BUDDHASĀSANA THERAVĀDA
JĀNĀTI – PASSATI
BIẾT và THẤY
(KNOWING and SEEING)
Pa-Auk Tawya Sayadaw
(Fifth Revi sed Edition)
(Ấn Bản Hiệu Đính Lần Thứ Năm)
Những Bài Thuyết & Vấn-Đáp
Tại Khoá Thiền Ở Đài Loan – Taiwan
PDF By PAMC (Singapore) – 3/2019
NAMO TASSA BHAGAVATO,
ARAHATO, SAMMĀSAMBUDDHASSA
Thành Kính Đảnh Lễ Đức Thế Tôn,
Bậc Ứng Cúng, Đấng Chánh Đẳng Chánh Giác
LỜI GIỚI THIỆU[9]
Hệ Thống Phật Giáo
Vào một dịp, Thế tôn đang ngụ giữa những người Vajjian tại Koṭigāma. Ở đó Thế tôn đã thuyết trước chư bhikkhu[10]như vầy:[11]
Này chư bhikkhu, đó là vì không có biết theo, không hiểu ra (an-anubodhā) và không thấu biết rõ (a-ppaṭivedhā) bốn Thánh đế (catunnaṃ Ariya-saccānaṃ) Nên các ông và ta đã lang thang trong vòng luân hồi trong một thời gian dài. Pháp chi là bốn?
[1]Này chư bhikkhu, đó là vì không có biết theo, không hiểu ra và không thấu biết rõ Thánh đế về Khổ (dukkhassa Ariya-saccassa) Nên các ông và ta đã lang thang trong vòng luân hồi trong một thời gian dài.
[2]Này chư bhikkhu, đó là vì không có biết theo và không thấu biết rõ Thánh đế về Nguyên nhân của khổ (dukkha-samudayassa Ariya-saccassa) Nên các ông và ta đã lang thang trong vòng luân hồitrong một thời gian dài.
[3]Này chư bhikkhu, đó là vì không có biết theo và không thấu biết rõ Thánh đế về Sự dứt khổ (dukkha-nirodhassa Ariya-saccassa) Nên các ông và ta đã lang thang trong vòng luân hồitrong một thời gian dài.
[4]Này chư bhikkhu, đó là vì không có biết theo và không thấu biết rõ Thánh đế về Con đường dẫn đến sự dứt khổ (dukkha-samuda-Gāminiya paṭipadāya Ariya-saccassa) Nên các ông và ta đã lang thang trong vòng luân hồitrong một thời gian dài.
Bốn Thánh đế như vậy là nền tảng của Phật pháp, là hệ thống giáo pháp của Ngài. Kế đến Ngài giải thích:
[1] Này chư bhikkhu, Thánh đế về Khổ đã được biết theo, đã được hiểu ra (anubodha) và thấu biết rõ (paṭivedhā).
[2] Thánh đế về Nguyên nhân của khổ đã được biết theo, đã được hiểu ra và thấu biết rõ.
[3] Thánh đế về Sự dứt khổ đã được biết theo, đã được hiểu ra và thấu biết rõ.
[4] Thánh đế về Con đường dẫn đến sự dứt khổ đã được biết theo, đã được hiểu ra và thấu biết rõ.
Hữu ái (bhava taṇhā) đã bị đoạn trừ; khuynh hướng cố chấp vào hữu (bhava) đã bị phá vỡ; bây giờ không có hữu tiếp sau nữa.
Như vậy, làm sao để chúng ta thấy bốn Thánh đế liên quan lẫn nhau.
Pháp Cần Được Thấy Rõ Đầy Đủ Là Chi
Đức Phật đã dạy bốn Thánh đế cho chúng ta để thấy rõ Thánh đế thứ ba, Nibbāna, đó là để làm cho dứt hoàn toàn sự tái tục và thành ra khổ. Nhưng điều đó không thể thực hiện ngoài những duyên thích hợp. Trong ‘Kūṭāgāra’ sutta (Kinh ‘Ngôi Nhà có Chóp Nhọn’), đức Phật giải thích những duyên làm nó không thể hoàn toàn dứt khổ trước tiên:[12]
Thật vậy, này chư bhikkhu, nếu bất cứ ai nói: ‘Ngoài việc xây dựng kết cấu hạ tầng của một ngôi nhà có Chóp Nhọn, tôi sẽ lắp ráp kết cấu thượng tầng’, một sự kiện như vậy không có thật. Cũng vậy, nếu bất cứ ai nói:
[1] ‘Không thấu biết rõ như thật Thánh đế về Khổ;
[2] ‘không thấu biết rõ như thật Thánh đế về Nguyên nhân của khổ;
[3] ‘không thấu biết rõ như thật Thánh đế về Sự diệt dứt khổ;
[4] ‘không thấu biết rõ như thật Thánh đế về Con đường dẫn đến sự dứt khổ,
‘Tôi có thể sẽ làm cho dứt hoàn toàn khổ’, một sự kiện như vậy không có thật.
Điều này có nghĩa rằng chúng ta không thể làm cho hoàn toàn dứt khổ (chúng ta không thể đạt được Thánh đế thứ ba, Nibbāna) trừ khi chúng ta đã hoàn toàn thấy rõ Thánh đế thứ nhất [khổ (dukkha) ], và hoàn toàn thấy rõ Thánh đế thứ hai [Nguyên nhân của khổ (samudaya) ]trước tiên. Chỉ khi ấy, chúng ta mới có thể thấy rõ cả Thánh đế siêu thế thứ tư, nhóm tám Thánh Đạo siêu thế.
Cách duy nhất để đạt được sự thấy rõ của những Thánh đế này là tu tiến Thánh đế hiệp thế thứ tư, đạo đế hiệp thế (lokiya magga-sacca) trước tiên, đó là nhóm tám Thánh Đạo hiệp thế, nhóm ba học (si kkhā):
1) Giới (sīla); 2) Định (samādhi); 3) Trí tuệ (paññā) [13]
Đối với chư bhikkhu, giới là học giới (Pāṭimokkha) tự ngăn cấm (niyamo), và đối với cư sĩ tại gia, nó là tám hay năm giới. Khi chúng ta được thích nghi trong giới, chúng ta có thể tu tiến cận-định và an chỉ hay chuyên chú định (appanā-samādhi), đó là thiền (jhāna), và sau đó có thể tiến lên để tu tiến tuệ, đó là thiền quán. Thiền quán thì không gì khác hơn là thấy biết rõ tướng, tức là bản chất (lakkhaṇa) vô thường (anicca), khổ não (dukkha), và vô ngã (anatta) của Thánh đế về Khổ và Thánh đế về Nguyên nhân của khổ. Chỉ khi chúng ta tu tiến thiền quán tốt và hoàn toàn, và thấy rõ đầy đủ hai Thánh đế này thì chúng ta có thể thấy rõ Thánh đế siêu thế thứ tư, nhóm tám Thánh Đạo liên hợp với Đạo đế siêu thế (Lokuttarā Magga-Sacca): Đạo (Magga) Nhập lưu (Sot-Āpatti), Nhất lai (Sakad-āgāmi), Bất lai (An-āgāmi), và Ứng cúng (Arahant).
Nói tóm lại: mục tiêu của Thánh đế thứ tư (nhóm tám Thánh đạo) là để thấy rõ Thánh đế thứ ba (Nibbāna), mà chỉ được hoàn thành bởi việc thấy rõ đầy đủ Thánh đế thứ nhất và thứ hai (Khổ và Nguyên nhân của khổ).
Thánh Đế Thứ Nhất Và Thứ Hai
Nhưng Thánh đế thứ nhất, Thánh đế về Khổ là chi? Trong ‘Dhamma-Cakka-Ppavattana sutta’ (‘Kinh Chuyển pháp luân’), đức Phật giải thích:[14]
Bây giờ, này chư bhikkhu, đây là Thánh đế về Khổ: sanh là khổ; lão là khổ; bệnh là khổ; tử là khổ; hội hợp với điều không ưa thích là khổ; chia lìa khỏi điều ưa thích là khổ; không được những gì mình muốn là khổ: tóm lại, năm thủ-uẩn (pañc-upādāna-kkhandhā) là khổ.
Khi đức Phật dạy Thánh đế về Khổ, Ngài dạy về năm uẩn; Ngài dạy cho chúng ta biết và thấy năm uẩn. Cõi nhân loại của chúng ta là cõi ngũ uẩn hữu (pañca-vokāra-bhava) (cõi ngũ uẩn), và nếu chúng ta không biết và thấy năm uẩn, chúng ta không thể thấy rõ Phật pháp. Ngài giải thích trong ‘Puppha’ sutta (‘Kinh Hoa’):[15]
Và thực tính siêu lý của đời (loke loka-dhammo) là chi mà Như lai (Tathāgata) đã hoàn toàn thấy rõ đầy đủ bằng tuệ kiến (ñāṇadassana) ?
[1] Sắc (rūpa) …[2] Thọ (vedanā) …[3] Tưởng (saññā) …[4] Hành (saṅkhārā) [16]…[5] Thức (viññāṇa), này chư bhikkhu, đây là thực tính siêu lý của đời mà Như lai (Tathāgata) đã hoàn toàn thấy rõ đầy đủ bằng tuệ kiến (ñāṇadassana).
Như lai (Tathāgata) đã làm như vậy, giải thích nó, dạy nó, tuyên bố nó, xác minh nó, vạch trần nó và làm sáng tỏ nó. Khi nó được Như lai giải thích, dạy, vạch trần, mở ra, phân tích và làm sáng tỏ như vậy, nếu có người nào đó không biết và không thấy thì làm sao ta có thể làm được gì với kẻ ngu phàm phu ấy, đui và mù, người không biết và không thấy?
Sự thật về đời mà đức Phật đang giải thích ở đây là năm uẩn, là Thánh đế về Khổ và Thánh đế về Nguyên nhân của khổ. Và trong ‘Mahā-Sati-Paṭṭhāna’ sutta (‘Kinh Đại niệm xứ’) Ngài giải thích:[17]
Và nói tóm lại, này chư bhikkhu, năm thủ-uẩn (pañc-upādāna-kkhandhā) là khổ ra sao? Chúng là như sau:
[1] sắc thủ-uẩn (rūp-upādāna-kkhandho);
[2] thọ thủ-uẩn (vedan-upādāna-kkhandho);
[3] tưởng thủ-uẩn (saññ-upādāna-kkhandho);
[4] hành thủ-uẩn (saṅkhār-upādāna-kkhandho);
[5] thức thủ-uẩn (viññāṇ-upādāna-kkhandho);
Ví dụ, trong ‘Khandha’ sutta (‘Kinh Uẩn’), Ngài giải thích rằng cách uẩn là tập hợp của mười một loại:[18]
Và này chư bhikkhu, pháp gì là năm thủ-uẩn? Bất cứ loại sắc (rūpa) nào có, dù
[1-3] quá khứ, vị lai, hay hiện tại (atīt-ānāgata-paccuppannaṃ)
[4-5] nội phần hay ngoại phần (ajjhattaṃ vā bahiddhā vā);
[6-7] thô hay tế (oḷāri kaṃ vā sukhumaṃ vā);
[8-9] ti hạ hay tinh lương (hīnaṃ vā paṇītaṃ vā);
[10-11] xa hay gần (yaṃ dūre santi ke vā)
đó là cảnh lậu (sāsava), mà có thể là cảnh thủ (upādāniya), nó được gọi là sắc thủ-uẩn. Bất cứ thứ thọ … tưởng … hành uẩn …
Có bất cứ loại tâm gì, dù quá khứ, vị lai, hay hiện tại; nội phần hay ngoại phần; thô hay tế; ti hạ hay tinh lương; xa hay gần đó là cảnh lậu, đó có thể là cảnh thủ, nó được gọi là thức thủ-uẩn.
Này chư bhikkhu, những pháp này được gọi là năm thủ-uẩn.
Năm thủ-uẩn này là Thánh đế thứ nhất, Thánh đế về Khổ, và, như đức Phật giải thích, chúng gồm có mỗi một uẩn trong mười một loại. Điều này có nghĩa rằng để trí biết và thấy năm uẩn là biết và thấy mười một loại sắc, thọ, tưởng, hành, và thức này.
Trong năm thủ-uẩn, thủ-uẩn đầu tiên cũng được gọi chính là sắc (rūpa), và bốn thủ-uẩn còn lại (thọ, tưởng, hành, và thức) cùng một lúc cũng được gọi chính là danh (nāma). Như vậy, năm thủ-uẩn cũng được gọi chính là danh-sắc (nāma-rūpa). [19]
Để trí biết và thấy như thật danh-sắc, chúng ta cũng cần biết và thấy chúng được tương ưng, liên kết ra sao, tức là, chúng ta cần phải biết và thấy rằng trong ngũ uẩn hữu (pañca-vokāra-bhava), danh pháp nương vào sắc pháp. Ngũ uẩn hữu là ‘đời ngũ uẩn’, và nó được đức Phật giải thích trong ‘Loka’ sutta (‘Kinh Đời’). Ở đây, Ngài giải thích danh-sắc là mười tám giới (dhātu): sáu môn (dvāra), sáu cảnh (ārammaṇa) và sáu loại thức (viññāṇa). Ngài thuyết:[20]
Và này chư bhikkhu, pháp gì là nguyên nhân của đời?
[1] Nương vào nhãn (vật) và màu (cakkhuñ-ca paṭicca rūpe[21]ca), ở đó sanh nhãn thức (cakkhu-viññāṇaṃ).
Với sự hội hợp của ba pháp có xúc (phasso).
- Vì có xúc, thọ (vedanā) [hiện hữu];
- vì có thọ, ái (taṇhā);
- vì có ái, thủ (upādāna);
- vì có thủ, hữu (bhava);
- vì có hữu, sanh (jāti);
- vì có sanh, lão và tử (jarā-maraṇa), sầu (soka), khóc (parideva), khổ (dukkha), ưu (domanassa) và ai oán (upāyāsa) hiện hữu.
[2] Nương vào nhĩ (vật) và âm thanh, nhĩ thức sanh.
[3] Nương vào tỷ (vật) và mùi, tỷ thức sanh.
[4] Nương vào thiệt (vật) và vị, thiệt thức sanh.
[5] Nương vào thân (vật) và xúc chạm, thân thức sanh.
[6] Nương vào ý (vật) và các pháp, [22]ý thức sanh.
Để trí biết và thấy danh-sắc, chúng ta cần quán theo cách ấy để trí biết và thấy:
1) Môn
2) Các cảnh mà dội vào môn
3) Theo cách ấy sanh tâm (citta) và cácsở hữu tâm (Cetasika) phối hợp.
Như đức Phật đã giải thích, có sáu môn:
1) Nhãn môn (cakkhu-dvāra)
2) Nhĩ môn (sota-dvāra)
3) Tỷ môn (ghāna-dvāra)
4) Thiệt môn (jivhā-dvāra)
5) Thân môn (kāya-dvāra)
6) Hữu phần (bhavaṅga) Ý môn (mano-dvāra).
Năm môn trước là sắc pháp, và cho nên giống như năm vật (vatthu), [23]nhưng môn thứ sáu, ý môn (hữu phần-bhavaṅga) là danh pháp. danh pháp nương vào sắc vật thứ sáu, là ý vật (hadayavatthu).
Năm môn sắc chỉ bắt lấy cảnh sắc tương ứng của chúng, trong khi danh pháp ý môn bắt lấy năm cảnh ấy và cảnh của chính nó. Điều này được đức Phật giải thích trong ‘Uṇṇābha-Brāhmaṇa’ sutta, dù thuật ngữ Ngài dùng là quyền (indriya):[24]
Năm quyền (indriya) này, này chư Phạm thiên (Brahmin), có mỗi một cảnh giới (vi saya) khác nhau, một nơi dạo (gocara) khác nhau, và không thể nghiệm (paccanubhontānaṃ) nơi dạo lẫn nhau. Pháp gì là năm?
[1] nhãn quyền (cakkh-undriyaṃ),
[2] nhĩ quyền (sot-indriyaṃ),
[3] tỷ quyền (ghān-indriyaṃ),
[4] thiệt quyền (jivh-indriyaṃ),
[5] thân quyền (kāy-indriyaṃ).
Bây giờ, này chư Phạm thiên (Brahmin), năm quyền này, có các cảnh giới riêng và những nơi dạo riêng, không thể nghiệm cảnh giới và nơi dạo lẫn nhau, có ý (mano) là nơi nương náu (paṭi saraṇaṃ) của chúng, và ý hưởng, thể nghiệm (paccanubhoti) cảnh giới và nơi dạo của chúng.
Khi cảnh sắc dội vào môn sắc của chúng, cùng lúc chúng dội vào ý môn (bhavaṅga):[25] tất cả những cảnh khác dội riêng vào ý môn. Các cảnh mà dội riêng vào ý môn cũng bao gồm những cảnh mà không phải danh-sắc, đó không phải là đời. Như vậy chúng ta có sáu thứ cảnh.
1) Cảnh sắc màu (rūp-ārammaṇa)
2) Cảnh thinh (sadd-ārammaṇa)
3) Cảnh khí (gandh-ārammaṇa)
4) Cảnh vị (ras-ārammaṇa)
5) Cảnh xúc[26] (phoṭṭhabb-ārammaṇa)
6) Cảnh pháp (dhamm-ārammaṇa).
Cảnh pháp là tất cả cảnh ngoại trừ năm loại cảnh sắc trước: tất cả những cảnh khác trong đời, cảnh mà có thể chỉ bị biết bằng ý. Chúng gồm có sáu loại:
1) Năm thứ sắc thanh triệt (pasāda-rūpa): nhãn-, nhĩ-, tỷ-, thiệt-, và thân thanh triệt trong suốt. [27] Chúng là sắc thô (oḷāri ka-rūpa) [28]
2) Mười sáu thứ sắc tế (sukhuma-rūpa) (xem chú thích # 28)
3) Tám mươi chín thứ tâm (citta) [29]
4) Năm mươi hai thứ sở hữu tâm (Cetasika) [30]
5) Vô vi giới –Nibbāna (Asaṅkhata-dhātu)
6) Vô số pháp chế định (paññatti): chẳng hạn như chế định về hơi thở, cảnh đề mục biến xứ (kasiṇa), và những tên gọi cho những pháp thực tính siêu lý, không có những tên gọi chúng ta không thể thông tri.
Như đức Phật đã giải thích, khi một trong sáu môn hội hợp cùng với cảnh riêng của nó, thức sinh khởi. Như vậy chúng ta có sáu loại thức (viññāṇa):
1) Nhãn thức (cakkhu-viññāṇa)
2) Nhĩ thức (sota-viññāṇa)
3) Tỷ thức (ghāna-viññāṇa)
4) thiệt thức (jivhā-viññāṇa)
5) thân thức (kāya-viññāṇa)
6) Ý thức (mano-viññāṇa).
Như đức Phật cũng đã giải thích cho chư Phạm thiên, khi một cảnh dội vào một trong năm môn sắc, nó cũng dội vào môn danh. Khi bạn đã tu tiến định vững chắc và hùng mạnh, bạn sẽ có khả năng thấy rằng cảnh được phản chiếu trong ý môn (hữu phần-bhavaṅga) như trong một tấm gương.
Khi ấy, bạn cũng sẽ có khả năng quán thấy tâm sinh khởi ở một trong các môn sắc rất yếu. Chúng ‘vừa mới bắt’ cảnh (abhinipātamattā – dựa vào). Thật sự việc biết cảnh được làm bởi một chuỗi ý thức giới (manoviññāṇadhātu) sanh sau. [31]
Ví dụ, khi một cảnh sắc như màu dội vào sắc nhãn môn, và cùng lúc dội vào ý môn, một ý giới (manodhātu) sanh, theo sau bởi một nhãn thức giới (cakkhuviññāṇadhātu): chúng không ‘biết’ cảnh; chúng không biết đó là màu. Cảnh được biết bởi các ý thức giới sanh sau đó.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng để trí biết danh-sắc thì chúng ta cần phải biết rõ từng thứ danh, từng thứ sắc, và chúng cùng một lúc làm việc ra sao. Chúng ta cần phải biết rõ:
1) môn sắc;
2) cảnh sắc;
3) danh pháp mà nương sanh ở môn sắc và môn danh.
Chúng ta cần phải biết và thấy nhãn môn, cảnh sắc màu của nó, và ý giới và nhãn thức giới sanh khi màu dội vào nhãn môn. Và chúng ta cần phải biết và thấy rằng nếu không có sắc nhãn môn thì không có nhãn thức giới sanh, không có sắc ý vật thì cũng không có ý thức giới sanh, và không có cảnh sắc (màu) thì cũng không có nhãn thức giới hay ý thức giới sanh. Chúng ta cần phải biết và thấy điều này đối với nhĩ, tỷ, thiệt, và cả thân nữa, và cần phải biết và thấy rằng có cảnh bị biết bởi một mình ý thức giới, là pháp sanh nương vào sắc ý vật.
Nhưng những sự thật này không chỉ được biết như những khái niệm chế định, bởi vì nó chỉ biết và thấy các pháp khi chúng xuất hiện, cho nên, đó có nghĩa là chúng ta vẫn giữ nguyên những gì đức Phật gọi là một kẻ ngu phàm phu, đui và mù, người không biết và không thấy.
Để trí biết và thấy như thật các pháp này, theo thực tính, chúng ta cần phải thấu biết rõ đến sự thật siêu lý (paramattha-sacca); chúng ta cần phải biết và thấy danh-sắc siêu lý (paramattha-nāma-rūpa).
Trí Biết và Thấy Thánh Đế Thứ Nhất
Chúng ta cần phải biết và thấy tất cả từng danh pháp. Chúng ta cần phải quán thấy rằng, ở năm xứ (āyatana) hay vật (vatthu) sinh khởi một trong hai thứ tâm, ‘ngũ song thức’ (dve-pañca-viññāṇa):
1) Thức quả thiện (vô nhân) (kusala-vipāka-viññāṇa): đó là, nhãn-, nhĩ-, tỷ-, thiệt-, và thân thức là năm thứ tâm.
2) Thức quả bất thiện (akusala-vipāka-viññāṇa): đó cũng là nhãn-, nhĩ-, tỷ-, thiệt-, và thân thức: lần nữa năm thứ tâm.
Đó là tổng số mười (10) thứ tâm. Và ở ý vật (hadaya vatthu) sanh tất cả các thứ tâm khác:
- Mười hai (12) thứ tâm bất thiện (akusala-citta): 8 tâm căn tham, 2 tâm căn sân, và 2 tâm căn si.
- Tám (8) thứ tâm vô nhân (ahetuka-citta): 2 thứ tâm tiếp thâu, 3 thứ tâm thẩm tấn, tâm khai hay hướng ngũ môn, tâm hướng ý môn, và tâm tiếu sinh (trợ cho việc cười mỉm của bậc Ứng cúng). (Cùng với ‘ngũ song thức’ (10) mà chúng ta vừa đề cập, có trong tổng số 18 thứ tâm vô nhân. ) [32]
- Hai mươi bốn (24) thứ tâm dục giới tịnh hảo (kāma-sobhaṇa citta): 8 thứ tâm thiện dục giới, 8 thứ tâm quả dục giới, và 8 thứ tâm tố dục giới của bậc Ứng cúng.
- Mười lăm (15) thứ tâm sắc giới (rūp-āvacara-citta): 5 thứ tâm thiền thiện, 5 thứ tâm thiền quả, và 5 thứ tâm thiền tố của bậc Ứng cúng.
- Mười hai (12) thứ tâm vô sắc giới (arūp-āvacara-citta): 4 thứ tâm thiền thiện vô sắc, 4 thứ tâm thiền quả vô sắc, và 4 thứ tâm thiền tố vô sắc của bậc Ứng cúng.
- Tám (8) thứ tâm siêu thế (lokuttarā-citta): 4 thứ tâm Đạo và 4 thứ tâm Quả.
Tất cả những thứ tâm này làm thành 89 thứ tâm. Và mỗi khi một trong những thứ tâm này sanh, cũng có sanh một số sở hữu tâm tương ưng, trong tổng số 52 sở hữu tâm. Như vậy, danh pháp (nāmadhamma) bao gồm 89 thứ tâm và 52 thứ sở hữu tâm tương ưng. [33]Chúng được gồm trong Thánh đế về Khổ.
Tuy nhiên, chừng nào mà chúng ta chưa được làm cho sáng, chưa Giác ngộ, chúng ta chỉ có thể quán 54 trong 89 thứ tâm và các sở hữu tâm của chúng. Đó là:
- Mười hai (12) thứ tâm bất thiện (akusala-citta).
- Chỉ mười bảy (17) thứ tâm vô nhân (ahetuka-citta) (chúng ta chưa thể quán tâm tiếu sinh của bậc Ứng cúng).
- Chỉ mười sáu (16) thứ tâm dục giới tịnh hảo (chúng ta chưa thể quán tám thứ tâm tố dục giới, bởi vì chúng chỉ được quán thấy ở một bậc Ứng cúng).
- Chỉ năm (5) thứ tâm thiện sắc giới (chúng ta chưa thể quán năm thứ tâm quả sắc giới và năm thứ tâm tố sắc giới).
- Chỉ bốn (4) thứ tâm thiện vô sắc giới (chúng ta chưa thể quán bốn thứ tâm quả vô sắc giới và bốn thứ tâm tố vô sắc giới).
Để trí biết và thấy như thật Thánh đế về Khổ, như vậy chúng ta cần biết và thấy trực tiếp năm mươi bốn thứ tâm này và các sở hữu tâm tương ưng, liên hợp. Nhưng như đức Phật đã giải thích, trong đời ngũ uẩn (pañca-kkhandha) Này của chúng ta, danh pháp sinh khởi nương vào sắc; tâm của mỗi người sinh khởi nương vào vật tương ứng của nó. Đó có nghĩa là chúng ta cũng cần phải biết và thấy trực tiếp về sắc pháp.
Để trí biết và thấy như thật các sắc, chúng ta cần phải biết và thấy làm sao sắc gồm có những hạt hạ nguyên tử mà trong Pāḷi gọi là rūpakalāpa (những nhóm sắc). [34] Chúng sinh khởi và diệt mất rất nhanh, nhưng đó chỉ là sự thật chế định (vijjamā-paññatti), không phải là sắc siêu lý. Để trí biết và thấy như thật các sắc, chúng ta cần phải thấu biết rõ những nhóm sắc chế định (thấu biết rõ ‘si’ không biết thấu đáo về khối[35]) và thấy sự thật siêu lý (paramattha-saccā), các thứ sắc siêu lý (paramattha-rūpa) khác nhau, mà gồm có các loại nhóm sắc riêng.
Trong ‘Mahā-Gopālaka’ sutta, [36] đức Phật giải thích tuệ biết rõ về sắc mà Tuệ ấy cần thiết cho một bhikkhu tiến hành trong Pháp (Dhamma) và Luật (Vinaya):
Một bhikkhu có tuệ biết rõ hoàn mỹ về sắc (rūp-aññū) ra sao? Ở đây, một bhikkhu biết theo, hiểu ra đúng như thật: ‘Tất cả sắc thuộc bất cứ loại gì gồm có bốn đại chủng (cattāri mahā-bhūtāni), và sắc y sinh được hình thành từ bốn đại chủng (catunna-ñca mahā-bhūtānaṃupādāya-rūpaṃ).’
Đó là cách một bhikkhu có tuệ biết rõ về sắc.
Và Ngài nói rằng, không có tuệ này thì bhikkhu không thể phát triển, tăng thêm và hoàn thành trong Pháp và Luật này.
Đây có nghĩa là chúng ta cần phải biết và thấy tất cả 28 thứ sắc. Đó là, bốn đại chủng (mahā-bhūta):
1) địa giới (pathavī-dhātu); 2) thủy giới (āpo-dhātu)
3) hỏa giới (tejo-dhātu); 4) phong giới (vāyo-dhātu)
Và hai mươi bốn thứ sắc y sinh (upādāya-rūpa), như:[37]
- Năm thứ sắc thanh triệt: nhãn-, nhĩ-, tỷ-, thiệt-, và thân thanh triệt (pasāda), gồm có năm môn sắc.
- Bốn thứ sắc dạo (gocara-rūpa): sắc màu, thinh, khí (mùi), vị.
- Dưỡng chất (ojā)
- Mạng quyền (jīviti-indriya)
- Sắc ý vật (hadaya-rūpa): sắc nền cho ý giới, ý thức giới và các sở hữu tâm tương ưng liên hợp của chúng nương vào.
Trí Biết và Thấy Thánh Đế Thứ Nhất và Thứ Hai
Tu Tiến Định
Để có khả năng thấy các thứ sắc riêng trong các nhóm sắc riêng lẻ là có khả năng thấy sắc siêu lý, và điều đó cần phải có định vững chắc và hùng mạnh. Chỉ có một định vững chắc và hùng mạnh thì mới có thể biết và thấy như thật các pháp. [38] Chẳng hạn như nó được đức Phật giải thích trong ‘Samādhi sutta’ (‘Kinh Định’) của ‘Sacca-saṃyutta’ (‘Tương ưng Sự thật’):[39]
Này chư bhikkhu, tu tiến định (samādhi). Này chư bhikkhu, đạt được định (samāhito), một bhikkhu thấu biết rõ (bujjhati) đúng theo sự thật bản nhiên. Và pháp chi làm vị ấy thấu biết rõ đúng theo sự thật?
[1] Vị ấy thấu biết rõ đúng theo sự thật ‘đây là Khổ’.
[2] Vị ấy thấu biết rõ đúng theo sự thật ‘đây là Nguyên nhân của khổ’.
[3] Vị ấy thấu biết rõ đúng theo sự thật ‘đây là Sự dứt khổ’.
[4] Vị ấy thấu biết rõ đúng theo sự thật ‘đây là Con đường dẫn đến sự dứt khổ’.
Này chư bhikkhu, tu tiến định. Này chư bhikkhu, vào được định (samāhito), một bhikkhu thấu biết rõ đúng theo sự thật bản nhiên.
Đó là lý do tại sao tại Thiền viện Pa-Auk, trước tiên chúng tôi dạy tu tiến định vững chắc và hùng mạnh về các thiền (chuyên chú, an chỉ định (appanā-samādhi), chẳng hạn như, dùng niệm hơi thở (ānāpāna-sati) và mười kasiṇa, hay cận định (upacāra-samādhi) [40] dùng thiền xác định bốn giới (catu-dhātu vavatthāna). [41]
Phát Triển Ánh Sáng Của Tuệ
Định vững chắc và hùng mạnh trợ sanh ánh sáng vững chắc và hùng mạnh, và do ánh sáng vững chắc và hùng mạnh ấy nên bạn có thể thấu biết rõ đến sự thật siêu lý. Điều này được đức Phật giải thích trong ‘Ābhā-Vagga’ (‘Chương Sự Rực rỡ’) trong Aṅguttara Nikāya:[42]
- Này chư bhikkhu, có bốn sự rực rỡ. Pháp chi là bốn? Sự rực rỡ của mặt trăng, của mặt trời, của lửa, và của trí tuệ (paññ-ābhā).
- Này chư bhikkhu, có bốn ánh hào quang. Pháp chi là bốn? Ánh hào quang của mặt trăng, của mặt trời, của lửa, và của trí tuệ (paññā-pabhā).
- Này chư bhikkhu, có bốn tia sáng. Pháp chi là bốn? Tia sáng của mặt trăng, của mặt trời, của lửa, và của trí tuệ (paññ-āloko).
- Này chư bhikkhu, có bốn sự sáng chói. Pháp chi là bốn? Sự sáng chói của mặt trăng, của mặt trời, của lửa, và của trí tuệ (paññ-obhāso).
- Này chư bhikkhu, có bốn sự sáng ngời. Pháp chi là bốn? Sự sáng ngời của mặt trăng, của mặt trời, của lửa, và của trí tuệ (paññ-pajjoto).
Và Ngài còn nói đến ánh sáng ngay trong bài giảng đầu tiên của mình, ‘Dhamma-cakka-Ppavattana’ sutta, khi Ngài giải thích về ánh sáng của mình:[43]
… như vậy, này chư bhikkhu, về vấn đề pháp chưa từng nghe thấy, ở đó nhãn (cakkhu), tuệ (ñāṇa), trí (paññā), minh (vijjā) và ánh sáng (āloko) đã sanh trong ta.
Tâm quán hiệp thế trợ sanh ‘ánh sáng do tuệ quán’ (vipassan-obhāso) vững chắc và hùng mạnh, còn tâm quán siêu thế trợ sanh ánh sáng thậm chí còn vững chắc và hùng mạnh hơn: Ví dụ, ánh sáng của bậc Giác ngộ phủ suốt mười ngàn hệ vũ trụ. [44]
Làm sao ánh sáng này sanh? Tâm vào định sâu liên hợp với trí. Tâm như vậy trợ sanh nhiều thế hệ sắc tâm sanh (cittaja-rūpa) rất sáng. [45] Dùng ánh sáng ấy, chúng ta có thể thấu biết rõ đến sự thật siêu lý; để thấy như thật các pháp. Đúng như đi vào trong một phòng tối: chúng ta cần ánh sáng để thấy các đồ vật ở đó. [46]
Bảo Vệ Định Của Mình
Nếu chỉ tu tiến định sâu là không đủ, vì để có đủ khả năng thấu biết rõ hoàn toàn sự thật siêu lý một cách sâu sắc, và đó là một cơ hội mà chúng ta phải không bỏ lỡ. Cho nên, chúng tôi dạy cả cách bạn bảo vệ bản thân và thiền của mình bằng việc tu tiến bốn Phạm trú (brahma-vihāra) lên đến tận thiền hay cận định:[47]
1) Từ (mettā) khắc chế sân giận dữ và căm hờn. [48]
2) Bi (karuṇā) khắc chế sân độc (byāpāda) và độc ác (vihiṃsā).
3) Tùy hỷ (muditā) khắc chế tật đố (i ssā).
4) Xả (upekkhā) khắc chế tham luyến (rāga) và ưa thích (piyāyanā) hướng về chúng sanh. [49]
Cũng vì lý do đó, chúng tôi dạy cả bốn thiền bảo hộ (ca-tur-ārakkha-bhāvanā) lên đến tận thiền hay cận định:[50]
1) Từ (mettā) để bảo vệ bạn, tránh những tai hại (antarāya) từ chúng sanh khác. [51]
2) Tùy niệm ân đức Phật (Buddhānussati) để bảo vệ bạn, tránh sự sợ hãi (bhaya), [52] và những tai hại từ chúng sanh khác.
3) Thiền bất tịnh (asubha-bhāvanā) để bảo vệ bạn, tránh ái luyến và dục. [53]
4) Niệm theo sự chết (maraṇānussati) để bảo vệ bạn, tránh sự lười biếng trong thiền: để khuyến khích bạn với ý nghĩa cấp bách (saṃvega). [54]
Với thiền định hay cận định mà bạn đã tu tiến rồi, những đề mục này không mất nhiều thời gian để tu tiến. [55]
Thấu Biết Rõ Sự Thật Siêu Lý
Thấu Biết Rõ Sắc Pháp Siêu Lý
Nếu bạn là một người thường quen chỉ tịnh (samathayogi), có định vững chắc và hùng mạnh mà được bảo vệ tốt thì chúng tôi dạy các bạn làm sao để trí biết và thấy như thật các sắc, dùng thiền xác định bốn giới (catu-dhātu vavatthāna). [56]Nhưng nếu bạn không thích tu tiến chỉ tịnh (samatha), và chỉ thích tu tiến cận định hơn thì bạn đi thẳng đến thiền nương bốn giới.
Chúng tôi dạy quan sát thấy biết rõ sắc pháp trước vì vài lý do khác nhau. Một lý do là quan sát sắc thì rất tế và sâu sắc. Nhưng dẫu cho sắc pháp đổi thay hàng tỷ lần trên một giây, nhưng nó không thay đổi nhanh như danh pháp. Điều này có nghĩa rằng một khi bạn đã hoàn thành việc quan sát hoàn toàn sắc pháp thì việc quan sát hoàn toàn danh pháp trở nên dễ hơn cho bạn làm. Lý do khác là danh pháp nương vào sắc pháp, và nếu một người không thể thấy sắc cụ thể mà một tâm nương vào thì người ấy càng không thể thấy danh pháp chi cả. Để có khả năng thấy nó, người ấy cần phải thấy sự sanh của nó. [57]
Thiền bốn-giới nghĩa là bạn quan sát thấy biết rõ bốn giới trong sắc, và bạn bắt đầu với sắc của chính thân mình, tức là, bạn bắt đầu với sắc mà đức Phật gọi là nội phần (ajjhatta). Đức Phật giải thích thiền bốn-giới trong ‘Mahā-sati-paṭṭhāna sutta’ (Đại kinh niệm xứ):[58]
Lại nữa, này chư bhikkhu, một bhikkhu xem xét thân này, tuy nhiên nó có thể được đặt hay sắp xếp, dưới dạng giới (dhātu): ‘Có trong thân này.
[1] địa giới (pathavī-dhātu);[2] thủy giới (āpo-dhātu),
[3] hỏa giới (tejo-dhātu); [4] phong giới (vāyo-dhātu).
Nó dễ hơn nếu bắt đầu với sắc của chính mình, trí biết rằng sắc của chính mình nóng hay lạnh hoặc cứng hay mềm, bởi vì nó dễ biết hơn sắc ngoại phần, như sắc của chúng sanh khác. Nhưng một khi bạn đã trở nên thuần thục trong việc quán sắc nội phần thì bạn sẽ còn cần phải quán mười loại sắc còn lại đã được đức Phật liệt kê: quá khứ, vị lai, hiện tại, ngoại phần, thô, tế, ti hạ, tinh lương, xa và gần. [59]
Đức Phật đã dạy thiền bốn-giới cốt để chúng ta có thể có khả năng biết và thấy sắc siêu lý. Trước tiên, bạn tu tiến khả năng để trí biết và thấy các trạng thái thực tính khác nhau của bốn giới trong thân của bạn như một khối rắn chắc của sắc, như một tảng. Vì sự khéo léo của bạn và định tiến triển, cuối cùng bạn sẽ có khả năng thấy các nhóm sắc, hơn nữa, dùng ánh sáng của định mà bạn đã tu tiến, khi ấy bạn sẽ có khả năng thấu biết rõ ‘si’ không biết thấu đáo về khối, [60]thấu biết rõ đến sắc siêu lý, để trí biết và thấy, để quán thấy và chỉ rõ, xác định các thứ sắc riêng trong các loại nhóm sắc khác nhau.
Thấu Biết Rõ danh Pháp Siêu Lý
Bây giờ đã thực sự biết và thấy các thứ sắc pháp siêu lý khác nhau, bạn có thể tiến lên để trí biết và thấy các danh pháp siêu lý, đó là thiền nương danh (danh nghiệp xứ - nāmakammaṭṭhāna).
Chúng ta có thể quán danh pháp bằng con đường sáu vật hay bằng con đường sáu môn. [61] Nhưng, vì bạn đã quán sắc bằng con đường môn, Thanh tinh đạo (Visuddhimagga) dạy bạn cũng cần phải làm như vậy đối với danh:[62]Khi vị ấy đã quán sắc như vậy, các trạng thái phi sắc trở nên đơn giản với vị ấy phù hợp với môn. Và phụ chú giải nói thêm rằng để quán danh đi qua môn là để được thoát khỏi sự tối tăm, mê mờ che phủ. [63]
Sáu môn và cảnh của chúng đã được đề cập trước, và:
1) Nhãn môn nhận cảnh sắc màu.
2) Nhĩ môn nhận cảnh thinh.
3) Tỷ môn nhận cảnh khí.
4) Thiệt môn nhận cảnh vị.
5) Thân môn nhận cảnh xúc.
6) Ý môn (hữu phần-bhavaṅga) nhận năm cảnh trước của năm môn sắc, và cảnh pháp. [64]
Khi một trong sáu thứ cảnh dội vào môn tương ứng của nó, một chuỗi tâm sanh, và với mỗi tâm sanh ngoài ra còn một số sở hữu tâm liên hợp: đây là theo định luật cố nhiên về tâm (citta-niyāma). Một chuỗi tâm và sở hữu tâm liên hợp như vậy được gọi là một lộ tâm (citta-vīthi), và cho nên có sáu loại:
1) Lộ Nhãn-môn (cakkhu-dvāra-vīthi),
2) Lộ Nhĩ-môn (sota-dvāra-vīthi),
3) Lộ Tỷ-môn (ghāna-dvāra-vīthi),
4) Lộ Thiệt-môn (jivhā-dvāra-vīthi),
5) Lộ Thân-môn (kāya-dvāra-vīthi),
6) Lộ ý-môn (mano-dvāra-vīthi).
Khi một cảnh sắc dội vào môn sắc của nó, một lộ tâm trong năm môn trước sanh: đây được gọi là một lộ ngũ môn (pañca-dvāra-vīthi). Nhưng một lộ tâm của môn thứ sáu, là ý môn (hữu phần - bhavaṅga), được gọi là một lộ ý-môn (mano-dvāra-vīthi).
Như đã đề cập trước, khi một trong năm thứ cảnh sắc dội vào môn sắc của nó, cùng lúc nó dội vào ý môn:[65]cả một lộ ngũ-môn và một lộ ý-môn sanh. Ví dụ, khi một cảnh sắc màu dội vào nhãn môn, cùng lúc nó dội vào ý môn, cảnh ấy là nguyên nhân gây ra một lộ nhãn-môn trước, kế đến là nhiều lộ ý-môn. [66] Điều này cũng xảy ra theo định luật cố nhiên về tâm.
Như vậy, rõ ràng rằng, để trí biết và thấy danh pháp, chúng ta cần biết và thấy sắc pháp trước tiên, bởi vì để trí biết và thấy những lộ danh này, chúng ta cần biết và thấy môn và cảnh của chúng trước tiên. Bạn làm thế này khi bạn đã quán sắc. [67]
Khi quan sát danh pháp, trước tiên bạn quan sát các loại lộ danh khác nhau, nghĩa là bạn quan sát có bao nhiêu sát-na tâm (cittakkhaṇa) trong mỗi lộ tâm, và quan sát các loại sát-na tâm khác nhau. Nhưng đó không phải là danh pháp siêu lý (paramattha-nāma). Cũng giống như trong trường hợp sắc, bạn phải phá vỡ 'si' không biết thấu đáo về khối, đó là nhóm sắc, cũng thế ở đây bạn cần phải phá vỡ 'si' không biết thấu đáo về khối đó là lộ danh. [68]
Mỗi lộ danh gồm có những gì mà chúng ta gọi là sát-na tâm, và mỗi sát-na tâm là thời gian nó chiếm mất cho một tâm và các sở hữu tâm tương ưng liên hợp với tâm sanh, trụ và diệt. Một tâm không sanh một mình: tâm luôn sanh cùng với các sở hữu tâm tương ưng. Tương tự như vậy, các sở hữu tâm liên hợp không sanh một mình: chúng luôn sanh cùng với một tâm. Vì thế, một tâm và các sở hữu tâm liên hợp với tâm sanh thành một nhóm gắn kết. Để phá vỡ khối này, bạn cần phải chỉ rõ và xác định mỗi một thứ sát-na tâm và trí biết và thấy riêng tâm và các sở hữu tâm liên hợp của tâm. Đó là biết và thấy các thứ danh pháp siêu lý khác nhau. Nó vi tế hơn nhiều so với việc biết và thấy các thứ sắc pháp siêu lý khác nhau. Nhưng bạn có thể làm điều đó vì có ánh sáng vững chắc và hùng mạnh của định mà bạn đã tu tiến, và vì có sức mạnh của thiền quán mà bạn đã tu tiến khi quan sát sắc.
Như đã đề cập, [69] danh pháp gồm có tám mươi chín thứ tâm và năm mươi hai thứ sở hữu tâm tương ưng. Nhưng tám trong số những tâm ấy là siêu thế (lokuttarā): bốn Đạo và bốn Quả, và chỉ sanh khi bạn làm việc tu tiến pháp quán về 81 thứ tâm còn lại (tất cả hiệp thế), và sở hữu tâm liên hợp với những tâm ấy (hay mười tám thứ sắc - sắc chỉ là pháp hiệp thế). Nói cách khác, các cảnh đối tượng của thiền quán chỉ là 81 thứ tâm hiệp thế, và các sở hữu tâm liên hợp với những tâm ấy (hay 18 thứ sắc), trong khi những quả của pháp quán ấy là tám tâm siêu thế.
Hơn nữa, gồm trong 81 thứ tâm hiệp thế ấy là những tâm thiền. Nhưng bạn không thể quan sát những tâm thiền ấy, trừ khi bạn đã đạt được những thiền ấy. Cho nên, nếu là một người (căn tánh) thuần quán thì bạn phải bỏ lại việc quan sát những tâm thiền.
Bây giờ, bạn sẽ có thể quán pháp gì, được đức Phật giải thích trong kinh Đại niệm xứ - ‘Mahā-Sati-Paṭṭhāna’ sutta: [70]
Thêm nữa, này chư bhikkhu, một bhikkhu tiếp tục nương vào tâm để quán sát theo tâm ra sao? Ở đây, này chư bhikkhu, một bhikkhu biết rõ:
[1] tâm có tham (sa-rāga-citta), biết rõ (pajānāti) ‘tâm có tham’,
[2] tâm ly tham (vita-rāga-citta), biết rõ ‘tâm ly tham’,
[3] tâm có sân (sa-dosa-citta), biết rõ ‘tâm có sân’,
[4] tâm ly sân (vita-dosa-citta), biết rõ ‘tâm ly sân’,
[5] tâm có si (sa-moha-citta), biết rõ ‘tâm có si’,
[6] tâm ly si (vita-moha-citta), biết rõ ‘tâm ly si’,
[7] tâm muội lược (saṅkhitta-citta), biết rõ ‘tâm muội lược’,
[8] tâm tán loạn (vi kkhitta-citta), biết rõ ‘tâm tán loạn’,
[9] tâm đáo đại, cao thượng[71] (mahaggata-citta), biết rõ ‘tâm đáo đại, cao thượng’,
[10] tâm không cao thượng (a-mahaggata-citta), biết rõ ‘tâm không cao thượng’,
[11] tâm hữu thượng (sa-uttara-citta), biết rõ ‘tâm hữu thượng’,
[12] tâm vô thượng (an-uttara-citta), biết rõ ‘tâm vô thượng’,
[13] tâm có định71 (samāhita-citta), biết rõ ‘tâm có định’,
[14]tâm không có định (a-samāhita-citta), biết rõ ‘tâm không có định’,
[15] tâm giải thoát71 (vimutta-citta) biết rõ ‘tâm giải thoát’,
[16] tâm không giải thoát (a-vimutta-citta) biết rõ ‘tâm không giải thoát’.
- Như vậy, vị ấy tiếp tục nương vào tâm nội phần để quán sát theo (anupassī) tâm,
- hay vị ấy tiếp tục nương vào tâm ngoại phần để quán sát theo tâm,
- hay vị ấy tiếp tục nương vào [cả] tâm nội phần và ngoại phần để quán sát theo tâm.
Ở đây, đức Phật giải thích danh pháp gồm có mười sáu thứ tâm. Đó có nghĩa là bạn cần phải biết và thấy như thật mỗi đôi, như một tâm liên hợp với tham, và một tâm bất liên hợp với tham, đi qua mỗi trong sáu môn, và quán sát nó nội phần, ngoại phần và cả nội phần và ngoại phần. Khi ấy, bạn đã thấu biết rõ như thật danh pháp siêu lý, và biết và thấy như thật về nó.
Ba Thanh Tịnh
Bây giờ đã biết và thấy như thật danh-sắc, bạn thấy rõ pháp gì được gọi là ba thanh tịnh. [72] Thanh tịnh đạo[73] giải thích:[74]
[1] … giới thanh tịnh (sīla-Visuddhi) là đã hoàn toàn trong sạch nhóm bốn giới bắt đầu với học giới tự ngăn cấm
[2] … tâm thanh tịnh (citta-Visuddhi), ấy là, tám thiền chứng [jhāna] cùng với cận định[75]
[3] … kiến thanh tịnh (diṭṭhi-Visuddhi) đang thấy đúng về danh-sắc.
Trí Biết và Thấy Thánh Đế Thứ Hai Và Thứ Ba
Tuy nhiên, để đạt đến Nibbāna, chúng ta còn cần phải biết và thấy Thánh đế về Nguyên nhân của khổ. Nó được đức Phật giải thích trong kinh Chuyển pháp luân - ‘Dhamma-Cakka-Ppavattana’ sutta:[76]
Bây giờ, này chư bhikkhu, đây là Thánh đế về Nguyên nhân của khổ: nó là ái, ái này đưa đến hữu (kiếp sống) tiếp sau, đi cùng hỷ và ái, tầm cầu hỷ ở nhiều nơi đó đây; đó là,
[1] dục ái (kāma-taṇhā)
[2] hữu ái (bhava-taṇhā)
[3] phi hữu ái (vibhava-taṇhā)
Cặn kẽ hơn, đức Phật giải thích Thánh đế về Nguyên nhân của khổ là duyên sinh (paṭicca-samuppāda):[77]
Và này chư bhikkhu, pháp gì là Thánh đế về Nguyên nhân của khổ (Dukkha-Samudayaṃ Ariya-Saccaṃ) ?
[1] vì có vô minh (avijjā), hành (saṅkhārā) [sanh];
[2] vì có hành, thức (viññāṇa) [sanh];
[3] vì có thức, danh-sắc (nāma-rūpa) [sanh];
[4] vì có danh-sắc, sáu xứ (saḷ-āyatana) [sanh];
[5] vì có sáu xứ, xúc (phassa) [sanh];
[6] vì có xúc, thọ (vedanā) [sanh];
[7] vì có thọ, ái (taṇhā) [sanh];
[8] vì có ái, thủ (upādāna) [sanh];
[9] vì có thủ, hữu (bhava) [sanh];
[10] vì có hữu, sanh (jāti) [sanh];
[11] vì có sanh,
[12] lão và tử (jarā-maraṇa), sầu (soka), khóc (parideva), khổ (dukkha), ưu (domanassa) và ai oán (upāyāsā) sanh.
Đó là nguyên nhân của cả khối khổ này.
Này chư bhikkhu, đây được gọi là Thánh đế về Nguyên nhân của khổ (Idaṃ vuccati, bhi kkhave, Dukkha-Samudayaṃ Ariya-Saccaṃ).
Hơn nữa, pháp này cần phải được biết và thấy như thật (theo thực tính), đó là để trí biết và thấy làm sao năm nguyên nhân trong một kiếp sống (vô minh, tư hành, ái, thủ và hữu[78]) là nguyên nhân gây ra tái tục, đó là năm quả (thức, danh-sắc, sáu xứ, xúc và thọ). Bạn cần phải quán thấy làm sao tiến trình đang xảy ra này tiếp tục từ kiếp này sang kiếp khác.
Trí Biết và Thấy Thánh Đế Thứ Ba
Nhưng nó không đủ để thấy pháp duyên sinh chỉ vì sự sanh của chư pháp hành; bạn cũng cần quán thấy nó như việc diệt và dứt (nirodha) của chư pháp hành:[79]
Và này chư bhikkhu, pháp gì là Thánh đế về sự dứt khổ (Dukkha-NirodhaṃAriyasaccaṃ) ?
[1] do có phần ít còn dư sót của vô minh yếu dần và dứt (avijjāya tveva asesa-virāga-nirodhā);
[2] nghiệp hành diệt dứt (saṅkhāra-nirodho);
[3] do có sự diệt dứt của nghiệp hành, thức diệt dứt (viññāṇa-nirodho);
[4] do có sự diệt dứt của thức, danh-sắc diệt dứt (nāma-rūpa-nirodho);
[5] do có sự diệt dứt của danh-sắc, sáu xứ diệt dứt (saḷ-āyatana-nirodho);
[6] do có sự diệt dứt của sáu xứ, xúc diệt dứt (phassa-nirodho);
[7] do có sự diệt dứt của xúc, thọ diệt dứt (vedanā-nirodho);
[8] do có sự diệt dứt của thọ, ái diệt dứt (taṅhā-nirodho);
[9] do có sự diệt dứt của ái, thủ diệt dứt (upādāna-nirodho);
[10] do có sự diệt dứt của thủ, hữu diệt dứt (bhava-nirodho);
[11] do có sự diệt dứt của hữu, sanh diệt dứt (jāti-nirodho);
[12] do có sự diệt dứt của sanh, lão và tử, sầu, khóc, khổ, ưu và ai oán diệt dứt (jarā-maraṇaṃ, soka-parideva-dukkha-domanassa-upāyāsā nirujjhanti).
Đó là sự diệt dứt của cả khối khổ này.
Này chư bhikkhu, đây được gọi là Thánh đế về sự dứt khổ (Idaṃ vuccati, bhi kkhave, Dukkha-Nirodhaṃ Ariya-Saccaṃ).
Bạn cần phải quán thấy sát-na diệt của pháp hành đã xảy ra từ sát-na tâm này sang sát-na tâm khác, đó là trí biết và thấy sự thật (hiệp thế) về Khổ. Và bạn cần phải tiếp tục cho đến khi bạn quán thấy rằng vào vị lai bạn đạt đến Quả Ứng cúng và Viên tịch-PariNibbāna về sau.
Vào vị lai, khi bạn đắc Quả Ứng cúng, vô minh (1) sẽ bị diệt tắt, và sẽ có sự diệt dứt của phần ít còn dư sót (an-avasesa-nirodha) của hành (2), ái (8), và thủ (9): những nguyên nhân cho sự khổ sẽ diệt dứt. Nhưng bản thân khổ sẽ không diệt dứt, bởi vì những nghiệp quả quá khứ vẫn còn hoạt động: bạn sẽ vẫn còn năm uẩn. [80] (Ngay cả đức Phật vẫn còn năm uẩn, và hứng chịu những thọ lạc và khổ. [81]) Chỉ vào lúc Viên tịch của bạn thì năm uẩn diệt dứt không có còn dư sót: tức là chỉ vào lúc Viên tịch của bạn thì khổ diệt dứt. Đây có nghĩa là có hai thứ diệt dứt:
1) diệt dứt vào lúc đắc Quả Ứng cúng của bạn.
2) diệt dứt vào lúc Viên tịch của bạn.
Nguyên nhân cho hai sự diệt dứt này là tuệ Đạo Ứng cúng, là tuệ biết và thấy (vô vi (A-Saṅkhata)) Nibbāna, Thánh đế về sự dứt (nirodha Ariya-sacca) khổ. Nhưng điều này không có nghĩa rằng bây giờ khi bạn xem xét kỹ vị lai và trí biết và thấy đắc Quả Ứng cúng và Viên tịch của mình, bạn biết và thấy Nibbāna: vào giai đoạn này bạn không biết và thấy Nibbāna. Vào giai đoạn này, bạn chỉ biết và thấy khi năm nguyên nhân gây ra pháp hành diệt dứt, không còn pháp hành nào nữa. Bằng tuệ ấy, bạn hiểu ra rằng Viên tịch của bạn sẽ được thấy rõ.
Đức Phật nói, không có việc thấy như vậy thì bạn không thể thấy rõ Nibbāna, là mục đích của sa-môn (samaṇa) và chư Phạm thiên (Brahmin):[82]
Này chư bhikkhu, những sa-môn và Phạm thiên (samaṇā vā brāhmanā vā) ấy là
[1] người không biết theo, không hiểu ra lão và tử,
[2] người không biết theo, không hiểu ra nguyên nhân (samudaya) của lão và tử,
[3] người không biết theo, không hiểu ra sự diệt dứt (nirodha) của lão và tử,
[4] và người không biết theo, không hiểu ra con đường tu tiến dẫn đến sự diệt dứt (nirodha-gāmini-paṭipadaṃ) của lão và tử;
Người không biết theo, không hiểu ra sanh… hữu… thủ… ái… thọ… xúc… sáu xứ… danh-sắc… thức… nghiệp hành, nguyên nhân của chúng, sự diệt dứt của chúng, và con đường dẫn đến sự diệt dứt của chúng: những người này ta không xem là các sa-môn trong số các sa-môn hay Phạm thiên trong số Phạm thiên, và không phải những người đáng kính như vậy, bằng việc thấy rõ nó bằng tuệ minh cho chính họ, ngay trong kiếp sống này đi vào và sống trong mục đích của sa-môn hay mục đích của Phạm thiên.
Nhưng bạn có thể đi vào và sống trong mục đích của sa-môn, bạn có thể thấy những pháp này, bởi vì bạn đã tu tiến định vững chắc và hùng mạnh. Đức Phật giải thích trong ‘Samādhi’ sutta (‘kinh Định’) về ‘Khandha-Saṃyutta’ (‘Tương ưng Uẩn’):[83]
Tu tiến định, này chư bhikkhu (Samādhiṃ, bhi kkhave, bhāvetha).
Này chư bhikkhu, đạt được định, một bhikkhu biết rõ đúng theo sự thật bản nhiên (yathā-bhūtaṃ pajānāti). Và pháp mà vị ấy biết rõ đúng theo sự thật là chi?
[1] sự sinh khởi (udaya) và sự diệt mất (vyaya) * của sắc (rūpa);
[2] sự sinh khởi và sự diệt mất của thọ (vedanā);
[3] sự sinh khởi và sự diệt mất của tưởng (saññā);
[4] sự sinh khởi và sự diệt mất của chư pháp hành (saṅkhāra);
[5] sự sinh khởi và sự diệt mất của thức (viññāṇa).
Trí Biết và Thấy Pháp Duyên sinh
Sự rực rỡ, ánh sáng rực rỡ, sự sáng, sự sáng chói và sự sáng ngời của tuệ mà bạn đã tu tiến làm cho bạn có khả năng đi trở lại dọc theo hàng danh-sắc liên tiếp từ hiện tại đến sát-na tái tục trong kiếp sống này của bạn, đến sát-na tử trong kiếp sống quá khứ của bạn, và trở lại xa hơn nữa theo cùng cách đến nhiều kiếp sống hết mức mà bạn có thể quán, rồi chuyển sang cũng xem xét kỹ vị lai, đến khi Viên tịch của chính mình. [84] Bằng việc nhìn vào những thành phần riêng của danh-sắc, bạn sẽ có khả năng nhận ra những nguyên nhân và quả.
Vào lúc tinh cần tu tiến và bằng một tâm được thanh tịnh bởi định vững chắc và hùng mạnh, bắt tay vào tu tiến nghiêm ngặt về quán danh-sắc siêu lý, bạn sẽ quán thấy rằng trong vị lai có đạt được sự diệt dứt cuối cùng: Nibbāna. Nhưng nếu bạn dừng việc thiền v.v… thì các duyên sẽ thay đổi, trong trường hợp này thì quả vị lai cũng sẽ thay đổi.
Một ví dụ về Mahādhana, là con trai của người thủ quỹ và vợ của ông. [85] Cả hai đã thừa kế rất nhiều của cải, nhưng Mahādhana đã phung phí nó vào rượu chè và vui chơi tiêu khiển. Cuối cùng, Mahādhana và vợ của ông hoàn toàn không còn gì, và xin ăn bên những lề đường. Đức Phật đã giải thích cho Ānanda rằng, giá mà Mahādhāna trở thành một bhikkhu khi tuổi niên thiếu, ông ấy hẳn đã trở thành một bậc Ứng cúng; hoặc giá mà Mahādhana trở thành một bhikkhu khi tuổi trung niên, ông ấy hẳn đã trở thành một bậc Bất lai; và giá mà Mahādhana trở thành một bhikkhu khi sắp già, ông ấy hẳn đã trở thành một bậc Nhất lai: đó là pháp pāramī của ông ấy. Nhưng vì rượu chè, Mahādhana đã hoàn toàn không được gì, và bây giờ thành một kẻ xin ăn. Điều này cho thấy rằng vị lai luôn được xác định bởi hiện tại của chúng ta. Đó là lý do tại sao vào lúc tu tiến thiền nghiêm ngặt liên tục qua một thời gian, bạn sẽ thấy PariNibbāna của chính mình trong kiếp sống này hoặc vào vị lai.
Không có việc thấy các kiếp sống quá khứ và các kiếp sống vị lai thì bạn không thể biết rõ, hiểu ra như thật về pháp duyên sinh: để trí biết và thấy làm sao các nguyên nhân quá khứ đã cho quả trong hiện tại, và các nguyên nhân hiện tại sẽ cho quả vào vị lai, và làm sao sự diệt của chư pháp nhân gây ra sự diệt của chư pháp quả. Và không có trí biết và thấy pháp duyên sinh thì không thể biết và thấy như thật Thánh đế về Nguyên nhân của khổ. Nó được giải thích trong Thanh Tịnh Đạo:[86]
Ngay cả trong mơ, không có ai thoát khỏi vòng luân hồi đáng sợ, mà luôn bị hủy diệt như sét đánh, trừ khi vị ấy đã cắt đứt bằng gươm của tuệ đã mài thật sắc trên tảng đá của định cao thượng, Bánh xe của Hữu này không có chỗ đứng nào do bởi sự sâu xa cao quí của nó, và khó có được vì trạng thái rối ren của nhiều phương pháp. Và điều này đã được Thế tôn thuyết:
Này Ānanda, pháp duyên sinh này sâu sắc, và nó dường như sâu xa. Và này Ānanda, đó là do không biết theo, không hiểu ra, do không thấu biết rõ nó, mà sự sinh ra này đã trở thành một cuộn chỉ rối, một cuộn chỉ bị buộc gút, quấn vào nhau như rể trong một luống sậy, và không tìm thấy lối thoát khỏi vòng luân hồi, có tình trạng tổn hại, khổ thú… tái tục khổ cảnh. [87]
Một khi bạn đã biết và thấy như thật Thánh đế thứ hai (Thánh đế về Nguyên nhân của khổ), bạn đã chế ngự hoài nghi vào ba thời: hiện tại, quá khứ, và vị lai. Nó được giải thích trong Visuddhimagga:[88]
Khi vị ấy đã thấy sự sinh khởi của danh-sắc do cách duyên (paccayato) Như vậy, khi ấy vị ấy thấy (samanupassati) rằng, như hiện nay, trong quá khứ sự sinh khởi của danh-sắc cũng do cách duyên như vậy, và vào vị lai sự sinh khởi của danh-sắc cũng sẽ do cách duyên.
Đến giai đoạn này, bạn đã thấy rõ Đoạn nghi Thanh tịnh (Kaṅkhā-Vitaraṇa Visuddhi). [89] Chỉ ở giai đoạn này, bạn mới có thể bắt đầu tu tiến pháp quán, bởi vì nó chỉ ở giai đoạn này bạn mới biết và thấy thực tính siêu lý: bạn không thể tu tiến pháp quán cho đến khi bạn đã thấy như thật các pháp[90].
Tu Tiến Quán, Minh Sát (Vipassanā)
Khi tu tiến pháp quán (vipassāna), bạn trở ngược lại và lần nữa biết và thấy như thật Thánh đế về Khổ, và Thánh đế về Nguyên nhân của khổ: Trí biết và thấy sự sinh khởi và diệt mất của tất cả mười một loại danh-sắc. Nhưng lần này trí biết và thấy bản chất vô thường (anicca), khổ (dukkha) và không có ngã, vô ngã (an-atta) của chúng. Trí biết và thấy như thật các pháp hành, và niệm theo chúng như đức Phật hướng dẫn trong lời dạy thứ hai của Ngài, ‘An-atta-lakkhaṇa’sutta (‘Kinh Vô ngã tướng’), mà Ngài đã dạy cho nhóm năm bhikkhu (pañca-vaggiyā bhi kkhū):[91]
[1] Này chư bhikkhu, các ông nghĩ sắc thì thường hay vô thường (niccaṃ vā aniccaṃ vā) ? (Vô thường, thưa Thế tôn. )
[2] Sắc ấy vô thường, vậy nó khổ hay lạc (dukkhaṃ vā taṃsukhaṃ vā) ? (Khổ, thưa Thế tôn. )
[3] Sắc ấy vô thường, khổ và phải chịu đổi thay, vậy nó có đáng được xem: ‘đây là của ta (etaṃ mama); đây là ta (esohamasmi); đây là tự ngã của ta (atta) (eso me attā)’ hay chăng? (Không, thưa Thế tôn. )
Cho nên, này chư bhikkhu,
[1] Có bất cứ thứ sắc nào, dù quá khứ, vị lai, hay hiện tại; nội phần hay ngoại phần; thô hay tế; ti hạ hay tinh lương; xa hay gần, tất cả sắc này cần phải được thấy như thật bằng chánh trí biết đúng như vầy: ‘đây không phải là của ta (netaṃ mama;); đây không phải là ta (nesohamasmi;); đây không phải là tự ngã của ta (na mesoattā)’.
[2] Có bất cứ thứ thọ nào dù quá khứ, vị lai, hay hiện tại; nội phần hay ngoại phần; thô hay tế; ti hạ hay tinh lương; xa hay gần, tất cả thọ này …
[3] Có bất cứ thứ tưởng nào dù quá khứ, vị lai, hay hiện tại; nội phần hay ngoại phần; thô hay tế; ti hạ hay tinh lương; xa hay gần, tất cả tưởng này …
[4] Có bất cứ thứ hành nào dù quá khứ, vị lai, hay hiện tại; nội phần hay ngoại phần; thô hay tế; ti hạ hay tinh lương; xa hay gần tất cả những hành uẩn (saṅkhārakkhandha) này …
[5] Có bất cứ loại tâm nào dù quá khứ, vị lai, hay hiện tại; nội phần hay ngoại phần; thô hay tế; ti hạ hay tinh lương; xa hay gần, tất cả thức này cần phải được thấy như thật bằng chánh trí biết đúng như vầy: ‘đây không phải là của ta; đây không phải là ta; đây không phải là tự ngã của ta’. [92]
Nói cách khác, hành, đó là danh-sắc và các nguyên nhân của chúng, diệt ngay khi chúng sanh, đó là lý do tại sao chúng vô thường; chúng liên tục phải chịu sự sanh và diệt mất, đó là lý do tại sao chúng khổ; chúng không có ngã, hay cốt lõi bền vững và không thể phá huỷ được, đó là lý do tại sao chúng vô ngã.
Trí biết và Thấy Vô Vi (Níp-Bàn)
Qua một chuỗi bài tập, trong đó, bạn quan sát theo sự sinh khởi và diệt mất của chư pháp hành, và rồi chỉ là sự diệt mất của chư pháp hành, bạn tiến bộ qua những tuệ (ñāṇa) còn lại, sau đó rốt cuộc trí sẽ biết và thấy vô vi (a-saṅkhata), đó là Nibbāna. Khi Trí biết và thấy vô vi, bạn biết và thấy Bất tử (a-mata). Điều này được đức Phật giải thích:[93]
Để cho vị ấy nhìn kỹ đời thì rỗng không:
Như vậy, Mogharāja, luôn biết rõ,
Vị ấy có thể thoát khỏi sự giật lấy của tử thần
Bởi từ bỏ lòng tin vào tự ngã.
Cho Vua tử thần không thể thấy nhân loại
Người nhìn theo cách này trên đời.
Khi đức Phật nói chúng ta phải thấu biết và thấy đời thì rỗng không, Ngài muốn nói rằng chúng ta phải biết và thấy đời thì rỗng không về thường (nicca), rỗng không về lạc (sukha) và rỗng không về ngã (atta). [94] Theo ngôn ngữ thông thường, chúng ta có thể nói rằng bạn buộc phải quán thấy hoàn toàn không.
Nhưng đây không có nghĩa rằng tâm của bạn hoàn toàn không: tâm của bạn thì nhận biết đầy đủ: đời là cảnh mà tâm của bạn thấu biết và quán thấy đó là hoàn toàn không. Cảnh mà tâm của bạn biết đầy đủ và biết và thấy là Nibbāna: Vô vi giới (A-saṅkhata-dhātu). [95] Đây là sự thấy rõ thuộc Nhóm tám Thánh đạo siêu thế, khi tất cả tám chi (đạo) lấy Nibbāna làm cảnh. [96]
Bạn Nhận Biết Rõ Đầy Đủ Bốn Thánh Đế
Đó là vào giai đoạn này, bạn sẽ thấy rõ như thật bốn Thánh đế, và nó chỉ có thể vì các duyên cần thiết cho việc làm như vậy đã được hiện diện. Trong ‘Kūṭāgāra’ sutta (‘Kinh ‘Ngôi Nhà có Chóp Nhọn’) đã đề cập trước, đức Phật cũng giải thích làm sao các duyên ấy khiến cho nó có thể hoàn toàn dứt khổ:[97]
Thật vậy, này chư bhikkhu, nếu bất cứ ai nói: ‘Đã có xây dựng kết cấu hạ tầng của một ngôi nhà có chóp nhọn thì tôi sẽ xây dựng kết cấu thượng tầng’, điều như vậy có thể xảy ra. Cũng vậy, nếu bất cứ ai nói:
[1] ‘thấy rõ như thật Thánh đế về Khổ;
[2] ‘thấy rõ như thật Thánh đế về Nguyên nhân của khổ;
[3] ‘thấy rõ như thật Thánh đế về Sự dứt khổ;
[4] ‘thấy rõ như thật Thánh đế về Con đường dẫn đến sự dứt khổ, ‘tôi sẽ hoàn toàn dứt khổ’; điều như vậy có thể xảy ra.
Và Ngài nói thêm:
[1] Cho nên, này chư bhikkhu, một sự nổ lực cần phải được thực hiện (yogo karaṇīyo) để trí biết theo, hiểu ra: ‘đây là khổ (idaṃdukkhan’ti).’
[2] Cho nên, này chư bhikkhu, một sự nổ lực cần phải được thực hiện để trí biết theo, hiểu ra: ‘đây là Nguyên nhân của khổ (idaṃdukkha-samudayan’ti).’
[3] Cho nên, này chư bhikkhu, một sự nổ lực cần phải được thực hiện để trí biết theo, hiểu ra: ‘đây là sự dứt khổ (idaṃdukkha-nirodhan’ti).’
[4] Cho nên, này chư bhikkhu, một sự nổ lực cần phải được thực hiện để trí biết theo, hiểu ra: ‘đây là Con đường dẫn đến sự dứt khổ (idaṃdukkha-nirodhada-gāminī-paṭidadā’ti).’
Mong cho tất cả chúng sanh bắt được cơ hội làm sự nổ lực cần thiết để thấy rõ đầy đủ bốn Thánh đế, và hoàn toàn dứt khổ.
Pa-Auk Tawya Sayadaw
Tu viện Pa-Auk Tawya
_____ () _____
Bài Thuyết # 1: TU TIẾN NIỆM HƠI THỞ ĐẾN AN CHỈ
Hướng Dẫn
Chúng tôi rất vui đã đến Đài Loan-Taiwan, theo lời mời của một số tăng sĩ và tu nữ người Taiwan, những người đã lưu lại ở Thiền Lâm Viện Pa-Auk, gần Mawlamyine ở Myanmar. [98] Trong khoảng thời gian ở Taiwan chúng tôi muốn dạy bạn điều gì đó về hệ thống thiền đã dạy ở Thiền Lâm Viện Pa-Auk. Nó được dựa vào những hướng dẫn được tìm thấy trong Văn bản Pāḷi[99] Phật pháp và Thanh Tịnh Đạo. [100] Chúng tôi tin rằng thiền đã dạy trong Văn bản Pāḷi Phật pháp cùng là thiền đã được tu tiến (bhāvanā) bởi chính đức Phật, và Ngài đã dạy cho đệ tử của mình trong cuộc đời của Ngài.
Tại Sao (Chúng Ta) thiền?
Trước tiên, chúng ta cần phải hỏi chính chúng ta, ‘Tại sao đức Phật đã dạy thiền?’ hoặc, ‘Mục đích của thiền là chi?’
Mục đích của Thiền Phật giáo là để đạt đến Nibbāna. Nibbāna là sự dừng, dứt của danh (nāma) và sắc (rūpa). Cho nên, để vươn tới Nibbāna, chúng ta buộc phải làm mất hiệu lực, đoạn trừ cả những tư hành thiện (căn vô tham, căn vô sân, và căn vô si), và hành bất thiện (căn tham, căn sân, và căn si), tất cả những pháp ấy trợ cho tái sanh, lão, bệnh và tử mới. Nếu chúng ta đoạn trừ chúng bằng Tuệ Đạo (Thánh đạo - Ariya magga) thì khi ấy chúng ta sẽ thấy rõ Nibbāna. Nói cách khác, Nibbāna là sự giải thoát và không có khổ thuộc vòng luân hồi (saṃsāra), và là sự dừng dứt của tái sanh, lão, bệnh, và tử. Tất cả chúng ta phải chịu khổ về tái sanh, lão, bệnh, và tử, và như thế để chính chúng ta thoát khỏi nhiều dạng khổ, chúng ta cần phải thiền. Vì chúng ta mong muốn thoát khỏi tất cả khổ, chúng ta buộc phải học cách thiền để đạt đến Nibbāna.
Thiền Là Chi?
Vậy thiền là chi? Thiền gồm có thiền chỉ tịnh và thiền quán, là những thiền mà cả hai buộc phải được nương vào giới (sīla) về thân và khẩu. Nói cách khác, thiền là sự phát triển và sự hoàn thiện thuộc Nhóm tám Thánh Đạo (Ariyaaṭṭhaṅgi kaMagga). Nhóm tám Thánh Đạo là:
1) Chánh kiến (sammā diṭṭhi)
2) Chánh tư duy (sammā saṅkappa)
3) Chánh ngữ (sammā vācā)
4) Chánh nghiệp (sammā kammanta)
5) Chánh mạng (sammā ājīva)
6) Chánh cần (sammā vāyāma)
7) Chánh niệm (sammā sati)
8) Chánh định (sammā samādhi)
Chánh kiến là hai loại thấy: Chánh kiến Quán (vipassanā sammā-diṭṭhi) và Chánh kiến Đạo (magga sammā-diṭṭhi). Chánh kiến và Chánh tư duy cùng một lúc được gọi là học tuệ (paññā- si kkhā).
Chánh ngữ, Chánh nghiệp, và Chánh mạng cùng một lúc được gọi là học giới (sīlasi kkhā).
Chánh cần, Chánh niệm, và Chánh định cùng một lúc được gọi là học định (samādhi si kkhā), đó là thiền chỉ tịnh hay tu tiến chỉ tịnh (samathabhāvanā).
Nhóm Tám Thánh Đạo
Bây giờ, chúng ta hãy nhìn thêm một chút ở mỗi trong tám chi thuộc Nhóm tám Thánh Đạo.
- Chi đầu tiên là Chánh kiến (sammā diṭṭhi). Chánh kiến là chi? Chánh kiến gồm có bốn loại tuệ:
1) Tuệ quán Thánh đế về Khổ, đó là năm thủ-uẩn.
2) Tuệ quán Thánh đế về Nguyên nhân của khổ, là tuệ quán thấy biết rõ nguyên nhân cho năm thủ-uẩn, nói cách khác, nó là tuệ quán duyên sinh.
3) Sự thấy rõ và tuệ về sự dứt khổ, đó là sự dừng dứt của năm thủ-uẩn, Nibbāna.
4) Tuệ của Thánh đế về Con đường dẫn đến sự dứt khổ, đó là con đường tu tiến dẫn đến sự thấy rõ Nibbāna, Nhóm tám Thánh Đạo.
- Chi thứ hai thuộc nhóm tám Thánh Đạo là Chánh tư duy (Sammā-saṅkappa). Chánh tư duy cũng là nhóm bốn:
1) Sự dán áp tâm vào cảnh thuộc Thánh đế về Khổ, đó là năm thủ-uẩn.
2) Sự dán áp tâm vào cảnh thuộc Thánh đế về Nguyên nhân của khổ, đó là nguyên nhân cho năm thủ-uẩn.
3) Sự dán áp tâm vào cảnh thuộc Thánh đế về Sự dứt khổ, đó là Nibbāna.
4) Sự dán áp tâm vào cảnh thuộc Thánh đế về Con đường dẫn đến sự dứt khổ, đó là Nhóm tám Thánh Đạo.
Như vậy, Chánh tư duy dán áp tâm vào cảnh thuộc Sự thật về Khổ, năm thủ-uẩn, và Chánh kiến biết theo, hiểu ra đúng như thật về nó. Hai chi này làm việc cùng một lúc để dán áp tâm vào mỗi trong bốn Thánh đế, và để trí biết theo chúng. Vì chúng làm việc cùng một lúc theo cách này, chúng được gọi là ‘học tuệ’ (paññāsi kkhā).
- Chi thứ ba thuộc nhóm tám Thánh Đạo là Chánh ngữ (sammā vācā). Chánh ngữ là để kiêng tránh nói dối, nói lời phỉ báng, nói lời độc ác, và nói lời vô ích.
- Chi thứ tư thuộc nhóm tám Thánh Đạo là Chánh nghiệp (sammā kammanta). Chánh nghiệp là để kiêng tránh khỏi sát sanh, khỏi trộm cắp, khỏi tà dâm, và khỏi dùng bia rượu và các chất làm say. [101]
- Chi thứ năm thuộc nhóm tám Thánh Đạo là Chánh mạng (sammā ājīva). Chánh mạng là để kiêng tránh khỏi kiếm sống bằng tà ngữ hay tà hạnh, như sát sanh, trộm cắp, hay nói dối. Đối với cư sĩ tại gia, nó bao gồm kiêng tránh khỏi năm thứ tà nghiệp: buôn bán vũ khí, người, sinh vật với mục đích là giết mổ thịt, rượu và các chất làm say khác, và chất độc.
Ba chi Chánh ngữ, Chánh nghiệp, và Chánh mạng được gọi là học giới (sīlasi kkhā).
- Chi thứ sáu thuộc nhóm tám Thánh Đạo là Chánh cần (sammā vāyāma). Chánh cần cũng là thuộc bốn loại:
1) Tinh cần ngăn ngừa sự sanh của những trạng thái bất thiện chưa sanh;
2) Tinh cần đoạn trừ những trạng thái bất thiện đã sanh;
3) Tinh cần gợi sự sanh những trạng thái thiện chưa sanh;
4) Tinh cần tăng thêm những trạng thái thiện đã sanh.
Để tu tiến bốn loại Chánh cần này, chúng ta buộc phải tu tiến ba học về giới, định, và tuệ.
- Chi thứ bảy thuộc nhóm tám Thánh Đạo là Chánh niệm (sammā sati). Chánh niệm cũng là thuộc bốn loại, bốn niệm xứ (sati-paṭṭhāna):
1) Thân-tùy quán niệm xứ (kāy-ānupassanā sati-paṭṭhāna)
2) Thọ-tùy quán niệm xứ (vadan-ānupassanā sati-paṭṭhāna)
3) Tâm-tùy quán niệm xứ (citt-ānupassanā sati-paṭṭhāna)
4) Pháp-tùy quán niệm xứ (dhamm-ānupassanā sati-paṭṭhāna)
Ở đây, các pháp là năm mươi mốt sở hữu tâm liên hợp trừ thọ, hay năm thủ-uẩn (upādāna khandha), hay mười hai xứ (āyatana) nội phần và ngoại phần, hay mười tám giới (dhātu), hay bảy Giác chi (bojjhaṅga), hay bốn Thánh đế (sacca), v.v… Nhưng bốn loại niệm có thể nói tóm lại được giảm chỉ là hai, niệm sắc (rūpa) và niệm danh (nāma).
- Chi thứ tám thuộc nhóm tám Thánh Đạo là Chánh định (sammā samādhi). Chánh định là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, và tứ thiền. Những thiền này được gọi là Chánh định theo ‘Mahā-sati-paṭṭhāna’ sutta (kinh Đại Niệm xứ). [102] Trong Thanh tịnh đạo, [103] Chánh định được giải thích thêm là bốn thiền sắc (rūpa-jhāna), bốn thiền vô sắc (a-rūpa-jhāna) và cận định (upacāra-samādhi).
Một số người có sự tích lũy lớn về pháp pāramī, và có thể đạt đến Nibbāna chỉ bằng việc nghe một bài thuyết pháp tóm tắt hay chi tiết. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không có pháp pāramī như vậy, và buộc phải tu tiến nhóm tám Thánh Đạo từng bước một theo thứ tự. Họ được gọi là người đáng tiếp độ hay người cần được dẫn dắt từ từ (neyya-puggala), và buộc phải tu tiến nhóm tám Thánh Đạo từng bước một, theo thứ tự giới, định, và tuệ. Sau khi giới của họ được thanh tịnh họ buộc phải rèn luyện định, và sau khi tâm của họ được thanh tịnh bằng cách tu tiến định, họ buộc phải rèn luyện tuệ.
Tu Tiến Định (Samādhibhāvanā)
Bạn cần phải tu tiến định ra sao? Có bốn mươi đề mục thiền chỉ tịnh, và một người có thể tu tiến bất cứ đề mục nào trong những đề mục này để đạt được định.
Những ai không thể quyết định đề mục thiền nào để tu tiến thì cần phải bắt đầu bằng niệm hơi thở (ānāpāna-sati). Hầu hết người thành công trong thiền bởi dùng niệm hơi thở hay thiền nương bốn giới (dhātu-kammaṭṭhāna). Cho nên, bây giờ chúng ta hãy xem xét tóm tắt vào cách tu tiến niệm hơi thở.
Tu Tiến Niệm hơi thở (Ānāpānasati)
Tu tiến niệm hơi thở đã được đức Phật dạy trong ‘Mahā-sati-paṭṭhāna’ sutta (kinh Đại Niệm xứ). [104] Ngài bắt đầu:
Và kế đến ra sao, này chư bhikkhu, một bhikkhu vẫn tiếp tục quán sát theo thân như là một thân? Ở đây, này chư bhikkhu, một bhikkhu (đi vào rừng, hay đi đến một gốc cây, hay đi đến một nơi hẻo lánh) Ngồi xuống, gập chéo chân, giữ thân của vị ấy thẳng, có niệm đã thiết lập phía trước vị ấy [thiết lập trên đề mục thiền của vị ấy].
Khi ấy đức Phật giải thích niệm hơi thở
- Vị ấy biết theo rõ (satova) ngay lúc thở vô (assasati); biết theo rõ ngay lúc thở ra (passasati).
- Hơi thở vô dài, vị ấy biết rõ (pajānāti): ‘tôi thở vô dài;’
- Hơi thở ra dài, vị ấy biết rõ: ‘tôi thở ra dài.’
- Hơi thở vô ngắn, vị ấy biết rõ: ‘tôi thở vô ngắn;’
- Hơi thở ra ngắn, vị ấy biết rõ: ‘tôi thở ra ngắn.’
- ‘Thể nghiệm (paṭi saṃvedī) toàn [hơi thở] thân, tôi sẽ thở vô’: vị ấy luyện tập (si kkhati) như vậy;
- ‘Thể nghiệm toàn [hơi thở] thân, tôi sẽ thở ra’: vị ấy luyện tập như vậy.
- ‘An tịnh (passambhaya) thân-hành (kāyasaṅkhāra), tôi sẽ thở vô’: vị ấy luyện tập như vậy;
- ‘An tịnh thân-hành, tôi sẽ thở ra’: vị ấy luyện tập như vậy.
Để bắt đầu thiền, ngồi ở một tư thế thoải mái và cố gắng nhận biết hơi thở khi nó đi vô và rời khỏi thân xuyên qua lỗ mũi. Bạn cần phải có khả năng nhận biết, thể nghiệm hơi thở ngay dưới mũi hay đâu đó chung quanh gần lỗ mũi: đó được gọi là điểm chạm. Đừng đi theo hơi thở vô trong thân hay ra ngoài khỏi thân, bởi vì khi ấy bạn sẽ không có khả năng làm cho hoàn thiện định của bạn. Chỉ nhận biết hơi thở ở nơi nó lướt qua, áp vào hoặc chạm rõ ràng nhất, hoặc chóp môi trên hay đâu đó chung quanh gần lỗ mũi. Khi ấy bạn sẽ có khả năng tu tiến và hoàn thiện định của bạn.
Đừng chú ý đến các trạng thái thực tính (sabhāva-lakkhaṇa), các trạng thái phổ thông (sammañña-lakkhaṇa) [105] hay màu của nimitta (ấn tướng của định). Các trạng thái thực tính là các thực tính của bốn giới (dhātu) trong hơi thở: cứng, thô, chảy, nóng, chống đỡ, đẩy, v.v… Các trạng thái phổ thông là các bản chất vô thường (anicca), khổ (dukkha), và vô ngã (an-atta) của hơi thở. Đây có nghĩa là, không lưu ý ‘vô-ra-vô thường’, hay ‘vô-ra-khổ’, hay ‘vô-ra-vô ngã’. Đơn giản là nhận biết hơi thở vô và ra là một pháp chế định (paññatti).
Hơi thở chế định là cảnh của niệm hơi thở. Với cảnh đề mục này, bạn buộc phải chuyên chú vào để tu tiến định. Khi bạn chuyên chú vào hơi thở chế định theo cách này, và nếu bạn đã tu tiến thiền này trong một kiếp sống trước, và đã tu tiến một số pāramī thì bạn sẽ dễ dàng có khả năng chuyên chú vào hơi thở vô và ra.
Nếu không, Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga) đề xuất đếm hơi thở. Bạn cần phải đếm sau cuối mỗi hơi thở: ‘Vô-ra-một, vô-ra-hai,’ v.v… [106]
Đếm đến ít nhất năm, nhưng không nhiều hơn mười. Chúng tôi đề nghị bạn đếm đến tám, bởi vì điều đó nhắc nhở bạn nương nhóm tám Thánh Đạo, mà bạn đang cố gắng tu tiến. Như vậy, bạn cần phải đếm, theo như ý thích, lên đến bất cứ số nào giữa năm và mười, và xác định rõ rằng trong suốt thời gian ấy thì bạn sẽ không để tâm của mình bị trôi đi nơi khác, mà là điềm tĩnh chỉ nhận biết duy nhất hơi thở. Khi bạn đếm như vậy, bạn thấy rằng bạn có thể định tâm của mình, và làm cho nó điềm tĩnh chỉ nhận biết duy nhất hơi thở.
Sau khi chuyên chú định tâm của bạn như vậy đến ít nhất nửa giờ, bạn cần phải đi đến giai đoạn thứ nhất và thứ hai của thiền:
[1] Thở vô dài, vị ấy biết rõ: ‘tôi thở vô dài (dīghaṃ assasāmi)’;
Thở ra dài, vị ấy biết rõ: ‘tôi thở ra dài (dīghaṃ passasāmi)’.
[2] Thở vô ngắn, vị ấy biết rõ: ‘tôi thở vô ngắn (rassaṃ assasāmi)’;
Thở ra ngắn, vị ấy biết rõ: ‘tôi thở ra ngắn (rassaṃ passasāmi)’.
Ở giai đoạn này, bạn phải tu tiến sự nhận biết dù hơi thở vô và ra là dài hay ngắn. ‘Dài’ hay ‘ngắn’ ở đây không nói đến chiều dài trong không gian, mà là chiều dài theo thời gian, khoảng thời gian. Bạn cần phải quyết định cho chính bạn chiều dài thời gian bao lâu sẽ gọi là ‘dài’, và chiều dài thời gian bao lâu sẽ gọi là ‘ngắn’. Nhận biết về khoảng thời gian của mỗi hơi thở vô và ra. Bạn sẽ quán thấy rằng hơi thở thỉnh thoảng dài, và thỉnh thoảng ngắn theo thời gian. Chỉ việc biết, đây là tất cả bạn phải làm ở giai đoạn này. Không chú ý, ‘Vô-ra-dài, Vô-ra-ngắn’, chỉ là ‘Vô-ra’, và nhận biết dù hơi thở là dài hay ngắn. Bạn cần phải biết điều này bằng việc chỉ đang nhận biết theo chiều dài thời gian rằng hơi thở lướt qua, áp vào và chạm môi trên, hay đâu đó chung quanh gần lỗ mũi, khi hơi thở đi vô và rời khỏi thân. Thỉnh thoảng hơi thở có thể là dài suốt buổi ngồi, và thỉnh thoảng ngắn, nhưng không cố ý cố gắng làm cho hơi thở dài hay ngắn.
Ở giai đoạn này ấn tướng (nimitta) có thể xuất hiện, nhưng nếu bạn có thể làm điều này một cách điềm tĩnh đến khoảng một giờ, và không có ấn tướng xuất hiện thì bạn cần phải đi tiếp đến giai đoạn thứ ba:
[3] ‘Thể nghiệm toàn [hơi thở] thân (sabba-kāya-paṭi saṃvedī), tôi sẽ thở vô (assasi ssāmi):’ vị ấy luyện tập như vậy;
‘Thể nghiệm toàn [hơi thở] thân (sabba-kāya-paṭi saṃvedī), tôi sẽ thở ra (passasi ssāmī):’ vị ấy luyện tập như vậy.
Ở đây đức Phật đang dạy bạn nhận biết về toàn hơi thở từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc. Khi bạn làm như vậy ấn tướng bây giờ có thể xuất hiện. Nếuấn tướng xuất hiện thì không lập tức chuyểntâm của bạn sang ấn tướng, mà ở lại với hơi thở.
Nếu bạn điềm tĩnh nhận biết hơi thở từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc khoảng một giờ, và không có ấn tướng xuất hiện thì bạn cần phải đi tiếp đến giai đoạn thứ tư:
[4] ‘An tịnh thân-hành (passambhayaṃ kāya-saṅkhāraṃ), tôi sẽ thở vô (assasi ssāmi)’: vị ấy luyện tập như vậy.
‘An tịnh thân-hành (passambhayaṃ kāya-saṅkhāraṃ), tôi sẽ thở ra (passasi ssāmi)’: vị ấy luyện tập như vậy.
Để làm điều này, bạn cần phải quyết định làm cho hơi thở an tịnh, và tiếp tục liên tục nhận biết hơi thở từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc. Bạn cần phải không làm gì khác, nếu không thì định của bạn sẽ gián đoạn và biến đi mất.
Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga) đưa ra bốn chi phần làm cho hơi thở an tịnh:[107]
1) Chú ý (ābhoga)
2) Đang còn niệm (samannāhāra)
3) Tác ý hướng đến cảnh đề mục (manasikāra)
4) Xem xét lại (paccavekkhaṇa)
Và trước tiên chúng được giải thích bằng một sự so sánh:
Giả định một người nam dừng lại sau khi chạy hay sau khi đi xuống từ một ngọn đồi, hay để một vật đội từ trên đầu của vị ấy xuống; khi ấy hơi thở-vô và hơi thở-ra của vị ấy là thô, lỗ mũi của vị ấy trở nên không đủ, và vị ấy cứ vẫn tiếp tục thở vô và ra qua miệng của vị ấy. Nhưng khi vị ấy đã giải thoát cho mình khỏi sự mệt mỏi và đã tắm và uống và để một cái khăn ướt trên ngực của mình, và nằm trong bóng mát, khi ấy hơi thở-vô và hơi thở-ra của vị ấy rốt cuộc xảy ra tế đến mức vị ấy phải xem xét hơi thở có tồn tại hay không.
Tương tự như vậy, Visuddhimagga nói, ban đầu hơi thở vô và ra của bhikkhu là thô, rồi dần trở nên tế hơn, sau đó vị ấy phải xem xét hơi thở có tồn tại hay không.
Để giải thích thêm tại sao vị bhikkhu cần xem xét hơi thở vô và ra, Visuddhimagga nói:
Bởi vì trước đây, vào lúc khi người tu thiền (yogi) còn chưa thấy biết rõ [hơi thở vô và ra] không có sự chú ý ở vị ấy, không đang còn niệm, không tác ý chú ý hướng đến cảnh đề mục, không xem xét lại, hàm ý [vị ấy đã biết]: ‘Tôi dần an tịnh mỗi thân hành thô hơn [hơi thở vô và ra].’ Nhưng một khi vị ấy đã có sự thấy biết rõ [hơi thở vô và ra]. Như vậy, thân hành [hơi thở vô và ra] của vị ấy vào lúc vị ấy đã thấy biết rõ [nó] là tế so với hơi thở lúc vị ấy không thấy biết rõ [hơi thởi].
1) Chú ý (ābhoga): bạn chú ý đến hơi thở lúc ban đầu, bạn cảm thấy rõ hơi thở, bạn chú ý đến hơi thở, vì mục đích: ‘Tôi sẽ cố gắng để cho hơi thở an tịnh.’
2) Đang còn niệm (samannāhāra): bạn tiếp tục làm như vậy, có nghĩa là bạn duy trì sự chú ý đến hơi thở bằng phương pháp ấy, làm thật nhiều không biết bao nhiêu lần, giữ hơi thở trong ý, vì mục đích: ‘Tôi sẽ cố gắng để cho hơi thở an tịnh.’
3) tác ý (manasikāra) hướng đến cảnh đề mục: theo nghĩa của từ ‘quyết định làm cho hơi thở an tịnh’. Tác ý hướng đến cảnh là sở hữu tâm mà làm cho tâm chú ý hướng về cảnh đề mục. Tác ý hướng đến cảnh đề mục làm cho ý biết rõ hơi thở và biết hơi thở.
4) Phản khán, xem xét lại (paccavekkhaṇa):[108] bạn xem xét tỉ mỉ lại (vīmaṃsā) hơi thở, làm cho nó rõ đến ý, vì mục đích: ‘Tôi sẽ cố gắng để cho hơi thở an tịnh.’
Như vậy, tất cả các bạn cần làm vào giai đoạn này là để quyết định an tịnh hơi thở, và liên tục nhận biết (sañjānāti) hơi thở. Bằng phương pháp ấy, bạn sẽ nhận thấy hơi thở trở nên an tịnh hơn, và ấn tướng có thể xuất hiện.
Ngay trước khi ấn tướng xuất hiện, nhiều người tu thiền gặp phải những giới hạn. Hầu hết họ thấy rằng hơi thở trở nên rất tế và không rõ; họ có thể nghĩ là hơi thở đã ngưng. Nếu điều này xảy ra thì bạn cần phải giữ sự hay biết của bạn nơi mà lần cuối đã nhận biết hơi thở, và chờ nó ở đó.
Một người chết, một bào thai trong tử cung, một người chết đuối, một người bất tỉnh, một người trong tứ thiền, một người nhập thiền diệt (nirodha-samāpatti), [109]và một người Phạm thiên (brahmā): chỉ bảy loại người này không thở. Về thực tế, bạn không phải là một trong những người ấy, mà thật ra là bạn đang thở, và thật sự là niệm của bạn không đủ mạnh để bạn nhận biết hơi thở.
Khi hơi thở tế, bạn không nên làm cho hơi thở rõ hơn, vì sự cố gắng sẽ là nguyên nhân cho sự nhiễu loạn (kuppana), và định của bạn sẽ không phát triển. Đơn giản là hay biết hơi thở đúng như vậy (tathato), và nếu hơi thở không rõ thì chỉ chờ nó ở nơi mà lần cuối bạn đã nhận biết nó. Bạn sẽ nhận thấy rằng, trong khi bạn áp dụng niệm và tuệ của mình theo cách này, hơi thở sẽ tái xuất hiện.
Nimitta - Ấn tướng
Đối với một số người tu thiền, có ánh sáng đầu tiên trước khi ấn tướng (nimitta) xuất hiện, đối với những người khác, ấn tướng xuất hiện trực tiếp ngay lập tức. Chúng không giống nhau. Chúng khác nhau như mặt trời khác với ánh sáng mặt trời.
Ấn tướng của niệm hơi thở biến đổi khác nhau theo riêng mỗi người tu thiền. Đối với một số, ấn tướng thì trong sáng và trắng mịn như bông gòn, hay sợi bông được kéo dài, không khí chuyển động hoặc làn gió, một ánh sáng sáng ngời như sao Kim lúc bình minh, một ngọc ruby hay viên ngọc sáng ngời, hay một ngọc trai sáng ngời. Đối với những người khác, ấn tướng như thân của một cây bông, hay một miếng gỗ đã được mài. Còn đối với những người khác như một dây thừng hay dây bện dài, một tràng hoa, một luồng khói, một sợi tơ nhện kéo dài, một màn sương mù, một hoa sen, một bánh xe ngựa, một mặt trăng, hay một mặt trời.
Trong hầu hết các trường hợp, một ấn tướng thuần trắng như bông gòn cotton là học tướng (uggaha-nimitta), và thường mờ và mờ đục. Khi ấn tướng trở nên sáng ngời như sao mai, sáng rực rỡ và rõ, đó là tợ tướng (paṭibhāganimitta). Khi ấn tướng sáng như một ngọc ruby hay viên ngọc mờ, đó là học tướng, nhưng khi ấn tướng sáng ngời và lấp lánh, đó là tợ tướng. Những hình ảnh khác cũng cần phải được hiểu theo cách này.
Dẫu cho niệm hơi thở là một đề mục thiền đơn lẻ, tuy nhiên hơi thở cũng trợ sanh các loại ấn tướng khác nhau: ấn tướng xuất hiện khác nhau với những người khác nhau.
Visuddhimagga giải thích rằng đây là vì ấn tướng bị trợ tạo bởi tưởng (saññā). [110] Và phụ chú giải về Visuddhimagga giải thích rằng nó là những tưởng khác nhau mà những người tu thiền khác nhau đã có trước khi ấn tướng xuất hiện. [111]
Như vậy, các ấn tướng khác nhau vì có tưởng. Nhưng tưởng không sanh một mình. Nó là một danh pháp mà luôn sanh cùng với từng tâm và các danh pháp khác: các danh pháp này liên hợp với từng tâm được gọi là các sở hữu tâm (Cetasika) tương ưng. [112] Như vậy, chẳng hạn như, nếu một người tu thiền chuyên chú vào nimitta hơi thở bằng một tâm hỷ thì sở hữu tâm không duy nhất chỉ có một là tưởng, mà cả thảy là ba mươi ba, như xúc (phassa), tư (cetanā), nhất hành (ekaggatā), tác ý (manasikāra), tầm (vitakka), tứ (vicāra), thắng giải (adhimokkha), cần (viriya), và dục (chanda): không chỉ tưởng khác nhau, mà tất cả các sở hữu tâm khác cũng khác nhau.
Điều này trên thực tế đã giải thích ở trong Visuddhimagga, trong sự giải thích về sự đạt được phi tưởng phi phi tưởng xứ (neva-saññā-n-āsaññā-āyatana), thiền vô sắc thứ tư. [113]
Trong đó, Visuddhimagga giải thích rằng tưởng trong thiền ấy thì rất tế, đó là lý do tại sao chúng ta gọi là sự đạt được về phi tưởng phi phi tưởng. Nhưng nó không chỉ có tưởng rất tế. Thọ, tâm, xúc và tất cả những danh pháp khác cũng rất tế. Như vậy, Visuddhimagga nói, trong sự đạt được về phi tưởng phi phi tưởng cũng có phi thọ phi phi thọ, phi thức phi phi thức, phi xúc phi phi xúc, v.v… [114]
Như vậy, khi các chú giải nói các ấn tướng khác nhau vì tưởng, chúng chỉ đang giải thích ấn tướng hơi thở từ quan điểm đơn thuần về tưởng, về chủ đề tưởng (saññāsīsa), dùng tưởng như là hình mẫu của chúng.
