PᾹLĪVEYYᾹKARAṆA ‒ PᾹLĪ VĂN PHẠM
Soạn giả: TRƯỞNG LÃO HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA)
Văn phạm là mẹo luật cần thiết giúp cho tiếng nói có qui tắc và phân biệt ý nghĩa của ngôn ngữ cho được dễ dàng. Tiếng Pālī văn phạm, dịch theo văn tự là sách kinh dạy nói và dạy viết cho đúng phép, sắp đặt phạm ngữ Pālī cho có thứ lớp. Pālī văn phạm xếp ngôn ngữ (tantibhāsā) có hệ thống.
Trong tiếng Pālī văn phạm được sắp thành 8 chương là:
I. Akkharavidhī: Phép dạy dùng văn tự.
II. Sandhi: Phép tiếp ngữ “hòa âm”[1]
III. Nāma: Phép dùng danh từ (danh từ dùng để gọi người, loài vật hay đồ vật).
IV. Samāsa : Phép phức ngữ (rút ngắn từ hai danh từ trở lên cho thành một.
V. Taddhita: Phép đệ nhị chuyển hóa ngữ (dùng tiếp vĩ ngữ thay thế cho tiếng ngắn lại, nhưng vẫn có ý nghĩa đầy đủ).
VI. Ᾱkhyāta: Phép phân động từ.
VII. Kitaka: Sơ chuyển hóa ngữ (dùng tiếp vĩ ngữ điều chỉnh tiếp đầu ngữ để phân biệt sādhana hoặc kāla).
VIII. Unādi: Phép dùng tiếp vĩ ngữ điều chỉnh tiếp đầu ngữ giống như kitaka, nhưng phần nhiều là tiếp ngữ khác nhau.
---
CHƯƠNG I. AKKHARAVIDHĪ – PHÉP DẠY DÙNG VĂN TỰ
Trong tiếng Pālī có 41 chữ là:
1) a ā i ī u ū e o ‒ 8 chữ ấy gọi là nguyên âm (sara).
2) k kh g gh ṅ // c ch j jh ñ // ṭ ṭh ḍ ḍh ṇ // t th d dh n // p ph b bh m // y r l v s h ḷ η ‒ 33 chữ ấy gọi là phụ âm (byañjana).
8 nguyên âm gọi là nissaya (nơi tùy của phụ âm) chia ra làm 2 loại là: a, i, u gọi là rassa (giọng ngắn) và ā, ī, ū, e, o gọi là dīgha (giọng dài). 3 nguyên âm giọng dài ā, e, o nếu có hai phụ âm kép ở phía sau thì trở thành giọng ngắn như āttaη, ettakaη, ottho, v.v…
Byañjana
33 phụ âm gọi là nissita (nương theo nguyên âm) chia ra làm hai loại, là:
1) Đoàn, mỗi đoàn có 5 chữ, là:
k kh g gh ṅ
c ch j jh ñ
ṭ th ḍ ḍh ṇ
t th d dh n
p ph b bh m
2) Vô đoàn, là: y r l v s h ḷ η
Niggahita
Phụ âm η gọi là niggahita dịch là phụ âm nương nguyên âm hoặc gọi là anusara dịch là phát âm theo lối nguyên âm.
Ṭhāna
Lối phát âm của chữ gọi là ṭhāna có 6 loại, là:
1) a ā k kh g gh n h phát âm trong cổ gọi là gaṇthaja.
2) i ī c ch j jh ñ y phát âm trong ổ gà gọi là tāluja.
3) ṭ ṭh ḍ ḍh ṇ r ḷ phát âm trong đầu gọi là muddhaja.
4) t th d dh n l s phát âm do lưỡi đập vào răng gọi là dantaja.
5) u ū p ph b bh m phát âm trong môi gọi là oṭṭhaja.
6) Niggahita η phát âm trong mũi gọi là nāsikaja.
Tất cả chữ đều phát âm trong một chỗ gọi là ekaṭṭhānaja, trừ 9 chữ ṅ ñ ṇ n m và e o v h. 5 phụ âm ṅ ñ ṇ n m là dviṭṭhānaja phát âm theo chỗ của mỗi chữ và mũi gọi là sakaṭṭhānanāsikaja. Nguyên âm e phát trong cổ và ổ gà gọi là gaṇṭhatāluja. Nguyên âm o phát trong cổ và môi gọi là gaṇṭhoṭṭhaja. V phát âm do lưỡi đập vào răng và môi gọi là dantoṭṭhaja. H nếu hiệp với 8 phụ âm ñ ṇ n m y l v ḷ như: tañhi, taṇhā, anhāto, tamhā, mayhaṃ, vulham, jivhā, rulham thì phát âm trong ngực gọi là uraja: nếu không, cũng vẫn là gaṇṭhaja như cũ.
Nguyên âm phát ra trong một chỗ, vì có nhiều hơn, nên sắp để trước, theo chỗ phát âm, là: cổ, ổ gà, môi. Dầu phát trong một chỗ cũng đặt nguyên âm giọng ngắn (rassa) phía trước, vì là giọng nhẹ hơn, để nguyên âm giọng dài (dīgha) nặng đứng phía sau. Tiếp theo sắp nguyên âm phát trong hai chỗ, theo thứ lớp phát âm trước, sau.
Về phụ âm cũng chia 2, là: vagga (đoàn) và avagga (vô đoàn). Phụ âm vagga có nhiều hơn nên sắp đứng trước, theo thứ lớp chỗ phát âm, là cổ, ổ gà, đầu, răng, môi. Dù phát âm trong một chỗ cũng vẫn khác nhau do giọng nặng, nhẹ. Phải sắp phụ âm giọng nhẹ đứng trước, giọng nặng để sau. Nhưng phụ âm avagga có giọng nặng để trước, vì là nhiều hơn. Phụ âm giọng nhẹ và bất thường để sau; phụ âm không có giọng sắp đứng phía chót.
Karaṇa
Lối làm cho phát âm của chữ gọi là karaṇa có 4, là: 1) jīvhāmajjhaη: giữa lưỡi là lối phát âm của chữ: tāluja; 2) jīvhopaggaη: co chót lưỡi vào là lối phát âm của chữ muddhaja; 3) jīvhaggaη: chót lưỡi là lối phát âm của chữ dantaja; 4) sakaṭṭhānaη: theo lối phát âm của mình tức là các chữ khác ngoài tāluja, muddhaja, muddhaja và dantaja.
Ghosāghosa
Phụ âm thứ 1, thứ 2 trong mỗi vagga là k, kh, c, ch, ṭ, ṭh, t, th, p, ph và một phụ âm avagga “sa” là aghosa (có giọng không choang choang). Phụ âm thứ 3, thứ 4 và thứ 5 trong mỗi vagga là g, gh, ṅ, j, jh, ñ, ḍ, ḍh, ṇ, d, dh, n, b, bh, m và 6 phụ âm avagga: y, r, l, h, ḷ là ghosa (có giọng vang to).
Niggahita là ghosāghosavimutti (lìa khỏi ghosāghosa).
Sithila: Giọng nhẹ. Dhanita: giọng nhấn mạnh. Phụ âm thứ 1 và thứ 3 trong mỗi vagga là k, g, c, j, ṭ, ḍ, t, d, p, b là sithila (giọng nhẹ phụ âm thứ hai, thứ tư trong mỗi vagga là: kh, gh, ch, jh, ṭh, ḍh, th, dh, ph, bh là dhanita (giọng nhấn mạnh).
Sithila chia ra làm 2 loại, là: a) k, c, ṭ, t, p gọi là sithila aghosa (giọng nhẹ không choang choang); b) g, j, ḍ, d, b, gọi là sithila ghosa (giọng nhẹ nhận mạnh). Dhanita cũng chia ra làm hai loại, là: a) kh, ch, ṭh, th, ph, gọi là dhanita aghosa (giọng nhấn mạnh choang choang); b) gh, jh, ḍh, dh, bh, gọi là dhaṇita ghosa (giọng nhấn mạnh, vang to)
Bản ghi chữ theo giọng
SITHILA AGHOSA 1 |
DHANITA AGHOSA 2 |
SITHILA GHOSA 3 |
DHANITA GHOSA 4 |
k |
kh |
g |
gh |
c |
ch |
j |
jh |
ṭ |
ṭh |
ḍ |
ḍh |
t |
th |
d |
dh |
p |
ph |
b |
bh |
Phụ âm chót trong cả 5 vagga theo gambhira kaccāyana là sithila và theo sañjāta[2] là ghosa hợp nhau lại gọi là sithila ghosa, như phụ âm thứ 3 trong mỗi vagga.
Khi học sinh phân biệt được như thế ấy rồi, nên hiểu rằng: phụ âm sithila aghosa có giọng nhẹ hơn các phụ âm; phụ âm dhanita aghosa có giọng nặng hơn sithila ghosa; phụ âm sithila ghosa có giọng nặng hơn dhanita aghose; phụ âm dhanita ghosa có giọng nhấn mạnh hơn sithila ghosa, theo từng bậc; phụ âm chót trong 5 vagga phát âm giọng sithila ghosa là nặng hơn dhanita aghosa và nhẹ hơn dhanita ghosa; về phụ âm avagga nên phát âm theo ghosa và aghosa như đã nói.
Rassa – dīgha
Trong 8 nguyên âm, 3 chữ có giọng ngắn là: a) a, i, u gọi là rassa như tiếng susima. b) 5 chữ có giọng dài là: ā, ī, ū, e, o gọi là dīgha như tiếng kaññā, seṭṭhī.
2 chữ e, o không phải có giọng dài trong cả mọi nơi, là khi có phụ âm liên tiếp ở phía sau như: seyyo, sotthi thì trở thành rassa (giọng ngắn).
Garu – lahu
Nguyên âm dīgha và nguyên âm rassa có phụ âm liên tiếp ở phía sau hoặc có niggahita tùy theo như ākāro, buddham, sammāsaṃbuddho, tassā gọi là garu (có giọng nặng). Nguyên âm không có phụ âm liên tiếp ở phía sau, hoặc không có niggahita tùy theo như patimuni gọi là lahu (có giọng nhẹ).
Byañjana – saṃyoga
Phụ âm kép là: phụ âm thứ 1 ghép với chữ thứ 1 và thứ 2 trong mỗi vagga được, như vầy:
k ghép với k thành akka
k + kh = akkha
c + c = sacca
c + ch = kaccha
ṭ + ṭ = aṭṭa
ṭ + ṭh = aṭṭha
t + t = atta
t + th = attha
p + p = appa
p + ph = puppha
Phụ âm thứ 3 ghép với phụ âm thứ 3 và thứ 4 trong mỗi vagga được, như vầy:
g ghép với g thành agga
g + gh = aggha
j + j = ajja
j + jh = ajjhāsaya
ḍ + ḍ = kuḍḍa
ḍ + ḍh = aḍḍha
d + d = addā
d + dh = addhā
b + b = kubba
b + bh = abbha
Phụ âm sau chót trong mỗi vagga ghép với chữ mình được (trừ chữ n) và ghép với 4 phụ âm trong vagga của mình được, như thí dụ sau đây:
ṅ ghép với k như aṅka
ṅ + kh = saṅkha
ṅ + g = kaṅgu
ṅ + gh = saṅgha
ñ + c = kañcana
ñ + ch = lañcha
ñ + j = khañja
ñ + jh = vañjhā
ñ + ñ = yañña
ṇ + ṭ = vaṇṭa
ṇ + ṭh = kaṇṭha
ṇ + ḍ = kaṇḍa
ṇ + ḍh = suṇḍhi
ṇ + ṇ = puṇṇa
n + t = khanti
n + th = pantha
n + d = canda
n + dh = andha
n + n = panna
m + p = kampa
m + ph = sampha
m + b = ambu
m + bh = ambha
m + m = amma
3 phụ âm avagga là y, l, s ghép trước chữ mình được như vầy:
y ghép với y như ayya
l + l = alla
s + s = assa
Dứt akkharavidhi
---
CHƯƠNG II. SANDHĪ ‒ PHÉP TIẾP NGỮ (HÒA ÂM)
Phép nối chữ liền với chữ giải theo tên dẫn đầu có 3 loại là: sarasandhi: nối nguyên âm; byañjanasandhi: nối phụ âm; niggahitasandhi: nối niggahita.
Sandhikiriyopakaraṇa phép hỗ trợ sự thực hành sandhi có 8 cách là: lopo: xóa chữ; ādeso: đổi chữ; āgamo: thêm chữ; vīkāro: làm cho khác hình trạng trước; pakati: để hình trạng như trước; dīghaη: làm cho thành giọng dài; rassaη: làm cho thành giọng ngắn; saηyogo: ghép phụ âm.
1. Sarasandhi: Phép nối nguyên âm
Trong phép nối nguyên âm có 7 sandhikiriyopakaraṇa trừ ra saηyogo.
a) Lopo - phép tiếp ngữ theo lối xóa nguyên âm: Khi cả 2 nguyên âm, là nguyên âm trước[3] và nguyên âm sau[4] không có phụ âm khác xen thì xóa một chữ, nếu có phụ âm chen vào xóa không được. Có hai loại là: pubbasaralopasandhi và parasaralopasandhi.
- Pubbasaralopasandhi: phép xóa nguyên âm trước
- Nguyên âm trước là rassa, nguyên âm sau ở trước phụ âm kép, nên xóa nguyên âm trước, thí dụ: yassa + indriyāni thành yassindriyāni.
- Nguyên âm trước là rassa, nguyên âm sau là dīgha, chỉ xóa nguyên âm trước như nohi + etam thành nohetaη, sametu + āyasmā thành saṃetāyasmā.
- Nếu cả 2 nguyên âm đều là rassa có hình trạng đồng nhau, như a + a; hoặc i + i; hay u + u; nếu đã xóa đi một chữ rồi phải dīgha nguyên âm không xóa, thí dụ: tatra + ayaη thành tatrāyaη.
- Dù cả 2 chữ đều là rassa, nhưng có hình trạng bất đồng, là một bên a, một bên i hoặc u; một bên i, một bên u hay a; một bên u, một bên a, hoặc i; khi đã xóa rồi, không cần phải dīgha nguyên âm không xóa, thí dụ: catūhi + apāyehi thành catūhapāyehi; tena + upasaṅkami thành tenupasaṅkami: pañcahi + upāli thành pañcahūpāli.
- Nếu nguyên âm trước là dīgha, nguyên âm sau là rassa, khi đã xóa nguyên âm trước, phải dīgha nguyên âm sau, thí dụ: sadhā + idha thành saddhīdha.
- Tóm tắt như vầy: nếu xóa phụ âm ngắn có hình trạng bất đồng, không cần dīgha nguyên âm ngắn, không xóa cũng được. Nếu xóa nguyên âm dài hoặc nguyên âm ngắn, có hình trạng đồng nhau phải dīgha nguyên âm không xóa.
- Parāsarālopasandhi: phép xóa nguyên âm sau
- Nếu 2 nguyên âm có hình trạng không đồng, nên xóa nguyên âm sau cũng được, thí dụ: cattāro + ime thành cattārome, kinnu + imā thành kinnumā, kiηsu + idha thành kiηsūdha, sādhū iti thành sādhūti.
- Niggahita ở phía trước, xóa nguyên âm, sao cũng được, thí dụ: abhinanduη + iti thành abhinanduηti, upanisīdituη + iti thành upanisīdituηti.
b) Ᾱdeso - phép tiếp ngữ theo lối đổi chữ
Đổi chữ có hai cách là:
a) Pubbasarādesasandhi đổi nguyên âm trước
- Nếu i ở phía trước có nguyên âm ở phía sau, đổi i làm y, nếu ba phụ âm kép, xóa 1 phụ âm có hình trạng đồng nhau, thí dụ paṭisanthāravutti + assa thành paṭisanthāravutyassa; vitti + anubhuyyate thành vityānubhuyyate; aggi + āgāraη thành agyāgāraη.
- Nếu e ở phía trước, có nguyên âm ở phía sau, đổi e làm y, thí dụ: me + ayaη thành myāyaη, te + ahaη thành tyāhaη, ti + assa thành tyassa.
- Đổi u làm v cũng được, thí dụ: bahu + ābādho thành bahvābādho, cakkhu + āpāthaη thành cakkhvāpāthaη, vatthu – ettha thành vatthvettha.
- Nếu o ở phía trước, có nguyên âm ở phía sau, đổi o làm v, thí dụ: athakho + assa thành athakhvassa.
- Tóm tắt như vầy: i, e đổi làm y; u và o đổi làm y trong khi có nguyên âm ở phía sau.
b) Parasarādesosandhi - phép đổi nguyên âm sau
- Nếu có nguyên âm ở trước, đổi e phía trước của tiếng eva làm ri rồi rassa nguyên âm phía trước, thí dụ: yathā + eva thành yathariva, tathā + eva thành tathariva.
- Có phụ âm ở phía sau, lấy nguyên âm chót của putha làm u cũng được, thí dụ: putha + bhūtaƞ thành puthubhūtaƞ.
c) Ᾱgamo - phép tiếp ngữ theo lối thêm nguyên âm
Nên hiểu rằng, phép nối thêm chữ chỉ dùng để thêm nguyên âm thôi.
- Nếu nguyên âm o ở phía trước, phụ âm ở phía sau, xóa o rồi thêm a āgama cũng được, thí dụ: so + sīlavā thành sasīlavā, so + paññavā thành sapaññavā, eso + dhammo thành esadhammo, so + ve thành save.
- Phụ âm ở phía sau, thêm o āgama cũng được, thí dụ: parasahassaη xóa a của tiếng para rồi thêm o āgama thành parosahassaη, sarada + sataη xóa a chót của tiếng sarada rồi thêm o āgama thành saradosataη.
d) Vikāra[5] - phép tiếp ngữ theo lối sửa đổi nguyên âm cho khác hình trạng trước
- Pubbavikārasandhi - sửa đổi nguyên âm trước
Khi đã xóa nguyên âm sau rồi, nếu nguyên âm trước là i sửa đổi làm e, thí dụ: muni + ālayo thành munelayo.
Khi đã xóa nguyên âm sau rồi, nếu nguyên âm trước là u sửa đổi làm o, thí dụ: su + atthi thành sotthi.
- Paravikārasandhi - phép sửa đổi nguyên âm sau
Khi đã xóa nguyên âm trước rồi, sửa đổi nguyên âm sau như: i thành e, thí dụ: māluta + iritaη thành māluteritaη, bandhussa + iva thành bandhusseva.
Khi đã xóa nguyên âm trước rồi, nếu nguyên âm sau là u, sửa đổi làm o, thí dụ: na + upeti thành nopeti, udakaη + umikajātaη thành udakomikajātaη (xóa niggahita bằng cách lopasandhi)
e) Pakati - phép tiếp ngữ theo lối để hình trạng nguyên âm như trước
Khi có 2 nguyên âm liên tiếp nhau, nên nối tiếng theo một phép nào, nhưng không làm, vẫn để như trước, thí dụ: ko + imaη cũng còn gọi là koimaη, maccuno padaη vẫn còn là maccunopadaη gọi là pakatisarasandhi.
f) Dīgho - phép tiếp ngữ làm nguyên âm thành giọng dài. Có 2 cách là: pubbadīghasandhi và paradīghasandhi.
- Pubbadīghasandhi - phép tiếp ngữ làm nguyên âm trước cho thành giọng dài
Khi đã xóa nguyên âm sau rồi, dīgha nguyên âm trước cũng được, thí dụ: kiηsu idha thành Kiηsūdha, sādhu iti thành sādhūti.
Khi có phụ âm ở phía sau, dīgha nguyên âm trước cũng được, thí dụ: muni + care thành munīcare; khanti + paramaη thành khantīparamaη.
- Paradīghasandhi - phép tiếp ngữ làm nguyên âm sau cho thành giọng dài
Khi đã xóa nguyên âm trước rồi, dīgha nguyên âm sau cũng được, thí dụ: saddhā + idha thành saddhīdha; ca + ubhayaη thành cūbhayaṃ.
g) Rasso - phép tiếp ngữ làm nguyên âm thành giọng ngắn. Rassasandhi có 2 cách là :
- Saniddesarassasandhi phép tiếp ngữ theo lối đổi nguyên âm rồi mới rassa, như:
Đổi e của tiếng, eva thành ri rồi rassa nguyên âm ở phía trước, thí dụ: yathā + eva thành yathariva.
Thêm g āgama rồi rassa nguyên âm phía trước, thí dụ: Pā + eva thành pageva.
- Aniddesarassasandhi phép tiếp ngữ chỉ rassa, nguyên âm phía trước khi có phụ âm ở phía sau, chỉ rassa nguyên âm trước, thí dụ: bhovādī + nāma thành bhovādināma.
2. Byañjanasandhi - phép tiếp ngữ theo nối phụ âm
Có 5 sandhikiriyopakarana, là: lopo, ādeso, āgamo, pakati, saηyogo.
a) Lopo - phép tiếp ngữ xóa nguyên âm.
Nếu có niggaghita ở phía trước, có nguyên âm ở phía sau, phải xóa nguyên âm sau; 2 phụ âm kép liền nhau, xóa 1 chữ, thí dụ: evaη + assa thành evaηsa; puphaη + assā thành puphaηsā. Nếu có 3 phụ âm kép phải xóa 1 phụ âm có hình trạng đồng nhau, thí dụ: vuggy assa thành vugyassa. Nếu phụ âm là asadisasaηyoga như cakkhvāpāthaη phải để cả 3 chữ.
b) Ᾱdeso - phép tiếp ngữ đổi phụ âm
Nếu có nguyên âm ở sau, đổi ti làm cca, thí dụ: iti evaη thành iccevaη; pati + uttaritvā thành paccuttaritvā; iti + etaη thành iccetaη; iti + assa thành iccassa; pati + āharati thành paccāharati.
Nếu nguyên âm ở phía sau, có tiếng eka ở phía trước đổi dha làm da, thí dụ: ekaη + idha + ahaη thành ekamidāhaη.
Đổi không phân biệt nguyên âm hay phụ âm ở phía sau như vầy:
đổi dha làm ha thí dụ: sādhu dassanan thành sāhudassanaη.
… da … ta … sugado => sugato.
… ta … ṭa … dukkataṃ => dukkaṭaη.
… ta … dha … gantabbo => gandhabbo.
… ta … tra … attajo => atrajo.
… ga … ka … kulupago => kulupako.
… ra … la … mahāsāro => mahāsālo.
… ya … ja … gavayo => gavajo.
… va … ba … kuvato => kubbato.
… ya … ka … sayaη => sakaη.
… ja … ya … nijaη => niyaη.
… ta … ka … niyato => niyako.
… ta … ca … bhato => bhacco.
… pa … ph … nippati => nipphati.
Nguyên âm hoặc phụ âm ở phía sau đổi như vầy:
đổi abhi làm abbha thí dụ abhi + uggacchati = abbhuggacchati.
đổi adhi làm ajjha thí dụ adhi + okāso = ajjhokāso.
đổi ava làm o thí dụ ava + naddhā = onaddhā.
c) Ᾱgamo - phép tiếp ngữ theo lối thêm phụ âm
Phụ âm thêm đó gọi là āgama có 10 chữ là: y, v, m, d, n, t, r, ḷ, h, g – 10 chữ ấy chỉ có nguyên âm ở phía sau mới thêm được:
y āgamo thí dụ: yathā + idaṇ thành y athāyidaη.
v … bhantā + udikkhati => bhantāvudikkhati.
m … lahu + essati => lahumessati.
d … atta + attham => attadatthaṃ.
n … ito + āyati => itonāyati.
t … tasmā + iha => tasmātiha.
r … sabbhi + eva => sabdhireva.
ḷ … cha + abhiññā => chaḷabhiññā
h … su + uju => suhuju.
Nếu có tiếng puthu ở phía trước, có nguyên âm ở phía sau, thêm g āgama cũng được, thí dụ: puthu eva thành puthageva.
Có tiếng pā ở phía trước, có nguyên âm ở phía sau, thêm g āgama cũng được, rồi rassa ā của pā, thí dụ: pā + eva thành pageva.
d) Pakati - phép tiếp ngữ theo lối để phụ âm như trước
Nếu có trạng thái đặc biệt, nên xóa, đổi thêm āgamo hoặc ghép 1 phụ âm, nhưng cũng không làm, để nguyên hình trạng như trước, như tiếng sādhu cũng không đổi làm sāhu vẫn để sādhu như trước.
e) Saṃyogo - phép tiếp ngữ theo lối ghép phụ âm
Có 2 cách là: sadisasaηyogasandhi nối theo lối phụ âm có hình trạng đồng nhau và asadisasaηyogasandhi nối theo lối ghép phụ âm có tình trạng không đồng nhau.
- Sadisasaηyogasandhi.
Thí dụ: vacana + kamo thành vacanakkamo; idha + pamodati thành idhappamodati.
- Asadisasaηyogasandhi.
Nối theo thứ lớp vagga là lấy phụ âm thứ 1 ghép trước phụ âm thứ 2, lấy phụ âm thứ 3 ghép trước phụ âm thứ 4 trong mỗi vagga được. Thí dụ: cattāri + ṭhānāni thành cattariṭṭhānāni. Esova + cajhānaphalo thành esovacajjhānaphalo.
Lấy phụ âm sau chót một vagga ghép trước phụ âm riêng trong vagga được, thí dụ: kamma cāti thành kammañcāti.
3. Niggahitasandhi
Trong phép tiếp ngữ niggahita dùng 4 sandhikiriyopakaraṇa là: 1 Lopo, 2 ādeso, 3 āgamo, 4 pakati, trừ vikāro, dīgho, rasso và saηyogo.
a) Lopo - phép tiếp ngữ xóa niggahita là:
Nếu có nguyên âm ở phía sau, xóa một ít niggahita ở phía trước được, thí dụ: tāsaη + ahaη thành tāsāhaη. Vidūnaη aggaη thành vidūnaggaη.
Có phụ âm ở phía sau, xóa một ít niggahita ở phía trước được. Thí dụ: ariyasaccānaη + dassanaη thành ariyasaccānadassanaη. Buddhānaη + sāsanaη thành buddhānasāsanaη.
b) Ᾱdeso - phép tiếp ngữ đổi niggahita là:
Nguyên âm ở phía trước, đổi niggahita làm m hoặc làm da. Thí dụ taη + ahaη thành tamahaη; etaη + avoca thành etadavoca.
e hoặc ha ở phía sau, đổi niggahita làm ññ. Thí dụ paccattaη + eva thành paccattaññeva; evaη + hi thành evañhi.
y ở phía sau, đổi niggahita làm ññ. Thí dụ: saη + yogo thành saññogo.
Phụ âm vagga ở phía sau, đổi niggahita ra 5 phụ âm chót, mỗi vagga, là đổi niggahita ra ṅ, thí dụ: taη kārunikaη thành taṅkāruṇikaη; đổi niggahita ra ñ, thí dụ: dhammaη + care thành dhammañcare; đổi niggahita ra ṇ, thí dụ: saṃ ṭhiti thành saṇṭhiti; đổi niggahita ra n, thí dụ: saṃsāraη tarati thành saṃsārantarati; đổi niggahita ra m, thí dụ: ciraη + pavāsiη thành cirampavāsiη.
aη ở phía sau, đổi niggahita làm l cũng được, thí dụ: puggaη + aη thành puggalaη.
l ở phía sau đổi niggahita làm ḷ cũng được, thí dụ: puη + linga thành pullinga.
c) Ᾱgamo - phép tiếp vị ngữ thêm niggahita: là nguyên âm hoặc phụ âm ở phía sau, phải thêm niggahia āgama, thí dụ: ava + siro thành avaηsiro, cakkhu udapādi thành cakkhuṃudapādi.
d) Pakati - phép tiếp ngữ để niggahita y như trước: là nên xóa, đổi, thêm cũng không làm, thí dụ: samathaη – gato cũng còn là samathaη gato như trước.
Dứt sandhi
Bài tập 1. Dịch ra Việt ngữ và Anh ngữ rồi tách riêng sandhi.
1) Sabbe sattā jīvitapariyosānā tesaṃ kāyā ekantenan taradhāyanti. 2) Sve mayameva sāvatthiyaṃ gamissāma jeṭṭhabhātu gāmavāsī vadati. 3) Puttā tesaṃ mātāpitūnaṃ dadiṃsu ceva phalāni āhariṃsu ca. 4) Yassindriyāni samathaṅgatāni. 5) Kusalassūpasampadā.
Bài tập 2 . Làm thành sandhi bằng tiếng Pālī và dịch ra Anh ngữ.
1) Kẻ nô tỳ hái hoa trắng, đỏ, vàng rồi cúng Phật, Pháp, Tăng. 2) Các trò dậy sớm và quét tịnh thất của thầy chúng nó. 3) Giáo lý mà Phật thuyết rồi đã ghi chép trong Tam tạng, thời gian đương vị của vua Viṭṭa agāmāni đảo Ceylan. 4) Có nhiều chỗ ngồi đã dự bị cho những Tỳ khưu trong chùa Bửu Quang. 5) Anh cả chúng tôi đã cho hay, sáng mai chúng tôi sẽ đến nghe chánh pháp tại Kỳ Viên Tự.
Bài tập 3. Làm thành sandhi bằng tiếng Pālī và dịch ra Anh ngữ
1) A good monk comes to every where without any fear. 2) The actions of the beings good or bad will follow them to the other world as a shadow follows the body. 3) We have taken refuge in the Buddha, Dhamma and Sangha. 4) Migāra, the father in law of Visākhā, kept her in the place of his mother; so she was called “Migāramātā”. 5) The doctrine preached by the Buddha was originally written in books during the reign of Vaṭṭagāmani Abhaya of ceylon.
---
CHƯƠNG III. NĀMA - PHÉP DÙNG DANH TỪ
Nāma (danh). Mọi vật trong đời đều có tên (Nāma) để gọi phân biệt như: người, thú, đất, nước, cây, núi v.v…Nāma dịch là danh. Tiếng ám chỉ cái tên đó gọi là:
Nāmasabda (danh từ). Tiếng “sabda” không định riêng hoặc về tiếng nói, hoặc về hình thể của chữ hay là nguyên nhân cho biết ngôn ngữ được. Nếu đọc mà không có ý nghĩa, cũng chưa gọi là “sabda”. Như tiếng “rakkhasa” dịch là “con bướm” còn nếu chia ra là r k kh s thì chưa gọi là sabda được, chỉ gọi là chữ r k kh s. Đến khi các chữ đó hiệp lại rồi đọc được là rakkhasa, mới gọi là “sabda”. Sabda ám chỉ đến cái tên gọi là nāmasabda dịch là danh từ. Danh từ có ba loại: nāmanāma, guṇanāma và sabbanāma.
I. Nāmanāma - Danh danh
Như tên của người, thú, đồ gọi là nāmanāma. Tất cả loài có tứ chi giống hạng thường nhân, gộp lại gọi là người. Tất cả loài thú không chân như rắn, có hai chân như chim, có bốn chân như bò, hoặc có nhiều chân như rết, v.v…gộp lại gọi là thú. Các vật để dùng như thực phẩm, y phục, bàn ghế v.v…gộp lại gọi là đồ. Tên của người, thú, đồ đó gọi là nāmanāma dịch là “tên của cái tên” nāmanāma chia ra làm 2 loại là: sādhāraṇamāna và asādhāraṇanāma.
Sādhāraṇamāna (phổ thông danh từ). Có tiếng dùng cho cả mọi người, như người: Việt Nam, Tàu, Miên, Thái Lan v.v... gọi là người, không riêng cho người nào, hoặc như tiếng: làng, quận, tỉnh v.v…gọi là sādhāraṇamāna dịch là phổ thông danh từ (danh từ chung).
Asādhāraṇanāma (đặc biệt danh từ). Đặc biệt danh từ là tiếng để gọi riêng từng người, từng xứ, từng nước như tiếng tỳ khưu Buddharakkhita, đô thành Sài Gòn, nước Việt Nam gọi là asādhāraṇanāma dịch là đặc biệt danh từ (danh từ riêng).
II. Guṇanāma - Tĩnh từ
Guṇanāma là tiếng tỏ cái phẩm, cái thể, cái trạng thái của nāmanāma cho biết xấu, tốt, đen, trắng, nhỏ, lớn, ngắn, dài v.v…
Guṇanāma chia ra 3 loại là: pakatiguṇanāma, visesaguṇanāma, ativisesaguṇanāma.
- Pakatiguṇanāma - tĩnh từ thông thường. Tĩnh từ chỉ định một trạng thái thông thường, như tiếng: kāla đen, odāta trắng, không có sự so sánh hơn kém, không có tiếp đầu ngữ dẫn đầu, cũng không có trợ từ đứng phía sau, tĩnh từ ấy gọi là pakatiguṇanāma, dịch là “tĩnh từ thông thường”.
- Visesaguṇanāma - tĩnh từ bậc hơn. Tĩnh từ chỉ trạng thái cao hơn. Theo ngôn ngữ xứ Magadha (Ấn Độ) thì có trợ từ hoặc có tiếng “tara” hay tiếp vị ngữ “iya” đứng phía sau tĩnh từ, như tiếng Kālatara đen hơn, odātatara trắng hơn, panḍita taro hiền minh hơn, caṇdataro dã man hơn, pāpiyo tội lỗi hơn, gọi là visesaguṇanāma.
- Ativisesaguṇanāma (tĩnh từ bậc tối cao). Tĩnh từ biểu diễn cái trạng thái, cái phẩm tuyệt đối cao, không có sự so sánh với vật khác, như tiếng atikāla hoặc ativiyakāla đen huyền, rất đen, accodāla hoặc odātatama trắng toát, rất trắng, cực trắng.
Liṅga - tính. Để phân biệt nāmasabda có trạng thái khác nhau, ta phải căn cứ vào liṅda dịch là tính (giống). Tính có 3 loại là: pulliṅga (nam tính), itthīlinga (nữ tính), napuηsakaliṅga (trung tính)[6]. Nếu phân biệt theo sự sinh và sự nhận biết thì có 2 loại là:
- Jātilinga - sinh tính. Tính phân biệt theo sự sinh gọi là jātilinga như tiếng puriso: nam, là nam tính; itthī: nữ, là nữ tính; vatthaη: vãi là trung tính.
- Sammatilinga - nhận tính. Tính phân biệt theo sự nhận biết sai khác sự sinh, gọi là Sammatilinga, như tiếng “dāro” vợ là nữ, nhưng nhận là pullinga (nam tính).
Nāmasabda, có tính khác nhau. Trong một tiếng nāmanāma có 1 hoặc 2 giống cũng có, hoặc có 1 ngữ căn chỉ đổi nguyên âm chót của ngữ căn thì trở thành 2 giống cũng có. Về phần guṇanāma và sabbanāma có 3 giống.
Nāmanāma có một tính:
Pulliṅga
|
Itthīliṅga
|
Napuṇsakaliṅga
|
amaro: vị trời
|
accharā: ngọc nữ
|
angaη: chi thể
|
ādicco: mặt trời
|
ābhā: ánh sáng
|
ārammanan: cảnh giới
|
īndo: Đức Đế Thích
|
iddhi: năng lực phi thường
|
inaη: nợ
|
iso: chủ
|
isā: cái cày
|
īrinan: đồng, đồng ruộng, sa mạc.
|
udadhi: biển
|
ulu: sao, vì sao
|
udakaη: nước
|
eraṇḍo: cây đu đủ
|
esikā: hàng rào bằng cừ
|
elālukaη: dưa chuột, bí rợ
|
ogho: hồng thủy
|
ojā: có nhiều chất tư dưỡng
|
okaη: nước, chỗ ở
|
kaṇṇo: tai
|
kaṭi: hồng, háng
|
kammaη: nghiệp
|
cando: mặt trăng
|
camū: quân đội
|
cakkhu: mắt
|
taru: cây
|
tārā: ngôi sao
|
telaη: dầu
|
pabbato: núi
|
pabhā: ánh sáng chói lọi
|
paṇṇaη: lá cây giấy, thơ
|
yakkho: quỉ la sát
|
yāgu: cháo
|
yānaη: xe cộ, thuyền, bè
|
Nāmanāma có hai tính:
Pulliṅga |
Napuṇsakaliṅga |
dịch là |
akkharo |
akkharaη |
chữ, niết bàn |
agāro |
agāraη |
nhà |
utu |
utu |
mùa |
divaso |
divasaη |
ngày |
mano |
manaη |
ý |
saṇvaccharo |
saṇvaccharaη |
năm |
Nāmanāma một ngữ căn, chỉ đổi nguyên âm chót của tiếng, trở thành hai tính:
Pulliṅga |
Dịch là |
Itthiliṅga |
Dịch là |
arahā hoặc arahaη |
đức alahán nam |
arahantī |
đức alahán nữ |
ājivako |
tu sĩ nam |
ājivakā |
tu sĩ nữ |
upāsako |
cận sự nam |
upāsikā |
cận sự nữ |
kumāro |
thiếu nam |
kumāri kumārikā |
thiếu nữ |
khattiyo |
đức vua |
khattiyāni, khattiyā |
hoàng hậu |
goṇo |
bò đực |
gāvī |
bò cái |
coro |
kẻ trộm nam |
corī |
kẻ trộm nữ |
taruṇo |
thanh niên nam |
tarunī |
thanh niên nữ |
thero |
sư trưởng |
therī |
ni cô trưởng |
dākaro |
thiếu nam |
dārikā |
thiếu nữ |
devo |
đức vua |
devī |
hoàng hậu |
naro |
người nam |
nārī |
người nữ |
paribbājako |
du mục nam |
paribbājikā |
du mục nữ |
bhikkhu |
tỳ khưu |
bhikkhunī |
tỳ khưu ni |
bhavaη |
người nam phát đạt |
bhotī |
người nữ phát đạt |
manusso |
người nam |
manussī |
người nữ |
yuvā |
thanh niên nam |
yuvatī |
thanh niên nữ |
rājā |
đức vua |
rājinī |
hoàng hậu |
sakhā |
bạn nam |
sakhī |
bạn nữ |
hatthi |
voi đực |
hatthinī |
voi cái |
Guṇanāma 3 linga:
Pulliṅga |
Itthīliṅga |
Ṇapuηsakalinga |
Dịch là |
kammakāro |
kammakārinī |
kammakāraη |
người lao động |
guṇavā |
guṇavatī |
guṇavaη |
có đức |
caṇḍo |
caṇḍā |
caṇḍaη |
hung tợn |
seṭṭho |
seṭṭhā |
seṭṭhaη |
bậc nhất |
tāṇo |
tāṇā |
tānaη |
bảo vệ, che chở |
thiro |
thirā |
thiraη |
vững vàng |
dakkho |
dakkhā |
dakkhaη |
tài năng |
dhammiko |
dhammikā |
dhammikaη |
đứng đắn |
nātho |
nāthā |
nāthaη |
bảo hộ |
pāpo |
pāpā |
pāpaη |
tội lỗi |
bhogī |
bhoginī |
bhogī |
giàu có |
matimā |
matimatī |
matimaη |
có sự quyết định |
lābhī |
lābhinī |
lābhī |
có lợi |
saddho |
saddhā |
saddhaη |
có đức tin |
Sự lợi ích của “tính”. Cái đặc tính của liṅga có lợi ích trọng yếu trong phép biến thể nguyên âm theo liṅga và kāranta, tiếng có liṅga và kāranta nào phải biến thể theo liṅga và kāranta đó.
Vacana (ngữ số). Tiếng chỉ số cho biết rằng ít hay nhiều gọi là vacana chia ra làm 2, là: ekavacana = đơn ngữ số, bahuvacana = phức ngữ số.
Phép để xem xét vacana. Muốn biết vacana nào về số ít hoặc số nhiều, cần phải quan sát nguyên âm chót của mỗi tiếng như tiếng puriso - một người nam là ekavacana; purisā - các người nam là bahuvacana. Những tiếng có vibhatti về ekavacana là: si, η, nā, sa, smā, sa, smiη, các tiếng có vibhatti thuộc bahuvacana là: yo, yo, hi, naη hi, naη, su.
Trong Việt ngữ, phải tra xét theo tiếng dịch, nếu là ekavacana thì không có tiếng tất cả, chúng chư, các v.v...
Vibhatti (Phép biến thể nguyên âm). Cách thức biến hóa nāmasabda cho có sự khác nhau ở phía sau chót gọi là vibhatti.
Đếm theo thứ tự thì vibhatti có 14 chữ là: si yo η yo nā hi sa naη smā hi sa naη smiη su chia ra làm 2 đoàn, là:
a) Đoàn ekavacana có 7: si η nā sa smā sa smiη
b) Đoàn bahuvacana có 7: yo yo hi naη hi naη su; theo tên thì có 7, là:
si và yo gọi là pathamā
aη … yo … dutiyā
nā … hi … tatiyā
sa … naη … catutthī
smā … hi … pañcamī
sa … naη … chaṭṭhī
smiη … su … saṭṭamī
Thêm 1 ālapana vào nữa cộng thành 8 tên.
Ᾱyatanipāta - trợ từ. Tiếng hợp với tiếng khác cho thành nghĩa nghe được gọi là āyatanipāta dịch là trợ từ. Như tiếng “chim” và tiếng “cây” khi chỉ nói “chim cây” thì nghe không được, đến khi thêm trợ từ vào khoảng giữa là “chim trên cây”, như thế mới dễ nghe. Cho nên tiếng trợ từ mới có sự lợi ích để nối tiếng cho liền nhau. Tiếng trợ từ trong phạm ngữ Pālī, tức là chữ sau chót nāmasabda đã biến thể sẵn.
Tiếng dịch của vibhatti
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
1. Pathaṃā |
si thuộc chủ cách[7] |
yo[8] |
2. Dutiyā |
yo đến các, khiến các. hi suốt các, cùng với hoặc ngay với hoặc ngay các. |
|
3. Tatiyā |
nā dịch là: do, theo, tức[11] mà, vì, có, với (hoặc cùng với) các. |
hi do các, theo các, tức các, bằng các, mà các, vì các, có các, với (hoặc tùy với) các. |
4. Catutthī |
sa dịch là: đến, để với hoặc ngay. |
naη đến các, để các, với hoặc ngay các. |
5. Pāñcamī |
smā dịch là: từ, liā, hơn, vì |
hi từ các, liā các, hơn các, vì các. |
6. Chaṭṭhī |
sa dịch là: của, khi, trong (ở giữa) |
naη của các, khi các, trong (ở giữa) các |
7. Sattamī |
smiη dịch là: trong nơi[12] trên, bao giờ, vì, trong (ở giữa) cận |
su trong các, trên các, bao giờ các, vì các trong (ở giữa) các, cận các. |
8. Ᾱlapana |
si (thuộc hô cách) dịch là: bạch, thưa, này, ơi[13] |
yo Bạch các, thưa các, này các, các... ơi |
Kāranta. Nguyên âm chót của nāmasabda trong 3 liṅga gọi là kāranta. Tiếng cùng một giống có kāranta như nhau đều biến hóa theo một cách, trừ một ít sabda riêng khác. Khi phân biệt được rõ rệt như thế thì không chán nản, vì nếu đã ghi nhớ được minh bạch một phương diện nào rồi, sẽ biết dùng phổ thông đến các sabda khác.
Trong nāmanāma và guṇanāma bậc trí tuệ đã sắp đặt kāranta theo phép đã thông dụng như vầy:
Trong pulliṅga có 5 kāranta: a i ī u ū
Trong itthīliṅga có 5 kāranta: ā i ī u ū
Trong napuηsakalīṅga có 3 kāranta: a i u
Gộp tất cả 3 liṅga cộng là 13 chữ.
Còn có một kāranta khác nữa, là nguyên âm o gọi là okāranta chỉ dùng trong tiếng nāmanāma “go” là dviliṅgika[14]. Nếu kể o kāranta vào nữa, tất cả là 14 chữ.
Phép biến thể nāmasabda. Những tiếng nāmanāma; guṇanāma và sabbanāma đều có kāranta là cái để phân biệt, nhưng trong mỗi kāranta dùng trong cả 3 nāmasabda có cách thức biến thể hiệp với vibhatti giống nhau hoặc khác nhau cũng có. Tiếng nāmanāma và guṇanāma có kāranta, giống nhau, về linga nào cũng có quy tắc biến thể như nhau cùng một cách, theo lối kāranta trong linga đó; trừ một ít nāmanāma và guṇanāma về loại có phương pháp biến thể riêng khác.
Tiếng sabbanāma có nhiều cách biến thể khác xa với nāmanāma và guṇanāma.
Rūpasiddhi - làm thành chữ. Phép làm thành chữ cho giống cách thức dùng trong phạm ngữ Pālī gọi là rūpasiddhi hoặc nipphi annarūpavidhī tức là phép làm thành chữ. Đây là phương pháp biến thể nāmasabda hiệp với vibhatti. Trong cách biến thể nāmasabda có chữ hiệp với vibhatti sẵn, không có phép thay đổi cũng có, một ít đổ vibhatti hay kāranta hoặc thay cả vibhatti và kāranota cho khác hình trạng trước, có khi làm thành chữ thei, lối xóa vibhatti hoặc dīgha kāranta ngắn ra dài a hay rassa kāranta dài ra ngắn, hoặc giả thêm āgamc cũng có. Hạng học sanh nên điều tra theo cách thứ: biến thể nāmasabda và rūpasiddhi như sau này.
- Tiếng kumāra - thiếu nam akāranta (pullinga) biến thể như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
kumāro (đổi a và si ra o) |
kumārā (đổi a và yo ra ā) |
Du. |
kumāraη (giữ η) |
kumāre (đổi a và yo ra e) |
Ta. |
kumārena (đổi a và nā ra ena) |
kumārehi (giữ hi, đổi a ra e) kumārebhi (đổi a ra e, đổi hi ra bhi) |
Ca. |
kumārassa (đổi sa ra ssa) kumārāya (đổi sa ra āya) |
kumāranaη (dīgha a ra ā thành kumāranaη) kumāratthaη (đổi sa ra thaη thành kumāratthaη) |
Pañca. |
kumārasmā (giữ smā) kumāramhā (đổi smā ra mhā) kumārā (đổi smā ra ā) |
kumārebhi (đổi như ta. bahu) kumārehi (giữ hi) |
Cha. |
kumārassa (đổi sa ra ssa) |
kumārānaη (đổi như ca. bahu) |
Satta. |
kumārasmiη (giữ smiη) kumāramhi (đổi smiη ra mhi) kumāre (đổi a và smiη ra e) |
kamāresu (đổi a ra e, giữ su).
|
A. |
kumāra (xóa si) |
kumārā (đổi a và yo ra ā) |
Những tiếng a kāranta pullinga sau này đều biến hóa như:
Āja : con dê - goat
Nara : người - man
Assa : ngựa - horse
Pāsaṇa : đá, tảng đá - roeke, stone
Ākāsa : trời, hư không - sky, space
Pāda : chân, cẳng - leg, foot
Āloka : ánh sáng - light
Pantha : đường mòn - path
Āhāra : đồ ăn - food
Pāvaka : lửa - fire
Ācariya : giáo sư - teacher
Putta : con trai - son
Kassaka : người trưng thuế - farmer
Purisa : người nam - man
Kāka : quạ - crow
Baka : con hạc - heron
Kāya : thân thể - body
Byaggha : cọp - tiger
Khattiya : dòng vua - belonging to khat tiyar
Bhujaṅga : rồng, rắn - serpent, snake
Gaṇa : lũ, nhóm, đảng - gang, party, crowd group
Bhūpāla : vua, quốc vương - king
Gāma : làng, hương thôn - village
Makkaṭaka : con nhện - spider
Goṇa : bò - ox
Magga : đường mòn - path
Canda : mặt trăng - moon
Manussa : người - human, being
Cora : kẻ trộm - thief
Mañca : giường - bed
Chaṇa : ngày lễ - festival
Mīga : nai, hươu - deer, bast
Chava : tử thi - corpse
Mitta : bạn hữu - friend
Jātaveda : lửa - fire
Yakkha : dạ xoa - demon
Jana : người - person
Yoga : người tu khổ hạnh - one who practices spiritual exercice
Jhasa : cá - fish
Rava : tiếng gầm thét - cry
Ñātaka : thân thuộc - relation kisman
Rukkha : rừng, cây - tree, wood, forest
Ṭaηka : dụng cụ để đập đá - instruments to cut stone.
