TAM TẠNG PĀLI - VIỆT tập 8

TẬP YẾU tập I

ẤN BẢN 2013

Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda

LỜI GIỚI THIỆU

Parivārapāḷi là tập cuối của Vinayapiṭaka (Tạng Luật). Về ý nghĩa của từ parivāra, học giả I. B. Horner phân tích như sau: “... pari là tiếp đầu ngữ có ý nghĩa: đi vòng quanh, bao bọc xung quanh, v.v... và vāra lấy theo từ gốc của Sanskrit là √vṛ có nghĩa là bao phủ...” Tuy nhiên, √vṛ còn có nghĩa thứ hai là chọn lựa; dựa theo đó, chúng tôi tạm lấy tên là “Tập Yếu” có ý nghĩa nôm na là “Tập hợp lại những điều chính yếu.” Những điều chính yếu ấy đã được chọn lọc từ hai bộ Luật Suttavibhaṅga và Khandhaka rồi được sắp xếp và trình bày qua những góc nhìn khác biệt.

Như vậy, phải chăng Parivārapāḷi – Tập Yếu này không đem lại tư liệu gì mới cho người đọc? Suy nghĩ như vậy xét ra cũng có phần đúng. Tuy nhiên, trong số những người đã đọc qua, thậm chí đã học một cách kỹ lưỡng hai bộ Luật trên, người nào có thể khẳng định rằng bản thân có thể hiểu được chính xác và ghi nhớ đầy đủ các điều đức Phật đã dạy, hoặc nghĩ đến việc hệ thống hóa lại kiến thức về Luật? Chúng ta hãy thử trả lời các câu hỏi sau: “Các điều học đã được quy định ở bao nhiêu địa điểm? Mỗi địa điểm như vậy được bao nhiêu điều? Có bao nhiêu điều học đã được quy định chung cho tỳ khưu và tỳ khưu ni? Là các điều học nào? Có bao nhiêu điều học đã được quy định riêng cho tỳ khưu, cho tỳ khưu ni? Là các điều học nào? v.v... Parivārapāḷi đã giải quyết các câu hỏi đó giúp cho người đọc khỏi phải mất thì giờ vận dụng ký ức hoặc phải mở sách ra xem lại.

Parivārapāḷi – Tập Yếu gồm có 19 chương và được in thành hai tập: Parivārapāḷi 1 – Tập Yếu 1 (TTPV 08, Tam Tạng Pāḷi - Việt tập 08) có 4 chương và Parivārapāḷi 2 – Tập Yếu 2 (TTPV 09) gồm 15 chương còn lại. Bốn chương đầu thuộc tập một có nội dung tóm lược như sau:


Chương 1.
ĐẠI PHÂN TÍCH

1. PHẦN QUY ĐỊNH TẠI ĐÂU

1. 1. - Chương pārājika

1. 2. - Chương saṅghādisesa

1. 3. - Chương aniyata

1. 4. - Chương nissaggiya:

1. - Phẩm Kaṭhina là thứ nhất
2. - Phẩm Tơ Tằm là thứ nhì
3. - Phẩm Bình Bát là thứ ba

1. 5. - Chương pācittiya:

1. - Phẩm Nói Dối là thứ nhất
2. - Phẩm Thảo Mộc là thứ nhì
3. - Phẩm Giáo Giới là thứ ba
4. - Phẩm Vật Thực là thứ tư
5. - Phẩm Đạo Sĩ Lõa Thể là thứ năm
6. - Phẩm Rượu và Chất Say là thứ sáu
7. - Phẩm Có Sinh Vật là thứ bảy
8. - Phẩm Theo Pháp là thứ tám
9. - Phẩm Đức Vua là thứ chín

1. 6. - Chương pāṭidesanīya

1. 7. - Chương sekhiya:

1. - Phẩm Tròn Đều là thứ nhất
2. - Phẩm Cười Vang là thứ nhì
3. - Phẩm Chống Nạnh là thứ ba
4. - Phẩm Đồ Ăn Khất Thực là thứ tư
5. - Phẩm Vắt Cơm là thứ năm
6. - Phẩm Tiếng Sột Sột là thứ sáu
7. - Phẩm Giày Dép là thứ bảy

Dứt phần Quy Định Tại Đâu thuộc bộ Đại Phân Tích.