Nhưng, bất kể hình dạng hay màu sắc của ấn tướng của bạn là chi, bất kể tưởng của bạn nương hơi thở vô và ra là chi, điều quan trọng là không đùa giỡn với ấn tướng của bạn. Không để nó đi xa, biến mất, và không cố ý thay đổi hình dạng hay sự xuất hiện của nó. Nếu đùa giỡn với nó thì định của bạn sẽ không phát triển thêm một chút nào và sự tiến bộ của bạn sẽ dừng. Ấn tướng của bạn hầu như chắc chắn sẽ biến mất. Như vậy, khi ấn tướng của bạn mới xuất hiện lần đầu, không dời chuyển ý của bạn từ hơi thở sang ấn tướng. Nếu bạn chuyển thì bạn sẽ nhận thấy ấn tướng biến mất.
Nếu bạn thấy rằng ấn tướng được ổn định, và tâm của bạn tự nó đã trở nên chọn nimitta thì khi ấy chỉ là để tâm của bạn lại ở đó. Nếu bạn ép buộc tâm của bạn rời xa khỏi nimitta thì bạn hầu như chắc chắn sẽ mất định của bạn.
Nếu ấn tướng của bạn xuất hiện cách xa ở phía trước bạn thì không để ý đến nó, vì nó hầu như chắc chắn sẽ biến mất. Nếu bạn không để ý đến nó, và hoàn toàn chuyên chú theo hơi thở nương vào nơi hơi thở chạm thì ấn tướng sẽ xảy ra và ở lại đó.
Khi ấn tướng của bạn xuất hiện ở tại điểm chạm và ổn định; khi ấn tướng xuất hiện như chính hơi thở, và hơi thở như ấn tướng, tuy vậy bạn cần phải tiếp tục chuyên chú theo hơi thở. Bạn không nên chú ý đến ấn tướng. Khi bạn chuyên chú liên tục theo hơi thở, hơi thở và ấn tướng cuối cùng sẽ trở thành một, và khi ấy tâm của bạn sẽ tự động tự chọn dồn sự chú ý lên trên ấn tướng. Khi ấy và chỉ khi ấy bạn mới nên chuyên chú ở tại ấn tướng. Khi bạn chuyên chú liên tục vào ấn tướng, nó sẽ trở nên càng lúc càng trắng hơn. Khi ấn tướng trắng như bông gòn, đó là học tướng (uggaha-nimitta). [115]
Bạn cần phải xác định rõ để giữ tâm của bạn điềm tĩnh chuyên chú vào học tướng (uggaha-nimitta) trắng đến một, hai, ba giờ, hay hơn. Nếu bạn có thể giữ tâm của bạn dồn sự chú ý hướng về phía học tướng đến một hay hai giờ thì nó sẽ trở nên rõ ràng, sáng ngời, và sáng rực rỡ. Thì đây là tợ tướng (paṭibhāga-nimitta). Xác định rõ và tu tiến để giữ tâm của bạn hướng về phía tợ tướng đến một, hai, hay ba giờ. Tu tiến cho đến khi bạn thành công.
Vào giai đoạn này, bạn sẽ đến cận định hay an chỉ định. Nó được gọi là cận định bởi vì nó ở gần và có trước thiền. Chuyên chú định là thiền.
Cả hai thứ định có tợ tướng làm cảnh của chúng. Sự khác biệt duy nhất giữa chúng là trong cận định, các chi thiền (jhānaṅga) không được phát triển đầy đủ. Vì lý do này, các hữu phần vẫn còn xảy ra, và bạn có thể rơi vào hữu phần (tâm hộ kiếp). Người tu thiền sẽ nói rằng tất cả đều dừng, và có thể thậm chí còn nghĩ nó là Nibbāna. Thật ra, tâm không dừng, nhưng người tu thiền chỉ không đủ thuần thục để quán sát điều này, bởi vì các hữu phần thì rất tế.
Quân Bình Năm Quyền (Indriya)
Để tránh rơi vào hữu phần và để tu tiến thêm nữa, bạn cần sự trợ giúp của năm quyền (pañc-indriyā) để giúp sức đẩy tâm lên và dồn sự chú ý hướng tâm về phía tợ tướng. Năm quyền là: 1) tín (saddhā); 2) cần (vīriya); 3) niệm (sati); 4) định (samādhi); 5) trí tuệ (paññā).
Năm quyền là năm lực hay sức mạnh điều khiển tâm, và giữ tâm đừng lạc khỏi con đường chỉ tịnhvà quán để dẫn đến Nibbāna. Nếu một hay nhiều hơn một trong những quyền bị quá mức thì sẽ có một sự mất quân bình.
Quyền đầu tiên là tín trong năm quyền, bạn cần phải có tín, như tin Tam bảo, hay tin vào nghiệp và quả của nghiệp. Điều quan trọng là có lòng tin ở sự Giác ngộ của đức Phật, bởi vì không có lòng tin thì bạn sẽ thoái lui khỏi việc làm của bạn trong thiền. Nó cũng quan trọng như có lòng tin vào Phật pháp, ấy là bốn Đạo, bốn Quả, Nibbāna, v.v… Phật pháp dạy chúng ta cách thiền, như vậy, vào giai đoạn này, điều quan trọng là có lòng tin hoàn toàn vào những điều ấy.
Chẳng hạn người tu thiền nghĩ: ‘thật sự có thể đạt được thiền chỉ bởi theo dõi hơi thở-vô và hơi thở-ra hay chăng? Có đúng thật rằng học tướng (uggaha-nimitta) thì như bông gòn trắng hay chăng, và tợ tướng (paṭibhāga-nimitta) như nước đá hay kính thủy tinh trong hay chăng?’ Nếu các loại ý nghĩ này cứ dai dẳng thì chúng đưa đến quan niệm như ‘Không thể đạt được thiền ở tuổi tác hiện nay,’ và lòng tin của người tu thiền vào giáo Pháp sẽ sụt giảm, suy tàn, và bạn sẽ không có khả năng ngăn bản thân bạn khỏi việc từ bỏ tu tiến pháp chỉ tịnh.
Như vậy, một người đang tu tiến định bằng một đề mục thiền như niệm hơi thở thì cần có lòng tin mạnh mẽ. Bạn cần phải tu tiến niệm hơi thở mà không có bất cứ hoài nghi nào. Bạn cần phải nghĩ: ‘Có thể đạt được thiền nếu ta theo sự hướng dẫn có hệ thống của đức Phật Toàn Giác.’
Tuy nhiên, nếu một người để cho lòng tin của mình trở nên quá mức, và ở đây nó là lòng tin trong thiền tợ tướng thì định của bạn sẽ suy giảm. Lòng tin quá mức bao gồm hỷ quá mức, là pháp đưa đến sự náo động. Đây có nghĩa là tâm của người tu thiền bị làm nhiễu loạn bởi sự vui mừng, hỗn loạn, và trí không thể biết rõ tợ tướng. Khi ấy, bởi vì tín quá mức đã quyết định chọn cảnh đối tượng, tuệ thì không được rõ và mạnh mẽ, và ngoài ra các quyền còn lại, cần, niệm và định bị yếu: cần không thể nâng các danh pháp liên hợp đến tợ tướng, và giữ chúng ở đó; niệm không thể củng cố tuệ biết rõ tợ tướng; định không thể ngăn tâm khỏi việc hướng đến cảnh khác; và trí không thể thấu biết rõ tợ tướng. Như vậy, tín quá mức thật sự đưa đến một sự suy giảm tín.
Nếu ‘cần’ quá mạnh thì các quyền còn lại như tín, niệm, định, và trí, sẽ không có khả năng quyết định, củng cố, ngăn ngừa sự sao lãng, và tu tiến sự thấu biết rõ sâu sắc riêng từng pháp. Như vậy, cần quá mức gây nên tâm tán loạn, không chịu điềm tĩnh chuyên chú định vào tợ tướng (paṭibhāga-nimitta).
Điều này có thể được minh họa bởi trường hợp của đại đức Soṇa. Trong thành Rājagaha, ông đã nghe đức Phật dạy, và lòng tin chiến thắng, ông được sự đồng ý của cha mẹ của ông và đã xuất gia. Đức Phật đã dạy ông một đề mục thiền, và ông đã đi đến tu viện Sītavana. Ông đã tu tiến rất chăm chỉ, nhưng khi đi kinh hành trong thiền với sự tinh cần lớn, ông đã bị phát sinh vết thương đau đớn ở bàn chân của mình. Ông không nằm xuống và ngủ, và khi ông không còn có thể đi, ông đã bò bằng bàn tay và đầu gối của mình. Ông đã tu tiến rất chăm chỉ đến mức lối đi hành thiền của ông đã nhuộm máu. Tuy nhiên, ông đã không có được sự chứng đắc nào và đầy thất vọng.
Đức Phật, trên Gijjha-Kūṭa (Đỉnh núi Kền Kền), nhận biết nỗi thất vọng của ông và đã đến thăm ông. Và đức Phật đã nhắc nhở ông rằng, khi ông còn là một cư sĩ đã từng chơi đàn luýt vīṇā (một loại đàn Ấn độ), đàn luýt không êm ái, du dương hay không thể chơi nếu những dây đàn bị căng, quá căng hay quá chùng: chúng phải được căng đều nhau. Theo cùng cách đức Phật đã giải thích rằng, tinh cần quá nhiều đưa đến kết quả là điệu cử, và tinh cần quá ít đưa đến kết quả là hôn trầm. Đại đức Soṇađã có được lợi ích từ bài học ấy, bởi vì không lâu sau đó, ông đã thiền theo bài học và trở thành một bậc Ứng cúng.
Để quân bình tín với trí, và định với cần, được ca ngợi bởi bậc trí. Chẳng hạn như, nếu tín mạnh và trí yếu thì một người sẽ phát triển lòng tin, và kính trọng đối tượng mà không có lợi ích và thực tế. Chẳng hạn như, bạn sẽ tu tiến tin, và kính trọng đối tượng đáng kính và tôn trọng các tôn giáo bên ngoài đạo Phật chính thống, như những thần linh bảo vệ hay chư thiên hộ trì.
Mặt khác, nếu trí mạnh và tín yếu thì một người có thể trở nên hoàn toàn xảo trá. Không có thiền, thường là bạn sẽ dùng thời gian của bạn chuyển qua phê bình, chỉ trích. Bệnh này khó trị như trị một bệnh đã gây ra bởi sử dụng thuốc quá liều.
Tuy nhiên, nếu tín và trí được quân bình thì một người sẽ có lòng tin vào đối tượng bạn cần phải có lòng tin: Tam bảo, nghiệp và quả của nghiệp. Bạn sẽ tin rằng nếu bạn thiền theo đúng hướng dẫn của đức Phật thì bạn sẽ có khả năng đạt được tợ tướng (paṭibhāga-nimitta), và thiền.
Thêm nữa, nếu định mạnh và cần yếu thì một người có thể trở thành uể oải, lờ đờ. Ví dụ, nếu, khi định của người tu thiền trở nên tốt hơn, bạn tác ý (manasikāra) chú ý đến cảnh tợ tướng hơi thở bằng một tâm thư thả, mà không có thấu biết rõ nó thì bạn có thể trở thành lười biếng. Trong trường hợp đó, năm chi thiền sẽ không đủ mạnh để duy trì định bậc cao, nghĩa là tâm của bạn sẽ rất thường rơi vào hữu phần.
Nhưng dù nếu cần mạnh, và định yếu thì tâm bạn có thể trở nên dao động. Khi định và cần được quân bình, tâm bạn sẽ trở nên không lười biếng, không dao động, và sẽ có khả năng đạt đến thiền.
Khi một người mong muốn tu tiến một đề mục chỉ tịnh, trong bất cứ trường hợp nào có lòng tin thật mạnh mẽ đều tốt. Nếu bạn nghĩ: ‘Tôi nhất định sẽ đi đến thiền, nếu tôi tu tiến định nương vào tợ tướng’, khi ấy, do sức mạnh của tín ấy, và do định nương vào tợ tướng thì bạn nhất định sẽ đạt được thiền. Đây là vì thiền chủ yếu được nương vào định.
Đối với một người tu tiến pháp quán, điều tốt là tuệ mạnh mẽ, bởi vì khi tuệ mạnh thì bạn sẽ có khả năng thấu biết và quán thấy ba bản chất vô thường, khổ não, và vô ngã một cách sâu sắc.
Chỉ khi định và trí được quân bình, có thể các thiền hiệp thế (lokiya-jjhāna) sanh. Đức Phật đã dạy rằng điều này cũng áp dụng cho thiền siêu thế (lokuttara-jjhāna), là thiền cần định và trí được quân bình với cần và tín hơn nữa.
Niệm thiết yếu trong tất cả các trường hợp, bởi vì nó bảo vệ tâm khỏi sự nhiễu loạn do tín, cần, hay tuệ quá mức, và khỏi sự lười biếng do định quá mức. Nó quân bình tín với trí, định với cần, và định với trí.
Như vậy, niệm luôn thiết yếu, như thêm muối vào tất cả các nước xốt, và như một thủ tướng đối với tất cả các sự vụ của vị vua. Vì thế, các chú giải xưa trình bày Thế tôn dạy rằng: ‘Niệm luôn thiết yếu trong bất cứ đề mục thiền nào.’ Tại sao? Bởi vì ‘niệm’ là một nơi nương náu và bảo vệ tâm cho việc thiền. Niệm là một nơi nương náu, bởi vì nó giúp tâm đạt đến các trạng thái đặc biệt và cao quý mà nó chưa bao giờ đạt đến hay được biết trước đây. Không có niệm, tâm không thể đạt đến bất cứ trạng thái đặc biệt và phi thường nào. Niệm bảo vệ tâm, và giữ cảnh đề mục thiền khỏi bị mất. Đó là lý do tại sao đối với người quan sát nó bằng tuệ quán, niệm xuất hiện làm pháp bảo vệ cảnh đề mục của thiền, cũng như tâm của bạn. Không có niệm, một người không thể nâng tâm lên hay kiềm chế tâm, đó là lý do tại sao đức Phật đã dạy ‘niệm’ cần thiết trong tất cả trường hợp. [116]
Quân Bình Bảy Giác Chi (Bojjhaṅga)
Nếu người đạt được thiền dùng niệm hơi thở, điều cũng quan trọng để quân bình bảy Giác chi. Chúng là:
1) Sati (niệm): ghi nhớ, không quên tợ tướng (paṭibhāga-nimitta) và quan sát biết theo nó nhiều không biết bao nhiêu lần.
2) Dhamma-vicaya (trạchpháp): biết rõ theo, thấu suốt tợ tướng.
3) Vīriya (cần): làm cho các Giác chi liên tục gắn với nhau, và quân bình chúng ở tợ tướng; và nhất là củng cố chính nó, và chi trạch pháp.
4) Pīti (hỷ): vui mừng của tâm khi thể nghiệm tợ tướng.
5) Passaddhi (an tịnh): an tịnh của tâm (citta) và sở hữu tâm tương ưng, mà có tợ tướng là cảnh đối tượng của chúng.
6) Samādhi (định): nhất hành của tâm nương vào tợ tướng.
7) Upekkhā (xả): để tâm trung bình, là pháp không trở nên phấn khích, mà cũng không rời khỏi tợ tướng.
Một người tu thiền buộc phải tu tiến và quân bình tất cả bảy Giác chi. Không có đủ cần thì tâm sẽ thoái lui, rời khỏi cảnh đề mục thiền, trong trường hợp này là tợ tướng. Khi ấy, bạn không nên tu tiến an tịnh, định, và xả, mà thay vào đó là tu tiến trạch pháp, cần, và hỷ. Bằng phương pháp ấy, tâm được nâng lên lần nữa.
Tuy nhiên, khi có quá nhiều cần, tâm sẽ trở nên dao động và sao lãng. Khi ấy, bạn cần phải làm điều ngược lại, và không tu tiến trạch pháp, cần, và hỷ, mà thay vào đó là tu tiến an tịnh, định, và xả. Với cách này, tâm dao động và sao lãng trở nên bị kiềm chế và an tịnh.
Đây là cách năm quyền, và bảy Giác chi được quân bình.
Đạt Được Thiền (Jhāna)
Khi năm quyền (indriya), tín, cần, niệm, định, và trí được phát triển một cách đầy đủ, định sẽ vượt ra ngoài giới hạn cận định, lên đến thiền, chuyên chú định. Khi bạn đạt được thiền, tâm của bạn sẽ biết tợ tướng (paṭibhāga-nimitta) không có sự gián đoạn. Điều này có thể tiếp tục đến vài giờ, ngay cả suốt đêm, hay đến cả một ngày.
Khi tâm của bạn liên tục ở lại định nương vào tợ tướng đến một hay hai giờ, bạn cần phải cố gắng để trí biết rõ vùng trong tim nơi mà tâm hữu phần nương trú, đó là sắc ý vật. Tâm hữu phần thì sáng ngời và dạ quang, và các chú giải giải thích rằng nó là ý môn (mano-dvāra). Nếu bạn cố gắng nhiều lần, nhiều không biết bao nhiêu lần thì cuối cùng bạn sẽ biết rõ cả hai ý môn (bhavaṅga citta – tâm hữu phần), và tợ tướng khi nó xuất hiện ở đó. Khi ấy, bạn cần phải tuần tự biết rõ năm chi thiền, từng chi một. Do đã tu tiến liên tục, nên đột nhiên bạn sẽ có khả năng biết rõ chúng. Trong trường hợp niệm hơi thở, năm chi thiền là:
1) Vitakka (tầm): đưa và đặt, dán áp tâm ở ‘tợ tướng hơi thở’ (ānāpāna paṭibhāganimitta).
2) Vicāra (tứ): tiếp tục duy trì sự dán áp, giữ vững tâm ở ‘tợ tướng hơi thở’.
3) Pīti (hỷ): vui mừng, ưa thích, mến ‘tợ tướng hơi thở’.
4) Sukha (lạc): mang lại sự an vui về ‘tợ tướng hơi thở’.
5) Samādhi (định): nhất hành của tâm ở ‘tợ tướng hơi thở’.
Các chi thiền cùng một lúc gọi là thiền. Khi bạn vừa mới bắt đầu tu tiến thiền, bạn cần phải tập luyện nhập vào thiền trong một thời gian dài, và đừng dùng quá nhiều thời gian nhận biết rõ các chi thiền. Bạn cần phải tu tiến pháp thuần thục (vasī-bhāva) về các thiền.
Có năm pháp thuần thục (vasī):
1) Samāpajjana-vasī: thuần thục trong việc nhập vào thiền bất cứ khi nào muốn.
2) Adhiṭṭhāna-vasī: thuần thục trong việc quyết định trú ở lại trong thiền đến một thời gian đã xác định, và tiến hành quyết định.
3) Vutthāna-vasī: thuần thục trong việc xuất khỏi thiền vào lúc đã xác định.
4) Āvajjana-vasī: thuần thục trong việc hướng đến các chi thiền.
5) Paccavekkhana-vasī: thuần thục trong việc xem lại các chi thiền. [117]
Trong ‘Pabbateyya-Gāvī’ sutta thuộc Aṅguttara-Nikāya, [118] đức Phật dạy bạn không nên cố gắng đi đến nhị thiền (dutiyajjhāna) trước khi thuần thục sơ thiền (paṭhamajjhāna). Ngài giải thích rằng nếu bạn không hoàn toàn thuần thục sơ thiền, và cố gắng đi đến những thiền cao hơn thì bạn sẽ mất sơ thiền, cũng như không có khả năng đạt được những thiền khác. Bạn sẽ mất tất cả các thiền.
Khi bạn đã thuần thục sơ thiền, bạn có thể cố gắng tiến hành đến nhị thiền. Tương tự, bây giờ bạn cần phải nhập vào sơ thiền, xuất khỏi nó, xem xét tỉ mỉ những thiếu sót của nó, và xem xét tỉ mỉ những lợi thế của nhị thiền. Đó là: sơ thiền thì gần năm pháp cái (nīvaraṇa), và có chi thiền thô gồm có tầm và tứ, làm cho nó ít an tịnh hơn nhị thiền, là thiền không có tầm và tứ. Như vậy, bây giờ không có dục (chanda) mong muốn về hai chi thiền ấy, chỉ mong muốn về hỷ, lạc, và nhất hành, bạn cần phải chuyên chú vào tợ tướng lần nữa, và đạt được sơ thiền. Bây giờ, khi bạn xuất khỏi sơ thiền, và xem lại các chi thiền lần nữa bằng niệm và biết rõ, hai chi thiền tầm và tứ sẽ xuất hiện thô với bạn, trong khi hỷ, lạc và nhất hành xuất hiện an tịnh. Như vậy, để từ bỏ các chi phần (aṅga) thô và đạt được những chi phần an tịnh, bạn cần phải chuyên chú vào tợ tướng lần nữa.
Với cách này bạn sẽ có khả năng đạt được nhị thiền, chỉ có ba chi (aṅga) hỷ, lạc, và nhất hành ấy. Khi ấy bạn cần phải tu tiến năm pháp thuần thục (vasī) về nhị thiền.
Khi bạn đã thành công, và muốn tu tiến tam thiền (tatiyajjhāna), bây giờ bạn cần phải xuất khỏi nhị thiền đã thành thạo, xem xét tỉ mỉ những thiếu sót của nó, và xem xét tỉ mỉ những lợi thế của tam thiền. Đó là: nhị thiền thì gần sơ thiền, là thiền có các chi thiền thô của tầm và tứ. Và bản thân nhị thiền có chi thiền thô của hỷ, [119] làm cho nó ít an tịnh hơn tam thiền, là thiền không có hỷ. Như vậy, bây giờ với sự không mong muốn về chi thiền thô ấy, chỉ mong muốn về các chi phần an tịnh, lần nữa bạn cần phải chuyên chú vào tợ tướng (paṭibhāga-nimitta), và đạt được nhị thiền. Bây giờ, khi bạn xuất khỏi nhị thiền, và xem lại các chi thiền lần nữa, chi thiền hỷ sẽ xuất hiện thô với bạn, trong khi lạc, và nhất hành xuất hiện an tịnh. Như vậy, để lìa chi thiền thô và đạt được các chi an tịnh, bạn cần phải chuyên chú vào tợ tướng lần nữa. Với cách này bạn sẽ có khả năng đạt được tam thiền, chỉ có lạc (sukha) và nhất hành. Khi ấy bạn cần phải tu tiến năm pháp thuần thục (vasī) về tam thiền.
Khi bạn đã thành công, và muốn tu tiến tứ thiền, bây giờ bạn cần phải xuất khỏi tam thiền đã thành thạo, xem xét tỉ mỉ những thiếu sót của nó, và xem xét tỉ mỉ những lợi thế của tứ thiền. Đó là, tam thiền thì gần nhị thiền, là thiền có các chi thiền thô của hỷ. Và bản thân tam thiền có các chi thiền thô của lạc, làm cho nó ít an tịnh hơn tứ thiền, là thiền không có lạc. Bây giờ, với sự mong muốn đạt được tứ thiền, bạn cần phải chuyên chú vào tợ tướng lần nữavà đạt được tam thiền. Bây giờ khi bạn xuất khỏi tam thiền, và xem lại các chi thiền lần nữa, chi thiền lạc sẽ xuất hiện thô với bạn, trong khi xả và nhất hành xuất hiện an tịnh. Như vậy, để lìa chi thiền thô và đạt được các chi an tịnh, bạn cần phải chuyên chú vào tợ tướng lần nữa. Với cách này bạn sẽ có khả năng đạt được tứ thiền, chỉ có xả và định. Khi ấy bạn cần phải tu tiến năm pháp thuần thục về tứ thiền.
Biểu đồ 1a. Lộ nhập thiền (jhāna-samāpatti-vīthi)
- Một tâm tồn tại một sát-na tâm (citta-khaṇa), có ba giai đoạn sanh (uppāda) ↑, trụ (ṭhiti) |, diệt (bhaṅga) ↓.
- Giữa mỗi lộ danh sinh khởi một số tâm hữu phần (hộ kiếp) (xem Biểu đồ 1d: ‘Tử và Tái tục’ ở chương 6).
- Sự nhận biết của tâm theo một tiến trình cố định, theo định luật cố nhiên của tâm (cittta-niyāmā). =>
Thêm những ghi chú nữa cho biểu đồ 1a ‘Lộ nhập Thiền-Jhāna’
•Trình tự của lộ nhập thiền-jhāna là:
1) Một tâm hướng ý môn: nó bắt cảnh tợ tướng (paṭibhāga-nimitta) của đề mục thiền.
2-4) Ba đỗng lực mở đầu chuẩn bị có cùng cảnh: (i) Tâm Chuẩn bị- (ii) Cận hành- (iii) Thuận thứ
Vitakka (tầm), tứ (vicāra), hỷ (pīti), lạc (sukha) và nhất hành của chúng thì mạnh hơn những tâm dục giới thông thường. Như vậy chúng Chuẩn bị cho thiền là ở Cận thiền, Thuận theo tâm có trước chúng, và nối tiếp Chuyển tánh. (Nếu một trong những quyền mãnh liệt thì tâm Chuẩn bị không sanh. )
5) Tâm Chuyển tánh, nó là một đỗng lực chuẩn bị thứ tư, là tâm đánh dấu sự chuyển tiếp từ tâm dòng hy thiểu, hữu hạn (paritta-gotta) thuộc tâm dục giới sang dòng đáo đại cao thượng (mahaggata-gotta) thuộc tâm thiền sắc giới hay vô sắc giới.
6) Vô số tâm đỗng lực thiền (tư hành (saṅkhārā)), có cùng cảnh; mỗi cái biết (của ý thức giới) tăng thêm sức mạnh cho sự biết kế sau. [120]Số lượng đỗng lực thiền tùy thuộc vào việc nhập thiền kéo dài bao lâu, là tùy thuộc vào sự tu tiến và sự khéo léo của người tu thiền: nó có thể kéo dài chỉ một số phần nhỏ của một giây, nó có thể kéo dài một giờ, nó có thể kéo dài vài ngày. Người tu thiền mà đã tu tiến năm pháp thuần thục (vasī) về thiền xác định trước sẽ nhập thiền kéo dài bao lâu. Nhưng khi người bắt đầu vào jhāna lần đầu, chỉ có sanh một tâm thiền.
Tiếp theo cùng trình tự này khi bạn nhập vào quả siêu thế. [121]
- Trong một lộ ngũ môn và ý môn thuộc dục giới, tất cả những đỗng lực thì giống nhau, nhưng trong một lộ nhập thiền (đó là thuộc sắc giới (rūpāvacara) hay vô sắc giới (arūpāvacara)) thì các đỗng lực khác nhau. Đỗng lực thứ năm, đó thật sự là tâm thiền, không chỉ là một, mà nhiều ngàn triệu, và chúng toàn giống nhau. Nếu bạn thiền một mạch trong một thời gian dài hơn thì số lượng đỗng lực thứ năm thì không đếm xuể.
- Người tu thiền nhập vào thiền chứng theo đúng cách tâm quyết định (yath-ābhinīhāra-vasena): người tu thiền quyết định nhập vào thiền nào.
- Kamma-nghiệp thiện của một thiền chứng trở thành một trọng nghiệp thiện khi nó được duy trì, giữ gìn đến tận lộ cận tử.
Với việc đạt được tứ thiền, hơi thở hoàn toàn dừng. Điều này hoàn thành giai đoạn thứ tư trong sự tu tiến về niệm hơi thở (ān-āpānā-sati):
[4] ‘An tịnh thân-hành, tôi sẽ thở vô’: vị ấy tự luyện tập như vậy.
‘An tịnh thân-hành, tôi sẽ thở ra’: vị ấy tự luyện tập như vậy.
Giai đoạn này đã bắt đầu ngay trước khi ấn tướng xuất hiện, và do định đã tu tiến qua bốn thiền, hơi thở dần trở nên càng an tịnh hơn, cho đến khi nó đã dừng ở tứ thiền. Bốn thiền còn được gọi là những thiền sắc-giới (rūpāvacarajhāna), bởi vì chúng có thể là nguyên nhân gây ra sự tái tục ở cõi Sắc. Nhưng ở đây, chúng tôi không khuyến khích bạn tu tiến các thiền vì mục đích được tái tục trong cõi Sắc, mà vì mục đích dùng chúng để tu tiến thiền quán.
Khi một người tu thiền đã đạt được tứ thiền bởi dùng niệm hơi thở (ān-āpānā-sati), và đã tu tiến năm pháp thuần thục, ánh sáng của định thì sáng ngời, sáng rực rỡ và tỏa sáng, và nếu bạn mong muốn thì bạn có thể đi tiếp để tu tiến thiền quán. Mặt khác, người tu thiền có thể tiếp tục tu tiến thiền chỉ tịnh. Đó có thể trở thành chủ đề của bài nói pháp kế tiếp của chúng tôi, ấy là, ‘Bạn tu tiến thiền chỉ tịnh ra sao’ về ba mươi hai thân phần, bộ xương, mười kasiṇa, v.v…
____ () _____
VẤN -ĐÁP # 1
Vấn 1.1 Trong bốn giai đoạn niệm hơi thở (ān-āpānā-sati), chúng ta quyết định đi từ một giai đoạn này sang một giai đoạn khác ra sao?
Đáp 1.1 Đức Phật đã dạy niệm hơi thở từng bước một: hơi thở dài, hơi thở ngắn, toàn hơi thở và hơi thở tế, chỉ để cho dễ hiểu. Vào lúc thật sự tu tiến, tất cả bốn giai đoạn có thể xảy ra cùng một lúc.
Khi ấy, nếu bạn có thể chuyên chú vào toàn hơi thở dài, và toàn hơi thở ngắn đến khoảng một giờ thì khi ấy (do định của bạn trở nên tốt hơn) hơi thở sẽ tự động trở thành tế, và bạn có thể chuyển sang chuyên chú vào hơi thở tế. Khi hơi thở tế dài, bạn cần phải cố gắng để trí biết toàn bộ hơi thở, dài, tế. Khi hơi thở tế ngắn, bạn cần phải cố gắng để trí biết toàn bộ hơi thở, ngắn, tế.
Nếu chính hơi thở không trở thành tế thì bạn cần phải chuyên chú vào nó (tác ý (manasikāra)) với quyết định rằng nó cần phải tế. [122] Bằng phương pháp ấy, nó sẽ trở nên tế, nhưng bạn không cần thiết buộc phải cố ý làm cho hơi thở tế, mà cũng không cố ý làm cho nó dài hay ngắn; chỉ là quyết định rằng nó cần phải được an tịnh. Theo cách này, hơi thở dài, hơi thở ngắn, toàn hơi thở và hơi thở tế, tất cả bốn giai đoạn, là gồm trong một giai đoạn đơn lẻ.
Chỉ ở phần trước của giai đoạn thứ tư, hơi thở trở nên rất tế. Nó không hoàn toàn mất. Hơi thở chỉ hoàn toàn mất ở tứ thiền. Đây là giai đoạn tế nhất.
Vấn 1.2 Có cần thiết có một ấn tướng trong thiền hay chăng?
Đáp 1.2 Trong một số đề mục thiền hay nghiệp xứ (kammaṭṭhāna) như niệm hơi thở, thiền kasiṇa và thiền bất tịnh (asubha), một ấn tướng là cần thiết. Nếu bạn muốn đạt được thiền ở những đề mục thiền khác, như tùy niệm ân đức Phật (Buddhānussati) thì một ấn tướng là không thể có. Trong thiền nương từ-mettā, phá vỡ những rào cản được gọi là ấn tướng. [123]
Vấn 1.3 Một vài người nói rằng trong khi tu tiến niệm hơi thở thì tự ngã của họ đi ra ngoài khỏi thân. Điều đó có thật hay chăng, hay là họ sai đường?
Đáp 1.3 Một tâm định thường có thể trợ cho sanh một ấn tướng. Khi định sâu, kiên cố, và hùng mạnh, khi ấy vì có tưởng khác nhau, thì các ấn tướng khác nhau xuất hiện. Ví dụ, nếu bạn muốn ấn tướng diễn ra dài thì nó sẽ trở thành dài; nếu bạn muốn nó diễn ra ngắn thì nó sẽ trở thành ngắn; nếu bạn muốn nó diễn ra tròn thì nó sẽ trở thành tròn; nếu bạn muốn nó diễn ra đỏ thì nó sẽ trở thành đỏ. Như vậy, các tưởng khác nhau có thể sanh trong khi tu tiến niệm hơi thở. Bạn có thể thấy chính bạn như bên ngoài thân. Nó chỉ là một tác phẩm của danh pháp, không do một bản ngã. Nó không phải là điều khó hiểu. Chỉ là không để ý đến nó, và trở lại để trí biết rõ hơi thở của bạn.
Chỉ khi bạn quan sát theo danh-sắc siêu lý (paramattha-nāma-rūpa) nội phần và ngoại phần, có thể bạn giải quyết vấn đề về một bản ngã: bạn sẽ không quán thấy một tự ngã ở bất cứ nơi đâu. Như vậy, bạn cần phải phá vỡ khối (ghaṇa) về danh và sắc, và thấy rõ danh và sắc pháp siêu lý.
Nānādhātuyo vinibbhujitvā ghaṇavinibbhoge kate anattalakkhaṇaṃ yāthāvasarasato upaṭṭhāti.
Khi khối bị phá vỡ bằng việc tách, phân biệt thành ra các giới (dhātu) khác nhau, bản chất vô ngã (an-atta-lakkhaṇa) trong thực tính của nó sẽ sanh. [124]
Do tưởng về khối, mà tưởng về một linh hồn sanh.
Trong trường hợp sắc, có ba loại khối (ghaṇa):[125]
1) Khối liên tiếp (santati-ghaṇa): bởi vì sắc có vẻ là một ‘khối liên tiếp’, một nguyên tổng thể liên tiếp không dứt, một người có thể nghĩ là thân và các chi của bạn có thật sự tồn tại. Và người đó có thể nghĩ là giống tự ngã ‘chuyển’ từ kiếp này sang kiếp khác, mang những hình dạng khác nhau. Để đoạn trừ tính mù quáng của si này, chúng ta cần phải giải quyết tính ‘dường như khối’ về thân. Chúng ta cần phải thấy rằng thân bao gồm những nhóm sắc (rūpa kalāpa) mà sanh và diệt mất. Bằng phương pháp ấy, chúng ta thấy rằng một nhóm sắc (kalāpa) không có tính liên tục; ngay khi nó sanh, nó diệt mất. Không có thời gian cho một kalāpa đi bất cứ nơi đâu, không từ kiếp này sang kiếp khác, ngay cả không từ giây này sang giây khác.
2) Khối tập hợp (samūha-ghaṇa): bởi vì sắc có vẻ là một ‘khối tập hợp’, một người có thể nghĩ là các nhóm (kalāpa) là sắc siêu lý. Và người đó có thể nghĩ chúng là tự ngã của mình. Để đoạn trừ tính mù quáng của si này, chúng ta cần phải giải quyết tính ‘dường như khối’ của từng loại kalāpa: chúng ta cần phải phân tích từng loại kalāpa. Bằng phương pháp ấy, chúng ta thấy rằng một kalāpa gồm có các giới (dhātu): địa giới (paṭhavīdhātu), thủy giới (āpodhātu), hỏa giới (tejodhātu), phong giới (vāyo-dhātu), sắc màu (vaṇṇa), khí-mùi (gandha), vị (rasa), dưỡng chất (ojā), mạng quyền (jīvitindriya), v.v… không có ‘khối tổng hợp’ ở bất cứ nơi đâu.
3) Khối phận sự (kicca-ghaṇa): Vì thiếu trí biết rõ về sắc siêu lý, một người có thể nghĩ là các giới nương vào một tự ngã, như những hạt và cây nương vào đất. Để đoạn trừ tính mù quáng của si này, chúng ta cần phải thấy rằng mỗi giới có trạng thái (lakkhaṇa), phận sự (rasa), thành tựu-cách hiện bày (paccupaṭṭhāna), và nhân cận-nguyên nhân gần (padaṭṭhāna) riêng của nó: nó không nương vào bất cứ pháp bên ngoài nào như một tự ngã.
Bạn phá vỡ khối về sắc ra sao? Trước tiên, bạn buộc phải quan sát thấy biết rõ theo các nhóm sắc (những hạt nhỏ). Kế đến bạn buộc phải phân tích những nhóm sắc khác nhau, và thấy rằng chúng gồm có các thứ sắc khác nhau, mà ít nhất là tám thứ sắc trong mỗi nhóm sắc. Hơn nữa bạn cần phải xác định mỗi thứ sắc. Không có làm việc này, không biết theo, không hiểu ra, một tự ngã sẽ không biến mất.
Tương tự, không phá vỡ khối về danh, không biết theo, không hiểu ra, một tự ngã sẽ không biến mất. Chẳng hạn như, khi tâm của bạn lang thang, bạn có thể nghĩ rằng tâm lang thang là tự ngã của bạn.
Có bốn loại khối theo một lộ danh cần phải được phá vỡ bằng tuệ quán:[126]
1) Khối liên tiếp (santati-ghaṇa): bởi vì danh pháp có vẻ là một khối liên tiếp, một khối nguyên vẹn liên tiếp không dứt, một người có thể nghĩ là nó giống ‘thức’ là pháp biết cảnh qua nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, và ý. Và người đó có thể nghĩ là nó giống tự ngã, giống ‘ý’, giống ‘chỉ là tâm’, v.v… , mà ‘chuyển’ từ kiếp này sang kiếp khác, đi vào những thân khác nhau. Và trong kiếp sống này, người đó có thể nghĩ là tâm của họ lang thang bên ngoài thân. Để đoạn trừ tính mù quáng của si này, chúng ta cần phải giải quyết tính ‘dường như khối’ về tâm. Chúng ta cần thấy rằng cái biết xảy ra đi qua những lộ danh mà sanh và diệt mất. Bằng phương pháp ấy, chúng ta thấy rằng tâm không có tính liên tục; ngay khi nó sanh, nó liền diệt mất. Không có thời gian cho tâm đi bất cứ nơi đâu, không từ kiếp này sang kiếp khác, ngay cả không từ giây này sang giây khác.
2) Khối tập hợp (samūha-ghaṇa): bởi vì danh pháp có vẻ như một khối trọn vẹn, một người có thể nghĩ nó chỉ là tâm mà thấy biết cảnh. Và người đó có thể nghĩ nó là tự ngã của mình. Để đoạn trừ tính mù quáng của si này, chúng ta cần phải giải quyết tính ‘dường như khối’ của từng loại tâm: chúng ta cần phải xác định từng loại tâm trong mỗi loại lộ tâm. Bằng phương pháp ấy, chúng ta thấy rằng một tâm gồm có tâm và một số các sở hữu tâm nhất định, như thọ (vedanā), tưởng, và tư (cetanā), và tầm (vitakka), và tứ (vicāra), hay sân (dosa), si (moha), tà kiến (micchādiṭṭhi), ngã mạn (māna), và hoài nghi (vici kicchā), hay vô tham (alobha), vô sân (adosa), vô si (amoha), lạc (sukha), niệm (sati), tín (saddhā) và chánh kiến (sammādiṭṭhi). Không có khối trọn vẹn ở bất cứ nơi đâu.
3) Khối phận sự (kicca-ghaṇa): Vì thiếu trí biết rõ về danh pháp siêu lý, một người có thể nghĩ là nó nương vào một tự ngã, như những hạt và cây nương vào đất. Để đoạn trừ tính mù quáng của si này, chúng ta cần phải thấy rằng mỗi tâm và sở hữu tâm có trạng thái, phận sự, thành tựu, và nhân cận riêng của nó: nó không nương vào bất cứ pháp nào bên ngoài như một tự ngã.
4) Khối cảnh (ārammaṇa-ghaṇa): đã thấu biết rõ ba khối trước, người có thể nghĩ, chẳng hạn như: ‘Tôi đã thấy sắc và danh pháp siêu lý’, hay, “biết tự ngã” đã thấy sắc và danh pháp siêu lý.’[127] Để đoạn trừ tính mù quáng của si này, chúng ta cần phải giải quyết ba loại khối trong tiến trình quán danh pháp mà đã thấu biết rõ ba loại khối, bằng tuệ quán sau. Chúng ta cần phải thấy rằng danh pháp mà là cảnh của tuệ quán của chúng ta cũng là nghiệp xứ (kammaṭṭhāna) của tuệ quán: nó đã thấu biết rõ ba loại khối về danh pháp mà cũng là một nghiệp xứ với một cảnh.
Và bạn phá vỡ khối về danh pháp ra sao? Ví dụ lấy một lộ ý-môn của cận định mà có tợ tướng hơi thở làm cảnh.
Một lộ danh như vậy có một tâm khai-hướng ý môn (manodvārāvajjana) và bảy tâm đỗng lực (javana). Ở sát-na tâm hướng ý môn có mười hai danh pháp, và ở mỗi sát-na đỗng lực có ba mươi bốn danh pháp.
Nếu bạn phá vỡ bốn loại khối về danh theo cách này thì bạn sẽ chỉ thấy việc sinh khởi và diệt mất nhanh của tâm và các sở hữu tâm liên hợp của chúng.
Với sự biết theo, hiểu ra vô thường ấy, người có thể không còn nghĩ tâm của bạn là tự ngã của bạn, bởi vì với sự biết theo, hiểu ra vô thường đến sự biết theo, hiểu ra vô ngã. Như đức Phật đã dạy trong ‘Meghiya’ sutta:[128]
Cho những ai có tuệ quán mạnh mẽ về vô thường, tuệ quán về vô ngã cũng sẽ xuất hiện rõ ràng.
Vấn 1.4 Ấn tướng[ānāpāna– hơi thở] đến từ đâu? Pháp nào làm nó xuất hiện?
Đáp 1.4 Hầu hết các trạng thái của tâm, mà sanh nương vào sắc ý vật, sẽ trợ sanh hơi thở. Một ấn tướng hơi thở (ānāpāna-nimitta) thực sự đến từ hơi thở. Nhưng không phải mọi trạng thái của tâm đều trợ sanh một ấn tướng. Chỉ một tâm đã định sâu trợ sanh một ấn tướng. Cho nên, hơi thở bị trợ bởi một tâm đã định và sâu làm một ấn tướng hơi thở xuất hiện. Nếu ấn tướng xa lỗ mũi thì nó không thật sự là một ấn tướng. Một ấn tướng có thể xuất hiện vì có định, nhưng không nhất thiết ấn tướng hơi thở thật. Nếu ấn tướng trợ sanh thiền thì chúng ta gọi nó là một ấn tướng hơi thở. Nhưng nếu nó không trợ sanh thiền thì nó không phải là ấn tướng hơi thở thật. Nếu bạn chăm chú vào ấn tướng ấy thì thiền sẽ không sanh. Theo cách thông thường, định không thể trở nên vững chắc và hùng mạnh, nếu bạn thiền nương vào ấn tướng ấy thì nó sẽ rất nhanh biến mất.
Vấn 1.5 Bảy giai đoạn thanh tịnh (Visuddhi) và mười sáu tuệ quán là chi?
Đáp 1.5
Bảy giai đoạn thanh tịnh là:
1) Giới thanh tịnh (sīla-Visuddhi)
2) Tâm thanh tịnh (citta-Visuddhi)
3) Kiến thanh tịnh (diṭṭhi-Visuddhi)
4) Đoạn nghi thanh tịnh (kaṅkhā-vitaraṇa-Visuddhi)
5) Đạo-phi đạo tuệ-kiến thanh tịnh (magg-āmaggañāṇa-dassanaVisuddhi)
6) Hành tuệ kiến thanh tịnh (paṭipadā-ñāṇa-dassana-Visuddhi)
7) Tuệ kiến thanh tịnh (ñāṇa-dassana-Visuddhi)
Và mười sáu tuệ quán là:
1) Tuệ chỉ, định (chỉ rõ và xác định) danh-sắc (nāma-rūpa-pariccheda-ñāṇa)
2) Tuệ hiển duyên (thấy rõ nguyên nhân) danh-sắc (nāma-rūpa-paccaya-pariggaha-ñāṇa)
3) Tuệ phổ thông (sammasana-ñāṇa)
4) Tuệ tiến-thoái (sanh-diệt) (udaya-bbaya-ñāṇa)
5) Tuệ diệt một (hoại diệt) (bhaṅga-ñāṇa)
6) Tuệ kinh hãi (bhaya-ñāṇa)
7) Tuệ tội quá (quá hoạn) (ādīnava-ñāṇa) [nỗi khổ vô cùng cực]
8) Tuệ phiền yểm (tỉnh ngộ) (nibbidā-ñāṇa)
9) Tuệ dục thoát (muñcitu-kamyatā-ñāṇa)
10) Tuệ quyết ly (tỉnh sát) (paṭi saṅkhā-ñāṇa)
11) Tuệ hành xả (saṅkhār-upekkhā-ñāṇa)
12) Tuệ thuận lưu (anuloma-ñāṇa)
13) Tuệ chuyển tánh (gotrabhū-ñāṇa)
14) Tuệ Đạo (magga-ñāṇa).
15) Tuệ Quả (phala-ñāṇa)
16) Tuệ phản khán (paccavekkhaṇa-ñāṇa)
Bây giờ bạn biết những tên gọi của những tuệ quán: bạn đã có thể nghiệm chúng hay chưa? Chưa. Đó là lý do tại sao chỉ có lý thuyết suông thì chưa đủ; bạn buộc phải hết sức tinh cần và cố gắng tu tiến để cũng thấy rõ chúng.
[Vào cuối bài nói pháp này, Pa-Auk Tawya Sayadaw đã thêm lời giải sau đây về năm pháp cái. ]
Bây giờ chúng ta hãy thảo luận ngắn gọn về năm pháp cái (nīvaraṇa) ngăn che, trở ngại:
1) dục dục cái (kāma-cchanda nīvaraṇa)
2) sân độc cái (byāpāda nīvaraṇa)
3) hôn trầm-thùy miên cái (thina-middha nīvaraṇa)
4) điệu cử-hối hận cái (uddhacca-kukkucca nīvaraṇa)
5) hoài nghi cái (vici kicchā nīvaraṇa)
Pháp cái thứ nhất, dục dục, là lòng dính mắc vào tài sản hay người. Nó là sự ham muốn vào cảnh dục. Ví dụ, bạn có thể bị dính mắc với kuṭi[129] hay phòng của bạn. Trong khi đang thiền bạn có thể nghĩ: ‘Ồ, nó sẽ tốt nếu kuṭi của tôi đẹp.’ Hay bạn có thể nghĩ: ‘Ồ, nó sẽ tốt nếu cả phòng thuộc về tôi!’ Nếu bạn bị lấn át bởi dục dục thì bạn sẽ không có khả năng chuyên chú tốt vào đề mục thiền của bạn. Bạn buộc phải cố gắng kiên quyết niệm và cố gắng ngăn sự sanh của dục dục.
Pháp cái thứ hai là sân độc. Nó là sân hay sự không hài lòng với người hay đồ vật. Ví dụ, nếu người tu thiền ngồi kế bạn, trong khi đang ngồi xuống, gây ra một tiếng ồn bằng y của vị ấy thì bạn có thể trở nên phẫn nộ, tức giận và nghĩ: ‘Ồ, tại sao bạn lại gây ra quá nhiều tiếng ồn thế!!’ Nếu tâm của bạn bị lấn át bởi sân hay không hài lòng thì bạn cũng sẽ không có khả năng chuyên chú tốt vào đề mục thiền của bạn.
Pháp cái thứ ba là hôn trầm và thùy miên. Nếu tâm yếu, hay không thích thú trong đề mục thiền thì hôn trầm và thùy miên có thể xảy ra. Tuy nhiên, thỉnh thoảng sự buồn ngủ có thể do sự mệt mỏi, sự bệnh, hay thiếu sự nghỉ ngơi.
Pháp cái thứ tư là điệu cử và hối hận. Nếu tâm của bạn không yên thì nó sẽ như một đống tro bị một hòn đá ném trúng, bay khắp nơi và tán loạn. Tâm bị tán loạn. Trong khi thiền, bạn buộc phải không buông lỏng tâm, và để tâm bỏ quên, buông mất đề mục thiền của bạn. Nếu bạn buông lỏng tâm, bỏ quên và buông mất đề mục thiền thì điệu cử sẽ xảy ra. Hối hận là ăn năn về những hành vi ác đã làm, và những hành vi thiện đã không làm trong quá khứ. Ở đây cũng vậy, bạn buộc phải cố gắng kiên quyết niệm, và cố gắng mạnh mẽ để ngăn sự sanh của điệu cử và hối hận.
Pháp cái thứ năm là hoài nghi. Đó là có nghi ngờ về tám điều:
1) Phật (Buddha)
2) Pháp (Dhamma)
3) Tăng (Saṅgha)
4) Tam học: giới, định, và tuệ (sīla, samādhi, paññā).
5) Năm uẩn (khandhā) quá khứ, đó là các kiếp sống quá khứ.
6) Năm uẩn vị lai, đó là các kiếp sống vị lai.
7) Năm uẩn cả quá khứ và vị lai, đó là các kiếp sống quá khứ và vị lai.
8) Duyên sinh (paṭicca-samuppāda), mà gồm có năm uẩn hiện tại.
Nếu bạn có hoài nghi về ‘học định’ thì bạn không thể thiền tốt. Ví dụ, bạn có thể nghĩ: ‘Có thể đạt được thiền qua niệm hơi thở hay chăng? Có thể đạt được thiền bằng việc chuyên chú vào tợ tướng hơi thở hay chăng?’
Năm pháp cái là những pháp đối lập với định của thiền.
_____ () _____
Bài Thuyết # 2: TU TIẾN THIỀN NƯƠNG CÁC ĐỀ MỤC KHÁC
Về Những Nghiệp Xứ (Kammaṭṭhāna)
Hay Đề Mục Khác
Trong Bài Thuyết trước, chúng ta đã thảo luận làm sao để tu tiến đề mục thiền niệm hơi thở (ānāpāna-sati) lên đến tứ thiền, và làm sao để tu tiến năm pháp thuần thục. Như đã thảo luận, ánh sáng của định khi ấy sáng ngời, sáng rực rỡ và tỏa sáng, có nghĩa là nếu người tu thiền mong muốn thì vị ấy có thể đi tiếp để tu tiến thiền quán.
Nhưng ở điểm này, người tu thiền cũng có thể tiếp tục tu tiến thiền chỉ tịnh của vị ấy thêm nữa. Hôm nay, chúng ta sẽ thảo luận làm sao để tu tiến những đề mục chỉ tịnh khác: thiền nương ba mươi hai thân phần, bộ xương, mười kasiṇa, v.v…
Tu Tiến Thiền Nương 32 Thân Phần
Nếu bạn muốn tu tiến thiền nương ba mươi hai thân phần thì trước tiên bạn cần phải lập lại tứ thiền để ánh sáng của định sáng ngời, sáng rực rỡ, và tỏa sáng. Khi ấy, bạn cần phải dùng ánh sáng để cố gắng quan sát thấy biết rõ theo ba mươi hai thân phần, từng phần một. Ba mươi hai phần trong thân thì hai mươi phần có phần lớn là địa giới, và mười hai phần có phần lớn là thủy giới. Hai mươi phần địa giới cần phải được quan sát thấy biết rõ theo bốn bộ năm:
I:
1. tóc (kesā)
2. lông (lomā)
3. móng (nakhā)
4. răng (dantā)
5. da (taco)
II:
6. thịt (maṃsaṃ)
7. gân (nhārū/nahārū)
8. xương (aṭṭhi)
9. tủy xương (aṭṭhi-miñjā)
10. thận (vakkaṃ)
III:
11. tim (hadayaṃ)
12. gan (yakanaṃ)
13. màng (ngăn) (kilomakaṃ)
14. lá lách (tỳ) (pihakaṃ)
15. phổi (papphāsaṃ)
IV:
16. ruột (antaṃ)
17. màng treo ruột (antaguṇaṃ) [130]
18. vật thực mới (udariyaṃ) 130
19. phân (kārīsaṃ)
20. não (matthaluṅgaṃ)
Mười hai phần thủy-giới cần phải được thấy biết rõ trong hai bộ sáu:
I:
1. mật (pittaṃ)
2. đàm (semhaṃ)
3. mủ (pubbo)
4. máu (lohitaṃ)
5. mồ hôi (sedo)
6. mỡ (medo)
II:
7. nước mắt (assu)
8. dầu da (vasā)
9. nước miếng (kheḷo)
10. nước mũi (siṅghāṇi kā)
11. dịch khớp (lasi kā) 130
12. nước tiểu (muttaṃ)
Quan sát thấy biết rõ các phần theo thứ tự đã định sẵn, từng phần một. Cố gắng để thấy mỗi phần rõ ràng đến mức như thể bạn có thể thấy mặt của bạn trong một cái gương sạch.
Trong khi làm điều này, nếu ánh sáng của định mờ dần, và thân phần đang được quan sát trở nên không rõ thì bạn cần phải lập lại tứ thiền, như vậy ánh sáng được sáng ngời và mạnh mẽ như trước. Khi ấy quay trở lại để quan sát theo các thân phần. Làm như vậy mỗi khi ánh sáng của định mờ dần.
Tu tiến pháp từ tóc xuống đến nước tiểu, hay từ nước tiểu trở lại tóc, để bạn có thể thấy mỗi phần rõ ràng và với tuệ thấu biết rõ; cứ tu tiến cho đến khi bạn trở nên thuần thục.
Kế đến, lần nữa dùng ánh sáng của định và với mắt của bạn vẫn còn nhắm, bạn cần phải cố gắng để quan sát theo chúng sanh khác gần bên. Nó đặc biệt tốt để quan sát thấy biết rõ theo một người ở phía trước bạn. Quan sát thấy biết rõ theo ba mươi hai thân phần trong người hay chúng sanh ấy, từ tóc xuống đến nước tiểu, và từ nước tiểu trở ngược lại đến tóc. Quan sát thấy biết rõ theo ba mươi hai phần tới lui, xuôi ngược nhiều lần. Khi bạn đã thành công, quan sát theo ba mươi hai phần một lần nội phần, đó là trong chính thân của bạn, và một lần ngoại phần, đó là trong thân của người khác; làm rất nhiều lần, nhiều không biết bao nhiêu lần.
Khi bạn có thể quan sát theo pháp nội phần và ngoại phần như vậy, sức mạnh của thiền sẽ tăng thêm. Bạn cần phải dần dần mở rộng phạm vi quan sát của bạn như vậy, từ gần đến xa. Đừng nghĩ rằng bạn không thể quan sát thấy biết rõ theo chúng sanh ởxa. Dùng ánh sáng sáng rực rỡ thuộc tứ thiền, bạn có thể dễ dàng thấy chúng sanh ở xa, không phải bằng nhục nhãn, mà bằng tuệ nhãn (ñāṇa cakkhu). Bạn cần phải có khả năng mở rộng phạm vi quan sát của bạn ở tất cả mười phương: trên, dưới, Đông, Tây, Bắc, Nam, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam. Lấy bất cứ người nào bạn biết rõ, họ là người nhân loại, bàng sanh hay chúng sanh khác, trong mười phương ấy, và quan sát thấy biết rõ theo ba mươi hai phần, một lần nội phần và một lần ngoại phần, lần lượt từng người một hay chúng sanh khác.
Khi bạn không còn thấy người nam, người nữ, chư thiên, hay trâu, bò, và những sinh vật khác như vậy, mà chỉ thấy những nhóm ba mươi hai phần, bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu bạn nhìn, nội phần hay ngoại phần, khi ấy bạn có thể được gọi là thành công, thuần thục, và lão luyện trong việc quan sát thấy biết rõ theo ba mươi hai thân phần.
Ba Lối Vào Nibbāna
Ở đây, chúng ta hãy nhìn vào pháp chi được gọi là ba lối vào Nibbāna. Trong ‘Mahāsatipaṭṭhāna sutta’, [131] đức Phật dạy rằng bốn niệm xứ là con đường độc nhất đến Nibbāna. Chú giải giải thích thêm rằng có ba lối vào con đường đến Nibbāna. Chúng là những đề mục chỉ tịnh của các kasiṇa màu (vaṇṇa), tác ý ghê tởm (paṭi kkūla-manasikāra), và ‘không tánh, rỗng không’ (suññatā) của ngã, đó là thiền nương bốn giới (dhātu). [132]
Cho nên, khi một người đã trở nên thành thạo trong việc quan sát thấy biết rõ theo ba mươi hai thân phần, nội phần và ngoại phần, vị ấy có thể chọn để tu tiến bất cứ một trong ba lối vào ấy. Lối vào thứ nhất chúng ta sẽ thảo luận là thiền bất tịnh.
Tu Tiến Thiền Xương
Để tu tiến thiền nương sự ghê tởm (paṭi kkūla-manasikāra) bạn lấy tất cả ba mươi hai thân phần hoặc chỉ một phần làm đối tượng. Chúng ta hãy xét nhìn làm sao để niệm biết theo, chẳng hạn như, bộ xương, xương, đó là một trong ba mươi hai thân phần.
Trước tiên, bạn cần phải lập lại tứ thiền nương hơi thở, đến mức ánh sáng sáng ngời, sáng rực rỡ và tỏa sáng. Khi ấy, dùng ánh sáng để quan sát thấy biết rõ theo ba mươi hai phần trong chính thân của bạn, rồi kế đến trong một chúng sanh gần bên. Quan sát theo nội phần và ngoại phần như vậy một lần hay hai lần. Kế đến, lấy toàn xương nội phần, và quan sát theo nó bằng tuệ. Khi toàn xương rõ ràng, lấy sự ghê tởm, bất tịnh về xương làm cảnh, đó là pháp chế định, và niệm biết theo nó nhiều lần như: ‘ghê tởm - ghê tởm’; hay ‘xương ghê tởm - xương ghê tởm’; hay ‘xương – xương’.
Niệm biết theo nó bằng bất cứ ngôn ngữ nào bạn muốn. Bạn cần phải cố gắng để giữ tâm của bạn điềm tĩnh, chuyên chú vào cảnh bất tịnh của xương đến một hay hai giờ. Cẩn thận quan sát màu, hình dạng, vị trí và sự giới hạn của bộ xương, để tính ghê tởm của nó có thể sanh.
Vì có sức mạnh và đà đẩy tới của định tứ thiền nương vào niệm hơi thở nên bạn sẽ thấy rằng thiền này cũng sẽ được củng cố trở nên sâu sắc và đầy đủ: bạn sẽ có khả năng gây ra, kéo dài và phát triển tưởng và trí về sự ghê tởm, bất tịnh.
Một khi sự chuyên chú của bạn nương vào sự ghê tởm, bất tịnh của xương được củng cố, bạn cần phải dừng tưởng về ‘xương’, và chỉ còn biết rõ về bất tịnh. Theo Visuddhimagga, thấy màu, hình dạng, vị trí, và sự giới hạn của một thân phần là đang thấy học tướng. Thấy và quan sát theo sự ghê tởm, bất tịnh của thân phần ấy là đang thấy tợ tướng. [133]
Bởi chuyên chú định vào tợ tướng sự ghê tởm, bất tịnh của bộ xương, bạn có thể đạt được sơ thiền, vào lúc ấy năm chi thiền sẽ hiện diện. Chúng là:
1) Vitakka (tầm): đưa tâm áp vào tợ tướng bất tịnh của bộ xương.
2) Vicāra (tứ): giữ vững tâm áp sát tợ tướng bất tịnh của bộ xương.
3) Pīti (hỷ): ưa thích, mến tợ tướng bất tịnh của bộ xương.
4) Sukha (lạc): lạc phối hợp quanh tợ tướng bất tịnh của bộ xương.
5) Ekaggatā (Nhất hành): nhất hành của tâm nương vào tợ tướng bất tịnh của bộ xương.
Theo cách tương tự, bạn có thể đạt được sơ thiền nương vào sự ghê tởm, bất tịnh của một trong những phần khác của thân.
Một câu hỏi phát sinh: ‘Sao hỷ và lạc có thể sanh với sự bất tịnh của xương làm cảnh?’ Câu trả lời là: dẫu cho bạn đang chuyên chú vào sự ghê tởm, bất tịnh của bộ xương, và thể nghiệm nó là thật ghê tởm, có hỷ bởi vì bạn đã thực hiện thiền này, bởi vì bạn đã hiểu những lợi ích của nó, và bởi vì bạn đã hiểu rằng nó sẽ giúp bạn đến cuối cùng là đạt được sự giải thoát khỏi lão, bệnh, và tử. Hỷ và lạc cũng có thể sanh bởi vì bạn đã bỏ những phiền não của năm pháp cái, là pháp làm cho tâm nóng nảy và mệt mỏi.
Đúng như một công nhân quét đường sẽ vui thích thấy một đống rác to, và nghĩ: ‘Ta sẽ kiếm được nhiều tiền từ việc này.’Hay như một người bị bệnh dữ dội vui sướng và mừng, hoan hỷ khi đã giảm bớt nôn mửa hay có bệnh tiêu chảy.
Chú giải Vô tỷ pháp giải thích rằng người nào đã đắc sơ thiền nương sự ghê tởm, bất tịnh của xương cần phải tiếp tục tu tiến năm pháp thuần thục về sơ thiền. Sau đó, người tu thiền ở đây cũng nên lấy chúng sanh gần nhất, tốt nhất là một người đang ngồi ở phía trước mình, và dùng ánh sáng định của mình để lấy xương của người ấy làm cảnh đề mục. Vị ấy cần phải chuyên chú vào nó là ghê tởm, và tu tiến pháp này cho đến khi các chi thiền trở nên nổi bật. Theo chú giải, dù chúng nổi bật, nó không phải là cận định (upacāra-samādhi) mà cũng chẳng phải là an chỉ định (appanā-samādhi), bởi vì cảnh đang sống. [134] Tuy nhiên, nếu bạn chuyên chú vào xương ngoại phần cứ như là nó đã chết, theo phụ chú giải Abhidhamma, Mūla-Ṭīkā thì bạn có thể đạt được cận định. [135]
Khi các chi thiền rõ ràng, bạn cần phải chuyên chú lần nữa vào xương nội phần là ghê tởm. Luân phiên làm như vậy, một lần nội phần rồi một lần ngoại phần, nhiều lần. Khi bạn đã thiền như vậy về sự bất tịnh của bộ xương, và nó đã trở nên sâu sắc và phát triển đầy đủ, bạn cần phải mở rộng phạm vi quan sát của bạn theo tất cả mười phương. Lấy một phương một lần, bất cứ nơi đâu ánh sáng định của bạn vươn tới, tu tiến mỗi phương theo cùng cách. Bạn cần phải áp dụng tuệ thấu biết rõ của mình cả gần và xa, theo tất cả phương, một lần nội phần và một lần ngoại phần. Tu tiến cho đến khi bất cứ nơi đâu bạn nhìn trong mười phương, bạn chỉ thấy những bộ xương. Một khi bạn đã thành công, bạn sẵn sàng để tu tiến thiền kasiṇa trắng.
Tu Tiến Mười Biến Xứ (Kasiṇa)
- Tu Tiến Biến Xứ Màu (Vaṇṇakasiṇa)
Có bốn màu dùng cho thiền kasiṇa: xanh (nīla), vàng (pīta), đỏ (lohita), và trắng (odāta). Xanh (nīla) cũng có thể được chuyển sang đen (nīla), hay nâu (tamba). Tất cả bốn kasiṇa có thể được tu tiến lên đến tứ thiền bằng việc dùng các màu của những thân phần khác nhau làm cảnh đề mục.
Theo Chú giải Vô tỷ pháp, tóc, lông, và tròng đen của mắt có thể được dùng thay cho xanh, nâu, hay kasiṇa đen lên đến tứ thiền; mỡ và nước tiểu có thể được dùng thay cho kasiṇa vàng; máu và thịt có thể được dùng thay cho kasiṇa đỏ; và những phần trắng, như xương, răng, và móng có thể được dùng thay cho kasiṇa trắng. [136]
Tu tiến Odātakasiṇa-Biến Xứ Trắng
Vấn đề này nói trong sutta, rằng kasiṇa trắng là tốt nhất trong bốn màu kasiṇa, bởi vì nó làm tâm sáng tỏ và sáng ngời. [137] Vì lý do đó, chúng ta hãy thảo luận về cách tu tiến kasiṇa trắng trước tiên.
Trước tiên, bạn cần phải lập lại tứ thiền, như vậy ánh sáng của định sáng ngời, sáng rực rỡ, và tỏa sáng. Khi ấy bạn cần phải dùng ánh sáng để quan sát theo ba mươi hai thân phần nội phần rồi ngoại phần trong một chúng sanh gần bên. Khi ấy chỉ là quan sát thấy biết rõ theo bộ xương. Nếu bạn muốn quan sát nó là ghê tởm thì bạn có thể, nếu không, đơn giản là quan sát xương ngoại phần.
Kế đến lấy nơi trắng nhất ở xương ấy, hoặc, nếu toàn xương là trắng, toàn bộ xương, hay phía sau hộp sọ, và chuyên chú vào nó là ‘trắng - trắng’.
Như một sự lựa chọn, nếu bạn muốn, và định của bạn thật mạnh mẽ thì bạn có thể, nếu bạn đã thấy xương nội phần là ghê tởm và đã đạt được sơ thiền thì bạn có thể lấy xương trắng, và dùng đó làm cảnh ban đầu của bạn.
Trước tiên bạn cũng có thể quán bất tịnh ở một xương ngoại phần, và làm cho tưởng ấy ổn định và mạnh mẽ, như vậy làm cho màu trắng của xương rõ hơn. Kế đến, bạn có thể chuyển tưởng về nó sang ‘trắng - trắng’, và để thay thế cho tu tiến kasiṇa trắng.
Với một trong những đối tượng màu trắng trong xương ngoại phần làm cảnh đề mục, bạn cần phải tu tiến để giữ tâm điềm tĩnh chuyên chú vào nó đến một hay hai giờ.
Vì có sức mạnh và đà đẩy tới của định tứ thiền nương vào niệm hơi thở, bạn sẽ thấy rằng tâm của bạn sẽ vẫn điềm tĩnh chuyên chú vào cảnh màu trắng. Khi bạn có thể chuyên chú định vào màu trắng đến một hay hai giờ, bạn sẽ thấy rằng xương biến mất và chỉ còn lại một hình tròn trắng.
Khi hình tròn trắng được trắng như bông gòn, nó là học tướng. Khi nó sáng ngời và rõ tợ sao mai, nó là tợ tướng. Trước khi học tướng sanh, nương vào tướng xương này là chuẩn bị tướng, mà học tướng sanh.
Tiếp tục niệm biết theo kasiṇa là ‘trắng - trắng’ cho đến khi nó trở thành tợ tướng. Tiếp tục chuyên chú vào tợ tướng cho đến khi bạn nhập vào sơ thiền. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy rằng định này không thật sự ổn định và không giữ được lâu. Để làm cho nó bền vững và giữ được một thời gian dài, bạn cần phải mở rộng ấn tướng.
Để làm điều này, bạn cần phải chuyên chú vào tợ tướng trắng đến một hay hai giờ. Kế đến xác định rõ để mở rộng hình tròn trắng theo từng một, hai, ba, hay bốn inches (1 inch = 2, 54 cm), tùy vào bạn nghĩ là bạn có thể mở rộng nó bao nhiêu. Xem nếu bạn thành công, nhưng không cố gắng mở rộng ấn tướng mà không có xác định rõ một giới hạn trước: xác định chắc chắn một giới hạn một, hai, ba, hay bốn inches.
Trong khi mở rộng hình tròn trắng, bạn có thể thấy rằng nó trở nên không ổn định. Khi ấy trở lại niệm biết theo nó là ‘trắng - trắng’ để làm cho nó ổn định. Nhưng khi định của bạn tăng thêm, ấn tướng sẽ trở nên vững vàng và an tịnh.
Khi lần đầu mở rộng ấn tướng được ổn định, bạn cần phải lặp lại tiến trình, tức là, lần nữa xác định rõ mở rộng nó theo một vài inches. Cách này bạn có thể mở rộng ấn tướng theo giai đoạn, cho đến khi nó cỡ một thước Anh (= 0, 914 m), rồi hai thước Anh, và v.v...Làm như vậy cho đến khi nó mở rộng theo tất cả mười phương vòng quanh bạn, không có giới hạn, và để bất cứ nơi đâu bạn nhìn, bạn chỉ thấy trắng. Làm như vậy cho đến khi bạn thấy không còn một dấu vết của sắc, dù nội phần hay ngoại phần.
Nếu bạn đã tu tiến kasiṇa trắng trong một kiếp quá khứ, trong thời giáo pháp của đức Phật này hay trước, tức là, nếu bạn có pháp pāramī kasiṇa trắng thì bạn sẽ không cần phải mở rộng tợ tướng, bởi vì khi bạn chuyên chú vào nó, nó sẽ tự động mở rộng theo tất cả mười phương.
Bây giờ trong trường hợp này hay trường hợp khác, bạn cần phải giữ tâm của bạn điềm tĩnh chuyên chú vào kasiṇa trắng đã mở rộng. Và khi nó ổn định, khi ấy chỉ như thể bạn đã treo một cái nón lên một cái móc ở tường, để tâm của bạn ở một nơi trong kasiṇa trắng ấy. Giữ tâm của bạn ở đó, và tiếp tục niệm biết theo ‘trắng - trắng’.
Khi tâm của bạn an tịnh và ổn định, kasiṇa trắng cũng hẳn là an tịnh và ổn định, và hẳn là cực kỳ trắng, sáng ngời, và rõ. Đây cũng là một tợ tướng, bị trợ sanh do mở rộng tợ tướng kasiṇa trắng đầu tiên.
Bạn buộc phải tiếp tục thiền, cho đến khi bạn có thể chuyên chú vào tợ tướng kasiṇa trắng ấy liên tục đến một hay hai giờ. Sau đó các chi thiền sẽ trở nên rất nổi bật, rõ, và kiên cố trong tâm của bạn, và bạn sẽ đạt được sơ thiền. Năm chi thiền là:
1) Vitakka (tầm): đưa tâm áp sát vào tợ tướng của kasiṇa trắng.
2) Vicāra (tứ): duy trì sự áp sát của tâm ở tợ tướng của kasiṇa trắng.
3) Pīti (hỷ): thích, mếntợ tướng của kasiṇa trắng.
4) Sukha (lạc): an tịnh về tợ tướng của kasiṇa trắng.
5) Ekaggatā (Nhất hành): định của tâm nươngvào tợ tướng của kasiṇa trắng.
Các chi thiền cùng một lúc gọi là thiền. Theo cách đã mô tả trong Bài Thuyết về niệm hơi thở, tu tiến năm pháp thuần thục[138] của sơ thiền kasiṇa trắng, hơn nữa tu tiến nhị, tam, và tứ thiền, và cả những pháp thuần thục về chúng.
Tu Tiến Các Biến Xứ (Kasiṇa) Màu Còn Lại
Nếu bạn đã tu tiến thiền kasiṇa trắng lên đến tứ thiền bằng cách dùng màu trắng của một xương ngoại phần thì bạn cũng sẽ có khả năng tu tiến kasiṇa nâu, xanh hay đen bằng cách dùng tóc ngoại phần, kasiṇa vàng thì dùng mỡ hay nước tiểu ngoại phần, và kasiṇa đỏ thì dùng máu ngoại phần, v.v… bạn cũng có thể dùng những phần ấy trong chính thân của mình.
Khi bạn đã thành công, bạn có thể tu tiến các kasiṇa màu bằng cách dùng màu của cả những bông hoa, hay những cảnh ngoại phần khác. Tất cả những hoa xanh và nâu đang mời gọi, hấp dẫn bạn để tu tiến kasiṇa xanh. Tất cả những hoa vàng đang mời gọi, hấp dẫn bạn để tu tiến kasiṇa vàng. Tất cả những hoa đỏ đang mời gọi, hấp dẫn bạn để tu tiến kasiṇa đỏ. Tất cả những hoa trắng đang mời gọi, hấp dẫn bạn để tu tiến kasiṇa trắng. Như vậy, một người tu thiền thuần thục có thể dùng bất kể thứ gì vị ấy thấy để tu tiến định kasiṇa và quán, dù nó có sự sống hay không có sự sống, nội phần hay ngoại phần.
Theo Văn bản Pāḷi, đức Phật đã dạy mười kasiṇa. Chúng là bốn kasiṇa màu đã đề cập, cộng thêm sáu nữa: kasiṇa đất (paṭhavī), nước (āpo), lửa (tejo), gió (vāyo), ánh sáng (āloka), và hư không (ākāsa). [139]
Bây giờ, chúng ta hãy thảo luận làm sao để tu tiến sáu loại kasiṇa còn lại.
- Tu Tiến Biến Xứ Đất (Paṭhavīkasiṇa)
Để tu tiến kasiṇa đất, bạn cần phải tìm một miếng đất một màu, đó là hơi đỏ nâu như bầu trời vào lúc bình minh, và không có que, đá, hay lá. Rồi bằng một cái que hay một số dụng cụ khác, vẽ một vòng tròn đường kính khoảng một foot (= 0, 3048 m). Đó là cảnh đề mục thiền của bạn: một kasiṇa đất. Bạn cần phải chuyên chú vào nó, và niệm biết theo nó là ‘đất - đất’. Chuyên chú vào nó một thời gian với mắt của bạn mở, rồi nhắm mắt lại, và hình dung kasiṇa đất. Nếu không thể hình dung ấn tướng theo cách này thì bạn cần phải lập lại tứ thiền nương hơi thở-, hay kasiṇa trắng. Rồi dùng ánh sáng của định để nhìn vào kasiṇa đất. Khi bạn thấy ấn tướng của đất rõ ràng như thể bạn đang nhìn vào nó bằng mắt mở của bạn, và như vậy nó là một học tướng, bạn có thể đi và tu tiến nó ở một nơi nào đó khác.
Bạn không nên chuyên chú vào màu của ấn tướng đất, hay các trạng thái cứng, thô, v.v… của địa giới (paṭhavīdhātu), mà chỉ chuyên chú vào đất chế định. Tiếp tục tu tiến ở học tướng này cho đến khi nó trở nên trong sáng và rõ ràng, và là tợ tướng.
Kế đến, bạn cần phải mở rộng tợ tướng mỗi lần một chút, theo tất cả mười phương, và tu tiến thiền này lên đến tứ thiền.
- Tu Tiến Biến Xứ Nước (Āpokasiṇa)
Để tu tiến kasiṇa nước, bạn cần phải dùng một cái bát, cái xô hay cái giếng nước sạch và trong. Chuyên chú vào nước chế định là ‘nước - nước’ cho đến khi bạn được học tướng, rồi tu tiến nó như bạn đã làm kasiṇa đất.
- Tu Tiến Biến Xứ Lửa (Tejokasiṇa)
Để tu tiến kasiṇa lửa, bạn cần phải dùng một cây nến, một ánh lửa, hay bất cứ ngọn lửa nào khác bạn đã từng thấy. Nếu không thể hình dung nó thì bạn có thể làm một màn che có một lỗ tròn trên nó, đường kính khoảng một foot (= 0, 3048 m). Để màn che ở phía trước một ánh lửa củi hay rơm, để bạn chỉ thấy ngọn lửa qua lỗ tròn.
Phớt lờ, không để ý đến khói và củi hay rơm đang cháy, chuyên chú vào lửa chế định là ‘lửa - lửa’ cho đến khi bạn được học tướng, rồi tu tiến nó theo cách thông thường.
- Tu Tiến Biến Xứ Gió (Vāyokasiṇa)
Kasiṇa gió được tu tiến qua cảm Giác xúc chạm, hay quan sát. Bạn cần phải chuyên chú vào gió đi vào qua một cửa sổ hay cửa (ra vào), xúc chạm thân; hay nhìn thấy những lá hay cành cây chuyển động trong gió. Chuyên chú vào khái niệm chế định là ‘gió - gió’ cho đến khi bạn được học tướng. Bạn có thể quan sát thấy biết rõ theo ấn tướng của gió bằng việc lập lại tứ thiền bằng đề mục kasiṇa khác, và dùng ánh sáng của định để thấy sự lay động bên ngoài này. Học tướng có vẻ như hơi nước thoát khỏi cơm sữa nóng, nhưng tợ tướng thì bất động. Tu tiến ấn tướng theo cách thông thường.
- Tu Tiến Biến Xứ Ánh Sáng (Ālokakasiṇa)
Để tu tiến kasiṇa ánh sáng, bạn cần phải nhìn vào những tia sáng, chẳng hạn như những tia sáng ùa vào trong một phòng qua một chỗ nứt ở vách, và ngã trên sàn nhà hay như những tia sáng xuyên qua những khe lá của một cây và ngã trên mặt đất. Bạn cũng có thể nhìn lên qua những cành cây, vào lúc ánh sáng trong bầu trời ở trên. Nếu không thể hình dung nó thì bạn có thể để một cây nến hay đèn bên trong một nồi đất, và đặt cái nồi theo cách mà những tia sáng đi ra khỏi lỗ của cái nồi, và ngã trên tường. Chuyên chú vào vòng tròn ánh sáng trên tường là một pháp chế định, là ‘ánh sáng - ánh sáng’ cho đến khi bạn được học tướng, và kế đến tu tiến nó theo cách thông thường.
- Tu Tiến Biến Xứ Hư Không (Ākasakasiṇa)
Để tu tiến kasiṇa hư không, bạn cần phải nhìn vào hư không trong một ô cửa, cửa sổ, hay lỗ khoá. Nếu không thể hình dung nó thì bạn có thể làm một lỗ tròn trên một cái bảng, đường kính khoảng tám inches (= 20, 32 cm) đến một foot (= 30, 48 cm). Dựng cái bảng lên để bạn chỉ thấy bầu trời qua cái lỗ, không có cây hay những cảnh khác. Chuyên chú vào hư không bên trong vòng tròn ấy là một cảnh chế định, là ‘hư không - hư không’, và phát triển ấn tướng theo cách thông thường.
Tu Tiến Bốn Thiền Vô Sắc (A-rūpa jhāna)
Một khi bạn đã đạt được bốn thiền với mỗi trong mười kasiṇa, bạn có thể đi đến tu tiến bốn thiền vô sắc (arūpajhāna), ngoài ra còn gọi là bốn trạng thái vô sắc. Chúng là:
1) Không vô biên xứ (ākāsānañc-āyatana).
2) Thức vô biên xứ (viññāṇañc-āyatana).
3) Vô sở hữu xứ (ākiñcaññ-āyatana).
4) Phi tưởng phi phi tưởng xứ (neva-saññā-n-āsaññ-āyatana).
Bạn có thể tu tiến tất cả các kasiṇa ngoại trừ kasiṇa hư không. [140]
- Tu Tiến Không Vô Biên Xứ (Ākāsānañc-Āyatana)
Để tu tiến bốn thiền vô sắc, bạn cần phải ngẫm nghĩ những bất lợi về sắc trước tiên. Thân của nhân loại bị trợ tạo bởi tinh trùng và trứng của cha mẹ của bạn được gọi là thân bị tạo (karaja-kāya). Vì bạn có một thân bị trợ tạo nên bạn có thể bị tấn công bằng vũ khí như dao, giáo, mác, thương, và đạn, và cho đến bị chúng sanh đánh, đập, và hành hạ, gây đau khổ. Thân bị trợ tạo cũng phải chịu nhiều bệnh, chẳng hạn như về mắt, tai, và tim. Như vậy, bạn cần phải xem xét bằng trí rằng do bạn có một thân bị trợ tạo bằng sắc nên bạn phải chịu các loại khổ khác nhau, và rằng nếu bạn có thể thoát khỏi sắc ấy thì bạn cũng có thể thoát khỏi khổ.
Dù là tứ thiền sắc trội hơn sắc thân thô, nó vẫn còn nương vào sắc ấy. Vậy bạn cần phải vượt qua kasiṇa sắc màu. Sau khi xem xét điều này, và bây giờ không có mong muốn về phía kasiṇa sắc màu, bạn cần phải lập lại tứ thiền bằng một trong chín kasiṇa, [141] ví dụ kasiṇa đất, xuất khỏi thiền ấy, và nghĩ về những bất lợi của nó: nó nương vào sắc, mà bạn không còn mong muốn; nó có hỷ của tam thiền là pháp đối lập gần của nó; và nó thì thô hơn bốn thiền vô sắc. Nhưng bạn không cần phải nghĩ về những bất lợi của danh pháp (hai chi thiền) trong tứ thiền, bởi vì chúng giống như trong thiền vô sắc. Bây giờ không có mong muốn đối với tứ thiền sắc, bạn cũng cần phải nghĩ về những trạng thái an tịnh hơn của thiền vô sắc.
Kế đến, mở rộng ấn tướng của bạn đã chọn là của kasiṇa đất, để nó là vô biên, hay nhiều như bạn mong muốn, và thay thế kasiṇa sắc bằng hư không mà nó lấn át, bằng việc chuyên chú vào hư không là ‘hư không - hư không’ hay ‘hư không vô biên-hư không vô biên’. Cái còn lại là hư không vô biên mà kasiṇa đã lấn áttrước đây.
Nếu không thể làm như vậy thì bạn cần phải chuyên chú vào và quan sát theo hư không của một nơi trongấn tướng của kasiṇa đất, rồi chuyển sang mở rộng ấn tướng ấy đến vũ trụ vô tận. Do vậy, toàn bộ ấn tướng của kasiṇa đất được thay thế bởi hư không vô biên.
Tiếp tục chuyên chú vào ấn tướng của hư không vô biên, cho đến khi bạn đến thiền, rồi sang tu tiến năm pháp thuần thục. Đây là thiền vô sắc thứ nhất, ngoài ra còn được gọi là không vô biên xứ (ākāsānañc-āyatana).
- Tu Tiến Thức Vô Biên Xứ (Viññāṇañc-Āyatana)
Thiền vô sắc thứ hai, còn được gọi là ‘thức vô biên xứ’ (viññāṇañc-āyatana citta), có tâm không vô biên xứ (ākāsānañc-āyatana citta) làm cảnh của nó, tâm không vô biên có hư không vô biên là cảnh của nó.
Để tu tiến thức vô biên xứ, bạn cần phải nghĩ về những bất lợi của không vô biên xứ: nó có tứ thiền sắc là pháp đối lập gần của nó, và không an tịnh như thức vô biên xứ. Bây giờ không có mong muốn đối với không vô biên xứ, bạn cũng cần phải nghĩ về trạng thái an tịnh hơn nữa của thức vô biên xứ. Rồi chuyên chú nhiều lần vào tâm mà có hư không vô biên là cảnh của nó, và niệm biết theo nó là ‘thức vô biên - thức vô biên’ hay chỉ là ‘thức - thức’.
Tiếp tục chuyên chú vào ấn tướng của thức vô biên, cho đến khi bạn đạt đến thiền, rồi chuyển sang tu tiến năm pháp thuần thục. Đây là thiền vô sắc thứ hai, ngoài ra còn được gọi là thức vô biên xứ.
- Tu Tiến Vô Sở Hữu Xứ (Ākiñcaññ-Āyatana)
Thiền vô sắc thứ ba, còn được gọi là ‘vô sở hữu xứ’, không có thức (vô biên) làm cảnh của nó, là thức có hư không vô biên làm cảnh của nó, và tức là bản thân tâm ấy là cảnh của thức vô biên xứ.
Để tu tiến vô sở hữu xứ, bạn cần phải nghĩ về những bất lợi của thức vô biên xứ: nó có không vô biên xứ là pháp đối lập gần của nó và không an tịnh như vô sở hữu xứ. Bây giờ không có mong muốn đối với thức vô biên xứ, bạn cũng cần phải nghĩ về trạng thái an tịnh hơn nữa của vô sở hữu xứ. Rồi chuyển sang chuyên chú vào sự không có thức mà chỉ có hư không vô biên là cảnh của nó. Có hai tâm thiền: trước tiên tâm không vô biên xứ và kế đến là tâm thức vô biên xứ. Hai tâm không thể sanh ở một sát-na tâm. Khi tâm không vô biên xứ hiện diện thì tâm khác không thể hiện diện, và ngược lại. Như vậy, bạn lấy sự không có của tâm không vô biên xứ làm cảnh, và niệm biết theo nó là ‘vô sở hữu - vô sở hữu’ hay ‘không có chi cả - không có chi cả’.
Tiếp tục chuyên chú vào ấn tướng ấy, cho đến khi bạn đạt đến thiền, và tu tiến năm pháp thuần thục. Đây là thiền vô sắc thứ ba, ngoài ra còn được gọi là vô sở hữu xứ.
- Tu Tiến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ (Neva-saññā-n-āsaññ-āyatana)
Thiền vô sắc thứ tư còn được gọi là ‘phi tưởng phi phi tưởng xứ’. Đó là vì tưởng trong thiền này vô cùng tế. Nói tóm lại, tất cả danh pháp trong thiền này vô cùng tế; còn có phi thọ phi phi thọ, phi thức phi phi thức, phi xúc phi phi xúc v.v… Nhưng thiền được giải thích dưới dạng tưởng, và nó có tâm vô sở hữu xứ làm cảnh. [142]
Để tu tiến phi tưởng phi phi tưởng xứ, bạn cần phải nghĩ về những bất lợi của vô sở hữu xứ: nó có thức vô biên xứ là pháp đối lập gần của nó, và không an tịnh như phi tưởng phi phi tưởng xứ. Hơn nữa, tưởng là bệnh, là nhọt và là mũi tên. Bây giờ không có mong muốn đối với vô sở hữu xứ, bạn cũng cần phải nghĩ về trạng thái an tịnh hơn nữa của phi tưởng phi phi tưởng xứ. Rồi chuyển sang chuyên chú nhiều lần vào tâm vô sở hữu xứ là ‘an tịnh - an tịnh’. Tiếp tục chuyên chú vào ấn tướng ‘an tịnh - an tịnh’, cho đến khi bạn đạt đến thiền, và tu tiến năm pháp thuần thục. Đây là thiền vô sắc thứ tư, còn gọi là phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Hôm nay, chúng ta đã thảo luận về tu tiến mười biến xứ ra sao, và tám thiền chứng: bốn thiền sắc và bốn thiền vô sắc. Vào thời nói pháp kế, chúng ta sẽ thảo luận làm sao để tu tiến bốn Phạm trú (brahma-vihāra) từ, bi, tùy hỷ, và xả; và bốn thiền bảo hộ về từ, tùy niệm ân đức Phật, thiền bất tịnh và tùy niệm sự chết.
_____ () _____
VẤN -ĐÁP # 2
Vấn 2.1 Những người mới bắt đầu cần phải quân bình định-quyền và trí-quyền ra sao? Họ cần phải tu tiến trí trong niệm hơi thở ra sao?
Đáp 2.1 Chúng tôi đã nói về việc quân bình năm quyền ngay trong bài nói pháp đầu tiên rồi, nhưng chúng ta có thể tóm tắt những gì đã được nói. Việc quân bình không đến nỗi quan trọng đối với những người mới bắt đầu quân bình định và tuệ. Đây là vì họ chỉ là những người mới bắt đầu, và năm quyền của họ chưa được tu tiến. Vào lúc khởi đầu thiền, thường thường có nhiều điệu cử trong tâm. Cho nên, các quyền chưa vững chắc và hùng mạnh. Chỉ khi chúng được vững chắc và hùng mạnh thì chúng cần thiết phải quân bình. Nhưng nếu những người mới bắt đầu có thể quân bình các quyền vào giai đoạn bắt đầu rồi thì dĩ nhiên là tốt hơn rồi.
Ví dụ, bây giờ bạn đang tu tiến ānāpāna-sati; ānāpāna-sati là niệm hơi thở. Biết rõ hơi thở là trí (paññā). Thường nhớ, luôn biết theo hơi thở là niệm (sati). Nhất hành của tâm không buông mất hơi thở là định (samādhi). Cố gắng để trí biết hơi thở là tinh cần (vīriya). Có lòng tin rằng niệm hơi thở có thể đưa đến thiền là tín (saddhā).
Những người mới bắt đầu buộc phải cố gắng tu tiến các quyền vững chắc và hùng mạnh. Tín của họ vào niệm hơi thở buộc phải đủ mạnh. Sự cố gắng biết rõ ràng hơi thở của họ buộc phải đủ mạnh. Niệm thường nhớ hơi thở của họ buộc phải đủ mạnh. Định nương vào hơi thở của họ buộc phải đủ mạnh. Họ buộc phải nhận ra hơi thở rõ ràng. Họ buộc phải cố gắng để làm năm quyền của họ vững chắc và hùng mạnh, cũng như cố gắng để quân bình chúng. Nếu một quyền quá mức thì những quyền khác không thể thực hiện phận sự một cách đúng đắn.
Ví dụ, nếu tín quá vững chắc và hùng mạnh thì nó trợ sanh xúc cảm. Điều này có nghĩa rằng cần quyền không thể duy trì các danh pháp liên hợp ở hơi thở; niệm không thể được củng cố ở hơi thở; định quyền cũng vậy, không thể chuyên chú sâu ở hơi thở; và trí không thể biết hơi thở rõ ràng.
Ví dụ, khi cần quá mức, nó làm cho tâm không yên, như vậy các quyền khác trở nên yếu lần nữa, và không thể thực hiện phận sự một cách đúng đắn. Khi niệm yếu, bạn không thể làm bất cứ điều gì, bởi vì bạn không thể chuyên chú vào hơi thở, có thể sẽ làm cho rất ít hay không có cần cố gắng để nhận biết theo hơi thở, và có thể không có tín.
Bây giờ bạn đang tu tiến chỉ tịnh. Trong thiền chỉ tịnh, định vững chắc và hùng mạnh thì tốt, nhưng định quá mức trợ sanh sự lười biếng. Có sự lười biếng, các quyền khác lần nữa trở nên rất yếu, và không thể thực hiện phận sự một cách đúng đắn.
Vào giai đoạn này, trí rất mờ hay kém. Nó chỉ biết hơi thở tự nhiên. Như vậy đối với người mới bắt đầu mà đang tu tiến thiền chỉ tịnh, nó chỉ đủ để biết hơi thở rõ ràng. Khi học tướng hay tợ tướng xuất hiện, thì biết học tướng hay tợ tướng. Quá nhiều kiến thức chung ngoài những kiến thức này thì không tốt, như bạn luôn có thể thảo luận và phê bình. Nếu một người tu thiền thảo luận và phê bình niệm hơi thở quá nhiều thì chúng ta có thể nói trí của vị ấy quá mức, là pháp cũng làm cho các quyền khác yếu, và không thể thực hiện phận sự một cách đúng đắn.
Như vậy, dù là nó chưa thật sự có quyền lực, nó vẫn tốt đối với một người mới bắt đầu để quân bình năm quyền của vị ấy. Quân bình chúng ra sao? Chúng ta phải tu tiến bằng niệm và cần vững chắc và hùng mạnh để biết hơi thở rõ ràng, và chuyên chú vào hơi thở với lòng tin (saddhā).
Vấn 2.2 Sau khi đạt được tứ thiền, tại sao chúng ta không đi thẳng đến quan sát thấy biết rõ năm uẩn, bản chất vô thường, khổ não, và vô ngã của chúng, và đạt đến Nibbāna? Tại sao chúng ta cần phải tu tiến thiền nương ba mươi hai thân phần, bộ xương, kasiṇa trắng, bốn giới, sắc, danh, duyên sinh, và quán trước khi đạt đến Nibbāna?
Đáp 2.2 Đức Phật đã dạy phương pháp tu tiến pháp quán năm uẩn cho ba hạng người: những ai có tuệ nhanh, những người tuệ quán danh không rõ, và những người thích tu tiến pháp quán theo cách tóm tắt hơn.
Năm uẩn là chi? Sự khác nhau giữa năm uẩn và danh-sắc là chi? Bạn có biết câu trả lời hay chăng?
Trước khi trả lời câu hỏi thứ hai của bạn, chúng ta hãy thảo luận danh-sắc và năm uẩn. Có bốn sự thật siêu lý (paramatthasacca): tâm (cittā), sở hữu tâm (cetasi kā) tương ưng, sắc (rūpa), và Nibbāna.
Để đạt đến Nibbāna, thực tính siêu lý thứ tư, chúng ta buộc phải quán thấy bản chất vô thường, khổ não và vô ngã của ba sự thật trước đó, tức là, chúng ta buộc phải thấy:[143]
1) Tám mươi chín thứ tâm (thức - viññāṇa).
2) Năm mươi hai thứ sở hữu tâm tương ưng.
3) Hai mươi tám thứ sắc (rūpa). [144]
Tám mươi chín thứ tâm được gọi là thức uẩn (viññāṇa-kkhandha). Trong năm mươi hai sở hữu tâm tương ưng, thọ là thọ uẩn (vedanā-kkhandha); tưởng là tưởng uẩn (saññā-kkhandha); và năm mươi sở hữu tâm liên hợp còn lại là hành-uẩn (saṅkhāra-kkhandha). Thỉnh thoảng tâm và các sở hữu tâm liên hợp cùng một lúc được gọi là danh. Thỉnh thoảng chúng được xem là bốn uẩn, thọ-, tưởng-, hành- và thức uẩn, cùng là danh-uẩn (nāma-kkhandha). Sắc uẩn (rūpa-kkhandha) là hai mươi tám thứ sắc. Tâm, sở hữu tâm liên hợp và sắc cùng một lúc được gọi là danh-sắc (nāma-rūpa). Thỉnh thoảng chúng còn được gọi là năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, và thức. Những nguyên nhân của chúng cũng chỉ là danh-sắc.
Năm thủ-uẩn này là chư pháp khổ đế (dukkha-sacca-dhammā): Chư pháp (dhamma) thuộc Thánh đế về Khổ. Chúng cần phải được hiểu như vậy.
Trong ‘Mahā-nidāna’ sutta thuộc Dīghā-Nikāya, đức Phật giải thích:
Này Ānanda, pháp duyên sinh này có vẻ sâu sắc, và sâu xa. Và này Ānanda, do không có biết theo, do không thấu biết rõ chư pháp (dhamma) này, mà đời này đã thành một cuộn chỉ rối, một cuộn chỉ bị buộc gút, quấn vào nhau như rể trong một luống sậy, và không tìm ra lối thoát khỏi vòng luân hồi, có tình trạng tổn hại. [145]
Về phần lời tuyên bố này, các chú giải giải thích:
Không có ai, dù trong mơ, đã thoát khỏi vòng luân hồi đáng sợ, là thứ luôn tiêu diệt [chúng sanh] như sét đánh, trừ khi vị ấy đã cắt đứt bằng gươm của tuệ, đã mài thật sắc trên tảng đá định cao thượng, Bánh xe Hữu này [Duyên sinh], vốn không có chỗ đứng vì sự quá sâu xa và khó có được của nó do tính hỗn độn, rối rắm của nhiều phương pháp. [146]
Điều này có nghĩa rằng người tu thiền nào không biết, và đã không thấu biết rõ pháp Duyên sinh bởi các giai đoạn khác nhau của tuệ quán, không thể thoát khỏi vòng luân hồi.
Và trong ‘Tittha-Āyatana’ sutta thuộc Aṅguttara-Nikāya, điều này được đức Phật thuyết: [147]
Và này chư bhikkhu, Thánh đế về Nguyên nhân của khổ (Dukkha-Samudayaṃ Ariya-Saccaṃ) là chi?
[1] Do vô minh (avijjā), hành (saṅkhārā) [sanh];
[2] Do hành, thức (viññāṇa);
[3] Do thức, danh-sắc (nāma-rūpa);
[4] Do danh-sắc, sáu xứ (salāyatana);
[5] Do sáu xứ, xúc (phassa);
[6] Do xúc, thọ (vedanā);
[7] Do thọ, ái (taṇhā);
[8] Do ái, thủ (upādāna);
[9] Do thủ, hữu (bhava);
[10] Do hữu, sanh (jāti);
[11] Do sanh,
[12] lão và tử (jarā-maraṇa), sầu (soka), khóc (parideva), khổ (dukkha), ưu (domanassa) và ai oán (upāyāsā) sanh.
Đó là nguyên nhân của cả khối khổ này.
Này chư bhikkhu, đây được gọi là Thánh đế về Nguyên nhân của khổ (Idaṃvuccati, bhi kkhave, Dukkha-Samudayaṃ Ariya-Saccaṃ).
Đây cũng được gọi là duyên sinh. Và đức Phật nói duyên sinh là thánh đế về Nguyên nhân của khổ (Samudaya Sacca).
Thánh đế về Khổ, đó là năm thủ uẩn, và Thánh đế về Nguyên nhân của khổ, đó là duyên sinh, được gọi là hành (saṅkhārā). Chúng là cảnh của tuệ quán. Vào các giai đoạn khác nhau của tuệ quán bạn quán triệt, thấu biết rõ (paṭivijjhati) các hành là vô thường, khổ, và vô ngã. Không có biết và thấu biết rõ chúng, làm sao bạn có thể quán triệt, thấu biết rõ chúng rằng chúng vô thường v.v… ? Đó là lý do tại sao chúng tôi dạy quán có hệ thống.
Để trí biết sắc siêu lý, sắc thủ-uẩn, bạn buộc phải tu tiến thiền bốn-giới cho đến khi bạn thấy rằng sắc gồm có những hạt nhỏ mà chúng ta gọi là các nhóm sắc, và bạn cần phải thấy bốn giới trong những hạt nhỏ ấy. [148] Và bạn cần phải quan sát thấy biết rõ theo cả hai xứ và cảnh của nó cùng một lúc (cùng nhau). [149] Không có quan sát thấy biết rõ sắc theo cách này, thì bạn không thể quan sát theo danh, bốn danh thủ-uẩn. Đó là lý do tại sao chúng tôi dạy quan sát từng giai đoạn một.
Bây giờ câu hỏi thứ hai của bạn. Theo truyền thống Theravāda, có hai thứ đề mục thiền hay nghiệp xứ (kammaṭṭhāna): pārihāriya-kammaṭṭhāna và sabbatthaka-kammaṭṭhāna.
- Pārihāriya-kammaṭṭhāna (ưng dụng nghiệp xứ) là đề mục thiền mà qua đó mỗi người tu thiền tu tiến định để được dùng cho quán. Người tu thiền buộc phải luôn dùng đề mục thiền ấy làm nền tảng của vị ấy. Mặt khác,
- Sabbatthaka-kammaṭṭhāna (tất cả nghiệp xứ) là những đề mục thiền để được tu tiến bởi tất cả người tu thiền tương tự. [150] Chúng là bốn thiền bảo hộ:
1) Tu tiến pháp từ.
2) Tùy niệm ân đức Phật (Buddhānussati).
3) Tùy niệm sự chết (maraṇānussati).
4) Tu tiến bất tịnh (asubha-bhāvanā).
Vì vậy, dẫu cho một người tu thiền dùng niệm hơi thở làm pārihāriya-kammaṭṭhāna (ưng dụng nghiệp xứ) của vị ấy, vị ấy phải tu tiến bốn thiền bảo hộ trước khi tiếp tục qua quán. Đây là thủ tục chính thống.
