (samatha yānika).

Trong việc quan sát như vậy – vì bậc tu tiến không thể đạt Đạo (Magga) bằng thiền quán (vipassanā) đơn thuần chỉ theo sắc pháp – nếu bậc tu tiến bắt đầu với việc quan sát sắc pháp, kế đến vị ấy cũng phải quan sát thêm và thiền quán (vipassanā) theo danh pháp. Mặt khác, trong việc quan sát bắt đầu với danh pháp – vì bậc tu tiến không thể đạt Đạo (Magga) bằng đơn thuần chỉ thiền quán (vipassanā) theo danh pháp – người tu thiền (yogi) cũng phải quan sát thêm và thiền quán (vipassanā) theo sắc pháp.

Vào lúc bắt đầu của giai đoạn sắc pháp (rūpa), điều đó đã đề cập trong tập sách ấy rằng đức Phật (Buddha) dạy trong Apparijānana Sutta rằng không thấy rõ cả 5 uẩn (khandha), tức là sắc và danh pháp bằng 3 trí đạt tri (pariññā), thì khổ (dukkha) không thể bị trừ tiệt. Vì trong Chú giải, nó được đề cập rằng Đạo (magga) không thể đạt được bằng thiền quán (vipassanā) đơn thuần chỉ theo sắc pháp hay đơn thuần chỉ theo danh pháp. Lời dạy ấy của đức Phật và điều đề cập ấy trong chú giải là phù hợp, không thể phân biệt được, như hòa trộn nước từ sông Gangā và sông khác cùng nhau. Cho nên:

1) Sau khi đã quan sát sắc – danh pháp bắt đầu với sắc pháp (rūpa) và kế đến đã tìm các nhân, nếu bậc tu tiến thiền quán theo ba tướng của các sắc – danh pháp đó cùng với các nhân thì đó là tu tập về thiền tùy quán thân niệm xứ (kāyanupassanā satipaṭṭhāna).

2) Trong số ba cách quan sát danh pháp đã đề cập trước, sau khi đã quan sát sắc – danh pháp bắt đầu với thọ (vedanā) và đã tìm các nhân rồi, nếu bậc tu tiến thiền quán (vipassanā) theo các sắc – danh pháp ấy cùng với các nhân thì đó là tu tập về thiền tùy quán thọ niệm xứ (vedanānupassanā satipaṭṭhāna).

3) Sau khi đã quan sát sắc – danh pháp bắt đầu với tâm (citta) và kế đến tìm các nhân, nếu bậc tu tiến thiền quán (vipassanā) theo các sắc – danh pháp ấy cùng với các nhân thì đó là tu tập thiền tùy quán tâm niệm xứ (cittānupassanā satipaṭṭhāna).

4) Sau khi đã quan sát sắc – danh pháp bắt đầu với xúc (phassa) và kế đến tìm các nhân, nếu bậc tu tiến thiền quán (vipassanā) theo ba tướng của các sắc – danh pháp ấy cùng với các nhân thì đó là tu tập thiền tùy quán pháp niệm xứ (dhammānupassanā satipaṭṭhāna).

Đối với người tu thiền nào muốn quan sát danh pháp, nơi thọ (vedanā) hay tâm (citta), hay xúc (phassa) vượt trội, điều đó đã được giải thích nhiều lần ở trên rằng:

1) Vị ấy phải đã quan sát các sắc vật của các danh pháp này và cảnh sắc (rūpa) cùng nhau rồi.

2) Nếu người tu thiền đã quan sát các danh pháp này rồi thì sau khi đã quan sát các sắc vật của các danh pháp này lần nữa, người tu thiền phải quan sát các sắc – danh pháp cùng nhau.

Cho nên bậc tu tiến phải lưu ý, tôn trọng và tỏ vẻ tôn kính rằng:

1) Nếu bậc tu tiến đang thiền theo một trong các niệm xứ (satipaṭṭhāna) thì đó là đang thiền theo cả 4 niệm xứ (satipaṭṭhāna).

2) Quan sát năm quẩn (khandha) là đang thiền theo niệm xứ (satipaṭṭhāna).

[Phần tiếp sau đây là từ các trang 12 đến 32 (của các trang giấy rời) hay từ các trang 7 đến 21 (của quyển sách với phiên bản in nhỏ)][42]

Chú Thích Để Biết Trước

Trong việc phân biệt các tâm, đại thể có hai loại: tâm lộ (vīthi citta) và tâm ngoại lộ (vīthi mutta citta). Trong số những tâm này, có 3 thứ tâm ngoại lộ (vīthi mutta citta) là tâm tái tục (paṭisandhi citta), tâm hữu phần (bhavaṅga citta) và tâm tử (cuti citta). Vì tâm đầu tiên sinh khởi trong một kiếp sống là như nếu nối kiếp sống cũ với một kiếp sống mới hay các uẩn (khandha) cũ với các uẩn (khandha) mới, đó được gọi là tâm tái tục (paṭisandhi citta). Tâm (citta) cuối sinh khởi trong một kiếp sống = vì đó là đổi từ tâm hữu phần (bhavaṅga citta) của kiếp sống hiện tại, nó được gọi là tâm tử (cuti citta). Tâm quả (vipāka citta) mà tương tự với tái tục (paṭisandhi) mà đang sanh suốt cả kiếp sống, giữa tái tục (paṭisandhi) và tử (cuti) ấy, là nguyên do của kiếp sống khi các tâm lộ (vīthi citta) không sanh đến nỗi các uẩn quả (vipāka khandha) không giới hạn và tiến trình tâm lộ không giới hạn cho tận đến sức mạnh của nghiệp tồn tại được gọi là tâm hữu phần (bhavaṅga citta). Tâm hữu phần ấy ngưng khi các tâm lộ (vīthi citta) sanh; và tâm hữu phần (bhavaṅga citta) sanh lại như trước khi các tâm lộ (vīthi citta) không sanh. Nó xảy ra theo lối này suốt kiếp sống. Những người tu thiền (yogi) có khả năng quan sát tâm hữu phần (bhavaṅga citta) ấy cùng với nhóm danh pháp hữu phần (bhavaṅga nāma dhamma) chỉ sau khi đã quan sát các tâm lộ (vīthi citta), nhất là khi đạt đến giai đoạn tuệ hiển duyên. Cho nên, người tu thiền nào muốn quan sát các danh pháp (nāma dhamma) phải bắt đầu bằng việc quan sát danh pháp tồn tại trong tiến trình tâm lộ (vīthi citta). Một người tu thiền, người muốn quan sát danh pháp (nāma dhamma) tiến trình tâm lộ (vīthi citta) cần phải biết trước 6 nhóm sáu sau:

[1] 6 Vật (Vatthu) = Sắc (Rūpa) Nền Tảng Của
Danh Pháp (Nāmadhamma)

1) Cakkhu vatthu = cakkhu pasāda 

Nhãn vật = nhãn thanh triệt

2) Sota vatthu = sota pasāda  

Nhĩ vật = nhĩ thanh triệt

3) Ghāna vatthu = ghāna pasāda  

Tỷ vật = tỷ thanh triệt

4) Jivhā vatthu = jivhā pasāda

Thiệt vật = thiệt thanh triệt

5) Kāya vatthu = kāya pasāda

Thân vật = thân thanh triệt

6) Hadaya vatthu = hadaya rūpa

Nhãn vật = sắc tim, là sắc nền tảng của ý giới (manodhātu) và ý thức giới (mano viññāṇa dhātu).

[2] 6 Môn (Dvāra)

1) Cakkhu dvāra = cakkhu pasāda  

Nhãn môn = nhãn thanh triệt

2) Sota dvāra = sota pasāda      

Nhĩ môn = nhĩ thanh triệt

3) Ghāna dvāra = ghāna pasāda   

Tỷ môn = tỷ thanh triệt

4) Jivhā dvāra = jivhā pasāda     

Thiệt môn = thiệt thanh triệt

5) Kāya dvāra = kāya pasāda     

Thân môn = thân thanh triệt

6) Mano dvāra = Bhavaṅga         

Ý môn = tâm hữu phần sáng tỏ.

Vì môn hay cửa của một ngôi nhà để đi vào và đi ra; để đóng và mở, đó được gọi là môn (dvāra). Nếu không có cửa ở một ngôi nhà thì người không thể đi vào nhà. Đúng như cửa của một ngôi nhà là để người đi vào, tương tự nếu không có sắc thanh triệt (pasāda) như nhãn thanh triệt (cakkhu pasāda) thì các tâm lộ (vīthi citta) như nhãn môn (cakkhudvāra) không thể sanh. Vì nhãn thanh triệt (cakkhu pasāda) trong thân là vì nếu nơi lộ nhãn môn (cakkhudvārika vīthi) đi vào và vì nó tương tự (sadisūpacāra) với một cửa thông thường của một ngôi nhà, nhãn thanh triệt (cakkhu pasāda) được gọi là nhãn môn (cakkhudvāra).

[3] 6 Cảnh (Ārammaṇa)

1) Rūpārammaṇa = cảnh sắc = các màu (vaṇṇa),

2) Saddārammaṇa = cảnh thinh,

3) Gandhārammaṇa = cảnh khí,

4) Rasārammaṇa = cảnh vị,

5) Phoṭṭhabbārammaṇa = cảnh xúc (địa, hỏa, phong),

6) Dhammārammaṇa = cảnh pháp.

[4] 6 Loại Cảnh Pháp (Dhammārammaṇa)

1) Pasāda rūpa = 5 sắc thanh triệt

2) Sukhuma rūpa = 16 sắc tế[43]

[Lưu ý: 12 loại sắc pháp – tức là 5 sắc thanh triệt và 7 sắc cảnh – thì dễ quan sát bằng tuệ của người tu thiền; cho nên chúng được gọi là thô (oḷārika). Lưu ý rằng, ngoài 12 thứ sắc thô (oḷārika) này trong số 28 thứ sắc, 16 sắc pháp còn lại không dễ được quan sát bằng tuệ của những người tu thiền; cho nên chúng được gọi là tế, sukhuma]

3) Citta = tâm

4) Cetasika = sở hữu tâm

5 Nibbāna = vô vi giới (asaṅkhata dhātu)

6) Paññatti = các loại chế định khác nhau như chế định biến xứ (kasiṇa), danh chế định, hình tướng chế định v.v…

Các từ Ārammaṇa Ālambaṇa nghĩa là cảnh trực tiếp. Từ nguyên, Ārammaṇa nghĩa là nơi thú vị, làm say mê. Đúng như công viên và vườn tược là những nơi thú vị, làm say mê người, tương tự, vì 6 cảnh (như cảnh sắc (rūpārammaṇa)) là những nơi thú vị, làm tâm và sở hữu tâm (citta – cetasika) say mê, nên chúng được gọi là cảnh (ārammaṇa). Lại nữa, từ nguyên Ālambaṇa nghĩa là bị chộp lấy (có thể nắm được). Đúng như một người khập khiễng phải đứng hay ngồi bằng cách nắm giữ một vật như một cây gậy hay sợi dây, tương tự, như tâm và sở hữu tâm (citta – cetasika) chỉ có thể sanh khi chúng đi đến chổ dựa vào hay đi đến chỗ nắm chặt, giữ chặt một cảnh, 6 cảnh ấy được gọi là Ālambaṇa mà tâm và sở hữu tâm (citta – cetasika) dựa vào và nắm giữ.

[5] 6 Thức Giới (Viññāṇa Dhātu)

1) Cakkhu viññāṇa =  nhãn thức biết cảnh sắc (rūpārammaṇa)/ các màu, nương vào nhãn giới thanh triệt.

2) Sota viññāṇa = nhĩ thức biết cảnh thinh (saddārammaṇa)/ các âm thanh, nương vào nhĩ giới thanh triệt.

3) Ghāna viññāṇa = tỷ thức biết cảnh khí (gandhārammaṇa)/ các mùi, nương vào tỷ giới thanh triệt.

4) Jivhā viññāṇa = thiệt thức biết cảnh vị (rasārammaṇa)/ các vị, nương vào thiệt giới thanh triệt.

5) Kāya viññāṇa = thân thức biết cảnh xúc (phoṭṭabbārammaṇa)/ xúc chạm, nương vào thân giới thanh triệt.

6) Mano viññāṇa = ý thức, tâm mà biết 6 cảnh thích hợp, nương vào sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa), theo tâm hữu phần giới sáng tỏ (bhavaṅga citta).

Trừ ngũ song thức (dvipañcaviññāṇa) đã đề cập từ 1 đến 5, tất cả tâm mà sanh nương vào ý vật (hadaya vatthu) được gọi là ý thức (manoviññāṇa); chúng là tâm (citta) mà biết cảnh riêng và nổi bật. Trừ 3 thứ tâm ngoại lộ (vīthi mutta citta) trong các tâm ý thức (manoviññāṇa citta) đó, các tâm ý thức còn lại và tâm ngũ thức (pañca viññāṇa citta) trên sanh theo định luật của tâm (citta niyāma) gọi là lộ (vīthi). Tóm tắt có 6 loại lộ (vīthi) như sau:

[6]  6 Lộ (Vīthi)

Theo môn (dvāra), có:

1) Cakkhudvāra vīthi = lộ nhãn môn là tiến trình sinh khởi của tâm ở nhãn môn (cakkhu dvāra).

2) Sotadvāra vīthi = lộ nhĩ môn là tiến trình sinh khởi của tâm ở nhĩ môn (sota dvāra).

3) Ghānadvāra vīthi = lộ tỷ môn là tiến trình sinh khởi của tâm ở tỷ môn (ghāna dvāra).

4) Jivhādvāra vīthi = lộ thiệt môn là tiến trình sinh khởi của tâm ở thiệt môn (jivhā dvāra).

5) Kāyadvāra vīthi = lộ thân môn là tiến trình sinh khởi của tâm ở thân môn (kāya dvāra).

6) Manodvāra vīthi = lộ ý môn là tiến trình sinh khởi của tâm ở ý môn (mano dvāra).

Và theo thức (viññāṇa), có:

1) Cakkhuviññāṇa vīthi = lộ nhãn thức là lộ mà được biết qua nhãn thức (cakkhu viññāṇa).

2) Sotaviññāṇa vīthi = lộ nhĩ thức là lộ mà được biết qua nhĩ thức (sota viññāṇa).

3) Ghānaviññāṇa vīthi = lộ tỷ thức là lộ mà được biết qua tỷ thức (ghāna viññāṇa).

4) Jivhāviññāṇa vīthi = lộ thiệt thức là lộ mà được biết qua thiệt thức (jivhā viññāṇa).

5) Kāyaviññāṇa vīthi = lộ thân thức là lộ mà được biết qua thân thức (kāya viññāṇa).

6) Manoviññāṇa vīthi = lộ ý thức là lộ mà được biết qua ý thức (mano viññāṇa).

Lộ (vīthi) được đặt tên liên quan đến môn (dvāra). Nếu cảnh sắc (rūpārammaṇa) rõ ở nhãn môn (cakkhudvāra), thì tiến trình tâm mà bắt cảnh sắc ấy là cảnh được gọi là lộ nhãn môn (cakkhudvāra). Nếu cảnh thinh (saddārammaṇa) rõ ở nhĩ môn (sotadvāra), thì tiến trình tâm mà bắt cảnh thinh ấy làm cảnh được gọi là lộ nhĩ môn (sotadvāra vīthi), v.v… Nếu cảnh pháp (dhammā – rammaṇa) hay 1 trong 6 cảnh thích hợp được rõ ở ý môn (manodvāra), thì tiến trình tâm mà bắt cảnh pháp ấy hay 1 trong 6 cảnh làm cảnh được gọi là lộ ý môn (manodvāra vīthi).

Hơn nữa, các lộ (vīthi) được đặt tên liên quan đến thức (viññāṇa).

1) Lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi)[44] là: pañcadvāravajjana–cakkhuviññāṇa–sampaṭicchana –santīraṇa–votthapana–javana (7)–tadārammaṇa (2)
(khai ngũ môn)–(nhãn thức)–(tiếp thâu)–(thẩm tấn)– (đoán định)–(đổng lực 7 lần)–(na cảnh 2 lần).

2) Lộ nhĩ môn (sotadvāra vīthi)[45] là:

pañcadvāravajjana–sotaviññāṇa–sampaṭicchana–santīraṇa–votthapana–javana (7)–tadārammaṇa (2)
(khai ngũ môn)–(nhĩ thức)–(tiếp thâu)–(thẩm tấn)– (đoán định)–(đổng lực 7 lần)–(na cảnh 2 lần).

3) Lộ tỷ môn (ghānadvāra vīthi)[46] là:

pañcadvāravajjana–ghānaviññāṇa–sampaṭicchana– santīraṇa–votthapana–javana (7)–tadārammaṇa (2)
(khai ngũ môn)–(tỷ thức)–(tiếp thâu)–(thẩm tấn)– (đoán định)–(đổng lực 7 lần)–(na cảnh 2 lần).

4) Lộ thiệt môn (jivhādvāra vīthi)[47] là: pañcadvāravajjana–jivhāviññāṇa–sampaṭicchana– santīraṇa–votthapana–javana (7)–tadārammaṇa (2).
(khai ngũ môn)–(thiệt thức)–(tiếp thâu)–(thẩm tấn)– (đoán định)–(đổng lực 7 lần)–(na cảnh 2 lần).

5) Lộ thân môn (kāyadvāra vīthi)[48] là:

pañcadvāravajjana–kāyaviññāṇa–sampaṭicchana– santīraṇa–votthapana–javana (7)–tadārammaṇa (2)
(khai ngũ môn)–(thân thức)–(tiếp thâu)–(thẩm tấn)– (đoán định)–(đổng lực 7 lần)–(na cảnh 2 lần).

6) Lộ ý môn (manodvāra vīthi)[49] là:

Manodvārāvajjana–javana (7)–tadārammaṇa (2).

(Khai ý môn)–(đổng lực 7 lần)–(na cảnh 2 lần).

Trong các lộ (vīthi) này, tâm đặc biệt (duy nhất) là các thức như nhãn thức (cakkhuviññāṇa), nhĩ thức (sotaviññāṇa) v.v… khai ngũ môn (pañcadvāravajjana), tiếp thâu (sampaṭicchana) v.v… thì không đặc biệt (duy nhất). Cho nên, bằng thức (viññāṇa) đặc biệt, chúng được biết là lộ nhãn (cakkhu vīthi) v.v… Trong lộ ý môn (manodvāra vīthi) không có thức (viññāṇa) đặc biệt; tất cả chỉ là ý thức (mano viññāṇa). Cho nên, lộ (vīthi), nơi mà tất cả chỉ là ý thức (mano viññāṇa) được gọi là lộ ý thức (manoviññāṇa vīthi). Trong trường hợp này, lộ (vīthi) nghĩa là sự sanh của các tâm trong tiến trình như khai ngũ môn (pañcadvāravajjana) – nhãn thức (cakkhuviññāṇa), v.v…


6 Cảnh Bình Nhật (Visayappavatti)

Bốn loại sau là thuộc ngũ môn (pañcadvāra):

1) Atimahantarārammaṇa = cảnh rất lớn là cảnh mà tồn tại rất nhiều sát-na tâm được tính bắt đầu từ sát-na khi cảnh thích hợp xuất hiện ở môn tương ứng cho đến sát-na diệt của cảnh ấy (chót na cảnh – tadārammaṇa vāra).

2) Mahantarārammaṇa = cảnh lớn là cảnh mà tồn tại nhiều sát-na tâm được tính bắt đầu từ sát-na khi cảnh thích hợp xuất hiện ở môn tương ứng cho đến sát-na diệt của cảnh ấy (chót đổng lực – javana vāra).

3) Parittārammaṇa = cảnh nhỏ là cảnh mà tồn tại không nhiều sát-na tâm được tính bắt đầu từ sát-na khi cảnh thích hợp xuất hiện ở môn tương ứng cho đến sát-na diệt của cảnh ấy (chót đoán định – voṭṭhabbana vāra / votthapana vāra).

4) Atiparittārammaṇa = cảnh rất nhỏ là cảnh mà tồn tại rất ít sát-na tâm được tính bắt đầu từ sát-na khi cảnh thích hợp xuất hiện ở môn tương ứng cho đến sát-na diệt của cảnh ấy [chót không (mogha vāra) = giai đoạn tâm hữu phần rúng động (bhavaṅga calāna citta) không có tâm lộ (vīthi citta) được gọi là chót không (mogha vāra). Trong phần chót này, chỉ hữu phần rúng động (bhavaṅga calāna) và các tâm lộ (vīthi citta) hoàn toàn không sanh.].

Hai loại sau là thuộc ý môn (manodvāra):

5) Vibhūtārammaṇa = là cảnh rõ (chót na cảnh – tadārammaṇa vāra)

6) Avibhūtātammaṇa = là cảnh không rõ (chót đổng lực – javana vāra)

Theo cách này có sáu loại cảnh bình nhật (visayappavatti). Trên đây là 6 nhóm sáu mà cần phải được biết trước (về thiền). Người tu thiền (yogi), người mà muốn tu tập danh nghiệp xứ (nāma kammaṭṭhāna) trước tiên cần phải biết về tâm (citta) – mà được bao gồm trong 6 thức (viññāṇa) – và các sở hữu tâm (cetasika) đi cùng. Các tâm (citta) mà phải được thiền theo trong quán, minh sát (vipassanā), tức là cảnh của tuệ quán (vipassanā ñāṇa) và có thể sanh theo những người tu thiền các tiến trình liên tiếp sẽ được trình bày trước.


Các Thứ Tâm Làm Cảnh Của
Tuệ Quán (Vipassanā ñāṇa)

Đức Phật dạy 4 pháp siêu lý (paramattha dhamma): tâm (citta), sở hữu tâm (cetasika), sắc pháp (rūpa) và Nibbāna cao thượng. Nếu bạn muốn đạt đến pháp siêu lý (paramattha) thứ tư đó là Nibbāna thì trước tiên bạn phải cố gắng thấy rõ chư pháp siêu lý thứ nhất, hai, ba đó là chư pháp (dhamma) tâm (citta), sở hữu tâm (cetasika) và sắc pháp (rūpa); cũng như pháp liên quan tương sinh (paṭicca samuppāda), duyên liên quan giữa các nhân và các quả của chư pháp (dhamma) tâm (citta), sở hữu tâm (cetasika) và sắc pháp (rūpa). Lý do là chỉ khi bạn có thể thiền quán (vipassanā) lặp đi lặp lại theo ba tướng của chư pháp (dhamma) tâm (citta), sở hữu tâm (cetasika) và sắc pháp (rūpa) ấy bao gồm các nhân của chúng, kế đến tuệ Thánh Đạo (Ariya Magga ñāṇa) và tuệ Thánh Quả (Ariya Phala ñāṇa) mà sanh ở cuối tuệ quán (vipassanā ñāṇa) ấy là tuệ được trưởng thành, hoàn thiện có thể thấy rõ Nibbāna cao thượng một cách sâu sắc. Trong số chư pháp siêu lý đó, tâm (citta) và sở hữu tâm (cetasika) được gọi là danh pháp (nāma dhamma). Bây giờ, tâm (citta) mà là cảnh của tuệ quán (vipassanā ñāṇa) sẽ được giải thích như sau:

CITTA (Tâm): Trạng thái danh pháp biết một cảnh được gọi là Citta (tâm). Phù hợp với Pāḷī, Biết nghĩa là – Vijānanaṃ ārammaṇassa upaladdhi (Mūlaṭīka – q.1 – trang. 87 phiên bản Burmese) – chỉ thâu bắt cảnh. Chỉ khi bạn có thể bắt nhãn giới thanh triệt làm cảnh cho đến thực tính siêu lý thì đó có thể được nói rằng bạn biết nhãn giới thanh triệt. Nếu bạn không có khả năng bắt nhãn giới thanh triệt làm cảnh thì không thể nói rằng bạn biết nhãn giới thanh triệt. Hiểu điều đó theo cách này.


Mười Hai Thứ Tâm Bất Thiện (Akusala citta)

Trong số bốn thứ tâm (citta) mà là tâm Dục giới (Kāmāvacara citta), tâm Sắc giới (Rūpāvacara citta), tâm Vô sắc giới (Arūpāvacara citta) và tâm Siêu thế (Lokuttara citta), có 54 thứ tâm Dục giới (Kāmāvacara citta). Trong số này, có 12 thứ tâm bất thiện như sau:

* Tám Thứ Tâm Căn Tham (Lobha Mūla Citta)

Có tám thứ tâm căn tham (lobha mūla citta) là:

1) Một thứ tâm câu hành hỷ tương ưng kiến vô dẫn (somanassasahagata diṭṭhigatasampayutta asaṅkhārika citta).

2) Một thứ tâm câu hành hỷ tương ưng kiến hữu dẫn (somanassasahagata diṭṭhigatasampayutta sasaṅkhārika citta).

3) Một thứ tâm câu hành hỷ bất tương ưng kiến vô dẫn (somanassasahagata diṭṭhigatavippayutta asaṅkhārika citta).

4) Một thứ tâm câu hành hỷ bất tương ưng kiến hữu dẫn (somanassasahagata diṭṭhigatavippayutta sasaṅkhārika citta).

5) Một thứ tâm câu hành xả tương ưng kiến vô dẫn (upekkhāsahagata diṭṭhigatasampayutta asaṅkhārika citta) .

6) Một thứ tâm câu hành xả tương ưng kiến hữu dẫn (upekkhāsahagata diṭṭhigatasampayutta sasaṅkhārika citta).

7) Một thứ tâm câu hành xả bất tương ưng kiến vô dẫn (upekkhāsahagata diṭṭhigatavippayutta asaṅkhārika citta).

8) Một thứ tâm câu hành xả bất tương ưng kiến hữu dẫn (upekkhāsahagata diṭṭhigatavippayutta sasaṅkhārika citta).

Somanassa sahagata = câu hành bởi thọ hỷ

Upekkhā sahagata = câu hành bởi thọ xả

Diṭṭhi sampayutta = tương ưng kiến

Diṭṭhi vippayutta = bất tương ưng kiến

Sasaṅkhārika = hữu dẫn, đi cùng bởi sự thúc giục.

Asaṅkhārika = vô dẫn, không đi cùng bởi sự thúc giục.

* Hai Thứ Tâm Căn Sân (Dosa Mūla Citta)

1) Một thứ tâm câu hành ưu tương ưng khuể vô dẫn (domanassa sahagata paṭighasampayutta asaṅkhārika citta).

2) Một thứ tâm câu hành ưu tương ưng khuể hữu dẫn (domanassa sahagata paṭighasampayutta sasaṅkhārika citta).

Domanassa sahagata = câu hành bởi ưu thọ, danh pháp cảm giác khó chịu.

Paṭighasampayutta = tương ưng với sân, danh pháp cục cằn và dữ dội.

* Hai Thứ Tâm Căn Si (Moha Mūla Citta)

1) Một thứ tâm câu hành xả tương ưng hoài nghi (upekkhā sahagata vicikicchāsampayutta citta).

2) Một thứ tâm câu hành xả tương ưng điệu cử (upekkhā sahagata uddhaccasampayutta citta).

Vicikicchāsampayutta = tương ưng hoài nghi.

Uddhaccasampayutta = tương ưng điệu cử.

Theo cách này có 12 thứ tâm bất thiện, đó là:

1) Tám thứ tâm căn tham (lobha mūla citta), ở đó tham là nhân chủ yếu.

2) Hai thứ tâm căn sân (dosa mūla citta), ở đó sân là nhân chủ yếu.

3) Hai thứ tâm căn si (moha mūla citta), ở đó si là nhân chủ yếu.


Mười Tám Thứ Tâm Vô Nhân (Ahetuka Citta)

* Bảy Thứ Tâm Quả Bất Thiện (Ahetuka Vipāka Citta)

1) Một thứ tâm nhãn thức câu hành xả (upekkhāsahagata cakkhuviññāṇa citta).

2) Một thứ tâm nhĩ thức câu hành xả (upekkhāsahagata sotaviññāṇa citta).

3) Một thứ tâm tỷ thức câu hành xả (upekkhāsahagata ghānaviññāṇa citta).

4) Một thứ tâm thiệt thức câu hành xả (upekkhāsahagata jivhāviññāṇa citta).

5) Một thứ tâm thân thức câu hành khổ (dukkhāsahagata kāyaviññāṇa citta).

6) Một thứ tâm tiếp thâu câu hành xả (upekkhāsahagata sampaṭicchana citta).

7) Một thứ tâm thẩm tấn câu hành xả (upekkhāsahagata santīraṇa citta).

Dukkhāsahagata = câu hành bởi thân thọ khổ (kāyika dukkha vedanā).

Santīraṇa citta = tâm tiếp thâu sanh tiếp nhận cảnh.

Sampaṭicchana citta = tâm thẩm tấn sanh thẩm tra cảnh.

Bảy thứ tâm (citta) này – sanh trong tiến trình liên tiếp khi hướng về phía những cảnh khó chịu không mong muốn do nghiệp bất thiện (akusala kamma) quá khứ – là quả, tâm quả (vipāka citta) của nghiệp bất thiện (akusala kamma) quá khứ. Đừng quên thực tế rằng trải qua nhiều cảnh khó chịu khác nhau trong kiếp sống này là do nghiệp bất thiện (akusala kamma) quá khứ. Đó là thuốc giải độc.

* Tám Thứ Tâm Quả Thiện Vô Nhân (Ahetuka Kusala Vipāka Citta)

1) Một thứ tâm nhãn thức câu hành xả quả thiện (upekkhāsahagata kusalavipāka cakkhuviññāṇa citta)

2) Một thứ tâm nhĩ thức câu hành xả quả thiện (upekkhāsahagata kusalavipāka sotaviññāṇa citta).

3) Một thứ tâm tỷ thức câu hành xả quả thiện (upekkhāsahagata kusalavipāka ghānaviññāṇa citta).

4) Một thứ tâm thiệt thức câu hành xả quả thiện (upekkhāsahagata kusalavipāka jivhāviññāṇa citta).

5) Một thứ tâm thân thức câu hành lạc quả thiện (sukhasahagata kusalavipāka kāyaviññāṇa citta).

6) Một thứ tâm tiếp thâu câu hành xả quả thiện (upekkhāsahagata kusalavipāka sampaṭicchana citta)

7) Một thứ tâm thẩm tấn câu hành xả quả thiện (upekkhāsahagata kusalavipāka santīraṇa citta).

8) Một thứ tâm thẩm tấn câu hành hỷ quả thiện (somanassasahagata kusalavipāka santīraṇa citta).

Tám thứ tâm (citta) này – sanh khi gặp những cảnh vừa ý do nghiệp thiện (kusala kamma) quá khứ, tâm quả (vipāka citta) của nghiệp thiện (kusala kamma) quá khứ.

Sukhasahagata = câu hành bởi thọ lạc liên quan đến thân (kāyika sukha vedanā)

* Ba Thứ Tâm Tố Vô Nhân (Ahetuka Kiriya Citta)

1) Một thứ tâm hướng/khai ngũ môn câu hành xả (upekkhāsahagata pañcadvārāvajjana citta)

2) Một thứ tâm khai ý môn câu hành xả (upekkhāsahagata manodvārāvajjana citta)

3) Một thứ tâm tiếu sinh câu hành hỷ (somanassasahagata hasituppāda citta)

Pañcadvārāvajjana = tâm hướng / khai ngũ môn chú ý đến cảnh nào xuất hiện vào phạm vi ở 5 môn (dvāra).

Manodvārāvajjana = tâm hướng / khai ý môn chú ý đến cảnh nào xuất hiện vào phạm vi ở ý môn (manodvāra).

Hasituppāda citta = tâm tiếu sinh trợ sanh cười mỉm ở chư thánh Ứng cúng Arahanta.

Khi môn (dvāra) và cảnh xảy ra cùng lúc, ba thứ tâm này, (như nó vừa chú ý = chỉ làm phận sự và chỉ cười mỉm, không có khả năng trợ sanh bất cứ quả nào) được gọi là tâm tố (kiriyā citta).

Vì 18 thứ tâm (citta) này:

1) Bảy thứ tâm quả bất thiện (ahetuka vipāka citta),

2) Tám thứ tâm quả thiện vô nhân (ahetuka kusala vipāka citta),

3) Ba thứ tâm tố vô nhân (ahetuka kiriya citta)

hoàn toàn không tương ưng với nhân (hetu) đó là tham (lobha), sân (dosa), si (moha), vô tham (alobha), vô sân (adosa) và vô si (amoha), nên chúng được gọi là tâm vô nhân (ahetuka citta).

Ngoại trừ các tâm vô nhân (ahetuka citta) này, các thứ tâm còn lại được gọi là tâm tịnh hảo (sobhaṇa citta) vì chúng là các thứ tâm thiện. Trong các thứ tâm tịnh hảo (sobhaṇa citta) này, có 59 (tính hẹp) hay 91 thứ (tính rộng).


Hai Mươi Bốn Thứ Tâm Dục Giới Tịnh Hảo

(Kāmāvacara Sobhaṇa Citta)

* Tám Thứ Tâm Đại Thiện (Mahā Kusala Citta)

Những thứ sau đây là tám thứ tâm thiện dục giới (kāmāvacara kusala citta):[50]

1) Một thứ tâm câu hành hỷ tương ưng trí vô dẫn (somanassa sahagata ñāṇasampayutta asaṅkhārika citta).

2) Một thứ tâm câu hành hỷ tương ưng trí hữu dẫn (somanassa sahagata ñāṇasampayutta sasaṅkhārika citta).

3) Một thứ tâm câu hành xả tương ưng trí vô dẫn (upekkhā sahagata ñāṇasampayutta asaṅkhārika citta).

4) Một thứ tâm câu hành xả tương ưng trí hữu dẫn (upekkhā sahagata ñāṇasampayutta sasaṅkhārika citta).

5) Một thứ tâm câu hành hỷ bất tương ưng trí vô dẫn (somanassa sahagata ñāṇavippayutta asaṅkhārika citta).

6) Một thứ tâm câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu dẫn (somanassa sahagata ñāṇavippayutta sasaṅkhārika citta).

7) Một thứ tâm câu hành xả bất tương ưng trí vô dẫn (upekkhā sahagata ñāṇavippayutta asaṅkhārika citta)

8) Một thứ tâm câu hành xả bất tương ưng trí hữu dẫn (upekkhā sahagata ñāṇavippayutta sasaṅkhārika citta).

Theo cách thông thường, các tâm (citta) mà có sức mạnh trợ sanh quả thiện trong 11 cõi Dục (Kāma). Tâm tu tiến chỉ tịnh (samatha bhāvanā citta) cho đến cận định (upācāra samādhi) và tâm tu tiến minh sát (vipassanā bhāvanā citta) cho đến trước khi đạt được Thánh Đạo (Ariya Magga) mà có thể sanh trong lúc bạn vẫn là một phàm phu (phuthujana) là tâm thiện Dục giới (Kāmāvacara kusala citta). Nó rất lớn về số lượng. Cho nên, các tâm (citta) này được gọi là tâm đại thiện (mahā kusala citta).

* Tám Thứ Tâm Đại Quả (Mahā vipāka Citta)

1) một thứ tâm câu hành hỷ tương ưng trí vô dẫn (somanassa sahagata ñāṇasampayutta asaṅkhārika citta)

8) một thứ tâm câu hành xả bất tương ưng trí hữu dẫn (upekkhā sahagata ñāṇavippayutta sasaṅkhārika citta).

Các tâm này tương tự với 8 thứ tâm đại thiện (mahākusala citta). Chỉ khác một là thiện (kusala) và pháp kia là quả (vipāka). Tám thứ tâm đại quả này là tâm quả (vipāka citta) của các nghiệp đại thiện (mahā kusala kamma) đó. Bất cứ 1 trong 8 thứ tâm (citta) này thực hiện sự việc tái tục (paṭisandhi kicca), sự việc hữu phần (bhavaṅga kicca) và sự việc tử (cuti kicca) ở một người tu thiền (yogi) mà là người phàm tam nhân (tihetuka phuthujana) [hay người phàm nhị nhân (dvihetuka phuthujana)]. Trong quá trình kiếp sống (thời bình nhật – pavatti), khi trải nghiệm qua những cảnh dục khả hỷ (kāma iṭṭhārammaṇa) khác nhau tiếp theo sau đổng lực dục (kāma javana), 8 thứ tâm này có thể sanh phù hợp, làm sự việc na cảnh (tadārammaṇa) là việc tiếp tục bắt cảnh mà đổng lực đã bắt. Các cảnh dục khả hỷ (kāma iṭṭhārammaṇa) muốn nói tâm – sở hữu tâm dục (kāma citta – cetasika) và 28 sắc (rūpa).

* Tám Thứ Tâm Đại Tố (Mahā Kiriyā Citta)

1) một thứ tâm câu hành hỷ tương ưng trí vô dẫn (somanassa sahagata ñāṇasampayutta asaṅkhārika citta)

8) một thứ tâm câu hành xả bất tương ưng trí hữu dẫn (upekkhā sahagata ñāṇavippayutta sasaṅkhārika citta).

Các tâm đại quả (mahā kiriyā citta) như các tâm đại thiện (mahā kusala citta), cũng là 8 thứ. Đây là các tâm tu tập xả thí (dāna), giữ giới (sīla), chỉ tịnh (samatha) và quán, minh sát (vipassanā bhāvanā citta) của bậc Ứng cúng (Arahanta). [Chỉ tịnh (samatha) nghĩa là cho đến cận định (upacāra samādhi)]. Vì sự tu tập cao thượng của chư Thánh Ứng cúng Arahanta như xả thí (dāna), giữ giới (sīla), chỉ tịnh (samatha) và quán, minh sát (vipassanā bhāvanā) v.v… không có sức mạnh để trợ sanh bất cứ quả nào, tâm đảm đương các hành động này được gọi là tố (kiriyā), đơn thuần chỉ làm.

Theo cách này, tổng số 24 thứ tâm này: tức là 8 thứ tâm đại thiện (mahā kusala citta), 8 thứ tâm đại quả (mahā vipāka citta) và 8 thứ tâm đại tố (mahā kiriyā citta) là những tâm tịnh hảo (sobhaṇa citta) mà hầu hết sanh và dạo ở cõi Dục (Kāma).

54 thứ tâm sau:

1) Tâm bất thiện (akusala citta)                              – 12 thứ

2) Tâm vô nhân (ahetuka citta)                               – 18 thứ

3) Tâm dục giới tịnh hảo (kāma sobhaṇa citta)      – 24 thứ

                                                                Tổng số = 54,

được gọi là tâm dục (kāma citta) vì chúng hầu như sanh trong 11 cõi Dục (kāma). Nếu bạn là một người tam nhân (tihetuka), tâm dục (kāma citta) mà có thể sanh ở bạn = tâm dục (kāma citta) là cảnh của tuệ quán (vipassanā ñāṇa) của bạn như sau:

1) tâm bất thiện (akusala citta)                              – 12 thứ

2) tâm vô nhân (ahetuka citta)                               – 17 thứ

(trừ tiếu sinh – Hasituppāda)

3) tâm đại thiện (mahā kusala citta)                      – 08 thứ

3) tâm đại quả (mahā kusala citta)                        – 08 thứ

                                                                Tổng số = 45 thứ.


Mười Năm Thứ Tâm Sắc Giới
(Rūpāvacara Citta)

Năm Thứ tâm Thiện Sắc Giới (Rūpāvacara Kusala Citta)

1) Tâm sơ thiền thiện sanh cùng với 5 chi thiền (jhānaṅga) tầm (vitakka), tứ (vicāra), hỷ (pīti), lạc (sukha), định/nhất hành (ekaggatā).

2) Tâm nhị thiền thiện sanh cùng với 4 chi thiền (jhānaṅga) tứ (vicāra), hỷ (pīti), lạc (sukha), định/nhất hành (ekaggatā).

3) Tâm tam thiền thiện sanh cùng với 3 chi thiền (jhānaṅga) hỷ (pīti), lạc (sukha), định/nhất hành (ekaggatā).

4) Tâm tứ thiền thiện sanh cùng với 2 chi thiền (jhānaṅga) lạc (sukha), định/nhất hành (ekaggatā).

5) Tâm ngũ thiền thiện sanh cùng với 2 chi thiền (jhānaṅga) xả (upekkhā), định/nhất hành (ekaggatā).

Theo cách này có 5 thứ tâm thiện sắc giới (rūpāvacara kusala citta). Đây là phương pháp nhóm năm (pañcaka).

Tương tự có 5 thứ tâm quả sắc giới (rūpāvacara vipāka citta) là Quả của những thiện sắc giới (rūpāvacara kusala) đó. Tuy nhiên, các tâm quả sắc giới (rūpāvacara vipāka citta) này chỉ có thể sanh ở cõi sắc giới tương ứng trong tiến trình liên tiếp của chư Phạm thiên sắc giới (rūpāvacara Brahma) tương ứng, thực hiện sự việc tái tục (paṭisandhi kicca), sự việc hữu phần (bhavaṅga kicca) và sự việc tử (cuti kicca).

Đối với chư thánh Ứng cúng có thiền (jhānalābhī Arahanta) là người đã đạt thiền sắc giới (rūpāvacara jhāna), các thiền đó được gọi là tố (kiriyā) vì chúng hoàn toàn không thể trợ sanh bất cứ quả nào. Có cả 5 thứ tâm tố sắc giới (rūpāvacara kiriyā citta) này.

Nếu tính tổng cùng nhau thì chúng có 15 thứ tâm sắc giới (rūpāvacara citta).

Nếu bạn đạt được bất cứ một trong các thiền thiện sắc giới (rūpāvacara kusala jhāna) thì thiền (jhāna) ấy được bao gồm trong danh sách các cảnh của tuệ quán (vipassanā ñāṇa) của bạn. Theo phương pháp nhóm bốn (catukka), nếu bạn đạt được 4 thiền sắc giới (rūpavacara jhāna); và theo phương pháp nhóm năm (pañcaka), nếu bạn đạt được 5 thiền sắc giới (rūpavacara jhāna), thì tất cả các thiền sắc giới (rūpavacara jhāna) đó được bao gồm trong danh sách các cảnh của tuệ quán (vipassanā ñāṇa) của bạn.


Mười Hai Thứ Tâm Vô Sắc
(Arūpāvacara Citta)

Bốn Thứ Tâm Thiện Vô Sắc (Arūpāvacara Kusala Citta)

1) Tâm thiện không vô biên xứ (ākāsānañcāyatana kusala citta) = tâm thiện (kusala citta) mà được củng cố vững chắc theo chế định của cảnh hư không vô biên.

2) Tâm thiện thức vô biên xứ (viññāṇañcāyatana kusala citta) = tâm thiện (kusala citta) mà được củng cố vững chắc theo cảnh tâm không vô biên (ākāsānañcāyatana viññāṇa).

3) Tâm thiện vô sở hữu xứ (ākiñcaññāyatana kusala citta) = tâm thiện (kusala citta) mà được củng cố vững chắc theo chế định vô hữu (natthi bhava), tức là sự vắng mặt của cảnh tâm không vô biên (ākāsānañcāyatana viññāṇa).

4) Tâm thiện phi tưởng phi phi tưởng xứ (nevasaññānāsaññāyatana kusala citta) = tâm thiện (kusala citta) mà là không phải tưởng mà cũng không phải không tưởng = chỉ có rất vi tế và tưởng tế, không có tưởng thô.

Theo cách này có 4 thứ tâm thiện vô sắc giới (arūpāvacara kusala citta). Tâm quả (vipāka) của tâm thiện (kusala citta) ấy cũng là 4 thứ. Chúng là các tâm quả (vipāka citta) mà chỉ có thể sanh ở các cõi vô sắc tương ứng trong tiến trình liên tiếp của chư Phạm thiên vô sắc (arūpa Brahmā) tương ứng. Nếu một bậc Ứng cúng Arahanta đạt được các thiền vô sắc (arūpa jhāna) thì các thiền vô sắc ấy được gọi là tố (kiriya) vì chúng không thể trợ sanh quả nào. Theo cách này, tổng số bốn thứ tâm thiện vô sắc giới (arūpāvacara kusala citta) với 4 thứ tâm quả vô sắc giới (arūpāvacara vipāka citta) và 4 thứ tâm tố vô sắc giới (arūpāvacara kiriyā citta), cả thảy có 12 thứ tâm vô sắc (arūpāvacara citta). Nếu bạn đạt được các thiền vô sắc (arūpa jhāna) thì 4 thứ thiền vô sắc (arūpa jhāna) ấy cũng được bao gồm trong các cảnh danh pháp của tuệ quán (vipassanā ñāṇa) của bạn. Cho nên, các cảnh danh pháp của tuệ quán mà hầu như có thể sanh trong bạn, người mà có thiền jhānalābhī là 54 thứ tâm (citta) như sau:

1) Trong số các tâm dục giới (kāmāvacara citta) (45 thứ).

2) Tâm thiền thiện sắc giới (rūpāvacara kusala jhāna citta) (5 thứ).

3) Tâm thiền thiện vô sắc giới (arūpāvacara kusala jhāna citta) (4 thứ).

Tổng số thứ tâm (citta) = 54 thứ.

Cộng 54 thứ tâm dục (kāma citta) với 15 thứ tâm sắc giới (rūpāvacara citta) và 12 thứ tâm vô sắc giới (arūpāvacara citta), tổng số 81 thứ tâm (citta) được gọi là tâm hiệp thế vì chúng sinh khởi và dạo ở 31 cõi của các trạng thái hiệp thế mà thôi.


Tám Thứ Tâm Siêu Thế
(Lokuttara Citta)

(Phương Pháp Tóm Tắt)

Bốn Thứ Tâm Thánh Đạo (Ariya Magga Citta)

Có 4 thứ tâm Đạo (Magga citta), đó là:

1) Tâm Đạo nhập lưu (Sotāpatti Magga citta).

2) Tâm Đạo thất lai (Sakadāgāmi Magga citta).

3) Tâm Đạo nhất lai (Anāgāmi Magga citta).

4) Tâm Đạo Ứng cúng (Arahanta Magga citta).

Bốn Thứ Tâm Thánh Quả (Ariya Phala Citta)

Có 4 thứ tâm Quả (phala citta), đó là:

1) Tâm Quả nhập lưu (Sotāpatti Phala citta).

2) Tâm Quả thất lai (Sakadāgāmi Phala citta).

3) Tâm Quả nhất lai (Anāgāmi Phala citta).

4) Tâm Quả Ứng cúng (Arahanta Phala citta).

Đây là các tam quả (vipāka citta) tương ứng với Thánh Đạo.

Sau khi bạn đã quan sát các danh pháp tâm – sở hữu tâm hiệp thế (lokiya citta – cetasika) mà có thể sanh ở bạn, cũng như các danh pháp đã trình bày trong giai đoạn sắc nghiệp xứ (rūpa kammaṭṭhāna) và rồi sau đó tìm các nhân của các sắc (rūpa) và danh (nāma) ấy, nếu bạn thiền quán (vipassanā) lặp đi lặp lại theo ba tướng của các sắc pháp (rūpa) và danh pháp (nāma) ấy cùng nhau với các nhân thì ở cuối các tuệ quán, Đạo tuệ (magga ñāṇa) và Quả tuệ (phala ñāṇa) sẽ sanh.

Nếu Thánh đạo (Ariya magga) được đắc trong khi đang thiền quán (vipassanā) về danh pháp hay sắc pháp dục giới (Kāmāvacara), thì chư pháp Thánh đạo (Ariya magga) và Thánh quả (Ariya phala) là Thánh đạo sơ thiền (pathamajjhānika ariya magga) = Thánh đạo đi chung với sơ thiền (jhāna); và Thánh quả sơ thiền (pathamajjhānika ariya phala) = Thánh quả đi chung với sơ thiền (jhāna). (Chú giải Abhidhamma – q.1 – trang272, 273 phiên bản Burmese).

Lokuttaramaggo hi appanaṃ appatto nāma natthi, tasmā rūpaṃ sammasitvā vuṭṭhitassa aṭṭhaṅgiko somanassasahagatamaggo hoti (Chú giải Abhidhamma – q.1 – trang 274).

Cho nên, nếu Thánh Đạo (Ariya magga) được đắc trong khi thiền quán (vipassanā) về danh pháp hay sắc pháp dục giới (kāmāvacara), có 8 chi Đạo (magga), 7 chi giác ngộ (Bhojjhaṅga), 5 chi thiền (jhānaṅga). Tuy nhiên, các chi thiền ấy không là các chi thiền hiệp thế; chúng chỉ là các chi thiền siêu thế (lokuttara jhāna). Đó có nghĩa là Đạo sơ thiền siêu thế (lokuttara pathamajjhānika magga).


Chi Tiết Bốn Mươi Tâm Siêu Thế

1) Nếu Thánh Đạo (Ariya magga) được đắc trong khi thiền quán (vipassanā) theo danh pháp thiền thứ nhất thì đó là Thánh đạo sơ thiền (pathamajjhānika ariya magga) & Thánh quả sơ thiền (pathamajjhānika ariya phala).

2) Nếu Thánh Đạo (Ariya magga) được đắc trong khi thiền quán (vipassanā) theo danh pháp thiền thứ hai thì đó là Thánh đạo nhị thiền (dutiyajjhānika ariya magga) & Thánh quả nhị thiền (dutiyajjhānika ariya phala).

3) Nếu Thánh Đạo (Ariya magga) được đắc trong khi thiền quán (vipassanā) theo danh pháp thiền thứ ba thì đó là Thánh đạo tam thiền (tatiyajjhānika ariya magga) & Thánh quả tam thiền (tatiyajjhānika ariya phala).

4) Nếu Thánh Đạo (Ariya magga) được đắc trong khi thiền quán (vipassanā) theo danh pháp thiền thứ tư thì đó là Thánh đạo tứ thiền (catutthajjhānika ariya magga) & Thánh quả tứ thiền (catutthajjhānika ariya phala).

5) Nếu Thánh Đạo (Ariya magga) được đắc trong khi thiền quán (vipassanā) theo danh pháp thiền thứ năm thì đó là Thánh đạo ngũ thiền (pañcamajjhānika ariya magga) & Thánh quả ngũ thiền (pañcamajjhānika ariya phala).

Hơn nữa, nếu Thánh Đạo (Ariya magga) được đắc trong khi thiền quán (vipassanā) theo danh pháp hay sắc pháp dục giới (kāmāvacara nāma hay rūpadhamma), thì đó cũng là Thánh đạo sơ thiền (pathamajjhānika ariya magga) và Thánh quả sơ thiền (pathamajjhānika ariya phala). Cho nên, cả thảy có tổng số 40 tâm siêu thế (lokuttara citta) chi tiết như sau:

1) Năm thứ tâm Thánh đạo nhập lưu (Sotāpatti ariya magga) và năm thứ tâm Thánh quả nhập lưu (Sotāpatti ariya phala).

2) Năm thứ tâm Thánh đạo nhất lai (sakadāgāmi ariya magga) và năm thứ tâm Thánh quả nhất lai (sakadāgāmi ariya phala).

3) Năm thứ tâm Thánh đạo bất lai (Anāgāmi ariya magga) và năm thứ tâm Thánh quả bất lai (Anāgāmi ariya phala).

4) Năm thứ tâm Thánh đạo Ứng cúng (Arahatta ariya magga) và năm thứ tâm Thánh quả Ứng cúng (Arahatta ariya phala).

Cho nên, cộng 81 tâm hiệp thế (lokiya citta) với 8 thứ tâm siêu thế (lokuttara citta), cả thảy có tổng số 89 thứ tâm (citta), tóm tắt. Về chi tiết, cộng 81 thứ tâm hiệp thế (lokiya citta) với 40 thứ tâm siêu thế (lokuttara citta) cả thảy có tổng số 121 thứ tâm (citta). (Đây là phương pháp nhóm năm).

 __________()__________

 

GIAI ĐOẠN LIÊN QUAN TƯƠNG SINH (PAṬICCA SAMUPPĀDA)

Liên Quan Tương Sinh (Paṭicca Samuppāda)[51]
(Phương Pháp Thứ 5)

Như đã dạy trong Mahā Nidāna Sutta:

Gambhīro cāyaṃ Ānanda paṭicca samuppādo gambhīrāvabhāso ca. Etassacānanda dhammassa ana nubodhā appa ivedhā evamayaṃ pajā tantākulakajā a gulāgaṇṭhikajāta muñjapabbajabhūta apāyaṃ duggati, vinipātaṃ saṃsāraṃ nātivattati (Dīgha Nikāya; Saṃyutta Nikāya) – Ānanda, pháp liên quan tương sinh (paṭicca samuppāda) này sâu xa và dường như khó hiểu. Do không thấy rõ pháp liên quan tương sinh (paṭicca samuppāda) này bằng cách của 3 trí biến tri/đạt tri (pariññā nāṇa) đó là:

1) Ý nghĩa đạt tri (ñāta[52] pariññā[53]),

2) Tam tướng đạt tri (tīraṇa pariññā),

3)  Và Đoạn trừ đạt tri (pahāna pariññā),

và không đạt đến đạo Quả tuệ (Magga Phala ñāṇa), chúng sanh có sự sống trở nên vướng mắc trong vòng luân hồi (saṃsāra) như một cuộn chỉ rối, như tổ của chim sâu, như một miếng thảm cỏ chùi chân rối không thể tìm ra mối đầu và mối cuối; và họ không thể thoát khỏi luân hồi khổ địa ngục (apāya duggati saṃsāra).

Liên quan đến lời dạy trên, những nhà chú giải đã dạy như sau: Ñāṇāsinā samādhipavarasilāy am sunisitena bhavacakkamapadāletvā, asanivicakkamiva niccanimmathanaṃ. Saṃsārabhayamatīto, na koci supi nantarepyatthi (Vism., XVII, 344) – Không có người nào, dù trong mơ, có thể vượt qua vòng luân hồi (saṃsāra) khổ mà không có khả năng cắt đứt (paṭicca samuppāda) = bánh xe luân hồi (saṃsāra) của liên quan tương sinh luôn áp bức chúng sanh có sự sống như tiếng sét, bằng thanh gươm, tức là tuệ (ñāṇa), được mài thật sắc bén trên đá mài cao quí, tức là định (samādhi).

Theo lời dạy trên của Nguyên bản và Chú giải, người tu thiền (yogi) nào muốn đạt đến Nibbāna phải cố gắng thấy rõ pháp liên quan tương sinh (paṭicca samuppāda) bằng cách của 3 đạt tri (pariññā) đó là ý nghĩa đạt tri (ñāta pariññā) gọi là tùy giác trí[54] (anubodha ñāṇa); tam tướng đạt tri (tīraṇa pariññā) và đoạn trừ đạt tri (pahāna pariññā) gọi là thông đạt trí (paṭivedha ñāṇa)[55]. Như đức Phật đã dạy rằng, bậc tu tiến không thể vượt qua và thoát khỏi luân hồi (saṃsāra) do không biết bằng tùy giác trí (anubodha ñāṇa) lặp đi lặp lại nhiều lần và không biết bằng thông đạt trí (paṭivedha ñāṇa) cho đến khi đạt được Đạo (Magga) và Quả (phala), bậc tu tiến phải cố gắng thấy rõ tuệ quán tùy giác (anubodha) và thông đạt (paṭivedha). Cần phải hiểu rằng, thấy rõ không có nghĩa là biết bằng cách suy luận hay đoán, ước chừng; và không chỉ bằng cách trích dẫn những lời dạy của thầy.


Ba Đạt Tri Hiệp Thế
(Lokiya Pariññā)

1) Ý nghĩa đạt tri (ñāta pariññā):

Nếu bậc tu tiến quan sát kỹ bằng tuệ theo trạng thái (lakkhaṇa), phận sự (rasa), thành tựu (sự hiện bày) (paccupaṭṭhāna), nhân cận (padaṭṭhāna) của những chi pháp liên quan tương sinh (paṭicca samuppāda), đó là vô minh (avijjā), hành (saṅkhāra), thức (viññāṇa), danh sắc (nāmārūpa), sáu xứ (saḷāyatana), xúc (phassa), thọ (vedanā), ái (taṇhā), thủ (upādāna), hữu (bhava), sanh (jāti), lão tử (jarāmaraṇa) v.v…, thì tuệ đó được gọi là tuệ chỉ định danh sắc (nāmarūpapariccheda ñāna).

Nếu thấy rõ bằng cách tự thâm nhập pháp liên quan tương sinh như “do sự sanh của vô minh (avijjā), hành (saṅkhāra) sanh; do sự sanh của hành (saṅkhāra), thức (viññāṇa) sanh; v.v…”, thì tuệ đó là tuệ hiển duyên (paccaya pariggaha ñāṇa).

Hai tuệ này, tức là tuệ chỉ định danh sắc (nāmarūpapariccheda ñāna) và tuệ hiển duyên (paccaya pariggaha ñāṇa) được gọi là ý nghĩa đạt tri (ñāta pariññā); đây là vì có tuệ quan sát và phân biệt chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) cần phải được biết và là cảnh của thiền quán, minh sát (vipassanā).

2) Tam tướng đạt tri (tīraṇa pariññā):

Sau khi đã quan sát bằng tuệ theo những vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta) tướng của những chi pháp liên quan tương sinh (paṭicca samuppāda) như vô minh (avijjā), hành (saṅkhāra), thức (viññāṇa), danh sắc (nāmārūpa), v.v… cả hai tuệ phổ thông (sammasana ñāṇa) và tuệ sanh diệt/tiến thoái (udayabbaya ñāṇa) có thể được nghiên cứu, xem lại và quyết định đó là vô thường (anicca) hoặc khổ (dukkha) hay vô ngã (anatta) tướng được gọi là tam tướng đạt tri (tīraṇa pariññā). Đó là trí quan sát mà nghiên cứu, xem lại và quyết định đó là những vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta) tướng của những chi pháp liên quan tương sinh (paṭicca samuppāda).

3) Đoạn trừ đạt tri (pahāna pariññā):

Sau khi đã quan sát kỹ bằng tuệ quán, minh sát theo sự diệt chỉ của những chi pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda), tuệ minh sát (vipassanāñāṇa)[56] cao hơn bắt đầu từ diệt một tuệ (bhaṅgañāṇa) luân phiên thiền theo ba tướng và tạm thời (tadaṅga) đoạn trừ riêng từng phiền não (kilesa) được gọi là đoạn trừ đạt tri (pahāna pariññā) là quan sát thấy biết rõ những vô thường (acicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) tướng của pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda).

Đây là ba đạt tri hiệp thế (lokiya pariññā).


