PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
THERAVĀDA
Sách Dạy PĀḶI
Tập 2
Nguyên tác: THE NEW PALI COURSE
Tác giả Prof. A. P. Buddhadatta, Maha Nayaka Thera
Dịch giả: Trưởng lão giáo thọ Thích Minh Châu
(1) Những nguyên âm được chia làm hai loại : đoản âm và trường âm.
A. Đoản âm có: a, i, u.
B. Trường âm có: ā, ī, ū, e, o.
Về phương diện âm luật, những đoản âm đứng trước hai phụ âm hoặc trước chữ ṃ (niggahīta) được kể là trường âm. Cần chú ý rằng e và o được phát âm thành đoản âm trước những phụ âm đôi (ví dụ: khettaṃ, bhonto,…)
(2) Các phụ âm được chia làm hai loại :
a/ Loại thuộc bộ môn (Vagga).
b/ Loại không thuộc bộ môn (Avagga)
25 phụ âm từ k đến m được gọi là thuộc bộ môn vì chúng được chia thành 5 bộ môn, mỗi bộ môn gồm năm chữ như sau:
k kh g gh ṅ bộ môn ka (kavagga).
c ch j jh ñ bộ môn ca (cavagga).
ṭ ṭh ḍ ḍh ṇ bộ môn ṭa (ṭavagga).
t th d dh n bộ môn ta (tavagga).
p ph b bh m bộ môn pa (pavagga).
Những bộ môn ấy được gọi tên tùy theo chữ đầu của mỗi bộ môn. Năm chữ cái cuối cùng trong 5 bộ môn trên, tức là ṅ, ñ, ṇ, n, m được gọi là tỉ âm (nasals) hay là vagganta - tức là chữ cuối bộ môn.
7 phụ âm còn lại là y, r, l, v, s, h, ḷ, ṃ được gọi là avagga (không bộ môn) vì chúng không được tập hợp thành bộ môn như trên.
Phụ âm ṃ được gọi là niggahīta. Nó luôn luôn đi sau một đoản nguyên âm.
(3) Lại nữa, tất cả nguyên âm và phụ âm được phân loại tùy theo vị trí và tính chất của sự phát âm.
A - THEO VỊ TRÍ PHÁT ÂM (ṬHĀNA)
1/ k, kh, g, gh, ṅ, h và a, ā được gọi là âm họng (kaṇṭhaja).
2/ c, ch, j, jh, ñ, y và i, ī được gọi là âm nóc họng (tāluja).
3/ ṭ, ṭh, ḍ, ḍh, ṇ, r, ḷ được gọi là âm lưỡi (muddhaja).
4/ t, th, d, dh, n, l, s được gọi là âm răng (dantaja).
5/ p, ph, b, bh, m và u, ū được gọi là âm môi (oṭṭhaja).
6/ e vừa là âm họng và âm nóc họng (kaṇṭhatāluja).
7/ o vừa là âm họng và âm môi (kaṇṭhoṭṭhaja).
8/ v vừa là âm răng và âm môi (dantoṭṭhaja).
9/ ṃ chỉ là một hơi ra ở mũi, chỉ được gặp sau những đoản nguyên âm, ví dụ : rathaṃ, maniṃ, yāguṃ (vāsikaja).
B - THEO TÍNH CHẤT ÂM (KARAṆA):
1. Chữ thứ nhất và thứ ba ở năm bộ môn trên được gọi là vô khí âm (sithila), vì chúng được phát âm không có âm h theo sau và không mạnh.
2. Chữ thứ hai và thứ tư trong mỗi nhóm được gọi là hữu khí âm (dhanita), vì chúng được phát âm với một hơi mạnh hay một âm h kèm theo.
(4) Khi hai chữ cái trong cùng một danh từ hay trong hai danh từ khác nhau được phối hợp để thuận tiện phát âm, thì sự phối hợp ấy được gọi là sandhi - luật hợp âm.
Luật hợp âm được chia ra 3 trường hợp :
1/ Sarasandhi : hợp âm giữa các nguyên âm.
Trường hợp này xảy ra khi một chữ kết thúc bằng một nguyên âm được nối liền với một chữ khác khởi đầu bằng một nguyên âm, hoặc khi hai nguyên âm kề nhau của cùng một chữ được liên kết lại với nhau.
2/ Byañjanasandhi : hợp âm giữa một nguyên âm và một phụ âm.
Trường hợp này xảy ra khi một chữ kết thúc bằng một nguyên âm được nối liền với một chữ khởi đầu bằng một phụ âm.
3/ Niggahītasandhi : hợp âm giữa ṃ và một nguyên âm hay một phụ âm.
Trường hợp này xảy ra khi một chữ hay một âm kết thúc bằng ṃ được nối liền với một tiếng hay một âm khởi đầu hoặc bằng một nguyên âm, hoặc bằng một phụ âm.
I - LUẬT HỢP ÂM NGUYÊN ÂM (SARASANDHI)
Sự phối hợp các nguyên âm được hình thành bằng cách bỏ bớt hay thay đổi một hoặc hai nguyên âm kề nhau.
LOPO – XÓA CHỮ
(5) Một nguyên âm đứng trước một nguyên âm khác đôi khi bị hủy bỏ. Trường hợp này gọi là pubbasaralopasandhi (tiếp ngữ xóa nguyên âm trước).
Ví dụ :
a trước a : Vandiya + aggaṃ = vandiyaggaṃ.
a trước ā : Tān' eva + āsanāni = tān' evāsanāni.
a trước u : Amanussa + upaddavo = amanussupaddavo.
ā trước i : Paññā + indriyaṃ = paññindriyaṃ.
i trước i : Tīni + imāni = tīnimāni.
i trước e : No hi + etaṃ = no h' etaṃ.
ī trước o : Bhikkhunī + ovādo = bhikkhunovādo.
u trước u : Mātu + upaṭṭhānaṃ = mātupaṭṭhānaṃ.
u trước ā : Sametu + āyasmā = sametāyasmā.
e trước a : Dhanaṃ me + atthi = dhanaṃ matthi.
e trước e : Sabbe + eva = sabb' eva.
o trước e : Asanto + ettha = asant' ettha.
o trước a : Tayo + assu = tayassu.
(6) Khi hai nguyên âm kề nhau không giống nhau, thì nguyên âm thứ hai thường bị bỏ. Trường hợp này gọi là “parasaralopasandhi” (tiếp ngữ xóa nguyên âm sau).
a + a, a + ā, ā + a, ā + ā là giống nhau; i + i,… cũng vậy. a + i, u, e hay o là không giống; i + a, u, e, o,… cũng vậy. Ví dụ :
i đứng sau ā : chāyā + iva = chāyā' va.
a đứng sau i : iti + api = itipi.
a đứng sau u : devatā nu + asi = devatā nu' si?
a đứng sau ū : akataññū + asi = akataññū' si.
a đứng sau e : vande + ahaṃ = vande' haṃ.
a đứng sau o : so ahaṃ = so' haṃ.
i đứng sau u : cakkhu + indriyaṃ = cakkhundriyaṃ.
e đứng sau ā : kathā + eva kā = kathā' va kā?
e đứng sau o : pāto + eva = pāto' va.
ā đứng sau o : moggallāno + āsi = moggallāno' si.
(7) Nguyên âm a hay ā phối hợp với i hay ī thành e, với u hay ū thành o (a + i hay ī ð e; a + u hay ū ð o). Trường hợp này gọi là “vikāra” (phép tiếp ngữ biến dạng).
bandhussa + iva = bandhuss' eva.
jina + īritaṃ = jineritaṃ.
canda + udayo = candodayo.
yathā + udake = yathodake.
upa + ikkhati = upekkhati.
na + upeti = nopeti.
udadhi + ūmi = udadhomi.
NGỮ VỰNG
- antogāma (trung) : trong làng.
- ahosi (đt, qk) : là.
- āvuso (bất biến hô cách) : này hiền giả.
- āsiñcanta (h.t.p.t) : rưới, rắc.
- āsiñcitvā (b.b.q.k.p.t ) : sau khi rưới, rắc.
- āha (đ.t.q.k) : đã nói.
- iti (b.b.t) : như thế này, như vậy.
- uggaṇhitukāma (t.từ) : muốn học.
- upaṭṭhāna (trung) : săn sóc, điều dưỡng.
- kālass' eva (b.b.t) : sớm.
- kiñci (b.b.t) : một cái gì.
- kumbhaghosaka (nam) : tên một người.
- tathāgata (nam) : Đức Phật, đấng Như Lai.
- tela (trung) : dầu.
- thera (nam) : Trưởng lão, Thượng tọa.
- dehanissita (t.từ) : liên hệ đến thân.
- dve vāre (đối cách số nhiều) : hai lần.
- nibaddhaṃ (tr.từ) : luôn luôn.
- nivesana (trung) : nhà, chỗ ở, trú xứ.
- paññatta (q.k.p.t) : được sửa soạn.
- pattacīvara (trung) : bát và y.
- pabodheti (đ.từ) : đánh thức.
- pabbajita (nam): tu sĩ, người xuất gia.
- bāla (t.từ): ngu si, người ngu (nam).
- bhante (hô cách): thưa tôn giả.
- rogupaddava (nam): tai họa do bệnh tật đưa đến.
- laṅkika (t.từ): sinh ở Tích Lan.
- vāra (nam): lần lượt.
- vinassati (đ.từ): tiêu diệt.
- vihaññati (đ.từ): chịu khó.
- vuṭṭhāya (b.b.q.k.p.t): sau khi thức dậy.
- vesālivāsī (nam): người ở thành Tỳ-xá-li.
- satthasālā (nữ): trường học.
- Giữa (câu 4): antare (định sở cách)
- Đã trở nên (câu 11): abhavi (đ.t)
- Vì (bị ốm) (câu11): honta (h.t.p.t)
• hutvā (b.b.q.k.p.t)
- Chúng sinh (câu2): satta ; pāṇī (nam)
- Sách (câu10): potthaka (nam)
- Đã xây (câu13): kāresi (đ.t.q. t)
- Trút bỏ (câu 2): vijahitvā (b.b.q. k.p.t)
- Biến mất (câu 2): antara – dhāyati ; vinassati (đt)
- Phân chia (câu 4): bhājita (q.k.p. t)
- Suốt trong (câu10): vattante (định sở cách)
- Sớm (câu 9): pāto’ va (b.b.t)
- Tín nữ (câu 13): upāsikā (nữ)
- Cúng dường (câu14): sakkāra (nam)
- Đời sống (câu 2): jīvita (trung)
- Tai nạn (câu 6): vipatti (nữ)
- Lần đầu tiên (câu 10): sabbapaṭhamam (trạng từ)
- Sân tháp (câu 9): cetiyaṅgaṇa (trung)
- Được sửa soạn (câu 5): paññatta (q.k.p.t)
- Mùa mưa (câu 14): vassāna (trung)
- Đang nhận (câu 14): labhanta (h.t.p.t)
- Thời trị vì (câu 10): rajjakāla (nam)
- Ốm (bịnh) (câu 11): rogī (tĩnh từ)
- Đã trải qua (câu 14): atikkāmesi (đ.t)
- Quét (câu 9): sammajjati (đ.t)
- Triệu phú (câu 10): seṭṭhī (nam)
- Người giữ công khố: bhaṇḍāgārika (nam)
- Dân làng (câu 8): gāmavāsī (nam)
DỊCH RA TIẾNG VIỆT NGỮ & TÁCH RỜI CÁC HỢP ÂM
1. Tesaṃ dvinnaṃ nivesanesu bahunnaṃ bhikkhūnaṃ paññattān' ev' āsanāni honti.
2. "Puttā m' atthi dhanaṃ m' atthi
A. Iti bālo vihaññati". (Dhp.62)
3. Purā Vesālivāsīnaṃ mahanto rogupaddavo ahosi.
4. Sabb' eva mayaṃ dhammaṃ sutvā taṃ sādhukaṃ manasi karissāma.
5. Sabbaṃ p' idan amhākaṃ dehanissitaṃ vinassati.
6. "No h' etaṃ bhante" ti bhikkhū Bhagavato vadiṃsu.
7. Dāsen' āhaṭāni dārūni gahetvā dāsī yāguṃ paci.
8. Yadā' haṃ nagaraṃ agamāsiṃ tad' eko puriso mama chattaṃ gaṇhi.
9. Dārakā pupphān' ocinituṃ vanaṃ gantvā setāni' pi nīlāni' pi pupphān' āhariṃsu.
10. "Tena h' āvuso gaṇhatha me patta - cīvaran" ti thero āha.
11. "Thero nāsāya telaṃ āsiñcanto nisinnako' va āsiñcitvā antogāmaṃ pāvisi". (Dh.A.i.10).
12. Anāthapiṇḍiko' pi Visākhā' pi mahā-upāsikā nibaddhaṃ divasassa dve vāre Tathāgatass' upaṭṭhānaṃ gacchanti.
13. Uggaṇhitukāmā dārakā pāto' v' uṭṭhāya kiñci bhuñjitvā satthasālaṃ gacchanti.
14. Kumbhaghosako kālass' eva vuṭṭhāya Rājagahanagare kammakāre pabodhesi.
15. Mahā-mahindatthero aññehi catūhi pabbajitehi saddhiṃ Laṅkādīpaṃ āgantvā jineritaṃ saddhammaṃ laṅkikānaṃ desesi.
DỊCH RA PĀLĪ
LÀM THÀNH HỢP ÂM CHỖ NÀO THÍCH HỢP.
1. Một trong những người bạn của tôi cho tôi quyển sách khi tôi đã đến khu làng.
2. Mọi chúng sinh biến mất sau khi trút bỏ những thân xác của chúng vào cuối đời của chúng.
3. Những cô gái mang lại những hoa xanh và đỏ và cho những bông ấy cho mẹ và cha của chúng.
4. Mười trái cây do người cha mang lại được phân chia bởi người mẹ giữa những con trai và những con gái.
5. Đã có nhiều chỗ ngồi được sửa soạn cho những tỳ kheo trong Tinh xá Kỳ Viên (Jetavana).
6. Ngày trước có một tai nạn lớn về bịnh tật do dân chúng ở Tích Lan.
7. “Không phải thế, này hiền giả”, tôn giả Sārīputta đã nói như vậy với các Tỳ kheo.
8. Vị Đại trưởng lão đã nói với các dân làng: “Ngày mai, chúng ta sẽ đi đến thành Sāvatthi”.
9. Vị Tỳ kheo thức dậy sớm và bắt đầu quét những khu sân thượng ở chung quanh điện thờ.
10. Giáo lý do Đức phật thuyết giảng đã được viết thành sách lần đầu tiên trong thời kỳ trị vì của vua Vaṭṭagāmaṇī Abhaya ở Tích Lan.
11. Vì bị ốm, tôi đã dùng thuốc từ một y sĩ trong 20 ngày, và trở nên lành mạnh.
12. Đức Phật đã thuyết giảng cho tất cả mọi người nào đến Tinh xá.
13. Triệu phú Cấp Cô Độc và tín nữ Visākhā đã xây hai ngôi tinh xá gần Sāvaṭṭhi và dâng cúng cho Đức Phật.
14. Ngài đã trải qua 26 mùa mưa ở trong hai ngôi Tinh xá ấy, nhận sự cúng dường từ hai gia đình ấy.
15. Migāra, nhạc phụ của Visākhā xem bà như mẹ của ông ta, bởi thế bà được gọi là “Migāramātā”.
(8) Khi nguyên âm thứ nhất bị hủy bỏ, thì nguyên âm thứ hai đôi khi đổi thành trường âm. Đây gọi là paradīghasandhi (tiếp ngữ làm trường âm chữ sau).
tatra + ayaṃ = tatr + ayaṃ = tatrāyaṃ.
tadā + ahaṃ = tad + ahaṃ = tadāhaṃ.
yāni + idha = yān + idha = yānīdha.
kikī + iva = kik + iva = kikīva.
bahu + upakāro = bah + upakāro = bahūpakāro.
idāni + ahaṃ = idān + ahaṃ = idānāhaṃ.
sace + ayaṃ = sac + ayaṃ = sacāyaṃ.
tathā + upamaṃ = tath + upamaṃ = tathūpamaṃ.
appassuto + ayaṃ = appassut + ayaṃ = appassutāyaṃ.
(9) Đôi khi nguyên âm đầu đổi thành trường âm khi nguyên âm thứ hai bị hủy bỏ (nên nhớ, chỉ khi nguyên âm thứ hai khác với nguyên âm đầu mới bị hủy bỏ). Đây gọi là pubbadīghasandhi (tiếp ngữ làm trường âm chữ trước).
deva + iti = deva + ti = devāti.
vijju + iva = vijju + va = vijjūva.
vi + atināmeti = vi + tināmeti = vītināmeti.
sādhu + iti = sādhu + ti = sādhūti.
kiṃsu + idha = kiṃsu + dha = kiṃsūdha.
lokassa + iti = lokassa + ti = lokassāti.
(10) i , ī hoặc e đứng trước một nguyên âm khác đôi khi đổi thành y; nguyên âm thứ hai có thể đổi thành trường âm. Đây gọi là ādesasandhi (tiếp ngữ thay chữ).
aggi + agāro = aggy + agāro = aggyāgāro.
sotthi + atthu = sotthy + atthu = sotthyatthu.
putto te + ahaṃ = putto ty + ahaṃ = putto tyāhaṃ.
me + ayaṃ = my + ayaṃ = myāyaṃ.
dāsī + ahosiṃ = dāsy + ahosiṃ = dāsyāhosiṃ.
sattamī + atthe = sattamy + atthe = sattamyatthe.
(11) o hay u trước một nguyên âm khác được đổi thành v, đôi khi nguyên âm thứ hai thành trường âm. Đây được gọi là ādesasandhi (tiếp ngữ thay chữ).
so + ahaṃ = sv + ahaṃ = svāhaṃ.
anu + eti = anv + eti = anveti.
atha kho + assa = athakhvassa.
anu + addhamāsaṃ = anvaddhamāsaṃ.
su + akkhāto = sv + akkhāto = svākkhāto.
na tu + eva = na tveva.
yāvatako + assa = yāvatakvassa.
su + āgataṃ = svāgataṃ.
yo + ayaṃ = yv + ayaṃ = yvāyaṃ.
(12) Những phụ âm y, v, m, d, n, t, r, ḷ, h đôi khi được xen giữa hai nguyên âm để tránh kẽ hở. Đây gọi là āgamasandhi (phép tiếp ngữ xen chữ).
Y: Na + idaṃ = nayidaṃ.
Vuddhi + eva = vuddhiyeva.
V: Ti + aṅgulaṃ = tivaṅgulaṃ.
Pa + uccati = pavuccati.
M: Idha + ijjhati = idhamijjhati.
Lahu + essati = lahumessati.
D: Atta + attho = attadattho.
Tāva + eva = tāvadeva.
N: Ito + āyati = itonāyati.
T: Tasmā + iha = tasmātiha.
Ajja + agge = ajjatagge.
R: Du + akkhāto = durakkhāto.
Pātu + ahosi = pāturahosi.
Ni + uttaro = niruttaro.
Ḷ: Cha + abhiññā = chaḷabhiññā.
Cha + aṃso = chaḷaṃso.
H: Su + ujū ca = suhujū ca
G: Putha + eva = puthageva
NGỮ VỰNG
- Agāra (trung): nhà
- Ajjhāvasati (đ.từ) : ở, sống, trú.
- Anapāyinī (nữ): (người, cái gì) không rời bỏ.
- Asi (đ.từ) : (ngươi) là.
- Anupaddava (t.từ): thoát nguy, an ổn.
- Anusaya (nam): tiền định, tùy miên.
- Anūhata (q.k.p.t): không bị phá hủy.
- Anveti (đ.từ): theo sau.
- Abbūḷha (q.k.p.t): nhổ ra ngoài, bị dời chỗ.
- Amhi (đ.từ): (tôi) là.
- Asmi (đ.từ): (tôi) là.
- Āvahāti (đ.từ): mang đến.
- Kikī (nữ): chim sáo.
- Kiṃ su (b.b.t): một nghi vấn từ.
- Gilāna (t.từ): ốm, bệnh (người).
- Gilānūpama (t.từ): giống như một bệnh nhân.
- Gīta (trung): bài hát, sự hát.
- Cakkavattī (nam): chuyển luân vương (người chuyển bánh xe).
- Camarī (nam): một loại bò đực có bờm ở Trung Á.
- Taṇhā (nữ): khát ái.
- Tasmā (b.b.t): bởi thế.
- Tāḷa (nam): âm nhạc.
- Tāvataka (t.từ): bấy nhiêu, chừng ấy.
- Daḷha (t.từ): chắc chắn, chặt chẽ.
- Nacca (trung): vũ điệu.
- Nibbuta (q.k.p.t): yên tĩnh, an tịnh.
- Nisinnaka (t.từ): đang ngồi.
- Paṇṇasālā (nữ): chòi bằng lá.
- Puggala (nam): người.
- Punappunaṃ (tr.từ): lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Bhāgineyya (nam): con trai của chị, cháu.
- Yāvataka (t.từ): nhiều bằng, nhiều như.
- Rakkhantī (nữ): che chở, giám hộ.
- Rāja (nam): ông vua.
- Rūhati (đ.từ) : tăng trưởng, lớn lên.
- Vaḍḍhati (đ.từ) : tăng thêm, lớn.
- Vāladhi (nam): cái đuôi.
- Vitta (trung): tài sản, của cải.
- Vuddhi (nữ): sự tăng trưởng, lớn.
- Vyāma (nam): đơn vị đo lường.
- Saddhā (nữ): tín tâm.
- Samma: này bạn (chỉ tìm thấy ở Hô cách).
- Saṃvijjamāna (t.từ) : hiện có, hiện hữu.
- Sikkhitabba (q.k.p.t, khả năng cách): cần phải học tập.
- Sītibhūta (q.k.p.t): mát lạnh.
- Suciṇṇa (q.k.p.t): được tập luyện thuần thục.
- Sugamāhita (q.k.p.t): được thi hành tốt.
- Seṭṭha (t.từ): lớn nhất, cao nhất, cao cả.
- Nhận: paṭigaṇhi (đt)
- Khuyên cáo: anusāsati (đt)
- Nhất thiết trí: sabbaññū (tt)
- Hỏi: pucchati (đt)
- Hỏi: puṭṭha, pucchita (qkpt)
- Tụ hội: sannipāteti (đt)
- Tụ hội: samāgata; sannipatita (qkpt)
- Nhưng: tathā pi (bbt)
- Nguyên nhân: hetu (nam); mūla (trung)
- Đứa con: dāraka (nam)
- Rời khỏi, đi khởi: apagacchati (đt)
- Tín đồ: upāsaka (nam)
- Ngã xuống : patati (đt)
- Sống trong rừng: arañña – vihāra (nam)
- Vui mừng: sumana; tuṭṭha (tt)
- Cậu trai: māṇavaka (nam)
- Từ bỏ đời sống gia đình: (anagāriyaṃ) pabbajati
- Nghe: savaṇa (trung)
- Nửa tháng một lần: anvaddhamāsaṃ
- Độc nhãn: ekakkhika (tt)
- Cung điện: rājabhavana (trung)
- Người: manussa (nam)
- Sự hiện diện, có mặt : abhimukha (trung)
- Hoàng tử: rājakumāra (nam)
- Câu hỏi: pañha (3 tánh)
- Trả lời: paccassosi; paccuttaram adāsi (đt)
- Hộ trì: rakkhita (đt)
- Chào: abhivādeti (đt)
- Nói: bhāsati (dđt) kathenta (htpt)
- Điều không thể nói được: alabbhaneyya
- Sự cẩn thận triệt để: abhikatarussāha (nam)
- Mong : icchati (đt)
DỊCH RA TIẾNG VIỆT NGỮ VÀ CHỈ RÕ CÁCH THÀNH LẬP CÁC HỢP ÂM
1/ Sac' āyaṃ kumāro agāraṃ ajjhāvasati rājā bhavissati cakkavattī.
2/ "Samma, idān' āhaṃ vihāraṃ gantvā theraṃ tayā katapaṇṇasālāyaṃ nisinnakaṃ disvā āgato' mhi" (Dh.A.i.19).
3/ Svāhaṃ abbūḷhassallo' smi, sītibhūto' mhi nibbuto" (Dh.A.i.30).
4/ "Ko' si tvaṃ bhante' ti?
Therassa bhāgineyyo' mhī' ti" (Dh.A.i.14).
5/ "Yathā hi mūle anupaddave daḷhe
Chinno' pi rukkho punareva rūhati.
Evaṃ pi taṇhānusaye anūhate.
Nibbatatī dukkhaṃ idaṃ punappunaṃ" (Dhp.338).
6/ "Kiṃ sū' dha vittaṃ purisassa seṭṭhaṃ?
Kiṃ su suciṇṇo sukhaṃ āvahāti?"
"Saddhī' dha vittaṃ purisassa seṭṭhaṃ
Dhammo suciṇṇo sukhaṃ āvahāti" (S.I.42).
7/ "Tasmā-t-iha, bhikkhave, evaṃ sikkhitabbaṃ: paññāvuḍḍhiyā vaḍḍhissāmā' ti" (A.i.15).
8/ "Tayo' me bhikkhave gilānā saṃvijjamānā lokasmiṃ… tayo' me gilānūpamā puggalā". (A.i.120).
9/ Aṇḍaṃ rakkhantī kikī' va, vāladhiṃ rakkhanto camarī' va, tumhe' pi sādhukaṃ attano sīlaṃ rakkhatha.
10/ "Tato naṃ sukhaṃ anveti chāyā' va anapāyinī" (Dhp.2).
11/ "Yāvatak-v-assa kāyo, tāvatak-v-assa vyāmo" (D.iii.144).
12/ "Na-y-idha naccaṃ vā gītaṃ vā
Tāḷaṃ vā susamāhitaṃ" (Dh.A.iv.67).
DỊCH RA CHỮ PĀLI
LẬP THÀNH HỢP ÂM KHI CÓ THỂ
1. Tất cả chúng sinh tụ hội ở đây hãy vui mừng về lời nói này!
2. Hỡi các tỳ kheo, có ba nguyên nhân cho tội lỗi.
3. Tất cả mọi người trong thế gian (giới) đều ngã xuống vì cái chết, giống như một cái cây ngã xuống khi bị chặt ở gốc.
4. Tôi, vì là một người như thế sẽ không thi hành lời của anh, nhưng (thi hành) lời của mẹ tôi.
5. Nếu hoàng tử này từ bỏ đời sống gia đình, ông ta sẽ trở thành một bậc nhất thiết trí.
6. Bây giờ, tôi đã đi với những con tôi đến chùa và trở về sau khi nghe một bài thuyết pháp.
7. Này cậu trai, ngươi mong được một điều không thể có được, ngươi là một kẻ ngu.
8. Được hỏi bởi vị tỳ kheo xem thử có một nơi để sống trong rừng nào của những tỳ kheo không , người tín đồ trả lời “Bạch Đại đức, có”.
9. Vị bộ trưởng nhận những lời của ông vua, nói rằng : “Thưa vâng, tâu ngài” và rời khỏi cung điện.
10. Ānanda, người triệu phú hội họp những thân quyến của ông ta nửa tháng một lần và khuyến cáo con trai ông ta trước mặt họ.
11. Một người độc nhãn bảo vệ con mắt độc nhất của y với sự cẩn thận triệt để; cũng với cách ấy các ngươi phải hộ trì những giới hạnh của các ngươi.
12. Những vị Thiên đi đến chỗ Đức Phật, chào Ngài và hỏi Ngài một câu hỏi.
TÁCH RỜI NHỮNG HỢP ÂM TRONG CÁC CHỮ SAU
pañc' indriyāni
sattuttamo
suriyodayo
dhammānussati
atrāhaṃ
yān' imāni
tāvad' eva
cattāro' me
yvāhaṃ tātāti
saddhīdha
migīva
handāhaṃ
tato' haṃ
hatacakkhu' smi
n' eva tāvāhaṃ
sammad' akkhāto
KẾT HỢP NHỮNG CHỮ SAU ĐÂY
tattha + ahaṃ
tassa + upari
ajja + eva
tadā + api
vasalo + iti
avijjā + ogho
mūḷho + asi
tathā + eva
vutti + assa
du + aṅgulaṃ
attha kho + etaṃ
tāni + ahaṃ
na + udeti
II. HỢP ÂM PHỤ ÂM (Byañjanasandhi)
(13) Một phụ âm đứng sau một nguyên âm thường được gấp đôi lên. Một phụ âm hữu khí được gấp đôi bằng một phụ âm vô khí, và một phụ âm vô khí được cộng thêm một phụ âm vô khí. Đây gọi là sadisasaṃyogasandhi (tiếp ngữ ghép phụ âm đồng dạng). Ví dụ :
rūpa + khandho = rūpakkhandho.
du + karaṃ = dukkaraṃ.
anu + gaho = anuggaho.
pari + cajati = pariccajati.
seta + chattaṃ = setacchattaṃ.
tatra + ṭhito = tatraṭṭhito.
paṭhama + jhānaṃ = paṭhamajjhānaṃ.
vi + ñāṇaṃ = viññāṇaṃ.
upa + davo = upaddavo.
ni + dhano = niddhano.
su + patiṭṭhito = suppatiṭṭhito.
ni + phalaṃ = nipphalaṃ.
du + bhikkhaṃ = dubbhikkhaṃ.
ni + malo = nimmalo.
appa + suto = appassuto.
(14) Một nguyên âm dài (trường âm) ở trước một phụ âm được gấp đôi thì biến thành ngắn.
ā + khāto = akkhāto.
pārā + kamo = pārakkamo.
taṇhā + khayo = taṇhakkhayo.
mahā + phalaṃ = mahapphalaṃ.
ā + sādo = assādo.
Trường hợp ngoại lệ :
vedanā + khandho = vedanākkhandho.
yathā + kamaṃ = yathākkamaṃ.
paññā + khandho = paññākkhandho.
(15) Một nguyên âm ở trước một phụ âm thì do âm luật có khi biến thành trường âm, có khi biến thành đoản âm.
Biến thành trường âm :
khanti + paramaṃ = khantī paramaṃ.
jāyati + soko = jāyatī soko.
maññati + bālo = maññatī bālo.
nibbattati + dukkhaṃ = nibbattatī dukkhaṃ.
Biến thành đoản âm :
bhovādī + nāma so hoti = "bhovādi nāma so hoti".
yiṭṭhaṃ vā + hutaṃ vā + loke = "yiṭṭhaṃ va hutaṃ va loke".
buddhe yadi vā + sāvake = "buddhe yadi va sāvake".
(16) o trong chữ so và eso đứng trước một phụ âm đôi khi biến thành a.
eso + dhammo = esa dhammo.
so + muni = sa muni.
so + sīlavā + sa sīlavā.
eso + idāni = esa' dāni.
NGỮ VỰNG
- Anicca (t.từ) : vô thường.
- Avera (nam) : thiện, thân mật.
- Upakkama (nam) : phương tiện.
- Upakkiliṭṭha (q.k.p.t) : dơ uế.
- Kammakkhaya (nam): sự diệt tận của nghiệp.
- Kudācanaṃ (b.b.từ) : đôi khi .
- Na kudācanaṃ (b.b.từ) : không bao giờ.
- Jāyati (đ.từ) : dậy.
- Jhāna (trung) : thiền.
- Tāpasa (nam) : ẩn sĩ.
- Nibbatteti (đ.từ) : phát sinh.
- Nibbāna (trung) : Níp bàn.
- Nibbindati : chán nản, nhàm chán
- (định sở cách).
- Paṇṇākāra (nam) : quà tặng.
- Pariyodapanā (nữ) : sự thanh lọc, tịnh hóa.
- Parivajjeti (đ.từ) : tránh, tẩy trừ.
- Pālana (dđt) : sự che chở, hộ trì, tuân giữ.
- Puññakkhaya (nam) : sự tận diệt của công đức.
- Pema (nam, trung) : tình thương yêu.
- Pesetvā (b.b.q.k.p.t) : đã gửi đi.
- Bhaya (trung): sự sợ hãi.
- Mahapphala (t từ) : đem lại kết quả lớn.
- Mahānisaṃsa (t từ) : rất lợi ích.
- Rajjābhiseka (nam) : sự đăng quang của một vị vua.
- Vara (t từ) : cao quý.
- Vippamutta (q.k.p.t) : được giải phóng.
- Visuddhi (nữ) : sự thanh tịnh (hết dục vọng)
- Vera (trung) : sự thù nghịch.
- Sanantana (t từ) : cũ.
- Sammati (đ.từ) : lắng dịu, lắng xuống.
- Saṅkhāra (nam) : uẩn, sự kết hợp, hành, hiện tượng.
- Hành vi (câu 7,11) : kamma (trung)
- Uẩn (câu 3) : khanda (nam)
- Thiện (câu 7,11) : mettāsahagata (tt)
- Vi phạm (câu 6) : bhedana (dđt)
- Xứ sở (câu 8) : raṭṭha (trung)
- Đệ tử (câu 5) : sāvaka (nam)
- Bọt nước (câu 4) : pheṇa (trung)
- Tương lai (câu 9) : anāgata (nam)
- Hạnh phúc (câu 6) : sukha (trung)
- Ngu (câu 3) : appassuta (tt)
- Vô biên (câu 6) : atimahanta (tt)
- Việc công đức (câu9) : kusala; puññakamma (trung)
- Phải được tẩy sạch (câu 10) : pariyodapetabba (ptp)
- Của chính mình (câu 8) : saka (tt)
- Cung hiến (câu 5) : sampādeti (đt)
- Tẩy sạch, bỏ (câu 11) : apanīta (qkpt)
- Nỗ lực (câu 2) : ussahati
- Đạt đến (câu 3) : paṭiladdhuṃ (vbc)
- Tránh (câu 8) : nivāretuṃ (vbc)
- Được (câu 2) : laddhuṃ (vbc)
- Rất khó (câu 7) : atidukkara (tt)
- Người ác (câu 7) : asappurisa (nam)
DỊCH RA TIẾNG VIỆT NGỮ, CHỈ RÕ CÁC HỢP ÂM
1/ Manussā ayukkhayena kammakkhayena puññakkhayena ca maranti.
2/ Sumedhatāpaso paṭhamajjhānaṃ dutiyajjhānañ ca nibbattesi.
3/ Nimmalassa sīlassa pālanaṃ mahapphalaṃ mahānisaṃsaṃ hoti.
4/ " Pemato jāyatī soko;
Pemato jāyatī bhayaṃ;
Pemato vippamuttassa.
Natthi soko; kuto bhayaṃ?
5/ Bhagavatā taṇhakkhayāya dhammo desito hoti.
6/ "Upakkiliṭṭhassa Visākhe, kāyassa upakkamena pariyodapanā hoti." (A.i. 208).
7/ "Yo ca tulaṃ' va paggayha.
Varaṃ ādāya paṇḍito.
Pāpāni parivajjeti.
Sa munī; tena so muni". (Dhp. 267).
8/ "Na hi verena verāni;
Sammantī' dha kudācanaṃ;
Averena ca sammanti
Esa dhammo sanantano". (Dhp. 5).
9/ Adhirājā dhammāsoko devā nampiyatissassa Laṅkissarassa bahū paṇṇākāre pesetvā puna pi rajjābhisekaṃ kāresi.
10/ "Yamhi jhānañ ca paññā ca
Sa ve nibbāṇa – santike" (Dhp. 327).
11/ "Sabbe saṅkhārā aniccā' ti
Yadā paññāya passati;
Atha nibbindatī dukkhe;
Esa maggo visuddhiyā". (Dhp. 277).
DỊCH RA PĀLI, LẬP THÀNH HỢP ÂM KHI CẦN
1/ Những vị thiên biến mất khỏi cõi trời do sự diệt tận của công đức và tuổi thọ (mạng sống)
2/ Những ẩn sĩ ở trong những rừng nỗ lực để đạt được các cõi thiền thứ ba và thứ tư.
3/ Người ngu không thể đạt đến Niết bàn.
4/ Đức Phật đã giảng rằng sắc uẩn là vô thường như một khối bọt nước.
5/ Tần-Bà-Sa-La (Bình Sa), vị vua của Ma-Kiệt-Đà, cúng hiến những chiếc lọng (dù) trắng cho Đức Phật và những đệ tử của Ngài khi họ đi đến thành Vương Xá (Vesāli).
6/ Những người tuân giữ những giới luật không một vi phạm nào sẽ sanh lên cõi trời và sẽ được hạnh phúc vô biên.
7/ Thật rất khó cho một người ác làm những hành vi thiện.
8/ Những vị vua không thể tránh những nạn đói trong những xứ sở của chính họ.
9/ Người ta (những người) bố thí và làm các việc công đức khác để được những kết quả lớn trong tương lai.
10/ Một mảnh vải dơ phải được tẩy sạch bằng cách giặt đi giặt lại nhiều lần.
11/ Sự hận thù không bao giờ được tẩy sạch bởi hận thù, nó có thể được tẩy sạch bởi một hành vi thiện.
12/ Ái dục là căn để (gốc rễ) của buồn rầu và sợ hãi; người nào đã tẩy bỏ ái dục đã tẩy bỏ buồn rầu và sợ hãi.
Kết hợp những chữ sau đây :
bahu + suto
so + yàti
du + karaṃ
mahā + dhano puggalā + dhammadasā
sammā + padhānaṃ
pañca + khandhā
su + paṭividdho.
Tách những chữ sau đây :
paggharati
mahabbhayaṃ
sappuriso
assāso. mahabbalo
viññāṇakkhandho
appaṭipuggalo
paggaṇhāti
III. HỢP ÂM VỚI Ṃ (NIGGAHITA - SANDHI)
(17) ṃ trước một phụ âm có thuộc bộ môn có thể được đổi thành tỷ âm hay mẫu tự thứ năm trong nhóm mà phụ âm ấy thuộc về:
dīpaṃ + karo : dīpaṅkaro
raṇaṃ + jaho : raṇañjaho
san + ṭhānaṃ : saṇṭhānaṃ
taṇ + dhanaṃ : tandhanaṃ
taṃ + phalaṃ : tamphalaṃ
sayaṃ + jāto : sayañjāto
amataṃ + dado : amatandado
evaṃ + me sutaṃ : evam me sutaṃ
(18) ṃ trước l đôi khi được đổi thành l:
saṃ + lahuko : sallahuko
puṃ + liṅgaṃ : pulliṅgaṃ
saṃ + lāpo : sallāpo
paṭisaṃ + līno : paṭisallīno
(19) ṃ trước e hay h đôi khi được đổi thành ñ; ñ trước e được gấp đôi:
paccattaṃ + eva : paccattañ – ñ – eva
taṃ + hi tassa : tañ hi tassa
evaṃ + hi vo : evañ hi vo
taṃ + khaṇaṃ + eva : taṅkhaṇañ – ñ – eva
(20) ṃ được theo sau bởi y phối hợp với y để thành ññ:
saṃ + yogo : saññogo
yaṃ + yad eva : yaññad eva
saṃ + yojanaṃ : saññojanaṃ
ānantarikaṃ + yaṃ āhu : ānantarikaññaṃ āhu.
(21) ṃ được theo sau bởi một nguyên âm đôi khi trở thành m hay d:
taṃ + ahaṃ : tam ahaṃ
etaṃ + avoca : etad avoca
kiṃ + etaṃ : kim etaṃ
taṃ + atthaṃ : tam atthaṃ; tad atthaṃ.
taṃ + anattā : tad anattā
yaṃ + idaṃ : yad idaṃ; yam idaṃ.
(22) ṃ được theo sau bởi một nguyên âm hay một phụ âm đôi khi được hủy bỏ, và nguyên âm trong vài trường hợp biến thành trường âm:
tāsaṃ + ahaṃ : tāsāhaṃ
evaṃ + ahaṃ : evāhaṃ
vidūnaṃ + aggaṃ : vidūnaggaṃ
buddhānaṃ + sāsanaṃ : buddhānasāsanaṃ
adāsiṃ + ahaṃ : adāsāhaṃ
ariyasaccānaṃ + dassanaṃ : ariyasaccāna dassanaṃ
(23) Một nguyên âm đứng sau ṃ đôi khi bị hủy bỏ, sau đó ṃ thường theo biến thể nói ở đoạn 17.
abhinanduṃ + iti : abhinandun' ti
cakkaṃ + iva : cakkam' va
halaṃ + idāni : halan' dāni
tvaṃ + asi : tvaṃ' si
idaṃ + api : idam pi
uttariṃ + api : uttarim pi.
(24) ṃ đôi khi được xen vào trước một nguyên âm hay một phụ âm:
cakkhu + udapādi : cakkhuṃ udapādi
aṇu + thūlāni : aṇuṃ thūlāni.
manopubba + gamā : manopubbaṅgamā
yāva c' idha : yāvañc' idha
ava + siro : avaṃsiro.
NGỮ VỰNG
- Aññāya (b.b.q.k.p.t) : sau khi hiểu
- Attamana (t từ) : vui mừng
- Anātha (t từ) : vô phương, không nơi nương tựa.
- Anussarati (đ.từ) : nhớ lại
- Anussaranta (h.t.pt.) : đang nhớ lại
- Apakkanta (q.k.p.t) : đi khỏi, rời bỏ
- Abhinandati (đ.từ) : vui mừng
- Ariyasacca (trung) : thánh đế
- Ācariya (nam) : thầy (a xà lê).
- Kappa (nam) : kiếp.
- Cāga (nam) : từ thiện, sự dứt bỏ, sự bố thí.
- Cintayitvā (b.b.q.k.p.t) : sau khi suy nghĩ
- Dānapati (nam) : thí chủ, người bố thí.
- Dāyaka (nam) : thí chủ
- Dhammavinaya (nam) : pháp và luật
- Nātha (nam) : chúa tể; (t từ) có thể
- Niraya (nam) : hỏa ngục, địa ngục
- Nekakoṭisata (t từ) : tính bằng hàng ức, nhiều tỷ.
- Paṭicca (đối cách) : vì, liên quan đến
- Paṭipucchati (đ.từ) : hỏi lại
- Pasīdati (đ.từ) : phấn khởi, vui mừng.
- Bhadra (t từ) : tốt đẹp, hiền thiện.
- Bhāsita (trung) : sự nói; (q.k.p.t) được nói.
- Visārada (t từ) : không bối rối, dạn dĩ, can đảm.
- Saka (t từ) : của chính mình.
- Sakyaputtiya (t từ) : thuộc về con dòng họ Thích; Thích tử.
- Saññamayati (đ.từ) : kiềm chế, chế ngự.
- Samaṇa (nam) : sa môn, tu sĩ.
- Thiện và ác (câu 6) : kusalākusala (kamma) (trung)
- Tín thọ(câu 4) : anumati (nữ)
- Khuyến cáo (câu 7) : anusāsana, sāsana (trung)
- Chúng hội, đại chúng (câu 11) : sabhā (nữ)
- Trở nên vui mừng (câu 8) : pasīdati (đt)
- Được sanh (câu 8) : nibbatta (qkpt)
- Than (câu 12) : angāra (nam)
- Thanh lọc, tẩy sạch (câu 7) : parisodheti (đt)
- Bài thuyết pháp(câu 4) : desanā (nữ)
- Phân phát (câu 2) : bhājeti; vissajjeti (đt)
- Phát biểu, bày tỏ (câu 4) : pakāseti (đt)
- Phát biểu sự tín thọ (câu 4) : abhinandati (đt)
- Sau đó (câu 11) : uttariṃ (pi) (trạng từ)
- Đỏ rực (câu 12) : jalita (qkpt)
- Bằng một cách khác (câu 3) : aññathā (trạng từ)
- Như vậy (câu 8) : tattha (bbt)
- Nhớ nghĩ trong trí (câu 5) : manasi karoti (đt)
- Thế giới bên kia (câu 6) : paraloka (nam)
- Đạt được (câu 1) : laddha (qkpt)
- Kết quả (câu 1) : āsinsaṃsa; vipāka (nam)
- Cùng một chuyện ấy (câu 3) : tad eva
- Bài kinh, bài giảng (câu 11) : sutta (trung)
- Cõi (câu 8) : attabhāva (nam)
- Quy y (câu 9) : saraṇagata (qkpt)
- Tư tưởng (câu 5) : cintā (nữ)
- Xấu xa (câu 5) : duṭṭha (tt)
- Cột vào (xe) (câu 6) : yojita; baddha (qkpt)
DỊCH RA TIẾNG VIỆT NGỮ VÀ CHỈ RÕ CÁC HỢP ÂM
1. "Tassa attano ca tāsañ ca devatānaṃ sīlañ ca sutañ ca cāgañ ca paññañ ca anussarato cittaṃ pasīdati." (A.i, 210).
2. "Tasmā saññamay' attānaṃ
Assaṃ bhadraṃ' va vāṇijo." (Dhp. 380).
3. "Karomi tuyhaṃ vacanaṃ;
Tvaṃ' si ācariyo mama." (Dh. A.i. 32).
4. "Anussaretha sambuddhaṃ,
Bhayaṃ tumhāka no siyā." (S.i. 120).
5. "Evā' haṃ cintayitvāna
Nekakoṭisataṃ dhanaṃ
Nāthānāthānaṃ datvāna
Himavantaṃ upāgamiṃ." (Bv).
6. "Dāyako dānapati yaññad eva parisaṃ upasaṅkamati… visārado' va upasaṅkamati." (A,iii,39)
7. "Aññāya ca panāhaṃ samanānaṃ Sakyaputtiyānaṃ dhammaṃ evāhaṃ tasmā dhammavinayā apakkanto." (A.i, 185).
8. Tena hi, gahapati, taññ ev' ettha paṭipucchissāmi.
9. Tañ hi tassa sakaṃ hoti.
Tañ ca ādāya gacchati." (S.i, 93).
10. "Imāni cattāri ariyasacānī' ti, bhikkhave... yan taṃ vuttaṃ, idaṃ etaṃ paṭicca vuttaṃ." (A.i, 177).
11. "Taṇhaṅkaro, Medhaṅkaro, Saraṇaṅkaro, Dīpaṅkaro ti cattāro Buddhā ekasmiññ eva kappe uppajjiṃsu."
12. "Idam avoca Bhagavā; attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandun ti."
DỊCH RA PĀLI VÀ KẾT HỢP THÀNH HỢP ÂM KHI CẦN
1/ Một người có giới hạnh đi đến đại chúng mà không sợ hãi. Đây là một trong những kết quả vị ấy đã đạt được nhờ giới hạnh.
2/ Sau khi đã nghĩ thế, tôi phân phát của bố thí cho hai trăm người ăn xin.
3/ Khi ấy, tôi đã hỏi ông ta lại chuyện ấy, y đã trả lời một cách khác.
4/ Khi Trưởng Lão Xá Lợi Phất chấm dứt bài giảng, những tỳ kheo phát biểu sự tín thọ những lời của Ngài.
5/ Nếu anh luôn luôn nhớ nghĩ trong trí những đức hạnh của phật, anh sẽ không rơi vào những tư tưởng xấu xa.
6/ Những hành vi của con người, thiện hay ác, sẽ theo y đến bên kia thế giới như một cái bánh xe theo chân của những con bò được cột vào một cái xe.
7/ Lời khuyến cáo của Đức Phật cho chúng ta là chúng ta phải tẩy sạch những tâm thức của chúng ta khỏi mọi tội lỗi.
8/ Tâm người trở nên vui vẻ khi người ta nghĩ về những giới hạnh của những vị thiên nhờ chúng mà họ được sinh như vậy.
9/ Ông ấy đã quy y Phật, Pháp và Tăng.
10/ Người đàn ông té ngược đầu vào một cái hố.
11/ Vị Trưởng lão giảng một bài pháp dài cho hội chúng và sau đó khuyến cáo họ.
12/ Vị thí chủ hào phóng không sợ rơi chổng chân lên trong một hố than đỏ rực.
HỢP ÂM HỖN HỢP (MISSAKASANDHI)
(25) Khi i đứng trước một nguyên âm khác, nó được đổi thành y (theo luật đoạn 10), và chữ y này cùng với phụ âm đi trước, lại trải qua nhiều cuộc biến đổi khác.
I - ty trở thành cc
iti + evaṃ : ity + evaṃ : iccevaṃ.
ati + antaṃ : aty + antaṃ : accantaṃ.
jāti + andho : jāty + andho : jaccandho.
iti + ādi : ity + ādi : iccādi.
pati + ayo : paty + ayo : paccayo.
II - dy trở thành jj
yadi + evaṃ : yady + evaṃ : yajjevaṃ.
nadī + ā : nady + ā : najjā.
III - dhy trở thành jjh
adhi + agamā : adhy + agamā : ajjhagamā.
adhi + okāso : adhy + okāso: ajjhokāso.
bodhi + aṅgā : bodhy +aṅgā : bojjhaṅgā.
IV - bhy trở thành bbh
abhi + uggacchati : abhy + uggacchati : abbhuggacchati.
abhi + okāso : abhy + okāso : abbhokāso.
abhi + ācikkhanaṃ : abhy + ācikkhanaṃ : abbhācikkhanaṃ.
V - py trở thành pp
api + ekacce : apy + ekacce : appekacce.
api + ekadā : apy + ekadā : appekadā.
Một số ít danh từ nam tánh kết thúc bằng chữ a có biến cách khác với "nara". Hai danh từ sau đây trong số đó rất thông dụng :
(26) Biến cách của atta : ngã.
|
Số ít |
Số nhiều |
Chủ cách |
attā |
attāno |
Đối cách |
attānaṃ, attaṃ |
attāno |
Sở dụng cách |
attanā, attena |
attanebhi, attanehi |
Chỉ định cách |
attano |
attānaṃ |
Sở thuộc cách |
||
Xuất xứ cách |
attanā, attamhā, attasmā |
attanebhi, attanehi |
Định sở cách |
attani |
attanesu |
Hô cách |
atta, attā |
attāno |
(27) Biến cách của raja : Ông vua.
|
Số ít |
Số nhiều |
Chủ cách |
rājā |
rājāno |
Đối cách |
rājānaṃ, rājaṃ |
rājāno |
Sở dụng cách |
raññā, rājena |
rājūbhi, rājūhi, rājebhi, rājehi |
Chỉ định cách |
rañño, rājino |
raññaṃ, rājūnaṃ, rājānaṃ |
Sở thuộc cách |
||
Xuất xứ cách |
raññā, rājamhā, rājasmā |
rājūbhi, rājūhi, rājebhi, rājehi |
Định sở cách |
raññe, rājini, rājamhi, rājasmiṃ |
rājusu, rājesu |
Hô cách |
rāja, rājā |
rājāno |
NGỮ VỰNG
- Accanta (t từ) : Chí Tôn.
- Alattha (đ.từ) : (nó) được (qk)
- Asakkonta (h.t.pt.) : không thể
- Ādi (nam) : bắt đầu; (trung); v.v...
- Ānubhāva (nam) : thế lực.
- Upaparikkhanta (h.t.pt.) : xem xét; quán sát.
- Ekacca (t từ) : một vài.
- Kampamāna (h.t.pt.) : rung động, run rẩy.
- Kāṇa (t từ) : chột mắt.
- Kuṇi (t từ) : tay quắp, cánh tay bị liệt.
- Janapada (nam) : xứ sở, lãnh thổ.
- Damiḷarāja (nam) : vua xứ Tamil
- Dasenta (h.t.pt.) : giảng đạo, thuyết pháp.
- Namassamāna (h.t.pt.) : tôn quý.
- Nānāsippa (trung) : những nghệ thuật.
- Paccantima (t từ) : xa.
- Paccājāta (t từ) : tái sanh.
- Paccupaṭṭhāpetuṃ (v.b.c) : giữ lại, lấy lại.
- Pitusantaka (t từ) : thuộc về bên cha, phụ hệ.
- Patiṭṭhāpeti (đ.từ) : thiết lập
- Bavhābādha (t từ) : đau đớn.
- Buddhasāsana (trung) : Phật giáo.
- Ratanattaya (trung) : Tam bảo : Phật, Pháp, Tăng.
- Vipula (t từ) : lớn lao.
- Saṅgaṇhanta (h.t.pt.) : thiết đãi, hỗ trợ.
- Suṇanta (h.t.pt.) : nghe.
- Suppatiṭṭhita (q.k.p.t) : được thiết lập vững chãi.
- Sikkhāpeti (đ.từ) : dạy.
- Setacchatta (trung) : lọng trắng.
- Sevaka (nam) : người tùy tùng, tôi tớ.
- Soka (nam) : sầu khổ.
- Hatantarāya (t từ) : đã thoát nguy; đã hết chướng ngại.
- Sau khi họ chết (câu 8) : accayena
- Đến : sampatta (qkpt)
- Xây dựng: kārita qkpt)
- Lệnh : āṇā (nữ)
- Hoàng đế: adhirāja (nam)
- Ít (câu 5) : appaka, katipaya (tt) (appaka được dùng với danh từ tổng hợp).
- Giám sát, thanh tra (câu 9) : upaparikkhanta (htpt)
- Biết rằng (câu 6) : iti jāni hay aññāsi.
- Chỉ (câu 5) : eva
- Chùa (câu 1) : cetiya (trung)
- Trị vì (câu 3) : rajjaṃ anusāsenta hay kārenta (http)
- Sự kính trọng (câu 10) : gārava (nam)
- Trải qua (thời gian) (câu 5) : vītināmesi (đt)
- Đứng dậy (câu 10) : uṭṭhati (đt)
- (Những ngai vàng) liên hệ của họ (câu 8) : attano
- Ngai vàng (câu 8) : sīhāsana (trung)
- Đặt (câu 8) : ṭhapetuṃ (vị biến cách)
- Dự kiến (câu 7) : passituṃ (vị biến cách)
- Chứng tỏ, bày tỏ : dassetuṃ (vị biến cách) (câu 10)
- Du hành, du lịch (câu 9) : cārikaṃ caranta (htpt)
DỊCH RA TIẾNG VIỆT
1/ Rājā nagare caranto dhammaṃ desentaṃ ekaṃ tāpasaṃ passi.
2/ Dhammaṃ sunantā bahū manussā rājini āgacchante tam eva olokesuṃ.
3/ Rājūsu attano attano raṭṭhesu carantesu bahūsevakā setacchattādīni gahetvā te anugacchanti.
4/ Rājāno attānaṃ kumāre sake sake rajje patiṭṭhāpetuṃ icchantā tesaṃ nānāsippāni sikkhāpenti.
5/ Duṭṭhagāmanīrañño Sālikumāro nāma eko' va putto ahosi. So attano pitusantakaṃ rajjaṃ labhituṃ na icchi.
6/ So rājā elāraṃ Damiḷarājānaṃ māretvā Buddhasāsanaṃ saṅgaṇhanto mahantāni cetiyāni bahū vihāre ca kāresi.
7/ "Iccevaṃ accantanamassanīyaṃ
Namassamāno ratanattayaṃ yaṃ,
Puññābhisandaṃ vipulaṃ alatthaṃ,
Tass' ānubhāvena hatantarāyo". (Samp. I,1).
8/ "Ath' assa upaparikkhato etad ahosi :
Paccantimesu kho janapadesu
Sāsanaṃ suppatiṭṭhitaṃ bhavissatī' ti". (Samp.i,63)
9/ "Seṭṭhī kampamāno dhanasokena satiṃ paccupaṭṭhāpetuṃ asakkonto tatth' eva pati." (J.Illisa).
10/ "Ekacco puggalo nīce kule paccājāto hoti… so ca hoti… bavhābādho kāṇo vā kuṇī vā". (A.ii, 85).
DỊCH RA PĀLI
1/ Ngôi chùa lớn Ruvanveli ở Anurādharura đã được xây cất bởi vua Duṭṭhagāmanī.
2/ Vua George đệ ngũ gửi con trai của Ngài là Hoàng tử Edward đến Tích Lan và các nước khác.
3/ Khi Devānampiya – Tissa đang trị vì ở Tích Lan thì con trai của hoàng đế A-Dục là Mahinda đến Tích Lan và thiết lập Phật giáo tại đấy.
4 Có nhiều Điện Phật và chùa được xây cất do lệnh của những vị vua.
5/ Đức Phật chỉ ở (trải qua) vài tháng tại ngôi chùa được xây bởi chính những thân quyến của Ngài ở Ca Tỳ La Vệ.
6/ Vua Dharmāsoka đã biết rằng Phật giáo sẽ được thiết lập vững chãi tại những xứ xa xôi trong tương lai.
7/ Nhiều vị vua nhóm họp để dự kiến lễ đăng quang của vị chúa tể của họ, Hoàng đế.
8/ Tất cả những vị vua đều thích truyền ngôi cho chính các con trai của họ ( đặc con trai họ trên những ngai vàng liên hệ của họ) sau khi họ chết.
9/ Nhiều người tuỳ tùng đi theo một ông vua khi ông du hành trong vương quốc của chính ông, để giám sát những thành thị và làng mạc ở đấy.
10/ Những người đang nghe pháp đứng dậy khi vị vua đến đấy; để bày tỏ lòng kính trọng của họ đối với vua.
(28) Biến cách của nhóm chữ đồng loại với mana : tâm (nam tánh).
|
Số ít |
Số nhiều |
Chủ cách |
mano |
manā |
Đối cách |
manaṃ |
mane |
Sở dụng cách |
manasā, manena |
manebhi, manehi |
Chỉ định cách |
manaso, manassa |
manānaṃ |
Sở thuộc cách |
||
Xuất xứ cách |
manasā, manā, manamhā, manasmā |
manebhi, manehi |
Định sở cách |
manasi, mane, manamhi, manasmiṃ |
manesu |
Hô cách |
mana, manā |
manā |
Các danh từ biến cách như mana :
Tama: bóng tối
Teja: hơi nóng , quyền lực
Tapa: giáo quyền
Ceta: tư tưởng
Yasa: danh tiếng; vinh quang
Paya: sữa, nước
Vaya: tuổi thọ
Thāma: sức mạnh
Raha: bí mật
Vaca: lời nói
Nabha: bầu trời
Aya: sắt
Sara: cái hồ
Raja : bụi bặm
Vāsa: vải
Sira : cái đầu
Ura: ngực
Oja : sinh tố (chất dinh dưỡng)
Chanda : vần điệu
Nhóm này còn có hình thức trung tánh. Sự khác biệt giữa nhóm này với những danh từ nam tánh hay trung tánh có cùng một ngữ vĩ (tận cùng của chữ, để phân biệt với vĩ ngữ kāranta là :
a. Ở xuất xứ cách, nhóm này có một hình thức tiếp vĩ ngữ sā; ở chỉ định cách và sở thuộc cách có hình thức tiếp vĩ ngữ là so; ở định sở cách có hình thức tiếp vĩ ngữ là si.
b. Những danh từ thuộc nhóm này lấy o làm âm cuối khi chúng phối hợp với một danh từ khác hay một tiếp vĩ ngữ, ví dụ :
tama + nuda : tamonuda (xua tan bóng tối).
teja + dhātu : tejodhātu (yếu tố hơi nóng, hỏa giới).
vaya + vuddha : vayovuddha (luống tuổi).
tapa + vana : tapovana (rừng khổ hạnh).
sira + ruha : siroruha (tóc; mọc trên đầu).
raha + gata : rahogata (nhập thất, bế quan).
paya + nidhi : payonidhi (đại dương, chỗ chứa nước).
raja + rāsi : rajorāsi (một đống bụi, đám bụi).
sara + ruha : saroruha (sen, mọc trong hồ).
aya + patta: ayopatta (bát sắt)
(29) Biến cách của danh từ nam tính có vĩ ngữ O
GO : Súc vật, gia súc.
|
Số ít |
Số nhiều |
Chủ cách |
go |
gāvo |
Hô cách |
||
Đối cách |
gāvaṃ, gavaṃ, gāvuṃ |
gāvo |
Sở dụng cách |
gāvena, gavena |
gobhi; gohi; gāvebhi, gāvehi, gavebhi, gavehi |
Chỉ định cách |
gāvassa, gavassa |
gavaṃ, gunnaṃ, gonaṃ |
Sở thuộc cách |
||
Xuất xứ cách |
gāvā, gavā, gāvamhā, gavamhā, gāvasmā, gavasmā |
gobhi; gohi; gāvebhi, gāvehi, gavebhi, gavehi |
Định sở cách |
gāve, gave, gāvamhi, gavamhi, gāvasmiṃ,gavamiṃ |
gāvesu, gavesu, gosu |
Danh từ này được dùng để chỉ gia súc nói chung, mặc dù nó ở nam tính, không có danh từ nào khác giống danh từ này.
DỊCH RA TIẾNG VIỆT VÀ CHỈ RÕ NHỮNG DANH TỪ THUỘC NHÓM MANO
1/ Dvīhi vāṇijehi yācito bhagavā attano sīsato muṭṭhimatte siroruhe tesaṃ adāsi.
2/ Te bhagavantaṃ sirasā namassitvā te siroruhe attano nagaraṃ netvā saroruhādīhi pūjesuṃ.
3/ "Ekūnatiṃso vayasā
Bodhisatto' bhinikkhami
Pañcatiṃso' tha vayasā
Bimbisāram upāgami" (Mhv. Ii, 26, 27).
4/ "Gunnañ ce taramānāsaṃ
Ujuṃ gacchati puṅgavo,
Sabbā tā uju gacchanti." (A. ii, 76).
5/ Iddhimā tapodhano payonidhim pi sosetuṃ samattho hoti.
6/ Mahānirayo pana ayopākārena parikkhitto, ayopidhānena pihito; tassa ayomayā bhūmi tejasā jalitā hoti.
7/ Sākaṭikā gunnaṃ tiṇaṃ udakañ ca datvā te sakaṭesu yojetvā sakaṭe pājentā bārāṇasiṃ gacchanti.
8/ "Manasā ce paduṭṭhena,
Bhāsati vā karoti vā,
Tato naṃ dukkham anveti ,
Cakkaṃ va vahato padaṃ." (Dhp. 1).
9/ Manussā gavamhā payaṃ, payasā dadhiṃ dadhimhā sappiñ ca labhanti.
10/ So mettāsahagatena cetasā ekaṃ disaṃ pharitvā viharati; tathā dutiyaṃ; tathā tatiyaṃ.
11/ Bhagavati cetopasādena bahavo janā mahantaṃ dibbasampattiṃ labhiṃsu.
12/ Bhagavā nabhasā Laṅkādīpaṃ āgamma yakkhasamāgamassa upari nabhasi nisīditvā dhammadesanāya te damesi.
13/ "Ayasā' va malaṃ samuṭṭhitaṃ
Tat' uṭṭhāya tam eva khādati." (Dhp.240).
14/ Vacasā kataṃ kammaṃ vāca sikaṃ, manasā kataṃ kammaṃ mānasikaṃ nāma hoti.
15/ "Yasoladdhā kho pan amhākaṃ bhogā." (D.i,118).
DỊCH RA PĀLI
1/ Bay qua không gian, những con chim đi bất cứ nơi đâu chúng muốn.
2/ Vị tu sĩ ở trong một hang động chan hoà khắp thế gian bằng tâm từ của vị ấy.
3/ Những gia súc, kẻ giúp chúng ta cày những đồng ruộng của chúng ta và cung cấp cho chúng ta sữa và bơ, không nên bị giết bởi chúng ta.
4/ Hai người dẫn đạo đoàn hành hương ở Ukkala, sau khi thấy Đức Thế Tôn ngồi trong một khu rừng, đã dâng cúng Ngài một ít thức ăn và nhận một ít xá lợi tóc từ nơi Ngài.
5/ Họ mang những di vật (xá lợi) ấy về xứ của họ, đựng một tháp thờ trên ấy, và hàng ngày dâng cúng hoa sen và những hoa khác đến tháp thờ.
6/ Con thiên nga có thể uống sữa tách biệt ra khỏi nước.
7/ Nhiều người trong xứ ấy sau khi thấy bảo tháp (điện thờ) được xây bởi những thương gia, đã đến đấy để đảnh lễ.
8/ Có nhiều cái cầu sắt được làm bắc qua những dòng nước ở Tích Lan và những xứ khác.
9/ Những nhà triệu phú giữ tài sản của họ trong những tủ sắt để bảo vệ nó khỏi kẻ trộm.
10/ Người du khách bị mệt mỏi vì sức nóng của mặt trời, đã đến một cái hồ, tắm ở đấy, và tiếp tục đi với vài hoa sen trong tay.