Để tu tiến thiền nương từ-mettā đạt đến thiền, tốt hơn là nếu người tu thiền đã tu tiến thiền kasiṇa trắng lên đến tứ thiền rồi. Một ví dụ về điều này là năm trăm bhikkhu mà đức Phật đã dạy ‘Karaṇīya-mettā’ sutta. [151] Những bhikkhu ấy đã lão luyện trong mười biến xứ và đắc (samāpatti) tám thiền, đã tu tiến pháp quán lên đến Tuệ tiến thoái (sanh diệt) (udayabbayañāṇa), và đã đi vào rừng để thiền thêm nữa. Nhưng họ đã quay trở về gặp đức Phật, bởi vì chư thiên cư trú trong rừng đã làm phiền, quấy rầy và đã gieo rắc nỗi kinh hoàng cho chư bhikkhu. Đức Phật đã dạy chư bhikkhu ‘Karaṇīya-mettā’ sutta bằng một đề mục thiền và cả tụng hộ trì (paritta). Bởi vì một đề mục thiền là cho những ai đã đạt được thiền nương từ-mettā (mettājhāna) rồi, và đã phá vỡ những rào cản giữa các hạng người khác nhau. [152] ‘Karaṇīya-mettā’ sutta là chuyên về tu tiến pháp từ hơn, trong đó người tu tiến lên đến tam thiền bằng việc mở rộng lòng từ ra đến mười một hạng người bằng ý: ‘Sukhino vā khemino hontu, sabbe sattā bhavantu sukhitattā’ (Mong cho tất cả chúng sanh được an vui và hạnh phúc v.v… ). Kinh văn nói đức Phật đã biết năm trăm bhikkhu ấy có khả năng làm điều này rất dễ dàng, bởi vì họ đã lão luyện trong mười biến xứ rồi. Và thiền nương từ-mettā làm dễ hơn bằng thiền kasiṇa ra sao?
Trong Aṅguttara-Nikāya, đức Phật đã dạy về bốn kasiṇa màu, kasiṇa trắng là tốt nhất. [153] Kasiṇa trắng làm cho tâm của người tu thiền sáng và sáng ngời. Một tâm sáng và an tịnh thì tinh lương và hùng mạnh. Nếu một người tu thiền tu tiến thiền nương từ-mettā bằng một tâm sáng, không bị phiền não thì thường thường vị ấy đạt được thiền nương từ-mettā trong vòng một thời ngồi thiền. Như vậy, nếu người nhập vào tứ thiền kasiṇa trắng, và sau khi xuất khỏi nó, tu tiến thiền nương từ-mettā thì nó rất dễ để thành công.
Để đạt được tứ thiền kasiṇa trắng, một người tu thiền cần phải tu tiến thiền xương nội phần và ngoại phần trước tiên, bởi vì thiền này làm cho thiền kasiṇa trắng rất dễ. Cho nên, chúng tôi thường dạy người tu thiền tu tiến ba mươi hai thân phần, thiền xương và thiền kasiṇa trắng sau tứ thiền. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, hầu hết người tu thiền nói rằng tứ thiền kasiṇa trắng tốt hơn tứ thiền nương hơi thở, bởi vì nó trợ sanh một tâm sáng hơn, sáng ngời hơn và an tịnh hơn, cũng rất có ích cho việc tu tiến những đề mục thiền khác. Cho nên, chúng tôi thường dạy thiền kasiṇa trắng trước thiền nương từ-mettā.
Còn có một vấn đề chung cho những người mới bắt đầu. Bạn có thể đã tu tiến thiền nương từ-mettā. Bạn đã đạt được thiền-jhāna hay chăng? Trong tu tiến, nếu một người tu thiền muốn mở rộng lòng từ ra đến người nào đó có cùng giới tính thì trước tiên vị ấy cần phải lấy bộ mặt tươi cười, hớn hở của người ấy làm cảnh, rồi sang tu tiến pháp từ hướng về vị ấy với: ‘Mong cho người tốt này không bị khổ tâm, v.v…’ Với một người mới bắt đầu, bộ mặt tươi cười, hớn hở ấy rất nhanh biến mất. Vị ấy không thể tiếp tục thiền nương từ-mettā của vị ấy, bởi vì không có cảnh, và vì thế vị ấy không thể đạt được thiền nương từ-mettā hay bất cứ điều gì.
Nếu vị ấy dùng tứ thiền kasiṇa trắng, nó thì khác. Vị ấy xuất khỏi thiền, và khi vị ấy tu tiến pháp từ, rồi do có định trước, bộ mặt tươi cười, hớn hở sẽ không biến mất dần. Vị ấy có thể chuyên chú sâu vào hình ảnh ấy, và có thể đạt được lên đến tam thiền nương từ-mettā trong khoảng thời gian một thời ngồi thiền. Nếu vị ấy tu tiến có hệ thống đến phá vỡ những giới hạn giữa những hạng người khác nhau, ngay cả khi vị ấy có thể tu tiến mười một cách của Karaṇīya-Mettā’ sutta, và năm trăm hai mươi tám cách đã đề cập trong Paṭi sambhidā-Magga Văn bản Pāḷi. [154] Cũng vì lý do này, chúng tôi thường dạy thiền kasiṇa trắng trước thiền nương từ-mettā.
Bạn cũng có thể đã tu tiến tùy niệm ân đức Phật (Buddhānussati). Bạn đã đạt được cận định hay chăng? Khi những ai đã thành công trong thiền nương từ-mettā tu tiến tùy niệm ân đức Phật, họ có thể đi đến cận định trong khoảng thời gian một thời ngồi thiền, lần nữa vì có định trước. Thiền bất tịnh (asubha-bhāvanā) cũng trở nên dễ. Nếu một người tu thiền tu tiến thiền bất tịnh lên đến sơ thiền, rồi sang tùy niệm sự chết (maraṇānussati) thì vị ấy có thể thành công trong khoảng thời gian một thời ngồi thiền.
Đó là lý do tại sao chúng tôi dạy thiền kasiṇa trắng trước bốn thiền bảo hộ. Tuy nhiên, nếu một người tu thiền muốn đi thẳng đến quán, mà không tu tiến bốn thiền bảo hộ thì vị ấy có thể làm như vậy: tất nhiên là được.
Vấn 2.3 Sau khi đã quan sát thấy biết rõ theo sắc và danh pháp, tại sao người phải tu tiến pháp duyên sinh (paṭiccasamuppāda) phương pháp thứ nhất và thứ năm trước? Phương pháp thứ nhất và thứ năm là chi?[155]
Đáp 2.3 Theo truyền thống Theravāda, có bảy giai đoạn thanh tịnh (Visuddhi). Năm giai đoạn trước là:
1) Giới Thanh tịnh: đó là giới (sīla) về bốn loại:[156]
i) Giới thu thúc biệt biệt giải thoát (pātimokkhā-saṃvara-sīla).
ii) Giới thu thúc các quyền (indriya-saṃvara-sīla).
iii) Giới nuôi mạng-thanh tịnh (ājīva-pari suddhi-sīla).
iv) Giới quán tưởng thọ dụng vật dụng (paccaya-sanni ssita-sīla).
2) Tâm thanh tịnh (citta-Visuddhi): đó là cận định (upacāra-samādhi) và đắc (samāpatti) tám thiền: chuyên chú an chỉ định (appanā-samādhi). [157]
3) Kiến thanh tịnh (diṭṭhi-Visuddhi): đó là Tuệ chỉ định danh-sắc (nāma-rūpa-pariccheda-ñāṇa).
4) Đoạn nghi Thanh tịnh (kaṅkhā-vitaraṇa-Visuddhi): đó là Tuệ hiển duyên danh sắc (paccaya-pariggaha-ñāṇa), nói cách khác, thấy rõ duyên sinh (paṭicca-samuppāda).
5) Đạo và phi đạo tuệ kiến thanh tịnh (Magg-Āmagga-Ñāṇa-Dassana-Visuddhi): là Tuệ phổ thông (sammasana-ñāṇa) và Tuệ tiến thoái (sanh diệt) (udayabbayañāṇa), đó là bắt đầu quán.
Như vậy, trước khi quán có bốn thanh tịnh. Tại sao? Vipassanā (quán) là để quán triệt, thấu biết rõ (paṭivijjhati) bản chất vô thường, khổ não, và vô ngã của danh-sắc và các nguyên nhân của chúng. Không có biết theo danh-sắc và các nguyên nhân của chúng, làm sao chúng ta có thể quán triệt, thấu biết rõ chúng vô thường, khổ não, và vô ngã? Làm sao chúng ta có thể tu tiến pháp quán? Đó là chỉ sau khi chúng ta đã hoàn toàn quan sát thấy biết rõ theo danh-sắc và các nguyên nhân của chúng, đến mức đó chúng ta có thể tu tiến thiền quán.
Danh-sắc và nguyên nhân của chúng được gọi là hành (saṅkhārā). Chúng diệt ngay khi chúng sanh ra, đó là lý do tại sao chúng vô thường; chúng liên tục phải chịu việc sanh và diệt mất, đó là lý do tại sao chúng khổ; chúng không có ngã, hoặc không có bền vững và không thể phá huỷ được tính cốt lõi, đó là lý do tại sao chúng vô ngã.
Quán triệt, thấu biết rõ vô thường, khổ não, và vô ngã theo cách này là thật quán. Như vậy, trước khi quán, chúng tôi dạy người tu thiền quan sát thấy biết rõ theo danh, sắc và duyên sinh. Các chú giải giải thích nó như ‘aniccaṇti pañca-kkhandhā’[158]và ‘aniccanti khandha pañcakaṃ.’[159]Đó có nghĩa là ‘vô thường là năm uẩn.’ Nói cách khác, năm uẩn là danh-sắc và các nguyên nhân của chúng. Như vậy, thật quán đòi hỏi bạn thấu biết rõ năm uẩn, và các nguyên nhân và quả của chúng.
Đức Phật đã dạy theo tánh nết của người nghe Ngài, và đã dạy bốn cách quan sát thấy biết rõ duyên sinh. Trong Paṭi sambhidā-Magga, còn có cách khác nữa. [160] Cả thảy có năm cách. Những cách trước, đức Phật đã dạy là quan sát thấy biết rõ duyên sinh theo chiều thuận:
Avijjā-paccayā saṅkhārā, saṅkhārāpaccayā viññāṇaṃ, viññāṇapaccayā nāma-rūpaṃ, [v. v…]
Do có vô minh (avijjā), hành (saṅkhārā) [sanh]; Do có hành, thức (viññāṇaṃ) [sanh]; Do có thức, danh-sắc (nāma-rūpa) [sanh] [v.v… ]
Cách thứ nhất thì phổ biến trong Phật giáo Nguyên thủy (Theravāda Buddhi sm), nhưng có thể là rất khó cho những ai không có trí biết rõ về Vô tỷ pháp (Abhidhamma). Ngay cả người tu thiền có trí biết rõ về Abhidhamma đúng có thể có nhiều giới hạn.
Cách thứ năm đã dạy bởi đại đức Sāriputta, và đã ghi trong Paṭi sambhidāMagga Văn bản Pāḷi, dễ cho những người mới bắt đầu. Đó là quan sát thấy biết rõ theo năm nguyên nhân quá khứ đã trợ cho năm quả hiện tại, và năm nguyên nhân hiện tại ấy sẽ trợ sanh năm quả vị lai. Đây là nguyên lý chánh trong cách thứ năm. Nếu bạn muốn biết nó bằng thực nghiệm trực tiếp thì bạn cần phải tu tiến đến giai đoạn này.
Sau khi tu tiến cách thứ năm có hệ thống, bạn sẽ không có nhiều khó khăn trong tu tiến cách thứ nhất. Vì lý do này, chúng tôi dạy cách thứ năm trước cách thứ nhất. Chúng tôi dạy tất cả năm cách cho những người có thời gian, và muốn tu tiến thêm nữa. Nhưng dẫu cho đức Phật đã dạy duyên sinh theo tánh nết của người nghe Ngài, một cách là đủ để đạt đến Nibbāna. Tuy nhiên, bởi vì cách thứ nhất là phổ biến trong Phật giáo Theravāda nên chúng tôi dạy cả cách thứ năm và cách thứ nhất.
Một ngày nọ, đại đức Ānanda đã tu tiến duyên sinh theo tất cả bốn cách. Vào buổi tối, Ngài đã đi đến đức Phật và nói: Nó thật tuyệt diệu, thưa Thế tôn, pháp duyên sinh này thật tuyệt diệu, thật phi thường và sâu xa làm sao, thưa Thế tôn, và nó có vẻ sâu xa làm sao! Và nó có vẻ càng rõ ràng với con!
Đức Phật đã đáplại:[161]
Không nên nói như thế, Ānanda! không nên nói như thế, Ānanda!
Pháp duyên sinh này sâu xa (gambhīro), và có vẻ sâu xa (gambhīrāvabhāso).
Nó là do không biết theo (an-anubodhā), không hiểu ra, không thấu biết rõ sự thật này (a-ppaṭivedhā), mà thế gian đã trở nên như một cuộn chỉ rối, quấn vào nhau như một tổ chim, rối như tranh, không thể chế ngự ngoài các trạng thái khổ, khổ cảnh, thất bại, và vòng luân hồi.
Điều này có nghĩa rằng không có thấu biết duyên sinh, bằng tuệ biết theo (anubodhāñāṇa) và tuệ thấu biết rõ sự thật (paṭivedhañāṇa), người không thể thoát khỏi vòng luân hồi (saṃsāra), và bốn cõi khổ (apāya).
- Tuệ biết theo (tùy Giác trí - anubodhāñāṇa) là tuệ chỉ rõ, xác định danh-sắc (tuệ chỉ định danh sắc – nāmarūpaparicchedañāṇa), và tuệ thấy rõ nguyên nhân (tuệ hiển duyên - paccaya-pariggaha-ñāṇa).
- Tuệ thấu biết rõ sự thật (tuệ thông đạt - paṭivedhañāṇa) là tất cả những tuệ quán (vipassanā-ñāṇa).
Như vậy, không có thấu biết duyên sinh bằng Tuệ biết theo và Tuệ thấu biết rõ sự thật, thì người ta không thể đạt đến Nibbāna. Với đoạn trích dẫn này, chú giải nói rằng không có biết rõ theo duyên sinh thì không một ai có thể thoát khỏi vòng luân hồi, ngay cả trong mơ. [162]
_____ () _____
Bài Thuyết # 3: TU TIẾN THIỀN PHẠM TRÚ VÀ THIỀN BẢO HỘ
Hôm nay chúng ta hãy xem xét cách bạn tu tiến thiền nương bốn Phạm trú (cattāro brahmavihārā), và bốn thiền bảo hộ (catur-ārakkha-bhāvanā).
- Bốn pháp Phạm trú (Brahmavihāra) hay Vô lượng (appamaññā) là:
1) Từ (mettā); 2) Bi (karuṇā); 3) Tùy hỷ (muditā); 4) Xả (upekkhā).
- Bốn thiền bảo hộ là:
1) Từ (mettā);
2) Tùy niệm ân đức Phật (Buddhānussati);
3) Thiền bất tịnh (asubha-bhāvanā);
4) Tùy niệm sự chết (maraṇānussati).
* Bốn Phạm Trú (Cattāro brahmavihārā)
- Tu Tiến Từ (Mettā)
Hướng Dẫn
Để tu tiến từ Phạm trú, trước hết bạn cần hay biết rằng thiền này không nên được tu tiến hướng về một người thuộc giới tính đối lập (liṅga-vi sabhāga), hay một người đã chết (kālakata-puggala).
Người thuộc giới tính đối lập không nên được dùng làm cảnh đề mục, bởi vì ái luyến hướng về anh ấy hay cô ấy hầu như chắc chắn sẽ sanh. Tuy nhiên, sau khi bạn đã đạt được thiền, có thể tu tiến pháp từ hướng về giới tính đối lập tất cả cùng một lúc, chẳng hạn như: ‘Mong cho tất cả người nữ được an vui hạnh phúc.’ Một người đã chết không nên được dùng, bởi vì bạn không thể đạt được thiền nương từ-mettā bằng cách lấy một người đã chết làm cảnh.
Người mà bạn nên tu tiến pháp từ hướng về là:
1) Chính mình (atta).
2) Người thân ái (piya-puggala): người mà bạn thích và kính trọng.
3) Người trung dung (majjhatta-puggala): người mà bạn không quan tâm.
4) Người ghét, thù địch (verī-puggala).
Dù cho ở ngay lúc mới bắt đầu, bạn cần phải tu tiến pháp từ hướng về chỉ hai dạng người trước, chính mình và người mà bạn thích và kính trọng. Điều này có nghĩa rằng ở ngay lúc mới bắt đầu, bạn không nên tu tiến pháp từ hướng về những dạng người sau đây: người mà bạn không thích (appiya-puggala), người mà bạn rất thích và kính trọng (atippiyasahāyaka-puggala), người trung dung (majjhatta-puggala), và người mà bạn ghét (verī-puggala).
Người mà bạn không thích là người không làm điều có lợi cho bạn, hay đến những người mà bạn quan tâm. Người mà bạn ghét là một người làm điều có hại cho bạn, hay đến những người mà bạn quan tâm. Vào lúc mới bắt đầu, chúng khó để tu tiến pháp từ hướng về cả hai dạng người này, bởi vì sân (dosa) có thể sanh. Vào lúc khởi đầu cũng khó để tu tiến pháp từ hướng về một người trung dung. Trong trường hợp một người mà bạn rất kính trọng, bạn có thể bị quá dính mắc vào người ấy, và bị lấp đầy bằng sự quan tâm và sầu, và ngay cả khóc nếu bạn nghe điều gì đó đã xảy đến với anh ấy hay cô ấy. Như vậy, bốn người này không nên được dùng ngay lúc mới bắt đầu. Tuy nhiên, sau này, khi bạn đã đạt được thiền nương từ-mettā, bạn sẽ có khả năng tu tiến pháp từ hướng về họ.
Bạn không thể đạt được thiền bởi dùng chính mình làm cảnh dù là nếu bạn có tu tiến thiền ấy đến một trăm năm. Như vậy, tại sao bắt đầu bằng việc tu tiến pháp từ hướng về chính mình? Ngay cả không phải là để đạt được cận định, mà bởi vì khi bạn đã tu tiến pháp từ hướng về chính mình, với ý nghĩ: ‘Mong cho tôi được an vui hạnh phúc’, khi ấy là bạn có thể quán thấy chính mình với những người khác; để thấy rằng đúng như bạn muốn được an vui hạnh phúc, không muốn khổ, muốn sống lâu, và không muốn chết, tất cả những chúng sanh khác cũng muốn được an vui hạnh phúc, không muốn khổ, muốn sống lâu, và không muốn chết.
Như vậy, bạn có thể tu tiến một tâm mong muốn sự hạnh phúc và thành công của những chúng sanh khác. Theo lời của đức Phật:[163]
Sabbā di sā anuparigamma cetasā,
Nevajjhagā piyatara mattanā kvaci.
Evaṃ piyo puthu attā paresaṃ,
Tasmā na hiṃse paramattakāmo.
Việc tìm trong tất cả hướng bằng tâm, một người không thể tìm thấy bất cứ ai ở bất cứ nơi đâu mà yêu thương hơn chính mình. Theo cùng cách này, tất cả chúng sanh ở khắp các phương yêu thương chính họ hơn bất cứ ai khác, cho nên, người mong muốn sự hạnh phúc của chính mình thì không nên làm tổn hại người khác.
Như vậy, để nhận biết chính mình theo cách này với những người khác và làm cho tâm của bạn nhu mềm và có lòng tốt, không làm hại, thì bạn cần phải tu tiến pháp từ hướng về chính mình trước tiên bằng bốn ý nghĩ sau đây:
1) Mong cho tôi được thoát khỏi những nguy hiểm (ahaṃ avero homi).
2) Mong cho tôi được thoát khỏi khổ tâm (abyāpajjo homi).
3) Mong cho tôi được thoát khỏi khổ thân (anīgho homi).
4) Mong cho tôi được an vui và hạnh phúc (sukhī attānaṃ pariharāmi).
Nếu tâm của người nào nhu mềm và có lòng tốt, không làm hại, hiểu, và có sự thấu cảm đối với những người khác thì người ấy sẽ không gặp khó khăn trong việc tu tiến pháp từ hướng về người khác. Như vậy, điều quan trọng là pháp từ mà bạn đã phát triển hướng về chính mình sẽ được vững chắc và hùng mạnh. Một khi tâm của bạn đã trở nên nhu mềm và có lòng tốt, không làm hại, hiểu, và có sự thấu cảm đối với những chúng sanh khác, khi ấy bạn có thể bắt đầu tu tiến pháp từ hướng về họ.
Tu Tiến Pháp Từ (Mettā-bhāvanā) Hướng Về Từng Người
Nếu bạn đã đạt được tứ thiền nương hơi thở hay kasiṇa trắng thì bạn cần phải lập lại thiền ấy để ánh sáng được sáng ngời, sáng rực rỡ, và tỏa sáng. Với ánh sáng đặc biệt của tứ thiền kasiṇa trắng, nó thật sự rất dễ để tu tiến thiền nương từ-mettā. [164] Lý do là có định của tứ thiền, tâm được thanh tịnh, gột sạch tham, sân, si, và những phiền não khác. Sau khi đã xuất khỏi tứ thiền kasiṇa trắng, tâm dễ dạy, dễ uốn, dễ dùng, trong sạch, sáng ngời, sáng rực rỡ và tỏa sáng, và vì vậy, bạn sẽ có khả năng tu tiến pháp từ hùng mạnh và tốt nhất trong một thời gian rất ngắn.
Như vậy, với ánh sáng vững chắc và sáng ngời, bạn cần phải hướng tâm của bạn đến một người thân ái của mình có cùng giới tính, người mà bạn thích và tôn trọng: có thể là người thầy của bạn hay một người cùng tu thiền. Bạn sẽ thấy rằng ánh sáng truyền lan ra vòng quanh bạn theo tất cả phương, và bất cứ người nào bạn chọn làm cảnh xuất hiện. Khi ấy, bạn lấy một hình ảnh ngồi hoặc đứng của người ấy, và chọn một mà bạn thích nhất và làm bạn vui nhất. Cố gắng nhớ lại thời gian khi anh ấy hay cô ấy vui nhất mà bạn từng thấy, và chọn hình ảnh ấy. Làm cho nó xuất hiện ở phía trước bạn khoảng hai thước Anh: như vậy, bạn có thể thấy toàn thân. Khi bạn có thể thấy hình ảnh rõ ràng phía trước bạn, tu tiến pháp từ hướng về anh ấy hay cô ấy với bốn ý nghĩ:
1) Mong cho người tốt này được thoát khỏi hiểm nguy (ayaṃ sa-ppuri soavero hotu).
2) Mong cho người tốt này được thoát khỏi khổ tâm (ayaṃ sa-ppuri soabyāpajjo hotu).
3) Mong cho người tốt này được thoát khỏi khổ thân (ayaṃ sa-ppuri soanīgho hotu).
4) Mong cho người tốt này được an vui và hạnh phúc (ayaṃ sa-ppuri sosukhī attānaṃ pariharatu).
Mở rộng lòng từ ra hướng về người ấy bằng bốn cách nghĩ này ba hay bốn lần, rồi chuyển sang chọn một trong bốn cách mà bạn thích nhất, chẳng hạn như: ‘Mong cho người tốt này được thoát khỏi hiểm nguy’. Rồi, với một hình ảnh mới của người ấy, trong trường hợp này là thoát khỏi hiểm nguy, mở rộng lòng từ ra dùng ý nghĩ tương ứng, trong trường hợp: ‘Mong cho người tốt này được thoát khỏi hiểm nguy – mong cho người tốt này được thoát khỏi hiểm nguy’. Làm thật nhiều không biết bao nhiêu lần, cho đến khi tâm được an tịnh và dồn sự chú ý vững chắc hướng về phía cảnh, và bạn có thể quan sát thấy biết rõ các chi thiền. Khi ấy, tiếp tục tu tiến cho đến khi bạn đến nhị và tam thiền. Sau đó lấy mỗi trong ba cách nghĩ khác và tu tiến pháp từ lên đến tam thiền. Bạn cần phải có một hình ảnh thích hợp cho mỗi trong bốn cách nói, tức là, khi nghĩ ‘Mong cho người tốt này được thoát khỏi hiểm nguy’ thì bạn cần phải có một hình ảnh riêng của người ấy là thoát khỏi hiểm nguy; khi nghĩ ‘Mong cho người tốt này không bị khổ tâm’ thì bạn cần phải có hình ảnh khác, ảnh mà người thoát khỏi khổ tâm, và v.v...Theo cách này, bạn cần phải tu tiến ba thiền, và nhớ trong mỗi trường hợp tu tiến năm pháp thuần thục (vasī-bhāva).
Khi bạn đã thành công với một người mà bạn thích và kính trọng, làm lần nữa với người khác cùng giới tính với mình mà bạn thích và kính trọng. Cố gắng làm việc này với khoảng mười người dạng ấy, cho đến khi bạn có thể đi đến tam thiền dùng bất cứ người nào trong những người ấy. Vào giai đoạn này, bạn có thể chắc chắn đi tiếp đến người có cùng giới tính, mà rất thân với bạn (atippiyasahāyaka). Lấy khoảng mười người loại ấy, và tu tiến pháp từ hướng về từng người một, theo cùng cách, cho đến tam thiền.
Khi ấy, bạn cũng có thể lấy khoảng mười người có cùng giới tính với mình, người mà bạn không quan tâm đến, và theo cùng cách tu tiến pháp từ hướng về họ cho đến tam thiền.
Vào lúc bấy giờ, bạn sẽ đã thuần thục thiền nương từ-mettā đến mức mà bạn có thể, theo cùng cách, tu tiến nó hướng về mười người có cùng giới tính với mình mà bạn ghét. Nếu người là một dạng đại nhân như Giác hành giả (Bodhi satta) khi vị ấy còn là Mahākapi, khỉ chúa thì người không bao giờ ghét bất cứ ai đã làm hại vị ấy và bạn thật sự không ghét, mà cũng không xem thường bất cứ ai, khi ấy không tìm một người để dùng ở đây. Chỉ những ai có người mà họ ghét hay xem thường có thể tu tiến pháp từ hướng về dạng người đó.
Tu tiến pháp từ theo cách này, tức là, bằng việc tu tiến định lên đến tam thiền về phía mỗi hạng người, tăng dần từ một dạng lên dạng kế, từ dễ nhất lên khó hơn, bạn làm cho tâm của mình tăng thêm sự nhu mềm, có lòng tốt, không làm hại, dễ dạy, và dễ uốn, cho đến khi cuối cùng bạn có thể đạt được thiền ở bất cứ dạng nào trong bốn: những người mà bạn kính trọng, người rất thân với bạn, người mà bạn không quan tâm đến, và người mà bạn ghét.
Phá Vỡ Những Giới Hạn
Khi bạn tiếp tục tu tiến pháp từ như vậy, bạn sẽ thấy rằng lòng từ của bạn hướng về những người mà bạn thích và kính trọng, và những người rất thân với bạn, trở nên ngang nhau, và bạn có thể coi họ như là một, như chỉ là người mà bạn thích. Khi ấy bạn sẽ chỉ còn lại bốn dạng người này:
1) Chính mình.
2) Người mà bạn thích.
3) Người mà bạn không quan tâm đến.
4) Người mà bạn ghét.
Bạn sẽ cần phải tiếp tục tu tiến pháp từ hướng về bốn dạng người này, cho đến khi nó trở nên cân bằng nhau và không có sự khác biệt. Dù bạn không thể đạt được thiền nương từ-mettā có chính mình làm cảnh, nhưng bạn vẫn còn cần phải bao gồm chính mình để quân bình bốn dạng.
Để làm điều này, bạn cần phải lập lại tứ thiền nương hơi thở, hay thiền nương kasiṇa trắng. Với ánh sáng mạnh mẽ và sáng ngời, mở rộng lòng từ ra cho chính mình đến khoảng một phút hay thậm chí một vài giây; khi ấy hướng về một người mà bạn thích, kế đến một người mà bạn không quan tâm đến, rồi sang một người mà bạn ghét, mỗi một dạng lên đến tam thiền. Rồi lần nữa đến chính mình vắn tắt, nhưng ba dạng khác bây giờ mỗi dạng buộc phải là một người khác. Nhớ tu tiến chúng tuần tự với mỗi dạng người bằng bốn cách diễn đạt: ‘Mong cho người tốt này được thoát khỏi hiểm nguy’ v.v… mỗi dạng người, lên đến tam thiền.
Như vậy, mỗi lần bạn cần phải thay đổi từng dạng người trong ba dạng: một người mà bạn thích, một người mà bạn không quan tâm đến, và một người mà bạn ghét. Làm rất nhiều không biết bao nhiêu lần, với những nhóm bốn khác nhau, nhiều lần, để tâm của bạn liên tục tu tiến pháp từ không có sự gián đoạn, và không có sự khác biệt. Khi bạn có thể tu tiến thiền nương từ-mettā hướng về bất cứ dạng nào trong ba dạng người không có sự phân biệt khác nhau thì bạn đã đạt được điều mà được gọi là ‘phá vỡ những giới hạn’ (sīmā-sambheda). Với những giới hạn giữa các dạng và những cá thể đã phá vỡ, bạn sẽ có khả năng tu tiến thiền nương từ-mettā của mình thêm nữa, bằng việc nhận áp dụng cách dạy bởi đại đức Sāriputta; đã ghi trong Paṭi sambhidā-Magga. [165]
Hai Mươi Hai Loại Rải Mở Rộng Khắp (Pharaṇa)
Phương pháp trong Paṭi sambhidā-Magga gồm hai mươi hai loại để mở rộng lòng từ của một người: năm loại rải mở rộng khắp không giới hạn (anodhi so pharaṇā), bảy loại rải mở rộng có giới hạn (odhi so pharaṇā), và loại rải mở rộng khắp mười phương (di sā pharaṇā).
Năm loại rải mở rộng khắp không giới hạn (anodhi so pharaṇā) là:
1) tất cả chúng sanh (sabbe sattā).
2) tất cả chúng sanh có sự sống (sabbe pāṇā).
3) tất cả sanh chủng (sabbe bhūtā).
4) tất cả người (sabbe puggalā).
5) tất cả cá nhân liên quan thân thể (sabbe attabhāvapariyāpannā).
Bảy loại rải mở rộng có giới hạn (odhi so pharaṇā) là:
1) tất cả người nữ (sabbā itthiyo).
2) tất cả người nam (sabbe puri sā).
3) tất cả bậc Thánh (sabbe ariyā).
4) tất cả người không là bậc Thánh (sabbe an-ariyā).
5) tất cả chư thiên (sabbe devā).
6) tất cả chúng sanh nhân loại (sabbe manussā).
7) tất cả trong những người đọa xứ (sabbe vinipāti kā).
Loại rải mở rộng khắp mười phương (di sā pharaṇā) là:
1) ở phương Đông (puratthimāya di sāya).
2) ở phương Tây (pacchimāya di sāya).
3) ở phương Bắc (uttarāya di sāya).
4) ở phương Nam (dakkhiṇāya di sāya).
5) ở phương Đông Nam (puratthimāya anudi sāya).
6) ở phương Tây Bắc (pacchimāya anudi sāya).
7) ở phương Đông Bắc (uttarāya anudi sāya).
8) ở phương Tây Nam (dakkhiṇāya anudi sāya).
9) ở phương dưới (heṭṭhimāya di sāya).
10) ở phương trên (uparimāya di sāya).
Tu Tiến Loại Rải Mở Rộng Khắp Không Giới Hạn / Có Giới Hạn
Để tu tiến cách thiền nương từ-mettā này, bạn cần phải lập lại tứ thiền nương kasiṇa trắng như trước, và tu tiến pháp từ hướng về chính mình, một người mà bạn tôn trọng hay người thân với bạn, người mà bạn không quan tâm đến, và người mà bạn ghét, cho đến khi không có những giới hạn giữa họ và bạn.
Kế đến, dùng ánh sáng sáng ngời và sáng rực rỡ để thấy tất cả chúng sanh trong một khu vực lớn hết mức có thể xung quanh bạn, xung quanh tòa nhà hay tu viện. Một khi họ được rõ ràng, bạn có thể tu tiến pháp từ hướng về họ theo năm loại không giới hạn, và bảy loại có giới hạn: tất cả mười hai. Bạn cần phải rải lòng từ lan rộng khắp theo bốn cáchở mỗi loại:
1) Mong cho họ được thoát khỏi hiểm nguy,
2) Mong cho họ được thoát khỏi khổ tâm,
3) Mong cho họ được thoát khỏi khổ thân,
4) Mong cho họ được an vui và hạnh phúc.
‘Họ’ trong từng trường hợp một trong mười hai dạng của bạn, là tất cả chúng sanh, tất cả chư thiên, v.v… Như vậybạn sẽ rải lòng từ lan rộng khắp với tổng cộng 48 cách ((5+7) x 4 = 48).
Chúng sanh trong mỗi loại cần phải được thấy rõ ràng dưới ánh sáng của định và trí. Ví dụ, khi bạn rải mở rộng lòng từ ra đến tất cả người nữ, thì bạn cần phải thực sự thấy, dưới ánh sáng, người nữ trong khu vực đã xác định. Bạn cần phải thực sự thấy người nam, chư thiên, chúng sanh trong những cõi thấp v.v… , trong khu vực đã xác định. [166] Bạn buộc phải tu tiến mỗi loại lên đến tam thiền trước khi đi tiếp đến phần kế. Bạn cần phải tu tiến theo cách này cho đến khi bạn trở nên thành thạo trong việc rải lòng từ lan rộng khắp theo tất cả bốn mươi tám cách.
Một khi thành thạo, bạn cần phải mở rộng khu vực đã xác định đến gồm cả tu viện, cả làng, cả thị trấn, cả bang, cả quốc gia, cả thế gian, cả hệ mặt trời, cả ngân hà, và cả vũ trụ vô tận. Tu tiến mỗi trong những khu vực mở rộng theo bốn mươi tám cách lên đến tam thiền.
Một khi thành thạo, bạn có thể tiến lên loại mười phương.
Tu Tiến Loại Rải Mở Rộng Khắp Mười Phương
Loại rải lòng từ lan rộng khắp mười phương gồm bốn mươi tám loại đã thảo luận trước đây ở mỗi trong mười phương.
Bạn cần phải thấy tất cả chúng sanh trong toàn vũ trụ vô tận ở phía Đông của bạn, và mở rộng lòng từ ra đến họ theo bốn mươi tám cách. Kế đến làm giống như vậy ở phía Tây của bạn, và v.v… ở những phương khác.
Điều này đem lại một tổng số 480 cách để mở rộng lòng từ ra (10 x 48 = 480). Khi chúng ta cộng bốn mươi tám loại rải mở rộng ra đầu tiên, chúng ta được năm trăm hai mươi tám cách mở rộng lòng từ (480 + 48 = 528).
Một khi bạn thuần thục năm trăm hai mươi tám cách rải mở rộng lòng từ này, bạn sẽ thể nghiệm mười một lợi ích tu tiến pháp từ, mà đức Phật đã dạy trong Aṅguttara-Nikāya:[167]
Này chư bhikkhu, khi từ tâm giải thoát (mettācetovimutti) được trau dồi, được tu tiến, được luyện tập nhiều, trở thành cổ xe, trở thành nền tảng, củng cố, trở nên vững chắc, và nhận lấy một cách đúng đắn, mười một lợi ích có thể xảy ra. Mười một lợi ích ấy là chi?
[1] người ngủ trong sự dễ chịu;
[2] người thức trong sự dễ chịu; và
[3] người không mơ thấy ác mộng;
[4] người đáng mến với chúng sanh nhân loại;
[5] người đáng mến với phi nhân;
[6] chư thiên hộ trì;
[7] lửa, chất độc và vũ khí không làm ảnh hưởng đến người;
[8] tâm của họ dễ chuyên chú vào định;
[9] nước da của người trở nên sáng ngời;
[10] người chết không mê loạn; và
[11] nếu người không thông đạt cao hơn thì người sẽ được tái tục trong cõi Phạm thiên Brahma.
- Tu Tiến Bi (Karuṇā)
Một khi bạn đã tu tiến pháp từ đúng như đã mô tả, nó sẽ không khó để tu tiến bi. Để tu tiến bi Phạm trú, trước tiên bạn cần phải chọn một người còn sống cùng giới tính với mình mà đang khổ. Bạn cần phải khơi gợi lòng bi đối với anh ấy hay cô ấy bằng việc ngẫm nghĩ về sự khổ của anh ấy hay cô ấy.
Kế đến, lập lại tứ thiền nương kasiṇa trắng, để ánh sáng sáng ngời và rõ, và dùng ánh sáng để thấy người ấy, rồi chuyển sang tu tiến pháp từ lên đến tam thiền. Xuất khỏi thiền ấy, và phát triển lòng bi hướng về người đang khổ ấy với ý nghĩ: ‘Mong cho người tốt này được thoát khỏi khổ’ (ayaṃ sa-ppuri sodukkhā muccatu). Làm rất nhiều lần, nhiều không biết bao nhiêu lần, cho đến khi bạn đạt được sơ, nhị, và tam thiền, và năm pháp thuần thục của mỗi thiền. Sau đó, bạn cần phải tu tiến bi như bạn đã tu tiến pháp từ, tức là, hướng về chính mình, hướng về người mà bạn thích, người mà bạn không quan tâm đến, và người mà bạn ghét: và với ba dạng người ấy, bạn tu tiến bi lên đến tam thiền, cho đến khi những giới hạn đã bị phá vỡ.
Để tu tiến bi hướng về chúng sanh, người mà không khổ theo bất cứ cách nào cụ thể, bạn cần phải nghĩ thực tế là tất cả chúng sanh khờ khạo, không tỉnh thức thì rất có thể phải nếm những quả của ác hạnh mà họ đã thực hiện khi lang thang suốt vòng luân hồi: cho nên, tất cả những chúng sanh không tỉnh thức thì rất có thể bị tái tục trong những cõi thấp. Hơn nữa, mọi chúng sanh xứng đáng với lòng bi, bởi vì họ không thoát khỏi khổ về lão, bệnh, và tử.
Sau khi nghĩ như vậy, ở đây, bạn cũng cần phải tu tiến bi như bạn đã tu tiến pháp từ: hướng về chính mình và ba dạng người được làm: và với ba dạng người ấy, bạn tu tiến bi lên đến tam thiền, cho đến khi những giới hạn đã được phá vỡ.
Sau đó, bạn cần phải tu tiến bi trong cùng một trăm ba mươi hai cách mà bạn đã tu tiến pháp từ, ấy là: năm loại không giới hạn, bảy loại có giới hạn, và loại một trăm hai mươi phương (5 + 7 + (10 x 12) = 132).
- Tu Tiến Tùy Hỷ (Muditā)
Để tu tiến tùy hỷ Phạm trú, bạn cần phải chọn một người còn sống, cùng giới tính với mình, mà an vui và hạnh phúc, nhìn thấy người làm cho bạn an vui và hạnh phúc, và người mà bạn rất mến và thân thiện.
Kế đến lập lại tứ thiền nương kasiṇa trắng, để ánh sáng sáng ngời và rõ, và dùng ánh sáng để thấy người ấy, rồi chuyển sang tu tiến tam thiền nương từ-mettā. Xuất khỏi thiền ấy và tu tiến thiền nương bi-karuṇā. Xuất khỏi thiền ấy, và tu tiến tùy hỷ hướng về người an vui và hạnh phúc với ý nghĩ: ‘Mong cho người tốt này không bị mất đi sự thành đạt mà vị ấy đã được,’ (ayaṃ sa-ppuri soyathā-laddha-sampattito mā-vigacchatu). Làm rất nhiều lần, nhiều không biết bao nhiêu lần, cho đến khi bạn đạt được sơ, nhị và tam thiền, và năm pháp thuần thục về mỗi thiền.
Kế đến tu tiến thiền tùy hỷ hướng về chính mình và ba loại người thường dùng: và với ba người ấy, bạn tu tiến tùy hỷ lên đến tam thiền, cho đến khi những giới hạn đã bị phá vỡ. Cuối cùng tu tiến tùy hỷ hướng về tất cả chúng sanh trong vũ trụ vô tận trong một trăm ba mươi hai cách.
- Tu Tiến Xả (Upekkhā)
Để tu tiến xả Phạm trú, trước tiên bạn cần phải lập lại tứ thiền nương kasiṇa trắng. Kế đến chọn một người còn sống, cùng giới tính với mình, hướng về người mà bạn không quan tâm đến, và tu tiến pháp từ, bi, và tùy hỷ, mỗi pháp lên đến tam thiền. Rồi xuất khỏi tam thiền và nghĩ về những bất lợi của ba Phạm trú ấy, đó là gần gũi đến cảm Giác ưa thích của họ, đến thích và không thích, và đến hoan hỷ và mừng. Sau đấy nghĩ về tứ thiền nương vào xả thì an tịnh. Rồi tu tiến xả hướng về một người mà bạn không quan tâm đến với ý nghĩ: ‘Người tốt này là chủ của nghiệp của chính vị ấy (ayaṃ sa-ppuri so-kamma-ssako)’. Làm thật nhiều lần, nhiều không biết bao nhiêu lần, cho đến khi bạn đạt được tứ thiền và năm pháp thuần thục của thiền ấy. Với sự trợ giúp của tam thiền nương từ-mettā, bi, và tùy hỷ, nó sẽ không mất nhiều thời gian để tu tiến tứ thiền nương xả-upekkhā. Sau đấy phát triển nó hướng về một người mà bạn tôn trọng hay người thân với bạn, một người rất thân với bạn, và người mà bạn ghét. Kế đến lần nữa hướng về chính mình, một người mà bạn tôn trọng hay người thân với bạn, người mà bạn không quan tâm đến, và người mà bạn ghét, cho đến khi bạn đã phá vỡ những giới hạn giữa các bạn. Cuối cùng tu tiến xả hướng về tất cả chúng sanh trong vũ trụ vô tận đã đề cập trước trong một trăm ba mươi hai cách.
Đến đây hoàn thành việc tu tiến về bốn Phạm trú.
* Bốn Thiền Bảo Hộ (Catur-ārakkha-bhāvanā)
Bốn đề mục thiền nương từ-mettā, tùy niệm ân đức Phật, bất tịnh và tùy niệm sự chết được gọi là ‘Bốn pháp Bảo hộ’, hay ‘Bốn thiền bảo hộ’. Đây bởi vì những pháp này bảo vệ, bảo hộ người tu thiền khỏi những hiểm nguy khác nhau. Vì lý do này, các thiền này đáng để học và tu tiến chúng trước khi tiến lên thiền quán (vipassanā). Chúng ta đã thảo luận cách để tu tiến pháp từ rồi, nên bây giờ chúng ta chỉ cần thảo luận cách để tu tiến ba thiền bảo hộ kia. Chúng ta hãy bắt đầu với Tùy niệm ân đức Phật.
- Tu Tiến Tùy Niệm Ân Đức Phật (Buddhānussati)
Tùy niệm ân đức Phật (Buddhānussati) có thể được tu tiến bằng việc nhìn vào chín ân đức Phật, dùng một phương pháp mà Ngài thường nêu trong sutta:[168]
Itipi soBhagavā (Thế tôn như là):
[1] Arahaṃ
[2] Sammā-Sambuddho
[3] Vijjā-Caraṇa-Sampanno
[4] Sugato
[5] Loka-vidū
[6] Anuttaro Puri sadamma-Sārathi
[7] Satthā Deva-Manussānaṃ
[8] Buddho
[9] Bhagavā’ti.
Những ân đức này có thể được giải thích là:
1) Như lai, bậc đã tuyệt trừ, xa lìa tất cả phiền não, là một bậc xứng đáng được cung dưỡng: Ứng cúng (Arahaṃ).
2) Ngài đã tự hoàn toàn Giác ngộ một cách chơn chánh: Chánh tự Giác (Sammā-Sambuddho)
3) Ngài đã trọn đầy trí và hạnh: Minh hạnh túc (Vijjā-Caraṇa-Sampanno).
4) Ngài chỉ nói những gì lợi ích và sự thật: Thiện thệ (Sugato).
5) Ngài thông suốt đời, thế gian: Thế gian giải (Loka-vidū).
6) Ngài là người điều phục người đáng điều phục không ai sánh bằng: Vô thượng sĩ điều ngự trượng phu (Anuttaro Puri sadamma-Sārathi).
7) Ngài là thầy của chư thiên và chúng sanh nhân loại: Thiên nhân sư (Satthā Deva-Manussānaṃ).
8) Ngài là một bậc Giác ngộ: Phật (Buddho).
9) Ngài có phước thắng lợi của những thiện hạnh trước: Thế tôn (Bhagavā).
Chúng ta hãy thảo luận cách tu tiến định với ân đức đầu tiên, chẳng hạn như, Ứng cúng. Theo Visuddhi-Magga, từ Pāḷi Arahaṃ có năm nghĩa:
1) Vì vị ấy đã hoàn toàn tuyệt trừ, không còn dư sót, tất cả những phiền não và những thói quen, nết quen vốn có, và do đó đã tạo khoảng cách chính Ngài đối với chúng, đức Phật là một bậc Ứng cúng: Arahaṃ.
2) Vì Ngài đã đoạn trừ tất cả phiền não bằng gươm của Đạo Ứng cúng, nên đức Phật là một bậc Ứng cúng: Arahaṃ.
3) Vì Ngài đã làm gãy và đã phá vỡ các căm của bánh xe duyên sinh, dẫn dắt bởi vô minh và ái nên đức Phật là một bậc Ứng cúng: Arahaṃ.
4) Vì giới, định, và tuệ của Ngài vô song, đức Phật nhận được sự tôn kính cao nhất bởi chư Phạm thiên (brahmā), chư thiên, và nhân loại, nên là một bậc Ứng cúng: Arahaṃ.
5) Vì ngay cả khi trong chỗ khuất và không thấy, Ngài không làm bất cứ việc ác nào bằng thân, khẩu, hay ý nên đức Phật là một bậc Ứng cúng: Arahaṃ.
Để tu tiến thiền này, bạn cần phải học thuộc lòng, ghi nhớ năm nghĩa này đủ rõ để đọc lại chúng. Khi ấy lập lại tứ thiền nương hơi thở, hay nương kasiṇa trắng, để ánh sáng sáng ngời và rõ. Khi ấy dùng ánh sáng để hình dung một ảnh đức Phật mà bạn nhớ, thích, và tôn kính. Khi đã rõ, xem hình ảnh như đức Phật thật và chuyên chú vào đó như vậy.
Nếu bạn đủ may mắn từng gặp đức Phật trong kiếp sống quá khứ thì hình ảnh của Ngài có thể tái hiện. Nếu như vậy thì bạn cũng cần phải chuyên chú vào ân đức Phật; không chỉ hình ảnh của Ngài. Nếu hình ảnh của đức Phật thật không xuất hiện thì trước tiên xem ảnh để hình dung là đức Phật thật, rồi chuyển sang niệm theo những ân đức của Ngài. Bạn có thể chọn nghĩa Ứng cúng mà bạn thích nhất, lấy ý nghĩa làm cảnh, và niệm theo nó nhiều lần là ‘Arahaṃ-Arahaṃ’.
Khi định của bạn tu tiến trở nên mạnh mẽ hơn, hình ảnh của đức Phật sẽ biến mất, và bạn sẽ chỉ còn lại Định nương vào ân đức đã chọn. Tiếp tục chuyên chú vào ân đức ấy cho đến khi các chi thiền sanh, dẫu cho bạn chỉ có thể đạt được cận-định (upacāra-samādhi) với đề mục thiền này. Bạn cũng có thể chuyên chú vào những ân đức Phật còn lại.
- Tu Tiến Thiền Bất Tịnh (Asubha-bhāvanā)
Thiền bảo hộ thứ hai là thiền bất tịnh (asubha-bhāvanā) về một tử thi. Để tu tiến thiền này, bạn cần phải lập lại tứ thiền nương hơi thở hay kasiṇa trắng, để ánh sáng sáng ngời và rõ. Khi ấy dùng ánh sáng để hình dung tử thi có cùng giới tính với mình là kinh tởm mà bạn nhớ thấy. Dùng ánh sáng để thấy tử thi đúng như thật khi bạn thật sự đã thấy nó trong quá khứ. Khi nó rõ ràng, làm cho nó xuất hiện sự ghê tởm hết mức có thể. Chuyên chú ở đấy, và niệm biết theo nó như: ‘ghê tởm - ghê tởm’ (paṭi kkūla, paṭi kkūla). [169] Chuyên chú ở cảnh bất tịnh của tử thi cho đến khi học tướng trở thành tợ tướng. Học tướng là hình ảnh của tử thi như bạn thật sự đã thấy nó trong quá khứ, và là một cảnh tượng ghê tởm, dễ sợ, và kinh khủng, nhưng tợ tướng thì như một người người nam có tứ chi vạm vỡ, nằm xuống sau khi đã ăn no. Tiếp tục chuyên chú vào ấn tướng ấy, cho đến khi bạn đến sơ thiền, rồi sang tu tiến năm pháp thuần thục.
- Tu Tiến Tuỳ Niệm Sự Chết (Maraṇānussati)
Thiền bảo hộ thứ ba là niệm theo sự chết. Theo ‘Mahā-sati-paṭṭhāna’ sutta[170]và Visuddhi-magga, [171] thêm vào niệm theo sự chết có thể được tu tiến bằng cách dùng một tử thi bạn từng thấy, nhớ tới. Vì thế, bạn cần phải lập lại sơ thiền với sự bất tịnh của một tử thi, và với tử thi ngoại phần làm cảnh, suy nghĩ về: ‘Thân này của ta cũng là một thực tướng vào đến tử. Thật vậy, nó sẽ tử như chính tử thi này. Nó không thể tránh khỏi trở thành như vậy.’ Bằng việc giữ tâm chuyên chú vào và biết rõ về sự chết của chính mình, bạn cũng sẽ thấy cảm Giác cấp bách (saṃvega) tiến triển. Với trí (paññā) ấy, bạn hầu như chắc chắn sẽ thấy chính thân của bạn là một tử thi ghê tởm. Nhận biết rằng mạng quyền có trong hình ảnh ấy bị cắt dứt, bạn cần phải chuyên chú vào sự vắng mặt của mạng quyền bằng một trong những ý nghĩ sau:
1) Sự tử của ta là chắc chắn (maraṇaṃ me dhuvaṃ); sinh mạng của ta thì không chắc (jīvitaṃ me a-dhuvaṃ).
2) Ta nhất định sẽ tử (maraṇaṃ me bhavi ssati).
3) Sinh mạng của ta sẽ kết thúc bằng sự tử (maraṇaṃ-pariyosānaṃ me jīvitaṃ).
4) Tử - tử (maraṇaṃ - maraṇaṃ).
Chọn một và niệm biết theo nó bằng bất cứ ngôn ngữ nào. Tiếp tục chuyên chú vào hình ảnh tử thi của chính mình không có mạng quyền, cho đến khi các chi thiền sanh, dẫu cho bạn chỉ có thể đạt được cận định với đề mục thiền này.
Sơ Lược
Như đã đề cập trước, bốn đề mục thiền nương từ-mettā, niệm theo ân đức Phật, bất tịnh, và niệm theo sự chết được gọi là bốn Pháp bảo hộ, hay bốn Thiền bảo hộ, bởi vì chúng bảo vệ, bảo hộ người tu thiền khỏi những hiểm nguy khác nhau.
Trong ‘Meghiya’ sutta thuộc Khuddaka-Nikāya có nói:[172]
- A-subhā bhāvetabbā rāgassa pahānāya;
- mettā bhāvetabbā byāpādassa pahānāya;
- ānāpānassatibhāvetabbā vitakk-upacchedāya.
- Để tiêu trừ ái, thiền nương sự bất tịnh cần phải được tu tiến;
- để tiêu trừ sân độc, lòng từ cần phải được tu tiến;
- niệm hơi thở cần phải được tu tiến để cắt đứt ý nghĩ lan man.
Theo sutta này, thiền bất tịnh (asubha-bhāvanā) là vũ khí tốt nhất để loại trừ ái. Nếu bạn lấy một tử thi làm cảnh, và thấy nó là ghê tởm thì nó được gọi là ‘sự bất tịnh của một thân vô thức không có sự sống’ (a-viññāṇaka asubha). Lấy ba mươi hai thân phần của một chúng sanh, và thấy chúng là ghê tởm (như đã dạy trong ‘Girimānanda’ sutta thuộc Aṅguttara Nikāya[173]) được gọi là ‘sự bất tịnh của một thân có sự sống’ (sa-viññāṇaka asubha). Cả hai hình thể này của thiền bất tịnh là vũ khí để loại trừ ái.
Vũ khí tốt nhất để loại trừ sân độc là tu tiến pháp từ, và để loại trừ ý nghĩ lan man thì niệm hơi thở là vũ khí tốt nhất.
Hơn nữa, khi tín hay lòng tin vào thiền giảm bớt, và tâm trì độn, thành u ám, vũ khí tốt nhất là tu tiến niệm theo ân đức Phật. Khi cảm Giác cấp bách đang thiếu, và bạn bị chán với việc cố gắng trong thiền, vũ khí tốt nhất là niệm theo sự chết.
Hôm nay, chúng ta đã thảo luận ‘Cách tu tiến bốn Phạm trú và bốn Thiền bảo hộ’. Ở Bài Thuyết kế, chúng ta sẽ thảo luận về ‘Cách tu tiến thiền quán’, bắt đầu với thiền xác định bốn-giới (4 sắc đại chủng), và các thứ sắc khác nhau.
(Những Lợi Ích Của Thiền chỉ Tịnh - Samatha)
Trước khi kết thúc, chúng tôi muốn thảo luận ngắn gọn sự liên quan giữa thiền chỉ tịnh và thiền quán.
Trong ‘Samādhi’ sutta thuộc ‘Khandha-Vagga’ trong ‘Saṃyutta-Nikāya’, đức Phật có dạy:[174]
Này chư bhikkhu, tu tiến định, đã vào định, này chư bhikkhu, một bhikkhu biết rõ đúng theo sự thật bản nhiên (yathā-bhūtaṃ pajānāti). Và pháp chi là đúng theo sự thật mà vị ấy biết rõ?
[1] sự sinh khởi (udaya) và diệt mất (-bbaya, -vyaya) của sắc;
[2] sự sinh khởi và diệt mất của thọ;
[3] sự sinh khởi và diệt mất của tưởng;
[4] sự sinh khởi và diệt mất của hành;
[5] sự sinh khởi và diệt mất của thức.
Cho nên, một bhikkhu là người được vào định biết rõ năm uẩn và các nguyên nhân của chúng, và việc sinh khởi và diệt mất của chúng. Vị ấy thấy rõ ràng rằng vì có sự sanh của các nguyên nhân của chúng cho nên năm uẩn sanh, và vì có sự hoàn toàn diệt dứt của các nguyên nhân của chúng, cho nên năm uẩn cũng hoàn toàn diệt.
Pháp chỉ tịnh mà chúng ta đã thảo luận trong hai Bài Thuyết trước và hôm nay trợ sanh định mạnh mẽ. Ánh sáng của định này (ánh sáng của tuệ) cốt để cho bạn thấy danh-sắc siêu lý để quan sát. Với định sâu, vững chắc và hùng mạnh ấy, bạn có thể thấy rõ ràng bản chất vô thường, khổ não, và vô ngã của danh-sắc và các nguyên nhân của chúng. Sự rõ ràng này là một lợi ích lớn đến từ thiền chỉ tịnh.
Thiền chỉ tịnh còn cho bạn một nơi nghỉ. Có nhiều pháp để quan sát thấy biết rõ trong thiền quán và sự mệt mỏi có thể xảy ra. Trong trường hợp ấy, bạn có thể trú một trong những tầng thiền trong một thời gian dài. Sự nghỉ ngơi ấy làm tỉnh táo tâm của bạn, sau đó bạn có thể trở lại quán. Mỗi khi sự mệt mỏi xảy ra, bạn có thể nhập vào thiền lần nữa để nghỉ ngơi.
Nó là điều tốt để nhớ tới những lợi ích này của pháp chỉ tịnh, khi trong Bài Thuyết sau chúng ta sẽ thảo luận về thiền quán.
_____ () _____
VẤN -ĐÁP # 3
Vấn 3.1 Trong niệm hơi thở, có chuẩn bị tướng (pari kamma-nimitta), học tướng (uggaha-nimitta), và tợ tướng (paṭibhāga-nimitta). Chuẩn bị tướng là chi? Chuẩn bị tướng luôn xám phải chăng? Sự khác nhau giữa chuẩn bị tướng và học tướng là chi?
Đáp 3.1 Trong niệm hơi thở, có ba loại ấn tướng, ba loại định và ba loại bhāvanā (thiền hay tu tiến).
Ba loại ấn tướng (nimitta) là:
1) chuẩn bị tướng (pari kamma-nimitta)
2) học tướng (uggaha-nimitta)
3) tợ tướng (paṭibhāga-nimitta)
Ba loại định (samādhi) là:
1) chuẩn bị định (pari kamma-samādhi): thỉnh thoảng nó được gọi là sát-na định (khaṇi ka samādhi).
2) cận định (upacāra-samādhi)
3) an chỉ định (appanā-samādhi): nó còn được gọi là thiền định: tám thiền chứng. [175]
Ba loại tu tiến hay thiền (bhāvanā) là:
1) chuẩn bị tu tiến (pari kamma-bhāvanā)
2) cận hành tu tiến (upacāra-bhāvanā)
3) chuyên chú, an chỉ tu tiến (appanā-bhāvanā)
Cảnh của chuẩn bị định có thể là chuẩn bị tướng, học tướng, và đôi khi là tợ tướng. Chuẩn bị thiền thì giống như chuẩn bị định.
Cận định thật, và cận thiền thật thì rất gần với an chỉ định hay thiền; đây là lý do tại sao chúng được gọi là ‘cận’. Nhưng thỉnh thoảng định sâu và mạnh mẽ trước định an chỉ, có tợ tướng làm cảnh, như một phép ẩn dụ còn được gọi là ‘cận định’ hay ‘cận thiền’. [176] Khi chuẩn bị định, hay sát-na định, được phát triển đầy đủ thì nó đưa đến cận định. Khi cận định được phát triển đầy đủ thì nó đưa đến một an chỉ định hay thiền.
Chúng ta đã thảo luận về ấn tướng trong những Bài Thuyết trước rồi. Như đã đề cập, có ba loại ấn tướng: chuẩn bị tướng, học tướng, và tợ tướng.
1) Chuẩn bị tướng (pari kamma-nimitta): hơi thở tự nhiên là một ấn tướng. Điểm xúc chạm cũng là một ấn tướng. Ở đây, ấn tướng là đối tượng của sự chuyên chú. Chú giải nói tướng lỗ mũi (nāsi ka-nimitta), và tướng môi trên (mukhanimitta) là chuẩn bị tướng đối với những người mới bắt đầu. Khi định mạnh hơn một chút, một khói xám thường xuất hiện đâu đó chung quanh gần lỗ mũi. Khói xám này cũng là chuẩn bị tướng. Nó cũng có thể có màu khác. Định và thiền ở giai đoạn chuẩn bị tướng là chuẩn bị.
2) Học tướng (uggaha-nimitta): Khi chuẩn bị định tăng thêm về sức mạnh và năng lực, khói xám thường thay đổi sang trắng: trắng như bông gòn. Nhưng nó có thể trở thành màu khác, vì sự thay đổi ở tưởng. [177] Khi tưởng thay đổi, màu và hình dạng của ấn tướng cũng có thể thay đổi. Nếu màu và hình dạng hay thay đổi thì định sẽ dần suy giảm. Đây là vì mỗi khi tưởng của người tu thiền thay đổi, bằng cách ấy, cảnh của vị ấy cũng thay đổi, đó có nghĩa là vị ấy có những cảnh khác nhau. Như vậy, người tu thiền cần phải không để ý đến màu và hình dạng của ấn tướng. Vị ấy cần phải chuyên chú vào nó chỉ là một tướng hơi thở (ānāpāna-nimitta). Định và thiền nương học tướng cũng là chuẩn bị.
3) tợ tướng (paṭibhāganimitta): Khi định đã trở nên mạnh mẽ hơn và lực hùng mạnh hơn, học tướng thay đổi sang tợ tướng. Thường tợ tướng thì rõ, sáng ngời và tỏa sáng, tợ như sao mai. Cũng trong trường hợp này, nếu tưởng thay đổi thì ấn tướng cũng có thể thay đổi. Nếu, khi định vững chắc và hùng mạnh, người tu thiền muốn ấn tướng diễn ra dài thì nó sẽ trở thành dài; nếu vị ấy muốn nó diễn ra ngắn thì nó sẽ trở thành ngắn; nếu vị ấy muốn nó diễn ra như ruby đỏ thì nó sẽ trở thành ruby đỏ. Visuddhimagga nói người tu thiền không nên làm như vậy. [178] Nếu người tu thiền làm như vậy thì dù định sâu, nó sẽ dần dần suy giảm. Đây là vì người tu thiền có tưởng khác nhau, và những cảnh khác nhau có liên quan tới tưởng ấy. Như vậy, người tu thiền không nên đùa giỡn với nimitta. Nếu vị ấy đùa giỡn với nó thì vị ấy không thể đạt được thiền (jhāna).
Giai đoạn ban đầu của định và thiền nương tợ tướng cũng là chuẩn bị. Nhưng gần đến thiền thì chúng là cận định, và cận thiền. Khi thiền sanh, ấn tướng vẫn còn là tợ tướng, nhưng định bây giờ là một chuyên chú an chỉ định, và thiền là thiền an chỉ.
Vấn 3.2 Sự khác nhau giữa cận định và an chỉ định là chi?
Đáp 3.2 Khi tợ tướng xuất hiện, định hùng mạnh. Nhưng ở giai đoạn này là giai đoạn cận định, các chi thiền chưa được phát triển đầy đủ, và các hữu phần (tâm hộ kiếp) vẫn còn xảy ra; vị ấy rơi vào hữu phần. Người tu thiền sẽ nói rằng tất cả đều dừng, hay có thể nghĩ nó là Nibbāna, và nói: ‘Khi ấy tôi đã biết rỗng không.’ Nếu vị ấy tu tiến theo cách này thì cuối cùng vị ấy có thể trú trong hữu phần trong một thời gian dài.
Trong bất cứ loại tập luyện nào, dù nó là tốt hay xấu, nếu người tập luyện nhiều lần, người sẽ đạt được mục đích của mình. ‘Có công mài sắt có ngày nên kim.’ Trong trường hợp này cũng vậy, theo cùng cách, nếu người đó tập luyện nhiều lần thì người đó có thể rơi vào hữu phần trong một thời gian dài. Tại sao người đó nói mình đã biết rỗng không? Bởi vì cảnh của hữu phần là cảnh của tâm cận-tử trong kiếp quá khứ kế trước. Cảnh ấy có thể hoặc là một cảnh nghiệp (kamma), một cảnh nghiệp tướng (kammanimitta) hay một cảnh thú tướng (gati nimitta). Nhưng vị ấy không thể thấy cảnh này trừ khi vị ấy đã quan sát thấy biết rõ pháp duyên sinh. Chỉ một khi vị ấy đã quan sát thấy biết rõ pháp duyên sinh và vị ấy thấy rằng hữu phần bắt một trong những cảnh ấy. [179]
Nếu người đó nghĩ đó là Nibbāna thì ý nghĩ này là một ‘tảng đá’ rất lớn chặn đứng con đường đến Nibbāna. Nếu người đó không tránh xa ‘tảng đá’ lớn này thì người đó không thể đạt đến Nibbāna. Tại sao ý nghĩ này xảy ra? Nhiều người tu thiền nghĩ rằng một đệ tử (sāvaka) không thể biết danh-sắc như đức Phật đã dạy. Như vậy họ nghĩ nó không cần thiết để tu tiến định đủ sâu để quan sát thấy biết rõ danh-sắc và nguyên nhân của chúng như đức Phật đã dạy. Như vậy định của họ chỉ có yếu, và những hữu phần vẫn còn xảy ra, bởi vì các chi thiền cũng yếu. Định của họ không thể được duy trì trong thời gian dài. Nếu người đó cố ý tập luyện để rơi vào hữu phần thì người đó sẽ đạt được mục đích của mình, nhưng nó không phải là Nibbāna. Để đạt đến Nibbāna, người buộc phải tu tiến bảy giai đoạn thanh tịnh từng bước một; không có biết danh pháp siêu lý, sắc pháp siêu lý, và các nguyên nhân của chúng thì người đó không thể đạt đến Nibbāna.
Vấn đề về việc nghĩ rằng đạt được cái biết rỗng không là Nibbāna có lẽ cần được giải thích thêm.
Nibbāna vô vi là ly hành (vi-saṅkhāra): đó là, không có pháp hành. Hành (saṅkhārā) là danh-sắc và các nguyên nhân của chúng, và Nibbāna thì không có pháp nào trong danh-sắc và các nguyên nhân của chúng. Tâm mà biết Nibbāna được gọi là tâm biết theo vô vi (vi-saṅkhāra-gata-citta). Nhưng bản thân nó không phải là vô vi: việc thấy Nibbāna cần đến sự sanh của tâm.
Ví dụ, tâm mà bị trợ tạo khi một đức Phật hay bậc Ứng cúng nhập vào thiền Quả và thấy Nibbāna, là tâm Quả Ứng cúng (Arahatta-Phala-Citta), cùng với các sở hữu tâm liên hợp của tâm ấy. Nếu tâm Quả Ứng cúng được bắt đầu từ sơ thiền, và như thế là một tâm quả Ứng cúng sơ thiền thì có ba mươi bảy danh pháp. Nguyên lý này áp dụng trong tất cả những tuệ Đạo và Quả khác. Cùng với sở hữu tâm liên hợp của chúng, tất cả chúng đều lấy Nibbāna làm cảnh; và Nibbāna có trạng thái vắng lặng.
Mỗi khi một bậc Thánh nhập vào thiền Quả, cô ấy hay anh ấy biết Nibbāna, và bằng Tuệ Quả có được sự an lạc, vắng lặng, đó là Nibbāna.
Cho nên, không thể nhập vào một trong những thiền Quả và nói về nó: ‘Mọi pháp đã dừng lại: tôi đã biết rỗng không khi ấy.’ Trước khi đi vào một Thiền Quả, người xác định sẽ kéo dài bao lâu, chẳng hạn như một hay hai giờ. Và đối với khoảng thời gian của giai đoạn ấy, Nibbāna bị biết liên tục là sự vắng lặng, an lạc (santi-sukha) như vậy.
Cho nên, rõ ràng rằng khi người đó biết rỗng không, nó không phải vì người đó đã đắc Nibbāna; nó là vì định của người đó vẫn còn yếu.
Khi tợ tướng hơi thở (ānāpāna paṭibhāganimitta) xuất hiện, tâm của người tu thiền có thể rơi vào hữu phần, bởi vì các chi thiền chưa mạnh. Giống như, khi tập đi, một đứa trẻ nhỏ quá yếu để tự trụ, sẽ ngã xuống nhiều lần. Theo cùng cách, vào giai đoạn cận định, các chi thiền vẫn chưa được phát triển đầy đủ, và người đó có thể rơi vào hữu phần: nó không phải là Nibbāna.
Để tránh rơi vào hữu phần, và để tu tiến định thêm nữa, bạn cần sự trợ giúp của năm quyền: tín, tinh cần, niệm, định, và trí, để đẩy tâm và chọn dồn sự chú ý vào tợ tướng. Nó cần cótinh cần để làm cho tâm biết tợ tướng nhiều không biết bao nhiêu lần, Niệm thường nhớ để không quên nó, và trí để biết rõ nó.
Vào giai đoạn thiền an chỉ, các chi thiền được phát triển đầy đủ. Giống như một người nam mạnh mẽ và hùng mạnh có thể đứng thẳng cả ngày thì cũng vậy với một người tu thiền có thể, bắt tợ tướng làm cảnh, trú trong thiền an chỉ trong một thời gian dài mà không bị rơi vào hữu phần. Hoàn toàn chuyên chú và không gián đoạn, có thể liên tục đến một, hai, ba giờ, hoặc hơn. Vào lúc ấy, người đó không nghe một âm thanh. Tâm của người đó không đi đến những cảnh khác. Ngoại trừ tợ tướng, người đó không biết gì khác.
Vấn 3.3 Do những duyên gì, hay vì trạng thái gì, chúng ta có thể nói rằng trải nghiệm thiền đó là cận định hay an chỉ định?
Đáp 3.3 Nếu nhiều hữu phần xảy ra trong thời gian định thì người đó có thể nói rằng nó là cận định. Nhưng ấn tướng buộc phải là tợ tướng (paṭibhāganimitta). Chỉ nếu người đó có thể hoàn toàn chuyên chú trong một thời gian dài, không có sự gián đoạn, còn có tợ tướng làm cảnh thì có thể người nói nó là an chỉ định.
Làm sao một người tu thiền biết tâm của vị ấy đang rơi vào hữu phần? Khi vị ấy nhận biết rằng vị ấy đã rất thường không biết tợ tướng, vị ấy biết có những hữu phần. Trong thời gian ngắn, tâm của vị ấy cũng có thể có ý nghĩ về một cảnh khác ngoài tợ tướng. Điều này không xảy ra trong an chỉ định. Trong an chỉ định chỉ có sự chuyên chú hoàn toàn, không có sự gián đoạn.
Vấn 3.4 Có cận định, cũng như an chỉ định ở mỗi trong bốn bậc thiền hay chăng? Các trạng thái của chúng là chi?
Đáp 3.4 Chúng ta hãy lấy ví dụ thiền nương hơi thở, là thiền bắt tợ tướng làm cảnh. Có bốn cấp độ cận định, và bốn cấp độ an chỉ định. Ở mỗi cấp độ có cận thiền trước, rồi kế đến là thiền an chỉ. Cả hai bắt cùng tợ tướng hơi thở làm cảnh. Như vậy là những cấp độ định khác nhau.
Trong cận thiền thứ nhất, thứ hai và thứ ba, có năm chi thiền. Nhưng trong cận thiền thứ tư, không có hỷ, chỉ có tầm, tứ, xả và nhất hành. Dẫu cho chúng bắt cùng tướng làm cảnh, các chi thiền trở nên hùng mạnh thêm ở mỗi cận thiền.
Các chi thiền ở cận thiền thứ nhất chặn thân thọ khổ (kāyi ka-dukkha-vedanā); ở cận thiền thứ hai, danh thọ ưu (domanassa-vedanā); ở cận thiền thứ ba, thân thọ lạc (kāyi ka-sukha-vedanā); và ở cận thiền thứ tư, danh thọ hỷ (somanassa-vedanā). Đây là cách chúng ta phân biệt sự khác nhau giữa các cấp độ cận định, nhất là thứ tư. Ở cấp độ ấy, hơi thở là tế nhất, và gần như đã dừng. Nó hoàn toàn dừng ở thiền an chỉ thứ tư hay tứ thiền.
Chúng ta còn quán thấy sự khác biệt giữa các thiền an chỉ bằng việc nhìn vào các chi thiền. Trong thiền an chỉ thứ nhất, năm chi thiền hiện diện: tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất hành; trong thiền an chỉ thứ hai, ba chi thiền: hỷ, lạc và định; trong thiền an chỉ thứ ba, hai chi thiền: lạc và định; và trong thiền an chỉ thứ tư, cũng hai chi thiền: định và xả. Bằng việc nhìn vào các chi thiền, chúng ta có thể nói: ‘đây là thiền an chỉ thứ nhất’, ‘đây là thiền an chỉ thứ hai’, v.v… Hơn nữa, ở đây, định tăng thêm từng cấp độ một. Định tứ thiền là cao nhất. Nó cao nhất ra sao? Bạn cần phải cố gắng cho chính mình. Nhiều người tu thiền báo cáo rằng tứ thiền là tốt nhất và an tịnh nhất.
Vấn 3.5 Do những duyên gì làm một người tu thiền dừng lại hay thoái lui khỏi an chỉ định trở ngược lại cận định? Do những duyên gì làm một người tu thiền trong cận định đạt được an chỉ định?
Đáp 3.5 Nếu người tu thiền không lưu tâm, chú ý việc tu tiến thiền của mình, mà chú ý những cảnh khác ngoài tợ tướng thì nhiều pháp cái ngăn chặn sẽ sanh, nhiều ý nghĩ về tham và sân sẽ sanh. Chúng sinh khởi do phi như lý tác ý (ayoni so manasikāra). Những cảnh ấy làm giảm bớt định, bởi vì các pháp thiện và các pháp bất thiện luôn đối lập nhau. Khi các pháp thiện vững chắc và hùng mạnh thì các pháp bất thiện là pháp xa; và khi (vì có phi như lý tác ý) các pháp bất thiện vững chắc và hùng mạnh thì các pháp thiện là pháp xa. Các pháp thiện và bất thiện không thể sanh cùng một lúc trong một sát-na tâm hay lộ tâm.
Ở đây, chúng ta cần phải hiểu về như lý tác ý và phi như lý tác ý. Khi một người tu thiền tu tiến niệm hơi thở, và chuyên chú vào hơi thở tự nhiên, tác ý của vị ấy là như lý tác ý. Khi học tướng hay tợ tướng xuất hiện, và người tu thiền chuyên chú vào nó, tác ý của vị ấy vẫn còn như lý tác ý (yoni so manasikāra). Nếu, trong thiền quán, một người tu thiền thấy: ‘đây là sắc’, ‘đây là danh’, ‘đây là nguyên nhân’, ‘đây là quả’, ‘đây là vô thường’, ‘đây là khổ’, hay ‘đây là vô ngã’, tác ý của vị ấy cũng là như lý tác ý.
Nhưng nếu vị ấy thấy: ‘đây là một người nam, một người nữ, một người con trai, một người con gái, một người cha, một người mẹ, một người trời, một người Phạm thiên (brahmā), một bàng sanh, v.v…’; ‘đây là vàng, tiền, v.v…’ thì khi ấy tác ý của vị ấy là phi như lý tác ý. Nói chung, chúng ta có thể nói rằng vì có như lý tác ý nên nhiều pháp thiện sanh, và do có phi như lý tác ý nên nhiều pháp bất thiện sanh. Nếu, trong khi bạn đang tu tiến thiền, phi như lý tác ý sanh thì khi ấy những pháp cái hay những pháp phiền não nhất định sẽ theo sau; chúng là các pháp bất thiện. Các pháp bất thiện ấy làm giảm bớt định, hay làm cho nó thoái lui và rớt xuống.
Nếu bạn quan sát đề mục thiền của bạn có như lý tác ý, nhiều không biết bao nhiêu lần thì khi ấy các pháp thiện sẽ sanh và tăng thêm. Chẳng hạn như, các pháp thiền thiện, trong số các pháp thiện ấy. Như vậy, nếu bạn chuyên chú vào ấn tướng, như tợ tướng hơi thở, nhiều không biết bao nhiêu lần thì nó là như lý tác ý. Nếu bạn phát triển như lý tác ý này đến đầy đủ thì bạn sẽ đạt được an chỉ định từ cận định.
Vấn 3. 6 Khi một người tử, một nghiệp tướng (kammanimitta) có thể sanh vì có nghiệp quá khứ thiện hay bất thiện. Pháp này tương tự với pháp xảy ra trong lúc thiền phải chăng, khi những hình ảnh những sự việc quá khứ, mà người tu thiền đã quên, xuất hiện?
Đáp 3. 6 Có thể có một số tương tự, nhưng chỉ trong một số trường hợp. Nó có thể là tương tự với sự sanh của một nghiệp tướng với những ai tử xảy ra một cách nhanh chóng.
Vấn 3. 7 Trong khi thiền, những hình ảnh của những sự việc từ hơn ba mươi năm trước xuất hiện, mà người tu thiền đã quên. Điều này do bởi thiếu niệm, tức để cho tâm bỏ quên cảnh đề mục phải chăng?
Đáp 3. 7 Điều đó có thể. Nhưng nó cũng có thể do tác ý (manasikāra). Nhiều người tu thiền không biết về tác ý. Chỉ một khi họ đã tu tiến thiền nương danh làm họ hiểu nó. Những lộ tâm (danh) xảy ra rất nhanh, cho nên họ không hiểu rằng những hình ảnh này xuất hiện do tác ý. Nhưng không có pháp hành bị tạo nào tự xảy ra một mình nó, mà không có một nguyên nhân. Đây là vì tất cả pháp hành đều bị trợ.
Vấn 3. 8 Vào lúc đang tử, nếu một người có niệm mạnh thì có thể nào vị ấy ngăn một nghiệp tướng của nghiệp bất thiện hay thiện trước khỏi sanh hay chăng?[180]
Đáp 3. 8 Niệm mạnh mẽ, hùng mạnh có thể ngăn những tướng như vậy khỏi sanh; nhưng niệm mạnh mẽ, hùng mạnh là chi? Nếu người nhập vào thiền, và luôn giữ nó hoàn toàn vững chắc đến lúc tử thì bạn có thể nói rằng niệm của thiền ấy mạnh mẽ và hùng mạnh. Loại niệm ấy có thể ngăn chặn một tướng bất thiện hay tướng thiện dục giới không sanh. Nó chỉ bắt cảnh thiền, chẳng hạn như, một tợ tướng hơi thở hay tợ tướng biến xứ trắng (kasiṇapaṭibhāganimitta).
Một loại niệm mạnh mẽ, hùng mạnh khác là niệm tương ưng liên hợp với tuệ quán. Nếu tuệ quán của một người tu thiền là Tuệ Hành xả (saṅkhār-upekkhā-ñāṇa), và nếu vị ấy tu tiến vipassanā (thiền quán) đến tận sát-na cận tử thì khi ấy đỗng lực cận tử của vị ấy là tuệ quán liên hợp với niệm mạnh mẽ và hùng mạnh. Loại niệm ấy cũng có thể ngăn những tướng bất thiện không xuất hiện, cũng như ngăn tướng thiện khác không thay thế tướng quán của vị ấy. Tướng quán là bản chất vô thường, khổ não, hay vô ngã của một pháp hành đã chọn. Vị ấy có thể tử với một tướng như vậy làm cảnh của đỗng lực cận tử (maraṇ-āsanna-javana) của vị ấy. Nó có thể trợ sanh tâm tái tục (paṭisandhi-citta) của một người trời (deva), để vị ấy tái tục hóa sanh làm một vị trời.
Liên quan đến những lợi ích mà dạng người tu thiền này có thể có được trong kiếp sống vị lai của vị ấy làm một người trời, đức Phật nói trong ‘Sotānugata’ sutta thuộc Aṅguttara Nikāya, ‘Catukka Nipāta’:[181]
Somuṭṭhassati[182]kālaṃ kurumāno aññataraṃdevaNikāyaṃ upapajjati. Tassa tattha sukhino dhammapadā plavanti. Dandho bhi kkhave satuppādo, atha sosatto khippameva vi sesagāmī hoti.
Này chư bhikkhu, một phàm phu (puthu-jjana) là người đã nghe những lời dạy, thường đọc thuộc lòng chúng, ngẫm nghĩ niệm theo chúng, và hoàn toàn đã thấu biết rõ chúng bằng tuệ quán, nếu vị ấy tử thì vị ấy có thể được tái tục ở một trong những cõi trời, nơi tất cả pháp hành xuất hiện rõ ràng trong tâm của vị ấy. Vị ấy có thể niệm theo pháp hay tu tiến pháp quán chậm, nhưng vị ấy đạt đến Nibbāna rất nhanh.
Tại sao chư pháp hành xuất hiện rõ ràng trong tâm của vị ấy? Bởi vì tâm đỗng lực cận tử của kiếp sống nhân loại trước, và tâm hữu phần kiếp sống chư thiên theo sau bắt cùng cảnh, trong trường hợp này là bản chất vô thường, khổ não, hay vô ngã của chư pháp hành. Hữu phần chủ, tức hữu phần gốc (āvāsi ka bhavaṅga) đã biết cảnh của quán minh sát rồi, đó là lý do tại sao tuệ quán có thể dễ dàng được tu tiến. Như vậy theo Kinh ấy, niệm mạnh tương ưng liên hợp với tuệ quán có thể ngăn tướng bất thiện khỏi xuất hiện, cũng như tướng thiện khác mà có thể thay thế tướng quán của vị ấy. Bạn cần phải cố gắng có dạng niệm này trước khi tử xảy ra.
Như một ví dụ minh họa, trong ‘Sakka-Pañhā’ sutta, về ba vị bhikkhu đã tu tiến pháp chỉ và quán (samathavipassanā). [183] Họ đã có giới tốt và định tốt, nhưng tâm của họ nghiêng hướng về kiếp sống là những gandhabba nam. [184] Sau khi họ tử họ đã đi đến cõi trời. Họ được tái tục làm những gandhabba rất đẹp và tỏa sáng, những người trông có vẻ mười sáu tuổi. Trong thời gian kiếp sống làm các bhikkhu của họ, ba bhikkhu đã đi đến nhà của một nữ cư sĩ mỗi ngày để trì bình khất thực, và đã dạy cô ấy pháp. Cô ấy đã trở thành một bậc Nhập lưu, và sau khi cô ấy tử, cô ấy đã được tái tục làm Gopaka, con trai của Sakka. Ba vị gandhabba trình diễn cho con trai của Sakka, và vị ấy đã thấy rằng họ rất đẹp và tỏa sáng. Vị ấy đã nghĩ: ‘Họ rất đẹp và tỏa sáng. Kamma-nghiệp mà họ đã tạo là chi?’ Vị ấy đã thấy họ từng là ba vị bhikkhu mà đã từng đến nhà của mình khi mình còn là một nữ cư sĩ. Vị ấy đã biết rằng giới, định và tuệ của họ đã rất tốt. Như vậy vị ấy đã nhắc họ về kiếp sống quá khứ của họ. Vị ấy nói: ‘Khi bạn đã nghe dạy và tu tiến Pháp, mắt và tai của bạn đã hướng vào cái chi?’ Hai trong những gandhabba đã nhớ các kiếp sống quá khứ của họ và bị hổ thẹn. Họ đã tu tiến pháp chỉ và quán thêm nữa, nhanh chóng đạt được Đạo và Quả Bất lai, và tử. Họ được tái tục trong cõi Brahma-Parohitā (Phạm phụ thiên), [185] và đã đạt đến Quả Ứng cúng ở đó. Vị bhikkhu thứ ba đã không hổ thẹn, và vẫn giữ nguyên là một gandhabba.
Như vậy, không cần thiết phải liên lạc với một công ty về bảo hiểm nhân thọ. Niệm (sati) này là thứ bảo hiểm tốt nhất.
Vấn 3. 9 Có cần thiết khi quan sát thấy biết rõ mười hai thực tính trong thiền bốn-giới, bắt đầu với cứng, thô, và nặng theo trình tự ấy hay không? Người ấy có thể chọn bắt đầu với bất cứ một trong các thực tính hay không?
Đáp 3. 9 Vào lúc khởi đầu, chúng ta có thể bắt đầu với một thực tính dễ nhận biết rõ. Nhưng một khi chúng ta có thể nhận biết rõ tất cả các thực tính một cách dễ dàng và rõ ràng thì chúng ta buộc phải đi theo trình tự mà đức Phật đã đưa ra: địa giới (pathavī-dhātu), thủy giới (āpo-dhātu), hỏa giới (tejo-dhātu), và phong giới (vāyo-dhātu). Đây là vì trình tự ấy trợ sanh định mạnh mẽ, hùng mạnh. Khi chúng ta thấy các nhóm sắc, và có thể dễ dàng nhận biết rõ bốn giới trong mỗi nhóm, trình tự không quan trọng; điều rất quan trọng khi ấy là nhận biết rõ chúng cùng một lúc.
Tại sao? Thọ mạng của một nhóm sắc thì rất ngắn. Nó có thể là ít hơn một tỉ lần trong một giây. Khi biết rõ bốn giới trong một nhóm sắc không có đủ thời gian để đọc lại ‘địa, thủy, hỏa, phong’, như vậy chúng ta buộc phải nhận biết rõ chúng cùng một lúc.
Vấn 3.10 Tu tiến thiền bốn-giới làm cho người ấy có khả năng quân bình bốn giới trong thân. Đôi khi người ấy có thể bị bệnh bởi vì bốn giới bị mất quân bình. Khi bị bệnh, người ấy có thể tu tiến thiền nương bốn giới bằng niệm mạnh để trị bệnh hay không?
Đáp 3.10 Có nhiều loại khổ bệnh. Một số khổ bệnh là do nghiệp trước, như lưng của đức Phật đau nhức. Một số khổ bệnh là do các giới không quân bình. Khổ bệnh do nghiệp trước sanh không thể trị được bởi việc quân bình bốn giới. Còn một số thuộc khổ bệnh mà xảy ra do có các giới không quân bình có thể biến mất khi người tu thiền cố gắng quân bình chúng.
Còn có khổ bệnh mà xảy ra do vật thực (āhāra), quý tiết (utu) hay tâm (citta). Nếu một khổ bệnh sanh do tâm, và chúng ta có thể trị tâm là khổ bệnh có thể biến mất; nếu khổ bệnh sanh do quý tiết, hỏa giới, như có bệnh ung thư, sốt rét, v.v… thì nó chỉ có thể được trị bằng việc dùng thuốc, không bằng việc quân bình các giới. Điều này cũng như khổ bệnh do vật thực không thích hợp sanh.
Vấn 3.11 Trước khi chúng ta đạt được tứ thiền, và trừ tiệt[186] vô minh (avijjā), nhiều ý nghĩ bất thiện vẫn còn sanh do những thói quen xấu. Ví dụ, trong đời sống hằng ngày của chúng ta (bên ngoài một khóa thiền) chúng ta biết rằng tham hay sân sanh. Chúng ta có thể dùng thiền nương bất tịnh hay thiền nương từ-mettā để loại trừ chúng hay không? Hay chúng ta cần phải không để ý đến chúng và chỉ chuyên chú vào đề mục thiền của mình, và để chúng tự động mất?
Đáp 3.11 Nghiệp bất thiện có vô minh như một nguyên nhân ngủ ngầm, và phi như lý tác ý là nhân cận. Phi như lý tác ý thì rất có hại. Nếu bạn có thể thay thế phi như lý tác ý bằng như lý tác ý, chú ý hướng đến cảnh thì tham hay sân sẽ biến mất một lúc, hay có thể là vĩnh viễn nếu như lý tác ý rất mạnh và hùng mạnh. Chúng ta đã thảo luận như lý và phi như lý tác ý rồi trong một câu hỏi trước.
Bạn có thể dùng thiền bất tịnh hay thiền nương từ-mettā để loại bỏ tham và sân. Những thiền này cũng là như lý tác ý. Nhưng vipassanā (quán, minh sát) là vũ khí tốt nhất để trừ tiệt những phiền não. Nó là như lý tác ý tốt nhất.
Vấn 3.12 Việc làm của hữu phần trong những cõi dục giới, những cõi sắc giới, những cõi vô sắc giới và những cõi siêu thế giới ra sao? Sayadaw làm ơn giải thích bằng những ví dụ?[187]
Đáp 3.12 Việc làm của hữu phần (bhavaṅga) thì giống nhau ở ba cõi trước. [188] Nó sanh để các sát-na tâm trong một kiếp sống không dừng; nó duy trì danh pháp, đó là hộ kiếp. Đây là vì nghiệp, mà trợ sanh kiếp sống này, chưa bị kiệt sức. Vì có danh-sắc trong các cõi dục và sắc giới, và danh trong các cõi vô sắc giới, cũng có một bhavaṅga ở đó.
Trong các cõi dục giới (kāmāvacara-bhūmi), hữu phần có thể có một nghiệp, nghiệp tướng (kamma-nimitta) hay thú tướng (gati nimitta) làm cảnh. Ví dụ minh họa, một bhavaṅga của chúng sanh có thể có tháp Kyaikhtiyo làm cảnh, trong khi người khác có thể có tháp Shwedagon làm cảnh:[189] những cảnh này là chế định.
Ở cõi sắc giới (rūpāvacara-bhūmi), hữu phần chỉ có một nghiệp tướng làm cảnh: không có nghiệp và không có thú tướng. Hữu phần của người ở một cõi sắc giới được gọi là quả thiền sắc giới (rūpāvacara-vipāka-jhāna), bởi vì nó là quả của thiền chứng vào lúc tử trong kiếp sống trước. Vì cảnh của bhavaṅga thì cùng cảnh của thiền chứng như vậy, cho nên cảnh của hữu phần sẽ phụ thuộc thiền. Ví dụ, hữu phần của người mà đã đi đến một cõi sắc giới do thiền nương hơi thở sẽ có tợ tướng hơi thở làm cảnh, trong khi người mà đến đó do có thiền nương từ-mettā sẽ có tất cả chúng sanh trong vũ trụ vô tận làm cảnh: cả hai cảnh này đều là chế định.
Ở cõi vô sắc giới (arūpāvacara-bhūmi), hữu phần chỉ có hai loại nghiệp tướng làm cảnh: lần nữa không có nghiệp và không có thú tướng. Ở cõi không vô biên xứ, hữu phần của một người sẽ có hư không vô biên làm cảnh, và ở cõi Vô sở hữu xứ, nó sẽ không có Thức vô biên xứ làm cảnh: cả hai nghiệp tướng này đều là chế định.
Ở cõi thức vô biên xứ, hữu phần của một người sẽ có tâm không vô biên xứ làm cảnh, và ở cõi phi tưởng phi phi tưởng xứ, nó sẽ có tâm vô sở hữu xứ làm cảnh: là những tâm, mà những nghiệp tướng này là chư pháp siêu lý (paramatthadhammā).
Khi chúng ta nói những ‘cõi dục giới’, ‘cõi sắc giới’ và ‘cõi vô sắc giới’, chúng ta đang nói đến những cõi hiện hữu tồn tại, những chỗ tồn tại. Nhưng khi chúng ta nói ‘cõi siêu thế’, từ ‘cõi’ chỉ là một phép ẩn dụ. Thật ra nó hoàn toàn không là một chỗ. Khi chúng ta nói ‘cõi siêu thế’ chúng ta chỉ muốn nói đến bốn Đạo, bốn Quả, và Nibbāna; không có một chỗ. Vì thế, không có hữu phần trong cõi siêu thế. Không có gì trong bốn tâm Đạo và bốn tâm Quả, và vì không có danh-sắc (nāma-rūpa) ở Nibbāna, không có danh pháp cho hữu phần duy trì, nghĩa là không thể có bất cứ hữu phần nào ở Nibbāna.
Vấn 3.13 Sự khác nhau giữa những thiền hiệp thế (lokiya jhāna) và những thiền siêu thế (lokuttara jhāna) là chi?
Đáp 3.13 Những thiền hiệp thế là bốn thiền sắc giới (rūpāvacara jhāna) và bốn thiền vô sắc giới (arūpāvacara jhāna), tức là, tám thiền chứng (samāpatti). Những thiền siêu thế có các chi thiền liên hợp với các tuệ Đạo và Quả. Ví dụ, khi bạn quán thấy biết rõ các danh pháp sơ thiền sắc giới hiệp thế đều vô thường, khổ não hay vô ngã, và nếu bạn thấy Nibbāna thì tuệ Đạo của bạn là sơ thiền. Đây là một thiền siêu thế.
Tại sao? Trong sơ thiền sắc giới hiệp thế, là cảnh của pháp quán, có năm chi thiền: tầm, tứ, hỷ, lạc và định. Trong sơ thiền siêu thế có cùng năm chi. Đây là cách Đạo và Quả có thể là Đạo sơ thiền, và Quả sơ thiền. Những thiền khác có thể theo cùng cách là (những duyên tương ứng của chúng) các thiền siêu thế.
_____ () _____
Bài Thuyết # 4: QUAN SÁT SẮC PHÁP
Huớng Dẫn
Hôm nay, chúng ta sẽ thảo luận về thiền nương sắc hay sắc nghiệp xứ (rūpakammaṭṭhāna). Đó là thiền xác định bốn giới (catu-dhātu-vavatthāna), là thiền đang quan sát thấy biết rõ các thứ sắc siêu lý khác nhau. Sắc (rūpa) là một trong năm thủ-uẩn (upādānakkhandha) đầu tiên, và bốn còn lại [thọ, tưởng, hành uẩn, và thức] có thể cùng một lúc được gọi là danh pháp (nāma). Trong ngũ uẩn hữu (pañca-vokāra-bhava) của chúng ta, danh pháp nương vào sắc pháp, nghĩa là tâm ấy sanh do nương vào sắc vật tương ứng của chúng. Đối với sắc nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt và thân, vật (vatthu) và môn (dvāra) thì như nhau. Như vậy, một nhãn thức sinh khởi nhờ nương vào sắc, đó là nhãn môn hay nhãn vật; một nhĩ thức sanh nhờ nương vào sắc, đó là nhĩ môn/nhĩ vật, v.v… Còn một ý thức giới sanh nhờ nương qua ý môn (hữu phần-bhavaṅga), đó là danh pháp: và trong ngũ uẩn hữu của chúng ta, danh pháp sinh khởi nhờ nương một nơi sắc vật là sắc nằm ở trong máu trong tim: vì lý do đó gọi là ý vật (hadaya-vatthu). [190]
Để quán thấy pháp này, bạn cần phải thấy các thứ sắc riêng, nghĩa là trước tiên bạn cần thấu biết rõ các nhóm sắc được gọi là rūpa-kalāpa. Bạn cần phải thấy rằng sắc không là gì ngoại trừ những nhóm sắc này. Nhưng chúng không phải là thực tính siêu lý. [191]Để thấu biết rõ đến sự thật siêu lý, bạn cần phải thấy rằng các loại nhóm sắc riêng gồm có các giới (dhātu):[192] Chỉ khi ấy bạn mới có thể thấy pháp gì thật sự là sắc pháp, và có thể quán thấy nó có liên quan với danh pháp ra sao. Đó là mục tiêu của thiền nương bốn giới (catudhātu).
Nhưng, trước khi giải thích về thiền, chúng ta hãy thảo luận ngắn gọn về các loại nhóm sắc khác nhau và các giới của chúng, rồi chuyển sang giải thích về nguyên nhân của sắc, cốt để nó có thể cho bạn hiểu được dễ hơn về thiền sâu sắc đó là thiền xác định bốn-giới (catudhātu vavatthāna). [193]
Ba Loại Nhóm Sắc (Rūpa-kalāpa)
Như đã đề cập, sắc pháp không là gì ngoại trừ các nhóm sắc, và về cơ bản có ba loại nhóm sắc:
1) Những nhóm tám pháp (aṭṭhaka): chúng gồm có tám thứ sắc bất ly.
2) Những nhóm chín pháp (navaka): chúng gồm có tám sắc bất ly cộng một sắc thứ chín.
3) Những nhóm mười pháp (dasaka): chúng gồm có chín cộng một sắc thứ mười.
Nói chung, sắc thân của chúng ta gồm có ba loại nhóm sắc này lẫn vào nhau theo những cách khác nhau.
Các Sắc Trong Ba Loại Nhóm Sắc (Rūpa-kalāpa)
Loại nhóm sắc thứ nhất gồm có bốn giới (catu-dhātu), đó là bốn ‘đại chủng’ (mahā-bhūta), và bốn thứ sắc y sinh (upādā-rūpa);[194] trong tổng số tám thứ sắc:
1) Địa giới (pathavī-dhātu)
2) Thủy giới (āpo-dhātu)
3) Hỏa giới (tejo-dhātu)
4) Phong giới (vāyo-dhātu)
Và kế đến:
5) Sắc màu (vaṇṇa)
6) Khí (gandha)
7) Vị (rasa)
8) Dưỡng chất (ojā)
Bởi vì nó có tám thứ sắc nên loại nhóm sắc này được gọi là một nhóm tám pháp (aṭṭhaka-kalāpa), và bởi vì dưỡng chất là sắc thứ tám, nó cũng được gọi là nhóm dưỡng chất tám pháp (oj-aṭṭhamaka-kalāpa). [195] Chúng được thấy khắp thân, và là sắc phi thanh triệt (na-pasāda-rūpa) không trong suốt. [196]
Loại nhóm sắc thứ hai gồm có tám thứ sắc (bất ly) cơ bản này, và một sắc thứ chín là mạng quyền (jīvit-indriya). [197]Bởi vì nó có chín thứ sắc, loại nhóm sắc này được gọi là nhóm chín pháp (navakakalāpa), và bởi vì nó có mạng quyền là sắc thứ chín, nó cũng được gọi là một nhóm mạng quyền chín pháp (jīvita-navaka-kalāpa). Chúng được thấy khắp thân và cũng là sắc phi thanh triệt. [198]
Loại nhóm sắc thứ ba gồm có tám thứ sắc (bất ly) cơ bản, mạng quyền là sắc thứ chín, và một sắc thứ mười. Bởi vì nó có mười thứ sắc, loại nhóm sắc này được gọi là nhóm mười pháp. Có ba loại nhóm mười pháp (dasakakalāpa):
1) Những nhóm nhãn-, nhĩ-, tỷ-, thiệt- và thân-mười pháp (cakkhu-, sota-, ghāna-, jivhā-, kāya-dasakakalāpa): sắc thứ mười của chúng là sắc nhãn-, nhĩ-, tỷ-, thiệt- và thân thanh triệt (pasāda-rūpa).
2) Những nhóm ý vật mười pháp (hadaya-dasaka-kalāpa): sắc thứ mười của chúng là sắc ý vật (hadaya-rūpa).
3) Những nhóm giới tính mười pháp (bhāva-dasaka-kalāpa): sắc thứ mười là sắc tính (bhāva-rūpa).
1) Những nhóm nhãn-, nhĩ-, tỷ-, thiệt- và thân-mười pháp được thấy trong Giác quan tương ứng. Sắc thứ mười của chúng là sắc thanh triệt, là sắc vật tương ứng. Năm sắc vật cũng là năm sắc môn, có nghĩa là, năm sắc vật (nhãn-, nhĩ-, tỷ-, thiệt- và thân vật) cũng là năm sắc môn[199] (nhãn-, nhĩ-, tỷ-, thiệt- và thân môn).
2) Những nhóm ý vật mười pháp được thấy trong máu trong tim. Sắc thứ mười cũng là vật: ý vật (hadaya-vatthu). Nhưng nó không phải là ý môn (hữu phần - bhavaṅga), bởi vì ý môn là danh pháp, dẫu cho nó nương ở sắc thứ mười của nhóm ý vật mười pháp (hadaya-dasaka-kalāpa).
Mỗi khi một cảnh dội vào một trong năm môn, cùng một lúc, nó dội vào môn thứ sáu (ý môn, hữu phần). [200] Ví dụ, khi một cảnh sắc màu[201] dội vào nhãn môn (thanh triệt, sắc thứ mười của một nhóm nhãn mười pháp), [202] cùng lúc nó dội vào ý môn (hữu phần). Và ý môn được nương ở sắc thứ mười của một nhóm ý vật mười pháp. [203] Cảnh sắc màu được bắt lấy, thứ nhất bởi tâm ý giới (mano-dhātu) (K5), thứ hai bởi một tâm nhãn thức giới (cakkhu-viññāṇa-dhātu) (Nhãn), và thêm bởi tâm ý giới (mano-dhātu) nữa (T).