Ba Đạt Tri Siêu Thế
(Lokuttarā Pariññā)

Vào lúc cuối của tuệ minh sát (vipassanā ñāṇa) là trí đạt tri hiệp thế (lokiya pariññā paññā), Thánh đạo (Ariya magga) đến sinh khởi. Thánh đạo (Ariyamagga) hoàn toàn trừ tiệt samuccheda phiền não (kilesa) tương ứng phù hợp và thấy rõ sự vắng lặng của vô vi giới (asaṅkhata dhātu) Nibbāna một cách sâu sắc. Cho nên, đoạn trừ đạt tri (pahāna pariññā) là một tên chánh (mukhya)[57] của Đạo (magga).

Thánh đạo (Ariya magga) thấy rõ sự vắng lặng của vô vi giới (asaṅkhata dhātu) Nibbāna một cách sâu sắc bằng cách thông suốt cảnh (ārammaṇa paṭivedha)[58]. Trong việc thấy rõ như vậy, Thánh đạo (Ariya magga) hoàn toàn đoạn trừ si (moha) là pháp che đậy bốn Thánh đế và làm cho bậc tu tiến không có khả năng thấy rõ bốn Thánh đế. Vì nó đoạn trừ si (moha), là pháp che đậy bốn Thánh đế, phận sự thấy rõ bốn Thánh đế được hoàn thành. Thấy rõ bốn Thánh đế bằng cách thành tựu việc làm (kicca siddhi) như vậy được gọi là thông suốt cảnh (ārammaṇa paṭivedha). Trong số ấy, Thánh đạo (Ariya magga) thấy rõ diệt đế (nirodha – sacca) bằng cách thông suốt cảnh (ārammaṇa paṭivedha). Khổ đế (dukka sacca), tập đế (samudaya sacca) và đạo đế (magga sacca) được thấy rõ bằng cách thông suốt cảnh (ārammaṇa paṭivedha). Cho nên, vì Thánh đạo (Ariya sacca) đã hoàn thành phận sự thấy rõ những chi pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) và duyên trợ của chúng gọi là khổ đế (dukkasacca) và tập đế (samudaya sacca). Đó cũng gián tiếp được gọi là ý nghĩa đạt tri (ñāta pariññā).

Hơn nữa, Thánh đạo (Ariya magga) cũng hoàn toàn đoạn trừ si (moha) là pháp che đậy những vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) tướng của khổ đế (dukka sacca) và tập đế (samudaya sacca). Cho nên, phận sự thẩm tra, xem lại và quyết định về vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của sắc (rūpa) – danh (nāma) – nhân – quả = chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) gọi là khổ đế (dukkasacca) và tập đế (samudaya sacca) được hoàn thành. Như vậy, Thánh đạo (Ariya magga) cũng gián tiếp được gọi là tam tướng đạt tri (tīraṇa pariññā). Đây là ba đạt tri siêu thế (lokuttarā pariññā).

Chỉ sau khi đã tự thấy rõ pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) tức là pháp duyên trợ bằng cách trí đạt tri hiệp thế (lokiya pariññā paññā) và trí đạt tri siêu thế (lokuttarā pariññā paññā) thì đó có thể được gọi là tùy giác (anubodha) sự thấy rõ và thông đạt (paṭivedha) sự thấy rõ. Chỉ sau khi đã thấy rõ pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) bằng cách tùy giác (anubodha) và thông đạt (paṭivedha) sự thấy rõ như thế, bậc tu tiến có thể vượt qua và thoát khỏi luân hồi (saṃsāra). Đây là ý nghĩa đoạn văn trên từ Nidāna sutta.


Minh Sát Tùy Giác
(Anubodha) Và Thông Đạt (Paṭivedha)

Ananubodhāti ñātapariññāvasena ananubujjhanā appaṭivedhāti tīraṇappahāna pariññāvasena apaṭivijjhana (Chú giải Dīghā Nikāya – Quyển II – 85, Nguyên bản Burmese). Theo Phụ chú giải giảng giải “ananubujjhanaṭṭhena anubodho”, là phận sự thấy rõ hai pháp (dhamma) này:

1) Danh sắc (nāmarūpa) cần phải được quan sát và thấy rõ bằng tuệ chỉ định danh sắc (nāma rūpa pariccheda ñāṇa) và

2) Duyên trợ giữa chư pháp nhân và quả cần phải được quan sát và thấy rõ bằng tuệ hiển duyên (paccaya pariggaha ñāṇa)

không được hoàn thành bởi chỉ biết chúng một lần, nhưng có thể được hoàn thành bằng cách biết nhiều lần, lặp đi lặp lại, cho nên tuệ chỉ định danh sắc (nāmarūpa pariccheda ñāṇa) và tuệ hiển duyên (paccaya pariggaha ñāṇa) được gọi là tùy giác trí (anubodha ñāṇa). Biết bằng cách tùy giác trí (anubodha ñāṇa) là tùy giác (anubodha) sự thấy rõ. Đây là thấy rõ ý nghĩa đạt tri (ñāta pariññā).

Sự thấy rõ bằng cách tam tướng đạt tri (tīraṇa pariññā) và đoạn trừ đạt tri (pahāna pariññā) được gọi là thông đạt (paṭivedha) sự thấy rõ. Tuệ minh sát gián tiếp được gọi là đoạn trừ đạt tri (pahāna pariññā). Đoạn trừ đạt tri (pahāna pariññā) tên gọi chánh (mukhya) cho Thánh đạo (Ariya magga). Cho nên, lưu ý rằng thông đạt sự thấy rõ danh sắc (nāma rūpa) gọi là khổ đế (dukka sacca) và thông đạt sự thấy rõ pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) tức là duyên trợ gọi là tập đế (samudaya sacca) bằng cách trí (paññā) tam tướng đạt tri (tīraṇa pariññā) và đoạn trừ đạt tri (pahāna pariññā) cho đến cuối trong việc đạt đến Đạo - Quả (magga – phala) được gọi là thông đạt (paṭivedha) sự thấy rõ.

Hai Minh Sát (vipassanā) này:

1) Thông đạt sự tự thấy rõ những chi pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) như vô minh (avijjā), hành (saṅkhāra) v.v…, theo ba thời của quá khứ – vị lai – hiện tại và

2) Thông đạt sự tự thấy rõ những duyên trợ giữa chư pháp nhân như vô minh (avijjā) và chư pháp quả như hành (saṅkhāra) được gọi là tùy giác (anubodha) sự thấy rõ.

Thông đạt sự tự thấy rõ những vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) tướng của những chi pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) cho đến khi đạt đến Đạo – Quả (magga – phala) là thông đạt (paṭivedha) sự thấy rõ. Không có sự thấy rõ pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) bằng cách tự thông đạt theo thực tính, bằng cách hai sự thấy rõ của tùy giác (anubodha) và thông đạt (paṭivedha) thì bậc tu tiến không thể vượt qua và thoát khỏi vòng luân hồi (saṃsāra).


Ghi Nhớ Tóm Tắt Về Phương Pháp Thứ Năm

Atīte hetavo pañca, idāni phalapañcakaṃ

Idāni hetavo pañca, āyati phalapañcakaṃ

Theo Chú giải trên, người tu thiền (yogi) phải quan sát để thấy rõ rằng:

1) Do 5 nhân quá khứ vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna) – hành (saṅkhāra) – nghiệp (kamma), 5 quả hiện tại là thức (viññāṇa) – danh sắc (nāma rūpa) – sáu xứ (saḷāyatana) – xúc (phassa) – thọ (vedanā) sanh và

2) Do 5 nhân hiện tại vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna) – hành (saṅkhāra) – nghiệp (kamma), 5 quả vị lai thức (viññāṇa) – danh sắc (nāmarūpa) – sáu xứ (saḷāyatana) – xúc (phassa) – thọ (vedanā) sanh.

Trong trường hợp này, chư pháp nhân là nhóm tập đế (samudaya sacca) và chư pháp quả là nhóm khổ đế (dukkha sacca). Cho nên, người tu thiền phải thiền để tự thấy rõ sự thông đạt rằng:

1) Do tập đế (samudaya sacca) trong kiếp sống quá khứ, khổ đế (dukkha sacca) sanh trong kiếp sống hiện tại.

2) Do tập đế (samudaya sacca) trong kiếp sống hiện tại, khổ đế (dukkha sacca) sanh trong kiếp sống vị lai.


Tập Đế (Samudaya Saccā)

Đức Phật đã dạy về tập đế (samudaya sacca) theo 5 cách trong Abhidhamma Vibhaṅga Pāḷi đó là:

1) Ái (taṇhā) là tập đế (samudaya sacca).

2) Tất cả phiền não (kilesa) cùng với ái (taṇhā) là tập đế (samudaya sacca).

3) Tất cả pháp bất thiện (akusala dhamma) là tập đế (samudaya sacca).

4) Tất cả pháp bất thiện (akusala dhamma) và vô tham (alobha), vô sân (adosa), vô si (amoha) = 3 pháp căn thiện (kusala mūla dhamma) [tức pháp lậu (āsava) bắt làm cảnh và có thể trợ sanh luân hồi (saṃsāra vaṭṭa)] là tập đế (samudaya sacca).

5) Tất cả nghiệp bất thiện (akusala kamma) và tất cả nghiệp thiện (kusala kamma) là cảnh của pháp lậu (āsava) và có thể trợ sanh luân hồi (saṃsāra vaṭṭa) là tập đế (samudaya sacca).

Cho nên Chú giải Sammoha Vinodanī đã đề cập – Tattha yasmā kusalākusalakammam avi sesena samudaya saccanti sacca vibhaṅge vuttaṃ – tất cả nghiệp thiện và nghiệp bất thiện đó là tập đế. Hơn nữa trong Aṅguttara Pāḷi Tika Nipāta đã dạy rằng tất cả duyên trợ những chi pháp liên quan tương sinh là tập đế – Katamañca bhikkhave dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ. Avijjāpaccayā Saṅkhārā, Saṅkhārapaccayā Viññāṇaṃ, Viññāṇapaccayā Nāmarūpaṃ, Nāmarūpapaccayā Saḷāyatanaṃ, Saḷāyatanapaccayā Phasso, Phassapaccayā Vedanā, Vedanāpaccayā Taṇhā, Taṇhāpaccayā Upādānaṃ, Upādānapaccayā Bhavo, Bhavapaccayā Jāti, Jātipaccayā Jarāmaraṇa – Soka Parideva – Dukkha – Domanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa Dukkhakkhan dhassa samudayo hoti. Idaṃ vuccati bhikkhave dukkhasamudayaṃ ariyasaccam. (Aṅguttara Nikāya – Vol.1 – 178, Nguyên bản Burmese).

Trong Sacca Saṃyutta, Kūṭāgāra Sutta, có dạy rằng: … nếu bậc tu tiến không thấy rõ bốn Thánh đế bằng thông đạt trí thì không có cách nào kết thúc vòng luân hồi (saṃsāra vaṭṭa) khổ; mà chỉ khi bậc tu tiến thấy rõ bốn Thánh đế bằng chính thông đạt trí của vị ấy thì bậc tu tiến có thể kết thúc vòng luân hồi (saṃsāra vaṭṭa) khổ. Cho nên, người tu thiền (yogi) nào muốn kết thúc vòng luân hồi (saṃsāra vaṭṭa) khổ phải cố gắng thấy rõ bốn Thánh đế bằng thông đạt trí. Không quên rằng trong bốn Thánh đế, tập đế (samudaya sacca) được bao gồm.


Ái
(Taṇhā) Thuộc Thời Nào?

Đức Phật đã dạy rằng, ái (taṇhā) là tập đế (samudaya sacca); bậc tu tiến nên thẩm tra và xem lại về ái (taṇhā) thuộc về thời nào, nhân sanh cơ bản của khổ đế (dukkha sacca) kiếp sống hiện tại gọi là tập đế.

Rūpārūpaṃ pañcakkhandhā, taṃ hoti dukkhasaccaṃ, taṃ samu hāpikā purimataṇhā samudayasaccaṃ (Chú giải Abhidhamma – quyển 2 – 68,69 Nguyên bản Burmese) – Sắc+danh (rūpa+nāma) là 5 uẩn (khandhā). 5 uẩn (khandhā) đó là khổ đế (dukkha sacca). Ái (taṇhā) đã tích lũy trong kiếp trước là tập đế (samudaya sacca), có thể trợ sanh khổ đế (dukkha sacca). Đây là ý nghĩa của Chú giải trên.

Theo lời dạy của Chú giải trên, bậc tu tiến phải hiểu rằng ái (taṇhā) gọi là tập đế (samudaya sacca) là nhân cơ bản của 5 uẩn (khandhā)/ khổ đế (dukkha sacca) trong kiếp hiện tại của người tu thiền, không phải ái (taṇhā) sanh trong kiếp hiện tại. Nó chỉ là ái (taṇhā) đã được tích lũy trong kiếp sống trước.


Lời Dạy Trong Paṭisambhidā Magga

Purimakammabhavasmiṃ moho avijjā, āyūhanā saṅkhārā, nikanti taṇhā, upagamanaṃ upādānaṃ, cetanā bhavo. Ime pañca dhammā purimakammabhavasmiṃ idha pa isandhiyā paccayā (paṭisambhidā, 50 Nguyên bản Burmese) – Si (moha), biết sai rằng sự đã sanh trong kiếp sống quá khứ tích lũy nghiệp (kamma) gọi là nghiệp hữu (kamma bhava) là vô minh (avijjā). Cố gắng/ đấu tranh cho sự sanh của nghiệp (kamma) là hành (saṅkhāra). Dục cầu vi tế (nikanti), sự thèm muốn, lòng khao khát đối với những trạng thái hiện hữu và những vật là ái (taṇhā). Nắm chặt, giữ chặt vào những trạng thái hiện hữu và những vật là thủ (upādāna). Tư bất thiện (akusala cetanā) và tư thiện (kusala cetanā) là hữu (bhava). 5 pháp này đã sanh trong kiếp trước khi đang tích lũy nghiệp (kamma) gọi là nghiệp hữu (kamma bhava) là những nhân của tái tục (paṭisandhi) trong kiếp sống hiện tại (tức là 5 uẩn tái tục – paṭisandhi khandhā đối với chúng sanh nhân loại).

Paṭisambhidā Pāḷi nghĩa là chỉ khi tích lũy nghiệp hữu (kamma bhava), nghiệp (kamma) bị vây quanh bởi vô minh (avijjā), ái (taṇhā) và thủ (upādāna) đã sanh trong kiếp sống quá khứ là nhân thật của uẩn quả (vipāka khandha), như 5 uẩn tái tục (paṭisandhi khandha) của kiếp sống hiện tại. Lưu ý rằng nghiệp (kamma) là tập đế (samudaya sacca).

Cho nên, người tu thiền phải quan sát để thấy rõ sự thông đạt bởi tự thân rằng do nghiệp (kamma) gọi là tập đế (samudaya sacca) trong kiếp sống quá khứ, khổ đế (dukkha sacca) như 5 uẩn tái tục (paṭisandhi khandha) trong kiếp sống hiện tại sanh. Chỉ khi ấy, bậc tu tiến sẽ thấy rõ sự thông đạt bởi tự thân rằng do tập đế (samudaya sacca), khổ đế (dukkha sacca) sanh.


Hành (Saṅkhāra) Và Nghiệp Hữu (Kamma bhava)

1) Trong việc tích lũy nghiệp xả thí (dāna), tư (cetanā) sanh trước khi xả thí là hành (saṅkhāra). Tư của người thực hiện (patiṭṭhāpaka[59] cetanā) (= tư hiện – muñca cetanā)[60] sinh khởi khi dâng vật thí đến tận tay người nhận là nghiệp hữu (kamma bhava).

2) Theo cách nữa, trong tiến trình tâm lộ đổng lực ý môn (manodvārika javana vīthi) đang sanh trong lúc tích lũy nghiệp (kamma), tư (cetanā) ở 6 đổng lực (javana) đầu trong 7 đổng lực (javana) được gọi là hành tích lũy (āyūhana saṅkhāra) hay nghiệp hành. Tư (cetanā) ở đổng lực (javana) thứ bảy được gọi là nghiệp hữu (kamma bhava).

3) Theo cách nữa, tư (cetanā) ở tâm đổng lực sinh khởi (javana cittuppāda) trong khi tích lũy một nghiệp (kamma) là nghiệp hữu (kamma bhava). Nhóm tâm sở hữu tâm (citta cetasika) câu hành với tư (cetanā) được gọi là hành tích lũy (āyūhana saṅkhāra) hay nghiệp hành.

Cho nên, bậc tu tiến có thể thấu rõ rằng, vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna) – hành (saṅkhāra) – nghiệp (kamma) mà đang tích lũy trong kiếp sống hiện tại không phải là nhân tập đế (samudaya sacca) của 5 uẩn (khandha) của kiếp sống hiện tại, khổ đế (dukkha sacca).

Nếu bậc tu tiến chủ yếu nghĩ về nghiệp trong 5 nhân đó, thì vị ấy có thể đồng ý một cách hài lòng rằng chỉ vì tập đế (samudaya sacca) trong kiếp sống quá khứ, khổ đế (dukkha sacca) sanh trong kiếp sống hiện tại. Nếu bậc tu tiến không đồng ý rằng do bởi nghiệp (kamma) gọi là tập đế (samudaya sacca) đã tạo và tích lũy trong kiếp sống quá khứ, khổ đế (dukkha sacca) như 5 uẩn tái tục (paṭisandhi khandha) trong kiếp sống hiện tại sinh khởi thì bậc tu tiến phải xem xét dù nó cần hoàn thành pháp tròn đủ (pāramī) trong thời gian:

– khoảng chừng 4 asaṅkkheyya và 1 trăm ngàn (lakkha) kappa đối với Chánh tự giác (Sammā Sambodhi);

– đến khoảng chừng 2 asaṅkkheyya và 1 trăm ngàn (lakkha) kappa đối với bậc Độc giác (paccekabodhi);

– đến khoảng chừng 1 asaṅkkheyya và 1 trăm ngàn (lakkha) kappa đối với Đệ nhất Thinh văn giác (Agga Sāvakabodhi);

– đến khoảng chừng 1 trăm ngàn (lakkha) kappa đối với Đại Thinh văn giác (Mahā Sāvakabodhi).

Suy Luận (Anumāna) Và Thấy Biết Rõ (Paccakkha)

Nếu:

(1) người tu thiền (yogi) chấp nhận rằng: pháp quá khứ và vị lai chỉ có thể được quan sát bằng cách suy ra hay suy luận (anumāna) vì vị ấy nghĩ rằng, pháp quá khứ không còn hiện hữu vì nó đã diệt và pháp vị lai chưa có sanh; và

(2) vị ấy cũng chấp nhận rằng do bởi 5 nhân quá khứ, 5 quả hiện tại sanh và do bởi 5 nhân hiện tại, 5 quả vị lai sanh có thể được quan sát chỉ bằng cách suy luận (anumāna), thì đó có nghĩa là chư Thánh (Ariya) có thể biết rằng “do bởi tập đế (samudaya sacca), khổ đế (dukkha sacca) sanh” chỉ bằng cách suy luận (anumāna).

Tuy nhiên, trong cả hai lời dạy của đức Phật (Buddha) và chú giải, điều đó được dạy rằng: khổ đế (dukkha sacca) và tập đế (samudaya sacca) được biết rõ ràng theo thực tính như thật:

Idaṃ dukkhanti yathābhūtaṃ pajānāti. Ayaṃ dukkha samudayoti yathābhūtam pajānāti (Majjhima Nikāya – Vol.1 – 85 nguyên bản Burmese).

Ayaṃ lokīyo ayaṃ lokuttaroti ariyaṃ a haṭṭhaṅgīkaṃ maggaṃ yathābhutaṃ na pajānāti ajānanto lokiyamagge abhinivisitvā lokuttaraṃ nibbattetuṃ na sakkāti” (chú giải Majjhima – quyển 2 – 165).

– Chỉ khi bậc tu tiến thấy rõ bằng cách tự thấu rõ như thật, khổ đế (dukkha sacca) và tập đế (samudaya sacca); và do bởi tập đế (samudaya sacca), khổ đế (dukkha sacca) sinh khởi thì bậc tu tiến có thể tu tập phát triển đạo đế (magga sacca), đó là bậc tu tiến có thể thiền minh sát (vipassanā) theo ba tướng của khổ đế (dukkha sacca) và tập đế (samudaya sacca). Chỉ khi bậc tu tiến tu tập phát triển đạo đế hiệp thế (lokiya magga sacca) thì bậc tu tiến có thể đạt đạo đế siêu thế (lokuttara magga sacca) và diệt đế siêu thế (lokuttara nirodha sacca). Cho nên, lưu ý rằng, quan sát theo pháp quá khứ và vị lai để thấy rõ pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda), duyên trợ như thật là điều không thể tránh được.

__________()__________

ĐẠT ĐẾN HIỂN DUYÊN TUỆ
(PACCAYAPARIGGAHA ÑĀṆA)

Vipassakena pana kammantarañca vipākantarañca ekadesato jānitabbaṃ. (Visuddhimagga).

Ekadesato jānitabbaṃ anavasesato jānituṃ na sakkā avisayattā. Sabbena sabbaṃ ajānate paccayapa riggaho na paripūrati. (Mahāṭīka – q.2 – 380).

Người quan sát (vipassaka) đang tu tập thiền minh sát (vipassanā) phải thấy rõ một số nghiệp (kamma) và quả của nghiệp trong số những loại nghiệp (kamma) và quả của nghiệp khác nhau. Vì đó không là phạm vi của bậc Thinh văn (Sāvaka) (đệ tử của đức Phật Buddha) biết toàn bộ tất cả nghiệp và quả của nghiệp, mà chỉ là phạm vi của Phật toàn tri (Sabbaññutā), bậc tu tiến không có khả năng biết hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bậc tu tiến không thấy rõ bất cứ nghiệp (kamma) và quả của nghiệp nào, thì hiển duyên tuệ (paccayapariggaha ñāṇa) không thể được hoàn thành. Đây là ý nghĩa của phần trên.

Vì hiển duyên tuệ (paccayapariggaha ñāṇa) không thể đạt được nếu bậc tu tiến không thể thấy rõ nghiệp (kamma) và quả của nghiệp, bậc tu tiến phải cố gắng thấy rõ chúng (nghiệp và quả của nghiệp) ở một chừng mực nào đó để đạt hiển duyên tuệ (paccayapariggaha ñāṇa).

Như bạn có thể đã biết, có mười hai quả (vipāka) (quả của nghiệp kamma) của đức Phật Buddha. (ví dụ, bị đau lưng dữ dội, bị Ciñca vu khống, bị thương bởi mảnh vụn từ một hòn đá lao vào bởi Devadatta v.v…). Trong trường hợp này, có nghiệp riêng trợ cho quả (vipāka) tương ứng. Tương tự, đó là trạng thái tự nhiên mà một chúng sanh nhân loại gặp những cảnh khả hỷ (iṭṭhārammaṇa) và cảnh bất khả hỷ (aniṭṭhārammaṇa) khác nhau trong suốt kiếp sống của vị ấy, đó là những quả tốt và quả xấu. Gặp những cảnh khả hỷ là do bởi nghiệp thiện (kusala kamma). Gặp những cảnh bất khả hỷ là do bởi nghiệp bất thiện (akusala kamma). Vì có những nghiệp thiện (kusala kamma) khác nhau tương ứng với những cảnh tốt khác nhau, cũng có những nghiệp bất thiện (akusala kamma) khác nhau đối với những cảnh không tốt khác nhau. Một bậc Thinh văn (Sāvaka) không thể thấy rõ toàn bộ tất cả những nghiệp (kamma) và quả của nghiệp; mà vị ấy chỉ có thể thấy rõ một số trong chúng.


Thắng Trí (Abhiññā) Và Quán, minh sát (Vipassanā)

Bậc tu tiến có thể chấp nhận rằng, những kiếp sống quá khứ có thể được quan sát bằng túc mạng thông (pubbenivāsānussati abhiññā) và những kiếp sống vị lai có thể được quan sát bằng vị lai trí (anāgataṃsa ñāṇa) là một phần của thiên nhãn (dibba cakkhu); nhưng bậc tu tiến có thể miễn cưỡng chấp nhận rằng: những uẩn (khandha) quá khứ và vị lai có thể được quan sát bằng tuệ quán (vipassanā). Lời dạy của đức Phật (Buddha) và sự giải thích của Chú giải rằng: những thủ uẩn (upādānakkhandha) quá khứ và vị lai có thể được quan sát bằng tuệ quán (vipassanā), như sau:

Ye hi keci bhikkhave samaṇā vā brāhmaṇā vā anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussaramānā anussaranti, sabbete pañcupādānakkhandhe anussaranti etesaṃ vā aññataraṃ. Katame pañca?

Evaṃ rūpo ahosiṃ atītamaddhānanti, iti vā hi bhikkhave anussaramāno rūpaṃ yeva anussarati…Evaṃ vedano…Evaṃ sañño…Evaṃ saṇkhāro…Evaṃ viññāṇo… (Saṃyutta Nikāya – Vol.2 – 71 nguyên bản Burmese) (Khajjaniya Sutta).

Pubbenivāsanti na idaṃ abhiññāvasena anussaraṇaṃ sandhāya vuttaṃ, Vipassanāvasena pana pubbenivāsaṃ anussarante samaṇabrahmaṇe sandhāyesaṃ vuttaṃ. Tenevāha….sabbete pañcupādānakkhandhe anussaranti etesaṃ vā aññataranti. Abhiññāvasena hi samanussarantassa khandhāpi upādānakkhandhāpi khandhapaṭibaddhāpi paṇṇattipi ārammaṇaṃ hotiyeva. Rūpaṃ yeva anussaratīti evaṃ anussaranto na aññaṃ kiñci sattaṃ vā puggalaṃ vā anussarati, atīte pana niruddhaṃ rūpakkhandhameva anussarati. Vedanādīsupi esevanayoti. (Saṃyutta Commentary – Vol.2 – 266 Burmese script).

“Này chư bhikkhu, có một số vị samaṇa brāhmaṇa nhớ lại bằng tuệ nhiều tiến trình uẩn (khandha) hiện hữu quá khứ có thể được quan sát theo chúng. Những samaṇa brāhmaṇa như vậy có thể nhớ lại bằng tuệ về 5 thủ uẩn (upādāna khandha) hay 1 trong 5” (Khajjaniya Sutta).

Trong đoạn Pāḷi trên, bằng cách dùng từ “pubbenivāsaṃ”, đức Phật không có ý đó là nhớ lại tiến trình uẩn (khandha) hiện hữu quá khứ bằng sức mạnh của túc mạng thông (pubbenivāsānussati abhiññā). Đức Phật thật sự có ý đối với từ “pubbenivāsaṃ” là mộ số vị samaṇa brāhmaṇa nhớ lại tiến trình uẩn (khandha) hiện hữu quá khứ bằng sức mạnh của tuệ quán (vipassanā). Cho nên, đức Phật đã dạy “sabbete pañcupādānakkhandhe anussaranti etesaṃ vā aññataraṃ…” – “…những vị samaṇa brāhmaṇa này có thể nhớ lại 5 thủ uẩn (upādānakkhandha) bằng tuệ. Họ cũng có thể nhớ lại một trong năm uẩn này bằng tuệ…”

Lý do là chỉ có 4 cảnh của túc mạng thông (pubbenivāsānussati abhiññā), đó là:

1) 5 uẩn (khandha) bao gồm pháp siêu thế (lokuttara dhamma).

2) 5 thủ uẩn (upādānakkhandha) không gồm pháp siêu thế (lokuttara dhamma).

3) Thị tộc, nước da, dinh dưỡng thực phẩm, hạnh phúc, đau khổ, v.v… liên quan với 5 uẩn (khandha).

4) Nhiều tên chế định khác nhau.

Ở đoạn Pāḷi trên, vì đức Phật (Buddha) không dạy về việc quan sát thấy rõ 4 cảnh này bằng tuệ mà chỉ dạy quan sát theo 5 thủ uẩn (upādānakkhandha) quá khứ hay một trong chúng bằng tuệ, điều đó có thể được hiểu rằng đức Phật chỉ muốn nói quan sát theo uẩn (khandha) quá khứ bằng tuệ quán (vipassanā ñāṇa) và không bằng túc mạng thông (pubbenivāsānussati abhiññā). Trong việc quan sát thấy rõ theo tiến trình uẩn (khandha) quá khứ bằng tuệ quán (vipassanā ñāṇa), điều đó không quan sát theo chúng sanh, người mà chỉ quan sát bằng tuệ theo sắc (rūpa), thọ (vedanā), tưởng (saññā), hành (saṅkhāra), thức (viññāṇa) đã diệt trong kiếp sống quá khứ.

Phần trên là sự tham khảo về sự khác nhau giữa sức mạnh của túc mạng thông (pubbenivāsānussati abhiññā) với tuệ quán (vipassanā ñāṇa); và pháp quá khứ và vị lai có thể được quan sát bằng tuệ quán (vipassanā ñāṇa).


Phương Pháp Tìm Kiếm Chư Pháp Nhân

Paccayasamuppanne hi apariggahite paccayapariggaho na sakkā hoti kātuṃ. Tasmā dhamma hitiñāṇaggahaṇeneva tassa hetubhūtaṃ pubbe siddhaṃ nāmarūpavavatthānañāṇaṃ vuttameva hotīti veditabbaṃ. (Chú giải Paṭisambhida – Vol.1 – 18).

– Theo định nghĩa trên của Chú giải Paṭisambhida Magga, người tu thiền (yogi) muốn quan sát = phân biệt bằng tuệ quán = hiển duyên (paccaya pariggaha), trước tiên phải cố gắng có khả năng đạt tuệ xác định danh sắc (nāmarūpa vavatthāna ñāṇa), đó là phân biệt = quan sát theo chư pháp quả danh sắc (nāmarūpa) gọi là duyên tương sinh (paccayasamuppanna).

Điều đó có nghĩa người tu thiền muốn phân biệt và quan sát các nhân quá khứ bằng tuệ quán phải đã phân biệt và quan sát theo danh sắc (nāmarūpa) hiện tại, gọi là pháp sở duyên (paccayuppannadhamma)[61] sanh do nhân quá khứ; và danh sắc (nāmarūpa) quá khứ gọi là pháp sở duyên (paccayuppannadhamma) là pháp nương hay phụ thuộc vào nhân quá khứ xa hơn (tức là pháp đã sanh do nhân quá khứ tương ứng xa hơn). Hơn nữa, nếu người tu thiền muốn quan sát và phân biệt rằng “do 5 nhân hiện tại, 5 quả vị lai gọi là pháp sở duyên (paccayuppannadhamma) sanh”, kế đến vị ấy phải đã quan sát và phân biệt bằng tuệ quán danh sắc (nāmarūpa) hiện tại gọi là pháp sở duyên (paccayuppannadhamma) mà các nhân vô minh (avijjā), ái (taṇhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) hiện tại nương; và 5 quả vị lai gọi là pháp sở duyên (paccayuppannadhamma) sẽ sanh do những nhân hiện tại đó. Chỉ khi có thể, người tu thiền tìm kiếm dễ dàng những nhân quá khứ và có thể quan sát rằng do các nhân quá khứ mà các quả hiện tại sanh. Tương tự, sự sanh của các quả vị lai do các nhân hiện tại cũng có thể được phân biệt và quan sát bằng tuệ quán. Hiểu rằng, phương pháp thì cũng như liên tiếp quá khứ và liên tiếp vị lai.

Cho nên, người tu thiền trước tiên phải lưu ý thực tế rằng: trước khi quan sát do pháp nhân, pháp quả sanh, vị ấy phải đã quan sát 5 uẩn (khandha) quá khứ, 5 uẩn (khandha) hiện tại và 5 uẩn (khandha) vị lai.


Bốn Cách Pháp Liên Quan Tương Sinh (Paṭicca samuppāda) Dạy

Visuddhimagga (Vism., XVII, 28) và Sammoha Vinodanī – Paṭicca Samuppāda Vibhaṅga (Chú giải Abhidhamma – quyển 2 – 124,125 nguyên bản Burmese) đã đề cập về 4 cách của pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) dạy với sự so sánh về người đàn ông thu nhặt những giống cây leo.

1) Cách này dạy bằng cách liên quan tương sinh theo trình tự thuận (anuloma paṭiccasamuppāda) là phương pháp dạy từ: do vô minh (avijjā), hành (saṅkhāra) sanh; v.v… cho đến do sanh (jāti), lão tử (jarāmaraṇa) sanh = từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc.

2) Cách này dạy bắt đầu từ giữa là thọ (vedanā) cho đến sự sinh khởi của sanh (jāti) bị trợ bởi hữu (bhava) = từ giữa cho đến cuối.

3) Cách này dạy bắt đầu từ: sự sanh của lão tử (jarāmaraṇa) do nhân sanh (jāti), v.v… cho đến sự sanh của hành (saṅkhāra) do nhân vô minh (avijjā) = từ cuối cho đến đầu theo trình tự nghịch, tức là phương pháp liên quan tương sinh nghịch (paṭiloma paṭiccasamuppāda)[62].

4) Cách này dạy là: 4 thực (āhāra) sanh do ái (taṇhā); ái (taṇhā) sanh do vô minh (avijjā); v.v… cho đến hành (saṅkhāra) sanh do vô minh (avijjā) = từ giữa cho đến đầu.

5) Đã đề cập trong chú giải là “Atīte hetavo pañca, idāni phala pañcakaṃ v.v…”, cách này dạy là:

(A) do 5 nhân quá khứ, 5 quả hiện tại sanh.

(B) do 5 nhân hiện tại, 5 quả vị lai sanh.

Người tu thiền (yogi) có thể tìm những nhân hay nhân và quả của chúng bằng bất cứ 1 trong 5 phương pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) mà vị ấy thích. Trong 5 phương pháp này, phương pháp thứ 5 quan sát theo duyên trợ giữa chư pháp nhân và quả là chủ yếu trình bày trong tập sách này. Vào giai đoạn đầu tìm chư pháp nhân, phương pháp từ giữa đến đầu được dùng.

Phù hợp với việc dạy của chú giải Paṭisambhidā Magga về việc tìm các nhân từ giữa đến đầu như vậy, nó được tìm thấy dễ dàng đối với nhiều người tu thiền, nếu trước tiên họ có khả năng quan sát liên tiếp 5 uẩn (khandha) từ 5 khandha hiện tại cho đến 5 khandha quá khứ. Cho nên, trước tiên quan sát theo 5 khandha hiện tại cho đến 5 khandha quá khứ. Trong việc quan sát thấy rõ theo như vậy, nó được dựa theo phương pháp quan sát về 5 khandha quá khứ liên tiếp trong Pubbenivāsānussati phần của Visuddhimagga. Khi có khả năng quan sát 5 khandha liên tiếp cho đến 5 khandha quá khứ, người tu thiền phải quan sát thêm nữa để thấy rõ bằng tuệ quán rằng: do 5 nhân quá khứ đã sanh tùy thuộc vào 5 khandha quá khứ xa hơn, 5 khandha hiện tại sanh. Nếu có khả năng quan sát và kết nối nhân và quả thành công bằng liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) phương pháp thứ 5, thì những phương pháp còn lại có thể được biết rõ một cách dễ dàng.


Hướng Tâm = Tuệ Quán Hướng Đến Quá Khứ

Trước tiên, củng cố định dần. Lần lượt quan sát theo danh sắc (nāmarūpa) tồn tại bên trong và bên ngoài. Đặc biệt quan sát bắt đầu từ danh sắc (nāmarūpa) ở hàng thứ sáu hướng đến quá khứ. Hầu hết người tu thiền (yogi) thành công theo phương pháp này.

Quan sát theo danh sắc (nāmarūpa) quá khứ bắt đầu từ danh sắc (nāmarūpa) đã sanh trong hầu hết oai nghi gần đây vừa xảy ra và quan sát duyên trợ sẽ được đề cập thêm.

Sau khi đã dâng đèn hay nước hay hoa đến đức Phật ngay trước khi ngồi thiền, lập nguyện dành cho Nibbāna. Kế đến lập nguyện cho một kiếp sống (trạng thái hiện hữu), như kiếp sống là một tu sĩ Phật giáo hay là một người đàn bà mà vị ấy thích nếu người phải đi theo vòng luân hồi trước khi đạt Nibbāna. Lưu ý và nhớ tiến trình tâm sanh trong khi lập nguyện.

Sau đó, ngồi thiền, dần củng cố định và quan sát theo danh sắc (nāmarūpa) nội phần và ngoại phần; nhất là chủ yếu quan sát theo nhóm danh pháp (nāma) thiện trong hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa). Nếu người tu thiền đặc biệt là một người căn tánh chỉ tịnh (samatha yānika) thì chủ yếu quan sát theo danh pháp thiền (jhāna nāma dhamma). Khi ánh sáng trở nên thật mạnh mẽ, cố gắng quan sát theo danh pháp (nāma dhamma) trong lộ trình tâm vào thời điểm lập nguyện về kiếp sống tu sĩ hay kiếp sống đàn bà; và danh pháp (nāma dhamma) trong lộ trình tâm vào thời điểm lập nguyện để đạt Nibbāna sau khi dâng đèn hay nước hoặc hoa đến đức Phật trong hầu hết oai nghi mới xảy ra ngay trước khi ngồi thiền.

Để quan sát theo những danh pháp (nāma) này, trước tiên quan sát theo ý vật (hadaya vatthu) cùng với 54 thứ sắc (rūpa) tồn tại trong tim (hadaya) là nơi danh pháp (nāma) nương vào. Kế đến quan sát theo tâm hữu phần (bhavaṅga citta) chủ sanh mà nương vào sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa). Sau khi đã quan sát theo tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ thì quan sát tới lui xuôi ngược về tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ để quan sát theo danh pháp (nāma) gọi là tiến trình tâm lộ (vīthi citta) sinh khởi giữa những tâm hữu phần (bhavaṅga citta) sáng tỏ. Khi có khả năng quan sát theo những danh pháp (nāma) này, kiểm tra chính xác chúng có giống với tiến trình tâm của lập nguyện ngay trước khi ngồi thiền hay không. Nếu chúng giống thì vị ấy có khả năng quan sát theo danh sắc (nāmarūpa) quá khứ gần nhất.


Nếu Bậc Tu Tiến Là Một Người Căn Tánh Chỉ Tịnh (Samatha Yānika)

Nếu người tu thiền (yogi) là một người căn tánh chỉ tịnh (samatha yānika) và mong muốn về kiếp sống Phạm Thiên (Brahmā) thì vị ấy phải tu tập thiền (jhāna), là pháp có thể mang vị ấy đi đến (tức là tái tục trong) cõi Phạm Thiên (Brahmā) mà vị ấy thích. Ví dụ, nếu thiền (jhāna) đó là thiền thứ tư (jhāna) thì nhập vào thiền thứ tư (jhāna) lần nữa. Hoặc trước hay sau khi nhập vào thiền đó, lập nguyện về kiếp sống Phạm Thiên (Brahmā); hoặc khác nghiêng, hướng tâm (đến kiếp sống là Phạm Thiên Brahmā). Lập nguyện hay sự hướng về của danh pháp là đang tích lũy phiền não luân (kilesa vaṭṭa), ở đó vô minh (avijjā), ái (taṇhā), thủ (upādāna) vượt trội. Nhập vào thiền nhiều lần là tích lũy nghiệp luân (kamma vaṭṭa), đó là hành (saṅkhāra) và nghiệp (kamma).

Kế đến, quan sát lần nữa nhóm danh pháp phiền não luân (kilesa vaṭṭa) đó, nhóm danh pháp nghiệp luân (kamma vaṭṭa) và sắc vật (vatthu rūpa), nơi những danh pháp này nương. Nếu có khả năng quan sát theo những danh sắc (nāmarūpa) đó thì người tu thiền thành công trong việc quan sát thấy rõ theo danh sắc (nāmarūpa) quá khứ gần nhất. Trong việc quan sát thấy rõ theo danh sắc (nāmarūpa) quá khứ như vậy, chủ yếu quan sát theo sắc vật (vatthu rūpa) về khía cạnh sắc pháp (rūpa) và tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ về khía cạnh danh pháp (nāma).


Phiền Não Luân (Kilesa Vaṭṭa) Và Nghiệp Luân (Kamma Vaṭṭa)

Vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna) – hành (saṅkhāra) – nghiệp (kamma) đã đề cập trên là pháp có thể trợ sanh vòng luân hồi (saṃsāra vaṭṭa) sẽ được giải thích thêm. Trong ví dụ thứ nhất trên về việc lập nguyện:

1) Vô minh (avijjā) = biết sai về tu sĩ hay đàn bà = 20 danh pháp (nāma dhamma).

2) Ái (taṇhā) = dính mắc vào kiếp sống tu sĩ hay kiếp sống đàn bà = 20.

3) Thủ (upādāna) = nắm chặt, giữ chặt vào kiếp sống tu sĩ hay kiếp sống đàn bà = 20.

[20 ở đây chỉ cho nhóm tham (lobha) + tà kiến (diṭṭhi). Nó có thể là 19 hay 22 hoặc 21 phù hợp].

4) Hành (saṅkhāra) = nhóm tư thiện (kusala cetanā) [tức là nhóm tín (saddhā) – trí (paññā) = 34] về việc dâng đèn, nước hay hoa đến đức Phật.

5) Nghiệp (kamma) = sức mạnh của nghiệp lực (kamma satti) về 34 pháp đó.

Vô minh (avijjā), ái (taṇhā) và thủ (upādāna) gọi là phiền não luân (kilesa vaṭṭa) hầu như sanh là:

“Khai ý môn (manodvārāvajjana) – 7 lần đổng lực (javana)”[63]. Nếu những cảnh nghiệp (kamma) như cảnh sắc (rūpārammaṇa) của kiếp sống tu sĩ hay kiếp sống đàn bà được lấy làm cảnh, thì na cảnh (tadārammaṇa) có thể sanh. Đổng lực (javana) là nhóm tham (lobha) + tà kiến (diṭṭhi) = 20. Về phần nghiệp luân (kamma vaṭṭa) đó là hành (saṅkhāra) và nghiệp (kamma), chúng là nhóm tín (saddhā) – trí (paññā) tiến trình tâm lộ đổng lực ý môn (manodvārika javana vīthi citta). Nếu trí (ñāṇa) và hỷ (pīti) phối hợp với đổng lực (javana) thì nó là 34 pháp. Vì nhóm tư thiện (kusala cetanā) này là pháp vô thường (anicca dhamma), chúng diệt khi thọ mạng của chúng như sanh – trụ – diệt bị kết thúc. Tuy nhiên, chúng chỉ diệt sau khi đưa vào sức mạnh của nghiệp lực (kamma satti) trong tiến trình danh sắc (nāmarūpa) là pháp có thể trợ sanh kiếp sống tu sĩ hay kiếp sống nữ mà người mong muốn trở thành trong một kiếp sống vị lai. Chúng không như danh pháp quả (vipāka nāma) và danh pháp tố (kiriyā nāma) diệt mà không để lại bất cứ sức mạnh (satti) nào. Sức mạnh của nghiệp lực (kamma satti) đó được gọi là nghiệp (kamma). Đó là sức mạnh của dị thời nghiệp (nānākkhaṇika kamma satti).


Ví Dụ Thứ Hai Về Nguyện Vọng

Trong việc lập nguyện về kiếp sống Phạm Thiên (Brahmā)

1) Vô minh (avijjā) = biết sai về Phạm Thiên (Brahmā) = 20.

2) Ái (taṇhā) = dính mắc vào kiếp sống Phạm Thiên (Brahmā) = 20.

3) Thủ (upādāna) = nắm chặt, giữ chặt vào kiếp sống Phạm Thiên (Brahmā) = 20.

4) Hành (saṅkhāra) = mong mỏi về kiếp sống Phạm Thiên (Brahmā), đó là tư thiền thiện thứ tư (jhāna kusala cetanā) được hoàn thành và tích lũy = 31.

5) Nghiệp (kamma) = sức mạnh của nghiệp lực (kamma satti) của hành (saṅkhāra) đó (31).

Trong trường hợp này, về phiền não luân (kilesa vaṭṭa) đó là vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna), đó là nhóm tham (lobha) – tà kiến (diṭṭhi) = 20. Về hành (saṅkhāra), đó là danh pháp thiền thứ tư (jhāna nāma dhamma) = 31. Chúng chỉ là tiến trình những tâm lộ đổng lực ý môn (manodvārika javana vīthi citta).

Nếu người tu thiền (yogi) có thể quan sát bằng tuệ, danh pháp (nāma) đã sanh trong hầu hết oai nghi vừa qua gọi là phiền não luân (kilesa vaṭṭa) và nghiệp luân (kamma vaṭṭa), nhổ bỏ khối danh (nāma) của chúng cho đến khi đạt thực tính siêu lý của danh pháp thì quan sát theo danh sắc (nāmarūpa) quá khứ gần nhất được thành công.


Nếu Tướng Mạo Xuất Hiện

Trong khi đang quan sát theo danh sắc (nāmarūpa) đã sanh trong oai nghi quá khứ gần nhất bằng cách soi rọi ánh sáng đã sanh do tuệ mà đang quan sát theo danh sắc (nāmarūpa) nội phần và ngoại phần, nếu tướng mạo lập nguyện trước khi ngồi thiền xuất hiện thì quan sát theo 4 đại giới (dhātu) của tướng mạo đó. Nó sẽ trở thành những hạt bọn sắc (rūpa kalāpa) nhỏ. Sau khi đã quan sát theo những bọn sắc (rūpa kalāpa) đó, quan sát theo tất cả sắc (rūpa) ở 6 vật/ xứ (āyatana), 42 phần (koṭṭhāsa) nói chung. Nhất là quan sát theo 54 thứ sắc (rūpa) trong tim (hadaya). Chủ yếu quan sát theo sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa). Quan sát thêm tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ. Kế đến quan sát theo tiến trình danh pháp (nāma dhamma) sanh giữa những tâm hữu phần (bhavaṅga citta) sáng tỏ, đang tùy thuộc hay nương vào sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa). Kiểm tra để thấy dù những lộ danh (nāma) đã quan sát có giống như những lộ danh (nāma) đã sanh vào lúc lập nguyện. Nếu chúng giống nhau thì quan sát theo danh sắc (nāmarūpa) quá khứ gần nhất được thành công. Nếu thành công như vậy, kế đến hướng tuệ về quá khứ dần quan sát theo danh sắc quá khứ liên tiếp như danh sắc hôm qua, danh sắc ngày trước hôm qua, danh sắc tháng trước, danh sắc năm trước v.v… Trong việc quán như vậy, nếu tướng mạo xuất hiện ngẫu nhiên, quan sát theo 4 đại giới (dhātu) thuộc về chúng và quan sát thêm danh sắc như đã kể trên. Tiếp tục quan sát theo danh sắc cho đến giai đoạn đầu tiên lúc hình thành thai bào (kalalarūpa) trong tử cung của người mẹ.


Hướng Về Cận Tử (Maraṇāsanna) Ở Quá Khứ

Vào lúc tái tục, giai đoạn đầu tiên hình thành thai bào của chúng sanh nhân loại, có sự sinh khởi của 3 loại bọn sắc (rūpa kalāpa): bọn ý vật 10 pháp (hadaya dasaka kalāpa), bọn thân 10 pháp (kāya dasaka kalāpa) và bọn sắc tính 10 pháp (bhāva dasaka kalāpa) hay 30 thứ sắc (rūpa) [dù chỉ có ba loại bọn sắc (rūpakalāpa) hay 30 thứ sắc (rūpa), số lượng mỗi thứ thì nhiều]. Về phần danh pháp (nāma), nếu bậc tu tiến là một người tam nhân (tihetuka) tái tục được câu hành với thọ hỷ (somanassa vedanā) thì nó là nhóm tín (saddhā) – trí (paññā) 34 danh pháp (nāma dhamma). Quan sát theo những danh sắc (nāmarūpa) này cho đến khi tuệ quán được rõ ràng. Có thể quan sát cho đến khi đạt thực tính siêu lý (paramattha) bằng tuệ biết rõ, bậc tu tiến kiểm tra và xem lại theo cách này:

Như vậy, “idaṃ nāmarūpaṃ na ahetu na appaccayā nibbattam, sahetu sappaccayā nibbattam. Ko panassa hetu, ko pana paccayoti upaparikkhanto Avijjāpaccayā taṇhā paccayā kammapaccayā āhārapaccayā cāti tassa paccayaṃ vavatthapetvā atītepi paccayā ceva paccayasamuppannadhammā ca, anāgatepi etarahipi paccayā ceva paccayasamuppannadhammā ca, tato uddhaṃ satto vā puggalo vā natthi, suddhasaṅkhārapuñjā evāti tīsu addhāsu kaṅkhaṃ viharati. Ayaṃ pana vipassanāsaṅkhārasallakkhaṇā ñātapariññā nāma” (Chú giải Abhidhamma – quyển 2 – 241, 242 nguyên bản Burmese).

Theo chú giải trên, nếu bậc tu tiến kiểm tra và xem lại rằng: “Những danh sắc (nāmarūpa) này không sanh ngoài cả hai Nhân nhân (hetu) = nhân trợ sanh (janaka) quả trực tiếp và ủng hộ Duyên nhân (paccaya) = nhân ủng hộ (upatthambhaka); chúng chỉ sinh khởi nếu có sự hiện hữu của Nhân nhân (hetu) = nhân trợ sanh (janaka) trực tiếp và Duyên nhân (paccaya) = nhân ủng hộ (upatthambhaka). Nhân nhân (hetu) = nhân trợ sanh (janaka) trực tiếp và Duyên nhân (paccaya) = nhân ủng hộ (upatthambhaka) là chi?” Kế đến hướng ánh sáng của tuệ về pháp quá khứ, bậc tu tiến có thể bắt đầu thấy hoặc danh sắc (nāmarūpa) đã sanh trong lúc cận tử (maraṇāsanna) trong kiếp sống quá khứ hay cảnh [hoặc là cảnh nghiệp (kamma) hoặc cảnh điềm nghiệp (kamma nimitta) hay cảnh điềm sanh (gati nimitta)] của đổng lực cận tử (maraṇāsanna javana) đó.

Nếu bậc tu tiến có khả năng quan sát theo danh sắc (nāmarūpa) ở thời điểm cận tử (maraṇāsanna) thì nó thật chắc chắn tìm thấy một trong ba cảnh nghiệp (kamma) hoặc điềm nghiệp (kamma nimitta) hay điềm sanh (gati nimitta) mà từng là cảnh của nhóm danh pháp gọi là đổng lực cận tử (maraṇāsanna javana). Điều đó không còn khó. Nimitta (làm cảnh cận tử) đó xuất hiện do sức mạnh của nghiệp (kamma satti) mà trợ sanh quả. Cho nên, nếu bậc tu tiến có thể tìm thấy tướng cảnh (nimitta) thì điều đó chắc chắn rằng vị ấy có thể tìm thấy các hành (saṅkhāra) và nghiệp (kamma) mà là các nhân của một số uẩn quả (vipāka khandha) như 5 uẩn tái tục (paṭisandhi khandha) của kiếp sống hiện tại. Nếu hành (saṅkhāra) và nghiệp (kamma) được tìm thấy, quan sát thêm vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna) là chư pháp vây quanh hành (saṅkhāra) và nghiệp (kamma) đó.

Nếu người tu thiền (yogi) không tìm thấy danh sắc (nāmarūpa) trong lúc cận tử (maraṇāsanna) khi kiểm tra và xem xét bằng tuệ hướng về quá khứ và nếu chỉ thấy xuất hiện lúc đang tử thì quan sát theo 4 đại giới (dhātu) của tử thi đó. Kế đến vị ấy sẽ chỉ thấy những hạt nhỏ. Phân tích những hạt nhỏ này. Hầu hết, bậc tu tiến sẽ tìm thấy những nhóm sắc nơi vật thực nội là sắc thứ 8 và là pháp bị trợ bởi hỏa giới (tejo dhātu), gọi là sắc quí tiết tám pháp (utujaojatthamaka rūpa).

Điều đó được nói là hầu hết, vì đôi lúc một người tu thiền có thể tìm thấy bọn sắc (rūpa kalāpa) của một số con giòi đang sống tồn tại trong tử thi. Cho nên, đôi khi một người tu thiền có thể tìm thấy những bọn thanh triệt và phi thanh triệt lẫn trong cùng tử thi. Tuy nhiên, những sắc của tử thi chỉ có sắc quí tiết (utuja rūpa) là sắc quí tiết (utuja rūpa) phi thanh triệt.

Sau khi đã quan sát theo sắc (rūpa) của tử thi, quan sát thêm hướng dần về quá khứ để quan sát theo danh sắc (nāmarūpa) mà đã sanh vào lúc cận tử. Nếu có khả năng quan sát theo danh sắc (nāmarūpa) cận tử, kế đến quan sát theo cảnh của đổng lực cận tử (maraṇāsanna javana) đang sanh vào lúc cận tử. Nếu không thành công thì quan sát để có khả năng bắt ý vật (hadaya vatthu) vào lúc cận tử. Sau đó quan sát thêm tâm hữu phần (bhavaṅga citta) chủ giới sáng tỏ mà sanh nương vào ý vật (hadaya vatthu) đó. Khi có thể quan sát theo tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ, thì quan sát theo tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ tới lui nhiều lần, trước khi tử và lúc cận tử, người tu thiền có thể tìm thấy và có thể quan sát cảnh của đổng lực cận tử (maraṇāsanna javana) ở tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ đó là cảnh nghiệp (kamma) hay cảnh điềm nghiệp (kamma nimitta) hoặc cảnh điềm sanh (gatinimitta). Theo kinh nghiệm của những người tu thiền ở đây, cảnh nghiệp (kamma) hay điềm nghiệp (kamma nimitta) xuất hiện với nhiều người tu thiền; rất ít người tu thiền có cảnh điềm sanh hay thú tướng (gatinimitta) xuất hiện. Đây là theo kinh nghiệm của những người tu thiền, người đang tìm kiếm các nhân quá khứ, chỉ đang thiền trong Pa Auk.

Nếu cảnh cận tử (maraṇāsanna nimitta) đó là một cảnh nghiệp, tướng mà đang sanh dường như người đang làm thiện nghiệp lần nữa – đã kể như Abhinavakaraṇavasena trong Abhidhammattha saṅgaha – kế đến người tu thiền phải quan sát theo danh sắc (nāmarūpa) đã sanh vào lúc đang làm nghiệp thiện (kusala) đó.

Quan sát:

– Quan sát 4 đại giới (dhātu) của tướng mạo mà đang làm thiện (kusala) nghiệp. Nếu những bọn sắc (rūpa kalāpa) được thấy rõ, kế đến phân tích chúng cho đến khi đạt sắc siêu lý (rūpa paramattha). Nhất là chủ yếu quan sát theo 54 thứ sắc (rūpa) cũng như sắc ý vật (hadaya vatthu) trong tim đã sanh vào lúc đang làm thiện (kusala) nghiệp. Sau đó, quan sát theo ý vật (hadaya vatthu). Quan sát thêm tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ sanh nương vào ý vật (hadaya vatthu) đó. Kế đến quan sát theo nhóm danh (nāma) đang sanh ở khoảng giữa những tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ, vào lúc đang làm thiện (kusala) nghiệp. Quan sát thấy rõ bằng tuệ chính xác loại nghiệp thiện gì đang được tạo và thứ tâm thiện (kusala citta) gì = tiến trình tâm lộ đổng lực thiện ý môn (manodvārika kusala javana vīthi citta) đang sanh. Nếu quan sát tới lui nhiều lần thì bậc tu tiến sẽ tìm thấy tiến trình tâm lộ đổng lực thiện (kusala javana vīthi citta) đang sanh và do nhóm vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna) vị ấy có ý định mong mỏi trong việc làm thiện. Nói cách khác, người tu thiền (yogi) đã tìm thấy chư pháp hành và nghiệp thiện (kusala saṅkhāra & kamma) bị vây quanh bởi vô minh (avijjā), ái (taṇhā), thủ (upādāna).

[Lưu ý: Vì hành và nghiệp (saṅkhāra & kamma) có thể trợ sanh trạng thái hiện hữu của nhân loại chỉ là hành và nghiệp thiện (kusala saṅkhāra & kamma), lưu ý rằng chỉ hành và nghiệp thiện (kusala saṅkhāra & kamma) được kể là một ví dụ như vậy].

Nguyện vọng quá khứ của công chúa Sumana

Để hiểu tốt hơn về vô minh (avijjā), ái (taṇhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma), nguyện vọng quá khứ của công chúa nổi danh Sumana, là con gái của vua Kosala sẽ được đề cập. Trong thời đức Phật (Buddha) Vipassi, sau khi cô ấy đã dâng một loại hoa gọi là Sumana và sữa gạo đến đức Phật Vipassi cùng với Tăng chúng, cô ấy lập nguyện như vầy:

Bhavābhavābhinibbattiyaṃ me sati paritassana jīvitaṃ nāma mā hotu, ayaṃ sumanamālā viya nibbattanibbatta hāne piyāva homi nāmena ca sumanāyeva” – “Trong mọi kiếp sống tôi có thể tái tục, mong cho cuộc sống của tôi không có sự lo lắng. Trong mọi kiếp sống tôi có thể tái tục, mong cho tôi là người (tức là một đàn bà) mà người khác yêu thích như hoa đó và mong tôi được gọi là Sumana” (Chú giải Aṅguttara – Vol.3 – 13,14 nguyên bản Burmese).

Trong nghiệp thiện và sự lập nguyện trên, cả hai phiền não luân (kilesa vaṭṭa) và nghiệp luân (kamma vaṭṭa) được bao gồm, đó là:

1) Vô minh (avijjā) = biết sai về một người đàn bà sống không lo lắng, người mà những người khác yêu thích và gọi là Sumana.

2) Ái (taṇhā) = dính mắc vào kiếp sống người đàn bà đó.

3) Thủ (upādāna) = nắm chặt, giữ chặt vào kiếp sống người đàn bà đó.

4) Hành (saṅkhāra) = nhóm tư thiện (kusala cetanā) về việc dâng hoa và sữa gạo đến Tăng chúng (saṅgha) dẫn đầu bởi đức Phật Vipassi.

5) Nghiệp (kamma) = sức mạnh của nghiệp lực (kamma satti) của nhóm tư thiện (kusala cetanā) đó.

Năm nhân này là nhân của một số uẩn quả (vipāka khandha) như 5 uẩn tái tục (paṭisandhi khandha) của công chúa Sumana, con vua Kosala.