11/ Hoàng tử Siddhāratha (Siddhattha) trở thành một vị tu sĩ ở tuổi 29, và đạt giác ngộ khi ngài 35 tuổi.
12/ Vị tỷ kheo sau khi lấy một cái bát bằng sắt, bước đi qua con đường đầy bụi và bị nung nấu bởi ánh mặt trời.
13/ Ngày nay, nhiều người giàu có bay qua không gian bất cứ chỗ nào họ thích, như một người có thần thông đã làm vào những ngày xưa.
14/ Những người Ấn giáo đối xử tốt với gia súc của họ và kiêng ăn thịt chúng.
15/ Con người ta làm những hành vi tốt hay xấu bằng thân, ngữ và ý.
NGỮ VỰNG
- Abhinikkhami (đ.từ) : từ bỏ đời sống gia đình
- Iddhimantu (t từ) : có thần thông
- Uju (t từ) : thẳng
- Uṭṭhāya (b.b.từ) : sau khi đứng dậy (khỏi chỗ ngồi).
- Upāgami (đ.từ) : đến gần
- Cetopasāda (nam) : sự làm toại ý.
- Tapodhana (nam) : tu sĩ (: dồi dào khổ hạnh).
- Taramāna (h.t.pt.) : vượt qua một dòng nước
- Damesi : hàng phục
- Dibbasampatti (nữ) : phước lạc cõi trời, thiên phước.
- Dhammadesanā (nữ) : bài thuyết pháp
- Namassitvā (b.b.từ) : sau khi cúi chào.
- Netvā (b.b.từ) : sau khi mang đi
- Paduṭṭha (q.k.p.t) : thối nát
- Parikkhitta (q.k.p.t) : được vây quanh bởi
- Pākāra (nam) : thành lũy
- Pājenta (h.t.pt.) : điều khiển
- Pidhāna (trung) : cái vung, nắp đậy.
- Pihita (q.k.p.t): được đóng,đậy lại
- Puṅgava (nam) : con bò đực đầu đàn (ngữ căn puṃ +go)
- Pharitvā (b.b.từ) : sau khi đổ ra; rải rác, trút đầy, biến mãn.
- Bhoga (nam) : tài sản.
- Mala (trung) : rỉ sét; vết dơ.
- Mahāniraya (nam) : đại địa ngục.
- Mānasika (t từ) : do tâm sinh .
- Muṭṭhimatta (t từ) : một nắm đầy.
- Yasoladdha (t từ) : có được nhờ danh tiếng.
- Yācita (q.k.p.t) : yêu sách, xin cầu
- Yāti (đ.từ) : đi.
- Yojetvā (b.b.từ) : sau khi buộc ách.
- Vahanta[1] (h.t.pt.) : người mang .
- Vācasika (t từ) : được làm qua lời nói, bằng lời .
- Viharati (đ.từ) : ở.
- Samattha (t từ) : có thể; có khả năng; có tài .
- Samāgama (nam) : chúng hội.
- Sākaṭika (nam) : người (vật) kéo xe.
- Sīsa (trung) : cái đầu.
- Sosetuṃ (v.b.c) : làm cho khô, phơi..
NGỮ VỰNG
- Kiêng (tránh, nhịn) : viramati; apagacchati (đt)
- Người dẫn đầu đoàn hành hương : satthavāha (nam)
- Hàng ngày : patidinaṃ (trạng từ); devasika (tt)
- Uống : pivati (đt)
- Đấng giác ngộ : buddha (qkpt)
- Xây cất, dựng : kāresi (đt)
- Mệt mỏi : kilanta (qkpt)
- Thịt : maṃsa (trung)
- Đầy bụi : rajokiṇṇa (tt)
- Xá lợi tóc : kesadhātu (nữ)
- Sức nóng mặt trời, hơi nắng : ātapa (nam)
- Bị nung nấu : tatta (qkpt)
- Giúp đỡ : upatthambheti (đt)
- Ngày xưa : purā (bbt)
- Tủ sắt : ayopoḷā (nữ)
- Dâng hiến : adāsi (đt)
- Thực hành : karoti; sampādeti (đt)
- Cày : kasana (http)
- Nhận : labhi (đt)
- Tách rời : visuṃ karonta (http)
- Nếu bị giết : māretabba (knpt)
- Cung cấp : sampādeti (đt)
- Dòng nước : sota (nam)
- Con thiên nga : haṃsa (nam)
- Che chở, bảo vệ, hộ trì : rakkhituṃ (vbc)
- Chiêm bái : gāravaṃ dasetuṃ
- Du khách : pathika (nam)
- Qua không gian : nabhasā
- Đối xử : saṅgaṇhāti; sakkaroti (đt)
- Giàu có : sukhita, dhanavantu (tt)
- Bất cứ ở đâu : yattha katthaci (bbt)
- Toàn thể : sakala (tt)
(30) Khi hai hay nhiều danh từ phối hợp để lập thành một đơn vị văn phạm thì nó được gọi là hợp thể (samāsa).
Một số hợp thể danh từ có thành phần đầu là một bất biến từ. Một số khác lại được thành lập hoàn toàn bằng những bất biến từ. Có sáu loại hợp thể danh từ :
a- Kammadhāraya : hợp thể tĩnh từ (khi một tĩnh từ phối hợp với một danh từ. Ví dụ : Setahatthī (voi trắng).
b- Digu : Hợp thể định số (khi một số lượng phối hợp với một danh từ). Ví dụ : Pañcasīlaṃ (ngũ giới).
c- Tappurisa : Hợp thể tương thuộc (khi một danh từ phối hợp với một danh từ).
d- Dvanda : Hợp thể hội tụ (hai hay nhiều danh từ phối hợp với nhau)
e- Avyayībhāva : Hợp thể trạng từ (khi một bất biến từ trong đó gồm cả trạng từ phối hợp với một danh từ)
f- Bahubbīhi : Hợp thể liên từ, trong đó một đại danh liên kết được hiểu ngầm. Ví dụ : Jitāni + indriyāni : jitindriyo (người đã) hàng phục các căn. Hợp thể này có nghĩa khác hẳn với những danh từ lập nên nó.
(31) Biến cách của phần tử đầu hay những phần tử đầu trong một hợp thể phần nhiều bị hủy bỏ; chỉ trừ một vài trường hợp ngoại lệ.
HỢP THỂ TĨNH TỪ (KAMMADHĀRAYA)
(32) Hai phần tử của một hợp thể tĩnh từ phải thuộc cùng một biến cách trước khi hợp nhất. Ví dụ :
nīlaṃ + uppalaṃ : nīluppalaṃ (hoa súng xanh).
rattaṃ + vatthaṃ : rattavatthaṃ (mảnh vải đỏ).
seto + hatthī : setahatthī (voi trắng).
nīco + puriso : nīcapuriso (người lùn, người tầm thường).
puṇṇā + nadī : puṇṇanadī (con sông tràn nước).
dīgho + maggo : dīghamaggo (con đường dài).
(33) Thông thường, phần tử định tính trong một hợp thể được đặt ở trước, nhưng trong một số trường hợp, nó đứng sau cùng :
Buddhaghoso + ācariyo : Buddhaghosācariyo (Luận sư hay bậc thầy Buddhaghosa)
Sāriputto + thero : Sāriputtatthero (Trưởng lão Sāriputta).
Sumedho + paṇḍito : Sumedhapaṇḍito (Sumedha hiền triết).
Bimbisāro + rājā : Bimbisārarājā (vua Bình Sa)
Bốn ví dụ kể trên có thể được gọi là "danh từ đồng cách" theo các nhà văn phạm Anh.
(34) Nếu danh từ định tính trong một hợp thể ở vào cách thể tỷ giảo (so sánh), thì nó đứng sau cuối hợp thể :
ādicco viya buddho : Buddhādicco (Đức Phật như mặt trời).
cando viya mukho: mukhacando (mặt như mặt trăng).
sīho viyo muni : munisīho (bậc Mâu Ni như sư tử).
nāgo viya Buddho : Buddhanāgo (Đức Phật như tượng vương).
Những chữ nāga, sīha… được dùng để chỉ sự vĩ đại trác tuyệt.
(35) Trong hợp thể tĩnh từ, tĩnh từ mahanta trở thành mahā, nếu chữ mahā được tiếp theo bằng một phụ âm đôi khi trở thành maha:
mahanto + muni : mahāmuni (đại thánh).
mahantī + paṭhavī : mahāpaṭhavī (quả đất lớn).
mahantaṃ + bhayaṃ : mahabbhayaṃ (nỗi sợ hãi lớn).
(36) Khi hai thành phần của một hợp thể tĩnh từ thuộc nữ tánh, thì thành phần trước có hình thức nam tánh, nếu danh từ ấy được lập từ một ngữ căn nam tánh :
khattiyā + kumārī : khattiyakumārī (thiếu nữ dòng Sát Đế Lợi).
Brāhmaṇī + kaññā : Brāhmaṇakaññā (con gái Bà la môn).
Nāgī + māṇavikā : Nāgamāṇavikā (thiếu nữ thuộc dòng dõi Nāga, long nữ).
dutiyā + panti : dutiyapanti (hàng thứ hai, cấp hai).
Chú ý : khi thành phần nữ tánh đứng trước là một danh từ riêng, thì nó không mang hình thức nam tánh, ví dụ :
Nandāpokkharaṇī (ao Nandā).
Nandādevī (Hoàng hậu Nandā).
(37) Khi phân từ na (không), được phối hợp với một danh từ khác, nó được thay bằng a khi đứng trước một phụ âm, và bằng an khi đứng trước một nguyên âm. (Tuy nhiên trường hợp này không thuộc vào loại hợp thể thứ năm mặc dù nó cũng có một thành phần là bất biến từ).
na + manusso : amanusso (không phải người, phi nhân).
na + samaṇo : assamaṇo (không phải một tu sĩ).
na + ariyo : anariyo (hèn hạ; thấp; phi thánh).
na + iṭṭho : aniṭṭho (không dễ chịu).
na + kusalaṃ : akusalaṃ (tội lỗi, bất thiện).
(38) Khi một con số và một danh từ được phối hợp thì gọi là hợp thể định số (digu). Con số phải là thành phần đứng trước.
Những con số vì là một loại hình dung từ (tĩnh từ), hợp thể này có thể kể vào loại hợp thể tĩnh từ (kammadhāraya). Nhưng ở đây nó được tách riêng và gọi một tên khác để tiện cho người học.
Có hai loại định số hợp thể :
a - Samāhāra : cộng đồng hợp thể (chỉ một toàn thể, có hình thức trung tánh số ít).
b - Asamāhāra : cá biệt thợp thể (không chỉ cả toàn thể, nhưng có hình thức số nhiều). Ở đây, những sự vật mà thành phần cuối của hợp thể chỉ định, được kể như từng cá thể.
1 - Cộng đồng hợp thể Samāhāra
dve + aṅguliyo : dvaṇgulaṃ (hai ngón tay)
tayo + lokā : tilokaṃ (ba cõi, tam giới)
catasso + disā : catuddisaṃ (bốn phương)
pañca +sīlāni : pañcasīlaṃ (năm giới)
satta + ahāni : sattāhaṃ (một tuần)
sataṃ + yojanāni : satayojanaṃ (một trăm dặm, một trăm do tuần)
2 – Cá biệt hợp thể Asamāhāra
tayo + bhavā : tibhavā (ba cõi hữu).
pañca + indriyāni : pañcindriyāni (5 giác quan, 5 quyền, ngũ căn).
DỊCH RA TIẾNG VIỆT
GIẢI THÍCH NHỮNG THỂ DANH TỪ
1/ Buddhādicce anudite candasuriyasatāni pi mokkhamaggaṃ pakāsetuṃ na sakkonti.
2/ Mahāpurise mahābodhiṃ upasaṅkamante mahāpaṭhavī mahāravaṃ rāvamānā kampi.
3/ Dhammāsokamahārājā anekasahasse assamaṇe nīharitvā Buddhasāsanaṃ nimmalaṃ akāsi.
4/ Buddhanāgo Anāthapiṇḍikamahāseṭṭhinā kārite Jetavanamahāvihāre ekūnavīsativassāni vasi.
5/ Sāriputtatthero samāpattisukhena Pipphaliguhāyaṃ sattāhaṃ vītināmesi.
6/ Buddhaghosācariyo Jambudīpato sīhaḷadīpaṃ āgantvā Anurādhapure Mahāvihāre vasanto tipiṭakapāḷiyā aṭṭhakathāyo Māgadhabhāsāya likhi.
7/ Vaṭṭagāmaṇī-abhayamahārañño kāle bahavo mahātherā Mātulajanapade ālokaguhāyaṃ sannipatitvā Buddhavacanaṃ tālapaṇṇesu likhiṃsu.
8/ Titthiyā rattacandanehi maṇḍapaṃ kārāpetvā taṃ nīluppalehi chādāpetvā mahājanassa pāṭihāriyaṃ dassessāmā ti tattha aṭṭhaṃsu.
9/ Mahāmoggallānatthero attano iddhibalena sakkassa devarañño Vejayantapāsādaṃ kampesi.
10/ Devadattatthero Rājagahanagare Ajātasattukumāraṃ pasādetvā mahālābhaṃ uppādesi.
11/ Siddhatthakumāro Uruvelājanapade Nerañjarānadītīre Assattharukkhassa mūle nisīditvā Vesākhapuṇṇamiyā pacchimayāme abhisambodhiṃ pāpuṇi.
12/ Kisāgotamīnāma khattiyakaññā nagaraṃ padakkhiṇaṃ karontassa mahāsattassa rūpasiriṃ disvā ekaṃ gāthaṃ āha.
DỊCH RA PĀLI
LÀM THÀNH DANH TỪ HỢP THỂ CHỖ NÀO ĐÁNG
1/ Mặt những áo đỏ và cầm những hoa súng đỏ trong tay, nhiều cô gái dòng Sát đế lợi và Bà la môn đi đến Jetavana để chiêm bái Bậc Đại Thánh.
2/ Năm trăm bậc Thánh tụ hội trong hành dinh được xây cất bởi vua A Xà Thế thuộc nước Vương Xá, trước mặt động Sattapaṇṇi.
3/ Từ giã (rời bỏ) người hôn phối Da du đà la, người con thơ độc nhất La hầu La, và một tài sản lớn lao, thái tử Tất Đạt Đa ra đi để trở thành một tu sĩ.
4/ Xá lợi răng Phật được mang từ Kalinga đến Tích Lan trong triều đại vua Meghavaṇṇābhaya. Nhà vua cất giữ nó trong một hộp làm bằng gỗ trầm đỏ và tỏ lòng kính ngưỡng lớn lao đối với xá lợi ấy.
5/ Hing-Dun-Ming, vua xứ Miến Điện, phái những sứ thần và nhiều tài sản đến Ấn Độ để trùng tu ngôi chùa cổ ở Buddhagayā, ở đấy Bậc vĩ nhân đã đạt giác ngộ.
6/ Bậc thầy vĩ đại, Buddhaghosa, đã học những luận thư Tích Lan từ nơi vị Trưởng Lão Saṅghapāla ở ngôi chùa lớn tại Anurādhapura, rồi dịch chúng ra tiếng pāli.
7/ Sau khi trở thành chúa tể của Tích Lan, Parakramabāhu đệ nhất đã trục xuất những kẻ mạo xưng ra khỏi đoàn thể tăng già Phật giáo và thống nhất ba tông phái lại.
8/ Mặc y phục trắng và cầm hoa sen trắng, hoa sung trắng và những hoa nhiều màu khác, những tín đồ nam nữ đi đến Anurādhapura để tỏ lòng kính ngưỡng đối với (chiêm bái) cây bồ đề lớn và những ngôi chùa khác ở đấy.
9/ Trưởng lão Mahā-kassapa cùng với 500 tỳ kheo, đi đến rừng Sa la gần Kusinārā để đảnh lễ dưới chân vị Đạo sư của Ngài đã viên tịch.
10/ Những người mallas ở thành kusināra đặt nhục thân của Đức Phật trong một cái quan tài bằng vàng, đổ đầy nó bằng dầu thơm, và để lên một giàn (hoả) làm bằng gỗ trầm.
11/ Họ bao phủ thi hài bằng những vải trắng, đỏ, vàng, và trang hoàng nó bằng những tràng hoa nhiều màu sắc.
12/ Bậc Đại Thánh thuộc dòng họ Thích ca đã du hành trong nhiều nước để thuyết giảng pháp của Ngài cho những người giàu cũng như người nghèo. Những người thuộc những giai cấp khác nhau đã trở thành những đệ tử của Ngài.
NGỮ VỰNG
- Aṭṭhakathā : luận giải (nữ) .
- Anudita : không dậy (q.k.p.t) .
- Aneka : nhiều (t.từ) .
- Abhisambodhi : toàn trí (nữ) .
- Ālokaguhā: tên động (nữ) .
- Iddhibala : thần thông (trung) .
- Upasaṅkamanta : đến gần (htpt).
- Kampi : lay động (đ.từ) .
- Chādāpetvā : sau khi cho lợp mái (b.b.t).
- Jambudīpa : Ấn độ (nam).
- Tālapaṇṇa : lá ba tiêu (trung) .
- Tipiṭakapāḷi: 3 tạng Phật điển (nữ).
- Titthiya : tà sư (nam) .
- Devarāja : vua trời (nam) .
- Nimmala : vô cấu (t từ) .
- Nīharitvā : sau khi đuổi ra, trục xuất (b.b.q.k.p.t).
- Pakāsetuṃ : biểu hiện bày tỏ (v.b.c).
- Pacchimayāma: canh cuối (nam).
- Padakkhiṇā: đi nhiễu quanh (bên phải, 1 dấu hiệu cung kính) (nữ).
- Parivattesi : chuyển ngữ, dịch (đ.từ) .
- Pasādetvā : sau khi nhập giáo (được làm cho an, trong sáng) (b.b.q.k.p.t).
- Pāṭihāriya : phép mầu (trung) .
- Pipphaliguhā : tên một hang động gần vương xá thành (nữ) .
- Buddhavacana : Phật ngôn (trung) .
- Maṇḍapa : rạp, lều cất tạm (nam).
- Mahājana : công chúng (nam) .
- Mahāpurisa : con người vĩ đại (nam) .
- Mahābodhi : cây bồ đề đạo tràng (Buddhagayā) (nam).
- Mahāraha : đắt đỏ, quý giá (t.t).
- Mahālābha : sự thu hoạch lớn lao (nam) .
- Māgadhabhāsā : tiếng nói, ngôn ngữ (nữ).
- Mātulajanapada : tỉnh Mātale ở Tích Lan (n).
- Mokkhamagga : đường đến giải thoát (nam).
- Ratanamālī : tên ngôi chùa lớn ở Anurādhapura (trung).
- Rattacandana : gỗ trầm đỏ (trung).
- Rava : tiếng ồn (nam) .
- Ravamāna : làm ồn (h.t.pt.).
- Rūpasiri : sắc đẹp (nữ).
- Vesākhapuṇṇamī : ngày trăng tròn tháng Vesākha, tức ngày Phật đản (tháng 5 dương lịch) (nữ).
- Samāpattisukha : niềm vui của định, thiền định lạc (trung).
- Sattāha: một tuần (trung).
NGỮ VỰNG
- Giống như, cũng như : avisesaṃ (trt)
- Đạt được :labhi (đt)
- Đoàn thể tăng già Phật giáo: bhikkhu-saṅgha (nam)
- Hộp : karaṇḍa (nam)
- Hòm, quan tài : (mataka ) doṇi (nữ)
- Sự giác ngộ : Buddhatta (trung)
- Sứ thần : rājadūta (nam)
- Bằng vàng : suvaṇṇamaya (tt)
- Lớn lao, bao la : atimahanta (tt)
- Giả mạo, mạo xưng : patirūpaka (nam)
- Con thơ, hài nhi : thanapa (nam)
- Từ bỏ, từ giã : jahitvā (bbqk)
- Những người mallā : Kosinārakā Mallā (nam) (số nhiều)
- Ở Kusināra : Kusināra
- Bậc thầy: Satthu (nam)
- Nhiều màu : nāvāvaṇṇa (tt)
- Rừng Sa la (hay long thọ) : sālavana (trung)
- Bậc Thánh : arahanta (nam)
- Ngát hương, thơm : sugandha (tt) vāsita (qkpt)
- Tích Lan (thuộc về xứ) :Sīhaḷa (tt)
- Ba tông phái : nikāyattaya (trung)
- Trùng tu : paṭisaṅkharituṃ (vbc)
- Chứng tỏ, bày tỏ : dassetuṃ (vbc)
- Xá lợi răng Phật : dantadhātu (nữ)
- Dịch, chuyển ngữ : parivatteti; anuvādeti (đt)
- Du lịch, du hành : sañcarati (đt)
- Thống nhất, hợp nhất : ekībhāvam upaneti (đt)
- Khác nhau : vividha (tt)
- Mặc (y phục) :paridahanta(http),paridahitvā (bbqk)
- Sen trắng : puṇdarīka (trung)
- (Súng) huệ trắng : kumuda (trung)
- Tràng hoa : (mālā) dāma (nam)
HỢP THỂ DANH TỪ TƯƠNG THUỘC (TAPPURISA - SAMĀSA)
(39) Nếu hai danh từ liên hệ với nhau một cách ngoài chủ cách, được tiếp cận nhau, thì gọi là hợp thể tương thuộc.
a- Thành phần đầu, có thể ở bất cứ biến cách nào ngoại trừ chủ cách và hô cách, thường định tính hay xác định cho thành phần cuối.
b- Tánh và số của hợp thể được định đoạt bởi thành phần cuối.
Những hợp thể này có thể chia thành sáu nhóm tùy theo trường hợp những thành phần đầu của hợp thể ở vào biến cách nào:
1. Đệ nhị hợp thể : (Dutiyā-tappurisa) : Đối cách.
2. Đệ tam hợp thể : (Tatiyā-tappurisa) : Sở dụng cách.
3. Đệ tứ hợp thể : (Catutthī-tappurisa) : Chỉ định cách.
4. Đệ ngũ hợp thể : (Pañcamī-tappurisa) : Xuất xứ cách.
5. Đệ lục hợp thể (Chaṭṭhī-tappurisa) : Sở thuộc cách.
6. Đệ thất hợp thể : (Sattamī-tappurisa) : Định sở cách.
Ví dụ về sáu nhóm ngữ cách hợp thể :
1- ĐỆ NHỊ HỢP THỂ
gāmaṃ + gato : gāmagato (đã đi đến làng)
sukhaṃ + patto : sukhappatto (đã đạt hạnh phúc, khoái lạc).
rathaṃ + ārūḷho : rathārūḷho (sau khi vào trong xe).
pamāṇaṃ + atikkanto : pamāṇātikkanto (quá lượng).
2 - ĐỆ TAM HỢP THỂ
Buddhena + desito : Buddhadesito (được thuyết giảng bởi Đức Phật).
sappena + daṭṭho : sappadaṭṭho (bị cắn bởi một con rắn).
raññā + hato : rājahato (bị giết bởi ông vua).
viññūhi + garahito : viññūgarahito (bị khinh bỉ bởi những hiền giả).
3 - ĐỆ TỨ HỢP THỂ
pāsādāya + dabbaṃ : pāsādadabbaṃ (vật liệu cho ngôi nhà).
rañño + arahaṃ : rājārahaṃ (xứng với một vị vua).
buddhassa + deyyaṃ : buddhadeyyaṃ (đáng được hiến cho phật).
yāguyā + taṇḍulā : yāgutaṇḍulā (gạo để nấu cháo)
(40) Những hợp thể được lập bởi một vị biến từ với kāma (mong muốn) hay kāmatā (sự ước mong) được kể như ở trường hợp đệ tứ hợp thể hay hợp thể chỉ định cách :
gantuṃ + kāmo : gantukāmo (muốn đi).
sotuṃ + kāmatā : sotukāmatā (muốn nghe).
vattuṃ + kāmo : vattukāmo (muốn nói).
dātuṃ + kāmatā : dātukāmatā (muốn cho).
4 - ĐỆ NGŨ HỢP THỂ
rukkhā + patito : rukkhapatito (bị rơi từ cây xuống).
bandhanā + mutto : bandhanamutto (được thoát khỏi sự trói buộc giam cầm)
rājamhā + bhīto : rājabhīto (sợ ông vua)
duccaritato + virati : duccaritavirati (tránh hành vi bất thiện, tránh thói xấu).
5 - ĐỆ LỤC HỢP THỂ
jinassa + vacanaṃ : jinavacanaṃ (lời của Phật, lời của Bậc Chiến Tháng).
rañño + putto : rājaputto (con trai của vua).
dhaññānaṃ + rāsi : dhaññarāsi (một đống lúa).
pupphānaṃ + gandho : pupphagandho (mùi hương của hoa) .
6 - ĐỆ THẤT HỢP THỂ
gāme + vāsī : gāmavāsī (người ở làng, dân làng).
dhamme + rato : dhammarato (thích thú với giáo pháp, pháp hỷ).
vane + pupphāni : vanapupphāni (hoa rừng, hoa dại).
kūpe + maṇḍūko : kūpamaṇḍūko (ếch ngồi đáy giếng).
(41) Trong đoạn 31 có nói rằng trong một số hợp thể, ngữ vĩ của thành phần đầu không bị hủy bỏ. Trong trường hợp như vậy, hợp thể được gọi là Aluttasamāsa. Những tỉ dụ về trường hợp này phần nhiều được tìm thấy trong đệ thất hợp thể :
pabhaṃ + karo : pabhaṅkaro (vật làm phát ánh sáng; mặt trời).
ante + vāsiko : antevāsiko (một học trò nội trú, môn sinh).
paṅke + ruhaṃ : paṅkeruhaṃ (mọc trong bùn, hoa sen, hoa súng…).
manasi + kāro : manasikāro (sự tác ý).
(42) Còn có một loại hợp thể danh từ trong đó thành phần cuối là một chuyển hóa ngữ động từ không thể đứng độc lập. Nó được gọi là Hợp thể Upapada. Ví dụ :
kuṃbhaṃ karotī' ti : kuṃbhakāro (người thợ gốm)
dhammaṃ caratī' ti : dhammacārī (người tuân giữ pháp)
urena gacchatī' ti : urago (một con rắn)
attamhā jāto : attajo (con ruột)
pabbate tiṭṭhatī' ti : pabbataṭṭho (người đứng trên một tảng đá)
Chú ý :
-kāro, -go, -jo và -ṭho trong những ví dụ trên không được cùng một mình. Chỉ trong các hợp thể chúng mới ở trong hình thức này.
(43) Hai hay nhiều danh từ được nối liền bởi liên từ ca (và) có thể phối hợp để bỏ bớt những liên từ trung gian. Hợp thể danh từ ấy gọi là hợp thể hội tụ.
Những thành phần của hợp thể này phải đồng đẳng khi chưa phối hợp (nghĩa là không phụ thuộc lẫn nhau).
Có hai loại hợp thể hội tụ :
a. Asamāhāra
b. Samāhāra
1) Loại Hợp thể đầu ở về số nhiều và lấy giống và biến cách của thành phần cuối.
2) Loại Hợp thể thứ hai lấy hình thức trung tánh số ít và trở thành một danh từ tổng hợp bất kể số lượng của thành phần là bao nhiêu. Điều này áp dụng cho những tên chim, những phần trong thân thể, cây cỏ, các nghệ thuật, nhạc khí …
Ví dụ :
1 – Asamāhāradvanda
Samaṇā ca brāhmaṇā ca : Samaṇabrahmaṇā (sa môn và những người Bà la môn).
Cando ca suriyo ca : Candosuriyā (mặt trăng và mặt trời)
Devā ca manussā ca : Devamanussā (chư thiên và người).
Mātā ca pitā ca : Mātāpitaro ( cha mẹ).
Surā ca asurā ca narā ca nāgā ca yakkhā ca : surāsuranaranāgayakkhā (trời, a tu la, người, rồng và quỷ).
2 – Samāhāradvanda
Tất cả những thành phần của Hợp thể hội tụ vì là đồng đẳng, nên có vấn đề thứ tự của vị trí chúng trong Hợp thể. Những luật sau đây được áp dụng về phương diện thứ tự :
a- Những danh từ ngắn được đặt trước dài
b- Những danh từ có vĩ ngữ i và u được đặt trước.
Ví dụ :
Gītañ ca vāditañ ca : Gītavāditaṃ (hát, và nhạc).
Cakkhu ca sotañ ca : Cakkhusotaṃ (mắt và tai).
Jarā ca maraṇañ ca : Jarāmaraṇaṃ (già lão tử và chết).
Hatthino ca assā ca rathā ca pattikā ca : hatth' assarathapattikaṃ" (voi, ngựa, xe và bộ binh).
Hatthī ca gāvo ca assā ca vaḷavā ca : hatthigavāssavaḷavaṃ (voi, bò, ngựa và ngựa cái).
DỊCH RA TIẾNG VIỆT
1/ "Mahāsatto pana āgacchanto kahāpaṇasahassena saddhiṃ ekaṃ sāṭakaṃ taṃbūlapasibbake ṭhapetvā āgato." (J. Mahosadha).
2/ "Uttamaṅgaruhā mayhaṃ
Ime jātā vayoharā;
Pātubhūtā devadūtā;
Pabbajjāsamayo mama." (J. Makhādeva).
3/ Paṇḍito uppāditadhanañ ca āhaṭadhanañ ca sabbaṃ tassā mātāpitunnaṃ datvā te samassāsetvā taṃ ādāya nagaraṃ eva agamāsi.
4/ "Jarasakko amhe matte katvā mahāsamuddapiṭṭhe khipitvā amhākaṃ devanagaraṃ gaṇhi; mayaṃ tena saddhiṃ yujjhitvā amhākaṃ devanagaraṃ eva ganhissāma". (J. Kulāvaka).
5/ "Tassa gamanamagge simbalīvanaṃ tālavanaṃ viya chijjitvā samuddapiṭṭhe pati; supaṇṇa potakā samuddapiṭṭhe parivattantā mahāravaṃ raviṃsu." (Ibid).
6/ "Mahāmāyādevī… gandhodakena nahāyitvā cattāri satasahassāni vissajjetvā mahādānaṃ datvā… alaṅkatapaṭiyattaṃ sirigabbhaṃ pavisitvā sirisayane nipannā… imaṃ supinaṃ addasa." (J. Nidāna).
7/ "Dvinnaṃ pana nagarānaṃ antare ubhayanagaravāsīnaṃ pi Lumbinīvanaṃ nāma maṅgalasālavanaṃ atthi." (Ibid).
8/ Sakalaṃ Lumbinīvanaṃ cittalatāvanasadisaṃ mahānubhāvassa rañño susajjita-āpānamaṇḍalaṃ viya ahosi." (Ibid).
9/ "Bodhisatto pana dhammāsanato otaranto dhammakathiko viya dve hatthe dve pāde ca pasāretvā… kāsikavatthe nikkhittamaṇiratanaṃ viya jotanto mātukucchito nikkhami." (Ibid).
10/ "Ath' ekadivasaṃ bodhisatto uyyānabhūmiṃ gantukāmo sārathiṃ āmantetvā' rathaṃ yojehī' ti āha." (Ibid).
DỊCH RA PĀLI
LẬP THÀNH HỢP THỂ DANH TỪ KHI THÍCH HỢP.
1/ Người đàn ông đi về làng đã mang một đống lúa đến thành phố và bán chúng cho những thị dân.
2/ Sư tử, cọp, báo, beo và nai sẽ không sống trong một khu rừng bị đốt cháy.
3/ Trong những khu làng và những thành phố ở Tích Lan, có những cây dừa, cây thốt nốt (palmyras, cây ba tiêu (?)) cây mít, cây soài, và cây sakê ? (bread-fruit trees)
4/ Mặt trời, trăng và những vì sao di chuyển trong bầu trời đem lại (cho) ánh sang và niềm vui thú cho những người sống trong thế giới.
5/ Tất cả, già và trẻ, giàu và nghèo, đều bị (chịu đựng) đau đớn nhiều (lớn) khi (chúng) bị rắn cắn.
6/ Con khỉ, khi bị rơi từ cành cây kia, đã bị cắn bởi những con chó trong làng.
7/ Những con ngựa, gia súc, trâu (bò) dê và cừu khi được thoát khỏi sự giam giữ, đã lang thang trong những rừng và cánh đồng để ăn cỏ và uống nước.
8/ Con ếch ở trong một cái giếng xem cái giếng là chỗ chứa nước lớn nhất trên đời (thế giới); cũng thế, một người điên rồ nghĩ tri thức của mình là rất quảng bác (rộng).
9/ Khi ấy Đấng Giác Ngộ, sau những bảy ngày kia, đã đứng dậy khỏi chỗ ngồi ở gốc cây Bồ đề và đi đến cây bàng (?) ở Ajapāla.
10/ Những thương gia Tapussa và Bhalluka cúi đầu kính lễ dưới chân Đức Thế Tôn và nói: “ Bạch Ngài, chúng con xin quy y Phật và Pháp”.
11/ Bấy giờ vị thái tử trẻ tuổi bảo người đánh xe của ngài sửa soạn cỗ xe vương giả, nói : “ Chúng ta hãy đi đến khu vườn chơi”.
12/ Vào lúc ấy, Đức Phật Nhiên Đăng (Dīpaṅkara) được tháp tùng bởi một trăm ngàn vị thánh, đã đến đô thị Ramma, và nghỉ trong ngôi chùa lớn Sudassana.
PHỐI HỢP NHỮNG CHỮ SAU ĐÂY :
Rukkhaṃ + ārūḷho.
Buddhena + bhāsito.
Rattaṃ + vattaṃ.
Seto + goṇo. Rājato + bhayaṃ
Tisso + rattiyo
Cattāri + saccāni
Naccañ ca gītañ ca vāditañ ca
GIẢI THÍCH NHỮNG HỢP THỂ SAU
Gehagato. Chaḷāyatanaṃ. Mukha -nāsikaṃ.
Alābho. Pattacīvaraṃ. Anasso.
Khattiya. Brāhmaṇā. Purāṇavihāro.
Mahāmoho. Gattilācariyo. Majjhimapuriso.
Mahosadha. Paṇḍito Dasasīlaṃ.
NGỮ VỰNG
- Āgacchanta : đi đến (h.t.pt.).
- Āpānamaṇḍala : phòng tiệc (trung).
- Āmantetvā : sau khi gọi (b.b.q.k.p.t)
- Uttamaṅgaruha: tóc (trên đầu) (nam).
- Uppādita : được dựng lên, được sản xuất (q.k.p.t).
- Uyyānabhūmi: vườn hoa, vườn (nữ).
- Otaranta : lấy xuống (h.t.pt.).
- Kahāpaṇa : một đồng tiền (nam); (trung).
- Kāsikavattha : vải dệt ở Kāsi (trung).
- Khipitvā : sau khi ném (b.b.từ) .
- Gandhodaka : nước thơm (trung).
- Gamanamagga : con đường phải đi (trung).
- Cittalatāvana : tên một chỗ vui chơi ở trong cung thành của Đế Thích.
- Jarasakka : Đế Thích, vua trời (nam).
- Jāta : được sinh ra
- Jotanta: đỏ rực (h.t.pt.).
- Tambūla : lá trầu (trung) .
- Tālavana : rừng cây bối đa (trung).
- Devadūta : sứ giả cõi trời (nam) .
- Dhammāsana : pháp tòa (trung) .
- Dhammakathika: người thuyết pháp, giảng sư (nam) .
- Nagaravāsī : thị dân (nam) .
- Nikkhitta : được giữ, được đặt (qkpt).
- Nipanna : nằm xuống (q.k.p.t) .
- Paṭiyatta : được chuẩn bị, soạn sẵn (q.k.p.t).
- Paṭivedeti : thông báo.
- Pabbajjāsamaya: thời xuất gia lúc để tu hành (nam) .
- Payojayati : thi hành (đ.từ) .
- Parivattanta : lặn, quay (htpt).
- Pasāretvā : sau khi duỗi dài (bbqkpt).
- Pasibbaka : túi tiền (nam) .
- Pātubhūta : biểu lộ (q.k.p.t) .
- Potaka : con cái, nhỏ (nam).
- Maṅgala: điềm kiết tường, lành, tốt (t từ) .
- Maṇiratana : ngọc mani (trung) (như ý bảo châu).
- Matta : say sưa (q.k.p.t).
- Mātukucchi : bụng mẹ (nam nữ) .
- Yujjhitvā : sau khi chiến đấu (b.b.từ).
- Ravi : la lên (đ.từ) .
- Vayohara : giật lấy sinh mạng (t từ) .
- Sadisa: giống, tương tự (t từ) .
- Samasāsetvā : sau khi an ủi (bbqkpt).
- Samuddapiṭṭha : mặt biển (trung) .
- Simbalī : cây bông vải (nam) .
- Supaṇṇa: một giống chim đẹp (nam).
- Sāṭaka : vải choàng (nam) (trung).
- Sirigabbha : phòng vua ở, hương phòng (nam)
- Sirisayana : long sàng (trung) .
- Supina : giấc chiêm bao (trung) .
- Susajjita : khéo chuẩn bị, sửa soạn xong (qkpt).
NGỮ VỰNG
- Tháp tùng bởi : parivuta (qkpt)
- Sai bảo : āṇāpesi
- Trâu : mahisa (nam)
- Cây bàng : nigrodha (nam)
- Con beo : accha (nam)
- Cây sakê :labuja (nam)
- Niềm vui thích : pīti (nữ)
- Chỗ chứa : āsaya, ākara (nam)
- Quảng bác : patthaṭa (tt)
- Ếch : maṇḍūka (nam)
- Lớn nhất : mahattama (tt)
- Cung kính : gāravena, sagāravaṃ (trt)
- Tri thức : ñāṇa (trung)
- Bạch Thế Tôn : bhante (hô cách)
- Sửa soạn : yojeti, paṭiyādeti (đt)
- Xoài : amba (nam)
- Di chuyển : sañcarati (đt)
- Đau đớn : vedanā (nữ)
- Vườn chơi : uyyāna (trung)
- Nghèo : dukkhita, deḷidda (tỉnh từ)
- Tới nơi, đến nơi : upāgami (đt)
- Bảo, nói (rằng) : vadanta (htpt)
- Cừu : meṇḍa (nam)
- Sao : tārakā (nữ)
- Chịu đựng : vindati (đt)
- Cọp : vyaggha (nam)
- Nghỉ lại, ở, trú : vihari (đt)
- Rửa : dhovana (htpt)
- Cái giếng : kūpa (nam)
- Đi đón : paccuggamanaṃ kari (đt)
HỢP THỂ TRẠNG TỪ (AVYAYĪBHĀVA - SAMĀSA)
(44) Khi thành phần đầu của một hợp thể là một bất biến từ và thành phần thứ hai là một danh từ, thì hợp thể ấy gọi là Hợp thể trạng từ.
Toàn thể hợp thể trở thành một trạng từ, có biến cách là đối cách số ít (trung tánh). Một biến cách nào đó (phần nhiều không phải chủ cách được bao hàm trong thành phần danh từ của hợp thể, tùy theo nghĩa của bất biến từ.
nagarassa + upa : upanagaraṃ (gần thành phố).
rathassa + anu : anurathaṃ (sau xe).
gharaṃ + anu : anugharaṃ (nhà này đến nhà khác, từng nhà).
anu + aḍḍhamāsaṃ : anvaḍḍhamāsaṃ (nửa tháng một lần, mỗi nửa tháng).
mañcassa + heṭṭhā : heṭṭhāmañcaṃ (dưới giường, gầm giường).
pāsādassa + upari : uparipāsādaṃ (trên lầu).
pākārassa + tiro : tiropākāraṃ (băng qua hào lũy, xuyên tường).
gāmasso + anto : antogāmaṃ (trong làng).
sotaṃ + paṭi : paṭisotaṃ (ngược dòng).
kamo + yathā : yathākkamaṃ (theo tứ tự).
vuddhānaṃ (paṭipāṭi) + yathā : yathāvuddhaṃ. (theo tôn ti trật tự)
bhattassa + pacchā : pacchābhattaṃ (sau bữa ăn ngọ, xế trưa) .
purebhattaṃ (trước bữa ăn ngọ buổi sáng)
gaṅgāyo + adho : adhogaṅgaṃ (thượng nguồn sông Hằng, trên dòng sông Hằng).
jīvo + yāva : yāvajīvaṃ (trọn đời).
balaṃ + yathā : yathābalaṃ (hết sức, tân lực, tùy theo sức mình).
nagarato + bahi : bahinagaraṃ (ngoại thành).
attho + yāva : yāvadatthaṃ (mặc sức, tha hồ).
ā (yāva) + samuddaṃ : āsamuddaṃ (đến tận bờ biển).
vātassa + anu : anuvātaṃ (thuận theo chiều gió).
(45) Khi hai hay nhiều danh từ phối hợp, và kết quả là hợp thể có một ý nghĩa khác với nghĩa của hai thành phần riêng rẽ, thì được gọi là hợp thể liên từ.
Hợp thể này đòi hỏi phải thêm một trong những đại danh từ liên kết như "người mà, cái mà," … mới đủ nghĩa; bởi thế nó được sử dụng như một tính từ và có tính của danh từ mà nó định tính. Ví dụ :
chinnā + hatthā (yassa, so) : chinnahattho (một người đã bị (chặt) cụt tay).
lohitena + makkhitaṃ + sīsaṃ (yassa, so) : lohitamakkhitasīso (người đầu vấy máu).
ārūḷhā + vāṇijā (yaṃ, sà) : ārūḷhavānṇijā (một chiếc tàu, có nhiều thương gia đã xuống).
jitāni + indriyāni (yena, so) : jitindriyo (vị tu sĩ, bậc đã hàng phục các căn).
dinno + suṅko (yassa, so) : dinnasuṅko (một viên chức, đã được đóng thuế cho).
niggatā + janā (yasmā; so) : niggatajano (một khu làng, làng hoang, nhà hoang).
khīṇā + āsavā (yassa, so) : khīṇāsavo (một vị thánh, bậc đoạn lậu).
sampannāni + sassāni (yasmiṃ, so) : sampannasasso (một tỉnh trù mật, đất phì nhiêu).
(46) Danh từ nữ tánh có vĩ ngữ ī, u và những ngữ căn kết thúc bằng -tu, thường có tiếp vĩ ngữ -ka khi chúng là thành phần cuối của một hợp thể liên từ.
bahuyo + nadiyo (yasmiṃ, so) : bahunadiko (một xứ có nhiều sông) vùng sông nước.
bahū + vadhuyo (yassa, so) : bahuvadhuko (một người) có nhiều vợ.
apagato + satthā (yasmā, so) : apagatasatthukaṃ (giáo pháp) mà người sáng lập đã chết.
(47) Hợp thể liên từ có nam tánh hay trung tánh nếu nó chỉ một danh từ nam tánh hay trung tánh, dù cho thành phần cuối của hợp thể ấy là một danh từ thuộc nữ tánh. Nếu thành phần đầu thuộc nữ tánh thì dấu hiệu nữ tánh của nó bị bỏ rơi.
mahantī + paññā (yassa, so) : mahāpañño (một người có trí tuệ lớn).
pahūtā + jivhā (yassa, so) : pahūtajivho (một người có lưỡi rộng hơn những người khác).
acalā + saddhā (yassa, so) : acalasaddho (một người có đức tin kiên cố (không lay chuyển)).
dīghā + jaṅghā (yassa, so) : dīghajaṅgho (một người có ống chân dài).
DỊCH RA TIẾNG VIỆT VÀ GIẢI THÍCH NHỮNG HỢP THỂ
1/ Suranaramahito Satthā bhikkhusahassaparivutto ākiṇṇamanussaṃ Rājagahanagaraṃ pāvisi.
2/ Ārūḷhavāṇijā mahānāvā nirupaddavena mahāsamuddaṃ taritvā sattāhena Jambudīpaṃ sampāpuṇi.
3/ Saparivāro rājā anvaddhamāsaṃ antopurā nikkhamitvā nānātarusaṇḍamaṇḍitaṃ dijagaṇakūjitaṃ uyyānaṃ gacchati.
4/ "Sīlagandhasamo gandho
Kuto nāma bhavissati,
Yo samaṃ anuvāte ca,
Paṭivāte ca vāyati ?" (Vism. I.10).
5/ Bahavo Brāhmaṇā bahinagarato antonagaraṃ pavisitvā yāvadatthaṃ bhuñjitvā sakasakagehāni agāmiṃsu.
6/ Dussīlā yāvajīvaṃ akusalāni katvā paraṃ maraṇā niraye uppajjitvā atikaṭukadukkhaṃ vindanti.
7/ Sambuddhaparinibbāṇato vassasattaccayena vesālivāsino Vajjiputtakā bhikkhū sāsane abbudaṃ uppādesuṃ.
8/ "Tasmiṃ samaye Satthā anupubben' āgantvā Anāàthapiṇḍikena mahāseṭṭhinā kārite Jetavanamahāvihāre viharati, mahājanaṃ saggamagge ca mokkhamagge ca paṭiṭṭhāpayamāno." (Dh.A.i, 4).
9/ Chaḷabhiññāppattā pañcasatakhīṇāsavā antovassaṃ Rājagahasamīpe vasantā dhammavinayasaṅgītimakaṃsu.
10/ "Tadā Sāvatthiyaṃ sattamanussakoṭiye vasanti; tesu ariyasāvakānaṃ dve yeva kiccāni ahesuṃ : purebhattaṃ dānaṃ denti, pacchābhattaṃ gandhamālādihatthā vatthabhesajjapānakādiṃ gāhāpetvā dhammasavanatthāya gacchanti" (Dh.A,5).
DỊCH RA PĀLI
LẬP THÀNH HỢP THỂ NẾU ĐƯỢC
1/ Bình Sa, vua xứ Ma Kiệt Đà, đi với tuỳ tùng đến khu vườn của Ngài tên là Veḷuvana để nghe pháp do Đức Phật giảng.
2/ Sau khi nghe Pháp, vua cùng với một trăm hai chục ngàn người trở thành đệ tử của Đấng Giác Ngộ.
3/ Người đàn ông mà các con trai đã chết, đi đến ngôi chùa ở ngoài thành và dâng cúng thí vật và y phục cho những tỷ kheo ở đấy .
4/ Vào hôm sau, sau khi sửa soạn đồ cúng dường cho các tỷ kheo sau khi trang hoàng thành phố, chúng tu bổ con đường mà theo đó Đức Phật sẽ đến.
5/ Ngài nói với những người ấy : “Nếu các ông dọn con đường này cho Phật, hãy giao cho tôi một mảnh đất tôi sẽ dọn sạch nó cùng với các ông.
6/ Nhưng trước khi mảnh đất có thể được dọn bởi vua, Đức Phật Nhiên Đăng cùng với một đoàn một trăm ngàn vị thánh đủ 6 thần thông, đã giáng hạ xuống con đường trang hoàng và chuẩn bị (dành sẵn) cho Ngài.
7/ Sau khi nhận ở dưới một gốc cổ thụ, một bữa ăn gồm nước cháo và sau khi ăn một ít cháo bên bờ sông Niên Liên Ngài đã đạt Vô Thượng Giác dưới một gốc cây sung (fig tree).
8/ Những vị thánh gồm 400 ngàn, đã dâng cúng hương và những tràng hoa cho bậc Vĩ Nhân, chào Ngài và đi.
9/ Trong khi trái đất đang rung chuyển, những người dân của thành Ramma, không thể chịu được điều ấy đã té ngã khắp nơi, trong khi những bình nước và những đồ đựng khác bị võ tan từng mảnh.
10/ Vào lúc ấy, chiếc ngai mà Đế Thích đang ngồi trở nên ấm (nóng).
NGỮ VỰNG
- Atikatuka : rất gay gắt (tt).
- Anupubbena: theo tuần tự, dần dần (trạng từ)
- Antovassaṃ : trong mùa mưa (trạng từ) .
- Abbuda: sự tranh biện (nam) .
- Ariyasāvaka : một bậc thánh đệ tử đã đạt đạo (nam).
- Ākiṇṇa : đầy dẫy, rắc đầy (q.k.p.t).
- Kicca: công việc (trung).
- Gāhāpetvā : sau khi sai, bảo lấy (b.b.từ) .
- Chaḷabhiññāppatta : (người) đã đắc lục thông (tt).
- Tarusaṇḍa : rừng cây (nam).
- Dijagaṇakūjita : vang dội tiếng chim hót (tt) .
- Dussīla: xấu tánh, thiếu tư cách (tt) .
- Dhammasaṅgīti: sự tụng đọc pháp (nữ) .
- Nirupaddava: thoát nguy (t.từ).
- Patiṭṭhāpayamāna : thiết lập (h.t.pt.).
- Paraṃ: sau khi (trạng từ) .
- Parinibbāṇa : sự đại bát Níp bàn của Phật, nhập diệt (trung) .
- Pānakādi : nước đường… (trung) .
- Parivutta: được vây quanh bởi (q.k.p.t).
- Maṇḍita: được trang sức, đẹp (t từ).
- Mahita : được tôn kính (q.k.p.t) .
- Vajjiputtaka: những người con trai của Vajji (nam).
- Vāyati : thổi
- Vindati: chịu đựng được.
- Sattamanussakoṭiyo: 70 triệu người (nữ số nhiều)
- Sama: bình đẳng, bằng (t từ) .
- Samīpa: lân cận (trung) gần kề (t từ)
- Samaya: thì giờ, tôn giáo (nam).
- Saparivāra: cùng với tùy tùng (trạng từ).
- Sīlagandha: hương của giới hạnh, giới hương .
NGỮ VỰNG
- Giao : niyameti
- Như trước: pubbe viya
- Dọn sạch : sodhenta (htpt)
- Đấng Giác Ngộ : Bhagavantu (nam)
- Tan ra từng mảnh : khaṇḍākhaṇḍikajāta (qkpt)
- Cây sung : assattha (nam)
- Sau khi ăn một ít (cháo) : paribhuñjitvā
- Cùng với : saha
- Chuẩn bị : paṭiyatta (qkpt)
- Bữa ăn nước cháo : khīrapāyāsa (nam)
- Ở một bên : ekamantaṃ (trt)
- Mảnh : khaṇḍa, bhāga (nam)
- Vô Thượng Giác : sabbaññutañāna (trung)
- Chịu đựng : sahituṃ (vị biến cách)
- Đồ đựng nước : bhājana (trung)
(48) Những hợp thể chính chúng có thể trở thành phần tử của một hợp thể khác, và hợp thể mới này lại có thể là thành phần của một hợp thể khác nữa, tạo nên một hợp thể gồm những hợp thể. Loại hợp thể phức tạp này được gọi là hợp thể phức tánh (Missaka - samāsa). Trong trường hợp này, hãy xem mỗi hợp thể trong phức thể ấy như một phần tử riêng biệt và tách rời nó như sau :
1. Suranaramahito (xem LÀM BÀI TẬP 9)
a/ Surā ca narā ca : suranarā (Dvanda) Hội tụ (Chư Thiên và nhân loại)
b/ Suranarehi + mahito : suranaramahito (Tappurisa) tương thuộc.
2. Bhikkhusahassa + parivuto (cũng trong câu trên) (một ngàn vị tỳ kheo vây quanh)
a/ Bhikkhūnaṃ + sahassaṃ : bhikkhusahassaṃ (tương thuộc).
b/ Bhikkhusahassena + parivuto : bhikkhusahassaparivuto (tương thuộc).
3. Gandha + mālā + dihatthā (LÀM BÀI TẬP 9, đoạn 10)
a/ Gandhā ca mālā ca : gandhamālā (Hội tụ)
b/ Gandhamālā + ādi (yesaṃ, te) : gandhamālādayo (hương, hoa và những thức khác) – HT liên từ.
c/ Gandhamālādayo hatthesu (yesaṃ, te) : gandhamālādihatthā (với hương, hoa… trong tay chúng) HT liên từ .
4. Sabbālaṅkāra + patimaṇḍitā.
a/ Sabbe + alaṅkārā : sabbālaṅkārā (Hợp thể tĩnh từ) Tất cả đồ trang điểm.
b/ Sabbālaṅkārehi + patimaṇḍitā : sabbā-laṅkārapatimaṇditā (HT tương thuộc).
5. Dvattiṃsa + mahāpurisa + lakkhaṇapatimaṇḍito.
a/ Mahanto + puriso : mahāpuriso (HT t.từ).
b/ Mahāpurisānaṃ + lakkhaṇā : mahāpuri-salakkhaṇā. (HT tương thuộc).
c/ Dvattiṃsa ca te mahāpurisalakkhaṇā cā ti : dvattiṃsamahāpurisalakkhaṇā (HT t.từ) .
d/ Dvattiṃsamahāpurisalakkhaṇehi pati-maṇḍito (yo, so) : dvattiṃsa ... patimaṇḍito (người có được 32 tướng của một bậc vĩ nhân) HT liên từ.
(49) Sự thay đổi hình thức của một số chữ mang một hình thức khác khi chúng ở trong một hợp thể.
a- Mahanta đổi thành mahā như ở trên.
b- Go đổi thành gava và gu :
1) Hatthigavāssavaḷavaṃ (voi, bò, ngựa và ngựa cái).
2) Cittā gāvo (yassa, so) : cittagu (một người) đánh dấu trên trâu bò.
c. Bhūmi trở thành bhumma hay bhūma.
1) Pañca + bhūmiyo (yassa, so) : pañca bhummo (một ngôi nhà) năm tầng.
2) Cattāro + bhūmiyo (yassa, so) : catubhūmako (tâm thức) có bốn thứ bậc. Ka được thêm vào như ở Bahunadiko .
d. Aṅguli trở thành aṅgula.
1) Dve aṅguliyo : dvaṅgulaṃ (dài hai ngón tay) .
2) Cattāro aṅguliyo pamāṇaṃ (yasso, so) : caturaṅgulappamāno (dài) chừng bốn ngón tay.
e. Ratti thành ratta
1) Rattiyā + addho : attharattaṃ (giữa đêm)
2) Tayo + rattiyo : tirattaṃ (3 đêm).
3) Dīgha rattiyo : dīgharattaṃ (lâu dài)
f. Akkhi thành akkha
1) Sahassaṃ + akkhīni (yassa, so) : Sahassakkho (người có 1000 mắt, Đế Thích).
2) Visālāni + akkhīni (yassa, so) : visālakkho (mắt lớn).
g. Puma thành puṃ.
1) Pumā + kokilo : puṅkokilo (chim cu trống).
2) Pumuno + liṅgaṃ : pulliṅgaṃ (nam tánh) .
h. Saha và samāna thành sa.
1) saha + parivārena (yo vattate, so) : saparivāro (1 người) với tùy tùng.
2) saha + manena (yo vattate, so) : samanako (có tâm thức, nhạy cảm).
3) Samānā + jāti (yassa, so) : sajātiko (đồng hạng, đồng loại).
4) Samānaṃ + nāmaṃ (yassa, so) : sanāmo (trùng tên, đồng danh).
DỊCH RA TIẾNG VIỆT
VÀ GIẢI THÍCH NHỮNG HỢP THỂ
1/ Udenassa rañño tayo pāsādā ahesuṃ; eko tibhūmako, eko catubhūmako, itaro pañcabhummako.
2/ Tesu saparivārā visālakkhā nānābharaṇabhūsitā tisso deviyo vasiṃsu. Tāsu ekā Sāmāvatī nāma Buddhasāvikā, ekā Māgandiyā nāma micchādiṭṭhikā.
3/ So rājā dvirattaṃ vā tirattaṃ vā ekasmiṃ pāsāde nāṭakitthi parivuto sampattiṃ anubhavanto vasati, na pana dīgharattaṃ ekasmiṃ vasati.
4/ Bhagavato kira bhikkhusaṅghassa ca pañcannaṃ mahānadīnaṃ mahoghasadise lābhasakkhāre uppanne hatalābhasakkārā aññatitthiyā suriyuggamanakāle khajjopanakasadisā hutvā… mantayiṃsu" (Dh.A. iii.474).
5/ "Rājā yojanantare jaṇṇumattena odhinā pañcavaṇṇāni pupphāni okirāpetvā dhajapatākakadali-ādīni ussāpetvā… pūjaṃ karonto… gaṅgātīraṃ pāpetvā... Vesālikānaṃ sāsanaṃ pahiṇi." (Dh. A. iii. 439).
6/ "Mahājano nagaramajjhe santhāgāraṃ sabbagandhehi upalimpetvā upari suvaṇṇatārakādivicittaṃ Buddhāsanaṃ paññāpetvā Satthāraṃ ārocesi." (Ibid, iii. 442).
7/ "Te suvaṇṇarajatamaṇimayā nāvāyo māpetvā suvaṇṇarajatamaṇimaye pallaṅke paññāpetvā pañcavaṇṇapadumasañchannaṃ udakaṃ karitvā… attano attano nāvābhirūhanatthāya Satthāraṃ yāciṃsu." (Ibid.iii.443).
8/ "Ath' assa paricārakapurisā nānāvaṇṇāni dussāni nānappakārā ābhāraṇavikatiyo mālāgandhavilepanāni ca ādāya samantā parivāretvā aṭṭhaṃsu." (J.Nidāna).
9/ "So : sādhu devā' ti assabhaṇḍakaṃ gahetvā assasālaṃ gantvā gandhatelappadīpesu jalantesu sumanapaṭṭavitānassa heṭṭhā ramaṇīye bhūmibhāge ṭhitaṃ Kanthakaṃ assarājānaṃ… kappesi." (Ibid).
10/ "So… na cirass' eva paccekasambodhiṃ abhisambujjhitvā sakala-bārāṇasīnagare puṇṇacando viya pākaṭo lābhaggayasaggappatto ahosi." (Dh.A.iii. 447).
DỊCH RA PĀLI VÀ LẬP THÀNH HỢP THỂ NẾU ĐƯỢC
1/ Khi ấy Ma vương giận dữ ném vào bậc vĩ nhân cây đoản thương của nó. Nhưng cây đoản thương biến thành một vòng hoa ở trên đầu Ngài như một chiếc lọng.
2/ Khi nó biến thành một chiếc lọng hoa như thế, toàn thể ma quân la lên : “ Bấy giờ ông ta sẽ đứng dậy khỏi chỗ ngồi và thoát thân !” và chúng tung đến Ngài từng khối đá khổng lồ.
3/ Những vị trời (thiên thần) đứng trên mép những tảng đá bao quanh thế giới, nhìn và nói: “Mất rồi !” “Mất rồi đời sống của thái tử Siddhattha tuyệt đẹp !”.
4/ “Và, sau khi dậy khỏi thế ngồi kiết già của Ngài, Ngài đi đến tư thất của mẹ La hầu la, và mở cửa phòng bà. Vào lúc ấy một ngọn đèn đổ đầy dầu thơm đang cháy leo lét trong gian phòng”. B.B.S.173.
5/ “Khi ấy những phụ nữ vận y phục lộng lẫy, có tài ca múa, và khả ái như những thiên nữ, mang đến những nhạc khí của họ và sau khi sắp chúng theo thứ tự, đã múa hát và chơi đùa thích thú” Ibid. 171.
6/ “Ở đấy thái tử vui chơi suốt ngày và tắm trong hồ đẹp; và khi mặt trời lặn thì ngồi trên tảng đá nghỉ ngơi của hàng vương giả để được mặc áo”. 168
7/ “Vào giữa tháng ba, chúng luôn luôn mang xá lợi răng Phật ra. Mười ngày trước đấy, đức vua trang hoàng lộng lẫy cho một thớt voi lớn, và cử ra một người đàn ông phục sức vương giả ngồi trên lưng voi để đánh trống”. Pháp Hiển ch.38.
8/ “Sau mười ngày răng Phật sẽ được mang ra và rước đến chùa Abhayagiri. Tất cả những người tu sĩ và cư sĩ trong vương quốc hãy sửa soạn và làm bằng phẳng những con đường, trang hoàng những đường phố và xa lộ, hãy rải đủ các thứ hoa”.
9/ “Trước tiên, Ngài cung cấp cho họ một bữa tiệc lớn, sau đó ngài chọn một cặp bò và trang sức sừng của chúng bằng vàng, bạc và những vật quý giá”.
10/ “Rồi tự cung ứng cho mình một cái cày đẹp mạ vàng, vua đích thân cày quanh bốn phía khoảng đất dành sẵn”. Ibid.
NGỮ VỰNG
- Aññatitthiya : những người dị giáo (nam)
- Anubhavanta : hưởng thụ (h.t.pt.).
- Abhirūhana: lên tàu (h.t.pt.).
- Abhisambujjhitvā : đã đạt toàn giác.
- Assabhaṇḍaka : đồ thắng ngựa (trg từ)
- Assasālā: chuồng ngựa (nữ) .
- Ābharaṇa : đồ trang sức (trạng từ).
- Uppanna: phát sinh, sinh ra (q.k.p.t) .
- Upalimpetvā : sau khi bôi, trét đầy (bbqk).
- Ussāpetvā: sau khi nâng lên (bbqkpt).
- Pañcavaṇṇa: năm màu, ngũ sắc (t từ)
- Patākā: một cái cờ (nữ) .
- Paricāraka: tùy tùng, hầu cận (t từ) .
- Parivāretvā : sau khi vây quanh (b.b.từ) .
- Pallaṅka: chỗ nằm trường kỷ (nam) .
- Pākaṭa : nổi tiếng (t từ) .
- Puṇṇacanda: trăng rằm (nam) .
- Buddhāsana: pháp tòa của Phật (trạng t)
- Bhūmibhāga : một vuông đất (nam).
- Bhūsita : được trang hoàng bằng (qkpt).
- Majjha: trung gian, giữa (nam).
- Mahogha: dòng thác mạnh (nam) .
- Micchādiṭṭhika: dị giáo (nam), (t từ).
- Yasagga (m.) : danh vọng tột đỉnh (nam) .
- Yojanantara : cách xa một do tuần (tr.từ).
- Rajana : bạc (trung) .
- Okirāpetvā : sau khi rải, rắc
- Odhi : giới hạn (nam).
- Khajjopenaka : đom đóm (nam) .
- Jaṇṇumatta : sâu đến gối (t từ) .
- Jalanta : rực rỡ, chiếu sáng (h.t.pt.).
- Dussa : vải (tr.từ) .
- Dhaja : cờ, phướng, phang (nam) .
- Nāṭakitthī : vũ nữ (nữ).
- Nānappakāra : đủ loại, đủ thứ (t từ) .
- Nānāvaṇṇa : đủ màu, nhiều màu (t từ)
- Paccekasambodhi : độc giác (nữ) .
- Ramanīya : thích thú (t từ) .
- Lābhagga : sự chứng đắc cao nhất
- Vikati : loại, thứ (nữ) .
- Vicitta : được trang hoàng (t từ) .
- Vitāna : lọng (tr.từ).
- Vilepana : nước thơm để trang sức (tr.từ).
- Sañchanna : phủ bằng, được bao phủ bởi (q.k.p.t)
- Santhāgāra : phòng hội (nam) .
- Sampatti : sự may mắn, hạnh phúc (nữ) .
- Lābha : sự đạt được (nam) .
- Samantā : tứ phía (tr.từ).
- Sādhu, deva : (lành thay) thưa vâng, tâu bệ hạ.
- Sāsana : thư tín, thông điệp (nam).
- Sumanapaṭṭa : vòng hoa lài (tr.từ).
- Suriyuggamana : mặt trời mọc (trung) .
