GIÁO TRÌNH SIÊU LÝ TIỂU HỌC
QUYỂN 1/3

ABHIDHAMMATTHASAṄGAHA - DIỆU PHÁP LÝ HỢP (Chương 1, 2, 6)

Biên soạn: Bhikkhu Saddhammajotika Dhammacariya

Việt dịch: Bhikkhu Abhisiddhi – Siêu Thành

Phật lịch 2559 - Dương lịch 2015

---

 

ĐẠI HỌC ABHIDHAMMA – VƯƠNG QUỐC THÁI LAN

WAT RAKHAṂ GHOSITĀRĀMA

QUẬN BANGKOK NOI – KRUNG THEP MAHA NAKHON

Ngày 30 Tháng 03 Năm 2016

Trích yếu về việc: Cho phép dịch sách Abhidhamma từ Thái ngữ sang Việt ngữ để truyền bá chánh pháp.

Phíc-khú Siêu Thành (Abhisiddhi), thế danh Bùi Chí Thành, là tăng sinh Việt Nam đang học Abhidhamma tại trường Đại học Abhidhamma – Vương quốc Thái Lan, chùa Wat Rakhaṃ Ghositārāma.

Vị Phíc-khú này có nguyện vọng dịch sách giáo trình Abhidhamma của Đại học Abhidhamma – Vương quốc Thái Lan từ Thái ngữ sang Việt ngữ hầu mong đem Abhidhamma đi truyền bá trong nước Việt Nam.

Tôn trọng lời thỉnh cầu này, phía Đại học Abhidhamma – Vương quốc Thái Lan cũng có đồng quan điểm muốn cho Abhidhamma được truyền bá, chánh pháp cao thượng này được truyền bá rộng rãi, tiếp tục mang lợi ích đến cho nhiều người được khai hóa ở các xứ sở khác nhau.

Nay cấp giấy phép này làm cơ sở chứng nhận.

 (Phra Dhammadhirarajamahāmunī)                                    (Phra Mahājinavat Cakkavaro)

Viện trưởng Đại học Abhidhamma                    Thư kí văn phòng Đại học Abhidhamma

---


LỊCH SỬ CUỘC ĐỜI NGÀI SADDHAMMAJOTIKA DHAMMĀCARIYA

VỊ LÃNH ĐẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ABHIDHAMMA

VƯƠNG QUỐC THÁI LAN

 

SƠ LƯỢC GIA THẾ

Giáo thọ sư Saddhammajotika Dhammācariya vị đại trưởng lão Miến Điện sanh vào ngày 13 tháng 3 năm Phật lịch 2456 tại tỉnh Miên Chàn, nước Miến Điện. Cha tên là U Thún Mìn, mẹ tên  là Tò Tịt, có em gái tên là Má Xín (được ngài dẫn đến nước Thái, người Thái Lan từng gọi em gái của Ngài là Mát Ri).

HỌC VẤN

Giáo thọ sư Saddhammajotika Dhammācariya xuất gia theo đời sống tu sĩ, ngài ưa thích, rất quan tâm trong việc học pháp. Ngài học Tam tạng, chú giải lẫn sớ giải từ những giáo thọ sư thuần thục trong Tam tạng, như là giáo thọ sư trưởng lão Bhandanta Kumāra, bậc pháp sư cao thượng, trụ trì chùa Sảy Táy, tỉnh Miên Chàn; giáo thọ sư trưởng lão Bhandanta Ñāṇika, vị thủ trì luật bậc sớ giải và là bậc đại thiện trí, tỉnh Reng Kun; giáo thọ sư, trưởng lão Bhandanta Vimala, vị thủ trì tạng Abhidhamma v.v… Những vị giáo thọ sư này đã vun bồi kiến thức mà mình thuần thục cho ngài Saddhammajotika Dhammācariya, làm cho ngài có một kiến thức nổi trội từ lúc ngài còn trẻ tuổi, đặc biệt nhất là thuần thục tạng Abhidhamma.

HOẰNG PHÁP TẠI VƯƠNG QUỐC THÁI LAN

Ở thời ngài vua sãi Buḍhācāriya, từng là vị lãnh đạo tăng đoàn chùa Mahathat Yuwaratrangsarit, đệ nhị chủ tịch trường đại học Mahāculālongkornrajavidyālaya, cố vấn ban tổ chức tăng già, với vai trò ấy ngài đã bắt đầu phục hồi pháp Abhidhamma. Phật lịch năm 2492, ngài Vua sãi có dịp đi xem xét công việc tại quốc gia Miến Điện và thấy rằng quốc gia này phát triển huy hoàng trong Phật giáo ở cả hai phương diện là phận sự học pháp (ganthadhura) và phận sự hành pháp (vipassanādhura); ngoài ra xin phép hội đồng giáo dục Phật giáo hiệp hội Miến Điện và bộ trưởng ngoại giao Miến Điện phái một vị thiện trí pháp sư (dhammācariya) đến vương quốc Thái Lan. Theo lời yêu cầu đó Vua sãi đã thỉnh được giáo thọ sư Saddhammajotika Dhammācariya đến dạy Vô tỷ pháp tại Thái Lan (còn một vị nữa là ngài giáo thọ sư Tejinda dhammācariya dhammakathika).

KẾT QUẢ LỢI ÍCH

Khi giáo thọ sư Saddhammajotika Dhammācariya đến Thái Lan, ban đầu ngài ở chùa Paraka Yannāvā, KrungThep Mahānakkhon. Sau đó, ngài chuyển đến chùa Rakkhangkhositarama, Thonburi. Trong lúc trú tại chùa Rakkhang, ngài đã tiến hành công việc dạy Abhidhamma và biên soạn nhiều quyển sách giáo trình Abhidhamma. Bởi vì ngài không phải là người Thái cho nên việc truyền đạt ngôn ngữ cho tất cả đệ tử hiểu về Abhidhamma gặp rất nhiều khó khăn, nhưng ngài cũng không nản chí và có sự tinh tấn kiên trì một cách mãnh liệt đến nỗi phải nhờ đệ tử thông dịch có đủ hiểu biết về Abhidhamma đến trợ giúp. Những vị đệ tử cũng đã góp sức giúp đỡ trong việc soạn những giáo trình giảng dạy và học tập Abhidhamma bắt đầu từ năm Phật lịch 2493 ngài biên soạn quyển giáo trình đầu tiên là Pháp tụ Đầu đề (Abhidhammasaṅganṇīmātikā), gần trọn một năm 2494 Ngài biên soạn quyển Đại xứ (Mahāpaṭṭhāna). Suốt mười bảy năm trú tại Thái Lan, ngài đã biên soạn 25 quyển giáo trình học và dạy pháp học (nói về Abhidhamma có 20 quyển, những quyển khác có 5 quyển như là Sổ tay tạo phước, Pháp để đem lại an lành hạnh phúc cho thế gian v.v…), sự việc này đã nói lên tính chuyên môn kết hợp với pháp tinh tấn pāramī của ngài, như ngài đã từng nói rằng:

“…dù cho một mình tôi có chịu nhiều khó khăn đi nữa, nhưng làm cho vô số người khác nhận được lợi ích và an lạc kiếp này luôn cả kiếp sau, tôi luôn luôn hoan hỷ đón nhận mọi phần khó khăn đó mà không nghĩ điều gì khác ngoài sự cố gắng dẫn dắt tất cả học viên nghiên cứu Abhidhamma, với những vị có niềm tin, tịnh tín tạng Abhidhamma, đã giúp tôi biên soạn thành tựu những quyển sách chánh pháp trong Phật giáo, và mang lại lợi ích cho tất cả học viên Abhidhamma duy trì tiếp nối về sau, và phương diện khác là để tôi trau dồi 10 pháp độ (pāramī) một cách thích hợp …”

PHÁT NGUYỆN BỒ-TÁT ĐỂ TÍCH LŨY PHÁP ĐỘ

Kết thúc ở mỗi bộ sách, ngài đều viết nội dung ước nguyện trong tâm của ngài rằng:

“Idaṃ me puññaṃ sabbaññutañāṇassa paccayo hotu”

“Mong những phước thiện của tôi đã tạo đây hãy là kết quả hỗ trợ cho thành tựu trí toàn giác hạnh trí tuệ”.

GIAI ĐOẠN CUỐI ĐỜI

Ngài giáo thọ sư Saddhammajotika Dhammācariya đã biên soạn hoàn tất giáo trình giảng dạy Abhidhamma. Năm Phật lịch 2509, ngài lâm trọng bệnh do bị chứng cao huyết áp, được đưa vào chữa trị ở bệnh viện Palamijjan hai lần. Sau đó, chuyển về chữa trị tại bệnh viện Sriraja gần một tháng, nhưng biểu hiện lại trở nặng, cuối cùng y bác sĩ đã chữa khỏi được cho đến giai đoạn cuối đời của ngài.

Ngày 15 tháng 7 năm Phật lịch 2509 vào lúc 20 giờ, ngài giáo thọ sư Saddhammajotika Dhammācariya trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Sriraja do bệnh cao huyết áp và suy thận, trụ thế 53 năm.

Ngài giáo thọ sư Saddhammajotika Dhammācariya đã làm những điều lợi ích cho cõi nhân loại này và để lại một tài sản vô cùng to lớn, vô giá cho chúng đệ tử tại Thái Lan mà không có tài sản nào có thể sánh bằng. Nên chúng đệ tử của trường Đại học Abhidhamma – Vương quốc Thái Lan hướng tâm nhớ đến ân đức sâu dày của ngài giáo thọ sư tôn kính, chú tâm học tập pháp học trong Phật giáo, đặc biệt là môn học Abhidhamma để tiếp nối ý nguyện của ngài giáo thọ sư làm cho Abhidhamma trụ vững lâu dài, đi đôi với Phật giáo Thái Lan được trường tồn, đó là báo đáp ân đức sâu dày trong muôn một của ngài giáo thọ sư Saddhammajotika Dhammācariya một cách đáng tôn kính cúng dường.

__________()__________

LỜI DẪN NHẬP

 Jānitabbaṃ pajānāti           Desitabbaṃ pi āsayaṃ
Desako yena ñāñena           Desetu tassa tejasā

Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác trình bày những pháp đáng biết (ñeyyadhamma). Những pháp mà ngài trình bày bằng nhiều cách suốt đến cả cơ tánh của chúng sanh do năng lực của trí toàn giác. Mong năng lực của cả ba loại trí toàn giác ấy giúp tôi phát sanh trí tuệ sâu sắc, có thể biên soạn bộ sách này cho thành tựu một cách trọn vẹn.

Trí toàn giác của bậc Chánh Đẳng Chánh Giác có ba loại năng lực như sau:

1. Desetabbadhamma: Biết pháp phải trình bày phổ thông, đó là năm phần pháp đáng biết.

2. Desetabbadhammapakāra: Biết trình bày pháp bằng nhiều cách, tức có thể trình bày pháp một cách chi tiết khác biệt dù chỉ trong một vấn đề.

3. Veneyyajjhāsaya: Biết cơ tánh của chúng sanh phổ thông, pháp nào sẽ thích hợp và lợi ích cho nhóm chúng sanh nào. Ngài đem những điều pháp ấy trình bày cho thích hợp với cơ tánh của người ấy.

Do nhân trí toàn giác như đã nêu đây, khi Ngài trình bày pháp ấy, tất cả tứ chúng Phật giáo đang nghe chánh pháp của ngài ngay khi ấy được chứng đắc đạo, quả theo số lượng hằng triệu triệu koti[1]. Vì thế, trí toàn giác ấy mang lợi ích cao thượng đến tất cả chúng sanh trong thế gian này.

Người biên soạn bộ sách này, người giới thiệu giảng dạy pháp học (là tạng Kinh, tạng Luật, tạng Abhidhamma ‘Vô Tỷ Pháp’) và pháp hành (là pháp Chỉ và pháp Quán), là một vị pháp sư có nhiệm vụ trình bày pháp cho tất cả dân chúng để phát sanh tịnh tín và ngăn trừ pháp cái, đều liên quan đến việc bổ túc pháp độ (pāramī), là điều quan trọng trong việc duy trì và phát triển Phật giáo được lâu dài. Do đó, cả ba hạng người này cần phải có trí tuệ thích hợp tương ứng với ba loại năng lực của trí toàn giác có được.

Ba hạng người có trí tuệ tương ưng với ba năng lực của trí toàn giác, đó là:

1. Người đó phải nhận sự học tập, nghiên cứu cho đến khi kết thúc chương trình học, rồi cũng sẽ có trí tuệ tương ưng với năng lực, hợp theo câu thứ nhất.

2. Chương trình mà được học hỏi, nghiên cứu cho đến khi kết thúc sẽ phải là việc học hỏi, nghiên cứu được nghe từ lời giải thích, so sánh, ví dụ và suy xét những nội dung từ giáo thọ sư mà có dẫn chứng và chánh tri kiến, rồi cũng sẽ có trí tuệ tương ưng với năng lực, hợp theo câu thứ hai.

3. Khi được học hỏi, nghiên cứu cho đến khi kết thúc chương trình với tất cả lời giải thích đã được nghe phải hiểu theo thực tính cho đến thân hành, khẩu hành của tất cả mọi người diễn tiến. Bởi vì thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ sở hữu bất thiện, và thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ sở hữu tịnh hảo khi nói theo cảnh, lộ, trạng thái, phận sự, thành tựu, nhân cận, có sự khác nhau. Dù khác nhau, nhưng thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ sở hữu bất thiện thuộc loại vi tế gần giống với thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ sở hữu tịnh hảo. Do đó, cả ba hạng người này:

× Phải hiểu theo thực tính sự khác nhau giữa thân hành, khẩu hành phát sanh từ tham và thân hành, khẩu hành phát sanh từ tín, niệm, vô sân, bi;

× Phải hiểu sự khác nhau giữa thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ sân và thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ tàm, úy, tùy hỷ theo thực tính;

× Phải hiểu theo thực tính sự khác nhau giữa thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ tà kiến, hoài nghi, tật đố và thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, trí tuệ;

× Phải hiểu theo thực tính sự khác nhau giữa thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ si, ngã mạn, hôn trầm-thụy miên và thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ vô tham, vô sân, trung bình, tùy hỷ, trí tuệ như vậy v.v…

Cũng sẽ có trí tuệ tương ưng với năng lực, hợp theo câu thứ 3.

Nếu không diễn tiến theo như đã nêu, người đó cũng không có trí tuệ tương ưng với ba loại năng lực ấy mà chỉ có trí thông thường. Bởi nhân này, việc nghĩ ngợi, trình bày, biên soạn những quyển sách phần nhiều sẽ tự nương vào tư kiến, xa rời Phật ngôn, xa rời chú giải và sớ giải. Sự việc đã ra như thế thì người được đào luyện hay người được đọc hoặc nghe những bộ sách từ những vị này, nếu phát sanh đức tin theo những lời đó thì cũng giống như người bị sốt cao mà uống nhầm thuốc, là điều vô cùng đáng tiếc. Bởi vì những người được đào luyện hay được đọc, nghe những bộ sách này không được biết đến Phật ngôn, chú giải một cách rõ ràng.

Nhưng nếu cả ba hạng người [tác giả (ganthakāra), đọc giả (ganthavācaka), pháp sư (dhammakathika)] này có trí tuệ tương ứng, thích hợp với ba loại năng lực của trí toàn giác như thế nào, quyển sách mà người đó soạn ra như thế nào, pháp học hay pháp hành mà người đó giới thiệu giảng dạy như thế nào, pháp mà người đó đang trình bày như thế nào, chắc hẳn sẽ mang lại lợi ích cho người được học, được đọc, được nghe giống như người bệnh uống được linh dược vậy.

Do năng lực pháp thiện mà tôi đã nhớ tưởng đến ân đức của trí toàn giác, do đó, xin cho cả ba loại năng lực ấy đã có trong cơ tánh của tôi, nói theo sự thích hợp đó, phát sanh khi đang biên soạn, để cho bộ sách này thành tựu một cách trọn vẹn, đem lại lợi ích cho người học hỏi, nghiên cứu bộ sách này.

Hơn nữa, trong pháp học đó kết hợp với cả tam tạng là tạng Kinh, tạng Luật, tạng Abhidhamma. Trong cả 3 tạng này, nơi quốc độ nào chỉ có dịch Pāḷi và giải thích tạng Kinh, thì trong quốc độ ấy sẽ chỉ có việc dạy, việc học tạng Kinh mà thôi, không có dạy, học tạng Luật và tạng Abhidhamma. Như vậy, cũng phát sanh tội lỗi cho tất cả Phật tử bởi chư Phật tử đó chỉ quan tâm trong việc nuôi mạng, thiếu gìn giữ giới luật của thân, khẩu và thiếu niềm tin, lòng tịnh tín trong Phật giáo, chỉ có ái, ngã mạn, tà kiến, phỉ báng, khinh khi (xem thường) Phật ngôn, là tạng Luật và tạng Abhidhamma. Đây là tội lỗi phát sanh từ việc không học hỏi, nghiên cứu tạng Luật và tạng Abhidhamma.

Nếu dịch và giải thích chỉ có với 2 tạng là Kinh và Luật, mà không có tạng Abhidhamma thì trong quốc độ đó chỉ có dạy, học tạng Kinh và tạng Luật, không có học hỏi, nghiên cứu tạng Abhidhamma. Do đó, sẽ phát sanh tội lỗi cho tất cả Phật tử bởi chư Phật tử đó chỉ có cùng nhau quan tâm trong việc nuôi mạng và có gìn giữ giới luật, trau dồi của thân, khẩu để trang hoàng đẹp đẽ, tức là bên ngoài, nhưng còn bên trong tâm thức thì thiếu đi miềm tin, lòng tịnh tín bất động trong giáo pháp của chính họ. Chỉ tà kiến (sự thấy sai), ngã mạn (sự kiêu căng), phỉ báng, khinh khi Phật ngôn là tạng Abhidhamma. Đây là tội lỗi phát sanh từ sự không học hỏi, nghiên cứu tạng Abhidhamma.

Do đó, dù ở quốc độ nào, hễ có dịch và giải thích cả tam tạng một cách đầy đủ thì chư Phật tử trong quốc độ đó mới nhận được sự học hỏi, nghiên cứu cả tam tạng một cách đầy đủ. Có như thế thì chắc chắn tâm của chư Phật tử ấy mới có niềm tin, tịnh tín trong giáo pháp của chính họ, không có tâm thiên vị với những tông giáo khác, kể cả những tín ngưỡng đó cũng không thể xen vào hay làm hư hại niềm tin, lòng tịnh tín của tất cả hàng Phật tử.Tà kiến cố định, thường kiến, đoạn kiến cả 3 tà kiến này cũng không phát sanh được, có chăng chỉ là có thân kiến, tức tà kiến bình thường.

Sự kiêu căng thích đáng và sự kiêu căng không thích đáng thô thiển cũng không phát sanh được, chỉ có sự kiêu căng một cách thích hợp vi tế, cả tư tiền, tư hiện, tư hậu liên quan đến bố thí, trì giới, tu tiến của tất cả những Phật tử đó cũng là loại ‘tư’ tốt đẹp, thanh tịnh, đúng đắn, để xa rời pháp bất thiện cả 3 loại ‘tư-cetanā’ đó sẽ chen vào cách thích đáng. Đây là ân đức, lợi ích phát sanh từ việc học hỏi nghiên cứu tạng Abhidhamma đó vậy.

Khi tóm tắt nội dung trong việc học hỏi, nghiên cứu tam tạng này thì việc học tập tạng Abhidhamma được xếp vào loại mang lại lợi ích vượt trội hơn việc học tập trong cả hai tạng còn lại, vì việc học tập trong tạng Abhidhamma giúp đỡ, ủng hộ, bổ túc thúc đẩy, ngăn trừ sự hiểu sai, làm cho phát sanh hiểu biết chân chánh, đúng đắn. Tri kiến mà ta nhận được từ việc nghiên cứu, học tập tạng Kinh không làm cho phát sanh lợi ích cao hơn, chỉ đặt tri kiến ta ở mức nền tảng trong kiếp sống hiện tại; nhưng nếu nghiên cứu Abhidhamma, việc ấy đem lại sự cho hiểu biết, sự hoàn thiện tiến hóa biết rõ trong hành động bất thiện hay thiện, để đưa ta tránh xa bất thiện pháp và để cuộc sống diễn ra theo thiện pháp tính từ thấp đến cao, đạt thành tựu lợi ích cho ta và cho người cả kiếp này lẫn kiếp sau.

Tri kiến phát sanh từ việc học tập tạng Luật cũng chỉ để huấn luyện cho có nề nếp khuôn mẫu hoàn thiện thân, khẩu, không thể tìm được sự thanh tịnh của thân, khẩu và không cho ta nhận ra não phiền và người khác nhận ra não phiền do nương thân khẩu của mình.

Điều này được so sánh như vầy: tạng Abhidhamma ví như rễ cái, tạng Luật ví như thân cây, tạng Kinh ví như cành nhánh. Hay một phần nữa là nếu so sánh với thân thể thì tạng Abhidhamma ví như trái tim, tạng Luật ví như cuộc sống, tạng Kinh ví như các chi phần trong cơ thể.

Do đó, khi tôi bắt đầu dạy Abhidhamma cho tất cả học viên từ năm 2492 (1949) tại  đại học Abhidhamma Wat Rakkhang (chùa chuông) tỉnh Thonburi mỗi ngày cho đến năm 2509 (1966). Tôi vừa dạy và soạn những quyển sách liên quan đến tạng Abhidhamma. Bây giờ những quyển sách ấy đã được biên soạn thành tựu và hoàn thành giáo trình một cách nhanh chóng với số lượng là 24 quyển.

Theo như tôi đã nói đây, không phải để tìm sự kiêu hãnh, tự hào nào mà tôi nói với chủ ý để cho tất cả hàng cận sự Phật giáo có niềm tin nơi giáo pháp, tìm đến mục tiêu của tôi một cách như thật rằng tôi chịu sự khó khăn về thân và tâm không phải ít, và khi đã hoàn thành việc biên soạn, thì việc in ấn thành sách là pháp bảo cũng khó thành tựu, bởi vì hàng Phật tử chưa chịu học tập phần pháp này và một vài người cũng hiểu sai rằng, quyển sách này là quyển sách mà người ta đã phân phát trong những buổi tang lễ, không cần thiết phải hùn phước ấn tống hay bỏ tiền ra mua. Do đó, việc in ấn sách Abhidhamma cho thành tựu đầy đủ theo giáo trình là việc khó làm.

Hơn nữa, việc biên soạn những quyển sách đó không phải là điều dễ làm, bởi vì tôi không phải là người Thái, ắt hẳn không tự mình viết ngôn ngữ Thái, do vậy cần phải có người viết giúp. Người giúp đỡ viết cũng rất quan trọng, khó tìm, bởi vì người viết giúp đó không phải chỉ viết theo lời nói của tôi, khó tìm được người giúp viết quyển sách có kiến thức về Abhidhamma là một chuyện, phải có niềm tin và cần mẫn là một chuyện, cần có kiến thức về ngôn ngữ Thái vừa đủ là một chuyện và phải có cơ hội để làm nữa. Người có đủ những đặc tính như đã nêu sẽ giúp được người viết sách đó, nếu không được như vậy cũng không thành tựu. Vấn đề này tôi đã từng cho rất nhiều người đến giúp viết sách, cả tại gia và người xuất gia, cả nam lẫn nữ. Trong buổi đầu đã cho người xuất gia là học viên Abhidhamma đến giúp viết, nhưng kết quả không thành tựu, bởi vì một vài vị không có khả năng đầy đủ, một vài vị có khả năng đầy đủ, nhưng thiếu sự cần mẫn, có phận sự phải lo toan, do đó công việc cũng không hoàn thành, chỉ giúp chút ít. Trong những buổi tiếp theo đã phải cho học viên nam đến giúp viết, nhưng kết quả nhận được chỉ là phần nhỏ, không thể làm cho công việc tiến triển được. Do đó, tôi chọn nữ học viên, có kiến thức có thể giúp đỡ trong việc này của tôi, nhiều vị đã đến giúp viết, kết quả nhận được thành tựu tốt đẹp, cho đến năm 2503 (1960) đã có được 20 cuốn sách về Abhidhamma và liên quan đến các bài giảng, 5 quyển về bài pháp do nhờ các học viên nữ đem đến thành tựu cho tôi rất nhiều. Điều này trình bày cho thấy rằng, trong khoảng giữa, tôi tiến hành công việc đã gặp nhiều khó khăn về thân tâm.

Nhưng dù sao đi nữa, một mình tôi chịu nhiều khó khăn nhưng làm cho vô số người khác nhận được lợi ích và an lạc kiếp này luôn cả kiếp sau, tôi cũng hoan hỷ đón nhận mọi phần khó khăn đó.

Do không nghĩ điều gì khác ngoài sự cố gắng dẫn dắt tất cả học viên Abhidhamma, với những vị có niềm tin, tịnh tín tạng Abhidhamma, đã giúp nhau biên soạn thành tựu những quyển sách, những quyển sách chánh pháp trong Phật giáo, và làm lợi ích cho tất cả học viên Abhidhamma tiếp nối theo sau, một chuyện nữa là để trau dồi cả 10 pháp ba la mật một cách thích hợp vậy.

Quyển sách này là giáo trình dành riêng cho học việc bậc tiểu học Abhidhamma, và việc đặt ra những câu hỏi trong quyển sách này là lợi ích cho tất cả giáo thọ sư trong việc giảng dạy và tất cả học viên đang học tập sẽ được cùng nhau học những vấn đề này. Bởi vì, khi đến lúc kiểm tra sẽ chọn lọc những vấn đề đã đặt ra trong quyển sách này để ra đề kiểm tra viết 14 câu với những câu trả lời một cách rõ ràng, còn 6 câu Vấn-Đáp miệng được chọn lọc từ những câu giải thích ban đầu. Chính tất cả những phần này mang lợi ích đến cho tất cả học viên.

Còn việc giảng dạy và thi cử trong trường đại học Abhidhamma có 9 lớp học và 6 bậc giáo thọ sư Abhidhamma.

Lớp học có 9 là:

1.   Tiểu họcAbhidhamma phần hạ, học giáo trình Diệu pháp Lý hợp[2] chương 1-2-6.
2.   Tiểu học Abhidhamma phần trung, học giáo trình ‘Diệu pháp Lý hợp’ chương 3-7.
3.   Tiểu học Abhidhamma phần thượng, học giáo trình bộ Pháp tụ tóm lược.
4.   Trung học Abhidhamma phần hạ, học giáo trình ‘Diệu pháp Lý hợp’ chương 4-5.
5.   Trung học Abhidhamma phần trung, học giáo trình ‘Diệu pháp Lý hợp’ chương 8-9.
6.   Trung học Abhidhamma phần thượng, học giáo trình bộ chất ngữ tóm lược.
7.   Cao học Abhidhamma phần hạ, học giáo trình bộ song đối tóm lược phần 1.
8.   Cao học Abhidhamma phần trung, học giáo trình bộ song đối tóm lược phần 2-3.
9.   Cao học Abhidhamma phần thượng, học giáo trình bộ đại xứ tóm lược.

Bậc giáo sư Abhidhamma có 6 bậc là:

1.   Giảng sư Abhidhamma phần hạ học giáo trình ‘Diệu pháp Lý hợp’ chương 1-2-6 cùng với lời giải thích trong chú giải, sớ giải.
2.   Giảng sư Abhidhamma phần trung học giáo trình ‘Diệu pháp Lý hợp’ chương 4-5-6 cùng với lời giải thích trong chú giải, sớ giải.
3.   Giảng sư Abhidhamma phần thượng học giáo trình ‘Diệu pháp Lý hợp’ chương 7-8-9 cùng với lời giải thích trong chú giải, sớ giải.
4.   Giáo thọ sư Abhidhamma phần hạ học giáo trình bộ Pháp tụ và bộ Chất ngữ tóm lược.
5.   Giáo thọ sư Abhidhamma phần trung học giáo trình bộ Song đối tóm lược 1-2-3.
6.   Giáo thọ sư Abhidhammaphần thượng học giáo trình bộ Đại Vị Trí tóm lược và ngữ pháp Pāli dịch kinh Pháp cú và chú giải.

 

Việc học tập tạng Abhidhamma này không phải chỉ có quyển Diệu pháp Lý hợp, mà còn có những quyển khác mang nội dung sâu sắc vi tế hơn theo thứ tự, tính từ bộ Pháp tụ cho đến bộ Song đối và bộ Đại Vị Trí, còn quyển ‘Diệu pháp Lý hợp’ này chỉ là quyển sách cơ bản của 7 bộ Abhidhamma mà thôi. Do đó, việc học Abhidhamma này nếu chỉ học theo quyển ‘Diệu pháp Lý hợp’ thì sự hiểu biết ý nghĩa Abhidhamma và sự hiểu biết pháp thực tính không được rộng rãi và sâu sắc. Thêm nữa là khi đang học quyển Diệu pháp Lý hợp, các học viên nên nghiên cứu thêm chú giải, sớ giải cùng với câu hỏi vấn–đáp. Nếu học viên đã học cả 9 chương ‘Diệu pháp lý hợp’ tốt đẹp hoàn chỉnh rồi người đó hẳn có thể học tập những bộ Abhidhamma bậc cao hơn như là‘bộ Pháp tụ’ v.v… cho đến ‘bộ Đại xứ’ một cách thuận tiện. Khi đã có sự thấu hiểu những bộ Abhidhamma cao siêu rồi hẳn sẽ được biết đến nghĩa vị và pháp vị trong Phật giáo và có tín quyền vững mạnh chắc chắn trong Phật giáo, không lay động trong kiếp này và kiếp sau cho đến khi nếm được hương vị giải thoát thành tựu trí toàn giác, thành tựu trí độc giác, trí thinh văn theo ước nguyện của mình.

Quyển sách Tiểu Học Abhidhamma sơ cấp được in ấn, xuất bản lần thứ 4 này phần nhiều bởi do tịnh tài của tất cả học viên cư sĩ lẫn tu sĩ giúp nhau in ấn những quyển sách.

Do đó, tôi xin tùy hỷ trong tác ý thiện lành của tất cả học viên và cùng với những vị đã ủng hộ, bố thí tài vật trong việc biên soạn những quyển sách. Xin năng lực của tác ý thiện lành của những vị này, hãy giúp đỡ cho tất cả các vị thành tựu pháp cao thượng của bậc Chánh giác.

Bhikkhu Saddhammajotika Dhammacariya

Trường Đại học Abhidhamma tại Vương quốc Thái Lan
Chùa Rakkhang Thonburi

Ngày 01 - 4 - 2509.

__________()__________

 

 

NỘI QUY TRONG VIỆC GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU ABHIDHAMMA

Giáo thọ sư dạy Abhidhamma và tất cả học viên nên biết những điều nội quy trong thời gian giảng dạy và trong thời gian học như sau:

Giáo thọ sư giảng dạy, sẽ phải thực hành theo 10 nguyên tắc, như sau:

1. Cần phải cho tất cả học viên đọc tất cả bài học đó đặng cho nhớ và quan tâm thích thú.
2. Bài học nào có Pāḷi và lời dịch, cũng phải giải thích lời dịch đến từ câu Pāḷi đó, cho tất cả học viên biết một cách tóm tắt và phải cho học viên đọc Pāḷi và lời dịch đó cho đúng, mau lẹ, nhanh chóng.
3. Khi học viên đã đọc bài học đó được chính xác và trôi chảy, cũng nên giải thích ý nghĩa bài học đó cho học viên biết.
4. Sau khi học viên đã được nghe lời giải thích rồi, cũng nên cho học viên đó lặp lại lời giải thích mà đã được giải thích đó vậy.
5. Nên tạo cơ hội cho học viên có được cơ hội hỏi những nghĩa lý nào chưa hiểu.
6. Cần phải mang câu ẩn dụ, ví dụ trong nội dung mà học viên đã hỏi.
7. Tiếp sau đó cũng nên đặt vấn đề để hỏi trong nội dung đang dạy, để tất cả học viên được giải quyết vấn đề đó. Khi học viên vẫn chưa giải quyết được vấn đề cho đúng đắn, giáo thọ sư phải giới thiệu, giải thích, giải quyết vấn đề đến học viên.
8. Việc giới thiệu, hướng dẫn cần phải giải thích chỉ trong vấn đề, không nên giải thích ngoài giới hạn của pháp đó.
9. Cần phải gìn giữ khuôn phép trong nội dung vấn hỏi của học viên để ngăn ngừa, không để học viên đem nội dung ngoài đề đến vấn hỏi.
10. Khi đã giảng dạy đủ một tuần, cũng nên đặt vấn đề trong bài học đã dạy qua suốt một tuần đó và trong ngày đặt vấn đề này cũng nên ngưng việc giảng dạy một ngày dành cho tất cả học viên.

 Học viên nên thực hành theo 10 điều nguyên tắc sau đây:

1. Học viên nên nhớ Pāḷi và lời dịch chính trong pháp quan trọng.
2. Tất cả bài học phải đọc cho đúng và mau lẹ nhanh chóng trước mặt giáo thọ sư.
3. Những lời giải đã được giáo thọ sư giải thích cho nghe, nên nhớ và đọc theo lời giải thích đó một cách chính xác.
4. Nội dung nào mà vẫn chưa được hiểu một cách rõ ràng, thì cần vấn hỏi cho đặng hiểu rõ ràng trong phạm vi nội dung chưa hiểu đó.
5. Phải cố gắng ghi chú lại lời giải thích chính yếu quan trọng, để được mang đi suy xét trong pháp chính yếu đó.
6. Không nên đem nội dung không liên quan với môn học mà ta đang học đến vấn hỏi.
7. Tất cả học viên đừng chỉ ngồi nghe với ngồi ghi chép, nên cần phải sử dụng miệng cùng nói khi đang học.
8. Đến thời điểm khi học viên được hỏi, học viên nên cố gắng suy xét cho thấu đáo trong vấn đề được đặt lên trước đó, rồi từ từ trả lời.
9. Từ suy xét cho đến khi thấu hiểu trong vấn đề được đặt ra đó, tất cả học viên nên trả lời vấn đề, không nói là trả lời đúng hay sai.
10. Khi bắt đầu học hỏi rồi, nên liên hệ theo thứ tự những điều này để đào luyện ngũ quyền là tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền cho vững mạnh.

Sau đây, là những kệ ngôn mà tất cả bậc trí giả thuyết lại trình bày ở đây để đem lại lợi ích cho giáo thọ sư và học viên khi thực hành theo nội dung trong những kệ ngôn này.

1.   Vinā hatthena lekhanaṃ
Mukhena paṭhanaṃ vinā
Vinā cittena jānanaṃ
Na atthaṃ ñāyate kadā.

Nếu người nào từ bỏ viết bằng tay, từ bỏ đọc bằng miệng và từ bỏ nghĩ ngợi, suy xét cho biết bằng tâm. Cả 3 phần này không làm, thì người đó biết đến ý nghĩa nào?

2.   Potthakesu ca yaṃ sippaṃ
Parahatthesu yaṃ dhanaṃ
Yathā kicce samuppanne
Na taṃ sippaṃ na taṃ dhanaṃ.

Những môn học khác nhau chỉ ở trong bộ sách, tài sản trong nắm tay của những người khác, khi có việc cần thiết thì những môn học phát sanh, những môn học đó không phải kiến thức của ta, tài sản đó cũng không phải là tài sản của ta.

3.   Rūpayobbanasampannā
Visālakulasambhavā
Vijjāhīnā na sobhante
Niggandhā iva kiṃsukā.

Người nào, dù có hình sắc xinh đẹp, màu da tươi sáng và sanh trong gia đình có tài sản, nhưng thiếu học vấn nên biết, là người không đẹp trong hội chúng, giống như hoa kiṃsuka[3] tươi đẹp nhưng không có hương thơm vậy.

4.   Paṇḍito sutasampanno
Yattha atthīti ce suto
Mahussāhena taṃ ṭhānaṃ
gantabbaṃ va sutesinā

Nơi nào có bậc hiền trí tròn đủ tri kiến trong tam tạng, người mà quan tâm tìm tòi tri kiến ấy, khi được nghe tin nên nhiệt tâm cố gắng tìm đến nơi đó.

5.   Ganthe visāgadaṃ chekaṃ
Sotā seviya dullabhaṃ
Ganthavācakamāceraṃ
Cakke vaḍḍhissate kamaṃ.

Tất cả học viên có phước báu, được nương nhờ vị giáo thọ sư có hiểu biết, có tài năng, thuần thục trong tam tạng, sẽ chắc chắn tiến hóa trong pháp học, pháp hành và pháp thành trong Phật giáo theo thứ tự.

6.   Nipuṇe sutameseyya
Vicinitvā sutatthiko
Bhattaṃ hukkhaliyaṃ pakkaṃ
Bhājanepi tathā bhave.

Người mong ước cho mình có tri kiến như bậc hiền trí, nên suy xét một cách cẩn thận, thấu đáo và nên tìm tòi, thu nhặt kiến thức môn học nơi giáo thọ sư có trí tuệ sắc bén, vi tế, cẩn thận có thể truyền bá kiến thức môn học một cách tốt đẹp. Ví như là cơm ở trong nồi đã chín rồi, dù múc vào dĩa cũng sẽ là cơm đã chín giống như vậy (nếu ở trong nồi không chín, vá cơm múc vào dĩa cũng không chín vẫn là cơm sống sống, chín chín đó vậy).

7.   Yo sisso sippalokena
Bahuṃ gaṇhāti taṃ sippaṃ
Mūgova supinaṃ passaṃ
Kathetumpi na ussahe.

Học viên nào được học, nghiên cứu nhiều môn học vì muốn được hiểu biết rộng, nhưng học viên ấy hẳn không thể nói sâu vào những chuyên môn của những môn học đó,ví như một người câm ngủ mơ, nhưng không thể thuật lại sự việc cho người khác nghe được.

8.   Mātukhīraṃ supāyaṃ so
Thanamūlaṃ na chindeyyaṃ
Satthusippaṃ uggaṇhanto
Satthudosaṃ titikkheyya.

Trẻ nhỏ đang uống sữa của người mẹ, không làm cho đầu nhũ rách đi như thế nào thì học viên nhận sự học hiểu, đào tạo từ vị thầy, nên nhẫn nại trước lời dạy, lời chỉ bảo của vị thầy, không nên hận thù, giận dỗi đó vậy.

 

Giáo thọ sư Bhikkhu Saddhammajotika dhammacariya

Đại học Abhidhamma tại vương quốc Thái Lan
Wat Rakkhangkhositarama mahāvihāra
Bangkoknoi, tỉnh Thonburi

2/4/2509

__________()__________

 

LỜI TUYÊN BỐ CỦA GIÁO THỌ SƯ ANURUDDHA

Sammasambuddhamatulaṃ
Sasaddhammagaṇuttamaṃ
Abhivādiya bhāsissaṃ
Abhidhammatthasaṅgahaṃ.

Tôi (giáo thọ sư Anuruddha) xin cung kỉnh đảnh lễ đức Phật, tự mình giác ngộ pháp đáng biết không ai sánh bằng cùng với chánh pháp và tất cả chư thánh tăng đã là bậc cao thượng viên mãn. Tiếp theo, tôi sẽ soạn quyển sách có tên là “Diệu pháp Lý hợp”.

Giải:

Câu kệ ngôn này thể hiện sự tôn kính, tức là phát lời cung kỉnh đến tam bảo và tuyên bố chú tâm nói câu xác nhận là soạn bộ sách này cho thành tựu theo lời thỉnh cầu.

Thông thường, người bắt đầu soạn bộ sách cần phải nói lên lời cung kỉnh đến tam bảo trước, để ngăn ngừa những nguy hiểm trở ngại, không cho gặp điều chướng ngại trong việc soạn sách, như câupūjā ca pūjanīyānaṃ etammaṅgalamuttamaṃ cùng với lời nói xác nhận sẽ soạn quyển “Diệu pháp Lý hợp”. Do đó, có câu kệ ngôn Samma-sambuddhamatulaṃ”… đưa lên câu đầu.

Ngài giáo thọ sư Anuruddha thể hiện cung kỉnh đến tam bảo với câu sammāsambuddhaṃ atulaṃ sasaddhammagaṇuttamaṃ abhivādiya và trình bày tuyên bố với câu bhāsissaṃ abhidhammatthasaṅgahaṃ”. Khi chia câu theo cách bình thường được 6 câu là sammasambuddhaṃ, atulaṃ, sasaddhammagaṇuttamaṃ, abhivādiya, bhāsissaṃ, abhidhammatthasaṅgahaṃ”.

Sammasambuddhaṃ có nghĩa là người tự mình giác ngộ tất cả những pháp đáng biết (pháp ứng tri) chỉ có đức Phật chánh đẳng chánh giác. Còn Phật độc giác và thinh văn đệ tử không có.

Atulaṃ có nghĩa là tìm không có người sánh bằng. Việc mà ngài giáo thọ sư Anuruddha nhớ tưởng đến ân đức tam bảo với từ atulaṃ là vô cùng thích hợp, bởi vì theo cách thông thường sự xuất hiện của đức Phật và tất cả thinh văn đệ tử, tức là cùng trong một thời kỳ có nhiều đức Phật độc giác và thinh văn đệ tử xuất hiện không giới hạn, nhưng còn đức Phật chánh đẳng chánh giác chắc chắn xuất hiện chỉ có một vị duy nhất. Do đó, ngài giáo thọ sư Anuruddha nhớ tưởng đến ân đức với câu “atulaṃ” (tìm không có người sánh bằng) là thích hợp nhất. Nếu đức Phật chánh đẳng chánh giác xuất hiện cùng trong một thời kỳ mà có nhiều vị thì sự nhớ tưởng ân đức với câu atulaṃhẳn không thích hợp. Việc mà ngài giáo thọ sư Anuruddha nhớ tưởng đến ân đức với câu “atulaṃ” cũng với mục đích để cho tất cả học viên biết việc xuất hiện của đức Phật chánh đẳng chánh giác rằng: đức Phật chánh đẳng chánh giác khi xuất hiện ở thời nào thì chỉ xuất hiện có một vị không có xuất hiện 2 vị đó vậy.

Sasaddhammagaṇuttamaṃ có nghĩa là cùng với chánh pháp và chư thánh tăng, bậc cao thượng viên mãn. Việc nói lời cung kỉnh với câu sasaddhammagaṇuttamaṃ này, câu “saddhamma” là giáo pháp, “gaṇuttamaṃ” là chư tăng. Giáo pháp có 3 loại là: ‘pháp học’ tức Pāḷi và chú giải; ‘pháp hành’ tức trì gới, nguyện đầu đà, tu tiến pháp chỉ - quán nghiệp xứ; ‘pháp thành’ tức thiền, thông, đạo, quả, Níp-bàn.

Abhivādiya có nghĩa là lời cung kỉnh đến tam bảo với câu “sammasambuddhamatulaṃ sasaddhammagaṇuttamaṃ” đó vậy.

Bhāsissaṃcó nghĩa là câu xác nhận rằng sẽ soạn.

Abhidhammatthasaṇgahaṃ nghĩa là theo lời xác nhận là sẽ soạn, đó chính là bộ sách “Abhidhammatthasaṅgaha” (Diệu pháp Lý hợp).

Gọi là “Abhidhammatthasaṅgaha” bởi vì là bộ sách gom lại ý nghĩa tóm tắt 7 bộ Abhidhamma trong quyển sách này.

 

Từ “Abhidhammatthasaṅgaha” khi chiết tự, được 4 phần là:

- Abhidhamma + attha + saṅ + gaha

- “Abhidhamma” = pháp đặc biệt cao thượng hơn Kinh đó là 7 bộ Abhidhamma (Vô Tỷ Pháp).

- “Attha” = ý nghĩa của 7 bộ Abhidhamma: tâm, sở hữu tâm, sắc pháp, níp-bàn và chế định.

- “Saṅ” = tóm tắt

- “Gaha” = sự gom lại

Do đó, khi gom lại cả 4 câu này thành “Abhidhammatthasaṅgaha” dịch là sự gom góp tâm, sở hữu tâm, sắc pháp, Níp-bàn, chế định mà đức Phật ngài trình bày trong 7 bộ Abhidhamma một cách tóm tắt trong quyển này. Do đó, tất cả những vị giáo thọ sư cũng gọi quyển “Abhidhammatthasaṅgaha” này là “Chú giải ngón tay út”.

 

4 PHÁP SIÊU LÝ

Tattha vuttābhidhammatthā
Catudhā paramatthato
Cittaṃ cetasikaṃ rūpaṃ
Nibbānamiti sabbathā.

Trong từ “Abhidhammatthasaṅgaha” đó, khi nói theo pháp siêu lý, không nói theo phần nào khác, thì ý nghĩa của Abhidhamma có 4 pháp là tâm, sở hữu tâm, sắc pháp, Níp-bàn[4].

Giải:

Là kệ ngôn gom hợp sự trình bày 4 phần pháp siêu lý theo thứ tự mà ngài giáo thọ sư Anuruddha đưa lên trình bày ở câu mở đầu trong bộ “Diệu pháp Lý hợp” này.

