CHƯƠNG III: PAKIṆṆAKA SAṄGAHA - LINH TINH NHIẾP (HỖN HỢP TẬP YẾU)[1]

 

Phần Linh Tinh hay Hỗn Hợp

§1. Sampayuttā yathāyogaṃ, tepaññāsa sabhāvato. Cittacetasikā dhammā, tesaṃ dāni yathārahaṃ.

§2. Vedanāhetuto kiccadvārālambaṇavatthuto. Cittuppādavaseneva, saṅgaho nāma nīyate.

Chúng ta đã thấy citta (tâm) và 52 cetasika (sở hữu tâm) là 53 pháp thực tính với những trạng thái khác nhau nhưng rõ ràng. 53 pháp này được phân theo ‘vedanā’ (thọ), ‘hetu’ (nhân hay căn), ‘kicca’ (sự hay việc làm), ‘dvāra’ (môn), ‘ārammaṇa’ (cảnh) và ‘vatthu’ (vật) sẽ được đề cập trong chương này.

Tựa đề của chương này ‘Pakiṇṇaka’ nghĩa là ‘Linh tinh hay hỗn hợp’. Chúng ta cũng nên chú ý đến mối tương quan giữa nāma (danh pháp) và rūpa (sắc pháp) trong chương này.

Khi tâm, cảnh và vật gặp nhau gọi là xúc (phassa) làm duyên trợ cho thọ (vedanā) cùng sanh. Thọ (vedanā) có trạng thái là hứng chịu cảnh với những phần chánh sau đây.


I. THỌ NHIẾP (THỌ TẬP YẾU) (VEDANĀ SAṄGAHA)

Vedayatīti = vedanā: Hưởng, hứng chịu cảnh gọi là thọ.

‘Saṅgaha’ nghĩa là nhiếp, tóm lược. Ở đây, citta (tâm) và cetasika (sở hữu tâm) sẽ được gom hợp ngắn gọn phù hợp với thọ hay cảm thọ (vedanā). [Xin ôn lại phần Sở hữu Thọ (vedanā) trong Chương II: Cetasika – Sở Hữu Tâm]. Đức Phật có dạy như sau:[2]

§3. Tattha vedanāsaṅgahe tāva tividhā vedanā sukhaṃ dukkhaṃ adukkhamasukhā ceti, sukhaṃ dukkhaṃ somanassaṃ domanassaṃ upekkhāti ca bhedena pana pañcadhā hoti.

Vedanā (thọ) được phân theo hai cách:

(a) Thọ phân theo cảnh, có 3:

1. Sukha vedanā = lạc thọ, hứng chịu cảm giác thích ý khi tiếp xúc với cảnh vừa lòng.

2. Dukkhā vedanā = khổ thọ, hứng chịu cảm giác đau đớn, buồn phiền khi tiếp xúc với cảnh không vừa lòng.

3. Upekkhā vedanā = xả thọ hay cảm giác trung bình tức không lạc không khổ; được trải nghiệm khi tiếp xúc với cảnh chẳng phải vừa lòng hay không vừa lòng.

(b) Thọ phân theo indriya (quyền)[3], có 5:

1. Somanassa vedanā = hỷ thọ trong tâm, hứng chịu cảnh vui lòng.

2. Domanassa vedanā = ưu thọ trong tâm, hứng chịu chịu cảnh khổ tâm.

3. Sukha vedanā = lạc thọ trong thân, hứng chịu cảnh sướng thân.

4. Dukkhā vedanā = khổ thọ trong thân, hứng chịu chịu cảnh đau thân.

5. Upekkhā vedanā = xả thọ hay cảm giác trung bình, hứng chịu cảnh bình thường không vui hay là ngoài ra khổ, lạc, ưu, hỷ.

Thọ phân theo sáu là thọ kể theo 6 môn dụng nạp 6 cảnh như là: nhãn môn dụng nạp cảnh sắc, nhĩ môn dụng nạp cảnh thinh, tỷ môn dụng nạp cảnh khí, thiệt môn dụng nạp cảnh vị, thân môn dụng nạp cảnh xúc và ý môn dụng nạp cảnh pháp. ‘Thọ’ dụng nạp 6 cảnh qua 6 môn. Khổ hoặc lạc trong thân ta thường đối với cảnh lúc nào cũng có (trừ ra khi ngủ quên hoặc không để ý đến), như khi ta tắm lạnh quá là thọ khổ, nóng quá là thọ khổ, ngồi mỏi là thọ khổ. Lạnh ta được sưởi ấm là thọ lạc, nóng ta được quạt mát là thọ lạc. Khi thọ khổ, phần nhiều là có câu hành ưu tiếp sau gần đó. Khi thọ lạc phần nhiều là có thọ hỷ sau gần đó. Thọ ưu là khi buồn, rầu, than khóc, hoặc do khi không gặp rồi nhớ, nghĩ đến hoàn cảnh mà không có sự liên hệ đến thân đau là thọ ưu, không có liên hệ với thọ khổ. Thọ hỷ là vui mừng, khi nghĩ, nhớ hoặc tính đến sự vật ưa thích.

Trong phần phân loại (a) thì sukha hàm ý lạc thọ (hay thích ý) về tâm hoặc thân, trong khi dukkhā hàm ý khổ thọ (hay cảm giác đau đớn) về tâm hoặc thân.

Trong phần phân loại (b) thì sukkha được chia thành somanassa (hỷ) và sukha (lạc), trong khi dukkhā được chia thành domanassa (ưu) và dukkhā (khổ). Do đó, nên lưu ý rằng thọ trong tâm khác với thọ trong thân và một chúng sanh có thể vui vẻ, hoan hỷ dù là tâm hay thân của họ.


Phân Sở Hữu Tâm Theo Thọ

Sở hữu tâm gặp khổ thọ hay lạc thọ đều đồng sở và đồng thứ, nhưng khi phối hợp với thân thức câu hành khổ thì gặp khổ thọ, còn khi phối hợp với tâm thân thức câu hành lạc thì gặp lạc thọ.

Sở hữu tâm gặp ưu thọ đều là những sở hữu phối hợp với tâm sân (dosa), mà tâm sân nói chung tất cả có 22 sở hữu hợp. Vì nói ‘gặp ưu thọ’, nên không tính thọ mới còn 21.

Sở hữu tâm gặp hỷ thọ trong rất nhiều trường hợp, không cần kể hết, nên chỉ nêu những sở hữu không gặp đặng hỷ thọ như là sân-phần và hoài nghi là những sở hữu không phối hợp với tâm câu hành hỷ hay tâm câu hành lạc. Còn sở hữu thọ (vedanā cetasika) cố nhiên không được tính vào, nên 46 sở hữu còn lại hợp đặng hỷ thọ.

Sở hữu tâm gặp xả thọ cũng phối hợp rất nhiều tâm, chỉ trừ sở hữu hỷ phối hợp với tâm câu hành hỷ và sân-phần phối hợp với tâm sân (câu hành ưu). Trên đây là lý do mà những sở hữu không hợp được với xả thọ, 46 sở hữu còn lại đều có hợp với xả thọ. Còn sở hữu thọ như trước đã giải.


Phân Tâm Theo Thọ

Citta (tâm), citta được chỉ rõ theo 5 loại vedanā (cảm thọ) và “Phân Tâm Theo Thọ”. Ở “Chương I: Citta– Tâm” chúng ta đã phân tâm phù hợp với 5 loại thọ. Có thể nói rằng:

1. Sukha vedanā (lạc thọ) chỉ phối hợp với một tâm – đó là ahetuka kusalavipāka sukhasahagataṃ kāyaviññāṇacittaṃ (tâm thân thức câu hành lạc quả thiện vô nhân).

2. Dukkhā vedanā (khổ thọ) chỉ phối hợp với một tâm – đó là akusalavipāka dukkhāsahagataṃ kāyaviññāṇacittaṃ (tâm thân thức câu hành khổ quả bất thiện vô nhân).

3. Domanassa vedanā (ưu thọ) phối hợp với hai tâm – đó là dosamūlacittaṃ (tâm căn sân).

4. Somanassa vedanā (hỷ thọ) phối hợp với 62 tâm – đó là 18 kāma somanassa cittaṃ (tâm dục giới hỷ thọ), 12 mahaggata somanassa citta (tâm đáo đại hỷ thọ) và 32 lokuttara somanassa citta (tâm siêu thế hỷ thọ).

5. Upekkhā vedanā (xả thọ) phối hợp với 55 tâm – đó là 32 kāma upekkhā vedanā cittaṃ (tâm dục giới xả thọ), 15 mahaggata upekkhā cittaṃ (tâm đáo đại xả thọ) và 8 lokuttara upekkhā cittaṃ (tâm siêu thế xả thọ).

Lưu ý:

Phần phân loại citta (tâm) nêu trên cũng đã bao gồm phần phân loại cetasika (sở hữu tâm) theo vedanā (thọ). Lý do là những sở hữu phối hợp với sukha sahagataṃ cittaṃ (tâm câu hành lạc) sẽ được phối hợp với sukha vedanā (lạc thọ), những sở hữu tâm phối hợp với dukkhā sahagataṃ cittaṃ (tâm câu hành khổ) sẽ phối hợp đặng với dukkhā vedanā (khổ thọ), những sở hữu phối hợp với domanassa cittaṃ (tâm ưu thọ) cũng sẽ phối hợp đặng với domanassa vedanā (ưu thọ) và v.v…

 

II. NHÂN TẬP YẾU (HETU SAṄGAHA)

 Ở đây, citta (tâm) và cetasika (sở hữu tâm) sẽ được gom gọn theo hetu (nhân), nên gọi là ‘Nhân nhiếp’.

Hetu – nhân’ nghĩa là pháp mà cho quả sanh ra, cho pháp quả đó trụ trên cảnh và tiến hóa.

Pháp quả sanh từ nhân như là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp là thiện, bất thiện hay vô ký.

Những cảnh như sắc, thinh, khí, vị, xúc là trạng thái pháp có liên quan đến chúng sanh hữu tưởng hay vô tưởng có tên khác nhau, lời nói khác nhau, nguồn gốc khác nhau.

Có 6 hay 9 loại hetu (nhân hay căn).

1. Akusala hetu (nhân bất thiện) có (3) = lobha (tham), dosa (sân), moha (si).

2. Kusala hetu (nhân thiện) có (3) = alobha (vô tham), adosa (vô sân), amoha (vô si).

3. Abyākata hetu (nhân vô ký) có (3) = alobha (vô tham), adosa (vô sân), amoha (vô si).

Akusala hetu (nhân bất thiện) là những nhân phối hợp với akusala citta (tâm bất thiện).

Kusala hetu (nhân thiện) là những nhân phối hợp với kusala citta (tâm thiện).

Abyākata hetu (nhân vô ký) là những nhân phối hợp với vipāka citta (tâm quả) và kiriya citta (tâm tố). Abyākata hetu (nhân vô ký) giống như kusala hetu (nhân thiện).

Abyākata nghĩa là vô ký – tức là không phải nhất định như nghiệp thiện hay bất thiện. Vipāka citta (tâm quả) và kiriya citta (tâm tố) cùng với những sở hữu câu sanh được gọi là abyākata (pháp vô ký), bởi vì chúng là những nghiệp chẳng phải thiện mà cũng chẳng phải bất thiện (trung lập).

 

Phân Tâm Theo Nhân

1. Ahetuka citta (18) = 18 tâm vô nhân (tâm không có nhân) – đó là 7 akusala vipāka citta (tâm quả bất thiện vô nhân), 8 ahetuka kusala vipāka citta (tâm quả thiện vô nhân) và 3 ahetuka kiriya citta (tâm tố vô nhân).

2. Sahetuka citta (71) = 71 tâm hữu nhân (tâm có nhân) được chia thêm như sau:

(a) Ekahetuka citta (02) = 2 tâm một nhân, đó là: 2 tâm căn si chỉ có nhân si.

(b) Dvihetuka citta (22) = 22 tâm hai nhân, đó là: 8 lobha mūla citta (tâm căn tham) có nhân tham và nhân si; 2 dosa mūla citta (tâm căn sân) có nhân sân và nhân si; và 12 kāma sobhaṇañāṇavippayutta citta (tâm dục giới tịnh hảo bất tương ưng trí) có nhân vô tham và vô sân.

(c) Tihetuka citta (47) = 47 tâm ba nhân, đó là: 12 kāma sobhaṇa ñāṇasampayutta citta (tâm dục giới tịnh hảo tương ưng trí), 27 mahaggata citta (tâm đáo đại) và 8 lokuttara citta (tâm siêu thế) có nhân vô tham, vô sân và vô si.

Lưu ý: Những sở hữu tâm phối hợp tương ứng với tâm sẽ cùng loại như tâm. Khi tâm thiện hay bất thiện phát sanh trú trên cảnh, hưởng vị của cảnh càng nhiều, tức những tâm ấy nương vào sáu nhân này càng nhiều, càng bền lâu, thì mãnh lực nghiệp của những tâm tương ưng với sáu nhân này càng tăng trưởng, đến mức đủ mạnh để thực hiện những hành động thiện hay bất thiện như sát sanh, trộm cắp, tà dâm, v.v… hay xả thí, trì giới, tu tiến, cho đến chứng đắc thiền, thông, đạo, quả, v.v…


III. SỰ TẬP YẾU (KICCA SAṄGAHA)

Kicca – được dịch là ‘sự hay việc làm’.

Sự (kicca) nghĩa là sự vụ hay công tác, là nhiệm vụ hay phần việc phải làm.

Karaṇaṃ = kiccaṃ: Việc làm gọi là sự.

Ở đây, citta (tâm) và cetasika (sở hữu tâm) sẽ được gom gọn theo phận sự, việc làm hay chức năng, nên gọi là ‘sự nhiếp’. Có Pāḷi chú giải như vầy:

Kiccabhedena cittacetasikānaṃ saṅgaho = kiccasaṅgaho: Cách gom tâm và sở hữu theo phần sự việc, nên gọi là ‘sự nhiếp’.

Mỗi ‘tâm’ cùng những danh pháp đồng sanh (sở hữu tâm) khi sanh và diệt ở mỗi 1 sát-na tâm đều có phận sự hay việc làm tương ứng. Không có ‘tâm’ và ‘sở hữu tâm’ nào sinh khởi mà không làm việc chi cả. Những sự hay việc liên quan đến thân, khẩu được thành tựu đều do sự trợ giúp hay điều khiển của ‘tâm’ và ‘sở hữu tâm’ (trừ ngũ song thức không tạo sắc tâm), còn những sự / việc thuộc về ý thì chính ‘tâm’ và ‘sở hữu tâm’ làm việc.

Có 14 sự (việc) thực hiện bởi những tâm khác nhau. Điều đáng lưu ý là mỗi tâm thực hiện (hay làm) ít nhất một sự (việc).

 

Có 14 Sự (Kicca)

1. Paṭisandhi kicca = (S) = sự tái tục, nối tiếp đời cũ qua đời mới, nối đời quá khứ với đời hiện tại là cái tâm sơ khởi ban đầu của đời mới, ngay sau sát-na diệt của tâm tử đời trước; làm việc nối tiếp đời mới với đời cũ. Có Pāḷi chú giải như vầy: Paṭisandhānaṃ = paṭisandhi: Việc làm nối tiếp với đời mới gọi là tái tục.

2. Bhavaṅga kicca = (H) = sự hữu phần[4] hay phần sanh hữu làm việc tợ như hộ kiếp là giữ gìn kiếp sống là nhân quan trọng nối liền một đời sống cho còn, hay duy trì sự hình thành dòng chảy của kiếp sống không dứt cho đến khi tử. Có Pāḷi chú giải như vầy: Bhavassa aṅgaṃ = bhavaṅgaṃ: Nhân quan trọng của đời sống làm cho không đứt đoạn, gọi là hữu phần.

3. Āvajjana kicca = (K) = sự khai môn hay hướng môn; là tâm bắt tóm, suy xét cảnh mới, nắm lấy cảnh hay chú tâm hướng đến cảnh. Có Pāḷi chú giải như vầy: Āvajjiyate = āvajjanaṃ (hay là Avaṭṭiyate = āvajjanaṃ): Bắt cảnh mới gọi là khai, hoặc chặn đứng dòng hữu phần không cho tiếp tục gọi là chỉ lưu (ngăn không cho chảy nữa).

Tâm làm việc āvajjana kicca (khai môn) là tâm sơ khởi của mỗi lộ, làm nhân, dịp cho tâm lộ phát sanh cũng gọi là tác ý thành lộ. Có Pāḷi chú giải như vầy: Vithiṃ paṭipādayatīti vithipaṭipādako: Tâm làm cho ‘tâm lộ’ phát sanh, gọi là tác ý thành lộ, tức là tâm khai ngũ môn.

Tâm khai ý môn làm dịp cho tâm đỗng lực phát sanh cũng gọi là tác ý thành đỗng lực. Có Pāḷi chú giải như vầy: Javanam paṭipādayatīti = javanapaṭipādako: Tâm làm cho tâm đỗng lực phát sanh, gọi là tâm khai ý môn.

4. Dassaṇa kicca = (5) = sự thấy cảnh sắc, tức là nhãn thức biết đặng cảnh sắc.[5]

5. Savana kicca = (5) = sự nghe âm thanh, tức là nhĩ thức biết đặng cảnh thinh.[6]

6. Ghāyana kicca = (5) = sự ngửi mùi, tức là tỷ thức biết đặng cảnh khí.

7. Sāyana kicca = (5) = sự nếm vị, tức là thiệt thức biết đặng cảnh vị.

8. Phusana kicca = (5) = sự xúc chạm cảnh, tức là thân thức biết đặng cảnh xúc.

9. Sampaṭicchana kicca = (T) = sự tiếp thâu, tiếp nhận cảnh là thâu cảnh bằng cách rành rẽ để chuyển qua cho tâm thẩm tấn v.v…. Có Pāḷi chú giải như vầy: Sampaṭicchiyate = sampaṭicchanaṃ: Bảo đảm cảnh ngũ được chuyển cho các tâm sau chung một lộ, gọi là tiếp thâu.

10. Santīraṇa[7] kicca = (Th) = sự thẩm tấn, thẩm xét, xét đoán, điều tra cảnh là cách khám xét điều tra đối tượng (cảnh) đầy đủ. Có Pāḷi chú giải như vầy: Sammātīraṇaṃ = santīraṇaṃ: Cách xét cảnh ngũ đặng hoàn toàn gọi là thẩm tấn.

11. Voṭṭhapana kicca = (P) = sự đoán định, quyết đoán, quyết định cảnh, phân chia cảnh tốt xấu theo sự hiểu biết của mình. Có Pāḷi chú giải như vầy: Vavatthāpiyate = voṭṭhapanaṃ: Cách quyết đoán phân định cảnh tốt, xấu gọi là đoán định.

12. Javana[8] kicca = (C) = sự đỗng lực hay thực, hưởng vị của cảnh hay trải nghiệm cảnh; là trạng thái quan trọng có mãnh lực tạo nghiệp (kamma). Có Pāḷi chú giải như vầy: Javatīti = javanaṃ: Có mãnh lực đủ sức hưởng dùng cảnh gọi là đỗng lực (hay tốc lực).

13. Talambaṇa[9] kicca = (N) = sự na[10] cảnh nhận hay mót cảnh còn dư lại tiếp ngay sau tâm đỗng lực, tiếp tục hưởng vị của cảnh còn sót lại. Có Pāḷi chú giải như vầy: Tassa ārammaṇaṃ yassāti = tadārammaṇaṃ: Tâm nào bắt cảnh theo cảnh của tâm đỗng lực, gọi là na cảnh.

14. Cuti kicca = (Ử) = sự tử, chết, hay là sự chấm dứt của một kiếp sống hay sự cùng tận của mỗi đời sống của chúng sanh, không khác thứ với tâm tái tục và tâm hữu phần, chỉ khác hơn hai sự kia là cái tâm chót hơn hết của một đời sống. Có Pāḷi chú giải như vầy: Cavanaṃ = cuti: Cơ quan dứt liền kiếp sống gọi là tử.

Bhavaṅga = (H) = hữu phần. Khi cảnh không còn tồn tại nữa, lộ trình tâm chấm dứt và dòng tâm thức rơi vào dòng hữu phần, tức là tâm hữu phần tuôn chảy, diễn tiến như thường cho đến khi cảnh mới xuất hiện đi vào một trong những môn và một lộ tâm mới sinh khởi để nhận biết cảnh. Sự hữu phần là sự chính yếu tối cần để giữ gìn đời sống chúng sanh, tức là từ tâm kế sau ‘tâm tái tục’ cho đến tâm kế trước ‘tâm tử’, trừ khi những tâm lộ (vīthi citta) phát sanh thì thứ ‘tâm hữu phần’ này chỉ nhường chỗ trong thời gian ấy, ngoài ra thì toàn là tâm hữu phần sanh diệt liên tục, luôn cả trong khi ngủ không chiêm bao thì cũng chỉ là cùng một loại ‘tâm hữu phần’, luôn cho đến tử.

Tâm làm Paṭisandhi kicca (việc tái tục), Bhavaṅga kicca (việc hữu phần) và Cuti kicca (việc tử) trong một kiếp sống của một chúng sanh là cùng một thứ tâm (trong 19 thứ tâm), bắt cùng một cảnh như tâm ban đầu (tâm tái tục), có cùng số sở hữu phối hợp, nhưng chỉ sanh khác thời, khác cái sát-na tâm.

“Tái tục, hữu phần, xả thân (tử)

Ba tâm một thứ, mỗi lần in nhau,

Vẫn đồng làm việc chung trào

Cảnh thời giống cảnh trước sau cũng là.”

Đại ý bài này nói: Ba việc ‘tái tục’, ‘hữu phần’ và ‘tử’ chung một kiếp sống, tâm một thứ nhưng khác cái sát-na tâm, tái tục chỉ một cái tâm sơ khởi, tâm tử là cái tâm chót. Còn hữu phần tính theo cái thì vô số kể, vì sanh diệt nối nhau luôn luôn cả một đời sống. Nói về cảnh: Tâm tái tục biết cảnh nào thì ‘tâm hữu phần’ và ‘tâm tử’ cũng biết cảnh y như vậy.

Lưu ý: Atimahantārammaṇa vīthi (lộ cảnh rất lớn) còn được gọi là tadālambaṇa vāra vīthi (lộ chót na cảnh) vì nó kết thúc bằng tadālambaṇa citta (tâm na cảnh).

 

Sự (Việc) Có Mấy Tâm

1. Có 19 tâm làm việc tái tục (paṭisandhi kicca) là 2 upekkhā santīraṇa citta (tâm thẩm tấn câu hành xả), 8 mahā vipāka citta (tâm đại quả) và 9 mahaggatā vipāka citta (tâm quả đáo đại).

Cảnh của tái tục có 3: (Xin xem kỹ ở Chương V trong tập sách Abhidhammattha-saṅgaha này).

- 1 là cảnh ‘nghiệp’ (kamma) là hiện ra cảnh y hệt như ta từng làm như: Ta nhớ lại sự hành động chuyên môn đã làm, hoặc như phim hát bóng chiếu lại cảnh trước của ta.

- 2 là cảnh ‘điềm nghiệp’ (kammanimitta) hay nghiệp tướng, là ấn tướng của nghiệp thiện hay bất thiện hiện ra lúc lâm chung như là người giết thú nhiều, thời thấy thú đến đòi mạng hoặc cắn rứt v.v…; còn điềm nghiệp tốt như là người thường tạo phúc đức khi gần chết thấy người đem đồ tặng cho v.v…

- 3 là cảnh ‘điềm sinh’ (gatinimitta) hay thú tướng, là ấn tướng biểu hiệu chỗ sẽ tái tục như: Sắp hóa sanh về cõi thiên đàng thì thấy cung điện hoặc thiên đàng v.v… hoặc thấy lằn sáng là biểu hiệu[11] sanh làm người, hoặc thấy đường tăm tối thì sẽ sanh làm thú, hoặc thấy ngọn lửa, hoặc lạnh, hoặc nóng v.v… thì là điềm sẽ sanh vào cõi Địa ngục.

Những cảnh hiện ra lúc sắp chết diệt đồng với tâm tử. Còn tâm tái tục nương theo những cảnh cận tử ấy mà trạng lại, chỉ bắt tinh hoa bản chất của cảnh ấy mà thôi.

2. Có 19 tâm làm việc hữu phần (bhavaṅga kicca) cũng là 19 tâm làm việc tái tục. Chúng được gọi là bhavaṅga citta (tâm hữu phần) khi những tâm này làm việc duy trì sự hình thành dòng chảy của danh pháp, hay còn gọi là ‘hộ kiếp’.

3. Có 2 tâm làm việc khai môn (āvajjana kicca). Chúng là pañca dvārāvajjana citta (tâm khai ngũ môn) và mano dvārāvajjana citta (tâm khai ý môn).

pañca dvārāvajjana citta (tâm khai ngũ môn) hay mano dvārāvajjana citta (tâm khai ý môn) cũng là khai môn, nên gom chung lại là một sự.

4. Có 2 tâm làm việc thấy (dassaṇa kicca), đó là 2 tâm cakkhuviññāṇa (nhãn thức), biết cảnh sắc. (Dhs.338)

5. Có 2 tâm làm việc nghe (savana kicca), đó là 2 tâm sotaviññāṇa (nhĩ thức), biết cảnh thinh. (Dhs.352)

6. Có 2 tâm làm việc ngửi (ghāyana kicca), đó là 2 tâm ghānaviññāṇa (tỷ thức), biết cảnh khí.

7. Có 2 tâm làm việc nếm (sāyana kicca), đó là 2 tâm jihvāviññāṇa (thiệt thức), biết cảnh vị.

8. Có 2 tâm làm việc đụng (phusana kicca), đó là 2 tâm kāyaviññāṇa (thân thức), biết cảnh xúc chạm.

9. Có 2 tâm làm việc tiếp thâu (sampaṭicchana kicca), đó là 2 tâm sampaṭiccanacitta (tiếp thâu).

10. Có 3 tâm làm việc thẩm tấn (santīraṇa kicca), đó là 3 tâm santīraṇa citta (thẩm tấn).

11. Có 1 tâm làm việc đoán định (voṭṭhapana kicca), đó là 1 tâm manodvārāvajjana citta (tâm khai ý môn).

12. Có 55 (hay 87) tâm làm việc đỗng lực (javana kicca), đó là 12 akusala citta (tâm bất thiện), 21 (hay 37) kusala citta (tâm thiện), 4 (hay 20) tâm phala-ñāṇacitta (tâm quả tuệ) và 18 kiriya citta (tâm tố) [(trừ 2 tâm khai môn)]. Những tâm này có thể dễ dàng được nhớ bằng cụm từ: ‘Aku-ku-kri-phala’.

Hay nói cách khác: Tâm làm việc đỗng lực (javana) có 55 hoặc 87 thứ là: 12 tâm bất thiện, tâm tiếu sinh, 8 tâm đại thiện, 8 tâm đại tố, 18 tâm đỗng lực đáo đại và 8 hoặc 40 tâm siêu thế.

Kāma javana citta (29) (tâm đỗng lực dục giới) = 12 akusala citta (tâm bất thiện) + 8 mahākusala citta (tâm đại thiện) + 8 mahā kiriya citta (tâm đại tố) + 1 hasituppāda citta (tâm tiếu sinh).

Appanā javana citta (26 hay 58) (tâm đỗng lực kiên cố) = 9 mahaggata kusala citta (tâm thiện đáo đại) + 9 mahaggata kiriya citta (tâm tố đáo đại) + 4 hay 20 magga-ñāṇa citta (tâm đạo tuệ) + 4 hay 20 phala-ñāṇa citta (tâm quả tuệ).

13. Có 11 tâm làm việc na cảnh (tadālambaṇa kicca) (hay tiếp tục hưởng vị của cảnh), đó là 3 santīraṇa citta (tâm thẩm tấn) và 8 mahāvipāka citta (tâm đại quả).

14. Có 19 tâm làm việc tử (cuti kicca), chúng cũng giống như 19 tâm làm việc tái tục, đó là 2 upekkhā-santīraṇa citta (tâm thẩm tấn câu hành xả), 8 mahāvipāka citta (tâm đại quả) và 9 mahaggata vipāka citta (tâm quả đáo đại).

 

Tâm Làm Mấy Sự (Việc)

1. Có 68 tâm chỉ làm một sự (việc), đó là 10 dvi-pañcaviññāṇa citta (tâm ngũ song thức), 3 manodhātu citta (tâm ý giới) và 55 hay 87 javana citta (tâm đỗng lực). [Manodhātu citta (tâm ý giới) gồm có pañca-dvārāvajjana (khai ngũ môn) và 2 sampaṭicchana citta (tâm tiếp thâu)].

Hay nói cách khác: Tâm làm 1 việc có 68 hoặc 100 là: 12 tâm bất thiện, 10 tâm ngũ song thức, 3 tâm ý giới, 1 tâm tiếu sinh, 16 tâm đỗng lực dục giới tịnh hảo, 18 tâm đỗng lực đáo đại và 8 hoặc 40 tâm siêu thế.

2. Có 2 tâm làm chỉ hai sự (việc), đó là somanassa-santīraṇa citta (tâm thẩm tấn hỷ thọ) làm việc thẩm tấn và na cảnh và manodvārāvajjana citta (tâm khai ý môn) làm việc khai ý hay đoán định.

3. Có 9 tâm làm ba sự (việc), đó là 9 mahaggata vipāka citta (tâm quả đáo đại) làm việc paṭisandhi (tái tục), bhavaṅga (hữu phần) và cuti (tử).

4. Có 8 tâm làm bốn sự (việc), đó là 8 mahā-vipāka citta (tâm đại quả) làm việc paṭisandhi (tái tục), bhavaṅga (hữu phần), cuti (tử) và tadālambaṇa (na cảnh).

5. Có 2 tâm làm năm sự (việc), đó là 2 upekkhā-santīraṇa citta (tâm thẩm tấn xả thọ) làm việc paṭisandhi (tái tục), bhavaṅga (hữu phần), cuti (tử), santīraṇa (thẩm tấn) và tadālambaṇa (na cảnh).

 

Sở Hữu Tâm Làm Mấy Sự (Việc):

1. Sở hữu làm một sự (việc) (thực hay đỗng lực) có 17 là: 14 sở hữu bất thiện, 3 sở hữu ngăn trừ phần.

2. Sở hữu làm bốn việc (tái tục, hữu phần, tử và đỗng lực) có 2 là 2 sở hữu vô lượng phần.

3. Sở hữu làm năm việc (tái tục, hữu phần, tử, đỗng lực và na cảnh) có 21 là: 19 sở hữu tịnh hảo biến hành, sở hữu trí và sở hữu dục.

4. Sở hữu làm sáu việc (tái tục, hữu phần, tử, đỗng lực, na cảnh và thẩm tấn) có 1 tức là sở hữu hỷ.

5. Sở hữu làm bảy việc (tái tục, hữu phần, tử, khai môn, đoán định, đỗng lực và na cảnh) có 1 tức là sở hữu cần.

6. Sở hữu làm chín việc (tái tục, hữu phần, tử, khai môn, tiếp thâu, thẩm tấn, đoán định, đỗng lực, na cảnh) có 3 là: Sở hữu tầm, tứ và thắng giải.

7. Sở hữu làm đủ mười bốn việc có 7 là 7 sở hữu biến hành.

Dứt phần Sự nhiếp

5 sự là thấy, nghe, ngửi, nếm và đụng gồm chung thành một sở gọi là sở ngũ. Ngoài ra sự nào sở nấy, còn cách rộng 25 sở sẽ giải tiếp theo phần lộ tâm.

 

SỞ HẸP CÓ 10

Ṭhāna – Sở

Ṭhāna’ nghĩa là ‘sở hay nơi làm việc’. Như chúng ta cần một nơi hay văn phòng để hoàn thành việc riêng, cũng vậy tâm cần nơi thực hiện những việc của nó. Sở là thân vật chất (body-substance) của mỗi tâm, có vai trò như là nơi thực hiện những việc làm của tâm.

Nơi làm việc của mỗi tâm cũng giống như tâm.

Có 10 ṭhāna (sở) bởi vì có 5 sự (việc) liên quan làm việc tuần tự trong 1 ṭhāna (sở) gọi là pañca-viññāṇaṭhāna (sở ngũ thức).

10 ṭhāna (sở) là:

1. Paṭisandhi ṭhāna (sở tái tục) = 19 tâm tái tục.

2. Bhavaṅga ṭhāna (sở hữu phần) = 19 tâm hữu phần.

3. Āvajjana ṭhāna (sở khai môn) = 2 tâm khai môn.

4. Pañca-viññāṇaṭhāna (sở ngũ thức) = 10 tâm ngũ song thức.

5. Sampaṭicchanaṭhāna (sở tiếp thâu) = 2 tâm tiếp thâu.

6. Santīraṇaṭhāna (sở thẩm tấn) = 3 tâm thẩm tấn.

7. Voṭṭhapanaṭhāna (sở đoán định) = Tâm khai ý môn.

8. Javanaṭhāna (sở đỗng lực) = 55 tâm đỗng lực.

9. Tadālambaṇaṭhāna (sở na cảnh) = 11 tâm na cảnh.

10. Cutiṭhāna (sở tử) = 19 tâm tử.

 

IV. MÔN TẬP YẾU (DVĀRA SAṄGAHA)

 ‘Dvāra’ nghĩa là ‘môn, cửa’. Ở đây, ‘dvāra’ trong lộ trình tâm (citta vīthi) làm dịp, nhân hay điều kiện để lộ tâm sinh khởi. Nói cách khác, tất cả những tâm trong lộ sanh đặng đều do nương qua môn (dvāra), tợ như tất cả những người trong một công ty đều nương qua cửa của công ty để vào bên trong làm những phận sự riêng của mỗi người.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Dvāraṃ viyati = dvāraṃ: Pháp mà tợ như cửa, gọi là môn.

Ở phần này, citta (tâm) và cetasika (sở hữu tâm) sẽ được gom gọn theo 6 môn trong thân của chúng ta, qua đó, những cảnh bên ngoài có thể đi vào. ‘Dvāra’ - ‘môn hay cửa’ có 6:

1. Cakkhu-dvāra = nhãn môn (cakkhu pasāda – nhãn thanh triệt).

2. Sota-dvāra = nhĩ môn (sota pasāda – nhĩ thanh triệt).

3. Ghāna-dvāra = tỷ môn (ghāna pasāda – tỷ thanh triệt).

4. Jivhā-dvāra = thiệt môn (jivhā pasāda – thiệt thanh triệt).

5. Kāya-dvāra = thân môn (kāya pasāda – thân thanh triệt).

6. Mano-dvāra = ý môn (19 bhavaṅga citta – tâm hữu phần).

Ý giới có thể nương 5 môn vì sanh với lộ ngũ môn. Ý thức giới dục giới có thể nương cả 6 môn, nên hai phần này đối với mỗi 1 môn trong 5 môn đều bất định là thay đổi sanh đặng cả.

Còn nhãn thức chỉ nương nhãn môn chớ không đặng nương nhĩ, tỷ, thiệt hoặc thân môn. Nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức hoặc thân thức cũng như thế. Cho nên, đối với 5 đôi thức, đôi nào nương môn ấy là nhất định.

Lưu ý:

Những tên trong ngoặc chỉ cho những pháp thực tính của mỗi môn. ‘Pasāda’ là những sắc thanh triệt là nơi mà tâm nương đặng sinh khởi.

Năm dvāra (môn) trước là rūpa dvāra (môn sắc), trong khi môn thứ sáu là một nāma dvāra (môn danh).

 

Những tâm ở mỗi môn (môn có mấy tâm)

 1. Có 46 tâm nương sanh qua nhãn môn:

(a) pañcadvārāvajjana 01 (khai ngũ môn).

(b) cakkhu viññāṇa 02 (nhãn thức).

(c) sampaṭicchāna 02 (tiếp thâu).

(d) santīraṇa 03 (thẩm tấn).

(e) voṭṭhapaṇa (đoán định) hay

 mano dvārāvajjana 01 (khai ý môn).

(f) kāma javana 29 (đỗng lực dục giới).

(g) tadālambaṇa 08 (na cảnh).

Tổng cộng: 46 (tâm dục giới, trừ 4 đôi thức ngoài ra).

Lưu ý: 11 tadālambaṇa (tâm na cảnh), 3 santīraṇa (tâm thẩm tấn) đã được tính trong 1. (d). Nên chỉ có 8 mahā vipāka citta (tâm đại quả) được tính trong 1. (g).

2. 46 tâm sanh qua nhĩ môn. Những tâm ấy như trong câu 1. chỉ thay cakkhu viññāṇa (nhãn thức) bằng sota viññnāṇa (nhĩ thức).

3. 46 tâm sanh qua tỷ môn. Những tâm ấy như trong câu 1. chỉ thay cakkhu viññāṇa (nhãn thức) bằng ghāna viññnāṇa (tỷ thức).

4. 46 tâm sanh qua thiệt môn. Những tâm ấy như trong câu 1. chỉ thay cakkhu viññāṇa (nhãn thức) bằng jivhā viññnāṇa (thiệt thức).

5. 46 tâm sanh qua thân môn. Những tâm ấy như trong câu 1. chỉ thay cakkhu viññāṇa (nhãn thức) bằng kāya viññnāṇa (thân thức).

6. Có 67 (hoặc 99) tâm sanh qua ý môn:

(a) mano dvārāvajjana 01 (khai ý môn).

(b) javana 55 (đỗng lực) hoặc 87.

(c) tadālambaṇa 11 (na cảnh).

Tổng cộng: 67 (hoặc 99 - trừ ngũ song thức, 3 tâm ý giới và 9 tâm quả đáo đại).

Nói về ý môn thì tâm thiền đỗng lực luôn luôn phải nương, nên gọi là nương ý môn nhất định. Còn 41 tâm ý thức giới dục giới (trừ ngũ song thức và 3 tâm ý giới) cũng có thể nương ý môn hoặc không, nên thuộc về phần nương ý môn bất định.

7. Ngoại môn: Tâm sanh vượt ngoài cả 6 môn có 19 thứ tâm là: Tâm thẩm tấn câu hành xả (2), tâm đại quả (8), tâm quả đáo đại (9).

19 thứ tâm này trong lúc làm việc ‘tái tục’, ‘hữu phần’, ‘tử’ là ngoại môn, nghĩa là vào sát-na làm việc ‘tái tục’ và ‘tử’ đó, chính nó cũng chưa là ý môn bởi vì không có lộ tâm phát sanh và trong sát-na làm việc ‘hữu phần’ đó, chính nó cũng đã là ý môn rồi.

Nên lưu ý có bài kệ tóm tắt về tâm nương môn như sau:

“Một cửa ba chục sáu tao

Ngũ môn ba thứ, lục hào băm dư,

Hoặc sáu hoặc khỏi có mười

Không nương cửa nẻo lối từ chín tâm.”

1. Tổng số tâm sinh khởi qua pañca dvāra (5 môn) hay rūpa dvāra (môn sắc) là 54 – bao gồm pañca dvārāvajjana 1 (khai ngũ môn), dvi pañca viññnāṇa 10 (ngũ song thức), sampaṭicchāna 2 (tiếp thâu), santīraṇa 3 (thẩm tấn), voṭṭhapaṇa (đoán định) hay mano dvārāvajjana 1 (khai ý môn), kāma javana 29 (đỗng lực dục giới) và tadālambaṇa 08 (na cảnh). Đây là 54 kāmāvacara citta (tâm dục giới). [12]

2. “Một cửa ba chục sáu tao”, tâm nương 1 môn có 36 hay 68 là: Ngũ song thức, 18 tâm đỗng lực đáo đại và 8 hay 40 tâm siêu thế.

3. “Ngũ môn ba thứ,…” là những tâm chỉ nương sanh ở pañca dvāra (5 môn) là 1 pañca dvārāvajjana (khai ngũ môn) và 2 sampaṭicchāna (tiếp thâu). 3 tâm này được gọi là mano dhātu (ý giới).

4. “…, lục hào băm dư,” là những tâm có thể sanh qua 6 mônsomanassa santīraṇa (thẩm tấn hỷ thọ), manodvārāvajjana (khai ý môn) và 29 kāma javana citta (tâm đỗng lực dục giới), (tổng cộng = 31).

5. “Hoặc sáu hoặc khỏi có mười” là những tâm đôi khi sanh qua 6 môn và đôi khi không sanh qua 6 môn (nương bất định) là 2 upekkhā santīraṇa citta (tâm thẩm tấn xả thọ)[13] và 8 mahā vipāka citta (tâm đại quả) khi làm việc na cảnh nương 6 môn, còn khi làm việc tái tục v.v… khỏi nương môn, (tổng cộng = 10).

6. “Không nương cửa nẻo lối từ chín tâm” là những tâm luôn sanh ngoài môn là 9 mahaggata vipāka citta (tâm quả đáo đại). 9 tâm quả đáo đại chỉ làm việc: Tái tục, hữu phần và tử, không bao giờ làm việc theo khách quan nên khỏi nương môn (vì chính nó là môn).

7. 19 paṭisandhi citta (tâm tái tục), 19 bhavaṅga citta (tâm hữu phần) và 19 cuti citta (tâm tử) được gọi là dvāravimutti (tức là ngoại môn) bởi vì:

(i) Chúng không sanh ở bất cứ môn nào, như là nhãn môn, v.v…

(ii) Tự những bhavaṅga citta (tâm hữu phần) đóng vai trò là ý môn.

(iii) Chúng tồn tại mà không nhận bất cứ ngoại cảnh mới nào liên quan đến kiếp sống hiện tại.

Hay nói cách khác:

Ý giới có thể nương 5 môn vì sanh với lộ ngũ môn. Ý thức giới dục giới có thể nương cả 6 môn, nên hai phần này đối với mỗi 1 môn trong 5 môn đều bất định là thay đổi sanh đặng cả.

Nhãn thức chỉ nương nhãn môn, không thể nương nhĩ, tỷ, thiệt hoặc thân môn. Nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức hoặc thân thức cũng như thế. Cho nên 5 đôi thức, đôi nào nương môn ấy là nhất định.

 

V. CẢNH TẬP YẾU (ĀLAMBAṆA SAṄGAHA)[14]

Ālambaṇa hay ārammaṇa nghĩa là ‘cảnh’ hay ‘đối tượng’ (của tâm)[15]. ‘Cảnh’ là phần sở tri của tâm, tức là những chi bị tâm biết đặng đều gọi là ‘cảnh’, có nghĩa là nơi vui thích, nắm bắt, bám, đeo, níu của ‘tâm’ và ‘sở hữu tâm’. Ví như một người già hay người tàn tật cần nương cây gậy hay sợi dây là dụng cụ bám níu để đứng dậy hay đi được như thế nào, thì ‘tâm’ và ‘sở hữu tâm’ phải có cảnh làm nơi nương bắt để phát sanh liên tiếp nhau như thế ấy. Hay một vườn hoa là nơi vui thích cho tất cả mọi người đeo níu như thế nào, thì 6 cảnh như là cảnh sắc, v.v... là nơi vui thích cho ‘tâm’ và ‘sở hữu tâm’ đeo níu như thế ấy. Có Pāḷi chú giải như vầy:

“Ā abhimukhaṃ ramanti etthāti ārammaṇaṁ” (tiền tố (pubba) ā, căn ramu, vĩ ngữ yu). Tất cả tâm và sở hữu cùng đến vui thích đeo níu theo pháp thực tính nào, thì pháp thực tính ấy được gọi là “cảnh”.

“Cittacetasikehi ālambiyatīti ālambaṇaṁ”, tất cả ‘tâm’ và ‘sở hữu tâm’ nắm bắt, níu, quớ pháp thực tính nào thì pháp thực tính ấy gọi là ālambaṇa (cảnh).

‘Cảnh’ phân rộng thì có 21cảnh, còn khi nói gọn theo ‘môn’ (dvāra) thì có 6.

 

Cảnh Phân Rộng, Có 21:

 - 1 là cảnh sắc (rūpārammaṇa) tức là các thứ màu.

- 2 là cảnh thinh (saddārammaṇa) tức là các thứ tiếng.

- 3 là cảnh khí (gandhārammaṇa) tức là các mùi thơm, thúi v.v…

- 4 là cảnh vị (rasārammaṇa) tức là mặn, lạt, chua, cay, v.v…

- 5 là cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa) tức là nóng, lạnh, cứng, mềm, chùng, thẳng và lay động.

- 6 là cảnh ngũ (pañcārammaṇa) tức là 5 cảnh trên gọi chung là cảnh ngũ.

- 7 là cảnh pháp (dhammārammaṇa) tức là ngoài ra cảnh ngũ, đều gọi là cảnh pháp.

- 8 là cảnh siêu lý (paramatthārammaṇa) là tâm, sở hữu tâm, sắc pháp và Níp-bàn.

- 9 là cảnh chế định (paññattīrammaṇa) là ngoài ra tâm, sở hữu tâm, sắc pháp và Níp-bàn tức là chúng sanh, vũ trụ và sự vật v.v…

- 10 là cảnh dục giới (kāmārammaṇa) tức là tâm dục giới, sở hữu tâm và sắc.

- 11 là cảnh đáo đại (mahaggatārammaṇa) tức là tâm sắc giới, tâm vô sắc giới và sở hữu hợp.

- 12 là cảnh Níp-bàn (nibbānārammaṇa) tức là Níp-bàn.

- 13 là cảnh danh pháp (nāmārammaṇa) tức là tâm, sở hữu tâm và Níp-bàn.

- 14 là cảnh sắc pháp (rūpārammaṇa) tức là 28 sắc pháp.

- 15 là cảnh quá khứ (atītārammaṇa) tức là tâm, sở hữu và sắc đã diệt.

- 16 là cảnh hiện tại (paccupannārammaṇa) tức là tâm, sở hữu và sắc đang còn.

- 17 là cảnh vị lai (anāgatārammaṇa) tức là tâm, sở hữu và sắc sẽ sanh.

- 18 là cảnh ngoại thời (kālavimuttīrammaṇa) tức là Níp-bàn và chế định. Vì Níp-bàn không sanh, diệt. Còn chế định chẳng phải thật sanh diệt.

- 19 là cảnh nội phần (ajjhattārammaṇa) tức là tâm, sở hữu và sắc sanh theo thân, tâm ta.

- 20 là cảnh ngoại phần (bahiddhārammaṇa) tức là Níp-bàn và tâm, sở hữu tâm và sắc pháp sanh ngoài thân tâm ta.

- 21 là cảnh nội và ngoại phần (ajjhattabāhiddhārammaṇa) tức là cảnh nội phần và ngoại phần, nói chung lại gọi là cảnh nội và ngoại phần.

Ở đây, Citta (tâm) và cetasika (sở hữu tâm) sẽ được gom gọn dựa theo 6 cảnh.

Cảnh Phân Theo ‘Môn-Dvāra’, Có 6:

1. Rūpārammaṇa = Cảnh sắc (rūpa hay vaṇṇa) là sắc cảnh sắc, tức các màu, hình dáng, hình thể.

2. Saddārammaṇa = Cảnh thinh (sadda) là sắc cảnh thinh, tức các tiếng.

3. Gandhārammaṇa = Cảnh khí (gandha) là sắc cảnh khí, tức các mùi.

4. Rasārammaṇa = Cảnh vị (rasa) là sắc cảnh vị, tức các vị.

5. Phoṭṭhabbārammaṇa = Cảnh xúc [pathavi (đất), vāyo (lửa), tejo (gió)] là xúc chạm, cứng, mềm, lạnh, nóng, căng, chùng.

6. Dhammārammaṇa = Cảnh pháp, cảnh ý.

Cảnh pháp có 6 phần: (i) 5 pasāda rūpa (sắc thanh triệt), (ii) 16 sukhuma rūpa (sắc tế)[16], (iii) 89 citta (tâm), (iv) 52 cetasika (sở hữu tâm), (v) Nibbāna (Níp-bàn) và (vi) paññatti (chế định)[17] như là kasiṇa nimitta (tướng hay ấn chứng của đề mục). Cảnh pháp không thể sanh ở pañca dvāra (ngũ môn).

Lưu ý: Những tên trong ngoặc của 5 cảnh trước là những thực tính cốt lõi của cảnh. Còn cảnh pháp, 6 cảnh được đề cập phía trên là những phần trọng yếu.

Có hai loại cảnh là:

1. Samañña ārammaṇa: Cảnh phổ thông, bình thường, không có cái gì đặc biệt.

2. Adhipati ārammaṇa: Cảnh đặc biệt (cảnh làm trưởng – cảnh trưởng).

Cảnh đặc biệt hay cảnh trưởng là cảnh có năng lực xâm lấn ‘tâm’, ‘sở hữu tâm’ và níu giữ cả ‘tâm’ và ‘sở hữu tâm’ ấy đến với cảnh. Như vua Kusa đi theo nàng Prabhavadī đoạn đường dài 100 do tuần, do năng lực của sắc đẹp, tức cảnh sắc của nàng Prabhavadī có thể trói buộc tâm của vua Kusa đi theo cho đến tận được. Có Pāḷi chú giải như sau: “Cittacetasika ālambatīti = ālambaṇaṁ”: Pháp thực tính nào níu kéo cả ‘tâm’ và ‘sở hữu tâm’ thì pháp thực tính ấy gọi là ālambaṇa, đó là 6 cảnh làm trưởng.

 

Cảnh Phân Theo Thời

Cảnh phân theo ‘thời’ có hai là ‘cảnh nội thời’ (tekālika ārammaṇa) và ‘cảnh ngoại thời’ (kālavimuttā ārammaṇa):

1) Cảnh nội thời (tekālika ārammaṇa): Là cảnh liên hệ với cả 3 thời là hiện tại, quá khứ, vị lai. Đó là tâm, sở hữu tâm, sắc pháp.

Tâm, sở hữu tâm, sắc pháp mà là cảnh hiện tại, nghĩa là vào sát-na cảnh đang hiện bày trong lộ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; tức đang thấy, đang nghe, đang ngửi, đang nếm, đang xúc, đang bắt cảnh pháp mà cảnh phát sanh ấy chưa diệt đi. Những điều này gọi là cảnh hiện tại.

Tâm, sở hữu tâm, sắc pháp mà là cảnh quá khứ, nghĩa là những cảnh đã qua rồi, tức cảnh đã thấy, đã nghe, đã ngửi, đã nếm, đã xúc chạm, còn lộ ý thì nghĩ ngợi về cảnh đã qua rồi.

Tâm, sở hữu tâm, sắc pháp mà là cảnh vị lai, nghĩa là các cảnh khác nhau, sẽ đến xuất hiện trong lộ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý tức sẽ thấy, sẽ nghe, sẽ ngửi, sẽ nếm, sẽ xúc chạm, lộ ý đó nghĩ ngợi đến cảnh mà sẽ đến hiện bày.

Gom cả 3 trường hợp này gọi là cảnh nội thời (tekālika ārammaṇa).

2) Cảnh ngoại thời (kālavimuttā ārammaṇa): Là cảnh không liên hệ với cả 3 thời. Đó là Níp-bàn và chế định.

Níp-bàn và chế định là cảnh ngoại thời, vì 2 pháp này là pháp vô vi, là pháp không bị tạo tác do 4 duyên. Do đó, sự phát sanh của 2 pháp này không có, do đó không thể nói Níp-bàn và chế định này là pháp hiện tại, quá khứ hay vị lai. Nên gọi là cảnh ngoại thời (kālavimuttā ārammaṇa).

 

Những Tâm Biết Cảnh Do Nương Môn Và Không Nương Môn hay

Cảnh Có Đặng Mấy Tâm Biết

Nói gọn theo 6 môn:

1) 46 tâm[18] sanh qua nhãn môn được gọi là cakkhu dvārika citta (tâm nương nhãn môn), biết cảnh sắc hiện tại,[19] và 2 tâm thông là 48 thứ tâm.

Trong đó, 2 tâm nhãn thức biết cảnh sắc nhất định. Còn 2 tâm thông và 44 tâm dục giới (trừ 4 đôi thức sau) biết cảnh sắc bất định.

2) 46 tâm sanh qua nhĩ môn được gọi là sota dvārika citta (tâm nương nhĩ môn), biết cảnh thinh hiện tại và 2 tâm thông là 48 thứ tâm.

Trong đó, 2 tâm nhĩ thức biết cảnh thinh nhất định. Còn 2 tâm thông và 44 tâm dục giới (trừ 4 đôi thức ngoài ra) biết cảnh thinh bất định.

3) 46 tâm sanh qua tỷ môn được gọi là ghāna dvārika citta (tâm nương tỷ môn), biết cảnh khí hiện tại và 2 tâm thông là 48 thứ tâm.

Trong đó, 2 tâm tỷ thức biết cảnh khí nhất định. Còn 2 tâm thông và 44 tâm dục giới (trừ 4 đôi thức ngoài ra) biết cảnh khí bất định.

4) 46 tâm sanh qua thiệt môn được gọi là jvīha dvārika citta (tâm nương thiệt môn), biết cảnh vị hiện tại và 2 tâm thông là 48 thứ tâm.

Trong đó, 2 tâm thiệt thức biết cảnh vị nhất định. Còn 2 tâm thông và 44 tâm dục giới (trừ 4 đôi thức ngoài ra) biết cảnh vị bất định.

5) 46 tâm sanh qua thân môn được gọi là kāya dvārika citta (tâm nương thân môn), biết cảnh xúc hiện tại và 2 tâm thông là 48 thứ tâm.

Trong đó, 2 tâm thân thức biết cảnh xúc nhất định. Còn 2 tâm thông và 44 tâm dục giới (trừ 4 đôi thức ngoài ra) biết cảnh xúc bất định.

6) 67 tâm sanh qua ý môn được gọi là mano dvārika citta (tâm nương ý môn)[20], biết tất cả 6 cảnh có thể là hiện tại, quá khứ, vị lai hay ngoại thời (Níp-bàn và chế định).

7) Tâm ngoại môn là tâm không nương môn, phát sanh do năng lực của nghiệp quá khứ và 1 trong 6 cảnh. Những tâm ngoại môn này sanh ra làm việc paṭisandhi (tái tục), bhavaṅga (hữu phần) và cuti (tử). Cả 19 thứ tâm này, có 1 trong 6 cảnh lúc cận tử gọi là cảnh ‘nghiệp’, điềm nghiệp, điềm sinh, thuộc hiện tại, quá khứ và chế định có đỗng lực cận tử qua 6 môn nhận cảnh từ đời trước.

Thông thường khi 6 cảnh đến hiện bày cho người cận tử, nếu là cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc chạm, 1 trong 5 cảnh ấy đều gọi là cảnh ‘điềm nghiệp’, tùy trạng thái của cảnh đến hiện bày làm ấn chứng đó là cảnh gì. Nhưng nếu là cảnh pháp mà liên hệ với đỗng lực cận tử bắt lấy cảnh đến từ kiếp trước lúc gần tử thì gọi là cảnh ‘nghiệp’, điềm nghiệp hay cảnh ‘điềm sinh’.

Còn 6 cảnh mà đến hiện bày ở lộ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý trong thời bình nhật đối với tất cả chúng sanh khi cận Níp-bàn không gọi là cảnh ‘nghiệp’, cảnh ‘điềm nghiệp’, cảnh ‘điềm sinh’ đặng, bởi do không có sự sanh kế tiếp nữa.

 

Nói rộng theo 21 cảnh:

1) Cảnh sắc có 48 tâm biết là: 2 tâm nhãn thức biết cảnh sắc nhất định. Còn 2 tâm thông và 44 tâm dục giới (trừ 4 đôi thức sau) biết cảnh sắc bất định.

2) Cảnh thinh có 48 tâm biết là: 2 tâm nhĩ thức biết cảnh thinh nhất định. Còn 2 tâm thông và 44 tâm dục giới (trừ 1 đôi thức trước và 3 đôi thức sau) biết cảnh thinh bất định.

3) Cảnh khí có 48 tâm biết là: 2 tâm tỷ thức biết cảnh khí nhất định. Còn 2 tâm thông và 44 tâm dục giới (trừ 2 đôi thức trước và 2 đôi thức sau) biết cảnh khí bất định.

4) Cảnh vị có 48 tâm biết là: 2 tâm thiệt thức biết cảnh vị nhất định. Còn 2 tâm thông và 44 tâm dục giới (trừ 3 đôi thức trước và 1 đôi thức sau) biết cảnh vị bất định.

5) Cảnh xúc có 48 tâm biết là: 2 tâm thân thức biết cảnh xúc nhất định. Còn 2 tâm thông và 44 tâm dục giới (trừ 4 đôi thức trước) biết cảnh xúc bất định.

6) Cảnh ngũ có 46 tâm biết là: 3 tâm ý giới biết cảnh ngũ nhất định. Còn 2 tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và 3 tâm ý giới) biết cảnh ngũ bất định.

Nói về cảnh sắc, thinh, khí, vị và xúc, mỗi cảnh mỗi đôi thức như là: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân. Đôi nào theo cảnh nấy, nhất định như thế. Nhãn thức nếu không có cảnh sắc thì không bao giờ sanh ra. Khi gặp cảnh sắc tốt thì về phần nhãn thức quả thiện, còn khi gặp sắc xấu thì về phần quả bất thiện, không khi nào bắt cảnh khác.

Tám thức sau cũng như thế. Ba tâm ý giới cũng biết đủ 5 cảnh. Nếu nói riêng thì ý giới biết không nhất định, vì sanh cùng lộ với nhãn thức thì chỉ biết cảnh sắc theo phần nhãn thức. Sanh một lộ với nhĩ thức thì biết cảnh thinh theo nhĩ thức v.v… Nếu nói chung 5 cảnh gọi là cảnh ngũ (pañcārammaṇa) thì ý giới biết nhất định, không biết ngoài cảnh ngũ. Tâm thông (abhiññā) và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và ý giới) đối với 6 cảnh nói trước đều bất định cả, vì cũng biết cảnh pháp.

7) Cảnh pháp có 78 hoặc 110 tâm biết là: 27 tâm đáo đại và 8 hoặc 40 tâm siêu thế biết cảnh pháp nhất định. 2 tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và 3 tâm ý giới) biết cảnh pháp bất định.

Hai tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và 3 tâm ý giới) vì những tâm này biết cảnh ngũ, nên biết cảnh pháp bất định. Thiền hiệp thế dù đề mục nào cũng là cảnh pháp.

8) Cảnh siêu lý có 70 hoặc 102 tâm biết là: 8 hoặc 40 tâm siêu thế, 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng, 8 tâm đại quả và 17 tâm vô nhân (trừ khai ý môn) biết cảnh siêu lý nhất định. Còn 12 tâm bất thiện, tâm khai ý môn, 8 tâm đại thiện, 8 tâm đại tố và 2 tâm thông biết cảnh siêu lý bất định.

Tâm siêu thế (lokuttaracitta) sanh ra luôn luôn chỉ bắt Níp-bàn làm cảnh. Ba tâm thức vô biên sanh ra đặng do bắt đề mục không vô biên làm cảnh. Thức đây là tâm không vô biên, là nhận định cho rằng tâm không vô biên ấy rỗng rang vô cùng, vô tận không bờ mé. Ba tâm phi tưởng phi phi tưởng xứ khi phát sanh ra chỉ bắt cảnh đề mục cho rằng tâm vô sở hữu ấy chẳng phải có chẳng phải không. Còn 8 tâm đại quả và 17 tâm vô nhân (trừ khai ý môn) sanh ra không bao giờ biết cảnh chế định như trong bài đọc nói: “Trọn quớ cảnh dục hai mươi lăm”, nghĩa là 25 tâm này sanh ra hoàn toàn biết cảnh siêu lý thuộc về Dục giới.

9) Cảnh chế định có 52 tâm biết là: 15 tâm sắc giới, 3 tâm không vô biên và 3 tâm thức vô biên biết cảnh chế định nhất định. 12 tâm bất thiện, khai ý môn, 8 tâm đại thiện, 8 tâm đại tố và 2 tâm thông biết cảnh chế định bất định.

Cảnh chế định trong văn lục bát nói: “Hơn hăm chế bày” là 21 tâm hoàn toàn biết cảnh chế định, không bao giờ biết cảnh siêu lý. 15 tâm sắc giới biết trong vòng 26 đề mục đều là chế định như: Thập hoàn tịnh, thập bất mỹ, tứ vô lượng tâm, quán thân thể trược và đếm hơi thở cho đến khi biết hơi thở đụng môi hoặc mũi cũng đều chế định cả.

Ba tâm không vô biên chỉ bắt đề mục chế định hư không không cùng tột. Ba tâm vô sở hữu cũng bắt cảnh đề mục chế định, cho rằng không chi có, vì thế mới có phái chấp không do giả định này. 2 tâm thông, khai ý môn và 28 tâm đỗng lực dục giới hữu nhân, cũng có khi bắt pháp siêu lý, tùy trường hợp.

10) Cảnh dục giới có 56 tâm biết đặng là: 8 tâm đại quả và 17 tâm vô nhân (trừ khai ý môn) biết cảnh dục giới nhất định. Còn 12 tâm bất định, khai ý môn, 8 tâm đại thiện, 8 tâm đại tố và 2 tâm thông biết cảnh dục giới bất định.

Như trước có nhắc: “Trọn quớ cảnh dục hai mươi lăm” nghĩa là 25 tâm biết cảnh dục giới nhất định là 8 tâm đại quả và 17 tâm vô nhân (trừ khai ý môn) vì luôn luôn biết cảnh siêu lý thuộc về dục giới. Còn 2 tâm thông, 28 tâm đỗng lực dục giới hữu nhân và khai ý môn cũng biết cảnh ngoài ra pháp dục giới hoặc siêu lý hoặc chế định.

11) Cảnh đáo đại có 37 tâm biết đặng là: 3 tâm thức vô biên và 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng biết cảnh đáo đại nhất định. Còn 2 tâm thông, 16 tâm thức dục giới tịnh hảo, tâm khai ý môn và 12 tâm bất thiện biết cảnh đáo đại bất định.

Ba tâm thức vô biên bắt cảnh không ngoài không vô biên. Ba tâm phi tưởng phi phi tưởng cũng chỉ bắt cảnh bằng tâm vô sở hữu. Vì thế nên 6 tâm này luôn luôn phát sanh ra đều biết cảnh đáo đại. Còn 28 tâm đỗng lực dục giới hữu nhân và khai ý môn nếu suy xét đến những tâm thiền mới biết cảnh đáo đại, nên thuộc về bất định.

12) Cảnh Níp-bàn có 19 hoặc 51 tâm biết đặng là: 8 hoặc 40 tâm siêu thế, biết cảnh Níp-bàn nhất định. Còn tâm khai ý môn, 8 tâm đỗng lực dục giới tịnh hảo tương ưng và 2 tâm thông biết cảnh Níp-bàn bất định.

Tâm siêu thế luôn luôn hưởng cảnh Níp-bàn nên thuộc về nhất định. Còn khai ý môn, 8 tâm đỗng lực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông, thứ nào có sanh chung với đạo, quả và hoặc bậc đã đắc đạo quả rồi có khi suy xét nhớ nghĩ đến Níp-bàn, thời mấy tâm này mới biết Níp-bàn đặng, nên gọi là biết cảnh Níp-bàn bất định.

13) Cảnh danh pháp có 57 hoặc 89 tâm biết đặng là: 8 hoặc 40 tâm siêu thế, 3 tâm thức vô biên và 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng biết cảnh danh pháp nhất định. Còn 2 tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và 3 tâm ý giới) biết cảnh danh pháp bất định.

Sáu tâm chỉ biết cảnh đáo đại và tâm siêu thế thì không bao giờ biết cảnh sắc pháp và chế định, cho nên biết danh pháp nhất định. Còn 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và 3 tâm ý giới) cũng biết sắc pháp và chế định, nên đối với danh pháp là bất định.

14) Cảnh sắc pháp có 56 tâm biết đặng là: Ngũ song thức và 3 tâm ý giới biết cảnh sắc pháp nhất định. Còn 2 tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và 3 tâm ý giới) biết cảnh sắc pháp bất định.

Ngũ song thức và ý giới sanh ra không bao giờ biết cảnh ngoài ra sắc pháp. Còn 43 tâm dục giới ngoài ra, khi sanh theo lộ ngũ thì biết cảnh pháp và kể chung 2 tâm thông khi suy xét đến sắc pháp cũng biết đặng, cho nên 43 tâm đều biết cảnh sắc pháp không nhất định.

15) Cảnh quá khứ có 49 tâm biết đặng là: 3 tâm thức vô biên và 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng biết cảnh quá khứ nhất định. Còn 2 tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và 3 tâm ý giới) biết cảnh quá khứ bất định.

Cảnh quá khứ có 49 tâm biết. Ba tâm thức vô biên và 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng bắt cảnh thiền thấp hơn kế trước. Vì những thiền sở tri đã diệt rồi, nên 6 tâm này biết cảnh trái với quá khứ là không có. Còn 43 tâm ngoài ra cũng biết cảnh hiện tại và vị lai đặng; nên đối với cảnh quá khứ là bất định.