NGỮ VỰNG
- Dành sẵn : niyāmita (qkpt)
- Tư thất: ovaraka (nam)
- Trang sức lộng lẫy: sobhanavattha (qkpt)
- Trước đấy : puretaraṃ (trt)
- Trang hoàng (lưng voi) : kappeti (đt)
- Ném : khipati (đt)
- Phòng : gabbha (nam)
- Được khoác, mặc (y phục) : nivattha (qkpt)
- Phái cử : niyojeti (đt)
- Xa lộ : mahāmagga (nam)
- Sừng : siṇga, n (trung)
- Khổng lồ : mahanta, visāla (tt)
- La lên : khipati (đt)
- Người tại gia : gihī (nam)
- Khả ái : pāsādika (tt)
- Lộng lẫy : visiṭṭhākārena (tt)
- Khối đá : pabbatakāṭa (nam)
- Nhạc khí : turiyabhaṇḍa (trung)
- Đôi, cặp : yugala, yuga, n. (trung)
- Cái cày : naṇgala, n. (trung)
- Cung cấp : sampādeti
- Sắp hàng thứ tự : paṭipāṭiyā ṭhatvā (bbqk)
- Ở nguyên chỗ : aṭṭāsi (đt)
- Tảng đá bao quanh thế giới : cakkavāḷapabbata (nam)
- Phục sức vương giả: rājābharaṇa (trung)
- Khi ấy : atha
- Tảng đá nghỉ ngơi dành cho vua: maṇgalasilā (nữ)
- Bờ mép: mukhavaṭṭi (nữ)
- Vui chơi, thưởng thức: abhiramati (đt)
- Toàn thể : sakala, nirava sesa (tt)
- Đủ mọi thứ : sabbajātika (tt)
- Bữa tiệc : sakkāra (nam)
- Thoát thân : palāyati (đt)
- Mạ vàng : suvaṇṇālitta (tt)
- Sau khi mang ra: abhinīharitvā (bbqk)
- Tập đoàn (ma quân) : parisā (nữ)
- Thế ngồi kiết già : pallaṃka (nam)
- Khiêu vũ : naccati (đt)
- 1 cách thích thú: ramanīyākārena (tt)
- Tu sĩ; xuất gia : pabbajita (tt)
- Mất rồi : naṭṭha (qkpt)
- Đoản thương : cakkāyudha (trung)
- Chọn : uccināti (đt)
- La hét : ugghoseti (đt)
- Hát : gāyati (đt)
- Khéo, có tài : susikkhita (qkpt)
- Làm bằng : samaṃ koroti (đt)
- Đánh trống : vādeti (đt)
- Khoảng đất trống : okāsa (nam)
- Mặt trời lặn, hoàng hôn: suriyatthaṇgama (nam)
- Tuyệt đẹp : abhivisiṭṭharūpa (tt)
- Được mặc áo : nivāsāpetuṃ, alaṇkāretuṃ (vbc)
- Quay : parivattati (đt)
ĐỘNG TỪ
Động từ được thành lập với những ngữ căn cộng thêm tiếp vĩ ngữ và tiếp đầu ngữ vào chúng.
(50) Ngữ căn là thành phần nguyên của ngôn ngữ, diễn đạt một ngữ nghĩa sơ khởi. Không thể phân tích ngữ căn theo văn phạm được.
A. Trong những ngôn ngữ Châu Âu, ý tưởng hàm ẩn trong ngữ căn thường được diễn đạt bằng vị biến thể, như Bhū = to be (là): nhưng cần nên nhớ rằng ngữ căn không phải là một vị biến thể, mà là một phần tử tối sơ diễn đạt một ý tưởng thô sơ.
B. Những nhà văn phạm cổ văn Pāḷi thường thêm vào tất cả ngữ căn kết thúc bằng phụ âm, thêm một nguyên âm để dễ đọc.
Ví dụ : Pac (a) : nấu, Gam (u) : nguyên âm nầy tuy thế không thực sự thuộc vào trong ngữ căn.
C. Những ngữ căn Pāḷi được chia thành bảy nhóm và động từ đó được chia khác nhau. Tên những nhóm này và những động từ tướng đã được đề cập trong đoạn 14 quyển 1.
D. Lại nữa, mọi ngữ căn được chia ra :
1) Một động từ được thành lập từ một ngữ căn tha động cần phải có một túc từ sự vật
Ví dụ : Từ ngữ căn khāda động từ khādati (ăn) được thành lập khi ta nói "nó ăn" thì phải có cái gì để ăn, cho nên cần một túc từ sự vật.
2) Một tự động từ được dùng không cần túc từ sự vật.
Ví dụ : Từ căn si (ngủ) động từ sayati (ngủ) được thành lập. Khi nói "nó ngủ", thì ý nghĩa đã đủ, không cần phải thêm túc từ sự vật.
Nhưng khi những tự động từ này ở thể sai bảo thì nó cần một túc từ, và trở thành tha động từ.
Ví dụ :
Tự động từ đơn thuần : Dārako sayati (đứa trẻ ngủ).
Thể sai bảo : Mātā dārakaṃ sayāpeti (mẹ dỗ đứa trẻ ngủ )
(51) Có tám cách chia động từ Pāḷi, chúng không nhất thiết tương đương với những cách và thì ở tiếng Anh.
Tám cách là :
1) Vattamānā : trực thuyết cách, thì hiện tại.
2) Ajjatanī : trực thuyết cách, thì hiện khứ.
3) Bhavissantī : trực thuyết cách, thì vị lai.
4) Pañcamī : Mệnh lệnh cách hay chúc tụng.
5) Sattamī : Khả năng cách .
6) Hīyattanī : Quá khứ .
7) Parokkhā : Bất định quá khứ .
8) Kālātipatti : Điều kiện cách, diễn tả việc vị lai tương đối với một đã qua và diễn tả một hành động không thể thi hành được vì một vài khó khăn trong cách thế thi hành.
Ajjatanī ngày xưa được dùng để diễn tả thời gian vừa qua, nhưng nay rất thông dụng để diễn đạt quá khứ nói chung.
(52) Mỗi nhóm ngữ căn trong bảy nhóm nói trên có thể được chia theo tám cách, thì vừa kể.
Nhưng ngữ căn của một vài nhóm không được chia ở cách thứ 2, 3, 7 và 8. Dưới đây là ví dụ về mỗi nhóm và động từ tướng của nó.
Ngữ căn |
Động từ tướng |
Động từ |
1. bhū (là) |
+ a + ti |
bhavati (là, trở nên). |
2. rudha (ngăn bít) |
+ ṃ + a + ti |
rundhati[2] (ngăn bít) |
3. divu (chơi) |
+ ya + ti |
dibbati (nó chơi). |
4. i. su (nghe) |
+ ṇā + ti |
suṇāti (nó nghe). |
ii. su (nghe) |
+ ṇo + ti |
suṇoti(nó nghe). |
5. ki (mặc cả, trả giá) |
+ ṇā + ti |
kiṇāti (nó mua). |
6. i. kara (làm) |
+ o + ti |
karoti (nó làm). |
ii. kara (làm) |
+ yira + ti |
kayirati (nó làm). |
7. i. cura (ăn trộm) |
+ e + ti |
coreti (nó trộm). |
ii. cura (ăn trộm) |
+ aya + ti |
corayati (nó trộm). |
(53) Trong hai thể của động từ năng động thể được dùng khi hậu quả của hành vi mà động từ diễn tả được sang qua cho một người hay vật khác với chủ từ.
Thụ động thể được dùng khi hậu quả của việc làm mà động từ diễn đạt được dồn về cho chính tác nhân.
(54) Có hai loại biến cách lập nên động từ trong mỗi thể năng động và thụ động. Một loại được gọi là Parassapada , loại kia là Attanopada.
Loại Parassapada dường như ngày xưa được dùng chỉ để lập nên những động từ năng động thể, và loại kia được dùng để lập những động từ thụ động. Nhưng ngày nay chúng đã mất đi sự phân biệt ấy, và được dùng để lập những động từ thuộc cả hai thể.
TRỰC THUYẾT CÁCH, THÌ HIỆN TẠI
(55) Biến cách hay ngữ vĩ của cách thứ nhất, Vattamānā hay thì hiện tại là :
|
Parassada |
Attanopada |
||
|
Số ít |
Số nhiều |
Số ít |
Số nhiều |
Ngôi thứ 3 |
ti |
nti |
te |
nte |
Ngôi thứ 2 |
si |
tha |
se |
vhe |
Ngôi thứ 1 |
mi |
ma |
e |
mhe |
CÁCH CHIA NGỮ CĂN PACCA (nấu)
Ở THÌ HIỆN TẠI, TRỰC THUYẾT
NĂNG ĐỘNG THỂ
|
Parassada |
Attanopada |
||
|
Số ít |
Số nhiều |
Số ít |
Số nhiều |
Ngôi 3 |
pacati |
pacanti |
pacate |
pacante |
Ngôi 2 |
pacasi |
pacatha |
pacase |
pacavhe |
Ngôi 1 |
pacāmi |
pacāma |
pace |
pacāmhe |
THỤ ĐỘNG THỂ
|
Parassada |
Attanopada |
||
|
Số ít |
Số nhiều |
Số ít |
Số nhiều |
Ngôi 3 |
Paccati |
Paccanti |
Paccate |
paccante |
Ngôi 2 |
Paccasi |
Paccatha |
Paccase |
Paccavhe |
Ngôi 1 |
Paccāmi |
Paccāma |
Pacce |
Paccāmhe |
Động từ tướng của nhóm này, như trên cho thấy, là a
Động từ căn thuộc thụ động thể được thành lập bằng cách thêm vĩ ngữ ya vào ngữ căn.
Năng động : paca + a + ti = pacati
Thụ động : paca + ya + ti = pacayati = paccati
A. Nguyên âm cuối của động từ căn ở đây bị bỏ rơi, cũng như trường hợp của phần lớn động từ căn có nguyên âm được thêm vào về sau.
B. Y được đồng hóa với phụ âm cuối của ngữ căn (động từ căn). Sự đồng hóa này được thực hiện qua nhiều cách sẽ được đề cặp sau.
(56) Pañcamī: Ngữ vĩ thuộc cách này là :
|
Parassada
|
Attanopada
|
||
|
Số ít |
Số nhiều |
Số ít |
Số nhiều |
Ngôi 3 |
tu |
ntu |
taṃ |
ntaṃ |
Ngôi 2 |
hi |
tha |
ssu |
vho |
Ngôi 1 |
mi |
ma |
e |
āmase |
NĂNG ĐỘNG THỂ
PARASSADA
|
Số ít |
Số nhiều |
Ngôi 3 |
Gacchatu |
Gacchantu |
Ngôi 2 |
Gaccha, gacchāhi |
Gacchatha |
Ngôi 1 |
Gacchāmi |
Gacchāma |
Gaccha là động từ căn được lập từ ngữ căn gamu (đi). Ngữ vĩ ở ngôi hai, hi đôi khi bị bỏ.
ATTANOPADA
|
Số ít |
Số nhiều |
Ngôi 3 |
Gacchataṃ |
Gacchantaṃ |
Ngôi 2 |
Gacchassu |
Gacchavho |
Ngôi 1 |
Gacche |
Gacchāmase |
(57) Sattamī: Ngữ vĩ ở các ngôi trong cách này là :
|
Parassada |
Attanopada |
||
|
Số ít |
Số nhiều |
Số ít |
Số nhiều |
Ngôi 3 |
eyya |
eyyuṃ |
etha |
eraṃ |
Ngôi 2 |
eyyāsi |
eyyātha |
etho |
eyyavho |
Ngôi 1 |
eyyāmi |
eyyāma |
eyyaṃ |
eyyāmhe |
NĂNG ĐỘNG THỂ
PARASSADA
|
Số ít |
Số nhiều |
Ngôi 3 |
gaccheyya |
gaccheyyuṃ |
Ngôi 2 |
gaccheyyāsi |
gaccheyyātha |
Ngôi 1 |
gaccheyyāmi |
gaccheyyāma |
ATTANOPADA
|
Số ít |
Số nhiều |
Ngôi 3 |
gacchetha |
gaccheraṃ |
Ngôi 2 |
gacchetho |
gaccheyyavho |
Ngôi 1 |
gaccheyyaṃ |
gaccheyyāmhe |
DỊCH RA TIẾNG VIỆT
1/ "Tadā seṭṭhino bhariyā garugabbhā hoti; tasmā so sīghaṃ gehaṃ purisaṃ pesesi: gaccha, bhaṇe, jānāhi taṃ vijātā vā no vā ti." (Dh A.i. 174).
2/ "Vegena gehaṃ gantvā kāḷiṃ nāma dāsiṃ pakkositvā sahassaṃ datvā āha : gaccha, imasmiṃ nagare upadhāretvā ajja jātadārakaṃ gaṇhitvā ehī' ti." (Ibid. 174).
3/ "Tvaṃ imaṃ netvā cakkamagge nipajjāpehi, goṇā vā naṃ maddissanti, cakkā vā naṃ bhindissanti; pavattiñ c' assa ñatvā vā āgaccheyyāsi." (Ibid. 176).
4/ "Ambho purisa, yassa tvaṃ pāsādassa ārohaṇāya nisseṇiṃ karosi, jānāsi taṃ pāsādaṃ puratthimāya vā disāya, dakkhiṇāya vā disāya pacchimāya vā disāya, uttarāya vā disāyā' ti?" (D.i. 194).
5/ "Seyyathā pi, mahārāja, puriso iṇaṃ ādāya kammante payojeyya, tassa te kammantā samijjheyyuṃ; so tato nidānaṃ labhetha pamojjaṃ, adhigacheyya somanassaṃ". (D.i.71).
6/ "Seyyathā pi nāma suddhaṃ vatthaṃ apagatakāḷakaṃ sammad' eva rajanaṃ paṭiggaṇheyya, evaṃ eva Yasassa kulaputtassa tasmiṃ yeva āsane virajaṃ vītamalaṃ dhammacakkhuṃ udapādi." (V.i. 16).
7/ "So ce bhikkhūnaṃ santike dūtaṃ pahiṇeyya ? 'Ahaṃ hi gilāno, āgacchantu bhikkhū; icchāmi bhikkhūnaṃ āgatan' ti, gantabbaṃ bhikkhave sattāha-karaṇīyena." (V.i.148).
8/ "Imāni, bhante, asītigāmikasahassāni idh' ūpasaṅkantāni Bhagavantaṃ dassanāya; sādhu, mayaṃ, bhante, labheyyāma Bhagavantaṃ dassanāyā' ti." (V.i. 180).
9/ "Sādhu, devo vāhanāgāresu ca dvāresu ca āṇāpetu : yena vāhanena Jīvako icchati, tena vāhanena gacchatu : yena dvārena icchati, tena dvārena gacchatū… ti." (V.i. 277).
10/ "Patigaṇhātu me devo posāvanikan" ti. "Alaṃ bhaṇe, Jīvaka, tuyh' eva hotu; amhākaññ eva antepure nivesanaṃ māpehī" ti. (Ibid. 272).
DỊCH RA PĀLI
1/ Người ta nên phát triển một tâm từ ái đối với tất cả mọi chúng sinh như một người mẹ che chở đứa con ruột.
2/ Ngươi nên ngồi trên chiếc ghế trong phòng ngủ của vua và nói với vị vua đang bệnh (đau, ốm) như thế ông ta là anh ruột ngươi.
3/ Hệt như không cần thuốc đối với một người khỏe mạnh, cũng thế một Đức Như Lai không cần thầy.
4/ Một người khôn ngoan sẽ không làm ngơ trước một cơn bệnh đang gia tăng hay một kẻ thù đang chinh phục ; cũng tương tự như thế người ấy sẽ không làm ngơ trước những loạt dài luân hồi.
5/ Nếu người mẹ bỏ đứa con nhỏ đến chùa để nghe Đấng Giác Ngộ thuyết pháp, thì sẽ không có ai ở nhà để trong nom nó.
6/ Hệt như một người đứng trên đỉnh một ngọn đồi sẽ nhìn thấy tất cả những người ở dưới, cũng thế, một tỳ kheo sau khi đạt Toàn Giác sẽ nhìn ngắm thế gian.
7/ Nếu nó khôn ngoan hơn một chút, thì đã không cần gì phải đi theo nó.
8/ Nếu sáu cô gái sẽ tắm trong sông vào sáng sớm và mang hoa đến cho hoàng hậu, thì mỗi cô trong bọn chắc chắn sẽ được một đồng tiền vàng từ nơi Ngài.
9/ Nếu cô ta là một tín đồ của Nātaputta, vị khổ hạnh loã thể, thì không lẽ nào cô lại cúi mình tỏ dấu kính lễ đối với Đấng Đạo Sư.
10/ Ai lại có thể nghĩ đến việc từ chối nước cho một người đang khát dù người ấy thuộc giai cấp thấp kém?
NGỮ VỰNG
- Adhigaccheyya : (nó) sẽ được (đ.từ).
- Apagatakāḷaka: được tẩy sạch những vết (tt).
- Ambho : từ ngữ xưng hô với người ngang hàng (pt).
- Āgata: đến (h.t.pt.).
- Ādàya : sau khi lấy (bbqkpt).
- Ārohaṇa: lên (h.t.pt.).
- Iṇa: món nợ (trung) .
- Udapādi: thức dậy (đ.từ) .
- Upasaṅkanta: đến gần (q.k.p.t) .
- Kammanto: công việc buôn bán (nam).
- Garugabbhā: có thai (nữ) .
- Gāmika: dân làng (trung) .
- Cakkamagga: dấn bánh xe lăn (nam).
- Ñatvā: sau khi đã biết (bbqkpt).
- Tato nidānaṃ: vì vậy, bởi thế (tr từ).
- Dhammacakkhu: pháp nhãn, con mắt trí tuệ (trg)
- Nisseṇī: cái thang (nữ) .
- Payojeyya: sẽ thi hành (đ.từ) .
- Pāmojja: niềm vui (trung) .
- Posāvānika:tiền phí tổn khiêng tử thi (trg).
- Maddissati: sẽ dẫm lên (đ.từ) .
- Rajana: màu nhuộm (trung) .
- Labhetha: (nó) sẽ được (đ.từ) .
- Vāhana: xe cộ (trung) .
- Vāhanāgāra: nhà để xe (nam, trung) .Vijatā: sản phụ (nữ).
- Viraja : vô dục, vô cấu (t.từ).
- Vītamala: sạch, vô nhiễm (t.từ) .
- Sattāhakaraṇīya: công việc phải làm trong 1 tuần (t.từ).
- Samijjheyya: sẽ thịnh vượng (đ.từ) .
- Sammad eva : rất tốt (tr từ).
- Seyyathā pi nāma : hệt như thế là
- Pakkositvā: sau khi gọi đến gần (bbqkpt).
NGỮ VỰNG
- Như thế là : viya (cintetvā)
- Chinh phục : jinanta, jayaggāhaka (tt)
- Đang tăng : vaḍḍhanta (htpt)
- Mạnh khoẻ : niroga (tt)
- Tỏ dấu kính lễ : gāravena
- Sự kính lễ : gārava, (nam).
- Trong mọi lẽ (câu 9) : ekaṃsena (trt)
- Thấp kém : nīca, dj. (tt)
- Hệt như : yathā, viya
- Từ tâm : metta-citta (trung)
- Khổ hạnh loã thể : nigaṇṭha (nam)
- Cần, nhu cầu : attha (nam)
- Không ai : na koci (bbqk)
- Toàn Giác : sambodhi (nữ)
- Luân hồi : punabbhava, m. (nam)
- Những loạt đang tái diễn : anuppabandha, m. (nam)
- Từ chối : paṭikkhipana, paṭikkhipituṃ (htpt)
- Khôn ngoan : satimantu, samekkhakāri (tt)
- Nên phát triển : bhāveyya (đt)
- Cũng tương tự như thế : tattha ‘eva
- Chắc chắn : ve, kāmaṃ
- Khát : pipāsita (qkpt)
- Tháp tùng, theo : anugantuṃ (vbc)
- Làm ngơ : pamajjeyya (đt, khả năng cách)
- Nhìn ngắm : passeyya (khả năng cách)
(58) Ajjatanī. Ngữ vĩ ở các ngôi thuộc cách này là :
|
Parassada |
Attanopada |
||
|
Số ít |
Số nhiều |
Số ít |
Số nhiều |
Ngôi 3 |
ī |
uṃ, iṃsu |
ā |
ū |
Ngôi 2 |
o |
ittha |
ise |
ivhaṃ |
Ngôi 1 |
iṃ |
mhā |
aṃ |
imhe |
Cách này cũng như cách thứ sáu, Hīyattanī, thường thêm chữ a vào trước động từ căn.
NĂNG ĐỘNG THỂ
PARASSAPADA
ĐỘNG TỪ CĂN GAM (U) : đi
Ngôi |
Số ít |
Số nhiều |
3 |
agacchi, gacchi, agami, gami, agamāsi |
agacchuṃ, gacchuṃ, agamuṃ, gamuṃ, agacchiṃsu, gacchiṃsu, agamiṃsu, gamiṃsu, agamaṃsu |
2 |
agaccho, gaccho, agamo, gamo |
agacchittha, gacchittha, agamittha, gamittha |
1 |
agacchiṃ, gacchiṃ, agamiṃ, gamiṃ, agamāsiṃ |
agacchimhā, gacchimhā, agamimhā, gamimhā. |
ATTANOPADA
|
Số ít |
Số nhiều |
3 |
agacchā, gacchā, agamā, gamā. |
agacchū, gacchū, agamū, gamū. |
2 |
agacchise, agamise. |
agacchivhaṃ, gacchivhaṃ, agamivhaṃ, gamivhaṃ. |
1 |
agacchaṃ, gacchaṃ, agamaṃ, gamaṃ |
agacchimhe, gacchimhe, agamimhe, gamimhe. |
(59) Cách thứ sáu – Hīyattanī, Ngữ vĩ ở các ngôi thuộc cách này là :
|
Parassada |
Attanopada |
||
|
Số ít |
Số nhiều |
Số ít |
Số nhiều |
Ngôi 3 |
ā |
ū |
attha |
atthuṃ |
Ngôi 2 |
o |
attha |
se |
vhaṃ |
Ngôi 1 |
a, aṃ |
mhā |
iṃ |
mhase |
Cách này khởi thủy được dùng để diễn đạt một quá khứ nhất định, và Ajjatanī được dùng để diễn đạt thời gian vừa mới trôi qua. Nhưng ngày nay chúng đã mất đi ý nghĩa riêng biệt ấy, và Ajjatanī được dùng rất thường để chỉ quá khứ nhất định.
Parassapada
|
Số ít |
Số nhiều |
3 |
agacchā, agamā, agā. |
agacchū, agamū. |
2 |
agaccho, agamo. |
agacchattha, agamattha. |
1 |
agaccha, agama, agacchaṃ, agamaṃ |
agacchamhā, agamamhā. |
Attanopada
|
Số ít |
Số nhiều |
3 |
agacchattha, agamattha. |
agacchatthuṃ, agamatthuṃ. |
2 |
agacchase, agamase. |
agacchivhaṃ, agamivhaṃ. |
1 |
agacchiṃ, agimaṃ |
agacchamhase,agamamhase. |
(60) Cách thứ bảy - Parokkhā. Ngữ vĩ ở các ngôi thuộc cách này là :
|
Parassada |
Attanopada |
||
|
Số ít |
Số nhiều |
Số ít |
Số nhiều |
Ngôi 3 |
a |
u |
ttha |
re |
Ngôi 2 |
e |
ttha |
ttho |
vho |
Ngôi 1 |
a |
mha |
i |
mhe |
Cách này rất ít khi dùng, và có đặc điểm là phần đầu căn được gấp đôi.
1) Phụ âm đầu của động từ căn được gấp đôi cùng với nguyên âm đi theo.
2) Nếu động từ căn bắt đầu bằng một nguyên âm, thì chỉ nguyên âm ấy được gấp đôi.
3) Một hầu âm được gấp đôi bằng khẩu cái âm tương ứng của nó.
4) Một khí âm được gấp đôi bằng một vô khí âm tưong ứng và một vô khí âm được gấp đôi bằng chính nó.
5) H của động từ căn được gấp đôi bằng J.
6) Một trường âm (nguyên âm dài) trờ thành đoản âm ở trong ngữ âm đã được gấp đôi ấy.
NĂNG ĐỘNG THỂ
ĐỘNG TỪ CĂN PACA
|
Parassada |
Attanopada |
||
|
Số ít |
Số nhiều |
Số ít |
Số nhiều |
3 |
papaca |
papacu |
papacittha |
papacire |
2 |
papace |
papacittha |
papacittho |
papacivho |
1 |
papaca |
papacimha |
papaci |
papacimhe |
Một vài động từ căn được chia theo cách này là :
Ngữ căn |
Động từ căn |
Ngôi thứ 3 số ít |
Bhū (là) Gamu (đi) Suca (than khóc) Hara (mang) Brū (nói) |
Babhū Jagamu Susuca Jahara Āha |
Babhūva Jagāma Susoca Jahāra Āha |
Chú ý : Trong tỉ dụ cuối, āha là một động từ khuyết thể thường dùng brū để thay thế.
DỊCH RA TIẾNG VIỆT
1/ "Atha kho Bhagavā Bhoganagare yathābhi-rantaṃ viharitvā āyasmantaṃ Ānandaṃ āmantesi : āyām' Ānanda, yena Pāvā ten' upasaṅkamissāmā' ti. "Evaṃ, Bhante : ti kho āyasmā Ānando Bhagavato paccassosi." (D.ii. 81).
2/ "Atha kho Bhagavā Kapilavatthusmiṃ yathābhirantaṃ viharitvā yena Sāvatthī tena cārikaṃ pakkāmi; anupubbena cārikaṃ caramāno yena Sāvatthī, tad' avasari." (V.i).
3/ "Atthāya vata me Buddho
Nadiṃ Nerañjaraṃ agā". (Thg. 38).
4/ " Aññen' eva tāni caturāsītipabbajitasahassāni agamaṃsu, aññena Vipassī bodhisatto." (D. ii.30).
5/ "Bhisaṃ muḷālaṃ gaṇhitvā
Agamaṃ Buddhasantikaṃ." (Apa.114).
6/ "Bho pabbajita, amhākaṃ gehaṃ agamatthā' ti? Āma brāhmaṇa, agamamhā' ti." (Samp. i. 37).
7/ "Tassā’haṃ santike gacchaṃ; so me satthā bhavissati." (Cāpā Therī).
8/ "Gaṇamhā vupakaṭṭho so Agamāsi vanantaraṃ." (Apa.p. 396).
9/ " Alatthuṃ kho bhikkhave tāni caturāsītipabbajitasahassāni Vipassissa Bhagavato… santike pabbajjaṃ." (D.ii.43).
10/ "Evaṃ vilapamānaṃ taṃ Ānandaṃ āha Gotamī : na yuttaṃ socituṃ putta, hāsakāle upaṭṭhike." (Apa. 534).
11/ "Citte mahākaruṇayā pahaṭāvakàsà dūraṃ jagāma viya tassa hi vatthutaṇhà".
12/ "So Saṅkhapālabhujago visavegavā pi bhedana bhayena akuppamāno Sīlassa icchaṃ sadeha bharavāhijane dadāya gantuṃ sayaṃ apadatāya susoca nūnaṃ"
DỊCH RA PĀLI
1/ Vì thất vọng trong việc kiếm một người chồng xứng hợp với cô ấy, nhà vua một hôm tuyên bố rằng ngài sẽ đem cô ấy cho bất cứ ai ngài sẽ thấy được sáng hôm sau.
2/ Một hôm một người mù không có một tài sản nào ngoài một cái bình bằng đất và một cái mền, đã đi đến một ngôi chùa, và trong cơn tuyệt vọng hoàn toàn, đã quyết định chấm dứt cuộc đời mệt mỏi của y bằng cách nhịn ăn.
3/ Huyền Trang, nhà chiêm bái Trung Quốc, người đã viếng Nalanda vào đầu thế kỷ thứ bảy, sau Tây lịch, đã học văn hệ Phật giáo Bắc Phạn với những vị giáo sư về môn này và đã để lại một hồi ký tuyệt diệu về việc ấy.
4/ Đại học thứ hai mà có lẽ là đại học danh tiếng nhất trong tất cả những đại học đường Phật giáo ở Ấn Độ thời xưa là đại học viện Nalanda. Thư viện của nó, thư viện lớn nhất ở Ấn, được đặt trong ngôi nhà chín tầng gọi là Ratnodadhi.
5/ Không nói với chồng, bà ấy đã dọn một chỗ ở cho người sứ giả, cho y lương thực và ra lệnh cho y ở đó cho đến khi bà bảo y trở về.
6/ Bà vợ của Ghosaka, vì là người khôn khéo, đã ra lệnh cho những tôi tớ trong nhà báo cho bà biết trước tiên nếu có người nào đến từ vị trưởng giả.
7/ Hằng đêm những hoàng tử Halla và Vihalla cưỡi trên con voi Sechanaka vào trong khu trại của những người bao vây, và giết nhiều lính của họ. Ty. S. 180.
8/ “Mẹ của ông (Vua A Xà Thế) nói : … Khi ta mang thai con, ta có một niềm thèm khát được ăn thịt của cha con. Đức vua thoả mãn niềm khao khát của ta. Khi con được sinh ra, ta đã phế bỏ con trong một hàng rào cây Asoka.” Ibid. 177.
9/ Những gia đình hoàng tộc của những vương quốc này theo chế độ mẫu hệ chính vì vậy đôi khi họ đánh nhau. (nghĩa là cũng chính vì những liên hệ ấy họ thường đánh nhau).
10/ Nhà vua bảo con gái ông rằng có một người lùn biết được một bùa chú, ngươi hãy học nó từ nơi người lùn kia rồi nói nó cho nhà vua biết.
NGỮ VỰNG
- Akuppamāna : không giận (h.t.pt.).
- Atthāya (dt attha) : cho (giới từ).
- Apadatā : sự không có chân (nữ) .
- Avasari : đã đến (đ.từ) .
- Upaṭṭhita : đã lại gần (q.k.p.t).
- Bhisa : chồi cây sen (trung).
- Bhedana: sự vi phạm (h.t.pt.).
- Muḷāla : củ sen (ăn được) (trung).
- Yathābhirantaṃ : bao lâu tùy thích (tr từ).
- Vanantara : rừng rậm hơn (trung).
- Vilapamāna : than khóc (h.t.pt.).
- Cārikā : cuộc du hành, (nữ) lang thang.
- Dayā : lòng tốt, tử tế (nữ) .
- Nūnaṃ : chắc chắn, dĩ nhiên (tr từ).
- Pahāṭāvakāsa : bị ngăn che, dĩ nhiên (tr từ) .
- Bharavāhī : người mang nặng
- Visavegavantu : độc địa, độc hại (t.từ) .
- Vupakaṭṭha : ở ẩn (q.k.p.t) .
- Sadeha : thân xác (nam) .
- Susoca : đã buồn bực (đ.từ).
- Socituṃ : trở nên buồn rầu (v.b.c).
- Hasakāḷa : thời gian vui thú (nam) .
NGỮ VỰNG
- Bỏ phế, bỏ rơi : jahāti, cajati (đt)
- Nhịn ăn : anasana (trung)
- Tường thuật, hồi ký : vuttanta (nam)
- Dọn (chỗ ở) : niyāmeti (đt)
- Thích hợp, xứng : patirūpa (tt)
- Người bao vây : avarodhaka (nam)
- Mền, chăn : kambala (trung)
- Thuộc về Phật giáo : sogata (tt)
- Lùn : lakunṭaka (tt)
- Bằng đất : mattikāmaya (tt)
- Hàng rào (bằng cây sống) : gumbantara (trung)
- Tuyệt hảo : pasattha, atisundara (tt)
- Thư viện : potthakālaya (nam)
- Văn học : ganthāvali (nữ)
- Phạn ngữ : sakkatabhāsiya (tt)
- Được đặt : patiṭṭhāpita (qkpt)
- Chỗ ở : nivesana (trung)
- Sự thèm khát (của sản phụ) : dohaḷa (nam)
- Liên hệ bên mẹ : āvāha- ...... -sambandha (nam)
- Sứ giả : dūta, sasanahāraka (nam)
- Danh tiếng nhất : pākaṭa-tama (tt)
- Chiến tranh : yuddha (trung)
- Nhưng (dùng ở đây), mà : vinā (bb t)
- Nhưng, có lẽ : tathā pi (bbpt)
- Trại : khandhāvāra (nam)
- Thế kỷ : satavassa (trung)
- Bùa chú : manta (nam)
- Tuyên bố : pakāseti (đt)
- Tuyệt vọng, thất vọng : khe da (nam)
- Thất vọng : khinnacitta (tt)
- Không hiếm khi : abhiṇhaṃ (trt)
- Nhà chiêm bái : pariyaṭaka (nam)
- Giáo sư : paṇḍitācariya (nam)
- Tài sản : santaka, n . (trung)
- Lương thực : paribbaya (nam)
- Quyết định : adhiṭṭhāti (đt)
- Làm thoả mãn : santappeti (đt)
- Hoàn toàn, thuần tuý : accanta (tt)
- Lính : yodha, bhaṭa (nam)
- Có nhiều tầng : bhūmaka (tt)
- Chùa : devāyatana, n . (trung)
- Báo tin : nivedetuṃ (vbc)
- Đại học : nikhilavijjālaya (nam)
- Mệt mỏi : dukkhita, kilanta (tt)
(61) Cách thứ ba, Bhavissanti. Ngữ vĩ của các ngôi thuộc cách này là:
|
Parassada |
Attanopada |
||
Ngôi |
Số ít |
Số nhiều |
Số ít |
Số nhiều |
3 |
issati |
issanti |
issate |
issante |
2 |
issasi |
issatha |
issase |
issavhe |
1 |
issāmi |
issāma |
issaṃ |
issāmhe |
NGỮ CĂN BHŪ (là)
NĂNG ĐỘNG THỂ
Parassapada
Ngôi |
Số ít |
Số nhiều |
3 |
bhavissati |
bhavissanti |
2 |
bhavissasi |
bhavissatha |
1 |
bhavissāmi |
bhavissāma |
Attanopada
Ngôi |
Số ít |
Số nhiều |
3 |
bhavissate |
bhavissante |
2 |
bhavissase |
bhavissavhe |
1 |
bhavissaṃ |
bhavissāmhe |
(62) Ngữ vĩ ở các ngôi thuộc cách thứ tám, kālātipatti là :
|
Parassada |
Attanopada |
||
Ngôi |
Số ít |
Số nhiều |
Số ít |
Số nhiều |
3 |
issā, ssa |
issaṃsu |
issatha |
issiṃsu |
2 |
isse |
issatha |
issase |
issavhe |
1 |
issa |
issamhā |
issaṃ |
issāmhase |
Cách này đôi khi thêm a ở trước động từ căn.
NĂNG ĐỘNG THỂ
Parassapada
Ngôi |
Số ít |
Số nhiều |
3 |
apaccissā, apaccissa |
apaccissaṃsu |
2 |
apaccisse |
apaccissatha |
1 |
apaccissa |
apaccissamhā |
Attanopada
Ngôi |
Số ít |
Số nhiều |
3 |
apaccissatha |
apaccissiṃsu |
2 |
apaccissase |
apaccissavhe |
1 |
apaccissaṃ |
apaccissāmhase |
(63) Ngữ vĩ ở các ngôi trong cách chia các thì của nhóm này không khác với đệ nhất động từ. Chỗ khác nhau chỉ ở những động từ căn được thành lập theo những động từ tướng khác nhau.
Động từ tướng của nhóm này là ṃ-a, được xen vào sau âm đầu tiên của động từ căn. Ví dụ : động từ chida (cắt) + ṃ-a : chinda + a; khi nguyên âm cuối bị bỏ rơi nó trở thành chinda.
Người ta có thể chia động từ căn này hệt như cách chia các động từ ở đệ nhất động từ : Chindati (nó cắt); Chindanti (chúng nó cắt… ở tất cả các cách.
Một vài động từ căn được chia tương tự :
rudha (ngăn bít) : ṃ-a : rundha
badha (buộc, giam) : ṃ-a : bandha
muca (thả ra, phóng thích) + ṃ-a : muñca
bhida (bẻ gảy) + ṃ-a : bhinda
sica (đổ, rắc) + ṃ-a : siñca
vida (chịu đựng) + ṃ-a : vinda
yuja (buộc ách) + ṃ-a : yuñja.
DỊCH RA TIẾNG VIỆT
1/ Ayaṃ aṅgulimālassa mātā "Aṅgulimālaṃ ānessāmī' ti gacchati; sace samāgamissati Aṅgulimālo aṅgulisahassaṃ pūressāmī' ti mātaraṃ māressati. Sacāhaṃ na gamissāmi, mahājāniko abhavissa."
2/ "Sace hi ayaṃ paṭhamavaye bhoge akhepetvā kammante payojayissā, imasmiṃ yeva nagare aggaseṭṭhī abhavissā; sace pana nikkhamitvā pabbajissa, arahattaṃ pāpuṇissa. (Dh. A. iii. 131).
3/ " Sacāyaṃ, bhikkhave rājā pitaraṃ dhamikaṃ dhammarājānaṃ jivitā na voropessatha, imasmiṃ yeva āsane virajaṃ vītamalaṃ dhammacakkhu uppajjissatha. (D.i. 86).
4/ "Seṭṭhī : Sace me dhītā jāyissati, tāya naṃ saddhiṃ nivāsetvā seṭṭhiṭṭhānassa sāmikaṃ karissāmi; sace me putto jāyissati, māressāmi nan' ti cintetvā gehe kāresi. (Dh.A.i.173).
5/ "Satta vassāni Bhagavantaṃ
Anubandhiṃ padāpadaṃ
Otāraṃ nādhigacchissaṃ
Sambuddhassa satimato." (S.N. 446).
6/ "Surāmerayapānañ ca
Yo naro anuyuñjati,
Idh' eva-m-eso lokasmiṃ
Mūlaṃ khaṇati attano." (Dhp. 247).
7/ Araññe koṭṭhake bandhitvā mige rundhitvā māretvā maṃsaṃ vikkiṇitvā jīvantā luddakā anāgate sukhaṃ na vindanti.
8/ Goṇo bandhanā muñcitvā udakaṃ pātukāmo ghaṭassa samīpaṃ gantvā taṃ pādena bhindi.
9/ "Bhante, imaṃ udakaṃ dārakassa sīse āsiñcāmī" ti pucchitvā tena "siñcathā" ti vutte tathā kariṃsu. Devatā Tāvadeva taṃ muñcitvā leṇadvāre aṭṭhāsi. (Dh. A. iv. 11).
10/ "Ayañ hi dīpobhāsaṃ vā aggi-obhāsaṃ vā adisvā maṇiāloken' eva bhuñjati ca nipajjati ca nisīdati ca; devo pana dīpāloke nisinno bhavissatī' ti". (Dh.A.iv.213).
DỊCH RA PĀLI
1/ Tôi sẽ trả lời cho nó nếu nó đã hỏi tôi.
2/ Nó có lẽ đã trở thành triệu phú nếu nó đã không phung phí tài sản của nó.
3/ Nếu con người có một lớp da bao phủ đầy lông như con cừu, thì nó đã không thể di chuyển từ một khí hậu này đến khí hậu khác một cách dễ chịu.
4/ Chúng tôi có lẽ đã đi vào trong hang và khám xét bên trong của nó nếu chúng tôi đã có những bó đuốc đem theo.
5/ Vua George đệ lục có lẽ đã không trở thành vua nếu anh của nhà vua đã không từ bỏ ngai vàng.
6/ Chúng có lẽ đã bị giết bởi những kẻ cướp nếu chúng bị những kẻ kia thấy.
7/ Thái tử Siddhattha có lẽ đã trở thành một hoàng đế nếu ngài đã không từ bỏ đời sống tại gia.
8/ Ngài có lẽ đã không trở thành một tu sĩ nếu ngài đã không thấy một người già, một người bệnh, một thây chết và một ẩn sĩ trong những dịp khác nhau.
9/ Cô ấy nghĩ : chỉ cần sao cho ông ta thấy được cô, khi ấy ông ta sẽ quyết chắc rằng cô phải là vị hoàng hậu của ông ấy.
10/ Đề Bà Đạt Đa có lẽ đã đắc quả A-la-hán nếu ông đã không chống lại thầy của ông là Đức Phật.
NGỮ VỰNG
- Akhepetvā: đã không bỏ phí (bbqkpt).
- Adhigacchissa : (nó) đã đạt được (đ.từ) .
- Anubandhati : săn đuổi (đ.từ).
- Anuyañjati : luyện tập, hy sinh (đ.từ).
- Abhavissa: (nó) đã là, đã trở thành (đt).
- Arahatta : A La Hán (trung).
- Uppajjissa: (nó) đã sinh (đ.từ).
- Otāra: sự tình cờ, lỗi lầm (nam)
- Obhāsa : ánh sáng, nước nóng (nam).
- Koṭṭhaka: hàng rào, (nam).
- Dhammarāja: Đấng Pháp Vương (nam) .
- Pabbajissa: nếu (nó) đã xuất gia (đ.từ).
- Payojayissa: nếu (nó) đã thuê (đ.từ).
- Pātukāma: mong muốn uống (t.từ).
- Pāpuṇissa: (nó) có lẽ đã đạt được (đ.từ).
- Pūreti: đo đầy (đ.từ).
- Mahājānika : hoàn toàn thiếu mất (t.từ).
- Meraya: rượu (trung) .
- Rundhitvā: sau khi bẫy lưới (bbqkpt).
- Leṇadvāra : lối vào động hang (trung) .
- Voropessatha : nếu (nó) đã lấy đi (đ.từ).
- Sāmāgamissati: sẽ gặp phải (đ.từ).
- Surā : rượu (nữ) .
NGỮ VỰNG
- Chống lại (câu 10): viruddhaṃ ācarati (đt)
- Khí hậu : utaguṇa (nam)
- Tử thi (câu 8): matakalebara (trung)
- Đã phung phí (câu 2): vināsayissā (đt)
- Bên trong (câu 4) : abbhantara (trung)
- Dịp (câu 8) : avatthā (nữ)
- Khác nhau (câu8) : nānā (bbqkpt)
- Sẽ quyết chắc (câu 9) : abujjhissā (đt)
- Cừu : meṇḍa (nam)
- (Nó) đã có thể di chuyển: saṇkamissā (trung)
- Bao phủ đầy (câu 3) : sañchanna (qkpt)
- Từ bỏ : pariccajati (đt)
- Đầy (lông), dày (câu 3): ghanaṃ (trt)
- Ngai vàng (câu 5) : sīhāsana, n. (trung)
- Bó đuốc (câu 4) : ukkā, daṇḍadīpikā (nữ)
- Phải là (câu 9) : bhavitabba (knpt)
- Ẩn sĩ : pabbajita, samaṇa (nam)
- Có lẽ đã bị giết : mārīyissā, mārito
- Đã vào (câu 6) : abhavissā (đt)
(64) Động từ tướng của nhóm này là ya được đồng hóa với phụ âm cuối của động từ căn.
Một vài quy tắc và tỉ dụ về sự đồng hóa của y đã đề cập ở đoạn 25 có thể áp dụng ở đây.
Sau một động từ căn kết thúc bằng một nguyên âm dài, thì ya không đổi hình thức.
Trong các trường hợp khác thì :
dh + ya trở thành jjha .
s + ya trở thành ssa.
v + ya trở thành bba.
Ví dụ :
Divu (chơi) + ya + ti : divyati : dibbati = deva
Yudha (đánh nhau) + ya + ti : yudhyati : yujjhati.
Budha (biết) + ya + ti : budhyati : bujjhati = buddha
Sivu (may vá) + ya + ti : sivyati : sibbati.
Gā (hát) + ya + ti : gāyati.
Jhā (suy nghĩ) + ya + ti : jhāyati.
Dusa (chọc giận) + + ya + ti : dusyati : dussati
Ve (dệt) + ya + ti : vāyati. ve trở thành vā .
(65) Động từ tướng của nhóm này là ṇā, uṇā và ṇo.
Ví dụ :
su (nghe) + ṇā + ti : suṇāti.
su (nghe) + ṇo + ti : suṇoti.
pa + apa (đạt đến) + uṇā + ti : pāpuṇāti.
sambhu (đạt đến) + ṇā + ti : sambhūṇāti.
ā + vu (buộc vào) + ṇā + ti : āvuṇāti.
sakka (có thể) + uṇā + ti : sakkuṇāti.
(66) Động từ tướng của nhóm này : ṇā.
ki (mặc cả) + ṇā + ti : kiṇāti (mua)
vi + ki + ṇā + ti : vikkiṇāti (bán)
ji (chinh phục) + ṇā + ti : jināti.
ñā (biết) trở thành jà. jà + ṇā + ti : jānāti.
dhu (lay động) + ṇā + ti : dhuṇāti (làm lung lay, phá hủy).
asa (ăn) ṇā + ti : asanāti.
mi (đo) + ṇā + ti : miṇāti.
gaha (lấy) ṇā + ti : gaṇhāti.
Ở đây ṇ hoán vị với h.
(67) Động từ tướng của nhóm này là : o, yira.
tanu (trải rộng) + o + ti : tanoti
kara (làm) + o + ti : karoti
kar + yira + ti = kayiyati
mana (nghĩ) + o + ti : manoti
pa + apa (đạt, đến) + o + ti : pappoti.
(68) Động từ tướng của nhóm này là aya, thường được viết thành ṇe, ṇaya.
Những động từ tướng này tăng cường các nguyên âm i và u của động từ căn, khi chúng không được tiếp theo bởi một phụ âm kép.
cura (trộm) + e + ti : coreti.
cura (trộm) + aya + ti : corayati.
gupa (giữ) + e + ti : gopeti.
gupa (giữ) + aya + ti: gopayati.
ghaḍḍa (ném) + e + ti : chaḍḍeti.
cinta (nghĩ) + e + ti : cinteti .
katha (nói) + e + ti : katheti.
cuṇṇa (đánh phấn) + e + ti : cuṇṇeti.
DỊCH RA TIẾNG VIỆT
1/ " Ko sujjhati muccati bajjhati ca ?
Ken' attanā gacchati Brahmalokaṃ ?" (S.N. 511).
2/ "Muhuttaṃ api ce viññū
Paṇḍitaṃ payirupāsati,
Khippaṃ dhammaṃ vijānāti
Jivhā sūparasaṃ yathā." (Dhp. 65).
3/ "Atha pāpāni kammāni
Karaṃ bālo na bujjhati." (Ibid. 136).
4/ "Yo ca pubbe pamajjitvā
pacchā so nappamajjati
so imaṃ lokaṃ pabhāseti
abbhā mutto' va candimā." (Ibid. 172).
5/ "Na kahāpaṇavassena
Titti kāmesu vijjati." (Ibid. 186).
6/ "Dhunāti pāpake dhamme
Dumapattaṃ va māluto." (Thg. 1006).
7/ "Yo' dha puññañ ca pāpaññ ca
Tiṇā bhīyo na maññati
Karaṃ purisakiccāni
So sukhā na vihāyati." (Ibid. 232).
8/ "Yo pubbe karaṇīyāni
Pacchā so kātum' icchati
Sukhā so dhaṃsate ṭhānā
Pacchā ca manutappati." (Ibid. 225-871).
9/ "Eko' va Indo Asure jināti;
Eko' va seno hanti dije pasayha ". (J.Tacchasūkaca).
10/ "Pūtimacchaṃ kusaggena
Yo naro upanayhati
Kusā pi pūtiṃ vāyanti;
Evaṃ bālūpasevanā." (J. Sattigumba).
DỊCH RA PĀLI
1/ Chúng ta hãy đánh quân địch và đừng chơi và hát trong thời chiến.
2/ Người con gái đẹp của người thợ dệt, dệt một cái áo thiêu vàng cho hôn lễ của cô ta.
3/ Trong khi y đang suy nghĩ y không nghe một tiếng động.
4/ Kẻ nào san sẻ những niềm vui với những người khác, kẻ ấy đạt được hạnh phúc lớn hơn.
5/ Người buôn bán sau khi đi bán rong hàng hoá của ông ta suốt một ngày, đã không thể bán chác gì cả.
6/ Ngọn gió mát thổi từ Hy Mã Lạp Sơn làm lay động những ngọn cây và khiến cho những chiếc lá phất phơ.
7/ Chúng ta hãy ăn, múa và vui chơi, vì ngày mai chúng ta chết ! Cậu bé sung sướng nói.
8/ Sau khi suy nghĩ về điều này, nó cố nói một điều gì nhưng quan toà ra lệnh nó im lặng.
9/ “Hãy che chở những người tuỳ thuộc vào ngươi, đừng cướp lấy hạnh phúc của chúng” một sách luật xưa của những người Bà la môn dạy.
10/ Sau khi vứt bỏ rác rưởi, người tu sĩ tập sự trở về ngôi chùa, nhưng vị thầy vì không biết y đã đi đâu nên bất mãn và tức giận.
NGỮ VỰNG
- Anutappati : hối hận (đ.từ).
- Abbha : đám mây (trung).
- Upanayhati : gói, bọc lại (đ.từ)
- Upasevanā : sự theo đuổi, theo (nữ).
- Karaṃ : chủ cách số ít của "karonta" (h.t.p.t.).
- Kāma : lạc thú giác quan (nam).
- Kusa : một thứ cỏ thơm, cát tường (nam).
- Titti: sự thỏa mãn (nữ).
- Dija : chim, người Bà la môn (nam).
- Duma: cây (nam).
- Dhaṃsati: rơi từ, chìm xuống (đ.từ).
- Dhunāti: lay, làm lung lay (đ.từ).
- Pabhāseti: làm sáng lên (đ.từ).
- Pamajjati : xao lãng (đ.từ) .
- Pasayha : bằng sức mạnh, một cách mạnh bạo.
- Payirupāsati : hầu hạ, theo hầu (đ.từ).
- Pūti: thối tha, xấu, (t.từ) .
- Bajjhati: bị trói buộc (đ.từ).
- Bhīyo: nhiều hơn (b.b.từ)
- Maccha: cá (nam).
- Maññati : suy nghĩ (đ.từ).
- Mūluta: gió (nam).
- Muccati: được phóng thích (đ.từ).
- Mutta : tự do, được phóng thích, được thoát (q.k.p.t).
- Muhutta : một phút (nam).
- Rasa : mùi vị, vị giác (nam).
- Vāyati: ngửi, (gió) thổi (đ.từ).
- Vijānati: biết, hiểu (đ.từ).
- Vijjati : sống, hiện hữu (đ.từ).
- Vihāyati: thất bại, (đ.từ) .
- Sujjhati : trở nên trong sạch (đ.từ).
- Sūpa : súp Ấn Độ, càri (nam).
- Hanti: giết (đ.từ).
NGỮ VỰNG
- Cố (câu 8) : ussahi (đt)
- Vui chơi (c.7) : tuṭṭho bhava (đt)
- Làm phất phơ bay (c.6) : kampeti (đt)
- Người tuỳ thuộc : nissitaka (cả ba tánh)
- Sách luật (c.9) : nītigantha (nam)
- Tập sự (tu sĩ) : sāmaṇera (sa di) ) (nam)
- Thầy (c.10) : upajjhāya (nam)
- Suy nghĩ (c.8) : vitakkenta, jhayanta (htpt)
- Rác, đổ bỏ : kacavara (nam)
- Chia sẻ (c.4) : bhājeti (đt)
- Đánh (c.1) : yujjhati (đt)
- Đi bán rong : āhiṇḍi (đt)
- Tức giận : anattamana (có thể tt hay đt)
- Quan toà (c.5) : vinicchayāmacca (nam)
- Im lặng (c.8) : tuṇhībhavituṃ (vbc)
- Bất mãn (c.10) : ruṭṭha, appatīta (qkpt)
- Chiến tranh (c.1) : yuddha (qkpt)
- Hàng hoá (c.5) : bhaṇḍa (trung)
- Thợ dệt (c.2) : tantavāya (nam)
(69) Tiếp đầu ngữ được gọi là upasagga trong tiếng Pāḷi. Chúng đôi khi được tiếp vào phía trước những động từ và những chuyển hóa ngữ của động từ.
Thông thường tiếp đầu ngữ làm thay đổi nghĩa của động từ căn, hoặc làm mạnh thêm nghĩa, hoặc đôi khi biến đổi hẳn nghĩa. Trong vài trường hợp chúng lại không thêm gì cho ý nghĩa tối sơ của động từ .
(70) Có tất cả 20 tiếp đầu ngữ là : ā, ati, adhi, anu, abhi, apa, apī, ava, u, upa, du, ni, nī, pa, parā, pari, pati, vi, saṃ, su.
Ví dụ :
Tiếp đầu ngữ |
Ngữ căn |
Động từ |
Nghĩa |
abhi paṭi apa ati ā pa nī upa saṃ parā anu |
+ kamu + kamu + kamu + kamu + kamu + kamu + kamu + kamu + kamu + kamu + kamu |
abhikkamati paṭikkamati apakkamati atikkamati akkamati pakkamati nikkhamati upakkamati saṅkamati parakkamati anukkamati anukkama |
tiếp tục, tiến lên đi lui, bước lui đi 1 bên, chuyển hướng đi lên trên, vượt trên dẫm lên đi tới đi ra nỗ lực, hoạch định di chuyển từ 1 chỗ này đến chỗ khác nỗ lực, cố gắng đi theo (danh từ) trật tự |
Những ví dụ trên cho thấy những tiếp đầu ngữ đã thay đổi ý nghĩa của động từ căn như thế nào.
(71) Rất khó mà định nghĩa tất cả những nghĩa khác nhau của mỗi tiếp đầu ngữ, bởi thế dưới đây chỉ liệt kê một ít danh từ được thành lập với mỗi tiếp đầu ngữ kể trên.
Ā
1) Ākaḍḍhati : kéo lại gần (đ.từ) .
2) Āsanna : gần (t.từ).
3) Ākirati : rải lên (đ.từ) .
4) Āpabbatā : tới chỗ ngọn núi
5) Āgacchati : đi đến.
ATI
1) Atikkamati : vượt xa, bỏ lại sau (đ.từ).
2) Atirocati : chiếu sáng (đ.từ).
3) Ativuṭṭhi : mưa lớn (nữ).
4) Atichatta : lọng đặc biệt (trung).
5) Atibhariya : rất nghiêm trọng (t.từ).
ADHI
1) Adhipati : chúa tể, thượng cấp (nam).
2) Adhigacchati : đạt đến (đ.từ).
3) Adhiṭṭhāna : sự quyết định (b.b.từ) .
4) Adhivasati : sống trong (đ.từ).
ANU
1) Anugacchati : đi theo (đ.từ).
2) Anugharaṃ : theo từng nhà, mỗi nhà, nhà này đến nhà khác (tr.từ).
3) Anuvassaṃ : hằng năm (tr.từ).
4) Anuvitakketi : suy nghĩ về (đ.từ).
5) Anukkama : trật tự (nam).
ABHI
1) Abhimukha : đối diện (t.từ).
2) Abhirūpa : đẹp, lộng lẫy (t.từ).
3) Abhidhamma : pháp đặc biệt, thắng pháp (nam).
4) Abhivādeti : chào, cúi chào (đ.từ).
5) Abhirati : sự thích thú, mãn nguyện (nữ).
APA
1) Apagacchati : dời xa (đ.từ).
2) Aparādha : tội lỗi (nam).
3) Apaciti : sự kính trọng, tôn kính (nữ)
4) Apacināti : làm giảm bớt (đ.từ).
5) Apakāra : sự làm tổn thương, điều xấu ác (nam).
API
Những danh từ với tiếp đầu ngữ này. Rất hiếm. Thường nó được gặp không có chữ a, và làm một phần tử riêng biệt.
1) Apidhāna : cái nắp, vung đậy (trung).
2) Apiḷandha : được trang hoàng (t.từ).
3) Apilāpeti : nói khoa trương, khoác lác (nói dóc) (đ.từ).
AVA
1) Avajānāti : khinh bỉ (đ.từ).
2) Avaharati : lấy, trộm lấy (đ.từ) .
3) Avasiṭṭha : còn lại (t.từ, q.k.p.t) :
4) Avasitta : rắc đầy (q.k.p.t).
AVA thường biến thành O
5) Onamati : cong xuống (đ.từ).
6) Omuñcati : cởi, mở (đ.từ) .
7) Okkamati : xuống (đ.từ).
8) Onīta : dời khỏi (q.k.p.t).
U
1) Ukkhipati : tung lên, ném lên (đ.từ).
2) Ucchindati : cắt đứt (đ.từ).
3) Uppanna : sinh, phát sinh (q.k.p.t).
4) Ummagga : tà đạo, đường hầm, đường tắt (nam).
5) Uttama : cao nhất, lớn nhất (t.từ).
6) Udaya : sự gia tăng (nam).
7) Ussahati : cố gắng, nỗ lực (đ.từ).
8) Ussāraṇā : làm cho trở lui, rút lại (nữ) .
UPA
1) Upakkama : sự tấn công, kế hoạch, phương tiện (nam).
2) Upakāra : sự giúp đỡ (nam) .
3) Upanisīdati : ngồi gần (đ.từ).
4) Upamāna : sự so ánh (trung).
5) Upavāda : quở trách, tìm lỗi (nam).
6) Upanayhati : quấn quanh, bọc lại, ôm ấp (đ.từ).
DU
1) Duggandha : mùi thúi (nam).
2) Dukkara : khó làm (t.từ).
3) Dubbhikkha : nạn đói
4) Dukkha : sự khổ đau, khó chịu (trung).
NĪ
1) Nikkhamati : đi ra (đ.từ).
2) Nimmita : sáng tạo (q.k.p.t).
3) Niyyāti : đi ra (đ.từ).
4) Nīvaraṇa : triền cái, ngăn che (trung) .
5) Nīharati : đuổi ra (đ.từ).
NI
1) Nicaya : chất đống, đống (nam).
2) Nigacchati : chịu đựng (đ.từ) .
3) Nikhāta : được đào ra, khai quật (qkpt)
4) Nikkhila : toàn thể (t.từ) .
5) Nikūjati : hót, líu lo (chim) (đ.từ).
PA
1) Pabhavati : phát xuất, bắt đầu (đ.từ).
2) Pakkhipati : ném vào, bỏ vào (đ.từ).
3) Padhāna : chính, trước tiên (t.từ).
4) Pasanna : trong sáng, vui mừng (tt)
5) Paṇidahati : khát khao, nguyện vọng (đ.từ).
6) Pajānāti : biết rõ (đ.từ).
PARĀ
1) Parājeti : thắng, chinh phục (đ.từ).
2) Parābhava : sự phá sản, thất sủng (nam).
3) Parāmasati : đề cập đến (đ.từ).
4) Parakkama : sự luyện tập, nỗ lực (nam).
PARI
1) Paricarati : phục vụ, hầu cận (đ.từ).
2) Paricchindati : làm mốc, chia ranh giới (đ.từ).
3) Paridhāvana : chạy khắp (dđt)
4) Parijànàti : biết tường tận, tận tri (đ.từ).
5) Parivisati : hầu bàn, giúp trong khi ăn (đ.từ).
6) Paribhāsati : nhục mạ (đ.từ).
7) Pariharati : mang, sử dụng (đ.từ).
8) Parippuṇṇa : để đầy (q.k.p.t).
PATI / PAṬI
1. Paṭikkhipati : từ chối, ném trả (đ.từ).
2. Patirūpa : hợp, giống, cải trang làm (t.từ).
3. Paṭirāja : ông vua thù địch (nam).
4) Paṭibhāti : nẩy sinh (ý nghĩ) (đ.từ) .
5) Paṭinissajati : từ bỏ (đ.từ).
6) Paṭigaṇhāti : nhận (đ.từ).
7) Paṭivedha : sự đạt đến tuệ giác (nam).
VI
1) Vigacchati : từ giã, ra đi (đ.từ).
2) Vikirati : rải khắp (đ.từ).
3) Vijānana : sự chứng nhận, tri thức (dđt).
4) Vividha : khác nhau (t.từ) .
5) Vighāṭana : mở, cởi ra (dđt).
6) Vidhūma : không có khói (t.từ).
7) Visiṭṭha : phân biệt (q.k.p.t) .
SAṂ
1) Saṃvasati : cộng sinh, sanh chung (đ.từ).
2) Sambodhi : toàn giác (nữ) .
3) Saṅkiṇṇa : hỗn hợp (q.k.p.t).
4) Saṃsaraṇa : luân hồi (dđt).
5) Sammukha : hiện diện, đối mặt với (t.từ).
6) Sammuti : quy ước (nữ).
SU
1) Sugandha : mùi hương, thơm (nam) (t.từ).
2) Subhikkha : đầy thức ăn (t.từ) .
3) Sukara : dễ làm (t.từ).
4) Sudukkara : rất khó (t.từ).
5) Sugati : thiện thú, nhàn cảnh (nữ).
6) Suciṇṇa : khéo thực hành (q.k.p.t)
DỊCH RA TIẾNG VIỆT
1/ " Sace Soṇadaṇḍo bhavaṃ samaṇaṃ Gotamaṃ dassanāya upasaṅkamissati, bhoto Soṇadaṇḍassa yaso parihāyissati; samaṇassa Gotamassa yaso abhivaḍḍhissati." (D.i.113).
2/ " So gantvā taṃ bhataṃ pañcahi pacceka-buddhasatehi saddhiṃ saṃvibhaji… te pi olokentā eva aṭṭhaṃsu." (Dh.A.iii.371).
3/ "So tato cuto devaloke nibbattitvā deva-manussesu saṃsaranto imasmiṃ Buddhuppāde Bhaddiyanagare seṭṭhikule nibbatti." (Ibid. iii. 372).
4/ "So… nikkhitadhaññe parikkhīṇe parijanaṃ pakkosāpetvā āha : "gacchatha, tātā, pabbataṃ pavisitvā jīvantā subhikkhakāle mama santikaṃ āgantukāmā āgacchatha; anāgantukāmā tatth' eva jīvathā' ti." (Ibid. iii. 366).
5/ "Puna kaṭacchuṃ pūretvā ādāya āgacchantiṃ Uttarāya dāsiyo disvā : "apehi, dubbinīte, na tvaṃ amhākaṃ ayyāya upari pakkasappiṃ āsiñcituṃ anucchavikā ti santajjentiyo… pothetvā bhūmiyaṃ pātesuṃ." (Ibid. iii. 311).
6/ "Seyyathā pi bhante nikkujjitaṃ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṃ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṃ ācikkheyya… evaṃ Bhagavatā anekapariyāyena dhammo pakāsito." (D.ii.41…)
7/ "Atha kho Ambaṭṭho māṇavo yena so vihārosaṃvutadvāro tena appasaddo upasaṅkamitvā ataramāno ālindaṃ pavisitvā ukkāsitvā aggalaṃ ākoṭesi. Vivari Bhagavà dvāraṃ." (Ibid. i, 89).
8/ "Atha kho Ambapālī gaṇikā Bhagavato adhivāsanaṃ viditvā uṭṭhāy’āsanā Bhagavantaṃ abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā pakkāmi." (D. ii.95).
9/ "Attano vāmapāde dvīhi aṅgulīhi tassa pāde gahetvā vihāraṅgaṇe gaṇe pothento tato tato ākaḍḍhi. So parivattanto thāmasā vissajjetuṃ ussahanto pi vissajjetuṃ nāsakkhi. " (Rasavāhinī).
10. "Atha yakkho gajjanto bhuje appoṭhento abhidhavi. Yodho pi tattha ṭhito vegena ākāsaṃ abbhuggantvā vāmapādaṅgulīhi tassa hanukaṭṭhiṃ pahari." (Ibid).
DỊCH RA PĀLI
1/ Vị hoàng tử trẻ Duṭṭhagāminī sau khi đã kết hợp được một đạo quân khổng lồ đã hành quân chống lại người thống trị Tamil, Eḷāra.
2/ Vào ngày thứ tư của nửa đầu tháng Vesākha, ngươi nên xuất gia đến tình trạng không nhà.
3/ Những con sông trong tỉnh này phát nguyên từ đẫy đồi chung quanh núi Adam Peak.
4/ Sau khi đặt di hài của vị thánh chúa vào trong vòm bảo tháp, nhà vua đến đấy để chiêm bái hàng năm.
5/ Vị chúa tể của loài Dạ xoa vượt trên cả Đế Thích về phương diện tài sản.
6/ Vì đêm đã quá khuya, những vị thiên đã nhóm họp để nghe bậc hiền nhân thuyết pháp đã chào ngài và biến mất.
7/ Hoàng Hậu suy nghĩ về vấn đề này rất lâu và cuối cùng ra lệnh những nữ tỳ của bà đưa người lạ mặt đến trước bà.
8/ Những kẻ trộm đã lấy đi tất cả những đồng tiền vàng mà người đàn bà già nua đã chôn trong cái chum đồng ở dưới nền nhà phòng ngủ của bà.
9/ Bà ấy khinh bỉ người chồng của bà vì ông ấy đã không gửi cho bà cả đến một bức thư duy nhất từ khi ông ta rời khỏi xứ.