Paramattha” chiết tự thành 2 phần“parama” + “attha”

-       “Parama” = pháp cao siêu tức không có sự sai khác, biến đổi trái lại hay là pháp làm chủ trong tất cả thinh chế định và nghĩa chế định.

-       “Attha” = ý nghĩa tức trạng thái của danh sắc chính là chi pháp.

Do đó khi gom cả 2 nội dung này lại nghĩa là trạng thái của danh sắc là chi pháp cao tột không có sự sai khác, biến đổi trái lại và là pháp làm chủ của thinh danh chế định và tướng nghĩa chế định, gọi là siêu lý.

Cách thức thuyết pháp bản thể của đức Phật chánh đẳng chánh giác có 2 phần là:

1.   Pháp được thuyết theo bản thể thật của văn phong chế định gọi là “pháp chế định” hay  tục đế, đó là tạng kinh, tạng luật, nhân chế định.

2.   Pháp được thuyết theo thực tính gọi là “pháp siêu lý” hay chơn đế, đó là tạng Abhidhamma (Vô Tỷ Pháp) có 6 bộ (trừ nhân chế định) như đã thảo luận, trình bày trong chú giải Manorathapūraṇī là:

Duve saccāni akkhāsi
Sambuddho vadataṃ varo
Sammati paramatthañca
Tatiyaṃ nupalabbhati.

Đức Phật chánh đẳng chánh giác cao thượng hơn tất cả những bậc thiện trí, không thuyết pháp bản thể mà chỉ trình bày có 2 phần, tức là: Pháp tục đế và pháp chân đế.

Việc mà ngài thuyết 2 sự thật này cũng để mang lợi ích đến cho tất cả chúng sanh, vì rằng có những chúng sanh chưa từng học tập, nghiên cứu và nghe Abhidhamma (Vô Tỷ Pháp) trong những thời đức Phật trước đây. Cho nên, những chúng sanh này cũng không thể nghe pháp siêu lý. Do nhân duyên này Ngài đưa tục đế (pháp chế định), tức những pháp khác nhau lên làm chủ đề những chúng sanh đó có thể biết một cách dễ dàng, tiếp theo đó đưa siêu lý trình bày kết hợp làm kết thúc.

Còn những chúng sanh nào đã từng học tập nghiên cứu Abhidhamma trong thời kì của những vị Phật trước đó, những chúng sanh ấy có trí tuệ vừa đủ tiếp nhận được pháp siêu lý, ngài cũng đưa một pháp siêu lý vào thuyết đến tất cả chúng sanh đó.

Dù sao đi nữa, cách thức thuyết 2 pháp bản thể của đức Phật chánh đẳng chánh giác chắc chắn đã mang lại lợi ích đến cho tất cả chúng sanh.

Trong cả 2 sự thật (đế) này, pháp tục đế (pháp chế định) có 2 loại, một là tục đế được Ngài thuyết trong tạng Kinh và tạng Luật là một phần và loại tục đế còn lại là người thế gian nói với nhau.

Cả 2 loại tục đế này, dù được kể là thực tính nhưng cũng là sự thật theo cách nói chế định mà thôi, khi nói theo thực tính pháp, thì không có thực tính. Nhưng nếu là một phần sự thật cũng ngăn trừ sự phạm giới nói không chân thật.

Còn pháp siêu lý là pháp có thật, đó là danh-sắc. Do đó, Ngài thuyết pháp tục đế trong tạng Kinh và tạng Luật, hay tất cả người thế gian đang sử dụng nói với nhau một cách chính xác hẳn không là một cách nói dối nào như có Pāli trình bày trong chú giải Aṅguttara (Tăng Chi) rằng:

Tasmā vohārakusalassa
Lokanāthassa jantuno
Sammatiṃ voharantassa
Musāvādo na jāyati.

Như đã nói đây, bậc Chánh đẳng chánh giác, người thông tuệ trong lời nói chế định và là nơi nương nhờ của tất cả chúng sanh, khi thuyết pháp chế định cũng không phải là cách nói dối nào cả.

Pháp siêu lý có 2 loại:

1.   Thực tính siêu lý là pháp bản thể thật theo thực tính trạng thái, đó là pháp thiện, pháp bất thiện v.v... được thuyết trong tạng Abhidhamma.

2.   Thánh đế là pháp bản thể thật chỉ riêng tất cả bậc thánh giác ngộ, đó là 4 thánh đế như khổ đế v.v... được ngài giáo thọ sư Anuruddha đã trình bày theo kệ ngôn “tattha vuttābhidhammatthā ...” là việc trình bày tính theo số lượng của pháp siêu lý.

 

I.    Tâm Siêu Lý

Citta” = Tâm, là pháp bản thể biết cảnh (ārammaṇavijānanalakkhaṇaṃ) tức là luôn luôn bắt cảnh, cũng gọi là biết cảnh. Như Pāḷi chú giải như vầy:

-Ārammaṇaṃ cintetīti = cittaṃPháp bản thể nào chắc chắn biết cảnh tức là luôn luôn biết cảnh, do đó pháp bản thể đó gọi là tâm.

- () một cách nữa.

- “Cintetīti sampayuttadhammā etenāti = cittaṃ” Tất cả pháp tương ưng là tất cả sở hữu hẳn biết cảnh do nương vào pháp bản thể đó, do đó pháp bản thể là nhân biết cảnh của những sở hữu, đó cũng gọi là tâm.

- () hay nữa là.

- Cintanamattaṃ = cittaṃPháp bản thể biết cảnh tức là chính sự nhận cảnh gọi là tâm.

- () và nữa là.

- Cittī karotīti = cittaṃPháp bản thể nào làm cho sự hiện hữu của tất cả chúng sanh có sự khác biệt. Vì thế, pháp bản thể ấy gọi là tâm.

Như có Pāli trình bày trong Minh giải pháp Siêu lý (Paramatthadīpanī) như sau:

Cittavicittatāya           saññāvicittatā

Saññāvicittatāya        taṇhāvicittatā

Taṇhāvicittatāya        kammāni vicittāni

Kammavicittatāya      yoniyo vicittatā

Yonivicittatāya           tesaṃ tiricchānagatānaṃ

Vicittatā veditabbā …

Tất cả học viên nên biết rằng:
- Tất cả những sự vật không có sự sống có sự sai khác cũng bởi vì năng lực của tâm tức là tâm làm cho có đa dạng.
- Tất cả chúng sinh đa dạng bởi do ‘sanh’ đa dạng.
- ‘Sanh’ đa dạng do hành động của thân, khẩu, ý đa đạng.
- Hành động của thân, khẩu, ý đa dạng bởi do ái (tức là sự vừa lòng) đa dạng.
- Ái đa dạng cũng do tưởng (tức là sự nhớ lại các chuyện) đa dạng.
- Tưởng đa dạng cũng do tâm đa dạng.

Kết luận nội dung pháp bản thể của tâm có 3 loại là:
1.   Luôn luôn nhận biết cảnh.
2.   Là nhân cho tất cả sở hữu biết cảnh gần giống như người dẫn đầu.
3.   Làm cho sự vật có sự sống và không có sự sống đa dạng.

 

Do đó đức Chánh đẳng chánh giác cùng với các vị giáo thọ sư chú giải, sớ giải, tất cả điều này được thuyết rất nhiều về sự phi thường và sự quan trọng của tâm, nhưng trong quyển sách này chỉ trình bày một cách tóm tắt vừa đủ như sau:

Diṭṭhaṃvo bhikkhave caraṇaṃ nāma cintanti - Đức Phật hỏi chư phíc-khú rằng: Này các thầy phíc-khú, các vị có thấy bức ảnh nghệ thuật gọi là bức tranh nổi tiếng không?

Evaṃ bhante” Bạch ngài, đã thấy.

Tampi kho bhikkhave caraṇaṃ cittaṃ citteneva cittitanti - Này chư phíc-khú, dù bức ảnh nghệ thuật cho đến như thế cũng do chính tâm đó nghĩ lên.

Tenāpi kho bhikkhave caraṇena cittena cittaññeva cittaranti - Này chư phíc-khú, tâm đó là pháp bản thể có đa dạng vượt hơn với bức ảnh nghệ thuật này.

Nāhaṃ bhikkhave aññaṃ ekanikāyampi samanupassāmi, yaṃ evaṃ cittaṃ, yathayidaṃ bhikkhave tiracchānagatā pāṇā - Này chư phíc-khú, Như Lai chưa từng thấy tất cả những chúng sanh bàng sanh nào ở trên thế gian, mà những chúng sanh ấy, có sự đa dạng như những chúng sanh bàng sanh này.

Tepi kho bhikkhave tiracchānagatā pāṇā citteneva cittitā - Này chư phíc-khú, tất cả loại bàng sanh mà có nghệ thuật (muôn hình muôn vẻ) này đây cũng bởi do chính tâm làm cho đa dạng (muôn hình muôn vẻ).

Tehi pi kho bhikkhave tiracchānagatehi pāṇehi cittaññeva cittaranti - Này chư phíc-khú, chính tâm này đa dạng (muôn màu muôn vẻ) hơn loại bàng sanh (Saṅyutta Pāḷi)

Cittena nīyati loko- tâm (thiện) hẳn dẫn dắt (chúng sanh) thế gian (đến cõi lành).

Cittena parikassati- tâm (bất thiện) hẳn bắt (chúng sanh) thế gian (đi đến cõi khổ).

Cittassa ekadhammassa sabbeva vasamanvagū - Tất cả chúng sanh lẽ đương nhiên là diễn tiến theo mãnh lực của tâm (Saṅyutta Pāḷi).

Cittamānattamāgamma nānattaṃ hoti vāyuno – ‘Sắc gió’ do tâm sanh có thể làm cho đi, đứng, ngồi, nằm được phát sanh bởi do nhân nương sự mong muốn của tâm diễn tiến khác nhau.

Vāyunānattato nānā hoti kāyassa iñjanā– sự diễn tiến khác nhau của thân đang chuyển động được hiện bày, (giống như hình nộm mà người ta đang điều khiển) cũng bởi do nhân nương vào sự diễn tiến khác nhau của ‘sắc gió’ do tâm sanh (Suttanipāta atthakathā).

Vicittakaraṇā cittaṃ- Gọi là tâm bởi vì làm cho hành vi đa dạng (nghĩa là chỉ lấy 32 tâm là 1 tâm khai ý môn, 29 tâm đổng lực dục giới, 2 tâm thông).

Attano cittatāya vā - Hay gọi là tâm bởi vì trạng thái của tự nó đa dạng (nghĩa là lấy tất cả 89 hay 121 tâm).

Cittakammakilesehi cittaṃ - tâm quả gọi là tâm bởi vì nghiệp thiện, nghiệp bất thiện và những phiền não này được tích trữ.

Tāyati vā tathā - Hay tâm quả gọi là tâm bởi vì gìn giữ (thân thể mà sanh từ nghiệp thiện, nghiệp bất thiện và phiền não) như vậy.

Cinoti attasantānaṃ - Thức nào làm cho uẩn cơ tánh phát sanh liên tiếp nhau (bằng cách) không gián đoạn, thức ấy gọi là tâm (nghĩa là lấy bất thiện và đổng lực thiện hiệp thế).

Hay thức nào làm cho uẩn cơ tánh tiếp nối nhau (bằng cách) không gián đoạn, thức ấy gọi là tâm [nghĩa là lấy 47 đổng lực hiệp thế là Āsevanapaccaya (Trùng dụng duyên)].

Vicittārammaṇanti ca”(vibhāvinītīkā) - Thức nào có cảnh sai khác, thức ấy gọi là tâm (nghĩa là lấy tất cả 89 hay 121 tâm), tâm này sanh diệt diễn tiến rất nhanh, khó đem một cái gì ra so sánh hay ví dụ được. Do đó, đức Phật cũng thuyết trong Aṅguttara Pāḷi rằng:

Yāvañcidaṃ bhikkhave upamāpi na sukarā yāva lahuparivattaṃ cittaṃ - Này chư phíc-khú, tâm này sanh diệt rất nhanh, do vậy rất khó tìm ra ví dụ để so sánh.

 

II. Sở Hữu tâm Siêu Lý

Cetasika = sở hữu tâm, là pháp bản thể nương tâm sanh (Cittanissitalakkhaṇaṃ), sở hữu tâm nương tâm phát sanh này khác với cây nương nhờ đất sanh lên. Bởi vì, đối với đất và cây thì đất là pháp nâng đỡ (ṭhānādhāra), cây cối là pháp phụ thuộc (có thể sanh được (ṭhānidheyya). Còn đối với tâm và sở hữu tâm thì tâm là pháp cho nương nhờ (nâng đỡ) còn sở hữu tâm là pháp được nương nhờ (do nương nhờ mà sanh ra), giống như giáo thọ sư và học trò. Tất cả các sở hữu đây biết cảnh do nương tâm dẫn đầu, nếu không có tâm thì sở hữu cũng không biết cảnh, sở hữu tâm luôn luôn cần phải nương nhờ tâm mà phát sanh. Do đó, mới nói rằng, pháp bản thể của sở hữu tâm ấy ắt hẳn là đồng sanh cùng với tâm hay luôn tương ưng với tâm.

Có Pāḷi chú giải như vầy:
“Cetasi bhavaṃ = cetasikaṃ” pháp bản thể sanh cùng tâm gọi là sở hữu tâm. (vā) hay
“Cetasi niyuttaṃ = cetasikaṃ” pháp bản thể luôn tương ưng với tâm gọi là sở hữu tâm.

Trình Bày Sự Diễn Tiến Của Tâm, Sở Hữu tâm Và Cảnh

Sự diễn tiến của cả ba pháp là tâm, sở hữu tâm và cảnh ví như một người vẽ tranh đang vẽ những bức tranh trên tấm vải. Khi đưa tâm, sở hữu tâm và cảnh lên ẩn dụ thì: Tâm ví như nước được trộn với những cái khác nhau, sở hữu tâm ví như các màu, cảnh là pháp có sự sống và không có sự sống ví như tấm vải, cây cọ ví như sáu môn là nhãn, nhĩ v.v…, thợ vẽ ví như tất cả chúng sanh.

 

III. Sắc Siêu Lý

Rūpa = Sắc pháp, là pháp bản thể có sự biến đổi, tiêu hoại, đổi thay (ruppanalakkhaṇaṃ) khi xúc chạm với nhân không thích hợp, nhân không thích hợp gọi là “virodhipaccaya” đó là sự lạnh, sự nóng, sự đói, sự khát, ruồi, muỗi, bọ chét, gió, nắng, rắn cắn, rít đốt, v.v…

Có Pāḷi chú giải: Sītuṇhādivirodhipaccayehi ruppatīti = rūpaṃ pháp bản thể nào tiêu hoại đổi thay do duyên đối lập (virodhipaccaya) như nóng lạnh v.v…, do vậy pháp bản thể ấy gọi là sắc pháp.


IV.
Níp-bàn Siêu Lý

Nibbāna= Níp-bàn, là pháp bản thể yên tĩnh năm uẩn danh sắc (santilakkhaṇaṃ). Vì níp-bàn này chính là pháp bản thể vượt thoát khỏi ‘ái’ một cách tuyệt đối. Do đó, tất cả bậc A-la-hán khi níp-bàn thì chấm dứt tất cả những loại khổ luân hồi không còn dư sót như là sanh, già, bệnh, chết v.v… Như có Pāḷi chú giải như vầy:

Vānato nikkhantanti nibbānaṃ” pháp bản thể nào vượt thoát ái dục (gọi là vāna), một cách tuyệt đối, là pháp trói buộc liên tiếp nhau trong cõi nhỏ cõi lớn. Do đó, pháp bản thể ấy gọi là níp-bàn.

(vā) “nibbāyanti sabbe vaṭṭadukkhasantāpā etasminti = nibbānaṃ - Hay khổ luân hồi và những sự sôi nổi nóng nảy chắc chắn không có với níp-bàn. Do đó, pháp bản thể nào chấm dứt những khổ luân hồi và những sự sôi nổi nóng nảy này, pháp bản thể ấy gọi là níp-bàn.

(vā) “nibbāyanti ariyajanā etasminti = nibbānaṃ- Hay tất cả chư thánh khi đạt đến ngũ uẩn níp-bàn tức là không sanh không tử. Do đó, pháp bản thể hoàn toàn không còn sanh và tử, pháp bản thể ấy gọi là níp-bàn.

Danh từ nibbāna khi chiết tự ra, được hai phần là “ni”“vāna”.

ni dịch là vượt, thoát hay xuất ly.

vāna dịch là ái.

Khi gom hai phần lại với nhau thành nivāna dịch là vượt thoát ái hay xuất ly ái. Từ “nivāna” là níp-bàn diễn tiến theo ngữ pháp như là:

Một kí tự vcho thành 2 kí tựv v(theo tính chất ngữ pháp). 2 kí tự v vchuyển thành 2 kí tự b b. Do đó, cũng gọi là nibbānaníp-bàn.

 Dứt phần kệ ngôn đảnh lễ và lời tuyên bố của giáo thọ sư Anuruddha.

 __________()__________

 

CHƯƠNG THỨ NHẤT: TÂM NHIẾP (CITTASAṄGAHA)

 

Chìa Khóa Thứ 1

Chia Tâm Theo Cõi

“Tattha cittaṃ catubbidhaṃ hoti kāmāvacaraṃ rūpāvacaraṃ arūpāvacaraṃ lokuttarañceti"
Trong tất cả 4 pháp siêu lý có tâm siêu lý được trình bày trước tiên trong kệ ngôn mở đầu, có 4 loại là: Tâm dục giới, tâm sắc giới, tâm vô sắc giới và tâm siêu thế.

Giải:

Trong tất cả 4 pháp siêu lý, ngài giáo thọ sư Anuruddha đem pháp tâm siêu lý lên trình bày trước tiên trong kệ ngôn mở đầu như sau:

Tattha vuttābhidhammatthā           Catudhā paramatthato
Cittaṃ cetasikaṃ rūpaṃ                 Nibbānamiti sabbathā

Tâm có 4 loại: Tâm dục giới có 54, tâm sắc giới có 15, tâm vô sắc giới có 12, tâm siêu thế có 8 hay 40. Tổng cộng có 89 hay 121.

Tâm dục giới có 54 là: 30 tâm vô tịnh hảo, 24 tâm tịnh hảo. Tổng cộng là 54 tâm dục giới.

  • Tâm vô tịnh hảo có 30 là: 12 tâm bất thiện, 18 tâm vô nhân, tổng cộng là 30 tâm vô tịnh hảo.

- Tâm bất thiện có 12 là:
8 tâm căn tham.
2 tâm căn sân.
2 tâm căn si.
Tổng cộng là 12 tâm bất thiện.

- Tâm vô nhân có 18 là:
7 tâm quả bất thiện.
8 tâm quả thiện vô nhân.
3 tâm tố vô nhân.
Tổng cộng là 18 tâm vô nhân.

  • Tâm dục giới tịnh hảo có 24 là:
    8 tâm đại thiện.
    8 tâm đại quả.
    8 tâm đại tố.
    Tổng cộng là 24 tâm dục giới tịnh hảo.

Tâm sắc giới có 15 là: 5 tâm thiện sắc giới, 5 tâm quả sắc giới, 5 tâm tố sắc giới. Tổng cộng là 15 tâm sắc giới.

Tâm vô sắc giới có 12 là: 4 tâm thiện vô sắc giới, 4 tâm quả vô sắc giới, 4 tâm tố vô sắc giới. Tổng cộng là 12 tâm vô sắc giới.

27 tâm đáo đại là:
- 15 tâm sắc giới.
- 12 tâm vô sắc giới.
Tổng cộng là 27 tâm đáo đại.

Tâm hiệp thế có 81 là:
- 54 tâm dục giới.
- 27 tâm đáo đại.
Tổng cộng là 81 tâm hiệp thế.

Tâm siêu thế có 8 hay 40 là
- 4 tâm đạo.
- 4 tâm quả.
Tổng cộng là 8 tâm siêu thế.

Hay:
- 20 tâm đạo.
- 20 tâm quả.
Tổng cộng là 40 tâm siêu thế.

Tâm đạo có 4 hay 20 là:
- 1 hay 5 tâm sơ đạo (thất lai đạo).
- 1 hay 5 tâm nhị đạo (nhất lai đạo).
- 1 hay 5 tâm tam đạo (bất lai đạo).
- 1 hay 5 tâm tứ đạo (vô sanh đạo).

Tâm quả có 4 hay 20 là:
- 1 hay 5 tâm sơ quả (thất lai quả).
- 1 hay 5 tâm nhị quả (nhất lai quả).
- 1 hay 5 tâm tam quả (bất lai quả).
- 1 hay 5 tâm tứ quả (vô sanh quả).

Tâm thiền có 67 là:
- 27 tâm đáo đại.
- 40 tâm siêu thế.
Tổng cộng là 67 tâm thiền.

Tâm hữu nhân có 71 hay 103 là:
- 12 tâm bất thiện.
- 24 tâm dục giới tịnh hảo.
- 27 tâm đáo đại.
- 8 hay 40 tâm siêu thế.
Tổng cộng là 71 hay 103 tâm hữu nhân.

Chú ý: Tâm đạo là thiện, tâm quả là quả bởi vì tâm đạo là nhân cho tâm quả phát sanh.

 

Chìa Khóa Thứ 2

12 Tâm Bất Thiện

(Pāḷi và lời dịch để dễ nhớ)

Tám tâm căn tham là:

1. Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: câu hành hỷ tương ưng kiến vô dẫn - là tâm phát sanh do không có trợ dẫn, cùng với vui mừng kết hợp với thấy sai.

2. Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: câu hành hỷ tương ưng kiến hữu dẫn  - là tâm phát sanh do có trợ dẫn, cùng với vui mừng kết hợp với thấy sai.

3. Somanassasahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: câu hành hỷ bất tương ưng kiến vô dẫn - là tâm phát sanh do không có trợ dẫn, cùng với vui mừng không kết hợp với thấy sai.

4. Somanassasahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: câu hành hỷ bất tương ưng kiến hữu dẫn - là tâm phát sanh do có trợ dẫn, cùng với vui mừng không kết hợp với thấy sai.

5. Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: câu hành xả tương ưng kiến vô dẫn - là tâm phát sanh do không có trợ dẫn, cùng với thản nhiên kết hợp với thấy sai.

6. Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: câu hành xả tương ưng kiến hữu dẫn - là tâm phát sanh do có trợ dẫn, cùng với thản nhiên kết hợp với thấy sai.

7. Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: câu hành xả bất tương ưng kiến vô dẫn - là tâm phát sanh do không có trợ dẫn, cùng với thản nhiên không kết hợp với thấy sai.

8. Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: câu hành xả bất tương ưng kiến hữu dẫn - là tâm phát sanh do có trợ dẫn, cùng với thản nhiên không kết hợp với thấy sai.

 

Hai tâm căn sân là:

1. Domanassasahagataṃ paṭighasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: câu hành ưu tương ưng khuể phẫn vô dẫn - là tâm phát sanh do không có trợ dẫn, cùng với buồn rầu kết hợp với nóng giận.

2. Domanassasahagataṃ paṭighasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: câu hành ưu tương ưng khuể phẫn hữu dẫn - là tâm phát sanh do có trợ dẫn, cùng với buồn rầu kết hợp với nóng giận.

 

Hai tâm căn si là:

1. Upekkhāsahagataṃ vicikicchāsampayuttaṃ: câu hành xả tương ưng hoài nghi - là tâm phát sanh cùng với sự bình thường, kết hợp với nghi ngờ.

2. Upekkhāsahagataṃ uddhaccasampayuttaṃ: câu hành xả tương ưng điệu cử - là tâm phát sanh cùng với sự bình thường, kết hợp với điệu cử.

Chú ý: 2 tâm căn si gom vào trong ‘asaṅkhārika’- vô dẫn.

 

18 Tâm Vô Nhân

(Pāḷi và lời dịch để dễ nhớ)

Bảy tâm quả bất thiện là:

1. Upekkhāsahagataṃ cakhuviññāṇaṃ: nhãn thức câu hành xả - là tâm nương nhãn vật, thấy (biết) cảnh sắc không tốt phát sanh cùng với thản nhiên (phi khổ phi lạc).

2. Upekkhāsahagataṃ sotaviññāṇaṃ: nhĩ thức câu hành xả - là tâm nương nhĩ vật, nghe (biết) âm thanh không tốt phát sanh cùng với thản nhiên (phi khổ phi lạc).

3. Upekkhāsahagataṃ ghānaviññāṇaṃ: tỷ thức câu hành xả - là tâm phát sanh do nương tỷ vật, biết các mùi không tốt phát sanh cùng với thản nhiên (phi khổ phi lạc).

4. Upekkhāsahagataṃ jivhāviññāṇaṃ: thiệt thức câu hành xả - là tâm phát sanh do nương thiệt vật, biết các vị không tốt phát sanh cùng với thản nhiên (phi khổ phi lạc).

5. Dukkhasahagataṃ kāyaviññāṇaṃ: thân thức câu hành khổ - là tâm phát sanh do nương thân vật, cảm giác (biết) cảnh xúc chạm không tốt phát sanh cùng với khổ thọ.

6. Upekkhāsahagataṃ sampaṭicchanacittaṃ: tâm tiếp thâu câu hành xả - là tâm nhận 5 cảnh không tốt, phát sanh cùng với thản nhiên.

7. Upekkhāsahagataṃ santīraṇacittaṃ: tâm thẩm tấn câu hành xả - là tâm tra xét 5 cảnh không tốt, phát sanh cùng với thản nhiên.

 

Tám tâm quả thiện vô nhân là:

1. Upekkhāsahagataṃ cakhuviññāṇaṃ: nhãn thức câu hành xả - là tâm nương nhãn vật, thấy cảnh sắc tốt phát sanh cùng với thản nhiên.

2. Upekkhāsahagataṃ sotaviññāṇaṃ: nhĩ thức câu hành xả - là tâm nương nhĩ vật, nghe âm thanh tốt phát sanh cùng với thản nhiên.

3. Upekkhāsahagataṃ ghānaviññāṇaṃ: tỷ thức câu hành xả - là tâm nương tỷ vật, biết các mùi tốt phát sanh cùng với thản nhiên.

4. Upekkhāsahagataṃ jivhāviññāṇaṃ: thiệt thức câu hành xả - là tâm nương thiệt vật, biết các vị tốt phát sanh cùng với thản nhiên.

5. Sukkhāsahagataṃ kāyaviññāṇaṃ: thân thức câu hành lạc - là tâm nương thân vật, cảm giác cảnh xúc chạm tốt phát sanh cùng với lạc thọ.

6. Upekkhāsahagataṃ sampaṭicchanacittaṃ: tâm tiếp thâu câu hành xả - là tâm nhận 5 cảnh tốt phát sanh cùng với thản nhiên.

7. Upekkhāsahagataṃ santīranacittaṃ: tâm thẩm tấn câu hành xả - là tâm tra xét 5 cảnh tốt phát sanh cùng với thản nhiên.

8. Somanassasahagataṃ santīranacittaṃ: tâm thẩm tấn câu hành hỷ - là tâm tra xét 5 cảnh tốt phát sanh cùng với vui mừng.

 

Ba tâm tố vô nhân là:

1. Upekkhāsahagataṃ pañcadvārāvajjanacittaṃ: tâm khai ngũ môn câu hành xả - là tâm khai mở cảnh tốt và không tốt của lộ ngũ môn phát sanh cùng với thản nhiên.

2. Upekkhāsahagataṃ manodvāravajjanacittaṃ: tâm khai ý môn câu hành xả - là tâm khai mở cảnh tốt và không tốt của lộ ý môn phát sanh cùng với thản nhiên.

3. Somanassasahagataṃ hasituppādacittaṃ: tâm tiếu sinh câu hành hỷ - là tâm làm cho sanh cách cười của bậc A-la-hán phát sanh cùng với vui mừng.

Chú ý:

1) 18 tâm vô nhân gom vào trong ‘asaṅkhārika’ - vô dẫn.

2) 18 tâm vô nhân gom vào trong ‘vippayutta’ - bất tương ưng.

 

24 Tâm Dục Giới Tịnh Hảo

(Pāḷi và lời dịch để dễ nhớ)

Tám tâm đại thiện là:

1. Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: câu hành hỷ tương ưng trí vô dẫn - là tâm phát sanh do không có trợ dẫn, cùng với vui mừng kết hợp với trí tuệ.

2. Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: câu hành hỷ tương ưng trí hữu dẫn - là tâm phát sanh do có trợ dẫn, cùng với vui mừng kết hợp với trí tuệ.

3. Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: câu hành hỷ bất tương ưng trí vô dẫn - là tâm phát sanh do không có trợ dẫn, cùng với vui mừng không kết hợp với trí tuệ.

4. Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu dẫn - là tâm phát sanh do có trợ dẫn, cùng với vui mừng không kết hợp với trí tuệ.

5. Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: câu hành xả tương ưng trí vô dẫn - là tâm phát sanh do không có trợ dẫn, cùng với thản nhiên kết hợp với trí tuệ.

6. Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: câu hành xả tương ưng trí hữu dẫn - là tâm phát sanh do có trợ dẫn, cùng với thản nhiên kết hợp với trí tuệ.

7. Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: câu hành xả bất tương ưng trí vô dẫn - là tâm phát sanh do không có trợ dẫn, cùng với thản nhiên không kết hợp với trí tuệ.

8. Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: câu hành xả bất tương ưng trí hữu dẫn - là tâm phát sanh do có trợ dẫn, cùng với thản nhiên không kết hợp với trí tuệ.

 

Chú ý8 tâm đại quả, 8 tâm đại tố Pāḷi và lời dịch giống với 8 tâm đại thiện.

 

15 Tâm Sắc Giới

(Pāḷi và lời dịch để dễ nhớ)

1. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ pathamajjhāna kusalacittaṃ vipākacittaṃ kiriyācittaṃ: 1 tâm thiện sơ thiền, 1 tâm quả, 1 tâm tố đồng sanh với 5 chi thiền là tầm, tứ, hỷ, lạc, định.

2. Vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ dutiyajjhāna kusalacittaṃ vipākacittaṃ kiriyācittaṃ: 1 tâm thiện nhị thiền, 1 tâm quả, 1 tâm tố đồng sanh với 4 chi thiền là tứ, hỷ, lạc và định.

3. Pīti sukha ekaggatā sahitaṃ tatiyajjhāna kusalacittaṃ vipākacittaṃ kiriyācittaṃ: 1 tâm thiện tam thiền, 1 tâm quả, 1 tâm tố đồng sanh với 3 chi thiền là hỷ, lạc và định.

4. Sukha ekaggatā sahitaṃ catutthajjhāna kusalacittaṃ vipākacittaṃ kiriyācittaṃ: 1 tâm thiện tứ thiền, 1 tâm quả, 1 tâm tố đồng sanh với 2 chi thiền là lạc và định.

5. Upekkhā ekaggatā sahitaṃ pañcamajjhāna kusalacittaṃ vipākacittaṃ kiriyācittaṃ: 1 tâm thiện ngũ thiền, 1 tâm quả, 1 tâm tố đồng sanh với 2 chi thiền là xả và định.

 

12 Tâm Vô Sắc Giới

(Pāḷi và lời dịch để dễ nhớ)

1. Upekkhāekaggatā sahitaṃ ākāsānañcāyatana kusalacittaṃ vipākacittaṃ kiriyācittaṃ: 1 tâm thiện không vô biên xứ, 1 tâm quả, 1 tâm tố đồng sanh với 2 chi thiền là xả và định.

2. Upekkhāekaggatā sahitaṃ viññāṇañcāyatana kusalacittaṃ vipākacittaṃ kiriyācittaṃ: 1 tâm thiện thức vô biên xứ, 1 tâm quả, 1 tâm tố đồng sanh với 2 chi thiền là xả và định.

3. Upekkhāekaggatā sahitaṃ ākiñcaññāyatana kusalacittaṃ vipākacittaṃ kiriyācittaṃ: 1 tâm thiện vô sở hữu xứ, 1 tâm quả, 1 tâm tố đồng sanh với 2 chi thiền là xả và định.

4. Upekkhāekaggatā sahitaṃ nevasaññāsaññāyatana kusalacittaṃ vipākacittaṃ kiriyācittaṃ: 1 tâm thiện phi tưởng phi phi tưởng xứ, 1 tâm quả, 1 tâm tố đồng sanh với 2 chi thiền là xả và định.

 

40 Tâm Siêu Thế

(Pāḷi và lời dịch để dễ nhớ)

Hai mươi tâm đạo

1. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ pathamajjhāna sotāpattimaggacittaṃ sakidāgāmimaggacittaṃ anāgāmimaggacittaṃ arahattamaggacittaṃ: 1 tâm đạo thất lai sơ thiền, 1 tâm đạo nhứt lai, 1 tâm đạo bất lai, 1 tâm đạo vô sanh sơ thiền đồng sanh với 5 chi thiền là tầm, tứ, hỷ, lạc và định.

2. Vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ dutiyajjhāna sotāpattimaggacittaṃ sakidāgāmimaggacittaṃ anāgāmimaggacittaṃ arahattamaggacittaṃ: 1 tâm đạo thất lai nhị thiền, 1 tâm đạo nhứt lai, 1 tâm đạo bất lai, 1 tâm đạo vô sanh nhị thiền đồng sanh cùng với 4 chi thiền là tứ, hỷ, lạc và định.

3. Pīti sukha ekaggatā sahitaṃ tatiyajjhāna sotāpattimaggacittaṃ sakidāgāmimaggacittaṃ anāgāmimaggacittaṃ arahattamaggacittaṃ: 1 tâm đạo thất lai, 1 tâm đạo nhứt lai, 1 tâm đạo bất lai, 1 tâm đạo vô sanh tam thiền đồng sanh với 3 chi thiền là hỷ, lạc và định.

4. Sukha ekaggatā sahitaṃ catutthajjhāna sotāpattimaggacittaṃ sakidāgāmimaggacittaṃ anāgāmimaggacittaṃ arahattamaggacittaṃ: 1 tâm đạo thất lai, 1 tâm đạo nhứt lai, 1 tâm đạo bất lai, 1 tâm đạo vô sanh tứ thiền đồng sanh với 2 chi thiền là lạc và định.

5. Upekkhā ekaggatā sahitaṃ pañcamajjhāna sotāpattimaggacittaṃ sakidāgāmimaggacittaṃ anāgāmimaggacittaṃ arahattamaggacittaṃ: 1 tâm đạo thất lai, 1 tâm đạo nhứt lai, 1 tâm đạo bất lai, 1 tâm đạo vô sanh ngũ thiền đồng sanh với 2 chi thiền là xả và định.

Hai mươi tâm quả

1. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ pathamajjhāna sotāpattiphalacittaṃ sakidāgāmiphalacittaṃ anāgāmiphalacittaṃ arahattaphalacittaṃ: 1 tâm quả thất lai, 1 tâm quả nhứt lai, 1 tâm quả bất lai, 1 tâm quả vô sanh sơ thiền đồng sanh với 5 chi thiền là tầm, tứ, hỷ, lạc và định.

2. Vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ dutiyajjhāna sotāpattiphalacittaṃ sakidāgāmiphalacittaṃ anāgāmiphalacittaṃ arahattaphalacittaṃ: 1 tâm quả thất lai, 1 tâm quả nhứt lai, 1 tâm quả bất lai, 1 tâm quả vô sanh nhị thiền đồng sanh với 4 chi thiền là tứ, hỷ, lạc và định.

3. Pīti sukha ekaggatā sahitaṃ tatiyajjhāna sotāpattiphalacittaṃ sakidāgāmiphalacittaṃ anāgāmiphalacittaṃ arahattaphalacittaṃ: 1 tâm quả thất lai, 1 tâm quả nhứt lai, 1 tâm quả bất lai, 1 tâm quả vô sanh tam thiền đồng sanh với 3 chi thiền là hỷ, lạc và định.

4. Sukha ekaggatā sahitaṃ catutthajjhāna sotāpattiphalacittaṃ sakidāgāmiphalacittaṃ anāgāmiphalacittaṃ arahattaphalacittaṃ: 1 tâm quả thất lai, 1 tâm quả nhứt lai, 1 tâm quả bất lai, 1 tâm quả vô sanh tứ thiền đồng sanh với 2 chi thiền là lạc và định.

5. Upekkhā ekaggatā sahitaṃ pañcamajjhāna sotāpattiphalacittaṃ sakidāgāmiphalacittaṃ anāgāmiphalacittaṃ arahattaphalacittaṃ: 1 tâm quả thất lai ngũ thiền, 1 tâm quả nhứt lai, 1 tâm quả bất lai, 1 tâm quả vô sanh đồng sanh với 2 chi thiền là xả và định.

 

Lời Dịch Tóm Tắt Trong Chìa Khóa Thứ 2

Lời Dịch Trong 5 Loại Câu Sanh (Sahagataṃ):
1. Somanassasahagataṃ = câu hành hỷ - là sanh cùng với hỷ thọ là vui mừng.
2. Upekkhāsahagataṃ = câu hành xả - là sanh cùng với xả thọ là thản nhiên.
3. Domanassasahagataṃ = câu hành ưu - là sanh cùng với ưu thọ là buồn rầu.
4. Dukkhasahagataṃ = câu hành khổ - là sanh cùng với khổ thọ là khổ thân.
5. Sukhasahagataṃ = câu hành lạc - là sanh cùng với lạc thọ là lạc thân.

 

Lời Dịch Trong 5 Loại Tương Ưng (Sampayuttaṃ):
1. Diṭṭhigatasampayuttaṃ = tương ưng với tà kiến, tức thấy sai.
2. Paṭighasampayuttaṃ = tương ưng khuể phẫn là ‘tương ưng với sân’, tức nóng giận.
3. Vicikicchasampayuttaṃ = tương ưng với hoài nghi, tức nghi ngờ.
4. Uddhaccasampayuttaṃ = tương ưng với điệu cử.
5. Ñāṇasampayuttaṃ = tương ưng với trí tuệ, tức biết rõ theo thực tính.

 

Lời Dịch Trong 2 Loại Bất Tương Ưng (Vippayuttaṃ):
1. Diṭṭhigatavippayuttaṃ = bất tương ưng kiến - là không có thấy sai.
2. Ñāṇavippayuttaṃ = bất tương ưng trí - là không biết rõ theo thực tính.

 

Lời Dịch Trong Vô Dẫn (Asaṅkhārikaṃ) Và Hữu Dẫn (Sasaṅkhārikaṃ):
1. Asaṅkhārikaṃ = vô dẫn: Tâm ‘vô dẫn’ phát sanh do không có trợ dẫn.
2. Sasaṅkhārikaṃ = hữu dẫn: Tâm ‘hữu dẫn’ phát sanh do có trợ dẫn.

 

Lời Dịch Trong 5 Loại Thức (Viññāṇaṃ):
1. Cakkhuviññāṇaṃ = nhãn thức: Tâm ‘nhãn thức’ nương nhãn vật thấy cảnh sắc.
2. Sotaviññāṇaṃ = nhĩ thức: Tâm ‘nhĩ thức’ nương nhĩ vật nghe cảnh thinh.
3. Ghānaviññāṇaṃ = tỷ thức: Tâm ‘tỷ thức’ nương tỷ vật biết cảnh khí (các mùi).
4. Jivhāviññāṇaṃ = thiệt thức: Tâm ‘thiệt thức’ nương thiệt vật biết cảnh vị.
5. Kāyaviññāṇaṃ = thân thức: Tâm ‘thân thức’ nương thân vật biết cảm giác xúc chạm, cảnh xúc (nóng, lạnh, mềm, cứng, căng, chùng).

 

Lời Dịch Trong Cả 5 Câu Như Là Sampaṭicchanacittaṃ v.v…
1. Sampaṭicchanacittaṃ = tâm ‘tiếp thâu’ tiếp nhận 5 cảnh.
2. Santiraṇacittaṃ = tâm ‘thẩm tấn’ tra xét 5 cảnh.
3. Pañcādvārāvajjanacittaṃ = tâm ‘khai ngũ môn’ suy xét cảnh trong lộ ngũ môn là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân.
4. Manodvārāvajjanacittaṃ = tâm ‘khai ý môn’ suy xét cảnh trong lộ ý môn.
5. Hasituppādacittaṃ = tâm ‘tiếu sinh’ làm cho phát sanh cách cười của bậc A-la-hán.

 

Giải Thích Ý Nghĩa Tên Gọi Của Tâm Theo Thứ Tự

 

12 Tâm Bất Thiện

Aṭṭhadhā lobhamūlāni        Dosamūlāni ca dvidhā

Mohamūlāni ca dveti           Dvādasākusalā siyuṃ

8 tâm căn tham, 2 tâm căn sân, 2 tâm căn si. Tổng cộng là 12 tâm bất thiện.

Tâm căn tham có nghĩa là tâm phát sanh do có ‘sở hữu tham’ làm căn, làm chủ.

Tâm căn sân có nghĩa là tâm phát sanh do có ‘sở hữu sân’ làm căn, làm chủ.

Tâm căn si có nghĩa là tâm phát sanh do có ‘sở hữu si’ làm căn, làm chủ.

Tâm bất thiện có nghĩa là tâm có tội lỗi và cho quả đối nghịch với tâm thiện hay là tâm kết hợp với sở hữu bất thiện.

 

18 Tâm Vô Nhân

Sattākusalapākāni          Puññapākāni aṭṭhadhā
Kiriyācittāni tīṇīti            Aṭṭhārasa ahetukā

7 tâm quả bất thiện, 8 tâm quả thiện vô nhân, 3 tâm tố vô nhân. Tổng cộng là 18 tâm vô nhân.

Tâm quả bất thiện có nghĩa là quả sanh từ 12 nghiệp bất thiện, trong đó có thấy, nghe, ngửi... là cảnh không tốt.

Tâm quả thiện vô nhân có nghĩa là quả sanh từ 8 nghiệp đại thiện, trong đó có thấy, nghe, ngửi, nếm... là cảnh tốt nhưng là vô nhân.

Tâm tố vô nhân có nghĩa là tâm tự mình phát sanh mà không tạo một nghiệp nào cả và không phải phước không phải tội và không có nhân tương ưng.

Tâm vô nhân có nghĩa là tâm không có 6 nhân tương ưng (nhân tham, nhân sân, nhân si, nhân vô tham, nhân vô sân, nhân vô si).

Những tâm còn lại ngoài ra tâm vô nhân là 71 hay 103 tâm hữu nhân.

 

30 Tâm Vô Tịnh Hảo Và 59 Hay 91 Tâm Tịnh Hảo

Pāpāhetukamuttāni          Sobhaṇānīti vuccare
Ekūnasaṭṭhī cittāni            Athekanavutīpīvā

59 hay 91 tâm ngoài ra tâm bất thiện, tâm vô nhân gọi là tâm tịnh hảo.

Trong câu kệ ngôn này trình bày cho biết tên của tâm chia thành hai trường hợp là 59 hay 91 tâm gọi là tâm tịnh hảo, 12 tâm bất thiện và 18 tâm vô nhân gọi là tâm vô tịnh hảo. Trình bày tâm tịnh hảo là trình bày trực tiếp, còn tâm vô tịnh hảo không được trình bày trực tiếp.

Tâm vô tịnh hảo có nghĩa là ngoài ra tâm tịnh hảo, là tâm không tốt đẹp hay là tâm không sanh cùng với sở hữu tịnh hảo.

Tâm tịnh hảo có nghĩa là tâm sanh cùng với sở hữu tịnh hảo hay là tâm tốt đẹp.

 

24 Tâm Dục Giới Tịnh Hảo

Tâm đại thiện có nghĩa là tâm không có tội lỗi và cho quả an lạc. Do đó, gọi là thiện và có thể cho nhiều quả phát sanh. Là phần cơ bản ban đầu của thiền, thông, đạo, quả. Do đó, cũng gọi là đại. Khi gom cả hai câu này gọi là tâm đại thiện.

Tâm đại quả có nghĩa là quả của đại thiện, bởi vì khi nói theo thọ, phối hợp, trợ cũng giống với những phần của tâm đại thiện. Do đó, gọi là tâm đại quả.

Tâm đại tố có nghĩa là tâm giống như đại thiện phát sanh trong cơ tánh của bậc A-la-hán. Do đó, gọi là tâm đại tố.

 

54 Tâm Dục Giới

Kāme tevīsa pākāni puññāpuññāni vīsati.
Ekādasa kiriyā ceti  catupaññāsa sabbathā.

Những tâm thường du hành trong cõi dục giới, khi gom tất cả có 54, đó là 23 tâm quả, 20 tâm thiện, tâm bất thiện, 11 tâm tố.

Kệ ngôn này vừa trình bày gom tất cả tâm dục giới, vừa trình bày phân chia theo giống của những tâm này. Gọi là tâm dục giới bởi vì 54 cái tâm này du hành, phần lớn sanh trong cõi là “vật dục” và “phiền não dục”.