16) Cảnh hiện tại có 56 tâm biết đặng là: Ngũ song thức và 3 tâm ý giới biết cảnh hiện tại nhất định. Còn 2 tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và 3 tâm ý giới) biết cảnh hiện tại bất định.

17) Cảnh vị lai có 43 tâm biết đặng là: 2 tâm thông và 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và 3 tâm ý giới) biết cảnh vị lai bất định.

Ngũ song thức và ý giới chỉ sanh theo lộ ngũ và bắt cảnh ngũ thuộc về sắc pháp hiện tại. 2 tâm thông và 41 tâm dục giới ngoài ra cũng biết cảnh quá khứ, vị lai; cho nên cảnh vị lai có 43 tâm này đều biết không nhất định cả.

18) Cảnh ngoại thời có 60 hoặc 92 tâm biết đặng là: 15 tâm sắc giới, 3 tâm không vô biên, 3 tâm vô sở hữu và 8 hoặc 40 tâm siêu thế, biết cảnh ngoại thời nhất định. Còn 2 tâm thông và 16 tâm đỗng lực dục giới tịnh hảo, khai ý môn và 12 tâm bất thiện, bắt cảnh ngoại thời bất định.

Tâm chỉ biết Níp-bàn và chế định luôn luôn thuộc về ngoại thời, không có quá khứ, hiện tại, vị lai chi cả (vì chế định không phải thật có). Còn 2 tâm thông và 29 tâm ngoài ra biết cảnh dục giới nhất định, vì cũng biết cảnh hữu vi đặng và Níp-bàn, chế định cũng có, cho nên đối với cảnh ngoại thời là bất định.

19) Cảnh nội phần có 62 tâm biết đặng gồm: 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng biết cảnh nội phần nhất định. 54 tâm dục giới và 2 tâm thông biết cảnh nội phần bất định.

Ba tâm thức vô biên và ba tâm phi tưởng phi phi tưởng sanh cho người nào chỉ bắt tâm thiền không vô biên và tâm thiền vô sở hữu của người ấy, chớ không bao giờ bắt tâm của người khác mà đắc thiền được, vì thế nên 6 tâm này biết cảnh nội phần nhất định. 2 tâm thông và tâm dục giới cũng biết ngoài ra thân tâm ta được, cho nên đối với cảnh nội phần không nhất định.

20) Cảnh ngoại phần có 82 hoặc 114 tâm biết đặng là: 15 tâm sắc giới, 3 tâm không vô biên, 8 hoặc 40 tâm siêu thế biết cảnh ngoại phần nhất định. 54 tâm dục giới và 2 tâm thông biết cảnh ngoại phần bất định.

Tâm siêu thế chỉ biết Níp-bàn là chẳng phải trong thân tâm ta. Có người hiểu Níp-bàn tự tâm là quá sai. Ba tâm không vô biên đối với đề mục (kasiṇa) hoàn tịnh hữu hình cho là không có, mà lại định cái không ấy lớn lao thênh thang vô cùng vô tận không bờ mé, thì cái chế định như thế hẳn là ngoài phạm vi thân tâm ta và 15 tâm sắc giới không kể tâm thông cũng bắt theo đề mục chớ chẳng phải thứ nào có trong thân tâm ta, cho nên đều thuộc về cảnh ngoại phần nhất định. Tâm dục giới và tâm cũng có thể biết đặng thông ngoài thân tâm ta, cho nên đối với cảnh ngoại phần là bất định.

21) Cảnh nội phần và ngoại phần có 56 tâm biết đặng là: 2 tâm thông và 54 tâm dục giới biết cảnh nội và ngoại phần bất định.

Lấy cảnh nội phần và cảnh ngoại phần kêu chung lại, chớ không có cảnh như thế. Vì nêu tâm biết cảnh nội phần cũng được và biết cảnh ngoại phần cũng được, nên chỉ có phần bất định.

 

Tâm biết cảnh nhất định có 35 hoặc 67 tâm thiền. Tâm biết cảnh bất định có 31 là: 2 tâm thông, 16 tâm đỗng lực dục giới tịnh hảo, tâm tiếu sinh và 12 tâm bất thiện. Còn tâm biết cảnh nhất định và bất định có 25 là: 8 tâm đại quả và 17 tâm vô nhân (trừ tiếu sinh).

Ba phần tóm tắt: 1 là tâm biết cảnh nhất định có 35 hoặc 67; 2 là tâm biết cảnh bất định có 31; 3 là tâm biết cảnh nhất định và bất định có 25.

Tâm tất cả là 123 (tính luôn 2 tâm thông), phân theo 21 cảnh, chia 3 phần như sau:

- 1 là phần những tâm biết cảnh nhất định, tức là mỗi khi sanh vẫn biết những cảnh đồng như thứ tâm đã sanh trước, dù sau này sanh mấy lần vẫn biết cảnh không khác như là tâm sắc giới, tâm không vô biên và tâm vô sở hữu luôn luôn biết cảnh chế định. Ba thứ tâm thức vô biên và 3 thứ tâm phi tưởng phi phi tưởng vẫn biết cảnh đáo đại v.v… dù thay đổi chi cũng không ngoài những cảnh ấy. Còn tâm siêu thế luôn luôn biết cảnh Níp-bàn và những cảnh tính chung như là cảnh pháp, cảnh siêu lý v.v….

- 2 là phần những tâm biết cảnh bất định như là tâm thông, tâm đỗng lực dục giới hữu nhân và tâm khai ý môn biết rất nhiều cảnh mà không có cảnh nào nhất định.

- 3 là phần những tâm biết cảnh nhất định và bất định như là ngũ song thức khi biết cảnh ngoại phần thì không biết cảnh nội phần, khi biết cảnh nội phần thì không biết cảnh ngoại phần, nhưng mỗi đôi thức đều biết cảnh nhất định tương ứng. Ba tâm ý giới biết 6 cảnh nhất định là cảnh ngũ, cảnh siêu lý, cảnh sắc pháp, cảnh dục giới, cảnh nội/ ngoại phần và cảnh hiện tại. 5 cảnh không nhất định là sắc, thinh, khí, vị, xúc nội và cảnh ngoại. Tâm thẩm tấn, tâm tiếu sinh và tâm đại quả biết 4 cảnh nhất định là cảnh ngũ, cảnh dục giới, cảnh siêu lý và cảnh nội ngoại. Tâm biết 13 cảnh nhất định là cảnh nội, cảnh ngoại, cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh quá khứ, cảnh hiện tại, cảnh vị lai, cảnh danh pháp, cảnh sắc pháp và cảnh đáo đại. Sở hữu bất thiện biết 20 cảnh bất định (trừ tật), không bao giờ biết đạo, quả và Níp-bàn. Sở hữu tật biết 1 cảnh ngoại phần nhất định. 19 cảnh (trừ Níp-bàn) biết không nhất định. Ba sở hữu giới phần biết cảnh siêu lý nhất định, còn 19 cảnh kia (trừ quá khứ) biết bất định. Hai sở hữu vô lượng phần biết 4 cảnh nhất định là cảnh pháp, cảnh chế định, cảnh ngoại thời và cảnh ngoại phần. 33 sở hữu ngoài ra biết 21 cảnh đều bất định.

 

Tâm Biết Đặng Mấy Cảnh

- Tâm biết 3 cảnh có 3 là: Ba tâm vô sở hữu xứ ghi số 3, nêu 3 tâm này biết cảnh pháp, cảnh chế định và cảnh ngoại thời.

- Tâm biết 4 cảnh có 18 là: Ba tâm không vô biên xứ và 15 tâm sắc giới, ghi số 4, nêu những tâm này biết 4 cảnh là: Cảnh pháp, cảnh chế định, cảnh ngoại thời và cảnh ngoại phần.

- Tâm biết 6 cảnh có 14 hoặc 46 là:

Ba tâm thức vô biên xứ và 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng xứ ghi số 6, nêu 6 tâm này biết 6 cảnh là: Cảnh pháp, cảnh đáo đại, cảnh siêu lý, cảnh quá khứ, cảnh danh pháp và cảnh nội phần.

Tâm siêu thế ghi số 6; nêu những tâm này biết 6 cảnh là: Cảnh pháp, cảnh siêu lý, cảnh Níp-bàn, cảnh ngoại phần, cảnh ngoại thời và cảnh danh pháp.

- Tâm biết 7 cảnh có 10 là: Ngũ song thức ghi số 7, nêu những tâm này biết 7 cảnh là: Cảnh sắc, cảnh hiện tại, cảnh dục giới, cảnh siêu lý, cảnh nội phần, cảnh ngoại phần và 1 trong cảnh ngũ.

- Tâm biết 13 cảnh có 3 là: 3 tâm ‘ý giới’ ghi số 13, nêu 3 tâm này biết 13 cảnh là: Cảnh ngũ, cảnh sắc pháp, cảnh dục giới, cảnh siêu lý, cảnh hiện tại, cảnh nội phần, cảnh ngoại phần, cảnh nội và ngoại phần, cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc.

- Tâm biết 17 cảnh có 12 là: 3 tâm thẩm tấn, tâm tiếu sinh, 8 tâm đại quả ghi số 17, nêu những tâm này biết 17 cảnh là: 21 cảnh trừ ra 4 cảnh Níp-bàn, đáo đại, chế định và ngoại thời.

- Tâm biết 20 cảnh có 20 là: 12 tâm bất thiện và 8 tâm đỗng lực dục giới tịnh hảo bất tương ưng biết 20 cảnh là 21 cảnh trừ ra cảnh Níp-bàn luôn đạo, quả.

- Tâm biết 21 cảnh có 11 là: Tâm khai ý môn, 8 tâm đỗng lực dục giới tịnh hảo tương ưng và 2 tâm thông ghi số 21, nêu những tâm này biết 21 cảnh, tùy theo bậc khác nhau.

Chỉ có 6 thứ tâm là tâm khai ý môn, 4 tâm đại tố tương ưng và tâm thông tố sanh cho bậc Toàn giác, biết đặng tất cả 21 cảnh, cho nên trong văn lục bát nói: “Nuốt trọn đặng có 6 tâm”.

Nên thuộc nhuần những câu như sau!!!

“Trọn quớ cảnh dục hai lăm,

Sáu leo đáo đại hơn hăm chế bày,

Níp-bàn có tám quyết nay,

Ăn chừa siêu thế đặng rày hai mươi,

Chỉ trừ La-hán đạo cư,

Cũng là quả tột nửa mười là năm,

Nuốt trọn đặng có sáu tâm,

Hợp đồng cảnh giới dón trong bảy phần.”

 

Những Tâm Và Cảnh Riêng

1. Cakkhu viññāṇa dvi (đôi nhãn thức) chỉ biết cảnh sắc hiện tại (nhất định).

Sota viññāṇa dvi (đôi nhĩ thức) chỉ biết cảnh thinh hiện tại (nhất định).

Ghāna viññāṇa dvi (đôi tỷ thức) chỉ biết cảnh khí hiện tại (nhất định).

Jīvha viññāṇa dvi (đôi thiệt thức) chỉ biết cảnh vị hiện tại (nhất định).

Kāya viññāṇa dvi (đôi thân thức) chỉ biết cảnh xúc hiện tại (nhất định).

2. 3 mano dhātu (ý giới) [pañca dvārāvajjana (khai ngũ môn) và sampaṭicchanna dvi (đôi tiếp thâu)] biết 5 cảnh trên thuộc về hiện tại.

3. 11 tadālambaṇa (na cảnh) và hasituppāda (tiếu sinh) biết 6 cảnh dục gồm có 54 kāma citta (tâm dục), 52 kāmacetasika (sở hữu dục) và 28 thứ rūpa (sắc pháp).

4. 12 akusala citta (tâm bất thiện), 4 ñāṇavippayutta mahākusala citta (tâm đại thiện bất tương ưng trí) và 4 ñānavipayutta mahākiriya citta (tâm đại tố bất tương ưng trí) biết 6 cảnh hiệp thế (lokiya), gồm có 81 lokiya citta (tâm hiệp thế), 52 lokiya cetasika (sở hữu tâm hiệp thế), 28 thứ rūpa (sắc pháp) và pháp chế định.

5. 4 ñāṇasampayutta mahākusala citta (tâm đại thiện tương ưng trí) và rūpa kusala abhiññā[21] (thông thiện sắc) biết tất cả 6 cảnh trừ Arahatta magga (Arahaṃ đạo) và phala (quả). Những cảnh này gồm có 87 tâm (trừ Arahaṃ đạo và quả), 52 sở hữu phối hợp với 87 tâm, 28 thứ sắc, chế định và Níp-bàn.

6. 4 ṇāṇasampayutta mahākiriya citta (tâm đại tố tương ưng trí), kiriya abhiññā (thông tố) và mano dvārāvajjana citta (tâm khai ý môn) biết tất cả 6 cảnh gồm có 89 tâm, 52 sở hữu tâm, 28 sắc pháp, chế định và Níp-bàn.

7. 15 rūpāvacara citta (tâm sắc giới), trừ abhiññā dvi (đôi thông) có pháp chế định là cảnh.

8. 3 ākāsānañcāyatana citta (tâm không vô biên xứ) có ākāsa (hư không không cùng tận) và ākiñcañña (vô sở hữu) tuần tự làm cảnh.

9. 3 viññāṇañcāyatana citta (tâm thức vô biên xứ) và 3 nevasaññā nāsaññāyatana citta (tâm phi tưởng phi phi tưởng xứ) có ākāsānañcāyatana kusala / vipāka citta (tâm thiện / quả không vô biên xứ) và ākiñcañña kusala / vipāka citta (tâm thiện / quả vô sở hữu xứ) tuần tự làm cảnh.

10. 8 lokuttara citta (tâm siêu thế) có Nibbāna (Níp-bàn) làm cảnh.

11. 19 paṭisandhi citta (tâm tái tục), 19 bhavaṅga citta (tâm hữu phần) và 19 cuti citta (tâm tử) có maranāsanna nimitta (điềm cận tử) làm cảnh. Điềm này có thể là dưới dạng kamma (cảnh ‘nghiệp’), điềm nghiệp hay điềm sinh.

 

VI. VẬT TẬP YẾU (VATTHU SAṄGAHA)[22]

Vatthu’ nghĩa là ‘vật’, nương vào sắc ‘vật’ này, những citta (tâm) và cetasika (sở hữu tâm) khác nhau phối hợp đặng sanh.

Vật (vatthu) có hai loại là vật cụ thể nói theo pháp chế định và vật nói theo bản thể thực tính siêu lý. Vật cụ thể nói theo pháp chế định chỉ cho sáu vật hiện bày ra như: Con mắt, lỗ tai, lỗ mũi, cái lưỡi, cái thân, trái tim. Vật nói theo bản thể thực tính siêu lý là những sắc thanh triệt sẽ được trình bày ở đây.

Có Pāḷi chú giải như vầy: “Vasanti patiṭṭhahanti cittacetasikā etthāti = vatthu”: Tâm và sở hữu tâm nương nơi sắc thực tính nào đặng sanh, thì sắc thực tính ấy gọi là ‘vật’.

Vatthu’, nói theo bản thể thực tính siêu lý chỉ cho 5 sắc thanh triệt và sắc nghiệp nương trái tim, tất cả có sáu như là:

1. Cakkhu vatthu (nhãn vật) có pháp thực tính là cakkhu pasāda (nhãn thanh triệt).

2. Sota vatthu (nhĩ vật) có pháp thực tính là sota pasāda (nhĩ thanh triệt).

3. Ghāna vatthu (tỷ vật) có pháp thực tính là ghāna pasāda (tỷ thanh triệt).

4. Jīvha vatthu (thiệt vật) có pháp thực tính là jvihā pasāda (thiệt thanh triệt).

5. Kāya vatthu (thân vật) có pháp thực tính là kāya pasāda (thân thanh triệt).

6. Hadaya vatthu (sắc ý vật), là sắc vật cụ thể tồn tại trong máu trong trái tim, nên tạm gọi là ‘sắc trái tim’.

 

Năm sắc vật trước là năm giác quan, trong khi vật thứ sáu là sắc trái tim.

Tâm nương vật chỉ lấy phần tâm nương môn nhất định, vì nương bằng cách nương sanh cũng có phần tương tự như nương ở và cũng nhờ sắc thanh triệt trợ giúp cho biết đặng cảnh. Năm đôi thức đều nương 5 vật tương ứng. Còn những tâm dục giới ngoài tâm ngũ song thức chỉ nương vật (sắc thanh triệt) bằng lối nương môn là có dịp sanh chung với lộ ngũ cũng như người đi theo qua cửa, chẳng khác như cầu quay cho tàu qua, ghe xuồng theo sau cũng qua luôn đặng.

Thông thường, tất cả các loại cây cối sanh sôi và đẹp đẽ tiến hóa được do nương nhờ mặt đất như thế nào thì tâm, sở hữu tâm hiện bày và phát sanh liên tục đặng cũng do nương nhờ 6 loại sắc vật như thế ấy.[23] Ở đây, cả 6 sắc vật này cũng ví như mặt đất. Tâm, sở hữu tâm ví như vật có sự sống và vật không có sự sống.

Có một sự so sánh của sự đánh diêm quẹt. Diêm quẹt là yếu tố được đánh, bề mặt nhám của hộp quẹt là yếu tố tiếp nhận và ngọn lửa là yếu tố thành tựu. Bây giờ ngọn lửa không hiện hữu bất cứ nơi đâu trước khi đánh diêm quẹt. Khi duyên phát sanh đầy đủ thì lửa phát sanh.

Cũng như thế, cảnh sắc là yếu tố đối chiếu hay dội vào, nhãn vật là yếu tố tiếp nhận và nhãn thức là yếu tố thành tựu. Tâm nhãn thức không hề hiện hữu trước và sau sự xúc chạm giữa cảnh sắc và nhãn vật; nó chỉ sinh khởi ngay lúc tiếp xúc.

Bây giờ nhãn vật, tức là cakkhu pasāda (nhãn thanh triệt) làm môn, mà qua môn ấy cảnh sắc thâm nhập vào tâm. Do đó, cakkhu pasāda (nhãn thanh triệt) được gọi là cakkhu dvāra, tức là nhãn môn.

Kế tiếp, tâm nhãn thức cùng với 7 danh pháp câu sanh với tâm ấy sinh khởi tại thời điểm xúc chạm, tức là trên cakkhu pasāda (nhãn thanh triệt), tùy thuộc vào nhãn thanh triệt làm nền tảng. Do đó, cakkhu pasāda (nhãn thanh triệt) được gọi là cakkhu vatthu (nhãn vật).

Diễn tiến của 4 sắc thanh triệt còn lại cũng tợ như thế.

 

Vatthu (Vật) và Bhūmi (Cõi)

Bhūmi’ nghĩa là ‘cõi hiện hữu’.

1. Trong 7 Kāma loka (cõi Dục) có tất cả 6 vatthu (vật) đều hiện hữu.

2. Trong Rūpa loka (cõi Sắc), chỉ có 3 vật; đó là, cakkhu vatthu (nhãn vật), sota vatthu (nhĩ vật) và hadaya vatthu (ý vật) hiện hữu. Trong khi tu tiến pháp chỉ tịnh để vào rūpa jhāna (thiền sắc), người tu thiền phải hạn chế thọ hưởng những ‘dục dục’ bằng cách điều khiển tâm của vị ấy không cho dạo quanh, du hành nơi những cảnh dục. Do đó, khi jhāna kusala kamma (nghiệp thiền thiện) trợ duyên cho vị ấy được tái tục trong Rūpa-loka (cõi Sắc). Ở Rūpa-loka (cõi Sắc), vị ấy không có khả năng với ghāna vatthu (tỷ vật), jīvha vatthu (thiệt vật) và kāya vatthu (thân vật), tức là sự hưởng ‘dục dục’ không có ở nơi đó. Brahma (Phạm thiên) thì hoan hỷ với jhāna sukha (thiền lạc). Tuy nhiên, họ cần mắt để thấy Buddha (Đức Phật), tai để nghe dhamma (pháp) và hadaya vatthu (sắc ý vật) để những mano viññāṇa citta (tâm ý thức) và sở hữu tâm nương đặng sinh khởi.

3. Trong Arūpa loka (cõi Vô sắc) không có vatthu (vật) hiện hữu, bởi vì không có sắc hiện hữu ở đó – lần nữa, theo định lực của samatha bhavanā (tu tiến chỉ tịnh) để vào những arūpa jhāna (thiền vô sắc).

 

Thức Giới (Viññāṇa dhātu) Nương Vật

‘Viññāṇa’ nghĩa là ‘citta’ (tâm hay thức) trong khi ‘dhātu’ nghĩa là ‘giới’ hay là những pháp tự trì trạng thái.

Những citta dhātu hay giới được chia thành 7 loại:

1. Cakkhu viññāṇa dhātu (nhãn thức giới)[24] = là cakkhu viññāṇadvi (đôi nhãn thức) chỉ nương cakkhu vatthu (nhãn vật) để sinh khởi.

2. Sota viññāṇa dhātu (nhĩ thức giới) = là sota viññāṇadvi (đôi nhĩ thức) chỉ nương sota vatthu (nhĩ vật) để sinh khởi.

3. Ghāna viññāṇa dhātu (tỷ thức giới) = là ghāna viññāṇadvi (đôi tỷ thức) chỉ nương ghāna vatthu (tỷ vật) để sinh khởi.

4. Jivhā viññāṇa dhātu (thiệt thức giới) = là jivhā viññāṇadvi (đôi thiệt thức) chỉ nương jīvha vatthu (thiệt vật) để sinh khởi.

5. Kāya viññāṇa dhātu (thân thức giới) = là kāya viññāṇadvi (đôi thân thức) chỉ nương kāya vatthu (thân vật) để sinh khởi.

6. Mano dhātu (ý giới) = là pañca dvārāvajjana (khai ngũ môn) và sampaṭicchanadvi (tiếp thâu) nương hadaya vatthu (sắc ý vật) để sinh khởi.

7. Mano viññāṇa dhātu (ý thức giới) = là 72 thứ tâm còn lại nương hadaya vatthu (sắc ý vật) để sinh khởi.

Ý giới (mano dhātu) và ý thức giới (mano viññāṇa dhātu) nương ý vật (hadayavatthurūpa) có 75 hoặc 107 tâm (trừ ngũ song thức và 4 quả vô sắc). Những tâm nương ý vật khi sanh ở cõi Vô sắc thì không nương ý vật, nên gọi là tâm nương ý vật bất định.

7 thức giới nương 6 sắc vật sanh trong 11 cõi Dục.

4 thức giới (là nhãn thức giới, nhĩ thức giới, ý giới và ý thức giới) nương 3 sắc vật (là: Nhãn vật, nhĩ vật, ý vật) sanh trong 15 cõi Sắc (trừ cõi Vô tưởng).

1 ý thức giới không nương sắc vật sanh trong 4 cõi Vô sắc.

Nói về ý vật đây giúp cho những tâm nương không quá chặt chẽ như sắc thanh triệt với ngũ song thức, nên đặng nhiều thứ tâm nương; ví như đò đưa rước từ người trong một xứ chỉ ngoại trừ kẻ ở nhà bè hay xứ khác (nhà bè chỉ cho ngũ song thức, xứ khác là 4 quả vô sắc).

Những tâm nương ý vật mà có thể sanh ở cõi Vô sắc thì khi ấy khỏi nương ý vật (ý quyền), nên gọi là nương ý vật bất định.

Cõi Dục giới có đủ 6 vật (vatthu) là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý vật (tim). Nên nương theo giới có 7 giới là nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý giới và ý thức giới. Cách nương như bài đọc, học. Có thơ lục bát như vầy:

“Dục giới mười một cõi gần

Bao nhiêu bảy giới tùy cần sáu căn.”

Nghĩa là 11 cõi Dục giới có đủ 6 vật, tâm nương đủ 7 giới. Có Pāḷi như vầy: Chavatthū nissitā kāme satta.

Cõi Sắc giới hữu tưởng chỉ đặng ba vật là: Nhãn vật, nhĩ vật và ý vật (tim). Tâm nương đặng 4 giới là nhãn thức giới, nhĩ thức giới, ý giới và ý thức giới. Có thơ lục bát như vầy: “Bốn giới, Sắc giới ba căn”, nghĩa là cõi Sắc giới hữu tưởng có 3 vật mà tâm được 4 giới. Có Pāḷi như vầy: Rūpe catubbidhā tivatthū nissitā.

Cõi Vô sắc giới không có vật (vatthu), tâm tham, tâm si, tâm khai ý môn, tâm đại thiện, tâm đại tố và tâm ngũ thiền siêu thế (trừ sơ đạo) sanh đặng ở cõi Vô sắc (khỏi nương vật), tâm sanh đặng một giới, nên có văn lục bát như: “…một giới Vô sắc không thân phù trần…”, nghĩa là có một ý thức giới sanh cõi Vô sắc, khỏi nương vật. Có Pāḷi như vầy: Arūpe dhāvekānissikā.

Những tâm không thể sanh ở cõi Vô sắc thì phải nương vật (vatthu) nhất định có 47 là 2 tâm sân, 5 tâm sơ đạo, 15 tâm sắc giới, 8 tâm đại quả và 17 tâm vô nhân (trừ khai ý môn).

Những tâm cũng sanh ở cõi Vô sắc thì nương vật bất định có 42 là: 8 tâm tham, 2 tâm si, tâm khai ý môn, 8 tâm đại thiện, 8 tâm đại tố, 4 tâm thiện vô sắc, 4 tâm tố vô sắc và 7 hoặc 35 tâm siêu thế (trừ sơ đạo).

Còn 4 tâm quả vô sắc không nương vật, nên văn lục bát nói như vầy:

“Bốn mươi ba lẻ hằng hằng

Nương nhờ căn sắc làm bằng chỗ mong.”

Nghĩa là 43 (tâm sơ đạo tính 1) hoặc 47 (tâm sơ đạo tính 5) thứ tâm nương vật nhất định. Có Pāḷi như vầy: Tecattāḷīsa nissāya jāyare, nghĩa là 43 thứ tâm phải nương vật mới sanh ra đặng.

“Bốn mươi hai lẻ hoặc không” (theo hẹp) là 42 tâm nương vật bất định. Có Pāḷi như vầy: Dvecattāḷīsa nissāya ca anissāyajāyare.

“Tứ quả Vô sắc khỏi vòng dựa ai”, nghĩa là 4 tâm quả vô sắc giới sanh ra luôn luôn khỏi nương vật chi cả. Có Pāḷi như vầy: Pakaruppā anissitā jāyare. Vì 4 tâm này tái tục làm người vô sắc. Tâm nào sanh theo cõi nấy, chớ không bao giờ sanh theo cõi hữu sắc, nên hoàn toàn không nương vật nào cả.

 

Phân Loại Tâm Nương Vật Nhất định Và Bất Định

1. Có 10 tâm luôn nương 5 vật (nương nhất định) [cakkhu vatthu (nhãn vật), sota vatthu (nhĩ vật), ghāna vatthu (tỷ vật), jivhā vatthu (thiệt vật), kāya vatthu (thân vật)]. Chúng là dvi pañca-viññāṇa – tức là, ngũ song thức.

2. Có 33 hay 37 tâm luôn nương hadaya vatthu (ý vật) (nương nhất định) để sinh khởi ở cõi Ngũ uẩn. Chúng là 2 dosa mūla citta (tâm căn sân), 3 mano dhātu citta (tâm ý giới), 3 santīraṇa citta (tâm thẩm tấn), hasituppāda citta (tâm tiếu sinh), 8 mahā vipāka citta (tâm đại quả), 15 rūpavacana citta (tâm sắc giới) và 1 hay 5 Sotāpatti magga citta (tâm đạo Thất lai).

Gom (1.) và (2.) thì những tâm nương vật (vatthu) nhất định có 47 là: 2 tâm sân, 5 tâm sơ đạo, 15 tâm sắc giới, 8 tâm đại quả và 17 tâm vô nhân (trừ khai ý môn).

3. Có 42 hay 70 tâm nương ý vật bất định (đôi khi nương vật, đôi khi không nương vật) để sinh khởi ở cõi Ngũ uẩn hay Tứ uẩn. Đó là mano dvārāvajjana citta (tâm khai ý môn), 10 akusala citta (tâm bất thiện) [trừ 2 dosa mūla citta (tâm căn sân)], 8 mahākusala citta (tâm đại thiện), 8 mahā kiriya citta (tâm đại tố), 4 arūpāvacara kusala citta (tâm thiện vô sắc giới), 4 arūpāvacara kiriya citta (tâm tố vô sắc giới), 7 hoặc 35 lokuttara citta (tâm siêu thế) [trừ Sotāpatti magga (đạo Thất lai)].

Những thứ tâm này nương vatthu (vật) khi chúng sinh khởi trong cõi Hữu sắc (cõi Dục và cõi Sắc) và chúng không nương vatthu (vật) khi chúng sinh khởi trong cõi Vô sắc (Arūpa).

4. Có 4 tâm không bao giờ nương vật khi sinh khởi, đó là 4 arūpāvacara vipāka citta (tâm quả vô sắc giới) là những tâm chỉ sinh khởi ở cõi Vô sắc (Arūpa).

Có Pāḷi như vầy: Dvecattāḷīsa nissāya ca anissāyajāyare. Tứ quả Vô sắc khỏi vòng dựa ai, nghĩa là 4 tâm quả vô sắc giới sanh ra luôn luôn khỏi nương vật chi cả. Pakaruppā anissitā jāyare. Vì 4 tâm này tái tục làm người vô sắc. Tâm nào sanh theo cõi nấy, chớ không bao giờ sanh theo cõi Hữu sắc, nên hoàn toàn không nương vật nào cả.

Những tâm không thể sanh ở cõi Vô sắc thì phải nương vật nhất định. Còn những tâm có thể sanh ở cõi Hữu sắc lẫn Vô sắc thì nương vật bất định.

Xin xem lại bốn nhân trợ sanh tâm ở đầu Chương I.

Ở cõi Dục giới có đủ sáu vật, ở cõi Sắc giới hữu tưởng có 3 vật (trừ tỷ, thiệt, thân vật), ở cõi Vô sắc không có vật.

 

Lưu ý: Có 46 tâm (đã đề cập trong 3. và 4. ở trên) sanh trong cõi Vô sắc (Arūpa).

 

CHƯƠNG IV: CITTA VĪTHI SAṄGAHA – LỘ TRÌNH TÂM TẬP YẾU

 

Vīthi’ theo nghĩa đen là ‘loạt, dãy, chuỗi, con đường’. Ở đây, ‘vīthi’ chỉ cho một chuỗi tâm sinh khởi và thực hiện phận sự tương ứng để nhận biết cảnh xuất hiện ở một trong những môn. Chuỗi tâm cũng có thể được xem như tiến trình liên quan đến nhận thức để biết cảnh bằng citta (tâm).

Như con đường đi xuyên qua từ làng này đến làng khác mà không bỏ qua bất cứ làng nào hay thay đổi trật tự thứ lớp của những làng ấy. Cũng thế, những citta (tâm) sinh khởi từng tâm một theo trật tự thứ lớp, theo citta niyāma (định luật của tâm).

Kệ Mở Đầu:

§1. Cittuppādanaṁ icc’ evaṁ, katvā saṅgahaṁ uttaraṁ, Bhūmipuggalabhedena, pubbāparaniyāmitaṁ.

Pavattisaṇgahaṁ nāma, paṭisandhipavattiyaṁ,

Pavakkhāmi samāsena, yathā sambhavato kathaṁ.

Sau khi đã hoàn thành xuất sắc phần citta (tâm) và cetasika (sở hữu tâm) nhiếp theo cách đã được trình bày, tôi nêu khái quát mà tôi có thể, sự phát khởi của cả hai tâm và sở hữu tâm lúc tái tục và trong thời bình nhật theo người và những cõi hiện hữu, yếu tố quyết định tâm nào trước và tâm nào theo sau, nó được trình bày ra sao?

Sáu Nhóm Sáu:

2. Cha vatthuni, cha dvārāni, cha ārammaṇāni,

Cha viññāṇāni, cha vīthiyo, chadhā visayappavatti,

C’ eti vīthisaṅgahe cha chakkāni veditabbāni.

3. Vīthimuttānaṁ pana kammakammanimitta-gatinimitta-vasenatividhāhoti visayappavatti.

4. Tatha vatthu-dvār’ ārammanāni pubbe vuttanayan’ eva.

Trong lộ tâm nhiếp, có sáu loại trong mỗi nhóm với sáu chi như sau:

(i) Sáu vật.

(ii) Sáu môn.

(iii) Sáu cảnh.

(iv) Sáu loại thức.

(v) Sáu loại lộ trình tâm.

(vi) Sáu loại cảnh hiện bày.

Cảnh hiện bày với những tâm ngoại lộ có 3 nhóm, đó là cảnh ‘nghiệp’ (kamma), cảnh ‘điềm nghiệp’ và cảnh ‘điềm sinh’. Trong sáu nhóm sáu trên, những vật, môn và cảnh đã được trình bày trong Chương Pakiṇṇaka – Linh Tinh.

 

(i) Sáu vật (Vatthu)

1) Nhãn vật (cakkhu vatthu) – có pháp thực tính là nhãn thanh triệt (cakkhu pasāda).

2) Nhĩ vật (sota vatthu) – có pháp thực tính là nhĩ thanh (sota pasāda).

3) Tỷ vật (ghāna vatthu) – có pháp thực tính là tỷ thanh (ghāna pasāda).

4) Thiệt vật (jivhā vatthu) – có pháp thực tính là thiệt thanh (jivhā pasāda).

5) Thân vật (kāya vatthu) – có pháp thực tính là thân thanh (kāya pasāda).

6) Ý vật (hadaya vatthu).

Có sáu vật cụ thể tùy theo những tâm (citta) và những sở hữu tâm (cetasika) khác nhau phối hợp sinh khởi. ‘Pasāda’ là sắc thanh triệt.

(ii) Sáu môn (Dvāra)

1) Nhãn môn (cakkhu dvāra) – có pháp thực tính là nhãn thanh triệt (cakkhu pasāda).

2) Nhĩ môn (sota dvāra) – có pháp thực tính là nhĩ thanh (sota pasāda).

3) Tỷ môn (ghāna dvāra) – có pháp thực tính là tỷ thanh (ghāna pasāda).

4) Thiệt môn (jivhā dvāra) – có pháp thực tính là thiệt thanh (jivhā pasāda).

5) Thân môn (kāya dvāra) – có pháp thực tính là thân thanh (kāya pasāda).

6) Ý môn (hadaya dvāra) – tâm hữu phần (bhavaṅga citta).

Đây là 6 môn trong thân và tâm của chúng ta, qua đó ngoại cảnh có thể đối chiếu hay dội vào.

(iii) Sáu cảnh (Ārammaṇa)

1) Cảnh sắc (rūpārammaṇa) – là sắc cảnh sắc, tức là các màu (vaṇṇa).

2) Cảnh thinh (saddhārammaṇa) – là sắc cảnh thinh, tức là âm thinh (sadda).

3) Cảnh khí (gandhārammaṇa) – là sắc cảnh khí, tức là các mùi (gandha).

4) Cảnh vị (rasārammaṇa) – là sắc cảnh vị, tức là các vị (rasa).

5) Cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa) – là sắc cảnh xúc, tức là đất, lửa, gió (pathavī, tejo, vāyo).

6) Cảnh pháp (dhammārammaṇa):

Gồm 5 sắc thanh triệt, 16 sắc tế (sukhuma rūpa), 89 tâm (citta), 52 sở hữu tâm (cetasika), Níp-bàn (Nibbāna) và chế định (paññatti). Cảnh pháp chỉ có thể xuất hiện trong ý môn.

(iv) Sáu loại thức (Viññāṇachakka)

5. Cakkhuviññāṇaṁ sotaviññāṇaṁ ghānaviññāṇaṁ jivhāviññāṇaṁ kāyaviññāṇaṁ manoviññāṇaṁc’eti cha viññāṇāni.

Sáu loại thức là:

1) Đôi nhãn thức – cakkhuviññāṇadvi.

2) Đôi nhĩ thức – sotaviññāṇadvi.

3) Đôi tỷ thức – ghānaviññāṇadvi.

4) Đôi thiệt thức – jivhāviññāṇadvi.

5) Đôi thân thức – kāyaviññāṇadvi.

6) Ý thức – manoviññāṇa (79 tâm).

Ý thức gồm 3 ý giới (mano-dhātu) và 76 ý thức giới (manoviññāṇa-dhātu).

Lưu ý: tâm nhãn thức sanh qua nhãn môn, nương vào nhãn vật (vatthu) và v.v… . Những tâm ý thức sanh qua ý môn, nương vào sắc ý vật (hadaya vatthu) trong trái tim.

Năm loại thức trước mỗi thức gồm có 2 thứ, trong khi mano viññāṇa (ý thức) bao gồm 79 thứ tâm thức.

(v) Sáu loại lộ (Vīthichakka)

6. Cha vīthiyo pana cakkhudvāravīthi sotadvāravīthighānadvāravīthi jivhādvāravīthi kāyadvāravīthi manodvāravīthi c’eti dvāravasena vā, cakkhuviññāṇavīthi sotaviññāṇavīthi ghānaviññāṇavīthi jivhāviññāṇavīthi kāyaviññāṇavīthi manoviññāṇavīthi c’etiviññāṇavasena vā dvārappavattā cittappavattiyo yojetabbā.

Sáu loại lộ tâm theo 6 môn là:

1) Cakkhudvāravīthi – lộ nhãn môn, lộ tâm liên hệ với nhãn môn hay nhãn thức.

2) Sotadvāravīthi – lộ nhĩ môn, lộ tâm liên hệ với nhĩ môn hay nhĩ thức.

3) Ghānadvāravīthi – lộ tỷ môn, lộ tâm liên hệ với tỷ môn hay tỷ thức.

4) Jivhādvāravīthi – lộ thiệt môn, lộ tâm liên hệ với thiệt môn hay thiệt thức.

5) Kāyadvāravīthi – lộ thân môn, lộ tâm liên hệ với thân môn hay thân thức.

6) Manodvāravīthi – lộ ý môn, lộ tâm liên hệ với ý môn hay ý thức.

Lưu ý: Cakkhudvāravīthi – Lộ nhãn môn là lộ tâm sinh khởi thực hiện phận sự tương ứng để biết cảnh sắc xuất hiện tại nhãn môn.

Những lộ tâm còn lại nên được hiểu theo cùng cách ấy.

Nói theo viññāṇa (thức) thì có sáu lộ là:

1) Cakkhuviññāṇavīthi – lộ nhãn thức, hay lộ tâm liên hệ với nhãn thức.

2) Sotaviññāṇavīthi – lộ nhĩ thức, hay lộ tâm liên hệ với nhĩ thức.

3) Ghānaviññāṇavīthi – lộ tỷ thức, hay lộ tâm liên hệ với tỷ thức.

4) Jivhāviññāṇavīthi – lộ thiệt thức, hay lộ tâm liên hệ với thiệt thức.

5) Kāyaviññāṇavīthi – lộ thân thức, hay lộ tâm liên hệ với thân thức.

6) Manoviññāṇavīthi – lộ ý thức, hay lộ tâm liên hệ với ý thức.

Lộ tâm liên hệ với môn nên được phối hợp với những tâm tương ứng.

 

Những Nhân / Duyên Trợ Cho Vīthi (Lộ Trình) Sanh

1) Cả bốn nhân (duyên)[25] phải hội họp cho sự sinh khởi của cakkhu dvāra vīthi (lộ nhãn môn) là:

(i) Cakkhu pasāda (sắc nhãn thanh triệt) phải còn tốt.

(ii) Rūpa rammaṇa (cảnh sắc) phải hiện diện.

(iii) Aloka (ánh sáng) phải hiện diện.

(iv) Manasikāra (sự chú ý) phải hiện diện.

2) Cả bốn nhân (duyên) phải hội họp cho sự sinh khởi của sota dvāra vīthi (lộ nhĩ môn) là:

(i) Sota pasāda (sắc nhĩ thanh triệt) phải còn tốt.

(ii) Saddā rammaṇa (cảnh thinh) phải hiện diện.

(iii) Ākāsa (khoảng trống) cho sự di chuyển của âm thanh phải hiện diện.

(iv) Manasikāra (sự chú ý) phải hiện diện.

3) Cả bốn nhân (duyên) phải hội họp cho sự sinh khởi của ghāna dvāra vīthi (lộ tỷ môn) là:

(i) Ghāna pasāda (sắc tỷ thanh triệt) phải còn tốt.

(ii) Gandhārammaṇa (cảnh khí) phải hiện diện.

(iii) Vāyo (thực tính khí mang mùi) phải hiện diện.

(iv) Manasikāra (sự chú ý) phải hiện diện.

4) Cả bốn nhân (duyên) phải hội họp cho sự sinh khởi của jivhā dvāra vīthi (lộ thiệt môn) là:

(i) Jivhā pasāda (sắc thiệt thanh triệt) phải còn tốt.

(ii) Rāsarammaṇa (cảnh vị) phải hiện diện.

(iii) Āpo (thực tính chất lỏng như là nước miếng) phải hiện diện.

(iv) Manasikāra (sự chú ý) phải hiện diện.

5) Cả bốn nhân (duyên) phải hội họp cho sự sinh khởi của kāya dvāra vīthi (lộ thân môn) là:

(i) Kāya pasāda (sắc thân thanh triệt) phải còn tốt.

(ii) Phoṭṭhabbārammaṇa (cảnh xúc) phải hiện diện.

(iii) Thaddha pathavī (thực tính cứng, mềm) phải hiện diện để truyền sự xúc chạm.

(iv) Manasikāra (sự chú ý) phải hiện diện.

6) Cả bốn nhân (duyên) phải hội họp cho sự sinh khởi của mano dvāra vīthi (lộ ý môn) là:

(i) Mano dvāra (ý môn) phải hiện diện.

(ii) Dhammārammaṇa (cảnh pháp, cảnh ý) phải hiện diện.

(iii) Hadaya vatthu (sắc ý vật) phải hiện diện.

(iv) Manasikāra (sự chú ý) phải hiện diện.

Lưu ý: Bốn nhân là những nhân (duyên) cần thiết cho sự sinh khởi mỗi loại vīthi (lộ trình), ba nhân trước thì hầu như tương tự những điều kiện mà giới khoa học được biết. Nhân thứ tư, tức là, manasikāra (tác ý) thì giới khoa học không biết đến. Tuy nhiên, nhiều trường hợp được trích dẫn cho thấy rằng nhân này tuyệt đối cần thiết cho sự biết cảnh.

Ví dụ, một người mẹ có một em bé phải thức giấc vài lần trong mỗi đêm để chăm sóc em bé của cô ta. Sau khi mất ngủ vài ngày, cô ta có thể đôi khi rơi vào giấc ngủ sâu, cho dù tiếng sấm to làm rung chuyển ngôi nhà thì cũng không thể đánh thức cô ta. Nhưng nếu em bé khóc, cho dù thật nhỏ, cô ta sẽ thức dậy tức thì. Ví dụ này cho thấy tầm quan trọng của manasikāra (tác ý) như thế nào.

(vi) Sáu cảnh ở tại môn (Visayappavatti)

7. Atimahantaṁ mahantaṁ parittaṁ atiparittañ c’eti pañcadvāre, manodvāre pana vibhūtaṁ avibhūtañ c’eti chadhā visayappavatti veditabbā.

Sáu loại cảnh hiện bày nên được hiểu như sau:

‘Visayappavatti’ nghĩa là ‘trình bày cảnh ở tại môn’. Có sáu loại ‘visayappavatti’ – bốn ở tại ngũ môn và hai ở tại ý môn.

(a) ‘Visayappavatti’ ở tại pañca dvāra– (trình bày cảnh ở tại ngũ môn).

1) Atimahantārammaṇa (cảnh rất lớn) = 5 cảnh với cường độ rất lớn làm cho[26] một lộ tâm rất dài sinh khởi.

2) Mahantārammaṇa (cảnh lớn) = 5 cảnh với cường độ lớn trợ duyên cho một lộ tâm dài sinh khởi.

3) Parittārammaṇa (cảnh nhỏ) = 5 cảnh với cường độ nhỏ trợ duyên cho một lộ tâm ngắn sinh khởi.

4) Atiparittārammaṇa (cảnh rất nhỏ) = 5 cảnh với cường độ hơi nhỏ không trợ duyên cho một lộ tâm sinh khởi.

(b) ‘Visayappavatti’ ở tại mano dvāra – (trình bày cảnh ở tại ý môn).

1) Vibhūtārammaṇa (cảnh rõ) = cảnh hiện bày rõ ràng.

2) Avibhūtārammaṇa (cảnh không rõ) = cảnh hiện bày không rõ.

 

Xác Định Cường Độ Của Cảnh

8. Kathaṁ? Uppādaṭhiti bhaṅga vasena khaṇattayaṁ ekacittakkhaṇaṁ nāma.

9. Tāni pana sattarasa cittakkhanāni rūpadhammānaṁ āyū.

10. Ekacittakkhaṇātītānivābahucittakkhaṇātītāni vā ṭhitippattān’eva pañcārammanāni pañcadvāre āpātham āgacchanti.

Cường độ của cảnh được xác định ra sao? Ba tiểu sát-na đó là: Tiểu sát-na sanh, tiểu sát-na trụ và tiểu sát-na diệt – gom thành 1 sát-na tâm (cittakhaṇa = thọ mạng của một tâm).

17 sát-na tâm được xác định là thọ mạng của sắc pháp (22 loại sắc là trừ 2 sắc biểu tri – viññatti rūpa và 4 sắc trạng thái – lakkhaṇa rūpa).

5 cảnh xuất hiện tại 5 môn chỉ khi chúng đạt đến giai đoạn trụ sau một hay vài sát-na tâm trôi qua.

 

Thọ Mạng (Āyu) Của Tâm (Citta)

Theo Chú giải, citta (tâm) sanh và diệt ở một tỷ lệ rất lớn, hơn cả một ngàn tỷ lần trên một cái nhấp nháy và có khoảng 250 cái nhấp nháy trong một giây. Do đó, thọ mạng của citta (tâm) thì ít hơn một ngàn tỷ lần của một giây.

Thọ mạng hay tuổi thọ của citta (tâm) được tính bằng 3 tiểu sát-na của ba đặc tính nổi bật trong thọ mạng của một tâm là: (i) uppāda – sanh; (ii) ṭhīti – trụ; (iii) bhaṅga – diệt.

Do đó, thọ mạng của một tâm là 3 tiểu sát-na, tượng trưng cho tiểu sát-na sanh, tiểu sát-na trụ và tiểu sát-na diệt của chính tâm ấy.

Hay nói cách khác, thọ mạng của một tâm là 1 sát-na tâm (cittakkhaṇa), tức là bằng 3 tiểu sát-na.

Theo Citta niyāma (định luật của tâm), tâm sinh khởi liên tiếp không ngừng và mỗi tâm chỉ trụ (ṭhīti) 1 tiểu sát-na. Do đó rất khó quán tâm.

Thọ Mạng (Āyu) Của Sắc (Rūpa)

 Thọ mạng của rūpa (sắc pháp) thì dài hơn 17 lần so với thọ mạng của citta (tâm). Vì thế, chúng ta có thể nói rằng: Thọ mạng của rūpa thì bằng 17 cittakhaṇa (sát-na tâm) hay 17 x 3 = 51 tiểu sát-na (có 3 tiểu sát-na trong 1 sát-na tâm).

Rūpa (sắc pháp) cũng sanh và diệt ở một tỷ lệ rất lớn, hơn 58 tỷ lần trên mỗi cái nhấp nháy hay một bật ngón tay. Thọ mạng của một sắc pháp cũng có ba đặc tính nổi bật. Lần nữa có sự sanh, trụ và diệt. Cũng như tâm, mỗi sự sanh và sự diệt của sắc pháp đều tồn tại 1 tiểu sát-na, còn sự trụ của sắc pháp tồn tại 49 tiểu sát-na và trong khi nó đang trụ, những bọn sắc khác (rūpa kalāpa) tiếp tục sanh vào mỗi tiểu sát-na. Kết quả là hàng tỷ bọn sắc pháp có cơ hội kết hợp lẫn nhau hình thành những khối sắc pháp to lớn mà có thể thấy bằng mắt thường, trong khi dòng tâm thức thì lướt qua nhanh không thể thấy được bằng mắt thường.

 

Tâm Lộ Và Tâm Ngoại Lộ (Vīthi Citta và Vīthi Vimutticitta)

Những citta (tâm) tham gia trong vīthi (lộ trình) tâm được gọi là vīthi citta (tâm lộ).

Những citta (tâm) không tham gia trong vīthi (lộ trình) tâm được gọi là vīthi vimutti citta (tâm ngoại lộ).

Trong Chương Pakiṇṇaka – Linh Tinh, chúng ta đã được học citta (tâm) làm 14 loại kicca (sự) và mỗi tâm làm ít nhất một sự. Bởi vì những tâm khác nhau làm những sự việc tương ứng với cảnh xuất hiện ở môn mà tâm biết.

Trong 89 thứ tâm (tính hẹp), có 19 tâm được gọi là paṭisandhi citta (tâm tái tục), bhavaṅga citta (tâm hữu phần) và cuti citta (tâm tử) khi chúng làm những phận sự tương ứng là paṭisandhi kicca (sự tái tục), bhavaṅga kicca (sự hữu phần) và cuti kicca (sự tử).

19 tâm đó là: 2 upekkhā santīraṇa citta (tâm thẩm tấn xả thọ), 8 mahā vipāka citta (tâm đại quả) và 9 mahaggata vipāka citta (tâm quả đáo đại), đều không sanh trong lộ khi chúng làm việc tái tục, hữu phần, hay tử. Do đó, những thứ tâm này được gọi là vīthi vimutti citta (những tâm ngoại lộ) – tức là, số tâm ngoại lộ là 19. (19 thứ tâm này là dvāra vimutti (ngoại môn) – đã được đề cập trong Chương III.)

Vì chúng là ngoại môn, nên chúng không tham gia trong lộ trình tâm, do đó chúng cũng được gọi là vīthi vimutti citta (tâm ngoại lộ) khi chúng làm việc tái tục, hữu phần và tử.

Dù sao, trong 19 thứ tâm ngoại lộ, 2 tâm thẩm tấn xả thọ (upekkhā santīraṇa citta) tham gia trong lộ tâm khi chúng làm việc thẩm tấn (santīraṇa kicca) hay việc na cảnh (tadālambana kicca) và 8 tâm đại quả (mahāvipāka citta) cũng tham gia trong lộ tâm khi chúng làm việc na cảnh. Do đó, 2+8=10 tâm này phải được tính trong tâm lộ (vīthi citta). Chỉ có 9 tâm quả đáo đại (mahaggata vipāka citta) là không bao giờ tham gia trong lộ vì chúng không làm bất cứ việc nào khác ngoài việc tái tục, hữu phần và tử.

Do đó, số tâm lộ (vīthi citta) là 89-9=80 trong cõi Dục. Tâm lộ (vīthi citta) sẽ xuất hiện trong lộ trình tâm theo thứ tự của việc mà chúng làm như đã mô tả trong bảng 4.1

 

Bảng 4.1: Thứ tự việc làm của những tâm lộ (vīthi citta).

12 – Sự tái tục, hữu phần và tử được thực hiện bởi 19 thứ tâm ngoại lộ (vīthi citta).

 

Ba Loại Tâm Đồng Nhất (Giống Nhau)

Cuộc sống của một chúng sanh hữu tưởng bắt đầu bằng một paṭisandhi citta (tâm tái tục). Sau khi tâm này diệt, bhavaṅga citta (tâm hữu phần) sanh và diệt liên tục cho đến khi tâm hữu phần thực hiện hay làm việc tử.

Tâm hữu phần cuối cùng được gọi là tâm tử (cuti citta) vì khi ấy nó làm việc tử.

Đối với một chúng sanh hữu tình, ba loại tâm này [đó là paṭisandhi citta (tâm tái tục), bhavaṅga citta (tâm hữu phần) và cuti citta (tâm tử) thì giống nhau khi jāti (sinh khởi)] có cùng sở hữu tâm và bắt cùng một cảnh. Đối với một chúng sanh phàm phu, 1 trong 8 mahāvipāka citta (tâm đại quả) làm việc như paṭisandhi citta (tâm tái tục), bhavaṅga citta (tâm hữu phần) và cuti citta (tâm tử). Ba tâm ấy giống nhau trong một chúng sanh, vì chúng là quả của cùng nghiệp phối hợp với kusala citta (tâm thiện). Nếu kusala citta (tâm thiện) là somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārika mahākusalacittaṃ (tâm đại thiện câu hành hỷ tương ưng trí vô dẫn), thì somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārika mahāvipākacittaṃ (tâm đại quả câu hành hỷ tương ưng trí vô dẫn) sẽ làm phận sự paṭisandhi (tái tục), bhavaṅga (hữu phần) và cuti (tử).

Cảnh mà những tâm này bắt là maraṇāsanna nimitta (cảnh cận tử), tức là điềm hay dấu hiệu xuất hiện ngay trước khi tử trong kiếp vừa qua. Nimitta (tướng hay cảnh) thì dưới dạng kamma (cảnh ‘nghiệp’), kammanimitta (cảnh ‘điềm nghiệp’), hay gatinimitta (cảnh ‘điềm sinh’). Hiện tượng (pháp) này sẽ được giải thích thêm phía sau.

 

Những Điềm, Dấu Hiệu Hay Cảnh Cận Tử (Maraṇāsanna Nimitta)

Trong kiếp sống hiện tại, một người sẽ được tiếp tục sống khi kusala kamma (nghiệp thiện) là pháp trợ cho vị ấy tái tục vào kiếp sống này, vẫn tiếp tục hộ trợ vị ấy, tức là, vẫn tiếp tục trợ cho sinh ra bhavaṅga citta (tâm hữu phần) là quả của nghiệp.

Ngay trước khi sự hộ trợ của nghiệp tắt dần (yếu đi), nhiều nghiệp thiện và nghiệp bất thiện tợ như tranh đua với nhau để có cơ hội sinh ra nghiệp quả, nghiệp nào nổi bật thì nghiệp ấy trổ sanh.

Nghiệp thành tựu này có thể xuất hiện trong hữu phần (ý môn) của người lúc cận tử làm kamma (cảnh ‘nghiệp’). Khi vấn đề này xảy ra, vị ấy có thể nhớ lại những hành động tốt hay xấu mà vị ấy từng làm trong quá khứ liên quan đến nghiệp quả (thành tựu). Tâm thiện hay bất thiện từng sanh ở một thời điểm nào đó, nay sanh là một tâm mới (khác). Hay nói cách khác, đó là sự lặp lại của tâm mà tâm ấy được biểu hiện qua hành động.

Lúc này nó có thể là một dấu hiệu hay ký hiệu gắn liền với nghiệp thành tựu xuất hiện ở một trong những môn. Nó có thể là 1 trong 5 cảnh cụ thể được biết qua 1 trong 5 môn là một cảnh hiện tại, hay được biết qua ý môn là 1 cảnh quá khứ. Cảnh quá khứ hay hiện tại này gắn liền với nghiệp quả thành tựu được gọi là ‘kamma nimitta’ (dấu hiệu của nghiệp hay cảnh ‘điềm nghiệp’).

Đôi khi vài dấu hiệu hay cảnh của nơi mà vị ấy sẽ tái tục đến dựa theo nghiệp quả có thể xuất hiện nơi ý môn.

Thí dụ, chư thiên hay lâu đài, v.v… có thể xuất hiện với người đang tử nếu vị ấy sẽ tái tục đến một trong những cõi trời, người khổ trong địa ngục hoặc chó săn địa ngục, v.v… có thể xuất hiện với vị ấy nếu vị ấy sẽ sanh vào địa ngục. Những cảnh này liên quan đến nơi tái tục, nên được gọi gati nimitta (điềm sinh).

Hay giả sử một người nghe pháp vào lúc cận tử và nghiệp thiện của vị ấy trở thành nghiệp thành tựu trợ cho nghiệp quả cho kiếp sống kế tiếp sanh. Trong trường hợp này, nắm bắt âm thanh của những lời pháp qua tai trở thành kamma nimitta (điềm nghiệp).

Nói cách khác, giả sử một vị thầy đang dần tiến đến lúc tử thấy học trò cũ qua ý thức (manoviññāṇa). Đây cũng là kamma nimitta (điềm nghiệp) dưới dạng cảnh quá khứ xuất hiện ở ý môn.

Còn có trường hợp khác là một đồ tể đang dần tiến đến lúc tử nghe tiếng rên rỉ của gia súc mà vị ấy từng giết. Cảnh thinh quá khứ này cũng là kamma nimitta (điềm nghiệp) tái hiện với vị ấy qua ý môn.

Do đó, khi một người đang tử, 1 trong 3 loại maraṇāsanna nimitta[27] (cảnh hay dấu hiệu cận tử), đó là kamma (cảnh ‘nghiệp’), kamma nimitta (cảnh ‘điềm nghiệp’) hay gati nimitta (cảnh ‘điềm sinh’), sẽ luôn xuất hiện ở tại một trong 6 môn. Người sắp tử và sẽ tái tục ngay sau khi tử qua một kiếp sống kế tiếp. Như thế thì paṭisandhi citta (tâm tái tục), bhavaṅga citta (tâm hữu phần) và cuti citta (tâm tử) của vị ấy trong kiếp sống kế tất cả sẽ bắt maraṇāsanna nimitta (cảnh cận tử) của kiếp sống vừa qua.

 

Ba Loại Tâm Hữu Phần (Bhavaṅga Citta)

Trong kiếp sống hiện tại, bhavaṅga citta (tâm hữu phần) lấy cảnh cận tử (maraṇāsanna nimitta)[28] của kiếp vừa qua làm cảnh. Cảnh này không phải là cảnh ngoại mới xuất hiện ở một trong những môn trong kiếp sống hiện tại trợ cho phát sanh một lộ trình tâm, chúng ta không thấy rõ nó. Nói cách khác, cảnh này không diễn tiến theo từng giai đoạn để chúng ta nhận biết. Do đó, khi chúng ta ngủ hay chúng ta không biết bất cứ điều gì, những tâm hữu phần này sẽ được sanh và diệt với một tốc độ rất lớn, hơn một ngàn tỷ (1012) lần trên một cái nhấp nháy.

Bây giờ, giả sử một ngoại cảnh đối chiếu hay dội vào một trong những môn. Tâm cần biết cảnh mới này và từ đó chúng ta có thể phản ứng như là sự sinh khởi cần thiết. Để biết cảnh mới, dòng tâm thức phải xoay chiều hướng đến cảnh mới này. Do đó, tâm hữu phần phải được dừng lại hay cắt đứt. Kế đến, lộ tâm phải sanh để bắt cảnh mới và giải quyết theo từng giai đoạn để nhận biết cảnh.

Dòng chảy bhavaṅga (hữu phần) không thể đột ngột bị ngăn lại ngay sau khi cảnh mới vừa xuất hiện ở một trong những môn, ví như một người đang chạy rất nhanh không thể đột ngột dừng ngay lại, ít nhất phải thêm một vài bước trước khi dừng lại. Cũng tợ như thế, 2 bhavaṅga citta (tâm hữu phần) phải đi qua sau khi cảnh xuất hiện trước khi dòng bhavaṅga (hữu phần) có thể hoàn toàn dứt hay ngưng.

Hai bhavaṅga citta (tâm hữu phần) này, trong việc cố gắng từ bỏ maraṇāsanna nimitta[29] (cảnh cận tử) cũ và bắt cảnh mới, bị rúng động một chút so với lúc bình thường, do đó, chúng được gọi là bhavaṅga calāna (hữu phần rúng động). Nhưng khi dòng bhavaṅga (hữu phần) bị ngăn hay cắt đứt sau bhavaṅga calāna (hữu phần rúng động) thứ hai, tâm này được gọi lại là bhavaṅga paccheda (hữu phần dứt dòng).

Bây giờ, 5 cảnh chưa được rõ ràng hay dễ nhận ở tại những môn ngay sau khi chúng đối chiếu hay dội vào (hay tiếp xúc với) những môn. Dù cho cảnh có cường độ rất lớn (atimahantā rammaṇa) cũng phải mất 1 cittakhaṇa (sát-na tâm) để tự phát triển hoàn thiện thành nổi bật cho đến khi xuất hiện ở tại môn.

Do đó, phải qua 1 tâm hữu phần (bhavaṅga citta), kể từ khi cảnh tiếp xúc với môn cho đến khi cảnh xuất hiện ở môn. Bhavaṅga citta (tâm hữu phần) này được gọi là atīta bhavaṅga citta (tâm hữu phần vừa qua).

Khi cảnh với cường độ lớn (cảnh lớn (mahantārammaṇa)) đối chiếu hay dội vào môn, phải trải qua 2 hoặc 3 bhavaṅga citta (tâm hữu phần), kể từ lúc cảnh tiếp xúc với môn cho đến khi cảnh xuất hiện ở môn. 2 hoặc 3 bhavaṅga citta (tâm hữu phần) này được gọi là atīta bhavaṅga citta (tâm hữu phần vừa qua).

Vì thế, chúng ta có 3 loại bhavaṅga citta (tâm hữu phần).

1. Ata bhavaṅga = ‘Hữu phần Vừa qua’. Những tâm bhavaṅga (hữu phần) này đi qua từ lúc cảnh đối chiếu hay dội vào môn đến khi cảnh xuất hiện ở môn.

2. Bhavaṅga calāna = ‘Hữu phần Rúng động’ phát sanh khi cảnh xuất hiện ở môn.

3. Bhavaṅgupaccheda = ‘Hữu phần Dứt dòng’ theo ngay sau hữu phần rúng động. Sau tâm hữu phần này, dòng bhavaṅga (hữu phần) bị cắt đứt và citta vīthi (lộ trình tâm) bắt đầu sanh.

 

I. LỘ NGŨ MÔN (PAÑCADVĀRA VĪTHI)

Lộ ngũ môn là trật tự thứ lớp của những tâm sanh do nương qua 5 môn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) từ khi 5 cảnh đến đối chiếu hay dội vào 5 sắc thanh triệt, thì những tâm bắt cảnh ấy thuộc về tâm lộ, có 54 thứ tâm dục giới. Cũng có khi cảnh đến với cường độ rất yếu hay rất không rõ, tâm lộ không bắt được thì tâm ngoại lộ cũng chỉ rúng động trước cảnh ấy.

Những lộ này sanh đặng với 8 hạng người là 4 phàm và 4 Thánh quả. Lộ nhãn, nhĩ sanh ở 26 cõi Ngũ uẩn. Lộ tỷ, thiệt, thân sanh ở 11 cõi Dục giới.

Có 5 dạng lộ ngũ môn, do tính theo cường độ của cảnh, là: 1. lộ ngũ môn cảnh rất lớn; 2. lộ ngũ môn cảnh lớn; 3. lộ ngũ môn cảnh nhỏ; 4. lộ ngũ môn cảnh rất nhỏ. 5. lộ ngũ môn cận tử.

 

(A) Diễn tiến lộ nhãn môn cảnh rất lớn (Cakkhudvāra atimahantārammaṇa vīthi)

Tasmā yadi ekacittakkhaṇātītakaṁ rūpārammaṇaṁ cakkhussa āpāthaṁ āgacchati, tato dvikkhattuṁ bhavaṅge calite bhavaṅgasotaṁ vochinditvā tam eva rūpārammaṇaṁ āvajjantaṁ pañcadvārāvajjanacittaṁ uppajjitvā nirujjhati.

Vì thế, nếu một cảnh sắc đã qua 1 sát-na tâm (sau khi đối chiếu hay dội vào nhãn môn), trở nên rõ rệt ở nhãn môn, thì hữu phần rúng động 2 sát-na tâm rồi dứt. Kế đó chuyển cảnh sắc qua cân nhắc, suy xét, khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana) sanh và diệt.

Tato tass’ ānantaraṁ tam eva rūpaṁ passantaṁ cakkhuviññāṇaṁ, sampaṭicchantaṁ sampaṭicchana cittaṁ santīrayamānaṁ santīraṇacittaṁ, vavatthapentaṁ voṭṭhabbanacittañ c’eti yathākkammaṁ uppajjitvā nirujjhanti.

Sau khi khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana) diệt, không có bất cứ sự gián đoạn nào, sự sanh và diệt theo đúng thứ tự như nhãn thức (cakkhuviññāṇa) thấy cảnh sắc. Tiếp thâu (sampaṭicchana) tiếp nhận cảnh, thẩm tấn (santīraṇa) thẩm tra cảnh và tâm khai ý môn (manodvārāvajjana) làm việc đoán định (voṭṭhapana) cảnh cho dù cảnh ấy tốt hay xấu.

Tato paraṁ ekūnatiṁsa kāmāvacarajavanesu yaṁkiñci laddhapaccayaṁ yebhuyyena sattakkhattuṁ javati, javanānubandhāni ca dve tadārammaṇapākāni yathārahaṁ pavattanti, tato paraṁ bhavaṅgapāto.