10/ Phần còn lại của gia tài mà y được hưởng, y đã giao cho người chị thân yêu của y, và sau khi từ giã bà, y ra đi khỏi đô thị, đến một đáo xứ bất định.
NGỮ VỰNG
- Aggala: then cửa (trung).
- Adhivāsanā: sự ưng thuận, chịu đựng (nữ) .
- Ataramāna: thong thả (htpt).
- Anucchavika: thích hợp (tt).
- Apeti: di chuyển, dời sang một bên (đt).
- Appoṭhenta: vỗ tay (htpt).
- Ācikkheyya: sẽ nói, báo cho (đt).
- Abhidhāvati: chạy ngược chiều, gặp (đt).
- Abhivaḍḍhati: tăng thêm (đt).
- Abbhuggantvā: đã nhảy lên (bbqkpt).
- Asakkhi: có thể (đt).
- Ākoṭeti : đụng nhằm, va nhằm (đt).
- Āgantukāma: sẵn sàng đến (tt).
- Parihāyati: giảm bớt (đt).
- Ālinda: sân thượng (nam).
- Ukkāsitvā: đã ho (bbqkpt).
- Ukkujjeyya: xuất đầu lộ diện (đt).
- Ussuhanta: cố gắng (htpt).
- Kaṭacchu: cái muỗng (nam).
- Gajjanta : gầm lên (htpt).
- Gaṇikā: kỹ nữ (nữ).
- Tāta: người thân yêu (nam).
- Thāma: sức mạnh (nam).
- Dubbinīta: không được huấn luyện (qkpt).
- Nikkujjita: bị lật úp (qkpt).
- Pakka: bị nấu, bị luộc (qkpt).
- Pakkāmi: đi (đt).
- Pariyāya : phương pháp, cách, đồng nghĩa (nam).
- Parikkhīṇa: kiệt lực (qkpt).
- Pothenta: đánh (htpt).
- Buddhuppāda: thời có phật xuất hiện (nam).
- Bhuja: bàn tay (nam).
- Mūḷha: đi lạc, điên rồ (qkpt).
- Parihāyati: giảm bớt, nhỏ lại (đt).
- Vāma: còn lại (tt).
- Viditvā: đã biết (bbqkpt).
- Vissajjetuṃ: phóng thích (vbc).
- Vega: tốc lực (nam).
- Santajjentī: hăm dọa (nữ) (htpt).
- Saṃvuta: bị đóng kín (qkpt).
- Saṃvibhajati : san sẻ (đt).
- Saṃsaranta: luân hồi (htpt).
- Pakkosāpetvā: đã sai gọi (bbqkpt).
- Paticchanna: được bao phủ (qkpt).
- Parivattanta: lăn, quay tròn (htpt).
NGỮ VỰNG
- Adam ‘s Peak : samantakūṭa-pabbata (nam)
- Phòng ngủ : sayanāgāra (trung)
- Thân yêu (c.1) : piya (tt)
- Từ giã (c.10) : viyogāsaṃsanaṃ katvā (bbqk)
- Đến (c.10) : gamanāya, gantukāmo
- Chôn (c.8) : nidahita (qkpt)
- Khinh bỉ (c.9) : avamāneti, nindati (đt)
- Đáo xứ : patthitaṭṭhāna (trung)
- Suy nghĩ (c.7) : jhāyati, anuvirakketi (đt)
- Sự hiện diện (đến trước mặt) (c.7): abhimukha (trung)
- Quá khuya (c.6) : abhikkanta (qkpt)
- Cuối cùng (c.7) : osāne, ante
- Giao cho (c.10) : paṭicchāpesi (đt)
- Sau khi đặt (c.4) : nidahitvā (bbqk)
- Tình trạng không nhà (c.2) : anagātiya (trung)
- Duy nhất (c.9) : ekaka (tt)
- Người lạ mặt (c.7) : āgantuka (nam)
- Vượt trên (c.5) : atikkami (đt)
- Nữ tỳ (c.7) : paricārikā (nữ)
- Hành quân chống lại : abbhuyyāsi (đt)
- Biến mất (c.6) : antaradhāyi (đt)
- Cả đến (c.9) : api
- Tĩnh (c.5) : padesa, janapada (nam)
- Dãy đồi : pabbatarāji (nữ)
- (Phần) còn lại (c.10) : avasiṭṭha (htpt)
- Bậc thánh chúa (c.4) : rājisi (nam)
- Ra đi (c.10) : nikkhami (đt)
- Từ khi (c.9) : (-kālato) paṭṭhāya
- Gia tài hưởng được (c.10) : dāyāda (nam)
- Về phương diện tài sản (c.5) : dhanena
- Bất định (không biết được) (c.10) : avidita, apākāṭa (qkpt)
- Vòm (bảo tháp) (c.4) : abbhaṇtara (-gabbha) (nam).
(72) Trong đoạn 55 có nói rằng động từ cơ bản của thụ động thể được thành lập bằng cách thêm ya vào động từ căn. Ya được nối thêm vào động từ căn theo nhiều cách :
A- Nó được trực tiếp thêm vào ngữ căn kết thúc bằng một nguyên âm. Trong trường hợp ấy nguyên âm gốc ā của ngữ căn được đổi thành ī, i và u được biến thành trường âm.
B- Với những ngữ căn kết thúc bằng phụ âm (khi nguyên âm thuận thanh đã bị bỏ) nó được thêm vào ngữ với sự trợ giúp của một chữ ī (hay i).
C- Trong nhiều trường hợp y của ya ở sau một ngữ căn kết thúc bằng phụ âm được đồng hóa với phụ âm ấy hoặc bị biến đổi cùng với phụ âm ấy.
Ví dụ :
A- dā (cho) + ya + ti : dīyati.
pā (uống) + ya + ti : pīyati (được uống).
ci (thu nhập) + ya + ti : cīyati.
su (nghe) + ya + ti : sūyati (được nghe).
ni (dẫn dắt) + ya + ti : nīyati (được mang đi).
bhū (là) + ya + ti : bhūyati (được trở thành).
Chú ý: Đôi khi y được gấp đôi và trường âm trước nó ngắn lại:
su + ya + ti : suyyati (được nghe).
ni + ya + ti : niyyati (được mang đi).
B- karo (làm) + ī + ya + ti : karīyati (được làm).
hasa (cười) + ī + ya + ti : hasīyati (bị cười).
sara (nhớ) + ī + ya + ti : sarīyati (được nhớ).
bhuñja (ăn) + ī + ya + ti : bhuñjīyati (bị ăn).
iccha (mong mỏi) + ī + ya + ti : icchīyati (được mong mỏi).
C- paca (nấu) + ya + ti : paccati (được nấu).
hana (giết) + ya + ti : haññati (bị giết).
khāda (ăn) + ya + ti : khajjati (bị ăn).
badha (trói) + ya + ti : bajjhati (bị trói buộc).
labha (được) + ya + ti : labbhati (bị được).
(73) Giải thích về những sự đồng hóa hay biến đổi trên:
c + y hoặc t + y đổi thành cc.
ch + y hoặc th + y đổi thành cch.
j + y hoặc d + y đổi thành jj.
jh + y hoặc dh + y đổi thành jjh.
ñ + y hoặc n + y đổi thành ññ.
v + y đổi thành bb.
s + y đổi thành ss.
Chú ý : Không những chữ y của thụ động thể mà cả chữ y của động từ tướng đệ tam động từ cũng được biến đổi tương tự. (xin xem ở đoạn 64 ở trên).
DỊCH RA TIẾNG VIỆT
1/ "Paccati munino bhattaṃ
Thokathokaṃ kule kule." (Thg.248).
2/ "Samitattā hi pāpānaṃ
Samaṇo ti pavuccati." (Dhp. 265).
3/ "So bajjhataṃ pāsasatehi chabbhi,
Rammā vanā niyyatu rājadhāniṃ,
Tuttehi so haññatu pācanehi,
Bhisāni te, brahmaṇa, yo ahāsi." (J.Bhisa).
4/ "So… bhante, ajja ādiṃ katvā agginā pi mama santakaṃ mā ḍayhatu, udakenā pi mā vuyhatū' ti patthanaṃ akāsi." (Dh.A.iv. 206).
5/ "Addasā kho aññataro upāsako taṃ bhikkhaṃ kiṭāgirismiṃ piṇḍāya carantaṃ, disvāna… taṃ bhikkhuṃ abhivādetvā etad' avoca : 'api bhante piṇḍo labbhatī' ti." (V. Cullavagga, P.11).
6/ Kacchapo haṃsehi nīyamāno daṭṭhaṭṭhānato daṇḍakaṃ vissajjetvā ākāsaṅgaṇe patitvā dvedhā bhijji. (see p.92, iv, Dh.A).
7/ "Ath' eko makkaṭo tattha tattha gocaraṃ pariyesamāno phalavantaṃ taṃ rukkhaṃ āruyha phalāni khādanto tasmiṃ pāse pādena bajjhi." (Rasavāhinī).
8/ "Evaṃ kir' assa ahosi : saddhā gamissanti yeva; assaddhà pi pana dhanalobhena gantvā dhammaṃ sutvā dukkhā muccissantī' ti." (Dh.A.iv, 205).
9/ "Ekamantaṃ nisinnaṃ kho Anāthapiṇḍikaṃ gahapatiṃ Bhagavā Etad' avoca: Api nu te; gahapati, kule dānaṃ dīyatī' ti." (A.iv, 392).
10/ "Dīghassa addhuno accayena tassa mahānirayassa puratthimaṃ dvāraṃ avapurīyati; so tattha sīghena javena dhāvati : tassa sīghena javena dhāvato chavi pi ḍayhati, cammaṃ pi ḍayhati, maṃsaṃ pi ḍayhati." (M.iii, 184).
DỊCH RA PĀLI
1/ Những người gian lận không được ai kính trọng, chúng bị khinh bỉ bởi tất cả mọi người.
2/ Anh có bị hành hạ bởi những kẻ thù của anh khi anh đang đi một mình trong sa mạc không ? (ở quá khứ).
3/ Nghe nói rằng người láng giềng của chúng ta bị tất cả bạn bè của y xa lánh vì những hành vi bất hảo của y.
4/ Vị hoàng tử được tháp tùng bởi người phụ đạo (thầy) của ông, những vị bộ trưởng, và những cận vệ trong tất cả những chuyến du hành của ông.
5/ Năm mươi người lính và ba mươi con ngựa đã bị thương và bị giết trong chiến trường; những thi hài của chúng được chôn cất bởi vài người được sai bởi người chỉ huy của đạo.
6/ Người du khách bị tấn công và bị cướp bóc bởi những kẻ cướp khi ông ta chỉ có một mình và không có khí giới để chiến đấu.
7/ Vị ấy được nuôi bằng cơm ngon dọn cho vị ấy trong một dĩa bằng vàng, và nền chuồng ngựa của vị ấy được xông bốn mùi hương.
8/ Chung quanh chuồng ngựa được treo những tấm màn màu hoa cà, trong khi trên đầu có một cái lọng mắc đầy những ngôi sao bằng vàng.
9/ Cuốn tiểu thuyết tuyệt hay này được đọc một cách thích thú bởi nhiều người, và luôn luôn được chúng ưa chuộng.
10/ Bức tranh của anh sẽ được nhiều người hâm mộ, nhưng sẽ không được ai mua.
NGỮ VỰNG
- Addhā: thời gian lâu dài (nam).
- Avāpurīyati: được mở ra (đt).
- Ahāsi :mang, giật đi, ăn trộm (đt).
- Kiṭāgiri: tên khu làng (nam).
- Gocara: đồ ăn, đồng cỏ (nam).
- Chavi: lớp da trên (nữ)
- Java: tốc lực (nam).
- Ḍayhati: bị đốt cháy (đt).
- Bhijji: bị gẫy, bể (đt).
- Makkaṭa: con khỉ (nam).
- Muccissati: sẽ được phóng thích (đt).
- Ramma: thích thú (tt).
- Rājadhāni: thủ đô, kinh đô (nữ).
- Labbhati : được, có (đt).
- Tutta: cái cọc để luyện voi (trung).
- Thoka: một ít (tt).
- Niyyati: được dẫn dắt (đt).
- Pariyesamāna: tìm kiếm (htpt).
- Pavuccati: được nói (qkpt).
- Pācana : gậy nhọn (trung)
- Pāsa : cái bẫy (nam).
- Bajjhi: bị trói buộc (đt).
- Bajjhataṃ: hãy để y bị trói buộc (đt).
- Vissajjetvā: sau khi rời bỏ (bbqk).
- Vuyhati: bị nổi trôi, bị cuốn theo dòng.
- Santaka: tài sản (trung).
- Samitatta: tình trạng yên lặng (trung).
- Haññati: bị giết (đt).
NGỮ VỰNG
- Sai (c.5) : āṇatta (qkpt)
- Cận vệ (c.4) : aṅgarakkhaka (nam)
- Cái lọng (c.8): vitāna (nam, trung)
- Chỉ huy quân đội (c.5) : senāpati (nam)
- Màu hoa cà (c.8) : lohitavaṇṇa (tt)
- Tấm màn (c.8) : sāṇi (nữ)
- Sa mạc (c.2) : kantāra (nam)
- Tuyệt hay (c.9) : atisundara (tt)
- Ngon (c.7) : ativisiṭṭha (qkpt)
- Gian lận (c.1) : saṭha (tt)
- Được tháp tùng (c.4) : parivārīyati (đt)
- Được hâm mộ (c.10) : vimhayena olokīyati, patimānīyati
- Bị xa lánh (c.3) : cajīyati (đt), vajjīyati
- Tiểu thuyết (c.9) : navakathā (nữ)
- Navannabandha (nam)
- Được ưa chuộng (c.7) : agghīyati (đt)
- Được nuôi (c.7) : bhojīyati (tt)
- Được nghe (c.3) : sūyati (tt)
- Được treo (c.8) : olambīyati (đt)
- Bị giết (c.5) : mārīyati (đt)
- Được xông hương : vāsīyati (đt)
- Bị cướp (c.6) : acchindīyati (tt)
- Được đọc (c.9) : paṭhīyati (đt)
- Được dọn (c.7) : upanīyati (đt)
- Bị hành hạ (c.2) : hiṃsīyati (đt)
- Bị thương (c.5) : vaṇīyati (đt)
- Cuộc du hành (c.4) : cārikā (nữ)
- Mùi hương (c.7) : gandha (nam)
- Vì (c.3) : nissāya
- Được chôn cất (c.5) : nikhaṇīyati (đt)
- Được mua (c.10) : kinīyaṭi (đt)
- Chung quanh (c.8) : samantā (trt)
- Dính đầy, mắc đầy (c.8) : khacita (qkpt)
- Bị tấn công (c.6) : paharīyati (đt)
- Trên đầu (c.8) : upari (trt)
- (Một cách) thích thú (c.9) : pīti, tuṭṭhi (nữ)
- Người phụ đạo (c.4): sikkhāpaka (nam).
Những tiền trí từ chỉ sự sai bảo và những phương pháp thành lập các động từ sai bảo được nói ở đoạn 74 tập 1.
(74) Trong số bốn tiền trí từ thuộc loại này, chỉ có e và aya được tiếp theo những ngữ căn kết thúc bằng u hay ū; chỉ có āpe và āpaya được tiếp theo ngữ căn kết thúc bằng ā, và tất cả những ngữ căn thuộc đệ bát động từ, (cách chia thứ tám trong 8 cách thì của động từ Pāḷi).
Bất cứ tiền trí từ nào trong bốn từ nói trên đều có thể nối theo những ngữ căn kết thúc bằng một nguyên âm trên, hoặc kết thúc bằng một phụ âm.
(75) Đối với những động từ thụ động những tiền trí từ này được tiếp theo ngữ căn bằng cách thêm một chữ i ở giữa tiền trí từ và động từ tướng thụ động ya.
Ví dụ :
- Động từ sai bảo, năng động : harāpeti (sai, bảo mang).
- Động từ sai bảo, thụ động : harāpīyati (được sai, bảo mang).
(76) Những tiền trí từ sai bảo được tiếp theo không những cho động từ mà còn cho những phân từ, bất biến quá khứ phân từ, vị biến thể và đệ nhất chuyển hóa ngữ khi chúng diễn đạt một ý nghĩa sai bảo.
Phân từ :
paca (nấu) + e + nta : pācenta (đang sai nấu).
kara (làm) + e + nta : kārenta (đang sai làm).
Bất biến quá khứ phân từ :
hara (mang) + āpe + tvā : harāpetvā (sau khi sai mang).
bhuja (ăn) + āpe + tvā : bhojāpetvā (sau khi cho ăn hay khiến ăn).
Vị biến thể :
mara (chết) + āpe + tuṃ : mārāpetuṃ (giết)
động từ căn gaṇha (lấy) + āpe + tuṃ : gaṇhāpetuṃ (sai lấy).
Đệ nhất chuyển hóa ngữ :
dā (cho) + āpe + tu : dāpetu (người sai cho).
gaha (lấy) + āpe + aka : gāhāpaka (người sai lấy).
(77) Một động từ sai bảo được hình thành từ một động từ căn tha động có nhiều hơn một túc từ sự vật. Khi nó có hai túc từ, thì một trong hai túc từ ấy được gọi là trực tiếp và túc từ kia là gián tiếp.
Puriso kammakāraṃ rukkhaṃ chindāpeti (người đàn ông sai công nhân đốn cây)
Ở đây, rukkhaṃ là túc từ trực tiếp và là cái vật được người đàn ông ấy cần đến. Kammakāraṃ là túc từ gián tiếp vì sự nhu cầu của người đàn ông ấy không tùy thuộc nơi ông.
(78) Cần chú ý rằng túc từ gián tiếp này thường ở sở dụng cách.
Gahapatānī dāsiyā odanaṃ pācāpeti (bà chủ nhà sai người nữ tỳ nấu cơm).
Ở đây, dāsiyā ở sở dụng cách. Nó có thể đổi thành dāsiṃ mà không biến thành đổi ý nghĩa.
(79) Chủ từ trong một câu thành lập với một động từ đơn giản có thể trở thành túc từ gián tiếp khi cũng câu ấy được đặt lại với một động từ sai bảo .
Sūdo odanaṃ pacati (người nấu bếp nấu cơm) là một câu với động từ đơn giản. Khi động từ này được thay bằng một động từ thể sai bảo và một người khác biến thành chủ từ.
Sūdajeṭṭho sūdaṃ odanaṃ pāceti (người bếp trưởng sai người đầu bếp nấu cơm. Sūdo trong câu đầu đã trở thành Sūdaṃ trong câu thứ hai).
DỊCH RA TIẾNG VIỆT
1/ " Rājā pasanno aparāni pi pañcavatthasatāni āharāpetvā pādamūle ṭhapāpesi." (Dh.A.i, 219).
2/ "Rājā te sabbe gāhāpetvā… āvāṭe khaṇāpetvā te tattha nisīdāpetvā upari palālaṃ vikirāpetvā aggiṃ dāpesi." (Ibid. i. 223).
3/ "Pañcasatatāpase Himavantato āgantvā nagare bhikkhāya carante disvā pasīditvā nisīdāpetvā bhojetvā paṭiññaṃ gahetvā cattāro māse attano santike vasāpetvā… uyyojesuṃ." (Ibid.i, 203).
4/ "Daharakālato paṭṭhāya hi taṃ mārāpetuṃ vāyamanto va seṭṭhī mārāpetuṃ nāsakkhi; kiṃ akkharasamayaṃ sikkhāpessati ? " (Ibid.i, 180).
5/ "Gāmamajjhe vuttapakāraṃ gehaṃ kāretvā gāmasatato paṇṇākāraṃ āharāpetvā janapade seṭṭhino dhītaraṃ āharitvā maṅgalaṃ katvā seṭṭhissa sāsanaṃ pahiṇi." (Ibid.i, 182).
6/ "Tassa heṭṭhābhāgaṃ sodhāpetvā pākāra-parikkhepaṃ kārāpetvā vālikaṃ okirāpetvā dhaja-patākaṃ ussāpetvā vanappatiṃ alaṅkaritvā… patthanaṃ katvā pakkāmi." (Ibid.i, 1).
7/ "Tena kho pana samayena āyasmato Sāriputtassa upaṭṭhākakulaṃ āyasmato Sāriputtassa santike dārakaṃ pāhesi; imaṃ dārakaṃ thero pabbājetū' ti." V.i.83.
8/ "Sace vo dhanena attho, khippaṃ maṃ bandhanā mocetvā sīsaṃ nahāpetvā ahatavatthāni acchādetvā gandhehi vilimpāpetvā pupphāni pilandhāpetvā ṭhapethāti." (J. Vedabbha).
9/ "Sakko devarājā : "kiṃ no sādhāraṇena rajjenā' ti" Asure dibbapānaṃ pāyetvā matte samāne pādesu gahetvā sinerupapāte khipāpesi." (J. Kulāvaka).
10/ "Rājā pañcasate naggasamaṇake gāhāpetvā… āvāṭesu nikkhaṇāpetvā palālehi paṭicchādetvā aggiṃ dāpesi." (Dh. A. iii.67).
DỊCH RA PĀLI
1/ Vị vua của vương quốc ấy đã sai xây một bảo tháp ở tại chỗ vị Thượng Toạ đã bị giết.
2/ Ông sai xây lại cung điện lớn ấy với phí tổn một trăm ngàn tiền vàng.
3/ Anh phải khiến cho ông ta làm điều này, nếu không chắc chắn ông ta sẽ khiến ông vua thù địch tấn công vương quốc của anh.
4/ “Nếu ngài muốn vương vị, thì hãy giải phóng tôi khỏi những trói buộc này.” Người Bà la môn khôn ngoan đã bảo thái tử trẻ.
5/ Công chúa sai đưa đến trước nàng ba người thầy bói và bảo từng người giải thích cho nàng nghe vì sao nàng không thể thành hôn với người yêu.
6/ Người Bà la môn Uddālaka Āruṇi dạy cho con trai ông ta Svetaketu tất cả những gì ông ta biết.
7/ Người tá điền sai những nông phu đào một cái giếng ngay giữa cánh đồng của ông ta.
8/ Bà mẹ sai người nữ tì cho hài nhi của bà ăn.
9/ Vị ác tăng Đề Bà Đạt Đa đã khiến cho vị thái tử ngu ngốc A-Xà-Thế giết cha.
10/ Sau khi sai đeo quanh cổ mình những hoa đỏ, vị thủ Tướng sai dẫn ông ta đi từ giao lộ này đến giao lộ khác, từ đường phố này đến đường phố khác.
NGỮ VỰNG
- Akkharasamaya: khoa đọc và viết (nam).
- Ahata : mới (tt).
- Āharāpetvā: sau khi sai đem lại (bbqk)
- Uyyojesi: đuổi đi (đt).
- Okiràpetvā: sau khi sai rải rác (bbqk).
- Dahara: trẻ (tt).
- Dāpesi: khiến cho, sai cho (đt).
- Nagga: khỏa thân, trần trụi (tt).
- Nikkhanāpetvā : đã sai đào (bbqk).
- Paṭiññā: sự bằng lòng, lời hứa (nữ).
- Paịṇākāra: món quà (nam).
- Patthanā: khát vọng (nữ).
- Pabbājeti: khiến đi tu (đt).
- Parikkhepa: bao quanh (nam).
- Palāla: rơm (trung).
- Pāyetvā: sai uống (bbqk)
- Pāhesi: sai gửi đi (đt).
- Bandhana: sự trói buộc, dây trói (trung).
- Maṅgala: (hôn lễ) (trung)
- Mocetvā: sau khi mở trói (bbqk).
- Vanappati : một thứ cây có quả mà không có hoa (nam).
- Vāyamanta: cố gắng (htpt).
- Vilimpāpetvā : đã sai trang điểm (bbqk).
- Vikirāpetvā: đã sai rải rác ((bbqk).
- Vuttappakāra: thuộc về cái đã nói (trung).
- Sādhāraṇa: thông thường (tt).
- Sikkhāpeti: dạy (đt).
- Sodhāpetvā: sau khi sai chùi (bbqk).
NGỮ VỰNG
- Sai tấn công (c.3) : hanāpeti (đt)
- Sai cho ăn (c.8) : pāyāpesi (đt)
- Sai xây lại (c.2) : puna kārāpesi (đt)
- Khôn ngoan (c.4) : (upāya)-kusala (tt)
- Không thể (c.5) : na sakkhi (thêm động từ ở vbc)
- Phí tổn (c.2) : paribbaya (nam)
- Vương vị (ở đây) (c.4) : makuṭa (nam, trung)
- Phải khiến ông ta làm (c.3) : kāretabbaṃ (htpt)
- Nông phu (c.7) : gāmika, jānapadika (nam)
- Vương quốc (c.3) : rajja (trung)
- Từng người (c.5) : visuṃ visuṃ
- Nếu không (c.3) : no ce (bbt)
- Sai dẫn (ông ta) đi (c.10): nayāpesi (đt)
- Sai treo (c.10) hay đeo : olambāpetvā (bbqk)
- Chắc chắn : addhā, dhuvaṃ (trt)
- Giao lộ (c.10) : siṅghāṭaka (trung)
- Người yêu (c.5) : vāritaka, piyāyaka (nam)
- Bảo họ giải thích (c.5) : vitthārāpesi (đt)
- Thầy bói (c.5) : nimittapāṭhaka (nam)
- Dạy (c.6) : uggaṇhāpesi (đt)
- Kết hôn (c.5) : āvāhetuṃ, vivāhetuṃ (vbc)
VỊ TRÍ CỦA NHỮNG TIẾNG TRONG MỘT CÂU.
(80) Những tiếng định tính cho chủ từ hay túc từ thường thường đứng trước chủ từ hay túc từ.
Trạng từ đi trước động từ, nhưng những trạng từ chỉ thời gian luôn luôn đứng ở đầu câu.
Ví dụ : Tadā tasmiṃ gāme cattāro purisā mahantaṃ rukkhaṃ sīghaṃ chindiṃsu.
Chủ từ : purisā - Tiếng định tính cho chủ từ : cattāro.
Túc từ : rukkhaṃ - Tiếng định tính cho túc từ: mahantaṃ.
Động từ : chindiṃsu.
Trạng từ : sīghaṃ.
Khoáng trương thuật từ : Tadā tasmiṃ gàme.
(81) Những tiếng xưng hô (ở Hô cách) rất thường đặt ở đầu câu:
1) Bhante imasmiṃ sāsane kati dhurāni honti? (thưa Ngài trong tôn giáo này có bao nhiêu phận sự?) (Dh.A.1,7).
2) "Āvuso, imaṃ temāsaṃ katīhi iriyāpathehi vītināmessatha ?" (này các hiền giả, chư vị sẽ sống qua ba tháng này với bao nhiêu uy nghi ?) (Ibid. i.9).
3) "Bhoti, sace vejjaṃ ānessāmi, bhattavetanaṃ dātabbaṃ bhavissati." (Này bạn, nếu tôi mời về một y sĩ, thì phải cho ông thức ăn và phí tổn).
(82) Nghi vấn thể được diễn đạt bằng cách sử dụng những trạng từ nghi vấn, đại danh từ hay phân từ ở ngay đầu câu.
Khi có một nghi vấn từ trong một câu, thì từ ngữ xưng hô nếu có, chiếm vị trí thứ hai, vị trí cuối cùng, hoặc một vị trí nào khác trong câu.
1) "Kiṃ kathesi, bhātika? " (Anh nói gì?) (Dh.A.i.6).
2) "Ap' āvuso, amhākaṃ satthāraṃ jānāsi?" (Này hiền giả, có biết bậc thầy của chúng ta không?") (D. ii. 162).
3) "Kiṃ pana, bhante, idāni pi dinne labhissantī' ti?" (chúng sẽ được cái gì, thưa ngài, nếu được cho bây giờ?) (Dh.A.I, 104).
4) "Kuhiṃ yāsi, upāsaka?" (Anh đi đâu, hỡi cư sĩ?" (Ibid.i, 18).
5) "Kahaṃ gato'si āvuso?" (Hiền giả đã đi đâu? (Ibid.ii,257).
6) "Ko tattha vasati?" (Ai đang ở đây?) (Ibid.i,14).
7) "Kasmā so sapo etaṃ na ḍasi?" (Tại sao con rắn này không cắn ông ta?) (Ibid.i,258).
Nghi vấn thể cũng được diễn đạt bằng cách đặt động từ ra đầu câu, rất thường khi tiếp theo với phân từ nu .
Passatha nu tumhe, bhikkhave, amuṃ mahantaṃ aggikkhandhaṃ…?" (này các tỳ kheo, các ông có thấy đám lửa lớn kia không ?) (A.iv, 128).
(83) Những từ ngữ tỏ ý ưng thuận cũng được đặt đầu câu. Những tiếng xưng hô trong những câu như vậy được đặt kết cận những từ ngữ ưng thuận.
1) "Āma samma, idānāhaṃ vihāraṃ gantvā theraṃ… disvā āgato' mhi." (vâng, này bạn, vừa rồi tôi mới đi đến chùa và trở về sau khi đã thấy vị thượng tọa) (Dh. A.i, 19).
2) "Evaṃ, āvuso' ti kho āyasmā Ānando tassa bhikkhuno paṭissutvā yena Bhagavā ten' upasaṅkami." (trả lời cho vị Tỷ kheo kia, nói vâng, thưa hiền giả vị trưởng lão Ānanda đi đến chỗ đức Thế Tôn). D.ii, 144.
(84) Khoáng trương của thuật từ, dù đấy là một tiếng độc nhất, hay một từ ngữ hay một mệnh đề, được đặt ngay trước động từ.
1) "Ajja kho pan' Ānanda, rattiyā pacchime yāme, kusinārāyaṃ… Mallānaṃ sālavanne, antarena yamakasālānaṃ Tathāgatassa parinibbāṇaṃ bhavis-sati." (D.ii, 134).
Chủ từ : parinibbāṇaṃ.
Thuật từ : bhavissati.
Khoáng trương thuật từ : (i) ajja. (ii) rattiyā pacchime yāme. (iii) kusinārāyaṃ Mallānaṃ sālavane. (iv) antarona yamakasālānaṃ.
(2) Luddako migaṃ māretvā maṃsaṃ pacitvā khāditvā pānīyaṃ pivitvā avasesaṃ ādāya gharaṃ agamāsi.
Khoáng trương thuật từ ở đây là : (i) migaṃ māretvā. (ii) maṃsaṃ pacitvā. (iii) maṃsaṃ khāditvā. (iv) pānīyaṃ pivitvā. (v) avasesaṃ ādāya.
(85) Những phân từ điều kiện cách sace, yadi và những tán thán từ được đặt đầu câu.
(86) Ca, và ce (nếu) không bao giờ được đặt ở đầu câu.
1) "Sac' āhaṃ gehaṃ gamissāmi : Sāmiko te kuhin? ti pucchissanti." (Nếu tôi về nhà, họ sẽ hỏi tôi : chồng ngươi ở đâu ?) (Dh. A.ii, 222).
2) "Yadi pana me parājayo bhaveyya, mataṃ me jīvitā seyyo." (Chẳng thà chết nếu tôi phải bị đánh bại). (Guttilavimāna).
3) "Pāpañ ce puriso kayirā
Na taṃ kayirā punappunaṃ."
(Nếu một người lỡ làm điều ác một lần rồi, thì nó không nên làm lại nhiều lần) (Dhp. 117).
4) "Aho! Imasmiṃ loke ayuttaṃ vattati." (Than ôi, sự bất công đầy dẫy trên thế giới này). (J.Kukkura).
5) "Hā ! Hato' smi". (Ôi, chết tôi rồi).
6) "Ekasmiṃ pabbatapāde sīho ca vyaggho ca ekissā yeva guhāya vasanti." (Dưới chân một ngọn núi, một con sư tử và một con cọp sống chung trong một cái hang). (J. Māluta).
Cần lưu ý ở đây rằng hai chủ từ cùng ở số ít, được liên kết với nhau bằng chữ ca (và), và động từ ở số nhiều.
(87) Những bất biến từ sau đây được dùng đi với nhau :
1) Yathā … tathā : "yathā me dhanaccedo na hoti tathā karissāmi." (Tôi sẽ cố làm sao cho khỏi mất mát tài sản của tôi) (Dh. .A.i, 25).
2) Yāva … tāva : "Yavā' haṃ āgamissāmi tāva idh' eva tiṭṭhāhi. (Hãy đợi ở đây cho đến khi tôi trở lai).
3) Yadā … tadā : "Yadā te vivadissanti. Tadā ehinti me vasaṃ." (J. Sammodamāna).
(Chúng còn tranh chấp nhau thì chúng sẽ phải chịu ở dưới sự kiểm soát của tôi).
4) Yattha … tattha : "Yattha Bhagavā dhammaṃ deseti tattha mahājano sannipatati". (Chỗ nào Đức Thế Tôn thuyết pháp thì chỗ ấy đám đông tụ lại).
Chú ý : Mệnh đề liên kết được đặt ở trước mệnh đề chính.
(88) Khi có nhiều chủ từ thuộc nhiều ngôi thứ khác nhau và có một động từ trong câu, thì động từ được đặt ở ngôi thứ nhất số nhiều.
Nếu không có chủ từ nào thuộc ngôi thứ nhất, thì động từ được đặt ở ngôi thứ hai số nhiều.
1) So ca tvaṃ ca ahañ ca gāmaṃ gacchāma. (Nó, anh và tôi đi đến làng).
2) Te ca tumhe ca nadiyaṃ nahāyathā. (Chúng nó và các anh tắm trong con sông).
(89) Một chủ từ có thể có nhiều hơn một động từ đã chia :
"Kiṃ bhoṇe, tiṭṭhatha? Imaṃ kumāraṃ gaṇhatha, hanatha, palāpetha"
(Tại sao bọn các ngươi đứng yên ? Hãy bắt Thái tử này, đánh y và đuổi đi). (J. Nidāna).
Ở đây chủ từ tumhe được hiểu ngầm. Khi phân tích câu này, người ta phải đưa chủ từ vào mỗi động từ.
(90) Khi có nhiều hơn một chủ từ liên kết bởi chữ ca trong một câu, thì động từ phải ở về số nhiều. Trong trường hợp này động tác của những chủ từ khác nhau phải là một (cùng một động tác).
"Rājā ca rājaputtā ca janapade niyuttakapuriso ca bhaṇḍāgāriko ca anupubbena kālaṅkatvā saddhiṃ parisāya sagge uppajjiṃsu." (Ông vua, những hoàng tử, vị quan đặc trách các tỉnh và viên giữ kho sau khi lần lượt chết đã được sanh lên cõi trời với những tùy tùng của họ) (Khp.A. 203).
(91) Khi nhiều người cùng một động tác, mà một số trong chúng được kèm theo với một trong những phân từ saha, saddhiṃ hay samaṃ (đều chỉ nghĩa "cùng với") hoặc ở vào sở dụng cách, thì động từ trong câu ấy hợp với chủ từ nào ở chủ cách.
1) Rājā saha parisāya uyyānaṃ agami (Vua đi đến vườn với tùy tùng).
2) "Ajjā' haṃ pañcahi bhikkhusatehi saddhiṃ vihāre yeva nisīdissāmi" (Hôm nay tôi sẽ ngồi lại trong tịnh xá cùng với 500 Tỷ kheo.) (Dh.A.i, 369).
3) Satthā Ānandattherena pacchāsamaṇena piṇḍāya cari (Đấng Đạo sư đi khất thực với thị giả là Trưởng lão Ānanda).
Trong ví dụ thứ ba trên đây, không có phân từ liên kết mà chỉ dùng sở dụng cách.
Chú ý : Saha được đặt trước danh từ liên kết (vd1), saddhiṃ đặt sau (vd2), samaṃ rất ít gặp và được đặt ở trước.
(92) Khi chủ từ là một danh từ tổng hợp thì động từ ở về số ít.
1) "Tesu gacchantesu sañjayassa parisā bhijji". (Những người theo Sañjaya bị phân tán khi những vị ấy - Sāriputta và Moggallāna - đi xa). (Dh.A.i, 95).
2) "Rañño Udenassa orodho yen' āyasmā Ānando ten' upasaṅkami." (Đoàn hậu cung của vua Udena đi đến chỗ đại đức Ānanda)(v.cullagagga.290).
(93) Những bất biến từ sau đây ở trong cùng một câu:
1) ca…ca (cả đầu) "Tasmiṃ khaṇe Mahā Moggallānatthero ca Ānandatthero ca cintesuṃ." (Vào lúc ấy, trưởng lão Mahāmoggallāna và trưởng lão Ānanda đều nghĩ). (Dh.A.II, 178).
2) Vā…vā (hoặc là…hoặc là) "Manasā ce paduṭṭhena bhāsati vā karoti vā." (Nếu người ta nói hoặc làm với một tâm cấu uế). (Dhp.1).
3) Pi…pi (cả…lẫn) "Hatthepi chindanti atho pi pāde." (Chúng chặt cả hai tay lẫn hai chân của họ). (Revatī Vimāna).
4) (a) Vā…và (hoặc…hoặc) "Tayā vā mayā vā tattha gantabbaṃ" (hoặc anh hoặc tôi phải đi đến chỗ ấy).
(b) Trường hợp phủ định : Tehi vā amhehi vā taṃ na kātabbaṃ (việc ấy không nên làm bởi chúng nó hay chúng ta – chúng nó không nên làm việc ấy mà chúng ta cũng không nên.)
Có thể diễn đạt cùng ý ấy bằng cách khác như sau :
(c) N' eva tumhehi na amhehi taṃ bhuñjitabbaṃ (cái ấy không nên ăn dù bởi các anh hay bởi chúng tôi).
(d) Na ca so na ca añño paralakaṃ gacchati. (không phải dùng một người ấy cũng không phải một người khác đi qua thế giới khác).
DỊCH RA TIẾNG VIỆT
1/ "Na tassaṃ parisāyaṃ koci devo abhivādeti vā paccuṭṭheti vā." (D.ii, 226).
2/ "Pāṭaliputtassa kho, Ānanda, tayo antarayā bhavissanti : aggito vā, udakato vā, mithubhedā vā." (D. ii, 88).
3/ Mahājano attano attano puttadhītuñātīnaṃ atthāya paridevamāno mahāsaddaṃ akāsi." (Dh.A.ii,6).
4/ "Te attano antevāsikehi aḍḍhateyyehi paribbàjakasatehi saddhiṃ Veḷuvanaṃ agamaṃsu." Dh.A.1, 95.
5/ " Satthari Aggāḷave cetiye viharante bahū upāsikā ca bhikkhuniyo ca vihāraṃ dhammasavaṇāya gacchanti." (J.i, 160).
6/ "Kosalarājā mahantena balena āgantvā Bārāṇasiṃ gahetvā taṃ rājānaṃ māretvā tass' eva aggamahesiṃ attano aggamahesiṃ akāsi." (J. Asātarūpa).
7/ "Sace ayyā imaṃ temāsaṃ idha vasissanti, ahaṃ… uposathakammaṃ karissāmi." (Dh.A.i, 290).
8/ "Yāv' assa añño koci pattaṃ na gaṇhāti, tāv' assa gantvā pattaṃ gaṇha." (Dh.A.iv.128).
9/ "Sādhu, mayaṃ, bhante, labheyyāma Bhagavantaṃ dassanāya." (V. Mahāvagga. 180).
10/ "Musā na bhāse na ca majjapo siyā." (A.i.214).
11/ "Tasmiṃ kho pana, brāhmaṇa, yaññe n' eva gāvo haññiṃsu, na ajelakā haññiṃsu." (D.i, 141).
12/ "Ko nu kho, bho, pahoti imaṃ mahāpaṭhaviṃ … sattadhā, samaṃ, suvibhattaṃ vibhajituṃ?" (D.ii, 234).
(1) Ghi chú :
A - "Aḍḍateyyehi paribbājakasatehi" trong câu 4 ở trên, là một lối dùng chữ đặc biệt. Đáng lẽ phải là : Aḍḍhateyyasatehi paribbājakehi (với 250 tu sĩ lang thang): nhưng sata ở đây phối hợp với paribbājaka sattamanussakoṭiyo là một hợp thể tương tự.
B - Chữ aḍḍhateyya cũng đáng chú ý : "ba trừ nửa" (2,5) có hai số đếm tương tự như là : diyaḍḍha "hai trừ nửa" (1,5);
DỊCH RA PĀLI
1/ “Koṇḍañña nghe tin rằng con người vĩ đại đã xuất gia, và đi đến những người con trai của bảy người Bà la môn kia, ông ta nói với họ như sau :”
2/ “Dù vị Thái tử trẻ ấy sẽ trở thành một Đức Phật hay một vị vua, chúng ta cũng sẽ mỗi người cho Ngài một con trai, để nếu Ngài thành Phật, thì Ngài sẽ được tháp tùng bởi những tu sĩ thuộc giai cấp Sát Đế Lợi.”
3/ “Những vị trời đáp rằng: thưa Ngài, vì một người con trai đã được sinh ra cho vua Suddhodana, ai sẽ ngồi ở gốc cây Bồ đề và thành Phật.”
4/ “Bấy giờ những vị ni nói với Mahā- Pajāpatī thuộc dòng họ Gotama rằng : Bà chưa thọ giới cụ túc, mà chúng tôi cũng chưa, vì Đức Thế Tôn đã chế định rằng: Những vị ni phải được truyền giới bởi những vị tăng.”
5/ “Hãy như vậy”, Thượng toạ Soṇa bảo, và vừa tán thán những lời thốt ra bởi Trưởng lão Mahākaccāna... Ngài thu xếp lại chỗ ngủ... và lên đường đi đến Sāvatthi.
6/ Nhưng những vị bộ trưởng (người) đã khiến rằng không nên để Thái tử bị giết, hay Devadatta, hay những vị tu sĩ, mà nhà vua nên được thông báo cho biết tin ấy,... Những vị bộ trưởng ấy vua đã tiến cử lên những chức vị cao.
7/ “Khi ấy quốc vương xứ Magadha, seniya Bimbisāra, nói với Thái tử Ajātasattu : Tại sao ngươi muốn giết ta, này Thái tử ?”.
8/ “Nếu ngươi muốn vương quốc, này Thái tử, thì hãy để vương quốc này thuộc về ngươi đó.” Và ông ta giao vương quốc cho Ajātasattu, vị Thái tử.
9/ “Thưa vâng, bạch Thế Tôn,” Trưởng lão Ānanda vâng lời đức Thế Tôn, và trải chỗ nằm với đầu hướng về phía bắc ở giữa cây song thọ.
10/ “Tại sao con ta trở về chóng thế ?” Vua hỏi. Trả lời : “Tâu bệ hạ, Thái tử đã thấy một người già, và bởi vì người đã thấy một người già, người sắp xuất gia.”
NGỮ VỰNG
- Aggamahesī : hoàng hậu (nữ).
- Aggāḷava: tên một ngôi chùa (tr từ).
- Aññe koci : một người nào khác
- Atthāya: dành cho (chỉ định cách số ít).
- Uposathakamma : bát quan trai giới (tr từ).
- Ñāti : sự liên hệ (nam).
- Dassana: sự thấy, cái thấy (tr từ).
- Paccuṭṭheti: dậy khỏi cho ngồi (đt).
- Paridevamāna: đang khóc (htpt).
- Pahoti: có thể (đt).
- Pāṭaliputta: tên một đô thị,Patna (tr t).
- Bala: sức mạnh, quân lực (tr t).
- Bhāse: để cho nói.
- Bho: thân mến (lời xưng hô).
- Antarāya: nguy hiểm (nam).
- Abhivādeti : cúi xuống (đt).
- Ayya: chúa tể (nam).
- Assama: cho an cư (nam).
- Ācikkhati: nói, thông báo (đt).
- Majjapa: người uống rượu (tt).
- Mā : đừng, không được (bbt).
- Mithubheda: sự bất hòa (nam).
- Musā : sự sái quấy, láo
- Yañña: sự hy sinh (nam).
- Vibhajituṃ: phân chia (vbc).
- Sādhu, labheyyāma : tốt lắm nếu chúng ta có
- Siyā : có thể là (đt).
- Suvibhatta : phân chia khéo (qkpt).
NGỮ VỰNG
- Tiến cử (c.6) : vaḍḍhāpesi, pāpesi
- Khuyên : anusāsi
- Được truyền giới : upasampādetabba
- Chỗ nằm : mañjaka (nam)
- Lên đường, ra đi : nikkhami
- Đi đến gần, đi đến : upasaṅkamitvā
- Được theo bởi : anugata, parivuta
- Giao : paṭicchāpesi (đt)
- Chức vị cao : uccaṭṭhāna (tr)
- Được đặt : paññatta (qkpt)
- Hãy là : hoti (đt)
- Tỳ kheo ni : bhikkhunī (nữ)
- Giới cụ túc : upasampadā (nữ)
- Ca ngợi : thomenta (htpt)
- Tại sao : kasmā (bbt)
- Vâng lời, ưng thuận (c.9) :anumati (nữ)
- Như sau : evaṃ, vaccamānākārena
- Thu xếp : paṭisāmeti
- Sự trả lời : paṭivacana (tr)
- Trở về : paṭinivattati, paccāgacchati
- Được thấy : diṭṭha (qkpt)
- Nếu được thông báo : ārocetabba (knpt)
- Nên bị giết : māretabba (knpt)
- Bệ hạ (nhà vua) : deva (nam)
- Cho ngủ : senāsana, sayanaṭṭhāna (tr)
- Được hỏi ra : vutta (qkpt)
- Lan truyền : attharati, pattharati (đt)
- Song (thụ) : yamaka (tt)
- Sát-đế-lỵ : khattiya (nam)
- Bởi vì : dùng xuất xứ cách hay sở dụng cách với “...hi” (bbt)
ĐỆ NHỊ CHUYỂN HÓA NGỮ (TADDHITA)
(94) "Taddhita" hay đệ nhị chuyển hóa ngữ được hình thành tự một tiếng danh từ hay một đệ nhất chuyển hóa ngữ bằng cách cộng thêm một tiếp đầu ngữ khác (chỉ một nghĩa đặc biệt) vào.
a- Những chuyển hóa ngữ này trong bản chất là những tĩnh từ, nhưng ở nhiều trường hợp chúng được dùng như danh từ.
b- Nguyên âm cuối cùng của một chữ thường bị bỏ trước một tiếp vĩ ngữ thuộc loại Taddhita.
c- Nguyên âm đầu tiên của danh từ, khi được nối tiếp vĩ ngữ vào, thường được tăng cường khi nó không được theo bởi một phụ âm đôi. Trong trường hợp này a đổi thành ā; i, ī thành e, u, ū thành o.
d- Để chứng tỏ một vài tiếp vĩ ngữ là cần được tăng cường, những nhà văn phạm thêm một dấu chỉ, thường là chữ ṇ… Có ba loại taddhita chính :
I - Sāmaññataddhita (tổng quát thứ chuyển hóa ngữ)
II - Bhāvataddhita (tình trạng thứ chuyển hóa ngữ)
III - Avyayataddhita (bất biến thứ chuyển hóa ngữ).
I - LOẠI THỨ NHẤT LẠI ĐƯỢC CHIA THÀNH :
i) Apaccattha (tiếp vĩ ngữ chỉ dòng dõi).
ii) Anekattha (tiếp vĩ ngữ chỉ những ý nghĩa khác nhau).
iii) Atthyattha (tiếp vĩ ngữ chỉ quyền sở hữu).
iv) Saṇkhyā (tiếp vĩ ngữ chỉ con số).
(I. i) Apaccattha (vĩ ngữ chỉ dòng họ).
(95) Tiếp vĩ ngữ "-ṇa" được thêm vào một vài danh từ để chỉ dòng dõi (ṇ là dấu chỉ sự tăng cường).
Tỉ dụ : Vasiṭṭhassa apaccaṃ (puriso) : vāsiṭṭho.
(Vasiṭṭha là tên một vị thánh nhân, một người được dòng dõi vị ấy được gọi là Vāsiṭṭha).
SỰ THÀNH HÌNH
Vasiṭṭha + ṇa (khi nguyên âm cuối và ṇ bị bỏ) trở thành vasiṭṭh + a; sau khi tăng cường nguyên âm đầu và nối nguyên âm cuối vào cho ngữ căn nó trở thành vāsiṭṭha .
Chữ ấy vì là tĩnh từ nên có thể định tính cho nam, nữ hay một nhóm thuộc dòng dõi vasiṭṭha. Bởi thế nó có thể lấy tánh của người hay nhóm mà nó thay thế. Nếu người ấy là nam, nó thuộc nam tánh, nếu là phụ nữ, nó ở nữ tánh vāsiṭṭhī. Nếu là một gia đình, nó ở trung tánh. Những tiếng hình thành tương tự :
Bhāradvāja + ṇa : bhāradvāja (thuộc dòng Bhāradvāja).
Gotama + ṇa : Gotama (thuộc dòng Gotama).
Vasudeva + ṇa : Vāsudeva (thuộc dòng Vāsudeva).
Baladeva + ṇa : Bāladeva (thuộc dòng Bāladeva).
(Trong trường hợp chữ Bhāradvāja và Gotama không cần tăng cường vì những nguyên âm đầu của chúng đã mạnh).
(96) "-ṇāyana" và "-ṇāna" được tiếp sau Vaccha, Kaccha và vài tên khác để chỉ dòng dõi.
Vaccha + ṇāyana : Vacchāvana (thuộc dòng Vaccha).
Kacca + ṇāyana : Kaccāyana.
Kacca + ṇāna : Kaccāna (thuộc dòng Kacca)
Moggalla + ṇāyana : Moggallāyana.
Moggalla + ṇāna : Moggallāna (thuộc dòng Moggalla).
Trong những thí dụ trên những nguyên âm không được tăng cường vì chúng được theo bởi những phụ âm đôi.
(97) "-ṇeyya" được tiếp theo Kattikā, Vinatā và vài danh từ nữ tánh khác để chỉ con cháu.
Kattikā + ṇeyya : Kattikeyya (con của Kattikā).
Vinatā + ṇeyya : Venateyya (con cháu Vinatā).
Bhaginī + ṇeyya : Bhāgiṇeyya (con của chị) .
Rohiṇī + ṇeyya : Rohiṇeyya (con của Rohiṇī).
(98) "-ṇava" được tiếp sau Manu, Upagu và những tiếng tương tự để chỉ con.
Manu + ṇava : Māṇava (con của Manu).
Upagu + ṇava : Opagava (con của Upagu).
Paṇḍu + ṇava : Paṇḍava (thuộc dòng Paṇḍu).
(99) "-nera" tiếp theo sau Vidharā và vài tiếng khác để chỉ con :
Vidharā + ṇeva : Vedhavera (con của một người góa phụ).
Samaṇa + ṇera : Sāmaṇera (con của một vị Sa môn, Sa di).
(I. ii) Anekattha. (Tiếp vĩ ngữ chỉ những ý nghĩa khác nhau)
(100) "-ṇika" được tiếp sau một vài danh từ để chỉ những ý nghĩa : trộn lẫn với, bận công việc, sống bằng phương tiện, đi bằng cách, liên hệ đến, đánh, gãy (nhạc khí), buôn bán, mang vác, sinh ở hay thuộc vào một nơi, đang nghiên cứu, sở hữu…
1- Trộn lẫn với :
ghata + ṇika : ghātika (trộn với bơ).
loṇa + ṇika : loṇika (có lẫn muối).
2- Bận rộn:
nāvā + ṇika : nāvika (bận rộn trong một chuyến tàu, được làm mướn trong một chuyến tàu, thủy thủ).
sakaṭa + ṇika : sākaṇika (được mướn trong một chiếc xe, phu xa).
3- Sống bằng phương tiện :
balisa + ṇika : bālisika : kẻ chài lưới, sống nhờ lưỡi câu, ngư ông).
vetana + ṇika : vetanika (người làm công, sống nhờ tiền thuê).
4- Đi bằng cách :
pada + ṇika : pādika, padika (người đi bộ).
ratha + ṇika : rāthika (người đi xe).
5- Liên hệ đến :
samudda + ṇika : sāmuddika (thuộc về biển).
raṭṭha + ṇika : raṭṭhika (thuộc về xứ sở)
6- Đánh, gãy, thổi…
vīṇā + ṇika : veṇika (người chơi đàn).
vaṃsa + ṇika : vaṃsika (người thổi sáo).
7- Kết hợp với :
dvāra + ṇika : dovārika (người giữ cửa).
bhaṇḍāgāra + ṇika : bhaṇḍāgārika (người giữ kho).
8- Buôn bán :
taṇḍula + ṇika : taṇḍulika (người buôn bán lúa gạo).
tela + ṇika : telika (bán dầu).
sūkara + nika : sūkarika (bán thịt heo).
9- Mang vác :
sīsa + ṇika : sīsika (người đội đầu).
khandha + ṇika : khandhika (người mang trên vai, người đội/gánh).
10- Sinh tại, thuộc vào nơi :
magadha + ṇika : māgadhika (sinh ở magadha).
arañña + ṇika : āraññika (sinh ở trong rừng).
loka + ṇika : lokika (thuộc vào thế giới, cuộc đời).
apāya + ṇika : āpāyika (sinh ở đọa xứ).
11- Học hỏi :
vinaya + ṇika : venayika (người học giới luật).
suttanta + ṇika : suttantika (người học kinh).
takka + ṇika : takkika (người học luận lý).
12- Sở hữu :
saṅgha + ṇika : saṅghika (thuộc về đoàn thể tăng già).
sarīra + ṇika : sārīrika (ở trong thân).
13- Được thi hành bởi :
kāya + ṇika : kāyika (được làm qua thân xác); thân tạo.
vāca + ṇika : vācasika (được làm qua lời) khẩu tạo.
mana + ṇika : mānasika (được làm qua ý) ý tạo.
(Trong hai tỉ dụ sau cùng, s được xen giữa ngữ căn và tiếp vĩ ngữ).
DỊCH RA TIẾNG VIỆT
VÀ ĐỊNH NGHĨA NHỮNG CHUYỂN HÓA NGỮ
1/ Ayaṃ māṇavo mayi manaṃ pasādetvā kālaṅkatvā tāvatiṃsadevaloke tiṃsayojanike kanasavimāne nibbattissati". (Dh.A,i, 26).
2/ Sūkarikā, sākuṇikā, jālikā ca, saṅghikaṃ balakkārena gahetvā khādantā ca ito cavitvā āpāyikā bhavissanti.
3/ Ekūnatiṃsavasso Bodhisatto attano ekaṃ eva puttaṃ sabbasampattiñ ca pahāya gantvā kāsāvanivattho mattikāpattaṃ ādāya aññehi dinnāhātena jīvikaṃ kappesi.
4/ Bhaṇḍāgāriko raññā dhanaṃ labhitvā mahantaṃ pāsādaṃ kāretvā dvāre dovārikaṃ ṭhapetvā uparipāsādagato kāyikāmānasikaṃ sukhaṃ vindati.
5/ Mahākaccāyanatthere kuraragharanagaraṃ upanissāya viharante Soṇo nāma seṭṭhiputto tassa santike pabbajitvā aparabhāge "Soṇo Koṭikaṇṇno" ti pākaṭo ahosi.
6/ Atha kho āyasmā Ānando Kosinārakānaṃ Mallānaṃ ārocesi : "Ajja kho, Vāsiṭṭhā, rattiyā pachime yāme Tathāgatassa parinibbāṇaṃ bhavissatī' ti".
7/ Suttantikā venayikā āraññikā ca bahavo bhikkhavo laṅkāyaṃ mahādubbhikkhabhaye vattamāne samuddapāraṃ gantvā attano jīvitaṃ rakkhantā dhammavinayañ ca rakkhiṃsu.
8/ Iddhimantānaṃ aggo Mahāmoggallānatthero Bhagavato parinibbāṇato puretaraṃ eva parinibbāyi.
9/ "Atha kho tesaṃ dvādasanahutānaṃ Māgadhikānaṃ brāhmaṇagahapatikānaṃ etadahosi : Uruvelakassapo Mahāsamaṇe brahmacariyaṃ caratī' ti". (V.. i, 36).
10/ "Assosi kho rājā Māgadho seṇiyo Bimbisāro: samaṇo khalu bho Gotama Sakyaputto, Sakyakulā pabbajito Rājagahaṃ anuppatto' ti." (V.i, 35).
DỊCH RA TIẾNG PĀLI VÀ SỬ DỤNG ĐỆ NHỊ CHUYỂN HOÁ NGỮ KHI CÓ THỂ
1/ Bấy giờ những đệ tử ở Pātaḷigāma nghe Ngài đến đấy, họ đi đến chỗ ngài ở và thỉnh ngài đến giảng đường của họ.
2/ Khi đến đấy họ rải cát mới trong giảng đường, đặt những chỗ ngồi trong đó, để một ghè nước ở cửa vào, và để sẵn một đèn dầu.
3/ Đức Thế Tôn đắp y, cầm bát, đi với những tỳ kheo đến giảng đường, rửa chân vào trong giảng đường và ngồi vào chỗ Ngài ở trụ giữa, mặt xây về hướng đông.
4/ “Này A nan, ngươi hãy đi vào thành Kusinārā và báo cho những người dân Mallas của thành ấy rằng : Hỡi các người Vāseṭṭhas, hôm nay vào canh cuối của đêm Đức Như Lai sẽ nhập niết bàn!”.
5/ “Bấy giờ vào lúc ấy trưởng lão Mahā-Kassapa đang du hành dọc theo đường thiên lý từ Pāvā đến Kusinārā cùng với một số đông tỳ kheo tuỳ tùng. Và tôn giả Maha Ca Diếp rời đường thiên lý, và ngồi xuống ở một gốc cây.
6/ Mahā-Pajāpatī nữ nhân dòng Gotama cắt tóc, mặc y vàng và ra đi cùng với một số phụ nữ họ Thích ca, hướng về thành Vesālī, và đến đúng lúc, ở Mahāvana, trong giảng đường Kūṭāgāra.
7/ “Này Ānanda, hệt như những nhà trong đó có nhiều phụ nữ mà ít nam, thì dễ dàng bị xâm nhập bởi những kẻ cướp… Cũng thế, này Ānanda, dưới bất cứ giáo lý nào và kỷ luật nào, những phụ nữ được phép xuất gia, thì tôn giáo ấy sẽ không lâu bền.”
8/ “Bimbisāra, vua xứ Magadha, lấy một bình vàng đựng đầy nước, và khi đổ nước trên tay Đức Phật, đã hiến cúng khu vườn chơi Veḷuvana (Trúc Lâm) cho đoàn thể tăng già với Đức Phật là người lãnh đạo.
NGỮ VỰNG
- Agga: Cao nhất (tt).
- Anuppatta: Được đạt đến (qkpt).
- Aparabhāge: Sau đó.
- Assosi : Được nghe (đt).
- Kanaka : Vàng (trung).
- Kāsāva : Y vàng, ca sa (trung).
- Kosināraka : Sinh ở Kusinārā (tt).
- Khalu : Quả vậy.
- Caritvā : Sau khi chết (bbqk).
- Jālika : Người sống nghề chài lưới (nam).
- Jīvikaṃ kappeti : Có một nghề sinh nhai.
- Nahuta : Mười ngàn (trung).
- Nivattha :Vận (y phục), mặc (qkpt).
- Parinibbāna : Sự nhập Níp bàn tối hậu (trung).
- Parinibbāyi : Nhập Níp bàn (đt).
- Pasādetvā : Sau khi làm vui lên (bbqk).
- Rakkhanta : Che chở, canh chừng (htpt).
- Samaṇa : Sa môn, tu sĩ (nam).
- Āyasmantu : Trưởng lão (tt).
- Upanissāya : Tùy thuộc vào, gần kề (bbqk).
- Etad' ahosi : Cái này (tư tưởng) khởi lên trong vị ấy.
- Puretaraṃ : Trước tiên (trạng từ).
- Balakkāra : Sức mạnh (nam).
- Bodhisatta : Bồ tát (nam).
- Brahmacariyā : Phạm hạnh, độc thân (nữ).
- Bho: Hô cách của Bhavanta, nhưng ở đây dường như là chủ cách số ít có nghĩa "thưa tôn giả". Cũng có chữ bho bất biến từ dùng theo nghĩa hô cách.
- Yāma : Canh đêm.
- Yojanika : Dài một do tuần (tt).
- Vimāna : Nhà (nam, trung).
- Samuddapāra : Ở nước ngoài (trung).
NGỮ VỰNG
- Cho phép, được phép : anuññāta (qkpt)
- Sự đến nơi : āgamana (dđt)
- Giữa : majjhima (tt)
- (một gốc cây) nào đó : aññatara (tt)
- Cũng thế : tathā (bbt)
- Cuối cùng : pacchima (tt)
- Kéo dài : pavattati (đt)
- Rời bỏ (đường thiên lý) : (maggā) okkami (đt)
- Kỷ luật : vinaya (nam)
- Đoàn thể tăng già : saṅgha (nam)
- Mới : nava (tt)
- Đường thiên lý : addhāna-magga (nam)
- Tình trạng không nhà : anagāriya (trt)
- Đúng lúc : anupubena (trt)
- Thông báo : nivedeti (đt)
- Mời : nimanteti (đt)
- Du hành : maggapaṭipanna (qkpt)
- Hệt như : yathā (bbt)
- Lâu dài : ciraṃ
- Ghè nước : kuṇḍikā (nữ)
- Đổ (nước) : ākiranta (htpt)
- Tôn giáo : sāsana (trung)
- Kẻ cướp : cora (nam)
- Rải rắc : okirati (đt)
- Xâm nhập : padhaṃsiya (tt)
- Với Đức Phật là người lãnh đạo : Buddhapamukha (tt)
- Mặt xây về hướng đông : puratthābhimukha (tt)
(101) Tiếp vĩ ngữ "-ṇa" được thêm vào cho một số danh từ để chỉ ý nghĩa "được nhuộm màu", "thịt của", "thuộc về", "hay biết về", (một nơi) ở đấy người nào được sinh ra hay sống, ở đấy một việc gì đã hiện hữu hay xảy ra, sở hữu…
A- Được nhuộm màu:
kasāva + ṇa : kāsāva (nhuộm màu vàng, áo cà sa của tu sĩ).
halidda + ṇa : hālidda (nhuộm màu nghệ).
nīla + ṇa : nīla (nhuộm xanh, có màu xanh).
B- Thịt của :
sūkara + ṇa : sokara (thịt heo).
mahisa + ṇa : māhisa (thịt trâu)
sakuṇa + ṇa : sākuna (thịt chim)
C- Thuộc về :
sugata + ṇa : sogata (thuộc về Đức Phật).
magadha + ṇa : māgadha (thuộc về xứ magadha).
purisa + ṇa : porisa (thuộc về con người, bằng tay người, nhân tạo).
D- Hay biết :
vyākaraṇa + ṇa : veyyākarana (nhà văn phạm).
vyā đổi thành veyyā.
E- Nơi chốn một con người nào sống hay sinh ra :
nagara + ṇa : nāgara (công dân, thị dân).
sara + ṇa : sārasa (sinh trong hồ, hoa sen hay con chim nước).
mana + ṇa : mānasa (khởi lên trong tâm, một ý tưởng).
ura + ṇa : orasa (tự mình sinh ra).
(Trong ba ví dụ trên đây chữ s được xen vào vì chúng thuộc vào nhóm danh từ mẫu mano).
F- sở hữu :
saddhā + ṇa : saddha (tin tưởng, tín tâm, sùng tín, tín đồ).
paññā + ṇa : pañña (minh triết, có trí tuệ)
(102) "-ima" và "-iya" được tiếp theo một số danh từ để chỉ sự sở hữu, vị trí…
pacchā + ima : pacchima (cuối cùng, phương tây).
anta + ima : antima (cuối cùng).
majjha + ima : majjhima (ở giữa, trung ương).
heṭṭhā + ima : heṭṭhima (cái thấp nhất).
loka + iya : lokiya (thuộc thế tục, thế gian).
putta + iya : puttiya; putta + ima : puttima (người có con trai).
jaṭā + iya : jaṭiya (nhà khổ hạnh) tóc bện.
bodhipakkha + iya : bodhipakkhiya (thuộc về giác ngộ, bồ đề phần, đẳng giác phần).
pañcavagga + iya : pañcavaggiya (thuộc về nhóm năm).
udara + iya : udariya (cái còn ở trong bụng, do ăn không tiêu, vật thực chưa tiêu hóa).