2. PHẦN BAO NHIÊU TỘI

2. 1. - Chương pārājika

2. 2. - Chương saṅghādisesa

2. 3. - Chương nissaggiya:

1. - Phẩm Kaṭhina là thứ nhất
2. - Phẩm Tơ Tằm là thứ nhì
3. - Phẩm Bình Bát là thứ ba


2. 4. - Chương pācittiya:

1. - Phẩm Nói Dối là thứ nhất
2. - Phẩm Thảo Mộc là thứ nhì
3. - Phẩm Giáo Giới là thứ ba
4. - Phẩm Vật Thực là thứ tư
5. - Phẩm Đạo Sĩ Lõa Thể là thứ năm
6. - Phẩm Rượu và Chất Say là thứ sáu
7. - Phẩm Có Sinh Vật là thứ bảy
8. - Phẩm Theo Pháp là thứ tám
9. - Phẩm Đức Vua là thứ chín

2. 5. - Chương pāṭidesanīya

2. 6. - Chương sekhiya:

1. - Phẩm Tròn Đều là thứ nhất
2. - Phẩm Cười Vang là thứ nhì
3. - Phẩm Chống Nạnh là thứ ba
4. - Phẩm Đồ Ăn Khất Thực là thứ tư
5. - Phẩm Vắt Cơm là thứ năm
6. - Phẩm Tiếng Sột Sột là thứ sáu
7. - Phẩm Giày Dép là thứ bảy

3. PHẦN SỰ HƯ HỎNG

4. PHẦN ĐƯỢC GỘP CHUNG

5. PHẦN NGUỒN SANH TỘI

6. PHẦN SỰ TRANH TỤNG

7. PHẦN SỰ DÀN XẾP

8. PHẦN SỰ QUY TỤ

9. PHẦN QUY ĐỊNH Ở ĐÂU:

9. 1. - Chương pārājika

9. 2 - 7. - Chương saṅghādisesa, v.v...

10. PHẦN BAO NHIÊU TỘI:

10. 1. - Chương pārājika

10. 2 - 7. - Chương saṅghādisesa, v.v...

11. PHẦN SỰ HƯ HỎNG

12. PHẦN ĐƯỢC TỔNG HỢP

13. PHẦN NGUỒN SANH TỘI

14. PHẦN SỰ TRANH TỤNG

15. PHẦN SỰ DÀN XẾP

16. PHẦN SỰ QUY TỤ

Và Bộ Đại Phân Tích được chấm dứt.

Chương Đại Phân Tích trình bày những câu hỏi và trả lời liên quan đến bộ Phân Tích Giới Tỳ khưu gồm 16 phần chính tóm lược đầy đủ 227 điều học của tỳ khưu.


Chương 2. PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU NI

1. PHẦN QUY ĐỊNH Ở ĐÂU

1. 1. - Chương pārājika

1. 2. - Chương saṅghādisesa

1. 3. - Chương nissaggiya

1. 4. - Chương pācittiya:

1. - Phẩm Tỏi là thứ nhất
2. - Phẩm Bóng Tối là thứ nhì
3. - Phẩm Lõa Thể là thứ ba
4. - Phẩm Nằm Chung là thứ tư
5. - Phẩm Nhà Triển Lãm Tranh là thứ năm
6. - Phẩm Tu Viện là thứ sáu
7. - Phẩm Sản Phụ là thứ bảy
8. - Phẩm Thiếu Nữ là thứ tám
9. - Phẩm Dù Dép là thứ chín

1. 5. - Chương pāṭidesanīya

2. PHẦN BAO NHIÊU TỘI

2. 1. - Chương pārājika
2. 2. - Chương saṅghādisesa
2. 3. - Chương nissaggiya
2. 4. - Chương pācittiya:

1. - Phẩm Tỏi là thứ nhất
2. - Phẩm Bóng Tối là thứ nhì
3. - Phẩm Lõa Thể là thứ ba
4. - Phẩm Nằm Chung là thứ tư
5. - Phẩm Nhà Triển Lãm Tranh là thứ năm
6. - Phẩm Tu Viện là thứ sáu
7. - Phẩm Sản Phụ là thứ bảy
8. - Phẩm Thiếu Nữ là thứ tám
9. - Phẩm Dù Dép là thứ chín

2. 5. - Chương pāṭidesanīya

3. PHẦN SỰ HƯ HỎNG

4. PHẦN SỰ TỔNG HỢP

5. PHẦN NGUỒN SANH TỘI

6. PHẦN SỰ TRANH TỤNG

7. PHẦN SỰ DÀN XẾP

8. PHẦN SỰ QUY TỤ

9. PHẦN QUY ĐỊNH Ở ĐÂU:

9. 1. - Chương pārājika

9. 2 - 7. - Chương saṅghādisesa

10. PHẦN BAO NHIÊU TỘI:

10. 1. Chương pārājika

10. 2. Chương saṅghādisesa

11. PHẦN SỰ HƯ HỎNG

12. PHẦN SỰ TỔNG HỢP

13. PHẦN NGUỒN SANH TỘI

14. PHẦN SỰ TRANH TỤNG

15. PHẦN SỰ DÀN XẾP

16. PHẦN SỰ QUY TỤ

Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni được chấm dứt.