Theo sau tâm khai ý môn (là tâm làm việc đoán định (voṭṭhapana)), 1 trong 29 tâm đỗng lực dục giới (kāmāvacarajavana citta) phù hợp với nhân như là tác ý hay hướng tâm đúng, thông thường, tiến trình hoạt động có đỗng lực đến 7 sát-na tâm. Nối tiếp theo sau đỗng lực (javana), tâm quả na cảnh (tadārammana vipāka citta) sinh khởi tùy theo người. Sau tâm na cảnh (tadārammaṇa) thứ hai, tiến trình hoạt động của dòng hữu phần diễn tiến như thường.

11. Ettāvatā cuddasa vīthicittuppādā, dvebhavaṅgacalanāni, pubbevātītakaṁ ekacittakkhaṇan ti katvā sattarasa cittakkhaṇañi paripūrenti tato paraṁ nirujjhati. Ārammanaṁ etaṁ atimahantaṁ nāma gocaraṁ.

Đến đây, 17 sát-na tâm được hoàn tất, đó là 14 thứ tâm lộ (vīthi citta) cùng với sở hữu tâm, 2 hữu phần rúng động (bhavaṅga calana) [hữu phần dứt dòng (bhavaṅgupaccheda) cũng là hữu phần rúng động (bhavaṅga calana) cuối] và 1 sát-na tâm trôi qua trước đó (chỉ cho hữu phần vừa qua (atītabhavaṅga). Sau khi 17 sát-na tâm đã đầy đủ, cảnh diệt mất. Cảnh này được gọi là cảnh rất lớn (atimahantārammana).

 

Giải lộ nhãn môn cảnh rất lớn:

Khi cảnh sắc có cường độ rất lớn đối chiếu hay dội vào nhãn môn với cường độ rất lớn, atimahantārammaṇa vīthi (lộ cảnh rất lớn) sinh khởi. Lộ trình tâm ấy có thể được hình dung bằng những ký tự sau:

Ký tự theo Pāḷi:

…-Bh--Na-Da-Pa-ca-Sp-St-Vo-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Dā--Bh-…

Ký tự theo Việt:

…-H-“V-R-D-K-5-T-Th-P-C-C-C-C-C-C-C-Na-Na”-H-…

Ký tự theo Pāḷi   | Ký tự theo Việt

Bha (bhavaṅga) = H = hữu phần. Khi không có cảnh đối chiếu vào môn, tâm lộ chưa sanh, dòng bhavaṅga citta (tâm hữu phần) vẫn luôn tuôn chảy trong kiếp sống.

Ti (ata bhavaṅga) = V = hữu phần vừa qua. Vào tiểu sát-na sanh của tâm này, cảnh sắc và cakkhupasāda (nhãn thanh triệt) đồng sanh. Đây là sát-na sanh (uppāda) của rūpārammaṇa (cảnh sắc).

Na (bhavaṅga calāna) = R = hữu phần rúng động. Vào tiểu sát-na sanh của tâm hữu phần rúng động này, rūpārammaṇa (cảnh sắc) xuất hiện (trở nên rõ rệt) ở tại cakkhupasāda (sắc nhãn thanh triệt) (còn gọi là nhãn môn) có cường độ rất lớn. Phải mất 1 cittakkhaṇa (sát-na tâm) để nó hoàn thiện thành rõ rệt tại môn sau khi sanh.

Da (Bhavaṅgupaccheda) = D = hữu phần dứt dòng. Dòng hữu phần bị cắt đứt sau tiểu sát-na diệt của tâm này.

Pa (pañcadvārāvajjana) = K = khai ngũ môn hay hướng ngũ môn. Tâm này luôn là tâm đầu tiên đối diện với cảnh trong pañca dvāra vīthi (lộ ngũ môn). Nó hướng dòng tâm thức chú ý đến cảnh.

Ca (cakkhu viññāṇa) = Nh = nhãn thức. Tâm này thấy biết cảnh sắc. Nó làm thành dấu ấn và truyền dấu ấn ấy qua tâm kế tiếp trước khi nó diệt mất.

Sam (sampaṭicchana) = T = tiếp thâu. Tâm này tiếp nhận dấu vết của cảnh sắc được chuyền qua bởi nhãn thức, nó lần lượt chuyền dấu ấn của cảnh qua tâm sanh kế tiếp.

Ṇa (santīraṇa) = Th = thẩm tấn. Tâm này thẩm tra cảnh cho dù là cảnh tốt hay xấu. Nó lần lượt chuyền dấu ấn của cảnh cùng với kết quả của sự thẩm tấn qua tâm sanh kế tiếp.

Vo (Voṭṭhapana) = P = đoán định, phân đoán. Tâm này quyết định dù là cảnh tốt hay xấu.

Ja (Javana) = C = đỗng lực. Tâm đỗng lực hưởng vị của cảnh. Một trong 29 kāma javana citta (tâm đỗng lực dục giới), tùy thuộc vào manasikāra (sự chú ý) phối hợp với voṭṭhapana (đoán định), thường sanh bảy lần, qua 7 sát-na tâm. Ở chặng này chúng ta biết cảnh dục khái quát và hưởng vị của cảnh.

Dā (talambaṇa) = Na = na cảnh. Tâm này sanh ngay sau tâm đỗng lực cuối và sanh hai lần chiếm mất 2 sát-na tâm để cố hưởng lại vị của cảnh. Vào tiểu sát-na diệt của tadālambaṇa citta (tâm na cảnh) thứ hai, cảnh sắc và sắc nhãn thanh triệt (cakkhupasāda) mà đồng sanh, nay đồng diệt bởi vì thọ mạng qua 17 sát-na nay đã dứt.

Bha (bhavaṅga) = H = hữu phần. Khi cảnh không còn tồn tại nữa, tâm lộ không còn sanh và dòng tâm thức rơi vào dòng hữu phần như thường.

Lưu ý: Atimahantārammaṇa vīthi (lộ cảnh rất lớn) cũng được gọi là tadālambaṇa vāra vīthi (lộ chót na cảnh) vì nó kết thúc bằng tadālambaṇa citta (tâm na cảnh). Tâm na cảnh chỉ sanh trong trường hợp cảnh có cường độ rất lớn. Tâm lộ thường là 15 cái sát-na tâm, thọ mạng của cảnh còn 2 sát-na tâm nữa mới diệt, nên na cảnh mới sanh. Nếu cường độ của cảnh không đủ lớn, phải mất hơn 1 cái sát-na tâm cảnh mới hiện rõ ở môn, thì thọ mạng còn lại của cảnh ở cuối lộ không còn đủ 2 sát-na tâm để na cảnh sanh.

Trường hợp lộ nhãn môn cảnh rất lớn này chỉ có một tâm hữu phần vừa qua. Ngoài trường hợp tâm lộ chót là na cảnh, còn có trường hợp tâm chót là đỗng lực hay hữu phần khách.

- Nhân trợ sanh hữu phần khách có bốn: 1 là người dục giới, 2 là tái tục bằng tâm câu hành hỷ, 3 là gặp cảnh rất tốt, 4 là đỗng lực bằng tâm sân.

Về tổng quát của những lộ ngũ môn thì có 54 thứ tâm lộ, do gom ngũ song thức chung có 10 thứ tâm. Nếu nói riêng theo từng loại như lộ nhãn môn, hay lộ nhĩ môn v.v… thì mỗi loại có 46 thứ tâm vì trong phần ngũ song thức chỉ lấy 2 thứ tâm tương ứng của lộ như nhãn thức, hay v.v…

Những thứ tâm có thể tham gia trong lộ ngũ môn gồm: Tâm khai môn (1 thứ là tâm khai ngũ môn), ngũ song thức (2 trong 10 thứ tâm), tiếp thâu (một trong 2 thứ), thẩm tấn (một trong 3 thứ), đoán định (1 thứ là khai ý môn), chặng đỗng lực (một trong 29 thứ tâm đỗng lực dục giới sanh 5 hay 7 cái sát-na), chặng na cảnh (một trong 11 thứ nhưng trừ 3 tâm thẩm tấn, còn 8 tâm đại quả sanh 2 cái sát-na), cộng cả thảy là 46 thứ tâm (tính riêng cho từng loại lộ) hay 54 thứ tâm dục giới (tính chung cả 5 loại lộ).

7 chặng: 1 là chặng khai môn, 2 là chặng ngũ song thức, 3 là chặng tiếp thâu, 4 là chặng thẩm tấn, 5 là chặng đoán định, 6 là chặng đỗng lực, 7 là chặng na cảnh.

8 hạng người là 4 phàm, 4 Thánh quả.

11 cõi Dục giới là Địa ngục, Ngạ quỉ, Bàng sanh, A-tu-la, Nhân loại, Tứ thiên vương, Đạo lợi, Dạ-ma, Đâu xuất, Hóa lạc và Tha hóa tự tại (vì có tâm na cảnh, nên không sanh ngoài cõi Dục giới).

Những “lộ nhĩ, tỷ, thiệt, thân môn cảnh rất lớn” cũng diễn tiến tợ như “lộ nhãn môn cảnh rất lớn”. Phần cái tâm, chặng, thứ tâm, người và cõi thì cũng tợ như thế. Chỉ thay tâm nhãn thức thành tâm nhĩ thức, hay tỷ thức, hay v.v…

 

(B) Diễn tiến lộ nhãn môn cảnh lớn (Cakkhudvārika mahantārammaṇa vīthi)

12. Yāva tadārammaṇuppāda pana appahont’ ātītakaṁ āpāthaṁ āgataṁ ārammaṇaṁ mahantaṁ nāma, tattha javanāvasāne bhavaṅgapāto va hoti, n’atthi tadārammanuppādo.

Ngoài ra, cảnh mà đối chiếu hay dội vào môn trở nên rõ rệt (sau 2 hoặc 3 sát-na tâm), nhưng không thể tồn tại cho đến khi tâm na cảnh sinh khởi, được gọi là mahantārammaṇa (cảnh lớn). Trong ấy, lộ tâm chót đỗng lực, có sự rơi vào hữu phần và không có sự sinh khởi của tâm na cảnh.

Khi cảnh với cường độ đủ lớn đối chiếu hay dội vào nhãn môn, 2 mahantārammaṇa vīthi (lộ cảnh lớn) có thể sinh khởi như sau:

Ký tự theo Pāḷi:

(1) Bh-“-Tī-Na-Da-Pa-Ca-Sam-Ṇa-Vo-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Bh”-…

(2) Bh-“-Tī-Tī-Na-Da-Pa-Ca-Sam-Ṇa-Vo-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja”-…

Ký tự theo Việt:

(1) …-H-“V-V-R-D-K-5-T-Th-P-C-C-C-C-C-C-C-H”-H-…

(2) …-H-“V-V-V-R-D-K-5-T-Th-P-C-C-C-C-C-C-C”-H-…

 

Giải thích:

(1)

Trong mahantārammaṇa vīthi (lộ cảnh lớn) thứ nhất, cảnh và cakkhupasāda (nhãn thanh triệt hay nhãn môn) đồng sinh khởi (uppāda) vào tiểu sát-na sanh của tâm atabhavaṅga (V) (hữu phần vừa qua) thứ nhất. Cảnh này chiếm mất 2 sát-na tâm hữu phần vừa qua (Ti-Ti) để phát triển hoàn toàn đầy đủ và trở thành rõ rệt ở tại nhãn môn vào tiểu sát-na sanh của tâm bhavaṅgacalāna (R) (hữu phần rúng động).

Tiếp sau tâm hữu phần rúng động, 2 sát-na tâm (R-D) rồi dừng hay cắt đứt dòng hữu phần tại tiểu sát-na diệt của bhavaṅgupaccheda (D) (hữu phần dứt dòng). …-H-“V-V-V-R-D-… . Khi ấy lộ trình tiếp tục như sau:

Ký tự theo Pāḷi | Ký tự theo Việt

Pa (pañcadvārāvajjana) = K = khai ngũ môn. Tâm này hướng dòng tâm thức chú ý đến cảnh.

Ca (cakkhu viññāṇa) = Nh = nhãn thức. Tâm này thấy biết cảnh sắc và tạo dấu ấn.

Sam (sampaṭicchana) = T = tiếp thâu. Tâm này tiếp nhận dấu ấn của cảnh sắc.

Ṇa (santīraṇa) = Th = thẩm tấn. Tâm này thẩm tra xét cảnh dù tốt hay xấu.

Vo (Voṭṭhapana) = P = đoán định hay phân đoán (tức tâm khai ý môn (manodvārāvajjana). Tâm này quyết định dù tốt hay xấu.

Ja (Javana) = C = đỗng lực. Tâm đỗng lực hưởng vị của cảnh. Một trong 29 kāma javana citta (tâm đỗng lực dục giới) là pháp sở duyên bị trợ bởi tác ý (manasikāra) phối hợp với phân đoán (voṭṭhapana), sanh bảy lần.

Đến đây, 16 sát-na tâm đã trôi qua từ khi cảnh phát sanh ở tại nhãn môn và chỉ còn lại 1 sát-na tâm trước khi cảnh diệt mất. Do đó, 2 talambaṇa citta (tâm na cảnh) không thể sanh nữa. [Talambaṇa citta (tâm na cảnh) chỉ sanh khi atimahantārammaṇa (cảnh rất lớn)]. Tâm na cảnh hoặc sinh hai lần, hoặc hoàn toàn không sinh. Thay vào đó, 1 bhavaṅga citta (tâm hữu phần) sinh khởi, cảnh và cakkhupasāda (sắc nhãn thanh triệt), cùng diệt vào tiểu sát-na diệt của bhavaṅga citta (tâm hữu phần) này. Sau đó, dòng hữu phần chảy tiếp như thường.

(2)

Trong mahantārammaṇa vīthi (lộ cảnh lớn) thứ hai, cường độ của cảnh yếu hơn một chút so với cường độ của cảnh ở lộ trước (1). Vì thế, sau khi cảnh phát sanh ở tại nhãn môn, 3 atabhavaṅga citta (3V) (tâm hữu phần vừa qua) trôi qua trước khi cảnh trở nên phát triển đầy đủ và rõ rệt ở tại nhãn môn. Kế tiếp, hữu phần rúng động hai lần rồi dứt (Na-Da). Sau đó, lộ tâm diễn tiến như ở lộ trước (1), tức là, theo thứ tự của pañcadvārāvajjana (khai ngũ môn), cakkhu viññāṇa (nhãn thức), sampaṭicchana (tiếp thâu), santīraṇa (thẩm tấn), voṭṭhapana (đoán định) và 7 javana (đỗng lực). Vào tiểu sát-na diệt của tâm đỗng lực thứ bảy, cảnh và cakkhupasāda (nhãn thanh triệt) cùng diệt. Do đó, lộ trình tâm kết thúc và hữu phần tiếp tục diễn tiến như thường.

Vì thế, có 2 mahantārammaṇa vīthi (lộ cảnh lớn) kết thúc bằng tâm đỗng lực, 2 lộ tâm này được gọi là javanavāra vīthi (lộ chót đỗng lực).

Đôi khi có thêm trường hợp là tâm hữu phần khách chen giữa chặng đỗng lực và tâm hữu phần của hai lộ trên, nên có thể tính thêm 2 lộ là thành 4 lộ trong phần lộ nhãn cảnh lớn.

Lưu ý: Khi tính những thứ tâm lộ, thì không tính những tâm hữu phần (Ti, Na, Da, Bh).

 

(C) Diễn tiến lộ nhãn môn cảnh nhỏ (Cakkhudvārika parittārammaṇa vīthi)

13. Yāva javanuppādā pi appahont’ ātītakaṁ āpāthaṁ āgataṁ ārammaṇaṁ parittaṁ nāma. Tattha javanaṁ pi anuppajjitvā dvattikkhattaṁ voṭṭhabbanam’ eva pavattati, tato paraṁ bhavaṅga pāto’va hoti.

Cảnh đối chiếu vào môn và trở nên rõ rệt (sau 4 đến 9 sát-na tâm) nhưng không thể tồn tại cho đến khi những javana (đỗng lực) sinh khởi, được gọi là parittārammaṇa (cảnh nhỏ). Trong lộ ấy, mặc dù tâm javana (đỗng lực) không sinh, nhưng tâm voṭṭhapana (đoán định) vẫn sinh khởi 2 hoặc 3 lần và kế đó rơi vào bhavaṅga (hữu phần).

Khi cảnh sắc với cường độ nhỏ đối chiếu hay dội vào nhãn môn với cường độ nhẹ, yếu ớt, parittārammaṇa vīthi (lộ cảnh nhỏ) sinh khởi. Lộ trình tâm có thể được hình dung như sau:

Ký tự theo Pāḷi:

(1) …-Bha-“Ti-Ti-Ti-Ti-Na-Da-Pa-Ca-Sam-Ṇa-Vo-Vo-Vo-Bha-Bha-Bha-Bha”-Bha-…

(2) …-Bha-“Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Na-Da-Pa-Ca-Sam-Ṇa-Vo-Vo-Vo-Bha-Bha-Bha”-Bha-…

(3) …-Bha-“Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Na-Da-Pa-Ca-Sam-Ṇa-Vo-Vo-Vo-Bha-Bha”-Bha-…

(4) …-Bha-“Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Na-Da-Pa-Ca-Sam-Ṇa-Vo-Vo-Vo-Bha”-Bha-…

(5) …-Bha-“Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Na-Da-Pa-Ca-Sam-Ṇa-Vo-Vo-Vo”-Bha-…

(6) …-Bha-“Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Na-Da-Pa-Ca-Sam-Ṇa-Vo-Vo”-Bha-…

Ký tự theo Việt:

(1) “V-V-V-V-R-D-K-5-T-Th-P-P-P-H-H-H-H”…

(2) “V-V-V-V-V-R-D-K-5-T-Th-P-P-P-H-H-H”…

(3) “V-V-V-V-V-V-R-D-K-5-T-Th-P-P-P-H-H”…

(4) “V-V-V-V-V-V-V-R-D-K-5-T-Th-P-P-P-H”…

(5) “V-V-V-V-V-V-V-V-R-D-K-5-T-Th-P-P-P”…

(6) “V-V-V-V-V-V-V-V-V-R-D-K-5-T-Th-P-P”-H…

Giải Thích:

(1)

Trong parittārammaṇa vīthi (lộ cảnh nhỏ) đầu tiên, cảnh và cakkhupasāda (nhãn thanh triệt) đồng sinh khởi vào tiểu sát-na sanh của tâm atabhavaṅga (hữu phần vừa qua) thứ nhất. Cảnh này chiếm mất 4 sát-na tâm để hoàn toàn phát triển và trở nên rõ rệt vào tiểu sát-na sanh của tâm bhavaṅgacalāna (hữu phần rúng động) (R). Kế đó, dòng tâm hữu phần bị rúng động lần hai rồi dứt (R-D). Tiếp đến, lộ trình tiếp tục theo thứ tự pañcadvārāvajjana (khai ngũ môn), cakkhu viññāṇa (nhãn thức), sampaṭicchana (tiếp thâu), santīraṇa (thẩm tấn) và voṭṭhapana (đoán định). Tại thời điểm này, 11 sát-na tâm đã trôi qua từ khi cảnh phát sanh và cảnh chỉ có thể tồn tại 6 sát-na tâm nữa.

Trong trường hợp bình thường, javana (đỗng lực) thường sinh khởi 7 sát-na tâm và nếu không có đủ thời gian, nó hoàn toàn không sinh khởi. Nói cách khác, khi cảnh không rõ và không được biết một cách chính xác, không có javana (đỗng lực) sanh để hưởng vị của cảnh.

Do đó, thêm 2 tâm voṭṭhapana (đoán định) nữa sanh vào vị trí của tâm javana (đỗng lực) xác định thêm hai lần nữa dù cho cảnh tốt hay xấu. Sau đó, dòng tâm thức rơi vào dòng hữu phần. Cảnh và nhãn thanh triệt diệt vào tiểu sát-na diệt của tâm bhavaṅga (hữu phần) thứ tư. Sau đó dòng hữu phần chảy tiếp như thường.

(2-6)

Trong 5 vīthi (lộ) kế tiếp liên tục, ata bhvaṅga (hữu phần vừa qua) (V) được tăng từng cái một khi cảnh trở nên yếu dần. Vì vậy, những tâm phía sau phải lần lượt bị cắt đứt từng tâm một do tổng số sát-na tâm không thể vượt quá tuổi thọ (tức là 17 sát-na tâm) của cảnh. Do đó, ở lộ trình tâm thứ sáu, lộ kết thúc sau 2 tâm voṭṭhapana (đoán định).

Số tâm voṭṭhapana (đoán định) không thể bị giảm ít hơn vì phải có ít nhất 2 tâm voṭṭhapana (đoán định) khi nó làm việc ở chỗ của tâm javana (đỗng lực). Do đó, có 6 parittārammaṇa vīthi (lộ cảnh nhỏ) đều kết thúc bằng tâm voṭṭhapana (đoán định); Những lộ này được gọi là voṭṭhapana vāra vīthi (lộ chót đoán định). Vì không có javana (đỗng lực) trong những lộ này, không có trạng thái hưởng vị của cảnh. Cảnh không được biết một cách chính xác – mà dường như được biết rất khái quát. Những lộ này xảy ra với những trẻ sơ sinh do cakkhupasāda (nhãn thanh triệt) yếu. Dù khi cảnh có cường độ lớn, nó không xuất hiện rõ.

 

(D) Diễn tiến lộ nhãn môn cảnh rất nhỏ (Atiparittārammaṇa vīthi)

14. Yāva voṭṭhabbanuppādā ca pana appahont’ ātītakaṁ āpāthaṁ āgataṁ nirodhāsannaṁ ārammanaṁ atiparittaṁnāma, tatha bhavaṅgacalanam eva hoti, n’atthi vīthicittuppādo.

Lại nữa, cảnh mà đối chiếu vào môn trở nên rõ rệt sau 10 đến 15 sát-na tâm; sắp kết thúc và không thể tồn tại cho đến khi tâm đoán định sinh khởi; được gọi là cảnh rất nhỏ. Trong lộ ấy chỉ có hữu phần rúng động, nhưng không có lộ tâm sinh khởi.

Khi cảnh với cường độ rất yếu đối chiếu vào nhãn môn, cảnh chiếm 10 đến 15 sát-na tâm để phát triển đầy đủ. Vì cường độ cảnh quá yếu là nguyên nhân làm cho bhavaṅga (hữu phần) rúng động hai lần mà không thể dứt dòng hữu phần, do đó, không có vīthi citta (tâm lộ) sanh và cảnh hoàn toàn không được biết đến. Sáu dạng lộ tâm sau có thể được viết để mô tả atiparittārammaṇa vīthi (lộ cảnh rất nhỏ).

Ký tự theo Pāḷi:

(1) “Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Na-Na-Bha-Bha-Bha-Bha-Bha”…

(2) “Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Na-Na-Bha-Bha-Bha-Bha”…

(3) “Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Na-Na-Bha-Bha-Bha”…

(4) “Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Na-Na-Bha-Bha”…

(5) “Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Na-Na-Bha”…

(6) “Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Ti-Na-Na”…

Ký tự theo Việt:

(1) “V-V-V-V-V-V-V-V-V-V-R-R-H-H-H-H-H”…

(2) “V-V-V-V-V-V-V-V-V-V-V-R-R-H-H-H-H”…

(3) “V-V-V-V-V-V-V-V-V-V-V-V-R-R-H-H-H”…

(4) “V-V-V-V-V-V-V-V-V-V-V-V-V-R-R-H-H”…

(5) “V-V-V-V-V-V-V-V-V-V-V-V-V-V-R-R-H”…

(6) “V-V-V-V-V-V-V-V-V-V-V-V-V-V-V-R-R”…

Giải Thích:

Thông thường, cảnh và cakkhupasāda (nhãn thanh triệt hay nhãn môn) đồng sanh vào sát-na sanh của tâm ata bhavaṅga (hữu phần vừa qua) thứ nhất. Do cường độ của cảnh rất yếu, nên chiếm mất 10 đến 15 sát-na tâm để hoàn toàn phát triển. Khi đã phát triển đầy đủ, nó xuất hiện ở môn. Nhưng vì cường độ của cảnh rất yếu, nó chỉ có thể làm cho bhavaṅga (hữu phần) bị rúng động hai lần mà không phá vỡ dòng chảy của hữu phần. Do đó, nó chỉ làm bhavaṅga calāna citta (tâm hữu phần rúng động) 2 sát-na tâm, rồi tâm bhavaṅga (hữu phần) tiếp tục tuôn chảy như thường. Cảnh và cakkhupasāda (nhãn thanh triệt) sẽ cùng diệt vào cuối của 17 sát-na tâm sau khi nó hình thành.

Cảnh hoàn toàn không được biết vì không có vīthi citta (tâm lộ) sanh. Bởi vì những trường hợp này bị thiếu vīthi citta (tâm lộ), chúng được gọi là mogha vāra vīthi (lộ chót không).

 

Những lộ ngũ môn khác

15. Icc’ evaṁ cakkhudvāre, tathā sota dvārādīsu c’ eti sabbathā pi pañcadvāre tadārammaṇajavana voṭṭhabbana moghavāra saṅkhātānaṁ catunnaṁ vārānaṁ yathākkamaṁ ārammaṇabhūtā visayappavatti catudhā veditabbā.

Như được mô tả về sự sinh khởi của lộ nhãn môn, cũng thế, lộ sinh khởi qua nhĩ môn, v.v… do đó, qua tất cả 5 môn. Sự trình bày bốn nhóm cảnh cần phải được hiểu đúng theo thứ lớp trong bốn cách được gọi là: Lộ chót na cảnh, lộ chót đỗng lực, lộ chót đoán định và lộ chót không.

 

75 Lộ Ngũ Môn

Trình bày bốn nhóm cảnh nơi nhãn môn, chúng ta được 1 lộ chót na cảnh (tadālambana vāra vīthi), 2 lộ chót đỗng lực (javana vāra vīthi), 6 lộ chót đoán định (voṭṭhapana vāra vīthi) và 6 lộ chót không (mogha vāra vīthi), tất cả thành 15 lộ.

(1) 1 atimahantā rammaṇa tadārammaṇa vāra vīthi (lộ cảnh rất lớn chót na cảnh).

(2) 2 mahantā rammaṇa jāvana vāra vīthi (lộ cảnh lớn chót đỗng lực).

(3) 6 parittā rammaṇa voṭṭhapana vāra vīthi (lộ cảnh nhỏ chót đoán định).

(4) 6 atiparittā rammaṇa mogha vāra vīthi (lộ cảnh rất nhỏ chót không).

Tất cả có 15 lộ qua nhãn môn.

Tương tự như thế, có 15 lộ có thể sanh qua mỗi môn như nhĩ môn, tỷ môn, thiệt môn, thân môn. Cho nên, tổng số pañca dvāra vīthi (lộ ngũ môn) qua 5 môn là 15 x 5 = 75 lộ.

Trên lý thuyết, những lộ và lời giải thích cho lộ nhĩ môn, nhĩ thức (sota viññāṇa) (cũng thế) được thay chỗ của cakkhu viññāṇa (nhãn thức) và cảnh thinh và nhĩ thanh triệt (sotapasāda) tuần tự được thay chỗ cảnh sắc và nhãn thanh triệt (cakkhupasāda). Sự thay đổi tương tự nên được thực hiện cho 3 môn còn lại.

 

Sự So Sánh với Một Trái Xoài

Atimahantā rammaṇa (cảnh rất lớn) có thể được so sánh với việc trái xoài rụng. Giả sử một lữ khách mệt mỏi ngủ thiếp ở gốc cây xoài. Trạng thái ngủ thiếp này tương tự như dòng chảy lặng lẽ của hữu phần trước Atimahantā rammaṇa (cảnh rất lớn).

Khi trái xoài chín muồi rụng xuống đất gần người khách lữ hành, sự kiện này tợ như cảnh sắc với cường độ rất lớn đập vào nhãn môn.

Âm thanh của trái xoài rụng xuống đất đánh thức người khách lữ hành làm cho ông ấy ngẩng đầu dậy. Việc này tợ như sự xuất hiện của cảnh sắc ở nhãn môn làm cho hữu phần rúng động hai lần rồi dứt.

Người khách lữ hành mở mắt và nhìn quanh, tìm nguyên do gây ra tiếng động. Phản ứng này tợ như pañcadvāra vajjana (khai ngũ môn) hướng dòng tâm thức đến cảnh.

Người khách lữ hành thấy trái xoài, điều này tợ như tâm nhãn thức thấy cảnh. Vị ấy nhặt trái xoài, việc này tợ như sampaṭicchana (tiếp thâu) hay tiếp nhận cảnh.

Vị ấy kiểm tra trái xoài có ăn được hay không. Đây tợ như santīraṇa (thẩm tấn) thẩm tra cảnh.

Người khách xác định rằng trái xoài ngon và có thể ăn được. Đây tợ như voṭṭhapana (đoán định) định đoạt đó là cảnh tốt.

Vì đang đói bụng, người khách cắn trái xoài 7 lần và thưởng thức vị của nó. Đây tợ như sự diễn tiến của 7 javana citta (tâm đỗng lực) hưởng vị của cảnh.

Khi người khách mót và dùng hết những phần còn dư sót và nước của trái xoài còn dính ở răng, lưỡi và nuốt hai lần. Đây tợ như 2 tadālambaṇa citta (tâm na cảnh) theo ngay sau javana (đỗng lực) và hưởng vị của cảnh.

Khi người khách nằm xuống và ngủ thiếp, đây tợ như rơi vào dòng bhavaṅga citta (tâm hữu phần).

 

Pañcadvāra-vīthi citta (Tâm Lộ Ngũ Môn)

16. Vīthicittāni satt’ eva, cittuppādā catuddasa. Catupaññāsa vitthārā, pañcadvāre yathārahaṃ. Ayaṁ ettha pañcadvāre vīthicittappavattinayo.

Ở tại 5 môn, 7 loại vīthi-citta (tâm lộ) trong số 14 thứ tâm lộ trong tiến trình lộ phù hợp với môn và cảnh. Về chi tiết, có 54 tâm xảy ra qua năm môn.

Ở đây, những gì được nói mô tả sự diễn tiến của những tâm lộ qua 5 môn.

Giải:

Nếu chúng ta nghiên cứu atimahantārammaṇa vīthi (lộ cảnh rất lớn), chúng ta có thể thấy rằng lộ cảnh rất lớn này chứa số tâm lộ lớn nhất, gồm bảy loại tâm lộ. Bảy loại tâm đó là:

Pañcadvārāvajjana (khai ngũ môn), pañcaviññāṇa (ngũ thức), sampaṭicchana (tiếp thâu), santīraṇa (thẩm tấn), voṭṭhappana (đoán định), javana (đỗng lực) và tadālambaṇa (na cảnh)”.

Số tâm lộ tham gia trong lộ dài nhất tức là, atimahantā rammana vīthi (lộ cảnh rất lớn), gồm: 1 pañcadvārāvajjana (khai ngũ môn), 1 pañcaviññāṇa (ngũ thức), 1 sampaṭicchana (tiếp thâu), 1 santīraṇa (thẩm tấn), 1 voṭṭhappana (đoán định), 7 javana (đỗng lực) 2 tadālambaṇa (na cảnh). Tổng cộng có 14. Khi tính thứ tâm lộ, không được tính tâm hữu phần vào

Tổng số tâm có thể tham gia trong lộ ngũ môn là:

(a) pañcadvārāvajjana citta (tâm khai ngũ môn) 01

(b) pañcaviññāṇa citta (tâm ngũ thức) 10

(c) sampaṭicchana citta (tâm tiếp thâu) 02

(d) santīraṇa citta (tâm thẩm tấn) 03

(e) voṭṭhappana citta (tâm đoán định) 01

(f) javana citta (tâm đỗng lực) 29

(g) tadālambaṇa citta (tâm na cảnh) 08

Tổng cộng: 54

Có 54 kāmāvacara citta (tâm dục giới). Nếu chúng ta đếm tâm qua 1 môn, thí dụ như nhãn môn, chúng ta có 2 cakkhu viññāṇacitta (tâm nhãn thức), thay vì 10 pañcaviññāṇa citta (tâm ngũ thức) ở phần (b). Do đó, tổng số tâm là 46. Điều này phù hợp với số đã nêu trong chương III – phần Môn có mấy tâm.

Lưu ý rằng, bhavaṅga citta (tâm hữu phần) không gồm trong tâm lộ.

 

Cảnh và Vật Diễn Tiến Ở Mỗi Tâm Lộ

Tất cả những pañcadvāra vīthi citta (tâm lộ ngũ môn) đều bắt cảnh hiện tại đang hiện hữu ở môn. Pañca viññāṇa citta (tâm ngũ thức) sanh đặng do pañca vatthu (năm vật), tức là, cakkhu viññāṇa citta (tâm nhãn thức) sanh đặng do nương cakkhu vatthu (nhãn vật), sota viññāṇa citta (tâm nhĩ thức) sanh đặng do nương sota vatthu (nhĩ vật), v.v…, trong khi mano viññāṇa citta (tâm ý thức) sanh đặng do nương hadaya vatthu (ý vật) [30].

Để minh họa, tất cả những cakkhu dvāra atimahantārammaṇa vīthi cittaṃ (tâm lộ nhãn môn cảnh rất lớn) bắt cảnh sắc xuất hiện ở nhãn môn vào tiểu sát-na sanh của tâm bhavaṅga calāna (hữu phần rúng động) và diệt vào tiểu sát-na diệt của tâm tadālambaṇa citta (na-cảnh) thứ hai.

Hai cakkhu viññāṇa citta (tâm nhãn thức) sanh đặng do nương cakkhu vatthu (cakkhu pasāda) [nhãn vật (sắc nhãn thanh triệt)]. Sắc vật nào cùng sanh với cảnh sắc vào sát-na sanh của tâm atīta bhavaṅga (hữu phần vừa qua), thì những sắc vật này có cùng tuổi thọ với cảnh sắc, được gọi là “majjhimāyuka vatthu” (sắc vật trung thọ). Những sắc vật nào sanh sớm hơn cảnh sắc sẽ diệt sớm hơn cảnh sắc, được gọi là “mandāyuka vatthu” (sắc vật thiểu thọ). Còn những sắc vật nào sanh trễ hơn cảnh sắc sẽ diệt trễ hơn cảnh sắc, được gọi là “amandāyuka vatthu” (sắc vật phi thiểu thọ).

Tất cả những pañcadvāra vīthi citta (tâm lộ ngũ môn) còn lại là mano viññāṇa cittaṃ (tâm ý thức); chúng sanh đặng do nương hadaya vatthu (sắc ý vật) một cách riêng lẻ và theo thứ tự. Sắc này sanh cùng với tâm trước, tức là, hadaya vatthu (sắc ý vật) tồn tại 1 sát-na sắc[31]. Thí dụ, pañcadvārāvajjana (khai ngũ môn) sanh đặng do nương hadaya vatthu (sắc ý vật) sanh cùng với bhavaṅgacalāna (hữu phần rúng động)[32]; sampaṭicchana (tiếp thâu) sanh đặng do nương hadaya vatthu (sắc ý vật) sanh cùng với cakkhu viññāṇa (nhãn thức); santīraṇa (thẩm tấn) sanh đặng do nương hadaya vatthu (sắc ý vật) sanh cùng với sampaṭicchana (tiếp thâu) và v.v…

(E) Lộ ngũ môn cận tử (Maraṇāsanna vīthi)

Lộ ngũ môn cận tử là tiến trình sanh diệt của dòng tâm thức do nương qua 1 trong 5 môn, bắt 1 trong 5 cảnh, ngay trước khi tử.

Lộ ngũ môn cận tử là vừa thấy, hoặc nghe, … liền chết chẳng kịp suy nghĩ chi. Cho nên hết lộ ngũ môn là tâm tử chớ không có lộ nào khác nữa (trừ ra sau khi tái tục). Lộ ngũ môn cận tử có 45 thứ tâm sanh đặng trong lộ là 45 tâm dục giới (trừ 9 tâm tố đỗng lực dục giới). Lộ này sanh đặng với 7 hạng người là 4 phàm và 3 Thánh quả 26 cõi Ngũ uẩn.

Hai loại lộ cận tử cho cảnh sắc rất lớn đối chiếu hay dội vào nhãn môn:

(i) Có xen hữu phần ngay trước khi tử

Ký tự theo Pāḷi:

…Ti-Na-Da-“Pa-Ca-Sam-Ṇa-Vo-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Dā-Dā”-Bha-Cuti-Paṭi-Bha…

Ký tự theo Việt:

…V-R-D-“K-Nhãn-T-Th-P-C-C-C-C-C-N-N”-H-Ử-S-H…

(ii) Không có xen hữu phần ngay trước khi tử

Ký tự theo Pāḷi:

…Ti-Na-Da-“Pa-Ca-Sam-Ṇa-Vo-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Dā-Dā”-Cuti-Paṭi-Bha…

Ký tự theo Việt:

…V-R-D-“K-Nhãn-T-Th-P-C-C-C-C-C-N-N”-Ử-S-H…

Nhân đưa đến tử có bốn, đó là: (i) do hết tuổi thọ; (ii) do hết nghiệp lực; (iii) do hết cả hai cùng lúc; (iv) do sự can thiệp của đoạn nghiệp (upaghātaka kamma).

Xin xem phần lộ cận tử (maraṇāsanna vīthi) trong Chương V: Ngoại Lộ Nhiếp.

___o0o___

II. LỘ Ý MÔN (MANO DVĀRA VĪTHI)

Lộ Ý Môn gồm:

A/. Kāmajavana-vāra vīthi (Lộ chót đỗng lực dục giới)

1/. Tadālambaṇa-vāra vīthi (Lộ chót na-cảnh)

2/. Javana-vāra vīthi (Lộ chót đỗng lực)

3/. Voṭṭhapaṇa-vāra vīthi (Lộ chót đoán định)

4/. Mogha-vāra vīthi (Lộ chót không)

B/. Appanājavana-vāra vīthi (Lộ chót đỗng lực kiên cố)

B1/. Loki appanā vīthi (Lộ kiên cố hiệp thế)

B1.1/. Rūpāvacara appanā vīthi (Lộ kiên cố sắc giới)

B1.2/. Arūpāvacara appanā vīthi (Lộ kiên cố vô sắc giới)

B1.3/. Jhāna samāpatti vīthi (Lộ nhập thiền)

B1.4/. Abhiññā appanā vīthi (Lộ kiên cố thông)

B2/. Lokuttara appanā vīthi (Lộ kiên cố siêu thế)

B2.1/. Magga vīthi (Lộ đạo)

B2.2/. Phala vīthi (Lộ quả)

B2.3/. Nirodha samāpatti vīthi (Lộ nhập thiền diệt)

B2.4/. Lộ kiên cố cận Níp-bàn

 

17. Manodvāre pana yadi vibhūtaṁ ārammaṇaṁ āpāthaṁ āgacchati, tato paraṁ bhavaṅgacalana manodvārāvajjana-javan’āvasāne tadārammaṇapākāni pavattanti, tato paraṁ bhavaṅgapāto.

Bây giờ, khi một cảnh rõ trở nên rõ rệt tại ý môn, kế đến là hữu phần rúng động, tâm khai ý môn (hướng ý môn), đỗng lực (javana) và sau tâm đỗng lực cuối là na cảnh sinh khởi. Ngay sau những tâm lộ này có sự rơi vào hữu phần (bhavaṅga).

18. Avibhūte pan’ ārammaṇe jāvanāvasāne bhavaṅgapāto va hoti, n’atthi tadārammaṇuppādo ti.

Mặt khác, trong trường hợp của cảnh không rõ, có sự rơi vào hữu phần (bhavaṅga) ngay sau đỗng lực cuối. Không có tâm na cảnh (tadārammaṇa) sinh khởi.

Giải lộ ý môn:

Khi 1 trong 6 cảnh đi vào qua ý môn, theo sau là manodvāra vīthi (lộ ý môn). Manodvāra vīthi (lộ ý môn) trước tiên có thể được chia thành hai loại là lộ ý môn đỗng lực dục giới và lộ ý môn đỗng lực kiên cố.

A/. Kāmajavana manodvāra vīthi (Lộ ý môn đỗng lực dục giới) - ở đây, 1 trong 29 tâm đỗng lực dục giới (kāmajavana citta) làm việc đỗng lực (javana), tức là hưởng vị của cảnh. Trong sinh hoạt hằng ngày, khi chúng ta nhận ra nhiều cảnh có liên quan đến kāmajavana manodvāra vīthi (lộ ý môn đỗng lực dục giới).

B/. Appanājavana manodvāra vīthi (Lộ ý môn đỗng lực kiên cố) - ở đây, 1 trong 26 tâm đỗng lực kiên cố (Appanājavana citta) làm việc đỗng lực (javana). Appanā’ nghĩa là kiên cố. Kiên cố đây chỉ cho thiền (jhāna), đạo (magga), quả (phala), do đó, appanājavana manodvāra vīthi (lộ ý môn đỗng lực kiên cố) chỉ liên quan đến sự miệt mài trong thiền hay sự thấy biết pháp siêu thế.

 

(A) Lộ Ý Môn Đỗng lực Dục Giới (Kāmajavana manodvāra vīthi)

Có 19 tâm hữu phần làm ý môn, tức làm dịp, làm điều kiện, hay làm duyên cho những tâm lộ sanh. Lộ này sanh đặng với 8 hạng người là 4 phàm và 4 Thánh quả trong 30 cõi hữu tưởng. Tâm lộ sanh nương qua ý môn, thông thường có 41 thứ là 12 tâm bất thiện, 3 tâm thẩm tấn, 1 tâm khai ý môn, 1 tâm tiếu sinh và 24 tâm dục giới tịnh hảo.

Tiến trình lộ ý môn dục giới này có hai phần:

(1) Tiến trình lộ ý môn nối tiếp lộ ngũ môn (pañcadvārānubandhakā)

(2) Tiến trình lộ ý môn độc lập (visuṁsiddhā)

(1) Tiến trình lộ ý môn nối tiếp lộ ngũ môn (pañcadvārānubandhakā)

Như khi cái dùi gõ vào cái chiêng, cái chiêng tạo ra một dòng âm vang liên tục. Cũng thế, khi 1 trong 5 môn xúc chạm với cảnh, sau khi lộ ngũ môn dừng, cảnh quá khứ được chụp (bắt) lại bằng ý môn và làm sinh khởi nhiều chuỗi lộ ý môn. Vì những lộ này sinh khởi là phần quả của lộ ngũ môn, chúng được gọi là tiến trình quả thành tựu.

Trong lộ ngũ môn, dấu ấn (của cảnh) được xử lý chỉ ở mức độ được biết khái quát, cho dù cảnh ấy là tốt hay xấu. Hình thể, hình dạng, nét đặc trưng và tên gọi của cảnh chưa được biết.

Từ khi ý môn có thể tiếp nhận cảnh quá khứ, sau một lộ ngũ môn (pañcadvāra vīthi), một lộ ý môn (manodvāra vīthi) nhanh chóng theo sau bắt lại cảnh của lộ ngũ môn, giờ là một cảnh quá khứ.

Kế đến, lộ ý môn (manodvāra vīthi) thứ hai theo sau quan sát toàn bộ cảnh. Kế đến, lộ ý môn (manodvāra vīthi) thứ ba quan sát hình thể, hình dạng của cảnh.

Lần nữa, lộ ý môn (manodvāra vīthi) thứ tư sinh khởi cân nhắc, xem xét tên gọi của cảnh. Nếu cần thiết, nhiều lộ ý môn nhanh chóng xảy ra liên tiếp xem xét những chi tiết đặc trưng của cảnh, cũng như thời gian, nơi chốn liên quan đến cảnh, nếu cảnh từng được quan sát trước đó.

Chỉ sau nhiều lộ ý môn nối tiếp này, người ấy mới biết cảnh cùng với hình thể, hình dạng, tên gọi và những chi tiết khác.

Xem xét thực tế rằng tâm (citta) có thể sinh và diệt với một tốc độ rất nhanh hơn một ngàn tỷ lần trên một cái nhấp nháy và lộ ý môn chỉ có khoảng mười tâm lộ (vīthi citta), nhiều tỷ lộ có thể xảy ra trong một phần nhỏ của một giây. Do đó, chúng ta có thể biết cảnh mà chúng ta thấy hoặc nghe hầu như tức khắc và thậm chí chúng ta nghĩ rằng chúng ta thấy và nghe cùng lúc (song song).

(2) Tiến trình lộ ý môn độc lập (visuṁsiddhā)

Khi bất cứ cảnh nào trong 6 cảnh vào đường ý môn và trở nên rõ rệt ở môn, một lộ ý môn độc lập sinh khởi. Có hai loại lộ ý môn liên quan dục giới được nhận ra qua cường độ của cảnh, đó là lộ ý môn cảnh rõ (vibhūtārammaṇa vīthi) và lộ ý môn cảnh không rõ (avibhūtārammaṇa vīthi).

a/. Lộ ý môn cảnh rõ (vibhūtārammaṇa vīthi)

…-Bha-“Na-Da-Ma-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Dā-Dā”-Bha-…

Khi 1 cảnh rõ đi vào đường ý môn và trở nên rõ rệt ở tại môn, tâm hữu phần (bhavaṅga citta) rúng động hai lần rồi dứt (Na-Da), kế đó, 1 tâm khai ý môn (manodvārāvajjana citta) hướng tâm đến cảnh, quan sát và quyết định cảnh dù cho cảnh là tốt hay xấu. Kế đến, 1 trong 29 tâm đỗng lực dục giới (kāmāvacara javana citta) sinh khởi làm việc đỗng lực (javana) bảy lần hưởng vị của cảnh. Sau khi 2 tâm na cảnh (tadālambana citta) sanh làm việc na cảnh. Kế đến, tiến trình tâm rơi vào hữu phần.

b/. Lộ ý môn cảnh không rõ (avibhūtārammaṇa vīthi)

…-Bha-“Na-Da-ma-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja”-Bha-…

Khi 1 cảnh không rõ đi vào đường ý môn và trở nên rõ rệt ở tại môn, tâm hữu phần (bhavaṅga citta) rúng động hai lần rồi dứt (Na-Da). Kế đó, 1 tâm khai ý môn (manodvārāvajjana citta) hướng tâm đến cảnh, quan sát và quyết định cảnh dù cho cảnh là tốt hay xấu. Tiếp đến, 1 trong 29 tâm đỗng lực dục giới (kāmāvacara javana citta) sinh khởi làm việc đỗng lực (javana) bảy lần hưởng vị của cảnh. Sau đó, tiến trình tâm rơi vào hữu phần.

Lưu ý:

1) Ý môn không phải là môn sắc (tức sắc thanh triệt – pasāda rūpa); chính tâm hữu phần (bhavaṅga citta) làm việc như ý môn. Ý môn có nhiều quyền lực hơn ngũ môn.

2) Cả 6 loại cảnh, có thể là quá khứ, hiện tại, vị lai hay ngoại thời gồm tâm (citta) và sở hữu tâm (cetasika) mà thọ mạng chỉ 1 sát-na tâm, có thể xuất hiện ở ý môn.

Do đó, không cần tâm hữu phần vừa qua (atīta bhavaṅga) sanh; cảnh xuất hiện ở tại ý môn ngay khi cảnh đối chiếu hay dội vào môn.

3) Cảnh xuất hiện nơi ý môn không được phân biệt là cảnh rất lớn (atimahantārammaṇa) hoặc cảnh lớn (mahantārammaṇa); chúng được biểu hiện là cảnh rõ (vibhūtārammaṇa) hoặc cảnh không rõ (avibhūtārammaṇa).

4) Ngài Ledī Sayādaw, một vị sư rất thông thái, đã chỉ ra rằng khi cảnh không rõ, một tiến trình có thể kết thúc bằng sự lóe lên 2 hay 3 tâm khai ý môn (manodvārāvajjana).

5) Cũng có quan điểm cho rằng khi cảnh là một trong những sắc thực tướng hay thực tính hiện tại, thì tuổi thọ của cảnh vẫn là 17 sát-na tâm và cần thời gian từ 1 đến 7 cái sát-na tâm để cảnh hiện bày rõ rệt tại ý môn (tùy theo độ rõ của cảnh). Còn nếu cảnh là sắc thực tướng thuộc thời quá khứ hay vị lai, hoặc danh pháp (citta, cetasika) thuộc 3 thời, thì những lộ này không có hữu phần vừa qua.

 

Kāmajavana manovāra vīthi (lộ ý môn chót đỗng lực dục giới) có thể được chia thêm thành bốn loại nữa theo hệ thống như đã mô tả ở phần trên, trong khi appanājavana vāra vīthi (lộ chót đỗng lực kiên cố) có thể được chia nhỏ ra thành hai loại – đó là loki appanā vīthi (lộ kiên cố hiệp thế) và lokuttara appanā vīthi (lộ kiên cố siêu thế). Tất cả những lộ này sẽ được giải thích phía dưới.

Do đó, theo ngài Ledī Sayādaw, trong ý môn có 4 loại cảnh hiện bày:

- Lộ có cảnh hiện bày rất rõ (ativibhūtā) kết thúc bằng na cảnh;

- Lộ có cảnh hiện bày rõ (vibhūtā) kết thúc bằng đỗng lực (javana);

- Lộ có cảnh hiện bày không rõ (avibhūtā) kết thúc bằng khai ý môn;

- Lộ có cảnh hiện bày rất không rõ (atiavibhūtā) kết thúc bằng hữu phần rúng động.

Sự hiện bày rõ tùy thuộc vào sự nổi bật, cường độ của cảnh hay sức mạnh của tâm. Cảnh nổi bật có thể hiện bày rõ cho dù khi tâm yếu, trong khi một tâm mạnh có thể nhận biết cảnh rõ ràng cho dù một cảnh mờ nhạt không rõ.

1/. Ativibhūtārammaṇa vīthi (lộ cảnh rất rõ) [tadālambaṇa-vāra vīthi (lộ chót na-cảnh)]

Ký tự theo Pāḷi: …-Bha-“Na-Da-ma-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Dā-Dā”-Bha-…

Ký tự theo Việt: -H-“R-D-K-C-C-C-C-C-C-C-N-N”-H-…

2/. Vibhūtārammaṇa vīthi (lộ cảnh rõ) [javana-vāra vīthi (lộ chót đỗng lực)]

Ký tự theo Pāḷi: …-Bha-“Na-Da-ma-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja”-Bha-…

Ký tự theo Việt: -H-“R-D-K-C-C-C-C-C-C-C”-H-…

3/. Avibhūtārammaṇa vīthi (lộ cảnh không rõ) [voṭṭhapana-vāra vīthi (lộ chót đoán định[33])]

Ký tự theo Pāḷi: …-Bha-“Na-Da-ma-Ma-Ma”-Bha-Bha-…

Ký tự theo Việt: -H-“R-D-K-K-K”-H-…

4/. Atiavibhūtārammaṇa vīthi (lộ cảnh rất không rõ) [mogha-vāra vīthi (lộ chót không)]

Ký tự theo Pāḷi: …-Bha-“Na-Na”-Bha-Bha-…

Ký tự theo Việt: -H-“R-R”-H-H-…

Bha – bhavaṅga - hữu phần. Trước khi tiếp xúc cảnh, dòng chảy của tâm chỉ có những tâm hữu phần hiện hữu.

Na – bhavaṅga calana - hữu phần rúng động. Vào tiểu sát-na sanh của tâm này, cảnh xuất hiện hay trở nên rõ rệt tại ý môn.

Na – bhavaṅgupaccheda - hữu phần dứt dòng. Dòng hữu phần bị cắt đứt ngay sau khi tâm này diệt.

Ma – Manodvārāvajjana – khai ý môn hay hướng ý môn. Tâm này làm 2 việc là: (a) hướng dòng chảy của danh pháp về cảnh và đưa cảnh vào phân đoán. (b) xác định cảnh dù cảnh ấy tốt hay xấu.

Ja – javana – tâm đỗng lực hưởng vị của cảnh. 1 trong 29 tâm đỗng lực dục giới (kāmajavana) làm việc đỗng lực.

– tadālambaṇa – tâm na cảnh. Ngay sau chặng đỗng lực, tâm na cảnh sanh hai lần hưởng vị của cảnh và làm việc na cảnh.

Bha – bhavaṅga - hữu phần. Ở cuối lộ trình tâm, dòng tâm thức rơi vào hữu phần.

 

Xin xem thêm phần Lộ ý môn cận tử (manodvāra maraṇāsanna vīthi) ở Chương V: Ngoại Lộ Nhiếp.

 

Lộ Ý Môn Cận Tử (Manodvāra Maraṇāsanna Vīthi) Thông Thường

Lộ ý môn cận tử cảnh rất rõ (Ativibhūtārammaṇa manodvāra maraṇāsanna vīthi)

Ký tự theo Pāḷi: …Na-Da-“Ma-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Dā-Dā-Bha-Cuti-Paṭi”-Bha…

Ký tự theo Việt:…R-D-“K-C-C-C-C-C-N-N-H-Ử-S”-H…

Ký tự theo Pāḷi: …Na-Da-“Ma-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Dā-Dā-Cuti-Paṭi”-Bha…

Ký tự theo Việt:…R-D-“K-C-C-C-C-C-N-N-Ử-S”-H…

Lộ ý môn cận tử cảnh rõ (Vibhūtārammaṇa manodvāra maraṇāsanna vīthi)

Ký tự theo Pāḷi: …Na-Da-“Ma-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Bha-Cuti-Paṭi”-Bha…

Ký tự theo Việt:…R-D-“K-C-C-C-C-C-H-Ử-S”-H…

Ký tự theo Pāḷi: …Na-Da-“Ma-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Cuti-Paṭi”-Bha…

Ký tự theo Việt:…R-D-“K-C-C-C-C-C-Ử-S”-H…

 

Phần ‘Lộ ý môn cận Níp-bàn’ diễn tiến tợ như ‘Lộ ý môn cận tử’ (vừa nêu), tâm chót có thể là tâm hữu phần, na cảnh hay đỗng lực. Tâm cuối là tâm tử Arahaṃ rồi sau đó danh pháp vĩnh viễn không còn sanh trở lại nữa.

Ký tự theo Pāḷi: …Na-Da-Ma-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Dā-Dā-Bha-Cuti./.

Ký tự theo Việt:…R-D-K-C-C-C-C-C-N-N-H-Ử./.

Ký tự theo Pāḷi: …Na-Da-Ma-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Dā-Dā-Cuti./.

Ký tự theo Việt:…R-D-K-C-C-C-C-C-N-N-Ử./.

Ký tự theo Pāḷi: …Na-Da-Ma-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Bha-Cuti./.

Ký tự theo Việt:…R-D-K-C-C-C-C-C-H-Ử./.

Ký tự theo Pāḷi: …Na-Da-Ma-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Cuti./.

Ký tự theo Việt:…R-D-K-C-C-C-C-C-Ử./.

 

Còn phần lộ chiêm bao thì diễn tiến tợ như những lộ ý môn thông thường chót na cảnh, chót đỗng lực, chót hữu phần khách, chót khai môn và chót không. Trong mỗi lộ có thể có một hữu phần vừa qua hoặc không có hữu phần vừa qua.

- Nhân trợ sanh chiêm bao có 6: 1 là do phong kích thích; 2 là do mật kích thích; 3 là do đàm kích thích; 4 là do cảm mạo; 5 là do thần quyền, chư thiên v.v…; 6 là do điềm nghiệp tốt xấu v.v…

 

Kāma javana mano dvāra vīthi citta (Tâm lộ ý môn đỗng lực dục giới)

 

19. Vīthicittāni tīṇ’ eva cittuppādā das’ eritā. Vītthārena pan’ etth’ ekacattālīsa vibhāvaye. Ayaṁ ettha prittajavanavāro.

Trong tiến trình lộ ý môn đỗng lực dục giới này và sự sinh khởi của 10 loại tâm đã kể. Về chi tiết nó nên được nêu rõ rằng 41 tâm tham gia trong tiến trình lộ.

Ở đây, những từ này mô tả đỗng lực dục giới trong bảng trích yếu lộ tâm.

Giải:

Trong lộ ý môn đỗng lực dục giới chỉ có 3 loại tâm – đó là avajjana (khai môn hay hướng tâm), javana (đỗng lực) và tadālambaṇa (na cảnh).

Số tâm trong lộ, nhiều nhất là: 1 manodvārāvajjana (tâm khai ý môn hay tâm hướng ý môn), 7 javana (tâm đỗng lực) và 2 tadālambaṇa (tâm na cảnh), tổng cộng có 10.

Số tâm có thể tham gia trong lộ ý môn là:

Manodvārāvajjana citta (tâm khai ý môn hay tâm hướng ý môn) 01

Kāmajavana citta (tâm đỗng lực dục giới) 29

Tadālambaṇa citta (tâm na cảnh) 11

Tổng cộng: 41

Một trong 6 cảnh có thể là hiện tại, quá khứ, vị lai hay ngoại thời, phải vào ý môn để khởi đầu kāmajavana manodvāra vīthi (lộ ý môn đỗng lực dục giới). Nếu cảnh không phải là một sắc thực tính hiện tại thì không có hữu phần vừa qua.

 

1. Khi cảnh đến hiện bày rất rõ (với cường độ rất lớn) ở tại ý môn, tâm hữu phần rúng động hai lần rồi dứt (Na-Da hay R-D). Kế đó hướng sự chú ý của dòng danh pháp (tâm và sở hữu tâm) đến cảnh, tiếp nhận và quyết định cảnh, dù cảnh ấy tốt hay xấu.

Để phù hợp với quyết định này, 1 trong 29 kāmajavana citta (tâm đỗng lực dục giới) làm phận sự javana (đỗng lực) 7 sát-na tâm để hưởng vị của cảnh. Kế đó, 2 tadālambaṇa citta (tâm na cảnh) hưởng lại vị của cảnh thêm nữa. Sau đó bhavaṅga citta (tâm hữu phần) ấy rơi vào dòng hữu phần.

Lộ này được gọi là ativibhūtārammaṇa vīthi (lộ cảnh rất rõ) hay tadālambaṇa-vāra vīthi (lộ chót na-cảnh) vì nó kết thúc bằng tadālambaṇa citta (tâm na cảnh).

H-…-V-R-D-“K-C-C-C-C-C-C-C-N-N-H-…

2. Khi cảnh đến hiện bày rõ (với cường độ vừa đủ lớn), dòng tâm thức diễn tiến như trên, nhưng kết thúc bằng javana citta (tâm đỗng lực) không có tādalambaṇa (na cảnh). Lộ này được gọi là vibhūtārammaṇa vīthi (lộ cảnh rõ) hay javana-vāra vīthi (lộ chót đỗng lực).

H-…-V-R-D-“K-C-C-C-C-C-C-C-H-…

3. Trong avibhūtārammaṇa vīthi (lộ cảnh không rõ) là cảnh với cường độ nhẹ và xuất hiện nơi ý môn không được rõ như hai trường hợp trên. Do đó, sau hữu phần dứt dòng, mano dvārāvajjana citta (tâm khai ý môn) sanh ba lần cố gắng hướng tâm đến cảnh, quan sát và quyết định cảnh. Nhưng cảnh không được biết một cách chính xác nên không có javana citta (tâm đỗng lực) sanh và hưởng vị của cảnh. Sau mano dvārāvajjana (khai ý môn), bhavaṅga citta (tâm hữu phần) rơi vào dòng hữu phần.

Lộ này được gọi là avibhūtārammaṇa vīthi (lộ cảnh không rõ) hay voṭṭhapana-vāra vīthi (lộ chót đoán định[34]) vì nó kết thúc bằng voṭṭhapana citta (tâm đoán định)

H-…-V-R-D-“K-K-K-…

4. Trong atiavibhātārammaṇa vīthi (lộ cảnh rất không rõ), cảnh có cường độ rất yếu. Nó chỉ có thể làm cho hữu phần rúng động hai lần mà không dứt (dòng chảy của hữu phần). Do đó, không có vīthi citta (tâm lộ) sinh khởi và cảnh không được biết đến.

Lộ này được gọi là mogha vāra vīthi (lộ chót không), vì nó thiếu tâm lộ.

H-…-V-R-R-H-H…

Lưu ý:

1) Manodvāra (ý môn) không phải là 1 môn hay cửa vật chất; 1 trong 19 bhavaṅga citta (tâm hữu phần) làm phận sự như là ý môn trong một chúng sanh.

2) Tất cả 6 cảnh có thể là quá khứ, hiện tại, vị lai, ngoại thời, có thể xuất hiện ở ý môn.

3) Cảnh ý như là citta (tâm), cetasika (sở hữu tâm), kasiṇa nimitta (ấn chứng của biến xứ) hay nibbāna (Níp-bàn).

4) Cảnh xuất hiện ở ý môn không khác với atimahantārammaṇa (cảnh rất lớn) hay mahantārammaṇa (cảnh lớn); những cảnh ấy cần phải được phân biệt với vibhūtārammana (cảnh rõ) hay avibhūtārammaṇa (cảnh không rõ).

 

Sự xác định qua tu tập

Pañcadvāra vīthi (lộ ngũ môn) và manodvāra vīthi (lộ ý môn) sanh ở một tỷ lệ cực kỳ lớn và không dứt trong mỗi người. Mỗi người có thể tự xác minh điều này. Citta (tâm) thì không thể bị thấy dù dưới thiết bị kính hiển vi tốt nhất, nhưng một thiết bị mạnh mẽ hơn kính hiển vi điện tử tân thời sẽ cần thiết để quán sát tâm. Thiết bị này không gì khác hơn là tự tâm cùng với upacāra-samādhi (cận định) hoặc jhāna samādhi (thiền định).

Tôi từng phỏng vấn nhiều thiền sinh ở Trung Tâm Rừng Thiền Pa-Auk gần Mawlamyine, nơi hướng dẫn tu tiến samatha (pháp chỉ) và vipassanā (pháp quán, minh sát) một cách đúng đắn dựa theo sự hướng dẫn đã được nêu trong kinh sách Phật giáo.

Ở đây, những thiền sinh được yêu cầu tu tập định trước. Sau khi họ đạt được định theo yêu cầu, những vị ấy được dạy quán rūpa (sắc pháp) phân tách những sắc ấy chi tiết thành 27 loại trong một người. Đó là thấy bản thể thực tính liên quan đến rūpa (sắc pháp).

Khi những thiền sinh được dạy quán trên nāma (danh pháp hay tâm và sở hữu tâm), họ phải tập trung sự chú ý tuần tự trên mỗi vatthu (vật). Quán sát một cảnh đối chiếu vào vật và thấy rõ lộ trình tâm sinh khởi ở pañca dvāra (ngũ môn) cũng như ở ý môn.

Những vị ấy có thể thấy vīthi citta (tâm lộ) sinh khởi một cách chính xác như đã mô tả trong sách này. Và sau đó cũng có thể phân biệt những cetasika (sở hữu tâm) khác nhau phối hợp với mỗi citta (tâm).

 

(B) Lộ Ý Môn Đỗng lực Kiên Cố (Appanājavana Manodvāra Vīthi)

Lộ kiên cố là lộ tâm đắc thiền, nhập thiền, hiện thông, đắc đạo quả và nhập thiền quả. Lộ tâm kiên cố có 69 thứ tâm là 1 tâm khai ý môn, 8 tâm đỗng lực dục giới tịnh hảo tương ưng, 18 tâm đỗng lực đáo đại (hay đáo quảng), 2 tâm thông và tâm siêu thế hay xuất thế. Lộ này sanh đặng với 9 hạng người là 4 đạo, 4 quả và tam nhân, ở 26 cõi Vui hữu tưởng.

20. Appanājavanavāre pana vibhūtabhedo n’ atthi, tatthā tadārammaṇuppādo ca.

21. Tattha hi ñāṇasampayutta kāmāvacara javanānaṁ aṭṭhannaṁ aññatarasmiṁ parikamm’ opac’ ārānuloma-gotrabhu-nāmena catukkhattuṃ tikhattum eva vā yathākkamaṁ uppajjitvā niruddhānantaram eva yathārahaṁ catutthaṁ, pañcanaṁ vā chabbīsati – mahaggata lokuttara-javanesu yathābhinīhāravasena yaṁ kiñci javanaṁ appanāvīthiṁ otarati, tato paraṁ appanāvasāne bhavaṇgapāto’ va hoti.

Bây giờ, trong appanā javana-vāra vīthi (lộ ý môn chót đỗng lực kiên cố), không có sự khác biệt giữa cảnh rõ và cảnh không rõ. Cũng vậy, không có sự sinh khởi của tâm na cảnh (sự chuyên chú chỉ có thể xảy ra với cảnh rõ).

Thêm nữa, trong appanā javana-vāra vīthi (lộ ý môn chót đỗng lực kiên cố) này, bất cứ 1 trong 8 ñāṇasampayutta kāmāvacara javana citta (tâm đỗng lực dục giới tương ưng trí) (tức là: 4 ñāṇasampayutta mahākusala citta - tâm đại thiện tương ưng trí; và 4 ñāṇasampayutta mahākiriya citta - tâm đại tố tương ưng trí) sanh và diệt 4 lần hoặc 3 lần theo trình tự như parikamma (chuẩn bị), upacāra (cận hành), anuloma (thuận thứ) và gotrabhu (chuyển tánh). Ngay sau chúng diệt, vào sát-na thứ tư hay thứ năm tùy theo bậc tuệ chậm hay tuệ nhanh, 1 trong 26 tâm đỗng lực (đáo đại hay siêu thế), bắt đầu tiến trình chuyên chú bằng tâm tu tiến pháp chỉ-quán (samatha-vipassanā bhāvanā citta). Sau đó, ở cuối đỗng lực kiên cố có sự rơi vào dòng hữu phần.