Có Pāḷi chú giải như vầy: “kāmetīti = kāmo (vā) kāmīyatīti = kāmo” pháp bản thể nào hẳn có ham muốn cảnh dục thì pháp bản thể ấy gọi là “dục”, đó là “phiền não dục” tức dục ái. Hay pháp bản thể nào là ưa thích dục ái thì pháp bản thể ấy gọi là “dục”, đó là “vật dục” tức 54 tâm dục giới, 52 sở hữu, 28 sắc pháp gọi là “dục”, hoặc 11 cõi dục.

“Kāmassa bhavoti = kāmo” cõi nào là nơi sanh phiền não dục và vật dục thì cõi ấy gọi là vật dục, đó là 11 cõi dục.

“Kāme avacaratīti = kāmāvacaraṃ” tâm nào du hành, sanh trong cõi vật dục và phiền não dục thì tâm ấy gọi là (tâm) dục giới.

 

15 Tâm Sắc Giới

Pañcadhā jhānabhedena                rūpāvacaramānasaṃ
Puññapākakriyābhedā                    taṃ pañcadasadhā bhave

Tâm sắc giới khi nói theo thiền có năm. Khi phân chia theo thiện, quả, tố thì có 15.

Kệ ngôn này vừa trình bày gom tất cả tâm sắc giới, vừa trình bày phân chia giống của những tâm này. Gọi là tâm sắc giới bởi vì tất cả 15 tâm này phần lớn du hành sanh trong cõi “vật sắc” và “phiền não sắc”. Vật sắc đó là 15 tâm sắc giới, 35 sở hữu. Phiền não sắc đó là sắc ái, tức vừa lòng trong thiền sắc, thần thông, cõi sắc.

Có Pāḷi chú giải như vầy:

“Rūpassa bhavoti = rūpaṃ” cõi nào là nơi sanh của vật sắc và phiền não sắc thì cõi ấy cũng gọi là sắc, đó là 16 cõi sắc.

“Rūpe avacaratīti = rūpāvacaraṃ” tâm nào du hành sanh trong cõi mà phiền não sắc và vật sắc thì tâm ấy gọi là (tâm) sắc giới.

 

12 Tâm Vô Sắc Giới

Ālambanappabhedena               catudhāruppamānasaṃ
Puññapākakriyābhedā               puna dvādasadhā ṭhitaṃ.

Tâm vô sắc giới khi nói theo cảnh có 4, khi phân chia theo thiện, quả, tố có 12.

Kệ ngôn này vừa trình bày gom tất cả tâm vô sắc giới, vừa phân chia giống của những tâm này. Gọi là tâm vô sắc giới bởi vì 12 tâm này phần lớn du hành sanh trong cõi vật vô sắc và phiền não vô sắc. Vật vô sắc đó là 12 tâm vô sắc giới, 30 sở hữu. Phiền não vô sắc đó là vô sắc ái, tức vừa lòng trong thiền vô sắc và cõi vô sắc.

Có Pāḷi chú giải như vầy:

“Arūpassa bhavoti = arūpaṃ” cõi nào là nơi sanh vật vô sắc và phiền não vô sắc thì cõi đó gọi là vô sắc, đó là 4 cõi vô sắc.

“Arūpe avacaratīti = arūpāvacaraṃ” tâm nào du hành sanh trong cõi vô sắc và phiền não vô sắc thì tâm đó gọi là (tâm) vô sắc giới.

 

27 Tâm Đáo Đại

15 tâm sắc giới, 12 tâm vô sắc giới gom thành 27 tâm, gọi là tâm đáo đại. Gọi là tâm đáo đại bởi vì những tâm này đạt đến lớn lao và cao thượng.

Có Pāḷi chú giải như vầy:

“Mahantaṃ gatoti = mahaggato” tâm nào đạt đến lớn lao và cao thượng thì tâm đó gọi là (tâm) đáo đại.

 

81 Tâm Hiệp Thế

54 tâm dục giới, 27 tâm đáo đại gom thành 81 tâm, gọi là 81 tâm hiếp thế. Gọi là tâm hiệp thế, bởi vì những tâm này chắc chắn sanh trong 3 cõi là dục giới, sắc giới và vô sắc giới.

Có Pāḷi chú giải như vầy: “Lokeniyuttāti = lokiyā” những pháp nào nhất định kết hợp trong 3 cõi thì những pháp ấy gọi là pháp hiệp thế.

 

Tính Số Lượng (Phân Chia) 89 Tâm Theo 4 Giống

Dvādasākusalānevaṃ                kusalānekavīsati
Chattiṃseva vipākāni                 kiriyācittāni vīsati

Tính số lượng (phân chia) 89 tâm theo giống như sau:
- Giống bất thiện có 12 tâm.
- Giống thiện có 21 tâm.
- Giống quả có 36 tâm.
- Giống tố có 20 tâm.

 

Tính Số Lượng (Phân Chia) 89 Tâm Theo Cõi

Catupaññāsadhā kāme               rūpe pannarasīriye.
Cittāni dvādasārūpe                   aṭṭhadhānuttare tathā.

Tất cả học viên phải tính số lượng (phân chia) 89 tâm theo 4 cõi như sau:
- Cõi dục có 54 tâm.
- Cõi sắc có 15 tâm.
- Cõi vô sắc có 12 tâm.
- Cõi siêu thế có 8 tâm.

Cõi có hai loại là:
1. Cõi địa (Ṭhānabhūmi) là nơi ở của tất cả chúng sanh, đó là 31 cõi.
2. Địa giới (Avatthābhūmi) tất cả pháp bị xác định ranh giới do cả 3 ái. 

Địa giới có 4 loại là:
1. Dục địa giới (Kāmāvatthābhūmi) pháp bị xác định ranh giới do dục ái đó là 54 tâm dục giới, 52 sở hữu, 28 sắc pháp.
2. Sắc địa giới (Rūpāvatthābhūmi) pháp bị xác định ranh giới do sắc ái đó là 15 tâm sắc giới, 35 sở hữu.
3. Vô sắc địa giới (Arūpāvatthābhūmi) pháp bị xác định ranh giới do vô sắc ái đó là 12 tâm vô sắc giới, 30 sở hữu.
4. Siêu thế địa giới (Lokuttarāvatthābhūmi) pháp bị xác định ranh giới thoát ly do cả 3 ái, đó là 8 tâm siêu thế, 36 sở hữu, Níp-bàn.

Do đó, gọi là cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc có hai loại cõi địa và địa giới. Còn siêu thế chỉ có địa giới mà thôi.

 

Tâm Siêu Thế Nói Gọn Và Chi Tiết

Catumaggappabhedena             catudhākusalantathā.
Pākantassa phalattāti                aṭṭhadhānuttaraṃ mataṃ.
Jhānaṅgayogabhedena              katvekekantu pañcadhā.
Vuccatānuttaraṃ cittaṃ             cattāḷīsavidhanti ca.

Tất cả học viên phải biết tâm siêu thế nói gọn có 8 tâm là tâm thiện nói theo (trường hợp có) 4 đạo, có 4 quả bởi vì là quả của đạo có 4.

8 tâm siêu thế khi trình bày chi tiết có 40, vì khi nói theo trường hợp phối hợp với chi thiền thì mỗi một tâm siêu thế có 5. Do đó, thành 40 tâm siêu thế.

 

67 Tâm Thiền

Yathā ca rūpāvacaraṃ               gayhatānuttaraṃ tathā.
Paṭhamādijjhānabhede              āruppañcāpi pañcame.
Ekādasavidhaṃ tasmā                paṭhamādikamīritaṃ.
Jhānamekekamantetu                 tevīsatividhaṃ bhave.

Tâm sắc giới tính gom vào trong cả 5 thiền là sơ thiền v.v… như thế nào thì 8 tâm siêu thế cũng tính gom vào trong 5 thiền là sơ thiền v.v… cũng như thế đó. Còn 12 tâm vô sắc giới tính gom vào trong tâm ngũ thiền.

Do đó, Ngài nói rằng, một tâm thiền là sơ thiền v.v… có 11 tâm, còn tâm ngũ thiền có 23 tâm.

Kệ ngôn này trình bày gom tâm thiền là hiệp thế và siêu thế, tức 11 tâm sơ thiền đó là 3 tâm sơ thiền hiệp thế, 8 tâm sơ thiền siêu thế, 11 tâm nhị thiền, 11 tâm tam thiền, 11 tâm tứ thiền cũng giống như vậy.

Còn 23 tâm ngũ thiền là 15 tâm ngũ thiền hiệp thế, đó là 3 tâm ngũ thiền sắc giới, 12 tâm vô sắc giới, 8 tâm ngũ thiền siêu thế.

Những tâm này là tâm thiền bởi vì phối hợp với cả 5 chi thiền như tầm, v.v… làm chánh chăm chú vào cảnh nghiệp xứ hay cảnh níp-bàn.

Còn tâm siêu thế nói gọn dù có tất cả 5 sở hữu kết hợp, nhưng những sở hữu này không đến chi thiền bởi vì không liên hệ chăm chú, chong hít vào cảnh trong kiếp này và kiếp trước. Do nhân này, tâm siêu thế nói gọn cũng không gọi là tâm thiền.

Có Pāḷi chú giải như vầy: “Kasiṇādiārammaṇaṃ jhāyati upanijjhāyatīti = jhānaṃ” các sở hữu là tầm v.v… chắc chắn chăm chú, chong hít vào cảnh đề mục (kasiṇa) v.v… do đó, những sở hữu ấy gọi là thiền, đó là 5 chi thiền tầm, tứ, hỷ, lạc, định.

“Vitakkādijhānaṅgehi sampayuttaṃ cittanti = jhānacittaṃ” tâm nào phối hợp với 5 chi thiền là tầm, v.v… thì tâm đó cũng gọi là tâm thiền.

 

Phân Chia Tâm Theo Chín Trường Hợp

Phân chia 121 tâm có 9 cách:

1. Tâm chia theo giống = phân chia trường hợp của tâm theo giống có 4 là giống bất thiện, giống thiện, giống quả, giống tố.

2. Tâm chia theo cõi = phân chia trường hợp của tâm theo cõi có 4 là dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế.

3. Tâm chia theo tịnh hảo = phân chia trường hợp của tâm theo vô tịnh hảo và tịnh hảo.

4. Tâm chia theo thế gian (đời) = phân chia trường hợp của tâm là hiệp thế và siêu thế.

5. Tâm chia theo nhân = phân chia trường hợp của tâm là vô nhân và hữu nhân.

6. Tâm chia theo thiền = phân chia trường hợp của tâm là phi thiền và thiền.

7. Tâm chia theo thọ = phân chia trường hợp của tâm theo năm thọ là lạc thọ, khổ thọ, hỷ thọ, ưu thọ, xả thọ.

8. Tâm chia theo tương ưng (phối hợp) = phân chia trường hợp của tâm là tương ưng và bất tương ưng.

9. Tâm chia theo trợ dẫn = phân chia trường hợp của tâm theo vô dẫn và hữu dẫn.

 

Phân Chia 121 Tâm Theo Giống

Giống bất thiện hay tâm bất thiện có 12 tâm là 8 tâm căn tham, 2 tâm căn sân, 2 tâm căn si, gom thành 12 giống bất thiện.

Giống thiện hay tâm thiện có 37 tâm là 8 tâm đại thiện, 5 tâm thiện sắc giới, 4 tâm thiện vô sắc giới, 20 tâm đạo, gom thành 37 giống thiện.

Giống quả hay tâm quả có 52 tâm là 7 tâm quả bất thiện, 8 tâm quả thiện vô nhân, 8 tâm đại quả, 5 tâm quả sắc giới, 4 tâm quả vô sắc giới, 20 tâm quả (siêu thế), gom thành 52 giống quả.

Giống tố hay tâm tố có 20 tâm là 3 tâm tố vô nhân, 8 tâm đại tố, 5 tâm tố sắc giới, 4 tâm tố vô sắc giới, gom thành 20 giống tố.

 

Phân Chia 121 Tâm Theo Cõi

Tâm dục giới có 54 tâm là 12 tâm bất thiện, 18 tâm vô nhân, 24 tâm dục giới tịnh hảo, gom thành 54 tâm dục giới.

Tâm sắc giới có 15 tâm là 5 tâm thiện sắc giới, 5 tâm quả sắc giới, 5 tâm tố sắc giới, gom thành 15 tâm sắc giới.

Tâm vô sắc giới có 12 tâm là 4 tâm thiện vô sắc giới, 4 tâm quả vô sắc giới, 4 tâm tố vô sắc giới, gom thành 12 tâm vô sắc giới.

Tâm siêu thế có 40 tâm là 20 tâm đạo, 20 tâm quả, gom thành 40 tâm siêu thế.

 

Phân Chia 121 Tâm Theo Tịnh Hảo

Tâm vô tịnh hảo có 30 tâm là 12 tâm bất thiện, 18 tâm vô nhân, gom thành 30 tâm vô tịnh hảo.

Tâm tịnh hảo có 91 tâm là 24 tâm dục giới tịnh hảo, 15 tâm sắc giới, 12 tâm vô sắc giới, 40 tâm siêu thế, gom thành 91 tâm tịnh hảo.

 

Phân Chia 121 Tâm Theo Thế Gian (Đời)

Tâm hiệp thế có 81 tâm là 12 tâm bất thiện, 18 tâm vô nhân, 24 tâm dục giới tịnh hảo, 15 tâm sắc giới, 12 tâm vô sắc giới, gom thành 81 tâm hiệp thế.

Tâm siêu thế có 40 tâm là 20 tâm đạo, 20 tâm quả, gom thành 40 tâm siêu thế.

 

Phân Chia 121 Tâm Theo Nhân

Tâm vô nhân có 18 tâm là 7 tâm quả bất thiện, 8 tâm quả thiện vô nhân, 3 tâm tố vô nhân, gom thành 18 tâm vô nhân.

Tâm hữu nhân có 103 tâm là 12 tâm bất thiện, 24 tâm dục giới tịnh hảo, 15 tâm sắc giới, 12 tâm vô sắc giới, 40 tâm siêu thế, gom thành 103 tâm hữu nhân.

 

Phân Chia 121 Tâm Theo Thiền

Tâm không phối hợp (tương ưng) với chi thiền gọi là tâm phi thiền có 54 tâm là 12 tâm bất thiện, 18 tâm vô nhân, 24 tâm dục giới tịnh hảo, gom thành 54 tâm phi thiền.

Tâm phối hợp (tương ưng) với chi thiền gọi là tâm thiền có 67 tâm là 15 tâm sắc giới, 12 tâm vô sắc giới, 40 tâm siêu thế, gom thành 67 tâm thiền.

 

Phân Chia 121 Tâm Theo Thọ

- Tâm câu hành lạc có 1 tâm là tâm thân thức câu hành lạc.

- Tâm câu hành khổ có 1 tâm là tâm thân thức câu hành khổ.

- Tâm câu hành hỷ có 62 tâm là:

4 tâm căn tham câu hành hỷ,             1 tâm thẩm tấn câu hành hỷ,

1 tâm tiếu sinh,                                   4 tâm đại thiện câu hành hỷ,

4 tâm đại quả câu hành hỷ,                4 tâm đại tố câu hành hỷ,

11 tâm sơ thiền,                                 11 tâm nhị thiền,

11 tâm tam thiền,                               11 tâm tứ thiền.

Gom thành 62 tâm câu hành hỷ.

- Tâm câu hành ưu có 2 tâm là 2 tâm căn sân.

- Tâm câu hành xả có 55 tâm là:

4 tâm căn tham câu hành xả,             2 tâm căn si,

14 tâm vô nhân câu hành xả,             4 tâm đại thiện câu hành xả,

4 tâm đại quả câu hành xả,                4 tâm đại tố câu hành xả,

23 tâm ngũ thiền.

Gom thành 55 tâm câu hành xả.

 

Phân Chia 121 Tâm Theo Tương Ưng (Phối Hợp)

Tâm tương ưng có 87 tâm là: 4 tâm tương ưng kiến, 2 tâm căn sân, 2 tâm căn si, 4 tâm đại thiện tương ưng trí, 4 tâm đại quả tương ưng trí, 4 tâm đại tố tương ưng trí, 15 tâm sắc giới, 12 tâm vô sắc giới, 40 tâm siêu thế, gom thành 87 tâm tương ưng.

Tâm bất tương ưng có 34 tâm là: 4 tâm bất tương ưng kiến, 18 tâm vô nhân, 4 tâm đại thiện bất tương ưng trí, 4 tâm đại quả bất tương ưng trí, 4 tâm đại tố tương ưng trí, gom thành 34 tâm bất tương ưng.

 

Phân Chia 121 Tâm Theo Trợ Dẫn

Tâm vô dẫn có 37 tâm là: Tâm căn tham thứ 1,3,5,7; tâm căn sân thứ 1,2; tâm căn si; 18 tâm vô nhân; tâm đại thiện thứ 1,3,5,7; tâm đại quả thứ 1,3,5,7; tâm đại tố thứ 1,3,5,7, gom thành 37 tâm vô dẫn.

Tâm hữu dẫn có 84 tâm là: Tâm căn tham thứ 2,4,6,8; tâm căn sân thứ 2; tâm đại thiện thứ 2,4,6,8; tâm đại quả thứ 2,4,6,8; tâm đại tố thứ 2,4,6,8; 15 tâm sắc giới; 12 tâm vô sắc giới; 40 tâm siêu thế, gom thành 84 tâm hữu dẫn.

 __________()__________

 

CHƯƠNG THỨ HAI: SỞ HỮU TÂM NHIẾP (CETASIKASAṄGAHA)

 

Trong chương thứ nhất, tâm nhiếp, đã trình bày phần tâm siêu lý, trong chương này sẽ nói đến phần sở hữu tâm siêu lý.

Lẽ thường các chúng sanh, dù có các chi trong cơ thể đầy đủ đi nữa, nếu thiếu phần danh pháp (tức sở hữu tâm) thì các chúng sanh đó cũng không có nhận thức và không thể làm gì khác được, không khác gì với sắc pháp cả, và trong cả tâm, sở hữu tâm này cần phải sanh cùng nhau, diệt cùng nhau, bắt cùng một cảnh và nương cùng một vật, và không thể tách rời nhau. Giống như một guồng máy phải sử dụng dòng điện, nếu chỉ có guồng máy thì không thể vận hành được và khi guồng máy đang làm việc, vận hành do nương vào dòng điện trong dây điện. Trong dây điện cũng phải kết hợp hai điện cực âm-dương với nhau, nếu thiếu một điện cực nào thì guồng máy ấy cũng không thể làm việc được. Do đó, để cho các bậc thiện trí biết đến diễn tiến theo thực tính của tâm, sở hữu tâm đó, ngài giáo thọ sư Anuruddha có trình bày rằng:

4 Trạng Thái Của Sở Hữu Tâm

Ekuppādanirodhā ca                       ekālambanavatthukā
Cetoyuttā dvipaññāsa                     dhammā cetasikā matā

Các học viên phải biết pháp thực tính của sở hữu có số lượng 52 pháp phối hợp với tâm, có những trạng thái như sau: 1. Sanh cùng với tâm, 2. Diệt cùng với tâm, 3. Có cùng một cảnh với tâm, 4. Nương cùng một vật với tâm.

Giải thích:

Ngài giáo thọ sư Anuruddha trình bày kệ ngôn này, để mở rộng nội dung của từ “cetasikaṃ” đã nói trong kệ ngôn mở đầu của quyển Abhidhammatthasaṅgaha này như sau:

“Cittaṃ cetasikaṃ rūpaṃ   nibbānamiti sabbathā”

Và để cho các học viên biết trạng thái của 52 sở hữu này phối hợp với tâm, gọi là “cetoyuttalakkhaṇa”, tức là có 4 trạng thái như sau:

1. Ekuppāda (đồng sanh): sở hữu luôn luôn đồng sanh với tâm, có nghĩa là khi tâm sanh thì đồng thời sở hữu cũng sanh, không thể nói sở hữu sanh trước tâm sanh theo sau, hay tâm sanh trước sở hữu sanh sau.

2. Ekanirodha (đồng diệt): cũng giống như cách của đồng sanh, khi tâm diệt thì sở hữu cũng diệt không có cái nào diệt trước hay diệt sau.

3. Ekālambana (đồng cảnh): cảnh được sở hữu đang nhận biết cũng chính là cảnh mà tâm nhận biết, như là tâm nhận biết cảnh màu trắng, sở hữu cũng nhận biết cảnh màu trắng; tâm nhận biết cảnh màu đen, sở hữu cũng nhận biết cảnh màu đen v.v…

4. Ekavatthuka (đồng nương vật): nơi nương sanh của sở hữu cũng là nơi nương sanh của tâm, như là tâm nương nhãn (thanh triệt) phát sanh, sở hữu cũng nương nhãn phát sanh; tâm nương nhĩ phát sanh, sở hữu cũng nương nhĩ phát sanh; tâm nương sắc ý vật phát sanh, sở hữu cũng nương sắc ý vật phát sanh v.v… .

 

Khi đủ cả bốn trạng thái đã nêu, thì gọi là sở hữu tâm.

Trong cả bốn trạng thái này, ba trạng thái đồng sanh, đồng diệt, đồng cảnh, hiện bày với sở hữu nhất định. Còn trạng thái thứ tư là đồng nương vật không phải là trạng thái nhất định, bởi vì những sở hữu này khi sanh trong cõi ngũ uẩn cần phải nương vật sanh, nhưng nếu sanh trong cõi tứ uẩn thì không cần thiết phải nương vật sanh.

Phân Chia 52 Sở Hữu Theo Nhóm

52 sở hữu tâm được chia thành 3 nhóm, gọi là “rāsī”, tức là:
- “Aññasamānarāsīcetasika- nhóm sở hữu tợ tha” có số lượng là 13 sở hữu tâm.
- “Akusalarāsīcetasika– nhóm sở hữu bất thiện” có số lượng là 14 sở hữu tâm.
- “Sobhaṇarāsīcetasika– nhóm sở hữu tịnh hảo” có số lượng là 25 sở hữu tâm.

Hay cũng gọi là 13 sở hữu tợ tha, 14 sở hữu bất thiện, 25 sở hữu tịnh hảo. 

Phân Chia 3 Nhóm Sở Hữu Theo Trường Hợp

Nhóm sở hữu tợ tha chia thành hai trường hợp: trường hợp thứ nhất là 7 sở hữu biến hành (sabbacittasādhāraṇacetasika), trường hợp thứ hai là 6 sở hữu biệt cảnh (pakiṇṇaka-cetasika).

Nhóm sở hữu bất thiện chia thành năm trường hợp là: trường hợp thứ nhất là 4 sở hữu si phần (mocatukacetasika), trường hợp thứ hai là 3 sở hữu tham phần (lotikacetasika), trường hợp thứ ba là 4 sở hữu sân phần (docatukacetasika), trường hợp thứ tư là 2 sở hữu hôn phần (thidukacetasika), trường hợp thứ năm là 1 sở hữu hoài nghi (vicikicchacetasika).

Nhóm sở hữu tịnh hảo chia thành bốn trường hợp là: trường hợp thứ nhất là 19 sở hữu tịnh hảo biến hành (sobhaṇasādhāraṇacetasika), trường hợp thứ hai là 3 sở hữu ngăn trừ phần (viratīcetasika), trường hợp thứ ba là 2 sở hữu vô lượng phần (appamaññācetasika), trường hợp thứ tư là 1 sở hữu trí quyền (paññindrīyacetasika).

 

Chìa Khóa Thứ Nhất

Terasaññasamānā ca                 cuddasākusalā tathā

Sobhaṇā pañcavīsati                  dvipaññāsa pavuccare.

52 sở hữu tâm là: 13 sở hữu tợ tha, 14 sở hữu bất thiện, 25 sở hữu tịnh hảo. Tổng cộng là 52 sở hữu.

- 13 sở hữu tợ tha là: 7 sở hữu biến hành, 6 sở hữu biệt cảnh. Tổng cộng là 13 sở hữu tợ tha.

- 14 sở hữu bất thiện là: 4 sở hữu si phần, 3 sở hữu tham phần, 4 sở hữu sân phần, 2 sở hữu hôn phần, 1 sở hữu hoài nghi. Tổng cộng là 14 sở hữu bất thiện.

- 25 sở hữu tịnh hảo là: 19 sở hữu tịnh hảo biến hành, 3 sở hữu ngăn trừ phần, 2 sở hữu vô lượng phần, 1 sở hữu trí quyền. Tổng cộng là 25 sở hữu tịnh hảo.

 

Chìa Khóa Thứ Hai

- 7 sở hữu biến hành là: xúc (phassa), thọ (vedanā), tưởng (saññā),(cetanā), nhất hành (ekaggatā), mạng quyền (jīvitindriya), tác ý (manasikāra).

- 6 sở hữu biệt cảnh là: tầm (vitaka), tứ (vicāra), thắng giải (adhimokkha), cần (viriya), hỷ (pīti), dục (chanda).

- 4 sở hữu si phần là: si (moha), vô tàm (ahirika), vô úy (anottappa), điệu cử (uddhacca).

- 3 sở hữu tham phần là: tham (lobha), tà kiến (diṭṭhi), ngã mạn (māna).

- 4 sở hữu sân phần là: sân (dosa), tật (issā), lận (macchariya), hối (kukkucca).

- 2 sở hữu hôn phần là: hôn trầm (thīna), thùy miên (middha).

- 1 sở hữu hoài nghi(vicikicchā).

- 19 sở hữu tịnh hảo biến hành là:

Tín (saddhā), niệm (sati), tàm (hiri), úy (ottappa),

Vô tham (alobha), vô sân (adosa), trung bình (tattaramajjhattatā),

Tịnh thân (kāyapassaddhi), tịnh tâm (cittapassaddhi),

Khinh thân (kāyalahutā), khinh tâm (cittalahutā),

Nhu thân (kāyamudutā), nhu tâm (cittamudutā),

Thích thân (kāyakammaññatā), thích tâm (cittakammaññatā),

Thuần thân (kāyapāguññatā), thuần tâm (cittapāguññatā),

Chánh thân (kāyujukatā), chánh tâm (cittujukatā).

- 3 sở hữu ngăn trừ phần là:

Chánh ngữ (sammāvācā), chánh nghiệp (sammākammanta), chánh mạng (sammāājīva).

- 2 sở hữu vô lượng phần là: bi (karuṇā), tùy hỷ (muditā).

- 1 sở hữu tuệ quyền là trí tuệ (paññā).

 

Ý Nghĩa 52 Sở Hữu Theo Thứ Tự

Mười Ba Sở Hữu Tợ Tha (Aññasamānarāsīcetasika)

 Bảy Sở Hữu Biến Hành (Sabbacittasādhāraṇacetasika)

1. Pháp thực tính ‘xúc’ là chạm cảnh.

2. Pháp thực tính ‘thọ’ là hưởng, dụng nạp, hứng chịu cảnh.

3. Pháp thực tính ‘tưởng’ là nhớ tưởng cảnh.

4. Pháp thực tính ‘tư’ là quyết, cố quyết và đốc thúc pháp tương ưng trên cảnh để làm nhiệm vụ của mình.

5. Pháp thực tính ‘nhất hành’ là yên lặng và làm cho pháp tương ưng trụ trên một cảnh.

6. Pháp thực tính ‘mạng quyền’ là gìn giữ pháp tương ưng.

7. Pháp thực tính ‘tác ý’ là hướng vào và dẫn pháp tương ưng đến cảnh.

Bảy sở hữu này là sở hữu biến hành bởi vì phối hợp với tất cả tâm. Khi chia câu được ba phần: sabba + citta + sādhāraṇa.

Sabba = tất cả, citta = tâm, sādhāraṇa = khắp, chung cả.

Gom ba phần lại thành sabbacittasādhāraṇa = khắp tất cả tâm.

 

Sáu Sở Hữu Biệt Cảnh (Pakiṇṇakacetasika).

1. Pháp thực tính ‘tầm’ là đưa pháp tương ưng đến cảnh, tức là nghĩ ngợi, cân nhắc cảnh.

2. Pháp thực tính ‘tứ’ là gìn giữ, chăm sóc cảnh.

3. Pháp thực tính ‘thắng giải’ là quyết định cảnh.

4. Pháp thực tính ‘cần’ là cố gắng trong cảnh.

5. Pháp thực tính ‘hỷ’ là thích thú, vui thích, hân hoan trong cảnh.

6. Pháp thực tính ‘dục’ là mong muốn cảnh.

Sáu sở hữu này gọi là sáu sở hữu biệt cảnh, bởi vì thường phối hợp với các tâm, nhưng chỉ một phần, không phải tất cả. Khi chia câu thì được ba phần: Pa + kiṇṇa + ka.

Pa = thường, kiṇṇa = rải rác, ka = không có ý nghĩa riêng biệt. Gom cả ba phần này lại thành “pakiṇṇaka = thường rải rác”, có nghĩa là 6 sở hữu này thường phối hợp với nhóm pháp hiệp thế, siêu thế, tịnh hảo, vô tịnh hảo, thiện, bất thiện, quả, tố, nhưng không phải tất cả. Khác nhau với kết hợp của sở hữu biến hành (sabbacittasādhāraṇacetasika) là phối hợp khắp và tất cả.

Bảy sở hữu biến hành và sáu sở hữu biệt cảnh gọi là mười ba sở hữu tợ tha, bởi vì những sở hữu này có trạng thái giống pháp khác, có nghĩa là phối hợp với sở hữu tịnh hảo như tín, niệm v.v… cũng được, sở hữu vô tịnh hảo như tham, si v.v… cũng được, là thành pháp khác của sở hữu tợ tha, nhưng sở hữu tợ tha giống với hai nhóm sở hữu đó là được phối hợp cùng với tâm, khác với sở hữu vô tịnh hảo không thể giống với sở hữu tịnh hảo, hay sở hữu tịnh hảo không thể giống với sở hữu vô tịnh hảo, nên cũng không phối hợp cùng nhau được.

Aññasamāna chia thành hai phần là añña + samāna, añña = pháp khác, samāna = giống nhau. Gom hai phần thành aññasamāna = giống pháp khác.

 

Mười Bốn Sở Hữu Bất Thiện (Akusalacetasika)

  • Bốn Sở Hữu Si Phần (Mocatukacetasika):
    1. Pháp thực tính ‘si’ là che mờ trạng thái thực tính của cảnh, tức là mê mờ.

    2. háp thực tính ‘vô tàm’ là không có hổ thẹn với tội lỗi.
    3. Pháp thực tính ‘vô úy’ là không có ghê sợ tội lỗi.
    4. Pháp thực tính ‘điệu cử’ là phóng dật, tức bắt cảnh không vững chắc.

Bốn sở hữu này gọi là si phần, bởi vì có sở hữu si làm chủ và bốn sở hữu này gọi là sở hữu bất thiện biến hành (sabbākusalasādhāraṇacetasika) bởi vì nhóm sở hữu này phối hợp với khắp tất cả 12 tâm bất thiện.

  • Ba Sở Hữu Tham Phần (Lotikacetasika):
    1. Pháp thực tính ‘tham’ là ham muốn và dính mắc trong cảnh.

    2. Pháp thực tính ‘tà kiến’ là có thấy sai trong cảnh.
    3. Pháp thực tính ‘ngã mạn’ là có kiêu căng, ngạo mạn.

Ba sở hữu này gọi là tham phần vì có sở hữu tham làm chủ.

  •  Bốn Sở Hữu Sân Phần (Docatukacetasika):
    1. Pháp thực tính ‘sân’ là làm cho hư hại, hủy diệt cảnh.
    2. Pháp thực tính ‘tật đố’ là ganh tỵ, tật đố, không vừa lòng trong tài sản hay ân đức phẩm hạnh của người khác.
    3. Pháp thực tính ‘lận sắt’ là bỏn xẻn che giấu tài sản hay hay ân đức phẩm hạnh của mình.
    4. Pháp thực tính ‘hối hận’ là động tâm, phiền muộn trong điều tội lỗi đã làm, và điều thiện chưa làm.

Bốn sở hữu này gọi là sân phần vì có sở hữu sân làm chủ.

  • Hai Sở Hữu Hôn Phần (Thīdukacetasika):
    1. Pháp thực tính ‘hôn trầm’ là làm cho tâm chán nản trước cảnh.

    2. Pháp thực tính ‘thùy miên’ là làm cho sở hữu lui sụt trước cảnh.
  • Một Sở Hữu Hoài Nghi (Vicikicchācetasika)

Pháp thực tính ‘hoài nghi’ là nghi ngờ không xác định, tức là phỉ báng ân đức Phật, Pháp, Tăng v.v… .

 

Hai Mươi Lăm Sở Hữu Tịnh Hảo (Sobhaṇacetasika)

  • Mười Chín Sở Hữu Tịnh Hảo Biến Hành (Sobhaṇasādhāraṇacetasika):
    1. Pháp thực tính ‘tín’ là đức tin và niềm tin trong ân đức Phật, Pháp, Tăng, thực tính pháp, tin nghiệp và quả của nghiệp.

    2. Pháp thực tính ‘niệm’ là ghi nhớ (biết theo, không lơ lãng) trong cảnh liên hệ với pháp thiện, có ân đức Phật, Pháp, Tăng v.v…[5].
    3. Pháp thực tính ‘tàm’ là mắc cỡ hổ thẹn trước việc làm tội lỗi.

    4. Pháp thực tính ‘úy’ là ghê sợ trước việc làm tội lỗi.
    5. Pháp thực tính ‘vô tham’ là không ham muốn và không dính mắc, trong cảnh dục.
    6. Pháp thực tính ‘vô sân’ là không làm hư hại, hủy diệt cảnh.
    7. Pháp thực tính ‘trung bình’ là làm cho tâm và sở hữu câu sanh đồng đều, điều hòa, không có trồi sụt trong phận sự của nó.
    8. Pháp thực tính ‘tịnh thân’ là làm cho thọ, tưởng và hành uẩn đặng yên tịnh trong thiện pháp.
    9. Pháp thực tính ‘tịnh tâm’ là làm cho thức uẩn đặng yên tịnh trong thiện pháp.
    10. Pháp thực tính ‘khinh thân’ là làm cho thọ, tưởng và hành uẩn đặng nhẹ nhàng trong thiện pháp.
    11. Pháp thực tính ‘khinh tâm’ là làm cho thức uẩn đặng nhẹ nhàng trong thiện pháp.
    12. Pháp thực tính ‘nhu thân’ là làm cho thọ, tưởng và hành uẩn mềm mại trong thiện pháp.
    13. Pháp thực tính ‘nhu tâm’ là làm cho thức uẩn đặng mềm mại trong thiện pháp.
    14. Pháp thực tính ‘thích thân’ là làm cho thọ, tưởng và hành uẩn đặng thích hợp trong thiện pháp.
    15. Pháp thực tính ‘thích tâm’ là làm cho thức uẩn đặng nhẹ nhàng trong thiện pháp.
    16. Pháp thực tính “thuần thân” là làm cho thọ, tưởng và hành uẩn đặng thuần thục trong thiện pháp.
    17. Pháp thực tính ‘thuần tâm’ là làm cho thức uẩn đặng thuần thục trong thiện pháp.
    18. Pháp thực tính ‘chánh thân’ là làm cho thọ, tưởng và hành uẩn đặng ngay thẳng, chánh trực trong thiện pháp.
    19. Pháp thực tính ‘chánh tâm’ là làm cho thức uẩn đặng ngay thẳng, chánh trực trong thiện pháp.

Trong tất cả sở hữu tịnh hảo biến hành thì sở hữu “tịnh, khinh, nhu, thích, thuần, chánh” cả sáu cái này đi thành đôi, tổng cộng thành 12 pháp, tính cùng với sở hữu “tín v.v…”. Mười chín sở hữu tịnh hảo biến hành này gọi là sở hữu tịnh hảo biến hành bởi vì phối hợp với tất cả tâm tịnh hảo. Khi phân tích từ được hai phần: sobhaṇa + sādhāraṇa.

“sobhaṇa” = tâm yên tịnh, đẹp đẽ, không có tội lỗi;

“sādhāraṇa” = phổ thông, phổ quát, cùng khắp.

Khi gom hai phần lại sobhaṇasādhāraṇa = khắp các tâm có sự đẹp đẽ, không tội lỗi. 

  • Ba Sở Hữu Ngăn Trừ Phần (Viratīcetasika):
    1. Pháp thực tính ‘chánh ngữ’ là lời nói từ bỏ bốn khẩu ác hạnh không liên hệ tới việc nuôi mạng.
    2. Pháp thực tính ‘chánh nghiệp’ là hành vi từ bỏ ba thân ác hạnh không liên hệ đến công việc nuôi mạng.
    3. Pháp thực tính ‘chánh mạng’ là phối hợp với nuôi mạng từ bỏ bốn khẩu ác hạnh và ba thân ác hạnh.

Ba sở hữu này gọi là sở hữu ngăn trừ phần bởi vì có tư (cetanā) làm chủ từ bỏ tội lỗi (ducarita). 

  • Hai Sở Hữu Vô Lượng Phần (Appamaññācetasika):
    1. Pháp thực tính ‘bi’ là thương cảm, lòng trắc ẩn, rung động trước sự thống khổ của người khác, (là người đang nhận quả khổ hay sẽ nhận quả khổ ở vị lai).

    2. Pháp thực tính ‘tùy hỷ’ là sự mừng, hân hoan trước sự an vui của chúng sanh, tức là người đang nhận quả an vui hay sẽ nhận quả an vui ở vị lai.

Hai sở hữu này gọi là sở hữu vô lượng phần bởi vì phát sanh do nương không giới hạn chúng sanh khổ hay chúng sanh lạc. 

  • Một Sở Hữu Trí Quyền (Paññindriyacetasika):
    Pháp thực tính ‘trí’ là biết trạng thái pháp một cách phổ thông theo thực tính.

Sở hữu này gọi là trí quyền bởi vì có nhiệm vụ quyền thế, cai quản trong cái biết những điều khác nhau một cách phổ thông theo thực tính.

 

SỞ HỮU PHỐI HỢP (SAMPAYOGA)

Trình bày kệ mở đầu của phần phối hợp.
Tesaṃ cittāviyuttānaṃ               Yathāyogamito paraṃ
Cittuppādesupaccekaṃ              sampayogo pavuccati.

Tiếp theo đây sẽ trình bày sự phối hợp riêng biệt của sở hữu có trạng thái đồng sanh với tâm. Khi tâm phát sanh, sở hữu sẽ phối hợp theo.

Trình bày phần cơ bản phối hợp tóm tắt.
Satta sabbattha yujjanti             yathāyogaṃ pakiṇṇakā.
Cuddasā kusalesvesa                 sobhaṇesveva sobhaṇā.

Bảy sở hữu biến hành hẳn phối hợp với tất cả tâm, sáu sở hữu biệt cảnh có thể phối hợp với tất cả tâm tùy theo trường hợp, 14 sở hữu bất thiện chỉ có thể kết hợp trong 12 tâm bất thiện, 25 sở hữu tịnh hảo chỉ kết hợp trong 53 hay 91 tâm tịnh hảo.

Giải:

Kệ ngôn này trình bày cơ bản của phần phối hợp tóm tắt để cho học viên nắm bắt cơ bản trước, rồi sẽ trình bày phần mở rộng của phần phối hợp một cách chi tiết như sau:

 

Phần Phối Hợp Trong 13 Sở Hữu Tợ Tha

13 sở hữu tợ tha này có bảy phần phối hợp là: 7 sở hữu biến hành là một phần, 6 sở hữu biệt cảnh là sáu phần.

1. Bảy sở hữu biến hành phối hợp với tất cả 89 hay 121 tâm.

2. Sở hữu “tầm” phối hợp với 55 tâm, tức là 44 tâm dục giới (trừ 10 tâm ngũ song thức) và 11 tâm sơ thiền, tổng cộng là 55 tâm.

Không phối hợp với 66 tâm là 10 tâm ngũ song thức, 11 tâm nhị thiền, 11 tâm tam thiền, 11 tâm tứ thiền, 23 tâm ngũ thiền, tổng cộng là 66 tâm.

3. Sở hữu “tứ” phối hợp với 66 tâm là 44 tâm dục giới (trừ 10 tâm ngũ song thức), 11 tâm sơ thiền, 11 tâm nhị thiền, tổng cộng là 66 tâm.

Không phối hợp với 55 tâm là 10 tâm ngũ song thức, 11 tâm tam thiền, 11 tâm tứ thiền, 23 tâm ngũ thiền, tổng cộng là 55 tâm.

4. Sở hữu “thắng giải” phối hợp với 110 tâm là 43 tâm dục giới (trừ 10 tâm ngũ song thức và 1 tâm tương ưng hoài nghi), 27 tâm đáo đại, 40 tâm siêu thế, tổng cộng là 110 tâm.

Không phối hợp với 11 tâm là 10 tâm ngũ song thức và một tâm tương ưng hoài nghi, tổng cộng là 11 tâm.

5. Sở hữu “cần” phối hợp với 105 tâm là 38 tâm dục giới (trừ 15 tâm quả vô nhân, một tâm khai ngũ môn), 27 tâm đáo đại, 40 tâm siêu thế, tổng cộng là 105 tâm.

Không phối hợp được với 16 tâm là 15 tâm quả vô nhân và một tâm khai ngũ môn, tổng cộng là 16 tâm.

6. Sở hữu “hỷ” phối hợp với 51 tâm là 18 tâm dục giới câu hành hỷ, 11 tâm sơ thiền, 11 tâm nhị thiền, 11 tâm tam thiền, tổng cộng là 51 tâm.

Không phối hợp được với 70 tâm là 2 tâm căn sân, 2 tâm thân thức, 55 tâm câu hành xả, 11 tâm tứ thiền, tổng cộng là 70 tâm.

7. Sở hữu “dục” phối hợp với 101 tâm là 34 tâm dục giới (trừ 2 tâm căn si, 18 tâm vô nhân), 27 tâm đáo đại, 40 tâm siêu thế, tổng cộng là 101 tâm.

Không phối hợp được với 20 tâm là 2 tâm căn si, 18 tâm vô nhân, tổng cộng là 20 tâm.

 

Kệ Ngôn Tóm Lược

Kết luận nội dung trong 6 sở hữu biệt cảnh được phối hợp hay không được phối hợp với tâm theo thứ tự sau đây:

Te pana cittuppādā yathākkamaṃ
Chasaṭṭhī pañcapaññāsa                      ekādasa ca  soḷasa
Sattati vīsati ceva                                 pakiṇṇakavivajjitā
Pañcapaññāsa chasaṭṭhī                      ṭhasattati tisattati.
Ekapaññāsa cekūna                              sattati sappakiṇṇakā.

Kết luận nội dung là tất cả tâm mà 6 sở hữu biệt cảnh không phối hợp được có số lượng theo thứ tự của những sở hữu sau đây: 66, 55, 11, 16, 70, 20. Tất cả tâm mà phối hợp được với sở hữu biệt cảnh có số lượng theo thứ tự của những sở hữu sau đây: 55, 66, 78 (110), 73 (105), 51, 69 (101).

Trình bày tâm phối hợp hay không phối hợp với sở hữu biệt cảnh theo kệ ngôn tóm lược, tức là:

Phối hợp được:                            Không phối hợp được:

Sở hữu tầm                  pañcapaññāsa  55                     chasaṭṭhī            66.

Sở hữu tứ                     chasaṭṭhī            66                     pañcapaññāsa  55.

Sở hữu thắng giải       aṭṭhasattati        78 (110)           ekādasa              11.

Sở hữu cần                  tisattati               73 (105)           soḷasa                 16.

Sở hữu hỷ                    ekapaññāsa       51                     sattati                 70.

Sở hữu dục                  ekūnasattati       69 (101)           vīsati                   20.

Kệ ngôn tóm lược trình bày số lượng tâm phối hợp với sở hữu biệt cảnh có hai phần là vừa tính số lượng tâm theo cách gọn và chi tiết. Nghĩa là: nếu sở hữu nào phối hợp với tất cả tâm siêu thế thì tâm phối hợp với sở hữu đó cũng tính gọn, tức là tâm phối hợp với ‘thắng giải’, ‘cần’, ‘hỷ’, ‘dục’; nếu sở hữu nào không phối hợp được với tất cả tâm siêu thế, thì tâm phối hợp với sở hữu đó cũng tính chi tiết, tức là tâm phối hợp với ‘tầm’, ‘tứ’, ‘hỷ’.

Một phần nữa, sự phối hợp với sở hữu biệt cảnh, đặc biệt là sở hữu ‘tầm’, ‘tứ’ phối hợp với tâm siêu thế đã trình bày, nghĩa là lấy tâm siêu thế của bậc thánh có thiền mà thôi. Nếu bậc thánh đó là quán lạc la-hán (sukkhavipassaka) thì sở hữu ‘tầm’, ‘tứ’ chắc chắn phối hợp được tất cả. Còn sở hữu ‘hỷ’ thì tùy tâm siêu thế mà phát sanh, nghĩa là nếu tâm siêu thế đó phát sanh cùng với ‘hỷ thọ’, thì sở hữu ‘hỷ’ cùng phối hợp, nếu tâm siêu thế đó phát sanh cùng với ‘xả thọ’ thì sở hữu ‘hỷ’ đó không phối hợp được.