Lulāya : con trâu - buffalo
Tumba : đồ dùng để đo - measure grain used for
Lekhaka : thơ ký - clerk
Loka : đời, thế gian - world
Thusa : vỏ (hột) - chaff hask grain
Varāha : heo, lợn - pig
Thena : kẻ cắp - thief
Vānara : con khỉ - monkey
Dāsa : nô lệ, tôi mọi - slave
Vihāra : tu viện - monastery
Daṇta : răng - tooth
Sangha : tăng già, tăng lữ - the community
Ḍaηsa : ruồi, lằng - taon
Sasa : con thỏ - hare
Dīpa : đảo, đèn - island, lamp
Sahāya : bậu bạn - friend
Dūta : người đem tin - messenger
Sakuṇa : chim - bird
Deva : vị trời - god, deity
Sīha : sư tử - lion
Dhaja : lá cờ, biển hiệu - flag
Sunakha : chó - dog
Dhamma : pháp, giáo pháp, giáo lý - doctrine
Suriya : mặt trời - sun
Hattha : tay - hand
Nakha : móng - nail
Hava : kêu gọi - calling
- Tiếng ari - kẻ thù i kāranta pulliṅga biến hóa như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
ari (xóa si) |
arayo (giữ yo đổi i ra a) arī (xóa yo, dīgha i ra ī) |
Du. |
ariη (giữ η) |
arayo, arī (đổi như pa. bahu) |
Ta. |
arinā (giữ na) |
arīhī (giữ hi, digha i ra ī) arībhi (dīgha i ra ī, đổi hi ra bhi) |
Ca. |
arissa (đổi sa ra ssa), arino (đổi sa ra no) |
arīnaη (giữ naη, digha i ra ī) |
Pañca. |
arismā (giữ mā) arimhā (đổi sma ra mhā) |
arīhi, arībhi (đổi như ta. bahu) |
Cha. |
arissa, arino (đổi như ca. eka) |
arīnaη (đổi như ca. bahu) |
Satta. |
arismiη (giữ smiη) arimhi (đổi smiη ra mhi) |
arīsu (dīgha i ra ī, giữ su) |
Ᾱ. |
ari (xóa si) |
arayo, arī (đổi như pañca bahu) |
Những tiếng i karanta sau này đều biến hóa như ari:
Aggi : lửa - fire
Dīpi : beo gấu - leopard, cọp gấm
Atithi : khách - guest
Dundubhi : trống - drum
Addi : núi - mountain
Adhipati : chủ, tể - lord, hướng đạo - leader
Asi : gươm, kiếm - sword
Dhammani : cắc kè - ratsnake
Nidhi : sự trử - hidden, của cải - treasure
Ari : kẻ thù - enemy
Pati : chồng, chủ - husband, master
Ahi : rắn - serpent
Patti : bộ binh - infantry
Ali, aḷi : đê, đắp đê - dike embankment
Pāṇi : tay - hand
Isi : đạo sĩ - sage, her mit
Bahiri : công - peacock
Udadhi : biển lớn, đại dương - ocean, sea
Bhūbati : vua, quốc vương - king
Rathacāri : xa phu - sharer
Sāmi : chồng, chủ tế, chủ nhà - husband lord master
Rogahāri : y sỹ - physician
Sūli : thiên chúa - god lord catholic
Vīnāvī : người đánh đàn - musician
Seṭṭhī : triệu phú gia - millionaire
Hatthī : con voi - elephant
Bài tập 4. Dịch ra Việt ngữ và Anh ngữ: 1 ganīnaη 2 chattissa – 3 balīno – 4 pāpakārībhi – 5 sikkhismā – 6 bhoginī – 7 seṭṭhino – 8 sukhinā – 9 mantismā – 10 tapasīsu.
Bài tập 5. Dịch ra tiếng Pālī và Anh ngữ: 1. Người tu phạm hạnh trong rừng – 2. Những người giàu có – 3. – Con voi của bậc trí tuệ 4. Loài công trong rừng – 5. Mặt trăng trên trời – 6. Kẻ lệ thuộc của tổng trưởng – 7. Bậc trí tuệ trên con voi – 8. Khổng tước trên núi – 9. Người đánh xe của kẻ có thù nghịch – 10. Tràng hoa của người trường thọ.
Bài tập 6. Dịch ra Pālī và Việt ngữ: 1. The minister of the king – 2. – The elephant on the street – 3. – by the foot of the student – 4. – in the doctrine of the hermit – 5. – the enemy of the wealthymen – 6. – the peacock of the charioteer – 7. – the mālī in the house – 8. – By the hand of the dependent person – 9. – the forest of the king – 10. – the wise in the doctrine.
- Tiếng karī - con voi ī kāranta pulliṅga biến thể như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
karī (xóa si) |
karino (đổi yo ra no, rassa ī ra i) karī (xóa yo) |
Du. |
kariṃ (giữ ṃ, rassa ī ra i) karīnaṃ (đổi ṃ ra naṃ, rassa ī ra i) |
karino, karī (như pa. bahu)
|
Ta. |
karinā (giữ nā, rassa ī ra i) |
karīhi (giữ hi), karībhi (đổi hi ra bhi) |
Ca. |
karissa (đổi s ra ssa, rassa ī ra i) karino (đổi sa ra no, rassa ī ra i) |
karīnaṃ (giữ naṃ) |
Pañca. |
karismā (giữ smā, rassa ī ra i) karimhā (đổi smā ra mhā, rassa ī ra i) karinā (đổi smā ra nā, rassa ī ra i) |
karīhi, karībhi (như ta.bahu) |
Cha. |
karissa, karino (như ca.eka) |
karīnaṃ (như ca.bahu) |
Satta. |
karismiṃ (giữ smiṃ, rassa ī ra i) karimhi (đổi smiṃ ra mhi, rassa ī ra i) |
karīsu (giữ su) |
Ᾱ. |
kari (xóa si, rassa ī ra i) |
karino, karī (như pa.bahu) |
Những tiếng ī kāranta dưới đây đều biến thể như karī:
Anujivī : Kẻ lệ thuộc - dependentperson
Antevāsī : Học sinh - pupil
Karī : voi - elephant
Kuṭṭhī : người mắc bệnh cùi - leper
Kākī : con công - peacock
Gaṇi : Người có kẻ tùy tùng - one who has a followig
Chattī : Người có cây dù - possessor of a umbrella
Tapasī : Người tu khổ hạnh - hermit
Daṇḍī : Người cầm gậy - one who has a stick
Danṭhī : Voi lớn có ngà - tusker
Pāpakārī : Người bất lương - evil doer
Dīghajīvī : Người trường thọ - possessor of a long life
Balī: Người có thế lực - a powerful person
Brahmacāri : Bậc tu phạm hạnh - leading a choste life
Bhogī : Người giàu có - a wealthy man
Medhāvī : Người khôn ngoan - the wise
Rathacārī : Xa phu - charioteer
Rogahārī : Y sĩ - physician
Vīṇāvādī : Người chơi đàn - lute player
Viddesī : kẻ thù - enemy
Verī : Người báo thù - revenger
Sāmī : Chủ, chủ tể - lord
Sasī : Mặt trăng - moon
Sikkharī : Núi, cây - mountain
Sikhī : Lửa, con công - fire, peacock
Sūlī : Đức Đế Thích - king of the devas
Seṭṭhī : Triệu phú gia - millionaire
Hatthī : Con tượng - elephant
Mantī : Viên cố vấn. Bộ trưởng - a counsellor minisrer
Mālīb : Người có tràng hoa - one who has a guarland
- Tiếng ketu - lá cờ u kāranta pullinga biến hóa như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
ketu (xóa si) |
ketavo (đổi yo ra vo, u ra a) ketū (xóa yo, digha u ra ū) |
Du. |
ketuη (giữ η) |
ketavo, ketū (đổi như pa.bahu) |
Ta. |
ketunā (giữ nā) |
ketūhi (giữ hi, digha u ra ū) ketūbhi (digha u ra ū, đổi hi ra bhi) |
Ca. |
ketussa (đổi sa ra ssa) ketuno (đổi sa ra no) |
ketūnaη (giữ naη) |
Pañca. |
ketusmā (giữ smā) ketumhā (đổi smā ra mhā) |
ketūhi, ketūbhi (đổi như ta.bahu) |
Cha. |
ketussa (đổi như ca. eka) |
ketūnaη (giữ naη) |
Satta. |
ketusmiη (giữ smiη) ketumhi (đổi smiη ra mhi) |
ketūsu (giữ su, digha u ra ū) ketave (đổi yo ra ve, u ra a) |
Ᾱ. |
ketu (xóa si) |
ketavo (đổi yo ra vo, rồi đổi u ra a) |
Những tiếng u karanta pulliga dưới đây đều biến hóa như ketu:
Akilāsu : sự hoạt động - untirine, ative - chuyên cần
Bandhu : thân tộc - relation
Ᾱkhu : chuột - rat
Babbu : mèo, mèo rừng - cat
Ucchu : cây mía - sugar cane
Chamu : lông mày - eye brow
Usu : mũi tên - arrow
Bhikkhu (3) : Tỳ khưu - monk
Ūru : bắp vế - the thigh
Maccu : sự chết - death
Kaṭacchu : cái muổng - spoon
Ripu : kẻ thù - enemy
Khāṇu : gốc cây - stum of a tree
Leḍḍu : cục đất - clod of earth
Garu : giáo sư - teacher
Vāyu : gió - wind
Ketu : cờ, phướng - banner
Veḷu : tre - bamboo
Jantu : sinh vật - creature
Sindhu : biển - sea
Taru : cây - tree
Sattu : kẻ nghịch - enemy
Devadāru : cây thông - kinds of pine
Dhūmaketu : lửa, sao chổi - a comet, fire
Setu : cầu - bridge
Pasu : súc vật 4 chân - quadruped
Hetu : nhân - ca use
Pharasu : búa, rìu - axe
Bài tập 7. Dịch ra Việt ngữ và Anh ngữ: 1. Vihārasmiη bhikkhuno – 2. Mittassa ācariyo – 3. Gehe taruniyo – 4. Garussā pharasū – 5. Ᾱkāse suriyo – 6. Velumhi ākhū – 7. Katacchusmiη nakhā – 8. Rukkhe velavo – 9. Ketumhi vāyu – 10. Puttassa ucchu – 11. Indussa pabhā – 12. Ᾱkāse usu – 13. Rukkhasmiη babbūbhi – 14. Ᾱrāme Manussā – 15. Bhūpālassa gāravo.
Bài tập 8. Dịch ra Phạn ngữ và Anh ngữ: 1. Sao chổi trên trời – 2. Mũi tên của kẻ trộm – 3. Sinh vật trong nhà – 4. Tỳ Khưu trong Phật Pháp – 5. Lông mày trên mắt – 6. Bao các của thợ mộc – 7. Thân tộc trong nhà – 8. Gốc cây trên đất – 9. Chuột trong rừng – 10. Cây thông trên núi – 11. Kẻ thù của giáo sư – 12. Bắp vế của con thỏ 13. Cầu trên nước – 14. Mèo với chuột – 15. Súc vật 4 chân từ trong rừng.
Bài tập 9. Dịch ra Pālī và Việt ngữ: 1. The teacher of the family – 2. By the bridge – 3. The comet in the sky – 4. with the spoon – 5. The bamboo from the forest – 6. The beasts of the enemies – 7. From the arrow – 8. The pines on the mountain – 9. The cause of the death – 10. The wind on the trec.
- Tiếng abhibhū - bậc thắng trận ū kāranta pullinga biến hóa như vậy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
abhibhū (xóa si) |
abhibhuno (đổi yo ra no, rassa ū ra u) |
Du. |
abhibhuη (giữ η rassa ū ra u) |
abhibhuno (xóa yo) |
Ta. |
abhibhunā (giữ nā rassa ū ra u) |
abhibhūhi, abhibhūbhi (giữ hi, đổi hi ra bhi) |
Ca. |
abhibhussa (đổi sa ra ssa, rassa ū ra u), abhibhuno (đổi sa ra no, rassa ū ra u) |
abhibhūnaη (giữ naη) |
Pañca. |
abhibhusmā (giữ smā, rassa ū ra u), abhibhumhā (đổi smā ra mhā) rassa ū ra u) |
abhibhūhi, abhibhūbhi (đổi như ta.bahu) |
Cha. |
abhibhussa, abhibhuno (đổi như ca.eka) |
abhibhūnaη (giữ naη) |
Satta. |
abhibhusmiη (giữ smiη, rassa ū ra u), abhibhumhi (đổi smiη ra mhi, rassa ū ra u) |
abhibhūsu (giữ su) |
Ᾱ. |
abhibhu (xóa si, rassa ū ra u) |
abhibhuno (đổi như pa.bahu) |
Những tiếng ū kāranta pulliṅga sau này đều biến hóa như abhibhū:
Atthannū : người hiền - one who knows the meaning
Kataññū : bậc tri ân - gratitude
Pāragū : Bậc đến bờ - one who has arrved the otther shore
Vadaññū : người khoan hồng - bounteous
Vinnū : bậc thông minh - wise man
Vedagū : bậc đại trí tuệ - one who has attained the hightest knowledge
Mattaññū : bậc biết tiết độ - knowing the measure or limit
Sabbannū : bậc toàn giác - the omniscient
Sayambhū : bậc sáng tạo - the creator
‒ Dứt 5 kāranta trong pulliṅga ‒
- Tiếng kaññā - thiếu nữ ā kāranta itthiliṅga biến hóa như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
kaññā (xóa si) |
kaññāyo (kannā hiệp với yo) kaññā (xóa vo) |
Du. |
kaññaη (rassa ā ra a hiệp với η) |
kaññāyo, kaññā (đổi như pa.bahu) |
Ta. |
kaññāya (đổi na ra āya, rồi xóa ā) |
kaññāhi (kaññā hiệp với hi). kaññābhi (đổi hi ra bhi) |
Ca. |
kaññāya (đổi sa ra āva, rồi xóa ā) |
kaññānaη (kaññā hiệp với naη) |
Pañca. |
kaññāya (đổi smā ra āya, rồi xóa ā) |
kaññāhi, kaññābhi (đổi như ta.bahu) |
Cha. |
kaññāya (đổi như ca. eka) |
kaññānaη (đổi như ca.bahu) |
Satta. |
kaññāya (đổi smiη ra āya rồi xóa ā) |
kaññāsu (kaññā hiệp với su) |
Ᾱ. |
kaññe (đổi si ra e rồi xóa ā) |
kaññāyo, kannā (đổi như pa.bahu) |
Những tiếng ā kāranta itthiliṅga sau đây đều biến hóa như kaññā:
Anganā : đàn bà - woman
Accharā : thiếu nữ - nymph (ngọc nữ)
Ābhā : ánh sáng - light, luster, radiance
Ammā : mẹ, má - mother
Āsā : hy vọng - wish, desire, hope
Ikkhanikā : nữ thầy bói, bà đồng, bà cốt - female, for tunateller
Dārikā : thiếu nữ - girl
Īsā : gọng cày - pole of plough
Disā : phương hướng - direction
Īhā : sự ráng sức - endeavour
Devatā : vị trời - deity
Ukkhā : cây đuốc - torch
Dolā : kiêu, căng - palanquin
Ūkā : con chí, rận - louse
Dharā : đất - earth
Uhā : hay nghĩ ngợi - pondering
Pabhā : ánh sáng - light
Eḷā : nước miếng - saliva
Nāvā : tàu, thuyền - ship
Esikā : cừ - stake
Nāsā : mui - nose
Ojā: có, chất tư dưỡng - nutritive essence
Nidhā : sự ngủ - sleep
Paññā : trí tuệ - wisdom
Kathā : lời nói, ngôn ngữ, diễn văn - speech
Parisā : kẻ tùy tùng - following
Khamā : sự xin tha lỗi - forgiving
Pūjā : cúng dường - offering
Khudā : lòng khao khát, sự đói - hunger
Phāsukā: xương sườn hông - rib, chop
Gadā : ba toong, gậy hèo - stick
Bāhā : tay, cánh tay - arm
Gaṅgā : sông, rạch - river
Bhariyā : vợ - wife
Gīvā : cổ - neck
Bhāsā : tiếng nói - language; dialect
Ghatikā : gút - knot
Mañjusā: hộp, thùng, rương - box, trunk
Cūḷā : lọn tóc - wig
Mālā : tràng hoa - garland
Guhā : hang, động - cave
Muttā : ngọc trai, trân châu - pearl
Cetanā : tác ý - intention
Racchā : đường phố - street
Chamā : đất - earth
Laṅkā : tích lan - ceylon
Dīlā : có duyên, phong nhã - graceful charme
Chāyā : bóng - shadow
Sakkharā : sỏi - gravel
Churikā : dao găm - dagger
Sālā : nhà lớn, trại - hall, farm
Janikā : má, mẹ - mother
Senā : quân, quân đội, đám đông - army, multitude
Valavā : ao, vũng - mare
Sīlā : đá - stone
Pipāsā : sự khát nước - thirsty
Surā : rượu - liquor, intoxicant
Japā : hoa hồng = rose
Visikhā : đường phố - street
Jīvhā : lưỡi - tongue
Yācanā : sự xin - begging
Jaṅghā : chân, bắp chân - calves
Latā : giây bò, giây leo - creeper
Jhallikā : loài dế - cricket
Tārā : sao - star
Vāṇijjā : sự thương mãi - trade
Titikkhā : sự kiên nhẫn - patience
Vasudhā : đất - earth
Vācā : lời nói - word
Tulā : cái cân - balance
Vālukā : cát - sand
Thavikā : bốp nhỏ túi bao - box, sac
Sākhā : nhánh cây
Visukhā : duong duong
Sabhā : xã hội - society
Hanukā : hàm - the jaw
- Tiếng ratti - ban đêm i kāranta itthilinga biến hóa như vầy
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
ratti (xóa si) |
rattiyo (giữ yo) rattī (xóa yo, digha i ra ī) |
Du. |
rattiη (giữ η) |
rattiyo, rattī (đổi như pa.bahu) |
Ta. |
rattiyā (đổi nā ra yā) |
rattīhi (giữ hi, digha i ra ī) rattībhi (digha i ra ī, rồi đổi hi ra bhi) |
Ca. |
rattiyā (đổi smā ra yā) |
rattīnaη (giữ naη rồi digha i ra ī) |
Pañca. |
rattyā (đổi smā ra ā, rồi đổi i ra y) |
rattīhi, rattībhi (đổi như ta.bahu) |
Cha. |
rattiyā (đổi như ca. eka) |
rattīnaη (đổi như ca.bahu) |
Satta. |
rattiyā (đổi smiη ra yā) rattiyaη (đổi smiη ra yaη) ratyaη (đổi smiη ra η, i ra ya) |
rattīsu (giữ su rồi digha i ra ī) |
Ᾱ. |
ratti |
rattī, rattiyo (đổi như pa.bahu) |
Những tiếng i kāranta ithīlinga sau đây đều biến hóa như ratti:
Aṅguli : ngón tay - finger
Thutī : lời ngợi khen - praise
Anusiṭṭhi : lời khuyên - advice
Ditti : sáng chói, chói lọi - brighten
Āji : sự chiến tranh - war
Dhāti : nhũ mẫu - nurse
Nābhi : rún - naval
Paññatti : sự chế định - regulation
Buddhi : trí tuệ, thông minh - wisdom
Ani : đinh chốt ở giữa đầu trục
Dhuli : bụi - dust
Iddhi : sự siêu nhiên, thần thông - paychie
Nāḷi: cách đo lường - a measure of capacity
Ītī : tai biến, tai nạn - danger
Ukkhali : nồi - pot
Aṭavi : rừng cây - forest
Asani : sấm sét - thunderbolt
Pañhi : gót chân - heet
Ummi : sóng - wave
Patti : bộ binh - infantry
Kaṭi : hông, háng - hip
Bhitti : vách tường - wall
Kitti : danh tiếng, thanh danh - famous
Mati : khôn ngoan - wisdom
Metti : thương xót - amity, pity
Khanti : nhẫn nại - patience
Yaṭṭhi : gậy, trướng - staff
Gaṇḍi : chuông - gong, bell
Yuvati : thiếu phụ - maiden, lady
Chavi : lớp da ngoài - tegument
Ratti : ban đêm - night
Jalasutti : sò, hến - shell, fish
Raηsi : ánh sáng - ray, light
Jalli : miếng cây, mảnh - board
Laddhi : lý thuyết - theory
Dundubhi : trống - drum
Viññatti : lời bố cáo - information, notice
Santi : dây đờn (giống đờn tỳ bà)
Vuṭṭhi : mưa - rain
Doṇi : tàu thuyền ghe - boat, ship
Vuḍḍhi : sự tặng thêm - increase, progress
Nanti : sự vui thích - rejoicing, enjoging
Satti : quyền lực - ability, power
Sati : trí nhớ - memory
Sandhi : sự nối - junction, joiningunion
- Tiếng narī - phụ nữ ī kāraṅta itthīlinga biến hóa như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
nārī (xóa si) |
nāriyo (giữ yo rồi rassa ī ra i) nārī (xóa yo) |
Du. |
nāriη (giữ n, rassa ī ra i) |
nāriyo, nārī (đổi như pa. eka) |
Ta. |
nāriyā (đổi nā ra yā, rassa ī ra i) |
nārīhi (giữ hi) nārībhi (đổi hi ra bhi) |
Ca. |
nāriyā (đổi sa ray a, rassa ī ra i) |
nārīnaη (giữ naη) |
Pañca. |
nāriyā (đổi smā ra yā, rassa ī ra i) |
nārīhi, nārībhi (đổi như ca.bahu) |
Cha. |
nāriyā (đổi sa ra yā, rassa ī ra i |
nārīnaη (giữ naη) |
Satta. |
nāriyā (đổi smin ra ya, rassa ī ra i) nāriyaη (đổi smin ra yaη, rassa ī ra i) |
nārīsu (giữ su) |
Ᾱ. |
nāri (xóa si, rassa ī ra i) |
nārī, nāriyo (đổi như pa.bahu) |
Những tiếng sau này đều biến hóa như nāri:
Araṇī : đá lửa, hộp quẹt lửa - silex
Ābhūjjī : cây tràm - indigo
Paccarī : bè (gỗ, tre) - ragt
Iṅgudī : cây trôm
Pokkharaṇī : ao, vũng - pond
Itthī : phụ nữ - woman
Paṭhavī : đất - earth
Ubbī : đất - land
Brahmaṇī : vợ bà la môn - brahman woman
Kadalī : cây mã đề - plantain
Kākī : quạ mái - she crow
Bhaginī : chị - sister
Kukkuṭī : gà mái - hen
Mātulānī : cô - aunt
Kakkārī : dưa chuột, bí rợ - cucumber
Migī : nai - deer fauvele
Kumārī : thiếu nữ - girl virgin
Gāvī : bò cái - cow
Mahī : đất - earth
Gharaṇī : bà chủ nhà - mistress
Rājinī : hoàng hậu - queen
Tajjanī : ngón tay trỏ - fore finger
Taruṇī : thiếu phụ - young lady, woman
Dāsī : nữ tỳ - slave, maid
Devī : hoàng hậu, thiên nữ - queen goddess
Dharaṇī : đất - earth, land
Dhānī : thành thị - city, town
Nadī : sông, rạch - river
Nandhī : dây, dây da - cord
Lakkhī : hạnh phúc - happiness
Vāpī : thùng đựng nước - tank
Vijanī : cây quạt - fan
Sakhī : bạn gái - waman friend
Sakuṇī : chim mái - bird (female)
Sīhī : sư tử cái - lioness
Harītakī : trái cây suốt núi – nyropalan (dùng làm thuốc)
Hatthinī: voi cái - she elephant
Cách chia động từ
Trong cách chia động từ Pālī có ba thời, hai thể, hai số (1) và ba ngôi. Thời: vattamānakāla: hiện tại thời; atītakāla : quá khứ thời; anāgatakāla: vị lai thời. Thể: kattukāraka: năng động thể; kammakāraka: thụ động thể. Ngôi: paṭhamapurisa: ngôi thứ ba; majjhimapurisa: ngôi thứ nhì; uttamapurisa: ngôi thứ nhất.
Hiện tại
- Phép chia động từ bhavati (có, ở, còn, tồn tại = to be), hiện tại thời, năng động thể
Số ít |
Số nhiều |
|
Ngôi thứ ba |
(so) bhavati = nó có |
(te) bhavanti = chúng nó có |
Ngôi thứ nhì |
(tvaη) bhavasi = bây có |
(tumbe) bhavatha = chúng bây có |
Ngôi thứ nhất |
(ahaη) bhavāmi = tôi có |
(mayaη) bhavāma = chúng tôi có |
Những động từ sau này đều chia như bhavati:
Ᾱruhati : lên thang, trèo - ascends
Ᾱharati : dẫn, dắt, đem đến - brings
Ikkhati : nhìn - looks at
Kīlati : chơi - plays
Khanatī : nhổ, bứng - to spits
Gacchati : đi đến - goes
Gopeti : giữ gìn, che chở - protects
Carati : đi - walks
Tiṭṭhati : đứng - stands
Dhāvati : cháy - runs
Nisīdati : ngồi - sits
Pacati : nấu - cooks
Paṭhati : nói, đọc, tụng - recits
Passati : thấy - sees
Bhuñjati: ăn - eats
Bhāsati : nói - says
Marati : chết - dies
Yācati : xin - begs
Labhati : được - gets
Vasati : ở - lives
Sayati : ngủ - sleeps
Hanati : giết - kills
Hasati : cười - laughs
Harati : dẫn, dắt, đem đến - carries bring
Hoti : sanh, có - existe, there is
Bài tập 7. Dịch ra Việt ngữ và Anh ngữ: 1. Abhibhuno asse āruhanti – 2. Accharānaη gāmaη caranti – 3. Bhikkhū dhammaη passanti 4. Ammā gehaη gacchati – 5. Dārikā muttā labhanti – 6. Devatāyo ākāse caranti – 7. Ikkhaṇikā gadayki gachati – 8. Sakuṇā sakhe tiṭṭhanti – 9. Mattaññuno sukhaη senti – 10. Nāvāyo udake dhāvanti.
Bài tập 8. Dịch ra Pālī và Anh ngữ: 1. Bậc trí tuệ nói pháp – 2. Loài thú ở trong rừng – 3. Chó chơi với heo – 4. Người sanh trong đời – 5. Chư thiên ở trên hư không – 6. Trâu đứng trên đường – 7. Chúng tôi ăn bằng tay – 8. Bậc đại trí tuệ dẫn người trong đời – 9. Đức vua giết kẻ cướp – 10. Cha ngồi với con.
Bài tập 9. Dịch ra Pālī và Việt ngữ. 1. We see the doctrine – 2. The women walk in the village – 3. The light is in the ship – 4. The oxen run on the path – 5. The garland in the street – 6. The merchant obtains many flowers – 8. The endurance is a great virtue – 9. The men sleep – 10. The light of the dhamma produces wisdom.
· Phép chia động từ dibbati (chơi), hiện tại thời, năng động thể
Số ít |
Số nhiều |
|
Ngôi thứ ba |
(so) dibbati: nó chơi |
(te) dibbanti: chúng nó chơi |
Ngôi thứ nhì |
(tvaη) dibbasi: mi chơi |
(tumbe) dibbatha: các anh chơi |
Ngôi thứ nhất |
(ahaη) dibbāmi: tôi chơi |
(mayaη) dibbāma: chúng tôi chơi |
Những động từ sau này đều chia như dibbāti (chơi)
Khīyati : làm cho hết - to exhaust; to waste away
Bujjhati : giác ngộ - to know, to understand, to perceive
Muyhati: si mê - to forget
Mussati : quên - to forget, to pass in oblivious
Yujjhati: chiến tranh - to fight, to make war
Rajjati : nhuộm - to teint
Sivati : may - to sew
Bài tập 13. Dịch ra Việt ngữ và Anh ngữ: 1. Muṇayo dhamme budjjhanti – 2. Anusitthino satuη khiyati – 3. Itthi samādhi hoti – 4. Manussā ukkhaliyo chindanti 5. Gharaṇi dāsiṃ muñcati – 6.Vāṇijo cīvaraη sivati – 7. Ahaη gharasuη mussāmi – 9. Sāmaṇero uttarāsangaη rajjati – 10. Tumbe dhamme muyhatha.
Bài tập 14. Dịch ra Pālī và Anh ngữ: 1. Ông tha lỗi cho tôi – 2. Nó may y vai trái – 3. Sự lười biếng bế tắc đường tiến hóa – 4. Tôi quên học – 5. Người hiền tránh tội lỗi – 6. Chúng nó nhuộm y nội – 7. Tôi ăn cháo – 8. Họ làm cho hết sự tai nạn – 9. Cô thiếu nữ không may y – 10. Chúng tôi giác ngộ các pháp.
Bài tập 15. Dịch ra Pālī và Việt ngữ: 1. We understand the theory of the Buddha – 2. The woman breaks off with one’s husband – 3. You eat with the hand – 4. The girl cuts the bird in two pieces – 5. My sister sews the clothes – 6. The mistress fights for life – 7. They forget the city of Saigon – 8. I release a sclave – 9. The sage is exhausted of all his sins – 10. You know The doctrine of the bouddha.
· Tiếng rajju - đây u kāranta itthīlinga biến hóa như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
rajju (xóa si) |
rajjuyo (giữ yo) rajjū (xóa yo, dighā u ra ū) |
Du. |
rajjuη (giữ η) |
rajjuyo, rajjū (đổi như pa. bahu) |
Ta. |
rajjuyā (đổi nā ra yā) |
rajjūhi (giữ hi, dighā u ra ū) rajjūbhi (dighā u ra ū, đổi hi ra bhi) |
Ca. |
rajjuyā (đổi sa ra yā) |
rajjūnaη (giữ naη, dighā u ra ū) |
Pañca. |
rajjuyā (đổi smā ra yā) |
rajjūhi, rajjūbhi (đổi như ta.bahu) |
Cha. |
rajjuyā (đổi sa ra yā) |
rajjūnaη (đổi như ca. bahu) |
Satta. |
rajjuyā (đổi smin ra yā) rajjuyaη (đổi smin ra yaη) |
rajjūsu (giữ su, u và ū) |
Ᾱ. |
rajju (xóa si) |
rajjuyo, rajjū (đổi như pa. bahu) |
Những tiếng u kāranta itthiliṅga sau đây đều biến hóa như rajju:
Aηsu : tia sáng - ray of light
Ujju : ghẻ ngứa - itchiness, mange
Uru : rộng lớn - large, wide
Kareṇu : voi cái - she elephant
Ku : đất - earth
Kāsu : hố, đào giếng - pit
Tanu : thân thể - body
Daddu : bệnh chốc lở, phong lở - king of entanions eruption
Dhenu : bò cái - cow
Natthu : mũi - the nose
Yāgu : cháo - rice gruel
Rajju : dây - rape
Lāpu, lāvu : bầu - gourd
Vijju : chiếu sáng - lightening
Sassu : mẹ vợ, mẹ chồng - mother in law
Sānu : cao nguyên, đỉnh núi - table land
Sindhu : biển, sông - ocean, river
- Tiếng vadhu - phụ nữ u kāranta itthīliṅga biến hóa như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
vadhū |
vadhuyo, vadhū |
Du. |
vadhuη |
vadhuyo, vadhū |
Ta. |
vadhuyā |
vadhūhi, vadhūbhi |
Ca. |
vadhuyā |
vadhūnaη |
Pañca. |
vadhuyā |
vadhūhi, vadhūbhi |
Cha. |
vadhuyā |
vadhūnaη |
Satta. |
vadhuyā, vadhuyaη |
vadhūsu |
Ᾱ. |
vadhu |
vadhuyo, vadhū |
Rūpasiddhi như i kāranta itthilinga, chỉ khác nhau là ī kāranta với u kāranta.
Những tiếng ū kāranta itthilinga sau đây đều biến hóa như vadhu:
Camū : bộ binh - a army
Jambū : trái bồng bồng, cây trâm - rose apple
Bhū :đất, lông mày - earth eyebrow
Sarabū : loài thằn lằn - lizard
‒ Dứt 5 kāranta trong itthilinga ‒
- Tiếng kula - gia đình a kāranta napuηsakalinga biến hóa như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
kulaη (đổi a và si ra η) |
kulāni (đổi yo ra ni, digha a ra ā) kulā (xóa yo, digha a ra ā) |
Du. |
kulaη (giữ η) |
kulani (đổi như pa. bahu) kule (xóa yo, đổi a ra e) |
Ta. |
kulena (đổi a và nā ra ena) |
kulehi (giữ hi, đổi a ra e) kulebhi (đổi a ra e, đổi hi ra bhi) |
Ca. |
kulassa (đổi sa ra ssa) kulāya (đổi sa ra āya) kulatthaη (đổi sa ra tthaη) |
kulānaη (giữ naη, digha a ra ā) |
Pañca. |
kulasmā (giữ smā) kulamhā (đổi smā ra mhā) kulā (đổi smā ra ā) |
kulehi, kulebhi (đổi như ta.bahu) |
Cha. |
kulassa |
kulānaη (đổi như ca.bahu) |
Satta. |
kulasmiη (giữ smin) kulamhi (đổi smin ra mhi) kule (đổi smin ra e) |
kulesu (giữ su, đổi a ra e) |
Ᾱ. |
kula (xóa si) |
kulāni (đổi yo ra ni, digha a ra ā) |
Những tiếng a kāranta napunsakalinga dưới đây đều biến hóa như kula:
Aṅga : chi, thể - member
Aṅguliyaka: chiếc nhẫn - ring
Aṇḍa : trứng - egg
Amata : bất diệt - immortal
Ᾱtapatta: dù che - sunshade umbrella
Ᾱyudha : binh khí - weapon
Arañña : rừng cây - forest
Iṇa : nợ - debit
Indriya : (ngũ căn), năng lực - controlling principal, quản năng
Udaka : nước - water
Udara : bụng, dạ dày - belly, stomach
Oṭṭha : môi - lip
Osāna : kết liễu cuối cùng - the end conclusioncasing
Kaṭṭha : cây gỗ để làm nhà - timber, piece
Kamala : bạch liên - lotus
Kāraṇa : lý, lẽ phải - reason
Kula : gia thuộc - family, caste
Kūla : bờ (sông) - bank (of a river)
Khetta : đồng ruộng - field
Khīra : sữa - milk
Gokula : chuồng, lều bò - cow shed
Ghara : nhà - house
Ghāna : mùi - nose
Cakka : bánh xe - wheel
Jala : nước - water
Dussa : vải, hàng, tơ - cloth
Dhana : của cải - wealth
Nagara : thành phố đô thị - city, town
Nayana : mắt - eye
Paṇṇa : lá cây - leaf
Paduma : bạch liên - lotus
Pāpa : tội - sin
Pītha : ghế - chair
Puñña : phước - merit good action
Puppha : hoa - flower
Pulina : cát - sand
Phala : trái - fruit
Poṭṭhaka: kinh sách - book
Phāṇita : nước mía - molasse
Bala : sức mạnh quyền lực -power, strenght
Mūla : rễ (cây) - root, tiền bạc - money
Majja : chất say - intoxicat
Yatta : dây - cord
Maraṇa : sự chết - death
Yāna : vận tải - carriage
Raṭṭha : nước xứ, miền - country
Ratana : bảo vật - gem
Rūpa : Hình tượng - forme, image
Locana : mắt - eye
Vattha : vải - cloth
Vadana : mặt, miệng - face, mouth
Vana : rừng - forest
Vāsana : vật thơm - parfuming
Sakaṭa : xe (2 bánh hoặc 4 bánh) - cart wagon để chở đồ nặng
Cetiya : thánh tháp - shrine
Chatta : cây dù - umbrella
Chadana: mái nhà, tranh lá - roof, cover
Ñāṇa : trực giác - wisdom
Tiṇa : cỏ - grass
Tuṇḍa : mỏ (chim) - beak, snout
Dāna : bố thí - charity, almo
Dukkha : sự khó khăn khổ não - trouble, pain, suffering
Sarīra : thân thể - body
Sīla : giới đức - precept virtue happiness
Sukha : hạnh phúc - comfort
Suvaṇṇa: vàng - gold
Susāna : mộ địa - cemetery
Sota : nghe - hear
Sopāna : cấp, bực, nấc - stairs, class, heart
Hadaya : tim - heart
- Tiếng akkhi - mắt i kāranta napuηsakalinga biến hóa như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
akkhi (xóa si) |
akkhīni (đổi yo ra ni, digha i ra ī) akkhī (xóa yo, digha i ra ī) |
Du. |
akkhiη (giữ n) |
akkhīni, akkhī (đổi như pa. bahu) |
Ta. |
akkhinā (giữ na) |
akkhīhi (giữ hi digha i ra ī) akkhībhi (digha i ra ī, đổi hi ra bhi) |
Ca. |
akkhissa (đổi sa ra ssa) akkhino (đổi sa ra no) |
akkhīnaη (giữ naη) |
Pañca. |
akkhismā (giữ smā) akkhimhā (đổi smā ra mhā) akkhinā (đổi sma ra nā) |
akkhīhi, akkhībhi (đổi như đổi ta.bahu) |
Cha. |
akkhissa, akkhino (đổi như ca. eka) |
akkhīnaη (đổi như ca bahu) |
Satta. |
akkhismiη (giữ smin) akkhimhi (đổi smin ra mhi) |
akkhīsu (giữ su đổi i ra ī) |
Ᾱ. |
akkhi (xóa si) |
akkhīni, akkhī |
Những tiếng I kāranta napunsakalinga dưới đây đều biến hóa như akkhi:
Acci : ngọn lửa - flame
Aṭṭhi : xương - bone
Dadhi : sữa đặc (chua) - curds
Vāri : nước - water
Satthi : bắp vế - thigh
Sappi : bơ trong - clarified butter
- Tiếng assu - nước mắt u kāranta napuηsakaliṅga biến hóa như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
assu (xóa si) |
assūni (đổi yo ra ni, digha u ra ū) assū (xóa yo, digha u ra ū) |
Du. |
assuη (giữ η) |
assūni, assū (đổi như pa.bahu) |
Ta. |
assunā (giữ na) |
assūhi (giữ hi, digha u ra ū) assūbhi (digha u ra ū, đổi hi ra bhi) |
Ca. |
assussa (đổi sa ra ssa) assuno (đổi sa ra no) |
assūnaη (giữ naη, digha u ra ū) |
Pañca. |
assusmā (giữ smā) assumhā (đổi smā ra mha) |
assūhi, assūbhi (đổi như ta.bahu) |
Cha. |
assussa, assuno (đổi như ca. eka) |
assūnaη (đổi như ca.bahu) |
Satta. |
assusmiη (giữ smiη) assumhi (đổi smin ra mhi) |
assūsu (giữ su, digha i ra u) |
Ᾱ. |
assu (xóa si) |
assūni, assū (đổi như pa.ba) |
Những tiếng u karanta napuηsakalinga sau đây đều biến hóa như assu:
Ambu : nước - water
Ᾱyu : tuổi - age
Cakkhu : mắt - eye
Jatu : gôm lắc - seating wa
Jāṇu : đầu gối - knee
Jaṇṇu : đầu gối - knee
Tipu : chỉ - thread
Dāru : cây, củi - firewood
Dhanu : cây cung - bow
Madhu : mật ong - honey
Massu : râu = beard
Vapu : thân thể - body
Vatthu : đáy, bã, căn cứ - grounel
Vasu : sự giàu sang - wealth
Sajjhu : bạc - silver
Toát yếu
Khi học sinh được thông hiểu các phép suốt đến qui tắc đổi vibhatti và kāranta như thế rồi sẽ biết rõ tất cả cách thức, như tiếng kammaη, phải hiểu theo lời vấn đáp như vầy:
1. Vấn: Tiếng kammaη là nāma nào, loại nào? Đáp: là nāmanāma, loại sādhāraṇanāma.
2. Vấn: Về liṅga nào? Đáp: napuηsakalinga loại jāti.
3. Vấn: Về vacana nào? Đáp: Ekavacana.
4. Vấn: Về vibhatti nào? Đáp: Pathamā vibhatti.
5. Vấn: Về kāranta nào? Đáp: A kāranta.
6. Vấn: Đổi như thế nào? Đáp: Đổi a và si ra n.
7. Vấn: Dịch là gì? Đáp: Dịch là: việc làm, hành vi, hành động.
Khi đã nhận thức thế ấy được rồi, mới gọi là thông hiểu phần nāma, có thể làm cho điều lợi ích được thành tựu.
Những học sinh nên nghiên cứu, quan sát kỹ càng theo như lời đã giảng giải.
Thì quá khứ
- Phép chia động từ paca (nấu - to cook) quá khứ bất định, năng động thể.
Số ít |
Số nhiều |
|
Ngôi thứ ba |
(so) apacī; pacī; apaci; paci: nó đã nấu = he cooked. |
(te) apaciηsu; paciηsu; apacuη; pacuη : chúng nó đã nấu = they cooked. |
Ngôi thứ nhì |
(tvaη) apaco; paco: mi đã nấu - thou didst cook. |
(tumbe) appcittha; pacittha: các anh đã nấu - you cooket. |
Ngôi thứ nhất |
(ahaη) apaciη; paciη: tôi đã nấu = I cooked |
(mayaη) apacimhā; apacimha; pacimhā; pacimha: chúng tôi đã nấu - we cooked. |
Những động từ sau đây đều chia như paca:
Gacchi : đã đi - went
Gaṇhi : đã cầm lấy, nắm - took
Dadi : đã cho - gave
Khādi : đã ăn - ate
Hari : đã đem mang đi (bằng tàu, xe tay) - carried
Kari : đã làm - did
Ᾱhari : đã dẫn dắt - brought
Dhāvi : đã chạy - ran
Kīṇi : đã mua - bought
Vikkīni : đã bán - sold
Nisīdi : đã ngồi - sat
Sayi : đã ngủ - slept
Ᾱruhi : đã leo, bò - ascended climbed
Ᾱcari : đã đi, du lịch - walked,travelled
Bài tập 16. Dịch ra Việt ngữ và Anh ngữ: 1. Bhūpati maggena gāmaη gacchi – 2. Muṇayo buddhassa dhammaη desesuη – 3. Mayaη mittassa odanaη dadimhā – 4. Bhikkhū araññe nisīdiηsu – 5. Corā girimhi mariṃsu – 6. Dīpī pāsāṇe gonaη ati – 7. Tumhe vāṇijāya maniyo kīnittha – 8. Buddho lokasmiη manussānaη dhammaη desesi – 9. Puriso bhikkhussa anusāsane suṇi – 10. Sangho buddhāya dhammaη pujesi.
Bài tập 17. Dịch ra Pālī ngữ và Anh ngữ: 1. Đức Phật đã thuyết pháp đến chúng sanh trong đời – 2. Chúng tôi đã thí cơm đến các bạn. – 3. Cọp đã ăn bò trên tảng đá – 4. Đức vua đã ngự đến hương thôn theo đường. – 5. Chúng tôi đã cất giữ, những ngọc mani của người thương mãi – 6. Bậc hiền minh đã thuyết pháp của Phật – 7. Tỳ khưu đã ngồi trong rừng trên núi – 8. Kẻ cướp đã giết loài khỉ trong rừng – 9. Pháp của Phật đã cho trí tuệ 10. Tín đồ đã cúng dường đến thánh tháp.
Bài tập 18. Dịch ra Pālī và Việt ngữ: 1. The sage went to the monastery by feet – 2. The leopard killed the monkey in the forest – 3. We saw the horse of the king – 4. The deers ran on the rock – 5. The householder bought a gem from the merchant – 6. The guest slept on a bed – 7. You saw the lion in an island – 8. The thieves stole the clothes of the householder – 9. My brother heard the speech of the sage – 10. We offerers to the buddha.
Thì vị lai
- Phép chia động từ gama (đi = to go), vị lai thời, bất định, năng động thể.
Số ít |
Số nhiều |
|
Ngôi thứ ba |
(so) gamissati : nó sẽ đi - he will go |
(te) gamissanti : chúng nó sẽ đi - they will go |
Ngôi thứ nhì |
(tvaη) gamissasi : mi sẽ đi - thou will go |
(tumbe) gamissatha : các anh sẽ đi - you will go |
Ngôi thứ nhất |
(ahaη) gamissāmī : tôi sẽ đi - I shall go |
(mayaη) gamissāma : chúng tôi sẽ đi - we shall go |
Những động từ sau đây đều chia như gama:
Karissati : nó sẽ làm - he will do
Dadissati : nó sẽ cho - he will give
Pacissati : nó sẽ nấu - he will cook
Passissati : nó sẽ thấy - he will see
Bhāyissati : nó sẽ sợ - he will fear
Bhuñjissati: nó sẽ ăn - he will eat
Vasissati : nó sẽ ở - he will live
Harissati : nó sẽ dẫn đem đi - he will lead
Bài tập 19. Dịch ra Việt ngữ và Anh ngữ: 1. Munayo sukhino bhavissanti – 2. Tumbe maggamhi bhogiη māressatha – 3. Bhūpālā gāmamhā maṇiyo harissanti – 4. Mayaη bhūpatino gāme vasissāma – 5. Tumhe mittassa mañce atithayo passissatha – 6. Tumhe bhūpālassa girimhi dīpismā bhāyissatha – 7. Seṭṭhī gehe odanaη bhuñjissatti – 8. So pāsāne sikhī passissati – 9. Pāpakarī mantino assaη harissati – 10. Ammā setthino kuṭṭhīnaη odanaη dadissati.
Bài tập 20. Dịch ra Pālī và Anh ngữ: 1. Phật sẽ ngự đi đến nhà vị tổng trưởng – 2. Vua sẽ ăn trong nhà ông triệu phú 3.– Chị tôi thí cơm đến kẻ mang bệnh cùi trong làng 4. Chúng tôi sẽ ở trong rừng của vua – 5. Thợ mộc sẽ làm 2 cái giường trên đường mòn 6. Con công của chủ sẽ ở trên núi – 7. Mi sẽ là một người triệu phú – 8. Chủ sẽ thấy cọp của vua – 9. Ông sẽ cúng Phật trong chùa – 10. Người có sự hạnh phúc sẽ thấy pháp của Phật – 11. Tăng sẽ đi đến tu viện với Phật.
Bài tập 21. Dịch ra Pālī và Việt ngữ: 1. You will see this doctrine of the Buddha 2. Evil deer will not give the food to the lepers 3. The peacocks will live in the forest 4. The lord will carry the horse from the merchant 5. The millionaire’s sons will eat on the house of the minister 6. The monkeys will fear the leopards 7. The sharer will give a deer to the charioteer 8. The queen will give the food to the monks 9. You will see the sage on the path 10. The Buddha will go in the world for the happiness of all the beings.
Pakiṇṇakasabada hoặc katipayasabda - Dị loại ngữ hoặc riêng biệt ngữ
Những tiếng có phương pháp hợp với vibhatti không giống nhau, không phổ thông đến các tiếng khác; hay là có cách thức biến hóa dùng được trong vài tiếng khác; gọi là pakiṇṇakasabda hoặc katipayasabda.
Trong Pālī văn phạm làm thành hệ thống tóm tắt có 12 sabda là: atta, brahma, rāga, bhagavantu, arahanta, bhavanta, satthu, pitu, mātu, mana, kamma, go.
Trong các sabda đó, một ít có một liṅga, vài tiếng coa hai liṅga. Trong đoạn này chỉ giải về cách thức khác với phương pháp đã giảng trước. Trong các sabda có 2 liṅga thì chỉ biến hóa pullinga thôi.