…H-R-D-K-Ẩ-Ậ-U-B-Ề-H…

22. Tattha somanassasahagatā ‘va pāṭikaṅkhitabbā, upekkhāsahagata-javanānantaraṁ upekkhāsahagatā’ va. Tatth’āpi kusalajavanānantaraṁ kusala-javanañ c’eva heṭṭhimañ ca phalattayaṁ appeti, kiriyajavanānantaraṁ kiriyajavanaṁ Arahattaphalañ cā ti.

Trong appanājavana-vāra (chót đỗng lực kiên cố) ấy, ngay sau một đỗng lực câu hành hỷ, sự chuyên chú của tâm đáo đại câu hành với hỷ thọ là điều bình thường. Ngay sau một đỗng lực câu hành xả, sự chuyên chú tâm đáo đại câu hành với xả thọ là điều bình thường.

Trong javana-vāra (chót đỗng lực) có cùng vedanā (thọ), ngay sau 1 mahākusala ñāṇasampayutta javana (đỗng lực đại thiện tương ưng trí), mahaggata hay lokuttara kusalajavana (đỗng lực thiện đáo đại hay thiện siêu thế) và 3 phalajavana (đỗng lực quả) siêu thế thấp có thể sanh làm appanājavana (đỗng lực kiên cố hay thiền). Ngay sau 1 mahākiriya ñāṇasampayutta javana (đỗng lực đại tố tương ưng trí), mahaggata kiriya javana (đỗng lực tố đáo đại) cũng như Arahattaphalajavana (đỗng lực quả Ứng cúng) có thể sinh khởi làm đỗng lực thiền. Do đó, nên lưu ý vấn đề này.

23. Dvattiṁsa sukkhapaññamhā, dvādas’ opekkhakā paraṁ, sukhitakriyato aṭṭha, cha sambhonti upekkhākā.

24. Puthujjanāna sekkhānaṁ kāmapuññatihetuto, tihetukāmmakriyato, vītarāgābaṁ appanā. Ayaṁ ettha manodvāre vīthicittappavattinayo.

Theo sau 2 somanassasahagataṁ ñāṇasampayuttaṁ mahākusalajavanacittaṃ (tâm đỗng lực đại thiện câu hành hỷ tương ưng trí), 32 appanājavana citta (tâm đỗng lực kiên cố) có thể sanh.

Theo sau 2 upekkhāsahagataṁ ñāṇasampayuttaṁ mahākusalajavanacittaṃ (tâm đỗng lực đại thiện câu hành xả tương ưng trí), 12 appanājavana citta (tâm đỗng lực kiên cố) có thể sanh.

Sau 2 somanassasahagataṁ ñāṇasampayuttaṁ mahākiriyajavanacittaṃ (tâm đỗng lực đại tố câu hành hỷ tương ưng trí), 8 appanājavana citta (tâm đỗng lực kiên cố) có thể sanh. Sau 2 upekkhāsahagataṁ ñāṇasampayuttaṁ mahākiriyajavana cittaṃ (tâm đỗng lực đại tố câu hành xả tương ưng trí), 6 appanājavana citta (tâm đỗng lực kiên cố) có thể sanh.

Đối với người phàm và 3 bậc Thánh quả thấp (44) javana citta (tâm đỗng lực) có thể sanh sau 4 kāmakusala tihetuka citta (tâm thiện dục giới tam nhân). Đối với những bậc thoát khỏi ái dục (tức bậc Ứng cúng – Arahatta) 14 tâm đỗng lực có thể sanh sau 4 tihetuka kāmakiriya citta (tâm tố dục giới tam nhân). (32+12) và (8+6).

Những gì vừa trình bày là mô tả sự sanh của lộ nương qua ý môn.

Ghi chú:

(1) Theo sau 2 somanassasahagataṁ ñāṇasampayuttaṁ mahākusalajavana citta (tâm đỗng lực đại thiện câu hành hỷ tương ưng trí), có thể sanh 4 somanassa mahaggatakusala javana (đỗng lực thiện đáo đại hỷ thọ), 16 somanassa magga javana (đỗng lực đạo hỷ thọ) và 12 somanassa javana (đỗng lực hỷ thọ) của ba quả thấp, tổng cộng là 32 javana (đỗng lực).

(2) Theo sau 2 upekkhāsahagataṁ ñāṇasampayuttaṁ mahākusalajavanacittaṃ (tâm đỗng lực đại thiện câu hành xả tương ưng trí), có thể sanh 5 upekkhā mahaggatakusala javana (đỗng lực thiện đáo đại xả thọ), 4 upekkhā magga javana (đỗng lực đạo xả thọ) và 3 upekkhā javana (đỗng lực hỷ thọ) của ba quả thấp, tổng cộng 12 javana (đỗng lực).

(3) Theo sau 2 somanassasahagataṁ ñāṇasampayuttaṁ mahākiriyajavanacittaṃ (tâm đỗng lực đại tố câu hành hỷ tương ưng trí), có thể sanh 4 somanassa mahaggata kiriya javana (đỗng lực tố đáo đại hỷ thọ) và 4 somanassa Arahattaphala javana (đỗng lực quả Ứng cúng hỷ thọ), tổng cộng 8 javana (đỗng lực).

(4) Theo sau 2 upekkhāsahagataṁ ñāṇasampayuttaṁ mahākiriyajavana citta (tâm đỗng lực đại tố câu hành xả tương ưng trí), có thể sanh 5 upekkhā mahaggata kiriya javana (đỗng lực tố đáo đại xả thọ) và 1 upekkhā Arahattaphala javana (đỗng lực quả Ứng cúng xả thọ), tổng cộng 6 javana (đỗng lực).

 

Giải Lộ Ý Môn Đỗng lực Kiên Cố (Appanā-Javana) (Lộ Đắc Thiền)

Appanā’ nghĩa là ‘chuyên chú, chăm chú, sáp nhập, miệt mài’. Nó ám chỉ cho sự miệt mài chăm chú vào jhāna (thiền), magga (đạo) hay phala (quả).

Trong thiền chỉ và thiền quán, appanā javana manodvāra vīthi (lộ ý môn đỗng lực kiên cố) sanh khi bậc tu tiến đạt được jhāna (thiền), magga (đạo) hay phala (quả). Trong những lộ này, 1 trong 26 appanā javana citta (tâm đỗng lực kiên cố) tham gia vào việc đỗng lực.

26 đỗng lực kiên cố = 5 rūpācavara kusala citta (tâm thiện sắc giới).

+ 4 arūpācavara kusala citta (tâm thiện vô sắc giới).

+ 5 rūpācavara kiriya citta (tâm tố sắc giới).

+ 4 arūpācavara kiriya citta (tâm tố vô sắc giới).

+ 4 magga citta (tâm đạo).

+ 4 phala citta (tâm quả).

Nếu một người tam nhân chưa thành bậc Arahatta (Ứng cúng), tu tập thiền chỉ tịnh đúng đắn và tinh tấn, thì có thể đạt 5 rūpāvacara kusala jhāna (thiền thiện sắc giới) và 4 arūpāvacara kusala jhāna (thiền thiện vô sắc giới), được gọi chung là 9 mahaggata kusala citta (tâm thiện đáo đại).

Nếu một bậc Arahatta (Ứng cúng) tu tập thiền chỉ tịnh, vị ấy có thể đạt 5 rūpāvacara kiriya jhāna (thiền tố sắc giới) và 4 arūpāvacara kiriya jhāna (thiền tố vô sắc giới), được gọi chung là 9 mahaggata kusala citta (tâm tố đáo đại).

Người tam nhân tu tập thiền quán minh sát một cách đúng đắn và tích cực có thể đạt 4 maggañāṇa (đạo tuệ) và 4 phalañāṇa (quả tuệ) phối hợp với 8 lokuttara citta (tâm siêu thế).

B1.1/ Năm lộ kiên cố sắc giới (rūpāvacara appanā vīthi)

Theo ký tự Pāḷi:

Manda paññā (tuệ chậm) …Bha-Na-Da-“Ma-Pa-U-Nu-Go-Jhā”-Bha-…

Tikkha paññā (tuệ nhanh) …Bha-Na-Da-“Ma-U-Nu-Go-Jhā”-Bha-…

Theo ký tự Việt:

Manda paññā (tuệ chậm) …-H-R-D-“K--Ậ-U-B-Ề”-H-…

Tikkha paññā (tuệ nhanh) …-H-R-D-“K-Ậ-U-B-Ề”-H-…

1. Khi paṭibhāga nimitta[35]của đề mục kasiṇa xuất hiện ở ý môn, hữu phần rúng động hai lần rồi dứt (Na-Da).

Kế tiếp, manodvārāvajjana (Ma) (khai ý môn) hướng dòng tâm thức đến paṭibhāga nimitta, quan sát và quyết định cảnh dù cho cảnh ấy tốt hay xấu.

Kế tiếp, 1 trong 2 somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ mahākusala citta (tâm đại thiện câu hành hỷ tương ưng trí) làm phận sự upacāra samādhi javana (đỗng lực cận định) bốn lần đối với bậc manda paññā (tuệ chậm hay yếu) dưới những tên gọi như:

Pa = parikamma = chuẩn bị đến thiền.

U = upacāra = cận thiền.

Nu = anuloma = thuận thứ, thích hợp hay liên kết giữa parikammajhāna (thiền); đóng vai trò là nhịp cầu làm hài hòa hay cân đối những tâm thấp hơn với những tâm cao hơn.

Go = gotrabhū = chuyển tánh là tâm cắt đứt dòng kāma (dục) để hình thành dòng bậc cao hay mahaggata (đáo đại).

Bốn tâm này được gọi là upācāra samādhi javana (đỗng lực cận định). Trong trường hợp của người tikkha paññā (tuệ nhanh hay mạnh), parikamma (Pa) (chuẩn bị) bị loại trừ.

Ngay sau gotrabhū (chuyển tánh), rūpāvacara kusala pathamajjhāna citta (tâm sơ thiền thiện sắc giới) chỉ sanh một lần làm appanā javana (đỗng lực kiên cố). Sau sự diệt tắt của pathamajhāna citta (tâm sơ thiền), tiếp sau là dòng bhavaṅga (hữu phần) chảy như thường lệ.

2. Rūpāvacarā appanā vīthi (lộ kiên cố sắc giới) thứ hai sinh khởi như trên, nhường chỗ cho rūpāvacara kusala dutiyajjhāna citta (tâm nhị thiền thiện sắc giới) làm phận sự appanā javana (đỗng lực kiên cố) chỉ một lần.

3. Rūpāvacarā appanā vīthi (lộ kiên cố sắc giới) thứ ba cũng sinh khởi như (1.) nhường chỗ cho rūpāvacara kusala tatiyajjhāna citta (tâm tam thiền thiện sắc giới) làm phận sự appanā javana (đỗng lực kiên cố) chỉ một lần.

4. Rūpāvacarā appanā vīthi (lộ kiên cố sắc giới) thứ tư sanh lần nữa như ở (1.) nhường chỗ cho rūpāvacara kusala catutthajhāna citta (tâm tứ thiền thiện sắc giới) làm phận sự appanā javana (đỗng lực kiên cố) chỉ một lần.

5. Rūpāvacarā appanā vīthi (lộ kiên cố sắc giới) thứ năm sanh như ở (1.), nhưng thay vì 1 trong 2 somanassa sahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ mahākusalacittaṃ (tâm đại thiện câu hành hỷ tương ưng trí), thì 1 trong 2 upekkhā sahagataṃ ñāṇasampayutaṃ mahākusalacittaṃ (tâm đại thiện câu hành xả tương ưng trí) làm phận sự upacāra samādhi javana (đỗng lực cận định) bốn hoặc ba lần. Sau đó rūpāvacara kusalapañcamajjhāna citta (tâm ngũ thiền thiện sắc giới) sanh chỉ một lần làm phận sự appanā javana (đỗng lực kiên cố).

Lưu ý:

Khi bậc tu tiến chú tâm trên đề mục kasiṇa, somanassa hay upekkhā mahākusala citta (tâm đại thiện hỷ hay xả thọ) sẽ làm phận sự đỗng lực.

Khi bậc tu tiến nhập định, upacāra samādhi javana (đỗng lực cận định) và jhāna javana (đỗng lực thiền) phải hợp với cùng một loại vedanā (thọ).

Từ khi 4 rūpāvacara jhāna (thiền sắc giới) trước câu hành với sukha (lạc thọ) chúng được xem là somanassasahagata citta (tâm hỷ thọ). Do đó, trong những trường hợp này, upacāra samādhi javana (những đỗng lực cận định) cũng phải là somanassa sahagataṃ citta (câu hành hỷ).

Trong trường hợp thiền thứ năm là upekkhā sahagataṃ citta (tâm câu hành xả), do đó, upacāra samādhi javana (những đỗng lực cận định) cũng phải là upekkhā sahagataṃ (câu hành xả).

 

B1.2/ Bốn lộ kiên cố vô sắc giới (arūpāvacara appanā vīthi)

Theo ký tự Pāḷi:

Manda paññā (tuệ chậm) …-Bha-Na-Da-“Ma-Pa-U-Nu-Go-Jhā”-Bha-…

Tikkha paññā (tuệ nhanh) …-Bha-Na-Da-“Ma-U-Nu-Go-Jhā”-Bha-…

Theo ký tự Việt:

Manda paññā (tuệ chậm) …-H-R-D-“K--Ậ-U-B-Ề”-H-…

Tikkha paññā (tuệ nhanh) …-H-R-D-“K-Ậ-U-B-Ề”-H-…

Những lộ này, trên hình thức giống như rūpāvacara appanā vīthi (lộ kiên cố sắc giới). Nhưng arūpāvacara jhāna (thiền vô sắc giới) thì cao hơn rūpāvacara jhāna (thiền sắc giới) về góc độ của sự tập trung, sự tĩnh lặng và tính bậc cao. Bậc tu tiến phải dùng ngũ thiền làm nền tảng bước cao hơn đến arūpāvacara jhāna (thiền vô sắc giới) và cũng phải tập trung trên một đề mục (không phối hợp với sắc).

Để đạt đến thiền vô sắc giới, bậc tu tiến phải đạt ngũ thiền sắc giới qua thực hành thiền trên một đề mục kasiṇa và phải suy ngẫm về những khuyết điểm của rūpa (sắc) trong thân sắc.

Trong tu tập, trước nhất bậc tu tiến phải tu tập ngũ thiền bằng cách chú tâm trên paṭibhāga nimitta[36] của đề mục kasiṇa. Kế tiếp, vị ấy xuất khỏi thiền, không chú tâm trên paṭibhāga nimitta vì nó liên quan đến sắc (trong trường hợp đề mục kasiṇa này), mà tập trung, chú tâm vào ākāsa (hư không vô tận) hiện hữu vượt qua khỏi paṭibhāga nimitta và niệm: “Ākāsa, ākāsa”. Khi sự khắn khít tinh tế, nhu nhuyến vào paṭibhāga nimitta của vị ấy dứt, nimitta (tướng hay ấn chứng) đột nhiên mất đi, mở ra một hư không không bờ mé. Bậc tu tiến thiền trên “Ākāsa, ākāsa” và khi mức độ tập trung của vị ấy đủ cao, arūpāvacara appanā vīthi (lộ kiên cố vô sắc) sẽ thành tựu.

1. Khi đề mục ākāsa (không vô biên) xuất hiện ở ý môn, dòng bhavaṅga (hữu phần) rúng động hai lần rồi dứt (Na-Da). Kế đó, manodvārāvajjana (Ma) (khai ý môn hay hướng ý môn) hướng dòng chảy danh pháp đến cảnh quan sát và xác định cảnh dù cảnh ấy tốt hay xấu.

Sau đó, 1 trong 2 upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ mahākusalacittaṃ (tâm đại thiện câu hành xả tương ưng trí) làm phận sự parikamma (Pa) (chuẩn bị), upacāra (U) (cận thiền), anuloma (Nu) (thuận thứ) và gotrabhū (Go) (chuyển tánh), [đối với người manda paññā (tuệ chậm)]; hay là upacāra (U) (cận thiền), anuloma (Nu) (thuận thứ) và gotrabhū (Go) (chuyển tánh), [đối với người tikkha paññā (tuệ nhanh)]. Theo sau những đỗng lực cận định này, arūpāvacara kusala jhāna (thiền thiện vô sắc giới đầu tiên), tức là ākāsānañcāyatana kusala citta (Jhā) (tâm thiện không vô biên xứ) sinh khởi một lần làm appanā javana (đỗng lực kiên cố). Sau đó, những bhavaṅga citta (tâm hữu phần) tuôn chảy liên tục như thường.

2. Để bước cao hơn đến arūpāvacara kusala jhāna (thiền thiện vô sắc) thứ nhì, bậc tu tiến lấy ākāsānañcāyatana kusala cittaṃ (tâm thiện không vô biên xứ) làm đề mục thiền. Vị ấy chăm chú miệt mài niệm: “Viññāṇa, viññāṇa” lặp đi lặp lại cho đến khi độ tập trung, chú tâm đủ cao, vị ấy đạt đến sự chuyên chú.

Arūpāvacara appanā vīthi (lộ kiên cố vô sắc) thứ hai thì giống như (1.). Cảnh hay đề mục xuất hiện ở ý môn là ākāsānañcāyatana kusala citta (tâm thiện không vô biên xứ) là tâm làm duyên cho dòng tâm thức sinh khởi như là bhavaṅga calana (Na) (hữu phần rúng động), bhavaṅga paccheda (Da) (hữu phần dứt dòng), manodvārāvajjana (Ma) (khai ý môn), parikamma (Pa) (chuẩn bị) (bỏ qua tâm này đối với người tikkha paññā-tuệ nhanh), upacāra (U) (cận thiền), anuloma (Nu) (thuận thứ) và gotrabhū (Go) (chuyển tánh) và viññāṇañcāyatana kusala citta (Jhā) (tâm thiện thức vô biên xứ) làm appanā javana (đỗng lực kiên cố) sinh khởi. Sau đó là dòng bhavaṅga (hữu phần) tuôn chảy như thường lệ.

3. Trong trường hợp của arūpāvacāra jhāna (thiền vô sắc giới) thứ ba, cảnh hay đề mục xuất hiện ở ý môn là natthibho (không có chi) là quả từ sự phủ nhận ākāsānañcāyatana kusala cittaṃ (tâm thiện không vô biên xứ). Lộ tâm sinh khởi như trước và kết thúc bằng ākiñcaññāyatana kusala cittaṃ (Jhā) (tâm thiện vô sở hữu xứ) làm appanā javana (đỗng lực kiên cố).

4. Để bước lên arūpāvacara jhāna (thiền vô sắc) thứ tư, bậc tu tiến tập trung, chú tâm trên ākiñcaññāyatana kusala cittaṃ (tâm thiện vô sở hữu xứ) làm đề mục thiền. Khi thấy rõ thiền vô sắc thứ tư, đề mục ākiñcaññāyatana kusala cittaṃ (tâm thiện vô sở hữu xứ) này xuất hiện ở ý môn làm duyên cho lộ tâm sinh khởi như trước. Trong trường hợp này, nevasaññā-n’asaññāyatana kusala cittaṃ (Jhā) (tâm thiện phi tưởng phi phi tưởng xứ) sinh khởi một lần làm appanā javana (đỗng lực kiên cố) và kế tiếp những bhavaṅga citta (tâm hữu phần) tuôn chảy như thường.

Lưu ý: Độc giả nên ôn lại phần trình bày về Arūpa jhāna ở phần Arūpa jhāna (thiền vô sắc) – Chương Citta để trợ giúp cho việc học Arūpāvacana Appanā Vīthi (lộ kiên cố vô sắc giới).

(1) Khi tất cả arūpāvacara jhāna (thiền vô sắc giới) là câu hành xả, upacārasamādhi javana citta (tâm đỗng lực cận định) đi trước cũng phải là upekkhāsahagataṁ (câu hành xả).

(2) Arahaṃ (bậc Ứng cúng) có thể tu tập rūpāvacara jhāna (thiền sắc giới) và arūpāvacara jhāna (thiền vô sắc giới) giống như cách đã mô tả trên. Nhưng thay vì kusala citta (tâm thiện), thì kiriya citta (tâm tố) sinh khởi. Hình thức của lộ giống như trên. Trong việc mô tả diễn tiến của lộ, không chỉ appanā vīthi (đỗng lực kiên cố), mà tất cả upacāra samādhi javana (đỗng lực cận định) đi trước cũng phải là kiriya citta (những tâm tố) tương ứng.

B1.3/ Lộ nhập thiền (jhāna samāpatti vīthi)

Samāpatti” nghĩa là “nhập”. Một người đã từng đắc sơ thiền sắc giới có thể nhập vào thiền ấy bất cứ khi nào vị ấy muốn. Nếu thuần thục, vị ấy có thể nhập vào thiền ngay tức khắc và duy trì trạng thái nhập định hàng một, hai, ba giờ đồng hồ cho đến bảy ngày. Trong giai đoạn này, chỉ có tâm thiền tương ứng sinh khởi lặp đi lặp lại và liên tục lấy paṭibhāga nimitta làm cảnh. Do đó, vị ấy sẽ không nghe bất cứ âm thanh hay biết bất cứ cảnh nào khác trong lúc nhập định.

Người đã đạt được tất cả thiền sắc giới và vô sắc giới có thể nhập vào bất cứ thiền nào mà họ đắc, nhưng trước tiên vị ấy phải nhập vào sơ thiền. Kế tiếp, bằng cách loại bỏ vitakka (tầm), vị ấy vào nhị thiền. Kế tiếp, bằng cách loại bỏ vicāra (tứ), vị ấy vào tam thiền và v.v…

Jhāna samāpatti vīthi (lộ nhập thiền) diễn tiến như sau:

Theo ký tự Pāḷi:

Manda paññā (tuệ chậm) …-Bha-Na-Da-“Ma-Pa-U-Nu-Go-Jhā-Jhā-Jhā… nhiều vô số…”-Bha-…

Tikkha paññā (tuệ nhanh) …-Bha-Na-Da-“Ma-U-Nu-Go-Jhā-Jhā-Jhā… nhiều vô số…”-Bha-…

Theo ký tự Việt:

Manda paññā (tuệ chậm) …-H-R-D-“K--Ậ-U-B-Ề-Ề-Ề… nhiều vô số…”-H-…

Tikkha paññā (tuệ nhanh) …-H-R-D-“K-Ậ-U-B-Ề-Ề-Ề… nhiều vô số…”-H-…

1. Nhập rūpāvacara jhāna (thiền sắc giới):

Paṭibhāga nimitta của đề mục thiền kasiṇa xuất hiện ở ý môn làm cho hữu phần rúng động hai lần rồi dứt (Na-Da). Kế tiếp mano dvārāvajjana (Ma) (khai ý môn) hướng dòng danh pháp đến paṭibhāga nimitta, quan sát và quyết định dù nó tốt hay xấu. Sau đó, 1 trong 2 somanassa sahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ mahākusala cittaṃ [tâm đại thiện câu hành hỷ tương ưng trí (lấy upekkhāsahagataṃ (câu hành xả) để vào ngũ thiền)] làm phận sự parikamma (Pa) (chuẩn bị) [bỏ qua tâm này đối với người tikkha paññā (tuệ nhanh)], upacāra (U) (cận thiền), anuloma (Nu) (thuận thứ) và gotrabhū (Go) (chuyển tánh). Kế tiếp, rūpāvacara kusala citta (Jhā) (tâm sơ, hoặc nhị, tam, tứ hay ngũ thiền thiện sắc giới) sanh nhiều lần làm phận sự appanā javana (đỗng lực kiên cố). Khi xuất khỏi thiền hay chấm dứt trạng thái miệt mài, bhavaṅga citta rơi vào dòng hữu phần.

2. Nhập aūpavacara jhāna (thiền vô sắc giới):

Ākāsa (hư không vô biên) mở ra khi Paṭibhāga nimitta mất đi (bắt cảnh tương ứng cho thiền vô sắc cao hơn) vào lộ ý môn và trở nên rõ rệt ở tại ý môn; làm cho hữu phần rúng động hai lần rồi dứt (Na-Da). Kế tiếp, mano dvārāvajjana (Ma) (khai ý môn) tác ý xoay dòng danh pháp hướng đến Paṭibhāga nimitta quan sát hư không không cùng tận và quyết định dù nó là tốt hay xấu.

Sau đó, 1 trong 2 upekkhāsahagataṃ ñānasampayuttaṃ mahākusala citta (tâm đại thiện câu hành xả tương ưng trí) làm phận sự parikamma (Pa) (chuẩn bị) [bỏ qua tâm này đối với người tikkha paññā (tuệ nhanh)], upacāra (U) (cận thiền), anuloma (Nu) (thuận thứ) và gotrabhū (Go) (chuyển tánh). Kế tiếp, ākāsānañcāyatana kusala cittaṃ (tâm thiện không vô biên xứ) [hay arūpāvacara kusala cittaṃ (tâm thiện vô sắc giới) cao hơn] làm phận sự appanā javana (đỗng lực kiên cố) nhiều lần. Khi xuất khỏi thiền hay chấm dứt trạng thái miệt mài, bhavaṅga citta rơi vào dòng hữu phần.

 

B1.4/ Lộ kiên cố thắng trí hay thần thông (abhiññā[37] appanā vīthi)

Những ai đã từng đắc tất cả rūpāvacara jhāna (thiền sắc giới) và tất cả arūpāvacara jhāna (thiền vô sắc giới) có thể tu tiến thêm nữa dựa theo sự hướng dẫn được trình bày trong Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo) hay những kinh sách khác của Phật giáo để đạt đến 5 lokiya abhiññā [thắng trí (thần thông) hiệp thế]. Những thắng trí này đạt được qua sự toàn hảo trong sự chú tâm và chúng liên quan đến trí cao hơn phối hợp với rūpāvacara pañcamajjhāna (ngũ thiền sắc giới). Chúng là gì?

1. Iddhi vidha abhiññā = thần thông, gồm những khả năng siêu phàm khác nhau như một hóa thành nhiều, nhiều hóa thành một. Vị ấy xuyên qua tường và núi mà không gặp trở ngại như thể xuyên qua hư không. Trong đất, vị ấy độn thổ và trồi lên như thể trong nước. Vị ấy đi trên nước không chìm như thể đi trên đất. Tréo chân và bay trong hư không như một con chim bay.

2. Dibba sota abhiññā = thiên nhĩ thông, có thể nghe cả hai âm thanh trời và người, xa và gần.

3. Dibba cakkhu abhiññā = thiên nhãn thông có thể thấy cả hai cảnh trời và người, xa và gần, ẩn hay hiện. Vị ấy có thể thấy chúng sanh ở cõi Địa ngục thấp cũng như ở cõi trời. Vị ấy thấy được sự chết, diệt tắt và sanh trở lại, kẻ thấp hèn và người cao sang, người đẹp và người xấu. Vị ấy thấy chúng sanh sanh trở lại tùy theo hạnh nghiệp của họ.

4. Paracitta vijjhānana abhiññā hay Ceto pariya ñāṇa = tha tâm thông, khả năng biết tâm chúng sanh khác bằng nhiều cách hay thâm nhập tâm của người khác.

5. Pubbe nivāsānussati abhiññā = túc mạng thông, khả năng nhớ nhiều kiếp sống như một kiếp, hai, ba, bốn, năm kiếp v.v… một trăm ngàn kiếp; nhớ nhiều sự hình thành và hoại diệt của nhiều thế giới: “Tôi đã từng ở đó, có tên gọi… và chết ở đó, tôi sanh vào nơi khác…. Và chết ở đó, tôi lần nữa sanh lại ở đây”.

Dựa trên Dibba cakkhu abhiññā (thiên nhãn thông), vị ấy có thể tu tập thêm hai năng lực thông như sau:

6. Yathākammūpagañāṇa = tùy nghiệp trí, năng lực thấy chúng sanh trong 31 cõi hiện hữu và cũng như những nghiệp tương ứng của họ làm cho họ tái tục. Trí này thấy chúng sanh tử và tái tục, những người bậc thấp và bậc cao, những người đẹp và xấu. Trí này thấy chúng sanh tái tục tùy theo nghiệp của họ.

7. Anāgataṁsañāṇa = vị lai trí, năng lực biết những việc ở vị lai, những sự sống ở vị lai và những thế giới vị lai.

Do đó, chúng ta có thể nói có 7 lokiya abhiññā [thắng trí (thần thông) hiệp thế]. Nhưng khi tính năm thông (trí siêu phàm) thì yathākammūpagañāṇa (tùy nghiệp trí) và anāgataṁsañāṇa (vị lai trí) được gồm trong dibba cakkhu Abhiññā (thiên nhãn thông). Cũng như cutūpāpatañāṇa (sanh tử trí) là trí về tử và tái tục của chúng sanh, được gồm trong dibbacakkhu (thiên nhãn).

Khi tính sáu thần thông như trong Chalābhiññā, chúng ta cộng āsavakkhayañāṇa (lậu tận thông) vào 5 lokiya abhiññā [thắng trí (thần thông) hiệp thế].

8. Āsavakkhayañāṇa = Arahattamaggañāṇa (Trí đạo Vô sanh hay trí lậu tận) là trí phối hợp với Arahattamagga (đạo Vô sanh) là đạo có thể đoạn tuyệt tất cả pháp lậu (āsava).

Lộ thắng trí có dạng:

Na-Da-“Ma-Pa-U-Nu-Go-Bhiñ”-Bha-…

Hay: R-D-“K--Ậ-U-B-Ô”-H-…

Giả sử một người từng đạt thắng trí hiệp thế, muốn hóa thành nhiều thân. Vị ấy chú tâm trên đề mục pathavī-kasiṇa (kasiṇa đất) và tu tập rūpāvacara kusala pañcamajjhāna (ngũ thiền thiện sắc giới) một vài sát-na. Kế tiếp, vị ấy xuất khỏi thiền và chặn lại hữu phần, lập một nguyện mạnh mẽ hay quyết tâm: “Hãy có 1000 thân tách biệt và giống y như tự thân tôi”.

Vị ấy hoàn toàn tự tin rằng lời nguyện của vị ấy sẽ thành hiện thực. Những hình tướng xuất hiện ở ý môn của vị ấy làm cho hữu phần rúng động hai lần rồi dứt. Manodvārāvajjana (khai ý môn) xoay dòng danh pháp hướng đến cảnh, quan sát những hình tướng và quyết đoán dù cảnh sắc ấy tốt hay xấu. 1 trong 2 upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ mahākusalacittaṃ (tâm đại thiện câu hành xả tương ưng trí) làm phận sự parikamma (Pa) (chuẩn bị), upacāra (U) (cận thiền), anuloma (Nu) (thuận thứ) và gotrabhū (Go) (chuyển tánh). Kế tiếp quan sát 1000 hình tướng, rūpāvacara kusala pañcamajjhāna (ngũ thiền thiện sắc giới) sanh một lần làm phận sự abhiññā javana (đỗng lực thông hay thắng trí). Kế tiếp, bhavaṅga citta (tâm hữu phần) theo sau và vị ấy xuất ra khỏi thiền. Ngay khi abhiññā javana (đỗng lực thông hay thắng trí) sinh khởi, 1000 hình tướng xuất hiện.

Những phần thông khác được phát huy tương tợ như cách này.

 

B2.1/ Lộ đắc đạo (lộ đạo kiên cố - magga appanā vīthi)

Bậc tu tiến pháp quán (minh sát), chú tâm trên ba trạng thái hay ba tướng phổ thông là aniccā (vô thường), dukkhā (khổ) và anattā (vô ngã). Sau khi tu tập 10 loại vipassanā ñāṇa (tuệ quán) đắc magga (đạo) và phala (quả của đạo) theo sau. Có bốn bậc maggaphala. Magga appanā vīthi (lộ đạo kiên cố) diễn tiến như sau:

Theo ký tự Pāḷi:

Manda paññā (tuệ chậm) Na-Da-“Ma-Pa-U-Nu-Go-Mag-Pha-Pha”-Bha…

Tikkha paññā (tuệ nhanh) Na-Da-“Ma -U-Nu-Go-Mag-Pha-Pha-Pha”-Bha…

Theo ký tự Việt:

Manda paññā (tuệ chậm) R-D-“K--Ậ-U-B-Ạ-Ả-Ả”-H-…

Tikkha paññā (tuệ nhanh) R-D-“K-Ậ-U-B-Ạ-Ả-Ả-Ả”-H-…

1. Khi một trong ba tướng phổ thông vào lộ ý môn của bậc tu tiến phàm phu (kẻ trần tục hay người bị bao vây bởi 10 loại phiền não), hữu phần rúng động hai lần rồi dứt (Na-Da). Kế tiếp, quan sát và quyết đoán những tướng phổ thông, mano dvārāvajjana (Ma) (khai ý môn) sanh một lần tác ý xoay dòng danh pháp hướng đến cảnh, quan sát cảnh và quyết định dù cho cảnh tốt hay xấu. Kế tiếp, 1 trong 4 ñāṇasampayuttaṃ mahākusala cittaṃ (tâm đại thiện tương ưng trí) quán sát những tướng phổ thông sanh ba lần làm những phận sự như parikamma (Pa) (chuẩn bị), upacāra (U) (cận đạo), anuloma (Nu) (thuận lưu) và tiếp đến quan sát Nibbāna (Níp-bàn) làm một phận sự nữa là gotrabhū (Go) (chuyển tánh). Tiếp đến, Sotāpatti magga javana (Mag) (đỗng lực Thất lai đạo) sinh khởi một lần quan sát Nibbāna (Níp-bàn). Liền sau đó, quả của đạo, tức là, Sotāpatti phala cittaṃ (Pha-Pha) (tâm quả Thất lai) làm phận sự appanā javana (đỗng lực kiên cố) hai lần. Sau đó, bhavaṅga citta (tâm hữu phần) rơi vào dòng hữu phần và vị ấy ra khỏi lộ đắc đạo. Nếu vị ấy là người tikkha paññā (tuệ nhanh) thì bỏ qua tâm parikamma (chuẩn bị) và phala javana (Pha-Pha-Pha) (đỗng lực quả) sinh khởi ba lần. Nay, vị ấy trở thành sotāpanna (bậc Thánh Nhập lưu) là giai đoạn thứ nhất của bậc Thánh.

Lưu ý: Trong magga-vīthi (lộ đắc đạo) trên, parikamma (Pa) (chuẩn bị), upacāra (U) (cận đạo), anuloma (Nu) (thuận lưu) và gotrabhū (Go) (chuyển tánh) biểu thị cho những việc sau:

Pa = parikamma = chuẩn bị của đạo.

U = upacāra = cận đạo.

Nu = anuloma = thuận lưu. Sự thích thú, sự kết nối; làm hài hòa, cân đối, hòa hợp giữa tâm thấp với tâm cao.

Go = gotrabhū = chuyển tánh là tâm cắt đứt dòng puthujjana (phàm) để hình thành dòng Ariya (Thánh).

Một puthujjana (phàm phu) là người ham mê vật chất, kẻ trần tục, hay người bị trói bởi cả mười pháp triền.

Một khi vị ấy trở thành một Ariya (bậc Thánh), vị ấy không bao giờ trở lại puthujjana (phàm) lần nữa. Do đó, gotrabhū (chuyển tánh) cắt đứt dòng phàm chỉ một lần. Trong ba lộ magga-phala (đạo-quả) sau, Vo = vodāna (dũ tịnh) được thay vào chỗ của Go = gotrabhū (chuyển tánh) của lộ đắc sơ đạo.

2. Để thấy rõ maggaphala (đạo và quả) thứ hai, sotāpanna hay sotapan (bậc Thất lai là người đã thấy rõ đạo và quả lần đầu) phải quán về tam tướng phổ thông của pháp hữu vi lần nữa. Khi lộ nhị đạo sinh khởi diễn tiến như trên – chỉ cần thay:

Vodāna (dũ tịnh)’[38] vào chỗ của ‘gotrabhū (chuyển tánh)’,

Sakadāgāmi magga (Nhất lai đạo)’ vào chỗ của ‘Sotāpatti magga (Thất lai đạo)’,

Sakadāgāmi phala (Nhất lai quả)’ vào chỗ của ‘Sotāpatti phala (Thất lai quả)’.

Sau magga vīthi (lộ đạo thứ hai) này, vị ấy trở thành một Sakadāgāmi hay Sakadāgam (bậc Nhất lai, tức là, vị ấy sẽ trở lại cõi Dục chỉ một lần).

3. Nếu sakadāgam (bậc Nhất lai) tu tiến pháp quán thêm nữa, vị ấy có thể phát triển magga vīthi (lộ đắc đạo) thứ ba diễn tiến như lộ đạo thứ hai. Chỉ đổi sakadāgāmi (bậc Nhất lai) thành Anāgāmi (bậc Bất lai).

Vị ấy nay thành một Anāgāmi hay Anāgam (bậc Bất lai, tức là, vị ấy sẽ không tái tục ở cõi Dục lần nào nữa).

4. Nếu anāgam (bậc Bất lai) tu tiến pháp quán thêm nữa, vị ấy có thể phát triển magga vīthi (lộ đắc đạo) thứ tư. Lộ này lần nữa diễn tiến như trước. Chỉ đổi Anāgāmi (bậc Bất lai) thành Arahatta (bậc Vô sanh).

Khi ấy, vị này trở thành một bậc Arahatta (Ứng cúng – toàn hảo).

 

B2.2/ Lộ nhập thiền quả (phala samāpatti vīthi)

Có bốn bậc Thánh: Sotāpanna (bậc Thất lai, Nhập lưu), sakadāgāmi (bậc Nhất lai), Anāgāmi (bậc Bất lai) và Arahat (bậc Vô sanh).

Mỗi bậc Thánh có thể nhập quả tương ứng với đạo mà vị ấy đã đắc. Bằng cách ấy, vị ấy hưởng sự vắng lặng của Nibbāna (Níp-bàn). Trong lúc nhập thiền quả, lộ nhập quả diễn tiến như sau:

Theo ký tự Pāḷi:

Manda paññā (tuệ chậm) Na-Da-“Ma-Pa-U-Nu-Vo-Pha-Pha-…”-Bha-…

Tikkha paññā (tuệ nhanh) Na-Da-“Ma-U-Nu-Vo-Pha-Pha-Pha-…”-Bha-…

Theo ký tự Việt:

Manda paññā (tuệ chậm) R-D-“K--Ậ-U-B-Ả-Ả-…nhiều lần…”-H-…

Tikkha paññā (tuệ nhanh) R-D-“K-Ậ-U-B-Ả-Ả-Ả-…nhiều lần…”-H-…

 

Để phát triển phala samāpatti vīthi (lộ nhập quả), chư Thánh phải triển khai thiền quán minh sát lần nữa, chú tâm trên ba trạng thái (hay tướng) của pháp hữu vi cho đến khi phala samāpatti vīthi (lộ nhập quả) sinh khởi.

1. Khi một trong ba tướng phổ thông của pháp hữu vi đi vào lộ ý môn của một sotāpanna (bậc Thất lai), hữu phần rúng động hai lần là bhavaṅga calana (hữu phần rúng động) và bhavaṅgupaccheda (hữu phần dứt dòng) (Na-Da) rồi dứt. Kế tiếp, mano dvārāvajjana (khai ý môn) hướng dòng danh pháp đến tướng phổ thông, quan sát nó và quyết định dù cảnh tốt hay xấu. Sau đó, 1 trong 4 ñāṇasampayuttaṃ mahākusala citta (tâm đại thiện tương ưng trí) quan sát ti-lakkhaṇa (cảnh tam tướng) ba lần, làm phận sự parikamma (chuẩn bị) [bỏ qua tâm này đối với người tikkha paññā (tuệ nhanh)], upacāra (cận hành) và anuloma (thuận thứ) (Pa-U-Nu)[39] và quan sát Nibbāna (Níp-bàn) làm phận sự vodāna (dũ tịnh) một lần. Sau đó, Sotāpatti phala citta (tâm quả Thất lai) quán sát Níp-bàn làm phận sự appanā javana (đỗng lực kiên cố) nhiều lần như vị ấy muốn cho đến bảy ngày. Khi bhavaṅga citta (tâm hữu phần) rơi vào dòng hữu phần và vị ấy xuất khỏi lộ phala-samāpatti (nhập thiền quả).

Lộ nhập thiền quả của những bậc Thánh cao hơn thì giống như trên – chỉ đổi Sotāpanna Sotāpatti phala citta (tâm quả Thất lai) thành Sakadāgāmi Sakadāgāmi phala citta (tâm quả Nhất lai); Anāgāmi Anāgāmi phala citta (tâm quả Bất lai) và Arahat Arahat phala citta (tâm quả Vô sanh) tương ứng.

2. Khi một trong ba tướng phổ thông đi vào lộ ý môn của một Sakadāgāmi (bậc Nhất lai), … sakadāgāmi phala citta (tâm quả Nhất lai) …

3. Khi một trong ba tướng phổ thông đi vào lộ ý môn của một Anāgāmi (bậc Bất lai), … Anāgāmi phala citta (tâm quả Bất lai) …

4. Khi một trong ba tướng phổ thông đi vào lộ ý môn của một Arahat (bậc Vô sanh), … 1 trong 4 ñāṇasampayuttaṃ mahākiriya citta (tâm đại tố tương ưng trí) … Arahat phala citta (tâm quả Vô sanh) …

 

Tadārammaṇa-Niyāma (Định Luật Na Cảnh)

25. Sabbatthā pi pan’ ettha aniṭṭhe ārammaṇe akusala-vipākān’ eva pañcaviññāṇa-sampaticchana-santīraṇa-tadārammaṇāni.

26. Iṭṭhe kusalavipākāni.

27. Ati itthe pana somanassa sahagatān’eva santīraṇatadārammaṇāni.

Hơn nữa, trong 5 môn này và lộ ý môn, đối với tất cả loại cảnh (rất lớn, lớn, nhỏ, rất nhỏ, v.v…), nếu cảnh không đáng mong mỏi, chỉ những quả bất thiện, thì akusalavipāka pañcaviññāṇa (ngũ thức quả bất thiện), sampaṭicchana (tiếp thâu), santīraṇa (thẩm tấn) và tadārammaṇa (na cảnh) sẽ sanh. Khi cảnh đáng mong mỏi, chỉ có quả thiện là kusalavipāka pañcaviññāṇa (ngũ thức quả thiện), sampaṭicchana (tiếp thâu), santīraṇa (thẩm tấn) và tadārammaṇa (na cảnh) sẽ sanh.

Tatth’ āpi somanassasahagata-kiriyajavanāvasāne somanassasahagatān’ eva tadārammaṇāni bhavanti, upekkhāsahagatakiriyajavanāvasāne ca upekkhā sahagatān’ eva honti.

Giữa những tadārammaṇa (na cảnh), chỉ somanassasahagata tadārammaṇa (na cảnh câu hành hỷ) sẽ sanh ở cuối somanassasahagata kiriyajavana (đỗng lực tố câu hành hỷ) và chỉ upekkhāsahagata tadārammaṇa (na cảnh câu hành xả) sẽ sanh ở cuối upekkhāsahagata kiriyajavana (đỗng lực tố câu hành xả).

28. Domanassasahagata javanāvasāne ca pana tadārammaṇāni c’ eva bhavaṅgāni ca upekkhāsahagatān’ eva bhavanti.

Hơn nữa, ở cuối domanassasahagata javana (đỗng lực câu hành ưu), chỉ có upekkhāsahagata tadārammaṇa (na cảnh câu hành xả) và upekkhāsahagatā bhavaṅga citta (tâm hữu phần câu hành xả) có thể sanh.

Tasmā yadi somanassapaṭisandhi kassa domanassasahagatajavanāvasāne tadārammaṇasambhavo n’ atthi, tadā yaṁ kiñci paricitapubbaṁ parittārammaṇam ārabbha upekkhāsahagata santīraṇaṁ uppajjati. Tam anantaritvā bhavaṅgapāto’ va hotī ti vadanti Ācariyā.

Cho nên, trong trường hợp của người tái tục bằng tâm câu hành hỷ, nếu ở cuối là domanassasahagata javana (đỗng lực câu hành ưu) thì không có tâm na cảnh sanh, nên các bậc thầy giải thích, có sự sinh khởi của 1 upekkhāsahagata santīraṇa citta (tâm thẩm tấn câu hành xả) bắt lấy bất cứ cảnh quen thuộc bình thường nào. Ngay sau đó, có sự rơi vào dòng hữu phần.

Lưu ý: Hỷ thọ và ưu thọ là hoàn toàn đối lập. Những tâm câu hành với thọ đối lập nhau thì không thể sanh liền kề. Những tâm câu hành với 1 trong 2 thọ này thì tâm sanh ngay sau có thể là câu hành xả. Do đó, nếu có cơ hội cho tadālambana citta (tâm na cảnh) theo sau những tâm domanassa javana (đỗng lực ưu thọ) chỉ có những tâm upekkhāsahagata tadālambaṇa (na cảnh câu hành xả) sẽ sanh. Nếu không có dịp cho tadālambaṇa (na cảnh) thì tiếp ngay sau những domanassa javana (đỗng lực ưu thọ) sẽ là những upekkhāsahagatā bhavaṅga citta (tâm hữu phần câu hành xả).

Đối với người tái tục bằng somanssasahagata mahāvipāka citta (tâm đại quả câu hành hỷ), thì bhavaṅga citta (tâm hữu phần) của vị ấy thì cũng là somanssasahagata mahāvipāka citta (tâm đại quả câu hành hỷ). Nếu khi người này nổi giận và không có cơ hội cho tadālambana citta (tâm na cảnh) sanh, bhavaṅga citta (tâm hữu phần) phải theo sau tâm đỗng lực ưu thọ. Nhưng somanassa bhavaṅga (hữu phần hỷ thọ) thường không thể sanh ngay sau tâm ưu thọ. Vì theo định luật thì tâm câu hành với thọ đối lập không thể sanh liền kề. Trong trường hợp đó, những bậc tiền bối Abhidhamma dạy rằng upekkhāsahagatā santīraṇaa citta (tâm thẩm tấn câu hành xả) sanh một lần, đóng vai trò là một pháp đệm trung gian giữa ưu thọ của javana (đỗng lực) và hỷ thọ của bhavaṅga (hữu phần). Trường hợp upekkhā santīraṇa (thẩm tấn xả thọ) không thực hiện sự thẩm tấn. Nó bắt một cảnh khác với cảnh của lộ - một vài không liên quan với cảnh dục, cảnh mà vị ấy đã quen thuộc và đơn giản là làm việc lót hay mở đường trở lại dòng chảy bình thường của somanassa bhavaṅga (hữu phần hỷ thọ). Tâm thẩm tấn câu hành xả đặc biệt này được gọi là “āgantuka bhavaṅga” (hữu phần khách).

29. Tathā kāmāvacarajavanāvasāne kāmāvacarasattānaṁ kāmāvacara-dhammesv’evva ārammaṇabhūtesu tadārammaṇaṁ icchantī ti.

Những tadārammaṇa citta (tâm na cảnh) chỉ sanh ở cuối kāmāvacara javana (đỗng lực dục giới), chỉ với những người dục giới, chỉ khi cảnh dục thuộc về cõi Dục.

Lưu ý: Tadālambaṇa (na cảnh) chỉ sanh ở cuối sau đỗng lực dục giới, chỉ với người dục giới, chỉ khi cảnh dục xuất hiện ở môn. Chúng không sanh sau những appanājavana (đỗng lực kiên cố) hay ở những cõi Phạm thiên hoặc khi cảnh là paññatti (pháp chế định), mahaggata (đáo đại) hay Nibbāna (Níp-bàn).

30. Kāme javanasattālambaṇānaṁ niyame sati, vibhūte‘timahante ca, tadārammaṇaṁ īritaṁ.

Ayaṁ ettha tadārammaṇaniyamo.

Khi chắc chắn rằng những đỗng lực, người và cảnh thuộc về cõi Dục, thì khi ấy có thể nói rằng những tadārammaṇa citta (tâm na cảnh) sanh trong cả hai vibhūtārammaṇa vīthi (lộ cảnh rõ) và atimahantārammaṇa vīthi (lộ cảnh rất lớn).

Ở đây, những gì được nói là định luật hay trình tự của na cảnh.

 

Diễn Tiến của Na Cảnh

Tadālambaṇa (na cảnh) chỉ sanh với người dục giới khi chúng bắt cảnh dục bằng kāma javana-vāra vīthi (lộ chót đỗng lực dục giới).

Nói chung, theo sau upekkhā jāvana (đỗng lực xả thọ) là upekkhā tadālambaṇa (na cảnh xả thọ) hay theo sau somanassa javana (đỗng lực hỷ thọ) là upekkhā tadālambaṇa (na cảnh hỷ thọ). Trong tu tập, những diễn tiến như sau được quán sát:

1. Sau 4 mahā kiriyaupekkkhā javana (đỗng lực đại tố xả thọ) và 2 domanassa javana (đỗng lực ưu thọ), có thể 4 mahā vipāka upekkhā tadālambaṇa (na cảnh đại quả xả thọ) và 2 santīraṇa upekkhā tadālambaṇa (na cảnh thẩm tấn xả thọ) sinh khởi.

2. Sau 4 mahākiriya somanassa javana (đỗng lực đại tố hỷ thọ) và hasituppāda javana (đỗng lực tiếu sinh), có thể 4 mahā vipāka somanassa tadālambaṇa (na cảnh đại quả hỷ thọ) và 1 somanassa santīraṇa tadālambaṇa (na cảnh thẩm tấn hỷ thọ) sinh khởi.

3. Sau 10 akusala javana (đỗng lực bất thiện) và 8 mahā kusala javana (đỗng lực đại thiện) còn lại, tất cả 11 tadālambaṇa (na cảnh) có thể sinh khởi.

 

B2.3/ Lộ nhập thiền diệt (nirodha samāpatti vīthi)

Nirodha samāpatti’ nghĩa là đạt đến sự diệt tắt của cái biết. Lộ này được phát triển để tạm thời đình chỉ sự hoạt động của tất cả tâm và sở hữu tâm, theo ngay sau neva saññā-n’āsaññā yatana jhāna (thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ).

Chỉ có Anāgāmi (bậc Bất lai) và Arahat (bậc Vô sanh), người thuần thục trong tất cả 8 jhāna (thiền) có khả năng phát triển nirodha samāpatti vīthi (lộ nhập thiền diệt). Tiến trình để tu tập đạt đến thiền này như sau:

Trước nhất, bậc tu tiến, người muốn nhập thiền diệt trên paṭibhāganimitta của kasina đất theo trình tự nhập rūpāvacara kusala paṭhamajhāna (sơ thiền thiện sắc giới), rồi xuất khỏi thiền và chú tâm trên những chi thiền bằng sự chú tâm đến những trạng thái / tướng vô thường, khổ não và vô ngã tướng của nó. Vị ấy lặp lại tiến trình này với nhị, tam, tứ và ngũ thiền thiện sắc giới và cũng với thiền vô sắc giới thứ nhất, thứ hai và thứ ba.

Kế tiếp, vị ấy lập bốn adhiṭṭhāna (điều nguyện)

1. Nguyện cho tôi trú hay duy trì trong nirodha samāpatti (nhập thiền diệt) một giờ, hai giờ, v.v…, một ngày, hai ngày, v.v…, bảy ngày (nêu thời gian không quá tuổi thọ mà vị ấy có thể biết).

2. Nguyện cho thân thể của tôi, những vật dụng mà tôi đang dùng và chỗ ở mà tôi đang trú không bị tổn hại hay tiêu hoại bởi bất cứ nguyên do nào (vị ấy có thể phân ranh khu vực đến mức tối đa theo vị ấy thích).

3. Nguyện cho tôi xuất khỏi nirodha samāpatti (nhập thiền diệt) ngay khi Đức Phật muốn gặp tôi (đây là vào thời khi Đức Phật còn tại thế).

4. Nguyện cho tôi xuất khỏi nirodha samāpatti (nhập thiền diệt) ngay khi hội chúng tăng muốn tôi hiện diện (điều này vì do sự kính trọng của Tăng đoàn).

Bây giờ, vị ấy tu tập arūpāvacara kusala catutthajhāna (tứ thiền thiện vô sắc giới) và ngay sau nevasaññā-n’āsaññā yatana cittaṃ (tâm phi tưởng phi phi tưởng xứ) sanh làm appanā javana (đỗng lực kiên cố) 2 sát-na tâm, dòng tâm thức bị cắt đứt – không có citta (tâm), cetasika (sở hữu tâm) và cittaja rūpa (sắc tâm) sinh khởi nữa.

Vị ấy sẽ vẫn giữ nguyên trong trạng thái diệt tắt của citta (tâm), cetasika (sở hữu tâm) và cittaja rūpa (sắc tâm) cho đến cuối giai đoạn mà vị ấy kiên quyết duy trì trong nirodha samāpatti (nhập thiền diệt). Mặc dù không thở, ăn, uống hay biết pháp chi, vị ấy vẫn sống. Khi vị ấy xuất khỏi nirodha samāpatti (nhập thiền diệt), Anāgāmiphalacitta (tâm quả Bất lai) sanh một lần làm đỗng lực kiên cố nếu vị ấy là một Anāgāmi (bậc Bất lai), hay Arahattaphalacitta (tâm quả Arahaṃ) sanh một lần làm đỗng lực kiên cố nếu vị ấy là một Arahat (Arahaṃ). Kế tiếp, bhavaṅga citta rơi vào dòng hữu phần.

Lộ nirodha samāpatti (nhập thiền diệt) diễn tiến như sau:

Theo ký tự Pāḷi:

Manda paññā (tuệ chậm) …-Bha-Na-Da-ma-Pa-U-Nu-Vo-Jhā-Jhā……phala-Bha-…

Tikkha paññā (tuệ nhanh) …-Bha-Na-Da-ma-U-Nu-Vo-Jhā-Jhā……phala-Bha-…

Theo ký tự Việt:

Manda paññā (tuệ chậm) …-R-D-K--Ậ-U-B-Ề-Ề…tâm không sanh…Ả-H-…

Tikkha paññā (tuệ nhanh) …-R-D-K-Ậ-U-B-Ề-Ề…tâm không sanh…Ả-H-…

 

B2.4/ Lộ ý môn kiên cố cận Níp-bàn

Lộ ý môn kiên cố cận Níp-bàn diễn tiến ngay trước khi Níp-bàn cũng như những lộ kiên cố cận tử, nhưng sau những lộ này là sự diệt tắt của pháp hành (saṅkhāra), tức Níp-bàn.

Trong tất cả những lộ ý môn kiên cố: Đối với bậc tuệ yếu thì có sát-na tâm ‘Chuẩn bị”, còn đối với bậc tuệ mạnh thì không có sát –na tâm upacāra (chuẩn bị).

- Lộ ý môn liên thiền tố cận Níp-bàn, diễn tiến tợ như lộ nhập thiền thiện:

Có 9 lộ cho 9 bậc thiền x 2 bậc tuệ mạnh và yếu = 18 lộ.

Có xen hữu phần: …-R-D-K-Ẩ-Ậ-U-B-Ề-Ề-Ề-…bds…-H-Ử (có 18 lộ)

Không xen hữu phần: …-R-D-K-Ẩ-Ậ-U-B-Ề-Ề-Ề-…bds…-Ử (có 18 lộ)

- Lộ ý môn liên thông tố cận Níp-bàn, diễn tiến tợ như lộ hiện thông:

Có xen hữu phần: …-R-D-K-Ẩ-Ậ-U-B-Ô-H-Ử (nhân 2 tuệ = 2 lộ)

Không xen hữu phần: …-R-D-K-Ẩ-Ậ-U-B-Ô-Ử (nhân 2 tuệ = 2 lộ)

- Lộ ý môn phản khán (xem lại) chi thiền tố (tùy bậc thiền), cận Níp-bàn:

Mỗi lộ phản khán 1 chi thiền: (sơ thiền 5 chi+4+3+2+2+2+2+2+2) chi = 24 lộ x 2 tuệ.

Có xen hữu phần: …-R-D-K-Ẩ-Ậ-U-B-Ề-Ề-bds-H-R-D-K-7C-H-R-D-K-5C-H-Ử

Không xen hữu phần: …-R-D-K-Ẩ-Ậ-U-B-Ề-Ề-bds-H-R-D-K-7C-H-R-D-K-5C-Ử

- Lộ ý môn phản khán (xem lại) phiền não, đạo, quả (tùy bậc Thánh), cận Níp-bàn:

Lộ này còn gọi là lộ đắc đạo tột mạng, tức là đắc đạo-quả ngay trước lộ ý môn phản khán phiền não rồi Níp-bàn. Mỗi lộ phản khán 1 trong 10 phiền não.

Có xen hữu phần: …-R-D-K-Ẩ-Ậ-U-B-Ạ-3Ả-4H-R-D-K-7C-4H-R-D-K-5C-H-Ử

Không xen hữu phần: …-R-D-K-Ẩ-Ậ-U-B-Ạ-3Ả-4H-R-D-K-7C-4H-R-D-K-5C-Ử

 

Vipāka Niyāma – Định luật Quả

“Niyāma” nghĩa là “định luật”. Như vipāka citta (tâm quả) là quả của kamma (nghiệp). Chúng thường sanh trong vīthi (lộ) theo kamma (nghiệp) như ảnh hiện trong gương y như người trước gương.

Khi một người gặp những vật bất tịnh như là xác chúng sanh thối rữa, phân, v.v…, là do akusala kamma (nghiệp bất thiện). Tại sát-na ấy, akusala vipāka cittaṃ (tâm quả bất thiện) là cakkhu viññāṇa (nhãn thức), sampaṭicchana (tiếp thâu), santīraṇa (thẩm tấn) và tadālambaṇa (na cảnh) sanh trong lộ.

Khi một người gặp những cảnh tương đối tốt, kusala vipāka cittaṃ (tâm quả thiện) – đó là cakkhu viññāṇa (nhãn thức), sampaṭicchana (tiếp thâu), upekkhā-santīraṇa (thẩm tấn xả thọ) và upekkhā-tadālambaṇa (na cảnh xả thọ) sanh trong lộ. Khi gặp cảnh rất tốt somanassa-santīraṇa (thẩm tấn hỷ thọ) và somanassa-tadālambaṇa (na cảnh hỷ thọ) sanh thay vì upekkhā (xả thọ).

Kusalaakusala javana (đỗng lực thiện và bất thiện) không thường sanh như vipāka citta (tâm quả). Yoniso manasikāra (khéo tác ý)[40] dẫn đến sự sinh khởi của kusala javana (đỗng lực thiện), trong khi ayoniso manasikāra (không khéo tác ý)[41] làm cho akusala javana (đỗng lực bất thiện) sinh khởi.

 

Javana Niyāma - Định luật Đỗng lực

31. Javanesu ca parittajavanavīthiyaṁ kāmāvacarajavanāni sattakkhattuṁ chakkhattuṁ eva vā javanti.

32. Mandappavattiyaṁ pana maraṇa-kālādīsu pañcavaram eva.

Hơn nữa, giữa những đỗng lực trong một lộ với đỗng lực dục giới (kāmājavana), những đỗng lực dục giới sanh hoặc bảy, hoặc sáu lần.

Trong trường hợp của một tiến trình lộ yếu, không rõ, như lúc đang tử, đỗng lực dục giới (kāmājavana) chỉ sanh năm lần.

33. Bhagavato pana yamakapāṭihāriyakālādīsu lahukappavattiyaṁ cattāri pañca vā paccavekkhaṇacittāni bhavantī ti pi vadanti.

Hơn nữa, lúc Đức Phật hiện song thông và tương tự, khi lộ diễn tiến một cách nhanh chóng, paccavekkhaṇa javana citta (những tâm đỗng lực phản khán) chỉ sanh bốn hoặc năm lần. Đó là lời giải của những nhà chú giải.

 

Tần suất[42] của Đỗng lực Dục giới

Thông thường, kāma-javana (đỗng lực dục giới) sanh lên bảy lần trong một vīthi (lộ). Với những em bé và người bất tỉnh, hadaya vatthu (sắc ý vật) còn yếu và do đó kāma-javana (đỗng lực dục giới) sanh sáu hay năm lần trong một vīthi (lộ).

Trong maraṇasanna vīthi (lộ cận tử)[43] sanh vào lúc đang tử, kāma-javana (đỗng lực dục giới) chỉ sanh năm lần.

Trong paccavekkhaṇa vīthi (lộ phản khán phiền não), bậc tu tiến xem lại những chi thiền rất nhanh và kāma-javana (đỗng lực dục giới) chỉ sanh bốn hay năm lần trong một vīthi (lộ).

Trong upacāra samādhi javana (đỗng lực cận định), kāma-javana (đỗng lực dục giới) sanh bốn lần như là parikamma (chuẩn bị), upacāra (cận định), anuloma (thuận thứ) và gotrabhū (chuyển tánh) đối với người tuệ chậm, hay ba lần như là upacāra (cận định), anuloma (thuận thứ) và gotrabhū (chuyển tánh) đối với người tuệ nhanh.

 

Tần suất của Đỗng lực Kiên cố

34. Ādikammikassa pana paṭhamakappanāyaṁ mahaggatajavanāni abhiññājavanāni ca sabbadā pi ekavāram eva javanti, tato paraṁ bhavaṅgapāto.

Trong lộ sơ thiền của người sơ cơ, mahaggatajavana (đỗng lực đáo đại) chỉ xảy ra một lần. Cũng thế, abhiññājavana (đỗng lực hiện thông) trong suốt thời gian ấy chỉ sanh một lần. Kế tiếp rơi vào dòng hữu phần.

Trong tất cả những rūpāvacara jhānaarūpāvacara jhāna vīthi (lộ thiền sắc giới và vô sắc giới), những đỗng lực tương ứng chỉ sinh khởi một lần với bậc lần đầu đạt được jhāna (thiền). Để nhập vào trạng thái miệt mài tương ứng với thiền đó, vị ấy có thể phát triển jhāna samāpatti vīthi (lộ nhập thiền), trong đó appanā-javana (đỗng lực kiên cố) sinh khởi liên tục nhiều lần.

Trong abhiññā appanā vīthi (lộ thông kiên cố), rūpāvacara kusala pañcamajjhāna (ngũ thiền thiện sắc giới) sanh một lần làm phận sự abhiññā-javana (đỗng lực thông). Đối với một Arahat (bậc Vô sanh) rūpāvacara kiriya pañcamajjhāna (ngũ thiền tố sắc giới) sanh một lần làm abhiññā-javana (đỗng lực thông).

35. Cattāro pana magguppādā ekacittakkhaṇikā, tato paraṁ dve tīṇī phalacittāni yathārahaṁ uppajjanti, tato paraṁ bhavaṅgapāto.

Ngoài ra, bốn tâm đạo, mỗi tâm chỉ sanh 1 sát-na tâm. Sau đó, hai hoặc ba tâm quả tương ứng sanh tùy theo người manda-paññā (tuệ chậm) hay tikkha-paññā (tuệ nhanh). Rồi sau đó rơi vào hữu phần.

Trong magga appanā vīthi (lộ đạo kiên cố), magga javana (đỗng lực đạo) tương ứng chỉ sanh một lần và tiếp ngay sau đó là 2 phala citta (tâm quả) làm appanā-javana (đỗng lực kiên cố) đối với người tuệ chậm hoặc 3 phala citta (tâm quả) làm appanā-javana (đỗng lực kiên cố) đối với người tuệ nhanh.

36. Nirodhasamāpattikāle dvikkhattuṁ catutthāruppajavanaṁ javati, tato paraṁ nirodhaṁ phusati.

37. Vuṭṭhānakāle ca Anāgāmiphalaṁ vā Arahattaphalaṁ vā yathārahaṁ ekavāram uppajjitvā niruddhe bhavaṅgapāto’ va hoti.

Ngay trước khi nhập thiền diệt (nirodhasamāpatti), arūpavacara javana (đỗng lực vô sắc giới) thứ tư sanh hai lần, sau đó citta (tâm), cetasika (sở hữu tâm) và cittajarūpa (sắc tâm) dừng hay không sanh. Khi những pháp ấy sanh trở lại từ trạng thái dừng hay không sanh, Anāgāmiphala citta (tâm quả Bất lai) hay Arahattaphala citta (tâm quả Ứng cúng) sanh một lần tùy theo bậc của vị ấy là bậc Bất lai hay bậc Ứng cúng. Sau khi tâm quả này diệt là sự rơi vào dòng hữu phần.

