TAM TẠNG PĀLI - VIỆT tập 6

TIỂU PHẨM tập I

ẤN BẢN 2013

Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda

LỜI GIỚI THIỆU

Vinayapiṭaka - Tạng Luật gồm có 3 phần chính là: Suttavibhaṅga, Khandhaka, và Parivāra.

- Suttavibhaṅga - Phân Tích Giới Bổn (3 tập): Nội dung là các điều học thuộc giới bổn Pātimokkha của hàng xuất

- Khandhaka - Hợp Phần (4 tập): Gồm các vấn đề có liên quan với nhau đã được sắp xếp thành từng khandhaka, có thể dịch là chương hay phần (khandha có nghĩa là khối, nhóm, uẩn, ... Tiếp vĩ ngữ -ka trong trường hợp này có ý nghĩa là thuộc về, có liên quan). Toàn bộ gồm có 22 khandhaka và được chia làm hai là: Mahāvagga - Đại Phẩm gồm có 10 khandhaka và Cullavagga - Tiểu Phẩm gồm 12 khandhaka còn lại.

- Parivāra - Tập Yếu (2 tập): Nội dung là những điều chính yếu đã được chọn lọc từ hai phần trên, Suttavibhaṅga và Khandhaka, và đã được sắp xếp, trình bày qua những góc nhìn khác biệt.

Tổng cộng Vinayapiṭaka - Tạng Luật sẽ được ấn tống thành 9 tập.

Cullavagga - Tiểu Phẩm gồm có 12 chương được trình bày thành hai tập: Cullavagga 1 & Tiểu Phẩm 1 (TTPV 06, Tam Tạng Pāḷi - Việt tập 06) có 4 chương, và Cullavagga 2 & Tiểu Phẩm 2 (TTPV 07) gồm 8 chương còn lại. Bốn chương đầu thuộc tập một có nội dung tóm lược như sau:

I. CHƯƠNG HÀNH SỰ

1. Hành sự khiển trách:

- Câu chuyện về các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka
- Mười hai hành sự sai Pháp
- Mười hai hành sự đúng Pháp
- Sáu trường hợp trong khi mong muốn
- Mười tám phận sự
- Mười tám trường hợp không nên thu hồi
- Mười tám trường hợp nên được thu hồi
- Việc thu hồi

2. Hành sự chỉ dạy:

- Câu chuyện về trưởng lão Seyyasaka
- Mười hai hành sự sai Pháp
- Mười hai hành sự đúng Pháp
- Sáu trường hợp trong khi mong muốn
- Mười tám phận sự
- Mười tám trường hợp không nên thu hồi
- Mười tám trường hợp nên được thu hồi
- Việc thu hồi

3. Hành sự xua đuổi:

- Hành vi sai trái của các vị nhóm Assaji và Punabbasuka
- Mười hai hành sự sai Pháp
- Mười hai hành sự đúng Pháp
- Mười bốn trường hợp trong khi mong muốn
- Mười tám phận sự
- Mười tám trường hợp không nên thu hồi
- Mười tám trường hợp nên được thu hồi
- Việc thu hồi

4. Hành sự hòa giải:

- Câu chuyện về trưởng lão Sudhamma
- Mười hai hành sự sai Pháp
- Mười hai hành sự đúng Pháp
- Bốn trường hợp trong khi mong muốn
- Mười tám phận sự
- Mười tám trường hợp không nên thu hồi
- Mười tám trường hợp nên được thu hồi
- Việc thu hồi

5. Hành sự án treo về việc không nhìn nhận tội:

- Câu chuyện về trưởng lão Channa
- Mười hai hành sự sai Pháp
- Mười hai hành sự đúng Pháp
- Sáu trường hợp trong khi mong muốn
- Bốn mươi ba phận sự
- Việc làm phận sự đúng đắn của tỳ khưu Channa
- Bốn mươi ba trường hợp không nên thu hồi
- Bốn mươi ba trường hợp nên được thu hồi
- Việc thu hồi

6. Hành sự án treo về việc không sửa chữa lỗi:

- Câu chuyện về trưởng lão Channa
- Mười hai hành sự sai Pháp
- Mười hai hành sự đúng Pháp
- Sáu trường hợp trong khi mong muốn
- Bốn mươi ba phận sự
- Bốn mươi ba trường hợp không nên thu hồi
- Bốn mươi ba trường hợp nên được thu hồi
- Việc thu hồi

7. Hành sự án treo về việc không từ bỏ tà kiến ác:

- Câu chuyện về tỳ khưu Ariṭṭha
- Mười hai hành sự sai Pháp
- Mười hai hành sự đúng Pháp
- Sáu trường hợp trong khi mong muốn
- Bốn mươi ba phận sự
- Mười tám trường hợp không nên thu hồi
- Mười tám trường hợp nên được thu hồi
- Việc thu hồi

Các câu kệ tóm lược.