Cùng nguyên lý này áp dụng cho khi một cảnh thinh dội vào nhĩ môn, là sắc thanh triệt trong suốt, sắc thứ mười trong một nhóm nhĩ mười pháp, và đối với một cảnh khí, v.v… Ngoài những cảnh mà cũng dội vào năm môn, cũng có những cảnh một mình dội vào ý môn: chúng là sáu loại cảnh pháp (dhammārammaṇa). [204]
3) Những nhóm giới tính mười pháp được thấy khắp thân. Sắc thứ mười của chúng là một trong hai thứ sắc tính (bhāva-rūpa):[205]
i) Sắc tính nam (puri sa-bhāva): nó cung cấp cơ thể đặc trưng nam, qua đó chúng ta biết: ‘đây là người nam.’ Nó chỉ được thấy ở người nam.
ii) Sắc tính nữ (itthi-bhāva): nó cung cấp cơ thể đặc trưng nữ, qua đó chúng ta biết: ‘đây là người nữ.’ Nó chỉ được thấy ở người nữ.
Đó là vì sắc thứ mười của chúng là sắc thanh triệt mà những nhóm nhãn-, nhĩ-, tỷ-, thiệt-, và thân mười pháp là thanh triệt. Tất cả những loại nhóm sắc khác thì không có sắc thanh triệt, đó là lý do tại sao chúng là phi thanh triệt không trong suốt, chẳng hạn như những nhóm sắc tính mười pháp và ý vật mười pháp mà chúng ta vừa thảo luận.
Bốn Nguyên Nhân Của Sắc
Vậy là đã thảo luận kết cấu cơ bản của sắc siêu lý, chúng ta có thể tiếp tục đến một thảo luận chung về nguyên nhân (duyên khởi) của sắc, mà bạn cũng sẽ cần phải quan sát thấy biết rõ khi tu tiến thiền bốn-giới. Sắc có một trong bốn nguyên nhân: nghiệp, tâm, quý tiết và vật thực, nghĩa là chúng ta có bốn loại sắc:[206]
1) sắc nghiệp sanh (kammaja-rūpa) – sắc do nghiệp trợ sanh.
2) sắc tâm sanh (cittaja-rūpa) – sắc do tâm trợ sanh.
3) sắc quý tiết sanh (utuja-rūpa) – sắc do quý tiết trợ sanh.
4) sắc vật thực sanh (āhāraja-rūpa) – sắc do vật thực trợ sanh.
Như đã đề cập, sắc trong thân của chúng ta không là gì ngoại trừ các nhóm sắc, và tất cả nhóm sắc có ít nhất tám thứ sắc (bất ly) cơ bản: địa, thủy, hỏa, phong, sắc màu, khí, vị và dưỡng chất. Sắc thứ tám, dưỡng chất duy trì sắc, đó là lý do tại sao khi không có dưỡng chất nữa thì sắc hư hoại.
Bây giờ, chúng ta hãy nhìn thêm nữa vào mỗi trong bốn nguyên nhân của sắc.
Sắc Nghiệp Sanh (kammaja-rūpa) – sắc do nghiệp trợ sanh
Sắc nghiệp sanh gồm có những nhóm mạng quyền chín pháp, và những nhóm mười pháp: các nhóm nhãn-, nhĩ-, tỷ-, thiệt-, thân-, ý vật- và giới tính mười pháp. Dưỡng chất của chúng là do nghiệp trợ sanh (kammaja-ojā). Nó nằm trong sắc nghiệp mà chúng ta thấy đến mức độ thực tính siêu lý thuộc Thánh đế thứ hai, Thánh đế về Nguyên nhân của khổ. Sắc nghiệp là sắc có mạng quyền, mà sanh vào lúc tái tục, Thánh đế thứ nhất. Và, như đức Phật đã giải thích trong ‘Mahā-Sati-Paṭṭhāna’ sutta, [207] tái tục (khổ) xảy ra vì có ái (taṇhā), và ái sanh ở pháp nào khả hỷ: cảnh sắc qua mắt, dội vào sắc thanh triệt của những nhóm nhãn mười pháp (nhãn môn) và hữu phần (ý môn); âm thanh qua tai, dội vào những nhóm sắc nhĩ thanh triệt mười pháp (nhĩ môn) và hữu phần (ý môn) v.v… năm sắc thanh triệt đó là năm môn hay năm xứ, và còn sắc ý vật có do có ái-:-sắc cảnh sắc, -thinh, -khí, -vị, -xúc chạm và -những cảnh pháp vừa ý, hợp ý.
Như đức Phật còn giải thích, nguyên nhân trực tiếp trợ cho tái tục là nghiệp, nhưng để có một quả, nó cần đến ái (taṇhā). Và dẫu cho nghiệp là pháp trợ sanh sắc vào tái tục nhân loại[208] của một kiếp sống nhân loại là thiện, bản thân tái tục đã xảy ra vì có thủ (upādāya), là pháp bị trợ bởi ái (taṇhā), ái bị trợ bởi vô minh (avijjā): không biết theo, không hiểu ra bốn Thánh đế (catunnaṃ Ariya-saccānaṃ).
Sắc nghiệp luôn luôn bị trợ tạo. Nó là nền tảng của tất cả sắc khác. Mỗi sát-na tâm (citta-khaṇa) (của mười bảy sát-na tâm là thọ mạng của sắc) có ba tiểu sát-na: sanh (uppāda), trụ (ṭhiti), và diệt (bhaṅga).
Ở mỗi tiểu sát-na, sắc nghiệp mới đang sanh. Điều này có nghĩa rằng trong thời gian một lộ ngũ môn, vô số nhóm sắc nghiệp (kammaja-rūpa-kalāpa) bị trợ tạo vào mỗi trong 51 tiểu sát-na (17 sát-na tâm x 3 tiểu sát-na). Hoả giới của chúng trợ những nhóm sắc quý tiết sanh, và dưỡng chất của chúng trợ sanh những nhóm sắc vật thực mới, và hoả giới và dưỡng chất của những nhóm sắc ấy còn trợ sanh thêm nữa v.v… [209]
Sắc Tâm Sanh (cittaja-rūpa) – sắc do tâm trợ sanh
Sắc tâm sanh gồm có những nhóm tám pháp. Dưỡng chất của chúng là do tâm trợ sanh (cittaja-ojā), và chỉ bị trợ tạo bởi tâm mà sanh do nương vào ý vật, không phải ngũ song thức. Và, ngoại trừ tâm tái tục, tất cả tâm (ý giới và ý thức giới mà nương vào ý vật sanh) trợ sắc tâm sanh.
Một ví dụ là sân và hối. Cả hai sân và hối đều là sân, và một tâm sân trợ sanh sắc tâm bằng hỏa giới (tejodhātu) mạnh vượt trội. Đó là lý do tại sao khi chúng ta bị sân, tức giận hay hối hận thì chúng ta bị nóng.
Ví dụ khác là chuyển động của thân: chuyển động chân tay và thân tới lui xuôi ngược, đi tới đi lui. Ví dụ, khi chúng ta đi, tâm điều khiển chân và bàn chân. Sự cố ý (sañcetanā) ấy trợ sanh sắc tâm sanh ở chân và bàn chân, và khắp thân: nó có phong giới (vāyodhātu) mạnh vượt trội. Như gió di chuyển những đồ vật, cũng vậy phong giới di chuyển chân tay và thân. Sự chuyển động là một chuỗi dài của những nhóm sắc tâm sanh khác nhau đang bị trợ sanh ở những nơi khác nhau. Những nhóm sắc tâm sanh vào lúc nâng bàn chân lên thì khác với những nhóm sắc tâm sanh vào lúc hạ bàn chân xuống. Mỗi nhóm sắc sanh và diệt ở cùng một nơi, và những nhóm sắc mới sanh ở một nơi nào khác và diệt ở đó.
Một ví dụ thứ ba là những tâm chỉ tịnh, quán, Đạo và Quả. Những tâm như vậy rất thanh tịnh, rất hùng mạnh và tinh lương cao quý, bởi vì không có tùy phiền não (upakkilesa), không có cấu uế. Đó có nghĩa là những tâm này trợ sanh rất nhiều thế hệ sắc tâm thanh tịnh và cao quí, trong đó địa giới (paṭhavīdhātu), phong giới (vāyodhātu) và hỏa giới (tejodhātu) rất mềm và tế. Khi những nhóm sắc mềm và tế ấy xúc chạm thân thanh triệt (sắc thứ mười trong những nhóm thân mười pháp) thì người tu thiền thể nghiệm thân an lạc, dễ chịu lớn lao, mà không có tính nặng (của địa giới). Từ đó, như đã đề cập trước, hỏa giới của tất cả nhóm sắc trợ sanh những nhóm sắc quý tiết, hỏa giới trong những nhóm sắc tâm tinh lương ấy trợ sanh nhiều nhóm sắc quý tiết bên trong và bên ngoài thân.
Với những tâm tinh lương ấy, ánh sáng rực rỡ, sáng chói và sáng ngời bị trợ sanh bởi sự sáng chói của sắc màu trong sắc tâm và sắc quý tiết (utuja-rūpa). [210] Đây cũng là nguyên nhân trợ cho sanh làn da sáng sủa và sáng ngời và các quyền của người tu thiền đang tu tiến những tâm tinh lương này. [211] Ví dụ, sắc tâm thiên nhãn thông (dibba-cakkhu abhiññāṇa) của đại đức Anuruddha trải ra suốt một ngàn hệ vũ trụ: chúng được làm cho sáng rỡ lên bởi sắc tâm tinh lương và ngài có thể thấy được chúng. [212] Bạn cũng vậy, nếu bạn tu tiến đủ định và tâm thanh tịnh thì có thể có khả năng thấy những cõi hiện hữu khác v.v…
Sắc Quý Tiết Sanh (utuja-rūpa) – sắc do hoả giới trợ sanh
Sắc quý tiết gồm có những nhóm tám pháp. Dưỡng chất (ojā) của chúng là do quí tiết trợ sanh (utuja-ojā), tức hình thành từ hỏa giới (tejodhātu), là giới thứ ba trong tất cả nhóm sắc (rūpakalāpa). [213] Hỏa giới trong tất cả nhóm sắc trợ sanh những nhóm sắc quý tiết, bản thân những nhóm sắc mới này có hỏa giới, là sắc trợ sanh ‘những nhóm sắc quý tiết’, mà bản thân những nhóm sắc mới này có hỏa giới v.v… [214] Đó là cách hỏa giới trợ sanh sắc qua một số lượng thế hệ, theo sức mạnh của nó.
Tất cả sắc không có sự sống được sanh ra và duy trì bởi hoả giới. Một ví dụ hay là cây cối. Sắc của cây cối là ‘những nhóm sắc quý tiết sanh’ và bắt nguồn từ hỏa giới đầu tiên trong hạt. Quy trình phát triển của chúng không gì ngoài sự liên tục trợ những nhóm sắc quý tiết sanh qua nhiều thế hệ. Nó xảy ra có sự trợ giúp của hỏa giới từ đất trồng, hoả giới nóng của mặt trời, và hoả giới lạnh của nước.
Chẳng hạn, hỏa giới (tejodhātu) trong đá, kim loại, khoáng sản và gỗ cứng thì rất hùng mạnh, và trợ sanh rất, rất nhiều thế hệ sắc. Đó là lý do tại sao mà sắc có thể tồn tại lâu dài. Nhưng hỏa giới, chẳng hạn trong gỗ mềm, những cây non, thịt, vật thực và nước thì rất yếu, không có nhiều thế hệ sắc bị trợ sanh, đó là lý do tại sao sắc tiêu hoại nhanh. Khi sắc tiêu hoại, là vì hỏa giới không còn trợ sanh sắc mới mà thay vào nó tự hoại: sắc kiệt quệ dần, tiêu hoại, và diệt mất.
Khi sắc bị thiêu đốt bởi lửa, như khi gỗ đang cháy, đó là vì hỏa giới của sắc bên ngoài (ngọn lửa đốt cháy gỗ) ủng hộ hỏa giới của sắc bên trong (gỗ), và một số lượng lớn hỏa giới bùng lên, đó có nghĩa là hỏa giới trở nên mạnh vượt trội và sắc bị thiêu đốt.
Sắc Vật Thực Sanh (āhāraja-rūpa) – sắc do vật thực trợ sanh
Sắc vật thực cũng gồm có những nhóm tám pháp. Dưỡng chất (ojā) của chúng là dưỡng chấtdo vật thực sanh. Nó bắt nguồn từ vật thực, thức ăn và thức uống mà chúng ta dùng. Thức ăn trong cái bát, thức ăn trong đường tiêu hóa (thức ăn trong miệng, thức ăn mới được ăn chưa tiêu hóa trong dạ dày, thức ăn đã tiêu hóa một phần và đã tiêu hóa hoàn toàn trong ruột, cặn, phân), mủ, máu và nước tiểu thì cũng vậy: không có gì ngoài những nhóm dưỡng chất tám pháp không có sự sống do quý tiết trợ sanh (utuja-oj-aṭṭhamaka-kalāpa). [215]
Nhiệt tiêu hóa là hỏa giới trong những nhóm mạng quyền chín pháp, mà (như đã đề cập[216]) bắt nguồn từ nghiệp. Khi nhiệt tiêu hóa, tức là hoả giới gặp dưỡng chất trong những nhóm dưỡng chất tám pháp do hoả giới sanh của thức ăn chưa tiêu hóa và đã tiêu hóa một phần, thì những nhóm dưỡng chất tám pháp bị trợ sanh thêm nữa: chúng là những nhóm dưỡng chất tám pháp do vật thực sanh, có dưỡng chất do vật thực trợ sanh (ahāraja-ojā) là sắc thứ tám. Lại nữa, khi dưỡng chất (mới) này gặp nhiệt tiêu hóa (do nghiệp sanh), thì nó tiếp tục trợ sanh thêm nhiều thế hệ những nhóm dưỡng chất tám pháp nữa. Và nó cũng ủng hộ dưỡng chất trong những nhóm sắc nghiệp, sắc tâm, và sắc quý tiết sanh, và những nhóm sắc do vật thực sanh đang hiện hữu.
Chất dinh dưỡng trong vật thực dùng trong một ngày có thể tiếp tục sản sanh theo cách này cho đến tận bảy ngày, dẫu cho số lượng thế hệ bị trợ sanh tùy thuộc vào chất lượng của vật thực. Dưỡng chất cõi trời, là trong cõi trời và là cao cấp nhất, có thể tiếp tục sản sanh theo cách này cho đến tận một hay hai tháng.
Vì những nhóm mạng quyền chín pháp được thấy khắp thân, quá trình tiêu hóa được thấy trong đường tiêu hóa thì được thấy ở một mức độ yếu hơn khắp toàn thân. Đó là lý do tại sao, chẳng hạn, khi dầu thuốc được thoa lên da, hay việc tiêm thuốc được thực hiện dưới da, thuốc truyền đi khắp thân (được ‘tiêu hóa’). Nhưng nếu dầu được thoa quá nhiều thì nhược điểm của sự tiêu hóa có thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa.
Kết luận ấy tóm tắt sự thảo luận về những nguyên nhân của sắc. Có nhiều vấn đề có thể đã được giải thích thêm nữa, nhưng đến đây có lẽ đủ cho bạn hiểu hơn về thiền nương bốn giới, là thiền sẽ được thảo luận bây giờ.
Nếu bạn muốn đạt đến Nibbāna thì bạn cần phải biết và thấy rõ tất cả những pháp này, bởi vì bạn cần phải thấy như thật các sắc, không chỉ như một pháp chế định. [217] Trước tiên, bạn cần thấy rằng sắc gồm có những nhóm sắc, sau đó bạn cần phải thấu biết rõ sự sai lầm, ‘si’ không biết thấu đáo về khối để thấy các thứ sắc riêng mà gồm nhóm sắc riêng: đó được xem là sắc siêu lý. Khi ấy bạn cần phải phân loại sắc: quán thấy các thứ sắc khác nhau, nguyên nhân của chúng, và chúng thực hiện phận sự ra sao. Để có khả năng làm điều đó, bạn bắt đầu với thiền nương bốn giới, đó là để trí biết và thấy rõ bốn đại chủng (mahā-bhūta): địa-, thủy-, hỏa- và phong-giới (pathavī-, āpo-, tejo-, vāyo-dhātu).
Bắt Đầu Quán (Vipassanā)
Dẫu cho bạn ở đây không tu tiến pháp quán đúng, chính xác, chúng ta có thể nói rằng đây là việc bắt đầu quán, bởi vì vào lúc cuối của thiền bốn-giới (catudhātu) là bạn đã phát triển khả năng quan sát thấy biết rõ sắc siêu lý, là việc cần thiết cho pháp quán. Chúng ta có thể nói rằng bây giờ bạn đang tập hợp điều cần thiết để làm việc quán.
Đó là lý do tại sao tu tiến thiền bốn-giới đều cần thiết đối với tất cả người tu thiền. Dù con đường quán của người đó là tu tiến một đề mục thiền chỉ tịnh (như niệm hơi thở lên đến thiền) trước tiên, hay con đường của người đó bắt đầu bằng thiền bốn-giới (là pháp chỉ đưa đến cận định), người đó cần hoàn thành thiền bốn-giới trước khi người đó có thể làm việc quán. Cả hai con đường đều được dạy ở những tu viện Pa-Auk ở Myanmar-Miến Điện. Nếu trước đó người đó đã tu tiến một đề mục thiền chỉ tịnh thì người đó nên tùy ý nhập vào tứ thiền trong mỗi thời ngồi, cho đến khi ánh sáng sáng ngời, sáng rực rỡ và tỏa sáng. Xuất khỏi thiền, kế đến, người đó nên bắt đầu thiền bốn-giới (catu-dhātu).
Tu Tiến Thiền Nương Bốn Giới (Catu-dhātu)
Trong Văn bản Pāḷi, có hai cách để tu tiến thiền nương bốn giới: tóm tắt và chi tiết. Cách tóm tắt cho những người trí nhanh, và cách chi tiết cho những người gặp khó với cách tóm tắt. Đức Phật đã dạy cách tóm tắt trong ‘Mahā-Sati-Paṭṭhāna’ sutta:[218]
Một bhikkhu xem xét chính thân này, dù nó được đặt hay bố trí ra sao, cũng chỉ gồm những giới, như vậy: ‘Trong thân này chỉ có
[1] địa giới (pathavī-dhātu),
[2] thủy giới (āpo-dhātu),
[3] hỏa giới (tejo-dhātu),
[4] phong giới (vāyo-dhātu).’
Visuddhimagga giải thích thêm:[219]
Như vậy, trước tiên, một trong những người trí nhanh mà muốn tu tiến thiền này cần phải đi vào ẩn tu. Kế đến, vị ấy cần phải hướng đến toàn thân sắc của mình, và quan sát thấy biết rõ các giới theo cách tóm tắt này, ‘Trong thân này,
[1] pháp chi cứng hay thô là địa giới;
[2] pháp chi chảy hay liên kết là thủy giới;
[3] pháp chi làm cho chín hay nóng là hỏa giới;
[4] pháp chi đẩy hay chống đỡ là phong giới,’[220]
và vị ấy cần phải chú ý hướng đến nó, và xem lại nó nhiều lần là ‘địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới,’ đó là để nói, chỉ là những giới-dhātu, không phải một chúng sanh, và không có linh hồn.
Khi vị ấy tinh cần theo cách này, không lâu trước khi định sanh ở vị ấy, đó là làm cho mạnh thêm bởi trí là pháp soi sáng phân loại các giới, và đó chỉ là cận định và không đi đến thiền an chỉ bởi vì nó có những trạng thái đặc tính riêng là cảnh của nó.
Như một sự lựa chọn, có bốn [thân] phần này đã được trưởng lão Sāriputta đề cập, vì mục đích cho thấy không có cái chi của bất cứ chúng sanh có sự sống trong bốn đại giới căn bản như vầy: ‘Khi một hư không được bao bọc bằng xương, gân, thịt, và da, ở đó sẽ được gọi là ‘sắc’. Và vị ấy cần phải giải quyết mỗi trong những pháp này, tách chúng ra bằng bàn tay của trí, rồi quán thấy biết rõ chúng theo cách đã nêu vừa rồi: ‘Trong những pháp này, pháp nào cứng . . . là cảnh của nó.’
Như đã dạy ở tại Tu viện Pa-Auk Tawya (theo cách Dhama-Saṅganī) [221] bạn cần phải quán thấy biết rõ bốn giới-dhātu trong toàn thân y như mười hai đặc tính:
Địa giới: 1) cứng; 2) thô; 3) nặng; 4) mềm; 5) mịn; 6) nhẹ;
Thủy giới: 7) chảy; 8) liên kết lại;
Hỏa giới: 9) nóng; 10) lạnh;
Phong giới: 11) chống đỡ; 12) đẩy.
Để tu tiến thiền này, bạn buộc phải học cách để quan sát thấy biết rõ mỗi thứ trong mười hai đặc tính, từng cái một. Thông thường, người mới bắt đầu được dạy các đặc tính dễ hơn để quan sát trước tiên, và những đặc tính khó hơn sau đó. Họ thường được dạy theo thứ tự này: đẩy, cứng, thô, nặng, chống đỡ, mềm, mịn, nhẹ, nóng, lạnh, liên kết lại, chảy. Trước tiên, mỗi đặc tính buộc phải được quan sát thấy biết rõ ở một nơi trong thân, rồi sang khắp thân.
Quán Thấy mười Hai Đặc Tính (Lakkhaṇa)
1) Đẩy: để quan sát biết rõ tính đẩy, bắt đầu bằng việc có sự nhận biết (saññī) qua sự xúc chạm, của tính đẩy ở trung tâm đầu của bạn khi bạn thở vô và ra. Khi bạn quan sát biết rõ nó, chuyên chú vào nó cho đến khi nó trở nên rõ với tâm của bạn. Kế đến chuyển sự hay biết của bạn sang một thân phần gần bên, và cố gắng tìm tính đẩy ở đó. Theo cách này, dần dần bạn sẽ có khả năng biết rõ tính đẩy trước tiên ở đầu, kế đến ở cổ, mình của thân, cánh tay, và chân và bàn chân. Làm thật nhiều không biết bao nhiêu lần, cho đến khi bất cứ nơi đâu bạn đặt sự hay biết của bạn ở thân, bạn thấy tính đẩy một cách dễ dàng. Nếu tính đẩy của hơi thở ở trung tâm đầu không dễ biết rõ thì cố gắng cảm Giác tính đẩy khi ngực căng phồng lên, hay bụng lay động khi đang thở. Nếu đó không được rõ thì cố gắng cảm Giác mạch, hay bất cứ dạng đẩy nào khác rõ ràng. Bất cứ nơi nào có tính lay động, có tính đẩy.
Bất cứ nơi nào bạn bắt đầu, bạn buộc phải dần dần tu tiến trí biết rõ của bạn, để bạn biết rõ sự đẩy khắp thân, từ đầu đến chân. Ở một số nơi đặc tính hẳn là rõ ràng, ở những nơi khác không rõ bằng. Như vậy, nhưng nó có hiện diện khắp thân. Khi bạn cảm thấy vừa ý rằng bạn có thể thấy tính đẩy, cố gắng tìm tính cứng.
2) Cứng: để quan sát biết rõ tính cứng, cắn răng của bạn với nhau và cảm Giác chúng cứng ra sao. Buông lỏng sự cắn của bạn, và cảm Giác tính cứng của chúng. Khi bạn có thể có cảm Giác như vậy, cố gắng biết rõ tính cứng khắp thân có hệ thống từ đầu đến chân, theo cùng cách khi bạn đã làm để trí biết rõ tính đẩy. Không cố ý làm cho thân căng.
Khi bạn có thể biết rõ tính cứng khắp thân, lần nữa cố gắng tìm tính đẩy khắp thân. Luân phiên giữa hai đặc tính đẩy và cứng này nhiều không biết bao nhiêu lần, quan sát biết rõ tính đẩy khắp thân, rồi sang tính cứng khắp thân, từ đầu đến chân. Làm lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi bạn cảm thấy vừa ý rằng bạn có thể làm việc này.
3) Thô: để quan sát biết rõ tính thô, cọ xát lưỡi lên trên đỉnh răng của bạn, hoặc chạm lướt nhẹ bàn tay lên trên y của bạn, hay da cánh tay của bạn, và có cảm Giác tính thô. Bây giờ cố gắng quan sát biết rõ tính thô khắp thân có hệ thống như trước. Nếu bạn không thể cảm Giác tính thô thì cố gắng xét nhìn tính đẩy và cứng lần nữa, và bạn có thể thấy rõ nó cùng với chúng.
Khi bạn có thể biết rõ tính thô, trở ngược lại để quan sát cả ba, đẩy, cứng, thô, từng phần một, nhiều không biết bao nhiêu lần, khắp thân, cho đến khi bạn cảm thấy vừa ý.
4) Nặng: để quan sát biết rõ tính nặng, đặt một bàn tay lên trên bàn tay còn lại trong lòng của bạn, và có cảm Giác tính nặng của bàn tay đặt ở trên, hay có cảm Giác nặng của cái đầu bằng việc cúi đầu về phía trước. Tu tiến có hệ thống cho đến khi bạn biết rõ tính nặng khắp thân.
Khi bạn có thể biết rõ tính nặng một cách rõ ràng, cố gắng tìm cả bốn là đẩy, cứng, thô, và nặng, lần lượt, khắp thân cho đến khi bạn cảm thấy vừa ý.
5) Chống đỡ : để quan sát biết rõ tính chống đỡ, buông lỏng lưng của bạn, đến mức thân của bạn cong xuống hướng về phía trước. Rồi làm cho nó thẳng, và giữ nó thẳng. Lực mà giữ thân thẳng đang chống đỡ . Tu tiến có hệ thống cho đến khi bạn biết rõ tính chống đỡ khắp thân. Nếu nó không rõ thì cố gắng để quan sát nó cùng với tính cứng, vì làm như vậy có thể làm cho nó dễ hơn.
Kế đến, khi bạn có thể biết rõ tính chống đỡ dễ dàng cố gắng tìm cả năm đặc tính là đẩy, cứng, thô, nặng, và chống đỡ khắp thân.
6) Mềm: để quan sát biết rõ tính mềm, ép lưỡi của bạn tỳ vào mặt trong môi dưới của bạn để cảm Giác tính mềm của nó. Kế đến buông lỏng thân của bạn, và tu tiến có hệ thống cho đến khi bạn có thể biết rõ tính mềm dễ dàng khắp thân.
Bây giờ cố gắng tìm cả sáu đặc tính là đẩy, cứng, thô, nặng, chống đỡ, và mềm khắp thân.
7) Mịn: để quan sát biết rõ tính mịn, làm ướt môi của bạn và cọ lưỡi của bạn lên trên chúng từ bên này sang bên kia. Tu tiến cho đến khi bạn có thể thấy biết rõ tính mềm khắp thân.
Rồi cố gắng tìm cả bảy đặc tính khắp thân.
8) Nhẹ: để quan sát biết rõ tính nhẹ, cử động một ngón tay tới lui, và cảm Giác tính nhẹ của nó. Nếu bạn không thể cảm Giác nó thì cố gắng tìm tính nặng lần nữa. Khi bạn có thể cảm Giác tính nặng của toàn thân, rồi lần nữa cử động một ngón tay tới lui và cảm Giác tính nhẹ của nó. Tu tiến cho đến khi bạn có thể biết rõ tính nhẹ khắp thân.
Và rồi cố gắng tìm tất cả tám đặc tính .
9) Nóng: nó thường rất dễ để quan sát biết rõ tính nóng (hay hơi nóng) khắp thân. Qua cảm Giác xúc chạm, bắt đầu bằng việc nhận biết, tính nóng ở bất cứ nơi nào mà nó rõ ràng với bạn.
Và rồi cố gắng tìm tất cả chín đặc tính .
10) Lạnh: để quan sát biết rõ tính lạnh, cảm Giác tính lạnh của hơi thở khi nó đi vào lỗ mũi, rồi sang quan sát biết rõ nó có hệ thống khắp thân. Bây giờ bạn có thể quan sát biết rõ mười đặc tính .
Mười đặc tính trước, tất cả được biết trực tiếp qua cảm Giác xúc chạm, còn hai đặc tính cuối, chảy và liên kết lại, được suy ra từ mười đặc tính khác. Đó là một lý do chính đáng để dạy chúng ở cuối.
11) Liên kết lại: để quan sát biết rõ tính liên kết lại, nhận biết thân được liên kết lại với nhau bằng da, thịt, và gân ra sao. Máu được giữ bên trong bởi da, như nước trong một quả bóng. Không có sự liên kết, thân sẽ rả thành từng miếng và những hạt rời rạc. Trọng lực mà giữ thân bám vào đất cũng là tính liên kết. Nếu điều này không được rõ thì quan sát cả mười đặc tính nhiều lần, từng đặc tính một khắp thân. Khi bạn đã trở nên thuần thục trong việc quan sát ấy, bạn sẽ thấy rằng tính liên kết cũng trở nên rõ. Nếu nó vẫn còn không rõ thì chỉ quan sát tính đẩy và cứng nhiều lần. Kế đến, bạn cần phải cảm Giác như thể toàn thân của bạn bị quấn trong cái y. Quan sát biết rõ pháp này là tính liên kết lại, và tu tiến nó như bạn đã tu tiến các đặc tính khác.
12) Chảy: để quan sát biết rõ tính chảy, hay biết nước miếng chảy trong miệng, máu chảy qua ống mạch máu, khí chuyển động trong phổi, hay nóng lưu chuyển khắp thân. Nếu điều này không rõ thì xét nhìn nó cùng với tính lạnh, nóng, hay đẩy, và bạn có thể quan sát biết rõ tính chảy.
Khi bạn có thể quan sát thấu biết rõ mười hai đặc tính rõ ràng khắp thân, từ đầu đến chân, bạn cần phải quan sát biết rõ chúng nhiều lần theo thứ tự này. Khi đã cảm thấy vừa ý, bạn cần phải sắp xếp lại thứ tự như đã đề cập trước, lúc ban đầu: cứng, thô, nặng, mềm, mịn, nhẹ, chảy, liên kết, nóng, lạnh, chống đỡ, và đẩy. Theo thứ tự ấy, cố gắng quan sát biết rõ mỗi đặc tính từng phần một từ đầu đến chân. Bạn cần phải cố gắng tu tiến pháp này cho đến khi bạn có thể làm nó khá nhanh, ít nhất ba vòng một phút.
Trong khi tu tiến theo cách này, các giới (dhātu) đối với một số người tu thiền sẽ trở nên không cân bằng, một số giới có thể trở nên quá mức và thậm chí không thể chịu nổi. Cứng, nóng, và đẩy một cách đặc biệt có thể trở nên quá mức. Nếu điều này xảy ra thì bạn cần phải chuyên chú nhiều hơn vào đặc tính đối lập, và tiếp tục tu tiến định nương cách ấy.
Ví dụ, nếu tính chảy quá mức thì chuyên chú nhiều hơn vào tính liên kết lại, hay nếu tính chống đỡ quá mức thì chuyên chú nhiều hơn vào tính đẩy. Ngược lại thì: cứng và mềm, thô và mịn, nặng và nhẹ, chảy và liên kết, nóng và lạnh, và chống đỡ và đẩy.
Đó là vì mục đích quân bình các giới mà mười hai đặc tính đã được dạy trước tiên. Khi các giới được quân bình, nó dễ hơn để đạt được định.
Bây giờ đã trở nên thuần thục trong việc thấy biết rõ mười hai đặc tính trong toàn thân, với mười hai đặc tính đã trở nên rõ, bạn cần phải quan sát sáu đặc tính đầu chỉ thoáng nhìn một cái là địa giới, hai đặc tính kế chỉ thoáng nhìn một cái là thủy giới, hai đặc tính kế là hỏa giới, và hai đặc tính cuối là phong giới. Bạn cần phải tiếp tục như vậy để quan sát địa, thuỷ, hoả, và phong, để an tịnh tâm và đạt được định. Bạn cần phải làm rất nhiều trăm lần, nhiều ngàn lần, hay nhiều triệu lần.
Một cách tốt cho việc giữ tâm an tịnh và chuyên chú vào định là để không còn chuyển sự hay biết của bạn từ một thân phần sang phần khác. Thay vì, nắm lấy một cái nhìn khái quát về thân. Tốt nhất nó thường nắm lấy cái nhìn khái quát như thể bạn đang nhìn từ ở đằng sau vai của bạn. Nó cũng có thể được làm như thể nhìn từ trên đầu của bạn xuống, dẫu cho việc này có thể đưa đến sự căng thẳng và không quân bình của các giới.
Mười Cách Để Tu Tiến Định Của Mình
Phụ chú giải Thanh tịnh đạo (Visuddhi-Magga) nói bây giờ tu tiến định của bạn theo mười cách. [222] Bạn cần phải quan sát bốn giới (catu-dhātu):
1) Theo thứ tự (anupubbato): đó là thứ tự mà đức Phật đã định sẵn: địa-, thủy-, hỏa-, và phong giới.
2) Không quá nhanh (nāti-sīghato): nếu bạn quan sát bốn giới quá nhanh thì bạn sẽ không thấy chúng rõ ràng.
3) Không quá chậm (nāti-saṇi kato): nếu bạn quan sát bốn giới quá chậm thì bạn sẽ không đi đến đoạn cuối.
4) Phòng, tránh sự sao lãng (vi kkhepa-paṭibāhanato): bạn cần phải giữ gìn tâm chỉ có cảnh của thiền, bốn giới, và không để nó nghĩ lan man.
5) Vượt qua chế định (paññatti-samati kkamanato): bạn không nên chỉ thầm ghi nhớ, ‘địa-, thủy-, hỏa-, phong giới’, mà phải hay biết những thực tính tiêu biểu chế định có thật: cứng, thô, nặng, mềm, mịn, nhẹ, chảy, liên kết, nóng, lạnh, chống đỡ, và đẩy.
6) Buông những gì không rõ (anupaṭṭhāna-muñcanato): một khi bạn có thể quan sát thấy biết rõ tất cả mười hai thực tính, bạn có thể tạm thời bỏ qua các thực tính mà không rõ, nếu không là nó sẽ đưa đến khổ hay thực tính căng, vì có một sự không quân bình trong các giới. Bạn cũng cần giữ ít nhất một thực tính đối với mỗi trong bốn giới. Bạn không thể tiếp tục làm việc chỉ là ba, hai, hay một giới. Và tốt nhất là nếu tất cả mười hai đặc tính là rõ, mà không có bỏ sót đặc tính nào.
7) Quán thấy biết rõ các trạng thái (lakkhaṇato): Khi bạn bắt đầu thiền, và các trạng thái thực tính của mỗi giới chưa rõ, bạn cũng có thể chuyên chú vào phận sự và thành tựu hiện bày của các giới. [223] Tuy nhiên khi định của bạn được khá hơn, bạn cần phải chỉ chuyên chú vào các trạng thái thực tính: cứng và thô của địa giới, chảy và liên kết của thủy giới, nóng và lạnh của hỏa giới, và chống đỡ của phong giới.
Ở điểm này bạn sẽ chỉ thấy các giới và không thấy chúng là một người hay tự ngã.
Phụ chú giải giới thiệu thêm rằng bạn tu tiến định của mình theo ba bài Kinh:
8) ‘Adhi-citta’ sutta (‘Kinh Tâm cao hơn’).
9) ‘Sītibhāva’ sutta (‘Kinh Yên tịnh’).
10) ‘Bojjh-aṅga’ sutta (‘Kinh Giác chi’). [224]
Trong ba bài kinh ấy, đức Phật khuyên việc quân bình năm quyền (indriya): tín, cần, niệm, định, và trí biết rõ; và việc quân bình bảy Giác chi (bojjhaṅga): niệm (sati), trạch pháp (dhammavicaya), cần (viriya), hỷ (pīti), an tịnh (passaddhi), định (samādhi) và xả (upekkhā). Chúng ta đã thảo luận chúng trong Bài Thuyết đầu tiên của chúng ta. [225]
Quán Thấy Sắc Siêu Lý (Paramattha rūpa)
Quán Thấy Thân Thanh Triệt (Trong Suốt) Như Một Khối
Khi bạn tiếp tục tu tiến định nương bốn giới, và đến gần cận định (upacāra-samādhi), bạn sẽ thấy các loại ánh sáng khác nhau. Với một số người tu thiền, nó là một ánh sáng khói xám. Nếu bạn tiếp tục chuyên chú vào bốn giới trong ánh sáng xám ấy thì nó sẽ trở nên trắng hơn như bông gòn, rồi sang trắng sáng ngời, như mây, và toàn thân của bạn sẽ xuất hiện như một hình dạng trắng. Khi bạn tiếp tục chuyên chú vào bốn giới trong hình dạng trắng, cuối cùng nó sẽ trở nên trong suốt như một khối nước đá hay thủy tinh.
Sắc trong suốt này là năm sắc thanh triệt (pasāda):[226] thân-, nhãn-, nhĩ-, tỷ-, và thiệt thanh triệt. Thân thanh triệt thì được quán thấy khắp thân, trong tất cả sáu Giác quan, đó là lý do tại sao toàn thân của bạn xuất hiện trong suốt. Bạn thấy các sắc thanh triệt là một dạng khối trong suốt, bởi vì bạn vẫn chưa thấy hết ba loại khối (ghaṇa): khối liên tiếp (santatighaṇa), khối tập hợp (samuhaghaṇa) và khối phận sự (kiccaghaṇa). [227]
Quán Thấy Các Nhóm Sắc (Rūpa-kalāpa)
Nếu bạn tiếp tục quan sát bốn giới dưới dạng khối trong suốt thì nó sẽ lấp lánh và phát ra ánh sáng. Khi bạn có thể chuyên chú vào bốn giới dưới dạng khối này liên tục đến ít nhất nửa giờ, bạn đã đạt được cận định. Với ánh sáng, quan sát hư không giới dưới dạng trong suốt, bằng việc tìm những khoảng không nhỏ trong nó. Bây giờ bạn sẽ thấy rằng dạng thanh triệt bị phân thành những hạt nhỏ; chúng được gọi là các nhóm sắc. [228] Khi đã đạt được giai đoạn này, đó là tâm thanh tịnh (citta-Visuddhi), bạn có thể đi đến tu tiến kiến thanh tịnh (diṭṭhi-Visuddhi), bằng việc phân tích những nhóm sắc. Đó là việc bắt đầu của thiền quán.
(Lợi Ích Của Định)
Trước khi giải thích làm sao để tu tiến thiền quán, chúng ta hãy nhìn vào một lợi ích thực tế đó là để đạt đến cả cận định mà một người căn tánh thuần quán (vipassanāyogi) đã đạt đến đây, và định của thiền của một người căn tánh chỉ tịnh (samathayogi). Có nhiều pháp để quan sát trong thiền quán, và sự mệt mỏi sẽ thường xảy ra. Khi điều này xảy ra, tốt hơn hết là nghỉ ngơi. Có một phép so sánh trong chú giải ‘Dv-Edhā-Vitakka’ sutta[229] thuộc Majjhima-Nikāya, giải thích làm sao một người tu thiền có thể nghỉ ngơi trong thiền. Bài kinh nói rằng trong thời gian một trận chiến, thỉnh thoảng các chiến binh có cảm Giác mệt, muốn nghỉ ngơi. Quân địch có thể là mạnh, và nhiều mũi tên bay. Cho nên, các chiến binh rút lui về pháo đài của họ. Bên trong pháo đài họ chắc chắn không bị những mũi tên của địch tấn công và có thể nghỉ ngơi. Sau đó, khi họ có cảm Giác vững chắc và hùng mạnh lần nữa, họ rời pháo đài và trở lại chiến trường. Thiền như một pháo đài, và có thể được dùng làm một nơi nghỉ ngơi trong lúc thiền quán. Người tu thiền thuần quán không có đắc thiền, và đã bắt đầu ngay với thiền bốn-giới, để thay thế có thể dùng cận định của họ làm một pháo đài để nghỉ ngơi. Trong cả hai trường hợp, khi ấy người tu thiền có thể sáng và tỉnh táo trở lại chiến trường quán. Có lợi ích lớn như vậy trong việc có một nơi nghỉ ngơi.
Tiếp theo, chúng ta hãy trở lại thảo luận ‘bạn tu tiến thiền quán ra sao’, và bắt đầu với việc phân tích các nhóm sắc.
Các nhóm sắc thanh triệt (trong suốt) và phi thanh triệt (không trong suốt – đục).
Các nhóm sắc rơi vào hai nhóm: Các nhóm sắc thanh triệt và các nhóm sắc phi thanh triệt. Các nhóm sắc mà gồm một trong năm thứ sắc thanh triệt (nhãn-, nhĩ-, tỷ-, thiệt- hay thân thanh triệt) là các nhóm sắc thanh triệt. Tất cả các nhóm sắc khác là phi thanh triệt.
Phân Tích Các Nhóm Sắc (Rūpa-kalāpa)
Quán Thấy Bốn Giới (Dhātu)
Trước tiên, bạn cần phải quan sát bốn giới là địa-, thủy-, hỏa-, và phong- giới, trong những nhóm sắc thanh triệt - và phi thanh triệt riêng lẻ. Bạn sẽ thấy rằng những nhóm sắc sanh và diệt rất, rất nhanh, và sẽ không có khả năng để phân tích chúng, bởi vì bạn vẫn còn thấy chúng là những hạt nhỏ có kích thước. Vì bạn vẫn chưa thấy xuyên suốt ba loại khối, bạn vẫn còn trong lĩnh vực chế định (paññatti), và đã không đạt tới sự thật siêu lý (paramatthasacca). [230]
Đó là vì bạn đã không thấy xuyên suốt những khái niệm nhóm và hình dạng mà vẫn còn thấy những hạt, hay những cục nhỏ. Nếu bạn không đi xa hơn một chút nào, mà cố gắng thực hiện việc quán bằng việc quan sát theo sự sinh khởi và diệt mất của những hạt nhỏ ấy, đó là các nhóm sắc thì bạn sẽ trở thành cố gắng làm việc quán theo pháp chế định. [231] Như vậy, bạn buộc phải phân tích những nhóm sắc thêm nữa, cho đến khi bạn có thể quán thấy các giới trong những nhóm sắc đơn lẻ: để mà vươn tới thực tính siêu lý.
Bởi vì nếu các nhóm sắc sanh và diệt rất, rất nhanh thì bạn không thể thấy biết rõ bốn giới trong các nhóm sắc đơn lẻ, khi ấy không để ý đến việc sinh khởi và diệt mất của chúng: đúng như khi gặp gỡ một người mà bạn không muốn gặp thì bạn có thể sẽ làm ra vẻ không thấy hay chú ý vị ấy. Bạn nên theo cùng cách không quan tâm đến sự sinh khởi và diệt mất của những nhóm sắc, và chỉ chuyên chú vào bốn giới trong những nhóm sắc đơn lẻ. Đến mức độ này, đó là điều bạn có thể làm do có sức mạnh của định của mình.
Nếu bạn vẫn không thành công thì bạn cần phải chuyên chú vào địa giới luân phiên trong toàn thân cùng một lúc và trong một nhóm sắc đơn lẻ. Và cũng làm như vậy với thủy, hỏa, và phong giới. Bạn cần phải quan sát thấy biết rõ bốn giới trong một nhóm sắc thanh triệt đơn lẻ và một nhóm sắc phi thanh triệt đơn lẻ.
Đây là trình tự mà chúng tôi dạy tại Pa-Auk: bạn quan sát thấy biết rõ lần lượt từng giới một. Kinh văn giải thích rằng người cần phải quan sát thấy biết rõ tất cả giới cùng một lúc, nhưng những cái ấy được soạn bởi người tu thiền đã thuần thục và cũng dành cho những người tu thiền đã thuần thục. Bởi vì việc quan sát thấy biết rõ các giới của sắc thì rất sâu sắc, sức mạnh quán của những người mới bắt đầu thường chưa đủ vững chắc và hùng mạnh cho họ thấy rõ tất cả giới cùng một lúc. Cho nên chúng tôi dạy họ quan sát lần lượt từng giới một, lần lượt từng xứ một, từ dễ nhất đến khó hơn. Rồi khi họ đã trở nên thật thuần thục trong tu tiến, họ có thể quán thấy tất cả bốn giới (tám trạng thái thực tính) trong một nhóm sắc cùng một lúc. [232]
Khi bạn đã thấy rõ bốn giới trong một nhóm sắc thanh triệt đơn lẻ - và một nhóm sắc phi thanh triệt đơn lẻ, đó là sự kết thúc trong tu tiến chỉ tịnh của bạn, kết thúc tâm thanh tịnh (citta-Visuddhi), và bắt đầu tu tiến pháp quán của bạn, bắt đầu của kiến thanh tịnh (diṭṭhi-Visuddhi): bạn đã bắt đầu việc quan sát thấy biết rõ danh-sắc siêu lý (paramatthanāma-rūpa) và chỉ rõ, xác định danh-sắc siêu lý (nāma-rūpa-pariccheda). Đó là cách mà thiền bốn-giới gồm có cả pháp chỉ tịnh và quán (samatha-vipassanā).
Khi bạn đã thành công, quan sát thấy biết rõ bốn giới trong một số nhóm sắc thanh triệt (pasāda rūpa-kalāpa) và phi thanh triệt lần lượt ở sáu Giác quan: lần lượt mắt, tai, mũi, lưỡi, thânvà tim.
Như đã đề cập trước, tất cả các nhóm sắc thanh triệt và phi thanh triệt đều bao gồm tám thứ sắc bất ly. Bây giờ, bạn sẽ đã quan sát thấy biết rõ bốn thứ sắc đầu, và cần phải tiếp tục để quan sát thấy biết rõ bốn thứ sắc còn lại: sắc màu, khí, vị, và dưỡng chất. Nhưng trước khi đi tiếp, trước tiên chúng ta hãy thảo luận trình tự chung cho việc quan sát thấy biết rõ bốn giới này.
The Di speller Of Delusion, một chú giải Abhidhamma, viết:[233]
Sabbopi panesa pabhedo mano-dvāri ka-javaneyeva labbhati.
Tất cả pháp bị biết bởi một mình đỗng lực (javana) [234] ý môn. [235]
Địa, thủy, hỏa và phong giới trong một nhóm sắc bạn đã biết bằng một mình ý thức giới. Và ngoài ra, bạn còn có thể biết sắc màu, mùi, và vị trong một nhóm sắc bằng phương pháp ấy. Nhưng dẫu cho nó dễ quán thấy sắc màu bằng một mình ý thức giới (manoviññāṇa dhātu), nó thì khó quán thấy sắc mùi và vị bằng phương pháp ấy, bởi vì nó là một thói quen nhiều đời dùng mũi và lưỡi. Cho nên, cho đến khi thiền của bạn đã trở nên vững chắc và hùng mạnh, bạn dùng tỷ thức hay thiệt thức để giúp bạn.
Bây giờ đã giải thích hai cách cho việc quan sát thấy biết rõ một cảnh, khi ấy chúng ta có thể xem xét làm sao bạn thấy biết rõ sắc màu, mùi, vị và dưỡng chất trong những nhóm sắc (rūpa-kalāpa).
Quán Thấy Sắc Màu (Vaṇṇa)
Sắc màu, sắc thứ năm được quan sát thấy biết rõ, là sắc cảnh sắc (rūp-ārammaṇa), và được quán thấy trong tất cả các nhóm sắc. Nó rất dễ dàng bị biết bằng một mình ý thức giới, bởi vì bằng việc thấy những nhóm sắc là bạn đã thấy màu rồi. Màu luôn là màu của một sắc pháp nào đó, và sắc pháp đó là bốn giới. [236]
Quán Thấy Sắc Khí (Gandha)
Sắc cảnh khí, sắc thứ sáu được (quan sát) thấy biết rõ, là sắc cảnh khí (gandhārammaṇa), và cũng được quán thấy trong tất cả các nhóm sắc. Bởi vì nó là một thói quen lâu đời dùng mũi để ngửi, vào lúc khởi đầu bạn sẽ cần một tỷ thức giới (ghānaviññāṇadhātu) để giúp bạn biết mùi bằng một ý thức giới.
Để làm điều này, trước tiên bạn cần quan sát thấy biết rõ những sắc mà hai thứ tâm nương, ấy là sắc tỷ thanh triệt (ghānapasāda) và sắc ý vật (hadayavatthu). Sắc tỷ thanh triệt là sắc thứ mười trong một nhóm tỷ mười pháp, và sắc ý vật là sắc thứ mười trong một nhóm ý vật mười pháp.
Để quán thấy sắc tỷ thanh triệt, trước tiên quan sát thấy biết rõ bốn giới trong mũi, nhưng đừng quên xét nhìn một nhóm mười pháp trong mũi đó là ở mũi và không phải ở trong thân. Chỉ những nhóm tỷ mười pháp có sắc tỷ thanh triệt.
Kế đến, để quán thấy sắc ý vật (tim), bạn cần phải quan sát thấy biết rõ ý môn (hữu phần) sáng ngời, dạ quang. [237] Nó phải được làm dễ dàng vì bạn từng quan sát thấy biết rõ bốn giới trong những nhóm sắc thanh triệt (trong suốt) và phi thanh triệt ở sáu Giác quan.
Bây giờ đã (quan sát) tỷ thanh triệt (tỷ môn) và hữu phần (ý môn), bạn có thể tiến lên để quan sát thấy biết rõ sắc cảnh khí (mùi) của một nhóm sắc gần nhóm tỷ mười pháp nơi bạn đã quan sát thấy biết rõ sắc thanh triệt (trong suốt). Bạn sẽ quán thấy rằng, cùng một lúc, sắc cảnh khí xúc chạm tỷ- và ý môn.
Quán Thấy Sắc Vị (Rasa)
Vị là sắc thứ bảy để quan sát thấy biết rõ, là sắc cảnh vị (rasārammaṇa), và cũng được quán thấy trong tất cả các nhóm sắc. Như với mũi, lúc mới bắt đầu bạn sẽ cần một thiệt thức giới (jivhāviññāṇadhātu) để giúp bạn nhận biết vị bằng một ý thức giới. Và ở đây cũng vậy, trước tiên, bạn cần quan sát thấy biết rõ sắc mà hai loại tâm nương: tỷ thanh triệt và sắc ý vật. Liên quan đến điều đó, kế đến, bạn quan sát vị của một nhóm sắc. Bạn có thể lấy một nhóm sắc từ nước miếng trên lưỡi của bạn.
Quán Thấy Sắc Dưỡng Chất (Ojā)
Dưỡng chất là sắc thứ tám để quan sát thấy biết rõ. Nó cũng được quán thấy trong tất cả nhóm sắc, và như được đề cập trước, về bốn loại:[238]
1) dưỡng chất do nghiệp sanh (kammajaojā).
2) dưỡng chất do tâm[239]sanh (cittajaojā).
3) dưỡng chất do quý tiết (hoả giới) sanh (utujaojā).
4) dưỡng chất do vật thực sanh (āhārajaojā).
Quan sát bất cứ nhóm sắc nào, và bạn sẽ quán thấy dưỡng chất mà từ đó những nhóm sắc được thấy tăng lên nhiều lần.
Bây giời đã quan sát tám thứ sắc (bất ly) cơ bản mà được quán thấy trong tất cả các nhóm sắc, bạn cần phải cố gắng để quan sát thấy biết rõ ba thứ sắc cơ bản còn lại quán thấy trong các nhóm sắc thành tựu (nipphanna-rūpa): sắc mạng quyền, sắc tính, và sắc ý vật.
Quán Thấy Sắc Mạng Quyền (Jīvit indriya) Và Sắc Tính (Bhāva)
Sắc mạng quyền chỉ duy trì sắc nghiệp sanh, có nghĩa là nó chỉ được quán thấy ở đó. Như đã giải thích trước, [240] vì tất cả những nhóm sắc thanh triệt là do nghiệp sanh, để dễ cho bạn thì quan sát mạng quyền trước trong một nhóm sắc thanh triệt. Quan sát một nhóm nhãn mười pháp, [241] và quán thấy rằng sắc mạng quyền chỉ duy trì các sắc trong chính nhóm sắc ấy, không phải sắc của những nhóm khác.
Kế đến bạn cũng cần cố gắng để quan sát thấy biết rõ mạng quyền trong một nhóm sắc phi thanh triệt. Thân có ba loại nhóm sắc phi thanh triệt với sắc mạng quyền:
1) Nhóm ý vật mười pháp[242] (hadaya dasaka kalāpa): chỉ trong tim.
2) Nhóm sắc tính mười pháp242 (bhāvadasaka kalāpa): khắp thân.
3) Nhóm mạng quyền chín pháp242 (jīvitanavaka kalāpa): khắp thân.
Để dễ cho bạn thì quan sát sắc mạng quyền trong một nhóm mạng quyền chín pháp hay một nhóm sắc tính mười pháp trước tiên. Để biết hai nhóm sắc riêng ra, bạn cố gắng quán thấy sắc tính (bhāva rūpa).
Vừa rồi bạn đã quan sát mạng quyền trong một nhóm sắc thanh triệt trong mắt, lần nữa cũng nhìn trong mắt và quan sát một nhóm sắc phi thanh triệt cùng mạng quyền. Vì nhóm mạng quyền chín pháp và nhóm sắc tính mười pháp được quán thấy trong tất cả sáu Giác quan, nócó thể trở thành một trong hai. Nếu nó có sắc giới tính thì nó là một nhóm sắc tính mười pháp, nếu không thì nó là một nhóm mạng quyền chín pháp. Trong trường hợp đó, quan sát nhóm sắc phi thanh triệt khác cho đến khi bạn quan sát thấy biết rõ sắc tính, và kế đến cố gắng quán thấy nó trong một nhóm sắc của cả tai, mũi, lưỡi, thân và tim.
Quán Thấy Sắc Tim (Ý vật - hadaya vatthu)
Để quan sát thấy biết rõ một nhóm sắc phi thanh triệt trong tim, lần nữa bạn chú ý trên hữu phần ý môn sáng ngời, phát quang. Để quán thấy nó thực sự rõ, bạn ngọ nguậy ngón tay của mình, và quán thấy tâm mà muốn ngọ nguậy ngón tay. Kế đến cố gắng quan sát để thấy biết rõ hữu phần sanh nương ở ý vật ra sao: phi thanh triệt, những nhóm ý vật mười pháp. Bạn cần phải có khả năng quán thấy chúng ở phần thấp hơn của hữu phần.242
Lúc này, bạn đã hoàn thành việc quan sát thấy biết rõ về tất cả các thứ sắc trong những nhóm sắc: địa, thuỷ, hoả, phong, sắc màu, khí, vị, dưỡng chất, mạng quyền, sắc tính và ý vật. Và bạn đã quan sát thấy biết rõ chúng trong những nhóm sắc thanh triệt và phi thanh triệt thích hợp trong tất cả sáu Giác quan. Giai đoạn kế trong việc quán sắc là chỉ rõ và xác định sắc của mỗi trong sáu Giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tim, và thấy các loại nhóm sắc khác nhau ở đó. [243] Bạn bắt đầu bằng việc chỉ rõ và xác định chỉ hailoại thanh triệt.
Phân Tích sắc Ở Mỗi Giác Quan
Chỉ Rõ và Xác Định Các Sắc Thanh Triệt (Pasāda rūpa)
Mỗi Giác quancó vài loại nhóm sắc lẫn lộn với nhau. Chẳng hạn như, mắt, tai, mũi, và lưỡicó hai loại nhóm sắc thanh triệt lẫn lộn với nhaunhưbột gạo và bột lúa mì: những nhóm sắc thanh triệt trong Giác quan tương ứng và những nhóm sắc thanh triệt trong thân. Chẳng hạn như hai loại nhóm sắc thanh triệt trong mắt là:
1) Nhóm nhãn mười pháp (cakkhu dasaka kalāpa): sắc thứ mười của nó là nhãn thanh triệt.
2) Nhóm thân mười pháp (kāya dasaka kalāpa): sắc thứ mười của nó là thân thanh triệt.
Những nhóm thân mười pháp được quán thấy khắp cả sáu Giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tim), lẫn lộn với những loại nhóm mười pháp tương ứng ở đó: trong mắt lẫn lộn với những nhóm nhãn mười pháp, trong tai lẫn lộn với những nhóm nhĩ mười phápv.v...Để thấy điều này, bạn cần phân tích những nhóm sắc thanh triệt trong năm Giác quan, và quán thấy sắc thanh triệt tương ứng với từng (nhãn-, nhĩ-, tỷ- và thiệt thanh triệt) cũng như thân thanh triệt ở đó. Bạn bắt đầu với mắt.
1) Nhãn thanh triệt (cakkhu pasāda): nó nhạy với màu, trong khi thân thanh triệt thì nhạy với sự xúc chạm (những cảnh xúc). Sự khác nhau này cho phép bạn biết pháp nào ra pháp nấy. Trước tiên, quan sát bốn giới trong mắt để quan sát thấy biết rõ một nhóm sắc thanh triệt, và quan sát thấy biết rõ sắc thanh triệt của nhóm sắc đó. Kế đến nhìn đến màu của một nhóm trong những nhóm sắc cách xa nhãn một khoảng cách. Nếu nó chạm phải sắc thanh triệt nào thì sắc thanh triệt ấy là một sắc nhãn-thanh triệt (trong một nhóm nhãn mười pháp). Nếu không thì nó là một sắc thân thanh triệt (trong nhóm thân mười pháp).
2) Thân thanh triệt (kāyapasāda): nó nhạy với sự xúc chạm, với những cảnh xúc. Cảnh xúc là địa, hoả, và phong giới. Lần nữa quan sát một sắc thanh triệt trong mắt. Kế đến nhìn đến địa-, hoả-, hay phong giới của một trong những nhóm sắc gần đó. Nếu nó chạm phải sắc thanh triệt nào thì sắc thanh triệt ấy là một sắc thân thanh triệt (trong một nhóm thân mười pháp).
Bây giờ, bạn hẳn là đã quan sát cả sắc nhãn thanh triệt, và sắc thân thanh triệt trong mắt. Kế đến, bạn theo cùng cách đối với các Giác quan còn lại. Bạn bắt đầu với tai.
1) Nhĩ thanh triệt (sota pasāda): nó nhạy với âm thanh (thinh). Quan sát một sắc thanh triệt ở tai. Rồi lắng nghe. Nếu một âm thanh chạm phải sắc thanh triệt nào thì sắc thanh triệt ấy là một sắc nhĩ thanh triệt (trong một nhóm sắc nhĩ mười pháp). Rồi quan sát thân thanh triệt như bạn đã làm nó ở mắt.
2) Tỷ thanh triệt (ghāna pasāda): nó nhạy với mùi (khí). Quan sát một sắc thanh triệt ở mũi. Kế đến ngửi mùi của một nhóm trong những nhóm sắc gần đó. Nếu nó chạm phải sắc thanh triệt nào thì sắc thanh triệt ấy là một sắc tỷ thanh triệt (trong một nhóm tỷ mười pháp). Kế đến, quan sát nhóm thân mười pháp như bạn đã làm ở mắt và tai.
3) Thiệt thanh triệt (jivhā pasāda): nó nhạy với vị. Quan sát một sắc thanh triệt ở lưỡi. Rồi nếm vị của một nhóm sắc gần đó. Nếu nó chạm phải sắc thanh triệt nào thì sắc thanh triệt ấy là một sắc thiệt thanh triệt (trong một nhóm thiệt mười pháp). Quan sát nhóm thân mười pháp như bạn đã làm nó ở mắt, tai và mũi.
Ngay khi bạn đã chỉ rõ và xác định hai thứ sắc thanh triệt ở mỗi trong bốn Giác quan khác, bạn còn cần quán thấy sắc thân thanh triệt (trong một nhóm thân mười pháp) ấy được quán thấy cả trong tim. Liên quan đến điều đó, bạn hẳn là đã chỉ rõ và xác định tất cả năm thứ sắc thanh triệt.
Chỉ Rõ và Xác Định Sắc Tính (Bhāva-rūpa)
Nhóm sắc tính mười pháp cũng được quán thấy khắp sáu Giác quan, và cũng bị lẫn lộn với các nhóm sắc thanh triệt. Bạn đã quan sát nhóm sắc tính mười pháp khi bạn đã quan sát sắc mạng quyền. Bây giờ, bạn quan sát chúng ở tất cả sáu Giác quan.
Năm Mươi Bốn (54) Thứ Sắc Ở Mắt
Đến đây, chúng ta đã thảo luận ba loại nhóm sắc cơ bản:
1) Những nhóm mười pháp ở mỗi trong sáu Giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tim).
2) Những nhóm mạng quyền chín pháp.
3) Những nhóm tám pháp.
Đến đây, như chúng ta đã thấy, nhãn-, nhĩ-, tỷ-, thiệt-, và ý vật gồm có bảy loại nhóm sắc, có cả thảy 63 thứ sắc. [244] Nhưng khi việc chỉ rõ, xác định sắc ở mỗi Giác quan, văn bản Pāli nói bạn cần phải chỉ nhìn sáu loại nhóm sắc (không nhìn những nhóm mạng quyền chín pháp): bạn cần phải chỉ chuyên chú vào năm mươi bốn thứ sắc (63 - 9 = 54). [245] Những nhóm mạng quyền chín pháp mà bạn quan sát theo cách khác sau. Và vì một trong sáu loại nhóm sắc là (như bạn vừa thấy) Nhóm thân mười pháp, khi bạn xác định một mình sắc thân (ngoài nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, và ý vật), bạn chỉ có thể phân tích năm loại nhóm sắc, chỉ bốn mươi bốn thứ sắc.
Kế đến, giả dụ chúng ta nhìn năm mươi bốn thứ sắc ở mắt, chẳng hạn. Sáu loại nhóm sắc ở mắt thì ba loại nhóm sắc trước mà bạn đã quan sát và phân tích, cả thảy ba mươi thứ sắc:
1) Nhóm nhãn mười pháp[246] (cakkhu dasaka kalāpa): nó nhạy với màu, là sắc thanh triệt, và do nghiệp sanh.
2) Nhóm thân mười pháp246 (kāya dasaka kalāpa): nó nhạy với những cảnh xúc (địa, hoả, và phong giới), là sắc thanh triệt, và do nghiệp sanh.
3) Nhóm sắc tính mười pháp246 (bhāva dasaka kalāpa): nó là sắc phi thanh triệt, và do nghiệp sanh.
Và kế đến có thêm ba loại nhóm sắc, mỗi loại có tám thứ sắc, cả thảy hai mươi bốn (3 x 8 = 24). Chúng là ba loại nhóm dưỡng chất tám pháp, là những nhóm phi thanh triệt:
1) Nhóm dưỡng chất tám pháp do tâm sanh (cittaja ojaṭṭhamaka kalāpa).
2) Nhóm dưỡng chất tám pháp do quý tiết sanh (utuja ojaṭṭhamaka kalāpa).
3) Nhóm dưỡng chất tám pháp do vật thực sanh (āhāraja ojaṭṭhamaka kalāpa).
Ba loại nhóm sắc mười pháp trước là do nghiệp sanh, trong khi ba loại nhóm sắc tám pháp sau cùnglà do quý tiết-, tâm-, hay vật thực-sanh. Như đã đề cập vào lúc đầu trong bài giảng này, có bốn nguyên nhân của sắc. [247] Đến đây, vì bạn đã quan sát những nhóm sắc do nghiệp sanh, chúng ta sẽ thảo luận cách để quan sát thấy biết rõ loại nhóm tám pháp nào ra nhóm nấy.
Quán Thấy Sắc Do Tâm Sanh
Cũng như đã đề cập trong lời giới thiệu, [248] mỗi tâm mà sanh nương ở sắc ý vật (ngoài tâm tái tục) trợ sanh một số lượng lớn những nhóm dưỡng chất tám pháp do tâm sanh (cittaja oj-aṭṭhamaka-kalāpa). Chúng là phi thanh triệt và lan đi khắp thân.
Đó là lý do tại sao, nếu bạn chuyên chú vào hữu phần thì bạn sẽ thấy nhiều tâm nương ở sắc ý vật trợ sanh những nhóm sắc. Nếu nó không được rõ thì lần nữa chuyên chú vào hữu phần, và lần nữa ngọ nguậy một trong những ngón tay của bạn. Rồi bạn sẽ thấy một số lượng lớn những nhóm sắc bị trợ sanh do tâm muốn ngọ nguậy ngón tay. Và bạn sẽ thấy rằng những nhóm sắc như vậy có thể sinh khởi bất cứ nơi đâu trong thân.
Quán Thấy Sắc Do Quý Tiết Sanh
Như đã đề cập trong lời giới thiệu, [249] hoả giới còn được gọi là ‘quý tiết’ (utu), và được quán thấy trong tất cả những nhóm sắc. Hoả giới trong tất cả những nhóm sắc trợ sanh những nhóm dưỡng chất tám pháp do hoả giới sanh (utujaojaṭṭhamaka-kalāpa). Bản thân chúng gồm có hoả giới, là pháp trợ sanh thêm những nhóm dưỡng chất tám pháp do hoả giới sanh. Bạn cần thấy rằng quy trình này xảy ra trong tất cả những loại nhóm sắc ở mỗi Giác quan.
Chẳng hạn như, quan sát hoả giới trong một nhóm nhãn mười pháp trước tiên. Rồi quán thấy rằng nó trợ sanh những nhóm dưỡng chất tám pháp do hoả giới sanh: đó là thế hệ thứ nhất. Kế đến, quan sát hoả giới của một nhóm sắc trong những nhóm dưỡng chất tám pháp do hoả giới sanh của thế hệ thứ nhất ấy, và quán thấy rằng nó cũng tái sản sanh: đó là thế hệ thứ hai. Theo cách này, quán thấy rằng hoả giới trong nhóm nhãn mười pháp (bản thân nó thì do nghiệp sanh) [250] tiếp tục sản sanh cho đến bốn hay năm thế hệ, phụ thuộc vào độ đậm đà của vật thực và mãnh lực của nghiệp (kamma-bala). [251]
Bạn cần thấy rằng quy trình này xảy ra đối với mỗi loại nhóm sắc ở mỗi Giác quan, và cần chính bạn quán thấy mỗi loại nhóm sắc trợ tạo bao nhiêu thế hệ những nhóm dưỡng chất tám pháp do hoả giới sanh.
Quán Thấy Sắc Do Dưỡng Chất Sanh
Như đã đề cập trước, [252] bốn thân phần, ấy là, vật thực chưa tiêu hoá (vật thực mới), vật thực đã tiêu hoá (phân), mủ, và nước tiểu thì không là pháp chi ngoài những nhóm dưỡng chất tám pháp không có sự sống do quí tiết sanh (utujaojaṭṭhamaka-kalāpa). Và nhiệt tiêu hoá của thân (là sắc mạnh mẽ nhất trong đường tiêu hoá) thì chỉ là hoả giới trong nhóm mạng quyền chín pháp (jīvita-navaka kalāpa), là nhóm do nghiệp sanh. [253]
Khi dưỡng chất trong những ‘nhóm dưỡng chất tám pháp do hoả giới sanh’ gặp nhiệt tiêu hoá, sản sanh thêm sắc nữa, ấy là, những ‘nhóm dưỡng chất tám pháp do vật thực sanh’ (āhārajaojaṭṭhamakakalāpa). Tự chúng có dưỡng chất (dưỡng chất do vật thực sanh (āhārajaojā)) là sắc tiếp tục sản sanh theo cùng cách cho đến nhiều thế hệ. Chất dinh dưỡng đã dùng trong một ngày tiếp tục sản sanh như vậy đến một tuần, trong thời gian ấy nó cũng ủng hộ dưỡng chất trong những nhóm sắc do nghiệp-, tâm-, và quý tiết-sanh, cũng như những nhóm sắc do dưỡng chất sanh sinh khởi trước. [254] Chất dinh dưỡng cõi trời tiếp tục sản sanh đến một hay hai tháng.
Để thấy những pháp này, bạn thiền khi ăn. Vào lúc đó những nhóm sắc do dưỡng chất-sanh có thể được thấy lan đi khắp thân, từ toàn bộ đường tiêu hoá: miệng, cổ, dạ dày, và ruột. Trước tiên bạn quan sát bốn giới trong vật thực mới vừa ăn ở những nơi ấy, và thấy những nhóm sắc ở đó. Tiếp tục chú ý cho đến khi bạn quán thấy rằng khi nhiệt tiêu hoá (hoả giới của những nhóm mạng quyền chín pháp) gặp dưỡng chất của vật thực mới vừa ăn (những nhóm dưỡng chất tám pháp do hoả giới sanh), nhiều thế hệ của những ‘nhóm dưỡng chất tám pháp do vật thực sanh’ được sản sanh, lan đi khắp thân. Thấy rằng chúng là sắc phi thanh triệt, và gồm có tám thứ sắc. Bạn còn có thể thấy những pháp này sau khi bạn đã ăn, trong trường hợp ấy bạn phân tích vật thực chưa tiêu hoá (vật thực mới) trong dạ dày và trong ruột.
Kế đến, bạn cần quan sát thấy biết rõ những ‘nhóm dưỡng chất tám pháp do vật thực sanh’ khi chúng lan đi khắp thân, và vươn tới mắt chẳng hạn. Quan sát tám thứ sắc trong chúng ở đó, và quán thấy rằng dưỡng chất của chúng là dưỡng chất do vật thực sanh. Kế đến, thấy điều gì xảy rakhi nó gặp dưỡng chất do nghiệp sanh của những nhóm nhãn mười pháp (cakkhu dasaka-kalāpa): cũng như nhiệt tiêu hoá, nó là nguyên nhân trợ cho sanh dưỡng chất thuộc những nhóm sắc nhãn mười pháp trợ sanh bốn hay năm thế hệ những nhóm dưỡng chất tám pháp do vật thực sanh. [255] Số lượng thế hệ bị trợ sanh phụ thuộc vào độ đậm đà của cả hai dưỡng chất.
Lại nữa, trong bốn hay năm thế hệ của những nhóm sắc ấy, có hoả giới. Lần nữa, cố gắng quan sát thấy biết rõ rằng vào giai đoạn trụ của nó, nó cũng tiếp tục sản sanh suốt nhiều thế hệ.
Cố gắng hơn nữa để quan sát thấy biết rõ rằng khi dưỡng chất do vật thực sanh gặp dưỡng chất của những nhóm thân và sắc tính mười pháp do nghiệp sanh trong mắt, bốn hay năm thế hệ của những nhóm dưỡng chất tám pháp do vật thực sanh được sản sanh. Cũng trong nhiều thế hệ này, hoả giới tiếp tục sản sanh suốt nhiều thế hệ.
Ngoài ra, khi dưỡng chất do vật thực sanh gặp dưỡng chất của những bọn dưỡng chất tám pháp do tâm sanh của mắt hai hay ba thế hệ của những nhóm dưỡng chất tám pháp do vật thực sanh được sản sanh, và cũng trong những thế hệ này, hoả giới tiếp tục sản sanh suốt nhiều thế hệ.
Và lại nữa, có hai loại nhóm dưỡng chất tám pháp do vật thực sanh: sanh trước và kế sau.
Khi dưỡng chất do vật thực sanh sanh trước gặp dưỡng chất kế sau của ‘những nhóm dưỡng chất tám pháp do vật thực sanh’ và nhiệt tiêu hoá, mười đến mười hai thế hệ của ‘những nhóm dưỡng chất tám pháp do vật thực sanh’ được sản sanh: hoả giới cũng ở đó tiếp tục sản sanh suốt nhiều thế hệ.
Trong mỗi trường hợp, dưỡng chất của bất kỳ nhóm sắc nào (do nghiệp, tâm, quý tiết hay vật thực sanh) tiếp tục sản sanh chỉ khi nó được sự ủng hộ bởi nhiệt tiêu hoá.
Việc đã quan sát tất cả loại nhóm dưỡng chất tám pháp ở mắt, chúng tiếp tục sản sanh ra sao, và làm sao sắc của những nhóm sắc mà chúng sản sanh cũng tái sản sanh, bạn hẳn là đã quan sát tất cả năm mươi bốn thứ sắc trong mắt. Kế đến, bạn cần phải làm tương tự đối với tất cả thứ sắc ở năm Giác quan còn lại: tai, mũi, lưỡi, thân và tim.
Sơ Lược
Hôm nay, chúng ta đã thảo luận rất ngắn gọn việc phân tích những nhóm sắc ra sao, nhưng trên thực tế tu tiến bao hàm nhiều hơn thế. Chẳng hạn như, cái gọi là phương pháp chi tiết, bao gồm việc phân tích cái được gọi là bốn mươi hai thân phần đã đề cập trong ‘Dhātu Vibhaṅga’ sutta trong Majjhima Nikāya: hai mươi phần địa-giới, mười hai phần thuỷ-giới, bốn phần hoả-giới, và sáu phần phong-giới. [256] Nếu bạn mong muốn biết cách để tu tiến pháp này thì bạn cần phải tiếp cận một người thầy đích thực. Qua việc tu tiến có hệ thống, bạn sẽ dần dần trở nên thành thạo trong việc quan sát thấy biết rõ về những nhóm sắc, mà bị trợ sanh từ bốn nguyên nhân: nghiệp, tâm, quý tiết (hoả giới), và vật thực.
Bằng sự thấy biết rõ đầy đủ về sắc, bạn hẳn là đã hoàn thành phần đầu của tuệ quán thứ nhất, Tuệ chỉ định danh-sắc (nāmarūpa pariccheda ñāṇa).
Kế đến, chúng ta hãy tóm lược việc quan sát thấy biết rõ sắc (sắc nghiệp xứ - rūpakammaṭṭhāna):
- Để thấy những nhóm sắc, bạn phải tu tiến định lên đến cận định bằng việc chuyên chú nương vào bốn giới: địa, thuỷ, hoả, và phong giới.
- Khi bạn có thể thấy những nhóm sắc, bạn phải phân tích chúng để thấy tất cả các thứ sắc khác nhau trong một nhóm sắc đơn lẻ, chẳng hạn như: trong một nhóm nhãn mười pháp, bạn phải thấy địa, thuỷ, hoả, phong, sắc màu, khí, vị, dưỡng chất, mạng quyền, và nhãn thanh triệt.
- Bằng phương pháp tóm tắt, bạn phải quan sát các thứ sắc khác nhau ở một Giác quan, và kế đến làm tương tự đối với năm Giác quan còn lại.
- Bằng phương pháp chi tiết, bạn phải quan sát tất cả các thứ sắc trong tất cả bốn mươi hai thân phần.
Khi bạn đã hoàn thành việc quan sát thấy biết rõ sắc (sắc nghiệp xứ - rūpakammaṭṭhāna), bạn sẽ đủ khéo để quán thấy tất cả giới ở tất cả sáu Giác quan khi nhìn thoáng qua, và cũng nhìn thoáng qua thấy tất cả bốn mươi hai thân phần. Đây là mục tiêu mà bạn hướng vào khi bạn tiến bộ qua thiền, đi từng giới một, rồi từng Giác quan một: từ dễ đến khó.
Nó giống như việc nhìn mười thanh chắn bảo vệ chống đỡ một lan can. Chúng ta có thể nhìn chúng riêng từng cái một, như một, hai, ba, bốn v.v...lên đến mười, và chúng ta có thể nhìn thoáng qua tất cả mười cùng một lúc. Khi bạn có khả năng nhìn thoáng qua thấy tất cả loại giới, chúng trở thành cảnh đề mục cho thiền quán của bạn: bạn thấy tất cả giới đều vô thường, khổ và vô ngã. [257] Nhưng nếu, ngay cả sau khi hoàn thành việc quan sát thấy biết rõ sắc, bạn vẫn có khả năng nhìn thoáng qua thấy chúng tất cả, bạn lấy chúng riêng, từng cái một, làm nó nhiều lần, và cố gắng nhìn thoáng qua để thấy chúng tất cả. [258]
Đến đây là hoàn tất cuộc thảo luận của chúng ta về sắc nghiệp xứ (rūpa-kammaṭṭhāna). Trong bài giảng kế chúng ta sẽ thảo luận về danh nghiệp xứ (nāma-kammaṭṭhāna).
Bản 2a. Hai Mươi Tám Thứ Sắc
Bốn Đại Chủng (mahābhūta) [259]
* Sắc thành tựu (nipphanna-rūpa) (18):
1) Địa giới (pathavī-dhātu)
2) Thuỷ giới (āpo-dhātu)
3) Hoả giới (tejo-dhātu)
4) Phong giới (vāyo-dhātu)
↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓
Hai mươi bốn thứ sắc y sinh (upādāya-rūpa):
[Sắc thành tựu (nipphanna-rūpa) (tiếp theo) ]:
Sắc cảnh hay sắc dạo (gocara-rūpa):
1) Sắc màu (vaṇṇa)
2) Thinh (sadda)
3) Khí (gandha)
4) Vị (rasa)
(Xúc (phoṭṭhabba)). [260]
1) Dưỡng chất260 (ojā)
1) Mạng quyền (jīvit-indriya) 260
1) Sắc tim (hadaya-rūpa) 260
Sắc thanh triệt (pasāda-rūpa):260
1) Nhãn thanh triệt (cakkhu-pasāda)
2) Nhĩ thanh triệt (sota-pasāda)
3) Tỷ thanh triệt (ghāṇa-pasāda)
4) Thiệt thanh triệt (jivhā-pasāda)
5) Thân thanh triệt (kāya-pasāda)
Sắc tính (bhāva-rūpa): 260
1) Sắc tính nam (puri sa-bhāva-rūpa)
2) Sắc tính nữ (iṭṭhi-bhāva-rūpa)
* Sắc phi thành tựu (anipphanna-rūpa) (10):
1) Hư không giới (ākāsa-dhātu) [261]
2) Thân biểu tri (kāya-viññatti)
3) Khẩu biểu tri (vacī-viññatti)
4) Nhẹ261 (lahutā)
5) Mềm (mudutā)
6) Thích sự261 (kammaññatā)
7) Tích trữ (sanh) 261 (upacaya)
8) Thừa kế261 (santati)
9) Lão mại (jaratā)
10) Vô thường261 (aniccatā)
Biểu đồ 2b: Thứ sắc cơ bản của nhãna
[3 loại nhóm mười pháp (3x10=30) + nhóm chín pháp (9) + 3 loại nhóm tám pháp (3x8=24) = 63]
Loại |
Nhóm Mạng Chín pháp |
Nhóm Tám pháp |
||
Thực tính |
Phi thanh triệt |
Phi thanh triệt |
Phi thanh triệt |
Phi thanh triệt |
Nguồn gốc |
Nghiệp |
Tâm |
Quý tiết |
Dưỡng chất |
1 |
Địa |
Địa |
Địa |
Địa |
2 |
Thuỷ |
Thuỷ |
Thuỷ |
Thuỷ |
3 |
Hoả |
Hoả |
Hoả |
Hoả |
4 |
Phong |
Phong |
Phong |
Phong |
5 |
Sắc màu |
Sắc màu |
Sắc màu |
Sắc màu |
6 |
Khí |
Khí |
Khí |
Khí |
7 |
Vị |
Vị |
Vị |
Vị |
8 |
Dưỡng chất |
Dưỡng chất |
Dưỡng chất |
Dưỡng chất |
9 |
Mạng quyền |
|
|
|
Những nhóm thân mười pháp, sắc tính mười pháp, mạng chín pháp và thuần tám pháp cũng vậy ở khắp sáu Giác quan. |
Biểu đồ 2c: Những thứ sắc cơ bản của thân
[2 loại nhóm mười pháp (2x10=20) + những nhóm chín pháp (9) + 3 loại nhóm tám pháp (3x8=24) = 53]
Biểu đồ 2d: Những thứ sắc cơ bản của tim
[3 loại nhóm mười pháp (3x10=30) + những nhóm chín pháp (9) + 3 loại nhóm tám pháp (3x8=24) = 63]
VẤN- ĐÁP # 4
Vấn 4.1 Một Giác hành giả, bao gồm Giác hành giả Arimetteyya, là phàm phu phải chăng? Nếu Giác hành giả Arimetteyya là phàm phu như chúng ta thì lúc đi xuống trở thành Phật Metteyya, sự khác nhau giữa những duyên để ngài trở thành một vị Phật và chúng ta là chi?[262]
Đáp 4.1 Sự khác nhau là pāramī (pháp tròn đủ) của ngài đã hoàn thiện, như chúng đã từng đối với đức Phật Sakyamunicủa chúng ta là Giác hành giả Hoàng tử Siddhattha. Giác hành giả như vậy trong nhiều kiếp đã từng tích luỹ pháp pāramī của họ. Có mười pháp pāramī:
1) Xả thí (dāna)
2) Hành trì giới (sīla)
3) Xuất gia (nekkhamma)
4) Trí tuệ (pañña)
5) Tinh cần (vīriya)
6) Nhẫn nại (khantī)
7) Chân thật (sacca)
8) Chí nguyện, quyết định (adhiṭṭhāna)
9) Lòng từ (mettā)
10) Xả (upekkhā)
Khi mười pháp pāramī này được hoàn thiện, những pháp ấy đẩy Giác hành giả từ bỏ thế tục, dù là ngài đang hưởng những dục lạc. Trong kiếp sống quá khứ của ngài, một Giác hành giả kết hôn và có một con trai; đây là một luật tự nhiên. Chúng tôi quên tên vợ và con trai của Giác hành giả Bodhi satta Metteyya. Theo Tam tạng Trưởng lão bộ (Theravāda Tipiṭaka), nó là kiếp sống quá khứ của ngài, bởi vì không có bậc Ứng cúng, kể cả đức Phật, bị tái tục sau khi ngài Viên tịch (PariNibbāna). PariNibbānacủa ngài là sự kết thúc vòng luân hồi của ngài. Ngài sẽ không bị tái tục bất cứ nơi nào nữa. [263]
Lấy ví dụ về Giác hành giả Bodhi satta Sakyamuni của chúng ta: trong kiếp sống quá khứ của ngài, trước sự Giác ngộ của ngài, ngài từng là một người phàm. Ra sao? Khi ngài mười sáu tuổi, ngài đã trở thành Hoàng tử Siddhattha và cưới công chúa Yasodharā. Họ đã có một con trai. Ngài đã hưởng những dục lạc hơn mười ba năm. Ngài đã không có năm trăm chư thiên nữ bên trái của ngài, và năm trăm chư thiên nam bên phải của ngài, mà bị vây quanh bởi hai mươi ngàn vương nữ.
Đây là kāma-sukhallik-anuyogo: say mê hưởng những dục lạc.
Sau khi ngài đã từ bỏ những dục lạc ấy, ngài đã tu tập khổ hạnh trong rừng Uruvela. Sau sáu năm tu tập không có hiệu quả ấy, ngài đã từ bỏ nó, thực hành trung đạo, và chẳng bao lâu sau đã được Giác ngộ. Sau sự Giác ngộ của Ngài, trong bài thuyết pháp đầu tiên của ngài, ‘Dhamma-Cakka-Pavattana’sutta, ngài đã công bố:[264]
Kāmesu kāma-sukkhalli k-anuyoga hīno, gamma, puthujjani ko, an-ariyo, an-attha-saṃhito.
Sự say mê hưởng những dục lạc này là ti hạ (hạ liệt) (hīno), là việc làm của những dân làng (gammo), là việc làm của những phàm phu (puthujjani ko). Nó là việc làm của những người ti tiện (an. ariyo). Nó không có lợi ích (an-attha-saṃhito).
Điều này có nghĩa rằng say mê hưởng những dục lạc không là việc làm của những bậc đã Giác ngộ. Và những dục lạc không có lợi ích bởi vì dù chúng mang lại những lợi ích hiệp thế như hạnh phúc nhân loại, hạnh phúc chư thiên và hạnh phúc Phạm thiên, chúng không mang lại những lợi ích siêu thế đó là Hạnh phúc Níp-bàn (Nibbāna), là pháp mà có thể được hưởng chỉ bởi Tuệ Đạo và Tuệ Quả.
Cho nên, trong bài thuyết pháp đầu tiên của Ngài, đức Phật đã công bố rằng bất cứ ai người mà hưởng những dục lạc là một người phàm. Khi ngài còn là một Giác hành giả, ngài cũng đã hưởng những dục lạc, đó là, với Yasodharā trong cung điện. Khi ấy, ngài cũng là một người phàm, bởi vì say mê hưởng những dục lạc là việc làm của một người phàm.
Đây không chỉ đối với Giác hành giả của chúng ta, mà đối với mọi Giác hành giả. Có thể có nhiều Giác hành giả ở đây trong số thính chúng hiện diện. Bạn cần phải xem xét điều này cẩn thận: những Giác hành giả ở đây là những người phàm hay là những bậc Thánh? Chúng tôi nghĩ bạn có thể biết câu trả lời.
Vấn 4.2 Sau khi kết thúc khoá thiền, một người tu thiền có thể đạt được những Tuệ Đạo (Magga-ñāṇa) và Tuệ Quả (Phala-ñāṇa) không, và nếu không thì tại sao không?
Đáp 4.2 Có lẽ vị ấy có thể; nó tuỳ thuộc vào pháp pāramī của vị ấy. Chẳng hạn, lấy trường hợp của Bāhiya Dārucīriya. [265] Vị ấy đã tu tiến pháp chỉ - pháp quán (samatha-vipassanā) lên đến Tuệ hành-xả (Saṅkhār-upekkhā-ñāṇa) trong thời giáo pháp của đức Phật Kassapa. Vị ấy có khoảng hai mươi ngàn năm tu tiến, mà không đạt được bất cứ tuệ Đạo và Tuệ Quả nào, vì vị ấy đã nhận một lời tiên tri xác định (thọ ký) từ đức Phật Padumuttara. Đó là vì vị ấy là bậc trí thông đạt nhanh (khipp-ābhiñña), đạt được Quả Ứng cúng nhanh nhất trong giáo pháp của đức Phật Sakyamuni. Vì thế, chỉ khi ấy pháp pāramī của vị ấy sẽ chín muồi. [266] Theo cùng cách, những học trò (sāvaka) khác, người đã đạt Tứ Tuệ Phân tích (Paṭi sambhidā-ñāṇa) trong giáo pháp của đức Phật Sakyamuni, cũng đã tu tiến pháp chỉ-quán lên đến Tuệ Hành xả trong giáo pháp của những đức Phật trước; đây là một định luật cố nhiên.
Tứ Tuệ Phân tích (hay còn gọi là Tứ Vô ngại giải) mà họ đã được là:
1) Tuệ Phân tích về nghĩa (Attha-Paṭi sambhidā-ñāṇa): đây là tuệ quán về quả, Thánh đế vềKhổ.
2) Tuệ Phân tích về pháp (DhammaPaṭi sambhidā-ñāṇa): đây là tuệ quán về nguyên nhân: Thánh đế về Nguyên nhân khổ.
3) Tuệ Phân tích về ngôn Từ (Nirutti-Paṭi sambhidā-ñāṇa): đây là tuệ về ngữ pháp, nhất là ngữ pháp Pāli.
4) Tuệ Phân tích về các loại trí tuệ (Paṭibhāna-Paṭi sambhidā-ñāṇa) hay biện thuyết vô ngại: đây là tuệ quán biết baTuệ Phân tích trước.
Có năm nguyên nhân (pāramī-tròn đủ) cho việc đạt được tứ Tuệ Phân tích (Tứ vô ngại giải) này:[267]
1) Đạt đến, chứng đắc (adhigama): đây là sự đạt được Đạo và Quả Ứng cúng, hay bất cứ Đạo và Quả nào khác.
2) Nắm vững pháp học (pariyatti): đây là việc học pháp học.
3) Nghe (savana): đây là việc nghe giảng pháp một cách chăm chú và lưu tâm.
4) Dò hỏi (paripucchā): đây là việc thảo luận những đoạn văn khó và giải thích trong Kinh văn và chú giải.
5) Có sẵn mối liên kết từ trước (pubbayoga): đây là thường tu tiến pháp chỉ- pháp quán (samatha-vipassanā) lên đến tuệ Hành-xả trong thời giáo pháp của chư Phật trước.
Nếu những ai tu tiến không đạt đến Nibbāna trong giáo pháp này, nó là vì pháp pāramī của họ chưa chín muồi. Lý do cũng có thể là họ đã nhận một lời tiên tri xác định từ một vị Phật trước, hay đã lập một nguyện mong muốn thoát khỏi vòng luân hồi trong một giáo pháp ở vị lai như của đức Phật Arimetteyya. Chẳng hạn, có hai ngàn bhikkhunī, tất cả đều là những bậc Ứng cúng thông thường, đã Viên tịch, Viên tịch vào cùng ngày với Yasodharā. Trong thời của đức Phật Dīpaṅkara, họ đã lập một nguyện mong muốn thoát khỏi vòng luân hồi trong giáo pháp của đức Phật Sakyamuni, đó có thể trở thành bốn a-tăng-kỳ và một trăm ngàn kiếp sau. Để trở thành một bậc Ứng cúng thông thường, vị ấy không cần đến hoặc phụ thuộc vào việc chuyên tâm trau dồi pháp pāramī của vị ấy trong thời gian dài như thế, nhưng hai ngàn bhikkhunī này đã vẫn ở lại trong vòng luân hồi trong thời gian dài như thế chỉ vì mong muốn của họ, chớ chẳng phải vì một lời tiên tri xác định.
Vấn 4.3 Một người tu thiền mà đã dự xong khoá thiền, nhưng chưa đạt được tuệ Đạo (Magga-ñāṇa) và Tuệ Quả (Phala-ñāṇa), nếu định của vị ấy yếu đi thì tuệ quán của vị ấy cũng sẽ yếu đi phải chăng? Vị ấy có thể bị tái tục trong một cõi khổ hay chăng?
Đáp 4.3 Có lẽ tuệ quán của vị ấy cũng sẽ yếu đi, nhưng rất hiếm thấy. Nếu vị ấy không tu tiến trong một thời gian dài thì pháp chỉ và pháp quán (samatha-vipassanā) của vị ấy có thể yếu dần. Tuy nhiên uy lực hùng mạnh của nghiệp vẫn giữ nguyên.
Có một ví dụ về điều này trong Kinh văn Pāli. [268] Nó xảy ra ở xứ Tích Lan (SriLanka). Một số ba mươi bhikkhu và sāmaṇera (sa-di) đã bày tỏ lòng tôn kính tại đại Bảo tháp ở Kalyāṇī, và khi họ đang đi xuống đường rừng hướng đến con đường chánh, họ đã thấy một người đàn ông đi tới theo hướng ngược lại. Vị ấy đang làm việc trong một khu đốt than gần con đường; cơ thể của vị ấy đã bị vấy bẩn vì tro, và khăn quấn quanh thắt lưng màu vàng đơn mà vị ấy mặc kéo lên cũng bị vấy bẩn vì tro, làm cho vị ấy có vẻ như một gốc than gỗ. Đã xong việc trong ngày của vị ấy, vị ấy đã kiếm được một bó củi đã cháy một nửa và đang đi tới dọc theo một lối phụ với tóc của vị ấy xoã xuống lưng của mình; và vị ấy đứng hướng về phía chư bhikkhu.
Khi họ thấy vị ấy, các vị sa-di nói đùa với nhau rằng: ‘Đó là cha của bạn, đó là ông của bạn, chú của bạn!’ và cười khi họ đi về phía trước. Rồi họ hỏi ‘Thưa ông cư sĩ, tên của ông là gì?’ Vào lúc đang bị hỏi tên của mình, người đàn ông rất ăn năn và đặt bó củi của vị ấy xuống rồi chỉnh sửa y phục của mình, vị ấy cúi rạp mình để tỏ lòng tôn kính đến đại trưởng lão cốt để giữ chân ngài một lúc.
Chư bhikkhu đã dừng lại, nhưng các vị sa-di đến gần và cười ngay cả trước mặt đại trưởng lão. Người đàn ông nói với đại trưởng lão rằng: ‘Bhante, các ngài cười khi nhìn thấy con. Các ngài nghĩ các ngài làm trọn đời sống của vị bhikkhu chỉ vì những chiếc y của các ngài. Nhưng mà các ngài đã đến mức không đạt được sự nhất tâm.
‘Trước kia, con từng là một vị xuất gia như các ngài, và con rất mạnh với như ý túc (thần túc) và hùng mạnh trong giáo pháp này. Con xem hư không như đất và đất như hư không; con xem xa như gần và gần như xa. Trong một khắc con nhìn xuyên qua một trăm ngàn hệ vũ trụ. Bây giờ các ngài có thấy hai bàn tay của con không? Bây giờ chúng như tay của một con khỉ’.
Rồi vị ấy chỉ vào một cái cây, và nói thêm: ‘Ngồi dưới cây đó, con sẽ chạm mặt trăng và mặt trời bằng chính đôi bàn tay này. Con sẽ ngồi ở mặt trăng và mặt trời như trên mặt đất để chà chính đôi bàn chân này. Như thế là thần thông của con, nhưng chúng không còn nữa vì sự sao nhãng không để tâm, không cẩn thận. Hãy đừng sao nhãng. Do sự sao nhãng không để tâm, không cẩn thận nên con người đi đến sự tiêu tan, sự thất bại như thế. Nhưng những ai sống thật cố gắng thì chấm dứt sanh, lão và tử.
Do đó, lấy con làm ví dụ, và không sao nhãng việc tu tiến chỉ–quán những pháp thiện. Hãy tích cực, cố gắng, thưa các đại đức.’
Như thế, ngài đã động viên và căn dặn họ. Thúc đẩy bằng sự cấp bách từ những lời của mình, đứng ở nơi đó, ba mươi bhikkhu đã tu tiến pháp chỉ-quán và đã được Quả Ứng cúng. Như vậy, pháp chỉ và pháp quán có thể tạm thời yếu đi do sự sao nhãng không để tâm, không cẩn thận (pamāda), nhưng uy lực hùng mạnh của nghiệp vẫn giữ nguyên.
Có bốn dạng người đạt đến Nibbāna. Dạng thứ nhất là một Phật Độc Giác (PaccekaBuddha), là dạng mà chúng ta không nên bàn luận. Ba dạng còn lại là:
1) một Giác hành giả, 2) một đệ tử hàng đầu (agga-sāvaka) hay đại đệ tử (mahā- sāvaka), và 3) một đệ tử bình thường (pakati-sāvaka).
1) Giác hành giả của chúng ta có tám thiền chứng và năm thông hiệp thế (lokiy-ābhiññā) vào thời đức Phật Dīpaṅkara. Vị ấy cũng đã tu tiến pháp chỉ và pháp quán lên đến Tuệ hành-xả (saṅkhār-upekkhā-ñāṇa) trong những kiếp sống quá khứ. Nếu vị ấy thật muốn đạt đến nibbāna, vị ấy có thể nhanh chóng đã đạt nó, bằng việc lắng nghe một bài kệ ngắn từ đức Phật Dīpaṅkara về Bốn Thánh Đế. Nhưng vị ấy đã không muốn chỉ đạt đến nibbāna, cho nên vị ấy lập nguyện mong muốn trở thành một vị Phật ở vị lai, sau đó vị ấy đã nhận một lời tiên tri xác định từ đức Phật Dīpaṅkara.
Trong thời gian bốn a-tăng-kỳ và một trăm ngàn kiếp kế theo, đó là từ thời đức Phật Dīpaṅkara đến thời đức Phật Kassapa, Giác hành giả của chúng ta đã được xuất gia làm một bhikkhu trong chín kiếp, mỗi lần dưới sự hướng dẫn của một vị Phật. Trong mỗi kiếp làm một bhikkhu, việc học của Giác hành giả của chúng ta bao gồm bảy tu tiến:[269]
i) Học Tam tạng (Ti-Piṭaka) bằng việc học thuộc lòng[270] (tepiṭahaṃ Buddha-vacanaṃ uggaṇhitvā),
ii) Sự trong sạch trong bốn loại giới[271] (catu pāri suddhi sīle supatiṭṭhāya),
iii) Tu tiến mười ba pháp đầu đà (terasa dhutaṅgāni samādāya),
iv) Luôn tu tiến đầu đà ở rừng[272] (araññaṃ pavi sitvā),
v) Tám thiền chứng (aṭṭha samāpattiyo),
vi) Năm thông hiệp thế (pañca abhiññā),
vii) thiền quán tăng trưởng (vipassanaṃ vaḍḍhatvā) lên đến tuệ thuận lưu[273] (yāva anuloma-ñāṇaṃ).
Những pháp pāramī này chắc hẳn được đáp lại viên mãn vì sự đạt được Tuệ toàn tri (Sabbaññutā-ñāṇa). Nhưng trước khi pháp pāramī của Ngài chín muồi, đó là, từ lúc lời tiên tri của Ngài cho đến khi sự sanh của Ngài làm Hoàng tử Siddhattha, Giác hành giả của chúng ta đôi khi tái sanh trong giới bàng sanh do những nghiệp bất thiện trước. Những kiếp làm một bhikkhu và những kiếp làm một bàng sanh, tuy nhiên, cách nhaurất xa. Đây là trạng thái tự nhiên của một Giác hành giả.
2) Một số Đệ tử hàng đầu (agga-sāvaka) cũng sẽ nhận được một lời tiên tri xác định; chẳng hạn, các đại đức Sāriputta và Mahāmoggallāna đã nhận một lời tiên tri từ đức Phật Anomadassī. Các đại đệ tử lớn đôi khi cũng sẽ nhận được một lời tiên tri xác định; đại đức Kassapa và đại đức Ānanda đã nhận lời tiên tri từ đức Phật Padumuttara. Trong thời đức Phật của chúng ta, tất cả những học trò này đã trở thành những bậc Ứng cúng có Tứ Tuệ Phân tích. [274] Hạng Thánh Ứng cúng này cũng sẽ có được sự khéo léo, nhạy bén trong pháp chỉ và pháp quán lên đến Tuệ hành-xả, vào thời của nhiều đức Phật trước; đây là một định luật cố nhiên. Tuy nhiên, từ lúc tiên tri xác định của các Ngài cho đến thời đức Phật của chúng ta, một số trong các ngài đôi khi bị tái sanh vào một trong bốn cõi khổ, vì nghiệp bất thiện, đôi khi cùng với Giác hành giả của chúng ta. Đây là tính chất của một đệ tử hàng đầu hay đại đệ tử. [275]
3) Về phần đệ tử bình thường (pakati-sāvaka), nếu họ đã tu tiến pháp chỉ và pháp quán tỉ mỉ, trọn vẹn lên đến Tuệ hiển duyên (biết rõ nguyên nhân) (Paccaya-Pariggaha-ñāṇa) hay Tuệ tiến-thoái (sanh-diệt) (Udaya-bbhaya-ñāṇa), hay Tuệ hành xả (Saṅkhār-upekkhā-ñāṇa), họ sẽ không bị tái tục vào một trong bốn cõi khổ sau khi tử, dù là họ có thể không có đạt được Đạo và Quả trong kiếp sống này. Điều này được giải thích trong Visuddhi-Magga là:
…laddhassāso laddhapatiṭṭho niyatagati ko cūla-sotāpanno nāma hoti
…vị ấy đã nhận thấy điều mang lại sự phong phú trong hệ thống giáo pháp của đức Phật, vị ấy đã tìm ra một nơi tin cậy được, vị ấy có một điểm đến chắc chắn và an toàn, cho nên vị ấy được gọi là một Tiểu Dự lưu hay Tiểu Tu đà hoàn (Cūḷa sotāpanna).