 

Phần Phối Hợp Trong 14 Sở Hữu Bất Thiện

Sở hữu ‘si phần’ (4) phối hợp với tất cả 12 tâm bất thiện.

Sở hữu ‘tham’   phối hợp với 8 tâm căn tham.

Sở hữu ‘tà kiến’  phối hợp với 4 tâm tương ưng kiến.

Sở hữu ‘ngã mạn’ phối hợp với 4 tâm bất tương ưng kiến.

Sở hữu ‘sân phần’(4) phối hợp với 2 tâm căn sân.

Sở hữu ‘hôn phần’(2)  phối hợp với 5 tâm bất thiện hữu dẫn.

Sở hữu ‘hoài nghi’ phối hợp với 1 tâm tương ưng hoài nghi.

Kệ ngôn tóm lược trình bày năm phần phối hợp trong 14 sở hữu bất thiện:

Sabbāpuññesu cattāro                            lobhamūle tayo gatā.

Dosamūlesu cattāro                                 sasaṅkhāre dvayaṃ tathā.

Vicikicchā vicikicchā                               citte cāti catuddasa.

Dvādasākusalesveva                               sampayujjanti pañcadhā.

14 sở hữu bất thiện chỉ phối hợp với 12 tâm bất thiện, chia làm năm phần:

1. Sở hữu si phần (4) phối hợp với  tất cả 12 tâm bất thiện, tính một.

2. Tham, tà kiến, ngã mạn phối hợp với 8 tâm căn tham, tính một.

3. Bốn sở hữu sân phần phối hợp với 2 tâm căn sân, tính một.

4. Hai sở hữu hôn phần phối hợp với 5 tâm bất thiện hữu dẫn, tính một.

5. Sở hữu hoài nghi  phối hợp với  1 tâm tương ưng hoài nghi, tính một.

 

Phần Phối Hợp Trong 25 Sở Hữu Tịnh Hảo

19 sở hữu tịnh hảo biến hành phối hợp với tất cả 53 hay 91 tâm tịnh hảo.

3 sở hữu ngăn trừ phần phối hợp với 16 hay 48 tâm là: 8 tâm đại thiện, 8 hay 40 tâm siêu thế.

2 sở hữu vô lượng phần phối hợp với 28 tâm là: 8 đại thiện, 8 đại tố, 12 tâm sắc giới (trừ 3 tâm ngũ thiền sắc giới).

Sở hữu trí tuệ phối hợp với 47 hay 79 tâm là: 4 tâm đại thiện tương ưng trí, 4 tâm đại quả tương ưng trí, 4 tâm đại tố tương ưng trí, 27 tâm đáo đại, 8 hay 40 tâm siêu thế.

Kệ ngôn tóm lược bốn phần phối hợp trong 25 sở hữu tịnh hảo.

Ekūnavīsati dhammā                                jāyantekūnasaṭṭhisu.
Tayo soḷasacittesu                                    aṭṭhavīsatiyaṃ dvayaṃ.
Paññā pakāsitā satta                               cattāḷīsavidhesupi.
Sampayuttācatudhevaṃ                          sobhaṇesveva sobhaṇā.

25 sở hữu tịnh hảo phối hợp với 59 hay 91 tâm tịnh hảo mà thôi. Chia thành bốn phần là:

1. 19 sở hữu tịnh hảo biến hành phối hợp với 59 hay 91 tâm tịnh hảo, tính một.

2. 3 sở hữu ngăn trừ phần phối hợp với 16 hay 48 tâm, tính một.

3. 2 sở hữu vô lượng phần phối hợp với 28 tâm, tính một.

4. Sở hữu trí tuệ phối hợp với 47 hay 79 tâm, tính một.

Giải:

Trong phần phối hợp của 2 sở hữu vô lượng phần có hai phương pháp là samānavāda (cùng phương pháp), đó là phương pháp của tất cả giáo thọ sư chú giải như là giáo thọ sư Anuruddha, v.v… nói rằng, 2 sở hữu vô lượng phần phối hợp với 28 tâm như đã nêu, nhưng kecivāda phương pháp của một vài giáo thọ sư trình bài rằng: 2 sở hữu vô lượng phần này chỉ phối hợp với 20 tâm là 4 đại thiện câu hành hỷ, 4 đại tố câu hành hỷ, 12 tâm sắc giới (trừ 3 tâm ngũ thiền sắc giới), nhưng không phối hợp với 4 tâm đại thiện câu hành xả, 4 tâm đại tố câu hành xả được. Bởi lý do là vihiṃsā (tổn hại), tức là làm hại người khác có chi pháp là sở hữu sân, thực tính của karunā (bi) đối nghịch với sở hữu sân, arati (sự không ưa thích, ghét) tức là không hài lòng, không vừa lòng, không hân hoan trong phẩm chất tốt của người khác, chi pháp đó là domanassavedanā (ưu thọ) có issā (tật đố) làm chủ, thực tính của muditā (tùy hỷ) đối nghịch với ưu thọ có tật đố làm chủ.

Do đó, bi, tùy hỷ cũng kết hợp với tâm câu hành hỷ, không kết hợp với tâm câu hành xả, nhưng samānavāda (cùng phương pháp) tức là tất cả các vị giáo thọ sư nói rằng ý kiến của những vị này đúng một nửa, sai một nửa.

Đúng một nửa là người đang tu tiến đề mục bi, tùy hỷ lúc đầu vẫn là parikammabhāvanā (chuẩn bị tu tiến) và parikammanimitta (chuẩn bị tướng hay sơ tướng), chưa đến uggahanimitta (tợ tướng hay học tướng) thì bi và tùy hỷ sẽ sanh cùng tâm hỷ thọ cũng đúng. Mặt khác, bi, tùy hỷ không thể sanh.

Như đã nêu là bi, tùy hỷ sanh trong tâm hỷ thọ cũng đúng, nhưng khi tu tiến đề mục bi và tùy hỷ tiếp theo cho đến khi đạt được uggahanimitta, chắc chắn tâm của người tu tiến đề mục đó đã có sự thuần thục trong đề mục bi và tùy hỷ. Do đó, trong sát-na tu tiến đề mục bi và tùy hỷ mà uggahanimitta đang sanh, tâm của người đó thuần thục như đã nêu cũng có thể phối hợp được với hỷ thọ hay xả thọ, không nhất thiết luôn phải là hỷ thọ, khi nói bi và tùy hỷ không sanh trong tâm xả thọ thì không đúng.

 

Sở Hữu Phối Hợp Nhất Định và Bất Định

Issāmaccherakukkucca                           viratīkaruṇādayo.
Nānā kadāci māno ca                              thīnamiddhaṃ tathā saha.
Yathāvuttānusārena                                 sesā niyatayogino.
Saṅgahañca pavakkhāmi                        tesandāni yathārahaṃ.

Sở hữu tật, lận, hối, ngăn trừ phần, bi, tùy hỷ gom thành 8 sở hữu phối hợp bất định và không phối hợp cùng nhau, gọi là nānākadācicetasika (sở hữu bất định đi riêng).

Ngã mạn cũng phối hợp bất định gọi là kadācicetasika.

Hôn trầm, thùy miên phối hợp bất định nhưng đi chung, gọi là sahakadācicetasika (bất định đi chung).

41 sở hữu còn lại là sở hữu phối hợp nhất định, gọi là niyatayogīcetasika.

Nay sẽ trình bày cách tính sở hữu theo sự phối hợp thích hợp.

Giải:

Kệ ngôn này trình bày 11 sở hữu phối hợp bất định và 41 sở hữu phối hợp nhất định với lời tuyên bố sẽ trình bày tóm lược:

Việc tính số lượng tâm và sở hữu phối hợp như đã nêu thì một số nhóm sở hữu luôn luôn phối hợp, bất kể sở hữu đó sẽ sanh trong cảnh nội phần hay ngoại phần hoặc phận sự gì, nhưng một số nhóm sở hữu đó sẽ sanh do có cảnh riêng biệt, không phổ thông, do đó cũng phối hợp bất định. Sở hữu có cảnh giới hạn riêng biệt này có 11 sở hữu gọi là phối hợp bất định (aniyatagogī), tức là ngã mạn, tật, lận, hối, hôn trầm, thùy miên, 3 sở hữu ngăn trừ phần, 2 sở hữu vô lượng phần.

Sở hữu ‘ngã mạn’ đã nói rằng phối hợp với 4 tâm bất tương ưng kiến chắc chắn phối hợp bất định, nghĩa là khi nào tâm bất tương ưng kiến sanh bằng ngã mạn, tức là ahaṃgāha (hãnh diện, kêu hãnh), thì khi ấy sở hữu ‘ngã mạn’ phối hợp. Khi nào tâm bất tương ưng kiến sanh mà không có ngã mạn, tức là ahaṃgāha, thì khi ấy không có sở hữu ‘ngã mạn’ phối hợp, do đó sở hữu ‘ngã mạn’ là sở hữu bất định.

Sở hữu tật, lận, hối mà đã nêu là phối hợp với 2 tâm căn sân, là phối hợp bất định và 3 sở hữu này dù có dịp phối hợp với tâm căn sân cũng phối hợp với từng sở hữu đi riêng. Phối hợp bất định có nghĩa là khi tâm căn sân phát sanh lên không có một cảnh nào là tật đố, lận sắt hay hối hận nhưng tâm sân phát sanh với cảnh khác, khi ấy tâm căn sân cũng không phát sanh với ba sở hữu này mà chỉ phát sanh với sở hữu sân. Khi nào tâm căn sân phát sanh có tính chất ganh tị với phẩm hạnh tốt đẹp của người khác thì khi ấy tâm căn sân phát sanh có sở hữu ‘tật’ mà  không có sở hữu ‘lận, hối’ phối hợp. Khi nào tâm căn sân phát sanh có bỏn xẻn trong ân đức tốt đẹp của mình, thì khi ấy tâm căn sân phát sanh phối hợp với sở hữu ‘lận’ mà không có sở hữu ‘tật và hối’ phối hợp. Khi nào tâm căn sân phát sanh mà có sự hối tiếc trong ác hạnh đã làm hay hối tiếc trong thiện hạnh không làm, thì khi ấy tâm căn sân phát sanh lên có sở hữu ‘hối’ phối hợp mà không có sở hữu ‘tật và lận’.

Sở hữu ‘hôn trầm, thùy miên’ đã nói là phối hợp với 5 tâm bất thiện hữu dẫn cũng là phối hợp bất định, nhưng khi nào tâm bất thiện hữu dẫn phát sanh thì sở hữu ‘hôn trầm, thùy miên’ có dịp phối hợp, 2 sở hữu này luôn luôn phối hợp cùng nhau. Nói là phối hợp bất định có nghĩa là lúc nào tâm bất thiện hữu dẫn phát sanh cho dù là tâm hữu dẫn nhưng tâm ý vững mạnh, không lui sụt, thì lúc đó ‘hôn trầm, thùy miên’ không phối hợp. Nếu tâm bất thiện vô dẫn phát sanh có sự lui sụt, không vững mạnh thì ‘hôn trầm, thùy miên’ phối hợp.

3 sở hữu ngăn trừ phần phối hợp với 16 hay 48 tâm là sở hữu phối hợp bất định gọi là: nānākedāci (bất định đi riêng), lấy với ý nghĩa sở hữu ngăn trừ phần hiệp thế mà thôi, còn sở hữu ngăn trừ phần siêu thế là niyataekatocetasika (nhất định đi chung) tức là phối hợp nhất định và luôn cùng nhau. Như giáo thọ sư Anuruddha trình bày như vầy:

Viratīyo pana tissopi lokuttaracittesu sabbathāpi niyatā ekatova labbhanti … lokiyesu pana kāmāvacarakusalesveva kadāci sandissanti visuṃ visuṃ …: nghĩa là 3 sở hữu ngăn trừ phần, khi phối hợp với tâm siêu thế, hẳn phối hợp nhất định và cùng nhau (niyataekato – nhất định đi chung) làm nhiệm vụ sát trừ ác hạnh hoàn toàn (samuccheda). Nhưng khi phối hợp với tâm hiệp thế nghĩa là 8 tâm đại thiện hẳn chỉ phối hợp đôi lúc và phối hợp không cùng nhau (bất định đi riêng).

3 sở hữu ngăn trừ phần này phối hợp với tâm đại thiện bất định và đi riêng. Bởi vì khi nào tâm thiện phát sanh do nương tín, niệm, trí tuệ, từ, bi, hỷ không liên hệ với việc loại trừ ác hạnh nuôi mạng (ducaritadurājiva) thì tâm đại thiện phát sanh không có sở hữu ngăn trừ phần phối hợp.

Khi nào tâm đại thiện phát sanh bằng sự ngăn trừ 4 khẩu ác hạnh không liên hệ với nuôi mạng thì khi ấy sở hữu ‘chánh ngữ’ cũng phối hợp mà không có sở hữu ‘chánh nghiệp và chánh mạng’ phối hợp. Khi nào tâm đại thiện phát sanh bằng sự ngăn trừ 3 thân ác hạnh không liên hệ với nuôi mạng thì khi ấy sở hữu ‘chánh nghiệp’ phối hợp mà sở hữu ‘chánh ngữ’ và ‘chánh mạng’ không phối hợp. Khi nào tâm đại thiện phát sanh bằng sự ngăn trừ 3 thân ác hạnh và 4 khẩu ác hạnh mà có nuôi mạng làm chủ thì khi ấy sở hữu ‘chánh mạng’ phối hợp được mà sở hữu ‘chánh ngữ và chánh nghiệp’ không phối hợp.

2 sở hữu vô lượng phần phối hợp với 28 tâm bất định, bởi vì khi nào tâm đại thiện, đại tố phát sanh do nương tín, niệm, trí v.v… mà không nương bi, tùy hỷ thì khi ấy tâm đại thiện, đại tố phát sanh không có sở hữu vô lượng phần phối hợp. Khi nào tâm thiền sắc giới phát sanh do nương tu tiến đề mục khác như đề mục hoàn tịnh (kasiṇa) v.v… mà tu tiến nương đề mục vô lượng phần thì khi ấy tâm thiền sắc giới phát sanh không có sở hữu vô lượng phần phối hợp. 2 sở hữu vô lượng phần này dù là có dịp phối hợp với 28 tâm nhưng cũng không phối hợp cùng nhau, nghĩa là 28 tâm này phát sanh nương chế định chúng sanh khổ làm cảnh hay đề mục, thì lúc ấy sở hữu bi phối hợp còn sở hữu tùy hỷ không phối hợp. Khi nào 28 tâm này phát sanh do nương chế định chúng sanh lạc làm cảnh hay đề mục, thì khi ấy sở hữu tùy hỷ phối hợp nhưng sở hữu bi không phối hợp.

 

PHẦN NHIẾP (SAṄGAHA)

Trình bày cở bản phần nhiếp tóm lược.
Chattiṃsānuttare dhammā                      pañcatiṃsa mahaggate
Aṭṭhatiṃsāpi labbhanti                            kāmāvacarasobhaṇe
Sattavīsati puññamhi                               dvādasāhetuketi ca
Yathāsambhavayogena                           pañcadhā tattha saṅgaho.

Phần nhiếp là tính số lượng sở hữu trong 89 hay 121 tâm. Có năm phần phối hợp theo những trường hợp là:

Trong tâm siêu thế có 36 sở hữu phối hợp đó là 13 sở hữu tợ tha, 23 sở hữu tịnh hảo (trừ 2 sở hữu vô lượng phần).

Trong tâm đáo đại có 35 sở hữu phối hợp đó là 13 sở hữu tợ tha, 22 sở hữu tịnh hảo (trừ 3 sở hữu ngăn trừ phần).

Trong tâm dục giới tịnh hảo có 38 sở hữu phối hợp đó là 13 sở hữu tợ tha, 25 sở hữu tịnh hảo.

Trong tâm bất thiện có 27 sở hữu phối hợp đó là 13 sở hữu tợ tha, 14 sở hữu bất thiện.

Trong tâm vô nhân có 12 sở hữu phối hợp đó là 12 sở hữu tợ tha (trừ sở hữu dục).

Giải:

Kệ ngôn này trình bày cơ bản phần nhiếp tóm lược để cho tất cả học viên nắm bắt phần cơ bản trước rồi sẽ trình bày mở rộng nội dung trong phần nhiếp một cách chi tiết như sau:

 

Phân chia 27 sở hữu theo 12 tâm bất thiện (sattavīsati puññamhi):

1. Tâm căn tham thứ nhất có 19 sở hữu phối hợp là: 13 sở hữu tợ tha, 4 si phần, tham, tà kiến.

2. Tâm căn tham thứ hai có 21 sở hữu phối hợp là: 13 sở hữu tợ tha, 4 si phần, tham, tà kiến, 2 hôn phần.

3. Tâm căn tham thứ ba có 19 sở hữu phối hợp là: 13 sở hữu tợ tha, 4 si phần, tham, ngã mạn.

4. Tâm căn tham thứ tư có 21 sở hữu phối hợp là: 13 sở hữu tợ tha, 4 si phần, tham, ngã mạn, 2 hôn phần.

5. Tâm căn tham thứ năm có 18 sở hữu phối hợp là: 12 sở hữu tợ tha (trừ hỷ), 4 si phần, tham, tà kiến.

6. Tâm căn tham thứ sáu có 20 sở hữu phối hợp là: 12 sở hữu tợ tha (trừ hỷ), 4 si phần, tham, tà kiến, 2 hôn phần.

7. Tâm căn tham thứ bảy có 18 sở hữu phối hợp là: 12 sở hữu tợ tha (trừ hỷ), 4 si phần, tham, ngã mạn.

8. Tâm căn tham thứ tám có 20 sở hữu phối hợp là: 12 sở hữu tợ tha (trừ hỷ), 4 si phần, tham, ngã mạn, 2 hôn phần.

9. Tâm căn sân thứ nhất có 20 sở hữu phối hợp là: 12 sở hữu tợ tha (trừ hỷ), 4 si phần, 4 sân phần.

10. Tâm căn sân thứ hai có 22 sở hữu phối hợp là: 12 sở hữu tợ tha (trừ hỷ), 4 si phần, 4 sân phần, 2 hôn phần.

11. Tâm căn si thứ nhất có 15 sở hữu phối hợp là: 11 sở hữu tợ tha (trừ thắng giải, hỷ, dục), 4 si phần, 1 hoài nghi.

12. Tâm căn si thứ hai có 15 sở hữu phối hợp là: 11 sở hữu tợ tha (trừ hỷ, dục), 4 si phần.

 

Trình bày tóm lược 7 phần nhiếp của 12 tâm bất thiện.

ekūnavīsaṭṭhārasa                                    vīsekavīsa vīsati
dvāvīsa pannaraseti                                sattadhākusale ṭhitā.

Trong 12 tâm bất thiện có bảy phần nhiếp là:

Số lượng 19 sở hữu phối hợp trong tâm vô dẫn thứ nhất với vô dẫn thứ hai, tính một.
Số lượng 18 sở hữu phối hợp trong tâm vô dẫn thứ ba với vô dẫn thứ tư, tính một.
Số lượng 20 sở hữu phối hợp trong tâm vô dẫn thứ năm, tính một.
Số lượng 21 sở hữu phối hợp trong tâm hữu dẫn thứ nhất với hữu dẫn thứ hai, tính một.

Số lượng 20 sở hữu phối hợp trong tâm hữu dẫn thứ ba với hữu dẫn thứ tư, tính một.
Số lượng 22 sở hữu phối hợp trong tâm hữu dẫn thứ năm, tính một.
Số lượng 15 sở hữu phối hợp trong 2 tâm căn si, tính một.

 

- Kệ ngôn trình bày 14 sở hữu phối hợp.

Tức sở hữu phối hợp được với tất cả 12 tâm bất thiện.
sādhāraṇā ca cattāro                 samānā ca dasāpare
cuddasete pavuccanti                 sabbākusalayogino.

Tất cả sở hữu bất thiện biến hành (4 si phần), 10 sở hữu tợ tha (trừ thắng giải, hỷ, dục) gom 14 sở hữu này, Ngài gọi là “sabbākusalayogīcetasika” tức là sở hữu phối hợp được tất cả 12 tâm bất thiện.

 

Phân chia 12 sở hữu theo 18 tâm vô nhân (dvādasāhetuke)

10 tâm ngũ song thức(dvipañcaviññāṇacitta) có 7 sở hữu phối hợp là 7 sở hữu biến hành.

2 tâm tiếp thâu (sampaṭicchanacitta), 2 tâm thẩm tấn xả (upekkhāsantiraṇacitta), 1 tâm khai ngũ môn (pañcadvārāvajjanacitta), gom 5 tâm này có 10 sở hữu phối hợp là 10 sở hữu tợ tha (trừ cần, hỷ, dục).

1 tâm thẩm tấn hỷ (somanassasantiraṇacitta), có 11 sở hữu phối hợp là: 11 sở hữu tợ tha (trừ cần, dục).

1 tâm khai ý môn (manodvāravajjanacitta), có 11 sở hữu phối hợp là: 11 sở hữu tợ tha (trừ hỷ, dục).

Tâm tiếu sinh (hasituppādacitta) có 12 sở hữu phối hợp là: 12 sở hữu tợ tha (trừ dục).

 

- Kệ ngôn trình bày 4 phần nhiếp trong 18 tâm vô nhân.
Dvādasekādasa dasa                  satta cāti catubbidho
aṭṭhārasāhetukesu                      cittuppādesu saṅgaho.

Trong 18 tâm vô nhân có 4 phần nhiếp là:
Số lượng 12 sở hữu phối hợp trong tâm tiếu sinh, tính một.
Số lượng 11 sở hữu phối hợp trong tâm thẩm tấn hỷ với tâm khai ý môn, tính một.
Số lượng 10 sở hữu phối hợp trong 3 ý giới với 2 tâm thẩm tấn xả, tính một.
Số lượng 7 sở hữu phối hợp trong 10 tâm ngũ song thức, tính một.

Phân chia 38 sở hữu theo 24 tâm dục giới tịnh hảo (aṭṭhatiṃsāpi labbhanti kāmāvacarasobhaṇe)

  • Tâm đại thiện thứ nhất với thứ hai có 38 sở hữu phối hợp là 13 sở hữu tợ tha, 25 sở hữu tịnh hảo.
    Tâm đại thiện thứ ba với thứ tư có 37 sở hữu phối hợp là 13 sở hữu tợ tha, 24 sở hữu tịnh hảo (trừ trí).
    Tâm đại thiện thứ năm với thứ sáu có 37 sở hữu phối hợp là 12 sở hữu tợ tha (trừ hỷ), 25 sở hữu tịnh hảo.
    Tâm đại thiện thứ bảy với thứ tám có 36 sở hữu phối hợp là 12 sở hữu tợ tha (trừ hỷ), 24 sở hữu tịnh hảo (trừ hỷ).

Khi tính số lượng sở hữu phối hợp với tâm đại thiện có tất cả 38 sở hữu. 

  • Tâm đại quả thứ nhất với thứ hai có 33 sở hữu phối hợp là 13 sở hữu tợ tha, 19 sở hữu tịnh hảo biến hành, 1 trí tuệ.
    Tâm đại quả thứ ba với thứ tư có 32 sở hữu phối hợp là 13 sở hữu tợ tha, 19 sở hữu tịnh hảo biến hành.
    Tâm đại quả thứ năm với thứ sáu có 32 sở hữu phối hợp là 12 sở hữu tợ tha (trừ hỷ), 19 sở hữu tịnh hảo biến hành, 1 trí tuệ.
    Tâm đại quả thứ bảy với thứ tám có 31 sở hữu phối hợp là 12 sở hữu tợ tha (trừ hỷ), 19 sở hữu tịnh hảo biến hành.

Khi tính số lượng sở hữu phối hợp với tâm đại quả có tất cả 33 sở hữu. 

  • Tâm đại tố thứ nhất với thứ hai có 35 sở hữu phối hợp là 13 sở hữu tợ tha, 22 sở hữu tịnh hảo (trừ 3 ngăn trừ phần).
    Tâm đại tố thứ ba với thứ tư có 34 sở hữu phối hợp là 13 sở hữu tợ tha, 21 sở hữu tịnh hảo (trừ 3 ngăn trừ phần, 1 trí tuệ).
    Tâm đại tố thứ năm với thứ sáu có 34 sở hữu phối hợp là 12 sở hữu tợ tha (trừ hỷ), 22 sở hữu tịnh hảo (trừ 3 ngăn trừ phần).
    Tâm đại tố thứ bảy với thứ tám có 33 sở hữu phối hợp là 12 sở hữu tợ tha (trừ hỷ), 21 sở hữu tịnh hảo (trừ 3 ngăn trừ phần, 1 trí tuệ).

Khi tính số lượng sở hữu phối hợp với tâm đại tố có tất cả 35 sở hữu. 

- Kệ ngôn trình bày 12 phần nhiếp trong 24 tâm dục giới tịnh hảo
aṭṭhatiṃsa sattatiṃsa                 dvayaṃ chattiṃsakaṃ subhe
pañcatiṃsa catuttiṃsa               dvayaṃ tettiṃsakaṃ kriye
tettiṃsa pāke battiṃsa                dvayekatiṃsakaṃ bhave
sahetukāmāvacara                      paññapakakriyāmane.

Trong tâm thiện dục giới (kāmāvacarakusalacitta), tâm quả dục giới hữu nhân (sahetukakāmāvacaravipākacitta), tâm tố dục giới hữu nhân (sahetukakāmāvacara-kiriyācitta).

  • Trong 8 tâm thiện dục giới có 4 phần nhiếp là:
    Số lượng 38 sở hữu phối hợp trong tâm thứ nhất với tâm thứ hai, một cách.
    Số lượng 37 sở hữu tất cả đôi phối hợp trong tâm thứ ba với tâm thứ tư và tâm thứ năm với thứ sáu, hai cách.
    Số lượng 36 sở hữu phối hợp trong tâm thứ bảy với tâm thứ tám, một cách.

  • Trong 8 tâm tố dục giới hữu nhân có 4 phần nhiếp là:
    Số lượng 35 sở hữu phối hợp trong tâm thứ nhất với tâm thứ hai, một cách.
    Số lượng 34 sở hữu tất cả đôi phối hợp trong tâm thứ ba với tâm thứ tư và tâm thứ năm với tâm thứ sáu, hai cách.
    Số lượng 33 sở hữu phối hợp trong tâm thứ bảy với tâm thứ tám, một cách.

  • Trong 8 tâm quả dục giới hữu nhân có 4 phần nhiếp là:
    Số lượng 33 sở hữu phối hợp trong tâm thứ nhất với tâm thứ hai, một cách.
    Số lượng 32 sở hữu tất cả đôi phối hợp trong tâm thứ ba với tâm thứ tư và tâm thứ năm với tâm thứ sáu, hai cách.
    Số lượng 31 sở hữu phối hợp trong tâm thứ bảy với tâm thứ tám, một cách.


Phân chia 35 sở hữu theo 27 tâm đáo đại (Pañcatiṃsa mahaggate):

3 tâm sơ thiền có 35 sở hữu phối hợp là 13 sở hữu tợ tha, 22 sở hữu tịnh hảo (trừ 3 ngăn trừ phần).
3 tâm nhị thiền có 34 sở hữu phối hợp là 12 sở hữu tợ tha (trừ tầm), 22 sở hữu tịnh hảo (trừ 3 ngăn trừ phần).
3 tâm tam thiền có 33 sở hữu phối hợp là 11 sở hữu tợ tha (trừ tầm, tứ), 22 sở hữu tịnh hảo (trừ 3 ngăn trừ phần).
3 tâm tứ thiền 32 sở hữu phối hợp là 10 sở hữu tợ tha (trừ tầm, tứ, hỷ), 22 sở hữu tịnh hảo (trừ 3 ngăn trừ phần).
15 tâm ngũ thiền có 30 sở hữu phối hợp là 10 sở hữu tợ tha (trừ tầm, tứ, hỷ), 20 sở hữu tịnh hảo (trừ 3 ngăn trừ phần, 2 vô lượng phần).

- Kệ ngôn tóm lược trình bày 4 phần nhiếp trong 27 tâm đáo đại:
Pañcatiṃsa catuttiṃsa, tettiṃsa ca yathākkamaṃ.
Bāttiṃsa ceva tiṃseti, pañcadhāva mahaggate

Trong 27 tâm đáo đại có 5 phần nhiếp là:

- Số lượng 35 sở hữu phối hợp trong 3 tâm sơ thiền, một cách.
- Số lượng 34 sở hữu phối hợp trong 3 tâm nhị thiền, một cách.
- Số lượng 33 sở hữu phối hợp trong 3 tâm tam thiền, một cách.
- Số lượng 32 sở hữu phối hợp trong 3 tâm tứ thiền, một cách.
- Số lượng 30 sở hữu phối hợp trong 15 tâm ngũ thiền, một cách.

Phân chia 36 sở hữu theo 40 tâm siêu thế (Chattiṃsānuttare dhammā)

8 tâm sơ thiền có 36 sở hữu hợp là 13 sở hữu tợ tha, 23 sở hữu tịnh hảo (trừ 2 sở hữu vô lượng phần).
8 tâm nhị thiền có 35 sở hữu hợp là 12 sở hữu tợ tha (trừ tầm), 23 sở hữu tịnh hảo (trừ 2 sở hữu vô lượng phần).
8 tâm tam thiền có 34 sở hữu hợp là 11 sở hữu tợ tha (trừ tầm, tứ), 23 sở hữu tịnh hảo (trừ 2 sở hữu vô lượng phần).
8 tâm tứ thiền có 33 sở hữu hợp là 10 sở hữu tợ tha (trừ tầm, tứ, hỷ), 23 sở hữu tịnh hảo (trừ 2 sở hữu vô lượng phần).

- Kệ ngôn tóm lược trình bày 4 phần nhiếp trong 40 tâm siêu thế
Chattiṃsa pañcatiṃsa ca, catuttiṃsa yathākkamaṃ.
Tettiṃsadvayamiccevaṃ, pañcadhānuttare ṭhitā.

Trong 40 tâm siêu thế có 5 phần nhiếp là:
Số lượng 36 sở hữu phối hợp trong 8 tâm sơ thiền, một cách.
Số lượng 35 sở hữu phối hợp trong 8 tâm nhị thiền, một cách.
Số lượng 34 sở hữu phối hợp trong 8 tâm tam thiền, một cách.
Số lượng 33 sở hữu tất cả đôi mà phối hợp trong 8 tâm tứ thiền và 8 tâm ngũ thiền, hai cách.

- Trình bày sự khác nhau của sở hữu thọ phối hợp với cả 5 tâm thiền:
Sở hữu thọ phối hợp từ tâm sơ thiền đến tâm tứ thiền là hỷ thọ,
Sở hữu thọ phối hợp với tâm ngũ thiền là xả thọ.

- Kệ ngôn trình bày sở hữu tịnh hảo mà không phối hợp với một số tâm tịnh hảo.
Navijjantettha viratī, kriyesu ca mahaggate.
Anuttare appamaññā, kāmapāke dvayaṃ tathā.

Trong số lượng 91 tâm tịnh hảo đó, sở hữu ngăn trừ phần không phối hợp với tâm đại tố và tâm đáo đại; sở hữu vô lượng phần không phối hợp với tâm siêu thế. Còn tâm quả đều không phối hợp sở hữu ngăn trừ phần và vô lượng phần.

- Trình bày lý do 3 sở hữu ngăn trừ phần không phối hợp với tâm đại quả và tâm đại tố.

3 sở hữu ngăn trừ phần khi phát sanh bằng cách loại trừ ác hạnh tạm thời (tadaṅga) trong hiệp thế luôn luôn là giống thiện không phải là giống quả hay giống tố. Do nguyên nhân này 3 sở hữu ngăn trừ phần cũng không phối hợp với tâm đại quả và tâm đại tố.

- Trình bày lý do 3 sở hữu ngăn trừ phần không phối hợp với tâm đáo đại.

Thiện và tố đáo đại sanh do nương chuẩn bị định (parikammasamādhi), cận định (upacārasamādhi) phát sanh từ sự chuẩn bị tu tiến (parikammabhāvanā) và cận tu tiến (upacārabhāvanā), Có đề mục làm cảnh không phải sanh do nương ngăn trừ ác hạnh có vật phải ngăn trừ (viramitabbavatthu) làm cảnh. Dù thế nào đi nữa, tâm quả đáo đại là quả của tâm thiện đáo đại nên cũng phải diễn tiến theo những phần thiện đáo đại.

- Trình bày lý do sở hữu vô lượng phần không phối hợp với tâm đại quả và tâm siêu thế.

2 sở hữu vô lượng phần là thương cảm và vui theo đối với tất cả chúng sanh đang nhận quả khổ và quả an vui. Pháp bản thể thương cảm hay vui theo những chúng sanh đó cũng phải có chế định chúng sanh làm cảnh. Còn tâm đại quả phát sanh phải nương siêu lý là cảnh dục và tâm siêu thế phát sanh phải có níp-bàn làm cảnh chứ không phải có chúng sanh chế định làm cảnh. Do đó, 2 sở hữu vô lượng phần không phối hợp trong tâm đại quả và tâm siêu thế.

- Kệ ngôn trình bày sở hữu mà làm cho tâm khác nhau
Anuttare jhānadhammā, appamaññā ca majjhime;
Viratī ñāṇapītī ca, parittesu visesakā.

Trong tâm siêu thế có 5 chi thiền là: tầm, tứ, hỷ, lạc, định làm cho khác nhau; trong tâm đáo đại có 2 sở hữu vô lượng phần và 5 chi thiền làm cho khác nhau; trong tâm dục giới tịnh hảo có 3 sở hữu ngăn trừ phần, 1 sở hữu trí tuệ, 1 sở hữu hỷ, 2 sở hữu vô lượng phần làm cho khác nhau.

Giải:

Trong tâm siêu thế có 5 chi thiền làm cho khác nhau, tức là sở hữu tầm làm cho tâm sơ thiền khác nhau với những thiền còn lại, sở hữu tứ làm cho tâm nhị thiền khác nhau với 3 tâm thiền còn lại là tâm tam thiền v.v…, sở hữu hỷ làm cho tâm tam thiền khác nhau với tâm tứ thiền và tâm ngũ thiền, lạc thọ làm cho tâm tứ thiền khác nhau với tâm ngũ thiền, xả thọ làm cho tâm ngũ thiền khác nhau với 4 tâm thiền còn lại.

Trong tâm đáo đại có 2 sở hữu vô lượng phần làm cho 12 tâm đáo đại là từ tâm sơ thiền đến tâm tứ thiền khác nhau với 15 tâm ngũ thiền. Còn 5 chi thiền làm cho tâm đáo đại khác nhau như giống trong tâm siêu thế.

Trong tâm dục giới tịnh hảo, 3 sở hữu ngăn trừ phần làm cho tâm đại thiện khác với tâm đại quả và tâm đại tố, sở hữu trí tuệ làm cho tâm tương ưng trí khác với tâm bất tương ưng trí, sở hữu hỷ làm cho tâm câu hành hỷ khác tâm câu hành xả, 2 sở hữu vô lượng phần làm cho tâm đại thiện, đại tố khác với tâm đại quả.

 

TADUBHAYAMISSAKANĀYA

Tadubhayamissakanāya nghĩa là sự trình bày 2 phần là phối hợp và nhiếp gom lại với nhau.

TadubhayamissakaTrong Nhóm Tợ Tha

- Sở hữu ‘xúc’ có 51 sở hữu phối hợp (trừ chính nó)

Bởi vì khi nói theo phần phối hợp, sở hữu xúc này phối hợp với tất cả tâm. Trong tất cả tâm có xúc phối hợp khi nói theo phần nhiếp có 52 sở hữu phối hợp, do đó sở hữu phối hợp với sở hữu xúc cũng có 51 (trừ chính nó). Những sở hữu biến hành còn lại cũng giống như vậy. Tức là:

- Sở hữu ‘thọ’ có 51 sở hữu phối hợp (trừ chính nó).

- Sở hữu ‘tưởng’ có 51 sở hữu phối hợp (trừ chính nó).

- Sở hữu ‘tư’ có 51 sở hữu phối hợp (trừ chính nó).

- Sở hữu ‘nhất hành’ có 51 sở hữu phối hợp (trừ chính nó).

- Sở hữu ‘mạng quyền’ có 51 sở hữu phối hợp (trừ chính nó).

- Sở hữu ‘tác ý’ có 51 sở hữu phối hợp (trừ chính nó).

- Sở hữu ‘tầm’ có 51 sở hữu phối hợp (trừ chính nó).

Bởi vì khi nói theo phần phối hợp, sở hữu tầm này phối hợp với 55 tâm, trong 55 tâm này khi nói theo phần nhiếp có 52 sở hữu phối hợp. Do đó, sở hữu phối hợp với tầm có 51 sở hữu (trừ chính nó). 5 sở hữu biệt cảnh còn lại cũng tiến hành giống như phần phối hợp và phần nhiếp này vậy, tức là:

- Sở hữu ‘tứ’ có 51 sở hữu phối hợp (trừ chính nó).

- Sở hữu ‘thắng giải’ có 50 sở hữu phối hợp (trừ chính nó và hoài nghi).

- Sở hữu ‘cần’ có 51 sở hữu phối hợp (trừ chính nó).

- Sở hữu ‘hỷ’ có 46 sở hữu phối hợp (trừ chính nó, 4 sân phần, hoài nghi).

- Sở hữu ‘dục’ có 50 sở hữu phối hợp (trừ chính nó, hoài nghi).

 

Tadubhayamissaka Trong Nhóm Bất Thiện

- Sở hữu ‘si’ có 26 sở hữu phối hợp là 13 sở hữu tợ tha, 13 sở hữu bất thiện (trừ chính nó).

Bởi vì, khi nói theo phần phối hợp thì sở hữu si này phối hợp với tất cả tâm bất thiện. Trong tất cả tâm bất thiện có sở hữu si phối hợp khi nói theo phần nhiếp có 27 sở hữu phối hợp thích hợp. Do đó, sở hữu phối hợp với si có 26 sở hữu (trừ chính nó). 3 sở hữu si phần còn lại cũng tiến hành giống vậy. Tức là:

- Sở hữu ‘vô tàm’ có 26 sở hữu phối hợp (trừ chính nó).

- Sở hữu ‘vô úy’ có 26 sở hữu phối hợp (trừ chính nó).

- Sở hữu ‘điệu cử’ có 26 sở hữu phối hợp (trừ chính nó).

- Sở hữu ‘tham’ có 21 sở hữu hợp là 13 sở hữu tợ tha, 8 sở hữu bất thiện (trừ 4 sân phần, hoài nghi, chính nó).

Bởi vì, khi nói theo phần phối hợp thì sở hữu tham này phối hợp với 8 tâm căn tham. 8 tâm căn tham khi nói theo phần nhiếp có 22 sở hữu hợp. Do đó, có 21 sở hữu (trừ chính nó) phối hợp với sở hữu tham. 2 sở hữu tham phần còn lại cũng tiến hành như thế. Tức là:

- Sở hữu ‘tà kiến’ có 20 sở hữu phối hợp (trừ chính nó, ngã mạn).

- Sở hữu ‘ngã mạn’ có 20 sở hữu phối hợp (trừ chính nó, tà kiến).

- Sở hữu ‘sân’ có 21 sở hữu phối hợp là 12 sở hữu tợ tha (trừ hỷ), 9 sở hữu bất thiện (trừ 3 tham phần, hoài nghi, chính nó). Bởi vì, khi nói theo phần phối hợp, sở hữu sân này phối hợp với 2 tâm căn sân. Trong 2 tâm căn sân có sở hữu sân phối hợp khi nói theo phần nhiếp có 22 sở hữu hợp. Do đó, có 21 sở hữu phối hợp với sở hữu sân (trừ chính nó).

- Sở hữu ‘tật, lận, hối’ có 19 sở hữu phối hợp với mỗi sở hữu là 12 sở hữu tợ tha (trừ hỷ), 4 si phần, 1 sân, 2 hôn phần. Bởi vì, 3 sở hữu này khi nói theo phần phối hợp thì phối hợp với 2 tâm căn sân giống như sở hữu sân. Do đó, số lượng sở hữu phối hợp cũng có 21 sở hữu (trừ chính nó) giống như vậy, nhưng số lượng sở hữu phối hợp với chỉ mỗi sở hữu là 19 cũng bởi vì 3 sở hữu này là bất định đi riêng, không sanh cùng nhau. Do đó, có 19 sở hữu phối hợp (trừ chính nó) với mỗi 3 sở hữu này.

- 2 sở hữu ‘hôn phần’ có 25 sở hữu phối hợp là 13 sở hữu tợ tha, 12 sở hữu bất thiện (trừ hoài nghi, chính nó). Bởi vì, khi nói theo phần phối hợp, 2 sở hữu này phối hợp với 5 tâm bất thiện hữu dẫn. Trong 5 tâm bất thiện hữu dẫn có 2 sở hữu hôn phần phối hợp khi nói theo phần nhiếp có 26 sở hữu hợp. Do đó, có 25 sở hữu phối hợp (trừ chính nó) với mỗi sở hôn phần.

- 1 sở hữu ‘hoài nghi’ có 14 sở hữu phối hợp là 10 sở hữu tợ tha (trừ thắng giải, hỷ, dục), 4 si phần, tổng cộng là 14.

Tadubhayamissaka Trong Nhóm Tịnh Hảo

- 19 sở hữu ‘tịnh hảo biến hành’ có 37 sở hữu phối hợp với mỗi sở hữu là 13 sở hữu tợ tha, 24 sở hữu tịnh hảo (trừ chính nó).

- 3 sở hữu ‘ngăn trừ phần hiệp thế’ có 33 sở hữu hợp là 13 sở hữu tợ tha, 19 sở hữu tịnh hảo biến hành, 1 trí tuệ. 3 sở hữu ngăn trừ phần hiệp thế này phối hợp với tâm đại thiện. Trong tâm đại thiện có 38 sở hữu phối hợp, nhưng 3 sở hữu ngăn trừ phần này có sở hữu phối hợp với mỗi sở hữu là 33. Cũng bởi vì 3 sở hữu ngăn trừ phần, 2 sở hữu vô lượng phần gom thành 5, không cùng đồng sanh, bởi vì là trường hợp sở hữu bất định đi riêng, có trạng thái bắt cảnh khác nhau nên cũng trừ đi.

3 sở hữu ‘ngăn trừ phần siêu thế’ có 35 sở hữu hợp là 13 sở hữu tợ tha, 19 sở hữu tịnh hảo biến hành, 2 ngăn trừ phần (trừ chính nó), 1 trí tuệ. 3 sở hữu ngăn trừ phần siêu thế này phối hợp nhất định và đi chung. Trong tâm siêu thế có 36 sở hữu phối hợp, do đó sở hữu ngăn trừ phần siêu thế cũng có 35 sở hữu phối hợp với mỗi sở hữu (trừ chính nó).

- 2 sở hữu ‘vô lượng phần’ có 33 sở hữu hợp với mỗi sở hữu là 13 sở hữu tợ tha, 19 sở hữu tịnh hảo biến hành, 1 trí tuệ. 2 sở hữu vô lượng phần này phối hợp với 28 tâm là tâm đại thiện v.v…. trong 28 tâm đó, có 38 sở hữu phối hợp, nhưng 2 sở hữu vô lượng phần phần này có sở hữu phối hợp với mỗi sở hữu là 33. Cũng bởi vì 3 sở hữu ngăn trừ phần, 2 sở hữu vô lượng phần gom thành 5, không cùng đồng sanh, là trường hợp sở hữu bất định đi riêng, có trạng thái bắt cảnh khác nhau nên cũng trừ đi, như đã nêu trong phần sở hữu ngăn trừ phần hiệp thế.

- Sở hữu ‘trí tuệ’ có 37 sở hữu hợp là 13 sở hữu tợ tha, 24 sở hữu tịnh hảo (trừ chính nó). Bởi vì, khi nói theo phần phối hợp, sở hữu trí tuệ cũng phối hợp trong tất cả tâm tương ưng trí. Tâm tương ưng trí đó có 38 sở hữu phối hợp. Do đó, sở hữu trí tuệ cũng có 37 sở hữu phối hợp (trừ chính nó).

- Trình bày số lượng sở hữu chi tiết 3426 sở hữu
itthaṃ cittāviyuttānaṃ               sampayogañca saṅgahaṃ
ñatvā bhedaṃ yathāyogaṃ        cittena samamuddise.

Tất cả học viên khi hiểu phần phối hợp và phần nhiếp của sở hữu phối hợp với tâm nhất định do những phần đã nêu hẳn trình bày số lượng sở hữu với tâm phối hợp tiếp theo.