1. Tiếng atta - ngã, bản ngã, tự ngã, tâm là pulliṅga biến hóa như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
attā (đổi a và i ra ā) |
|
Du. |
attānaη (đổi η ra ānaη) |
|
Ta. |
attanā (giữ naη đổi a ra ā) |
|
Ca. |
attano (đổi sa ra no) |
|
Pañca. |
attanā (đổi smā ra nā) (từ ngã dịch là lìa ngã, hơn ngã, cớ ngã) |
|
Cha. |
attano (đổi như ca. eka) |
|
Satta. |
attani (đổi smin ra ni) |
|
Ᾱ. |
atta (xóa si) |
2. Tiếng Brahma - Phạm thiên là pulliṅgika biến hóa như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
brahmā (đổi a và si ra ā) |
brahmāno (đổi a và yo ra āno) |
Du. |
brahmaη (đổi an ra ānan rồi xóa a) |
brahmāno (đổi như pa. bahu) |
Ta. |
brahmunā (giữ na, đổi a ra u) |
brahmehi (giữ hi, đổi a ra e) brahmebhi (đổi a ra e, hi ra bhi) |
Ca. |
brahmuno (đổi sa ra no, đổi a ra u) brahmassa (đổi sa ra assa) |
brahmānaη (đổi a và nan ra ānan) |
Pañca. |
brahmunā (đổi smā ra nā, a ra u) |
brahmehi, brahmebhi (đổi như (ta.bahu) |
Cha. |
brahmuno (đổi như ca. eka) |
brahmānaη (đổi như ca.bahu) |
Satta. |
brahmani (đổi smiη ra ni) |
brahmesu (giữ su, đổi a ra e) |
Ᾱ. |
brahme (đổi si ra e) |
brahmāno (đổi như pa. bahu) |
3. Tiếng Rāja - đức vua là dviliṅ gika biến hóa như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
rājā (đổi a và si ra ā) |
rājāno (đổi a và yo ra āno) |
Du. |
rājānaη (đổi a và n ra ānaη) |
rājāno (đổi như pa. bahu)
|
Ta. |
raññā (đổi rāja và nā ra raññā) |
rājūhi (giữ hi, đổi a ra u, dīgha u ra ū), rājūbhi (đổi a ra u, dīgha u ra ū, đổi hi ra bhi) |
Ca. |
rañño (đổi rāja và sa ra rañño rājino ra rājino) |
raññaη (đổi rāja và nan ra raññaη) rājūnaη (giữ nan, đổi a ra u, dīgha u ra ū) |
Pañca. |
raññā (đổi rāja và smā ra raññā) |
rājūhi, rājūbhi (đổi như ta.bahu) |
Cha. |
rañño (đổi như rājino (ca. eka) |
rājūnaη (ca. bahu) |
Satta. |
raññe, rājini (đổi rājā và smiη ra rājini) |
rājūsu (giữ su, đổi a ra u, dīgha u ra ū) |
Ᾱ. |
rāja (xóa si) |
rājāno (đổi như pa. bahu) |
Tiếng mahārāja - đức hoàng đế biến hóa như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
mahārājā (đổi a và si ra ā) |
mahārājāno (đổi a và yo ra āno) |
Du. |
mahārājaη (giữ n) |
mahārāje (đổi a và yo ra e) |
Ta. |
māhārājena (đổi a và nā ra ena) |
mahārājehi (giữ hi, đổi a ra e) mahārājebhi (đổi a ra e, hi ra bhi) |
Ca. |
mahārājassa (đổi sa ra ssa) mahārājāya (đổi sa ra āya) mahārājatthaη (đổi sa ra tthan) |
mahārājānaη (giữ nan, dīgha a ra ā) |
Pañca. |
mahārājasmā (giữ smā) mahārājamhā (đổi smā ra mhā) mahārājā (đổi smā ra ā) |
mahārājehi, mahārājebhi (đổi như ta. bahu) |
Cha. |
mahārājassa (đổi sa ra ssa) |
mahārājānaη (đổi như ca. bahu) |
Satta. |
mahārājasmiη (giữ smin) mahārājamhi (đổi smi ra mhi) mahārāje (đổi smiη ra e) |
mahārājesu (giữ su, đổi a ra e) |
Ᾱ. |
mahārāja (xóa si) |
mahārājāno (đổi như pa.bahu) |
Những tiếng sau nầy đều biến hóa như mahārāja:
Aggarāja : ưu vương
Devarāja : thiên vương
Anurāja : tiểu vương
Nāgarāja : long vương
Abhirāja : ưu tú vương
Migarāja : loại tứ túc vương
Uparāja : thứ vương
Supaṇṇarāja : thần thoại diễu vương
Cākkavattirāja : chuyển luân vương
Haηsarāja : thiên nga vương
4. Tiếng “Bhagavantu đức thế tôn” là pulliṅga biến hóa như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
bhagavā (đổi như ntu và si ra ā) |
bhagavantā (đổi ntu ra nta, đổi yo ra ā), bhagavanto (đổi ntu ra nta, đổi yo ra o) |
Du. |
bhagavantaη (giữ η, đổi ntu ra nta) |
bhagavante (đổi ntu ra nta, yo ra e) bhagavanto (đổi ntu ra nta, yo ra o) |
Ta. |
bhagavatā (đổi ntu và nā ra tā) |
bhagavantehi (đổi ntu ra nta, giữ hi, đổi a ra e), bhagavantebhi (đổi ntu ra ntā, ra e, hi ra bhi) |
Ca. |
bhagavato (đổi ntu và sa ra to) |
bhagavataη (đổi ntu và naη ra taη) bhagavantānaη (đổi ntu ra nta, giữ naη, dīgha a ra ā) |
Pañca. |
bhagavatā (đổi ntu và smā ra tā) |
bhagavantehi, bhagavantebhi (đổi như ta. bahu) |
Cha. |
bhagavato (đổi như ca. eka) |
bhagavataη, bhagavantānaη (đổi như ca. bahu) |
Satta. |
bhagavati (đổi ntu và smiη ra ti) |
bhagavantesu (đổi ntu ra nta, giữ su, đổi a ra e) |
Ᾱ. |
bhagava, bhagavā |
bhagavantā, bhagavanto |
5. Tiếng Arahanta - đức Alahán” là dviliṅgika (pulliṅga và itthiliṅga). Trong pulliṅga pathamā ekavacana là arahā, arahaη; đổi nta và si ra ā thành n; ngoài ra như bhavantu. Trong itthiliṅga, thêm i paccaya thành arahantī; phép biến hóa hợp với vibhattin như nārī.
Những tiếng sau này đều biến thể như bhagavantu:
Āyasmantu : bậc đáng kính
Puññavantu : người có phước
Guṇavantu : người có đức
Bandhumantu: người có thân thuộc
Cakkhumantu: người ưu đãi
Matimantu : người khôn ngoan
Jutimantu : người oanh liệt
Yasavantu : người có quyền
Dhanavantu : người có của
Satimantu : người có trí nhớ
Dhitimantu : người có trí tuệ, quả quyết
Sirimantu : người có hạnh phúc
Paññavantu : người có trí tuệ
Sīlavantu : người có giới
Hirimantu : người có sự hổ thẹn
6. Tiếng bhavanta - người phát đạt là dviliṅgika trong pulliṅga biến hóa như vầy
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
bhavaη (đổi ntu và si ra η) |
bhavantā (đổi yo ra ā) bhavanto (đổi yo ra o) |
Du. |
bhavantaη (giữ η) |
bhavante (đổi a và yo ra e) bhavanto (đổi a và yo ra o) |
Ta. |
bhavatā (đổi nta và nā ra tā) |
bhavantehi (giữ hi, đổi a ra e) bhavantebhi (đổi a ra e, hi ra bhi) |
Ca. |
bhavato (đổi nta và sa ra to) bhoto (đổi nta và sa ra to, bhava ra bho) |
bhavataη (đổi nta và naη ra taη) bhavantānaη (giữ naη, dīgha a ra ā)
|
Pañca. |
bhavatā (đổi ntu và smā ra tā) bhotā (đổi nta và smā ra tā, bhava ra bho) |
bhavantehi, bhavantebhi (đổi như ta. bahu) |
Cha. |
bhavato (đổi như ca. eka) |
bhavataη, bhavantānaη (đổi như ca. bahu) |
Satta. |
bhavante (đổi smin ra e) |
bhavantesu (giữ su, đổi a ra e) |
Ᾱ. |
bho (đổi bhavanta ra bho, xóa si) |
bhavantā, bhavanto (đổi như pa.bahu) bhontā (đổi yo ra ā, đổi bhava ra bho), bhonto (đổi yo ra o, bhava ra bho) |
7. Tiếng satthu - đức giáo chủ, giáo viên là pulliṅga biến hóa như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
satthā (đổi u và si ra ā) |
satthāro (đổi u ra āra, yo ra o) |
Du. |
satthāraη (đổi u ra āra, giữ η) |
satthāro (đổi như pa. bahu) |
Ta. |
satthārā (đổi u ra āra, nā ra ā) satthunā (giữ nā) |
satthārehi (đổi u ra āra, giữ hi, đổi a ra e), satthārebhi (đổi u ra āra, a ra e, hi ra bhi) |
Ca. |
satthu (xóa sa) |
satthārānaη (đổi u ra āra, giữ naη, dīgha a ra ā) |
Pañca. |
satthārā (đổi u ra āra, smā ra a) |
satthārehi, satthārebhi (đổi như ta.bahu) |
Cha. |
satthu (đổi như satthuno ca.eka) |
satthārānaη (đổi như ca.bahu) |
Satta. |
satthari (đổi u ra āra, rassa ā ra a, smin ra i) |
satthāresu (đổi u ra āra, giữ su, đổi a ra e) |
Ᾱ. |
satthā (đổi u và si ra ā) |
satthāro (đổi như pa.bahu) |
Những tiếng sau này đều biến thể như satthu:
Kattu : tác giả, người làm
Netu : người hướng đạo
Khattu : người đánh xe
Bhattu : chồng, người bảo dưỡng
Ñatu : người biết
Vattu : người nói
Dātu : người cho
Sotu : người nghe
Nattu : cháu
Hantu : người hại, sát hại
8. Tiếng pitu - cha, ba biến hóa như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
pitā (đổi u và si ra ā) |
pitāro (đổi u ra āra, yo ra o) |
Du. |
pitāraη (đổi u ra āra, giữ η) |
pataro (đổi như pa.bahu) |
Ta. |
pitārā (đổi u ra āra, nā ra ā) pitunā (giữ nā) |
pitarehi (đổi u ra ara, a ra e, giữ hi) pitarebhi (đổi u ra ara, u ra e, hi ra bhi) |
Ca. |
pitu (xóa sa) pituno (đổi ssa ra no), pitussa |
pitarānaη (đổi u ra ara, giữ naη, dīgha a ra ā), pitūnaη (giữ naη, dīgha u ra ū) |
Pañca. |
pitarā (đổi u ra ara, smā ra ā) |
pitarehi, pitarebhi (đổi như ta. bahu)
|
Cha. |
pitu, pituno (đổi như ca. eka) |
pitarānaη, pitūnaη (đổi như ca. bahu) |
Satta. |
pitari (đổi u ra ara, smin ra i) |
pitaresu (đổi u ra ara, a ra e, giữ su) pitūsu (giữ su, dīgha u ra ū) |
Ᾱ. |
pitā (đổi như pa.eka) |
pitaro (đổi như pa.bahu) |
Những tiếng sau này đều biến hóa như pitu:
Bhatu : anh em trai
Jāmātu : con rể
9. Tiếng mātu - mẹ, má lā itthiliṅga biến hóa như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
mātā (đổi u và si ra ā) |
mātaro (đổi yo ra ro) |
Du. |
mātaraṃ (giữ aη) |
mātaro (đổi như pa. bahu) |
Ta. |
mātarā (đổi u ra ara, nā ra ā) mātuyā (đổi nā ra yā) |
mātarāhi (đổi u ra ara, giữ hi, dīgha a ra ā), mātarābhi (đổi u ra ara, dīgha a ra ā, hi ra bhi) mātūhi (giữ hi, dīgha u ra ū). mātūbhi (dīgha u ra ū, hi ra bhi) |
Ca. |
mātu (xóa sa) mātuyā (đổi sa ra yā) |
mātarānaη (đổi u ra ara, giữ naη, dīgha a ra ā), mātūnaη (giữ naη, dīgha u ra ū) |
Pañca. |
mātarā (đổi u ra are, smā ra ā) |
mātarāhi, mātarābhi, mātūhi, mātūbhi (đổi như ta. bahu) |
Cha. |
mātu, mātuyā (đổi như (ca. eka) |
mātarānaη, mātūnaη (đổi như ca.bahu) |
Satta. |
mātari (đổi u ra ara, smin ra i) |
mātarāsu (giữ su, đổi u ra ara, dīgha a ra ā), mātūsu (giữ su, dīgha u ra ū) |
Ᾱ. |
mātā (đổi như pa. eka) |
mātaro (đổi như pa. bahu) |
Những tiếng dhitu, duhitu - con gái đều biến hóa như mātu.
10. Manogaṇasabda. Loại manogana có phương pháp biến thể như manosabda. Phép biến thể đó phần nhiều như a kāranta pulliṅga, chỉ khác nhau trong 5 vibhatti là: đổi nā và smā ra ā. Sa, o, smiη ra i, rồi thêm sāgama ra sā ra so, ra si như thí dụ sau này: eka, ta, ca, pañca, cha, sa. Manasā, manaso, manasā, manaso, manasi.
Những tiếng loại manogana:
Mana : tâm
Teja : sức nóng, phóng quang
Aya : sắt
Paya : nước, sữa
Ura : ngực, sinh mệnh
Yasa : quyền tước
Ceta : tâm
Vaca : lời nói
Tapa : tu khổ hạnh
Vaya : tuổi, hao tổn
Tama: tối tăm
Sira : đầu, đảnh, chót
Trong các tiếng đó mana là dviliṅgika (pulliṅgaka napunsakaliingik) ngoài ra toàn là pulliṅgika.
Tiếng mana - tâm là dviliṅgika (pulliṅga và napuṅsakaliṅga). Phần pulliṅga biến hóa như purisa, napuηsakaliṅga biến hóa như kula, chỉ khác nhau trong 6 vibhatti ekavacana như vầy: Du. Mano; Pañca. Manasā; Ta. Manasā; Cha. Manaso; Ca.Manaso; Satta. Manasi.
Rūpasiddhi. 1) Đổi η ra o rồi xóa a. 2) Đổi nā, smā ra ā, sa ra o, smiη ra i rồi thêm sa āgama.
11. Tiếng kamma - sự hành vi là napuηsakaliṅga biến thể như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
kammaη (đổi a và si ra η) |
kāmmāni (đổi a và yo ra āni) |
Du. |
kammaη (giữ η) |
kammāni (đổi như pa.bahu) |
Ta. |
kammunā (giữ nā, đổi a ra u) |
kammehi (giữ hi, đổi a ra e). kammebhi (đổi a ra e, hi ra bhi) |
Ca. |
kammassa kammuno (đổi sa ra no, a ra u) |
kammānaη (giữ naη, dīgha a ra ā) |
Pañca. |
kammasmā kammunā (đổi smā ra nā, a ra u) |
kammehi, kammebhi (đổi như ta. bahu) |
Cha. |
kammassa, kammuno (đổi như ca.eka) |
kammānaη (đổi như ca. bahu) |
Satta. |
kammasmiη, kammani (đổi smin ra ni) |
kammesu (giữ su, đổi a ra e) kammāsu |
Ᾱ. |
kamma (xóa si) |
kammāni (đổi như pa. bahu) |
12. Tiếng go - bò là pulliṅga biến thể như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
go (xóa si) |
gāvo (đổi go ra gāva, yo ra o) |
Du. |
gāvaη (giữ η, đổi go ra gāya) gāvuη (giữ η, đổi go ra gāvu) |
gāvo (đổi như pa. bahu) |
Ta. |
gāvena (đổi go ra gāva, nā ra ena) |
gohi (giữ hi). gobhi (đổi hi ra bhi) gāvehi (giữ hi, đổi yo ra gāva, a ra e). gāvebhi (đổi go ra gāva, a ra e, hi ra bhi) |
Ca. |
gāvassa (đổi go ra gāva, sa ra ssa). goṇassa |
guṇṇaη (giữ naη, đổi o ra u, ghép η). gāvānaη (đổi go ra gāva, giữ naη, dīgha a ra ā) |
Pañca. |
gāvasmā (giữ smā, đổi go ra gāva). gāvamhā (đổi smā ra mhā, go ra gāva). gāvā (đổi go ra gāva, smā ra ā) |
gohi, gobhi, gāvehi, gāvebhi (đổi như ta.bahu) |
Cha. |
gāvassa, goṇassa (đổi như ca. eka) |
guṇṇaη, gāvānaη (đổi như ca.bahu) |
Satta. |
gāvasmiη (giữ smiη, đổi go ra gāva) gāvamhi (đổi smiη ra mhi, go ra gāva) gāve (đổi smin ra e, go ra gāva) |
gosu (giữ su) gāvesu (giữ su, đổi go ra gāva, a ra e) |
Ᾱ. |
gāva (đổi si và go ra gāva) |
gāvo (đổi như pa.bahu) |
Saṅkhyāsabda - Số mục định tự
Saṅkhyāsabda là tiếng chỉ số lượng hoặc thứ tự của nāmanāma. Để chỉ cho biết con số của nāmanāma là bao nhiêu, nghĩa là đếm một, hai, ba, bốn, năm…chục, trăm, ngàn, vạn, ức triệu, v.v…gọi là pakatisaṅkhyā. Để chỉ cho biết thứ tự của nāmanāma thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư, thứ năm,…đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ, đệ ngũ, v.v…gọi là pūraṇasaṅkhyā.
Pakatisaṅkhyā chia ra có 3 loại là: từ 1 đến 4 gọi là saṅkhyāsabbanāma; từ 5 đến 98 gọi là saṅkhyāguṇāma; từ 99 đến vô số gọi là saṅkhyāguṇanāma cũng gọi saṅkhyā nāmanāma.
Về pūraṇasaṅkhyā đều gọi là saṅkhyāguṇanāma cả thảy.
1. Phép đếm pakatisaṅkhyā
Cách đếm pakatisaṅkhyā chia ra làm 4 đoạn như vầy:
- Đoạn thứ 1. đếm từ 1 đến 10:
Eka: 1
Dvi: 2
Ti: 3
Catu: 4
Pañca: 5
Cha: 6
Satta: 7
aṭṭha: 8
nava: 9
dasa: 10.
- Đoạn thứ 11 – đếm từ 11 đến 99
ekādasa, ekārasa: 11
dvādasa, bārasa: 12
terasa:13
catuddasa, cuddasa, coddasa: 14
pañcadasa, paṇṇarasa: 15
solasa: 16
sattarasa: 17
aṭṭhārasa: 18
(e) akūnavīsa, ūnavisa, ekūnavīsati, ūnavīsati: 19
vīsa, vīsati : 20
ekavīsa, ekavīsatī: 21
dvāvīsa, dvāvīsati, bāvīsa, bāvīsati: 22
tevīsa, tevīsati: 23
catuvīsa, catuvīsati, catubbīsa, catubbīsati: 24
pañcavīsa, pañcavīsati: 25
chabbīsa, chabbīsati: 26
sattavīsa, sattavīsati: 27
aṭṭhavīsa, aṭṭhavīsati: 28
ekūnatiηsa, ekūnatiηsati, ūnattiηsa, ūnattiηsati: 29
tiηsa, tiηsati: 30
ekatiηsa, ekatiηsati: 31
dvatiηsa, dvatiηsati: 32
battiηsa, battiηsati, tettiηsa, tettiηsati: 33
catuttiηsa, catuttiηsati: 34
pañcattiηsa, pañcattiηsati: 35
chattiηsa, chattiηsati: 36
sattattiηsa, sattattiηsati: 37
aṭṭhattiηsa, aṭṭhattiηsati: 38
ekūnacattāḷīsa, ūnacattāḷīsa, ekūnatāḷīsa, unatāḷīsa: 39
cattāḷīsa, tāḷīsa: 40
ekacattāḷīsa, ekatāḷīsa: 41
dvecattāḷīsa, dvetāḷīsa: 42
tecattāḷīsa, tetāḷīsa: 43
catuccattāḷīsa, catuttāḷīsa: 44
pañcacattāḷīsa, pañcatāḷīsa: 45
chaccattāḷīsa, chattāḷīsa: 46
sattacattāḷīsa, sattāḷīsa: 47
aṭṭhacattāḷīsa, aṭṭhatāḷīsa : 48
ekūnapaññāsa, ūnapaññāsa, ekūnapaṇṇāsa, ūnapaṇṇāsa: 49
paññāsa, paṇṇāsa: 50
ekapaññāsa, ekapaṇṇāsa: 51
dvepaññāsa, dvepaṇṇāsa: 52
tepaññāsa, tepaṇṇāsa: 53
catuppaññāsa, catuppaṇṇāsa: 54
pañcapaññāsa, pañcapaṇṇāsa: 55
chappaññāsa, chappaṇṇāsa: 56
sattapaññāsa, sattapaṇṇāsa: 57
aṭṭhapaññāsa, aṭṭhapaṇṇāsa: 58
ekūnasaṭṭhī, ūnasaṭṭhī: 59
saṭṭhī : 60
ekasaṭṭhī: 61
dvesaṭṭhī, dvāsaṭṭhī: 62
tesaṭṭhī: 63
catussaṭṭhī: 64
pañcasaṭṭhī: 65
chassaṭṭhī: 66
sattasaṭṭhī: 67
aṭṭhasaṭṭhī: 68
ekūnasattati, ūnasattati, ekūnasattari, ūnasattari: 69
sattati, sattari: 70
ekasattati, ekasattari: 71
dvesattati, dvesattari, dvāsattati, dvāsattari: 72
tesattati, tesattari: 73
catussattati, catussattari: 74
pañcasattati, pañcasattari: 75
chassattati, chassattari: 76
sattasattati, sattasattari: 77
aṭṭhassattati, aṭṭhasattari: 78
ekūnaasīti, ekūnāsīti, ūnaasīti, ūnāsīti: 79
asīti: 80
ekaasīti, ekāsīti: 81
dveasīti, dvasīti: 82
teasīti, tyāsīti: 83
catuasīti, caturāsiti: 84
pañcaasīti, pañcāsīti: 85
chaasīti, chāsīti, charāsīti, chaḷāsīti: 86
sattaasīti, sattāsīti: 87
aṭṭhaasīti, aṭṭhāsīti: 88
ekūnanavuti, ūnanavuti: 89
navuti: 90
ekanavuti: 91
dvenavuti, dvānavuti: 92
tenavuti: 93
catunnavuti: 94
pañcanavuti: 95
channavuti: 96
sattanavuti : 97
aṭṭhanavuti: 98
ekūnasataη, ūnasataη: 99
- Đoạn thứ ba – đếm từ 100 đến Koṭi (mười triệu).
Sataη: 100
satasahassaη, lakkhaη: 100.000
sahassaη: 1.000
dasasatasa hassaη: 1.000.000
dasasahassaη: 10.000.000
koṭi: 10.000.000
- Đoạn thứ tư – đếm từ koṭi đến asaηkheyya (vô số).
pakoṭi 100 ngàn koṭi
akkhobhinī 100 ngàn ninnahuta
koṭipakoṭi 100 ngàn pakoṭi
vindu 100 ngàn akkhobhini
nahutaη 100 ngàn koṭipakoṭi
abbudaη 100 ngàn vindu
ninnahutaη 100 ngàn nahuta
nirabbudaη 100 ngàn abbuda
ahahaη 100 ngàn nirabbuda
kumudaη 100 ngàn uppala
ababaη 100 ngàn ahaha
puṇḍarīkaη 100 ngàn kumuda
aṭaṭaη 100 ngàn ababa
padumaη 100 ngàn puṇḍarika
sogandhikaη 100 ngàn aṭaṭa
kathānaη 100 ngàn paduma
mahākathānaη 100 ngàn kathāna
uppalaη 100 ngàn sogandhika
asaṅkheyyaη 100 ngàn mahākaṭhāna
Phép nối tiếng uttara với saṅkhyāsabda. Tiếng saṅkhyāsabda từ con số satan (100) trở lên, hiệp con số thừa liền với saṅkhuāsabda như số 101, 101, v.v…phải nối liền bằng tiếng “uttara” (thừa) mới phân minh được. Phải để “uttara” ngay khoản của 2 sankhyā đừng cho sankhyā với saṅkhyā dính liền nhau như 101, 102, phải hiệp như vầy: Eka uttara satan làm thành ngữ là ekuttarasatan dịch là 100 thừa một tức là 101, dvi uttara satan tức là 102. Hàng học sanh phải điều tra cách thức liên hiệp cho thông hiểu kỹ càng, mới tránh khỏi điều lầm lạc.
Phép nối theo quy tắc sau nầy:
Tổng số tiếng rời rạc tiếng làm thành
101 eka uttara – sataη ekuttarasataη
102 dvi uttara sahassaη dvayuttarasahassaη
1003 te uttara sahassaη tyuttarasahassaη
1004 catu uttara sahassaη catuttarasahassaη
10.005 pañca uttara dasasahassaη pañcuttaradasasahassan
10.020 vīsa uttara dasa sahassaη vīsuttaradasasahassaη
10.050 paññāsa uttara sata sahassaη paññāsuttara satasahassaη
Lại nữa, nếu có saṅkhyāguṇanāma, hay saṅkhyāsabbanāma và saṅkhyāguṇanāma là số thừa của saṅkhyānāmanāma ở lẫn lộn nhau, cần phải dùng “uttara” để ngăn ngay khoản của saṅkhyāsabbanāma hoặc saṅkhyāguṇanāma đó, như: dvitisataη, catu pañcasahassaη, nava navasatasahassaη phải để “uttara” ngăn như vầy: dvayuttaratisataη: 302, catuttarapañcasahassaη: 5.004, navuttaranavasatasahassaη: 900.009.
Phép nối adhikasabda chung với saṅkhyāsabda.
Nếu có saṅkhyānāmanāma từ “sataη” 100, v.v…trở lên; ở phía trước rồi có saṅkhyāsabbanāma hoặc saṅkhyāgunanāma ở phía sau, thì dùng “uttara” để ngăn chỗ khoản của 2 saṅkhyā như trước không được, phải lấy tiếng “adhika dịch là quá” thay thế vào như là: Dvisata dvisahassaη; đừng hiệp theo lối trước là dvisatuttaradvisahassaη, phải hiệp như vầy: dvisatādhikadvisahassaη dịch là hai ngàn quá hai trăm tức là 2.200
Thí dụ:
Tổng số Tiếng rời rạc Cách nối adhika
6.300 tisata-chasahassaη tisatādhika chasahassaη
60.900 navasata-chadasa sahassaη navasatādhika chadasasahassaη
36.000 chasahassa tidasasahassaη chasahassādhikatidasa sahassaη
23.600 chasata tisahassa dvidasasahassaη chasatādhikatisahassā
dhikadvidasasahassaη
Phép đổi nguyên âm trong khi thêm uttara và adhika. Phép nối uttara và adhika đặt trong khoản tiếng saṅkhyā: nếu tiếng trước có kāranta là i hoặc ī, phải đổi i hoặc ī ray a, như navuti‒uttara catusataη thành navutyuttaracatusataη hoặc như saṭṭhi – uttara – dvisataη thành saṭṭhyuttaradvisataη. Nếu là u kāranta, phải xóa bỏ u như catu uttarasahassaη thành catuttarasahassaη.
Về tiếng adhika phải dīgha a phía trước ra ā như chasata – adhika – sahasaη thành chasatādhikasahassaη.
Phép biến hóa pakatisaṅkhyā
Eka i nên chỉ dùng saṅkyhāsabbanāma ve ekavanaca biến hóa như vầy:
|
pulliṅga |
itthīliṅga |
napuηsakaliṅga |
|
Ekavacana |
Ekavacana |
Ekavacana |
Pa. |
eko (đổi a và si ra o) |
ekā (xóa si) |
ekaη (đổi a và si ra η) |
Du. |
ekaη (giữ η) |
ekaη (giữ η) |
ngoài ra cách biến hóa và đổi như trong pulliṅga |
Ta. |
ekena (đổi nā ra ena) |
ekāya (đổi nā ra āya) |
|
Ca. |
ekassa (đổi sa ra ssa) |
ekāya (đổi sa ra āya) |
|
Pañca. |
ekasmā (giữ smā) ekamhā (đổi smā ra mhā) |
ekāya (đổi smā ra āya) |
|
Cha. |
ekassa (đổi như ca.eka) |
ekāya (đổi sa ra āya) |
|
Satta. |
ekasmiη (giữ smiη) ekamhi (đổi smiη ra mhi) |
ekāya (đổi smiη ra aya) |
eka, nên dùng là visesanasabbanāma có phép biến thể trong 3 linga đủ cả vacana như “ya” sabda, chỉ khác với yasabda. i. chỗ ca, cha eka là “ekissan”.
Chữ ca – cha – eka – là ekissan
· Tiếng dvi - 2 giống nhau trong cả 3 linga như vầy:
|
Bahuvacana |
Phép đổi vibhatti và kāranta |
Pa. |
dve |
đổi dvi và yo ra dve |
Du. |
dve |
đổi dvi và yo ra dve |
Ta. |
dvīhi |
giữ hi, dīgha i ra ī |
Ca. |
dvinnaη |
giữ naη, ghép n |
Pañca. |
dvīhi |
giữ hi, dīgha i ra ī |
Cha. |
dvinnaη |
ghép naη |
Satta. |
dvīsu |
giữ su, dīgha i ra ī |
· Tiếng dvi có cách biến thể khác nữa, trong một ít vibhatti như vầy:
|
Bahuvacana |
Phép đổi vibhatti và kāranta |
Pa. |
duve |
đổi dvi và yo ra duve |
Du. |
duve |
đổi dvi và yo ra duve |
Ca. |
duvinnaη |
đổi dvi ra duvi ghép n |
Cha. |
duvinnaη |
đổi dvi ra duvi ghép n |
· Tiếng ubha - cả hai biến thể như vầy:
|
Bahuvacana |
Phép đổi vibhatti và kāranta |
Pa. |
ubho |
ubha có thể đổi yo ra o |
Du. |
ubho |
ubha có thể đổi yo ra o |
Ta. |
ubhohi |
giữ hi, đổi a ra o |
Ca. |
ubhinnaη |
ghép n, rồi đổi a ra i |
Pañca. |
ubhohi |
giữ hi, rồi đổi a ra o |
Cha. |
ubhinnaη |
ghép n, rồi đổi a ra i |
Satta. |
ubhosu |
giữ su, rồi đổi a ra o |
· Tiếng ti - 3 trong 3 liṅga có phép biến thể khác nhau. Tiếng ti trong pulliṅga biến thể như vầy:
|
Bahuvacana |
Phép đổi vibhatti và kāranta |
Pa. |
tayo |
đổi ti và yo ra tayo |
Du. |
tayo |
đổi ti và yo ra tayo |
Ta. |
tīhi |
giữ hi, dīgha i ra ī |
Ca. |
tiṇṇaη, tiṇṇannaη |
đổi i và nan ra innan ra iṇṇannan |
Pañca. |
tīhi |
giữ hi, dīgha i ra ī |
Cha. |
tiṇṇaη |
đổi i và nan ra iṇṇan ra iṇṇannan |
Satta. |
tīsu |
giữ su, dīgha i ra ī |
· Ti - 3 trong itthīliṅga biến thể như vầy:
|
Bahuvacana |
Phép đổi vibhatti và kāranta |
Pa. |
tisso |
đổi ti và yo ra tisso |
Du. |
tisso |
đổi ti và yo ra tisso |
Ta. |
tīhi |
giữ hi, dīgha i ra ī |
Ca. |
tissannaη |
đổi naη ra ssannaη |
Pañca. |
tīhi |
giữ hi, dīgha i ra ī |
Cha. |
tissannaη |
đổi naη ra ssannaη |
Satta. |
tīsu |
giữ su, dīgha i ra ī |
· Tiếng ti - 3 trong napuηsakaliṅga, phần nhiều biến thể và thay đổi giống trong pulliṅga, chỉ khác nhau trong 2 vibhatti là Pa. và Du.
|
Bahuvacana |
Phép đổi vibhatti và kāranta |
Pa. |
tīṇi |
đổi ti và yo ra tīni |
Du. |
tini |
đổi ti và yo ra tīni |
Ta. |
tīhi |
như pulliṅga |
Ca. |
tiṇṇaη, tiṇnaṇṇaη |
|
Pañca. |
tīhi |
|
Cha. |
tiṇṇaη, tiṇṇannaη |
|
Satta. |
tīsu |
· Tiếng catu - 4 trong pulliṅga biến thể như vầy:
|
Bahuvacana |
Phép đổi vibhatti và kāranta |
Pa. |
cattāro, caturo |
đổi catu và yo ra cattāro ra caturo |
Du. |
cattāro, caturo |
đổi catu và yo ra cattāro, ra caturo |
Ta. |
catūhi |
giữ hi, dīgha u ra ū |
Ca. |
catunnaη |
ghép n |
Pañca. |
catūhi |
giữ hi, dīgha u ra ū |
Cha. |
catunnaη |
ghép n |
Satta. |
catūsu |
giữ sū, dīgha u ra ū |
· Tiếng catu - 4 trong itthīliṅga biến thể như vầy:
|
Bahuvacana |
Phép đổi vibhatti và kāranta |
Pa. |
catasso |
đổi catu và yo ra catasso |
Du. |
catasso |
đổi catu và yo ra catasso |
Ta. |
catūhi |
giữ hi, dīgha u ra ū |
Ca. |
catassannaη |
đổi naη ra ssannaη, u ra a |
Pañca. |
catūhi |
giữ hi, dīgha u ra ū |
Cha. |
catassannaη |
như ca.bahu |
Satta. |
catūsu |
giữ su, dīgha u ra ū |
· Tiếng pañca - 5 trong 3 liṅga biến thể giống nhau như vầy:
|
Bahuvacana |
Phép đổi vibhatti và kāranta |
Pa. |
pañca |
xóa yo |
Du. |
pañca |
xóa yo |
Ta. |
pañcahi |
giữ hi |
Ca. |
pañcannaη |
ghép n |
Pañca. |
pañcahi |
giữ hi |
Cha. |
pañcannaη |
ghép n |
Satta. |
pañcasu |
giữ su |
· Phép biến thể từ cha - 6 đến aṭṭhārasa - 18
Những saṅkhyā từ khoản cha (6) trở lên đến aṭṭhārasa (18) đều có phương pháp biến thể và cách thay đổi giống nhau, trong cả 3 liṅga như pañca.
Từ số 19 trở lên đến số 38, có 2 cách biến thể, do sự dùng tiếng được 2 lối là: a kāranta như ekūnavīsa hoặc thêm “ti” āgama ở phía chót như ekūnavīsati đổi lại là i kāranta, trong mỗi tiếng.
Nếu hiểu rằng trong a kāranta là một cách biến thể riêng, phần i kāranta cũng vậy. Nhưng phép biến thể theo a kāranta chỉ dùng được từ số 39 ekūnacattālīsa hoặc ekūnatāḷīsa trở lên đến số 58 aṭṭhapaññāsa vì các số đó cũng đều là a kāranta, như nhau.
· Tiếng ekūnavīsa - 19 biến thể như vầy:
|
Ekavacana |
Phép đổi vibhatti và kāranta |
Pa. |
ekūnavisaη |
xóa si rồi thêm niggahita, āgama |
Du. |
ekūnavīsaη |
giữ η |
Ta. |
ekūnavīsāya |
đổi nā ra āya |
Ca. |
ekūnavīsāya |
đổi sa ra āya |
Pañca. |
ekūnavīsāya |
đổi smā ra āya |
Cha. |
ekūnavīsāya |
đổi sa ra āya |
Satta. |
ekūnavīsāya |
đổi smiη ra āya |
Phép biến thể theo cách thêm “ti” āgama sau chót là i kāranta. Tiếng i kāranta có sự liên hệ đến số 70 (sattati hoặc sattari) và số 80 (asīti) cùng số 90 (navuti) nữa, vì các số đó đều là i kāranta tất cả. Cho nên từ ekūnavīsati (19) trở lên đến aṭṭhattiηsati (38) và từ ekūnasattati (69) đến aṭṭhanavuti (98) toàn là một loại, có cách biến thể và thay đổi giống nhau, như i kāranta trong itthīliṅga (ratti) đã có biến thể rồi, chỉ khác nhau là loại saηkhyā nầy thuộc ekavacana thôi.
· Trong nơi đây, chỉ dùng ekūnavīsati (19) đem biến thể để làm tiêu chuẩn: Tiếng ekūnavīsati (19) biến thể như vầy:
|
Ekavacana |
Phép đổi vibhatti và kāranta |
Pa. |
ekūnavīsati |
xóa si |
Du. |
ekūnavīsatiη |
giữ η |
Ta. |
ekūnavīsatiyā |
đổi nā ra yā |
Ca. |
ekinavisatiyā |
đổi sa ra yā |
Pañca. |
ekūnavīsatiyā ekūnavīsatyā |
đổi smā ra yā đổi sa ra yā |
Cha. |
ekūnavīsatyā |
đổi smā ra ā, i ra yā |
Satta. |
ekūnavīsatyā ekūnavīsatiyaη ekūnavisatyaη |
đổi smiη ra yā đổi smiη ra yaη đổi smiη ra η, i ra ya |
Từ ekūnasaṭṭhī (59) đến aṭṭhasaṭṭhī (68) là ī kāranta cách biến thể như ī kāranta itthīliṅga (nārī).
· Biến thể tiếng ekūnasaṭṭhī để làm kiểu mẫu.
|
Ekavacana |
Phép đổi vibhatti và kāranta |
Pa. |
ekūnasaṭṭhī |
xóa si |
Du. |
ekūnasaṭṭhiṃ |
giữ n, rassa ī ra i |
Ta. |
ekūnasaṭṭhyā |
đổi nā ra yā, rassa ī ra i |
Ca. |
ekūnasaṭṭhyā |
đổi sa ra yā, rassa ī ra i |
Pañca. |
ekūnasaṭṭhyā |
đổi smā ra yā, rassa ī ra i |
Cha. |
ekūnasaṭṭhyā |
đổi sa ra yā, rassa ī ra i |
Satta. |
ekūnasaṭṭhyā ekūnasaṭṭhiyaη |
đổi smiη ra yā, rassa ī ra i đổi smiη ra yaη, rassa ī ra i |
2. Phép đếm pūraṇasaṅkhyā
Tiếng pūraṇasaṅkhyā trong 3 liṅga:
Pulliṅga Itthīliṅga Napuηsakaliṅga Dịch là
Pathamo Paṭhamā Paṭhamaη thứ 1
Dutiyo Dutiyā Dutiyaη thứ 2
Tatiyo Tatiyā Tatiyaη thứ 3
Catuttho Catutthī, Catutthā Catutthaη thứ 4
Pañcamo Pañcamī Pañcamaη thứ 5
Chaṭṭho Chaṭṭhī, Chaṭṭhā Chaṭṭhaη thứ 6
Sattamo Sattamī, Sattamā Sattamaη thứ 7
Aṭṭhamo Aṭṭhamī, Aṭṭhamā Aṭṭhamaη thứ 8
Navamo Navamī, Navamā Navamaη thứ 9
Dasamo Dasamī, Dasamā Dasamaη thứ 10
Ekādasamo Ekādasī Ekādasamaη thứ 11
Dvā bārasamo Dvā bārasī Dvā bārasamaη thứ 12
Terasamo Terasī Terasamaη thứ 13
Catuddasamo Catuddasī Catuddasamaη thứ 14
Paṇṇarasamo Paṇṇarasī Paṇṇarasamaη thứ 15
Soḷasamo Soḷasī Soḷasamaη thứ 16
Sattarasamo Sattarasī Sattarasamaη thứ 17
Aṭṭhārasamo Atthārasī Aṭṭhārasamaη thứ 18
Ekūnavīsatimo Ekūnavīsatimā Ekūnavīsatimaη thứ 19
Vīsatimo Vīsatimā Vīsatimaη thứ 20
Ekavīsatimo Ekavīsatimā Ekavīsatimaη thứ 21
Sattamo Sattamī Sattamaη thứ 100
Koṭimo Koṭimā Koṭimaη thứ koṭi
Asaṅkheyyamo Asaṅkheyyamā Asaṅkheyyamaη thứ vô số
Trong itthīliṅga có chữ “mā” ở phía chót là thêm ā paccaya để phân biệt loại liṅga đó, cùng một thứ với ī paccayā, song ā paccaya là phần nhiều (trừ 11 đến 18). Ngoài ra, trong itthīliṅga toàn là dùng ā paccaya được cả.
III. Sabbanāma - Đại danh từ
Tiếng dùng để thay thế tiếng danh từ gọi là sabbanāma dịch là đại danh từ. Sabbanāma có hai loại là: purisasabbanāma nhân vật đại danh từ; visesanasabbanāma chỉ định đại danh từ.
1. Purisasabbanāma – nhân vật đại danh từ
Sabbanāma dùng thay thế tên người. Sabbanāma dùng thay thế tên người, thú, hoặc đồ riêng biệt, nhưng không chỉ ngay tên đó, dùng tiếng đặc biệt để thay thế gọi là Purisasabbanāma dịch là nhân vật đại danh từ.
Purisasabbanāma có ba loại là: 1) ta[15] dịch là ngài, ông, bác, cha, thầy, chú, anh, cậu, bà, mẹ, cô, dì, thím, chị, mụ, nàng, hắn, họ va, y (dùng để chỉ người mình nói, tùy tiếng cao, trung, hạ); 2) tumha dịch là ngài, ông, người, chàng, nàng, anh, em, cô, mầy, mi, người, bậu, bây, con, cháu (dùng để chỉ người nói với mình tùy tiếng thượng, trung, hạ); 3) amha dịch là: tôi, bạch ngài, tôi thưa ông, cha, thầy, chú, anh, cậu, bà, mẹ, cô, dì, thiếm, chị, ta, chúng ta, tôi, chúng tôi, con, cháu, tớ (dùng để khi nói mình tự xưng mình, theo tiếng thượng, trung, hạ).
· Tiếng ta trong pulliṅga biến thể như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
so (đổi ta ra sa, si ra o) |
te (đổi yo ra e) |
Du. |
taη (naη) (giữ η, đổi ta ra na) |
te, ne (đổi yo ra e, t ra n, yo ra e) |
Ta. |
tena (đổi nā ra ena) |
tehi (giữ hi, đổi a ra e) |
Ca. |
tassa, assa (đổi sa ra ssa, ta ra a, sa ra asa) |
tesaη, tesānaη, nesaη, nesānaη (đổi naη ra sānaη, a ra e, naη ra saη, a ra e, ta ra na) |
Pañca. |
tasmā, asmā, tamhā (amhā) (giữ mā, đổi ta ra a, smā ra mhā) |
tehi (giữ hi, đổi a ra e) |
Cha. |
tassa, assa (đổi sa ra ssa, ta ra a, sa ra assa) |
tesaη, tesānaη, nesaη, nesānaη (đổi như ca.bahu) |
Satta. |
tasmiη, asmiη, tamhi (amhi) (giữ smiη, ta ra a, giữ smiη, đổi smiη ra mhi) |
tesu (giữ su, đổi a ra e) |
· Tiếng ta trong itthīliṅga biến thể như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
sā (đổi ta ra sa, xóa si) |
tā (thêm ā paccaya, xóa a của ta và yo) |
Du. |
taη (giữ η, xóa a). naη (giữ η, đổi t ra n) |
tā (như pa. bahu) |
Ta. |
tāya, nāya (thêm ā paccaya, rồi xóa a của ta) |
tāhi (nāhi) thêm ā paccaya, xóa a của ta, hiệp với hi) |
Ca. |
tassā, assā (thêm ā paccaya, xóa a xóa a của ta); tissā, tissāya (thêm ā paccaya đổi sa vibhatti ra āya) |
tāsaη, tāsānaη (thêm a paccaya rồi xóa a xóa a của ta, đổi naη ra saη thành sānan) |
Pañca. |
tāya (nāya) như ta. eka, chỉ khác là đổi smā ra āya |
tāhi (nāhi) đổi như ta. bahu |
Cha. |
tassā, assā (như ca. tissā, tissāya (eka. |
tāsaη, tāsānaη (như ca. bahu) |
Satta. |
tassaη, assaη, tissaη (thêm ā paccaya, tāyaη, nāyaη (xóa a của ta, đổi smiη ra saη, rassa ā của tā ra a, cho ta rồi sa āgama) |
tāsu (thêm ā paccaya xóa a của ta thành tā, hiệp với su thành tāsu) |
Tiếng ta trong napuηsakaliṅga chỗ Pa. eka là taη; chỗ Pa du. bahu là tāni (làm rūpasiddhi như kula) ngoài ra có phép biến thể như ta trong pulliṅga.
· Tiếng tumha trong 2 liṅga biến thể giống nhau như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
tvaη (đổi tumha và si ra tvaη) tuvaη (ra tuvaη. |
tumhe (đổi yo ra e, xóa a) tumhaη (đổi yo ra η rồi xóa a) tumhānaη (đổi yo ra ānaη) vo (đổi tumha và yo ra vo) |
Du. |
taη (đổi tumha và η ra taη) tavaη (ra tavaη) tvaη (ra tvan ) |
tumhe (đổi yo ra e, xóa a) tumhākaη (đổi yo ra ākaη, η, ānaη rồi xóa a thành tumhākan) tumhaη…thành tumhaη tumhānaη….thành tumhānaη vo (đổi tumha và yo ra vo) |
Ta. |
tayā (đổi tumha và nā ra ayā) tvayā (ra tvayā) te (ra te) |
tumhehi (đổi a ra e, thành tumhehi) vo (đổi tumha và hi ra vo) |
Ca. |
tuyhan (đổi tumha và sa ra tuyhan, ra tava, ra tava) te ra te tava ra tava tumhaη (đổi sa ra n thành tumhaṃ) |
tumhākaη (đổi naη ra ākaη, xóa a thành tumhākaη) vo (đổi tumha và nan ra vo) |
Pañca. |
tayā (đổi tumha và smā thành tayā) |
tumhehi (như ta. bahu) |
Cha. |
tuyhaη (như tumhaη ca. eka); tava; te |
tumhākaη, vo (như ca.bahu); |
Satta. |
tayi (đổi tumha và smin ra tayi, tvayi ra tvagi) |
tumhesu (đổi a ra e, hiệp với su thành tumhesu) |
Hai tiếng te và vo đến khi có tiếng khác ở phía trước mới dùng được; thí dụ ayan te pattoidan te ratthan dhamman vo bhikkhu ve desissāmigāman vo gaccheyyātha.
· Tiếng amha là tiliṅga biến thể như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
ahaη (đổi amha và si ra ahaη) |
mayaη (đổi amha và yo ra mayaη), amhe (đổi yo ra e, xóa a, hiệp thành amhe), amhaη (đổi yo ra η, xóa a hiệp thành amhaη) , amhānaη (đổi yo ra ānaη, xóa a hiệp thành amhānaη), no (đổi amha và yo ra no). |
Du. |
maη (đổi amha và n ra man) mamaη …ra maman) |
amhe (đổi yo ra e, xóa a) amhākaη, amhaη, amhānaη (đổi amhe, yo ra ākaη, n ra anan, rồi xóa a, hiệp thành amhākaη, amhaη, amhānaη). no (đổi yo và amha ra no) |
Ta. |
mayā (đổi amha và nā ra mayā) me …ra me |
amhehi (đổi a ra e, hiệp với hi) no (đổi amha và hi ra no) |
Ca. |
mayhaη (đổi amha và sa ra amhākaη) amhaη (đổi sa ra n thành amhaη) mama ra mama no (đổi amha và naη ra no) mamaη ra mamaη me ra me |
amhākaη (đổi n ra ākaη, xóa a, hiệp thành mayhaη) |
Pañca. |
mayā (đổi amha và smā ra mayā) |
amhehi (như ta. bahu) |
Cha. |
mayhaη, amhaη, mama, mamaη, me (đổi như ca.eka) |
amhākaη, no (như ca.tahu)
|
Satta. |
mayi (đổi amha và smin ra mayi) |
amhesu (đổi a ra e, hiệp với su thành amhesu) |
Me và no, đến khi có tiếng khác ở phía trước, mới dùng được, thí dụ: ayaη me patto idan me cīvaraη eso no satthā gāmaη no gaccheyyā ma.
2. Visesanasabbanāma - chỉ định đại danh từ
Tiếng dùng thay thế nāmanāma, tương tự như guṅanāma, nhưng có cách thức biến thể không giống như guṇanāma gọi là visesanasabbanāma dịch là chỉ định đại danh từ, có hai loại là: niyama (định đại danh từ), aniyama (bất định đại danh từ).
Tiếng visesanasabbanāma chỉ sự định chắc gọi là niyama dịch là định đại danh từ; chỉ điều không quả quyết gọi là aniyama dịch là bất định đại danh từ.
Loại aniyama có 12 tiếng là:
ya : nào gì, cái gì
añña : khác
aññatama : một người nào
para : khác (người, vật, cái khác)
apara : khác nữa
katara : nào, cái nào, người nào.
katama : nào, người nào
eka : một người, một đảng, một loài.
ekacca : một ít người, một ít đảng một ít
sabba : cả, tất cả, cả thảy, toàn cả.
kiη : ai, người nào, thế nào, cái gì
Loại niyama có 5 tiếng là:
Ta : đó
Eta : ấy, nầy, đây
Ima : đây nầy
Itara : một người nữa, một nữa
Amu : ở đàn kia, ở đàn nầy.