Chương 1 là chương Hành Sự đề cập đến bảy loại hành sự nhằm mục đích nhắc nhở và cảnh tỉnh vị tỳ khưu có những hành vi không đúng với Pháp không đúng với Luật hầu tạo điều kiện cho vị ấy có cơ hội phục thiện và sửa đổi. Bảy hành sự ấy là hành sự khiển trách, hành sự chỉ dạy, hành sự xua đuổi, hành sự hòa giải, và 3 loại hành sự án treo trong việc không nhìn nhận tội, trong việc không sửa chữa lỗi, và trong việc không từ bỏ tà kiến ác.

II. CHƯƠNG PARIVĀSA

1. - Phận sự của vị hành parivāsa.
2. - Phận sự của vị xứng đáng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu.
3. - Phận sự của vị xứng đáng hình phạt mānatta.
4. - Phận sự của vị thực hành mānatta.
5. - Phận sự của vị xứng đáng sự giải.

Các câu kệ tóm lược.

Chương 2 giảng giải về cách thức phục hồi cho vị tỳ khưu phạm tội saṅghādisesa từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc trải qua các giai đoạn thực hành hành phạt parivāsa, hành phạt mānatta, hoặc chịu phạt lại từ đầu (mūlāya paṭikassanaṃ) do vi phạm lại tội ấy hoặc tội tương tợ trong thời gian thực thi hành phạt, và cuối cùng là phần giải tội abbhāna để phục hồi phẩm vị trước đây cho vị tỳ khưu phạm tội.

III. CHƯƠNG TÍCH LŨY TỘI

1. Tội xuất tinh:

- Hình phạt mānatta của tội không có che giấu
- Việc giải tội của tội không có che giấu
- Hình phạt parivāsa của tội che giấu một ngày
- Hình phạt mānatta của tội che giấu một ngày
- Việc giải tội của tội che giấu một ngày
- Hình phạt parivāsa của tội che giấu năm ngày
- Việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của vị hành parivāsa
- Việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của vị xứng đáng hình phạt mānatta
- Hình phạt mānatta của nhóm ba tội
- Việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của vị thực hành mānatta
- Việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của vị xứng đáng sự giải tội
- Việc giải tội của vị được đưa về lại (hình phạt) ban đầu
- Hình phạt parivāsa của tội che giấu nửa tháng
- Việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu của vị hành parivāsa nửa tháng
- Hình phạt parivāsa kết hợp
- Việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu, v.v... của vị xứng đáng hình phạt mānatta
- Hình phạt mānatta của nhóm ba tội
- Việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu, v.v... của vị thực hành mānatta
- Việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu đối với vị xứng đáng sự giải tội
- Việc giải tội của tội che giấu nửa tháng

2. Hình phạt parivāsa:

- Hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội
- Hình phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội che giấu dài ngày
- Hình phạt parivāsa hai tháng
- Cách thức nên hành parivāsa hai tháng
- Hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch

3. - Bốn mươi trường hợp hành parivāsa.

4. - Ba mươi sáu trường hợp hành parivāsa.

5. - Một trăm trường hợp mānatta.

6. - Bốn trăm trường hợp đưa về lại (hình phạt) ban đầu.

7. - Tám trường hợp có hạn lượng, v.v....

8. - Mười một trường hợp về hai vị tỳ khưu.

9. - Chín trường hợp không được trong sạch trong việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu.

10. - Chín trường hợp được trong sạch trong việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu.

11. - Chín trường hợp được trong sạch thứ nhì trong việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu.

Các câu kệ tóm lược.

Chương 3 giảng giải chi tiết về các trường hợp phạm tội có tính chất đa dạng: nghĩa là trong khi đang thực thi các hành phạt để thoát khỏi tội saṅghādisesa, vị tỳ khưu ấy vẫn tiếp tục vi phạm lại tội ấy lần nữa hoặc các tội tương tợ cùng nhóm.

IV. CHƯƠNG DÀN XẾP

1. - Hành xử Luật với sự hiện diện.
2. - Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ.
3. - Hành xử Luật khi không điên cuồng.
4. - Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận.
5. - Thuận theo số đông.
6. - Theo tội của vị ấy.
7. - Cách dùng cỏ che lấp.
8. - Bốn sự tranh tụng.
9. - Cách làm lắng dịu sự tranh tụng:

- Hành xử Luật với sự hiện diện.
- Cách giải quyết theo lối đại biểu.
- Cách hành xử Luật thuận theo số đông.
- Ba cách phân phát thẻ.
- Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ.
- Hành xử Luật khi không điên cuồng.
- Theo tội của vị ấy.
- Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận.
- Cách dùng cỏ che lấp.

Dứt Chương Dàn Xếp là thứ tư.

Chương 4 giảng giải về bảy cách dàn xếp là cách hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, thuận theo số đông, theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp đối với bốn loại tranh tụng là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

--ooOoo--

click để xem tác phẩm tại website gốc<<<