Giải: Kệ ngôn này trình bày cách tính sở hữu chi tiết theo phần phối hợp và phần nhiếp, gom lại với nội dung là sở hữu nào phối hợp với tâm được bao nhiêu cái tâm, cũng tính sở hữu đó có số lượng bằng với số lượng của tâm mà sở hữu đó phối hợp được. Tức là:

7 sở hữu biến hành thì mỗi sở hữu phối hợp được với tất cả tâm, do đó mỗi sở hữu biến hành cũng có số lượng bằng với tất cả tâm. Tức là mỗi cái sở hữu là 121 cái. Có 7 sở hữu biến hành cũng tính số lượng tất cả sở hữu biến hành là 847 sở hữu.

6 sở hữu biệt cảnh có số lượng gom tất cả là 488 tức 55 sở hữu tầm, 66 sở hữu tứ, 110 sở hữu thắng giải, 105 sở hữu cần, 51 sở hữu hỷ, 101 sở hữu dục.

Gom tất cả sở hữu tợ tha là 1335 sở hữu.

14 sở hữu bất thiện có số lượng gom tất cả là 83 sở hữu, tức 48 si phần, 16 tham phần, 8 sân phần, 10 hôn phần, 1 hoài nghi gom thành tất cả 83 sở hữu bất thiện.

25 sở hữu tịnh hảo gom số lượng tất cả là 2008 sở hữu, là 19 sở hữu tịnh hảo biến hành nhưng mỗi sở hữu phối hợp với tất cả 91 tâm tịnh hảo nên cũng có số lượng 1729 sở hữu, 3 sở hữu ngăn trừ phần mỗi sở hữu phối hợp với 48 tâm nên cũng có số lượng 144 sở hữu, 2 sở hữu vô lượng phần mỗi sở hữu phối hợp với 28 tâm nên cũng có số lượng 56 sở hữu, sở hữu trí tuệ phối hợp với 79 tâm nên cũng có số lượng 79 sở hữu, gom thành tất cả 2008 sở hữu tịnh hảo.

Gom tất cả sở hữu là 3426 sở hữu.

Dứt phần sở hữu siêu lý.

__________()__________

 

 

 

CHƯƠNG THỨ SÁU: SẮC SIÊU LÝ (RŪPAPARAMATTHA)

Samuddesā vibhāgā ca, samuṭṭhānā kalāpato.
Pavattikkamato ceti, pañcadhā tattha saṅgaho.

Sự trình bày gom họp sắc pháp trong chương sắc này, ngài giáo thọ sư Anuruddha trình bày 5 phần là:

1. Rūpasamuddesanāya: trình bày sắc pháp một cách tóm lược.

2. Rūpavibhāganāya: trình bày sắc pháp một cách chi tiết.

3. Rūpasamuṭṭhānanāya: trình bày sở sanh (nhân sanh) của sắc pháp.

4. Rūpakalāpanāya: trình bày sắc pháp phát sanh theo bọn.

5. Rūpapavattikkamanāya: sự trình bày sự sanh và sự diệt của sắc pháp theo thứ tự.

Nhóm Thứ Nhất

Rūpasamuddesanāya: trình bày sắc pháp một cách tóm lược

Sắc pháp có 28 là:

Sắc thành tựu (nipphannarūpa) 18
Sắc phi thành tựu (anipphannarūpa) 10
Tổng cộng 28

  • Sắc thành tựu có 18 là:
    - 4 Sắc tứ đại (mahābhūtarūpa)
    - 5 Sắc thanh triệt (pasādarūpa)
    - 4 Sắc dạo (gocararūpa) hay 7 sắc cảnh giới (visayarūpa)
    - 2 Sắc tính (bhāvarūpa)
    - 1 Sắc ý vật (hadayarūpa)
    - 1 Sắc mạng quyền (jīvitarūpa)
    - 1 Sắc vật thực (āhārarūpa).

Tổng cộng là 18 sắc thành tựu. 

  • 10 Sắc phi thành tựu là:
    - 1 Sắc giao giới (paricchedarūpa)
    - 2 Sắc biểu tri (viññattirūpa)
    - 3 hay 5Sắc kì dị (vikārarūpa)
    - 4 Sắc tứ tướng (lakkhaṇarūpa)

Tổng cộng là 10 sắc phi thành tựu.

- 4 Sắc tứ đại là: đất (pathavī), nước (āpo), lửa (tejo), gió (vāyo).

- 5 Sắc thanhh triệt là: nhãn thanh triệt (cakkhupasāda), nhĩ thanh triệt (sotapasāda), tỷ thanh triệt (ghānapasāda), thiệt thanh triệt (jivhāpasāda), thân thanh triệt (kāyapasāda).

- 7 Sắc cảnh giới là: cảnh sắc (rūpārammaṇa), cảnh thinh (saddārammaṇa), cảnh khí (gandhārammaṇa), cảnh vị (rasārammaṇa), cảnh xúc đất (pathavīphoṭṭhabbārammaṇa), cảnh xúc lửa (tejophoṭṭhabbārammaṇa), cảnh xúc gió (vāyophoṭṭhabbārammaṇa).

- 4 Sắc dạo (gocararūpa): sắc (vaṇṇa), thinh (sadda), khí (gandha), vị (rasa).

- 2 Sắc tính là: nữ tính (itthibhāva), nam tính (purisabhāva).

- 1 Sắc ý vật là: ý vật (hadayavatthu).

- 1 Sắc mạng quyền là: sắc mạng quyền (jīvitindriya).

- 1 Sắc vật thực là: vật thực nội (kabaḷīkārāhāra).

- 1 Sắc giao giới là: hư không giới (ākāsadhātu).

- 2 Sắc biểu tri là: thân biểu tri (kāyaviññatti), khẩu biểu tri (vacīviññatti).

- 3 hay 5 sắc kì dị là: nhẹ (lahutā), mềm (mudutā), thích sự (kammaññatā) (thân biểu tri, khẩu biểu tri).

- 4 Sắc tứ tướng là: tích trữ (upacaya), thừa kế (santati), lão mại (jaratā), vô thường (aniccatā).

Như có kệ ngôn tóm lược trình bày trong Abhidhammatthasaṅgaha
Bhūtappasādavisayā, bhāvo hadayamiccapi;
Jīvitāhārarūpehi, aṭṭhārasavidhaṃ tathā.
Paricchedo ca viññatti, vikāro lakkhaṇanti ca;
Anipphannā dasa ceti, aṭṭhavīsavidhaṃ bhave.

28 sắc pháp này khi xếp theo trường hợp thì có 2 loại lớn, 11 loại nhỏ.

- 2 loại lớn là:

Sắc thành tựu (nipphannarūpa) 18
Sắc phi thành tựu (anipphannarūpa) 10
Tổng cộng 28

- 11 loại nhỏ là:

1. Sắc tứ đại (mahābhūtarūpa) có 4
2. Sắc thanh triệt (pasādarūpa)có 5
3. 4 Sắc dạo (gocararūpa) hay Sắc cảnh giới(visayarūpa)có 7
4. Sắc tính (bhāvarūpa)có 2
5. Sắc ý vật (hadayarūpa)có 1
6. Sắc mạng quyền (jīvitarūpa) có 1
7. Sắc vật thực (āhārarūpa)có 1
Tổng cộng là 18 sắc thành tựu.

8. Sắc giao giới (paricchedarūpa)có 1
9. Sắc biểu tri (viññattirūpa)có 2
10. Sắc kì dị (vikārarūpa) có 3 hay 5
11. Sắc tứ tướng (lakkhaṇarūpa)có 4

Trong số 28 sắc pháp đó, tính từ sắc tứ đại cho đến sắc vật thực gom 18 sắc pháp này là sắc siêu lý như thật.

Còn 10 sắc còn lại tính từ sắc giao giới cho đến 4 sắc trạng thái không phải là sắc siêu lý như thật, là sắc đặc biệt phát sanh trong 18 sắc siêu lý như thật mà thôi.

Do đó, ngài giáo thọ sư Anuruddha cũng đặt tên 18 sắc siêu lý như thật, có 5 tên là:

1. Sabhāvarūpa[6] là sắc có thực tính riêng của mình.
2. Salakkhaṇarūpa[7] là sắc có trạng thái vô thường (anicca), khổ não (dukkha), vô ngã (anatta).
3. Nipphannarūpa[8] là sắc sanh từ nghiệp (kamma), tâm (citta), quí tiết (utu), vật thực (āhāra).
4. Rūparūpa[9] là sắc có sự tiêu hoại, đổi thay.

5. Sammasanarūpa[10] là sắc mà bậc thượng nhân suy xét tam tướng phổ thông là vô thường, khổ não, vô ngã.

Còn 10 sắc không phải thật là sắc siêu lý, có tên gọi đối lập như là:

1. ‘Asabhāvarūpa’sắc phi thực tính, là sắc không có thực tính riêng của mình.
2. ‘Asalakkhaṇarūpa’sắc phi hữu trạng thái, là sắc không có trạng thái vô thường (anicca), khổ não (dukkha), vô ngã (anatta).
3. ‘Anipphannarūpa’sắc phi thành tựu là sắc không sanh từ nghiệp (kamma), tâm (citta), quí tiết (utu), vật thực (āhāra).
4. ‘Arūparūpa’sắc phi sắc, là sắc không có sự tiêu hoại, đổi thay.

5. ‘Asammasanarūpa’ sắc phi chơn tướng là sắc mà bậc thượng nhân không suy xét bởi tam tướng phổ thông vô thường, khổ não, vô ngã.

28 sắc pháp chia thành 2 loại là:

1. Sắc tứ đại (mahābhūtarūpa).
2. Sắc y đại sinh (upādāyarūpa).

- Sắc tứ đại nghĩa là sắc to lớn và hiện bày rõ ràng. Như có Pāḷi chú giải như vầy:

“Uppādinnānuppādinnasantānesu salakkhaṇato sasambhārato ca mahantāni hutvā bhavanti pātubhavantīti = mahābhūtāni”.

“Những sắc nào là to lớn và hiện bày rõ ràng bởi trạng thái riêng của mình và bởi hình tướng của mình trong cơ tánh của vật có sự sống và không có sự sống. Do đó, những sắc ấy cũng gọi là sắc tứ đại”.

- Sắc y đại sinh nghĩa là sắc mà nương sắc tứ đại sanh. Như có Pāḷi chú giải như vầy:

“Mahābhūtānaṃ upādāya pavattaṃ rūpanti = upādāyarūpaṃ”

Sắc nào phát sanh bởi nương sắc tứ đại sanh, do đó những sắc ấy gọi là sắc y đại sinh.

Sắc tứ đại có 4 là: 1. đất, 2. nước, 3. lửa, 4. gió.

Sắc y đại sinh có 24 là: 1. nhãn, 2. nhĩ, 3. tỷ, 4. thiệt, 5. thân, 6. sắc, 7. thinh, 8. khí, 9. vị, 10. nữ tính, 11. nam tính, 12. ý vật, 13. mạng quyền, 14. vật thực, 15. giao giới, 16. thân biểu tri, 17. khẩu biểu tri, 18. nhẹ, 19. mềm, 20. thích sự, 21. tích trữ, 22. thừa kế, 23. lão mại, 24. vô thường.

Gom 4 sắc tứ đại và 24 sắc y đại sinh thành 28 sắc.

Chi Pháp Của 28 Sắc Pháp

1. Sắc ‘đất’ là sắc cứng hay mềm.

2. Sắc ‘nước’ là sắc chảy đi hay quến tụ.

3. Sắc ‘lửa’ là sắc lạnh hay nóng.

4. Sắc ‘gió’ là sắc chùng hay căng.

5. Sắc ‘nhãn thanh triệt’ là sắc trong ngần có thể nhận bắt cảnh sắc.

6. Sắc ‘nhĩ thanh triệt’ là sắc trong ngần có thể nhận bắt cảnh thinh.

7. Sắc ‘tỷ thanh triệt’ là sắc trong ngần có thể nhận bắt cảnh khí.

8. Sắc ‘thiệt thanh triệt’ là sắc trong ngần có thể nhận bắt cảnh vị.

9. Sắc ‘thân thanh triệt’ là sắc trong ngần có thể nhận bắt cảnh xúc.

10. Sắc ‘cảnh sắc’ là các thứ màu.

11. Sắc ‘cảnh thinh’ là các thứ tiếng, âm thanh.

12. Sắc ‘cảnh khí’ là các thứ mùi.

13. Sắc ‘cảnh vị’ là các thứ vị.

Cảnh xúc là lạnh, nóng, cứng, mềm, căng, chùng.

14. Sắc ‘nữ tính’ là sắc là nhân của thực tính nữ.

15. Sắc ‘nam tính’ là sắc là nhân của thực tính nam.

16. Sắc ‘ý vật’ là sắc sanh trong trái tim và là nơi nương sanh của tâm và sở hữu.

17. Sắc ‘mạng quyền’ là sắc gìn giữ tất cả sắc nghiệp.

18. Sắc ‘vật thực’ là sắc làm cho sắc vật thực sanh.

19. Sắc ‘giao giới’ là sắc hư không chen giữa bọn sắc với bọn sắc.

20. Sắc ‘thân biểu tri’ là những chuyển động của thân.

21. Sắc ‘khẩu biểu tri’ là những chuyển động của khẩu.

22. Sắc ‘nhẹ’ là nhẹ nhàng của sắc thành tựu.

23. Sắc ‘mềm’ là mềm mại của sắc thành tựu.

24. Sắc ‘thích sự’ là thích hợp công việc của sắc thành tựu.

25. Sắc ‘tích trữ’ là sanh lần đầu và sanh lần sau cho đến đủ sắc pháp phải sanh của sắc thành tựu.

26. Sắc ‘thừa kế’ là sanh liên tiếp nối nhau của sắc thành tựu cho đến khi diệt.

27. Sắc ‘lão mại’ là già của sắc thành tựu.

28. Sắc ‘vô thường’ là diệt của sắc thành tựu.

Chú ý: còn sắc cảnh xúc đó là đất, lửa, gió chính là sắc tứ đại. Do đó, nếu tính sắc theo thứ tự thì sắc cũng vẫn có 28. 

Nơi Sanh Của 28 Sắc Pháp Trong Thân Thể Chúng Sanh

Trong thân thể của tất cả chúng sanh, hẳn có thể suy xét tìm nơi sanh của 28 sắc pháp nhưng mỗi sắc được như sau:

1. 4 sắc tứ đại sanh trong khắp thân thể.

2. Sắc nhãn thanh triệt sanh trong con mắt.

3. Sắc nhĩ thanh triệt sanh trong lỗ tai.

4. Sắc tỷ thanh triệt sanh trong lỗ mũi.

5. Sắc thiệt thanh triệt sanh ở lưỡi.

6. Sắc thân thanh triệt sanh trong khắp thân thể.

7. Sắc cảnh sắc sanh trong khắp thân thể.

8. Sắc cảnh thinh sanh trong khắp thân thể.

9. Sắc cảnh khí sanh trong khắp thân thể.

10. Sắc cảnh vị sanh trong khắp thân thể.

11. Sắc cảnh xúc sanh trong khắp thân thể.

12. Sắc nữ tánh sanh trong khắp thân thể người nữ.

13. Sắc nam tánh sanh trong khắp thân thể người nam.

14. Sắc ý vật sanh ở trong trái tim.

15. Sắc mạng quyền sanh trong khắp thân thể.

16. Sắc vật thực sanh trong khắp thân thể.

17. Sắc giao giới sanh trong khắp thân thể.

18. Sắc thân biểu tri sanh trong khắp thân thể.

19. Sắc khẩu biểu tri sanh được nơi miệng.

20. 3 sắc kì dị sanh trong khắp thân thể.

21. 4 sắc tứ tướng sanh trong khắp thân thể.

 

Giải Thích Trạng Thái Thực Tính Của 28 Sắc Pháp

  • 4 Sắc Tứ Đại (Mahābhūtarūpa)

1. ‘Pathavī (sắc đất)’ là một loại giới, thường gọi là địa giới, có trạng thái cứng (kakkhaḷalakkhaṇā) tức là khi so sánh với 3 sắc tứ đại còn lại, địa giới (pathavīdhātu) có trạng thái cứng. Nếu một vật nào có trạng thái cứng trội là chủ thì trạng thái cứng này cũng hiện bày ra nhiều như sắt, đá, cây gỗ v.v… và nếu một vật nào có địa giới ít thì trạng thái cứng hiện bày không nhiều, khi đụng chạm sẽ cảm nhận được trạng thái mềm. Có nghĩa là tư cách cứng đó ít, làm cho có cảm nhận mềm. Do đó, pháp bản thể mà có trạng thái cứng hay mềm trong khi xúc chạm đều là địa giới. Bởi vì, ngoài địa giới, những thứ sắc khác không thể làm cho cảm nhận cứng hay mềm hiện bày đối với những sắc đó được.

Hơn nữa, địa giới là nơi nương nhờ cho những thứ sắc khác, giống như mặt đất với những vật có sự sống hay không có sự sống. Có nghĩa là khi bỏ đi địa giới thì hình sắc, hình tướng, màu da cho đến sự cảm nhận khác nhau là cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc lửa, cảnh xúc gió không hiện bày được.

Như có Pāḷi chú giải: “sahajātarūpāni pathanti patiṭṭhahanti etthāti = pathavī” tất cả sắc đồng sanh trụ trong pháp bản thể nào, thì pháp bản thể ấy là nơi nương của những sắc đồng sanh, gọi là ‘pathavī (sắc đất)’.

2. ‘Āpo (sắc nước)’ là một loại giới, thường gọi là thủy giới, có trạng thái chảy đi hay quến tụ lại (paggharaṇalakkhaṇā hay ābandhanalakkhaṇā). Thủy giới này nếu có số lượng nhiều trong vật nào hẳn làm cho vật ấy chảy đi, và nếu có số lượng ít làm cho vật đó không chảy được, quến lại thành tụ thành nhóm. Cũng như nhựa cao su có thể làm cho đồ vật dính lại với nhau thành chùm thành nhóm như thế nào, thì thủy giới cũng có thể liên kết địa giới cho quến nhau thành thân thể, hình tướng hiện bày như thế đó.

Trong vật nào có số lượng thủy giới nhiều hơn địa giới v.v…do mãnh lực của thủy giới làm cho địa giới có mãnh lực ít dần, cũng là nhân làm cho đồ vật mềm chảy và có thể làm cho chảy qua lại như là nước, mà ta thấy nước đó chảy tới lui cũng bởi có thủy giới nhiều, địa giới ít. Khi địa giới ít, chính địa giới là giới chảy, bởi nương thủy giới là giới làm cho chảy đi, chứ không phải thủy giới chảy như ta hiểu. Bởi vì, thủy giới là giới không thể thấy bằng mắt và cảm nhận bằng thân được, chỉ biết bằng tâm mà thôi. Và trong đồ vật có số lượng thủy giới ít hơn địa giới v.v… mãnh lực của thủy giới cũng làm cho một ít địa giới quến lại với nhau thành chùm thành bọn.

Như có Pāḷi chú giải như vầy: “āpeti sahajātarūpesu byāpetvā tiṭṭhatīti = āpo” pháp bản thể nào ngấm rộng vào trong sắc pháp đồng sanh cùng nhau với mình, trú trong sắc pháp đó, pháp bản thể ấy gọi là ‘āpo (nước)’.

Hay “appāyati sahajātarūpāni suṭṭhu brūheti vaḍḍhetīti = āpo” pháp bản thể nào làm cho những sắc đồng sanh tiến hóa, pháp bản thể ấy gọi là ‘āpo (nước)’.

Hay “sahajātarūpāni avippakiṇṇāni katvā bhuso pāti rakkhatīti = āpo” pháp bản thể nào gìn giữ sắc đồng sanh vững chắc, không cho phân tán đi thì pháp bản thể ấy gọi là ‘āpo (nước)’.

Thủy giới có 2 loại là:

a. Thủy giới có trạng thái ābandhalakkhaṇa tức là quến tụ, nhưng khi đã bị lửa nóng thì trạng thái chảy đi cũng hiện bày. Chảy đi đó là thủy giới ở trong sắt, vàng, sáp ong, v.v… có nghĩa là sắt, vàng hay sáp ong khi đem đi nấu chảy hoặc đốt thì những vật này cũng trở thành vật chất lỏng có thể chảy qua lại. Nhưng sự chảy đi của những vật này không phải thủy giới chảy mà chính là địa giới sanh cùng với thủy giới chảy đi và trong cùng một vật đó, ngược lại để nước lạnh vào thì những vật đó cũng thành cục, thành viên như lúc đầu. Trong sự cứng của vật đó là sự cứng của đất, không phải là sự cứng của thủy giới.

b. Thủy giới có trạng thái paggharaṇalakkhaṇa tức là chảy rỉ, nhưng khi đã bị nước lạnh thì trạng thái quến lại cũng hiện bày đó là thủy giới ở trong nước, có nghĩa là nước đã là vật lỏng, nhưng nếu đem nước đó để vào nơi lạnh cao đến 0 độ, nước đó cũng trở thành cục nước cứng và khi đem cục nước cứng đó ra ngoài nơi lạnh, cục nước cứng đó cũng bị thời tiết bên ngoài có lửa nóng, cục nước cứng cũng sẽ tan chảy thành vật lỏng như ban đầu.

3. ‘Tejo (sắc lửa)’ là một loại giới, thường gọi là hỏa giới, có trạng thái nóng và lạnh. Trạng thái nóng gọi là uṇhatejo, trạng thái lạnh gọi là sītatejo. Nhưng hai loại sắc lửa này có trạng thái thực tính là hơi (uṇhattalakkhaṇa) có nghĩa là sắc lửa nóng có trạng thái là hơi nóng, sắc lửa lạnh có trạng thái là hơi lạnh, hai loại hỏa giới này có nhiệm vụ làm cho những đồ vật chín và làm cho mềm ra, như thường thấy phần nhiều những đồ vật như vật thực v.v… bị làm cho chín bằng sự nóng, nhưng có một vài vật thực cũng bị làm cho chín bằng sự lạnh. Như có Pāḷi chú giải như vầy: “tejeti paripācetīti = tejo” pháp bản thể nào làm cho chín, pháp bản thể ấy gọi là ‘tejo (sắc lửa)’.

Tejo (sắc lửa)’ có 5 loại là:
a. Usmātejo là hỏa giới thường hiện hữu trong thân thể tất cả chúng sanh (sự ấm).
b. Santappanatejo là hỏa giới mà có sự nóng nhiều.
c. Dahanatejo là hỏa giới có chất nóng cao độ có thể đốt thân thể cho biến đổi đi.
d. Jiraṇatejo là hỏa giới làm cho thân thể hao mòn già đi.
e. Pācakatejo là hỏa giới làm nhiệm vụ tiêu hóa vật thực.

Trong 5 loại ‘tejo (sắc lửa)’ này, hỏa giới thường hiện hữu trong thân tất cả chúng sanh đó là usmātejo pācakatejo. Còn 3 loại santāpanatejo, dahanatejo, jiraṇatejo không thường hiện hữu, mà hiện bày cũng chính là do usmātejo có biểu hiện biến đổi đi. Như người bị sốt nóng cũng là usmātejo chuyển trạng thái thành santāpanatejo, hay nếu sốt cao, thân nóng đến điên loạn cũng là usmātejo có trạng thái biến đổi lên từ santappanatejo trở thành dahanatejo. Và trong người nào có bệnh hoạn thường hành hạ hay người đã vào ranh giới tuổi lão niên thì usmātejo đó đổi trạng thái thành jiraṇatejo làm cho hiện bày biểu hiện hao mòn của thân thể phát sanh như là tóc bạc, răng rụng, mắt mờ, da thịt nhăn nheo v.v…

4. ‘Vāyo (sắc gió)’ là một loại giới, thường gọi là phong giới, có trạng thái căng ra và lay động (vitthambhanalakkhaṇā hay sāmīraṇalakkhaṇā). Phong giới có trạng thái căng ra gọi là vitthambhanavāyo. Gió căng ra làm cho sắc pháp đồng sanh với mình vững chắc không cho lung lay, di chuyển trong thân thể. Nếu sắc gió căng ra đã hiện bày người đó sẽ cảm nhận căng phồng, đau nhức khắp thân thể, hay khi căng cơ tay, chân và căng con mắt không chớp mắt thì khi ấy sắc gió căng ra hiện bày bằng sự cố gắng. Còn bên ngoài, những đồ vật khác trụ một cách vững chắc hay làm cho căng lên cũng chính do năng lực của sắc gió căng phồng như là trái banh được nén gió vào bên trong, trái banh đó căng lên cũng bởi vì gió căng ra (vitthambhanavāyo) hay đồ lọc dùng để lọc nước, khi ấn đồ lọc xuống vào trong nước, nước đã vào ở trong đó, thủy giới bên trong nâng đỡ nước lọc ở trong đồ lọc, không cho chảy ra. Giống như thế giới mà tất cả chúng sanh đang nương nhờ, mặt đất trụ bên trên nước, nước trụ bên trên gió gọi là heṭṭhimaajṭākāsa. Heṭṭhima ajṭākāsa, nước trụ trên gió này nâng đỡ nước tựa lại làm cho nước và mặt đất trụ vững, như thế cũng bởi mãnh lực của gió căng ra. Như có pālī chú giải: “vāyati sahajātadhamme apatamāne katvā vahatīti = vāyo” giới nào kềm cho sắc đồng sanh với mình trụ vững, không lay động giới ấy gọi là ‘vāyo (sắc gió)’.

Phong giới có trạng thái chuyển động gọi là samīraṇavāyo. Gió chuyển động này làm cho sắc đồng sanh với mình chuyển động qua lại, như tất cả chúng sanh chuyển động những oai nghi hay chớp mắt, trợn mắt, cử động ngọ nguậy tay, chân, thải đồ dơ từ trong thân thể, hay đẻ con v.v… đều diễn tiến do năng lực của gió chuyển động (samīraṇavāyo), còn gió chuyển động ở bên ngoài chúng sanh làm cho những đồ vật chuyển động di chuyển ra khỏi chỗ ban đầu. Như có Pāḷi chú giải như vầy “vāyati desantaruppatti hetubhāvena bhūtasaṅghātaṃ pāpetīti = vāyo” giới nào làm cho nhóm sắc tứ đại đồng sanh với mình chuyển động đi nơi khác bởi nhân cho sanh sự chuyển động, từ nơi này đi đến nơi khác, thì giới ấy gọi là ‘vāyo (sắc gió)’.

Phong giới có 6 loại là:
a. Uddhaṅgamavāyo là phong giới thổi lên trên.
b. Adhogamavāyo là phong giới thổi xuống dưới.
c. Kucchiṭṭhavāyo là phong giới ở trong bụng.
d. Koṭṭhāsayavāyo là phong giới ở trong ruột già.
e. Aṅgamaṅgānusārīvāyo là phong giới ở khắp trong thân.
f. Assāsapassāsavāyo là phong giới là hơi thở ra vô.

6 loại phong giới đã nêu đây sanh ở trong thân thể của chúng sanh gọi là ajjhattavāyo gió bên trong (nội phong), còn gió thổi qua lại ở bên ngoài gọi là bahiddhavāyo gió bên ngoài (ngoại phong).

Cả 4 sắc đất, nước, lửa, gió gọi là sắc tứ đại, bởi vì là sắc to lớn làm gốc cho những sắc khác và hiện bày rõ rệt như những đồ vật to hay nhỏ cũng vậy đều hiện bày hình sắc, hình tướng khác nhau cũng chính là sắc tứ đại và màu sắc bên ngoài của những vật đó hiện bày nhiều hay ít, là do nương sắc tứ đại đồng sanh theo ít hay nhiều. Do đó, 4 sắc tứ đại này khi nói theo hình tướng cũng to lớn nhiều, khi nói theo thực tính cũng hiện bày rõ ràng hơn những sắc khác. Như có Pāḷi như vầy “mahantāni hutvā bhūtāni pātubhūtānīti = mahābhūtāni” những sắc nào nói theo hình tướng và nói theo trạng thái là to lớn và hiện bày rõ ràng thì những sắc ấy gọi là ‘mahābhūta (đại minh)’

5 Sắc Thanh Triệt (Pasādarūpa)

1. Nhãn thanh triệt có Pāḷi như vầy “cakkhuviññāṇadhiṭṭhitaṃ hutvā samavisamaṃ cakkhati ācikkhantaṃ viya hotīti = cakkhu” sắc nào là nơi nương của nhãn thức, và có trạng thái gần giống như làm cho nhãn thức biết sắc cảnh tốt hay xấu, thì sắc ấy gọi là nhãn đó là sắc nhãn thanh triệt.

Cả con mắt không gọi là nhãn thanh triệt. Sắc mà gọi là nhãn thanh triệt tức là pháp bản thể, là một sắc sanh từ nghiệp có sự trong ngần giống như tấm gương, là vật bắt cảnh sắc, ở giữa tròng đen con mắt có 7 lớp võng mạc giống như lấy bông gòn mịn nhúng vào dầu ẩm ướt cả 7 lớp to bằng đầu con chí. Sắc này có nhiệm vụ làm cho thành tựu 2 phận sự: thứ nhất làm vật, là nơi nương của tâm nhãn thức; thứ hai làm môn, là nơi sanh của lộ nhãn môn.

2. Nhĩ thanh triệt có Pāḷi như vầy “sotaviññāṇadhiṭṭhitaṃ hutvā saddaṃ suṇātīti = sotaṃ” sắc nào là nơi nương của tâm nhĩ thức và nghe âm thanh, thì những sắc ấy gọi là nhĩ, đó là sắc nhĩ thanh triệt.

Hay là “saddaṃ suṇanti etenāti = sotaṃ (vā) sadde suyyanti etenāti = sotaṃ” những tâm, sở hữu tâm nghe âm thanh, do nương sắc, do đó sắc là nhân của sự nghe âm thanh của tâm và sở hữu gọi là nhĩ, đó là nhĩ thanh triệt. Hay tất cả chúng sanh nghe âm thanh do nương sắc, do đó sắc nào là nhân của sự nghe âm thanh của tất cả chúng sanh gọi là nhĩ, đó là sắc nhĩ thanh triệt.

Trong câu Pāḷi thứ nhất trình bày bằng ṭhānūpacāranāya tức là nói gián tiếp còn câu Pāḷi thứ 2 là sự trình bày mukhayanāya tức là nói trực tiếp.

Sắc nhĩ thanh triệt này là một pháp bản thể sanh từ nghiệp, có sự trong ngần để nhận biết các âm thanh trú bên trong lỗ tai, có hình tướng giống chiếc nhẫn là nơi phát triển của lông tơ, sắc nhĩ thanh triệt ở khắp khu vực đó có nhiệm vụ làm cho thành tựu 2 phận sự là: thứ nhất làm vật là nơi nương của tâm nhĩ thức, thứ hai làm môn là nơi sanh của lộ nhĩ môn.

3. Sắc tỷ thanh triệt có Pāḷi như vầy “ghāyatīti = ghānaṃ” sắc nào ngửi các mùi thì sắc ấy gọi là tỷ, đó là Sắc tỷ thanh triệt. Sự trình bày kệ ngôn này là cách trình bày gián tiếp bởi vì sắc tỷ thanh triệt không thể ngửi mùi được, chỉ có tâm tỷ thức phát sanh do chỉ nương tỷ thanh triệt là pháp ngửi và biết mùi, nhưng trình bày câu Pāḷi như vậy có ý nghĩa là sự ngửi mùi của tâm tỷ thức trú trong tỷ thanh triệt, rồi đưa tỷ thanh triệt lên trình bày giống với tỷ thanh triệt chính là pháp ngửi mùi, nếu ẩn dụ với lời nói rằng “nhà đó lộn xộn lắm”, nói như vậy với ý nghĩa là ở trong nhà đó, bởi vì ngôi nhà thì không thể lộn xộn, mà người trong ngôi nhà đó mới lộn xộn.

Hay trình bày rằng “ghāyanti etenāti = ghānaṃ (vā) ghāyīyanti etenāti = ghānaṃ” tất cả chúng sanh ngửi mùi bằng sắc nào, như thế sắc mà là nhân cho sự ngửi mùi của tất cả chúng sanh cũng gọi là tỷ, hay tất cả chúng sanh phải ngửi mùi bằng sắc nào, như thế sắc mà là nhân cho sự ngửi mùi của tất cả chúng sanh cũng gọi là tỷ.

Hai câu Pāḷi này là trình bày theo cách trực tiếp.

Sắc tỷ thanh triệt này là sắc bản thể của một loại sắc sanh từ nghiệp có sự trong ngần, là vật nhận biết các mùi trú bên trong lỗ mũi có hình tướng như móng chân dê, có nhiệm vụ làm cho thành tựu hai phận sự: thứ nhất làm vật, là nơi nương của tâm tỷ thức; thứ hai làm môn, là nơi sanh của lộ tỷ môn.

4. Sắc thiệt thanh triệt có Pāḷi như vầy: “jīvitaṃ avhāyatīti = jīvhā” sắc nào có trạng thái gần giống như ám chỉ vị là hưởng nhơn thọ mạng. Do vậy, sắc ấy gọi là thiệt.

Thiệt này chia ra làm hai câu là: jīvita = avhā, từ “jīvita” dịch là tuổi thọ, nhưng ở đây có nghĩa là vị, bởi vì tuổi thọ mà diễn tiến được cũng phải nương vị, tức là sự ăn uống những loại vật thực có chua, ngọt, v.v… . Tuổi thọ cũng diễn tiến lâu dài, do đó cũng đưa jīvita có nghĩa là tuổi thọ, là quả của ‘vị’ đó lên để làm nhân tức là ‘vị’. Gọi các ‘vị’ đó là ‘jīvita – tuổi thọ’, nhưng là cách gọi theo quả gián tiếp.

Từ “avhā” nghĩa là “gọi” khi kết lại với từ “jīvita” có nghĩa chính là gọi các thứ ‘vị’, bởi vì pháp bản thể của “thiệt thanh triệt” tựa ở trong các vị, là nơi vừa lòng của thiệt thức cho vào đến ta.

Khi gom từ “jīvita” với từ “avhā” lại với nhau cũng thành jivhā tức là từ “jīvita” đổi “ī” thành “i”, còn “vi” với “ta” xóa bỏ. Từ “avhā” xóa bỏ “a” còn “vhā”. Do đó, khi gom lại thành “jivhā”.

Sắc thiệt thanh triệt này là pháp bản thể của một sắc sanh từ nghiệp, có sự trong ngần là vật nhận biết các cảnh vị, trú ở khoảng giữa của lưỡi có hình tướng như chóp bông sen. Có nhiệm vụ làm cho thành tựu hai phận sự là: thứ nhất làm vật là nơi nương của thiệt thức, thứ hai làm môn là nơi sanh của lộ thiệt môn.

5. Sắc thân thanh triệt có Pāḷi như vầy: “kucchitānaṃ kesādinaṃ pāpadhammānañca āyoti = kāyo” sắc nào là nơi hội họp các chi phần như tóc v.v… đáng ghê và là nơi hội họp của tất cả pháp bất thiện thì sắc ấy gọi là thân đó là toàn thân.

Còn thân thanh triệt mà gọi là ‘kāya-thân’ là trình bày gián tiếp gọi là “ekadesūpacāranāya” tức là đưa từ “kāya” là tên của thân thể để đặt là thân thanh triệt là một phần của thân thể đó.

Hay là thân thanh triệt gọi là thân là trình bày bằng “ṭhānūpacāranāya” tức là đưa từ “kāya-thân” là tên của thân thể là nơi sanh của thân thanh triệt đặt trong thân thanh triệt nương sanh.

Thân thanh triệt này là pháp bản thể của một sắc sanh từ nghiệp, có sự trong ngần là vật nhận biết những loại xúc chạm có lạnh nóng, cứng mềm, căng chùng. Thân thanh triệt này sanh trong khắp thân thể, ngoại trừ ngọn tóc, lông, dạ dày và nơi hội tụ của vật thực mới dưới ruột già là lửa làm tiêu hóa vật thực pācakatejo. Thân thanh triệt có nhiệm vụ làm cho thành tựu hai phận sự là: thứ nhất làm vật là nơi nương của thân thức, thứ hai làm môn là nơi sanh của lộ thân môn.

Cả năm sắc nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân gọi là sắc thanh triệt bởi vì là trạng thái trong ngần, có thể nhận biết cảnh của riêng mình. Như có Pāḷi “pasīdatīti = pāsado” sắc nào có sự trong ngần, sắc ấy gọi là sắc thanh triệt.

4 Sắc Dạo (Gocararūpa) Hay 7 Sắc Cảnh Giới (Visayarūpa)

1. Sắc cảnh sắc có Pāḷi như vầy: “rūpayati hadayaṅgatabhāvaṃ pakāsetīti = rūpaṃ” sắc nào hiển lộ hiện bày đưa đến nhận biết của tâm ý, sắc ấy gọi là cảnh sắc, hay “rūpayati dabbaṃ pakāsetīti = rūpaṃ” sắc nào hiển lộ hình tướng, hình sắc hiện bày, sắc ấy gọi là cảnh sắc.

Có nghĩa là người đang có hân hoan, phiền muộn, lo lắng, sợ sệt hay ngại ngùng v.v… người khác thấy mặt mũi tư cách của người ấy cũng biết được là người ấy đang hân hoan, phiền muộn, lo lắng, sợ sệt hay ngại ngùng. Việc mà người khác biết được cũng bởi vì chính do cảnh sắc ấy hiện bày ra ngoài để cho người đó nhận biết. Lại nữa những đồ vật có hình tướng, hình sắc không có sự sống hay có sự sống, hiện bày ra cho biết cũng chính do nương cảnh sắc ấy hiện bày ra cho biết. Cảnh sắc làm cho vật có sự sống và không có sự sống hiện bày khác nhau cho người khác biết được, đó chính là có các màu sắc khác nhau.

2. Cảnh thinh có Pāḷi như vầy “saddīyati uccīyatīti = saddo” sắc nào phát ra tiếng thì sắc ấy gọi là sắc thinh đó là âm thanh (của chúng sanh) phát ra, hay “sappati sotaviññeyyabhāvaṃ gacchatīti = saddo” sắc nào có trạng thái làm cho nhĩ thức biết, do đó sắc ấy gọi là thinh.

Trong câu Pāḷi đầu, chỉ với ý nghĩa là âm thanh của những vật có sự sống phát ra tiếng như âm thanh người nói và âm thanh tiếng kêu của những chúng sanh. Còn trong câu Pāḷi sau nghĩa là âm thanh của vật có sự sống và không có sự sống, bởi vì những âm thanh này là cảnh của nhĩ thức tức nghe tiếng.

3. Cảnh khí có Pāḷi như vầy “gandhayati attano vatthuṃ sūcetīti = gandho” sắc nào trình bày nơi nương của tự mình hiện rõ sắc ấy gọi là khí.

Có nghĩa là các loại khí gọi là cảnh khí bởi vì là sắc hiển lộ đến vật của mình đang nương cho hiện bày biết được như bông hoa có mùi thơm, hay các loại nước hoa v.v… cho dù những vật này ở nơi nào, khi cảnh khí có cơ hội lan tỏa ra làm cho mọi người biết được liền đây là mùi hoa, đây là mùi nước hoa và vừa biết được là bông hoa hay nước hoa ở đâu, giống như cảnh khí khi hội họp với phong giới cũng bay đi tỏa ra cho mọi người biết rằng hoa ở đó, nước hoa ở đây. Do nguyên nhân này một vài ngài giáo thọ sư sớ giải cũng sửa từ “sūceti” rằng “idamettha pesuññaṃ karontaṃ viyaṃ hoti” cảnh khí có trạng thái gần giống với hàm ý là vật đó ở đây.

4. Cảnh vị có Pāḷi như vầy “rasīyati assādīyatīti = raso” sắc nào mà thiệt thức phải hân hoan vừa lòng, do đó sắc là nơi hân hoan của thiệt thức, sắc ấy gọi là vị.

Có nghĩa là cảnh vị đó là các vị, vị tốt hay xấu đều là nơi vừa lòng hân hoan của thiệt thức. Từ vừa lòng ở đây nghĩa là sự biết vị chứ không có nghĩa nói người, bởi vì lẽ thường người đó chỉ hân hoan vừa lòng trong vị tốt mà thôi, vị xấu thì không vừa lòng. Còn thiệt thức thì vị tốt hay xấu cũng vậy đều vừa lòng với tất cả vị.

5. Cảnh xúc có pālī như vầy “phusitabbanti = phoṭṭhabbaṃ” sắc nào mà thân thanh triệt đụng chạm sắc ấy gọi là xúc.

Cảnh xúc có 3 loại là:

  a. Cảnh xúc đất đó là cứng mềm.

  b. Cảnh xúc lửa đó là lạnh nóng.

  c. Cảnh xúc gió đó là căng chùng.

Do đó 3 cảnh xúc này đó là 3 sắc đại minh trừ thủy giới. Còn thủy giới thì thân thanh triệt đụng chạm không được, do đó không phải là cảnh xúc chạm.

Trong nước thường hay nước đá đều có thủy giới nhiều nhất, nhưng khi ta lấy tay nhúng nước có cảm giác lạnh, nóng, cứng, mềm cũng do địa giới, hỏa giới ở trong nước. Còn thủy giới ở trong nước không phải là sắc xúc chạm được, do đó không thể biết bằng thân thức, mà chỉ biết bằng quán xét, như khi ta thấy vật hình cạnh, vuông, tròn, dài. Thật ra, ta không thấy được cạnh vuông, tròn, dài của chính vật đó, mà ta chỉ thấy các màu riêng biệt của vật đó và biết được vật đó là hình bốn cạnh, vật này là hình tròn, do ta biết bằng sự suy xét. Bởi vì, cạnh hay tròn không phải là cảnh sắc mà là cảnh pháp, do đó không thể thấy bằng mắt chỉ biết bằng tâm thôi.

Như nêu ví dụ như vầy cho thấy rằng thủy giới ở trong nước cũng như thế, tức là không chạm được bởi không phải là cảnh xúc, nhưng là cảnh pháp, biết được do nương sự quán xét mà thôi.

Cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, 3 cảnh xúc gom thành 7 sắc này gọi là sắc cảnh giới (visayarūpa). Bởi vì là một loại sắc là cảnh của tâm và sở hữu, sanh từ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân trực tiếp và gọi là sắc dạo (gocararūpa) bởi vì là nơi dạo của tâm và sở hữu sanh nơi 6 môn,“gāvo caranti etthāti = gocaro, gocara sadisāti = gocarā” nơi mà nhiều bò dạo đi thì nơi ấy gọi là bò dạo, đó là những nơi bò dạo đi. Những sắc nào là nơi dạo của tâm nương lục môn, giống như là nơi dạo đi của nhiều bò, thì những sắc ấy gọi là “dạo”.

Câu Pāḷi như trình bày đây là cách trình bày ẩn dụ.

Hay trình bày theo cách trực tiếp như là:

“gāvo caranti etthāti = gocaraṃ” tất cả quyền như nhãn quyền v.v… du hành trong những cảnh như cảnh sắc v.v… thì những cảnh ấy gọi là “dạo”.

Ở phần này “go” nghĩa là quyền, từ “gocara” với “ārammaṇa” có ý nghĩa như nhau.

 

2 Sắc Tính (Bhāvarūpa)

1. Sắc nữ tính có Pāḷi như vầy “itthiyā bhāvo = itthībhāvo” sắc nào là nhân của thực tính nữ, sắc ấy là nữ tính.

2. Sắc nam tính có Pāḷi như vầy “pumassa bhāvo = pumbhāvo” sắc nào là nhân của thực tính nam, thì sắc ấy gọi là nam tính.

Thân thể của tất cả chúng sanh hiện hữu trên thế gian này phân biệt được là nam tính hay nữ tính do nương 4 điều sau”:

a. Liṅga (căn) là hình dáng, hình sắc có chân, tay, mặt mũi, giới tính….

b. Nimitta (tướng) dấu hiệu như râu ria …

c. Kutta (tánh nết) như thói quen, hành vi ….

d. Ākappa (tính cách hành động) như đi đứng, nằm, ngồi, ăn, uống…

Sự trình bày cho biết giới tính có 4 điều diễn tiến theo hai loại sắc tính. Nếu 4 điều này phát sanh do nương sắc nữ tính cai quản có hình sắc, hình tướng, hành vi là nữ và nếu 4 điều này phát sanh do nương sắc nam tính cai quản có hình sắc, hình tướng hành vi là nam.

Sắc Ý Vật (Hadayarūpa)

Sắc ý vật có Pāḷi như vầy “hadanti sattā taṃ taṃ atthaṃ vā anatthaṃ vā pūrenti etenāti = hadayaṃ” tất cả chúng sanh làm điều lợi lạc và không lợi lạc phát sanh do nương sắc nào thì sắc là nhân cho chúng sanh làm điều lợi lạc và không lợi lạc, gọi là sắc ý vật.