Trong nirodha samāpatti vīthi (lộ nhập thiền diệt), nev saññā-n’āsaññāyatana cittaṃ (tâm phi tưởng phi phi tưởng xứ) sanh hai lần ngay trước khi sự hoạt động của tâm và tất cả sở hữu tâm diệt mất. Trong khi nirodha samāpatti (nhập thiền diệt), citta (tâm) cũng như cetasika (sở hữu tâm) và cittajarūpa (sắc tâm) đều diệt tắt; do đó không có javana (đỗng lực) tồn tại. Khi xuất khỏi nirodha samāpatti (nhập thiền diệt), Anāgāmi phala cittaṃ (tâm quả Bất lai) sinh khởi một lần làm phận sự appanā javana (đỗng lực kiên cố) đối với bậc Bất lai, hay Arahatta phala cittaṃ (tâm quả Ứng cúng) sanh một lần làm phận sự appanā javana (đỗng lực kiên cố) đối với bậc Arahat (Ứng cúng).

38. Sabbatthā pi samāpattivīthiyaṁ bhavaṅgasoto viya vīthiniyamo n’atthī ti katvā bahūni pi labbhantī ti.

Trong tất cả jhānasamāpattiphalasamāpatti (lộ nhập thiền và nhập quả), như trong dòng hữu phần, không có trình tự cố định được lưu ý. Nên hiểu rằng nhiều [mahaggata (đáo đại) hay phala (quả)] javana (đỗng lực) sanh (nối tiếp liền kề).

Trong phala samāpatti vīthi (lộ nhập quả), phala citta (tâm quả) tương ứng sanh nhiều lần không cách quãng làm phận sự appanā-javana (đỗng lực kiên cố).

Thông thường, quá trình của javana (đỗng lực) ngay sau 1 somanassakāma javana (đỗng lực dục giới hỷ thọ), xuất hiện 1 samonassa appanā javana (đỗng lực kiên cố hỷ thọ) là điều bình thường. Sau kāma javana (đỗng lực dục giới), câu hành xả, chắc chắn là 1 appanā javana (đỗng lực kiên cố) câu hành xả.

Tóm lại:

39. Sattakkhattuṁ parittāni, maggābhiññā sakiṁ matā. Āvasesāni labbhanti, javanāni bahūni pi.

Ayaṁ ettha javananiyamo.

Nên hiểu rằng, kāmāvacarajavana (đỗng lực dục giới) hầu như sanh bảy lần, magga javana (đỗng lực đạo) và abhiññāṇa javana (đỗng lực thông) sanh chỉ một lần. Tất cả mahaggatajavana (đỗng lực đáo đại) và phalajavana (đỗng lực quả) sanh nhiều lần.

Đến đây kết thúc phần ‘định luật đỗng lực’.

 

Āgantuka Bhavaṅga (Hữu phần khách)

Đối với người tái tục bằng somanassa citta (tâm hỷ thọ), suốt đời tâm hữu phần của vị ấy cũng phải là 1 somanassa bhavaṅga (hữu phần hỷ thọ). Tâm tái tục và tâm hữu phần của một chúng sanh phải phù hợp với bhūmi (cõi), citta (tâm), sampayutta dhamma (pháp tương ưng), vedanā (thọ) và saṅkhāra (hành).

Khi chúng sanh ấy sân giận, theo sau domanassa javana (đỗng lực ưu thọ) không thể là somanassa tadālambaṇa (na cảnh hỷ thọ) và somanassa bhavaṅga (hữu phần hỷ thọ), vì domanassa vedanā (ưu thọ) đối lập với somanassa vedanā (hỷ thọ) như lửa đối nghịch với nước. Nhưng theo tâm tái tục của vị ấy, somanassa tadālambaṇa (na cảnh hỷ thọ) và somanassa bhavaṅga (hữu phần hỷ thọ) phải sanh.

Trong tình huống khó này, upekkhā santīraṇa (thẩm tấn xả thọ) sanh một lần làm āgantuka bhavaṅga (hữu phần khách)[44]; trong khi ấy chỉ làm phận sự hữu phần mà không làm phận sự santīraṇa (thẩm tấn).

Upekkhā vedanā (xả thọ) có thể hợp được với cả 2 domanassa vedanā (ưu thọ) và somanassa vedanā (hỷ thọ). Āgantuka bhavaṅga (hữu phần khách) không thể nhận biết cảnh mà domanassa javana (đỗng lực ưu thọ) tiếp nhận. Nó chỉ nhận biết một cảnh dục đã được quan sát vài lần trong quá khứ.

Tóm lại, hữu phần khách là 6 tâm na cảnh câu hành xả.

Tứ nhân trợ sanh hữu phần khách:

(i) người dục giới, (ii) tái tục tâm câu hành hỷ.

(iii) gặp cảnh rất tốt, (iv) đỗng lực bằng tâm sân.

Vì thế tâm na cảnh câu hành hỷ sanh ra để hưởng lại vị của cảnh (na cảnh) rất tốt không sanh đặng, bởi chẳng nối tâm đỗng lực sanh. Còn tâm tái tục câu hành hỷ cũng không nối với tâm sân nên mới có hữu phần khách xen vào để can thiệp giữa chặng sân và hỷ.

___o0o___

Bhūmi ca Citta (Cõi Và Tâm)

Bhūmi” nghĩa là cõi hiện hữu. Trong cõi Dục, 80 citta (tâm) có thể tham gia trong vīthi (lộ), 9 mahaggata vipāka citta (tâm quả đáo đại) làm việc tái tục, hữu phần và tử trong những cõi Phạm thiên tương ứng.

Trong cõi Sắc, 2 ghānaviññāṇa citta (tâm tỷ thức), 2 jivhā viññāṇa citta (tâm thiệt thức), 2 kāyaviññāṇa citta (tâm thân thức), 8 mahāvipāka citta (tâm đại quả), 2 domanassa citta (tâm ưu thọ) và 4 arūpavipāka citta (tâm quả vô sắc), tổng cộng tất cả có 20 tâm không sinh khởi, còn lại 69 tâm có thể sanh ở cõi Sắc. Trong 69 tâm này, 5 rūpavipāka citta (tâm quả sắc) không thể tham gia trong lộ; do đó chỉ còn 64 tâm sẽ tham gia trong lộ.

Ở cõi Arūpa (Vô sắc), 42 tâm có thể hoặc không thể nương hadaya vatthu (sắc ý vật) đặng sanh, như đã đề cập trong “Chương 3 - Pakiṇṇaka”, cùng với 4 arūpa vipāka citta (tâm quả vô sắc), tổng cộng tất cả có 46, có thể sanh. Trong 46 tâm, 4 arūpa vipāka citta (tâm quả vô sắc) không tham gia trong lộ; do đó, chỉ còn 42 tâm sẽ tham gia trong lộ.

  

Puggala bheda (Phân giải về Người)

40. Duhetukānaṁ ahetukānañ ca pan’ ettha kiriyājavāni c’ eva appanājavanāni ca labbhanti.

41. Tatthā ñāṇasampayuttavipākāni ca sugatiyaṁ.

41. Duggatiyaṁ pana ñāṇavippayuttāni ca mahāvipākāni na labbhanti.

Hơn nữa, trong những lộ này kiriyājavana (đỗng lực tố) và appanājavana (đỗng lực kiên cố) không sanh đối với người nhị nhân hay người vô nhân. Ñāṇasampayutta mahāvipāka citta (tâm đại quả tương ưng trí) cũng không sanh trong cõi Vui. Ñāṇavippayutta mahāvipāka citta (tâm đại quả bất tương ưng trí) không sanh trong cõi Khổ.

Giải:

‘Ahetuka puggala’ (người vô nhân) là người tái tục bằng tâm không có nhân.

Duggati ahetuka puggala (người khổ vô nhân) chỉ cho người trong cõi Khổ, tức là 4 cõi Khổ - đó là Niraya (địa ngục), Peta (ngạ quỉ), Tiracchāna (bàng sanh), Asura (atula) tái tục bằng tâm thẩm tấn quả bất thiện vô nhân.

Sugati ahetuka puggala (người lạc vô nhân) chỉ cho người nhân loại mà chậm phát triển về thể chất và trí, đui hay điếc lúc tái tục trong cõi Nhân loại và Catumahārājika deva (cõi trời Tứ đại thiên vương) tái tục bằng tâm thẩm tấn quả thiện vô nhân.

Dvi hetuka puggala (người nhị nhân) là người tái tục bằng tâm có hai nhân (alobha-vô tham và adosa-vô sân), chỉ cho người nhân loại và chư thiên được tái tục bằng ñāṇavippayutta mahāvipāka citta (tâm đại quả bất tương ưng trí) là tâm thiếu trí.

Những người này không thể đắc jhāna (thiền) và magga (đạo) trong kiếp hiện tại, dù cho họ cố gắng đến đâu. Dù sao, họ có thể trở thành tihetuka puggala (người tam nhân) trong kiếp sống kế tiếp là quả của sự tinh tấn tu tập thiền trong kiếp hiện tại và khi ấy đắc thiền và đạo dễ dàng nếu họ tiếp tục tu tập thiền nữa. Do đó, javana (đỗng lực) kiên cố, ngoại trừ chư Thánh Arahatta (Ứng cúng), không thể sanh với họ.

Hơn nữa, trong cõi Vui như cõi Nhân loại hay những cõi trời Dục giới, ñāṇasampayutta mahāvipāka citta (tâm đại quả tương ưng trí) không sanh với những người vô nhân hay hai nhân thực hiện việc na cảnh; với người nhị nhân, tadālambana citta (tâm na cảnh) là ba tâm santīraṇa (thẩm tấn) và 4 ñāṇavippayutta mahāvipāka citta (tâm đại quả bất tương ưng trí) trong khi những người ahetuka (vô nhân), chỉ 3 santīraṇacitta (tâm thẩm tấn) làm việc na cảnh.

Do đó, trong những cõi Khổ hạn chế chỉ có những người vô nhân. Ñāṇavippayutta mahāvipāka citta (tâm đại quả bất tương ưng trí) không sanh.

 

43. Tihetukesu ca khīṇāsavānaṁ kusalākusalajavanāni na labbhanti.

44. Tathā sekkhaputhujjanānaṁ-kiriyajavanāni.

45. Diṭṭhigatasampayutta vicikicchājavanāni ca sekkhānaṁ.

46. Anāgāmipuggalānaṁ pana paṭighajavanāni ca na labhanti.

47. Lokuttarajavanāni ca yathārahaṁ Ariyānam eva samuppajjantī ti.

Đối với những người tam nhân, sau khi đã trở thành chư Thánh Arahaṃ (Ứng cúng), không có kusala javana (đỗng lực thiện) hay akusala (bất thiện) sanh. Tương tự, với những bậc Thánh hữu học cũng như những phàm, đỗng lực tố không sanh. Đỗng lực tương ưng tà kiến và hoài nghi cũng không sanh với chư Thánh hữu học, tức là những bậc Thánh chưa phải là Arahaṃ (Ứng cúng). Đối với những Anāgāmī (bậc Bất lai) không có đỗng lực tương ưng khuể[45]. Đỗng lực siêu thế chỉ được chư Thánh (Ariya) trải nghiệm, tùy theo sự đắc chứng tương ứng.

Giải:

Tihetuka puggala (người tam nhân) là người có tâm tái tục ba nhân (alobha-vô tham, adosa-vô sân và amoha-vô si) (chỉ cho người nhân loại và chư thiên được tái tục bằng ñāṇasampayutta mahāvipāka citta (tâm đại quả tương ưng trí) là tâm có trí. Những người này có thể đắc tất cả jhāna (thiền), magga (đạo) và phala (quả) nếu họ tích cực tu tiến samatha-vipassanā (pháp chỉ và pháp quán).

Vì tâm bất thiện (akusala) và tâm thiện (kusala) không còn sanh với chư Thánh Arahaṃ (Ứng cúng), những vị ấy không dùng đỗng lực bất thiện và thiện (kusalajavana). Mặt khác, chỉ có kiriyajavana (đỗng lực tố) có thể sanh với chư Thánh Arahaṃ (Ứng cúng). Những người phàm và chư Thánh hữu học không thể dùng kiriyajavana (đỗng lực tố).

Vì chư Thánh hữu học đã hoàn toàn đoạn tận tà kiến và hoài nghi, những bậc ấy sẽ không dùng đỗng lực tương ưng tà kiến và hoài nghi.

Chư Thánh Bất lai cũng đã hoàn toàn đoạn tận dosa (sân) cộng với diṭṭhi (tà kiến) và vicikicchā (hoài nghi), do đó đỗng lực sân sẽ không bao giờ sanh với chư Thánh Bất lai.

Bốn người đạo và bốn người quả là người tam nhân. Người đạo chỉ tồn tại trong 1 sát-na tâm trong khi họ đắc maggañāṇa (đạo tuệ) tương ứng. Sau đạo tuệ, họ trở thành người quả.

 

Những tâm được trải nghiệm bởi những người khác nhau.

48. Asekkhānaṁ catucattāḷīsa sekkhānaṁ uddise.

Chapaññās’ āvasesānaṁ, catupañṇāsa sambhavā.

Ayaṁ ettha pugggalabhedo.

Tổng số tâm lộ có thể sanh với bậc Arahatta (Ứng cúng) là 44, với bậc Hữu học là 56 và với phàm phu là 54.

Đây là cách phân tích theo người.

Giải:

Chư Thánh Arahaṃ (Ứng cúng), chỉ đến chư Thánh vô học, nghĩa là ‘những bậc vượt qua sự tu tiến’, đã đoạn trừ tất cả phiền não và do đó không còn dùng bất cứ tâm bất thiện nào. 44 tâm mà những vị ấy có thể dùng là: 18 ahetuka citta (tâm vô nhân) + 8 mahāvipāka citta (tâm đại quả) + 8 mahākiriya citta (tâm đại tố) + 5 rūpāvacarakiriya citta (tâm tố sắc giới) + 4 arūpāvacarakiriya citta (tâm tố vô sắc giới) + 1 arahaṃaphala citta (tâm quả Ứng cúng).

Những tâm này chỉ cho những bậc đắc tất cả 9 thiền đáo đại trong cõi Dục. Với những ai chưa đắc tất cả thiền, số tâm thiền họ có thể dùng là số còn lại sau khi trừ số tâm thiền chưa đắc từ tổng số tâm.

Những phàm phu tái tục với ba nhân có thể đạt được 9 thiền thiện đáo đại bằng cách tu tiến pháp chỉ. Do đó, 54 tâm mà họ có thể dùng là: 12 akusala citta (tâm bất thiện) + 17 ahetuka citta (tâm vô nhân) (trừ hasituppāda – tiếu sinh) + 8 mahākusala citta (tâm đại thiện) + 8 mahāvipākla citta (tâm đại quả) + 5 rūpāvacarakusala citta (tâm thiện sắc giới) + 4 arūpāvacarakusala citta (tâm thiện vô sắc giới).

Lần nữa, với những ai chưa từng đắc thiền, 9 mahaggatakusala citta (tâm thiện đáo đại) phải được trừ ra khỏi tổng số 54.

Bây giờ ‘sekkha’ nghĩa là ‘hữu học’, chỉ cho 4 maggaṭṭha (bậc Thánh đạo) và 3 phalaṭṭha (bậc Thánh quả thấp). Chư Thánh đạo chỉ tồn tại 1 sát-na tâm trong khi những tâm đạo tương ứng đang sanh. Ngay sau những tâm đạo đã diệt, những vị ấy trở thành phalaṭṭha (chư Thánh quả). Ba bậc Thánh quả thấp là Sotāpanna (Thánh Thất lai), Sakadāgāmi (Thánh Nhất lai) và Anāgāmi (Thánh Bất lai).

Sotāpatti-magga (Thánh đạo Thất lai) hoàn toàn đoạn trừ diṭṭhi (tà kiến) và vicikicchā (hoài nghi), 4 diṭṭhigatasampayutta lobhāmūla citta (tâm căn tham tương ưng tà kiến) và vicikicchāsampayutta mohamūla citta (tâm căn si tương ưng hoài nghi) không thể sanh với một bậc Nhập lưu. Trừ 5 tâm này khỏi 54 tâm có thể sanh với một người phàm tam nhân và cộng 1 Sotāpatti-phala citta (tâm quả Thất lai) mà bậc Thất lai có thể hưởng, chúng ta được 50 tâm có thể sanh trong một bậc Nhập lưu (Thất lai). (Dhs. 970)

Lần nữa, nếu chúng ta cộng 4 magga citta (tâm đạo), Anāgāmi phala citta (tâm quả Bất lai) và Sakadāgāmi phala citta (tâm quả Nhất lai) với 50, chúng ta được 56 tâm có thể sanh với chư Thánh hữu học.

 

Bhūmi bheda (Phân giải về Cõi)

49. Kāmāvacarabhūmiyaṁ pan’ etāni sabbāni pi vīthicittāni yathārahaṁ upalabbhanti.

50. Rūpāvacarabhūmiyaṁ paṭighajavana tadārammaṇa vajjitāni.

51. Arūpāvacarabhūmiyaṁ paṭhamamagga rūpāvacara hasanaheṭṭhimā ruppa vajjitāni ca labbhanti.

Trong Kāmābhūmi (cõi Dục), tất cả vīthicittā (tâm lộ) đã đề cập này sinh khởi tùy theo người.

Trong Rūpābhūmi (cõi Sắc), tất cả vīthicittā (tâm lộ), ngoài dosamūlajavana (đỗng lực sân) và tadārammaṇa (na cảnh), sẽ sanh.

Trong Arūpābhūmi (cõi Vô sắc), tất cả vīthicittā (tâm lộ), trừ dosamūlajavana (đỗng lực sân) và tadārammaṇa (na cảnh), trừ thêm Sotāpattimagga citta (tâm đạo Thất lai), rūpāvacaracitta (tâm sắc giới), hasituppāda (tiếu sinh) và arūpavacara citta (tâm vô sắc giới thấp), sẽ sanh.

 

52. Sabbathā pi ca taṁtaṁ pasādarahitānaṁ taṁtaṁ dvārikavīthicittāni na labbhant’ eva.

53. Asaññasattānaṁ pana sabbthā pi cittappavatti n’attha’ ev’ āti.

Trong tất cả cõi, những người không có một vài pasāda (sắc thanh triệt) nào đó, thì những lộ liên kết với các môn tương ứng không sanh. Đối với chư Phạm thiên vô tưởng (người mà chỉ có rūpa-sắc pháp), tất cả dạng lộ không sanh.

 

54. Asīti vīthicittāni, kāme rūpe yathārahaṁ.

Catusaṭṭhi that’ ārūpe, dvecattāḷīsa labbhare.

Ayaṁ ettha bhūmivibhāgo.

Trong Kāmābhūmi (cõi Dục), tất cả số vīthicittā (tâm lộ) có thể sanh trong những người khác nhau có tổng số 80. Trong cõi Rūpābhūmi (cõi Sắc), 64 vīthicittā (tâm lộ) có thể sanh, trong khi trong Arūpābhūmi (cõi Vô sắc) 42 tâm có thể tham gia trong tiến trình lộ.

Đây là phần giải theo các cõi.

Giải:

80 tâm lộ sanh trong cõi Dục bao gồm tất cả tâm, ngoại trừ 9 mahaggata vipāka citta (tâm quả đáo đại) không bao giờ tham gia trong tiến trình lộ.

Trong cõi Sắc giới, 2 dosamūla citta (tâm căn sân), 8 mahāvipāka citta (tâm đại quả), 2 ghānaviññāṇa (tỷ thức), 2 jivhāviññāṇa (thiệt thức), 2 kāyaviññāṇa (thân thức), tổng cộng 16 tâm, không sanh. Rūpa Brahma (Phạm thiên sắc) không có ghānapasāda (tỷ thanh triệt), 2 jivhāpasāda (thiệt thanh triệt), 2 kāyapasāda (thân thanh triệt) và việc na cảnh. Dosamūla citta (tâm căn sân) làm hoại jhāna (thiền) và có thể đốt cháy chư Rūpa Brahma (Phạm thiên sắc) đến chết. Cho nên trừ 16 tâm này ra khỏi 80 tâm lộ trên, chúng ta có 64 tâm lộ cho cõi Sắc.

Trong cõi Vô sắc, bậc Thánh Sotāpattimagga (đạo Thất lai), 5 rūpāvacarakusala citta (tâm thiện sắc giới), 5 rūpāvacarakiriya citta (tâm tố sắc giới), hasituppāda (tiếu sinh), pañcadvārāvajjana (khai/hướng ngũ môn), 2 cakkhuviññāṇa (nhãn thức), 2 sotaviññāṇa (nhĩ thức), 2 sampaticchana (tiếp thâu), 3 santīraṇa (thẩm tấn), tổng cộng 22 tâm, cũng không sanh. Do đó, số tâm lộ cho cõi Vô sắc là 64-22=42.

___o0o___

12 Hạng Người

Có 4 hạng người puthujjana (phàm) và 8 hạng người Ariya (Thánh).

1. Duggati ahetuka puggala (người khổ vô nhân)

2. Sugati ahetuka puggala (người lạc vô nhân) = 4 người puthujjana (phàm)

3. Dvi hetuka puggala (người nhị nhân)

4. Ti hetuka puggala (người tam nhân)

5. Sotapatti maggapuggala (người đạo Thất lai)

6. Sakadāgāmi maggapuggala (người đạo Nhất lai) = 4 người maggapuggala

7. Anāgāmi maggapuggala (người đạo Bất lai) (đạo)

8. Arahatta maggapuggala (người đạo Vô sanh)

9. Sotapatti phalapuggala (người quả Thất lai)

10. Sakadāgāmi phalapuggala (người quả Nhất lai) = 4 người phalapuggala

11. Anāgāmi phalapuggala (người quả Bất lai) (quả)

12. Arahatta phalapuggala (người quả Vô sanh)

Giải:

‘Puggala’ nghĩa là người hay cá thể.

‘Duggati’ nghĩa là ‘khổ cảnh, khổ thú, cõi Khổ’ và

‘Sugati’ nghĩa là ‘lạc cảnh, nhàn cảnh, thiện thú, cõi Vui’.

Duggati ahetuka puggala (người khổ vô nhân) nghĩa là người tái tục bằng ahetuka akusalavipāka santīraṇa cittaṃ (tâm thẩm tấn quả bất thiện vô nhân) vào cõi Khổ. Những cõi Khổ chỉ cho bàng sanh, a-tu-la, ngạ quỉ và người khổ trong địa ngục.

Sugati ahetuka puggala (người lạc vô nhân) là người tái tục bằng ahetuka kusalavipāka santīraṇa cittaṃ (tâm thẩm tấn quả thiện vô nhân) nương sanh nương ở trong cõi Nhân loại và cõi Catumahārājika deva (Tứ đại thiên vương) bậc thấp. Họ là những người chậm phát triển, đui, điếc, hay câm từ lúc tái tục. (xin tham khảo thêm về ’11 tật của người lạc vô nhân’ trong phần Ghi Chú ở cuối sách, trang 778).

Dvi hetuka puggala (người nhị nhân) chỉ cho người nhân loại và chư thiên, những người tái tục bằng ñāṇavippayutta mahāvipāka citta (tâm đại quả bất tương ưng trí) tức là tâm thiếu trí. Những người này không thể đắc jhāna (thiền) và magga (đạo) trong kiếp sống hiện tại cho dù họ có cố gắng rất nhiều. Tuy nhiên, họ có thể trở thành người tam nhân trong kiếp sống kế tiếp; là quả của sự cố gắng, tinh tấn thiền trong kiếp hiện tại của họ; và đắc jhāna (thiền) và magga (đạo) dễ dàng nếu họ tiếp tục thiền.

Ti hetuka puggala (người tam nhân) chỉ cho người nhân loại và chư thiên tái tục bằng ñāṇasampayutta mahāvipāka citta (tâm đại quả tương ưng trí) tức có trí. Những người này có thể đắc tất cả thiền và tất cả đạo nếu vị ấy nỗ lực tu tiến thiền chỉ và thiền quán minh sát.

4 maggaṭṭha (hạng người đạo) và 4 phalaṭṭha (hạng người quả) là 8 hạng người Ariya (Thánh). Tất cả những hạng người này đều là tihetuka puggala (người tam nhân). Maggaṭṭha (người đạo) chỉ tồn tại 1 sát-na tâm trong lúc những vị ấy chứng ngộ maggañāṇa (đạo tuệ) tương ứng. Ngay sau magga citta (tâm đạo) diệt, phala citta (tâm quả) sanh, những vị ấy trở thành phalaṭṭha (bậc Thánh quả) được gọi là người Thánh Sotāpanna (Thất lai), Sakadāgāmi (Nhất lai), Anāgāmi (Bất lai) và Arahaṃ (Vô sanh).

___o0o___

Kết luận:

55. Icc’evaṁ chadvārikacittappavatti yathāsambhavaṁ bhavaṅgantaritā yāvatāyukam abbocchinnā pavattati.

Như đã nêu, tiến trình lộ tâm nơi 6 môn liên tiếp không ngừng cho đến kiếp sống chót/cuối theo định luật và chỉ tách biệt bằng những tâm bhavaṅga (hữu phần) giữa những lộ tâm.

Iti Abhidhammatthasaṅgahe, Vīthisaṅgahavibhāgo nāma, Catuttho paricchedo.

Như thế, kết thúc chương thứ tư trong “Vô Tỷ Pháp Tập Yếu” với tựa đề “Lộ Trình Tâm Nhiếp”.

 

Câu hỏi ôn tập:

1. Vīthi (lộ trình) là gì? Sáu loại tâm và 6 loại lộ vīthi (lộ) liên quan đến chúng là gì?

2. Nhân trợ sanh citta vīthi (lộ trình tâm) là gì?

3. Mô tả sự hiện bày của sáu loại cảnh nơi 6 môn. Ba loại cảnh hiện bày ngoài lộ tâm là gì?

4. Citta (tâm) và rūpa (sắc pháp) tồn tại bao lâu? Cường độ của cảnh có thể được xác định ra sao?

5. Vīthi citta (tâm lộ) và vīthi vimutti citta (tâm ngoại lộ) là gì? Những tâm nào tham gia trong tiến trình lộ trong cõi Dục?

6. Khi cảnh sắc với cường độ rất lớn đối chiếu hay dội vào nhãn môn, lộ tâm sẽ sanh là gì? Giải thích.

7. Trình bày tiến trình lộ nhãn môn cảnh lớn và giải thích.

8. Giải thích lộ tâm sanh khi một âm thanh lớn đối chiếu vào nhĩ môn.

9. Khi bạn ngửi mùi nước hoa, loại tiến trình lộ gì sẽ sanh? Giải thích.

10. Khi cảnh sắc với cường độ yếu đối chiếu vào nhãn môn, loại lộ sẽ sanh là gì? Trình bày tiến trình lộ và giải thích những ký tự.

11. Liệt kê những tâm có thể tham gia trong lộ ngũ môn. Những tâm nào tham gia trong lộ ý môn.

12. Khi chúng ta xem phim, chúng ta dường như thấy và nghe cùng lúc. Giải thích lý do tại sao vấn đề này xảy ra.

13. Khi chúng ta nhớ một sự kiện ở quá khứ, loại tiến trình lộ gì xảy ra? Xin giải thích.

14. Sự khác nhau giữa tiến trình quả và tiến trình độc lập trong kāmajavana manodvāra vīthi (lộ ý môn đỗng lực dục giới) là gì? Xin giải thích và thí dụ.

15. Giải thích atibhūtārammaṇa manodvāra vīthi (lộ ý môn cảnh rất rõ), số tâm có thể tham gia trong lộ đó.

16. Tiến trình lộ tâm nào sinh khởi khi một thiền sinh đang niệm (1) kasina đất với mắt mở và (2) ấn tướng đạt được với mắt nhắm?

17. Một thiền sinh đang xem lại tợ tướng của đề mục kasina đất, giải thích lộ tâm sanh với vị ấy. (1) trước khi đắc thiền và (2) khi vị ấy đạt đến thiền.

18. Một người sơ cơ đang tu tập đề mục nhập tức xuất tức niệm (anapanasati), giải thích lộ tâm sanh khi vị ấy (1) đạt đến thiền (2) đạt đến thiền sắc giới thứ nhất.

19. Một thiền sinh đắc sơ thiền sắc giới bằng đề mục nhập tức xuất tức niệm (anapanasati) và chú tâm vào patibhāganimitta để đạt đến nhị thiền. Giải thích lộ tâm sanh (1) trước khi đắc nhị thiền và (2) khi vị ấy đạt nhị thiền.

20. Một người đàn ông nhập từ ngũ thiền sắc và chú tâm vào không vô biên xứ. Lộ tâm của vị ấy ra sao (1) trước khi đạt đến thiền và (2) khi đạt đến thiền?

21. Một người thiền trên tâm thiện vô sở hữu xứ. Lộ tâm nào sẽ sanh khi đạt đến kiên cố?

22. Một người thiền bằng tâm vô sở hữu xứ (ākincaññāyatana kusala citta). Lộ tâm gì sẽ sanh khi vị ấy đạt đến kiên cố (appanā).

23. Một thiền sinh duy trì sự chăm chú vào sự đạt được thiền thiện sắc giới thứ ba. Giải thích lộ tâm của vị ấy.

___o0o___

CHƯƠNG V: VĪTHIMUTTA SAṄGAHA – NGOẠI LỘ TẬP YẾU

Vīthimuttacitta (Tâm Ngoại Lộ)

Trong chương trước, phận sự của vīthi citta (tâm lộ) đã được trình bày. Nay trong chương này, chúng ta bàn về phận sự của 19 vīthimutta citta (tâm ngoại lộ), tức là những tâm ngoài lộ.

19 vīthimutta citta (tâm ngoại lộ) gồm có: 2 upekkhā santīraṇa citta (tâm thẩm tấn xả thọ), 8 mahā vipāka citta (tâm đại quả) và 9 mahaggata vipāka citta (tâm quả đáo đại).

Những tâm này làm phận sự tâm tái tục để tất cả chúng sanh tái tục vào những cõi tương ứng. Kế đến, những tâm này làm phận sự hữu phần trọn kiếp sống của mỗi chúng sanh và là tâm tử của chúng sanh.

Vì những cõi liên quan đến việc trình bày những phận sự của những vīthimutta citta (tâm ngoại lộ) này, chương này được gọi là Bhūmi (cõi) cũng như Vīthimutta (ngoại lộ).

1. Vīthicittavasen’ evaṁ, pavattiyam udīrito,

Pavattisaṅgaho nāma sandhiyaṁdāni vuccati.

Tâm nhiếp (sự gom hợp những danh pháp khi tâm sinh khởi) đã được trình bày qua tiến trình lộ trong khi đang hiện bày, hiện hữu. Bây giờ sẽ trình bày phần tâm nhiếp (sự gom hợp những danh pháp khi tâm sinh khởi) lúc tái tục.

2. Catasso bhūmiyo, catubbidhā paṭsandhi, cattāri kammāni, catudhā maraṇuppati c’ eti vīthimuttasaṅgahe cattāri catukkāni veditabbāni.

Trong phần nhiếp (gom hợp) những tâm ngoại lộ, 4 nhóm bốn được hiểu như sau:

Catukka (Nhóm bốn):

I/. Bhūmi catukka = nhóm bốn cõi hiện hữu (hay bốn sanh thú).

II/. Paṭisandhi catukka = nhóm bốn dạng tái tục.

III/. Kamma catukka = nhóm bốn loại nghiệp.

IV/. Maranuppatti catukka = nhóm bốn nhân đưa đến tử.

 

I. Bhūmi Catukka (Nhóm Bốn Cõi Hiện Hữu Hay Bốn Sanh Thú)

Cõi (bhūmi) là nơi mà chúng sanh nương ở, luân chuyển để ‘sống’ và cuối cùng ‘tử’.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Bhavanti sattā etthāti = bhūmi: Nơi mà nương sanh và nương ở, nơi/ chỗ ấy gọi là cõi.

Cõi (bhūmi) có 3 hoặc 4. Còn nói rộng thì có đến 31.

- Cõi phân theo 3 còn gọi là tam giới: Cõi Dục giới (Kāmāvacarabhūmi) có 11, cõi Sắc giới (Rūpāvacarabhūmi) có 16, cõi Vô sắc giới (Arūpāvacarabhūmi) có 4. Cộng lại có 31 cõi.

- Cõi phân theo 4: Cõi Khổ thú (Apāyabhūmi) có 04, cõi Dục lạc hay vui Dục giới (kāmasugatibhūmi) có 07, cõi Sắc giới (Rūpāvacarabhūmi) có 16, cõi Vô sắc giới (Arūpāvacarabhūmi) có 04; cộng lại có 31 cõi.

3. Tattha Apāyabhūmi kāmasugatibhūmi rūpāvacarabhūmi arūpāvacarabhūmi c’eti catasso bhūmiyo nāma.

Trong số này, bốn cõi hiện hữu là:

(A) Apāya bhūmi hay

kāmaduggati bhūmi = cõi Khổ hay cõi khổ Dục giới có 04

(B) Kāmasugati bhūmi = cõi vui Dục giới có 07

(C) Rūpa bhūmi = cõi Sắc có 16

(D) Arūpa bhūmi = cõi Vô sắc có 04

Tổng cộng có 31 cõi.

(A) Apāya bhūmi (Cõi Khổ hay cõi Khổ dục giới) có 4.

4. Tāsu nirayo tiracchānayoni pettivisayo asurakāyo c’ eti Apāyabhūmi catubbidhā hoti.

Trong những cõi này, Apāya bhūmi (cõi Khổ) có bốn:

(i) Niraya (Địa ngục).

(ii) Tiracchāna (Bàng sanh).

(iii) Peta (Ngạ quỉ).

(iv) Asura (A-tu-la).[46]

(kāmaduggati = khổ dục là hưởng cảnh dục lạc nhưng có rất nhiều sự khổ).

Giải:

Từ Apāya theo nghĩa đen là thiếu vắng sự an vui. Đây là tên chung cho những cõi Khổ hiện hữu; mà trong những cõi ấy sự khổ và cảnh khổ lớn vượt trội hơn sự vui. Đây là những cõi/ nơi mà chúng sanh bị tái tục vào do quả của những ác nghiệp.

Apāyabhūmi’ (cõi Khổ) còn được gọi là ‘Kāmaduggatibhūmi’ (cõi Khổ dục giới). Chúng sanh trong những cõi này cũng hưởng những dục lạc, nhưng những sự khổ đầy dẫy với họ. Bốn cõi Khổ cũng thuộc về Kāmaloka (cõi Dục), cũng như bảy cõi vui Dục. Do đó, cõi Dục gồm có 11 cõi.

(1) Niraya (Địa ngục)

Niraya’ hay ‘ni + aya’ theo nghĩa đen là ‘không có sự an vui’. Niraya hay Địa ngục là cõi thấp nhất trong những cõi hiện hữu theo Phật giáo; là cõi có sự khổ khắc nghiệt nhất. Chúng sanh trong địa ngục chịu những quả khổ do ác nghiệp của họ từ lúc bắt đầu những kiếp sống của họ cho đến khi kết thúc không gián đoạn, cho dù đó không phải là vô gián địa ngục. Khi ác nghiệp bị suy kiệt, những chúng sanh này có thể tái tục vào thiện thú do quả của nghiệp thiện (kamma) trong quá khứ của họ.

Có 8 đại địa ngục tồn tại dưới bề mặt quả địa cầu, với cường độ của sự khổ tăng dần. Những địa ngục ấy có tên theo thứ tự khoảng cách từ bề mặt của quả địa cầu là Sañjiva, Kāḷasutta, Saṅghāta, Roruva, Mahāroruva, Tāpana, MahātāpanaĀvīci là địa ngục thấp nhất và khủng khiếp nhất. (Độc giả có thể tham khảo Lược đồ Bhūmi (cõi). Trong lược đồ cũng đề cập khoảng cách giữa những cõi theo đơn vị là Yojana; khoảng 18 dặm (miles)).

Mỗi đại địa ngục có dạng hình vuông, được bao quanh ở mỗi cạnh của 4 cạnh bằng 5 tiểu địa ngục – tức là, đầm phẩn, đồng tro nóng, rừng cây gai, rừng lá dao và sông nóng với cây mây. Cho nên, mỗi đại địa ngục được bao quanh bởi 20 tiểu địa ngục (ussada), tổng số có 160 tiểu địa ngục. (MN.130 - Devadūta sutta)

Pāḷi chú giải Natthi ayo etthāti = Nirayo: Sự an vui không có nơi đây, nên gọi là Địa ngục.

(2) Tiracchāna (Bàng sanh)

‘Tiracchāna’ theo nghĩa đen là ‘dịch chuyển, đi đi lại lại, chuyển động’. Bàng sanh là những chúng sanh di chuyển theo chiều dọc, không thẳng đứng như người nhân loại. Chúng sanh di chuyển theo chiều dọc dài, có số hai chân, có số bốn chân, có số nhiều chân và có số không chân. Một số sống trong nước, một số sống trong đất và một số trong không khí.

Phật giáo xác nhận lĩnh vực bàng sanh là một cõi Khổ, vì sự khổ lớn vượt hơn sự an vui và vì nơ ấy không đáp ứng những điều kiện thích hợp để thực hiện những nghiệp xứng đáng. Người nhân loại phạm vào những ác nghiệp có thể tái tục thành bàng sanh. Với quả của nghiệp thiện đã tích lũy hay nghiệp thiện đã đạt được gần nhất, chúng sanh ấy có thể được tái tục thành người nhân loại, hay thậm chí thành chư thiên trong cõi Trời.

Pāḷi chú giải: Tiro añjantīti = Tiracchānā: Những loại đi lưng nằm ngang, nên gọi là Bàng sanh, tức là phi cầm, tẩu thú, vi trùng v.v….

(3) Peta (Ngạ quỉ)

Từ ‘Peta’ thường được dịch là ‘Ngạ quỉ hay quỉ đói’; chỉ cho hạng chúng sanh bị dày vò bởi sự cực kỳ đói và khát cũng như những nỗi khổ từ sự đói khát mà không thể tìm ra lối thoát. ‘Peta’ (Ngạ quỉ hay quỉ đói) không có thế giới riêng. Họ sống cùng với thế giới nhân loại – trong những ngóc ngách và những góc giữa những ngôi nhà, trong những mộ địa, đầm lầy và rừng rậm, v.v... – nhưng người nhân loại vẫn không thể nhìn thấy họ. Chỉ khi họ tự hiện hay những bậc có thiên nhãn thấy được họ.

Hồn ma, quỉ dữ, yêu quái, v.v... thuộc về hạng ‘Peta’ (Ngạ quỉ hay quỉ đói).

Pāḷi chú giải sukhasamussayato pākaṭṭhaṃ entīti = Peta: Vì xa lìa tất cả sự vui, nên gọi là quỉ khổ hay Ngạ quỉ.

(4) Asura (A-tu-la)

‘Asurakāya = asura + kāya’ theo nghĩa đen là đám ‘Asura’. Từ ‘Asura’ thường được dịch là ‘Titan’ chỉ cho hạng chúng sanh là những quỉ đói to lớn. Chúng có thân rất lớn với cổ rất nhỏ và chịu khổ từ sự đói nhiều hơn ‘Peta’ (Ngạ quỉ hay quỉ đói). Chúng sống xa với người nhân loại, như trong rừng rậm, trên cồn hay bờ đất của những sông lớn và hải ngạn (ven biển). Dù sống gần nước nhưng họ không thể uống nước. Khi họ xuống nước, nước khô cạn và chỉ còn cát nóng. Vài ‘Asura’ không có gì để ăn suốt cả chu kỳ trái đất.

Những ‘Asura’ này khác với ‘Asura’ đấu tranh với chư thiên ở cõi trời Tāvatiṁsā (Đạo lợi) là những vị được gồm trong chư thiên Tāvatiṁsā.

Pāḷi chú giải: Na suranti issariyakīḷādīhi na dibbantīti = Asurā: Những hạng không tiến hóa sáng suốt, chẳng mấy gì tự do, cho nên gọi là A-tu-la.

(B) Kāmasugati bhūmi (Cõi vui Dục giới) có 7.

(Kāmasugati = có rất nhiều cảnh dục lạc) – có 7

5. Manussā cātumahārājikā tāvatiṁsā yāmā tusitā nimmānarati paranimmitavasavattī c’ eti kāmasugati bhūmi sattavidhā hoti.

6. Sā pan’ āyaṁ ekādasavidhā pi kāmāvacarabhūm’icc’eva saṅkhaṁ gacchati.

Cõi Dục giới vui có 7 đó là:

(v) Cõi Nhân loại (Manussā).

(vi) Cõi Tứ đại thiên vương (Cātumahārājikā) hay thần bảo hộ.

(vii) Cõi Tam thập tam thiên (Tāvatiṁsā) hay Đạo lợi thiên

(viii) Cõi Da-ma thiên (Yāmā).

(ix) Cõi Đâu suất thiên (Tusitā) hay vui sướng, thích thú.

(x) Cõi Hóa lạc thiên (Nimmānarati) là cõi trời của chư thiên thường tự hóa ra ngũ dục để hưởng.

(xi) Cõi Tha hóa tự tại thiên (Paranimmitavasavattī) là cõi mà chư thiên ở đây hưởng ngũ dục do vị khác hóa ra.

Giải:

‘Sugati’ được gọi là nhàn cảnh, thiện thú. Do đó, ‘Kāmasugati bhūmi’ là những cõi vui Dục giới; là nơi mà chúng sanh có quả thiện theo nghiệp thiện trổ sanh.

‘Duggati’ nghĩa là khổ cảnh, khổ thú. Do đó Kāmaduggati bhūmi là những cõi Dục giới khổ; là nơi mà chúng sanh có quả khổ theo nghiệp bất thiện trổ sanh.

4 cõi khổ Dục giới và 7 cõi vui Dục giới tạo nên 11 cõi Dục (kāma bhūmi).

(5) Manussā (cõi Nhân loại)

Cõi Nhân loại, cõi Bàng sanh, cõi Ngạ quỉ (Peta) và cõi A-tu-la (Asura) tồn tại trên bề mặt quả địa cầu. Những cõi này không tách biệt, nhưng chúng sanh đi đi lại lại, du hành trong thế giới riêng của họ.

Từ ‘Manussa’ – Nhân loại, theo nghĩa đen là những người có sự nhạy bén hay tâm đã phát triển. Tâm người nhân loại thì rất nhạy bén. Điều này làm cho người nhân loại có khả năng cân nhắc những hành động thiện và bất thiện nhiều hơn so với bất cứ hạng chúng sanh hữu tưởng nào. Người nhân loại có khả năng phát triển những trọng nghiệp thiện đến sự giác ngộ và những trọng nghiệp ác như giết cha, giết mẹ… Cõi Nhân loại là nơi trộn lẫn cả hai đau khổ và an lạc, khổ não và hạnh phúc; nhưng vì nó mang đến cơ hội để đạt đến hạnh phúc cao nhất, nên được xem là một cõi Vui.

Pāḷi chú giải: Mano ussannaṃ etesanti = Manussā: Vì có tâm mở mang và dũng cảm nên gọi là Nhân loại.

(6) Cātumahārājikā (cõi Tứ đại thiên vương) hay thần bảo hộ.

Cātumahārājika’ nghĩa là ‘Tứ đại thiên vương’ hay ‘Bốn vua trời cai quản’.

Cõi Tứ đại thiên vương - cõi trời thấp nhất nơi mà bốn vua trời bảo vệ, cư trú với những tùy tùng của họ. Vài chúng sanh thấp hơn ở cõi này có nơi ngụ trên quả địa cầu.

Cõi trời Tứ đại thiên vương được cho là trên đỉnh của núi Yugandhara, ở tận trong cùng của bảy dãy núi bao quanh núi Meru là núi to lớn hình thành nơi trung tâm của hệ vũ trụ theo vũ trụ học cổ đại. Mặt trời và mặt trăng được cho là di chuyển ở độ cao của núi Yugandhara.

Cõi Tứ đại thiên vương có bốn phần hay khu theo bốn hướng. Mỗi hướng được cai quản bởi vua trời cai quản của chính hướng đó và có một hạng tiểu chư thiên khác ở sống. Ở hướng Tây, vua trời Dhataraṭṭha cai trị Gandhabba (chư Càn-thát-bà), nhạc trời. Ở hướng Nam, vua trời Virūḷhaka cai trị chư thiên Kumbhaṇda, bí mật canh giữ những khu rừng, núi và những châu báu giấu kín. Ở hướng Đông, vua trời Virūpakka cai trị Nāga, những tiểu thần dưới dạng những con rồng. Và ở hướng Bắc, vua trời Vessavaṇa cai trị những Yakkha hay dạ xoa.

Cõi Tứ đại thiên vương được cho là trải dài từ đỉnh núi Yugandhara cho đến bề mặt của trái đất, nơi một số chư thiên thấp đang trú ngụ.

Pāḷi chú giải: Cattāro mahārājāno = catumāhārājāno: Cõi có 4 vị chư thiên rất lớn, nên gọi là Tứ thiên vương.

(7) Tāvatiṁsā (cõi Tam thập tam thiên) hay Đạo lợi thiên

Cõi trời Tāvatiṁsā này được gọi như thế do dựa theo truyền thuyết về một nhóm 33 người đàn ông có tư tưởng cao thượng đã cống hiến cuộc đời của họ vì phúc lợi của các chúng sanh khác; sanh về đây làm vua trời bao gồm Sakka và 32 người trợ giúp. Sakka còn được gọi là Indra; là vua của những vị trời ngụ trong cõi trời này và trú trong lâu đài Vejayantā trong thủ đô vương quốc Sudassana. Vị ấy cai trị hai cõi trời Tāvatiṁsā (Đạo lợi) và Catumahārājika (Tứ đại thiên vương).

Pāḷi chú giải: Tettiṃsājanā nibbattanti etthāti = Tettimsā: Cõi 33 vị sanh lên (làm vua), nên gọi là Đạo-lợi (Tam thập tam thiên) là cõi trời 33 vị vua, tục gọi là cõi Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Yāmā, Tusitā, v.v… mỗi cõi này nằm trong khoảng không phía trên cõi trước đó và trải dài đến bức tường của hệ vũ trụ.

(8) Yāmā (cõi Da-ma thiên)

Cõi trời này nằm trong khoảng không phía trên cõi trước đó và trải dài đến tường của hệ vũ trụ.

Yāmā thiên là cõi của sự vui sướng lớn lao. Cõi này được cai quản bởi vua trời Suyāma hay Yāma.

Pāḷi chú giải: Yāmānaṃ nivāsā = Yāmā: Có sự vui sướng theo tiên, xa lìa khó khăn, nên gọi là Da-ma (Yāmā).

(9) Tusitā (cõi Đâu suất thiên) hay vui sướng, thích thú, thú vị, say mê.

Cõi trời này nằm trong khoảng không phía trên cõi trước đó và trải dài đến tường của hệ vũ trụ.

Cõi trời Tusitā là cõi mà chư Bồ tát vui thích nương trú mỗi khi tái tục vào thiên giới.

Pāḷi chú giải: Tusitānaṃ nivāsā = Tusitā: Nơi chư thiên đều hưởng sự vui mừng tự tài sản điềm lành nên âm là Đâu xuất.

(10) Nimmānarati (cõi Hóa lạc thiên)

Cõi trời này nằm trong khoảng không phía trên cõi trước đó và trải dài đến tường của hệ vũ trụ.

Chư thiên ở cõi trời Hóa lạc có năng lực hóa ra những vật dục để hưởng bằng ý nghĩ theo sự mong muốn của họ.

Pāḷi chú giải Nimmānaratīnaṃ nivāsā = Nimmānaratī: Chư thiên thường tự hóa ra ngũ dục để hưởng, nên gọi là Hóa lạc thiên.

(11) Paranimmitavasavattī (Cõi Tha hóa tự tại thiên)

Cõi trời này nằm trong khoảng không phía trên cõi trước đó và trải dài đến tường của hệ vũ trụ.

Chư thiên ở cõi Tha hóa tự tại không tự tạo những vật dục, nhưng họ điều khiển những người hầu hóa ra những vật dục để họ sử dụng. Māra (Ma vương) nương trú trong cõi trời này.

Pāḷi chú giải: Paranimmitavasavattīnaṃ nivāsā = Paranimmitavasavattī: Cõi mà chư thiên hưởng ngũ dục do vị khác hóa ra, nên gọi là Tha hóa tự tại. Cõi này có 1 vị làm chủ lớn hơn hết, gọi là Ma vương (Māra).

Sáu cõi trời này (từ cõi Tứ thiên vương đến cõi Tha hóa tự tại) là những cõi Vui tạm, nơi chúng sanh hưởng những dục lạc là quả của những nghiệp thiện của họ.

Mười một cõi vừa kể trên, gồm lại gọi là cõi Dục giới (Kāmāvacarabhūmi).

Có Pāḷi chú giải như vầy: Kāmassabhavoti = kāmo: Cõi nào là chỗ sanh phiền não dục và sắc dục, gọi là cõi Dục tức là Dục giới (đa sanh).

Cao hơn những cõi Dục là những cõi Brahma (Phạm thiên), nơi chúng sanh vui thích trong thiền – đạt được niềm vui thích bằng rūpāvacara arūpāvacara – kusala kamma (những nghiệp thiện sắc giới và vô sắc giới).

 

(C) Rūpa bhūmi hay Rūpaloka (Cõi Sắc), có 16.

7. Brahmapārisajjā Brahmapurohitā Mahābrahmā c’ eti Paṭhamajjhānabhūmi.

8. Parittābhā Appamāṇābhā Ābhassarā c’eti Dutiyajjhānabhūmi.

9. Parittasubhā Appamāṇasubhā Subhakiṇhā c’eti Tatiyajjhānabhūmi.

10. Vehapphalā Āsaññasattā Suddhāvāsā c’ eti Catutthajjhānabhūmī ti Rūpāvacara-bhūmi soḷasavidhā hoti.

11. Avihā Atappā Sudassā Sudassī Akaniṭṭhā c’ eti Sudhāvāsabhūmi pañcavidhā hoti.

Cõi Phạm chúng, cõi Phạm phụ và cõi Đại phạm tạo thành cõi Sơ thiền.

Cõi Thiểu quang, cõi Vô lượng quang và cõi Biến quang tạo nên cõi Nhị thiền.

Cõi Thiểu tịnh, cõi Vô lượng tịnh và cõi Biến tịnh tạo nên cõi Tam thiền.

Cõi Quảng quả, cõi Vô tưởng, cõi Tịnh cư làm nên cõi Tứ thiền.

Do đó, cõi Sắc giới được hình thành từ 16 cõi cả thảy.

Năm cõi Tịnh cư gồm Vô phiền, Vô nhiệt, Thiện kiến, Thiện hiện và Sắc cứu cánh.

Giải:

Cõi Sắc là cõi dành cho những bậc đã tu tập thiền tái tục về. Trong kiếp sống, những vị ấy đã tu tập đạt một trong những bậc thiền sắc và vào lúc tử vẫn có thiền ấy. Về ý nghĩa, họ có khả năng nhập vào thiền, không bị hoại cho đến lơ đễnh và ám ảnh bởi những trạng thái ngăn ngại.

Cõi Sắc được chia thành bốn tầng phù hợp với bốn thiền sắc giới của hệ thống bốn bậc thiền. Trong hệ thống bốn bậc, vitakka (tầm) và vicāra (tứ) cùng lúc bị loại để tiến từ sơ thiền thiện sắc giới (rūpāvacara kusala jhāna) lên nhị thiền thiện sắc giới. Theo hệ thống thiền năm bậc, sự hiện hữu của cõi Nhị thiền tương ứng với nhị tam thiền, cõi Tam thiền tương ứng với tứ thiền và cõi Tứ thiền tương ứng với ngũ thiền.

Mỗi tầng trong bốn tầng của cõi Sắc được chia thành 3 cõi, trừ cõi cuối là cõi Tứ thiền được chia thành 7 cõi. Sự tái tục xảy ra ở những cõi này sẽ được giải thích sau.

Cõi Sắc giới nằm cao hơn những cõi Dục nhiều. Mỗi cõi Sắc sau nằm trên cõi trước nó.

Cõi Sắc là nơi cao hơn nhiều so với những cõi Dục giới, gồm có 3 cõi Sơ thiền, 3 cõi Nhị thiền, 3 cõi Tam thiền, 7 cõi Tứ thiền. Tất cả có 16 cõi.

 

(i) Ba cõi Sơ thiền:

(12) Brahma parisajjā (cõi Phạm chúng thiên)

Cõi Phạm chúng thiên là nơi trú của chư Phạm thiên tùy tùng.

Pāḷi chú giải: Parisati bhāvā = Parisajjā: Những hạng thường dân, nên gọi là Phạm chúng.[47]

Bậc tu tiến sơ thiền đặng thứ thông thường sanh đến bậc nào? Bậc tu tiến sơ thiền đắc chủng thông thường sanh lên bậc Phạm chúng thiên (Brahmapārisajjā).

(13) Brahma purohitā (cõi Phạm phụ thiên)

Cõi Phạm phụ thiên là nơi trú của chư Phạm thiên phụ trách.

Pāḷi chú giải: Pure ucce ṭhāne ohanti tiṭṭhantīti = Purohitā: Bậc có chức phận cao và phụ trách của đức Đại phạm, nên gọi là Phạm phụ thiên.

Bậc tu tiến sơ thiền đặng chủng trung bình sanh lên bậc nào? Bậc tu tiến sơ thiền đắc chủng trung bình sanh lên cõi Phạm phụ thiên (Brahmapurohita).

(14) Mahā Brahmā (cõi Đại Phạm thiên)

Pāḷi chú giải: Mahanto brahmā = Mahābrahmā: Ngôi Phạm thiên lớn hơn hết, nên gọi là Đại Phạm thiên.

Bậc tu tiến sơ thiền đặng chủng tinh vi sanh lên cõi nào? Bậc tu tiến sơ thiền đắc chủng tinh vi sanh lên cõi Đại Phạm thiên (MahāBrahma).

Ba bậc vừa kể đều ở tầng Sơ thiền thiên.

 

(ii) Ba cõi Nhị thiền:

(15) Parittābhā (cõi Thiểu quang thiên)[48]

Pāḷi chú giải: Parittā ābhā etesanti = Parittābhā: Phạm thiên có hào quang ít hơn cấp trên, nên gọi là Thiểu quang thiên.

Bậc tu tiến nhị thiền đắc chủng thông thường sanh lên cõi nào? Bậc tu tiến nhị thiền mà đắc chủng thông thường thì sanh lên cõi trời Thiểu quang thiên (Parittābhā).

(16) Appamānābhā (cõi Vô lượng quang thiên)

Pāḷi chú giải: Appamāṇābhānaṃ nibbattāti = Appamāṇābhā: Là Phạm thiên có hào quang không đo lường đặng, nên gọi là Vô lượng quang thiên.

Bậc tu tiến nhị thiền đắc chủng trung bình sanh lên cõi nào? Bậc tu tiến nhị thiền đắc chủng trung bình thì sanh lên cõi trời Vô lượng quang thiên (Appamāṇābhā).

(17) Abhassarā (cõi Biến quang thiên)

Pāḷi chú giải: Ābhāsarā etesanti = Ābhassarā: Hào quang phún ra khắp cả thân mình, nên gọi là Biến quang thiên (Trung Hoa dịch là Quang âm thiên).

Bậc tu tiến nhị thiền đắc chủng tinh vi sanh lên cõi nào? Bậc tu tiến nhị thiền mà đặng chủng tinh vi thì sanh lên cõi trời Quang âm thiên hay Biến quang thiên (Ābhassara).

Ba bậc vừa kể đều ở tầng Nhị thiền thiên.

 

(iii) Ba cõi Tam thiền

(18) Paritta subhā (cõi Thiểu tịnh thiên)[49]

Pāḷi chú giải: Parittā Subhā etesanti = Parittasubhā: Phạm thiên có hào quang tốt đẹp trong ngần nhưng ít hơn bậc trên, nên gọi Thiểu tịnh thiên.

Bậc tu tiến tam thiền đặng thứ thông thường sanh lên cõi nào? Bậc tu tiến tam thiền đắc chủng thông thường thì sanh lên cõi trời Thiểu tịnh thiên (Parittasubhā).

 

(19) Appamāṇa subhā (cõi Vô lượng tịnh thiên)

Pāḷi chú giải: Appāmāṇā subhā etesanti = Appamāṇasubhā: Là Phạm thiên có hào quang tốt đẹp, trong ngần không đo lường được nên gọi là Vô lượng tịnh thiên.

Bậc tu tiến tam thiền đắc chủng trung bình sanh lên cõi nào? Bậc tu tiến tam thiền đắc chủng trung bình thì sanh lên cõi trời Vô lượng tịnh thiên (Appamāṇasubhā).

(20) Subha kinhā (cõi Biến tịnh thiên)

Pāḷi chú giải: Subhāhi akiṇṇāti = Subhakiṇhā: Là Phạm thiên có hào quang trong ngần tốt đẹp khắp cả châu thân, nên gọi là Biến tịnh thiên.

Bậc tu tiến tam thiền đặng chủng tinh vi sanh lên cõi nào? Bậc tu tiến tam thiền mà đắc chủng tinh vi thì sanh lên cõi Biến tịnh thiên (Subhakiṅha).

Ba bậc kể trên đều ở tầng Tam thiền thiên.

 

(iv) Bảy cõi Tứ thiền:

(21) Vehapphala (cõi Quảng quả thiên)

Pāḷi chú giải: Vipulaṃ phalaṃ etesanti = Vehapphalā: Là Phạm thiên mà có quả phước lớn lao rất rộng, nên gọi là Quảng quả thiên.

(22) Asaññā satta (cõi Vô tưởng thiên) – là nơi trú của chư Phạm thiên có rūpa (sắc) mà không có nāma (danh).

Pāḷi chú giải: Natthi saññā etesanti= Asaññā: Là sở hữu tưởng không có với Phạm thiên ấy, nên gọi là Vô tưởng.

Suddhāvāsa cõi Ngũ Tịnh cư – chỉ có bậc Anāgāmi (Bất lai) và Arahat (Ứng cúng) được tìm thấy trong những cõi này

Suddhāvāsa (Ngũ Tịnh cư) có 5 cõi:

(23) Avihā (cõi Vô phiền thiên)

Pāḷi chú giải: Attano sampattiyā na hāyantīti = Avihā: Là những Phạm thiên không bị suy sụp tài sản của mình, nên gọi là Vô phiền thiên.

(24) Atappā (cõi Vô nhiệt thiên)

Pāḷi chú giải: Na tappantīti= Atappā: Là Phạm thiên không có sự phải nóng nảy tâm, nên gọi là Vô nhiệt thiên.

(25) Sudassā (cõi Thiện kiến thiên)

Pāḷi chú giải: Sukhena dissantīti= Sudassā: Là những Phạm thiên mà kẻ khác gặp thấy có sự an vui, nên gọi là Kiến lạc thiên (Trung Hoa dịch là thiện kiến, dịch theo Pāḷi là Thiện lạc).

(26) Sudassī (cõi Thiện hiện thiên)

Pāḷi chú giải: Sukhena passantīti =Sudassī: Là Phạm thiên có thể thấy vạn vật bằng cách dễ dàng, nên gọi là Thiện hiện thiên.

(27) Akaniṭṭha (cõi Sắc cứu cánh thiên)

Pāḷi chú giải: Natthi kaniṭṭho etesanti = Akaniṭṭhā: Là tài sản an vui, những phần nhỏ nhoi không có với Phạm thiên ấy, nên gọi là Sắc cứu cánh thiên (là cõi cao nhất).

 

Bảy tầng thiền vừa kể, đều ở tầng Sắc giới Tứ thiền thiên. Nhưng 5 tầng thiền nói sau (Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên, Thiện kiến thiên, Thiện hiện thiên và Sắc cứu cánh thiên) đều chỉ có người tam quả, cho nên kể chung lại, gọi là Ngũ Tịnh cư hay là Thánh cư (Suddhāvāsa).

Mười sáu cõi vừa kể trên, gồm lại gọi là cõi Sắc giới (Rūpāvacarabhūmi). Có Pāḷi chú giải như vầy: Rūpassa bhavoti = Rūpaṃ: Cõi nào là chỗ sanh sắc vật chất và sắc phiền não, gọi là cõi Sắc, tức là cõi Sắc giới. Vì trên hơn những cõi hưởng ngũ dục là Dục giới mà chưa đến cõi Vô sắc, nên chỉ gọi là Sắc giới. Trong 16 bậc đã kể, chỉ hoàn toàn là sắc (Rūpa), nên lấy sắc làm tiêu chuẩn.

(D) Arūpa bhūmi hay arūpaloka (Cõi Vô sắc), có 4.

12. Ākāsānañcāyatanabhūmi viññāṇañcāyatanabhūmi Ākiñcaññāyatanabhūmi Nevasaññānāsaññāyatanabhūmi c’ eti Arūpabhūmi catubbidhā hoti.

Cõi Vô sắc được hình thành từ bốn cõi, đó là:

(28) Ākāsānañcāyatana bhūmi (cõi Không vô biên xứ)

Pāḷi chú giải: Ākāsanañcāyatanassa bhūmi = Ākāsānañcāyatana-bhūmi: Là cõi làm vị trí cho tâm thiền không vô biên, nên gọi là cõi Không vô biên xứ (cụm từ vị trí nghĩa là cảnh).

(29) Viññāṇañcāyatana bhūmi (cõi Thức vô biên xứ)

Pāḷi chú giải: Viññāṇañcāyatanassa bhūmi = Viññāṇañcāyatana-bhūmi: Là cõi làm vị trí cho tâm thiền thức vô biên, nên gọi là cõi Thức vô biên xứ.

(30) Ākiñcaññāyatanabhūmi (cõi Vô sở hữu xứ)

Pāḷi chú giải: Ākiñcaññāyatanassa bhūmi = Ākiñcaññāyatana-bhūmi: Là cõi làm vị trí cho tâm thiền vô sở hữu, nên gọi là cõi Vô sở hữu.

(31) N’evasaññā-n’āsaññāyatana bhūmi (cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ)

Pāḷi chú giải: Nevasaññā nāsaññāyatanassa bhūmi = Nevasaññānāsaññāyatanabhūmi: Là cõi làm vị trí cho tâm thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ, nên gọi là cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Bốn cõi vừa kể trên, gồm lại gọi là cõi Vô sắc giới. Có Pāḷi chú giải như vầy: Arūpassa bhavoti =Arūpaṃ: Cõi nào là nơi sanh thứ vô sắc và phiền não vô sắc, nơi đó gọi là cõi Vô sắc (chữ "cõi" nghĩa như chữ "giới").

Người Nương Cõi

13. Puthujjhanā na labbhanti, suddhāvāsesu sabbathā. Sotāpannā ca sakadāgāmino c’ āpi puggalā.

14. Ariyā n’ opalabbhanti, Asaññ’ āpāyabhūmisu.

Sesaṭṭhānesu labbhanti, Ariy’ ānariyā pi ca.

Idaṁ ettha Bhūmicatukkaṁ.

Trong cõi Tịnh cư (Suddhāvāsā) không khi nào có người phàm, người Nhập lưu, hay Nhất lai.

Những người Thánh không được tìm thấy trong cõi Vô tưởng (Asaññā) và những cõi Khổ. Trong những cõi còn lại được tìm thấy cả hai người Thánh và phàm.

Do đó, đây là 4 cõi trong Ngoại lộ nhiếp (Vīthimuttasangaha).

Thông thường, 31 cõi được gom thành 3 bhūmi, đó là Kāmabhūmi (cõi Dục), Rūpabhūmi (cõi Sắc), Arūpabhūmi (cõi Vô sắc). Trong tâm ngoại lộ nhiếp, cõi Dục lại được chia thành Kāmaduggatibhūmi (cõi Khổ dục) và Kāmasugatibhūmi (cõi vui Dục), hay nói cách khác, cõi Khổ và cõi vui Dục. Cho nên có bốn bhūmi (cõi).

 

Mười hai hạng người đã được đề cập ngay trước phần kết của Chương IV. Nay chúng ta định vị những người này nương ở những cõi thích hợp riêng với họ.

1) Người khổ vô nhân (duggati ahetuka) nương trong 4 cõi Khổ.

2) 11 hạng người (trừ người khổ vô nhân) nương trong cõi Nhân loại và cõi Tứ đại thiên vương (catumahārājika).

3) 10 hạng người [trừ người khổ vô nhân (duggati ahetuka) và người lạc vô nhân (suggati ahetuka)] nương trong 5 cõi Dục giới cao.

4) Người phàm tam nhân (tihetuka puthujjhāna) và 8 hạng người Thánh (Ariya) nương trong 10 cõi Phạm thiên sắc (rūpa Brahma), [trừ người vô tưởng (asaññā satta) và Ngũ Tịnh cư (Subhāvāsa)].

5) Người lạc vô nhân (suggati ahetuka) mà tái tục bằng sắc mạng quyền (jīvita rūpa) chỉ nương trong cõi trời Vô tưởng (Asaññā satta).

6) Người quả Bất lai (Anāgāmiphalaṭṭha), người đạo Ứng cúng (Arahatta maggapuggala) và người quả Ứng cúng (Arahatta phalapuggala) nương trong cõi trời Ngũ Tịnh cư (Suddhāvāsā). Người Bất lai (Anāgāmi) đắc ngũ thiền thiện sắc giới (rūpāvacara kusala jhāna) trong cõi Nhân loại được tái tục về đây sau khi họ mãn kiếp ở cõi Nhân loại. Theo trình tự, họ đạt đến Arahat (Ứng cúng) magga (đạo) và phala (quả) ở những cõi trời Tịnh cư (Subhāvāsa).