Một ví dụ về một người tu thiền (yogi)

Để hiểu tốt hơn về nó, một ví dụ của một người tu thiền sẽ được trình bày. Khi cô ấy quan sát vào lúc cận tử (maraṇāsanna) ở kiếp sống quá khứ, cô ấy thấy cảnh điềm nghiệp (kamma nimitta) về việc dâng trái cây đến một vị bhikkhu đã xuất hiện ở tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ vào lúc cận tử trong kiếp sống quá khứ đó. Sau khi đã quan sát theo 4 đại giới (dhātu) vào lúc tướng mạo dâng trái cây, khi cô ấy quan sát thêm danh sắc (nāmarūpa), cô ấy thấy tiến trình tâm về lập nguyện làm một người đàn bà sống nơi đô thị có kiến thức (đang không vui với trạng thái cuộc sống là một người đàn bà nghèo không có kiến thức ở làng) và tiến trình tâm của nhóm tư thiện (kusala cetanā) lúc dâng trái cây. Những pháp này là:

1) Vô minh (avijjā) (20) = biết sai về một người đàn bà sống nơi đô thị có kiến thức.

2) Ái (taṇhā) (20) = dính mắc vào kiếp sống người đàn bà đó.

3) Thủ (upādāna) (20) = nắm chặt, giữ chặt vào kiếp sống người đàn bà đó.

4) Hành (saṅkhāra) (34) = nhóm tư thiện (kusala cetanā) về việc dâng cúng.

5) Nghiệp (kamma) = sức mạnh của nghiệp lực (kamma satti) của 34 pháp đó.

Trong trường hợp này, 20 là 20 danh pháp (nāma dhamma) của nhóm tham (lobha) – tà kiến (diṭṭhi) tồn tại ở mỗi đổng lực (javana) của phiền não luân lộ đổng lực ý môn (kilesa vatta manodvārika javana vīthi). Về phần 34 pháp, nó là nhóm danh pháp (nāmadhamma) tín (saddhā) – trí (paññā) tồn tại ở mỗi đổng lực (javana) của lộ đổng lực thiện ý môn (manodvārika kusala javana vīthi) trong việc dâng trái cây.

Trong kiếp sống này, người tu thiền này trở thành một người đàn bà sống nơi đô thị có kiến thức. Khi quan sát theo sự liên quan giữa nhân và quả, người tu thiền thấy rõ bản thân cô ấy bằng tuệ mà sức mạnh (satti) của nghiệp thiện (kusala kamma) đó trong việc dâng trái cây đã trợ sanh nhiều uẩn quả (vipāka khandha) như 5 uẩn quả tái tục (paṭisandhi vipāka khandha) của kiếp sống hiện tại v.v… Tuệ thấu rõ sự liên quan giữa các nhân và quả như vậy là hiển duyên (paccaya pariggaha) = tuệ quan sát theo các duyên. Để hiểu rõ hơn, cũng nên xem ví dụ sau.

Ví dụ khác

Khi quan sát cảnh của sát-na đổng lực cận tử (maraṇāsanna javana), trong kiếp sống quá khứ, giả dụ rằng nếu cảnh nghiệp (kamma) dâng vật thực tại một tháp xuất hiện, kế đến sau khi đã quan sát theo 4 đại giới (dhātu) của tướng mạo đó dâng vật thực, quan sát thêm danh sắc (nāmarūpa). Nhất là quan sát theo ý vật (hadaya vatthu) và tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ. Quan sát theo tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ tới lui nhiều lần giữa chặng đổng lực cận tử (maraṇāsanna javana) và chặng trước nó, quan sát theo tiến trình tâm lộ đổng lực ý môn (manodvārika javana vīthi) đã sanh giữa những tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ này. Tìm để có thể thấy những tiến trình tâm về việc lập nguyện và những tiến trình tâm về việc dâng vật thực. Quan sát theo chúng. Người tu thiền phải có khả năng tìm nhận thấy phiền não luân (kilesa vaṭṭa) [đó là vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna)] và nghiệp luân (kamma vatta) [là hành (saṅkhāra) và nghiệp (kamma)] trong tiến trình tâm này.

Như một ví dụ, giả dụ rằng người tu thiền lập nguyện rằng: “Mong cho tôi trở thành một tu sĩ có thể đạt Nibbāna”.


Ba Trong Phiền Não Luân (Kilesa Vaṭṭa)

1) Biết sai về tu sĩ có thể đạt Nibbāna là vô minh (avijjā).

2) Dính mắc vào kiếp sống tu sĩ (người có thể đạt Nibbāna) là ái (taṇhā).

3) Nắm chặt, giữ chặt vào kiếp sống tu sĩ (người có thể đạt Nibbāna) là thủ (upādāna).

Vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna) này là phiền não luân (kilesa vaṭṭa). Vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna) này gọi là phiền não luân (kilesa vaṭṭa) không thể tự chúng sanh. Chúng chỉ có thể sanh khi câu hành bằng cách phối hợp với tâm, sở hữu tâm (citta cetasika), chư pháp tương ưng (sampayutta dhamma) như xúc (phassa), thọ (vedanā), tưởng (saññā), tư (cetanā), thức (viññāṇa), v.v… ở một sát-na tâm. Chúng thường là 20 danh pháp (nāma dhamma) của nhóm tham (lobha) – tà kiến (diṭṭhi) [nếu hỷ (pīti) không bao gồm thì nó là 19]. Nó có thể là hữu dẫn (sasaṅkhārika) hay vô dẫn (asaṅkhārika) thích hợp.

Theo tiến trình tâm lộ (vīthi citta), nó hầu như xảy ra như:

khai ý môn (manodvāravajjana) – đổng lực (javana); na cảnh (tadārammaṇa) có thể hoặc không thể sanh.

Nếu bậc tu tiến bị dính mắc vào danh sắc (nāmarūpa) của kiếp sống tu sĩ mà vị ấy đã nguyện để trở thành thì na cảnh (tadārammaṇa) có thể sanh. Nó xảy ra ở mỗi:

1) Ở khai ý môn (manodvāravajjana) = 12 (tâm, sở hữu tâm – citta, cetasika).

2) Ở đổng lực (javana) = thường là 20 (tâm, sở hữu tâm – citta, cetasika) [nhóm tham (lobha) – tà kiến (diṭṭhi)]

3) Nếu na cảnh (tadārammaṇa) sanh thì = 12 [nếu hỷ (pīti) được bao gồm].

Trong những danh pháp (nāma) này:

1) Thọ (vedanā) là thọ uẩn (vedanākkhandha).

2) Tưởng (saññā) là tưởng uẩn (saññākkhandha).

3) Những sở hữu tâm (cetasika) còn lại là hành uẩn (saṅkhārakkhandha).

4) Thức (vinnāṇa) là thức uẩn (vinnāṇakkhandha).

Những danh pháp (nāma) này là 4 danh uẩn (nāmakkhandha). Sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) nền tảng (của những danh pháp (nāma) này) cùng với 54 thứ sắc (rūpa) trong tim là sắc uẩn (rūpakkhandha). [Sắc (rūpa) phi thực tính có thể được bao gồm theo cách thích hợp]. Nếu nhóm chúng lại thì:

1) Ở khai ý môn (manodvārāvajjana) có 5 uẩn (khandha).

2) Ở mỗi đổng lực (javana) có 5 uẩn (khandha).

3) Ở mỗi na cảnh (tadārammaṇa) có 5 uẩn (khandha).

[Lưu ý: Về phần na cảnh (tadārammaṇa), na cảnh đại quả (mahā vipāka tadārammaṇa) và na cảnh quả thiện, bất thiện vô nhân (ahetuka kusala akusala vipāka tadārammaṇa) có thể sanh theo sự thích hợp. Chúng có thể sanh là 34 hay 33 v.v… theo sự thích hợp. Ở đây, chỉ là loại na cảnh thẩm tấn thọ hỷ (somanassa santīraṇa tadārammaṇa) được nêu].

Trong việc quan sát thấy rõ theo vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna) là phần của những nhân quá khứ hay là phiền não luân (kilesa vaṭṭa) đã vây quanh hành (saṅkhāra) và nghiệp (kamma) đã tạo và tích lũy trong quá khứ, người tu thiền phải có khả năng quan sát theo 5 uẩn (khandha) này chính xác, loại bỏ từng khối (ghana) của sắc (rūpa) và danh (nāma) cho đến khi đạt tuệ về thực tính siêu lý. Theo những giai đoạn của tuệ, đó là chỉ định danh sắc tuệ (nāmarūpapariccheda ñāṇa).


Hai Trong Nghiệp Luân (Kamma Vaṭṭa)

Trong việc dâng vật thực tại tháp (= đến đức Phật):

1) Lộ đổng lực thiện (kusala javana vīthi) có thể lấy người nhận thí, tức là đức Phật làm cảnh.

2) Lộ đổng lực thiện (kusala javana vīthi) có thể lấy vật thí (vật thực) được dâng làm cảnh.

3) Tiếp theo tư thiện (kusala cetanā) = lộ đổng lực thiện (kusala javana vīthi) có thể lấy tư thiện (kusala cetanā) trước của việc dâng cúng.

Quan sát đúng như những gì tiến trình tâm lộ đổng lực thiện (kusala javana vīthi citta) đang sanh trong lúc dâng vật thực. Nếu những đổng lực thiện (kusala javana) đó có thọ hỷ (somanassa vedanā) và câu hành với trí (ñāṇa), tương ưng trí (ñāṇa sampayutta), thì có 34 danh pháp (tâm, sở hữu tâm (citta, cetasika)). Những danh pháp này thuộc nhóm tín (saddhā) – trí (paññā). Theo tiến trình tâm lộ, chúng sinh khởi là: khai ý môn (manodvārāvajjana) – đổng lực (javana) (7 lần) – na cảnh (tadārammaṇa) (2 lần). Na cảnh (tadārammaṇa) có thể hoặc không thể sanh[64].

Có:

1) Khai ý môn (manodvārāvajjana) = 12 danh pháp (tâm, sở hữu tâm (citta, cetasika)).

2) Ở mỗi đổng lực (javana) = 34 danh pháp (tâm, sở hữu tâm (citta, cetasika)).

3) Ở mỗi na cảnh (tadārammaṇa) = 34 danh pháp (tâm, sở hữu tâm (citta, cetasika)).

Mỗi trong những nhóm này, danh pháp (nāma dhamma) là 4 danh uẩn (nāmakkhandha). Sắc pháp (rūpa dhamma) tồn tại trong tim (hadaya), nơi những danh (nāma) này nương, là sắc uẩn (rūpakkhandha).

1) Năm uẩn (khandha) ở khai ý môn (manodvārāvajjana).

2) Năm uẩn (khandha) ở mỗi sát-na đổng lực (javana).

3) Năm uẩn (khandha) ở mỗi sát-na na cảnh (tadārammaṇa).

Tuệ (ñāṇa) đang biết rõ, quan sát và phân tích 5 uẩn (khandha) là tuệ chỉ định danh sắc (nāmarūpapariccheda ñāṇa) theo những giai đoạn của tuệ. Tuy nhiên, 5 uẩn phiền não luân (kilesa vaṭṭa khandha) và 5 uẩn nghiệp luân (kamma vaṭṭa khandha) là 5 uẩn (khandha) nhân cho 5 uẩn (khandha) quả (vipāka) của kiếp sống hiện tại (tức là kiếp sống tu sĩ).

Trong 5 uẩn (khandha) trên, 34 danh pháp (nāma dhamma) ở mỗi đổng lực là pháp (dhamma) định hình như thế đã nguyện về kiếp sống tu sĩ 5 uẩn (khandha) = danh sắc (nāmarūpa) đi đến sanh được gọi là chư hành (saṅkhāra). Chúng là nhân cố gắng để trợ sanh một trạng thái hiện hữu mới.

Vì chư hành (saṅkhāra) này là pháp vô thường (anicca dhamma), chúng diệt ngay sau khi sanh. Tuy nhiên, không như các hành quả (vipāka saṅkhāra), chúng diệt không để lại bất cứ tiềm lực (satti) nào trong tiến trình danh sắc (nāmarūpa). Chúng chỉ diệt sau khi đã ẩn vào, bao lấy tiến trình danh sắc (nāmarūpa), sức mạnh của nghiệp lực (kamma satti) có thể trợ sanh 5 uẩn (khandha) ở vị lai, trong trường hợp này, đã nguyện về kiếp sống tu sĩ có thể đạt Nibbāna. Nghiệp lực (kamma satti) là nghiệp (kamma).

Giai Đoạn Hiển Duyên (Paccaya Pariggaha)

Nếu người tu thiền (yogi) đã thấy rõ các nhân, đó là vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna) – hành (saṅkhāra) – nghiệp (kamma) đã tạo và tích lũy trong quá khứ, kế đến vị ấy cố gắng tương quan nghiệp (kamma) đó, là sức mạnh của nghiệp lực (kamma satti), với 30 loại sắc nghiệp (kammaja rūpa)[65] tồn tại vào giai đoạn đầu tiên hình thành thai bào, tái tục (paṭisandhi). Quan sát để thấy rõ dù có duyên trợ nào giữa nghiệp (kamma) và sắc nghiệp (kammaja rūpa) hay không. Đúng như có duyên trợ giữa tâm (citta). Quan sát cẩn thận dù có bất cứ duyên trợ giữa nghiệp (kamma) và sắc nghiệp (kammaja rūpa) hay không.

Nếu có duyên trợ thì người tu thiền phải thấy rõ và tự vị ấy thấy rằng sắc nghiệp (kammaja rūpa) đang sanh liên tục do nghiệp (kamma) đó. Nếu không có duyên trợ = nếu người tu thiền không tìm thấy bằng tuệ rằng sự sanh của sắc nghiệp (kammaja rūpa) là do nghiệp (kamma) đó thì vị ấy lần nữa phải tìm kiếm pháp quả do nghiệp trợ sanh. Tìm kiếm bằng cách quan sát tới lui nhiều lần những cảnh đang xuất hiện ở tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ vào lúc cận tử. Người tu thiền sẽ tìm thấy nghiệp trợ sanh quả.

Đối với một số người tu thiền, vào lúc cận tử, 2 hay 3 nghiệp (kamma) có thể xuất hiện ở tâm hữu phần (bhavaṅga) giới sáng tỏ lần lượt không ngưng nghỉ. Quả – bị trợ sanh do các nghiệp (kamma) tranh nhau (trợ sanh quả). Giống như, vừa lúc những nhóm gia súc cùng bị nhốt lại và khi cái cổng nhốt những nhóm gia súc được mở vào sáng sớm, những gia súc tranh nhau và húc lối ra của chúng, đến nổi đối với một số người các nghiệp (kamma) đang tranh nhau vào lúc cận tử. Đúng như gia súc mạnh nhất gần cổng nhốt đi ra trước bằng cách tranh nhau và húc vào con gia súc khác. Cũng thế, nhiều nghiệp (kamma) xuất hiện vào lúc cận tử, nghiệp mạnh nhất có thể trợ sanh quả cuối; nghiệp (kamma) mà sắp sửa trợ sanh quả là cảnh của đổng lực cận tử (maraṇāsanna javana) cuối. Nói cách khác, do sức mạnh của nghiệp mà sắp sửa trợ sanh quả, một trong ba: nghiệp (kamma) hay điềm nghiệp/ nghiệp tướng (kamma nimitta) hay điềm sanh/ thú tướng (gati nimitta) là cảnh của đổng lực cận tử (maraṇāsanna javana), người tu thiền phải quan sát vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna) – hành (saṅkhāra) – nghiệp (kamma) trong cảnh đó, như trong phương pháp đã đề cập trên.

Trong trường hợp nhiều nghiệp (kamma) xuất hiện tranh nhau vào lúc cận tử (maraṇāsanna), khi một trong chúng là nghiệp sản sanh (janaka kamma) đã trợ cho quả sanh trực tiếp, thì nghiệp khác có thể là nghiệp hộ trợ (upatthambhaka kamma) ủng hộ nghiệp sản sanh (janaka kamma) đó. Khi cố gắng quan sát cảnh đang xuất hiện ở tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ vào lúc cận tử trong kiếp sống quá khứ, người tu thiền có thể đã quan sát cảnh đang xuất hiện ở tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ trước sự xảy ra của đổng lực cận tử (maraṇāsanna javana) và cho nên bỏ qua cảnh của đổng lực cận tử (maraṇāsanna javana). Nếu vị ấy tình cờ quan sát bỏ qua như vậy thì vị ấy sẽ tìm thấy nghiệp hộ trợ (upatthambhaka kamma) = nghiệp (kamma) ủng hộ trước. Kế đến, nếu vị ấy cố gắng quan sát dù có duyên trợ nào giữa nghiệp hộ trợ (upatthambhaka kamma) và sắc nghiệp tái tục (paṭisandhi kammaja rūpa) thì vị ấy sẽ tìm thấy rằng, không có duyên trợ giữa chúng. Tuy nhiên, nếu vị ấy đã tìm thấy nghiệp sản sanh (janaka kamma) (là nghiệp (kamma) trợ sanh quả trực tiếp) đầu tiên và nếu vị ấy quan sát bằng tuệ dù có duyên trợ nào giữa nghiệp (kamma) đó và sắc nghiệp tái tục (paṭisandhi kammaja rūpa) thì vị ấy sẽ tìm thấy rằng có duyên trợ giữa chúng.

Cho nên, trong nghiên cứu về nghiệp (kamma) quá khứ, nó có thể xảy ra rằng người tu thiền có thể tìm thấy nghiệp sản sanh (janaka kamma) trước; hay nghiệp hộ trợ (upatthambhaka kamma) trước vì vị ấy tình cờ bỏ qua đổng lực cận tử (maraṇāsanna javana). Cho nên, trong việc quán, người tu thiền phải kiểm tra và liên kết lặp đi lặp lại. Có thể bắt lấy cảnh của đổng lực cận tử (maraṇāsanna javana) sanh cuối một cách chính xác, là gần nhất với tâm tử (cuti citta) (tức là ngay trước tâm tử). Vì cảnh tướng (nimitta) đó xuất hiện do sức mạnh của nghiệp (kamma) mà sắp sửa trợ sanh quả, thì trong việc tìm kiếm nghiệp (kamma), nó [nghiệp (kamma) hay điềm nghiệp/ nghiệp tướng (kamma nimitta) hay điềm sanh/ thú tướng (gati nimitta)] có thể được quan sát một cách chính xác bằng cách kiểm tra và liên kết.


Sự Biến Đổi Của Tướng (Nimitta)

Nghiệp (kamma) xuất hiện gần lúc cận tử trước đổng lực cận tử (maraṇāsanna javana) đôi lúc có thể được chuyển theo như lý tác ý (yoniso manasikāra), phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra), v.v… Có một tu sĩ là cha của bậc Ứng cúng Soṇa. Sau sự xuất hiện của tướng (nimitta) Địa ngục trong tâm của vị ấy lần đầu, kế đến vì vị ấy đã chuyển nó và đã có thể bắt cảnh dâng hoa tại một bảo tháp, tướng thiên nữ đã xuất hiện. Theo việc xảy ra của tu sĩ đó, điều đó nên được lưu ý rằng điềm/ tướng cảnh cận tử (maraṇāsanna nimitta) có thể được chuyển phù hợp với sự sinh khởi của như lý tác ý (yoniso manasikāra), phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra). Do bởi những biến đổi nimitta như vậy, nó có thể xảy ra trong tuệ quán của người tu thiền (yogi), người đang điều tra và tìm kiếm các nhân quá khứ, nghiệp hộ trợ (upatthambhaka kamma) có thể xuất hiện trước và nghiệp sản sanh (janaka kamma) thì không. Trong việc quan sát thấy rõ theo kiếp sống quá khứ và tìm kiếm các nhân, đôi lúc người tu thiền có thể bỏ qua cảnh của đổng lực cận tử (maraṇāsanna javana) và đã tình cờ quan sát những cảnh của tiến trình danh pháp (nāma) ở kiếp sống quá khứ đang sanh trước sự xảy ra của đổng lực cận tử (maraṇāsanna javana). Trong những trường hợp như vậy, sau khi đã thấy rõ nghiệp hộ trợ (upatthambhaka kamma) trước, nghiệp sản sanh (janaka kamma) được thấy rõ sau bằng cách kiểm tra.

Hơn nữa, ở giai đoạn trước sự xảy ra của đổng lực cận tử (maraṇāsanna javana) có thể có những cảnh khác sinh khởi. Hơn nữa, cảnh của đổng lực cận tử (maraṇāsanna javana) có thể xuất hiện sớm hơn, trước, trước sự xảy ra của đổng lực cận tử (maraṇāsanna javana). Điều đó như việc xảy ra của đại cận sự nam upāsakā Dhammika vào lúc cận tử của anh ấy, nimitta của 6 xe ngựa từ 6 cõi trời xuất hiện. Khi đại cận sự nam upāsakā Dhammika chọn xe ngựa của cõi Tusita trong 6 xe ngựa đó, thì chỉ xe ngựa của cõi Tusita đó xuất hiện vào sát-na cuối của đổng lực cận tử (maraṇāsanna javana).


Quan Sát Theo Các Nhân Và Quả

Trong việc quan sát thấy rõ và tìm kiếm các nhân quá khứ căn cứ vào điềm/ tướng (nimitta) xuất hiện vào lúc cận tử (maraṇāsanna) như vậy, chúng ta hãy tham khảo lần nữa về phần cảnh nimitta đó về việc dâng vật thực tại bảo tháp xuất hiện vào lúc đổng lực cận tử (maraṇāsanna javana) như đã đề cập trên. Sau khi đã quan sát theo vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna) – hành (saṅkhāra) – nghiệp (kamma) trong tiến trình danh sắc (nāmarūpa) về việc dâng vật thực, điều tra và tìm dù có duyên trợ nào giữa sức mạnh của nghiệp lực (kamma satti) và 30 loại sắc (rūpa) của giai đoạn sát-na đầu tiên hình thành thai bào. Lần lượt quan sát theo nhân và quả, cố gắng thấy rõ nếu chúng hợp. Nếu người tu thiền đã thấy rõ rằng có duyên trợ giữa các nhân và quả (đúng như có duyên trợ giữa tâm và sắc tâm - cittaja rūpa), thì vị ấy nên quan sát các nhân và quả như sau:

- Do sự sanh của vô minh (avijjā) (20), sắc nghiệp tái tục (paṭisandhi kammaja rūpa) sanh.

- Vô minh (avijjā) là Nhân, sắc uẩn tái tục (paṭisandhi rūpakkhandha) là Quả v.v…

Quan sát các nhân và quả theo cách này, liên kết duyên trợ giữa các nhân và quả; quan sát theo chúng bằng tuệ. Việc quan sát thấy rõ này được gọi là hiển duyên tuệ (paccaya pariggaha ñāṇa).


Những điểm thiết yếu để lưu ý trước

Những nhân quá khứ của sắc uẩn (rūpakkhandha) = sắc pháp (rūpa dhamma) là vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna) – hành (saṅkhāra) – nghiệp (kamma); những nhân hiện tại là tâm (citta), quí tiết (utu), vật thực (āhāra).

Nói cách khác:

1) Những nhân của sắc nghiệp (kammaja rūpa) [là phần của sắc uẩn (rūpakkhandha)] là vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna) – hành (saṅkhāra) – nghiệp (kamma). Đây là những nhân quá khứ.

2) Nhân của sắc tâm (cittaja rūpa) là tâm (citta) nương vào sắc ý vật (hadaya vatthu).

3) Nhân của sắc quí tiết (utuja rūpa) là quí tiết (utu) gọi là hỏa giới (tejo dhātu) mà đạt đến giai đoạn trụ (ṭhīti) trong hầu hết mỗi bọn sắc (rūpa kalāpa).

[Ghi chú: Như đã đề cập trong giai đoạn sắc nghiệp xứ (rūpa kammaṭṭhāna) rằng trong việc trợ sanh những bọn sắc (rūpa kalāpa) liên tục bằng quí tiết (utu) gọi là hỏa giới (tejo dhātu) trong những bọn sắc tâm (cittaja rūpa), sắc quí tiết (utuja rūpa), sắc vật thực (āhāraja rūpa) và sắc nghiệp (kammaja rūpa) như bọn nhãn mười pháp (cakkhu dasaka kalāpa), hỏa giới (tejo dhātu) của bọn sắc (rūpa kalāpa) bị trợ như vậy trong thời kỳ cuối không thể trợ sanh sắc quí tiết (utuja rūpa). Đó là tại sao nó được đề cập ở trên là trong hầu hết mỗi bọn sắc (rūpa kalāpa). Lưu ý rằng nó tương tự so với sắc do vật thực trợ sanh (āhāraja rūpa), đã đề cập như sau].

4) Nhân của sắc vật thực (āhāraja rūpa) là vật thực (āhāra) đó là vật thực nội do nghiệp trợ sanh (kammaja ojā), vật thực nội do tâm trợ sanh (cittaja ojā), vật thực nội do quí tiết trợ sanh (utuja ojā), vật thực nội do vật thực trợ sanh (āhāraja ojā).

[Ghi chú: Tham khảo lần nữa như kabaḷiṅkārāhāra[66] ojā, vật thực đã được ăn, trợ sanh sắc (rūpa) ra sao và mỗi kammaja ojā, cittaja ojā, utuja ojā, āhāraja ojā trợ sanh sắc (rūpa) ra sao khi chúng được sự ủng hộ của āhāraja ojā. Vật thực nội (ojā) trong sắc vật thực nội tám pháp (ojaṭṭhamaka rūpa) trước trợ sanh ojaṭṭhamaka rūpa mới khác nếu nó được sự ủng hộ của một āhāraja ojā sau. Cho nên, āhāraja ojā được đề cập là một nhân của āhāraja rūpa].


Bốn Danh Uẩn (Nāma Khandha)

Các nhân quá khứ của những danh pháp (nāma dhamma) này:

(i) 4 danh uẩn quả (vipāka nāma khandha) là không có tiến trình lộ (vīthi), tức là tái tục (paṭisandhi), hữu phần (bhavaṅga), tử (cuti);

(ii) 4 danh uẩn quả (vipāka nāma khandha) trong tiến trình tâm lộ (vīthi citta) đó là năm thức (pañca viññāṇa) [là nhãn thức (cakkhu viññāṇa) v.v…], tiếp thâu (sampaṭicchana), thẩm tấn (santīraṇa) và na cảnh (tadārammaṇa) là vô minh (avijjā), ái (taṇhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma). Các nhân hiện tại của những danh pháp này là:

(1) Vật (vatthu) [sắc vật (vatthu rūpa); chúng không thể sanh ngoài sắc vật (vatthu rūpa)],

(2) Cảnh (ārammaṇa) [những danh (nāma) này chỉ có thể sanh khi một cảnh thích hợp dội vào môn (dvāra) tương ứng. Chỉ khi có một cảnh để biết thì sự biết có thể sanh. Hiểu nó như vậy],

(3) Xúc (phassa) [Chỉ khi chư pháp tương ưng (sampayutta dhamma) như xúc (phassa), v.v… ủng hộ lẫn nhau bằng sức mạnh của (satti) như cùng sanh (sahājāta), hỗ tương (aññamañña), y chỉ (nissaya) thì những danh pháp (nāma) này có thể sanh].

Hơn nữa, vì danh pháp thiện, bất thiện, tố (kusala, akusala, kiriya nāma dhamma) đó là khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana), khai ý môn (manodvārāvajjana), đoán định (voṭṭhapana) và đổng lực (javana) tồn tại trong tiến trình tâm lộ (vīthi citta) không bị trợ sanh bởi những nhân quá khứ mà là những danh pháp (nāma dhamma) chỉ bị trợ bởi những nhân như vật (vatthu) – cảnh (ārammaṇa) – xúc (phassa) – như lý tác ý (yoniso manasikāra) – phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra), chúng không có các nhân quá khứ; chúng chỉ có các nhân hiện tại như vật (vatthu) – cảnh (ārammaṇa) – xúc (phassa) v.v… Nếu có khả năng hiểu nhiều như vầy thì đó được cho rằng người ấy có thể hiểu việc quán, sẽ được đề cập sau.

1) Cách Đồng Nhất (Ekatta)

Khi người tu thiền (yogi) quan sát theo duyên trợ, liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda), vị ấy phải quan sát để thấu rõ 4 cách, đó là cách đồng nhất (ekatta), cách khác biệt (nānatta), cách không tầm cầu (abyāpāra) và cách tự nhiên (evaṃ dhammatā) chúng rất quan trọng trong việc quán về liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda).

Trong số bốn cách này, liên quan đến cách đồng nhất (ekatta): Có các danh sắc (nāmarūpa) quá khứ, danh sắc (nāmarūpa) hiện tại và danh sắc (nāmarūpa) vị lai theo thứ tự, đó là:

1) Danh sắc (nāmarūpa) quá khứ đã tích lũy các nhân quá khứ,

2) Danh sắc (nāmarūpa) đang xảy ra bắt đầu từ tái tục (paṭisandhi) của kiếp sống hiện tại cho đến thời hiện tại của thiền quán (vipassanā) hay quan sát theo duyên trợ, liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda),

3) Nếu có những kiếp sống vị lai vì bậc tu tiến vẫn chưa có khả năng thiền cho đến sự chứng đạt cuối cùng, thì có danh sắc (nāmarūpa) vị lai sắp sửa sanh bắt đầu từ thời hiện tại [tức là bắt đầu từ lúc quán theo duyên trợ, liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda)] cho đến kiếp sống vị lai cuối.

Người tu thiền (yogi) phải quán rằng danh sắc (nāmarūpa) đã từng sanh, đang sanh và sẽ sanh trong ba thời quá khứ – hiện tại – vị lai là một chuỗi tiến trình đơn độc của danh sắc (nāmarūpa).

Để làm dễ hiểu phần trên: trong việc quan sát thấy rõ theo cả hai ý giới sáng tỏ ở giai đoạn trong kiếp sống quá khứ khi đang tích lũy nghiệp thiện (kusala), là nghiệp đã trợ sanh kiếp sống nhân loại này và ý giới sáng tỏ của kiếp sống hiện tại, quan sát để thấy rõ rằng chúng đang xảy ra trong một chuỗi tiến trình đơn độc liên tục như một tiến trình liên tiếp (santati). Quan sát cẩn thận có phải tâm hữu phần (bhavaṅga citta) sáng tỏ, là phần của tiến trình danh sắc (nāmarūpa) liên tiếp trong khi đang tạo nghiệp thiện trong kiếp sống quá khứ, là bhavaṅga citta sáng tỏ của chính vị ấy hay không. Nếu nó thật là bhavaṅga citta sáng tỏ của chính vị ấy thì bậc tu tiến dễ dàng thấy rõ sự thật rằng nó là bhavaṅga citta sáng tỏ của chính vị ấy. Vì hữu phần (bhavaṅga) xảy ra hầu như thường xuyên trong cả một kiếp sống, nó chủ yếu được đề cập để bậc tu tiến có thể hiểu dễ dàng. Lưu ý rằng cách thì giống nhau đối với tiến trình danh pháp (nāma) liên tiếp khác. Tiến trình sắc pháp (rūpa) liên tiếp cũng xảy ra theo cùng cách, trong chuỗi tiến trình đơn độc liên tiếp.

Ba hay bốn người

Đôi khi, đối với một số người tu thiền (yogi) có 3 hay 4 người đang tạo những nghiệp thiện (kusala) trong tướng/ cảnh (nimitta) của việc tạo nghiệp thiện (kusala). Nếu đó là như vậy, quan sát theo 4 đại giới (dhātu) của chúng và kế đến danh sắc (nāmarūpa) của chúng, lần lượt từng pháp một. Kế đến quan sát chủ yếu tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ của mỗi người. Người tu thiền có thể hiểu dễ dàng dù bhavaṅga citta giới sáng tỏ là của vị ấy hay không. Lý do là khi người tu thiền tự thấu rõ bằng tuệ (paññā) nhãn mà bhavaṅga citta giới sáng tỏ của kiếp sống hiện tại và bhavaṅga citta giới sáng tỏ của kiếp sống quá khứ đang xảy ra trong một chuỗi tiến trình đơn độc là một (chuỗi) danh pháp (nāma) liên tiếp, kế đến vị ấy có thể hiểu dễ dàng rằng bhavaṅga citta giới sáng tỏ quá khứ là của vị ấy. Tuy nhiên, nếu bhavaṅga citta sáng tỏ mà vị ấy đã quan sát không phải là của vị ấy thì vị ấy có thể hiểu dễ dàng rằng nó không phải là bhavaṅga citta sáng tỏ của vị ấy. Lý do là tiến trình liên tiếp của danh pháp (nāma) không được kết nối. Nếu nāmarūpa quá khứ không phải của chính vị ấy thì tiến trình nāmarūpa liên tiếp của người khác trong quá khứ và tiến trình nāmarūpa liên tiếp của người tu thiền không đang xảy ra trong một chuỗi tiến trình đơn độc; tiến trình liên tiếp không được kết nối.

Tiến trình danh sắc (nāmarūpa) của kiếp sống quá khứ và tiến trình nāmarūpa kiếp sống hiện tại của chính vị ấy đang sanh liên tiếp, được kết nối giữa trước và sau trong một chuỗi tiến trình đơn độc. Nếu người tu thiền thấy rõ rằng nāmarūpa đang sanh liên tiếp trong một chuỗi tiến trình đơn độc như vậy thì nó được nói rằng vị ấy thấy rõ cách đồng nhất (ekatta). Thấy biết rõ rằng nó tương tự trong việc quan sát thấy rõ rằng những tiến trình liên tiếp của nāmarūpa hiện tại và những tiến trình liên tiếp của nāmarūpa vị lai đang sanh liên tiếp trong một chuỗi tiến trình đơn độc, được kết nối làm một tiến trình liên tiếp (santati).

Đoạn (uccheda) và thường (sassata) (kiến)

Tuệ này thấu biết rõ tiến trình liên tiếp danh sắc (nāmarūpa) không bị gián đoạn, kết nối những duyên trợ giữa các nhân và các quả như giữa nhân của kiếp sống quá khứ và quả của kiếp sống hiện tại; giữa nhân của kiếp sống hiện tại và quả của kiếp sống vị lai v.v…, có thể đoạn trừ đoạn kiến (uccheda) là pháp nắm giữ quan điểm rằng, sự sống chỉ là giữa cái nôi và quan tài. Không còn sự sống sau khi chết. Không có gì ngoài cái quan tài. Không thấy rõ các duyên trợ giữa nhân và quả như vậy mà thấy nó một cách sai trái thì thường (sassata) kiến có thể sanh. Thấy nó một cách sai trái nghĩa là người nắm giữ quan điểm sai về duyên trợ không gián đoạn giữa các nhân và quả, tiến trình liên tiếp không gián đoạn của danh sắc là một sự xảy ra đơn độc. Vì người không thấy rõ vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta) tướng của cả hai nāmarūpa nhân và nāmarūpa quả, vị ấy giữ quan điểm đó là một tiền trình nāmarūpa thường hằng. Quan điểm sai này là thường kiến (sassata diṭṭhi) (VismXVII,310).

2) Cách Khác Biệt (Nānatta)

Khi bậc tu tiến có thể quan sát vô minh (avijjā) – hành (saṅkhāra) – thức (viññāṇa) – danh sắc (nāmarūpa) – sáu xứ (saḷāyatana) – xúc (phassa) – thọ (vedanā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna) – hữu (bhava) – sanh (jāti) – lão tử (jarā maraṇa) v.v… là các duyên trợ xảy ra trong một chuỗi tiến trình liên tiếp đơn độc, kế đến trong các danh sắc (nāmarūpa) nhân và danh sắc (nāmarūpa) quả:

1) nếu thấy rõ chúng, nhận ra riêng những sát-na tâm và riêng bọn sắc (rūpa kalāpa),

2) và nếu, sau khi đã phá vỡ bằng tuệ những bọn sắc (rūpa kalāpa) và bọn danh (nāma kalāpa) tồn tại ở mỗi sát-na tâm, phân biệt và nhận ra chúng từng pháp một,

3) [như đã đề cập trên, những chi pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) như vô minh (avijjā) – hành (saṅkhāra) – thức (viññāṇa) – danh sắc (nāmarūpa) v.v… không thể sanh từng pháp một; lẽ tất nhiên là nó chỉ sanh theo nhóm như bọn danh (nāma kalāpa) – bọn sắc (rūpa kalāpa)] và nếu chỉ có thể thấu rõ sự sanh của giới siêu lý (paramattha dhātu) mới, sau khi đã nhận ra như thật, theo thực tính như vậy, trạng thái thực tính (sabhāva lakkhaṇa) của mỗi giới siêu lý (paramattha dhātu) tồn tại trong mỗi bọn danh (nāma kalāpa) [tức là một nhóm danh pháp (nāma dhamma) sanh ở một sát-na tâm] và trạng thái thực tính (sabhāva lakkhaṇa) của mỗi giới siêu lý (paramattha dhātu) tồn tại trong mỗi bọn sắc (rūpa kalāpa),

thì đó được nói rằng: bậc tu tiến biết cách khác biệt (nānatta). Bậc tu tiến phải quan sát giới siêu lý (paramattha dhātu) bằng cách của trạng thái – phận sự – thành tựu – nhân cận (lakkhaṇa – rasa – paccupaṭṭhāna – padaṭṭhāna) kỹ lưỡng bằng tuệ, như thế bậc tu tiến có thể thấy rõ như vậy. Nếu bậc tu tiến thấy rõ cách khác biệt (nānatta) tốt, vì vị ấy đang tự thấu rõ về sự sanh của giới siêu lý (paramattha dhātu) mới kết nối giữa các nhân và quả, thì thường kiến (sassata diṭṭhi) có thể bị đoạn trừ;

Tuy nhiên, nếu bậc tu tiến thấy nó một cách sai trái, tức là như vị ấy nắm giữ quan điểm rằng các nhóm danh sắc (nāmarūpa) sanh trong một tiến trình danh sắc (nāmarūpa) đơn độc là mỗi tiến trình khác nhau, thì người sẽ nắm giữ đoạn kiến (uccheda diṭṭhi) quan niệm sai rằng: trong kiếp sống này, người này kinh nghiệm trải qua; trong kiếp sống đó, người ấy kinh nghiệm trải qua.

[Nó có nghĩa rằng đó là đoạn kiến (uccheda diṭṭhi) khi người nắm giữ quan điểm rằng chúng là tiến trình riêng rẽ khác nhau, tức là người đã thực hiện những nghiệp thiện hay bất thiện là một và người kinh nghiệp trải qua những quả tốt hay xấu là khác].

3) Cách Không Tầm Cầu (Abyāpāra)

Về khía cạnh chư pháp nhân, không có tầm cầu (byāpāra) là pháp sẽ làm cho chư pháp quả sanh. Về khía cạnh chư pháp quả cũng vậy, không có tầm cầu (byāpāra) như là: “Chúng tôi, chư pháp quả sẽ sanh nếu chư pháp nhân sanh”. Không có sự tầm cầu (byāpāra) về vô minh (avijjā) như là: “Tôi sẽ tạo ra hành (saṅkhāra)”. Trong hành (saṅkhāra) cũng vậy, không có sự tầm cầu (byāpāra) như là: “Chúng tôi sẽ tạo ra thức (viññāṇa)”. Không có sự tầm cầu, thoát khỏi sự tầm cầu (byāpāra) về vô minh (avijjā), hành (saṅkhāra), v.v… là cách không tầm cầu (byāpāra). Nếu người tu thiền (yogi) tự thấu rõ cách không tầm cầu (byāpāra) tốt, thì vị ấy có thể đoạn trừ ngã kiến (atta diṭṭhi) là pháp nắm giữ quan điểm có mạng ngã (jīva atta), người tạo tác. Đây là vì người đang thấu rõ không có tầm cầu (byāpāra) trong các nhân trợ sanh các quả. Không thấy rõ cách không tầm cầu (byāpāra) tốt và đúng, mà nếu thấy nó một cách sai trái, khi người không thể chấp nhận rằng mặc dù không có không tầm cầu (byāpāra) để tạo ra quả nó là thực tính cố nhiên (sabhāva niyāma) mà các nhân như vô minh (avijjā) có thể trợ cho quả sanh như hành (saṅkhāra), thì người sẽ nắm giữ quan niệm sai về vô tác/ vô hành kiến (akiriya diṭṭhi) rằng dẫu cho đã làm, nó (cũng như) không làm.

Thực tính cố nhiên (sabhāva niyāma)

Nếu pháp nhân như vô minh (avijjā) tồn tại thì pháp quả như hành (saṅkhāra) sinh khởi; nếu pháp nhân như vô minh (avijjā) không tồn tại thì pháp quả như hành (saṅkhāra) cũng không tồn tại.

Nói cách khác, nếu chư pháp nhân như vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna) – hành (saṅkhāra) – nghiệp (kamma) tồn tại thì chư pháp quả như thức (viññāṇa) – danh sắc (nāmarūpa) – sáu xứ (saḷāyatana) – xúc (phassa) – thọ (vedanā) sanh; nếu chư pháp nhân như vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna) – hành (saṅkhāra) – nghiệp (kamma) không tồn tại thì chư pháp quả như thức (viññāṇa) – danh sắc (nāmarūpa) – sáu xứ (saḷāyatana) – xúc (phassa) – thọ (vedanā) cũng không sanh.

Đây là sự xảy ra theo cách tự nhiên = thực tính cố nhiên (sabhāva niyāma siddha hotūbhāva). Nếu người không chấp nhận sự tồn tại của sức mạnh tự nhiên, satti, trong nhân như vô minh (avijjā) là pháp có thể trợ sanh quả là hành (saṅkhāra), thì tà kiến vô tác/ vô hành kiến (akiriya diṭṭhi) là pháp bác bỏ sự tồn tại của nghiệp (kamma) và quả của nghiệp sẽ sanh

4) Cách Tự Nhiên (Evaṃ dhammatā)

Như sữa đông chỉ được làm từ sữa, tương tự khi quả sanh do nhân vô minh (avijjā), thì chỉ có quả hành (saṅkhāra) đi đến sinh khởi. Không có quả khác sanh. Nói cách khác, khi các quả sanh do các nhân vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna) – hành (saṅkhāra) – nghiệp (kamma), thì chỉ các quả là thức (viññāṇa) – danh sắc (nāmarūpa) – sáu xứ (saḷāyatana) – xúc (phassa) – thọ (vedanā) đi đến sinh khởi. Không có quả khác sanh. Đây được gọi là cách tự nhiên (evaṃ dhammatā).

Nếu người tu thiền (yogi) thấy rõ tự nhiên (evaṃ dhammatā) tốt và đúng, thì khi vị ấy thấu rõ bằng tuệ nhãn sự sanh của quả theo nhân thích hợp, vị ấy có thể đoạn trừ cả hai tà kiến về vô nhân kiến (ahetuka diṭṭhi), là pháp nắm giữ quan điểm không có nhân và vô hành kiến (akiriya diṭṭhi), là pháp nắm giữ quan điểm dẫu cho đã làm, nó (cũng như) không làm; tức là quan niệm sai bác bỏ quả bị trợ sanh bởi nhân, hay nói cách khác, bác bỏ rằng không có nhân hay quả nào.

Không có thấy rõ nó tốt và đúng, mà thấy nó một cách sai trái thì người không thể đồng ý và chấp nhận rằng sự sanh của một pháp quả là theo nhân thích hợp; không chấp nhận rằng Nhân thích hợp trợ sanh Quả thích hợp, thì người sẽ nắm giữ quan niệm sai của vô nhân kiến (ahetuka diṭṭhi) và tà kiến cố định (niyata vāda) (Vism., XVII).


Thuyết Về Tà Kiến Cố Định (Niyata Vāda)

Tà kiến cố định (niyata vāda) là tin rằng quả tốt hay xấu của chúng sanh có sự sống đã được định. Đây là một niềm tin bác bỏ có nghiệp (kamma) và quả của nghiệp.

Cho nên, bậc tu tiến cần phải biết rằng tự thấu rõ về duyên trợ, liên quan tương sinh (paṭicca samuppāda) là vũ khí tốt nhất để đoạn trừ những tà kiến khác nhau.


Chú Thích Quan Trọng

Cảnh của 4 thứ tâm sau thì giống nhau:

1) Cảnh của đổng lực cận tử (maraṇāsanna javana), trong lúc cận tử ở kiếp sống quá khứ.

2) Cảnh của tâm tái tục (paṭisandhi citta) ở kiếp sống hiện tại.

3) Cảnh của tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ ở kiếp sống hiện tại.

4) Cảnh của tâm tử (cuti citta) sẽ xảy ra ở kiếp sống hiện tại.

Vì người tu thiền (yogi) chưa quan sát theo pháp vị lai, vị ấy phải quan sát và kiểm tra bằng tuệ những cảnh trong số 1, 2 và 3 trong 4 loại này để xem chúng có giống hay không, chính xác và kỹ lưỡng. Điểm khác là số lượng danh pháp tâm, sở hữu tâm (citta cetasika) ở tâm tái tục (paṭisandhi citta), tâm hữu phần (bhavaṅga citta) và tâm tử (cuti citta) phải giống nhau. Kiểm tra chu đáo và chính xác. Quan sát lặp đi lặp lại nhiều lần. Ở giai đoạn này, người tu thiền phải đã có khả năng quan sát tâm hữu phần (bhavaṅga citta) giới sáng tỏ chính xác. Nếu bậc tu tiến vẫn không có khả năng quan sát nó, thì quan sát theo danh pháp tái tục (paṭisandhi nāma dhamma) chính xác lần nữa. Sau đó, quan sát thêm nhóm danh pháp (nāma dhamma) = tâm, sở hữu tâm (citta cetasika) đang sanh liên tiếp sau sự diệt của danh pháp tái tục (paṭisandhi citta cetasika) ngay trước sự sanh của những tâm lộ (vīthi citta). Đây là những tâm tiếp tục sanh khi những tâm lộ (vīthi citta) không đang sanh, đến nỗi tiến trình tâm không đứt quãng trong một kiếp sống – là nhân của hữu (bhava). Nếu hiểu điều này, kế đến tiếp tục quan sát những danh pháp hữu phần (bhavaṅga nāma dhamma) đang sanh giữa những tiến trình tâm lộ (vīthi citta). Bậc tu tiến sẽ được thành công.


Nhóm Năm Uẩn (Khandha)

Việc quan sát thấy rõ theo chư pháp nhân và chư pháp quả của duyên trợ y theo pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) phương pháp thứ 5, người tu thiền (yogi) phải quan sát bằng phương pháp 5 uẩn (khandha), nhóm mỗi sát-na tâm vào 5 uẩn và liên kết các nhân và quả. Tái tục (paṭisandhi), hữu phần (bhavaṅga) và tử (cuti) là những tâm ngoại lộ (vīthi mutta citta) là ngoài tiến trình tâm lộ. Ở những tâm ngoại lộ (vīthi mutta citta) này, người tu thiền liên kết các nhân và quả sau khi đã nhóm vào 5 uẩn (khandha). Ở những tâm lộ (vīthi citta) cũng vậy, các nhân và quả phải được quan sát sau khi đã nhóm vào 5 uẩn (khandha) và đã liên kết các nhân và quả ở mỗi sát-na tâm.

Khandhā nghĩa là uẩn:

1) Sắc (rūpa) uẩn tồn tại theo 11 cách này: quá khứ – vị lai – hiện tại – nội phần – ngoại phần – thô – tế – hạ liệt – tinh lương – xa – gần, là cảnh của pháp lậu (āsava dhamma), nắm chặt, giữ chặt là tôi – của tôi bằng ái và tà kiến (taṇhā diṭṭhi) được gọi là sắc thủ uẩn (rūpupādānakkhandha).

2) Thọ (vedanā) uẩn tồn tại theo 11 cách này: quá khứ – vị lai – hiện tại – nội phần – ngoại phần – thô – tế – hạ liệt – tinh lương – xa – gần, là cảnh của pháp lậu (āsava dhamma), nắm chặt, giữ chặt là tôi – của tôi bằng ái và tà kiến (taṇhā diṭṭhi) được gọi là thọ thủ uẩn (vedanupādānakkhandha).

3) Tưởng (saññā) uẩn, theo cùng cách, được gọi là tưởng thủ uẩn (saññnupādānakkhandha).

4) Hành (saṅkhāra) uẩn, là pháp sở hữu tâm hành (cetasika saṅkhāra dhamma), theo cùng cách, được gọi là hành thủ uẩn (saṅkhārupādānakkhandha).

5) Thức (viññāṇa) uẩn, theo cùng cách, được gọi là thức thủ uẩn (viññāṇupādānakkhandha).

(Theo Khandhā Sutta of Khandhā Vagga, Saṃyutta Nikāya).

Sau khi đã nhóm mỗi sát-na tâm xảy ra theo bất cứ cách nào trong 11 cách cùng với sắc vật (vatthu rūpa) của nó và cảnh sắc (rūpa), 5 uẩn (khandha) có thể được đếm, liệt kê. Ở mỗi sát-na tâm:

1) Sắc vật (vatthu rūpa) và cảnh sắc (rūpa) là sắc uẩn (rūpakkhandha).

2) Thọ (vedanā) là thọ uẩn (vedanakkhandha).

3) Tưởng (saññā) là tưởng uẩn (saññakkhandha).

4) Ngoài thọ (vedanā) – tưởng (saññā) – thức (viññāṇa), tất cả những sở hữu tâm còn lại ở một sát-na tâm là hành uẩn (saṅkhārakkhandha).

5) Thức (viññāṇa) là thức uẩn (viññāṇakkhandha).

Nếu hiểu định nghĩa trên thì bậc tu tiến cũng sẽ hiểu sự phân loại về 5 uẩn (khandha) ở mỗi sát-na tâm sẽ được đề cập thêm. Vì mỗi uẩn của 5 uẩn (khandha) này có nhân tương ứng, quan sát thấy biết rõ theo những nhân và quả tương ứng sau khi đã kết nối những duyên trợ giữa các nhân và quả tương ứng.

Năm Uẩn Tái Tục (Paṭisandhi Khandha)

(Vào Sát-na Giai Đoạn Đầu Hình Thành Thai Bào)

Vào sát-na tái tục (paṭisandhi), vào giai đoạn đầu hình thành thai bào:

1) 30 thứ sắc (rūpa) = 3 loại bọn sắc (rūpa kalāpa) là bọn ý vật mười pháp (hadaya dasaka kalāpa), bọn thân mười pháp (kāya dasaka kalāpa), bọn giới tính mười pháp (bhāva dasaka kalāpa) là sắc uẩn (rūpakkhandha).

2) Thọ (vedanā) trong 34 danh pháp tái tục (paṭisandhi nāma dhamma) là thọ uẩn (vedanākkhandha).

3) Tưởng (saññā) trong 34 danh pháp tái tục (paṭisandhi nāma dhamma) là tưởng uẩn (saññākkhandha).

4) (Cách thứ nhất) tư (cetanā) trong 34 danh pháp tái tục (paṭisandhi nāma dhamma) là hành uẩn (saṅkhārakkhandha);

(Cách thứ hai) ngoại trừ thọ (vedanā) – tưởng (saññā) – thức (viññāṇa) trong 34 danh pháp tái tục (paṭisandhi nāma dhamma), 31 danh pháp (nāma dhamma) còn lại là hành uẩn (saṅkhārakkhandha).

5) Thức (viññāṇa) trong 34 danh pháp tái tục (paṭisandhi nāma dhamma) là thức uẩn (viññāṇakkhandha).

[5 uẩn (khandha) này là về phần người tam nhân (tihetuka) được tái tục câu hành với thọ hỷ (somanassa vedanā). Nếu là người tam nhân (tihetuka) tái tục được câu hành với thọ xả (upekkhā vedanā) là khi ấy không có hỷ (pīti) thì có 33 danh pháp (nāma dhamma). Nếu là một người nhị nhân (dvihetuka) thì có thể có 33 hay 32 danh pháp (nāma dhamma). Về phần cho thấy 2 cách quan sát theo hành uẩn (saṅkhārakkhandha), đức Phật đã dạy chủ yếu chỉ tư (cetanā) khi dạy về hành uẩn (saṅkhārakkhandha) bằng phương pháp Suttanta trong Khandhā Vibhaṅga Pāḷi. Cho nên, ở cách thứ nhất, chủ yếu tư (cetanā) được trình bày là hành uẩn (saṅkhārakkhandha). Kế đến, nếu chỉ tư (cetanā) được lấy làm hành uẩn (saṅkhāra – kkhandha), những sở hữu tâm (cetasika) còn lại sẽ bị loại trừ khỏi 5 uẩn (khandha). Hơn nữa, bậc tu tiến có thể hỏi rằng: “Cũng có những nhân tương ứng cho các sở hữu tâm (cetasika) khác còn lại hay chăng?” Cho nên, cách thứ hai về hành uẩn (saṅkhārakkhandha) được trình bày thêm vì những lý do sau:

(i) để cho người có thể thấy rõ rằng những sở hữu tâm (cetasika) còn lại có những nhân tương ứng của chúng

(ii) và để cho không có siêu lý giới (paramattha dhātu) nào bị bỏ sót.

Lưu ý rằng nó giống nhau ở mỗi trường hợp đối với hành uẩn (saṅkhārakkhandha).


Quan Sát Thấy Biết Rõ Về Duyên Trợ

Giữa Các Nhân Và Quả

Trước tiên, người tu thiền (yogi) quan sát để hiểu rằng giữa 5 nhân quá khứ đã tìm thấy (đã quán), sự sanh của nghiệp luân (kamma vaṭṭa), là nghiệp hành (saṅkhāra kamma), là do phiền não luân, là vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna). Kế đến kết nối các duyên trợ, quan sát để thấy rõ rằng sự sanh của sắc uẩn tái tục (paṭisandhi rūpakkhandha) là phần của quả luân (vipāka vaṭṭa) là do nghiệp lực (kamma satti) đó là phần của nghiệp luân (kamma vaṭṭa) (tức là nghiệp hành (saṅkhāra kamma)). Khi người tu thiền thấy nhân bằng tuệ, nghiệp (kamma) và quả, sắc nghiệp tái tục (paṭisandhi kammaja rūpa), hoặc nói cách khác, trong việc thấy nhân, tức là nghiệp hành (saṅkhāra kamma) bị vây quanh bởi vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna) và quả, sắc nghiệp tái tục (paṭisandhi kammaja rūpa); đó là, trong việc thấy sự sanh của các quả thì tùy thuộc vào các nhân, quan sát theo các nhân và quả như sau:

* Sắc uẩn tái tục (paṭisandhi rūpakkhandha)

1) Do sự sanh của vô minh (avijjā) (20), sắc nghiệp tái tục (paṭisandhi kammaja rūpa) sanh.

Vô minh (avijjā) (20) là Nhân, sắc nghiệp tái tục (paṭisandhi kammaja rūpa) là Quả.

2) Do sự sanh của ái (taṇhā) (20), sắc nghiệp tái tục (paṭisandhi kammaja rūpa) sanh.

Ái (taṇhā) (20) là Nhân, sắc nghiệp tái tục (paṭisandhi kammaja rūpa) là Quả.

3) Do sự sanh của thủ (upādāna) (20), sắc nghiệp tái tục (paṭisandhi kammaja rūpa) sanh.

Thủ (upādāna) (20) là Nhân, sắc nghiệp tái tục (paṭisandhi kammaja rūpa) là Quả.

4) Do sự sanh của hành (saṅkhāra) (34), sắc nghiệp tái tục (paṭisandhi kammaja rūpa) sanh.

Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, sắc nghiệp tái tục (paṭisandhi kammaja rūpa) là Quả.

5) Do sự sanh của nghiệp lực (kamma satti) = hành (saṅkhāra) (34), sắc nghiệp tái tục (paṭisandhi kammaja rūpa) sanh.

Sức mạnh của nghiệp lực (kamma satti) = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, sắc nghiệp tái tục (paṭisandhi kammaja rūpa) là Quả.

 Lưu ý:

– 20 trong vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna) nói đến nhóm tham – tà kiến (lobha diṭṭhi) của danh pháp (nāma dhamma) ở mỗi đổng lực tham (lobha javana) trong phiền não luân thuộc lộ đổng lực ý môn (kilesa vaṭṭa manodvārika javana vīthi).

– 34 trong nghiệp hành (saṅkhāra – kamma) nói đến nhóm tín – trí (saddā – paññā) của danh pháp ở mỗi đổng lực đại thiện (mahā kusala javana) trong nghiệp luân thuộc lộ đổng lực ý môn (kamma vaṭṭa manodvārika javana vīthi). Nếu người tu thiền tích lũy nghiệp (kamma) câu hành với thọ xả (upekkhā vedanā), thì vì hỷ (pīti) không được bao gồm trong nghiệp hành (saṅkhāra kamma) là pháp câu hành với thọ xả (upekkhā vedanā), có 33 danh pháp (nāma dhamma).

Khi những ai có khả năng quan sát và phân biệt, nhận ra sắc – danh (rūpa – nāma), các nhân – quả cho đến mức này thì hầu hết là người tam nhân (tihetuka) được đề cập ở đây. Hiểu rằng đối với người nhị nhân (dvihetuka), có thể có 33 hoặc 32, v.v… danh pháp (nāma dhamma). Vì sắc tâm (cittaja rūpa), sắc quí tiết (utuja rūpa) và sắc vật thực (āhāraja rūpa) chưa sinh khởi vào sát-na sanh (uppāda) của lúc tái tục (paṭisandhi), chỉ những duyên trợ với sắc do nghiệp trợ sanh (kammaja rūpa) được xuất hiện ở đây.

Tương tự, trong danh uẩn (nāma khandha) như thọ uẩn (vedanākkhandha), trước tiên quan sát để thấy rõ bằng tuệ rằng do sự sanh hiển rõ = sự tồn tại của nhân hiển rõ, quả sinh khởi. Chỉ khi bậc tu tiến tự thấy rõ nó một cách thấu đáo bằng mắt của tuệ chánh kiến (sammādiṭṭhi paññā), kế đến quan sát các nhân và quả như sau:

* Thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha)

Năm nhân quá khứ:

1) Do sự sanh của vô minh (avijjā) (20), thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) sanh.

Vô minh (avijjā) (20) là Nhân, thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) là Quả.

2) Do sự sanh của ái (taṇhā) (20), thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) sanh.

Ái (taṇhā) (20) là Nhân, thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) là Quả.

3) Do sự sanh của thủ (upādāna) (20), thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) sanh.