Như thế, Tiểu Dự lưu hay Tiểu Tu đà hoàn có thể được tái tục trong cõi trời, và khi ấy có bốn pháp mà có thể xảy ra. Trong ‘Sotānugata’ sutta, đức Phật đã dạy bốn pháp nào:[276]
1) Nếu, ngay khi vị ấy được tái sanh trong cõi trời thì Tiểu Dự lưu xem lại, ngẫm lại pháp, nó sẽ được rõ với tuệ quán của vị ấy, và vị ấy có thể đạt đến Nibbānamột cách nhanh chóng.
2) Nếu vị ấy không đạt đến Nibbānabằng việc ngẫm lại Pháp bằng tuệ quán thì vị ấy có thể đạt đến Nibbānabằng việc lắng nghe một vị bhikkhu mà có thắng trí, thần thông, và đã đi đến cõi trời để dạy Pháp.
3) Nếu vị ấy không có được cơ hội để lắng nghe Pháp từ một vị bhikkhu thì vị ấy có thể có được cơ hội để lắng nghe pháp từ những vị trời dạy pháp (Dhamma-kathi ka-deva), như Phạm thiên Sanaṅkumāra Brahmā, v.v… và đạt đến Nibbāna bằng việc lắng nghe họ.
4) Nếu vị ấy không có được cơ hội để lắng nghe Pháp từ những vị trời dạy Pháp thì vị ấy có thể có được cơ hội gặp những người bạn mà là những bạn cùng tu thiền trong kiếp nhân loại quá khứ của vị ấy trong một giáo pháp. Những bạn cùng tu thiền ấy có thể nói, chẳng hạn: ‘Này bạn, xin hãy nhớ pháp này và pháp kia mà chúng ta đã tu tiến trong thế giới nhân loại.’Khi ấy, vị ấy có thể nhớ Pháp, và nếu vị ấy tu tiến pháp quán minh sát thì vị ấy có thể đạt đến Nibbāna một cách rất nhanh chóng.
Một ví dụ về một Tiểu Dự lưu người mà được tái sanh trong cõi trời, và người đã được Nibbāna một cách rất nhanh chóng về sau, là đại đức Samaṇa-Devaputta. [277] Vị ấy là một bhikkhu đã tu tiến pháp chỉ - pháp quán nghiêm túc. Vị ấy đã tử trong lúc tu tiến, và được tái sanh trong cõi trời. Vị ấy đã không biết vị ấy đã tử, và đã tiếp tục thiền trong lâu đài của mình ở cõi trời. Khi các vị thiên nữ trong lâu đài của vị ấy thấy vị ấy, họ nhận biết rõ vị ấy chắc hẳn đã từng là một bhikkhu trong kiếp sống trước của vị ấy, cho nên họ đặt một cái gương ở phía trước vị ấy và làm ồn. Vị ấy đã mở mắt của mình, và thấy ảnh của mình trong gương. Vị ấy rất thất vọng, bởi vì vị ấy đã không muốn trở thành một vị trời; vị ấy chỉ muốn Nibbāna.
Cho nên, vị ấy đã đi xuống gặp đức Phật để lắng nghe Pháp ngay lập tức. Đức Phật dạy Pháp về chủ đề Bốn Thánh Đế. Sau khi nghe Pháp, Samaṇa-devaputta đã đạt Tuệ Đạo Nhập lưu (Sot-Āpatti-Magga-ñāṇa) và Tuệ Quả Nhập lưu (Sot-Āpatti-Phala-ñāṇa).[278]
Như vậy, khi một đệ tử bình thường tu tiến pháp chỉ và pháp quán thực sự tích cực, và thậm chí đạt được tuệ Hiển duyên (biết rõ nguyên nhân), tuệ Tiến-thoái (sanh-diệt), hay tuệ Hành xả, dù vị ấy không thể đạt được một Đạo và Quả trong kiếp sống này, sự tu tiến mà vị ấy đã làm có nghĩa là vị ấy rất có khả năng sẽ đạt được chúng ở một trong những kiếp vị lai của mình.
Vào lúc tử, một người tu thiền có thể không có thiền chỉ hay quán mạnh, nhưng do thiện nghiệp của thiền chỉ và quán có sức mạnh lớn, một tướng tốt xuất hiện ở ý môn của vị ấy. Tử có thể xảy ra có tướng tốt đó làm cảnh, và do thiện nghiệp này, vị ấy sẽ dứt khoát đi đến một cõi vui, và có thể đạt đến Nibbāna ở đó.
Tuy nhiên, nếu vị ấy tu tiến thiền quán lên đến sát-na đỗng lực cận tử (maraṇ-āsanna-javana), thì vị ấy sẽ là hạng người đầu tiên đã nói đến trong ‘Sotānugata’ sutta, mà chúng ta vừa thảo luận.
Vấn 4.4 Có thể nào một người tu thiền đã hoàn thành khoá tu, chưa đạt đến nibbāna, mà đạt được Tuệ pháp trì (dhamma-ṭṭhiti-ñāṇa) hay không? Nếu như vậy, tuệ ấy có thể thoái lui hay không?
Đáp 4.4 Vâng, vị ấy có thể đạt được tuệ ấy.
Pubbe kho Susīma dhamma-ṭṭhitiñāṇaṃ pacchā Nibbāne ñāṇaṃ.
Tuệ pháp trì (dhamma-ṭṭhiti-ñāṇa) đến trước, [Đạo] Tuệ mà bắt Nibbāna làm cảnh đến sau.
Đây là sự giải thích của đức Phật đến Susīma. [279]Susīma là một du sĩ (paribbājaka), người mà xuất gia để trộm Pháp. Nhưng đức Phật đã thấy rằng vị ấy sẽ đạt đến Nibbāna trong khoảng một vài ngày, cho nên Ngài đã chấp nhận vị ấy.
Susīma đã nghe rằng nhiều vị Thánh Ứng cúng đã đi đến đức Phật và trình bày lại rằng họ đã đạt Quả Ứng cúng. Như vậy Susīma hỏi họ liệu họ có tám thiền chứng và năm thần thông hay không. Họ đã trả lời rằng ‘Không’. ‘Nếu bạn không có tám thiền chứng và năm thần thông, làm sao bạn đạt được Quả Ứng cúng?’Rồi họ đã trả lời ‘Paññā-vimuttā kho mayaṃāvuso Susīma’: ‘Này bạn susīma, chúng tôi thoát khỏi những phiền não, và đã đạt Quả Ứng cúng bằng phương tiện thuần quán (suddha-vipassanāyāni ka).’ Vị ấy đã không hiểu, cho nên vị ấy đã hỏi đức Phật cùng câu hỏi.
Đức Phật thuyết:
Pubbe kho Susīma dhamma-iṭṭhitiñāṇaṃ pacchā Nibbāne ñāṇaṃ.
Tuệ pháp trì đến trước; [Đạo] Tuệ bắt Nibbāna làm cảnh đến sau.
Điều này có nghĩa là chi? Tuệ Đạo không phải là quả của tám thiền chứng và năm thần thông; Tuệ Đạo là quả của những tuệ quán. Như vậy, tuệ Đạo chỉ có thể hình thành sau khi những tuệ quán đã hình thành. Trong ‘Susīma’ sutta, tất cả những tuệ quán được nói đến tuệ pháp trì. Tuệ pháp trì là tuệ quán về bản chất vô thường, khổ và vô ngã của tất cả pháp hành bị trợ (saṅkhāradhamma), đó là, danh, sắc, và các nguyên nhân của chúng. Đây là cách Tuệ pháp trì đến trước, và Tuệ Đạo mà bắt Nibbānalàm cảnh đến sau.
Về sau, đức Phật đã ban một bài giảng pháp về Ba Luân[280] (teparivaṭṭa Dhamma-desanā), giống như Kinh (‘Vô ngã Tướng’). [281] Khi bài giảng đã xong, Susīma đã đạt Quả Ứng cúng, dù là vị ấy đã không có tám thiền chứng hay năm thần thông. Vị ấy cũng đã trở thành một người căn tánh thuần quán. Khi ấy, vị ấy đã hiểu một cách rõ ràng ý nghĩa về bài giảng của đức Phật.
Nếu một người tu thiền đạt được tuệ pháp trì dù vị ấy không đạt đến Nibbāna trong kiếp sống này, nhưng tuệ quán của vị ấy sẽ không giảm. Nghiệp lực quán của vị ấy thì vẫn hùng mạnh. Nếu vị ấy là một đệ tử bình thường, vị ấy có thể đạt đến Nibbāna trong kiếp sống kế của mình.
Vấn 4.5 Có người nào có thể đạt được những trạng thái siêu thế[282] chỉ bằng cận định hay chăng?[283]
Đáp 4.5 Vâng, có thể. Với cận định cũng có ánh sáng sáng ngời, sáng rực rỡ và toả sáng. Với ánh sáng ấy, người đó có thể quan sát thấy biết rõ những nhóm sắc, sắc pháp, danh pháp siêu lý, và các nguyên nhân hay duyên của chúng. Rồi người đó có thể tiếp tục với từng giai đoạn của thiền quán.
Vấn 4. 6 Có người nào có thể chỉ với sát-na định (khaṇi ka-samādhi), tu tiến Niệm thọ (tuỳ quán thọ niệm xứ) (vedan-ānupassanā sati-paṭṭhāna) để đạt được những trạng thái siêu thế hay chăng?283
Đáp 4. 6 Ở đây, chúng ta cần xác định sát-na định. Sát-na định là chi? Có hai loại sát-na định:
1) sát-na định trong thiền chỉ tịnh
2) sát-na định trong thiền quán
Trong thiền chỉ tịnh có ba loại định:
1) sát-na định (mộtloại chuẩn bị định)
2) Cận định
3) An chỉ, chuyên chú định
Sát-na định trong pháp chỉ tịnh đặc biệt nói đến định mà bắt một tợ tướng làm cảnh, như tợ tướng hơi thở (ān-āpāna-paṭibhāga-nimitta). Nó là định trước cận định. Đây là cho người căn tánh chỉ tịnh (samatha-yāni ka).
Có loại sát-na định khác cho người tu thiền căn tánh thuần quán (suddha-vipassanā-yāni ka). Người tu thiền căn tánh thuần quán chắc hẳn là thường bắt đầu bằng thiền bốn giới cốt để đạt được cận định hay sát-na định, và thấy những nhóm sắc, và bốn giới trong một nhóm. Thanh tịnh đạo nói đó là cận định. Nhưng Phụ Chú giải nói nó chỉ là mộtphép ẩn dụ, không phải cận định thật, bởi vì cận định thật thì gần với thiền định. [284]
Tuy nhiên, không thể đạt được thiền bằng thiền bốn giới. Khi người có khả năng quán thấy bốn giới trong những nhóm sắc riêng biệt có định sâu, và có ánh sáng sáng ngời, sáng rực rỡ và toả sáng. Tuy nhiên, người không thể đạt được thiền bằng việc dùng chúng làm cảnh. Có hai lý do cho việc này:
1) Để quán thấy bốn giới trong những nhóm sắc riêng biệt là quán thấy sắc siêu lý, và quán thấy sắc siêu lý sâu và sâu sắc uyên thâm. Người ấy không thể đạt được thiền với sắc siêu lý làm cảnh. [285]
2) Mặc dù là định của người ấy trong lúc phân tích những nhóm sắc thì sâu, nhưng nó không thể trở nên sâu như định của thiền. Tại sao? Vì những nhóm sắc diệt ngay khi chúng sinh khởi. Điều đó có nghĩa là đối tượng luôn biến hoại đổi thay. Người ấy không thể đạt được thiền bằng một cảnh mà luôn biến hoại đổi thay.
Như thế, vì thiền bốn giới không trợ sanh thiền, chúng ta có thể hiểu rằng cận định mà bắt bốn giới trong những nhóm sắc riêng biệt làm cảnh không phải là cận định thật, mà chỉ là sát-na định. Vậy thì chúng ta hãy thảo luận sát-na định trong thiền quán. Nó được thảo luận trong mục (niệm hơi thở) trong Thanh Tịnh Đạo. [286]
Ở đây, bạn cần phải biết rằng sát-na định của thiền quán thì quán thấy tỉ mỉ, trọn vẹn bản chất vô thường, khổ, và vô ngã của danh-sắc siêu lý và các nguyên nhân của chúng. Không có nhìn thấy danh-sắc siêu lý và các nguyên nhân của chúng thì làm sao có thể có được sát-na định của thiền quán? Quả là không thể nào.
Khi một người tu thiền căn tánh chỉ tịnh muốn tu tiến thiền quán, vị ấy nhập vào sơ thiền, chẳng hạn, sơ thiền nương hơi thở. Đây là thiền chỉ tịnh. Vị ấy xuất khỏi thiền ấy, và quan sát thấy biết rõ ba mươi bốn danh pháp của sơ thiền, rồi vô thường, khổ hay vô ngã bằng việc quán thấy tánh sinh khởi và diệt mất của những danh pháp thiền (jhāna dhamma) ấy. Vị ấy làm cũng như thế với nhị thiền, v.v…
Vào lúc quan sát vẫn có định. Vị ấy chuyên chú vào bản chất vô thường, khổ, hay vô ngã của những danh pháp thiền ấy. Khi ấy, định của vị ấy sâu và sâu sắc uyên thâm, và không đi đến những cảnh, đối tượng khác. Đây là sát-na định, bởi vì cảnh hay đối tượng thì tạm thời, thoáng qua; ngay khi nó sinh khởi, nó diệt.
Theo cùng cách, khi một người tu thiền đang tu tiến pháp quán để quán thấy bản chất vô thường, khổ, hay vô ngã của danh-sắc siêu lý và các nguyên nhân của chúng thì thường tâm của vị ấy thường không bỏ rơi cảnh đề mục. Tâm của vị ấy đã hoàn toàn đắm vào một trong những trạng thái thực tính . Đây cũng được gọi là sát-na định.
Nếu một người tu thiền có thể quán thấy danh-sắc siêu lý và các nguyên nhân của chúng một cách tỉ mỉ, trọn vẹn và rõ ràng, mà không có hoàn thành bất cứ thiền chỉ tịnh nào thì dĩ nhiên vị ấy không cần tu tiến thiền chỉ tịnh. Nếu không, vị ấy cần phải chuyên chú tâm vào một trong những cảnh đề mục thiền chỉ tịnh, và tu tiến định đủ để cho trở nên có khả năng để quán thấy danh-sắc siêu lý và các nguyên nhân của chúng.
Nhưng trong Kinh ‘Samādhi’ sutta thuộc ‘Khandha Saṃyutta’ đức Phật dạy:[287]
Samādhiṃ, bhi kkhave, bhāvetha. Samāhito, bhi kkhave, bhikkhu yathā-bhūtaṃ pajānāti.
Này chư bhikkhu, tu tiến định. Có định, này chư bhikkhu, một bhikkhu biết rõ đúng theo sự thật (yathā-bhūtaṃ pajānāti).
Cho nên, bạn cần phải chuyên tâm vào việc (trau dồi) định để trí biết năm uẩn, nguyên nhân và sự diệt dứt của chúng; bạn cần phải chuyên tâm vào việc (trau dồi) định để trí biết bản chất vô thường, khổ, và vô ngã của chúng. Bạn sẽ có khả năng để quán thấy sự diệt dứt của chúng vào lúc Đạo Ứng cúng và Viên tịch.
Cũng trong Kinh ‘Samādhi’ sutta thuộc ‘Sacca Saṃyutta’ (Tương ưng Sự thật), đức Phật dạy mọi người cần phải chuyên tâm vào việc (trau dồi) định để trí biết Bốn Thánh Đế.[288]
Bây giờ, nếu một người tu thiền chỉ muốn quán sát thọ, vị ấy cần phải có kiến thức về những sự thật sau đây được đức Phật giải thích (Buddha):
Sabbaṃ, bhi kkhave, an-abhijānaṃ a-parijānaṃ a-virājayaṃ a-ppajahaṃ a-bhabbo dukkha-kkhayāya …
Sabbañca kho, bhi kkhave, abhijānaṃ parijānaṃ virājayaṃ pajahaṃbhabbo dukkha-kkhayāya.
Tất cả (danh-sắc), này chư bhikkhu, không tự chứng biết một cách trực tiếp (Sabbaṃ an-abhijānaṃ), không thấu biết rõ (a-parijānaṃ), không có sự tránh xa (a-virājayaṃ), không từ bỏ (a-ppajahaṃ), nó không thể nào đoạn trừ khổ (a-bhabbo dukkha-kkhayāya).
Này chư bhikkhu, nhưng tất cả tự chứng biết một cách trực tiếp, thấu biết rõ, có sự tránh xa, và từ bỏ, nó có thể đoạn trừ khổ (bhabbo dukkha-kkhayāya).
Đây là từ Kinh ‘Aparijānana’ sutta đầu tiên trong ‘Saḷāyatana-vagga’ thuộc Saṃyutta-Nikāya. [289] Tất cả là pháp chi? Nó là tất cả danh và sắc và các nguyên nhân của chúng. [290] Nếu một người không thấu biết rõ (danh-sắc) bằng ba loại đạt tri thấu biết rõ (pariññā) thì người ấy không thể đạt đến Nibbāna. Chỉ những ai thấu biết rõ (danh-sắc) bằng ba loại đạt tri thấu biết rõ ấy thì mới có thể đạt đến Nibbāna.
Theo cùng cách, đức Phật dạy trong ‘Kūṭāgāra’ sutta thuộc ‘Sacca Vagga’ rằng, không có biết bốn Thánh Đế bằng tuệ quán và Tuệ Đạo thì một người không thể đi đến kết thúc vòng luân hồi (saṃsāra). [291] Như vậy, nếu một người tu thiền muốn đạt đến Nibbāna thì vị ấy chắc hẳn là cố gắng để thấu biết rõ danh, sắc, và nguyên nhân của chúng bằng ba loại đạt tri thấu biết rõ (pariññā).
Ba loại đạt tri thấu biết rõ là chi? Chúng là:
1) Ý nghĩa Đạt tri (ñāta-pariññā): là trí biết đây là Tuệ chỉ định danh sắc, và Tuệ hiển duyên biết rõ nguyên nhân. Chúng là những tuệ quán thấu biết rõ danh-sắc siêu lý và các nguyên nhân của chúng.
2) Tam tướng Đạt tri (tīraṇa-pariññā): là thẩm sát đây là Tuệ phổ thông, và Tuệ tiến thoái (sanh-diệt). Hai tuệ quán này nhận biết rõ ràng bản chất vô thường, khổ, và vô ngã của danh-sắc siêu lý và các nguyên nhân của chúng.
3) Đoạn trừ Đạt tri (pahāna-pariññā): tránh xa, đây là những tuệ quán cao hơn từ Tuệ diệt một đến tuệ Đạo.
Những lời dạy trong hai bài Kinh ấy, ‘Paṭhama Aparijānana’ sutta, và ‘Kūṭāgāra’ sutta rất quan trọng. Cho nên, nếu một người tu thiền muốn tu tiến pháp quán bắt đầu bằng Niệm theo thọ (vedanānussati) thì vị ấy cần phải nhớ những điều sau đây:
- Vị ấy chắc chắn là đã quan sát thấy biết rõ sắc siêu lý.
- Việc quan sát thấy biết rõ một mình thọ thì không đủ: vị ấy chắc chắn là cũng quan sát thấy biết rõ những danh pháp tương ưng phối hợp với thọ trong những tiến trình (lộ) ở sáu môn.
Tuy nhiên, thực tế là có thể được Giác ngộ bằng việc quan sát thấy biết rõ chỉ một pháp, nhưng đó chỉ với điều kiện là tất cả những pháp khác đã từng được quan sát thấy biết rõ trước: trong kiếp sống này hay trong một kiếp sống quá khứ. Lấy ví dụ, đại đức Sāriputta. Khi Ngài đã nghe đại đức Assaji thốt ra một câu Pháp, ngài đã trở thành một Bậc Nhập lưu. Rồi Ngài đã trở thành một bhikkhu và đã tu tiến thiền. Trong ‘Anupada’ sutta, [292] đức Phật mô tả làm sao đại đức Sāriputta thật khéo léo, nhạy bén trong việc quan sát thấy biết rõ riêng từng danh pháp của những thiền chứng của vị ấy một cách liên tiếp.[293] Nhưng dù là đại đức Sāriputta đã thiền hết sức cố gắng, ngài đã không đạt được Quả Ứng cúng.
Rồi một ngày, đức Phật đã dạy ‘Dīghanakha’ sutta cho cháu trai của đại đức Sāriputta, giải thích một Pháp: thọ (vedanā). [294] Lúc này, đại đức Sāriputta đang đứng ở đằng sau quạt cho đức Phật, và lắng nghe những lời dạy. Vào lúc cuối của bài giảng, đại đức Sāriputta đã đạt Quả Ứng cúng, và cháu trai của Ngài đã đạt nhập lưu. Ngài đã được Quả Ứng cúng chỉ bằng việc quan sát một pháp, nhưng đó là vì ngài đã thiền nương vào tất cả năm uẩn trước. [295]
Chúng tôi cần phải lặp lại: đức Phật đã nói rằng nếu một bhikkhu không thấu biết rõ danh-sắc và các nguyên nhân của chúng bằng ba loại đạt tri thấu biết rõ thì vị ấy không thể đạt đến Nibbāna. Cho nên, nó không đủ nếu một người tu thiền cố gắng quan sát thấy biết rõ một mình thọ, như thọ ưu, và không quan sát thấy biết rõ hoàn toàn, trọn vẹn danh-sắc siêu lý. Ở đây ‘nó không đủ’ Nghĩa là vị ấy sẽ không đạt đến Nibbāna.
Vấn 4. 7Đức Phật là một bậc Đại Ứng cúng. Sự khác nhau giữa Ngài, và những đệ tử như các đại đức Sāriputta và Mahāmoggallānangười cũng là những bậc Ứng cúng là chi?
Đáp 4.7 Một Đạo Ứng cúng của đức Phật thì luôn tương ưng phối hợp với Tuệ toàn tri (Sabbaññuta-ñāṇa), nhưng Đạo Ứng cúng của những đệ tử thì không. Đạo Ứng cúng của những đệ tử bao gồm sự Giác ngộ (bodhi) của ba hạng đệ tử:
1) sự Giác ngộ của Đệ nhất đệ tử (đệ tử hàng đầu)
2) sự Giác ngộ của Đại đệ tử
3) sự Giác ngộ của Đệ tử bình thường
Đạo Ứng cúng của những đệ tử thì đôi khi tương ưng phối hợp với bốn Tuệ Phân tích (Paṭisambhidā-ñāṇa);[296] đôi khi với sáu Thần thông (Abhiññā);[297]đôi khi với baminh (te-vijja);[298] hay đôi khi thuần một Đạo Ứng cúng: Cả hai con đường Giải thoát (Ubato-bhāga-vimutta), [299] hay Tuệ Giải thoát (Paññā-Vvimutta). [300] Nhưng nó không bao giờ tương ưng phối hợp với Tuệ toàn tri (Sabbaññuta-ñāṇa). Như thế, ví dụ, các Đạo Ứng cúng của các đại đức Sāriputta và Mahāmoggallāna không tương ưng phối hợp với Tuệ toàn tri. Mặt khác, một Đạo Ứng cúng của đức Phật không chỉ tương ưng phối hợp với Tuệ toàn tri, mà còn tất cả những tuệ khác, cũng như tất cả những trạng thái đặc biệt của một vị Phật.
Có điều khác là chư Phật ấy (do pāramī của các Ngài đã chín muồi) đã được Đạo, Quả, và những Tuệ toàn tri bởi chính mình, không có một người thầy. Nhưng một đệ tử có thể chỉ đạt được Tuệ Đạo và Quả bằng việc lắng nghe Pháp liên quan đến bốn Thánh Đế từ một vị Phật, hay một đệ tử của đức Phật. Họ không thể tự tu tiến, hay không có một người thầy. Đây là những sự khác biệt.
Vấn 4. 8 ‘Trung hữu’ hay ‘kiếp sống trung gian’ (antara-bhava) là chi?
Đáp 4. 8 Theo Theravāda Piṭaka (Tam tạng trưởng lão bộ) không có vấn đề như vậy tức một ‘trung hữu’ hay ‘kiếp sống trung gian’ (antara-bhava). Giữa một tâm tử (cuti citta) và tâm tái tục (tái sanh) (Paṭisandhi-citta) theo sau của nó, không có những sát-na tâm, hay bất cứ pháp nào tương tự một trung hữu hay kiếp sống trung gian. [301] Nếu một người được đi đến cõi trời sau khi tử thì giữa tâm tử của vị ấy và tâm tái tục của vị trời, sẽ không có sát-na tâm hay bất cứ pháp nào như một trung hữu hay kiếp sống trung gian. Ngay khi tử xảy ra, tâm tái tục của vị trời sinh khởi. Theo cùng cách, nếu một người bị đi đến địa ngục sau khi tử thì khi ấy giữa tâm tử của vị ấy và tâm tái tục ở địa ngục, sẽ không có những pháp như là một trung hữu hay kiếp sống trung gian. Vị ấy sẽ đi trực tiếp đến địa ngục sau khi tử.
Quan niệm về một trung hữu hay kiếp sống trung gian thường sinh khởi khi người nào đó tử, sống ở thế giới ngạ quỷ-peta trong một thời gian ngắn, rồi lại tái sanh làm một chúng sanh nhân loại lần nữa. Vị ấy có thể nghĩ kiếp sống ngạ quỷ của vị ấy cũng gần giống như một trung hữu hay kiếp sống trung gian, trên thực tế, không có gì giống như một trung hữu hay kiếp sống trung gian. Điều thật sự xảy ra là như vầy: sau tâm tử nhân loại đã đi qua, tâm tái tục của ngạ quỷ sanh; sau tâm tử của ngạ quỷ đã đi qua, tâm tái tục của một người nhân loại sanh lần nữa. Người khổ trong thế giới ngạ quỷ do nghiệp bất thiện của vị ấy. Lực hùng mạnh của nghiệp bất thiện ấy kết thúc chỉ sau một thời gian ngắn, và vị ấy lại bắt một cảnh tái tục nhân loại lần nữa, do thiện nghiệp đã chín muồi.
Kiếp sống ngắn ngủi ở thế giới ngạ quỷ-peta bị nhầm lẫn thay cho một trung hữu hay kiếp sống trung gian bởi những ai không thể quán thấy thực tế vòng luân hồi hay pháp duyên sinh. Nếu họ có thể quan sát thấy biết rõ pháp duyên sinh bằng tuệ quán thì tà tín này sẽ biến mất. Cho nên, chúng tôi muốn đề nghị rằng bạn quan sát thấy biết rõ pháp duyên sinh bằng tuệ quán của chính bạn thì câu hỏi về một trung hữu hay kiếp sống trung gian sẽ biến mất khỏi tâm của bạn.
Vấn 4.9 Phương pháp thiền niệm hơi thở (ānāpāna-sati) và thiền nương bốn giới (dhātu) có giống nhau không? Tại sao chúng ta phải tu tiến thiền nương bốn giới chỉ sau thiền niệm hơi thở?
Đáp 4.9 Không, phương pháp thì không giống nhau. Trong thiền quán, bạn phải quan sát thấy biết rõ sắc và danh, và các nguyên nhân của chúng, đó là lý do tại sao có hai loại thiền: quan sát sắc và quan sát danh.
Khi đức Phật dạy quan sát thấy biết rõ sắc, ngài luôn dạy thiền nương bốn giới, tóm tắt hay chi tiết. Như vậy, nếu bạn muốn quan sát thấy biết rõ sắc, bạn phải tu tiến theo những lời chỉ dẫn của đức Phật. Tốt hơn hết là tu tiến thiền nương bốn giới với định sâu như tứ thiền, bởi vì nó giúp chúng ta quán thấy sắc siêu lý, danh siêu lý, và các nguyên nhân của chúng một cách rõ ràng.
Nhưng nếu bạn không muốn tu tiến thiền chỉ tịnh như niệm hơi thở thì bạn có thể tu tiến thiền nương bốn giới một cách trực tiếp: không thành vấn đề. Chúng ta đã thảo luận vấn đề này trong một câu hỏi trước.
Vấn 4.10 Sayadaw có thể vui lòng giải thích trải nghiệm ánh sáng trong thiền có tính khoa học?
Đáp 4.10 Ánh sáng được thấy trong thiền là chi? Ngoại trừ tâm tái tục, mỗi tâm sinh khởi mà nương vào sắc ý vật trợ cho sắc tâm-sanh sinh khởi: những nhóm dưỡng chất tám pháp do tâm sanh. [302] Một tâm trợ sanh nhiều nhóm sắc tâm-sanh. Trong số những tâm nương vào sắc ý vật, những tâm thiền chỉ tịnh (samatha-bhāvanā-citta) và những tâm thiền quán (vipassanā-bhāvanā-citta) thì rất mạnh mẽ và hùng mạnh; những tâm thiền này trợ sanh rất nhiều nhóm sắc. Khi chúng ta phân tích những nhóm sắc ấy, chúng ta thấy tám thứ sắc. Chúng là: địa giới, thuỷ giới, hoả giới, và phong giới, sắc màu, khí, vị, và dưỡng chất. Sắc màu thì sáng ngời. Những tâm thiền chỉ tịnh và những tâm thiền quán càng hùng mạnh thì màu càng sáng. Vì những nhóm sắc sinh khởi cùng một lúc và còn liên tiếp, màu của một nhóm sắc và màu của nhóm sắc khác sinh khởi gần khít nhau như trong một bóng đèn điện: đó là lý do tại sao ánh sáng xuất hiện.
Lại nữa, trong mỗi nhóm sắc bắt nguồn từ những tâm thiền chỉ tịnh và những tâm thiền quán, có hoả giới, là pháp cũng trợ sanh nhiều nhóm sắc mới. Chúng được gọi là sắc quí tiết-sanh, bởi vì chúng được trợ sanh bởi hoả giới, tức là quí tiết (utu). Điều này xảy ra ngoại phần (bên ngoài) cũng như nội phần (bên trong). Khi chúng ta phân tích những nhóm sắc này, chúng ta quán thấy đều là tám thứ sắc như nhau: địa giới, thuỷ giới, hoả giới, và phong giới, sắc màu, khí, vị, và dưỡng chất. Sắc màu lại là một trong chúng. Do sức mạnh của những tâm thiền chỉ tịnh và những tâm thiền quán mà sắc cũng sáng ngời. Như vậy, sự sáng ngời của một sắc màu và sự sáng ngời của sắc màu khác sinh khởi gần khít nhau, như trong một bóng đèn điện.
Ánh sáng của sắc tâm-sanh và sắc quí tiết-sanh xuất hiện cùng một lúc. Sắc màu do tâm-sanh sinh khởi chỉ nội phần, nhưng sắc màu do hoả giới-sanh sinh khởi cả nội phần và ngoại phần và lan đi khắp hướng lên đến cả thế giới, vũ trụ (cakkavāḷa) hoặc xa hơn, tuỳ thuộc vào sức mạnh của những tâm thiền chỉ tịnh và những tâm thiền quán. Một ‘Tuệ chỉ-định danh-sắc’ của đức Phật trợ sanh ánh sáng lên đến mười ngàn thế giới. Tâm thiên nhãn của đại đức Anuruddha (dibba-cakkhu-citta) đã trợ sanh ánh sáng lên đến một ngàn thế giới. Tuệ quán của những đệ tử khác trợ sanh ánh sáng lên đến một lý (do tuần) (yojana), hai lý, v.v… trong mỗi hướng tuỳ thuộc vào sức mạnh của những tâm thiền chỉ tịnh và những tâm thiền quán của các Ngài.
Thông thường nhiều người tu thiền nhận biết rõ rằng ánh sáng này là một nhóm trong những nhóm sắc khi họ đã đến Tuệ tiến-thoái. Vào lúc đang tu tiến thiền chỉ tịnh, họ chưahiểu rằng nó là một nhóm trong những nhóm sắc, bởi vì những nhóm sắc thì rất vi tế. Nó không dễ đểhiểu vàquán thấy những nhóm sắckhi chỉ tu tiến thiền chỉ tịnh. Nếu bạn muốn biếtmột cách chắc chắn, bạn cần phải cố gắng đạt được ‘Tuệ tiến-thoái’. Đó là cách khoa học nhất đểhiểuánh sáng trải nghiệm trong thiền.
Vấn 4.11Có thể nào người mà đã quan sát thấy biết rõ ba mươi haithân phần thấyhọ trong người nào đó khác, với cặp mắt của họ mở hay không?
Đáp 4.11 Nó tuỳ. Những người mới bắt đầu thì có thể với cặp mắt của họ mở chỉ thấy những phần bên ngoài. Họ có thể thấy những phần bên trong chỉ bằng cái thấy của tuệ quán của họ. Nếu bạn muốn biết điều này có tính khoa học, xin hãy cố gắng để chính bạn thấy nó bằng tuệ quán của mình.
Tuy nhiên, một Đại trưởng lão có thể, do tu tiến trước, có khả năng thấy xương của người khác với cặp mắt của vị ấy mở, như đại đức Mahā-Tissa, ngài là người thành thạo trong thiền bộ xương. Vị ấy đã luôn tu tiến thiền bộ xương nội phần là sự ghê tởm lên đến sơ thiền, rồi quán. Vị ấy đã quan sát thấy biết rõ danh-sắc, các nguyên nhân của chúng, và bản chất vô thường, khổ, và vô ngã. Đây là sự tu tiến thường lệ của ngài.
Vào một ngày nọ, trong lúc trưởng lão đi khất thực (piṇḍapāta), từ làng Anuradhapura đến làng Mahāgāma. Trên đường đi, ngài đã gặp một người đàn bà, người mà đã cố gắng thu hút sự chú ý của ngài bằng tiếng cười lớn. Khi ngài nghe âm thanh, ngài nhìn đến hướng của cô, chỉ thấy răng của cô, rồi dùng chúng cho thiền xương. Do sự tu tiến liên tục trước đây của ngài, ngài đã thấy cô ấy như một bộ xương, và không phải là một người đàn bà.
Ngài chỉ thấy một bộ xương. Rồi ngài chuyên chú nương vào xương của chính mình, đạt sơ thiền, và đã tu tiến pháp quán một cách nhanh chóng. vị ấy đã đạt đạo Ứng cúng khi đang đứng trên đường.
Người đàn bà đã phàn nàn với chồng của bà, và đã bỏ nhà đi đến nhà của cha mẹ bà. Chồng của bà đã theo sau bà, và cũng gặp đại trưởng lão Mahā Tissa Mahāthera. Ông ấy đã hỏi ngài: ‘Bhante, ngài có thấy một người đàn bà đi hướng này hay chăng?’
Đại trưởng lão Mahātherađã trả lời: ‘Hỡi, thí chủ (dāyaka), tôi không thấy người đàn ông hay người đàn bà, tôi chỉ thấy một bộ xương đang đi hướng này.’ Câu chuyện này được đề cập trong Thanh Tịnh Đạo trong ‘Chương Giới’.[303]
Đây là một ví dụ về cách người nào đó, như trưởng lão Mahā Tissa Mahāthera, đã tu tiến thiền xương tỉ mỉ, trọn vẹn có thể có khả năng thấy xương của người khác với cặp mắt mở của mình.
_____ () _____
Bài Thuyết # 5: QUAN SÁT DANH PHÁP
Mở Đầu
Trong thời thuyết vừa rồi, chúng tôi đã phân tích cách để tu tiến thiền nương bốn giới, và cũng vậy, cách để phân tích những hạt sắc được gọi là ‘nhóm sắc - rūpa kalāpa’. Trong thời thuyết này, chúng tôi sẽ phân tích vắn tắt về cách để quan sát thấy biết rõ danh pháp (danh nghiệp xứ - nāmakammaṭṭhāna), đó là giai đoạn kế trong thiền quán. [304]
Cho phép tôi bắt đầu bằng việc giải thích vắn tắt những sự thật cơ bản (chơn đế) về tâm cần để hiểu việc quán danh pháp.
Như được giải thích trong Vô tỷ pháp, danh pháp gồm có một tâm là pháp biết cảnh của nó, và các sở hữu tâm tương ưng liên hợp sinh khởi cùng với tâm ấy. Có 52 sở hữu tâm tương ưng liên hợp như vậy, chẳng hạn: xúc (phassa), thọ (vedanā), tưởng (saññā), tư (cetanā), nhất hành (ekaggatā), mạng quyền (jīvit-indriya), và tác ý (manasikāra). [305]
Có tổng số 89 thứ tâm, [306] và chúng có thể được phân loại theo thiện, bất thiện, hay vô ký (kusala, akusala, abyākata), hay theo cõi hiện hữu của chúng, cõi dục giới, cõi sắc giới, cõi vô sắc giới (kāmāvacara, rūpāvacara, arūpāvacara), hoặc theo đời dù chúng là hiệp thế hay siêu thế (lokiya, lokuttarā). [307] Tuy nhiên, chúng ta có thể chỉ đề cập đến hai loại tâm cơ bản:
1) Tâm lộ (vīthi citta), và
2) Tâm ngoại lộ (vīthi vimutti citta): vào lúc tái tục, tử, và hữu phần (paṭisandhi, cuti, bhav-aṅga). [308]
Có sáu loại lộ tâm. Năm lộ trước là lộ nhãn môn, -nhĩ môn, -tỷ môn, -thiệt môn, và -thân môn, những cảnh tương ứng của chúng là cảnh sắc, -thinh, -khí, -vị, và -xúc. Cùng một lúc, chúng được gọi là ‘lộ ngũ môn’ (pañcadvāravīthi). [309] Loại lộ thứ sáu có tất cả đối tượng[310] là cảnh của nó, và được gọi là ‘lộ ý môn’ (manodvāra vīthi). [311] Mỗi lộ danh gồm có một chuỗi các loại tâm khác nhau. Những tâm trong bất cứ một lộ nào sinh khởi đều theo định luật của tâm (citta-niyāma). Nếu bạn muốn quan sát thấy biết rõ danh pháp thì bạn cần phải quán thấy chúng khi chúng sinh khởi theo thứ tự của định luật ấy.
Để làm như vậy, trước tiên bạn buộc phải đã đạt được định bằng đề mục thiền niệm hơi thở, đề mục thiền chỉ tịnh khác, hay thiền xác định bốn giới. Một người tu thiền căn tánh thuần quán (suddhavipassanā yāni ka) cũng phải hoàn thành việc quan sát thấy biết rõ sắc pháp (sắc nghiệp xứ - rūpakammaṭṭhāna), trước khi vị ấy bắt đầu quan sát thấy biết rõ theo danh pháp (danh nghiệp xứ - nāmakammaṭṭhāna). Tuy nhiên, một người tu thiền thường quen chỉ tịnh (samatha yāni ka), có thể chọn: vị ấy có thể quan sát thấy biết rõ theo sắc pháp trước, hay quan sát thấy biết rõ theo danh pháp của các thiền mà vị ấy đã đạt (danh pháp sắc giới[312]/vô sắc giới[313]). Nhưng để quan sát thấy biết rõ theo danh pháp dục giới, trước tiên, vị ấy cũng cần hoàn thành việc quan sát thấy biết rõ theo sắc pháp. [314]
Bốn Giai Đoạn Quan Sát danh Pháp (Nāmadhamma)
danh pháp được quan sát thấy biết rõ trong bốn giai đoạn:
1) Quan sát thấy biết rõ tất cả các loại tâm nội phần (sinh khởi bên trong).
2) Quan sát thấy biết rõ tất cả từng danh pháp bị tạo tương ưng liên hợp với tất cả các thứ tâm mà người có thể nhận biết.
3) Quan sát thấy biết rõ các chuỗi tâm, đó là các lộ mà sinh khởi ở sáu môn (dvārā).
4) Quan sát thấy biết rõ danh pháp ngoại phần một cách tổng quát. [315]
Quan Sát danh Pháp Các Lộ Thiền
Nếu bạn đã đạt thiền, chẳng hạn bằng đề mục thiền niệm hơi thở thì nơi bắt đầu tốt nhất để quan sát thấy biết rõ danh pháp là những tâm thiền và các sở hữu tâm tương ưng.
Có hai lý do cho việc này. Lý do thứ nhất là khi đang tu tiến thiền, bạn đã quan sát năm chi thiền, có nghĩa là bạn có một số kinh nghiệm trong việc quan sát các sở hữu tâm liên hợp ấy. Lý do thứ hai là những tâm đỗng lực thiền (jhāna-javana-citta) sinh khởi nhiều lần trong chuỗi liên tiếp, và vì thế chúng nổi bật, và dễ quan sát. Lộ này trái ngược với một lộ dục giới (kāmāvacara vīthi), trong đó những đỗng lực sinh khởi chỉ bảy lần trước khi một lộ mới sinh khởi.[316]
Vì thế, để quan sát thấy biết rõ danh pháp thiền, bạn bắt đầu bằng việc thiết lập lại sơ thiền, chẳng hạn bằng đề mục niệm hơi thở, cho đến khi ánh sáng sáng ngời, rực rỡ, và toả sáng. Xuất khỏi thiền ấy và quan sát hữu phần (ý môn), và tợ tướng hơi thở cùng một lúc. Khi ấn tướng xuất hiện ở hữu phần, quan sát những danh pháp bị trợ tạo đó là năm chi thiền theo trạng thái thực tính của chúng. Năm chi thiền là:
1) Tầm: đưa dẫn và dán áp tâm vào tợ tướng hơi thở (ānāpānapaṭibhāga-nimitta).
2) Tứ: duy trì (sự dán áp) tâm vào tợ tướng hơi thở.
3) Hỷ: vui lòng, ưa thích tợ tướng hơi thở.
4) Lạc: sự an vui, dễ chịu về tợ tướng hơi thở.
5) Nhất hành: định tâm nương vào tợ tướng hơi thở.
Tu tiến cho đến khi bạn có thể quan sát thấy biết rõ tất cả năm chi thiền cùng một lúc trong mỗi tâm đỗng lực (javana-citta) sơ thiền. Và kế đến, tiếp tục quan sát tất cả ba mươi bốn danh pháp bị trợ tạo. Bạn bắt đầu với thức, xúc, hay thọ; bất cứ pháp nào nổi bật nhất. Kế đến, mỗi lần thêm vào một danh pháp: trước tiên quan sát một loại, kế đến thêm vào một pháp, như thế bạn quan sát hai loại danh pháp; cộng thêm một, như vậy bạn quán thấy ba; cộng thêm một, như vậy bạn quán thấy bốn v.v...cho đến cuối cùng là bạn quán thấy tất cả ba mươi bốn loại danh pháp trong mỗi tâm đỗng lực sơ thiền. Chúng là (1 + 7 + 6 + 19 + 1 = 34):
1 Tâm (Citta)
Sở Hữu Tâm (Cetasika)
7 sở hữu tâm biến hành tất cả tâm (sabbacitta sādhāraṇa Cetasika):
(1) Phassa = xúc,
(2) Vedanā = thọ, [317]
(3) saññā = tưởng,
(4) Cetanā = tư, sự cố quyết,
(5) Ekaggatā = nhất hành hay định, [318]
(6) Jīvitindriya = mạng quyền,
(7) Manasikāra = tác ý.
6 sở hữu biệt cảnh (pakiṇṇaka Cetasika):
(1) Vitakka = tầm,
(2) Vicāra = tứ,
(3) Adhimokkha = thắng giải,
(4) Viriya = cần,
(5) Pīti = hỷ,
(6) Chanda = dục.
19 sở hữu tịnh hảo biến hành (sobhaṇa sādhārana Cetasika) [319]
(1) saddhā = tín,
(2) sati = niệm,
(3) Hirī = tàm,
(4) Ottappa = úy,
(5) Alobha = vô tham,
(6) Adosa = vô sân,
(7) tatramajjhattatā= trung bình,
(8) Kāya-passaddhi = tịnh thân, [320]
(9) Citta-passaddhi = tịnh tâm,
(10) Kāya-lahutā = khinh thân,
(11) Citta –lahutā = khinh tâm,
(12) Kāya-muditā = nhu thân,
(13) Citta-muditā = nhu tâm,
(14) Kāya-kammaññatā = thích thân,
(15) Citta-kammaññatā = thích tâm,
(16) Kāya-paguññatā = thuần thân,
(17) Citta-paguññatā = thuần tâm,
(18) Kāyujjukatā = chánh thân,
(19) Cittujjukatā = chánh tâm.
1 trí quyền (paññindriya) hay vô si (amoha).
Sau cái này, quan sát tất cả loại danh pháp trong chuỗi sáu loại tâm mà gồm có trong một lộ ý môn (manodvāra vīthi) sơ thiền.
Sáu loại tâm là:[321]
1) Một tâm hướng ý môn (manodvārāvajjana) : 12 danh pháp
2) Một tâm chuẩn bị (pari kamma) : 34 danh pháp
3) Một tâm cận hành (upacāra) : 34 danh pháp
4) Một tâm thuận thứ (anuloma) : 34 danh pháp
5) Một tâm chuyển tánh (gotrabhu) : 34 danh pháp
6) Một chuỗi liên tục những tâm đỗng lực (javana citta) thiền : 34 danh pháp, mà đến thời điểm này bạn đã quan sát thấy biết rõ rồi.
Để quan sát thấy biết rõ tất cả những danh pháp này, lần nữa bạn cần phải tái thiết lập sơ thiền, như là sơ thiền nương hơi thở, xuất khỏi thiền ấy, và lần nữa quan sát hữu phần và tợ tướng cùng một lúc. Khitướng xuất hiện ở hữu phần, quan sát lộ ý môn thiền mà vừa sinh khởi. Bạn quan sát mỗi tâm trong những tâm khác nhau của lộ ý môn sơ thiền, và mười hai hay ba mươi bốn loại danh pháp của chúng.
Sau cái này, và cho bạn một quan niệm danh pháp là một khối, quan sát trạng thái chung của tất cả danh pháp (nāma), đó là trạng thái nghiêng hướng về (namana) và bám cảnh, trong trường hợp này là tợ tướng hơi thở.
Theo cùng cách, bạn cần quan sát và chỉ rõ, xác định danh pháp của cả nhị, tam, và tứ thiền nương hơi thở, cũng như bất cứ những thiền khác của những đề mục thiền khác mà bạn đã đạt; chẳng hạn như thiền bất tịnh, kasiṇa trắng, và lòng từ.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ có cận định, bằng thiền nương bốn giới thì bạn cần phải bắt đầu quan sát danh pháp của mình ở đó: bạn không thể quan sát danh pháp của một tâm thiền khi không có thiền. Trong trường hợp đó, bạn cần phải tái thiết lập cận định bằng thiền nương bốn giới, nơi mà dạng thân trong suốt của mình lấp lánh và phát ra ánh sáng. Sau khi trú ở đó một lúc, chuyển sang quán bằng một tâm tỉnh táo và sáng, và quan sát danh pháp của cận định ấy.
Khi ấy, sau khi đã quan sát thấy biết rõ những lộ danh khác nhau trong tất cả tu tiến chỉ tịnh trước của bạn, là cận định hay thiền định, kế đến bạn tiến lên quan sát những danh pháp khác của một lộ dục giới (kāmāvacara vīthi).
Quan Sát danh Pháp Các Lộ Dục Giới
Tác ý khéo (như lý tác ý) và Tác ý không khéo (phi như lý tác ý)
Một lộ đắc thiền (đó là một lộ ý môn sắc giới hay vô sắc giới) luôn là thiện: nó có khả năng không bao giờ là bất thiện. Nhưng một lộ dục giới (một lộ ngũ môn, hoặc một lộ ý môn) là thiện hoặc bất thiện: nó tuỳ thuộc vào như lý tác ý hay phi như lý tác ý. Tác ý quyết định dù một lộ dục giới là thiện hay bất thiện.
Nếu bạn xem xét một cảnh và biết nó là sắc pháp, danh pháp, nguyên nhân hay kết quả, vô thường, khổ não, vô ngã, hay bất tịnh (không tốt đẹp) thì tác ý của bạn là như lý tác ý, và tâm đỗng lực là thiện.
Nếu bạn xem xét một cảnh và thấy nó là một pháp chế định, như là một người, đàn ông, đàn bà, chúng sanh, vàng, bạc, quán thấy nó là thường, lạc, hay ngã thì tác ý của bạn là phi như lý tác ý, và tâm đỗng lực là bất thiện.
Tuy nhiên, trong những trường hợp ngoại lệ, một tâm đỗng lực liên kết với một pháp chế định có thể là thiện, chẳng hạn, khi tu tiến pháp từ và xả thí. Bạn sẽ thấy sự khác nhau khi bạn quan sát thấy biết rõ những lộ ấy.
Quan Sát Những Lộ Ý Môn
Để quan sát thấy biết rõ những lộ dục giới, bạn cần phải bắt đầu bằng việc quan sát thấy biết rõ một lộ ý môn, vì có ít loại tâm hơn. Bạn có thể bắt đầu với một lộ ý môn thiện. Một lộ ý môn thiện dục giới gồm có một chuỗi ba loại tâm:
1) Một tâm hướng ý môn (manodvārāvajjana): 12 danh pháp
2) Bảy tâm đỗng lực (javana citta): nếu bất thiện thì 16/18/19/20/21/22 danh pháp, nếu là thiện thì 32/33/34/35 danh pháp.
3) Hai tâm na cảnh (tadārammaṇa citta): 34/33/32/12/11 danh pháp
Trước tiên, bạn quan sát hữu phần (ý môn), và kế đến nhãn thanh triệt trong một nhóm sắc trong mắt. Khi nó xuất hiện trong hữu phần, bạn nhận biết nó với như lý tác ý là: ‘Đây là nhãn thanh triệt’, ‘Đây là sắc’, ‘Đây là vô thường’, ‘Đây là khổ não’, ‘Đây là vô ngã’, hay ‘Đây là bất tịnh’, và ở đó sẽ sinh khởi một lộ ý môn dục giới.
Kế đến, để quan sát các loại danh pháp khác nhau của những tâm lộ ý môn ấy, bạn làm như mình đã làm với lộ ý môn thiền: trước tiên là tâm, thọ, hay xúc: bất cứ pháp nào nổi bật nhất. Kế đến thêm vào từng danh pháp một: trước tiên quan sát thấy biết rõ một loại, kế đến thêm vào một, như thế bạn quan sát thấy biết rõ hai loại danh pháp; cộng thêm một, như thế bạn quán thấy ba; cộng thêm một, như thế bạn quán thấy bốn v.v… cho đến khi cuối cùng là bạn quán thấy tất cả ba mươi bốn, ba mươi ba hay ba mươi hai loại danh pháp của mỗi tâm trong một lộ ý môn thiện dục giới. Bạn cần phải làm rất nhiều lần cho đến khi được thoả mãn.
Bạn cần quan sát thấy biết rõ theo cách đó những lộ ý môn xảy ra khi bạn xem xét từng thứ sắc mà mình đã xem xét khi bạn đã quan sát sắc (sắc nghiệp xứ - rūpakammaṭṭhāna). [322]
Biểu đồ 1b: Lộ ý môn (mano dvāra vīthi) (có cảnh sắc màu làm ví dụ)
* Một tâm tồn tại (kéo dài) một sát-na tâm (citta khaṇa) có ba giai đoạn: sanh (uppāda) ↑, trụ (ṭhiti) |, diệt (bhaṅga) ↓.
* Ở giữa mỗi lộ danh, có sự sinh khởi một số tâm hộ kiếp (hữu phần) (xem Biểu đồ 1d: Tử và Tái tục).
* Trước lộ ý môn có một lộ ngũ môn hay lộ ý môn khác.
DhSA ‘Kām-āvacana-kusala-pada-Bhājanīyaṃ (phần phân loại thiện Dục giới)’ E. I. ii. 97-99 và Abs. iv.17 ‘Mano-dvāra-Vīthi’ (Lộ ý môn) (CMA. iv.12)
Ghi chú thêm cho Bản 1b ‘Lộ ý môn’
* Sự biết của tâm theo một trình tự cố định, theo định luật của tâm (citta niyāmā). Chẳng hạn, sự biết của nhãn thức:[323]
Thứ nhất) Lộ nhãn môn mà ‘bắt’ cảnh; nhận biết màu. (Xem biểu đồ ‘1c: Lộ ngũ môn’)
Thứ hai) Lộ ý môn tiếp nhận màu; biết màu quá khứ, cảnh của lộ nhãn môn.
Thứ ba) Lộ ý môn biết màu là gì; biết tên của màu.
Thứ tư) Lộ ý môn biết ‘ý nghĩa’ của cảnh; thấy toàn bộ hình ảnh, một khái niệm định rõ bởi kinh nghiệm quá khứ (tưởng).
Thứ năm) Lộ ý môn phân đoán và cảm nhận. Đây là việc bắt đầu của sự nhận biết đúng. Trong những lộ trước, tư (cetanā) của những đỗng lực (javana) chỉ có yếu, có nghĩa là nghiệp có thể sản sanh một quả chỉ trong thời bình nhật (pavatti) ấy: nó không thể trợ sanh một tâm tái tục (paṭisandhi citta).
Từ lộ ý môn thứ tư trở đi, pháp chế định được biết: ‘một người đàn ông’, ‘một người đàn bà’, ‘một cái chậu’, ‘một cái sà-rong’, ‘vàng’, ‘bạc’ v.v...và từ lộ danh ấy trở đi có sự gia tăng (papañca) danh pháp, và tạo xong nghiệp: đã thực hiện bởi sở hữu tư (cetanā) thuộc mỗi tâm đỗng lực, mà bắt cùng cảnh.
- Với như lý tác ý, thiện nghiệp được thực hiện, chẳng hạn, tôn trọng và tôn kính thầy mình, một tượng Phật hay một bhikkhu; biết cảnh đề mục thiền chỉ tịnh của mình, và với tuệ quán quán thấy chư pháp hành là vô thường (anicca), khổ não (dukkha), vô ngã (an-atta), hay bất tịnh (asubha).
- Với phi như lý tác ý, nghiệp bất thiện được thực hiện khi bạn thấy tự ngã ta, chồng, vợ, trẻ con, tài sản, v.v...hiện tồn y theo sự thật: là thường (nicca), lạc (sukha), ngã (atta), hay tịnh-tốt đẹp (subha).
- Với cùng cảnh này và tưởng sanh vô số những lộ (chuỗi danh pháp (hành-saṅkhārā)), củng cố sự biết, cho đến khi tâm chú ý đến một cảnh mới lần nữa.
Quan Sát Những Lộ Ngũ Môn
Một khi bạn đã hoàn thành việc quan sát thấy biết rõ những lộ ý môn, bạn cần phải tiếp tục để quan sát thấy biết rõ những lộ ngũ môn, trước tiên là lộ nhãn môn.
Biểu đồ 1c: Lộ ngũ môn (pañca-dvāra-vīthi) (lộ nhãn/nhĩ/tỷ/thiệt/thân môn: ví dụ là lộ nhãn môn. )
Thêm ghi chú nữa cho Biểu đồ 1c ‘Lộ ngũ môn’ - Một tâm tồn tại kéo dài một sát-na tâm, có ba giai đoạn: sanh (uppāda) ↑, trụ (ṭhiti) |, diệt (bhaṅga) ↓ - Cảnh sắc mà bị nhận biết bởi một lộ ngũ môn tồn tại kéo dài 17 sát-na tâm. - Tất cả những lộ ngũ môn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân môn) theo cùng trình tự, theo định luật của tâm. Như vậy, lộ ngũ môn chỉ ‘bắt’ cảnh (lộ nhãn môn chỉ nhận biết rằng có màu), chưa ‘biết’ cảnh (màu). Việc ‘biết’ màu và cảnh xảy ra ở lộ ý thứ tư và những lộ tiếp theo sau. [324]
|
Để quan sát thấy biết rõ các danh pháp của mỗi tâm trong một lộ nhãn môn, bạn làm cho một lộ nhãn môn xảy ra. Trước tiên, bạn quan sát nhãn thanh triệt (nhãn môn) trước, kế đến hữu phần (ý môn), và kế đến, cả hai cùng một lúc. Kế đến, chuyên chú vào màu của một nhóm sắc gần bên khi nó xuất hiện trong cả hai môn, và nhận biết nó với như lý tác ý như ‘Đây là màu’, v.v...và ở đó sẽ xảy ra một lộ nhãn môn đầu tiên, và kế đến (phù hợp với định luật của tâm (citta-niyāma)) nhiều lộ ý môn, tất cả có cùng cảnh.
Lộ nhãn môn gồm có một chuỗi bảy thứ tâm.
1) Một tâm hướng ngũ môn (pañcadvārāvajjana): 11 danh pháp
2) Một nhãn thức (cakkhuviññāṇa): 8 danh pháp
3) Một tâm tiếp thâu (sampaṭicchana): 11 danh pháp
4) Một tâm thẩm tấn (santīraṅa): 11/12 danh pháp
5) Một tâm đoán định (voṭṭhapana): 12 danh pháp
6) Bảy tâm đỗng lực (javana citta): nếu là bất thiện thì 16/18/19/20/21/22 danh pháp, nếu là thiện thì 32/33/34/35 danh pháp
7) Hai tâm na cảnh: 11/12/32/33/34 danh pháp
Sau cái này theo một chuỗi những tâm hữu phần, và kế đến ba loại tâm của lộ ý môn, như đã mô tả trước:
1) Một tâm hướng ý môn
2) Bảy tâm đỗng lực
3) Hai tâm na cảnh
Để quan sát thấy biết rõ các loại danh pháp khác nhau của những tâm của những lộ ấy (lộ nhãn môn và những lộ ý môn tiếp theo sau mà bắt cùng cảnh), bạn làm như trước: trước tiên là tâm, thọ, hay xúc: bất cứ pháp nào nổi bật nhất.[325] Kế đến, như trước, thêm từng pháp một, cho đến khi bạn quán thấy tất cả các loại danh pháp khác nhau của mỗi tâm.
Khi bạn đã làm đối với nhãn môn, kế đến bạn quan sát các lộ của bốn môn khác: nhĩ, tỷ, thiệt, và thân.
Vào giai đoạn này, bạn đã đạt được khả năng quan sát thấy biết rõ những danh pháp phối hợp liên hợp với những tâm thiện, và bây giờ cần quan sát những danh pháp phối hợp liên hợp với cả những tâm bất thiện. Để làm điều này, bạn chỉ bắt cùng cảnh như bạn đã làm đối với những tâm thiện, và thay thế phi như lý tác ý cho chúng.
Đây chỉ là một sự giải thích tóm tắt, nhưng những ví dụ đã đưa ra ở đây cần phải đủ, thích đáng cho bạn ít nhất để hiểu những gì được gồm trong việc quan sát thấy biết rõ danh pháp nội phần.
Nói tóm lại, cho đến đây, bạn đã hoàn thành ba giai đoạn đầu tiên của việc quan sát danh pháp:
1) bạn đã quan sát tất cả loại tâm mà sinh khởi nội phần. [326]
2) bạn đã quan sát tất cả từng danh pháp trong tất cả loại tâm.
3) bạn đã quan sát chuỗi tâm, đó là, các lộ mà sinh khởi ở sáu môn.
Như đã đề cập trước, còn có một giai đoạn thứ tư để quan sát thấy biết rõ danh pháp. Giai đoạn thứ tư là quan sát cả danh pháp ngoại phần.
Quan Sát Danh Pháp Ngoại Phần
Để quan sát thấy biết rõ danh pháp ngoại phần, trước tiên bạn luôn cần quan sát thấy biết rõ sắc pháp ngoại phần.
Thứ Nhất - Quan Sát Sắc Pháp Nội Phần/Ngoại Phần
Bạn bắt đầu bằng việc quan sát thấy biết rõ bốn giới nội phần, và kế đến ngoại phần trong y phục mình đang mặc. Bạn sẽ quán thấy rằng y phục của mình vỡ ra thành những nhóm sắc, và như thế bạn có thể quan sát tám thứ sắc trong mỗi nhóm. Chúng là nhóm dưỡng chất tám pháp do quí tiết sanh (utuja ojaṭṭhamaka kalāpa), và quí tiết trợ sanh là hoả giới trong những nhóm sắc. [327]
Bạn cần phải luân phiên giữa sắc nội phần và sắc ngoại phần ba hay bốn lần, và kế đến với ánh sáng của định quan sát sắc ngoại phần xa hơn một chút, như là nền nhà. Bạn cũng sẽ có khả năng để quan sát tám thứ sắc trong mỗi nhóm sắc, và lần nữa cần phải luân phiên giữa nội phần và ngoại phần ba hay bốn lần.
Theo cách này, dần dần mở rộng phạm vi quan sát của mình đến sắc vật chất trong toà nhà mà bạn đang ngồi trong đó, khu vực quanh nó, bao gồm cả cây cối, những toà nhà khác, v.v..., cho đến khi bạn quan sát tất cả vật không có sự sống bên ngoài. Trong khi làm điều này, bạn sẽ quán thấy cả sắc cùng tồn tại với tâm (sắc thanh triệt, v.v...) trong những vật không có sự sống: nó là những côn trùng và những động vật nhỏ khác trong cây cối, những toà nhà, v.v...
Một khi bạn đã quan sát thấy biết rõ tất cả vật không có sự sống bên ngoài, bây giờ bạn tiếp tục quan sát sắc pháp của chúng sanh có sự sống khác, sắc ngoại phần mà cùng tồn tại với thức (sa-viññāṇaka). Bạn chỉ quan sát sắc pháp của chúng, và thấy rằng chúng không là đàn ông, đàn bà, người, hay một chúng sanh: mà chúng chỉ là sắc pháp. Quan sát thấy biết rõ tất cả sắc pháp ngoại phần cùng một lúc, kế đến tất cả thứ sắc khác nhau cả nội phần và ngoại phần.
Để làm điều này, trước tiên bạn cần phải quán thấy sáu loại nhóm sắc[328] cơ bản trong chính mắt của mình, và kế đến trong mắt bên ngoài, mắt của chúng sanh khác. Bởi vì khi bạn đã xem xét sắc, quan sát thấy biết rõ 54 thứ sắc, nhưng bây giờ làm nó cả nội phần và ngoại phần.[329] Làm giống như vậy đối với năm Giác quan còn lại, và các thứ sắc còn lại.
Thứ Hai - Quan Sát danh Pháp Nội Phần/Ngoại Phần
Bây giờ đã quan sát xong sắc pháp, bạn tiếp tục quan sát danh pháp nội phần và ngoại phần.
Bạn quan sát danh pháp nội phần bằng việc lần nữa bắt đầu với những lộ ý môn, và kế đến lộ ngũ môn, quan sát tất cả danh pháp thiện và bất thiện của chúng.
Để làm pháp ngoại phần này, bạn làm như mình đã làm với pháp nội phần, nhưng quan sát nhãn môn và ý môn (hữu phần-bhavaṅga) của chúng sanh khác nói chung. Kế đến, khi màu của một nhóm sắc xuất hiện ở cả hai môn, ở đây cũng quan sát lộ nhãn môn sinh khởi, và nhiều lộ ý môn xảy ra, tất cả có cùng cảnh.
Bạn cần phải làm điều này nhiều lần, nội phần và ngoại phần, và lần nữa đối với mỗi môn của bốn môn khác, cho đến khi bạn được thoả mãn. Nếu bạn có thiền thì bạn cũng cần phải quan sát lộ ý môn thiền ngoại phần. Lộ ấy có thể là trong thiền sinh khác, mặc dù thiền định bây giờ rất, rất hiếm trong cõi nhân loại. Nhưng bạn sẽ quán thấy những chúng sanh trong thiền trong những cõi trời và cõi Phạm thiên.
Theo cùng trình tự như trước, bạn cần phải dần dần mở rộng phạm vi quan sát của mình cho đến khi bạn có thể quán thấy sắc pháp khắp vũ trụ vô tận, và có thể quán thấy danh pháp khắp vũ trụ vô tận. Kế đến bạn cần phải quan sát chúng cùng một lúc khắp vũ trụ vô tận.
Cuối cùng, bạn định rõ tất cả danh và sắc ấy bằng trí thấy không phải chúng sanh, đàn ông, hay đàn bà: mà chỉ là danh pháp và sắc pháp khắp vũ trụ vô tận. Đến đó hoàn thành việc quan sát thấy biết rõ theo danh (danh nghiệp xứ-nāmakammaṭṭhāna).
Đạt đến giai đoạn này trong thiền của mình, bạn đã đạt được định, và sẽ dùng nó để quan sát tất cả 28 thứ sắc pháp,[330] và tất cả năm mươi ba thứ danh pháp khắp vũ trụ vô tận:[331] bạn sẽ hoàn thành tuệ quán thứ nhất, là Tuệ chỉ-định danh-sắc.
Bài giảng pháp kế của chúng tôi sẽ là về giai đoạn kế của quán minh sát: Quan sát thấy biết rõ pháp duyên sinh.
_____ () _____
VẤN -ĐÁP # 5
Vấn 5.1 Tám thiền chứng[332] làm cho có thể đạt được Tuệ chỉ-định danh-sắc, và thấy sự sinh khởi và diệt mất vi tế của chúng, để cho trở nên ghê tởm đối với chúng, và đạt được Tuệ đạo. Ngoài Tuệ đạo ra, có những lợi ích khác của tám thiền chứng hay không?
Đáp 5.1 Có năm lợi ích của thiền định:[333]
Lợi ích thứ nhất của thiền định là một hiện tại lạc trú (diṭṭha-dhamma-sukha vihāra): hưởng thiền lạc (sự an vui, hạnh phúc của thiền) ngay trong kiếp sống này. Điều này nói đến chư thánh Ứng cúng. Dù là chư thánh Ứng cúng thuần quán dĩ nhiên có thiền siêu thế (lokuttāra jhāna), các ngài vẫn có thể muốn tu tiến thiền hiệp thế (lokiya jhāna), bởi vì các ngài muốn hưởng lạc dài lâu trong thiền. Từ khi các ngài là chư thánh Ứng cúng, vì tất cả phiền não đã đoạn trừ bằng Tuệ đạo (cũng có nghĩa là những pháp Cái-nīvarana ngăn che, cản trở của các ngài đã bị đoạn trừ), nó rất dễ cho các ngài tu tiến thiền. Lý do khác nữa, tại sao các ngài sẽ thường tu tiến thiền là vì các ngài muốn đạt lợi ích của thiền diệt (nirodh-āni saṃsa): nó phụ thuộc vào sự thuần thục về tám thiền chứng.
Nhiệm vụ của một bhikkhu là học pháp học, để thực hành (paṭipatti) thiền chỉ–thiền quán, và đạt được bốn Đạo và bốn Quả (Giác ngộ-paṭivedha). Đó là những gì chư thánh Ứng cúng đã làm xong, vì vậy không có việc nào thêm để các ngài làm. Các ngài tu tiến thiền định không vì lý do nào khác hơn là hưởng thiền lạc (jhānasukha) ngay trong kiếp sống này.
Lợi ích thứ hai của thiền định là lợi ích về quán minh sát (vipassanāni saṃsa).[334] Thiền định là một pháp ủng hộ cho tuệ quán, bởi vì có thiền, người đó có thể thấy danh-sắc siêu lý và các nguyên nhân của chúng một cách rõ ràng, và có thể quan sát thấy biết rõ bản chất vô thường, khổ não, và vô ngã của chúng.
Khi một người tu thiền đã tu tiến pháp quán trọn vẹn, nhất là lên đến Tuệ Đạo và Tuệ Quả, hay Tuệ Hành xả thì các thiền thường ổn định. Chúng làm cho tuệ quán rõ ràng, sáng ngời, mạnh mẽ và hùng mạnh. Tuệ quán mạnh mẽ và hùng mạnh ấy, lần lượt, cũng bảo vệ thiền khỏi rớt.
Rồi lần nữa, khi một người tu thiền đã được tu tiến pháp quán minh sát trong một thời gian dài, sự mệt mỏi có thể xảy ra. Kế đến, vị ấy cần phải vào thiền trong thời gian dài, cho tâm nghỉ ngơi, tỉnh táo. Kế đến, vị ấy có thể trở lại quán minh sát. Khi nó xảy ra lần nữa, lần nữa vị ấy có thể trú trong thiền. [335]
Vì thế, do định nên quán minh sát được thông suốt, sáng ngời, vững chắc và mạnh mẽ, và được bảo vệ tốt. Quán minh sát lần lượt đoạn trừ phiền não mà làm trở ngại định, và giữ nó ổn định. ‘Pháp chỉ tịnh’ bảo vệ ‘pháp quán’ và ngược lại.
Hơn nữa, định của tám thiền chứng không chỉ là một pháp ủng hộ cho sự nhận biết rõ danh-sắc và những nguyên nhân của chúng, vì tám thiền chứng ấy chính là danh pháp, và bao gồm trong sự nhận biết rõ về danh pháp.[336] Chẳng hạn như vị ấy nhập sơ thiền, xuất, và kế đến quan sát chư pháp hành phối hợp với thiền ấy thì vô thường, khổ não, và vô ngã. Kế đến, vị ấy nhập nhị thiền, và làm giống vậy. Và vị ấy có thể làm điều này với tất cả tám thiền chứng, lên đến tứ thiền vô sắc. Nó được gọi là cái ách pháp chỉ và pháp quán kết lại với nhau (yuganaddha), như hai con bò thiến kéo một cái xe bò: kéo bạn hướng về Đạo, Quả và Nibbāna.[337] Nếu bạn tu tiến pháp quán lên đến ‘Tuệ hành xả’ thì bạn cũng có thể giữ sự nhận biết rõ của mình về danh pháp thiền của một trong những thiền. Với pháp chỉ tịnh mạnh mẽ và hùng mạnh kết hợp với pháp quán mạnh mẽ và hùng mạnh, bạn có thể đạt được Đạo và Quả, lên đến Quả Ứng cúng.
Lợi ích thứ ba của thiền định là thần thông, thắng trí (abhiññāni saṃsa): nếu bạn muốn thuần thục thắng trí hiệp thế, chẳng hạn như túc mạng thông nhớ lại những kiếp sống quá khứ (pubbenivāsānussatiabhiññā), thiên nhãn thông (dibba-cakkhu), thiên nhĩ thông (dibba-sota), tha tâm thông biết tâm của những người khác (para-citta vijā-nana), và thần thông (iddhividha), bay, đi trên nước, v.v...thì bạn cần phải tu tiến mười biến xứ và tám thiền chứng (samāpatti) theo mười bốn cách. [338]
Lợi ích thứ tư của thiền định là điều được gọi là ‘mang lại những lợi ích đặc trưng của hữu’ (bhavavi sesāvahāni saṃsa). Đó là, nếu người muốn tái tục trong một cõi Phạm thiên vào lúc tử thì vị ấy cần phải tu tiến định như là mười thiền biến xứ, hơi thở, hay lòng từ. Nhưng để được chắc chắn tái tục trong một cõi phạm thiên nghĩa là thiền cần phải được duy trì cho đến sát-na tử.
Lợi ích thứ năm của thiền định là sự diệt tắt (nirodhāni saṃsa): nhập thiền diệt (nirodha-samāpatti), đó là sự tạm thời dừng của tâm, các sở hữu tâm phối hợp và sắc tâm sanh. ‘Tạm thời’ nghĩa là thường một ngày lên đến bảy ngày, tuỳ thuộc vào sự quyết tâm (adhiṭṭhāna) trước của bạn.
Chỉ những bậc Bất lai và chư thánh Ứng cúng có thể nhập thiền diệt. Và đối với các bậc Ứng cúng, ngoại trừ khi các ngài đang ngủ, và ngoại trừ khi các ngài chú ý đến pháp chế định, các ngài không bao giờ ngưng thấy sự sanh và diệt mất, hay chỉ sự diệt mất của danh-sắc và các nguyên nhân của chúng: suốt ngày, suốt đêm, trong ngày, tháng, và năm. [339] Đôi khi các ngài làm cho hết ảo tưởng và ‘chán ngán’, và chỉ không muốn thấy những ‘hiện tượng diệt mất’ (bhaṅga-dhamma) ấy nữa. Nhưng, bởi vì thọ mạng của các ngài chưa hết, nó chưa phải là lúc để Viên tịch của các ngài. Cho nên, để ngưng thấy những hiện tượng diệt mất ấy, các ngài nhập thiền diệt.
Tại sao các ngài không bao giờ ngưng thấy những hiện tượng pháp ấy? Bởi vì, với Quả Ứng cúng, các ngài đã đoạn trừ tất cả phiền não (bao gồm cả những pháp Cái ngăn che cản trở), và vì thế có định. Tâm định thấy như thật các pháp siêu lý, cho nên tâm định ấy thấy như thật luôn danh-sắc siêu lý, đó là ‘hiện tượng pháp diệt mất’ (bhaṅga-dhamma). Khi vị ấy vào thiền diệt, khoảng bảy ngày, vị ấy không thấy ‘hiện tượng pháp diệt mất’, bởi vì (với điều kiện là sự chứng đạt còn đủ) tâm và các sở hữu tâm liên hợp đã biết những hiện tượng diệt ấy hẳn đã dừng.
Mặc dù chư thánh Ứng cúng có thể ở lại trong sự an vui Níp-bàn, nhưng các ngài vẫn có thể thích ở lại trong thiền diệt hơn, vì dù sự an vui Níp-bàn bắt sự vắng lặng làm cảnh, nhưng vẫn có danh pháp thọ hưởng. Nhưng trong nhập thiền diệt, pháp hành còn lại chỉ là sắc bị trợ tạo gồm có sắc nghiệp sanh, sắc quý tiết sanh và sắc vật thực sanh: không có sắc tâm sanh sinh khởi, và không có tâm.
Để vào thiền diệt, vị ấy cần phải thiết lập sơ thiền, xuất khỏi thiền ấy, và quan sát thấy biết rõ chư pháp sơ thiền thì vô thường, khổ não, hay vô ngã. Vị ấy cần phải làm giống như vậy tăng dần lên từng nấc đến thiền thức vô biên xứ, đó là thiền vô sắc giới thứ hai.
Kế đến vị ấy cần phải vào thiền vô sở hữu xứ, là thiền vô sắc thứ ba, xuất khỏi thiền ấy và lập bốn nguyện:
1) Quán xét giới hạn thọ mạng của mình, và kế đến trong khoảng đó xác định một khoảng thời gian để nhập thiền diệt (chẳng hạn, bảy ngày), vào lúc cuối thời gian ấy vị ấy sẽ xuất khỏi thiền.
2) Cần phải xuất khỏi thiền diệt khi vị ấy được đức Phật yêu cầu.
3) Cần phải xuất khỏi thiền diệt khi vị ấy được chư Tăng yêu cầu.
4) Tài sản gần quanh vị ấy không bị huỷ, chẳng hạn bởi lửa hay nước. Y phục của vị ấy và chỗ ngồi mà vị ấy đang ngồi được bảo vệ bởi chính thiền diệt. Nhưng đồ đạc trong phòng vị ấy đang ở, hay tự cái phòng hay toà nhà chỉ được bảo vệ nếu vị ấy lập nguyện thứ tư này.
Kế đến, vị ấy vào thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ, thiền vô sắc giới thứ tư. Chỉ sau một hay hai sát-na tâm trong việc nhập thiền ấy, vị ấy vào thiền diệt trong khoảng thời gian đã xác định, chẳng hạn, bảy ngày. Vị ấy không thấy bất cứ thứ gì trong khoảng thời gian nhập thiền, bởi vì tất cả tâm và các sở hữu tâm liên hợp đã diệt.[340]
Vấn 5.2 Pháp nào dễ nhất và nhanh nhất để đạt được Níp-bàn: dùng lý thuyết để nhận biết vô thường, khổ não, và vô ngã, hay dùng định để quan sát thấy biết rõ những hiện tượng pháp siêu lý (paramatthadhamma) ?
Đáp 5.2 Vô thường là chi? Vô thường là năm uẩn.[341] Định nghĩa này được đề cập trong nhiều chú giải. Nếu một người tu thiền thấy năm uẩn một cách rõ ràng thì vị ấy có thể quán thấy vô thường, khổ não, và vô ngã: không có vấn đề gì. Nhưng ngoài việc thấy năm uẩn, làm sao vị ấy có thể quán thấy vô thường, khổ não và vô ngã? Nếu vị ấy cố gắng làm như vậy mà không thấy năm uẩn thì quán minh sát của vị ấy sẽ chỉ là việc thuật lại quán minh sát; không phải thật sự quán. Chỉ khi thật sự quán mới trợ sanh tuệ Đạo và Tuệ Quả.
Năm uẩn là chi? Chúng là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn, thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, nội phần và ngoại phần, thô và tế, ti hạ và tinh lương, xa và gần. Sắc uẩn là 28 thứ sắc. Thọ, tưởng và hành uẩn là 52 sở hữu tâm tương ưng. Thức uẩn là 89 thứ tâm. Hai mươi tám thứ sắc là những pháp được gọi là sắc pháp (rūpadhamma), và 52 sở hữu tâm liên hợp và 89 thứ tâm là những pháp được gọi là danh pháp (nāmadhamma). Vì thế, ‘năm uẩn’ và ‘danh-sắc’ là một và như nhau.
Đây là tất cả danh-sắc siêu lý. Nếu một người tu thiền quán thấy những danh-sắc siêu lý này thì vị ấy có thể tu tiến quán minh sát, và quán thấy bản chất vô thường, khổ não, và vô ngã của những danh-sắc này. Nhưng nếu vị ấy không thể quán thấy danh-sắc siêu lý thì làm sao vị ấy có thể tu tiến pháp quán, vì lẽ rằng danh-sắc và các nguyên nhân của chúng là cảnh cần thiết của tuệ quán? Đây là quán đúng. Chỉ có quán đúng mới trợ sanh tuệ Đạo và Tuệ Quả.
Trong ‘Mahā satipaṭṭhāna’ sutta,[342] đức Phật đã dạy rằng chỉ có một con đường để đạt đến Níp-bàn: không có con đường nào khác. Con đường là chi? Đức Phật đã thuyết - trước tiên tu tiến định, bởi vì một tâm định có thể làm cho thấy danh-sắc siêu lý và những nguyên nhân của chúng. Lần nữa, một tâm định có thể làm cho nhận biết và quán thấy bản chất vô thường, khổ não, và vô ngã của danh-sắc siêu lý và những nguyên nhân của chúng.[343] Nhưng chúng ta không thể nói đó là con đường nhanh nhất để đạt đến Nibbāna: nó tuỳ thuộc vào pháp pāramī của bạn.
Chẳng hạn, trưởng lão Sāriputta đã cần khoảng hai tuần tu tiến tinh tấn để đạt được Đạo và Quả Ứng cúng, trong khi Trưởng lão Mahāmoggallāna chỉ cần bảy ngày. Và, Bāhiya Dārucīriya chỉ cần nghe một Bài Thuyết rất ngắn: Diṭṭhe diṭṭhamattaṃ… Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy…[344] Tốc độ mà mỗi vị đã đạt đến Quả Ứng cúng do pháp pāramī riêng của các ngài.
Trưởng lão Sāriputta và trưởng lão Mahāmoggallāna đã tu tiến pháp pāramī của các ngài trong một a-tăng-kỳ và một trăm ngàn kiếp, và Bāhiya Dārucriya trong khoảng một trăm ngàn kiếp. Đạo Ứng cúng của Trưởng lão Sāriputta và Trưởng lão Mahāmoggallāna đã được phối hợp với Tuệ Giác của bậc thượng thủ (Aggasāvaka Bodhi ñāṇa), trong khi Đạo Ứng cúng của Bāhiya Dārucīriya chỉ được phối hợp với Tuệ Giác của Đại đệ tử (Mahāsāvaka Bodhi ñāṇa). Tuệ Giác của bậc thượng thủ thì cao hơn Tuệ Giác của Đại đệ tử. [345]
Vì chỉ có một con đường để đạt đến Níp-bàn, những người học trò này đã không đạt được Quả Ứng cúng bởi vì một mong muốn: mong cho các Ngài đạt được đến Quả Ứng cúng do pháp tinh cần hiện tại được ủng hộ bởi pháp tinh cần quá khứ của các ngài, tức là pháp pāramī của các ngài.
Vấn 5.3 Vòng luân hồi (saṃsāra) thì không có bắt đầu hay kết thúc. Chúng sanh thì cũng vô hạn về số lượng, như vậy những ai đã từng là mẹ của chúng ta thì cũng vô hạn. Làm sao chúng ta có thể tu tiến pháp từ bằng việc quan sát rằng tất cả chúng sanh đã từng là mẹ của chúng ta? Chúng ta có thể đạt được thiền lòng từ bằng việc quán, quan sát rằng tất cả chúng sanh đã từng là mẹ của chúng ta hay chăng?
Đáp 5.3 Thiền nương từ-mettā không liên quan tới quá khứ và vị lai. Nó chỉ liên quan tới hiện tại. Chỉ một cảnh hiện tại có thể trợ sanh thiền nương từ-mettā, chẳng phải là một trong những cảnh trong quá khứ hay vị lai: chúng ta không thể đạt được thiền bằng việc rải lòng từ cho người đã chết. Trong vòng luân hồi vô tận, rất có thể không có người mà không từng là cha hay mẹ của chúng ta, nhưng thiền nương từ-mettā thì không liên quan tới vòng luân hồi vô tận. Nó không cần thiết để xem xét rằng đây từng là mẹ của chúng ta, đây từng là cha của chúng ta.
Trong Kinh-sutta, đức Phật nói:
Mātā yathā niyaṃputtamāyusā ekaputtamanurakkhe; evampi sabbabhūtesu, mānasaṃbhāvaye aparimāṇaṃ.
Điều này có nghĩa rằng đúng như một người mẹ chỉ có một người con trai, thậm chí bà sẽ từ bỏ cả mạng sống của mình vì cậu ấy, như vậy một bhikkhu nên rải lòng từ đến tất cả chúng sanh. Đây là lời chỉ dẫn của đức Phật. Nhưng mà chỉ riêng cách xem xét về một người mẹ không thể dẫn đến thiền. Nếu chúng ta rải lòng từ với ý nghĩ: ‘Mong cho người này được khoẻ và an vui’ thì nó sẽ trợ sanh thiền.
Vấn 5.4 (Tất cả những câu hỏi sau đây được bao trùm bởi lời giải đáp giống nhau.) từng có một Giác hành giả trong thời đức Phật hay chăng?
- Nếu có, vị ấy đã đạt được một Đạo hay vị ấy chỉ là một phàm phu?
- Tại sao một bậc Thánh không thề trở thành một Giác hành giả?
- Có thể nào một người học trò, đệ tử thay đổi để trở thành một Giác hành giả? Nếu không, tại sao không?
- Bằng việc tuân theo lời dạy của Sayadaw, một người có khả năng đạt được tuệ Đạo và tuệ Quả Nhập lưu, nhưng có khi nào người đó chọn không làm như vậy không, bởi vì một mong muốn và lời nguyện để thực hành con đường của Giác hành giả?
Đáp 5.4 Một người có thể thay đổi ý của mình trước khi đạt được một Đạo hay Quả, nhưng về sau thì không thể. Trong nhiều bài Kinh, đức Phật dạy rằng đạo xảy ra theo một định luật cố nhiên (chánh tánh quyết định - sammatta-niyāma). Định luật cố nhiên tức là:
1) Đạo Nhập lưu trợ sanh quả Nhập lưu, sau đó người có thể tiến lên bậc Nhất lai, nhưng người đó không thể đi ngược trở lại hạng phàm phu.
2) Một Bậc Nhất lai có thể tiến lên bậc Bất lai, nhưng không thể đi ngược trở lại bậc Nhập lưu hay hạng phàm phu.
3) Một Bậc Bất lai có thể tiến lên Quả Ứng cúng, nhưng không thể đi ngược trở lại Bậc Nhất lai, Bậc Nhập lưu hay hạng phàm phu.
4) Một bậc Ứng cúng đạt được Viên tịch vào lúc tử, và không thể đi ngược trở lại những bậc Thánh thấp hơn, hạng phàm phu, hay bất cứ hạng nào khác.
Quả Ứng cúng làmục đích. Đây là một định luật cố nhiên. Tiếp theo Quả Ứng cúng, đức Phật đã nói nhiều lần:[346]
Ayamantimā jāti, natthidāni punabbhavoti.
Đây là tái sanh cuối, bây giờ không còn sanh trở lại nữa.
Đây có nghĩa là người không thể thay đổi ý của mình, và quyết định chọn trở thành một Giác hành giả sau khi đã đạt một Đạo hay Quả. Hơn nữa, người không thể thay đổi ý của mình sau khi đã nhận một lời tiên tri xác định từ một vị Phật hay bậc Ứng cúng. Nhưng mà người có thể mong muốn chờ, và trở thành một bậc Ứng cúng một lúc nào đó vào vị lai, và khi ấy thay đổi ý của người, và đạt được Quả Ứng cúng trong kiếp sống này.
Thanh tịnh đạo cho một ví dụ về một Đại trưởng lão, đại đức Mahāsaṅgharakkhita, người mà đã làm điều này.[347] Vị ấy thành thạo trong bốn niệm xứ, đã tu tiến pháp chỉ và pháp quán lên đến Tuệ Hành xả, và không bao giờ thực hiện một hành vi của thân (thân nghiệp-kāyakamma) hay của khẩu (khẩu nghiệp-vacīkamma) mà không có niệm. Và vị ấy đã tu tiến đủ pháp pāramī chỉ tịnh và quán trở thành có khả năng đạt được Quả Ứng cúng nếu vị ấy muốn.
Nhưng, do vị ấy muốn thấy đức Phật Arimetteyya, vị ấy đã quyết định chờ, và chỉ trở thành một bậc Ứng cúng trong giáo pháp ấy. Theo định luật cố nhiên chúng ta vừa đề cập, vị ấy sẽ không có khả năng để thấy đức Phật Arimetteyya, nếu bây giờ vị ấy đã được Quả Ứng cúng.
Nhưng, vào lúc cận tử của vị ấy, một số lượng lớn người tụ họp lại, do họ nghĩ vị ấy là một bậc Ứng cúng, và nghĩ vị ấy sẽ được Viên tịch, dù thực tế vị ấy vẫn còn là một phàm phu. Khi học trò của vị ấy nói với vị ấy nhiều người đã tụ họp lại do họ nghĩ vị ấy sẽ được Viên tịch thì đại trưởng lão nói: ‘Này, Ta đã muốn thấy đức Phật Arimetteyya. Nhưng mà nếu có một sự hội họp lớn của một nhóm người thì để ta thiền.’ Và vị ấy đã tu tiến pháp quán. Vì vị ấy đã thay đổi ý của mình, và do trong những kiếp quá khứ của mình, vị ấy đã không nhận một lời tiên tri xác định, rất nhanhvị ấy đã được Quả Ứng cúng.
Trong thời của đức Phật không có đề cập về một lời tiên tri xác định cho một Giác hành giả ngoại trừ đối với Giác hành giả Arimetteyya, người là một bhikkhu tên là Ajita. Tam tạng cũng không nói khi đức Phật kế sau đức Phật Arimetteyya sẽ sinh, như vậy chúng ta không thể nói có bao nhiêu Giác hành giả có trong thời của đức Phật.
Vấn 5.5 Có thể nào tu tiến con đường giải thoát (vimutti-magga) và con đường của Giác hành giả [con đường đến cảnh giới Giác ngộ][348] cùng một lúc? Nếu như vậy, phương pháp là chi?
Đáp 5.5 Sự giải thoát (vimutti) nghĩa là sự thoát khỏi những phiền não hay vòng luân hồi. Khi một Giác hành giả trở thành một vị Phật, ngài thoát khỏi vòng luân hồi vào lúc Viên tịch của Ngài. Nếu bạn, là một học trò, cố gắng để đạt được Quả Ứng cúng và thành công, bạn cũng sẽ thoát khỏi vòng luân hồi vào lúc Viên tịch của mình. Một người không thể trở thành một vị Phật cũng như một học trò. Vị ấy chắc hẳn là chọn cái này hay kia, nhưng cả hai đều thoát khỏi vòng luân hồi khi họ đạt được Quả Ứng cúng. Con đường để đạt được Đạo Ứng cúng là con đường giải thoát sau cùng.
Vấn 5. 6 Phương pháp [thiền] này chỉ cho sự giải thoát, hay là nó cũng cho con đường của Giác hành giả?
Đáp 5. 6 Nó cho cả hai. Trong một bài thuyết trước, chúng tôi đã đề cập rằng, đức Phật Sakyamuni từng là một bhikkhu chín kiếp trong những kiếp quá khứ của Ngài là một Giác hành giả.[349] Nếu chúng ta xem xét sự tu tiến trong chín kiếp ấy, chúng ta thấy tam học: giới, định, và trí tuệ. Giác hành giả từng có khả năng tu tiến tám thiền chứng, năm thần thông hiệp thế, và quán lên đến Tuệ Hành xả.
Bây giờ bạn cũng đang tu tiến thiền chỉ và thiền quán nương vào giới (sīla). Khi bạn đã có tu tiến Tam học lên đến Tuệ Hành xả, bạn có thể chọn một trong hai con đường. Nếu bạn muốn sự giải thoát thì bạn có thể chọn đi đến nibbāna; nếu bạn muốn trở thành một Giác hành giả thì bạn có thể chọn con đường của Giác hành giả: không thành vấn đề.
Vấn 5.7 Tất cả những nghiệp thiện và ác của một bậc Ứng cúng chín muồi trước khi Viên tịch (PariNibbāna) của Ngài phải chăng?
Đáp 5.7 Không phải tất cả. Một số nghiệp thiện và ác có thể chín muồi và trợ sanh quả của chúng. Nếu chúng không chín muồi thì chúng không trợ sanh quả, và nghiệp bị vô hiệu (ahosi-kamma), nghiệp mà không còn trợ sanh bất cứ quả nào nữa. Chẳng hạn, nghiệp bất thiện thuộc một kiếp sống quá khứ của đại đức Mahāmoggallāna đã trợ sanh quả của nó ngay trước khi ngài viên tịch. Vào một trong những kiếp sống quá khứ của ngài, ngài đã cố ý giết cha mẹ mù của mình nhưng không thành. Do nghiệp bất thiện ấy, ngài đã chịu khổ trong địa ngục nhiều ngàn năm, và khi ngài thoát khỏi địa ngục, ngài từng bị giết trong khoảng hai trăm kiếp. Vào mỗi trong những kiếp sống ấy, hộp sọ của ngài bị nghiền nát. Cũng trong kiếp sống quá khứ của ngài, mọi xương trong thân của ngài đều bị nghiền nát, bao gồm hộp sọ của ngài. Tại sao? Do nghiệp bất thiện đã chín muồi. Trừ khi những nghiệp bất thiện và thiện đã chín muồi, chúng không trợ sanh bất cứ quả nào. Chúng là kamma chỉ bởi tên gọi.
Vấn 5.8 Sau khi Giác ngộ, đức Phật đã nói: ‘Từ lúc mới bắt đầu tất cả chúng sanh đều có trí tuệ và những trạng thái khác của Như lai (Tathāgata)’ phải chăng?
Đáp 5.8 Bây giờ bạn có chấp nhận rằng đức Phật Sakyamuni đã được Giác ngộ. Bạn nên xem xét những trạng thái của Như lai về sự Giác ngộ có hiện diện trong tất cả chúng sanh hay không, nhất là trong chính bạn. Bạn có bất cứ trạng thái nào trong những trạng thái của Như lai hay chăng?
Vấn 5. 9 Tưởng về ‘không tánh, rỗng không’ (suññatā) của bậc Ứng cúng trong chính năm uẩn của mình có giống như tưởng về rỗng không của vị ấy trong những vật không có sự sống ngoại phần hay chăng? Nibbāna có giống như việc nhập vào rỗng không hay chăng?
Đáp 5. 9 Tưởng về rỗng không trong năm uẩn của mình và trong những vật không có sự sống ngoại phần (bên ngoài) thì giống nhau.
Nibbāna được đặt tên gọi là ‘không tánh, rỗng không’ (suññatā) do Đạo. Khi một người tu thiền biết chư pháp hành (saṅkhāra-dhamma) thì vô ngã, và nếu khi ấy vị ấy thấy nibbāna thì tuệ Đạo của vị ấy được gọi là ‘không tánh giải thoát’ (suññatā-vimokkha). Giống như đạo được gọi là không tánh giải thoát, như vậy cảnh của Đạo, đó là Nibbāna, còn được gọi là không tánh, rỗng không. Ở đây, không tánh giải thoát nghĩa là sự thoát khỏi những phiền não bằng việc quán thấy bản chất vô ngã của chư pháp hành bị tạo.[350]
Vấn 5.10 Tất cả các bài Kinh đều được đức Phật dạy phải chăng?
Đáp 5.10 Hầu hết các bài Kinh-sutta trong Tam tạng-Tipiṭaka đều được đức Phật dạy. Một vài bài kinh được nói là được dạy bởi những học trò đệ tử như đại đức Sāriputta, đại đức Mahākaccāyana, và đại đức Ānanda. Nhưng những bài Kinh được dạy bởi những học trò đệ tử có ý nghĩa giống như những bài Kinh đã được đức Phật dạy. Đây là điều hiển nhiên khi trong một số bài Kinh đức Phật đã chấp thuận bằng việc bày tỏ, ‘thiện thay, lành thay’ (sādhu, sādhu), chẳng hạn, trong ‘Mahā-kaccāyana-bhadd-eka-ratta’ suttaṃ, thuộc Majjhima-Nikāya, là bài Kinh được đại đức Mahākaccāyana dạy.[351]
Vấn 5.11 Từ đó, chúng ta không thể thấy đức Phật khi trong định, có thể nào chúng ta thấy Ngài bằng thần thông để thảo luận, để làm sáng tỏ Pháp với Ngài hay chăng?[352]
Đáp 5.11 Không, bạn không thể. Một trong những như ý túc (thần túc) được gọi là túc mạng thông, nhớ lại những kiếp sống quá khứ (pubbe-nivās-ānussati). Nếu một người tu thiền có thần thông này, và gặp một vị Phật ở một trong những kiếp sống quá khứ, thì vị ấy có thể thấy đó chỉ là một trải nghiệm quá khứ, không phải là một trải nghiệm mới. Nếu Pháp được thảo luận thì sẽ chỉ có những câu vấn-đáp cũ; không thể có những câu vấn-đáp mới.
_____ () _____
Bài Thuyết #6: QUÁN THẤY CÁC MỐI NỐI CỦA PHÁP DUYÊN SINH
Mở Đầu
Trong thời thuyết vừa rồi của chúng tôi, chúng ta đã thảo luận cách để quan sát thấy biết rõ danh pháp (nāma), và trong bài giảng trước đó, là cách để quan sát thấy biết rõ sắc pháp (rūpa) ra sao. Nếu bạn có thể quan sát danh và sắc pháp theo cách đã mô tả thì bạn cũng sẽ có thể quan sát theo những nguyên nhân của chúng. Điều này có nghĩa là việc quan sát pháp duyên sinh (paṭicca-samuppāda). Pháp duyên sinh liên quan tới những nguyên nhân và quả hoạt động qua ba thời thuộc quá khứ, hiện tại, và vị lai ra sao.
Đức Phật đã dạy bốn phương pháp để quán pháp duyên sinh, theo tính nết của các thính giả của ngài, và có một phương pháp thứ năm đã được Trưởng lão Sāriputta dạy, đã ghi lại trong Phân tích Đạo (Paṭi sambhidā-Magga).[353] Nó sẽ mất một thời gian để giải thích nhiều phương pháp một cách tường tận, do đó, chúng ta sẽ chỉ xem xét hai phương pháp mà chúng tôi thường dạy nhất cho những người tu thiền ở những tu viện Pa-Auk. Chúng là phương pháp mà chúng tôi gọi là phương pháp thứ năm của Trưởng lão Sāriputta, và kế đến phương pháp mà chúng tôi gọi là phương pháp thứ nhất, đức Phật đã dạy, ví dụ như trong, ‘Mahānidāna’ sutta trong Dīgha-Nikāya và ‘Nidāna-Vagga’ trong Saṃyutta-Nikāya. [354]
Cả hai phương pháp bao gồm việc quan sát năm uẩn (khandha) hiện tại, quá khứ, và vị lai,[355] việc quan sát thấy biết rõ pháp nào trong chúng là pháp nhân và pháp nào là pháp quả. Khi bạn có thể làm điều này, bạn cũng có thể học cách để quan sát pháp duyên sinh theo những cách khác đã dạy trong Kinh và chú giải.
PHƯƠNG PHÁP THỨ NĂM
Ba Luân Của Pháp Duyên Sinh (Paṭicca-Samuppāda)
Pháp duyên sinh gồm có mười hai chi phần.[356]
Chúng có thể được dạy gồm có ba luân (vaṭṭa), hai luân thuộc pháp nhân (năm nhân), và một luân thuộc pháp quả (năm quả):[357]
1) Phiền não luân (kilesa-vaṭṭa):
i) vô minh (avijjā)
ii) ái (taṇhā)
iii) thủ (upādāna)
2) Nghiệp luân (kamma-vaṭṭa):
i) tư hành (saṅkhārā)
ii) nghiệp-hữu (kamma-bhava)
3) Quả luân (vipāka vaṭṭa):
i) thức (viññāṇa)
ii) danh-sắc (nāma-rūpa)
iii) sáu xứ (salāyatana)
iv) xúc (phassa)
v) thọ (vedanā)
‘Phiền não luân’ là nguyên nhân cho ‘nghiệp luân’, mà ‘nghiệp luân’ là nguyên nhân cho ‘quả luân’, nói theo cách khác, đó là sanh, lão và tử (chi phần thứ mười một và thứ mười hai). Sự nhận biết, thấy biết rõ về pháp duyên sinh gồm việc thấy chuỗi những luân này, và bắt đầu bằng việc quan sát về quá khứ.
Quan Sát Kiếp Sống Quá Khứ Của Mình
Để quan sát thấy biết rõ pháp quá khứ, bạn bắt đầu bằng một việc dâng (xả thí) nến, hoa, hay hương tại một ngôi bảo tháp, hay đến một hình ảnh đức Phật. Bạn cần phải lập nguyện để được tái tục mà bạn mong muốn, chẳng hạn, để trở thành một tăng sĩ, tu nữ, đàn ông, đàn bà, hay vị trời.