(103) "-tā" được tiếp sau một số danh từ để chỉ số đông hay một tổng hợp. Những chuyển hóa ngữ được hình thành cách này thuộc về nữ tánh.
jana + tā : janatā (một số đông người, quần chúng).
gāma + tā : gāmatā (một nhóm làng mạc).
deva + tā : devatā (một vị thiên). Tuy nhiên, chữ này không có nghĩa tổng hợp.
(104) Tiếp vĩ ngữ "-ṇa" đôi khi cũng có nghĩa tổng hợp :
dvi + ṇa : dve + a : dvaya (một đôi).
ti + ṇa : te + a : taya (một bộ ba).
Ở đây e đổi thành ay.
(105) "-ālu : được tiếp theo một số danh từ để chỉ khuynh hướng sự tràn trề :
dayā + ālu : dayālu (từ bi).
abhijjhā + ālu : abhijjālu (tham lam).
dhaja + ālu : dhajālu (đầy những cờ phướng).
"-ka" thường được thêm vào cuối những chữ này, luôn luôn là tĩnh từ và trở thành dayāluka…
(106) "-ka" được tiếp theo sau một số danh từ để chỉ sự nhỏ mọn, khinh bỉ, một tập thể… Nhưng đôi khi nó không thêm gì cho nghĩa nguyên thủy của danh từ.
putta (con trai), puttaka (con trai nhỏ).
ludda (thợ săn), luddaka (thợ săn đáng khinh bỉ).
paṇḍita (người hiền triết), paṇḍitaka (người hiền triết), paṇḍitaka (người khoe chữ, triết lý dởm).
ghaṇa (bình nước), ghaṇaka (bình nước nhỏ),
pīṭha (một cái ghế), pīṭhaka (ghế nhỏ).
Chỉ một tập thể, nhóm :
catu + ka : catukka (nhóm gồm bốn), và nhiều chữ khác hình thành với con số sẽ thuộc về loại (4) saṅkhyātaddhita.
Không thêm gì cho nghĩa danh từ :
kumāra : kumāraka.
māṇava : māṇavaka (thanh niên).
mudu : muduka (mềm) .
Đôi khi vĩ ngữ này được thêm vào (a) cho những chuyển hóa ngữ hình thành với vĩ ngữ ịa,chỉ nơi chốn một người nào sống hay sinh ra, và (b) cho những hợp thể Bahubbīhi để chỉ quyền sở hữu, cần thiết nhất là khi phần tử cuối của hợp thể kết thúc bằng một nguyên âm khác hơn chữ a.
a- kosinārā + ṇa : kosināra : kosināraka (sinh ra hay sống tại Kusinārā).
rājagaha + ṇa : Rājagaha : Rājagahaka (sinh ra hay sống ở Rājagaha).
b- Bahu + nadī + ka : bahunadika (có nhiều sông).
(107) "-maya" được tiếp sau một số danh từ để hình thành những tĩnh từ chỉ nghĩa "làm bằng", phát sinh từ :
suvaṇṇa (vàng), suvaṇṇamaya (bằng vàng).
rajatamaya (bằng bạc).
dārumaya (bằng gỗ).
mattikāmaya (bằng đất sét).
manomaya (do tâm sinh).
DỊCH RA TIẾNG VIỆT VÀ ĐỊNH NGHĨA NHỮNG ĐỆ NHỊ CHUYỂN HÓA NGỮ.
1/ "Yathā pana dārādīhi nipphannāni tani tāni bhaṇḍāni dārumayādīni nāma honti, tathā ete pi manato nipphannattā manomayā nāma." (Dh.A.i, 23).
2/ "Māṇava, ahaṃ te suvaṇṇamayaṃ vā maṇimayaṃ vā rajatamayaṃ vā lohamayaṃ vā cakkayugaṃ dassāmī" ti brāhmaṇo vadi .
3/ Māgadho Bimbisāro rājā attano pāsādassa uparimatale ṭhito piṇḍāya carantaṃ Bodhisattaṃ anugacchante nāgare disvā "Kiṃ etan" ti pucchi.
4/ Dayālu Bhagavā mahājanataṃ anukampanto sabbadā ekattha avasitvā tattha tattha vicaranto sandiṭṭhikaṃ dhammaṃ desesi.
5/ "Pāṭaligāmikā pi kho upāsakā pāde pakkhāletvā āvasathāgāraṃ pavisitvā puratthimaṃ bhiṭṭiṃ nissāya pacchimābhimukhā nisīdiṃsu. Bhagavantaṃ yeva purakkhatvā." V.i, 227
6/ Assosuṃ kho Vesālikā Licchavī : Bhagavā kira koṭigāmaṃ anuppattoti. Atha kho Vesālikā Licchavī bhadrāni bhadrāni yānāni yojāpetvā… Vesāliyā nīyiṃsu, Bhagavantaṃ dassanāya." (Ibid. 231).
7/ "Tena kho pana samayena Rājagahikassa seṭṭhissa sattavassiko sīsābādho ahosi. Bahū mahantā mahantā Disāpāmokkhā vejjā āgantvā nāsakkhiṃsu arogaṃ kātuṃ." (Ibid. 273).
8/ "Atha kho Jīvako Komārabhacco seṭṭhiṃ gahapatiṃ mañcake nipajjāpetvā mañcakena sambandhitvā sīsacchaviṃ phāletvā… dve pāṇake nīharitvā janassa dassesi". Ibid. 274.
9/ "Seṭṭhiputto : niyyānikaṃ vata Buddhasāsanan' ti pasīditvā yojanikaṃ suvaṇṇacetiyaṃ kambalakañcukena parikkhipitvā tattha tattha rathacakkappamāṇehi suvaṇṇapadumehi alaṅkari".
10/ Tasmiṃ samaye catusattatisahassajaṭilā paṇītapaṇītāṇi ojavantāni phalāphālāni gahetvā ācariyassa santikaṃ sampattā. (Ibid. i, 150).
DỊCH RA TIẾNG PĀLI
SỬ DỤNG ĐỆ NHỊ CHUYỂN HOÁ NGỮ KHI CÓ THỂ
1/ Người bán dầu đánh người gác cổng của người buôn gạo với một khí giới làm bằng sắt.
2/ Con trai của người Bà la môn, Maṭṭakuṇḍalī, sinh ra trong một ngôi nhà bằng vàng ở cõi trời Tāvatiṃsa nhờ ở (vì) lòng tôn kính yêu mến của nó đối với Đức Thế Tôn.
3/ Người Bà la môn hà tiện, cha của Maṭṭakuṇḍalī, đã hứa cho y một cặp bánh xe làm bằng đồng, bạc hay vàng.
4/ Vào lúc ấy Devadatta đang ngồi giảng pháp. Và khi ông ta thấy từ xa Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đi đến phía mình, ông đã nói với những tỳ kheo: “Này xem, hỡi các tỳ kheo, ngay cả hai đệ tử chính của Sa môn Cồ Đàm cũng đang đến để theo ta.”
5/ “Những thanh niên xuất sắc ở Magadha này bây giờ đang sống đời thánh thiện dưới sự hướng dẫn của Sa môn Cồ Đàm.”
6/ Đức Thế Tôn, vào trước buổi trưa, đắp y, cầm bát khất thực đi vào Kosambī để khất thực. Và không báo cho thị giả hay các tỳ kheo biết, Ngài ra đi một mình về phía Pārileyyaka.
7/ “Bấy giờ vào lúc ấy Đức Thế Tôn đang ở Anupiya, một thành phố thuộc về những người dân Mallas. Rồi những thiện nam xuất sắc nhất thuộc dòng Sakya đã từ bỏ thế gian theo gương Đức Thế Tôn.” L.G.B.142.
8/ Mẹ của Anuruddha người họ Sakya đã nói với con của bà : “Này Anuruddha yêu dấu, nếu bhaddiya, người cai trị những người họ Sakya, mà từ bỏ thế gian, thì con cũng được phép xuất gia đến tình trạng không nhà !”.
9/ “Khi ấy, những người dòng họ Sakya ra mắt Asita hài nhi, thái tử của họ, giống như vàng rực rỡ và có một sắc đẹp vô song.” L.G.B.1.
10/ “Khi ở trong lâu đài về mùa mưa, trong bốn tháng được vây quanh bởi những nhạc nữ, ta không đi xuống khỏi lâu đài.” Ibid.5.
NGỮ VỰNG
- Aroga : không đau ốm (tt).
- Asakkhi: có thể (qkpt).
- Ābādha: bệnh, sự ốm đau (nam).
- Āvasathāgāra: nhà nghỉ ngơi (trung).
- Ojavanta: bổ dưỡng (tt).
- Kañcuka: áo khoác ngoài (nam).
- Jana: người (nam).
- Tena kho pana samayena : vào lúc ấy
- Dāru: củi (trung).
- Disāpāmokkha: nổi tiếng một vùng (tt).
- Nipphanna : hữu vi, có điều kiện (qkpt).
- Nissāya : gần kề; bởi vì, liên hệ đến (bbqk).
- Niyyānika : đưa đến giải thoát (tt).
- Nīyi: được mang (đt).
- Bhadra: xứng đáng (tt).
- Mañcaka : cái giường nhỏ (nam).
- Yojāpetvā: sau khi sai đóng yên cương (bbqkpt).
- Kambala : mền len (nam, trung).
- Komārabhacca: bậc thầy về khoa trị bệnh trẻ em do một thái tử tác thành (tt).
- Pakkhāletvā: sau khi rữa (bbqkpt).
- Pacchimābhimukha : mặt hướng về phía tây (tt).
- Paṇīta: ngon lành (tt).
- Pāṇaka: một chúng sanh, sâu bọ (nam).
- Sandiṭṭhika: thuộc về đời này; cái điều phải tự hiểu lấy.
- Pāṭaligāmika: sống hay sinh ở Pāṭaligāma.
- Sattavassika: tồn tại trong bảy năm (tt).
- Purakkhatvā: có trước mặt, nhìn (bbqk).
- Sambandhitvā: sau khi buộc (bbqkpt).
- Puratthima: về hướng đông (tt).
- Sampatta: đã đến (qkpt).
- Phāletvā: sau khi xé, tách (bbqk).
- Sīsacchavi: cái sọ dừa (nữ).
NGỮ VỰNG
- Một mình : ekaka (tt)
- Cũng : api, ca (bbt)
- Chính : agga (tt)
- Đồng : tamba (nam)
- Người thiện nam : kulaputta (nam)
- Ngay cả : api (bbt)
- Nữ nhạc : nāṭikā (nữ)
- Trước buổi trưa : pubbaṇha (nam)
- Từ xa : dūrato (bbt)
- Gương (sự bắt chước) : anukaraṇa (trung)
- Sống đời thánh thiện : brahmacariyaṃ caranta
- Tình yêu thương : mettā (nữ) pasāda (nam)
- Yêu dấu : piya, pemanīya (tt)
- Lòng tôn kính : bhatti (nữ) pasāda (nam)
- Xuất sắc : abhiññāta (qkpt)
- Đã hứa : paṭijāni (đt)
- Đắp y : nivāsetvā (bbqk)
- Thị giả : upaṭṭhāka (nam)
- Rực rỡ : tapamāna (htpt)
- Đánh : pahari (đt)
- Theo : saha bhavituṃ, samāgamituṃ (vbc) (vị biến thể, nguyên mẫu)
- Về phía Đức Thế Tôn : dùng định sở cách của chữ Bhagavantu
- Về phía (nó) : (tassa) santikaṃ (trt)
- Hà tiện : luddha (tt)
- Có sắc đẹp vô song : anopamavaṇṇa (tt)
- Đang sinh ra : nibbatti (đt)
- Đang ở : vihari (đt)
(I. iii) ATTHYATTHA. (Tiếp vĩ ngữ chỉ quyền sở hữu)
(108) Những tiếp vĩ ngữ : -ava, -ala, -ila, -ika, -ī, -vī và -ssī được thêm vào những danh từ khác nhau để chỉ sự sở hữu hay ý nghĩa "được phú bẩm cho"
-AVA
kesa + ava : kesava (có nhiều tóc).
-ALA
vācā + ala : vācāla (có nhiều lời, nói nhiều, lắm lời).
-ILA
jaṭā + ila : jaṭila (có tóc bện, một nhà khổ hạnh).
pheṇa + ila : pheṇila (sủi bọt, cây xà phòng).
tuṇḍa + ila : tuṇḍila (có một cái mỏ).
-IKA
daṇḍa + ika : daṇḍika (tay cầm một cái gậy).
mālā + ika : mālika (có một vòng hoa).
chatta + ika : chattika (có một cái dù, lọng).
gaṇa + ika : gaṇika (có đồ chúng đông).
-Ī
mālā + ī : mālī (có tràng hoa) .
vamma + ī : vammī (có khí giới, một chiến sĩ).
bhoga + ī : bhogī (giàu có; người giàu; môt con rắn)
kuṭṭha + ī : kuṭṭhī (người bệnh cùi).
manta + ī : mantī (có khiếu chính trị, một vị bộ trưởng).
danta + ī : dantī (có ngà, con voi).
medhā + vī : medhāvī (có khiếu, tri thức, minh triết).
māyā + vī : māyāvī (có tài múa rối, người múa rối).
-SSĪ
tapa + ssī : tapassī (một ẩn sĩ ).
yasa + ssī : yasassī (nổi tiếng).
teja + ssī : tejassī (sáng chói, có thế lực).
CHÚ Ý :
Hình thức nữ tánh của những danh từ có tiếp vĩ ngữ -ī, -vī, -vā -ssī được hình thành bằng cách thêm một tiếp vĩ ngữ nữa vào chúng là -inī :
mālī + inī : mālinī (phụ nữ có tràng hoa).
mantī + inī : mantinī (nữ bộ trưởng).
medhāvī + inī : medhāvinī (người đàn bà minh triết).
tapassī + inī : tapassinī (một nữ tu sĩ).
(109) Một chữ "-ī" được thêm vào để hình thành nữ tánh của những chuyển hóa ngữ được thành lập với tiếp vĩ ngữ -ṇava, -ṇika, -ṇeyya, -ṇa, -vantu và mantu.
ṇava : māṇava + ī "māṇavī" (cô gái).
ṇika : nāvika + ī : nāvikī (nữ thủy thủ).
ṇeyya : bhāgineyya + ī : bhāgineyyī (con gái của chị).
ṇa : Gotama + ī : Gotamī (phụ nữ thuộc dòng họ Gotama).
(110) Để chỉ quyền sở hữu, những tiếp vĩ ngữ "vantu" và "mantu" được thêm vào một số danh từ (vantu thêm cho những danh từ kết thúc bằng a, và mantu cho những danh từ kết thúc bằng i và u).
Guṇa + vantu : guṇavantu (có đức hạnh).
Dhana + vantu : dhanavantu (giàu).
Buddhi + mantu : buddhimantu (có trí).
Bhānu + mantu : bhānumantu (có ánh sáng, mặt trời).
Āyu + mantu : āyasmantu (nhiều tuổi).
(āyu + mantu thành āyusmantu rồi thành āyasmantu chứ không phải āyusmantu).
Những danh từ thuộc loại này và biến cách của chúng được đề cập ở tập I trang 27.
Nữ tánh của những danh từ này được hình thành bằng cách thêm một chữ ī ở cuối tiếp vĩ ngữ và bỏ chữ u trước nó.
guṇavantu + ī : guṇavantī (người đàn bà đức hạnh).
satimantu + ī : satimantī (người đàn bà có niệm lực, nhớ dai).
đôi khi không những chữ u mà cả chữ n cũng bị bỏ rơi :
dhana + vantu + ī : dhanavatī (đàn bà giàu)
buddhi + mantu + ī : buddhimatī (phu nữ khôn ngoan).
(111) "-a" được tiếp sau một số danh từ để chỉ sở hữu :
saddha (đức tin) + a : saddha (tín đồ).
paññā (trí tuệ) + a : pañña (có trí tuệ).
papa (tội lỗi) + a : pāpa (nhiều tội lỗi).
(112) "-tara" được tiếp sau một số danh từ để thành lập những tính từ tỉ giảo cấp (so sánh hơn) và "-tama" để thành lập tĩnh từ tối thượng.
Khẳng định : pāpa (có tội).
Tỉ giảo : pāpatara (có tội hơn, rất tội lỗi).
Tối thượng : pāpatama (tội lỗi nhất).
Khẳng định : sundara (tốt).
Tỉ giảo: sundaratara (tốt hơn).
Tốt hơn : sundaratama (tốt nhất).
DỊCH RA TIẾNG VIỆT VÀ ĐỊNH NGHĨA NHỮNG CHUYỂN HÓA NGỮ.
1/ "Ucchinda sinehaṃ attano
Kumudaṃ sāradikaṃ va pāṇīnā." (Dhp. 285).
2/ "N' eva kho asakkhi Vāseṭṭho māṇavo Bhāradvājaṃ māṇavaṃ saññāpetuṃ; na pana asakkhi Bhāradvājo māṇavo pi Vāseṭṭhaṃ māṇavaṃ saññapetuṃ." (D.i, 236).
3/ "Kusāvatiyā, Ānanda, rājadhāniyā… ekaṃ dvāraṃ sovaṇṇamayaṃ, ekaṃ rūpiyamayaṃ, ekaṃ veḷuriyamayaṃ, ekaṃ phalikamayaṃ.” (D.ii, 170).
4/ "Mayhaṃ bhāgineyyo imassa rajjassa sāmiko' va dhītaraṃ etass' eva detvā abhisekaṃ assa karissāmī' ti." (J. Asilakkhaṇa).
5/ "Atīte Bārāṇasiyaṃ Brammadatte rajjaṃ kārente bodhisatto bhātikasatassa kaniṭṭho ahosi." (J.Pañcagaru).
6/ Bārāṇasiyaṃ Yaso nāma kulaputto seṭṭhiputto sukhumālo hoti; tassa tayo pāsādā honti; eko hemantiko, eko gimhiko, eko vassiko" (v.i, 15).
7/ "Idaṃ kho, mahārāja, sandiṭṭhikaṃ sāmaññaphalaṃ purimehi sandiṭṭhikehi sāmaññaphalehi abhikkantatarañ ca paṇītatarañ ca." (D.i, 85).
8/ Rañño Mahāsudassanassa… uparipāsādavanagatassa dibbaṃ cakkaratanaṃ pāturahosi, sahassāraṃ, sanemikaṃ, sanābhikaṃ, sabbākāraparipūraṃ." (D.ii, 172).
9/ "Tassā ca sāminī tattha
Kuveṇī nāma yakkhinī
Nisīdi rukkhamūlamhi
Kantantī tāpasī viya." (Mhv.VII, 11).
10/ "Mahākassapatthero ca,
Anuruddho mahāgaṇī
Upālitthero satimā
Ānando ca bahussuto,
Aññe bahū abhiññātā
Sāvakā Satthuvaṇṇitā
Sabbe pañcasatā therā
Navaṅgaṃ jinasāsanaṃ
Uggahetvāna dhāresuṃ
Buddhaseṭṭhassa santike." (Dīpav.IV.12,13).
DỊCH RA TIẾNG PĀLI VÀ SỬ DỤNG NHỮNG CHUYỂN HOÁ NGỮ KHI CÓ THỂ
1/ Trong đô thành Kusāvatī có bảy thành lũy và bảy cổng thành tất cả đều được làm bằng bảy thứ báu vật.
2/ Trong vùng lân cận lâu đài của vua Mahā-Sudassana, có tám mươi bốn ngàn cái ao, ông cũng sở hữu tám mươi bốn ngàn ngựa và cùng một số lượng voi và xe.
3/ Bấy giờ mẹ của chàng ở Rājagaha khi thấy những con trai của những vị cố vấn và những bà vợ của họ phục sức đẹp đẽ nhất đang vui thú trong bữa tiệc, thì lại nghĩ đến con trai mình và khóc.
4/ “Bấy giờ, khi Đức Bổn Sư của chúng ta đã đạt đến Toàn Giác và bắt đầu chuyển bánh xe pháp, và đang ở lại Rājagaha, vua Bimbisāra đã cho đòi Soṇa đến.”
5/ “Vị ấy, sau khi đã đến với một đoàn tuỳ tùng đông đúc gồm những người cùng ở thành phố, đã nghe Đức Bổn Sư giảng pháp, khi có được lòng tin, đã được cha mẹ thuận cho gia nhập đoàn.”
6/ “Khi ấy, người thanh niên Bà la môn Vāseṭṭha đã nói với thanh niên Bà la môn Bhāradvāja : “Này Bhāradvāja, sa môn Gotama kia, con trai của dòng họ Sākya… Bây giờ đang ở Manasākaṭa, trong rừng xoài, trên bờ sông Aciravatī.””
7/ “Vậy thì người đã nói, hỡi Vāseṭṭha, rằng không có người Bà la môn nào, hay thầy của họ, hay đệ tử của họ, kể cho thế hệ thứ bảy trở về trước đã từng thấy Phạm thiên mặt đối mặt.”
8/ “Này Vāseṭṭha, hệt như khi một chuỗi những người mù đang bám lấy nhau, người đầu tiên cũng không thể thấy, người giữa cũng không thể thấy, người rốt cùng cũng không thể thấy đây chính là câu chuyện của những người Bà la môn.”
9/ “Khi họ đang trên đường, ngài chỉ cho ông ta thấy một cánh đồng đã bị đốt cháy, và ở trên một gốc cây đã bị cháy thành than, một con khỉ cái đang ngồi mà mũi và đuôi đã bị phá huỷ.”
10/ “Nhưng người trẻ nhất trong bọn họ, một thanh niên thuộc dòng Koṇḍañña… chỉ đưa lên một ngón tay mà nói rằng : “Ở đây không có gì để làm cho y ở lại trong đời sống tại gia.”
NGỮ VỰNG
- Abhiññāta: nổi tiếng (qkpt).
- Abhikkantatara: sáng hơn (tt).
- Ucchindati: bẻ gãy, phá vỡ (đt).
- Gimhika: thích hợp cho mùa hè (tt).
- Cakkaratana : bảo luân xa của vị vua chuyển luân.
- Tāpasī : nữ ẩn sĩ (nữ).
- Dibba: trên trời (tt), thuộc thiên giới.
- Navaṅga; có chín phần (tt).
- Paṇītatara: dịu ngọt hơn, cao hơn (tt).
- Pāturahosi: được biểu lộ (tt).
- Purima: trước, đầu tiên (tt).
- Phalika: pha lê (nam).
- Bahussuta: học nhiều (tt).
- Bhātika: anh (nam).
- Mahāgaṇī:có đông đồ chúng (nam, trung).
- Rājadhānī: kinh đô (nữ).
- Vaṇṇita: được ca ngợi (tt).
- Vassika: thích hợp cho mùa mưa (tt).
- Kaṇiṭṭha: trẻ nhất (tt).
- Kantantī : sự dệt (nữ): (htpt).
- Kulaputta: thiên nam tử, con trai (nam).
- Veḷuriya: ngọc bích (trung).
- Saññāpetuṃ: thuyết phục (vị biến thể).
- Sandiṭṭhika: được thấy ở đời (tt).
- Sanābhika: có (tt).
- Sanemika: có một bánh xe (tt).
- Sabbākāraparipūra : toàn vẹn mọi mặt (tt).
- Sahassāra: có một ngàn căm (tt).
- Sāmika : sở hữu chủ, thầy (nam).
- Sāminī: bà chủ (nữ).
- Sāradika: về mùa thu (tt).
- Sāmaññaphala: quả sa môn (kết quả của đời sống phạm hạnh) (trung).
- Sineha: tình yêu thương (nam).
- Sukhumāla: tế nhị, lịch sự (tt).
- Hemantika: thích hợp cho mùa đông (tt).
NGỮ VỰNG
- Bắt đầu chuyển : pavattesi, pavaṭṭesi (đt)
- Hệt như : seyyathā pi (bbqk)
- Bị cháy hết : daḍḍha; jhāpita (qkpt)
- Cũng thế : evam eva (bbqk)
- Bị cháy ra than : jhāma (tt)
- Không có gì : na kiñci (bbqk)
- Bám lấy : allīna (tt)
- Vùng lân cận : āsannaṭṭhāna, sāmanta (trung)
- Sự thoả thuận, ưng thuận : anuññā, anumati (nữ)
- Bị phá huỷ : vināsita (qkpt)
- Pháp : dhamma (nam)
- Đang vui thú : abhiramanta (htpt)
- Toàn trí : sabbaññutā (nữ)
- Mặt đối mặt : sakkhi (bbqk), paccakkhaṃ (trt)
- Báu vật : ratana (trung)
- Đưa lên : ukkhipi (đt)
- Người cùng ở thành phố : sakanāgarika (nam)
- Cùng một số lượng : tattaka (tt)
- Cho đòi đến : pakkosāpesi (đt)
- Bữa tiệc tùng : chaṇa, ussava (nam)
- Chuổi (người mù) : andha-) paramparā (nữ)
- Đầu tiên, tiên phong : sabbapaṭhama (tt)
- Gốc cây bị chặt : khāṇu (nam)
- Thế hệ : kulaparivaṭṭa (trung)
- Cái đuôi : naṅguṭṭha (trung) vāladhi (nam)
- Rốt cùng : sabbapacchima (tt)
- Làm cho ở lại : nivattetuṃ, vasāpetuṃ
- Đời sống tại gia : gharāvāsa (nam)
- Khóc : parodi (đt)
- Có được (lòng tin) : paṭilabhitvā (bbqk)
(I. iv) SAṄKHYĀDDHITA (Tiếp vĩ ngữ chỉ con số)
(113) "-ma" được tiếp sau những số đếm để hình thành số thứ tự :
pañca + ma : pañcama (thứ năm).
satta + ma : sattama (thứ bảy).
aṭṭha + ma : aṭṭhama (thứ tám).
Vì là những tĩnh từ, chúng thuộc cả ba tánh. Nữ tánh chúng thêm vĩ ngữ dành cho nữ tánh là ā hay ī.
pañcama + ā : pañcamā : (người đàn bà) thứ năm.
pañcama + ī : pañcamī : (sự phân chia) thứ năm… trong mọi trường hợp.
(114) "-tiya" được tiếp theo "dvi" và "ti" để hình thành những số thứ tự . "Dvi" đổi thành "du" và "ti" thành "ta" trước vĩ ngữ .
dvi + tiya : du + tiya : dutiya (thứ hai).
ti + tiya : ta + tiya : tatiya (thứ ba).
Dvi có hình dạng du và di khi nó được theo sau bởi một số danh từ hay vĩ ngữ khác.
dvi + vidha : duvidha (thuộc hai loại).
dvi + rattiyo : dirattaṃ ( hai đêm).
dvi + guṇa : diguṇa ( thành hai, gồm hai).
(115) "-ttha" được tiếp theo "catu và "ṭṭha" tiếp theo "cha" để hình thành số thứ tự.
catu + ttha : catuttha (thứ bốn).
cha + ṭṭha : chaṭṭha (thứ sáu).
(116) "-ī" được tiếp sau dasa, khi ở trước nó có một số đếm khác, để hình thành số thứ tự chỉ ngày âm lịch. Trong trường hợp ấy nguyên âm cuối cùng của số đếm đi trước đôi khi đổi thành trường âm.
eka + dasa + ī : ekadasī (ngày thứ 11).
dvi + dasa + ī : dvādasī (ngày 12) .
pañca + dasa + ī : pañcadasī hay paṇṇarasī (ngày rằm)
catu + dasa + ī : cātuddasī (ngày 14) (nguyên âm đầu ở đây thành dài).
(117) "-ka" được tiếp theo những số đếm để hình thành những danh từ tổng hợp.
dvi + ka : dvika (một đôi).
ti +ka : tika (bộ ba).
catu +ka : catuka (gồm bốn).
sata + ka : sataka (một nhóm trăm).
dasa + ka : dasaka (một nhóm mười).
II. LOẠI THỨ HAI : CHUYỂN HÓA NGỮ DANH ĐỘNG TỰ (BHĀVATADDHI)
(118) -tā, -tta, -ttana, -ṇya và -ṇeyya được tiếp theo một số danh từ để chỉ trạng thái, bản chất hay tính cách của sự vật.
-tā :
lahu (nhẹ) + tā : lahutā (sự nhẹ nhàng).
sūra (anh hùng) + tā : sūratā (sự anh hùng).
seṭṭha (cao nhất) + tā : seṭṭhatā (sự vĩ đại)
hīna (tầm thường) + tā : hīnatā (sự tầm thường).
-tta :
manussa + tta : manussatta (tình trạng con người, nhân đạo)
yācaka + tta : yācakatta (tình trạng ăn mày).
bahussuta + tta : bahussutatta (tình trạng thông thái).
-ttana :
puthujjana + ttana : puthujjanattana (tình trạng người phàm phu) .
jāyā + ttana : jāyattana (tình trạng người vợ).
-ṇya :
aroga (sức khỏe) + ṇya : ārogya (sự khỏe mạnh).
dubbala (yếu) + ṇya : dubbalya (sự yếu đuối).
(ṇ ở trong ṇya là dấu hiệu chỉ sự tăng cường nguyên âm đầu).
(119) Nhiều phụ âm đứng trước ṇya đổi hình thức của chúng cùng với ya của vĩ ngữ .
t + ṇya : tya đổi thành cca
l + ṇya : lya đổi thành lla
d + ṇya : dya đổi thành jja
ṇ + ṇya : ṇya đổi thành ñña
j + ṇya : jya đổi thành jja
s + ṇya : sya đổi thành ssa.
paṇḍita + ṇya : paṇḍitya : paṇḍicca (sự thông thái).
adhipati + ṇya : ādhipatya : ādhipacca (sự chủ tể, sự cai trị).
bahusuta + ṇya : bāhusutya : bāhusacca (sự học rộng). (chữ u trong suta được đổi thành a).
kusala + ṇya : kosalya : kosalla (sự khéo léo).
vipula + ṇya : vepulya : vepulla (sự tăng thêm, sự dồi dào).
suhada + ṇya : sohadya : sohajja (sự thân mật).
rāja + ṇya : rājya : rajja (vương nghiệp, vương quốc).
nipuṇa + ṇya : nepuṇya : nepuñña (tài khéo, kinh nghiệm).
gilāna + ṇya : gelanya : gelañña (sự đau ốm).
sumana + ṇya : somanasya (thêm một chữ s vào ngữ căn) : somanassa (vui).
bhisaja (y sĩ) + ṇya : bhesajya : bhesajja (thuốc, công việc của y sĩ).
-ṇeyya :
adhipati + ṇeyya : ādhipateyya (địa vị chủ tể; uy quyền).
saṭha + ṇeyya : sāṭheyya (sự gian lận)
patha + ṇeyya : pātheyya (lương thực đi đường).
(120) "-ṇa" được tiếp sau một ít danh từ để chỉ trạng thái, tình trạng.
paṭu + ṇa: pāṭava (tài khéo; chuyên môn)
garu + ṇa: gārava (sự nặng nề; sự kính trọng).
Chú ý : Những chuyển hóa ngữ hình thành với "tā" thuộc về nữ tính, những chuyển hóa ngữ hình thành với -tta, -ttana, -ṇya và -ṇeyya thuộc về trung tánh.
pāṭava và gārava thuộc về nam tánh.
paṭutā, garutā (nữ) và paṭuttaṃ, garuttaṃ (trung) cũng được hình thành.
III. BẤT BIẾN CHUYỂN HÓA NGỮ VÀ TRẠNG TỪ CHUYỂN HÓA NGỮ (AVYAYATADDHITA)
(121) "-kkhattuṃ" được tiếp sau những con số đếm để hình thành những trạng từ cấp số nhân.
eka + kkhattuṃ : ekakkhattuṃ (một lần).
dvikkhattuṃ (hai lần).
dasakkhattuṃ (mười lần).
sahassakkhattuṃ (ngàn lần).
bahukkhattuṃ (nhiều lần).
(122) "-dhā" được tiếp sau những số đếm để hình thành những trạng từ chỉ cách thế.
pañca + dhā : pañcadhā (theo năm cách)
dasadhā (theo mười cách).
satadhā (một trăm kiểu cách).
bahudhā (bằng nhiều cách).
katidhā (bằng không biết bao nhiêu cách).
(123) "-so" được tiếp sau một số danh từ để hình thành những trạng từ có ý nghĩa phân phối.
Ví dụ :
pañcaso (từng năm cái một).
ṭhānaso (tùy theo nơi chỗ).
padaso (từng câu một).
sabbaso (trong mọi cách).
yoniso (tùy theo cách, đúng cách).
bahuso (bằng nhiều cách: hầu hết).
(124) "-thà" và "-thaṃ" được tiếp sau một số đại danh từ để hình thành những trạng từ chỉ cách thức.
ta + thā : tathā (như vậy, bằng cách ấy).
ya + thā : yathà (như)
añña + thā : aññathà (bằng một cách khác).
ubhaya + thā : ubhayathā (bằng cả hai cách)
sabba + thā : sabbathā (bằng mọi cách).
kiṃ+ thaṃ : kathaṃ (bằng cách nào).
ima + thaṃ : itthaṃ (như thế).
(ima đổi thành i và th của tiếp vĩ ngữ được gấp đôi).
(125) "tana" được tiếp sau một số bất biến từ để hình thành những tĩnh từ :
ajja + tana : ajjattana (thuộc về hôm nay).
sve + tana : svātana (thuộc về ngày mai).
hīyo + tana : hīyattana (thuộc hôm qua).
purā + tana : purātana (thuộc về những ngày trước, xưa cũ):
sanaṃ + tana : sanantana (cũ xưa).
(sve đổi thành svā và hīyo đổi thành hīya trước tana).
(126) "-tra" "-ttha", "-hiṃ" và "-haṃ" được tiếp sau một số đại danh từ để hình thành trạng từ chỉ nơi chốn.
sabba + tra : sabbatra |
(khắp mọi nơi). |
|
sabba + ttha : sabbattha |
||
ta + tra : tatra |
(ở đấy). |
|
ta + ttha : tattha |
||
ya + ttha : yattha (bất cứ ở đâu) |
||
añña + tra : aññatra (ở ngoài, ở một chỗ khác, ngoại trừ, ngoài ra). |
||
ima + ttha (ở đây). (ma bị hủy bỏ và đổi thành e) = ettha. |
||
ima + tra : atra (ở đây). (ma bị bỏ và i đổi thành a). |
||
kiṃ + hiṃ : kuhiṃ (ở đâu) (kiṃ đổi thành ku). |
||
kiṃ + haṃ : kahaṃ. (kiṃ đổi thành ka). |
||
ta + hiṃ, haṃ : tahiṃ, tahaṃ (ở đấy). |
(127) "-dā", "-dāni" và "-dācanaṃ" được tiếp sau một số đại danh từ để hình thành những trạng từ chỉ thời gian :
ya + dā : yadā (bất cứ lúc nào; mỗi khi).
ta+ dā : tadā (khi ấy).
sabba + dā : sabbadā (mãi mãi)
eka + dā : ekadā (một thuở, ngày).
kiṃ + dà : kadā (khi nào ?)
ima + dāni : idāni (bây giờ).
kiṃ + dācanaṃ : kudācanaṃ (đôi khi)
(na kudācanaṃ : không bao giờ).
(128) "-ha" và "-dha" được tiếp sau "-ima" để hình thành hai trạng từ chỉ nơi chốn:
ima + ha = iha (ở đây)
ima + dha = idha (ở đây). (ma của ima: bị hủy bỏ).
DỊCH RA TIẾNG VIỆT VÀ DỊCH NGHĨA CÁC CHUYỂN HÓA NGỮ.
1/ Āyasmā Ānandatthero Bhagavato sāvakesu bāhusaccena paṇḍiccena ca aggo ahosi.
2/ Medhāvinī māṇavī dullabhaṃ manussattaṃ labhitvā bahuṃ puññaṃ upaciṇāti.
3/ Rogī vejjena dinnabhesajjaṃ upasevitvā ārogyaṃ paṭilabhitvā attano somanassaṃ pakāsesi.
4/ Ekadā Mahākassapatthero gelaññenābhipīḷito Rājagahato avidūre Pipphaliguhāyaṃ vihari.
5/ Medhāvino sissā garūnaṃ mahantaṃ gāravaṃ dassetvā nānāsatthesu pāṭavaṃ labhanti.
6/ "Yathā tasmiṃ gehe ṭhapetvā māṇavakassa pallaṅkaṃ aññaṃ kiñci āsanaṃ na dissati, tathā adhiṭṭhāsi." (Samp.i. 38).
7/ "Tato paṭṭhāya yattha yattha paṇḍitasamanabrāhmaṇā atthī ti vadanti, tattha tattha gantvā sākacchaṃ karonti." (Dh.A 1,90).
8/ "Sahassakkhattuṃ attānaṃ
Nimminitvāna Panthako
Nisīd' ambavane ramme
Yāva kālappavedanā." (Dh.A.i, 248).
9/ "Mettāsahagatena cetanā ekaṃ disaṃ pharitvā viharati, tathā dutiyaṃ, tathā tatiyaṃ, tathā catutthaṃ." (D.ii, 49, etc).
10/ "Adhanānaṃ dhane ananuppadiyamāne dāḷiddiyaṃ vepullaṃ agamāsi : dāḷiddiye vepullaṃ gate adinnādānaṃ vepullaṃ agamāsi." (D.ii, 68).
11/"Devatā tassa nepuññaṃ
Pakāsetuṃ mahājane
Chādesuṃ potthakaṃ so pi
Dvattikkhattuṃ pi taṃ akā" (Mhv.37, 238).
12/ "Tassa khipantassa nāsikā asidhārāya paṭihatā dvidhā chijji." (J.Asilakkhaṇa).
DỊCH RA TIẾNG PĀLI VÀ SỬ DỤNG NHỮNG CHUỂN HOÁ NGỮ KHI CÓ THỂ
1/ “Vào thuở ấy tà phái của những người khổ hạnh lang thang nhóm họp lại vào ngày 14, rằm và mồng tám của nửa tháng, và tụng đọc giáo lý của họ.” B.T.402.
2/ “Vào lúc ấy Visākhā, khi thấy độ 15 hay 16 tuổi, đi đến chỗ ấy trên đường đi đến sông tắm, trang điểm bằng tất cả những nữ trang của cô và được hầu cận bởi năm trăm thiếu nữ.” Ibid.455.
3/ “Những phụ nữ hầu cận của cô chạy đến phòng lớn này, và y phục và đồ trang sức của họ không bị ướt. Nhưng cô tuyệt đối không chạy.” – Ibid.456.
4/ “Khi ấy, hỡi các thầy, ta tiếp tục du hành từ chỗ này đến chỗ khác và đến gần Benares, đến vườn nai Isipatana, và đến chỗ mà bọn năm tu sĩ đang ở.” Ibid. 343.
5/ “Bấy giờ thế giới trong khi hoại diệt, hoại diệt liên tiếp bảy lần do lửa, lần thứ tám do nước, rồi lại bảy lần nữa do lửa, và lần thứ tám do nước.” – Ibid. 329.
6/ “Bấy giờ sau khi những chúng sinh này đã bắt đầu ăn cái đất ngon lành ấy, thì tuỳ mức độ một số trở nên đẹp đẽ và một số xấu xí. Rồi những người đẹp khinh miệt những kẻ xấu”.
7/ “Khi một thời gian lâu dài trôi qua như thế, đây đó những ao nước khô cạn dần. Rồi, dần dần từng con một những con cá và rùa cũng chết và tái sinh trong thế giới Phạm Thiên; những người ở trong các địa ngục cũng thế.” Ibid. 321.
8/ “Một con chim như thế bay về hướng đông, về hướng nam, về hướng tây, về hướng bắc, về phía dưới và về những khu vực trung gian, và nếu nó thấy đất ở đâu thì liền bay đến đó.” – Ibid.
9/ “Bấy giờ tin đồn rằng vị trưởng lão đã bị ám sát bởi những kẻ cướp đường lan khắp lục địa của Ấn Độ, và vua A Xà Thế gửi đi những người do thám để săn tìm chúng.” Ibid 223.
10/ “Nhưng chúng không thể đồng ý tất cả; và ba người trong bọn không xuất gia. Nhưng bốn người còn lại thì xuất gia, và tên người Bà la môn Koṇḍañña làm lãnh tụ của họ. Và năm người này được gọi là “nhóm năm vị trưởng lão”. Ibid.53.
NGỮ VỰNG
- Akā: làm (đt) (quá khứ)
- Adinnādāna : sự trộm cắp, lấy vật mà người ta không cho (trung).
- Adhana : nghèo (tt).
- Adhiṭṭhāti: quyết định (đt).
- Anuppadiyamāna : được cho (htpt).
- Abhipīḷita: đau đớn; bị áp bức bởi (htpt).
- Avidūra : gần (tt).
- (Asi) -dhārā : lưỡi (gươm) (nữ)
- Upacināti : sưu tập, lượm lặt (đt).
- Upasevitvā : sau khi uống (thuốc) (bbqk).
- Pakāsesi : tuyên bố, công bố (đt).
- Paṭilabhitvā: sau khi lấy lại (bbqk).
- Paṭihata: bị va nhằm (qkpt).
- Panthaka: tên một vị tỳ kheo (nam).
- Pavedana: sự công bố (trung).
- Khipanta: hắt hơi; (ném) (htpt).
- Carita : sự sống, cuộc đời, sự lang thang (trung).
- Chādeti: che giấu, đậy lại (đt).
- Chijjati : được cắt, bị bẻ gãy (đt).
- Ṭhapetvā: trừ ra, sau khi đặt (bbt).
- Tato paṭṭhāya: từ đó, kể từ đấy (bbt).
- Dāḷiddiya: sự nghèo khó (trung).
- Dullabha: hiếm, khó được (tt).
- Nānāsattha : những khoa học khác nhau (trung).
- Nimminitvā : sau khi tạo ra (bbqk)
- Pipphaliguhā : một động mang tên cây Pipphali (nữ).
- Pharitvā: sau khi hòa tan (bbqk)
- Mahājana: công chúng (nam).
- Yāva : cho đến khi (bbt).
- Ramma: duyên dáng (tt).
- Sākacchā: cuộc tiếp kiến, thảo luận (nữ).
NGỮ VỰNG
- Đồng ý : samanuñño bhavati (đt) ; anujānāti.
- Tuỳ mức độ, dần dần : anukkamena (trt)
- Bất cứ ở đâu : yattha katthaci (bbt)
- Khu vực trung gian : anudisā (nữ)
- Phụ nữ tuỳ tùng, hầu cận : sevikā, parivāritthī (nữ)
- Người ở địa ngục : nerayika (nam)
- Bắt đầu : āraddha (qkpt)
- Vườn nai : migadāya (nam)
- Gửi đi, phái đi : vissajjesi, pesesi (đt)
- …… sañcarati (đt)
- Đọc tụng : sajjhāyati (đt)
- Khô cạn : sussati (đt)
- Còn lại : avasesa (tt), avasiṭṭha (qkpt)
- Trôi qua : atikkanta (qkpt)
- Tin đồn : pavatti (nữ)
- Y phục và đồ trang sức : vatthābharaṇa (trung)
- Đất ngon lành : paṭhavojā (nữ)
- Ướt : temeti (đt)
- Bộ phái : gaṇa, nikāya (nam)
- Đẹp : abhirūpa (tt)
- 16 tuổi : solasavassika (tt)
- Người cướp đường : panthaghātaka (nam)
- Kẻ do thám : carapurisa (nam)
- Liên tiếp : paṭipāṭiyā (trt)
- Săn tìm : pariyesituṃ (vị b. thể)
- Đất : thala (trung)
- Lan rộng : pattharati (đt)
- Cũng thế : tath `eva (bbt)
- Con rùa : kacchapa (nam)
- Nhóm họp : sannipatati (đt)
- Xấu xí : virūpa; dubbaṇṇa (tt)
- Lúc : khaṇa (nam)
- Khổ hạnh lang thang : paribbājaka (nam)
- Từng con một : ekeka (tt)
- Hoại diệt : vinassanta (htpt)
- Phương dưới : uddhaṃ (bbt)
ĐỆ NHẤT CHUYỂN HÓA NGỮ HAY KITAKA
(129) Đệ nhất chuyển hóa ngữ được hình thành trực tiếp từ những ngữ căn bằng cách cộng thêm một vài tiếp vĩ ngữ. Những tiếp vĩ ngữ này gọi là kita, do đó những chuyển hóa ngữ này được gọi là kitakas.
a- Cả hai loại chuyển hóa ngữ, đệ nhất và đệ nhị, đều được kể như những danh từ (nghĩa là, như những tĩnh từ và danh từ). Một số bất biến từ cũng được tìm thấy trong chúng.
b- Sự khác biệt giữa đệ nhất và đệ nhị chuyển hóa ngữ là :
1) Đệ nhất chuyển hóa ngữ là một danh từ hay một bất biến từ được hình thành bằng một ngữ căn cộng với một tiếp vĩ ngữ. Tất cả những phân từ cũng gồm trong loại này vì được hình thành bằng một ngữ căn và tiếp vĩ ngữ.
2) Đệ nhị chuyển hóa ngữ là một chữ được hình thành bằng một đệ nhất chuyển hóa ngữ với một tiếp vĩ ngữ. Loại này tự bản chất, phần lớn là tĩnh từ.
(130) Nguyên âm cuối cùng của một ngữ căn, nếu có nhiều hơn một nguyên âm, có thể bị hủy bỏ trước tiếp vĩ ngữ.
Những định luật về hợp âm, như đồng hóa và tiếng tăng cường nguyên âm, được áp dụng bình thường ở đây.
(131) Tất cả những tiếp vĩ ngữ kitaka được chia thành :
1. Kicca và 2. Kita
1- Những tiếp vĩ ngữ thành lập nên những quá khứ phân từ được gọi là Kicca . Số này rất ít.
2- Những tiếp vĩ ngữ thành lập nên những hiện tại phân từ năng động thể và những danh từ khác, diễn đạt một ý nghĩa năng động, thì được gọi là Kita. Số này rất nhiều.
1- Tiếp vĩ ngữ Kicca
Chúng ta đề cập đến loại này trước vì chúng chỉ có một số ít. -tabba, -aṇīya, -ṇya, -ṇiya, -tayya và -icca gọi là Kicca.
(132) "-tabba" hay "-aṇīya" có thể được tiếp cho tất cả những ngữ căn để hình thành những phân từ khả năng cách diễn đạt ý nghĩa thụ động.
kara (làm) + tabba : kattabba hay kātabba .
(Trong chữ đầu, r của ngữ căn được đồng hóa với phụ âm đầu của vĩ ngữ; trong chữ sau r bị hủy bỏ và nguyên âm đầu dài ra).
kara + aṇīya ; karaṇīya (cái điều nên làm).
su (nghe) + tabba : sotabba.
su + aṇīya : savaṇīya (điều nên nghe).
(Trong cả hai chỗ nguyên âm của ngữ căn được tăng cường; và trong ví dụ thứ hai nguyên âm tăng cường đổi thành av).
Xin xem thêm những thí dụ về loại này ở đoạn 73 quyển I.
(133) "-ṇya" và "-ṇiya" được tiếp cho một số ngữ căn để hình thành những phân từ thụ động thể. (ṇ là dấu hiệu chỉ sự tăng cường).
A- Khi nguyên âm cuối của ngữ căn bị hủy bỏ trước ṇya ,và ya của tiếp vĩ ngữ được nối liền với phụ âm cuối, thì cả hai chúng đều trải qua một cuộc biến đổi. Với những ngữ căn kết thúc bằng h (a), y của tiếp vĩ ngữ được đổi chỗ với phụ âm cuối cùng của ngữ căn.
B- Trong vài ngữ căn khẩu cái âm (âm nóc họng) cuối (c.j) đổi thành âm họng (hầu âm) : c đổi thành k; j thành g.
Sự biến đổi chúng trải qua như sau :
dhya thành jjha; dya thành jja; mya thành mma.
jya thành jja; gya thành gga; cya thành kya.
Ví dụ :
vada (nói) + ṇya = vadya = vajja (cái gì nên nói; lỗi lầm; nhạc cụ).
gamu (hiểu) + ṇya = gamya = gamma (điều nên hiểu).
khāda (ăn) + ṇya = khādya = khajja (cái nên ăn, đồ ăn cứng).
yuja (buộc ách, gia nhập) + ṇya = yojya = yogga (cái nên buộc, chiếc xe, thích hợp).
vada (nói) + ṇya = vācya = vākya (điều nên được nói lên; 1 câu).
gaha (lấy) + ṇya = gayha = gayha (cái nên được lấy).
garaha (khinh bỉ) + ṇya = gārayha (điều đáng khinh bỉ).
C- ṇya sau những ngữ căn kết thúc bằng ā, i và ī đổi thành eyya.
dā (cho) + eyya = deyya (cái nên được cho).
pā (uống) + eyya = peyya (cái nên được uống).
ji (chinh phục) + eyya = jeyya (cái nên được chinh phục).
nī (lãnh đạo) + eyya = neyya (cái nên được hướng dẫn).
-ṆIYA
kara (làm) + ṇiya = kāriya (cái nên được làm, công việc).
hara (mang) + ṇiya = hāriya (cái nên được mang).
mara (giết) + ṇiya = māriya (cái nên được giết).
(134) "-icca" và "-tayya" chỉ được tiếp sau một số chữ :
kara + icca = kicca (cái nên làm, công việc).
ar của ngữ căn bị bỏ trước tiếp vĩ ngữ.
ñā (biết) + tayya = ñātayya (cái nên được biết).
pada (đi) + tayya = patayya (cái nên đạt đến).
DỊCH RA TIẾNG VIỆT VÀ CHỈ RÕ NHỮNG ĐỆ NHẤT CHUYỂN HÓA NGỮ.
1/ Khajjabhojjaleyyapeyyavasena catubbidhā honti manussānaṃ āhārā.
2/ "Sace me gataṭṭhāne dhītu doso uppajjati, tumhehi sodhetabbo." (Dh.A,i,398).
3/ "Patikule vasantiyā nāma anto aggi bahi na niharitabbo; bahi aggi anto na pavesetabbo; dadantass' eva dātabbaṃ; adadantassa na dātabbaṃ."(Ibid.i, 397).
4/ "Sudassaṃ vajjaṃ aññesaṃ,
Attano pana duddassaṃ." (Dhp.252).
5/ "Sace yāgu hoti, bhājanaṃ dhovitvā yāgu upanetabbā; yāguṃ pītassa udakaṃ datvā bhājanaṃ paṭiggahetvā ... dhovitvā paṭisāmetabbaṃ." - V.i,46.
6/ "Kālass' eva uṭṭhāya upāhanā omuñcitvā… dantakaṭṭhaṃ dātabbaṃ, mukhodakaṃ dātabbaṃ, āsanaṃ paññāpetabbaṃ." (Ibid. 46).
7/ "Nāhaṃ taṃ gamanena lokassa antaṃ ñātayyaṃ daṭṭhayyaṃ pattayyaṃ ti vadāmi." (A.ii,48).
8/ "Puññam' ākaṅkhamānena
Deyyaṃ hoti vijānatā." S.i, 18.
9/ Mahāsamudde asaṅkheyyā macchakacchapā, appameyyo udakakkhandho ca atthi.
10/ "Taṃ sutvā itaro : "Bhāriyaṃ vata me sāhasikaṃ ananucchavikaṃ kammaṃ katan' ti bāhā paggayha kandanto… ahosi." (Dh.A.i,17).
DỊCH RA TIẾNG PĀLI
1/ Công việc phải được làm hôm nay không nên để đến ngày mai.
2/ Nếu tôi phải bị giết thì những con cái tôi sẽ trở thành những trẻ mồ côi.
3/ Vị vua mà lời nói của vị ấy đáng được tuân theo, phải được kính trọng bởi tất cả.
4/ Người đàn ông ấy có thể được thấy ở trong thành phố hàng ngày.
5/ Cô ấy nên được mang đến cho mẹ cô ta.
6/ Những đức hạnh của Đức Thế Tôn không thể được nghĩ bàn đến, trí tuệ của Ngài cũng không thể suy lường được.
7/ Nhiều lần thái tử cố nhấc lên cái cung mà không một ai có thể di chuyển được.
8/ Đứa bé trai ấy sống ở đâu, đứa trẻ mà không nên được gửi đến nhà cha nó?
9/ Vô số cá sống ở trong con sông có thể qua được ở cạnh làng.
10/ Những của bố thí nên được cho những vị tu sĩ giới hạnh bởi những nam cư sĩ và nữ cư sĩ.
NGỮ VỰNG
- Ananucchavika: không xứng hợp (tt).
- Anta: cùng đích (nam)
- Gantabba: nên đi xa (knpt).
- Gamana: đi, tản bộ (danh đt).
- Appameyya: vô lượng, không thể đo lường (knpt).
- Catubbidha: gồm bốn (tt).
- Asaṅkheyya: vô số, (knpt); số lớn nhất (trung).
- Daṭṭhayya : cái nên được thấy (knpt).
- Ākaṅkhamāna : mong muốn (htpt).
- Dantakaṭṭha: bàn chải răng (trung).
- Upajjhāya: giáo thọ sư (nam).
- Duddasa: khó thấy (tt).
- Upāhana: trầm (nam).
- Dosa: lỗi lầm, việc quấy (nam).
- Omuñcitvā: sau khi cởi ra (bbqk).
- Nīharitabba: cái nên lấy ra (knpt).
- Kandanta: khóc to (htpt).
- Mukhodaka : nước được rửa mặt (trung).
- Khandha: một khối lớn, thân (cây) (nam).
- Leyya : (đồ ăn) cái đáng được liếm (knpt).
- Paññapetabba: cái nên chuẩn bị (knpt).
- Paṭiggahetvā: sau khi nhận được (bbqk).
- Vata: chắc chắn, dĩ nhiên (bbt).
- Paṭisāmetabba: cái nên sắp thứ tự (knpt).
- Vijānanta: biết (htpt).
- Patikula: gia đình bên chồng (trung).
- Sāhasika: vội vàng (tt).
- Pavesetabba: Cái nên được thâu vào (knpt).
- Sudassa: dễ thấy (tt).
- Pīta : được uống (knpt).
- Sodhetabba : điều nên được hỏi tra (knpt).
NGỮ VỰNG
- Có thể qua được : taraṇīya (knpt)
- Nên được giữ : ṭhapetabba (knpt)
- Bị giết : mārita (qkpt)
- Đáng được tuân lệnh : anuvattitabba (knpt)
- Cư sĩ nam : upāsaka (nam)
- Cư sĩ nữ : upāsikā (nữ)
- Đáng được gửi đi : pesetabba (knpt)
- Có thể đo được : meyya (tt)
- Đáng được mang : āharitabba (knpt)
- Có thể di chuyển : cālanīya (htpt)
- Có thể nghĩ : cinteyya (knpt)
- Trẻ mồ côi : amātāpitika (tt)
- Đưa lên : ukkhipituṃ (vbc)
- Được thấy : diṭṭha (qkpt)
TIẾP VĨ NGỮ KITA - HIỆN TẠI PHÂN TỪ
(135) "-nta" và "-māna" có thể tiếp sau tất cả mọi ngữ căn hay động từ căn để hình thành hiện tại phân từ.
Những ngữ căn sau đây đổi hình dạng khi đứng trước một số tiếp vĩ ngữ :
gamu (đi) trở thành gaccha
isu (mong) trở thành iccha.
disa (thấy) trở thành passa hay dakkha
pā (uống) trở thành piba hay piva.
thā (đứng lên) trở thành tiṭṭha
dā (cho) trở thành dada
ñā (biết) trở thành jāna
kara (làm) thành kuru hay kubba.
gaccha + nta = gacchanta (đang đi).
iccha + na = icchanta được mang.
passa + nta = passanta (đang nhìn).
dissa + māna = dissamāna (đang xuất hiện).
tiṭṭha + māna = tiṭṭhamāna (đang đứng).
dada + māna = dadamāna (đang cho).
jāna + nta = jānanta (đang biết).
kuru + māna = kurumāna (đang làm).
(trước -nta chữ kara không thay đổi nhưng lại lấy động từ tướng là o) :
kara + o + anta = karonta (đang làm).
bhava + māna = bhavamāna (đang là).
bhava là động từ căn hình thành từ bhū (là). Về biến thể của những chữ này và những hiện tại phân từ khác, xin xem đoạn 50 và 51 của quyển I.
(136) "-ta", "-tavantu" và "-tāvī" có thể được tiếp sau mọi ngữ căn để hình thành những quá khứ phân từ.
Trong phần lớn trường hợp, phụ âm cuối (cùng với nguyên âm cuối) bị bỏ rơi trước những tiếp vĩ ngữ này, và chữ t của vĩ ngữ đôi khi được gấp đôi.
bhuja (ăn) + ta = bhutta (đã ăn).
bhuja +tāvī = bhuttāvī (đã ăn).
bhuja + tavantu = bhuttavantu (đã ăn).
A. Vì -tavantu và -tāvī rất ít dùng, nên ở đây chúng ta chỉ đề cặp đến vĩ ngữ -ta.
muca (giải thoát) + ta = mutta (được phóng thích).
tapa (làm nóng) + ta = tatta (được làm nóng).
pada (đi) + ta = patta (đạt đến)
mada (làm say) + ta = matta (bị say).
yuja (liên kết) + ta = yutta (có khiếu, được nối kết).
supa (ngủ) + ta = sutta (ngủ).
B. Có khi "-ta" không gấp đôi nhưng phần cuối của ngữ căn bị bỏ :
kara (làm) + ta = kaka.
mara (chết) + ta = mata.
hana (nghĩ) + ta = hata.
hana (giết) + ta = hata.
gamu (đi) + ta = gata.
ramu (chơi) + ta = rata.
C. Có khi "-ta" trải qua một cuộc đổi thay cùng với phụ âm cuối của ngữ căn.
1) s + ta trở thành -ṭṭha.
dasa (cắn) + ta = daṭṭha.
kasa (cày) + ta = kaṭṭha.
hasa (cười) + ta = haṭṭha.
rusa (giận) + ta = ruṭṭha.
ghusa (làm ồn) + ta = ghuṭṭa.
ā + kusa (la rầy) + ta = akkuṭṭha.
2) m + ta trở thành -nta
khamu (chịu đựng) + ta = khanta.
samu (làm yên) + ta = santa.
bhamu (cuộn) + ta = bhanta.
damu (hàng phục)+ ta = danta.
pa + kamu (đi) + ta = pakkanta.
3) dh + ta trở thành -ddha.
budha (biết) + ta = buddha.
rudha (ngăn bít) + ta = ruddha .
4) bh + ta trở thành -ddha.
labha (được) +ta = laddha.
lubha (tham)+ ta = luddha.
5) j + ta trở thành -gga.
bhaja (bẻ gãy) + ta = bhagga.
saṃ + vija (lay động) + ta = saṃvigga.
6) Những biến đổi bất thường khác là :
duha (vắt sữa) + ta = duddha.
ruha (leo) + ta = rūḷha.
majja (đánh bóng) + ta = maṭṭha
paca + ta = pakka
vasa + ta = vuttha
D. Đôi khi -ta làm biến đổi ngữ căn ở trước nó, còn nó thì không đổi thay.
jana (phát sinh) + ta = jāta;
pā (uống) + ta = pīta ;
ṭhā (đứng) + ta = ṭhita ;
mā (đo) + ta = mita
E. -ta ở sau một số ngữ căn đơn âm thì không làm biến đổi ngữ căn cũng không tự biến đổi:
bhū (là) + ta = bhūta.
nī (lãnh đạo) + ta = nīta
bhī (sợ) + ta = bhīta.
ñā (biết) + ta = ñāta.
yā (đi) + ta = yāta.
ji (chinh phục) + ta = jita.
ci (thu nhặt) + ta = cita.
nhā (tắm) + ta = nhāta (pāli có cả hai hình thức naha và nhā).
(137) Một cách dễ dàng và thông thường hơn để hình thành những phân từ với vĩ ngữ -ta là xen thêm chữ "i" ở giữa ngữ căn và tiếp vĩ ngữ. Cách này thường làm nhất với những ngữ căn kết thúc bằng chữ a :
paca (nấu) + ta = pacita.
gaha (lấy) + ta = gahita.
khāda (ăn) + ta + khādita.
maṇḍa (trang hoàng) + ta = maṇḍita.
katha (nói) + ta = kathita.
likha (viết) + ta = likhita.
(138) "-na" được tiếp sau một số ngữ căn để hình thành những quá khứ phân từ. Ở nhiều nới, chữ n của tiếp vĩ ngữ được gấp đôi và phụ âm cuối của ngữ căn bị bỏ. Đôi khi chữ i hay được xen vào giữa ngữ căn và tiếp vĩ ngữ.
n đổi thành ṇ khi phụ âm cuối của ngữ căn là chữ r.
chida (cắt) + na = chinna.
chada (che phủ) + na = channa.
bhida (bẻ gãy) + na = bhina.
ni + sada (ngồi) + i + na = nisina.
tara (qua) + i + na = tiṇṇa.
pūra (đổ đầy) + na = puṇṇa.
jara (tàn) + i +na = jiṇṇa .
dā (cho) + i +na = dinna .
khī (kiệt sức) + na = khīṇa.
dī (khổ sở) + na = dīna.
lū (cắt) + na = lūna.
pa + hā (bỏ) + ī + na = pahīna.
āsa (ngồi) + ī + na = āsīna.
(139) Nhiều quá khứ phân từ trong số này có hai hình thức khác nhau:
Ngữ căn : paca : pacita; pakka (nấu);
Ngữ căn : hara : harita; haṭa (mang).
Ngữ căn : vasa : vasita; vuttha (ở).
Ngữ căn : ñā : jānita; ñāta (biết).
Ngữ căn : laga : lagita; lagga (nối).
Ngữ căn : kasa : kasita; kaṭṭha (cày).
Ngữ căn : tapa : tāpita; tatta (đốt nóng).
Ngữ căn : pusa : posita; puṭṭha (nuôi).
Ngữ căn : chida : chindita; chinna (cắt).
Ngữ căn : dusa : dūsita; duṭṭha (hỏng).
Ngữ căn : puccha : pucchita; puṭṭha (hỏi).
Ngữ căn : rusa : rosita; ruṭṭha (giận).
Ngữ căn : gupa : gopita; gutta (che chở).
DỊCH RA TIẾNG VIỆT VÀ CHỈ RÕ NHỮNG CHUYỂN HÓA NGỮ.
1/ "Sumedhatāpaso iddhimā' ti jānantā udakabhinnokāsaṃ sallakkhetvā : tvaṃ imaṃ ṭhānaṃ alaṅkarotī' ti vatvā adaṃsu." (J. Nidāna).
2/ "Evaṃ nisinne Bodhisatte sakaladasasahassacakkavāḷe devatā sannipatitvā… Bodhisattaṃ nānappakārāhi thutīhi abhitthuniṃsu." (Ibid).
3/ "Yathā pana aññe sattā mātukucchito nikkhamantā paṭikkūlena asucinā makkhitā nikkhamanti, na evaṃ Bodhisatto." (Ibid).
4/ "Aparaṃ pana ekadivasaṃ uyyānaṃ gacchanto tath' eva devatāhi nimmitaṃ sunivatthaṃ supārutaṃ pabbajitaṃ disvā : 'ko nām' eso, sammā ?' ti sārathiṃ pucchi " (Ibid).
5/ "Ayaṃ Buddhattāya abhinīhāraṃ katvā nipanno; samijjhissati patthanā ito kappasatahassādhikānaṃ catunnaṃ asaṅkheyyānaṃ matthake". (Ibid).
6/ "Kiṃ me ekena tiṇṇena
Purisena thāmadassinā ?" (Buddhavaṃsa).
7. "Dassanaṃ me atikkante
Sasaṅghe lokanāyake
Haṭṭho haṭṭhena cittena
Āsanā vuṭṭhahiṃ tadā." (Ibid).
8/ " Ubbiggā tasitā bhītā
Bhantā vyathitamānasā
Mahājanā samāgamma
Dīpaṅkaraṃ upāgamuṃ." (Ibid).
9/ "Tattha devamanussā gandhamālādīhi pūjayamānā : Mahāpurisa, idha tumhehi sadiso añño natthi; kut' ettha uttaritaro?' ti āhaṃsu." (J.Nidānakathā).