Có nghĩa là công việc mà chúng sanh đang làm hằng ngày, nếu làm điều tốt đẹp, lợi ích là pháp thiện, nếu làm điều không tốt đẹp không lợi ích, là pháp bất thiện. Pháp thiện hay pháp bất thiện khi sanh cũng phải nương sắc ý vật. Còn trong cõi ngũ uẩn nếu không có sắc ý vật thì người đó không thể làm các công việc luôn cho đến sự nghĩ ngợi, biết những việc giống như con rối. Do đó, sắc là nhân làm cho thành tựu các công việc như đã nêu cũng gọi là sắc ý vật.

Sắc ý vật có hai loại là:

a. Maṃsahadayarūpa (nhục đoàn tâm) đó là sắc trái tim có tướng trạng như bông sen búp.

b. Vatthuhadayarūpa (bản sắc tim) đó là một loại sắc nghiệp sanh ở bên trong nhục đoàn tâm.

Danh từ ‘sắc ý vật’ ở đây với ý nghĩa là ‘bản sắc tim’ hay gọi là ‘sắc ý vật’, nghĩa là sắc là nơi nương sanh của tâm và sở hữu trú trong khoảng trống trái tim có tướng trạng như chỗ trũng to bằng hạt cây thiết mộc trú bên trong khoảng trống trái tim có máu nuôi dưỡng, số lượng khoảng một nắm tay, là nơi nương sanh của ý giới và ý thức giới.

Sắc Mạng Quyền (Jīvitarūpa)

Sắc mạng quyền có Pāḷi như vầy “jīvanti sahajātadhammā etenāti = jīvitaṃ” sắc đồng sanh hiện hữu do nương nhờ sắc nào sắc ấy gọi là sắc mạng.

Danh từ ‘tất cả sắc đồng sanh’ ở đây đó là sắc nghiệp, sắc nghiệp sanh liên tục nhau và trụ được cũng bởi do có sắc mạng gìn giữ, và sắc mạng này dù là sắc sanh từ nghiệp nhưng nghiệp không phải là pháp gìn giữ, bởi vì nghiệp là sở sanh (nhân sanh) của những sắc này, là quá khứ đã qua nên cũng không có mãnh lực trong việc gìn giữ sắc sanh từ nghiệp ấy, do đó phải có sắc riêng biệt để làm pháp gìn giữ, chính là sắc mạng.

Còn sắc tâm, sắc quí tiết, sắc vật thực không cần phải có sắc riêng biệt làm pháp gìn giữ để sanh liên tiếp nhau và trụ được cho đến thọ mạng của nó, bởi vì những sắc này có sở sanh (nhân sanh) của tự nó làm pháp gìn giữ.

 

Sắc Vật Thực (Āhārarūpa)

Sắc vật thực có Pāḷi như vầy “kabaḷam kariyatīti = kabaḷīkāro” vật thực nào mà người ta làm cho thành vắt hay làm cho thành đồ ăn, do đó vật thực ấy gọi là miếng ăn.

“Āharīyatīti = āhāro” những đồ ăn nào mà người ta ăn, nuốt vào gọi là vật thực.

“Kabaḷīkāro ca so āhāro cāti = kabaḷīkārāhāro” vật thực mà người ta làm cho thành vắt vừa ăn nuốt vào, vật thực đó gọi là đoàn thực.

Danh từ ‘đoàn thực’ này là tên của tất cả vật thực, nhưng ở đây đang nói đến sắc vật thực, do đó đoàn thực cũng là chất dinh dưỡng (ojā) ở trong các loại vật thực.

Pāḷi của từ ojā“attano udāyantaraṃ rūpaṃ janetīti = ojā” pháp bản thể nào làm cho sắc sanh liên tiếp nhau cùng với sự sanh của mình do đó pháp bản thể ấy gọi là chất dinh dưỡng.

Sắc thực này khi đã vào trong cơ thể của tất cả chúng sanh thì làm cho sắc vật thực sanh liền, có nghĩa là sắc thực này làm cho thân thể của chúng sanh có sức mạnh và tiến hóa lên. Còn thân thể chúng sanh tiến hóa lớn lên hết mức không lớn lên được nữa, dinh dưỡng này cũng làm nhiệm vụ dẫn sắc vật thực làm cho thân thể đầy đủ và duy trì mạng sống.

Sắc Giao Giới (Paricchedarūpa)

Sắc giao giới có Pāḷi như vầy “na kassatīti akāso, akāsoyeva ākāso” nơi nào không cày bừa được thì nơi ấy gọi là hư không (ākāsa), chính nơi không cày bừa được gọi là hư không, đó là bầu trời.

Hư không có bốn loại là:

1. Ajṭākāsa (một hữu hư không) đó là không trung vũ trụ, bên dưới tính từ dưới mặt đất và nước chịu mặt đất trở xuống, bên trên tính từ cõi vô sắc trở lên.

2. Paricchinnākāsa (không gian hư không) đó là lỗ hổng chặng giữa của hai vật có xác định ranh giới như ô cửa, ô cửa sổ, lỗ tai, lỗ mũi, miệng v.v…

3. Kasiṇugghāṭimākāsa (tuyệt tịnh hư không) tức là hư không phủ nhận 9 đề mục, ám chỉ đề mục không vô biên.

4. Paricchedākāsa (giao giới hư không) đó là chỗ hổng chen giữa bọn sắc với bọn sắc đó chính là sắc giao giới.

Trong một hữu hư không, không gian hư không, tuyệt tịnh hư không đều luôn có giao giới hư không tức sắc giao giới.

Hơn nữa, trong tất cả vật có sự sống và không có sự sống nếu không có không gian hư không thì những vật đó không thể làm cho biết được hình sắc, hình tướng và số lượng được. Ta biết được hình sắc, hình tướng và tính số lượng được cũng chính do không gian hư không. Dù sao đi nữa, tất cả vật có sự sống và không có sự sống nếu không có sắc giao giới thì không thể tính được số lượng bọn sắc, không biết được nơi tận cùng của sắc, không có ranh giới của sắc. Những sắc đó cũng dính với nhau thành chùm hết. Khi đã như thế thì tiến thoái tuệ (udayabbayañāṇa) và diệt một tuệ (bhaṅgañāṇa) liên hệ với sắc pháp không phát sanh được, bởi vì không thấy được sự sanh diệt của sắc.

2 Sắc Biểu Tri (Viññattirūpa)

Có Pāḷi chú giải như vầy “adhippāyaṃ viññāpetīti = viññatti” pháp nào làm cho người khác biết được mục đích, sắc ấy gọi là biểu tri hay “viññāyatīti = viññatti” sắc nào mà phải tự hiểu, sắc ấy gọi là biểu tri.

Hay “viññāpenti janā viññāyanti vā janehi aññamaññassa cittāni etāyāti = viññatti” mọi người làm cho hiểu ý nhau do nương sắc nào, hay mọi người biết ý nhau do nương sắc nào, sắc ấy gọi là biểu tri.

Một người nào khi biểu lộ hành động vẫy tay ra hiệu, hay nói ra hẳn người khác biết được ý muốn của người đó cũng bởi do sự vẫy tay, hay nói lên có biểu hiện đặc biệt, biểu hiện này gọi là sắc biểu tri. Nếu không có sắc biểu tri thì sự chuyển động của tất cả chúng sanh cũng không khác gì chuyển động của lá cây và âm thanh, lời nói của tất cả chúng sanh cũng không khác gì âm thanh sấm chớp trời mưa. Do đó, biểu hiện đặc biệt phát sanh trong cách chuyển động và nói năng của tất cả chúng sanh gọi là sắc biểu tri.

1. Sắc thân biểu tri (kāyaviññattirūpa) có Pāḷi như vầy “kāyena viññatti = kāyaviññatti” biểu hiện đặc biệt làm cho biết được mục đích với sự chuyển động, do đó biểu hiện đặc biệt là sự chuyển động thân, gọi là thân biểu tri.

2. Sắc khẩu biểu tri (vacīviññattirūpa) có Pāḷi như vầy “vaciyā viññatti = vacīviññatti” biểu hiện đặc biệt làm cho biết được mục đích với lời nói, do đó biểu hiện đặc biệt là lời nói, cũng gọi là khẩu biểu tri.

Sắc biểu tri có hai loại là:

1) Bodhanaviññatti (biểu tri thông tri) nghĩa là sự chuyển động của thân hay khẩu mà làm cho người khác biết được mục đích của mình.

2) Pavattanaviññatti (nêu bày hành vi) nghĩa là chuyển động của thân hay khẩu diễn tiến như bình thường không có ý nghĩa chi làm cho người khác biết mục đích của mình.

Do đó, trong 2 sắc biểu tri cũng chia thành 4 loại là:

(1) Thân biểu tri thông tri (Bodhanakāyaviññatti).

(2) Thân nêu bày hành vi (Pavattanakāyaviññatti).

(3) Khẩu biểu tri thông tri (Bodhanavacīviññatti).

(4) Khẩu nêu bày hành vi (Pavattanavacīviññatti).

3 Sắc Kì Dị (Vikārarūpa)

Sắc kì dị có Pāḷi như vầy “viseso ākāro = vikāro” cách đặc biệt của sắc thành tựu gọi là sắc kì dị.

Pāḷi chú giải này trình bày cho thấy rằng ‘sắc kì dị’ không có một cách riêng biệt, chỉ là cách đặc biệt của sắc thành tựu tự phát sanh đó là:

1. Sắc nhẹ (rūpalahutā) có Pāḷi như vầy “lahuno bhāvo = lahutā” cách nhẹ hay hiện tượng nhẹ gọi là “lahutā”, hay “rūpassa lahutā = rūpalahutā” cách nhẹ hay hiện tượng nhẹ của sắc thành tựu gọi là sắc nhẹ (rūpalahutā).

2. Sắc mềm (rūpamudutā) có Pāḷi như vầy “muduno bhāvo = mudutā” cách mềm hay hiện tượng mềm gọi là “mudutā”, hay “rūpassa mudutā = rūpamudutā” cách mềm hay hiện tượng mềm của sắc thành tựu gọi là sắc mềm (rūpamudutā).

3. Sắc thích sự (rūpakammaññatā) có Pāḷi như vầy “kammani sadhu = kammaññaṃ” thực tính tốt của các công việc gọi là thích sự (kammañña).

“Kammaññassa bhāvo = kammaññatā” thích hợp với cách làm mọi việc gọi là thích sự.  Hay “rūpassa kammaññatā = rūpakammaññatā” cách vừa làm việc của sắc thành tựu gọi là sắc thích sự.

2 sắc biểu tri đã trình bày cũng tính vào trong sắc kì dị, do đó có 5 sắc kì dị, và 5 sắc kì dị này chỉ sanh trong sắc có mạng sống mà thôi. Còn 3 sắc kì dị là nhẹ, mềm, thích sự khi đồng sanh và khi đã sanh, trình bày cho biết các hành vi biểu hiện có sự chuyển động oai nghi đại hay tiểu hay cách nói diễn tiến được thuận tiện tự nhiên không có một sự trở ngại nào.

4 Sắc Tứ Tướng (Lakkhaṇarūpa)[11]

Sắc tướng (hay sắc trạng thái) có Pāḷi như vầy “lakkhiyanti vinicchiyanti dhammā ime saṅkhatāti etenāti = lakkhanaṃ” chư pháp mà bậc hiền trí nhận biết thông suốt được rằng những pháp này là hữu vi, do nương nhờ sắc này, do đó sắc làm nhân cho nhận biết thông suốt ấy, gọi là tướng trạng hay trạng thái (lakkhaṇa).

Pháp có hai loại là: pháp hữu vi và pháp vô vi.

Pháp hữu vi có nghĩa là chư pháp bị tạo tác do 4 duyên (nghiệp, tâm, quí tiết, vật thực), đó là tâm, sở hữu tâm, sắc pháp.

Pháp vô vi có nghĩa là chư pháp không bị tạo tác bởi 4 duyên, đó là níp- bàn và chế định.

Và trong chư pháp bị tạo tác bởi 4 duyên đó, hẳn có sự sanh (jāti), sự lão mại (jaratā), sự vô thường (aniccatā) là trạng thái (lakkhaṇa) của pháp đó.

Còn chư pháp không bị tạo tác bởi 4 duyên thì không có 3 tướng như đã nêu. 3 tướng này là nhân cho biết rằng chư pháp ấy là pháp hữu vi. Do đó, cũng gọi là trạng thái (lakkhaṇa).

Tướng trạng của danh pháp là tâm và sở hữu có 3 như đã nêu. Còn tướng trạng của sắc pháp có 4 điều là sự sanh (jāti) chia thành hai đó là tích trữ (upacaya) và thừa kế (santati) còn lão mại và vô thường giống như cũ.

Có nghĩa là:

1. Sắc tích trữ (upacaya) có Pāḷi như vầy “ādito ca uparito ca cayoti = upacayo” sự sanh lần đầu và sự sanh lần sau cho đến đủ các sắc thích hợp sanh của sắc thành tựu gọi là tích trữ (upacaya).

Trong sát-na tái tục của tất cả chúng sanh, sắc nghiệp sanh lần đầu gọi là tích trữ và tiếp theo sau sát-na tái tục về sau, sự sanh của sắc nghiệp sanh chưa đủ của bào thai thì cũng sanh từ từ cho đến tuần lễ thứ 11, sắc nghiệp cũng sanh đầy đủ. Do đó, sự sanh của sắc nghiệp lúc sau từ sát-na tái tục tiếp sau cho đến sanh đầy đủ gọi là tích trữ.

Còn nhóm chúng sanh thấp sanh (saṃsedaja) và hóa sanh (opapātika) trong sát-na tái tục thì sắc nghiệp đã sanh đủ. Do đó, sắc nghiệp sanh trong sát-na tái tục gọi là tích trữ, còn sắc nghiệp sanh sau từ sát-na tái tục liên tiếp sau đó không gọi là tích trữ.

2. Sắc thừa kế (santatirūpa) có Pāḷi như vầy “saṃ punappunaṃ tati = santati” sự phát sanh liên tục của sắc thành tựu gọi là thừa kế, hay “sambanadhā tati = santati” sự phát sanh liên tiếp nhau của sắc thành tựu, gọi là thừa kế.

Khi sắc nghiệp phát sanh đầy đủ rồi, tiếp sau đó sắc nghiệp sanh liên tiếp nhau cho đến suốt đời sống, gọi là sắc thừa kế (santatirūpa).

Sắc tâm, sắc quí tiết, sắc vật thực cũng giống như thế, tức là khi phát sanh lần đầu hay khi phát sanh lần sau, cho đến khi chi phần cơ thể của chúng sanh đầy đủ cũng vậy gọi là sắc thừa kế. Tiếp sau đó, tính từ lúc chi phần đầy đủ đến tiếp sau, những sắc này sanh liên tiếp nhau mãi cho đến suốt đời sống, gọi là sắc thừa kế.

3. Sắc lão mại (jaratārūpa) có Pāḷi như vầy “jarānaṃ bhāvo = jaratā” trạng thái già nua của sắc thành tựu, gọi là lão mại.

Khi bốn sắc thành tựu (catujanipphannarūpa)[12] đã sanh, thọ mạng của 4 sắc loại sắc thành tựu này là đủ 51 sát-na tiểu. Trong 51 sát-na tiểu này, một sát-na sanh là sát-na thứ nhất, một sát-na diệt là sát-na thứ 51, còn sát-na thứ 2 đến sát-na thứ 50 là sát-na trụ, trong 49 sát-na trụ của 4 loại sắc thành tựu gọi là lão mại (jaratā) bởi vì khoảng giữa này có trạng thái già đã sanh trong đó.

4. Sắc vô thường (aniccatārūpa) có Pāḷi như vầy “aniccānaṃ bhāvo = aniccatā” trạng thái diệt của sắc thành tựu gọi là vô thường.

Sắc gọi là sắc vô thường có nghĩa là sát-na diệt của sắc tức sát-na thứ 51.

Sắc lão mại và sắc vô thường, hiện bày trong sắc thành tựu, phát sanh tính từ sát-na tái tục tiếp sau cho đến chúng sanh ấy tử.

Sắc tứ tướng đã trình bày là nói theo pháp siêu lý gọi là sanh siêu lý, già siêu lý, tử siêu lý.

Sanh, già, chết được thuyết trong tạng kinh gọi là sanh chế định, già chế định, chết chế định. Tức là chúng sanh lúc sanh trong bụng mẹ gọi là sanh, lúc chết gọi là tử, giữa khoảng sanh và tử gọi là già.

Già có hai loại là:

a. Paṭicchannajarā nghĩa là sự già không hiển lộ.

b. Pākaṭajarā nghĩa là sự già hiển lộ.

Tất cả chúng sanh từ khi ra đời cho đến khi lớn lên thành nam, thành nữ và chưa có biểu hiện tóc bạc, răng rụng v.v…, trong khoảng thời gian này sự già đã có, nhưng là loại già không hiển lộ (paṭicchannajarā). Khi người đó bước qua tuổi thanh niên đi đến tuổi già có biểu hiện của tóc bạc, răng rụng v.v… thì sự già khi này gọi là sự già hiển lộ (pākaṭajarā).

Trong tất cả sắc pháp, dù là sắc không có sự sống (vô mạng căn) như núi non, cây cối, đất đai, nước và những đồ vật khác nhau ở trong thế gian này đều luôn có sự già bao vây tất cả, và sự già của những sắc vô mạng căn này cũng có 2 loại là hiển lộ và không hiển lộ. Trong hai loại già này thì một số nhóm sắc chỉ có sự già không hiển lộ mà không có sự già hiển lộ như đất, núi, mặt trời, mặt trăng, vàng, kim cương, pha lê v.v… sự già trong những sắc này gọi là avīcijarā (già không thay đổi nhanh), tức là già khó biết, bởi vì không có cơ hội thấy được sự già của những loại sắc này.

Còn cây cối và những đồ vật khác, ngoài đất nước, núi non, mặt trời, mặt trăng, vàng, kim cương, pha lê v.v…, đều có hai loại già. Do đó, già trong những sắc này gọi là savīcijarā (già thay đổi nhanh chóng) tức là già dễ biết, bởi vì có cơ hội thấy được.

 

Nhóm Thứ Hai

Rūpavibhāganāya: là phân chia sắc một cách chi tiết

28 sắc pháp này có tên theo 8 thực tính như là:

1. Gọi là vô nhân (ahetuka), không có sắc gọi là hữu nhân (sahetuka), bởi vì không có nhân tương ưng.

2. Gọi là hữu duyên (sapaccaya), không có sắc gọi là vô duyên (apaccaya), bởi vì có 4 duyên tạo.

3. Gọi là cảnh lậu (sāsava), không có sắc gọi là phi cảnh lậu (anāsava), bởi vì là cảnh của lậu.

4. Gọi là hữu vi (saṅkhata), không có sắc gọi là vô vi (asaṅkhata), bởi vì bị tạo tác bởi 4 duyên.

5. Gọi là hiệp thế (lokiya), không có sắc gọi là siêu thế, bởi vì là pháp hợp với luân hồi thế gian.

6. Gọi là dục giới (kāmāvacara), không có sắc gọi là sắc giới (rūpāvacara), vô sắc giới (arūpāvacara), bởi vì là cảnh của ái dục.

7. Gọi là vô cảnh (anārammaṇa), không có sắc gọi là hữu cảnh (sārammaṇa), bởi vì không thể bắt cảnh.

8. Gọi là phi trừ (appahātabba), không có sắc gọi là ưng trừ (pahātabba), bởi vì không phải là pháp phải trừ bỏ.

28 sắc pháp này khi chia theo 8 tên gọi là vô nhân, hữu duyên, v.v… chỉ có một loại, không có loại đối lập, tức là sắc vừa gọi là vô nhân, vừa gọi là hữu duyên, vừa gọi là cảnh lậu, hữu vi, hiệp thế, dục giới, vô cảnh, phi trừ. Nhưng nếu phân chia theo thực tính nội phần, vật v.v… thì hẳn có trường hợp đối lập như là khi phân chia 28 sắc pháp theo nội phần thì cũng có sắc ngoại phần, và khi phân chia theo hữu vật thì cũng có sắc vô vật. Đối lập với nhau có tất cả 11 đôi như sau:

 

Phân Chia 28 Sắc Pháp Thành 11 Đôi

1. Sắc nội phần (ajhattikarūpa) là sắc bên trong, có 5 sắc đó là 5 sắc thanh triệt.
Sắc ngoại phần (bahirarūpa) là sắc bên ngoài, có 23 sắc đó là 23 sắc còn lại.

2. Sắc hữu vật (vatthurūpa) là sắc làm nơi nương sanh của tâm, sở hữu tâm, có sắc 6 đó là 5 sắc thanh triệt, 1 sắc ý vật.
Sắc vô vật (avatthurūpa) là sắc không làm nơi nương sanh của tâm, sở hữu tâm, có 22 sắc đó là 22 sắc còn lại.

3. Sắc môn (dvārarūpa) là sắc làm nhân sanh của lộ ngũ môn và thân nghiệp, khẩu nghiệp, có 7 sắc đó là 5 sắc thanh triệt, 2 sắc biểu tri.
Sắc phi môn (advārarūpa) là sắc không làm nhân sanh của lộ ngũ môn và thân nghiệp, khẩu nghiệp, có sắc 21 đó là 21 sắc còn lại.

4. Sắc quyền (indriyarūpa) là sắc quyền thế, là pháp cai quản trong sự thấy v.v…, có 8 đó là 5 sắc thanh triệt, 2 sắc tính, 1 sắc mạng quyền.
Sắc phi quyền (anindriyarūpa) là sắc không có quyền thế, không là pháp cai quản trong sự thấy v.v…, có 20 sắc đó là 20 sắc còn lại.

5. Sắc thô (oḷārikarūpa) nghĩa là sắc hiện bày rõ, có 12 sắc đó là 5 sắc thanh triệt, 7 sắc cảnh giới.
Sắc tế (sukhumarūpa) nghĩa là sắc không hiện bày rõ ràng, có 16 sắc đó là 16 sắc còn lại.

6. Sắc cận (santikerūpa) là sắc gần nghĩa là sắc dễ biết, có 12 sắc đó là 5 sắc thanh triệt, 7 sắc cảnh giới.
Sắc viễn (dūrerūpa) là sắc xa nghĩa là sắc khó biết, có 16 sắc đó là 16 sắc còn lại.

7. Sắc hữu đối chiếu (sappaṭigharūpa) là sắc đối chiếu nhau đặng, có 12 sắc là 5 sắc thanh triệt, 7 sắc cảnh giới.
Sắc vô đối chiếu (appaṭigharūpa) là sắc không đối chiếu nhau đặng, có 16 sắc đó là 16 sắc còn lại.

8. Sắc thủ (upādinnarūpa) là sắc sanh từ nghiệp bất thiện và nghiệp thiện hiệp thế, có 18 sắc là 18 sắc nghiệp.
Sắc phi thủ (anupādinnarūpa) là sắc mà không sanh từ nghiệp bất thiện và nghiệp thiện hiệp thế, có 40 sắc là 15 sắc tâm, 13 sắc quí tiết, 12 sắc vật thực.

9. Sắc hữu kiến (sanidassanarūpa) là sắc thấy bằng mắt được, có 1 đó là sắc cảnh sắc.
Sắc vô kiến (anidassanarūpa) là sắc không thấy được bằng mắt, có 27 sắc đó là 27 sắc còn lại.

10. Sắc thâu cảnh (gocaraggāhakarūpa) là sắc bắt cảnh ngũ, có 5 là 5 sắc thanh triệt.
Sắc bất thâu cảnh (agocaraggāhakarūpa) là sắc không bắt cảnh ngũ được, có 23 sắc là 23 sắc còn lại.

11. Sắc bất ly (avinibbhogarūpa) là sắc không lìa nhau có 8 sắc là 4 sắc tứ đại, 1 sắc cảnh sắc, 1 sắc cảnh khí, 1 sắc cảnh vị, 1 sắc vật thực nội.
Sắc hữu ly (vinibbhogarūpa) là sắc lìa nhau được, có 20 là 20 sắc còn lại.

Giải Thích 11 Đôi Sắc Theo Thứ Tự

  • Đôi thứ nhất là sắc nội và sắc ngoại.

Sắc nội ở đây không phải lấy với ý nghĩa là sắc sanh bên trong thân thể mà với ý nghĩa là lợi ích, bởi vì 5 sắc thanh triệt này có lợi ích cho nhiều chúng sanh. Thân thể của chúng sanh nếu không có 5 sắc thanh triệt thì không thể làm gì được, và không khác gì với khúc gỗ hay búp bế. Do đó, 5 sắc thanh triệt này là sắc có nhiều lợi ích cũng gọi là sắc nội (ajhattatikarūpa), tức sắc bên trong, ví như người có lợi ích giúp được nhiều việc, ta cũng gọi những người đó là người bên trong như thế.

23 sắc pháp còn lại gọi là sắc ngoại (bahirarūpa) sắc bên ngoài, không quan trọng trong thân thể bằng sắc thanh triệt, do đó cũng đặt tên là sắc ngoại cũng giống như người bên ngoài không giúp được nhiều việc so với người bên trong.

  • Đôi thứ hai là sắc hữu vật và sắc vô vật.

Lẽ thường tâm, sở hữu tâm sanh được ở cõi ngũ uẩn phải nhờ nơi nương sanh. Nếu không như thế thì tâm và sở hữu không thể sanh được, và nơi nương sanh của tâm, sở hữu tâm đó là 5 sắc thanh triệt, 1 sắc ý vật. Do đó, tất cả 6 sắc này cũng gọi là sắc hữu vật (vatthurūpa). Nếu dùng phép ẩn dụ thì ví như một người thường đi đường hàng không cần phải nương máy bay đưa đi mới đi đến nơi được. Câu này như thế nào thì sắc hữu vật cũng diễn tiến như thế ấy.

22 sắc còn lại không phải là nơi nương của tâm và sở hữu nên gọi là sắc vô vật (avatthurūpa).

  • Đôi thứ ba là sắc môn và sắc phi môn.

Sự phát sanh của lộ tâm hay sự phát sanh của thân nghiệp, khẩu nghiệp cũng cần phải nương một trong những sắc môn làm nhân, nghĩa là sự phát sanh của lộ ngũ môn phải có 5 sắc thanh triệt làm nhân sanh. Do đó, 5 sắc thanh triệt này cũng gọi là “uppattidvāra” nghĩa là sắc làm nhân sanh của lộ ngũ môn.

Còn sự sanh của những hành động khác nhau là thiện hạnh hay ác hạnh cũng vậy, nếu không có thân biểu tri thì phần nhiều những hành động đó không phát sanh được. Và việc thực hiện những lời nói khác nhau là thiện hạnh hay ác hạnh được phát sanh do nương khẩu biểu tri, nếu không có khẩu biểu tri thì những lời nói cũng không phát sanh được. Do đó, 2 sắc biểu tri này gọi là nghiệp môn “kammadvāra” có nghĩa là sắc làm nhân cho sanh thân nghiệp và khẩu nghiệp.

21 sắc còn lại không phải là sắc làm nhân sanh cho thân nghiệp, khẩu nghiệp, do đó gọi là sắc phi môn.

  • Đôi thứ tư là sắc quyền và sắc phi quyền.

Sự thấy được phát sanh phải nương nhãn thanh triệt tức sắc quyền thế, cai quản, nếu thiếu nhãn thanh triệt thì sự thấy không phát sanh được.

Lại nữa, sự thấy này rõ hay không rõ, thấy gần hay thấy xa cũng tùy vào nhãn thanh triệt. Nếu nhãn thanh triệt tốt, có năng lực nhiều thì thấy được vật rõ ràng, thấy xa, đồ vật nhỏ, ít cũng có thể thấy được. Do đó, nhãn thanh triệt gọi là quyền trong tất cả sự thấy, nên gọi là sắc quyền (indriyarūpa).

Nhĩ thanh triệt, tỷ thanh triệt, thiệt thanh triệt, thân thanh triệt cũng diễn tiến như thế.

Sắc nữ tính là sắc quyền (thế), là sắc cai quản trong thân thể người nữ.

Sắc nam tính là sắc quyền (thế), là sắc cai quản trong thân thể người nam.

Bởi vì, thân thể và chi phần cơ thể của tất cả chúng sanh phát sanh theo 2 sắc tính này. Nếu chúng sanh nào trong sát-na sanh đầu tiên có sắc nữ tính đồng sanh thì thân thể và chi phần của chúng sanh ấy sau đó cũng diễn tiến theo sắc nữ tính. Còn nếu chúng sanh nào vào sát-na sanh đầu tiên có sắc nam tính đồng sanh thì thân thể và chi phần của chúng sanh đó cũng diễn tiến theo sắc nam tính. Do đó, 2 sắc tính này gọi là sắc quyền.

Sắc mạng là sắc quyền (thế), là sắc cai quản trong cách gìn giữ sắc nghiệp đồng sanh với mình trụ được cho đến 51 sát-na tiểu. Nhưng sự sanh của sắc nghiệp ấy, không sanh đặng do nương sắc mạng làm cho sanh, mà sanh đặng do nương nghiệp quá khứ, tiếp khi sắc nghiệp đã hiện bày thì sắc mạng cũng làm nhiệm vụ gìn giữ sắc sanh đó, thay thế nghiệp quá khứ lập tức. Do đó, sắc mạng này cũng là sắc quyền (thế), là sắc cai quản trong sự gìn giữ sắc nghiệp, nên gọi là sắc quyền (indriyarūpa).

20 sắc còn lại không có quyền (thế) hay cai quản trong các phận sự nào, nên gọi là sắc phi quyền (anindriyarūpa).

  • Đôi thứ năm là sắc thô và sắc tế.

5 sắc thanh triệt và 7 sắc cảnh giới gom thành 12 sắc, gọi là sắc thô. Nhưng cụm từ ‘sắc thô’ ở đây không mang ý nghĩa là sự thô ráp của sắc, mà có nghĩa là hiện bày rõ, tức là những sắc này hiện bày rất rõ khi đã quán xét bằng trí tuệ, nên gọi là sắc thô (oḷārikarūpa).

16 sắc còn lại không hiện bày rõ khi quán xét bằng trí tuệ, nên gọi là sắc tế (sukhumarūpa).

  • Đôi thứ sáu là sắc cận và sắc viễn.

5 sắc thanh triệt, 7 sắc cảnh giới gom thành 12 sắc cũng dễ biết khi quán xét bằng trí tuệ, nên gọi là sắc cận (santikerūpa).

16 sắc còn lại thì khó biết khi quán xét bằng trí tuệ, nên gọi là sắc viễn (dūrerūpa).

  • Đôi thứ bảy là sắc hữu đối chiếu và sắc vô đối chiếu.

5 sắc thanh triệt, 7 sắc cảnh giới gom thành 12 sắc là sắc đối chiếu nhau đặng theo thực tính. Như là nhãn thanh triệt với cảnh sắc là trạng thái đối chiếu nhau, nhĩ thanh triệt với cảnh thinh là trạng thái đối chiếu nhau, tỷ thanh triệt với cảnh khí là trạng thái đối chiếu nhau, thiệt thanh triệt với cảnh vị là trạng thái đối chiếu nhau, thân thanh triệt với cảnh xúc là trạng thái đối chiếu nhau. Do đó, những sắc này gọi là sắc hữu đối chiếu (sappaṭigharūpa).

16 sắc còn lại là sắc không đối chiếu nhau theo thực tính. Do dó, 16 sắc này gọi là sắc vô đối chiếu (appaṭigharūpa).

  • Đôi thứ tám là sắc thủ và sắc phi thủ.

18 sắc nghiệp gọi là sắc thủ, vì là quả sanh từ nghiệp bất thiện hay nghiệp thiện hiệp thế có ái và tà kiến dính mắc làm thành cảnh. Do đó, 18 sắc nghiệp này gọi là sắc thủ (upādinnarūpa).

Còn 15 sắc tâm, 13 sắc quí tiết, 12 sắc vật thực không phải là quả sanh từ nghiệp bất thiện hay nghiệp thiện hiệp thế, mà là quả sanh từ tâm, quí tiết, vật thực. Do đó, những sắc này gọi là sắc phi thủ (anupādinnarūpa).

  • Đôi thứ chín là sắc hữu kiến và sắc vô kiến.

Cảnh sắc chỉ là các màu, là sắc thấy được bằng mắt, cho nên gọi là sắc hữu kiến (sanidassanarūpa).

27 sắc còn lại không phải là sắc thấy được bằng mắt, cho nên gọi là sắc vô kiến (anidassanarūpa).

  • Đôi thứ mười là sắc thâu cảnh và sắc bất thâu cảnh.

5 sắc thanh triệt gọi là sắc thâu cảnh, vì là sắc bắt cảnh ngũ như là nhãn thanh triệt bắt cảnh sắc làm duyên cho phát sanh thấy, nhĩ thanh triệt bắt cảnh thinh làm duyên cho phát sanh nghe, tỷ thanh triệt bắt cảnh khí làm duyên cho phát sanh biết mùi (ngửi), thiệt thanh triệt bắt cảnh vị làm duyên cho phát sanh biết vị (nếm), thân thanh triệt bắt cảnh xúc làm duyên cho phát sanh biết cảnh đụng chạm (xúc).

Trong tất cả 5 sắc thâu cảnh chia thành 2 loại là:
a. Asampattagocaraggāhakarūpa nghĩa là bắt cảnh không đụng (khỏi chạm) đó là nhãn thanh triệt, nhĩ thanh triệt.
b. Sampattagocaraggāhakarūpa nghĩa là bắt cảnh đã (chạm) đó là tỷ thanh triệt, thiệt thanh triệt, thân thanh triệt.

Nghĩa là nhãn thanh triệt chỉ bắt cảnh sắc chưa đụng (khỏi chạm). Nếu cảnh sắc đó đã tới (chạm) thì nhãn thanh triệt cũng không thể bắt cảnh sắc được, tức là không thấy. Như khi ta đưa tay lên trước mặt ở khoảng cách thích hợp thì mắt có thể thấy tay được, nhưng nếu ta lấy tay đưa chạm vào con mắt thì ta cũng không thể thấy tay được nữa.

Nhĩ thanh triệt cũng giống như thế, chỉ nhận bắt cảnh thinh chưa chạm (khỏi chạm). Nếu âm thanh đã vào đến bên trong lỗ tai thì nhĩ thanh triệt cũng không thể bắt cảnh đó được, nghĩa là không nghe. Cái nghe không phải là âm thanh vào đến nhĩ thanh triệt mà là âm thanh phải ở khoảng cánh thích hợp cho sự nghe. Do đó, nhãn thanh triệt và nhĩ thanh triệt gọi là asampattagoraggāhakarūpa.

Còn tỷ thanh triệt, thiệt thanh triệt, thân thanh triệt phải bắt cảnh đã đến (chạm), nếu cảnh đó chưa chạm đến thì không thể bắt được, như tỷ thanh triệt bắt cảnh khí đã đến thì biết mùi, nếu cảnh khí hay các mùi chưa chạm đến tỷ thanh triệt thì không thể biết mùi.

Thiệt thanh triệt phải bắt cảnh vị đã (chạm) biết được vị, nếu cảnh vị chưa chạm đến thiệt thanh triệt thì không thể biết các vị.

Thân thanh triệt bắt cảnh xúc đã (chạm) biết được cảm giác lạnh, nóng, cứng mềm, chùng, căng. Nếu cảnh xúc đó chưa xúc chạm vào thân thanh triệt thì cũng không thể biết được cảm giác lạnh, nóng, cứng, mềm, chùng, căng. Do đó, cả 3 sắc thanh triệt này gọi là sampattagoraggāhakarūpa.

23 thứ sắc còn lại gọi là sắc bất thâu cảnh, bởi vì không thể bắt cảnh.

  • Đôi thứ mười một là sắc bất ly và sắc hữu ly

4 sắc tứ đại, sắc cảnh sắc, sắc cảnh khí, sắc cảnh vị, sắc vật thực gom thành 8 sắc, gọi là sắc bất ly (avinibbhogarūpa), bởi vì 8 sắc này không thể tách rời nhau, chúng luôn sanh cùng nhau. Dù trong sắc nhỏ nhất như một hạt paramānū[13] cũng phải có 8 sắc bất ly này. Nghĩa là trong tất cả sắc pháp trên thế gian này không thể thiếu 8 sắc bất ly, ít nhất cũng phải luôn phối hợp với 8 sắc này.

20 sắc còn lại đó, là sắc tách rời nhau mà phát sanh ra đặng, cả 20 sắc ấy không sanh cùng nhau, chỉ là đồng sanh trong bọn, nhóm riêng của mình. Do đó, 20 sắc này gọi là sắc hữu ly (vinibbhogarūpa), cho dù sắc hữu ly sanh rời nhau, nhưng phải luôn sanh cùng có với sắc bất ly.

 

Nhóm Thứ Ba

Rūpasamuṭṭhānanāya – Nhân Sanh Sắc Pháp

Pháp làm nhân cho sắc pháp phát sanh có bốn là:

Nghiệp – tâm – quí tiết – vật thực.

1. ‘Nghiệp’ là hành vi liên quan thân, khẩu, ý vừa có thiện, vừa có bất thiện đã tạo ở những kiếp quá khứ hay kiếp hiện tại, đó là 25 nghiệp, tức sở hữu tư phối hợp với 12 tâm bất thiện, 8 tâm đại thiện, 5 tâm thiện sắc giới, gom thành 25 nghiệp, làm cho sắc nghiệp phát sanh cho tất cả chúng sanh trong mỗi sát-na tâm tính từ tâm tái tục trở về sau.

2. ‘Tâm’ đó là 75 tâm (trừ 10 tâm ngũ song thức, 4 tâm quả vô sắc, tâm tái tục của tất cả chúng sanh, tâm tử của bậc A-la-hán). 52 sở hữu trong kiếp hiện tại, làm cho sắc tâm phát sanh trong tất cả chúng sanh ở mỗi sát-na sanh tiểu của tâm tính từ hữu phần đầu tiên ngay sau tâm tái tục.

3. ‘Quí tiết’ đó là sītatejo (lửa lạnh) và uṇhatejo (lửa nóng) bên trong và bên ngoài chúng sanh làm cho sắc quí tiết phát sanh. Lửa lạnh và lửa nóng bên trong chúng sanh làm duyên cho sắc phát sanh ở mỗi sát-na tâm, tính từ sát-na trụ của tâm tái tục tiếp sau. Còn lửa lạnh và lửa nóng bên ngoài chúng sanh, khi nào đã hiện bày phát sanh hoàn toàn thì khi ấy làm cho sắc quí tiết phát sanh hoài hoài không gián đoạn.

4. ‘Vật thực’ đó là chất dinh dưỡng ở trong các loại vật thực làm cho sắc vật thực phát sanh trong tất cả chúng sanh ở mỗi sát-na tâm, tính từ sắc dinh dưỡng của vật thực đó trải đi trong thân thể của tất cả chúng sanh đã thành tựu. 

Giải thích bốn sở sanh[14] làm duyêncho sắc pháp sanh.

1. Nghiệp sở sanh– sanh từ nghiệp (kammasamuṭṭhāna) có tất cả 33 loại nghiệp là 12 nghiệp bất thiện, 21 nghiệp thiện, gom thành 33 nhưng trong nghiệp sở sanh chỉ lấy 25, trừ 4 nghiệp thiện vô sắc, 4 nghiệp thiện siêu thế gom thành 8 nghiệp. Trừ đi 8 nghiệp này bởi vì những nghiệp thiện này không làm cho sắc phát sanh, tức 4 nghiệp vô sắc phát sanh do nương tu tiến đề mục vô sắc, rūpavirāgabhāvanā nghĩa là không có sự hân hoan trong sắc. Do đó, chính bởi mãnh lực rūpavirāgabhāvanā không làm duyên cho sắc nghiệp sanh.

Còn trong 4 nghiệp thiện siêu thế là nghiệp phát sanh do nương tu tiến đề mục thấy tam tướng trong danh sắc năm uẩn, đó là nghiệp đoạn trừ sanh hữu, và sắc nghiệp ấy cũng đã là hữu và sự sống. Do đó, nghiệp thiện siêu thế không làm duyên cho sắc nghiệp sanh.

2. Tâm sở sanh – sanh từ tâm (cittasamuṭṭhāna) tất cả tâm có 89 tâm, nhưng tâm làm sở sanh này chỉ lấy 75 tâm trừ 14 tâm, đó là 10 tâm ngũ song thức, 4 tâm quả vô sắc và tâm tái tục của tất cả chúng sanh, tâm tử của bậc A-la-hán.

Sự loại trừ 14 tâm này cũng bởi vì 10 tâm ngũ song thức đó có mãnh lực yếu, không thể làm duyên cho sắc tâm phát sanh. Còn 4 tâm quả vô sắc là quả sanh từ nghiệp thiện vô sắc và cũng là cõi vô sắc đã không có sắc. Do đó, cũng không thể làm cho sắc tâm phát sanh được.

Còn tâm tái tục của tất cả chúng sanh và tâm tử của bậc A-la-hán không có nêu ra tâm riêng biệt cụ thể, nghĩa là lấy sát-na làm nhiệm vụ tái tục và tử mà thôi. Nghĩa là tâm làm nhiệm vụ tái tục có 19 tâm là 2 tâm thẩm tấn câu hành xả, 8 tâm đại quả, 5 tâm quả sắc giới, 4 tâm quả vô sắc giới. 4 tâm quả vô sắc giới đã giải thích ở phần trên, 15 tâm tái tục còn lại đó trong sát-na sanh đầu tiên của kiếp sống mới, có mãnh lực yếu không thể làm cho sắc tâm phát sanh được. Còn tâm tử của bậc A-la-hán có 13 tâm là 4 tâm đại quả tương ưng trí, 5 tâm quả sắc giới, 4 tâm quả vô sắc giới, trong 13 tâm đó, 4 tâm quả vô sắc giới có phần giống nhau với cách giải thích ở trên, còn 9 tâm tử còn lại là tâm tử của bậc A-la-hán đã xa lìa phiền não hoàn toàn, do đó không trợ cho sắc tâm phát sanh. 9 tâm này nếu làm sự tử cho những người ngoài ra bậc A-la-hán thì có thể làm duyên cho sắc tâm phát sanh.

Hơn nữa, 75 tâm trợ cho sắc tâm được phát sanh chỉ đúng vào sát-na sanh của nó, còn sát-na trụ và diệt không thể trợ cho sắc tâm phát sanh. Bởi vì, lẽ thường tất cả danh pháp chỉ có mãnh lực đúng vào sát-na sanh, khi đến sát-na trụ và diệt thì đã yếu dần. Do đó, 75 tâm này chỉ làm duyên cho sắc tâm phát sanh ngay vào sát-na sanh của mình mà thôi.

3. Quí tiết sở sanh – sanh từ quí tiết (utusamuṭṭhāna) phần giải thích trong quí tiết sở sanh này đã trình bày rõ ràng ở phần trên, nên không trình bày lại nữa.

4. Vật thực sở sanh – sanh từ vật thực (āhārasamuṭṭhāna), sắc dinh dưỡng làm cho sắc vật thực phát sanh, không phải chỉ riêng dinh dưỡng ở trong các loại vật thực. Dù trong các loại thuốc như các loại vitamin cũng có dinh dưỡng bên trong giống nhau. Do đó, khi sử dụng như uống, bôi da, hay chích cũng làm cho sắc vật thực phát sanh cho người đó giống như thế, và vật thực này ở bên trong lẫn bên ngoài chúng sanh gọi là ajjhattaojā (dinh dưỡng nội) và bahiddhaojā (dinh dưỡng ngoại).

Phần dinh dưỡng trình bày ở trên là dinh dưỡng ngoại. Còn dinh dưỡng nội đó là dinh dưỡng sanh từ nghiệp (kammjaojā) và dinh dưỡng sanh từ quí tiết (utuojā) sanh trong sắc thân của tất cả chúng sanh. Trong 2 loại dinh dưỡng này, dinh dưỡng nội làm nhiệm vụ ủng hộ thúc đẩy cho sắc vật thực phát sanh gọi là upathammbhakasatti, còn dinh dưỡng ngoại làm nhiệm vụ cho sắc vật thực phát sanh trực tiếp gọi là janakasatti. Trong 2 loại dinh dưỡng nội, là dinh dưỡng sanh từ nghiệp và dinh dưỡng sanh từ quí tiết, thì dinh dưỡng sanh từ nghiệp rất quan trọng trong phận sự giúp thúc đẩy cho sắc vật thực sanh nhiều hơn loại dinh dưỡng sanh từ quí tiết.

Trong chú giải của bộ Visuddhimagga có trình bày rằng: Trong cõi nhân loại, người đã ăn vật thực đầy đủ một lần sẽ gìn giữ sắc thân của người đó ở bên trong sống được 7 ngày mà không cần ăn uống gì nữa. Còn trong cõi chư thiên, có loại vật thực chư thiên dụng nạp một lần có thể gìn giữ, duy trì sắc thân một tháng, hai tháng mà không cần dùng nữa. Cũng thế, được như vậy bởi vì dinh dưỡng trong vật thực ăn vào hòa với kammajaojā (dinh dưỡng sanh từ nghiệp) ở trong sắc thân, rồi làm cho sắc vật thực phát sanh suốt bảy ngày trong cõi nhân loại, và sanh suốt một tháng, hai tháng trong cõi chư thiên. Còn thai nhi ở trong bụng mẹ thì khi người mẹ dùng vật thực trong hai tuần hay ba tuần, dinh dưỡng lan rộng ra ngấm vào sắc thân thai nhi vẫn là abbuda (đục như nước rửa thịt) hay pesi (cục thịt mềm) rồi trợ cho sắc vật thực phát sanh cho thai nhi đó.