Sau đấy, bạn cần phải đi ngồi thiền, và vào tứ thiền, cho đến khi ánh sáng sáng ngời, rực rỡ và toả sáng. Kế đến quan sát danh-sắc nội phần và ngoại phần nhiều lần. Đây là điều cần thiết, bởi vì nếu bạn không thể quan sát danh-sắc ngoại phần, bạn sẽ gặp khó khăn lớn trong việc quan sát danh-sắc quá khứ. Đó là vì sự thấy biết rõ danh-sắc quá khứ tương tợ với sự thấy biết rõ danh-sắc ngoại phần.
Kế đến bạn cần phải quan sát thấy biết rõ danh-sắc mà đã xảy ra khi bạn đã làm việc xả thí ở tại ngôi bảo tháp hay hình ảnh đức Phật, như thể chúng là cảnh ngoại phần. Khi làm điều này, một hình ảnh của chính mình vào lúc xả thí sẽ xuất hiện: bạn cần phải quan sát bốn giới trong hình ảnh ấy.
Khi hình ảnh vỡ thành những nhóm sắc, quan sát tất cả những thứ sắc khác nhau ở sáu môn (dvāra), nhất là năm mươi-bốn thứ sắc trong tim.[358] Kế đến, bạn sẽ có thể quan sát những tâm hữu phần, và nhiều lộ ý môn (manodvāra vīthi) sanh ở khoảng giữa. Bạn cần phải nhìn giữa nhiều lộ ý môn ấy, tìm ngược và xuôi, cho đến khi bạn quán thấy phiền não luân (kilesā-vaṭṭa) lộ ý môn có hai mươi danh pháp trong mỗi sát-na tâm đỗng lực, và nghiệp luân (kamma-vaṭṭa) lộ ý môn (mano-dvāra vīthi) có ba mươi bốn danh pháp trong mỗi sát-na tâm đỗng lực.
Chúng ta hãy minh hoạ bằng một ví dụ thiết thực: trường hợp làm một việc dâng nến, hoa, hay hương đến một hình ảnh đức Phật, và lập nguyện được tái tục trở thành một tăng sĩ. Trong trường hợp này,
1) vô minh (avijjā) là mê mờ nghĩ rằng ‘một tăng sĩ’ thật sự tồn tại;
2) ái (taṇhā) là sự ham muốn và lòng khát khao (dục) về kiếp sống làm một tăng sĩ; và
3) thủ (upādāna) là giữ chặt, sự quyến luyến vào kiếp sống làm một tăng sĩ.
Ba pháp này, vô minh, ái, và thủ, tất cả được quán thấy trong những tâm mà quyết định làm nên phiền não luân (kilesā-vaṭṭa).
Thay vào đó, nếu bạn đã lập một mong muốn được tái tục để trở thành một người đàn bà, thì:
1) vô minh có thể trở thành sự mê mờ nghĩ rằng một người đàn bà thật sự tồn tại;
2) ái có thể trở thành sự mong muốn và lòng khát khao về kiếp sống làm một người đàn bà; và
3) thủ có thể trở thành sự giữ chặt, quyến luyến vào kiếp sống làm một người đàn bà.
Trong những ví dụ, tư hành (saṅkhāra) là tư thiện (kusala cetanā) về việc dâng cúng, và nghiệp là nghiệp lực của chúng. Cả hai được quán thấy trong những tâm làm nên nghiệp luân (kamma-vaṭṭa) trong pháp duyên sinh.
Như vậy, khi bạn có thể quan sát danh-sắc của phiền não luân và nghiệp luân của quá khứ gần đây, bạn cần phải trở lại đến quá khứ xa hơn, đến một thời gian trước khi xả thí, và theo cùng cách quan sát danh-sắc. Kế đến, lần nữa trở ngược lại một chút xa hơn nữa, và lặp lại tiến trình.
Theo cách này, bạn quan sát thấy biết rõ danh-sắc của một ngày vừa qua, một tuần vừa qua, một tháng vừa qua, một năm vừa qua, hai năm vừa qua, ba năm vừa qua, vân vân. Cuối cùng là bạn sẽ có thể quan sát danh-sắc ngược trở lại ngay tâm tái tục (paṭisandhi citta) mà đã sanh vào lúc thụ thai trong kiếp sống hiện tại của bạn.[359]
Khi tìm những nguyên nhân thụ thai, bạn trở lại thậm chí xa hơn nữa, và quán thấy danh-sắc của lúc cận tử trong kiếp sống trước của bạn, hay cảnh của tâm đỗng lực cận tử (maraṇāsanna javana-citta). [360]
Có ba cảnh có thể xảy ra cho tâm đỗng lực cận tử:
1) Nghiệp (kamma): danh pháp của một nghiệp mà bạn đã làm trước đó trong kiếp sống này hay một kiếp sống trước: chẳng hạn, bạn có thể nhớ tưởng lại sự sân, tức giận (dosa) phối hợp với sự sát hại động vật, lạc (sukha) phối hợp với việc xả thí vật thực đến chư bhikkhu, hay pháp chỉ tịnh phối hợp với thiền.
2) Nghiệp tướng (kamma-nimitta): một hình ảnh phối hợp với một nghiệp mà bạn đã làm trước đó trong kiếp sống này hay một kiếp sống trước. Một người đồ tể có thể thấy một con dao của người đồ tể hay nghe tiếng hét của động vật sắp bị giết mổ, một bác sĩ có thể thấy những bệnh nhân, một người tôn kính Tam Bảo có thể thấy một bhikkhu, một ngôi bảo tháp, một hình ảnh đức Phật, hoa, một vật đã dâng cúng, và một người tu thiền có thể thấy tợ tướng của cảnh đề mục thiền của vị ấy.
3) thú tướng (gati-nimitta): thấy xuất hiện nơi đến của bạn, nơi mà bạn sắp bị tái tục. Về phần tái tục trong địa ngục, bạn có thể thấy lửa; về phần một người nhân loại, bạn có thể thấy tử cung của người mẹ vị lai của bạn (thường như một tấm thảm đỏ), về phần một tái tục bàng sanh, bạn có thể thấy rừng hay cánh đồng; về phần một tái tục cõi trời, bạn có thể thấy lâu đài cõi trời.
Cảnh xuất hiện bởi vì nghiệp lực mà đã sản sanh tâm tái tục (paṭisandhi citta)[361] Khi bạn quan sát như vậy, bạn cũng có thể quan sát tư hành và nghiệp mà đã sản sanh những uẩn quả (vipāka) của kiếp sống này,[362] và vô minh, ái, và thủ có trước. Và bạn cũng sẽ quan sát danh pháp khác của nghiệp luân và phiền não luân ấy.
Ví Dụ
Người Tu Thiền Nữ Quan Sát Pháp Chi
Để làm điều này rõ hơn, chúng ta hãy nêu một ví dụ về một người tu thiền nữ có thể quan sát pháp chi. Khi cô ấy quan sát theo danh-sắc vào lúc cận tử, cô ấy đã thấy nghiệp của một người đàn bà dâng quả, trái cây đến một tăng sĩ đạo Phật. Kế đến, bắt đầu với thiền nương bốn giới (dhātu), cô ấy xem xét danh-sắc của người đàn bà ấy xa hơn nữa. Cô ấy quán thấy rằng người đàn bà từng là một người làng rất nghèo và không có học thức, người đã ngẫm nghĩ về trạng thái khổ não của bà ấy, và đã làm một việc xả thí đến vị tăng sĩ, với sự mong muốn về kiếp sống làm một người đàn bà có học thức trong một thị trấn lớn.
Trong trường hợp này,
1) mê mờ nghĩ rằng một người đàn bà có học thức trong một thị trấn lớn thật sự tồn tại, là vô minh;
2) sự mong muốn và lòng khát khao về kiếp sống làm một người đàn bà có học thức, là ái;
3) sự giữ chặt, quyến luyến đến kiếp sống làm một người đàn bà có học thức, là thủ;
4) hành vi thiện về việc xả thí, dâng quả, trái cây đến một Tăng sĩ đạo Phật, là tư hành, và
5) Nghiệp là nghiệp lực của chúng.
Trong kiếp sống này, người tu thiền là một người đàn bà có học thức trong một thị trấn lớn ở Miến Điện- Myanmar. Với chánh kiến, cô ấy đã có thể quan sát thấy biết rõ lập tức làm sao nghiệp lực của việc xả thí dâng quả, trái cây trong kiếp sống quá khứ của cô ấy đã sản sanh năm uẩn quả trong kiếp sống này. Khả năng quan sát thấy biết rõ những nguyên nhân và kết quả theo cách này được gọi là Tuệ hiển duyên danh sắc (Paccaya-pariggaha-ñāṇa) hay tuệ thấu biết rõ nguyên nhân.
Biểu đồ 1d: Tử và Tái tục1
Kiếp sống trước:
[ Ghi chú thêm cho Biểu đồ 1d
* Một tâm tồn tại kéo dài một sát-na tâm (citta-khaṇa), có ba giai đoạn: sanh (uppāda) ↑, trụ (ṭhiti) |, hoại diệt (bhaṅga) ↓.
* Sự nhận biết (của những ý giới và ý thức giới) theo một trình tự cố định, theo định luật của tâm (citta-niyāma). Như vậy:
Lộ danh cuối cùng trong một kiếp sống: cảnh của lộ danh cuối là một trong ba: cảnh nghiệp, cảnh điềm nghiệp, hay cảnh điềm sanh (đã giải thích ở trên).
Cảnh này dùng làm cảnh của những tâm ngoại lộ (vīthi vimutti citta) [363] của kiếp sống kế. Chúng sinh khởi độc lập, không phụ thuộc những tiến trình lộ ở môn. Chúng là:
1) Tâm đầu tiên của kiếp sống kế, tâm tái tục (paṭisandhi-citta)
2) Những tâm hữu phần của kiếp sống kế (bhavaṅga-citta)
3) Tâm cuối của kiếp sống kế, tâm tử (cuti-citta): tâm tử của một kiếp sống luôn bắt cùng cảnh nghiệp, cảnh điềm nghiệp hay cảnh điềm sanh của cùng kiếp sống ấy làm cảnh.
Lộ danh cuối của một kiếp sống luôn chỉ có năm đỗng lực (javana). Tư của chúng không một mình sản sanh tâm tái tục, nhưng phận sự làm một cầu nối đi vào kiếp sống mới. Chúng có thể được theo sau bởi những tâm na cảnh. Và ở đó cũng có thể sanh tâm hữu phần trước tâm tử (cuti): chúng có thể sanh trong một thời gian ngắn hay dài, thậm chí lên đến ngày hay tuần. Với sự diệt dứt của tâm tử, mạng quyền (jīvitindriya) bị tắt, và chỉ còn lại một tử thi: sắc không có sự sống.
Lộ danh đầu tiên trong một kiếp sống: Ngay sau tâm tái tục (tâm đầu tiên của một kiếp sống),[364] mười sáu tâm hữu phần có cùng cảnh đi theo sau.[365] và kế đến luôn một lộ ý môn, có những uẩn mới làm cảnh. ]
Người Tu Thiền Nam Quan Sát Pháp Chi
Đây thì một ví dụ khác một chút. Khi một người tu thiền nam quan sát danh-sắc vào lúc cận tử, vị ấy quan sát bốn nghiệp cạnh tranh. Một là nghiệp trong việc dạy Phật giáo, một là dạy pháp, một là tu tiến thiền, và cuối cùng là người dạy thiền. Khi vị ấy kiểm tra nghiệp nào trong bốn nghiệp đã sản sanh năm uẩn quả trong kiếp sống này, vị ấy đã quán thấy nó là nghiệp của tu tiến thiền. Khi vị ấy kiểm tra xa hơn nữa (để quan sát thấy biết rõ cảnh đề mục thiền nào đã được tu tiến) vị ấy đã thấy nó là thiền quán, quán thấy ba bản chất, vô thường, khổ não, và vô ngã trong danh-sắc. Bằng sự kiểm tra xa hơn nữa, vị ấy đã thấy rằng trước và sau mỗi thời ngồi thiền, vị ấy đã lập nguyện mong muốn được tái tục làm một người nhân loại nam, để trở thành một tăng sĩ, và là một tăng sĩ phổ biến Phật pháp.
Trong trường hợp này,
1) Sự mê mờ nghĩ rằng một người đàn ông, một tăng sĩ, hay một tăng sĩ phổ biến Phật pháp thật sự tồn tại, là vô minh;
2) Sự mong muốn và lòng khát khao về kiếp sống làm một người đàn ông, một tăng sĩ, hay một tăng sĩ phổ biến Phật pháp là ái;
3) Sự giữ chặt, sự quyến luyến đến kiếp sống làm một người đàn ông, một tăng sĩ, hay một tăng sĩ phổ biến Phật pháp là thủ;
4) Hành vi thiện trong tu tiến thiền quán là tư hành;
5) Nghiệp là nghiệp lực của chúng.
Quan Sát Thêm Những Kiếp Sống Quá Khứ
Khi bạn có thể quan sát thấy biết rõ kiếp sống quá khứ gần nhất của bạn theo cách này, và có thể quán thấy năm nguyên nhân trong kiếp sống quá khứ (vô minh, ái, thủ, tư hành, và nghiệp), và năm quả của chúng trong kiếp sống hiện tại (thức tái tục (paṭisandhi citta), danh-sắc (nāma-rūpa), sáu xứ (āyatana), xúc (phassa), và thọ (vedanā)), theo cùng cách bạn cần quan sát tăng lên dần dần từng nấc ngược trở lại kiếp sống thứ hai, thứ ba, thứ tư, và ngược trở lại nhiều kiếp sống nhất có thể.
Bạn cần phải quan sát một kiếp sống quá khứ hay vị lai trong cõi Phạm thiên (Brahma), bạn sẽ chỉ thấy ba vật (nhãn vật, nhĩ vật và ý vật), trái ngược với sáu vật mà bạn thấy trong cõi nhân loại (manussā), và những cõi trời (deva).
Quan Sát Vị Lai Của Mình
Một khi sức mạnh của tuệ quán này đã được tu tiến (bằng việc quan sát thấy biết rõ những nguyên nhân và kết quả qua những kiếp sống quá khứ ấy), theo cùng cách, bạn có thể quan sát thấy biết rõ những nguyên nhân và kết quả trong những kiếp sống vị lai. Vị lai bạn sẽ thấy, và là pháp vẫn có thể thay đổi, là quả của cả nhân quá khứ và hiện tại, một trong hai nhân đó là thiền bạn đang làm.[366] Để quan sát pháp vị lai, bạn bắt đầu bằng việc quan sát danh-sắc hiện tại, và kế đến nhìn vào vị lai cho đến lúc tử trong kiếp sống này. Kế đến cảnh nghiệp, cảnh điềm nghiệp, hay cảnh điềm sanh sẽ xuất hiện, bởi vì uy lực của một nghiệp riêng bạn đã làm trong kiếp sống này. Kế đến bạn sẽ có thể quan sát danh-sắc tái tục (paṭisandhi nāma-rūpa) mà sẽ bị trợ sanh trong kiếp sống vị lai.[367]
Bạn cần phải quan sát nhiều kiếp sống vào vị lai nhất có thể cho đến khi vô minh diệt không còn dư sót. Điều này xảy ra với sự đạt đến Đạo Ứng cúng, đó là, sự đạt đến Quả Ứng cúng của chính bạn. Kế đến bạn cần phải tiếp tục việc quan sát vào vị lai, cho đến khi bạn quán thấy rằng năm uẩn, danh-sắc, diệt không có dư sót, đó là, vào lúc cuối kiếp sống của bậc Ứng cúng, vào lúc Viên tịch của chính bạn. Như vậy, bạn sẽ đã từng thấy rằng với sự diệt dứt của vô minh, danh-sắc diệt. Bạn sẽ đã từng thấy hoàn toàn sự diệt dứt của hiện tượng pháp, đó là, không còn tái tục thêm nữa.
Theo cách này, quan sát năm uẩn trong quá khứ, hiện tại, và vị lai, và còn quan sát sự liên quan nhân quả của chúng, là những gì chúng tôi gọi là phương pháp thứ năm; đã được trưởng lão Sāriputtadạy. Đã hoàn thành phương pháp thứ năm ấy, bây giờ bạn có thể học phương pháp mà chúng tôi gọi là phương pháp thứ nhất, là pháp đức Phật đã dạy.
PHƯƠNG PHÁP THỨ NHẤT
Phương pháp thứ nhất[372] trong việc quan sát thấy biết rõ pháp duyên sinh (paṭiccasamuppāda) đi qua ba kiếp sống, và theo chiều thuận. Nó bắt đầu với những nguyên nhân trong kiếp sống quá khứ, đó là, vô minh (avijjā) và tư hành (saṅkhāra). Chúng là nguyên nhân trợ sanh quả trong kiếp sống hiện tại: những tâm quả (bắt đầu bằng tâm tái tục),[373] danh-sắc, sáu xứ, xúc, và thọ. Kế đến, có những nguyên nhân trong kiếp sống này, ái, thủ, và hữu, là những pháp làm nguyên nhân trợ sanh quả của sanh, lão, tử, và tất cả dạng khổ trong kiếp sống vị lai.
Bạn phải cố gắng quán thấy vô minh, ái, thủ trong phiền não luân (kilesa vaṭṭa), quán thấy làm sao nó là nguyên nhân gây ra nghiệp luân (kamma-vaṭṭa), và làm sao nghiệp lực của nghiệp luân lần lượt là nguyên nhân trợ sanh năm uẩn (khandha) vào lúc thụ thai, và trong quá trình hiện hữu (bhava).
Kết luận sự giải thích tóm tắt ấy của chúng tôi về cách để quan sát thấy biết rõ pháp duyên sinh theo phương pháp thứ năm và thứ nhất. Có thêm nhiều chi tiết mà bạn có thể học bằng việc tu tiến với một người thầy đúng.
Khi bạn đã hoàn toàn quan sát thấy biết rõ nguyên nhân liên quan giữa danh-sắc thuộc quá khứ, hiện tại, và vị lai, là bạn sẽ đã hoàn thành tuệ quán thứ nhì, Tuệ hiển duyên danh sắc (Nāma-rūpa paccaya-pariggaha-ñāṇa) là tuệ thấy biết rõ nguyên nhân của danh-sắc.
_____ () _____
VẤN - ĐÁP # 6
Vấn 6.1 Một người tu thiền mà tu tiến niệm hơi thở, nhưng người không thể thấy một ấn tướng thì vị ấy cần phải kiểm tra thân và tâm của chính mình ra sao, để cho có thể cải thiện và vô thiền? Nói cách khác, những duyên cần thiết để có một tướng (nimitta) là chi?
Đáp 6.1 Kiên định tu tiến nối tiếp nhau không dứt là điều thiết yếu trong tất cả loại thiền. Trong niệm hơi thở, bạn cần phải quan tâm đến, chú ý đến hơi thở trong mỗi tư thế của thân, và sống như vậy với sự lưu tâm, chú ý. Đi, đứng hay ngồi, không bắt cảnh nào ngoại trừ hơi thở: bạn cần phải chỉ theo dõi, quan sát hơi thở. Cố gắng chặn, cắt việc suy nghĩ; cố gắng chặn, cắt việc nói năng. Nếu bạn cố gắng liên tiếp theo cách này, định của bạn sẽ dần dần được cải thiện. Duy chỉ có định sâu, mạnh mẽ và hùng mạnh mới có thể trợ sanh một ấn tướng. Không có một ấn tướng, nhất là tợ tướng, người không thể đạt được thiền, bởi vì cảnh của thiền là tợ tướng hơi thở (ān-āpāna-paṭibhāga-nimitta).
Vấn 6.2 Đối với những người mới bắt đầu, tư thế ngồi có làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung định, và vô thiền hay chăng? Có nhiều người tu thiền ngồi trên một ghế đẩu nhỏ để thiền; họ có thể vô thiền hay không?
Đáp 6.2 Tư thế ngồi là tốt nhất cho những người mới bắt đầu. Nhưng những ai có đủ pāramī trong niệm hơi thở thì có thể vô thiền ở bất cứ tư thế nào. Một người tu thiền khéo léo, nhạy bén cũng có thể vô thiền ở bất cứ tư thế nào. Như vậy, họ có thể ngồi trên một cái ghế đẩu hay cái ghế để vào thiền.
Đại đức Sāriputta và đại đức Subhūti là điển hình về việc này. Đại đức Sāriputtalão luyện trong việc nhập thiền diệt (nirodha-samāpatti).[374] Khi vị ấy đi khất thực trong làng, vị ấy luôn nhập vào thiền diệt ở tại mỗi nhà, trước khi nhận những vật thí của họ. Vị ấy chỉ nhận những vật thí sau khi đã xuất khỏi thiền diệt. Đó là bản tính của Ngài. Đại đức Subhūti lão luyện trong thiền nương từ-mettā. Vị ấy nhập vào thiền nương từ-mettā cũng ở tại mỗi nhà trước khi nhận những vật thí. Sau khi xuất khỏi thiền nương từ-mettā, vị ấy nhận những vật thí. Tại saohọ đã làm điều này? Họ muốn những thí chủ có được những lợi ích tối đa. Họ biết rằng nếu họ làm điều này, thiện nghiệp không thể đo lường được và tinh lương (cao quí) sẽ xảy ra trong tiến trình danh pháp (lộ tâm) của thí chủ. Họ có lòng từ như vậy đối với những thí chủ muốn làm điều này. Như thế, họ có thể vô thiền trong khi ở tư thế đứng. Bạn cần phải nghĩ về thiền niệm hơi thở theo cùng cách.
Vấn 6.3 Cảnh đề mục của tứ thiền nương hơi thở (ān-āpānajhāna) là chi? Nếu không có hơi thở trong tứ thiền, làm sao có thể có một ấn tướng?
Đáp 6.3 Vẫn có một tợ tướng trong tứ thiền nương hơi thở, dù không có hơi thở vô và ra. Tợ tướng hơi thở ấy xuất hiện do hơi thở bình thường, tự nhiên. Đây là lý do tại sao cảnh đề mục vẫn là hơi thở vô và ra (assāsa-passāsa). Nó được giải thích trong phụ chú giải Thanh Tịnh đạo (Visuddhi-magga).[375]
Vấn 6.4 Có thể nào người đi vô một thiền vô sắc (arūpa-jhāna-samāpatti), hay tu tiến thiền nương từ-mettā trực tiếp từ niệm hơi thở hay chăng?
Đáp 6.4 Người không thể vô một thiền vô sắc trực tiếp từ tứ thiền nương hơi thở. Tại sao không? Những thiền vô sắc, nhất là thiền không vô biên xứ (ākāsānañc-āyatana-jhāna), được đắc bằng việc loại bỏ một đối tượng kasiṇa. Sau khi loại bỏ đối tượng kasiṇa và tập trung chuyên chú vào khoảng không, hư không (ākāsa) để lại, cảnh đề mục của thiền không vô biên xứ sẽ xuất hiện. Khi người đó thấy khoảng không, hư không, người đó phải mở rộng nó dần dần, và khi nó được mở rộng ở mọi hướng, đối tượng kasiṇa sẽ biến mất. Người phải mở rộng hư không ra thêm đến vũ trụ vô tận. Đó là cảnh đề mục của tâm thiền Không vô biên xứ (ākāsānañcayatana jhāna), tâm thiền này lần lượt làm cảnh đề mục cho tâm thiền Thức vô biên xứ (viññānañc-āyatana-jhāna). Và trạng thái rỗng không, vắng mặt của tâm thiền không vô biên xứ là cảnh đề mục của tâm thiền Vô sở hữu xứ (ākiñcaññ-āyatana-jhāna); cuối cùng tâm thiền Vô sở hữu xứ là cảnh đề mục của tâm thiền Phi tương phi phi tưởng xứ (neva-saññā-nā-saññ-āyatana jhāna). Như vậy bốn thiền vô sắc được nương vào một tứ thiền kasiṇa, và nương vào cảnh đề mục của nó. Không có loại bỏ kasiṇa thì người đó không thể đi đến những thiền vô sắc. Như vậy, nếu một người tu thiền tu tiến lên đến tứ thiền, và kế đến muốn đi đến những thiền vô sắc, trước tiên, vị ấy cần phải tu tiến một trong những kasiṇa (ngoại trừ kasiṇa hư không)[376] lên đến tứ thiền. Chỉ khi ấy, vị ấy mới có thể tiếp tục đến thiền vô sắc.[377]
Nếu vị ấy muốn tu tiến thiền nương từ-mettā từ tứ thiền nương hơi thở (ān-āpānajhāna) thì vị ấy có thể làm như vậy; không thành vấn đề. Vị ấy cần phải quán thấy người mà là cảnh đề mục của lòng từ bằng ánh sáng của tứ thiền nương hơi thở. Nếu ánh sáng của vị ấy không đủ mạnh thì nó có thể không rõ ràng một chút.
Nhưng điều đó đặc biệt, hiếm có. Nếu sau tứ thiền kasiṇa, nhất là tứ thiền kasiṇa trắng, vị ấy tu tiến pháp từ thì vị ấy có thể thành công một cách nhanh chóng. Đó là lý do tại sao chúng tôi dạy thiền kasiṇa trắng trước thiền nương từ-mettā.[378]
Vấn 6.5 Làm sao một người có thể quyết định vào lúc tử, đó là, chọn thời gian tử của vị ấy?
Đáp 6.5 Nếu bạn có đã tu tiến niệm hơi thở lên đến Đạo Ứng cúng, bạn có thể biết thời gian lúc Viên tịch chính xác của bạn.
Thanh Tịnh đạo nói đến một đại trưởng lão là người đã được Viên tịch trong khi đi.[379] Trước tiên vị ấy kẻ một đường trên lối đi của mình, và rồi nói với các bhikkhu đồng tu của mình rằng vị ấy sẽ được Viên tịch khi đi đến tận đường kẻ ấy, và nó đã xảy ra chính xác như vị ấy đã nói. Những ai không phải là những bậc Ứng cúng cũng có thể biết tuổi thọ của họ nếu họ đã tu tiến pháp duyên sinh (paṭicca-samuppāda), mối liên quan giữa các nguyên nhân và quả trong quá khứ, hiện tại và vị lai, nhưng không chính xác như đại trưởng lão vừa nói đến. Họ không biết thời gian chính xác, có thể chỉ biết khoảng thời gian mà họ sẽ tử.
Nhưng những người này không tử và được Viên tịch theo nguyện vọng của chính họ: điều này là theo định luật về nghiệp. Có một bài kệ nói ra bởi đại đức Sāriputta:[380]
N-ābhinandāmi maraṇaṃ, nābhinandāmi jīvitaṃ; kālañ-ca paṭi kaṅkhāmi, nibbi saṃ bhatako yathā.
Ta không thích thú sự chết, Ta không thích thú sự sống; Ta chờ thời [Viên tịch], như một quan chức [chờ] phần thưởng của mình.
Tử, khi người đã mong muốn làm như vậy được gọi là ‘tử bởi mong muốn’ (adhimutti-maraṇa). Điều này thường chỉ có thể được làm bởi các Giác hành giả đã hoàn thiện. Tại sao họ làm như vậy? Khi họ được tái sanh trong cõi trời, nơi mà không có cơ hội để tu tiến pāramī của họ, họ không muốn lãng phí thời gian, cho nên đôi khi họ quyết định tử, và tái sanh trong thế giới nhân loại, để phát triển pāramī của họ.
Vấn 6.6 Nếu một ngày nào đó, chúng ta bị chết trong một tai nạn, chẳng hạn trong một tai nạn máy bay, khi ấy, tâm của chúng ta có thể ‘rời đi’ với kết quả là chúng ta sẽ không có bất cứ sự khổ thân nào? Thế nào? Có thể nào người đó, nương vào sức mạnh của thiền của vị ấy, không có sự sợ hãi vào lúc ấy, và được tự do? Mức độ định được đòi hỏi là chi?’
Đáp 6.6 Mức độ định yêu cầu là thần thông (iddhividha-abhiññā). Với những thông ấy, bạn có thể thoát khỏi nguy hiểm, nhưng không nếu bạn có một nghiệp bất thiện đã chín muồi sẵn sàng để trợ sanh quả của nó. Bạn cần phải nhớ trường hợp của đại đức Mahāmoggallāna. Vị ấy lão luyện trong thần thông, nhưng vào một ngày khi nghiệp bất thiện của vị ấy đã chín muồi thì vị ấy không thể vô thiền. Đây không phải vì những phiền não hay những pháp ‘Cái’ ngăn che: nó chỉ vì nghiệp bất thiện của vị ấy đã chín muồi. Đó là lý do tại sao những kẻ cướp có thể nghiền xương của vị ấy cho đến kích thước của những hạt gạo.[381] Nghĩ rằng vị ấy đã chết, những kẻ cướp đã rời đi, và chỉ khi ấy vị ấy có thể vô thiền lần nữa, và lấy lại thần thông của mình. Vị ấy lập nguyện, quyết ý (adhiṭṭhāna) rằng thân của vị ấy phải trở thành nguyên vẹn lần nữa, và khi ấy đã đi đến thỉnh cầu đức Phật cho phép được Viên tịch. Rồi vị ấy đã trở về Tu viện Kalasīla của mình, và Viên tịch ở đó. Đầu tiên, nghiệp bất thiện của vị ấy đã chín muồi trợ sanh quả của nó, sau đó nó mất sức mạnh của nó, và chỉ khi ấy vị ấy mới có thể lấy lại thần thông của mình.
Như thế, nếu bạn không có nghiệp bất thiện sắp chín muồi, và có thần thông thì bạn có thể thoát khỏi một tai nạn máy bay. Nhưng thông thường thiền định và tuệ quán, không thể cứu bạn khỏi sự nguy hiểm như vậy. Trước tiên, trên thực tế chúng ta có thể nói rằng lý do tại sao người gặp phải loại tai nạn này có thể là nghiệp bất thiện của vị ấy sắp chín muồi.
Tâm không thể rời khỏi thân, bởi vì tâm sinh khởi nương vào một trong sáu vật (vatthu). Sáu vật là nhãn vật, nhĩ vật, tỷ vật, thiệt vật, thân vật và ý vật. Sáu vật này là thân của bạn. Một tâm không thể sinh khởi trong thế giới nhân loại này mà không có một vật. Đó là lý do tại sao tâm không thể rời khỏi thân.[382]
Tuy nhiên, chúng ta có thể gợi ý rằng nếu bạn có thiền, vào lúc nguy hiểm bạn cần phải vô thiền một cách nhanh chóng. Điều đó có nghĩa là bạn cần hoàn toàn phát triển pháp thuần thục về việc nhập vào thiền. Nếu bạn vô thiền vào lúc nguy hiểm thì thiện nghiệp ấy có thể cứu bạn, nhưng chúng ta không thể nói chắc chắn. Nếu bạn trong thiền vào lúc tử, bạn có thể đi lên đến một trong những cõi Phạm thiên.
Nếu bạn khéo léo, nhạy bén về quán, minh sát thì bạn cần phải tu tiến nó vào lúc nguy hiểm. Bạn cần phải quan sát thấy biết rõ bản chất vô thường, khổ, và vô ngã của pháp hành (saṅkhāra-dhamma). Nếu bạn có thể tu tiến quán, minh sát (vipassanā) tỉ mỉ, trọn vẹn trước khi sự tử xảy ra thì bạn có thể đạt được một trong những đạo (Magga) và Quả (Phala), và đi đến một cõi an vui sau khi tử. Nhưng nếu bạn đạt được Quả Ứng cúng, bạn được Viên tịch. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải có thần thông hay thiền, hay khả năng tu tiến pháp quán mà bạn vẫn có thể thoát được, do một mình nghiệp thiện. Nếu bạn có đủ nghiệp thiện, là pháp bảo đảm một kiếp sống dài, cũng có thể có một cơ hội thoát khỏi nguy hiểm này, thực đúng như trạng thái của Giác hành giả Mahājanaka. Vị ấy là người duy nhất sống sót sau một tai nạn đắm tàu. Sau khi bơi trong bảy ngày và bảy đêm, rốt cuộc vị ấy được một vị trời cứu.
Vấn 6.7 Sau khi đạt được Đạo và Quả, một Bậc Thánh không đi ngược trở lại thành phàm phu (puthujjana), đây là một định luật cố nhiên (sammattaniyāma). Tương tự, người mà đã nhận một lời tiên tri xác định thì không thể từ bỏ tu tiến hướng đến sự Giác ngộ của vị ấy. Đây cũng là một định luật cố nhiên. Nhưng đức Phật đã công bố rằng mọi thứ thì vô thường.[383] Những định luật cố nhiên này có phù hợp với định luật về vô thường hay chăng?
Đáp 6.7 Ở đây, bạn cần phải hiểu cố nhiên là gì và thường hằng là gì. Định luật về nghiệp nói những nghiệp bất thiện (akusala-kamma) trợ sanh những quả xấu, và những nghiệp thiện (kusala-kamma) trợ sanh những quả tốt. Đây là định luật cố nhiên của nghiệp (kamma-niyāma). Điều đó có nghĩa rằng những nghiệp thiện và bất thiện thường hằng (nicca) hay chăng? Xin hãy nghĩ về điều này.
Nếu những nghiệp thiện thường hằng (nicca) thì xem xét điều này: Bây giờ bạn đang lắng nghe Pháp liên quan đến Vô Tỷ Pháp của đức Phật. Đây được gọi là nghiệp thiện về việc lắng nghe Pháp (Dhamma-sāvana kusala-kamma). Nó có thường hằng hay chăng? Xin hãy nghĩ về điều này.
Nếu nó thường hằng thì trong thời gian cả kiếp sống của bạn, bạn sẽ chỉ có nghiệp này, không có nghiệp khác. Bạn có hiểu không? Những nghiệp thiện trợ sanh những quả tốt và những nghiệp bất thiện trợ sanh những quả xấu. Đây là một định luật cố nhiên, nhưng nó không có nghĩa rằng những nghiệp thì thường hằng. Tư thiện (kusala-cetanā) và tư bất thiện (akusala-cetanā) là nghiệp. Ngay khi chúng sinh khởi chúng diệt mất; chúng thì vô thường. Đó là tính chất tự nhiên của chúng. Nhưng uy lực của nghiệp (nghiệp lực), khả năng để trợ sanh những quả của nghiệp, vẫn tồn tại trong tiến trình danh-sắc.
Giả sử có một cây xoài. Bây giờ không có quả trên cây, nhưng nó chắc chắn rằng một ngày nào đó nó sẽ kết trái. Đây là một định luật tự nhiên. Bạn có thể nói khả năng để trợ sanh quả tồn tại trong cây. Khả năng ấy là chi? Nếu chúng ta nghiên cứu những cái lá, nhánh, vỏ cây và thân cây thì chúng ta không thể thấy nó, nhưng điều đó không có nghĩa lànó không tồn tại, bởi vì một ngày nào đó, cây ấy sẽ kết trái. Theo cùng cách, chúng ta không nói những nghiệp thiện và bất thiện thì thường hằng. Chúng ta nói uy lực hùng mạnh của nghiệp tồn tại trong tiến trình danh sắc là một khả năng, và một ngày nào đó, khi uy lực chín muồi, nó sanh ra quả của nó.
Bây giờ chúng ta hãy thảo luận định luật cố nhiên. Chúng ta nói chư pháp đạo và Quả là chư pháp thuộc một định luật cố nhiên, nhưng chúng ta không nói chúng thường hằng. Chúng cũng vô thường, nhưng uy lực của Tuệ Đạo tồn tại trong tiến trình danh-sắc của những ai có được một Đạo, Quả, và Nibbāna. Uy lực ấy tồn tại do một định luật cố nhiên, và có một quả tự nhiên. Chẳng hạn, uy lực của Đạo Nhập lưu (Sot-āpatti-Magga) dẫn đến Quả nhập lưu (Sot-āpatti-phala), và là một nhân góp phần cho những quả ngày càng cao hơn. Nhưng nó không thể dẫn đến những quả thấp hơn. Đây là cũng một luật tự nhiên.
Ở đây bạn cần phải nghĩ về điều này: để đạt được Quả Ứng cúng thì không dễ. Bạn phải tu tiến với sự tinh cần lớn: tính kiên trì, sự bền chí mạnh mẽ và hùng mạnh là cần thiết. Chẳng hạn, trong kiếp sống quá khứ của vị Giác hành giả sakyamuni của chúng ta đã tu tiến thực sự tích cực (đến hơn sáu năm) để đạt được Quả Ứng cúng tương ưng phối hợp với Tuệ toàn tri (Sabbaññu-ñāṇa). Bạn có thể hình dung nó khó khăn ra sao.
Như vậy, nếu sau khi đạt được Quả Ứng cúng với sự khó khăn to lớn mà vị ấy trở thành một phàm phu (puthu-jjana) lần nữa, vậy quả trong tu tiến sẽ là chi? Bạn cần phải nghĩ về điều này một cách cẩn thận.
Trong sự liên kết này, chúng ta hãy xem xét khi một Giác hành giả có thể nhận một lời tiên tri xác định. [384]
Manussataṃ liṅga-sampatti, hetu satthāra-dassanaṃ;
Pabbājjā guṇa sampatti, adhi kāro ca chandatā;
Aṭṭha-dhamma-samodhānā abhinīhāro samijjhati.
Vị ấy có thể nhận một lời tiên tri xác định khi tám duyên sau được thoả mãn:
1) Manussattaṃ: vị ấy là một chúng sanh nhân loại.
2) Liṅga-sampatti: vị ấy là một người nam.
3) Hetu (nhân hay căn): vị ấy có đủ pháp pāramī để đạt được Quả Ứng cúng trong khi lắng nghe một vị Phật nói lên một bài kệ ngắn liên quan đến bốn Thánh Đế. Điều đó có nghĩa là, vị ấy chắc hẳn là đã có tu tiến pháp quán tỉ mỉ, trọn vẹn lên đến Tuệ Hành xả (saṅkhār-upekkhā-ñāṇa).
4) Satthāra-dassanaṃ (gặp bậc đạo sư): vị ấy gặp một vị Phật.
5) Pabbājjā (xuất gia): vị ấy đã xuất gia làm một ẩn sĩ hay bhikkhu, và có lòng tin mạnh mẽ và vững chắc vào định luật về nghiệp.
6) Guṇa-sampatti (thành tựu cao quí): vị ấy đã đạt được tám thiền chứng (samāpatti) và năm thông hiệp thế (abhiññāṇa).
7) Adhi kāro (nguyện vọng, khát vọng): vị ấy có đủ pāramī (pháp tròn đủ) để nhận một lời tiên tri xác định từ một Buddha. Đó có nghĩa là vị ấy chắc chắn đã có tu tiến pháp pāramī thiết yếu cho việc đạt được Tuệ toàn tri (Sabbaññu-ñāṇa) trong kiếp sống trước. Nói cách khác, vị ấy chắc chắn đã có gieo hạt giống Minh (vijjā) và Hạnh (caraṇa) (hành vi, việc làm) cho Tuệ toàn tri trong một giáo pháp của đức Phật trước. Theo ‘Yasodharā Apa-dāna’, hoàng tử Siddhattha vị lai đã lập nguyện để đạt được (và công chúa Yasodharāvị lai đã lập nguyện cho vị ấy đạt được) tuệ toàn tri với sự hiện diện của hàng tỷ vị Phật, và đã tu tiến tất cả pháp pāramī dưới sự dìu dắt của các Ngài. Và một trong những việc làm vị ấy đã phát triển pháp pāramī của vị ấy là lấy thân mình làm cầu nối cho đức Phật dīpaṅkara và một trăm ngàn bhikkhu đi qua, dù biết rằng hành vi này sẽ dẫn đến sự mất mạng của mình.
8) Chandata (dục, mong mỏi, mong muốn): vị ấy có một sự mong mỏi, muốn đủ mạnh để đạt được Tuệ toàn tri. Sự mong muốn ấy mạnh ra sao? Giả sử cả thế gian là than cháy. Nếu người nào đó nói với vị ấy rằng vị ấy sẽ đạt được Tuệ toàn tri bằng việc đi qua đống than đang cháy từ đầu này đến đầu kia, vị ấy sẽ đi băng qua đống than đang cháy mà không có sự lưỡng lự, ngập ngừng. Ở đây chúng tôi hỏi bạn: Bạn sẽ đi băng qua đống than đang cháy đó hay không? Nếu không cả thế gian thì nếu chỉ từ Taiwan đến Pa-Auk có tất cả là than đang cháy thì bạn sẽ đi băng qua nó hay chăng? Nếu chắc chắn rằng người đó có thể đạt được Tuệ toàn tri bằng việc làm ấy, Giác hành giả sẽ đi băng qua than đang cháy ấy. Đó là sức mạnh của dục, mong mỏi, muốn của vị ấy vì Tuệ toàn tri.
Nếu tám nhân tố này hiện diện ở một Giác hành giả thì chắc chắn vị ấy sẽ nhận một lời tiên tri xác định từ một vị Phật (Buddha). Chúng từng hiện diện ở Giác hành giả Bodhi satta Sakyamuni của chúng ta, khi vị ấy từng là ẩn sĩ Sumedha, vào thời của đức Phật BuddhaDīpaṅkara. Đó là lý do tại sao vị ấy đã nhận một lời tiên tri xác định từ đức Phật BuddhaDīpaṅkara với những lời:[385]
Bạn sẽ đạt được Tuệ toàn tri sau bốn a-tăng-kỳ và một trăm ngàn kiếp, và sẽ mang tên Gotama.
Bây giờ, lời tiên tri ‘xác định’ ấy có nghĩa là chi? Lời tiên tri xác định bởi vì nó không thể bị thay đổi. Điều đó không có nghĩa là nó cố định, vĩnh cửu. Danh-sắc của đức Phật Dīpaṅkara thì vô thường. Danh-sắc của Sumedha thì cũng vô thường. Đây là một thực tế, nhưng uy lực của nghiệp (nghiệp lực), nhất là lực hùng mạnh của nghiệp của pāramī của vị ấy, không thể diệt chừng nào mà vị ấy còn chưa đạt được tuệ toàn tri. Những lời của đức Phật Dīpaṅkara, đó là lời tiên tri xác định, cũng không thể bị thay đổi, và không thể bị sai. Nếu những lời ấy bị thay đổi đến nỗi lời tiên tri xác định không thật thì sẽ có vấn đề khác, là rằng một vị Phật hẳn đã thốt ra lời nói dối. Một vị Phật cho một lời tiên tri xác định chỉ khi vị ấy thấy rằng tám điều kiện hay duyên đã đề cặp trước đã được hoàn thành. Chẳng hạn, nếu một người nông dân khéo léo, nhạy bén thấy một cây chuối mà đang trong những duyên cần phải có, vị ấy sẽ có thể nói bạn rằng cây sẽ trổ quả trong bốn tháng. Tại sao? Bởi vì vị ấy khéo léo, nhạy bén trong nông nghiệp, và vị ấy thấy hoa và những lá nhỏ nảy sinh ra từ cây. Theo cùng cách, khi người nào đó đã có đầy đủ tám duyên, một vị Phật có thể thấy rằng vị ấy sẽ đạt được Quả của tuệ toàn tri, đây là lý do tại sao vị ấy thực hiện một lời tiên tri xác định.
Vào thời của đức Phật dīpaṅkara, Giác hành giả Sakyamuni của chúng ta từng là ẩn sĩ Sumedha, phàm phu (puthu-jjana). Như hoàng tử Siddhattha, trước khi đạt được sự Giác ngộ vị ấy vẫn là một người phàm. Chỉ sau sự Giác ngộ của vị ấy, vị ấy trở thành Phật Sakyamuni. Sau khi đạt được Đạo Ứng cúng tương ưng phối hợp với Tuệ toàn tri, vị ấy không thể thay đổi Đạo Ứng cúng của vị ấy; đây là một định luật cố nhiên (sammatta-niyāma). Ở đây, định luật cố nhiên nghĩa rằng quả của đạo Ứng cúng ấy không thể thay đổi. Điều này không có nghĩa là đạo Ứng cúng thường hằng. Nó có nghĩa là quả của nó xảy ra do một uy lực hùng mạnh của nghiệp mà không thể thay đổi. Điều này chính xác có nghĩa là chi? Nghĩa rằng Đạo Ứng cúng chắc chắn sẽ trợ sanh quả Ứng cúng, và chắc chắn rằng nó sẽ tiêu trừ tất cả phiền não, tất cả nghiệp bất thiện và tất cả nghiệp thiện, là những nghiệp mà nếu không thì đã trợ sanh quả của chúng sau khi Viên tịch. Định luật về nghiệp này được gọi là một định luật cố nhiên và không thể bị thay đổi. Như vậy, một định luật cố nhiên và một lời tiên tri xác định thì không trái ngược với luật vô thường.
Lại nữa, ở đây thêm một dẫn giải cần thiết. Lập nguyện mong muốn hay một mình sự mong muốn thì không đủ để đạt được Tuệ toàn tri. Khi Giác hành giả nhận một lời tiên tri xác định, tám điều kiện hay duyên chắc hẳn là đã được hoàn thành. Hơn nữa, một mình lời tiên tri xác định không thể trợ sanh quả Giác ngộ. Dù sau lời tiên tri xác định, họ chắc hẳn là tiếp tục tu tiến mười pháp pāramī với ba bậc:
1) Mười pháp pāramī bậc cơ bản:[386] đó là xả thí con trai, con gái, vợ và tài sản bên ngoài của họ.
2) Mười pháp pāramī bậc trung: đó là xả thí các chi và các cơ quan nội tạng của họ, như mắt và tay.
3) Mười pháp pāramī bậc cao: đó là xả thí sinh mạng của họ.
Cả thảy có ba mươi pāramī. Nếu chúng ta tóm tắt chúng, chúng ta chỉ có:
1) Xả thí (dāna)
2) Giới (sīla)
3) Thiền, tu tiến (bhāvanā): thiền chỉ tịnh và thiền quán.
Chúng là những nghiệp thiện bậc cao. Giác hành giả chắc hẳn làm cho chúng hoàn thiện bằng việc từ bỏ tài sản, vật sở hữu có sự sống và không có sự sống, các chi của họ, và sinh mạng của họ. Nếu bạn tin bạn là một Giác hành giả, bạn có thể và bạn sẽ làm cho trọn vẹn những pāramī này hay chăng? Nếu bạn có thể, và nếu bạn cũng đã nhận một lời tiên tri xác định từ một vị Phật thì một ngày nào đó bạn sẽ đạt được Tuệ toàn tri. Nhưng theo giáo pháp của Trưởng lão bộ (Theravāda), chỉ một vị Phật có thể xuất hiện ở tại một thời gian đã định. Và phải mất bao lâu để làm cho hoàn thiện pāramī của họ? Sau khi vị ấy đã nhận lời tiên tri xác định của mình, Giác hành giả Sakyamuni của chúng ta đã tu tiến pháp pāramī trong bốn a-tăng-kỳ và một trăm ngàn kiếp. Đây là thời gian ngắn nhất. Nhưng chúng ta không thể nói chính xác nó mất bao lâu trước khi lời tiên tri xác định. Như vậy bạn cần phải nhớ: lập nguyện hay một mình sự mong muốn thì không đủ trở thành một vị Phật.
Vấn 6. 8 Khi một đệ tử bình thường đã tu tiến pháp chỉ và pháp quán (samatha-vipassanā) lên đến Tuệ Hiển duyên (biết rõ nguyên nhân), Tuệ tiến-thoái (sanh-diệt), hay Tuệ Hành xả, vị ấy sẽ không bị tái tục trong bất cứ cõi nào trong bốn cõi khổ. Dù là vị ấy mất pháp chỉ và pháp quán (samatha-vipassanā) của mình do sự sao nhãng không để tâm, không cẩn thận, nghiệp đã tu tiến pháp chỉ và pháp quán vẫn tồn tại. Kinh ‘Sotānugata’ sutta cũng nói rằng vị ấy sẽ đạt đến Nibbāna một cách nhanh chóng.[387] Cho nên, tại sao Sayadaw, trong câu hỏi và đáp buổi ngày 2 tháng sáu, nói rằng một Giác hành giả đã nhận một lời tiên tri xác định từ một vị Phật có thể (dù là vị ấy đã tu tiến thiền lên đến Tuệ hành xả) bị tái tục trong một cõi khổ?[388] Trong Kinh sutta có đề cập vấn đề này hay chăng?
Đáp 6. 8 Đây là bởi vì con đường của Giác hành giả và con đường của đệ tử bình thường thì không giống nhau. Bạn có thể quán thấy điều này trong Buddha-vaṃsa và kinh văn CariyaPiṭaka Pāli.
Hai con đường khác nhau ra sao? Dù một Giác hành giả đã nhận một lời tiên tri xác định từ một vị Phật, pháp pāramī của vị ấy khi ấy chưa chín muồi để đạt được Tuệ toàn tri. Vị ấy chắc hẳn là chú ý thêm vào pāramī của mình. Chẳng hạn, sau khi nhận lời tiên tri xác định từ đức Phật Dīpaṅkara, Giác hành giả Sakyamunicủa chúng ta phải tiếp tục trau dồi pháp pāramī của mình trong bốn a-tăng-kỳ (asaṅkheyya) và một trăm ngàn kiếp (kappa). Giữa lời tiên tri xác định và kiếp áp chót, một Giác hành giả đôi khi bị tái sanh trong giới bàng sanh, nghiệp bất thiện trước. Lúc này, vị ấy vẫn không thể tiệt trừ hoàn toàn hiệu lực của nghiệp bất thiện ấy. Như vậy, khi những nghiệp bất thiện ấy chín muồi, vị ấy không thể trốn thoát khỏi quả của chúng. Đây là một luật tự nhiên.
Nhưng những đệ tử bình thường, người mà đã đạt Tuệ Hiển duyên (biết rõ nguyên nhân), Tuệ tiến-thoái (sanh-diệt), hay Tuệ Hành xả, có pháp pāramī chín muồi đủ để đạt được Tuệ Đạo và Tuệ Quả. Vì lý do này, họ đạt được Đạo và Quả, đó là, thấy Nibbāna, trong kiếp sống này hay trong kiếp sống vị lai theo sau của họ. Đây cũng là một luật cố nhiên.
Vấn 6.9 Một bậc Ứng cúng cũng có thể cho một lời tiên tri xác định; lời tiên tri xác định ở đây có nghĩa là chi? Trong Kinh-sutta nào hay nguồn nào khác có thể thấy những thông tin này?
Đáp 6.9 Về phần ấy, xin tham khảo Buddha-vaṃsa-pāḷi (Phật Sử) và Apadāna-pāḷi (Dụ ngôn – Hành động dũng cảm). Nhưng chỉ những bậc Ứng cúng có riêng trí về vị lai (Anāgataṃsa-ñāṇa), một sức mạnh thứ yếu so với thiên nhãn (dibba-cakkhu), có thể cho một lời tiên tri xác định. Và họ chỉ có thể quán thấy một số lượng hạn chế về những kiếp sống vào vị lai, và không nhiều a-tăng-kỳ hay kiếp, như một vị Phật có thể.
Vấn 6.10 Một người có thể tu tiến pháp quán trong khi nhập ‘phi tưởng phi phi tưởng xứ’ (neva-saññā-n-āsaññ-āyatana samāpatti) chăng? Trong sutta nào hay nguồn nào khác có thể được thấy câu trả lời?
Đáp 6.10 Không thể tu tiến pháp quán trong khi nhập trong bất cứ thiền nào, và ‘phi tưởng phi phi tưởng xứ’ là một thiền. Tại sao? Bởi vì trong việc tu tiến pháp quán, chúng ta thường không dùng những cảnh đề mục giống như chúng ta dùng để tu tiến thiền.[389] Ngoài ra, thiền chúng ta tu tiến bằng việc tập trung chuyên chú nương vào một và chỉ một cảnh đề mục [ví dụ như hơi thở (ānāpāna), hay ấn tướng của biến xứ (kasiṇa-nimitta)], trong khi chúng ta tu tiến pháp quán bằng việc quan sát, xem xét kỹ các cảnh hay đối tượng khác nhau. Chẳng hạn, cảnh đề mục của các thiền là tợ tướng (paṭibhāga-nimitta): một pháp chế định, không phải là sự thật siêu lý. Nhưng cảnh hay đối tượng của pháp quán thì không là một pháp chế định; nó là danh-sắc siêu lý và các nguyên nhân của chúng, bao gồm các pháp thiền (vd: ba mươi bốn danh pháp thuộc sơ thiền, ba mươi hai danh pháp của nhị thiền, ba mươi mốt danh pháp của tam, tứ và các thiền vô sắc (arūpa-jhāna). [390]
Chỉ sau khi đã xuất khỏi thiền mới có thể tu tiến thiền quán, chẳng hạn, nương vào tâm thiền và các sở hữu tâm tương ưng phối hợp với tâm thiền ấy, trong trường hợp này ba mươi mốt danh pháp. Nó được đề cập trong kinh ‘Anupada’ trong Trung bộ (Majjhima-Nikāya).[391] Trong đó, đức Phật mô tả chi tiết thiền của đại đức Sāriputta trong mười lăm ngày sau khi vị ấy đã đạt nhập lưu.
Chẳng hạn, đại đức Sāriputta đã nhập sơ thiền. Vị ấy xuất khỏi thiền, và đã quan sát thấy biết rõ ba mươi bốn danh pháp sơ thiền, từng pháp một, thì vô thường, khổ, và vô ngã, bằng việc nhìn thấy giai đoạn sanh, giai đoạn trụ và giai đoạn diệt mất. Vị ấy đã quan sát thấy biết rõ theo lối này lên đến thiền Vô sở hữu xứ. Đây là phương pháp ‘quan sát liên tục’ (anupada-dhamma-vipassanā), trong đó, những danh pháp được quan sát thấy biết rõ từng pháp một. Nhưng khi vị ấy đi đến phi tưởng phi phi tưởng xứ, vị ấy chỉ có thể quan sát thấy biết rõ những danh pháp như một nhóm. Đây là quán thông đạt theo nhóm (kalāpa-sammasana-vipassanā). Chỉ một đức Phật có thể quan sát thấy biết rõ những danh pháp của phi tường phi phi tưởng xứ từng pháp một. Bởi vì chúng cực kỳ vi tế, dù một Đệ nhất đệ tử như đại đức Sāriputta cũng không thể quan sát thấy biết rõ chúng từng pháp một.[392]
Vấn 6.11 Một người bị thần kinh bất thường, nghe giọng nói, có bệnh tâm thần phân liệt, một bệnh não, đột quỵ hay hỏng chức năng của não và các thần kinh, có thể tu tiến loại thiền này hay chăng? Nếu có thể, vị ấy cần phải phòng ngừa pháp chi?
Đáp 6.11 Người như thế có thể tu tiến loại thiền này, nhưng thường họ không thành công, bởi vì họ không thể tập trung đủ lâu. Bởi ‘đủ lâu’ có nghĩa là khi định của người được mạnh mẽ và hùng mạnh, nó chắc hẳn là được duy trì trong nhiều giờ đồng hồ, và nhiều thời ngồi. Thông thường, định của người như vậy thất thường, không ổn định. Đây là một vấn đề. Họ có thể thành công, nếu họ có thể duy trì định của họ qua nhiều thời ngồi liên tiếp, qua nhiều ngày hay nhiều tháng liên tiếp.
Có một ví dụ nổi bật: Trường hợp của Paṭācārā. Chồng, hai đứa con, cha mẹ, và anh em trai của cô tất cả đều chết trong cùng một ngày. Cô đã hoá điên vì ưu buồn, và đi thơ thẩn mà không có mặc quần áo. Một ngày nọ, cô ta đến tu viện Jetavana ở Sāvatthi nơi mà đức Phật dạy Pháp. Pháp pāramī của cô từ kiếp trước được sẵn sàng để chín muồi. Do điều này, cũng như do lòng từ và lòng bi tội nghiệp của đức Phật, cô ta có thể lắng nghe pháp với sự tôn kính.
Dần dần tâm của cô ấy đã trở nên an tịnh, và cô ấy hiểu Pháp. Trong chốc lát cô ấy đã trở thành một Bậc Nhập lưu (Sot-āpanna). Cô ta đã xuất gia làm một bhikkhunī, và tiếp tục thiền của cô. Cô ta có thể duy trì định và tuệ quán của mình, và một ngày nọ thiền của cô chín muồi. Cô đã trở thành một bậc Ứng cúng có năm thông hiệp thế, và bốn Tuệ Phân tích.[393] Trong số bhikkhunī, cô là người đầu tiên hiểu biết tường tận về những học giới (vinaya). Cô đã tuân theo những học giới một cách rất nghiêm khắc, và đã học nó thuộc lòng, bao gồm chú giải.
Cô đã phát triển pháp pāramī của cô từ thời giáo pháp của đức Phật Padumuttara cho đến thời giáo pháp của đức Phật kassapa, và riêng trong thời giáo pháp của đức Phật Kassapa. Khi ấy cô từng là con gái của một vị vua Kikī. Cô đã tu tiến komāri-brahma-cariya trong hai mươi ngàn năm. Komāri-brahma-cariya là tuân theo năm giới, nhưng thay cho giới thông thường tránh xa tà dâm, sự trong sạch không có lỗi hoàn toàn được tuân theo. Cô đã trau dồi tam học, giới, định, và tuệ, là một cận sự nam, trong hai mươi ngàn năm. Những pháp pāramī ấy đã chín muồi trong thời giáo pháp của đức Phật Gotama. Cho nên, dù cô ấy đã hoá điên, cô có thể tỉnh lại, tu tiến Tam học tốt, và đã trở thành một bậc Ứng cúng.
Khi họ tu tiến thiền, người như vậy cần kalyāna-mitta (người bạn cao quí), đó là những người thầy tốt, những người bạn tốt, và những người bạn tinh thần. Thuốc men và thực phẩm thích hợp cũng giúp ích được. Từ kinh nghiệm của chúng tôi, chúng tôi biết rằng hầu hết trong số họ không thể duy trì định của họ trong một thời gian dài. Thường họ không thành công.
Vấn 6.12 Nếu một người không có những mối quan hệ con người tốt, thành công trong việc đạt được tứ thiền thì sự thành công này sẽ cải thiện sự khéo léo của vị ấy trong việc truyền đạt với người khác hay chăng? Có thể nào việc đạt được thiền hiệu chỉnh những vấn đề như vậy hay chăng?
Đáp 6.12 Những vấn đề này xảy ra thường do sân (dosa). Nó là một trong những pháp Cái - ngăn che. Chỉ cần một người không thể thay đổi thái độ, quan điểm này, vị ấy không thể đạt được thiền. Nhưng nếu vị ấy có thể loại bỏ thái độ, quan điểm này, vị ấy có thể đạt được không chỉ thiền, mà còn những Đạo và Quả lên đến Quả Ứng cúng. Một ví dụ nổi bật là đại đức Channa Thera. Vị ấy được sanh cùng ngày như Giác hành giả của chúng ta, trong cung điện của vua Suddhodana ở thành kapilavatthu. Vị ấy là con trai của một trong những nữ tỳ của vua Suddhodana. Vị ấy đã trở thành một trong những bạn cùng chơi của Giác hành giả - hoàng tử Siddhattha, hồi còn trẻ. Về sau, điều này là nguyên nhân gây ra phần lớn ngã mạn trong vị ấy. Vị ấy nghĩ những điều như: ‘Đây là vua của Ta; đức Phật từng là bạn cùng chơi của Ta; Pháp là pháp của chúng tôi; Khi Ngài từ bỏ đời, Ta đã đi theo Ngài lên đến bờ sông Anomā. Không có ai khác làm những điều ấy. Sāriputta và Mahāmoggallāna v.v… là những người sau này đi theo lúc đã trổ hoa, v.v…’ Do những điều này, vị ấy luôn dùng những lời thô lỗ. Vị ấy đã không bày tỏ sự tôn trọng đến các đại trưởng lão như đại đức Sāriputta, đại đức Mahāmoggallāna và những vị khác. Như vậy, không có ai có mối quan hệ thân thiện với vị ấy. Vị ấy không thể đạt được thiền hay Đạo và Quả trong kiếp sống của đức Phật, bởi vì vị ấy không thể loại bỏ ngã mạn và sân của vị ấy.
Vào đêmViên tịch của đức Phật, đức Phật đã bảo đại đức Ānanda đưa ra phép phạt phạm đàn (brahma-daṇḍa) (phạt làm cho thanh tịnh) đến đại đức Channa. Nó có nghĩa rằng không có ai được nói chuyện với đại đức Channa, dù là vị ấy muốn. Khi không có ai nói chuyện với đại đức Channa, ngã mạn và sân của vị ấy đã biến mất. Việc làm này của hội chúng Tăng (Saṅgha-kamma) xảy ra trong tu viện Ghositārāma ở Kosambī, năm tháng sau khi đức Phật Viên tịch. Đại đức đã rời Ghositārāma, và đi đến tu viện Isipatana trong vườn hưu gần Benares. Vị ấy đã tiếp tục hành thiền chăm chỉ, dù đã cố gắng nhiều, nhưng không thành công. Cho nên, vào một ngày nọ, vị ấy đã đi đến đại đức Ānanda và xin ngài giúp vị ấy. Tại sao vị ấy không thành công? Vị ấy đã quan sát thấy biết rõ bản chất vô thường, khổ, và vô ngã của năm uẩn, mà không có việc quan sát thấy biết rõ pháp duyên sinh (paṭicca-samuppāda) (quan sát thấy biết rõ nguyên nhân). Như vậy, đại đức Ānanda dạy vị ấy cách để quan sát thấy biết rõ pháp duyên sinh, và dạy vị ấy bài kinh ‘Kaccānagotta’ sutta.[394] Sau khi lắng nghe bài thuyết Pháp của đại đức Ānanda, đại đức Channa đã được Nhập lưu. Vị ấy đã tiếp tục việc tu tiến của vị ấy và rất nhanh đã trở thành một bậc Ứng cúng. Như vậy, nếu một người có thể thay đổi tính nết xấu của mình, và tu tiến pháp chỉ và pháp quán (samatha-vipassanā) theo con đường đúng thì vị ấy có thể đạt được thiền, Đạo và Quả.
_____ () _____
Bài Thuyết # 7: TU TIẾN TUỆ QUÁN ĐỂ THẤY NIBBĀNA
MỞ ĐẦU
Trong bài giảng vừa rồi, chúng tôi đã phân tích vắn tắt cách để quan sát thấy biết rõ pháp Duyên sinh theo phương pháp thứ năm và thứ nhất. Hôm nay, chúng tôi sẽ phân tích vắn tắt cách tu tiến các tuệ quán để thấy nibbāna.
Có mười sáu tuệ quán cần được tu tiến tăng lên dần dần từng bậc cốt để thấy nibbāna.
Tuệ quán thứ nhất là Tuệ chỉ-định danh-sắc (nāma-rūpa pariccheda ñāṇa). Tuệ này đã được giải thích khi chúng tôi phân tích cách để quan sát thấy biết rõ danh và sắc.
Tuệ quán thứ hai là Tuệ hiển duyên danh sắc (paccay-pariggaha-ñāṇa) là tuệ thấy rõ nguyên nhân. Tuệ này đã được giải thích trong bài thuyết vừa rồi của chúng tôi, khi chúng ta đã thảo luận cách để quan sát thấy biết rõ liên quan nhân quả giữa danh-sắc của quá khứ, hiện tại, và vị lai, đó là để quan sát thấy biết rõ pháp duyên sinh.
Sau khi bạn đã tu tiến hai tuệ ấy, bạn cần hoàn thành chúng, lần nữa bằng việc quan sát tất cả danh pháp, tất cả sắc pháp, và tất cả chi phần của pháp duyên sinh, theo trạng thái,[395] phận sự, thành tựu hiện bày, và nhân cận riêng của chúng. Thực ra, không thể giải thích điều này một cách tóm tắt, như thế tốt nhất là học các chi tiết vào lúc thực sự tu tiến.
Bây giờ, chúng ta hãy xem xét vắn tắt những tuệ còn lại.
Tu Tiến Tuệ Phổ Thông (Sammasana-ñāṇa)
Tuệ quán thứ ba là Tuệ phổ thông (sammasana-ñāṇa), đó là quán thấy chư pháp hành theo các loại: để quán thấy ba bản chất: vô thường (anicca), khổ não (dukkha), và vô ngã (anatta) trong chư pháp hành tuỳ theo những loại khác nhau:[396]
- Hai loại, là danh và sắc (nāma-rūpa)
- Năm loại, là năm uẩn (khandha) [397]
- Mười hai loại, là mười hai xứ (āyatana) [398]
- Mười hai loại, là mười hai chi phần của pháp duyên sinh (paṭiccasamuppāda) [399]
- Mười tám loại, là mười tám giới (dhātu) [400]
Chẳng hạn, trong trường hợp năm loại, đức Phật dạy trong Kinh vô ngã tướng (Anatta lakkhaṇa sutta)[401] để quan sát thấy biết rõ năm uẩn (khandha) (tất cả sắc, thọ, tưởng, hành, và thức) bằng việc hiểu đúng theo ba cách, như: ‘Đây không phải là của ta’ (netaṃ mama), ‘Đây không phải là ta’ (nesohamasmi), và ‘Đây không phải là tự ngã của ta’ (na mesoattā). [402]
Và trong ‘Khandha’ sutta, Ngài giải thích mỗi trong năm uẩn như
quá khứ, vị lai, và hiện tại; nội phần và ngoại phần; thô và tế; hạ liệt (ti hạ) và cao sang (tinh lương); xa và gần.[403]
Để tu tiến tuệ này, trước tiên, bạn tái thiết lập (nhập) tứ thiền, với ánh sáng sáng ngời, rực rỡ, và toả sáng. Nếu bạn, là một người thuần quán, chỉ tu tiến thiền nương bốn giới thì bạn tái thiết lập định cho đến khi ánh sáng sáng ngời và mạnh mẽ. Trong trường hợp này hay trường hợp khác, bạn lấy sắc là loại thứ nhất của bạn. Đó là, bạn quan sát thấy biết rõ sắc thành tựu (nipphanna-rūpa) [404] ở mỗi trong sáu môn,[405] quán thấy sự sinh khởi và diệt mất của nó, và nhận biết nó vô thường. Bạn cần làm điều này luân phiên nội phần và ngoại phần, nhiều lần. Trong khi làm pháp ngoại phần này, bạn cần phải dần dần mở rộng phạm vi tưởng của bạn từ gần đến xa, đến vũ trụ vô tận.
Kế đến, theo cùng trình tự, quán thấy sự đau và khổ mà người phải liên tục chịu đựng bởi sự sinh khởi và diệt mất của sắc ấy, và quán thấy nó là khổ. Sau cùng, quán thấy sắc cũng không có một tự ngã thường hằng, và hiểu ra nó vô ngã.
Loại kế mà bạn cần quán thấy bản chất vô thường, khổ não và vô ngã trong đó là danh pháp. Trước tiên quan sát thấy biết rõ tất cả danh pháp ở tại sáu môn mà bạn đã quan sát trước đây: đó là, tâm và các sở hữu tâm liên hợp trong mỗi sát-na tâm ở mỗi lộ (vīthi), và những tâm hữu phần sinh khởi giữa những lộ. Bạn theo cùng trình tự như vậy với sắc pháp.
Đã thấy hai loại này (sắc và danh pháp hiện tại ở sáu môn), bây giờ, bạn cần quán thấy bản chất vô thường, khổ não và vô ngã của sắc và danh pháp trong kiếp sống này mà bạn đã quan sát, từ tâm tái tục tới tâm tử. Lần nữa, ở đây, bạn lần lượt quán thấy ba bản chất, nhiều lần, cả nội phần và ngoại phần.
Sau khi làm kiếp sống này, bạn cần quán thấy bản chất vô thường, khổ não, và vô ngã của kiếp sống quá khứ, hiện tại và vị lai mà bạn đã quan sát khi quan sát thấy biết rõ pháp duyên sinh. Ở đây cũng vậy, bạn lần lượt quán thấy ba bản chất từng cái một, nội phần và ngoại phần, nhiều lần, trong tất cả sắc và danh pháp mà bạn đã quan sát trong quá khứ, hiện tại, và vị lai.
Và kế đến bạn còn cần quán thấy bản chất vô thường, khổ não và vô ngã của các chi phần thuộc pháp duyên sinh trong quá khứ, hiện tại và vị lai, theo phương pháp thứ nhất của pháp duyên sinh:[406] lần lượt từng pháp một, nhiều lần, nội phần và ngoại phần.
Vào giai đoạn này, bạn có thể thấy rằng bạn tu tiến những tuệ quán cao hơn một cách nhanh chóng, từng giai đoạn một, đủ khả năng đạt được Quả Ứng cúng. Nếu không thì có vài bài tập để tăng thêm thiền quán của bạn.
Tăng Thêm Tuệ Quán Của Bạn
40 “To” - Bốn Mươi (Cách) Nhận Biết
Bài tập thứ nhất là để quán thấy vô thường, khổ não, và vô ngã của danh và sắc, nội phần và ngoại phần, trong quá khứ, hiện tại, và vị lai theo bốn mươi cách tuỳ quán (cattāḷīsākāra-anupassanā) khác nhau.[407] Trong Pāḷi, tất cả chúng kết thúc bằng tiếp vĩ ngữ ‘to’, như vậy chúng tôi gọi chúng là bốn mươi ‘to’.
* Có mười (cách tuỳ quán) tưởng khác nhau nhận biết về vô thường:
1) Aniccato– Vô thường.
2) Palokato– Tiêu hoại, suy tàn, tàn lụi, phân rã.
3) Calato– đổi thay.
4) Pabhaṅguto– Mỏng manh, dễ vỡ, dễ hư hoại.
5) Addhuvato – không bền vững, không kiên cố, không an ổn, tạm thời, không vĩnh cửu, không ổn định.
6) Vipariṇāmadhammato – biến đổi, thay đổi.
7) Asārakato – không cốt lõi.
8) Vibhavato –phi hữu, không tồn tại, tiêu mất.
9) Maraṇadhammato = Maccu– đối tượng phải bị chết, chắc chắn phải bị chết, thế nào cũng chết.
10) Saṅkhatato – Bị duyên trợ tạo (do có điều kiện).
* Có hai mươi lăm (cách tuỳ quán) tưởng nhận biết về khổ não:
1. Dukkhato – khổ.
2. Rogato – bệnh tật.
3. Aghato – xấu xa, tai họa, đau khổ, tội lỗi, bất hạnh.
4. Gaṇḍato – u nhọt, sưng phồng, mối ràng buộc.
5. Sallato – mũi tên, gai nhọn.
6. Ābādhato – bệnh, tật, thống khổ.
7. Upaddavato – rủi ro, tai họa, phải chịu khổ, nguy hiểm.
8. Bhayato – hoảng sợ, lo sợ mối nguy, họa hoạn.
9. Itito – tai họa kinh hãi.
10. Upasaggato – nguy hại.
11. Atāṇato – không có sự bảo vệ.
12. Aleṇato – không là nơi nương tựa, ẩn náu.
13. Asaraṇato – không là nơi nương náu.
14. Vadhakato – sát hại, mưu sát, người mưu sát.
15. Aghamūlato – căn nguyên của sự thống khổ.
16. Ādīnavato– tội quá, không có chi để tin tưởng, nhờ cậy.
17. Sāsavato – hữu lậu, có cảnh lậu.
18. Mārāmi sato – miếng mồi của ma vương.
19. Jātidhammato – phải chịu, tùy thuộc vào sự sanh.
20. Jārādhammato – phải chịu, tùy thuộc vào sự lão hóa
21. Byādhidhammato – phải chịu, tùy thuộc vào sự bệnh.
22. Sokadhammato – phải chịu, tùy thuộc vào sự sầu.
23. Paridevadhammato – phải chịu, tùy thuộc vào sự khóc.
24. Upāyāsadhammato – phải chịu, tùy thuộc vào sự ai, thất vọng.
25. Saṃkilesikadhammato – pháp cảnh phiền não, xấu xa, làm hư.
* Có năm (cách tuỳ quán) tưởng nhận biết về vô ngã:
1. Anattato – vô ngã.
2. Suññato – rỗng không.
3. Parato – khác, lạ, không thân thuộc.
4. Rittato – không cốt lõi.
5. Tucchato – hư ngụy, giả tạm, vô ích …
Trong khi xem xét bốn mươi ‘to’ trong danh và sắc, nội phần và ngoại phần, thuộc về quá khứ, hiện tại, và vị lai, thiền quán của một số người tiến tới việc đạt được Quả Ứng cúng.
Nếu không thì có những bài tập được gọi là bảy cách đối với sắc pháp (rūpa-sattaka), và bảy cách đối với danh pháp (arūpa-sattaka). [408]
Bảy Cách Đối Với Sắc (Rūpa sattaka)
Sắc mà bạn quan sát bằng bảy cách đối với bốn loại sắc theo nguyên nhân [sắc nghiệp sanh (kammaja-rūpa), sắc tâm sanh (cittaja-rūpa), sắc quý tiết sanh (utuja-rūpa), và sắc vật thực sanh (āhāraja-rūpa) ]. [409]
1) Trong cách thứ nhất thuộc bảy cách đối với sắc, bạn quán thấy bản chất vô thường, khổ não và vô ngã của sắc trong cả kiếp sống này, từ tái tục đến tử, cả nội phần và ngoại phần.
2) Trong cách thứ hai đối với sắc, bạn quán thấy bản chất vô thường, khổ não và vô ngã của sắc trong những giai đoạn khác nhau trong kiếp sống này, cả nội phần và ngoại phần. Bạn coi như kiếp sống này là một trăm năm, và chia nó thành ba giai đoạn của ba mươi ba năm. Kế đến quán thấy rằng sắc trong một giai đoạn sinh khởi và diệt mất ở đó, và không đi tiếp đến giai đoạn kế, có nghĩa là nó thì vô thường, khổ não và vô ngã.
Kế đến, bạn chia kiếp sống này tăng lên dần dần thành những giai đoạn nhỏ hơn, và làm giống như vậy. Chia trăm năm của kiếp sống này thành: mười giai đoạn mười năm, hai mươi giai đoạn năm năm, hai mươi lăm giai đoạn bốn năm, ba mươi ba giai đoạn ba năm, năm mươi giai đoạn hai năm, và một trăm giai đoạn một năm; kế đến ba trăm giai đoạn bốn tháng, sáu trăm giai đoạn hai tháng, và hai ngàn bốn trăm giai đoạn nửa tháng; và cuối cùng chia mỗi ngày thành hai giai đoạn, và kế đến sáu giai đoạn. Trong mỗi trường hợp quán thấy rằng sắc trong một giai đoạn sinh khởi và diệt mất ở đó, và không đi tiếp đến giai đoạn kế, có nghĩa là nó thì vô thường, khổ não và vô ngã.
Bạn giảm thêm nữa những giai đoạn đến khoảng thời gian của mỗi cử động của thân: giai đoạn đi tới và đi lui, nhìn phía trước và nhìn sang một bên, và co một chi và duỗi một chi. Kế đến, bạn chia mỗi bước chân đi thành sáu giai đoạn: nhấc lên, đưa lên, bước tới, hạ xuống, đặt và nhấn. Lần nữa quán thấy bản chất vô thường, khổ não và vô ngã trong sắc vào mỗi giai đoạn trong kiếp sống trăm tuổi này.
3) Trong cách thứ ba đối với sắc, bạn quán thấy bản chất vô thường, khổ não và vô ngã của sắc do vật thực sanh.[410] Đó là, bạn quán thấy chúng trong sắc ở những giai đoạn khi đói, và khi đã vừa ý, và thấy rằng nó không đi tiếp từ một chu kỳ đói sang một chu kỳ vừa ý (và ngược lại), mỗi ngày trong kiếp sống trăm năm này.
4) Trong cách thứ tư đối với sắc, bạn quán thấy bản chất vô thường, khổ não và vô ngã của sắc do quí tiết sanh. Đó là, bạn quán thấy chúng trong sắc ở những giai đoạn khi nóng, và khi lạnh, và quán thấy rằng nó không đi tiếp từ một giai đoạn cảm nhận nóng sang một giai đoạn cảm nhận lạnh (và ngược lại), mỗi ngày trong kiếp sống trăm năm này.
5) Trong cách thứ năm đối với sắc, bạn quán thấy bản chất vô thường, khổ não và vô ngã của sắc do nghiệp sanh. Đó là, bạn quán thấy rằng sắc của mỗi trong sáu môn sinh khởi và diệt mất ở đó, và không đi tiếp đến môn khác, mỗi ngày trong kiếp sống trăm năm này.
6) Trong cách thứ sáu đối với sắc, bạn quán thấy bản chất vô thường, khổ não và vô ngã của sắc do tâm sanh. Đó là, bạn quán thấy chúng trong sắc ở những giai đoạn khi vui và hài lòng, và khi không vui và buồn, mỗi ngày trong kiếp sống trăm năm này.
7) Trong cách thứ bảy đối với sắc, bạn quán thấy bản chất vô thường, khổ não và vô ngã của sắc không có sự sống (vật không có sự sống) hiện tại. Sắc không có sự sống bởi vì nó không là sắc do nghiệp sanh như là mạng quyền và năm thanh triệt (trong suốt). Chẳng hạn như là, sắt, thép, đồng, vàng, bạc, nhựa, ngọc trai, đá quí, vỏ, mai, đá cẩm thạch, san hô, đất, đá, bê-tông và thực vật. Sắc như vậy được quán thấy chỉ ngoại phần.
Đây là bảy cách đối với sắc.
Bảy Cách Đối Với Danh (A-rūpa sattaka)
Trong bảy cách đối với danh, bạn quán thấy vô thường, khổ não và vô ngã của những tâm quán (danh pháp) mà đã quán thấy ba bản chất ấy trong bảy cách đối với sắc. Điều này có nghĩa là cảnh đề mục của bạn trong mỗi trường hợp là một tâm quán trước, mà bạn quán thấy bằng một tâm quán sau.[411]
1) Trong cách thứ nhất thuộc bảy cách đối với danh pháp, bạn quán thấy bản chất vô thường, khổ não và vô ngã của sắc thuộc bảy cách đối với sắc, nhưng quán thấy sắc như một nhóm. Kế đến, bạn quán thấy bản chất vô thường, khổ não và vô ngã của danh pháp mà đã thấy điều này. Điều đó có nghĩa là, bạn quán thấy sắc được hợp thành nhóm là vô thường, và kế đến quán thấy bản chất vô thường, khổ não và vô ngã của chính tâm quán đó trong mỗi trường hợp bằng một tâm quán sau. Bạn làm giống như vậy với nhóm sắc đã bị quán thấy là khổ não và vô ngã.
2) Trong cách thứ hai đối với danh pháp, bạn quán thấy bản chất vô thường, khổ não và vô ngã của danh pháp thuộc mỗi trong bảy cách đối với sắc. Điều đó có nghĩa là, lần nữa, bạn quán thấy sắc cho mỗi trong bảy cách đối với sắc là vô thường, và kế đến quán thấy bản chất vô thường, khổ não và vô ngã của chính tâm quán đó trong mỗi trường hợp bằng một tâm quán sau. Bạn làm giống như vậy với sắc đã bị quán thấy là khổ não và vô ngã.
3) Trong cách thứ ba đối với danh pháp, bạn quán thấy lần nữa vô thường, khổ não và vô ngã của danh pháp trong mỗi thuộc bảy cách đối với sắc, mà làm như vậy bốn lần trong chuỗi liên tiếp. Điều đó có nghĩa là, lần nữa bạn quán thấy sắc trong mỗi thuộc bảy cách đối với sắc là vô thường, và kế đến quán thấy bản chất vô thường, khổ não và vô ngã của tâm quán thứ nhất đó bằng một tâm quán thứ hai, và thứ hai bằng một tâm quán thứ ba v.v..., cho đến khi bạn có một tâm quán thứ năm quán thấy bản chất vô thường, khổ não và vô ngã của tâm quán thứ tư.
Bạn làm giống như vậy với sắc được quán thấy là khổ não và vô ngã.
4) Trong cách thứ tư đối với danh pháp, bạn làm như trước, nhưng tiếp tục cho đến khi bạn có một tâm quán thứ mười một quán thấy vô thường, khổ não và vô ngã của tâm quán thứ mười.
5) Trong cách thứ năm đối với danh pháp bạn quán thấy bản chất vô thường, khổ não và vô ngã của danh pháp để đoạn trừ tà kiến (diṭṭhi). Lần nữa, ở đây, bạn quán thấy những tâm quán trong bảy cách đối với sắc pháp. Kế đến, khi mà tưởng nhận biết bản chất vô thường và khổ não đã trở nên mạnh mẽ và hùng mạnh thì bạn tăng cường tưởng nhận biết bản chất vô ngã. Với sự ủng hộ của hai tưởng kia, tưởng nhận biết bản chất vô ngã được tăng cường để đoạn trừ tà kiến, nhất là tà kiến về tự ngã.
6) Trong cách thứ sáu đối với danh pháp, bạn quán thấy bản chất vô thường, khổ não và vô ngã của danh pháp để đoạn trừ ngã mạn (māna). Lần nữa, bạn quán thấy những tâm quán trong bảy cách đối với sắc pháp. Kế đến, khi mà tưởng nhận biết bản chất khổ não và vô ngã đã trở nên mạnh mẽ và hùng mạnh thì bạn tăng cường tưởng nhận biết bản chất vô thường. Với sự ủng hộ của hai tưởng kia, tưởng nhận biết bản chất vô thường được tăng cường để đoạn trừ ngã mạn.
7) Trong cách thứ bảy đối với danh pháp, bạn quán thấy bản chất vô thường, khổ não và vô ngã của danh pháp để đoạn trừ ái luyến (dính mắc - nikanti). Lần nữa, bạn quán thấy những tâm quán trong bảy cách đối với sắc pháp. Kế đến, khi mà tưởng nhận biết bản chất vô thường và vô ngã đã trở nên mạnh mẽ và hùng mạnh thì bạn tăng cường tưởng nhận biết bản chất khổ não. Với sự ủng hộ của hai tưởng kia, tưởng nhận biết bản chất khổ não được tăng cường để đoạn trừ ái luyến.
Đây là bảy cách đối với danh pháp. Nó là cách tốt nhất, mặc dù không hoàn toàn cần thiết, để hoàn thành những bài tập này đối với sắc và danh pháp thuộc hiện tại, quá khứ và vị lai, nội phần và ngoại phần.
Với những bài tập đã hoàn thành, sắc và danh pháp sẽ trở nên rất rõ ràng với bạn.
Bây giờ, sự giải thích về cách để tu tiến Tuệ biết rõ chư pháp hành trong những loại được hoàn thành, vì vậy, chúng ta hãy thảo luận cách để tu tiến Tuệ tiến-thoái (sanh diệt).
Tu Tiến Tuệ Tiến-Thoái (sanh-diệt) (Udaya-bhaya-ñāṇa) [412]
Mở Đầu
Tuệ tiến-thoái (sanh-diệt) (Udaya-bhaya-ñāṇa) là tuệ biết sự sinh khởi và diệt mất của chư pháp hành: danh-sắc (nāma-rūpa), năm uẩn (khandha), mười hai xứ (āyatana), mười tám giới (dhātu), Thánh đế (sacca), và pháp duyên sinh (paṭiccasamuppāda), nội phần (ajjhatta) và ngoại phần (bahiddha), trong hiện tại (paccuppanna), quá khứ (atītā) và vị lai (anāgatā).[413] Trên thực tế, tuệ này gồm có hai tuệ:
1) Tuệ thấu biết rõ duyên (paccayato): đó là nguyên nhân sinh khởi và diệt mất của chư pháp hành.
2) Tuệ thấu biết rõ ở sát-na (khaṇato): đó là sát-na sanh và diệt của chư pháp hành.
Để quán thấy nguyên nhân sinh khởi và diệt mất của chư pháp hành, chẳng hạn, bạn quán thấy nó theo phương pháp thứ năm của pháp duyên sinh (paṭicca-samuppāda), như đã mô tả trong bài giảng trước của chúng tôi.[414]
Để quán thấy sát-na sanh và diệt của chư pháp hành, bạn quán thấy theo năm uẩn sanh và diệt ra sao trong mỗi sát-na tâm của những lộ danh mà bạn đã quan sát thấy biết rõ, từ tái tục đến tử của mỗi kiếp sống mà bạn đã quan sát.
Có hai phương pháp cho việc tu tiến Tuệ tiến-thoái (sanh-diệt) (adayabbayañāṇa): phương pháp tóm tắt (chỉ nhìn theo sát-na thực tính của chư pháp hành), và phương pháp chi tiết (nhìn theo cả hai thực tính của nguyên nhân và sát-na của chư pháp hành). Tôi chỉ giải thích phương pháp chi tiết.
Phương pháp chi tiết được tu tiến trong ba giai đoạn. Bạn quán thấy:
1) Chỉ sự sinh khởi (udaya): đó là nguyên nhân sanh và sát-na sinh khởi của chư pháp hành.
2) Chỉ sự diệt mất (vaya): đó là nguyên nhân diệt và sát-na diệt mất của chư pháp hành.
3) Cả sự sinh khởi và diệt mất (udaya-bbaya): đó là cả nguyên nhân và sát-na sanh và diệt của chư pháp hành.
Tu Tiến Tuệ Tiến Thoái (Udaya-bhaya-ñāṇa) Theo Phương Pháp Thứ Năm Thuộc Pháp Duyên Sinh
Để bắt đầu phương pháp chi tiết cho việc tu tiến Tuệ tiến-thoái, bạn cần phải quán thấy nhiều lần theo nguyên nhân sanh và sát-na sanh của chư pháp hành. Đây là quán sát theo tính sanh (Samudaya-dhamma-ānupassi).
Chẳng hạn, bạn quán thấy nguyên nhân sanh của sắc theo phương pháp thứ năm của pháp duyên sinh, như vừa đề cập. Điều này có nghĩa là bạn nhìn trở ngược lại lần nữa đến sát-na cận tử thuộc kiếp sống quá khứ của bạn, để quán thấy năm nguyên nhân quá khứ mà đã gây ra sự sanh (udaya) trong kiếp sống này của sắc do nghiệp sanh.[415] Lần lượt từng pháp một, bạn quán thấy sự sanh (1) của vô minh, (2) của ái, (3) của thủ, (4) của tư hành, và (5) của nghiệp, mỗi pháp là nguyên nhân đã gây ra sự sanh trong kiếp sống này của sắc nghiệp (sắc do nghiệp sanh) ra sao.
Sau đó, bạn quán thấy sát-na sanh của sắc do nghiệp sanh trong mỗi sát-na tâm thuộc các lộ danh mà bạn đã quan sát thấy biết rõ, từ tái tục đến tử.
Điều này có nghĩa là bạn quán thấy năm uẩn vào lúc sanh (udaya) của những tâm ngoại lộ (vīthi vimutti citta) [416] và vào lúc sanh của mỗi sát-na tâm xen vào giữa trong tất cả lộ (vīthi) ở sáu môn mà bạn đã quan sát thấy biết rõ. Bạn quán thấy điều này trong mỗi kiếp sống quá khứ mà bạn đã quan sát, và trong tất cả kiếp sống vị lai lên đến Viên tịch của bạn.[417]
Kế đến, bạn còn cần thấy lần lượt nguyên nhân sanh của sắc quý tiết-, của sắc tâm-, và của sắc vật thực sanh.[418] Bạn quán thấy ra sao:
- Tâm là nguyên nhân đã gây ra sự sanh của sắc do tâm sanh.
- Hoả giới là nguyên nhân đã gây ra sự sanh của sắc do quý tiết sanh.
- Vật thực là nguyên nhân đã gây ra sự sanh của sắc vật thực sanh.
Trong mỗi trường hợp, bạn còn quán thấy sát-na sanh của riêng từng thứ sắc.
Sau cái này, theo cùng cách, bạn phải quan sát theo nguyên nhân sanh và sát-na sanh của danh pháp, và quán thấy sự sanh của sắc và danh trong tất cả lộ danh mà bạn đã quan sát thấy biết rõ, trong tất cả kiếp sống quá khứ và vị lai mà bạn có quan sát. Tuy nhiên, sẽ mất một thời gian để liệt kê những chi tiết, nên chúng tôi sẽ lướt qua chúng, và trong mỗi trường hợp giải thích chi tiết chỉ cho sắc.
Sau khi quan sát theo nguyên nhân sanh (udaya) và sát-na sanh của sắc và danh pháp, bây giờ bạn quán thấy nhiều lần chỉ theo sự diệt mất (vaya) của chúng. Đây là quan sát theo tánh diệt mất (vaya-dhamma-ānupassi)
Sự diệt mất của vô minh, ái, thủ, tư hành, và nghiệp lực[419] xảy ra khi bạn đạt được Quả Ứng cúng - Quả Ứng cúng, và sự diệt dứt của năm uẩn xảy ra vào lúc Viên tịch của bạn. Trong khi nguyên nhân sanh là từng loại riêng trong vô minh, ái, thủ, tư hành và nghiệp lực mà bạn quan sát thấy biết rõ vào mỗi kiếp sống nơi nó xảy ra, sự diệt dứt thì luôn trong cùng kiếp sống: khi năm uẩn vào lúc Viên tịch không còn sanh nữa. Nhưng Nibbāna thực sự và Đạo Ứng cúng thì không rõ ràng với chúng ta, bởi vì chúng ta chưa quán thấy bốn Tuệ Đạo (Magga-ñāṇa) và bốn Tuệ Quả (Phala-ñāṇa): chúng ta hiểu rằng Viên tịch của chúng ta đã xảy ra, bởi vì không còn sự sanh của uẩn nữa.
Chẳng hạn, bạn quán thấy nguyên nhân diệt dứt (nirodha) của sắc, lần nữa theo phương pháp thứ năm của pháp duyên sinh.[420] Đó là khi bạn nhìn hướng đến lúc khi bạn trở thành một bậc Ứng cúng, và thấy rằng khi bạn đạt được Đạo Ứng cúng (Arahatta-magga) và Quả Ứng cúng (Arahatta-phala), tất cả phiền não diệt, và rằng vào lúc kết thúc kiếp sống ấy tất cả chư pháp hành diệt: nó là việc thấy biết rõ sự Viên tịch của bạn, sau đó không còn sắc hay danh pháp mới sanh hay diệt nữa. Bạn cần phải đạt được Quả Ứng cúng ngay trong kiếp sống này, nó cũng có thể trở thành trong vị lai: bạn cần phải đạt được Quả Ứng cúng vào một trong những kiếp sống vị lai của bạn, nó cũng có thể trở thành trong vị lai. Lần lượt từng pháp một, bạn quán thấy rằng sự diệt dứt (nirodha) (1) của vô minh, (2) của ái, (3) của thủ, (4) của tư hành, và (5) của nghiệp từng pháp một, mỗi pháp là nguyên nhân gây ra sự diệt dứt của sắc do nghiệp sanh.
Cũng theo cách đó quán thấy nguyên nhân diệt mất của sắc do nghiệp sanh, bây giờ bạn chỉ quán thấy sát-na diệt mất của nó.
Sau đó, bạn quán thấy sát-na diệt mất của sắc do nghiệp sanh trong mỗi sát-na tâm trong các lộ mà bạn đã quan sát, từ tái tục đến tử, trong mỗi kiếp sống quá khứ và vị lai mà bạn đã quan sát.[421] Điều này có nghĩa là lần nữa bạn quán thấy năm uẩn vào lúc diệt mất của những tâm ngoại lộ, và vào lúc diệt mất của mỗi sát-na tâm xen vào giữa trong tất cả lộ của sáu môn mà bạn đã quan sát thấy biết rõ.[422]
Kế đến, lần lượt bạn cần quan sát theo nguyên nhân diệt mất của sắc tâm, của sắc quý tiết, và sắc vật thực sanh. Bạn quán thấy ra sao:
- sự diệt mất của tâm là nguyên nhân gây ra sự diệt mất của ‘sắc do tâm sanh’.
- sự diệt mất của hoả giới là nguyên nhân gây ra sự diệt mất của ‘sắc do quý tiết sanh’.
- sự diệt mất của vật thực là nguyên nhân gây ra sự diệt mất của ‘sắc do vật thực sanh’.
Trong mỗi trường hợp, bạn còn quan sát theo sát-na diệt mất của riêng từng thứ sắc.
Sau cái này, bạn phải quán thấy nguyên nhân diệt và sát-na diệt mất của danh pháp.
Quan Sát Theo Tính Sanh và Diệt
Một khi bạn đã từng quan sát theo cả hai nguyên nhân diệt và sát-na diệt của sắc và danh pháp, bây giờ, bạn quán thấy nhiều lần theo cả sự sinh khởi và diệt mất của chúng. Đây là quan sát theo tính sinh khởi và diệt mất (samudaya-vaya-dhamm-ānupassi). Nó bao hàm việc thấy nguyên nhân sinh khởi và diệt mất đầu tiên của chúng, và kế đến sát-na sanh và diệt của chúng. Bạn lần lượt quán thấy từng cách một trong ba cách:
1) Sự sanh của nguyên nhân và quả của nó.
2) Sự diệt mất của nguyên nhân và quả của nó.
3) Bản chất vô thường của nguyên nhân và quả của nó.
Chẳng hạn, bạn quán thấy từng cái một ra sao:
1) Sự sanh của mỗi nguyên nhân (1- vô minh, 2- ái, 3- thủ, 4- tư hành, 5- nghiệp) gây ra sự sanh của sắc do nghiệp sanh.
2) Sự diệt của cùng mỗi nguyên nhân, gây ra sự diệt của sắc do nghiệp sanh.
3) Mỗi nguyên nhân và sắc mà nó đã trợ sanh thì vô thường.
Cũng vậy, bạn quán thấy theo từng pháp một ra sao:
1) Tâm là nguyên nhân gây ra sự sanh của sắc tâm sanh.
2) Sự diệt của tâm là nguyên nhân gây ra sự diệt của sắc tâm sanh.
3) Tâm thì vô thường, nên sắc tâm sanh vô thường.
Và bạn quán thấy giống như thế đối với sắc quý tiết sanh, và sắc vật thực sanh.
Đây là cách bạn quán thấy cả nguyên nhân sanh và diệt và sát-na sanh và diệt của sắc pháp. Sau đó, bạn phải quán thấy nguyên nhân sanh và diệt và sát-na sanh và diệt của danh pháp.
Vì thế, theo lối vừa đã phác thảo, bạn quán thấy nguyên nhân và sát-na sanh và diệt của cả năm uẩn, và quán thấy ba bản chất vô thường, khổ não, và vô ngã trong chúng. Bạn cần phải làm điều này đối với năm uẩn nội phần, năm uẩn ngoại phần, và năm uẩn quá khứ, hiện tại, và vị lai.
Tu Tiến Tuệ Tiến-Thoái (Udaya-bhaya-ñāṇa) Theo Phương Pháp Thứ Nhất Thuộc Pháp Duyên Sinh
Kế đến, bạn còn cần tu tiến pháp quán này bằng phương pháp thứ nhất thuộc pháp duyên sinh.[423] Trong trường hợp đó, để quán thấy nguyên nhân sanh của chư pháp hành, bạn quán thấy tuần tự từng chi phần một của pháp duyên sinh theo chiều thuận, và quán thấy rằng:[424]
[1] Do vô minh (avijjā), chư pháp hành (saṅkhārā) [sanh];
[2] do chư pháp hành, thức (viññāṇa);
[3] do thức, danh-sắc (nāma-rūpa);
[4] do danh-sắc, sáu xứ (saḷāyatana);
[5] do sáu xứ, xúc (phassa);
[6] do xúc, thọ (vedanā);
[7] do thọ, ái (taṇhā);
[8] do ái, thủ (upādāna);
[9] do thủ, hữu (bhava);
[10] do hiện hữu, sanh (jāti);
[11] do sanh,
[12] lão và tử (jarā-maraṇa), sầu (soka), khóc (parideva), khổ (dukkha), ưu (domanassa) và ai oán (upāyāsā) sanh.
Như thế là căn nguyên của toàn bộ khối khổ này.
Để quán thấy nguyên nhân diệt dứt của chư pháp hành ở Quả Ứng cúng, và Quả Viên tịch, bạn quán thấy những chi phần từng pháp một nương vào-sự diệt dứt theo chiều thuận, để quán thấy rằng:[425]
[1] Vì sự mất dần và diệt tắt của vô minh, tư hành diệt tắt;
[2] vì sự diệt tắt của tư hành, thức diệt tắt;
[3] vì sự diệt tắt của thức, danh-sắc diệt tắt;
[4] vì sự diệt tắt của danh-sắc, sáu xứ diệt tắt;
[5] vì sự diệt tắt của sáu xứ, xúc diệt tắt;
[6] vì sự diệt tắt của xúc, thọ diệt tắt;
[7] vì sự diệt tắt của thọ, ái diệt tắt;
[8] vì sự diệt tắt của ái, thủ diệt tắt;
[9] vì sự diệt tắt của thủ, hữu diệt tắt;
[10] vì sự diệt tắt của hữu, sanh diệt tắt;
[11] vì sự diệt tắt của sanh,
[12] lão và tử, sầu, khóc, khổ, ưu và ai oán diệt tắt.
Như thế là sự diệt tắt của toàn bộ khối khổ này.
Như trước, bạn quán thấy cả nguyên nhân sanh và diệt và sát-na sanh và diệt của chư pháp hành. Bạn quán thấy những chi phần của pháp duyên sinh và sự diệt tắt từng pháp một theo chiều thuận. Chẳng hạn, trong trường hợp của vô minh, bạn thấy:
1) Vô minh là nguyên nhân gây ra tư hành.
2) Vì sự mất dần và diệt tắt của vô minh, nên tư hành diệt tắt.
3) Vô minh thì vô thường, nên tư hành thì vô thường.
Bạn quán thấy mỗi chi phần của pháp duyên sinh theo cùng cách, nội phần và ngoại phần, trong quá khứ, hiện tại, và vị lai.
Đây là một sự giải thích rất tóm tắt về cách bạn tu tiến Tuệ tiến-thoái thấu biết rõ về chư pháp hành.
Vượt Qua Mười Tùy Phiền Não Quán (Upakkilesavipassanā)
Vào giai đoạn này, khi bạn áp dụng những phương pháp này, và pháp quán của bạn trở nên mạnh mẽ hơn, mười tuỳ phiền não (dasa upakkilesa) có thể sanh. Mười tuỳ phiền não là:[426]
1) Vipassanobhāso- hào quang, ánh sáng của tuệ quán.
2) Ñāṇa - tuệ sắc bén.
3) Pīti - hỷ quán.
4) Passaddhi - tịnh, yên.
5) Vipassanā sukha- quán lạc.
6) Adhimokkha - thắng giải, tin chắc.
7) Paggaha - cần, cố gắng tu tiến thiền.
8) Upaṭṭhāna - cường niệm.
9) Upekkhā - xả.
10) Nikanti–ái luyến, dính mắc, bám vào tuệ quán.
Trừ hào quang, ánh sáng và ái luyến ra, những tuỳ phiền não là những trạng thái thiện, và không là những tuỳ phiền não được hiểu theo cách thông thường. Nhưng chúng có thể trở thành cảnh cho những trạng thái bất thiện (bạn có thể trở nên dính mắc vào chúng), đó là lý do tại sao chúng được gọi là những tuỳ phiền não. Có thể bạn sẽ trải nghiệm bất cứ phiền não nào trong mười tuỳ phiền não quán, bạn cần chế ngự ái luyến (nikanti) và mong muốn mà có thể sanh, bằng việc quán sát nó đúng theo vô thường, khổ não, và vô ngã: bằng cách đó, bạn có thể tiếp tục tiến bộ.