Phép biến thể những tiếng visesanasabbanāma. Tất cả visesanasabbanāma đều là tiliṅgika, có cách biến thể trong 3 liṅga giống nhau hoặc khác nhau cũng có, như sau nầy:
· Tiếng ya trong puliṅga biến thể như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
yo (đổi si ra o) |
ye (đổi yo ra e) |
Du. |
yaη (giữ n). |
ye (đổi yo ra e) |
Ta. |
yena (đổi nā ra ena) |
yehi (giữ hi, đổi a ra e) |
Ca. |
yassa (đổi sa ra ssa) |
yesaη (đổi nan ra san, a ra e) yesānaη (đổi nan ra sānan, a ra e) |
Pañca. |
yasmā (giữ smā) yamhā (đổi smā ra mhā) |
yehi (giữ hi, đổi a ra e) yebhi (đổi hi ra bhi) |
Cha. |
yassa (đổi sa ra ssa) |
yesaη, yesānaη (như ca. bahu) |
Satta. |
yasmiη (giữ smin) yamhi (đổi smin ra mhi) |
yesu (giữ su đổi a ra e) |
· Tiếng ya trong itthīliṅga biến thể như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
yā (xóa si) |
yā (xóa yo) |
Du. |
yaη (giữ η) |
yā (xóa yo) |
Ta. |
yāya (đổi nā ra āya) |
yāhi (giữ hi) |
Ca. |
yassā (đổi sa ra ssā) |
yāsaη (đổi nan ra saη); yāsānaη (ra sānaη) |
Pañca. |
yāya (đổi smā ra āya) |
yāhi (giữ hi) |
Cha. |
yassā (đổi sa ra ssā) |
yāsaη, yāsānaη (như ca. bahu) |
Satta. |
yassaη (đổi smiη ra ssan) |
yāsu (giữ su) |
Tiếng ya trong napuηsakaliṅga phân nhiều biến thể như trong pulinga, chỉ khác nhau trong pa.eka “ayaη” pa. du. bahu. “yāni”.
Những tiếng trong loại aniyama đều biến thể như ya trong cả 3 liṅga trừ tiếng kin.
· Tiếng kiη trong napuηsakaliṅga biến thể như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
kiη (xóa si) |
kāni (như ya trong nap) |
Du. |
kiη (xóa n) |
kāni (như ya trong nap) |
Ta. |
kena (như ya trong nap) |
kehi (như ya trong nap) |
Ca. |
kassa (như ya trong nap) |
kesaη, kesānaη (như ya trong nap) |
Pañca. |
kasmā, kammā (như ya trong nap) |
kehi (như ya trong nap) |
Cha. |
kassa (như ya trong nap) |
kesānaη, kesaη (như ya trong nap) |
Satta. |
kasmiη kamhi (như ya trong nap) |
kesu (như ya trong nap) |
Cách thức dùng tiếng kiη. Tiếng kiη này, có khi dùng theo lối riêng của nó cũng được, thí dụ: Ko, oso: ai hoặc người nào đó. Ko maη pakkosati: ai hoặc người nào gọi tôi? Ko, imaη pathaviη vijessati: ai, người nào biết rõ đất nầy.
Nếu thêm tiếng ci - lúc nào, khi nào là asākallytha và caka nipāta tức là tiếng nipāta ở phía sau, liên tiếp nhau là “kiñci” nên dịch là một ai, một nào, một người nào, một cái chi, chút ít…nếu là bahuvacana phải dịch là “một loại, một ít loại, một ít người v.v…”. Khi có tiếng ya ở phía trước như ya kiñci, phải viết ya rời ra là ya kiñci, nhưng phải dịch gộp tất cả chung lại là nào, một cái nào, một người nào, v.v…Về cách thức biến thể phải để ci như trước, không cần thay đổi, vì là abyayasabda. Về tiếng ya và kiη phải biến thể theo lối của nó trong cả 3 liṅga và 2 vacana, chỗ có niggahita là: kiη, kaη, saη, naη, smiη, phải đổi niggahita ra η, vì có ci ở phía chót.
Phải biến thể như vầy:
(pa) pul. koci, keci, yo koci ye keci. itthi. kāci yā kāci. napuη kiñci kānici yaηkiñci yāni kānici.
(du) pul. kañci keci yaηkañci ye keci. itthi. kañci kāci yaηkañci yaη kāci. napuη. kiñci kānici yaηkiñci yāni kānici.
(ta) pul. kenaci kāhici yena kenaci yehi kehici. ithi. Kāyaci kāhici yāya kāyaci yāhi kāhici napuη. như pul.
(ca) pul. kassaci kesañci kesānañci yassa kassaci yesaη kesañci yesānaη kesānañci. ithi. kassāci kāsañci kāsanañci yassā kassāci yāsaη kāsañci yāsānaη kāsānañci. napuη. như pul.
Visesanasabbanāma – niyama. Tiếng ta có phép biến thể theo trong 3 liṅga như tiếng tapurisasabbanāma. Tiếng ta visesanasabbanāma dịch là “ấy, đó”. Phải dùng là visesana của nāma, thí dụ: so bhagavā arahaη, đức Thế tôn đó, danh hiệu Ngài là arahaη. So me attho anuppatto…lợi ích đó tức ta đã tự học rồi. So tvaη karohi dīpamattano (người) đó hãy làm nơi nương tựa cho mình. So haη na taη jānāmi tôi (đó) không biết nó đâu.
· Tiếng eta trong pulliṅga biến thể như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
eso (đổi ta ra o, si ra o) |
ete (đổi yo ra e) |
Du. |
etaη (giữ η) enaη (đổi t ra η) |
ete (đổi yo ra e) |
Ta. |
etena (đổi nā ra ena) |
etehi (giữ hi, đổi a ra e) |
Ca. |
etassa (đổi s ra ssa) |
etesaη (đổi n ra saη, a ra e, n ra sman), etesānaη (a ra e) |
Pañca. |
etasmā (giữ smā), etamhā (đổi smā ra mhā) |
etehi (như ta. bahu) |
Cha. |
etassa (như ca.eka) |
etesaη, etesānaη (như ca.bahu) |
Satta. |
etasmiη (giữ smiη) etamhi (đổi smiη ra mhi) |
etesu (giữ su, đổi a ra e) |
· Tiếng eta trong itthīliṅga biến thể như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
esā (đổi ta ra sa, xóa si) |
etā (xóa yo) |
Du. |
etaη (giữ η) enaη (đổi ta ra na, đổi n) |
etā (xóa yo) |
Ta. |
etāya (đổi nā ra āya) |
etāhi (giữ hi) |
Ca. |
etassā (đổi sa ra ssā) etissā (a ra ā, sa ra ssā, ā ra i) etissāya (sa ra ssāya, ā ra i) |
etāsaη (đổi naη ra saη) etāsānaη (η ra sānaη) |
Pañca. |
etāya (đổi smā ra āya) |
etāhi (giữ hi) |
Cha. |
etassā, etissā, etissāya (như ca.eka) |
etāsaη, etāsānaη (như ca.bahu) |
Satta. |
etassaη (đổi smiη ra ssan) etissaη (ā ra a, smiη ra ssaη, ā ra i) |
etāsu (giữ su) |
Về eta trong napuη như trong pulliṅga chỉ khác chỗ Pa. eka: etaη; Pa. bahu: etāni.
· Tiếng ima trong pulliṅga biến thể như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
ayaη (đổi ima và si ra yaη) |
ime (đổi yo ra e) |
Du. |
imaη (giữ η) |
ime (đổi yo ra e) |
Ta. |
iminā (giữ nā, đổi ā ra i) anena (ima ra anna, nā ra ena) |
imehi (giữ hi, đổi a ra e) |
Ca. |
imassa (đổi sa ra ssa) assa (ima ra a, sa ra ssa) |
imesaη (đổi naṃ ra saη), imesāṇaη (a ra e, naṃ ra sānaη, a ra e) |
Pañca. |
imasmā (giữ smā) imamhā (đổi smā ra mhā) asmā (giữ smā) |
imehi (giữ hi, đổi a ra e) |
Cha. |
imassa, assa (như ca.eka) |
imesaη, imesānaη (như ca.bahu) |
Satta. |
imasmiη (giữ smiη) imamhi (đổi smiη ra mhi, ima) asmiη (ra a, giữ smin) |
imesu (giữ su, đổi a ra e) |
· Tiếng ima trong itthīliṅga biến thể như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
ayaη (đổi ima và si ra ayaη) |
imā (xóa yo) |
Du. |
imaη (giữ n) |
imā (xóa yo) |
Ta. |
imāya (đổi nā ra āya) |
imāhi (giữ hi) |
Ca. |
imissā (đổi sa ra ssā, ā ra i) imissāya (sa ra ssāya, ā ra i) assā (ima ra a, sa ra ssā) |
imāsaη (đổi n ra saη) imāsānaη (n ra sānaη) |
Pañca. |
imāya (đổi smā ra āya) |
imāhi (giữ hi) |
Cha. |
imissā, imissāya, assā (như ca.eka) |
imāsaη, imāsānaη (như ca.bahu) |
Satta. |
imissaη (đổi smiη ra ssaη) assaη (a ra i, ima ra ā, smiη ra ssaη) |
imāsu (giữ su) |
Tiếng ima trong napuη cũng giống trong pulliṅga, chỉ khác chỗ Pa.eka: idaη; bahu: imāni; du.eka: imaη, idaη; bahu: imāni.
· Tiếng amu trong pulliṅga biến thể như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
amu (xóa si) |
amū (xóa yo, dīgha u ra ū) |
Du. |
amuη (giữ η) |
amū (xóa yo, dīgha u ra ū) |
Ta. |
amunā (giữ nā) |
amūhi (giữ hi, dīgha u ra ū) |
Ca. |
amussa (đổi sa ra ssa) amuno (sa ra no) |
amūsaη (naη ra saη, dīgha u ra ū) amūsānaη (ra sānan, dīgha u ra ū) |
Pañca. |
amusmā (giữ smā) amumhā (smā ra mhā) |
amūhi (giữ hi, dīgha u ra ū) |
Cha. |
amussa, amuno (như ca. eka) |
amūsaη, amūsānaη (như ca.bahu) |
Satta. |
amusmiη (giữ smiη) amumhi (đổi smiη ra mhi) |
amūsu (giữ su, dīgha u ra ū) |
· Tiếng amu trong itthīliṅga biến thể như vầy:
|
Ekavacana |
Bahuvacana |
Pa. |
amu (xóa si) |
amū (xóa yo, dīgha u ra ū) |
Du. |
amuη (giữ n) |
amū (xóa yo, dīgha u ra ū) |
Ta. |
amuyā (đổi nā ra yā) |
amūhi (giữ hi, dīgha u ra ū) |
Ca. |
amussā (đổi sa ra ssā) |
amūsaη (đổi n ra saη, dīgha u ra ū) amūsānaη (n ra sānaη, dīgha u ra ū) |
Pañca. |
amuyā (đổi smā ra yā) |
amūhi (như ta. bahu) |
Cha. |
amussā (đổi sa ra ssā) |
amūsaη, amūsānaη (như ca.bahu) |
Satta. |
amussaη (đổi smiη ra ssaη) |
amūsu (giữ su, dīgha u ra ū) |
Về tiếng amu trong napuη phần nhiều cũng như trong pulliṅga, chỉ khác chỗ pa. du. eka: aduη, bahu: amūni.
Nghĩa riêng biệt của tiếng amu: Tiếng nầy đổi ra asu cũng được, dầu là phép biến thể và cách đổi cũng như amu trong cả 3 liṅga cho đến tiếng dịch cũng vậy, nên không cần phải biến thể nữa.
‒ Dứt sabbanāma ‒
Abyayasabda hoặc avyayasabda - bất biến từ
Tiếng không thay đổi là một loại ngữ không biến hóa bằng vibhatti hoặc đổi làm thành chữ khác như 3 nāma đã có giải rồi, nó vẫn giữ hình trạng một mực, ngữ căn thế nào cũng dùng như thế đó, gọi là abyayasabda (avyayasabda) dịch là bất biến từ.
Abyayasabda chia ra làm 3 loại là: upasagga (tiếp đầu ngữ), nipāta (liên từ), paccaya (tiếp vĩ ngữ). Tiếng upasagga để tiếp hợp trước nāma và kiriyā cho có phần đặc biệt thêm; khi nối trước nāma thì nó có cái phẩm tương tự như guṇanāma nếu dẫn đầu kirayā thì nó có cái tính giống như kiriyāvisesana. Tiếng nipāta để dùng trong khoảng nāmasabda, hoặc kiriyāsabda; khi đã đặt vào thì nó làm cho ý nghĩa của nāma và kiriyā khác nhau. Tiếng paccaya đặt phía chót nāmanāma và dhātu.
1. Những tiếng upasagga – tiếp đầu ngữ có 20 là:
ati : quá, rất, lắm
du : xấu, nghèo, khó
adhi : quá to
ni : không dư, không có
anu : nhỏ, phía sau
ni : ra, vào, xuống
apa : lìa, tránh, lánh
pa : thông thường, phía trước
api hoặc pi : gần phía trên
paṭi hoặc pati: riêng, đáp đối, lánh, trở lại
abhi : thái quá, lớn riêng phía trước
parā : phía trước
ava hoặc o : xuống dưới thấp
pari : vòng tròn, chung quanh, hoàn toàn
ā : thông thường quá
vi : khác, lạ, rõ rệt
u : lên, ngoài, cao
saη : cùng nhau, đồng thời, sẵn sàng, tốt đẹp
upa : vào, gần, vững chắc
su : đẹp, để, dễ dàng, đúng, quá lắm
2. Nipāta - liên từ
Tiếng nipāta có phận sự đặt trong khoảng nāmasabda với nāmasabda hoặc kiriyāsabda với kiriyāsabda hay nāmasabda với kiriyāsabda cũng được. Như trong câu: “aniccā vata saṅkhāra” “dassāmi na dassāmi” “yakkhā neva dassenti” hoặc giả đặt ở đầu hay sau chót câu cũng được.
Tiếng nipāta chia ra có nhiều loại như sau:
- Ᾱlapanatthavācaka - liên từ chỉ hô cách có 12 tiếng:
Yagghe dịch là: Tâu bệ hạ, bẩm, bạch, thưa ngài (tiếng để xưng hô đối với người bậc trên).
Bhante bạch Ngài (tiếng để cư sĩ hoặc nhà sư nhỏ hạ tồn xưng đối với sư vị trưởng
Bhaṇe này (tiếng để dùng gọi kẻ dưới).
Ambho người đáng kính, chư quý vị (tiếng dùng gọi phần đông người bằng cách khiêm tốn).
Āvuso này, bạn, chú, em (tiếng để bậc xuất gia dùng gọi hạng cư sĩ hoặc vị tu sĩ thấp hạ.
Re, are dịch là đồ vô lại, bất lương, tiếng để gọi người thấp hèn, tiếng khinh bỉ.
He chư quí ông, quí bà, hoặc đồ đê hèn (tiếng để gọi người bằng cách khiêm tốn, hoặc để kêu một người (vì sự bất bình).
Je dịch là mày, mi, bây (tiếng để gia chủ gọi kẻ tôi tớ.
- Kālatthavācaka - liên từ chỉ thời gian:
Atha : khi đó, lúc ấy
Hiyyo, hiyo : hôm qua
Pāto : buổi sáng, buổi mai
Sve : mai, ngày mai
Divā : ngày, ban ngày
Parasve : ngày kia, hôm kia
Sāyaη : buổi chiều, buổi tối
Sampati : hiện thời, hiện nay
Suve : trong ngày, ban ngày
Āyatiη : từ đây, lần sau
- Thānatthavācaka - liên từ chỉ nơi chốn:
Uddhaη : phía trên
Bahiddhā : dịch là phía ngoài
Upari : phía trên cao cấp
Bahira : phía ngoài
Adho : phía dưới, ở dưới
Bāhiraη : phía ngoài
Heṭṭthā : phía dưới, phía sau
Oraη : bờ đây
Antarā : khoảng
Pāraη : đời sau, cõi khác
Tiro : phía ngoài
Sammukhā : hiện diện trước mắt
Bahi : phía ngoài
Parammukhā : khuất mắt
Raho : nơi vắng, vắng khuất
- Paricchedatthavācaka - liên từ chỉ hạn định
Kiva : mấy, bao nhiêu.
Yāva : đến đâu, đến chừng nào.
Tāva : đến đó, chừng đó, lối chừng nào.
Yāvadeva : chỉ bao nhiêu.
Tāvadeva : lối chừng đó, chỉ bao nhiêu đó.
Yāvatā : có chừng nào.
Tāvatā : có chừng bao nhiêu đó.
Kittāvatā : có chừng bao nhiêu.
Samantā : xung quanh.
Ettāvatā : có chừng bấy nhiêu.
- Upamāmipameyyatthavācaka - liên từ chỉ sự so sánh
Viya : như, như nhau, giống nhau, giống như là.
Yathā : như là, thế nào, ra sao.
Seyyathā : thế nào.
Iva : cũng như, như, như là.
Tathā : thế đó, như thế đó.
Evaη : như vậy, như thế đó.
- Pakaratthavācaka - liên từ chỉ cách thức
Avaη : như vậy, như thế đó.
Tathā : như thế ấy, như thế đó.
Kathaη : như thế nào, sao, thế nào.
- Patisedhanatthavācaka - liên từ chỉ sự từ chối; cấm ngăn.
Na : không, chẳng, không phải, đừng.
Eva : thật, thành thật.
No : không, chẳng đừng
Vinā : trừ, chỉ trừ.
Mā : đừng.
Alaη : đừng, thôi, vừa rồi.
Va : thật, xác thật, kỳ thật.
- Parikappatthavācaka - liên từ chỉ ý định, chủ tâm
Ce : nếu.
Atha : nếu, nếu vậy.
Yadi : nếu mà, nếu vậy, nếu như.
Appevanāma : là thế nào há.
Sace : nếu, nếu mà.
Yannāna : nếu như thế, nếu như thế thì, như thế nào há.
- Sampaticchanatthavācaka - liên từ chỉ sự thừa nhận: Ᾱma, āmantā : ờ, dạ; vâng, phải, được[16].
- Anussavanatthavācaka - liên từ chỉ sự đã được nghe: Kira, khalu, sudaη dịch như nhau là: nghe rằng, được nghe rằng.
- Pucchanatthavācaka - liên từ chỉ sự vấn:
Kiη : hoặc, gì, sau, như thế nào.
Kathaη : thế nào, như thế nào.
Kaci : hoặc.
Nu : hé.
Nanu : phải chăng? Hé.
Udāhu : hoặc là, hay là.
Seyyathīdaη : thế nào đây, ra sao đây.
- Anekatthavācaka - liên từ chỉ nhiều lẽ khác nhau:
Ca: và, cùng với, lại nữa, thật.
Vo: hoặc, hay là, độ chừng, cũng được.
Hi : bởi vì, tại vì, vì lẽ gì, chắc thật.
Tu: dẫu thế nào, song lẽ, tuy vậy, tuy nhiên.
Pana : nhưng, song, tuy thế, tuy nhiên.
Api, pi : nhưng, mà, nhưng mà, song, chỉ là.
Apica : thế rồi, nhiên hậu, rồi thì.
Athavo : hơn nữa, lại nữa.
- Padapūraṇatthavācaka - liên từ (chữ không có nghĩa thực):
Nu : hé.
Su : hé, nhỉ.
Ve : quả nhiên, nhé.
Vo : hừ, chà, cha, chả, hé.
Se : hé.
Kho : hé, nhỉ, thật vậy.
Vata : ư, hử; nhỉ, ủa.
Have : hừ, chà, cha chả, nh
- Nānatthavācaka - liên từ chỉ tình trạng nhiều thứ:
Aññadatthu : xác thật
Atho : hơn nữa, lại nữa.
Addhā : theo sự thật, quả quyết.
Avassaη: tất nhiên, không thể tránh được.
Aho : ôi, ô.
Ārā : xa.
Āvi : rõ rệt, xác thật.
Nīcaη : thấp.
Nūna : thật chắc.
Paṭṭhāya: kể từ, từ rày về sau,từ nay trở đi.
Pabhūti : từ đây.
Puna : nữa
Iti : vì lẽ đó, nhân đó, như vậy, như thế.
Uccaη : cao.
Kiñcāpi : dầu vật gì, bất cứ điều gì, dầu thế nào, song lẽ, tuy vậy.
Kvaci : một ít
Nānā : khác, khác nhau, bất đồng.
Mudhā : không, không, vô ích.
Musā : dối, không thật.
Sakiη : một lần, một lúc.
Satakkhattuη : một trăm lần.
Saddhiη : chung với, chung cùng.
Saṇikaη : chậm.
Punappunaη: thường, thường.
Bhiyyo : rất quá, quá chừng.
Bhiyyoso : rất quá, quá độ.
Micchā : sai, quấy.
Sayaη : tôi, thằng tôi, một mình.
Saha : chung cùng, cùng với.
Sāmaη : bản ngã, tự ngã, tôi, một mình.
Loại paccaya để đặt phía sau dhātu là kiriyāsabda phía chót nāmasabda cũng được. Hạng học sinh phải phân biệt như vầy: một ít tiếng abyayapaccaya chỉ đặt được trong phía chót nāmanāma và sabdanāma thôi, một vài, chỉ để được trong phía chót kīriyāsabda không phổ thông cho cả nāma và sabdanāma như cách sắp đặt sau nầy:
Loại paccaya có 22 chữ: to tra ttha ha dha dhi hiη haη hiñcanaη va dā dāni rahi dhunā dācanaη jja jju tave tuη tvā tvāna tūna chia ra làm 4 loại tùy lối dùng là: 1) to; 2) tra ttha ha dha dhi hiη haη hiñcanaη va; 3) dā dāni rahi dhunā dācanaη jja jju; 4) tave tuη tvā tvāna tūna.
1) “to” paccaya chỉ để đặt trong phía chót nāmanāma và sabdanāma thôi. To paccaya nầy là dấu hiệu thay thế vibhatti tatiyā và pañcamī hoặc một ít sattāmī cũng được. Nếu thay thế tatiyā vibhatti thì phần nhiều phải dịch là phía, theo, thay vibhatti pañcamī và sattāmī, dịch theo attha của āyatanipāta là thích hợp. 2 vobhatti đó, nếu đặt trong phía chót sabbanāma thì dùng là padavisesana của nāmanāma trong 2 liṅga (cả 2 vacana) gọi là abyayasabbanāma.
Chánh ngữ tiếp vị ngữ làm thành tiếng dịch là
Sabba to sabbato từ cả thảy.
Añña to annatto từ cái khác.
Aññatara to aññatarato từ một cái nào.
Itara to itarato từ cái khác.
Eka to ekato một bên chung cùng nhau, đồng nhau.
Ubha to ubhato hai bên.
Para to parato phía khác.
Ta to tato từ đó.
Eta to eto, ato từ nầy, phía nầy.
Ima to ito từ đây, phía đây.
Apara to aparato phía khác nữa.
Pura to purato phía trước.
Paccha to pacchato phía sau.
Dakkhiṇa to Dakkhiṇato bên mặt.
Vāma to vāmato bên trái.
Uttara to uttarato phía trên.
Adhara to adharato phía dưới.
Ya to yato từ đâu.
Amu to amuto từ đàng kia, ở đàng kia.
Katara to katarato từ; đâu.
Kiη to kuto từ đâu, ở chỗ nào, từ chỗ nào.
Attha to atthato bằng sự…
Saηkhepa to saηkhepato bằng cách tóm tắt.
Vitthāra to vithārato bằng cách rộng thêm.
Visesa to visesato lạ thường.
Pitu to pitito bên cha.
Mātu to mātito bên mẹ.
2) Paccaya: tra ttha ha dha dhi hin han hiñcanan va chỉ đặt được trong phía chót sabbanāma. Tất cả paccaya đó là dấu hiệu của sattamivibhatti, dùng làm padavisesana của nāma được cả 3 tính, 2 vacana gọi là abyayasabbanāma.
Chánh ngữ tiếp vị ngữ làm thành tiếng dịch là
Sabba tra sabbatra trong, tất cả, cả.
Sabba ttha sabbattha thảy, hết thảy.
Sabba dhi sabbadhi thảy, hết thảy.
Añña tra aññatra trong, khác.
Añña ttha aññattha trong, khác.
Ya tra yatra trong đâu.
Ya hiη yahiη trong, đâu, chỗ nào.
Ya haη yahaη trong, đâu, chỗ nào.
Ta tra tatra trong đó.
Ta ttha tattha trong đó.
Ta hiη tahiη …
Ta haη tahaη …
eta tra atra …
eta ttha attha …
eka tra ekatra trong một.
eka ttha ekattha …
ubhaya tra ubhayatra trong cả hai.
ubhaya ttha ubhayattha trong cả hai.
Ima ttha ittha trong đây chỗ nầy.
Ima ha iha trong đây, chỗ nầy.
Kiη tra kutra trong đâu, chỗ nào.
Kiη ttha kattha trong đâu.
Kiη hiη kuhiη …
Kiη haη kuhaη, kahaη …
Kiη hiñcanan kuhiñcanaη …
Kiη va kva …
3) 7 paccaya: dā dāni rahi dhunā dācanaη jja jju chỉ để đặt phía chót sabbanāma thôi. Các paccaya đó là dấu hiệu của sattamī vibhatti, như dùng để chỉ thời giờ gọi là kālasattamī.
Chánh ngữ tiếp vị ngữ làm thành tiếng dịch là
Sabba dā sabbadā luôn luôn.
dā sadā …
Eka dā ekadā một lần, đôi khi.
Ya dā yadā mỗi khi, mỗi lần, lúc nào.
Ta dā tadā trong lúc ấy, lúc bây giờ.
Kiη dā kadā khi nào, lúc nào.
Kiη dā kadāci đôi khi, đôi lúc.
Ima dāni idāni bây giờ, lúc nầy, hiện nay.
Eta rahi etarahi hiện nay, bây giờ.
Kiη rahi karahici đôi khi, đôi lúc.
Ima dhunā adhunā mới đây, vừa mới đây, mới xảy hiện thời
Kiη dācanan kudācanaη đôi khi.
Ima jja ajja trong ngày nay, lúc bây giờ.
Ima ajju sajju trong ngày nay, mau lẹ.
Para jju parajju trong ngày khác.
Apara jju aparajju hôm sau.
4) 5 paccaya: tave tuη tvā tvāna tūna chỉ để đặt trong phía chót dhātu là kiriyāsabba thôi, là paccaya loại abyayasabda riêng biệt:
Dhātu paccaya thành chữ là dịch là
Kara tave kātave làm, để làm; sự làm.
Kara tvā karitvā, katvā …
Kara tvāna karitvāna, katvāna …
Kara tūna kattūna, katūna …
‒ Dứt nāma ‒
---
CHƯƠNG IV. SAMᾹSA VIDHĪ - PHÉP PHỨC NGỮ
Danh từ, từ 2 tiếng trở lên tóm tắt thành 1 tiếng gọi là samāsa dịch là phức ngữ. Phép samāsa, nếu giải theo sự thì có 2 loại, là: 1) luttasamāsa: phép samāsa xóa vibhatti, thí dụ: rājaputto: con của đức vua; 2) aluttasamāsa: phép samāsa không xóa vibhatti, thí dụ: urasilomo (ngươi) có lông ngực.
Nếu giải theo tên thì phép samāsa có 7 loại, là: kammadhāraya, digu, tappurisa, dvandva, abyayībhāva, bahubbihi, ekasesasamāsa
1. Kammadhārayasamāsa
Hai danh từ có vibhatti và vacana đồng nhau, 1 tiếng nāmanāma là chủ yếu, 1 tiếng guṇanāma hoặc nāmanāma là visesanāna hay cả hai đều là guṇanāma, có tiếng khác là chủ yếu tóm tắt thành 1 tiếng gọi là kammadhārayasamāsa; có 6 loại, là: visesanapubbapada, visesanuttarapada, visesanobhayapada, visesanopamapada, sambhāvanapubbapada, avadhāraṇapubbapada.
- Visesanapubbapada: Kammadhārayasamāsa có tiếng visesana ở phía đầu, có tiếng chủ yếu ở phía chót gọi là visesanapubbapada, thí dụ: mahanto + puriso > mahāpuriso “đại nhân”.
Phép samāsa nầy, có khi xóa chữ của tiếng visesana, chỉ chừa 1 chữ phía đầu như kucchitā + diṭṭhi > kudiṭṭhi “kiến thức mà bậc hiền minh đáng khinh bỉ.
- Visesanuttarapada: Kammadhārayasamāsa có tiếng visesana ở phía chót, có tiếng chủ yếu ở phía đầu gọi là visesanuttarapada, thí dụ: puriso + uttamo > purisuttamo “người cao quý”.
- Visesanobhayapada: Kammadhārayasamāsa có 2 tiếng đều là visesana, có tiếng khác là chủ yếu, gọi là visesanobhayapada, thí dụ: sītañca + uṇhañca > sītuṇhaη (thānaη) (nơi) lạnh và nóng (cả lạnh và nóng).
- Visesanopamapada: Kammadhārayasamāsa có tiếng visesana là thí dụ gọi là visesanopamapada, có hai loại là: 1) Có tiếng thí dụ ở phía đầu gọi là upaṃāpubbapada, như saṅkhaη + iva + pandaraη > saṅkhapaṇdaraη (khīraη) sữa (tươi) “trắng như vỏ hến”; 2) Có tiếng thí dụ ở phía chót gọi là upaṃānuttarapada thí dụ: naro + sīho + iva > narasīho “người giống như sư tử”.
- Sambhāvanapubbapada: Kammadhārayasamāsa mà trong viggaha gồm có tiếng iti là sambhāvana (giả định, ức đoán ở phía đầu, có tiếng chủ yếu ở phía chót gọi là sambhāvanapubbapada. Thí dụ: khattiyo (ahaη) + iti + māno > khattiyamāno tự phụ rằng (ta) là nhà vua.
- Avadhāraṇapubbapada: Kammadhārayasamāsa mà trong viggaha gồm có evasabda là avadhārana (sự nhấn mạnh) ở phía đầu, có tiếng chủ yếu ở phía chót gọi là avadhāraṇapubbapada, thí dụ: buddho + eva + ratanaη > buddharatanaη ngọc tức là đức Phật.
2. Digu samāsa
Visesanapubdapada kammadhārayasamāsa nếu có saṅkhyāsabda là padavisesana ở phía đầu thì trở gọi là digusamāsa, có 2 loại: samāhāradigu và asamāhāradigu.
- Samāhāradigu: Digusamāsa tóm tắt nāmasabda có nghĩa là bahuvacana làm cho trở thành ekavacana napuηsakaliṅga gọi là samāhāradigu: thí dụ tayo + loka) tilokaη “tam giới”.
- Asamāhāradigu: Digusamāsa không tóm tắt nāmasabda cho ra ekavacana napuηsakaliṅga gọi là asamāhāradigu: thí dụ eko + puggalo > ekapuggalo “một người”.
3. Tappurisa samāsa
Nāmasabda hợp với vibhatti nāma nhứt là dutiyāvibhatti và tóm tắt với tiếng ở phía chót có vibhatti khác nhau gọi là tappurisasamāsa, có 6 loại, là: dutiyātappurisa, tatiyātappurisa, catutthītappurisa, pañcamītappurisa, chaṭṭhītappurisa, sattamītappurisa, nếu kể ubhaya tappurisa vào nữa thành 7 loại:
- Dutiyātappurisa: sukhaη + patto > sukhappatto (jano) người đã được hạnh phúc.
- Tatiyātappurisa: sallena + viddho > sallaviddho (migo) hươu đã bị tên.
- Catutthītappurisa: kathinassa + dussaη > kathinadussaη “vải để làm y”
- Pañcamītappurisa: raññā + bhayaη > rājabhayaη “sợ vì đức vua”.
- Chaṭṭhītappurisa: rañño + putto > rājaputto “con của đức vua”
- Sattamītappurisa: rūpe + saññā > rūpasaññā “sự nhận thức trong sắc”.
- Ubhayatappurisa: kammadhārayasamāsa hoặc digusamāna nếu có nanipātasabda ở phía đầu đổi làm a hay ana trở gọi là ubhayatappurisasamāna thí dụ: na + brāhmano > abrāhmano không phải là bà la môn na + ariyo > anariyo “không phải là thánh nhơn”.
Samāsa nầy, nếu không gọi là ubhayatappurisa trở gọi là napubbapadakamadhārayasamāsa cũng được.
4. Dvandvasamāsa
Nāmasabda từ 2 tiếng trở lên có vibhatti đồng nhau, tóm tắt thành 1 tiếng gọi là dvandvasamāsa; có 2 loại là: samāhāra và asamāhāra.
- Samāhāradvandva: dvandvasamāsa tóm tắt nāmasabda phía chót cuối cùng, dầu là pulliηga hai itthīliηga cho thành napuηsakaliṅga ekavacana; hoặc tiếng phía chót cuối cùng là napuηsakaliṅga sẵn cũng vẫn để là napuηsakaliṅga ekavacana gọi là samāhāradvandva thí dụ: samatho + ca + vipassanā + ca > samathavipassanaη “samatho và vipassanā”.
- Asamāhāradvandva: dvandvasamāsa, tiếng phía chót cho thành bahuvacana theo lối của liṅga gọi là asamāhāradvandva, thí dụ: samaṇoca + brāhmaṇo ca > samaṇabrāhmaṇā “sa môn và bà la môn”.
5. Abyayībhāvasamāsa
Samāsa có upasagga hoặc nipāta ở phía đầu và là napuηsakaliṅga, dầu là bahuvacana cũng có hình thể là napuηsakaliṅga ekavacana gọi là abyayībhāvasamāsa; có 2 loại là: upasaggapubbaka và nipātapubbaka
- Upasaggapubbaka: abyayībhāvasamāsa có upasagga ở phía đầu gọi là upasaggapubbaka hoặc upasaggapubbakābyayībhāva, thí dụ: nagarassa + samīpaη > upanagaraη “gần đô thị”.
- Nipātapubbaka: abyayībhāvasamāsa có nipāta ở phía đầu gọi là nipātapubbaka hoặc nipātapubbakābyayībhāva thí dụ: vuddhānaηpatipāti: yathāvuḍḍaη. “theo thứ tự người trưởng thượng”.
6. Bahubbihisamāsa
Samāsa có tiếng khác quan hệ phức hợp gọi là bahubbihisamāsa; có 6 loại là: dutiyābahubbihi, tatiyābahubbihi, catutthībahubbihi, pañcamībahubbihi, chaṭṭhībahubbihi, sattamībahubbihi; kể cả sahapubbapadabahubbihi vào nữa thành 7 loại.
- Dutiyābahubbihi định lấy tiếng dutiyāvibhatti quan hệ phức ngữ là chữ yếu của tiếng samāsa để nhận thức như vầy: āgatā samanā yaη so: āgatasamaṇo (ārāmo) “(chùa) đã có sa môn đến”.
- Tatiyābahubbihi định lấy tiếng tatiyāvibhatti là quan hệ phức ngữ để nhận thức như vầy: jitāni indriyāni yena so: jitindriyo (samaṇo) “sa môn đã chế ngự lục căn rồi”.
- Catutthībahubbihi định lấy tiếng catutthīvibhatti là quan hệ phức ngữ để nhận thức như vầy: dinno suṅko yassa so: dinnasunko (rāja) (đức vua) có thuế tức thị dân đã nạp rồi.
- Pañcamībahubbihi định lấy tiếng pañcamīvibhatti là quan hệ phức ngữ để nhận thức như vầy: niggatā janā yasmā so: niggatajano (gamo) (làng) có người đi ra rồi.
- Chaṭṭhībahubbihi định lấy tiếng chaṭṭhīvibhatti là quan hệ phức ngữ để nhận thức như vầy: khīnā āsavā yassa so: khināsavo (bhikkhu) (tỳ khưu) đã hết āsava rồi,
- Chaṭṭhīupamābahubbihi samāsa có pathamāvibhatti là upamā có chaṭṭhīvibhatti là quan hệ phức ngữ gọi là chaṭṭhīupamābahubbihi thí dụ: suvaṇṇavaṇṇo iva vaṇṇo yassaso: suvaṇṇavaṇṇo (tathāgato) “đức Như Lai có màu da vàng”.
- Napubbapada chaṭṭhībahubbihi: chaṭṭhībahubbihisamāsa có nghĩa là không nhận gọi là napubbapadachaṭṭhībahubbihi, thí dụ: natthitassa samoti: asamo (tathāgato) (đức Như Lai là bậc vô song.
- Sattamībahubbihi định lấy tiếng sattamīvibhatti là quan hệ phức ngữ để nhận thức như vầy: sampannā sassā yasmiη so) sampannasasso (janapado) (tĩnh) hoàn toàn đến mùa gặt hái.
- Sahapubbapadabahubbihisamāsa: samāsa có lối viggaha là kattusādhana nhưng vì có sahasabda ở phía đầu để nhận thức thì trở gọi là sahabahubbihi thí dụ: sahaputtena yo vattatīti: saputto (pitā) cha cùng với con.
7. Ekasesasamāsa
Asamāhāradvandvasamāsa xóa tiếng khác chỉ chừa một tiếng gọi là ekasesasamāsa: có 2 loại là: pubbekasesa và parekasesa.
- Pubbekasesa: samāsa xóa tiếng phía chót chỉ chừa tiếng phía đầu gọi là: pubbekasesa, thí dụ: upāsako ca upāsikā ca: upāsakā “cận sự nam với cận sự nữ”.
- Parekasesa: samāsa xóa tiếng phía đầu, chừa tiếng phía chót gọi là parekasesa. Thí dụ: upāsako ca upāsikā ca: upāsikā “cận sự nam với cận sự nữ”.
Samāsa nầy, giải theo trạng thái bất đồng của rūpasabda thì có hai loại là sarūpekasesa và virūpekasesa.
- Sarūpekasesa: samāsa có rūpasabda đồng nhau là cả 2 tiếng đều có 1 rūpa gọi là sarūpekasesa thí dụ: puriso ca puriso ca: purisā.
- Virūpekasesa: samāsa có rūpasabda khác nhau nhưng có nghĩa đôi gọi là virūpekasesa thí dụ: māta capitā ca; Mātaro hoặc pitaro “cha và mẹ” hoặc sabda chữa lại đó là sabda đổi rūpa cho sai khác rūpa đầu của 2 tiếng trong viggaha cũng gọi là virūpekasesa, thí dụ: dasa ca dasa ca; vīsa 10 với 10 là 20. dasa ca dasa ca dasa ca; tiηsa 10 với 10 với 10 là 30.
‒ Dứt samāsa ‒
---
CHƯƠNG V. TADDHITA - ĐỆ NHỊ CHUYỂN HÓA NGỮ
Tiếng gồm có paccaya để thay và thu tiếng cho ngắn lại, như hai tiếng, chỉ để một tiếng trước, xóa tiếng sau, rồi dùng paccaya thế nào, như dhamma niyutto, hiệp với vibhattināma thành dhamme niyutto thêm jano là chủ từ trở lên dhamme niyutto (jano) dịch là “(người) đứng đắn” đặt nika paccaya thế tiếng niyutto rồi xóa niyutto, chỉ giữ dhamme, xóa n chỉ giữ ika hiệp thành dhammika; đặt sipathamāvibhatti, đổi a của ka và si vibhatti ra o thành rūpa là dhammiko cũng vẫn còn nghĩa là “(người), đứng đắn” như thế gọi là taddhita.
Tiếng samāsa khác với tiếng taddhita vì tiếng samāsa không dùng paccaya để thay tiếng, chỉ có xóa một ít vibhaṭṭi của tiếng trước hoặc không xóa, như dhamme niyutto hiệp lại thành dhammaniyutto.
Xin thí dụ sau đây để làm kiểu mẫu:
Samāsa : buddhe pāsādo thu ngắn thành buddhapasādo
Taddhita : buddhe pāsādo … buddhiko
Samāsa : dhamme thito … dhammathito
Taddhita : dhamme thito … dhammiko
Samāsa : saηghe pasanno … saṅghapasanno
Taddhita : saṅghe pasanno … saṅghiko
Samāsa : kāyena kataη kammaη … kāyakammaη
Taddhita : kāyena kataη kammaη … kāyikaη
Samāsa : dūre nidānaη … dūrenidānaη
Taddhita : dūre nidānaη … dūraη
Theo kiểu mẫu trên đây, thấy rằng tiếng samāsa và tiếng taddhita có cách thức thu tiếng khác nhau. Tiếng samāsan khi thu lại rồi vẫn còn giống trước, như buddhe pāsādo dịch là “sự trong sạch trong đức Phật” là Sattamītappurisasamāsa, hiệp lại thành buddhapasādo.
Tiếng buddhapasādo chưa được gọn nên rút ngắn thành taddhita là: đặt nika paccaya trong taratyāditaddhita thay tiếng pasādo thành buddhiko cũng dịch như trước. Dầu với các tiếng khác, khi thành rūpa taddhi rồi cũng có cách thức giống như vậy.
Taddhita giải tóm tắt có 3 loại là: sāmaññataddhita, bhāvataddhita và abyayataddhita.
A. Sāmaññataddhita
Sāmaññataddhita chia ra làm 15 loại là: gottataddhita, taratyāditaddhita, rāgāditaddhita, jātāditaddhita, samūhataddhita, thānataddhita, upamātaddhita, nissitataddhita, bahulataddhita, setthataddhita, tadassatthitaddhita, pakatitaddhita, purānataddhita, saηkhyātaddhita, vibhāgataddhita.
1. Gottataddhita: trong gottataddhita có 8 paccaya là: na, nāyana, nāna, neyya, ni, nika, nava, nera.
Na: vasiṭṭhassa apaccaη = vāsiṭṭho (jano) “người là con của vasiṭṭha (dòng gotta) ”.
Nāyana: vacchassa apaccaη = vacchāyano (jano) “(người) là con của vaccha”
Nāna: kaccassa apaccaη = kaccāno (jano) “(người) là con của kacca”
Neyya: kattikāya apaccaη = kattikeyyo (jano) “người là con của phụ nữ tên kattikā”.
Ni: Dakkhassa apaccaη = dakkhi (jano) “(người) là con của dakkha”.
Nika: sakkyaputtassa apaccaη = sakkyaputtiko (jano) “(người) là con của sakkya”.
Nava: upakussa apaccaη = upakavo (jano) “(người) là con của upaku”.
Nera: vidhavāya apaccaη = vedhavero (jano) “người là con của sương phụ”.
2. Taratyāditaddhita giải theo tên có 27 là: taratitaddhita, saηsaṭṭhataddhita, caratitaddhita, vahatitaddhita, vasatitaddhita, jātataddhita, adhitetaddhita, katataddhita, vatattitaddhita, sannidhānataddhita, niyuttataddhita, sippataddhita, bhaṇḍataddhita, jīvatitaddhita, hatataddhita, bandhataddhita, āvudhataddhita, ābādhataddhita, pasannataddhita, santakataddhita, kitataddhita, parimānataddhita, rāsitaddhita, arahatitaddhita, dibbatitaddhita, viditataddhita, saηvattatitaddhita.
Tất cả: 27 taddhita đó chỉ đặt 1 paccya ṇika giống nhau như vầy:
Taratitaddhita: nāvāya taratīti = nāviko (jano) “người vượt qua bằng thuyền”.
Saηsaṭṭhataddhita: tilena saηsatthaη (bhojanan): telikaη: “(thực phẩm) đã trộn với mè”.
Caratitaddhita: sakaṭena caratī’ti = sākaṭiko (jano) “người đi bằng xe”.
Vahatitaddhita: Sīsena vahatī’ti = sīsiko (jano) “người mang đi bằng sự đội”.
Vasatitaddhita: Magadhe Vasatī’ti Māgadhiko (jano) “(người) đi trong xứ Magadha.”
Jātataddhita: indapatte jāto = indapattiko (jano) “(người) đã sinh trong đô thị indapatta.”
Adhitetaddhita: vinayaη adhite’ti = venayiko (bhikkhu) “(tỳ khưu) học luật (người học luật)”.
Katataddhita: kāyena kataη kammaη = kāyikaη “(nghiệp) mà người đã làm bằng thân”
Vatattitaddhita: kāye vattatī’ti = kāyikaη (kammaη “nghiệp làm trong thân”.
Sannidhānataddhita: sarīve sannidhānā = sārīrikā (vedanā) “3 (cái thọ) ở trong thân”
Niyuttataddhita: Dvāre Niyutto = Dovāriko (Jano) “(người) gác cửa”.
Sippataddhita: Vīnā Assa Sippanti = Veniko (Jano) “(người) đánh đờn”
Bhaṇḍataddhita: Gandho Assa Bhaṇḍaη = Gandhiko – Jano) “(người) có mùi thơm là của cải”
Jīvatitaddhita: Orambhaη Hantvā Jīvati’ti = Orambhiko (Jano) “(người) giết cừu rồi nuôi sanh mệnh”
Hatataddhita: Jālena Hato = Jāliko (Satto) “(sinh vật) mà người đã giết bằng lưới.”
Bandhataddhita: Suttena Bandho = Suttiko (Satto) “(sinh vật) đã bị buộc bằng chỉ”.
Āvudhataddhita: Musalo Assa Ᾱvudho = Mosaliko (Jano) “(người) có cái chày là vũ khí”.
Ābādhataddhita: Vāto Assa Ᾱbādho = Vātiko (Jano) “(người) mang bệnh vì cảm gió.”
Pasannataddhita: Buddhe Pasanno = Buddhiko (Jano) “(người) tận tâm trong đức Phật.”
Santakataddhita: Saṅghassa Santakaη = Sanghikaη (Bhaṇḍaη) “(tài sản) của tăng già”.
Kitataddhita: Suvaṇṇena Kītaη (Bhandaη) Sovaṇṇikaη “(tài sản) mà người đã mua bằng vàng”.
Parimānataddhita: Kumbho Assa Parimānaη = Kumbhikaη (Vatthu) “(đồ đựng) lối một cái nồi (ước chừng bằng cái nồi)”.
Rāsitaddhita: Kumbhassa Rāsi = Kumbhiko “đống nồi”.
Kaṭṭhassa Rāsi) Kaṭṭhiko “đống cây”.
Arahatitaddhita: Kumbhaη Arahatī’ti = Kumthiko (Jano) “(người) có thể mang đồ một nồi (để mang đi)”.
Dibbatitaddhita: Akkhena Dibbatī’ti = Akkhiko (Jano) “(người) đánh cờ tướng.”
Viditataddhita: Loke Vidito = Lokiko (Dhammo) “(Pháp) đã rõ rệt trong đời”.
Saηvattatitaddhita: Lokāya Saηvattatī’ti = Lokiko (Dhammo) “(Pháp) hành hoàn toàn để cho chúng sanh”.
3. Rāgāditaddhita chia theo tên có 13 loại: là rāgataddhita, idaηtaddhita, bhavataddhita, jātataddhita, āgatataddhita, niyuttataddhita, devatātaddhita, aveccadhitetaddhita, visayataddhita, santitaddhita, nibbattataddhita, nivāsataddhita, issarataddhita.
Tất cả 13 Taddhita nầy chỉ đặt i paccaya na giống nhau như vầy:
Rāgataddhita: Kasāvena Rattaη (Vatthaη) = Kāsāvaη “(y) mà người đã nhuộm bằng nước thu liểm[17] (gọi là Rattataddhita cũng được).
Idaηtaddhita: Sūkarassa Idaη Maηsaη = Sokaraη “thịt này là thịt heo”.
Bhavataddhita: Udumbarassa Avidūre Bhavaη Vimānaη = Odumbaraη “dinh thự phát sinh trong nơi gần cây (mã sung tiên)”.
Jātataddhita: Magadhe jāto = māgadho (jano) “(người) đã sinh trong xứ Magadha”.
Ᾱgatataddhita: Magadhasmā āgato = māgadho (jano) “(người) đã đến từ xứ Magadha”.
Niyuttataddhita: Kattikāya niyutto (māso) kattiko “(tháng) mười”
Devatātaddhita: Buddho assa devatā’ti = buddho (jano) “(người) có đức Phật là vị trời”[18]
Aveccadhitetaddhita: saηvaccharaη avecca adhiteti = saηvaccharo (jano) “(người) đã quán tưởng rồi học năm”[19]
Visayataddhita: kuntānaη visaya (deso) = kunto “(xứ) là nơi cư trú của chim séo (mỏ nhát)”.
Santitaddhita: udumbarā asmiη (padese) santi = odumbaro “(xứ) có cây (mã sung tiền)”.
Nibbattataddhita: sāgarehi (rājakumārehi) nibbattoti = sāgaro (samuddo) “(biển) đã phát sanh rồi (do đức hoàng tử) là con vua biển”.
Nivāsataddhita: magadho assa nivāsoti = māgadho (jano) “(người) có kinh đô Magadha là nơi cư ngụ”.
Issarataddhita: mathurāya issaro = māthuro (jano) “(người) là chủ trong đô thị mathurā”.
4. Jātāditaddhita. Paccaya để đặt trong jātāditaddhita có 4 là: ima, iya, ika, kiya.
Taddhita nầy chia theo tên có 3 loại là: jātataddhita, niyuttataddhita, atthitaddhita.
- Jātataddhita đặt được 2 paccaya là: ima, iya. Ima: pure jāto = purimo (jano) “(người) đã sinh ra trước”. Iya: manussajātiyā jato = manussajātiyo (satto) “(sinh vật) đã sanh do loài người”.