Thủ (upādāna) (20) là Nhân, thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) là Quả.

4) Do sự sanh của hành (saṅkhāra) (34), thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) sanh.

Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) là Quả.

5) Do sự sanh của nghiệp lực (kamma satti) = hành (saṅkhāra) (34), thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) sanh.

Sức mạnh của nghiệp hay nghiệp lực (kamma satti) = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) là Quả.

Ba nhân hiện tại:

6) Do sự sanh của vật (vatthu) = sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) (= 30), thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanā-kkhandha) sanh.

Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) (= 30) là Nhân, thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) là Quả.

7) Do sự sanh của cảnh (=__), thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) sanh.

Cảnh (=__) là Nhân, thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) là Quả.

8) Do sự sanh của xúc (34 – thọ (vedanā) = 33), thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) sanh.

Xúc (34 – thọ (vedanā) = 33) là Nhân, thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) là Quả.

Quan sát thấy biết rõ Nhân và Quả theo cách này.

[Tuy nhiên, để thu ngắn quyển sách, từ đây trở đi chỉ trình bày như “vô minh (avijjā) (20) là Nhân, thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) là Quả” sẽ được xuất hiện tiếp sau, bỏ cách trình bày như “Do sự sanh của vô minh (avijjā) (20), thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) sanh”. Nhưng khi quan sát thấy biết rõ những Nhân và Quả trong thiền, quan sát như trên. Mục đích để bạn có thể hiểu kịp cách viết này, quan sát thọ uẩn (vedanākkhandha) sẽ được trình bày lần nữa bên dưới, được viết theo cách ngắn gọn.]

Thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha)

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (20) là Nhân, thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) là Quả.

2) Ái (taṇhā) (20) là Nhân, thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) là Quả.

3) Thủ (upādāna) (20) là Nhân, thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) là sức mạnh của nghiệp = hành (saṅkhāra) là Nhân, thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) là Quả.

Ba nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) (= 30) là Nhân, thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) là Quả.

2) Cảnh (=__) là Nhân, thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) là Quả.

3) Xúc (34 – thọ (vedanā) = 33) là Nhân, thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) là Quả.

Giải:

1) Vật (vatthu): Ở cõi ngũ uẩn (pañcavokāra), nơi 5 uẩn (khandha) tồn tại, danh pháp (nāma dhamma) chỉ có thể sanh nếu có sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa). Chúng không thể sanh mà thiếu sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa). Thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) là phần của danh pháp tái tục (paṭisandhi nāma dhamma) chỉ sanh nương vào sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) đồng sanh với nó tại sát-na tái tục (paṭisandhi). Chúng không thể sanh mà không nương vào nó. Hơn nữa, sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) không thể tự sanh đơn lẻ; nó chỉ có thể sanh theo nhóm gọi là bọn sắc (rūpa kalāpa). Nhất là, nó chỉ có thể sanh khi nó được nương vào 4 đại giới (dhātu) của cùng bọn (kalāpa) mà có thể ủng hộ bằng sức mạnh của (satti) như đồng sanh (sahajāta); nó không thể sanh mà không nhận được sự cho nương. Hơn nữa, bọn ý vật mười pháp (hadaya dasaka kalāpa) chỉ có thể sanh cùng với bọn thân mười pháp (kāya dasaka kalāpa) và bọn giới tính mười pháp (bhāva dasaka kalāpa).

Cho nên, theo phương pháp Suttanta đã đề cập là –– Vatthu nāma karajakāyo ... so atthato bhūtāni ceva upādārūpāni ca –– Vatthu là thân thể (karajakāya) là sắc hiển (bhūta rūpa) và sắc y sinh (upādā rūpa) theo thực tính siêu lý. Theo chú giải như thế, sau khi phá vỡ khối sắc (rūpa) và đạt tuệ về thực tính siêu lý của sắc (rūpa) lấy sắc hiển (bhūta rūpa) và sắc y sinh (upādā rūpa) làm sắc vật (vatthu rūpa). Cho nên, theo phương pháp Abhidhamma, chỉ có sắc ý vật được lấy làm sắc vật (vatthu rūpa) cho thọ tái tục (paṭisandhi vedanā). Theo phương pháp Suttanta, sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) cùng với 30 thứ sắc (rūpa) được lấy làm sắc vật (vatthu rūpa); phương pháp Suttanta là phương pháp để tu tập theo. Để phá vỡ khối và đạt tuệ về thực tính siêu lý, tất cả 30 thứ trước tiên phải được quan sát. Cho nên, lưu ý rằng theo phương pháp Suttanta, ý vật (hadaya vatthu) cùng với 30 thứ sắc (rūpa) được gọi là sắc vật (vatthu rūpa). Tự thấu rõ bằng tuệ chánh kiến (sammādiṭṭhi ñāṇa) tức tuệ nhãn (paññā) rằng thọ tái tục (paṭisandhi vedanā) chỉ có thể sanh khi nó được nương vào sắc vật (vatthu rūpa) đó, quan sát các nhân và quả. Lưu ý rằng nó giống trong mỗi trường hợp đối với vật (vatthu). Quan sát nó theo những lời giảng này, tức là:

Do sự sanh của vật (vatthu) = ý vật (hadaya vatthu) (= 30), thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) sanh.

Vật (vatthu) = ý vật (hadaya vatthu) (= 30) là Nhân, thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) là Quả.

2) Cảnh: đã được giải thích rằng cảnh của danh tái tục (paṭisandhi nāma) là cảnh của đổng lực cận tử (maraṇāsanna javana) ở kiếp sống quá khứ. Thọ (vedanā) kinh nghiệm hưởng vị của cảnh ấy. Quan sát để thấu biết rõ bằng tuệ rằng nếu không có cảnh để hưởng vị thì thọ (vedanā) không thể sanh. Cảnh dâng vật thực tại chùa hay bảo tháp đã được đề cập trước là một ví dụ. Nghiệp (kamma) giữa những người tu thiền (yogi) hầu như không giống nhau. Đối với một số người, nghiệp xả thí (dāna kamma) của họ trợ sanh quả; trong khi đối với một số người, nghiệp giữ giới (sīla kamma) của họ trợ sanh quả; và đối với một số người khác, nghiệp tu tiến (bhāvanā kamma) của họ trợ sanh quả. Hơn nữa, về nghiệp xả thí (dāna kamma) đó là nhiều loại khác nhau như nghiệp xả thí về việc đặt bát dâng vật thực, nghiệp xả thí về việc dâng y, v.v… Về phần nghiệp giữ giới (sīla kamma), thì có nhiều loại khác nhau như nghiệp 5 học giới, nghiệp 8 học giới, nghiệp 10 học giới, v.v… Về phần nghiệp tu tiến (bhāvanā kamma), thì nhiều loại khác nữa như nghiệp tu tiến biến xứ (kasiṇa bhāvanā kamma), nghiệp tu tiến bất tịnh (asubha bhāvanā kamma), nghiệp tu tiến hơi thở vào hơi thở ra (ānāpāna bhāvanā kamma), nghiệp tu tiến lòng từ (mettā bhāvanā kamma), nghiệp tu tiến quán, minh sát (vipassanā bhāvanā kamma), v.v… Vì có nhiều loại nghiệp khác nhau như vậy, cũng có nhiều loại cảnh đề mục khác nhau. Sau khi đã quan sát thấy biết rõ bằng tuệ, thọ (vedanā) ấy chỉ có thể sanh khi có một cảnh để hưởng vị, quan sát thêm nhân và quả như sau:

Do sự sanh của cảnh (=___), thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) sanh.

Cảnh (=___) là Nhân, thọ uẩn tái tục (paṭisandhi vedanākkhandha) là Quả.

3) Xúc (phassa): Lưu ý rằng theo lời dạy như vậy như “Phassa samudayā vedanā samudayo = do sự sanh của xúc (phassa), thọ (vedanā) sanh”, xúc được dạy là pháp chủ yếu nổi bật. Trong bộ Vị trí (Paṭṭhāna), pháp này được dạy là:

Cattāro khandhā arūpino aññamaññaṃ sahajātapaccayena paccayo

Cattāro khandhā arūpino aññamaññaṃ nissayapaccayena paccayo

 – – 4 danh uẩn (nāma khandha) trợ qua lại bằng sức mạnh của câu sanh[67] duyên (sahajātapaccaya satti) và sức mạnh của y chỉ duyên (nissayapaccaya satti) (Paṭṭhāna – quyển 1 – trang 5, phiên bản Burmese).

Điều đó được dạy như vậy, danh pháp (nāma dhamma) thì nương qua lại lẫn nhau, trợ lẫn nhau; như thành ngữ (Burmese): “sự tồn tại của hòn đảo nương vào đất, sự tồn tại của đất nương vào hòn đảo”.

Trong lúc ăn, khi vị ấy có thể nhai nó thêm đến khi nước tinh chất ra từ vật thực ấy, vị trở nên đậm đà hơn; tương tự, nếu xúc (phassa) trong danh pháp (nāma dhamma) đồng sanh ở một sát-na tâm và trong danh pháp của khác sát-na tâm hoàn toàn xúc chạm cảnh, đó là, nếu xúc (phassa) kết nối tâm với cảnh, thì thọ (vedanā) về cốt lõi của cảnh sẽ được trọn vẹn hơn. Đó là lý do tại sao điều này được dạy là thọ (vedanā) sanh do xúc (phassa) bằng cách lớn trội hơn.

Tuy nhiên, xúc (phassa) không thể tự sanh đơn độc. Chỉ khi những danh pháp tương ưng tâm sở hữu tâm (citta – cetasika sampayutta dhamma) còn lại trợ cho nó, thì nó có thể đồng sanh do danh pháp tương ưng tâm sở hữu tâm này. Cho nên, như thành ngữ “Khi kéo một cây leo, sẽ kéo theo cả nhóm những cây leo quấn vào nhau”, lưu ý rằng nếu xúc (phassa) được đề cập thì những pháp tương ưng (sampayutta dhamma) đồng sanh cũng được bao gồm.

Những điểm lưu ý chủ yếu là giữa nhóm pháp tương ưng (sampayutta dhamma) đồng sanh tồn tại ở một sát-na tâm, nếu một danh pháp (nāma dhamma) là Quả = nếu một danh pháp (nāma dhamma) được lấy làm quả, thì những danh pháp (nāma dhamma) còn lại là các nhân. Nếu hai hoặc ba danh pháp (nāma dhamma) được lấy làm quả, thì những danh pháp (nāma dhamma) còn lại là các nhân. Đây là một điểm lưu ý chủ yếu. Đối với những danh uẩn (nāma khandha) còn lại, cần phải hiểu rằng nó được dựa trên phương pháp theo thọ uẩn (vedanakkhandha) này. Quan sát thấy biết rõ bằng tuệ rằng danh pháp (nāma dhamma) trợ qua lại lẫn nhau hoặc nhóm danh pháp (nāma dhamma) như xúc (phassa) trợ cho thọ (vedanā); nói cách khác tưởng uẩn (saññākkhandha), hành uẩn (saṅkhārakkhandha) và thức uẩn (viññāṇakkhandha) trợ cho thọ uẩn (vedanākkhandha) bằng sức mạnh của duyên (paccaya satti) của câu sanh (sahajāta), hỗ tương (aññamañña), y chỉ (nissaya) v.v…, một pháp dựa vào một pháp khác, tức là liên quan giữa nhân quả lẫn nhau. Chỉ sau khi thấy rõ chúng bằng tuệ, quan sát nhân và quả như sau:

Do sự sanh của xúc (phassa) (34 – vedanā = 33), thọ uẩn (vedanākkhandha) sanh.

Xúc (phassa) (34 – thọ (vedanā) = 33) là Nhân, thọ uẩn (vedanākkhandha) là Quả.

* Tưởng Uẩn Tái Tục (Paṭisandhi Saññākkhandha)

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, tưởng uẩn tái tục (paṭisandhi saññākkhandha) là Quả.

2) Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, tưởng uẩn tái tục (paṭisandhi saññākkhandha) là Quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, tưởng uẩn tái tục (paṭisandhi saññākkhandha) là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, tưởng uẩn tái tục (paṭisandhi saññākkhandha) là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, tưởng uẩn tái tục (paṭisandhi saññākkhandha) là Quả.

Ba nhân hiện tại:

6) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) (30) là Nhân, tưởng uẩn tái tục (paṭisandhi saññākkhandha) là Quả.

7) Cảnh (=__) là Nhân, tưởng uẩn tái tục (paṭisandhi saññākkhandha) là Quả.

8) Xúc (phassa) [34 – tưởng (saññā) = 33] là nhân, tưởng uẩn tái tục (paṭisandhi saññākkhandha) là Quả.

* Hành uẩn tái tục (Paṭisandhi Saṅkhārakkhandha)

(cách thứ nhất: đối với hành là tư (cetanā))

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, hành uẩn tái tục (paṭisandhi saṅkhārakkhandha) là Quả.

2) Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, hành uẩn tái tục (paṭisandhi saṅkhārakkhandha) là Quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, hành uẩn tái tục (paṭisandhi saṅkhārakkhandha) là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, hành uẩn tái tục (paṭisandhi saṅkhārakkhandha) là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, hành uẩn tái tục (paṭisandhi saṅkhārakkhandha) là Quả.

Ba nhân hiện tại:

6) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) (30) là Nhân, hành uẩn tái tục (paṭisandhi saṅkhārakkhandha) là Quả.

7)  Cảnh (=__) là Nhân, hành uẩn tái tục (paṭisandhi saṅkhārakkhandha) là Quả.

8) Xúc (phassa) [34 trừ tư (cetanā) = 33] là nhân, hành uẩn tái tục (paṭisandhi saṅkhārakkhandha) là Quả.

(Ở cách thứ nhất này, chỉ tư (cetanā) được xem như trưởng/ vượt trội là hành uẩn. Để không có giới siêu lý (paramattha dhātu) nào bị bỏ qua, cách quan sát thấy biết rõ khác sẽ được trình bày).

Hành uẩn tái tục (paṭisandhi saṅkhārakkhandha)

(cách thứ hai: đối với hành là 31 sở hữu tâm (cetasika))

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, hành uẩn tái tục (paṭisandhi saṅkhārakkhandha) là Quả.

2) Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, hành uẩn tái tục (paṭisandhi saṅkhārakkhandha) là Quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, hành uẩn tái tục (paṭisandhi saṅkhārakkhandha) là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, hành uẩn tái tục (paṭisandhi saṅkhārakkhandha) là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, hành uẩn tái tục (paṭisandhi saṅkhārakkhandha) là Quả.

Ba nhân hiện tại:

6) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) (30) là Nhân, hành uẩn tái tục (paṭisandhi saṅkhārakkhandha) là Quả.

7) Cảnh (=__) là Nhân, hành uẩn tái tục (paṭisandhi saṅkhārakkhandha) là Quả.

8) Ba danh uẩn (nāma khandha) còn lại là nhân, hành uẩn tái tục (paṭisandhi saṅkhārakkhandha) là Quả.

Lưu ý: Trừ thọ (vedanā), tưởng (saññā) và thức (viññāṇa) khỏi 34 danh pháp tái tục (paṭisandhi nāma dhamma), còn lại 31 sở hữu tâm (cetasika) mà xúc (phassa) và tư (cetanā) là vượt trội. Trong cách thứ hai này, 31 sở hữu tâm (cetasika) đó được gọi là hành uần (saṅkhārakkhandha); những pháp ấy là quả. Nếu bậc tu tiến tìm nhân hiện tại của hành uẩn (saṅkhārakkhandha) mà xúc (phassa) và tư (cetanā) là vượt trội, thì – – sesakkhandhattayapadaṭṭhānā – ba danh uẩn (nāma khandha) còn lại, thọ (vedanā) – tưởng (saññā) – thức (viññāṇa), là nhân cận (padaṭṭhāna).

Chúng là nhân gần nhất. Vì bậc tu tiến có thể hỏi rằng: “nếu xúc (phassa) là nhân của danh uẩn (nāma khandha), thì không có nhân nào cho xúc (phassa) ấy hay những sở hữu tâm (cetasika) còn lại gọi là hành uần (saṅkhārakkhandha)?” cho nên, ở cách quan sát thấy biết rõ thứ hai này, tất cả nhân và quả đều được quan sát. Lưu ý rằng phương pháp thì giống đối với những trường hợp xa hơn nữa).

* Thức uẩn tái tục (paṭisandhi viññāṇakkhandha)

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, thức uẩn tái tục (paṭisandhi viññāṇakkhandha) là Quả.

2) Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, thức uẩn tái tục (paṭisandhi viññāṇakkhandha) là Quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, thức uẩn tái tục (paṭisandhi viññāṇakkhandha) là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thức uẩn tái tục (paṭisandhi viññāṇakkhandha) là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thức uẩn tái tục (paṭisandhi viññāṇakkhandha) là Quả.

Ba nhân hiện tại:

6) Vật (vatthu) = Sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) (30) là Nhân, thức uẩn tái tục (paṭisandhi viññāṇakkhandha) là Quả.

7) Cảnh (=__) là Nhân, thức uẩn tái tục (paṭisandhi viññāṇakkhandha) là Quả.

8) Danh + sắc (nāma + rūpa) là Nhân, thức uẩn tái tục (paṭisandhi viññāṇakkhandha) là Quả.

Danh (nāma) = đồng sanh với 33 sở hữu tâm (cetasika).

Sắc (rūpa) = sắc vật (vatthu rūpa) (3 = 30) + sắc (rūpa) cảnh.

[Lưu ý:

– Danh (nāma) ở đây có nghĩa là nhóm sở hữu tâm (cetasika) sanh cùng với thức (viññāṇa) ở một sát-na tâm. Vào lúc tái tục (paṭisandhi), nó nói đến 33 sở hữu tâm (cetasika) sanh cùng với thức tái tục (paṭisandhi viññāṇa). Nếu tái tục (paṭisandhi) của người tu thiền (yogi) được câu hành với thọ xả (upekkhā vedanā), thì hỷ (pīti) không thể đi cùng, có 32 sở hữu tâm (cetasika) trong danh pháp (nāma).

– Sắc (rūpa) nói đến sắc vật (vatthu rūpa) và sắc (rūpa) cảnh. Vì đối với cảnh của tâm tái tục (paṭisandhi citta), đó là một trong ba cảnh này: nghiệp (kamma) hay nghiệp tướng/ điềm nghiệp (kamma nimitta) hay thú tướng/ điềm sanh (gati nimitta). Nếu đó là một cảnh sắc (rūpārammaṇa), thì cảnh sắc (rūpārammaṇa) là sắc (rūpa) cảnh. Nếu đó là một cảnh thinh (saddārammaṇa), thì cảnh thinh (saddārammaṇa) là sắc (rūpa) cảnh. Hiểu rõ nó theo cách này.

Có lời dạy rằng: Nāmarūpasamudayā viññāṇasamudayo = do sự sanh của danh sắc (nāma rūpa), thức (viññāṇa) sanh (Saṃyutta Nikāya – quyển 2 – trang 53 phiên bản Burmese) và cũng có lời dạy rằng Viññāṇapaccayā nāmarūpaṃ (thức duyên danh sắc) = do sự sanh của thức (viññāṇa), danh sắc (nāmarūpa) sanh. Cho nên, lưu ý rằng thức (viññāṇa) và danh sắc (nāmarūpa) trợ qua lại lẫn nhau. Trong trường hợp này, người tu thiền phải quan sát thấy biết rõ nhân và quả sau khi quan sát bằng tuệ duyên trợ trong danh sắc (nāmarūpa) trợ cho thức (viññāṇa) = sự sanh của thức uẩn (viññāṇakkhandha). Tuy chư pháp nhân, vật (vatthu) + cảnh + xúc (phassa) và các nhân, danh sắc (nāmarūpa) khác về từ ngữ, chúng giống về trạng thái thực tính siêu lý, siêu lý giới (paramattha dhātu).

Quan sát chúng như sau:

Do sự sanh của danh sắc (nāmarūpa), thức uẩn tái tục (paṭisandhi viññāṇakkhandha) sanh.

Danh sắc (nāmarūpa) là Nhân, thức uẩn tái tục (paṭisandhi viññāṇakkhandha) là Quả.]

Kế đến tiếp theo tái tục (paṭisandhi), sau khi hữu phần (bhavaṅga) sanh 15 hay 16 lần, tiến trình tâm lộ (vīthi citta) là khai ý môn (manodvārāvajjana) (1 lần) – đổng lực tham ham muốn về sự sống (bhava nikantika lobha javana) (7 lần) [= đổng lực tham (lobha javana) là dính mắc vào hữu (bhava) hay sự sống mới] bắt đầu sanh.[68]

Tại sát-na tâm hữu phần (bhavaṅga citta), như tâm hữu phần (bhavaṅga citta) thứ nhất, sắc tâm (cittaja rūpa) và sắc quí tiết (utuja rūpa) đã sanh. Có lời dạy trong Nguyên bản rằng sắc quí tiết (utuja rūpa) bắt đầu sanh tại sát-na trụ của tâm tái tục (paṭisandhi). Sắc vật thực (āhāraja rūpa) bắt đầu sanh khi vật thực (āhāra) mà người mẹ đã ăn dẫn đến bào thai. Cho nên, nếu người tu thiền muốn quan sát 5 uẩn hữu phần (bhavaṅga khandha) sau tái tục (paṭisandhi) thì sau khi đã nối kết duyên trợ, cộng và quan sát thêm hai pháp nhân và quả hiện tại trong sắc uẩn (rūpakkhandha) sau:

1) Do sự sanh của tâm (citta), sắc tâm (cittaja rūpa) sanh.

Tâm là Nhân, sắc tâm (cittaja rūpa) là Quả.

2) Do sự sanh của quí tiết (utu), sắc quí tiết (utuja rūpa) sanh.

Quí tiết (utu) là Nhân, sắc quí tiết (utuja rūpa) là Quả.

Quan sát thấy biết rõ 4 danh uẩn (nāma khandha) thì giống với 4 danh uẩn lúc tái tục (paṭisandhi). Quan sát thấy biết rõ duyên trợ trong 5 uẩn khai ý môn (manodvārāvajjana khandha) và 5 uẩn đổng lực (javana khandha) sanh sau hữu phần (bhavaṅga) sau tái tục (paṭisandhi) 15 hay 16 lần sẽ được đề cập thêm như sau:

Năm Uẩn Khai Ý Môn (Manodvārāvajjana Khandha)

1) 5 loại bọn sắc (rūpa kalāpa), tức là 46 thứ sắc (rūpa) là sắc uẩn (rūpakkhandha). Những sắc này là: 3 loại bọn sắc nghiệp (kammaja rūpa kalāpa) bao gồm ý vật (hadaya vatthu) tồn tại trong tim (hadaya) nơi mà khai ý môn (manodvārāvajjana) nương vào, một loại sắc tâm (cittaja rūpa) và một loại bọn sắc quí tiết (utuja rūpa kalāpa). [Tại sát-na ấy, sắc vật thực (āhāraja rūpa) chưa thể sanh].

2) Thọ (vedanā) (xả – upekkhā) trong 12 danh pháp khai ý môn (manodvārāvajjana nāma dhamma) là thọ uẩn (vedanākkhandha).

3) Tưởng (saññā) trong 12 danh pháp khai ý môn (manodvārāvajjana nāma dhamma) là tưởng uẩn (saññākkhandha).

4) (i)  Tư (cetanā) trong 12 danh pháp khai ý môn (manodvārāvajjana nāma dhamma) là hành uẩn (saṅkhārakkhandha) (Cách thứ nhất).

(ii) 9 sở hữu tâm (cetasika) còn lại trong 12 danh pháp khai ý môn (manodvārāvajjana nāma dhamma) là hành uẩn (saṅkhārakkhandha) (Cách thứ hai).

5) Tâm, thức (viññāṇa) trong 12 danh pháp khai ý môn (manodvārāvajjana nāma dhamma) là thức uẩn (viññāṇakkhandha).

Sắc Uẩn Khai Ý Môn
(Manodvārāvajjana Rūpakkhandha)

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, sắc uẩn (rūpakkhandha) là Quả.

2) Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, sắc uẩn (rūpakkhandha) là Quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, sắc uẩn (rūpakkhandha) là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, sắc uẩn (rūpakkhandha) là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) sức mạnh của nghiệp (kamma) = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, sắc uẩn (rūpakkhandha) là Quả.

Hai nhân hiện tại:

6) Tâm là nhân, (sắc tâm – cittaja rūpa) sắc uẩn (rūpakkhandha) là Quả.

7) Quí tiết (utu) là Nhân, (sắc quí tiết (utuja rūpa)) sắc uẩn (rūpakkhandha) là Quả.

Thọ Uẩn Khai Ý Môn
(Manodvārāvajjana – Vedanākkhandha)

(Vì những nhóm danh pháp khai ý môn (manodvārāvajjana nāma dhamma) này chỉ là phận sự của những trạng thái danh pháp = tâm tố (kiriyā citta) và không phải là danh pháp quả (vipāka nāma dhamma), chúng không bị trợ bởi các nhân quá khứ. Cho nên, lưu ý rằng danh pháp khai ý môn (manodvārāvajjana nāma dhamma) không có các nhân quá khứ; chúng chỉ có các nhân hiện tại).

Ba nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) [5 loại bọn sắc (rūpa kalāpa) = 46 thứ sắc – rūpa] là Nhân, thọ uẩn (vedanākkhandha) là Quả.

2) Cảnh [hữu (bhava) hay sự sống mới là cảnh (ārammaṇa)] là Nhân, thọ uẩn (vedanākkhandha) là Quả.

3) (i) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (34) là Nhân, thọ uẩn (vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc khai ý môn (manodvārāvajjana manosamphassa) [12 – thọ (vedanā)=11] là Nhân, thọ uẩn (vedanākkhandha) là Quả.

Giải thích:

1) Vật (vatthu): Thọ uẩn (vedanākkhandha) chỉ có thể sanh khi nó được nương vào ý vật (hadaya vatthu). Khi ấy, vì sắc vật thực (āhāraja rūpa) chưa thể sanh thì không có bọn sắc vật thực (āhāraja rūpa kalāpa), nên nó là 46.

2) Cảnh: Nếu bậc tu tiến là một người nữ thì nó lấy trạng thái nữ của sự sống mới làm cảnh. Nếu bậc tu tiến là một người nam thì nó lấy trạng thái nam của sự sống mới làm cảnh. Nó trải qua cảm thọ cảnh (ārammaṇa) hữu (bhava) hay sự sống mới đó.

3) Xúc (phassa): Chỉ khi cảnh (ārammaṇa) hữu (bhava) hay sự sống mới đó xuất hiện ở hữu phần (bhavaṅga) = ý môn (manodvāra) thì hữu phần dứt dòng (bhavaṅgupaccheda) và khai ý môn (manodvārāvajjana) có thể sanh. Nếu cảnh (ārammaṇa) hữu (bhava) hay sự sống mới đó không xuất hiện hay không xúc chạm dội vào hữu phần (bhavaṅga) = ý môn (manodvāra), thì khai ý môn (manodvārāvajjana) xem lại và quyết định dựa trên hữu (bhava) hay sự sống mới đó không thể sanh. Lại nữa, khi cảnh (ārammaṇa) hữu (bhava) hay sự sống mới đó xúc chạm dội vào hữu phần (bhavaṅga) = Ý giới sáng tỏ, danh pháp (nāma dhamma) mà xúc – phassa (= Ý xúc hữu phần – Bhavaṅga manosamphassa) vượt trội bị ngưng sau khi rúng động. [Đây là hữu phần rúng động (bhavaṅga calana) – hữu phần dứt dòng (bhavaṅgupaccheda].

Chỉ khi những danh pháp hữu phần (bhavaṅga nāma dhamma) này diệt, thì danh pháp khai ý môn (manodvārāvajjana nāma dhamma) có thể sanh. Nói cách khác, danh pháp hữu phần (bhavaṅga nāma dhamma) trợ sau khi đã diệt để cho khai ý môn (manodvārāvajjana) có thể sanh. Việc trợ như thế được đề cập là trợ bằng sức mạnh của vô gián (anantara satti). Cho nên, ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) cũng giúp trợ cho sự sanh của danh pháp khai ý môn (manodvārāvajjana nāma dhamma) bao gồm thọ uẩn khai ý môn (manodvārāvajjana vedanākkhandha). Đó là lý do tại sao ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (34) cũng là một nhân của thọ uẩn khai ý môn (manodvārāvajjana vedanākkhandha).

Lại nữa, có xúc (phassa) giữa nhóm 12 danh pháp khai ý môn (manodvārāvajjana nāma dhamma). Đó là ý xúc khai ý môn (manodvārāvajjana manosamphassa). Chỉ khi xúc (phassa) ấy liên kết giữa cảnh (ārammaṇa) hữu (bhava) hay sự sống mới và tâm, thì nhóm danh pháp khai ý môn (manodvārāvajjana nāma dhamma) có thể sanh. (Lưu ý rằng phương pháp giống đối với những trường hợp xa hơn nữa). Cho nên, hai loại xúc (phassa) được trình bày. Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) là nhân vô gián (anantara), trong khi ý xúc khai ý môn (manodvārāvajjana manosamphassa) là nhân cùng sanh (sahajāta) – hỗ tương (aññamañña) – y chỉ (nissaya) v.v… Dù chỉ xúc (phassa) được đề cập, hiểu rằng đó có nghĩa nhóm danh pháp (nāma dhamma) trong đó xúc (phassa) vượt trội. Nếu trừ quả, là thọ (vedanā), khỏi 12 danh pháp (nāma dhamma) trong khai ý môn (manodvārāvajjana), thì 11 danh pháp (nāma dhamma) còn lại là ý xúc khai ý môn (manodvārāvajjana manosamphassa).

Nó phù hợp với lời dạy “yampidaṃ manosamphassa paccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi aniccaṃ v,v...”, đã dạy trong Āditta Pariyāya Sutta và “Phassasamudayā vedanā samudayo”.

Tưởng Uẩn Khai Ý Môn
(Manodvārāvajjana Saññākkhandha)

1) Vật (vatthu) (5 loại bọn sắc (rūpa kalāpa) = 46 thứ sắc rūpa) là Nhân, tưởng uẩn (saññākkhandha) là Quả.

2) Cảnh [hữu (bhava) hay sự sống mới là cảnh (ārammaṇa)] là Nhân, tưởng uẩn (saññākkhandha) là Quả.

3) (i) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (34) là Nhân, tưởng uẩn (saññākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc khai ý môn (manodvārāvajjana manosamphassa) [12 – tưởng (saññā) = 11] là Nhân, tưởng uẩn (saññākkhandha) là Quả.

Hành Uẩn Khai Ý Môn
(Manodvārāvajjana Saṅkhārakkhandha)

(Tư (cetanā) – Cách thứ nhất)

1) Vật (vatthu) (5 loại bọn sắc (rūpa kalāpa) = 46 thứ sắc rūpa) là Nhân, hành uẩn (saṅkhārakkhandha) là Quả.

2) Cảnh [hữu (bhava) hay sự sống mới là cảnh (ārammaṇa)] là nhân, hành uẩn (saṅkhārakkhandha) là Quả.

3) (i) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (34) là Nhân, hành uẩn (saṅkhārakkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc khai ý môn (manodvārāvajjana manosamphassa) [12 – tư (cetanā) = 11] là Nhân, hành uẩn (saṅkhārakkhandha) là Quả.

Hành Uẩn Khai Ý Môn
(Manodvārāvajjana Saṅkhārakkhandha)

[9 danh pháp (nāma dhamma) – Cách thứ hai]

1) Vật (vatthu) (5 loại bọn sắc (rūpa kalāpa) = 46 thứ sắc rūpa) là Nhân, hành uẩn (saṅkhārakkhandha) là Quả.

2) Cảnh [hữu (bhava) hay sự sống mới là cảnh (ārammaṇa)] là nhân, hành uẩn (saṅkhārakkhandha) là Quả.

3) (i) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (34) là Nhân, hành uẩn (saṅkhārakkhandha) là Quả.

(ii) Ba danh uẩn (nāma khandha) còn lại là nhân, hành uẩn (saṅkhārakkhandha) là Quả.

Thức Uẩn Khai Ý Môn
(Manodvārāvajjana Viññāṇakkhandha)

1) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (34) là Nhân, thức uẩn (viññāṇakkhandha) là Quả.

2) Danh sắc (nāma rūpa) là Nhân, thức uẩn (viññāṇakkhandha) là Quả.

(Trong trường hợp này, danh (nāma) nghĩa là 11 sở hữu tâm (cetasika); sắc (rūpa) nghĩa là sắc vật (vatthu rūpa) và sắc (rūpa) cảnh là phần hữu (bhava) hay sự sống mới).

Năm Uẩn (Khandha) Đổng Lực Tham,
Ham Muốn Về Sự Sống (Bhava Nikantika Lobha Javana)

1) Sắc vật (vatthu rūpa) (5 loại bọn sắc (rūpa kalāpa) = 46 thứ sắc rūpa) tồn tại trong tim (hadaya) là sắc uẩn (rūpakkhandha).

2) Thọ (vedanā) hiện diện ở đổng lực (javana) là thọ uẩn (vedanākkhandha).

3) Tưởng (saññā) hiện diện ở đổng lực (javana) là tưởng uẩn (saññākkhandha).

4) Tư (cetanā) hiện diện ở đổng lực (javana) là hành uẩn (saṅkhārakkhandha) (cách thứ nhất);

Các sở hữu tâm (cetasika) còn lại hiện diện ở đổng lực (javana) là hành uẩn (saṅkhārakkhandha) (cách thứ hai).

5) Tâm, thức (viññāṇa) hiện diện ở đổng lực (javana) là thức uẩn (viññāṇakkhandha).

(Lưu ý: Nhóm những danh pháp đổng lực tham ham muốn về sự sống này (bhava nikantika lobha javana nāma dhamma) là nhóm danh pháp tham tương ưng kiến (lobha – diṭṭhi nāma dhamma). Chúng có thể sanh là 20 hay 19 hay 22 hay 21 danh pháp (nāma dhamma) theo sự thích hợp. Trong hành uẩn (saṅkhārakkhandha) của cách thứ hai, nó có thể là 17 hay 16 hay 19 hay 18 danh pháp (nāma) theo sự thích hợp. Sau khi kết nối duyên trợ, quan sát sắc uẩn (rūpakkandhā) là nền tảng của đổng lực tham ham muốn về sự sống (bhava nikantika lobha javana) này theo cùng cách như trong sắc uẩn (rūpakkhandha) ở khai ý môn (manodvārāvajjana).

Thọ Uẩn (Vedanākkhandha)
Đổng Lực Tham Thứ Nhất Ham Muốn Về Sự Sống
(Bhava Nikantika Lobha Javana)

1) Vật (vatthu) [5 = 46 trong tim (hadaya)] là Nhân, thọ uẩn (vedanākkhandha) là Quả.

2) Cảnh [hữu (bhava) hay sự sống mới là cảnh (ārammaṇa)] là Nhân, thọ uẩn (vedanākkhandha) là Quả.

3) (i) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (34) là Nhân, thọ uẩn (vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc đổng lực (javana manosamphassa) [20 – thọ (vedanā) = 19] là Nhân, thọ uẩn (vedanākkhandha) là Quả.

4) Phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra) (12) là Nhân, thọ uẩn (vedanākkhandha) là Quả.

(Lưu ý: Trong trường hợp này, phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra) nghĩa là làm cho tác ý, chú ý sai như kiếp sống đàn bà hay kiếp sống đàn ông. Nếu biết hữu hay kiếp sống mới đạt được chỉ là danh sắc (nāma rūpa) hay nhân và quả hay vô thường (anicca) hay khổ (dukkha) hay vô ngã (anatta) thì cái biết đó là đúng. Đó là như lý tác ý hay chú ý đúng. Không có biết và làm cho tác ý như vậy mà tác ý là kiếp sống đàn bà hay kiếp sống đàn ông thì đó là phi như lý tác ý hay chú ý sai (ayoniso manasikāra). Lưu ý rằng khai ý môn (manodvārāvajjana) mà sanh ngay trước đổng lực tham ham muốn về sự sống (bhava nikantika lobha javana), hay nói cách khác, sở hữu thắng giải (adhimokkha cetasika) là phần của nhóm danh pháp ở khai ý môn (manodvārāvajjana nāma dhamma) được gọi là như lý tác ý (yoniso manasikāra) hay phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra). Ở đây, đó là quyết định sai của thắng giải (adhimokkha) như kiếp sống đàn bà hay kiếp sống đàn ông. Vì thắng giải (adhimokkha) không thể tự sanh đơn độc mà chỉ có thể sanh cùng với chư pháp tương ưng (sampayutta dhamma), lưu ý rằng trong trường hợp này, 12 danh pháp (nāma dhamma) – là thắng giải (adhimokkha) cùng với tất cả chư pháp tương ưng (sampayutta dhamma) – được xem là phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra). Phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra) là một nhân gần trợ cho sanh đổng lực bất thiện (akusala javana).

Tưởng Uẩn (Saññākkhandha)
Đổng Lực Tham (thứ 1) Ham Muốn Về Sự Sống
(Bhava Nikantika Lobha Javana)

1) Vật (vatthu) [5 = 46 trong tim (hadaya)] là Nhân, tưởng uẩn (saññākkhandha) là Quả.

2) Cảnh [hữu (bhava) hay sự sống mới là cảnh (ārammaṇa)] là nhân, tưởng uẩn (saññākkhandha) là Quả.

3) (i) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (34) là Nhân, tưởng uẩn (saññākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc đổng lực (javana manosamphassa) [20 – tưởng (saññā) = 19] là Nhân, tưởng uẩn (saññākkhandha) là Quả.

4) Phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra) (12) là Nhân, tưởng uẩn (saññākkhandha) là Quả.

Hành Uẩn (Saṅkhārakkhandha)
Đổng Lực Tham (thứ 1) Ham Muốn Về Sự Sống
(Bhava Nikantika Lobha Javana)
(Tư (Cetanā) – Cách thứ nhất)

1) Vật (vatthu) (5 = 46 trong tim hadaya) là Nhân, hành uẩn (saṅkhārakkhandha) là Quả.

2) Cảnh [hữu (bhava) hay sự sống mới là cảnh (ārammaṇa)] là nhân, hành uẩn (saṅkhārakkhandha) là Quả.

3) (i)  Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (34) là Nhân, hành uẩn (saṅkhārakkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc đổng lực (javana manosamphassa) [20 – tư (cetanā) = 19] là Nhân, hành uẩn (saṅkhārakkhandha) là Quả.

4) Phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra) (12) là Nhân, hành uẩn (saṅkhārakkhandha) là Quả.

Hành Uẩn (Saṅkhārakkhandha)
Đổng Lực Tham (thứ 1) Ham Muốn Về Sự Sống
(Bhava Nikantika Lobha Javana)

(17 Sở Hữu Tâm Cetasika Còn Lại – Cách thứ 2)

1) Vật (vatthu) [5 = 46 trong tim (hadaya)] là Nhân, hành uẩn (saṅkhārakkhandha) là Quả.

2) Cảnh [hữu (bhava) hay sự sống mới là cảnh (ārammaṇa)] là Nhân, hành uẩn (saṅkhārakkhandha) là Quả.

3) i) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (34) là Nhân, hành uẩn (saṅkhārakkhandha) là Quả.

(ii) Ba danh uẩn (nāma khandha) còn lại là Nhân, hành uẩn (saṅkhārakkhandha) là Quả.

4) Phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra) (12) là Nhân, hành uẩn (saṅkhārakkhandha) là Quả.

Thức Uẩn (Viññāṇakkhandha)
Đổng Lực Tham (thứ 1) Ham Muốn Về Sự Sống
(Bhava Nikantika Lobha Javana)

1) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (34) là Nhân, thức uẩn (viññāṇakkhandha) là Quả.

2) Danh sắc (nāmarūpa) là Nhân, thức uẩn (viññāṇakkhandha) là Quả.

3) Phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra) (12) là Nhân, thức uẩn (viññāṇakkhandha) là Quả.

{Danh (nāma) nghĩa là 19 sở hữu tâm (cetasika) cùng sanh hay là phù hợp;

Sắc (rūpa) nghĩa là sắc vật (vatthu rūpa) [5 = 46] và sắc (rūpa) cảnh}.

Thọ Uẩn (Vedanākkhandha)
Đổng Lực Tham (thứ 2) Ham Muốn Về Sự Sống
(Bhava Nikantika Lobha Javana)

1) Vật (vatthu) [5 = 46 trong tim (hadaya)] là Nhân, thọ uẩn (vedanākkhandha) là Quả.

2) Cảnh [hữu (bhava) hay sự sống mới là cảnh (ārammaṇa)] là nhân, thọ uẩn (vedanākkhandha) là Quả.

3) (i) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (34) là Nhân, thọ uẩn (vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc đổng lực (javana manosamphassa) thứ 1 (20) là Nhân, thọ uẩn (vedanākkhandha) là Quả.

(iii) Ý xúc đổng lực (javana manosamphassa) thứ 2 (20 – thọ (vedanā) = 19) là Nhân, thọ uẩn (vedanākkhandha) là Quả.

4) Phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra) (12) là Nhân, thọ uẩn (vedanākkhandha) là Quả.

(Lưu ý: Vì đổng lực (javana) trước trợ cho đổng lực (javana) sau; hay nói cách khác, Vì tâm trước trợ cho tâm sau bằng sức mạnh của vô gián duyên (anantara paccaya satti), đổng lực (javana) thứ 1 được trình bày là nhân của đổng lực (javana) thứ 2 trong số 3)(ii) ở trên. Lưu ý rằng cách thì giống đối với danh uẩn (nāma khandha) còn lại cũng như đối với những tâm đổng lực (javana citta) còn lại.

Những điểm quan trọng

Theo sau lộ (vīthi) này, tiến trình tâm lộ ý môn (manodvāra vīthi) có thể xảy ra theo các duyên. Hiểu rằng, sau khi kết nối duyên trợ của chúng, quan sát về năm uẩn (khandha) ở mỗi sát-na tâm bên trong tiến trình tâm lộ ý môn (manodvāra vīthi) đó dựa trên phương pháp quan sát hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa). Sau khi các quyền được hoàn thành, lộ ngũ môn (pañcadvāra vīthi) và lộ ý môn (manodvāra vīthi) sẽ sanh một cách phù hợp, suốt cả kiếp sống. Phương pháp để quan sát hàng cảnh sắc (rūpārammaṇa), sau khi đã liên kết duyên trợ của chúng, sẽ được trình bày như ví dụ.

Sắc do vật thực trợ sanh (āhāraja rūpa) có thể bắt đầu sanh khi vật thực được người mẹ ăn dẫn đến bào thai. Cho nên, quan sát các nhân và quả ở năm uẩn hữu phần (bhavaṅga khandha) sẽ được trình bày lần nữa. Sáu loại bọn sắc (rūpa kalāpa), tức là 54 thứ sắc (rūpa) trong tim (hadaya) nơi hữu phần (bhavaṅga) được quan sát lúc này nương vào là sắc uẩn (rūpakkhandha).

Năm Uẩn Hữu Phần (Bhavaṅga Khandha)

1) Nền tảng của tâm hữu phần (bhavaṅga) hiện tại đang được quan sát bây giờ tồn tại trong tim (hadaya), tức là sáu loại bọn sắc (rūpa kalāpa) = 54 thứ sắc (rūpa) là sắc uẩn (rūpakkhandha). [Nếu cảnh của hữu phần (bhavaṅga) là sắc pháp (rūpa dhamma) thì cũng bao gồm các sắc pháp (rūpa dhamma) này].

2) Thọ (vedanā) trong 34 danh pháp (nāma dhamma) hữu phần (bhavaṅga) là thọ uẩn (vedanākkhandha).

3) Tưởng (saññā) trong 34 danh pháp (nāma dhamma) hữu phần (bhavaṅga) là tưởng uẩn (saññākkhandha).

4) Tư (cetanā) trong 34 danh pháp (nāma dhamma) hữu phần (bhavaṅga) là hành uẩn (saṅkhārakkhandha) (cách thứ nhất).

31 sở hữu tâm (cetasika) còn lại trong 34 danh pháp (nāma dhamma) hữu phần (bhavaṅga) là hành uẩn (saṅkhārakkhandha) (cách thứ hai).

Sắc Uẩn Hữu Phần (Bhavaṅga Rūpakkhandha)

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, sắc uẩn hữu phần (bhavaṅga rūpakkhandha) [sắc nghiệp (kammaja rūpa)] là Quả.

2) Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, sắc uẩn hữu phần (bhavaṅga rūpakkhandha) [sắc nghiệp (kammaja rūpa)] là Quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, sắc uẩn hữu phần (bhavaṅga rūpakkhandha) [sắc nghiệp (kammaja rūpa)] là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, sắc uẩn hữu phần (bhavaṅga rūpakkhandha) [sắc nghiệp (kammaja rūpa)] là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) sức mạnh của kamma = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, sắc uẩn hữu phần (bhavaṅga rūpakkhandha) [sắc nghiệp (kammaja rūpa)] là Quả.

Ba nhân hiện tại:

6) Tâm là nhân, sắc uẩn hữu phần (bhavaṅga rūpakkhandha) [sắc tâm (cittaja rūpa)] là Quả.

7) Quí tiết (utu) là Nhân, sắc uẩn hữu phần (bhavaṅga rūpakkhandha) [sắc quí tiết (utuja rūpa)] là Quả.

8) Vật thực (āhāra) là Nhân, sắc uẩn hữu phần (bhavaṅga rūpakkhandha) [sắc vật thực (āhāraja rūpa)] là Quả.

Thọ Uẩn Hữu Phần (Bhavaṅga Vedanākkhandha)

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn hữu phần (bhavaṅga vedanākkhandha) là Quả.

2) Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn hữu phần (bhavaṅga vedanākkhandha) là Quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, thọ uẩn hữu phần (bhavaṅga vedanākkhandha) là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn hữu phần (bhavaṅga vedanākkhandha) là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) sức mạnh của kamma = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn hữu phần (bhavaṅga vedanākkhandha) là Quả.

Ba nhân hiện tại:

6) Vật (vatthu) [= 6 loại bọn sắc (rūpa kalāpa) = 54 thứ sắc (rūpa)] là nhân, thọ uẩn hữu phần (bhavaṅga vedanākkhandha) là Quả.

7) Cảnh (=__) là Nhân, thọ uẩn hữu phần (bhavaṅga vedanākkhandha) là Quả.

8) Xúc (phassa):

(i) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) trước (34) là Nhân, thọ uẩn hữu phần (bhavaṅga vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) sau (34 – thọ (vedanā) = 33) là Nhân, thọ uẩn hữu phần (bhavaṅga vedanākkhandha) là Quả.

{Lưu ý: Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) trước (34) là hữu phần vô gián (anantara bhavaṅga) tồn tại trước hữu phần (bhavaṅga) mà người tu thiền đang quan sát. Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) sau là hữu phần (bhavaṅga) mà người tu thiền đang quan sát. Nếu thọ (vedanā) là Quả thì trừ thọ (vedanā) ấy đó là: 34 – thọ (vedanā) = 33. Lưu ý rằng phương pháp thì giống ở tưởng uẩn hữu phần (bhavaṅga saññākkhandha) v.v…}

Tưởng Uẩn Hữu Phần (Bhavaṅga Saññākkhandha)

[Các nhân từ số 1 to 7 thì tương tự với cách của thọ uẩn (vedanākkhandha)]

8) Xúc (phassa):

(i) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) trước (34) là Nhân, tưởng uẩn hữu phần (bhavaṅga saññākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) sau (34 – tưởng (saññā) = 33) là Nhân, tưởng uẩn hữu phần (bhavaṅga saññākkhandha) là Quả.

Hành Uẩn Hữu Phần (Bhavaṅga Saṅkhārakkhandha)

[Về việc hành là tư (Cetanā) – Cách thứ 1])

{Những nhân từ số 1 đến 7 thì tương tự với cách của thọ uẩn (vedanākkhandha)}

8) Xúc (phassa):

(i) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) trước (34) là Nhân, hành uẩn hữu phần (bhavaṅga saṅkhārakkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) sau [34 – tư (cetanā) = 33] là Nhân, hành uẩn hữu phần (bhavaṅga saṅkhārakkhandha) là Quả.

Hành Uẩn Hữu Phần (Bhavaṅga Saṅkhārakkhandha)

(Về việc hành là 31 sở hữu tâm (cetasika) – Cách thứ 2)

{Những nhân từ số 1 đến 7 thì tương tự với cách của thọ uẩn (vedanākkhandha)}

8) Xúc (phassa):

(i) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) trước (34) là Nhân, hành uẩn hữu phần (bhavaṅga saṅkhārakkhandha) là Quả.

(ii) Danh uẩn (nāma khandha) còn lại là nhân, hành uẩn hữu phần (bhavaṅga saṅkhārakkhandha) là Quả.

Thức Uẩn Hữu Phần (Bhavaṅga Viññāṇakkhandha)

{Những nhân từ số 1 đến 7 thì tương tự với cách của thọ uẩn (vedanākkhandha)}

8) Xúc (phassa):

(i) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) trước (34) là Nhân, thức uẩn hữu phần (bhavaṅga viññāṇakkhandha) là Quả.

(ii) Danh (nāma) + sắc (rūpa) là Nhân, thức uẩn hữu phần (bhavaṅga viññāṇakkhandha) là Quả.

{Danh (nāma) = câu hành với 33 sở hữu tâm (cetasika);

Sắc (rūpa) = sắc vật (vatthu rūpa) [và sắc (rūpa) cảnh, nếu thích hợp]}.

Năm Uẩn Khai Ngũ Môn (Pañcadvārāvajjana Khandha)
Hàng Cảnh Sắc/màu (Rupārammaṇa)

1) 54 thứ sắc (rūpa) trong tim (hadaya) là nền tảng của khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana) và cảnh sắc (rupārammaṇa) là sắc uẩn (rūpakkhandha).

2) Thọ (vedanā) trong 11 danh pháp (nāma dhamma) khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana) là thọ uẩn (vedanākkhandha).

3) Tưởng (saññā) trong 11 danh pháp (nāma dhamma) khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana) là tưởng uẩn (saññākkhandha).

4) Tư (cetanā) trong 11 danh pháp (nāma dhamma) khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana) là hành uẩn (saṅkhārakkhandha) (cách thứ nhất).

8 sở hữu tâm (cetasika) còn lại trong 11 danh pháp (nāma dhamma) khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana) là hành uẩn (saṅkhārakkhandha) (cách thứ hai).

5) Tâm, thức (viññāṇa) trong 11 danh pháp (nāma dhamma) khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana) là thức uẩn (viññāṇakkhandha).

Xem Lại Sắc Uẩn Khai Ngũ Môn
(Pañcadvārāvajjana Rūpakkhandha)

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, sắc uẩn (rūpakkhandha) [sắc nghiệp (kammaja rūpa)=30] là Quả.

2) Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, sắc uẩn (rūpakkhandha) [sắc nghiệp (kammaja rūpa) = 30] là quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, sắc uẩn (rūpakkhandha) [sắc nghiệp (kammaja rūpa)=30] là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, sắc uẩn (rūpakkhandha) [sắc nghiệp (kammaja rūpa)=30] là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) sức mạnh của kamma = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, sắc uẩn (rūpakkhandha) [sắc nghiệp (kammaja rūpa)=30] là Quả.

Ba nhân hiện tại:

6) Tâm (citta) là Nhân, sắc uẩn (rūpakkhandha) [sắc tâm (cittaja rūpa)] là Quả.

7) Quí tiết (utu) là Nhân, sắc uẩn (rūpakkhandha) [sắc quí tiết (utuja rūpa)] là Quả.

8) Vật thực (āhāra) là Nhân, sắc uẩn (rūpakkhandha) [sắc vật thực (āhāraja rūpa)] là Quả.

Xem Lại Thọ Uẩn Khai Ngũ Môn
(Pañcadvārāvajjana Vedanākkhandha)

Ba nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = ý vật (hadaya vatthu) (= 6 = 54) là Nhân, thọ uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana vedanākkhandha) là Quả.

2) Cảnh (= cảnh sắc (rūpārammaṇa)) là Nhân, thọ uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana vedanākkhandha) là Quả.

3) Xúc (phassa):

(i) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (= 34) là Nhân, thọ uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana manosamphassa) (11 – thọ (vedanā) = 10) là Nhân, thọ uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana vedanākkhandha) là Quả.

Xem Lại Tưởng Uẩn Khai Ngũ Môn (Pañcadvārāvajjana Saññākkhandha)

Ba nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = ý vật (hadaya vatthu) (54) là Nhân, tưởng uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana saññākkhandha) là Quả.

2) Cảnh (= Cảnh sắc rūpārammaṇa) là Nhân, tưởng uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana saññākkhandha) là Quả.

3) (i) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (34) là Nhân, tưởng uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana saññākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana manosamphassa) (11 – tưởng saññā = 10) là Nhân, tưởng uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana saññākkhandha) là Quả.

Xem Lại Hành Uẩn Khai Ngũ Môn
(Pañcadvārāvajjana Saṅkhārakkhandha)

[Tư (cetanā) – Cách thứ 1]

Ba nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = ý vật (hadaya vatthu) (54) là Nhân, hành uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana saṅkhārakkhandha) là Quả.

2) Cảnh (= cảnh sắc (rūpārammaṇa)) là Nhân, hành uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana saṅkhārakkhandha) là Quả.

3) (i) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (34) là Nhân, hành uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana saṅkhārakkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana manosamphassa) [11 – tư (cetanā) = 10] là Nhân, hành uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana saṅkhārakkhandha) là Quả.

Xem Lại Hành Uẩn Khai Ngũ Môn
(Pañcadvārāvajjana Saṅkhārakkhandha)

[8 Sở Hữu Tâm (Cetasika) – Cách thứ 2]

Ba nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = ý vật (hadaya vatthu) (54) là Nhân, hành uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana saṅkhārakkhandha) là Quả.

2) Cảnh (= cảnh sắc (rūpārammaṇa)) là Nhân, hành uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana saṅkhāra-kkhandha) là Quả.

3) (i) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (34) là Nhân, hành uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana saṅkhārakkhandha) là Quả.

(ii) Ba danh uẩn (nāma khandha) còn lại là nhân, hành uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana saṅkhārakkhandha) là Quả.

Xem Lại Thức Uẩn Khai Ngũ Môn
(Pañcadvārāvajjana Viññāṇakkhandha)

Hai nhân hiện tại:

1) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (34) là Nhân, thức uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana viññāṇakkhandha) là Quả.

2) Danh sắc (nāmarūpa) là Nhân, thức uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana viññāṇakkhandha) là Quả.

{Danh (nāma) = câu hành với 10 sở hữu tâm (cetasika);

Sắc (rūpa) = Ý vật (hadaya vatthu) [= 54] và cảnh sắc (rūpārammaṇa)}.

Năm Uẩn Nhãn Thức (Cakkhuviññāṇakkhandha)
= Sự Thấy Cảnh Sắc (Rūpārammaṇa) = Các màu

1) Sắc pháp là nhãn vật (cakkhu vatthu) (= 6 = 54 thứ sắc rūpa) và cảnh sắc (rūpārammaṇa) là sắc uẩn (rūpakkhandha).

2) Thọ (vedanā) trong 8 danh pháp nhãn thức (cakkhu viññāṇa nāma dhamma) là thọ uẩn (vedanākkhandha).

3) Tưởng (saññā) trong 8 danh pháp nhãn thức (cakkhu viññāṇa nāma dhamma) là tưởng uẩn (saññākkhandha).

4) Tư (cetanā) trong 8 danh pháp nhãn thức (cakkhu viññāṇa nāma dhamma) là hành uẩn (saṅkhārakkhandha) (Cách thứ 1).

5 sở hữu tâm (cetasika) còn lại trong 8 danh pháp nhãn thức (cakkhu viññāṇa nāma dhamma) là hành uẩn (saṅkhārakkhandha).

5) Tâm, thức (viññāṇa) trong 8 danh pháp nhãn thức (cakkhu viññāṇa nāma dhamma) là thức uẩn (viññāṇakkhandha).

Sắc Uẩn Nhãn Thức
(Cakkhuviññāṇa Rūpakkhandha)

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, sắc uẩn (rūpakkhandha) [sắc nghiệp (kammaja rūpa)=30] là Quả.

2) Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, sắc uẩn (rūpakkhandha) [sắc nghiệp (kammaja rūpa)=30] là Quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, sắc uẩn (rūpakkhandha) [sắc nghiệp (kammaja rūpa)=30] là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, sắc uẩn (rūpakkhandha) [sắc nghiệp (kammaja rūpa)=30] là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) sức mạnh của kamma = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, sắc uẩn (rūpakkhandha) [sắc nghiệp (kammaja rūpa)=30] là Quả.

Ba nhân hiện tại:

6) Tâm (citta) là Nhân, sắc uẩn (rūpakkhandha) [sắc tâm (cittaja rūpa)] là Quả.

7) Quí tiết (utu) là Nhân, sắc uẩn (rūpakkhandha) [sắc quí tiết (utuja rūpa)] là Quả.

8) Vật thực (āhāra) là Nhân, sắc uẩn (rūpakkhandha) [sắc vật thực (āhāraja rūpa)] là Quả.

Thọ Uẩn Nhãn Thức
(Cakkhuviññāṇa Vedanākkhandha)

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn nhãn thức (cakkhuviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

2) Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn nhãn thức (cakkhuviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, thọ uẩn nhãn thức (cakkhuviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn nhãn thức (cakkhuviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) sức mạnh của kamma = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn nhãn thức (cakkhuviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

Năm nhân hiện tại:

6) Vật (vatthu) = nhãn vật (cakkhuvatthu) (= 54) là Nhân, thọ uẩn nhãn thức (cakkhuviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

7) Cảnh (= cảnh sắc rūpārammaṇa) là Nhân, thọ uẩn nhãn thức (cakkhuviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

8) Nhãn xúc (Cakkhusamphassa) (= 8 – thọ (vedanā) = 7) là Nhân, thọ uẩn nhãn thức (cakkhuviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

9) Ánh sáng (āloka) là Nhân, thọ uẩn nhãn thức (cakkhuviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

10) Tác ý (manasikāra) = xem xét = 11 là nhân, thọ uẩn nhãn thức (cakkhuviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

{MANASIKĀRA: – Tác ý (manasikāra) ở đây nghĩa là chú ý = xem xét = hướng/khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana) trên cảnh (= cảnh sắc rūpārammaṇa). Đó được gọi là tác ý thành lộ (vīthi paṭipādaka manasikāra) trong chú giải (Chú giải Abhidhamma – quyển 1 – trang 177 phiên bản Burmese). Đó là nhân cơ bản của những tâm lộ (vīthi citta) chú ý theo và bắt lấy cảnh với kết quả là những tâm lộ (vīthi citta) sẽ sanh.