10/ "Ādittasmiṃ agārasmiṃ
Yaṃ nīharati bhājanaṃ
Taṃ tassa hoti atthāya;
No ca yaṃ tattha ḍayhati." (S.i.31).
DỊCH RA TIỀNG PĀLI, SỬ DỤNG NHỮNG PHÂN TỪ
1/ Có những nhà bị sụp, những cây cối bị gẫy đổ, những thây chết và những người bị thương ở trong những làng lân cận chiến trường.
2/ Đức Thế Tôn ra khỏi tinh xá, đã vào đô thị qua con đường được trang hoàng, Ngài được kính trọng, tôn sùng và ca ngợi bởi dân chúng.
3/ Vị chủ trẻ, khi ngài đang đi xe đến công viên, đã thấy một người già lưng còng như một cái sườn kèo của mái nhà, đang tựa vào một cái gậy, và đi khập khễnh.
4/ Mẹ của Yasa khi đã đi lên lâu đài và không thấy y, đã đi đến chồng của bà và nói : “Con trai Yasa của ông đã biến mất, này gia chủ.”
5/ Khi ấy người gia chủ vì nghĩ rằng ngồi đấy thì sẽ thấy được con trai của ông, nên vẫn ngồi tại chỗ ấy, đâm ra vui sướng và sau khi đã chào Đức Thế Tôn, ngồi xuống cạnh Ngài.
6/ Khi ấy, lúc Ngài đi tiếp, Ngài thấy những nông phu đang cày những đám ruộng mặc những áo quần dơ dáy phủ đầy bụi được thổi tung bởi những cơn gió nóng.
7/ Suốt trong khi nàng đang nói, những người Bà la môn ngắm nhìn vẻ rực rỡ của hàm răng nàng… và sau khi hoan nghênh những lời nàng, họ lấy tràng hoa bằng vàng và để nó lên đầu nàng.
8/ Cái ngày trước khi nàng ra đi, quan giữ kho ngồi trong phòng ông và cho con gái ngồi cạnh ông, giáo giới nàng, và bảo cho nàng biết những quy luật hạnh kiểm nàng phải theo khi nàng đến ở trong gia đình chồng nàng.
9/ Migāra vị giữ kho ngồi trên một chiếc xe đi sau những chiếc khác, và khi thấy một đám đông người đi theo, ông đã hỏi : “Những người này là ai thế ?”
10/ Rồi nàng vào đô thị đứng trên xe của nàng, và để cho tất cả thành phố nhìn thấy nàng.
NGỮ VỰNG
- Atthāya : vì sự an lạc (chỉ định cách số ít)
- Asuci : phân, dơ (nam); bất tịnh (tt).
- Abhitthuni : ca tụng (qk)
- Āditta : đỏ rực (qkpt)
- Abhinīhāra : ước vọng (nam).
- Uttaritara : cao quý hơn (tt).
- Upāgami : đi đến, đến gần (đt) qk
- Likanāyaka : chỉ Đức Phật (nam), chúa tể thế gian.
- Ubbigga : lay động (qkpt).
- Okāsa : chỗ (nam).
- Vyathita : vẫy (qkpt).
- Ḍayhati : bị đốt cháy (đt).
- Sadisa : bằng nhau (tt).
- Thāmadassī : người biết sức mình (nam).
- Samāgamma : sau khi nhóm lại (bbqk).
- Thuti : sự ca tụng (nữ).
- Sasaṅgha : cùng với đoàn thể (tt).
- cùng với tăng chúng (tt).
- Dasana : sự thấy (trung).
- Nipanna : nằm xuống (qkpt).
- Samijjhati : thành công (đt).
- Nimmita : tạo ra (qkpt).
- Sallakkhetvā : sau khi xét (bbqk)
- Paṭikkūla : chán ngấy, ghê tởm (tt).
- Sunivattha : phục sức đẹp đẽ (qkpt).
- Matthake : cuối cùng
- Supāruta : mặc đẹp (qkpt).
NGỮ VỰNG
- Già : mahallaka, vuddha (tt)
- Khi ngài đi tiếp : cách 7, gacchanta
- Được bôi dầu : abbhañjita (qkpt)
- Chiến trường : yuddha-bhūmi (nữ)
- Công bố : āroceti (đt)
- Mang : dhārenta (htpt)
- Hoan nghênh : abhitthavati (đt)
- Được kính trọng : garukata (qkpt)
- Ở sau : pacchato (bbt)
- Ngắm nhìn : passanta (htpt)
- Bị thổi tung : vāyita (qkpt)
- Cây kèo nhà : gopānasī (nữ)
- Xe : yāna (trung)
- Quy luật hạnh kiểm : sikkhā (nữ) samācāra (nam)
- Biến mất : antarahita (qkpt)
- Đáng được theo : vattetabba (knpt)
- Đang đi xe : pājenta (htpt)
- Dơ dáy : malina paṃsumakkhita (qkpt)
- Bị ngã, rơi : patita (qkpt)
- Đám đông lớn : mahāsamūha (nam)
- Vẻ rực rỡ của răng : danta-kalyāna (trung)
- Được tôn sùng : mānita (qkpt)
- Tựa trên gậy : daṇḍa-parāyaṇa (tt)
- Đang nói chuyện : kathenta (htpt)
- Bảo cho biết : vadanta (htpt)
- Đi khập khễnh : pavedhamāna (htpt)
- Bỏ đi chỗ khác : apagacchati (đt)
- Sẽ thích hợp : yutta (qkpt)
- Nông phu : gāmika; jānapadika (nam)
- Được ca tụng : abhitthuta, pasaṃsita (qkpt)
- Bị thương : paharita, vaṇita, khata (qkpt)
NHỮNG ĐỆ NHẤT CHUYỂN HÓA NGỮ KHÔNG PHẢI PHÂN TỪ
(Những tiếng này thuộc năng động thể và không chỉ một thì đặc biệt nào).
(140) "-ṇa" có thể được tiếp cho những ngữ căn tha động khi ở trước chúng có một túc từ sự vật.
kumbhaṃ + kara + ṇa = kumbhakāra (người thợ gốm)
rathaṃ + kara + ṇa = rathakāra (người đóng xe, thợ mộc).
ganthaṃ + kara + ṇa = ganthakāra (tác giả một quyển sách).
pattaṃ + gaha + ṇa = pattagāha (người mang bát).
sukhaṃ + kamu + ṇa = sukhakāma (tìm an lạc).
tantaṃ + ve + ṇa = tantavāya (thợ dệt).
kammaṃ + kara + ṇa = kammakāra (thợ thuyền).
A. -y được xen vào giữa ṇa và ngữ căn kết thúc bằng một chữ ā .
dānaṃ + dā + ṇa = dānadāya (người bố thí).
dhaññaṃ + mā + ṇa = dhaññamāya (đong lúa).
tantaṃ + vā + ṇa = tan' tavāya
B- Một số danh động từ cũng được hình thành bằng tiếp vĩ ngữ này.
paca + ṇa = pāka (sự nấu).
gaha + ṇa = gāha (sự lấy).
caja + ṇa = cāga (sự từ bỏ).
hara + ṇa = hāra (sự mang).
(141) -a, -aka, -ana, -āvī và -tu được tiếp sau những ngữ căn khi có một túc từ ở trước chúng.
(1) Vĩ ngữ -a
dhammaṃ + dhara + a = dhammadhara (trì pháp).
hitaṃ + kara + a = hitakara (ân nhân, có lợi).
dinaṃ + kara + a = dinakara (mặt trời, làm nên ban ngày).
dhanuṃ + gaha + a = dhanuggaha (người bắn cung).
sabbaṃ + dā + a = sabbada (người bố thí tất cả).
majjaṃ + pā + a = majjapa (người say).
Khi có những danh từ ở vào những cách khác với cách của túc từ đứng trước ngữ căn :
vane + cara + a = vanacara (người đi lang thang trong rừng).
thale + ṭhā + a = thalaṭṭha (ở trên đất).
jale + ṭhā + a = jalaṭṭha (ở trong nước).
sirasmiṃ + ruha + a = siroruha (tóc, mọc trên đầu).
2) -aka (đôi khi cần sự tăng cường).
dā (cho) + aka = dāyaka (người cho). y được xen vào.
nī (dẫn) + aka = neaka = nāyaka (người lãnh đạo). e thành āy.
kara + aka = kāraka (người làm).
su + aka = seaka = sāvaka (người nghe, đồ đệ). e thành āv.
pu (làm sạch) + aka = pāvaka (lửa).
gaha + aka = gāhaka (người mang).
yāca + aka = yācaka (ăn xin).
pāla + aka = pālaka (người hộ trì).
3) Một số danh động từ được hình thành với ana
gaha + ana = gahana (sự cầm giữ).
nanda (vui) + ana = nandana (sự vui mừng).
bhuja (ăn) + ana = bhojana (đồ ăn).
su + ana = savaṇa (sự nghe).
paca + ana = pacana (sự nấu).
bhū + ana = bhavana (sự trở thành).
4) -āvī
bhayaṃ + disa (thấy) + āvī = bhayadassāvī (người thấy nguy hiểm). disa trở thành dassa.
5) -tu.
A- Phụ âm cuối của ngữ căn trước vĩ ngữ này đôi khi đồng hóa thành t .
kara + tu = kattu (người làm, tác giả).
hara + tu = hattu (người mang)
bhara + tu = bhattu (người nâng đỡ, chồng).
gamu + tu = gantu (người đi).
vada + tu = vattu (người nói).
mana + tu = mantu (người nhận thấy).
ñātu + tu = ñātu (người biết).
dātu + tu = dātu (người cho).
B- Đôi khi sự tăng cường nguyên âm đầu xảy ra:
chida + tu = chettu (người cắt).
ji + tu = jetu (người chinh phục).
nī + tu = netu (người lãnh đạo).
su + tu = sotu (người nghe).
C- Được tiếp liền sau động từ căn :
pāle + tu = pāletu (người che chở)
pālaya + tu = pālayitu. (i được xen vào).
kāre + tu = kāretu (người sai làm).
hāre + tu = hāretu (người sai mang).
māre + tu = māretu (người sai giết).
(142) -ṇī được tiếp sau một số ngữ căn để hình thành những chuyển hóa ngữ chỉ tác nhân :
chattaṃ + gaha + ṇī = chattagāhī (người mang dù).
annaṃ + dā + ṇī = annadāyī (người cho đồ ăn).
pāpaṃ + kara + ṇī = pāpakārī (người phạm tội).
khīraṃ + pā + ṇī = khīrapāyī (loài có vú, người uống sữa).
satataṃ + kara + ṇī = satatakārī (người làm việc luôn).
sīghaṃ + yā (đi) + ṇī = sīghayāyī (đi mau).
dhammaṃ + vada + ṇī = dhammavādī (người giảng pháp, người chính trực).
(143) "-ra" được trực tiếp sau một số ngữ căn có những danh từ đi trước. R của vĩ ngữ biến mất cùng với phụ âm cuối của ngữ căn.
1. Bhuja + gamu + ra = (bhujena gacchatī' ti) bhujano (con rắn).
2. Kuñja + ramu + ra = (kuñje ramatī' ti) kuñjaro (con voi).
3. Kamma + jana + ra = (kammena jāto) kammajo (phát sinh do một nghiệp trước).
4. Paṅka +jana + ra = (paṅke jāto) paṅkajo (mọc lên từ bùn).
5. Thala + jana + ra = (thale jāto) thalajo (sinh trên đất).
6. Aṇḍa + jana + ra = (aṇḍato jāto) aṇḍajo (sinh từ trứng, con chim hay rắn).
DỊCH RA TIẾNG VIỆT VÀ CHỈ RÕ NHỮNG ĐỆ NHẤT CHUYỂN HÓA NGỮ.
1/ "Te jalaṭṭhe thalaṭṭhe ca
Bhujage' sītikoṭiyo
Saraṇesu ca sīlesu
Patiṭṭhāpesi Nāyako." (Mahāvaṃsa.i.62).
2/ " Annado balado hoti,
Vatthado hoti vaṇṇado
Yānado sukhado hoti
Dīpado hoti cakkhudo
So ca sabbadado hoti
Yo dadāti upassayaṃ." (S.i 32).
3/ "Ārāmaropā vanaropā
Ye janā setukārakā
Dhammaṭṭhā sīlasampannā
Te janā saggagāmino." (S.i 33).
4/ "Gopuraṭṭhā tu Damiḷā
Khipiṃsu vividhāyudhe
Pakkaṃ ayoguḷañ c' eva
Kaṭhitañ ca silesikaṃ." (Mahāvaṃsa 25,30).
5/ "Vanacāri pure āsiṃ.
Satataṃ vanakammiko
Patthodanaṃ gahetvāna
Kammantaṃ agamās' ahaṃ." (Apa. 376).
6/ "Atīte Bārāṇasiyaṃ Brahmadatte rajjaṃ kārente Bodhisatto kāsigāmake kumbhakārakule nibbattitvā kumbhakārakammaṃ katvā puttadāraṃ posesi." (178. th Jātaka).
7/ "So araññato āgacchante mālākāre disvā thokaṃ thokaṃ phāṇitakhaṇḍaṃ datvā uḷuṅkena pānīyaṃ adāsi." (4 th Jātaka).
8/ "Uyyānapālo tassa madhumakkhitatiṇesu paluddhabhāvaṃ ñatvā anukkamena attānaṃ dassesi." (14. th Jātaka).
9/ "Mige anto paviṭṭhe dvāraṃ pidahiṃsu. Migo manusse disvā kampamāno maraṇabhayabhīto antonivesanaṅgaṇe ādhāvati paridhāvati." (Same Jātaka).
10/ Dinakare atthaṅgacchante nisākare ca udente raṭṭhassa pālako, Buddhassa sāvako, mahārājā yācakānaṃ mahādānaṃ adāsi.
DỊCH RA TIẾNG PĀLI VÀ SỬ DỤNG NHỮNG ĐỆ NHẤT CHUYỂN HOÁ NGỮ
1/ Những người thợ gốm, những người làm tràng hoa, những thợ mộc, thợ vàng và những thợ khác ngày xưa không sống trong những đô thị mà trong những vùng phụ cận ở bên ngoài đô thị.
2/ Tất cả chúng sinh, sống trong đất hay trong nước, đều không thể hộ trì sinh mạng của chúng mà không có thức ăn.
3/ Những người cho thức ăn, áo quần và những thứ khác cho những hành khất, được ca tụng bởi những người khác sống trong những vùng kia.
4/ Đức Thế Tôn ngồi trên một bảo toà được dâng cúng (cho) bởi những vị long vương của Tích Lan, khi Ngài viếng thăm đảo này.
5/ Vào ngày sau, khi những vị tu sĩ đi vào làng, họ thấy rằng giảng đường đã không được quét tước, những chiếc chiếu đã không được trải ra, và nước uống đã không được đặt.
6/ “Nhưng bây giờ, được vây quanh bởi những con cái và cháu bà, bà vừa đi vừa hát chung quanh toà nhà”. B.T. 479.
7/ “Khi Visākhā nghe tiếng “những bậc thánh” bà vô cùng sung sướng… những khi bà đến nơi mà họ đang ăn và nhìn họ, thì bà đâm ra tức giận vì quan giữ kho.” B.T.465.
8/ Sâu xa về trước, này Ānanda, có một ông vua tên là Mahā-Sundassana, vua của những vị vua, chúa tể của cả bốn phương của trái đất, người chinh phục, người bảo vệ mọi người. B.G.B. 217.
9/ Ở đấy chúng trải qua suốt ngày để chiêm bái, tôn ngưỡng những xá lợi của Đức Thế Tôn với những vũ điệu, bài ca, âm nhạc, và những tràng hoa và hương, và kết những cái “lọng”. Ibid. 229.
10/ Khi ông ta nói thế Đại Đức Ānanda nói với người lang thang Subhadda rằng : “Thôi đủ rồi”, này bạn Subhadda, đừng làm phiền Đức Như Lai, Thế Tôn đang mệt. Ibid. 249.
NGỮ VỰNG
- Aṭṭhaṅgacchanta: biến mất (htpt).
- Patthodana: một nắm cơm (nam).
- Antonivesanaṅgaṇa : sân nhà (trung).
- Paridhāvati: chạy quanh (đt).
- Ayoguḷa: hoàn sắt, viên sắt (nam).
- Paluddhabhāva: sự cám dỗ (nam).
- Ādhāvati: chạy đó đây (đt).
- Paviṭṭha: vào (qkpt).
- Ārāma: vườn
- Posesi: nâng đỡ (qkpt).
- Āsiṃ: (tôi) là (đt).
- Phāṇitakhaṇḍa: cục đường (nam).
- Upassaya: nhà (nam).
- Balada: người cho sức mạnh (tt).
- Uyyānapāla : người làm vườn (nam).
- Yānada: người cho xe (tt).
- Uḷuṅka: thìa lớn (nam).
- Ropa: người trồng cây (nam).
- Kaṭhita: nóng sôi (qkpt).
- Vaṇṇada: cho (dùng sắc) (tt).
- Kammanta: công việc (nam).
- Vanakammika: người làm trong rừng (nam).
- Gopuraṭṭha: người gát cửa.
- Satataṃ : luôn luôn (trạng từ)
- Thoka: một ít, nhỏ (tt).
- Saggagāmī: người đi lên trời (tt).
- Dāra : vợ (nam).
- Saraṇa: chỗ trú ẩn (trung).
- Dhammaṭṭha: chính trực (tt).
- Sīlasampanna: có đức hạnh, giữ giới (tt).
- Nisākara: mặt trăng (nam).
- Silesikā: nướu răng (nữ).
- Pakka : được nấu, được đun nóng (qkpt).
NGỮ VỰNG
- Thợ : sippī (nam)
- Chiêm bái : sakkaronto (htpt)
- Toà nhà : geha, pāsāda (nam)
- Tôn ngưỡng : mānenta (htpt)
- Vàng : padesa (nam)
- Xá lợi (Phật) : Tathāgata sarīra (nam)
- Đủ rồi : alaṃ (bbt)
- Quanh : parisamantato (bbt)
- Thợ vàng : suvaṇṇakāra (nam)
- Hát : gāyanta (htpt)
- (Đã được) quét : sammajjita, sammaṭṭha (qkpt)
- Đồ đạc, vật dụng : upakaraṇa, bhaṇḍa (trung)
- “Đã được” trải : atthata (qkpt)
- “Đã được” đặt : ṭhapita (qkpt)
- Hộ trì, bảo trợ : bharituṃ (vb)
- Điệu ca : gīta (trung)
- Làm phiền : viheseti (đt)
- Bảo toà : maṇipallanka (nam)
- Người lang thang : sañcāraka, paribbājaka (nam)
- Chiếu : kilañja (nam)
- Không có thể : asamattha (tt)
- Mệt : kilanta (tt)
NHỮNG ĐỆ NHẤT CHUYỂN HÓA NGỮ BẤT BIẾN.
(144) "-tuṃ" và "-tave" được tiếp sau những ngữ căn hay những động từ căn để hình thành những vị biến thể (nguyên mẫu). (-tave chỉ được dùng trong thơ).
1) Chúng được nối liền với một chữ i thêm vào ngữ căn kết thúc bằng a hay u.
2) Chúng được trực tiếp thêm vào những ngữ căn kết thúc bằng ā.
3) Phụ âm cuối của một số ngữ căn được đồng hóa với chữ t của những tiếp vĩ ngữ.
4) Sự tăng cường nguyên âm đầu đôi khi xảy ra trước những chữ này.
1. "Tuṃ" với một chữ i thêm giữa :
paca + i + tuṃ = pacituṃ (nấu).
khāda + i + tuṃ = khādituṃ (ăn).
hara + i + tuṃ = harituṃ (mang).
dhāvu + i + tuṃ = dhāvituṃ (chạy).
Thêm vào động từ căn :
suṇa + i + tuṃ = suṇituṃ (nghe).
bujjha + i + tuṃ = bujjhituṃ (hiểu).
jāna + i + tuṃ = jānituṃ (biết).
chinda + i + tuṃ = chindituṃ (cắt).
2. Sau những ngữ căn kết thúc bằng chữ ā :
dā + tuṃ = dàtuṃ (cho).
pā + tuṃ = pàtuṃ (uống).
ṭhā + tuṃ = ṭhātuṃ (đứng).
ñā + tuṃ = ñātuṃ (biết).
yā + tuṃ = yātuṃ (đi).
Ngữ căn kara đổi thành kā trước những chữ này, sau đó nó được xem như ngữ căn kết thúc bằng ā :
kā + tuṃ = kātuṃ (làm).
kā + tava = kātave (làm).
3. Khi sự đồng hóa xảy ra và nguyên âm gốc được mạnh :
kara + tuṃ = kattuṃ (làm)
chida + tuṃ = chettuṃ (cắt)
bhuja + tuṃ = bhottuṃ (ăn thưởng thức)
pada + tuṃ = pattuṃ (đạt đến)
hara + tuṃ = hattuṃ (mang)
vada + tuṃ = vattuṃ (nói)
gamu + tuṃ = gantuṃ (đi)
labha + tuṃ = laddhuṃ (được).
budha + tuṃ = bodhuṃ (nhận biết).
Trong hai thí dụ cuối cả bh + t và dh + t đã trở thành ddh.
4. Khi t không được gấp đôi và sự tăng cường nguyên âm xảy ra :
nī + tuṃ = netuṃ (dẫn đạo, mang).
ji + tuṃ = jetuṃ (chiến).
su + tuṃ = sotuṃ (nghe).
hū + tuṃ = hotuṃ (trở thành).
(145) Với những động từ căn sai bảo, và những căn thuộc đệ thất động từ, kết thúc bằng chữ a, những vĩ ngữ này được nối sau với sự trợ giúp của một chữ i. Chúng được trực tiếp thêm vào những căn kết thúc bằng e.
Căn sai bảo.
kāre + tuṃ = kāretuṃ; kāraya + i + tuṃ = kārayituṃ (sai làm)
mārāpe + tuṃ = mārāpetuṃ ; mārāpaya + i + tuṃ = mārāpayituṃ (sai giết).
gāhe + tuṃ = gāhetuṃ; gāhāpaya + i + tuṃ = gāhāpayituṃ (sai lấy).
những căn thuộc đệ thất động từ.
core + tuṃ = coretuṃ; coraya + i + tuṃ = corayituṃ (ăn trộm).
pāle + tuṃ = pāletuṃ ; pālaya + tuṃ = pālayituṃ (che chở, cai trị).
dese + tuṃ = desetuṃ; desaya + i + tuṃ = desayituṃ (giảng, thuyết pháp)
(146) Quá khứ từ năng động thể bất biến hay danh động từ hay bất biến quá khứ theo một số văn phạm gia hiện đại được hình thành với những tiếp vĩ ngữ - tvā, -tvāna, -tūna, -ya, -vā, -tya.
1) Những chữ này có thể được nối vào những ngữ căn nhờ một chữ i.
2) Đôi khi phụ âm cuối của ngữ căn bị bỏ rơi trước những chữ này.
3) Nguyên âm dài cuối của ngữ căn đôi khi được làm ngắn lại hoặc làm mạnh trước những chữ này.
4) T của tiếp vĩ ngữ được bỏ rơi hay biến đổi cùng với phụ âm cuối của ngữ căn trong vài trường hợp.
1. Được nối với ngữ căn bằng một chữ i :
paca + i + tvā = pacitvā (sau khi nấu)
kara + i + tvāna = karitvāna (sau khi làm)
vanda + i + tūna = vanditūna (sau khi cúi đầu lễ)
bhuñja +i + tvā = bhuñjitvā (sau khi ăn)
saya + i + tvāna = sayitvāna (sau khi ngủ).
suṇa + i + tūna = suṇitūna (sau khi nghe)
suṇa + i + tūna = suṇitūna (sau khi nghe)
jaha + i + tvāna = jahitvāna (sau khi bỏ)
2. Phụ âm cuối bị bỏ rơi :
kara + tvā = katvā (sau khi làm)
hana + tvā = hatvā (sau khi giết)
bhuja + tvā = butvā (sau khi ăn)
pada + tvā = patvā (sau khi đến)
caja + tvā = catvā (sau khi bỏ)
chida + tvā = chetvā (sau khi chặt)
bhida + tvā = bhetvā (sau khi bẻ gãy, mở ra)
3. Nguyên âm cuối được ngắn lại hay mạnh :
dā + tvā = datvā (sau khi cho).
nī + tvā = netvā (sau khi mang).
hū + tvā = hutvā (sau khi là).
ñā + tvā = ñatvā (sau khi biết).
ṭhā + tvā = ṭhatvā (sau khi đứng hay ở).
4. T của tiếp vĩ ngữ bị bỏ rơi hay biến đổi:
disa + tvā = disvā (sau khi thấy).
labha + tvā = laddhā (sau khi được).
5. Chỉ bỏ nguyên âm cuối của ngữ căn :
hana + tvā = hantvā (sau khi giết).
mana + tvā = mantvā (sau khi suy nghĩ).
nī + tvā = nìtvā (sau khi mang).
yā + tvā = yātvā (sau khi đi).
pā + tvā = pātvā (sau khi uống).
Trong chữ gamu + tvā = gantvā (sau khi đi) m được đổi thành n.
(147) -ya được đồng hóa với phụ âm cuối của ngữ căn trong nhiều trường hợp, nó được trực tiếp thêm vào ngữ căn kết thúc bằng một nguyên âm dài.
1) Trực tiếp thêm vào :
ā + dā + ya = ādāya (sau khi lấy).
pa + hā + ya = pahāya (sau khi bỏ).
ā + nī + ya = ānīya (sau khi mang).
ā + ñā + ya = aññāya (sau khi biết).
2) Đồng hóa với phụ âm đi trước.
ā + gamu + ya = āgamya = āgamma (sau khi đến).
ni + sada + ya = nisadya = nisajja (sau khi ngồi).
ā + kamu + ya = akkamya = akkamma (sau khi dẫm).
u + pada + ya = uppadya = uppajja (sau khi sinh).
upa + labha + ya = upalabbhya = upalabbha (sau khi được).
pa + mada + ya = pamadya = pamajja (sau khi trì hoãn, lơ đãng).
ā + rabha + ya = ārabhya = ārabbha (sau khi bắt đầu, vì, liên hệ đến).
pa + visa + ya = pavissa (sau khi vào).
vi + bhaja + ya = vibhajja (sau khi chia).
3) y được đổi chỗ với phụ âm cuối nếu phụ âm ấy là chữ h :
ā + ruha + ya = āruhya = āruyha .
gaha + ya = gahya = gayha (sau khi lấy).
saṃ + muha + ya = sammuhya = sammayha (sau khi quên).
pa + gaha + ya = paggahya = paggahya (sau khi đưa lên).
4. Đôi khi -y được gấp đôi :
vi + nī + ya = vineyya (sau khi dời chỗ).
vi + ci + ya = viceyya (sau khi xem xét).
(148) -tya luôn luôn được đổi thành cca cùng với hoặc không cùng phụ âm cuối của ngữ căn.
upa + hana + tya = upahacca (sau khi làm bực mình).
ā + hana + tya = āhacca (sau khi đánh, gõ).
paṭi + i (đi, biết) + tya = paṭicca (theo sau, bởi vì).
anu + vida + tya = anuvicca (sau khi biết, xét).
ava + i + tya = avecca (sau khi hiểu).
upa + i + tya = upecca (sau khi đến gần).
ni + pada + tya = nipacca (cuối chào).
ni + hana + tya = nihacca (làm cho rơi xuống).
saṃ + kara + tya = sakkacca (cẩn thận).
vi + vica + tya = vivicca (sau khi tách rời).
DỊCH RA TIẾNG VIỆT VÀ CHỈ RÕ NHỮNG ĐỆ NHẤT CHUYỂN HÓA NGỮ
1/ "Raññā pana vandite Bhagavantaṃ avanditvā ṭhātuṃ samattho nāma eko pi sākiyo nāhosi." (J.Nidāna).
2/ Rāja saṃviggahadayo hatthena sāṭakaṃ saṇṭhapento turitaturitaṃ nikkhamitvā vegena gantvā Bhagavato purato ṭhatvā āha… Kiṃ ettakānaṃ bhikkhūnaṃ na sakkā bhattaṃ laddhun ti saññaṃ karitthā ? ti. (Ibid).
3/ "Andhabālapitaraṃ nissāya evarūpaṃ Buddhaṃ upasaṅkamitvā dānaṃ vā dātuṃ dhammaṃ vā sotuṃ nālatthaṃ; aññaṃ kattabbaṃ natthī ti manaṃ eva pasādesi." (Dh. A. i, 27).
4/ Bhikkhū tassa gharadvārena gacchantā taṃ saddaṃ sutvā vihāraṃ gantvā Satthusantike nisinnā evaṃ āhaṃsu." (Ibid.i, 127).
5/ "Tato so tatiye vasse
Nāgindo Maṇi-akkhiko
Upasaṅkamma Sambuddhaṃ
Saha saṅghaṃ nimantayi".(Mahāvaṃsa.i.71).
6/ "Bhūsāpetvāna nagaraṃ
Gantvā saṅghaṃ nimantiya
Gharaṃ netvāna bhojetvā
Datvā sāmaṇakaṃ bahuṃ
Satthārā desito dhammo
Kittako? ti apucchatha" (Ibid. V.76).
7/ "Bhavanā abhinikkhamma
Addasaṃ lokanāyakaṃ." (Apa).
8/ "Sac' āyaṃ putto tumhe paṭicca jāto, ākāse tiṭṭhatu; no ce patitvā maratū' ti." (J. Kaṭṭhahāri).
9/ Vivicc' eva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi paṭhamajjhānaṃ upasampajja viharati.
10/ " Sabbe saṅgamma mantetvā
Mālaṃ kubbanti Satthuno." (Apa. 56).
DỊCH RA TIẾNG PĀLI
VÀ SỬ DỤNG ĐỆ NHẤT CHUYỂN HOÁ NGỮ KHI CÓ THỂ
1/ Những nông phu sau khi đã cày ruộng và gieo lúa, mong mỏi có mùa gặt tốt.
2/ Tất cả những người chính trực nên quyết định đối xử công bằng ngay cả đối với những người là kẻ thù của họ.
3/ Vì đã không tìm được một vị thầy nào trong tinh xá ấy, vị tỳ kheo đến gần Đức Bổn Sư để có được một đề mục thiền định.
4/ Người ta phải có bao nhiêu tiền để làm một cái nhà bảy tầng.
5/ Sau khi té từ ngọn một cây cao, cậu bé đã gãy cánh tay phải, nhưng không có ai để đưa cậu đến một y sĩ.
6/ Tôi sẽ nhất quyết làm được lòng những bạn tôi.
7/ Những thị dân gọi nó là kẻ điên và ngu, và đuổi nó ra khỏi đô thị.
8/ Nếu anh không thể tốt, thì ít nhất anh nên cố gắng đừng xấu.
9/ Người phạm tội sau khi đã chịu những hậu quả của những ác nghiệp mình, ở cả hai đời này và đời sau, phải trải qua luân hồi (samsāra) một thời gian dài.
10/ Từ bỏ hoài nghi và tăng trưởng đức tin vào Đức Thế Tôn, chúng thực hành những giới hạnh để đạt đến A la hán quả.
NGỮ VỰNG
- Addasaṃ: tôi thấy (đt, qk).
- Kittaka: bao nhiêu (tt).
- Andhabāla: rất ngu, mù quáng (tt).
- Kubbati: làm (tt).
- Apucchatha : (nó) hỏi (qk).
- Turitaturitaṃ: mau chóng (tr.từ)
- Abhinikkhamma : sau khi ra khỏi (bbqk)
- Nāginda : Chúa rồng (nam).
- Upasampajja : sau khi đạt được, sau khi thụ giới (bbqk).
- Nālathaṃ : (tôi) không được (đt)
- Upasaṅkamma : sau khi đến gần (bbqk).
- Nimantayī : nó mời (đt).
- Ettaka : nhiều chừng này (tt).
- Nimantiya : sau khi mời (bbqk)
- Evarūpa : thuộc loại này (tt).
- Bhavana : nhà (trung).
- Kāma : lạc thú giác quan (nam).
- Bhūsāpetvā : sau khi sai trang hoàng (bbqkpt).
- Vandita : được thờ phụng (qkpt).
- Vegena : một cách mau chóng (trạng t).
- Mantetvā : sau khi hỏi ý kiến (bbqk).
- Saṅgamma : sau khi tụ hội (bbqk).
- Saññaṃ karoti : nghĩ (đt).
- Saṇṭhapenta : điều chỉnh (htpt)
- Sāmaṇaka : vật dụng thích hợp cho sa môn (tt).
DỊCH RA TIẾNG PĀLI
VÀ SỬ DỤNG ĐỆ NHẤT CHUYỂN HOÁ NGỮ KHI CÓ THỂ
1/ Những nông phu sau khi đã cày ruộng và gieo lúa, mong mỏi có mùa gặt tốt.
2/ Tất cả những người chính trực nên quyết định đối xử công bằng ngay cả đối với những người là kẻ thù của họ.
3/ Vì đã không tìm được một vị thầy nào trong tinh xá ấy, vị tỳ kheo đến gần Đức Bổn Sư để có được một đề mục thiền định.
4/ Người ta phải có bao nhiêu tiền để làm một cái nhà bảy tầng.
5/ Sau khi té từ ngọn một cây cao, cậu bé đã gãy cánh tay phải, nhưng không có ai để đưa cậu đến một y sĩ.
6/ Tôi sẽ nhất quyết làm được lòng những bạn tôi.
7/ Những thị dân gọi nó là kẻ điên và ngu, và đuổi nó ra khỏi đô thị.
8/ Nếu anh không thể tốt, thì ít nhất anh nên cố gắng đừng xấu.
9/ Người phạm tội sau khi đã chịu những hậu quả của những ác nghiệp mình, ở cả hai đời này và đời sau, phải trải qua luân hồi (samsāra) một thời gian dài.
10/ Từ bỏ hoài nghi và tăng trưởng đức tin vào Đức Thế Tôn, chúng thực hành những giới hạnh để đạt đến A la hán quả.
NGỮ VỰNG
- Ít nhất : antamaso (trt)
- Sự công bằng : yutti (nữ)
- Gọi là (một người ngu) (bālo ti) vadantā (htpt)
- Từ bỏ (dùng trong bài) vitaritvā (bbqk)
- Thủ đô : rājadhāni (nữ)
- Thực hành : rakkhati, paṭipajjati (thực hành giới, hộ
- trì giới) (đt)
- Sự hoài nghi : kaṅkhā, vicikicchā (nữ)
- Sự quyết định : adhiṭṭhāna (trung)
- Cánh tay phải : dakkhiṇa bāhu (nam)
- Mong đợi : āgameti (đt)
- Chính trực : dhammika (tt)
- Xấu, tốt : adhammika (tt) dhammika
- Nên có : labhitabba (knpt)
- Nên quyết định : (cittaṃ) paṇidahitabbaṃ hay kātabbaṃ (knpt)
- Mùa gặt : dhaññaphala (trung)
- Sau khi gieo : vapitvā (bbqk)
- Ngọn (cây) : matthaka, agga (nam)
- Sau khi chịu đựng : anubhavitvā, vinditvā (bbqk)
- Đề mục thiền định : kammaṭṭhāna (trung)
- Chiếm được lòng : manaṃ gahetuṃ
- Ngu : eḷamūga (nam)
- Tăng thêm : vaḍḍhenta (htpt)
nam : nam tánh
nữ : nữ tánh
trung : trung tánh
3 : cả 3 tánh
tt : tính từ
đt : động từ
đdt : đại danh từ
trt : trạng từ
lt : liên từ
tđt : thụ động từ
skđt : sai khiến động từ
ngm : nguyên mẫu
qkpt : quá khứ phân từ
htpt : hiện tại phân từ
knpt : khả năng phân từ
bbqk : bất biến quá khứ phân từ
bb : bất biến
vbc : vị biến cách
- Akaraṇa (dđt) : không làm.
- Akā (đt) : làm (qk).
- Akkamati (đt) : dẫm lên.
- Akkamma (bbqk) : sau khi dẫm lên.
- Akkuṭṭha (qkpt) : khiển trách.
- Akkha (tt) : có mắt (chỉ dùng trong hợp thể).
- Akkharasamaya (nam) : khoa đọc và viết.
- Akkhāta (qkpt) : nói, giảng (qk).
- Agāra (trung) : nhà.
- Agga (nam) : chóp, đỉnh; cuối (tt); chính.
- Agghīyati (đt) : được kính trọng.
- Aṅga (trung) : chân tay, phần tử.
- Aṅgarakkhaka (nam) : cận vệ.
- Aṅgāra (nam) : than đỏ.
- Accanta (tt) : nhất; quá cỡ; thuần túy.
- Accayena (trt) : sau một thời gian.
- Accha (nam) : con gấu.
- Acchindīyati (đt) : bị cướp bóc.
- Ajjatana (tt) : thuộc về hiện tại.
- Ajjhagamā (đt) : đạt được, hiểu.
- Ajjhāvasati (đt) : ở.
- Ajjhokāsa (nam) : khoảng không.
- Aññatara (tt) : chắc chắn.
- Aññatitthiya (nam) : người dị giáo.
- Aññathā (trt) : bằng một cách khác.
- Aññāya (bbqk) : sau khi hiểu biết.
- Aṭṭhakathā (nữ) : luận giải.
- Aḍḍhateyya (nam) : hai rưỡi.
- Aḍḍhuḍḍha (nam) : ba rưỡi, bốn trừ nửa.
- Aṇḍaja (nam) : chim, rắn.
- Antaramāna (htpt) : không gấp.
- Atikaṭuka (tt) : rất nghiêm trọng.
- Atikkanta (tt) : trôi qua đã lâu.
- Atikkamati (đt) : vượt qua.
- Atikkāmeti (đt) : trải qua (thời gian).
- Atichatta (trung) : cái lọng.
- Atimahanta (tt) : vô biên, bao la.
- Atirocati (đt) : chiếu sáng hơn.
- Ativisiṭṭha (qkpt) : ngon lành.
- Ativuṭṭhi (nữ) : mưa quá độ.
- Atisundara (tt) : tuyệt hảo.
- Attaja (nam) : con trai.
- Attabhāva (nam) : nhân cách, hữu ngã.
- Attamana (tt) : vui.
- Attha (nam) : lợi ích, ý nghĩa, nhu cầu.
- Atthaṅgama (nam) : sự đặt xuống.
- Atthata (qkpt) : được lan ra.
- Attharati (đt) : lan rộng.
- Atthāya (chỉ dùng số ít của attha) : vì mục đích.
- Atra (trt) : ở đây.
- Atha (bbt) : liền khi ấy.
- Adinnādāna (trung) : sự trộm cắp.
- Addhamāsa (nam) : nửa tháng.
- Addhā (nam) : một thời gian lâu, một con đường dài; (trt) chắc chắn.
- Addhānā (trung) : đường thiên lý.
- Adhana (tt) : nghèo.
- Adhikatarussāha (nam) : sự cẩn thận triệt để.
- Adhigacchissa (đt) : nó có lẽ đã đạt.
- Adhigacheyya (đt) : nó sẽ đạt.
- Adhiṭṭhāti (đt) : quyết định.
- Adhiṭṭhāna (dđt) : sự quyết định.
- Adhipati (nam) : ông chủ, bề trên.
- Adhirāja (nam) : hoàng đế.
- Adhivasati (đt) : sống.
- Adhivāsanā (nữ) : sự bằng lòng, chịu đựng.
- Anagāriya (trung) : sự không nhà.
- Anattamana (tt) : bất mãn, phật ý.
- Ananucchavika (tt) : không thích hợp.
- Anapāyinī (nữ) : không rời bỏ, không trốn.
- Anariya (tt) : hèn hạ.
- Ansana (trung) : sự nhịn đói.
- Anāgata (nam) : thì tương lai, (tt) vị lai.
- Anātha (tt) : thiếu thốn.
- Anicca (tt) : vô thường.
- Anukaraṇa (dđt) : sự bắt chước.
- Anukkama (nam) : thứ tự.
- Anukkamati (đt) : theo sau.
- Anukkamena (trt) : dần dà, theo thứ tự.
- Anugata (qkpt) : được theo bởi.
- Anugantuṃ (vbt) : đi theo.
- Anuggaha (nam) : sự giúp đỡ.
- Anucchavika (tt) : thích hợp.
- Anuññāta (qkpt) : được cho phép.
- Anutappati (đt) : hối hận.
- Anudita (qkpt) : không sinh khởi, không mọc.
- Anudisā (nữ) : phương giữa, trung gian.
- Anupaddava (tt) : thoát nguy, thoát hiểm.
- Anupubbena (trt) : đúng trình tự.
- Anuppatta (qkpt) : được đạt đến.
- Anuppadiyamāna (htpt) : được cho.
- Anuppabandha (nam) : những loạt trở lại.
- Anubandhati (đt) : săn đuổi.
- Anubhavanta (htpt) : sự chịu đựng, thưởng.
- Anumati (nữ) : sự ưng thuận.
- Anuyuñjati (đt) : nỗ lực thực tập.
- Anuvattitabba (knpt) : đáng được tuân phục.
- Anuvassaṃ (trt) : hằng năm.
- Anuvādeti (đt) : phiên dịch.
- Anuvicca (bbqk) : sau khi xét nghĩ.
- Anuvitakketi (đt) : suy nghĩ, trầm tư.
- Anusaya (nam) : thiên kiến, thành kiến.
- Anusāsati (đt) : khuyến cáo, giáo giới.
- Anusāsana (dđt) : sự khuyến cáo.
- Anussarati (đt) : nhớ lại.
- Anussaranta (htpt) : sự nhớ lại.
- Anūhata (qkpt) : không bị phá hoại.
- Aneka (tt) : nhiều.
- Anta (nam) : cùng đích.
- Antaradhāyati (đt) : biến mất.
- Antarahita (qkpt) : đã biến mất.
- Antarāya (nam) : sự hiểm nguy.
- Antare (trt) : ở giữa, trong số.
- Antima (tt) : cuối cùng.
- Antogāma (trung) : trong làng.
- Antovassa (trung) : mùa mưa.
- Anvaddhamāsaṃ (trt) : nửa tháng 1 lần.
- Anveti (đt) : đi theo sau.
- Apakāra (nam) : sự thương tổn, điều xấu.
- Apakkanta (qkpt) : đi xa.
- Apakkamati (đt) : chuyển hướng.
- Apagacchati (đt) : ra đi, di chuyển.
- Apagata (qkpt) : được lấy đi.
- Apaciti (nữ) : sự kính trọng.
- Apacināti (đt) : làm giảm ít đi.
- Apadatā (nữ) : không chân.
- Apanīta (qkpt) : được lấy đi, tẩy trừ.
- Aparabhāge (trt) : sau đó.
- Aparādha (nam) : tội ác.
- Apākaṭa (tt) : không ai biết, xa lạ.
- Api (bbt) : ngay cả, cũng.
- Apidhāna (trung) : cái nắp đậy.
- Apeti (đt) : dời qua một bên.
- Appaka (tt) : ít (về lượng).
- Appaṭipuggala (tt) : vô địch.
- Appatīta (qkpt) : bất mãn, phật ý.
- Appassuta (tt) : ngu si.
- Appoṭhenta (htpt) : vỗ tay.
- Abbuda (nam) : sự cãi cọ.
- Abbūḷha (nam) : được rút ra, nhổ đi.
- Abbha (trung) : đám mây.
- Abbhañjita (qkpt) : được bôi dầu.
- Abbhantara (trung) : phần trong.
- Abbhācikkhana (trung) : sự vu khống.
- Abbhuggantvā (bbqk) : sau khi nhảy lên.
- Abbhuyyāti (đt) : hành quân chống lại.
- Abbhokāsa (nam) : giữa trời.
- Abhavi (đt) : trở nên, là.
- Abhavissā (đt) : nó có lẽ đã thành.
- Abhikkantatara (tt) : sáng hơn.
- Abhikkamati (đt) : tiếp diễn.
- Abhijjhālu (tt) : tham lam.
- Abhiññāta (qkpt) : nổi tiếng, đặc biệt.
- Abhiṇhaṃ (trt) : thường, không hiếm.
- Abhitthavati (đt) : hoan nghênh.
- Abhitthuta (qkpt) : ca tụng.
- Abhitthunāti (đt) : ca tụng.
- Abhidhamma (nam) : pháp đặc biệt, đối pháp.
- Abhidhāvati (đt) : chạy ngược chiều.
- Abhinandati (đt) : thích thú về.
- Abhinikkhamati (đt) : từ bỏ, xuất gia.
- Abhinīharati (đt) : đem lại, sinh ra.
- Abhinīhāra (nam) : ước vọng.
- Abhipīlita (qkpt) : bị áp bức, đau đớn.
- Abhimukha (tt) : đối diện; (trung) sự có mặt.
- Abhiramati (đt) : thưởng thức.
- Abhirati (nữ) : sự thích thú.
- Abhiramanta (htpt) : thưởng thức.
- Abhirūpa (tt) : đẹp.
- Abhirūhana (dđt) : sự lên.
- Abhivaḍḍhati (đt) : tăng trưởng.
- Abhivādeti (đt) : cúi chào.
- Abhisambujjhati (đt) : đạt toàn giác.
- Abhisambodhi (nữ) : toàn giác.
- Amātāpitika (tt) : mồ côi.
- Ambho (bbt) : tiếng xưng hô người ngang hàng.
- Aya (nam, trung) : sắt.
- Ayopeḷā (nữ) : tủ sắt.
- Ayya (nam) : vị chúa tể, người cao quý.
- Ara (trung) : cái căm xe.
- Araha (tt) : xứng đáng.
- Arahatta (trung) : quả a-la-hán.
- Arahanta (nam) : bậc a-la-hán.
- Ariya (nam) : thánh, vị đã đắc quả.
- Ariyasacca (trung) : thánh đế.
- Aroga (tt) : khỏe mạnh.
- Alattha (đt) : nó đã được.
- Alabbhaneyya (tt) : không thể đạt được.
- Alaṃ (bbt) : đủ.
- Allīna (tt) : bám víu.
- Avajānāti (đt) : khinh bỉ.
- Avatthā (nữ) : cơ hội, dịp.
- Avamāneti (đt) : khinh bỉ.
- Avarodhaka (nam) : người bao vây.
- Avasarati (đt) : đi đến, vào, đặt.
- Avasiṭṭa (qkpt) : còn lại, thừa.
- Avasitta (qkpt) : rải, rắc.
- Avaharati (đt) : ăn trộm, lấy trộm.
- Avaṃsira (tt) : trút đầu xuống, lộn ngược đầu.
- Avāpurīyati (đt) : được mở ra.
- Avidita (qkpt) : không được biết.
- Avidūra (tt) : gần.
- Avisesaṃ (tt) : giống như.
- Avecca (bbqk) : sau khi hiểu.
- Avera (nam) : sự thân thiện; (tt) tốt.
- Asakkonta (htpt) : không thể.
- Asakkhi (đt) : nó đã có thể.
- Asaṅkheyya (tt) : vô số.
- Asappurisa (nam) : người xấu xa.
- Asi (đt) : (anh) là (qk).
- Asuci (nam) : phân, dơ, (tt) bất tịnh.
- Asnāti (đt) : ăn.
- Assattha (nam) : cây thiêng, nơi đức phật thành đạo.
- Assabhaṇḍaka (trung) : đồ buộc ngựa.
- Assama (nam) : chỗ ẩn dật, am thất.
- Assasālā (nữ) : chuồng ngựa.
- Assāda (nam) : vị giác, sự thưởng thức.
- Assāsa (nam) : sự an ủi, thở vào.
- Assosi (đt) : nó nghe (qk).
- Ahata (qkpt) : mới (không bị hư).
- Ahāsi (đt) : mang đi, cướp đoạt (qk).
- Ahosi (đt) : nó là (qk).
- Ākaṅkhamāna (htpt) : mong muốn.
- Āhiṇṇa (qkpt) : đầy, rắc đầy.
- Ākirati (đt) : rải rắc lên.
- Ākiranta (htpt) : trút đổ.
- Āhoṭeti (đt) : gõ lên, gõ vào.
- Āgacchanta (htpt) : đến.
- Āgata (qkpt) : đến, (dđt) đến.
- Āgantuka (nam) : người lạ mặt.
- Āgantukāma (tt) : muốn đến.
- Āgamana (dđt) : sự đến.
- Āgameti (đt) : mong mỏi.
- Ācariya (đt) : giáo thọ sư.
- Ācikkhati (đt) : nói, báo tin.
- Āṇatta (qkpt) : được nói, được sai.
- Āṇā (nữ) : mệnh lệnh.
- Āṇāpeti (đt) : ra lệnh.
- Ātapa (nam) : hơi nóng mặt trời.
- Ādāya (bbqk) : sau khi lấy.
- Ādi (nam) : sự bắt đầu, (bbt) vân vân.
- Āditta (qkpt) : đỏ rực.
- Ādhāvati (đt) : chạy khắp nơi.
- Ādhipacca (trung) : sự cai trị.
- Ānanrarika (tt) : tiếp liền theo sau.
- Ānīya (bbqk) : sau khi mang.
- Ānubhāva (nam) : năng lực.
- Āpānamaṇḍala (trung) : phòng tiệc.
- Āpāyika (tt) : thuộc về địa ngục.
- Ābādha (nam) : sự đau ốm.
- Ābharaṇa (trung) : đồ trang sức.
- Āmanteti (đt) : gọi, nói với.
- Āyatana (trung) : xứ, phạm vi giác quan.
- Āyasmantu (tt) : trưởng lão.
- Āraddha (qkpt) : đã bắt đầu.
- Ārabbha (bbqk) : sau khi bắt đầu.
- Ārāma (nam) : cái vườn.
- Ārūḷha (qkpt) : lên, lên tàu.
- Ārogya (trung) : sức khỏe.
- Ārocetabba (knpt) : đáng được báo tin.
- Āroceti (đt) : tuyên bố, thông báo.
- Ārohana (dđt) : lên.
- Ālinda (nam) : sân thượng.
- Āvasathāgāra (trung) : nhà nghỉ ngơi.
- Āvahāti (đt) : đem lại.
- Āvāheti (đt) : cưới vợ.
- Āvuṇāti (đt) : mắc lên, buộc dây.
- Āvuso (bbt – hô cách) : này hiền giả.
- Āsanna (tt) : gần.
- Āsaya (nam) : chỗ ở, trú xứ.
- Āsiñcati (đt) : rưới, đổ.
- Āsiñcanta (htpt) : rưới, đổ.
- Āsīna (qkpt) : ngồi.
- Āha (đt) : nói, bảo.
- Āhacca (bbqk) : sau khi đánh.
- Āharitabba (knpt) : đáng được mang.
- Āharāpeti (đt) : sai mang.
- Icchati (đt) : mong muốn.
- Icchanta (htpt) : mong muốn.
- Icchita (qkpt) : muốn (qk).
- Iṭṭha (tt) : dễ chịu.
- Iṇa (trung) : nợ, món nợ.
- Iti (bbt) : như vậy.
- Itthaṃ (bbt) : như vậy.
- Itthibala (trung) : thần thông, thần lực.
- Iddhimantu (tt) : có thần thông.
- Indriya (trung) : căn, giác quan.
- Iha (bbt) : ở đây.
- Ukkā (nữ) : bó đuốc, khí tượng.
- Ukkāsitvā (bbqk) : sau khi ho.
- Ukkujjeti (đt) : quay lên.
- Ukkhipati (đt) : nâng lên, ném lên.
- Uggaṇhāpeti (đt) : dạy học.
- Uggaṇhitukāma (tt) : muốn học, chăm học.
- Ugghoseti (đt) : la lớn.
- Uccināti (đt) : chọn lọc.
- Ucchindati (đt) : cắt lìa, bẻ gãy, phá hủy.
- Uju (tt) : thẳng, chính trực.
- Uṭṭhahati (đt) : đứng dậy, phát khởi.
- Uṭṭhāya (bbqk) : sau khi sanh khởi.
- Utuguṇa (nam) : khí hậu.
- Uttama (tt) : cao quý, lớn nhất.
- Uttamaṅga (nam) : cái đầu.
- Uttaritara (tt) : cao hơn, lớn hơn.
- Uttariṃ (trt) : xa hơn, thêm nữa.
- Udapādi (đt) : nó sinh khởi (qk).
- Udaya (nam) : tăng trưởng, sinh khởi.
- Udariya (trung) : đồ ăn không tiêu.
- Uddhapāda (tt) : chân chổng lên.
- Uddhaṃ (trt) : chót đỉnh.
- Upakāra (nam) : giúp đỡ.
- Upakkama (nam) : phương tiện.
- Upakkamati (đt) : cố gắng.
- Upakkiḷiṭṭha (qkpt) : dơ bẩn.
- Upagacchati (đt) : đến, đạt đến.
- Upacināti (đt) : thâu nhặt.
- Upajjhāya (nam) : thầy dạy.
- Upaṭṭhāka (nam) : người hầu, thị giả.
- Upṭṭhāna (trung) : hầu, săn sóc.
- Upaṭṭhita (qkpt) : đến gần, hầu cận.
- Upatthambheti (đt) : nâng đỡ.
- Upaddava (nam) : sự nguy hiểm, nguy hại.
- Upanagara (trung) : vùng ngoại ô, phụ cận.
- Upanayhati (đt) : bọc trong.
- Upanisīdati (đt) : ngồi gần.
- Upanissāya (bbqk) : tùy thuộc vào.
- Upanīta (qkpt) : được trình bày, giới thiệu.
- Upanīyati (đt) : được mang đến gần.
- Upaparikkhanta (htpt) : tra tầm, thanh tra, xét hỏi.
- Upamāna (trung) : sự so sánh.
- Upari (bbt) : ở trên, trên đầu.
- Upalabbha (bbqk) : sau khi được.
- Upalimpeti (đt) : bôi, làm bẩn.
- Upavāda (nam) : sự la rầy.
- Upasaṅkanta (qkpt) : được đến gần.
- Upasaṅkamanta (htpt) : đang đến gần.
- Upasaṅkamitvā (bbqk) : sau khi đến gần.
- Upasampadā (nữ) : sự có được, đạt được.
- Upasevanā (nữ) : sự theo đuổi.
- Upassaya (nam) : chỗ ở, trú xứ.
- Upasevati (đt) : liên kết; dùng (thuốc).
- Upahacca (bbqk) : sau khi làm phật ý.
- Upāgāmi (đt) : đã đến gần.
- Upāsaka (nam) : nam cư sĩ.
- Upāsikā (nữ) : nữ cư sĩ.
- Upāhana (nam) : giày dép.
- Upecca (bbqk) : sau khi đến gần.
- Uposathakamma (trung) : giữ tám giới.
- Uppajja (bbqk) : sau khi sinh ra.
- Uppajjissa (đt) : (nó) đã được sinh ra.
- Uppanna (qkpt) : sinh ra, phát khởi.
- Uppādita (qkpt) : được phát sinh.
- Ubbigga (qkpt) : được lay động.
- Ubhayathā (trt) : bằng cả hai cách.
- Ummagga (nam) : đường hầm, đường sai.
- Uyyāna (trung) : vườn hoa, vườn.
- Uyyojeti (đt) : đưa đi xa.
- Ura (trung, nam) : ngực.
- Uraga (nam) : con rắn.
- Ussava (nam) : lễ lạc.
- Ussahati (đt) : cố gắng, nỗ lực.
- Ussahanta (htpt) : đang nỗ lực.
- Ussāpeti (đt) : nâng lên.
- Ussāraṇā (nữ) : khiến cho quay lui.
- Uḷuṅka (nam) : cái thìa lớn.
- Ekaka (tt) : đơn chiếc, một mình.
- Ekakkhattuṃ (trt) : một lần.
- Ekakkhika (tt) : độc nhãn, một mắt.
- Ekacca (tt) : một vài.
- Ekadhā (trt) : bằng một cách.
- Ekamantaṃ (trt) : một bên, qua một bên.
- Ekaṃsena (trt) : trong mọi lẽ.
- Ekībhāva (nam) : sự hợp nhất.
- Ekeka (tt) : từng cái một, mỗi.
- Ettaka (tt) : nhiều chừng này.
- Eva (bbt) : chỉ.
- Evaṃ eva (bbt) : chỉ có thể.
- Evarūpa (tt) : thuộc loại này.
- Evaṃ (bbt) : thế này, như sau.
- Eḷamūga (nam) : người ngu.
- Okāsa (nam) : chỗ.
- Okirati (đt) : rải, rắc.
- Okirāpeti (đt) : sai rắc.
- Okkamati (đt) : chìm sâu vào, rơi vào.
- Ogha (nam) : dòng thác.
- Oja (nam, trung) : vẻ rực rỡ, nhựa cây.
- Ojavantu (tt) : bổ dưỡng.
- Otaranta (htpt) : đi xuống.
- Otāra (nam) : sự tình cờ, lỗi lầm.
- Odhi (nam) : giới hạn.
- Onamati (đt) : cúi xuống.
- Onīta (htpt) : tách rời khỏi.
- Obhāsa (nam) : nước bóng, ánh sáng.
- Omuñcati (đt) : cởi (giày), nới lỏng.
- Orasa (tt) : tự sinh.
- Olambīyati (đt) : được treo lên.
- Ovaraka (nam) : nhà ở.
- Osāna (tt) : cuối cùng, (trt) osāne.
- Kaṅkhā (nữ) : nghi.
- Kacavara (nam) : từ chối.
- Kacchapa (nam) : con rùa.
- Kañcuka (nam) : áo choàng.
- Kaṭacchu (nam) : muỗng.
- Kaṭṭha (qkpt) : được cày.
- Kaṭhita (qkpt) : nóng sôi.
- Kaṇiṭṭhita (tt) : trẻ hơn, trẻ nhất.
- Katipaya (tt) : ít nhiều.
- Kattabba (knpt) : đáng làm.
- Kattuṃ (vbt) : làm.
- Kathenta (htpt) : đang nói.
- Kanaka (trung) : vàng.
- Kantanta (htpt) : đang kéo sợi.
- Kantāra (nam) : sa mạc.
- Kandanta (htpt) : la lớn, khóc lớn.
- Kappa (nam) : kiếp, một thời gian rất dài.
- Kappeti (đt) : thắng yên ngựa; cắt.
- Jīvikaṃ kappeti : kiếm kế sinh nhai, sinh sống bằng.
- Kama (nam) : thứ tự, phương pháp.
- Kampati (đt) : run rẩy.
- Kampamāna (htpt) : run.
- Kampeti (đt) : lay, làm cho rung.
- Kambala (trung, nam) : cái mền.
- Kamma (trung) : hành động.
- Kammakkhaya (nam) : sự diệt tận của nghiệp.
- Kammaṭṭhāna (trung) : đề mục thiền định.
- Kammanta (nam) : công việc.
- Karaṇḍa (nam) : cái hòm.
- Karahaci (bbt) : có lẽ, đôi khi.
- Kariyati (đt) : được làm.
- Karoti (đt) : thi hành.
- Kasana (dđt) : cày.
- Kasita (qkpt) : được cày.
- Kasmā (bbt) : tại sao?
- Kahaṃ (trt) : ở đâu?
- Kahāpaṇa (nam) : đồng tiền vàng.
- Kāṇa (tt) : chột mắt.
- Kātabba (knpt) : đáng làm.
- Kātave (vbt) : làm.
- Kāma (nam) : lạc thú giác quan.
- Kāmaṃ (trt) : chắc chắn.
- Kāyika (tt) : thuộc về thân.
- Kāraka (nam) : người làm.
- Kārita (qkpt) : được sai xây cất.
- Kāriya (trung) : công việc.
- Kāresi (đt) : sai làm, xây.
- Kālass' eva : sớm.
- Kāsāva (trung) : y vàng, (tt) nhuộm vàng.
- Kāsika (tt) : làm ở kāsi.
- Kikī (nữ) : con sáo.
- Kicca (trung) : công việc.
- Kiñci (bbt) : một cái gì.
- Kiṇīyati (đt) : được mua.
- Kittaka (tt) : bao nhiêu.
- Kiṃ su (bbt) : phân từ nghi vấn.
- Kilañja (nam) : chiếu.
- Kilanta (qkpt) : mệt mỏi.
- Kuñjara (nam) : con voi.
- Kuṇḍikā (nữ) : bình đựng nước.
- Kuṇī (tt) : tay quắp.
- Kudācanaṃ (bbt) : một đôi khi.
- Kuppamāna (htpt) : đang giận.
- Kumuda (trung) : bông súng trắng.
- Kumbhakāra (nam) : thợ làm đồ gốm.
- Kurumāna (htpt) : đang làm.
- Kulaputta (nam) : thiện nam tử.
- Kulaparivaṭṭa (trung) : thế hệ.
- Kusa (nam) : một thứ cỏ thơm.
- Kusala (tt) : thiện, lành; (trung) công đức.
- Kūjita (qkpt) : vang tiếng kêu.
- Kūṭa (trung) : đỉnh núi.
- Kūpa (nam) : cái giếng.
- Kokila (nam) : chim cu.
- Koṭṭhaka (nam) : chỗ có rào kín.
- Ko ci : một người nào.
- Kosalla (trung) : sự khéo léo.
- Kriyā (nữ) : hành động, động từ.
- Khacita (qkpt) : mắc đầy.
- Khajja (trung) : đồ ăn cứng.
- Khajjati (đt) : được ăn.
- Khajjopanaka (nam) : con đom đóm.
- Khaṇa (trung) : thời gian ngắn nhất, sát na.
- Khaṇḍa (nam) : miếng, mảnh.
- Khata (qkpt) : được đào lên, bị thương.
- Khattiya (nam) : chiến sĩ; (tt) thuộc giai cấp chiến sĩ.
- Khanta (qkpt) : được tha thứ.
- Khandha (nam) : khối lớn, thân (cây)…
- Khandhāvāra (nam) : cái trại.
- Khalu (bbt) : quả vậy.
- Khāṇu (nam) : gốc cây.
- Khādita (qkpt) : được ăn.
- Khinna (qkpt) : thất vọng.
- Khipati (đt) : ném, tung, quăng, liệng.
- Khipanta (htpt) : hắt hơi.
- Khīṇa (qkpt) : kiệt sức.
- Khīrapāyāsa (nam) : lúa sữa.
- Kheda (nam) : nỗi thất vọng.
- Khepetvā (bbqk) : sau khi phung phí.
- Gajjanta (htpt) : đang rống.
- Gaṇa (nam) : đám đông, tông phái.
- Gaṇika (tt) : có đồ chúng.
- Gaṇikā (nữ) : kỹ nữ.
- Gaṇhāti (đt) : lấy.
- Gantabba (knpt) : đáng đi.
- Ganthakāra (nam) : tác giả.
- Ganthāvali (nữ) : văn chương.
- Gandha (nam) : mùi hương.
- Gandhodaka (trung) : nước thơm.
- Gabbha (nam) : phòng, bào thai.
- Gamana (dđt) : đang đi.
- Gayha (knpt) : đáng lấy.
- Garahita (qkpt) : bị khinh bỉ.
- Garukātabba (knpt) : đáng kính trọng.
- Garukata (qkpt) : được kính trọng.
- Garugabbhā (nữ) : người có thai.
- Gahana (dđt) : sự cầm nắm.
- Gāmavāsī (nam) : dân làng.
- Gāmika (nam) : nông dân.
- Gāyati (đt) : hát.
- Gāyanta (htpt) : đang hát.
- Gārava (nam) : sự kính trọng, sự nặng nề.
- Gāha (dđt) : sự cầm, nắm.
- Gāhaka (nam) : người mang, lấy.
- Gāhāpeti (đt) : sai lấy.
- Gimhika (tt) : thuộc về mùa hè, thích hợp cho mùa hè.
- Gilāna (tt) : đau ốm; (nam) bệnh nhân.
- Gilānūpama (tt) : giống như một bệnh nhân.
- Gihī (nam) : cư sĩ, người thế tục.
- Gīta (trung) : bài hát, sự hát, ca khúc.
- Gutta (qkpt) : được che chở.
- Gelañña (trung) : sự đau ốm.
- Geha (trung, nam) : cái nhà.
- Gocara (nam) : đồ ăn, đồ vật, đồng cỏ.
- Gotamī (nữ) : phụ nữ dòng gotama (cồ đàm).