- Niyuttataddhita: đặt được đều đủ cả 4 paccaya. Ima: ante niyutto: antimo (jano) “(người) đã sắp đặt trong nơi cuối cùng”. Iya: ante niyutto = antiyo (jano) dịch như nhau. Ika: ante niyutto = antiko (jano). Kiya: andhe niyutto = andhakiyo (jano) “(người) đã chỉnh bị trong nơi tối tăm”.
- Atthitaddhita: đặt được 3 paccaya là ima, iya, ika. Ima: putto yassa atthī’ti = puttimo (puriso) “(người nam) có con”. Iya: putto yassā atthī’ti = puttiyā (itthī) “(phụ nữ) có con”. Ika: putto yassa atthī’ti = puttikaη (kulaη) “(gia đình) có con”.
5. Samūhataddhita. Trong samūhataddhita có 3 paccaya là: kaṇa, ṇa, tā.
Kaṇa: rājaputtānaη samūho > rājaputtako: tụ tập của hoàng tử hoặc nhóm của hoàng tử.
Ṇa: manussānaη samūho = mānusso. Ko = Hội hợp của người hoặc bọn của người.
Tā: gāmānaη samūho = gāmatā: kết hộp làng.
6. Ṭhāṇataddhita. Trong ṭhāṇataddhita chỉ có 1 paccaya là iya = madanassa thānaη = madanīyaη = nguyên nhân của sự say đắm.
7. Upamātaddhita. Trong upamātaddhita chỉ có 1 paccaya là āyitatta: dhūmoviya dissati aduη (vatthu) tadidaη = dhūmāyitattaη “(vật) rõ rệt như khói”.
8. Nissitataddhita. Trong nissitataddhita chỉ có 1 paccaya là “la” đặt trong hai lẽ là nissita và thāna.
La đặt trong nissita = duṭṭhuη nissitaη = duṭṭhullaη (kammaη (nghiệp) đã dựa vào sự xấu xa (gọi là nissitataddhita).
La đặt trong thāna: duṭṭhussa thānaη = duṭṭhullaη = “nhân sanh sự xấu xa” (gọi là thānataddhita).
9. Bahulataddhita. Trong bahulataddhita chỉ có một paccaya là “Ᾱlu” đặt trong 2 lẽ là pakati và bahula.
Alu: đặt trong pakati = abhijjhā assa pakati: abhijjhālu (jano) (người có sự tham lam là thường lệ) (gọi là pakatitaddhita).
Ᾱlu: đặt trong bahula: abhijjhā assa bahulā = abhijjhālu (jano) (người) có nhiều sự tham lam).
10. Seṭṭhataddhita. Trong seṭṭhataddhita có 5 paccaya là tara, tama, iyissaka, iya, iṭṭha.
Tara: sabbe ime paṇḍitā ayamimesaη visesena paṇḍitoti = paṇḍitataro (jano) (tất cả người ấy toàn là paṇdita, bậc đó là paṇḍita, lỗi lạc hơn các hạng ấy, nhân đó gọi là paṇḍitaro là bậc paṇḍita xuất chúng.)
Tama: ayañca mahanto ayañca mahanto sabbe ime mahantā ayamimesaη visesena mahantoti = mahantatamo (jano) (người) nầy cùng lớn, người nầy cùng lớn, tất cả mọi người nầy đều lớn, người nầy lớn vì sự lỗi lạc hơn mọi người nầy, vì vậy (so jano người đó) gọi là mahantatamo (người lớn tột bực hơn các người nầy.)
Iyissaka – sabbe ime pāpā ayamimesaη visesena pāpoti = pāpiyissako (jano) “tất cả mọi người nầy đều xấu xa, người nầy xấu hơn các kẻ ấy, nhân đó, (so jano, người ấy) gọi là papiyissako = người xấu xa hơn các kẻ ấy”.
Iya – sabbe ime appā ayamimesaη visesena appati = kaniyo (jano) “tất cả mọi người nầy nhỏ, người ấy nhỏ hơn các kẻ ấy, nhân đó (so jano, người ấy) gọi là kaniyo người nhỏ hơn các kẻ ấy”.
Iṭṭha – ayañca pasaṭṭho ayañca pasaṭṭho sabbe ime pasaṭṭhā ayamimesaη visesena pasaṭṭhoti = seṭṭho (jano) “(người) ấy cùng cao quí, người ấy cùng cao quí, tất cả mọi người ấy đều cao quí, người ấy cao quí hơn các kẻ ấy, vì vậy (so jano, người ấy) gọi là seṭṭho” người cao quí hơn các kẻ ấy. Tara, iyissaka, iya để đặt trong visesaguṇasabda tama; iṭṭha để đặt trong ativisesagunasabda.
11. Tadassatthitaddhita. Trong tadassatthitaddhita có 9 paccaya là: vī, sa, sī, ika, ī, ra, vantu, mantu, na.
Taddhita nầy có 2 vigaha là: atthitaddhita, vijjatitaddhita.
- Atthitaddhita
Vi: medhā yassa atthī’ti = medhāvī (jano) “(người) có trí tuệ”.
Sa: sumedhā yassa atthī’ti = sumedhaso (jano) “(người) có trí tuệ tốt”.
Si: tapo yassa atthī’ti = tapasī (jano) người có tapa. “gay”.
Ika: daṇḍo yassa atthī’ti = daṇḍiko (jono) “(người) có cây gậy”.
I: daṇḍo yassa atthī’ti = daṇḍī (jono) “(người) có cây gậy”.
Ra: madhu yassa atthī’ti = madhuro (puvo) “(bánh) có mật ong, bánh có vị ngọt”.
Vantu: guṇo yassa atthī’ti = guṇavā (jano) “(người) có đức”.
Mantu = sati yassa atthī’ti = satimā (jano) “(người) có trí nhớ”.
Na: saddhā yassa atthī’ti = saddho (jano) “(người) có đức tin”.
- Vijjatitaddhita
Vī: māyā tasmiη vijjatī’ti = māyāvī (jano) “(người) có sự xảo trá”
Sa: sumedhā tasmiη vijjatī’ti = sumedhaso (jano) “(người) có trí tuệ tốt”.
Si: tejo tasmiη vijjatī’ti = tejasī (jano) “(người) có thanh danh”.
Ika: mālā tasmiη vijjatī’ti = māliko (jano) “(người) có tràng hoa”.
Ī: sukhaη tasmiη vijjatī’ti = sukhī (jano) “(người) có sự yên vui”.
Ra: kuñjo tasmiη vijjatī’ti = kuñjaro (satto) “(sinh vật) có vòi (loài voi)”.
Vantu: paññā tasmiη vijjatī’ti = paññavā (jano) “(người) có trí tuệ”.
Mantu: bandhu tasmiη vijjatī’ti = bandhumā (jano) “(người) có thân thuộc”.
Na: amaccharaη tasmiη vijjatī’ti = amaccharo (jano) “(người) không có sự bỏn xẻn”.
12. Pakatitaddhita. Trong pakatitaddhita chỉ có 1 paccaya là “maya” đặt trong 2 lẽ là pakati và vikāra.
Maya: đặt trong pakati: suvaṇṇena pakataη = sovaṇṇamayaη (bhājanaη) “(đổ đựng) mà người đã làm bằng vàng”.
Maya: đặt trong vikāra: suvaṇṇassa vikāro = sovaṇṇamayaη (bhājanaη) “(đồ đựng) bằng vàng”.
Sabda đặt paccaya “maya” đây, khi tóm tắt là padasamāsa và sabda khác, chỉ xóa maya cũng được = thí dụ: kanaka mayaη vimānaη = kanakavimānaη = dinh thự mà nghiệp phước đã tạo bằng vàng hoặc dinh thự bằng vàng.
13. Pūraṇataddhita. Trong puraṇataddhita có 5 paccaya là tiya, tha, ṭha, ma, ī.
Tiya: dvinnaη pūraṇo = dutiyo (jano) “(người) là nơi hài lòng của 2 kẻ = “người thứ 2”.
Tha: catunnaη pūraṇo = catuttho (jano) “(người) là nơi vừa ý của 4 kẻ = người thứ tư”.
Ṭha: channaη pūraṇo = chaṭṭho (jano) “(người) là nói đẹp lòng của 6 kẻ = người thứ 6”.
Ma: pañcanaη pūraṇo = pañcamo (jano) “(người) là nơi thỏa mãn của 5 kẻ = người thứ 5”.
Ī: ekādasannaη pūraṇī = ekadasī (itthī) “(phụ nữ) là nơi thỏa lòng của 11 phụ nữ = phụ nữ thứ 11.
Aḍḍhasabda: pūraṇasaṅkhyā cho dutiyā, tatiyā, catuthī nếu tóm tắt là tiếng samāsa chung với aḍḍha dịch là “nửa” phải đổi sankhyā gồm cả aḍḍha là rūpasabda khác như vầy:
- đổi dutiyā với aḍḍha là divaḍḍha hoặc diyaḍḍha. Thí dụ: aḍḍhena dutiyo = divaḍḍho hoặc diyaḍḍho (sabhāvo) “(cái) nửa thứ 2, tức là một rưỡi”.
- đổi tatiya với addha là aḍḍhatiya hoặc aḍḍhateyya, thí dụ: aḍḍhena tatiyo = aḍḍhatiyo hoặc aḍḍhateyyo (sabhāvo) “(cái) nửa thứ 3, tức hai rưỡi”.
- đổi catuttha với aḍḍha là aḍḍhuḍḍha, thí dụ: aḍḍhena catuttho = aḍḍhuddho (sabhavo) “(cái) nửa thứ 4 tức là ba rưỡi”.
14. Saṅkhyātaddhita. Trong saṅkhyātaddhita chỉ có 1 paccaya là “ka” đặt trong ý nghĩa: “…có…lối chừng”. “ước lượng” thí dụ: dve, parimānāṇi assāti = dviko (dhammo) “(pháp) có lối chừng 2”.
15. VibhᾹgataddhita. Trong vibhāgataddhita có 2 paccaya là dhā, so.
Dhā: ekena vibhāgena = ekadhā “một phần”. Dvīhi vibhāgehi = dvidhā “hai phần”.
So: padena vibhāgena = padaso “về phần pada”. Suttena vībhāgena = suttaso “về phần sutta”.
B. Bhāvataddhita
Trong bhāvataddhita có 6 paccaya là: ṇya, tta, ttana, tā, ṇa, kaṇa.
Ṇya: paṇḍitassa bhāvo = paṇḍiccaη “trạng thái của paṇḍita”.
Tta: anodarikassa bhāvo = anodarikattaη “trạng thái của tỳ khưu không có sự cố gắng, (để nuôi bao tử)”.
Ttana: puthujjanassa bhāvo = puthujjanattanaη “trạng thái của phàm nhân”.
Tā: muduno bhāvo = mudutā “trạng thái của tâm đa cảm (dể cảm)”
Na: visamassa bhāvo = vesamaη “trạng thái của (đàng đi) không bằng phẳng”.
Kaṇa: ramaṇīyassa bhāvo = rāmaṇīyakaη “trạng thái của (cái) mà người nên ưa thích”.
C. Abyayataddhita
Trong Abyayataddhita có 3 paccaya là thā, thattā, thaη gọi là abyayapaccaya. Abyayapaccaya ấy đặt trong nghĩa “phương tiện” chỉ đặt được ở phía chót một ít visesanasabbanāma thôi.
Thā: Yo Pakāro = Yathā “phương tiện nào”.
Thattā: Yo Pakāro = Yathatā “phương tiện nào”.
Thaη: chỉ nên đặt phía chót “Kiη” và “Ima”.
Thí dụ: Ko Pakāro = Kathaη “phương tiện như thế nào”. Ayaη Pakāro = Itthaη “phương tiện nầy”.
‒ Dứt phép taddhita ‒
CHƯƠNG VI. ĀKHYĀTANIDDESA – ĐỘNG TỰ MIÊU TẢ
Động tự biểu thị cái dụng của chủ từ, như tiếng: nằm, ngồi, đứng, đi, ăn, uống nói, v.v… Trong động tự có chỉ rõ phương pháp để phân biệt bằng 8 cách là: vibhatti, kāla, pada, vacana, purisa, dhātu, vācaka, paccaya.
I. Vibhatti
Tiếng vibhatti dịch là chia, phân loại hoặc biến hóa ngữ căn, trong tiếng Pāli có 2 loại là: vibhattināma và vibhattiākyāta. Vibhattināma có giải trong nāmaniddesa rồi. Về vibhattiākhyāta biến hóa dhātu (ngữ căn) để phân biệt kāla, pada, vancana, purisa, có 8 loại: vattamānā: hiện tại cách; pañcamī: mạng lịnh và chúc cách; sattamī: khả năng hoặc nguyện vọng cách; parokkhā: thì quá khứ bất định; hīyattanī: thì bán quá khứ; ajattanī: thì quá khứ của hiện tại; bhavissanti: thì vị lai của hiện tại; kālātipatti: điều kiện cách.
Trong mỗi loại đều có 12 vibhatti theo cách thức thứ tự sau đây:
1. Vattamānā – hiện tại cách 2. Pañcamī
Parassapada[20] |
Attanopada[21] |
Parassapada |
Attanopada |
||||||
Purisa |
Eka |
Bahu |
Eka |
Bahu |
Eka |
Bahu |
Eka |
Bahu |
|
p |
ti |
anti |
te |
ante |
tu |
antu |
taṃ |
antaṃ |
|
m |
si |
tha |
se |
vhe |
hi |
tha |
ssu |
vho |
|
u |
mi |
ma |
e |
mhe |
mi |
ma |
e |
āmhase |
3. Sattamī 4. Parokkhā
Parassapada |
Attanopada |
Parassapada |
Attanopada |
||||||
Purisa |
Eka |
Bahu |
Eka |
Bahu |
Eka |
Bahu |
Eka |
Bahu |
|
p |
ayya |
eyyuṃ |
etha |
eraṃ |
a |
u |
ttha |
re |
|
m |
eyyāsi |
eyyātha |
etho |
eyyavho |
e |
ttha |
ttho |
vho |
|
u |
eyyāmi |
eyyāma |
eyyaṃ |
eyyāmhe |
ṃ |
mha |
iṃ |
mhe |
5. Hīyattanī 6. Ajjattanī
Parassapada |
Attanopada |
Parassapada |
Attanopada |
||||||
Purisa |
Eka |
Bahu |
Eka |
Bahu |
Eka |
Bahu |
Eka |
Bahu |
|
p |
ā |
ū |
ttha |
tthuṃ |
ī |
uṃ |
ā |
ū |
|
m |
o |
ttha |
se |
vhaṃ |
o |
ttha |
se |
vhaṃ |
|
u |
ṃ |
mha |
iṃ |
mhase |
iṃ |
mhā |
ṃ |
mhe |
7. Bhavissanti 8. Kālātipatti
Parassapada |
Attanopada |
Parassapada |
Attanopada |
||||||
Purisa |
Eka |
Bahu |
Eka |
Bahu |
Eka |
Bahu |
Eka |
Bahu |
|
p |
ssati |
ssanti |
ssate |
ssante |
ssā |
ssaṃsu |
ssatha |
ssiṃsu |
|
m |
ssasi |
ssatha |
ssase |
ssavhe |
sse |
ssatha |
ssase |
ssavhe |
|
u |
ssāmi |
ssama |
ssaṃ |
ssāmhe |
ssaṃ |
ssāmha |
ssaṃ |
ssāmhase |
II. Kāla
Tiếng kāla dịch là thời, tức là ngày, tháng, giờ, canh, khắc… để biểu diễn thời gian quá khứ, hiện tại hoặc vị lai, như sau. Tóm tắt có 3 kāla: paccupannakāla (hiện tại), atītakāla (quá khứ), anāgatakāla (vị lai). Giải rộng có 8 kāla là: chia thời hiện tại ra làm 3 là: hiện tại thật, hiện tại gần quá khứ, hiện tại gần vị lai; chia thời quá khứ ra làm 3 là: quá khứ không nhứt định, đã qua rồi trong ngày hôm qua, đã qua rồi trong ngày hôm nay; thời vị lai chia ra làm 2: vị lai của hiện tại, vị lai của quá khứ.
1. Vattamānā vibhatti. Vattamānā[22] chỉ 3 paccupanna như vầy:
‒ Hiện tại thật, dịch là: đang, đương. Thí dụ: idāni pana so kiṃ karoti: vậy bây giờ y đang làm cái gì? Thero dhammaṃ deseti: đức thầy đang thuyết pháp. Hoặc chỉ dịch tiếng động tự mà thôi. Thí dụ: paññāya pabhā sabbāhi pabhāhi virocati: ánh sáng của trí tuệ chói lọi hơn các ánh sáng khác.
‒ Hiện tại gần quá khứ, dịch là: mới qua, mới vừa qua, hoặc qua rồi cũng được, một ít. Thí dụ: kuto nu tvaṃ āgacchasi: vậy mi từ đâu mới đến? Idāneva so āgacchati: họ mới vừa đến khi nảy đây. Tadā puññaṃ karomi haṃ: trong lúc đó, tôi làm phước rồi.
‒ Hiện tại gần vị lai, dịch là: sẽ, hằng, tự nhiên. Thí dụ: evaṃ tayā kate pāpe nirayaṃ nūna gacchasi: nếu mày đã gây nghiệp ác như vậy rồi, mày sẽ đi đến địa ngục không sai đâu. Kiṃ panā’haṃ karomi: vậy ta sẽ làm như thế nào? Ayato malaṃ samuṭṭhāya tameva khādati: sét từ sắt, tự nhiên trở lại ăn sắt. Yo bālaṃ sevati so vināsaṃ pāpuṇāti: người nào thân cận kẻ ác, người đó thế nào cũng bị hại đến.
2. Pañcamī vibhatti. Pañcamī[23] chỉ 2 anuttakāla, là: anatti và āsittha.
‒ Ānatti chỉ sự điều khiển, chỉ huy, đốc xuất, cai quản, dịch là: hãy. Thí dụ: mama vacanena karohi: mi hãy làm theo lời của ta. So yeva coro naṃ gaṇhatha: chính nó là kẻ trộm (các ngươi) hãy bắt nó. Evaṃ vadehi: ngươi hãy nói như vầy: gacchāhi - hãy đi đi.
‒ Āsittha chỉ sự ao ước, ham muốn, nguyện vọng, dịch là: hãy. Thí dụ: sukhaṃ te hotu: sự yên vui hãy đến cho ngươi. Dīghāyukā hotha: cầu mong các ngươi được trường thọ. Hoặc dịch là: xin, xin cho. Thí dụ: bhavatu sabbamaṅgalaṃ: xin cho có các hạnh phúc. Evaṃ hotu: xin cho được như vậy đi. Chỉ sự cầu khẩn, dịch là: xin. Thí dụ: me khamatha: xin (ngài) tha lỗi (đó) cho tôi. Abhayaṃ me detha: xin (các người) cho sự bình an đến tôi.
3. Sattamī vibhatti. Sattamī[24] chỉ 2 anuttakāla[25] là anumati và parikappa.
‒ Anumati chỉ sự công nhận, dịch là: nên hoặc chỉ nên. Thí dụ: bhajetha mitte kalyāṇe bhajetha purisuttame: người nên giao thiệp với các hiền minh, nên giao kết với các bậc tối ưu.
‒ Parikappa chỉ ý định, sự chủ ý, dịch là: phải nên. Thí dụ: puññañce puriso kayirā, kayirāthe’naṃ punappunaṃ tamhi chandaṃ kayirātha, sukho puññassa uccayo: nếu người làm phước nên làm phước ấy cho thường thường, nên phỉ chí trong phước đó, sự tích trữ phước đem đến sự yên vui. Chỉ sự trầm tư mặc tưởng, sự nghĩ ngợi, dịch là: nên hoặc phải. Thí dụ: kiṃ panā’haṃ kereyyaṃ: vậy ta nên làm cái chi hoặc là vậy ta phải làm như thế nào? Yannūnā’haṃ pabbajjeyyaṃ: nếu như thế đó ta chỉ phải xuất gia hoặc là ta nên xuất gia hay là thế nào hả?
4. Parokkhā vibhatti
Parokkhā[26] là vibhatti chỉ thời quá khứ đã qua rồi không nhứt định, dịch là: rồi. Thí dụ: Tenā’ha bhagavā…: vì thế nên Đức Thế Tôn diễn thuyết rằng… Setthī eva’māha: phú hộ đã nói rồi như vậy… Tenā’hu porāṇā…: vì vậy các ācariya thuở trước đã thuyết rồi.
5. Hīyattanī vibhatti
Hīyattanī[27] là vibhatti chỉ thời quá khứ đã qua rồi trong ngày hôm qua, dịch là: rồi. Thí dụ: so agamā: họ được đi rồi. Teagamū: (những người) đó được đi rồi. Evaṃ avacaṃ: (tôi) được nói rồi như vậy. Nếu có tiếng mā[28] đặt vào nữa thì dịch: chớ nên. Thí dụ: khaṇo māvo upaccagā khana: chớ nên qua khỏi các người, các người chớ nên phí thì giờ.
6. Ajjattanī vibhatti
Ajjattanī[29] là vibhatti chỉ thời đã qua trong ngày nay, dịch là: rồi. Thí dụ: thero āgami: đức thầy đến rồi. Bhikkhū eta’davocuṃ: các tỳ khưu đã nói lời này rồi. Evaṃ akāsiṃ: (tôi) đã làm rồi như vậy.
7. Bhavissanti vibhatti
Bhavissanti[30] là vibhatti chỉ thời vị lai của hiện tại, dịch là: sẽ. Thí dụ: so gacchissati: họ sẽ đi. Sve thero āgacchissati mayaṃ tassa bhikkhaṃ dassāma dhammañca suṇissāma: đức thầy sẽ lại trong ngày mai chúng ta sẽ dâng thực phẩm đến ngài và sẽ nghe pháp nữa.
8. Kālatipatti vibhatti
Kālatipatti[31] là vibhatti chỉ thời vị lai của quá khứ, dịch là: sẽ, rồi. Nếu a āgama ở phía đầu phải dịch là: sẽ được rồi. Thí dụ: so ce yānaṃ labhissā agacchissā: nếu họ sẽ được vận tải rồi (họ) sẽ được đi rồi.
III. Pada
Mỗi loại vibhatti chia ra làm 2 phần như nhau, nghĩa là phía đầu 6 pada, phía chót 6 pada. Phần đầu gọi là parassapada (năng động), phần chót gọi là attanopada (thụ động) cộng thành 2 loại. Parassapada để phân biệt động tự về năng động thể (kattuvācaka). Thí dụ: sudo odanaṃ pacati: đầu bếp đang nấu cơm. Attanopada để phân biệt động tự thuộc thụ động thể (kammavācaka) và trạng thái động thể (bhāvavācaka). Thí dụ: sūdena odano pacate: gạo mà đầu bếp đang nấu. Na tayā labhate gantuṃ: tức người không được đi đâu. Nhưng không phải nhứt định như thế, có khi trong câu kattavācaka dùng động tự theo vibhatti thuộc thụ động (attanopada). Thí dụ: piyato jāyate soko: sự phiền não sanh vì sự yêu mến. Có khi trong câu kammavācaka dùng động tự theo vibhatti về parassapada. Thí dụ: sadiso me na vijati: người như ta tự nhiên không kiếm được.
IV. Vacana
Những vibhatti đó có 2 ngữ số vacana là số ít (ekavacana) và số nhiều (bahuvacana) như vibhatināma vậy. Nếu danh tự về số nào, động tự phải theo số đó. Thí dụ: so gacchati: họ đang đi. Te gacchanti: Chúng đang đi. Puriso kammaṃ karoti: người nam tạo nghiệp. Itthīyo kammaṃ karonti: những phụ nữ gây nghiệp. Nhưng nếu có nhiều danh tự, từ 2 tiếng trở lên thuộc ekavacana có liên từ ca… phải dùng kiriyāsabda bahuvacana. Thí dụ: seṭṭhī ca seṭṭhibhariyā ca rājānaṃ upasaṅkamiṃsu: seṭṭhī với vợ seṭṭhī đã vào hầu đức vua rồi.
V. Purisa
Các vibhatti đó chia ra làm 3 ngôi là: pathamapurisa: ngôi thứ nhất; majjhimapurisa: ngôi thứ nhì; uttamapurisa: ngôi thứ 3. Như Ngài đại danh tự (purisa sabbanāma) vậy. Purisa sabbanāma nào là chủ từ, phải dùng kiriyāsabda có vibhatti cho trúng với purisa sabbanāma. Thí dụ:
- Ngôi thứ nhất (pathamāpurisa): so yāti: họ đi. Te yanti: chúng họ đi. Kumāro yāti: thiếu nam đi. Kumāriyo yanti: các thiếu nữ đi.
- Ngôi thứ nhì (majjhimapurisa): tvaṃ yāsi: mi đi. Tumhe yātha: các ông, chú đi.
- Ngôi thứ ba (uttamapurisa): ahaṃ yāmi: tôi đi. Mayaṃ yāma: chúng ta đi.
Nhưng viết hoặc đàm thoại, nếu không đặt chủ từ thì đặt kiriyasabda cũng được. Thí dụ: yāhi: (chú) hãy đi đi. Sīghaṃ nikkhama: (mi) hãy ra cho lẹ đi. Dānaṃ dassāma: chúng ta sẽ bố thí. Yāhi và nikkhama là m. eka. kiriyāsabda của tvaṃ, dasāma của u. bahu. kiriyāsabda của mayaṃ, dầu là không viết tvaṃ, mayaṃ cũng có thể biết được vì yāhi và nikkhama là kiriyā của tvaṃ, dassāma là kiriyā của mayaṃ.
VI. Dhātu
Vibhatti gồm có kāla, pada, vacana, purisa để hiệp cùng với dhātu nhứt là ngữ căn của tiếng cho ra rõ rệt là kiriyāsabda của nāma như đã giải, một ít rồi. Dhātu tóm tắt chia ra 8 loại dhātu (dhātu gaṇa) theo lối thêm paccaya như sau:
1. Loại Bhū dhātu
Bhū – sanh, có, là: p. bhavati, bhavanti (m) bhavasi, bhavatha (u) bhavāmi, bhavāma.
Hu[32] – sanh, có, là: hoti, honti, homi, homa.
Sī – nằm: seti, sayati, senti, sayanti… semi, sayāmi, sema, sayāma.
Khana – nhổ, bứng rể: khanati, khananti.
Paṭha – nói, đọc, tụng: paṭhati, paṭhanti.
Paca – nấu: pacati, pacanti.
Ikkha – thấy: ikkhati, ikkhanti.
Mara – chết: marati, maranti.
Labha – được: labhati, labhanti, lābheti.
Gama – đi, đến: gacchati, gameti, gacchanti, gacchasi, gacchatha, gacchāmi, gacchāma.
Gupa – giữ gìn, che chở, bảo hộ: gopeti, gopenti, gopesi, gopetha, gopemi, gopema.
2. Loại rudha dhātu
Rudha - ngăn trở, bế tắc, phòng ngừa, che đậy: rundhati, rundheti, rundhenti, rundhasi, rundhatha, rundhāmi, rundhāma.
Muca – khỏi, tha, thả, phóng thích, xả: muñcati, muñceti, muñcanti, muñcenti.
Bhuja – ăn: bhuñjati, bhuñjanti
Chida – cắt, chặt, dứt, bẻ: chindati, chandanti.
Bhida – bẻ, chẻ, bửa, rách: bhindati, bhindanti, bhindasi, bhindatha, bhindāmi, bhindāma.
3. Loại diva dhātu
Diva – chơi, đùa, vui chơi, giỡn: dibbati, dibbanti, dibbasi, dibbatha, dibbāmi, dibbāma.
Siva – may: sibbati, sibbanti.
Khī – hết: khīyati, khīyanti.
Muha – quên, không, tối, mờ: muyhati, muyhanti.
Raja – nhuộm: rajjati, rajjanti.
Musa – quên: mussati, mussanti.
Budha – biết, tỉnh biết: bujjhati, bujjhanti.
Yudha – trận giặc, chiến tranh: yujjhati, yujjhanti, yujjhasi, yujjhāmi, yujjhāma.
4. Loại su dhātu
Su – nghe: suṇāti, suṇoti, suṇanti, suṇāsi, suṇosi, suṇātha, suṇothā, suṇāmi, suṇomi, suṇāma, suṇoma.
Vu – đan kết: vuṇāti, vuṇoti, vuṇanti.
Āpa: đến: pa. – Āpa – đến tới, đạt đến, kịp: pāpuṇāti, pāpuṇanti, pāpuṇāsi, pāpuṇātha, pāpuṇāmi, pāpuṇāma.
5. Loại kī dhātu
Kī – mua: kīnati, kīnanti, kīnasi, kīnosi, kīnatha, kīnotha, kīnāmi, kīnāma.
Ci – chất thành đống, tích trữ: cināti, cinanti.
Ji – thắng trận, xâm chiếm, chiến thắng: jināti, jinanti.
Ñā – biết, hiểu: jānāti, jānanti.
Dhu – liệng, quăng, ném: dhunāti, dhunanti.
Phu – vê giần: phunāti, phunanti.
Lu – cắt, chặt, chém, hớt, chẻ, xẻ, thái: lunāti, lunanti.
6. Loại gaha dhātu
Gaha – cầm, lấy, nắm: (ghappati), gaṇhāti, gaṇhati, gaṇhanti, gaṇhāsi, gaṇhasi, gaṇhātha, gaṇhatha, gaṇhāmi, gaṇhāma.
7. Loại tana dhātu
Tana – mở rộng, khuếch trương, dang dàng duổi (chân, tay ra): tanoti, tanonti, tanosi, tanotha, tanomi, tanoma.
Kara – làm, thực hành, thi hành: karoti, kayirati, karonti, kayiranti.
Jāgara – thức tỉnh, giác ngộ, giác tỉnh: jāgaroti, jāgaronti.
Sakka – có thể, có năng lực: sakkoti, sakkonti, sakkosi, sakkotha, sakkomi, sakkoma.
8. Loại cura dhātu
Cura – cướp, trộm, giựt, bốc lột, cướp đoạt: coreti, corayati, corenti, corayanti, coresi, corayasi, coretha, corayatha, coremi, corayāmi, corema, corayāma.
Cinta – ngâm ngợi, suy nghĩ, ngẫm nghĩ, suy tưởng: cinteti, cintayati, cintenti, cintayanti.
Takka – suy lý, suy luận, nghị luận: takketi, takkayati, takkenti, takkayanti.
Manta – tư vấn, hỏi han, hỏi ý kiến, thương nghị, bàn bạc: manteti, mantayati, mantenti, mantayanti.
Lakkha – phân biệt: lakkheti, lakkhayati, lakkhenti, lakkhayanti, lakkhesi, lakkhayasi, lakkhetha, lakkhemi, lakkhayāmi, lakkhema, lakkhayāma.
Trong 8 loại dhātu đó, dhātu bao hàm kamma[33] tức là cái nghiệp mà họ phải làm như paca, ikkha… Dhātu đó gọi là sakamma dhātu[34]. Dhātu động tác bằng kamma hoặc là dhātu gồm có kamma. Thí dụ: odanaṃ pacāmi: tôi đang nấu cơm. Rūpaṃ ikkhati: (họ) thấy sắc. Dhātu nào không bao hàm kamma như bhū, hu, sī… dhātu đó gọi là akamma dhātu[35]. Dhātu không có kamma. Thí dụ: mañce sayati: (họ) nằm trên giường.
Có ý nghĩa khác nữa là cả 2 loại dhātu, nếu upasagga là pubbapada, upasagga có ảnh hưởng chia sabda có sự riêng biệt lối đầu làm cho sakammadhātu trở thành akammadhātu, cho akammadhātu trở thành sakammadhātu cũng có, gọi là: upasagga biến cải/ làm trái dhātu hoặc upasagga biến cải/ làm trái sabda. Thí dụ: bhavati (sanh, có) là akammadhātu. Anubhavati (chịu, bị, tham dự, ăn); abhibhavati (vượt qua, chiến thắng, ức chế) > trở là sakammadhātu. Gacchati (đi đến) là sakammadhātu. Apagacchati (bỏ đi, ra đi, tránh đi), avagacchati (đến, tới, đạt đến), vigacchati (mất, biến mất không còn tồn tại), adhigacchati (đạt đến), anugacchati (đi theo), āgacchati (lại), vigacchati (vào đến), paccāgacchati (trở lại) > trở là akammadhātu.
VII. Vācaka – thể
Kiriyāsabda bao hàm vibhatti, kāla, padavacana, purisa, dhātu như đã giải rồi, chia ra làm vācaka có 5 loại là: kattuvācaka: năng động thể; kammavācaka: thụ động thể; bhāvavācaka: trạng thái động thể; hetukattuvācaka: truyền[36] động thể; hetukammavācaka: vật thụ truyền động thể.
1. Kattuvācaka
Động tự nào có 1 trong 10 pacaya là a, e, ya, ṇu, ṇā, na, ṇha, o, me, ṇya và vibhatti thuộc parassapada (nhưng không nhứt định) động tự đó là kattuvācaka, tức là người ‘chính mình động tác’ có nghĩa là chỉ rõ thái độ của người hành động. Thí dụ: sūdo odanaṃ pacati: đầu bếp nấu cơm. Pacati – nấu là kattuvācaka vì gồm có paccaya ‘ti’ vibhatti biểu thị thái độ của sūdo – đầu bếp là chủ từ, odanaṃ - cơm là kamma tức là vật bị đầu bếp nấu. Sabda dùng trong vācaka này.
Học sinh nên phân biệt theo 3 loại là: kattā: người động tác; kamma: vật bị động tác; kariyā: động tác. Kattā gồm có pathamāvibhatti (là chủ từ). Kamma bao hàm dutiyāvibhatti. Kiriyā gồm có 1 trong 10 paccaya như đã giải.
2. Kammavācaka
Kiriyāsabda nào gồm có ya paccaya và i āgama trước ya kiriyāsabda đó là kammavācaka nghĩa là trình bày vật bị động có nghĩa là thái độ của kamma đó. Thí dụ: sūdena odano paciyate: cơm mà đầu bếp nấu. Paciyate – nấu là kammavācaka vì gồm có ya paccaya, i āgama trước ya, te vibhatti biểu thị chính mình rằng là thái độ của odano – cơm là chủ từ do dấu hiệu tức là paccaya và vibhatti đó. Sūdena – đầu bếp là người động tác, nhưng không phải là chủ từ. Trong vācaka này dùng kamma là chủ từ, vì thế kiriyā mới chỉ dùng được trong sakammadhātu thôi. Nhưng tiếng mà học sinh nên phân biệt cũng có 3, như trong kattuvācaka, khác nhau, chỉ ở sự bao hàm vibhatti và dấu hiệu, nghĩa là trong vācaka này, người động tác gồm có tatiyāvibhatti (trong kattuvācaka có pathamāvibhatti) vật bị động gồm có pathamāvibhatti (trong kattuvācaka có dutiyāvibhatti).
Kiriyā gồm có ya paccaya và i āgama trước ya kiriyā của kammavācaka có khi cũng gồm có ya paccaya và i āgamma như trong kattuvācaka, có lúc lại không dùng i āgama là khi đặt ya rồi đổi ya với nơi sau chót.
Dhātu là byañjana như paccati labbhati và đặt ya rồi sắp đổi ya như suyyate thì không phải thêm āgama.
3. Bhāvavācaka
Kiriyāsabda gồm có ya paccaya và te vibhatti là bhāvavācaka chỉ sự ‘có’, sự ‘sống còn’ không chỉ kattā và kamma tức là không đem người động tác và vật bị động tác lên là chủ từ. Thí dụ: tena bhūyate: họ ở yên. Bhūyate - ở yên là bhāvavācaka vì có ya paccaya. Tena – họ là kattā (anabhihitakattā). Những tiếng dùng trong vācaka này học sinh nên phân biệt có 2 là kattā - người động tác, kiriyā – động tác. Người động tác gồm có tatiyāvibhattikiriya có ya paccaya và te vibhatti dùng akammadhātu[37].
4. Hetukattuvācaka
Động tự nào có i trong ṇe, ṇya, ṇāpe, ṇāpya, paccaya và vibhatti phía parassapada, động tự đó là hetukattuvācaka. Thí dụ: sāmiko sūdaṃ odanaṃ pāceti: chủ khiến đầu bếp (cho) nấu cơm. Pāceti – (cho) nấu cơm là hetukattuvācaka vì có ṇe paccaya, ti vibhatti chỉ ‘chính mình rằng’ là kiriyā của sāmiko và vibhatti đó. Sūdaṃ - khiến đầu bếp là kāritakamma tức là người bị động tác. Odanaṃ - cơm là kamma tức là vật bị người động tác dùng làm.
Những tiếng dùng trong vācaka này, học sinh nên phân biệt, có 4 loại là: hetukattā: người truyền; kāritakamma: người bị truyền; kamma: vật bị người truyền động; kiriyā: động tác. Người truyền gồm có paṭhamāvibhatti, người bị truyền gồm có một ít ditiyavibhatti, có một ít tatiyāvibhatti, vật bị người truyền gồm có dutiyāvibhatti, kiriyā động tác gồm có một trong bốn paccaya và dùng vibhatti phía parassapada có 2 niyamadhātu.
5. Hetukammavācaka
Động tự nào gồm có những dấu hiệu này là: bào hàm trong 1 paccaya, trong kattuvācaka có ṇāpe và ya paccaya, i āgama cùng với vibhatti phía attanopada, động tự đó là hetukammavācaka vì có đấu hiệu như đã giải, biểu thị chính mình là kiriyā của odano – cơm là chủ từ, sāmiko – người chủ là hetukattā, người truyền cho nấu sūdena là kāritakamma người bị họ truyền cho nấu.
Những tiếng dùng trong vācaka này có 4 loại là: hetukamma: vật bị họ truyền cho làm, hetukattā: người truyền, kāritakamma: người bị truyền, kiriyā: động tác. Hetukamma gồm có pathamāvibhatti. Hetukattā có tatiyāvibhatti. Kāritakamma có một ít dutiyāvibhatti một ít tatiyāvibhatti. Kiriyā có dấu hiệu như đã giải. Sự dùng tiếng trong 5 vācaka sai khác nhau thế nào nên so sánh điều tra cho kỹ càng.
Vācaka trong tiếng Việt Nam
Tiếng dẫn người động tác lên nói trước như ‘tỳ khưu dùng cơm’; tỳ khưu là người bị động tác tức là chính mình dùng cơm, dẫn nói lên trước là kattuvācaka. Tiếng dẫn kamma tức là vật bị động lên nói trước, như: ‘cơm mà tỳ khưu dùng’; cơm là kamma tức là vật mà tỳ khưu dùng, dẫn lên nói trước là kammavācaka. Tiếng chỉ nói trạng thái như: có, ở yên (không nói kattā và kammā) nghĩa là dẫn người động và vật bị động lên là chủ từ, như ‘họ, ở’ gọi là bhāvavācaka. Tiếng dẫn người truyền lên nói trước, như: thầy truyền cho học trò nghề nghiệp; thầy là người truyền, tức là bảo học trò học, dẫn lên nói trước là hetukattuvācaka. Tiếng dẫn kamma tức là vật bị người truyền làm lên nói trước, như: nghề nghiệp mà thầy truyền cho trò học; nghề nghiệp là vật bị người truyền tức là trò làm dẫn lên nói trước tức là hetukammavācaka.
Luân phiên vācaka
Sự dịch tiếng Pāli ra Việt Ngữ nương theo vācaka, một ít câu vẫn giữ được đủ ý nghĩa, nhưng có một ít tiếng Pāli dịch ra tiếng Việt rất khó nghe, cần phải dùng phương pháp thay đổi vācaka, câu kattuvācaka kiriyā là sakammadhātu, khi dịch ra tiếng Việt khó nghe.
Tiếng Việt khó nghe nên đổi là kammavācaka có nghĩa thanh nhã hơn - câu kattu hoặc kammavācaka đổi là câu kattu – câu hetukattu đổi là câu hetukamma – câu hetukamma đổi là hetukattu được. Nhưng cách thức thay đó phải đổi rūpasabda cho có dấu hiệu theo trong vācaka mà mình mong mỏi như: đổi câu kattuvācaka ra câu kammavācaka cũng phải thay cả 3 tiếng là: người động tác (chủ từ), vật thụ động tác, động tác (động từ). Cho gồm có dấu hiệu của kammavācaka. Người động tác trong câu kattu có chỉ định cho gồm có pathamāvibhatti, nhưng trong câu kamma chứa đựng tatiyāvibhatti cũng phải đổi ra tatiyāvibhatti. Vật bị động tác trong câu kattu có chỉ định, cho bao hàm dutiyāvibhatti nhưng trong câu kamma cho gồm có pathamāvibhatti cũng phải đổi cho ra pathamāvibhatti. Động tác trong câu kattu có chỉ định, cho chứa đựng 1 trong 10 paccaya, song trong kamma phải gồm có ya paccaya và i āgama trước ya, cũng phải đổi cho có ya và i. Nên điều tra thí dụ sau đây.
Người động tác |
Vật bị động tác |
Động tác |
|
Câu kattu đổi là kamma |
sūdo |
odanaṃ |
pacati |
sūdena |
odano |
paciyate |
Dầu là thay kamma ra kattu cũng nên hiểu theo trạng thái sau này:
Người động tác |
Vật bị động tác |
Động tác |
|
Câu kamma đổi là kattu |
sūdena |
odano |
paciyate |
sūdo |
odanaṃ |
pacati |
Vācaka là trọng yếu
Trong khi nói hoặc dịch, soạn kinh sách thì dịch giả, soạn giả cần phải cho độc giả hiểu nghĩa lý trong lời lẽ của mình mong mỏi. Nếu người nói hoặc soạn giả làm cho độc giả không hiểu hay không thuần thục trong vācaka, tự nhiên làm cho sự mong mỏi đó phải hư hoại. Vì thế nên phân biệt cả 5 vācaka cho nhớ, hiểu đứng đắn, xác thật mới gọi là bậc văn nhân.
VIII. Paccaya
5 loại vācaka đó, học sinh hiểu được phân minh do sự nương paccaya là phép để phân biệt. Paccaya trong ākhyāta có 25 là: a, i, ī, e, ya, ṇu, ṇā, uṇā, nā, ppa, ṇhā, o, yira, ṇe, ṇaya, ṇāpe, ṇāpaya, kha, cha, sa, āya, īya, ala, āra, āla. Paccaya dùng trong kattuvācaka có 15 là: a, i, ī, e, ya, ṇu, ṇā, uṇā, nā, ppa, ṇhā, o, yira, ṇe, ṇaya.
· Tất cả 15 paccaya đó đặt trong 8 loại dhātu (trong kattu vācaka) như vầy:
- Loại bhū dhātu đặt 1 paccaya là a. Thí dụ: bhavati, hoti, seti, sayati, khanati, jayati, jeti, nayati, neti, labhati, gacchati, katheti, kiteti, gopeti, labheti, māneti, vajjemi, vademi. (Đổi paccaya a ra e, nhưng trong một ít sách giáo khoa dạy chỉ đặt paccaya e một lần, rằng: loại bhū dhātu có 2 paccaya là a, e).
- Loại rudha dhātu đặt được 5 paccaya: a, i, ī, e, o. A: rundhati, bhuñjati, muñcati, chindati, bhindati, caṅkamati, pañcalati, jaṅgamati. I, ī: rundhiti, rundhīti. O: sumbhoti. (3 paccaya là i, ī, o đây, dầu là để đặt trong rudha dhātu thực, nhưng ít khi dùng). E: rundheti, muñceti… Trong rudha dhātu đây phải đặt niggahita āgama[38] trên phía trên byañjana phía trước dhātu, rồi đổi niggahita ra vagganta byañjana, theo cách thức niggahitā desasandhi.
- Loại diva dhātu đặt được i paccaya là: ya. Thí dụ: dibbati, sibbati, khīyati, muyhati, rajjati, musati, bujhati, yujjhati, vijhata.
- Loại su dhātu được 3 paccaya là: ṇu, nā, uṇā. Ṇu: suṇoti, vuṇoti. Ṇā: suṇāti, suṇanti, vuṇāti. Uṇā: pāpuṇāti, pāpuṇanti, pāpuṇātu, pāpuṇeya, pāpuni, pāpuṇisati (unā ít dùng lắm).
- Loại kī dhātu đặt được 1 paccaya là: na. Thí dụ: kīnāti, vikkināti, cināti, jināti, jānāti, ñāyati, dhunāti, lunāti, lunanti.
- Loại gaha dhātu đặt được 2 paccaya là: ppa, ṇhā. Ppa: gheppati. Ṇhā: gaṇhāti, gaṇhati, gaṇhanti.
- Loại tana dhātu đặt được 2 paccaya là: o, yira. O: tanoti, karoti, jāgaroti, sakkoti, sakkonti. Yira: kayirati, kayirahi (yira ít dùng lắm).
- Loại cura dhātu đặt được 2 paccaya là: ṇe, ṇaya. Ṇe: coreti, cinteti, takketi, manteti. Ṇaya: corayati, cintayati, takkayati, mantayati, mantayanti.
Trong kammavācaka đặt được 1 paccaya là: ya. Thí dụ: paciyate, paccate, gamiyate, gacchiyate, gamyate, damiyate, damyate, labhiyate, labbhate, vuccate, bhuñjiyate, bodhiyate, bujjhate, suyyate, kīyate, nayate, gahiyate, kariyate, curiyate.
Trong bhāvavācaka đặt được 1 paccaya là: ya. Thí dụ: bhūyate, sayate, pacayate, pacate, gamayate, gacchayate, gamyate, damayate, damyate, labhate, vuccate.
Paccaya ya đặt được trong kattuvācaka và kammavācaka, bhāvavācaka có phương pháp khác nhau như vầy:
- Paccaya ya đặt trong kattuvācaka trong loại dīvadhātu, phải để ya như cũ cũng có. Thí dụ: khīyati. Hiệp ya với tiếp vĩ ngữ dhātu cũng có. Thí dụ: muyhati. Đổi ya với tiếp vĩ ngữ dhātu là byañjana khác với trạng thái cũ cũng có. Thí dụ: dibbati bujjhati.
- Paccaya đặt trong kammavācaka, nếu để ya như cũ, phần nhiều thêm i āgama vào. Thí dụ: paciyate, gacchiyate, damiyate, suyittha. Không thêm i āgama cũng có. Thí dụ: bhūyate, nāyate, kīyate. Sắp tùy ya thành yya cũng có. Thí dụ: bhuyyate, suyyate. Hiệp ya với tiếp vĩ ngữ dhātu, không cần đặt i āgama cũng có. Thí dụ: gamyate, damyate. Đổi ya với tiếp vĩ ngữ dhātu là byañjana khác trạng thái cũ, nghĩa là làm tiếp vĩ ngữ dhātu thành byañjana samyoga, rồi không cần thêm i āgama cũng có. Thí dụ: paccayate labhate vuccate phallate dammate uccate sakkate disate. Đổi ā của dhātu ra i rồi không cần thêm i āgama cũng có. Thí dụ: dīyate, dhīyate, mīyate, thīyate, hīyate, pīyate, mahīyate, mathīyate.
- Paccaya ya đặt trong bhāvavācaka nên để ya như cũ, không cần thêm i āgama như kammavācaka. Thí dụ: pacayate, gamayate, gacchayate, labhayate, damayate. Ngoài ra cũng có phương pháp như kammavācaka vậy. Thí dụ: bhūyate, ñāyate, kīyate, sūyate, gamyate, damyate, paccate, labbhate, vuccate, phallate, dammate, uccate, sakkate, disate, diyate.
· Trong hetukattuvācaka có 4 paccaya là: ṇe, ṇaya, ṇāpe, ṇāpaya (gọi là kāritapaccaya hoặc hetupaccaya cũng được). Ṇe: pāceti, labheti, kāreti. Ṇaya: pacayate, labhayate, karayate. Ṇāpe: pācāpeti, lābhāpeti, kārāpeti. Ṇāpaya: pācāpayati, lābhāpayati, kārapayati.
Trong hetukammavācaka, đặt paccaya theo loại dhātu, đặt kāritapaccaya, thêm i āgama và đặt paccaya về phần kammavācaka nữa. Thí dụ: pācāpiyate (paca + a > pāca, ṇāpe > āpa, pāpa + āpa + i + ya + te > pācāpiyate; rundhāpiyate (rudha + niggahita > rundha, nāpe > āpa, rundha + āpa + i + ya + te > rundhāpiyate, dibbāpiyate (diva + ya, va + ya > bba, nāpe > āpa dibba + āpa + i + ya + te > dibbāpiyate; pāpāpiyante, rundhāpiyante, dibbāpiyante (… ante – vibhatti).