ĀLOKA: – Về phần ánh sáng (āloka), có bốn loại ánh sáng: (i) ánh sáng mặt trăng, (ii) ánh sáng mặt trời, (iii) ánh sáng của lửa và (iv) ánh sáng của tuệ (paññā) đã đề cập trong Aṅguttara Pāḷi, Catukka Nipāta Ābhā Sutta v.v… Vào lúc đang ngồi thiền với đôi mắt nhắm, ánh sáng của tuệ thì đặc biệt quan trọng hơn. Không có ánh sáng của tuệ thì bọn sắc (rūpa kalāpa), màu của bọn sắc (rūpa kalāpa), sắc pháp siêu lý (paramattha rūpa dhamma), danh pháp siêu lý (paramattha nāma dhamma) không thể được thấy, không được quan sát. Khi ánh sáng của tuệ quán (vipassanā) chưa sanh hay khi thiền chưa đạt đến tu tiến chỉ tịnh (samatha bhāvanā) & tu tiến quán, minh sát (vipassanā bhāvanā), thì khi thấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) bằng mắt thường, bất cứ một trong ba loại ánh sáng này: ánh sáng mặt trăng hay ánh sáng mặt trời hay ánh sáng của lửa là nhân của nhóm danh pháp nhãn thức (cakkhuviññāṇa nāma dhamma). Nó được đề cập trong chú giải Aṭṭhasālinī rằng có 4 nhân cho nhãn thức (cakkhuviññāṇa) (Chú giải Abhidhamma quyển 1 – trang 321). Nhân nhãn xúc (cakkhusamphassa) không được đề cập. Tuy nhiên, phù hợp với lời dạy rằng phassasamudayā vedanāsamudayo = do sự sanh của xúc (phassa), thọ (vedanā) sanh (Saṃyutta – quyển 2 – trang 49), có 5 nhân hiện tại đã dạy ở đây, cộng trong nhãn xúc (cakkhusamphassa)}.

Tưởng Uẩn Nhãn Thức
(Cakkhuviññāṇa Saññākkhandha)

(Các nhân từ 1 đến 7, 9 và 10 thì tương tự với nhân của thọ uẩn – vedanākkhandha).

8) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) [= 8 – tưởng (saññā) = 7] là Nhân, tưởng uẩn nhãn thức (cakkhuviññāṇa saññākkhandha) là Quả.

Hành Uẩn Nhãn Thức
(Cakkhuviññāṇa Saṅkhārakkhandha)

(Về việc hành là tư (cetanā) – Cách thứ 1)

(Các nhân từ 1 đến 7, 9 và 10 thì tương tự với nhân của thọ uẩn – vedanākkhandha).

8) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) [= 8 – tư (cetanā) = 7] là Nhân, hành uẩn nhãn thức (cakkhuviññāṇa saṅkhārakkhandha) là Quả.

Hành Uẩn Nhãn Thức
(Cakkhuviññāṇa Saṅkhārakkhandha)

(Về việc hành là 5 sở hữu tâm (cetasika) – Cách thứ 2)

(Các nhân từ 1 đến 7, 9 và 10 thì tương tự với nhân của thọ uẩn – vedanākkhandha).

8) Ba danh uẩn (nāma khandha) còn lại là nhân, hành uẩn nhãn thức (cakkhuviññāṇa saṅkhārakkhandha) là Quả.

Thức Uẩn Nhãn Thức
(Cakkhuviññāṇa Viññāṇakkhandha)

(Các nhân từ 1 đến 5 thì tương tự với nhân của thọ uẩn – vedanākkhandha).

Ba nhân hiện tại:

6) Danh sắc (nāmarūpa) là Nhân, thức uẩn nhãn thức (cakkhuviññāṇa viññāṇakkhandha) là Quả.

7) Ánh sáng (āloka) là Nhân, thức uẩn nhãn thức (cakkhuviññāṇa viññāṇakkhandha) là Quả.

8) Tác ý (manasikāra) (xem xét = 11) là Nhân, thức uẩn nhãn thức (cakkhuviññāṇa viññāṇakkhandha) là Quả.

Danh (nāma) = câu hành 7 sở hữu tâm (cetasika);

Sắc (rūpa) = Sắc vật (vatthu rūpa) và cảnh sắc (rūpārammaṇa).

[Xúc (phassa) được bao gồm trong 7 sở hữu tâm (cetasika) cùng sanh].

Năm Uẩn Tiếp Thâu (Sampaṭicchana Khandha)

Hàng Cảnh Sắc (Rūpārammaṇa) = Các màu

1) 54 thứ sắc (rūpa) bao gồm ý vật (hadaya vatthu) nền tảng của tiếp thâu (sampaṭicchana); và cảnh sắc (rūpārammaṇa) là sắc uẩn (rūpakkhandha).

2) Thọ (vedanā) trong 11 danh pháp tiếp thâu (sampaṭicchana nāmadhamma) là thọ uẩn (vedanākkhandha).

3) Tưởng (saññā) trong 11 danh pháp tiếp thâu (sampaṭicchana nāmadhamma) là tưởng uẩn (saññākkhandha).

4) Tư (cetanā) trong 11 danh pháp tiếp thâu (sampaṭicchana nāmadhamma) là hành uẩn (saṅkhārakkhandha) (Cách thứ 1).

8 sở hữu tâm (cetasika) còn lại trong 11 danh pháp tiếp thâu (sampaṭicchana nāmadhamma) là hành uẩn (saṅkhārakkhandha) (Cách thứ 2).

5) Tâm, thức (viññāṇa) trong 11 danh pháp tiếp thâu (sampaṭicchana nāmadhamma) là thức uẩn (viññāṇakkhandha).

Quan sát thấy biết rõ sắc uẩn tiếp thâu (Sampaṭicchana rūpakkhandha) theo cùng cách như sắc uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana).

Thọ Uẩn Tiếp Thâu
(Sampaṭicchana Vedanākkhandha)

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

2) Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) sức mạnh của kamma = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

Ba nhân hiện tại:

6) Vật (vatthu) = (ý vật – hadayavatthu) (= 54) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

7) Cảnh (= Cảnh sắc (rūpārammaṇa)) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

8) (i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc tiếp thâu (sampaṭicchana manosamphassa) [= 11 – thọ (vedanā) = 10] là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

Tưởng Uẩn Tiếp Thâu
(Sampaṭicchana Saññākkhandha)

(Các nhân từ 1 đến 7 thì tương tự với nhân của thọ uẩn – vedanākkhandha).

8) (i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, tưởng uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana saññākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc tiếp thâu (sampaṭicchana manosamphassa) [= 11 – tưởng (saññā) = 10] là Nhân, tưởng uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana saññākkhandha) là Quả.

Hành Uẩn Tiếp Thâu

(Sampaṭicchana saṅkhārakkhandha)

[Tư (cetanā) – Cách thứ 1]

(Các nhân từ 1 to 7 thì tương tự với nhân của thọ uẩn – vedanākkhandha).

8) (i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, hành uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana saṅkhārakkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc tiếp thâu (sampaṭicchana manosamphassa) [= 11 – tư (cetanā) = 10] là Nhân, hành uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana saṅkhārakkhandha) là Quả.

Hành Uẩn Tiếp Thâu
(Sampaṭicchana Saṅkhārakkhandha)

[8 Tư (cetanā) – Cách thứ 2]

(Các nhân từ 1 to 7 thì tương tự với nhân của thọ uẩn – vedanākkhandha).

8) (i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, hành uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana saṅkhārakkhandha) là Quả.

(ii) Ba danh uẩn (nāma khandha) còn lại là nhân, hành uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana saṅkhārakkhandha) là Quả.

Thức Uẩn Tiếp Thâu
(Sampaṭicchana Viññāṇakkhandha)

(Quan sát năm nhân quá khứ từ 1 đến 5 như ở Thọ uẩn - vedanākkhandhā.)

6) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, thức uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana viññāṇakkhandha) là Quả.

7) Danh sắc tiếp thâu (sampaṭicchana nāma+rūpa) là Nhân, thức uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana viññāṇakkhandha) là Quả.

Năm Uẩn Thẩm Tấn (Santīraṇa Khandha)

Cảnh Sắc (Rūpārammaṇa) = Các màu

1) 54 thứ sắc (rūpa) cùng với ý vật (hadaya vatthu) nền tảng của thẩm tấn (santīraṇa) và cảnh sắc (rūpārammaṇa) là sắc uẩn (rūpakkhandha).

2) Thọ (vedanā) trong 12 danh pháp thẩm tấn (santīraṇa nāmadhamma) là thọ uẩn (vedanākkhandha).

3) Tưởng (saññā) trong 12 danh pháp thẩm tấn (santīraṇa nāmadhamma) là tưởng uẩn (saññākkhandha).

4) Tư (cetanā) trong 12 danh pháp thẩm tấn (santīraṇa nāmadhamma) là hành uẩn (saṅkhārakkhandha) (Cách thứ 1).

9 sở hữu tâm (cetasika) còn lại trong danh pháp thẩm tấn (santīraṇa nāmadhamma) là hành uẩn (saṅkhārakkhandha) (Cách thứ 2).

5) Tâm, thức (viññāṇa) trong danh pháp thẩm tấn (santīraṇa nāmadhamma) là thức uẩn (viññāṇakkhandha).

[Lưu ý: – Nếu đó là thọ hỷ (somanassa vedanā) ở thẩm tấn (santīraṇa), thì có 12 danh pháp (nāma dhamma); câu hành hỷ (pīti). Tuy nhiên, nếu đó là thọ xả (upekkhā vedanā), thì có 11 danh pháp (nāmadhamma); không câu hành hỷ (pīti). Nếu hỷ (pīti) câu hành trong đổng lực (javana) thì nó cũng câu hành trong thẩm tấn (santīraṇa). Quan sát sắc uẩn thẩm tấn (santīraṇa rūpakkhandha) theo cùng cách như sắc uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana rūpakkhandha)].

Thọ Uẩn Thẩm Tấn
(Santīraṇa Vedanākkhandha)

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

2) Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) sức mạnh của kamma = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

Ba nhân hiện tại:

6) Vật (vatthu) = ý vật (hadayavatthu) (= 54) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

7) Cảnh (= cảnh sắc (rūpārammaṇa)) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

8) Xúc (phassa)

(i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc tiếp thâu (sampaṭicchana manosamphassa) (11) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

(iii) Ý xúc thẩm tấn (santīraṇa manosamphassa) (11 hay 10) (= 12 – thọ (vedanā) = 11 hay 11 – thọ (vedanā) =10) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

Tưởng Uẩn Thẩm Tấn
(Santīraṇa Saññākkhandha)

(Quan sát các nhân từ 1 đến 7 như trong thọ uẩn – vedanākkhandha)

8) Xúc (phassa)

(i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, tưởng uẩn thẩm tấn (santīraṇa saññākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc tiếp thâu (sampaṭicchana manosamphassa) (11) là Nhân, tưởng uẩn thẩm tấn (santīraṇa saññākkhandha) là Quả.

(iii) Ý xúc thẩm tấn (santīraṇa manosamphassa) (11 hay 10) (= 12 – tưởng (saññā) = 11 hay 11 – tưởng (saññā) =10) là Nhân, tưởng uẩn thẩm tấn (santīraṇa saññākkhandha) là Quả.

Hành Uẩn Thẩm Tấn
(Santīraṇa Saṅkhārakkhandha)

[Tư (cetanā) – Cách thứ 1]

(Quan sát các nhân từ 1 đến 7 như trong thọ uẩn – vedanākkhandha)

8) Xúc (phassa)

(i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, hành uẩn thẩm tấn (santīraṇa saṅkhārakkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc tiếp thâu (sampaṭicchana manosamphassa) (11) là Nhân, hành uẩn thẩm tấn (santīraṇa saṅkhārakkhandha) là Quả.

(iii) Ý xúc thẩm tấn (santīraṇa manosamphassa) (11 hay 10) (=12 – tư (cetanā)=11 hay 11 – tư (cetanā) =10) là Nhân, hành uẩn thẩm tấn (santīraṇa saṅkhārakkhandha) là Quả.

Hành Uẩn Thẩm Tấn
(Santīraṇa Saṅkhārakkhandha)

(9 hoặc 8 sở hữu tâm (cetasika) – Cách thứ 2)

(Quan sát các nhân từ 1 đến 7 như trong thọ uẩn – vedanākkhandha).

8) Xúc (phassa)

(i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, hành uẩn thẩm tấn (santīraṇa saṅkhārakkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc tiếp thâu (sampaṭicchana manosamphassa) (11) là Nhân, hành uẩn thẩm tấn (santīraṇa saṅkhārakkhandha) là Quả.

(iii) Ba danh uẩn (nāma khandha) còn lại là nhân, hành uẩn thẩm tấn (santīraṇa saṅkhārakkhandha) là Quả.

Thức Uẩn Thẩm Tấn
(Santīraṇa Viññāṇakkhandha)

(Quan sát các nhân từ 1 đến 5 như trong thọ uẩn – vedanākkhandha).

6) Xúc (phassa)

(i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, thức uẩn thẩm tấn (santīraṇa viññāṇakkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc tiếp thâu (sampaṭicchana manosamphassa) (11) là Nhân, thức uẩn thẩm tấn (santīraṇa viññāṇakkhandha) là Quả.

7) Danh sắc thẩm tấn (santīraṇa nāma+rūpa) là Nhân, thức uẩn thẩm tấn (santīraṇa viññāṇakkhandha) là Quả.

Danh (nāma) = sở hữu tâm (cetasika) cùng sanh [nếu đó là hỷ (somanassa) thì 11; nếu đó là xả (upekkhā) thì 10].

Sắc (rūpa) = sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) cùng với 54 thứ sắc (rūpa) và cảnh sắc (rūpārammaṇa).

Năm Uẩn Đoán Định (Voṭṭhapana Khandha)
Hàng cảnh sắc (rūpārammaṇa) = các màu

1) 54 thứ sắc (rūpa) bao gồm ý vật (hadaya vatthu) nền tảng của đoán định (voṭṭhapana); và cảnh sắc (rūpārammaṇa) là sắc uẩn (rūpakkhandha).

2) Thọ (vedanā) trong 12 danh pháp đoán định (voṭṭhapana nāmadhamma) là thọ uẩn (vedanākkhandha).

3) Tưởng (saññā) trong 12 danh pháp đoán định (voṭṭhapana nāmadhamma) là tưởng uẩn (saññākkhandha).

4) Tư (cetanā) trong 12 danh pháp đoán định (voṭṭhapana nāmadhamma) là hành uẩn (saṅkhārakkhandha) (Cách thứ 1).

9 sở hữu tâm (cetasika) còn lại trong 12 danh pháp đoán định (voṭṭhapana nāmadhamma) là hành uẩn (saṅkhārakkhandha) (Cách thứ 2).

5) Tâm, thức (viññāṇa) trong 12 danh pháp đoán định (voṭṭhapana nāmadhamma) là thức uẩn (viññāṇakkhandha).

(Lưu ý: – Quan sát sắc uẩn đoán định (voṭṭhapana rūpakkhandha) theo cùng cách như trong sắc uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana rūpakkhandha). Vì đoán định (voṭṭhapana) không bị trợ sanh bởi các nhân quá khứ mà chỉ là một tâm tố (kiriya citta), không có nhân quá khứ đối với tất cả 4 danh uẩn (nāma khandha) trong đoán định (voṭṭhapana). Vì chúng chỉ bị trợ sanh bởi các nhân hiện tại, chỉ có các nhân hiện tại).

Thọ Uẩn Phân Đoán/ Đoán Định
(Voṭṭhapana Vedanākkhandha)

Ba nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, thọ uẩn đoán định (voṭṭhapana vedanākkhandha) là Quả.

2) Cảnh [= cảnh sắc (rūpārammaṇa)] là Nhân, thọ uẩn đoán định (voṭṭhapana vedanākkhandha) là Quả.

3) Xúc (phassa)

(i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, thọ uẩn đoán định (voṭṭhapana vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc thẩm tấn (santīraṇa manosamphassa) (12 hay 11) là Nhân, thọ uẩn đoán định (voṭṭhapana vedanākkhandha) là Quả.

(iii) Ý xúc đoán định (voṭṭhapana manosamphassa) [=12 – thọ (vedanā) = 11] là nhân, thọ uẩn đoán định (voṭṭhapana vedanākkhandha) là Quả.

Tưởng Uẩn Đoán Định
(Voṭṭhapana Saññākkhandha)

Ba nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, tưởng uẩn đoán định (voṭṭhapana saññākkhandha) là Quả.

2) Cảnh [= cảnh sắc (rūpārammaṇa)] là Nhân, tưởng uẩn đoán định (voṭṭhapana saññākkhandha) là Quả.

3) Xúc (phassa)

(i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, tưởng uẩn đoán định (voṭṭhapana saññākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc thẩm tấn (santīraṇa manosamphassa) (12 hay 11) là Nhân, tưởng uẩn đoán định (voṭṭhapana saññākkhandha) là Quả.

(iii) Ý xúc đoán định (voṭṭhapana manosamphassa) (=12 – tưởng (saññā) = 11) là Nhân, tưởng uẩn đoán định (voṭṭhapana saññākkhandha) là Quả.

Hành Uẩn Đoán Định

(Voṭṭhapana Saṅkhārakkhandha)

[Tư (cetanā) – Cách thứ 1]

Ba nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, hành uẩn đoán định (voṭṭhapana saṅkhārakkhandha) là Quả.

2) Cảnh [= cảnh sắc (rūpārammaṇa)] là Nhân, hành uẩn đoán định (voṭṭhapana saṅkhārakkhandha) là Quả.

3) Xúc (phassa)

(i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, hành uẩn đoán định (voṭṭhapana saṅkhārakkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc thẩm tấn (santīraṇa manosamphassa) (12 hay 11) là Nhân, hành uẩn đoán định (voṭṭhapana saṅkhārakkhandha) là quả.

(iii) Ý xúc đoán định (voṭṭhapana manosamphassa) (= 12 – tư (cetanā) = 11) là Nhân, hành uẩn đoán định (voṭṭhapana saṅkhārakkhandha) là Quả.

Hành Uẩn Đoán Định
(Voṭṭhapana Saṅkhārakkhandha)

[9 Sở hữu tâm (cetasika) – Cách thứ 2]

Ba nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, hành uẩn đoán định (voṭṭhapana saṅkhārakkhandha) là quả.

2) Cảnh (= cảnh sắc (rūpārammaṇa)) là Nhân, hành uẩn đoán định (voṭṭhapana saṅkhārakkhandha) là Quả.

3) Xúc (phassa)

(i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, hành uẩn đoán định (voṭṭhapana saṅkhārakkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc thẩm tấn (santīraṇa manosamphassa) (12 hay 11) là Nhân, hành uẩn đoán định (voṭṭhapana saṅkhārakkhandha) là Quả.

(iii) Ba danh uẩn (nāma khandha) còn lại là nhân, hành uẩn đoán định (voṭṭhapana saṅkhārakkhandha) là Quả.

Thức Uẩn Đoán Định
(Voṭṭhapana Viññāṇakkhandha)

Hai nhân hiện tại:

1) Xúc (phassa)

(i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, thức uẩn đoán định (voṭṭhapana viññāṇakkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc thẩm tấn (santīraṇa manosamphassa) (12 hay 11) là Nhân, thức uẩn đoán định (voṭṭhapana viññāṇakkhandha) là Quả.

2) Danh sắc đoán định (voṭṭhapana nāma+rūpa) là Nhân, thức uẩn đoán định (voṭṭhapana viññāṇakkhandha) là Quả.

Danh (nāma) = 11 sở hữu tâm (cetasika) mà câu hành với đoán định (voṭṭhapana).

Sắc (rūpa) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) cùng với 54 thứ sắc (rūpa) và cảnh sắc (rūpārammaṇa).

Tác Ý Hộ Trợ Đổng Lực
(Javanapaṭipādaka – Manasikāra)

Nếu sự quyết định của đoán định (voṭṭhapana) này về cảnh là những loại: khả hỷ, vừa ý, thích ý (iṭṭha); bất khả hỷ, không vừa ý, không thích ý (aniṭṭha) v.v..., thì – vì đó là phi như lý tác ý = (ayoniso manasikāra) – đổng lực bất thiện (akusala javana) sẽ sanh theo thích hợp. Tuy nhiên, đoán định (voṭṭhapana) trong lộ ngũ môn (pañcadvāra vīthi) thậm chí không thể quyết định rằng cảnh vừa ý, không vừa ý, thường, lạc, ngã, tịnh, v.v... (iṭṭha, aniṭṭha, nicca, sukha, atta, subha, v.v...). Sau khi quyết định về cảnh vừa ý, không vừa ý, thường, lạc, ngã, tịnh, v.v... nhiều lần bằng lộ ý môn (manodvāra vīthis) có trước, thì – vì sự sanh của lộ ngũ môn (pañcadvāra vīthis) có sau được hộ trợ bởi những lộ ý môn (manodvāra vīthis) có trước đó bằng sức mạnh của cận y duyên (upanissaya paccayasatti) – đoán định (voṭṭhapana) bao gồm trong những lộ ngũ môn (pañcadvāra vīthi) có sau đó sanh vì nếu quyết định rằng cảnh là vừa ý, không vừa ý, thường, lạc, ngã, tịnh v.v... đây là phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra). Với phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra) đó là nhân cơ bản, chủ yếu, các đổng lực bất thiện (akusala javana) sanh sau đoán định (voṭṭhapana) đó. Hơn nữa, nếu quyết định của đoán định (voṭṭhapana) là loại như cảnh sắc (rupārammaṇa – các màu, v.v..., thì – vì đó là như lý tác ý – đổng lực thiện (yoniso manasikāra – – kusala javana) sẽ sanh sau đoán định (voṭṭhapana) đó. Cũng trong trường hợp này, lưu ý rằng đoán định (voṭṭhapana) thật sự không thể quyết định, nhưng là như thể quyết định. Cho nên, đoán định (voṭṭhapana) được gọi là tác ý hộ trợ đổng lực hay tác ý thành đổng lực (javanapaṭipādaka manasikāra) = tác ý/ chú ý theo cảnh là nhân cơ bản của đổng lực (javana) (Chú giải Abhidhamma – quyển 1 – trang 177 phiên bản Burmese). Ở đây, quan sát theo các đổng lực thiện (kusala javana), sau khi liên kết duyên trợ, có như lý tác ý (yoniso manasikāra) là nhân cơ bản sẽ được trình bày trước.

(phần trên là từ sách hướng dẫn mới trong khi phần sau là từ sách hướng dẫn cũ với cùng chủ đề:)

Nếu quyết định của đoán định (voṭṭhapana) đó là thường, lạc, ngã, tịnh, v.v... – vì đó là phi như lý tác ý = Ayoniso manasikāra – thì sau đoán định (voṭṭhapana), đổng lực bất thiện (akusala javana) sẽ sanh.

Nếu sự quyết định của đoán định (voṭṭhapana) đó là cảnh sắc (rūpārammaṇa) – các màu v.v… – vì đó là như lý tác ý (yoniso manasikāra) – thì đổng lực thiện (kusala javana) sẽ sanh sau đoán định (voṭṭhapana). Cho nên, đoán định (voṭṭhapana) được gọi là tác ý hộ trợ đổng lực hay tác ý thành đổng lực (javanapaṭipādaka manasikāra) = tác ý/ chú ý là nhân căn bản của đổng lực (javana). Quan sát theo đổng lực thiện (kusala javana), liên kết duyên trợ, nhân căn bản là như lý tác ý (yoniso manasikāra) sẽ được trình bày trước.

Năm Uẩn Đổng Lực Thiện Thứ Nhất (Kusala Javana Khandha) Hàng cảnh sắc (rūpārammaṇa) = các màu

1) 54 thứ sắc (rūpa) bao gồm ý vật (hadaya vatthu) nền tảng của đổng lực thiện thứ nhất (kusala javana); và cảnh sắc (rūpārammaṇa) là sắc uẩn (rūpakkhandha).

2) Thọ (vedanā) trong 34 danh pháp đổng lực thứ nhất (javana nāmadhamma) là thọ uẩn (vedanākkhandha).

3) Tưởng (saññā) trong 34 danh pháp đổng lực thứ nhất (javana nāmadhamma) là tưởng uẩn (saññā-kkhandha).

4) Tư (cetanā) trong 34 danh pháp đổng lực thứ nhất (javana nāmadhamma) là hành uẩn (saṅkhārakkhandha) (cách thứ 1).

31 sở hữu tâm (cetasika) còn lại trong 34 danh pháp đổng lực thứ nhất (javana nāmadhamma) là hành uẩn (saṅkhārakkhandha) (cách thứ 2).

5) Tâm, thức (viññāṇa) trong 34 danh pháp đổng lực thứ nhất (javana nāmadhamma) là thức uẩn (viññāṇakkhandha).

[Lưu ý: Quan sát theo sắc uẩn đổng lực thiện thứ nhất (kusala javana rūpakkhandha) như ở sắc uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana rūpakkhandha). Vì danh pháp đổng lực (javana nāma dhamma) không bị trợ sanh bởi các nhân quá khứ mà chỉ bị trợ sanh bởi các nhân hiện tại, không có các nhân quá khứ trong danh pháp đổng lực (javana nāma dhamma); chỉ có các nhân hiện tại tồn tại].

Thọ Uẩn Đổng Lực Đại Thiện Thứ Nhất
(Mahākusala Javana Vedanākkhandha)

Bốn nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là quả.

2) Cảnh (= cảnh sắc (rūpārammaṇa)) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là quả.

3) Xúc (phassa)

(i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là quả.

(ii) Ý xúc đổng lực thứ nhất (javana manosamphassa) [34 – thọ (vedanā)= 33] là nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là quả.

4) Như lý tác ý (yoniso manasikāra) [= đoán định (voṭṭhapana) = 12] là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là quả.

Tưởng Uẩn Đổng Lực Đại Thiện Thứ Nhất
(Mahākusala Javana – Saññākkhandha)

Bốn nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, tưởng uẩn đổng lực thứ nhất (javana saññākkhandha) là Quả.

2) Cảnh (= cảnh sắc (rūpārammaṇa)) là Nhân, tưởng uẩn đổng lực thứ nhất (javana saññākkhandha) là Quả.

3) Xúc (phassa)

(i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, tưởng uẩn đổng lực thứ nhất (javana saññākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc đổng lực thứ nhất (javana manosamphassa) [34 – tưởng (saññā)= 33] là Nhân, tưởng uẩn đổng lực thứ nhất (javana saññākkhandha) là Quả.

4) Như lý tác ý (yoniso manasikāra) [= đoán định (voṭṭhapana) = 12] là Nhân, tưởng uẩn đổng lực thứ nhất (javana saññākkhandha) là Quả.

Hành Uẩn Đổng Lực Đại Thiện Thứ Nhất
(Mahākusala Javana Saṅkhārakkhandha)

[Tư (cetanā) – Cách thứ 1]

Bốn nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, hành uẩn đổng lực thứ nhất (javana saṅkhārakkhandha) là Quả.

2) Cảnh (= cảnh sắc rūpārammaṇa) là Nhân, hành uẩn đổng lực thứ nhất (javana saṅkhārakkhandha) là Quả.

3) Xúc (phassa)

(i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, hành uẩn đổng lực thứ nhất (javana saṅkhārakkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc đổng lực thứ nhất (javana manosamphassa) [34 – tư (cetanā)= 33] là Nhân, hành uẩn đổng lực thứ nhất (javana saṅkhārakkhandha) là Quả.

4) Như lý tác ý (yoniso manasikāra) (= đoán định (voṭṭhapana) = 12) là Nhân, hành uẩn đổng lực thứ nhất (javana saṅkhārakkhandha) là Quả.

Hành Uẩn Đổng Lực Đại Thiện Thứ Nhất
(Mahākusala Javana Saṅkhārakkhandha)

[31 Sở Hữu Tâm (cetasika) – Cách thứ 2]

Bốn nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, hành uẩn đổng lực thứ nhất (javana saṅkhārakkhandha) là Quả.

2) Cảnh (= cảnh sắc rūpārammaṇa) là Nhân, hành uẩn đổng lực thứ nhất (javana saṅkhārakkhandha) là Quả.

3) Xúc (phassa)

(i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, hành uẩn đổng lực thứ nhất (javana saṅkhārakkhandha) là Quả.

(ii) Ba danh uẩn (nāma khandha) còn lại là nhân, hành uẩn đổng lực thứ nhất (javana saṅkhārakkhandha) là Quả.

4) Như lý tác ý (yoniso manasikāra) [= đoán định (voṭṭhapana) = 12] là Nhân, hành uẩn đổng lực thứ nhất (javana saṅkhārakkhandha) là Quả.

Thức Uẩn Đổng Lực Đại Thiện Thứ Nhất
(Mahākusala Javana Viññāṇakkhandha)

1) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, thức uẩn đổng lực thứ nhất (javana viññāṇakkhandha) là Quả.

2) Danh + sắc (nāma+rūpa) là Nhân, thức uẩn đổng lực thứ nhất (javana viññāṇakkhandha) là Quả.

3) Như lý tác ý (yoniso manasikāra) (= đoán định – voṭṭhapana = 12) là Nhân, thức uẩn đổng lực thứ nhất (javana viññāṇakkhandha) là Quả.

Danh (nāma) = 33 sở hữu tâm (cetasika) cùng sanh;

Sắc (rūpa) = 54 thứ sắc (rūpa) bao gồm sắc ý vật (hadayavatthu rūpa); và cảnh sắc (rūpārammaṇa).

[LƯU Ý: Nếu có thọ xả (upekkhā vedanā) trong đổng lực (javana) thì hỷ (pīti) không được bao gồm; trừ hỷ (pīti) từ 34 pháp trên, tùy theo trường hợp. Nếu không có tuệ/trí (ñāṇa), thì trừ trí (ñāṇa). Nếu cả hai trí (ñāṇa) và hỷ (pīti) không được bao gồm, thì trừ cả hai. Ngoại trừ thọ, tưởng, thức (vedanā–saññā–viññāṇa), các sở hữu tâm (cetasika) còn lại, là ít hay nhiều, được gọi là hành uẩn (saṅkhārakkhandha).

Về phần đổng lực thứ hai (javana) – Như đức Phật (Buddha) đã dạy trong Paṭṭhāna rằng Purimā purimā kusalā dhammā pacchimānaṃ pacchimānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ anantara paccayena paccayo v.v... (Paṭṭhāna – quyển 1 – trang 3 phiên bản Burmese) – đổng lực (javana) trước là nhân vô gián (anantara) của đổng lực (javana) sau.

Nói cách khác, Yesaṃ yesaṃ dhammānaṃ anantarā ye ye dhammā uppajjanti citta – cetasikā dhammā, te te dhammā tesaṃ tesaṃ dhammānaṃ anantarapaccayena paccayo (Paṭṭhāna – quyển 1 – trang 3 phiên bản Burmese) – phù hợp với lời dạy này, tâm (citta) trước = nhóm danh pháp (nāma dhamma) trước là nhân vô gián (anantara) của tâm (citta) sau = nhóm danh pháp (nāma dhamma) sau. Bậc tu tiến cũng phải quan sát nhân vô gián (anantara) ở đổng lực (javana) thứ hai v.v... và các na cảnh (tadārammaṇa). Nếu đó là như vậy, bậc tu tiến có thể hỏi “có nhân vô gián (anantara) cho đổng lực (javana) thứ nhất hay chăng?”. Có đoán định (voṭṭhapana) là nhân vô gián (anantara) của đổng lực (javana) thứ nhất. Tuy nhiên, vì đoán định (voṭṭhapana) ở đây được gọi là như lý tác ý (yoniso manasikāra), nó không được đề cập lại ở phần tiếp theo chỉ thọ uẩn đổng lực đại thiện thứ hai (mahā kusala javana vedanākkhandha) sẽ được trình bày làm một ví dụ. Quan sát những danh uẩn (nāma khandha) còn lại và các đổng lực (javana) và na cảnh (tadārammaṇa) còn lại dựa theo phương pháp này. Đừng quên rằng nó được quan sát sau khi đã nhóm thành năm uẩn (khandha) ở mỗi sát-na tâm đổng lực (javana), cũng như mỗi sát-na tâm na cảnh (tadārammaṇa)].

Thọ Uẩn Đổng Lực Đại Thiện Thứ Hai
(Mahākusala Javana vedanākkhandha)

Bốn nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, thọ uẩn (vedanākkhandha) là Quả.

2) Cảnh (= cảnh sắc (rūpārammaṇa)) là Nhân, thọ uẩn (vedanākkhandha) là Quả.

3) Xúc (phassa)

(i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, thọ uẩn (vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc đổng lực thứ nhất (javana manosamphassa) (= 34) là Nhân, thọ uẩn (vedanākkhandha) là Quả.

(iii) Ý xúc đổng lực thứ hai (javana manosamphassa) (= 34 – thọ (vedanā) = 33) là Nhân, thọ uẩn (vedanākkhandha) là Quả.

4) Như lý tác ý (yoniso manasikāra) [= đoán định (voṭṭhapana) = 12] là Nhân, thọ uẩn (vedanākkhandha) là Quả.

(Hiểu rằng trong số 3) (ii) ở trên:

1) Nhân vô gián (anantara) ở đổng lực thứ ba (javana) là đổng lực thứ hai (javana),

2) Nhân vô gián (anantara) ở đổng lực (javana) thứ tư là đổng lực thứ ba (javana),

3) Nhân vô gián (anantara) ở đổng lực (javana) thứ năm là đổng lực thứ tư (javana),

4) Nhân vô gián (anantara) ở đổng lực (javana) thứ sáu là đổng lực thứ năm (javana),

5) Nhân vô gián (anantara) ở đổng lực (javana) thứ bảy là đổng lực (javana) thứ sáu,

6) Nhân vô gián (anantara) ở na cảnh thứ nhất (tadārammaṇa) là đổng lực thứ bảy (javana),

7) Nhân vô gián (anantara) ở na cảnh (tadārammaṇa) thứ hai là na cảnh (tadārammaṇa) thứ nhất.

Năm Uẩn Na Cảnh (Tadārammaṇa Khandha)
Hàng Cảnh Sắc (Rūpārammaṇa) = Các Màu

1) 54 thứ sắc (rūpa) bao gồm ý vật (hadaya vatthu) nền tảng của na cảnh (tadārammaṇa); và cảnh sắc (rūpārammaṇa) là sắc uẩn (rūpakkhandā).

2) Thọ (vedanā) trong 34 danh pháp đại quả na cảnh (mahāvipāka tadārammaṇa nāmadhamma) là thọ uẩn (vedanākkhandha).

3) Tưởng (saññā) trong 34 danh pháp đại quả na cảnh (mahāvipāka tadārammaṇa nāmadhamma) là tưởng uẩn (saññākkhandha).

4) Tư (cetanā) trong 34 danh pháp đại quả na cảnh (mahāvipāka tadārammaṇa nāmadhamma) là hành uẩn (saṅkhārakkhandha) (Cách thứ 1).

31 sở hữu tâm (cetasika) còn lại trong 34 danh pháp đại quả na cảnh (mahāvipāka tadārammaṇa nāmadhamma) là hành uẩn (saṅkhārakkhandha) (Cách thứ 2).

5) Tâm, thức (viññāṇa) trong 34 danh pháp đại quả na cảnh (mahāvipāka tadārammaṇa nāmadhamma) là thức uẩn (viññāṇakkhandha).

Quan sát theo sắc uẩn na cảnh (tadārammaṇa rūpakkhandha) theo cùng cách như sắc uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana rūpakkhandha).

Thọ Uẩn Đại Quả Na Cảnh Thứ Nhất
(Mahā Vipāka Tadārammaṇa Vedanākkhandha)

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn na cảnh thứ nhất (tadārammaṇa vedanākkhandha) là Quả.

2) Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn na cảnh thứ nhất (tadārammaṇa vedanākkhandha) là Quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, thọ uẩn na cảnh thứ nhất (tadārammaṇa vedanākkhandha) là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn na cảnh thứ nhất (tadārammaṇa vedanākkhandha) là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) sức mạnh của kamma = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn na cảnh thứ nhất (tadārammaṇa vedanākkhandha) là Quả.

Ba nhân hiện tại:

6) Vật (vatthu) = ý vật (hadayavatthu) (= 54) là Nhân, thọ uẩn na cảnh thứ nhất (tadārammaṇa vedanākkhandha) là Quả.

7) Cảnh (= cảnh sắc (rūpārammaṇa)) là Nhân, thọ uẩn na cảnh thứ nhất (tadārammaṇa vedanākkhandha) là Quả.

8) Xúc (phassa)

(i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, thọ uẩn na cảnh thứ nhất (tadārammaṇa vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc ở đổng lực thứ bảy (javana manosamphassa) (= 34) là Nhân, thọ uẩn na cảnh thứ nhất (tadārammaṇa vedanākkhandha) là Quả.

(iii) Ý xúc ở na cảnh thứ nhất (tadārammaṇa manosamphassa) (34 – thọ (vedanā) = 33) là Nhân, thọ uẩn na cảnh thứ nhất (tadārammaṇa vedanākkhandha) là Quả.

Quan sát về những danh uẩn (nāma khandha) còn lại sẽ giống như thọ uẩn (vedanākkhandha) ngoại trừ những khác biệt sau:

– Ở tưởng uẩn na cảnh thứ nhất (tadārammaṇa saññākkhandha) số 8)(iii) đó là ý xúc na cảnh thứ nhất (tadārammaṇa manosamphassa) = 34 – tưởng (saññā) = 33.

– Ở tưởng uẩn na cảnh thứ nhất (tadārammaṇa saññākkhandha) số 8)(iii) đó là ý xúc na cảnh thứ nhất (tadārammaṇa manosamphassa) = 34 – tư (cetanā) = 33 (Cách thứ 1).

– Ở tưởng uẩn na cảnh thứ nhất (tadārammaṇa saññākkhandha) số 8)(iii) đó là ba danh uẩn (nāma khandha) còn lại [=thọ (vedanā), tưởng (saññā) và thức (viññāṇa)].

Thức Uẩn Đại Quả Na Cảnh Thứ Nhất

(Mahā Vipāka Tadārammaṇa Viññāṇakkhandha)

(Quan sát các nhân từ 1 đến 5 như ở Thọ uẩn -vedanākkhandha)

6) Xúc (phassa)

(i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, thức uẩn na cảnh thứ nhất (tadārammaṇa viññāṇakkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc đổng lực thứ bảy (javana manosamphassa) (= 34) là Nhân, thức uẩn na cảnh thứ nhất (tadārammaṇa viññāṇakkhandha) là Quả.

7) Danh sắc na cảnh thứ nhất (tadārammaṇa nāmarūpa) là Nhân, thức uẩn na cảnh thứ nhất (tadārammaṇa viññāṇakkhandha) là Quả.

Danh (nāma) = 33 (cetasika) cùng sanh; Sắc (rūpa) = sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) cùng với 54 thứ sắc (rūpa) và cảnh sắc (rūpārammaṇa).

Nếu na cảnh đại quả (mahāvipāka tadārammaṇa) là thọ xả (upekkhā vedanā) thì hỷ (pīti) không bao gồm; đó là 33 danh pháp (nāma dhamma). Nếu nó không tương ưng trí (nāṇa) thì trí (ñāṇa) không được bao gồm đó là 33 danh pháp (nāma dhamma). Nếu cả hai trí (nāṇa) và hỷ (pīti) không đi cùng thì đó là 32 danh pháp (nāma dhamma). Sự khác biệt về số lượng sở hữu tâm (cetasika) tùy theo nó là hỷ (somanassa) hay xả (upekkhā) hay tương ưng trí (ñāṇasampayutta) hay bất tương ưng trí (ñāṇavippayutta). Ở hành uẩn (saṅkhārakkhandha) cách thứ hai số lượng sở hữu tâm (cetasika) có thể tăng hay giảm tùy trường hợp. Nếu na cảnh (tadārammaṇa) là na cảnh thẩm tấn thọ hỷ quả thiện vô nhân (ahetuka kusala vipāka somanassasantīraṇa tadārammaṇa) thì có 12 danh pháp (nāma dhamma). Nếu nó là na cảnh thẩm tấn thọ xả quả thiện vô nhân (ahetuka kusalavipāka upekkhāsantīraṇa tadārammaṇa) thì có 11 danh pháp (nāma dhamma). Nếu nó là na cảnh vô nhân (ahetuka tadārammaṇa) thì số lượng sở hữu tâm (cetasika) trong hành uẩn (saṅkhārakkhandha) cách thứ hai có thể thay đổi. Quan sát dựa theo các phương pháp này. Vì nhân vô gián (anantara) của na cảnh (tadārammaṇa) thứ hai là na cảnh (tadārammaṇa) thứ nhất, ở ý xúc (manosamphassa) là nhân số 8 (ii), số lượng danh pháp (nāma dhamma) có thể được thay đổi phù hợp như 34 hay 33, hay 33 hay 32, hay 12 hay 11, hay 11. Ghi nhớ và quan sát dựa trên những phương pháp này.

_____()_____

Các Lộ Ý Môn (Manodvāra Vīthi) Lấy Cảnh Sắc (Rūpārammaṇa) Làm Cảnh

Các phương pháp quan sát duyên trợ về năm uẩn (khandha) ở mỗi sát-na tâm lộ (vīthi mind) trong lộ nhãn môn đổng lực thiện (kusala javana cakkhudvāra vīthi) bây giờ được trình bày làm một ví dụ. Dựa theo các phương pháp này, bậc tu tiến phải có khả năng quan sát chư pháp Nhân và Quả trong các nhóm danh pháp lộ nhãn môn đổng lực thiện (kusala javana cakkhudvāra vīthi nāma dhamma) khác theo cùng cách. Kế đến, tiếp theo lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi), sau khi những hữu phần (bhavaṅga) xảy ra ở giữa, những tiến trình tâm lộ ý môn liên tục sanh lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh. Trong trường hợp này, quan sát 5 uẩn hữu phần (bhavaṅga khandha) theo cùng cách như trong 5 uẩn hữu phần (bhavaṅga khandha) đã đề cập trước. Chỉ thọ uẩn (vedanākkhandha) ở khai ý môn (manodvārāvajjana) và đổng lực (javana) sẽ được trình bày thêm làm ví dụ. Nhóm 5 uẩn (khandha) ở khai ý môn (manodvārāvajjana) thì tương tự với nhóm năm uẩn (khandha) ở đoán định (voṭṭhapana). Nhóm năm uẩn (khandha) ở đổng lực (javana) và na cảnh (tadārammaṇa) thì tương tự với nhóm năm uẩn (khandha) ở đổng lực và na cảnh lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi javana & tadārammaṇa).

Thọ Uẩn Khai Ý Môn
(Manodvārāvajjana – Vedanākkhandha)

Ba nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, thọ uẩn khai ý môn (manodvārāvajjana vedanākkhandha) là Quả.

2) Cảnh (= cảnh sắc (rūpārammaṇa)) là Nhân, thọ uẩn khai ý môn (manodvārāvajjana vedanākkhandha) là Quả.

3) Xúc (phassa)

(i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, thọ uẩn khai ý môn (manodvārāvajjana vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (= 34) là Nhân, thọ uẩn khai ý môn (manodvārāvajjana vedanākkhandha) là Quả.

(iii) Ý xúc khai ý môn (manodvārāvajjana manosamphassa) [=12 – thọ (vedanā)=11] là nhân, thọ uẩn khai ý môn (manodvārāvajjana vedanākkhandha) là Quả.

Thọ Uẩn Đổng Lực (Đại Thiện) Thứ Nhất
(Mahā Kusala Javana – Vedanākkhandha)

Bốn nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là Quả.

2) Cảnh (= cảnh sắc (rūpārammaṇa)) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là Quả.

3) Xúc (phassa)

(i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (34) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là Quả.

(iii) Ý xúc đổng lực thứ nhất (javana manosamphassa) (34 – thọ (vedanā)= 33) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là Quả.

4) Như lý tác ý (yoniso manasikāra) (= đoán định – voṭṭhapana = 12) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là Quả.

Thọ Uẩn Đổng Lực (Đại Thiện) Thứ Hai
(Mahā Kusala Javana – Vedanākkhandha)

Bốn nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ hai (javana vedanākkhandha) là Quả.

2) Cảnh (= cảnh sắc (rūpārammaṇa)) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ hai (javana vedanākkhandha) là Quả.

3) Xúc (phassa)

(i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ hai (javana vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (34) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ hai (javana vedanākkhandha) là Quả.

(iii) Ý xúc đổng lực thứ nhất (javana manosamphassa) (= 34) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ hai (javana vedanākkhandha) là Quả.

(iv) Ý xúc đổng lực thứ hai (javana manosamphassa) (= 34 – thọ (vedanā)= 33) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ hai (javana vedanākkhandha) là Quả.

4) Như lý tác ý (yoniso manasikāra) [= đoán định – (voṭṭhapana) = 12] là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ hai (javana vedanākkhandha) là Quả.

Quan sát uẩn (khandha) còn lại cũng như đổng lực (javana) và na cảnh (tadārammaṇa) còn lại dựa trên những phương pháp này. Bậc tu tiến cần phải hiểu về nó.

Giải:

Yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukaṭhaṃ vā. (Saṃyutta Nikāya – quyển 2 – trang 248 phiên bản Burmese).

Cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitanti cakkhusamphassaṃ mūlapaccayaṃ katvā uppannā

sampaṭicchana – santīraṇa – voṭṭhabbana – javanavedanā. Cakkhuviññāṇasampayuttāya pana vattabbam eva natthi. Sotadvārādivedanāpaccayādīsupi eseva nayo. (Chú giải Saṃyutta quyển 3 – trang 5).

Yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā. (Saṃyutta – quyển 2 – trang 248).

Manosamphassoti bhavaṅgasahajāto samphasso. Vedayitanti javanasahajātā vedanā. Sahāvajjanen

a bhavaṅgasahajātāpi va ati yeva...

Yamidaṃ = (yampidaṃ) cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedanāgataṃ saññāgataṃ saṅkhāragataṃ viññāṇagataṃ. (Majjhima Nikāya – quyển 3 – trang 325 phiên bản Burmese).

Yamidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedanāgataṃ saññāgataṃ saṅkhāragataṃ viññāṇagataṃ. (Majjhima Nikāya – quyển 3 – trang 326 phiên bản Burmese).

Sahāvajjanavedanāya javanavedanā vedayitanti adhippetā.

Bhavaṅgasampayuttāya pana vedanāya gahaṇe vattabbameva natthi. (Phụ chú giải Saṃyutta Ṭīka – quyển 2 – trang 286).

Phù hợp với Nguyên bản Pāḷi trên, chú giải và phụ chú giải, thọ (vedanā) ở nhãn thức (cakkhu viññāṇa), tiếp thâu (sampaṭicchana), thẩm tấn (santīraṇa), đoán định (voṭṭhabbana), đổng lực (javana) và na cảnh (tadārammaṇa) sinh khởi có nhãn xúc (cakkhusamphassa) làm nhân cơ bản là nhãn xúc duyên thọ (cakkhusamphassapaccayā vedanā). Phù hợp với Cuḷa Rahulovāda Sutta đã đề cập trên, nhãn xúc (cakkhusamphassa) không chỉ trợ sanh thọ (vedanā) mà tất cả 4 danh uẩn (nāma khandha) là thọ (vedanā), tưởng (saññā), hành (saṅkhāra) và thức (viññāṇa) – Yamidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedanāgataṃ saññāgataṃ saṅkhāragataṃ viññāṇagataṃ. Cho nên, lưu ý rằng nhãn xúc (cakkhusamphassa) câu hành với nhãn thức (cakkhuviññāṇa) hộ trợ để 4 danh uẩn (nāma khandha) của mỗi nhãn thức (cakkhu viññāṇa), tiếp thâu (sampaṭicchana), thẩm tấn (santīraṇa), đoán định (voṭṭhabbana), đổng lực (javana) và na cảnh (tadārammaṇa) tương ứng sinh khởi. Tuy Chú giải đã đề cập rằng trong nhãn xúc (cakkhusamphassa) hộ trợ danh pháp (nāma dhamma) bị trợ tạo bởi nhãn xúc (cakkhusamphassa), nó chỉ hộ trợ trong lộ (samānavīthi) = cùng lộ (vīthi) = lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi), Chú giải cũng không bác bỏ – “Cakkhusamphassapaccayā vedanākkhandho atthi anupādinna anupādāniyo asaṃkili ha asaṃkilesiko avitakka avicāro” – nhãn xúc (cakkhusamphassa) hộ trợ khác (nānā) = khác lộ (vīthi) = lộ ý môn (manodvāra vīthi) tiếp tục lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh. Như việc hộ trợ của nhãn xúc (cakkhusamphassa) cho nhóm danh pháp (nāma dhamma) trong lộ (samānavīthi) = cùng lộ (vīthi) = lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi) là chắc chắn, Chú giải đã đề cập rằng nhãn xúc (cakkhusamphassa) hộ trợ nhóm danh pháp lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi nāma dhamma) (Mūla Tīka – quyển 2 – trang 30). Khảo sát qua những người tu thiền (yogi) thì được xác nhận rằng sự giải thích của Phụ chú giải trên là chính xác. Lưu ý rằng nó tương tự nhĩ xúc (sotasamphassa) hộ trợ lộ nhĩ môn (sotadvāra vīthi) và lộ ý môn (manodvāra vīthi) bắt cảnh thinh (saddārammaṇa) làm cảnh.

Ý XÚC (MANOSAMPHASSA): – Xúc (phassa) câu hành với hữu phần (bhavaṅga) gần với khai ý môn (manodvārāvajjana) hộ trợ cho khai ý môn (manodvārāvajjana) bằng sức mạnh của vô gián (anantara satti) là ý xúc (manosamphassa). Ý xúc (manosamphassa) này cũng hộ trợ để nhóm danh pháp lộ ý môn (manodvāra vīthi nāma dhamma), đó là khai ý môn (manodvārāvajjana) – đổng lực (javana) – [na cảnh (tadārammaṇa)] sinh khởi. Nếu đó là lộ an chỉ (appanā vīthi), ý xúc (manosamphassa) hộ trợ để khai ý môn (manodvārāvajjana) và đổng lực cận định (upācāra samādhi javana) – đổng lực an chỉ (appanā javana) sinh khởi. Cho nên, điều đó được trình bày rằng nhãn xúc (cakkhusamphassa), ý xúc hữu phần (bhavaṇga manosamphassa) và ý xúc tương ưng (sampayutta manosamphassa) hộ trợ nhóm danh pháp lộ ý môn (manodvāra vīthi nāma dhamma) bắt cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh được trình bày. Ở đổng lực thứ hai (javana) v.v…, các nhân ý xúc vô gián (anantara manosamphassa) được cộng vào.

Đến lúc ấy, quan sát theo chư pháp Nhân và Quả, sau khi thấy bằng tuệ duyên trợ giữa các Nhân và Quả ở nhãn xúc (cakkhusamphassa), ý xúc vô gián (anantara manosamphassa) và ý xúc tương ưng cùng sanh (sahajātasampayutta manosamphassa) hộ trợ cho danh uẩn (nāma khandha) thích hợp; cũng như trong việc hộ trợ bởi nhãn xúc (cakkhusamphassa), ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa), ý xúc vô gián (anantara manosamphassa) và ý xúc tương ưng cùng sanh (sahajātasampayutta manosamphassa) trong nhóm danh pháp ý môn (manodvārika nāma dhamma) tiếp tục bắt cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh.

Bây giờ, quan sát về chư pháp nhân và quả bằng phương pháp năm uẩn (khandha) ở mỗi sát-na tâm của các lộ nhãn môn (cakkhudvāra) – và lộ ý môn đổng lực bất thiện (manodvāra – akusala javana vīthi) bắt cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh sẽ được trình bày thêm.

Nhóm Bất Thiện (Akusala) – Hàng Cảnh Sắc (Rūpārammaṇa)

Trong các lộ nhãn môn (cakkhudvāra) và lộ ý môn bất thiện (manodvāra akusala vīthi) bắt cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh, quan sát về khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana), nhãn thức (cakkhu viññāṇa), tiếp thâu (sampaṭicchana), thẩm tấn (santīraṇa), đoán định (voṭṭhapana), na cảnh (tadārammaṇa), hữu phần (bhavaṅga), khai ý môn (manodvārāvajjana) v.v... thì giống với quan sát về các lộ đổng lực thiện (kusala javana vīthi). Vì có một chút khác biệt chỉ ở đổng lực (javana), nhóm tham tà kiến (lobha – diṭṭhi) (20 danh pháp – nāma dhamma) sẽ được trình bày làm ví dụ. Trong nhóm danh pháp đổng lực bất thiện (akusala javana nāma dhamma), như nhóm danh pháp đổng lực thiện (kusala javana nāma dhamma), không có các nhân quá khứ; chỉ có các nhân hiện tại.

Năm Uẩn Đổng Lực Nhóm Tham Tà Kiến (Lobha – Diṭṭhi Javana Khandha) Hàng Cảnh Sắc (Rūpārammaṇa)

1) 54 thứ sắc (rūpa) bao gồm ý vật (hadaya vatthu) nền tảng của đổng lực (javana) và cảnh sắc (rūpārammaṇa) là sắc uẩn (rūpakkhandha).

2) Thọ (vedanā) trong 20 danh pháp đổng lực nhóm tham tá kiến (lobha – diṭṭhi javana nāma dhamma) là thọ uẩn (vedanākkhandha).

3) Tưởng (saññā) trong 20 danh pháp đổng lực nhóm tham tà kiến (lobha – diṭṭhi javana nāma dhamma) là tưởng uẩn (saññākkhandha).

4) Tư (cetanā) trong 20 danh pháp đổng lực nhóm tham tà kiến (lobha – diṭṭhi javana nāma dhamma) là hành uẩn (saṅkhārakkhandha) (Cách thứ 1).

17 sở hữu tâm (cetasika) còn lại trong 20 danh pháp đổng lực nhóm tham tà kiến (lobha – diṭṭhi javana nāma dhamma) là hành uẩn (saṅkhārakkhandha) (Cách thứ 2).

5) Tâm, thức (viññāṇa) trong 20 danh pháp đổng lực nhóm tham tà kiến (lobha – diṭṭhi javana nāma dhamma) là thức uẩn (viññāṇakkhandha).

Quan sát theo sắc uẩn đổng lực (javana rūpakkhandha) dựa theo phương pháp sắc uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana rūpakkhandha).

Thọ Uẩn Đổng Lực Thứ Nhất Nhóm Tham Tà Kiến
(Lobha – Diṭṭhi Javana Vedanākkhandha)

(Lộ nhãn môn – Cakkhudvāra Vīthi)

Bốn nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là Quả.

2) Cảnh (= cảnh sắc (rūpārammaṇa)) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là Quả.

3) Xúc (phassa)

(i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc đổng lực thứ nhất (javana manosamphassa) [20 – thọ (vedanā)=19] là nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là Quả.

4) Phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra) (= đoán định – voṭṭhapana = 12) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là Quả.

(Nếu tác ý hay sự chú ý và quyết định của đoán định (voṭṭhapana) về cảnh sắc (rūpārammaṇa) thì là thường hay lạc hay ngã hay tịnh v.v..., thì – đó là phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra) – vì vậy đổng lực bất thiện (akusala javana) sẽ sinh khởi).

Thức Uẩn Đổng Lực Thứ Nhất Nhóm Tham Tà Kiến
(Lobha – Diṭṭhi Javana – Viññāṇakkhandha)

(Lộ nhãn môn – Cakkhudvāra Vīthi)

1) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, thức uẩn đổng lực thứ nhất (javana viññāṇakkhandha) là Quả.

2) Danh sắc (nāmarūpa) là Nhân, thức uẩn đổng lực thứ nhất (javana viññāṇakkhandha) là Quả.

3) Phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra) (= đoán định – voṭṭhapana = 12) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là Quả.

Danh (nāma) = 19 sở hữu tâm (cetasika) cùng sanh; Sắc (rūpa) = 54 thứ sắc (rūpa) bao gồm sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa); và cảnh sắc (rūpārammaṇa).

Thọ Uẩn Đổng Lực Thứ Hai Nhóm Tham Tà Kiến
(Lobha – Diṭṭhi Javana – Vedanākkhandha)

(Lộ Nhãn Môn – Cakkhudvāra Vīthi)

Bốn nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ hai (javana vedanākkhandha) là Quả.

2) Cảnh (= cảnh sắc (rūpārammaṇa)) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ hai (javana vedanākkhandha) là Quả.

3) Xúc (phassa)

(i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ hai (javana vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc đổng lực thứ nhất (javana manosamphassa) (20) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ hai (javana vedanākkhandha) là Quả.

(iii) Ý xúc đổng lực thứ hai (javana manosamphassa) (20 – thọ (vedanā)=19) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ hai (javana vedanākkhandha) là Quả.

4) Phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra) (= đoán định – voṭṭhapana = 12) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ hai (javana vedanākkhandha) là Quả.

Thức Uẩn Đổng Lực Thứ Hai Nhóm Tham Tà Kiến
(Lobha – Diṭṭhi Javana – Viññāṇakkhandha)

(Lộ Nhãn Môn – Cakkhudvāra Vīthi)

Ba nhân hiện tại:

1) Xúc (phassa)

(i) Nhãn xúc (cakkhusamphassa) (8) là Nhân, thức uẩn đổng lực thứ hai (javana viññāṇakkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc đổng lực thứ nhất (javana manosamphassa) (20) là Nhân, thức uẩn đổng lực thứ hai (javana viññāṇakkhandha) là Quả.

2) Danh sắc (nāma+rūpa) là Nhân, thức uẩn đổng lực thứ hai (javana viññāṇakkhandha) là Quả.

3) Phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra) (= đoán định – voṭṭhapana = 12) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ hai (javana vedanākkhandha) là Quả.