Chương thứ nhì Phân Tích Giới Tỳ khưu Ni là phần tóm lược về giới bổn của tỳ khưu ni gồm các điều học được quy định riêng cho ni giới. Cách trình bày cũng tương tợ như ở chương trên dành cho tỳ khưu.




Chương 3.
TÓM TẮT CÁC ĐẦU ĐỀ CỦA NGUỒN SANH TỘI

 TÓM LƯỢC VỀ NGUỒN SANH TỘI

MƯỜI BA NGUỒN SANH TỘI:

- Nguồn Sanh Tội của điều Pārājika Thứ Nhất
- Nguồn Sanh Tội của điều Pārājika Thứ Nhì
- Nguồn Sanh Tội của điều Làm Mai Mối
- Nguồn Sanh Tội của điều Nói Nhắc Nhở
- Nguồn Sanh Tội của điều Kaṭhina
- Nguồn Sanh Tội của điều Lông Cừu
- Nguồn Sanh Tội của điều Pháp Theo Từng Câu
- Nguồn Sanh Tội của điều Đường Xa
- Nguồn Sanh Tội của điều Đám Người Đạo Tặc
- Nguồn Sanh Tội của điều Thuyết Giảng Pháp
- Nguồn Sanh Tội của điều Tuyên Bố sự Thực Chứng
- Nguồn Sanh Tội của điều Tiếp Độ Nữ Đạo Tặc
- Nguồn Sanh Tội của điều Chưa Được Cho Phép

Chương Tóm Lược về Nguồn Sanh Tội đề cập sáu nguồn sanh tội phát sanh lên do ba cửa thân khẩu ý: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân, v.v... Có tội chỉ có một nguồn sanh tội, có tội có hai, có tội có ba, có tội có bốn, có tội có sáu, và cả thảy có mười ba nhóm có nguồn sanh tội giống nhau.


Chương 4. SỰ TRÙNG LẶP LIÊN TỤC

PHẦN CÂU HỎI BAO NHIÊU:

01. - Phần Sáu Nguồn Sanh Tội
02. - Phần Bao Nhiêu Tội
03. - Bài Kệ về Nguồn Sanh Tội
04. - Phần Do Duyên Hư Hỏng
05. - Phần Do Duyên Tranh Tụng

PHÂN TÍCH CÁCH DÀN XẾP:

06. - Phần Phương Thức Trình Bày
07. - Phần Có Liên Quan
08. - Phần Có Cùng Quan Hệ
09. - Phần Các Cách Dàn Xếp Có Liên Quan Đối Với Cách Dàn Xếp
10. - Phần Các Cách Dàn Xếp Có Cùng Quan Hệ Đối Với Cách Dàn Xếp
11. - Phần Các Cách Dàn Xếp và Hành Xử Luật Với Sự Hiện Diện
12. - Phần Cách Hành Xử
13. - Phần Tốt Đẹp
14. - Phần Nơi Nào
15. - Phần Cách Dàn Xếp
16. - Phần Được Gắn Liền
17. - Phần Được Làm Lắng Dịu
18. - Phần Được Làm Lắng Dịu & Không Được Làm Lắng Dịu
19. - Phần Cách Dàn Xếp và Sự Tranh Tụng
20. - Phần Làm Sanh Khởi
21. - Phần Liên Hệ Với

Samathabhedo niṭṭhito - Dứt Phân Tích cách Dàn Xếp.

Chương thứ tư tuy có tên là Sự Trùng Lặp Liên Tục, nhưng lại được phân ra làm hai phần: (a) Sự Trùng Lặp Liên Tục và (b) Phân Tích Cách Dàn Xếp, tuy nhiên phần (b) chỉ là phần tiếp theo của phần (a) chưa được hoàn tất. Sở dĩ nhận ra được hai phần riêng biệt do việc các nhà kết tập vẫn lưu lại câu văn báo hiệu sự kết thúc của phần đầu: “antarapeyyālaṃ niṭṭhitaṃ” có nghĩa là “Sự Trùng Lặp Liên Tục được chấm dứt.” Cả hai phần này được trình bày dưới hình thức là các câu hỏi và đáp mở đầu bằng dạng tiêu đề (mātikā).

--ooOoo--

click để xem tác phẩm tại website gốc<<<