7) 7 hạng người Thánh (Ariya) [trừ người đạo Thất lai (Sotāpatti maggapuggala)] và người phàm tam nhân (tihetuka puthujjana) nương trong 4 cõi Vô sắc. Phàm ba nhân đắc thiền thiện vô sắc (arūpāvacara kusala jhāna) sẽ được tái tục trong cõi Vô sắc tương ứng sau khi mãn kiếp nhân loại, nhưng họ không thể tu tiến đến Đạo Thất lai (Sotāpatti magga) trong cõi Vô sắc.

8) Người Thất lai (Sotāpanna) (Nhập lưu), Nhất lai và Bất lai mà đắc thiền thiện vô sắc (arūpāvacara kusala jhāna) ở cõi Nhân loại có thể được tái tục ở cõi Vô sắc như những bậc Thánh. Ở đây, họ có thể đắc những đạo tuệ (maggañāṇa) và quả (phalañāṇa) cao hơn theo trình tự mà không quán minh sát thêm nữa.

Những chúng sanh có mãnh lực của phước báu trợ đưa đến Dục giới và Sắc giới, dù cho đến cõi Phạm thiên cao tột cũng vẫn có thể trở lại cõi Khổ. Những chúng sanh sống lâu đến thế cũng vẫn còn phải tử do hết tuổi thọ, không có cõi nào gọi là trường tồn. Vì thế nên bậc Toàn giác tìm công đức cao siêu rộng rãi mới thuyết để cách ấy. Bởi thế bậc trí là người có tuệ khôn khéo chu đáo nghĩ đến sự thật của điều ấy mới tiến hóa theo đường lối tu tiến, đường lối bậc cao hầu thoát khỏi tử sanh. Đang khi tu tiến theo đường lối thanh tịnh trong sạch dĩ nhiên phải làm cho chúng sanh thấy rõ Níp-bàn thành bậc không còn lậu, bởi nhận rõ tất cả lậu dứt hết; như thế đều sẽ hoàn toàn viên tịch.

Tính tất cả cõi riêng lẻ, chúng ta được 4 cõi Khổ, 7 cõi vui Dục giới, 16 cõi Sắc giới và 4 cõi Vô sắc giới, tất cả thành 31 cõi.

 

Người Xài Đặng Mấy Tâm

Người khổ xài đặng 37 tâm là: 8 tâm đại thiện và 29 tâm vô tịnh hảo (trừ tâm tiếu sinh).

Người khổ (duggatipuggala) nương sanh nương ở, gọi là cõi Vô lạc hay cõi Khổ (apāyabhūmi) tức là Địa ngục, Bàng sanh, Ngạ quỉ, A-tu-la (Ngạ quỉ hay A-tu-la thuộc về địa ngục). Vì A-tu-la không có phần riêng biệt, những ngạ quỉ và địa ngục hung ác đều gọi là A-tu-la về phần thấp, nên tạm gọi là Địa a-tu-la tức là quỉ dữ. Ba mươi bảy tâm đã kể trong bài đọc học có thể sanh theo cơ tánh của một người khổ nói theo hẹp, tức là Địa ngục, Ngạ quỉ, Bàng sanh, Địa a-tu-la, nói theo rộng.

Lý do? Vì người khổ tái tục do nghiệp bất thiện trợ tạo, cho nên đại quả không thể sanh vào cơ tánh với bậc chẳng phải người tam nhân, nên thiền thiện cho đến đạo quả không sanh. Cũng không phải bậc Tứ quả, nên tâm đỗng lực tố không sanh. Còn tâm quả đáo đại để riêng mỗi người tái tục cõi ấy. Hoặc có nghi rằng: Người địa ngục và ngạ quỉ, tâm đại thiện làm sao sanh đặng? Nếu có dịp may gặp trường hợp cảnh trợ, hoặc do suy nghĩ cũng sanh đặng mà rất ít lắm.

Người lạc và nhị nhân xài đặng 41 tâm là: 8 tâm đại thiện, 4 tâm đại quả bất tương ưng và 29 tâm vô tịnh hảo (trừ tâm tiếu sinh).

Người lạc vô nhân (sugati ahetukapuggala) hoặc gọi là người vui vô nhân hữu tưởng, sanh cõi Người, cõi Tứ thiên vương. Người nhị nhân (dvihetukapuggala) sanh trong 7 cõi vui Dục giới (Kāmasugatibhūmi). Hai hạng người vừa nêu trên, đặng tâm nhiều hơn người khổ 4 thứ là 4 đại quả bất tương ưng vì tái tục bằng tâm cao hơn.

Người tam nhân ở cõi Dục giới xài đặng 45 hoặc 54 tâm là: 8 tâm đại thiện, 8 tâm đại quả, hoặc 9 tâm thiện đáo đại và 29 tâm vô tịnh hảo (trừ tâm tiếu sinh).

Người tam nhân (tihetukapuggala) sanh ở 7 cõi vui Dục giới, xài đặng 45 thứ tâm dục giới (trừ đỗng lực tố). Nếu đắc thiền, tùy bậc tính thêm.

Mười bậc phàm sắc giới hữu tưởng dùng đặng 39 tâm là: 1 trong 5 tâm quả sắc giới, 8 tâm tham, 2 tâm si, 2 tâm nhãn thức, 2 tâm nhĩ nhức, 3 tâm ý giới, 3 tâm thẩm tấn, khai ý môn, 8 tâm đại thiện, 5 tâm thiện sắc giới, còn 9 tâm thiện đáo đại, tùy bậc đắc thiền tính thêm.

Nên kể luôn 10 bậc phàm Sắc giới hữu tưởng là Phạm chúng, Phạm phụ, Đại phạm, Thiểu quang, Vô lượng quang, Biến quang (Quang âm), Thiểu tịnh, Vô lượng tịnh, Biến tịnh và bậc Quảng quả. Tâm có thể sanh đặng như sau: 1 trong 5 tâm quả sắc giới, 8 tâm tham, 2 tâm si, 2 tâm nhãn thức, 2 tâm nhĩ thức, 2 tâm tiếp thâu, 3 tâm thẩm tấn, 2 tâm khai môn, 8 tâm đại thiện. Còn 9 tâm thiện đáo đại tùy bậc đắc thiền tính thêm.

Lý do không đặng sanh: Vì những bậc Sắc giới và Vô sắc giới do mãnh lực pháp hỷ (pīti) và quả của những nghiệp thiền có ảnh hưởng mạnh, cho nên tâm sân không thể sanh. Còn tỷ, thiệt, thân thức vì thiếu 3 thanh triệt này là thiếu nhân tạo (upattihetu) nên không sanh.

Người tam nhân ở cõi Không vô biên xài đặng 20 hoặc 24 tâm là: 8 tâm tham, 2 tâm si, khai ý môn, 8 tâm đại thiện, tâm quả không vô biên hoặc 4 tâm thiện vô sắc.

Người tam nhân sanh ở cõi Không vô biên xứ tái tục bằng tâm quả không vô biên. Vì chẳng có thân sắc nên những tâm nương vật nhất định không sanh được ở cõi Vô sắc. Do chưa đắc đạo, quả nên còn đủ tham, si. Có lộ tâm phải có khai ý môn. Tâm đại thiện sanh đặng ở cõi hữu tưởng. Còn thiền thiện vô sắc, nếu có đắc thiền nào, thì tính thêm.

Người tam nhân ở cõi Thức vô biên xài đặng 20 hoặc 23 tâm là: 8 tâm tham, 2 tâm si, khai ý môn, 8 tâm đại thiện, tâm quả thức vô biên, hoặc 3 tâm thiện vô sắc (trừ không vô biên).

Người tam nhân ở cõi Vô sở hữu xài đặng 20 hoặc 22 tâm là: 8 tâm tham, 2 tâm si, khai ý môn, 8 tâm đại thiện, tâm quả vô sở hữu, hoặc tâm thiện vô sở hữu và tâm thiện phi tưởng phi phi tưởng.

 

Người tam nhân ở cõi Phi tưởng phi phi tưởng xài đặng 20 hoặc 21 tâm là: 8 tâm tham, 2 tâm si, tâm khai ý môn, 8 tâm đại thiện, tâm quả phi tưởng phi phi tưởng, hoặc tâm thiện phi tưởng phi phi tưởng.

Mỗi người đạo chỉ đặng 1 cái tâm đạo, tùy theo bậc.

Người đạo chánh thức chỉ ngay 3 tiểu sát-na của một cái tâm đạo sanh mà thôi, nên mỗi người đạo chỉ được 1 thức một cái, tùy theo cõi v.v….

Bậc Sơ, Nhị quả ở cõi Dục giới xài đặng 41 hoặc 50 tâm là: 8 tâm đại thiện, 8 tâm đại quả, tâm sơ hay nhị quả hoặc 9 tâm thiện đáo đại và 24 tâm vô tịnh hảo (trừ tâm tiếu sinh, si hoài nghi và 4 tâm tham tương ưng.)

Người Sơ và Nhị quả sanh ở cõi Dục giới đặng tâm chỉ khác với người tam nhân là thêm 1 cái tâm sơ hoặc nhị quả, tùy bậc thiền và bớt 5 thứ tâm là 4 tâm tham tương ưng và si hoài nghi, còn lại thì như trong bài đọc.

Vì đắc quả nên tính thêm tâm quả, bớt những tâm không còn sanh cho bậc ấy nữa do đã bị sơ, nhị đạo sát trừ tuyệt 5 thứ tâm như trong bài học.

Bậc Tam quả ở cõi Dục giới xài đặng 39 hoặc 48 tâm là: 4 tâm tham bất tương ưng, tâm si điệu cử, 8 tâm đại thiện, 8 tâm đại quả, 1 tâm tam quả hoặc 9 tâm thiện đáo đại và 17 tâm vô nhân (trừ tâm tiếu sinh).

Người Tam quả sanh ở cõi Dục giới chỉ khác với người Sơ, Nhị quả là bớt 2 tâm sân và đổi tâm sơ, nhị thành tâm tam quả, nên ít hơn sơ, nhị quả 2 thứ tâm căn sân, vì đã bị tâm đạo sát trừ tuyệt.

Ba quả hữu học (sekkhā) (Sơ quả, Nhị quả và Tam quả) nương cõi Sắc giới xài đặng 45 thứ tâm là: 4 tâm tham bất tương ưng, tâm si điệu cử[50], 8 tâm đại thiện, 1 trong 5 tâm quả sắc giới, 1 trong 15 tâm quả hữu học, 11 tâm vô nhân (trừ tỷ, thiệt, thân thức và tiếu sinh). Nếu đắc thiền bậc nào thì tính thêm thiện đáo đại bậc ấy.

Bậc Tam quả ở cõi Ngũ Tịnh cư (Suddhāvāsa) xài đặng 35 tâm là: 4 tâm tham bất tương ưng, tâm si điệu cử, 8 tâm đại thiện, tâm quả ngũ thiền sắc giới, 9 tâm thiện đáo đại, tâm tam quả ngũ thiền siêu thế và 11 tâm vô nhân (trừ tỷ, thiệt, thân thức và tâm tiếu sinh).

Bậc Tam quả ở cõi Tịnh cư, tái tục bằng tâm quả ngũ thiền sắc giới. Vì bậc này đã đắc tam quả và có ngũ thiền đời trước, cho nên nhất định sanh cõi Thánh cư. Nếu chẳng thế thì sanh về cõi Sơ thiền hoặc Nhị, Tam thiền. Còn tam quả ở cõi Quảng quả, vì đắc tam quả sau khi sanh về cõi ấy, nên gọi là tam quả ở cõi Quảng quả, vì còn là người Quảng quả do sự sanh trước kia. Bậc Tam quả cõi Sắc giới, nói chung chỉ khác nhau do sự tái tục mà thôi, chớ tâm xài cũng đồng số.

Bậc quả Hữu học ở cõi Không vô biên xài đặng 16 hoặc 20 tâm là: 4 tâm tham bất tương ưng, tâm si điệu cử, tâm khai ý môn, 8 tâm đại thiện, 1 tâm quả hữu học ngũ thiền, tâm quả không vô biên hoặc 4 Tâm thiện vô sắc giới.

Bậc quả hữu học tái tục tâm quả không vô biên, vì không thân nên chỉ dùng đặng những tâm có thể sanh cõi Vô sắc trừ những tâm liên quan đến đạo quả La-hán và 3 đạo thấp không còn sanh nữa với những bậc này.

Bậc quả Hữu học ở cõi Thức vô biên xài đặng 16 hoặc 19 tâm là: 4 tâm tham bất tương ưng, tâm si điệu cử, tâm khai ý môn, 8 tâm đại thiện, 1 tâm quả hữu học ngũ thiền, tâm quả thức vô biên hoặc 3 Tâm thiện vô sắc giới (trừ không vô biên).

Bậc quả Hữu học ở cõi Vô sở hữu xài đặng 16 hoặc 18 tâm là: 4 tâm tham bất tương ưng, tâm si điệu cử, tâm khai ý môn, 8 tâm đại thiện, tâm quả vô sở hữu hoặc tâm thiện vô sở hữu, tâm thiện phi tưởng phi phi tưởng và 1 tâm quả hữu học ngũ thiền.

Bậc quả Hữu học ở cõi Phi tưởng phi phi tưởng xài đặng 17 tâm là: 4 tâm tham bất tương ưng, tâm si điệu cử, tâm khai ý môn, 8 tâm đại thiện, 1 tâm quả hữu học ngũ thiền, tâm quả hoặc tâm thiện phi tưởng phi phi tưởng.

Ba trang kế sau đây, thứ lớp chỉ bớt 2 thêm 1 như cõi Thức vô biên bớt 2 tâm thiện, quả không vô biên, thêm vào tâm quả thức vô biên, như trong văn lục bát nói:

“Cõi Vô sắc giới tử luân.

Tái tục đặng tám, thiền từng chẳng lui.”

Thiền từng chẳng lui’ có nghĩa là người bậc cao không tái tục bậc thấp được là do tâm bậc thấp không thể sanh cho bậc cao.

Bậc Tứ quả ở cõi Dục giới xài đặng 35 hoặc 44 tâm là: 18 tâm vô nhân, 8 tâm đại quả, 8 tâm đại tố, 1 tâm tứ quả hoặc 9 tâm tố đáo đại (nếu đắc thiền).

Bậc Tứ quả ở cõi Dục giới đã sát trừ hết bất thiện, không còn xài thiện, mà toàn xài tâm tố (hành, hạnh), tâm quả dục giới và 1 tâm tứ quả tự chứng.

Bậc Tứ quả ở cõi Sắc giới xài đặng 31 tâm là: 1 tâm tứ quả, 1 trong 5 tâm quả sắc giới, 8 tâm đại tố hoặc 9 tâm tố đáo đại và 12 tâm vô nhân (trừ tỷ, thiệt, thân thức).

Bậc Tứ quả ở cõi Sắc giới khác hơn ở cõi Dục giới là bớt: Tỷ, thiệt, thân thức, luôn 8 tâm đại quả, mà thêm 1 tâm quả sắc giới và 1 tâm tứ quả có thiền.

Bậc Tứ quả ở cõi Không vô biên xài đặng 11 hoặc 15 tâm là: Tâm khai ý môn, 8 tâm đại tố, tâm quả không vô biên, tâm tứ quả ngũ thiền hoặc 4 tâm tố vô sắc giới.

Bậc Tứ quả ở cõi Không vô biên thì tính thêm 1 tâm tứ quả và tâm tái tục cõi Không vô biên. Bậc này không còn xài đại thiện mà xài đại tố. Còn tâm khai ý môn có, thì tâm đỗng lực phải có, hay là có tâm khai ý môn mới có tâm đỗng lực. Tâm tố vô sắc, tùy theo đắc thiền mới tính thêm.

 (Ba phần sau, bớt quả, tố thiền thấp, chỉ thêm quả tái tục mỗi cõi tương ứng).

Bậc Tứ quả ở cõi Thức vô biên xài đặng 11 hoặc 14 tâm là: Tâm khai ý môn, 8 tâm đại tố, tâm tứ quả ngũ thiền, tâm quả thức vô biên, hoặc 3 tâm tố vô sắc giới (trừ không vô biên).

Bậc Tứ quả ở cõi Vô sở hữu xài đặng 11 hoặc 13 tâm là tâm khai ý môn, 8 tâm đại tố, tâm tứ quả ngũ thiền, tâm quả vô sở hữu hoặc tâm tố vô sở hữu và tâm tố phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Bậc Tứ quả ở cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ xài đặng 11 hoặc 12 tâm là: Tâm khai ý môn, 8 tâm đại tố, tâm tứ quả ngũ thiền, tâm quả phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc tâm tố phi tưởng phi phi tưởng xứ.

 

Tâm Sanh Đặng Với Mấy Hạng Người

Tâm tiếu sinh, tâm đại tố, tâm tố đáo đại và tâm tứ quả sanh đặng với bậc Tứ quả.

Tâm tam quả sanh đặng với bậc Tam quả.

Tâm nhị quả sanh đặng với bậc Nhị quả.

Tâm sơ quả sanh đặng với bậc Sơ quả.

Tâm tứ đạo sanh đặng với bậc Tứ đạo.

Tâm tam đạo sanh đặng với bậc Tam đạo.

Tâm nhị đạo sanh đặng với bậc Nhị đạo.

Tâm sơ đạo sanh đặng với bậc Sơ đạo.

4 tâm tham tương ưng kiến và tâm si hoài nghi sanh đặng với 4 hạng người phàm.

Tâm thiện đáo đại sanh đặng với 4 hạng người là: Phàm tam nhân và 3 quả hữu học.

4 tâm đại quả tương ưng và tâm quả đáo đại sanh đặng với 5 hạng người là: Phàm tam nhân và 4 bậc Thánh quả.

2 tâm sân sanh đặng với 6 hạng người là: 4 người phàm và 2 quả thấp (Sơ quả, Nhị quả).

4 tâm tham bất tương ưng kiến, tâm si điệu cử và tâm đại thiện sanh đặng với 7 hạng người là: 4 hạng người phàm và 3 quả Hữu học.

4 tâm đại quả bất tương ưng sanh đặng với 7 hạng người là: 3 phàm vui và 4 bậc quả.

15 tâm quả vô nhân và 2 tâm khai môn sanh đặng với 8 hạng người là: 4 người phàm và 4 bậc quả.

Trên đây là kể theo 12 hạng người. Còn kể rộng đến 214 hạng người là cộng người ở đặng mấy cõi.

Cõi Đặng Mấy Tâm

Bốn cõi Khổ thú có 37 tâm sanh đặng là: 8 tâm đại thiện và 29 tâm vô tịnh hảo (trừ tiếu sinh).

Nói về 4 cõi Phi lạc (Apāyabhūmi) hay cõi Khổ tức là chốn nương sanh nương ở của người khổ. Người ở những cõi này đặng tâm đồng nhau (theo như cách đọc), vì tâm tiếu sinh chỉ sanh cho bậc Tứ quả mà thôi. Ngoài ra, do người khổ tái tục bằng tâm quả thấp nên không thể xài đặng tâm cao. Tạm dụ như tiền ít mua chẳng đặng đồ tốt, hoặc móc thấp chọc không được trái cao, hay là đồ nhỏ không đựng đặng vật lớn.

Bảy cõi vui Dục giới có 80 hoặc 112 tâm sanh đặng là: 54 tâm dục giới, 18 tâm đỗng lực đáo đại và 8 hoặc 40 tâm siêu thế.

Bảy cõi vui Dục giới bao gồm nhiều hạng người, nên chỉ trừ tâm quả đáo đại vì những tâm này tái tục thành người sắc giới và vô sắc giới.

 

Ba cõi Sơ thiền có 65 hoặc 97 tâm sanh đặng là: 22 tâm vô tịnh hảo (trừ tâm sân, tỷ, thiệt và thân thức), 16 tâm đỗng lực dục giới tịnh hảo, 18 tâm đỗng lực đáo đại, tâm quả sơ thiền, 8 hoặc 40 tâm siêu thế.

Ba cõi Nhị thiền sắc giới có 93 tâm sanh đặng là: 8 tâm tham, 2 tâm si, 2 tâm nhãn thức, 2 tâm nhĩ thức, 3 tâm ý giới, 3 tâm thẩm tấn, tâm khai ý môn, tâm tiếu sinh, 16 tâm đỗng lực dục giới tịnh hảo, 18 tâm đỗng lực đáo đại, tâm quả nhị-tam thiền sắc giới và 35 tâm siêu thế (trừ 4 tâm sơ đạo và tâm tứ quả sơ thiền).

Hay lấy 97 tâm sanh ở cõi Sơ thiền sắc giới bớt 4 Tâm đạo sơ thiền, 1 tâm quả sơ thiền sắc giới và 1 tâm tứ quả sơ thiền, thêm 2 tâm quả nhị và tam thiền sắc giới, nên ít hơn trang trước 4 thứ.

Ba cõi Tam thiền sắc giới có 82 tâm sanh đặng là: 8 tâm tham, 2 tâm si, 2 tâm nhãn thức, 2 tâm nhĩ thức, 3 tâm ý giới, 3 tâm thẩm tấn, tâm khai ý môn, tâm tiếu sinh, 16 tâm đỗng lực dục giới tịnh hảo, 18 tâm đỗng lực đáo đại, tâm quả tứ thiền sắc giới, 8 tâm đạo tứ và ngũ thiền siêu thế, 5 tâm sơ quả, 5 tâm nhị quả, 5 tâm tam quả, 2 tâm tứ quả tứ và ngũ thiền.

Hay lấy 93 tâm sanh ở cõi Nhị thiền sắc giới bớt 8 tâm đạo nhị, tam thiền, 2 tâm quả nhị, tam thiền sắc giới và 2 tâm nhị, tam thiền quả La-hán, thêm 1 tâm quả tứ thiền sắc giới nên số tâm ít hơn 3 cõi Nhị thiền là 11.

Cõi Quảng quả có 77 tâm sanh đặng là: 8 tâm tham, 2 tâm si, 2 tâm nhãn thức, 2 tâm nhĩ thức, 3 tâm ý giới, 3 tâm thẩm tấn, tâm khai ý môn, tâm tiếu sinh, 16 tâm đỗng lực dục giới tịnh hảo, 18 tâm đỗng lực đáo đại, tâm quả ngũ thiền sắc giới, 4 tâm đạo ngũ thiền siêu thế, 5 tâm sơ quả, 5 tâm nhị quả, 5 tâm tam quả và tâm tứ quả ngũ thiền siêu thế.

Hay lấy 82 tâm sanh ở cõi Tam thiền sắc giới bớt Đạo tứ thiền, quả vô sắc và tứ thiền tứ quả, thêm tâm quả ngũ thiền sắc giới, nên ít hơn tâm sanh ở cõi Tam thiền sắc giới 4 thứ.

Cõi Ngũ Tịnh cư có 55 tâm sanh đặng là: 4 tâm tham bất tương ưng, tâm si điệu cử, 12 tâm vô nhân (trừ tâm tỷ, thiệt và thân thức), 16 tâm đỗng lực dục giới tịnh hảo, 18 tâm đỗng lực đáo đại, tâm quả ngũ thiền sắc giới, tâm tam quả ngũ thiền, 2 tâm đạo và quả La-hán ngũ thiền.

Thơ lục bát (đổi quả cho rõ hơn đạo):

“Sơ quả, nhị quả phàm gia.

Đều không sanh đặng đến mà Thánh cư.”

Lý do 3 đôi tỷ, thiệt và thân thức không sanh đặng trong 15 cõi Sắc giới hữu tưởng là vì mãnh lực tâm thiền, tâm thiền quả làm ý môn như cửa nghiêm nhà yên tịnh thời kẻ thô tháo chẳng có dịp đến; cho nên 2 tâm sân không thể sanh cho bậc người tái tục bằng quả tâm thiền. Tâm hữu phần là quả thiền đối với tâm khách quan hay tâm lộ rất chặt chẽ, không chần chờ, nên chẳng có dịp cho tâm na cảnh tức là đại quả chẳng đặng sanh. Còn 4 tâm quả vô sắc chỉ tái tục thành người vô sắc mà thôi. Lý do 3 cõi Nhị thiền bớt số tâm còn ít hơn cõi Sơ thiền là vì nếu người đắc đạo tại cõi Nhị thiền là bậc đã đặng nhị thiền, cho nên nếu đắc đạo thì phải đạo nhị thiền sắp lên. Tứ quả sơ thiền chẳng phải đắc cõi khác mà tái tục lại cõi Nhị thiền. Còn tâm quả sơ thiền không thể tái tục làm người nhị thiền được.

Mấy phần sau bớt cũng lý này.

Cõi Không vô biên xứ có 28 hoặc 43 tâm sanh đặng là: 8 tâm tham, 2 tâm si, tâm khai ý môn, 16 tâm đỗng lực dục giới tịnh hảo, tâm quả không vô biên, hoặc 8 tâm đỗng lực vô sắc giới và 7 tâm ngũ thiền siêu thế (trừ sơ đạo).

Cõi Thức vô biên có 28 hoặc 41 tâm sanh đặng là: 8 tâm tham, 2 tâm si, tâm khai ý môn, 16 tâm đỗng lực dục giới tịnh hảo, tâm quả thức vô biên hoặc 6 tâm đỗng lực vô sắc giới và 7 tâm ngũ thiền siêu thế (trừ tâm đỗng lực không vô biên và tâm sơ đạo ngũ thiền).

Cõi Vô sở hữu xứ có 28 hoặc 39 tâm sanh đặng là: 8 tâm tham, 2 tâm si, tâm khai ý môn, 16 tâm đỗng lực dục giới tịnh hảo, tâm quả vô sở hữu xứ, hoặc 2 tâm đỗng lực vô sở hữu xứ, 2 tâm đỗng lực phi tưởng phi phi tưởng và 7 tâm ngũ thiền siêu thế (trừ sơ đạo).

Cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ có 28 hoặc 37 tâm sanh đặng là: 8 tâm tham, 2 tâm si, tâm khai ý môn, 16 tâm đỗng lực dục giới tịnh hảo, tâm quả phi tưởng phi phi tưởng, hoặc tâm đỗng lực phi tưởng phi phi tưởng và 7 tâm ngũ thiền siêu thế (trừ tâm sơ đạo).

Cõi Không vô biên xứ chẳng có thân sắc, cho nên những tâm nương vật nhất định đều không sanh đặng ở cõi Vô sắc. Cõi này nhất định chỉ có 1 tâm là tâm quả không vô biên. Còn 42 tâm là 8 tâm tham, 2 tâm si, khai ý môn, 8 đại thiện, 8 đại tố, 8 tâm đỗng lực vô sắc, 7 tâm ngũ thiền siêu thế (trừ sơ đạo) sanh cõi này và cõi khác cũng đặng.

Ba phần kế sau đổi tâm tái tục và bớt tâm đỗng lực thiền thấp hơn.

 

Tâm Sanh Đặng Mấy Cõi

- 4 tâm quả vô sắc, mỗi tâm sanh đặng mỗi cõi Vô sắc.

- Tâm quả sơ thiền sắc giới sanh đặng ở 3 cõi Sơ thiền.

- Tâm quả nhị và tam thiền sắc giới sanh đặng ở 3 cõi Nhị thiền.

- Tâm quả tứ thiền sắc giới sanh đặng ở 3 cõi Tam thiền.

- Tâm quả ngũ thiền sắc giới sanh đặng ở 6 cõi là: Cõi Quảng quả và 5 cõi Tịnh cư.

- 8 tâm siêu thế (thiền khô) và 8 tâm đại quả sanh đặng ở 7 cõi vui Dục giới.

- 4 tâm đạo và tâm tứ quả sơ thiền sanh đặng ở 10 cõi là 7 cõi vui Dục giới và 3 cõi Sơ thiền.

- Tâm tỷ, thiệt, thân thức và sân, sanh đặng ở 11 cõi Dục giới.

- 8 tâm đạo nhị-tam-thiền và 2 tâm tứ quả nhị-tam-thiền, sanh đặng ở 13 cõi là: 7 cõi vui Dục giới, 3 cõi Sơ thiền và 3 cõi Nhị thiền.

- 4 tâm đạo tứ thiền và tâm tứ quả tứ thiền, sanh đặng ở 16 cõi là: 7 cõi vui Dục giới, 3 cõi Sơ thiền, 3 cõi Nhị thiền và 3 cõi Tam thiền.

- Tâm sơ đạo ngũ thiền sanh đặng ở 17 cõi là: 7 cõi vui Dục giới và 10 cõi phàm Sắc giới hữu tưởng.

- 5 tâm sơ quả, 5 tâm nhị quả và 2 tâm nhị, tam đạo ngũ-thiền sanh đặng ở 21 cõi phàm Vui hữu tâm.

- 10 tâm đỗng lực sắc giới và tâm tiếu sinh sanh đặng ở 22 cõi là: 7 cõi Dục giới và 15 cõi Sắc giới hữu tưởng.

- 2 tâm đỗng lực không vô biên sanh đặng ở 23 cõi là: 22 cõi Vui ngũ uẩn và cõi Không vô biên.

- 2 tâm đỗng lực thức vô biên sanh đặng ở 24 cõi là: 22 cõi Vui ngũ uẩn, cõi Không vô biên và cõi Thức vô biên.

- 2 tâm đỗng lực vô sở hữu xứ sanh đặng ở 25 cõi là: 22 cõi Vui ngũ uẩn, cõi Không vô biên, cõi Thức vô biên và cõi Vô sở hữu xứ.

- 4 tâm tham tương ưng và tâm si hoài nghi sanh đặng ở 25 cõi phàm hữu tâm.

- 2 tâm nhãn thức, 2 tâm nhĩ thức, 3 tâm ý giới, 3 tâm thẩm tấn, sanh đặng ở 26 cõi Ngũ uẩn.

- 8 tâm đại tố, 5 tâm tam quả hữu thiền, 2 tâm đỗng lực phi tưởng phi phi tưởng và tâm đạo, quả thứ tư ngũ thiền sanh đặng ở 26 cõi Vui hữu tưởng.

- 4 tâm tham bất tương ưng, tâm si điệu cử, tâm khai ý môn và 8 tâm đại thiện sanh đặng ở 30 cõi (trong 31 cõi trừ cõi Vô tưởng).

- Đạo, quả không thiền (thiền khô) chỉ đắc ở cõi Dục giới.

 ___o0o___

II. Paṭisandhi Catukka (Nhóm Bốn Dạng Tái Tục)

15. Apāyapaṭisandhi Kāmasugati paṭisandhi Rūpāvacarapaṭisandhi

Arūpāvacarapaṭisandhi c’ eti

catubbhidhā paṭisandhi nāma.

Có bốn dạng tái tục, đó là:

(A) Apāya paṭisandhi (tái tục ở cõi khổ Dục giới).

(B) Kāma sugati paṭisandhi (tái tục ở cõi vui Dục giới).

(C) Rūpa paṭisandhi (tái tục ở cõi Sắc giới).

(D) Arūpa paṭisandhi (tái tục ở cõi Vô sắc giới).

(A) Apāya paṭisandhi (Tái tục ở cõi khổ Dục giới)

16. Tattha akusalavipāk’ opekkhāsahagatasantīraṇaṁ Apāyabhūmiyaṁ okkantikkhaṇe paṭisandhi hutvā tato paraṁ bhavaṅgaṁ pariyosāne cavanaṁ hutvā vocchijjati. Ayaṁ ek’ āpāyapaṭisandhi nāma.

Dạng tái tục bằng tâm thẩm tấn câu hành xả quả bất thiện làm tâm tái tục, vào sát-na ấy rơi vào cõi Khổ. Sau đó nó rơi vào hữu phần và cuối cùng, vào lúc cuối của kiếp hiện hữu, nó trở thành tâm tử và cắt đứt kiếp sống. Đây là một tâm tái tục khổ cảnh.

Trong 19 tâm tái tục, tâm thẩm tấn câu hành xả quả bất thiện (akusalavipāka upekkhāsahagata santīraṇaṁ cittaṃ) làm việc như tâm tái tục trong tất cả bốn cõi Khổ. Ngạ quỉ, A-tu-la, Bàng sanh và chúng sanh khổ trong Địa ngục sanh bằng tâm tái tục này là quả của nghiệp bất thiện. Tâm thẩm tấn câu hành xả quả bất thiện (akusalavipāka upekkhāsahagata santīraṇaṁ cittaṃ) làm việc như tâm tái tục, hữu phần và tử trong tất cả người khổ.

(B) Kāma sugati paṭisandhi (Tái tục ở cõi vui Dục giới)

17. Kusalavipāk’ opekkhāsahagata santīraṇaṁ pana Kāmasugatiyaṁ manussānañ c’ eva jaccandhādinaṁ paṭisandhi bhavaṅga cuti vasena pavattati.

18. Mahāvipākāni pana aṭṭha sabbatthā pi Kāmasugatiyaṁ paṭisandhi bhavaṅga cuti vasena pavattanti.

19. Imā nava Kāmasugatipaṭisandhiyo nāma.

20. Sā pan’ āyaṁ dasa vidhā pi kāmāvacarapaṭisandh’ icc’ eva saṅkaṁ gacchati.

Tâm thẩm tấn câu hành xả quả thiện (kusalavipāka upekkhāsahagata santīraṇaṁ cittaṃ) sinh khởi làm tâm tái tục, tâm hữu phần và tâm tử của người nhân loại dị tật trong cõi vui Dục giới như là sanh đui, điếc, v.v… cũng như vài địa Asura, thấp, nhỏ, Asura mắc đọa làm người hộ trì (gìn giữ rừng, núi, cây cối, v.v…).

Tám tâm đại quả (mahāvipākacitta) sinh khởi như tâm tái tục, tâm hữu phần và tâm tử trong tất cả những cõi vui Dục.

Chín loại tái tục này được gọi là tái tục trong những cõi vui Dục.

Tóm lại, mười dạng tái tục vừa nêu trên [(A) (B)] được liệt vào tái tục dục giới (kāmāvacara paṭisandhi).

Giải (A) (B):

Hai tâm thẩm tấn xả thọ (upekkhāsantīraṇa) và 8 tâm đại quả (mahāvipāka citta) làm thành 10 tâm tái tục, tâm hữu phần và tâm tử.

- Hai tâm thẩm tấn xả thọ (upekkhāsantīraṇa) của người nhân loại bậc thấp như là những người mù, điếc, câm, chậm phát triển hay dị tật lúc tái tục và địa Asura mắc đọa như là phi nhân thuộc về cõi Tứ đại thiên vương thấp.

- Tám tâm đại quả (mahāvipāka citta) làm việc tái tục, tâm hữu phần và tử của chúng sanh nhân loại bình thường trong cõi Nhân loại và chư thiên nương trong sáu cõi Dục giới vui. Giữa nhân loại và chư thiên, người nhị nhân (dvīhetuka) tái tục bằng 4 tâm đại quả bất tương ưng trí (mahāvipāka ñāṇavippayutta citta) trong khi người tam nhân (tihetuka) tái tục bằng 4 tâm đại quả tương ưng trí (mahāvipāka ñāṇasampayutta citta).

Tuổi Thọ Trong Cõi Dục

21. Tesu catunnaṁ Apāyānaṁ Manussānaṁ Vinipātikāsurānañ ca āyuppamāṇagaṇanāya niyamo n’ atthi.

22. Catumahārānaṁ pana devānaṁ dibbāni pañcavassasatāni āyuppamāṇaṁ, manussagaṇanāya navutivassasatasahassappamāṇaṁ hoti;

Tato catuggaṇaṁ Tāvatiṁsānaṁ tato catugguṇaṁ yāmānaṁ, tato catugguṇaṁ Tusitānaṁ, tato catugguṇaṁ Nimmānaratīnaṁ, tato catugguṇaṁ Paranimmita-vasavattīnaṁ devānaṁ āyuppamāṇaṁ

23. Navasatañ c’ ekavīsa, vassānaṁ kotiyo tathā,

Vassa satasahassāni, saṭṭhi ca vasavattisu.

Trong số những chúng sanh cõi Dục, người trong bốn cõi Khổ cũng như người nhân loại và Asura mắc đọa xứ có thọ mạng không nhất định.

Lại nữa, thọ mạng của chư thiên Tứ đại thiên vương (Catumahārājika) là 500 năm ở cõi Trời ấy; tính theo cõi Nhân loại là 9,000,000 năm.

Tuổi thọ của chư thiên Đạo lợi (Tāvatimsā) gấp bốn lần chư thiên Tứ đại thiên vương. Tuổi thọ của chư thiên Da-ma (Yāmā) gấp bốn lần chư thiên Đạo lợi. Tuổi thọ của chư thiên Đâu suất (Tusitā) gấp bốn lần chư thiên Da-ma. Tổng số bốn lần đó là tuổi thọ của chư thiên Hóa lạc (Nimmānarati). Lần nữa, bốn lần tổng số ấy là tuổi thọ của chư thiên Tha hóa tự tại (Paranimmitavasavattī).

Trong cõi trời Tha hóa tự tại (Paranimmitavasavattī), tuổi thọ của chư thiên là 9,216,000,000 năm.

Giải:

Trong bốn cõi Khổ, thọ mạng không cố định, nhưng dao động rất lớn, tùy vào mãnh lực của ác nghiệp trợ cho tái tục ở đó. Do đó, trong những địa ngục cũng như trong cõi Peta (Ngạ quỉ) và Asura (A-tu-la), có một số chúng sanh chịu khổ chỉ vài ngày rồi đi tái tục tiếp ở nơi khác, trong khi những chúng sanh khác phải chịu sự đau khổ hàng triệu năm.

Trong thời Đức Phật, vị tu sĩ Tissa sau khi mạng chung tái tục thành con bọ chét 7 ngày trong chiếc y mới do chị của vị ấy dâng, mà vị ấy bị trói buộc, quyến luyến vào lúc lâm chung.

Lại nữa, hoàng hậu Mallikā của đức vua Kosala phải chịu đau khổ trong cõi Địa ngục 7 ngày do nghiệp bất thiện và kế đó bà ấy tái tục trở lại vào cõi Dục giới vui do nghiệp thiện của bà. Mặt khác, Devadatta đã được định trước là phải chịu khổ một a-tăng-kỳ (aeon) trong cõi Khổ vì đã phạm vào trọng ác nghiệp như tạo nên sự chia rẽ trong Tăng chúng.

Trong cõi Nhân loại cũng thế, tuổi thọ có thể dao động từng phút cho đến hơn một trăm năm. Hơn nữa, theo vũ trụ học trong Phật giáo, tuổi thọ trung bình của người nhân loại cũng dao động theo thời gian. Giới hạn tuổi thọ tăng từ 10 năm cho đến vô số tuổi (a-tăng-kỳ - asaṅkheyya)[51] và rồi giảm xuống cho đến 10 năm lần nữa.

Địa chư thiên và Asura bậc thấp thuộc về cõi Tứ đại thiên vương (Catumahārājaka) thấp. Họ cũng không có tuổi thọ cố định.

Tuy nhiên, chư thiên dục và chư Phạm thiên ở những cõi Trời có tuổi thọ cố định. Bộ Phân Tích (Vibhaṅga) nêu rõ rằng một ngày ở cõi trời Tứ đại thiên vương bằng 50 năm ở cõi Nhân loại; ba mươi ngày như thế thành một tháng cõi Trời; mười hai tháng như thế thành một năm ở cõi Trời.

Trong cõi trời Đạo lợi (Tāvatimsā), một ngày cõi Trời bằng 100 năm ở cõi Nhân loại; trong cõi trời Yāmā, 200 năm Nhân loại; và v.v…, nhân đôi trong mỗi cõi Trời cao hơn.

Tuổi thọ trong 6 cõi trời Dục giới.

 

(C) Rūpa paṭisandhi (Tái tục ở cõi Sắc giới)

24. Paṭhamajjhānavipākaṁ Paṭhamajjhānabhūmiyaṁ paṭisandhi-bhavaṅga-cutivasana pavattati.

25. Tathā dutiyajjhānavipākaṁ tatiyajjhānavipākañ ca Dutiyajjhānabhūmiyaṁ.

26. Catutthajjhānavipākaṁ Tatiyajjhānabhūmiyaṁ.

27. Pañcamajjhānavipākaṁ Catutthajjhānabhūmiyaṁ

28. Asaññasattānaṁ pana rūpam eva patṭisandhi hoti. Tathā tato paraṁ pavattiyaṁ cavanakāle ca rūpam eva pavattatvā nirujjhati.

Imā cha Rūpāvacarapaṭisandhiyo nāma.

Tâm quả sơ thiền sinh khởi trong cõi Sơ thiền như tâm tái tục, tâm hữu phần, tâm tử.

Tương tự, tâm quả nhị thiền và tâm quả tam thiền sinh khởi trong cõi Nhị thiền như tâm tái tục, tâm hữu phần, tâm tử. Tâm quả tứ thiền trong cõi Tam thiền; tâm quả ngũ thiền trong cõi Tứ thiền.

Nhưng với Chư Phạm thiên vô tưởng sắc tự sanh liên kết tái tục. Tương tự sau đó, trong tiến trình hiện hữu và vào sát-na tử, chỉ có sắc pháp tồn tại và diệt.

Có sáu cách tái tục trong cõi Sắc giới.

5 rūpāvacaravipākacitta + jīvitanavakakalāparūpa-paṭisandhi [(5 tâm quả sắc giới) + tái tục bằng bọn sắc mạng cửu pháp].

Giải:

Lý do về một vài bất đồng trong những tên gọi của những cõi Sắc giới và những tâm tái tục tương ứng là có hai cách tính những thiền sắc (rūpa jhāna).

Với người tuệ chậm, sau khi đắc sơ thiền sắc giới (rūpāvacara jhāna), những vị ấy phải loại (ly) từng chi thiền một để lên từng bậc thiền cao hơn. Do đó, với người này, có năm thiền sắc giới (rūpāvacara jhāna).

Với người tuệ nhanh, sau khi đắc sơ thiền sắc giới (rūpāvacara jhāna), những vị ấy phải lìa (ly) chi thiền tầm (vitakka) và chi thiền tứ (vicāra) cùng lúc để lên thiền thứ hai. Cho nên, nhị thiền của những người tuệ nhanh tương đương với tam thiền của người tuệ chậm, tam thiền của những bậc tuệ nhanh tương đương với tứ thiền của những bậc tuệ chậm và tứ thiền của những bậc tuệ nhanh tương đương với ngũ thiền của những bậc tuệ chậm. Do đó, chỉ có bốn thiền sắc giới (rūpāvacara jhāna) đối với những bậc tuệ nhanh. Phần đông những người tu tiến có thể lìa (ly) tầm (vitakka) và tứ (vicāra) cùng lúc để tiến từ sơ thiền lên nhị thiền. Do đó, cách tính bốn bậc thiền sắc giới (rūpāvacara jhāna) là cách phổ biến hơn và vì vậy những cõi Sắc giới được gọi tên theo cách tính này.

Hai cách tính thiền sắc giới (rūpāvacara jhāna) cùng với những tên gọi của những cõi Sắc được trình bày như sau.

- Brahma parisajjā (cõi Phạm chúng thiên), Brahma purohitā (cõi Phạm phụ thiên) và Mahā Brahmā (cõi Đại Phạm thiên) tạo thành cõi Sơ thiền.

- Parittābhā (cõi Thiểu quang thiên), Appamānābhā (cõi Vô lượng quang thiên), Abhassarā (cõi Biến quang thiên) tạo thành cõi Nhị thiền.

- Paritta subhā (cõi Thiểu tịnh thiên), Appamāna subhā (cõi Vô lượng tịnh thiên), Subha kinhā (cõi Biến tịnh thiên) tạo thành cõi Tam thiền.

- Vehapphala (cõi Quảng quả thiên), Asaññā satta (cõi Vô tưởng thiên) và năm Suddhāvāsa (cõi Ngũ Tịnh cư), bảy cõi này tạo thành cõi Tứ thiền.

[Suddhāvāsa (Ngũ Tịnh cư) gồm có Avihā (cõi Vô phiền thiên), Ātappā (cõi Vô nhiệt thiên), Sudassā (cõi Thiện kiến thiên), Sadassī (cõi Thiện hiện thiên), Akaniṭṭha (cõi Sắc cứu cánh thiên)].

  

Tuổi thọ trong cõi Sắc giới

29. Tesu Brahmapārisajjānaṁ devānaṁ kappassa tatiyo bhāgo āyuppamāṇaṁ.

30. Brahmapurohitānaṁ upaḍḍhakappo.

31. Mahābrahmānaṁ eko kappo.

32. Parittābhānaṁ dve kappāni.

33. Appamāṇābhānaṁ cattarikappāni.

34. Ābhassarānaṁ aṭṭha kappāni.

35. Parittasubhānaṁ soḷasa kappāni.

36. Appamāṇasubhānaṁ dvattiṁsa kappāni.

37. Subhakiṇhānaṁ catusaṭṭhi kappāni.

38. Vehapphalānaṁ Asaññasattānañ ca pañcakappasatāni.

39. Avihānaṁ kappasahassāni.

40. Atappābaṁ dve kappasahassāni.

41. Sudassānaṁ cattāri kappasahassāni.

42. Sudassīnaṁ aṭṭha kappasahassāni.

43. Akaniṭṭhānaṁ soḷasa kappasahassāni āyuppamāṇaṁ.

Trong những cõi này, thọ mạng của chư Phạm chúng thiên là 1/3 đại kiếp; của Phạm phụ thiên là 1/2 đại kiếp; Đại Phạm thiên là 1 đại kiếp;

Thọ mạng của Thiểu quang thiên là 2 đại kiếp; Vô lượng quang thiên là 4 đại kiếp; Biến quang thiên là 8 đại kiếp;

Thọ mạng của Thiểu tịnh thiên là 16 đại kiếp; Vô lượng tịnh thiên là 32 đại kiếp; Biến tịnh thiên là 64 đại kiếp;

Thọ mạng của Quảng quả thiên và Vô tưởng thiên là 500 đại kiếp;

Thọ mạng của Vô phiền thiên là 1000 đại kiếp; Vô nhiệt thiên là 2000 đại kiếp; Thiện kiến thiên là 4000 đại kiếp; Thiện hiện thiên là 8000 đại kiếp; Sắc cứu cánh thiên là 16000 đại kiếp.

Giải:

Trong Kinh Phật giáo có chỉ rõ ba loại kappa (kiếp) – một antarakappa, một āyukappa và một mahākappa.

Một antarakappa là thời kỳ tuổi thọ của người nhân loại (āyukappa) tăng từ 10 tuổi đến tối đa vô số tuổi, rồi giảm trở lại đến 10 tuổi.

Sáu mươi bốn antarakappa bằng một asaṅkheyyakappa (a-tăng-kỳ kiếp) và bốn asaṅkheyyakappa tạo thành một đại kiếp (mahākappa) là tuổi thọ của một chu kỳ thế giới. Thời gian của một đại kiếp được mô tả là dài hơn thời gian cần cho một người làm mòn quả núi đá kim cương mỗi cạnh một yojana (khoảng 8 dặm), dài, cao bằng cách vuốt quả núi một lần mỗi 100 năm bằng một miếng vải lụa. (S. 15:5, 181-2)

Theo những nhà chú giải, ‘kiếp’ chỉ cho cách tính tuổi thọ trong cõi Sơ thiền là asaṅkheyyakappa, trong khi ‘kiếp’ chỉ cho tuổi thọ trong cõi cao hơn là đại kiếp (mahākappa).

(D) Arūpa paṭisandhi (Tái tục ở cõi Vô sắc giới)

44. Paṭhamāruppādivipākāni Paṭhamārupādibhūmīsu yathākkamaṁ patṭisandhi-bhavaṅga-cuti-vasena pavattanti. Imā catasso Arūpapāṭisandhiyo nāma.

Arūpavacara-vipāka-citta (tâm quả vô sắc giới) thứ nhất sinh khởi làm tâm tái tục, tâm hữu phần và tâm tử trong cõi Vô sắc thứ nhất và những arūpavacara-vipāka-citta (tâm quả vô sắc) khác sanh làm cùng phận sự trong từng cõi tương ứng. Có bốn dạng tái tục trong cõi Vô sắc.

Tái tục ở cõi Vô sắc giới = 4 arūpāvacara vipāka citta. (4 tâm quả vô sắc giới).

Giải:

Ākāsānañcāyatana vipāka citta (tâm quả không vô biên xứ) khi sinh khởi làm việc tái tục, hữu phần và tử trong Ākāsānañcāyatana bhūmi (cõi trời Không vô biên xứ).

Viññāṇañcāyatana vipāka citta (tâm quả thức vô biên xứ) khi sinh khởi làm việc tái tục, hữu phần và tử trong Viññāṇañcāyatana bhūmi (cõi trời Thức vô biên xứ).

Ākiñcaññāyatana vipāka citta (tâm quả vô sở hữu xứ) khi sinh khởi làm việc tái tục, hữu phần và tử trong Ākiñcaññāyatana bhūmi (cõi trời Vô sở hữu xứ).

N’evasaññā-n’āsaññāyatana vipāka citta (tâm quả phi tưởng phi phi tưởng xứ) khi sinh khởi làm việc tái tục, hữu phần và tử trong N’evasaññā-n’āsaññāyatana bhūmi (cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ).

Lưu ý:

(i) Một loại tái tục ở cõi khổ Dục giới (Apāya paṭisandhi), một loại tái tục ở cõi vui Dục giới vô nhân (Kāma sugati ahetuka paṭisandhi) và 8 loại tái tục vui Dục giới hữu nhân (Kāmasugati sahetuka paṭisandhi) tất cả có 10 loại tái tục ở cõi Dục.

(ii) Tái tục bằng 5 tâm quả sắc giới (rūpāvacaravipāka citta) và bằng bọn sắc mạng chín pháp (jīvitanavakakalāpa rūpa paṭisandhi), tất cả có 6 loại tái tục ở cõi Sắc.

(iii) Mười loại tái tục ở cõi Dục (Kāma paṭisandhi), 6 tái tục Sắc (Rūpa paṭisandhi) và 4 tái tục Vô sắc (Arūpa paṭisandhi) tất cả có 20 loại tái tục.

Số loại tái tục vượt qua số tâm tái tục là một, bởi vì có một loại tái tục bằng sắc (rūpa paṭisandhi).

Tuổi Thọ Ở Cõi Vô Sắc

45. Tesu pana ākāsānañcāyatanūpagānaṁ devānaṁ vīsatikappasahassāni āyuppamāṇaṁ.

46. Viññāṇañcāyatanūpagānaṁ devānaṁ cattālīsakappasahassāni.

47. Ākiñcaññayatanūpagānaṁ devānaṁ saṭṭhikappasahassāni.

48. Nevasaññānāsaññayatanūpagānaṁ devānaṁ caturāsītikappasahassāni āyuppamāṇaṁ.

Hơn nữa, giữa những chư Phạm thiên vô sắc, tuổi thọ của chư Phạm thiên sanh về Ākāsānañcāyatana bhūmi (cõi trời Không vô biên xứ) là 20,000 đại kiếp; của chư Phạm thiên sanh về Viññāṇañcāyatana bhūmi (cõi trời Thức vô biên xứ) là 40,000 đại kiếp; của chư Phạm thiên sanh về Ākiñcaññāyatana bhūmi (cõi trời Vô sở hữu xứ) là 60,000 đại kiếp; của chư Phạm thiên sanh về N’evasaññā-n’āsaññāyatana bhūmi (cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ) là 84,000 đại kiếp.

 

Những Tâm Giống Nhau Trong Một Kiếp Hiện Hữu

49. Paṭisandhi bhavaṅga ca tathācavanamānasaṁ.

Ekam eva that’ ev’eka-visayañ c’ekajātiyaṁ.

Idaṁ ettha Patisandhicatukkaṁ.

Trong một kiếp hiện hữu, tâm tái tục, tâm hữu phần và tâm tử thì giống nhau và chúng có cùng một cảnh.

Ở đây, có bốn dạng tái tục.

Giải:

Kiếp sống của một chúng sanh hữu tưởng bắt đầu bằng tâm tái tục (paṭisandhi citta). Sau khi tâm này diệt, tâm hữu phần (bhavaṅga citta) sanh và diệt liên tục cho đến khi tâm hữu phần làm việc tử (cuti).

Tâm hữu phần (bhavaṅga citta) cuối cùng được gọi là tâm tử (cuti citta), vì tâm này làm việc tử.

Đối với một chúng sanh hữu tưởng, ba tâm, đó là tâm tái tục (paṭisandhi citta), tâm hữu phần (bhavaṅga citta) và tâm tử (cuti citta) thì giống nhau khi sanh (jāti), cùng sở hữu tâm (cetasika) phối hợp và bắt cùng một cảnh.

Đối với người nhân loại thông thường, một trong tám tâm đại quả (mahāvipāka citta) làm việc như tâm tái tục (paṭisandhi citta), tâm hữu phần (bhavaṅga citta) và tâm tử (cuti citta). Ba thứ tâm này đều giống nhau trong một chúng sanh vì chúng là quả của cùng nghiệp (kamma) phối hợp với một tâm đại thiện (mahākusala citta). Nếu tâm này là tâm đại thiện câu hành hỷ tương ưng trí vô dẫn (somanassa-sahagataṁ ñāṇasampayuttaṁ asaṅkhārika mahākusala cittaṃ), thì tâm đại quả câu hành hỷ tương ưng trí vô dẫn (somanassa-sahagataṁ ñāṇasampayuttaṁ asaṅkhārika mahāvipāka cittaṃ) sẽ làm việc như tâm tái tục (paṭisandhi citta), tâm hữu phần (bhavaṅga citta) và tâm tử (cuti citta).

Cảnh mà những tâm này bắt là cảnh cận tử (maranāsanna nimitta) xuất hiện ngay trước khi tử trong kiếp sống kế trước của người ấy. Cảnh cận tử này xuất hiện dưới dạng cảnh ‘nghiệp’ (kamma), cảnh ‘điềm nghiệp’ (kamma nimitta), cảnh ‘điềm sinh’ (gati nimitta). Nếu tâm tái tục lấy điềm nghiệp làm cảnh, thì tâm hữu phần và tâm tử sẽ cũng lấy điềm nghiệp làm cảnh.

 

Tứ Sanh

1) Aṇḍaja paṭisandhi = noãn sanh – sanh trong trứng.

2) Jalābuja paṭisandhi = thai sanh – sanh trong tử cung.

3) Saṃsedaja paṭisandhi = thấp sanh – sanh trong nơi trũng của một hốc cây, trong 1 trái cây, trong hoa hay trong đầm lầy.

4) Opapātika paṭisandhi = hóa sanh – tái tục dưới dạng một người hoàn toàn trưởng thành khoảng 16 tuổi như nhảy ra từ hư không.

Lưu ý: Noãn sanh (aṇḍaja paṭisandhi) và thai sanh (jalābuja paṭisandhi) đều gọi chung là phúc sanh (gabbhaseyaka paṭisandhi).

Ứng dụng:

1) Người khổ trong Địa ngục chỉ tái tục theo dạng hóa sanh (opapātika paṭisandhi).

2) Ngạ quỉ (Peta) và Atula (Asura) tái tục theo dạng thai sanh (jalābuja paṭisandhi) hay hóa sanh (opapātika paṭisandhi).

3) Bàng sanh tái tục theo cả bốn dạng sanh.

4) Người nhân loại ban đầu tái tục theo dạng hóa sanh (opapātika paṭisandhi) lúc khởi thế và sau theo dạng thai sanh (jalābuja paṭisandhi) hay thấp sanh (saṃsedaja paṭisandhi).

5) Địa Atula tái tục theo dạng thai sanh (jalābuja paṭisandhi) hay hóa sanh (opapātika paṭisandhi).

6) Chư thiên dục giới hay chư Phạm thiên chỉ tái tục theo dạng hóa sanh (opapātika paṭisandhi).

 

Sự Tiêu Hoại Của Thế Giới

Theo Phật pháp, có vô số thế giới và không có thế giới nào là thường tồn, vĩnh cửu. Quả địa cầu của chúng ta sẽ đi đến ngày hoại diệt. Đây có phần tương quan đến sự quan sát qua kính viễn vọng về những hành tinh già đang bị đốt cháy và những hành tinh mới đang được hình thành.

Thế giới sẽ bị hoại diệt do lửa, nước hay gió. Khi bị hoại do lửa, tất cả thế giới lên đến 3 cõi Sơ thiền sẽ bị thiêu đốt. Sau khi bị hoại diệt bảy lần liên tiếp do lửa, vào lần thứ tám tất cả thế giới cho đến 3 cõi Nhị thiền sẽ bị hoại diệt do nước. 

Sau khi bị hoại trong chu kỳ bình thường 7 lần do lửa và 1 lần do nước, tất cả thế giới lên đến ba cõi Tam thiền sẽ bị hoại do gió vào lần thứ 64.

Thông thường, chư thiên hộ trì thế giới (lokapāla deva) báo trước cho người nhân loại về sự hoại của thế giới sắp đến, đặng người nhân loại không sợ hãi, thực hành theo nghiệp thiện và hành pháp chỉ (samatha) đạt đến thiền cao hơn để sanh về cõi Trời cao hơn hầu thoát khỏi tai ương.

___o0o___

 

III. Kamma Catuka (Nhóm Bốn Loại Nghiệp)

Kamma, Sanskrit Karma, theo nghĩa đen là hành động hay nghiệp. Là một định luật về nghiệp, những nghiệp thiện mang lại những quả vui và những nghiệp bất thiện mang lại những quả khổ.

Hành động hiện tại có thể được thực hiện bằng thân (kāya), bằng khẩu (vacī), hay bằng ý (mano). Nhưng thân và khẩu không thể tự hành; chúng phải hành theo tâm (citta) qua những bọn sắc tâm (cittaja rūpa).

Và nữa, tâm (citta) chỉ là trạng thái biết cảnh. Nó không ra lệnh hay chỉ đạo thực hiện một hành động theo cách riêng của nó, mà do ‘tư’ (cetanā) là pháp dẫn dắt, chỉ đạo tâm (citta) và những pháp câu sanh với nó thực hiện hành động. Do đó, ‘tư’ (cetanā) chính là pháp chịu trách nhiệm về việc thực hiện một hành động hay tạo ra nghiệp.

Do đó, nói một cách nghiêm túc, kamma nghĩa là tất cả ‘tư’ (cetanā) thiện và bất thiện. ‘Tư’ (cetanā) cùng sanh với căn hay nhân là si (moha) hay nhân vô minh, tham hay luyến ái (lobha) hoặc sân (dosa) là ác là ‘tư’ bất thiện. Còn tư (cetanā) cùng sanh với vô tham (alobha), vô sân (adosa) và trí (paññā) là ‘tư’ thiện.

Nói cách khác, ‘tư’ (cetanā) hiện diện trong 12 tâm bất thiện (akusala citta) là bất thiện ‘nghiệp’ (kamma); trong khi ‘tư’ (cetanā) hiện diện trong 8 tâm thiện (kusala citta), 5 tâm thiện sắc giới (rūpāvacara kusala citta) và 4 tâm thiện vô sắc giới (arūpāvacara kusala citta) là thiện ‘nghiệp’ (kamma).

Nay ‘tư’ (cetanā) và pháp câu sanh [tức là tâm (citta) và sở hữu tâm (cetasika) ngoại trừ ‘tư’ (cetanā)] diệt sau khi thực hiện những mục đích tương ứng của chúng. Nhưng trước khi chúng diệt, chúng để lại tính chất hay đặc tính (property) của nghiệp (kamma) trong dòng tâm thức. Đặc tính nghiệp này là một nghiệp (kamma) tiềm tàng, là pháp sẽ trợ sanh quả (phần quả tiềm tàng) khi đủ duyên hay điều kiện. Pháp quả sẽ tác động vào ngay chính pháp tạo ra nó.

Tương tự với định luật chuyển động thứ ba trong vật lý của Newton có nêu: “Trong mỗi hành động, có một đồng lực tương tác và đối lập”[52], một người thực hiện một nghiệp thiện hay bất thiện, nên tin chắc rằng một lực đối lập có cùng độ lớn sẽ phản ứng ngược lại (nghiệp quả) hoặc trong kiếp này hay trong một vài kiếp ở vị lai.

Phản ứng ngược ấy có thể đến nhiều lần như là nghiệp (kamma) được nhân lên hơn một tỷ lần do tính chất của tâm (citta). Bằng cách nào? Như đã đề cập ở trước đây, tâm (citta) có thể sinh khởi với tỷ lệ hơn một ngàn tỷ lần trên một cái nháy mắt. Nhiều tỷ tâm câu hành với ‘tư’ (cetanā) trong việc giết một con muỗi sẽ sanh trong lúc đập muỗi. Nhiều tỷ tâm này cùng với ‘tư’ (cetanā) trong việc sát sanh ấy sẽ kí thác[53] nhiều tỷ nghiệp (kamma) nhân trong dòng tâm thức.

Như một hạt cải làm phát sanh một cây cải mới cùng loại, rồi cây ấy lại tạo ra hạt, cũng thế, một nghiệp nhân sẽ trợ cho một chúng sanh mới sanh trong một cõi tương ứng. Một nghiệp bất thiện sẽ trợ cho tái tục về cõi Khổ, trong khi một nghiệp thiện sẽ trợ cho tái tục vào cõi Vui.

Cũng như nhiều tỷ nghiệp (kamma) bất thiện được trợ sanh trong một hành động như sát hại một con muỗi; cũng vậy, nhiều tỷ nghiệp (kamma) thiện được trợ sanh trong việc thực hiện một việc thiện như là xả thí (dāna).

Vì thế, số nghiệp (kamma) thiện cũng như bất thiện đã tích góp trong kiếp này cũng như trong vô lượng kiếp quá khứ là vô số đến máy siêu vi tính cũng không thể kham nổi. Chưa hết, tất cả những nghiệp này đeo bám trong dòng tâm thức của mỗi chúng sanh, dù chúng sanh ấy có tái tục vào bất cứ nơi đâu trong kiếp sống mới.

Cũng như mỗi vật đều đồng hành với bóng của nó, cũng thế, mỗi nghiệp (kamma) đều đồng hành với phần ảnh hưởng (quả tiềm tàng) của nó. Nghiệp (kamma) là hành động và quả (vipāka) là ảnh hưởng của hành động. Đó là nhân và quả. Giống như cây là nghiệp (kamma), trái là quả (vipāka). Như chúng ta gieo, chúng ta gặt hoặc trong kiếp này hay trong một kiếp vị lai. Những gì chúng ta gặt hái hôm nay là những gì chúng ta từng gieo trong hiện tại hay trong quá khứ.

Nghiệp là một định luật trong chính nó và nó hoạt động trong phạm vi của chính nó mà không bị bất cứ sự can thiệp của một ngoại lực chi phối nào. Nghiệp vốn có tiềm năng trợ sanh phần ảnh hưởng (quả tiềm tàng). Kamma là nhân, vipāka là quả. Nhân trợ sanh ra quả, quả giải về nhân. Định luật nhân và quả thống trị mọi nơi.

Mặc dù chúng ta không thể biết nghiệp riêng của mỗi chúng sanh, nhưng chúng ta có thể sắp xếp nghiệp thành vài loại như Đức Phật đã mô tả và tiên đoán khi nào, ở đâu và như thế nào mỗi loại sẽ tạo ra quả của nó.

 

(A) Kiccakamma catukka (Nhóm bốn nghiệp nói theo phận sự)

50. Janakaṁ upatthambakaṁ upapīḷakaṁ upaghātakañ c’ eti kiccavasena.

Về phận sự, nghiệp có bốn loại, đó là:

(i) Janaka kamma = nghiệp sản sanh (sanh nghiệp).

(ii) Upatthambhaka kamma = nghiệp hộ trợ (trợ nghiệp).

(iii) Upapīḷaka kamma = nghiệp ngăn trở (chướng nghiệp).

(iv) Upaghātaka kamma = nghiệp phá hủy hay hoại diệt (đoạn nghiệp).

Giải:

Tựa đề của phần này, kammacatuka, nghĩa là nhóm bốn loại nghiệp. Thật ra phần này giới thiệu 4 nhóm bốn loại nghiệp. Tất cả có mười sáu loại nghiệp, có được do áp dụng theo bốn cách phân tích khác nhau.

Vậy, kamma là gì? Kamma theo nghĩa đen là hành động hay hành vi. Theo Phật giáo, kamma chỉ cho “tư” là sự cố quyết. Theo quan điểm chuyên môn, kamma có nghĩa là tư” thiện hay tư” bất thiện. Tư” là nhân tố chịu trách nhiệm cho hành động.

“Tư” (sự cố quyết) chỉ cho cetanā – là 1 cetasika (sở hữu tâm) phối hợp với tất cả tâm. Cetanā (tư) sắp đặt mục đích thực hiện một hành động. Cetanā (tư) khích động, thôi thúc và thúc giục citta (tâm) và những cetasika (sở hữu tâm) đang cùng phối hợp với nó để hoàn thành sự cố quyết hành động. Tư sắp xếp thực hiện sự phối hợp của nó để hoàn thành hành động.