Danh (nāma) = 19 sở hữu tâm (cetasika) cùng sanh; Sắc (rūpa) = 54 thứ sắc (rūpa) bao gồm sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa); và cảnh sắc (rūpārammaṇa).

Lưu ý về những điều này

Bậc tu tiến có thể hiểu việc quan sát thấy rõ về các Nhân và Quả bằng phương pháp 5 uẩn (khandha) ở mỗi sát-na tâm trong những lộ đổng lực bất thiện (akusala javana vīthi) là lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi) và lộ ý môn (manodvāra vīthi) trong hàng cảnh sắc (rūpārammaṇa), liên kết duyên trợ dựa vào các phương pháp trên. Nếu người tu thiền (yogi) hiểu việc nói quan sát cả hai lộ đổng lực thiện (kusala javana vīthi) và lộ đổng lực bất thiện (akusala javana vīthi) trong hàng cảnh sắc (rūpārammaṇa) thì vị ấy có thể chuyển đến quan sát hàng khác như hàng cảnh thinh (saddārammaṇa). Nó được thừa nhận rằng, người tu thiền sẽ có khả năng hiểu việc tăng và giảm về số lượng sở hữu tâm (cetasika) theo số sở hữu tâm (cetasika) cùng sanh. Lưu ý rằng theo số sở hữu tâm (cetasika) cùng sanh ở mỗi sát-na tâm, có sự thay đổi trong hành uẩn (saṅkhārakkhandha) và ý xúc đồng sanh (sahajāta manosamphassa). Nếu người tu thiền chỉ có một ít sự am hiểu cơ bản về Abhidhamma hay không có học Abhidhamma trước, thì sự trợ giúp của một người thầy là cần thiết. Cho nên, một số khác biệt sẽ được trình bày.

Những thay đổi

2) Trong hàng cảnh thinh (saddārammaṇa): về phần Cảnh, đổi thành cảnh thinh (saddārammaṇa) trong chỗ cảnh sắc (rūpārammaṇa); và về phần nhãn xúc (cakkhusamphassa) đổi thành nhĩ xúc (sotasamphassa).

3) Trong hàng cảnh khí (gandhārammaṇa): ở Cảnh, đổi thành cảnh khí (gandhārammaṇa); và ở xúc (phassa) đổi thành tỷ xúc (ghānasamphassa).

4) Trong hàng cảnh vị (rasārammaṇa): ở Cảnh, đổi thành cảnh vị (rasārammaṇa); và ở xúc (phassa) đổi thành thiệt xúc (jivhāsamphassa).

5) Trong hàng cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa): ở Cảnh, đổi thành cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa); và ở xúc (phassa) đổi thành thân xúc (kāyasamphassa).

Thọ Uẩn Khai Ngũ Môn
(Pañcadvārāvajjana Vedanākkhandha)
Hàng Cảnh Thinh (Saddārammaṇa)

Ba nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, thọ uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana vedanākkhandha) là Quả.

2) Cảnh (= saddārammaṇa) là Nhân, thọ uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana vedanākkhandha) là Quả.

3) Xúc (phassa)

(i) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (34) là Nhân, thọ uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana manosamphassa) (11 – thọ (vedanā)=10) là Nhân, thọ uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana vedanākkhandha) là Quả.

Đến mức này, người tu thiền (yogi) có thể hiểu về những danh uẩn (nāma khandha) còn lại. Chỉ một hay hai uẩn (khandha) ở một số sát-na tâm sẽ được trình bày thêm để cho biết phương pháp. Tuy nhiên, vào lúc thiền nó được quan sát cả 5 uẩn (khandha) ở mỗi sát-na tâm một cách đầy đủ.

Thọ Uẩn Nhĩ thức (Sotaviññāṇa Vedanākkhandha)
Hàng Cảnh Thinh (Saddārammaṇa)

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn nhĩ thức (sotaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

2) Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn nhĩ thức (sotaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, thọ uẩn nhĩ thức (sotaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn nhĩ thức (sotaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) sức mạnh của kamma = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn nhĩ thức (sotaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

Năm nhân hiện tại:

6) Vật (vatthu) = nhĩ vật (sotavatthu) (= 54) là Nhân, thọ uẩn nhĩ thức (sotaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

7) Cảnh (= cảnh thinh – saddārammaṇa) là Nhân, thọ uẩn nhĩ thức (sotaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

8) Xúc (phassa)

Nhĩ xúc (sotasamphassa) (= 8 – thọ (vedanā) = 7) là Nhân, thọ uẩn nhĩ thức (sotaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

9) Khoảng không (ākāsa) là Nhân, thọ uẩn nhĩ thức (sotaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

10) Chú ý/ tác ý (manasikāra) = khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana) = 11 là nhân, thọ uẩn nhĩ thức (sotaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

{KHOẢNG KHÔNG (ĀKĀSA): Phải có khoảng không (ākāsa) = khoảng không giữa nhĩ thanh triệt (sota pasāda) và cảnh thinh (saddārammaṇa). Chỉ khi hư không giới (ākāsa dhātu) đó được dựa vào thì nhĩ thức (sotaviññāṇa) có thể sanh. Ngoài hư không giới (ākāsa dhātu) ấy thì nhĩ thức (sotaviññāṇa) không thể sanh. Điều đó chính xác rằng lúc tai của người nào đó bị ngăn hay được ngăn, nhĩ thức (sotaviññāṇa) không thể sanh. Cho nên, hư không giới (ākāsa dhātu) cũng là một trong những nhân cho sự sinh khởi của nhóm danh pháp nhĩ thức (sotaviññāṇa nāma dhamma). (Chú giải Abhidhamma – quyển 2 – trang 322 phiên bản Burmese)}.

Hành Uẩn Tiếp Thâu (Sampaṭicchana Saṅkhārakkhandha)
Hàng Cảnh Thinh (Saddārammaṇa) (Cách thứ 2)

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, hành uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana saṅkhārakkhandha) là Quả.

2) Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, hành uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana saṅkhārakkhandha) là Quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, hành uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana saṅkhārakkhandha) là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, hành uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana saṅkhārakkhandha) là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) sức mạnh của kamma = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, hành uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana saṅkhārakkhandha) là Quả.

Ba nhân hiện tại:

6) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, hành uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana saṅkhārakkhandha) là Quả.

7) Cảnh (= cảnh thinh (saddārammaṇa)) là Nhân, hành uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana saṅkhārakkhandha) là Quả.

8) Xúc (phassa)

(i) Nhĩ xúc (sotasamphassa) (8) là Nhân, hành uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana saṅkhārakkhandha) là Quả.

(ii) Ba danh uẩn (nāma khandha) còn lại là nhân, hành uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana saṅkhārakkhandha) là Quả.

Thức Uẩn Tiếp Thâu (Sampaṭicchana Viññāṇakkhandha)
Hàng Cảnh Thinh (Saddārammaṇa)

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, thức uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana viññāṇakkhandha) là Quả.

2) Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, thức uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana viññāṇakkhandha) là Quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, thức uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana viññāṇakkhandha) là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thức uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana viññāṇakkhandha) là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) sức mạnh của kamma = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thức uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana viññāṇakkhandha) là Quả.

Hai nhân hiện tại:

6) Xúc (phassa) = Nhĩ xúc (sotasamphassa) (8) là Nhân, thức uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana viññāṇakkhandha) là Quả.

7) Danh sắc (nāma+rūpa) là Nhân, thức uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana viññāṇakkhandha) là Quả.

Danh (nāma) = 10 sở hữu tâm (cetasika) cùng sanh;

Sắc (rūpa) = ý vật (hadaya vatthu) cùng với 54 thứ sắc (rūpa) và cảnh thinh (saddārammanā).

Thọ Uẩn Thẩm Tấn (Santīraṇa Vedanākkhandha)
Hàng Cảnh Thinh (Saddārammaṇa)

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

2) Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) sức mạnh của kamma = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

Ba nhân hiện tại:

6) Vật (vatthu) = ý vật (hadayavatthu) (= 54) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

7) Cảnh (= cảnh sắc (rūpārammaṇa)) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

8) Xúc (phassa)

(i) Nhĩ xúc (sotasamphassa) (= 8) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc tiếp thâu (sampaṭicchana manosamphassa) (11) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

(iii) Ý xúc thẩm tấn (santīraṇa manosamphassa) (= 12 – thọ (vedanā) = 11) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

(Phần trên được trình bày chỉ là ví dụ để bậc tu tiến có thể hiểu. Đến mức độ này được cho rằng người tu thiền có thể hiểu quan sát hàng cảnh thinh (saddārammaṇa). Quan sát về các Nhân và Quả ở những sát-na tâm của hàng cảnh khí (gandhārammaṇa) bằng phương pháp 5 uẩn (khandha), liên kết duyên trợ, sẽ được trình bày thêm như sau).

Thọ Uẩn Khai Ngũ Môn
(Pañcadvārāvajjana Vedanākkhandha)
Hàng Cảnh Khí (Gandhārammaṇa)

Ba nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, thọ uẩn khai ngũ môn là quả (pañcadvārāvajjana vedanākkhandha) là Quả.

2) Cảnh (= cảnh khí gandhārammaṇa) là Nhân, thọ uẩn khai ngũ môn là quả (pañcadvārāvajjana vedanākkhandha) là Quả.

3) Xúc (phassa)

(i) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (= 34) là Nhân, thọ uẩn khai ngũ môn là quả (pañcadvārāvajjana vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana manosamphassa) [11 – thọ (vedanā)=10] là nhân, thọ uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana vedanākkhandha) là Quả.

Thọ Uẩn Tỷ Thức (Ghānaviññāṇa Vedanākkhandha)

Hàng Cảnh Khí (Gandhārammaṇa)

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn tỷ thức (ghānaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

2) Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn tỷ thức (ghānaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, thọ uẩn tỷ thức (ghānaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn tỷ thức (ghānaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) sức mạnh của kamma = Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn tỷ thức (ghānaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

Năm nhân hiện tại:

6) Vật (vatthu) = tỷ vật (ghānavatthu) (= 54) là Nhân, thọ uẩn tỷ thức (ghānaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

7) Cảnh (= cảnh thinh (saddārammaṇa)) là Nhân, thọ uẩn tỷ thức (ghānaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

8) Xúc (phassa)

Tỷ xúc (ghānasamphassa) (= 8 – thọ (vedanā)=7) là Nhân, thọ uẩn tỷ thức (ghānaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

9) Phong giới (vāyodhātu) là Nhân, thọ uẩn tỷ thức (ghānaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

10) Tác ý (manasikāra) = khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana) = 11 là Nhân, thọ uẩn tỷ thức (ghānaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

{PHONG GIỚI (VĀYO – DHĀTU): Chỉ khi nào gió = phong giới (vāyo dhātu) – mang mùi (cảnh khí (gandhārammaṇa)) vào trong lỗ mũi nơi tỷ thanh triệt tồn tại – đi vào, thì tỷ thức (ghānaviññāṇa) cùng với nhóm danh pháp (nāma dhamma) biết và bắt làm cảnh khí/ mùi (gandhārammaṇa) có thể sanh. Nếu gió = phong giới (vāyo dhātu) mang cảnh khí/ mùi (gandhārammaṇa) không tồn tại thì nhóm danh pháp tỷ thức (ghānaviññāṇa nāma dhamma) cùng với chư pháp tương ưng (sampayutta dhamma) không thể sanh. Cho nên, phong giới (vāyo dhātu) là nhân}.

Thọ Uẩn Tiếp Thâu (Sampaṭicchana Vedanākkhandha)

Hàng Cảnh Khí (Gandhārammaṇa)

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

2) Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) sức mạnh của kamma = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

Ba nhân hiện tại:

6) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

7) Cảnh (= cảnh khí (gandhārammaṇa)) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

8) Xúc (phassa)

(i) Tỷ xúc (ghānasamphassa) (8) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc tiếp thâu (sampaṭicchana manosamphassa) (= 11 – thọ (vedanā) = 10) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

Thọ Uẩn Thẩm Tấn (Santīraṇa Vedanākkhandha)

Hàng Cảnh Khí (Gandhārammaṇa)

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

2) Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) sức mạnh của kamma = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

Ba nhân hiện tại:

6) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

7) Cảnh (= cảnh khí (gandhārammaṇa)) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

8) Xúc (phassa)

(i) Tỷ xúc (ghānasamphassa) (= 8) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc tiếp thâu (sampaṭicchana manosamphassa) (11) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

(iii) Ý xúc thẩm tấn (santīraṇa manosamphassa) (= 12 – thọ (vedanā) = 11) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG: Liên quan đến nhân danh sắc (nāma+rūpa) giữa các nhân hiện tại của thức uẩn (viññāṇakkhandha) ở tỷ thức (ghānaviññāṇa), tiếp thâu (sampaṭicchana), thẩm tấn (santīraṇa) v.v..., lấy những sở hữu tâm (cetasika) câu hành mà đồng sanh với tâm, thức uẩn (viññāṇakkhandha) ở một sát-na tâm là danh pháp (nāma); và lấy sắc vật (vatthu rūpa) và cảnh khí (gandhārammaṇa) là sắc pháp (rūpa). Ở các hàng khác còn lại, lấy những sở hữu tâm (cetasika), vật (vatthu) và cảnh (là danh sắc (nāma+rūpa)) theo thứ tự phù hợp.

Thọ Uẩn Khai Ngũ Môn
(Pañcadvārāvajjana Vedanākkhandha)
Hàng Cảnh Vị (Rasārammaṇa)

Ba nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, thọ uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana vedanākkhandha) là Quả.

2) Cảnh (= cảnh vị (rasārammaṇa)) là Nhân, thọ uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana vedanākkhandha) là Quả.

3) Xúc (phassa)

(i) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (= 34) là Nhân, thọ uẩn khai ngũ môn (pañcadvārā-vajjana vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana manosamphassa) (11 – thọ (vedanā)=10) là nhân, thọ uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana vedanākkhandha) là Quả.

Thọ Uẩn Thiệt Thức (Jivhāviññāṇa Vedanākkhandha)
Hàng Cảnh Vị (Rasārammaṇa)

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn thiệt thức (jivhāviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

2) Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn thiệt thức (jivhāviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, thọ uẩn thiệt thức (jivhāviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn thiệt thức (jivhāviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) sức mạnh của kamma = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn thiệt thức (jivhāviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

Năm nhân hiện tại:

6) Vật (vatthu) = sắc thiệt vật (jivhāvatthu rūpa) (= 54) là Nhân, thọ uẩn thiệt thức (jivhāviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

7) Cảnh (= cảnh vị (rasārammaṇa)) là Nhân, thọ uẩn thiệt thức (jivhāviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

8) Xúc (phassa) = thiệt xúc (jivhāsamphassa) (= 8 – Vedanā=7) là Nhân, thọ uẩn thiệt thức (jivhāviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

9) Thủy giới (āpodhātu) là Nhân, thọ uẩn thiệt thức (jivhāviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

10) Tác ý (manasikāra) = khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana) = 11 là nhân, thọ uẩn thiệt thức (jivhāviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

THỦY GIỚI (ĀPO – DHĀTU): thiệt thức (jivhāviññāṇa) và nhóm pháp tương ưng (sampayutta dhamma) có thể sanh chỉ khi có thủy giới (āpodhātu), nước làm ướt lưỡi. Chúng không thể sanh mà không có thủy giới (āpodhātu), nước. Dẫu cho bạn đặt vật thực khô trên lưỡi của người có lưỡi khô, thiệt thức (jivhāviññāṇa) không thể sanh. (Chú giải Abhidhamma – quyển 1 – trang 322 phiên bản Burmese). Giữa các nhân hiện tại của thức uẩn (viññāṇakkhandha) ở thiệt thức (jivhāviññāṇa), lấy các sở hữu tâm (cetasika) đồng sanh thích hợp là danh pháp (nāma); và lấy sắc vật (vatthu rūpa) thích hợp và cảnh vị (rasārammaṇa) là sắc pháp (rūpa).

Thọ Uẩn Tiếp Thâu (Sampaṭicchana Vedanākkhandha)
Hàng Cảnh Vị (Rasārammaṇa)

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

2) Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) là sức mạnh của kamma = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

Ba nhân hiện tại:

6) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

7) Cảnh (= cảnh vị (rasārammaṇa)) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

8) Xúc (phassa)

(i) Thiệt xúc (jivhāsamphassa) (= 8) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc tiếp thâu (sampaṭicchana manosamphassa) (= 11 – thọ (vedanā) = 10) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

Thọ Uẩn Thẩm Tấn (Santīraṇa Vedanākkhandha)
Hàng Cảnh Vị (Rasārammaṇa)

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

2) Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) sức mạnh của kamma = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

Ba nhân hiện tại:

6) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

7) Cảnh (= cảnh vị (rasārammaṇa)) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

8) Xúc (phassa)

(i) Thiệt xúc (jivhāsamphassa) (= 8) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc tiếp thâu (sampaṭicchana manosamphassa) (11) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

(iii) Ý xúc thẩm tấn (santīraṇa manosamphassa) (=12 – thọ (vedanā) = 11) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

Thọ Uẩn Khai Ngũ Môn
(Pañcadvārāvajjana Vedanākkhandha)
Hàng Cảnh Xúc (Phoṭṭhabbārammaṇa)

Ba nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, thọ uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana vedanākkhandha) là Quả.

2) Cảnh (= cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa)) là Nhân, thọ uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana vedanākkhandha) là Quả.

3) Xúc (phassa)

(i Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (= 34) là Nhân, thọ uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana manosamphassa) (11 – thọ (vedanā) = 10) là Nhân, thọ uẩn khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana vedanākkhandha) là Quả.

Thọ Uẩn Thân Thức (Kāyaviññāṇa vedanākkhandha)
Hàng Cảnh Xúc (phoṭṭhabbārammaṇa)

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn thân thức (kāyaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

2 Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn thân thức (kāyaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, thọ uẩn thân thức (kāyaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn thân thức (kāyaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) sức mạnh của Kamma = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn thân thức (kāyaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

Năm nhân hiện tại:

6) Vật (vatthu) = sắc thân vật (kāyavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, thọ uẩn thân thức (kāyaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

7) Cảnh (= cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa)) là Nhân, thọ uẩn thân thức (kāyaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

8) Xúc (phassa) – thân xúc (kāyasamphassa) (= 8 – thọ (vedanā) = 7) là Nhân, thọ uẩn thân thức (kāyaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

9) Địa giới (pathavīdhātu) là Nhân, thọ uẩn thân thức (kāyaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

10) Tác ý (manasikāra) = khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana) = 11 là Nhân, thọ uẩn thân thức (kāyaviññāṇa vedanākkhandha) là Quả.

{ĐỊA GIỚI (PATHAVĪ – DHĀTU): Khi cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa) dội vào thân thanh triệt (kāya pasāda) = thân giới thanh triệt, nó không chỉ dội vào thân thanh triệt (kāya pasāda) mà còn dội vào các đại giới trong cùng bọn (kalāpa) đó là y chỉ duyên (nissaya), của thân thanh triệt (kāyapasāda). Ngoài những đại giới này trong cùng bọn (kalāpa), địa giới (pathavī – dhātu) là nhân chánh của thân thanh triệt (kāya pasāda). Thân thức (kāyaviññāṇa) chỉ có thể sanh khi nó được nương vào địa giới (pathavī dhātu) là nhân cơ bản thật của thân thanh triệt (kāya pasāda). Nó không thể sanh ngoài địa giới (pathavī dhātu). Quả thật là vì cảnh các đại giới ngoại phần (= địa – pathavī, hỏa – tejo, phong – vāyo) dội vào thân thanh triệt (kāya pasāda) nội phần, các đại giới của cùng bọn (kalāpa) – tức là nền tảng, là các duyên của thân thanh triệt (kāyapasāda) – cũng bị dội vào. Cho nên, địa giới (pathavī dhātu) là một trong các nhân cho sự sanh của thân thức (kāyaviññāṇa) (Chú giải Abhidhamma – quyển 1 – trang 322).}

Giữa các nhân hiện tại của thức uẩn (viññāṇakkhandha) trong nhân danh sắc (nāmarūpa), lấy các sở hữu tâm (cetasika) đồng sanh thích hợp là danh (nāma) và lấy 44 thứ sắc pháp (rūpa dhamma) cùng với sắc thân vật (kāya vatthu rūpa) và cảnh sắc (rūpa), là địa (pathavī), hỏa (tejo) và phong (vāyo) gọi là cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa), là sắc (rūpa).

Thọ Uẩn Tiếp Thâu (Sampaṭicchana Vedanākkhandha)
Hàng Cảnh Xúc (Phoṭṭhabbārammaṇa)

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

2) Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) sức mạnh của kamma = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

Ba nhân hiện tại:

6) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

7) Cảnh (= cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa)) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

8) Xúc (phassa)

(i) Thân xúc (kāyasamphassa) (= 8) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc tiếp thâu (sampaṭicchana manosamphassa) (= 11 – thọ (vedanā) = 10) là Nhân, thọ uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana vedanākkhandha) là Quả.

Thọ Uẩn Thẩm Tấn (Santīraṇa Vedanākkhandha)
Hàng Cảnh Xúc (Phoṭṭhabbārammaṇa)

Năm nhân quá khứ:

1) Vô minh (avijjā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

2) Ái (taṇhā) (= 20) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

3) Thủ (upādāna) (= 20) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

4) Hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

5) Nghiệp lực (kamma satti) sức mạnh của kamma = hành (saṅkhāra) (34) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

Ba nhân hiện tại:

6) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

7) Cảnh (= cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa)) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

8) Xúc (phassa)

(i) Thân xúc (kāyasamphassa) (= 8) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc tiếp thâu (sampaṭicchana manosamphassa) (11) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

(iii) Ý xúc thẩm tấn (santīraṇa manosamphassa) (=12 – thọ (vedanā) = 11) là Nhân, thọ uẩn thẩm tấn (santīraṇa vedanākkhandha) là Quả.

Hàng Cảnh Pháp (Dhammārammaṇa)
Lộ Đổng Lực Thiện (Kusala Javana Vīthi)

(Cảnh = Nhãn Giới Thanh Triệt)

Thọ Uẩn Đổng Lực Thứ Nhất (Javana – Vedanākkhandha)
Lộ Ý Môn (Manodvāra Vīthi)

Bốn nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là Quả.

2) Cảnh (= nhãn giới thanh triệt làm cảnh) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là Quả.

3) Xúc (phassa)

(i) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (34) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là Quả.

(iii) Ý xúc đổng lực thứ nhất (javana manosamphassa) (34 – thọ (vedanā)= 33) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là Quả.

4) Như lý tác ý (yoniso manasikāra) (= khai ý môn (manodvārāvajjana) = 12) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là Quả.

Thọ Uẩn Đổng Lực Thứ Hai (JavanaVedanākkhandha)

Bốn nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ hai (javana vedanākkhandha) là Quả.

2) Cảnh (=nhãn giới thanh triệt làm cảnh) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ hai (javana vedanākkhandha) là Quả.

3) Xúc (phassa)

(i) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (34) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ hai (javana vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc đổng lực thứ nhất (javana manosamphassa) (= 34) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ hai (javana vedanākkhandha) là Quả.

(iii) Ý xúc đổng lực thứ hai (javana manosamphassa) (= 34 – thọ (vedanā)= 33) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ hai (javana vedanākkhandha) là Quả.

4) Như lý tác ý (yoniso manasikāra) (= đoán định – voṭṭhapana = 12) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ hai (javana vedanākkhandha) là Quả.

Hàng Cảnh Pháp (Dhammārammaṇa)
Lộ Nhập Thiền (Jhāna Samāpatti Vīthi) Thứ Nhất

Tợ tướng hơi thở (ānāpāna paṭibhāganimitta) làm cảnh

Thọ Uẩn Đổng Lực Thứ Nhất (JavanaVedanākkhandha)

Bốn nhân hiện tại:

1) Vật (vatthu) = sắc ý vật (hadayavatthu rūpa) (= 54) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là Quả.

2) Cảnh [= tợ tướng hơi thở (ānāpāna paṭibhāganimitta) làm cảnh] là nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là Quả.

3) Xúc (phassa)

(i) Ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) (34) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là Quả.

(ii) Ý xúc đổng lực thứ nhất (javana manosamphassa) (34 – thọ (vedanā)= 33) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là Quả.

4) Như lý tác ý (yoniso manasikāra) (= Khai ý môn – manodvārāvajjana = 12) là Nhân, thọ uẩn đổng lực thứ nhất (javana vedanākkhandha) là Quả.

Sự khác biệt duy nhất ở đổng lực thứ hai (javana) và v.v... là có một nhân nữa, đó là nhân vô gián (anantara) đó là danh pháp (nāma dhamma) trước như danh pháp đổng lực thức nhất (javana nāma dhamma) trợ cho danh pháp đổng lực thứ hai (javana) v.v...

Trong nhân danh sắc (nāmarūpa) của thức uẩn đổng lực lộ nhập thiền (jhāna samāpatti vīthi javana viññāṇakkhandha) này chỉ lấy 54 thứ sắc (rūpa) bao gồm ý vật (hadaya vatthu) là sắc vật (vatthu rūpa) là sắc pháp (rūpa); cảnh, là tợ tướng hơi thở (ānāpāna paṭibhāganimitta), là một cảnh chế định (paññatti). Trong việc quán chư pháp nhân và quả trong danh pháp thiền (jhāna nāma dhamma) lấy một tướng chỉ tịnh (samatha nimitta) làm cảnh như tợ tướng bộ xương (paṭibhāganimitta) hay tợ tướng biến xứ (kasiṇa paṭibhāganimitta) trắng, sau khi liên kết duyên trợ bằng tuệ, trong nhân Cảnh chuyển sang cảnh nhóm danh pháp thiền (jhāna nāma dhamma) mà bậc tu tiến đang quan sát. Ví dụ, chuyển sang tợ tướng biến xứ (kasiṇa paṭibhāganimitta) trắng làm cảnh. Vì có 34 danh pháp (nāma dhamma) trong thiền thứ nhất (jhāna); 32 trong thiền thứ hai (jhāna); 31 trong thiền thứ ba (jhāna); và 31 trong thiền thứ tư (jhāna) theo thứ tự, trong nhân ý xúc đổng lực (javana manosamphassa), giảm số lượng sở hữu tâm (cetasika) phù hợp với thiền. Na cảnh (tadārammaṇa) không sanh sau đổng lực an chỉ (appanā javana) = đổng lực thiền (jhāna javana).

Hàng Cảnh Pháp (Dhammārammaṇa)
Sắc Pháp (Rūpa Dhamma) Làm Cảnh

Trong số chư pháp sắc (rūpa dhamma) là phần của hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa) mà là sắc thanh triệt (pasāda rūpa) = 5 sắc thanh triệt (pasāda rūpa) và 16 sắc tế (sukhuma rūpa), khi người tu thiền (yogi) lấy bất cứ sắc nào trong những sắc (rūpa) ấy làm cảnh, nếu có như lý tác ý (yoniso manasikāra) thì đổng lực thiện (kusala javana) sẽ sanh; nếu có phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra) thì đổng lực bất thiện (akusala javana) sẽ sanh theo sự thích hợp. Nếu chú ý đến nó như sắc pháp (rūpa dhamma) hay vô thường (anicca) hay khổ (dukkha) hay vô ngã (anatta) hay bất tịnh (asubha) hay nhãn giới thanh triệt v.v... thì đó là như lý tác ý (yoniso manasikāra). Về sự sanh của phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra), tham khảo trong danh nghiệp xứ (nāma kammaṭṭhāna). Sự sanh của 10 pháp triền (saṃyojana) đã được giải thích. Các nhân còn lại thì giống nhau (như trên). Đến mức này đủ để hiểu sự liên kết của các nhân và quả ở lộ đổng lực bất thiện (akusala javana vīthi). Nếu na cảnh (tadārammaṇa) sanh thì quan sát nó dựa trên việc quan sát thấy rõ na cảnh (tadārammaṇa) đã đề cập trước.

Phần Mong Mỏi

Đã nhóm thành 5 uẩn (khandha), quan sát chư pháp Nhân và Quả ở mỗi sát-na tâm của lộ đổng lực thiện (kusala javana vīthi) và lộ đổng lực bất thiện (akusala javana vīthi) trong tất cả 6 hàng đó là hàng cảnh sắc (rūpārammaṇa), hàng cảnh thinh (saddārammaṇa), hàng cảnh khí (gandhārammaṇa), hàng cảnh vị (rasārammaṇa), hàng cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa) và hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa) bằng phương pháp 5 uẩn (khandha), sau khi đã liên kết duyên trợ. Trong việc quan sát thấy rõ như vậy, nó được đề cập trong Visuddhimagga rằng – Vipassakena pana kammantarañca vipākantarañca ekadesato jānitabbaṃ (Vism. – Ch.XIX – 17) – bậc tu tiến phải quan sát thêm để thấy rõ một số nghiệp (kamma) và những quả của nghiệp.

Không phải mỗi thức quả bình nhật (pavatti vipāka viññāṇa) [đó là ngũ thức (pañcaviññāṇa), tiếp thâu (sampaṭicchana), thẩm tấn (santīraṇa) và na cảnh (tadārammaṇa)] tồn tại trong 6 loại lộ (vīthi) như lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi) bị trợ sanh bởi cùng nghiệp (kamma) mà trợ cho tái tục – hữu phần – thức quả tử (paṭisandhi – bhavaṅga – cuti vipāka viññāṇa). Chỉ một số thức quả bình nhật (pavatti vipāka viññāṇa) bị trợ bởi nghiệp (kamma) trợ cho cho tái tục – hữu phần – pháp quả tử (paṭisandhi – bhavaṅga – cuti vipāka dhamma). Cũng có một số thức quả bình nhật (pavatti vipāka viññāṇa) khác không bị trợ bởi nghiệp (kamma) ấy. Tham khảo 12 quả (vipāka) của đức Phật (Buddha). Cho nên, người tu thiền quan sát kỹ 5 uẩn (khandha) quá khứ. Trong việc quan sát thấy rõ như vậy, nếu người tu thiền tình cờ quan sát một số nghiệp thiện (kusala kamma) và một số nghiệp bất thiện (akusala kamma), thì vị ấy cũng quan sát những quả thiện và quả bất thiện xảy ra trong đời sống bình nhật (pavatti) ở kiếp sống hiện tại, liên kết duyên trợ.

Ngoại Phần Và Hướng Về
Liên Tiếp Quá Khứ & Liên Tiếp Vị Lai

Sau khi đã liên kết duyên trợ và đã quan sát chư pháp nhân và quả trong tất cả sáu hàng, như đã đề cập trên, giữa 5 nhân quá khứ và các quả hiện tại, kế đến quan sát pháp ngoại phần (bahiddha) theo cùng cách dựa trên các phương pháp đó. Tuy nhiên, vì chúng giống pháp ngoại phần, quan sát chúng tất cả.

Nếu thành công, thì hướng tâm đến liên tiếp quá khứ, quan sát theo chư pháp nhân và quả như các nhân của kiếp sống quá khứ thứ hai và các quả của kiếp sống quá khứ thứ nhất; các nhân của kiếp sống quá khứ thứ ba và các quả của kiếp sống quá khứ thứ hai v.v... Tương tự quan sát các nhân hiện tại và các quả vị lai, sau khi đã kết nối duyên trợ. Hướng tuệ quán đến liên tiếp vị lai cho đến vị lai cuối quan sát chư pháp nhân và quả xa nhất có thể. Quan sát pháp ngoại phần tương tự như trong việc quan sát thấy rõ chư pháp nhân và quả nội phần theo ba thời quá khứ – hiện tại – vị lai.

Các Nhân Hạnh (Caraṇa) Và Nhân Minh (Vijja)

Trong việc quan sát thấy rõ như vậy, quan sát bằng tuệ nhấn mạnh về các nhân Hạnh (Caraṇa) và các nhân Minh (Vijja) đã hoàn thành và tròn đủ trong các kiếp sống quá khứ với nguyện vọng đạt được Nibbāna như là:

1) Xả thí (dāna), giữ giới (sīla) và tu tập pháp chỉ tịnh (samatha) đó là các nhân hạnh (caraṇa),

2) (i) đã từng quan sát 4 đại giới,

(ii) đã từng quan sát sắc pháp (rūpa dhamma) cho đến khi đạt thực tính siêu lý,

(iii) đã từng quan sát danh pháp (nāma dhamma) cho đến khi đạt thực tính siêu lý,

(iv) đã từng quan sát sắc và danh (rūpa – nāma) cho đến khi đạt thực tính siêu lý,

(v) đã từng quan sát chư pháp nhân và quả,

(vi) đã từng quan sát (vipassanā) về ba tướng của sắc (rūpa) – danh (nāma) – các nhân – các quả từng là một số nhân minh (vijja).

Cũng quan sát bằng tuệ rằng các nhân hạnh (caraṇa) và các nhân minh (vijja) đó đang hộ trợ liên tiếp bằng sức mạnh hộ trợ (upatthambhaka satti) và sức mạnh sản sanh (janaka satti).

Nhân Vô Gián (Anantara) Của Hữu Phần (Bhavaṅga)

Tâm đang sanh là nhân của kiếp sống để cho tiến trình danh pháp liên tục không gián đoạn trong một kiếp sống được gọi là hộ kiếp/ hữu phần (bhavaṅga). Điều này đã được giải thích trước rằng hữu phần (bhavaṅga) bị trợ tạo bởi các nhân phù hợp như vô minh (avijjā), ái (taṇhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma), vật (vatthu), cảnh (ārammaṇa), xúc (phassa) v.v... Vì hữu phần (bhavaṅga) là tâm mà hầu như xảy ra suốt cả kiếp sống, có thể có nhiều loại nhân vô gián (anantara) ở hữu phần (bhavaṅga). Điểm thiết yếu để lưu ý là sát-na tâm mà gần với tâm hữu phần (bhavaṅga citta) nhất mà bậc tu tiến đang quan sát là nhân vô gián (anantara); nói cách khác, sát-na tâm trước tâm hữu phần (bhavaṅga) đó không xen hở là nhân vô gián (anantara) của hữu phần (bhavaṅga) đó. Cho nên:

1) Tái tục (paṭisandhi) hộ trợ hữu phần thứ nhất (bhavaṅga) bằng sức mạnh của vô gián duyên (anantara paccayasatti),

2) Hữu phần thứ nhất (bhavaṅga) hộ trợ hữu phần thứ hai (bhavaṅga) bằng sức mạnh của vô gián duyên (anantara paccayasatti),

3) Hữu phần (bhavaṅga) trước hộ trợ hữu phần (bhavaṅga) sau bằng sức mạnh của vô gián duyên (anantara paccayasatti),

4) Nếu hữu phần (bhavaṅga) sanh sau đoán định (voṭṭhapana), thì đoán định (voṭṭhapana) hộ trợ hữu phần (bhavaṅga) đó bằng sức mạnh của vô gián duyên (anantara paccayasatti),

5) Nếu hữu phần (bhavaṅga) sanh sau đổng lực (javana), thì đổng lực (javana) cuối hộ trợ hữu phần (bhavaṅga) đó bằng sức mạnh của vô gián duyên (anantara paccayasatti),

6) Nếu hữu phần (bhavaṅga) sanh sau na cảnh (tadārammaṇa), thì na cảnh thứ hai (tadārammaṇa) hộ trợ hữu phần (bhavaṅga) đó bằng sức mạnh của vô gián duyên (anantara paccayasatti),

Sau hữu phần (bhavaṅga) nếu hữu phần (bhavaṅga) sanh nữa, thì hữu phần (bhavaṅga) trước hộ trợ hữu phần (bhavaṅga) sau bằng sức mạnh của vô gián duyên (anantara paccayasatti),

Đạt Được Ý Nghĩa Đạt Tri (Ñāta-pariññā)

So idaṃ nāmarūpaṃ na ahetu na appaccayā nibbattam, sahetu sappaccayā nibbattam. Ko panassa

hetu, ko pana paccayoti upaparikkhanto Avijjāpaccayā taṇhā paccayā kammapaccayā āhārapaccayā cāti tassa paccayaṃ vavatthapetvā atītepi paccayā ceva paccayasamuppannadhammā ca, anāgatepi etarahipi paccayā ceva paccayasamuppannadhammā ca, tato uddhaṃ satto vā puggalo vā natthi, suddhasaṅkhārapuñjā evāti tīsu addhāsu kaṅkhaṃ viharati. Ayaṃ pana vipassanāsaṅkhāra – sallakkhaṇā ñātapariññā nāma.

(Chú giải Abhidhamma – quyển 2 – 241, 242 phiên bản Burmese)

Đối với người tu thiền (yogi), người đã quan sát sắc pháp (rūpa) và danh pháp (nāma), tức là 5 uẩn (khandha) trong cả 6 hàng hoàn toàn theo môn xứ (āyatana dvāra), nếu vị ấy thẩm tra và niệm theo: “Những danh sắc (nāmarūpa) này không sanh ngoài nhân (hetu) nhân = nhân trợ sanh (janaka) trợ sanh trực tiếp và không ngoài nhân ủng hộ (upatthambhaka) = duyên (paccaya) nhân ủng hộ. Chúng chỉ sanh do nhân (hetu) nhân = nhân trợ sanh (janaka) trợ trực tiếp và do nhân ủng hộ (upatthambhaka) = duyên (paccaya) nhân ủng hộ. Nhân (hetu) nhân và duyên (paccaya) nhân của danh sắc (nāmarūpa) là chi?”, rồi vị ấy thấy rõ bằng tuệ: “Chúng sinh khởi do các nhân như vô minh (avijjā), ái (taṇhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma), vật thực (āhāra) v.v...”. Đã phân biệt các nhân của những danh sắc (nāmarūpa) (như do sự sanh của vô minh (avijjā), sắc nghiệp tái tục (paṭisandhi kammajarūpa) sanh. Vô minh (avijjā) là Nhân, sắc uẩn sắc nghiệp tái tục (paṭisandhi kammajarūpa rūpakkhandha) là Quả v.v...), kế đến hoài nghi (vicikiccha), hoài nghi về ba thời quá khứ – hiện tại – vị lai có thể bị trừ tiệt bằng cách thấy rõ rằng:

“1) Chỉ có các Nhân và Quả ở quá khứ;

2) Chỉ có các Nhân và Quả ở vị lai;

3) Cũng chỉ có các Nhân và Quả ở hiện tại;

Và tách rời khỏi những Nhân và Quả này không có chúng sanh, người sáng tạo và không có chúng sanh bị tạo; chỉ có sắc (rūpa) – danh (nāma) – nhân – quả – các nhóm pháp hành (saṅkhāra dhamma)”. Đây được gọi là ý nghĩa đạt tri (ñāta pariññā), thấy rõ pháp hành (saṅkhāra dhamma) là cảnh của tuệ quán (vipassanā), là:

1) Sắc pháp (rūpa dhamma),

2) Danh pháp (nāma dhamma),

3) Nhân,

4) Quả.

(Chú giải Abhidhamma – quyển 2 – 241, 242)

Tuy nhiên, sắc (rūpa), danh (nāma), chư pháp nhân và chư pháp quả – pháp hành (saṅkhāra dhamma) phải được quan sát thấu đáo lần nữa bằng cách trạng thái (lakkhaṇa) – phận sự (rasa) – thành tựu/ hiện bày (paccupaṭṭhāna) – nhân cận (padaṭṭhāna).[69]

__________()__________

Liên Quan Tương Sinh (Paṭicca Samuppāda)
(Phương Pháp Thứ Nhất) – Giai Đoạn Thứ Hai

Phân Tích Pháp Liên Quan Tương Sinh Pāḷī
Phương Pháp Suttanta Bhājanīya

(Paṭicca Samuppāda Vibhaṅga Pāḷī – Suttanta Bhājanīya)

Hãy học thuộc lòng theo Pāḷī

Avijjāpaccayā Saṅkhārā

Saṅkhārapaccayā Viññāṇaṃ

Viññāṇapaccayā Nāmarūpaṃ

Nāmarūpapaccayā Saḷāyatanaṃ

Saḷāyatanapaccayā Phasso

Phassapaccayā Vedanā

Vedanāpaccayā Taṇhā

Taṇhāpaccayā Upādānaṃ

Upādānapaccayā Bhavo

Bhavapaccayā Jāti

Jātipaccayā Jarāmaraṇaṃ – Soka Parideva – Dukkha – Domanassupāyāsā saṃbhavanti.

Evametassa kavalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti

1) Avijjāpaccayā (vô minh duyên) = do sự hiện hữu của Nhân, đó là vô minh (avijjā) [không biết hay biết sai về bốn Thánh đế], Hành (saṅkhārā) = Các nghiệp đã tạo và đã tích lũy [= hành thiện (kusala saṅkhāra), hành bất thiện (akusala saṅkhāra)] trong hiện tại và vị lai – các trạng thái luân hồi (saṃsāra) của sự sống, sambhavanti[70] = đi đến sinh khởi, hình thành.

2) Saṅkhārapaccayā (hành duyên) = do sự hiện hữu của Nhân, tức là các nghiệp đã tạo và đã tích lũy lũy [= hành thiện (kusala saṅkhāra), hành bất thiện (akusala saṅkhāra)] trong hiện tại và vị lai – các trạng thái luân hồi (saṃsāra) của sự sống, Viññāṇaṃ (thức) = nghiệp thức (kamma viññā)[71] (theo cách khác) quả thức (vipāka viññāṇa), sambhavanti (có mặt) = hình thành.

3) Viññāṇapaccayā Nāmarūpaṃ (sambhavanti) [thức duyên danh sắc (có mặt)] =

(i) Do sự hiện hữu của nhân – nghiệp thức (kamma viññāṇa), quả danh (vipāka nāma) và sắc nghiệp (kammaja rūpa) hình thành.

(ii) (theo cách khác), do sự hiện hữu của nhân quả thức (vipāka viññāṇa), quả danh sở hữu tâm (vipāka cetasika nāma) và sắc tâm (cittaja rūpa) hình thành.

4) Nāmarūpapaccayā Saḷāyatanaṃ (sambhavanti) [danh sắc duyên sáu xứ (có mặt)] = Do sự hiện hữu của nhân danh sắc (nāma – rūpa), (6) xứ (āyatana) nội hình thành.

5) Saḷāyatanapaccayā Phasso (sambhavanti) [sáu xứ duyên xúc (có mặt)] = Do sự hiện hữu của nhân sáu xứ (āyatana) nội, sáu xúc (phassa) hình thành.

6) Phassapaccayā Vedanā (sambhavanti) [xúc duyên thọ (có mặt)] = Do sự hiện hữu của nhân sáu xúc (phassa), sáu thọ (vedanā) hình thành.

7) Vedanāpaccayā Taṇhā (sambhavanti) [thọ duyên ái (có mặt)] = Do sự hiện hữu của nhân sáu thọ (vedanā), sáu ái (taṇhā) hình thành.

8) Taṇhāpaccayā Upādānaṃ (sambhavanti) [ái duyên thủ (có mặt)] = Do sự hiện hữu của nhân sáu ái (taṇhā), 4 loại thủ (upādāna) hình thành.

9) Upādānapaccayā Bhavo [thủ duyên hữu] = Do sự hiện hữu của các thủ (upādāna) này, nghiệp hữu (kamma bhava), sanh hữu (upapatti bhava) hình thành.

10) Bhavapaccayā Jāti [hữu duyên sanh] = Do sự hiện hữu của nghiệp hữu (kamma bhava), trạng thái sanh thiết lập ở tái tục (paṭisandhi) hình thành

11) Jātipaccayā Jarāmaraṇaṃ – Soka Parideva – Dukkha – Domanassupāyāsā saṃbhavanti. Evametassa kavalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti [sanh duyên lão tử – sầu khóc – khổ – ưu – ai hình thành. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này] = Do sự thiết lập của tái tục (paṭisandhi), tức là do sự hiện hữu của sanh (jāti), lão – tử – sầu – khóc – khổ – ưu – ai đi đến sinh khởi. Theo cách này, đó là sự sanh của khổ uẩn (dukkhakkhandha) (hoàn toàn không có sự vui).

1) Tattha katamā avijjā? Dukkhe aññāṇaṃ, dukkhasamudaye aññāṇaṃ, dukkhanirodhe aññāṇaṃ, dukkanirodhagāminiyā paṭipadāya aññāṇaṃ, ayaṃ vuccati avijjā.[72]

Trong nguyên văn Pāḷī trên như Avijjāpaccaya saṅkhāra v.v…, vô minh (avijjā) là chi? Bốn loại này được gọi là vô minh (avijjā):

i) Không biết Thánh đế về khổ,

ii) Không biết Thánh đế về nguyên nhân của khổ,

iii) Không biết Thánh đế về sự dứt khổ,

iv) Không biết Thánh đế về sự tu tập đưa đến Nibbāna dứt khổ

[Sau đây là một ví dụ về từng từ chuyển ngữ:

Tattha = Trong nguyên văn Pāḷī trên như Avijjāpaccaya saṅkhāra v.v…, avijjā = vô minh, katamā = là chi.

i) Dukkhe = về khổ Thánh đế, aññāṇaṃ = không biết

ii) Dukkhasamudaye = Thánh đế về nguyên nhân của khổ, aññāṇaṃ = không biết

iii) Dukkhanirodhe = Thánh đế về sự dứt khổ, aññāṇaṃ = không biết

iv) Dukkanirodhagāminiyā = Thánh đế về sự tu tập đưa đến Nibbāna dứt khổ, aññāṇaṃ = không biết

ayaṃ = 4 loại không biết này, vuccati = được gọi là, avijjā = vô minh.

2) Tattha katame avijjāpaccayā saṅkhārā: puññābhisaṅkhāro apuññābhisaṅkhāro āneñjābhisaṅkhāro kāyasaṅkhāro vacīsaṅkhāro cittasaṅkhāro.

Tattha katame puññābhisaṅkhāro? Kusalācetanā kāmāvacarā rūpāvacarā dānamayā sīlamayā bhāvanāmayā. Ayaṃ vuccati puññābhisaṅkhāro.

Tattha katamo apuññābhisaṅkhāro? Akusalā cetanā kāmāvacarā. Ayaṃ vuccati apuññābhisaṅkhāro.

Tattha katamo āneñajābhisaṅkhāro? Kusalācetanā arūpāvacarā. Ayaṃ vuccati āneñjābhisaṅkhāro.

Tattha katamo kāyasaṅkhāro: kāyasañcetanā kāyasaṅkhāro, vacīsañcetanā vacīsaṅkhāro, manosañcetanā cittasaṅkhāro. Ime vuccanti avijjāpaccayā saṅkhārā.[73]

Trong nguyên văn Pāḷī ấy, hành (saṅkhāra) là chi mà bị trợ bởi vô minh (avijjā)? Đó là:

  i) Puññābhisaṅkhāra (phúc hành).

  ii) Apuññābhisaṅkhāra (phi phúc hành).

  iii) Āneñjābhisaṅkhāra (bất động hành).

  iv) Kāyasaṅkhāra (thân hành).

  v) Vacīsaṅkhāra (khẩu hành).

  vi) Cittasaṅkhāra (tâm hành).

i) Trong số các hành (saṅkhāra) này, phúc hành (puññābhisaṅkhāra) là chi? Ở điểm đó tư thiện (kusala cetanā) = tư đại thiện (mahā kusala cetanā) tồn tại mà là phần của cõi Dục giới (Kāmāvacara), đã tạo bằng xả thí (dāna), giữ giới (sīla), tu tiến (bhāvanā) [Tu tiến chuẩn bị (parikamma bhāvanā), tu tiến cận hành (upacāra bhāvanā), tu tiến quán, minh sát (vipassanā bhāvanā). Trong trường hợp này không có nghĩa tất cả nghiệp quán, minh sát (vipassanā kamma) mà chỉ tu tiến minh sát (vipassanā bhāvanā) mà có thể trợ sanh kiếp sống (hữu – bhava) nữa] và còn tư thiện (kusala cetanā) = tư thiện sắc giới (rūpāvacara kusala cetanā) mà là phần của cõi sắc giới (rūpāvacara) [nói cách khác, hầu hết luân phiên hoặc sanh ở cõi sắc giới] đã tạo bằng tu tiến chỉ tịnh (samatha bhāvanā) hay nói cách khác đã tạo bằng tu tiến vô lượng (appanā bhāvanā). Các thiện dục giới (kāmāvacara kusala) và thiện sắc giới (rūpāvacara kusala) này được gọi là phúc hành (puññābhisaṅkhāra).

[8 đại thiện (mahā kusala) + 5 thiện sắc giới (rūpāvacara kusala) = 13 cả thảy]

ii) Trong số các hành (saṅkhāra) này, phi phúc hành (apuññābhisaṅkhāra) là chi? Ở điểm đó tư bất thiện (akusala cetanā) tồn tại là phần của cõi Dục giới (Kāmāvacara), tư bất thiện (akusala cetanā) này là phi phúc hành (apuññābhisaṅkhāra).

iii) Trong số các hành (saṅkhāra) này, bất động hành (āneñjābhisaṅkhāra) là chi? Ở điểm đó tư thiện vô sắc (arūpa kusala cetanā) tồn tại là phần của cõi vô sắc (arūpa vacara). Tư thiện vô sắc (arūpa kusala cetanā) này là bất động hành (āneñjābhisaṅkhāra).

iv) Trong số các hành (saṅkhāra) này, thân tư (kāyasañcetanā) = 8 loại tư thiện dục (kāma kusala cetanā) và 12 loại tư bất thiện (akusala cetanā) sanh ở thân môn (kāyadvāra) là thân hành (kāyasaṅkhāra).

v) Khẩu tư (vacīsañcetanā) = 8 loại tư thiện dục (kāma kusala cetanā) và 12 loại tư bất thiện (akusala cetanā) mà sanh ở khẩu môn (vacīdvāra) là khẩu hành (vacīsaṅkhāra).

vi) Ý tư (manosañcetanā) = trừ 2 loại sắc biểu tri (viññatti rūpa) [tức là thân biểu tri (kāya viññatti) và khẩu biểu tri (vacī viññatti)] tất cả 30 – 1=29 tư (cetanā) [mà là 12 loại tư bất thiện (akusala cetanā), 8 loại tư đại thiện (mahākusala cetanā), 5 loại tư thiện sắc (rūpa kusala cetanā), 4 loại tư thiện vô sắc (arūpa kusala cetanā)] là tâm hành (citta saṅkhāra).

Các hành (saṅkhāra) này bị trợ tạo bởi vô minh (avijjā).

3) Tattha katamaṃ saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ: cakkhuviññāṇaṃ sotaviññāṇaṃ ghānaviññāṇaṃ jivhāviññāṇaṃ kāyaviññāṇaṃ manoviññāṇaṃ, idaṃ vuccati saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ.

Theo nguyên bản Pāḷī[74], thức (viññāṇa) là chi mà bị trợ sanh bởi hành (saṅkhāra)? Sáu loại thức (viññāṇa) này:

i) cakkhuviññāṇa (nhãn thức),

ii) sotaviññāṇa (nhĩ thức),

iii) ghānaviññāṇa (tỷ thức),

iv) jivhāviññāṇa (thiệt thức),

v) kāyaviññāṇa (thân thức),

vi) manoviññāṇa (ý thức),

là thức (viññāṇa) bị trợ sanh bởi hành (saṅkhāra).

4) Tattha katamaṃ viññāṇapaccayā nāmarūpaṃ: atthi nāmaṃ, atthi rūpaṃ.

 – Tattha katamaṃ nāmaṃ: vedanākkhandho saññākkhandho saṅkhārakkhandho, idaṃ vuccati nāmaṃ.

 – Tattha katamaṃ rūpaṃ: cattāro ca mahābhūtā catunnaṃ ca mahā bhūtānaṃ upādāya rūpaṃ, idaṃ vuccati rūpaṃ. Iti idaṃ ca nāmaṃ idaṃ ca rūpaṃ, idaṃ vuccati viññāṇapaccayā nāmarūpaṃ.[75]

Theo nguyên bản Pāḷī ấy, danh sắc (nāma – rūpa) là chi mà bị trợ bởi thức (viññāṇa)?

(a) Có danh (nāma).

(b) Có sắc (rūpa).

(a)  Trong số danh sắc (nāma – rūpa), danh (nāma) là chi? 3 uẩn (khandhā) sau đây:

(i)  thọ uẩn        (vedanākkhandhā),

(ii) tưởng uẩn    (saññākkhandhā),

(iii) hành uẩn     (saṅkhārakkhandhā),

là danh.

(b) Trong số danh sắc (nāma – rūpa), sắc (rūpa) là chi? Sau đây:

(i)  4 đại chính (đại chủng).

(ii) 24 thứ sắc y sinh (upādā rūpa) mà sanh níu lấy 4 đại chính là sắc (rūpa). Như vậy, các danh (nāma) và các sắc (rūpa) này là danh sắc (nāma – rūpa) bị trợ sanh bởi thức (viññāṇa).

5) Tattha katamaṃ nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṃ: cakkhāyatanaṃ sotāyatanaṃ ghānāyatanaṃ jivhāyatanaṃ kāyāyatanaṃ manāyatanaṃ, idaṃ vuccati nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṃ.[76]

Theo nguyên bản Pāḷī ấy, sáu xứ (saḷāyatana) là chi mà bị trợ sanh bởi danh sắc (nāma – rūpa)? Sáu xứ (āyatana) sau đây:

(i) cakkhāyatana (nhãn xứ),

(ii) sotāyatana (nhĩ xứ),

(ii) ghānāyatana (tỷ xứ),

(iv) jivhāyatana (thiệt xứ),

(v) kāyāyatana (thân xứ),

(vi) manāyatana (ý xứ),

là sáu xứ (saḷāyatana) bị trợ bởi danh sắc (nāma – rūpa).

6) Tattha katamo saḷāyatanapaccayā phasso: cakkhusamphasso sotasamphasso ghānasamphasso jivhāsamphasso kāyasamphasso manosamphasso, ayaṃ vuccati saḷāyatanapaccayā phasso.[77]

Theo nguyên bản Pāḷī ấy, xúc (phassa) là chi mà bị trợ sanh bởi sáu xứ (saḷāyatana)? Sáu xúc (phassa) sau đây:

(i) cakkhusamphassa (nhãn xúc),

(ii) sotasamphassa (nhĩ xúc),

(iii) ghānasamphassa (tỷ xúc),

(iv) jivhāsamphassa (thiệt xúc),

(v) kāyasamphassa (thân xúc),

(vi) manosamphassa (ý xúc),

là xúc (phassa) mà bị trợ sanh bởi sáu xứ (saḷāyatana).

7) Tattha katamā phassapaccayā vedanā: cakkhusamphassajā vedanā sotasamphassajā vedanā ghānasamphassajā vedanā jivhāsamphassajā vedanā kāyasamphassajā vedanā manosamphassajā vedanā, ayaṃ vuccati phassapaccayā vedanā.

[Thọ do xúc trợ đó ra sao? Thọ nhãn xúc, thọ nhĩ xúc, thọ tỷ xúc, thọ thiệt xúc, thọ thân xúc, thọ ý xúc. Thế gọi là thọ do xúc làm duyên.] (Vib.262)

Theo nguyên bản Pāḷī ấy, thọ (vedanā) là chi mà bị trợ sanh bởi sáu xúc (phassa)? Sáu loại thọ sau đây:

(i) cakkhusamphassa vedanā (thọ nhãn xúc) = thọ bị trợ sanh bởi nhãn xúc,

(ii) sotasamphassa vedanā (thọ nhĩ xúc) = thọ bị trợ sanh bởi nhĩ xúc,

(iii) ghānasamphassa vedanā (thọ tỷ xúc) = thọ bị trợ sanh bởi tỷ xúc,

(iv) jivhāsamphassa vedanā (thọ thiệt xúc) = thọ bị trợ sanh bởi thiệt xúc,

(v)  kāyasamphassa vedanā (thọ thân xúc) = thọ bị trợ sanh bởi thân xúc,

(vi) manosamphassa vedanā (thọ ý xúc) = thọ bị trợ sanh bởi ý xúc,

là thọ (vedanā) bị trợ sanh bởi xúc (phassa)

8) Tattha katamā vedanāpaccayā taṇhā: rūpataṇhā saddataṇhā gandhataṇhā rasataṇhā phoṭṭhabbataṇhā dhammataṇhā, ayaṃ vuccati vedanāpaccayā taṇhā.[78]

Theo nguyên bản Pāḷī ấy, ái (taṇhā) là chi mà bị trợ sanh bởi thọ (vedanā)? Sáu ái (taṇhā) sau đây:

(i) rūpataṇhā = sắc ái là quyến luyến, dính mắc vào cảnh sắc (rūpārammaṇa),

(ii) saddataṇhā = thinh ái là dính mắc vào cảnh thinh (saddārammaṇa),

(iii) gandhataṇhā = khí ái là dính mắc vào cảnh khí (gandhārammaṇa),

(iv) rasataṇhā = vị ái là dính mắc vào cảnh vị (rasārammaṇa),

(v) phoṭṭhabbataṇhā = xúc ái là dính mắc vào cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa),

(vi) dhammataṇhā = pháp ái là dính mắc vào cảnh pháp (dhammārammaṇa),

là ái (taṇhā) bị trợ sanh bởi thọ (vedanā).

9) Tattha katamaṃ taṇhāpaccayā upādānaṃ: kāmupādānaṃ diṭṭhupādānaṃ silabbatupādānaṃ attavādupādānaṃ, idaṃ vuccati taṇhā paccayā upādānaṃ.[79]

Theo nguyên bản Pāḷī ấy, thủ (upādāna)[80] bị trợ sanh bởi ái (taṇhā) là chi? 4 thủ (upādāna) sau đây:

(i) kāmupādānaṃ = dục thủ là bám dai dẳng vào sự ham muốn nhục dục,

(ii) diṭṭhupādānaṃ = tà kiến thủ là bám dai dẳng vào tất cả nhận định sai, quan niệm sai, thấy sai, tà kiến (micchadiṭṭhi),

(ii) sīlabbatupādānaṃ = giới cấm thủ là bám dai dẳng, chấp cứng vào những hành động sai như hạnh con bò, hạnh con chó v.v…,

(iv) attavādupādānaṃ = ngã chấp thủ là bám dai dẳng, chấp cứng vào ngã chấp,

là thủ (upādāna) bị trợ sanh bởi ái (taṇhā).

10) Tattha katamo upādānapaccayā bhavo: bhavo duvidhena atthi kammabhavo atthi upapatibhavo

– Tattha katamo kammabhavo: puññābhisaṅkhāro apuññābhisaṅkhāro āneñjābhisaṅkhāro, ayaṃ vuccati kammabhavo. Sabbampi bhavagāmikammaṃ kammabhāvo.