Trong chú giải mūlapaṇṇāsa trình bày rằng: lẽ thường các loại vật thực khi vào trong miệng của người ăn làm cho āhārajasuddhaṭṭhakakalāpa (bọn vật thực bát thuần) phát sanh, khi nhai và nuốt vào rồi thì dinh dưỡng trong miếng vật thực đó làm cho bọn vật thực bát thuần phát sanh. Điều này trình bày cho thấy rằng sắc vật thực mà sanh trong sắc thân của chúng sanh hẳn sanh suốt thời gian liên tiếp nhau không gián đoạn cho đến chấm dứt mạng sống. 

Trình bày số lượng sắc mà sanh từ bốn sở sanh

Aṭṭhārasa pannarasa                  terasa dvādasāti ca
Kammacittotukāhāra                  jāni honti yathākkamaṃ
Jāyamānādirūpānaṃ                  sabhāvattā hi kevalaṃ
lakkhaṇāni na jāyanti                kehicīti pakāsitaṃ

1. Sắc sanh từ nghiệp, tâm, quí tiết, vật thực, có số lượng theo thứ tự sau đây: sắc nghiệp có 18 sắc, sắc tâm có 15 sắc, sắc quí tiết có 13 sắc, sắc vật thực có 12 sắc.

2. Còn sắc tứ tướng, đức Phật thuyết rằng, phát sanh không do nương một sở sanh nào, bởi vì sắc tứ tướng này là trạng thái của bọn sắc đang phát sanh … mà thôi, không có sở sanh riêng biệt.

Sắc nghiệp là sắc sanh từ nghiệp có 18 sắc là: 5 sắc thanh triệt, 2 sắc tính, 1 sắc ý vật, 1 sắc mạng, 8 sắc bất ly, 1 sắc giao giới, gom thành 18 sắc.

 

Chia Mười Tám Sắc Nghiệp Theo Nhất Định Và Bất Định

5 sắc thanh triệt, 2 sắc tính, 1 sắc ý vật, 1 sắc mạng quyền. Gom thành 9 sắc sanh từ nghiệp, là sở sanh nhất định (ekantakammajarūpa).

8 sắc bất ly, 1 sắc giao giới. Gom thành 9 sắc sanh từ nghiệp, là sở sanh bất định (anekantakammajarūpa).

Có nghĩa là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, thực tính nam, thực tính nữ, ý vật, mạng quyền chỉ sanh riêng biệt trong sắc thân của chúng sanh mà thôi, bởi vì những sắc này chỉ sanh từ nghiệp bất thiện và nghiệp thiện hiệp thế. Còn 9 sắc còn lại sanh trong sắc thân của chúng sanh, hay sanh trong loài vô mạng căn cũng được, bởi vì là sắc sanh từ sở sanh khác.

Sắc tâm là sắc sanh từ tâm, có 15 thứ sắc: 2 sắc biểu tri, 1 sắc cảnh thinh, 3 sắc kì dị, 8 sắc bất ly, 1 sắc giao giới, gom thành 15 sắc tâm.

Chia Mười Lăm Sắc Tâm Theo Nhất Định Và Bất Định

2 sắc biểu tri sanh từ tâm, là sở sanh nhất định (ekantacittajarūpa), còn 13 sắc ngoài ra như sắc cảnh thinh v.v… sanh từ tâm, là sở sanh bất định (anekantacittajarūpa).

Có nghĩa là sự chuyển động của sắc thân hay lời nói, cả hai điều này chỉ sanh trong vật có mạng sống (có mạng quyền), bởi vì là sắc phát sanh do nương tâm và sở hữu.

Còn 13 sắc ngoài ra không chỉ sanh từ tâm làm sở sanh, mà còn sanh từ quí tiết, hay sanh từ vật thực, như âm thanh nếu là âm thanh người nói hay âm thanh của tất cả vật phát sanh ra có 2 sở sanh là cittasamuṭṭhāna (tâm sở sanh) và utusamuṭṭhāna (quí tiết sở sanh), nếu là âm thanh sấm chớp, gió thổi, nước chảy, âm thanh xe cộ, cái chuông … chỉ sanh từ utusamuṭṭhāna (sanh từ quí tiết).

Sự nhẹ nhàng của thân, sự mềm mại của thân và sự thích hợp với công việc của thân trong việc làm, cả 3 sắc này sanh từ tâm cũng có, sanh từ quí tiết cũng có, sanh từ vật thực cũng có. Như khi tâm an tịnh, thân thể cũng cảm giác nhẹ nhàng, lưu loát, không trở ngại trong công việc. Hay nếu gặp được cơ hội tốt, dụng nạp vật thực tốt thì sắc thân có cảm giác nhẹ nhàng lưu loát không trở ngại trong công việc như vậy. Cả 3 sắc kì dị này khi sanh thì sanh cùng nhau và chỉ sanh trong vật có sự sống (có mạng quyền) mà thôi.

Còn 8 sắc bất ly và 1 sắc giao giới, gom thành 9 sắc, là sắc sanh từ tâm, là sở sanh bất định, giống như 9 sắc nghiệp bất định.

Sắc quí tiết là sắc sanh từ quí tiết, có 13 thứ sắc: 1 sắc cảnh thinh, 3 sắc kì dị, 8 sắc bất ly, 1 sắc giao giới, gom thành 13 sắc quí tiết.

Trong 13 sắc quí tiết này, sắc chỉ sanh từ quí tiết làm sở sanh không có, nên sắc quí tiết không có nhất định (ekantautujarūpa). Tất cả 13 sắc này là sắc quí tiết bất định (anekantautujarūpa) cả thảy.

Sắc vật thực, là sắc sanh từ vật thực có 12 sắc là: 3 sắc kì dị, 8 sắc bất ly, 1 sắc giao giới gom thành 12 sắc vật thực.

Trong 12 sắc vật thực này, sắc chỉ sanh từ vật thực làm sở sanh không có nên sắc vật thực không có nhất định (ekantaāhārajarūpa). Tất cả 12 sắc này là sắc vật thực bất định (anekantaāhārajarūpa) cả thảy.

Còn sắc tứ tướng không sanh từ một sở sanh nào. Nó chỉ là trạng thái của 18 sắc thành tựu và sanh từ bốn sở sanh mà thôi. Khi 18 sắc thành tựu phát sanh do nương một nhân trong bốn sở sanh, tự trong sắc thành tựu hẳn có sắc tứ tướng cùng hiện bày, tức là sự phát sanh, sự đình trụ, sự diệt mất của những sắc này. Giống như con người ta sanh ra, một người hẳn đã có tứ tướng theo cùng, tức là sự sanh ra, sự lớn lên, sự già đi, và sự chết, nhưng sự sanh, sự lớn lên, sự già, sự chết không phải phát sanh một cách riêng biệt, mà cần phải nương sắc thân của người hoặc chúng sanh sanh lên, đó gọi là sự sanh, khi sắc thân của người hoặc chúng sanh từ từ lớn lên đến hết mức, gọi là sự lớn lên, khi sắc thân của con người hay chúng sanh bắt đầu già, gọi là sự già, và khi con người ta hay chúng sanh chết đi, cũng gọi là sự chết. Nếu không có sắc thân của con người hay chúng sanh hiện bày thì tứ tướng này cũng sẽ không hiện bày. Điều này như thế nào thì sắc thân của con người hay chúng sanh cũng giống với sắc thành tựu mà sanh từ một trong bốn sở sanh nào, là sự sanh, sự lớn lên, sự già, sự chết của con người hay chúng sanh cũng giống như sắc tứ tướng như thế đó. Do vậy, sắc tứ tướng này sanh không do nương một trong bốn sở sanh nào, gọi là nakutocisamuṭṭhānikarūpa.

 

Chia 28 sắc pháp theo số lượng sở sanh

1. Ekasamuṭṭhānikarūpa = sắc sanh từ một sở sanh có 11 sắc là: 5 sắc thanh triệt, 2 sắc tính, 1 sắc ý vật, 1 sắc mạng. 9 sắc này sanh chỉ từ nghiệp làm sở sanh.

2 sắc biểu tri chỉ sanh từ tâm làm sở sanh.

2. Dvisamuṭṭhānikarūpa = sắc sanh từ hai sở sanh có 1 sắc là:

Sắc cảnh thinh sanh từ tâm hay quí tiết làm sở sanh.

3. Tisasamuṭṭhānikarūpa = sắc sanh từ ba sở sanh có 3 sắc là:

3 sắc kì dị sanh từ tâm, quí tiết, vật thực làm sở sanh.

4. Catusamuṭṭhānikarūpa = sắc sanh từ bốn sở sanh có 9 sắc là:

4 sắc tứ đại, 1 sắc cảnh sắc, 1 sắc cảnh khí, 1 sắc cảnh vị, 1 sắc vật thực, 1 sắc giao giới.

9 sắc này sanh từ nghiệp, tâm, quí tiết, vật thực làm sở sanh.

5. Nakutocisamuṭṭhānikarūpa = sắc không sanh từ một sở sanh nào có 4 sắc là 4 sắc tứ tướng.

 

Sự Diễn Tiến Của Sắc Trong Sắc Thân Có Bốn Sở Sanh Ở Trong Sắc Thân

Trong sắc thân của người nhân loại hay tất cả bàng sanh có hình dáng, tướng trạng khác nhau hiện bày ra, trước tiên nương sắc nghiệp làm nền tảng, những sắc khác ủng hộ tạo nên hình dáng, tướng trạng và chi phần cơ thể hiện bày rõ ràng. Nếu không có sắc nghiệp làm nền tảng chịu thì sắc thân của chúng sanh không khác gì cây cối hay khúc cây. Sắc ủng hộ tạo nên hình dáng, tướng trạng và chi phần cơ thể hiện bày rõ ràng đó là 4 loại sắc quí tiết và sắc vật thực.

 

Sắc quí tiết có bốn loại là:

1. Kammapaccayautujarūpa = sắc sanh từ quí tiết có nghiệp làm sở sanh.
2. Cittapaccayautujarūpa = sắc sanh từ quí tiết có tâm làm sở sanh.
3. Utupaccayautujarūpa = sắc sanh từ quí tiết có quí tiết làm sở sanh.
4. Āhārapaccayautujarūpa = sắc sanh từ quí tiết có vật thực làm sở sanh.

Do nhân này, trong sắc thân của nhân loại hay bàng sanh đều có sắc quí tiết bao bọc khắp cả. Vì thế, khi chúng sanh đó chết đi, sắc quí tiết cũng vẫn luôn hiện bày. Còn sắc nghiệp và sắc vật thực chỉ hiện bày được khi chúng sanh vẫn còn mạng sống, khi chúng sanh chết rồi thì 2 sắc này cũng diệt.

Riêng sắc tâm không thể tự mình hiện bày riêng lẻ được, mà cần phải nương nhờ cả ba loại sắc này là sắc nghiệp, sắc quí tiết và sắc vật thực làm chỗ trú khiến cho phát sanh. Có nghĩa là sắc tâm này phải nương sắc thân của chúng sanh, nếu không có sắc thân thì sắc tâm không thể phát sanh.

 

Sắc tâm có bảy loại là:

1. Sắc tâm bình thường nghĩa là sắc tâm diễn tiến cách bình thường như hơi thở ra vào.
2. Sắc tâm liên hệ với cách cười đó là sự cười to, sự cười nhẹ.
3. Sắc tâm liên hệ với cách khóc chính là sự khóc lóc.
4. Sắc tâm liên hệ với sự chuyển động tiểu oai nghi đó là vặn vẹo, xoay người, duỗi tay, quẹo trái, quẹo phải, đi thẳng, quay lại, nháy mắt, mở miệng, nhai v.v…
5. Sắc tâm liên hệ với cách nói như là đọc sách, nói chuyện, hát hò.
6. Sắc tâm liên hệ với 4 đại oai nghi đó là đi, đứng, nằm, ngồi.
7. Sắc tâm liên hệ kềm vững với 4 đại oai nghi đó là sự đi, đứng, nằm, ngồi theo cách bình thường.

Trong số 7 sắc tâm như nói đây, khi nói theo chi pháp thì chính là 15 sắc tâm, nhưng trong 15 sắc tâm này, sắc hiện bày rõ ràng có 10 sắc là: 2 sắc biểu tri, sắc cảnh sắc, sắc cảnh thinh, sắc cảnh xúc, sắc kì dị. Còn 5 sắc ngoài ra là thủy giới, sắc cảnh khí, sắc cảnh vị, sắc vật thực, sắc giao giới không hiện bày.

 

Chia 75 tâm theo sắc tâm có bảy cách

1. Tâm trợ cho sắc tâm cách bình thường phát sanh, đó là tất cả 75 tâm.
2. Tâm trợ cho cách cười phát sanh có 13 tâm là 4 tâm căn tham câu hành hỷ, 1 tâm tiếu sinh, 4 tâm đại thiện câu hành hỷ, 4 tâm đại tố câu hành hỷ.
3. Tâm trợ cho cách khóc phát sanh có 2 tâm, đó là 2 tâm căn sân.
4. Tâm trợ cho sự chuyển động tiểu oai nghi phát sanh có 32 cái là 1 tâm khai ý môn, 29 đổng lực dục giới, 2 tâm thông.
5. Tâm trợ cho cách nói phát sanh có 32 tâm như câu 4.
6. Tâm trợ cho 4 đại oai nghi phát sanh có 32 tâm như câu 4.
7. Tâm kềm vững 4 đại oai nghi có 58 tâm là 1 tâm khai ý môn, 29 tâm đổng lực dục giới, 2 tâm thông, 26 đổng lực kiên cố.

Chú ý: Trong số 58 tâm kềm vững cho 4 đại oai nghi, tính 2 tâm thông riêng biệt nữa, nếu không tính 2 tâm thông thì chỉ còn 56 tâm là 1 tâm khai ý môn, 29 đổng lực dục giới, 26 đổng lực kiên cố. Bởi vì, 2 tâm thông đó đã gom vào trong 26 thứ tâm đổng lực dục giới tức là 1 tâm thiện và 1 tâm tố ngũ thiền sắc giới, nhưng lại tính riêng nữa, bởi vì tâm thiện và tâm tố ngũ thiền sắc giới là loại bình thường, biết đặc biệt cũng được, không biết đặc biệt cũng được, nên tính riêng.

 

Chia bảy cách sắc tâm theo trường hợp của tâm

1. Sắc tâm sanh từ 4 tâm căn tham câu hành hỷ phối hợp với 22 sở hữu, có sáu loại:

a. Sắc tâm cách bình thường.
b. Sắc tâm cách cười.
c. Sắc tâm cách chuyển động tiểu oai nghi.
d. Sắc tâm cách nói.
e. Sắc tâm cách chuyển động đại oai nghi.
f. Sắc tâm cách kềm vững 4 đại oai nghi.

2. Sắc tâm sanh từ 4 tâm căn tham câu hành xả phối hợp với 22 sở hữu, có năm loại:

a. Sắc tâm cách bình thường.
b. Sắc tâm cách chuyển động tiểu oai nghi.
c. Sắc tâm cách nói.
d. Sắc tâm cách đại oai nghi.
e. Sắc tâm cách kềm vững 4 đại oai nghi.

3. Sắc tâm sanh từ 2 tâm căn sân phối hợp với 22 sở hữu, có sáu loại:

a. Sắc tâm cách bình thường.
b. Sắc tâm cách khóc.
c. Sắc tâm cách chuyển động tiểu oai nghi.
d. Sắc tâm cách nói.
e. Sắc tâm cách chuyển động đại oai nghi.
f. Sắc tâm cách kềm vững 4 đại oai nghi.

4. Sắc tâm sanh từ 2 tâm căn si, phối hợp với 16 sở hữu có năm loại:

a. Sắc tâm cách bình thường.
b. Sắc tâm cách chuyển động tiểu oai nghi.
c. Sắc tâm cách nói.
d. Sắc tâm cách chuyển động đại oai nghi.
e. Sắc tâm cách kềm vững 4 đại oai nghi.

5. Không có loại sắc tâm nào sanh từ 10 tâm ngũ song thức phối hợp với 7 sở hữu.

6. Sắc tâm mà sanh từ 2 tâm tiếp thâu, 3 tâm thẩm tấn, 1 tâm khai ngũ môn, phối hợp với 11 sở hữu, có một loại là sắc tâm cách bình thường.

7. Sắc tâm sanh từ 1 tâm khai ý môn phối hợp với 11 sở hữu có năm loại:

a. Sắc tâm cách bình thường.
b. Sắc tâm cách chuyển động tiểu oai nghi.
c. Sắc tâm cách nói.
d. Sắc tâm cách chuyển động đại oai nghi.
e. Sắc tâm cách kềm vững 4 đại oai nghi.

8. Sắc tâm sanh từ 1 tâm tiếu sinh phối hợp với 12  sở hữu, có sáu loại:

a. Sắc tâm bình thường.
b. Sắc tâm cách cười.
c. Sắc tâm cách chuyển động tiểu oai nghi.
d. Sắc tâm cách nói.
e. Sắc tâm cách chuyển động đại oai nghi.
f. Sắc tâm cách kềm vững 4 đại oai nghi.

9. Sắc tâm sanh từ 4 tâm đại thiện câu hành hỷ, 4 tâm đại tố câu hành hỷ, phối hợp với 38 sở hữu có sáu loại:

a. Sắc tâm cách bình thường.
b. Sắc tâm cách cười.
c. Sắc tâm cách chuyển động tiểu oai nghi.
d. Sắc tâm cách nói.
e. Sắc tâm cách chuyển động đại oai nghi.
f. Sắc tâm cách kềm vững 4 đại oai nghi.

10. Sắc tâm sanh từ 4 tâm đại thiện câu hành xả, 4 tâm đại tố câu hành xả, phối hợp với 37 sở hữu có năm loại:

a. Sắc tâm cách bình thường.
b. Sắc tâm cách chuyển động tiểu oai nghi.
c. Sắc tâm cách nói.
d. Sắc tâm cách chuyển động đại oai nghi.
e. Sắc tâm cách kềm vững 4 đại oai nghi.

11. Sắc tâm sanh từ 8 tâm đại quả phối hợp với 33 sở hữu có một loại là sắc tâm cách bình thường.

12. Sắc tâm sanh từ 26 đổng lực dục giới (trừ 2 tâm thông) tức 5 tâm thiện sắc giới, 5 tâm tố sắc giới, 4 tâm thiện vô sắc giới, 4 tâm tố vô sắc giới, 8 tâm siêu thế phối hợp với 38 sở hữu có hai loại là:

a. Sắc tâm cách bình thường.
b. Sắc tâm kềm vững 3 oai nghi (cách đứng, cách ngồi, cách nằm).

13. Sắc tâm sanh từ 5 tâm quả sắc giới phối hợp với 35 sở hữu có một loại là sắc tâm cách bình thường.

14. Không có loại sắc tâm nào sanh từ 4 tâm quả vô sắc phối hợp với 30 sở hữu.

15. Sắc tâm sanh từ 2 tâm thông phối hợp với 30 sở hữu có 5 loại là:

a. Sắc tâm cách bình thường.
b. Sắc tâm cách chuyển động tiểu oai nghi.
c. Sắc tâm cách nói.
d. Sắc tâm cách chuyển động đại oai nghi.
e. Sắc tâm cách kềm vững 4 đại oai nghi.

Chia 13 tâm đổng lực dục giới câu hành hỷ làm cho cách cười phát sanh với 3 hạng người.

1. Hạng phàm phu cười bằng 8 thứ tâm là: 4 tâm căn tham câu hành hỷ, 4 tâm đại thiện câu hành hỷ.

2. Ba bậc thánh hữu học cười bằng 6 thứ tâm là 2 tâm bất tương ưng kiến câu hành hỷ, 4 tâm đại thiện câu hành hỷ.

3. Bậc thánh A-la-hán cười bằng 5 thứ tâm là 1 tâm tiếu sinh, 4 tâm đại tố câu hành hỷ.

 

Nhóm Thứ Tư

Rūpakalāpanāya - Trình Bày Bọn Sắc Pháp

Từ “kalāpa” nghĩa là bọn, chùm, nhóm, do đó từ “rūpakalāpa” cũng có nghĩa là sắc thành bọn, thành nhóm, thành chùm và trong bọn sắc đó phải có trạng thái diễn tiến cùng với nhau, có 3 loại gọi là sahavutti (đồng hành) tức là:

1. Ekuppāda: đồng sanh.
2. Ekanirodha: đồng diệt.
3. Ekanissaya: đồng nương, tức là nương sắc tứ đại mà thôi.

Khi đã có 3 sự diễn tiến cùng nhau như thế, nên gọi là bọn sắc.

Bọn sắc có 23 bọn là: 9 bọn sắc nghiệp, 8 bọn sắc tâm, 4 bọn sắc quí tiết, 2 bọn sắc vật thực. Tổng cộng có 23 bọn.

Như có Pāḷi trình bày:
Kammacittotukāhāra                  samuṭṭhānā yathākkmaṃ
Navaṭṭha caturo dveti                 kalāpā hi tevīsati.

Bọn sắc có nghiệp, tâm, quí tiết, vật thực làm sở sanh, khi nói theo số lượng thực tế có thứ tự như sau: 9 bọn sắc nghiệp, 8 bọn sắc tâm, 4 bọn sắc quí tiết, 2 bọn sắc vật thực. Gom thành 23 bọn.

Trong số 23 bọn sắc này, khi tính số lượng sắc pháp có 23 sắc là trong 28 sắc pháp trừ 1 sắc giao giới, 4 sắc tứ tướng. Còn lại 23 sắc.

Trừ đi sắc giao giới, bởi vì sắc giao giới là sắc xác định ranh giới giữa bọn sắc với bọn sắc, do đó không tính vào chi pháp của bọn sắc.

Còn 4 sắc tứ tướng là loại sắc trạng thái của bọn sắc, do đó không tính vào chi pháp bọn sắc cũng giống như vậy. Như có kệ Pāḷi như sau:

kalāpanaṃ pariccheda              lokkhaṇattā vicakkhaṇā

na kalāpaṅgamiccāhu                ākāsaṃ lakkhaṇāni ca

Một sắc hư không và bốn sắc tứ tướng, tất cả bậc hiền nhân không liệt kê là chi pháp của bọn sắc, bởi vì năm sắc này chỉ là phân chia bọn sắc, và là trạng thái của bọn sắc mà thôi.

Chín Bọn Sắc Nghiệp

1. Cakkhudasakakalāpa (bọn nhãn thập pháp) nghĩa là bọn sắc có sắc nhãn thanh triệt làm chủ, có 10 sắc là 8 sắc bất ly, 1 sắc mạng quyền, 1 sắc nhãn thanh triệt.

2. Sotadasakakalāpa (bọn nhĩ thập pháp) nghĩa là bọn sắc có sắc nhĩ thanh triệt làm chủ, có 10 sắc là 8 sắc bất ly, 1 sắc mạng quyền, 1 sắc nhĩ thanh triệt.

3. Ghānadasakakalāpa (bọn tỷ thập pháp) nghĩa là bọn sắc có sắc tỷ thanh triệt làm chủ, có 10 sắc là 8 sắc bất ly, 1 sắc mạng quyền, 1 sắc tỷ thanh triệt.

4. Jivhādasakakalāpa (bọn thiệt thập pháp) nghĩa là bọn sắc có sắc thiệt thanh triệt làm chủ, có 10 sắc là 8 sắc bất ly, 1 sắc mạng quyền, 1 sắc thiệt thanh triệt.

5. Kāyadasakakalāpa (bọn thân thập pháp) nghĩa là bọn sắc có sắc thân thanh triệt làm chủ, có 10 sắc là 8 sắc bất ly, 1 sắc mạng quyền, 1 sắc thân thanh triệt.

6. Itthibhāvadasakakalāpa (bọn nữ tính thập pháp) nghĩa là bọn sắc có sắc nữ tính làm chủ, có 10 sắc là 8 sắc bất ly, 1 sắc mạng quyền, 1 sắc nữ tính.

7. Purisabhāvadasakakalāpa (bọn nam tính thập pháp) nghĩa là bọn sắc có sắc nam tính làm chủ, có 10 sắc là 8 sắc bất ly, 1 sắc mạng quyền, 1 sắc nam tính.

8. Hadaya vatthudasakakalāpa (bọn ý vật thập pháp) nghĩa là bọn sắc có sắc ý vật làm chủ, có 10 sắc là 8 sắc bất ly, 1 sắc mạng quyền, 1 sắc ý vật.

9. Jīvitanavakakalāpa (bọn mạng quyền cửu pháp) nghĩa là bọn sắc có sắc mạng làm chủ, có 9 sắc là 8 sắc bất ly, 1 sắc mạng quyền.

Giải:

9 bọn sắc nghiệp này là sắc sanh từ nghiệp, chính là 17 sắc nghiệp (trừ sắc giao giới), do đó, 9 bọn sắc nghiệp này chỉ sanh trong chúng sanh có mạng căn mà thôi. Trong một người sanh nhiều lắm là 8 bọn sắc nghiệp, bởi vì bọn sắc nữ tính và bọn sắc nam tính này không thể đồng sanh trong một người được. Nếu là người nữ thì phải loại ra bọn sắc nam tính,nếu là người nam thì phải loại ra bọn sắc nữ tính, do đó chỉ có thể là 8 bọn mà thôi. Đây lấy với ý nghĩa chính là 8 bọn sắc nghiệp chứ không phải lấy với ý nghĩa là ‘kammapaccayautuja-kalāpa-bọn sắc sanh từ quí tiết có nghiệp sở sanh’.Tức là trong 9 bọn sắc nghiệp ấy đều có quí tiết ở bên trong chính là hỏa giới, loại quí tiết này phát sanh do nương nơi nghiệp, do đó gọi là sắc nghiệp. Còn sắc sanh từ quí tiết ở trong những bọn sắc nghiệp này, không phải đúng là sắc nghiệp gọi là kammapaccayautujarūpa. Do đó, những chi phần cơ thể hiện hữu trong thân thể chúng sanh như là tóc, lông, răng, móng, da, tay, chân v.v… đều có sắc quí tiết cả thảy, tức có kammapaccayautujarūpa, cittapaccayautujarūpa, utupaccayautujarūpa, āhārapaccayautujarūpa, nhưng có kammapaccayautujarūpa làm chủ, 3 sắc quí tiết còn lại kết hợp biết được rõ ràng khi chúng sanh chết đi. Bởi vì, theo lẽ thường tất cả chúng sanh khi đã chết thì sắc nghiệp, sắc tâm, sắc vật thực diệt đi không còn dư sót, chỉ còn có sắc quí tiết mà thôi, chính sắc quí tiết còn lại là bốn loại sắc quí tiết như đã nêu. Như vậy, cũng có thể nói rằng trong một người có nhiều lắm là 8 bọn sắc nghiệp.

 

Chia chín bọn sắc nghiệp theo 3 phần thân thể

Trong sắc thân của mỗi người đều được chia thành ba phần là:

1. Uparimakāya  là phần thân trên tính tình đầu đến cổ.

2. Majjhimakāya là phần thân giữa tính từ cổ xuống rốn.

3. Heṭṭhimakāya là phần thân dưới tính từ rốn xuống chân.

- Trong phần thân trên, có 7 bọn sắc nghiệp sanh là:

1. Bọn nhãn, 2. bọn nhĩ, 3. bọn tỷ, 4. bọn thiệt, 5. bọn thân, 6. bọn sắc tính, 7. bọn mạng quyền.

- Trong phần thân giữa, có 4 bọn sắc nghiệp sanh là:

1. Bọn thân, 2. bọn sắc tính, 3. bọn ý vật, 4. bọn mạng quyền.

- Trong phần thân dưới, có 3 bọn sắc nghiệp sanh là:

1. Bọn thân, 2. bọn sắc tính, 3. bọn mạng quyền.

 

Tám Bọn Sắc Tâm

Bọn gốc (mūlakalāpa)

1. Suddhaṭṭhakakalāpa (bọn bát thuần) nghĩa là bọn sắc có thuần 8 sắc đó là 8 sắc bất ly.

2. Saddanavakakalāpa (bọn thinh cửu) nghĩa là bọn sắc có 9 sắc đó là 8 sắc bất ly, 1 sắc cảnh thinh.

3. Kāyaviññattinavakakalāpa (bọn thân biểu tri cửu pháp) nghĩa là bọn sắc có 9 sắc đó là 8 sắc bất ly, 1 sắc thân biểu tri.

4. Vacīviññattisaddadasakakalāpa (bọn khẩu thinh biểu tri thập pháp) nghĩa là bọn sắc có 10 thứ sắc đó là 8 sắc bất ly, 1 sắc khẩu biểu tri, 1 sắc cảnh thinh.

Bọn ngọn (mūlikalāpa).

5. Lahutādiekādasakakalāpa (bọn kì dị) nghĩa là bọn sắc có 11 sắc đó là 8 sắc bất ly, 3 sắc kì dị.

6. Saddalahutādidvādasakakalāpa (bọn thinh kì dị) nghĩa là bọn sắc có 12 sắc đó là 8 sắc bất ly, 3 sắc kì dị, 1 sắc cảnh thinh.

7. Kāyaviññattilahutādidvādasakakalāpa (bọn thân biểu tri kì dị) nghĩa là bọn sắc có 12 sắc là 8 sắc bất ly, 1 sắc thân biểu tri, 3 sắc kì dị.

8. Vacīviññattisaddalahutāditerasakakalāpa (bọn khẩu thinh kì dị) nghĩa là bọn sắc có 13 sắc là 8 sắc bất ly, 1 sắc khẩu biểu tri, 1 sắc cảnh thinh, 3 sắc kì dị.

Giải:

8 bọn sắc tâm này trình bày theo chú giải Visuddhimagga.

Còn trong Abhidhammatthasaṅgaha (Diệu pháp lý hợp) chỉ trình bày 6 bọn, tức trừ đi bọn thinh cửu và bọn thinh kì dị. 8 bọn sắc tâm này là 14 sắc tâm (trừ sắc giao giới). Do đó bọn sắc tâm này chỉ sanh trong loài vật có mạng căn mà thôi.

Trong 8 bọn sắc tâm:

1. Suddhaṭṭhakakalāpa (bọn bát thuần) phát sanh khi không liên hệ với sự lay động, sự nói, hay có một âm thanh nào hiện bày ra và sanh khi tâm mệt mỏi hay không mạnh mẽ. Đó là biểu hiện hơi thở ra vào có trạng thái phồng lên, xẹp xuống ở bụng khi buồn bã, giận dữ thì đỏ mặt tía tai, khi sợ hãi, thì có trạng thái rùng mình v.v…

Bọn bát thuần này khi 3 sắc kì dị sanh cùng gọi là lahutādiekādasakakalāpa (bọn kì dị) phát sanh khi tâm thoải mái, mạnh mẽ đó là biểu hiện hơi thở ra vào khi vui vẻ có trạng thái biểu hiện mặt mày hân hoan, khi pháp hỷ phát sanh có trạng thái rùng mình v.v…

2. Saddanavakakalāpa (bọn thinh cửu) sanh trong khi có âm thanh hiện bày mà không có liên hệ với sự nói và sanh trong khi tâm yếu, lui sụt, không mạnh mẽ, đó là âm thanh sanh từ hơi thở ra vào, hắt xì hơi, ợ, ngáp, âm thanh ngủ mớ không biết chuyện gì.

Bọn thinh cửu này khi có 3 sắc kì dị sanh cùng cũng gọi là saddalahutādidavā-dasakakalāpa (bọn thinh kì dị) và sanh khi tâm thoải mái, mạnh mẽ đó là loại âm thanh giống như bọn thinh cửu nhưng âm thanh đó hân hoan hơn, và âm thanh ngủ mơ biết chuyện gì.

3. Kāyaviññattinavakakalāpa (bọn thân biểu tri) sanh khi lay chuyển thân thể không tự nhiên bình thường tức là khi tâm yếu mềm, không cứng rắn đó là sự đi, đứng, nằm, ngồi, co tay, giơ tay, quẹo trái, quẹo phải, đi thẳng, quay lại v.v…

Bọn thân biểu tri khi có 3 sắc kì dị sanh cùng gọi là kāyaviññattilahutādidavā-dasakakalāpa (bọn thân biểu tri kì dị) và sanh khi tâm thoải mái, cứng rắn đó là cách đi đứng nằm ngồi không trở ngại, thoải mái, thuận tiện

4. Vacīviññattisaddadasakakalāpa (bọn khẩu thinh biểu tri) sanh khi nói, đọc sách, hát hò, tụng kinh, những cách ấy không tự nhiên bình thường khi cảm giác không khỏe, hay khi tâm trạng lui sụt, không vừa lòng khi nói, không vừa lòng khi đọc.

Bọn khẩu thinh biểu tri này khi có 3 sắc kì dị sanh cùng gọi là vacīviññattisadda-lahutāditerasakakalāpa (bọn khẩu thinh kì dị) sanh trong thời điểm bình thường hay là lúc tâm trạng khỏe khoắn thì cách nói, cách đọc cũng diễn tiến một cách thuận lợi.

Phân chia tám bọn sắc tâm theo 3 phần cơ thể.

Trong phần thân trên có sắc tâm sanh đủ cả tám bọn.

Trong phần thân giữa và thân dưới có sắc tâm sanh được 4 bọn là:

1. Suddhaṭṭhakakalāpa (bọn bát thuần).

2. Kāyaviññattinavakakalāpa (bọn thân biểu tri).

3. Lahutādiekādasakakalāpa (bọn kì dị).

4. Kāyaviññattilahutādidavādasakakalāpa (bọn thân biểu tri kì dị).

 

Bốn Bọn Sắc Quí tiết

Bọn gốc (mūlakalāpa)

1. Suddhaṭṭhakakalāpa (bọn bát thuần) nghĩa là bọn sắc có thuần 8 sắc đó là 8 sắc bất ly.

2. Saddanavakakalāpa (bọn thinh cửu) nghĩa là bọn sắc có 9 sắc đó là 8 sắc bất ly, 1 sắc cảnh thinh.

Bọn ngọn (mūlikalāpa)

1. Lahutādiekādasakakalāpa (bọn kì dị) nghĩa là bọn sắc có 11 sắc đó là 8 sắc bất ly, 3 sắc kì dị.

2. Saddalahutādidvādasakakalāpa (bọn thinh kì dị) nghĩa là bọn sắc có 12 sắc đó là 8 sắc bất ly, 1 sắc cảnh thinh, 3 sắc kì dị.

Giải:

1. Suddhaṭṭhakakalāpa (Bọn bát thuần) đó chính là sắc thân của tất cả chúng sanh bởi vì bọn sắc quí tiết này là bọn sắc làm nền chịu cho những bọn sắc khác, nếu khi nào không có bọn sắc quí tiết thì khi ấy những bọn sắc khác như sắc nghiệp, v.v… không thể hiện bày, và bọn bát thuần này sanh trong thời gian sắc thân của chúng sanh không tự nhiên bình thường như là lúc mệt mỏi, không khỏe.

Bọn bát thuần này khi có 3 sắc kì dị sanh cùng gọi là lahutādiekādasakakalāpa (bọn kì dị) đó là sắc thân của tất cả chúng sanh khi bình tâm thoải mái.

2. Saddanavakakalāpa (Bọn thinh cửu) phát sanh khi có âm thanh phát ra từ sắc thân một vài bộ phận như là bụng kêu, ngáy ngủ, hay âm thanh sanh ra từ tiếng vỗ tay, búng tay, và âm thanh sanh ra từ việc đánh vào một bộ phận nào của cơ thể, nhưng những âm thanh đó không đối nhau rõ ràng lắm.

Bọn thinh cửu này khi có 3 sắc kì dị sanh cùng gọi là saddalahutādidavādasakakalāpa (bọn thinh kì dị) đó là những âm thanh đã nêu trong phần thinh cửu nhưng âm thanh hiện bày rõ ràng.

Hai bọn sắc quí tiết sanh bên ngoài chúng sanh

1. ‘Bọn bát thuần’ đó là những đồ vật khác nhau trên thế gian và núi non, cây cối, dòng sông, lửa, gió, mặt trời, mặt trăng, ngôi sao, ánh sáng, cái bóng v.v…

2. ‘Bọn thinh cửu’ đó là tiếng gió thổi, tiếng sấm sét, tiếng nước chảy, tiếng xe cộ, tiếng ghe xuồng, tiếng chuông v.v…

Phân chia bốn bọn sắc quí tiết theo ba phần thân thể.

Trong 3 phần thân thể đều có cả 4 bọn sắc quí tiết. Còn bọn bát thuần hay bọn kì dị luôn luôn sanh. Phần bọn thinh cửu hay bọn thinh kì dị chỉ đôi khi sanh, không phải luôn luôn sanh.

 

Hai Bọn Sắc Vật Thực

Bọn gốc (mūlakalāpa): 1.   Suddhaṭṭhakakalāpa (bọn bát thuần) nghĩa là bọn sắc có thuần 8 sắc, đó là 8 sắc bất ly.

Bọn ngọn (mūlīkalāpa): 2.   Lahutādiekādasakakalāpa (bọn kì dị) nghĩa là bọn sắc có 11 sắc, đó là 8 sắc bất ly, 3 sắc kì dị.

Giải:

Hai bọn sắc vật thực này đó là 11 thứ sắc vật thực (trừ sắc giao giới), và hai bọn sắc vật thực này chỉ sanh trong sắc thân chúng sanh, và sự diễn tiến của hai bọn sắc vật thực này như sau:

1. Suddhaṭṭhakakalāpa (Bọn bát thuần) sanh khi dụng nạp các loại vật thực hay các loại thuốc, dù là loại tốt hay không tốt cũng không làm cho sắc thân khỏe khoắn, cứng cáp, mạnh mẽ. Hay khi đã dụng nạp thì làm cho sắc thân không khỏe, khó chịu, có nghĩa là bọn sắc vật thực sanh từ thuốc hay các loại vật thực không phối hợp với 3 sắc kì dị.

2. Lahutādiekādasakakalāpa (bọn kì dị) sanh khi dụng nạp các loại vật thực, hay các loại thuốc mà làm cho thân thể cảm thấy khỏe khoắn, cứng cáp, mạnh mẽ, thoải mái, như vậy, có nghĩa là bọn sắc vật thực sanh từ thuốc và các loại thức ăn này có phối hợp với 3 sắc kì dị.

2 bọn sắc vật thực này không sanh được bên trong chúng sanh, bởi vì bọn sắc vật thực sanh được cần phải nương sắc dinh dưỡng từ nghiệp (kammajaojā) ở trong sắc thân của tất cả chúng sanh, là pháp có nhiều lợi ích cho sắc dinh dưỡng ngoại (bahiddhaojā), tức là sắc dinh dưỡng ở trong các loại vật thực. Do đó, bọn sắc ở trong các loại vật thực chưa dụng nạp, thì không phải là bọn sắc vật thực mà là bọn sắc quí tiết cả thảy.

Các loại cây cối tiến hóa xinh đẹp, cao lớn, kết hoa, trổ quả do nương nhờ đất, nước, phân bón. Thông thường đất, nước, phân bón được hiểu là làm cho bọn sắc vật thực phát sanh đến cây cối. Thật ra, đất, nước, phân bón không làm cho bọn sắc vật thực sanh cho cây cối chi cả, chỉ là làm cho bọn sắc quí tiết phát sanh thôi, bởi vì cây cối không thể dụng nạp vật thực giống chúng sanh được. Đất, nước, phân bón được tưới cho cây đó, hẳn ngấm vào trong thân cây, rễ cái, rễ con của cây cối chỉ diễn tiến theo pháp tự nhiên. Nếu gọi là cây cối ăn vật thực cũng được, nhưng chỉ gọi theo văn phong chế định, không phải là thực tính siêu lý nào. Cũng giống như ta nói rằng “chiếc xe này ăn xăng nhiều, chiếc xe kia ăn xăng ít”, mà thật ra thì xe không tìm xăng ăn được, đó chỉ là nói theo văn phong chế định.

 

Phân chia hai bọn sắc vật thực theo ba phần thân thể

Trong ba phần thân thể đều có thể sanh được hai bọn sắc vật thực này.

Dứt phần phân bọn sắc pháp.

 

Nhóm Thứ Năm

Rūpapavattikkamanāya

Trình Bày Sự Sanh Và Sự Diệt Của Sắc Pháp Theo Thứ Tự

 

Kệ ngôn trình bày sắc pháp sanh được và không sanh được trong 31 cõi:
Aṭṭhavīsati kāmesu                      honti tevīsa rūpisu
Sattarasevasaññīnaṃ                 arūpe natthi kiñcipi

Trong 11 cõi dục giới, có cả 28 thứ sắc sanh đặng. Trong 15 cõi sắc giới (trừ cõi vô tưởng) có 23 sắc pháp (trừ tỷ, thiệt, thân, 2 sắc tính) sanh đặng. Trong cõi vô tưởng, có 17 sắc pháp (trừ 5 sắc thanh triệt, 1 sắc thinh, 2 sắc tính, 1 sắc ý vật, 2 sắc biểu tri) sanh đặng. Trong cõi vô sắc thì không có một sắc nào sanh đặng.

Giải:

Kệ ngôn trình bày này là trình bày cơ bản phần sắc sanh được và không sanh được trong 31 cõi. Người sanh trong 11 cõi dục, có đủ 28 thứ sắc sanh được trong thời bình nhựt không hơn không kém. Nhưng khi nói theo người, nếu là người nữ thì phải trừ đi sắc nam tính, nếu là người nam thì phải trừ đi sắc nữ tính, và nếu người nào có bộ phận cơ thể như nhãn, nhĩ, tỷ, giới tính nào, hay 2 hoặc 3 thứ bị thiếu đi, bị gián đoạn cần phải trừ sắc đó ra cho thích hợp. Dù sao đi nữa, khi nói theo phần kết hợp thì ở cõi dục có cả 28 thứ sắc pháp sanh đặng, như câu Pāḷi“aṭṭhavīsati kāmesu”.

Trong 15 cõi sắc giới (trừ cõi vô tưởng) là nơi sanh của tất cả phạm thiên, không có sắc tỷ, thiệt, thân thanh triệt, 2 sắc tính. Bởi vì 5 thứ sắc này là loại sắc ủng hộ cho lợi ích cảnh dục, còn phạm thiên sanh lên do năng lực của thiền sắc ngoài ra dục (ly dục), nên 5 loại sắc này không sanh được cho phạm thiên.

Còn nhãn, nhĩ sanh được với chư phạm thiên, bởi vì hai sắc này không chỉ là điều xấu mà còn có lợi ích lớn, tức là mắt có lợi ích trong việc thấy người có ân đức cao thượng, như là đức Phật Toàn giác v.v… gọi là “dassanānuttariyaguṇa” (ân đức thầy cao thượng); tai có lợi ích lớn như là nghe được pháp cao siêu, gọi là “savanānuttariyaguṇa” (ân đức nghe cao thượng), do đó, cả 2 sắc nhãn và nhĩ thanh triệt này sanh được với chư phạm thiên, như vậy tất cả sắc sanh được với phạm thiên có 23 sắc. Những sắc khác thiếu đi, hay gián đoạn không có, như kệ Pāḷi trình bày “honti tevīsa rūpisu”.

Trong cõi vô tưởng chỉ sanh được có 17 thứ sắc, tức là 8 sắc bất ly, 1 giao giới, 1 mạng quyền, 3 sắc kì dị, 4 sắc tứ tướng, bởi vì tất cả chư phạm thiên vô tưởng không có danh pháp, tức là tâm và sở hữu phát sanh, do nguyên nhân này, nên những sắc nào nương tâm và sở hữu phát sanh không cần thiết sanh cho những phạm thiên vô tưởng. Còn 2 thứ sắc tính, dù không phải sanh từ tâm và sở hữu - tức là không phải sắc tâm, nhưng những phạm thiên đó đã trừ đi dục, và phần nhiều 2 sắc tính này cũng là sắc làm cho phát sanh dục ái, nên 2 sắc này không sanh cho các phạm thiên vô tưởng. Do đó, nhóm phạm thiên vô tưởng này chỉ có 17 thứ sắc mà thôi. Như câu Pāḷi “sattarasevasaññīnaṃ”.

Trong bốn cõi vô sắc là nơi sanh của phạm thiên vô sắc, sanh lên do mãnh lực tu tiến thiền về đề mục “rūpavirāgabhāvanā” (tu tiến không ái sắc) tức là không hân hoan trong sắc, do đó, nhóm phạm thiên vô sắc không có phát sanh sắc suốt cho đến cõi vô sắc cũng không có sắc nào phát sanh như vậy, có Pāḷi trình bày “arūpe natthi kiñcipi”

 

Chia 28 sắc pháp sanh trong 11 cõi dục theo bốn sở sanh.