Paccaya naya đặt phía trước nāmasabda làm cho biến hình là kiriyāsabda cũng được một ít. Thí dụ: atihatthayati (hatthinā + atikkamati > atihatthayati). Upaviṇāyati: đi vào hát bằng đờn (vīṇāya + upagāyati > upavīṇāyati). Dalhayati: làm cho vững chắc (dalhaṃ + karoti > dalhayati).
· Abbhāsa. Kiriyāsabda có quy tắc thêm byañjana phía đầu dhātu cho ra 2 chữ gọi là abbhāsa. Abbhāsa đặt 3 paccaya là: kha, cha, sa hoặc các paccaya khác, có rūpasiddhi như vầy:
- Nếu byañjana abbhāsa tức là byañjana thêm phía đầu đó là kavagga, phải đổi là cavagga theo thứ tự như vầy: ka > ca, kha > cha, ga > ja, gha > jha, ṅa > ña. Ka > ca, thí dụ: caṅkamati: kinh hành (đi qua đi lại). Ga > ja, thí dụ: jaṅgamati: đi tới, đi. Gha > jha, thí dụ: jighacchati: ước ao để ăn hoặc muốn ăn.
- Dhātu chữ ha tức là có ha ở sau chót, phải đổi ha abbhāsa ra ja. Thí dụ: jahāti: bỏ, juhavati hoặc juhvati: cúng dường.
- Byañjana trong các vagga khác (ngoài kavagga và ha, phải đổi byañjana abbhāsa ra byañjana trong vagga cùng nhau nhưng đây đổi byañjana thứ 2 ra byañjana thứ 1, đổi byañjana thứ 4 ra byañjana thứ 3. Thí dụ: cicchati: cắt, cacchette: cắt, bubhukkhati: ước ao để dùng, hoặc muốn dùng, dadhātu: che chở.
- Byañjana abbhāsa ngoài lối đã giải đó có rūpasiddhi vừa theo sự đặt. Thí dụ: dadāti: cho, titikkhati: nhẫn nại, tikicchati: hộ trì, vimaṃsati: xem xét, thử kỹ, jigiṅsati: ước ao để dẫn đi hoặc muốn dẫn đi, susussati: ước ao để nghe, hoặc muốn nghe, pivasati: ước ao để uống, hoặc muốn uống; papati: rớt xuống, rụng, cañcalati: rung động.
· 2 paccaya: āya, īya để đặt phía trước nāmasabda làm cho biến thành kiriyāsabda, đặt trong 3 attha là: đặt trong acārattha có nghĩa: thực hành; đặt trong upamācāratha có nghĩa là: thi hành, là giống như… hoặc thi hành cho như là…; đặt trong atticchattha có nghĩa là: ước ao để cho mình hoặc muốn được để cho mình. Paccaya āya đặt 2 nghĩa là: ācārattha, thí dụ: niddayati: ngủ, cirāyati: lưu lại, chậm trể; upamācārattha, thí dụ: pabbatāyati: thực hành (mình) giống như núi, samudāyati: thực hành (mình) giống như biển. Paccaya īya đặt trong 2 attha là: upamācārattha, thí dụ: chattīyati: làm (không phải là cây dù) nói là như cây dù, puttiyoti: làm (người không phải là con) nói là như con; atticchatta, thí dụ: pattīyati: ước ao được pātra để cho mình, dhanīyati: muốn được của để cho mình.
· Paccaya là: ala, āra, āla đặt trước dhātu như vầy: ala: jotalati: chói lọi; āra: santarārati: vượt qua chân chánh; āla: uppakkamālati: bước vào, đi vào tìm kiếm.
Cách biến hóa dhātu (kattuvācaka).
Biến hóa dhātu theo phép so sánh
Vattamānā Pañcamī
Purisa |
Eka |
Bahu |
Purisa |
Eka |
Bahu |
|
p |
pacati |
pacanti |
p |
pacatu |
pacantu |
|
m |
pacasi |
pacatha |
m |
pacāhi, paca |
pacatha |
|
u |
pacāmi |
pacāma |
u |
pacāmi |
pacāma |
Sattamī Parokkhā
Purisa |
Eka |
Bahu |
Purisa |
Eka |
Bahu |
|
p |
paceyya, pace, pacatha |
paceyyuṃ |
p |
paca |
pacu |
|
m |
paceyyāsi |
pacceyyātha |
m |
pace |
pacattha |
|
u |
paceyyāmi |
pacceyyāma |
u |
pacaṃ |
pacamha |
Hīyattanī Ajjattani
Purisa |
Eka |
Bahu |
Purisa |
Eka |
Bahu |
|
p |
apacā, apaca |
apacū |
p |
apaci |
apacuṃ, apanciṃsu |
|
m |
apaco |
apacattha |
m |
apaco |
apacattha, apacittha |
|
u |
apacaṃ |
apacamha |
u |
apaciṃ |
apacamha, apacamhā |
Bhavissanti Kālātipatti
Purisa |
Eka |
Bahu |
Purisa |
Eka |
Bahu |
|
p |
pacissati |
pacissanti |
p |
apacissa, apacissā |
apacissaṃsu |
|
m |
pacissati |
pacissattha |
m |
apacisse |
apacissatha |
|
u |
pacissāmi, pacissaṃ |
pacissāma |
u |
apacissaṃ |
apacissamhā, apacissamha |
Kammavācaka – vattamānā Pañcamī
Purisa |
Eka |
Bahu |
Purisa |
Eka |
Bahu |
|
p |
paciyate, paccate |
paciyante, paccante |
p |
pacitataṃ, paccataṃ |
paciyantaṃ, paccantaṃ |
|
m |
paciyase, paccase |
paciyavhe, paccavhe |
m |
paciyassu, paccassu |
paciyavho, paccavho |
|
u |
paciye, paccaye |
paciyamhe, paccamhe |
u |
paciye, paccaya |
paciyāmhase, paccāmhase |
Sattamī Parokkhā
Purisa |
Eka |
Bahu |
Purisa |
Eka |
Bahu |
|
p |
paciyetha, paccetha |
paciyeraṃ, pacceraṃ |
p |
paciyittha, paccittha |
paciyire, paccire |
|
m |
paciyetho, paccetho |
paciyayyavho, pacceyyavho |
m |
paciyittho, paccittho |
paciyivho, paccivho |
|
u |
paciyeyyaṃ, pacceyyaṃ |
pacciyeyyāmhe, pacceyyāmhe |
u |
paciyiṃ, pacciṃ |
paciyimhe, paccimhe |
Hīyattanī Ajjattanī
Purisa |
Eka |
Bahu |
Purisa |
Eka |
Bahu |
|
p |
apaciyittha, apaccittha |
apaciyatthuṃ, apaccatthuṃ |
p |
apaciyā, apaccā |
apaciyū, apaccū |
|
m |
apaciyase, apaccase |
apaciyavhaṃ, apaccavhaṃ |
m |
apaciyase, apaccase |
apaciyavhaṃ, apaccavhaṃ |
|
u |
apaciyiṃ, apacciṃ |
apaciyamhase, apaccamhase |
u |
apaciyaṃ, apaccaṃ |
apaciyimhe, apaccimhe |
Bhavissanti Kālātipatti
Purisa |
Eka |
Bahu |
Purisa |
Eka |
Bahu |
|
p |
paciyissate, paccissate |
paciyissante, paccissante |
p |
apaciyissatha, apaccissatha |
apaciyissiṃsu, apacciṃsu |
|
m |
paciyissase, paccasse |
paciyissavhe, paccissavhe |
m |
apaciyissase, apaccissase |
apaciyissavhe, apaccissavhe |
|
u |
paciyissaṃ, paccissaṃ |
paciyissāmhe, paccissāmhe |
u |
apaciyissaṃ, apaccissaṃ |
apaciyissāmhase, apaccissāmhase |
Bhāvavācaka. Kiriyāsabda bhāvavācaka chỉ dùng được trong pathamapurisa ekavacana thôi. Phần anabhihitakattā dùng trong purisa nào, vacana nào cũng được. Ekavacana, bhūyate, sayate, supayate, marayate.
Hetukattuvācaka – biến hóa dhātu
Đặt paccaya ṇe, ṇaya, ṇāpe, ṇāpaya, để làm tiêu chuẩn
Vattamānā Pañcamī
Purisa |
Eka |
Bahu |
Purisa |
Eka |
Bahu |
||
p |
pāceti, pācāpeti |
pācenti, pācāpenti |
p |
pācetu, pācāpetu |
pācentu, pācāpentu |
||
m |
pācesi, pācāpesi |
pācetha, pācāpetha |
m |
pācehi, pācāpehi |
pācetha, pācāpetha |
||
u |
pācemi, pācāpemi |
pācema, pācāpema |
u |
pācemi, pācāpemi |
pācema, pācāpema |
||
Sattamī Parokkhā
Purisa |
Eka |
Bahu |
Purisa |
Eka |
Bahu |
|
p |
pāceyya, pācetha, pācāpeyya, pācāpetha |
pāceyyuṃ, pācāpeyyuṃ |
p |
pacāpaya, pācāpaya |
pacayu, pācāpayu |
|
m |
pāceyyāsi, pācāpeyyāsi |
pāceyyātha, pācāpeyyātha |
m |
pacāpaye, pācāpaye |
pacayattha, pācāpayattha |
|
u |
pāceyyāmi, pāceyyaṃ, pācāpeyyāmi, pācāpeyyaṃ |
pācceyyāma, pācāpeyyāma |
u |
pacāpayaṃ, pācāpayaṃ |
pacayamha, pācāpayamha |
Hīyattanī Ajjattani
Purisa |
Eka |
Bahu |
Purisa |
Eka |
Bahu |
|
p |
apacapā, apācaya, apacāpayā, apācāpaya |
apacayū, apācāpayū |
p |
apācesi, apācāpesi |
apācayiṃsu, apācāpayiṃsu |
|
m |
apacayo, apācāpayo |
apacayatha, apācāpayattha |
m |
apācayo, apācāpayo |
apacāyittha, apācāpayittha |
|
u |
apacayaṃ, apācāpayaṃ |
apacayamha, apācāpayamha |
u |
apācesiṃ, apacāpesiṃ |
apācayimhā, apācāpayimhā |
Bhavissanti Kālātipatti
Purisa |
Eka |
Bahu |
Purisa |
Eka |
Bahu |
|
p |
pācessati, pācāpessati |
pācessanti, pācāpessanti |
p |
apācayissa, apācāpayissa |
apācayissaṃsu, apācāpayissaṃsu |
|
m |
pācessasi, pācāpessasi |
pācessatha, pācāpessatha |
m |
apācayisse, apācāpayisse |
apācayissatha, apācāpayissatha |
|
u |
pācessāmi, pācāpessāmi |
pācessāma, pācāpessāma |
u |
apācayissaṃ, apācāpayissaṃ |
apācayissāmhā, apācāpayissāmhā |
Hetukammavācaka - Vattamānā Pañcamī
Purisa |
Eka |
Bahu |
Purisa |
Eka |
Bahu |
|
p |
pācāpiyate |
pācāpiyante |
p |
pācāpiyataṃ |
pācāpiyantaṃ |
|
m |
pācāpiyase |
pācāpiyavhe |
m |
pācāpiyassu |
pācāpiyavho |
|
u |
pācāpiye |
pācāpiyamhe |
u |
pācāpiye |
pācāpiyāmhase |
Sattamī Parokkhā
Purisa |
Eka |
Bahu |
Purisa |
Eka |
Bahu |
|
p |
pācāpiyetha |
pācāpiyeraṃ |
p |
pācāpiyittha |
pācāpiyire |
|
m |
pācāpiyetho |
pācāpiyeyyavho |
m |
pācāpiyittho |
pācāpiyivho |
|
u |
pācāpiyeyyaṃ |
pācāpiyeyyamhe |
u |
pācāpiyiṃ |
pācāpiyimhe |
Hīyattanī Ajjattanī
Purisa |
Eka |
Bahu |
Purisa |
Eka |
Bahu |
|
p |
apācāpiyattha |
apācāpiyatthuṃ |
p |
apācāpiyā |
apācāpiyū |
|
m |
apācāpiyase |
apācāpiyavhaṃ |
m |
apācāpiyase |
apācāpiyavhaṃ |
|
u |
apācāpiyiṃ |
apācāpiyāmhase |
u |
apācāpiyaṃ |
apācāpiyamhe |
Bhavissanti Kālātipatti
Purisa |
Eka |
Bahu |
Purisa |
Eka |
Bahu |
|
p |
pācāpiyassate |
pācāpiyassante |
p |
apācāpiyassatha |
apācāpiyassiṃsu |
|
m |
pācāpiyassase |
pācāpiyassavhe |
m |
apācāpiyassase |
apācāpiyassavhe |
|
u |
pācāpiyassaṃ |
pācāpiyassāmhe |
u |
apācāpiyassaṃ |
apācāpiyassāmhase |
Rūpasiddhi trong kattuvācaka
1) Briddhi[39] u ū sau chót dhātu ra o hoặc đổi o ra ava một ít, thí dụ: hoti, bhavati. Briddhi ī sau chót dhātu ra e, đổi e ra aya một ít, thí dụ: seti, sayati. Đổi ma sau chót dhātu ra ccha một ít, thí dụ: gacchati.
2) Mi ma vattamānā vibhatti, hi mi ma pañcamī ở phía chót phải dīgha a sau chót paccaya ra ā trong tất cả các loại dhātu.
3) Xóa hi pañcamī một ít cũng được nhưng nếu đã xóa rồi không cần dīgha a ra ā trong tất cả các loại dhātu.
4) Xóa yya của eyya sattamī, chỉ để e, một ít cũng được, trong tất cả loại dhātu, dùng etha attanopada thay thế eyya, một ít.
5) Uttamapurisa = sattamī ekavacana phần nhiều dùng eyyaṃ attanopada thay thế eyyāmi phần nhiều trong tất cả loại dhātu.
6) Ā hīyattanī phần nhiều rassa là a trong tất cả các loại dhātu.
7) O majjhimapurisa = hīyattanī ajjatanī ekavacana (ít hay dùng) phần nhiều dùng pathamapurisa thay thế; hoặc đổi o đó ra i trong tất cả loại dhātu.
8) Rassa ī ajjattanī ra i đặt sa āgama và ha āgama một ít trong tất cả loại dhātu.
9) Đổi uṃ ra iṃsu, được một ít, trong tất cả loại dhātu.
10) Đặt a āgama phía đầu dhātu gồm có hīyattanī, ajjatanī và kālatipatti được.
11) Đặt i āgama phía chót dhātu và paccaya gồm có ajjattanī, bhavissanti và kālātipati trong tất cả loại dhātu.
12) Uttamapurisa = bhavissanti ekavacana: phần nhiều dùng ssaṃ attanopada thay thế ssami, được một ít.
13) Rassa ā kālātipatti ra a trong tất cả loại dhātu.
14) Đặt niggahita āgama trong loại rudha dhātu rồi đổi niggahita là byañjana sau chót vagga theo phép sandhi.
15) Đổi paccaya và va sau chót dhātu ra bba; đổi paccaya và dha sau chót dhātu ra jjha; đổi ya paccaya và ha sau chót dhātu ra yha; đổi ya paccaya và sa sau chót dhātu ra ssa; đổi ya paccaya và ja sau chót dhātu ra jja.
16) Briddi nu paccaya ra ṇo trong tất cả loại dhātu.
17) Đổi ñā dhātu ra jā.
18) Xóa ha phía sau chót của gaha dhātu.
19) Khi đặt ne, ṇaya paccaya phải briddhi nguyên âm phía đầu rồi xóa ṇa chỉ để nguyên âm mà ṇa dựa vào.
Rūpasiddhi trong kammavācaka
1) Ya paccaya đặt trong kammavācaka vẫn để rūpa cho còn là ya như trước, phần nhiều đặt i āgama hiệp vào với. Thí dụ: paciyate, gacchiyate, damiyate, suyittha.
2) Không cần đặt i āgama cũng có. Thí dụ: bhūyate, ñāyate, kīyate.
3) Ghép ya là yya cũng có. Thí dụ: bhuyyate, suyyate.
4) Hiệp ya và nơi sau chót dhātu, không cần đặt i āgama cũng có. Thí dụ: gamyate, damyate.
5) Đổi ya và nơi sau chót dhātu ra byañjana khác với trạng thái đầu, nghĩa là làm byañjana nơi sau chót dhātu cho ra byañjana kép rồi không cần đặt i āgama cũng có. Thí dụ: paccate, labbhate, vuccate, phallate, dammate, uccate, sakkate, dissate.
6) Đổi ā của dhātu ra ī rồi không cần đặt i āgama cũng có. Thí dụ: dīyate, dhīyate, mīyate, thīyate, hīyate, pīyate, mahīyate, mathīyate.
Rūpasiddhi trong bhāvavācaka
1) Ya paccaya đặt trong bhāvavācaka, nếu để cho rūpa còn là ya như cũ thì không cần đặt i āgama như trong kammavācaka. Thí dụ: paccayate, gamayate, gacchayate, labhayate, damayate.
2) Ngoài ra, có cách thức như kammavācaka vậy. Thí dụ: bhūyate, ñāyate, bhīyate, sūyate, gamyate, damyate, paccate, labbhate, vuccate, phallate, dammate, uccate, sakkate, dissate, diyate.
Rūpasiddhi trong hetukattuvācaka
Trong hetukattuvācaka đặt được 4 paccaya là: ṇe, ṇaya, ṇāpe, ṇāpaya, cả 4 paccaya đó gọi là kāritapaccaya hoặc hetupaccaya cũng được.
1) Ṇe paccaya khi đã đặt vào với chātu, phải briddhi nguyên âm đầu dhātu là rassa, không cần byañjana saṃyoga ở phía chót. Nếu nguyên âm đầu dhātu đó là dīgha hay rassa song có phụ âm saṃyoga ở phía chót thì không cần briddhi đâu, xong rồi phải xóa ṇa chỉ để e hiệp nơi sau chót dhātu và nguyên âm e. Thí dụ: pāceti, lābheti, kāreti, pāleti, māneti, pūjeti, takketi, manteti, cinteti.
2) Ṇaya paccaya đặt vào rồi, phải briddhi đầu dhātu theo cách thức ṇe paccaya rồi phải xóa ṇa chỉ để aya hiệp với nới sau chót dhātu và a của aya. Thí dụ: pācayati, lābhayati, kārayati, pālayati, mānayate, pūjayati, takkayati, mantayati, cintayati.
3) Ṇāpe paccaya đặt vào rồi, phải briddhi dầu dhātu theo quy tắc ṇe paccaya, rồi phải xóa ṇa chỉ để āpe hiệp với nơi sau chót dhātu và nguyên âm ā của āpe. Thí dụ: pācāpeti, lābhāpeti, kārāpeti, pālāpeti, mānāpeti, pūjāpeti, takkāpeti, mantāpeti, cintāpeti.
4) Ṇāpaya paccaya đã đặt vào rồi, phải làm như ṇe paccaya rồi xóa ṇa chỉ để āpaya hiệp với nơi sau chót dhātu và ā của āpaya. Thí dụ: pācāpayati, lābhāpayati, kārāpayati, pālāpayati, mānāpayati, pūjāpayati, mantāpayati, cintāpayati.
Rūpasiddhi trong hetukammavācaka
Trong hetukammavācaka đặt paccaya theo loại dhātu đặt kāritapaccaya, đặt i āgama và đặt ya paccaya phía kammavācaka nữa.
Paca dhātu + a paccaya (trong loại bhū dhātu) + ṇāpe paccaya (kāritappaccaya) + i āgama + ya paccaya (phía kammavācaka) briddhi a đầu dhātu ra ā; song vibhatti phần attanopada phải xóa ṇa chỉ để āpe, xóa e của ṇāpe chỉ để āpa hiệp pa của āpa và i āgama thành pācāpiyate. Thí dụ: ngoài ra, cũng có lối rūpasiddhi giống nhau, chỉ khác chữ dhātu ở phía đầu và phải chiếu theo sự đặt paccaya tùy loại dhātu cả và làm thành theo loại dhātu thôi. Thí dụ: lābhāpiyate, rundhāpiyate, nibbāpiyate, pācāpiyante, rundhāpiyante, nibbāpiyante.
‒ Dứt ākhyāta ‒
CHƯƠNG VII. KITAKA – SƠ CHUYỂN HÓA NGỮ
Tiếng hiệp với paccaya làm động tự (kiriyāsabda) cho biến thành danh tự (nāmasabda) hoặc còn là động tự như trước gọi là kitaka.[40] Kitaka có 2 loại là: kitaka nāmasabda gọi là nāmakitaka hoặc kitanāma cũng được (danh tự chuyển hóa); kita kiriyasabda gọi là kiriyākitaka hay kitakiriyā (động tự chuyển hóa) nāmakitaka (kitakanāma) hoặc kitakaguṇanāma gọi là nāmakitaka.
Sabda này dịch là tiếng làm xong từ rūpaviggaha tức là chữ thành tựu được đặt ra viggaha, tương tợ người dùng khoán vật đem nấu được các loại kim, nhứt là vàng. Nếu có kẻ hỏi: vàng này do đâu mà ông được. Họ đáp: được từ một loại kim. Thế nào chữ thành tựu từ viggaha cũng phải gọi là sādhana như thế. Như tiếng sati dịch là trí nhớ, thành tựu từ rūpariggaha như vậy: sarati etāyāti > sati.
Tiếng sarati etāyāti đây gọi là rūpaviggaha. Tiếng sati gọi là sādhana, khi gồm rūpaviggaha lại với sādhana phải sắp theo thứ tự là: sarati etāyāti > sati, như thế đó. Tiếng sādhana này có nhiều loại theo rūpaviggaha cấp cho chia ra 7 loại là: kattusādhana, kammasādhana, bhāvasādhana, karaṇasādhana, sampadānasādhana, āpādānasādhana, adhikaraṇasādhana. Mỗi loại đều có sự đặt ra viggaha khác nhau, như sau này:
- Kattusādhana.
Tiếng này có nghĩa là sādhana về người động tác, tức dẫn người chủ động có thể là người hoặc thú, như: kumbhakāro, kumbha câu trước, kara dhātu, ṇa paccaya, si pathamāvibhatti, kéo dài mẫu âm, đầu dhātu ra ā rồi xóa ṇa paccaya, si pathamāvibhatti ra o thành rūpa là kumbhakāro là tên của người làm đồ gốm (thú làm không được), vì vậy, tiếng này phải là tên của người, người là chủ động là kattusādhana.
Kattusādhana có 2 cách dịch: 1) dịch là người… dẫn đầu (bất định) gọi là katturūpa kattusādhana; 2) dịch là người… dẫn đầu và có tiếng thường ở phía sau gọi là katturūpa kattusādhana đặt trong nghĩa câu tassīla hoặc gọi tắt là katturāpa tassīlasādhana và sự đặt ra viggaha cũng có hai cách, theo lối dịch và tên rūpa cùng sādhana.
Cách thức đặt ra viggaha katturāpa kattusādhana nghĩa là khi chia câu ra phải biết rằng là dhātu nào, paccaya nào, vibhatti nào. Nếu có câu đầu phải chia ra câu đầu trước rồi đặt chia tiếng bằng cách không gồm có vibhatti như vầy: nếu có câu đầu viết: 1) câu đầu trước, 2) dhātu, 3) iti sabda (phần viggaha); nối tiếp viết câu đầu và dhātu (phần sādhana), như câu: kumbhakāro: kumbha (tiếng đầu), kara (dhātu), iti kumbha (câu đầu), kara (dhātu).
Trong nơi đây, kumbha (đồ gốm) phải gồm có dutiyāvibhatti, thành rūpa là kumbhaṃ, kara (dhātu) trong nghĩa làm là (kattuvācaka) phải đặt o paccaya, ti vattamānavibhatti thành rūpa là karoti, sandhi với iti, sabda thành karotīti (dứt phần viggaha). Tiếp theo đây, (phần sādhana) kumbha không cần đặt vibhatti, kara dhātu, đặt paccaya, si pathamāvibhatti, phải briddhi[41] a của ka ra ā do năng lực ṇa paccaya, xóa ṇa, si patthamāvibhatti pulliṅga, đổi ra o thành kumbhakāro được rūpaviggaha như vầy: Kumbhaṃ karotīti > kumbhakāro. Phải để chủ động tức jano (người) là chủ động (tức là chủ từ). Sự dịch sādhana này phải bổ túc ya sabbanāma (phần rūpaviggaha), ta sabbanāma (phần sādhana) và phải đặt ya, ta theo vibhatti, liṅga và vacana của sādhana như vầy: chữ kumbhakāro là pulliṅga ekavacana mới thành rūpa là yo so. Phương pháp đổi viggaha bằng cách viết số thẩm định thứ tự dịch trước và sau, theo cách thức dịch từng tiếng như vầy: (yo)(1) kumbhaṃ(3) karotīti(2-4) (so)(5) kumbhakāro(6) (jano) dịch như vầy: yo jano: người nào, karoti: thường làm, kumbhaṃ: nồi, iti: vì vậy, so jano: người đó, kumbhakāro: gọi là kumbhakāro jano: người kumbhakāro: thường làm nồi.
Nếu không có câu trước cũng viết 1 tiếng dhātu, tiếp theo đó iti sabda (phần viggaha). Tiếng dhātu (phần sādhana). Thí dụ như: dāyako phải viết như vầy: dā (dhātu), iti dā (dhātu), dā (dhātu trong sự cho là kattuvācaka) phải đặt e paccaya, ti vattamānāvibhatti ra deti, sandhi với iti sabda thành rūpa là detīti (dứt phần viggaha), (kế tiếp là phần sādhana) dā dhātu, ṇvu paccaya, si pathamāvibhatti, đổi ṇvu ra aka dhātu có ā sau chót, ya paccaya sau thành dhātu, dẫn ya hiệp với a, si đổi ra o thành dāyako, được rūpa liên tiếp nhau như vầy: Detīti > dāyako. Phải để chủ động như jano – người, satto – thú (được cả 2 cách) vì người hoặc thú cũng cho được phải bổ túc ya, ta sabbanāma như đã giải. Ya, ta sabbanāma đó trong rūpaviggaha của katturūpa kāttusādhana phải đặt đều nhau liên tiếp vào rūpa và cách dịch như vầy: yo(1) detīti(2-3) (so)(4) dāyako(5-7) (jano)(6): người nào, thường cho, vì vậy, người đó gọi là dāyako: người cho. (Yo)(1) suṇātīti(2-3) (so)(4) sāvako(5-7) (jano)(6): người nào, thường nghe, vì thế, người đó gọi là sāvako: người nghe. Su dhātu, ṇvu paccaya, si pathamāvibhatti, đổi ṇvu ra aka, briddhi u sau chót dhātu ra o, đổi o ra āva, si đổi ra o thành sāvako; đây là tóm tắt về katturūpa kattusādhana.
Phương pháp đặt ra viggaha katturūpa tassīlasādhana là khi chia câu ra, biết rằng là dhātu nào, paccaya nào, vibhatti nào nếu có câu đầu thì phân ra rồi chia từng sabda, chưa cần phải đặt vibhatti như ý nghĩa trước, chỉ khác nhau là trong viggaha này có 1 sīla sabda bổ túc tiếp vào như vầy: nếu có câu đầu, viết câu đầu trước, tiếp theo đó dhātu, sīla sabda, iti sabda (phần viggaha). Nếu có câu đầu, viết câu đầu trước dhātu (phần viggaha). Nếu có câu đầu, viết cầu đầu trước dhātu (phần sādhana) như sẽ làm dhammabhānī. Thí dụ như vầy: dhamma (câu đầu) bhaṇa (dhātu) sīla iti; dhamma (câu đầu) bhaṇa (dhātu) dhamma đặt dutiyāvibhatti là dhammaṃ, bhaṇa (dhātu) trong sự nói, là kattuvācaka phải đặt a hoặc e paccaya, ti vattamānāvibhatti là bhaṇati hay bhaṇeti, sīla phải đặt theo tatiyavibhatti là sīlena, sandhi với iti sabda thành silenāti (dứt phần viggaha); (phần sābhana) dhamma không cần đặt vighatti, bhaṇa dhātu, ṇī paccaya, si pathamāvibhatti pulliṅga, briddhi đầu dhātu ra ā do năng lực ṇī rồi xóa na chỉ giữ ī dẫn ṇa sau chót dhātu hiệp với sra ī thành dhammabhāṇī, ī kāranta, xóa si vibhatti thành rūpa là dhammabhāṇī liên tiếp theo rūpa như vầy: dhammaṃ bhaṇati silenāti > dhammabhāṇī (bhikkhu) phải để chủ động vào (là chủ từ) như bhikkha phải bổ túc ya, ta sabbanāma theo liṅga, vacana của sādhana như đã giải liên tiếp theo cách dịch như vầy: (yo)(1) dhammaṃ(3) bhaṇati(2) silenāti(4-5) (so)(6) dhammabhāṇī(7) (bhikkhu) dịch là: Yo bhikkhu: tỳ khưu nào, bhaṇati: thường nói, dhammaṃ: pháp, sīlena: theo thường lệ, iti: vì vậy, so bhikkhu: tỳ khưu đó, dhammambhāṇī: gọi là dhammabhāṇī, bhikkhu: tỳ khưu dhammabhāṇī: người nói pháp thường lệ.
Lại nữa trong sādhana này phải bổ túc 1 samāsarūpa tassīlasādhana vào. Trong samāsarūpa tassilasādhana này có cách thức dịch là ‘người có’ ở phía trước rồi có tiếng ‘thường’ ở phía sau đều nhau và có phương pháp đặt ra viggaha khác nhau, nghĩa là nếu có câu đầu, viết: thứ 1-câu đầu, thứ 2-tiếng dhātu, thứ 3-sīla, thứ 4-ta sabbanāma, thứ 5-iti sabda => phần viggaha. Nếu có câu đầu viết: thứ 1-câu đầu, thứ 2-dhātu => phần sādhana. Viết mỗi tiếng theo thứ tự chưa cần đặt vibhatti như dhammabhaṇi nghĩa là phải viết: 1-dhamma, 2-bhaṇa. Dhamma phải đặt dutiyāvibhatti thành rūpa là dhammaṃ, tiếng dhātu phải gồm có tuṃ paccaya thành rūpa là bhaṇituṃ, sīla sabda phải bao hàm paṭhamāvibhatti đều nhau là ekavacana thành rūpa là sīlaṃ, ta sabbanāma phải cần chaṭṭhīvibhatti đều nhau, nếu là ekavacana thì trở nên rūpa là tassa hoặc assa pulliṅga, napuṃsakaliṅga cũng được, nếu itthīliṅga thời là tassā, assā, tissā, tissāya ví bằng 1 bahuvacana, thì hóa ra tāsaṃ tāsānaṃ.
Nhưng trong sự đặt ra viggaha, giả tỉ cần dùng ekavacana pulliṅga và napuṃsakaliṅga, phần nhiều dùng assa, vì là sự dễ dàng trong cách thức đặt ra viggaha, rồi đổi niggahita ra ma, dẫn ma hiệp với a của assa hoặc assā thành sīlamasssa hay sīlamassā theo liṅga của chủ từ và sādhāṇa. Trong nơi đây phải dùng assa, vì bhikkhu là pulliṅga thành rūpa là sīlamassa nối với iti sabda trở nên sīlamassāti (dứt phần viggaha) tiếp theo là phần sādhana, dhamma không phải đặt vibhatti, bhaṇa dhātu, nī paccaya có cách thức đặt tiếng như đã có thí dụ trước, được thành rūpa là dhammabhāṇī.
Trong phép ví dụ này, khi dịch không cần để ya, ta sabbanāma là chủ từ; trong viggaha như đây, phải dùng tuṃ paccaya là chủ từ đều nhau như vầy: dhammaṃ(2) bhaṇituṃ(1) sīlamassāti(3-4-5) (so)(6) dhammabhāṇi(7) (bhikkhu). Bhaṇituṃ: nói, dhammaṃ: pháp, sīlaṃ: theo thường lệ, assa bhikkhuno: của tỳ khưu đó, iti: vì vậy, so bhikkhu: tỳ khưu đó, dhammabhāṇi: gọi là dhammabhāṇī, bhikkhu: tỳ khưu dhammabhāṇī: người nói pháp theo thường lệ. So bổ túc phía sādhana đó, không phải so đã giải phía trước mà là so nảy ra từ assa trong viggaha vào chủ từ.
- Kammasādhana
Tiếng này có nghĩa là sādhana nói về kamma tức là vật bị động như một vật nào mà người làm ra hoặc vật được kết quả theo tính chất như: phấn viết, bảng viết, mực, giấy, đồ đựng… đều là vật bị họ làm thành rồi. Lại cũng có vật thành tựu bằng trạng thái có tự nhiên, không cần phải có người tạo ra, như: đá, sỏi… Đem đồ đựng và vật có tự nhiên như đá, sỏi, dẫn lên nói rằng: đồ đựng này thợ và họ làm hoặc nghĩ đến, nhớ đến đá, sỏi…, như thế, đồ đựng hoặc đá sỏi đó gọi là kamma (tức đồ, vật bị họ làm và nghĩ nhớ đến). Sādhana thuộc kamma tức là vật bị họ làm; hoặc bị họ nghĩ… như vậy gọi là kammasādhana.
Lại nữa, kiccaṃ kara dhātu trong sự làm, ricca paccaya si paṭhamāvibhatti napuṃsakaliṅga, xóa ra sau chót dhātu, rồi xóa ra của ricca paccaya nữa, dẫn ka của kara dhātu đến i, si ra ṃ thành rūpa là kiccaṃ, dẫn vật bị làm lên là kamma (như đồ đựng) dùng đồ đựng là kamma tức là vật bị người làm, như thế gọi là kammasādhana. Kammasādhana ấy phát âm trong sự dịch được 2 cách: 1) dịch là nơi… dẫn đầu, gọi là katturūpa kammasādhana; 2) dịch là họ… dẫn đầu, gọi là kammarūpa kammasādhana.
Sự đặt ra viggaha cũng có 2 cách theo rūpa và sādhana. Chác thức đặt ra viggaha kammarūpa kammasādhana cũng như chia câu ra biết rằng là dhātu nào, paccaya nào, vibhatti nào rồi cũng chia ra không đặt vibhati và paccaya theo hình trạng của rūpa và sādhana. Phải đặt: 1-dhātu, 2-sabbanāma, 3-iti sabda => phần viggaha.
Tiếp theo, viết dhātu (sādhana) như sẽ giải piyo, thí dụ như vầy: piyo (dhātu) sabbanāma iti. Piya (dhātu) trong chỗ piya (nếu dhātu cần là kattuvācaka phải gồm có a hoặc e paccaya), ti vattamānavibhatti là piyati hay piyeti, ta sabda phải gồm có dutiyābhatti đều nhau, là ekavacana hoặc bahuvacaka tùy sādhana, nếu ekavacaka thì thành rūpa là taṃ, sandhi với iti sabda trở nên tanti (dứt phần viggaha), tiếp theo là phần sādhana) piya dhātu (sự thương); trong cách thí dụ này, đặt o paccaya, si vibhatti thành piyo như đã giải liên tiếp thành rūpa là: Piyeti tanti piyo. Phải đặt người bị họ thương, tức là putto vào là chủ từ; không phải bổ túc ya, ta sabbanāma vì đã có trong viggaha rồi, nhưng phải tìm chủ từ để thế, đặt kiriyā ākhyāta cho thích hợp theo cách thức, dịch như vầy: (pitā)(1) piyeti(2) tanti(3-4) (so)(5) piyo(6) (putto)(7). Pitā: cha, piyeti: tự nhiên thương, taṃ puttaṃ: con đó, iti: vì vậy, so putto: con đó, piyo: gọi là piyo, putto: con, piyo: là nơi thương yêu của cha. So đó không phải sabbanāma bổ túc vào, chính là sabbanāma nảy ra từ rūpaviggaha làm chủ từ phía sādhana. Tiếng chủ từ phía ākhyāta, khi muốn cho ý nghĩa đầy đủ phải trở lại là ‘của’ (như của cha) để bổ túc vào trong viggaha.
Lại có lời thí dụ nữa là: rato cách thức đặt ra hình trạng giống piyo, song rato này là rama dhātu trong nghĩa ‘ưa thích’, a paccaya, si pathamāvibhatti pulliṅga, đổi rama ra rata dhātu (ưa thích) hiệp với a paccaya. Si pathamāvibhatti, pu dẫn ta của rata đến a paccaya ra o, thành rūpa là rato dùng visayo là kamma tức là cái bị họ ưa thích, là chủ từ, đặt ra viggaha và dịch như vầy: (jaṇo)(1) ramati(2) tanti(3-4) (so)(5) rato(6) (visayo)(7): người, tự nhiên, ưa thích cảnh giới đó, vì thế, cảnh giới đó gọi là rato, là nơi ưa thích của người.
Về kammarūpa kammasādhana, khi chia dhātu ra phải quan sát chắc chắn là dhātu, paccaya, vibhatti nào rồi cũng đặt ra, chia, bằng cách không cần đặt vibhatti theo hình trạng của rūpa và sādhana ấy, nghĩa là, viết: thứ 1-dhātu, thứ 2-iti sabda => phần viggaha. Kế tiếp viết dhātu (phần sādhana) không cần bổ túc sabbanāmā trong viggaha, như câu thí dụ trước. Xin giải kiccaṃ làm kiểu kara (dhātu) iti kara dhātu trong nơi đây kara (dhātu) phía kammavācaka trong ākhyāta và trong kitaka). Phải đặt ya paccaya, i āgama trước ya, ti vattamānavibhatti, được rūpa là kariyati. Nếu là kitaka, phải dùng paccaya trong loại đặt trong kammāvācaka như tabba paccaya v.v… Si pathamāvibhatti napuṃsakaliṅga, đổi kara dhātu ra ka, si ra ṃ thành kātabbaṃ. Nếu không đổi kara dhātu ra ka, phải xóa sau chót dhātu rồi ghép ta trở nên kattabbaṃ sandhi với iti sabda thành rūpa là kariyatīti hoặc kātabbanti liên tiếp vào rūpa là: kariyatīti kiccaṃ hay kātabbanti kiccaṃ. Phải để kamma vào với dhātu như bhājanaṃ - đồ đựng v.v…, khi dịch phải bổ túc ya, ta sabbāñāmā theo liṅga của sādhana đều nhau.
Về riêng sādhana phải yaṃ, taṃ napuṃsakaliṅga theo sādhana, như vầy: (yaṃ)(1) (tena)(2) (kariyatīti)(3-4) (taṃ)(5) kiccaṃ(6) (bhājanaṃ)(7) yaṃ. Bhājanaṃ: đồ đựng vào, tena: họ, kariyati: thường làm, iti: vì vậy, taṃ bhājanaṃ: đồ đựng đó, kiccaṃ gọi là kiccaṃ, bhājanaṃ: đồ đựng, kiccaṃ: họ nên làm, (đây là kiriyā ākhyāta) nếu là kiriyākitaka thì như vầy: (yaṃ)(1) (tena)(2) (kattabbanti)(4) (taṃ)(5) (kiccaṃ)(6) (bhājanaṃ)(7) yaṃ, bhājanaṃ: đồ đựng nào, tena: họ, kattabbaṃ: thường làm, iti: vì thế, taṃ bhājanaṃ: đồ đựng đó, kiccaṃ gọi là kiccaṃ, bhājanaṃ: đồ đựng, kiccaṃ: họ làm. Tiếng tena: họ đó là anabhihitakattā trong kiriyā là kammavācaka, dùng nāmanāma khác, ngoài ra cũng được.
Thêm một thí dụ nữa là: dānaṃ (kiểu mẫu) viggaha như kiccaṃ, nhưng dānaṃ đây là dā dhātu trong nghĩa ‘cho’ yu paccaya, si pathamāvibhatti napuṃsakaliṅga, đổi u ra ana và dīgha a của ana ra ā, đem da hiệp với ā sau, xóa a trước, si ra ṃ thành dānaṃ dùng bhattaṃ (cơm) làm kamma tức là vật bị họ cho, là chủ từ như viggaha và sự dịch như vầy: (yaṃ)(1) (tena)(2) (diyyateti)(3-4) (taṃ)(5) (dānaṃ)(6) (bhattaṃ)(7) cơm nào, vì vậy, cơm đó gọi là dānaṃ: họ cho.
- Bhāvasādhana
Tiếng này có nghĩa là sādhana chỉ thái độ làm của nāmanāma như: ăn, uống, nói, nghỉ, đi lại, vận động v.v… Sādhana này biểu diễn cái cử chi thôi, không nói kattā tức là chủ động và kamma, là vật bị động như 2 sādhana đã giải rồi, chỉ đem sự vận động lên nói thôi, như gamanaṃ (sự đi, sự đến), gama (dhātu) yu paccaya đổi ra ana, si pathamāvibhatti napuṃsakaliṅga ra ṃ, đây chỉ cho thấy rằng: chỉ nói kiriyā, không nói đến nāma rằng ‘ai đi, ai đến’ và không chỉ đến kamma rằng ‘đến đâu’. Sự đặt ra viggaha sādhana này có 3 cách: trong viggaha dùng kiriyā ākhyāta thuộc bhāvavācaka đặt ra; trong viggaha dùng kiriyā kitaka thuộc bhāvavācaka đặt ra; trong viggaha dùng kiriyā kitaka thuộc sādhana đặt ra.
‒ Giải a) dùng kiriyā ākhyāta thuộc bhāvavācaka đặt ra là khi dẫn sādhana ra từng phần là: dhātu, paccaya, vibhatti rồi dùng dhātu đó đặt ra bhāvavācaka trong ākhyāta và có iti sabda ngăn (phần viggaha). Tiếp theo đặt dhātu paccaya, vibhatti (phần sādhana) sẽ làm hình trạng rõ rệt như vầy: dẫn gamanaṃ làm thí dụ: gama (dhātu) iti gama (dhātu).
- Trong viggaha sādhana này, phải đặt kiriyā trong viggaha cho thành bhāvavācaka đều nhau, như thế, gama dhātu phải là bhāvavācaka là đặt ya paccaya, ta vattamānāvibhatti, đổi gama ra gaccha thành gacchayate, sandhi với iti thành rūpa là gacchayateti (dứt phần viggaha) (phần sādhana) phải lấy paccaya đem hiệp với dhatu trong nơi đây gamanaṃ là yu paccaya như vậy, phải đặt yu paccaya, si paṭhamāvibhatti napuṃsakaliṅga, đổi yu ra ana, si ra ṃ thành gamanaṃ được rūpa viggaha và sādhana như vầy: (tena)(1) gacchayateti(2-3) gananaṃ(4). Tena: họ (loại anabhihitakatta dùng cách nào cũng được, như janena: người, purisena: người nam, đều được cả), gacchayate: thường đi, iti: vì vậy, gamanaṃ gọi là gamanaṃ: sự đi.
- Lại nữa, ṭhānaṃ (sự đứng, kiên cố), ṭhā dhātu, yu paccaya, si paṭhamāvibhatti napuṃsakaliṅga đổi yu ra ana, dīgha a ra ā dẫn ṭha đến ā sau, xóa sra ā trước, đồi si ra ṃ thành ṭhānaṃ đặt ra[42] viggaha là: (tena)(1) tiṭṭhayateti(2-3) > ṭhānaṃ(4). Tena: họ, tiṭṭhayate: thường trú, ở, iti: vì vậy, ṭhānaṃ gọi là ṭhānaṃ tức là sự kiên cố hoặc sự đứng.
- Nisajjā (sự ngồi), ni chữ đầu, sasa dhātu ṇya paccaya, si paṭhamāvibhatti itthīliṅga xóa ṇaya paccaya rồi đổi sau chót dhātu là da và ya ra jja thành rūpa là nissajja itthīliṅga, phải đặt ā[43] āgama là dấu hiệu của itthiliṅga rồi xóa si hoặc là itthīliṅga đổi ra ā cũng được thành rūpa là nisajjā đặt ra viggaha như vầy: (tena)(1) (nisīdayateti)(2-3) > nisajjā(4). Tena: họ, nisīdayate: tự nhiên ngồi, iti: vì vậy, nisajjā gọi là nisajjā: sự ngồi.
- Sayanaṃ (sự nằm), si dhātu, yu paccaya, si paṭhamāvibhatti napuṃsakaliṅga, briddhi ī ra e rồi ra aya, yu ra ana, si ra ṃ nối thành sayanaṃ đặt ra viggaha như vầy: (tena)(1) sayateti(2-3) > sayanaṃ(4-5). Tena: họ, sayate: tự nhiên nằm, iti: vì vậy, sayanaṃ gọi là sayanaṃ: sự nằm.
‒ Giải b) Dùng kiriyā kitaka bhāvavācaka đó là khi chia sabda ra phải hiểu dhātu, paccaya, vibhatti rồi phác họa như gamanaṃ, có sự phác họa như vầy: gama (dhātu) iti gama (dhātu) trong viggaha sādhana này, dầu là kiriyā kitaka cũng phải điều chỉnh cho thành bhāvavācaka đều đủ, như đặt tabba paccaya i āgama sau dhātu, si paṭhamāvibhatti napuṃsakaliṅga là n thành rūpa là gamitabbaṃ, sandhi với iti sabda thành gamitabbanti (dứt phần viggaha). Phần sādhana cũng đặt paccaya vào vậy, nhưng sự thí dụ đây là yu paccaya cũng phải đặt yu paccaya, si paṭhamāvibhatti napuṃsakaliṅga theo loại viggaha; trong viggaha về liṅga và vacana nào, loại sādhana cũng thuộc liṅga và vacana đó, theo trong viggaha.
- Trong viggaha này thành rūpa là gamanaṃ, đặt ra viggaha như vầu: (tena)(1) gamitabbanti(2-3) gamanaṃ(4). Tena: họ, gamitabbaṃ: nên đi, iti: vì vậy, gamanaṃ gọi là gamanaṃ là sự đi hoặc đi.
- Thānaṃ đặt ra viggaha là: (tena)(1) ṭhātabbanti(2-3) thānaṃ(4). Tena: họ, ṭhātabbaṃ: nên kiên cố, iti: vì vậy, ṭhānaṃ gọi là ṭhānaṃ là sự kiên cố.
- Nisajjā đặt ra viggaha là: (tena)(1) nisīditabbāti(2-3) nisajjā(4). Tena: họ, nisīditabbā: nên ngồi, iti: vì vậy, nisajjā gọi là nisajjā là sự ngồi.
- Sayanaṃ đặt ra viggaha là: (tena)(1) sayitabbanti(2-3) sayanaṃ(4). Tena: họ, sayitabbaṃ: nên nằm, iti: vì vậy, sayanaṃ gọi là sayanaṃ là sự nằm.
‒ Giải c) Dùng nāmakitaka bhāvavācaka nghĩa là khi chia loại sādhana ra phải hiểu dhātu paccaya, vibhatti rồi lấy dhātu điều chỉnh cho thành bhāva sādhana, bằng cách dùng loại paccaya bhāvavācaka. Nhưng phần nhiều dùng yu paccaya và nếu dùng nāmakitaka đặt ra viggaha như vậy, không cần có iti sabda ngăn phần viggaha như phác họa phía dưới dây dùng gamanaṃ để thí dụ:
- Gama (dhātu) phần viggaha, gama (dhātu) phần sādhana. Trong viggaha sādhana này phải điều chỉnh kiriyā cho ra bhāvavācaka đều đủ, cho nên phải điều chỉnh gama dhātu cho ra bhāvavācaka thành rūpa là gamanaṃ và phần sādhana cũng là yu paccaya nữa, như thế, loại viggaha và sādhana mới có rūpa giống nhau, được rūpa viggaha và sādhana như vầy: gamanaṃ(1) gamanaṃ(2-3). Gamanaṃ: sự đi, gamanaṃ gọi là gamanaṃ là sự đi.
- Thānaṃ cũng như đã có giải trên, là: thānaṃ(1) thānaṃ(2-3). Thānaṃ: sự kiên cố, thānaṃ gọi là thānaṃ, thānaṃ là sự kiên cố hoặc sự an trú.
- Nisajjā đặt ra viggaha là: nisīdanaṃ(1) nisajjā(2-3). Nisīdanaṃ: sự ngồi, nisajjā gọi là nisajjā, nisajjā là sự ngồi.
- Sayanaṃ đặt ra viggaha là: sayanaṃ(1) sayanaṃ(2-3). Sayanaṃ: sự nằm, sayanaṃ gọi là sayanaṃ, sayanaṃ là sự nằm.