– Tattha katamo upapattibhavo: kāmabhavo rūpabhavo arūpabhavo saññābhavo asaññābhavo nevasaññānāsaññābhavo ekavokārabhavo catuvokārabhavo pañcavokārabhavo, ayaṃ vuccati uppattibhavo.

Ayaṃ vuccati upādānappaccayā bhavo.[81]

Nghiệp hữu và sanh hữu như đã kể, thế gọi là hữu sanh ra do thủ làm duyên.

Theo nguyên bản Pāḷī ấy, hữu (bhava) mà bị trợ sanh bởi thủ (upādāna) là chi? Có hai loại hữu (bhava), ấy là (A) nghiệp hữu (kamma bhava) và (B) sanh hữu (upapatti bhava).

(A) Trong số 2 loại này, nghiệp hữu (kamma bhava) là chi? 3 loại hành (saṅkhāra) sau đây:

  (i) puññābhisaṅkhāro (phúc hành),

  (ii) apuññābhisaṅkhāro (phi phúc hành),

  (iii) aneñjābhisaṅkhāro (bất động hành),

  là nghiệp hữu (kammabhava) = nhân của sự sanh. Tất cả nghiệp mà có thể làm cho vươn tới một trạng thái của hữu (bhava) là nghiệp hữu (kammabhava)

(B) Trong số 2 loại này, sanh hữu (upapatti bhava)? Chín loại hữu sau đây:

(i) kāmabhava (dục hữu) = trạng thái dục (kāma)[82] hiện có tồn tại ở 11 cõi Dục (kāma),

(ii) rūpabhava (sắc hữu) = trạng thái sắc (rūpa) hiện có tồn tại ở 16 cõi sắc (rūpa),

(iii) arūpabhava (vô sắc hữu) = trạng thái vô sắc (rūpa) hiện có tồn tại ở 4 cõi vô sắc (arūpa),

(iv) saññābhava (tưởng hữu) = trạng thái hiện có với tưởng [ở 11 cõi Dục (kāma), 15 cõi sắc tức là trừ cõi vô tưởng (asaññā), 3 cõi vô sắc trừ cõi phi tưởng phi phi tưởng xứ (nevasaññānāsaññā – yatana), một tổng số 29 cõi],

(v) asaññābhava (vô tưởng hữu) = trạng thái hiện có vô tưởng (asaññā), không có tưởng.

(vi) nevasaññānāsaññābhava (phi tưởng phi phi tưởng hữu) = trạng thái hiện có phi tưởng phi phi tưởng,

(vii) ekavokārabhava (1 uẩn hữu) = trạng thái hiện có 1 uẩn (ekavokāra) là chỉ có một sắc uẩn (rūpakkhandha) (cõi vô tưởng – asaññā),

(viii) catuvokārabhava (4 uẩn hữu) = trạng thái hiện có 4 uẩn (catuvokāra) là chỉ có 4 danh uẩn (nāmakkhandha) (tức là 4 cõi vô sắc – arūpa),

(ix) pañcavokārabhava (5 uẩn hữu) = trạng thái hiện có 5 uẩn (pañcavokāra) là có 5 uẩn (khandha) [11 cõi Dục – kāma và 15 cõi sắc – rūpa trừ cõi vô tưởng – asaññā), tổng số là 26 cõi],

là sanh hữu (upapatti bhava). Nghiệp hữu (kamma bhava) và sanh hữu (upapatti bhava) này là hữu (bhava) bị trợ sanh bởi thủ (upādāna).

11) Tattha katamā bhavapaccayā jāti: yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhi tamhi sattanikāye jāti sañjāti sañjāti okkanti abhinibbatti khandhānaṃ pātubhāvo āyatanānaṃ paṭilābho. Ayaṃ vuccati bhavapaccayā jāti.[83]

Theo nguyên bản Pāḷī ấy, sanh (jāti) bị trợ tạo bởi hữu (bhava) (= nghiệp hữu – kammabhava) là chi? Có sanh (jāti) sanh vào tử cung của người mẹ, trở thành một chúng sanh mới, xuất hiện các uẩn (khandhā), đạt được xứ (āyatana) của các chúng sanh có sự sống khác nhau ở các nhóm chúng sanh có sự sống khác nhau. Đây là sanh (jāti) bị trợ tạo bởi hữu (bhava).

12) Tattha katamaṃ jātipaccayā jarāmaraṇaṃ: atthi jarā, atthi maraṇaṃ.

Tattha katamā jarā: yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhi tamhi sattanikāye jarā jīraṇatā khanḍiccaṃ pāliccaṃ valittacatā āyuno saṃhāni indriyānaṃ piripāko. Ayaṃ vuccati jarā.[84]

Theo nguyên bản Pāḷī ấy, lão tử (jarā maraṇa) bị trợ bởi sanh (jāti) là chi? Có lão (jarā) và tử (maraṇa) trong số hai pháp này, lão (jarā) là chi? Có sự già, sự suy tàn, có sự răng rụng, tóc bạc, da nhăn, giảm sinh lực, sự chín mùi của các quyền của các chúng sanh có sự sống khác nhau ở các nhóm chúng sanh có sự sống khác nhau. Đây là lão (jarā).

13) Tattha katamā maraṇaṃ: yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhā tamhā sattanikāyā cuti vacanatā bhedo antaradhānaṃ maccumaraṇaṃ kālakiriyā[85] khandhānaṃ bhedo, kaḷebarassa nikkhepo jīvitindriyassupacchedo[86]. Idaṃ vuccati maraṇaṃ. Iti ayañca jarā idañca maraṇaṃ. Idaṃ vuccati jātipaccayā jarāmaraṇaṃ.

Theo nguyên bản Pāḷī[87] ấy, trong số lão tử (jarā) ấy, tử (maraṇa) là chi? Có tử (cuti) (= dời chỗ – cavana), các uẩn (khandhā) lìa nhau, sự bỏ thân, cắt đứt mạng quyền của các chúng sanh có sự sống khác nhau từ ở các nhóm chúng sanh có sự sống khác nhau. Đây là tử (maraṇa). Như vậy lão (jarā) và tử (maraṇa) này tồn tại. Đây là lão tử (jarā maraṇa) bị trợ sanh bởi sanh (jāti).

14) Tattha katamo soko: ñātivyasanena vā phuṭṭhassa, bhogavyasanena vā phuṭṭhassa, rogavyasanena vā phuṭṭhassa, sīlavyasanena vā phuṭṭhassa, diṭṭhivyasanena vā phuṭṭhassa, aññataraññatarena vyasanena samannāgatassa, aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa soko socanā socitattaṃ antosoko antoparisoko cetaso parijjhāyanā domanassaṃ sokasallaṃ, ayaṃ vuccati soko.[88]

Theo nguyên bản Pāḷī ấy, sầu (soko) là chi? Với người đối diện với sự mất người thân, mất tài sản, bịnh tật, vi phạm các giới, với tà kiến, đối diện với bất cứ bi kịch nào, đối diện với bất cứ khổ nào ở đó tồn tại sầu, sự buồn rầu, sự âu sầu, sầu thầm kín, hoàn toàn sầu bên trong đốt tâm hoàn toàn, không vui, bị chọc thủng bằng gai sầu. Đây là sầu (soka).

15) Tattha katamo paridevo: ñātivyasanena vā phuṭṭhassa, bhogavyasanena vā phuṭṭhassa, rogavyasanena vā phuṭṭassa, sīlavyasanena vā phuṭṭhassa, diṭṭhivyasanena vā phuṭṭhassa, aññataraññatarena vyasanena samannāgatassa, aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa ādevo paridevo ādevanā paridevanā ādevitattaṃ paridevitattaṃ vācā palāpo vippalāpo lālappanā lālappitattaṃ, ayaṃ vuccati paridevo.[89]

Theo nguyên bản Pāḷī ấy, khóc than là chi? Với người đối diện với sự mất người thân, mất tài sản, bịnh tật, vi phạm các giới, với tà kiến, đối diện với bất cứ bi kịch nào, đối diện với bất cứ khổ nào ở đó tồn tại sự khóc than, sự khóc than nhiều lần, trạng thái khóc than, trạng thái khóc than nhiều lần, đang khóc than, đang khóc than nhiều lần, cách khóc than (như là: Ôi chao, con trai của tôi. Ôi chao, con gái của tôi), cách khóc than nhiều lần, cách khóc than theo nhiều cách khác nhau nhiều lần, trạng thái thốt ra sự khóc than, trạng thái thốt ra sự khóc than nhiều lần. Như thế này là khóc than (parideva).

16) Tattha katamaṃ dukkhaṃ: yaṃ kāyikaṃ asātaṃ kāyikaṃ dukkhaṃ kāyasamphassajaṃ asātaṃ dukkhaṃ vedayitaṃ, kāyasamphassajā asātā dukkhā vedanā, idaṃ vuccati dukkhaṃ.[90]

Theo nguyên bản Pāḷī ấy, khổ là chi? Có tồn tại sự khó chịu thuộc về thân, khổ về thân, trải nghiệm về sự đau khổ gây ra bởi thân xúc (kāyasamphassa), thọ khổ gây ra bởi thân xúc (kāyasamphassa). Như thế gọi là khổ (dukkha)

17) Tattha katamaṃ domanassaṃ: yaṃ cetasikaṃ asātaṃ cetasikaṃ dukkhaṃ ceto samphassajaṃ asātaṃ dukkhaṃ vedayitaṃ, cetosamphassajā asātā dukkhā vedanā, idaṃ vuccati domanassaṃ.[91]

Theo nguyên bản Pāḷī ấy, ưu (domasassa) là chi? Có tồn tại sự khó chịu thuộc về danh, khổ về tâm, trải nghiệm về sự ưu phiền khó chịu gây ra bởi ý xúc (manosamphassa), thọ khổ gây ra bởi tâm xúc (cetosamphassa) (= ý xúc – manosamphassa). Như thế gọi là ưu (domasassa).

18) Tattha katamo upāyāso: ñātivyasanena vā phuṭṭhassa, bhogavyasanena vā phuṭṭhassa, rogavyasanena vā phuṭṭhassa, sīlavyasanena vā phuṭṭhassa, diṭṭhivyasanena vā phuṭṭhassa, aññataraññatarena vyasanena samannāgatassa, aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa āyāso upāyāso āyāsitattaṃ upāyāsitattaṃ, ayaṃ vuccati upāyāso.

Theo nguyên bản Pāḷī[92] ấy, ai (upāyāsa)[93] là chi? Với người đối diện với sự mất người thân, mất tài sản, bịnh tật, vi phạm các giới, với tà kiến, đối diện với bất cứ bi kịch nào, đối diện với bất cứ khổ nào ở đó tồn tại danh tuyệt vọng, tuyệt vọng lớn, đang tuyệt vọng, đang tuyệt vọng lớn. Như thế là ai (upāyāsa).

19) Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hotīti: evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa saṅgati hoti, samāgamo hoti, samodhānaṃ hoti, pātubhāvo hoti, tena vuccati evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hotīti[94]. [Abhidhamma Bk.II – 142 – 145]

Suttanta Bhājanīyaṃ niṭṭhitaṃ.

Như thế đó là sự phát sinh của khối khổ (hoàn toàn không có sự hạnh phúc). Nói cách khác, như thế đó là Nhân của sự họp thành nhóm, sự tụ họp, sự xuất hiện của khối khổ (hoàn toàn không có sự hạnh phúc). Cho nên, nó được đề cập là evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hotīti. (Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này).

Điều nói trên là pháp liên quan tương sinh hay duyên khởi (paṭicca samuppāda Pāḷī) và phần chuyển ngữ của nó mà cần phải được nhớ trước khi thiền bởi người tu thiền (yogi), là những người muốn thiền theo pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) dạy một cách hệ thống và thấy rõ nó bằng tùy giác trí (anubodha ñāṇa) và thông đạt trí (paṭivedha ñāṇa). Người tu thiền nào đã nhớ Pāḷī này rồi cùng với ý nghĩa của nó cần phải tiếp tục tu tập theo pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) phương pháp thứ nhất.

---

12 Chi Của Pháp Liên Quan Tương Sinh
(Paṭicca Samuppāda)

Pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) dạy theo trình tự thuận (anuloma) gọi là pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) phương pháp thứ nhất có một số việc về nó mà bậc tu tiến cần phải biết: có 12 chi (aṅga), 3 thời (kāla), 3 mối nối (sandhi), 4 nhóm, 20 nhân quả. 12 chi (aṅga) là:

1) Avijjā (vô minh)

2) Saṅkhārā (hành)

3) Viññāṇa (thức)

4) Nāmarūpa (danh sắc)

5) Saḷāyatana (sáu xứ)

6) Phasso (xúc)

7) Vedanā (thọ)

8) Taṇhā (ái)

9) Upadāna (thủ)

10) Bhavo (hữu)

11) Jāti (sanh)

12) Jarāmaraṇa (lão tử)

Ba thời (kāla):

Đặt kiếp sống hiện tại vào trung tâm (của vòng liên quan tương sinh – paṭiccasamuppāda) thì:

1) Vô minh (avijjā) và hành (saṅkhārā) là của mối nối kiếp sống quá khứ.

2) Thức (viññāṇa), danh sắc (nāmarūpa), sáu xứ (saḷāyatana), xúc (phasso), thọ (vedanā), ái (taṇhā), thủ (upadāna), hữu (bhavo) (nghiệp hữu – kamma bhava) là của mối nối kiếp sống hiện tại.

3) Sanh (jāti), lão tử (jarāmaraṇa) là của mối nối kiếp sống vị lai.

Nếu đặt kiếp sống quá khứ thứ nhất ở trung tâm (của vòng liên quan tương sinh – paṭiccasamuppāda) thì:

1) Vô minh (avijjā) và hành (saṅkhārā) là của mối nối kiếp sống quá khứ thứ hai.

2) Thức (viññāṇa), danh sắc (nāmarūpa), sáu xứ (saḷāyatana), xúc (phasso), thọ (vedanā), ái (taṇhā), thủ (upadāna), hữu (bhavo) (nghiệp hữu – kamma bhava) là của mối nối kiếp sống quá khứ thứ nhất.

3) Sanh (jāti), lão tử (jarāmaraṇa) là của mối nối kiếp sống hiện tại.

Hiểu rằng nó được dựa trên cùng phương pháp đối với kiếp sống quá khứ liên tiếp.

Nếu đặt kiếp sống vị lai thứ nhất ở trung tâm (của vòng liên quan tương sinh – paṭiccasamuppāda) thì:

1) Vô minh (avijjā) và hành (saṅkhārā) là của mối nối kiếp sống hiện tại.

2) Thức (viññāṇa), danh sắc (nāmarūpa), sáu xứ (saḷāyatana), xúc (phasso), thọ (vedanā), ái (taṇhā), thủ (upadāna), hữu (bhavo) (nghiệp hữu – kamma bhava) là của mối nối kiếp sống vị lai thứ nhất.

3) Sanh (jāti), lão tử (jarāmaraṇa) là của mối nối kiếp sống vị lai thứ hai.

Hiểu rằng đối với những kiếp sống vị lai liên tiếp được dựa trên cùng phương pháp.

Ba mối nối (sandhi):

Nơi mà nhân và quả đang liên kết được gọi là mối nối.

1) Nối Nhân quá khứ với Quả hiện tại, có một mối nối giữa hành (saṅkhārā) là Nhân quá khứ và thức (viññāṇa) là Quả hiện tại.

2) Nối Nhân với Quả, có một mối nối giữa thọ (vedanā) là Nhân hiện tại và ái (taṇhā) là Quả hiện tại.

3) Nối Nhân với Quả, có một mối nối giữa nghiệp hữu (kamma bhava) là Nhân hiện tại và sanh (jāti) là Quả vị lai.

Cả thảy có 3 mối nối giữa 12 chi, (hiểu rằng điều đó giống đối với các kiếp sống quá khứ liên tiếp và các kiếp sống vị lai liên tiếp).

Bốn nhóm:

1) Vì vô minh (avijjā) trong kiếp sống thời quá khứ được lấy làm cảnh, tiếp theo ), ái (taṇhā), thủ (upadāna) [mà là cùng phiền não luân (kilesa vaṭṭa) với vô minh (avijjā)] cũng cần phải lấy. Vì hành (saṅkhārā) được lấy, tiếp theo nghiệp (kamma) [mà là cùng nghiệp luân (kamma vaṭṭa) với hành (saṅkhārā)] cũng cần phải lấy.

Cho nên, có 5 nhân quá khứ: vô minh (avijjā), ái (taṇhā), thủ (upadāna), hành (saṅkhārā), nghiệp (kamma). Chúng là nhóm các nhân quá khứ.

2) Thức (viññāṇa), danh sắc (nāmarūpa), sáu xứ (saḷāyatana), xúc (phasso), thọ (vedanā) là 5 quả hiện tại đi đến sinh khởi do 5 nhân quá khứ. Chúng là một nhóm các quả hiện tại.

3) Trong các nhân hiện tại, vì ái (taṇhā), thủ (upadāna) được lấy, kế tiếp vô minh (avijjā) [mà là cùng phiền não luân (kilesa vaṭṭa)] cũng cần phải được lấy. Vì nghiệp hữu (kammabhava) (= kamma – nghiệp) được lấy, kế tiếp hành (saṅkhārā) [mà là cùng nghiệp luân kamma vaṭṭa)] cũng cần phải được lấy. Cho nên, có 5 nhân hiện tại đó là vô minh (avijjā), ái (taṇhā), thủ (upadāna), hành (saṅkhārā), nghiệp (kamma). Chúng là một nhóm các nhân hiện tại.

4) Sanh (jāti) là nhóm danh sắc tái tục (paṭisandhi nāmarūpa) vị lai bị trợ tạo bởi 5 nhân hiện tại. Nói cách khác đó là danh sắc quả luân (vipāka vaṭṭa nāmarūpa) mà là thức (viññāṇa), danh sắc (nāmarūpa), sáu xứ (saḷāyatana), xúc (phasso), thọ (vedanā). Chúng là một nhóm các quả vị lai.

Hai Mươi Nhân Quả

Cả thảy có 20 trạng thái nhân quả, đó là:

1) 5 nhân quá khứ,

2) 5 quả hiện tại,

3) 5 nhân hiện tại,

4) 5 quả vị lai.

Hiểu rằng nó giống với các kiếp sống quá khứ liên tiếp và các kiếp sống vị lai liên tiếp.

Quan Sát Để Biết Trước

Giai đoạn tuệ hiển duyên (paccayapariggaha ñāṇa): Trong việc quan sát các nhân và quả ở giai đoạn tuệ hiển duyên (paccayapariggaha ñāṇa), đó là quan sát như:

“Do sự sanh của vô minh (avijjā), hành (saṅkhārā) sanh.

Vô minh (avijjā) là Nhân, hành (saṅkhārā) là Quả, v.v…

Giai đoạn tuệ phổ thông (sammasana ñāṇa) và giai đoạn đầu của tuệ tiến thoái/ sanh diệt (udayabbaya ñāṇa): Ở giai đoạn tuệ phổ thông (sammasana ñāṇa) và giai đoạn đầu của tuệ tiến thoái/ sanh diệt (udayabbaya ñāṇa) lấy sự sanh và diệt của 12 chi của pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) làm cảnh và thiền theo ba tướng của chúng. Đó là quan sát như:

“Do sự sanh của vô minh (avijjā), hành (saṅkhārā) sanh.

Vô minh (avijjā) (sanh và diệt) – anicca (vô thường) [dukkha (khổ), anatta (vô ngã)]

Hành (saṅkhārā) (sanh và diệt) – anicca (vô thường) [dukkha (khổ), anatta (vô ngã)]

Giai đoạn tuệ tiến thoái / sanh diệt (udayabbaya ñāṇa) đã hoàn thiện: Ở giai đoạn tuệ tiến thoái (udayabbaya ñāṇa) đã hoàn thiện, phương pháp chi tiết của thiền quán, minh sát (vipassanā) theo ba tướng của các chi liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda), đó là thiền như:

1) Paccayato udayadassana = Trong thiền theo “do sự sanh của Nhân, Quả sanh”, đó là thiền như: Do sự sanh của vô minh (avijjā), hành (saṅkhārā) sanh; do sự sanh của hành (saṅkhārā), thức (viññāṇa) sanh v.v…

2) Paccayato vayadassana = Trong thiền theo “do sự diệt của Nhân, Quả diệt”, đó là thiền như: Do sự diệt của vô minh (avijjā), hành (saṅkhārā) diệt; do sự diệt của hành (saṅkhārā), thức (viññāṇa) diệt v.v…

3) Khaṇato udayadassana = Trong giai đoạn thiền theo sát-na sanh, đó là thiền chỉ lấy giai đoạn sanh của chi liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) làm cảnh như là: giai đoạn sanh của vô minh (avijjā), giai đoạn sanh của hành (saṅkhārā) v.v…

4) Khaṇato vayadassana = Trong giai đoạn thiền theo sát-na diệt, đó là thiền chỉ lấy giai đoạn diệt của chi liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) làm cảnh, như là: giai đoạn diệt của vô minh (avijjā), giai đoạn diệt của hành (saṅkhārā) v.v…

5) Trong giai đoạn paccayato udayabbaya dassana, khaṇato udayabbaya dassana, đó là thiền như: Do sự sanh của vô minh (avijjā), hành (saṅkhārā) sanh. Do sự diệt của vô minh (avijjā), hành (saṅkhārā) diệt. Vô minh (avijjā) sanh và diệt – anicca (vô thường). Hành (saṅkhārā) sanh và diệt – anicca (vô thường) v.v…

Giai đoạn Bhaṅga ñāṇa (diệt một tuệ): Trong các giai đoạn tuệ quán (vipassanā ñāṇa) cao hơn như giai đoạn diệt một tuệ (bhaṅga ñāṇa) của thiền theo ba tướng của các chi liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) này chỉ sau khi đã quan sát theo sự diệt của chúng, không có chú ý theo “do sự sanh của Nhân, Quả sanh”, gọi là upādinnaka pavatta, đó là luân phiên thiền theo ba tướng của chúng như sau:

Vô minh (avijjā) (diệt, diệt) – anicca (vô thường) [dukkha (khổ), anatta (vô ngã)]

Hành (saṅkhārā) (diệt, diệt) – anicca (vô thường) [dukkha (khổ), anatta (vô ngã)] v.v…

Chỉ khi sự diệt xuất hiện nhanh chóng với tuệ quán, đó là thiền như:

– Vô minh (avijjā) (diệt, diệt) – anicca (vô thường) [dukkha (khổ), anatta (vô ngã)]

Thiền tuệ quán (diệt, diệt) – anicca (vô thường) [dukkha (khổ), anatta (vô ngã)]

– Hành (saṅkhārā) (diệt, diệt) – anicca (vô thường) [dukkha (khổ), anatta (vô ngã)]

Thiền tuệ quán (diệt, diệt) – anicca (vô thường) [dukkha (khổ), anatta (vô ngã)].

Trong việc quan sát ấy, đó là thiền theo tiến trình tâm lộ (vīthi citta) đã sanh, đang sanh và sẽ sanh theo Nhân và Quả và còn thiền theo tuệ thiền bằng tuệ để phá vỡ khối/ rắn chắc của danh sắc (nāma – rūpa).

Mỗi Người

Mỗi chúng sanh có sự sống đều có vô minh (avijjā) riêng và hành (saṅkhārā) riêng của chính họ. Vô minh (avijjā) không giống nhau giữa các chúng sanh có sự sống, hành (saṅkhārā) cũng không giống nhau giữa các chúng sanh có sự sống. Người đã tạo và đã tích lũy nghiệp hành (saṅkhāra kamma) vây quanh bởi vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna) về nguyện vọng trở thành một người nam khác nữa đã tạo và tích lũy nghiệp hành (saṅkhāra kamma) vây quanh bởi vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna) về nguyện vọng để trở thành một người nữ. Cho nên, vô minh (avijjā) không liên quan rõ giữa các chúng sanh có sự sống. Rồi lại nữa, trong một chúng sanh nghiệp xả thí (dāna kamma) đã trợ cho quả, thêm nữa nghiệp giữ giới (sīla kamma) đã trợ sanh quả và còn nữa, nghiệp tu tiến (bhāvanā kamma) đã trợ sanh quả. Thêm nữa, nghiệp xả thí (dāna kamma), nghiệp (kamma) dâng vật thực đã trợ sanh quả trong một thời gian, nghiệp dâng hoa đã trợ sanh quả thêm nữa. Cho nên, vô minh (avijjā) và hành (saṅkhārā) không giống nhau giữa các chúng sanh có sự sống. Có vô minh (avijjā) của riêng mỗi người và hành (saṅkhārā) của riêng mỗi người. Dù trong tiến trình danh – sắc (nāma – rūpa) liên tiếp của bản thân, vô minh (avijjā) và hành (saṅkhārā) không giống nhau giữa các kiếp sống tồn tại khác nhau cho phù hợp.

Cho nên, đó là quan sát thấy biết rõ bằng tuệ, vô minh (avijjā), hành (saṅkhārā) mà đã sanh, đang sanh và sẽ sanh chỉ trong tiến trình danh sắc của tự thân. Vì kỹ thuật để tìm kiếm vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna) – hành (saṅkhārā) – nghiệp (kamma) đã được giải thích đầy đủ trong pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) phương pháp thứ năm (ở trang 160), nên sẽ không đề cập ở đây lần nữa mà chỉ nhận rõ sẽ được trình bày. Trong tập sách này, nó được trình bày là “Do sự sanh của vô minh (avijjā), hành (saṅkhārā) sanh v.v…”. Dựa vào sự trình bày này, thiền theo giai đoạn tuệ hiển duyên (paccayapariggaha ñāṇa), tuệ tiến thoái (sanh diệt) (udayabbaya ñāṇa) và tuệ diệt một (bhaṅga ñāṇa) y theo điều đã đề cập trên đó.

Vô Minh Duyên Hành (Avijjāpaccayā Saṅkhārā)

Đã thấy bằng tuệ rằng “do phiền não luân (kilesa vaṭṭa) đó là vô minh (avijjā) [ái (taṇhā) – thủ (upādāna)] đã tích lũy trong kiếp sống quá khứ, nghiệp luân (kamma vaṭṭa) đó là hành (saṅkhārā) [nghiệp (kamma)] cũng đã tích lũy trong kiếp sống quá khứ sanh” thì đó là quan sát thấy rõ Nhân và Quả như sau:

Do sự sanh của vô minh (avijjā), hành (saṅkhārā) sanh.

Vô minh (avijjā) là Nhân, hành (saṅkhārā) là Quả.

Trong trường hợp này, vô minh (avijjā) và hành (saṅkhārā) đã sanh trong quá khứ như trong tiến trình tâm lộ sau:

Lộ ý môn

Sách Hướng Dẫn Thiền

LƯU Ý: Vô minh (avijjā) sanh hầu như nhóm tham – tà kiến 20 [tâm (citta) sở hữu tâm (cetasika)]. Đôi khi nó có thể sanh là 19 [tâm (citta) sở hữu tâm (cetasika)] câu hành với thọ xả (upekkhā vedanā), không có hỷ (pīti). Đôi khi nó có thể sanh là 22 hay 21 mà cùng với hôn thùy (thina+middha). Các pháp này là 4 loại tâm căn tham tương ưng kiến (lobha mūla diṭṭhigatasampayutta citta). Na cảnh (tadārammaṇa) có thể hoặc không thể sanh. Nếu na cảnh (tadārammaṇa) sanh và hỷ (pīti) được bao gồm ở đổng lực (javana) thì hỷ (pīti) cũng được bao gồm ở na cảnh (tadārammaṇa). Na cảnh hữu nhân (sahetuka tadārammaṇa) hay na cảnh vô nhân (ahetuka tadārammaṇa) có thể sanh tùy theo. Lưu ý rằng phương pháp thì tương tự đối với hành (saṅkhārā). Nhất là hành (saṅkhārā) của người nhân loại mà đang trình bày làm ví dụ trên. Trong hành (saṅkhārā) ấy, trí (ñāṇa) và hỷ (pīti) có thể sanh tùy theo. Như đã trình bày trong bản danh nghiệp xứ (nāma kammaṭṭhāna), nó có thể sanh là 34 hay 33 hoặc 33 hay 32 tùy theo. Na cảnh (tadārammaṇa) có thể hoặc không thể sanh. Khi người tu thiền (yogi) đã vươn tới giai đoạn thiền quán (vipassanā), vị ấy thiền theo ba tướng của Nhân và Quả, sau khi đã quan sát thấy rõ sự sanh và diệt của chúng theo tiến trình tâm lộ đã trình bày. Phá vỡ từng khối (ghana) bằng tuệ. Vì các lộ ngũ môn (pañcadvāra vīthi) không thể trợ sanh quả tái tục (paṭisandhi) (mà chỉ có thể trợ cho quả bình nhật (pavatti), chỉ loại lộ ý môn (manodvāra vīthi) được trình bày.

Hành Duyên Thức (Saṅkhārā Paccayā Viññāṇaṃ)

(Do sự sanh của hành (saṅkhāra), quả thức (vipāka viññāṇa) sanh). (Vism.XVII,121).

Lưu Ý: “Do vô minh (avijjā), hành (saṅkhārā) sanh” và “do hành (saṅkhāra), thức (viññāṇa) sanh”, điều đó nói đến sức mạnh tự nhiên, tình trạng có thực (atthibhāva), của vô minh (avijjā) và hành (saṅkhārā). Vô minh (avijjā) và hành (saṅkhārā) thì thường là tách rời nhau bởi nhiều sát-na tâm (cittakhaṇa) hay nhiều tiến trình tâm lộ (vīthi citta). Đôi khi vô minh (avijjā) và hành bất thiện (akusala saṅkhārā) có thể sanh ở một sát-na tâm hay trong một tiến trình tâm lộ cùng nhau. Nhưng vô minh (avijjā) có thể bị tách rời bởi nhiều tiến trình tâm lộ từ hành thiện mà có thể trợ sanh thức quả thiện (kusala vipāka viññāṇa) như thức quả tái tục (paṭisandhi vipāka viññāṇa) của kiếp sống nhân loại hiện tại. Tương tự, trong “do hành (saṅkhārā), quả thức (vipāka viññāṇa) sanh”, hành (saṅkhārā) và quả thức (vipāka viññāṇa) bị tách rời bằng các kiếp sống. Cho nên, vào giai đoạn sanh – trụ[95] – diệt của pháp Quả, giai đoạn sanh – trụ – diệt của pháp Nhân không còn xảy ra nữa. Cho nên, vì chỉ khi giai đoạn sanh – trụ – diệt của vô minh (avijjā) và hành (saṅkhārā) không còn xảy ra nữa, là pháp trợ sanh Quả, khi đề cập rằng do vô minh (avijjā) – hành (saṅkhārā), Quả tương ứng sanh nó có nghĩa là tồn tại sức mạnh (satti) tự nhiên [= tình trạng có thực (atthibhāva)] của vô minh (avijjā) và hành (saṅkhārā) mà có thể trợ sanh Quả tương ứng.

Sức mạnh (satti) tự nhiên ấy là nghiệp lực (kamma satti) của nhóm pháp hành thiện (kusala saṅkhāra dhamma) vây quanh bởi vô minh (avijjā) – ái (taṇhā) – thủ (upādāna) [điều này nói đến nguyện vọng làm một chúng sanh nhân loại]. Hành động tích lũy nghiệp là yếu tố cần thiết trong sức mạnh (satti) tự nhiên này. Chỉ khi pháp hành (saṅkhārā dhamma) [= hành thiện (kusala saṅkhārā), hành bất thiện (akusala saṅkhārā)] đã được tích lũy thì nó có thể trở thành Nhân cho Quả. Nó không là điều thiết yếu dù sự sanh – trụ – diệt của nó đang xảy ra hay không.

Kāmāvacarassa kusalassa kammassa katattā upacitattā vipākaṃ cakkhuviññāṇaṃ uppannaṃ hoti – Vì nghiệp thiện dục giới (kāmāvacara kusala kamma) đã được tích lũy, nhãn thức quả thiện (kusala vipāka cakkhu viññāṇa) đi đến sinh khởi (Abhidhamma – Bk.I – 104).

Thức (Viññāṇa)

Do sự tồn tại của hành (saṅkhārā) đã tích lũy cho luân hồi (saṃsāra) hiện tại, 6 quả thức (Vipāka viññāṇa): nhãn thức (cakkhu viññāṇa), nhĩ thức (sota viññāṇa), tỷ thức (ghāna viññāṇa), thiệt thức (jivhā viññāṇa), thân thức (kāya viññāṇa), ý thức (mano viññāṇa) sinh khởi.

Quả thức (Vipāka viññāṇa) =
Ý Quả thức (Vipāka Manoviññāṇa)

Lấy hai loại này: Năm thức (pañca viññāṇa) và ý quả thức (manoviññāṇa) – là quả thức. Ý quả thức (vipāka mano – viññāṇa) bao gồm những tâm ngoại lộ (vīthi mutta citta) là thức tái tục (paṭisandhi viññāṇa), thức hữu phần (bhavaṅga viññāṇa), thức tử (cuti viññāṇa). Nó còn bao gồm những tâm lộ (vīthi citta) là các quả thức (vipāka viññāṇa) tiếp thâu (sampaṭicchana), thẩm tấn (santīraṇa) và na cảnh (tadārammaṇa). Năm thức (pañca viññāṇa) và tiếp thâu (sampaṭicchana), thẩm tấn (santīraṇa), na cảnh vô nhân (ahetuka tadārammaṇa) có thể là quả thiện (kusala vipāka) hay quả bất thiện (akusala vipāka). Vì năm thức (pañca viññāṇa), tiếp thâu (sampaṭicchana), thẩm tấn (santīraṇa), na cảnh (tadārammaṇa) sanh theo định luật cố nhiên (niyāma), định luật về tiến trình tâm lộ (citta niyāma) gọi là lộ (vīthi), bậc tu tiến phải thấy biết rõ Nhân và Quả theo tiến trình tâm lộ (vīthi) mà ở đó chúng sinh khởi và cả khi thiền quán (vipassanā) theo chúng. Trong việc thấy biết rõ theo tiến trình tâm lộ, tâm tố (kiriyā citta) là khai ngũ môn (pañcadvārāvakkana), đoán định (voṭṭhapana), khai ý môn (manodvārāvajjana) và các tâm thiện bất thiện (kusala akusala citta) (gọi là đổng lực – javana) cũng sanh trong tiến trình tâm lộ (vīthi) bằng các quả thức (Vipāka viññāṇa) (voṭṭhapana còn được viết là votthapana). Cho nên, với ý định rằng không có pháp siêu lý giới (paramattha dhātu) nào sanh trong tiến trình tâm lộ (vīthi) bị bỏ sót. Không có sự nhầm lẫn nếu bậc tu tiến thiền quán (vipassanā) theo các tâm tố (kiriyā citta) và cả các tâm thiện bất thiện (kusala akusala citta). Tuy nhiên, ở mối nối các duyên liên quan, đã thấy bằng tuệ, thấy biết rõ các duyên liên quan giữa hành (saṅkhāra) và quả thức (vipāka viññāṇa) mà thôi – như đã trình bày. Thấy biết rõ theo tất cả 6 hàng, từ hàng cảnh sắc (rūpārammaṇa) đến hàng cảnh pháp (dhammārammaṇa) như đã trình bày trong bảng danh nghiệp xứ (nāma kammaṭṭhāna). Thấy biết rõ tất cả quả thức (vipāka viññāṇa) mà hiện có trong lộ đổng lực thiện (kusala javana vīthi) và lộ đổng lực bất thiện (akusala javana vīthi) của mỗi hàng. Sau đây là một số ví dụ về việc thấy biết rõ.

Thấy Biết Rõ Về Các Tâm Ngoại Lộ
(Vīthi Mutta Citta)

1) Do sự sanh của hành (saṅkhāra) (= 34), thức tái tục (paṭisandhi viññāṇa) sanh.

Hành (saṅkhāra) (= 34) là Nhân, thức tái tục (paṭisandhi viññāṇa) là Quả.

2) Do sự sanh của hành (saṅkhāra) (= 34), thức hữu phần (bhavaṅga viññāṇa) sanh.

Hành (saṅkhāra) (= 34) là Nhân, thức hữu phần (bhavaṅga viññāṇa) là Quả.

3) Do sự sanh của hành (saṅkhāra) (= 34), thức tử (cuti viññāṇa) sanh.

Hành (saṅkhāra) (= 34) là Nhân, thức tử (cuti viññāṇa) là Quả.

Các Thức quả Lộ Nhãn Môn
(Cakkhudvāra Vīthi Vipāka viññāṇa)

1) Do sự sanh của hành (saṅkhāra) (= 34), nhãn thức (cakkhu viññāṇa) sanh.

Hành (saṅkhāra) (= 34) là Nhân, nhãn thức (cakkhu viññāṇa) là Quả.

2) Do sự sanh của hành (saṅkhāra) (= 34), thức tiếp thâu (sappaṭicchana viññāṇa) sanh.

Hành (saṅkhāra) (= 34) là Nhân, thức tiếp thâu (sappaṭicchana viññāṇa) là Quả.

3) Do sự sanh của hành (saṅkhāra) (= 34), thức thẩm tấn (santīraṇa viññāṇa) sanh.

Hành (saṅkhāra) (= 34) là Nhân, thức thẩm tấn (santīraṇa viññāṇa) là Quả.

4) Do sự sanh của hành (saṅkhāra) (= 34), thức na cảnh (tadārammaṇa viññāṇa) sanh.

Hành (saṅkhāra) (= 34) là Nhân, thức na cảnh (tadārammaṇa viññāṇa) là Quả.

[LƯU Ý: Trong việc thấy biết rõ sự sanh 2 lần của na cảnh (tadārammaṇa) trong lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi) và sự sanh 2 lần của na cảnh (tadārammaṇa) trong lộ ý môn (manodvāra vīthi) mà lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh, thấy biết rõ cả hai lần. Thấy biết rõ tất cả quả thức (vipāka viññāṇa) trong cả tiến trình lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi) như đã trình bày trong bảng danh nghiệp xứ (nāma kammaṭṭhāna). Thấy biết rõ tất cả lộ đổng lực thiện (kusala javana vīthi) và lộ đổng lực bất thiện (akusala javana vīthi). Dựa vào phương pháp này, quan sát thấy biết rõ:

– Các quả thức (vipāka viññāṇa) nhĩ thức (sota viññāṇa), tiếp thâu (sampaṭicchana), thẩm tấn (santīraṇa), na cảnh (tadārammaṇa) ở hàng cảnh thinh (saddārammaṇa);

– Các quả thức (vipāka viññāṇa) tỷ thức (ghāna viññāṇa), tiếp thâu (sampaṭicchana), thẩm tấn (santīraṇa), na cảnh (tadārammaṇa) ở hàng cảnh khí (ghandhārammaṇa);

– Các quả thức (vipāka viññāṇa) thiệt thức (jivhā viññāṇa), tiếp thâu (sampaṭicchana), thẩm tấn (santīraṇa), na cảnh (tadārammaṇa) ở hàng cảnh vị (rasārammaṇa);

– Các quả thức (vipāka viññāṇa) thân thức (jivhā viññāṇa), tiếp thâu (sampaṭicchana), thẩm tấn (santīraṇa), na cảnh (tadārammaṇa) ở hàng cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa);

và các thức quả na cảnh (tadārammaṇa vipāka viññāṇa) ở hàng cảnh pháp.

Khi bậc tu tiến vươn tới giai đoạn quán, minh sát (vipassanā) sau đó, không có sự nhầm lẫn để thiền quán (vipassanā) theo khai ngũ môn (pañcadvārāvajjaṇa) [khởi đầu của tiến trình tâm lộ (vīthi) nơi các quả thức (vipāka viññāṇa) được bao gồm] và theo đoán định (voṭṭhapana) và đổng lực (javana) [mà là ở giữa] trong lộ ngũ môn (pañcadvāra vīthi) và theo khai ý môn (manodvārāvajjana) của lộ ý môn (manodvāra vīthi) với sự cố quyết rằng không có pháp siêu lý giới nào bị bỏ sót.]

Thức Duyên Danh Sắc (Viññāṇapaccayā Nāmarūpaṃ)

Yañhi nāmarūpassa hetu viññāṇaṃ, taṃ vipākāvipāka bhedato dvidhā mataṃ. (Vism., XVII,199).

Cả hai (1) quả thức (vipāka viññāṇa) và (2) phi quả thức (avipāka viññāṇa) (= thức tạo tác – abhisaṅkhāra[96] viññāṇa) có thể được lấy làm thức (viññāṇa) là Nhân của danh sắc (nāmarūpa).

Các quả thức (vipāka viññāṇa) còn được gọi là thức đồng sanh (sahhajāta viññāṇa). Đó nghĩa là thức (viññāṇa) sanh cùng với các sở hữu tâm (cetasika) tương ưng. Tái tục (paṭisandhi), hữu phần (bhavaṅga), tử (cuti) là các quả thức (vipāka viññāṇa) xảy ra không có tiến trình lộ (vīthi) [tâm ngoại lộ (vīthi mutta citta)]; năm thức (pañca viññāṇa), tiếp thâu (sampaṭicchana), thẩm tấn (santīraṇa) và na cảnh (tadārammaṇa) là các quả thức (Vipāka viññāṇa) là phần của tiến trình tâm lộ. Tuy nhiên, các thức (viññāṇa) khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana), đoán định (voṭṭhappana), đổng lực (javana), khai ý môn (manodvārāvajjana) cũng là các thức cùng sanh (sahajāta viññāṇa), đó nghĩa là thức (viññāṇa) mà sanh cùng với các sở hữu tâm (cetasika). Giữa sự thấy biết rõ về quả thức (Vipāka viññāṇa) và thức phi quả (aVipāka viññāṇa) – vì thức phi quả (aVipāka viññāṇa) được liên kết với hành (saṅkhāra) – thấy biết rõ về thức phi quả (aVipāka viññāṇa) được gọi là thức tạo tác (abhisaṅkhāra[97] viññāṇa) trong chú giải (Vism., XVII,199). Đó nghĩa là thức (viññāṇa) mà đang định hình để trợ một trạng thái hữu (bhava) mới. Theo Phụ chú giải, nó được gọi là nghiệp thức (kamma viññāṇa). (Mahāṭīka – q.II – 315. Phiên bản Burmese).

Nghiệp Thức (Kamma Viññāṇa) =
Thức Tạo Tác (Abhisaṅkhāra Viññāṇa)

Thức (viññāṇa) (thiện bất thiện – kusala akusala) đi cùng với hành (saṅkhāra) và nghiệp (kamma) đã tạo và tích lũy trong kiếp sống quá khứ, thức (viññāṇa) là phần của nhóm (34) Nhân hành danh pháp (saṅkhāra nāma dhamma) đã đề cập trên là hành duyên thức (saṅkhārapaccayā viññāṇa) là nghiệp thức (kamma viññāṇa) (= thức tạo tác – abhisaṅkhāra viññāṇa). Ở giai đoạn này đặc biệt là để chủ yếu thấy biết rõ nghiệp thức (kamma viññāṇa) (= thức tạo tác – abhisaṅkhāra viññāṇa).

Thức (viññāṇa) (thiện bất thiện – kusala akusala) đi cùng với hành (saṅkhāra) và nghiệp (kamma) hiện tại đang được tạo và tích lũy để đạt một kiếp sống vị lai cũng là nghiệp thức (kamma viññāṇa) (= thức tạo tác – abhisaṅkhāra viññāṇa). Bậc tu tiến có thể thấy biết rõ Nhân và Quả sau khi đã thấy bằng tuệ biết rõ (paccakkha ñāṇa) rằng:

-   “Sự sanh của danh sắc quả (vipāka nāmarūpa) hiện tại” [= tâm quả (vipāka citta) + sở hữu tâm (cetasika) + sắc nghiệp (kammaja rūpa) như danh sắc quả tái tục (paṭisandhi vipāka nāmarūpa)] là do nghiệp thức (kamma viññāṇa) trong quá khứ.

-   Và “sự sanh của danh sắc quả (vipāka nāmarūpa) vị lai” [= tâm quả (vipāka citta) + sở hữu tâm (cetasika) + sắc nghiệp (kammaja rūpa) như danh sắc tái tục (paṭisandhi nāmarūpa) ở vị lai] là do thức nghiệp ở hiện tại.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này là quan sát để thấy bằng tuệ biết rõ (paccakkha ñāṇa) rằng: sự sanh của danh sắc quả (vipāka nāmarūpa) hiện tại là do nghiệp thức (kamma viññāṇa) trong quá khứ.

Danh Sắc (Nāma Rūpa)

Như đã đề cập trên, chỉ nghiệp thức (kamma viññāṇa) được lấy làm thức (viññāṇa) bên cạnh Nhân. Vì đối với Quả danh sắc (nāma rūpa), không chỉ nhóm sở hữu tâm (cetasika) mà thức (viññāṇa) liên quan cũng phải được lấy làm danh (nāma) và chỉ sắc nghiệp (kammaja rūpa) được trực tiếp lấy làm sắc (rūpa). Tuy nhiên, không có sự nhầm lẫn rằng trong giai đoạn quán, minh sát (vipassanā) nếu bậc tu tiến thấy biết rõ sắc nghiệp (kammaja rūpa), vị ấy còn thiền quán (vipassanā) theo các sắc do tâm (cittaja), do quí tiết (utuja), do vật thực (āhāraja) trợ sanh mà là bất ly và có thể thấy hòa trộn với nhau. Ở mối nối Nhân và Quả, chỉ liên kết sắc nghiệp (kammaja rūpa). Sau đây là một số về sự thấy biết rõ.

Một Số Ví Dụ Về Sự Thấy Biết Rõ

1) Do sự sanh của nghiệp thức (kamma viññāṇa) quá khứ, danh sắc tái tục (paṭisandhi nāmarūpa) sanh.

Nghiệp thức (kamma viññāṇa) quá khứ là Nhân, danh sắc tái tục (paṭisandhi nāmarūpa) là Quả.

2) Do sự sanh của nghiệp thức (kamma viññāṇa) quá khứ, danh sắc hữu phần (bhavaṅga nāmarūpa) sanh.

Nghiệp thức (kamma viññāṇa) quá khứ là Nhân, danh sắc hữu phần (bhavaṅga nāmarūpa) là Quả.

3) Do sự sanh của nghiệp thức (kamma viññāṇa) quá khứ, danh sắc tử (cuti nāmarūpa) sanh.

Nghiệp thức (kamma viññāṇa) quá khứ là Nhân, danh sắc tử (cuti nāmarūpa) là Quả.

Danh Sắc Quả (Vipāka Nāma Rūpa)
 – Lộ Nhãn Môn (Cakkhudvāra Vīthi) –

1) Do sự sanh của nghiệp thức (kamma viññāṇa) quá khứ, danh sắc nhãn thức (cakkhuviññāṇa nāmarūpa) sanh.

Nghiệp thức (kamma viññāṇa) quá khứ là Nhân, danh sắc nhãn thức (cakkhuviññāṇa nāmarūpa) là Quả.

2) Do sự sanh của nghiệp thức (kamma viññāṇa) quá khứ, danh sắc tiếp thâu (sampaṭicchana nāmarūpa) sanh.

Nghiệp thức (kamma viññāṇa) quá khứ là Nhân, danh sắc tiếp thâu (sampaṭicchana nāmarūpa) là Quả.

3) Do sự sanh của nghiệp thức (kamma viññāṇa) quá khứ, danh sắc thẩm tấn (santīraṇa nāmarūpa) sanh.

Nghiệp thức (kamma viññāṇa) quá khứ là Nhân, danh sắc thẩm tấn (santīraṇa nāmarūpa) là Quả.

4) Do sự sanh của nghiệp thức (kamma viññāṇa) quá khứ, danh sắc na cảnh (tadārammaṇa nāmarūpa) sanh

Nghiệp thức (kamma viññāṇa) quá khứ là Nhân, danh sắc na cảnh (tadārammaṇa nāmarūpa) là Quả.

[Lưu Ý: thấy biết rõ sự sanh của các danh sắc quả (vipāka nāmarūpa) nhĩ thức (sotaviññāṇa), tiếp thâu (sampaṭicchana), thẩm tấn (santīraṇa), na cảnh (tadārammaṇa) v.v… dựa vào cùng phương pháp. Trong thiền quán (vipassanā) không có sự nhầm lẫn để thiền theo khai (môn) (āvajjana), đoán định (voṭṭhabbana), đổng lực (javana) đã phối hợp cùng nhau. Chỉ trong việc thấy biết rõ về Nhân và Quả mà người tu thiền (yogi) kết nối nghiệp thức (kamma viññāṇa) quá khứ với danh sắc quả (vipāka nāmarūpa). Quan sát tất cả 6 hàng. Quan sát tất cả danh sắc quả (vipāka nāmarūpa) trong cả tiến trình của mỗi hàng.]

Hành (Saṅkhāra) Và Nghiệp Hữu (Kamma Bhava)

Như đã giải thích trong pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) phương pháp thứ năm về thấy biết rõ Nhân và Quả, đó là thấy biết rõ Nhân và Quả sau khi đã thấy bằng tuệ rằng do sức mạnh của dị thời nghiệp (nānākkhaṇika kamma satti) [là sức mạnh của nghiệp (kamma satti) của hành (saṅkhāra) bị vây quanh bởi vô minh (avijjā), ái (taṇhā), thủ (upādāna), quả danh (vipāka nāma) và sắc nghiệp (kammaja rūpa) sanh. Tuy nhiên, vì sức mạnh của nghiệp (kamma satti) không là cảnh của thiền quán (vipassanā) theo ba tướng, bậc tu tiến cần phải biết xác định rõ pháp hành (saṅkhāra) và nghiệp hữu (kamma bhava = kamma – nghiệp) mà là cảnh của quán, minh sát (vipassanā):

Āyūhanā Saṅkhārāti taṃ kammaṃ karoto purima cetanāyo, yathā dānaṃ dassāmīti cittaṃ uppādetvā māsampi saṃvaccharampi dānupakaraṇāni sajjentassa uppannā purimacetanāyo. Paṭiggāhakānaṃ pana hatthe dakkhinaṃ patiṭṭhāpayato cetanā bhavoti vuccati.

Ekāvajjanesu vā chasu javanesu cetanā āyūhanasaṅkhārā nāma, sattamā cetanā bhavo. Yā kāci vā pana cetanā bhavo. Taṃsampayuttā āyūhanasaṅkhārā nāma. (Abhidhamma atthakathā quyển II.182,183 phiên bản Burmese).

1) Hành tích lũy (āyūhana saṅkhāra) là tư (cetanā) mà sanh trước khi tích lũy nghiệp được thực hiện xong = tư tiền (purima cetanā) = tư trước kia (pubba cetanā). Ví dụ: Sau khi có tâm làm việc xả thí (dāna) đó là tư tiền (purima cetanā) = tư trước kia (pubba cetanā) mà sanh ở người ấy là người đang thiết lập trong một thời gian của một tháng hay một năm cho các việc để được xả thí. Tư hiện (patiṭṭhāpaka cetanā) mà làm cảnh được dâng để đi đến dễ tiếp thu được gọi là nghiệp hữu (kamma bhava).

2) Theo cách khác: trong nhiều tiến trình lộ (vīthi) mà sanh trong khi tạo nghiệp thiện (kusala) hay bất thiện (akusala), tư (cetanā) mà câu hành với 6 đổng lực (javana) đầu trong 7 đổng lực (javana) trong mỗi lộ (vīthi) được gọi là hành (saṅkhāra). Tư (cetanā) mà câu hành với đổng lực (javana) thứ bảy được gọi là nghiệp hữu (kamma bhava).

3) Theo cách khác: Tất cả tâm (citta), sở hữu tâm (cetasika) mà câu hành với tư thiện bất thiện (kusala akusala cetanā) ở mỗi sát-na tâm đổng lực (javana) được gọi là hành (saṅkhāra). Tất cả tư thiện và bất thiện (kusala akusala cetanā) được gọi là nghiệp hữu (kamma bhava).

Phù hợp với định nghĩa trên, nếu bậc tu tiến có khả năng thiền quán (vipassanā) theo tất cả giới siêu lý (paramattha dhātu) ở mỗi sát-na tâm của nhóm danh pháp lộ ý môn (manodvāra vīthi nāma dhamma) mà vô minh (avijjā), ái (taṇhā), thủ (upādāna) vượt trội và nhóm danh pháp lộ ý môn (manodvāra vīthi nāma dhamma) mà là hành – nghiệp (saṅkhāra – kamma), thì thiền quán (vipassanā) theo hành (saṅkhāra) và nghiệp hữu (kamma bhava) được hoàn thành. Cho nên, ở giai đoạn quán (vipassanā), thiền quán (vipassanā) về ba tướng của hành (saṅkhāra) và nghiệp hữu (kamma bhava) là theo định nghĩa trên. Lưu ý rằng sức mạnh của nghiệp (kamma) đã đề cập trong phần nghiệp duyên (kammapaccaya) là sức mạnh của dị thời nghiệp (nānākkhaṇika kamma satti), không là cảnh của quán, minh sát (vipassanā). Lưu ý rằng chỉ hành (saṅkhāra) và nghiệp hữu (kamma bhava) đã đề cập trên, là nguồn gốc của nghiệp lực (kamma satti) đó, là cảnh của quán, minh sát (vipassanā).

Do Sự Sanh Của Thức Câu Sanh (Sahajāta viññāṇa),
Danh Sắc Câu Sanh (Sahajāta nāmarūpa) Sinh Khởi

1) Do sự sanh của thức tái tục (paṭisandhi viññāṇa), danh sắc tái tục (paṭisandhi nāmarūpa) sanh.

Thức tái tục (paṭisandhi viññāṇa) là Nhân, danh sắc tái tục (paṭisandhi nāmarūpa) là Quả.

2) Do sự sanh của thức hữu phần (bhavaṅga viññāṇa), danh sắc hữu phần (bhavaṅga nāmarūpa) sanh.

Thức hữu phần (bhavaṅga viññāṇa) là Nhân, danh sắc hữu phần (bhavaṅga nāmarūpa) là Quả.

[Lưu Ý: Chỉ lấy danh sở hữu tâm (cetasika nāma) mà đi chung với thức hữu phần (bhavaṅga viññāṇa) tương ứng ở một sát-na tâm là danh (nāma). Chủ yếu lấy sắc tâm (cittaja rūpa) bị trợ bởi thức hữu phần (bhavaṅga viññāṇa) là sắc (rūpa). Tuy nhiên, ở giai đoạn quán, minh sát (vipassanā), cũng không có sự nhầm lẫn để thiền quán (vipassanā) về sắc nghiệp (kammaja rūpa), sắc quí tiết (utuja rūpa), sắc vật thực (āhāraja rūpa) sanh lẫn cùng với sắc tâm (cittaja rūpa) ấy. Vì việc thấy biết rõ về Nhân và Quả sau khi đã thấy bằng tuệ các duyên liên quan giữa thức (viññāṇa) và sắc tâm (cittaja rūpa) tương ứng. Để thấy biết rõ Nhân và Quả, phương pháp thì giống đối với các tâm lộ (vīthi citta). Trong các tâm lộ (vīthi citta), quả thức (Vipāka viññāṇa) nghĩa là chỉ các quả thức (Vipāka viññāṇa) ngũ thức (pañca viññāṇa), tiếp thâu (sampaṭicchana), thẩm tấn (santīraṇa) và na cảnh (tadārammaṇa). Lưu ý rằng, không chỉ thức cùng sanh (sahajāta viññāṇa) nói đến quả thức (Vipāka viññāṇa) mà còn bao gồm thức tố (kiriya viññāṇa) và thức đổng lực (javana viññāṇa) là khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana), đoán định (votthapana), đổng lực (javana); khai ý môn (manodvārāvajjana), đổng lực (javana). Theo phương pháp Suttanta desana, các chi liên quan tương sinh (paṭicca samuppāda) thức (viññāṇa) – danh sắc (nāmarūpa) – sáu xứ (saḷāyatana) – xúc (phassa) – thọ (vedanā) chỉ là pháp Quả (vipāka dhamma). Tuy nhiên, trong số các pháp quả (vipāka dhamma) này: không có khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana) thì ngũ thức (pañca viññāṇa), tiếp thâu (sampaṭicchana), thẩm tấn (santīraṇa) không thể sanh; và không có đổng lực (javana) thì na cảnh (tadārammaṇa) không thể sanh (Mahāṭīka Phụ chú giải – quyển II – 323, phiên bản Burmese). Cho nên, với mục đích là không có pháp siêu lý giới (paramattha dhātu) nào bị bỏ sót, khi thấy biết rõ Nhân và Quả không có sự nhầm lẫn nếu thấy biết rõ cũng kết hợp với khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana), đoán định (votthapana), đổng lực (javana), khai ý môn (manodvārāvajjana), đổng lực (javana). Nếu người tu thiền (yogi) hiểu rằng chúng không bao gồm trong quả luân (vipāka vaṭṭa) thì không có sự nhầm lẫn.

(Hai câu này giải thích dấu * bên dưới). Đây là điều có thể thảo luận trong số các sách là tử (cuti) có thể trợ sanh sắc tâm (cittaja rūpa) hay không.]

3) Do sự sanh của thức tử (cuti viññāṇa), danh (nāma) (+sắc rūpa) tử sanh.

Thức tử (cuti viññāṇa) là Nhân, danh (nāma) [+sắc (rūpa)] tử là Quả.

*{Do sự sanh của thức khai ngũ môn (pañcadvārā – vajjana viññāṇa), danh+sắc khai ngũ môn (pañca – dvārāvajjana nāma+rūpa) sanh.

Thức khai ngũ môn (pañcadvārā – vajjana viññāṇa) là Nhân, danh+sắc khai ngũ môn (pañca – dvārāvajjana nāma+nāma) là Quả.}

4) Do sự sanh của nhãn thức (cakkhu viññāṇa), danh nhãn thức (cakkhu viññāṇa nāma) sanh.

Nhãn thức (cakkhu viññāṇa) là Nhân, danh nhãn thức (cakkhu viññāṇa nāma) là Quả.

[Nāma = 7 sở hữu tâm (cetasika) cùng sanh].

Hoặc theo cách khác:

Do sự sanh của nhãn thức (cakkhu viññāṇa), danh Nhãn thức (cakkhu viññāṇa nāma) sanh.