- Gopānasī (nữ) : nóc nhọn trên mái nhà.
- Gopita (qkpt) : được che chở.
- Gorupa (trung) : tháp canh trước cổng.
- Gopeti (đt) : canh gác, che chở, bảo vệ.
- Ghaṭaka (nam) : ấm nước.
- Ghanaṃ (trt) : dày đặc.
- Gharāvāsa (nam) : đời sống gia đình.
- Ghātika (tt) : trộn với bơ.
- Ghuṭṭha (qkpt) : được tuyên bố.
- Ca (bbt) : và, cũng.
- Cakkamagga (nam) : dấu xe đi.
- Cakkaratana (trung) : bảo luân, ngọc nơi bánh xe.
- Cakkavattī (nam) : chuyển luân vương.
- Cakkavāḷa (nam) : hòn đá bao quanh thế giới.
- Cakkāyudha (trung) : đoản thương, dấu hiệu uy quyền.
- Cajati (đt) : từ bỏ, rời.
- Cajīyati (đt) : bị từ bỏ.
- Catukka (trung) : nhóm gồm bốn, chỗ đường gặp nhau (ngã tư).
- Catubbidha (tt) : bốn lần, gấp bốn.
- Candana (trung) : chiên đàn, gỗ trầm.
- Camarī (nam) : trâu mao.
- Cara (nam) : gián điệp, do thám.
- Caranta (htpt) : đang đi, đang du hành.
- Carita (trung) : đời sống, sự sống.
- Calati (đt) : di chuyển, đi không vững.
- Cavati (đt) : qua đời, chết.
- Cāga (nam) : từ thiện; (dđt) ruồng bỏ.
- Cārikā (nữ) : cuộc du hành, sự lang thang.
- Cālanīya (qkpt) : có thể được di chuyển.
- Cita (qkpt) : được sưu tập.
- Citaka (nam) : cái giàn hỏa.
- Citta (tt) : điểm lấm tấm, loang lỗ.
- Cintayitvā (bbqk) : sau khi suy nghĩ.
- Ciraṃ (trt) : lâu dài.
- Cīvara (trung) : áo tu sĩ.
- Cīyati (đt) : được thu nhập.
- Cuṇṇeti (đt) : đánh phấn.
- Ceta (trung, nam) : ý tưởng.
- Cetiya (trung) : điện phật.
- Cetiyaṅgaṇa (trung) : sân chùa.
- Cetopasāda (nam) : sự toại ý.
- Cora (nam) : kẻ trộm.
- Chaḍḍeti (đt) : ném bỏ.
- Chaṇa (nam) : buổi tiệc.
- Chanda (trung, nam) : vần điệu.
- Channa (qkpt) : được bao phủ.
- Chavi (nữ) : lớp da ngoài.
- Chaḷabhiññā (nữ) : sáu thứ thần thông.
- Chaḷaṃsa (tt) : sáu góc, lục giác.
- Chāḍeti (đt) : che giấu, bao phủ, lợp.
- Chijjati (đt) : bị cắt, bị bẻ.
- Chettu (nam) : người cắt.
- Chettuṃ (vbt) : cắt.
- Jaṭiya (nam) : người khổ hạnh tóc bện.
- Jaṭila (nam) : như jaṭiya.
- Jaṇṇumatta (tt) : sâu đến gối.
- Jana (nam) : con người.
- Janatā (nữ) : dân chúng, quần chúng.
- Janapada (nam) : xứ sở, lãnh thổ.
- Jambudīpa (nam) : Ấn Độ.
- Jarā (nữ) : sự tàn tạ, tuổi già.
- Jalanta (htpt) : rực rỡ, chiếu sáng.
- Jalita (qkpt) : đỏ rực.
- Java (nam) : tốc lực.
- Jahāti (đt) : từ bỏ.
- Jahāra (đt) : nó đã từ bỏ.
- Jahitvā (bbqk) : sau khi từ bỏ.
- Jāta (qkpt) : được sinh ra.
- Jāti (nữ) : sự sinh ra, thứ, loại.
- Jānapadika (nam) : nông dân.
- Jānanta (htpt) : biết.
- Jāyati (đt) : sinh khởi.
- Jāyā (nữ) : vợ.
- Jiṇṇa (qkpt) : bị tàn tạ.
- Jita (qkpt) : bị chinh phục.
- Jinanta (htpt) : đang chinh phục.
- Jināti (đt) : nó chinh phục.
- Jīva (nam) : cuộc đời.
- Jīvikā (nữ) : sự sống.
- Jīvita (trung) : đời sống.
- Jeyya (knpt) : đáng được chinh phục.
- Jotanta (htpt) : sáng rực.
- Jhāna (trung) : thiền định, thiền na.
- Jhāpita (qkpt) : bị đốt.
- Jhāma (tt) : cháy ra than.
- Jhāyati (đt) : đốt cháy.
- Ñatvā (bbqk) : sau khi biết.
- Ñāṇa (trung) : sự hiểu biết, trí.
- Ñātayya (knpt) : đáng được hiểu biết.
- Ñāti (nam) : sự liên hệ, tương quan.
- Ñātu (nam) : người biết.
- ṭhapita (qkpt) : được đặt.
- ṭhapetabba (knpt) : đáng được giữ.
- ṭhapeti (đt) : đặt, giữ.
- ṭhapetvā (bbqk) : sau khi giữ lại; trừ ra; ngăn rào.
- ṭhātuṃ (vbt) : đứng.
- ṭhāna (trung) : chỗ, vị trí.
- ḍayhati (đt) : được đốt cháy.
- Takkika (nam) : luận sư, người lập luận.
- Taṇḍulika (nam) : người buôn lúa gạo.
- Taṇhā (nữ) : khát ái.
- Tato nidānaṃ (trt) : do nhân duyên ấy, bởi thế.
- Tatta (qkpt) : được làm nóng.
- Tattaka (tt) : nhiều chừng ấy, cùng số lượng ấy.
- Tathā (bbt) : bởi thế.
- Tathāgata (nam) : đức Như Lai.
- Tathā pi (bbt) : nhưng mà, dù vậy.
- Tath' eva (bbt) : cũng thế, tương tự.
- Tad' eva : cũng vật ấy.
- Tanoti (đt) : khuếch trương.
- Tantavāya (nam) : thợ dệt.
- Tapa (nam, trung) : sự khổ hạnh.
- Tapamāna (htpt) : chiếu sáng.
- Tapassī (nam) : nhà khổ hạnh, ẩn tu.
- Tapodhana (nam) : tu sĩ.
- Tama (nam, trung) : bóng tối.
- Tamba (nam) : đồng, (tt) màu đồng.
- Tambūla (trung) : lá trầu không.
- Taya (trung) : bộ ba.
- Taraṇīya (knpt) : có thể qua.
- Taramāna (htpt) : đang qua.
- Tasmā (bbt) : bởi thế.
- Tāta (nam) : con trai, cha.
- Tādisa (tt) : như thế.
- Tāpasa (nam) : nhà tu khổ hạnh.
- Tāpita (qkpt) : được đốt nóng.
- Tārakā (nữ) : ngôi sao.
- Tārā (nữ) : ngôi sao.
- Tālapaṇṇa (trung) : lá bối.
- Tāḷa (nam) : âm nhạc.
- Tāvataka (tt) : chừng ấy.
- Tika (trung) : bộ ba.
- Titti (nữ) : sự thỏa mãn.
- Titthiya (nam) : tà sư, (tt) dị giáo.
- Tipiṭakapāḷi (nữ) : ba tạng phật kinh pāli.
- Tuṭṭha (qkpt) : vui mừng.
- Tuṇhī (bbt) : im lặng.
- Tutta (trung) : cọc luyện voi.
- Turitaṃ (trt) : mau chóng.
- Turiya (bhaṇḍa) (trung) : nhạc khí.
- Teja (nam, trung) : sức nóng, hơi nóng.
- Tejassī (nam) : sáng, rực rỡ.
- Temeti (đt) : làm ướt.
- Tela (trung) : dầu.
- Telika (nam) : người bán dầu.
- Thanapa (nam) : trẻ nhỏ.
- Thala (trung) : đất.
- Thalaja (tt) : sinh trên đất.
- Thāma (nam) : sức mạnh.
- Thuti (nữ) : sự ca tụng.
- Thūla (tt) : thô.
- Thera (nam) : trưởng lão (tỳ-kheo).
- Thoka (tt) : ít.
- Thomenta (htpt) : đang ca tụng.
- Dakkhina (tt) : về phía nam, bên phải.
- Daṭṭhayya (knpt) : đáng được thấy.
- Daḍḍha (qkpt) : bị đốt cháy.
- Daṇḍapīdikā (nữ) : đuốc.
- Daṇḍika (tt) : có một cái gậy.
- Danta (qkpt) : được hàng phục.
- Dantakaṭṭha (trung) : bàn chải răng.
- Damiḷa (tt) : thuộc xứ tamil (phía nam Ấn Độ).
- Dameti (đt) :
- Dāyā (nữ) : lòng tốt.
- Dāyāhi (tt) : từ mẫn.
- Dassana (dđt) : sự thấy.
- Dasseti (đt) : chỉ cho thấy.
- Dassenta (htpt) : đang chỉ.
- Dahara (tt) : trẻ.
- Daḷha (tt) : chặt, chắc.
- Daḷidda (tt) : nghèo.
- Dānapati (nam) : người bố thí, hào phóng.
- Dāyaka (nam) : thí chủ, người cho.
- Dāyāda (nam) : sự thừa hưởng.
- Dāra (nam) : vợ.
- Dāraka (nam) : con trai nhỏ.
- Dāḷiddiya (trung) : sự nghèo khó.
- Dāru (trung) : củi, gỗ.
- Dārumaya (tt) : bằng gỗ.
- Diguna (tt) : gấp hai.
- Dija (nam) : con chim, người Bà la môn.
- Dijagaṇa (nam) : đàn chim.
- Diṭṭha (qkpt) : được thấy.
- Dinakara (nam) : mặt trời.
- Dibba (tt) : thần tiên, thuộc về trời.
- Dibbati (đt) : chơi.
- Diyaḍḍha (nam) : một rưỡi, hai trừ nửa.
- Dissanta (htpt) : đang xuất hiện.
- Dīgharatta (trung) : một thời gian lâu dài.
- Dīna (tt) (qkpt) : bần cùng, khốn khổ.
- Dukkara (tt) : khó khăn.
- Dukkhita (qkpt) : khốn khổ.
- Duggandha (nam) : mùi thối.
- Duṭṭa (qkpt) : bị hỏng, xấu xa.
- Dussana (tt) : khó thấy.
- Duddha (trung) : sữa; (qkpt) được vắt sữa.
- Dubbaṇṇa (tt) : xấu xí.
- Dubbala (tt) : yếu.
- Dubbalya (trung) : sự yếu.
- Dubbinita (qkpt) : không được huấn.
- Duma (nam) : cây.
- Durakkhāta (qkpt) : được giảng một cách dở.
- Dullabha (tt) : hiếm.
- Duvidha (tt) : thuộc hai loại.
- Dussa (trung) : áo quần.
- Dussati (đt) : làm tức mình.
- Dussīla (tt) : phá giới.
- Dūta (nam) : sứ giả.
- Dūrato (bbt) : từ xa.
- Dūsita (qkpt) : bị hỏng.
- Deyya (knpt) : vật đáng cho.
- Deva (nam) : trời, tâu bệ hạ.
- Devadūta (nam) : thiên sứ.
- Devasika (tt) : hàng ngày.
- Devāyatana (trung) : đền thờ thần linh.
- Desanā (nữ) : bài pháp.
- Desenta (htpt) : đang thuyết pháp.
- Deha (nam, trung) : thân xác.
- Dovārika (nam) : người gác cổng.
- Dosa (nam) : lỗi, sân giận.
- Dhaññaphala (trung) : mùa gặt.
- Dhanuggaha (nam) : người bắn cung.
- Dhamma (nam) : pháp.
- Dhammakathika (nam) : người giảng pháp.
- Dhammacakkhu (trung) : pháp nhãn.
- Dhammaṭṭha (tt) : chính trực, đúng pháp.
- Dhammarāja (nam) : pháp vương.
- Dhammāsana (trung) : pháp tòa.
- Dhammika (tt) : chính trực, đúng pháp.
- Dhaṇsati (đt) : rơi từ, chìm xuống.
- Dhātu (nữ) : giới, xá lợi.
- Dhārā (nữ) : lưỡi (gươm, giáo), dòng thác.
- Dhārenta (htpt) : đang mang.
- Dhunāti (đt) : lay, phá hủy.
- Dhuvaṃ (trt) : chắc chắn.
- Dhovana (dđt) : sự rửa.
- Nagara (trung) : thành phố.
- Nagaravāsī (nam) : thị dân.
- Nagga (tt) : trần trụi.
- Naṅgala (trung) : cái cày.
- Naṅguṭṭha (trung) : cái đuôi.
- Nacca (trung) : khiêu vũ, vũ điệu.
- Naccati (đt) : múa.
- Naṭṭha (qkpt) : mất.
- Nandana (dđt) : vui mừng.
- Nabha (nam, trung) : bầu trời.
- Namassanīya (knpt) : đáng được thờ phụng.
- Namassamāna (htpt) : đang thờ phụng.
- Nava (tt) : mới.
- Nava kathā (nữ) : tiểu thuyết.
- Nahuta (trung) : mười ngàn.
- Nāgara (nam) : thị dân, (tt) thuộc về thành thị.
- Nāṭakitthī (nữ) : vũ nữ.
- Nāgarika (nam) : người thành phố, (tt) thuộc về thành phố.
- Nāṭikā (nữ) : nữ diễn viên.
- Nātha (nam) : vị chúa tể, (tt) có thể có tài.
- Nānappakāra (tt) : khác nhau, nhiều loại.
- Nānā (bbt) : khác nhau.
- Nānāvaṇṇa (tt) : đủ màu, nhiều màu.
- Nābhi (nữ) : trục xe.
- Nāyaka (nam) : lãnh tụ.
- Nāvika (nam) : thủy thủ.
- Nāvikā (nữ) : nữ thủy thủ.
- Nikāya (nam) : bộ, bầy, đàn.
- Nikkujjita (qkpt) : lật ngược.
- Nikkhamati (đt) : ra đi.
- Nikkhami (đt) : đã đi.
- Nikkhitta (qkpt) : được đạt, được giữ.
- Nikkhaṇīyati (đt) : được chôn.
- Nikhāta (qkpt) : được đào ra.
- Nikhila (tt) : toàn thể.
- Nikkhilavijjaalaya (nam) : đại học.
- Nigaṇhati (đt) : trải qua.
- Nigaṇṭha (nam) : ni kiền tử, khổ hạnh lõa thể.
- Niggata (qkpt) : ra đi.
- Nigrodha (nam) : cây bàng.
- Nicaya (nam) : chất đống.
- Nidahita (qkpt) : được chôn, được cất.
- Nidhīyati (đt) : được chôn, cất.
- Nindati (đt) : khinh bỉ.
- Nipanna (qkpt) : nằm xuống.
- Nijonna (tt) : khéo léo.
- Nipphanna (qkpt) : được tạo, có điều kiện.
- Nibaddhaṃ (tt) : luôn luôn.
- Nibbatta (qkpt) : được sinh ra, khởi lên.
- Nibbattati (đt) : sinh ra.
- Nibbatteti (đt) : phát sinh.
- Nibbāṇa (trung) : níp bàn.
- Nibbindati (đt) : chán ngấy.
- Nibbuta (qkpt) : được làm cho an, bình an.
- Nimanteti (đt) : mời.
- Nimittapāṭhaka (nam) : người thầy bói.
- Nimmala (tt) : vô nhiễm.
- Nimmita (qkpt) : được sinh ra.
- Nimmināti (đt) : sinh ra.
- Niyāmita (qkpt) : được dành sẵn.
- Niyāmeti (đt) : dành phần, dành sẵn.
- Niyojeti (đt) : sai, phái.
- Niyyati (đt) : được dẫn đạo.
- Niyyāti (đt) : tắt, đi ra.
- Niyyānika (tt) : đưa đến (giải thoát).
- Niraya (nam) : địa ngục.
- Niravasesa (tt) : hoàn toàn.
- Niruttara (tt) : không song song; không trả lời.
- Niroga (tt) : mạnh khoẻ.
- Nivattha (qkpt) : khoác, mặc.
- Nivāretuṃ (vbt) : tránh; đừng.
- Nivāsāpetuṃ (vbt) : sai mặc áo.
- Nivāseti (đt) : mặc áo.
- Nivāsetvā (bbqk) : sau khi mặc áo.
- Nivedeti (đt) : thông báo.
- Nivesana (trung) : nhà, trú xứ.
- Nisajja (bbqk) : sau khi ngồi.
- Nisākara (nam) : mặt trăng.
- Nisinnaka (tt) : đang ngồi.
- Nissāya (bbt) : vì, liên hệ đến, tùy thuộc vào.
- Nissita (qkpt) : liên hệ đến.
- Nissitaka (tt) : phụ thuộc.
- Nissenī (nữ) : cái thang.
- Nihacca (bbqk) : sau khi làm rơi xuống.
- Nīca (tt) : thấp.
- Nītigantha (nam) : sách luật.
- Nīyati (đt) : được mang.
- Nīla (tt) : xanh, nhuộm xanh.
- Nīvaraṇa (trung) : triền cái.
- Nīharitabba (knpt) : đáng lây ra, đáng xua đuổi.
- Nīharitvā (bbqk) : sau khi lấy ra.
- Nūnaṃ (bbt) : chắc chắn.
- N' eka (tt) : nhiều.
- Netvā (bbqk) : sau khi mang.
- Nepuñña (trung) : tài khéo.
- Nemi (nữ) : bánh xe.
- Neyya (knpt) : đang mang, đang hiểu.
- Nerayika (tt) : sinh ở địa ngục, giống địa ngục.
- No ce : nếu không.
- Nhāta (qkpt) : đã tắm.
- Pakāseti (đt) : tuyên bố, diễn đạt.
- Pakāsetuṃ (vbt) : tuyên bố, làm hiện rõ.
- Pakka (qkpt) : được luộc, được làm nóng, chín.
- Pakkanta (qkpt) : đã đi.
- Pakkāmi (đt) : đi xa.
- Pakkosāpeti (đt) : cho gọi, cho đòi.
- Pakkositvā (bbqk) : sau khi gọi đến.
- Pakkhāleti (đt) : rửa, tráng sạch.
- Pakkhipati (đt) : đặt vào.
- Paggharāti (đt) : kêu vù vù.
- Paṅkaja (trung) : hoa sen.
- Paccassosi (đt) : trả lời.
- Paccakkhaṃ (trt) : đối diện, trực tiếp.
- Paccantima (tt) : xa.
- Paccāgacchati (đt) : trở về.
- Paccājāta (qkpt) : sinh ra.
- Paccuggamana (trung) : đi đón.
- Paccuṭṭheti (đt) : dậy khỏi chỗ nào.
- Paccupaṭṭhāpeti (đt) : lấy lại (trí nhớ).
- Pacchato (bbt) : đằng sau.
- Pacchima (tt) : phía tây; cuối cùng.
- Pajānāti (đt) : biết rõ.
- Pañcadasī (nữ) : ngày rằm.
- Pañña (tt) : khôn ngoan.
- Paññāpetabba (knpt) : đáng được chuẩn bị.
- Paññatta (qkpt) : được chuẩn bị, đặt ra (quy luật..)
- Paññāvuddhi (nữ) : sự tăng trưởng trí tuệ.
- Pañha (3) : câu hỏi.
- Patākā (nữ) : cờ.
- Paṭikkamati (đt) : thối lui. Đi trở lui.
- Paṭikkūla (tt) : đáng nhờm gớm.
- Paṭikkhipati (đt) : từ chối.
- Paṭikkhipana (dđt) : sự từ chối.
- Paṭigaṇhāti (đt) : nhận.
- Paṭicca (bbt) : và, do duyên.
- Paṭicchanna (qkpt) : bao phủ bằng, che giấu.
- Paṭicchāpeti (đt) : trao cho.
- Paṭijāni (đt) : hứa (qk).
- Paṭiññā (nữ) : sự thỏa thuận, lời hứa.
- Paṭinissajjati (đt) : từ bỏ.
- Paṭinivattati (đt) : trở về.
- Paṭipajjati (đt) : thực hành.
- Paṭibhāti (đt) : nảy sinh trong tâm thức.
- Paṭiyatta (qkpt) : được sửa soạn.
- Paṭiyādeti (đt) : sửa soạn.
- Paṭirāja (nam) : vua đối nghịch.
- Paṭiladdhuṃ (vbt) : đạt đến.
- Paṭilabhati (đt) : đạt được.
- Paṭivacana (trung) : sự trả lời.
- Paṭivedeti (đt) : thông báo.
- Paṭivedha (nam) : sự chứng đắc, tuệ giác.
- Paṭisaṅkharoti (đt) : sửa sang.
- Paṭisallīna (qkpt) : đi vào sự độc cư.
- Paṭisāmeti (đt) : sắp thứ tự.
- Paṭihata (qkpt) : gõ vào.
- Paṭṭhāya (bbt) : khởi từ.
- Paṭihīyati (đt) : được đọc.
- Paṇidahati (đt) : mong mỏi, khát khao.
- Paṇīta (tt) : thú vị, tuyệt hảo.
- Paṇḍicca (trung) : sự uyên bác.
- Paṇḍitācariya (nam) : giáo sư.
- Paṇṇarasī (nữ) : ngày rằm âm lịch.
- Paṇṇasālā (nữ) : chòi lá.
- Paṇṇākāra (nam) : quà tặng.
- Patati (đt) : rơi xuống.
- Patikula (trung) : gia đình bên chồng.
- Patigaṇhāti (đt) : nhận.
- Patiṭṭhāpayanāna (htpt) : thiết lập, an lập.
- Patiṭṭhāpita (qkpt) : được an lập, định cư.
- Patiṭṭhāpeti (đt) : an lập, định cư.
- Patita (qkpt) : đã rơi.
- Patidinaṃ (trt) : hàng ngày.
- Patirūpa (tt) : thích hợp, thích nghi.
- Patirūpaka (nam) : người mạo xưng.
- Patta (qkpt) : đã đến, đạt đến.
- Patta (nam) : cái bát.
- Pattayya (knpt) : đáng được đạt đến.
- Pattuṃ (vbt) : đến.
- Patthaṭa (qkpt) : rộng rãi, trải rộng.
- Patthanā (nữ) : khát vọng.
- Pattharati (đt) : trải rộng.
- Patthitaṭṭhāna (trung) : chỗ đến, đáo xứ.
- Pathika (nam) : du khách.
- Padakkhiṇā (nữ) : sự đi vòng quanh, nhiễu quanh.
- Padaso (bbt) : từng tiếng một.
- Padika (nam) : người bộ hành.
- Paduṭṭha (qkpt) : hư hỏng.
- Padesa (nam) : vùng, tỉnh.
- Padhaṇsiya (tt) : có thể bị vi phạm.
- Padhāna (tt) : chính, trước tiên.
- Panti (nữ) : hàng.
- Panthaka (nam) : người lữ khách.
- Panthaghātaka (nam) : người cướp đường.
- Pappoti (đt) : đạt đến, đến.
- Pabodheti (đt) : thức dậy.
- Pabbajati (đt) : xuất gia.
- Pabbajita (nam) : ẩn sĩ, sa môn, tu sĩ.
- Pabbajissa (đt) : nếu (nó) xuất gia.
- Pabbajjā (nữ) : sự từ bỏ, sự xuất gia, thụ giới.
- Pabhavati (đt) : khởi từ.
- Pabhāseti (đt) : làm sáng lên.
- Pamajja (bbqk) : biếng nhác, lơ đễnh.
- Pamajjati (đt) : lơ đễnh.
- Pameyya (knpt) : có thể đo lường.
- Paya (nam, trung) : sữa, nước.
- Payirupāsati (đt) : theo hầu, gần gũi.
- Payojana (trung) : sự sử dụng, nhu cầu.
- Payojayati (đt) : sử dụng, dùng, thuê mướn.
- Payojayissā (đt) : nếu (nó) đã dùng, mướn.
- Parakkama (nam) : nỗ lực.
- Parakkamati (đt) : cố gắng, nỗ lực.
- Paraṃ (trt) : sau.
- Paraloka (nam) : thế giới khác.
- Parājeti (đt) : đánh bại.
- Parābhava (nam) : thất sủng, phá sản.
- Parāmasati (đt) : động tới, đề cập.
- Parikkhitta (qkpt) : bao quanh.
- Parikkhīṇa (qkpt) : kiệt lực.
- Parikkhepa (nam) : vây quanh.
- Pariccarati (đt) : phục vụ, hầu hạ.
- Paricāraka (nam) : thị giả, người hầu cận.
- Paricārikā (nữ) : nữ tỳ.
- Pariccajati (đt) : bỏ.
- Paricchindati (đt) : làm nổi bật.
- Parijānāti (đt) : biết thấu đáo, tận tri.
- Paridahanta (htpt) : mang, mặc (đang).
- Paridevamāna (htpt) : khóc (đang).
- Paridhāvāti (đt) : chạy quanh.
- Paridhāvana (dđt) : sự chạy quanh.
- Parinibbāti (đt) : đại bát níp bàn.
- Paripuṇṇa (qlpt) : đầy tràn.
- Paripūra (tt) : hoàn toàn, đầy đủ.
- Paribbaya (nam) : phí tổn.
- Paribbājaka (nam) : nhà khổ hạnh lang thang.
- Paribhāsati (đt) : mắng chửi, nhục mạ.
- Paribhuñjitvā (bbqk) : sau khi ăn.
- Pariyaṭaka (nam) : người hành hương, chiêm bái.
- Pariyāya (nam) : phương pháp, cách thức, tiếng đồng nghĩa.
- Pariyesati (đt) : tìm kiếm.
- Pariyesamāna (htpt) : đang tìm.
- Pariyodapanā (nữ) : sự thanh luyện, thanh lọc, tịnh hóa.
- Pariyodapetabba (knpt) : nên được làm sạch.
- Parivajjen (đt) : thánh, tẩy trừ.
- Parivattati (đt) : xoay quanh, nhiễu quanh.
- Parivattanta (htpt) : sự nhiễu quanh.
- Parivatteti (đt) : lăn tròn, chuyển ngữ.
- Parivārīyati (đt) : được theo.
- Parivāreti (đt) : vây quanh.
- Parivisati (đt) : cho ăn, hầu bàn ăn.
- Parivuta (qkpt) : được theo bởi, được vây quanh.
- Parisamantato (bbt) : xung quanh.
- Parisā (nữ) : đoàn tùy tùng.
- Parisodheti (đt) : làm sạch.
- Pariharati (đt) : sử dụng, mang.
- Parihāyati (đt) : nhỏ bớt, giảm bớt.
- Parodati (đt) : khóc.
- Palāyati (đt) : chuồn, trốn.
- Palāla (nt) : đống rơm
- Paluddhabhāva (nam) : sự cám dỗ.
- Pallaṅka (nam) : trường kỷ; thế ngồi kiết già.
- Pavaṭṭeti (đt) : lăn tròn.
- Pavattati (đt) : kéo dài.
- Pavatti (nữ) : tin tức, báo cáo, hiện hữu.
- Paviṭṭha (qkpt) : vào trong.
- Pavisīyati (đt) : được vào (thụ động thể).
- Pavissa (bbqk) : sau khi vào.
- Pavuccati (đt) : được nói.
- Pavedana (trung) : sự bố hai công.
- Pavedhamāna (htpt) : sự run rẩy, đi không vững.
- Paveseti (đt) : nhận vào, cho phép vào.
- Pasattha (qkpt) : tuyệt hảo, được ca tụng.
- Pasama (qkpt) : sáng sủa; vui mừng.
- Pasayha (bbqk) : một cách cưỡng bức.
- Pasāda (nam) : sự toại ý, sự hoan hỷ, tình thương.
- Pasādeti (đt) : làm vui lên, cải đạo; làm sáng tỏ.
- Pasādetvā (bbqk) : sau khi làm hoan hỷ.
- Pasāretvā (bbqk) : sau khi duỗi dài.
- Pasibbaka (nam) : túi xách.
- Pasīdati (đt) : trở nên sáng sủa, vui.
- Passati (đt) : thấy, trông.
- Passanta (htpt) : đang nhìn thấy.
- Passituṃ (vbt) : thấy.
- Paharati (đt) : đánh đập.
- Paharīyati (đt) : bị đánh.
- Pahāya (bbqk) : su khi từ bỏ.
- Pahīna (qkpt) : bị loại bỏ.
- Pahoti (đt) : có thể.
- Pāka (dđt) : đang nấu.
- Pākaṭa (tt) : nổi tiếng; hiện rõ.
- Pākāra (nam) : thành lũy.
- Pācana (trung) : cái cọc.
- Pājenta (htpt) : đang đánh (xe).
- Pāṭava (nam) : sự thông thạo.
- Pāṭihāriya (trung) : phép lạ.
- Pāṇaka (nam) : côn trùng, chúng sinh.
- Pāṇī (nam) : chúng sinh.
- Pātukāma (tt) : muốn uống.
- Pātubhūta (qkpt) : được hiện rõ.
- Pāturahosi (đt) : hiện rõ.
- Pato' va (bbt) : sớm.
- Pāpa (tt) : tội lỗi.
- Pātheyya (trung) : lương thực đi đường.
- Pānaka (trung) : nước (đường…).
- Pāpuṇāti (đt) : đạt đến.
- Pāpuṇissa (đt) : nó đã đạt đến.
- Pāmokkha (nam) : lãnh tụ, đầu não.
- Pāmojja (trung) : niềm vui.
- Pāyeti (đt) : làm cho uống.
- Pālana (dđt) : sự che chở, hộ trì.
- Pāletu (nam) : người che chở, người hộ trì.
- Pāvaka (nam) : lửa.
- Pāsa (nam) : cái bẫy.
- Pāsādika (tt) : khả ái.
- Pāheti (đt) : sai gửi.
- Piṭṭha (trung) : lưng; bề mặt.
- Pidhāna (trung) : cái vung, nắp đậy.
- Pitusantaka (tt) : tài sản của cha, thuộc về cha.
- Pipāsita (qkpt) : khát nước.
- Piya (tt) : thân mến.
- Pivati (đt) : uống.
- Pihita (qkpt) : đóng.
- Pīṭhaka (trung) : ghế nhỏ.
- Pīta (qkpt) : được uống.
- Pīti (nữ) : hỉ (khoái cảm nơi thân), sự thích thú.
- Puggala (nam) : con người.
- Puṅgava (nam) : con bò đực đầu đàn.
- Pucchati (đt) : hỏi.
- Pucchita (qkpt) : được hỏi.
- Puññakamma (trung) : việc công đức, việc thiện.
- Puṭṭha (qkpt) : được nuôi lớn; được hỏi.
- Puṇḍarīka (trung) : hoa sen trắng.
- Puṇṇa (qkpt) : đầy.
- Puṇṇamī (nữ) : ngày rằm.
- Puttaka (nam) : con trai nhỏ.
- Puttima (tt) : người có những con trai.
- Puthujjana (nam) : người phàm phu, người không được giáo hóa.
- Punappunaṃ (bbt) : lặp đi lặp lại.
- Punabbhava (nam) : sự tái sinh.
- Pubbaṅha (nam) : trước ngọ, buổi sáng.
- Pubbe (bbt) : trước.
- Purakkhatvā (bbqk) : có trước mặt.
- Puratthima (tt) : phía đông.
- Purā (bbt) : ngày xưa.
- Purātana (tt) : xưa, cũ.
- Purima (tt) : trước.
- Puretaraṃ (trt) : trước tiên.
- Pūti (tt) : hôi thối, xấu xa.
- Pūreti (đt) : làm đầy.
- Pema (nam) : ái, sự thương yêu.
- Pemanīya (tt) : yêu mến.
- Peyya (trung) : đồ uống.
- Pesetabba (knpt) : nên gửi.
- Peseti (đt) : gửi đi.
- Pesetvā (bbqk) : sau khi gửi.
- Potaka (nam) : con nhỏ.
- Potthaka (nam) : sách.
- Potthakālaya (nam) : thư viện.
- Pothenta (htpt) : đang đánh.
- Posāvanika (trung) : phí tổn nuôi dưỡng.
- Posita (qkpt) : được nuôi nấng, nuôi dưỡng.
- Poseti (đt) : nuôi lớn.
- Pharati (đt) : biến mãn, làm cho chan hòa khắp.
- Phalika (nam) : pha lê.
- Phāṇita (trung) : thuốc giải độc (trừ nọc rắn…).
- Phāṇitakhaṇḍa (nam) :
- Phāleti (đt) : làm nứt ra, xé.
- Pheṇa (trung) : bọt nước.
- Pheṇila (tt) : sủi bọt.
- Bajjhati (đt) : được buộc, cột, trói (thụ động thể).
- Baddha (qkpt) : được buộc ách, được cột.
- Bandhana (trung) : dây trói.
- Badhūva (đt) : đã là.
- Bala (trung) : sức mạnh, quân lực.
- Balakkāra (nam) : sức mạnh, bạo lực.
- Bavhābādha (tt) : đau ốm.
- Bahukkhattuṃ (trt) : nhiều lần.
- Bahudhā (trt) : bằng nhiều cách.
- Bahuso (trt) : hầu hết.
- Bahussuta (tt) : bác học, đa văn.
- Bālisika (nam) : người đánh cá.
- Bāhusacca (tt) : sự bác học, đa văn.
- Buddha (qkpt) : đấng giác ngộ.
- Buddhatta (nam) : sự giác ngộ.
- Buddhasāsana (trung) : phật giáo.
- Buddhuppāda (nam) : thời kỳ có phật ra đời.
- Bojjhaṅga (nam) : bồ đề phần, giác chi.
- Boddhuṃ (vbt) : nhận biết.
- Bodhipakkhiya (tt) : thuộc về giác ngộ.
- Bodhisatta (nam) : bồ tát.
- Brahmacariyā (nữ) : phạm hạnh.
- Bhagavantu (nam) : đức thế tôn.
- Bhagga (qkpt) : gãy, bể.
- Bhaṭa (nam) : binh sĩ.
- Bhaṇḍa (trung) : hàng hóa, vật liệu.
- Bhaṇḍāgārika (nam) : người giữ kho.
- Bhatti (nữ) : sự kính tín.
- Bhadra (tt) : tốt, lành.
- Bhante (hố cách) : thưa tôn giả, bạch thế tôn, thưa ngài…
- Bhaya (trung) : sự sợ hãi.
- Bharati (đt) : nâng đỡ.
- Bharavāhī (nam) : người, kẻ mang gánh nặng.
- Bhavana (trung) : nhà ở, (dđt) trờ thành.
- Bhavamāna (htpt) : đang trở thành.
- Bhavitabba (knpt) : phải trở thành.
- Bhāgiṇeyya (nam) : cháu, con trai chị.
- Bhājana (trung) : đồ đựng.
- Bhājita (qkpt) : được chia.
- Bhājeti (đt) : chia.
- Bhātika (nam) : anh, em trai.
- Bhāveti (đt) : phát triển, tu tập.
- Bhāsati (đt) : nói.
- Bhāsita (qkpt) : được nói, (dđt) sự nói.
- Bhikkhunī (nữ) : tỳ-kheo ni.
- Bhikkhisaṅgha (nam) : tăng đoàn.
- Bhijjati (đt) : bị bể, vỡ.
- Bhisa (trung) : chồi sen, củ sen.
- Bhīta (qkpt) : sợ.
- Bhīyo (bbt) : hơn.
- Bhuja (nam) : bàn tay.
- Bhujaga (nam) : con rắn.
- Bhutta (qkpt) : bị ăn, được thưởng thức.
- Bhūta (qkpt) : đã là, đã thành.
- Bhūmika (tt) : có những tầng lầu (trong hợp thể).
- Bhūmibhāga (nam) : luống đất.
- Bhūyati (đt) : đang trở thành.
- Bhūsāpetvā (bbqk) : sau khi sai trang hoàng.
- Bhūsita (qkpt) : được trang hoàng.
- Bhedana (dđt) : sự bẻ gãy, làm vỡ.
- Bhesajja (trung) : thuốc.
- Bho (bbt) : bạn.
- Bhoga (nam) : tài sản, của cải.
- Bhogī (nam) : người có của; con rắn.
- Bhojana (trung) : đồ ăn mềm, sự cho ăn.
- Bhojīyati (đt) : được cho ăn.
- Makuṭa (trung) : cái mồng (gà); vương miện.
- Lakkaṭa (nam) : con khỉ.
- Makkhita (qkpt) : bôi đầy.
- Maggapaṭipanna (qkpt) : sự đi đường.
- Maṅgala (tt) : lành tốt; (trong hợp thể) thuộc về vua chúa; (trung) hôn lễ.
- Maccha (nam) : con cá.
- Majjapa (tt) : say rượu, ghiền rượu.
- Majjha (nam) : trung gian, giữa.
- Majjhima (đt) : ở giữa.
- Mañcaka (nam) : giường nhỏ.
- Maññati (đt) : suy nghĩ.
- Maṭṭha (qkpt) : được đánh bóng, làm cho láng, phẳng lì.
- Maṇḍapa (nam) : trại, lều.
- Maṇḍita (qkpt) : được trang hoàng.
- Maṇḍūka (nam) : con cóc, ễnh ương.
- Mata (qkpt) : đã chết, đã được biết đến; (trung) ý tưởng, tư tưởng.
- Matakadoṇi (nữ) : cái quan tài.
- Matakalebara (trung) : tử thi.
- Matta (qkpt) : say.
- Mattikā (nữ) : đất sét.
- Mattikāmaya (tt) : bằng đất sét.
- Matthaka (nam) : đỉnh, chóp.
- Matthake (bbt) : ở trên, phía trên.
- Maddati (đt) : dẫm đạp lên, chà đạp, hàng phục.
- Manasikaroti (đt) : ghi nhớ trong tâm.
- Manussatta (trung) : loài người, nhân loại.
- Manoti (đt) : suy nghĩ, nhận thức.
- Manomaya (tt) : do ý tạo, tâm tạo.
- Manta (nam) : bùa chú.
- Mantu (nam) : người nhận thức.
- Mantetvā (bbqk) : sau khi luận bàn, hỏi ý kiến.
- Mala (trung) : rỉ sét; dơ.
- Malina (tt) : bị hoen ố, dơ.
- Mahattama (tt) : lớn nhất.
- Mahanta (tt) : to lớn.
- Mahapphala (tt) : đem lại kết quả lớn.
- Mahallaka (tt) : có tuổi, (nam) người già.
- Mahājana (nam) : công chúng.
- Mahājānika (tt) : bị mất mát lớn, tổn thất lớn.
- Mahānisaṃsa (tt) : rất lợi lạc.
- Mahāmagga (nam) : đại lộ, đường chính, đại đạo.
- Mahāraha (tt) : đắt giá, rất giá trị.
- Mahita (qkpt) : được tôn trọng.
- Mahisa (nam) : con trâu đực.
- Mahesī (nữ) : hoàng hậu.
- Maṃsa (trung) : thịt.
- Mā (bbt) : phân từ có nghĩa cấm đoán, đừng.
- Māgadha (tt) : sinh ở, thuộc về magadha.
- Māgadhika (tt) : thuộc xứ ma-kiệt-đà.
- Māṇavaka (nam) : cậu bé.
- Māṇavī (nữ) : cô bé.
- Mānasa (trung) : ý, tâm.
- Mānasika (tt) : thuộc về tâm, ý.
- Mānita (qkpt) : được tôn trọng.
- Mānenta (htpt) : kính lễ.
- Mārita (qkpt) : đã giết.
- Māriyati (đt) : bị giết.
- Māretabba (knpt) : đáng giết.
- Māretu (nam) : người giết, đao phủ.
- Mālādāma (nam) : tràng hoa, vòng hoa.
- Mālika (tt) : có tràng hoa.
- Māluta (nam) : gió.
- Māhisa (nam) : thịt trâu.
- Migadāya (nam) : vườn nai.
- Micchādiṭṭhika (nam) : người theo tà giáo; (tt) theo tà giáo.
- Miṇāti (đt) : đo.
- Mita (qkpt) : được đo.
- Mithubheda (nam) : sự chia rẽ nội bộ, bằng hữu phân hóa.
- Mukhavaṭṭi (nữ) : mép bìa, bờ lề.
- Muccati (đt) : được tự do.
- Muṭṭhimatta (tt) : một nắm đầy.
- Mutta (qkpt) : được thả ra, phóng thích, (trung) nước tiểu.
- Muduka (tt) : mềm.
- Musā (bbt) : láo khoét, sự dối trá.
- Muhutta (nam) : một phút.
- Muḷāha (trung) : đi lạc đường, ngu si.
- Meṇḍa (nam) : cừu.
- Mettacitta (trung) : từ tâm, lòng từ ái.
- Medhāvī (nam) : người khôn ngoan.
- Meyya (knpt) : có thể đo lường.
- Meraya (trung) : rượu.
- Mokkha (nam) : sự giải thoát.
- Yañña (trung) : sự cúng tế.
- Yattha (bbt) : ở đâu.
- Yattha katthaci (bbt) : bất cứ đâu.
- Yathā (bbt) : giống như.
- Yathābhirantaṃ (trt) : bao lâu tùy thích.
- Yamaka (tt) : song đôi.
- Yasa (nam) : danh vọng, tiếng tăm.
- Yasagga (nam) : danh vọng, tột đỉnh.
- Yasassī (tt) : có tiếng, nổi danh.
- Yācita (qkpt) : được xin, được yêu cầu.
- Yāta (qkpt) : đã đi.
- Yāti (đt) : đi.
- Yāna (trung) : xe.
- Yāma (nam) : canh, một thời khoảng về đêm (đêm 5 canh, ngày 6 khắc).
- Yāva (tāva) (bbt) : cho đến khi.
- Yāvataka (tt) : nhiều bằng.
- Yuga (trung) : đôi.
- Yugala (trung) : đôi.
- Yujjhati (đt) : đánh nhau.
- Ravati (đt) : kêu lên.
- Ravamāna (htpt) : làm ồn.
- Rasa (nam) : vị (lưỡi nếm).
- Raha (nam, trung) : bí mật.
- Raho (trt) : trong vòng bí mật.
- Rāja (nam) : vua.
- Rājakumāra (nam) : hoàng tử.
- Rājadūta (nam) : sứ giả của vua.
- Rājadhāni (nữ) : chỗ đô hội, kinh đô.
- Rājabhavana (trung) : cung vua.
- Rāji (nữ) : hàng.
- Rājisi (nam) : bậc hiền nhân thuộc dòng vua.
- Ruṭṭha (qkpt) : bị khiêu khích, giận dữ.
- Ruddha (qkpt) : bị trở ngại; bị vây.
- Rundhittvā (bbqk) : sau khi bẫy, ngăn chặn.
- Rūpasiri (nữ) : sắc đẹp.
- Rūhati (đt) : mọc, lớn lên.
- Rūḷha (qkpt) : đã lên.
- Rogī (nam) : đau ốm.
- Rogupaddava (nam) : tai họa do bệnh tật đưa đến.
- Gopa (nam) : người trồng cây.
- Ropita (qkpt) : được trồng.
- Rosita (qkpt) : nổi giận.
- Lakuṇṭaka (tt) : thấp lùn.
- Lagga (qkpt) : dính liền.
- Laṅkika (tt) : sinh ở Tích Lan.
- Laddha (qkpt) : đã được.
- Laddhuṃ (vbt) : được, có được.
- Labuja (trung) : một thứ trái cây ở Ấn (dùng làm thức ăn thay cơm).
- Labbhati (đt) : đã được (thụ động).
- Labhati (đt) : được, nhận được.
- Labhanta (htpt) : đang được.
- Lahutā (nữ) : sự nhẹ nhàng.
- Lābha (nam) : lợi dưỡng, lợi lộc.
- Likhita (qkpt) : được viết, chép.
- Luddaka (nam) : thợ săn.
- Luddha (qkpt) : tham lam, hà tiện.
- Lūna (qkpt) : được cắt, gặt.
- Leṇa (trung) : hang; chỗ an toàn.
- Leyya (trung) : (thức ăn) phải được liếm.
- Lokanāyaka (nam) : đức thế tôn.
- Lokika (tt) : thuộc về thế gian.
- Lokiya (tt) :
- Loṇika (tt) : có muối.
- Lohita (trung) : máu.
- Lohitavaṇṇa (tt) : màu đỏ.
- Vaca (nam, trung) : lời nói.
- Vajjīyati (đt) : được thoát khỏi.
- Vaḍḍhati (đt) : tăng thêm.
- Vaḍḍhanta (htpt) : đang tăng.
- Vaḍḍhāpesi (đt) : làm cho tăng.
- Vaḍḍhenta (htpt) : nuôi lớn, làm cho lớn.
- Vaṇita (qkpt) : bị thương.
- Vaṇīyāti (đt) : bị thương (thụ động).
- Vaṇṇa (nam) : màu, dung sắc.
- Vaṇṇita (qkpt) : được ca tụng.
- Vajja (trung) : lỗi lầm.
- Vattanta (htpt) : hiện hữu.
- Vattante (bbt) : suốt (thời gian).
- Vattetabba (knpt) : đáng được nuôi.
- Vatthābharaṇa (trung) : y phục.
- Vata (bbt) : chắc chắn.
- Vattuṃ (vbt) : nói.
- Vadanta (htpt) : bảo cho biết, nói.
- Vadhū (nữ) : đàn bà, con dâu.
- Vanacara (nam) : người làm rừng.
- Vanantara (trung) : rừng rậm.
- Vanappati (nam) : chúa rừng; cây sanh quả mà không sanh hoa.
- Vandita (đt) : được thờ phụng.
- Vapati (đt) : gieo.
- Vammī (nam) : mặc áo giáp.
- Vaya (nam, trung) : tuổi; sự tiêu xài.
- Vayohara (tt) : cướp lấy sự sống.
- Vara (tt) : cao quý.
- Vasala (nam) : người thuộc giai cấp dưới.
- Vassasata (trung) : thế kỷ.
- Vassāna (nam) : mùa mưa.
- Vassika (tt) : thích hợp cho mùa mưa, thuộc về mùa mưa.
- Vahanta (htpt) : mang.
- Vākya (trung) : câu.
- Vācasika (tt) : thuộc về lời nói.
- Vācāla (tt) : nói nhiều, nhiều lời, đa ngôn.
- Vādita (trung) : âm nhạc.
- Vādeti (đt) : phát ra tiếng (nhạc khí).
- Vāma (tt) : bên tay trái.
- Vāyati (đt) : thổi; có mùi.
- Vāyamanta (htpt) : đang cố gắng.
- Vāyita (qkpt) : bị thổi (bởi gió).
- Vāra (nam) : lần lượt (dve vāre = 2 lần, 2 lượt).
- Vāritaka (tt) : đính hôn; (nam) người yêu.
- Vāladhi (nam) : cái đuôi.
- Vāsa (nam) : chỗ ở; (nam, trung) y phục.
- Vāsita (qkpt) : có mùi hương.
- Vāsī (nam) : người cư ngụ.
- Vāsāyati (đt) : được ướp hương.
- Vāhana (trung) : xe.
- Vāhanāgāra (nam, trung) : nhà để xe.
- Vikati (nữ) : loại, thứ.
- Vikirati (đt) : rải rắc khắp.
- Vikirāpeti (đt) : sai rắc, rải.
- Vigacchati (đt) : ra đi.
- Vighāṭana (dđt) : sự mở trói.
- Vicikicchā (nữ) : nghi.
- Vicitta (qkpt) : được trang hoàng.
- Viceyya (bbqk) : sau khi cứu xét.
- Vijahitvā (bbqk) : trút bỏ.
- Vijātā (nữ) : sản phụ.
- Vijānana (trung) : tri thức.
- Vijānāti (đt) : biết, hiểu.
- Vijānanta (htpt) : biết.
- Vijjati (đt) : hiện hữu.
- Vitakkenta (htpt) : suy nghĩ.
- Vitāna (nam, trung) : cái lọng.
- Vitta (trung) : tài sản.
- Vitthārāpeti (đt) : làm cho giải thích.
- Viditvā (bbqk) : sau khi biết.
- Vidhūma (tt) : không có khói.
- Vinaya (nam) : luật, luật tạng.
- Vinassati (đt) : hủy diệt.
- Vinassanta (htpt) : đang hủy diệt.
- Vināsita (qkpt) : bị phá hủy.
- Vināseti (đt) : phá hủy.
- Vinicchayāmacca (nam) : quan tòa.
- Vineyya (bbqk) : sau khi trừ khử.
- Vindati (đt) : chịu đựng.
- Vipatti (đt) : sự rủi ro.
- Vipula (tt) : lớn lao.
- Vippamutta (qkpt) : được giải phóng.
- Vibhajati (đt) : chia.
- Vibhajja (bbqk) : sau khi chia.
- Vibhatta (qkpt) : được chia.
- Vimāna (nam, trung) : nhà.
- Viya (bbt) : như.
- Viraja (tt) : vô dục, vô cấu.
- Virati (nữ) : sự nhịn, kiêng.
- Viramati (đt) : kiêng, nhịn.
- Virūpa (tt) : xấu.
- Vilapamāna (htpt) : đang than khóc.
- Vilimpāpeti (htpt) : sai trang điểm, bôi dầu.
- Vilepana (trung) : dầu.
- Vivāheti (đt) : gả chồng cho một phụ nữ.
- Vivicca (bbqk) : sau khi tách, phân.
- Vividha (tt) : khác nhau.
- Visa (trung) : thuốc độc.
- Visārada (tt) : dạn dĩ.
- Visāla (tt) : to lớn.
- Visiṭṭha (qkpt) : được phân biệt.
- Visiṭṭhākānena (trt) : một cách vĩ đại.
- Visuddhi (nữ) : sự thanh tịnh.
- Visuṃ karonta (htpt) : tách rời.
- Visuṃ visuṃ (trt) : riêng rẽ, từng cái một.
- Vissajjeti (đt) : gửi đi, chia.
- Vissajjetuṃ (vbt) : giải phóng.
- Vihaññati (đt) :
- Viharati (đt) : ở, cư trú.
- Vihāyati (đt) : thất bại.
- Viheseti (đt) : quấy rầy.
- Vitamala (tt) : vô cấu.
- Vitināmeti (đt) : trải qua (thời gian).
- Vuccamānākārena (trt) : như sau.
- Vuṭṭhāya (bbqk) : sau khi dậy.
- Vutta (qkpt) : được nói.
- Vuttanta (nam) : tin tức, sự kể lại, tường thuật.
- Vuttappakāra (tt) : theo đồ án.
- Vutti (nữ) : đời sống, hiện hữu.
- Vuddha (qkpt) : lớn tuổi.
- Vupakaṭṭha (qkpt) : ẩn cư.
- Vuyhati (đt) : bị nước cuốn trôi.
- Ve (bbt) : chắc chắn.
- Vega (nam) : tốc lực.
- Veṇika (nam) : người chơi đàn lục huyền.
- Vetanika (nam) : người lao động.
- Vedanā (nữ) : thọ, cảm thọ.
- Vepulla (trung) : sự dồi dào.
- Veyyākaraṇika (nam) : nhà văn phạm.
- Vera (trung) : sự thù hận.
- Vesākha (nam) : tháng 5.
- Veḷuriya (trung) : xa cừ.
- Vorepessatha (đt) : nếu nó đã lấy đi.
- Vyaggha (nam) : con cọp, hổ.
- Vyathita (qkpt) : sự vẫy.
- Vyāma (nam) : đơn vị đo chiều dài.
- Saka (tt) : riêng.
- Sakala (tt) : hoàn toàn, toàn thể.
- Sakkacca (bbqk) : một cách cầu thân.
- Sakkatabhāsā (nữ) : phạn ngữ.
- Sakkaroti (đt) : đối xử tốt.
- Sakkaronta (htpt) : tôn kính.
- Sakkāra (nam) : sự tiếp đãi.
- Sakkuṇāti (đt) : có thể (ht).
- Sakkhi (bbt) : đối diện với.
- Sakyaputtiya (tt) : thuộc về thích tử.
- Saṅkamati (đt) : di chuyển.
- Saṅkamissa (đt) : nó có thể đã di chuyển.
- Saṅkiṇṇa (qkpt) : trộn lẫn.
- Saṅkhāra (nam) : đang giúp đỡ.
- Saṅgaṇhāti (đt) : giúp đỡ.
- Saṅgamma (bbqk) : sau khi tụ họp.
- Saṅgāma (nam) : chiến tranh.
- Saṅgīti (nữ) : sự tụng đọc.
- Saṅgha (nam) : tăng chúng.
- Saṅghika (tt) : thuộc về tăng chúng.
- Sacitta (trung) : tự tâm.
- Sajādika (tt) : đồng loại.
- Sajjhāyati (đt) : tụng đọc.
- Sañcarati (đt) : di chuyển, du hành.
- Sañcāraka (nam) : người du hành.
- Sañchanna (qkpt) : bao phủ bằng.
- Saññamayati (đt) : kiềm chế; tập luyện.
- Saññāpeti (đt) : thuyết phục.
- Saññoga (nam) : xiềng xích.
- Saññojana (trung) : sự trói buộc về tinh thần.
- Saṭha (tt) : giả dối.
- Saṇṭhapenta (htpt) : điều chỉnh.
- Saṇṭhāna (trung) : hình dáng.
- Saṇḍa (nam) : một lùm cây.
- Satataṃ (trt) : luôn luôn.
- Satavassa (trung) : thế kỷ.
- Satimantu (tt) : nhiều niệm lực.
- Satta (nam) : hữu tình.
- Sattāha (trung) : 1 tuần.
- Satthavāha (nam) : người trưởng đoàn hành hương.
- Satthasālā (nữ) : trường học.
- Sadisa (tt) : bằng nhau, giống nhau.
- Sadeha (tt) : thân mình.
- Saddha (tt) : trung thành.
- Saddhā (nữ) : tín tâm.
- Sanantana (tt) : cũ.
- Santa (qkpt) : được lắng dịu.
- Santaka (trung) : tài sản.
- Santajjenta (htpt) : đang hăm dọa.
- Santappeti (đt) : làm thỏa mãn.
- Santikaṃ (trt) : đối với.
- Santhāgāra (nam) : phòng hội.
- Sandiṭṭhika (tt) : hiện tiền, hiện thực ở đời này.
- Sannipattati (đt) : tụ hội.
- Sannipatita (qkpt) : tụ hội.
- Sabbaññutañāṇa (trung) : sự toàn trí.
- Sabbathā (trt) : bằng mọi cách.
- Sabbapacchima (tt) : sau nốt.
- Sabbapaṭhama (tt) : trước tiên.
- Sabbaso (trt) : bằng mọi cách.
- Sabhā (nữ) : hội chúng.
- Sama (tt) : bằng nhau.
- Samaṇa (nam) : sa-môn.
- Samattha (tt) : có khả năng, có thể.
- Samantakūṭapabbata (nam) : đỉnh núi.
- Samantā (trt) : chung quanh.
- Samaya (nam) : thời gian, tôn giáo.
- Samassāseti (đt) : an ủi.
- Samaṃ karoti (đt) : làm bằng phẳng.
- Samāgacchati (đt) : gặp phải.
- Samāgata (qkpt) : tụ hội lại.
- Samāgama (nam) : hội chúng.
- Samāgamma (bbqk) : sau khi tụ họp.
- Samāpatti (nữ) : định, sự tập trung.
- Samijjhati (đt) : thành công.
- Samijjheyya (đt) : sẽ thịnh vượng.
- Samitatta (trung) : tình trạng được yên tĩnh.
- Samīpa (trung) : sự gần kề; (tt) gần.
- Samuddapāra (trung) : ở ngoại quốc.
- Samūha (nam) : đám đông.
- Sampattha (qkpt) : đã đến.
- Sampatti (nữ) : sự may mắn, hạnh phúc.
- Sampanna (qkpt) : dồi dào.
- Sampādeti (đt) : thi hành.
- Sambandhati (đt) : liên kết.
- Sambodhi (nữ) : toàn giác.
- Sambhunāti (đt) : đạt đến.
- Samma (hô cách) : này bạn.
- Sammajjati (đt) : quét.
- Sammad' eva (bbt) : rất tốt.
- Sammaṭṭha (qkpt) : được quét.
- Sammati (nữ) hội nghị.
- Sammuyha (bbqk) : sau khi quên.
- Sayañjāta (qkpt) : tự sinh.
- Sayanāgāra (trung) : phòng ngủ.
- Sara (nam, trung) : cái hồ.
- Saraṇa (trung) : chỗ trú ẩn, quy y.
- Saraṇagata (qkpt) : trú ẩn, quy y.
- Sarīyati (đt) : được nhớ lại.
- Salla (trung) : đầu nhọn.
- Sallakkheti (đt) : xét xem.
- Sallahuka (tt) : đạm bạc.
- Sallāpa (nam) : câu chuyện thân mật.
- Savaṇa (dđt) : sự lắng nghe.
- Sahalī (đt) : chịu đựng.
- Saṃvasati (đt) : sống với nhau.
- Saṃvigga (qkpt) : bị lay động.
- Saṃvijjamāna (htpt) : đang hiện hữu.
- Saṃvibhajati (đt) : chia sẻ với.
- Saṃvuta (qkpt) : đóng lại.
- Saṃsara (trung) : sự luân chuyển.
- Saṃsaranta (htpt) : đang luân chuyển.
- Sākacchā (nữ) : sự hội kiến.
- Sākaṭika (nam) : người đánh xe.
- Sākuṇa (trung) : thịt chim.
- Sāṭaka (nam, trung) : y phục.
- Sāṭheyya (trung) : sự gian lận, xảo quyệt.
- Sāṇi (nữ) : bức màn.
- Sādhāraṇa (tt) : chung.
- Sādhu (bbt) : tốt, lành thay.
- Sāmañña (trung) : đời sa-môn.
- Sāmaṇaka (tt) : thích hợp cho sa-môn.
- Sāmaṇera (nam) : sa-di.
- Sāmika (nam) : ông chủ.
- Sāminī (nữ) : bà chủ.
- Sāmuddika (tt) : thủy thủ.
- Sāradika (tt) : về mùa thu.
- Sārasa (trung) : sen; (nam) con chim nước.
- Sārīrika (tt) : thuộc về thân xác.
- Sālavana (trung) : rừng cây sa la (song thọ lâm).
- Sāvaka (nam) : thinh văn đệ tử.
- Sāvana (trung) : thư tín; tôn giáo.
- Sāsanahāraka (nam) : sứ giả, người mang tin.
- Sāhasika (tt) : vội vã, mãnh liệt.
- Sikkhā (nữ) : giới điều.
- Sikkhāpeti (đt) : dạy.
- Sikkhitabba (knpt) : đáng được tập luyện.
- Siṅga (trung) : cái còi, tù và.
- Siṅghāṭaka (trung) : sự kết nối.
- Sineha (nam) : tình yêu.
- Sippī (nam) : người thợ.
- Sabbati (đt) : may vá.
- Simbalī (nam) : cây bông vải.
- Siyā (đt) : có thể là, được phép là.
- Sira (nam, trung) : cái đầu.
- Siriyabbha (nam) : ngự phòng, phòng vua ở.
- Sirisayana (trung) : long sàng.
- Silesikā (nữ) : nướu răng.
- Sītibhūta (qkpt) : thanh lương.
- Sīlagandha (nam) : giới hương.
- Sīsa (trung) : cái đầu.
- Sīsacchavi (nữ) : cái sọ.
- Sīhaḷa (tt) : Tích Lan.
- Sīhāsana (trung) : sư tử tòa.
- Sukara (tt) : dễ làm.
- Sukha (trung) : khoái lạc.
- Sukhita (qkpt) : giàu có.
- Sukhumāla (tt) : phong lưu tài tử, sành điệu.
- Suyati (nữ) : cõi vui.
- Sugandha (nam) : hương; (tt) thơm.
- Suciṇṇa (qkpt) : được ca tụng.
- Sujjhati (đt) : được tịnh hóa.
- Sutta (trung) : kinh.
- Sudassa (tt) : dễ thấy.
- Sundara (tt) : tốt.
- Sundaratam (tt) : tốt nhất
- Sundaratara (tt) : tốt hơn.
- Supaṇṇa (nam) : chim thần thoại.
- Supāruta (qkpt) : mặc áo đẹp.
- Supina (trung) : giấc chiêm bao.
- Subhikkha (tt) : đầy thức ăn.
- Sumana (tt) : vui.
- Sumanapaṭṭa (trung) : tràng hoa lài.
- Sura (nam) : vị trời.
- Suvaṇṇabāra (nam) : thợ vàng.
- Suvaṇṇamaya (tt) : bằng vàng.
- Suvaṇṇālitta (qkpt) : mạ vàng.
- Susajjita (qkpt) : được chuẩn bị tốt.
- Susamāhita (tt) : khéo diễn xuất.
- Susikkhita (qkpt) : khéo léo.
- Susoca (đt) : nó đã buồn.
- Sussati (đt) : khô cạn.
- Sūkarika (nam) : người bán heo.
- Sūpa (nam) : cà ri Ấn Độ.
- Sūyati (đt) : được nghe.
- Sūra (tt) : anh hùng, (nam) người hùng.
- Sūratā (nữ) : sự anh hùng.
- Seṭṭha (tt) : cao nhất, cao quý.
- Seṭṭhatā (nữ) : sự vĩ đại.
- Seṭṭhī (nam) : triệu phú.
- Seṇiya (tt) : co quân đội.
- Senāpati (nam) : tướng soái.
- Sesāsana (trung) : chỗ nghỉ.
- Seyyathā pi (bbt) : giống như.
- Seyyathā pi nāma (bbt) : cũng như thể là.
- Sokara (trung) : thịt heo.
- Sogata (tt) : thuộc về phật giáo.
- Socituṃ (vbt) : buồn sầu.
- Sota (nam) : lỗ tai; dòng nước.
- Sodhāpeti (đt) : khiến cho chùi sạch, sai chùi.
- Sodhetabba (knpt) : đáng được khai hoang, hủy bỏ.
- Sodhenta (htpt) : sự khai hoang, làm cho sáng sủa.
- Sobhana (tt) : đẹp.
- Somanassa (trung) : niềm vui; (tt) vui mừng.
- Sosetuṃ (vbt) : làm khô.
- Sohajja (trung) : tình bạn.
- Svāgataṃ (dđt) : xin chào, thiện lai.
- Svātana (tt) : thuộc về ngày mai.
- Huññati (đt) : bị giết.
- Haṭṭha (qkpt) : thích thú, vui mừng.
- Hattu (nam) : người mang.
- Hattuṃ (vbt) : mang.
- Hanati (đt) : giết.
- Hanāpeti (đt) : sai giết.
- Harita (qkpt) : được mang; (tt) xanh lục.
- Haṃsa (nam) : con thiên nga.
- Hāra (nam) : sợi dây; (dđt) sự mang.
- Hāriya (knpt) : đáng được mang.
- Hāsa (nam) : tràng cười, niềm vui.
- Nītakara (tt) : có lợi.
- Hiṃsīyati (đt) : bị ray rứt, quấy rầy.
- Hīnatā (nữ) : sự tầm thường, nhỏ nhen.
- Hīyattana (tt) : thuộc về hôm qua.
- Hutvā (bbqk) : sau khi trở thành.
- Heṭṭhima (tt) : thấp hơn, thấp nhất.
- Hetu (nam) : nhân.
- Hemantika (tt) : thuộc về mùa đông, dành cho mùa đông.
- Honta (htpt) : đang làm, đang trở thành.