Tu Tiến Tuệ Diệt Một (Bhaṅga-ñāṇa)
Sau khi bạn đã tu tiến Tuệ tiến-thoái (sanh-diệt) (udaya-bhaya-ñāṇa), pháp quán của bạn liên quan đến chư pháp hành được vững vàng và thanh tịnh. Kế đến, bạn phải tu tiến phát triển Tuệ diệt một (bhaṅga-ñāṇa– Tuệ hoại diệt). Để làm điều này, bạn chỉ chuyên chú vào sát-na diệt mất (vaya) và hoại diệt (bhaṅga) của chư pháp hành. Bạn không quán thấy sự sanh (uppāda) của chư pháp hành, mà cũng không quan sát theo sự trụ (ṭhiti) của chư pháp hành, mà cũng không quan sát theo tướng (nimitta) của những pháp hành riêng lẻ, mà cũng không quan sát theo nguyên nhân khởi lên (pavatta) của chư pháp hành. Dùng sức mạnh tuệ quán của mình, bạn chỉ quán thấy sự hoại diệt (bhaṅga) của chư pháp hành, và nhận biết chúng đúng theo cách vô thường, khổ não và vô ngã.
1) Bạn quán thấy sự hoại, sự suy tàn, và hoại diệt của chư pháp hành, để thấy bản chất vô thường của chúng.
2) Bạn quán thấy sự hoại diệt liên tục không dứt của chư pháp hành là đáng sợ, để thấy bản chất khổ não trong chúng.
3) Bạn quán thấy sự không có bất cứ tính cốt lõi thường hằng nào trong chư pháp hành, để thấy bản chất vô ngã.
Bạn phải quán thấy bản chất vô thường, khổ não và vô ngã không chỉ trong sự hoại diệt của danh-sắc, mà còn trong sự hoại diệt của những tâm quán mà đã quan sát theo sự hoại diệt này. Điều đó có nghĩa là, bạn quán thấy sự hoại diệt của sắc và biết nó thì vô thường. Đó là tâm quán thứ nhất của bạn. Kế đến, bằng một tâm quán thứ hai bạn quán thấy sự hoại diệt của tâm quán thứ nhất, và như vậy biết nó cũng vô thường. Bạn làm giống như vậy đối với danh pháp, và kế đến lần nữa đối với sắc và danh để trí biết chúng là khổ não và vô ngã. Bạn lặp lại những bài tập này nhiều lần, luân phiên nhau giữa nội phần và ngoại phần, sắc và danh, nguyên nhân chư pháp hành và quả chư pháp hành: quá khứ, hiện tại và vị lai.
Khi bạn tiếp tục quan sát thấy biết rõ theo sự diệt mất và dứt của chư pháp hành theo cách này, pháp quán mạnh mẽ và hùng mạnh của bạn sẽ tiến bộ xuyên suốt sáu tuệ quán kế.
Trí biết Mười Một Tuệ Quán Trước
Ở giai đoạn này, bạn đã tu tiến mười một tuệ trước trong mười sáu tuệ. Năm tuệ trước mà bạn đã tu tiến phát triển rồi là:
1) Tuệ chỉ-định danh-sắc (Nāma-rūpa-pariccheda-ñāṇa) [427]
2) Tuệ hiển duyên (thấy biết rõ nguyên nhân) (Paccaya-pariggaha-ñāṇa) [428]
3) Tuệ phổ thông (Sammasana-ñāṇa) [429]
4) Tuệ tiến thoái (sanh-diệt mất) (Udaya-bbhaya-ñāṇa) [430]
5) Tuệ diệt một (hoại diệt) (Bhaṅga-ñāṇa) [431]
Và sáu tuệ kế mà bạn sẽ tiến hành qua là:
6) Tuệ kinh hãi (Bhaya-ñāṇa)
7) Tuệ tội quá (quá hoạn) (Ādīnava-ñāṇa)
8) Tuệ phiền yểm (tỉnh ngộ) (Nibbidā-ñāṇa)
9) Tuệ dục thoát (Muñcitukamyatā-ñāṇa)
10) Tuệ quyết ly (tỉnh sát) (Paṭi saṅkhā-ñāṇa)
11) Tuệ hành xả (Saṅkhār-upekkhā-ñāṇa)
Từ khi bạn đã tu tiến năm tuệ quán trước trọn vẹn, sáu tuệ này tu tiến một cách nhanh chóng. Có một vài hướng dẫn đối với chúng, nhưng chúng tôi không có thời gian để giải thích.
Trí Biết và Thấy Nibbāna
Sau khi nhận biết những tuệ này, khi bạn tiếp tục quán thấy theo sự diệt mất và sự tiêu tan của mỗi pháp hành, với một mong muốn thoát khỏi chúng, bạn sẽ quán thấy rằng cuối cùng thì tất cả chư pháp hành đều diệt. Tâm của bạn biết và thấy Nibbāna trực tiếp: nó thấu biết rõ (vô vi) Nibbāna làm cảnh. Điều này xảy ra với sự sanh của lộ Đạo (Magga-vīthi).
Với sự sanh của lộ Đạo (Magga-vīthi), bạn đi qua năm tuệ còn lại. Chúng là:
12) Tuệ thuận lưu (Anuloma-ñāṇa)
13) Tuệ chuyển tánh (Gotrabhu-ñāṇa)
14) Tuệ Đạo (Magga-ñāṇa)
15) Tuệ Quả (Phala-ñāṇa)
16) Tuệ phản khán (Paccavekkhaṇa-ñāṇa)
Năm tuệ cuối này sanh với sự sanh của lộ Đạo (Magga-vīthi). Nó gồm có một chuỗi bảy thứ tâm:
1) Một tâm hướng ý môn sanh mà biết chư pháp hành là vô thường, khổ não hay vô ngã, tuỳ thuộc vào Tuệ hành xả[432] đã sanh ra sao.
Sau đấy, có sự sanh ba tâm đỗng lực (javana) chuẩn bị mà quán thấy chư pháp hành theo cùng cách.
2) Chuẩn bị (pari kamma)[433]
3) Cận hành (upacāra)
4) Thuận thứ (anuloma)
Trong thực tế, ba tâm đỗng lực này bao gồm tuệ thứ mười hai: Tuệ thuận lưu. Thuận lưu với pháp chi? Với pháp đã đến trước, và với pháp sẽ đến sau. Như vậy, chúng có thể được gọi là phận sự làm việc chuẩn bị, cận hành và thuận thứ với chuyển tánh. Sự lặp lại của chúng chuẩn bị con đường cho việc chuyển từ tám tuệ quán mà đến trước (từ Tuệ tiến-thoái đến Tuệ hành xả) có pháp hữu vi làm cảnh đến ba mươi bảy pháp trong Đạo và Quả Tuệ có pháp vô vi làm cảnh.[434]
Tuệ Thuận lưu là tuệ cuối mà có chư pháp hành là cảnh của nó.
5) Một tâm đỗng lực thứ tư sanh, có Nibbāna làm cảnh. Đây là tuệ thứ mười ba: Tuệ chuyển tánh.
Mặc dù tâm này biết (vô vi) Nibbāna, nhưng nó không đoạn trừ những phiền não: phận sự của nó là chuyển tánh từ người phàm phu sang người Thánh.
6) Một tâm đỗng lực thứ năm sanh, có Nibbāna làm cảnh. Đây là tuệ thứ mười bốn, là tuệ đoạn trừ những phiền não thích hợp:[435] Tuệ Đạo (Magga-ñāṇa).
7) Một tâm đỗng lực thứ sáu và thứ bảy[436] sanh, có Nibbāna làm cảnh. Chúng là tuệ thứ mười lăm: Tuệ Quả (Phala-ñāṇa)
Phản Khán, Xem Lại Tuệ Của Mình
Kế tiếp sau là tuệ cuối và là tuệ thứ mười sáu, Tuệ phản khán (xem lại) (Paccavekkhaṇa-ñāṇa). Đó là năm việc phản khán (xem lại) riêng biệt:
1) Xem lại Tuệ Đạo.
2) Xem lại Tuệ Quả.
3) Xem lại phiền não mà đã được đoạn trừ.
4) Xem lại phiền não mà chưa được đoạn trừ.[437]
5) Xem lại Nibbāna.
Kế đến, bạn đã đạt Tuệ đúng sự thật về Bốn Thành đế, và sẽ cho chính bạn đã thấy biết rõ Nibbāna. Với sự thấy biết rõ này, tâm của bạn đã trở nên thanh tịnh và thoát khỏi những tà kiến. Nếu bạn tiếp tục theo cách này thì bạn sẽ có thể đạt được Quả Ứng cúng và Viên tịch. Có nhiều chi tiết hơn về việc tu tiến pháp quán minh sát, nhưng chúng tôi đã phải bỏ qua chúng, để làm cho việc giải thích này tóm tắt nhất có thể. Cách tốt nhất để học về việc tu tiến này là tham gia một khoá thiền với một người thầy có đủ khả năng, bởi vì khi ấy, bạn có thể học theo một cách có hệ thống, từng bước một. [438]
_____ () _____
VẤN - ĐÁP # 7
Vấn 7.1 Sự khác biệt giữa tưởng và tưởng uẩn (saññā-kkhandha) là chi, và giữa thọ (vedanā) và thọ uẩn (vedanā-kkhandha) là chi?
Đáp 7.1 Mười một loại tưởng cùng một lúc được gọi là tưởng uẩn (saññā-kkhandha). Mười một loại thọ cùng một lúc được gọi là thọ uẩn (vedanā-kkhandha). Mười một là chi? Quá khứ, hiện tại, vị lai, nội phần, ngoại phần, thô, tế, ti hạ (thấp hèn), tinh lương (cao sang), gần, và xa. Tất cả năm uẩn cần phải được hiểu theo cùng cách. Xin tham khảo ‘Khandha’ sutta[439] thuộc ‘Khandha-vagga’ trong ‘Saṃyutta-Nikāya’ để được giải thích.
Vấn 7.2 Ghi nhớ, suy luận và tính sáng tạo thuộc về các sở hữu tâm liên hợp nào? Chúng là phần của năm uẩn, nhưng làm sao chúng trở nên khổ (dukkha) ?
Đáp 7.2 Ghi nhớ là chi? Nếu bạn thường nhớ, không quên những cảnh hay đối tượng của thiền chỉ tịnh, như là một ấn tướng biến xứ (kasiṇa-nimitta) hay ấn tướng hơi thở (ānāpāna nimitta) là chánh niệm (sammā-sati). Nếu bạn có thể quán thấy danh-sắc siêu lý quá khứ, hiện tại, và vị lai và các nguyên nhân của chúng, và quán thấy chúng là vô thường, khổ, và vô ngã, đây cũng là chánh niệm; niệm tương ưng phối hợp với tuệ quán (vipassanā-ñāṇa). Niệm (sati) này được tương ưng phối hợp với ba mươi ba danh pháp, cùng một lúc là bốn danh uẩn (nāma-kkhandha). Việc niệm ghi nhớ Phật, Pháp, Tăng, và những việc xả thí đã làm trong quá khứ cũng là Chánh niệm. Khi việc ghi nhớ về những việc làm ấy trợ sanh những pháp thiện (kusala-dhammā) thì việc ghi nhớ ấy cũng là Chánh niệm, nhưng mà không phải khi nó trợ sanh những pháp bất thiện (akusala-dhammā). Đây là những tưởng bất thiện (akusala-saññā), tưởng tương ưng phối hợp với pháp bất thiện; chúng cũng là bốn danh uẩn.
Những danh uẩn thiện và bất thiện thì vô thường. Ngay khi chúng sinh khởi, chúng diệt mất; chúng liên tiếp phải chịu sự sanh và diệt mất, đó là lý do tại sao chúng khổ.
Vấn 7.3 Sở hữu tâm tương ưng nào tham gia vào ‘việc bắt một cảnh (ārammaṇa)’?
Đáp 7.3 Tất cả, tâm và các sở hữu tâm tương ưng bắt một cảnh (ārammaṇa). Không có một cảnh chúng không thể xảy ra. Tâm và các sở hữu tâm tương ưng là chủ thể. Chủ thể, ārammaṇi ka dhamma (là pháp biết cảnh), không thể sinh khởi mà không có một cảnh. Ārammaṇi ka (biết cảnh) là pháp mà bắt một cảnh. Nói cách khác, pháp mà biết một cảnh. Nếu không có cảnh bị biết thì không có pháp biết. Những nhóm tâm và sở hữu tâm tương ưng khác nhau bắt những cảnh khác nhau. Có tám mươi chín thứ tâm, và năm mươi hai loại sở hữu tâm tương ưng; tất cả chúng bắt cảnh tương ứng của chúng. Chẳng hạn, tâm đạo và tâm quả và các sở hữu tâm liên hợp (Magga-citta-Cetasika) và (Phala-citta-Cetasika) chỉ bắt một cảnh, Nibbāna; một tâm thiền nương hơi thở và các sở hữu tâm tương ưng chỉ bắt một cảnh, tợ tướng hơi thở (ānāpāna paṭibhāga-nimitta); thiền kasiṇa đất (paṭhavīkasiṇajhāna) chỉ bắt tợ tướng kasiṇa đất làm cảnh. Chúng là những tâm siêu thế và tâm sắc giới. Nhưng một tâm dục giới (kām-āvacara-citta) bắt những cảnh khác nhau, tốt hay xấu. Nếu bạn muốn biết chi tiết, bạn cần phải học Vô tỷ pháp; chính xác hơn là phần ‘Cảnh tập yếu’ hay ‘Cảnh nhiếp’ (Ārammaṇa-saṅgaha) trong Vô Tỷ Pháp Tập Yếu (Abhidhammattha-saṅgaha). [440]
Vấn 7.4 Người tu thiền làm việc cho chư Tăng (Saṅgha) có làm ảnh hưởng đến thiền của mình hay chăng? Nó tuỳ thuộc vào từng cá nhân, hay người có thể đạt được một mức độ định nào đó, sau Đó làm việc không có ảnh hưởng?
Đáp 7.4 Trong nhiều bài Kinh (sutta) đức Phật khiển trách những bhikkhu làm những thứ sau đây:
- Thích làm việc (kammā-rāmatā)
- Thích nói chuyện (bhassā-rāmatā)
- Thích ngủ nghỉ (niddā-rāmatā)
- Thích kết nhóm lại với nhau (saṅghaṇi kā-rāmatā)
- Không phòng hộ các quyền (indriyesu-a-guttadvāratā)
- Không biết chừng mực trong việc ăn uống (bhojane-a-mattaññatā)
- Không tận tâm thực hành theo pháp tỉnh Giác (jāgariye an-anuyuttā) là tu tiến pháp chỉ quán (samathavipassanā) cùng với chỉ ngủ vừa phải.
- Giải đải, lười biếng (kusita [hay] kosajja): không siêng năng tu tiến pháp chỉ và pháp quán (samatha-vipassanā).
Như vậy, nếu có bất cứ việc làm nào bạn phải làm cho chư Tăng hay chính mình, cố gắng làm nó nhanh nhất có thể, và rồi trở lại thiền của mình cùng với một tâm an tĩnh.
Nếu bạn thích thú việc làm quá nhiều, nó là một pháp cái ngăn che, cản trở thiền, bởi vì niệm mạnh mẽ và hùng mạnh nương vào cảnh hay đối tượng thiền có thể khi ấy không đạt được: Việc thích thú làm việc không làm cho định tốt.
Vấn 7.5 Một người tu tiến các thiền với chủ ý sai trái có thể được lợi từ việc đạt được chúng hay chăng? Và chẳng hạn, một người mà đã tiêu tiền của một Saṅgha[441] để dùng cho cá nhân của vị ấy và không nghĩ nó là sai thì thế nào. Khi vị ấy đạt được thiền lên đến tứ thiền, tâm hay quan điểm của vị ấy có thay đổi hay không?
Đáp 7.5 Trong trường hợp này, bạn cần phải phân biệt giữa một cư sĩ nam và một bhikkhu. Nếu một bhikkhu đã phạm một tội (āpatti) thì nó là một pháp ‘cái’ ngăn che, cản trở vị ấy đạt được thiền. Chẳng hạn, nếu vị ấy đã chiếm đoạt một vật dụng thiết yếu được phép của một Saṅgha để dùng cho cá nhân của vị ấy, nó không dễ cho vị ấy đạt được thiền, trừ khi vị ấy sửa, làm mất tác hại của tội (āpatti) ấy.[442] Điều đó có nghĩa là vị ấy chắc hẳn là trả vật dụng thiết yếu lại bằng giá trị với vật dụng thiết yếu được phép mà vị ấy đã dùng. Rồi vị ấy cần phải thú nhận tội của mình trước Saṅgha, hay với bhikkhu khác. Điều đó có nghĩa là vị ấy cần phải thú nhận, sám hối về sự phạm tội (āpatti-desanā). Sau việc sửa lỗi của mình, nếu vị ấy tu tiến thiền chỉ-quán (samatha-vipassanā) thì vị ấy có thể đạt được thiền, Đạo, và Quả. Nếu, không có việc sửa lỗi của mình mà vị ấy thật sự đã đạt được thiền thì có lẽ vị ấy không thật sự là một bhikkhu, và như vậy tội trên thực tế không phải là tội.
Đối với người cư sĩ, sự trong sạch của hành vi, việc làm cũng cần thiết, và tốt hơn nếu họ làm trong sạch hành vi việc làm của họ trước khi thiền, đó là nếu họ thọ nhận năm hay tám giới. Với cách ấy, trong khi thiền mà hành vi, việc làm của họ được trong sạch thì họ có thể đạt được thiền, dù họ từng xấu xa trước khi thiền. Chẳng hạn, trong chú giải kinh Pháp cú (Dhamma-pāda), có một chuyện kể về người hầu Khujjuttarā.[443] Cô ta từng là một người hầu của hoàng hậu Sāmāvatī vợ của vua Udena. Mỗi ngày vua Udena đưa cho cô tám đồng tiền để mua hoa cho hoàng hậu, và mỗi ngày khujjuttarā đặt bốn trong những đồng tiền vào túi của cô, và đã mua hoa chỉ với bốn đồng kia. Một ngày nọ, đức Phật đến cùng với tăng chúng (Saṅgha) để khất thực ở tại nhà của người bán hoa. Khujjuttarā đã giúp người bán hoa đặt bát. Sau bữa ăn, đức Phật ban cho một thời nói Pháp (Dhamma), trong thời gian đó khujjuttarā đã biểu lộ sự hổ thẹn (tàm-hirī) về việc đã trộm tiền, và đã quyết định không trộm nữa. Quyết định của cô là một ví dụ về giới được thanh tịnh trong khi lắng nghe Pháp. Bằng cách thiền, Khujjuttarā đã trở thành một bậc Nhập lưu. Vào ngày ấy cô đã không đặt bốn đồng tiền vào trong túi của cô ta nữa, mà đã mua hoa đúng cả tám đồng tiền. Khi cô đưa hoa cho hoàng hậu Sāmāvatī, hoàng hậu ngạc nhiên bởi vì có nhiều hoa hơn thông thường. Khi ấy khujjuttarā đã thú nhận tội, sám hối.
Cũng xem xét trường hợp của đại đức Aṅgulimāla. Trước khi vị ấy trở thành một bhikkhu, vị ấy từng là một kẻ sát nhân có tiếng. nhưng khi làm một bhikkhu, vị ấy đã làm trong sạch nghiệp của vị ấy và hết sức cố gắng trong thiền. Cho nên, vị ấy có thể đạt được Quả Ứng cúng.
Cũng xem xét việc này: trong vòng luân hồi tất cả mọi người đều đã làm những hành vi (nghiệp) tốt và xấu. Không có người nào tránh khỏi những hành vi xấu.[444] Nhưng nếu họ làm trong sạch nghiệp của họ trong khi thiền, khi ấy những nghiệp xấu trước không thể ngăn họ khỏi đạt được thiền. Tuy nhiên, đó chỉ với điều kiện là những nghiệp xấu trước đó không nằm trong bất cứ nghiệp nào trong năm nghiệp không thể can thiệp (an-antariya-kamma).[445]
Năm nghiệp không thể can thiệp là:
1) sát hại mẹ của mình,
2) sát hại cha của mình,
3) sát hại một bậc Ứng cúng,
4) Với chủ ý xấu xa làm chảy máu của một vị Phật (Buddha),
5) Gây ra sự chia rẽ trong Tăng chúng (Saṅgha).
Nếu bất cứ nghiệp nào trong những nghiệp xấu này đã được làm thì người này không thể đạt được thiền, Đạo, và Quả, giống như vua Ajātasattu. Vua Ajātasattu đã có đủ pāramī để trở thành một Bậc Nhập lưu sau khi lắng nghe bài Kinh.[446] Nhưng do vị ấy đã sát hại cha của chính mình, là vua Bimbisāra, cho nên điều đó đã không xảy ra.
Bạn đã hỏi dù sau khi đạt được thiền, tâm hay quan điểm của người như vậy có thay đổi hay không. Thiền (jhāna) có thể loại bỏ những pháp Cái ngăn che trong một thời gian dài. ‘Một thời gian dài’ Nghĩa là, nếu họ vô thiền trong khoảng một giờ thì trong vòng một giờ ấy những pháp Cái ngăn che không xảy ra. Khi họ xuất khỏi thiền, những pháp Cái ngăn che có thể lại xảy ra do tác ý không khéo (a-yoni so-manasikāra). Như vậy, chúng ta không thể nói chắc chắn dù tâm của một người như vậy sẽ thay đổi với thiền hay không. Chúng ta chỉ có thể nói rằng, với điều kiện là vị ấy trong thiền thì những pháp Cái ngăn che không xảy ra.[447]
Có trường hợp ngoại lệ, như ví dụ, đối với đại đức MahātheraMahānāga.[448] Dù vị ấy đã tu tiến thiền chỉ tịnh và thiền quán trong hơn sáu mươi năm, vị ấy vẫn là phàm phu (Puthu-jjana). Tuy nhiên, do sự tu tiến pháp chỉ tịnh và pháp quán mạnh mẽ, hùng mạnh của ông, mà không có những phiền não (kilesa) xuất hiện trong sáu mươi năm ấy. Do vậy, vị ấy nghĩ rằng vị ấy là một bậc Ứng cúng. Nhưng một trong những người học trò của ông, là bậc Ứng cúng Dhammadinna, biết người thầy vẫn còn là một người phàm, và đã giúp vị ấy quán thấy một cách gián tiếp rằng vấn đề này là vậy. Khi Mahānāga Mahāthera quán thấy rằng mình vẫn còn là một người phàm, vị ấy đã tu tiến pháp quán, và trong vòng một vài phút vị ấy đạt được Quả Ứng cúng. Nhưng đây là một trường hợp đặc biệt, hiếm có nhất.
Bạn cũng cần phải nhớ điều khác: vị ấy lão luyện trong pháp học (pariyatti) cũng như pháp hành (paṭipatti). Vị ấy cũng là một người thầy dạy thiền (kammaṭṭhāna-ācariya), và có nhiều bậc Ứng cúng người như Dhammadinna, đều là các học trò của vị ấy. Dù vị ấy lão luyện trong pháp chỉ tịnh và pháp quán, đôi khi việc hiểu lầm đã xảy ra trong tâm của vị ấy do bởi một đặc điểm tương tự trong những bài Kinh nghiệm. Như vậy, nếu bạn nghĩ đến bản thân mình, ‘Ta đã được sơ thiền, v.v…’ thì bạn cần phải kiểm tra kinh nghiệm của bạn tỉ mỉ, trọn vẹn qua nhiều ngày và nhiều tháng. Tại sao? Nếu nó là thiền và quán thật thì chúng có ích cho bạn, vì chúng có thể giúp bạn đạt được Nibbāna thật, đó là ‘Cõi Vắng lặng’[449] của Phật giáo Trưởng lão Bộ (Theravāda). Nhưng thiền giả và quán giả không thể phát sinh lợi ích này. Bạn muốn lợi ích thật hay lợi ích giả? Bạn cần phải hỏi bản thân mình câu hỏi này.
Cho nên, chúng tôi muốn đề nghị bạn không nói với người khác rằng: ‘Tôi đã đạt được sơ thiền, v.v…’ quá sớm, bởi vì có thể có người nào đó không tin bạn. Nó có thể là kinh nghiệm của bạn là thật, nhưng nó cũng có thể là sai, không thật như với Mahānāga Mahāthera. Bạn cần phải có kiến thức về vấn đề này.
Vấn 7.6 Sự khác nhau giữa những nhóm sắc và sắc siêu lý là chi?[450]
Đáp 7.6 Những nhóm sắc là những hạt nhỏ. Khi một người tu thiền phân tích những hạt nhỏ ấy, vị ấy quán thấy sắc siêu lý (paramattha-rūpa). Trong một nhóm sắc, có ít nhất tám thứ sắc: địa, thuỷ, hoả, phong, sắc màu, khí, vị, và dưỡng chất. Tám thứ sắc này là sắc siêu lý. Trong một số nhóm sắc cũng có một sắc thứ chín:sắc mạng quyền (jīvita-rūpa); và trong những nhóm khác có một sắc thứ mười: sắc tính hay sắc thanh triệt (pasāda-rūpa) trong suốt. Tám, chín hay mười thứ sắc này, tất cả đều là sắc siêu lý.
Vấn 7.7 Khi một người tu thiền có khả năng quán thấy những nhóm sắc hay sắc siêu lý thì tâm và quan kiến (diṭṭhi) của vị ấy có thay đổi không?
Đáp 7.7 Khi vị ấy có tuệ quán thấy sắc siêu lý trong mỗi nhóm sắc, tâm và quan kiến của vị ấy thay đổi, nhưng chỉ là tạm thời, vì tuệ quán loại trừ tà kiến và những phiền não khác chỉ là tạm thời. Nó là Thánh đạo mà từng giai đoạn sẽ đoạn trừ tà kiến và những phiền não khác một cách hoàn toàn. [451]
Vấn 7.8 Định làm trong sạch tâm (citta-Visuddhi) ra sao? Những loại phiền não (kilesa) bị loại trừ bởi định là chi?
Đáp 7.8 Tu tiến định là trực tiếp đối trị năm pháp Cái (nīvaraṇa) ngăn che, cản trở. Cận định và định của sơ thiền loại trừ năm pháp Cái ngăn che trong một thời gian dài. Định của nhị thiền loại trừ tầm (vitakka) áp sát và tứ (vicāra). Định của tam thiền loại trừ hỷ (pīti). Định của tứ thiền loại trừ lạc (sukha). Đó là cách tâm được làm cho trong sạch bởi định, và đó được gọi là tâm thanh tịnh (cittaVisuddhi) là sự trong sạch của tâm.[452]
Vấn 7. 9 Pháp quán làm trong sạch quan điểm, cái thấy (kiến thanh tịnh - diṭṭhi-Visuddhi) ra sao? Những loại phiền não bị đoạn trừ bằng pháp quán là chi?
Đáp 7. 9 Trước khi nhìn thấy danh-sắc siêu lý, các nguyên nhân của chúng, và bản chất vô thường, khổ não, và vô ngã, một người tu thiền có thể có tà kiến (quan điểm sai) hay tưởng sai, như là, ‘Đây là một người đàn ông, một người đàn bà, một người mẹ, một người cha, một tự ngã, v.v…’ nhưng khi vị ấy quán thấy danh-sắc siêu lý, các nguyên nhân của chúng, và bản chất vô thường, khổ, và vô ngã rõ ràng, quan điểm sai (tà kiến) này tạm thời bị loại trừ. Tại sao nó bị loại trừ? Vị ấy thấy rằng chỉ có danh-sắc siêu lý và các nguyên nhân của chúng. Vị ấy cũng thấy rằng ngay khi chúng sinh khởi, chúng diệt mất, đó là bản chất vô thường của chúng. Chúng luôn phải chịu sự sanh và diệt mất, đó là bản chất khổ của chúng. Không có tự ngã trong danh-sắc và các nguyên nhân này, đó là bản chất vô ngã của chúng. Đây là tuệ quán (vipassanā-ñāṇa). Đó là chánh kiến (sammā-diṭṭhi), và loại trừ tà kiến (micchā-diṭṭhi). Tuệ quán cũng loại trừ những phiền não như tham ái (rāga) và ngã mạn (māna), là những pháp ‘phối hợp’ với tà kiến (micchā-diṭṭhi). Như vậy trong khi một người tu thiền đang tu tiến pháp quán, chánh kiến hiện diện. Nhưng nó chỉ là tạm thời, vì khi vị ấy ngưng thiền, tà kiến lại xảy ra bởi do tác ý không khéo, hay phi như lý tác ý. Vị ấy lần nữa nhận biết: ‘Đây là một người đàn ông, một người đàn bà, một người mẹ, một người cha, một tự ngã, v.v…’ và tương ưng, phối hợp với những phiền não như tham ái (rāga), ngã mạn (māna), và sân (dosa), sẽ cũng lại xảy ra. Nhưng, khi vị ấy trở lại thiền quán thì tà kiến này lần nữa biến mất. Như vậy, tuệ quán loại trừ tà kiến và những phiền não khác chỉ là tạm thời. Tuy nhiên, khi vị ấy vươn tới đạo và Quả, từng giai đoạn Tuệ Đạo (Magga-ñāṇa) của vị ấy sẽ tiệt trừ những tà kiến này và những phiền não khác.[453]
Vấn 7.10 Sự khác biệt giữa citta và diṭṭhi là chi?
Đáp 7.10
Citta nghĩa là tâm hay là nghĩ, biết. Nhưng trong tâm thanh tịnh (citta-Visuddhi), đặc biệt là nó nói đến một tâm: một tâm cận định (upacāra-samādhi citta) hay tâm thiền an chỉ (appanā-jhāna citta). [454]
Diṭṭhi nghĩa là tà kiến, và là một sở hữu tâm tương ưng, phối hợp. Nó sinh khởi cùng với bốn tâm căn tham. Tà kiến (diṭṭhi) và ngã mạn (māna) luôn tương ưng phối hợp với tâm căn tham (lobha-mūla-citta).
Người tà kiến thì tưởng về ngã (atta-saññā). Có hai loại tưởng về ngã.
1) Ngã theo tên gọi phổ thông (loka-samaññā-attavāda): đây là tà kiến do lệ thường: tưởng rằng ‘có một người đàn ông, một người đàn bà, một người mẹ, một người cha, một tự ngã, v.v…’
2) tà kiến về ngã hay ngã kiến (atta-diṭṭhi): đây là tà kiến do ái (taṅhā): tưởng về một bản ngã thật bền vững, mà có thể gồm có tưởng rằng bản ngã rất bền vững được sáng tạo bởi một đấng tạo hoá (paramatta).
Trong ba mươi mốt cõi không có ta hay ngã, chỉ là danh-sắc và các nguyên nhân của chúng. Chúng thì luôn vô thường, khổ, và vô ngã. Ngoài ba mươi mốt cõi cũng không có ngã. Tuệ quán này là chánh kiến quán (vipassanāsammā-diṭṭhi). Nó tạm thời loại trừ tà kiến (micchādiṭṭhi), bao gồm tà kiến quan niệm sai về ngã. Nhưng tuệ Đạo (magga-ñāṇa), là tuệ chánh kiến Đạo (maggasammā-diṭṭhi), trừ tiệt tà kiến. Như vậy, những gì chúng ta có trên thực tế là ba loại kiến:
1) Tà kiến (micchā diṭṭhi)
2) Chánh kiến Quán (vipassanā-sammā-diṭṭhi), là pháp hiệp thế (lokiya).
3) Chánh kiến đạo (magga-sammā-diṭṭhi), là pháp siêu thế (lokuttara).
Trong kinh Phạm võng (‘Brahmajāla’ sutta), tất cả sáu mươi hai loại tà kiến được đề cập là có thật.[455] Tất cả chúng đều là tà kiến tiềm thùy (diṭṭhānusaya) ngủ ngầm, nó còn được gọi là ‘Hữu thân kiến’ (sakkāya-diṭṭhi). Hữu thân (sakkāya) là năm uẩn (khandha), như vậy ‘hữu thân kiến’ là cái thấy hay quan niệm về năm uẩn là ta hay ngã. Cũng có nhiều loại Chánh kiến, như Chánh kiến mà gọi là ‘Chánh kiến về Bốn Thánh Đế’ (Catu-sacca sammā-diṭṭhi):
- Chánh kiến về thiền (jhāna-sammā-diṭṭhi): trí tuệ thiền tương ưng phối hợp với các chi thiền.
- Chánh kiến (sammā-diṭṭhi) thấy rõ danh-sắc (nāma-rūpa-pariggaha): Tuệ chỉ rõ và xác định danh-sắc.
- Chánh kiến về nghiệp thuộc tự tính (kamma-Ssakatā sammā-diṭṭhi): ‘Tuệ Hiển duyên’ (thấy biết rõ nguyên nhân).
- Chánh kiến về quán (vipassanā-sammā-diṭṭhi): tuệ quán theo bản chất vô thường, khổ, và vô ngã của danh-sắc và các nguyên nhân của chúng.
- Chánh kiến Đạo (magga-sammā-diṭṭhi): tuệ thấy biết rõ nibbāna.
- Chánh kiến Quả (phala-sammā-diṭṭhi): tuệ thấy biết rõ nibbāna.
Vấn 7.11 Một người tu thiền cần phải tu tiến khéo tác ý hay như lý tác ý trong cuộc sống hằng ngày của mình ra sao, và trong tu tiến pháp chỉ và pháp quán (samatha-vipassanā) của vị ấy ra sao?[456]
Đáp 7.11 Như lý tác ý (yoni so manasikāra) tốt nhất là quán. Nếu bạn tu tiến lên đến cấp độ quán, bạn sẽ có như lý tác ý thật sự tốt nhất. Nếu sau đó bạn tu tiến pháp quán trong cuộc sống hằng ngày của mình, nó sẽ trợ sanh những quả thiện, như Đạo và Quả là pháp thấy Nibbāna. Nhưng nếu bạn không thể tu tiến lên đến bậc quán, bạn cần phải xem xét thực tế rằng tất cả pháp hành đều vô thường (sabbe saṅkhārā aniccā). Đây cũng là cũng như lý tác ý, nhưng rất yếu, và chỉ là qua trung gian người khác.
Bạn cũng có thể tu tiến bốn Phạm trú, và nhất là Xả Phạm trú (upekkhā-Brahma-vihāra). Đó là như lý tác ý cao quí, bởi vì để tu tiến Xả Phạm trú là thấy chúng sanh đối với vấn đề định luật về nghiệp: ‘Sabbe sattākammassakā’: ‘Tất cả chúng sanh là chủ nhân của nghiệp của họ’. Đôi khi bạn cũng có thể ngẫm lại những quả của phi như lý tác ý. Phi như lý tác ý (ayoni so manasikāra) là nguyên nhân gây ra nhiều nghiệp bất thiện lần lượt đến. Những nghiệp bất thiện này sẽ trợ sanh nhiều sự khổ trong bốn cõi khổ. Để trí biết đây là như lý tác ý. Bạn cần phải tu tiến nó trong cuộc sống hằng ngày của mình.
Vấn 7.12 Sự khác biệt giữa tác ý (manasikāra) và việc tu tiến bảy Giác chi (bojjh-aṅga) là gì?
Đáp 7.12 Khi bạn tu tiến bảy Giác chi, chúng thường đứng đầu ba mươi bốn danh pháp mà bao gồm tác ý. Đôi khi ba mươi bốn danh pháp được gọi là ‘tuệ quán’, bởi vì danh pháp thứ ba mươi bốn, trí tuệ là chi phần chánh.
Trong mối liên quan này, bạn cần phải biết ba loại tác ý:
1) Tác ý làm nguyên nhân cơ bản cho cảnh (ārammaṇa paṭipādaka manasikāra): đó là sở hữu tâm tác ý tương ưng phối hợp. Phận sự của nó là làm cảnh rõ ràng cho tâm của người tu thiền.
2) Tác ý làm nguyên nhân cơ bản cho tiến trình danh pháp (lộ) (vīthipaṭipādaka manasikāra): đó là tâm hướng ngũ môn (pañca-dvārāvajjana) trong lộ ngũ môn (pañca-dvāra-vīthi). Phận sự của nó là làm cho tất cả lộ ngũ môn có thể bắt cảnh tương ứng của chúng.
3) Tác ý làm nguyên nhân cơ bản cho đỗng lực (javana paṭipādaka manasikāra): đó là tâm hướng ý môn (mano-dvār-āvajjana) trong lộ ý môn (mano-dvāra vīthi), và tâm đoán định (voṭṭhapana) trong lộ ngũ môn. Nó là như lý tác ý hay phi như lý tác ý. Phận sự của nó là làm cho đỗng lực (javana) xảy ra. Nếu nó là như lý tác ý thì đỗng lực (javana) là thiện đối với người phàm (puthujjana) và Thánh hữu học (sekha), và tố hay duy tác (kiriya) chỉ cho bậc Ứng cúng. Khi nó là phi như lý tác ý thì đỗng lực luôn là bất thiện, và không thể xảy ra ở bậc Ứng cúng.
Vấn 7.13 Xin Sayadaw có thể vui lòng giải thích biểu đồ?[457] Nó có cần thiết, trong hệ thống thiền này, để tu tiến hơn ba mươi loại đề mục thiền (nghiệp xứ-kammaṭṭhāna) hay chăng? Những lợi ích trong việc làm như vậy là chi?
Đáp 7.13 Chúng tôi không quan tâm đến biểu đồ. Nó dựa vào một biểu đồ được vẽ bởi một người thầy của trường, là người rất quan tâm đến những biểu đồ.
Trong tu viện Pa-Auk, chúng tôi dạy nhiều loại thiền chỉ tịnh (samatha) cho những ai muốn tu tập. Nếu họ không muốn tu tiến tất cả đề mục, mà chỉ một, như niệm hơi thở, khi ấy chúng tôi chỉ dạy thiền chỉ tịnh ấy. Khi họ có thiền, chúng tôi dẫn họ thẳng đến quán, một cách có hệ thống, từng giai đoạn một.
Trong thời gian tu tiến pháp chỉ tịnh và pháp quán (samatha-vipassanā), đôi khi có thể có những phái cái (nīvaraṇa) cản trở như ái (rāga), sân (dosa), và dục tầm (vitakka) nghĩ lan man, là những pháp sẽ làm mất sự an tịnh của thiền định và thiền quán của họ. Những đề mục thiền sau đây là vũ khí tốt nhất để loại trừ những pháp cái ngăn che ấy.
Đức Phật dạy cho họ trong ‘Meghiya’ sutta:[458]
Asubhābhāvetabbā rāgassa pahānāya.
Bạn cần phải tu tiến thiền bất tịnh (Asubhā bhāvanā) để loại trừ ái (rāga).
Mettābhāvetabbā byāpādassa pahānāya.
Bạn cần phải tu tiến thiền nương từ-mettā để loại trừ sân độc (byāpāda).
Ān-āpāna-sati bhāvetabbā vitakk-upacchedāya
Bạn cần phải tu tiến niệm hơi thở để loại trừ những ý nghĩ lan man (dục tầm - kāmavitakka).
Hơn nữa, một tâm chuyên chú có thể quán thấy như thật pháp siêu lý (paramattha-dhamma).[459] Trong tu tiến định, tám thiền chứng (samāpatti) thì rất cao và hùng mạnh; như vậy những ai muốn tu tiến tám thiền chứng hoàn toàn, trọn vẹn, chúng tôi cũng dạy thiền kasiṇa.
Nếu bạn muốn hiểu biểu đồ trọn vẹn, bạn cần tu tiến pháp chỉ và pháp quán (samatha-vipassanā) lên đến Tuệ Đạo và Tuệ Quả. Chỉ khi ấy bạn sẽ hoàn toàn hiểu biểu đồ.
Tại sao chúng tôi không quan tâm đến những biểu đồ? Bởi vì nó không đủ để trưng bày cho thấy cả hệ thống trên một trang. Chúng tôi đã giải thích cả hệ thống trong hơn ba ngàn sáu trăm trang bằng Miến ngữ (Burmese): một trang thì không đủ.
Vấn 7.14 Một tâm sân có thể trợ sanh nhiều thế hệ những nhóm sắc dưỡng chất tám pháp do quý tiết sanh (utuja oj-aṭṭhamaka-kalāpa), và làm mắt chớp không?
Đáp 7.14 Đề nói ‘một tâm trợ sanh ánh sáng’ chỉ là một phép ẩn dụ, bởi vì trên thực tế, ngoại trừ tâm tái tục (tái sanh) (paṭisandhi-citta), tất cả tâm sinh khởi nương vào ý vật (hadaya-vatthu) trợ cho những nhóm sắc tâm-sanh (cittaja-rūpakalāpa).[460] Giữa những nhóm sắc này luôn có sắc màu. Nó sáng hơn nếu tâm là một tâm chỉ tịnh, hay tâm quán. Điều này được thảo luận trong kinh văn Pāli, Chú giải, và Phụ-chú giải. Nhưng kinh văn không nói rằng sắc tâm-sanh bắt nguồn từ một tâm sân cũng trợ sanh ánh sáng.
Vấn 7.15 Việc thấy tâm là pháp quán thấy danh-sắc chính mình thì có được bao gồm trong danh-sắc hay không? Nó có được bao gồm trong trí hay chăng?
Đáp 7.15 Vâng, có bao gồm.[461] Bạn có thể quán thấy nó ở tất cả những giai đoạn quán, nhất là ở giai đoạn Tuệ diệt một (bhaṅga-ñāṇa – tuệ hoại diệt). Điều này nói trong Visuddhimagga:[462]
Ñātañca ñāṇañca ubhopi vipassati.
Chúng ta phải tu tập quán nương vào cả pháp bị biết (ñāta) và pháp có khả năng biết rõ (ñāṇa).
‘Pháp bị biết (ñāta)’ Nghĩa là năm uẩn và các nguyên nhân của chúng, mà cần phải được biết bằng tuệ quán.
‘Pháp có khả năng biết rõ (ñāṇa)’ Nghĩa là tuệ quán mà biết bản chất vô thường, khổ, và vô ngã của năm uẩn và các nguyên nhân của chúng, tức là tất cả pháp hành (saṅkhāra dhamma). Tuệ quán là trí tuệ (pañña), chánh kiến quán. Thông thường, chánh kiến quán sinh khởi cùng với ba mươi ba hay ba mươi hai danh pháp, lần lượt cho ba mươi bốn hay ba mươi ba danh pháp. Chúng được gọi là ‘tuệ quán’. Chúng là danh pháp (nāma-dhamma), bởi vì chúng nghiêng hướng về cảnh thuộc bản chất vô thường, khổ hay vô ngã của chư pháp hành.
Tại sao bạn cần quán thấy bản thân tuệ quán là vô thường, khổ, và vô ngã? Bởi vì một số người tu thiền có thể hỏi, hay nghĩ về Bản thân tuệ quán thì thường hằng hoặc vô thường, hạnh phúc hay khổ, ngã hay vô ngã. Để đáp câu hỏi này, bạn cần quán thấy bản thân lộ quán là vô thường, khổ, và vô ngã, nhất là ba mươi bốn danh pháp trong mỗi sát-na đỗng lực (javana), dẫn đầu bởi tuệ quán ấy. Hơn nữa, một số người tu thiền có thể trở nên dính mắc vào tuệ quán của họ. Họ có thể trở nên kiêu ngạo, bởi vì họ có thể tu tiến pháp quán giỏi và thành công. Nó cũng là để loại trừ và ngăn ngừa những phiền não này mà bạn cần quán thấy tuệ quán, hay bản thân lộ quán là vô thường, khổ, và vô ngã.[463]
Vấn 7.16 Làm sao để vượt qua tâm trạng không chú ý và buồn tẻ xảy ra trong thời gian dài của thiền, hay ở một mình trong rừng? Loại trạng thái tâm này là pháp bất thiện phải chăng?
Đáp 7.16 Loại trạng thái tâm này được gọi là giải đãi, lười biếng (kosajja), và thường thì một pháp bất thiện yếu tương ưng phối hợp với tham hay sân, v.v… Loại trạng thái tâm này xảy ra do phi như lý tác ý. Nếu phi như lý tác ý của một người được đổi sang và thay thế bằng như lý tác ý thì vị ấy có thể thành công trong thiền của mình.
Để vượt qua trạng thái tâm này, đôi khi bạn cần phải nhớ lại thành công của Sakyamuni Giác hành giả của chúng ta là do tính kiên trì, sự bền chí của Ngài. Bạn còn cần phải nhớ lại những tích truyện về các bậc Ứng cúng đã phấn đấu nhiều và với những nỗi khó khăn lớn để thành công trong thiền của họ, để cuối cùng là đạt được Quả Ứng cúng. Không có ai có thể thành công lớn mà không có việc phấn đấu. Kiên trì là điều cần thiết, đặc biệt là trong thiền. Như lý tác ý (yoni so manasikāra) cũng rất quan trọng. Bạn cần phải cố gắng chú ý đến bản chất vô thường, khổ, và vô ngã trong các pháp hành bị trợ. Nếu bạn thích điều này, một ngày nào đó, bạn có thể thành công.
Vấn 7.17 Xin Sayadaw có thể cho một ví dụ về một nguyện vọng mong muốn mà không tương ưng phối hợp với vô minh, ái và thủ?
Đáp 7.17 Nếu bạn tu tiến khi thực hiện những nghiệp thiện, và cũng quán thấy bản chất vô thường, khổ, hay vô ngã của những nghiệp thiện ấy thì vô minh (avijjā), ái (taṇhā) và thủ (upādāna) không sinh khởi. Nếu bạn không thể tu tiến pháp quán thì lập nguyện sau đây:
‘Idaṃ me puññaṃNibbānassa paccayo hotu’: ‘Mong cho quả phước này làm một nguyên nhân góp phần để thấy rõ nibbāna.’
Vấn 7.18 Nếu năm uẩn vô ngã thì ai là người đang ban cho một thời nói Pháp, thưa Sayadaw? Nói cách khác, Nếu năm uẩn vô ngã thì không có Sayadaw đang ban cho một thời nói Pháp. Như vậy có một mối liên quan giữa năm uẩn và ngã hay chăng?
Đáp 7.18 Có hai loại sự thật: sự thật qui ước chế định (sammuti sacca) hay tục đế và sự thật siêu lý (paramattha sacca) hay chơn đế.
Bạn cần phải phân biệt rõ ràng giữa hai loại sự thật này. Theo sự thật qui ước chế định thì có một vị Phật, một Sayadaw, một người cha, một người mẹ, v.v… nhưng theo sự thật siêu lý thì không có một vị Phật, một Sayadaw, một người cha, một người mẹ, v.v… Bạn có thể quán thấy điều này nếu bạn có tuệ quán đủ mạnh. Nếu bạn nhìn đức Phật bằng tuệ quán thì bạn quán thấy danh-sắc siêu lý, đó là năm uẩn. Chúng thì vô thường, khổ, và vô ngã. Không có ngã. Theo cùng cách, nếu bạn nhìn tôi, hay cha, hay mẹ v.v… bằng tuệ quán thì bạn chỉ quán thấy danh-sắc siêu lý, năm uẩn, là những pháp vô thường, khổ, và vô ngã. Không có ngã. Nói cách khác, không có một vị Phật, một Sayadaw, một người cha, một người mẹ, v.v… Năm uẩn và các nguyên nhân của chúng được gọi là các pháp hành. Như vậy, các pháp hành đang nói về các pháp hành, đôi khi về Nibbāna. Hoàn toàn không có ngã. Như vậy làm sao chúng ta có thể nói về một mối liên quan?
Chẳng hạn, nếu ai đó hỏi bạn, ‘sừng thỏ dài hay ngắn?’ thì bạn phải trả lời ra sao? Hoặc nếu họ hỏi ‘lông rùa đen hay trắng?’ thì bạn phải trả lời ra sao? Nếu ngã hoàn toàn không tồn tại thì chúng ta không thể nói về một mối liên quan giữa nó và năm uẩn (khandha). Thậm chí đức Phật cũng không trả lời loại câu hỏi này. Tại sao? Giả sử bạn nói sừng thỏ dài; điều đó có nghĩa rằng bạn chấp nhận rằng thỏ có sừng. Và nếu bạn nói sừng thỏ ngắn; điều đó cũng có nghĩa rằng bạn chấp nhận rằng chúng có sừng. Lại nữa, nếu bạn nói một rùa có lông đen, điều đó sẽ có nghĩa rằng bạn chấp nhận một con rùa có lông. Nếu bạn nói lông con rùa là trắng, điều đó cũng sẽ có nghĩa rằng bạn chấp nhận nó có lông.
Theo cùng cách, nếu đức Phật nói năm uẩn và ngã có liên quan với nhau, điều đó có nghĩa là Ngài chấp nhận rằng có ngã. Và nếu ngài nói năm uẩn và ngã không có liên quan nhau, thì nó cũng sẽ có nghĩa là Ngài đã chấp nhận rằng có một ngã. Đó là lý do tại sao đức Phật đã không trả lời loại câu hỏi này. Như vậy, chúng tôi muốn đề nghị rằng bạn cố gắng tu tiến thiền lên đến cấp độ quán. Chỉ khi ấy bạn có thể loại trừ tà kiến về ngã này.
Vấn 7.19 Đức Phật dạy ‘Thần Chú Rắn’ cho chư bhikkhu. Tụng ‘Thần Chú Rắn’ giống như lòng từ hay chăng? Tụng một thần chú có phải là một truyền thống thuộc dòng Bà-la-môn được đưa vào Phật giáo hay chăng?
Đáp 7.19: Thần chú là chi? ‘Thần Chú Rắn’ là chi? Chúng tôi không biết liệu những thần chú đã từng được lưu truyền từ Hindu giáo hay không. Nhưng trong Kinh văn Theravāda có một kinh hộ trì gọi là ‘Khandha-paritta’.[464] Đức Phật dạy kinh hộ trì này cho chư bhikkhu để tụng mỗi ngày. Có một giới qui định (Vinaya) nói rằng nếu một bhikkhu hay bhikkhunī ngụ trong rừng mà không trì tụng bài kinh hộ trì này ít nhất một lần một ngày thì anh ấy hay cô ấy sẽ phạm tội.
Một lần, trong thời của đức Phật, một bhikkhu đang ngụ trong rừng thì một con rắng độc cắn ông. Ông ấy chết. Do điều này, đức Phật đã dạy ‘Kinh Hộ trì’. Mục đích của kinh hộ trì này là tương tợ với thiền nương từ-mettā. Trong kinh ấy có nhiều cách khác nhau về rải lòng từ đến các loài rắn hay rồng khác nhau. Cũng có một sự khẳng định về sự thật liên quan đến Tam Bảo, và những ân đức của đức Phật và chư Thánh Ứng cúng. Chúng ta cần phải tụng kinh hộ trì này tối nay. Bài kinh rất hùng mạnh. Bạn có thể gọi nó là ‘Thần chú Rắn’. Tên gọi không quan trọng. Bạn có thể gọi bất cứ tên gì bạn thích. Một số bhikkhu ở Myanmar dùng kinh hộ trì này cho những ai đã từng bị một con rắn độc cắn. Nó có hiệu quả. Khi họ tụng kinh hộ trì này nhiều lần, và khi những nạn nhân uống nước hộ trì, nộc độc từ từ giảm trong người họ. Thường họ phục hồi. nhưng hiệu quả không giống nhau trong mỗi trường hợp. Đức Phật dạy kinh hộ trì này ngăn ngừa cho chư bhikkhu khỏi bị những con rắn độc cắn. Nếu một bhikkhu tụng kinh hộ trì này với sự tôn trọng, và mở rộng lòng từ đến tất cả chúng sanh, gồm có những con rắn, vị ấy sẽ không gặp nguy hiểm. Thông thường, nếu vị ấy cũng tuân thủ theo giới luật thì sẽ không có hại gì đến với vị ấy.
_____ () _____
Bài Thuyết # 8: MONG MUỐN CỦA ĐỨC PHẬT VỀ HỌC TRÒ VÀ GIÁO PHÁP CỦA NGÀI
(Bài giảng đã ban vào ngày Vesākha)
Đức Phật Từ Bỏ Sự Mong Muốn Sống
Đức Phật trải qua an cư mùa mưa (vassa) cuối cùng của Ngài ở làng Veḷuva. Khi ấy, ở nơi đó, một trạng thái đau nhói dữ dội đã sanh trong Ngài. Vào ngày rằm (ngày trăng tròn) Asāḷha, một cơn đau lưng cực kỳ nhói đến bất chợt với Ngài, do nghiệp trước.
Trong một kiếp sống quá khứ của Ngài, Giác hành giả, người mà trở thành Phật Sakyamuni, từng là một người đấu vật. Một lần, ngài đã ném một đối thủ xuống và làm gãy lưng đối thủ. Khi chín muồi, nghiệp bất thiện ấy đã trợ sanh quả của nó, khi ấy là mười tháng trước khi Viên tịch của đức Phật Sakyamuni. Quả của nghiệp ấy mạnh đến mức nó sẽ kéo dài cho đến khi tử. Một trạng thái đau nhói như vậy được gọi là ‘thọ kết thúc vào lúc tử’ (maraṇ-anti ka-vedāna). Nó chỉ diệt khi sự tử xảy ra.[465]
Đức Phật đã ngăn những trạng thái đau nhói ấy sanh qua việc nhập vào thiền quả Ứng cúng và lập nguyện (adhiṭṭhāna). Trước tiên, đức Phật nhập thiền quả Ứng cúng (Arahatta-phala-samāpatti) nương vào bảy cách đối với sắc (rūpa-sattaka-vipassanā) và bảy cách đối với danh (a-rūpa-sattaka-vipassanā).[466] Sau khi tiến hành quán những pháp ấy và ngay trước khi nhập vào Quả Ứng cúng, đức Phật đã nguyện:
Từ hôm nay cho đến ngày Viên tịch của ta, mong rằng những trạng thái đau nhói này không xảy ra.
Và kế đến, ngài nhập vào thiền Quả Ứng cúng. Quả Ứng cúng nghĩa là tâm Quả Ứng cúng, có Nibbāna làm cảnh, sinh khởi liên tiếp trong một thời gian dài. Bởi vì quá trình quán mạnh mẽ và hùng mạnh, cho nên thiền Quả Ứng cúng cũng mạnh mẽ và hùng mạnh. Do cố gắng ráng chịu vì quán và cố gắng ráng chịu vì nhập thiền Quả, những trạng thái đau nhói đã không sinh khởi trong mười tháng, là thời gian còn lại trước ngày Viên tịch của đức Phật. Nhưng Ngài phải nhập vào thiền Quả ấy mỗi ngày cho đến khi ấy.[467]
Sau an cư mùa mưa, đức Phật đã du hành từ nơi này sang nơi khác, và cuối cùng đi đến Vesālī. Ba tháng trước ngày rằm Vesākha, vào ngày rằm tháng Hai, tại Cāpāla Cetiya, đức Phật đã quyết định từ bỏ sự mong muốn sống (āyusaṅkhāra ossajjana). Điều đó có nghĩa là chi? Vào ngày ấy, Ngài đã quyết định:[468]
Temāsamattameva pana samāpattiṃ samāpajjitvā tato paraṃ na samāpajji ssāmīti cittaṃ uppādesi.
Từ hôm nay cho đến ngày rằm Vesākha, ta sẽ tiến hành nhập thiền Quả này. Rồi về sau ta sẽ không nhập vào nữa.
Đức Phật Bày Tỏ Mong Muốn Của Ngài
Cho nên vào ngày ấy, trước hội chúng Bhikkhu Saṅgha, trong hội trường của tu viện Mahāvana, đức Phật thông báo rằng ngài đã từ bỏ sự mong muốn sống. Ngài nói với Tăng chúng Bhikkhu Saṅgha:[469]
Tasmātiha bhi kkhave ye te mayā dhammā abhiññā desitā, te vo sādhukaṃ uggahetva āsevitabbā bhāvetabbā bahulīkātabbā.
Này chư Bhikkhu, các ông, người mà ta đã làm cho biết sự thật về pháp mà ta có trực tiếp thấu biết rõ (chứng ngộ), sau khi đã học chúng một cách trọn vẹn, cần phải chuyên chú tâm vào chúng, cần phải tu tiến chúng, và thường tu tiến chúng.
Đức Phật chỉ dạy pháp mà Ngài đã trực tiếp trải qua. Ở đây, đức Phật đã bày tỏ mong muốn của Ngài về Giáo pháp của mình, và chỉ dẫn Tăng chúng như sau:
1) Tăng chúng cần phải học thuộc lòng giáo Pháp của Ngài một cách trọn vẹn, nhưng chỉ riêng việc học thuộc lòng thì không đủ. Đây là mong muốn thứ nhất của đức Phật.
2) Ngài chỉ dẫn Tăng chúng tu tiến, chuyên chú tâm vào giáo Pháp của Ngài. Trong Pāḷi được gọi là āsevitabbā, và có nghĩa là chúng ta cần phải cố gắng biết Pháp này trong lúc tu tiến nhiều lần. Nó được dịch là sự tu tiến, trau dồi. Đây là mong muốn thứ hai của đức Phật.
3) Cuối cùng, Ngài chỉ dẫn chúng Tăng cần phải tu tiến (bhāvetabbā) các sự Thật. Bởi vì chúng ta trau dồi, tăng trưởng và tiến bộ là điều cần thiết.
Điều đó có nghĩa là chi? Khi chúng ta tu tiến Pháp, chỉ những pháp thiện (kusala dhammā) chắc chắn sinh khởi trong tiến trình danh pháp (lộ danh) của chúng ta. Đó là, những pháp thiện giới (sīla-kusala-dhamma), những pháp thiện định (samādhi-kusala-dhamma) và những pháp thiện tuệ (paññā-kusala-dhamma). Những pháp thiện này chắc chắn sinh khởi mà không có một sự gián đoạn cho đến Quả Ứng cúng. Nếu một người học trò (sāvaka) của đức Phật đạt được quả Ứng cúng thì tu tiến (bhāvanā) của vị ấy xong. Cho nên, một người học trò của đức Phật cần thiết phải thực hành, tu tiến theo những lời dạy của đức Phật cho đến khi vị ấy đạt được mục tiêu ấy: sự chuyên chú tâm vào việc cần phải tu tiến cho đến Quả Ứng cúng. Để đi đến Quả Ứng cúng, chúng ta cần thiết phải tu tiến nhiều lần. Vì lý do đó, đức Phật đã đưa ra lời chỉ dẫn về Bahulīkātabbā, có nghĩa là chúng ta cần thiết phải tu tiến thường xuyên. Đây là mong muốn thứ ba của đức Phật.
Những mong muốn này đã sinh khởi trong tiến trình danh pháp của đức Phật. Tại sao?[470]
Yathayidaṃ brahmacariyaṃ addhaniyaṃ assa ciraṭṭhiti kaṃ.
Để cho giáo Pháp thuần khiết có thể được vững chắc và trường tồn.
Đó là, duy trì giáo Pháp thuần khiết để cho nó có thể tồn tại trong một thời gian dài.
Bổn Phận Của Chúng Ta Với Tư Cách Là Phật Tử
Điều rất quan trọng là mỗi Phật tử duy trì giáo Pháp thuần khiết, để cho nó không bị mất. Chúng ta cần phải cố gắng. Chúng ta cần phải cố gắng làm gì? Chúng tôi lặp lại:
1) Chúng ta cần phải cố gắng học thuộc lòng Pháp (lời dạy) của đức Phật một cách trọn vẹn.
2) Chúng ta cần phải cố gắng tu tiến theo Pháp của đức Phật để biết những pháp ấy nhờ sự trải nghiệm riêng.
3) Chúng ta cần phải cố gắng tu tiến theo Pháp của đức Phật cho đến Quả Ứng cúng.
Đây là những bổn phận của tất cả Phật tử. Nếu người đó là một Phật tử thì người đó cần phải theo ba sự chỉ dẫn này. Nếu người đó không theo ba sự chỉ dẫn ấy thì người đó chỉ là một Phật tử trên danh nghĩa mà thôi: không phải là một Phật tử thực sự. Nếu người đó theo ba sự chỉ dẫn này một cách trọn vẹn thì người đó là một Phật tử thực sự. Cho nên, hôm nay, bạn có thể xác định:
1) Chúng ta sẽ cố gắng học thuộc lòng Pháp của đức Phật một cách trọn vẹn.
2) Chúng ta sẽ cố gắng tu tiến theo Pháp của đức Phật để biết chúng nhờ sự trải nghiệm riêng.
3) Chúng ta sẽ cố gắng tu tiến theo Pháp của đức Phật cho đến Quả Ứng cúng.
Làm Sao Chúng Ta Có Thể Giúp Ích Cho Đời
Nếu chúng ta làm điều đó, có thể nói rằng chúng ta thở theo mong muốn của đức Phật. Tại sao chúng ta cần phải làm như vậy?[471]
Tadassa bahujanahitāya bahujanasukhāya lokānukampāya atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṃ.
Vì sự lợi ích và hạnh phúc của phần lớn mọi người, vì lòng bi thương hại đối với đời, vì sự lợi ích và hạnh phúc của chư thiên và nhân loại.
Nếu chúng ta tu tiến theo mong muốn của đức Phật thì chúng ta sẽ có thể truyền giáo Pháp cho các thế hệ vị lai làm một di sản.
Chúng ta sẽ có thể dạy chư thiên và nhân loại những điều sau đây:
1) Cố gắng học thuộc lòng Pháp của đức Phật một cách trọn vẹn.
2) Tu tiến theo Pháp của đức Phật, để biết chúng nhờ sự trải nghiệm riêng.
3) Tu tiến theo Pháp của đức Phật cho đến Quả Ứng cúng.
Bằng việc làm đó, chư thiên và nhân loại ấy sẽ nhận được lợi ích và hạnh phúc trong đời này, đạt đến Nibbāna. Nhưng nếu chúng ta không học thuộc lòng Pháp (những lời dạy), và không tu tiến theo những lời dạy ấy thì làm sao chúng ta có thể dạy chư thiên và nhân loại học Pháp của đức Phật, và dạy họ cách để tu tiến theo những pháp ấy, vì chúng ta không có sự am hiểu về chúng? Vì thế, nếu chúng ta có lòng tin (saddhā) đủ mạnh vào giáo Pháp của đức Phật thì Phật tử chúng ta cần phải cố gắng học thuộc lòng những Pháp ấy, chuyên chú tâm vào chúng trong tu tiến, và tu tiến chúng cho đến Quả Ứng cúng.
Làm Sao Chúng Ta Có Thể Bày Tỏ Lòng Tin Của Chúng Ta
Bạn có lòng tin đủ mạnh vào giáo Pháp của đức Phật không? Điều này được nói trong chú giải kinh ‘Ghaṭīkāra’:[472]
Pasanno ca pasannākāraṃ kātuṃ sakkhi ssati.
Người có lòng tin thật sự vào Tam Bảo có thể bày tỏ lòng tin của họ qua việc tu tiến.
Nếu một người đàn ông hay đàn bà không thể bày tỏ lòng tin thì chúng ta không thể nói rằng anh ấy hay cô ấy là một người có lòng tin thật sự. Nếu bạn có lòng tin thật sự vào Pháp của đức Phật thì bạn cần phải học những lời dạy ấy một cách trọn vẹn, tu tiến theo những lời dạy ấy, và không ngưng nghỉ trước khi đạt được Quả Ứng cúng. Đây là những lời quan trọng của đức Phật trước khi Ngài qua đời. Nếu chúng ta có lòng tin vào đức Phật thì chúng ta cần phải tuân theo những lời ấy. Nếu chúng ta có lòng tin vào cha mẹ của chúng ta thì chúng ta cần phải tuân theo những lời chỉ dẫn của họ. Theo cùng cách, chúng ta cần phải tuân theo những lời nói của Cha chúng ta; Cha của chúng talà đức Phật.
Chúng Ta Cần Phải Học và Tu Tiến Những Gì
Như vậy, những lời dạy ấy là những gì? Những lời dạy ấy là:[473]
- Bốn Niệm xứ (Cattāro sati-paṭṭhānā)
- Bốn Chánh cần (Cattāro sammappadhānā)
- Bốn Như ý túc (Cattāro iddhi-pāda)
- Năm Quyền (Pañc-indriyāni)
- Năm Lực (Pañca Balāni)
- Bảy Giác chi (Satta Bojjhaṅgā)
- Nhóm tám Thánh Đạo (Ariyo aṭṭhaṅgi ko Maggo)
Cả thảy có 37 phần pháp Giác ngộ, tức Bồ đề phần (bodhi-pakkhiya-dhamma). Chúng ta hãy phân tích chúng ngắn gọn. Trong Kinh văn Pāḷi, đức Phật đã dạy 37 phần pháp Giác ngộ theo những cách khác nhau, theo ý muốn của các thính giả của ngài. Pháp trong Kinh văn Pāli có thể được rút gọn thành đúng 37 phần pháp Giác ngộ. Nếu những pháp ấy được viết súc tích thì chỉ có nhóm tám Thánh Đạo. Nếu những pháp ấy được viết súc tích thêm nữa thì chỉ có ba học: giới, định, và tuệ.
Nền Tảng Để Tu Tiến
Trước tiên, chúng ta phải học những học giới (sīlasi kkhā) để tu tiến. Nếu chúng ta không biết ‘học giới’ thì chúng ta không thể làm trong sạch hành vi, việc làm (ācāra) của chúng ta. Kế đến, chúng ta phải học thiền chỉ tịnh để điều chỉnh và chuyên chú định tâm của chúng ta. Nếu chúng ta không biết về thiền chỉ tịnh thì làm sao chúng ta có thể chuyên chú tâm vào (trau dồi) định? Nếu chúng ta không tu tiến định thì làm sao chúng ta có thể điều chỉnh tâm của chúng ta? Kế đến, chúng ta cần phải học cách để chuyên chú tâm vào tuệ. Nếu chúng ta không biết những học tuệ (paññā si kkhā) thì làm sao chúng ta có thể chuyên chú tâm vào tuệ?
Vì thế, để làm trong sạch hành vi, việc làm của chúng ta, để điều chỉnh tâm của chúng ta, và để tu tiến tuệ của chúng ta, trước tiên, chúng ta cần phải học thuộc lòng Pháp. Hơn nữa, chúng ta cần phải chuyên chú tâm vào và tu tiến nó lên đến Quả Ứng cúng.
Cho nên, trong Kinh, đức Phật đã thôi thúc những người học trò của Ngài nhiều lần:[474]
Iti sīlaṃ, iti samādhi, iti paññā.
Sīlaparibhāvito samādhi mahapphalo hoti mahāni saṃso;
samādhiparibhāvitāpaññā mahapphalā hoti mahāni saṃsā.
Paññāparibhāvitaṃ cittaṃ sammadevaāsavehi vimuccati,
seyyathidaṃ kāmāsavā bhavāsavādiṭṭhāsavā avijjāsavā.
Giới như vậy; định như vậy; tuệ như vậy.
Quả lớn, lợi ích lớn của định khi định được tu tiến đầy đủ nương vào giới; quả lớn, lợi ích lớn của tuệ khi tuệ được tu tiến đầy đủ nương vào định.
Tâm mà được tu tiến đầy đủ theo tuệ thì hoàn toàn thoát khỏi dục lậu (kām-āsavā), hữu lậu (bhav-āsavā), tà kiến lậu (diṭṭh-āsavā), vô minh lậu (avijj-āsavā).
Tất cả chúng ta đều có đạt được một tâm định. Nếu, nương vào giới (sīla), chúng ta có thể điều chỉnh tâm của chúng ta thì sức mạnh của tâm định ấy thật phi thường. Tâm ấy có thể thâm nhập sắc siêu lý. Sắc sinh khởi theo những nhóm sắc. Chúng nhỏ hơn nguyên tử. Thân của chúng ta được hình thành từ những nhóm sắc ấy. Tâm định có thể phân tích những nhóm sắc ấy. Tâm định cũng có thể thâm nhập sự thật siêu lý của danh pháp. Tâm định có thể thâm nhập vào những nguyên nhân của chúng. Tâm định có thể thâm nhập tính sinh khởi và diệt mất của danh pháp, sắc pháp, và những nguyên nhân của chúng. Tuệ quán này được gọi là trí. Trí này tiến triển do định nương vào giới. Tâm định và trí là tâm lực. Tâm lực này có thể dẫn đến việc đạt đến Nibbāna, đoạn trừ tất cả ái luyến, tất cả phiền não và tất cả khổ.
Khi danh pháp được phát triển đầy đủ nhờ định, tuệ quán hoàn toàn có thể giải thoát người tu thiền khỏi dục lậu và vòng luân hồi. Nhưng định ấy cần phải được nương vào giới (sīla). Đối với người cư sĩ, năm giới là cần thiết. Chúng là:
1) tránh sát hại bất cứ chúng sanh nào.
2) tránh trộm cắp.
3) tránh tà dâm.
4) tránh nói dối.
5) tránh uống bia và rượu.[475]
Năm giới này là cần thiết cho tất cả Phật tử tại gia. Nếu người làm đứt, làm hư hoại bất cứ giới nào trong năm giới này thì người tự động không còn là một Phật tử tại gia (cận sự nam/cận sự nữ (upāsaka/upāsi kā)) thật sự. Nơi nương náu của người vào Tam Bảo đã bị làm vô hiệu. Phật tử cũng cần phải tránh tà mạng. Họ cần phải không được dùng của cải, tài sản đã kiếm được bằng cách sát hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói phỉ báng, nói lời ác độc, hay nói nhảm nhí, vô ích. Họ cần phải không tham gia vào năm dạng buôn bán, kinh doanh sai trái: buôn bán vũ khí, người, động vật để mổ thịt, rượu và chất làm say khác, hay chất độc.
Như vậy, giới-sīla rất quan trọng đối với tất cả Phật tử, không chỉ để đạt đến Nibbāna, mà còn để đi đến một trạng thái an vui sau khi tử. Nếu hành vi, việc làm của người không được trong sạch thì nó không dễ để đi đến một trạng thái an vui sau khi tử, bởi vì vào lúc tử, những ác hạnh ấy thường bám theo tâm của người, xuất hiện trong tâm của người. Bằng việc bắt một trong những ác hạnh ấy làm cảnh của tâm, thường người đi đến một trong bốn cõi khổ sau khi tử. Giới cũng quan trọng để quán thấy sự hạnh phúc và an tịnh trong kiếp sống hiện tại. Không có sự trong sạch trong hành vi, việc làm, thì một người không thể quán thấy sự hạnh phúc và an tịnh. Người có tính nết xấu thì tất nhiên bị vây quanh bởi những kẻ thù. Người mà có nhiều kẻ thù thì không thể quán thấy bất cứ sự hạnh phúc nào.
Thiền Chỉ Tịnh (Samatha) Và Thiền Quán (Vipassanā)
Kế đến, đức Phật đã dạy những thứ sau đây:[476]
Yo ca vassasataṃ jīve, dussīlo asamāhito;
Ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo, Sīlavantassa jhāyino.
Dù người có sống một trăm năm mà không có giới và định thì kiếp sống của người đó không xứng đáng để tôn kính, ca ngợi; tốt hơn là sống một ngày mà có giới và định.
Tại sao? Bởi vì tâm mà được tu tiến đầy đủ nhờ định có thể sản sanh tuệ cao quí, là pháp có thể thấy Nibbāna, dứt vòng luân hồi, và có thể tiêu trừ tất cả phiền não và khổ.
Như vậy, chúng ta cần phải tu tiến thiền chỉ tịnh và thiền quán nương vào giới. Để tu tiến thiền chỉ tịnh và thiền quán, chúng ta cần phải tu tiến Bốn Niệm xứ (Cattāro sati-paṭṭhānā):
1) Thân-tuỳ quán niệm xứ (kāy-ānupassanā satipaṭṭhāna)
2) Thọ-tuỳ quán niệm xứ (vedan-ānupassanā satipaṭṭhāna)
3) Tâm-tuỳ quán niệm xứ (citt-ānupassanā satipaṭṭhāna)
4) Pháp-tuỳ quán niệm xứ (dhamm-ānupassanā satipaṭṭhāna)
‘Thân’ (kāya) là chi? Có hai loại ‘thân’ trong quán, minh sát (vipassanā): sắc-thân (rūpa-kāya) và danh-thân (nāma-kāya). Sắc-thân là một nhóm hai mươi tám thứ sắc. Danh-thân là một nhóm những tâm và các sở hữu tâm tương ưng liên hợp của chúng. Nói theo cách khác, hai thân là năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, và thức. Nhưng cảnh hay đối tượng của thiền chỉ tịnh như là hơi thở, ba mươi hai thân phần là bất tịnh, và bốn giới thì cũng được gọi là thân. Tại sao? Chúng cũng được kết lại (thành khối) sắc. Chẳng hạn, hơi thở là một nhóm những nhóm sắc bắt nguồn từ tâm. Nếu chúng ta phân tích những nhóm sắc ấy thì chúng ta thấy rằng có chín thứ sắc trong mỗi nhóm: địa giới, thuỷ giới, hoả giới, và phong giới, sắc màu, khí, vị, dưỡng chất, và thinh. Xương cũng được những nhóm sắc kết lại (thành khối). Nếu xương còn sống thì có tổng số năm loại nhóm sắc. Nếu chúng ta phân tích những nhóm sắc ấy thì chúng ta thấy rằng có bốn mươi bốn thứ sắc.[477]
Như vậy, trong thân-tuỳ quán (kāy-ānupassanā), đức Phật đã dạy hai loại thiền: thiền chỉ tịnh và thiền quán. Trong thân-tuỳ quán, Ngài bao gồm niệm hơi thở, và ba mươi hai thân phần v.v...Vì thế, nếu bạn đang tu tiến niệm hơi thở là bạn đang tu tiến thân-tuỳ quán. Tu tiến những thiền chỉ tịnh ấy là ngầm quán thân. Sau khi bạn đã thành công trong tu tiến thiền chỉ tịnh, bạn chuyển sang thiền quán: việc quan sát thấy biết rõ và xác định sắc và danh pháp. Khi bạn tu tiến thiền sắc nghiệp xứ là bạn quan sát thấy biết rõ hai mươi tám thứ sắc: đó cũng là tu tiến thân-tuỳ quán. Khi bạn tu tiến thiền danh nghiệp xứ là bạn quan sát thấy biết rõ các thọ: đó là thọ-tuỳ quán (vedan-ānupassanā); bạn quan sát thấy biết rõ tâm: đó là tâm-tuỳ quán (citt-ānupassanā); bạn quan sát thấy biết rõ xúc: đó là pháp-tuỳ quán (dhamm-ānupassanā). Nhưng việc chỉ quan sát thấy biết rõ thọ, tâm, và xúc thì không đủ để đạt được những tuệ quán. Như vậy, chúng ta cần phải quan sát thấy biết rõ các sở hữu tâm tương ưng liên hợp còn lại. Sau khi đã quan sát thấy biết rõ danh và sắc pháp, chúng ta cần phải quan sát thấy biết rõ các nguyên nhân của chúng trong quá khứ, hiện tại, và vị lai. Đây là Tuệ hiển duyên (tuệ thấy biết rõ nguyên nhân) (paccaya-pariggaha-ñāṇa). Sau Tuệ hiển duyên, khi bạn đã đi đến cấp độ quán, bạn có thể làm nổi bật hoặc sắc, thọ, tâm hay xúc. ‘Làm nổi bật’ không có nghĩa là bạn phải quan sát thấy biết rõ chỉ một trạng thái. Bạn có thể làm nổi bật sắc pháp, nhưng bạn cần phải không lơ là danh pháp. Nghĩa là, bạn cũng phải quan sát thấy biết rõ thọ, tâm, và pháp.[478]
Bạn có thể làm nổi bật các thọ để thay thế. Nhưng một mình các thọ thì không đủ. Bạn cũng phải quan sát thấy biết rõ các hành uẩn tương ưng liên hợp của chúng, sắc vật của chúng, và cảnh của chúng. Năm vật và cảnh của chúng là sắc pháp. Cũng như thế đối với những tâm và pháp.[479]
Như vậy, ở đây, vipassanālàquán, quan sát theo bản chất vô thường, khổ não, và vô ngã của danh-sắc và các nguyên nhân của chúng. Những pháp ấy diệt mất ngay khi chúng sinh khởi, cho nên chúng là vô thường. Chúng liên tiếp bị áp bức bởi sự sanh và diệt mất, cho nên chúng là khổ. Trong những pháp ấy không có linh hồn, không có pháp chi bền vững, thường hằng và bất diệt, cho nên chúng là vô ngã. Quan sát thấy biết rõ bản chất vô thường, khổ não, và vô ngã của danh-sắc, và các nguyên nhân và quả của chúng, được gọi là thiền quán. Khi bạn tu tiến thiền chỉ tịnh và thiền quán, chúng ta có thể nói bạn đang tu tiến Bốn Niệm xứ.
Khi bạn tu tiến Bốn Niệm xứ, bạn cần phải đánh thức đủ Bốn Chánh cần (Cattāro samma-ppadhāna). Chúng là:
1) Cố gắng ngăn ngừa những trạng thái bất thiện cho đừng sanh.
2) Cố gắng trừ tiệt những trạng thái bất thiện đã sanh.
3) Cố gắng làm sinh khởi những trạng thái thiện chưa sanh (pháp thiện định, pháp thiện quán, pháp thiện đạo, v.v...).
4) Cố gắng phát triển những trạng thái thiện ấy lên đến Quả Ứng cúng.
Bạn cần phải tu tiến ra sao? Bạn cần phải tu tiến theo Bốn Niệm xứ. Khi tu tiến, bạn cần phải đánh thức đủ bốn loại tinh cần vừa đề cập: ‘Dù cho thịt và máu của ta có bị khô cạn, chỉ còn lại xương và gân, nhưng ta sẽ không từ bỏ thiền của ta.’
Khi bạn tu tiến, bạn cần phải có Bốn Như ý túc (Cattāro iddhipādā):
1) Dục, mong muốn (chanda): chúng ta cần phải có Dục, mong muốn mạnh mẽ và hùng mạnh để vươn tới nibbāna.
2) Cần (vīriya): chúng ta cần phải có Cần mạnh mẽ và hùng mạnh để vươn tới Nibbāna.
3) Tâm (citta): chúng ta cần phải có Tâm mạnh mẽ và hùng mạnh để vươn tới Nibbāna,
4) Thẩm (vimaṃsa): chúng ta cần phải có Tuệ quán mạnh mẽ và hùng mạnh để vươn tới Nibbāna.
Nếu chúng ta có Dục (mong muốn) đủ mạnh thì chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của chúng ta. Không có pháp chi chúng ta không thể đạt được nếu chúng ta có đủ mong muốn. Nếu chúng ta có Cần đủ mạnh thì chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của chúng ta. Không có pháp chi chúng ta không thể đạt được nếu chúng ta có đủ tinh cần. Nếu chúng ta có Tâm đủ mạnh thì chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của chúng ta. Không có pháp chi chúng ta không thể đạt được nếu chúng ta có một tâm mạnh mẽ và hùng mạnh. Nếu chúng ta có Thẩm, tuệ quán đủ mạnh thì chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của chúng ta. Không có pháp chi chúng ta không thể đạt được nếu chúng ta có đủ trí.
Khi chúng ta tu tiến bốn niệm xứ, chúng ta cũng cần phải có năm Quyền[480] (pañc-indriyāni). Chúng là:
1) Tín (saddhā): chúng ta cần phải có đủ lòng tin kiên cố vào đức Phật và Giáo pháp của Ngài.
2) Cần (vīriya): chúng ta cần phải làm cho đủ tinh cần kiên cố.
3) Niệm (sati): chúng ta cần phải có đủ niệm vững chắc biết theo cảnh đề mục thiền. Nếu nó là một cảnh đề mục của thiền chỉ tịnh thì nó phải là một cảnh như tướng của niệm hơi thở hay tướng kasiṇa. Nếu nó là một cảnh đề mục của thiền quán thì nó phải là danh, sắc, và các nguyên nhân của chúng.
4) Định (samādhi): chúng ta phải có đủ định an chỉ nương vào cảnh đề mục của thiền chỉ tịnh và quán.
5) Trí (paññā): chúng ta phải có đủ trí biết rõ về cảnh đề mục của thiền chỉ tịnh và quán.
Năm quyền này điều chỉnh tâm của người tu thiền, như thế, nó không rời khỏi nhóm tám Thánh Đạo, là pháp dẫn đến nibbāna. Nếu bạn không có bất cứ quyền nào trong những quyền này thì bạn không thể đi đến mục tiêu của bạn. Bạn không thể điều chỉnh tâm của bạn. Những quyền này có khả năng điều chỉnh tâm của bạn, để cho nó không rời khỏi cảnh đề mục thiền của mình. Khả năng này còn được gọi là tâm lực (bala). Từ quan điểm về tâm lực, năm Quyền được gọi là năm Lực (pañca balāni).
Ngoại trừ Bốn Niệm xứ, còn có Bảy Giác-chi (satta-bojjhaṅgā), là pháp rất quan trọng.
Chúng là:
1) Niệm (sati)
2) Trạch pháp (dhamma-vicaya): đây là tuệ quán.
3) Tinh cần (vīriya)
4) Hỷ (pīti)
5) An tịnh (passaddhi)
6) Định (samādhi)
7) Xả (upekkhā)
Cuối cùng, có nhóm tám Thánh Đạo (Ariyo aṭṭhaṅgi ko Maggo):
1) Chánh kiến (sammā-diṭṭhi)
2) Chánh tư duy (sammā-saṅkappa)
3) Chánh ngữ (sammā-vācā)
4) Chánh nghiệp (sammā-kammanta)
5) Chánh mạng (sammā-ājīva)
6) Chánh tinh cần (sammā-vāyāma)
7) Chánh niệm (sammā-sati)
8) Chánh định (sammā-samādhi)
Nói theo cách khác, nó là giới, định, và tuệ: ba học. Chúng ta cần phải tu tiến ba học này một cách có hệ thống.
Cả thảy, có ba mươi bảy phần pháp Giác ngộ (bodhi-pakkhiya-dhamma). Nó là sự mong muốn của đức Phật mà những người học trò của Ngài học ba mươi bảy phần pháp Giác ngộ này thuộc lòng, và tu tiến chúng cho đến Quả Ứng cúng. Nếu chúng ta làm như vậy thì chúng ta có thể truyền trao di sản này sang các thế hệ tương lai. Bằng việc làm như vậy, chúng ta và các thế hệ tương lai sẽ nhận được những lợi ích và hạnh phúc trong đời này, cho đến lúc đạt đến Nibbāna.
Sự Khích Lệ Của Đức Phật Cho Tăng Chúng
Đức Phật nói thêm:[481]
Handa dāni, bhi kkhave, āmantayāmi vo, vayadhammā saṅkhārā appamādena sampādetha.
Này chư bhikkhu, bây giờ ta khích lệ các ông: tất cả pháp hành bị tạo là những pháp đều suy vong, diệt mất. Hãy cố gắng siêng năng!
Tất cả danh-sắc và các nguyên nhân của chúng được gọi là chư pháp hành (saṅkhāra), bởi vì chúng bị trợ tạo bởi các nguyên nhân tương ứng của chúng. Chư pháp Hành luôn vô thường.
Bạn cần phải không quên về bản chất vô thường. Bởi do bạn quên về bản chất vô thường, nên bạn mong muốn đạt được pháp chi đó cho bản thân, cho con trai, con gái, gia đình, v.v... Nếu bạn biết bất cứ thứ gì về Bản chất vô thường thì bạn sẽ cố gắng thoát khỏi nó suốt kiếp sống của mình. Như vậy, bạn phải không quên đức Phật đã khích lệ chúng ta ra sao:
Này chư bhikkhu, bây giờ ta khích lệ các ông: tất cả chư pháp hành bị tạo là những thứ suy vong, diệt mất. Hãy cố gắng siêng năng!
Kế đến đức Phật nói:
Na ciraṃ Tathāgatassa PariNibbānaṃ bhavi ssati. Ito tinnaṃ māsānaṃ accayena Tathāgato parinibbāyi ssati.
Thời điểm Viên tịch của Như lai cận kề. Ba tháng kể từ hôm nay Như lai sẽ viên tịch.
Điều đó có nghĩa là Ngài sẽ hoàn toàn vắng lặng. Những lời ấy là những lời thật buồn để nghe. Đức Phật còn nói:
Paripakko vayo mayhaṃ, parittaṃ mama jīvitaṃ.
Tuổi của ta giờ đã đến lúc hoàn toàn chín muồi; thọ mạng còn lại không dài.
Ngài đã mô tả tuổi già của Ngài cho Trưởng lão Ānanda:[482]
Này Ānanda, bây giờ ta yếu, tuổi già, lão hoá, bệnh kiệt sức đến mức không dậy nổi. Đây là năm thứ tám mươi của ta, và tuổi thọ của ta đã hết. Này Ānanda, như một cổ xe cũ được kiềm giữ lại với nhau gặp nhiều khó khăn, trở ngại, cũng thế, thân của Như lai được tiếp tục chỉ bằng sự chịu đựng.
Này Ānanda, chỉ khi Như lai không chú ý đến những cảnh ngoại phần, với sự dừng của thọ nào đó, nhập và trú lại trong vô tướng tâm định (animitta ceto-samādhi),[483] mà thân của ta được dễ chịu.
Đức Phật đã nói thêm:[484]
Pahāya vo gami ssāmi, kataṃ me saraṇamattano.
Ta đi đây, ta cáo biệt các ông, ta nương vào chính ta thôi.
Đó có nghĩa là Ngài sẽ Viên tịch, và rời khỏi chư bhikkhu. Ngài đã thiết lập Quả Ứng cúng của chính mình làm nơi nương náu.
Lời Chỉ Giáo Của Đức Phật Cho Chư Bhikkhu
Đó là lý do tại sao đức Phật còn nói:[485]
Này Ānanda, vì thế, là hòn đảo cho chính các ông, nơi nương náu cho chính các ông, không tìm kiếm nơi nương náu bên ngoài; có Pháp làm hòn đảo của các ông, Pháp là nơi nương náu của các ông, không tìm kiếm nơi nương náu nào khác.
Và này Ānanda, làm sao một bhikkhu là một hòn đảo cho chính ông ấy, một nơi nương náu cho chính ông ấy, không tìm kiếm nơi nương náu bên ngoài, có Pháp làm hòn đảo của ông ấy, Pháp làm nơi nương náu của ông ấy, không tìm kiếm nơi nương náu nào khác?
Câu trả lời của đức Phật như sau:[486]
Appamattāsatimanto susīlā hotha bhi kkhavo. Susamāhitasaṅkappā sacitta-manurakkhatha.
Kế đến, hởi chư bhikkhu, có ‘sự siêng năng chú ý, cảnh tỉnh Giác’, có ‘thường nhớ, không lơ lãng’ và ‘giới thanh tịnh trong sạch’. Có ‘sự quyết định mạnh mẽ, vững vàng’, canh giữ tâm của các ông.
Susīlā hotha bhi kkhavo nghĩa là: ‘bhikkhu cần phải cố gắng để làm trong sạch hành vi, việc làm của của các ông. Các ông cần phải cố gắng để là những bhikkhu có sự trong sạch hoàn toàn của hành vi, việc làm.’Điều này có nghĩa là chúng ta cần phải chuyên chú tâm vào ‘học giới’, đó là: Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng.
Susamāhita-saṅkappā: Susamāhita nghĩa là chúng ta cần phải tu tiến ‘địnhhọc’, đó là Chánhcần, Chánh niệm và Chánh định. Saṅkappā nghĩa là ‘học tuệ’, đó là Chánh tư duy và Chánh kiến.
Appamattā nghĩa là thấy bằng tuệ quán bản chất vô thường, khổ não, và vô ngã trong chư pháp hành.
Satimanto nghĩa là khi chúng ta tu tiến ba học về hành vi của giới, định, và tuệ, chúng ta cần phải có đủ niệm.
Như vậy, chúng ta cần phải có sự thường nhớ, không lơ lãng và sự siêng năng chú ý. Thường nhớ là pháp chi? Thường nhớ bốn Niệm xứ, về danh-sắc, hay nói theo cách khác, chúng ta cần phải có sự thường nhớ về chư pháp hành.
Cuối cùng, đức Phật nói:
Yo imasmiṃ dhamma-vinaye appamatto vihessati. Pahāya jāti saṃsāraṃ dukkhassantaṃ kari ssati.
Người mà nghiêm túc tiếp tục theo đuổi Pháp (Dhamma) và Luật (Vinaya) sẽ vượt khỏi vòng luân hồi, và trở nên dứt khổ.
Vì thế, nếu chúng ta muốn đi đến kết thúc vòng luân hồi thì chúng ta cần phải theo Phật pháp; đó là, nhóm tám Thánh Đạo. Chúng ta hãy cố gắng bằng tinh cần trước khi sự tử xảy ra. Mong tất cả chúng sanh được an vui.
____________________________________
Chú Thích
AĐức Phật Gotama có nhập ba loại Quả Ứng cúng:
1) Nhập thiền Quả liền kề Đạo (Magg-ānantara-phala-samāpatti)
2) Nhập thiền Quảhồi phục làm dịu thân (Valañjana-phala-samāpatti)
3) Nhập thiền Quả duy trì thọ mạng (Āyusaṅkhāra-phala-samāpatti)
1) Nhập thiền Quả vô gián Đạo: Nhập Quả Ứng cúng này xảy ra ngay sau thiện-nghiệp Thánh Đạo Ứng cúng: nó có trạng thái không ngăn cách Quả, và được xem là một thiền nhập sát-na Quả (khaṇi ka-Phala-samāpatti). Ba sát-na tâm quả mà sanh ngay sau một Tâm Thánh Đạo Ứng cúng của đức Phật là thuộc loại này.
2) Nhập thiền Quả hồi phục làm dịu thân: đây là thiền nhập Quả Ứng cúng được duy trì liên tục mà một bậc Ứng cúng có thể vào theo ý muốn, là Nhập thiền Quả, đó là việc hưởng an vui của Nibbāna, và còn được xem là một thiền nhập sát-na Quả (khaṇi ka-Phala-samāpatti). Đức Phật luôn luôn nhập vào thiền này, thậm chí trong lúc thuyết, thính giả hoan nghênh bằng cách nói lời ‘Sādhu, Sādhu’.
3) Nhập thiền Quả duy trì thọ mạng: Nhập thiền Quả Ứng cúng này luôn theo sau thiền quán, minh sát có bảy cách đối với sắc pháp và bảy cách đối với danh pháp:A chúng đã được Giác hành giả tu tiến trước ngưỡng cửa Giác ngộ dưới cội cây đại Giác (Mahābodhi), và đức Phật nhập mỗi ngày từ ngày chứng đau lưng của Ngài sanh ở làng Veḷuva cho đến lúcViên Tịch của Ngài. Lúc sắp hoàn thành thiền quán, và nhập vào thiền quả Ứng cúng này, đức Phật xuất khỏi thiền, rồi quyết tâm, ‘Từ hôm nay cho đến ngày Đại Viên tịch (MahāPariNibbāna), mong cho những trạng thái đau nhói này không xảy ra’, rồi Ngài lại tiếp tục quán để sau đấy nhập thiền Quả Ứng cúng.
Sự khác nhau giữa ‘Nhập thiền sát-na Quả’ và ‘Nhập thiền Quả duy trì thọ mạng’ là quán trước. ‘Nhập thiền sát-na Quả Ứng cúng’ đó chỉ là hưởng an vui Nibbāna được quán trước bằng một cách thông thường của việc tiến hành quán, trong khi ‘Nhập thiền Quả Ứng cúng duy trì thọ mạng’ được quán trước bằng một cách cao hơn của quán minh sát mà phụ thuộc vào sự tinh cần mạnh mẽ hơn, đó là, Bảy cách đối với sắc (rūpa-sattaka) và Bảy cách đối với danh (a-rūpa-sattaka). Sự khác biệt trong thực tế là ‘Nhập thiền sát-na Quả Ứng cúng’ ấy ngăn sự đau chỉ với điều kiện là còn nhập thiền: Như một hòn đá rơi vào nước tách nước ra, chỉ cần là sự tác động của hòn đá còn, sau đó tảo rong lại trở lại. Nhưng ‘Nhập thiền Quả Ứng cúng duy trì thọ mạng’ có thể ngăn sự đau nhói trong một khoảng thời gian xác định (ở đây là mười tháng): cứ như là một người đàn ông mạnh mẽ đi xuống một cái hồ và thu dọn tảo rong, là thứ sẽ không trở lại trong một thời gian đáng kể.
_____ () _____
Bài Thuyết #9: LOẠI XẢ THÍ CAO THƯỢNG NHẤT
(Bài Thuyết Tuỳ Hỷ Đến Những Người Xả Thí, Những Người Tổ Chức Và Những Người Phục Vụ) [479]
MỞ ĐẦU
Có hai loại xả thí:
1) Xả thí có quả trọn vẹn
2) Xả thí không có quả
Bạn ưu tiên cho loại xả thí nào? Xin mời trả lời câu hỏi của chúng tôi.
Chúng ta hãy xem xét mong muốn của đức Phật về những người học trò (sāvaka) của Ngài, về việc xả thí trong hệ thống giáo pháp này. Sự ưu tiên của bạn và sự ưu tiên của đức Phật có thể là giống hay khác nhau. Để tìm ra sự ưu tiên của đức Phật, chúng ta hãy xem xét kinh Phân loại xả thí ‘Dakkhiṇā-vibhaṅga’sutta.[480]
Một thời, đức Phật sống trong xứ của người Sakya, ở tại Kapilavatthu trong vườn của Nigrodha. Khi ấy mahāpajāpatigotamī đã đi đến đức Phật với một bộ y mới, là y đã được bà làm như những người thợ dệt lành nghề. Sau khi tỏ lòng tôn kính đến đức Phật, bà ngồi xuống một bên và trình bày đến đức Phật: ‘Thưa Bhante, bộ y mới này đã được con quay tơ, dệt, và may chỉ dành cho đức Phật. Thưa Bhante, đức Phật hãy mở lòng bi mẫn tội nghiệp nhận bộ y này từ con.’ Rồi đức Phật nói:
Này Gotamī, hãy dâng y này cho Tăng chúng. Khi bà dâng cho Tăng chúng, việc xả thí sẽ được làm đến cả Ta và Tăng chúng.
Bà đã hỏi xin đức Phật ba lần, và đức Phật đã trả lời ba lần. Kế đến, đại đức Ānanda đã nói với đức Phật: ‘Thưa Bhante, Ngài vui lòng nhận bộ y mới từ Mahāpajāpatigotamī. Mahāpajāpatigotamī đã từng đỡ đần cho Ngài rất nhiều. Tuy bà là em gái của mẹ Ngài, nhưng bà từng là người bảo mẫu của Ngài, là mẹ nuôi của Ngài, và là người cho Ngài sữa. Bà ấy từng cho Ngài bú sữa khi mẹ của Ngài mất.
‘Đức Phật đã giúp ích cho Mahāpajāpatigotamī rất nhiều. Đó là nhờ có đức Phật mà Mahāpajāpatigotamī quy y đức Phật, giáo Pháp, và Tăng chúng. Đó là nhờ có đức Phật mà Mahāpajāpatigotamī kiêng tránh sát hại chúng sanh có sự sống, tránh lấy của không cho, tránh hành vi sai trái trong dâm dục, tránh nói dối, và tránh bia và rượu, những thứ ấy là nền tảng của sự sao nhãng không để tâm, không cẩn thận. Đó là nhờ có đức Phật mà Mahāpajāpatigotamī có được lòng tin trọn vẹn vào đức Phật, Giáo Pháp, và Tăng chúng, và rằng bà ấy có được đức tính tốt được yêu quý bởi chư thánh (Ariya). Đó là nhờ có đức Phật mà Mahāpajāpatigotamī được thoát khỏi hoài nghi sự thật về Khổ (khổ đế-dukkha sacca), sự thật về Nguyên nhân của Khổ (tập đế-Samudaya sacca), sự thật về sự Dứt khổ (diệt đế-Nirodha sacca), và Thánh Đế về Con đường dẫn đến sự dứt khổ (đạo đế-Magga sacca). Như vậy, đức Phật cũng đã giúp ích rất nhiều cho Mahā-pajāpatigotamī.’
Nợ Của Học Trò Đối Với Thầy Của Mình
Kế đến, đức Phật đáp như sau:
Đó là như vậy, này Ānanda, đó là như vậy.
- Khi một người học trò, nhờ có một người thầy, mà quy y đức Phật, giáo Pháp, và Tăng chúng, ta nói rằng nó không dễ để người học trò ấy đến báo đáp lại người thầy bằng việc bày tỏ lòng tôn kính đến thầy, đứng dậy vì thầy, chấp thuận thầy, tôn kính chào và phục vụ có lễ độ, và bằng việc chuẩn bị đầy đủ bốn vật dụng thiết yếu.
- Khi một người học trò, nhờ có người thầy, mà tránh sát hại chúng sanh có sự sống, tránh lấy của không cho, tránh hành vi sai trái, tránh việc làm trong dâm dục, tránh nói dối, và tránh bia và rượu, những thứ ấy là nền tảng của sự sao nhãng không để tâm, không cẩn thận, ta nói rằng nó không dễ để người học trò ấy đến báo đáp lại người thầy bằng việc bày tỏ lòng tôn kính đến thầy, đứng dậy vì thầy, chấp thuận thầy, tôn kính chào và phục vụ có lễ độ, và bằng việc chuẩn bị đầy đủ bốn vật dụng thiết yếu.
- Khi một người học trò, nhờ có người thầy, mà có lòng tin trọn vẹn vào đức Phật, giáo Pháp, và Tăng chúng, và để có đức tính tốt được yêu quý bởi chư Thánh, Ta nói rằng nó không dễ để người học trò ấy đến báo đáp lại người thầy bằng việc bày tỏ lòng tôn kính đến thầy, đứng dậy vì thầy, chấp thuận thầy, tôn kính chào và phục vụ có lễ độ, và bằng việc chuẩn bị đầy đủ bốn vật dụng thiết yếu.
- Khi một người học trò, nhờ có người thầy, mà đã trở nên thoát khỏi hoài nghi sự thật về khổ (Khổ Đế), sự thật về nguyên nhân của khổ (Tập Đế), sự thật về sự dứt khổ (Diệt Đế), và sự thật về con đường dẫn đến sự Dứt khổ (Đạo Đế), ta nói rằng nó không dễ để người học trò ấy đến báo đáp lại người thầybằng việc bày tỏ lòng tôn kính đến thầy, đứng dậy vì thầy, chấp thuận thầy, tôn kính chào và phục vụ có lễ độ, và bằng việc chuẩn bị đầy đủ bốn vật dụng thiết yếu.