Nhãn thức (cakkhu viññāṇa) là Nhân, danh nhãn thức (cakkhu viññāṇa nāma) là Quả.

[LƯU Ý: Thấy biết rõ nhĩ thức (sota viññāṇa), tỷ thức (bhāna viññāṇa), thiệt thức (jivhā viññāṇa), thân thức (kāya viññāṇa) theo cùng cách. Danh (nāma) là 7 sở hữu tâm (cetasika) cùng sanh. Vì ngũ thức như nhãn thức (cakkhu viññāṇa) không thể trợ sanh sắc tâm (cittaja rūpa), chủ yếu lấy sắc nghiệp (kammaja rūpa) mà sanh trong lúc xảy ra ngũ thức (pañca viññāṇa) như nhãn thức (cakkhu viññāṇa) gián tiếp. Quan sát, lấy sắc nghiệp (kammaja rūpa) làm cảnh. Ở giai đoạn quán (vipassanā) không có sự nhầm lẫn nếu thiền quán (vipassanā) về chúng kết hợp cùng với sắc nghiệp (kammaja rūpa), sắc quí tiết (utuja rūpa), sắc vật thực (āhāraja rūpa) trong giai đoạn sanh (uppāda) ở sát-na đó và sắc tâm (cittaja rūpa) trong giai đoạn trụ (ṭhīti) bị trợ bởi tâm sanh trước. Lưu ý rằng, phương pháp thì giống nhau ở mỗi trường hợp.]

5)   Do sự sanh của thức tiếp thâu (sampaṭicchana viññāṇa), danh sắc tiếp thâu (sampaṭicchana nāmarūpa) sanh.

Thức tiếp thâu (sampaṭicchana viññāṇa) là Nhân, danh sắc tiếp thâu (sampaṭicchana nāmarūpa) là Quả

[Lưu Ý: Danh (nāma) là 10 sở hữu tâm mà câu hành với tâm tiếp thâu (sampaṭicchana citta). Sắc (rūpa) là sắc tâm (cittaja rūpa) bị trợ bởi tâm tiếp thâu (sampaṭicchana citta). Khi bậc tu tiến đạt đến giai đoạn quán, minh sát (vipassanā) cũng không có sự nhầm lẫn để thiền quán (vipassanā) về sắc nghiệp (kammaja rūpa), sắc quí tiết (utuja rūpa), sắc vật thực (āhāraja rūpa) sanh trong khoảng thời gian 3 sát-na (= khaṇattaya) của tiếp thâu (sampaṭicchana) đó. Ở tâm lộ (vīthi citta) sau như thẩm tấn (santīraṇa) lấy sở hữu tâm (cetasika) cùng sanh phù hợp là danh (nāma). Như đối với sắc (rūpa), nó tương tự như trên.]

6)   Do sự sanh của thức thẩm tấn (santīraṇa viññāṇa), danh sắc thẩm tấn (santīraṇa nāma+rūpa) sanh.

Thức thẩm tấn (santīraṇa viññāṇa) là Nhân, danh sắc thẩm tấn (santīraṇa nāma+rūpa) là Quả.

*{Do sự sanh của thức đoán định (votthapana viññāṇa), danh sắc đoán định (votthapana nāma+rūpa) sanh.

Thức đoán định (votthapana viññāṇa) là Nhân, danh sắc đoán định (votthapana nāma+rūpa) là Quả.}

*{Do sự sanh của thức đổng lực (javana viññāṇa), danh sắc đổng lực (javana nāma rūpa) sanh.

Thức đổng lực (javana viññāṇa) là Nhân, danh sắc đổng lực (javana nāma rūpa) là Quả.}

7)   Do sự sanh của thức na cảnh (tadārammaṇa viññāṇa), danh sắc na cảnh (tadārammaṇa nāma+rūpa) sanh.

Thức na cảnh (tadārammaṇa viññāṇa) là Nhân, danh sắc na cảnh (tadārammaṇa nāma+rūpa) là Quả.

*{Do sự sanh của thức khai ý môn (manodvārāvajjana viññāṇa), danh sắc khai ý môn (manodvārāvajjana nāma rūpa) sanh.

Thức khai ý môn (manodvārāvajjana viññāṇa) là Nhân, danh sắc khai ý môn (manodvārāvajjana nāma rūpa) là Quả.}

Hiểu rằng phương pháp thì giống nhau đối với cả đổng lực (javana) – na cảnh (tadārammaṇa). Quan sát thấy biết rõ mỗi sát-na tâm (cittakkhaṇa) như đã trình bày trong bảng danh nghiệp xứ (nāma kammaṭṭhāna). Liên quan đến các việc quan sát này, tham khảo từ nguyên bản như sau:

Nāmarūpassa yaṃ hetu, viññāṇaṃ taṃ dvidhā mataṃ

Vipākamavipākañca, yuttameva yato idaṃ. (Chú giải Abhidhamma – quyển II – 163, phiên bản Burmese).

Sahajātaviññāṇa paccayā nāmarūpaṃ, kammaviññāṇa paccayā ca nāmarūpañca yathāsambhavam yojetabbaṃ, (Mūlaṭīka – quyển II – 115, phiên bản Burmese).

Kammaviññāṇappacayā vipākacittappavattikāle vipāka nāmassa, kammasamuṭṭhāna rūpassa ca vasena. Sahajāta viññāṇa paccayā pana itaracittappavatti kālepi vipāka nāmavasena, cittasamuṭṭhāna rūpavasena ca nāmarūpassa sambhavo dassetabboti āha sahajāta … yojetabbanti. (Anuṭīka – quyển II – 128).

Danh Sắc Duyên Sáu Xứ (Nāmarūpapaccayā Saḷāyatana)

Do sự sanh của danh sắc (nāmarūpa),

sáu xứ (saḷāyatana) sanh

Ở giai đoạn này có năm phần của sự thấy biết rõ:

A) Do sự sanh của danh (nāma), ý xứ (manāyatana) sanh.

B) Do sự sanh của danh (nāma), sắc xứ (āyatana rūpa) sanh.

C) Do sự sanh của sắc (rūpa), sắc xứ (āyatana rūpa) sanh.

D) Do sự sanh của sắc (rūpa), ý xứ (manāyatana) sanh.

E) Do sự sanh của danh+sắc (nāma+rūpa), ý xứ (manāyatana) sanh.

A) Danh (nāma) ủng hộ ý xứ (manāyatana)

[Do sự sanh của danh (nāma), ý xứ (manāyatana) sanh]

Ở giai đoạn này chỉ lấy sở hữu tâm (cetasika) mà câu hành với ý xứ tương ứng là danh (nāma) phù hợp. Ý xứ (manāyatana) nghĩa là thức (viññāṇa) sanh cùng với sở hữu tâm (cetasika) tương ứng. Đây là giai đoạn thấy biết rõ mà danh sở hữu tâm (cetasika nāma) ủng hộ tâm (citta) [= ý xứ (manāyatana)] đi chung với chúng.

1) Do sự sanh của danh pháp tái tục (paṭisandhi nāma dhamma) (= 33), ý xứ tái tục (paṭisandhi manāyatana) sanh.

Danh pháp tái tục (paṭisandhi nāma dhamma) (= 33) là Nhân, ý xứ tái tục (paṭisandhi manāyatana) là Quả.

2) Do sự sanh của danh pháp hữu phần (bhavaṅga nāma dhamma) (= 33), ý xứ hữu phần (bhavaṅga manāyatana) sanh.

Danh pháp hữu phần (bhavaṅga nāma dhamma) (= 33) là Nhân, ý xứ hữu phần (bhavaṅga manāyatana) là Quả.

3) Do sự sanh của danh pháp tử (cuti nāma dhamma) (= 33), ý xứ tử (cuti manāyatana) sanh.

Danh pháp tử (cuti nāma dhamma) (= 33) là Nhân, ý xứ tử (cuti manāyatana) là Quả.

[Trong trường hợp này, tái tục (paṭisandhi), hữu phần (bhavaṅga), tử (cuti) thọ hỷ tam nhân (tihetuka somanassa) được trình bày là một ví dụ].

* Do sự sanh của danh pháp khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana nāma dhamma) (=10), ý xứ khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana manāyatana) sanh.

Danh pháp khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana nāma dhamma) (=10) là Nhân, ý xứ khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana manāyatana) là Quả.

4) Do sự sanh của danh pháp nhãn thức (cakkhuviññāṇa nāma dhamma) (=7), ý xứ nhãn thức (cakkhuviññāṇa manāyatana) sanh.

Danh pháp nhãn thức (cakkhuviññāṇa nāma dhamma) (=7) là Nhân, ý xứ nhãn thức (cakkhuviññāṇa manāyatana) là Quả.

5) Do sự sanh của danh pháp tiếp thâu (sampaṭicchana nāma dhamma) (=10), ý xứ tiếp thâu (sampaṭicchana manāyatana) sanh.

Danh pháp tiếp thâu (sampaṭicchana nāma dhamma) (=10) là Nhân, ý xứ tiếp thâu (sampaṭicchana manāyatana) là Quả.

6) Do sự sanh của danh pháp thẩm tấn (santīraṇa nāma dhamma) (=11), ý xứ thẩm tấn (santīraṇa manāyatana) sanh.

Danh pháp thẩm tấn (santīraṇa nāma dhamma) (=11) là Nhân, ý xứ thẩm tấn (santīraṇa manāyatana) là Quả.

* Do sự sanh của danh pháp đoán định (votthapana nāma dhamma) (=11), ý xứ đoán định (votthapana manāyatana) sanh.

Danh pháp đoán định (votthapana nāma dhamma) (=7) là Nhân, ý xứ đoán định (votthapana manāyatana) là Quả.

* Do sự sanh của danh pháp đổng lực (javana nāma dhamma) (= ), ý xứ đổng lực (javana manāyatana) sanh.

Danh pháp đổng lực (javana nāma dhamma) (= ) là Nhân, ý xứ đổng lực (javana manāyatana) là Quả.

7) Do sự sanh của danh pháp na cảnh (tadārammaṇa nāma dhamma) (= ), ý xứ na cảnh (tadārammaṇa manāyatana) sanh.

Danh pháp na cảnh (tadārammaṇa nāma dhamma) (= ) là Nhân, ý xứ na cảnh (tadārammaṇa manāyatana) là Quả.

* Do sự sanh của danh pháp khai ý môn (manodvārāvajjana nāma dhamma) (=11), ý xứ khai ý môn (manodvārāvajjana manāyatana) sanh.

Danh pháp khai ý môn (manodvārāvajjana nāma dhamma) (= ) là Nhân, ý xứ khai ý môn (manodvārāvajjana manāyatana) là Quả.

[Lưu Ý: Thấy biết rõ các sở hữu tâm (cetasika) đi cùng = danh (nāma) ở thẩm tấn (santīraṇa), đổng lực (javana) và na cảnh (tadārammaṇa) phù hợp, như đã trình bày trong bảng danh nghiệp xứ (nāma kammaṭṭhāna). Quán các nhóm đổng lực thiện (kusala javana) và đổng lực bất thiện (akusala javana) tương ứng. Vì khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana), đoán định (votthapana), đổng lực (javana) và khai ý môn (manodvārāvajjana) không là phần của quả luân (vipāka vaṭṭa), chúng có thể bị loại ra nhưng, với mục đích không bỏ sót bất cứ pháp siêu lý giới (paramattha dhātu) nào, không có sự nhầm lẫn nếu bậc tu tiến cũng thấy biết rõ chúng (tham khảo * trên). Nếu người tu thiền (yogi) hiểu rằng chúng không là phần của quả luân (vipāka vaṭṭa) thì điều đó không sai. Quan sát thấy biết rõ lộ nhĩ môn (sotadvāra vīthi) v.v… dựa theo cùng phương pháp. Danh (nāma) = sở hữu tâm (cetasika) ở cõi ngũ uẩn (pañcavokāra) chỉ có thể ủng hộ ý xứ (manāyatana) = tâm (citta) nếu họ có sách hướng dẫn, đó là sắc vật (vatthu rūpa) tương ứng như ý vật (hadaya vatthu).]

B) Do sự sanh của danh (nāma), sắc xứ (āyatana rūpa) sanh.

Pacchājātā citta cetasikā dhammā purejātassa imassa kāyassa pacchājāta paccayena paccayo = trừ 4 quả vô sắc (arūpa vipāka), bất cứ nhóm danh pháp tâm sở hữu tâm (citta cetasika nāma) của 85 tâm (citta), 52 sở hữu tâm (cetasika) mà sanh sau ủng hộ bốn sắc thân sở sanh (catusamuṭṭhānika rūpakāya) mà đã sanh ở sát-na tâm trước. (Paṭṭhāna – quyển I – 7).

Phù hợp với lời dạy trên, liên quan về tâm sở hữu tâm (citta cetasika) = danh pháp (nāma dhamma) ủng hộ sắc xứ (āyatana rūpa), hiểu rằng sắc (rūpa) Quả sanh trước và danh pháp (nāma dhamma) Nhân sanh sau. Sắc (rūpa) Quả sanh cùng với sát-na tâm (cittakkhaṇa) sanh trước (đây là hầu hết như vậy, trừ ở sát-na tâm tái tục (paṭisandhi). Nhóm danh pháp (nāma dhamma) Nhân là nhóm danh pháp (nāma dhamma) sát-na tâm sanh sau. Cho nên, trước tiên lưu ý các điểm khái lược sau:

1) Thân một nhân (ekaja kāya) tức là do nghiệp trợ sanh (kammaja) [hay theo cách khác, thân hai nhân (dvijakāya) tức là sắc nghiệp (kammaja rūpa) và sắc quí tiết (utuja rūpa)] – đã sanh cùng với danh uẩn tái tục (paṭisandhi nāmakkhandhā) – mà đạt đến giai đoạn trụ (ṭhīti) của sắc (rūpa) được ủng hộ bởi pháp duyên danh uẩn hữu phần (bhavaṅga nāmakkhandhā paccayadhamma) thứ nhất bằng sức mạnh của hậu sanh duyên (pacchājāta paccaya satti).

2) Thân ba nhân (tija kāya) tức là sắc nghiệp (kammaja rūpa), sắc tâm (cittaja rūpa) và sắc quí tiết (utuja rūpa) – đã sanh cùng với danh uẩn hữu phần (bhavaṅga nāmakkhandhā) sanh trước như hữu phần (bhavaṅga) thứ nhất – mà đạt đến giai đoạn trụ của sắc (rūpa) được ủng hộ bởi pháp duyên danh uẩn hữu phần (bhavaṅga nāmakkhandhā paccayadhamma) sanh sau bằng sức mạnh của hậu sanh duyên (pacchājāta paccaya satti).

3) Thân bốn nhân (catuja kāya) tức là sắc nghiệp (kammaja rūpa), sắc tâm (cittaja rūpa), sắc quí tiết (utuja rūpa) và sắc vật thực (āhāraja rūpa) – đã sanh cùng với tâm sanh trước ở sát-na sanh (uppāda) của sắc vật thực (āhāraja rūpa) – mà đạt đến giai đoạn trụ của sắc (rūpa) được ủng hộ bởi pháp duyên danh uẩn tâm sở hữu tâm (cittacetasika nāmakkhandhā paccayadhamma) bằng sức mạnh của hậu sanh duyên (pacchājāta paccaya satti).

4) Thân bốn nhân (catuja kāya) tức là sắc nghiệp (kammaja rūpa), sắc tâm (cittaja rūpa), sắc quí tiết (utuja rūpa) và sắc vật thực (āhāraja rūpa) – đã sanh cùng với tâm hữu phần (bhavaṅga citta) thứ mười lăm tính từ tái tục (paṭisandhi) ở các chúng sanh Dục giới (kāmāvacara) – mà đạt đến giai đoạn trụ của sắc (rūpa) được ủng hộ bởi pháp duyên danh uẩn khai môn (āvajjana nāmakkhandhā paccayadhamma) bằng sức mạnh của hậu sanh duyên (pacchājāta paccaya satti). [Đối với chúng sanh sắc giới (rūpāvacara), thân ba nhân (tijakāya) tức là sắc nghiệp (kammaja rūpa), sắc tâm (cittaja rūpa) và sắc quí tiết (utuja rūpa) được ủng hộ bởi danh uẩn khai môn sanh sau (āvajjana nāmakkhandhā) bằng sức mạnh của hậu sanh duyên (pacchājāta paccaya satti).]

5) Thân bốn nhân (catuja kāya) (thân ba nhân – tija kāya), đã sanh cùng với khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana), mà đạt đến giai đoạn trụ của sắc được ủng hộ bởi – pháp duyên danh uẩn ngũ thức (pañcaviññāṇa nāmakkhandhā paccayadhamma) bằng sức mạnh của hậu sanh duyên (pacchājāta paccaya satti).

6) Thân ba nhân (tija kāya) tức là sắc nghiệp (kammaja rūpa), sắc quí tiết (utuja rūpa) và sắc vật thực (āhāraja rūpa) ở cõi Dục giới (Kāmāvacara) [hay thân hai nhân (dvija kāya) tức là sắc nghiệp (kammaja rūpa) và sắc quí tiết (utuja rūpa) ở cõi Sắc giới (Rūpāvacara)] – đã sanh cùng với ngũ thức (pañcaviññāṇa) – mà đạt đến giai đoạn trụ của sắc (rūpa) được ủng hộ bởi nhóm pháp duyên danh uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana nāmakkhandhā paccayadhamma) bằng sức mạnh của hậu sanh duyên (pacchājāta paccaya satti).

7) Thân bốn nhân (catuja kāya) tức là sắc nghiệp (kammaja rūpa), sắc tâm (cittaja rūpa), sắc quí tiết (utuja rūpa) và sắc vật thực (āhāraja rūpa) ở cõi Dục giới (Kāmāvacara) [hay thân ba nhân (tija kāya) tức là sắc nghiệp (kammaja rūpa), sắc tâm (cittaja rūpa), sắc quí tiết (utuja rūpa) ở cõi Sắc giới (Rūpāvacara)] – đã sanh cùng với danh uẩn tiếp thâu (sampaṭicchana nāmakkhandhā) – mà đạt đến giai đoạn trụ của sắc được ủng hộ bởi pháp duyên danh uẩn thẩm tấn (santīraṇa nāmakkhandhā paccayadhamma) bằng sức mạnh của hậu sanh duyên (pacchājāta paccaya satti).

[Dựa vào các phương pháp trên, thấy rõ rằng tâm sở hữu tâm (citta cetasika) sanh sau = nhóm pháp danh uẩn (nāmakkhandhā dhamma) ủng hộ sắc bốn nhân (catuja rūpa) mà đã sanh cùng với tâm sanh trước.]

Ở giai đoạn này, “do sự sanh của danh (nāma), sắc xứ (āyatana rūpa) sanh” được trình bày, lấy cả tâm sở hữu tâm (citta+cetasika) tương ứng của sát-na tâm sanh sau là Nhân. Lấy nhãn xứ (cakkhāyatana), nhĩ xứ (sotāyatana), tỷ xứ (ghānāyatana), thiệt xứ (jivhāyatana), thân xứ (kāyāyatana) mà đạt đến giai đoạn trụ sau khi đã sanh cùng lúc với sát-na tâm sanh trước là sắc xứ (āyatana rūpa) về mặt Quả. Tất cả 5 loại sắc xứ (āyatana rūpa) có sức mạnh để sanh ở mỗi giai đoạn sanh – giai đoạn trụ – giai đoạn diệt của mỗi sát-na tâm với điều kiện là sức mạnh của nghiệp chưa bị kiệt sức. Tuy nhiên, để không phức tạp vấn đề, nó có thể được quan sát thấy biết rõ tách biệt nhau, nếu không nó có thể được thấy biết rõ cùng nhau. Phương pháp quan sát tách biệt nhau được trình bày như sau:

1) Do sự sanh của danh pháp hữu phần rúng động (bhavaṅga calana nāmadhamma), nhãn xứ (cakkhāyatana) sanh.[98]

Danh pháp hữu phần rúng động (bhavaṅga calana nāmadhamma) là Nhân, nhãn xứ (cakkhāyatana) là Quả.

[Đây là nhãn xứ (cakkhāyatana) mà sanh cùng lúc với hữu phần vừa qua (atītabhavaṅga)].

2) Do sự sanh của danh pháp hữu phần dứt dòng (bhavaṅgupaccheda nāmadhamma), nhãn xứ (cakkhāyatana) sanh.

Danh pháp hữu phần dứt dòng (bhavaṅgupaccheda nāmadhamma) là Nhân, nhãn xứ (cakkhāyatana) là Quả.

[Đây là nhãn xứ (cakkhāyatana) mà sanh cùng lúc với hữu phần rúng động (bhavaṅga calana)].

3) Do sự sanh của danh pháp khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana nāmadhamma), nhãn xứ (cakkhāyatana) sanh.

Danh pháp khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana nāmadhamma) là Nhân, nhãn xứ (cakkhāyatana) là Quả.

[Đây là nhãn xứ (cakkhāyatana) mà sanh cùng lúc với hữu phần dứt dòng (bhavaṅgupaccheda)].

4) Do sự sanh của danh pháp nhãn thức (cakkhuviññāṇa nāmadhamma), nhãn xứ (cakkhāyatana) sanh.

Danh pháp nhãn thức (cakkhuviññāṇa nāmadhamma) là Nhân, nhãn xứ (cakkhāyatana) là Quả.

[Đây là nhãn xứ (cakkhāyatana) mà sanh cùng lúc với khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana). Quan sát nhĩ thức (sotaviññāṇa) v.v… bằng cùng phương pháp].

5) Do sự sanh của danh pháp tiếp thâu (sampaṭicchana nāmadhamma), nhãn xứ (cakkhāyatana) sanh.

Danh pháp tiếp thâu (sampaṭicchana nāmadhamma) là Nhân, nhãn xứ (cakkhāyatana) là Quả.

[Đây là nhãn xứ (cakkhāyatana) mà sanh cùng lúc với nhãn thức (cakkhuviññāṇa)].

6) Do sự sanh của danh pháp thẩm tấn (santīraṇa nāmadhamma), nhãn xứ (cakkhāyatana) sanh.

Danh pháp thẩm tấn (santīraṇa nāmadhamma) là Nhân, nhãn xứ (cakkhāyatana) là Quả.

[Đây là nhãn xứ (cakkhāyatana) mà sanh cùng lúc với tiếp thâu (sampaṭicchana)].

7) Do sự sanh của danh pháp đoán định (votthapana nāmadhamma), nhãn xứ (cakkhāyatana) sanh.

Danh pháp đoán định (votthapana nāmadhamma) là Nhân, nhãn xứ (cakkhāyatana) là Quả.

[Đây là nhãn xứ (cakkhāyatana) mà sanh cùng lúc với thẩm tấn (santīraṇa)].

8) Do sự sanh của danh pháp đổng lực (javana nāmadhamma) thứ nhất, nhãn xứ (cakkhāyatana) sanh.

Danh pháp đổng lực (javana nāmadhamma) thứ nhất là Nhân, nhãn xứ (cakkhāyatana) là Quả.

[Đây là nhãn xứ (cakkhāyatana) mà sanh cùng lúc với đoán định (votthapana)].

9) Do sự sanh của danh pháp đổng lực (javana nāmadhamma) thứ hai, nhãn xứ (cakkhāyatana) sanh.

Danh pháp đổng lực (javana nāmadhamma) thứ hai là Nhân, nhãn xứ (cakkhāyatana) là Quả.

[Đây là nhãn xứ (cakkhāyatana) mà sanh cùng lúc với đổng lực (javana) thứ nhất].

Thấy rõ nhóm danh pháp tâm sở hữu tâm (cittacetasika nāmadhamma) sanh sau ủng hộ nhãn xứ (cakkhāyatana) sanh cùng với tâm sanh trước như vậy. Dựa vào phương pháp này, quan sát theo bảng danh nghiệp xứ (nāma kammaṭṭhāna) ở mỗi sát-na tâm của tất cả 6 loại lộ (vīthi) như lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi). Quan sát tương tự đối với nhĩ xứ (sotāyatana) v.v… Nếu người tu thiền muốn quan sát chúng toàn bộ thì quan sát cả 5 sắc xứ (āyatana rūpa) như nhãn xứ (cakkhāyatana) như sau:

Cách khác: Quan sát toàn bộ.

1) Do sự sanh của danh pháp hữu phần rúng động (bhavaṅga calana nāmadhamma), 5 sắc xứ (āyatana rūpa) sanh.

Danh pháp hữu phần rúng động (bhavaṅga calana nāmadhamma) là Nhân, 5 sắc xứ (āyatana rūpa) là Quả.

Đây là nhãn xứ (cakkhāyatana), nhĩ xứ (sotāyatana), tỷ xứ (ghānāyatana), thiệt xứ (jivhāyatana), thân xứ (kāyāyatana) mà sanh cùng lúc với hữu phần vừa qua (atītabhavaṅga).

2) Do sự sanh của danh pháp hữu phần dứt dòng (bhavaṅgupaccheda nāmadhamma), 5 sắc xứ (āyatana rūpa) sanh.

Danh pháp hữu phần dứt dòng (bhavaṅgupaccheda nāmadhamma) là Nhân, 5 sắc xứ (āyatana rūpa) là Quả.

Đây là 5 sắc xứ (āyatana rūpa) mà sanh cùng lúc với hữu phần rúng động (bhavaṅga calana).

3) Do sự sanh của danh pháp khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana nāmadhamma), 5 sắc xứ (āyatana rūpa) sanh.

Danh pháp khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana nāmadhamma) là Nhân, 5 sắc xứ (āyatana rūpa) là Quả.

Đây là 5 sắc xứ (āyatana rūpa) mà sanh cùng lúc với hữu phần dứt dòng (bhavaṅgupaccheda).

4) Do sự sanh của danh pháp nhãn thức (cakkhuviññāṇa nāmadhamma), 5 sắc xứ (āyatana rūpa) sanh.

Danh pháp nhãn thức (cakkhuviññāṇa nāmadhamma) là Nhân, 5 sắc xứ (āyatana rūpa) là Quả.

Đây là 5 sắc xứ (āyatana rūpa) mà sanh cùng lúc với khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana).

Thấy rõ theo cách này rằng tâm sở hữu tâm (citta cetasika) sanh sau = danh pháp (nāṃa dhamma) ủng hộ 5 sắc xứ (āyatana rūpa) đã sanh với sát-na tâm sanh trước bằng sức mạnh của hậu sanh duyên (pacchājāta paccaya satti). Quan sát hoàn toàn tất cả 6 môn (dvāra).

C) Do sự sanh của sắc (rūpa), sắc xứ (āyatana rūpa) sanh.

[Đó là sắc (rūpa) trong duyên danh sắc (nāmarūpa paccaya) ủng hộ sắc xứ (āyatana rūpa) ở sáu xứ (saḷāyatana)].

Hiện hữu trong bọn nhãn mười pháp (cakkhu dasaka kalāpa):

1) Do sự sanh của bốn đại giới trong cùng bọn (kalāpa) [với nhãn xứ (cakkhāyatana)], nhãn xứ (cakkhā – yatana) sanh.

Bốn đại giới trong cùng bọn (kalāpa) là Nhân, nhãn xứ (cakkhā – yatana) là Quả.

2) Do sự sanh của mạng (jīvita) trong cùng bọn (kalāpa), nhãn xứ (cakkhā – yatana) sanh.

Mạng (jīvita) trong cùng bọn (kalāpa) là Nhân, nhãn xứ (cakkhā – yatana) là Quả.

3) Do sự sanh của vật thực nội (ojā) trong cùng bọn (kalāpa), nhãn xứ (cakkhā – yatana) sanh.

Vật thực nội (ojā) trong cùng bọn (kalāpa) là Nhân, nhãn xứ (cakkhā – yatana) là Quả.

[Lưu Ý: Tương tự, quan sát thêm rằng, đúng với (1) bốn đại giới trong cùng bọn (kalāpa); (2) mạng (jīvita) trong cùng bọn (kalāpa) và vật thực nội (ojā) trong cùng bọn (kalāpa) ủng hộ nhĩ xứ (sotāyatana), tỷ xứ (ghānāyatana), thiệt xứ (jivhāyatana), thân xứ (kāyāyatana) tương ứng cho phù hợp. Bốn đại giới ủng hộ sắc xứ (āyatana rūpa) của cùng bọn (kalāpa) bằng sức mạnh ủng hộ của mạng (upatthambhaka satti jīvita) của cùng bọn (kalāpa) trông nom gìn giữ bằng sức mạnh giúp đỡ của vật thực (anupālaka satti ojā) của cùng bọn (kalāpa) ủng hộ bằng sức mạnh ủng hộ (upatthambhaka satti). Trong việc ủng hộ sắc xứ (āyatana rūpa) bằng vật thực nội (ojā) của cùng bọn (kalāpa), hiểu rằng vật thực nội (ojā) chỉ có thể ủng hộ khi vật thực nội (ojā) có sự ủng hộ của vật thực nội do vật thực trợ sanh (āhāraja ojā).

Thực phẩm vừa ăn mà vẫn trong bao tử trước khi được tiêu hóa là sắc vật thực 8 pháp do quí tiết trợ sanh (utuja ojaṭṭhamaka rūpa) trợ cho bọn sắc vật thực 8 pháp (ojaṭṭhamaka rūpa kalāpa) mới. Vì các sắc (rūpa) ấy bị trợ bởi vật thực (oja), chúng được gọi là sắc do vật thực trợ sanh (āhāraja rūpa). Khi vật thực do vật thực trợ sanh (āhāraja ojā) trong các sắc do vật thực trợ sanh (āhāraja rūpa) ấy ủng hộ vật thực do nghiệp trợ sanh (kammaja ojā), vật thực do tâm trợ sanh (cittaja ojā), thực do quí tiết trợ sanh (utuja ojā) và vật thực do vật thực trợ sanh (āhāraja ojā) thì mỗi và mọi sắc của các vật thực do nghiệp trợ sanh (kammaja ojā), vật thực do tâm trợ sanh (cittaja ojā), vật thực do quí tiết trợ sanh (utuja ojā) và vật thực do vật thực trợ sanh (āhāraja ojā) trước trợ cho bọn sắc (rūpa kalāpa) mới lần nữa. Do trợ sanh và ủng hộ như vậy, các sắc xứ (āyatana rūpa) như nhãn xứ (cakkhāyatana), trở nên mạnh mẽ. Trong số vật thực nội (ojā) mà được ủng hộ, vật thực do nghiệp trợ sanh (kammaja ojā) mà tồn tại trong bọn do nghiệp trợ sanh (kammaja kalāpa) như bọn nhãn mười pháp (cakkhu dasaka kalāpa) được bao gồm. Đã thấy thực tính này bằng tuệ, quan sát thấy biết rõ các sắc trên. Quan sát tương tự đối với nhĩ xứ (sotāyatana) đến => thân xứ (kāyāyatana).

D) Do sự sanh của sắc (rūpa), ý xứ (manāyatana) sanh.

Ở cõi 5 uẩn (pañcavokāra) nơi 5 uẩn (khandhā) tồn tại (gồm cả cõi nhân loại) danh pháp (nāma) chỉ có thể sanh nếu có sắc vật (vatthu rūpa) tương ứng. Nếu không có sắc vật (vatthu rūpa) thì chúng không thể sanh. Đó là để thấy biết rõ sự quan sát sau khi đã thấy trạng thái tự nhiên này bằng tuệ. Điểm khác là ở sự sanh của thức (viññāṇa) gọi là ý xứ (manāyatana), các sở hữu tâm biến hành cùng sanh được bao gồm. Các sở hữu tâm này cùng với ý giới (manāyatana) chỉ có thể sanh nương vào sắc vật (vatthu rūpa) tương ứng. Cho nên, không có sự nhầm lẫn trong việc bao gồm các sở hữu tâm cùng sanh cùng nhau khi quan sát ý xứ (manāyatana) là trưởng. Trong số chúng, năm thức (pañcaviññāṇa) là ý xứ (manāyatana) mà sanh nương vào chính mỗi sắc vật (vatthu rūpa) tương ứng như nhãn vật (cakkhu vatthu) mà đã sanh cùng lúc với hữu phần vừa qua (atīta bhavaṅga), tâm tái tục (paṭisandhi citta) = ý xứ (manāyatana) là nương vào sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) mà sanh cùng lúc với chính nó (tái tục – paṭisandhi). Tâm tử ý xứ (cuti citta manāyatana) thì nương vào sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa), mà sắc ý vật ấy sanh cùng lúc với tâm (citta) thứ 17 trước tâm tử (cuti). Hầu hết, tâm hữu phần (bhavaṅga citta) nương vào sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) và sanh cùng với tâm sanh trước. Tương tự, trừ năm thức (pañcaviññāṇa), ý xứ (manāyatana) được gọi là ý giới (manodhātu) và ý thức giới (manoviññāṇadhātu) nương vào sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) mà đã sanh cùng với sát-na tâm sanh trước. Tuy nhiên, theo cách bất ly (avinābhāva), ở giai đoạn quán, minh sát (vipassanā), không có sự nhầm lẫn trong thiền bao gồm sắc (rūpa) như sắc bốn nhân (catuja rūpa) (54 sắc – rūpa hay 44 sắc – rūpa v.v…) mà sanh cùng lúc với sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) như nhãn vật (cakkhu vatthu), ý vật (hadaya vatthu) v.v…

Một số ví dụ về quan sát

1) Do sự sanh của sắc ý vật tái tục (paṭisandhi hadaya vatthu rūpa), ý xứ tái tục (paṭisandhi manāyatana) sanh.

Sắc ý vật tái tục (paṭisandhi hadaya vatthu rūpa) là Nhân, ý xứ tái tục (paṭisandhi manāyatana) là Quả.

2) Do sự sanh của sắc ý vật hữu phần (bhavaṅga hadaya vatthu rūpa), ý xứ hữu phần (bhavaṅga manāyatana) sanh.

Sắc ý vật hữu phần (bhavaṅga hadaya vatthu rūpa) là Nhân, ý xứ hữu phần (bhavaṅga manāyatana) là Quả

[Đây là ý vật (hadaya vatthu) mà đã sanh cùng với sát-na tâm sanh trước hữu phần (bhavaṅga) mà người tu thiền (yogi) đang quan sát].

3) Do sự sanh của sắc ý vật tử (cuti hadaya vatthu rūpa), ý xứ tử (cuti manāyatana) sanh.

Sắc ý vật tử (cuti hadaya vatthu rūpa) là Nhân, ý xứ tử (cuti manāyatana) là Quả.

[Đây là sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) mà đã sanh cùng với tâm thứ 17 tính lùi ngược từ tâm tử (cuti)].

4) Do sự sanh của sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa), ý xứ khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana manāyatana) sanh.

Sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) là Nhân, ý xứ khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana manāyatana) là Quả.

[Đây là ý vật (hadaya vatthu) mà đã sanh cùng lúc với hữu phần dứt dòng (bhavaṅgupaccheda)].

5) Do sự sanh của sắc nhãn vật (cakkhu vatthu rūpa), ý xứ nhãn thức (cakkhuviññāṇa manāyatana) sanh.

Sắc nhãn vật (cakkhu vatthu rūpa) là Nhân, ý xứ nhãn thức (cakkhuviññāṇa manāyatana) là Quả.

[Đây là sắc nhãn vật trung thọ (majjhimāyuka cakkhuvatthu rūpa) mà đã sanh cùng lúc với hữu phần vừa qua (atīta bhavaṅga)].

6) Do sự sanh của sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa), ý xứ tiếp thâu (sampaṭicchana manāyatana) sanh.

Sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) là Nhân, ý xứ tiếp thâu (sampaṭicchana manāyatana) là Quả.

[Đây là sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) mà đã sanh cùng lúc với nhãn thức (cakkhuviññāṇa) – hay 5 thức (pañcaviññāṇa)].

7) Do sự sanh của sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa), ý xứ thẩm tấn (santīraṇa manāyatana) sanh.

Sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) là Nhân, ý xứ thẩm tấn (santīraṇa manāyatana) là Quả.

[Đây là sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) mà đã sanh cùng lúc với tiếp thâu (sampaṭicchana)].

8) Do sự sanh của sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa), ý xứ đoán định (votthapana manāyatana) sanh.

Sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) là Nhân, ý xứ đoán định (votthapana manāyatana) là Quả.

[Đây là sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) mà đã sanh cùng lúc với thẩm tấn (santīraṇa)].

9) Do sự sanh của sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa), ý xứ đổng lực (javana manāyatana) thứ nhất sanh.

Sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) là Nhân, ý xứ đổng lực (javana manāyatana) thứ nhất là Quả.

[Đây là sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) mà đã sanh cùng lúc với đoán định (votthapana)].

10) Do sự sanh của sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa), ý xứ đổng lực (javana manāyatana) thứ hai sanh.

Sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) là Nhân, ý xứ đổng lực (javana manāyatana) thứ hai là Quả.

[Đây là sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) mà đã sanh cùng lúc với đổng lực (javana) thứ nhất] v.v...

11) Do sự sanh của sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa), ý xứ na cảnh (tadārammaṇa manāyatana) thứ nhất sanh.

Sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) là Nhân, ý xứ na cảnh (tadārammaṇa manāyatana) thứ nhất là Quả.

[Đây là sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) mà đã sanh cùng lúc với đổng lực (javana) thứ bảy – lưu ý rằng đây là hầu hết trường hợp].

12) Do sự sanh của sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa), ý xứ na cảnh (tadārammaṇa manāyatana) thứ hai sanh.

Sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) là Nhân, ý xứ na cảnh (tadārammaṇa manāyatana) thứ hai là Quả.

[Đây là sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) mà đã sanh cùng lúc với na cảnh (tadārammaṇa) thứ nhất].

13) Do sự sanh của sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa), ý xứ khai ý môn (manodvārāvajjana manāyatana) sanh.

Sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) là Nhân, ý xứ khai ý môn (manodvārāvajjana manāyatana) thứ hai là Quả.

[Đây là sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) mà đã sanh cùng lúc với hữu phần (bhavaṅga) sanh trước (=hữu phần dứt dòng – bhavaṅgupaccheda)].

Dựa trên các phương pháp này, quan sát mỗi sát-na tâm lộ (vīthi) như đã trình bày trong bảng danh nghiệp xứ (nāma kammaṭṭhāna). Quan sát cả 6 môn (dvāra). Quan sát tất cả lộ đổng lực thiện (kusala javana vīthi), lộ đổng lực bất thiện (akusala javana vīthi) ở mỗi môn (dvāra).

E) Do sự sanh của danh+sắc (nāma+rūpa), ý xứ (manāyatana) sanh.

Trong trường hợp này, chỉ lấy những sở hữu tâm (cetasika) mà đi cùng với tâm (citta) tương ứng là danh (nāma). Chủ yếu lấy sắc vật (vatthu rūpa) liên quan nơi mà nhóm danh pháp (nāma dhamma) tồn tại ở sát-na tâm tương ứng phụ thuộc và sắc (rūpa) bất ly như 54 rūpa hay 44 rūpa là “Rūpa” (sắc pháp). Đã thấy bằng tuệ quán rằng danh sắc (nāmarūpa) liên quan ủng hộ tâm ý xứ (manāyatana), thấy biết rõ sự quan sát ở dưới. Nhân danh (nāma) = sở hữu tâm (cetasika) và Quả ý xứ (manāyatana) là nhóm pháp tương tưng (sampayutta dhamma) mà sanh cùng trong khoảng thời gian một sát-na tâm. Như đã đề cập trên, sắc vật (vatthu rūpa) thường là pháp sanh sớm hơn (purejāta dhamma) trước ý xứ (manāyatana). Tuy nhiên, vào sát-na tái tục (paṭisandhi), nó là pháp cùng sanh (sahajāta dhamma).

Một Vài Sự Thấy Biết Rõ

1) Do sự sanh của danh sắc tái tục (paṭisandhi nāmarūpa), ý xứ tái tục (paṭisandhi manāyatana) sanh.

Danh sắc tái tục (paṭisandhi nāmarūpa) là Nhân, ý xứ tái tục (paṭisandhi manāyatana) là Quả.

2) Do sự sanh của danh sắc hữu phần (bhavaṅga nāmarūpa), ý xứ hữu phần (bhavaṅga manāyatana) sanh.

Danh sắc hữu phần (bhavaṅga nāmarūpa) là Nhân, ý xứ hữu phần (bhavaṅga manāyatana) là Quả.

3) Do sự sanh của danh sắc khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana nāmarūpa), ý xứ khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana manāyatana) sanh.

Danh sắc khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana nāmarūpa) là Nhân, ý xứ khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana manāyatana) là Quả.

4) Do sự sanh của danh sắc nhãn thức (cakkhu viññāṇa nāmarūpa), ý xứ nhãn thức (cakkhu viññāṇa manāyatana) sanh.

Danh sắc nhãn thức (cakkhu viññāṇa nāmarūpa) là Nhân, ý xứ nhãn thức (cakkhu viññāṇa manāyatana) là Quả.

5) Do sự sanh của danh sắc tiếp thâu (sampaṭicchana nāmarūpa), ý xứ tiếp thâu (sampaṭicchana manāyatana) sanh.

Danh sắc tiếp thâu (sampaṭicchana nāmarūpa) là Nhân, ý xứ tiếp thâu (sampaṭicchana manāyatana) là Quả.

6) Do sự sanh của danh sắc thẩm tấn (santīraṇa nāmarūpa), ý xứ thẩm tấn (santīraṇa manāyatana) sanh.

Danh sắc thẩm tấn (santīraṇa nāmarūpa) là Nhân, ý xứ thẩm tấn (santīraṇa manāyatana) là Quả.

7) Do sự sanh của danh sắc đoán định (voṭṭhapana nāmarūpa), ý xứ đoán định (voṭṭhapana manāyatana) sanh.

Danh sắc đoán định (voṭṭhapana nāmarūpa) là Nhân, ý xứ đoán định (voṭṭhapana manāyatana) là Quả.

8) Do sự sanh của danh sắc đổng lực (javana nāmarūpa) thứ nhất, ý xứ đổng lực (javana manāyatana) thứ nhất sanh.

Danh sắc đổng lực (javana nāmarūpa) thứ nhất là Nhân, ý xứ đổng lực (javana manāyatana) thứ nhất là Quả.

(Quan sát thấy biết rõ đổng lực (javana) thứ 2, v.v… dựa vào phương pháp này).

9) Do sự sanh của danh sắc na cảnh (tadārammaṇa nāmarūpa) thứ nhất, ý xứ na cảnh (tadārammaṇa manāyatana) thứ nhất sanh.

Danh sắc na cảnh (tadārammaṇa nāmarūpa) thứ nhất là Nhân, ý xứ na cảnh (tadārammaṇa manāyatana) thứ nhất là Quả.

(Quan sát thấy biết rõ na cảnh (tadārammaṇa) thứ 2, v.v… dựa vào phương pháp này).

10) Do sự sanh của danh sắc khai ý môn (manodvārāvajjana nāmarūpa), ý xứ khai ý môn (manodvārāvajjana manāyatana) sanh.

Danh sắc khai ý môn (manodvārāvajjana nāmarūpa) là Nhân, ý xứ khai ý môn (manodvārāvajjana manāyatana) là Quả.

Quan Sát Thấy Biết Rõ Dựa Vào Các Phương Pháp Ấy

Quan sát mỗi sát-na tâm trong lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi) và lộ ý môn (manodvāra vīthi) mà lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh theo bản kê danh nghiệp xứ (nāma kammaṭṭhāna). Quan sát tương tự ở những lộ (vīthi) như lộ nhĩ môn (sotadvāra vīthi) là lộ lấy cảnh thinh (saddhārammaṇa) làm cảnh, v.v… Quan sát thấy biết rõ tất cả lộ đổng lực thiện (kusala javana vīthi) và lộ đổng lực bất thiện (akusala javana vīthi) ở cả 6 loại lộ (vīthi). Khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana), đoán định (voṭṭhapana), đổng lực (javana), khai ý môn (manodvārāvajjana) cũng được quan sát thấy biết rõ phối hợp cùng để không có pháp siêu lý giới (paramattha dhātu) nào bị bỏ sót.

Sáu Xứ Duyên Xúc (Saḷāyatanapaccayā Phasso)

(Do Sự Sanh Của Sáu Xứ, Xúc Sanh)

 

Phassa – xúc: Tóm tắt có 6 loại xúc (phassa), đó là nhãn xúc (cakkhusamphassa), nhĩ xúc (sotasamphassa), tỷ xúc (ghānasamphassa), thiệt xúc (jivhāsamphassa), thân xúc (kāyasamphasas) và ý xúc (manosamphassa). Tất cả xúc (phassa) mà đi cùng với tái tục (paṭisandhi), hữu phần (bhavaṅga), tử (cuti) và với khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana), tiếp thâu (sampaṭicchana), thẩm tấn (santīraṇa), đoán định (voṭṭhapana), đổng lực (javana), na cảnh (tadārammaṇa), khai ý môn (manodvārāvajjana) được gọi là ý xúc (manosamphassa).

Saḷāyatana – sáu xứ: trong trường hợp này, lấy tất cả 12 xứ (āyatana), đó là 6 xứ nội (ajjhattikāyatana) [tức là nhãn xứ (cakkhāyatana), nhĩ xứ (sotāyatana), tỷ xứ (ghānāyatana), thiệt xứ (jivhāyatana), thân xứ (kāyāyatana) và ý xứ (manāyatana)] và 6 xứ ngoại (bāhirāyatana) [tức là sắc xứ (rūpāyatana), thinh xứ (saddāyatana), khí xứ (gandhāyatana), vị xứ (rasāyatana), xúc xứ (phoṭṭhabbāyatana) và pháp xứ (dhammāyatana)] là sáu xứ (saḷāyatana). Những xứ (āyatana) nội và ngoại này là các trạng thái trung gian khác nhau mà có thể phát triển và làm tâm, sở hữu tâm (citta – cetasika) mạnh thêm. (Ví dụ) Khi nhãn giới thanh triệt là nhãn xứ (cakkhāyatana) và cảnh sắc (rūpārammaṇa) là sắc xứ (rūpāyatana) xúc chạm, thì nếu cảnh sắc (rūpārammaṇa) ấy là cảnh khả hỷ (iṭṭhārammaṇa) thì cười được mạnh thêm, nếu cảnh sắc (rūpārammaṇa) ấy là cảnh bất khả hỷ (aniṭṭhārammaṇa) thì sự lo lắng được mạnh thêm. Cho nên, nhãn xứ (cakkhāyatana) và sắc xứ (rūpāyatana) ấy là các trạng thái trung gian khác nhau làm tâm, sở hữu tâm (citta – cetasika) mạnh thêm, tức là lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi) và lộ ý môn (manodvāra vīthi) mà lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh. Hiểu nó theo cách này.

Trong số 12 xứ (āyatana), (i) 52 sở hữu tâm (cetasika) và (ii) 16 sắc tế (sukhuma rūpa) được bao gồm. Tất cả sở hữu tâm (cetasika) đi cùng với tâm (citta) tương ứng được gọi là pháp xứ (dhammāyatana). Như sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) được bao gồm trong sắc tế (sukhuma rūpa), sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa) cũng được bao gồm trong pháp xứ (dhammāyatana). Sở hữu tâm (cetasika) đi cùng với tâm (citta) tương ứng, nhất là sở hữu tâm (cetasika) đi cùng với xúc (phassa) tương ứng được gọi là pháp xứ tương ưng (sampayutta dhammāyatana). Tất cả tâm = thức (viññāṇa) được gọi là ý xứ (manāyatana).

Một Vài Sự Thấy Biết Rõ

Ý xúc tái tục = tâm tái tục và đi cùng xúc

(Paṭisandhi manosamphassa=paṭisandhi citta & phassa)

1) Do sự sanh của ý vật (hadaya vatthu) = pháp xứ (dhammāyatana), ý xúc tái tục (paṭisandhi manosamphassa) sanh.

Pháp xứ ý vật (hadaya vatthu dhammāyatana) là Nhân, ý xúc tái tục (paṭisandhi manosamphassa) là Quả.

2) Do sự sanh của xứ ngoại (bāhirāyatana) [đó là 1 trong 3 cảnh này: cảnh nghiệp (kamma), cảnh điềm nghiệp/ nghiệp tướng (kamma nimitta) hay cảnh điềm sanh/ thú tướng (gatinimitta)], ý xúc tái tục (paṭisandhi manosamphassa) sanh.

Xứ ngoại (bāhirāyatana) là Nhân, ý xúc tái tục (paṭisandhi manosamphassa) là Quả.

3) Do sự sanh của thức tái tục (paṭisandhi viññāṇa) = ý xứ (manāyatana), ý xúc tái tục (paṭisandhi manosamphassa) sanh.

Thức tái tục (paṭisandhi viññāṇa) = ý xứ (manāyatana) là Nhân, ý xúc tái tục (paṭisandhi manosamphassa) là Quả.

4) Do sự sanh của pháp xứ tương ưng (sampayutta dhammāyatana) (=32), ý xúc tái tục (paṭisandhi manosamphassa) sanh.

Pháp xứ tương ưng (sampayutta dhammāyatana) (=32) là Nhân, ý xúc tái tục (paṭisandhi manosamphassa) là Quả.

Ý xúc tái tục (paṭisandhi manosamphassa) cũng là danh pháp (nāma dhamma). Theo thực tính của danh pháp (nāma dhamma) [trong cõi năm uẩn (pañca vokāra)], chúng chỉ có thể sanh nếu có sắc vật (vatthu rūpa). Thêm nữa, vì xúc (phassa) có thực tính đụng chạm (tức là xúc) nên xúc (phassa) chỉ có thể sanh khi có một cảnh xúc. Nếu không có cảnh xúc thì sự xúc (phassa) không thể sanh. Vì cảnh của nhóm danh pháp tái tục (paṭisandhi nāma dhamma) ấy hoặc là cảnh nghiệp (kamma), cảnh điềm nghiệp (kamma nimitta) hay cảnh điềm sanh (gatinimitta), cảnh đó có thể là bất cứ cảnh nào trong 6 cảnh phù hợp. Nếu đó là cảnh nghiệp (kamma), – vì đó là tư thiện (kusala cetanā) đối với chúng sanh nhân loại – thì cảnh nghiệp (kamma) ấy là pháp xứ (dhammāyatana) của tư thiện (kusala cetanā) đó. Nếu người tu thiền (yogi) muốn quan sát xác định rõ pháp xứ (dhammāyatana) đó thì vị ấy có thể quan sát số (2) ở trên, thay đổi như sau:

2) Do sự sanh của cảnh nghiệp (kamma) = pháp xứ (dhammāyatana), ý xúc tái tục (paṭisandhi manosamphassa) sanh.

Cảnh nghiệp (kamma) = pháp xứ (dhammāyatana) là Nhân, ý xúc tái tục (paṭisandhi manosamphassa) là Quả.

*(Dứt file 3)

 

Pháp Xứ Tương Ưng (Sampayutta Dhammāyatana)

Nếu nó là tâm tái tục thọ hỷ ba nhân (somanassa tihetuka paṭisandhi) thì có 33 sở hữu tâm (cetasika) đi cùng với thức tái tục (paṭisandhi viññāṇa). Trong số này, xúc (phassa) được bao gồm, đây là ý xúc tái tục (paṭisandhi manosamphassa). Tâm thức tái tục (paṭisandhi viññāṇa citta) là ý xứ (manāyatana). Nếu trừ quả xúc (phassa) khỏi 33 sở hữu tâm (cetasika) thì có 32 sở hữu tâm (cetasika). Những sở hữu tâm này là nhóm pháp pháp xứ (dhammāyatana dhamma), chúng là pháp xứ tương ưng (sampayutta dhammāyatana). Lưu ý rằng, phương pháp thì giống ở mỗi trường hợp. Quan sát ý xúc hữu phần (bhavaṅga manosamphassa) và ý xúc tử (cuti manosamphassa) dựa vào cùng phương pháp với ý xúc tái tục (paṭisandhi manosamphassa).

Ý Xúc Khai Ngũ Môn – Hàng Cảnh Sắc
(Pañcadvārāvajjana Manosamphassa – Rūpārammaṇa)

1) Do sự sanh của ý vật (hadaya vatthu) [= pháp xứ (dhammāyatana)], ý xúc khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana manosamphassa) sanh.

Ý vật (hadaya vatthu) = pháp xứ (dhammāyatana) là Nhân, ý xúc khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana manosamphassa) là Quả.

2) Do sự sanh của sắc xứ (rūpāyatana) = cảnh sắc (rūpārammaṇa), ý xúc khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana manosamphassa) sanh.

Sắc xứ (rūpāyatana) = cảnh sắc (rūpārammaṇa) là Nhân, ý xúc khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana manosamphassa) là Quả.

3) Do sự sanh của ý xứ khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana manāyatana), ý xúc khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana manosamphassa) sanh.

Ý xứ khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana manāyatana) là Nhân, ý xúc khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana manosamphassa) là Quả.

4) Do sự sanh của pháp xứ tương ưng (sampayutta dhammāyatana) (=9), ý xúc khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana manosamphassa) sanh.

Pháp xứ tương ưng (sampayutta dhammāyatana) (=9) là Nhân, ý xúc khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana manosamphassa) là Quả.

(LƯU Ý: Tuy những phần sau được viết ngắn hơn, tất cả việc quan sát thì giống như trên).

Nhãn Xúc (Cakkhusamphassa) = Xúc (Phassa)
Câu Hành Với Nhãn Thức (Cakkhuviññāṇa)

1) Do sự sanh của nhãn xứ (cakkhāyatana) [= nhãn vật (cakkhuvatthu)], nhãn xúc (cakkhusamphassa) sanh.

2) Do sự sanh của sắc xứ (rūpāyatana) [= cảnh sắc (rūpārammaṇa)], nhãn xúc (cakkhusamphassa) sanh.

3) Do sự sanh của ý xứ nhãn thức (cakkhuviññāṇa manāyatana), nhãn xúc (cakkhusamphassa) sanh.

4) Do sự sanh của pháp xứ tương ưng (sampayutta dhammāyatana) (=6), nhãn xúc (cakkhusamphassa) sanh.

Ý Xúc Tiếp Thâu – Hàng Cảnh Sắc
(Sampaṭicchana Manosamphassa – Rūpārammaṇa)

1) Do sự sanh của ý vật (hadaya vatthu) [= pháp xứ (dhammāyatana)], ý xúc tiếp thâu (sampaṭicchana manosamphassa) sanh.

2) Do sự sanh của sắc xứ (rūpāyatana), ý xúc tiếp thâu (sampaṭicchana manosamphassa) sanh.

3) Do sự sanh của ý xứ tiếp thâu (sampaṭicchana manāyatana), ý xúc tiếp thâu (sampaṭicchana manosamphassa) sanh.

4) Do sự sanh của pháp xứ tương ưng (sampayutta dhammāyatana) (=9), ý xúc tiếp thâu (sampaṭicchana manosamphassa) sanh.

Ý Xúc Thẩm Tấn – Hàng Cảnh Sắc
(Santīraṇa Manosamphassa – Rūpārammaṇa)

1) Do sự sanh của ý vật (hadaya vatthu) [= pháp xứ (dhammāyatana)], ý xúc thẩm tấn (santīraṇa manosamphassa) sanh.

2) Do sự sanh của sắc xứ (rūpāyatana), ý xúc thẩm tấn (santīraṇa manosamphassa) sanh.

3) Do sự sanh của ý xứ thẩm tấn (santīraṇa manāyatana), ý xúc thẩm tấn (santīraṇa manosamphassa) sanh.

4) Do sự sanh của pháp xứ tương ưng (sampayutta dhammāyatana) (=9 hay 10), ý xúc thẩm tấn (santīraṇa manosamphassa) sanh.

Ý Xúc Đoán Định – Hàng Cảnh Sắc
(Voṭṭhapana Manosamphassa – Rūpārammaṇa)

1) Do sự sanh của ý vật (hadaya vatthu) [= pháp xứ (dhammāyatana)], ý xúc đoán định (voṭṭhapana manosamphassa) sanh.

2) Do sự sanh của sắc xứ (rūpāyatana), ý xúc đoán định (voṭṭhapana manosamphassa) sanh.

3) Do sự sanh của ý xứ đoán định (voṭṭhapana manāyatana), ý xúc đoán định (voṭṭhapana manosamphassa) sanh.

4) Do sự sanh của pháp xứ tương ưng (sampayutta dhammāyatana) (=10), ý xúc đoán định (voṭṭhapana manosamphassa) sanh.

Ý Xúc Đổng Lực Thứ Nhất (Javana Manosamphassa)
Hàng Cảnh Sắc – Đổng Lực Thiện
(Rūpārammaṇa – Kusala javana)

1) Do sự sanh của ý vật (hadaya vatthu) [= pháp xứ (dhammāyatana)], ý xúc đổng lực thứ nhất (javana manosamphassa) sanh.

2) Do sự sanh của sắc xứ (rūpāyatana), ý xúc đổng lực thứ nhất (javana manosamphassa) sanh.

3) Do sự sanh của ý xứ đổng lực thứ nhất (javana manāyatana), ý xúc đổng lực thứ nhất (javana manosamphassa) sanh.

4) Do sự sanh của pháp xứ tương ưng (sampayutta dhammāyatana) (=32), ý xúc đổng lực thứ nhất (javana manosamphassa) sanh.

(Quan sát thấy biết rõ các đổng lực (javana) còn lại như javana thứ hai và lộ đổng lực thiện (kusala javana vīthi) và lộ đổng lực bất thiện (akusala javana vīthi) còn lại dựa vào phương pháp này. Quan sát tất cả 7 lần javana).

Ý Xúc Na Cảnh Thứ Nhất – Hàng Cảnh Sắc
(Tadārammaṇa Manosamphassa – Rūpārammaṇa)

1) Do sự sanh của ý vật (hadaya vatthu) [= pháp xứ (dhammāyatana)], ý xúc na cảnh thứ nhất (tadārammaṇa manosamphassa) sanh.

2) Do sự sanh của sắc xứ (rūpāyatana), ý xúc na cảnh thứ nhất (tadārammaṇa manosamphassa) sanh.

3) Do sự sanh của ý xứ na cảnh thứ nhất (tadārammaṇa manāyatana), ý xúc na cảnh thứ nhất (tadārammaṇa manosamphassa) sanh.

4) Do sự sanh của pháp xứ tương ưng (sampayutta dhammāyatana) (=10), ý xúc na cảnh th