Trong 28 sắc pháp sanh trong tất cả cõi dục, khi chia theo sở sanh thì cũng đủ cả bốn sở sanh.

18 sắc nghiệp, 15 sắc tâm, 13 sắc quí tiết, 12 sắc vật thực gom thành 58 thứ sắc, và trong số sắc làm sở sanh này, mỗi sở sanh đều có 4 sắc tứ tướng, tức là 18 sắc nghiệp cũng có 4 sắc tứ tướng đó là sắc tích trữ, sắc thừa kế, sắc lão mại, và sắc vô thường.

Trong sắc tâm, sắc quí tiết, sắc vật thực cũng diễn tiến giống như vậy. Do đó, khi gom 4 sắc tứ tướng trong bốn loại như đã nêu thành 16 sắc, và khi gom chung với 58 sắc thành 74 sắc sanh được trong cõi dục. Trong số 74 sắc này, nếu tính theo cách bình thường cũng chỉ là 28 sắc pháp.

 

Chia 23 Sắc Pháp Sanh Trong 15 Cõi Sắc Giới (trừ cõi Vô tưởng) Theo Bốn Sở Sanh.

23 thứ sắc sanh trong 15 cõi sắc, khi chia theo sở sanh hẳn được 3 sở sanh (trừ sắc vật thực làm sở sanh), bởi vì tất cả sắc của chư phạm thiên sắc giới không do dụng nạp vật thực như là người nhân loại. Hay nói cách khác là chư thiên, phạm thiên sắc giới thường no với pháp hỷ, do đó, pháp hỷ cũng như vật thực của chư phạm thiên. Bởi nguyên nhân này, trong số 23 sắc không có sắc vật thực.

Trong cả 3 sắc sở sanh là sắc nghiệp có 13 sắc (trừ tỷ, thiệt, thân, sắc tính), sắc tâm có 15 sắc, sắc quí tiết có 13 sắc. Gom thành 41 sắc. Và khi gom thêm 12 sắc tứ tướng thì số sắc sanh đặng trong cõi phạm thiên sắc giới là 53 sắc. Nếu tính theo cách bình thường thì chỉ có 23 sắc.

 

Chia 17 Sắc Pháp Sanh Trong Cõi Vô Tưởng Theo Bốn Sở Sanh.

17 sắc sanh trong cõi phạm thiên vô tưởng khi chia theo sở sanh, có hai là nghiệp sở sanh (sanh từ nghiệp) và quí tiết sở sanh (sanh từ quí tiết). Vì phạm thiên vô tưởng là phạm thiên không có tâm và sở hữu tâm, do đó, không có sắc sanh từ tâm làm sở sanh. Còn sắc sanh từ vật thực làm sở sanh, lẽ thường đã là không sanh cho chư phạm thiên.

Trong 2 sắc sở sanh đó, sắc nghiệp có 10 sắc là 8 sắc bất ly, 1 sắc giao giới, 1 sắc mạng, sắc quí tiết có 12 sắc sanh (trừ thinh), gom thành 22 sắc. Khi gom 8 sắc trạng thái vào cùng thì số sắc sanh được ở cõi vô tưởng là 30. Nếu tính theo cách bình thường thì chỉ có 17 thứ.

Chú ý: Khi tính 4 sắc tứ tướng gom vào với sắc sanh, từ bốn sở sanh tính theo phần gom họp, tức là 18 sắc nghiệp gom thêm 4 sắc tứ tướng thành 22 thứ. 15 sắc tâm gom thêm 4 sắc tứ tướng thành 19. Như vậy v.v… nếu tính sắc trạng thái sanh với sắc thành tựu riêng biệt thì sắc nghiệp có 17 thứ sắc thành tựu (trừ sắc giao giới). Trong 17 sắc thành tựu thì mỗi thứ sắc đều có 4 sắc tứ tướng sanh cùng, do đó gom thành 68 thứ sắc. Và khi gom với 18 sắc nghiệp thành 86 thứ sắc nghiệp.

Trong 15 sắc tâm có 9 sắc thành tựu là 8 sắc bất ly, 1 sắc thinh. Trong 9 sắc thành tựu, mỗi thứ sắc thành tựu có 4 sắc tứ tướng, gom thành 36 thứ sắc. Và khi gom với 15 sắc tâm thì thành 51 thứ sắc tâm.

Trong 13 sắc quí tiết có 9 sắc thành tựu giống như trên. Do đó, 36 sắc trạng thái khi gom thêm 13 sắc quí tiết thành 49 sắc quí tiết.

Trong 12 sắc vật thực có 8 sắc thành tựu là 8 sắc bất ly. Do đó, 32 sắc tứ tướng khi gom với 12 sắc vật thực thành 44 sắc vật thực.

Kệ ngôn trình bày sắc không sanh trong thời tái tục, nhưng sanh được trong thời bình nhựt.
Saddo vikāro jaratā                    maraṇañcopapattiyaṃ
Na labbhanti pavattetu              na kiñcipi na labbhati

 

1 sắc thinh, 5 sắc kì dị, 1 sắc lão mại, 1 sắc vô thường gom thành 8 sắc này không sanh trong thời tái tục (sát-na sanh của tâm tái tục). Còn trong thời bình nhựt không có một sắc nào không sanh, chúng đều sanh được tất cả.

Có nghĩa là sát-na sanh của tâm tái tục gọi là “paṭisandhikala” (thời tái tục), từ sát-na trụ của tâm tái tục tiếp sau đó cho đến sát-na trụ của tâm tử gọi là “pavattikala” (thời bình nhựt), diễn tiến theo phần pháp thực tính.

8 sắc không sanh được trong thời tái tục, có nghĩa là vào sát-na tái tục của tất cả chúng sanh, không có âm thanh, sự lay chuyển của thân biểu tri, sự nói cũng chưa có, sắc nhẹ, sắc mềm, sắc thích sự công việc, sắc đang già, sắc đang diệt cũng chưa có. Điều này có thể ẩn dụ như nồi cơm bắt đầu đặt lên bếp lò, thì gạo không thể nóng liền được như thế nào thì vào sát-na tái tục của tất cả chúng sanh cũng tợ như đã nêu.

Kệ ngôn tóm lược này trình bày 8 sắc (là thinh, thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc nhẹ, sắc mềm, sắc thích sự, sắc lão mại, sắc vô thường) không sanh trong thời tái tục. Do đó, nên hiểu là 20 sắc còn lại sanh trong thời tái tục. Trong số 20 sắc này, sắc nghiệp, sắc tâm, sắc quí tiết, sắc vật thực cũng ở trong số này. Nhưng cả ba nhóm sắc tâm, sắc quí tiết, sắc vật thực này không sanh trong thời tái tục, chỉ sanh trong thời bình nhựt. Do đó, 20 thứ sắc sanh trong thời tái tục chỉ có nhóm sắc nghiệp tức là 5 sắc thanh triệt, 2 sắc tính, 1 sắc ý vật, 1 sắc mạng, 8 sắc bất ly, 1 sắc giao giới, 1 sắc tích trữ, 1 sắc thừa kế, gom tất cả thành 20 thứ sắc.

Trong Abhidhammatthasaṅgaha trình bày 8 thứ sắc không sanh trong thời tái tục, nhưng nếu trình bày theo chú giải và sớ giải, sắc mà không sanh được trong thời tái tục có 9 thứ sắc, tức cộng thêm sắc thừa kế (santatirūpa). Do đó, trong số 28 sắc pháp, sắc không sanh trong thời tái tục có 9, sắc sanh được có 19.

Còn trong thời bình nhựt, 28 sắc pháp là sắc nghiệp, sắc tâm, sắc quí tiết, sắc vật thực hẳn sanh được cả thảy.

19 sắc nghiệp sanh được trong thời tái tục, nếu sắp theo bọn thì có 9 bọn sắc nghiệp và trong 9 bọn sắc nghiệp không sanh hết cho tất cả chúng sanh phổ thông, trong sát-na tái tục cũng tùy vào cách sanh và cõi sanh thích hợp.

 

Cách Sanh Hay Yoni

Cách sanh của chúng sanh có 3 hay 4 là:

1. Saṅsedaja (thấp sanh) nghĩa là sanh ở nơi có sự ẩm thấp.

2. Opapātika (hóa sanh) nghĩa là sanh ra lớn liền giống như là rơi xuống từ nơi cao.

3. Gabbhaseyyaka (phúc sanh) nghĩa là sanh trong thai bào mẹ.

Gabbhaseyyaka chia ra thành 2 là:

a. Aṇḍaja (noãn sanh) nghĩa là sanh trong bọc trứng.

b. Jalābuja (thai sanh) nghĩa là sanh trong tử cung.

Do đó, khi nói gom cũng được tứ sanh là: 1. Thấp sanh; 2. Hóa sanh; 3. Noãn sanh; 4. Thai sanh

     Giải phần tứ sanh

1. Saṃsedaja (thấp sanh) tất cả chúng sanh tái tục với cách sanh này không cần nương cha mẹ mà nương sanh từ cây cối, trái cây, bông hoa, máu, nước dơ v.v… như là nàng Ciñcamānavikā sanh từ cây me, nàng Veḷuvadī sanh từ cây tre, nàng Padumavadī sanh từ hoa sen, 499 đứa con của nàng Veḷuvadī sanh từ máu, các loại sán, giun, lãi sanh từ trái cây, hay đồ dơ v.v…, nhưng loại chúng sanh thấp sanh này không sanh lớn lên một lúc mà lớn từ từ như loại phúc sanh (gabbhaseyyaka).

2. Opapātika (hóa sanh) tất cả chúng sanh tái tục với cách sanh này không cần phải nương gì cả, chỉ có nương nghiệp quá khứ, và khi sanh thì lớn lên tức thì, như loài ngạ quỷ, chư thiên, phạm thiên, con người trong thời sơ kiếp.

3. Aṇḍaja (noãn sanh) tất cả chúng sanh tái tục với cách sanh này phải nương vào bụng mẹ, nhưng khi tái tục lần đầu phải sanh ở trong bọc trứng trước tiên, khi mẹ đã đẻ bọc trứng ra, chúng sanh cũng sanh ra lần nữa. cách sanh của những chúng sanh này lớn lên từ từ theo thứ tự đó là như gà, chim, quạ, rắn, thằn lằn, v.v…

Người nhân loại sanh theo cách noãn sanh cũng có, như là 2 vị thường gọi là Davebātikathera là con của nhân điểu. Khi sanh lần đầu sanh ra trong bọc trứng trước, sau đó sanh ra từ bọc trứng một lần nữa. Chuyện này trình bày trong Kinh Pháp Cú.

4. Jalābuja (thai sanh) tất cả chúng sanh tái tục với cách sanh này cũng phải nương sanh từ bụng mẹ như trên, nhưng không có bọc trứng bao bọc như loài noãn sanh và sự sanh của những chúng sanh này cũng lớn lên từ từ theo thứ tự, đó là người nhân loại, loài bàng sanh, ngoài ra loài noãn sanh.

 

Phân Chia Cõi Theo Bốn Cách Sanh

Niraye bhummavajjesu   devesu ca na yoniyo
Tisso purimikā honti       catassopi gatittaye
(chú giải Bộ Phân Tích sammohavinodanī)

 

Trong cõi địa ngục, 6 cõi chư thiên trừ hạng chư thiên ngự trên địa cầu (địa chư thiên), trong loài ngạ quỷ bị thiêu đốt do đói khát (nijjhāmataṇhikapetesu ca) không có 3 cách sanh là thấp sanh, noãn sanh, thai sanh. Trong cả 3 sanh thú nhân loại, bàng sanh, ngạ quỷ thì có cả 4 cách sanh.

Trong kệ ngôn này không trình bày đến cách sanh của cõi sắc giới, bởi vì phạm thiên sắc giới sanh bằng mãnh lực của thiện sắc giới liên quan với thiền, do đó, không thể có nhiều cách sanh mà chỉ có hóa sanh mà thôi, khác với người dục giới là có nhiều cách sanh.

Khi tóm tắt nội dung, chúng sanh hóa sanh gồm có 24 loại là: 1 chúng sanh địa ngục, 1 loài ngạ quỷ bị thiêu đốt do đói khát, chư thiên ở cõi tứ thiên vương (trừ địa thiên), chư thiên ở trên 5 cõi trời cao còn lại, 16 cõi phạm thiên.

Còn nhân loại, địa thiên, bàng sanh, a-tu-la, ngạ quỷ (trừ loài bị thiêu đốt do khát ái) sanh được theo cả 4 cách sanh.

 

Phân chia bốn cách sanh theo chín bọn sắc nghiệp

1. Hai cách sanh thấp sanh và hóa sanh trong sát-na tái tục có cả 8 bọn sắc nghiệp là bọn nhãn thập pháp, bọn nhĩ thập pháp, bọn tỷ thập pháp, bọn thiệt thập pháp, bọn thân thập pháp, bọn sắc tính thập pháp, bọn ý vật thập pháp sanh được xác định nhiều nhất, là nói theo cách thượng.

Khi nói theo cách hạ, bọn sắc bị thiếu đi như thấp sanh thì thiếu 4 bọn sắc nghiệp là: bọn nhãn thập pháp, bọn nhĩ thập pháp, bọn tỷ thập pháp, bọn sắc tính thập pháp.

Nhóm khổ sanh thú hóa sanh thiếu 3 bọn sắc nghiệp là bọn nhãn thập pháp, bọn nhĩ thập pháp, bọn sắc tính thập pháp.

Nhóm lạc sanh thú hóa sanh là nhân loại thiếu 1 bọn sắc nghiệp là bọn sắc tính thập pháp (điều này với ý nghĩa chỉ là người nhân loại trong thời sơ kiếp mà thôi, tiếp sau đó không có).

Còn nhóm hóa sanh mà sanh làm chư thiên, trong sát-na tái tục bọn sắc nghiệp sanh đủ không thiếu.

2. Nhóm hóa sanh là tất cả chư phạm thiên (trừ phạm thiên vô tưởng) trong sát-na tái tục, có 4 bọn sắc nghiệp sanh là bọn nhãn thập pháp, bọn nhĩ thập pháp, bọn ý vật thập pháp, bọn mạng quyền cửu pháp.

3. Nhóm hóa sanh là phạm thiên vô tưởng trong sát-na tái tục, bọn sắc nghiệp sanh chỉ có bọn mạng quyền cửu pháp.

4. Nhóm phúc sanh (gabbhaseyysaka) trong sát-na tái tục, bọn sắc nghiệp sanh nhiều nhất (nói theo cách thượng) có 3 bọn sắc là: bọn thân thập pháp, bọn sắc tính thập pháp, bọn ý vật thập pháp.

Khi nói theo cách hạ tức là sanh ít nhất là 2 bọn sắc tức là bọn thân thập pháp và bọn ý vật thập pháp, còn bọn sắc tính thập pháp có thể thiếu.

 

Trình Bày Bọn Sắc Nghiệp Sanh Trong Thời Bình Nhựt Theo Cách Sanh

Nhóm thấp sanh và nhóm hóa sanh sanh trong cõi dục, ở thời bình nhựt có một bọn sắc nghiệp, là bọn sắc mạng cửu pháp. Khi gom bọn sắc nghiệp sanh trong thời tái tục và thời bình nhựt lại thì có 8 bọn.

Nhóm hóa sanh sanh trong cõi sắc giới ở thời bình nhựt, không có sắc nghiệp phát sanh riêng lẻ, chỉ có 4 bọn sắc nghiệp. Còn nhóm phạm thiên vô tưởng chỉ có 1 bọn.

Nhóm phúc sanh trong thời bình nhựt có 5 bọn sắc sanh là bọn nhãn thập pháp, bọn nhĩ thập pháp, bọn tỷ thập pháp, bọn thiệt thập pháp, bọn mạng quyền cửu pháp. Trong số 5 bọn sắc này, những bọn sắc có thể thiếu là 3 bọn nhãn, nhĩ, tỷ. Khi gom sắc nghiệp phát sanh cả trong thời tái tục và thời bình nhựt có 8 bọn, thiếu 4 bọn.

 

Kệ Ngôn Trình Bày Sự Phát Sanh Của Năm Bọn Sắc Nghiệp

Có bọn nhãn thập pháp v.v… của nhóm phúc sanh
Tato paraṃ pavattimhi   vaḍḍhamānassa jantuno
Cakkhudasakādayo ca   cattāro honti sambhavā
(paramatthavinicchaya)

Tiếp theo thời tái tục là trong thời bình nhựt có 9 bọn sắc nghiệp là bọn nhãn thập pháp v.v… hẳn phát sanh cho chúng sanh từ từ tiến hóa lên theo cách thích hợp và không giới hạn là cái gì sanh trước, cái gì sanh sau.

Bọn nhãn thập pháp, bọn nhĩ thập pháp, bọn tỷ thập pháp, bọn thiệt thập pháp, cả 4 bọn này phát sanh trong tuần lễ thứ 11, tức là khoảng từ 70 đến 77 ngày. Nhưng sự sanh của bọn sắc này không giới hạn là bọn sắc nào sanh trước, bọn sắc nào sanh sau, bởi vì Đức Phật trình bày thứ tự của 9 bọn sắc nghiệp, không phải trình bày theo cách uppattikkamanāya (cách theo thứ tự sanh) mà trình bày theo desanākamanāya (cách theo thứ tự bài pháp) giống như cách trình bày 5 uẩn và 4 đế mà chú giải bộ Ngữ Tông trình bày “sesāni cattāri sattasattati rattimhi jāyanti” 4 bọn sắc nghiệp còn lại là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt phát sanh trong thời gian từ ngày thứ 77 tức tuần lễ thứ 11.

Còn bọn mạng quyền cửu pháp phát sanh trong tuần lễ đầu sau tâm tái tục v.v… tiếp sau tức khoảng 7 ngày.

Còn bọn mạng quyền cửu pháp, phát sanh trong thời bình nhựt của nhóm thấp sanh và hóa sanh ở cõi dục phát sanh từ sát-na trụ của tâm tái tục tiếp sau.

 

Kệ ngôn nói về sự diễn tiến của sắc pháp

Từ tái tục cho đến khi đầy đủ tứ chi
paṭhamaṃ kalalaṃ hoti              kalalā hoti abbudaṃ
abbudā jayate pesi                      pesi nibbattatī ghano
ghanā pasākhā jāyanti               kesā lomā nakhāpi ca
(sagāthāvaggayakka saṃyutta)

Trong tuần lễ đầu sau tái tục, sắc sanh[15] như sắc kalala tức giọt nước trông giống dầu mè.

Trong tuần lễ thứ hai sau, sắc kalala sanh thành sắc abbuda có trạng thái như bọt màu nước rửa thịt.

Trong tuần lễ thứ ba sau, sắc abbuda sanh thành sắc pesi có trạng thái như miếng thịt mềm đỏ.

Trong tuần lễ thứ tư sau, sắc pesi sanh thành sắc ghana có trạng thái là cục có hình tướng giống trứng gà.

Trong tuần lễ thứ năm sau, sắc ghana sanh thành pañcasākhā tức sắc đó tách ra thành 5 chi, (tato paraṃ) tiếp sau đó là giữa tuần lễ thứ 12 đến tuần lễ thứ 42 thì tóc, lông, móng cũng hiện bày.

 

Trình Bày Sự Phát Sanh Của Sắc Tâm, Sắc Quí tiết, Sắc Vật Thực

Trong một kiếp sống, tâm đầu tiên phát sanh cho tất cả chúng sanh đó là tâm tái tục, khi tâm tái tục đã diệt, tâm thứ hai sanh sau tâm tái tục đó là tâm hữu phần.

Sắc tâm từ lúc sơ khởi, là sát-na (tiểu) sanh của tâm hữu phần thứ nhất, phát sanh liên tiếp sau mỗi sát-na (tiểu) sanh của tâm. Còn sát-na trụ và sát-na diệt của tâm đó thì sắc tâm không sanh. Vì lẽ thường, tâm và sở hữu tâm hẳn có sức mạnh đúng vào sát-na sanh mà thôi.

Sắc quí tiết từ lúc sơ khởi, là sát-na trụ của tâm tái tục, hẳn phát sanh liên tiếp sau mỗi sát-na của tâm, bởi vì sắc quí tiết này phát sanh do nương quí tiết làm sở sanh, không phải sanh do tâm, sở hữu làm sở sanh.

Sắc vật thực dành cho loài thấp sanh và hóa sanh sau khi tái tục, sau đó là ăn vật thực liền. Do đó, sắc vật thực của 2 hạng người này sanh sơ khởi từ lộ ý môn, sanh sau tâm tái tục và tâm hữu phần, chắc chắn sanh liên tiếp sau mỗi sát-na của tâm. Bởi vì, sắc vật thực phát sanh do nương vào vật thực làm sở sanh, không phải sanh do tâm hay sở hữu làm sở sanh. Do đó, sắc vật thực cũng sanh vào mỗi sát-na tâm giống như sắc quí tiết.

Còn sắc vật thực sanh trong nhóm người phúc sanh hẳn phát sanh khi người mẹ dụng nạp các loại vật thực, lan rộng ngấm vào trong sắc thân của chúng sanh trong thai bào người mẹ. Khoảng thời gian mà vật thực sơ khởi lan rộng ngấm đi nuôi dưỡng sắc thân chúng sanh tái tục đó, trong tuần lễ đầu tiên là sắc kalalasattāha (tuần lễ sắc tợ như giọt dầu mè), vật thực vẫn chưa lan rộng đi. Tiếp theo là tuần lễ thứ hai hay tuần lễ thứ ba mà là sắc abbudasattāha (tuần lễ sắc tợ bọt màu như nước rửa thịt) và pesisattāha (tuần lễ sắc tợ như miếng thịt mềm đỏ), vật thực bắt đầu trải đi thấm vào sắc thân của chúng sanh đó, và khi sắc vật thực đã phát sanh, hẳn phát sanh lên tiếp mỗi sát-na tâm như Đức Phật trình bày trong sagātha vaggayakkha saṅyutta rằng:
Yañcassa bhuñjati mātā annaṃ  pānañca bhojanaṃ
Tena so tattha yāpeti                  mātu kucchigato naro

Mẹ của thai nhi dụng nạp vật thực, dù là cơm hay nước uống, thai nhi ở trong bụng mẹ có bộ phận bao bọc phải nương vật thực đó để duy trì mạng sống trong thai bào người mẹ.

Trình bày sự hiện hữu của bốn sắc trong dục giới giống như trình bày ánh lửa hay dòng nước.

“Iccevaṃ paṭisandhimupādāya kammasamuṭṭhānā, dutiyacittamupādāya cittasamuṭṭhānā, ṭhitikālamupādāya utusamuṭṭhānā, ojāpharaṇamupādāya āhārasamuṭṭhānā ceti catusamuṭṭhānarūpakalāpasantati kāmaloke dīpajālā viya, nadīsoto viya ca yāvatāyukamabbocchinnā pavattati”[16]

Trong cách như đã nêu,

Sắc nghiệp phát sanh từ sát-na sanh của tâm tái tục.
Sắc quí tiết phát sanh từ sát-na trụ của tâm tái tục.
Sắc tâm phát sanh từ sát-na sanh của tâm hữu phần thứ nhất.
Sắc vật thực phát sanh từ sát-na mà sắc dinh dưỡng lan rộng ngấm toàn khắp.

Gom lại sự nối tiếp của bọn sắc sanh từ bốn sở sanh trong cõi dục, hẳn phát sanh không gián đoạn trong suốt kiếp sống, giống như một ánh đèn hay dòng nước.

 

Trình Bày Cách Diệt Của Bốn Sắc

1. “Maraṇakāle pana cuticittoparisattarasamacittassa ṭhitikālamupādāya kammajarūpāni na uppajjanti, puretaramuppannāni ca kammajarūpāni cuticittasamakālameva pavattitvā nirujjhanti”[17].

Còn khi cận tử, từ sát-na trụ của tâm thứ 17 (tính từ tâm tử ngược về trước 17 cái sát-na tâm), sắc nghiệp không sanh nữa ở sát-na sanh của tâm thứ 17 này, hẳn trụ được (17 sát-na) cho đến tâm tử, rồi diệt cùng với tâm tử đó.

2. “tato paraṃ cittajāhārajarūpañca vocchijjati”[18].

Sau khi sắc nghiệp đã diệt, sắc tâm, sắc vật thực cũng diệt theo.

3. “tato paraṃ utusamuṭṭhānarūpaparamparā yāva matakaḷevarasaṅkhātā pavattanti”[19].

Sau khi 3 loại sắc là sắc nghiệp, sắc tâm, sắc vật thực đã diệt, sự phát sanh nối tiếp nhau của sắc quí tiết cũng sanh lên cho đến khi tử thành xác chết.

Giải:

Trong câu Pāḷi thứ nhất, “maraṇakāla pana … nirujjhanti” nghĩa là sắc nghiệp khi bắt đầu sanh từ sát-na sanh của tâm tái tục, sanh liên tiếp nhau hoài hoài không bị gián đoạn ở mỗi sát-na tâm, suốt thời gian chúng sanh còn sống hiện hữu cho đến khi chúng sanh chết đi. Khi chúng sanh cận tử, sắc nghiệp sanh lần cuối vào sát-na sanh của tâm thứ 17, tính ngược trở lại từ tâm tử, và không sanh tiếp nữa. Còn sắc nghiệp mà sanh lần cuối đó khi có tuổi thọ đủ 17 sát-na tâm chắc chắn diệt đi. Do vậy, sắc nghiệp này cũng diệt cùng với tâm tử.

Vấn đề sắc nghiệp phát sanh lần cuối cùng vào sát-na sanh của tâm thứ 17, cũng bởi vì lẽ thường tuổi thọ của một sắc pháp bằng với tuổi thọ 17 sát-na tâm rồi cũng diệt, tâm tử và sắc nghiệp cũng còn phải diệt cùng nhau. Không thể nói rằng chúng sanh đó tử, thì tâm tử đã phát sanh rồi diệt trước sắc nghiệp. Dù sao, nếu sắc nghiệp chưa diệt, tâm tử hẳn không sanh, đây là diễn tiến theo thực tính không bị ép buộc bởi một điều nào cả. Do nguyên nhân này, sự phát sanh lần cuối của sắc nghiệp phải sanh vào sát-na sanh của tâm thứ 17 tính ngược trở lại từ tâm tử như đã nêu.

Trong câu Pāḷi thứ hai “tato paraṃ … vocchijjati” có nghĩa là ngoại trừ tâm tử của bậc A-la-hán, còn tâm tử của phàm phu và tất cả bậc hữu học đều làm cho sắc tâm phát sanh đặng. Do đó, sự sanh lần cuối của sắc tâm cũng phát sanh ở sát-na sanh của tâm tử. Còn bậc A-la-hán, sắc tâm sanh lần cuối ở sát-na sanh của tâm thứ 2 tính ngược trở lại từ tâm tử.

Điều này trình bày cho thấy rằng: dù tâm tử đã diệt, người đó đã chết, nhưng sắc tâm vẫn trụ tiếp 16 sát-na tâm rồi diệt. Còn bậc A-la-hán đã níp-bàn, sắc tâm vẫn trụ tiếp 15 sát-na tâm rồi diệt. Đây là nói theo diễn tiến thực tính của lộ danh và lộ sắc mà thôi. Nhưng nếu nói theo văn phong chế định thì khi đã chết, sắc tâm cùng diệt. Tất cả cũng vì thời gian 15 hay 16 cái sát-na tâm chưa bằng 1/100 của một phút.

Đối với sắc vật thực như đã nói là phát sanh ở mỗi sát-na tâm. Vào sát-na diệt của tâm tử, sắc vật thực vẫn sanh lần cuối, và khi tâm tử diệt nghĩa là người đó đã tử. Đối với người dục giới, sắc vật thực sanh lần cuối vẫn trụ được 17 sát-na tâm, nhưng không đủ, tức là bằng với 50 sát-na tiểu mà thôi.

Còn tất cả bậc phạm thiên, đã là không có sắc vật thực rồi, do đó không cần phải nói.

Trong câu Pāḷi thứ ba “tato paraṃ … kaḷevarasaṅkhātā pavattanti”  có nghĩa là sự sanh liên tiếp nhau của sắc quí tiết phát sanh, suốt cho đến sau khi đã tử thành xác chết. Có nghĩa là sắc quí tiết phát sanh hoài hoài mãi, dù là chúng sanh đã chết, sắc quí tiết vẫn được sanh, xác chết của chúng sanh đó cũng vẫn có sắc quí tiết sanh, dù là xác chết trở thành xương, hay thành tro, hay trở thành đất cũng thế, sắc quí tiết cũng vẫn sanh như vậy. Bởi vì sắc quí tiết này sanh hoài cho đến khi thế gian bị hoại diệt hoàn toàn. Đây nói với ý nghĩa là sắc quí tiết của nhóm chúng sanh thấp sanh và phúc sanh. Còn đối với quí tiết của nhóm hóa sanh như là chúng sanh địa ngục, ngạ quỷ, a-tu-la, chư thiên, phạm thiên khi đã chết thì sắc quí tiết cũng đồng diệt, bởi vì nhóm hóa sanh này khi chết thì không để lại xác chết, giống với ngọn lửa tắt đi.

 

Kệ Ngôn Trình Bày Sự Luân Chuyển Trong Vòng Luân Hồi Của Sắc

Iccevaṃ matasattānaṃ               punadeva bhavantare
Paṭisandhimupādāya                  tathā rūpaṃ pavattatii

Trong cơ tánh của tất cả chúng sanh đã chết trong cõi này, cả 4 loại sắc hẳn tiếp tục sanh nữa trong kiếp sống mới, từ tâm tái tục trở đi, giống như kiếp này đã trình bày.

 

Dứt phần rūpapavattikkama

Dứt phần sắc siêu lý.

 

NÍP-BÀN SIÊU LÝ (NIBBĀNAPARAMATTHA)

Kệ ngôn tóm lược
Padamaccutamaccantaṃ           asaṅkhatamanuttaraṃ
Nibbānamiti bhāsanti                 vānamuttā mahesayo

Bậc thoát ái trói buộc, người tìm kiếm ân đức cao thượng là Giới, Định, Tuệ, chắc chắn thuyết một loại pháp thực tính một cách riêng biệt, không liên quan đến pháp hữu vi, không có sự chết, và vượt thoát ra 5 uẩn, không bị tạo tác bởi một trong bốn duyên nào, là pháp tối thượng, đó là Níp-bàn.

Giải thích trong kệ ngôn này là ngài giáo thọ sư Anuruddha miêu tả ân đức của Níp-bàn và trình bày cho biết rằng Níp-bàn là gì?

Sự miêu tả ân đức của Níp-bàn trong kệ ngôn này có năm nghĩa là:

Câu thứ nhất - “padaṃ” - riêng biệt.
Câu thứ hai - “accutaṃ” - bất tử.
Câu thứ ba - “accantaṃ” - vượt thoát ra năm uẩn.
Câu thứ tư - “asaṅkhataṃ” - vô vi.
Câu thứ năm - “anuttaraṃ” - vô thượng.

Gom năm câu này là trạng thái của Níp-bàn, do đó pháp nào có năm trạng thái như đã nêu, chính pháp đó gọi là Níp-bàn, theo lời của chư Phật toàn giác.

Từ padaṃ dịch là “riêng biệt” nghĩa là một thực tính pháp giác ngộ được một cách riêng biệt không liên quan đến pháp hữu vi, đó là níp-bàn.

Từ accutaṃ dịch là “bất tử” nghĩa là không có sanh, không có tử. Bởi vì, có tử thì phải có sanh, khi không có sanh thì tử cũng không có, đó là Níp-bàn.

Từ accantaṃdịch là “siêu uẩn hay pháp vượt thoát 5 uẩn” quá khứ và vị lai, đó là níp-bàn, nghĩa là níp-bàn vượt thoát 5 uẩn đã diệt “pubbantakhandha”, và vượt thoát khỏi 5 uẩn chưa sanh “aparantakhandha”. Cho dù là không trình bày sự vượt thoát khỏi 5 uẩn hiện tại, nhưng khi đã trình bày sự vượt thoát khỏi 5 uẩn quá khứ và vị lai thì cũng có nghĩa là cùng vượt thoát khỏi 5 uẩn hiện tại. Bởi vì, nếu 5 uẩn đã sanh và 5 uẩn sẽ sanh không có thì 5 uẩn đang sanh cũng đồng không có. Giống như một người nói rằng: “Ta chưa từng thấy máu trong con cua, và sẽ không thấy được như thế”. Cách nói như vậy cũng có nghĩa là trong hiện tại anh ấy cũng không thấy.

Chính 5 uẩn hiện tại là uẩn vị lai của 5 uẩn quá khứ, và là uẩn quá khứ của 5 uẩn vị lai tiếp sau. Do đó, không cần thiết phải trình bày riêng sự vượt thoát khỏi uẩn hiện tại. Và biết rằng Níp-bàn là pháp vượt ra ba thời, gọi là “kālavimutti” (ngoại thời), và là pháp vượt ngoài 5 uẩn, gọi là “khandhavimutti” (ngoại uẩn).

Từ asaṅkhataṃdịch là “vô vi hay pháp không bị tạo tác bởi một trong bốn duyên nào” đó là níp-bàn. Có nghĩa là níp-bàn này không phải là tâm, sở hữu hay sắc pháp, bởi vì lẽ thường tâm, sở hữu, sắc pháp này sanh lên cũng do 1 trong bốn duyên là nghiệp, tâm, quí tiết, vật thực hoặc 2-3-4 duyên, là pháp tạo tác gọi là “saṅkhatadhamma” (pháp hữu vi).

Từ anuttaraṃdịch là “vô thượng hay pháp tối thượng” đó là tâm siêu thế, 36 sở hữu hợp, níp-bàn, nhưng ở đây chỉ lấy nghĩa níp-bàn, bởi vì kệ ngôn mở đầu chỉ trình bày đến vấn đề níp-bàn.

 

Trình Bày Pāḷi Chú Giải Và Giải Thích Trong Níp-Bàn

Từ “nibbāna” khi chiết tự có hai phần là: ni + vāna.

“Ni” dịch là vượt, thoát.

“Vāna” dịch là pháp ràng buộc lại có nghĩa là ái.

Khi gom hai phần lại thì “nivāna” dịch là pháp vượt thoát khỏi gắn kết, tức vượt thoát khỏi ái, như có Pāḷi chú giải như vầy “vinati saṃsibbatīti = vānaṃ”pháp bản thể nào là ràng buộc, thì pháp bản thể ấy gọi là “vāna”, tức ái.

“Vānato nikkhantanti = nibbānaṃ” pháp bản thể nào chắc chắn vượt thoát khỏi ràng buộc là ái, pháp bản thể ấy gọi là níp-bàn.

Lẽ thường tất cả chúng sanh sanh ra trong thế gian này, sự sanh và sự tử của một người đã trải qua nhiều vô số, đến mức không thể tính được từng sanh, từng tử đến bao nhiêu lần, và vị lai sự sanh, sự tử sẽ tiếp diễn hoài hoài không giới hạn cho đến khi nào kết thúc. Như thế, cũng vì nương vào ái là sự hân hoan dính mắc, chính là khát ái trong các cảnh, là pháp ràng buộc chúng sanh không cho thoát ra ngoài sanh tử. Giống như một người thợ may đồ lấy nhiều tấm vải may lại, ràng buộc nhau như thế nào, thì ái cũng giống như người thợ may đồ, tức ràng buộc chúng sanh trong đời cũ cho liên tiếp với đời mới hoài hoài. Do bởi nhân này, ái gọi là “vāna”.

Đối với níp-bàn là pháp bản thể vượt ngoài ái, do đó cũng gọi là “nivāna”. Từ “vāna” là tên của pháp không tốt đẹp, nhưng khi có từ “ni” kết hợp ở phía trước thì trở thành pháp tốt đẹp nhất. Giống như người mà gọi tên là phíc-khú Khīṇāsava, từ “khīṇāsava”chiết tự hai phần là: khīṇa + āsava, khīna = hết, āsava = pháp lậu hay pháp chảy đi trong 31 cõi. Đó là tham, tà kiến, ngã mạn, gọi là “lậu” là tên không tốt đẹp, nhưng khi lấy từ khīṇa để vào phía trước thì trở thành điều tốt đẹp nói theo người, đó là chư thánh A-la-hán như Phật toàn giác …

 

Trình Bày Những Trường Hợp Của Níp-Bàn

Trường hợp của níp-bàn:

Có một là trạng thái yên tịnh (santilakkhaṇa).

Có hai là hữu dư níp-bàn (saupādisesanibbāna) và vô dư níp-bàn (anupādisesanibbāna).

Có ba là tiêu diệt níp-bàn (suññatanibbāna), vô chứng níp-bàn (animittanibbāna), phi nội níp-bàn (appaṇihitanibbāna).

Níp-bàn có một

Níp-bàn khi nói theo thực tính trạng thái chỉ có một là trạng thái yên tịnh, nghĩa là yên tịnh tất cả phiền não và 5 uẩn. Níp-bàn nói theo trạng thái của mình cũng chỉ có một, không giống với đồ vật chỉ có một, nhưng có nhiều chủ nhân khác nhau, do đó cùng sử dụng đồ vật ấy không được, mỗi người phải xen kẽ nhau mà sử dụng. Còn níp-bàn không phải như thế, chư thánh A-la-hán khi đã níp-bàn hẳn đã yên tịnh tất cả phiền não, trình bày cho thấy rằng níp-bàn là trạng thái tịnh lạc đến vô tận tùy vào số A-la-hán đã níp-bàn.

Níp-bàn có hai

Níp-bàn khi nói theo cách gián tiếp của nhân, có hai là:

1. Saupādisesanibbāna (hữu dư níp-bàn).

2. Anupādisesanibbāna (vô dư níp-bàn).

Giải:

1. Saupādisesanibbāna (hữu dư níp-bàn).

Nghĩa là níp-bàn diễn tiến với 5 uẩn (là quả và sắc nghiệp) còn dư sót từ những phiền não. Đó là níp-bàn của bậc A-la-hán mà sự sống còn hiện hữu, như có Pāḷi chú giải như vầy:

(1) Kammakilesehi upādiyatīti = upādi (vā) ārammaṇakaraṇavasena taṇhādiṭṭhīhi upādiyatīti = upādi

Những nghiệp và phiền não chấp giữ năm uẩn (là quả và sắc nghiệp) là của ta. Do đó, 5 uẩn (là quả và sắc nghiệp) này gọi là “upādi”. Hay nữa, những ái và tà kiến chắc chắn chấp giữ năm uẩn (là quả và sắc nghiệp) bằng cách làm cho thành cảnh của mình, do đó 5 uẩn (là quả và sắc nghiệp) này gọi là “upādi”.

(2) Sissati avasissatīti = seso, upādi ca seso cāti = upādiseso

Năm uẩn là quả và sắc nghiệp gọi là “sesa” bởi vì vẫn còn dư sót từ phiền não.

Năm uẩn là quả và sắc nghiệp gọi là “upādi” với “sesa” bởi vì bị nghiệp và phiền não chấp giữ là của ta, hay bị ái và tà kiến chấp giữ bằng cách làm cho thành cảnh và là pháp dư sót từ phiền não. Do dó, năm uẩn là quả và sắc nghiệp gọi là “upādisesa”.

Có nghĩa là quả và sắc nghiệp luân chuyển trong luân hồi hẳn phát sanh luôn liên kết với phiền não. Khi A-la-hán đạo hoàn toàn sát trừ tất cả phiền não không còn dư sót, nhưng quả và sắc nghiệp là của phiền não vẫn còn dư sót. Do đó, quả và sắc nghiệp này gọi là “upādisesa”. Khi nói theo người có chí nguyện thì đó là sắc thân của bậc A-la-hán còn sự sống hiện hữu.

(3) Saha upādisesena yā vattatīti = saupādisesā

Níp-bàn nào sanh với quả và sắc nghiệp còn dư sót từ phiền não, thì níp-bàn ấy gọi là “saupādisesa”, đó là níp-bàn mà chư A-la-hán tỏ ngộ.

Trong câu “níp-bàn sanh với quả và sắc nghiệp” không giống như tâm đồng sanh với sở hữu, mà lấy ý nghĩa là quả và sắc nghiệp còn dư sót, là nhân cho đắc chứng Níp-bàn.

2. Anupādiesanibbāna (vô dư níp-bàn).

Nghĩa là níp-bàn không có năm uẩn là quả và sắc nghiệp còn dư sót, đó là níp-bàn của bậc A-la-hán đã viên tịch như Pāḷi chú giải như vầy:

“natthi upādiseso yassāti = anupādiseso” Năm uẩn là quả và sắc nghiệp không có dư sót với níp-bàn nào, thì níp-bàn ấy gọi là “anupādisesa”.

Khi nói theo cách gián tiếp của nhân thì níp-bàn có hai loại, có nghĩa là “quả và sắc nghiệp” vẫn còn dư sót và không có dư sót. Hai điều này là nhân cho tỏ rõ thực tính của níp-bàn. Bởi nguyên nhân này, đức Phật cũng trình bày rằng níp-bàn có hai theo như đã nêu, nhưng cũng là cách trình bày gián tiếp không phải trực tiếp.

Hơn nữa, hữu dư níp-bàn gọi là “diṭṭhadhammanibbāna” cũng được, bởi vì chư thánh A-la-hán là người tỏ ngộ níp-bàn vẫn còn đời sống chưa có viên tịch.

Vô dư níp-bàn cũng gọi là “samparāyikanibbāna” bởi vì chư thánh A-la-hán khi đã viên tịch thì cũng gọi là đại bát[20] níp-bàn,

Việc trình bày 2 loại níp-bàn là hữu dư níp-bàn (saupādisesanibbāna) và vô dư níp-bàn (anupādisesanibbāna) là trình bày theo cách Abhidhamma.

Còn sự trình bày theo Kinh đã rõ. Trong giáo trình vấn-đáp Jotika bậc acāriya trung cấp thì:

Níp-bàn có ba

1. Suññatanibbāna (tiêu diệt níp-bàn).

Có nghĩa thực tính của níp-bàn là rỗng không, vắng bặt phiền não và năm uẩn, không còn gì dư sót, do đó cũng gọi là tiêu diệt níp-bàn.

2. Animittanibbāna (vô chứng níp-bàn).

Có nghĩa thực tính của níp-bàn là không ấn chứng, dấu hiệu, hình dáng, tướng trạng, màu sắc nào cả.

Lẽ thường, sắc uẩn luôn có bọn sắc sanh cùng nhau, do đó hình tướng, hình sắc, màu da cũng được hiện bày. Còn bốn danh uẩn dù là không có hình dáng, tướng trạng, màu da hiện bày như sắc uẩn, nhưng sự sanh nối tiếp nhau của bốn danh uẩn này, đức Phật và những bậc tha tâm thông thấy bằng trí tuệ như bốn danh uẩn đó có hình tướng, tướng trạng. Do đó, cũng có ấn chứng dấu hiệu. Còn bản thể thực tính của níp-bàn thì không như thế dù là một phần nào. Như thế cũng gọi là vô chứng níp-bàn.

3. Appaṇihitanibbāna (phi nội níp-bàn).

Có nghĩa là bản thể của níp-bàn không phải cảnh đáng mong mỏi bởi tham và không có ái dục, là cái mong muốn đối với níp-bàn đó. Tức là chư pháp hữu vi là sắc hay danh cũng thế, cần có thực tính “paṇihita” tức là có cảnh đáng mong mỏi bởi tham, hay có ái dục, cả một trong hai điều này hay cả hai, dù là tâm, sở hữu siêu thế sẽ không có cảnh đáng mong mỏi bởi tham, hay không có ái, nhưng chưa thoát khỏi “paṇihitadhamma” bởi vì phải sanh với người. Còn níp-bàn không sanh bên trong người mà chỉ là pháp ngoại phần, do đó gọi là pháp phi nội “appaṇihita”.

 

Sự mong mỏi níp-bàn xếp vào phi hữu ái (vibhavataṇhā).

Người không thấu hiểu được bản thể thực tính của níp-bàn một cách đầy đủ thì khi nghe rằng: níp-bàn không có khổ thân, không có khổ tâm nào cả, chỉ có sự an vui, bởi lẽ là níp-bàn là pháp xuất thế gian. Vì thế, họ phát sanh ham muốn níp-bàn. Bởi vì, mong muốn lạc thân, lạc tâm không có ràng buộc đến thế gian và không muốn sanh, già, bệnh, chết, nhưng lại không nghĩ đến “trạng thái bản thể không sanh của níp-bàn là gì?” (lẽ thường sự lạc thân, lạc tâm sẽ phát sanh chắc chắn không có không ràng buộc sanh làm người, chư thiên, phạm thiên mà ở trong thế gian này). Do đó, sự mong mỏi níp-bàn của những người này là phi hữu ái (vibhāvataṇhā).

Kết thúc phần níp-bàn siêu lý.