Cetanā (tư) hành động theo những pháp câu sanh với nó, đóng vai trò bắt cảnh và làm cho hoàn thành nhiệm vụ; do đó, nó cố quyết hành động.

Do đó, Đức Phật tuyên bố: “Này chư Bhikkhu, Cetanā (tư), ta gọi là kamma (nghiệp), có sự cố quyết, mà chúng sanh thực hiện hành động qua thân, khẩu, ý.” (A. 6:63/iii/ 415)

Bây giờ, vì hơn một ngàn tỷ citta (tâm) có thể sanh và diệt trong một cái nhấp nháy, nhiều tỷ citta (tâm) sẽ sanh và diệt trong một hành động. Nhiều tỷ cetanā (tư) sanh cùng với những tâm này thực hiện hành động; cho nên chúng (tư - cetanā) là tác nhân thật sự thực hiện hành động. Chúng được Đức Phật gọi là sahajāta kamma (câu sanh nghiệp). Kamma (nghiệp) này có thể được xem như nghiệp trực tiếp là nhân đưa đến những hành động, hay hành động là quả của nghiệp. Hành động này bây giờ trở thành nhân và nó sẽ trợ cho quả sanh lần nữa. Quả này kế đó sẽ trở thành nhân trợ cho quả sau của nó nữa. Nó tợ như ném một viên đá vào hồ là nơi mà chúng ta thấy những gợn sóng tròn liên tục đi ra. Nghiệp này và quả của nó có thể được quan sát tổng quát bởi người vì ‘hành động thiện trợ cho quả thiện sanh và hành động bất thiện trợ cho quả bất thiện sanh’.

Nhưng ở khía cạnh sâu sắc hơn về nghiệp là tiềm lực to lớn trong việc chịu quả trong nhiều kiếp sống tiếp theo sau. Những quả này được trợ bởi tiềm lực của nānakkhaṇika kamma (dị thời nghiệp) hình thành trong khi hành động. Nhiều tỷ cetanā (tư) thực hiện hành động rồi diệt ngay sau khi chúng sinh khởi. Nhưng chúng để lại tiềm lực kamma (nghiệp) trong dòng chảy của danh pháp trước khi chúng diệt. Đây giống như việc bảo tồn năng lượng sau khi hành động được hoàn thành, như trong khoa học theo định luật bảo tồn năng lượng có nêu: “Năng lượng không thể tạo hay phá hủy”, chúng ta có thể dùng năng lượng để làm việc, nhưng năng lượng đó sẽ tiếp tục tồn tại dưới dạng khác.

Do đó, nhiều tỷ hạt giống của kamma (nghiệp) sẽ được gieo trong dòng danh pháp trong một hành động. Chúng được truyền từ một tâm này sang một tâm khác xuyên suốt kiếp sống của một chúng sanh và chúng sẽ được tiếp tục bằng dòng danh pháp đến kiếp sống vị lai khi dòng danh pháp vẫn chưa bị cắt đứt sau thời tử.

Do đó, nhiều tỷ tỷ tiềm lực nghiệp từ vô số kiếp sống quá khứ cũng như nhiều tỷ tiềm lực nghiệp được trợ sanh trong kiếp sống hiện tại sẽ được tích lũy trong dòng danh pháp. Người ta không thể tiên đoán khi nào thì một trong những nghiệp này sẽ gặp đúng duyên để cho quả.

Định luật của nghiệp (kammaniyāma) hoạt động độc lập trong lĩnh vực của nó và tự tồn tại trong cách hoạt động của nó. Chắc chắn rằng tiềm lực nghiệp trợ sanh quả phù hợp với phẩm chất giới đức của nhân chỉ khi chắc chắn là những hạt giống cho quả phù hợp với chủng loại của nó. Quả trực tiếp của kamma (nghiệp) là những vipāka citta (tâm quả), cetasika (sở hữu tâm) phối hợp với chúng và kammaja rūpa (sắc do nghiệp trợ tạo), cùng tạo thành năm uẩn hiện hữu.

Cũng như hạt giống được bảo quản tốt, khi gieo trong một mảnh đất đã được tưới tốt sẽ làm cho nảy mầm, tương tự, nghiệp thiện hay nghiệp bất thiện, với sự trợ giúp của avijjā (vô minh) và taṇhā (ái) sẽ làm cho phát sanh một mầm mới dưới dạng năm uẩn hiện hữu.

Những tiềm lực nghiệp khác nhau có những mãnh lực khác nhau. Đức Phật phân chúng thành bốn nhóm theo phận sự của chúng.

(i) Janaka kamma - nghiệp sản sanh (sanh nghiệp)

Nghiệp sản sanh là nghiệp trợ cho danh uẩn [vipāka citta (tâm quả) và những cetasika (sở hữu tâm)] và sắc uẩn [kammaja rūpa (sắc do nghiệp trợ tạo)] sanh vào sát-na tái tục cũng như suốt kiếp sống của một chúng sanh.

Chỉ một kamma (nghiệp) giành được vị trí trong suốt quá trình có thể đóng vai trò là một nghiệp sản sanh và làm phận sự trợ sanh tâm tái tục, hữu phần và cuối cùng là tâm tử cùng với sắc nghiệp xuyên suốt một kiếp sống.

(ii) Upatthambhaka kamma - nghiệp hộ trợ (trợ nghiệp)

Nghiệp này không đủ mạnh để trợ cho sanh một kiếp sống mới, nhưng nó ủng hộ, nâng đỡ cho nghiệp sản sanh (janaka kamma) hoặc tác động cho sanh quả vui hay khổ suốt một thời gian dài, hoặc bằng cách tăng cường tính liên tục của những uẩn bị trợ sanh do nghiệp sản sanh (janaka kamma).

Ví dụ, thông qua nghiệp sản sanh phận sự của một nghiệp thiện trợ cho chúng sanh được tái tục làm người nhân loại, nghiệp hộ trợ có thể góp phần kéo dài thọ mạng của chúng sanh và đảm bảo rằng chúng sanh ấy được khỏe mạnh và đầy đủ về nhu cầu của cuộc sống.

Khi một chúng sanh tái sanh là một bàng sanh do mãnh lực của nghiệp sản sanh bất thiện, nghiệp hộ trợ có thể làm tăng quả khổ do nghiệp sản sanh trợ sanh, hay có thể trợ sanh quả khổ của chính nó, hoặc thậm chí kéo dài thọ mạng để tính liên tục của những quả bất thiện sẽ kéo dài.

(iii) Upapīḷaka kamma - nghiệp ngăn trở (chướng nghiệp)

Nghiệp ngăn trở là nghiệp làm yếu, phá vỡ hay làm chậm chức năng của nghiệp sản sanh (janaka kamma). Khi nghiệp sản sanh (janaka kamma) thiện làm phát sanh một kiếp sống mới trong một cõi Vui, nhiều tỷ nghiệp thiện cũng như bất thiện sẽ đeo bám theo dòng danh pháp sang kiếp sống mới. Một số nghiệp thiện này sẽ trợ sanh quả vui là nghiệp sản sanh; và một số nghiệp bất thiện sẽ trợ sanh quả khổ là nghiệp ngăn trở.

Cùng hiện tượng sẽ xảy ra khi một nghiệp sản sanh (janaka kamma) làm cho tái tục trong một cõi Khổ. Nhưng những nghiệp thiện này sẽ đóng vai trò làm nghiệp ngăn trở (upapīḷaka kamma) bằng cách ngăn quả của nghiệp sản sanh (janaka kamma) trong khi nghiệp bất thiện sẽ đóng vai trò của nghiệp hộ trợ (upatthambhaka kamma) bằng cách làm tăng những quả khổ của nghiệp sản sanh (janaka kamma).

Do đó, tục ngữ có câu: “Cuộc sống không phải là một luống hoa hồng và nó cũng không là một ruộng gai. Luôn có sự thăng trầm trong cuộc sống.”

(iv) Upaghātaka kamma - nghiệp phá hủy (đoạn nghiệp)

Nghiệp phá hủy là nghiệp không chỉ cắt đứt quả của nghiệp sản sanh (janaka kamma) nhưng cũng không làm vô hiệu nghiệp sản sanh (janaka kamma) và còn tạo ra quả của chính nó. Nói cách khác, một chúng sanh đột tử và tái tục theo nghiệp phá hủy (upaghātaka kamma).

Một nghiệp phá hủy (upaghātaka kamma) có thể là nghiệp thiện hay bất thiện. Nghiệp phá hủy thay thế nghiệp yếu khác, ngăn chặn những nghiệp ấy khỏi cho quả, thay vào đó nó trợ cho sanh quả của chính nó. Ví dụ, một người có thể sanh làm một chúng sanh nhân loại, do nghiệp sản sanh (janaka kamma), ban đầu được trù định cho một thọ mạng dài, nhưng một nghiệp phá hủy (upaghātaka kamma) có thể sanh và khiến cho chết yểu bởi cơn đau tim, tai nạn xe, v.v…

Như một thí dụ về hoạt động của bốn loại nghiệp trên, trường hợp của Devadatta có thể được trích dẫn. Nghiệp sản sanh (janakakamma) thiện trợ cho ông ta được sanh trong gia đình hoàng tộc. Sự sung túc và thịnh vượng liên tục của ông là do hoạt động của nghiệp sản sanh (janaka kamma) cũng như nghiệp hộ trợ (upatthambhaka kamma). Nghiệp ngăn trở (upapīlaka kamma) nhập cuộc khi ông ta bị khai trừ ra khỏi Tăng đoàn (Saṅgha) và chịu nhiều sự nhục nhã. Kế tiếp ‘trọng nghiệp bất thiện’ gây chia rẽ trong Tăng chúng (Saṅgha) tác động như là nghiệp phá hủy (upaghātaka kamma) đưa ông ta xuống địa ngục A-tỳ (Avīci).

 

(B) Pākadānap Ariyāyakamma catukka (Nhóm bốn nghiệp nói theo cấp độ ưu tiên)

51. Garukaṁ āsannaṁ āciṇṇaṁ kaṭattākammañ c’ eti pākadānapariyāyena.

Nghiệp nói theo mãnh lực ưu tiên tạo ra quả, có bốn loại:

(i) Garuka kamma = trọng nghiệp.

(ii) Āsanna kamma = cận tử nghiệp.

(iii) Āciṇṇa kamma = thường nghiệp.

(iv) Kaṭattā kamma = bất định nghiệp.

Phần này liên quan đến cấp độ ưu tiên giữa những nghiệp khác nhau trong việc đảm nhận vai trò tạo ra tái tục trong kiếp sống kế tiếp.

(i) Garuka kamma - trọng nghiệp

Là nghiệp rất mạnh; không có nghiệp nào khác có thể ngăn phận sự của nó trong kiếp kế tiếp. Nói cách khác, tất nhiên trọng nghiệp sẽ trợ sanh ra quả của nó trong kiếp kế tiếp.

Trọng nghiệp bất thiện là pañcānantariya kamma (năm nghiệp vô gián) – đó là: Giết mẹ; giết cha; giết Arahaṃ; đả thương một Đức Phật (Buddha); tạo ra sự chia rẽ trong Tăng chúng (saṅgha). Thường kiến phủ nhận kamma (nghiệp) và quả của nghiệp và nền tảng cho giới đức cũng được gồm trong trọng nghiệp bất thiện.

Về mặt thiện, 5 nghiệp thiện sắc giới (rūpāvacara kusala kamma) và 4 nghiệp thiện vô sắc giới (arūpāvacara kusala kamma) là trọng nghiệp thiện. Nghiệp thiện siêu thế (lokuttara kusala kamma) hay đạo siêu thế (lokuttara magga) đạt được của đạo tuệ (maggañāṇa), cũng là một trọng lực đóng cửa của 4 cõi Khổ vĩnh viễn.

Nếu người đã tu tập thiền (jhāna) đã phạm một trong những nghiệp vô gián, nghiệp thiện của vị ấy sẽ bị hoại bởi ác nghiệp và sau đó làm cho vị ấy tái tục trong địa ngục. Thí dụ, Devadatta, anh họ của Đức Phật (Buddha) mất thần thông và bị tái tục trong địa ngục Avīci do đả thương Đức Phật (Buddha) và gây ra chia rẽ trong Tăng chúng (saṅgha).

Hơn nữa, nếu ai phạm một trong những nghiệp vô gián, thì sau đó vị ấy không thể vươn lên đạt tới một pháp bậc cao hay siêu thế, vì ác nghiệp gây nên sự chướng ngại không thể vượt qua. Do đó, đức vua Ajātasattu, trong khi lắng nghe Đức Phật giảng bài kinh Quả Báo Sa-môn (Sāmaññaphala sutta), có đủ tất cả các duyên để đạt đến Thánh Nhập lưu; nhưng vị ấy không thể đạt đạo và quả vì vị ấy đã giết cha của vị ấy, vua Bimbisāra cũng là một bậc Nhập lưu. Sau đó, mặc dù vị ấy đã thực hiện nhiều đại nghiệp thiện gồm cả sự đỡ đầu cho đại hội đồng Phật giáo và xây dựng một đại tháp thờ xá lợi Phật, ông ta đã vẫn không thoát khỏi tái tục trong địa ngục do nghiệp vô gián của vị ấy.

(ii) Āsanna kamma - cận tử nghiệp

Cận tử nghiệp là nghiệp được thực hiện hay nhớ ngay trước khi tử.

Đây là một nghiệp mạnh đã được thực hiện hay nhớ lại trong thời gian ngắn, không lâu trước khi tử. Khi không có bất cứ trọng nghiệp nào, cận tử nghiệp này thường sẽ làm vai trò của nghiệp sản sanh vì uy lực lớn lao của nó do sự gần gũi.

Nếu người có tánh nết xấu thực hiện một hành vi tốt hay nghiệp thiện ngay trước khi tử hay nhớ lại một nghiệp thiện mà vị ấy từng làm trong thời khắc cuối cùng, vị ấy sẽ nhận một phúc sanh hay tái tục may mắn. Ngược lại, nếu là một người tốt mà cứ nhắc đi nhắc lại một ác nghiệp trước đó, hay thực hiện một ác nghiệp ngay trước khi tử, vị ấy sẽ trải qua một khổ sanh hay tái tục bất hạnh.

Với lý do này, rất quan trọng trong việc sắp xếp cho cha mẹ của chúng ta hay người thân thực hiện những nghiệp xứng đáng và ấn tượng ngay trước khi tử, hay nhắc một người đang tử về những nghiệp thiện của vị ấy hay thúc vị ấy khơi dậy những ý nghĩ thiện trong thời khắc cuối cùng của vị ấy.

Dù một người xấu có thể đạt một phúc sanh nhờ một cận tử nghiệp thiện, không có nghĩa là vị ấy sẽ thoát khỏi những quả của nghiệp bất thiện mà vị ấy đã phạm trong suốt quá trình của sự sống. Khi gặp những duyên thuận lợi, những nghiệp bất thiện này sẽ cho ra những quả tương ứng.

(iii) Āciṇṇa kamma - thường nghiệp

Thường nghiệp là nghiệp được thực hiện thường xuyên hay có thể là nghiệp được thực hiện một lần mà được gợi lại và luôn nhớ.

Đây là nghiệp thiện hay bất thiện, mà một chúng sanh thực hiện một cách thường xuyên, hoặc đó có thể là một hành vi (nghiệp) được thực hiện một lần và thường được nhớ lại. Nếu không có trọng nghiệp hay cận tử nghiệp mạnh, thường nghiệp thường có vai trò trợ sanh tái tục kế tiếp.

Đây là nghiệp mà chúng ta nên áp dụng, cố gắng thực hiện thường xuyên để chuẩn bị cho sự tử của chúng ta. Chúng ta có thể chọn bất cứ nghiệp xứng đáng nào chúng ta thích như đặt bát, thọ trì giới luật, hay thiền. Nếu chúng ta thực hiện thường xuyên, nó trở thành nết quen làm cho toại nguyện và hạnh phúc và vào lúc tử, nó sẽ trở thành āsanna-kamma (cận tử nghiệp) và cho quả để trợ sanh một tái tục thiện.

(iv) Kaṭattā kamma - bất định nghiệp

Đây là loại nghiệp ngoài những loại nghiệp đã nêu, là nghiệp đã được thực hiện từ trước và đã quên, nhưng đủ mạnh để đảm nhận vai trò trợ sanh tái tục. Loại nghiệp này trở nên có tác dụng khi không có nghiệp nào trong ba loại kia thực hiện việc này.

Vào thời cận tử, nhiều tỷ nghiệp đang đeo bám trong dòng danh pháp của chúng sanh dường như tranh đua với nhau để có cơ hội cho quả. Nếu một trọng nghiệp hiện diện, nó sẽ dễ dàng thắng cuộc đua và trợ cho tái tục kế tiếp.

Thông thường, nếu không có bất cứ trọng nghiệp (garuka kamma) nào, chúng ta phải nương vào cận tử nghiệp (āsanna kamma) trợ cho kiếp sống kế tiếp của chúng ta. Để có được cận tử nghiệp (āsanna kamma) thiện, con trai, con gái hay quyến thuộc và bạn bè phải sắp đặt những nghiệp thiện như là dâng y đến chư Tăng hay thính pháp cho đến thuyết pháp đến người sắp tử trên giường. Người đang tử cũng nên được nhắc về những nghiệp thiện trong quá khứ của họ.

Có một ví dụ hay là cha của Reverend Sona trong Ceylon. Người cha từng làm nghề thợ săn để mưu sinh. Khi ông ta quá già không còn đi săn được nữa, ông ta xuất gia thành tu sĩ trong tu viện của con ông ta. Không lâu sau ông ta lâm bệnh và trông thấy bầy chó săn đang lên đồi để cắn ông. Ông ta khiếp sợ và yêu cầu con trai của ông đuổi bầy chó đi xa.

Con trai của ông là một bậc Arahatta, biết rằng cha mình đang có một gati-nimitta (cảnh ‘điềm sinh’) sẽ bị sa vào niraya (địa ngục). Vị ấy đã yêu cầu các môn đồ nhanh chóng mang hoa rải khắp bảo tháp trong tu viện. Kế đến, họ mang người cha với cả chiếc giường của ông đến bảo tháp. Đại đức Sona nhắc người cha tỏ lòng tôn kính đến bảo tháp và hoan hỷ trong việc dâng hoa nhân danh của cha.

Vị sư già đã bình tĩnh, tỏ lòng tôn kính đến bảo tháp và hài lòng trong việc thấy hoa được dâng cúng bảo tháp nhân danh của ông. Ngay khi ấy, gati-nimitta (cảnh ‘điềm sinh’) của ông thay đổi. Ông ta nói với người con rằng: “Những người mẹ kế của con từ cõi Trời đến rước ta đi”. Người con hài lòng với kết quả do nỗ lực của mình.

Đây là cách rất tốt cho sự báo ân mà chúng ta nợ cha mẹ chúng ta.

Để chắc chắn được cận tử nghiệp (āsanna kamma) thiện, chúng ta nên phát triển một thường nghiệp (āciṇṇa kamma) thiện khi còn sống. Thường nghiệp tốt nhất là thiền chỉ tịnh như niệm ân đức Phật (Buddhānussati) hay tu tiến pháp Từ (Mettābhāvanā) hay thiền quán là pháp mà chúng ta luôn có thể tu tập. Khi trở thành thuần thục, nó sẽ được nhớ lại khi cận tử, sẽ trở thành āsanna-kamma (cận tử nghiệp) thiện và trợ cho một kiếp sống an vui.

Vua Duṭṭhāgāni của xứ Ceylon lúc sinh thời có thói quen đặt bát dâng cúng vật thực đến chư Tăng trước khi ông dùng bữa. Có lần, anh trai của đức vua nổi dậy chống lại đức vua và đức vua phải lánh vào rừng. Trong lúc trốn trong rừng, đức vua hỏi người cận sự xem có gì để ăn không. Người cận sự đáp rằng ông ta có mang theo một tô vật thực từ hoàng cung.

Đức vua đã chia tô vật thực ấy thành bốn phần nhỏ - một phần nhỏ dành cho đức vua, một phần nhỏ dành cho người cận sự, một phần nhỏ dành cho con ngựa và một phần nhỏ còn lại dành để dâng cúng. Kế tiếp, đức vua yêu cầu người cận sự thỉnh mời vị tăng sĩ hay ẩn sĩ đến và nhận phần nhỏ vật thực của đức vua dâng cúng.

Dĩ nhiên họ thấy không có ai xung quanh. Nhưng đức vua nhất định bảo người cận sự phải mời to. Nghe đây!... Và rồi một vị tăng sĩ đáng kính đã phi thân[54] đến. Vị Tăng sĩ ấy là một bậc Arahatta có thần thông. Đức vua rất hài lòng và đã dâng không chỉ phần nhỏ vật thực còn lại mà còn luôn cả phần nhỏ của đức vua. Người cận sự cũng bắt chước và dâng phần nhỏ của ông. Về phần con ngựa, nó gật đầu ra hiệu cho biết rằng nó cũng muốn dâng phần nhỏ của nó.

Đức vua vô cùng hạnh phúc được một khoảng thời gian và kế đó lại cảm giác đói nữa. Biết rằng vị Arahaṃ có thể nghe bằng nhĩ thông (dibba sota), ông ta cầu mong vị ấy gửi cho ông phần vật thực thừa còn lại sau khi ăn. Vị Arahaṃ đã gửi cho ông nguyên cái bát khất thực bay đến trong hư không. Đức vua nhận cái bát và nhận thấy đầy vật thực. Vật thực có thể được nhân lên bằng thần thông (iddhividha abhiññā). Đức vua, người cận sự và con ngựa có thể ăn đến khi no nê.

Sau đó, đức vua khôi phục quyền lực và xả thí một lượng lớn châu báu của ông cho Phật giáo (Buddhasāsana) để xây dựng đại bảo tháp (thūpa) gọi là đại tháp (mahācetiya), nhiều tu viện và những tòa nhà của những tôn giáo khác. Đức vua cho ghi chú, lưu lại tất cả những nghiệp thiện của ông. Khi đức vua trên giường bệnh lúc cận tử, ông nghe đọc lại những thành tích đã được lưu. Khi nghe đến mục dâng vật thực đến vị Arahaṃ trong rừng, đức vua yêu cầu người đọc ngưng đọc. Đức vua trong niềm đại hoan hỷ và nhớ đến nghiệp ấy rồi băng hà. Nghiệp thiện này trợ cho đức vua tái tục về cõi trời Đâu suất (Tusitā).

Cunda, vị đồ tể mưu sinh bằng nghề mổ heo hơn năm mươi năm. Khi mãn kiếp, lửa từ địa ngục (niraya) vọt lên và đốt cháy ông làm ông thét lên như một con heo trong bảy ngày. Ông bị sa xuống địa ngục ngay sau khi tử. Trường hợp này, thường nghiệp (āciṇṇa kamma) trở thành cận tử nghiệp (āsanna kamma) và trợ sanh ra quả của nó.

 

Sự So Sánh Của Một Chuồng Bò

Giả sử nhiều con bò bị nhốt qua đêm trong một cái chuồng to. Vào buổi sáng, cửa chuồng được mở cho bò đi ra ngoài đồng cỏ. Bây giờ con bò nào sẽ ra trước?

Tất cả những con bò đều muốn thoát ra càng sớm càng tốt. Do đó, sẽ có sự chen lấn dồn và trườn lên để đi đến cái cổng. Nhưng nếu có một con bò to, khỏe nổi bật, được tất cả những con khác tôn trọng như một con đầu đàn, con này sẽ đi đến cái cổng một cách oai vệ và đi ra trước. Con này tợ như trọng nghiệp (garuka kamma) là nghiệp không cải được và cho quả ngay trong kiếp sống kế.

Tuy nhiên, nếu không có con bò nào to khỏe nổi bật, được xem là con đầu đàn, thì con nào gần cửa nhất sẽ đi ra trước nhất. Đây tợ như cận tử nghiệp (āsanna kamma) cho quả trong kiếp sống kế.

Đôi khi có con thường cảnh giác chú ý thời gian khi cửa chuồng được mở, có thể đi đến cửa ngay trước khi cửa được mở và đi ra trước. Đây được ví như thường nghiệp (āciṇṇa kamma) đảm nhiệm vai trò của janaka-kamma (nghiệp sản sanh) để trợ sanh ra tái tục trong kiếp sống kế.

Lại nữa, khi không có con bò nổi bật hay một con gần cửa nhất, hoặc một con thận trọng, sẽ có sự trườn lớn của những con mạnh hơn đẩy giành đường. Trong việc trườn này, một con bò già yếu bị những con bò khác đẩy có thể đi ra cửa trước. Đây tợ như trường hợp khi một bất định nghiệp (kaṭattā kamma) có cơ hội trợ cho kiếp sống kế.

Hoàng hậu Mallika của thành Sāvatthī từng dẫn đầu cuộc sống thiện hạnh. Bà đã làm nhiều việc thiện nổi bật cùng với vua Kosala. Nhưng có một lần, trong khi bà ta đang tắm, một con chó đi vào phòng tắm và bà ta hành dâm với con chó. Khi đi ra khỏi phòng tắm, con chó vẫn theo bà. Điều này bị đức vua nhận ra và tức khắc hỏi bà. Bà ta kịch liệt chối cãi đức vua và nói đức vua có cái nhìn méo mó về việc bà đi ra một mình. Đức vua đã tin lời vợ yêu và xin lỗi bà. Nhưng hành động bất thiện này gợi lại trong tâm của bà vào thời khắc cận tử. Bởi vì kaṭattā-kamma (bất định nghiệp) bất thiện này làm việc trợ sanh tái tục, bà ta phải chịu khổ bảy ngày trong địa ngục Āvici là địa ngục khổ nhất. Tuy nhiên, bà được nghiệp thiện mạnh cứu vãn và đã tái tục trong cõi trời Tusitā.

Do đó, chúng ta không nên cho phép kaṭattā-kamma (bất định nghiệp) lôi kéo, điều khiển vận mạng của chúng ta. Có nhiều tỷ bất định nghiệp, cả thiện và bất thiện. Chúng ta không thể mong cầu một bất định nghiệp thiện đảm trách việc trợ cho tái tục. Chúng ta nên định hướng vận mệnh của chúng ta như chúng ta mong cầu bằng cách phát triển một trọng nghiệp thiện hay một thường nghiệp thiện trong khi vẫn còn thời gian làm điều đó.

 

C) Pākakālakamma catuka (Nhóm bốn nghiệp chia theo thời gian)

52. Diṭṭhadhammavedanīyaṁ upapajjavedanīyaṁ aparāpariyavedanīyaṁ ahosikammañ c’ eti pākakālavasena cattāri kammāni nāma.

Về khía cạnh cho quả theo thời gian, có bốn loại nghiệp (kamma), đó là:

(i) Diṭṭhadhammavedaniya kamma = hiện báo nghiệp.

(ii) Upapajjavedaniya kamma = sanh báo nghiệp.

(iii) Aparāpariyavedaniya kamma = hậu báo nghiệp.

(iv) Ahosi kamma = vô hiệu nghiệp.

Giải:

Những loại nghiệp có sức mạnh khác nhau. Một số có thể cho quả trong kiếp hiện tại, một số trong kiếp thứ hai sắp tới và một số từ kiếp thứ ba cho đến kiếp cuối cùng khi vị ấy Nibbāna. Và dù có nhiều tỷ nghiệp trong mỗi loại, chỉ có một vài trong chúng sẽ có cơ hội cho quả trong khi những nghiệp còn lại sẽ trở thành vô hiệu.

Hiện tượng này có phần tương tự như gieo giống, một số có thể mọc thành cây cho quả trong cùng một năm; một số mọc thành cây rồi cho quả trong năm kế trong khi một số mọc thành cây nhỏ hay cây to cho quả từ năm thứ ba, tư, năm v.v... cho đến cây chết. Nhưng cũng có nhiều tỷ hạt giống sẽ trở thành vô hiệu.

(i) Diṭṭhadhammavedaniya kamma - hiện báo nghiệp

Hiện báo nghiệp là nghiệp cho quả trong kiếp hiện tại.

Khi một người thực hiện hành động thiện hay bất thiện, kusala citta (tâm thiện) hay akusala citta (tâm bất thiện) sanh bảy lần trong mỗi lộ trình tâm. Cetanā (tư) phối hợp với javana citta (tâm đỗng lực) thứ nhất là tâm đỗng lực yếu nhất trong 7 tâm đỗng lực, được gọi là diṭṭhadhammavedaniya kamma (hiện báo nghiệp). Tâm đỗng lực này là tâm đỗng lực yếu nhất do vì đây là tâm đỗng lực đầu tiên trong chặng đỗng lực, chưa có sự lặp lại của những tâm đỗng lực, nên không có mãnh lực của āsevanapaccaya (‘trùng dụng duyên’) trợ sanh từ tâm đỗng lực trước.

Khi nghiệp này chín muồi thì trợ cho quả sanh trong kiếp hiện tại. Nếu nó không gặp cơ hội chín muồi trong cùng một kiếp, nó sẽ trở thành vô hiệu (ahosi).

DevadattaCunda, người đồ tể, bị lửa địa ngục thiêu đốt trong khi họ vẫn còn sống do những ác nghiệp của họ. Cặp vợ chồng nghèo Kākavaliya của thành Sāvatthī sau khi dâng cơm đến Đại đức Sāriputta, trở nên rất giàu trong bảy ngày.

…-H-“V-R-D-K-5-T-Th-P-C-C-C-C-C-C-C-Na-Na”-H-…

-H-“R-D-K-C-C-C-C-C-C-C-N-N”-H-…

(ii) Upapajjavedaniya kamma - sanh báo nghiệp

Sanh báo nghiệp là nghiệp cho quả trong kiếp sống kế (kiếp thứ hai).

Cetanā (tư) phối hợp với javana citta (tâm đỗng lực) thứ bảy là tâm đỗng lực yếu thứ nhì trong 7 tâm đỗng lực, được gọi là upapajjavedaniya kamma (sanh báo nghiệp). Nếu nghiệp này được chín muồi phải cho ra quả trong kiếp sống vị lai thứ nhất, tức kiếp sống liền kề ngay sau kiếp hiện tại này. Nếu không, nó trở thành vô hiệu (ahosi).

Cụ bà Canḍālī kiếm sống bằng cách xin ăn. Bà chỉ có cơ hội đảnh lễ Đức Phật ngay trước khi bà tử. Nghiệp thiện này trợ duyên cho bà được tái sanh trong cõi trời Tāvatiṁsā. Đức vua Ajātasattu là người giết cha của ông ấy, bị đọa vào địa ngục do ác nghiệp này.

…-H-“V-R-D-K-5-T-Th-P-C-C-C-C-C-C-C-Na-Na”-H-…

-H-“R-D-K-C-C-C-C-C-C-C-N-N”-H-…

(iii) Aparāpariyavedaniya kamma - hậu báo nghiệp

Hậu báo nghiệp là nghiệp cho quả từ kiếp thứ ba cho đến kiếp sống cuối cùng khi người ấy thấy rõ Níp-bàn (Nibbāna).

Cetanā (tư) phối hợp với 5 javana citta (tâm đỗng lực) giữa là những đỗng lực lớn gấp năm lần về số lượng so với mỗi đỗng lực của hai loại nghiệp trước, được gọi là aparāpariyavedaniya kamma (hậu báo nghiệp). Chúng có thể chín muồi vào bất cứ lúc nào khi có cơ hội cho quả kể từ kiếp vị lai thứ hai trở đi cho đến kiếp sống cuối cùng khi vị ấy đắc quả Ứng cúng Arahaṃ. Chúng không bao giờ trở thành vô hiệu với điều kiện là vòng luân hồi vẫn tiếp diễn. Không ai, cho dù Đức Phật hay Arahaṃ, dù như Đại đức Mahāmoggalāna, không được miễn khỏi và phải chịu quả của hậu báo nghiệp.

…-H-“V-R-D-K-5-T-Th-P-C-C-C-C-C-C-C-Na-Na”-H-…

-H-“R-D-K-C-C-C-C-C-C-C-N-N”-H-…

(iv) Ahosi kamma - vô hiệu nghiệp

Vô hiệu nghiệp là nghiệp không tồn tại tức không còn cho quả.

Tất cả nghiệp không có cơ hội trổ quả trong khoản thời gian đã định, trở thành vô hiệu hay không còn tồn tại. Trong trường hợp của Arahaṃ, tất cả nghiệp đã tích lũy của họ do chín muồi trong kiếp vị lai trở nên vô hiệu với sự tử cuối cùng của những bậc Thánh Arahaṃ ấy.

Vì thế, mỗi hành động chúng ta thực hiện, chúng ta phải tin chắc rằng quả không chỉ trổ trong kiếp này mà cả trong những kiếp bất định ở vị lai khi chúng ta còn lang thang trong vòng luân hồi (saṃsāra). Do đó – hãy cẩn thận !

 

(D) Pākaṭṭhānakamma catuka (Nhóm bốn nghiệp chia theo nơi chín muồi)53. Tathā akusalaṁ kāmāvacara-kusalaṁ rūpāvacarakusalaṁ arūpāvacarakusalañ c’ eti pākaṭṭhānavasena.

Về khía cạnh cõi, nơi mà quả trổ sanh, có bốn loại nghiệp (kamma), đó là:

(a) Akusalakamma = nghiệp bất thiện.

(b) Kāmāvacarakusala kamma = nghiệp thiện dục giới.

(c) Rūpāvacarakusala kamma = nghiệp thiện sắc giới.

(d) Arūpāvacarakusala kamma = nghiệp thiện vô sắc giới.

Giải:

Đối với nơi mà nghiệp quả trổ sanh, kamma (nghiệp) được chia thành bốn loại:

(a) Akusalakamma (nghiệp bất thiện)

Cetanā (tư) phối hợp với 12 akusala citta (tâm bất thiện) được gọi là kamma (nghiệp) bất thiện. Những nghiệp bất thiện này sẽ cho quả của chúng, đó là những vipāka citta (tâm quả), phối hợp với cetasika (sở hữu tâm) và kammaja rūpa (sắc nghiệp), trong bốn cõi Khổ.

(b) Kāmāvacarakusala kamma (nghiệp thiện dục giới)

Cetanā (tư) phối hợp với 8 mahākusala citta (tâm đại thiện) được gọi là kamma (nghiệp) thiện liên quan đến cõi Dục giới. Những nghiệp thiện này sẽ cho quả của chúng, đó là những kiếp sống mới trong bảy cõi vui Dục giới, là cõi Nhân loại và sáu cõi trời Dục giới.

(c) Rūpāvacarakusala kamma (nghiệp thiện sắc giới)

Cetanā (tư) phối hợp với 5 rūpāvacarakusala citta (tâm thiện sắc giới) được gọi là kamma (nghiệp) thiện liên quan đến cõi Sắc giới. Những nghiệp thiện này sẽ cho quả của chúng, đó là những kiếp sống mới là Phạm thiên sắc, trong mười sáu cõi trời sắc giới.

(d) Arūpāvacarakusala kamma (nghiệp thiện vô sắc giới)

Cetanā (tư) phối hợp với 4 arūpāvacarakusala citta (tâm thiện vô sắc giới) được gọi là kamma (nghiệp) thiện liên quan đến cõi Vô sắc giới. Những nghiệp thiện bậc cao này cho quả của chúng là Arūpabrahmā (Phạm thiên Vô sắc) trong bốn cõi trời Vô sắc.

 

Nhóm Ba Nghiệp Bất Thiện Theo Nghiệp Môn (kammadvāra)

54. Tatha akusalaṁ kāyakammaṁ vacīkammaṁ manokammañ c’ eti kammadvāravasena tividhaṁ hoti.

Trong bốn loại nghiệp, nghiệp bất thiện có ba theo nghiệp môn, đó là: Thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.

55. Kathaṁ? Pāṇātipāto adinnādānaṁ kāmesumicchācāro c’ eti kāyaviññattisaṅkhāte kāyadvāre bāhullavuttito kāyakammaṁ nāma.

Vì sao? Sát sanh, trộm cắp, tà dâm thuộc về thân nghiệp, vì chúng thường xảy ra qua thân môn, tức thân biểu tri.

56. Musāvādo pisuṇavācā pharusavācā samphappalāpo c’ eti vacīviññattisaṅkhāte vacīdvāre bāhullavuttito vacīkammaṁ nāma.

Nói dối, nói lời phỉ báng, nói lời ác, nói nhảm nhí thuộc về khẩu nghiệp, vì chúng thường sanh qua khẩu môn, tức khẩu biểu tri.

57. Abhijjhā vyāpādo micchādiṭṭhi c’ eti aññatar’ āpi viññattiyā manasmiṁ yeva bāhullavuttito manokammaṁ nāma.

Tham ác, sân độc, tà kiến thuộc về ý nghiệp, vì chúng chỉ thường sanh trong ý môn, không có thân biểu tri và khẩu biểu tri.

Giải:

Một hành động được gọi là bất thiện khi nó được thực hiện bằng cetanā (tư) bất thiện làm tổn hại đến chúng sanh, dù từ tự thân hay người khác và trợ sanh quả bất thiện. Cetanā (tư) phối hợp với căn bất thiện [lobha (tham), dosa (sân), moha (si)] trở thành bất thiện và làm cho phát sanh kamma (nghiệp) bất thiện là nghiệp sẽ cho quả ở những cõi Khổ.

Nghiệp bất thiện được thực hiện qua ba cách, đó là kāyakamma (thân nghiệp), vacīkamma (khẩu nghiệp), manokamma (ý nghiệp).

Cách mà một hành động được thực hiện gọi là kammadvāra (nghiệp môn). Nghiệp môn chỉ cho nơi mà kamma (nghiệp) xảy ra hay cách mà nghiệp sinh khởi.

 

Lưu ý:

(i) Về căn bản, nên lưu ý rằng:

Nghiệp bất thiện (akusala kamma) = 12 tư (cetanā) phối hợp với 12 tâm bất thiện (akusalacitta).

Nghiệp thiện dục giới (kāmāvacarakusala kamma) = 8 tư (cetanā) phối hợp với 8 tâm đại thiện (mahākusalacitta).

Nghiệp thiện sắc giới (rūpāvacarakusala kamma) = 5 tư (cetanā) phối hợp với 5 tâm thiện sắc giới (rūpāvacarakusalacitta).

Nghiệp thiện vô sắc giới (arūpāvacarakusala kamma) = 4 tư (cetanā) phối hợp với 4 tâm thiện vô sắc giới (arūpāvacarakusalacitta).

(ii) Quả của nghiệp có hai loại – danh uẩn quả (vipākanāmakkhandha) và sắc bị trợ tạo (kaṭattā rūpa).

Sắc bị trợ tạo (kaṭattā rūpa) = sắc nghiệp (kammaja rūpa) và sắc quí tiết (utuja rūpa).

Sắc nghiệp (kammaja rūpa) là sắc sanh do nghiệp trợ.

Sắc quí tiết (utuja rūpa) là sắc sanh do nhiệt độ nóng lạnh trợ.

Và nữa, quả của nghiệp phát sanh vào thời tái tục (paṭisandhikāla) (tức là vào sát-na sanh của tâm tái tục) cũng như vào thời bình nhật (pavattikāla) (tức là từ sát-na trụ của tâm tái tục cho đến tử).

 

Ba loại nghiệp môn (kammadvāra)

Nơi nghiệp trổ sanh hay nghiệp phát sanh được gọi là nghiệp môn (kammadvāra), Có ba nghiệp môn.

1. Thân môn (kāyadvāra) là cử chỉ, hành động đặc biệt gọi là thân biểu tri (kāyaviññatti) nơi thân nghiệp (kāyakamma) biểu hiện hay cách mà thân nghiệp sinh khởi.

2. Khẩu môn (vacīdvāra) là cách nói năng tạo ra chuyển động của miệng gọi là khẩu biểu tri (vacīviññatti) bằng cách ấy khẩu nghiệp (vacīkamma) sinh khởi.

3. Ý môn (manodvāra) tất cả tâm là nơi ý nghiệp (manokamma) xảy ra; là cách mà ý nghiệp sinh.

 

Ba loại nghiệp (kamma) tương ứng với ba loại nghiệp môn (kammadvāra)

1. Thân nghiệp (kāyakamma) thường thực hiện những chuyển động đặc biệt của thân gọi là thân biểu tri (kāyaviññatti).

2. Khẩu nghiệp (vacīkamma) thường thực hiện những chuyển động đặc biệt của miệng gọi là khẩu biểu tri (vacīviññatti).

3. Ý nghiệp (manokamma) thực hiện trong ý và bằng ý nên gọi là ý môn qua suy nghĩ, thiền, v.v…

 

Mười con đường của nghiệp bất thiện (akusala kamma patha)

‘Akusalakamma patha’ (con đường của nghiệp bất thiện) là tên gọi cho một nhóm mười loại nghiệp bất thiện. Mười con đường của nghiệp bất thiện có thể được chia thành ba nhóm tương ứng với ba môn, đó là – ba thuộc về thân, bốn thuộc về khẩu và ba thuộc về ý. Mỗi con đường được nhận ra bằng cetanā (tư) bắt đầu một sự cố quyết để hoàn thành từng hành vi. Cetanā (tư) ấy là một nghiệp bất thiện dù cho hành vi ấy có được hoàn thành hay không. Nếu một hành vi được hoàn thành và đạt được mục đích của nó, thì nó trở thành một con đường hành động. Trạng thái của một con đường hành động là kamma (nghiệp), mà nghiệp ấy có sức mạnh đảm nhiệm vai trò vào thời tái tục, đó là vai trò của janaka kamma (nghiệp sản sanh).

1. Thân nghiệp bất thiện (akusala kāya kamma), có 3:

1) Pāṇātipātā: Sát sanh hay giết hại vật có sự sống.

2) Adinnādānā: Trộm cắp hay lấy tài sản của người khác một cách phi pháp.

3) Kāmesu micchācārā: Tà dâm như là quan hệ tình dục một cách bất chánh.

2. Khẩu nghiệp bất thiện (akusala vacī kamma), có 4:

4) Musāvādā : Nói dối.

5) Pisuṇavācā : Nói hai lưỡi, nói lời đâm thọc, nói lời phỉ báng, vu cáo.

6) Pharusavācā : Nói lời độc ác, nói lời khiếm nhã hay nói lời ác nghiệt.

7) Samphappalāpa : Nói ỷ ngữ, tạp uế ngữ, nói lời nhảm nhí, nói lời vô ích.

3. Ý nghiệp bất thiện (akusala mano kamma), có 3:

8) Abhijjhā: Tham dục, tham muốn, tham lam, mưu tính để giành được tài sản của người khác một cách phi pháp.

9) Byāpāda: Sân, oán hận, ác cảm, hay muốn gây tổn hại đến chúng sanh khác.

10) Micchāditthi: Tà kiến; trở thành một con đường hành động khi tin vào một trong những dạng đoạn kiến, tức phủ nhận giá trị giới đức và hứng chịu quả của nghiệp. Ba quan điểm ấy thường được đề cập trong tạng Kinh.

(i) Natthika diṭṭhi - nihilism (vô hữu kiến) phủ nhận sự tồn tại, hiện hữu của chúng sanh sau khi tử, đưa đến việc phủ nhận tầm quan trọng, ý nghĩa của những hành vi giới đức hay nghiệp thiện.

(ii) Akiriya diṭṭhi (vô hành kiến) là quan niệm về quả của nghiệp; cho rằng những hành động hay nghiệp không có hiệu lực trong việc trợ sanh ra quả và do đó mới phủ nhận tính vượt trội của giới đức.

(iii) Ahetuka diṭṭhi (vô nhân kiến) là quan niệm rằng không có nhân hay duyên trợ cho phiền não và sự thanh tịnh của chúng sanh. Chúng sanh bị ô nhiễm hay thanh tịnh là do ngẫu nhiên, do định mệnh, v.v…

 

Nhân của nghiệp bất thiện

58. Tesu pāṇātipato pharusavācā vyāpādo ca dosamūlena jāyanti.

59. Kāmesumicchācāro abhijjhā micchādiṭṭhi ca lobhamūlena.

60. Sesāni cattāri pi dvīhi mūlehi sambhavanti.

61. Cittuppādavasena pan’ etaṁ akusalaṁ sabbathā pi dvādasavidhaṁ hoti.

Trong mười nghiệp bất thiện:

Sát sanh, ác khẩu và ác ý xuất phát từ căn hay gốc của lòng căm hờn, chúng được thực hiện bằng dosamūla citta (tâm căn sân);

Tà dâm, tham lam và tà kiến xuất phát từ căn lận sắt, bỏn xẻn được thực hiện bằng lobhamūla citta (tâm căn tham); và

Những nghiệp bất thiện còn lại phát sanh từ hai căn. Chúng phạm vào cả hai dosamūla citta (tâm căn sân) và lobhamūla citta (tâm căn tham).

Về sự sinh khởi của tâm, akusala kamma (nghiệp bất thiện) tổng số có 12 loại là 12 cetanā (tư) phối hợp với 12 akusala citta (tâm bất thiện) được gọi là akusala kamma (nghiệp bất thiện).

 

Mười nghiệp bất thiện còn được gọi là thập ác hạnh (ducarita).

Trong mười pháp ấy, sát sanh, nói lời độc ác, sân hận được phối hợp với tâm căn tham (lobhamūla citta).

Trộm cắp, nói dối, nói hai lưỡi, nói ỷ ngữ có thể được phối hợp với tâm căn tham (lobhamūla citta) hay tâm căn sân (dosamūla citta).

 

Nghiệp Thiện Dục Giới (Kāmāvacarakusala kamma)

62. Kāmāvacarakusalaṁ pi kāyadvāre pavattaṁ kāyakammaṁ, vacīdvāre pavattaṁ vacīkammaṁ manodvāre pavattaṁ manokammañ c’ eti kammadvāravasena tividhaṁ hoti.

Nhóm ba nghiệp thiện dục giới nương theo nghiệp môn, đó là thân nghiệp sinh khởi tại thân môn, khẩu nghiệp sinh khởi tại khẩu môn, ý nghiệp sinh khởi tại ý môn.

63. Tathā dāna-sīla-bhāvanāvasena.

64. Cittuppādavasena pan’etaṁ aṭṭhavidhaṁ hoti.

Tương tự, nó là nhóm ba trong cụm từ: Xả thí (như đặt bát…), trì giới và tu tiến (pháp chỉ và pháp quán). Hơn nữa, về sự sinh khởi của tâm, nghiệp thiện của cõi Dục có tám, đó là 8 cetanā (tư) phối hợp với 8 mahākusala citta (tâm đại thiện).

65. Dāna-sīla-bhāvan’ āpacāyana-veyyāvacca-pattidāna-pattānumodanadhammas-savana-dhammadesanā-diṭṭhijjukammavasena dasavidhaṁ hoti.

Nó cũng là nhóm mười trong cụm từ: Xả thí (như đặt bát…), trì giới, tu tiến, cung kỉnh, phục vụ, hồi hướng, tùy hỷ, thính pháp, thuyết pháp và kiến thị (củng cố chánh kiến, cải đổi tri kiến).

66. Taṁ pan’ etaṁ vīsatividhaṁ pi kāmāvacarakammaṁ icc’ eva saṅkhaṁ gacchati.

Và nữa, tất cả 20 loại nghiệp bất thiện và nghiệp thiện được gọi là nghiệp liên quan đến cõi Dục.

Giải:

Phương pháp thứ nhất nêu những nghiệp bất thiện liên quan đến cõi Dục là nhóm ba gồm có thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp tương ứng với những loại nghiệp bất thiện tương tự. Trên thực tế, tránh xa mười loại nghiệp bất thiện, có nghĩa là mười loại nghiệp thiện liên quan đến cõi Dục.

 

Mười con đường của nghiệp thiện (kusala kamma patha)

Có mười cách hay hướng thiện liên quan đến cõi Dục – ba thuộc về thân, bốn thuộc về khẩu và ba thuộc về ý. Mỗi hướng được nhận ra bằng cetanā (tư) khởi đầu một sự cố quyết hoàn thành từng hành vi. Cetanā (tư) ấy là một nghiệp thiện dù cho hành vi ấy có hoàn thành hay không. Nếu hành vi được hoàn thành và đạt đến mục đích ngăn ngừa những hành vi bất thiện của nó, thì nó trở thành một cách hay một hướng, đó là một janaka kamma (nghiệp sản sanh) bằng mãnh lực trợ sanh một kiếp sống mới.

1. Thân nghiệp thiện (kusala kāya kamma) có 3:

1) Pāṇātipātā virati : Tránh xa sát sanh hay giết hại vật có sự sống.

2) Adinnādānā virati : Tránh xa trộm cắp hay tránh xa việc lấy tài sản của người khác một cách phi pháp.

3) Kāmesu micchācārā virati: Tránh xa tà dâm như là tránh xa quan hệ tình dục một cách bất chánh.

2. Khẩu nghiệp thiện (kusala vacī kamma) có 4:

4) Musāvādā virati : Tránh xa nói dối.

5) Pisunavācā virati : Tránh xa nói hai lưỡi, nói lời đâm thọc, nói lời phỉ báng, vu cáo.

6) Pharusavācā virati : Tránh xa nói lời độc ác, nói lời khiếm nhã hay nói lời ác nghiệt.

7) Samphappalāpavirati : Tránh xa nói ỷ ngữ, lời tạp uế, nói lời nhảm nhí, nói lời vô ích.

Nói cách khác, chúng sanh nên tận dụng việc nói thật, nói lời hòa giải, nói lời ôn hòa và nói khôn ngoan, sáng suốt.

3. Ý nghiệp thiện (kusala mano kamma) có 3:

8) Anabhijjhā : Không tham dục, không tham muốn, không tham lam.

9) Abyāpāda[55] : Không sân, không oán hận, không ác cảm, không muốn gây tổn hại đến chúng sanh khác.

10) Sammāditthi : Chánh kiến, tin về nghiệp và quả của nghiệp.

Nên lưu ý rằng, mười ‘nghiệp bất thiện’ còn được gọi là ‘ducarita’, nghĩa là mười ‘ác hạnh’, trong khi mười ‘nghiệp thiện’ còn được gọi là ‘sucarita’, nghĩa là mười ‘thiện hạnh’.

Cho nên, những ai biết pháp nào là xấu, bất thiện và pháp nào là tốt, thiện nên tránh xa mười nghiệp bất thiện và đồng thời thực hiện mười nghiệp thiện. Bên cạnh việc thực hiện những nghiệp thiện ấy, vị ấy cũng thanh lọc tâm của vị ấy bằng cách ngăn chặn những căn hay nhân bất thiện không cho sinh khởi. Do đó, vị ấy có thể sống đúng với lời dạy của tất cả chư Phật: “Tránh xa tất cả ác làm những hạnh lành và thanh lọc tâm ý”.

Người có thể đạt được mục đích này chỉ bằng cách tuân theo pañcasīla (năm giới) một cách thận trọng. Để thực hiện thêm những hành vi thiện và từ đó tích lũy thêm những nghiệp thiện và thanh lọc tâm ý thêm nữa. Đức Phật đã trình bày mười loại phúc nghiệp, gọi là Puññakiriya vatthu (Phúc hành tông).

 

Mười phúc hành tông (puñña kiriya vatthu) hay nền tảng hạnh phúc.

“Puññakiriya vatthu” nghĩa là mười nền tảng của phúc hạnh mà chúng sanh nên thực hiện, vì những hạnh này có thể trợ sanh những hạnh phúc to lớn và là những pháp nên được hoàn thành bằng mọi cách.

1. Dāna : Xả thí.

2. Sīla : Trì giới là thọ trì năm giới, tám giới, mười giới v.v…

3. Bhāvanā : Tu tiến, cả hai pháp chỉ tịnh và pháp quán minh sát.

4. Apacāyana : Cung kính, kính trọng bậc tôn sư, trưởng thượng, người già.

5. Veyyāvacca : Phục vụ trong những việc thiện.

6. Pattidāna : Hồi hướng.

7. Pattānumodana : Tùy hỷ, vui theo thành tựu hay thiện pháp của người khác.

8. Dhammasavana : Thính pháp, nghe chánh tạng hay giảng giải lời Phật dạy.

9. Dhammadesanā : Thuyết, dạy hay giảng pháp, trình bày, giải thích Phật pháp.

10. Diṭṭhujukamma : Kiến thị, cải chánh tri kiến.

 

Mười phúc nghiệp hay nền tảng của hạnh phúc trên có thể được gom lại thành ba nhóm:

1. Nhóm xả thí : Gồm có xả thí, hồi hướng, tùy hỷ.

2. Nhóm trì giới : Gồm có trì giới, cung kính, phục vụ.

3. Nhóm tu tiến : Gồm có tu tiến, thính pháp, thuyết pháp, kiến thị.

Kiến thị (diṭṭhijukamma) cũng có thể được gồm trong cả ba nhóm, bởi vì chúng sanh sẽ thực hành xả thí (dāna), trì giới (sīla) và tu tiến (bhāvanā) chỉ khi chúng sanh có tri kiến đúng về nghiệp (kamma) và quả của nghiệp.

- Nhóm xả thí (dāna) tượng trưng cho vô tham (alobha) và đối nghịch với tật đố (issā) cùng lận sắt (macchariya). Xả thí được ví như chân.

- Nhóm trì giới (sīla) tượng trưng cho vô sân (adosa) và đối nghịch với tham (lobha) và sân (dosa). Trì giới được ví như thân.

- Nhóm tu tiến (bhāvanā) tượng trưng cho vô si (amoha) hay trí tuệ và đối nghịch với si (moha). Tu tiến được ví như đầu.

Để có đầy đủ một bộ chân, thân và đầu, chúng sanh phải hành tất cả ba nhóm của thập phúc hành tông (puñña kiriya vatthu).

Thập phúc hành tông (puñña kiriya vatthu) được thực hiện bằng tám tâm đại thiện (mahākusala citta) trừ bậc đắc thiền hay đạo. Thập phúc hành tông thường làm cho nghiệp thiện dục giới (kāmāvacara kusala kamma) phát sanh.

Nghiệp thiện sắc giới (rūpāvacara kusala kamma) và nghiệp thiện vô sắc giới (arūpāvacara kusala kamma) hoàn toàn là ý nghiệp và thuộc về nhóm tu tiến (bhāvanā).

Kệ về pháp xả thí:

“Thí pháp cao siêu hơn thí thường,

Vị ngon của pháp vị nào đương,

Vui chi cho sánh bằng vui pháp,

Ái tận khổ tiêu, chơn lạc thường.”

(Dhammapāda.354 - Việt dịch: Thera Santakicco)

 

Nghiệp thiện hai nhân hay ba nhân

Khi chúng sanh hành một hành vi thiện với hiểu biết về nghiệp và quả của nghiệp, tức là nghiệp về trí (kammassakatañāṇa), rồi tâm đại thiện tương ưng trí (ñāṇasampayutta mahākusala citta) sinh khởi. Tư (cetanā) phối hợp với những tâm này là đi cùng ba căn – đó là vô tham (alobha), vô sân (adosa) và vô si (amoha). Do đó, có được nghiệp thiện ba nhân (tihetuka kusala kamma).

Hơn nữa, trong lúc thực hiện những nghiệp thiện, chúng sanh có thể tu tập tuệ quán (vipassanāñāṇa) bằng cách lập luận (reasoning) tất cả pháp là vô thường, khổ và vô ngã. Nghiệp thiện (kusala kamma) đạt được lần nữa được phối hợp với ba căn thiện.

Mặt khác, nếu chúng sanh thực hiện một hành vi thiện mà không hiểu biết về nghiệp và quả của nghiệp hay không có tuệ quán (vipassanāñāṇa), vị ấy làm với tâm đại thiện bất tương ưng trí (ñāṇavippayutta mahākusala citta). Do đó, tư (cetanā) của vị ấy sẽ phối hợp với hai căn thiện – đó là vô tham (alobha), vô sân (adosa). Cho nên, vị ấy chỉ đạt được nghiệp thiện hai nhân (dvihetuka kusala kamma).

Nghiệp thiện ba nhân (tihetuka kusala kamma) thì cao hơn nghiệp thiện hai nhân (dvihetuka kusala kamma).

 

Nghiệp thiện (kusala kamma) bậc cao (ukkaṭṭha)[56] và bậc thấp (omaka)[57]

Ukkaṭṭha nghĩa là tốt nhất, to lớn, bậc cao trong khi omaka nghĩa là nhỏ nhoi, thấp kém hay bậc thấp.

Nếu chúng sanh có thể phát triển tâm thiện (kusala citta) trước và sau một hành vi lành hay thiện, khi đó cetanā (tư) thiện, tức là nghiệp đạt được trong khi hành động, sẽ được vây quanh bởi cetanā (tư) thiện và vì vậy tiềm lực hay mãnh lực của nó sẽ được nâng cao. Cho nên loại nghiệp này được gọi là nghiệp bậc cao (ukkaṭṭha kamma).

Để đạt được loại nghiệp này, chúng sanh nên nghĩ về thiện hạnh trước khi hành động thiện và hoan hỷ vì có cơ hội thực hiện nó. Và nữa, sau khi thực hiện hành vi thiện, vị ấy nên hoàn toàn hoan hỷ nghĩ về khía cạnh tốt của hành vi.

Mặt khác, nếu chúng sanh cảm thấy nhàn rỗi, miễn cưỡng, hay keo kiệt trước khi thực hiện một hành vi thiện như là xả thí,… và rồi trở nên buồn, ăn năn, hối tiếc sau khi thực hiện hành vi thiện, thì cetanā (tư) thiện sẽ được vây quanh bởi tư bất thiện (akusala cetanā) và vì vậy tiềm lực hay mãnh lực của nó sẽ bị giảm. Nghiệp thiện đạt được trong trường hợp này được gọi là nghiệp bậc thấp (omaka kamma).

 

Nghiệp Thiện Cõi Sắc Giới (Rūpāvacarakusala kamma)

67. Rūpāvacarakusalaṁ pana manokammaṁ eva, tañ ca bhāvanāmayaṁ appanāppattaṁ, jhānaṅgabhedena pañcavidhaṁ hoti.

Ngoài ra, rūpāvacarakusala kamma (nghiệp thiện sắc giới) hoàn toàn là ý nghiệp. Ý nghiệp này sinh khởi bằng thiền định đạt đến sự chuyên chú và nhóm năm chi thiền.

Cetanā (tư) phối hợp với 5 rūpāvacara kusala citta (tâm thiện sắc giới) được gọi là rūpāvacara kusala kamma (nghiệp thiện sắc giới). Năm tâm thiện sắc giới khác nhau trong chi thiền.

 

Nghiệp Thiện Cõi Vô sắc Giới (Arūpāvacarakusala kamma)

68. Tathā arūpāvacarakusalañ ca manokammaṁ, tam pi bhāvanāmayaṁ appanāppattaṁ, ārammaṇabhedena catubbidhaṁ hoti.

Cũng thế, arūpāvacarakusala kamma (nghiệp thiện vô sắc giới) cũng hoàn toàn là ý nghiệp. Ý nghiệp này cũng sinh khởi bằng thiền là pháp đã đạt đến sự chuyên chú và là nhóm bốn do đặc điểm của cảnh.

Cetanā (tư) phối hợp với 4 arūpāvacara kusala citta (tâm thiện vô sắc giới) được gọi là arūpāvacara kusala kamma (nghiệp thiện vô sắc giới). Bốn Tâm thiện vô sắc giới khác nhau trong cảnh mà chúng bắt.

 

Nghiệp Trợ Cho Quả Ra Sao

Một tâm quả (vipāka citta) cùng với những sở hữu tâm (cetasika) phối hợp với nó cung cấp danh uẩn quả (vipāka nāmakkhandha), tức là bốn nhóm quả danh. Nghiệp (kamma) cũng trợ sanh sắc nghiệp liên tiếp ở mỗi tiểu sát-na. Dựa trên sắc nghiệp (kammajarūpa), sắc quí tiết (utuja rūpa) cũng sinh khởi.

4 danh uẩn (nāmakkhandha) và sắc uẩn (rūpakkhandha) cùng tạo nên 5 uẩn hình thành một chúng sanh.

 

1/. Quả của nghiệp bất thiện (akusalakamma)

69. Etth’ ākusalakammaṁ uddhacca rahitaṁ Āpāyabhūmiyaṁ uddhacca rahitaṁ Apāyabhūmiyaṁ paṭisandhiṁ jan’ eti, pavattiyaṁ pana sabbaṁ pi dvādasavidhaṁ sattākusalapākāni sabbatthā pi Kāmaloke Rūpaloke ca yathārahaṁ vipaccati.

Trong 4 loại nghiệp, nghiệp bất thiện, ngoại trừ điệu cử làm tái tục trong cõi Khổ. Nhưng trong quá trình diễn tiến của kiếp sống, tất cả 12 nghiệp bất thiện tác động đến 7 quả bất thiện trong tất cả cõi Dục cũng như trong cõi Sắc, tùy theo trường hợp.

Giải:

Trong 12 akusala citta (tâm bất thiện), mohamūla uddaccasampayutta citta (tâm căn si tương ưng điệu cử) là yếu nhất và do đó, không thể đảm nhiệm vai trò của janaka kamma (nghiệp sản sanh) vào sát-na sinh của tâm tái tục, đó là paṭisandhi kāla (thời tái tục). Dù sao, trong suốt kiếp sống là pavatti kāla (thời bình nhật), nó có thể tham gia làm nghiệp hộ trợ.

Người đọc nên tham khảo Lược đồ số 7 để thấy nghiệp cho quả ra sao. Từ lược đồ này có thể được thấy rằng:

11 cetanā (tư) bất thiện, trừ cetanā (tư) yếu phối hợp với uddaccasampayutta citta (tâm tương ưng điệu cử), vào paṭisandhi kāla (thời tái tục) trợ sanh akusalavipāka upekkhāsantīraṇa citta (tâm thẩm tấn thọ xả quả bất thiện) là tâm Apāya paṭisandhi (tái tục khổ cảnh) trong 4 cõi Khổ.

 

Tất cả 12 cetanā (tư) bất thiện, vào thời bình nhật, trợ sanh 7 akusalavipāka citta (tâm quả bất thiện) trong 11 cõi Dục. Chúng trợ sanh 4 akusalavipāka citta (tâm quả bất thiện) [trừ ghānaviññāṇa (tỷ thức), jivhāviññāṇa (thiệt thức) và kāyaviññāṇa (thân thức)] trong 15 cõi Sắc (trừ cõi Vô tưởng).

 

2/. Quả của nghiệp thiện dục giới (kāmāvacarakusalakamma)

70. Kāmāvacarakusalaṁ pi Kamasugatiyaṁ eva paṭisandhiṁ jan’ eti, tathā pavattiyañ ca mahāvipākāni, ahetukavipākāni pana aṭṭha pi sabbatthā pi kāmaloke rūpaloke ca yathārahaṁ vipaccati.

Nghiệp thiện dục giới chỉ trợ sanh tái tục trong cõi vui Dục giới. Chỉ trong cõi vui Dục này nó trợ sanh những tâm quả trong kiếp sống. Hơn nữa, nó trợ sanh đến tất cả 8 quả thiện vô nhân (không có căn) trong tất cả cõi Dục cũng như trong cõi Sắc, tùy theo trường hợp.

71. Tatth’āpi tihetukaṁ akkaṭṭhaṁ kusalaṁ tihetukaṁ paṭisandhiṁ datvā pavatte soḷasa vipākāni vipaccati.

Trong những nghiệp thiện dục giới, nghiệp thiện bậc cao ba nhân (tức nghiệp tam nhân đủ tam tư) trợ sanh tâm tái tục cũng câu hành hay đồng sanh với ba nhân và trong kiếp sống nó trợ sanh đến 16 loại tâm quả.

72. Tihetukaṁ omakaṁ dvihetukaṁ ukkaṭṭhañ ca kusalaṁ dvihetukaṁ paṭisandhiṁ datvā pavatte tihetukarahitāni dvādasa vipākāni vipaccati.

Nghiệp thiện ba nhân bậc thấp (tức nghiệp tam nhân thiếu tam tư) và nghiệp thiện hai nhân bậc cao trợ sanh tâm tái tục hai nhân và trong kiếp sống nó trợ cho 12 loại tâm quả (trừ 4 tâm ba nhân) sanh.

73. Dvihetukaṁ omakaṁ pana kusalaṁ ahetukaṁ omakaṁ pana kusalaṇ ahetukam eva paṭisandhiṁ deti, pavatte ca ahetukavipākañ’eva vipaccati.

Hơn nữa, nghiệp thiện hai nhân (hai căn) bậc thấp trợ sanh tâm tái tục vô nhân (không có căn) và trong kiếp sống chỉ trợ cho 8 tâm quả vô nhân sanh.