- Karaṇasādhana
Người là thành cái nghiệp bằng sabda bào hàm tatiyāvibhatti, trong viggaha sabda đó nảy ra là anñpada của sādhana gọi là karaṇasādhana là katturūpa. Dịch là: nhân, vật, để. Thí dụ: bandhati tenā’ti > bandhanaṃ (vatthu): (vật) là vật buộc, để buộc, là kammarūpa. Dịch là: là nhân tức, hoặc là nhân mà – là vật tức, hoặc là vật mà. Thí dụ: bandhiyate tenāti bandhanaṃ (vatthu): (vật) mà người buộc (sinh vật).
- Sampadānasādhana
Sabda chịu sự ban cho, tức là sabda bao hàm catutthīvibhatti là sampadāna trong viggaha nảy ra là aññapada của sādhana gọi là sampadānasādhana là katturūpa phải dịch là: là nơi. Thí dụ: dhanamassa bhavatū’ti dhanabhūti (jano): (người) là nơi sanh của cải, là kammarūpa, phải dịch là: là nới tức, là nơi mà. Thí dụ: sampadiyate etassā’ti sampadāno (patiggahako): (người thị thí) là nơi tức thí chủ ban cho (vật).
- Apādānasādhana
Sabda chỉ miền cho biết là cái chi đã lìa khỏi mình rồi có nghĩa là sabda bao hàm pañcami vibhatti là apādāna trong viggaha nảy ra là aññapada của sādbana gọi là apādānasadhana chỉ dùng được trong katturūpa thôi, phải dịch là: nơi, miền. Thí dụ: pabhā sarati tasmā’ti pabhassaro (sarīrappadeso): (thân thể) là nơi tia ra của ánh sáng.
- Adhikaraṇasādhana
Sabda chỉ nơi, là sabda có vibhatti chỉ nơi, chỗ trong viggaha nảy ra là aññapada của sādhana gọi là adhikaranādhana là katturūpa, phải dịch là ‘chỗ nơi’. Thí dụ: āvasanti ettha’ti > āvāso (padeso) chỗ là nơi ngụ (của pabbajita) là kamma rūpa, phải dịch là: là nơi tức – là chỗ mà. Thí dụ: ātapiyate etthā’ti > ātapanaṃ (thānaṃ): (chỗ) là nơi mà người phơi (vật nhứt là y phục).
Sādhana chỉ trạng thái của kiriyāsabda biến thành nāmasabda, tức là chỉ cho biết cách thức của kiriyāsabda thôi, chứ không thuyết lối kattā hoặc kamma, gọi là bhāvasādhana. Bhāvasādhana này chỉ có bhāvarūpa thôi, phải dịch là: sự hành vi, hoạt động lối, nghĩa là tức là. Thí dụ: nisīdayate’ti > nisajjā: sự ngồi, ñāyate ti > ñānaṃ: sự biết, gamayate ti > gamanaṃ: lối đi, labhate ti > labhanaṃ: tức (họ) được.
Sādhana có rūpa viggaha đặt tuṃ paccaya cùng với dhātu dùng làm chủ từ chỉ trạng thái của kiriyāsabda có sīlasabda, dịch là: thường lệ bao hàm; paṭhamāvibhatti ekavacana là pada visesana rồi chaṭṭhivibhatti nảy ra là annapada có trạng thái như chatthibahubbihisamāsa gọi là samāsarūpatassilasādhana, phải dịch là: người có, là thường lệ hoặc có, là thường lệ. Thí dụ: pāpaṃ kātuṃ sīlaṃ yassa so > pāpakāri (jano): (người) kẻ có sự làm tội là thường lệ.
Paccaya để đặt với nāmakitaka, chia ra làm 3 loại là: kita paccaya để đặt trong katturūpa có 9 là: ṇvu, ṇī, kvi, tu, rū, āvī, ṇuka, (tuka, ika); kiccapaccaya để đặt trong kammarūpa và bhāvarūpa có 5 là: nya, kha, teyya, (ricca, ririya); kitakiccapaccaya để đặt trong katturūpa, kammarūpa và bhāvarūpa có 13 là: na, a, i yu, ti, ramma, ra, ina, tave, tuṃ, (ratthu, ritu, rātu).
- Kitapaccaya
Nvu paccaya phải đổi ra aka, chỉ trừ trước ñā dhātu, có 6 cách phân biệt là: 1) Dhātu hoàn toàn rassa, phải briddhi chữ đầu dhātu. Thí dụ: karotī ti > kārako (jano): (người) kẻ làm. Ka – ka. 2) Phải briddhi sra của dhātu rồi đổi ra rūpa khác nữa. Thí dụ: suṇātī’ti > sāvako (jano): (người) kẻ nghe. Ka – ka. 3) Phải đổi a của dhātu ra āya. Thí dụ: detī ti > dāyako (jano): (người) kẻ cho. Ka – ka. 4) Phải đổi cả hana dhātu ra ghāta hoặc ra vadha cũng được. Thí dụ: gāvo hanatī ti > goghātako (jano): (người) kẻ giết bò. Ka – ka. Hanatī ti > vadhako (jano): (người) kẻ giết. Ka – ka. 5) Đổi ñā ra jā dhātu, đổi nvu paccaya ra aka hoặc ānanaka cũng được. Thí dụ: jānātī ti > jānako (jano): (người) kẻ biết. Ka – ka. Sañjānati ti > sañjānanako (jano): (người) kẻ biết rõ. Ka –ka. 6) Sabda đặt ṇvu paccaya, nếu là sakammadhātu, phải dùng sabda là thụ động, loại riêng biệt liên quan với mình, gồm có chatthīvibhatti cho thành chatthīkamma. Thí dụ: dānassa dāyaho: người cho, thí.
Ṇī paccaya, phần nhiều đặt trong tassīlasādhana có 4 cách phân biệt như vầy: 1) Dhātu hoàn toàn rassa, phải briddhi chữ đầu dhātu. Thí dụ: dhammaṃ vadati sīlenāti > dhammavādī (jano): (người) kẻ thường nói pháp. Ka – ka. 2) Dhātu có a sau chót, phải đổi a ra āya. Thí dụ: Deti silenā’ti > dāyī (jano): (người) kẻ cho theo thường lệ. Ka – ka. 3) Phải đổi sau chót dhātu ra rūpa khác. Thí dụ: yuñjituṃ sīlamassā ti > yogī (jano): (người) kẻ thường có sự ráng sức làm. Ka – ka. 4) Phải đổi cả hana dhātu ra ghātu. Thí dụ: pare upahantuṃ sīlaṃ yassa so > parūpaghātī (jano): (người) kẻ thường vào làm thiệt hại sinh vật khác. Sa – ta.
Kvi paccaya chỉ đặt để làm cách thức rồi xóa bỏ, có 4 cách phân biệt là: 1) Sabda đặt kvipaccaya phải có nāmanāma guṇanāma sabbanāma là saddupapada hoặc upasagga nipāta là pubbapada để phân biệt hẳn. Thí dụ: urena gacchati’ti > urago (satto): (sinh vật) đi bằng ngực (rắn). Ka – ka. 2) Dhātu có 2 chữ (trừ 1 vida dhātu) phải xóa sau chót dhātu như urago v.v… 3) Đối với 1 vida dhātu, không nên xóa sau chót dhātu, song phải đặt u āgama nhứt định. Thí dụ: lokaṃ vidavati’ti > lokavidū (bhagavā): (Đức Thế Tôn) Ngài rõ tam giới. 4) Nếu dhātu chỉ có 1 chữ, chỉ xóa kvi paccaya, phải giữ dhātu cho còn rūpa như trước. Thí dụ: sayaṃ bhavatī ti> sayambhū (bhagavā): (Đức Thế Tôn) Ngài tự sinh.
Tu paccaya, khi đã đặt rồi phải giữ cho còn rūpa như trước có 6 cách phân biệt là: 1) Phải xóa sau chót dhātu, rồi ghép ta với tu paccaya thành ttu. Thí dụ: karoti’ti > kattā (jano): (người) kẻ làm. Ka – ka. 2) Đổi sau chót dhātu ra ta hoặc ra na cho thích hợp theo sự đặt. Thí dụ: vadatī’ti > vattā (jano): (người) kẻ nói. Ka –ta. Kodhaṃ sameti silenā’ti > kodhasantā (jano): (người) kẻ yên lặng sự giận theo thường lệ. Ka – ta. 3) Dhātu có 2 chữ, nếu không xóa hoặc đổi sau chót dhātu, phải đặt i āgama. Thí dụ: sarituṃ sīlaṃ yassa so > saritā (jano): (người) kẻ thường có sự tưởng nhớ. 4) Briddhi dhātu được một ít. Thí dụ: suṇātī’ti > sotā (jano): (người) kẻ nghe. Ka – ka. 5) Nếu dhātu chỉ có một chữ dīgha, chỉ hiệp cùng với tu paccaya thì xong. Thí dụ: dadātī’ti > dātā (jano): (người) kẻ cho. Ka – ka. 6) Sabda đặt tu paccaya, nếu là sakammadhātu phải dùng sabda thụ động riêng hiệp với mình cho ra chaṭṭhīkamma. Thí dụ: dhammassa sotāro: (các người) nghe pháp.
Rū paccaya, khi đã đặt rồi, phải xóa ra chỉ giữ sra u, có 3 cách phân biệt là: 1) Nếu dhātu có 2 chữ, phần nhiều xóa sau chót dhātu. Thí dụ: vedaṃ gacchatī’ti > vedagū (brāhmano): (bà-la-môn) người đến sự giác ngộ. 2) Dhātu có 2 chữ, nếu không xóa sau chót dhātu, phần nhiều chỉ rassa ū ra u. Thí dụ: bhikkhati silenā’ti > bhikkhu (samaṇo): (sa-môn) người xin theo thường lệ. Ka – ka. 3) Nếu dhātu chỉ có 1 chữ, phải xóa sra của dhātu rồi hiệp với ū. Thí dụ: kālaṃ jānātī’ti > kālaññū (jano): (người) kẻ biết thì giờ. Ka – ka.
Āvī paccaya phần nhiều đặt trong tassīlasādhana, dùng được trong katturūpa và samāsarūpa. Thí dụ: bhayaṃ passati silenā’ti > bhayadassāsī (jano): (người) thấy sự sợ theo thường lệ. Bhayaṃ passituṃ sīla massā ti > bahaydassāvi (jano): (người) có sự thấy điều sợ là thường lệ.
Ṇuka paccaya, khi đã đặt rồi, phải xóa na, chỉ giữ uka, phải briddhi dhātu toàn rassa, phần nhiều đặt trong tassīla sādhana. Thí dụ: karotī sīlenā’ti > kāruko (jano): (người) làm việc theo thường lệ. Ka – ka. Kātuṃ silamassā’ti > kārako (jano): (người) só sự làm là thường lệ. Ka – ka.
Tuka paccaya chỉ đặt được, đối với 1 gāma dhātu. Thí dụ: āgacchatī’ti > āgantuko (bhikkhu): (tỳ khưu) đến, (tỳ khưu) mới vừa đến. Ka – ka.
Ika paccaya, chỉ đặt được, đối với gama dhātu trong nghĩa ‘phải nên’. Thí dụ: gantuṃ bhabbo ti > gamino (bhikkhu): (tỳ khưu) phải nên đi, (tỳ khưu) có việc phải nên ra đi. Ka – ka.
- Kiccapaccaya
Nya paccaya có 12 cách phân biệt là: 1) Briddhi dhātu hoàn toàn rassa, xóa na chỉ giữ ya, đặt i āgama. Thí dụ: kātabba’nti > kāriyaṃ (kammaṃ): (nghiệp) mà người phải nên làm. 2) Briddhi dhātu, xóa na chỉ giữ ya rồi ghép ya. Thí dụ: cinitabba’nti > ceyyaṃ (vatthu): (cái) mà người phải nên tích trữ. Kamma – kamma. 3) Dhātu có ma sau chót, phải xóa na, chỉ giữ ya rồi đổi ya và sau chót dhātu ra kamma. Thí dụ: gamitabba’nti > gammaṃ (dhammajātaṃ): (trạng thái) mà người phải nên đến. Kam – kam. 4) Dhātu có da sau chót, phải xóa na, chỉ giữ ya rồi đổi ya và sau chót dhātu ra jja. Thí sụ: madanyan majjaṃ: sự say. Bh – bh. 5) Dhātu có dha sau chót, phải xóa na, chỉ giữ ya rồi đổi ya và sau chót dhātu ra jjha. Thí dụ: vajjbitabba’nti vajjhaṃ (dhammajātaṃ): (trạng thái) mà người phải nên giết. Kam – kam. 6) Dhātu có ja sau chót, phải xóa na, chỉ giữ ya rồi đổi ya và sau chót dhātu ra gga. Thí dụ: yuñjitabbo’ti > yoggo (vāyāmo): (sự tinh tấn) mà người phải nên thực hành. Kam – kam. 7) Dhātu có ca sau chót, phải xóa na, chỉ giữ ya rồi đổi sau chót dhātu ra ka. Thí dụ: vuccatī’ti > vākyaṃ (saddajātaṃ): (lời) mà người nói. Kam – kam. 8) Dhātu có ja ở sau chót, phải xóa na, chỉ giữ ya rồi đổi sau chót dhātu ra ga. Thí dụ: bhajiyate’ti > bhagyaṃ (vatthu): (vật) mà người chia. Kam – kam. 9) Dhātu có ā ở sau chót, phải đổi cả ṇya paccaya ra eyya, rồi xóa ā của dhātu. Thí dụ: dātabba’nti > deyyaṃ (vatthu): (vật) mà người phải nên cho. Kam – kam. 10) Dhātu có ha ở sau chót, phải xóa na chỉ giữ ya rồi hiệp ha sau chót dhātu với ya ra yha. Thí dụ: paggaṇhitabba’nti > paggayhaṃ (cittaṃ): (tâm) mà bậc thiền sư phải sẵn sàng. Kam – kam. 11) Đối với một bhū dhātu, đổi cả nya paccaya với ū của bhū dhātu ra abba. Thí dụ: bhūyate’ti > bhabbaṃ: sự sanh. Ka – ka. 12) Nya paccaya đó có năng lực cho dùng là kiriyākitaka cũng được. Thí dụ: taṃ (vatthu) gārayhaṃ: (cái) đó (tức người) đáng khinh bỉ. Đặt ra viggaha là: garahitabba’nti > gārayhaṃ (kammaṃ): (nghiệp) mà bậc hiền minh đáng khinh bỉ. Kam – kam.
Kha paccaya, đến khi có nipāta īsan (chút ít) và upasagga du (xấu, khó), su (tốt, dễ dàng, không khó). (1 trang 3 paccaya đó là pubbapada) mới có thể đặt được. Lại nữa, không nên xóa chữ sau chót dhātu, không nên briddhi dhātu; thí dụ: īsaṃ kariyate’ti > isakkharaṃ (kammaṃ): (nghiệp) mà người làm chút ít. Kam – ham. Duṭṭhu vuccatī’ti > dubbaca (jano): (người) mà họ khó dạy (ngỗ nghịch). Kam – kam. Suṭṭhu labbhate’ti > sulabhaṃ: sự được bằng cách dễ dàng hoặc (vật) mà người được bằng cách dễ dàng. Kam – kam.
Teyya paccaya có 3 cách phân biệt là: 1) Đổi sau chót dhātu ra byañjana khác. Thí dụ: pattabba’nti > patteyyaṃ (ṭhānaṃ): (nơi) mà người phải nên đến. Kam – kam. 2) Đổi ta của teyya paccaya ra byañjana khác rồi xóa sau chót dhātu. Thí dụ: laddhabda’nti > laddheyyaṃ (dhanaṃ): (tài sản) mà người phải nên được. Kam – kam. 3) Nếu dhātu chỉ có 1 chữ, phải giữ cả dhātu và paccaya cho còn như trước. Thí dụ: ñātabba’nti ñāteyyaṃ (ārammanaṃ): (cảnh giới) mà người phải nên biết. Kam – kam.
Ricca paccaya này, chỉ đặt được với kara dhātu, phải xóa ra, giữ icca, phải xóa sau chót dhātu. Thí dụ: kattabba’nti kiccaṃ (kammaṃ): (nghiệp) mà người phải nên làm. Kam – kam. Kariyate’ti > kiccaṃ (kammaṃ): (nghiệp) mà người làm. Kam – kam. Karayate’ti > kiccaṃ: sự làm. Bha – bha.
Ririya paccaya này, chỉ đặt được với 1 kara dhātu, phải xóa ra, chỉ giữ iriya, phải xóa sau chót dhātu. Thí dụ: katabbā’ti > kiriyā (dhammajāti): (cái) mà người phải nên làm. Kam – kam. Karayate’ti > kiriyaṃ: sự làm. Bha – bha.
- Kitakiccapaccaya
Ṇa paccaya này, khi đã đặt rồi, phải xóa ṇ, chỉ giữ sra a, có 8 cách phân biệt là: 1) Dhātu toàn rassa, phải briddhi chữ đầu dhātu. Thí dụ: dhammaṃ caratī’ti > dhammasāro (jano): (người) tu hành. Ka – ka. Caritabbo’ti > cāro (dhammo): (pháp) mà người phải nên hành, hoặc (xứ) mà người phải nên đi. Kam – kam. Caraṇaṃ > cāro: sự hành động, sự đi. Bha – bha. 2) Dhātu dīgha hoặc có byañjana kép ở phía chót thì không cần briddhi. Thí dụ: bhāsiyate’ti > bhāsā (vācā): (lời) mà người nói. Kam – kam. Bhāsayate’ti > bhāsā hoặc bhāsanaṃ bhāsā: sự nói. Bha – bha. Có khi dhātu sẵn dīgha, phải briddhi ra rūpa khác cũng được. Một ít thí dụ: bhavatī’ti > bhāvo (sabhāvo): (trạng thái) sanh. Ka – ka. Bhavanaṃ > bhāvo: sự sanh. Bha – bha. 3) Đổi sau chót dhātu ra byañjana khác. Thí dụ: pacatī’ti > pāko (jano): (người) đầu bếp. Bha – bha. 4) Đổi chữ đầu dhātu ra byañjana khác cũng được. Một ít thí dụ: paridaṅanaṃ > parilāho: sự bực bôi. Bha – bha. 5) Đối với một kara dhātu, nếu có tiếng pura saṃ, pari là pubbapada, phải đổi kara dhātu ra khara. Thí dụ: pure karayate’ti > purekkhāraṃ: sự làm trong phía trước. Bha – bha. Saṃ ekato kariyantī’ti > saṅkhāra (dhammo): (các pháp) mà duyên tạo tác trong một nơi cùng nhau. Kam – kam. Pari karoti tenā’ti > parikkhāro, (sambhāro): (vật liệu) để làm chung quanh (của người). Ka – kara. 6) Đối với một gaha dhātu, đổi cả gaha dhātu ra ghara rồi không cần briddhi gha của ghara ra gha. Thí dụ: (dabbasambhāre) ganhātī’ti > gharaṃ (senāsanaṃ). 7) Đối với một hana dhātu, đổi cả hana dhātu ra ghāta. Thí dụ: upahanatī’ti > upaghāto (jano): (người) vào phá hoại. Ka – ka. Upahanaṃ > upaghāto: sự phá hoại. Bha – bha. 8) Dhātu có ā sau chót, phải đổi ā của dhātu ra āya. Thí dụ: dātabba’nti > dāyaṃ (vatthu): (vật) mà người nên cho. Kam – kam.
A paccaya có 4 cách phân biệt, là: 1) Nếu có padanāma là saddupapada là kamma ở phía đầu dhātu, phải đặt nu āgama rồi đổi nu āgama ra niggahita, xong đổi niggahita ra vaggantabyañjana theo thứ tự vagga. Thí dụ: saraṇaṃ karotī’ti > saranaṅkaro (jano): (người) làm nơi nương tựa. Ka – ka. 2) Sabda có saddupapada là kamma ở phía đầu, nếu không đặt nu āgama, phải ghép chữ đầu dhātu theo sự thích hợp. Thí dụ: taṃ karotī’ti > takkaro (jano): (người) làm việc đó. Ka – ka. 3) Sabda có pubbapada hoặc saddupapada ở phía đầu nhưng không phải là kamma hoặc sabda không có pubbapada saddupapada ở phía đầu, không nên đặt nu āgama. Thí dụ: vineti tenā’ti > vinayo (dhammo): (pháp) để dạy bảo (chúng sanh của đức giáo chủ). Ka – karra. 4) Đối với một dā dhātu mà abbhāsa là dādā, rassa ra dada nếu có pura sabda là pubbapada, phải đổi a của ra (của purasabda) ra iṃ, rồi đổi niggahita của iṃ ra na. Thí dụ: pure dānaṃ dadātī’ti > purindado (devarājā): (Thiên vương) người bố thí trong thời đầu (đức Đế Thích). Ka – ka.
I paccaya nếu đặt thì phải giữ cho còn rūpa như trước cả và dhātu cũng vậy, không có cách thức cho xóa sau chót dhātu, dầu có pubbapada hoặc saddupapada hay không cũng vậy. Thí dụ: ādiyate’ti > ādi (sabhāvo): (trạng thái) mà người nắm lấy (phía đầu). Ka – ka.
Yu paccaya có 4 cách phân biệt: 1) chỉ trừ dhātu có ra hoặc ha sau chót và na dhātu, phải đổi yu ra aṇa. Thí dụ: panūdatī’ti > panūdano (jano): (người) loại ra. Ka – ka. 2) Dhātu có ra hoặc ha sau chót phải đổi yu ra aṇa. Thí dụ: kātabba’nti > kāraṇaṃ (kiccaṃ): (việc) mà người phải nên làm. Kam – kam. Gahayate’ti > gahanaṃ: sự cầm, sự nắm. Bha – bha. 3) Đối với 1 nā dhātu, phải đổi yu ra ana cũng được ra aṇa hoặc ānana cũng được. Thí dụ: ñāyate’ti > ñānaṃ: sự biết. Bha – bha. Sañjāyate’ti > sañjānanaṃ: sự hiểu rõ. Bha – bha. 4) Sabda đặt yu paccaya đây, nếu là sakammadhātu phải dùng danh từ thụ động rồi hiệp vào mình làm chatthīvibhatt cho ra chatthīkamma. Thí dụ: pāpassa akaraṇaṃ: sự không làm tội.
Ti paccaya có 6 cách phân biệt là: 1) Dhātu có na, ma, ra sau chót phải xóa byañjana sau chót. Thí dụ: khananaṃ > khati: sự bứng. Bha – bha. Ramantaṃ etāyā’ti > rati (dhammajāti): (cái) là nhân ưa thích (của chúng sanh). Ka – kara. Sarati etāyā’ti > sati (dhammajāti): (cái) là điều tưởng nhớ (của người) (trí nhớ). Ka – kara. 2) Dhātu có ca, da, pa sau chót, phải đổi sau chót dhātu ra ta hiệp với ti paccaya thành tti. Thí dụ: vimocati etāyā’ti > vimutti (guṇajāti): (các đức) là điều thoát ly (của người). Ka – kara. Vināsaṃ pajjate’ti > vipatti: cách thức đến sự phá hoại. Bha – bha. Tapanaṃ > tatti: sự sống, lối nóng. Bha – bha. 3) Phải đổi ca dhātu ra rūpa. Thí dụ: jananaṃ > jāti: sự sanh. Bha – bha. 4) Dhātu chỉ có một chữ phải giữ cả dhātu và paccaya cho còn như trước. Thí dụ: (kumāre) da dhātī’ti > dhāti (itthī): (phụ nữ) nhũ mẫu, vú em, mẹ nuôi. 5) Đối với ṭhā dhātu và pā dhātu, phải đổi ā của ṭhā ra i, ā của pā ra ī. Thí dụ: ṭhānaṃ > ṭhiti: sự kiên cố vững vàng. Bha – bha. 6) Dhātu có dha, ma, sa sau chót phải đổi ti paccaya ra byañjana khác, rồi xóa sau chót dhātu như vầy: dhātu có dha sau chót phải đổi ti paccaya ra ddhi, thí dụ: bujjhati etāyā’ti > buddhi (paññnā): (trí tuệ) là cái biết (của người), ka – kara; dhātu có ma sau chót phải đổi ti paccaya ra nti, thí dụ: khamanaṃ > khanti: sự nhẫn nại, bha – bha; dhātu có sa sau chót phải đổi ti paccaya ra ṭṭhi, thí dụ: dassanaṃ > diṭṭhi: sự thấy, bha – bha.
Ramma paccaya nếu đặt phải xóa ra chỉ giữ mma, cũng phải xóa sau chót dhātu. Thí dụ: dhāretī’ti > dhammo (sabhāvo): (cái) duy trì. Ka – ka.
Ra paccaya chỉ đặt cho có cách thức rồi phải xóa cả và sau chót dhātu cũng vậy. Thí dụ: antaṃ karotī’ti > antako (sabhāvo): (cái) làm nơi cuối cùng (chết). Ka – ka.
Ina paccaya khi đặt phải để rūpa còn như trước. Thí dụ: jinātī’ti > jino (bhagavā): (đức Bhagavā) Ngài thắng. Ka – ka.
Tave paccaya có 6 cách phân biệt là: 1) Dhātu có ma sau chót, phải đổi sau chót dhātu ra na. Thí dụ: gantave: để đi, để đến. 2) Dhātu có da sau chót, phải đổi sau chót dhātu ra ta. Thí dụ: pattave: để đến. 3) Dhātu có na sau chót chỉ nên hiệp chung với tave thì thành tựu. Thí dụ: hantave: để phá hoại. 4) Đối với 1 kara dhātu phải đổi kara ra kā. Thí dụ: kātave: để làm. 5) Briddhi dhātu sẵn dīgha cũng được. Thí dụ: netave: để đem đi. 6) Dhātu chỉ có 1 chữ dīgha, chỉ nên hiệp chung với tave thì thành tựu. Thí dụ: ñātave: để biết.
Tuṃ paccaya có 11 cách phân biệt. 1) Dhātu có ca, ja, da, pa sau chót có thể đổi sau chót ra ta cũng được. Dhātu có ca sau chót, thí dụ: sittuṃ (sicadhātu): để tưới, sự tưới; dhātu có ja sau chót, thí dụ: cattuṃ (cajadhātu): để bỏ, để hy sinh; dhātu có da sau chót, thí dụ: vattuṃ (vada dhātu): để nói; dhātu có pa sau chót, thí dụ: tattuṃ (tapa dhātu): để thui, để nướng. 2) Đối với 1 kara dhātu đổi sau chót dhātu ra ta cũng được. Thí dụ: kattuṃ: để làm. Đổi kara dhātu ra kā cũng được. Thí dụ: kātuṃ: để làm. 3) Dhātu có 2 chữ, nếu không đổi sau chót hoặc không đổi cả dhātu ra byañjana khác, phải đặt i āgama. Thí dụ: siñjituṃ: để tưới. 4) Mặc dầu là dhātu có 1 chữ, nếu briddhi hoặc abbhāsa cho ra 2 chữ rồi, cũng phải đặt i āgama. Thí dụ: bhavituṃ: để sanh. 5) Dhātu chỉ có 1 chữ, nếu là rassa phải briddhi theo lối của sra cũng được. Thí dụ: sotuṃ: để nghe. 6) Dhātu chỉ có 1 chữ rassa hoặc dīgha nếu không driddhi phải đặt paccaya ākhyāta thuộc loại dhātu và đặt i āgama. Thí dụ: suṇituṃ: để nghe. 7) Về gaha dhātu, chỉ đặt i āgama cũng được, đặt ṇha paccaya ākhyāta rồi xóa sau chót dhātu, đặt i āgama, xóa a của ṇha paccaya cũng được. Thí dụ: gahituṃ, gaṇhituṃ: để cầm, lấy, thọ, bắt. 8) Dhātu có dha, bha, ma, sa sau chót có thể đổi tuṃ paccaya ra byañjana khác rồi xóa sau chót dhātu cũng được. Dhātu có dha hoặc bha sau chót phải đổi tuṃ ra ddhuṃ, thí dụ: suboddhuṃ: để biết cho dễ, laddhuṃ: để được; dhātu có sa sau chót phải đổi tuṃ ta ṭṭhuṃ, thí dụ: daṭṭhuṃ: để thấy, để gặp; dhātu có ma sau chót, phải đổi tuṃ ra ntuṃ, thí dụ: gantuṃ: để đi, để đến. 9) Dhātu chỉ có 1 chữ, nếu là dīgha, phần nhiều nên giữ rūpa cho còn như trước. Thí dụ: dātuṃ: để cho. 10) Dhātu có na sau chót, nếu không đặt i āgama phải hiệp chung với tuṃ thành ntuṃ. Thí dụ: hantuṃ: để phá hoại. 11) Tuṃ paccaya này, nếu đặt trong hetukattuvācaka, phải đặt với kāritappaccaya ākhyāta là nhất định. Thí dụ: lābhetuṃ: để cho được.
Ratthu paccaya, nếu đặt phải xóa ra, chỉ để tthu, cả và sau chót dhātu cũng phải xóa. Thí dụ: sāsatī’ti > satthā (jano): (người) giáo sư. Ka – ka.
Ritu paccaya, khi đặt phải xóa ra, chỉ giữ itu, cả và sau chót dhātu cũng phải xóa. Thí dụ: (puttaṃ) pāletī’ti > pitā (puriso): (người) bảo hộ (con). Ka – ka.
Rātu paccaya, khi đặt phải xóa ra, chỉ giữ ātu, cả và sau chót dhātu cũng phải xóa. Thí dụ: (puttaṃ) mānetī’ti > mātā (itthī): (phụ nữ) ưa mến (con). Ka –ka.
‒ Dứt nāmakitaka ‒
Kitaka kiriyāsabda gọi là kiriyākitaka hoặc kitakiriyā hoặc kritakiriyā hoặc gọi kitapada cũng được, phải dùng đặt với vibhatti, vacana, kāla, dhātu, vācaka, paccaya.
Vibhatti của kiriyākitaka phải dùng đặt với vibhattināma. Nếu nāmasabda đặt với vibhatti và vācana nào thì kiriyākitaka cũng phải đặt với vibhatti và vācana đó, cả liṅga cũng vậy, cho đều nhau. Thí dụ: bhikkhu araññaṃ paviṭṭho: tỳ khưu đã vào đến rừng.
Có 3 kāla là: paccupannakāla, atītakāla và anāgatakāla kể anuttakāla vào nữa là 4.
Paccuppannakāla chia ra làm 2 là: thì hiện tại thật, thì hiện tại gần vị lai. Paccuppannasuddha dịch là: ‘đang, đương’ hoặc chỉ dịch tiếng của dhātu cũng được. Thí dụ: upāsako dhammaṃ sunanto saddhaṃ janeti: cận sự nam đang nghe pháp khiến cho đức tin phát sinh. Hiện tại gần vị lai dịch là: khi, khi sẽ. Thí dụ: buddhāca nāma dhammaṃ desentā sattānaṃ upanissayaṃ oloketvā desenti: lệ thường chư Phật khi sẽ thuyết pháp (tự nhiên) quan sát bẩm chất của chúng sanh rồi mới thuyết.
Atītakāla chia ra làm 2 là: atīkkantā chỉ sự: vừa qua rồi, và atītakāla: qua khỏi hẳn rồi. Atīkkantā chỉ sự vừa qua rồi dịch là ‘rồi’ hoặc ‘xong rồi’ cũng được. Thí dụ: tayo māsā atīkkantā: 3 tháng vừa qua rồi. Atītakāla qua khỏi hẳn rồi dịch là ‘đến rồi’ hoặc ‘đến khi xong rồi’ cũng được. Thí dụ: ayaṃ kulaputto maṃ dīsvā mama sañgahaṃ karissati katvā ca pana mahāsampattiṃ labhissati: người này thấy ta rồi sẽ hộ trợ ta, đến khi làm rồi sẽ được nhiều hạnh phúc.
Anuttakāla chia ra làm 2 là: anumati và parikappa. Anumati chỉ sự hiểu biết, dịch là ‘đáng, chỉ nên’. Thí dụ: na kenaci bālo sevitabbo paṇdito pana sevitabbo: kẻ si mê, tức không một người nào đáng thân cận (người) chỉ nên gần gũi bậc hiền minh. Parikappa chỉ sự quyết định, dịch là ‘phải nên’ hoặc ‘phải’. Thí dụ: rājakiccaṃ te kattabbaṃ: việc của vua tức người phải nên làm. Chỉ sự suy nghĩ, dịch là ‘phải’. Thí dụ: kinnu kho panetaṃ mayā katabbaṃ: vậy (việc) đó tức ta phải làm như thế nào?
Dhātu trong kitaka cũng giống với dhātu trong ākhyātu vậy, như cách so sánh sau này: labha – được (paccuppannakāla); ākhyāta = labhati; kitaka = puṇ, labhanto, i - labhantī; napuṇ = labhantaṃ; ākhyāta = labhi hoặc alabhi (atītakāla); kitaka = puṇ, laddho, i - laddhā; napuṇ = laddhaṃ; abyayakirriyā = labhitvā, labhitvāna, laddhāna; akhyāta = labheyya (anuttakāla); kitaka = puṇ, labhitabbo hoặc laddhbbo: i – labhitabbā hoặc laddhabbā; napun = labhitabbaṇ hoặc laddhabbaṃ.
Vācaka. Vācaka có 5 loại là: kattuvācaka, kammavācaka, bhāvavācaka, hetukattuvācaka, hetukammavācaka. Kattuvācaka = bhikkhu araññaṃ paviṭṭho: tỳ khưu đi vào rừng rồi. Kammavācaka = ayaṃ dhammo bhagavatā desito: pháp này, đức Thế Tôn đã thuyết rồi. Bhāvavācaka = bhariyaṃ me nissāya bhayena uppannena bhavitabbaṃ: thật sự sợ phát sanh vì vợ của ta. Hetukattuvācaka = ācariyo antevāsike vinayaṃ sikkhāpento: ācarya đáng khiến các trò học luật. Hetukammavācaka = vinayo ācariyena antevāsike sikkhāpetabbo: vinaya tức ācārya phải nên khiến các trò học.
Paccaya để đặt với kiriyākitaka cũng chia ra làm 3 loại như paccaya của nāmakitaka. Kitapaccaya có 3 là: anta, tavantu, tāvī. Kiccapaccaya có 2 là tabba, anīya. Kitakiccapaccaya có 5 là māna, ta, tva, tvāna, tūna. Anta, māna chỉ paccuppannakāla; tabba, anīya chỉ anuttakāla; ta phần nhiều chỉ atītakāla hơn paccuppannakāla; phần anāgatakāla cũng dùng được nhưng rất ít; tavantu, tāvī, tvā, tvāna, tūna phần nhiều chỉ atitakāla.
Thí dụ trong kitapaccaya:
‒ Anta paccaya chỉ đặt trong 2 vācaka là: kattuvācaka và hetukattuvācaka = kathento, kathentī, kathentaṃ: đang nói, thời nói; labhanta, labhanti, labhantaṃ: đang được, thời được. Hetukattuvācaka = kathāpento, kathāpentī, kathāpentaṃ: đang cho nói, thời cho nói; lābhāpento, lābhāpentī, lābhāpentaṃ: đang cho được, thời cho được.
‒ Tavantu đặt được trong 2 vācaka: kattuvācaka và hetukattuvācaka. Kattuvācaka: dhātu có 1 chữ, phải giữ dhātu cho còn như rūpa trước, thí dụ: sutavā: nghe rồi; dhātu có 2 chữ có ca, ja, pa sau chót đổi sau chót dhātu ra ta cũng được, thí dụ: sittavā: tưới rồi (sicadhātu), bhuttavā: ăn rồi (bhujadhātu), guttavā: bảo hộ rồi, gìn giữ rồi (gupadhātu); nếu không đổi sau chót dhātu, phải giữ dhātu cho còn rūpa như trước, nhưng phải đặt thêm i āgama; thí dụ: cajitavā: bỏ rồi; đối với 1 vasa dhātu phải đổi va của vasa ra vu hoặc đổi a của vasa ra u cũng được, phải đặt thêm i āgama; thí dụ: vusitavā: ở rồi. Hetukattuvācaka: trong hetukattuvācaka phải đặt kāritappaccaya đối với một ít dhātu thích hợp. Thí dụ: bhojetavā, bhojayitavā, bhojapatavā, bhojāpayitavā: cho ăn rồi, chỗ ṇaya và ṇāpaya phải đặt thêm i āgama.
‒ Tāvī paccaya có cách thức như tavantu chỉ khác nhau sra sau chót một là u, một là ī thôi. Kattuvācaka = sutāvī, sutāvinī, sutāvi: nghe rồi. Hetukattuvācaka = bhojetāvī, bhojayitāvī, bhojepetavī, bhojāpayitavī: cho ăn rồi.
Thí dụ trong kiccapaccaya:
‒ Tabba paccaya có 11 cách phân biệt là:
- Dhātu 2 chữ, đổi sau chót dhātu ra ta cũng được. Thí dụ: kattabbaṃ: (tức người) phải nên làm, đang làm, phải làm.
- Dhātu có ma sau chót, đổi sau chót dhātu ra na cũng được. Thí dụ: gantabbaṃ: (tức người) phải nên đi, phải nên đến.
- Dhātu có na sau chót, chỉ hiệp với paccaya thì thành tựu. Thí dụ: hantabbaṃ: (tức là người) phải nên phá hoại.
- Dhātu có bha sau chót, đổi ta của tabba với sau chót dhātu ra ddha cũng được. Thí dụ: laddhabbaṃ: (tức người) phải nên được.
- Dhātu có sa sau chót, đổi ta cả tabba với sau chót dhātu ra ṭṭha cũng được. Thí dụ: daṭṭhabbaṃ: (tức người) phải nên thấy.
- Đối với 1 kara dhātu, xóa sau chót dhātu rồi dīgha a của ka ra ā cũng được, đổi kara dhātu ra kā cũng được. Thí dụ: kātabbaṃ: (mà người) phải nên làm.
- Dhātu chỉ có 1 chữ, phải giữ dhātu cho còn rūpa như trước hoặc đổi dhātu ra rūpa khác cũng được. Thí dụ: dātabbaṃ: (mà người) phải cho.
- Dhātu có 2 hoặc 3 chữ, nếu không đổi, hoặc không xóa sau chót dhātu phải đặt thêm i āgama là nhứt định. Thí dụ: karitabbaṃ: (mà người) phải nên làm, ovaditabbaṃ: (mà người) phải nên dạy bảo.
- Dhātu chỉ có 1 chữ, phải briddhi dhātu theo phép thích hợp. Thí dụ: bhavitabbaṃ: (mà người) phải nên sanh.
- Dhātu có ā sau chót, đổi ā ra āya, rồi đặt thêm i āgama cũng được. Thí dụ: yāyitabbaṃ: (mà người) phải nên đi.
- Một ít dhātu phải đặt paccaya thuộc về loại dhātu trong ākhyāta cũng được. Thí dụ: bujhitabbaṃ: (tức người) phải nên giác ngộ.
Phần hetukammavācaka, phải đặt kāritappaccaya, chỗ ṇaya và ṇāpaya phải đặt thêm i āgama. Thí dụ: kāretabbo, kārayitabbo, kārāpetabbo, kārāpayitabbo: (mà người) phải nên làm, hoặc đáng làm.
‒ Anīya paccaya có cách thức như tabba paccaya chỉ khác vidhi rūpasiddhi và hình trạng như vầy:
- Dhātu có 2 chữ, đổi cho khác hình trạng đầu 1 ít cũng được. Thí dụ: dassanīyaṃ: (tức người) phải nên thấy, đáng thấy.
- Dhātu chỉ có 1 chữ, phải briddhi một ít dhātu hoặc không cần briddhi một ít dhātu phải briddhi. Thí dụ: bhavanīyaṃ: (tức sinh vật) phải nên sanh. Không cần briddhi. Thí dụ: pāniyaṃ: (mà người) phải nên uống.
- Dầu là dhātu có 2 chữ, cũng briddhi được. Một ít thí dụ: bhojanīyaṃ: (mà người) đáng ăn.
- Dhātu có ra hoặc ha ở sau chót, phải đổi na của anīya ra ṇa và làm anīya cho ra aṇīya. Thí dụ: karaṇīyaṃ: (tức người) phải nên làm. Gahaṇīyaṃ: (mà người) phải nên cầm.
- Dầu là dhātu ngoài ra, cũng có thể đổi ṇa ra na được, một ít (song ít có). Thí dụ: ramaṇīyaṃ: (mà người) phải nên ưa thích.
- Theo lệ thường của paccaya đây, phần nhiều giữ dhātu và paccaya cho còn như trước, không thay đổi. Thí dụ: pacanīyaṃ: (mà người) phải nên nấu.
- Phần hetukammavācaka, chỉ đặt nāpe paccaya không cần đặt paccaya cho loại dhātu cũng có. Thí dụ: puṇ kārāpaniyo, i – kārāpanīyā; napuṃ, kārāpaniyaṃ: (mà người) phải nên làm, phải cho làm, đáng cho làm. Phải đặt ṇāpe paccaya cả và paccaya thuộc loại dhātu cũng có. Thí dụ: puṇ, sibbāpanīyo, i – sibbāpaniyā, napuṇ sibbāpanīyaṃ: (mà người) phải nên cho vậy, phải cho vậy, đáng cho vậy.
- Anīya paccaya này là kiccapaccaya về kiriyākitaka hẳn thật, nhưng dùng là nāmanāma cũng được. Một ít thí dụ: seṭṭhī paṇītena khādanīyena, bhojanīyena bhikkhusaṅghaṃ parivisi: soṭṭhī kính đãi tỳ khưu tăng bằng các món cao lương.
Thí dụ trong kitakiccapaccaya:
‒ Có paccaya đặt trong cả 5 vācaka.
- Kattuvācaka = pacamāno, pacamānā, pacamānaṃ: đang nấu, thời nấu.
- Kammavācaka = kariyamāno: (tức người) đang làm, thời làm, labbhamānaṃ: (tức người đáng được, thời được.
- Bhāvavācaka = karayamānaṃ: (tức người) đang làm, thời làm.
- Hetukattuvācaka = phải đặt ṇaya paccaya hoặc ṇāpaya paccaya. Thí dụ: kārayamāno kārāpayamāno: đang cho làm, thời cho làm. Phải đặt paccaya theo loại dhātu ākhyāta cũng có. Thí dụ: dibbāpayamāno: đang cho chơi, thời cho chơi.
- Hetukammavācaka = phải đặt ṇāpe paccaya, i āgama. Thí dụ: kārāpiyamāno: (tức người) đang cho làm, thời cho làm. Phải đặt paccaya theo loại dhātu ākhyāta cũng có. Thí dụ: dibbāpiyamāno: (tức người) đang cho chơi, thời cho chơi.
‒ Ta paccaya đặt được trong cả 5 vācaka có cách thức rūpasiddhi như vầy:
- Dhātu có ra sau chót, phải xóa sau chót dhātu cũng có. Thí dụ: kato: (tức người) làm rồi. Đổi ta paccaya ra aṇṇa rồi xóa sau chót dhātu cũng có. Thí dụ: puṇṇo: đầy rồi. Đổi ta paccaya ra iṇṇa rồi xóa sau chót dhātu cũng có. Thí dụ: tiṇṇo: vượt qua rồi. Chỉ thêm i āgama cũng có. Thí dụ: sarito: hồi tưởng rồi.
- Dhātu có da sau chót, phải đổi ta paccaya ra anna rồi xóa sau chót dhātu cũng có. Thí dụ: runno: khóc rồi. Đổi ta paccaya ra inna rồi xóa sau chót dhātu cũng có. Thí dụ: chinno: cắt rồi, dứt rồi. Chỉ thêm i āgama cũng có. Thí dụ: maddito: (tức người) chế ức rồi, vắt ép rồi.
- Dhātu có i sau chót, phải đổi ta paccaya ra inna cũng có. Thí dụ: suciṇṇo: tích trử rồi bằng cách chân chánh. Đổi ta paccaya ra īṇa cũng có. Thí dụ: khīnaṃ: hết rồi.
- Đối với 1 i dhātu, phải giữ cho còn rūpa như trước cũng có, đổi i dhātu ra e cũng có. Thí dụ: ito, eto: đi rồi, đến rồi.
- Dhātu có i, u, ū sau chót phải giữ rūpa cho còn như trước. Thí dụ: bhīto: sợ rồi, sutaṃ: (tức người) nghe rồi, bhūtaṃ: sanh rồi.
- Dhātu có ma sau chót, phải xóa sau chót dhātu cũng có. Thí dụ: gato: đi rồi. Đổi ta paccaya ra anta rồi xóa sau chót dhātu cũng có. Thí dụ: pakkanto: bỏ đi rồi, ra đi rồi.
- Dhātu có na sau chót, phải xóa sau chót dhātu cũng có. Thí dụ: khato: (mà người) bứng (đào) rồi. Nhưng jana dhātu phải đổi jana ra ja. Thí dụ: jāto: sanh rồi.
- Dhātu có ca, ja, pa sau chót, đổi sau chót dhātu ra ta rồi kép với ta paccaya thành tta cũng được. Thí dụ: sitto: (tức người) tưới rồi, bhutto: (tức người) ăn rồi, gutto: (tức người) bảo hộ rồi. Nhưng paca dhātu phải đổi ta paccaya ra kka rồi xóa sau chót dhātu. Thí dụ: pakkaṃ: (mà người) nấu rồi. Suca dhātu phải trở briddhi chữ đầu dhātu, thêm i āgama. Thí dụ: socito: buồn rầu rồi, khổ sở rồi.
- Dhātu có dha, bha sau chót, đổi ta paccaya ra ddha, rồi xóa sau chót dhātu cũng có. Thí dụ: kuddho: sân rồi, āraddho: (tức người) khởi sự rồi.
- Dhātu có sa sau chót, phải đổi ta paccaya ra ṭṭha, rồi xóa sau chót dhātu. Thí dụ: tuṭṭho: ưa thích rồi. Song susa dhātu phải đổi ta paccaya ra kkha rồi xóa sau chót. Thí dụ: sukkhaṃ: khô rồi. Bhāsa dhātu chỉ trở đặt i āgama. Thí dụ: bhāsito: (tức người) nói rồi.
- Dhātu có ha sau chót, phải đổi ta paccaya ra ḍḍha rồi xóa sau chót dhātu cũng có. Thí dụ: daḍḍho: (mà lửa) cháy rồi. Đổi ta paccaya ra ha, rồi đổi ha sau chót dhātu ra la hiệp thành ḷha cũng có. Thí dụ: muḷho: lầm lạc rồi. Đổi ta paccaya ra ddha rồi xóa sau chót dhātu cũng có. Thí dụ: sannaddho: (mà người) buộc rồi.
- Dhātu có ccha, jja, sau chót, đổi ta paccaya ra ṭṭha hoặc gga rồi xóa sau chót dhātu cũng có. Thí dụ: puṭṭho: (tức người) hỏi rồi. Bhaṭṭho hoặc bhaggo: (mà người) bẻ gãy rồi.
- Dhātu có ka sau chót, đổi ta paccaya ra kka rồi xóa sau chót dhātu. Thí dụ: sakko: có thể được rồi.
- Đối với 1 sāsa dhātu, đổi ta paccayā ra riṭṭha, xóa ra, chỉ giữ iṭṭha, rồi xóa sau chót dhātu, xong xóa ā của sā. Thí dụ: anusiṭṭho: tức ācārya chỉ dạy rồi.
- Đối với ṭhā dhātu và pā dhātu, đổi ā của ṭhā ra i, ā của pā ra ī. Thí dụ: ṭhito: đứng rồi, pīto: (tức người) uống rồi.
- Đối với dā dhātu, đổi ta paccaya ra inna rồi xóa ā của dā. Thí dụ: dinno: (tức người) cho rồi.
- Dhātu chỉ có 1 chữ, phải giữ cho còn rūpa trước cả dhātu và paccaya. Thí dụ: ñāto: (tức người) biết rồi. Hoặc xóa ā của dhātu, rồi thêm i āgama cũng được. Thí dụ: abhijjhito: (tức người) nhìn trân rồi.
- Dhātu có sa sau chót, đổi sau chót dhātu ra ccha rồi đặt i āgama. Thí dụ: icchitaṃ: (mà người) mong mỏi rồi, ước ao rồi.
- Kara dhātu nếu 3 upasagga là saṃ, upa, pari là pubbapada, phải đổi kara ra kha một ít. Thí dụ: saṅkhato: (tức paccaya) tạo tác rồi, gây nên rồi, upakkhato: vào làm rồi, parikkhato: (tức người) trang trí rồi, chuẩn bị rồi, sắp đặt rồi. Dầu có nipātasabda pura là pubbapada cũng có thẻ đổi kara ra kha được. Thí dụ: purakkhato: (tức người) làm phía trước rồi, tôn trọng rồi.