- A-la-hán: arahatta (trung)
- A-tăng-kỳ: asankheyya (tt)
- Am thất: assama (nam)
- An lạc: sukhita (tt)
- An ổn: santa (qkpt)
- An tĩnh: sammati (đt), samitatta (trung)
- Anh: bhātika (nam)
- Anh hùng: vīra; sūra (nam)
- Anh là: asi (đt, qk)
- Ánh nắng: ātapa (nam)
- Ánh sáng: obhāra (nam)
- Áo choàng: kañcuka (nam)
- Ăn, thọ thực: paribhuñjati
- Thọ dùng: asnāti; bhuñjati (đt)
- Âm nhạc: vādita (trung)
- Ấm nước: ghaṭaka (nam)
- Ấn Độ: jambudīpa (nam)
- Ẩn cư: vupakaṭṭha (qkpt), paṭisallīna (qkpt)
- Ba rưỡi: aḍḍhuḍḍha (nam)
- Ba tạng kinh pāḷi: tipiṭakapāḷī (nữ)
- Bác học: bahussuta (tt)
- (Sự) uyên bác: Paṇḍicca (trung), bāhusacca (trung)
- Bạc: rajata (trung)
- Bài hát: gīta (trung)
- Bài pháp: desanā (nữ)
- Bám dính: allīna (qkpt)
- Bàn chải răng: dantakaṭṭha (trung)
- Bàn luận: Sākacchā (nữ)
- Bàn tay: bhuja ; hattha (nam)
- Bạn: mitta.m. samma (chỉ ở hô cách), bho (bbt)
- Bánh xe: nemi (nữ)
- Bao: paṭicchanna (qkpt)
- Bao nhiêu: kittaka (tt)
- Bao phủ: chādeti (đt)
- Bao quanh: parikkhepa (nam)
- Bảo: ratana (trung)
- Bảo cho biết: ācikkhāti, vadati (đt), vadanta (htpt)
- Bảo luân: cakkaratana (trung)
- Bảo vệ: gopeti (đt)
- Bát: patta (nam)
- Bằng bạc: rajatamaya (tt)
- Bằng cả hai cách: ubhayathā (trt)
- Bằng đất sét: mattikāmaya (tt)
- Bằng gỗ: kaṭṭhamaya (tt)
- Bằng hữu phân hoá: mithubheda (nam)
- Bằng lòng: anumāti; adhivāsanā (nữ)
- Bằng một cách: ekadhā (trt)
- Bằng nhiều cách: bahudhā (trt)
- Bằng vàng: suvaṇṇamaya (tt)
- Bắt chước : anukarana (dđt)
- Bắt đầu: ārabbhati (đt), ārabbha (bbt), pabhavati (đt)
- Bậc A-la-hán: Arahanta (nam)
- Bậc (hiền nhân thuộc dòng vua): rājisi (nam)
- Bầy: nikāya (nam)
- (Cái) bẫy: pāsa (nam)
- Bần cùng: dāna (tt) (qkpt)
- Bất bình: anattamana (tt)
- Bất cứ nơi nào: yattha katthaci (bbt)
- Bất diệt: sanantana (tt)
- Bất mãn: appatīta; ruṭṭha (qkpt)
- Bất tịnh: asuci (tt)
- Bầu trời: nabha (nam, trung), ākāsa (nam)
- Bẻ gẫy: ucchindati (đt)
- Bề mặt: tala; piṭṭha (trung)
- Bên trái: vāma (tt)
- Bệnh nhân: gilāna (nam)
- Bệnh tật: ābādha; roga (nam), gelañña (trung)
- Bí mật: raha (nam, trung)
- Bị áp bức: abhipiḷata (qkpt)
- Bị ăn: bhutta (qkpt)
- bị bẽ: bhijjati (đt)
- Bị cắt: bhijjati (đt)
- Bị cướp: acchindīyati (đt)
- Bị dày vò: hiṃsīyati (đt)
- Bị đánh: paharīyati (đt)
- Bị đốt: jhāpita (qkpt)
- Bị đốt cháy: daḍḍha (qkpt)
- Bị giết: harīyati (đt) haññati (đt)
- Bị hoen ố: malina (tt)
- Bị hỏng: duṭṭha (qkpt)
- Bị khiêu khích: ruṭṭha (qkpt)
- Bị khinh bỉ: garahita (qkpt)
- Bị loại bỏ: pahīna (qkpt)
- Bị nước cuốn trôi: vuyhati (đt)
- Bị phá huỷ: vināsita (qkpt)
- Bị thổi bởi gió: vāyita (qkpt)
- Bị thương: vaṇīyati (đt)
- Bị trở ngại: ruddha, avaruddha (qkpt)
- Biến mãn: pharati (đt)
- Biến mất: antaradhāyati (đt), antarahita (qkpt)
- Biết: jānāti; vijānāti (v)
- Biết chắc: parijānāti (đt)
- Biết rõ: pajānāti (đt)
- Bình an: nibbuta (qkpt)
- Bình đẳng: sadisa; sama; samāna (ajt)
- Bình nước: kuṇḍikā (nữ)
- Bình phong: sāṇi (nữ)
- Bó đuốc: ukkā; daṇḍadīpikā (nữ)
- Bò đầu đàn: puṅgava (nam)
- Bỏ: pariccajati (đt)
- Bọc: upanayhati (đt)
- Bóng tối: tama (nam, trung)
- Bọt nước: pheṇa (trung)
- Bồ đề phần: bojjhaṅga (nam)
- Bổ dưỡng: ojavanta (tt)
- Bộ: nikāya (nam)
- Bộ ba: tika; taya (trung)
- Bôi bẩn: upalimpeti (đt)
- Bôi đầy: makkhita (qkpt)
- Bờ lề: mukhavaṭṭi (nữ)
- Bởi thế: tasmā (bbt)
- Búa: kūṭa (trung)
- Bùa chú: manta (nam)
- Bụi: raja (nam, trung)
- Buồn khổ: susoca (đt)
- Buồn sầu: vihaññati (đt)
- Ca-sa (áo màu hoại sắc, áo của người tu hành): kāsāva (trung)
- (Sự) ca tụng: thuti (nữ)
- (Con) cá: maccha (nam)
- Cà ri: sūpa (nam)
- Cách khác:aññathā (trt)
- Cái này: naṅjala (trung)
- Cãi cọ: abbuda (nam)
- Cày: kasana (dđt)
- Cảm thọ: vedanā (nữ)
- (Sự) can đảm: sūratā; vīratā (nữ)
- Canh: yāma (nam) (1 thời khắc về đêm)
- Canh gác: gopeti (đt)
- Cao hơn: uttaritara (tt)
- Cao quý: uttama (tt)
- Căn: indriya (trung)
- Cắt bẻ: ghettuṃ (vbt)
- Cắt lìa: ucchindati (đt)
- (Sự) cầm nắm: gāha (dđt), gahana (dđt)
- Sự cần dùng: attha (nam)
- Cây: duma (nam)
- Cây bàng: nigrodha (nam)
- Cây bồ đề thiêng liêng: assattha (nam)
- Cây bông vải: simbalī (nam)
- Cận vệ: aṅgarakkhaka (nam)
- Câu: vākya (trung)
- Câu hỏi: pañha
- Cậu bé: māṇavaka (nam)
- Có của cải: bhogī (tt)
- Có điều kiện: nipphanna (qkpt)
- Có đồ chúng: ganika (tt)
- Có đức tin: saddha (tt)
- (Sự) có được, đạt được: upasampadā (nữ), paṭikābha (nam), upasevanā (nữ)
- Có lẽ: karahaci (bbt)
- Có lợi: hitakara (tt)
- (Sự) có mặt: abhimukha (trung)
- Có mùi: vāyati (đt), ghāyati (đt)
- Có mùi hương: vāsita (qkpt)
- Có muối: loṇika (tt)
- Có những tầng lầu: bhūmika (tt)
- Có quân lực: seniya (tt)
- Có tài: nātha (tt)
- Có thần thông: iddhamantu (tt)
- Có thể: nātha (tt), pahoti (đt)
- Có thể bị xâm phạm: padhaṃsiya (tt)
- Có thể di chuyển: cālanīya (qkpt)
- Có thể đo lường: meyya ( knpt)
- Có thể qua: taranīya (knpt)
- Có trí tuệ: pañña ; paṇḍita (tt)
- Có trước mặt: purakkhatvā (bbqk)
- (Con) cóc: maṇḍūka (nam)
- (Cái) cọc: pājana (trung),tutta (trung)
- (Cái) còi: singa (trung)
- Con: potaka (nam)
- Con trai: tāta; putta (nam), atraja (nam)
- (Con) cọp, hổ: vyaggha (nam)
- Cô bé: māṇavī (nữ)
- Cố gắng: parakkamati, ussahati; upallamati (đt)
- (Già) cỗi: omuñcati (đt)
- (Sự) cộng bằng: yutti (nữ)
- (Sự) công bố: pavedana (nam), pakāseti (đt)
- Công chúng: mahājana (nam)
- Công đức: puñña; kusalakamma (trung)
- Công việc: kicca; kāriya (trung), kammanta (nam)
- Cơ hội: otāra, vāra (nam), avatthā (nữ)
- Cờ: Patākā (nữ)
- Cớ xí: dhaja (nam)
- Của, cải thuộc về cha: pitusantaka (tt)
- Của riêng: santaka (tt)
- Cúi chào: abhivādeti (đt)
- Cúi xuống: onamati (đt)
- Củi: dāru (trung)
- Cụm rừng: saṇḍa (nam)
- Cung cấp: sampādeti (đt)
- Cung vua: rājabhavana (trung)
- Cùng đích: anta (nam)
- Cũng: api (bbt)
- Cũng thế: that’ eva (bbt)
- Cũng vậy: so evam eva; tathā (bbt)
- Cũng vật ấy: tad’ eva
- Cuộc du hành: cārikā (nữ)
- Cuối cùng: osāna (tt), pacchima (tt), ante; osāne (trt)
- Cuộn tròn, lăn tròn: pavaṭṭeti; parivatteti (đt)
- Cư sĩ: gihī; (nam), upāsaka (nam), upāsikā (nữ)
- Cư trú: ajjhāvasati; viharati (đt), paṭivasati (đt)
- Cưới: āvāheti; vivāheti (đt), āvāha, vivā hika (nam)
- Cười lớn: hāsa (nam), hasana (trung)
- Cướp đoạt: ahāsi (đt) qk
- Cướp lấy sự sống: vayohara (tt)
- Cừu: meṇḍa (nam)
- Cha: tāta; janaka; pitu (nam)
- Chà đạp: maddati (đt)
- Cháy ra tro: jhāma (tt)
- Chảy róc rách: paggharati (đt)
- Chạy ngược chiều: abhidhāvati (đt)
- Chạy quanh: paridhāvati (đt)
- Chạy về phía: ādhāvati (đt)
- Chan hoà: pharati (đt)
- Chán ngấy: nibbindati (đt)
- Cháu: bhāgiṇeyya (nam)
- Chắc: daḷha (tt)
- Chắc chắn: kāmaṃ; vata; nūnaṃ (bbt), dhuva (tt), ve (bbt)
- Chăm học: uggaṇhitukāma (tt)
- Chân chống lên: uddhapāda (tt)
- Chân lý: sacca (trung)
- Chấn động: kampeti (đt)
- Chấp nhận: paṭigaṇhāti (đt)
- (Sự) chấp thuận: anumati (nữ), sammuti (nữ)
- Chất đốt: nicaya (nam)
- Che: paṭicchanna (qkpt)
- (Sự) che chở: pālana; rakkhana (dđt), saraṇa (trung), gopeti (đt)
- Chết: cavati, v.
- Chỉ: eva (bbt)
- Chỉ có thể: evaṃ eva (bbt)
- Chỉ cho thấy: dasseti (đt)
- Chia: vibhajati; vissajjeti (đt)
- (Sự) chia rẽ nội bộ: mithubheda (nam)
- Chia sẻ: saṃvibhajati (đt)
- Chiến đấu: saṅgāma (nam)
- Chiến sĩ: yodha (nam), khattiya (nam)
- Chiến tranh: yuddha (trung)
- Chiêm bao: supina (trung)
- Chiết phục: dameti (đt)
- Chiếu lác: kilañja (nam)
- Chiếu sáng: jalati; bhāsati, dippati, jotati (đt)
- (Con) chim: dija ; sakuṇa; aṇḍaja (nam)
- Chim cu: kokila (nam)
- (Con) chim nước: sārasa (nam)
- Chìm vào: okkamati (đt)
- Chinh phục: jinanta (htpt), jināti (đt), jita (qkpt)
- Chính: padhāna; agga (tt)
- Chính yếu: padhāna (tt)
- Chính trực: dhammaṭṭha; dhammika (tt)
- Chịu đựng: sahati (đt), vindati (đt)
- (Sự) ưng thuận, bằng lòng, chịu đựng: adhivāsanā (nữ)
- Cho ăn: parivisati (đt)
- Cho đến khi: yāva… tāva (bbt)
- Cho gọi: pakkasāpeti (đt)
- Cho uống: pāyeti (đt)
- Chòi lá: paṇṇasālā (nữ)
- Chọn lọc: accināti (đt)
- Chóp: matthaka ;agga (nam)
- Chót đỉnh: uddhaṃ (trt)
- Chỗ: ṭhāna (trung), okāsa (nam)
- Chỗ ngủ:senāsana; sayanaṭṭhāna (trung), sayanāgāra (trung)
- Chỗ ở: upassaya (nam), āsaya (nam), vāsa (nam)
- Chổ rào kín: koṭṭhaka (nam)
- Chồi sen:bhisa (trung)
- Chống lại: viruddhamācarati (đt)
- Chốt cửa: aggala (trung)
- Chờ đợi: āgameti (đt)
- Chơi: dibbati; (đt), kīḷati.v.
- Chủ nhân: sāmika (nam)
- Chuẩn bị: sampādeti .v.
- (Sự) chuyên môn: pātava (nam), paṭula (nữ)
- Chuyện thân mật: sallāpa (nam)
- Chung: sādhāraṇa (tt)
- Chúng sinh: satta; pāṇī (nam)
- Chuồng ngựa: assasālā (nữ)
- Chia: bhājeti (đt), vibhajati.v.
- Chưa đến: anāgata (tt)
- Chừng ấy: tāvataka tt)
- (Sự) chứng đắc: paṭuvedha (nam)
- Da đầu: sīsacchavi (nữ)
- Da ngoài (biểu bì): chavi (nữ)
- Dày đặc: ghanaṃ (trt)
- Dạy: sikkhāpeti; uggaṇhāpeti (đt)
- Dàn xếp: saṇthapeti (đt), saṇḷhapenta (đt), saṇṭhapesi (qk)
- Dạn dĩ: visārada (tt)
- Danh dự: sakkāra (nam)
- Danh vọng: yasa (nam,nữ), kitti (nữ)
- Dành phần: niyāmeti (đt)
- Dành sẵn: niyāmeti (đt)
- Dây chuyền (đeo cổ): hāra (nam)
- Dây trói: bandhana (trung)
- Dẫm đạp: maddati(đt)
- Dẫm lên: akkamati (đt), akkamma (bbqk)
- Dân chúng: janatā (nữ)
- Dân làng: gāmika; (nam)
- (Con) dâu: vadhū (nữ)
- Dấu hiệu uy quyền: cakhāyudha (trung)
- Dầu: vilepana (trung), tela (trung)
- Dễ chịu: iṭṭha (nữ)
- Dễ dàng: sukara (tt)
- Dễ thấy: sudassa (tt)
- Dệt: vināti; vāyati (đt)
- Di chuyển: apakkamati (đt)
- Diễn đạt: pakāseti (đt)
- Dính liền: lagga (qkpt)
- Dịp: otāra; vāra (nam)
- Do nhân duyên ấy: tato nidānaṃ (trt)
- Do tuần: yojana (trung) (~ 16 km)
- Doạ: santajjeti (đt), santajjenta (htpt)
- Dòng: sota (nam)
- Dòng thác: ogha;
- Dối trá: micchā; musā (bbt)
- Dồi dào: vepulla (trung)
- Dơ: mala (trung)
- Dơ bẩn: upakkiḷiṭṭha (qkpt)
- Dơ uế: asuci (tt)
- Dời qua một bên: apeti (đt)
- Du hành: cārikā (nữ), gamana (trung), sañcarati (đt), sañcaranta (htpt)
- Du lịch: vicaranta; cārikaṃ caranta (htpt)
- Du sĩ: sancāraka; pariyaṭaka (nam)
- Du sĩ khổ hạnh: paribbājaka (nam)
- (Sự) dụ dỗ: paluddhabhāva (nam)
- Dục lạc: kāma (nam)
- Dung sắc: vaṇṇa (nam)
- Dùng: payojayati (đt), payojana (nam)
- Dùng (thuốc): upasevati (đt)
- Duỗi ra: pasāreti (đt)
- Dừng: nivāretuṃ (vbt)
- Dựng lên: patiṭṭhāpeti (đt)
- Đa ngôn: vācāla (tt)
- Đã chết: matta (qkpt)
- Đã đến gần: upāgāmi (đt)
- Đã đi: pakkanta; (qkpt)
- Đã đi ra: nikkhami (đt)
- Đã giết: hārita; (qkpt)
- Đã là: bhūta (qkpt), babhūva (đt)
- Đã rơi: patita (qkpt)
- Đại đạo: mahāmagga (nam)
- Đại học: nikhilavijjālaya (nam)
- Đại lộ: mahāvagga (nam)
- Đại vương: adhirāja (nam)
- Đãy: pasibbaka (nam)
- Đàm thoại: sākacchā (nữ)
- Đạm bạc: mitabbaya (tt), sallahuka (tt)
- Đàn: nikāya (nam)
- Đàn bà: vadhū (nữ)
- Đàn chim: dijagaṇa (nam)
- Đang ca tụng: thomenta (htpt)
- Đang chỉ: dassenta (htpt)
- Đang đi: gantabba (knpt), gamana (dđt)
- Đang hát: gāyanta (htpt)
- Đang huỷ diệt : vinassaṇta (htpt)
- Đang kéo sợi: kantanta (htpt)
- Đang khóc: paridevamāna (htpt), kandanta (htpt)
- Đang là: honta; bhavamāna (htpt)
- Đang làm: kurumāna; karonta (htpt)
- Đang mặc : paridahanta, nivāsenta (htpt)
- Đang nói: kathenta (htpt)
- Đang nỗ lực: ussahanta; (htpt)
- Đang phung phí: khipanta (htpt)
- Đang qua: taramāna (htpt)
- Đang uống: gajjanta ( htpt)
- Đang run: kampamāna (htpt)
- Đang tăng: vaḍḍhanta (htpt)
- Đang than khóc: vilapamāna (htpt)
- Đang thờ phụng: namassamāṇa (htpt)
- Đang thuyết pháp: desenta (htpt)
- Đang trở thành: bhūyati (đt)
- Đang xuất hiện: dissamāna; dissanta (htpt)
- Đang được giữ: ṭhapetabba (knpt), pesetabba (knpt)
- Đáng được hiểu biết: hātayya (knpt)
- Đang được mang: hāriya; haritabba (knpt)
- Đáng được nuôi: vattetabba (knpt)
- Đáng được tuân phục: anuvattitabba (knpt)
- Đáng được thờ phụng : namassanīya (knpt)
- Đáng giết : māretabba (knpt)
- Đáng kính trọng: garukātabba (knpt)
- Đáng lấy: gayha (knpt)
- Đáng suy nghĩ: cinteyya (knpt)
- Đánh bại: parājeti (đt)
- Đánh dấu: paricchindati (đt)
- Đánh đập: ghaṭṭeti, poṭheti, paharati (đt), ghaṭṭita, poṭhita, pahaṭa (qk), ghaṭṭenta, poṭhenta, , paharanta (htpt) paharati (đt)
- Đánh nhau: yujjhati (đt), saṅgāmeti (đt)
- Đánh phấn: cuṇṇeti (đt)
- Đánh xe: pājenta (htpt)
- Đao phủ: māretu (nam)
- Đáo xứ: patthitaṭṭhāna (trung)
- Đạo sư: satthu, ācariya (nam)
- Đạt đến: adhigacchati (đt), upagacchati (đt), paṭilabhati (đt), pāpuṇāti (đt), anupāpuṇāti (đt), anuppatta (qkpt), avasarati (đt)
- Đạt được: upasevanā (nữ), ajjhagamā (đt), upasampadā (nữ)
- Đau ốm: gilāna; (tt), bavhābādha (tt), gelañña (trung)
- Đặt biệt: abhiññāta, visiṭṭha (qkpt)
- (Sự) đăng quang: rajjābhiseka (nam)
- Lễ quán đảnh: rajjābhiseka (nam)
- Đắt giá: mahāraha (tt)
- Đặt : ṭhapeti (đt)
- Đặt vào: pakkhipati (đt)
- Đầy: puṇṇa (qkpt)
- Đầy tràn: paripūta (tt), paripuṇṇa (qkpt)
- Đấng giác ngộ: Buddha (qkpt)
- Đất: thala (trung)
- Đất sét : mattikā (nữ)
- (Cái) đầu: sira (nam, trung), sisa; (trung)
- Đầu hôi nhà: gopānasī (nữ)
- Đầu tiên: purima (tt)
- Đem lại: āvahāti; āharati (đt), paccupaṭṭhāpeti (đt), abhinīharati (đt)
- Đẹp: sobhana; surūpa (tt), abhirūpa (tt)
- Đế (bốn diệu): sacca (trung)
- Đề cập: phusati; parāmasati (đt)
- Đề mục thiền quán: kammaṭṭhāna (trung)
- (Sự) đến: āgamana; āgata (dđt), āgacchanta (htpt), upagacchati (đt), upasaṅkamati (đt), pattuṃ (vbt)
- Đến gần: upaṭṭhita; (qkpt), upasaṅkamanta (htpt), upasaṅkamitvā (bbqk)
- Đền thờ thần linh: devāyatana (trung)
- Đi: yāti (đt)
- Đi bán rong: (vāṇijjāya) āhiṇḍati (đt)
- Đi không vững: calati, sañcarati; saṇkamati (đt)
- Đi lạc đường: muḷha; (qkpt)
- Đi ra: niyyāti (đt)
- Đi tu (xuất gia): pabbajati (đt)
- Đi xa: apakkamati (đt), apakkanta (qkpt), pakkāmi (đt)
- Đi xuống: otarantu (htpt)
- Địa ngục: niraya (nam)
- Địa vị chủ tể: ādhipacca (trung)
- Điện Phật: cetiya (trung)
- Điêu luyện: suciṇṇa (qkpt)
- Điều chỉnh: saṇṭhapenta (htpt)
- Điều xấu xa: apakāra (nam)
- Đính hôn: vāritaka;
- Đỉnh: aggha; vaya (nam), matthaka (nam)
- Đỉnh nóc: kūṭa (trung)
- Đi biển: sāmuddika (tt)
- Đo : miṇāti (đt)
- Đỏ: lohitavaṇṇa (tt)
- Đủ rực: āditta; ādippati (đt)
- (Con) đom đóm: khajjopanaka (nam)
- Đóng: pihita (qkpt)
- Đồ ăn: gocara (nam)
- Đồ ăn cứng: khajja (trung)
- Đồ ăn không tiêu: udariya (trung)
- Đồ ăn mềm: bhajana (trung)
- Đồ buộc ngựa: assabhaṇḍaka (trung)
- Đồ đựng: bhājana (trung)
- Đồ thắng ngựa: assabhaṇḍaka (trung)
- Đồ trang sức: ābharaṇa; pilandhana (trung)
- Đồ uống: pāna; pānaka (trung)
- Đổ vào: āsiñcati (đt)
- Độc nhãn: ekakkhika (tt)
- Đôi khi: kudācanaṃ (bbt)
- Đối diện: sakkhi (bbt), paccakkhaṃ (trt), abhimukha, viruddha (tt)
- Đông đúc: samūha (nam)
- Đông nhiều: saṇḍa (nam)
- Đồng: tamba (nam)
- Đồng cỏ: gocara (nam)
- Động từ: kriyā (nữ)
- Đốt cháy: jhāyati (đt)
- Đời sống: jīva (nam), jīvita; carita (trung), jīvana (dđt), jīvanta (htpt), jīvikā (nữ), vutti (nữ)
- Đời sống gia đình: gharāvāsa (nam)
- Đơn chiếc: ekaka (tt)
- Đơn vị đo chiều dài: vyāma (nam)
- Đủ: alaṃ (bbt)
- Đủ màu: nānāvaṇṇa (tt)
- (Cái) đuôi: naṅguṭṭha (trung)
- Đưa đi xa: uyyajeti (đt)
- Đức tin : saddhā (nữ)
- Đức Thế Tôn: bhagavantu (nam)
- Đứng: ṭhātuṃ (vbc)
- Đứng dậy: uṭṭhahati (đt)
- Đừng: mā (bbt)
- Được : laddhuṃ (vbc), laddha (qkpt), alattha (qk)
- Được căn : khajjati (đt)
- Được bôi đầu: abbhañjita; abhisitta (qkpt)
- Được buộc: bajjhati (đt)
- Được buộc ách: yojita (qkpt)
- Được buộc yên cương: patimaṇḍita; yutta (qkpt)
- Được cày: kasita; kaṭṭha (qkpt)
- Được cất: nidahita (qkpt) nidhīyati (đt)
- Được che chở: gutta (qkpt), gopeta (qkpt)
- Được chia : vibhatta: (qkpt)
- Được cho ăn: bhajīyati (đt)
- Được chôn: nikhaṇīyati (đt), nidahita (qkpt), nidhīyati (đt)
- Được chuẩn bị: paṭiyatta (qkpt)
- Được dành sẵn: niyāmita (qkpt)
- Được dẫn đạo: niyyati (đt)
- Được đánh bóng: maṭṭha (tt)
- Được đào: khata (qkpt)
- Được đào ra: nikhāta (qkpt)
- Được đặt: nikkhita (qkpt), ṭhapita (qkpt)
- Được đo: mita (qkpt)
- Đươc đọc: paṭhīyati (đt)
- Được đốt nóng: tatta; tāpita (đt)
- Được gặt hái: lūna (qkpt)
- Được giảng một cách dở: durakkhāta (qkpt)
- Được giữ: nikkhita (qkpt)
- Được hàng phục:danta (qkpt)
- Được hỏi xin: puṭṭha; pucchita; yācita (qkpt)
- Được kính trọng: garukata (qkpt), agghīyati (đt)
- Được lai động: ubbigga; (qkpt)
- Được làm: karīyati (đt)
- Được làm cho ăn: nibbuta; (qkpt)
- Được mang: nīyati (đt)
- Được mang đi: haṭa ; harita (qkpt)
- Được mở: avāpuriyati (đt)
- Được mua: kinīyati (đt)
- Được nấu: pacita; pakka (qkpt)
- Được nói: vutta (qkpt), pavuccati (đt) (thụ động)
- Được nuôi lớn: posita; puṭṭha (qkpt)
- Được nuông chiều: sukhumāla (tt)
- Được nghe: sūyati; suyyati (đt)
- Được nhiếp phục : saṃvuta (qkpt)
- Được nhớ lại: sarīyati (đt)
- Được nhuộm màu: rañjita (tt)
- Được phát sinh: uppādita (qkpt)
- Được phân biệt: visiṭṭha (qkpt)
- Được phép: anuññāta (qkpt)
- Được sinh ra: nimmita (qkpt)
- Được sửa soạn: paṭiyatta; sajjita; paññatta (qkpt)
- Được sưu tập: cita; upacita (qkpt)
- Được tạo: nipphanna (qkpt)
- Được tìm thấy : saṃvijjati (đt), saṃvijjamāna (qkpt)
- Được tôn trong: mānita (qkpt)
- Được tuyên bố: ghuṭṭha (qkpt)
- Được tự do: muccati (đt)
- Được tha thứ: khanta (qkpt)
- Được thả ra: mutta (qkpt)
- Được thấy: diṭṭha (qkpt)
- Được theo: parivāyati (đt)
- Được thiết lập: patiṭṭhāpita (qkpt)
- Được thờ phụng: vandita (qkpt)
- Được thu thập :cīyati (đt)
- Được trang hoàng: alaṅkata, maṇḍita, bhūsita (qkpt), paṭimaṇḍita (qkpt), bhūsita (qkpt)
- Được tránh: vajjīyati;
- Được treo: olambīyati (đt)
- Được trình bày: upanīta (qkpt)
- Được ướp hương: vāsīyati (đt)
- Được vắt rửa: duddha (qkpt)
- Được viết : likhita (qkpt)
- Được xếp đặt: paññatta (qkpt)
- Được xin: yācita (qkpt)
- Đường dài : addhāna (trung)
- Đường lên : ummagga (nam)
- Đường sai: ummagga (nam)
- Ễnh ương : maṇḍūka (nam)
- Gãy : bhagga (qkpt)
- (Sự) gắng sức: parakkama (nam)
- (Sự) gặt hái: dhaññaphala (trung)
- Gần: avidūra; āsanna, samīpa (tt)
- Gấp hai: diguṇa (tt)
- Gấp bốn: gatubbidha (tt)
- Gần gũi: payirupāsati (đt)
- Gần kề: santikaṃ (đt)
- (Con) gấu: accha (nam)
- Gõ vào: akoteti (đt)
- Gọi: pakkosati (đt)
- Gọi mời: āmanteti (đt)
- Gỗ: dāru (trung)
- Gỗ chiên đàn: candana (trung)
- Gốc: mūla (trung)
- Gốc cây: khāṇu (nam)
- Gởi: pahiṇāti (đt)
- Gởi đi: vissajjeti (đt)
- Ghê tởm: paṭikkūla (tt)
- Ghế nhỏ: pīṭhaka (trung)
- Ghi nhớ trong tâm: hanasikaroti (đt)
- Sự giác ngộ: buddhatta (trung), sambodhi (nữ)
- Gác quan: indriya (trung)
- Giải đãi: pamajjati (đt)
- Giải phóng: vissajjetuṃ (vbt)
- (Sự) giải thoát: hokkha (nam)
- Giày dép: upāhana (nam)
- Giảm: parihāyati (đt)
- Giảm trừ: apacināti (đt), apanīta (qkpt)
- Gian lận: saṭha (tt)
- Giao cho: paṭicchāpeti (đt)
- Giao lộ: siṅghāṭaka (trung), maggasamāgama (trung)
- Giáo giới: anusāsati (đt), anusāsanā (trung), sāsana (trung)
- Giáo hội: samaya (nam)
- Giáo pháp: sāsana (trung)
- Giáo sư: paṇḍitācariya (nam)
- Giáo thọ sư: ācariya; (nam)
- Giấc mộng: supina (trung)
- Giận dữ: ruṭṭha; kuddha (qkpt)
- Gieo: vapati (đt)
- Giết: hanati; hanti; māreti (đt)
- Giếng : kūpa (nam)
- Gió: māluta (nam)
- Giống địa ngục : nerayika (tt)
- Giống như thể: seyyathā pi nāma (bbt)
- Giống nhau: sadisa (tt)
- Giống như: avisesaṃ (trt)
- Giới: dhātu (nữ)
- Giới thiệu : upanīta (qkpt)
- Giới hạn: odhi (nam)
- Giúp : upatthambheti (đt)
- Giúp đỡ: upakāra (nam)
- Giữ: ṭhapeti (đt)
- (Sự) giữ gìn: rakkhana (đt)
- Giữ im lặng: tuṇhī bhavati (đt)
- Giường nhỏ: mañcaka (nam)
- Hai lần: dvikkhattuṃ (trt)
- Hai rưỡi: addhateyya (nam)
- Hai trừ nửa: diyaḍḍha (nam)
- Hài nhi: thanapa (nam)
- Hại: upaddava (nam)
- Hang: leṇa (trung), guhā (nữ)
- Hàng hoá: bhaṇḍa (trung)
- Hàng ngày: patidinaṃ (trt), devasika (tt)
- Hàng ngũ: panti (nữ)
- Hành: saṇkhāra (nam)
- Hành động: kamma (trung), kriyā (nữ)
- Hành lang: ālinda (nam)
- Hành uẩn: saṅkhāra khandha (nam)
- Hạnh phúc: sampatti, sampadā (nữ), maṅgala (trung)
- Hàng năm: anuvassaṃ (trt)
- Hao mòn: khaya (nam)
- Hát: gāyati (đt), gīta (trung)
- Hân hoan: haṭṭha; tuṭṭha (qkpt), sumana (tt), pīti, tuṭṭhi, abhirati (nữ)
- Hầu: upaṭṭhāna (trung)
- Hầu cận: paricarati; upaṭṭhāti (đt)
- Hầu hết: bahuso (trt)
- Hèn hạ: anariya (tt)
- Héo khô : sussati (đt)
- Hỉ: pīti (nữ), pāmojja; somanassa (trung), hāsa (nam)
- Hiếm: dullabha (tt)
- Hiền giả: āvuso (bbt)
- Hiện hữu: vijjati; (đt) vattati.v.
- Hiện rõ: pātubhūta (qkpt); pākata (tt)
- Hiện tại: ajjatani (tt)
- Hiện tiền: vijjamāna (tt) sammuka (tt)
- Hiểu: vijānāti (đt)
- (Sự) hiểu biết: ñāṇa (trung)
- Hình dáng: saṇṭhāna (trung)
- Ho: ukkāsati (đt)
- Hoa lài: sumanā (nữ)
- Hoa sen: paṅkaja (trung)
- Hoa súng: kumuda (trung)
- Hoan hỉ: pasīdati (đt)
- Hoan nghênh: abhitthavati (đt), abhitthuta (qkpt), abhitthunāti (đt)
- (Sự) hoàn tất: pāripūri (nữ)
- Hoàng hậu: hahesī (nữ)
- Hoàng hôn: suriyatthaṅgama (nam)
- Hoàng tử: rājahumāra (nam)
- Hỏi: pucchāti (đt)
- (Sự) hợp nhất : ekībhāva (nam)
- Hư hỏng: Paduṭṭha (qkpt)
- Hữu ngã: attabhāva (nam)
- Hữu tình, chúng sanh : satta (nam)
- Ít: Appaka (về lượng), thoka ((tt))
- Y phục: vatthābharaṇa (trung)
- Ý: mānasa (trung)
- Ý nghĩ: cintā (nữ) ceta (nam, trung)
- Ý nghĩa: attha (nam)
- Ý tưởng: mati (nữ) mata (trung)
- (Sự) yếu đuối: dubbalya (trung)
- Kẻ cướp đường: panthaghātaka (nam)
- Kẻ do thám: cara, carapurisa (nam)
- Kẻ mạo xưng: patirūpaka (nam)
- Kẻ trộm: cora (nam)
- Kéo dài: pavattati (đt)
- Kéo lôi: ākaḍḍhati (đt)
- Kế cận (gần): samīpa (đt)
- (Sự) kể lại: vuttanta (nam)
- Kết tập (kinh điển): saṅgāti (nữ)
- Kêu lên: ravati (đt)
- kiềm chế: saññamayati (đt)
- kiêng, tránh: viramati (tt) virati (nữ)
- Kiếp: kappa (nam)
- (Ngồi) kiết già: pallaṅka (nam)
- Kiết sử: saññojana (trung)
- Kiệt lực: parikkhīna; khīṇa (qkpt)
- Kinh: sutta (trung)
- Kinh đô: rājadhāni (nữ)
- Kính lễ: mānenta (htpt)
- (Sự) kính tin: bhatti (nữ)
- Kính trọng: apaciti (nữ), gāravā (nam)
- Kỷ luật: sikkhā (nữ), samācāra (nam)
- Kỷ nữ: gaṇīkā (nữ)
- Khả ái: pāsādika (tt), ramma (tt)
- Khác nhau : nānā (bbt), nānāvidha; vividha (tt)
- Khách lộ: āgantuka ()
- Khát: pipāsā (nữ) pipāsita (qkpt)
- Khát ái: taṇhā (nữ)
- Khắp mọi nơi:samantā (trt)
- Khéo léo: nipuṇa (tt) samattha (tt)
- Khéo luyện: suciṇṇa (qkpt)
- (Con) khỉ: makkaṭa (nam)
- Khí hậu: utugaṇa (nam)
- Khiêu vũ: nacca (trung)
- Khinh bỉ: nindati;
- Khó khăn: dukkara (tt)
- Khó thấy: duddasa (tt)
- Khoác : nivattha (qkpt)
- Khoảng trống: abbhokāsa; ajjhokāsa
- Khóc: parodati (đt)
- Khói: dhūma (nam)
- Khổ hạnh: tapa (nam, trung)
- Khối: khandha (nam)
- Khốn đốn: anātha (tt)
- Khốn khổ: dīna; dukkhita (qkpt)
- Không ai giúp đỡ: anātha (tt)
- Không bị phá hoại: anūhata (qkpt)
- Không có: vinā (bbt)
- Không có chân: apadatā (nữ)
- Không có khói: vidhūma (tt)
- Không được biết: avidita (qkpt), apākaṭa (tt)
- Không được huấn luyện: dubbinīta (qkpt)
- Không gấp: ataramāna (htpt)
- Không nhà: anagāriya (trung)
- Không song song: niruttara (tt)
- Không thể: asakkhi (đt), asakkonta (htpt)
- Không thể đạt được: alabbhaneyya (knpt)
- Không thích hợp: ananucchavika (tt)
- Không trả lời: niruttara (tt)
- Khổng lồ: atimahanta; vipula (tt)
- Khởi điểm : ādi (nam)
- Khởi xuất: pabhavati (đt)
- Khuếch trương: tanoti (đt)
- Khuyên nhủ: anusāsati
- Khuyến cáo: anusāsati (đt)
- La lớn: ugghoseti (đt)
- (Sự) la rầy: upavāda (nam)
- Lá bối: tālapaṇṇa (trung)
- (Nó) là: ahosi; abhavi (đt) qk
- Lạc: sukha (trung)
- Lạc xứ: sugati (nữ)
- Làm: kātave; kattuṃ; kātuṃ (vbt)
- (Nó) làm: akāsi; akari; kari (đt)
- Làm bẩn: upalimpeti (đt)
- Làm cho hoan hỉ: pasādeti (đt)
- Làm cho láng: maṭṭha (qkpt)
- Làm cho lớn: vaḍḍhenta (htpt)
- Làm cho nhận ra: saññāpeti (đt)
- Làm cho phẳng: maṭṭha (qkpt)
- Làm cho tăng: vaḍḍhāpesi (đt)
- Làm đầy: pūreti (đt)
- Làm hài lòng: santappeti (đt)
- Làm hoan hỷ: pasādeti (đt)
- Làm khô: sosetuṃ
- Làm nứt rạn: phābeti (đt)
- Làm nhẹ bớt : samassāseti (đt)
- Làm ồn: ravamāna (htpt)
- Làm sạch: sodheti (đt) sodhenta (htpt), sodhita (qkpt) parisodheti (đt)
- Làm sáng: pabhāseti (đt)
- Làm sợ hãi: santajjeti (đt)
- Làm tức mình: dussati (đt)
- Làm ướt: temeti (đt)
- Làm tốt: subha; maṅgala (tt)
- Lãnh tụ : nāyaka (nam)
- Láo khoét, dối trá: musā (bbt)
- Lặn: atthagama (nam)
- Lắng dịu: sammati (đt)
- Lấy: gaṇhāti (đt)
- Lấm tấm: citta (đt)
- Lần lượt: anupubba (đt)
- Lật ngược: nikkujjita (đt)
- Lâu dài: dāgharattaṅ; ciraṃ (trt)
- Lâu đời: sanantana purātana (tt)
- Leo lên: āruhati (đt), āruhanta (htpt), ārūḷha (qkpt), ārohana, abhirūhana (dđt)
- (Sự) lên (tàu): (nāvā-) abhirūhana (dđt)
- Lều: maṇḍapa (nam), khandhāvāra (nam)
- (Sự) liên hệ: ñāti (nam)
- Lên hệ đến: nissita (qkpt), nissāya (bbt)
- Liên kết: upasevati (đt), lagga (qkpt), sambandha (nam)
- Liên tục: satataṃ, nirantaraṃ, nibaddhaṃ (trt)
- Loài người: manussatta (trung)
- Loại: vikati (nữ)
- Long sàng: sirisayana (n)
- (Cái) lọng: vitāna (nam, trung)
- Lọng đặc biệt: atichatta (trung)
- Lỗ tai: sota (trung)
- Lỗi: dosa (nam)
- Lỗi lầm: okāra (nam)
- Lời nói: vaca (nam, trung) vācā (nữ)
- Lợi dưỡng: lābha (nam)
- Lợi ích : attha (nam)
- Lợi lạc: abhivuddhi (nữ), attha (nam), ānisaṃsa (nam)
- Lớn lao: vipula; (tt) mahanta
- Lớn nhất: uttama (tt), uttaritara (tt), mahattama (tt)
- Lớn tuổi: vuddha (qkpt)
- Lợp (nhà): chādeti (đt)
- Luân hồi: saṃsarati (đt), saṃsaraṇa (dđt), saṃsaranta (htpt) saṅkamati (đt)
- Luận giải: aṭṭhakathā (nữ)
- Luật : vinaya (nam)
- Luật tạng: vinaya (nam)
- Lục giác: ghaḷaṃsa (tt)
- Lui về: paṭikkamati (đt)
- Lung lay: dhumāti ; kampeti ; cāleti .v.
- Luôn luôn: satataṃ; nirantaraṃ (trt)
- Luống đất: bhūmibhāga (nam)
- Lữ khách: pariyāya (nam)
- Lửa: pāvaka (nam)
- Lười biếng: pamajja (bbqk)
- Lưỡi (gươm): dhārā (nữ)
- (Sự) lường gạt: sāṭheyya (trung)
- Mạ vàng: suvaṇṇālitta (qkpt)
- Màn che: sāṇi (nữ)
- Mang: haraṇa, hāra (dđt), hattuṃ; harituṃ (vbt), dhāreti (đt), dhāranta (htpt), vahanta (htpt), pariharati (đt)
- Mang đi: ahāsi (đt, qk)
- Mang lại: āneti āhatati (đt), ānīya, āhariya (bbqk), ānīta (qkpt), āhaṭa (qkpt)
- Mảnh: khaṇḍa (trung)
- (1 cách) mạnh bạo: pasayha (bbqk)
- Mạnh khoẻ: niroga (tt)
- Mát dịu: sātibhūta (qkpt)
- Máu: lohita (trung)
- Màu: vaṇṇa (nam)
- Màu nhuộm: rajana (trung)
- Mặc: nivattha (qkpt)
- Mắc đầy: khacita (qkpt)
- Mắng: paribhāsati; akkosati .v.
- Mặt trăng: nisākara; canda (nam)
- Mặt trời: dinakara (nam)
- Mây: megha (nam)
- Mép lìa: mukhavaṭṭi (nữ)
- Mềm: muduka (tt)
- Mền (chăn): kambala (nam, trung)
- Mệnh lệnh: āṇā (nữ)
- Mệt mỏi: kilanta (qkpt)
- Miếng: khaṇḍa (trung)
- Mỏ: ākara (nam)
- Mọc: rūhati; vaḍḍhati (đt)
- Mong mỏi: paṇidahati (đt)
- Mong muốn: ākaṅkhati; ākaṅkhamāna, icchanta (htpt), icchati (đt) icchita (qkpt), icchanta (htpt)
- Mồ côi: amātāpitika (tt)
- Mối bất hoà: bheda (nam)
- (Cái) mồng gà: makuta (trung)
- Một bên: ekamantaṃ (đt)
- Một cách cẩn thận: sakkaccaṃ (trt)
- Một cách thích thú: ramanīyākārena (trt)
- Một cách vĩ đại: visiṭṭhākārena (trt)
- Một cái gì: kiñci (bbt)
- Một lần : ekakkhattuṃ (trt)
- Một mình: ekaka (tt)
- Một nắm đầy: muṭṭhimatta (tt)
- Một (người) nào đó:aññatara (tt)
- Một phút: muhutta (nam)
- Một rưỡi: diyaḍḍha (nam)
- Một vài: ekacca (tt)
- Mờ: mandākokena (tr .t)
- (Sự) mở trói: vighāṭana (dđt)
- Mới: nava (tt)
- Mời: nimanteti (đt)
- Mua : naccati (đt)
- Mùa đông: hemanta (nam)
- Mùa mưa: vassāna (nam)
- Mùi hương (mùi thơm): gandha (nam)
- Mùi thối: duggandha (nam)
- Mũi tên: sara (nam)
- Muốn đến: āgantukāma (tt)
- Muốn uống: pātukāma(tt)
- Muỗng (thìa) : kaṭacchu (nam)
- Mưa lớn: ativuṭṭhi (nữ)
- Mười ngàn: nahuta (trung)
- Nam cư sĩ: upāsaka (nam)
- (Sự) cầm nắm: gāha (dđt)
- Nằm xuống: nipanna (qkpt)
- (Sự) nặng nề: gārava (nam)
- Nắp đậy: pidhāna ; apidhāna (trung)
- Nâng đỡ: saṅgaṇhāti; bharati (đt), upatthambhiti (đt)
- Nâng lên: ukkhipati (đt)
- Nấu: pāka; pacana (dđt)
- Ném: khipati (đt)
- Ném bỏ: chaḍḍeti (đt)
- Ném lên: ukkhipati (đ)
- Nếu không: no ce
- Ni-kiền-tử: nigaṇṭha (nam)
- Níp-bàn : Nibbāṇa (trung)
- Nó đã được sinh ra: uppajjissā (đt)
- Nó sinh khởi: udapādi (đt)
- Nói: āha (đt, qk), bhāsita (qkpt) vutta (qkpt), vattuṃ (bbt) vadanta (htpt), vadati (đt)
- Nói nhiều: vācāla (tt)
- Nói với: āmanteti (đt)
- Nóng sôi: kaṭhita (qkpt)
- Nỗ lực: parakkama (nam), ussahati (đt), anuyuñjati (đt)
- Nối kết: sambandhati (đt)
- Nổi tiếng: pākaṭa (qkpt), yasassī (tt)
- Nổi tiếng: abhiññāta; visiṭṭha (qkpt)
- Nợ: iṇa (trung)
- Nới lỏng: omuñcati (đt)
- Nuôi lớn: vaḍḍhenta (htpt)
- Nữ cư sĩ: upāsikā (nữ)
- Nữ chủ nhân: sāminī (nữ)
- Nữ diễn viên: nāṭikā (nữ)
- Nửa tháng: addhamāsa (nam)
- Nước bóng: obhāsa (nam)
- Nửa tháng 1 lần: anvaddhamāsaṃ (trt)
- Nước thơm: gandhodaka (trung)
- Nước tiểu: mutta (trung)
- Nướu răng: silesikā (nữ)
- Ngã tư: siṅghāṭaka (trung), maggasamāgama (nam)
- Ngai báu: maṇipallaṅka (nam)
- Ngày rằm: puṇṇamī (nữ)
- Ngon lành: ativisiṭṭha (qkpt)
- Ngôi sao: tārakā (nữ)
- Ngồi: āsati, nisīdati (đt), āsāna (qkpt), nisinna (qkpt)
- Ngươi: appassuta (tt), mūḷaha (qkpt)
- Nguy hiểm: antarāya; upaddava (nam)
- Nguyên nhân: hetu (nam) mūla (trung)
- Ngự phòng: sirigabbha (nam)
- Ngực: ura (nam, trung)
- Ngược đầu: avaṃsira (tt)
- Người: puggala (nam)
- Người bà la môn: dija (ht . twice - born), brāhmaṇa (nam)
- Người bán dầu: telika (nam)
- Người bắn cung: dhanuggaha
- Người bẫy chim: sākuṇika (trung)
- Người biết: ñātu (nam)
- Người bố thí hào phóng: dānapati (nam)
- Người bộ hành: padika (nam)
- Người buôn lúa gạo: taṇḍulika (nam)
- Người cắt: chettu (nam)
- người cầm đầu: adhipati; adhipa (nam)
- Người có thai: garugabbhā (nữ)
- người cư ngụ: vāsī (nam)
- Người che chở: Pāletu
- Người cho: dayaka (nam)
- Người chồng: sāmika (nam)
- Người chơi đàn lục huyền (6 dây): veṇika (nam)
- người đánh cá: bālisika (nam)
- Người đánh xe: sākaṭika (nam)
- Người đi chiêm bái: pariyaṭaka (nam)
- người gác cổng: dovārika (nam)
- Người giết: māretu (nam)
- Người hầu: upaṭṭhāka (nam), paricāraka (nam)
- Người hầu gái: paricārikā (nữ)
- Người hộ trì: pāletu; pālaka (nam)
- Người huấn luyện: sikkhāpaka (3), sikkhāpanaka
- Người khôn ngoan: medhāvī (nam)
- Người làm: kāraka (nam)
- Người làm rừng: vanacara (nam)
- Người lao động: vetanika (nam)
- Người lấy: gāhaka (nam)
- Người lập luận: takkika (nam)
- Người lữ hành: pathika; panthaka (nam), addhika (nam)
- Người mang : vāhī; vāhaka; dhāraka; gāhaka (nam), hattu; hāraka (nam)
- Người ngụ: eḷamūga (nam)
- Người nhận thức: mantu (nam)
- Người thành phố: nāgarika (nam)
- Người thầy bói: nimittapāṭhaka (nam)
- Người theo tà giáo: micchādiṭṭhika;
- Người thí tục: gihī (nam)
- Người thiện nghệ: sippī (nam)
- Người thuộc giai cấp: vasala (nam)
- Người trồng cây: ropaka; ropa (nam)
- Người vây: avarodhaka (nam)
- Người xấu: asappurisa (nam)
- Người xuất gia: pabbajita (nam), samaṇa (nam)
- Nghe: suṇāti (đt) suta (qkpt), suṇanta (dđt), sotuṃ; suṇituṃ (vbt), suṇi, assosi (qk)
- Nghèo: adhana; daḷidda (tt)
- (Sự) nghèo khó: dāḷiddiya (trung)
- Nghề nghiệp : sippa (trung)
- Nghi: kaṅkkā; vicikicchā (nữ)
- Nghiệp: kamma (trung)
- Nhà: nivesana (trung)
- (Cái) nhà: geha (trung, nam)
- Nhà để xe: vāhanāgāra (trung, nam)
- Nhà nghỉ ngơi: āvasathāgāra (nam)
- Nhà ở: bhavana (trung), vimāna (nam, trung), ovaraka (nam)
- Nhà tu khổ hạnh: tāpasa, tapassī (nam)
- Nhà văn phạm: veyyākaraṇika (nam)
- Nhạc khí: turiya ; turiyabhaṇḍa (trung)
- Nhảy lên: abbhugacchati (đt)
- Nhân: hetu (nam)
- Nhân loại: manussatta (trung)
- Nhận: labhati (đt)
- Nhận biết: boddhuṃ (vị biến cách)
- Nhận được: labbhati (đt), labhanta (htpt), labhi (qk), laddha (qkpt), labhetha (điều kiện cách), lābhe (nam)
- Nhận vào: paveseti (đt)
- Nhập diệt: parinibbāti (đt)
- (Sự) nhẹ nhàng: lahutā (nữ)
- Nhiếp phục (các căn): saṃvarati (đt)
- Nhiệt độ: teja (nam, trung)
- Nhiều: aneka (tt)
- Nhiều bằng: yāvataka (đt)
- Nhiều chừng này: ettaka (tt)
- Nhiều lần: bahukkhattuṃ (trt), punappunaṃ (trt)
- Nhiều lời: vācāla (tt)
- Nhiều màu: nāvāvaṇṇa (tt)
- Nhiều niệm lực: satimantu (tt)
- Nhiễu quanh: padakkhiṇā (nữ)
- Nhìn: doketuṃ (vbt)
- Nhịn: vajjeti (đt), parivajjet (đt)
- Sự nhịn ăn: anasana (trung)
- Nhỏ lại: parihāyati (đt)
- Nhớ lại: anussarati (đt), anussaraṇta (htpt)
- Nhu cầu: payojana (trung), attha (nam)
- Nhục mạ: akkosati (đt), akkuṭṭha (qkpt), akkosa (nam), paribhāsati (đt)
- Như: viya (bbt)
- Như lai: Tathāgata ; buddha (nam)
- Như thế: tādisa; evarūpa (tt)
- Như vậy: iti (bbt), titthaṃ (bbt)
- Nhưng: tathā pi (bbt)
- Ở đây: iha (bbt)
- Ở đâu: kahaṃ; kuhiṃ (trt)
- Ở giữa: antare (trt), majjahima (tt)
- Ở nước ngoài: samuddapāra
- Ở trên: upari (bbt)
- Ở trong: adhivasati (đt)
- Pha lê: phalika (nam)
- Phá huỷ: vināseti (đt), ucchindati (đt)
- (Sự) phá sản: parābhava (nam)
- Phạm hạnh: brahmacāriya (nữ)
- Phang: dhaja (nam)
- Pháo đài: koṭṭhaka (nam)
- Pháp: dhamma (nam)
- Pháp nhãn: dhammacakkhu (trung)
- Pháp toà: dhammāsana (trung)
- Phát đạt: samijjhati (đt)
- Phát khởi: uṭṭhahati (đt), uppanna (qkpt)
- Phát ra tiếng (nhạc khí): vādeti (đt)
- Phát sinh: jāyati, uppajjati (đt), nibbatteti (đt)
- Phát triển: bhāveti (đt)
- Phát xuất từ: pabhavati (đt)
- Phần, phần chia: vibhāga (nam), aṅga (trung)
- Phần tử: aṅga (trung)
- Phần trong: abbhantara (trung)
- Phật giáo: buddhasāsana (trung), sogata (tt)
- Phép lạ: pātihāriya (trung)
- Phi thánh: anariya (tt)
- Phỉ (hỷ): pīti
- Phía đông: puratthima (tt)
- Phía tây: pacchima (tt)
- Phiên dịch: anuvādeti (đt)
- Phóng thích: mutta (qkpt)
- Phòng: gabbha (nam)
- Phòng họp: sabhā (nữ)
- Phòng hội: santhāgāra (nam, trung)
- Phòng tiệc: āpānamaṇḍala (trung)
- Phủ đầy: sañchanna (qkpt)
- Phụ cận: upanagara (trung)
- Phụ thuộc: nissitaka (tt)
- Phục vụ: paricarati (đt)
- Phung phí: khipati (đt)
- Phương giữa: anudisā (nữ)
- Phương pháp: kama (nam), pariyaya (nam)
- Phương tiện: upakkama (nam)
- Phương: dhaja (nam)
- Quá vãng: marati; cavati (đt)
- Quà tặng: paṇṇākāra (nam)
- Quả: phala (trung)
- Quả vậy: khalu (bbt)
- Quạ mái: kikī (nữ)
- Quang giữ kho: bhaṇdāgārika (nam)
- (Cái) quan tài: matakadoṇī (nữ)
- Quan toà: vinicchayāmacca (nam)
- Quay lên: ukkujjeti (đt)
- Quanh quanh: parivattati (đt), parivattanta (htpt)
- Quăng: khipati (đt)
- Quần chúng: janatā (nữ); jana (nam)
- Quấy rầy: viheseti (đt)
- Quét : sammajjati (đt), sammaṭṭha, sammajjita (qkpt)
- Quên lãng: sammuyhati (đt), sammuyha (bbqk), sammūḷha (qkpt)
- Quy y : saraṇaṃ gacchati
- Quý báu : anaggha; mahāraha (tt)
- Quyển sách: patthaka (nam)
- Quyết định : adhiṭṭhāti (đt), adhiṭṭhāna (trung)
- Ra đi: apagacchati ; apagata (qkpt), vigacchati (đt) vigata (qkpt), niggata (qkpt)
- Ra lệnh: āṇāpeti (đt)
- Rác: kacavara (nam)
- Rải (rắc): attharati (đt) atthata (qkpt), avasitta (qkpt) okirati (đt), ākirati (đt) ākiṇṇa (qkpt)
- Rải rắc khắp: vikirati (đt)
- (Con) rắn: bhujaga (nam)
- Rất cẩn thận: adhikatarussāha (nam)
- Rất giá trị: mahāraha (tt)
- Rất lợi hại: mahānisaṃsa (tt)
- Rất sớm: sabbapaṭhanaṃ (trt)
- Rỉ sét: mala (trung)
- Riêng của mình: saka (tt)
- Rót vào: āsiñcati (đt)
- Rồi thì: atha (bbt)
- Rộng rãi: patthaṭa (qkpt)
- Rơi: patati (đt)
- Rơm rạ: palāla (trung)
- Rùa: kacchapa (nam)
- (Sự) rủi ro: vipatti (nữ)
- Run rẩy: pavedhamāna (htpt), kampati (đt)
- Rung chuyển: dhunāti; kampeti, cāleti (đt)
- Rút ra: abhūḷha (qkpt)
- Rửa: pakkhāleti (đt), dhovana (dđt)
- Rừng rậm: vanantara (trung)
- Rừng sa la: sālavana (trung)
- Rượu: surā (nữ), meraya (trung)
- Sa-di: sāmaṇera (nam)
- Sa mạc: kantāra (nam)
- Sa môn hạnh: sāmañña (trung)
- Sách luật: nītigantha (nam)
- Sai buộc yên: yojāpeti (đt)
- Sai giải thích: vitthārāpeti (đt)
- Sai giết: hanāpeti (đt)
- Sai gửi: pāheti (đt)
- Sai làm: kārita (qkpt)
- Sai lấy: gāhāpeti (đt), gaṇhāpeti (đt)
- Sai rải rắc: vikirāpeti (đt)
- Sai xây cất: kāreti (đt)
- Say rượu: majjapa (nam)
- Sáng hơn: atirocati (đt)
- Sát na (thời khoảng ngắn nhất ): khaṇa (nam)
- Sau: paraṃ (trt)
- Sau đó: pacchā (trt)
- Sau khi bẫy: rundhitvā (qkpt)
- Sau khi biết: ñatvā (bbqk)
- Sau khi bỏ: pahāya (abs)
- Sau khi chia: vibhajja (bbqk)
- Sau khi cho gọi: pakkasitvā (bbqk)
- Sau khi đánh: āhacca (bbqk)
- Sau khi đến gần: upecca (bbqk)
- Sau khi đứng dậy: uṭṭhāya (bbqk)
- Sau khi được: upalabbha (bbqk)
- Sau khi gọi: pesetvā (bbqk)
- sau khi giữ: ṭhapetvā (bbqk)
- Sau khi hiểu: avecca; aññāya (bbqk)
- Sau khi hội ý: mantetvā (bbqk)
- Sau khi là: hutvā (bbqk)
- Sau khi làm phật ý: upahacca (bbqk)
- Sau khi làm rơi xuống: nihacca (bbqk)
- Sau khi lấy: ādāya (bbqk)
- Sau khi lấy ra: nīharitvā (bbqk)
- Sau khi luận bàn: namtetvā (bbqk)
- Sau khi mang: netvā (bbqk)
- Sau khi mặc áo: nivāsetvā (bbqk)
- Sau khi ngồi: vivicca (bbqk)
- Sau khi phung phí: khepetvā (bbqk)
- Sau khi sinh ra: uppajja (bbqk)
- Sau khi tách : vivicca (bbqk)
- Sau khi trừ khử: vineyya (bbqk)
- Sau rốt, sau cùng: pacchima (tt)
- Sắc bén: kaṭuka; tikkiṇa (tt)
- Sắc đẹp: rūpasiri; surūpatā (nữ)
- Săn sóc: upaṭṭhāna (trung)
- Sắp thứ tự: paṭisāmeti (đt)
- Sắt: aya (nam, trung)
- Sân giận: sosa (nam)
- Sân thượng: vedikā (nữ)
- Sâu tới gối: jaṇṇumatta (tt)
- Sầu muộn: vihaññati (đt)
- Sen trắng: puṇḍarīka (trung)
- Sinh khởi: jāyati ; uppajjati (đt)
- Sinh ở địa ngục : nerayika (tt)
- Sinh ở đoạ xứ: āpāyika (tt)
- Sinh ở Tích Lan: Laṅkira (tt)
- Sinh ra: nimmināti (đt), nibbattati (đt), uppanna (qkpt), jāti, vikati (nữ)
- Sinh trên đất: thalaja (tt)
- Song đôi: yamaka (tt)
- (Sự) so sánh: upamāna (tr) upamā (nữ)
- Sống chung: saṃvasati (đt)
- Sợ: bhīta (qkpt) bhaya (trung)
- Sớm: kālass’ eva; pāto’ va (bbt)
- Sinh khởi: udaya (nam)
- Suy nghĩ: bheṇila (tt), anuvitakketi (đt), anuvicca (bbqk), manoti, maññati, cinteti (đt)
- Suốt (thời gian): vattante (bbt)
- (Toà) sư tử: sīhāsana (trung)
- Sứ giả: dūta ; sāsanahāraka (nam)
- Sứ giả của vua: rājadūta (nam
- Sử dụng: payojayati (đt)
- Sữa: khira, paya (nam, trung), duddha (trung)
- Sửa chữa: paṭisaṅkkaroti (đt)
- Sửa soạn: paṭiyādeti (đt)
- Sức khoẻ: ārogya (trung)
- Tác giả: ganthakāra (nam)
- Tách rời: onīta (htpt), viyojenta (htpt)
- Tài khéo: nepuñña (trung)
- Tài sản: sampatti (nữ), sampadā (nữ), santaka (trung)
- (Sự) tái sinh: punabbhava (nam)
- Tay quắp liệt: kuṇī (tt)
- Tàn tạ: jarā (nữ) jīraṇa (trung), jiṇṇa (qkpt)
- (Sự) tán thán: thomenta (htpt)
- Tăm (căm) xe: ara (trung)
- Tăng chúng: saṅgha (nam)
- Tăng già: saṅgha (nam)
- Tăng thêm: vaḍḍhati (đt)
- Tăng trưởng: vuddhi (nữ), udaya (nam)
- Tắt: niyyāti (đt), atthagama (nam)
- Tẩy trừ: apacināti (đt), apanīta (qkpt), parivajjeti (đt)
- Tâm: mānasa (trung)
- Tầm thường: anariya (tt), hīnatā (nữ)
- Tâu bệ hạ: deva (nam)
- Tế lễ: yañña (nam)
- Tiệc: ghaṇa; ussava (nam)
- Tiếng lên: vaḍḍhāpesi; pāpesi (sai bảo)
- Tiếng ồn: rava (nam)
- Tiếp diễn: abhikkamati (đt), abhikkaṇta (qkpt)
- (Sự) tiếp tục: anuppabandha (nam)
- (Sự) tiêu xài: vaya (nam, trung)
- Tiểu thuyết: navakathā (nữ)
- Tìm kiếm: pariyesati (đt), pariyesamāna (htpt)
- Tin tức: vuttanta (nam), vāttā (nữ), pavatti (nữ)
- Tin tưởng: saddha (tt)
- Tín: saddha (tt), saddhā (nữ)
- Tín thọ: pasīdati (đt)
- Tịnh xá: ārāma (nam)
- Tình bạn: sohajja (trung)
- (Sự) tình cờ, dịp: otāra (nam)
- Tình yêu: pema (trung), sineha; pasāda (nam)
- Tỉnh: padesa ; janapada (nam)
- Tịnh hoá: sodhanā ; pariyodapanā (nữ)
- Tỳ kheo ni: bhikkhunī (nữ)
- To lớn: mahanta (tt)
- (Sự) toại ý: cetopasāda (nam)
- Toàn giác: abhisambodhi (nữ)
- Toàn thể: nikhila (tt), sakala
- Toàn tri: Sabbaññū (tt), sabbaññutā (nữ)
- Tốc độ: java; vege (nam)
- Tội ác: aparādha (nam)
- Tội lỗi: pāpa; pāpī (tt)
- Tôn giả: āyasmantu (tt)
- Tôn giáo: samaya (nam), sāsana (trung)
- Tôn trọng: sakkaronta (htpt), sakkari (qk) sakkata (qkpt), sakkātabba, sakkaritabba (knpt), sakkatvā, sakkaritvā (bbqk), sakkatuṃ, sakkarituṃ (vbt)
- Tổn hại: apakāra (nam)
- Tốt: sundara (tt), bhadra (tt)
- Tốt hơn: sundaratara (tt)
- Tốt lành: sammā; sādhu (bbt)
- Tốt nhất: sundaratama (tt)
- Tu sĩ: pabbajita ; samaṇa; tapodhan
- Tủ sắt: ayopeḷā (nữ)
- Tụ: khandha (nam), rāsi (nữ)
- Tụ họp: sannipatati (đt)
- Tuân giữ: sallakkheti (đt)
- Tuần (7 ngày): sattāha (trung)
- Tuần tự: anukkamena; anupubbena (tr)
- Tuệ giác: sambodhi (nữ)
- Tuỳ tùng: parisā (nữ)
- Tuỳ thuộc vào: nissāya (bbt)
- Tuyên bố: pakāseti
- Tuyệt diệu: paṇīta (tt)
- T