Ở đây, chúng ta hãy phân tích ‘Buddha’ có nghĩa là chi. Nếu một người học trò biết Bốn Thánh Đế nhờ sự hướng dẫn của một người thầy, tuệ quán của người học trò về Bốn Thánh Đế có lợi ích hơn những hành động kính trọng, và chuẩn bị đầy đủ bốn vật dụng thiết yếu cho người thầy của vị ấy. Nếu vị ấy biết rõ Bốn Thánh Đế nhờ Tuệ Đạo Nhập lưu (Sot-āpatti-magga-ñāṇa), và Tuệ Quả Nhập lưu (Sot-āpatti-phala-ñāṇa) thì tuệ quán ấy sẽ giúp vị ấy thoát khỏi bốn cõi khổ. Quả này thật kỳ diệu. Những ai sao nhãng không để tâm để thực hiện những hành vi thiện thì thường lang thang khắp bốn cõi khổ. Bốn cõi khổ như nhà của họ: (Pamattassa ca nāma cattāro apāyā sakagehasadi sā).[481] Thỉnh thoảng họ chỉ thăm viếng những cõi vui. Như vậy, đó là một cơ hội rất quý để có thể thoát khỏi bốn cõi khổ. Nó không thể so sánh với những hành động tôn kính, và chuẩn bị đầy đủ về Bốn vật dụng thiết yếu cho người thầy của người học trò.
Lại nữa, nếu một người học trò biết rõ Bốn Thánh Đế nhờ Tuệ Đạo Nhất lai (Sacad-āgāmi-magga-ñāṇa) và Tuệ Quả Nhất lai (Sacad-āgāmi-phala-ñāṇa) thì vị ấy sẽ trở lại cõi nhân loại này chỉ một lần. Nhưng nếu vị ấy biết rõ bốn Thánh Đế nhờ Tuệ Đạo Bất lai (An-āgāmi-magga-ñāṇa), và Tuệ Quả Bất lai (An-āgāmi-phala-ñāṇa) thì tuệ quán của vị ấy sẽ giúp vị ấy thoát khỏi mười một cõi dục. Vị ấy dứt khoát sẽ được tái tục trong một cõi Phạm thiên (brahma). Vị ấy sẽ không bao giờ trở lại cõi dục này nữa. Hạnh phúc, an lạc của Phạm thiên thì cao xa hơn dục lạc. Trong cõi Phạm thiên không có đàn ông, không có đàn bà, không có con trai, không có con gái, không có gia đình. Không có đấu tranh và tranh chấp. Nó không cần để dùng bất cứ vật thực nào. Thọ mạng của họ rất dài. Không có ai có thể làm hư hoại sự hạnh phúc, an lạc của họ. Họ được thoát khỏi tất cả những mối nguy hại. Nhưng họ phải bị lão; phải bị tử; phải bị sanh lại lần nữa, nếu họ không đạt được Quả Ứng cúng.
Lại nữa, nếu một người học trò biết bốnThánh Đế nhờ Đạo Ứng cúng (Arahatta-magga) và Quả Ứng cúng (Arahatta-phala) thì tuệ quán của vị ấy sẽ dẫn đến sự thoát khỏi vòng luân hồi của vị ấy. Sau Viên tịch của mình, vị ấy sẽ dứt khoát nhập Nibbāna, và vị ấy sẽ không còn khổ chút nào nữa, không còn sanh, lão, bệnh, tử, v.v... Như vậy, những lợi ích này thì giá trị hơn những hành động tôn kính, và chuẩn bị đầy đủ bốn vật dụng thiết yếu cho người thầy của người học trò. Thậm chí nếu một người học trò dâng một chồng vật dụng thiết yếu cao như núi Meru thì việc xả thí ấy không đủ để báo đáp lại nợ của vị ấy, bởi vì sự thoát khỏi vòng luân hồi, hay sự thoát khỏi sanh, lão, bệnh, và tử thì giá trị hơn.
Bốn Thánh Đế mà người học trò đã thấu biết rõ là chi?
1) Khổ Đế (dukkha-sacca): Thánh đế về khổ, đây là năm uẩn. Nếu một người học trò nhờ nương vào một người thầy mà được biết rõ Khổ Đế thì tuệ quán này giá trị hơn những hành động tôn kính, và chuẩn bị đầy đủ bốn vật dụng thiết yếu cho người thầy.
2) Tập Đế (Samudaya-sacca): Thánh đế về nguyên nhân của khổ, đây là pháp duyên sinh. Nếu một người học trò nhờ nương vào một người thầy mà được biết rõ pháp duyên sinh thì tuệ quán này còn giá trị hơn những hành động tôn kính, và chuẩn bị đầy đủ bốn vật dụng thiết yếu cho người thầy.
3) Diệt Đế (Nirodha-sacca): Thánh đế về sự dứt khổ, đây là Nibbāna. Nếu một người học trò nhờ nương vào một người thầy mà được biết rõ nibbāna thì tuệ quán này còn giá trị hơn những hành động tôn kính, và chuẩn bị đầy đủ bốn vật dụng thiết yếu cho người thầy.
4) Đạo Đế (Magga-sacca): Thánh đế về con đường dẫn đến sự dứt khổ, đây là nhóm tám Thánh Đạo. Nói theo cách khác, đây là tuệ quán (vipassanā-ñāṇa) và Tuệ đạo (Magga-ñāṇa).
Nếu một người học trò nhờ nương vào một người thầy mà có được Tuệ quán và Tuệ đạo thì những tuệ quán này giá trị hơn những hành động tôn kính, và chuẩn bị đầy đủ bốn vật dụng thiết yếu cho người thầy, bởi vì những tuệ quán này dẫn đến sự thoát khỏi vòng luân hồi của người học trò, trong khi những hành động tôn kính, và chuẩn bị đầy đủ bốn vật dụng thiết yếu, không thể là một nguyên nhân trực tiếp cho sự thoát khỏi vòng luân hồi. Tuy nhiên, việc xả thí bốn vật dụng thiết yếu có thể là một nguyên nhân gián tiếp góp phần cho người đang tu tiến pháp chỉ tịnh và pháp quán để đạt đến Nibbāna.
Những Cơ Hội Không Nên Bỏ Lỡ
Lại nữa, ở đây chúng tôi muốn giải thích thêm nữa. Năm uẩn là thánh Đế thứ nhất, tức là Khổ Đế. Trong năm uẩn được bao gồm sắc uẩn. Sắc sinh khởi thành những loại nhóm sắc (hạt nhỏ) khác nhau. Khi người tu thiền phân tích những loại nhóm sắc khác nhau, vị ấy thấy rằng có tất cả 28 thứ sắc. Xin vui lòng xem xét vấn đề này. Ngoài một hệ thống giáo pháp của đức Phật, không có người nào có thể dạy về những thứ sắc này, và cách để phân loại chúng. Duy nhất đức Phật và những người học trò của Ngài có thể quan sát thấy biết rõ những thứ sắc này, và dạy cách để phân loại chúng. Lại nữa, trong năm uẩn cũng được bao gồm bốn danh uẩn. Ngoại trừ tâm tái tục, tâm hữu phần, và tâm tử thì những danh pháp này sanh theo những tiến trình danh pháp (lộ). Đức Phật đã dạy chính xác có bao nhiêu sở hữu tâm tương ưng, phối hợp với một tâm trong một sát-na tâm, và Ngài đã dạy cách để quan sát thấy biết rõ và phân loại chúng. Không có người thầy nào ngoài một hệ thống giáo pháp của đức Phật có thể dẫn dắt và dạy những danh pháp này một cách rõ ràng, bởi vì không có người thầy nào khác hiểu trọn vẹn. Nhưng nếu một người học trò của đức Phật sakyamuni này tu tiến tích cực và có hệ thống, theo lời chỉ dẫn của đức Phật thì vị ấy có thể quan sát thấy biết rõ những danh pháp này một cách rõ ràng. Đây là một cơ hội duy nhất cho Phật tử. Bạn không nên bỏ lỡ cơ hội này.
Lại nữa, pháp duyên sinh là thánh Đế thứ hai, Thánh đế về nguyên nhân của khổ, tức là Tập Đế. Đức Phật cũng đã dạy những người học trò của Ngài cách để quan sát thấy biết rõ pháp duyên sinh. Khi một người học trò của đức Phật quan sát thấy biết rõ pháp duyên sinh theo lời chỉ dẫn của đức Phật, vị ấy hiểu trọn vẹn mối liên quan giữa nguyên nhân và kết quả. Vị ấy có thể đạt tới tuệ quán là tuệ biết rằng nguyên nhân quá khứ trợ sanh quả hiện tại, và rằng nguyên nhân hiện tại trợ sanh quả vị lai. Vị ấy biết rằng trong ba thời, quá khứ, hiện tại và vị lai, không có đấng tạo hoá sáng tạo ra một quả, và rằng không có pháp nào sinh khởi mà không có một nguyên nhân. Tuệ này cũng có thể đạt được duy nhất trong hệ thống giáo pháp của đức Phật. Bạn cũng không nên bỏ lỡ cơ hội này.
Lại nữa, khi một người học trò quan sát thấy biết rõ pháp duyên sinh, vị ấy thấy những kiếp sống quá khứ và kiếp sống vị lai. Nếu bạn quan sát thấy biết rõ nhiều kiếp sống quá khứ thì bạn đạt tới tuệ quán biết loại nghiệp bất thiện nào trợ sanh tái tục trong cõi khổ, và loại nghiệp thiện nào trợ sanh tái tục trong những cõi vui. Tuệ biết rõ ba mươi mốt cõi, và định luật về nghiệp, chỉ có thể được quán thấy trong giáo Pháp của đức Phật. Ngoài hệ thống giáo pháp của đức Phật, không có một người nào có thể đi đến để trí biết ba mươi mốt cõi, và định luật về nghiệp, là pháp trợ sanh tái tục trong mỗi cõi. Bạn cũng không nên bỏ lỡ cơ hội này.
Lại nữa, nếu một người học trò quan sát thấy biết rõ nguyên nhân và quả trong kiếp sống vị lai thì vị ấy cũng thấy sự diệt tắt của danh-sắc. Vị ấy biết đầy đủ khi danh-sắc của vị ấy sẽ diệt. Đây là Thánh Đế thứ ba, Thánh Đế về sự dứt khổ, tức Diệt Đế. Tuệ này duy nhất có thể đạt được trong hệ thống giáo pháp của đức Phật. Bạn cũng không nên bỏ lỡ cơ hội này.
Lại nữa, đức Phật cũng đã dạy phương pháp, Thánh Đế thứ tư, đó là pháp chỉ và pháp quán, để vươn tới trạng thái diệt dứt. Pháp chỉ và pháp quán nghĩa là nhóm tám Thánh Đạo. Tuệ chỉ-định danh-sắc và Tuệ hiển duyên danh sắc (tuệ biết rõ nguyên nhân danh-sắc) là chánh kiến. Tuệ diệt một là tuệ biết rõ sự diệt dứt của danh-sắc cũng là Chánh kiến. Tuệ biết rõ về nhóm tám Thánh Đạo cũng là chánh kiến. Sự áp tâm vào Bốn Thánh Đế là chánh tư duy. Chánh kiến và Chánh tư duy là quán. Để tu tiến thiền quán, chúng ta cần phải có định, đó là Chánh cần, Chánh niệm, và Chánh định. Khi nào chúng ta chuyên chú tâm vào pháp chỉ tịnh và pháp quán, thì khi đó chúng ta cần phải làm trong sạch giới, đó là Chánh ngữ, Chánh nghiệp, và Chánh mạng. Nương vào giới (sīla), chúng ta chuyên chú tâm vào pháp chỉ và pháp quán là chuyên chú tâm vào nhóm tám Thánh Đạo. Nhóm tám Thánh Đạo này duy nhất có thể được thấy trong hệ thống giáo pháp của đức Phật. Bạn cũng không nên bỏ lỡ cơ hội này. Tại sao? Tuệ quán về Bốn Thánh Đế dẫn đến sự thoát khỏi vòng luân hồi của người học trò.
Mười Bốn Loại Xả Thí Trực Tiếp
Như đã đề cập, sự thoát khỏi này có thể được giúp đỡ bởi những hành động xả thí của người học trò. Trong ‘Dakkhiṇā-vibhaṅga’ sutta, đã đề cập ở phần bắt đầu của bài thuyết này, đức Phật giải thích mười bốn loại ‘xả thí trực tiếp’ hay ‘đối nhân thí’ (pāṭipug-gali ka-dakkhiṇa):
Ānanda, có mười bốn loại xả thí trực tiếp:
[1] Người làm việc xả thí đến vị Phật: đây là loại xả thí trực tiếp thứ nhất.
[2] Người làm việc xả thí đến Phật Độc Giác: đây là loại xả thí trực tiếp thứ hai.
[3] Người làm việc xả thí đến bậc Ứng cúng, một học trò của đức Phật: đây là loại xả thí trực tiếp thứ ba.
[4] Người làm việc xả thí đến người mà đã nhập thiền Quả Ứng cúng: đây là loại xả thí trực tiếp thứ tư.
[5] Người làm việc xả thí đến Bậc Bất lai: đây là loại xả thí trực tiếp thứ năm.
[6] Người làm việc xả thí đến người đã nhập thiền Quả Bất lai: đây là loại xả thí trực tiếp thứ sáu.
[7] Người làm việc xả thí đến Bậc Nhất lai: đây là loại xả thí trực tiếp thứ bảy.
[8] Người làm việc xả thí đến người đã nhập thiền Quả Nhất lai: đây là loại xả thí trực tiếp thứ tám.
[9] Người làm việc xả thí đến Bậc Nhập lưu: đây là loại xả thí trực tiếp thứ chín.
[10] Người làm việc xả thí đến người đã nhập thiền Quả Nhập lưu: đây là loại xả thí trực tiếp thứ mười.
[11] Người làm việc xả thí đến người ngoài hệ thống giáo pháp mà thoát khỏi ham muốn dục lạc do đạt được thiền: đây là loại xả thí trực tiếp thứ mười một.
[12] Người làm việc xả thí đến phàm phu có giới: đây là loại xả thí trực tiếp thứ mười hai.
[13] Người làm việc xả thí đến phàm phu không có giới: đây là loại xả thí trực tiếp thứ mười ba.
[14] Người làm việc xả thí đến bàng sanh: đây là loại xả thí trực tiếp thứ mười bốn.
Kế đến, đức Phật giải thích những lợi ích của mười bốn loại xả thí này:
- Bằng việc làm xả thí đến bàng sanh, cùng với một tâm trong sạch thì việc xả thí có thể dự tính được báo đáp lại gấp một trăm lần.
Đó có nghĩa là nó có thể sản sanh quả của nó trong một trăm kiếp sống. Ở đây ‘tâm trong sạch’ nghĩa là không có trông mong bất cứ thứ gì đền đáp, như là sự giúp đỡ từ người nhận. Người làm việc xả thí chỉ tích luỹ thiện nghiệp, có lòng tin đủ mạnh vào định luật về nghiệp. Giả sử người nào đó cho một con chó ăn với ý nghĩ: ‘Đây là con chó của tôi’. Một ý nghĩ như vậy không phải là một trạng thái tâm trong sạch. Nhưng nếu người nào đó đưa thức ăn cho chim, như là chim bồ câu, khi ấy việc xả thí thì thanh tịnh, bởi vì vị ấy không có sự trông mong bất cứ thứ gì từ chim. Việc này cũng áp dụng cho những trường hợp đề cập sau. Chẳng hạn, nếu một người dâng vật dụng thiết yếu cho một bhikkhu, với ý nghĩ rằng nó sẽ mang về thành công trong việc thương mại của vị ấy, đó không là việc xả thí bằng một tâm trong sạch. Loại xả thí này không trợ sanh những lợi ích tốt hơn.
Đức Phật giải thích thêm:
- Do làm một việc xả thí bằng một tâm trong sạch đến phàm phu không có giới, nên việc xả thí có thể dự tính được báo đáp lại gấp một ngàn lần.
- Do làm một việc xả thí đến phàm phu có giới, nên việc xả thí có thể dự tính được báo đáp lại gấp một trăm ngàn lần.
- Do làm một việc xả thí đến người ngoài hệ thống giáo pháp mà được thoát khỏi sự ham muốn dục lạc, do đạt được của thiền, nên việc xả thí có thể dự tính được báo đáp lại gấp một trăm ngàn lần.
- Do làm một việc xả thí đến người mà đã nhập thiền Quả Nhập lưu, nên việc xả thí có thể dự tính được báo đáp lại vô số kể, vô cùng.
- Điều kế đến cần phải được nói về làm một việc xả thí đến bậc Nhập lưu; hay đến người mà đã nhập thiền Quả Nhất lai, hay đến bậc Nhất lai; hay đến người mà đã nhập thiền Quả Bất lai, hay đến bậc Bất lai; hay đến người mà đã nhập thiền Quả Ứng cúng hay đến bậc Ứng cúng; hay đến vị Phật Độc Giác, hay đến vị Phật, bậc Toàn Giác?
Ở đây, một việc xả thí nghĩa là người dâng vật thực chỉ đủ cho một bữa ăn. Nếu một người cho xả thí nhiều lần, như là, trong nhiều ngày hay nhiều tháng, không có từ nào để mô tả những lợi ích của việc xả thí ấy. Đây là những loại khác nhau về xả thí trực tiếp hay đối nhân thí (pāṭipuggali ka dakkhiṇa).
Bảy Loại Thí Cho Tăng Chúng
Kế đến đức Phật đã giải thích cho đại đức Ānanda:
Này Ānanda, có bảy loại thí đã làm cho hội chúng Tăng (Saṅghi ka-dāna)
[1] Người làm một việc xả thí cho một hội chúng Tăng gồm có cả bhikkhu và bhikkhunī có đức Phật dẫn đầu: đây là loại xả thí thứ nhất đã làm cho hội chúng Tăng .
[2] Người làm một việc xả thí cho một hội chúng Tăng gồm có cả bhikkhu và bhikkhunī sau khi đức Phật đã Viên tịch: đây là loại xả thí thứ hai đã làm cho hội chúng Tăng .
[3] Người làm một việc xả thí cho một hội chúng Tăng gồm có bhikkhu; đây là loại xả thí thứ ba đã làm cho hội chúng Tăng .
[4] Người làm một việc xả thí cho một hội chúng Tăng gồm có bhikkhunī: đây là loại xả thí thứ tư đã làm cho hội chúng Tăng .
[5] Người làm một việc xả thí, nói lên ý muốn: ‘Hãy cử nhiều bhikkhu và bhikkhunī của saṅgha đến tôi’: đây là loại xả thí thứ năm đã làm cho hội chúng Tăng .
[6] Người làm một việc xả thí, nói lên ý muốn: ‘Hãy cử nhiều bhikkhu của Saṅgha đến tôi’: đây là loại xả thí thứ sáu đã làm cho hội chúng Tăng .
[7] Người làm một việc xả thí, nói lên ý muốn: ‘Hãy cử nhiều bhikkhunī của Saṅgha đến tôi’: đây là loại xả thí thứ bảy đã làm cho hội chúng Tăng .
Đây là bảy loại thí cho hội chúng Tăng. Kế đến, đức Phật đã so sánh việc xả thí trực tiếp với việc xả thí cho hội chúng Tăng:
Này Ānanda, vào thời vị lai, sẽ có những thành viên của bè đảng cổ-vàng, không có giới, tính nết ác độc. Mọi người có thể sẽ làm việc xả thí cho những người không có giới ấy mà nhân danh hội chúng Tăng. Mặc dù thế, nhưng Ta nói một việc xả thí làm cho hội chúng Tăng thì quả không tính được, không thể đo lường được. Và Ta nói rằng không bao giờ có cách nào làm một việc xả thí cho cá nhân một người, mà có quả lớn hơn một việc xả thí làm cho hội chúng Tăng .
Điều này có nghĩa rằng việc xả thí làm cho hội chúng Tăng (Saṅghi ka-dāna) thì có ích hơn thí trực tiếp (pāṭipug-gali ka-dakkhiṇa). Nếu Mahāpajāpatigotamī đã dâng những chiếc y cho hội chúng Tăng có đức Phật dẫn đầu thì việc này sẽ có ích hơn nhiều. Quả có thể trở thành không tính được và không đo lường được. Như vậy, đức Phật cũng đã thôi thúc bà dâng những y ấy cho hội chúng Tăng .
Đức Phật cũng đã giải thích bốn loại xả thí trong sạch:
Bốn Loại Xả Thí Trong Sạch
Có bốn loại xả thí trong sạch. Bốn loại ấy là chi? Chúng là:
[1] Có việc xả thí được trong sạch bởi người cho, mà lại không bởi người nhận.
[2] Có việc xả thí được trong sạch bởi người nhận, mà lại không bởi người cho.
[3] Có việc xả thí được trong sạch không bởi người cho mà cũng không bởi người nhận.
[4] Có việc xả thí được trong sạch bởi cả người cho lẫn người nhận.
[1] Việc xả thí được trong sạch bởi người cho, mà lại không bởi người nhận là chi? Ở đây, người cho thì có giới, tính nết thiện lành, và người nhận thì không có giới, tính nết ác độc. Như vậy, việc xả thí được trong sạch bởi người cho, nhưng không bởi người nhận.
[2] Việc xả thí được trong sạch bởi người nhận, mà lại không bởi người cho là chi? Ở đây, người cho thì không có giới, tính nết ác độc, và người nhận thì có giới, tính nết thiện lành. Như vậy, việc xả thí được trong sạch bởi người nhận, nhưng không bởi người cho.
[3] Việc xả thí được trong sạch không bởi người cho mà cũng không bởi người nhận là chi? Ở đây, người cho thì không có giới, tính nết ác độc, và người nhận thì cũng không có giới, tính nết ác độc. Như vậy, việc xả thí được trong sạch không bởi người cho mà cũng không bởi người nhận.
[4] Việc xả thí được trong sạch bởi cả người cho lẫn người nhận là chi? Ở đây, người cho thì có giới, tính nết thiện lành, và người nhận thì cũng có giới, tính nết thiện lành. Như vậy, việc xả thí được trong sạch bởi cả người cho lẫn người nhận.
Đây là bốn loại xả thí trong sạch.
Đức Phật giải thích thêm:
Khi một người có giới đến một người không có giới để cho, bằng tâm trong sạch và không nhơ bẩn,[482] một vật thí đã có được một cách đúng pháp, đặt lòng tin mạnh mẽ vào quả của nghiệp, giới đức của người cho làm trong sạch việc xả thí.
Để được những lợi ích tốt hơn, người cho cần phải đáp lại đúng theo như bốn điều kiện. Bởi vì khi ấy, mặc dù người nhận là một người không có giới, nhưng việc xả thí được trong sạch bởi người cho.
Chú giải đề cập trường hợp Vessantara.[483] Giác hành giả của chúng ta trong một kiếp sống quá khứ làmVessantara, đã xả thí con trai và con gái của ngài (Rāhula và Uppalavaṇṇā vị lai) cho Jūjaka Brāhmaṇa, là người không có giới, tính nết ác độc. Việc xả thí đó là cuối cùng cho Dāna-pāramī (xả thí tròn đủ) của Vessantara được hoàn thành. Sau khi hoàn thành pāramī cuối cùng này, ngài sẵn sàng đạt đến Giác ngộ: Ngài chỉ có chờ thời gian chín muồi. Do Dāna-pāramī (xả thí tròn đủ) này, và những pāramī (pháp tròn đủ) khác trước đó, bây giờ, Ngài chắc chắn đạt được Tuệ toàn tri (Sabbaññutā-ñāṇa). Như vậy, chúng ta có thể nói rằng việc xả thí là pháp ủng hộ cho việc đạt đến Giác ngộ của Ngài. Nó được làm trong sạch bởiVessantara. Khi ấy, Vessantara có giới, tính nết thiện lành. Vật thí của Ngài đã có được một cách đúng pháp. Tâm của ngài trong sạch và không nhơ bẩn, bởi vì ngài chỉ có một mong muốn: là đạt đến Giác ngộ. Ngài có lòng tin đủ mạnh vào định luật về nghiệp và quả của nghiệp. Như vậy, việc xả thí được làm trong sạch bởi người cho.
Một việc xả thí được làm trong sạch bởi người nhận, khi một người không có giới, tâm của người ấy không trong sạch, đầy sự dính mắc, ái, sân, v.v..., người không có lòng tin vào định luật về nghiệp, làm việc xả thí không đúng pháp cho một người có giới. Chú giải đề cập trường hợp một ngư phủ. Một ngư phủ sống gần cửa sông kalyāṇī ở Sri Lanka (Tích Lan), đã ba lần dâng vật thực cho một đại trưởng lão là một bậc Ứng cúng. Vào lúc cận tử, ngư phủ đã nhớ việc xả thí của anh ta cho đại trưởng lão ấy. Cảnh tốt về một cõi trời đã xuất hiện trong tâm của vị ấy, vì thế, trước khi vị ấy tử, vị ấy đã nói với những người thân của mình rằng: ‘Đại trưởng lão ấy đã cứu tôi.’ Sau khi tử, vị ấy đã đi đến một cõi trời. Trong trường hợp này, ngư phủ là người không có giới và tính nết xấu, nhưng người nhận vật thícó giới. Như vậy việc xả thí được làm trong sạch bởi người nhận.
Một việc xả thí được làm trong sạch không bởi người cho mà cũng không bởi người nhận, khi một người không có giới, tâm của họ không trong sạch, đầy sự dính mắc, ái, sân, v.v..., người không có lòng tin vào định luật về nghiệp, làm một việc xả thí một cách không đúng pháp đến một người không có giới. Chú giải đề cập trường hợp một thợ săn. Khi vị ấy tử, vị ấy đã đi đến cõi Ngạ quỷ. Khi vợ của anh ta đã đại diện anh ta dâng vật thực cho một bhikkhu không có giới, tính nết xấu; cho nên, ngạ quỷ không thể nói ra: ‘Thiện thay, lành thay (sādhu, sādhu)’. Tại sao? Người cho cũng là người xấu xa, và không có giới, vì là vợ của một người thợ săn, cô ấy đã đi cùng anh ta khi anh ta sát hại động vật. Hơn nữa, việc xả thí của cô ấy đã được nhận một cách không đúng pháp, do vật thí đã kiếm được qua việc sát hại động vật. Tâm của cô ấy không trong sạch bởi vì nếu nó được trong sạch và hiểu biết, cô ta đã không có đi cùng chồng của mình. Cô ta đã không có đủ lòng tin vào định luật về nghiệp và quả của nghiệp, bởi vì nếu cô ta có đủ lòng tin vào định luật về nghiệp thì cô ta sẽ không bao giờ sát hại chúng sanh. Vì người nhận cũng không có giới, tính nết xấu, cho nên việc xả thí có thể được làm trong sạch không bởi người cho mà cũng không bởi người nhận. Cô ta đã dâng vật thực theo cùng cách ba lần, và quả xấu đã xảy ra; Vì thế ngạ quỷ-peta đã la hét: ‘Một người không có giới đã ba lần trộm tài sản của ta.’ Kế đến, cô ấy đã dâng vật thực cho một bhikkhu có giới, người mà sau đó làm trong sạch việc xả thí. Khi ấy ngạ quỷ có thể nói ra lời ‘Thiện thay, lành thay (sādhu, sādhu)’, và thoát khỏi cõi ngạ quỷ.
(Ở đây chúng tôi muốn nói đến thính giả; nếu bạn muốn quả thiện lành từ việc xả thí bạn cần phải đáp lại đúng theo như bốn điều kiện sau đây:
1) Bạn cần phải có giới,
2) Vật thí của bạn phải có được một cách đúng pháp,
3) Tâm của bạn cần phải được trong sạch và không nhơ bẩn,
4) Bạn cần phải có lòng tin đủ mạnh vào định luật về nghiệp và quả của nó.
Hơn nữa, nếu bạn là người nhận, và lòng từ và lòng bi của bạn đối với người cho đủ mạnh thì bạn còn phảicó giới. Nếu giới của bạn được đi cùng bởi thiền và tuệ quán thì tốt hơn nhiều. Tại sao? Loại xả thí này có thể trợ sanh quả tốt hơn cho người cho.)
Bây giờ, xin chú ý ghi nhớ loại xả thí kế, loại thứ tư về sự trong sạch của một việc xả thí: một việc xả thí được trong sạch bởi cả người cho lẫn người nhận.
Trong trường hợp đó, người cho đã có đầy đủ bốn điều kiện:
1) Người cho có giới,
2) Vật thí của người cho đã có được một cách đúng pháp,
3) Tâm của người cho trong sạch và không nhơ bẩn,
4) Người cho có lòng tin đủ mạnh vào định luật về nghiệp và quả của nghiệp,
và người nhận cũng có giới.
Về phần loại xả thí này, đức Phật nói:
Này Ānanda, Ta nói, loại xả thí này sẽ đi đến Quả trọn vẹn.
Việc xả thí này có thể trợ sanh những quả không thể tính được, không thể đo lường được. Nếu giới của người nhận được đi cùng bởi thiền, tuệ quán, hay Tuệ Đạo và Tuệ quả thì ưu điểm của việc xả thí sẽ tốt hơn.
Sáu Phẩm Hạnh Của Một Việc Xả Thí Vô Lượng
Ở đây, chúng ta hãy xem xét bài Kinh khác nữa: Kinh ‘Chaḷaṅgadāna’ sutta trong Aṅguttara-Nikāya, ‘Chakka-nipāta’.[484] Một thời đức Phật sống gần thành Sāvatthi, ở tại Jetavana trong vườn của ông Anāthapiṇḍi ka. Khi ấy, mẹ của Nanda, một người học trò cư sĩ của đức Phật, là người sống ở Veḷukaṇḍaka, đã dâng vật thực. Việc xả thí của bà được có sẵn sáu phẩm hạnh, và người nhận là hội chúng Bhikkhu Saṅgha, dẫn đầu bởi trưởng lão Sāriputta và trưởng lão Mahāmoggallāna. Đức Phật đã thấy việc xả thí bằng thiên nhãn của Ngài, và gửi lời đến các tăng sĩ như vầy:
Này chư Bhikkhu, người học trò cư sĩ của Veḷukaṇḍaka đã chuẩn bị một việc xả thí có sẵn sáu phẩm hạnh choTăng chúng, [mà] dẫn đầu bởi Sāriputta và Mahāmoggallāna.
Này chư bhikkhu, một việc xả thí có sẵn sáu phẩm hạnh ra sao?
Này chư bhikkhu, người cho cần phải có sẵn ba phẩm hạnh, và người nhận cũng cần phải có sẵn ba phẩm hạnh.
Ba phẩm hạnh của người cho là chi? Này chư bhikkhu,
[1] Trước khi cho, người cho vui thích tận đáy lòng,
[2] Trong khi cho, tâm của người cho được vừa ý,
[3] Sau khi cho, người cho vui mừng, hoan hỷ.
Đây là ba phẩm hạnh của người cho.
Ba phẩm hạnh của người nhận là chi? Này chư bhikkhu,
[1] Người nhận được thoát khỏi tham dính mắc, hay đang cố gắng để đoạn trừ tham dính mắc,
[2] Người nhận được thoát khỏi sân giận, hay đang cố gắng để tiêu trừ sân giận,
[3] Người nhận được thoát khỏi si mù quáng, hay đang cố gắng để tiêu trừ si.
Đây là ba phẩm hạnh của người nhận.
Cả thảy có sáu phẩm hạnh. Nếu việc xả thí có sẵn sáu phẩm hạnh này thì nó trợ sanh những quả không đo lường được và quả cao thượng.
Đức Phật giải thích thêm:
Này chư Bhikkhu, nó không dễ để hiểu thấu phạm vi quả phước của một việc xả thí như vậy bằng việc nói: ‘Phần nhiều này là số lượng có trong quả phước, số lượng có trong lòng tốt, đã tích luỹ cho thiện nghiệp sau này, chín muồi cho sự hạnh phúc, dẫn đến thiên đường, dẫn đến sự hạnh phúc, mong mỏi và được yêu quý.’ Quả đúng như vậy, khối quả phước to lớn, thiện nghiệp, chỉ được coi là không thể tính được, không thể đo lường được.
Này chư Bhikkhu, đúng như nó không dễ để nắm được thước đo nước trong Đại dương, và nói: ‘Có rất nhiều thùng, rất nhiều trăm thùng, rất nhiều ngàn thùng, rất nhiều trăm ngàn thùng’; vì khối lượng lớn nước đó thì không thể tính được, không thể đo lường được; dù có đúng như thế, này chư bhikkhu, nó không dễ hiểu thấu phạm vi của quả phước trong một việc xả thí có sẵn sáu phẩm hạnh. Quả đúng như vậy, Đại khối quả phước không thể tính được, không thể đo lường được.
Tại sao? Người cho có sẵn bốn phẩm hạnh đề cập trong ‘Dakkhiṇā-vibhaṅga’ sutta:
1) Cô ấy có giới,
2) Vật thí của cô ấy đã có được một cách đúng pháp,
3) Tâm của cô ấy trong sạch và không nhơ bẩn,
4) Cô ấy có lòng tin đủ mạnh vào định luật về nghiệp và quả của nghiệp.
Ba phẩm hạnh của người cho, đề cập trong ‘Chaḷ-aṅga-Dāna’ sutta, cũng được đầy đủ:
1) Trước khi cho, cô ấy vui thích tận đáy lòng,
2) Trong khi cho, tâm của cô ấy đã vừa ý,
3) Sau khi cho, cô ấy vui mừng, hoan hỷ.
Điều rất quan trọng là những điều kiện hay duyên này hiện diện trong một người cho, dù nam hay nữ. Nếu anh ấy hay cô ấy mong chờ những quả thiện không thể tính được và không thể đo lường được thì anh ấy hay cô ấy cần phải cố gắng đáp lại đúng theo như chúng. Nhưng theo ‘Dakkhiṇā-vibhaṅga’ sutta, người nhận cũng cần phải có giới. Theo ‘Chaḷ-aṅga-Dāna’ sutta, nó phải là một bhikkhu hay bhikkhunī người mà đã tu tiến thiền chỉ tịnh hay thiền quán lên đến Quả Ứng cúng, hoặc người mà đang chuyên chú tâm vào thiền chỉ tịnh - thiền quán để trừ tiệt tham, sân, và si.
Xả Thí Tại Khoá Tu
Bây giờ, trong tu viện Yi-Tung, có nhiều bhikkhu và bhikkhunī đang tu tiến thiền chỉ tịnh và thiền quán để hoàn toàn trừ tiệt tham dính mắc, sân giận, và si mù quáng. Họ cũng là những người có giới. Như vậy chúng ta có thể nói:
- Bây giờ có những người nhận đáng kính trọng ở đây.
- Những người cho cũng có thể có giới.
- Tâm của họ có thể được trong sạch và không nhơ bẩn.
- Những thứ mà họ đã cho đã có được một cách đúng pháp.
- Họ có thể có lòng tin đủ mạnh vào tam Bảo, và định luật về nghiệp và quả của nghiệp.
- Họ được vui trước khi cho.
- Và đã được vừa ý trong khi cho.
- Họ vui mừng, hoan hỷ sau khi cho.
Như vậy, chúng ta có thể nói rằng những việc xả thí đã làm trong hai tháng này đã được phù hợp với mong muốn của đức Phật. Chúng là những việc xả thí cao thượng.
Mong Muốn Của Thí Chủ
Nếu những người cho trông mong quả thiện lành ở vị lai, chắc chắn những thiện nghiệp này sẽ đáp lại đúng theo như sự mong muốn của họ. Tại sao? Đức Phật đã tuyên bố trong ‘Dān-ūpapatti’sutta:[485]
Ijjhati bhi kkhave Sīlavato cetopaṇidhi vi suddhattā.
Này chư Bhikkhu, một mong muốn của người có giới chắc chắn sẽ được đáp lại do sự trong sạch của việc làm.
Vì thế, một thiện nghiệp của người có giới có thể làm sự mong muốn của vị ấy trở thành sự thật:
- Nếu vị ấy muốn trở thành một Phật toàn Giác thì vị ấy có thể trở thành một vị Phật toàn Giác.
- Nếu vị ấy muốn trở thành một Phật Độc Giác thì vị ấy có thể trở thành một Phật Độc Giác.
- Nếu vị ấy muốn trở thành một Đệ tử hàng đầu thì vị ấy có thể trở thành một Đệ tử hàng đầu.
- Nếu vị ấy muốn trở thành một Đại đệ tử thì vị ấy có thể trở thành một Đại đệ tử.
- Nếu vị ấy muốn trở thành một Đệ tử bình thường thì vị ấy có thể trở thành một Đệ tử bình thường.
Nhưng đây chỉ là khi pháp pāramī tròn đủ của vị ấy đã chín muồi. Chỉ riêng sự mong muốn thì không đủ để đạt được một trong những loại Giác ngộ ấy. Lại nữa:
- Nếu vị ấy muốn hạnh phúc nhân loại sau khi tử thì vị ấy có thể có được hạnh phúc nhân loại trong cõi nhân loại.
- Nếu vị ấy muốn đi đến cõi trời thì vị ấy có thể đi đến cõi trời.
- Nếu vị ấy muốn đi đến cõi Phạm thiên sau khi tử thì thiện nghiệp này có thể là một duyên ủng hộ cho vị ấy đi đến cõi Phạm thiên.
Theo cách nào? Nếu việc xả thí của vị ấy đáp ứng những điều kiện đã đề cặp trước, có nghĩa là trước, trong khi và sau khi xả thí thì tâm của vị ấy hoàn toàn vui mừng, được trong sạch, không nhơ bẩn và an vui, và bắt việc xả thí và những người nhận làm cảnh: người nhận trở thành cảnh của tâm vị ấy đối với thiền nương từ-mettā. Lòng từ của vị ấy đối với người nhận thì mạnh mẽ. Khi ấy, nếu vị ấy tu tiến thiền nương từ-mettā thì thiền nương từ-mettā của vị ấy sẽ dắt vị ấy đến cõi Phạm thiên sau khi tử. Theo cách này, việc xả thí của vị ấy là một pháp ủng hộ cho vị ấy đi đến cõi Phạm thiên. Vì thế, nếu người xả thí muốn đi đến cõi Phạm thiên sau khi tử thì vị ấy cần phải tu tiến pháp từ lên đến thiền. Nếu vị ấy đã tu tiến thiền lòng từ, và dâng vật thực thì thiện nghiệp của vị ấy sẽ là một pháp ủng hộ cao hơn và rất mạnh mẽ cho vị ấy đi đến cõi Phạm thiên. Vì thế, nếu bạn muốn quả thiện lành ở vị lai thì bạn cũng cần phải tu tiến pháp từ lên đến thiền. Giữa ba loại hạnh phúc; hạnh phúc nhân loại, hạnh phúc chư thiên, và hạnh phúc phạm thiên thì sự hạnh phúc phạm thiên là cao nhất. Không có hạnh phúc hiệp thế nào cao hơn hạnh phúc phạm thiên. Đó là hạnh phúc cao nhất trong ba mươi mốt cõi.
Pháp Thí Cao Thượng Nhất Thế Gian
Đó là loại xả thí thứ nhất đã đề cập lúc đầu của bài thuyết này, đó là, việc xả thí với quả trọn vẹn. Bạn có thích loại xả thí này hơn không? Nếu có thì xin mời bạn lắng nghe bài kệ sau từ ‘Dakkhiṇā-vibhaṅga’ sutta:
Yo vītarāgo vītarāgesu dadāti dānaṃ
Dhammena laddhaṃ supasannacitto
Abhi saddahaṃ kammaphalaṃ uḷhāraṃ
Taṃ ve dānaṃ āmi sadānānamagganti.
Này chư Bhikkhu, Ta nói rằng khi một bậc Ứng cúng, với tâm trong sạch và không nhơ bẩn, đặt lòng tin vào quả của nghiệp ấy là to lớn, xả thí cho một bậc Ứng cúng với những vật thí mà có được một cách đúng pháp thì việc xả thí ấy quả thực là những việc xả thí cao nhất trong đời.
Trong trường hợp này, bốn phẩm hạnh hiện diện trong người xả thí là:
1) Người cho là một bậc Ứng cúng,
2) Vật thí của người cho đã có được một cách đúng pháp,
3) tâm của người cho trong sạch và không nhơ bẩn,
4) Người cho có lòng tin đủ mạnh vào định luật về nghiệp và quả của nghiệp.
Nhưng một phẩm hạnh thứ năm là điều cần thiết, đó là:
5) Người nhận cũng cần phải là một bậc Ứng cúng.
Đức Phật đã dạy rằng loại xả thí này, một bậc Ứng cúng xả thí cho bậc Ứng cúng khác, là loại xả thí cao thượng nhất trong đời. Ngài ca ngợi loại xả thí này là cao nhất. Tại sao? Việc xả thí này không có quả. Tại sao? Người cho đã trừ tiệt si và tất cả tham dính mắc vào sự sống. Vô minh và ái là những nguyên nhân chính cho nghiệp, đó là tư-hành. Trong trường hợp này, tư-hành nghĩa là những nghiệp thiện như làm một việc xả thí đến người nhận. Nhưng nghiệp này không trợ sanh bất cứ quả nào, bởi vì không có nguyên nhân ủng hộ: không có vô minh, và không có ái. Nếu rễ của một cây hoàn toàn bị phá thì cây không thể trổ bất cứ quả nào. Theo cùng cách, việc xả thí của một bậc Ứng cúng không thể trợ sanh bất cứ quả nào, bởi vì vị ấy đã hoàn toàn trừ tiệt những căn nhân ấy; vô minh và ái. Ngài không có mong muốn về một kiếp sống vị lai. Trong ‘Ratana’ sutta, đức Phật đã dạy bài kệ sau đây:[486]
Khīnaṃ purāṇaṃ nava natthi sambhavaṃ
Virattacittā’yati ke bhavasmiṃ
Te khīṇabījā avirūḷhichandā
Nibbanti dhīrā yathāyaṃ padīpo
Idampi sanghe ratanaṃ paṇītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.
Các bậc Ứng cúng đã làm kiệt sức tất cả nghiệp thiện và bất thiện cũ.
Nghiệp thiện và bất thiện mới không xảy ra với các Ngài.
Các Ngài đã làm kiệt sức các nhân của tái tục.[487] Các Ngài không có mong chờ một kiếp sống vị lai.
Tất cả danh-sắc của các Ngài sẽ diệt như một ngọn đèn dầu, khi dầu và tim đèn bị cạn kiệt.
Do sự thật này, mong cho tất cả chúng sanh được an vui và thoát khỏi tất cả những mối nguy hại.
Đây là một sự khẳng định về sự thật. Bởi sự khẳng định về sự thật này mà tất cả người trong Vesāḷī được thoát khỏi những mối nguy hại.[488]
Việc xả thí của một bậc Ứng cúng là cao thượng nhất bởi vì nó không có quả ở vị lai. Nếu không có kiếp sống vị lai thì sẽ không có sanh, lão, bệnh và tử. Đây là cao nhất. Đây là loại xả thí thứ hai đã đề cập ở phần đầu của thời thuyết pháp này: một việc xả thí không có quả, không có quả dị thục.
Nhưng trong trường hợp loại xả thí thứ nhất đã đề cập, việc xả thí có quả, như là hạnh phúc trong cõi nhân loại, hạnh phúc trong cõi trời, hay hạnh phúc trong cõi Phạm thiên, vẫn có khổ. Ít nhất là người xả thí vẫn phải chịu sự tái sanh, phải chịu sự lão, phải chịu sự bệnh, và phải chịu sự tử. Nếu người xả thí vẫn dính mắc vào những cảnh dục, có sự sống và không có sự sống thì khi những cảnh ấy bị tiêu hoại hay đã chết, vị ấy sẽ chịu đựng sự sầu, khóc, khổ thân, khổ tâm, và tuyệt vọng.
Xin vui lòng xem xét câu hỏi này: có thể nào chúng ta nói rằng một việc xả thí cao thượng khi nó trợ sanh tái sanh, lão, bệnh, tử, sầu, khóc, khổ thân, khổ tâm, và tuyệt vọng hay chăng? Xin vui lòng xem xét cũng câu hỏi này: có thể nào chúng ta nói rằng một việc xả thí cao thượng khi nó không trợ sanh quả:không có tái sanh, không có lão, không có bệnh, không có tử, không có sầu, không có khóc, không có khổ thân, không có khổ tâm, và không có tuyệt vọng hay chăng? Đây là lý do tại sao đức Phật ca ngợi loại xả thí thứ hai là cao nhất. Bây giờ, bạn có thể hiểu ý nghĩa của bài thuyết pháp này. Vào lúc mới bắt đầu của bài thuyết pháp này được đề cập hai loại xả thí:
1) Xả thí có quả trọn vẹn,
2) Xả thí không có quả.
Bạn thích loại xả thí nào hơn? Bây giờ, bạn biết câu trả lời.
Làm Một Việc Xả Thí Cao Thượng Nhất
Nhưng nếu người xả thí không phải là một bậc Ứng cúng thì làm sao vị ấy có thể làm loại xả thí thứ hai? Trong ‘Chaḷ-aṅga-dāna’ sutta đã đề cập trước, đức Phật đã dạy rằng có hai cách mà vị ấy có thể làm việc này: khi người nhận được thoát khỏi tham dính mắc, sân giận, và si mù quáng, hay đang cố gắng để trừ tiệt tham dính mắc, sân giận, và si mù quáng. Bạn có thể nói rằng việc xả thí cũng là cao nhất, nếu người xả thí cũng đang cố gắng để trừ tiệt tham dính mắc, sân giận, và si mù quáng; nếu vào lúc xả thí mà vị ấy tu tiến pháp quán:[489]
- Nếu vị ấy quan sát thấy biết rõ danh-sắc của chính vị ấy, và quan sát thấy biết rõ bản chất vô thường, khổ não, và vô ngã của chúng;
- Nếu vị ấy quan sát thấy biết rõ bản chất vô thường, khổ não, và vô ngã của danh-sắc ngoại phần, nhất là danh-sắc của người nhận;
- Nếu vị ấy quan sát thấy biết rõ bản chất vô thường, khổ não, và vô ngã của sắc siêu lý về việc xả thí.
- Nếu vị ấy quan sát thấy biết rõ bản chất vô thường, khổ não, và vô ngã của danh pháp thiện, là pháp sanh trong vị ấy trong khi xả thí.
Khi vị ấy nhìn bốn giới (catu-dhātu) trong việc xả thí, vị ấy thấy các nhóm sắc một cách dễ dàng. Khi vị ấy phân tích những nhóm sắc, vị ấy quan sát thấy biết rõ tám thứ sắc: địa giới, thuỷ giới, hoả giới, và phong giới, sắc màu, khí, vị và dưỡng chất. Những nhóm sắc là những thế hệ của sắc quý tiết sanh, do hoả giới trong mỗi nhóm sắc trợ sanh.[490] Kế đến, vị ấy quan sát thấy biết rõ bản chất vô thường, khổ não, và vô ngã của chúng. Nếu người xả thí có khả năng làm loại quán minh sát này thì tham, sân và si của vị ấy bị trừ tiệt vào lúc xả thí, và hơn nữa, việc xả thí của vị ấy sẽ thường không trợ sanh quả. Bằng cách đó, chúng ta có thể nói rằng loại xả thí này cũng là cao nhất.
Người xả thí có thể làm loại quán minh sát này trước, sau hay trong khi xả thí. Nhưng thiền quán của vị ấy cần phải mạnh mẽ và hùng mạnh. Vị ấy cần phải đã tu tiến ít nhất lên đến giai đoạn Tuệ diệt một, hoại diệt (Bhaṅga-ñāṇa). Chỉ khi ấy vị ấy có thể tu tiến loại quán minh sát này. Chúng ta cũng không nên bỏ lỡ cơ hội này. Cơ hội này chỉ tồn tại trong hệ thống giáo pháp của đức Phật. Nhưng bạn có thể hỏi, làm sao chúng ta có thể làm loại xả thí này nếu chúng ta không có tuệ quán? Chúng tôi muốn đề nghị rằng lúc bạn làm việc xả thí với ý nghĩ: ‘Mong cho việc xả thí này thành một nguyên nhân góp phần để đạt đến Nibbāna.’ Đây là bởi vì đức Phật nhiều lần đã dạy làm xả thí với mong muốn cho Nibbāna.
Chúng tôi cần phải kết thúc Bài thuyết pháp của chúng tôi bằng việc lặp lại bài kệ từ ‘Ratana’ sutta:
Khīnaṃ purāṇaṃ nava natthi sambhavaṃ
Virattacittā’yati ke bhavasmiṃ
Te khīṇabījā avirūḷhichandā
Nibbanti dhīrā yathāyaṃ padīpo
Idampi sanghe ratanaṃ paṇītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.
Các bậc Ứng cúng đã làm kiệt sức tất cả nghiệp thiện và bất thiện cũ.
Nghiệp thiện và bất thiện mới không xảy ra với các Ngài.
Các Ngài đã làm kiệt sức các nhân của tái tục.[491] Các Ngài không có mong chờ một kiếp sống vị lai.
Tất cả danh-sắc của các Ngài sẽ diệt như một ngọn đèn dầu, khi dầu và tim đèn bị cạn kiệt.
Do sự thật này mong cho tất cả chúng sanh được an vui và thoát khỏi tất cả những mối nguy hại.
Mong cho tất cả chúng sanh được khoẻ và an vui.
__________ () __________
Ban Biên Tập
Thiền Lâm Viện Pa-Auk
3/2019
__________ () __________
Idaṃ me puññaṃ āsavakkhayā’vahaṃ hotu.
Idaṃ me puññaṃ nibbānassa paccayo hotu.
Māmā puññabhāgaṃ sabbasattānaṃ bhājemi.
Te sabbe me samaṃ puññabhāgaṃ labhantu.
__________ () __________
[9] Lời Giới Thiệu này là một phần thêm vào ‘Biết Và Thấy’phiên bản đã hiệu đính.
[10]Vị sư/tu nữ Phật giáo; vị bhikkhu (tỳ khưu) có 227 giới luật chính, và hàng trăm giới luật nhỏ hơn phải tuân theo; dòngbhikkhuni (tỳ khưu ni) Trưởng lão Bộ (Theravāda) đã bị dứt.
[11] S. V. XII. iii.1 ‘Paṭhama-Koṭigāma-suttaṃ’ ( ‘Koṭigāma Sutta' thứ nhất) Để biết các chữ viết tắt thư mục và nguồn tài liệu tham khảo, hãy xem 'Thư mục những chữ viết tắt, v. v…'
[12] S. V. XII. v.4: Một ‘Ngôi Nhà có Chóp Nhọn’ ở đây là một ngôi nhà một tầng với bốn cột trụ bên ngoài mà được nổi vọt lên với các dầm đỡ chịu một mái nhà có Chóp Nhọn.
[13]Điều này được giải thích trong Chú giải cho M. I. iv.3 ( ‘Đại Kinh Người Chăn Bò’), được Đức Phật giải thích mười một phẩm chất ở một bhikkhu làm vị ấy không thể tiến bộ trong Pháp và Luật (Dhamma-Vinaya).
[14] S. V. XII. ii.1 ‘Kinh Chuyển Pháp Luân'.
[15] S. III. II. v.2 ‘Kinh Hoa'.
[16] HÀNH: (saṅkhāra) Ý nghĩa của thuật ngữ này phụ thuộc vào ngữ cảnh.1) Là Nguyên nhân của tâm (ở đây), nó nói đến hành vi của nghiệp: hành vi cố ý bằng thân, khẩu hay ý.2) Là thủ uẩn thứ tư, nó nói đến tất cả sở hữu tâm (ngoại trừ hai sở hữu tâm, thọ và tưởng) phối hợp với bất kỳ loại tâm nào; (tâm quả, tâmtố hay duy tác hay nghiệp):danhhành. Trong bối cảnh khác, thuật ngữ này có ý nghĩa khác.
[17] D. ii. 9 ‘Đại kinh Niệm Xứ’ (Also M. I. i.10).
[18] S. III. I. v. 6. In M. III. i. 9 ‘Mahā Puṇṇama suttaṃ' ( ‘Đại kinh Đêm Trăng Tròn'), một bhikkhu hỏi đức Phật Buddha tại sao các uẩn (khandha) được gọi là uẩn, và Ngài giải thích rằngmười mộtphạm trù cấu thànhkhối tập hợp của mỗi uẩn.
[19]Từ quan điểm khác, danh-sắc được đức Phật - Buddha nói đến như sáu xứ (sal-āyatana: sáu xứ nội và sáu xứ ngoại), làm một thuật ngữ mà Ngài cũng dùng khi giải thích pháp ‘liên quan tương sinh’ hay ‘duyên sinh’. Từ đầu đến cuối, những lời dạy của Ngài, đức Phật - Buddha giải thíchhiện tượng pháp theo xu hướng chấp trước vàhiểu biết của những thính giả của Ngài. Do đó, Ngài giải thích danh-sắctheo nhiều cách khác nhau, dẫu cho cuối cùng họnói đến cùng một điều. Xem thêmVấn-Đáp 2.2, và chú thích 478. ‘Liên quan tương sinh’ (Paṭiccasamuppāda) = paṭicca+samuppāda; paṭicca 關: Liên quan (nương nhờ) + samuppāda 生起: sinh khởi;【陽】緣起 = Duyên khởi.
[20] S. II. I. v.4
[21]Ở đây, sắc (rūpa)nói đến màu, không có màuthì cảnh không thể được thấy.
[22]Ở đây, khi Ngài nói về mười tám yếu tố của đời, pháp (dhamma) đề cập đến mười sáu thứ sắc tế, và tất cả các sở hữu tâm (tâm sở) liên quan. Khi nói về pháp (dhamma) trong các bối cảnh khác, thì Pháp có nghĩa là tất cả các đối tượng, bao gồm Nibbāna và các pháp chế định (paññatti). Nhưng vì cái sau không phải là đời (không phải là danh cũng không phải sắc, và do đó không phải là Thánh đế Thứ nhất và Thứ hai) nên chúng không được bao gồm trong 'Kinh Đời'. Xem thêm chú thích 478.
[23]VẬT / XỨ (SENSE BASE): Năm sắc vật được gọi là Vật (vatthu) hayXứ (āyatana). Xứ thứ sáu (là xứ phi sắc (tức ý xứ - man-āyatana)) chỉ được gọi là xứ (āyatana). Nhưng sắc vật của vật thứ sáu được gọi là vật (vatthu), như trong sắc ý vật (hadaya vatthu). Tất cả sáu vật (vatthu) cũng có thể được gọi là sáuGiới (dhātu).
[24]Quyền (indriya) ở đây giống như ‘xứ', ‘môn', ‘giới' v. v. . . ở nơi khác. Người Bà la môn mà Đức Phật đang nói ở đây, đã sử dụng "năm quyền" trong câu hỏi giới thiệu của mình. (S. V. IV. v.2 ‘Uṇṇābha Brahmin Sutta').
[25]Pa-Auk Tawya Sayadaw đáng kính đề cập đến ví dụ trong Aṭṭhasālinī 114 (The Expositor p. 96): khi một con chim đậu trên cành cây, bóng của nó ngả xuống đất cùng một lúc. Theo cùng một cách, khi cảnh/đối tượng dội vào môn sắc, cùng một lúc nó dội vào môn danh.
[26]Chính xác hơn: 1) cảnh sắc, 2) cảnh thinh, 3) cảnh khí, 4) cảnh vị, và 5) cảnh xúc.
[27]Thanh triệt trong suốt: xem từ điển định nghĩa: Pasāda: 淸徹-Thanh triệt; 淸-thanh = clearness- trong trẻo, trong sạch; 徹-triệt = thấu suốt.
[28]SẮC THÔ/TẾ: Sự phân hai của hai mươi tám thứ sắc. Sắc thô (oḷārika-rūpa) được coi là như vậy bởi vì nó đang dội vào sắc (sappaṭigha-rūpa) < sắc mà dội vào sắc khác>. Nó có mười hai loại: 1-5) năm thanh triệt (vừa được đề cập); 6-9) màu sắc, thinh, khímùi và vị; 10-12) địa giới, hoả giới và phong giới. Sự trong suốt được nhận biết bởi tâm ý môn; Phần còn lại bởi cả tâm ý môn và tâm ngũ môn: chúng dễ dàng được quan sát thấy biết rõ bằng tuệ quán. Sắc tế (sukhuma-rūpa) được coi là như vậy do nó là sắc không chạm (a-ppaṭigha-rūpa). Nó có mười sáu thứ: 1) sắc thuỷ giới; 2-6) sắc dưỡng chất, sắc mạng quyền, sắc ý vật và sắc tính nữ / nam; 7-16) mười thứ sắc không cụ thể (Xem Biểu đồ 2a 'Hai mươi tám thứ sắc'). Sắc tế chỉ được nhận biết bởi ý thức (giới) (manoviññāṇadhātu), và không dễ để nhận ra bằng tuệ quán.
[29]TÁM MƯƠI CHÍNTHỨTÂM (CITTA): nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, và ý thức (giới) (xem ‘Ghi chú Biên tập', ‘Ấn Bản Hiệu Đính Lần Thứ Năm’).
[30]NĂM MƯƠI HAI THỨ SỞ HỮU TÂM (CETASIKA): HAY THAY ĐỔI: bảy biến hành và sáu biệt cảnh; BẤT THIỆN: bốn biết hành, mười biệt cảnh; THIỆN: mười chín tịnh hảo biến hành, (phần)bangăn trừ, (phần) hai vô lượngvà vô si. Ví dụ, đối với thiện, xemba mươi basở hữu tâm thuộc sơ thiền (jhāna), (được liệt kê ở phần ‘Bốn giai đoạn để quán sát danh pháp’ – Bài Thuyết # 5).
[31]Xem biểu đồ ‘1b: ‘Lộ Ý môn’, và trích dẫn, từ Dispeller of Delusion.
[32]Trong ấn bản hiệu đính lần thứ năm, đoạn này đã được sửa đổi cho rõ ràng.
[33]Khi thực hànhthiền danh nāma-kammaṭṭhāna (danh nghiệp xứ) người biết và thấy trực tiếp những pháp này. Cho đến khi ấy, ngườiđược nhắc đến Abs.
[34]Hạ nguyên tử: Pa-Auk Tawya Sayadaw đáng kính ở đây sử dụng thuật ngữ 'hạ nguyên tử' để chỉ ra loại thực tính mà người đang nhìn: ngài không đưa ra bất kỳ loại phương trình nào giữa các giả thuyết của khoa học hiện đại và những thực tính mà người thấy trong khoa học cổ xưa của Đức Phật. Kalāpa = nhóm, tụ, bọn.
[35]Để biết chi tiết về việc thấu biết rõ 'si' không biết thấu đáo về khối, xem Vấn&Đáp 1.3, và ‘Phân tích các nhóm/tụ sắc (Rūpa-Kalāpa)’, ở Bài Thuyết # 4.
[36]M. I. iv.3 ‘Mahā-Gopālaka-suttaṃ.
[37]Để có danh sách đầy đủ hai mươi tám thứ sắc, xem Bản2a 'Hai mươi tám thứ sắc'.
[38]Đây là những gì được gọi là cơ bản thiền quán: xem chú thích 334. Nó được đề cập trong nhiều bài kinh, ví dụ, D. i.2 ( ‘kinh Sa-môn Quả’). Ở đó, Đức Phật giải thích cách các tỳ kheo tu tiến bốn thiền, và kế đến: "Với tâm định tỉnh (samāhite citte), thanh tịnh (parisuddhe), trong sáng (pariyodāte), không tạp loạn (anaṅgaṇe), với sự lìa phiền não (vigatūpakkilese), trở nên nhu nhuyến (mudubhūte), dễ dùng (kammaniye), vững trú (ṭhite), đạt được sự điềm tỉnh (āneñja-ppatte), vị ấyhướng và chuyển tâm của mình sang biết và thấy (ñāṇa-dassanamāya cittaṃ abhinīharati abhininnāmeti). ''
[39] S. V. XII. i.1 ‘Kinh Định’.
[40]Để thảo luận về các loại định khác nhau, xem Vấn &Đáp 3.1.
[41]Đối với niệm hơi thở, xem ‘Tu Tiến Niệm Hơi Thở’ở Bài Thuyết # 1, đối với mười Biến xứ (kasiṇa), xem ‘Tu Tiến Mười Biến Xứ (Kasiṇa)’, ở Bài Thuyết # 2; đối với thiền bốn giới, xem ‘Tu Tiến Thiền Bốn Giới’, ở Bài Thuyết # 4.
[42] A. IV. III. v.1-5 ‘Ābhā-', ‘Pabhā-', ‘Āloka-', ‘Obhā-', và ‘Pajjota-suttaṃ’.
[43] S. V. XII. ii.1 ‘Kinh Chuyển Pháp Luân'.
[44] VsM. xx. 634 ‘Vipassan-Upakkilesa-kathā’ ('Thảo luận về tuỳ phiền não quán) PP. - xx.107. Ánh sáng là quả của các pháp thiện và tự nó không phải là một tuỳ phiền não. Nhưng nó có thể làm nền tảng cho tuỳ phiền não (Upakkilesa-vaṭṭhu) nếu người tu thiền trải nghiệm nó trở nên rất dính mắc với nó, và phát triển quan điểm sai (tà kiến) rằng anh ta đã đạt được Đạo và Quả. Xem thêm SA. V. XII. ii.1 'Dhamma-Cakka-Ppavattana-suttaṃ (Kinh Chuyển Pháp Luân’), và Vượt Quan Mười Tuỳ Phiền Não, ở Bài Thuyết # 7.
[45] Để biết chi tiết về ánh sáng sinh khởi với thiền định rất sâu và thiền quán-vipassanā, xem ‘Sắc tâm sinh’, ở Bài Thuyết # 4, và Vấn&Đáp 4.10.
[46] Trong S. IV. I. xvi.5 ‘Jīvak-Aana-Samādhi-Suttaṃ’ ('Kinh Định Khu rừng Xoài của Jīvaka'), Đức Phật giải thích điều này theo sáu cơ sở: "Này chư bhikkhu, hãy tu tiến định. Này chư bhikkhu, khi tập trung (samāhitassa), các pháp trở nên rõ ràng đối với bhikkhu, đúng theo sự thật bản nhiên. Và những gì trở nên rõ ràng đúng theo sự thật? Nhãn trở nên rõ ràng theo sự thật là vô thường. Sự nhìn… Nhãn thức… Nhãn xúc… Và bất cứ thọ nào sanh do nhãn xúc, có thể nó dễ chịu, khó chịu, hoặc không khó chịu cũng không dễ chịu… [nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, cảnh của chúng, tâm, xúc và thọ tương ứng: giống như “tất cả” được đề cập trong trích dẫn chú thích 287]. ' SA giải thích rằng 'trở nên rõ ràng' (okkhāyati) nghĩa là chúng trở nên rõ ràng (paccakkhāyati), có thể biết (paññāyati) và hiển nhiên (pākataṃ): paccakkha (có thể nhận biết rõ, có thể lĩnh hội, được biết đến bằng các quyền (indriya), rõ ràng) trái ngược với anumāna (suy luận). Và trong S. V. III. i.4 ('Kinh Sāla'), Đức Phật giải thích rằng chư bhikkhu mới xuất gia cần phải được huấn luyện để tham thiền (jhāyati) về bốn niệm xứ ‘của hợp nhất (ekodibhūtā) tâm trong sạch, sáng rỡ (vippasanna cittā), tập trung (samāhitā), của tâm nhất hành (ekagga-cittā) để biết… [bốn niệm xứ] đúng theo sự thật (kāyassa yathā-bhūtaṃ-ñāṇāya).’
[47]Xem đức Phật phân tích về bốn Phạm trú, A. VI. I. ii.3 ‘Nissāraṇīya suttaṃ’ ( ‘The Escape Sutta'), và M. II. ii.2 ‘Mahā-Rāhul-ovāda suttaṃ’ ( ‘Đại kinh Lời Chỉ Giáo Rāhula), và Vấn-Đáp 2.2.
[48]Xem lời chỉ giáo của đức Phật, U. iv.1 ( ‘The Meghiya Suttaṃ'), cũng được thảo luận ‘Tóm tắt', ở cuối Bài Thuyết # 3, và Vấn-Đáp 7.13.
[49]Xem ‘Ghi chú Biên tập', ‘Ấn Bản Hiệu Đính Lần Thứ Năm'.
[50] Đây còn được gọi là bốn đề mục thiền bảo hộ (ārakkha-kammaṭṭhāna).
[51] Xem lời giải thích của Đức Phật về lợi ích của việc tu tiến lòng từ, A. XI. ii.5 ‘Metta suttaṃ’ (Kinh Lòng Từ'): trích dẫn ở Bài Thuyết # 3, phần – ‘Tu Tiến Loại Rải Mở Rộng Khắp Mười Phương’. Để biết ví dụ về quả của thiền định này, xem thêm Vấn-Đáp 2.2.
[52] Xem lời chỉ giáo của đức Phật, S. I. XI. i.3 ‘Dhajagga suttaṃ’ ( ‘Kinh Ngọn Cờ').
[53] Để biết chi tiết về thiền này, xem phần ‘Tu Tiến Thiền Bất Tịnh (Asubha-bhāvanā)’ ở Bài Thuyết # 3.
[54] Xem lời chỉ giáo của đức Phật, A. VI. ii.10&11 ‘Paṭhama-' & ‘Dutiya maraṇassati suttaṃ’ ( ‘Kinh Tuỳ niệm sự chết thứ nhất và thứ hai').
[55] Đối với thiền Phạm trú và thiền bảo hộ, xem Bài Thuyết # 3: Tu Tiến Thiền Phạm Trú Và Thiền Bảo Hộ
[56] Đối với thiền bốn giới, xem ‘Tu Tiến Thiền Bốn Giới ',
[57] Điều này được giải thích VsM. xviii. 669-671 ( ‘Thảo Luận về Xác Định Danh Sắc') PP. xviii.16-23, trường hợp được thêm vào rằng nếu người đó không hoàn thành việc quan sát sắc trước khi tiến hành quan sát danh, người đó 'rơi khỏi đề mục thiền của mình như [kẻ ngốc] Bò núi. (A. IX. I. iv.4 'Gāvī-Upa-mā-suttaṃ (Kinh Ví dụ con bò) đã nói đến ở Bài Thuyết # 1, phần ‘Đạt Được Thiền’. Nhưng điều này chỉ nói đến danh pháp dục giới, danh pháp thiền sắc giới. Xem thêm ở Bài Thuyết # 5
[58] D. ii. 9 ‘Đại kinh Niệm xứ' (thêm M. I. i.10). Xem thêm M. II. ii.2 ‘Mahā rāhulovāda suttaṃ’ ( ‘Đại kinh Chỉ giáo Rāhula’).
[59] Xem ‘Khandha-suttaṃ’ ( ‘Kinh Uẩn) Trích dẫn, ở Lời Giới Thiệu, phần Thánh Đế Thứ Nhất Và Thứ Hai.
[60] Để biết chi tiết về 'si' không biết thấu đáo về khối, xem Vấn-Đáp 1.3, và ‘Phân Tích Các Nhóm sắc (Rūpa-kalāpa)’
[61] Khi bạn quan sát thấy biết rõ bằng cách vật (vatthu) hay xứ (āyatana), bạn quan sát thấy biết rõ các tâm và các sở hữu tâm tương ưng mà sanh nương vào mỗi trong các vật (vatthu). (Chẳng hạn bạn quan sát thấy biết rõ nhãn vật (nhãn giới thanh triệt trong suốt), và kế đến nhãn thức (1) và các sở hữu tâm tương ưng (7) mà sanh nương vào nhãn vật. ) Khi bạn quan sát thấy biết rõ bằng cách sáu môn, bạn quan sát thấy biết rõ những loại tâm khác nhau trong lộ danh (tiến trình danh pháp) của mỗi môn. Ví dụ, tâm và các sở hữu tâm tương ưng khác nhau của lộ nhãn môn. Xem thêm ở mục Lời Giới Thiệu, phần ‘Biết và Thấy Thánh Đế Thứ Nhất’ và tiếp sau đó.
[62] VsM. xviii. 664 ‘Nāma-rūpa-pariggaha-kathā’ ( ‘Thảo Luận Về Xác Định Danh Sắc') PP. xviii. 8
[63] Đối với mỗi xứ/vật trong năm vật (vatthu) chỉ có một loại tâm như vậy sanh, nhưng đối với ý vật, có tất cả các loại tâm khác. Trừ khi người ta quen thuộc với lời giải thích của Abhidhamma về các loại tâm khác nhau trong các loại lộ danh khác nhau, điều này có thể rất khó hiểu đối với người tu thiền mới bắt đầu.
[64] Xem nguồn của chú thích 25 cho sự giải thích về ‘cảnh pháp'.
[65] Xem ‘Uṇṇābha Brahmin Sutta' (trích dẫn) v. v. . . , p.12; ý môn (hữu phần - bhavaṅga).
[66] Để biết chi tiết, xem biểu đồ 1b và 1c. trong Bài Thuyết # 5
[67] Xem ‘Chỉ Rõ và Xác Định Các Sắc Thanh Triệt (Trong Suốt), trong Bài Thuyết # 4
[68] Để biết chi tiết về 'si' không biết thấu đáo về khối, xem thêm Vấn-Đáp 1.3.
[69]XemBiết Và Thấy Thánh Đế Thứ Nhất trong Lời Giới Thiệu.
[70] ‘Đại kinh Niệm xứ' (thêm M. I. i.10)
[71]D. ii. 9: ĐÃ MẮC PHẢIhôn trầm (thīna) là thực tính co rút, lui sụt, chặn đứng sự siêng năng tiến tới, và thùy miên (middha) là sự dã dượi bần thần, buồn ngủ, không quan tâm đến cảnh/đối tượng; MẤT TẬP TRUNG là thực tính tán loạn lau chau không yên tịnh của điệu cử (uddhacca), thực tính lo lắng, hối tiếc của hối hận (kukkucca);CAO THƯỢNG của một thiền sắc/vô sắc giới; KHÔNG CAO THƯỢNG về Dục giới; VƯỢT TRỘI về dục giới;KHÔNG VƯỢT TRỘI về một thiền sắc hay vô sắc giới;TẬP TRUNG/ĐỊNHcủa cận định hay thiền; KHÔNG TẬP TRUNGnguọc lại; GIẢI THOÁT ở giai đoạn này, điều này đề cập đến một tâm mà tạm thời được giải thoátdo như lý tác ý hoặc vì những pháp cái (nīvaraṇa) ngănche đã bị đè, nén bởi định;KHÔNG GIẢI THOÁT không phải như vậy.
Những đôi 9-10, 11-12, 13-14, 15-16, mỗi đôi bao gồm tất cả các loại tâm hiệp thế (lokiya citta).
[72]Xem thêm Vấn-Đáp 2.3.
[73] ‘Visuddhimagga (Thanh tịnh đạo): Sách hướng dẫn có căn cứ và bao quát về thiền, được biên soạn từ các bản dịch tiếng Sinhalese cổ đại, chính thống của các Chú giải Pali thậm chí còn sớm hơn (chủ yếu là 'Người xưa' (Porāṇā), có niên đại từ thời Đức Phật và Hội nghị lần thứ nhất) cũng như các Chú giải Sinhalese sau này, và được dịch lại sang tiếng Pali bởi học giả Ấn Độ Buddhaghosa (khoảng 500 năm sau Công nguyên).
[74] VsM. xviii. 662 ‘Diṭṭhi-Visuddhi-niddesa’ ( ‘Diễn giải Kiến Thanh Tịnh’) PP. xviii.1-2.
[75]Về phần định thanh tịnh tâm ra sao, xem thêm Vấn-Đáp 7. 8.
[76] S. V. XII. ii.1 ‘Kinh chuyển pháp luân'.
[77] A. III. II. ii.1 ‘Titth-āyatana suttaṃ' ( ‘Kinh Thuyết ngoại giáo').
[78]Có hai loại hữu (bhava): 1) Nghiệp hữu (kamma-bhava), là sự tạo, tích luỹ nghiệp; 2) Sanh hữu (upapatti-bhava) là quả của nghiệp (tái tục trong bất cứ cõi hiện hữu nào). Xem trích dẫn, chú thích 368, .
[79] A. III. II. ii.1 ‘Titth-āyatana-suttaṃ’ ( ‘Kinh Thuyết ngoại giáo')
[80]Năm uẩn = thức (3), danh-sắc (4), sáu xứ (5), xúc (6), và thọ (7).
[81]Chẳng hạn như đức Phật-Buddha bị khổdo một chứng đau lưng (xem Đức Phật Từ Bỏ Sự Mong Muốn Sống ở Bài Thuyết # 8), vàở tuổi già do lão hoá (xem trích dẫnở phần Sự Khích Lệ Của Đức Phật Cho Tăng Chúng - ở Bài Thuyết # 8).
[82] S. II. I. ii.3 ‘Samaṇa-Brāhmaṇa-suttaṃ’ ( ‘Kinh sa-môn và Bà-la-môn). In M. II. iii. - 10 ‘Vekhanassa-suttaṃ’ (Vekhanassa Vekhanassa là tên của một kẻ lang thang), Đức Phật cũng giải thích: "Nếu có, Kaccāna, sa môn và Bà la môn, nếu không có biết quá khứ, không có thấy vị lai, mà tuyên bố như thế này “Sinh bị tận diệt, đời sống thanh tịnh đã được sống, những gì phải làm đã được làm xong, không còn rơi vào bất kỳ thực tính hiện hữu nào nữa, ” theo Pháp, là bị nhầm lẫn. "
[83] S. III. I. i.5.
[84]Để biết chi tiết, xem ‘bạn quan sát vị lai của bạn ra sao', vàBiểu đồ 1d ‘tử và tái tục’.
[85] DhP. A. xi. 9 ‘Mahādhana-seṭṭhi-putta vatthu’ ( ‘Trường hợp củacon của đại trưởng giả Mahādhana').
[86] VsM. xvii. 659 ‘Bhava-cakka-kathā’ ( ‘Thảo luận về Bánh xe Luân hồi) PP. xvii.314: Trích dẫn từ D. ii.2 ‘Mahā-nidāna-suttaṃ’ ( ‘Kinh Đại Nguyên Nhân').
[87]Đoạn văn này được trích dẫn và phân tích ở phần Vấn – Đáp 2.2.
[88] VsM. xix. 679 ‘Paccaya-pariggaha-kathā’ ( ‘Thảo luận về sự biết rõ nguyên nhân (hiển duyên)') PP. xix.5
[89]Để quan sát thấy biết rõ pháp liên quan tương sinh (thấy biết rõ nguyên nhân)/diệt, và danh /sắc quá khứ và vị lai, xem Bài Thuyết # 6 ‘Quán Thấy Các Mối Nối Của Pháp Liên Quan Tương Sinh’.
[90]Đối với chư pháp (dhamma), xemchú thích 22.
[91] S. III. I. vi. 7
[92] Chú giải M. III. v.2 ‘Chann-Ovāda suttaṃ’ ( ‘Kinh Chỉ Giáo Channa') giải thích rằng 'Đây không phải là của ta; đây không phải là ta; Đây không phải là tự ngã của ta' tương ứng với vô thường, khổ và vô ngã. Tuy nhiên, phụ chú giải (ṭīkā) giải thích rằng "Đây không phải là của ta" tương ứng với khổ, và "đây không phải là ta" vô thường.
[93] 3 SuN. v.15 ‘Mogharāja māṇava pucchā’ ( ‘những câu hỏi của học trò Mogharāja), trích dẫn VsM. xxi. 765 ‘Saṅkhār-upekkhā-ñāṇa kathā’ ( ‘Thảo luận về Tuệ hành-xả) PP. xxi. 60.
[94] Thêm tưởng về rỗng không, xem thêm Vấn-Đáp 5. 9.
[95] Đối với một cuộc thảo luận về nhận thức đầy đủ chắc chắn khi nhận ra Nibbāna, xem Vấn-Đáp 3.2.
[96] Để nhận ra Nibbāna, xem ‘Bạn biết và thấyNibbāna', xem phần Biết và Thấy Nibbāna ở Bài Thuyết # 7.
[97] S. V. XII. v.4 ‘Kinh ngôi nhà có chóp nhọn'.
[98]Pa-Auk Tawya = Rừng Pa-Auk.
[99]Ngôn ngữ Ấn Độ cổ xưa mà đức Phật đã dùng; chỉ còn tồn tại là để ghi lại những giáo pháp của đức Phật, ngoài ra, không ai biết đến.
[100]Visuddhimagga: xemchú thích 73.
[101]Bia & Rượu: xemchú thích 475.
[102] D. ii. 9 (Also M. I. i.10) Đối với các chữ viết tắt thư mục và tài liệu tham khảo nguồn, xem THƯ MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT.
[103] VsM. xviii. 662 ‘Diṭṭhi-Visuddhi Niddesa' ( ‘Diễn giải Kính thanh tịnh') PP. - xviii.1. Ở đây, Visuddhimagga giải thích rằng ‘Tâm thanh tịnh' là tám thiền chứng cùng vớicận định': Định này giống như Chánh định.
[104]D. ii. 9 ‘Đại kinh niệm xứ' (Also M. I. i.10)
[105]BẢN CHẤT/TƯỚNG/THỰC TÍNH THỰC TÍNH (sabhāva lakkhaṇa): Thực tính riêng biệt của một loại thực tính siêu lý, có thể là sắc hay danh pháp: còn được gọi là thực tính riêng (paccatta lakkhaṇa); thực tính /bản chất/tướng chung (samañña lakkhaṇa): ba thực tính hay tướng chung cho tất cả các hành (saṅkhāra), có thể là sắc pháp hay danh pháp: vô thường, khổ, vô ngã.
[106] VsM. viii.223 ‘Ān-āpāna-sati kathā’ ( ‘Thảo luận về Niệm hơi thở) PP. viii. 90.
[107] VsM. viii.220 ‘Ān-āpāna-sati kathā’ ( ‘Thảo luận về Niệm hơi thở’) PP. viii.178.
[108]Ở đây, vimaṃsa đồng nghĩa với paccavekkhaṇa, và là thuật ngữ được sử dụng trong thảo luận của phụ chú giải.
[109]Khitâm, các sở hữu tâm tương ưng, phối hợp, và sắc pháp do tâm trợ sanhbị ngưng. Để biết chi tiết về thành tựu này, xem Vấn-Đáp 5.1.
[110] VsM. viii.231 ( ‘Thảo luận về Niệm hơi thở’) PP. viii. - 216
[111] VsMṬ. ibid.
[112]Đối với danh pháp thiền, xem phần tóm lược tâm, sở hữu tâm ở phần Quan Sát Danh Pháp Các Lộ Thiền – Bài Thuyết # 5.
[113]Để biết chi tiết về thiền-jhāna này, xemTu Tiến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ ở Bài Thuyết # 2.
[114] VsM. x.287 ‘Neva-Saññā-N-āsaññ-āyatana-kathā’ ( ‘Thảo luận về Phi tưởng phi phi tưởng xứ') PP. x.50.
[115] Trong ấn bản lần thứ 2 / 3 của quyển sách này, đã chỉ ra rằng nó không phải là một sách hướng dẫn thiền định. Mặc dù vậy, Sayadaw đã cho ấn bản lần thứ năm này đã tinh chỉnh các hướng dẫn trong đoạn này.
[116] Xem thêm VsM. iv. 62 ‘Dasa-vidha-appanā kosullaṃ’ ( ‘Mười loại pháp thuần thục trong thiền') PP. iv.45-49, và VsMṬ. ibid
[117]Hướng tâm và phản khán/xem lại xảy ra trong cùng một lộ ý môn (mano-dvāra vīthi). Hướng tâm được thực hiện bởi tâm hướng ý môn (mano-dvār-āvajjana), trong trường hợp này bắt một trong năm chi thiền làm cảnh. Tiếp theo là bốn, năm, sáu hoặc bảy tâm đỗng lực phản khán, có cùng một cảnh. Để biết chi tiết, xem biểu đồ '1b: Lộ ý môn.
[118] A. IX. I. iv.4 ‘Kinh Con Bò núi', còn được gọi ‘Gāvī-upamā-suttaṃ’ ( ‘Kinh Ví dụ con bò').
[119]Pa-Auk Tawya Sayadaw giải thích rằng chi thiền hỷ (pīti) là một chi thiền góp phần vào việc phát triển sự gắn bó với thiền lạc (jhāna-sukha), bởi vì đối tượng rất tinh tế, không thể phát triển thành ái dục (rāga); Nó chỉ là vi tế (pīha).
[120]Đối với danh pháp trong mỗi tâm thiền, xem ‘Quan Sát Danh Pháp Các Lộ Thiền’, – Bài Thuyết # 5.
[121]Xem ‘TríBiết Và Thấy Nibbāna', – Bài Thuyết # 7.
[122] Để biết thêm chi tiết về việc an tịnh hơi thở, xem Tu Tiến Niệm Hơi Thở (Ānāpānasati) – Bài Thuyết # 1.
[123] Chỉ là một tên gọi, vì trên thực tế nó không phải là một nimitta.
[124]VsM. xxi. 739 – ‘Upakkilesa-vimutta-udayabbhaya-ñāṇa-kathā’ ( ‘Thảo luận về Tuệ tiến thoái (sanh-diệt) thoát khỏi tuỳ phiền não') PP. xxi.4
[125]Trong VsM. xi.306 ‘Catu-dhātu-vavatthāna-bhāvanā-vaṇṇanā’ ( ‘Mô tả về Thiền xác định bốn giới') PP. xi.30, tham khảo được đề cập đến mô phỏng của Đức Phật về người bán thịt đã giết một con bò và cắt nó thành từng miếng: trong D. ii. 9 ‘Mahā-sati-paṭṭhāna-suttaṃ’ ( ‘Đại kinh Niệm xứ'), và M. I. i.10 ‘Sati-paṭṭhāna-suttaṃ’ ( ‘Kinh Niệm xứ'). Phụ chú giải những kinh văn này giải thích điều này gồm việcgiải quyết ba loại khối ra sao.
[126]VsMṬ. xxi. 739 ‘Upakkilesa-vimutta-udaya-bbhaya-ñāṇa-kathā-vaṇṇanā’ ( ‘Mô tả về sự giải thích Tuệ tiến thoái thoát khỏi tuỳ phiền não’)
[127]Các biến thể khác của ảo tưởng này sẽ là, ví dụ, 'người biết biết', 'người làm biết', 'cái biết biết', v. v. Người cũng có thể nghĩ rằng ‘sắc và danh siêu lý thay đổi, nhưng “tâm biết” không thay đổi'.
[128]U. iv.1 (also A. IX. I. i.3)
[129]Một kuṭi là một chỗ ở tu cho người, mộtphòng nhỏhay nhà nghĩ.
[130]MÀNG: màng trắng, giống như lưới ngăn cách các phần thịt khác nhau trên khắp cơ thể; MÀNG TREO RUỘT: liên kết ruột; Vật thực mới: thức ăn chưa tiêu hoá, dung tích của dạ dày; DỊCH KHỚP: chất lỏng nhờn, dầu ở các khớp.
[131] D. ii. 9 ‘Đại kinh Niệm xứ' (thêm M. I. i.10).
[132]Lối vào các kasina màu được đề cập trong ‘Mahā Parinibbāna suttaṃ' ( ‘Đại kinh Viên tịch – Parinibbàna’ D. ii.3), ‘Abhibh-āyatana-suttaṃ’ ( ‘Kinh Thắng-Xứ’ A. VIII. V. ii.5) (Thắng xứ: Sự tinh thông, nắm vững, sử dụng thành thạo trong các xứ-āyatana), và ‘Abhibh-āyatana-kathā’ ( ‘Thảo luận về Thắng xứ' DhSA.1). Lối vàosự ghê tởm và rỗng không (của ngã) được đề cập trong ‘Mahā-satipaṭṭhāna-suttaṃ’ ( ‘Đại kinh niệm xứ' D. ii. 9) trong mục ‘Kāy-ānupassanā’ ( ‘Thân-tuỳ quán'). Hơn nữa là tưởng về rỗng không, xemBạn Nhận Biết Và Thấy Vô Vi trong Lời Giới Thiệu, và Vấn-Đáp 5. 9.
[133] VsM. viii.214 ‘Kāya-gatā-sati-kathā’ ( ‘Thảo luận về Niệm thể trược) PP. viii.141.
[134]VbhA. vii.1 ‘Sattanta-bhājanīya-kāy-ānupassanā-nidesa’ ( ‘Diễn giải Kinh Phân loại thân tuỳ quán’).
[135]VbhṬ. ibid.
[136] VbhA. ibid.
[137] A. X. I. iii. 9 ‘Paṭhama-Kosala-suttaṃ’ ( ‘Kinh Kosala thứ nhất).
[138]Xem Đạt Được Thiền (Jhāna) – Bài Thuyết # 1.
[139] M. II. iii. 7 ‘Mahā-sakuludāyī-suttaṃ’ ( ‘Đại kinh sakuludāyī) & Dhs. I ‘Aṭṭha kasiṇaṃ soḷasa-kkhattukaṃ' ( ‘Tám Kasiṇa &Mười sáu lần').
[140]XemNimitta - Ấn tướng (ở Bài Thuyết # 1).
[141]Vì hư không không phải là sắc, kasiṇa hư không không thể được dùng để bao phủ kasiṇa sắc để đạt được một thiền vô sắc.
[142]Điều này cũng được thảo luận liên quan đến các nimitta khác nhau trong niệm hơi thở (ān-āpāna-sati), xem Nimitta - Ấn Tướngở Bài Thuyết # 1.
[143]Ở đây, Sayadaw chỉ đưa ra một tuyên bố chung chung: xem ‘Biết và thấy Thánh đế thứ nhất, ở Lời Giới Thiệu.
[144]Để biết danh sách đầy đủ, xem biểu đồ ‘2a: Hai mươi Tám thứ sắc'.
[145]D. ii.2 ‘Mahā-nidāna-suttaṃ’ ( ‘Đại kinh căn nguyên').
[146]VbhA. vi.1 ‘Suttanta-bhājanīya-vaṇṇanā’ ( ‘Giải thích kinh Phân loại’). VsM. xvii. 661 ‘Bhava-cakka-kathā’ ( ‘Thảo luận về bánh xe luân hồi') PP. xvii.344.
[147]A. III. II. ii.1 ‘Titth-āyatana-suttaṃ’ ( ‘Kinh Thuyết Ngoại giáo’).
[148]Xem thêm ‘Hướng dẫn’, Bài Thuyết # 4.
[149]Xem thêm trích dẫn, ở phần Trí Biết và Thấy Thánh Đế Thứ Nhất và Thứ Hai – trong Lời Giới Thiệu.
[150]Để biết cách và tại sao bạn phải bảo vệ thiền của mình; để biết chi tiết, hãy xem Bài Thuyết # 3 ‘TU TIẾN THIỀN PHẠM TRÚ VÀ THIỀN BẢO HỘ’.
[151]SuN. i. 8 ‘Karaṇīya-Mettā-suttaṃ’ (Kinh lòng từ phải được thực hiện), còn được gọi là ‘Mettā-suttaṃ’ ( ‘Kinh Lòng từ')
[152]Để biết thêm chi tiết về thiền lòng từ, xem ‘Bốn Phạm Trú (Cattāro brahmavihārā)', Bài Thuyết # 3.
[153] A. X. I. iii. 9 ‘Paṭhama-kosala-suttaṃ’ (Kinh Kosala thứ nhất).
[154] PsM. II. iv ‘Mettā-kathā’ (Thảo luận về lòng từ).
[155]Để biết chi tiết về cách bạn thực hành phương pháp liên quan tương sinh thứ nhất và thứ năm, hãy xem 'Phương pháp thứ năm’, p.183.
[156]Để biết chi tiết, xem VsM. i.13 ‘Sīla-ppabheda-kathā’ (Thảo luận về phân loại giới) PP. i.42.
[157]VsM. xviii. 662 ‘Diṭṭhi-Visuddhi Niddesa' ( ‘Mô tả về kiến thanh tịnh') PP. - xviii.1
[158]VsM. viii.236 ‘Ān-āpāna-sati-kathā’ (Thảo luận về niệm hơi thở) PP. viii. - 234. VsM. xxi. 740 ‘Upak - (Thảo luận về tuệ tiến thoài (sanh-diệt) thoát khỏi tuỳ phiền não) PP. xxi. 6.
[159]VbhA. ii.1 ‘Suttanta-bhājanīya-Vaṇṇanā’ ( ‘Thảo luận về kinh phân loại’).
[160]PsM. I. i.4 ‘Dhamma-ṭṭhiti-ñāṇa-nideso’ ( ‘Diễn giải về tuệ pháp trụ’).
[161] D. ii.2 ‘Mahā-nidāna-suttaṃ’ (Đại kinh căn nguyên).
[162]Xem trích dẫn ở phần ‘Trí Biết và Thấy Pháp Duyên sinh’ trong Lời Giới Thiệu.
[163] S. I. III. i. 8 ‘Mallikā-suttaṃ’.
[164]Về vấn đề này, xem thêm Vấn-Đáp 2.2.
[165] PsM. II. iv ‘Mettā-kathā’ ( ‘Thảo luận về Lòng từ).
[166] Điều này không có nghĩa là người tu thiền (yogi) thực sự có thể thấy mọi đàn bà, đàn ông, chư thiên, v. v. trong khu vực đã xác định: nó có nghĩa là người tu thiền cần phải mở rộng lòng từ với chủ ý rằng nó dành cho mọi đàn bà, đàn ông, chư thiên, v. v. , và trong khả năng vị ấy có thể, vị ấy sẽ thấy tất cả họ.
[167]A. XI. ii.5 ‘Mettā-suttaṃ’ ( ‘Kinh lòng từ’).
[168] D. iii.1 ‘Pathika suttaṃ’ ( ‘Kinh người du hành’); Vinaya. I.1 ‘Verañja kathā’ (mục Verañja); VsM. vii.125-130 ‘Buddh-ānussati-kathā’ ( ‘Thảo luận về tuỳ niệm ân đức Phật’) PP. vii.4-25.
[169]Ở đây, asubha (bất tịnh) và paṭikkūla (ghê tởm) là đồng nghĩa.
[170] D. ii. 9 ‘Đại kinh Niệm xứ’ (thêm M. I. i.10).
[171] VsM. viii.168 ‘Maraṇ-ānussati-kathā’ ( ‘Thảo luận về tuỳ niệm tử’) PP. viii. 6-7.
[172] U. iv.1 ‘Meghiya suttaṃ’ (thêm A. IX. I. i.3).
[173] A. X. II. i.10.
[174] S. III. I. i.5, trích dẫn thêmở phần Biết Và Thấy pháp Duyên Sinh trong Lời Giới Thiệu, và đã đề cập Vấn-Đáp 4. 6
[175]TÁM THIỀN CHỨNG: bốn thiền sắc, và bốn thiền vô sắc.
[176]Trong kết nối này, xem thêm Vấn-Đáp 4. 6.
[177]Để biết thêm chi tiết về mối quan hệ giữa nimitta và tưởng, xemNimitta - Ấn tướng trong Bài Thuyết # 1.
[178] VsM. iii.47 ‘Cattālīsa-kammaṭṭhāna-vaṇṇanā’ ( ‘Mô tả 40 cảnh đề mục thiền) PP. iii.113
[179]Để biết chi tiết, xem Biểu đồ 1d ‘Tử và Tái tục.
[180]Để biết chi tiết về vấn đề này, xem Biểu đồ 1d ‘Tử và Tái tục.
[181] A. IV. IV. v.1 ‘Sotānugata-suttaṃ’ (Kinh Một Người Đã Nghe), cũng đã đề cập ở chú thích 276.
[182]Muṭṭhasatinghĩa là ‘Thất niệm’, nhưng trong bối cảnh này, Đức Phật có ý rằng Ngài bị tái tục thành một người phàm phu (puthujjana) chứ không phải là một bậc Thánh.
[183]D. ii. 8 ‘Sakka-pañha-suttaṃ’ ( ‘Đế Thích sở vấn).
[184]Nhạc sĩ và vũ công trong cõi trời-deva.
[185] DA-II-8 ‘Sakka-pañha-suttaṃ’ ( ‘Đế Thích sở vấn’).
[186] Tứ thiền-jhāna không trừ tiệt vô minh; nó chỉ đèn nén, chặn vô minh. Xem thêm Vấn-Đáp 7. 7, 7. 8 và 7. 9.
[187] Điều này không tương ứng với tiềm thức/vô thức như giả thuyết trong tâm lý học Freud: hai tâm không thể sinh khởi cùng một lúc. Tâm hữu phần làm việc hộ kiếp (giữ gìn kiếp sống) là một dòng chảy của những thức quả, được duy trì bởi nghiệp đã chín mùi vào lúc tử trong kiếp sống trước. Nó duy trì sự liên tục của danh pháp giữa các lộ danh. Nó còn có phận sự làm ý môn (mano-dvāra). Một khi nghiệp mà trợ sanh kiếp sống này chấm dứt, tâm hữu phần (hộ kiếp) của kiếp sống này dừng. Trong trường hợp người không phải là bậc A-la-hán, một tâm hữu phần mới, với một cảnh (đối tượng là cảnh của danh pháp) mới, phát sinh sau tâm đầu tiên của kiếp sống mới, tức là sau tái tụccó sự sanh của mười sáu tâm hữu phần. Bị trợ sanh bởi cùng một nghiệp như nghiệp mà trợ sanhtâm tái tục, tâm hữu phần mới có cùng một cảnh (xem Biểu đồ 1d, 'Tử và Tái tục’). Do đó, hữu phần không phải là một "dòng chảy ngầm của tiềm thức" hoạt động "bên dưới" các tiến trình danh pháp hay các lộ danh của sáu môn (dvāra). Như có thể thấy trong bảng '1c: ‘Lộ ngũ môn’, trước khi sanh của một lộ ngũ môn, dòng chảy của tâm hữu phần bị làm cho dừng. Và nó lại được tiếp tụcmột khi lộ danh hoàn tất (xem thêm bảng '1b: Lộ ý môn). Hữu phần luôn nhận biết cùng một cảnh, là cảnh độc lập, không phụ thuộc vào các cảnh đi vào sáu môn: đó là lý do tại sao nó được gọi là ngoại lộ (vīthimutta). Xem thêm giải thích ở phần ‘Mở Đầu’ trong Bài Thuyết # 5.
[188] BACÕI: 1) dục giới (kām-āvacara), bao gồm cõi nhân loại, cõi bàng sanh, cõi ngạ quỷ, và cõi asura (a-tu-la), địa ngục và các cõi trời deva.2) sắc giới (rūp-āvacara), là gồm các cõi Phạm thiên (Brahma), nơi mà sắc rất vi tế.3) vô sắc giới (a-rūp-āvacara), nơi mà chỉ có danh pháp.
[189]Hai Bảo Tháp nổi tiếng nhất ở Myanmar.
[190]Đối với sự cần thiết của việc quan sát thấy biết rõ các thứ sắc khác nhau, v. v. , xem thêm lời giải thích của Đức Phật trong M. I. iv.3 ‘Mahā-Gopālaka-suttaṃ’ (Đại kinh Mục giả (người chăn nuôi xúc vật)), trích dẫn trong nội dung của chú thích 36. Đối với sự khác biệt giữa āyatana (xứ) và vatthu (vật), xem chú thích 23.
[191]Vềsự nhác nhau giữa các nhóm sắc (rūpa-kalāpa)vàsắc siêu lý (paramattha-rūpa), xem thêm Vấn-Đáp 7. 6.
[192]DHĀTU: giới, là thực thểmà không thể phân, chia, tách ra thêm được nữa. Ví dụ, xem M. III. ii.5 ‘Bahu-dhātuka-suttaṃ’ ( ‘Kinh nhiều Giới). The Visuddhi-magga giải thích rằng:các ‘giới’là ‘nguyên nhânlàm cho bản chất, thực tính riêng bị mang' (attano sabhāvaṃ dhārentīti dhātuyo) (VsM. xv.518 ‘Dhātu-vitthāra-kathā’ ( ‘Thảo luận chi tiết về ‘Giới’') PP. xv.21)
[193]Xem Vấn-Đáp 2.2.
[194]Sắc y sinh: được gọi như vậy bởi vì nó xuất phát từ, nương vào bốn thực tính chủ yếu (4 đại giới).
[195] Pāḷi về các loại nhóm sắc (rūpa-kalāpa) khác nhaulà nhómmà có x là yth.
[196]Thanh triệt: xem tự điển định nghĩa, chú thích 508.
[197]Còn có các nhóm sắc (rūpa-kalāpa) của sắc y sinh cần được quan sát thấy biết rõ nhưng ở đây không được nói đến, ví dụ, các nhóm sắc với thinh/thân biểu tri là sắc thứ chín/thứ mười hai; khẩu biểu tri là thứ mười/thứ mười ba; nhẹ là thứ mười một. Đối với những giới này vànhững giới khác, xem VsM. xiv ( ‘Thảo luận về Sắc uần’), hoặc cuốn sách nhỏ của Pa-Auk Tawya Sayadaw là ‘Thiền niệm hơi thở và Thiền bốn giới’ (WAVE Publications, Kuala Lumpur, Malaysia).
[198]Hoả giới (tejodhātu) trong các nhóm sắc mà có mạng quyền (jīvitindriya) duy trì cùng xảy ra với các nhóm sắc tám pháp (octad -kalāpa), đó là lý do tại sao, dù chúng không có mạng quyền, chúng 'cùng tồn tại với thức (sa-viññāṇaka)'. Không có hoả giới của mạng quyền, sắc bị phân huỷ, như xảy ra khi một người chết: thân có sự sống trở thành một xác chết không có sự sống.
[199]Thuật ngữ dvāra (môn) mô tả thực tế rằng các cảnh/đối tượng cần một lối vào để được biết đến bởi một tâm.
[200]Xem thêm S. V. IV. v.2 ‘Uṇṇābha-Brāhmaṇa’ đã trích dẫn trong ‘Lời Giới Thiệu'.
[201]Nói đúng ra là: một cảnh sắc màu là đối tượng của sự thấy, và một cảnh thinh là đối tượng của sự nghe, v. v. Xem chú thích 26.
[202]Nhóm nhãn mười pháp (cakkhu dasaka): (8) támsắc cơ bản (tám sắc bất ly)[1-địa 2-thuỷ 3- hoả 4-phong 5-sắc màu 6-khí 7-vị 8-dưỡng tố] + (9) mạngquyền + (10) nhãn thanh triệt trong suốt.
[203]Nhóm ý vật (tim)mười pháp (hadaya dasaka): (8) tám sắc cơ bản (tám sắc bất ly) [1-địa 2-thuỷ 3- hoả 4-phong 5- sắc màu 6-khí 7-vị 8-dưỡng tố] + (9) mạngquyền + (10) ý vật. Xem thêm Biểu Đồ2d: ‘Những thứ sắc cơ bản trong tim’.
[204]Xem ‘Lời Giới Thiệu’.
[205]Còn nói đến puris-indriya (nam quyền) và itth-indriya (nữ quyền) (indriya = quyền).
[206]Trong visuddhi magga, t