Giải:

Tám cetanā (tư) phối hợp với 8 mahākusala citta (tâm đại thiện) tượng trưng cho 8 kusala kamma (nghiệp thiện) trong cõi Dục. Trong những nghiệp này, bốn tương ưng hai nhân và bốn tương ưng ba nhân. Lại nữa, nghiệp hai nhân thì có hai loại, đó là ukkaṭṭha (bậc cao) và omaka (bậc thấp) tùy vào cetanā (tư) thiện hay bất thiện bao quanh kamma (nghiệp). Tương tự, nghiệp ba nhân thì cũng có hai loại, đó là ukkaṭṭha (bậc cao) và omaka (bậc thấp). Cho nên, có bốn nhóm của 4 loại nghiệp, mỗi nhóm được trình bày như sau: 

4 tâm đại thiện bất tương ưng trí (ñāṇavippayutta mahākusala citta) trợ cho 4 nghiệp đại thiện hai nhân (dvihetuka mahākusala kamma), trong khi 4 tâm đại thiện tương ưng trí (ñāṇasampayutta mahākusala citta) trợ cho 4 nghiệp đại thiện ba nhân (tihetuka mahākusala kamma).

4 nghiệp đại thiện hai nhân (dvihetuka mahākusala kamma) có thể là bậc cao (ukkaṭṭha) hoặc bậc thấp (omaka), chúng ta có:

(i) 4 nghiệp đại thiện hai nhân bậc thấp (dvihetuka omaka mahākusala kamma).

(ii) 4 nghiệp đại thiện hai nhân bậc cao (dvihetuka ukkaṭṭha mahākusala kamma).

Tương tự, từ 4 nghiệp đại thiện ba nhân (tihetuka mahākusala kamma), chúng ta có:

(iii) 4 nghiệp đại thiện ba nhân bậc thấp (tihetuka omaka mahākusala kamma).

(iv) 4 nghiệp đại thiện ba nhân bậc cao (tihetuka ukkaṭṭha mahākusala kamma).

 

Trong bốn nhóm phụ ấy, (i) là tệ nhất, (ii)(iii) hơi có phần trung bình và (iv) là tốt nhất. Những quả mà chúng trợ sanh như sau:

(i) 4 nghiệp đại thiện hai nhân bậc thấp (dvihetuka omaka mahākusala kamma) vào thời tái tục (paṭisandhikāla), trợ sanh tâm thẩm tấn xả thọ quả thiện (kusalavipāka upekkhāsantīraṇa citta) trợ cho tái tục dục giới vui vô nhân (kāmasugati ahetuka paṭisandhi) trong cõi Nhân loại và cõi Tứ thiên vương thấp (Catumahārājika) với chúng sanh thấp.

Vào thời bình nhật, chúng trợ sanh 8 tâm quả thiện vô nhân (ahetuka kusala vipāka citta) trong 11 cõi Dục. Trong 15 cõi Sắc [trừ cõi Vô tưởng (asaññā satta)], chúng tạo ra 5 tâm quả thiện vô nhân (ahetuka kusala vipāka citta) [trừ tỷ thức (ghānaviññāṇa), thiệt thức (jivhāviññāṇa) và thân thức (kāyaviññāṇa)].

(ii) và (iii) 4 nghiệp đại thiện hai nhân bậc cao (dvihetuka ukkaṭṭha mahākusala kamma) và 4 nghiệp đại thiện ba nhân bậc thấp (tihetuka omaka mahākusala kamma). Vào thời tái tục, trợ sanh 4 tâm đại quả bất tương ưng trí (ñāṇavippayutta mahāvipāka citta) trợ cho tái tục dục giới vui hai nhân (kāmasugati dvihetuka paṭisandhi) trong 7 cõi vui Dục giới.

Vào thời bình nhật, chúng trợ sanh 8 tâm quả thiện vô nhân (ahetuka kusala vipāka citta) và 4 tâm đại quả bất tương ưng trí (ñāṇavippayutta mahāvipāka citta) trong 7 cõi vui Dục giới; 8 tâm quả thiện vô nhân trong 4 cõi Khổ và 5 tâm quả thiện vô nhân [trừ tỷ thức (ghānaviññāṇa), thiệt thức (jivhāviññāṇa) và thân thức (kāyaviññāṇa)] trong 15 cõi Sắc [trừ cõi Vô tưởng (asaññā satta)].

(iv) 4 nghiệp đại thiện ba nhân bậc cao (tihetuka ukkaṭṭha mahākusala kamma), vào thời tái tục, trợ sanh 4 tâm đại quả tương ưng trí (ñāṇasampayutta mahāvipāka citta) trợ cho 4 tái tục dục giới vui ba nhân (kāmasugati tihetuka paṭisandhi) trong 7 cõi vui Dục.

Vào thời bình nhật, những nghiệp này trợ sanh:

- 8 tâm quả thiện vô nhân (ahetuka kusala vipāka citta) và 8 tâm đại quả (mahāvipāka citta) trong 7 cõi vui Dục giới.

- 8 tâm quả thiện vô nhân (ahetuka kusala vipāka citta) trong 4 cõi Khổ; và

- 5 tâm quả thiện vô nhân (trừ tỷ thức, thiệt thức, thân thức) trong 15 cõi Sắc (trừ cõi Vô tưởng).

Một quan điểm khác

74. Asaṅkhāraṁ sasaṅkhāravipākāni na paccati.

Sasaṅkhāraṁ asaṅkhāra vipākāni ti kecana.

Tesaṁ dvādasa pākāni, das’ aṭṭha ca yathākkamaṁ

Yathāvuttānusārena, yathāsambhavaṁ uddise.

Một số giáo sư nói rằng asaṅkhārika kusala kamma (nghiệp thiện vô dẫn) không trợ sanh sasaṅkhārika vipāka citta (tâm quả hữu dẫn); và sasaṅkhārika kusala kamma (nghiệp thiện hữu dẫn) không trợ sanh asaṅkhārika vipāka citta (tâm quả vô dẫn).

Theo lời tuyên bố trên, sự sinh khởi của tâm quả nên được nêu ra theo thứ tự là mười hai, mười và tám.

Giải:

Quan điểm về sự sinh của những vipāka citta (tâm quả) như đã nêu trên trước đó được chuyển từ bậc thầy Tam tạng Trưởng lão Cūḷanāga và là quan điểm thường thấy ở những thầy Abhidhamma. Quan điểm khác hiện tại được bảo vệ bởi những thầy trường của trưởng lão Mahādhammarakkhita, một giáo sư Abhidhamma tại tu viện Moravāpi cổ xưa ở Sri-Lanka. Quan điểm trước được gọi là samāna-vāda, quan niệm sau được gọi là kecivāda.

Theo quan điểm này, cả hai thời tái tục và thời bình nhật, tâm thiện vô dẫn chỉ trợ sanh quả vô dẫn và tâm thiện hữu dẫn chỉ trợ sanh quả hữu dẫn.

Do đó:

2 asaṅkhārika ñāṇasampayutta tihetukaukkaṭṭha kamma (nghiệp vô dẫn tương ưng trí tam nhân bậc thượng) trợ sanh 8 ahetuka kusala vipāka citta (tâm quả thiện vô nhân) và 4 asaṅkhārika mahāvipāka citta (tâm đại quả vô dẫn), tổng cộng có 12.

2 sasaṅkhārika ñāṇasampayutta tihetukaukkaṭṭha kamma (nghiệp hữu dẫn tương ưng trí tam nhân bậc thượng) trợ sanh 8 ahetuka kusala vipāka citta (tâm quả thiện vô nhân) và 4 sasaṅkhārika mahāvipāka citta (tâm đại quả hữu dẫn), tổng cộng có 12.

Tương tự, nghiệp thiện tam nhân bậc hạ và nhị nhân bậc thượng, nếu chúng là vô dẫn thì trợ sanh 8 tâm quả thiện vô nhân và 2 tâm đại quả vô dẫn, tổng cộng có 10. Nếu chúng là hữu dẫn thì trợ sanh 8 tâm quả thiện vô nhân và 2 tâm đại quả hữu dẫn. Tổng cộng có 10.

Trong trường hợp nghiệp thiện nhị nhân bậc hạ, cả hai nghiệp vô dẫn và nghiệp hữu dẫn thì chỉ trợ sanh 8 tâm quả thiện vô nhân.

 

3/. Quả của nghiệp thiện sắc giới (rūpāvacara kusala kamma)

75. Rūpāvacarakusalaṁ pana paṭhamajjhānaṁ parittaṁ bhāvetvā Brahmapārisajjesu uppajjanti.

76. Tad eva majjhimaṁ bhāvetvā Brahmapurohitesu.

77. Paṇitaṁ bhāvetvā Mahābrahmesu.

Về phần nghiệp thiện sơ thiền thiện sắc giới, nếu đã tu tập phát triển đến bậc hạ thì sinh ra trong cõi trời Phạm chúng (Brahmapārisajjā); nếu đã tu tập phát triển đến bậc trung thì sinh ra trong cõi trời Phạm phụ (Brahmapurohitā); và nếu đã tu tập phát triển đến bậc thượng thì sinh ra trong cõi trời Đại Phạm (Mahābrahmā).

 

78. Tathā dutiyajjhānaṁ tatiyajjhānañ ca parittaṁ bhāvetvā Parittābhesu.

79. Majjhimaṁ bhavetvā Appamāṇābhesu.

80. Panītaṁ bhāvetvā Ābhassaresu.

Tương tự, nhị thiền và tam thiền thiện sắc giới, nếu đã tu tập phát triển đến bậc hạ thì sinh ra trong cõi trời Thiểu quang (Parittābhā); nếu đã tu tập phát triển đến bậc trung thì sinh ra trong cõi trời Vô lượng quang (Appamānābhā); và nếu đã tu tập phát triển đến bậc thượng thì sinh ra trong cõi trời Biến quang (Abhassarā).

 

81. Catutthajjhānaṁ parittaṁ bhāvetvā Parittasubhesu.

82. Majjhimaṁ bhāvetvā Appamāṇasubhesu.

83. Paṇītaṁ bhāvetvā subhakiṇhesu.

Tứ thiền thiện sắc giới, nếu đã tu tập phát triển đến bậc hạ thì sinh ra trong cõi trời Thiểu tịnh (Parittasubhā); nếu đã tu tập phát triển đến bậc trung thì sinh ra trong cõi trời Vô lượng tịnh (Appamānasubhā); và nếu đã tu tập phát triển đến bậc thượng thì sinh ra trong cõi trời Biến tịnh (Subhakinhā).

 

84. Pañcamajjhānaṁ bhāvetvā Vehapphalesu.

85. Tad eva saññāvirāgaṁ bhāvetvā Assaññasattesu.

86. Anāgāmino pana suddhāvāsesu uppajjanti.

Ngũ thiền thiện sắc giới, nếu đã được tu tập phát triển, sinh ra trong cõi trời Quảng quả (Vehapphalā). Sau khi đắc ngũ thiền, nếu bậc tu tiến phát triển sự chán ghét về tưởng, vị ấy sẽ tái tục trong cõi trời Vô tưởng. Lại nữa, bậc Bất lai ngũ thiền sẽ tái tục trong cõi trời Tịnh cư (Suddhāvāsā).

Giải:

Khi dục (chanda), cần (viriya), tâm (citta) và trí (paññā) (trong tứ trưởng) phối hợp với tâm thiền (jhāna citta) chúng sanh thường trở nên vượt trội (adhipati – trưởng). Dựa trên đặc tính của chi trưởng này, thiền (jhāna) có thể được phân biệt là bậc thấp (paritta), bậc trung (majjhima) hay bậc cao (paṇīta).

(1) Nghiệp sơ thiền thiện bậc thấp tái tục về cõi Phạm chúng thiên (Brahmaparisā) bằng tâm quả sơ thiền làm tâm tái tục, hữu phần và tử.

Nghiệp sơ thiền thiện bậc trung tái tục về cõi Phạm phụ thiên (Brahmapurohitā) bằng tâm quả sơ thiền làm tâm tái tục, hữu phần và tử.

Nghiệp sơ thiền thiện bậc cao tái tục về cõi Đại Phạm thiên (MahāBrahma) bằng tâm quả sơ thiền làm tâm tái tục, hữu phần và tử.

(2) Nghiệp nhị thiền và tam thiền thiện bậc thấp tái tục về cõi Nhị thiền Thiểu quang thiên (Parittābhā) bằng tâm quả nhị thiền và tâm quả tam thiền làm tâm tái tục, hữu phần và tử, theo thứ tự.

Nghiệp nhị thiền và tam thiền thiện bậc trung tái tục về cõi Vô lượng quang thiên (Appamāṇābhā) với tâm quả nhị thiền và tâm quả tam thiền làm tâm tái tục, hữu phần và tử, theo thứ tự.

Nghiệp nhị thiền và tam thiền thiện bậc cao tái tục về cõi Biến quang thiên (Quang âm thiên) (Ābhassarā) với tâm quả nhị thiền và tâm quả tam thiền làm tâm tái tục, hữu phần và tử, theo thứ tự.

Hai phương pháp tính thiền sắc giới đã được trình bày trước. Tam thiền theo cách tính năm bậc, tương đương với nhị thiền theo cách tính bốn bậc, sinh ra trong cõi Nhị thiền. Đối với những thiền cao hơn cũng thế.

(3) Nghiệp tứ thiền thiện bậc thấp tái tục về cõi Thiểu tịnh thiên (Parittasubhā) với tâm quả tứ thiền làm tâm tái tục, hữu phần và tử.

Nghiệp tứ thiền thiện bậc trung tái tục về cõi Vô lượng tịnh thiên (Appamāṇasubhā) với tâm quả tứ thiền làm tâm tái tục, hữu phần và tử.

Nghiệp tứ thiền thiện bậc cao tái tục về cõi Biến tịnh thiên (Subhakiṇhā) với tâm quả tứ thiền làm tâm tái tục, hữu phần và tử.

(4) Nghiệp ngũ thiền thiện tái tục về cõi Quảng quả thiên (Vehapphalā) với tâm quả ngũ thiền làm tâm tái tục, hữu phần và tử.

Sau khi đắc ngũ thiền, nếu vị ấy tu tiến lìa tưởng (thiền phát triển không có sự mong mỏi về tưởng và tâm) đến rốt ráo thì nghiệp này sẽ trợ tái tục về cõi Vô tưởng thiên (Asaññāsattā) chỉ bằng sắc mạng quyền (là cõi chỉ có sắc pháp mà không có danh pháp).

Hơn nữa, bậc Bất lai đắc ngũ thiền thì nghiệp ngũ thiền thiện của bậc Bất lai (Anāgāmi) ấy trợ cho tái tục về cõi Tịnh cư (Suddhāvāsa) bằng tâm quả ngũ thiền làm tâm tái tục, hữu phần và tử.

Lại nữa, tùy vào năng lực của pháp quyền nào làm trưởng mà sự tái tục của những bậc Bất lai ấy xảy ra trong 5 cõi Tịnh cư (Suddhāvāsa) như sau:

Năng lực của tín (saddhā) … cõi Vô phiền (Avihā).

Năng lực của cần (viriya) … cõi Vô nhiệt (Atappā).

Năng lực của niệm (sati) … cõi Thiện kiến (Sudassā).

Năng lực của định (samādhi) … cõi Thiện hiện (Suddassī).

Năng lực của trí (paññā) … cõi Sắc cứu cánh (Akaniṭṭha).

 

4/. Quả của nghiệp thiện vô sắc giới (arūpāvacara kusala kamma)

87. Arūpavacarakusalañ ca yathākkamaṁ bhāvetvā āruppesu uppajjantī ti.

Arūpāvacara kusala jhāna (Thiền thiện vô sắc) được phát triển đầy đủ, cho quả trong cõi Vô sắc, theo thứ tự.

88. Itthaṁ mahaggataṁ puññaṁ yathābhūmivavatthitaṁ, jan’ eti sadisaṁ pākaṁ, paṭisandhippavattiyaṁ. Idaṁ ettha kammacatukkaṁ.

Như đã được trình bày, nghiệp thiện đáo đại cho quả ở những cõi tương ứng trong cả hai thời, đó là thời tái tục và thời bình nhật.

Đến điểm này, đây là bốn loại nghiệp.

Giải:

Nghiệp thiện không vô biên xứ (ākāsānañcāyatana kusala kamma) tái tục trong cõi Không vô biên xứ bằng tâm quả không vô biên xứ làm việc như tâm tái tục, hữu phần và tử.

Nghiệp thiện thức vô biên xứ (viññāṇañcāyatana kusala kamma) tái tục trong cõi Thức vô biên xứ bằng tâm quả thức vô biên xứ làm việc như tâm tái tục, hữu phần và tử.

Nghiệp thiện vô sở hữu xứ (ākiñcaññāyatana kusala kamma) tái tục trong cõi Vô sở hữu xứ bằng tâm quả vô sở hữu xứ làm việc như tâm tái tục, hữu phần và tử.

Nghiệp thiện phi tưởng phi phi tưởng xứ (nevasaññā-nāsaññāyatana kusala kamma) tái tục trong cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ bằng tâm quả phi tưởng phi phi tưởng xứ làm việc như tâm tái tục, hữu phần và tử.

___o0o___

 

IV. Maraṇupatti Catuka (Nhóm Bốn Nhân Đưa Đến Tử)

89. Āyukkhayena kammakkhayena ubhayakkhayena upacchedakakammunā c’eti catudhā maraṇuppatti nāma.

Đưa đến tử có bốn yếu tố, đó là: (i) do hết tuổi thọ; (ii) do hết nghiệp lực; (iii) do hết cả hai cùng lúc; (iv) do sự can thiệp của hoại nghiệp.

Giải:

Tử được chính thức vạch rõ là cắt đứt mạng quyền (jīvitindriya) gồm trong giới hạn của chỉ một kiếp sống.

Bốn yếu tố đưa đến tử có thể được so sánh với 4 cách dập tắt một ngọn đèn dầu.

Ngọn lửa của đèn dầu có thể bị tắt khi: 1) tim đèn bị cháy hết; 2) dầu bị cháy hết; 3) cả hai tim đèn và dầu đều bị cháy hết; hay 4) đột nhiên gió thổi tắt hoặc ngọn lửa bị tắt một cách chủ ý dù tim đèn và dầu đều còn.

Cũng thế, một người có thể tử theo một trong những cách sau:

(i) Āyukkhaya maraṇa - tử do hết tuổi thọ.

(ii) Kammakkhaya maraṇa - tử do hết sức mạnh của nghiệp sản sanh.

(iii) Ubhayakkhaya maraṇa - tử do hết cả hai tuổi thọ và sức mạnh của nghiệp sản sanh.

(iv) Upacchedaka maraṇa - hoạnh tử là tử do sự can thiệp của một nghiệp phá hủy. Đó là đột tử như thình lình gặp tai nạn xe hay tự sát.


Những Cảnh, Điềm Hay Tướng Xuất Hiện Lúc Cận Tử (Maraṇāsanna nimitta)

90. Tathā ca marantānaṁ pana maraṇakāle yathārahaṁ abhimukhībhūtaṁ bhavantare paṭisandhijanakaṁ kammaṁ vā, taṁkammakaraṇakāle rūpādikam upaladdhapubbaṁ upakaraṇabhūtañ ca kammanimittaṁ vā, anantaraṁ upajjamānabhave upalabhitabbaṁ upabhogabhūtañ ca gatinimittaṁ vā, kammabalena channaṁ dvārānaṁ aññatarasmiṇ paccupaṭṭhāti.

Tiếp tục trong trường hợp của những người gần tử do bốn nhân trên, vào lúc cận tử, một trong những điềm sau chắc chắn tự hiện diện qua bất cứ môn nào trong 6 môn do sức mạnh của nghiệp (là nghiệp sẽ trợ sanh tái tục kế tiếp):

(i) Cảnh ‘nghiệp’ (kamma) là nghiệp làm cảnh trợ cho tái tục trong kiếp sống kế.

(ii) Cảnh ‘điềm nghiệp’ (kamma nimitta) là hình ảnh, âm thanh, mùi, v.v… là cảnh từng nắm bắt trước đó trong khi tạo nghiệp.

(iii) Cảnh ‘điềm sinh’ (gati nimitta) hay thú tướng là cảnh người hay vật liên quan với nơi mà vị ấy sắp tái tục đến phù hợp với nghiệp quả.

Giải:

Với những ai sắp tử, do sức mạnh của nghiệp (sẽ trợ cho kiếp sống kế tiếp), một trong ba tướng hay điềm (nimitta) sau luôn tự hiện diện tại những môn thích hợp.

(i) Cảnh ‘nghiệp’ (kamma) là cảnh hiện ra giống như ta từng làm: Ta nhớ lại những hành động chuyên môn đã làm, ví như phim chiếu lại cảnh trước của ta, là nghiệp thiện hay bất thiện sẽ trợ sanh ngay sau tái tục.

(ii) Cảnh ‘điềm nghiệp’ (kamma nimitta) là hình ảnh, âm thanh, mùi, v.v… là cảnh từng nắm bắt trước đó trong khi tạo nghiệp, mà nghiệp đó sẽ cho quả. Hay là cảnh của nghiệp thiện hay bất thiện hiện ra lúc lâm chung như là người giết thú nhiều, thời thấy thú đến đòi mạng hoặc cắn rứt v.v… còn cảnh ‘điềm nghiệp’ tốt như là người thường tạo phúc đức khi gần chết thấy người đem đồ tặng cho v.v…

(iii) Cảnh ‘điềm sinh’ (gati nimitta) là cảnh người hay vật liên quan với nơi kế tiếp mà vị ấy tái tục đến; như cảnh bào thai mẹ, nhà, thiên cung, địa ngục, hay những vật dụng, người mà vị ấy sẽ gặp ở nơi tái tục. Hay là cảnh tiêu biểu hiện tượng chỗ sẽ tái tục như: Sắp hóa sanh về cõi thiên đàng thì thấy cung điện hoặc thiên đàng v.v…, hoặc thấy lằn sáng là biểu-hiệu sanh làm người, hoặc thấy đường tăm tối thì sẽ sanh làm thú. Hoặc thấy ngọn lửa, hoặc lạnh, hoặc nóng v.v… là điềm sẽ sanh vào cõi Địa ngục.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, một trong những điềm trên sẽ chắc chắn tự nó hiện diện đến tiến trình đỗng lực của người đang tử, tự nó không đến tâm tử. Tâm tử bắt cùng cảnh mà tâm tái tục và tâm hữu phần đã bắt của kiếp sống hiện tại. Cảnh của tiến trình đỗng lực cuối của kiếp sống hiện tại sẽ làm cảnh của tâm tái tục, hữu phần và tử của kiếp sống kế tiếp.

Những cảnh hiện ra lúc sắp chết diệt cùng với tâm tử. Còn tâm tái tục nương theo những cảnh ấy mà chỉ bắt tinh hoa bản chất của cảnh ấy mà thôi.

“Tái tục, hữu phần, xả thân

Ba tâm một thứ, mỗi lần in nhau,

Vẫn đồng làm việc chung trào

Cảnh thời giống cảnh trước sau cũng là.”

[Yêu cầu người đọc ôn lại cảnh cận tử (Maraṇāsanna nimitta) đã trình bày ở chương Lộ trình tâm (Vīthi)].

 

Lộ Cận Tử (Maraṇāsanna vīthi)

Tato paraṁ tam eva tath’ opaṭṭhitaṁ ārammanaṁ ārabbha vipaccamānaka kammānurūpaṁ parisuddhaṁ upakkiliṭṭham vā cittasantānaṁ abhiṇhaṁ pavattati bāhullena. Tam’eva vā pana janakabhūtaṁ kammaṁ abhinavakaraṇavasena dvārappattaṁ hoti.

Sau đó, bắt cảnh đã hiện diện như thế, dòng tâm thức tiếp tục tuôn chảy phù hợp với nghiệp sẽ cho quả, cho dù hoàn hảo hay tỳ vết và phù hợp với sự tồn tại hay kiếp sống của người đang tái tục, hầu như hướng về kiếp sống ấy. Hay nghiệp sản sanh ấy là nghiệp sẽ trợ cho tái tục tự hiện diện trong ý môn bằng sức mạnh của sự tự nối tiếp.

91. Paccāsannamaraṇassa tassa vīthicittāvasāne bhavaṇgakkhaye vā cavanavasena paccuppannabhavapariyosānabhutaṁ cuticittaṁ uppajjhitvā nirujjhati.

Tasmiṁ niruddhā vasāne tass’ ānantaraṁ eva tathāgahitaṁ ārammaṇaṁ ārabbha savatthukaṁ avatthukam eva vā yathārahaṁ avijjānusayaparikkhittena taṇhānusayamūlakena saṅkhārena janīyamānaṁ sampayuttehi pariggayha mānaṁ sahajātānaṁ adhiṭṭhānabhāvena pubbaṅ gamabhūtaṁ bhavantarapaṭisandhāna-vasena paṭisandhisankhātaṁ mānasaṁ uppajjamānam eva patiṭṭhāti bhavantare.

Với người cận tử, cho dù ở cuối của lộ trình tâm hay lúc diệt của tâm hữu phần, tâm tử, cuối của kiếp sống hiện tại, sanh và diệt theo cách tử.

Ngay sau sự diệt của tâm tử, một tâm tái tục sinh khởi và được thiết lập ở kiếp sống sau, bắt lấy cảnh đã được bắt bằng đỗng lực cận tử, dù cho có chỗ chịu bằng sắc ý vật hay không, do thích hợp. Tâm tái tục này được trợ sanh bởi nghiệp thiện hay bất thiện, mà nghiệp ấy được bao quanh bởi avijjānusaya (vô minh tiềm thùy) và căn kāmārāgānusaya (ái tiềm thùy). Nó được gọi là paṭisandhi citta (tâm tái tục) vì nó liên kết hai kiếp sống liền kề với nhau. Nó được kết nối bằng những danh sở hữu và đóng vai trò như pháp dẫn đầu phối hợp cùng sanh như nền tảng của chúng.

 

Cảnh Của Tâm Tái Tục

92. Maraṇāsannavīthiyaṁ pan’ ettha mandappavattāni pañc’ eva javanāni pātikaṅkhitabbāni, tasmā yadi paccuppannārammaṇesu āpāthagatesu dharantesv’ eva maraṇaṁ hoti, tadā paṭisandhi bhavaṅgānam pi paccuppannārammaṇatā labbhatī ti katvā Kamāvacarapaṭisandhiyā chadvāraggahitaṁ kammanimittaṁ gatinimittañ ca paccuppannamatītārammanaṁ upalabbhati. Kammaṁ pana atītam eva, tañ ca manodvāraggahitaṁ. Tāni pana sabbāni pi parittadhammabhūtān’ ev’ārammanāni.

Lại nữa, ở chỗ này trong lộ cận tử, chỉ có 5 javana (đỗng lực) yếu sẽ sanh. Do đó, khi đến lúc tử, trong khi cảnh hiện tại đối chiếu vào môn và vẫn còn đang hiện diện, tâm tái tục và tâm hữu phần của kiếp sống mới sẽ bắt cùng cảnh hiện tại ấy. Với lý do này, tái tục trong cõi Dục, khi cảnh là một cảnh ‘điềm nghiệp’ (kammanimitta) hay một cảnh ‘điềm sinh’ (gatinimitta) được nhận biết tại một trong 6 môn, cảnh ấy có thể là cảnh hiện tại hay cảnh quá khứ. Nhưng cảnh ‘điềm nghiệp’ (kammanimitta) làm cảnh thì chỉ là cảnh quá khứ và chỉ được nhận biết tại ý môn. Thêm nữa, tất cả những cảnh của tái tục cõi Dục này chỉ là cảnh dục.

93. Rūpāvacarapaṭisandhiyā pana paññattibhūtaṁ kammanimittam ev’ ārammanaṁ hoti.

94. Tathā Arūpapaṭisandhiyā ca mahaggatabhūtaṁ paññattibhūtañ ca kammanimittam eva yathārahaṁ ārammaṇaṁ hoti.

Lại nữa, trong trường hợp tái tục trong cõi Sắc giới, cảnh là một pháp chế định và luôn là một cảnh ‘điềm nghiệp’ (kammanimitta). Cũng thế, trong trường hợp tái tục trong cõi Vô sắc, cho dù cảnh có thể là tâm đáo đại (mahaggata citta) hay một pháp chế định, thì luôn là một cảnh ‘điềm nghiệp’ (kammanimitta).

95. Assaññasattānaṁ pana jīvitanavakam eva paṭisandhibhāvena patiṭṭhāti, tasmā te rūpapaṭisandhikā nāma.

96. Ārūpā rūpapaṭisandhikā.

97. Sesā rūpārūpapaṭisandhikā.

Thêm nữa, chư Phạm thiên vô tưởng (Asaññasatta brahmā), chỉ có bọn sắc mạng chín pháp (jīvitanavaka kalāpa) thành cố định trong cách kết nối tái tục. Do đó, chúng được gọi có tái tục sắc (rūpa paṭisandhi). Chư Phạm thiên vô sắc (Arūpa brahmā) được gọi có tái tục danh (nāma paṭisandhi). Tất cả những chúng sanh còn lại được gọi là có tái tục danh-sắc (tức là họ được sanh có đủ cả năm uẩn).

Giải:

Khi chúng sanh gần tử, điềm cận tử (maraṇāsanna nimitta) luôn xuất hiện tại 1 trong 6 môn. Điềm cận tử có thể dưới dạng của một nghiệp quá khứ sẽ trợ cho tái tục trong kiếp sống mới, hay dưới dạng cảnh ‘điềm nghiệp’ (kammanimitta) có thể là quá khứ hay hiện tại, hay dưới dạng của một cảnh ‘điềm sinh’ hay thú tướng (gatinimitta) là điềm thường hiện diện.

Nghiệp hoàn chỉnh là cetanā (tư) cũng như điềm nghiệp (kammanimitta) quá khứ sẽ xuất hiện ở ý môn trong khi điềm nghiệp (kammanimitta) hiện tại cũng như điềm sinh (gatinimitta) sẽ xuất hiện ở 1 trong 5 môn, đó là một cảnh sắc sẽ xuất hiện tại nhãn môn, cảnh thinh sẽ xuất hiện tại nhĩ môn và v.v…

Khi cảnh cận tử xuất hiện tại 1 trong 6 môn, tâm khai ý môn (āvajjana citta) sẽ bắt cảnh cận tử và một dòng tâm thức tuôn chảy, gọi là lộ cận tử. Hợp với nghiệp sản sanh sẽ trợ cho kiếp sống kế. Một tâm thiện hay bất thiện bình thường sanh năm lần làm việc đỗng lực trong lộ này. Những đỗng lực này được gọi là đỗng lực cận tử (maraṇāsannajavana).

(a) Lộ nhãn môn cận tử cảnh rất lớn (Atimahantārammaṇa cakkhudvāra maraṇāsanna vīthi)

Hai loại lộ cận tử cho cảnh sắc rất lớn đối chiếu vào nhãn môn:

(i) Lộ này là lộ chót na cảnh có xen hữu phần trước khi tử.

Ký tự theo Pāḷi:

…Ti-Na-Da-“Pa-Ca-Sam-Ṇa-Vo-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Dā-Dā”-Bha-Cuti-Paṭi-Bha…

Ký tự theo Việt:

…V-R-D-“K-Nhãn-T-Th-P-C-C-C-C-C-N-N”-H-Ử-S-H…

(ii) Lộ này là lộ chót na cảnh không có xen hữu phần trước khi tử.

Ký tự theo Pāḷi:

…Ti-Na-Da-“Pa-Ca-Sam-Ṇa-Vo-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Dā-Dā”-Cuti-Paṭi-Bha…

Ký tự theo Việt:

…V-R-D-“K-Nhãn-T-Th-P-C-C-C-C-C-N-N”-Ử-S-H…

Giải:

Cảnh ‘điềm nghiệp’ (kamma nimitta) hiện tại hay điềm sinh (gati nimitta) đối chiếu hay dội vào nhãn môn vào sát-na sanh của tâm hữu phần vừa qua thứ nhất (atīta bhavaṅga) với cường độ rất lớn, nó trở nên rõ rệt vào sát-na sanh của tâm hữu phần rúng động (bhavaṅga calana). Tâm hữu phần rúng động này sanh liên tục làm việc rúng động 2 sát-na tâm (Na-Da) rồi dứt. Kế tiếp, quan sát cảnh, tâm khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana), nhãn thức (cakkhuviññāṇa), tiếp thâu (sampaṭicchana), thẩm tấn (santīraṇa), đoán định (voṭṭhapana), 5 đỗng lực (javana), 2 na cảnh (tadālambaṇa) và 1 hữu phần (bhavaṅga) sanh trong lộ (vīthi). Kế đó, tâm tử (cuti) sanh khi người ấy tử. Trong lộ thứ nhì, tâm tử trực tiếp theo ngay sau tâm na cảnh mà không có bất cứ sự can thiệp nào của một tâm hữu phần.

Ngay sau tâm tử (cuti) diệt, tâm tái tục (paṭisandhi citta) sanh liền kề trong kiếp sống kế tiếp; không có bất cứ khoảng ngưng hay khoảng thời gian nào xen giữa trong dòng tâm thức. Kiếp sống kế có thể xuất hiện ở một nơi rất xa như một cõi Phạm thiên (Brahma), song không có khoảng trống.

Như thế, dòng tâm thức tiếp tục tuôn chảy, không có chướng ngại về thời gian và không gian. Ý nghĩa về thời gian và không gian được hình dung ở đây, cũng là ý nói về linh hồn lang thang loanh quanh trước khi nó vào một kiếp sống kế là một quan kiến sai trái. Không có linh hồn hay người trong Vô Tỷ Pháp (Abhidhamma) – chỉ có dòng chảy không ngừng của danh pháp (nāma) và sắc pháp (rūpa) hợp với lý liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda), sẽ được giải thích trong Chương VIII.

 

(b) Lộ nhãn môn cận tử cảnh lớn (mahantārammaṇa cakkhudvāra maraṇāsanna vīthi)

Hai loại lộ cận tử có một cảnh sắc với cường độ lớn đối chiếu hay dội vào nhãn môn được trình bày như sau:

Ký tự theo Pāḷi:

…Tī-Tī-Na-Da-“Pa-Ca-Sam-Ṇa-Vo-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Bha-Cuti-Paṭi”-Bha…

Ký tự theo Việt:

…V-V-R-D-“K-Nhãn-T-Th-P-C-C-C-C-C-H-Ử-S”-H…

Ký tự theo Pāḷi:

…Tī-Tī-Tī-Na-Da-“Pa-Ca-Sam-Ṇa-Vo-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Cuti-Paṭi”-Bha…

Ký tự theo Việt:

…V-V-V-R-D-“K-Nhãn-T-Th-P-C-C-C-C-C-Ử-S”-H…

Điềm cận tử với cường độ tương đối lớn trở nên rõ rệt tại môn chỉ sau hai hoặc ba hữu phần vừa qua (atīta bhavaṅga) đã trôi qua. Kế đó, tâm hữu phần rúng động hai lần (Na-Da) rồi dứt. Sau đó là tâm khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana), nhãn thức (cakkhuviññāṇa), tiếp thâu (sampaticcana), thẩm tấn (santīraṇa), đoán định (voṭṭhapana), năm đỗng lực (javana) và sau đó, một tâm hữu phần (bhavaṅga) có thể sanh (hoặc không) kết thúc tiến trình lộ. Ngay sau đó, tâm tử sanh kết thúc kiếp sống hiện tại. Và nữa, ngay sau tâm tử (cuti), tâm tái tục (paṭisandhi) sanh liền kề, không bị gián đoạn trong dòng tâm thức và không có quãng ngừng nào.

 

(c) Lộ ý môn cận tử cảnh rất rõ (Ativibhūtārammaṇa manodvāra maraṇāsanna vīthi)

Ký tự theo Pāḷi:

…Na-Da-“Ma-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Dā-Dā-Bha-Cuti-Paṭi”-Bha…

Ký tự theo Việt:

…R-D-“K-C-C-C-C-C-N-N-H-Ử-S”-H…

Ký tự theo Pāḷi:

…Na-Da-“Ma-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Dā-Dā-Cuti-Paṭi”-Bha…

Ký tự theo Việt:

…R-D-“K-C-C-C-C-C-N-N-Ử-S”-H…

Giải:

Khi cảnh ‘nghiệp’ (kamma) trợ cho tái tục kế tiếp hay cảnh ‘điềm nghiệp’ (kamma nimitta) quá khứ xuất hiện tại ý môn với cường độ lớn, tâm hữu phần rúng động hai lần (Na-Da) rồi dứt. Sau đó là tâm khai ý môn (manodvārāvajjana) hướng dòng danh pháp đến cảnh, tóm lấy cảnh và quyết định dù cho cảnh là tốt hay xấu. Kế tiếp là năm đỗng lực (javana) hưởng vị của cảnh, tiếp theo sau là hai tâm na cảnh (talambaṇa) và một hoặc không có tâm hữu phần (bhavaṅga).

Kế tiếp, tâm tử (cuti) sanh khi chúng sanh tử. Ngay liền sau tâm tử diệt, tâm tái tục (paṭisandhi) sinh khởi trong kiếp sống kế tiếp mà không có sự gián đoạn nào trong dòng tâm thức. Sau đó, tâm hữu phần bắt đầu tuôn chảy trong kiếp sống kế.

 

(d) Lộ ý môn cận tử cảnh rõ (Vibhūtārammaṇa manodvāra maraṇāsanna vīthi)

Ký tự theo Pāḷi:

…Na-Da-“Ma-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Bha-Cuti-Paṭi”-Bha…

Ký tự theo Việt:

…R-D-“K-C-C-C-C-C-H-Ử-S”-H…

Ký tự theo Pāḷi:

…Na-Da-“Ma-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Cuti-Paṭi”-Bha…

Ký tự theo Việt:

…R-D-“K-C-C-C-C-C-Ử-S”-H…

Lộ tâm sinh khởi trong trường hợp (d) không có hai tâm na cảnh (Dā-Dā). Nó rất quan trọng là dòng tâm thức không bị cắt đứt khi tử, mà cứ tuôn chảy từ kiếp này sang kiếp khác.

 

Tâm Tái Tục (Paṭisandhi citta) Và Cảnh

Tâm tái tục sinh khởi trong kiếp sống mới là quả của nghiệp (nghiệp hữu - bhavakamma) có cơ hội trợ cho kiếp sống mới. Tâm tái tục nối kết kiếp sống mới với kiếp sống cũ, nên được gọi là tâm tái tục (paṭisandhi citta).

Tâm tái tục câu hành (đi cùng) với những sở hữu tâm (cetasika) hợp với nó. Tâm là những hạt nhân cũng là pháp đi trước dẫn dắt những sở hữu tâm hợp với nó. Sắc ý vật (hadaya vatthu), đã được trợ sanh bởi cùng nghiệp, sẽ xuất hiện nếu sự sống mới xảy ra trong cõi Ngũ uẩn (Pañca vokāra). Còn nếu sự sống mới xảy ra trong cõi Tứ uẩn (Catu vokāra) tức cõi Vô sắc thì sẽ không có sắc ý vật.

Tâm tái tục bắt cảnh mà đỗng lực cận tử (maraṇāsannajavana) từng quan sát. Nếu đỗng lực quan sát cảnh ‘điềm nghiệp’ (kammanimitta) thì tâm tái tục cũng quan sát cảnh ‘điềm nghiệp’ (kammanimitta). Và tất cả tâm hữu phần trong kiếp sống mới cũng quan sát theo cùng cảnh ấy.

Cảnh của tâm tái tục sắc (rūpa paṭisandhi) là cảnh ‘điềm nghiệp’ (kammanimitta) như là tợ tướng (paṭibhāga nimitta) của đề mục kasiṇa thường xuất hiện ở ý môn vào thời tử.

Cảnh của tâm tái tục vô sắc (arūpa paṭisandhi) cũng là cảnh ‘điềm nghiệp’ (kammanimitta) có thể là cảnh chế định như là không vô biên xứ hay tâm đáo đại như tâm thiện không vô biên xứ (ākāsānañcāyatana kusala citta).

 

Cõi Tái Tục Sau Khi Tử

98. Ārupacutiyā honti, heṭṭimāruppavajjitā param ārupasandhī ca, tathā Kāmatihetukā.

Rūpāvacaracutiyā, aheturahitā siyuṁ. Sabbā kāmatihetumhā, Kāmesv’eva pan’ etarā.

Ayaṁ ettha Cutipaṭisandhikkamo.

Khi một chúng sanh tử từ một cõi Vô sắc, vị ấy có thể được tái tục ở cùng cõi Vô sắc hay trong bất cứ cõi nào cao hơn, nhưng không ở cõi Vô sắc thấp hơn. Vị ấy cũng có thể được tái tục trong một cõi vui Dục giới bằng tâm tái tục ba nhân.

Khi một chúng sanh tử từ một cõi Sắc giới, vị ấy có thể được tái tục bằng bất cứ tái tục hữu nhân nào, nhưng không bằng tái tục vô nhân.

Khi một chúng sanh tử từ một kiếp sống ba nhân trong cõi Dục, vị ấy có thể tái tục bằng bất cứ tái tục nào, nghĩa là vị ấy có thể được sanh bất cứ nơi nào. Còn những người nhị nhân và vô nhân trong cõi Dục, sau khi tử sẽ chỉ được tái tục trong cõi Dục giới.

Đây là tiến trình tử và tái tục.

Giải:

Tử là sự kết thúc tạm thời của một hiện tượng tạm thời. Bởi vì tử nghĩa là sự tắt của mạng quyền (jīvitindriya), hỏa giới (usmā = tejodhātu) và thức (viññāṇa) của mỗi chúng sanh trong mỗi một kiếp sống. Nhưng tử không hoàn toàn là sự tiêu diệt của một chúng sanh. Tử ở một nơi đồng nghĩa với việc tái tục ở một nơi khác một khi nhân trợ cho kiếp kế tiếp chưa bị đoạn tuyệt.

Bây giờ, những cõi là nơi tái tục có thể xảy ra sau khi tử trong mỗi cõi được tính như sau:

1. Khi một vị Phạm thiên trong một cõi Vô sắc tử, vị ấy có thể tái tục ở cùng cõi hay một cõi cao hơn mà không ở một cõi Vô sắc thấp hơn. Lại nữa, vị ấy có thể tái tục ở cõi Dục với 3 nhân (tihetuka) là một vị trời (deva) hay một chúng sanh nhân loại. Cho nên:

(i) Sau khi tử ở cõi Không vô biên xứ (Ākāsānañcāyatana), có thể 4 tái tục vô sắc (arūpa) và 4 tái tục dục giới tam nhân.

(ii) Sau khi tử ở cõi Thức vô biên xứ (Viññāṇañcāyatana), có thể tái tục ở 3 vô sắc (arūpa) (trừ tái tục không vô biên xứ) và có thể là 4 tái tục dục giới tam nhân.

(iii) Sau khi tử ở cõi Vô sở hữu xứ (Ākiñcaññāyatana), có thể tái tục ở vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ và 4 tái tục dục giới tam nhân.

(iv) Sau khi tử ở cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ (Nevasaññā nāsaññā yatana), có thể tái tục ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ và 4 tái tục dục giới tam nhân.

2. Khi một vị Phạm thiên trong một cõi Sắc (ngoại trừ cõi Vô tưởng và Tịnh cư) tử, vị ấy có thể tái tục trong bất cứ cõi nào ngoại trừ 4 cõi Khổ tùy vào nghiệp của vị ấy. Vị ấy cũng sẽ được tái tục là một người nhân loại hạng thấp hay là một A-tu-la hạng thấp. Nói cách khác là có thể 4 tái tục dục giới nhị nhân, 4 tái tục dục giới tam nhân, 6 tái tục sắc giới và 4 tái tục vô sắc giới, có thể trừ 2 tái tục vô nhân.

Khi Phạm thiên vô tưởng tử, Ông ấy sẽ được tái tục trong cõi Dục làm người nhân loại hay vị trời, cho nên có thể là 4 tái tục dục giới nhị nhân và 4 tái tục dục giới tam nhân.

3. Khi một chúng sanh nhân loại hay vị trời dục giới tử, vị ấy có thể tái tục trong bất cứ cõi nào nếu vị ấy là một người tam nhân (tihetuka), vì vị ấy có thể tu tập thiền (jhāna) để tái tục thành một vị Phạm thiên hay vị ấy có thể phạm vào những ác nghiệp rồi bị sa vào những cõi Khổ.

Khi một người nhân loại hai nhân hay vị trời hai nhân tử, vị ấy có thể tái tục bằng bất cứ tái tục nào trong 10 tái tục dục giới.

4. Khi người vô nhân trong cõi Nhân loại cũng như trong cõi Tứ đại thiên vương thấp tử, cả 10 tái tục dục giới đều có thể.

5. Khi người khổ trong 4 cõi Khổ tử, lần nữa, cả 10 tái tục dục giới đều có thể xảy ra.

 

Sự Liên Tục Của Dòng Tâm Thức

99. Icc’ Evaṁ gahitapaṭisandhikānaṁ pana patisandhinirodh’ānantarato pabhuti tam ev’ ārammaṇam ārabbha tad eva cittaṁ yāva cuticittuppādā asati vīthicittuppāde bhavassa aṅgabhāvena bhavaṅgasantatisaṅkhātaṁ mānasaṁ abhocchinnaṁ nadīsoto viya pavattati.

Hơn nữa, đối với ai từng tái tục theo như cách mô tả trên, từ khi sát-na tâm tái tục diệt, cùng loại tâm quả bắt lấy cùng cảnh đã bắt bằng tâm tái tục, lần lượt sinh không đứt quãng, tuôn chảy như dòng sông cho đến khi tử nếu không có một lộ tâm sinh khởi. Dòng tâm thức này là nguyên nhân duy trì sự sống trong kiếp sống mới, được gọi là tâm hữu phần (bhavaṅgacitta).

100. Pariyosāne ca cavanavasena cuticittaṁ hutvā nirujjhati.

Vào lúc cuối của kiếp sống ấy, vào thời tử, tâm tử sanh và diệt.

Giải:

Nghiệp trợ cho kiếp sống mới sinh khởi, tiếp tục trợ sanh tâm quả của nó lần lượt từ sát-na tái tục cho đến khi tử. Tâm quả đầu tiên, vì nó kết nối kiếp sống mới với kiếp quá khứ, nên được gọi là tâm tái tục kết nối, hay đơn giản là tâm tái tục (paṭisandhi citta).

Dòng chảy của tâm quả bắt đầu từ sát-na ngay sau tâm tái tục cho đến sát-na ngay trước tâm quả cuối cùng sanh, được gọi là tâm hữu phần (bhavaṅga citta). Tâm quả cuối cùng, vì nó làm việc tử, nên được gọi là tâm tử (cuti citta).

 

Vòng Sanh Và Tử (Saṃsāra – Luân Hồi)

101. Tato parañ ca paṭisandhādayo rathacakkam iva yathākkamaṁ eva parivattantā pavattanti.

102. Paṭisandhibhavaṅgavīthiyo, cuti c’eha tathā bhavantare, puna sandhi bhavaṅgam icc’ ayaṁ, parivattati cittasantati.

Sau khi tâm tử diệt, tâm tái tục và những tâm khác [như tâm hữu phần (bhavaṅgacitta) và tâm lộ (vīthicitta)] tiếp tục sanh và diệt không ngừng theo đúng trình tự như sự quay của bánh xe của một cỗ xe.

Như tâm tái tục, tâm hữu phần, tâm lộ và tâm tử sanh và diệt không ngừng trong kiếp sống hiện tại, cũng thế trong kiếp sống kế tiếp, một dòng tâm thức tương tự sẽ vẫn sinh một cách liên tục.

Giải:

Ngay sau sự diệt của tâm tái tục (paṭisandhicitta), tâm hữu phần (bhavaṅgacitta) sanh và diệt 16 sát-na tâm. Sau đó, một tâm khai ý môn (manodvārāvajjana) sinh khởi lấy tâm tái tục làm cảnh của nó. Theo sau tâm này là bảy tâm đỗng lực (javanacitta), có căn là tham, bất tương ưng tà kiến và vô dẫn, phát triển một sự ái luyến/dục cầu vào kiếp sống mới (bhavanikanti javana). Đây là lộ trình tâm đầu tiên trong kiếp sống mới.

Khi lộ trình tâm này kết thúc, lần nữa, tâm hữu phần tuôn chảy cho đến khi nó bị ngắt bằng một lộ tâm. Hữu phần, một lộ tâm, hữu phần và lộ tâm sẽ cứ tiếp tục xảy ra cho đến khi tử.

Dòng tâm thức tuôn chảy theo cách này từ lúc tái tục cho đến khi tử và từ khi tử đến một sự sinh mới, hết kiếp này sang kiếp khác, xoay vòng như bánh xe của một cỗ xe. Vòng sanh và tử liên tục không ngừng được gọi là “Saṃsāra” – luân hồi.

 

Dứt Vòng Sanh Và Tử (Saṃsāra – Luân Hồi)

Paṭisaṅkhāyapanetamaddhuvaṁ, adhigantvā padamaccutaṁ budhā, Sumamucchinnasinehabandhanā, samamessanti cirāya subbatā.

Để kết thúc vòng luân hồi, bậc trí được tái tục bằng tâm đại quả tương ưng trí (ñāṇasampayutta mahāvipāka citta) (tức là tâm tái tục tam nhân) thôi thúc họ trong thời gian dài bằng cách thực hành tam học, biết và thấy rõ sự sinh và diệt của danh pháp và sắc pháp bằng tuệ quán (vipassanāñāṇa) và thấy rõ trạng thái vắng lặng bất diệt của Nibbāna bằng đạo tuệ (maggañāṇa) và quả tuệ (phalañāṇa). Họ làm khô cạn tất cả ái (taṅhā), cắt đứt tất cả pháp triền (saṃyojana) và đạt đến sự vắng lặng vĩnh viễn.

 

Iti Abhidhammatthasaṅgahe Vīthimuttasaṅgahavibhāgo nāma pañcamo paricchedo.

Đến đây, kết thúc chương thứ năm của Vô Tỷ Pháp Tập Yếu (Abhidhammatthasaṅgaha) với tựa đề Ngoại Lộ Tập Yếu (Vīthimuttasaṅgaha).

___o0o___

Câu Hỏi Ôn Tập

1. Bốn cõi Khổ là gì? Tại sao chúng được gọi là ‘Apāyabhūmi’? Những ai bị sanh trong cõi này? Tại sao?

2. Bảy cõi vui Dục giới là gì? Tại sao chúng được gọi là ‘Kāmasugatibhūmi’? Những hạng người nào trú trong cõi này?

3. Trình bày những cõi trời Phạm thiên (Brahma). Tại sao một số Chư Phạm thiên chỉ có sắc pháp, một số chỉ có danh pháp và một số có cả hai danh pháp và sắc pháp?

4. Trình bày mười hai hạng người (puggala). Hạng người nào có thể được tìm thấy trong: Cõi Khổ, cõi Nhân loại, cõi trời Dục giới, cõi trời Sắc giới và cõi trời Vô sắc giới.

5. Trình bày bốn dạng tái tục (paṭisandhi). Nêu tâm tái tục, hữu phần và tử của người khổ, người lạc vô nhân, người nhị nhân, người tam nhân, chư Phạm thiên Sơ thiền sắc, chư Phạm thiên Quảng quả, chư Phạm thiên Tịnh cư, chư Phạm thiên Vô tưởng, chư Phạm thiên Không vô biên xứ?

6. Trình bày tuổi thọ của người khổ, người nhân loại, địa chư thiên, chư thiên cõi trời: Tāvatiṁsā, Tusitā, Mahābrahmā, Asaññāsatta, Vehapphala, Akaniṭṭha và Nevasaññānāsaññāyatana bhrahma.

7. Trình bày bốn loại nghiệp tương ứng với phận sự.

8. Trình bày bốn loại nghiệp theo cấp độ ưu tiên cho quả.

9. Loại nghiệp gì có thể đóng vai trò của garuka kamma (trọng nghiệp), āsanna kamma (cận tử nghiệp), āciṇṇa kamma (thường nghiệp), kaṭattā kamma (bất định nghiệp). Chúng ta nên làm gì để được một tái tục vui trong kiếp sống kế tiếp?

10. Trình bày bốn loại nghiệp theo thời gian chín muồi. Theo bạn nghĩ thì khi nào quả của hành vi thiện hay bất thiện mà chúng ta đã thực hiện được trổ sanh?

11. Trình bày bốn loại nghiệp chia theo nơi chín muồi. Bạn sẽ giải thích ra sao về việc người kiếm sống đạt được theo ý muốn bằng những ác hạnh, bất thiện pháp và người nghèo kiếm sống không đạt được theo ý muốn cho dù họ dẫn đầu một cuộc sống đức hạnh, theo thiện pháp?

12. Trình bày những nghiệp định hướng số phận và nơi sanh ra sao của Devadatta, Vua Ajātasattu, Hoàng hậu Mallikā và người cha của Đại đức Sona từng là một thợ săn và sau trở thành một tu sĩ.

13. Ai điều khiển, lôi kéo số mệnh và nơi sanh của tất cả chúng sanh? Trình bày khái quát.

14. Nghiệp môn là gì? Trình bày ba loại nghiệp môn (kamma-dvāra) và những hành vi bất thiện phù hợp với những môn này.

15. Chúng ta có thể lựa chọn ra sao trước một hành vi thiện hay bất thiện? Căn hay nhân làm cho những nghiệp thiện và bất thiện là gì?

16. Chúng ta phải làm gì để tuân theo lời dạy của tất cả chư Phật: “Tránh xa những việc ác, hành theo những việc lành và làm tâm ý thanh tịnh”?

17. Trình bày mười pháp thiện. Chúng có thể được phân thành ba nhóm ra sao?

18. Chúng ta nên thực hiện những nghiệp thiện ra sao để đạt được nghiệp thiện tam nhân bậc thượng? Nghiệp này cho quả ra sao?

19. Tại sao một số người chỉ đạt được nghiệp nhị nhân bậc hạ trong việc đặt bát? Nghiệp này cho quả ra sao?

20. Những nghiệp sau đây cho quả ra sao và ở đâu: Nghiệp bất thiện, nghiệp nhị nhân bậc hạ, nghiệp nhị nhân bậc thượng, nghiệp tam nhân bậc thượng, nghiệp sơ thiền thiện sắc giới, nghiệp ngũ thiền thiện sắc giới, nghiệp thiện thức vô biên xứ?

21. Trình bày những nghiệp thiện dục giới khác nhau? Những nghiệp này cho quả ra sao?

22. Tử là gì? Trình bày bốn nhân đưa đến tử.

23. Trình bày những điềm hay tướng xuất hiện lúc cận tử. Tại sao chúng xuất hiện?

24. Một thợ săn đang tử thấy chó địa ngục đến cắn ông ta. Đây là điềm gì? Giải thích lộ tâm sanh lúc ấy.

25. Một tín nữ nghe thuyết pháp ngay trước khi tử. Cảnh cận tử của tín nữ và lộ tâm tương ứng với cảnh ấy là gì?

26. Một nhà giáo nhớ lại cử chỉ giảng dạy của cô ngay trước khi tử. Cảnh cận tử và lộ tâm của cô là gì?

27. Một tu nữ thấy thiên cung sặc sỡ vào sát-na đang tử của cô. Cảnh cận tử và lộ tâm của cô là gì?

28. Cảnh cận tử là gì? Khi nào, tại sao và nó xuất hiện ra sao?

29. Giải thích lộ cận tử cảnh rất rõ? Có một khoảng ngừng trong dòng tâm thức vào lúc tử hay không?

30. Tử và tái tục trong Abhidhamma nghĩa là gì? Giải thích hiện tượng chết từ một kiếp sang kiếp khác.

31. Những chúng sanh sau đây sẽ sanh về đâu sau khi tử: Mèo, ngạ quỷ, người lạc vô nhân, người tam nhân, người trời, Đại Phạm thiên, Phạm thiên Vô tưởng, Phạm thiên Vô sở hữu xứ.

32. Giải thích nhóm bốn cõi và nó làm nên 31 cõi ra sao.

33. Trình bày những hạng người khác nhau trong cõi Nhân loại. Nêu những tâm và nghiệp tương ứng đưa đến sự tái tục.

___o0o___

 

[1]     Pakiṇṇaka – tạp, pha tạp, hỗn hợp, linh tinh, có nhiều đặc tính khác nhau hay thể khác nhau.

[2]     Thọ (vedanā) có thể phân theo một, ba hay năm thọ, v.v… tùy theo góc độ phân tích chỉ ngay vào từng pháp hay tổng quát. Như trong Anguttaranikāya – Đức Phật có dạy về một ‘thọ’ đối với tất cả các pháp hữu vi như sau: ...Này các Tỷ-kheo, nay Ta khuyên các Ông, hãy tinh tấn, chớ phóng dật. Các pháp hữu vi là vô thường...[2] (S.i,157), và …Cái gì vô thường là khổ (dukkha)… (S.ii,244).

[3]     Xem phần ‘22 Quyền’ trong Chương 7 – Tương Tập Nhiếp; xem bộ Phân Tích, phần Quyền phân tích, câu 236-254; xem Thanh Tịnh Đạo – chương XVI Quyền, Đế xiển minh.

[4]     “hữu phần” (bhava + aṅga = (sanh) hữu, tồn tại, sinh tồn + chi, phần, yếu tố). Sanh hữu là chỉ đến 32 tâm quả hiệp thế; trong đó, chỉ có 19 thứ tâm làm được việc hữu phần. Xem Hữu (bhava) trong Thủ duyên hữu – chương 8: Paccaya.

[5] Xem bộ Pháp Tụ, câu 338.

[6] Xem bộ Pháp Tụ, câu 352.

[7]Santīraṇa”: thẩm tấn, điều tra, thẩm tra (tra tỉ mỉ, xét hỏi kỹ), suy đạc (suy: lựa chọn; đạc: đo lường).

[8] “Javana” bắt nguồn từ căn ju, chạy nhanh chóng, chạy lập tức, dải liên tục; như javanapaññā là hiểu nhanh. Trong Abhidhamma, “javana” chỉ được dùng theo gốc độ chuyên môn, có nghĩa là ‘dải liên tục’. Nó được gọi như thế vì trong lộ trình tâm nó thường diễn tiến liên tục 7 hoặc 5 sát-na tâm, đeo bám trên cùng một cảnh. Chặng “javana” này là quan trong nhất theo quan điểm đạo đức, thiện hay ác được thực hiện ở tại chặng này. Bất kể đó là một cảnh đáng mong mỏi hay không đáng mong mỏi hiện bày nơi ý môn, nó trợ cho một chặng “javana” thiện hay bất thiện. Ở đây, “javana” được dịch là “Đỗng lực”, theo Pāḷi thì: Javatīti = javanaṃ: Có mãnh lực đủ sức hưởng dùng cảnh, nên gọi là đỗng lực (hay tốc lực), hay hưởng dùng hương vị của cảnh, nên gọi là đỗng lực; Javana = 速行-tốc hành; JAVANA:[nt] tốc lực,sự thúc đẩy,hiểu lẹ,sự chạy [adj] mau lẹ,cấp tốc --pañña [a] trí tuệ mau lẹ; 速行-tốc hành; 行-hạnh; 懂力-đỗng lực = sức mạnh/mãnh lực hiểu, biết.

[9] Tadā = na: theo nghĩa của từ là ‘nhiều, an nhàn, tạm, đó’.

[10]             Hay còn gọi là “mót”; “thập di” (thập - là thu thập, di - là còn sót lại); na cảnh: “na” - có nghĩa là mang theo một cách khó nhọc, vất vả, bắt lại, dùng lại.

[11] Biểu hiệu – có nghĩa là dấu hiệu biểu trưng, hình ảnh tượng trưng.

[12] …V-R-D-“K-5-T-Th-P-C-C-C-C-C-C-C-N-N”-H…

[13]    Vì khi tâm thẩm tấn xả thọ làm việc tái tục thì nương ý môn, còn khi làm việc thẩm tấn thì nương qua 5 môn sắc.

[14]    Cảnh là một trong bốn nhân sanh tâm.

[15]    Xem nhân sanh tâm: Nghiệp quá khứ, cảnh, vật, sở hữu tâm.

[16]    Sắc tế: Trong 28 sắc pháp, có 16 sắc tế, và 12 sắc thô. Sắc, thanh, hương, vị, xúc (địa, hỏa và phong đại) và 5 sắc thanh triệt thuộc về sắc thô. 16 sắc còn lại gọi là sắc tế.

[17]    Paññatti: Chế định. Có hai: Danh chế định (nāmapaññatti) và nghĩa chế định (atthapaññatti). Tên của các đồ vật tức là danh chế định. Nghĩa chế định là đối tượng hay ý nghĩa gợi ra bởi danh chế định.

[18]    Xin ôn lại phần ‘môn có mấy tâm’ trong “môn nhiếp – Dvārasaṅgaha”.

[19]    Cảnh hiện tại là cảnh đang hiện hữu, đang hiện bày, đang còn.

[20]    Xin ôn lại phần ‘Những tâm ở mỗi môn’ trong “môn nhiếp – Dvārasaṅgaha”.

[21]    Abhiññāṇa – thắng trí, diệu trí, thần thông, v.v…

[22]    ‘Vật’ là một trong bốn nhân sanh tâm; xem Dhs. 602.

[23]    Xem nhân sanh tâm: Nghiệp quá khứ, cảnh, vật.

[24]    Xem bộ Phân Tích, câu 125-129. Bộ vị trí 1 và 2, câu 11, 22, 25.

[25]    Trong bản Anh ngữ, chủ biên dùng từ ‘condition’ – có thể dịch là điều kiện, duyên, nhân, nguyên do, …

[26]    Làm cho - ở đây còn có nghĩa khác như là trợ duyên, làm duyên, gây nên…

[27]    Những cảnh liên quan lúc đang tử.

[28]    Những cảnh liên quan lúc đang tử.

[29]    Những cảnh liên quan lúc đang tử.

[30]    Sắc nương trái tim.

[31]    Một sát-na sắc (nghiệp)= 17 sát-na tâm. Vào tiểu sát-na đầu tiên (sanh) của sắc ý vật thì sắc này chưa đủ mạnh làm nơi nương cho tâm. Phải đến tiểu sát-na thứ hai sắc này mới đủ mạnh làm nơi nương cho tâm.

[32]    Là tâm hữu phần rúng động thứ hai.

[33]    Ba tâm đoán định trong lộ ý môn này phải hiểu là ba tâm khai ý môn làm việc đoán định.

[34]    Ba tâm đoán định trong lộ ý môn này phải hiểu là ba tâm khai ý môn.

[35]    Có nơi dịch là quang tướng, tợ tướng, đối lập tướng. Theo bản Anh ngữ, từ patibhāganimitta được mở ngoặc đơn kèm theo từ giải thích là counter image – tức đối lập tướng. Theo Concise P-E Dict: Patibhāga: [adj.] equal; similar. (m.) likeness; resemblance.

[36]    Có nơi dịch là quang tướng, tợ tướng, đối lập tướng. Theo bản anh ngữ, từ patibhāganimitta được mở ngoặc đơn kèm theo từ giải thích là counter image – tức đối lập tướng. Theo Concise P-E Dict: Patibhāga: [adj.] equal; similar. (m.) likeness; resemblance.。

[37]    Abhiññā – hiểu biết, sáng suốt, thần trí, sự thông hiểu đặc biệt, diệu trí, thắng trí, thần thông, .v.v...

[38]    Dũ – có nghĩa là càng. Ví dụ như: Càng đánh càng mạnh (theo Hán Việt Từ Điển của Trần Văn Chánh).

Dũ tĩnh – có nghĩa là càng thanh tịnh.

[39] Có tài liệu nêu: … cũng là 1 trong bốn tâm đại thiện tương ưng trí này (của người phàm và 3 Thánh thấp) sanh 3 hay 4 lần, nhưng chỉ làm 1 phận sự ‘thuận thứ’ 3 hay 4 cái sát-na tâm, trong lộ nhập thiền quả này.

[40]    Xem ‘khéo tác ý’ ở ‘ngũ nhân sanh thiện’ trong phần tâm đại thiện – chương I: Citta.

[41]    Còn gọi là “phi như lý tác ý”. Xem nhân sanh bất hiện ở phần tâm bất thiện – chương I: Citta.

[42]    Số lần xuất hiện.

[43]    maraṇāsanna – cận tử.

[44]    “Āgantuka” nghĩa là khách hay người lạ.

[45]    Ghét, ác cảm…

[46]    Asura = demons = ma, quỷ, yêu ma, ma quái, người độc ác, người ác hiểm, người hung ác…

[47]    Xem bộ Phân Tích, câu 1107.

[48]    “Quang” ở đây có nghĩa là ánh sáng rực rỡ.

[49]    Aura (Tịnh) cũng có nghĩa là tinh hoa phát tiết ra.

[50] Phóng dật hay còn gọi là điệu cử.

[51]    Một con số “1” và 140 con số “0” = (a-tăng-kỳ - asaṅkheyya).

[52]    Định luật 3 NewtonTrong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá trị, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.

[53]    Trông nom, gìn giữ, gửi gắm.

[54]    bay.

[55] Vô hại, tầm thiện.

[56]    Ukkaṭṭha – bậc cao hay bậc thượng đây chỉ cho đủ tam tư (tư tiền, tư hiện và tư hậu).

[57]    Omaka – bậc hạ, bậc thấp đây chỉ cho không đủ tam tư (tư tiền, tư hiện và tư hậu).