- Hetukammavācaka, phải đặt ṇāpe paccaya rồi xóa ṇa và e chỉ giữ āpa, cùng đặt i āgama không cần đặt paccaya theo dhātu ākhyāta cũng có. Thí dụ: mārāpito: (tức người) cho giết rồi. Phải đặt paccaya theo loại dhātu cũng có. Thí dụ: jānāpito: (tức người) cho biết rồi.)
- Ta paccaya để dùng phía kiriyākitaka hẳn thật, nhưng có khi dùng là nāmakitaka được hoàn toàn. Thí dụ: bujjhatī’ti > buddho (bhagavā): (Đức Thế Tôn) Ngài giác ngộ. Ka – ka.
‒ Tvā, tvāna, tūna paccaya, nếu có 1 upasagga nào là pubbapada, phải đổi 1 trong 3 paccaya đó ra ya, rồi giữ ya cũng có, đổi ya và sau chót dhātu ra byañjana khác cũng có.
- Dhātu có ā sau chót phải giữ ya. Thí dụ: ādāya: đem đi rồi, nắm lấy rồi.
- Dhātu có da sau chót, đổi ya và sau chót dhātu ra ja. Thí dụ: acchijja: tranh lấy rồi.
- Dhātu có ma sau chót, đổi ya và sau chót dhātu ra mma. Thí dụ: nikkhamma: ra rồi.
- Dhātu có bha sau chót, đổi ya và sau chót dhātu ra bbha cũng được. Thí dụ: ārabbha: bắt đầu rồi.
- Dhātu có dha hoặc bha sau chót dhātu dầu không có upasagga là pubbapada cũng đổi ya và sau chót dhātu ra ddhā hoặc ddhāna được. Thí dụ: viddhā: bắn rồi, đâm rồi.
- Dhātu có ha sau chót, đổi ya và sau chót dhātu ra yha cũng được. Thí dụ: paggayha: phô bày rồi.
- Dhātu có upasagga là pubbapada, không cần đổi 1 trong 3 paccaya nào ra ya cũng có. Thí dụ: vigarahitvā: phỉ báng rồi, nikkhamitvā: đi ra rồi, nisīditvā: ngồi rồi.
- Dhātu có ca hoặc na sau chót, đổi 1 trong 3 paccaya nào ra racca, rồi xóa ra chỉ giữ cca xóa sau chót dhātu cũng có. Thí dụ: vivicca: thanh vắng rối, āhacca: gặp rồi, đụng rồi.
- Đối với i dhātu, nếu upasagga là pubbapada cũng phải đổi như vậy. Thí dụ: aticca: qua rồi.
- Đối với disa dhātu, đổi tvā ra svā, tvāna ra svāna cũng được. Thí dụ: disvā: thấy rồi, disvāna: đến khi thấy rồi. Nếu có upasagga là pubbapada, phải đổi 1 trong 3 paccaya nào và sau chót dhātu ra ssa cũng được. Thí dụ: uddissa: thuyết rồi. Chỉ đổi paccata ra ya, rồi đặt i āgama cũng được. Thí dụ: uddissiya: thuyết rồi. Không cần đổi, chỉ đặt i āgama cũng được. Thí dụ: uddisitvā. Dầu là không có upasagga là pubbapada cũng vậy, đổi disa ra passa rồi đặt i āgama cũng được. Thí dụ: passiya, passitvā, passitvāna: thấy rồi.
- Hetukattuvācaka, phải xóa kāritappaccaya, phải đặt paccaya theo loại dhātu khác cũng có, chỗ ṇaya và ṇāpaya phải đặt i āgama. Thí dụ: pācetvā, pācayitvā, pācāpetvā, pācāpayitvā: cho nấu rồi.
‒ Dứt kiriyākitaka ‒
CHƯƠNG VIII. UṆĀDI
Phép uṇādi có cách thức chung với kitaka nhưng paccaya dùng trong uṇādi một phần giống nhau với paccaya dùng trong uṇādi, một phần giống nhau với paccaya trong kitaka, một ít khác nhau. Paccaya khác nhau đó gọi là paccekappaccaya. Dịch là: paccaya riêng biệt: giải tóm tắt có 25 là: tha, ma, la, ya, yāṇa, lāna, thu, ttima, ṇuma, ṇu, traṇa, dha, da, idda, ka, ira, ala, du, īvara, ūra, nu, ṇū, ussa, nusa, isa.
Tha paccaya có 5 cách phân biệt là: 1) Không cần briddhi dhātu cũng được. Ví dụ: paccanika dhamme samatheti’ti > samatho (dhammo): (pháp) dẹp yên pháp nghịch. Ka – ka. 2) Đổi sau chót dhātu ra byañjana khác cũng được. Ví dụ: dahanaṃ > daratho: buồn rầu, đau xót. Bha – bha. 3) Xóa sau chót dhātu cũng được. Ví dụ: rahitabbo = ganhitabboti > ratho (yānaviseso): sự vận tải ưu đãi mà người nên đi. Kam – kam. 4) Đối với 3 dhātu là: su, vu, asa, phải xóa u của su, vu ra ata. Ví dụ: savanti = satte hiṃsanti etenāti > satthaṃ (paharanavatthu): (võ khí) là vật làm hại sinh vật (của người). Ka – kara. Vuṇoti = hiriotappa saṃvarati etenā’ti > vatthaṃ (vatthu): (y phục) để che ngăn sự hổ thẹn và sự gớm ghê (của người). Ka – kara. Saddānurūpaṇ asati = bhavatī’ti attho (sabhāvo): (cái) sanh vừa theo tiếng (nghĩa lý). Ka – ka. 5) Đổi sau chót dhātu ra ta cũng được. Ví dụ: savanti = satte hiṃsanti etenā’ti > satthaṃ (paharaṇavatthu): (võ khí) để làm hại sinh vật (của người). Ka – kara.
Ma paccaya có 2 cách phân biệt là: 1) Không cần briddhi dhātu cũng được. Ví dụ: attano sītalabhāvena satte hino’ti = hiṃsati’ti > himaṇ (dhammajātaṃ): (sương) hại sinh vật bằng yếu tố lạnh của mình. Ka – ka. 2) Briddhi dhātu cũng được. Ví dụ: siyate = samaggena saṅghena kammavācāya bandhiyatī’ti > sīmā: (ranh giới) mà tăng đồng nhau kết buộc bằng lời tuyên bố. Kam – kam.
La và ya paccaya chỉ đặt được trong 3 dhātu là: ala, kala, sala. Ví dụ: alati = sajjatī’ti > allaṃ alyaṃ (dhammajātaṃ): (cái) dính ở bấm vào. Ka – ka. Kalitabbaṃ = saṃkhyātabbā’nti > kallaṃ kalyaṃ (dhammajātaṃ): (cái) mà người nên đếm. Kam – kam. Sattānaṃ sarīre salati gacchati = pavisatī’ti > sallaṃ salyaṃ (paharaṇavatthu): (võ khí) vào trong thân thể của sinh vật (cây tên).
Yāna paccaya chỉ đặt được trong 1 kala dhātu. Ví dụ: kalitabbaṃ = saṃkhyātabba’nti > kalyāṇaṃ (guṇajātaṃ): (các đức) mà người nên kể. Kam – kam.
Lāna paccaya chỉ đặt được trong 1 sala dhātu. Ví dụ: gaṇato patikkamitvā sallati etthā’ti > patisallāno (padeso): (địa phương) là nơi rút lui của nhóm rồi ở ẩn (của yogi). Ka – adhi.
Thu paccaya. Ví dụ: vepena nibbatto > veputhu (rogo): (bịnh) sanh vì sự rung động. Ka – ka.
Ttima paccaya. Ví dụ: dānena nibbattaṃ > dattimaṃ (dhanaṃ): (của cải) phát sanh rồi vì sự cho. Ka – ka.
Nima paccaya, phải xóa na, chỉ giữ ima, phải briddhi dhātu rassa. Ví dụ: avahanena nibbattaṃ > ohāvimaṃ (dhanaṃ): (của cải) phát sanh rồi vì sự cúng dường. ka – ka.
Nu paccaya, phải xóa na, chỉ giữ u, phải briddhi dhātu toàn rassa, chỉ đặt được trong 2 thời là: trong paccuppannakāla và atītakāla. Ví dụ: karotī’ti > kāru (jano): (người) được làm rồi. Ka – ka. Akāsī’ti > akāru (jano): (người) được làm rồi. Ka – ka.
Traṇa paccaya, phải xóa na, chỉ giữ tra nhưng phải briddhi dhātu hoặc không cũng được vì tra là byañjana dvebhāga sẵn. Ví dụ: ātapaṃ chādetī’ti > chatraṃ (vatthu): (vật) để che nắng. Ka – ka. Yuñjanti = satte bandhanti etenā’ti > yotraṃ (vatthu): (vật) để làm tức là để buộc sinh vật (của người) (dây). Ka – ka.
Dha paccaya, phần nhiều chỉ đặt phía trước dhātu có 2 chữ. Ví dụ: sappājayo ramanti etthā’ti > randhaṃ (ṭhānaṃ): (chỗ) là nơi vui thích (của sinh vật nhứt là rắn) lỗ, hang, bọng cây. Ka – adhi.
Da paccaya, phần nhiều chỉ đặt phía trước dhātu, đổi sau chót dhātu ra na cũng được, hiệp da sau chót với paccaya thành dda cũng có. Ví dụ: caditabbo = icchitabbo’ti > cando (devaputto): vị trời mà người ước vọng (mặt trăng). Kam – kam. Saṃ = suṭṭhu udanti = pasavanti (vārivahā) etthā’ti > samuddo (padeso): (miền) là nơi chảy vào đúng đắn (của đường nước) (biển). Ka – adhi.
Idda paccaya. Ví dụ: dalati = duggatabhāvan gacchatī’ti > daliddo (jano): (người) nghèo tức là người đến trạng thái của kẻ khổ sở (người khốn khổ). Ka – ka.
Ka paccaya có 3 cách phân biệt là: 1) Phải đổi sau chót dhātu ra ka. Ví dụ: vacitabbaṃ = paribhāsitabba’nti > vakkaṃ (ākārajātaṃ): (tình trạng) mà người nên phỉ báng. Kam – kam. 2) Chỉ đặt ka paccaya cho có cách thức rồi xóa cũng được. Ví dụ: bhaḍitabbaṃ = bhājitabba’nti > bhaṇḍaṃ (vatthu): (vật) mà người phải nên chia. 3) Sabda đặt paccaya khác sẵn rồi đặt ka paccaya trong sakatha hiệp vào nữa cũng được. Ví dụ: mañcaka gāmaka, khandhaka, andhaka, gandhaka.
Ira paccaya = vajati = appatihatabhāvaṃ gacchtatī’ti > vajiraṃ (ratanaṃ): báu vật đến sự thích hợp của mình là của mà vật khác phá hủy không được (kim cương). Ka – ka.
Ala paccaya = kuse = pāpassacchedane alanti > kusalaṃ (guṇajātaṃ): (các đức) đáng cắt đứt tội lỗi. Ka – ka.
Du paccaya = dukkhaṃ adati = anubhavati etenā’ti > addu (bandhanavatthu): (vật để buộc) là vật làm khổ người (còng). Ka – kara.
Īvara paccaya = cayitabba’nti > cīvaraṃ (vatthaṃ): (y) mà bậc xuất gia nên thu nhặt. Kam – kam.
Ūra paccaya = attano gandhena aññaṃ gandhaṃ = hanati = hiṃsatī’ti > kappuro (vatthuviseso): (vật dị đồng) phá hủy mùi khác bằng mùi của mình (long não). Ka – ka.
Nu paccaya = vacchaṃ dhāyeti = pāyetī’ti > dhenu (gāvi): (bò mẹ) đang khiến con bú. Ka – ka.
Nu paccaya có rūpa như trước nhưng không là nā nubandha, phải để rūpa cho còn như cũ, để dhātu cho còn rūpa cũ cũng được, xóa sau chót dhātu cũng được. Ví dụ: bhati = dibbatī’ti > bhānu (devaputto): (vị trời) sáng chiếu (mặt trời). Ka – ka. Khanitabbo’ti >khāṇu (chinnarukkho): (gốc cây gãy ngang đất) mà người nên bứng. Kam – kam. Briddhi dhātu cũng được. Ví dụ: reti = bhamati tattha tattha parivaṭṭatī’ti > reṇu (cuṇṇo): (bụi bặm) cuốn đi trong các nơi đó. Ka – ka.
Ussa paccaya = kāraṇākāranaṃ manati = jānātī’ti > manusso (sattaviseso): (sinh vật đặc tài) người biết nhân và vô nhân (người). Ka – ka.
Nusa paccaya = atthānatthaṃ manati = jānātī’ti > manusso (sattaviseso): (sinh vật đặc tài) người biết cái nghiệp lợi ích và cái nghiệp vô ích (người). Ka – ka.
Isa paccaya = mātāpitūnaṃ hadayaṃ puretī’ti > puriso (jano): (người) khiến cái tâm của mẹ và cha cho đầy. Ka – ka.
‒ Dứt Unādi ‒
CÁCH THỨC DỊCH TIẾNG PĀLĪ
Khi dịch tiếng Pālī, dịch giả phải quan sát mỗi câu xem thuộc về năng động (kattu), thụ động (kamma), hay trạng thái, lại nên xem xét thêm tiếng nào là: hô cách (ālapana), liên tự (nipāta), tỉnh tự (guna), động tự (kiriya), v.v… rồi dịch câu văn theo qui tắc thông thường, dịch trước và sau như vầy: 1) dịch hô cách (ālapana), 2) dịch giải thích tự (ālapana), 3) dịch liên tự (nipāta), 4) dịch thời gian tự (kālasattamī), 5) dịch tiếng chủ từ.
1. Dịch hô cách (ālapana)
Tiếng ālapana dịch là “hô cách”, lối xưng hô, kêu gọi với người có 2 loại: a) hô cách (ālapana) làm thành từ danh danh (nāmanāma) như: upāsaka, samāṇa, ācariya v.v…; b) hô cách liên tự (ālapana nipāta) là bất biến từ (abyayasabda), không biến hóa theo vibhatti, như: āvuso, bhante v.v…
Hai loại ālapana đó là: này, nè, ê, bạch, thưa, bẩm v.v… phải được dịch sao cho thích hợp với địa vị của người. Thí dụ: với người ngang hàng, phải nói: nè, này, người v.v…; Với kẻ thấp hơn, thì dùng tiếng: này, mi, v.v…; với bậc cao hơn, phải dùng tiếng: bẩm, thưa, bạch v.v…
2. Dịch giải thích tự (ālapana)
Tiếng giải thích ālapana là tỉnh từ hoặc tỉnh tự của đặc biệt danh tự (saññāvisesana) của ālapana như: āvuso Ānanda (này Ānanda), bho Gotama (bạch đức Gotama), āvuso Visākha (nè Visākha) v.v…
Trong câu có từ 2 tiếng ālapana trở lên, dịch một là chủ từ, mấy tiếng khác là tỉnh tự hoặc saññāvisesana.
3. Dịch liên tự (nipāta) đầu đại ý.
Phải cần hiểu rõ ý nghĩa của câu văn trước, rồi dịch mới sát ý. Nếu không thì khó dịch những tiếng liên tự hoặc thuộc loại giới tự (sandhana)[44] dùng để nối những tiếng cùng một loại hoặc câu văn với nhau cho đúng theo văn phạm. Tiếng giới tự liên tự (sadhananipāta) làm cho ý nghĩa trong câu chuyện liền lạc nhau, cũng như trợ tự (āyatananipāta) liên kết danh tự với danh tự, danh tự với động từ cho hợp thành đại ý, từng đoạn trong khoản giữa một câu chuyện.
Xin hàng học sinh hảy điều tra và lưu ý đến cho chắc chắn, để tránh sự sai lầm trong khi dịch tiếng Nipāta như thế.
4. Dịch tiếng chỉ thời gian (kālasattamī)
Tiếng danh danh chỉ: thời, giờ, sát-na, thuở, lúc, khi, bao hàm sattamī vibhatti, như: kāle, velāyaṃ, khane, v.v…
Tiếng chỉ thị đại danh tự (padavisesanabbanāma) đặt bất biến tự (abyaya) tiếp vĩ ngữ (paccaya) theo loại kālasattamī là: dā, dāni, rahi, paccaya, như tāda, idāni, etarehi, v.v… và một ít tiếng liên tự đặt trong ý nghĩa (attha) của kālasattamī, như attha, sāyaṃ v.v…, một trong ba loại kālasattamī sắp để đầu câu, phải dịch tiếp theo nipāta (nếu có).
‒ Tiếng danh danh (nāmanāma) chỉ thì giờ v.v… là kālasattamī như: Vipassīdasabalassa kālasmiṃ hi mahāekasāṭasa babbāhmaṇo nāma ahosi: Thật, trong thuở đức Phật hiệu Vipassī đã có tên Bà-la-môn Mahāekasāṭaka rồi. Trong câu này không có ālapana và tiếng giải thích ālapana, chỉ có liên tự (nipāta) nên mới dịch Kālasattamī tiếp theo liên tự.
Ekasmiṃ hi samaye sāvatthivāsino vaggabandhanena buddhappamukkhassa bhikkhusaṅghassa dānaṃ denti: thật vậy, trong một thuở nọ, những người thường ngụ trong thành Sāvatthi hằng dâng cúng đến tỳ khưu tăng sắp thành đoàn, có đức Phật là hướng đạo. Trong câu này không có tiếng ālapana và tiếng giải thích ālapana, chỉ có liên tự đầu đại ý thôi. Nên mới dịch padakālasattamī tiếp theo tiếng nipāta.
‒ Tiếng chỉ thị đại danh từ (padavisesanasabbanāma) đặt bất biến tự tiếp vĩ ngữ (abyaya paccaya) riêng của loại kālasattamī dùng là kālasattamī, như yadā me okāso na bhavissati, tadā imaṃ sunakkhaṃ pesessāmi: trong lúc nào, không có dịp đến tôi, trong lúc đó, tôi sẽ khiến con chó này đi.
‒ Có vài tiếng liên tự dùng đặt trong ý nghĩa của kālasattamī, như: athassa purato tiriyaṃ ṭhatvā bhussitvā itaramaggameva naṃ āropesi: lúc bây giờ, con chó đó đứng chận phía trước đức Độc giác rồi sủa, khiến cho đức Độc giác xuống, rồi đi theo đường ngoài này.
5. Dịch tiếng chủ từ
Chủ từ có 8 loại: danh danh, đại danh từ, phúc ngữ (samāsanāma), đệ nhị chuyển hóa danh tự (taddhitanāma), sơ chuyển hóa danh tự (kitakanāma), một ít tiếp vĩ ngữ (paccaya) trong sự chuyển hóa ngữ, như: Ta, anīya, tabba, tuṃ, một ít nipāta, và ngữ số (sañkhyā). Tất cả 8 loại chủ từ (trừ tuṃ paccaya) phải bao hàm paṭha māvibhatti (cả số ít và số nhiều).
a) Danh danh (nāmanāma) chủ từ, như: satthā dhammaṃ deseti: Đức Giáo chủ thuyết pháp.
b) Đại danh tự (sabbanāma) chủ từ là: ta, tumha, amhe, đều là ngôi đại chủ tự (purisabbanāma) như: so gacchati, tvaṃ gacchati, ahaṃ gacchāmi.
c) Phức ngữ danh từ (samāsanāma) như: kolituppatissā satthāraṃ upasaṅkamitvā tamatthaṃ ārocesuṃ: Kolita và upatissa đã vào gần đức Giáo chủ và đã bạch câu chuyện ấy.
d) Đệ nhị chuyển hóa danh tự (taddhitanāma) chủ tự như: Dhammassa suddhammatā: trạng thái chánh pháp của pháp.
đ) Sơ chuyển hóa danh tự (kitakanāma) chủ từ, như: Sabbapāpassa akaranaṃ: sự không làm tất cả điều ác.
e) Một ít tiếp vĩ ngữ (paccaya) trong sự chuyển hóa ngữ là chủ tự, như: Santaṃ tesaṃ gataṃ thitaṃ: sự đi, sự đứng của đoàn tỳ khưu đó yên lặng rồi. Anīya, như: Amhākaṃ gehe khādanī yaṃ và bhojanīyaṃ và atthi: vật đáng nhai và đáng ăn có trong nhà của chúng tôi. Tabba, như: Evaṃ ariyamaggaññāṇaggināpi mahantāni ca khuddkāni ca saññojanāni ḍahantena gantabbaṃ bhavissati: người khi thiêu hủy các chướng ngại (saṅjoyana) lớn và nhỏ, dù là bằng lửa tức thánh đạo trực giác (Ariyamaggaññāṇa) sẽ có như thế. Tuṃ, như: Evaṃ mayā kātuṃ na vaṭṭati: sự mà, ta làm như vậy, không nên đâu.
f) Một ít tiếng liên tự bất biến (nipāta abyaya) là chủ từ như: Ajja, alaṃ .v.v... Thí dụ: Bhante ajja dhammassavanadivaso: bạch ngài, hôm nay là ngày nên nghe pháp.
g) Ngữ số (sañkhyā) dùng là chủ từ, tức là thường số danh tự (pakatisañkhyānāma) nghĩa là từ số 99 (ekūnasataṃ) trở lên, như: Athassa maccheracittānaṃ sahassaṃ uppajjati (nghĩa) atha (lúc bấy giờ), sahasaṃ (một ngàn), maccheracittānaṃ: cái tâm kết hợp với sự bỏn xẻn, uppajjati: đã sanh lên rồi, assa brāhmaṇassa: đến người Bà-la-môn đó.
---
CÁCH THỨC DỊCH CÂU
Phép đặt câu kết hợp danh tự, tỉnh tự, động tự, liên tự lại thành mệnh đề.
Trong tiếng Magadha có nhiều câu, nhưng rút lấy những câu cốt yếu, là năng động (kattu), thụ động (kamma), trạng thái (bhāba), anādara, lakkhaṇa, niddhāraṇa. Học sinh khi đã dịch tiếng ālapana, nipāta, kālasattamī rồi nên dịch các câu đó. Phải quan sát động tự trước, vì động tự là trọng yếu chỉ cho biết chủ tự. Khi đã hiểu rõ mới tránh khỏi những điều khó khăn trong sự phiên dịch.
Phải dò xét như sau:
1. Câu năng động (kattu) có 2 là: Năng động thể (kattuvācaka) và truyền động thể (hetukattuvācaka). Cả 2 thể này nếu có động tự chỉ ngôi chủ từ nào, nên dịch ngôi đó trước, rồi đến động từ và tiếng liên lạc với động tự (năng động thể) như: Puriso kulavaṅsaṃ ṭhapeti: người củng cố dòng dõi.
Truyền động thể (hetukattuvācaka) như: sunakheni naṃ khādāpessāmi: ta sẽ khiến chó cắn vị tu sĩ đó. Đây là động từ ākhyāta, nếu là động tự sơ chuyển hóa thì phần nhiều làm thành rūpa theo danh tự (chủ tự) như: vatthu rājagahe samuṭṭhito: câu chuyện đó phát khởi trong thành Rājagaha.
2. Câu thụ động (kamma) có 2 là: Thụ động thể (kammavācaka) và vật thụ truyền động thể (hetukammavācaka). Cả 2 thể này nếu động tự chỉ ngôi nào, nên dịch ngôi đó trước, rồi đến padaanābhihitakattā tức tiếng bao hàm tatiyāvibhatti. Dịch là: tức, mà phải, tiếp theo, dịch động tự (thụ động thể) như: guṇaviseso āraddhaviriyena adhigacchiyate: đức cao quí mà người có sự tinh tấn liên tiếp, hằng được.
Vật thụ truyền động thể (hetukammavācaka) như: guṇaviseso āraddhaviriyena sisse adhigacchāpiyate: đức cao quí tức người có sự tinh tấn liên tiếp khiến các trò cho được; đấy là động tự ākhyāta, nếu là động tự sơ chuyển hóa thì phần nhiều làm thành rūpa theo danh tự (tiếng chủ từ) như: guṇaviseso āraddhaviriyena adhigato: đức cao quí tức người có sự tinh tấn liên tiếp, đã được. Ngôi của câu thụ động này cũng tương tợ như câu năng động. Pada anabhihitakattā cũng vậy; những động tự trong câu thụ động này, nếu là động tự ākhyāta thì phải dùng attanopada ngôi thứ nhứt (i) cả số ít và số nhiều, là: te, ante; nếu là động tự sơ chuyển hóa phải làm thành rūpa theo chủ từ, hình như câu năng động, chỉ khác paccaya thôi.
3. Câu trạng thái (bhāva) này dùng padaanabhihitakattā (pada tatiyāvibhatti) “tức” để dịch trước rồi mới đến động từ như kathaṃ mayā paṭipajjate: tức là hành như thế nào?. Tena bhavitabbaṃ: tức họ nên có, anabhihitakattā trong câu trạng thái này dùng được cả hai số, nhưng tiếng động tự phải dùng động tự tha động akammadhātu mới được. Về vibhatti, nếu là động tự ākhyāta, chỉ dịch vattamānāvibhatti attanopada[45] ngôi thứ nhứt số ít, nếu là động tự sơ chuyển hóa thì làm thành rūpa là trung tính số ít. Có khi động tự là tự động (sakammadhātu) dùng là bhāvavācaka cũng được, song khi dịch, không cần đặt động tự thụ động (padakamma) như: tayā pacitabbaṃ: tức mi phải nấu, kiṃ pana katabbaṃ: vậy (ta) phải làm như thế nào?, bhunjitabbaṃ: (ta) phải ăn.
4. Câu anādara (2), lakkhaṇa (3), niddhāraṇa (4).
Tất cả 3 tiếng này không được giữ vẹn ý chí, vì xen vào khoảng câu năng động (kattu), thụ động (kamma), trạng thái (bhāva); song ý nghĩa của câu văn xen đó là riêng không dính dáng với câu nào cả.
Câu anādara chỉ về tiếng bao hàm chaṭṭhīvibhatti có nghĩa là ‘khi, lúc, khi mà’, dù là số ít hay số nhiều cũng được, nhưng phải có động tự sơ chuyển hóa bao hàm, sơ chuyển hóa tiếp vĩ ngữ (kitaka paccaya) (trừ abyaya paccaya) làm thành rūpa bằng chaṭṭhīvibhatti; là phương pháp để duy trì câu văn và nhứt định liṅga, vacana, vibhatti cho đều nhau với tiếng nāmanāma; nếu chủ tự và động tự không đồng nhau, thì không gọi là câu anādara được. Sự sắp đặt câu anādara này không nhứt định là phải sắp để trong khoảng nào, chỉ nên đặt vào nơi thích hợp trong câu đó; có khi đặt ở phía đầu câu như: bālasa dusamānassa nappadussanti paṇḍitā: khi kẻ si mê làm nhục, các bậc hiền minh không làm nhục trả lại. Có khi đặt trong khoảng giữa câu như: So kira anuruddhatherassa antogāmaṃ piṇḍāya paviṭṭhassa attano ābhataṃ kaṭacchubhikkhaṃ dāpesi: được nghe rằng khi đức anuruddha đã đi vào trong làng rồi, để khất thực (vị trời indaka devaputta) bảo người dâng một vá cơm, mà họ đem cho mình.
Phần nhiều động tự và danh tự được sắp cùng nhau song có khi chỉ đặt động từ, không có danh tự (chủ tự) dù là như thế, khi dịch mình phải bổ túc đại danh từ như: Pūjārahe pūjayato nasakkā puññaṃ saṅkhātuṃ: nếu người lành cúng dường, phước (tức phước của họ) không có thể đếm được; trong nơi đây, bổ túc sādhujanassa.
5. Câu Lakkhana[46] tức là tiếng bao hàm sattamīvibhatti, dịch là: khi, nếu khi, khi nào; dùng được cả 2 số (vacana) phải có động từ chuyển hóa và vibhatti đồng với danh danh, là phương pháp duy trì câu văn. Về cách sắp đặt câu anādara vậy. Về phép dịch nếu câu đó, không có tiếng danh danh là chủ từ, chỉ có động từ sơ chuyển hóa, khi dịch phải bổ túc danh danh (chủ từ) vào, nhưng cách thức bổ túc đó, phải bao hàm tiếng danh danh cho có liṅga, vacana, vibhatti đồng nhau với động từ mới gọi là đúng đắn theo qui tắc câu lakkhana được. Cách đặt ở phía đầu câu lớn như: Avijjandhakāre vigate vijjā loko upajjati: khi sự tối tăm tức vô minh tan mất rồi, ánh sáng tức minh hằng phát sanh lên. Atikkantesu kālesu maccānaṃ āyu khīyati: khi các thời gian lướt qua khỏi rồi, tuổi của chúng sanh cũng hao mòn vậy.
Cách đặt ở khoảng giữa câu lớn như: Ajjhokāse thapitaṃ hi vivatamukhabhājanaṃ deve vassante kiñcāpi ekabindunā na pūrati punappunaṃ vassante pana pūrateva: sự so sánh rằng đồ đựng không đậy nắp mà họ để trong nơi trống trải, khi mưa xuống không đầy vì một nhỏ nước, nhưng (khi mưa) xuống thường cũng đầy không sai.
6. Câu Niddhārana tức là danh từ bao hàm chaṭṭī và sattamīvibhatti dịch là: trong giữa; như: Narānaṃ dassaniyataro rājā hoti: trong những người, đức vua là bậc đáng mục kích hơn. Bālesu paṇḍito pasaṃsaniyataro hoti: giữa đám người si mê, bậc hiền minh là hạng đáng khen hơn.
‒ Dứt ‒
PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN TIẾNG PĀLĪ
Muốn viết văn Pālī nên quan sát mỗi chữ, để so sánh với tiếng Việt xem chữ ấy thuộc tiếng (sabda), tính (liṅga), số (vacana), vibhatti nào, rồi đặt cho đúng với liṅga, vacana, vibhatti đó, theo qui tắc văn phạm. Khi tiếng Việt nói (các kinh của Phật), học sinh phải xem theo Pālī. “Kinh” dịch là gì ? Tính (liṅga), số (vacana), vibhatti nào? “Kinh” tiếng Pālī gọi là poṭṭhoka là nam tính (pulliṅga) có tiếng “các” nữa là số nhiều (bahuvacana) pathamāvibhatti (vì là chủ từ). Khi đã rõ như thế, đăt tiếng poṭṭhaka theo paṭhamāvibhatti bahuvacana thành Poṭṭhakā. Tiếng Phật Pālī là Buddha nam tính (pulliṅga) không có tiếng “các” thuộc số ít (ekavacana) chaṭṭhīvibhatti, vì tiếng “của” thành buddhassa.
Những phương pháp đặt tiếng đó, học sinh xem theo qui tắc như sau:
1. Cách thức sắp tiếng Pālī khác cách thức Việt, thí dụ Việt nói: “Pháp của Phật”. Tiếng Pālī là buddhassa dhammo (của Phật Pháp).
2. Tỉnh tự của danh danh phải có tính (liṅga), số (vacana), cách biến hóa (vibhatti) như liṅga, vacana, vibhatti của danh danh, đặt trước danh danh như: Mahantopāsāṇo: tảng đá to. Mahaṅtepāsāṇe assā: những con ngựa trên tảng đá to.
3. Sơ chuyển hóa động tự (kiriyā kitaka) không có bất biến tự của danh danh, phải có liṅga, vacana, vibhatti như: liṅga, vacana, vibhatti của danh danh cũng như tỉnh tự đã giải, nhưng sắp sau danh danh, như: Buddho uppanno: Đức Phật đản sanh.
4. Tiếng eka là ngữ số (saṅkhyā) chỉ là số ít thôi. Từ 2 (dvi) đến 18 (aṭṭhārasa) nhiều từ 19 đến 88 (aṭṭhanavuti) là số ít nữ tính (itthīliṇga) dầu đứng chung với tiếng thuộc về số nhiều, liṅga khác thì vẫn còn là như vậy, không thay đổi. Thí dụ: Eko vihāro: một ngôi chùa, dve manussā: hai người, pañcattiṃsāya puttānaṃ dhanaṃ uppannaṃ: của đã phát sanh dến ba mươi lăm người con trai.
5. Tiếng ngôi đại danh tự (purisasabbanāma) ngôi thứ nhứt (paṭhamapurisa) dùng thay cho danh danh phải có liṅga và vacana như liṅga và vacana của danh danh. Về vibhatti, giống hay khác nhau cũng được, như: Dve ārāme bhikkhū/te piṇḍāya gāmaṃgantvākutiṃ patinivāttitvābhuñjanti: hai vị tỳ khưu trong chùa đã đi khất thực trong làng, trở về rồi thọ thực.
6. Te, me, vo, no, là ngôi thứ nhì và ngôi thứ ba đại danh tự phải có tiếng khác dần dần mới dùng được, như: pitāte: cha của nó, ayaṃ me patto: bát này là của tôi.
7. Chỉ thị đại danh tự (visesanasabbanāma) tiếng của danh danh, phải có tính (liṅga), số (vacana), vibhatti như liṅga, vacana, vibhatti của danh danh như: yasmiṃ ratanattayasmiṃ ahaṃ abhippasanno, taṃ ratanattayaṃ saraṇaṃ gato: tôi tịnh tín trong Tam bảo, tôi đã qui y Tam bảo.
8. Động tự ākhyāta của tiếng danh danh hoặc của ngôi đại danh tự phải có vacana, purisa và vibhatti như vacana và ngôi của danh danh hay ngôi đại danh tự, như: ahaṃ carāmi, mayaṃ carāma, tvaṃ carasi, ācariyo deseti, ācariyā desenti.
Động tự ākhyāta đặt ở sau chót câu như đã giải nhưng có khi đặt ở đầu câu như: suṇātu me bhante saṅgho: bạch các Ngài, xin chư Tăng nghe (lời) của tôi.
9. Cách thức dùng ngôi thứ nhì và ngôi thứ ba, nếu không đặt chủ từ cũng được, nhưng phải dùng động tự cho đúng theo vacana và ngôi như: katarasmiṃ vihāre vasatha?: ông ngụ trong chùa nào?. Ratanaraṅsyārāme vasāmi: tôi ngụ trong Bửu Quang tự.
10. Tỉnh tự (guṇanāma) đặt với động tự “có, sanh, là” sắp để sau danh danh là sản chủ, trước động tự “có, sanh, là” như jātarūpaṃ sabbesaṃ manāpaṃ hoti: vàng là vật vừa lòng của mọi người, dầu là không đặt động tự cũng được, như: Attāhi attano nātho: chính ta là nơi dung thân của ta.
11. Danh danh (nāmanāma) dùng là tỉnh tự phải có vacana và vibhatti như danh danh sản chủ, nhưng liṅga đó cũng ở theo chỗ, nghĩa là tiếng đầu là liṅga nào thì là theo liṅga đó, như: Buddho me varaṃ saraṅaṃ.
12. Động tự sơ chuyển hóa (kiriyā kitaka) không có bất biến tự; nếu có động tự “có, sanh, là” ở phía sau thì dùng như động từ có ngữ căn giống với kiriyā kitaka cũng được, như : Sāmino māṇiyo uppanna honti có nghĩa giống nhau với: Sāmino māṇayo uppajjanti.
13. Nếu có câu chuyện xen trong khoản câu văn, danh danh chủ từ trong câu chuyện đó, phần nhiều là chaṭthi hoặc sattamīvibhatti, động tự của danh danh câu đó, phải là động từ sơ chuyển hóa, có liṅga, vacana, vibhattti của danh danh câu đó xen trong nơi nào sắp trong nơi đó, như: Suriye aṭṭhaṅgate cando uggacchati: khi mặt nhựt lặn, thì mặt nguyệt mọc.
14. Trong mỗi mệnh đề, nếu có nhiều động tự liên tiếp theo thứ tự chỉ nên dùng động tự ākhyāta một tiếng sau, những động tự trước dùng động tự sơ chuyển hóa bất biến tự một ít, không phải bất biến tự một ít, song dùng động tự sơ chuyển hóa bất biến tự là động tự đặt tvā paccaya nhiều hơn paccaya khác như: Sabbe sakunā pubbaṇhe attano kulāvakaṃ nikkhamitvā sakalaṃ divasaṃ caritvā sāyaṇhe patinivattanti: các điểu thú ra khỏi tổ trong buổi sáng, đã phiêu lưu trọn ngày, trở về trong buổi xế.
15. Tiếng bất biến tự (abyaya) tức là liên tự (nipata) và tiếp vị ngữ (paccaya) không có vibhatti phải đặt liên tiếp theo tiếng đầu, như: Sace pāpaṃ na kareyyāsi sukhaṃ labhissasi: nếu mi không làm tội, mi sẽ được vui.
16. Liên tự (nipāta) đầu vấn đề, phần nhiều sắp để thứ hai trong câu, như: Kuhiṃ pana tvaṃ vasasi?: Vậy mi ở trong nơi nào?.
17. Tiếng hô cách (ālapana) theo thứ tự Pāli, thì sắp vào thứ hai trong đầu đề như: Sanghaṃ bhante upasampadaṃ yācāmi: Bạch chư tăng, tôi xin upasampadā nơi tăng. Nếu có đại danh tự hoặc liên tự thì để ālapana vào thứ ba hoặc thứ hai, như: Dhammaṃ hi vo bhikkhave desessāmi: này các tỳ khưu! Như vậy: Như Lai sẽ thuyết pháp đến các người. Kuhim pana tvaṃ āvuso vassaṃ vuṭṭho?: này quý thầy! Như vậy, quý thầy đã nhập hạ trong nơi nào?
Trong chú giải (aṭṭhakathā) dạy sắp ālapana ở phía đầu, hoặc trong sau chót câu cũng được, như: Bhante mā maṃ nāsetha: bạch hoàng thượng, xin Ngài đừng hại tôi.
18. Tiếng mā dịch là “đừng” chỉ dùng với động tự thuộc vibhatti pañcamī và ajjattanī thôi, như: Mā naṃ bhante nāsetha = Mā evaṃ kari: mi đừng làm như vầy.
19. Trong câu hỏi, nếu có tiếng kiṃ hoặc tiếng phát xuất từ tiếng kiṃ, nên để tiếng đó trước, vì bằng không có, phải đặt động tự đứng trước, pana thứ hai, tiếp theo là chủ từ hoặc tiếng liên hệ với chủ từ, như: kiṃ tayā pabbajituṃ na vaṭṭati?: phẩm hạnh người xuất gia không thích hợp chăng?, kaccaittha parisuddhā?: người là người trong sạch chăng?. Diyati pana gahapati kule dānaṃ: này ông gia trưởng, vậy sự tài thí trong gia đình ông còn chăng?
20. – Tiếng trạng tự (kiriyā visesana) để tỏ tình trạng của động tự, dùng dutiyāvibhatti là tỉnh tự của động tự nào nên đặt trước động tự đó, hoặc trước tiếng khác liên hệ với động tự đó, như: dhammacāriṃ sukhaṃ seti: người hành pháp, tự nhiên ngủ là vui. Dukkhaṃ seti parājito: người thất bại tự nhiên ngủ là khổ.
21. Nếu trong một câu có nhiều luận đề chung lộn nhau như người thuật chuyện liên tiếp và căn cứ vào người trong chuyện mà mình nói rằng: kẻ này nói như vầy, kẻ khác nói như kia, trong cuối cùng mỗi vấn đề phải đặt tiếng ti như: ekasmim samaye bhagavā rājagahato nikkhamitvā ca disā namassantaṃ singā lakaṃ mānavaṃ disvā kissa tvaṃ gahapatiputto disā namassasī’ti pucchi. Taṃ sutvā siṅgālako māṅavo pitā me bhante kālanka ronto evaṃ avoca disā tāta namasseyyāsī’ti, so ahaṃ pitu vacanaṃ karonto ditā namassāmī’ti āha: trong thưở nọ, Đức Phật đã ngự ra từ kinh đô Rājagaha xem thấy Singālakamānaba đang lễ bái lục phương, ngài mới phán hỏi: Này con ông gia trưởng, người lễ bái các hướng để làm gì? Singālakamānaba nghe rồi bạch rằng: Bạch đức Thế Tôn khi mạng chung cha tôi đã di ngôn rằng: Nè con! Ngươi nên lễ bái các hướng.
22. Danh danh (nāmanāma) phát xuất từ động từ, như: karanaṃ: sự làm, gamanaṃ: sự đi v.v…, có động tự phía sau cũng được, nhưng phải là động tự đặt tvā paccaya hoặc pada tatiyāvibhattī nếu cần kattā (người năng động tác) cũng được như: puññatthikānaṃ ayaṃ no attho’ti sallakkhetvā puññakaranaṃ karo: sự nhận thấy rằng đây là lợi ích của chúng ta rồi làm phước, là nhiệm vụ của quần chúng.
23. Tiếng thụ động (kamma) liên hệ với danh tự phát xuất từ động tự dùng chaṭṭhīvibhatti thế dutiyāvibhatti như: puññāssa karanaṃ: sự làm phước, ariyasaccānaṃ dassānaṃ: sự thấy các pháp diệu đế.
24. Tiếng của người nhỏ dùng để nói với người bậc lớn dầu là với một vị, cũng phải dùng ngôi thứ nhì, (majjhimapurisa) số nhiều (bahuvacana) như: khamatha me bhante: bạch, xin ngài tha lỗi cho tôi.
25. Nếu có nhiều tiếng danh danh số ít, viết liên tiếp nhau như nam và nữ, phải dùng tiếng ca nối tiếp những tiếng đó phần nhiều phải là số nhiều như: desanāvasāne kumāro ca kumārikā ca sotāpannā[47] ahesuṃ: trong khi dứt thuyết pháp những thiếu nam và thiếu nữ đắc Tu-đà-huờn rồi.
26. Nếu có nhiều tỉnh tự liên hệ với động tự “có, sanh, là” thì chỉ đặt một tiếng động tự đó, ngoài ra sắp ở phía sau như: tena kho pana samayena vesāli subhikkhā hoti susassā sulabhapiṇdā: thật, trong khi đó kinh đô Vesāli là một thủ đô có cơm mà người tìm được dễ dàng, có mạ lúa tốt, có cục cơm dễ kiếm.
27. Tỉnh tự (guṇanāma) hoặc động từ của danh tự để hiểu nhau chỉ đặt tỉnh tự hoặc động tự thôi, không cần viết danh tự cũng được như: pubbe kho kumāra manussā dīghāyukā: này Rājakumāra! Những người thuở xưa đều là người trường thọ. Đây không cần đặt kiriyā “honti” sisso ācāriyam upasañkamitvā, imaṃ paṇṇaṃ vācehī’ti vutte, taṃ vivaritvā vacesi: trò đi vào gần (thầy) nói: Mi hãy đọc thơ này, mở đọc thơ này, (đây không biết nāma là vacena ācariyena).
28. Động tự ākhyāta trong nội dung (vấn đề) dùng 2 vibhatti là vattamānā và ajjattanī nhưng thường dùng ajjattanī hơn, như: tena samayena buddho bhagavā rājagahe viharati gijjhakūṭe pabbate: trong khi đó, đức Thế Tôn, là Phật ngự trên đảnh núi kên kên, gần thành Rājagaha. Attha kho bhagavā bhikkhū āmantesi: lúc bấy giờ, đức Thế Tôn phán gọi các thầy tỳ khưu.
29. Tỉnh tự (gunanāma) hoặc danh danh nếu hợp với động tự “có, sanh, là” bao hàm bằng tuṃ paccaya thì dùng paṭhamāvibhatti hoặc tatiyāvibhatti cũng được, như: nāyaṃ pāpo hotuṃ arahati: (người này) không nên là người ác, pamattena bhavituṃ na vaṭṭati: người này không nên là người thờ ơ.
30. Nếu bhāva taddhita hợp với phức ngữ và tiếng khác thì xóa tiếp ngữ cũng được, như: satthu nisinnatthāya majjhe āsanaṃ paññāpesi: họ đã trải chỗ ngồi trong khoảng giữa để dành cho đức Giáo chủ tọa.
31. Tiếng “ngôi thứ nhì” (majjhimapurisa) dùng để tỏ ý tôn kính, song có thể dùng ngôi thứ nhứt số ít cũng được, như: sādhu me bhante sankhittena dhammaṃ desetu: Bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài thuyết pháp tóm tắt đến tôi.
32. Nếu trong một câu có nhiều tiếng danh danh, nhưng khác tính, tiếng tỉnh tự đặt gần tiếng danh danh phải theo liṅga tiếng danh danh đó, như: tesu ekekassaekekā salākayāgu sakalābhattaṃ pakkhika bhattaṃ saṅghabhattaṃ uposathikabhattaṃ āgantukabhattaṃ vassāvāsikaṃ ahosi: cháo nên dâng bằng thẻ, cơm nên dâng trong ngày sóc vọng, cơm nên dâng đến tăng, cơm nên dâng trong ngày bát quan trai, cơm nên dâng đến tỳ khưu mới đến, y nên dâng đến tỳ khưu nhập hạ đã có, trong mỗi người con (đây đặt ở trước tiếng danh danh giống cái). Manussadobhayyaṃ vā hīnapāyupatti vā sabbā pamādamūlakāyeva (hoti): trạng thái của người có phần xấu xa (có tai nạn) trong đời hoặc sự thọ sanh trong các ác đạo, chỉ có pháp cẩu thả là gốc.
Cách thức sắp ca, vā, pi samuccaya
33. Tiếng samuccaya[48] hoặc vākyasamuccaya[49], nếu sắp cho đủ danh tự hoặc động tự phải đặt vào thứ 2 của danh tự hay động tự, như: tāta khette ca ghare ca kiccaṃtvāmeva karosi tena mayhaṃ citta sukhaṃ nāma na hoti ānessāmī’ti: nè con trai! Con chỉ một mình làm việc trong ruộng và trong nhà…, vì thế, không có sự hài lòng của ta, ta sẽ hỏi (vợ) cho con.
34. Nếu chỉ sắp một chữ, phải đặt vào thứ 2 của tiếng sau như: tatiyadivase pana thero tassā samajjanīsaddaṃ sutvā tālacchiddehi ca pavittaṃ sarīrobhāsandisvā dvāraṃ vivaritvā ko esa samajjatītī pucchi: trong ngày thứ 3 đại đức nghe tiếng cây chổi của nàng Lāja thiên nữ và thấy hào quang của thân thể nàng chiếu vào theo lỗ khóa (ngài) mở cửa hỏi: Ai quét đó?
35. Nếu danh tự có cả tỉnh tự phải sắp ca, vā, pi vào thứ 2 của tỉnh tự như: pañca bhesajjāni aṭṭha ca pānāni: 5 bhesajja và 8 thứ pāna.
Cách thức dùng động từ (kiriyā)[50]
36. Nếu có động từ nối tiếp nhau theo thứ tự, động tự trước phải dùng tvā paccaya, động tự sau là ākhyāta như: upasako ārāmaṃ gantvā dhammaṃ sutvā patinivatti.
37. Nên hiểu rằng: làm từ hai việc trở lên phải dùng động tự như nhau, nếu là động tự ākyāta thì động tự ākhyāta hoặc kitaka thì kitaka giống nhau như: upāsako ārāmaṃ gantvā dānañca deti dhammañca suṇati. Upāsako ārāmaṃ gantvā dānañca datvā dhammañca sutvā paṭinivatti. Bālo rodantopi paridevantopi kālakataṃ daṭṭhuṃ na labhati: kẻ bālā khi khóc và than van cũng vẫn chửa thấy con đã chết rồi.
38. Nếu có động tự thực hành đồng nhau, thì động tự trong phải là anta hoặc māna paccaya động tự ngoài[51] phải là ākhyāta hoặc tvā panccaya, như: vāṇijo bhaṇḍaṃ vikkiṇanto vicarati: người thương mãi phiêu lưu bán hàng, hay: vāṇijo bhaṇḍaṃ vikkiṇanto vicaritvā paṭinivatti: lái buôn, khi phiêu lưu bán hàng rồi trở về.
39. Nếu dùng sace hoặc tiếng ya, cần phải có động tự ākhyāta hay động tự sơ chuyển hóa hoặc tabba tiếp vĩ ngữ (paccaya) v.v…, như: sace puññaṃ na karissati sukhaṃ na labhissati: nếu (họ) không làm phước sẽ không được sự vui. Yattha mettā pavattati tattha sukhaṃ pavattati: lòng bác ái thực hành trong người nào, sự yên vui thực hành trong người đó.
Nếu chỉ muốn làm một câu, không cần dùng sace hoặc ya, như: puññaṃ akaronti, sukhaṃ na labhissati: người nữ, nếu không làm phước, sẽ không được sự vui. Mettāya pavattāya, sukhaṃ pavaṭṭati: nếu lòng bác ái thực hành, sự yên vui mới thực hành vậy.
‒ Dứt ‒
Sàigòn, ngày 5-11-58